TIN
TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
|
|
Đàn áp không dập tắt được các tiếng nói đòi dân chủ
Tổ chức theo dõi Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch hôm 5/4 lên tiếng phản đối những bản án tù đối với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và 5 nhà hoạt động dân chủ. Trả lời Đài Á Châu Tự do ngay sau khi những bản án được tuyên, ông Brad Adams, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức này cho biết:
Brad Adams: Dường như bất cứ ai ở Việt Nam nói đến từ dân chủ ở Việt Nam đều bị coi là tội phạm, theo như Đảng Cộng Sản Việt Nam. Những người này chỉ bày tỏ quan điểm của mình, mong ước của mình về những thay đổi, về những người được dân bầu lên thay vì do Bộ Chính trị chọn ra. Việt Nam đã hứa rất nhiều với người dân của mình và với cộng đồng quốc tế rằng họ sẽ có đổi mới và sẽ có một xã hội cởi mở hơn nhưng trên thực tế chúng ta lại thấy điều ngược lại. Lúc này đây, đảng Cộng sản Việt Nam đang đàn áp mạnh đối với những tiếng nói chỉ trích mà chúng tôi chưa từng thấy trong nhiều năm qua. Con số các trường hợp tù chính trị đã tăng lên đáng kể. Nhưng điều đáng chú ý là ngày càng nhiều người muốn thách thức chính quyền. Điều này cho thấy là cái cách mà nhà cầm quyền đang thực hiện không thể ngăn cản được mọi người lên tiếng đòi dân chủ.
RFA: Việt Nam gần đây đã gia tăng các vụ đàn áp bắt bớ người bất đồng chính kiến, giới bloggers. Các bản án gần đây cũng nặng nề hơn trước. Ông nhận định thế nào về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Brad Adams: Có một số những nguyên nhân theo tôi bao gồm cả nguyên nhân từ bên ngoài lẫn bên trong. Bên ngoài theo tôi là việc chấm dứt của Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chính quyền Việt Nam đã cố gắng cho thế giới thấy họ hành xử tốt trong quá trình đàm phán TPP vì họ chịu sức ép lớn từ phía Mỹ đòi thay đổi. Chúng tôi có thấy là trong giai đoạn đó có nhiều người bất đồng bị hành hung hơn trước nhưng số người bị bắt hoặc bị kết án lại giảm đi. Tuy nhiên bây giờ Tổng thống Trump đã rút khỏi TPP, dường như Việt Nam có ít hơn những lý do để họ tránh kết án những người bất đồng. Về nguyên nhân bên trong, chúng tôi nhận thấy lãnh đạo mới của chính phủ và của đảng đã cho thấy cách họ làm khác so với các lãnh đạo trước. Tất nhiên cũng đã có nhiều chỉ trích đối với ông Thủ tướng cũ, bao gồm cả các cáo buộc về tham nhũng, nhưng dường như ông ta có vẻ cởi mở hơn, và ít mạnh tay hơn so với lãnh đạo bây giờ. Tuy nhiên vì Việt Nam là một xã hội đóng cho nên chúng tôi chỉ có thể đoán nguyên nhân thôi. Mặt khác thì bây giờ người từng đứng đầu Bộ Công An là một lãnh đạo của đất nước nên điều này cũng có thể có ảnh hưởng.
RFA: Ông đánh giá gì về ảnh hưởng của những đàn áp này lên phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam?
Brad Adams: Rất khó để biết được những hành động đàn áp này sẽ có ảnh hưởng thế nào. Ở nước nào cũng vậy, sau khi có những thay đổi về chính trị thì người ta cũng có thể nói ồ có những nhà hoạt động xã hội dũng cảm có thể tạo ra những thay đổi. Nhưng lúc nào cũng là một sự kết hợp bao gồm cả sức ép từ bên ngoài và các nhà hoạt động, của cộng đồng kêu goi đổi mới cộng với những thay đổi bên trong của chính quyền. Nhưng vì chúng ta không thể biết được những gì đang diễn ra bên trong chính quyền nên rất khó để biết liệu những sức ép này có ảnh hưởng thế nào. Tuy nhiên bây giờ chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại với mạng xã hội, với các thông tin đến được với những người dân thường ở Việt Nam. Người dân Việt Nam biết cuộc sống mà họ đang có không phải là cái mà họ muốn. Cho nên theo tôi, hệ thống một đảng chính trị như hiện tại không thể ổn định.
RFA: Xin cảm ơn ông
Luật sư Nguyễn Văn Đài cùng cô Lê Thu Hà và 4 cựu tù chính trị khác bị các hình phạt tù từ 7 đến 15 năm tù giam với c
Hoa Kỳ cho rằng tội danh ‘hoạt động nhằm âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân’ mà tòa án Hà Nội tuyên cho 6 nhà hoạt động ôn hòa Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển vào ngày 5 tháng 4 là mơ hồ.
Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về những bản án như thế; đồng thời Washington cũng lo ngại khi thấy Hà Nội tạm giam hai người Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà hơn 2 năm trước khi đưa ra xét xử.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Heather Nauert, ra thông cáo với nội dung như vừa nêu vào ngày 5 tháng 4 sau khi tòa án Hà Nội tuyên án 15 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, 12 năm tù và 3 năm quản chế đối với mục sư Nguyễn Trung Tôn cũng như ký giả Trương Minh Đức, 11 năm tù và 3 năm quản chế đối với nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển, 9 năm tù giam và 2 năm quản chế đối với cô Lê Thu Hà và 7 năm tù và 1 năm quản chế đối với nhà hoạt động Phạm Văn Trội.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhắc lại tất cả mọi người đều có quyền cơ bản như tự do biểu đạt, quyền lập hội và tụ họp ôn hòa, cả trên mạng và ngoài đời.
Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho tất cả tù nhân lương tâm và cho phép mọi cá nhân ở Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm của họ và tụ họp một cách ôn hòa mà không sợ bị trừng phạt.
Theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert thì Washington hối thúc Hà Nội bảo đảm những hành động và luật pháp, trong đó có Bộ Luật Hình Sự, phải nhất quán với những điều khoản về nhân quyền trong Hiến Pháp Việt Nam và những cam kết cùng nghĩa vụ quốc tế của chính Hà Nội đưa ra.
EU lên tiếng về án tuyên cho 6 nhà hoạt động dân chủ
Việc kết án các nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức trong ngày 5 tháng 4, như là một phần trong công tác thi hành rộng rãi những điều khoản an ninh quốc gia của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, tiếp diễn khuynh hướng tiêu cực truy tố và tuyên án những nhà hoạt động và blogger nhân quyền tại Việt Nam.
Đó là tuyên bố của Phát Ngôn Nhân Liên Minh Châu Âu (EU), Maja Kocijancic, phát đi từ Bruxelles ngay sau khi những bản án được Tòa Hà Nội tuyên đối với sáu nhà hoạt động dân chủ như vừa nêu.
Theo lời của người phát ngôn này thì những cá nhân vừa bị Hà Nội kết án chỉ ôn hòa cổ xúy cho việc thăng tiến và bảo vệ quyền các quyền con người được bảo đảm bởi chính Hiến Pháp Việt Nam, Tuyên Ngôn Quốc Tế Về Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự & Chính Trị.
Những bản án mà Tòa Hà Nội tuyên cho 6 nhà hoạt động dân chủ Việt Nam vào ngày 5 tháng tư là sự vi phạm trực tiếp những nghĩa vụ quốc tế mà chính Hà Nội cam kết; cũng như Liên Minh Châu Âu mong muốn được tôn trọng đầy đủ.
Liên Minh Châu Âu mạnh mẽ cam kết bảo vệ những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát và làm việc với các cơ quan chức năng và những đối tác liên quan nhằm cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
HRW phản đối các bản án
Tổ chức theo dõi Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch hôm 5/4 lên tiếng phản đối những bản án tù đối với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và 5 nhà hoạt động dân chủ.
Trả lời Đài Á Châu Tự Do ngay sau khi những bản án được tuyên, ông Brad Adams, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức này cho RFA biết dường như bất cứ ai ở Việt Nam nói đến từ dân chủ đều bị Đảng Cộng Sản Việt Nam xem là tội phạm. Những người đó chỉ bày tỏ quan điểm, mong ước của họ về những thay đổi, về những người được dân bầu lên thay vì do Bộ Chính trị chọn ra. Việt Nam đã hứa rất nhiều với người dân của mình và với cộng đồng quốc tế rằng họ sẽ có đổi mới và sẽ có một xã hội cởi mở hơn nhưng trên thực tế chúng ta lại thấy điều ngược lại.
Theo lời của ông Brad Adams thì hiện nay, đảng Cộng sản Việt Nam đang đàn áp mạnh đối với những tiếng nói chỉ trích mà Human Rights Watch chưa từng thấy trong nhiều năm qua. Con số các trường hợp tù chính trị đã tăng lên đáng kể. Nhưng điều đáng chú ý là ngày càng nhiều người muốn thách thức chính quyền. Điều này cho thấy là cái cách mà nhà cầm quyền đang thực hiện không thể ngăn cản được mọi người lên tiếng đòi dân chủ.
RSF kêu gọi quốc tế áp lực Việt Nam vì đàn áp nặng
Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Không Biên Giới - RSF thúc giục những đối tác với Việt Nam gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đợt trấn áp một cách không dung thứ đang diễn ra.
Thông cáo của RSF như vừa nêu được đưa ra sau khi Tòa án Hà Nội tuyên những bản án tù nặng cho 6 bloggers vào cuối phiên xử trong ngày 5 tháng tư.
Theo RSF thì trong cuỗi những phiên xử dường như không dứt đối với những nhà báo công dân tại Việt Nam, đây là một ngoại lệ vì những án nặng nề không lường trước.
Theo kế hoạch, phiên xử dự kiến diễn ra trong hai ngày; tuy nhiên chỉ kéo dài trong một hôm. Giới ngoại giao và phóng viên nước ngoài không được cho vào phòng xử án mà tại đó đầy công an. Một phóng viên hãng tin AFP bị công an thẩm vấn. Nhiều nhà bất đồng chính kiến bị canh chặn ở nhà trước khi phiên xử diễn ra trong khi đó số thoát được bị bắt trước khi đến được tòa án.
Giám đốc Văn Phòng Châu Á - Thái Bình Dương của RSF, ông Daniel Bastard, cho rằng những bản án tù tuyên cho 6 nhà hoạt động dân chủ là vô cùng lố bịch vì ‘tội’ duy nhất của những người này là đưa lên mạng những bài viết kêu gọi tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam. Chỉ có một lý giải duy nhất cho mức độ nặng nề của những bản án như thế đó là chúng hàm ý răn đe đối với những ai dám nêu lên những vấn nạn vì quyền lợi chung.
Theo ông Daniel Bastard thì hậu quả của biện pháp trấn áp chưa có tiền lệ này là ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng cộng sản Việt Nam mất hết tất cả uy tín trên trường quốc tế và những đối tác cần phải rút ra những kết luận không thể tránh được đó.
RSF kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Minh Châu Âu phủ quyết hiệp ước mậu dịch tự do với Việt Nam mà dự kiến được chuẩn thuận trong năm 2018.
Sau khi Nghị Viện Châu Âu ra nghị quyết khẩn cấp về Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái, thì sẽ là một điều ô nhục nếu các nước Châu Âu xúc tiến với hiệp định tự do mậu dịch với một quốc gia mà trong những tháng qua trở nên một trong những kẻ tù tồi tệ nhất thế giới đối với quyền tự do thông tin.
RSF cũng kêu gọi Hoa Kỳ phải đặt điều kiện với Việt Nam thông qua những biện pháp cụ thể trong những cuộc đàm phán mậu dịch vào những tuần sắp đến nhằm bảo đảm Hà Nội tôn trọng quyền tự do báo chí.
Trong bảng xếp hạng về Chỉ Số Tự Do Báo Chí năm 2017, RSF xếp Việt Nam ở vị trí 175 trên 180 quốc gia.
VHCR phản đối án tù khắt khe
Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người (VHCR) trụ sở tại Paris, Pháp cũng ra thông cáo phản đối những bản án tuyên vào ngày 5 tháng tư mà tổ chức này cho là khắt khe đối với 6 nhà hoạt động vì dân chủ nhân quyền tại Việt Nam.
Theo VHCR thì những bản án khắt khe giáng xuống những nhà hoạt động trong phiên xử kéo dài chỉ một ngày và vi phạm mọi chuẩn mực quốc tế.
VHCR kêu gọi tổng thống Pháp Emmanuel Macron công khai tố cáo những án vừa nêu và nhấn mạnh Việt Nam phải có tiến bộ cụ thể trên lĩnh vực nhân quyền thì quan hệ Pháp - Việt mới có cơ hội phát triển.
Dân biểu Hoa Kỳ gửi thư cho thủ tướng VN về việc xử án 6 nhà hoạt động
Dân Biểu Hoa Kỳ Ro Khanna vào ngày 5 tháng tư gửi thư cho ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam kêu gọi Hà Nội hủy bỏ những cáo buộc đối với 6 người bị đưa ra xét xử vào ngày 5 tháng tư.
Dân biểu Ro Khanna cảnh báo người đứng đầu chính phủ Hà Nội về tác động quốc tế khi quyết định đưa 6 nhà hoạt động, mà trong đó có 5 cựu tù nhân lương tâm ra tòa.
Vị dân biểu Mỹ thừa nhận hai hệ thống chính trị khác biệt giữa hai nước và ông Ro Khanna không nhằm mục đích áp đặt các giá trị tại Hoa Kỳ lên xã hội Việt Nam.
Tuy nhiên theo dân biểu Ro Khanna thì bản thân ông phải lên tiếng khi những quyền con người căn bản và quyền chính trị bị vi phạm.
Dân biểu Ro Khanna cho biết ở Mỹ bất đồng về chính trị, việc chỉ trích chính phủ và phản đối ôn hòa chỉ làm cho đất nước Hoa Kỳ vững mạnh thêm lên.
Dân Đồng Bằng Cửu Long nay phải loay hoay kiếm sống
Đồng Bằng Sông Cửu Long từng được ví như vựa lúa và vùng đất phì nhiêu dồi dào tôm cá, trái cây… Nông dân Đất Chín Rồng trước đây có cuộc sống khá dễ dàng không phải ‘bán mặt cho đất, bán lưng cho trời’ như những vùng khắc nghiệt khác tại Việt Nam.
Tuy nhiên, vùng đất trù phú này hiện đang chịu nhiều tác động bất lợi của thiên nhiên khiến cư dân phải chật vật tìm nguồn sinh kế.
Quyết định đổi nghề
Tại các tỉnh duyên hải dọc Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, nhiều hộ dân cho biết họ phải chịu thiệt hại do thiên tai trong hai năm qua; do đó phải chuyển đổi từ trồng nghề trồng hoa mùa truyền thống sang nuôi thuỷ sản và các vật nuôi khác.
Ông A từng là một nhà nông chuyên nghiệp trước đây nhưng do hai năm canh tác thất bát, nay gia đình ông bắt đầu đổi sang đào ao nuôi tôm.
Ở đây bây giờ những ngành nghề khác không giải quyết được gì cho nông dân, vì nông dân rặc chỉ biết chăn nuôi, trồng trọt là chủ yếu.
- Người dân
“Tại Ba Tri đây là vùng chuyên canh cây lúa nên bị thiệt hại nặng, còn cây khác không có trồng. Tính thiệt hại khoảng 50% sản lượng lúa hằng năm, quy ra tiền khoảng 25 triệu trên một hecta. Cũng nhờ nhà nước chứ mình đâu có cách, tính từ bây giờ họ chuyển đổi từ trồng cây lúa sang nuôi tôm. Chứ làm cây lúa thấy nó không hiệu quả nữa.”
Gia đình ông B ở gần đó cho biết trước kia có nuôi hàng trăm con bò cho lãi lớn, và nguồn thức ăn chính là cỏ mọc từ những cánh đồng lúa bỏ không. Nhưng cũng đang loay hoay bàn tính chuyện nuôi tôm.
“Đang nuôi bò bán hết rồi, chứ chống không nổi với mấy con bò này, rơm thì 25 – 26.000 đồng 1 cục, bán bò thì 5 triệu một con. Nếu con bò được giá như năm rồi năm kia thì tôi không nuôi tôm. Bây giờ lúa, bò chịu hết nổi rồi.
Mỗi công đất lúa là 1.000 mét vuông, làm 1 vụ lời 1 triệu và 1 công đất rơm cho bò ăn là 2 triệu. Hai công là 4 triệu, một năm 2 lần lời 8 triệu. Nhưng nuôi 1 vụ tôm, lấy 2 công đất đó lấy 150 triệu.”
Tình trạng người dân ồ ạt đào ao, chuyển sang nuôi tôm là hình ảnh dễ dàng bắt gặp ở những vùng duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Một người nông dân cho biết trước đây trồng lúa, sau nuôi bò nuôi dê. Ông không trồng lúa nữa vì giá thấp quá, trong khu vực ông ở có cả trăm hộ nuôi tôm. Nếu nuôi tôm chừng được 5 năm, 4 công đất thì cũng kiếm đc 500 - 700 triệu.
“Nếu mà tôm bán đc trúng giá thì cũng đc 200 mấy (triệu) trong vòng 3 tháng.”
Khó khăn
Tuy nhiên hoạt động nuôi tôm chủ yếu mang tính chất tự phát nhằm xoay xở, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, người đi trước thì chỉ bảo người đi sau về cách nuôi tôm mà đối với họ hoàn toàn mới mẻ vì trước đây chỉ chuyên canh cây lúa.
Giờ mần ruộng thì cũng sống hết nổi, mần cực dữ lắm, tôi giờ mần mướn, không lời gì hết. Nên giờ họ mới chuyển qua tôm chứ hồi đó giờ vùng này không có vụ nuôi tôm vì nước ngọt.
- Người dân
“Ở đây bây giờ những ngành nghề khác không giải quyết được gì cho nông dân, vì nông dân rặc chỉ biết chăn nuôi, trồng trọt là chủ yếu.”
Có tình trạng đầu ra thiếu ổn định, chăn nuôi chưa khoa học khiến tôm bị nhiễm bệnh, bà con bị mất trắng, nay lại quay sang trồng lúa nhưng đất đã bị nhiễm phèn và nguồn nước tưới không đảm bảo.
“Một vài năm người ta sẽ phải có cách khác, nếu nhà nước không cho thì nghỉ, chứ không phải lâu dài. Theo tôi nuôi tôm không bền vững.”
“Mới đầu không nuôi tôm tính đào trồng dừa nhưng dừa bữa nay rẻ rề. Hồi trước nuôi tôm tôm sú nhưng lời chút đỉnh rồi làm đê trồng lúa cũng khá. Lúc đầu lúa có giá, và làm trúng mùa, rồi mất mùa, chuột ăn tiêu hết. Giờ mần ruộng thì cũng sống hết nổi, mần cực dữ lắm, tôi giờ mần mướn, không lời gì hết. Nên giờ họ mới chuyển qua tôm chứ hồi đó giờ vùng này không có vụ nuôi tôm vì nước ngọt.”
Thực tế cho thấy, việc nuôi tôm đã giúp giải quyết được phần nào các vấn đề kinh tế trước mắt cho một số hộ nông dân bị tác động. Thế nhưng việc nuôi đại trà, thiếu quy hoạch hợp lí dẫn đến nhiều vấn đề như làm nhiễm mặn thêm diện tích đất trồng lúa. Việc sử dụng nguồn nước ngầm triên diện rộng phục vụ nuôi tôm làm trầm trọng thêm tình trạng sụt lún đất nền ở vùng ĐBSCL.
Ông Tom Kompier, Bí thư thứ Nhất phụ trách về Quản lí nước và Biến đổi khí hậu của Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam cho biết về kết quả nghiên cứu: Chỉ trong vòng 25 năm, ĐBSCL từ một khu vực ổn định đã rơi vào tình trạng sụt lún nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy mỗi năm ĐBSCL lún xuống vài centimet, cao hơn nhiều so với tốc độ nước biển dâng. Hiện ĐBSCL chỉ cao hơn mực nước biển 1- 2 mét, nguy cơ xâm nhập mặn, ngập lụt và sạt lở bờ biển đã xảy ra.
Người Mỹ "thờ ơ" trước khoản nợ công hơn 20 nghìn tỉ USD: Ai sẽ trả giá?
Tiến sĩ Terry F. Buss | 06/04/2018 07:49
Nếu xếp 20 nghìn tỉ thành 1 cọc gồm toàn đồng 1 USD thì cọc tiền này có thể cao tới 2.238.423 km, tương đương 6 lần khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng.
Khoản nợ của chính phủ Mỹ đã vượt mức 20 nghìn tỉ USD, và các quan chức có vẻ không hề bận tâm. Nhưng họ không nên thờ ơ như vậy!
Có thể khoản nợ khổng lồ này không nhận được nhiều sự quan tâm bởi ít ai nhận thức được con số 20 nghìn tỉ USD lớn đến nhường nào. Theo website www.nationaldebtclocks.org (Trang web thể hiện thông tin trực quan về số nợ của nước Mỹ - ND), nếu xếp 20 nghìn tỉ thành 1 cọc gồm toàn đồng 1 USD thì cọc tiền này có thể cao tới 2.238.423 km, tương đương 6 lần khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng.
Tính đến ngày 8/2/2018, khoản nợ công của chính phủ Mỹ đã xấp xỉ 20,5 nghìn tỉ USD. Nếu chia bình quân đầu người, thì mỗi công dân Mỹ (từ trẻ sơ sinh cho tới người đã nghỉ hưu) đang phải gánh khoản nợ công 63.217 USD. Còn nếu chia bình quân cho đối tượng người lao động đóng thuế, thì trung bình mỗi người đang phải gánh 170.400 USD nợ công chính phủ.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của Mỹ là 19,6 nghìn tỉ USD. Do đó khoản nợ công của Mỹ hiện nay xấp xỉ 107% tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ mà nước này sản xuất trong một năm. Lãi suất của số nợ hiện nay là 185 tỉ USD.
Khoản nợ khổng lồ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, bao gồm các khoản chi tiêu quá mức của chính phủ liên bang, kinh tế chậm tăng trưởng, và chính phủ không thu đủ thuế. Chính phủ Mỹ chi khoảng 4 nghìn tỉ USD mỗi năm, nhưng thâm hụt từ khoảng 600 đến 700 tỉ USD. Tất nhiên những khoản thâm hụt thuế - tức thâm hụt ngân sách này cũng được tính vào nợ công.
Tình hình của chính phủ Nhật Bản còn tồi tệ hơn Mỹ. Hiện nay chính phủ Nhật đang nợ 9,5 nghìn tỉ USD, tương đương 250% GDP của quốc gia này. Pháp cũng trong tình trạng tương tự như Mỹ với khoản nợ 2,2 nghìn tỉ USD, tương đương 99% GDP. Tình hình của Đức có vẻ sáng sủa hơn, với khoản nợ 2,5 nghìn tỉ USD, tương đương 69% GDP. Trung Quốc là quốc gia đang nợ ít nhất so với tổng sản phẩm quốc nội: 4,7 nghìn tỉ USD, tương đương 43% GDP.
Quả thật Mỹ đang nợ một khoản tiền khổng lồ, nhưng việc khoản nợ này gia tăng còn đáng lo ngại hơn. Lần cuối cùng nợ công của Mỹ lên đến 100% GDP là từ hồi Thế Chiến II.
Từ khi ông Obama bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống năm 2009 đến khi ông rời nhiệm sở vào tháng 1/2017, khoản nợ công của Mỹ đã tăng lên gần gấp đôi, từ 10,6 nghìn tỉ USD lên đến 19 nghìn tỉ USD. Khoản tiền này còn lớn hơn tổng số nợ công mà nước Mỹ phải gánh dưới thời của tất cả những vị lãnh đạo tiền nhiệm cộng lại.
Sau khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, ông Obama đã nỗ lực xoa dịu tình hình bằng gần 1 nghìn tỉ USD nhờ cắt giảm các khoản thuế, gia hạn trợ cấp thấp nghiệp, và tăng các khoản chi tiêu trong nước, bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Ông Obama chỉ dành một khoản chưa đến 900 tỉ USD cho các cuộc chiến ở Trung Đông.
Trong 2 nhiệm kỳ từ năm 2001 – 2008, Tổng thống George W. Bush đã khiến khoản nợ công tăng thêm 5 nghìn tỉ USD, trong đó chỉ riêng chính sách cắt giảm thuế và khoản chi tiêu quân sự tại Afghanistan của ông Bush đã tiêu tốn hơn 2 nghìn tỉ USD.
Ông Obama và ông Bush cũng phải đối mặt với những khoản chi tiêu "bắt buộc" khổng lồ cho ngân sách An sinh Xã hội (ASXH) và chương trình Medicare – tức quỹ hưu trí và chương trình bảo hiểm y tế dành cho người cao tuổi ở Mỹ. Ngân sách dành cho 2 chương trình này là 2,5 nghìn tỉ USD, chiếm 62% tổng chi tiêu chính phủ liên bang. Hai vị Tổng thống tỏ ra khá thận trọng khi đặt hạn mức chi tiêu cho ngân sách quân sự ở khoảng 1 nghìn tỉ USD.
Mức thâm hụt ngân sách (thâm hụt thuế so với tổng chi tiêu chính phủ) thời Tổng thống Obama được coi là "kỉ lục" tại Mỹ. Trong 8 năm tại nhiệm, ông Obama đã phải đối mặt với khoản thâm hụt lên đến 6,7 nghìn tỉ USD, nhiều hơn hẳn so với khoản thâm hụt 3, 3 nghìn tỉ của ông Bush trong 8 năm.
Tất cả những khoản nợ công và thâm hụt trong năm 2017 đều có từ thời cựu Tổng thống Obama, chứ không phải của ông Trump. Những vị Tổng thống kế nhiệm thường phải gánh vác các vấn đề tài chính do người tiền nhiệm gây ra. Vậy ông Trump sẽ làm gì để giải quyết khoản nợ công khổng lồ này?
Khi còn tranh cử Tổng thống, ông Trump đã hứa hẹn sẽ giảm số nợ công bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cắt giảm các khoản chi tiêu lãng phí của chính phủ. Ông Trump cũng hứa sẽ chấm dứt các cuộc chiến tranh ở nước ngoài và xóa bỏ thâm hụt thương mại, đồng thời cam kết sẽ giảm mạnh và cải cách thuế, cũng như xóa bỏ các quy định tốn kém của chính phủ liên bang.
Tổng thống Trump đã loại trừ các quy định của nhà nước khiến doanh nghiệp phải tiêu tốn khoảng 26 tỉ USD trong năm 2017.
Ông Trump cũng đã cắt giảm khoảng 1/3 số chương trình quốc gia – ví dụ như ngân sách của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và Bộ Ngoại giao - nhưng ông chủ Nhà Trắng vẫn buộc phải tăng cường đầu tư Quốc phòng. Ông Trump hy vọng việc hủy bỏ chương trình bảo hiểm y tế của ông Obama (Obamacare) sẽ góp phần tiết kiệm ngân sách, nhưng có vẻ điều này không mấy khả thi.
Ông Trump đã tuyên bố sẽ không can thiệp đến quỹ ASXH hay ngân sách dành cho chương trình Medicare.
Gần đây, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật cắt giảm thuế và cải cách thuế cho các cá nhân và tập đoàn nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Nếu mức tăng trưởng kinh tế tăng từ 3% lên 5%, thì Quốc hội Mỹ dự tính khoản thu mới này có thể bù vào phần thuế được cắt giảm. Các chuyên gia ước tính tổng giá trị thuế được cắt giảm là từ 1-1,5 nghìn tỉ USD.
Ngày 8/2 vừa qua, Quốc hội Mỹ đã chấp nhận tăng khoản ngân sách thâm hụt thêm 500 tỉ USD, đồng thời nâng mức trần vay nợ đối với Cục Dự trữ Liên bang để ngăn chặn nguy cơ chính phủ nước này phải đóng cửa thêm lần nữa. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa muốn tăng ngân sách quốc phòng, còn nghị sĩ Dân chủ lại muốn chính phủ đầu tư nhiều hơn cho các chương trình trong nước. Hiện tại, tất cả mọi người đều đang khá hài lòng với việc gia tăng ngân sách nhà nước!
Mặc dù những động thái của chính phủ hứa hẹn sẽ giúp giảm thâm hụt ngân sách, tạp chí Forbes nhận định những chính sách này cũng có nguy cơ gây thâm hụt thêm 700 triệu USD trong vài năm tới. Do đó, dù mất đi vài trăm tỉ USD từ cắt giảm thuế, thì thâm hụt ngân sách vẫn chỉ tăng chưa đầy 1 nghìn tỉ USD mỗi năm. Sau khi chính phủ quyết định gia tăng mức chi tiêu trong tháng Hai vừa qua, khoản nợ công sẽ tăng lên 1,1 nghìn tỉ USD.
Rất nhiều chuyên gia, và thậm chí cả Quốc hội Mỹ đã chán nản trước tình hình này và cho rằng nợ công chính phủ tăng thêm 1 nghìn tỉ USD hàng năm là "chuyện bình thường". Cá nhân tôi cho rằng, một khi Tổng thống Trump và Quốc hội Mỹ đã chấp nhận tăng 1 nghìn tỉ USD nợ công mỗi năm, thì họ cũng sẽ chẳng hề nao núng nếu khoản nợ ấy tăng thêm chút nữa.
Có thể trả lời ngắn gọn là các đảng phái chính trị của Mỹ và các cử tri đại diện đều có mong muốn chi tiêu vượt xa khả năng chi trả của họ. Việc cố gắng cắt giảm chi tiêu luôn dẫn đến đấu đá chính trị dữ dội giữa những người được hưởng lợi và những người phải chịu thiệt, nhưng cuối cùng thì các khoản nợ và thâm hụt vẫn tiếp tục chồng chất.
Ngay cả những thành viên "Đảng Trà" (ND: Tea Party – những người theo chủ nghĩa bảo thủ tài chính) trong Quốc hội, những người được bầu để giảm chi tiêu và nợ chính phủ đã "góp phần" gia tăng nợ công và thâm hụt ngân sách.
Hãy cùng phân tích hai chương trình ASXH và Medicare. Cả hai chương trình này đang khiến thâm hụt và nợ công gia tăng và vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Đến năm 2034, dự đoán quỹ ASXH chỉ có thể chi trả 80% phúc lợi từ các khoản thuế, và hiện tại quỹ này đang thiếu 6 nghìn tỉ USD. Điều khiến tình hình tệ hơn nữa là chính phủ hiện nay đang phải mượn tiền từ quỹ ASXH, mà quỹ này lại phải mua trái phiếu chính phủ. Do đó hiện tại chính phủ đang nợ tiền của chính mình. Có ai thấy bất ổn trong hệ thống này không?
Trong bất cứ trường hợp nào, những người phải đóng tiền cho quỹ ASXH suốt thời gian lao động sẽ không muốn phúc lợi của mình bị cắt giảm hoặc xóa bỏ. Cách duy nhất để can thiệp vào những chương trình này là Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật để thay đổi. Tuy nhiên, phần lớn dân số Mỹ là người cao tuổi và lựa chọn của họ có ảnh hưởng lớn đến kết quả bầu cử. Không đảng chính trị nào và hầu như chẳng chính trị gia nào muốn "gặp rắc rối" với nhóm người quyền lực này.
Nếu chính phủ không thể động đến quỹ ASXH và Medicare, thì họ chỉ có thể nhắm tới những chương trình "tự định" để cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Các đảng phái chính trị có quan điểm khác nhau khi đề xuất cách cắt giảm chi tiêu hoặc tái phân bổ ngân sách nhà nước. Trong khi đảng Cộng hòa muốn cắt giảm chi tiêu trong nước, thì đảng Dân chủ lại muốn tăng khoản này. Đảng Cộng hòa ưu tiên chi tiêu quốc phòng, nhưng đảng Dân chủ lại muốn giảm chi tiêu quốc phòng để tập trung vào các chương trình trong nước.
Như đã nói phía trên, giải pháp duy nhất cho tình thế tiến thoái lưỡng nan này là chiều lòng tất cả, đồng nghĩa với việc nợ công gia tăng.
Nếu tính gộp cả chương trình ASXH và Medicare trong ngân sách nhà nước, thì ngân sách Quốc phòng chiếm 16% tổng ngân sách, còn nếu chỉ tính những chương trình tự định, thì ngân sách Quốc phòng chiếm đến 57%. Ai cũng hy vọng chiến tranh mau kết thúc để dùng số tiền dành cho Quốc phòng vào các chương trình khác.
Không may là, các cuộc chiến không bao giờ kết thúc nhưng số tiền đổ vào đó lại thường xuyên được tái phân bổ. Một khi tiền được tái phân bổ, thì sau này các khoản đó sẽ không mấy khi được cắt giảm: Khi người ta đã quen dùng "đồ miễn phí", họ sẽ chẳng đời nào chịu buông!
Năm 2011, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Quản lý Ngân sách (BCA), theo đó "mức trần" cho chi tiêu quốc phòng là không quá 1 nghìn tỉ USD, và điều này đã ảnh hưởng trầm trọng đến tiềm lực quân sự Mỹ. Ví dụ, khoảng 20.000 binh lính đã buộc phải rời biên chế quân đội, và lực lượng Không quân Mỹ thiếu gần 2.000 phi công. Ông Trump chỉ được phép chi tiêu số tiền cho quốc phòng – an ninh bằng đúng định mức thời ông Obama còn tại nhiệm.
Định mức chi tiêu cố định này buộc các nghị sĩ ủng hộ phát triển quốc phòng phải tìm cách tăng chi tiêu quân sự. Họ đã thêm khoản chi "khẩn cấp" (trị giá 59 tỉ USD) vào ngân sách quốc phòng. Khoản chi "khẩn cấp" này không bị ảnh hưởng bởi định mức cố định của BCA.
Tuy nhiên việc tăng ngân sách này không phải cố định, nên ngân sách quốc phòng ngày càng bất ổn định hơn. Nhiều người cho rằng việc cắt giảm ngân sách quốc phòng là dại dột, nếu xét đến những nghĩa vụ của Mỹ tại khu vực Trung Đông và châu Á – Thái Bình Dương.
Để minh họa cách mà Quốc hội bảo vệ khoản chi tiêu mà họ thích khỏi các khoản cắt giảm bắt buộc theo BCA, đảng Dân chủ đã miễn các khoản cắt giảm cho Medicaid (cùng một chương trình cho trẻ em Mỹ) – chương trình bảo hiểm y tế cho người nghèo – và Food Stamps – chương trình trợ cấp lương thực cho người nghèo.
Chương trình Medicaid cần 566 triệu USD cho 70 triệu người, và Food Stamps cần 71 tỉ USD cho 43 triệu người. Tất cả các chương trình thuộc lưới an sinh được phân bổ 740 tỉ USD, tương đương 19% tổng ngân sách quốc gia.
Sau hai cuộc Thế Chiến, Quốc hội Mỹ đã cố gắng giải quyết các khủng hoảng nợ bằng cách hạn chế số tiền chính phủ có thể vay mượn. Tuy nhiên, trên thực tế, giải pháp này rất hiếm khi có hiệu quả. Mỗi khi khoản vay chính phủ gần chạm mức trần, Quốc hội sẽ lại tăng mức trần sau nhiều cuộc tranh luận chính trị.
Những nỗ lực nhằm giảm thâm hụt ngân sách đã dẫn tới việc chính phủ liên bang bị đóng cửa 3 lần trong các năm 1995-1996, 2013 và 2018.
Đầu năm nay, các nghị sĩ đảng Dân chủ đã khiến chính phủ Mỹ đóng cửa trong 3 ngày liên tiếp vì họ muốn ông Trump chấp thuận kế hoạch ân xá 1,8 triệu người nhập cư trái phép của ông Obama.
Tuy nhiên họ đã thất bại. Năm 2013, các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã buộc chính phủ đóng cửa vì Obamacare - chương trình bảo hiểm y tế quốc gia gây tranh cãi do ông Obama đề xuất. Khi đảng Dân chủ - bộ phận kiểm soát Thượng viện dưới thời ông Obama - từ chối thỏa hiệp với việc cắt giảm ngân sách, thì Đảng Cộng hòa, đứng đầu là những người theo phong trào Đảng Trà – một nhóm chính trị mới nổi gồm khoảng 30 thành viên theo chủ nghĩa bảo thủ tài chính – đã từ chối thông qua đạo luật tiếp tục cho chính phủ hoạt động. Họ nghĩ rằng cần phải có một "liệu pháp gây sốc".
Sau 2 tuần chính phủ ngừng hoạt động, cả 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ đã thỏa thuận lại và đồng ý cắt giảm ngân sách. Còn vào năm 1995-1996, Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát đã quyết định đóng cửa chính phủ trong vòng 27 ngày khi Tổng thống Bill Clinton phủ quyết dự thảo chi tiêu (cắt giảm ngân sách) của họ.
Việc đóng cửa chính phủ là biện pháp cực đoan, nhưng nó không chỉ được dùng để cắt giảm chi tiêu quốc gia, mà còn có thể dùng với mục đích gia tăng chi tiêu. Và việc đóng cửa chính phủ cũng có thể gây nhiều rắc rối. Gần đây, trước các đe dọa đóng cửa chính phủ do trần nợ công, Quốc hội Mỹ đã quyết định chỉ cho phép ông Trump "mở cửa" chính phủ đến giữa tháng Một. Sau đó họ sẽ lại tiếp tục tranh luận. Sau 3 ngày đóng cửa hồi tháng 2 năm nay, chính phủ Mỹ đã mở cửa trở lại vì các Nghị sĩ Dân chủ lo ngại cử tri sẽ trả đũa họ trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ diễn ra vào cuối năm nay.
Cuối cùng thì tất cả đều là những nước cờ chính trị. Đảng Dân chủ đe dọa đóng cửa chính phủ ông Trump khi vị tân Tổng thống muốn dùng ngân sách để xây tường dọc biên giới Mexico nhằm ngăn chặn những người nhập cư bất hợp pháp.
Năm 2006, ông Barack Obama và bà Hillary Clinton – khi đó họ vẫn còn là các Thượng nghị sĩ – đã bỏ phiếu thuận ủng hộ xây tường biên giới! Vậy chuyện gì đã xảy ra? Đảng Dân chủ nhận ra rằng họ cần nhiều cử tri Latin trong năm 2018 hơn là hồi năm 2006. Và hãy nhớ lại rằng giải pháp của ông Trump về vấn đề chi phí là để chính phủ Mexico tự bỏ tiền túi xây dựng bức tường biên giới này.
Vấn đề của hạn mức chi tiêu và trần nợ công là chúng khiến ngân sách chính phủ trở nên bất ổn và bất định. Khi được áp dụng, chúng sẽ dẫn đến đủ các loại hậu quả ngoài ý muốn.
Cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều than phiền rất nhiều về sự gia tăng của nợ công và thâm hụt ngân sách nhà nước. Nhưng chỉ có vài người trong số đó cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề. Khi họ đề xuất và thông qua các điều luật để giải quyết vấn đề nợ công, thì những thành viên khác trong Quốc hội lại phớt lờ hoặc làm trái những điều luật ấy, khiến tình trạng trầm trọng hơn.
Người Mỹ thường nói rằng Quốc hội và Tổng thống Mỹ thích "giấu bụi dưới thảm". Hãy cứ để cho con cháu đời sau trả giá cho những khoản chi tiêu hiện tại.
Cuối cùng, ai đó sẽ phải trả món nợ này.
The US Government Is $20.5 trillion in Debt, No One Seems to Care
Terry F. Buss, PhD | 06/04/2018 00:48
According to the www.nationaldebtclocks.org if you stack 20 trillion $1 bills on top of one another, the pile will reach 2,238,423 km high, the equivalent of 6 trips to the moon.
US federal government debt just surpassed the $20 trillion mark and public officials do not seem to care. They should!
One reason for the lack of concern about the debt is that few people can conceive of how much money 20 trillion dollars is. According to the www.nationaldebtclocks.org if you stack 20 trillion $1 bills on top of one another, the pile will reach 2,238,423 km or 1,390,891 miles high, the equivalent of 6 trips to the moon.
The US government owes about $20.5 trillion (or $20,500,000,000,000) as of February 8, 2018. That works out to $63,217 per US citizen and $170,400 per US taxpayer. The annual US Gross Domestic Product (GDP) is $19.6 trillion. So, the US has debt equivalent to 107% of everything the country produces in one year. Interest on the debt is $185 billion.
The debt originates from a combination of too much federal government spending, lower economic growth, and failure to collect enough tax revenues. The federal government spends about $4 trillion annually but falls short in revenues by $600 to $700 billion. These revenue shortfalls—the budget deficit—then gets added to the debt.
Japan is worse off than the US. Its debt is $9.5 trillion or 250% of GDP. France is about the same as the US at $2.2 trillion or 99% of GDP. Germany is better off at $2.5 trillion or 69% of GDP. China is the best at $4.7 trillion or 43% GDP.
The amount of US debt is staggering, but its growth is even more troubling. World War II was the last time US debt reached 100% of GDP.
From the time President Barack Obama came to office in January 2009 and left office in January 2017, he nearly doubled the debt so that it totaled more than all previous US presidents combined: from $10.6 trillion to $19 trillion.
Obama faced the global financial crisis of 2008 and attempted to mitigate it with nearly $1 trillion by cutting taxes, extending unemployment benefits, increasing domestic spending including on infrastructure. Obama spent just under $900 billion on the Middle East wars.
In previous years (2001-2008), President George W. Bush added more than $5 trillion in debt, largely funding tax cuts and paying for the Afghan and Iraq wars costing more than $2 trillion.
Obama and Bush also faced huge "mandatory" expenditures for Social Security—the federal pension system for the elderly—and Medicare—the federal medical insurance plan also for the elderly. Both programs account for 62% of all federal spending at $2.5 trillion. Presidents have more "discretion" in spending on the military budget at $1 trillion.
Obama ran up the largest federal budget deficits—shortfalls in revenues collected versus expenditures made—of all time. In 8 years in office, Obama was short $6.7 trillion. Bush, in 8 years, was much less at $3.3 trillion.
President Donald Trump is not responsible for debts or deficits in 2017. Those are all Obama’s. Incoming presidents are stuck with their predecessor’s made during the previous fiscal year. What will Trump do?
During his campaign for president, Trump promised to greatly reduce the debt by growing the economy and lowering wasteful federal spending. He promised to end foreign wars and eliminate trade deficits. He also promised massive tax reductions and reforms, and elimination of costly federal regulations.
Trump has dismantled federal regulations that cost businesses around 26 billion USD in 2017.
Trump cut some federal programs by as much as a third—Environmental Protection Agency and State Department—but he has been forced to increase Defense. He hopes that dismantling Obama’s health insurance plan will contribute savings, but this appears less likely.
A man fills out an information card during an Affordable Care Act outreach event hosted by Planned Parenthood for the Latino community in Los Angeles Sept. 28, 2013. Photo: Reuters
Trump announced that he would not touch Social Security or Medicare budgets.
Recently, Congress approved tax cuts and reforms for individuals and corporations intended to stimulate the economy. Assuming economic growth at 3% to 5%, Congress estimated that this would pay for the tax cuts. Various credible experts estimate that the tax cuts will cost between $1 trillion to $1.5 trillion.
On February 8, 2018, Congress, in an effort to avoid another government shut down, added another $500 billion to the deficit over the next two years, and raised the borrowing limits imposed on the US Treasury. Congressional Repblicans wanted more Defense spending, while Democrats wanted more for domestic programs. Everyone was happy with the increased budget, for now!
In spite of promising to reduce the budget deficit, according to Forbes magazine, will likely yield deficits for the next few years at $700 million. Adding a few hundred billion from tax cuts to these budget deficits yields debt at just under $1 trillion annually. With the spending increases in February, the debt will rise to $1.1 trillion.
Many experts, and apparently Congress, have thrown up their hands proclaiming at $1 trillion in additional debt yearly is the "new normal." I expect that since the Congress and President are willing to exceed $1 trillion annually, they will not flinch in adding even more.
The short answer is that US political parties and the constituencies they represent have an appetite for spending that far exceeds their ability to pay. Trying to reduce spending always leads to fierce political battles between those benefit and those who lose, but in the end, the debt and deficits keep piling on. Even members of the Tea Party in Congress who were elected to reduce federal spending and the debt have "gleefully" added to the budget deficit and debt.
Consider Social Security and Medicare. Both are rapidly growing deficits and debt with little end in sight. By 2034, Social Security will be able to pay only 80% of benefits from tax revenues; it is short $6 trillion at present. To make matters worse, the federal government borrows money from Social Security which is forced to buy government bonds. So the government owes money to itself. Does anyone see anything wrong with this system?
At any rate, taxpayers paid into these programs for their entire working lives and are unwilling to see their benefits reduced or even eliminated. The only way to mess with these programs is for Congress to pass legislation to change them. But, elderly people are a large portion of the population and they vote. No political party and few politicians are willing to take on this powerful group.
Taking out Social Security and Medicare leaves only "discretionary" programs as targets to reduce budget deficits. Political parties differ on how to reduce spending or reallocate it. Republicans like to reduce domestic spending, while Democrats want to increase it. Defense spending is a favorite of Republicans, while Democrats prefer to lower defense spending to increase domestic programs. As noted, the solution to the dilemma was simply to give everyone what they wanted and add more debt.
The Defense budget, if included in the total budget along with Social Security and Medicare, is 16% of the budget; if only discretionary programs are included, Defense is 57% of the budget. Everyone always wants wars to end so that the money saved on defense can be spent on other programs. Unfortunately, the wars never end but the money to fund them often gets reallocated. Once money is reallocated, it rarely gets reduced in future budgets: once people get accustomed to "free stuff" they won’t give it up.
In 2011, Congress passed the Budget Control Act (BCA) which, among other things, put "hard" caps on military spending totaling $1 trillion, devastating military capabilities. Some 20,000 soldiers were rifted out of the military, and the Air Force is short 2,000 pilots, as examples! Trump was only able to get a Defense budget at the same level as Obama’s.
The cap forced pro-defense congressman to increase military spending by including "emergency" spending ($59 billion) in the defense budget which is not subject to caps. Such budget increases are not permanent, so the defense budget is unstable year after year. Many thought the Defense reductions were foolish given Middle East and Asian Pacific regional obligations.
To illustrate how Congress protects spending it likes from mandatory cuts under BCA, Democrats exempted cuts to Medicaid (and a program for children)—a health insurance program for poor people—and Food Stamps—a program to subsidize food for the poor. Medicaid covers 70 million people, Food Stamps 43 million, at $566 million and $71 billion, respectively. All "safety net programs" were budgeted at $740 billion, or 19% of the total federal budget.
After World Wars I and II, Congress tried to solve the debt crisis by limiting the amount of money the government could borrow. This has rarely worked in practice. Every time government borrowing approaches the debt limit, Congress, after much political battling, raises the debt ceiling.
Three times, 2018, 2013 and 1995-6, attempts to reduce looming budget deficits led to shutdowns of the federal government.
A shutdown occurs when Congress and the president fail to sign into law 12 appropriations bills to continue providing funding for government operations. (Reuters)
In 2018, Democrats shutdown the government for three days because they wanted Trump to approve Obama’s illegal immigrant amnesty plan for 1.8 million people. They failed. In 2013, Republicans forced a shutdown primarily over Obamacare—the national health insurance program. When Democrats who controlled the Senate and presidency under Obama, refused to compromise on deep budget reductions, Republicans, led by the newly-formed Tea Party—a group of 30 or so fiscal conservatives—refused to pass legislation that would keep the government in operation. They thought that a little "shock therapy" was needed. Following the two-week shutdown, both Republicans and Democrats compromised and reduced the budget. In 1995-6, the Republican Congress shutdown the government for 27 days, when President Bill Clinton vetoed their spending legislation that would cut government spending.
Government shutdowns are extreme measures, but they are used or threatened not only to reduce federal spending, but also to increase it. They are also disruptive. Recently, because of shutdown threats over the debt ceiling, Trump was only able to get congressional authorization to fund the government through mid-January. Then the wrangling will begin again. The February shut down ended because Democrats feared that voters would retaliate against them in this years’ congressional elections.
In the end, it’s all politics. Democrats threatened to shut down the Trump government when he tried to include funding in his budget to build a wall along the Mexican border to keep out illegal immigrants. In 2006, then-Senators Barack Obama and Hillary Clinton voted to fund a border wall! What happened? Democrats saw that they will need Latino voters more in 2018 than they did in 2006. Recall that Trump’s solution to the cost issue was to have the Mexican government build the wall.
The problem with funding caps and debt ceilings is that they throw considerable uncertainty and instability into government funding. And when they are employed, they lead to all kinds of unintended consequences.
Democrats and Republicans alike complain a lot about the growth of debt and budget deficits. Only a handful ever try to do anything about them. When they succeed in passing laws to address the problem, others in Congress simply bypass them or go to extremes with the result that the debt and deficits keep growing.
Americans often say that Congress and the President prefer to "kick the can down the road." Let the children or grandchildren pay the price in the future for our spending now!
Eventually, someone will have to foot the bill.
Vũ Linh: Đảng Dân Chủ là đảng gì?
Câu trả lời cho tựa bài viết tuần này hiển nhiên: đảng DC là một trong hai chính đảng của đại cường Cờ Hoa, là đảng có quan điểm thiên tả, có thể gọi một cách nhẹ nhàng hơn, là ‘cấp tiến’. Là đảng tự nhận phục vụ người dân… thấp cổ bé họng, như dân nghèo, dân da màu, dân lao động và dân tỵ nạn.
TT Thiệu đã nói một câu để đời, có thể áp dụng vào rất nhiều chuyện. Kể cả áp dụng vào đảng DC Mỹ: đừng nghe những gì họ nói, mà hãy nhìn kỹ những gì họ làm.
Năm 1992, có bầu tổng thống giữa đương kim TT Bush (cha) và thống đốc Clinton. Tôi gặp một bà cụ tỵ nạn, hỏi bà có tính đi bầu không?
- Có chứ, mình phải đi bầu để bảo vệ quyền lợi mình chứ.
- Thế cụ tính bầu cho ai?
- Thì bắt buộc phải bầu cho Clinton chứ gì nữa. Bầu mấy thằng Cộng Hòa của tụi trắng kỳ thị, nó cắt hết tiền trợ cấp, có khi còn đuổi về VN nữa, có điên không?
Câu chuyện tóm gọn vài huyền thoại lớn mà nhiều ông bà tỵ nạn ta cho đến nay vẫn ôm cứng trong đầu. Trong mấy thập niên qua, đảng DC phải nói là đã được xây dựng trên một mớ huyền thoại, mười phần thì phịa hết bẩy tám. Kẻ này đã viết không biết bao nhiêu lần trước đây, bây giờ viết lại vẫn không thừa thãi vì những huyền thoại vẫn còn đó.
ĐẢNG DC LÀ ĐẢNG CỦA DÂN NGHÈO?
Đây là hình ảnh quan trọng nhất, được nhiều người chấp nhận nhất. Nhưng cũng là huyền thoại lớn nhất. Nhìn vào thực tế thì thấy: các lãnh tụ DC như Obama, Clinton, Pelosi,… đều có gia tài bạc trăm triệu. Họ đều xuất thân bình thường như quý độc giả và kẻ này, đừng hỏi tại sao sau khi làm chính trị ‘phục vụ dân nghèo’, bây giờ lại giàu vậy. Ba thượng nghị sĩ giàu nhất Thượng Viện là Mark Warner, Richard Blumenthal, và Dianne Feinstein, đều thuộc đảng DC hết. Các đại tài phiệt giàu nhất Mỹ đều theo DC: Bill Gates, George Soros, Jeff Bezos, Warren Buffet, Mark Zuckerberg,…
Tại sao những người giàu nhất lại thường theo DC, ra vẻ tranh đấu cho dân nghèo, dân lao động? Một phần vì mặc cảm, một phần vì muốn che giấu những hoạt động kinh doanh, cách làm giàu mờ ám của họ.
Jeff Bezos, ông chủ của Amazon và Washington Post, là vua… giết tiểu thương và trung thương. Cách kinh doanh làm giàu của anh ta là giết hay nuốt các cơ sở thương mại bán lẻ nhỏ. Bill Gates là nhà từ thiện lớn nhất thế giới, nhưng anh ta đã làm giàu bằng những mánh mung kinh doanh xảo trá nhất mà Steve Jobs (Apple) đã từng vạch ra. Zuckerberg bán dữ liệu cá nhân của cả chục triệu người sử dụng Facebook cho các công ty nghiên cứu thị trường vì mục tiêu kinh doanh hay chính trị.
Trên căn bản, đúng là DC chủ trương giúp dân nghèo nhiều nhất, qua trợ cấp đủ loại, từ phiếu thực phẩm đến bảo hiểm y tế, trợ cấp đông con, tiền thất nghiệp, v.v… Những người nào mơ mộng những thứ này, nên ủng hộ đảng DC.
TT Obama đã hãnh diện khoe số người lãnh Medicaid, là bảo hiểm y tế của Nhà Nước cấp cho dân nghèo, đạt được kỷ lục cao nhất xưa nay. Một kỷ lục mà nhiều người hoan hô, nhưng là một tin đáng buồn hơn vui. Đúng vậy, trách nhiệm của người lãnh đạo là làm cho dân giàu nước mạnh, chứ không phải là làm sao cho càng nhiều người nghèo khổ, sống nhờ Nhà Nước càng tốt.
Trợ cấp trên căn bản là cần thiết, vì lý do nhân đạo, giúp những người kém may mắn và tránh bất ổn xã hội. Có những người thật sự có nhu cầu trợ cấp, Nhà Nước có tránh nhiệm giúp họ, chẳng ai trách gì họ. Nhưng nếu trợ cấp bị lạm dụng, nhiều người có thể tự lực cánh sinh nhưng vẫn lạm dụng trợ cấp, thì đó là những trường hợp khó thông cảm được.
Trợ cấp cũng có mặt trái: biến con người thành nô lệ. Một khi dính vào tròng trợ cấp, khó thoát ra, và càng ngày càng lệ thuộc trợ cấp, lệ thuộc vào đảng đã ban phát trợ cấp. Đâm ra ỷ lại vào trợ cấp, mất dần ý chí tự lập, sanh ra làm biếng luôn. Mà một khi đã lệ thuộc vào trợ cấp thì sẽ mãi mãi phải vật lộn với mức chi tiêu trong vòng trợ cấp, có nghiã là sẽ ngàn đời nghèo túng, không bao giờ có cơ hội khá hơn vì trợ cấp chỉ giúp sống qua ngày, không bao giờ giúp leo lên bực thang xã hội.
Đó có phải là phương thuốc lý tưởng nhất để giúp dân nghèo không? Tuyệt đối không! Cách giúp dân nghèo đúng nhất là giúp họ thoát ra khỏi vòng nghèo túng chứ không phải giam hãm họ trong vòng trợ cấp càng đông và càng lâu càng tốt.
Mà cách giúp hữu hiệu nhất là tạo công ăn việc làm qua tăng trưởng kinh tế, không phải qua tái phân phối lợi tức, chia lại những gì đang có, dựa trên việc tăng thuế nhà giàu chia lại cho dân nghèo. Nói cách khác, cần làm cho cái bánh lớn ra, tất cả mọi người đều có phần lớn ra, thay vì cứ giữ cái bánh như cũ rồi lo chia phần cho đều hơn. Trách nhiệm của Nhà Nước là bảo đảm khi chiếc bánh lớn ra thì phần của mỗi người, nhất là phần của người nghèo, cũng sẽ lớn ra, không bị mấy ông nhà giàu hay quyền thế cưỡng chiếm mất.
Trợ cấp đến một giới hạn nào đó là cần thiết và chính đáng. Nhưng thực tế chính trị ngày nay, đảng DC nhờ công của TT Obama, đã biến trợ cấp thành một hình thức hối lộ, mua phiếu cử tri không hơn không kém.
Sự khác biệt căn bản giữa CH và DC rất rõ ràng: CH tin ở tinh thần cầu tiến và khả năng thành đạt của cá nhân, giúp người nghèo tự mình vươn lên để thoát ra khỏi vòng nghèo túng, DC giúp người nghèo bằng cách lấy của nhà giàu chia lại cho người nghèo để họ mãi mãi thoi thóp trong nghèo túng, mãi mãi lệ thuộc vào trợ cấp và mãi mãi phải bầu cho DC. DC cho rằng dân ngu khu đen vĩnh viễn u tối, chỉ có lãnh đạo và công chức là ưu việt biết cách cứu nhân độ thế.
ĐẢNG DÂN CHỦ LÀ ĐẢNG CỦA TRỢ CẤP
Trong lịch sử cận đại Mỹ từ sau Thế Chiến Thứ Hai, đã có 6 tổng thống DC và 6 CH, không kể TT Trump. Trong tất cả 6 ông CH, đã có 3 ông cắt thuế, nhưng không có một ông nào cắt một xu trợ cấp nào của bất cứ ai. Trái lại, ngoài TT Johnson, chỉ có một tổng thống duy nhất đã tăng trợ cấp một cách quy mô: đó là TT Bush con của CH, với trợ cấp Medicare Part D, Nhà Nước bồi hoàn tiền mua thuốc cho các cụ lãnh Medicare. Vậy chứ mỗi lần bầu cử tổng thống là bài ca con cá vàng “CH cắt trợ cấp” lại được ban hợp ca DC hát lên với dàn nhạc TTDC, như cái đĩa hát rè của thập niên 40. Vẫn có người nghe và tin.
DÂN CHỦ LÀ ĐẢNG CỦA DÂN LAO ĐỘNG
Theo cơ quan thăm dò Gallup, hai năm sau khi Obamacare ra đời năm 2010, một nửa số doanh nghiệp tiểu thương đã đóng băng không thuê thêm nhân viên, trong khi một phần năm doanh nghiệp nhỏ đã sa thải nhân viên. Năm 2014 là năm đầu tiên Obamacare được áp dụng trọn vẹn, cũng là năm đầu tiên trong lịch sử Mỹ mà số doanh nghiệp tiểu thương ‘âm thầm đóng cửa’ cao hơn số doanh nghiệp ‘tưng bừng khai trương’. Tỷ lệ thất nghiệp leo lên tới 10%. Năm đó cũng là năm DC thất bại nặng nề nhất lịch sừ bầu cử quốc hội giữa mùa.
Thất nghiệp không phải là ưu tư của đảng DC. Càng nhiều người thất nghiệp càng tốt vì họ sẽ phải lệ thuộc vào trợ cấp, bắt buộc phải bỏ phiếu cho DC.
DC là đảng cổ võ cho nghiệp đoàn vì nghiệp đoàn bảo vệ quyền lợi nhân công. Chỉ tiếc là coi vậy chứ chưa chắc đã là vậy.
Những người tỵ nạn thời 75 hẳn còn nhớ hai hãng máy bay lớn nhất Mỹ thời đó là Pan American Airline và Eastern Airline. Rất nhiều dân tỵ nạn thời mới qua, những năm sau 75, đã làm việc cho hai hãng đó. Cả hai hãng đều đã không còn nữa. Phá sản dưới thời TT Carter, tất cả nhân công bị sa thải hết, hàng trăm ngàn người bị thất nghiệp khi đó. Tại sao? Vì chi phí lương nhân viên quá cao, không thể cạnh tranh được với mấy hãng máy bay không có nghiệp đoàn của các hãng nhỏ mới ra, hay hãng ngoại quốc. Lương cao là do kết quả tranh đấu của nghiệp đoàn. Nhìn cho kỹ, nghiệp đoàn chỉ có lợi ngắn hạn, trong cái nhìn thiển cận, nhưng đưa đến thảm họa phá sản trong đường dài.
Kỹ nghệ xe hơi của Mỹ cũng ở trong tình trạng tương tự. Không cạnh tranh nổi với Nhật, Hàn Quốc, và Âu Châu vì lương nhân công quá cao. Đáng lẽ đã xập tiệm nếu không có TT Bush và TT Obama bơm tiền vào cứu.
Nghiệp đoàn cũng đang tranh đấu đòi tăng lương tối thiểu lên tới 15 đô một giờ, và được đảng DC ủng hộ trong khi CH chống đối. Vấn đề phải nhìn cho kỹ.
Đối với những đại công ty như Wal-Mart (mà bà Hillary trước đây là thành viên Hội Đồng Quản Trị) mà các vị chủ tịch, tổng giám đốc lãnh lương bạc triệu hay chục triệu trong khi một số lớn mấy người bán hàng chỉ được làm bán thời, lãnh lương chết đói mà không có quyền lợi bảo hiểm y tế, nghỉ thường niên,… thì việc tăng lương tối thiểu cho nhân công là chuyện đáng làm và cần làm, nhưng lại không xẩy ra.
Nhưng đối với hàng triệu cơ sở kinh doanh tiểu và trung thương, tăng lương tối thiểu sẽ giết chết họ. Như cột báo này đã viết nhiều lần, thử hỏi ông chủ tiệm phở tại khu Bolsa, nếu bị bắt phải tăng lương tối thiểu lên 15 đô một giờ cho những người chạy bàn, rửa chén, quét dọn, thì ông sẽ phản ứng như thế nào? Vui vẻ tăng lương họ để rồi lỗ lã, phá sản? Hay là sa thải họ để đi thuê dân Mễ lậu, trả lương rẻ hơn? Như vậy tăng lương tối thiểu có giúp cho dân lao động tiểu thương không? Hiển nhiên là không. Cho dù đóng cửa hay sa thải đi thuê dân Mễ lậu thì kết quả là dân lao động Mỹ vẫn mất job, thay vì lương được lên 15 đô. Đó là quy luật kinh tế, không cần biết đảng nào đang nắm quyền.
Tăng lương tối thiểu không phải là giải pháp, chỉ có tăng trưởng kinh tế mới giúp mọi người khá hơn. Có tăng trưởng kinh tế thì tự động sẽ có tăng lương thực tế. Không có tăng trưởng mà chỉ muốn tăng lương thì mọi người sẽ mất việc, chưa kể sẽ có nạn lạm phát, đồng tiền mất giá để rồi tăng lương cũng như không.
ĐẢNG DÂN CHỦ LÀ TÚP LỀU LỚN?
Túp lều lớn mang ý nghĩa đa dạng, bao dung, bình quyền, không kỳ thị, nhân ái… DC là đảng của đủ sắc dân, đủ tôn giáo, đủ khuynh hướng chính trị. Nghe quá hay.
Sự thật, cái lều DC bé như cái “lều chó con” -nói theo Hồng Y Dolan- chỉ chấp nhận những người cùng chia sẻ quan điểm cấp tiến. Một ông bảo thủ đắc cử tổng thống? ‘Not My President’, tìm đủ cách chống đối và lật đổ. Một nhà báo nói chuyện ‘phản động’ với sinh viên? Nhìn vào những bạo động tại đại học Berkeley thì biết. Bình quyền? Một thống đốc tuyên bố “All lives matter, not just black lives matter” bị bắt buộc phải xin lỗi và rút lời.
Đa dạng tôn giáo? ‘Phải đạo chính trị’ của DC là phải kính trọng … Hồi giáo như tôn giáo của hòa bình, nhưng cấm không được quảng bá Thiên Chúa giáo; cấm không được gọi khủng bố Hồi giáo là …’khủng bố Hồi giáo’, nhưng lại mau mắn gọi các sư Miến Điện là ‘khủng bố Phật giáo’.
Thế nào là nhân ái? Có phải là nhân đạo và bác ái không? Là quý trọng và bảo vệ mạng sống của con người không? Thế thì sao lại chủ trương phá thai tự do? Chỉ vì muốn bảo vệ quyền của phụ nữ ham vui thả giàn mà không muốn nhận trách nhiệm? Mạng của một bào thai không quan trọng bằng một đêm vui chơi thoải mái?
Rất ‘rộng rãi’ trong chính sách phá thai, nhưng lại chống đối kịch liệt án tử hình cho những tội đại hình. Sinh mạng của những bào thai vô tội có thể hủy tự do, nhưng sinh mạng của những tên tội đồ ghê gớm nhất thì lại phải bảo vệ bằng mọi giá.
ĐẢNG DÂN CHỦ LÀ ĐẢNG CỦA DÂN DA MÀU
Nội chiến Nam Bắc Mỹ xẩy ra vì tổng thống Abraham Lincoln của đảng CH chủ trương hủy bỏ chế độ nô lệ da đen bị khối DC miền nam nước Mỹ chống lại.
Ngay cả cho đến thời các TT Kennedy và Johnson, lúc đầu mấy ông này cũng chống lại những tranh đấu của dân da đen đòi bình quyền. Cho đến khi miền nam đại loạn, biểu tình, chống đối nổi lên khắp nơi dưới sự lãnh đạo của mục sư Martin Luther King thì TT Johnson bắt buộc phải nhượng bộ, ký luật nhân quyền, rồi đúng theo mô thức của chính trị gia, nhẩy ra vỗ ngực khoe công ‘giải phóng’ dân da đen! TT Johnson khi ký các đạo luật nhân quyền cho dân da đen cũng vẫn gọi họ là “mấy tên mọi” –f…cking niggers!
Ngày nay, DC là đảng được dân da màu ủng hộ thật. Một phần vì TT Johnson đã mang lại công bằng cho họ khi ra luật Civil Rights Act và Voting Rights Act (mở cửa cho việc ông Obama đắc cử tổng thống), nhưng đó là chuyện của nửa thế kỷ trước. Ngày nay dân da đen ủng hộ đảng DC chỉ vì là đảng ban bố trợ cấp rộng rãi nhất lịch sử Mỹ. Bất cứ ông bà nào ra tranh cử với danh nghiã DC sẽ được dân da màu (đen, nâu, vàng) nhiệt liệt ủng hộ ngay, vì trợ cấp.
Chính sách trợ cấp bừa bãi đã phá nát nền tảng gia đình trong khối dân da đen, khi hàng loạt phụ nữ không chồng mà vẫn đầy con nhờ Nhà Nước nuôi, chẳng biết đứa nào là con ai. Trong 10 đứa trẻ con da đen chạy long nhong ngoài đường, đã có 7 đứa không có bố chính thức. Đó có phải là chính sách ‘bạn’ với dân da đen không?
Trong vấn đề di dân bất hợp pháp cũng vậy, tất cả chỉ là chuyện đếm phiếu không hơn không kém. DC hô hào ân xá vì lý do nhân đạo, vì muốn bảo vệ trẻ con di dân, vì muốn di dân được đoàn tụ gia đình,… nhưng chỉ là ngụy biện thôi.
Trong hai năm 2009-2010, DC nắm Tòa Bạch Ốc, và kiểm soát cả thượng viện lẫn hạ viện, họ đã có thể ra luật ân xá toàn diện cả chục triệu di dân lậu. Nhưng họ không làm gì hết, vì đa số dân biểu nghị sĩ DC cũng không thực sự muốn ân xá. Hô hào ân xá bằng miệng thu được cảm tình và phiếu của cử tri gốc Mễ. Ân xá bằng luật thật sự sẽ mất hết phiếu của cử tri da trắng.
ĐẢNG DÂN CHỦ LÀ BẠN CỦA DÂN TỴ NẠN VIỆT
Đây là lập luận của những ông bà tỵ nạn Việt ủng hộ đảng DC. Nhiều dân HO nhớ ơn DC vì nghĩ TT Carter của DC đã là người mở rộng cánh tay đón HO vào Mỹ. Nhưng nhìn lại cho kỹ, coi dzậy mà hổng phải dzậy đâu, các cụ ơi.
Trước tiên, đảng DC là đảng đã bức tử VNCH, sau khi thanh toán TT Diệm để có thể áp đặt lính Mỹ vào miền Nam, để rồi vẫn thua VC, rồi ép TT Nixon phải bỏ miền Nam VN qua hàng loạt biện pháp khóa tay như cấm bành trướng chiến tranh qua Căm-Pu-Chia và Lào, cấm thả bom đường mòn Hồ Chí Minh, cắt giảm ngân sách, cắt giảm viện trợ kinh tế và quân sự cho Nam VN. Chuyện ‘Nixon bán đứng Nam VN cho Mao’ chỉ là chuyện đổ thừa chạy tội không có căn bản cũng chẳng hợp tình hay hợp lý mà cột báo này đã bàn quá nhiều lần.
Năm 1972, ứng cử viên tổng thống của đảng DC là George McGovern. Ông này chủ trương Mỹ rút quân ra khỏi Nam VN ngay lập tức, chỉ với một điều kiện duy nhất: CSBV trả lại tù nhân Mỹ. Chuyện miền Nam VN sẽ bị CSBV chiếm không phải là chuyện Mỹ phải thắc mắc hay điều đình gì hết. Năm 1975, ông McGovern kịch liệt chống việc TT Ford nhận dân tỵ nạn VN vào Mỹ. Cùng chống với ông, có hai tiếng nói hăng nhất là Jerry Brown, khi đó đã là Thống Đốc Cali và cựu PTT Joe Biden khi đó là thượng nghị sĩ.
Năm 1978 khi hàng triệu quân cán chính miền Nam còn chết dở sống dở trong tù cải tạo từ Cà Mau đến Sơn La, TT Carter, với hậu thuẫn của vài thượng nghị sĩ cựu quân nhân như John McCain, John Kerry,… gửi một phái đoàn qua Hà Nội thảo luận việc bỏ cấm vận và thiết lập bang giao nếu VC giúp tìm xác lính Mỹ. VC khi đó đang khủng hoảng kinh tế, trên bờ phá sản, lại cũng chuẩn bị đánh Căm-Pu-Chia và đối phó với Trung Cộng, nên ra giá sẽ cho phép Mỹ đến tìm xác lính Mỹ đổi lấy việc TT Carter nhận tù cải tạo qua diện HO, và nhận hàng vạn thuyền nhân bị VC trục xuất, để xả bớt ưu tư an ninh nội bộ (lo sợ chưa kiểm soát được khối quân cán chính ‘ngụy’, lo sợ dân Việt gốc Hoa nằm vùng cho TC) và gánh nặng kinh tế (bớt miệng ăn).
Những người nghĩ TT Carter đón nhận HO và thuyền nhân vì lý do nhân đạo, thương dân Việt, mang ơn Carter, chỉ là những người ngủ mơ. Ưu tiên của TT Carter là xác lính Mỹ để được bầu lại khi ra tái tranh cử. Nhận tù cải tạo và thuyền nhân là cái giá mà VC bắt TT Carter phải trả để VC cho phép tìm xác lính Mỹ.
Nhìn vào quan hệ Mỹ-Việt, ta thấy TT Carter là người đầu tiên bắc lại nhịp cầu với CSVN, TT Clinton là người thiết lập ngoại giao, bỏ cấm vận kinh tế với CSVN, cho CSVN gia nhập các tổ chức quốc tế, TT Obama là người bỏ luôn cấm vận quân sự với CSVN. Cả ba đều có chính sách thân thiện nhất với CSVN, và cả ba đều thuộc đảng DC. Dĩ nhiên, cả ba ông cũng đều lớn tiếng đòi nhân quyền cho VN. Chẳng có một kết quả cụ thể nào ngoài việc VC thỉnh thoảng thả một tù chính trị qua Mỹ cho Mỹ vui. VC thả một, bắt thêm một trăm.
Nhiều cụ tỵ nạn ta đã quên bẵng khối cấp tiến DC và TTDC đã là nguyên nhân lớn nhất khiến ta thua cuộc, phải vắt chân lên cổ bỏ xứ đi tỵ nạn, cũng quên luôn là đảng DC đã kịch liệt chống lại việc nhận chúng ta vào Mỹ năm 75.
Nói tóm lại, tất cả những chuyện Dân Chủ là đảng của dân nghèo, lao động, di dân, da màu, tỵ nạn, v.v… chỉ là những huyền thoại do đảng Dân Chủ tạo ra, rồi được truyền thông phe ta quảng bá. Nguyên tắc chỉ đạo của nghệ thuật tuyên truyền là cho dù là một điều không đúng sự thật, nhưng nói mãi cũng sẽ có người tin, càng về lâu về dài càng nhiều người tin.
Ghi chú: trong Diễn Đàn tuần này, có trang ‘Báo Mỹ’ với nhiều bài quan trọng để hiểu sự thật về đảng DC, xin quý độc giả chịu khó vào đọc để hiểu rõ hơn.
Vũ Linh, March 31
Ký Thiệt: Chuyện hai ông “trùm” FBI
Khi ông Donald Trump chưa đắc cử tổng thống thì ông James B. Comey làm giám đốc FBI (viết tắt, nhưng chắc chẳng ai không biết là Sở Điều tra Liên bang Mỹ: Federal Bureau of Investigation), và ông Andrew McCabe làm phó giám đốc.
Sau bầu cử, bà Hillary Clinton buộc tội ông Comey là nguyên nhân khiến bà thất cử quá đau trong khi TTDC (Truyền Thông Dòng Chính, hay Truyền Thông Dân Chủ) và TTTT (Truyền Thông Thiên Tả) tiên đoán chắc như bắp chuyện thắng cử của bà dễ như lấy đồ trong túi.
Ông James B. Comey và ông Andrew McCabe
Trong lúc mọi người yên chí là ông Comey sẽ được tân Tổng thống Donald Trump trọng thưởng thì đùng một cái, ngày 9.5.2017 ông Comey biết tin mình bị sa thải trong lúc đang xem ti-vi ở Los Angeles, California!
Ông Comey ngậm đắng nuốt cay trong khi ông phó McCabe được đôn lên làm “quyền giám đốc” và chờ đợi để chính thức ngồi vào chiếc ghế bỏ trống của ông Comey. Nhưng người được TT Trump bổ nhiệm thay ông Comey lại không phải là McCabe mà là Christopher A. Wray. Bất mãn, thất vọng, hay đoán thấy việc chẳng lành, McCabe cho biết sẽ xin về hưu.
Đầu năm nay, McCabe loan báo nghỉ dài hạn có lương cho đến ngày ông ta đúng 50 tuổi sẽ về hưu non với đầy đủ tiền hưu (khoảng 1.8 triệu đô) và các quyền lợi khác. Nhưng, ông ta đã bị sa thải ngày 16 tháng 3 vừa qua, 48 tiếng đồng hồ trước ngày ông McCabe đúng 50 tuổi, và đủ 21 năm phục vụ FBI!
Ông Bộ trưởng Tư Pháp Jeff Sessions nói trong một bản tuyên bố khi sa thải ông McCabe: “FBI kỳ vọng mọi nhân viên với tiêu chuẩn cao nhất về sự thành thật, liêm chính, và tinh thần trách nhiệm. Như Văn phòng Trách nhiệm Nghề nghiệp (Office of Professional Responsibility – OPR) của FBI nói trong bản đề nghị (sa thải McCabe), mọi nhân viên FBI đều biết rằng hậu quả của sự thiếu trung thực sau khi tuyên thệ là sa thải, và rằng sự chính trực là nhãn hiệu của chúng ta.” Trong bản tuyên bố, ông Sessions cũng nói rằng ông McCabe còn tiết lộ tin tức nội bộ cho báo chí mà không được sự chấp thuận của cấp trên.
Ông McCabe đã bác bỏ cáo buộc ông ta thiếu trung thực. Trong bản tuyên bố được phổ biến sau khi bị đuổi sở, ông ta nói: “Sự tấn công vào uy tín của tôi là một phần của nỗ lực không chỉ nhắm lăng mạ cá nhân tôi, nhưng còn bôi bẩn FBI, các nhân viên công lực và tình báo nói chung. Đây là một phần trong trận chiến của chính quyền này chống FBI và chống cuộc điều tra của tham vấn đặc biệt (Mueller) đang tiếp tục cho đến hôm nay.”
Nhưng, có vẻ không phải như vậy, dù ngày hôm sau khi McCabe bị mất việc và mất tiền hưu, ông Trump đã tweet như sau: “Andrew McCabe ĐÃ BỊ SA THẢI, một ngày thật đẹp cho các nam và nữ nhân viên của FBI – Một ngày thật đẹp cho Dân Chủ. Gã giả vờ mộ đạo James Comey đã là boss của McCabe và đã làm cho ông ta trông giống như một đứa bé hát đồng ca trong nhà thờ. Ông ta biết tất cả những gian dối và thối nát đang diễn ra ở những cấp bực cao nhất của FBI!” (12:08 AM – Mar 17, 2018)
Người quyết định sa thải McCabe là Jeff Sessions, Bộ trưởng Tư pháp, dựa trên đề nghị của OPR. Chính cơ quan này đã đề nghị sa thải gấp McCabe, sau khi cứu xét bản phúc trình của tổng thanh tra Bộ Tư pháp. Cả tổng thanh tra Bộ Tư Pháp lẫn OPR của FBI đều không liên hệ gì đến Bạch Cung của ông Trump, và không có lý do gì để “lăng mạ” ông McCabe và “bôi bẩn” FBI, cũng như các nhân viên công lực và tình báo, như cáo buộc của McCabe.
Từ ngày được ông Trump bổ nhiệm giữ chức bộ trưởng tư pháp, ông Sessions đã chứng tỏ là người không quen làm vui lòng chủ. Trước đây, ông Sessions đã hai lần làm ông Trump nổi giận khi ông quyết định “hồi tị” (recuse) tự đặt mình ra ngoài cuộc điều tra về sự thông đồng với người Nga trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, và khi ông chỉ định tổng thanh tra Bộ Tư Pháp để điều tra vụ lạm dụng luật FISA, thay vì bổ nhiệm một tham vấn đặc biệt (special counselor) thứ hai.
Ông McCabe cho biết sẽ kháng cáo quyết định của Bộ Tư pháp trong khi TTDC và một số ông bà lớn đảng Dân Chủ đã chỉ trích việc sa thải ông ta, và còn đề nghị cấp cho ông ta việc làm để khỏi mất tiền hưu. Ngược lại, có người lại nói rằng với những vi phạm mà McCabe đã làm và bị sa thải, ông ta còn có thể bị truy tố về hình sự.
Chưa biết tương lai ông McCabe sẽ đi về đâu thì có tin ông Comey đã viết một cuốn sách để trả đũa việc bị TT Trump sa thải mười tháng trước đây. Cuốn sách này có tựa đề là “A Higher Loyalty: Truth, Lies, and Leadership”, tuy tới ngày 17 tháng 4 mới chính thức ra mắt nhưng hiện đã được xếp hạng 1 trong các loại sách về luật pháp, lịch sử và khoa học chính trị của Amazon.
Cuốn sách này đã được cho là “cần phải đọc” và được quảng cáo rầm rộ trên Tạp chí Time. USA Today, Publisher’s Weekly và các cơ quan truyền thông khác. Ông Comey cho biết hai ngày trước khi cuốn sách được phát hành, ông ta sẽ dành cho George Stephanopoulos của hệ thống tuyền hình ABC một cuộc phỏng vấn đặc biệt, rồi sau đó sẽ lên đường ra mắt sách vòng quanh nước Mỹ trong tháng tư, để tới Washington, New York, Boston, Seattle, Los Angeles và năm thành phố khác. Trong lúc xuất hiện tại Thủ đô Washington, tác giả Comey cũng sẽ dành một cuộc phỏng vấn đặc biệt cho Mike Allen, kẻ đã gọi chuyến đi ra mắt sách kéo dài cả tháng của Comey là “Cuộc du hành của Comey chống lại Trump” (Comey vs.Trump tour). Allen nói: “Comey đã im lặng trong gần một năm – kể từ khi bị TT Trump sa thải ngày 9 tháng 5 (2017), tám ngày trước việc chỉ định tham vấn đặc biệt Bob Mueller. Ông ta đã nghe nhiều điều dối trá và những tuyên bố sai lầm về FBI mà ông ta có ý định cải chánh. Ông ta không muốn ở trong tư thế này nhưng đã chấp nhận.”
Thật ra thì sự đối đầu giữa TT Trump và ông Comey đã diễn ra lâu nay trên Twitter và TTDC và TTTT Mỹ đã chơi xỏ, “cho điểm” ông Trump trong việc làm cho cuốn sách của Comey nổi đình nổi đám, như nhận định của CNN: “Một ‘best seller’ với sự trợ giúp của Trump.” Chờ xem.
Vụ này nhắc người ta nhớ lại cuốn “Fire and Fury: Inside the Trump White House” của Micheal Wolff vào đầu năm nay đã vọt lên đứng đầu bảng của Amazon ngày 3 tháng 01 sau khi một trích đoạn của cuốn sách được phổ biến trên online miễn phí với lời bàn của CNN: “Cuốn sách đầu tiên nói hết về nhiệm kỳ tổng thống của Trump.” Cuốn sách được phát hành hai ngày sau và đã là một “bestseller” của New York Times vào lúc ấy. Theo ước tính của các chuyên viên ngành xuất bản, ông Wolff này đã bỏ túi 7.9 triệu đô nội trong tháng giêng năm nay riêng về tiền bán sách. Trúng mối lớn! Chưa kể sau đó ông ta còn bán bản quyền cuốn sách để làm phim và ti-vi, rồi thì bán bản quyền dịch thuật trên 32 quốc gia. Nhưng rồi những tranh cãi chung quanh cuốn “Fire and Fury” (Lửa và Bão) khiến nó bị cháy và hiện nay được xếp hạng 49 trên Amazon. Bề nào thì tác giả của nó cũng đã bỏ túi khẳm. Khỏe re!
Trở lại với cuốn “A Higher Loyalty” của James Comey. Không biết tác giả sẽ kiếm được bao nhiêu triệu đô nhưng chắc cũng không phải là ít, và đúng như lời bàn của CNN. Không nhờ ông Trump thì làm gì có cuốn “Fire and Fury” để ông Wolff có thể bỏ túi gần 8 triệu đô tiền bán sách trong một tháng, và nếu không bị ông Trump đuổi việc thì ông Comey đâu có ngồi viết “A Higher Loyalty” và sắp sửa bỏ túi hàng chục triệu như chơi, bỏ xa tiền hưu của FBI? Đúng là chuyện “tái ông thất mã”.
Còn McCabe, ông ta đang nghĩ gì? Và, tại sao lại không viết sách nhỉ?
Theo tin hành lang ở Bộ Tư Pháp thì gần đến ngày về hưu (18.3.2018), ông McCabe này đã cuống cuồng chạy từ hết phòng này tới phòng khác ở Bộ Tư Pháp để bảo đảm được lãnh tiền hưu trước ngày ông ta rời nhiệm sở. Nhưng, quyết định sa thải McCabe đã được loan báo lúc 10 giờ đêm thứ sáu (16 tháng 3), khoảng 24 tiếng đồng hồ trước khi ông ta được chấp thuận rời FBI để về vườn với đầy đủ tiền hưu trí và các quyền lợi khác!
Giáo sư Jonathan Turley, dạy luật tại Trường Đại Học George Washington, cũng bày tỏ sự ngạc nhiên khi thấy ông McCabe có vẻ quan tâm tới vụ tiền hưu hơn là việc có thể bị truy tố về hình sự. Giáo sư Turley nói với Fox News rằng: “Điều kỳ lạ thực sự trong toàn thể vụ này là McCabe, cho tới giờ này, đã lo lắng về tiền hưu (pension) hơn là nhà tù (prison).”
Thật vậy, ngoài tội nói dối với tổng thanh tra Bộ Tư Pháp, ông McCabe còn bị cáo buộc có những hành động vi phạm huấn lệnh của FBI trong khi giữ chức phó giám đốc FBI.
Nhiều người biết năm 2015, bà vợ ông McCabe, Jill McCabe, một đảng viên Dân Chủ, ra ứng cử vào Thượng viện Tiểu bang Virginia do ông Terry McAuliffe (Dân Chủ) làm thống đốc. McCabe đã tham dự những cuộc vận động tranh cử và gây quỹ cho vợ, do Thống đốc McAuliffe giúp tổ chức, thu được hàng trăm ngàn đô-la, nhưng đã thất cử.
McAuliffe là người rất thân cận trung thành với cựu TT Bill Clinton và bà vợ Hillary, hiển nhiên vợ chồng McCabe cũng không phải là xa lạ gì với bà Hillary Clinton trong lúc ông McCabe đang nắm vai trò giám sát cuộc điều tra về vụ bà Ngoại trưởng Clinton lạm dụng emails của chính quyền, và như mọi người đều biết bà Clinton đã được FBI tha tào.
Cựu giám đốc FBI Mueller
Rõ ràng đây là một trường hợp xung khắc lợi ích (conflict of interest) trầm trọng mà đáng lẽ ông McCabe phải xin hồi tị, nhưng đã đặt lợi ích cá nhân và phe nhóm trên lợi ích quốc gia, đã vi phạm huấn lệnh FBI. Ông ta cũng đã là một phần của một nhóm cùng với các cựu giám đốc FBI Mueller và Comey, và những người khác đã không làm gì cả khi người Nga đổ tiền vào các tổ chức môi sinh tại Mỹ và sắp xếp các cuộc thương lượng trong vụ bán uranium cho Nga để ông bà Clinton hưởng lợi hàng chục triệu đô-la dưới danh nghĩa Clinton Foundation. Đó là lý do vì sao ông giám đốc FBI hiện nay là Christopher A. Wray cũng đồng ý việc sa thải McCabe mà không thể bênh vực ông phó của mình, trong khi hai ông cựu giám đốc FBI Comey và Mueller cũng đang “có vấn đề”.
Một ông đã nói dối trong cuộc điều tra của Ủy ban Tình báo Hạ Viện về vụ người Nga xen vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 mà những đoạn phim tài liệu tại Hạ viện là bằng chứng khó chối cãi. Một ông thì làm tham vấn đặc biệt để điều tra về vụ ban vận động tranh cử của ông Trump bị tố giác “thông đồng” với người Nga mà sau một năm soi mói, truy lùng cũng vẫn là tay không, trong lúc chính ông “tham vấn đặc biệt” đang bị tố là phe đảng chỉ xài phí tiền của dân đóng thuế để đi “săn bắt phù thủy”.Các dân biểu Cộng Hòa trong Ủy ban Tình báo Hạ Viện đã chính thức chấm dứt cuộc điều tra về việc người Nga lèo lái cuộc bầu cử năm 2016 vì chỉ phí thì giờ và phí công quỹ.
Hiện đang có áp lực gia tăng từ nhiều phía đòi hỏi Bộ Tư Pháp chấm dứt nhiệm vụ của tham vấn đặc biệt Bob Mueller và chỉ định một tham vấn đặc biệt khác để điều tra về những thối nát trong FBI và cả trong Bộ Tư Pháp, mà thủ phạm là những kẻ có quyền chức lớn đã mai phục, cấu kết với nhau lâu năm tạo thành một cái “đầm lầy ở Washington” mà ông Trump hứa sẽ vét sạch khi ra ứng cử tổng thống.
Với cái “đầm lầy” ấy, Hoa Kỳ tuy không bị coi là một nước đặc biệt thối nát, nhưng chỉ được xếp hạng khiêm tốn thứ 16 trong 180 nước trên danh sách có chính quyền trong sáng theo tiêu chuẩn của Tổ chức “Transparency International”.
TT Trump có thực hiện được lời hứa khi ra tranh cử hay không thì chưa biết, nhưng có phần chắc ông ấy sẽ còn giúp cho nhiều người trở thành triệu phú nhờ viết sách, kể cả những người viết sách trong tù.
Ký Thiệt
Đức giáo hoàng Phanxicô, lãnh tụ thế giới tự do ?
Đức giáo hoàng Phanxicô vẫy chào giáo dân sau khi cử hành thánh lễ Phục Sinh ở quảng trường Thánh Phêrô, Vatican, 01/04/2018.REUTERS/Max Rossi
« Đức giáo hoàng Phanxicô đóng vai trò như thế nào trước Donald Trump, Erdogan, Vladimir Putin, Tập Cận Bình, Emmanuel Macron… » . Đó là chủ đề của tuần báo Le Point kỳ này. Tờ báo đặt vấn đề, ảnh hưởng của người đứng đầu giáo hội Công giáo không ngừng tăng lên, trước các nhà lãnh đạo cá tính, phải chăng ngài đang trở thành lãnh tụ của thế giới tự do ?
« Tôi sẽ nhớ những gì ngài nói ! ». Khi rời văn phòng Vatican hôm 24/05/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump đã quay trở lại, nói nhỏ vào tai Đức giáo hoàng Phanxicô như thế - theo lời kể của Hồng y Jean-Louis Tauran. « Đức giáo hoàng để lại dấu ấn nơi tất cả các vị khách, thế nên ai cũng muốn gặp ngài ».
Dưới thời Phanxicô, vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ Dòng Tên và không phải là người châu Âu, Vatican đã trở thành ngã tư của thế giới. Tổng thống, thủ tướng các nước thi nhau đến khu vực Đại giáo đường Thánh Phêrô : trong năm năm qua có đến 90 nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ đã được Đức giáo hoàng tiếp, trong đó có những vị được tiếp nhiều lần.
Ngay cả nữ hoàng Elisabeth của Anh quốc, cũng đã đến Vatican lần đầu tiên. Ông chủ điện Kremlin đến Vatican năm lần, trong đó có hai lần để gặp Đức giáo hoàng Phanxicô. Bà Angela Merkel trước đây thường đến thăm người đồng hương - Đức giáo hoàng Biển Đức XVI - nay cũng rất thân thiết với vị giáo hoàng kế nhiệm, nhất là sau khi mở cửa biên giới cho người tị nạn. Đức giáo hoàng Phanxicô chìa bàn tay cho mọi người, kể cả Joseph Kabila (nhà độc tài Congo), Erdogan (thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ).
Ngoại giao Vatican hiện diện khắp nơi. Tại châu Mỹ la-tinh, Đức giáo hoàng đã cố gắng đưa Cuba quay lại với cộng đồng quốc tế, xúc tiến hòa bình cho Colombia. Tại châu Á, ngài đang xích gần lại với Trung Quốc, và luôn lên tiếng bênh vực người Rohingya ở Miến Điện. Ở châu Phi, ngài vận động cho hòa bình ở Mozambique, Trung Phi, Congo, và dự định đến Nam Sudan dù mọi người can gián vì lý do an ninh. Tại Cận Đông, trên vùng Đất Thánh, Đức giáo hoàng liên tục tìm cách làm dịu đi xung đột Israel-Palestine.
Vatican, ngã tư quốc tế
Người đứng đầu một giáo hội 1,2 tỉ tín đồ còn là một thủ lãnh chính trị. Vatican, nhà nước nhỏ bé với diện tích vỏn vẹn 44 hecta có một bộ máy rất hiệu quả. Quốc vụ khanh là Hồng y Pietro Parolin là nhà ngoại giao lão luyện, từng đóng vai trò quan trọng trong các hồ sơ lớn như việc thương lượng với lực lượng FARC ở Colombia, giúp quan hệ Hoa Kỳ-Cuba tan băng. Khoảng một trăm sứ thần, tức đại sứ của Vatican, mỗi vị chỉ có một hoặc hai cộng sự.
Tuy số lượng khiêm tốn, nhưng đây là một mạng lưới toàn cầu, vì trong số 195 quốc gia trên thế giới, chỉ có hơn một chục nước không có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh. Trong đó có ba quốc gia quan trọng nhất, theo đánh giá của một nhà ngoại giao, là Ả Rập Xê Út, Trung Quốc và Việt Nam. Vatican là thành viên của Hội đồng Châu Âu, các tổ chức quốc tế như OSCE (Tổ chức An ninh Hợp tác Châu Âu), AIEA (Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế), và có tư cách quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc, thậm chí là Nhà nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp ước cấm vũ khí nguyên tử vào tháng 7/2017.
Nhà báo Constance Colonna-Cesari, tác giả cuốn « Bí mật của nền ngoại giao Vatican » nhận định : « Thế mạnh chính là chất lượng thông tin. Các nhà ngoại giao được thông báo lập tức từ các hồng y, linh mục, tu sĩ…là chứng nhân của những gì đang diễn ra khắp nơi trên thế giới. Và Tòa Thánh không hề tìm cách bán vũ khí, giành thị phần hay lấn lướt bất kỳ quốc gia nào, nhờ đó được rộng tay hơn ».
Le Point cho rằng trong lúc bản đồ địa chính trị đang được vẽ lại và các chế độ độc tài nở rộ, những ý tưởng của Đức giáo hoàng Phanxicô mang một tầm quan trọng mới. Nelson Mandela đã qua đời, bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện và ông Lula của Brazil bị mất uy tín, giải Nobel hòa bình Obama gây thất vọng, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres chưa gây được dấu ấn, Đạt Lai Lạt Ma lặp lại những điều đã cũ… Đức giáo hoàng Phanxicô có cơ hội trở thành lương tâm của thế giới.
Tiếng nói của ngài hàng ngày được đưa đến cả những nơi xa xôi hẻo lánh trên toàn cầu, với 350 nhân viên của Radio Vatican – từ ngày 01/01/2018 đã đổi tên thành Vatican News – phát bằng 40 thứ tiếng. Tài khoản Twitter của Đức giáo hoàng có 43 triệu người theo dõi. Bài trả lời phỏng vấn, bài giảng, sắc thư…rồi những chuyến tông du : trong 5 năm qua, Đức giáo hoàng Phanxicô đã thăm 33 nước. Ở Vatican người ta nói đùa : « Chúa hiện diện ở mọi nơi, nhưng Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đến thăm trước đó. Còn Đức giáo hoàng Phanxicô thì tìm đến những nơi mà người tiền nhiệm chưa hề đặt chân đến » - như đảo Lampedusa của người tị nạn, hay giữa rừng Amazon.
Tất nhiên bên cạnh đó vẫn có những vùng xám. Một linh mục Pháp ở Roma nhận định : « Đức giáo hoàng rất quan tâm đến những người bên ngoài Giáo hội, nhưng lại ít chú ý hơn đối với những cộng sự ». Ngoại giao thành công, nhưng quản lý lại gây thất vọng. Đến nỗi ngài từng thốt lên : « Cải cách ở Roma, cũng giống như dùng bàn chải đánh răng để làm sạch tượng Nhân sư lớn ở Ai Cập ».
Chiến tranh thương mại, trò chơi rủi ro
L’Express trích đăng cuốn sách nói về thực trạng các bệnh viện Pháp, chạy tựa « SOS, các bệnh viện đang trầm cảm », còn L’Obs tìm hiểu những gì diễn ra « Trong đầu của loài vật », từ tác phẩm của nhà văn Đức Peter Wohlleben, tác giả cuốn best-seller « Cuộc sống bí mật của cây cối ».
Trên lãnh vực kinh tế, Le Courrier International dịch bài viết của Wall Street Journal mang tựa đề « Thương mại, trò chơi đầy rủi ro giữa Bắc Kinh và Washington ».
Tờ báo lo ngại cho các công ty Mỹ, đặc biệt trong lãnh vực nông sản phẩm, nếu chiến tranh thương mại trở nên gay gắt hơn. Năm ngoái Mỹ bán được hơn 1 tỉ đô la thịt heo vào thị trường Trung Quốc, táo của tiểu bang Washington được xuất qua từ năm 2015 đã tăng rất cao, rượu vang, hạt dẻ cười (pistache)… đang được ưa chuộng có thể bị Bắc Kinh áp thuế.
Tác giả cho rằng ông Donald Trump có thể làm mất đi lợi ích của việc cải cách ngân sách cũng như các biện pháp khác đang giúp kinh tế tăng trưởng, và đặt câu hỏi : Có ai đó ở Nhà Trắng theo dõi hồ sơ này hay không ?
K-pop với vòng lưu diễn ngoại giao ở Bình Nhưỡng
Tại châu Á, Le Monde cuối tuần mô tả « K-pop với vòng lưu diễn ngoại giao ở Bình Nhưỡng »,thuật lại câu chuyện của một ca sĩ Hàn Quốc có mẹ là người gốc Bắc Triều Tiên, đã tham gia đoàn nghệ sĩ từ Seoul sang Bình Nhưỡng trình diễn mới đây.
Ca sĩ Kang San Eh, tên thật là Kang Young Gul cho biết cuộc đời của mẹ anh điển hình cho lịch sử đương đại Triều Tiên. Khi chiến tranh nổ ra trên bán đảo, cặp vợ chồng trẻ vừa có em bé tìm cách chạy sang miền Nam, nhưng họ bị lạc nhau trong đợt di tản Hungnam. Từ ngày 15 đến 24/12/1950, gần 100.000 thường dân chạy khỏi thành phố cảng miền Bắc, cùng lúc với 100.000 quân Hàn Quốc và Liên Hiệp Quốc, trước đà tiến của liên quân Trung-Triều. Những người di tản Hungnam hầu hết định cư tại Geoje thuộc Hàn Quốc. Mẹ của Kang tái giá, sinh ra Kang San Eh và em gái, còn chồng cũ của bà ở lại miền Bắc.
Quá khứ và nỗi đau của người di tản ghi dấu ấn trong một số bài hát nổi tiếng của Kang San Eh. Trước đây anh từng trình diễn tại khu công nghiệp liên Triều Kaesong, nhưng nay người ca sĩ có cảm giác khác hẳn khi được đến tận Bình Nhưỡng, trái tim của Bắc Triều Tiên, trong một bối cảnh chính trị nhạy cảm.
Miến Điện : Tương trợ không dành cho người Rohingya
Còn tại Miến Điện, bài báo « Một sự hào hiệp tương đối » của Nikkei Asian Review, được Le Courrier International dịch lại, cho biết người dân Miến Điện có tinh thần tương trợ rất cao – tuy nhiên đối với người Rohingya thì họ lại không ngó ngàng đến.
Phóng viên của tờ báo tại Răngun cho biết, một buổi tối anh nhìn thấy một chiếc xe hơi tông phải một người đàn ông đang đi bộ. Trong vòng chưa đầy một phút, hàng mấy chục người đã xúm lại. Hai người lo cho người bị thương, hơn một chục người làm thành hàng rào chắn xe cộ qua lại, còn những người khác ngăn chận người tài xế say rượu rời khỏi hiện trường, trong khi chờ đợi cảnh sát đến. Một chiếc xe cấp cứu gồm toàn người tình nguyện nhanh chóng tới nơi, đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.
Sau trận lụt năm 2015 khiến 100.000 người dân nông thôn phải sơ tán, có những hội thiện nguyện đã được lập ra ở Răngun. Họ quyên góp trên đường phố để mua thực phẩm, chở về đến tận các trại tạm cư.
Nhưng những hành động nhân ái này không dành cho người Rohingya, thiểu số Hồi giáo bị kỳ thị. Tại bang Arakan, dân địa phương đồng lòng ngăn cản viện trợ nhân đạo đến tay người Rohingya, cô lập những ai chấp nhận làm việc cho các tổ chức phi chính phủ thiện nguyện. Một chủ tiệm là Phật tử đã bị cạo đầu, buộc phải đi diễu trên đường phố với tấm bảng « Phản quốc » chỉ vì buôn bán với người Hồi giáo.
Cho đến nay, chính quyền của bà Aung San Suu Kyi vẫn làm ngơ trước tình trạng này. Các tổ chức xã hội dân sự không được tham vấn, các chuyên gia tài năng không có quan hệ chặt với đảng của bà Suu Kyi bị nghi ngại. Còn những ai lên án nạn bạc đãi người Rohingya thì bị đe dọa mà cảnh sát không hề can thiệp, hoặc bị kiện tụng tơi bời.
Hai lần ly dị của Ireland
Le Courrier International tuần nàyra số đặc biệt « Du hành tại Irelande trong thời Brexit ». Từ Derry đến Dublin, tờ báo vẽ nên chân dung của một quốc gia đã trở thành con tin của sự kiện Anh quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (EU), nhấn mạnh đến « Hai lần ly dị của Ireland ».Vào lúc Anh quốc đang chuẩn bị ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, nước láng giềng Ireland đang phải gánh chịu hậu quả của cuộc ly dị vất vả này.
Một ly bia trong một « pub » ở Dublin hay Luân Đôn giá bao nhiêu ? Khoảng 5 euro, nhưng tất cả còn tùy thuộc vào những thỏa thuận cuối cùng trong hợp đồng Brexit, sẽ bắt đầu có hiệu lực vào lúc 23 giờ ngày 29/03/2019, và những thay đổi của đồng bảng Anh.
Bởi vì nếu quay trở lại với đường biên giới thực tế giữa Bắc Ireland - là một tỉnh trực thuộc Vương quốc Anh - và Cộng hòa Ireland, thì việc vận chuyển bia từ nhà máy ở Dublin (CH Ireland) đến xưởng đóng chai ở Belfast (Bắc Ireland) sẽ mất nhiều thời gian hơn, và giá cước đắt hơn. Còn đồng bảng Anh hiện đã sụt giá đến 13% kể từ cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/06/2016.
Không chỉ loại bia nâu thông dụng này trở nên « đắng » hơn, mà Brexit còn đe dọa toàn bộ nền kinh tế Ireland, có nguy cơ khoét lại vết thương đã liền sẹo từ 20 năm qua với Hiệp định Thứ Sáu Tuần Thánh. Cách đây hai năm, khi bày tỏ mong muốn ở lại trong Liên Hiệp Châu Âu, người dân Bắc Ireland đã phản đối hai vụ ly dị, một với Bruxelles và một với láng giềng phương Nam. Nhưng các đồng bào của họ ở Anh đã quyết định ngược lại. Hậu quả là : sau hai thập niên hâm nóng quan hệ giữa hai Ireland, các bức tường chia cách ở Belfast đang bị đập bỏ, nhưng những hàng rào khác có thể được dựng lên trong tương lai.
Các viên chức châu Âu luôn nói rằng mọi thỏa thuận về Brexit sẽ không được ký nếu Ireland không bật đèn xanh. Thế nhưng theo tờ báo bảo thủ The Spectator có trụ sở ở Luân Đôn, thì đó chỉ là những lời lẽ mị dân. EU tôn trọng đường biên giới và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ireland « cũng như cá mập tôn trọng hải cẩu » - theo tác giả, vàEU chỉ muốn Ireland giúp mình chơi cho Brexit một cú !
Hungary : Thủ tướng Orban sẽ tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba ?
Cũng về châu Âu, tờ Magyar Idok thân cận với chính quyền Budapest được Le Courrier International trích dịch, giải thích « Vì sao ông Orban sẽ thắng cử thêm một nhiệm kỳ thứ ba » : đó là nhờ những thành công về kinh tế và chính trị của thủ tướng Hungary.
Đối lập không thuyết phục được dân chúng, đảng cực hữu Jobbik không có chương trình hành động rõ ràng, phe xã hội bị mất đi sự ủng hộ của giai cấp trung lưu. Trong khi đó chính phủ của ông Orban đã giúp GDB tăng lên, nợ công giảm xuống, nâng cao mức sống người dân, tỉ lệ người nghèo từ 1/3 xuống còn 1/4 dân số.
Những tấm hộ chiếu châu Âu bằng vàng cho đại gia
Trang kinh tế của L’Express đề cập đến một khía cạnh khác « Bán quốc tịch châu Âu » : một số nước Nam Âu bán tư cách công dân cho những nhà đầu tư giàu có từ Trung Quốc, Nga hay châu Phi.
Những người nhập cư này không phải chen chúc trên những chiếc tàu cũ kỹ có nguy cơ bị đắm. Họ du hành bằng ghế hạng thương gia tiện nghi trên máy bay, sẵn sàng ký những tấm séc có sáu, bảy con số zéro để có được tấm hộ chiếu châu Âu, sự bảo đảm vượt qua các biên giới một cách thoải mái, an toàn và…một cuộc đời mới.
Trong một thế giới toàn cầu hóa, đồng tiền không mang màu cờ nào, khoảng hai chục quốc gia nhỏ đã thu hút những người siêu giàu bằng món quà loại này. Hiện tượng « chiếu khán bằng vàng » kể từ đầu năm 2010 từ vịnh Caribê đã lan đến châu Âu. Những nước bị khủng hoảng tài chính làm ảnh hưởng như Chypre, Malta, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và ngay cả Bulgari, Hungary coi đây là cơ hội để có thêm nguồn ngoại tệ. Nếu đầu tư từ 500.000 euro cho đến 2,5 triệu euro tùy theo từng nước, người giàu có thể nhập tịch. Một nhà môi giới cho biết phân nửa số khách hàng là người Trung Quốc, 1/3 từ Trung Đông, số còn lại từ các nước thuộc Liên Xô cũ.
Syria : Thổ-Kurdistan, một cuộc chiến khác
Còn tại Trung Đông, cây bút Christian Makarian trên L’Express nhận định « Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người Kurdistan : Một cuộc chiến trong cuộc chiến ». Theo tác giả, việc Ankara tăng cường áp lực quân sự tại Syria làm gia tăng nhịp độ tan rã của Trung Đông.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan muốn loại hẳn sự hiện diện của quân Kurdistan, không chỉ dọc theo biên giới với Syria, mà cả ở biên giới Irak, tổng cộng 900 km. Sau khi chiếm Afrin hôm 19/3, Ankara nay nhắm vào các thành phố khác ở Syria mà người Kurdistan đang trấn giữ - Manbij, Kobané, Tall Abyad - những địa danh oai hùng, nơi dân quân Kurdistan từng đối đầu với tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
Đây là một cuộc chiến trong cuộc chiến : Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng thảm kịch Syria để dấn tới. Như vậy Ankara đang tiến hành một cuộc xâm lược vào Syria, làm phức tạp thêm tình hình và càng khiến phương Tây khó thể bỏ rơi người Kurdistan - đồng minh duy nhất ở Syria chống quân thánh chiến. Mặt khác, nếu lực lượng Kurdistan bị tiêu diệt sẽ bất lợi cho quốc tế trong cuộc chiến chống nạn khủng bố, vốn đã tạo ra rất nhiều nạn nhân vô tội ở châu Âu, và ngay tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Chánh Văn phòng Nhà Trắng John Kelly sắp từ chức?
Tùng Dương | 08/04/2018 19:51
Ông John Bolton, người mới được bổ nhiệm làm Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, được cho là đang lên kế hoạch sa thải quy mô lớn nhân sự Hội đồng An ninh quốc gia, nhằm mục đích cách chức hàng chục quan chức của Nhà Trắng.
Hãng RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Washington cho biết, ông Kelly đã gặp Tổng thống Donald Trump tại Phòng bầu dục hôm 28/3, và người đứng đầu bộ máy Nhà Trắng nói về ý định rời khỏi vị trí đang đảm nhiệm.
Tuy nhiên, nguồn tin cũng khẳng định, đề xuất của Chánh Văn phòng Kelly không mang tính tiêu cực, mà chỉ là thể hiện của “sự thất vọng” với những quyết sách của Tổng thống.
Nguồn tin tiết lộ, trong 8 tháng qua, đây không phải lần đầu tiên người đứng đầu bộ máy Nhà Trắng đề đạt nguyện vọng trên lên Tổng thống Trump.
Ông John Kelly là cựu tướng 4 sao của Thủy quân lục chiến Mỹ. Trước khi được chỉ định làm Chánh Văn phòng Nhà Trắng vào cuối tháng 7/2017, ông là bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa.
Tổng thống Trump đã nhiều lần ca ngợi ông Kelly về các hoạt động an ninh nội địa, bao gồm kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn và thực hiện lệnh cấm nhập cư từ 6 quốc gia Hồi giáo.
John Kelly là một trong số nhiều tướng lĩnh thân cận nhất của ông Trump.
Triều Tiên hy vọng tiếp đón Tổng thống Trump ở
Bình Nhưỡng
Triều Tiên hy vọng tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo Kim Jong Un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ở Bình Nhưỡng, CNN trích dẫn thông tin từ một số quan chức chính quyền Mỹ.
Theo CNN, các quan chức tình báo Hoa Kỳ và Triều Tiên “đã nói chuyện vài lần và thậm chí đã gặp nhau tại một nước thứ ba” để thảo luận về địa điểm của hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên.
Cuộc gặp khả năng sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc thậm chí sang đầu tháng 6, theo CNN.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (Ảnh: netralnews)Trump nổi giận lôi đình với Putin vì vụ tấn công hóa học tại Syria
Hoàng Lê | 09/04/2018 14:20
Hình ảnh trẻ em là nạn nhân trong vụ tấn công bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học tại Douma. Ảnh: Anadolu Agency/Getty Images
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi thẳng tên người đồng cấp Nga Putin, với lời cảnh báo "phải trả giá đắt" vì hỗ trợ chính quyền Syria Bashar al-Assad.
Viết trên trang Twitter cá nhân ngày 8/4, Tổng thống Trump không giấu sự giận dữ trước hình ảnh những đứa trẻ đang được cấp cứu sau một vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại Syria. Các nhà hoạt động tại Syria trước đó 1 ngày nói rằng, các trực thăng quân đội Syria đã thả nhiều quả bom chứa khí độc xuống thị trấn Douma ở gần thủ đô Damascus do lực lượng phiến quân kiểm soát.
Theo thông báo chung của tổ chức cứu hộ White Helmets và Nhóm từ thiện Y tế xã hội Mỹ tại Syria, vụ tấn công đã làm 48 người thiệt mạng, trong đó phần lớn là người dân thường. Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước Syria dẫn “một nguồn tin chính thức” đã bác bỏ những thông tin này.
Thông tin về vụ tấn công hóa học mới tại Syria xuất hiện vào thời điểm cách đây đúng 1 năm, khi đích thân Tổng thống Trump ra lệnh bắn 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân al-Shayrat của Syria ở gần thành phố Homs, nơi có cả lực lượng Nga đồn trú. Đây được xem là đòn tấn công đáp trả của Mỹ nhằm vào cuộc tấn công hóa học xuống Idlib, Syria, hôm 4/4/2017. Khoảng 100 người, trong đó có hàng chục trẻ em, có dấu hiệu nhiễm chất độc thần kinh đã tử vong sau đó.
Chính phủ Mỹ tin rằng hóa chất được sử dụng trong vụ tấn công Idlib hôm 4/4/2017 là chất độc thần kinh sarin, vốn bị cấm dùng trong các cuộc xung đột, và cho rằng vụ tấn công được thực hiện bởi lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tuy nhiên, chính quyền Damascus phủ nhận cáo buộc này và đổ trách nhiệm cho quân nổi dậy.
Trump nổi giận với Putin
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc đích danh Tổng thống Nga Putin trong một bài viết trên Twitter cá nhân. Bài đăng giận dữ không ngần ngại nhắm thẳng vào ông Putin và Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
“Rất nhiều người đã chết, trong đó có phụ nữ và trẻ em, trong vụ tấn công HÓA HỌC mất trí tại Syria... Tổng thống Putin, Nga và cả Iran phải chịu trách nhiệm vì đã hỗ trợ chế độ al-Assad. Một cái giá đắt sẽ phải trả... ”, ông Trump viết trên Twitter.
Tổng thống Mỹ đã gọi vụ tấn công hóa học này là “bệnh hoạn”, đồng thời cáo buộc cả chính sách từ thời Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama gây ra hậu quả tại Syria.
“Nếu Tổng thống Obama vạch ra “Ranh giới đỏ”, thảm kịch tại Syria đã kết thúc từ lâu rồi!”, ông Trump nhấn mạnh.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng lên tiếng về vụ việc này, nhấn mạnh ông và Tổng thống Trump đang theo dõi chặt chẽ tình hình và giám sát vụ việc dường như là một vụ tấn công hóa học này.
Theo kế hoạch, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ sẽ họp “nhóm nhỏ” trong chiều ngày 9/4 (theo giờ Washington) để thảo luận tình hình Syria. Cuộc họp sẽ do cố vấn an ninh quốc gia mới John Bolton chủ trì. Đây cũng sẽ là ngày làm việc đầu tiên của ông Bolton trên cương vị mới.
Viết trên trang Twitter cá nhân ngày 8/4, Tổng thống Trump không giấu sự giận dữ trước hình ảnh những đứa trẻ đang được cấp cứu sau một vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại Syria. Các nhà hoạt động tại Syria trước đó 1 ngày nói rằng, các trực thăng quân đội Syria đã thả nhiều quả bom chứa khí độc xuống thị trấn Douma ở gần thủ đô Damascus do lực lượng phiến quân kiểm soát.
Theo thông báo chung của tổ chức cứu hộ White Helmets và Nhóm từ thiện Y tế xã hội Mỹ tại Syria, vụ tấn công đã làm 48 người thiệt mạng, trong đó phần lớn là người dân thường. Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước Syria dẫn “một nguồn tin chính thức” đã bác bỏ những thông tin này.
Thông tin về vụ tấn công hóa học mới tại Syria xuất hiện vào thời điểm cách đây đúng 1 năm, khi đích thân Tổng thống Trump ra lệnh bắn 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân al-Shayrat của Syria ở gần thành phố Homs, nơi có cả lực lượng Nga đồn trú. Đây được xem là đòn tấn công đáp trả của Mỹ nhằm vào cuộc tấn công hóa học xuống Idlib, Syria, hôm 4/4/2017. Khoảng 100 người, trong đó có hàng chục trẻ em, có dấu hiệu nhiễm chất độc thần kinh đã tử vong sau đó.
Chính phủ Mỹ tin rằng hóa chất được sử dụng trong vụ tấn công Idlib hôm 4/4/2017 là chất độc thần kinh sarin, vốn bị cấm dùng trong các cuộc xung đột, và cho rằng vụ tấn công được thực hiện bởi lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tuy nhiên, chính quyền Damascus phủ nhận cáo buộc này và đổ trách nhiệm cho quân nổi dậy.
Trump nổi giận với Putin
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc đích danh Tổng thống Nga Putin trong một bài viết trên Twitter cá nhân. Bài đăng giận dữ không ngần ngại nhắm thẳng vào ông Putin và Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
“Rất nhiều người đã chết, trong đó có phụ nữ và trẻ em, trong vụ tấn công HÓA HỌC mất trí tại Syria... Tổng thống Putin, Nga và cả Iran phải chịu trách nhiệm vì đã hỗ trợ chế độ al-Assad. Một cái giá đắt sẽ phải trả... ”, ông Trump viết trên Twitter.
Tổng thống Mỹ đã gọi vụ tấn công hóa học này là “bệnh hoạn”, đồng thời cáo buộc cả chính sách từ thời Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama gây ra hậu quả tại Syria.
“Nếu Tổng thống Obama vạch ra “Ranh giới đỏ”, thảm kịch tại Syria đã kết thúc từ lâu rồi!”, ông Trump nhấn mạnh.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng lên tiếng về vụ việc này, nhấn mạnh ông và Tổng thống Trump đang theo dõi chặt chẽ tình hình và giám sát vụ việc dường như là một vụ tấn công hóa học này.
Theo kế hoạch, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ sẽ họp “nhóm nhỏ” trong chiều ngày 9/4 (theo giờ Washington) để thảo luận tình hình Syria. Cuộc họp sẽ do cố vấn an ninh quốc gia mới John Bolton chủ trì. Đây cũng sẽ là ngày làm việc đầu tiên của ông Bolton trên cương vị mới.
Nóng vũ khí hóa học tại Ghouta, Pháp, Mỹ trao đổi dữ liệu kín
Chiêu bài cũ lặp lại?
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng dự kiến có cuộc họp khẩn cấp trong ngày 9/4 để làm rõ cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria. CNN dẫn nguồn tin ngoại giao Liên Hợp Quốc cho biết, Nga cũng sẽ triệu tập một cuộc họp riêng rẽ của Hội đồng Bảo an cùng ngày về vấn đề này.
Trước các thông tin về vụ tấn công hóa học và chỉ trích không ngừng từ Mỹ, chính quyền Syria của Tổng thống al-Assad và các đồng minh thân cận là Nga và Iran đã ngay lập tức bác bỏ mọi cáo buộc, cũng như sự liên quan tới vụ việc này.
Có thể thấy kịch bản của vụ tấn công hóa học tại Idlib cách đây 1 năm đang lặp lại. Đáp trả cáo buộc đứng sau vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại Douma từ Mỹ và các đồng minh phương Tây, thì Syria và Nga cho rằng chính lực lượng phiến quân tại Douma đã dàn dựng vụ tấn công này để cản trở những bước tiến của quân đội Syria đang tiến tới giải phóng hoàn toàn khu vực này.
Với vụ việc lần này, Syria và Nga cho rằng lực lượng phiến quân đang cố tình khiêu khích để “cộng đồng quốc tế can thiệp quân sự”. Phía Nga cảnh báo sự khiêu khích này là không thể chấp nhận được và sẽ dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng nhất.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, thông tin về vụ tấn công hóa học tại Douma là “một trò chơi khăm” nhằm gây trở ngại cho thỏa thuận chấm dứt xung đột tại Douma cũng như nỗ lực sơ tán người dân thường và thậm chí là sơ tán các tay súng Jaish al-Islam Jaish al-Islam cũng gia đình họ.
“Thông tin về các vụ tấn công sử dụng vũ khí hóa học hay các chất độc hóa học do chính phủ Syria tiến hành lại xuất hiện. Lại một “mưu đồ” nữa về tấn công vũ khí hóa học tại Douma. Trước đây, chúng tôi đã rất nhiều lần cảnh báo về những hành động khiêu kích nguy hiểm này. Cáo buộc này là những phỏng đoán vô căn cứ, nhằm tạo lá chắn bảo vệ cho khủng bố và những nhóm đối lập không thể hòa giải tại Syria”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ.
Iran cũng ngay lập tức có phản ứng, gọi cáo buộc chính quyền Syria đứng sau vụ tấn công hóa học tại Douma là không đúng thực tế.
Hãng thông tấn nhà nước Iran IRNA dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bahram Qasemi khẳng định: “Nước Cộng hòa Hồi giáo Iran lên án mạnh mẽ việc sử dụng vũ khí hóa học tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Những cáo buộc về vụ tấn công tại Syria là hoàn toàn không đúng với thực tế”.
Chiêu bài cũ lặp lại?
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng dự kiến có cuộc họp khẩn cấp trong ngày 9/4 để làm rõ cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria. CNN dẫn nguồn tin ngoại giao Liên Hợp Quốc cho biết, Nga cũng sẽ triệu tập một cuộc họp riêng rẽ của Hội đồng Bảo an cùng ngày về vấn đề này.
Trước các thông tin về vụ tấn công hóa học và chỉ trích không ngừng từ Mỹ, chính quyền Syria của Tổng thống al-Assad và các đồng minh thân cận là Nga và Iran đã ngay lập tức bác bỏ mọi cáo buộc, cũng như sự liên quan tới vụ việc này.
Có thể thấy kịch bản của vụ tấn công hóa học tại Idlib cách đây 1 năm đang lặp lại. Đáp trả cáo buộc đứng sau vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại Douma từ Mỹ và các đồng minh phương Tây, thì Syria và Nga cho rằng chính lực lượng phiến quân tại Douma đã dàn dựng vụ tấn công này để cản trở những bước tiến của quân đội Syria đang tiến tới giải phóng hoàn toàn khu vực này.
Với vụ việc lần này, Syria và Nga cho rằng lực lượng phiến quân đang cố tình khiêu khích để “cộng đồng quốc tế can thiệp quân sự”. Phía Nga cảnh báo sự khiêu khích này là không thể chấp nhận được và sẽ dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng nhất.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, thông tin về vụ tấn công hóa học tại Douma là “một trò chơi khăm” nhằm gây trở ngại cho thỏa thuận chấm dứt xung đột tại Douma cũng như nỗ lực sơ tán người dân thường và thậm chí là sơ tán các tay súng Jaish al-Islam Jaish al-Islam cũng gia đình họ.
“Thông tin về các vụ tấn công sử dụng vũ khí hóa học hay các chất độc hóa học do chính phủ Syria tiến hành lại xuất hiện. Lại một “mưu đồ” nữa về tấn công vũ khí hóa học tại Douma. Trước đây, chúng tôi đã rất nhiều lần cảnh báo về những hành động khiêu kích nguy hiểm này. Cáo buộc này là những phỏng đoán vô căn cứ, nhằm tạo lá chắn bảo vệ cho khủng bố và những nhóm đối lập không thể hòa giải tại Syria”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ.
Iran cũng ngay lập tức có phản ứng, gọi cáo buộc chính quyền Syria đứng sau vụ tấn công hóa học tại Douma là không đúng thực tế.
Hãng thông tấn nhà nước Iran IRNA dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bahram Qasemi khẳng định: “Nước Cộng hòa Hồi giáo Iran lên án mạnh mẽ việc sử dụng vũ khí hóa học tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Những cáo buộc về vụ tấn công tại Syria là hoàn toàn không đúng với thực tế”.
Cú chốt của phiến quân ở Đông Ghouta sau vụ tấn công vũ khí hóa học
Hàng trăm người Syria thương vong vì vũ khí hóa học?
Thảm kịch tấn công hóa học Douma?
Các nhà hoạt động đối lập Syria đã cáo buộc các trực thăng của quân đội Tổng thống al-Assad đã ném nhiều quả bom có chứa chất độc hóa học xuống Douma, thị trấn tại Đông Ghouta, ngoại ô thủ đô Damascus. Đây cũng là khu vực cuối cùng nằm trong tay lực lượng phiến quân đội lập. Giải phóng Douma, đồng nghĩa với giải phóng hoàn toàn Đông Ghouta, một chiến thắng lớn nữa của chính quyền Syria kể từ sau chiến thắng tại Aleppo.
Theo các nhà hoạt động đối lập, ít nhất 48 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công hóa học này và khoảng 500 người khác có những triệu chứng bị phơi nhiễm với khí độc hóa học.
Liên tiếp các hình ảnh trẻ em đang được triều trị với những triệu chứng bị nhiễm chất độc hóa học được tung lên mạng internet. Truyền thông phương Tây đã liên tục đăng lên hình ảnh những nạn nhân đã thiệt mạng hay những người bị thương với những triệu chứng của nhiễm chất độc hóa học.
Các nhóm hoạt động đối lập, các tổ chức nhân đạo như White Helmets và Nhóm từ thiện Y tế xã hội Mỹ tại Syria... cho biết, con số thương vong trong vụ tấn công này sẽ còn tăng cao.
CNN dẫn lời các bác sĩ thuộc Liên minh Y tế và các tổ chức cứu trợ tại Đông Ghouta xác nhận rằng, họ đã thấy những người bệnh co giật không kiểm soát và không có phản ứng...
Sau khi có thông tin về vụ tấn công hóa học, kênh truyền hình nhà nước Syria ngày 8/4 cho biết, chính phủ Syria đã đạt được một thỏa thuận với Jaish al-Islam, nhóm phiến quân cuối cùng tại Douma, theo đó lực lượng này sẽ rút đi trong vòng 48 giờ tới.
Các thành viên Jaish al-Islam sẽ di chuyển tới Jarablus, phía Bắc Syria, như một phần của thỏa thuận. Đổi lại, Jaish al-Islam sẽ trả tự do cho toàn bộ những người mà lực lượng này giam giữ tại Douma.
Kênh truyền hình nhà nước Syria cũng phát đi hình ảnh những đoàn xe buýt chở lực lượng Jaish al-Islam và gia đình họ rời khỏi Douma vào cuối ngày 8/4.
Trước đó, thỏa thuận ngừng bắn và sơ tán giữa Jaish al-Islam với Nga đã sụp đổ ngày 7/4 và quân đội Syria đã khôi phục các đợt không kích tại khu vực này. Đáp trả nhóm Jaish al-Islam đã nã đạn pháo vào thủ đô Damascus.
Hàng trăm người đã thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương khi quân đội Syria phát động chiến dịch giải phóng Đông Ghouta. Theo Liên Hợp Quốc, hơn 130.000 đã sơ tán khỏi Đông Ghouta trong tháng trước./.
Thảm kịch tấn công hóa học Douma?
Các nhà hoạt động đối lập Syria đã cáo buộc các trực thăng của quân đội Tổng thống al-Assad đã ném nhiều quả bom có chứa chất độc hóa học xuống Douma, thị trấn tại Đông Ghouta, ngoại ô thủ đô Damascus. Đây cũng là khu vực cuối cùng nằm trong tay lực lượng phiến quân đội lập. Giải phóng Douma, đồng nghĩa với giải phóng hoàn toàn Đông Ghouta, một chiến thắng lớn nữa của chính quyền Syria kể từ sau chiến thắng tại Aleppo.
Theo các nhà hoạt động đối lập, ít nhất 48 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công hóa học này và khoảng 500 người khác có những triệu chứng bị phơi nhiễm với khí độc hóa học.
Liên tiếp các hình ảnh trẻ em đang được triều trị với những triệu chứng bị nhiễm chất độc hóa học được tung lên mạng internet. Truyền thông phương Tây đã liên tục đăng lên hình ảnh những nạn nhân đã thiệt mạng hay những người bị thương với những triệu chứng của nhiễm chất độc hóa học.
Các nhóm hoạt động đối lập, các tổ chức nhân đạo như White Helmets và Nhóm từ thiện Y tế xã hội Mỹ tại Syria... cho biết, con số thương vong trong vụ tấn công này sẽ còn tăng cao.
CNN dẫn lời các bác sĩ thuộc Liên minh Y tế và các tổ chức cứu trợ tại Đông Ghouta xác nhận rằng, họ đã thấy những người bệnh co giật không kiểm soát và không có phản ứng...
Sau khi có thông tin về vụ tấn công hóa học, kênh truyền hình nhà nước Syria ngày 8/4 cho biết, chính phủ Syria đã đạt được một thỏa thuận với Jaish al-Islam, nhóm phiến quân cuối cùng tại Douma, theo đó lực lượng này sẽ rút đi trong vòng 48 giờ tới.
Các thành viên Jaish al-Islam sẽ di chuyển tới Jarablus, phía Bắc Syria, như một phần của thỏa thuận. Đổi lại, Jaish al-Islam sẽ trả tự do cho toàn bộ những người mà lực lượng này giam giữ tại Douma.
Kênh truyền hình nhà nước Syria cũng phát đi hình ảnh những đoàn xe buýt chở lực lượng Jaish al-Islam và gia đình họ rời khỏi Douma vào cuối ngày 8/4.
Trước đó, thỏa thuận ngừng bắn và sơ tán giữa Jaish al-Islam với Nga đã sụp đổ ngày 7/4 và quân đội Syria đã khôi phục các đợt không kích tại khu vực này. Đáp trả nhóm Jaish al-Islam đã nã đạn pháo vào thủ đô Damascus.
Hàng trăm người đã thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương khi quân đội Syria phát động chiến dịch giải phóng Đông Ghouta. Theo Liên Hợp Quốc, hơn 130.000 đã sơ tán khỏi Đông Ghouta trong tháng trước./.
NÓNG: Nga đột nhiên báo động sẵn sàng chiến đấu toàn bộ QĐ cả ở Syria lẫn trong nước?
|
|
Mỹ tung tối hậu thư, Nga sẽ phải cúi đầu thần phục?
Đại tá Lê Thế Mẫu | 09/04/2018 22:22
Ông Putin không dễ bị bắt nạt
Ngày 6/4/2018, Bộ ngân khố Mỹ thông báo Washington bắt đầu áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với 38 doanh nhân, quan chức chính phủ và công ty Nga với cáo buộc “những chủ thể này đã ủng hộ nỗ lực của nhà nước Nga trong việc phá hoại nền dân chủ của Phương Tây". Đây là đòn trừng phạt gay gắt nhất và được coi là tối hậu thư mới của Mỹ chống phá Nga, trước hết là chống V.Putin.
Liệu có phải là Nga đang “phá hoại nền dân chủ của Phương Tây”?
Liên quan tới đòn trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga, một câu hỏi cần có câu trả lời là “nền dân chủ của Phương Tây là gì và ai là người đang phá hoại nền dân chủ ấy?
Cái gọi là “nền dân chủ của Phương Tây” mà Bộ ngân khố Mỹ nói tới ở đây chính là trật tự thế giới đơn cực hình thành sau Chiến tranh lạnh, trong đó Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất đóng vai trò là một cực duy nhất, mặc sức thao túng và chà đạp luật pháp quốc tế để đạt được mục đích bá chủ thế giới của giới cầm quyền ở Washington trong điều kiện không còn tồn tại Liên Xô như một đối trọng kiềm chế Mỹ.
Với vị thế ấy, Mỹ đã bất chấp Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế phát động nhiều cuộc chiến tranh xâm lược núp dưới chiêu bài “xúc tiến dân chủ” sang các quốc gia khác mà ở đó theo Washington là có sự “vi phạm nhân quyền” và “không có dân chủ”. Trên thực tế, Mỹ đang biến quá trình toàn cầu hóa sau Chiến tranh lạnh thành quá trình “Mỹ hóa thế giới”.
Thực hiện chủ trương đó, Mỹ đơn phương phát động cuộc chiến tranh xâm lược Nam Tư năm 1999 với khẩu hiệu “bảo vệ nhân quyền”, cuộc chiến tranh xâm lược Afghanistan năm 2001 với khẩu hiệu “mang lại nền tự do bền vững”, cuộc chiến tranh xâm lược Iraq với khẩu hiệu “mang tự do tới cho người dân” năm 2003, cuộc chiến tranh xâm lược Libya năm 2011 với khẩu hiệu “bảo vệ người dân trước hành động tàn sát của nhà độc tài Gaddafi”, chiến dịch quân sự núp dưới chiêu bài “chống khủng bố” để lật đổ tổng thống Bassa Al-Assad được người dân Syria bầu lên một cách hoàn toàn dân chủ.
Tổng thống Nga V.Putin là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới tuyên bố, trật tự thế giới đơn cực do một siêu cường duy nhất lãnh đạo hoàn toàn trái ngược với nguyên tắc và các giá trị dân chủ mà chính các nước Phương Tây cũng đang cổ súy. Theo ông, một quốc gia tự cho mình quyền gây chiến tranh phá nát chủ quyền của nhiều quốc gia khác thì không đủ tư cách để rao giảng về “các giá trị dân chủ”. V.Putin còn cảnh báo, trật tự thế giới đơn cực mà Mỹ đang theo đuổi còn có tác động phá hoại từ bên trong. Thực tế đã chứng minh điều đó: chính sự dấn thân của Mỹ vào các cuộc chiến tranh không ngừng nghỉ sau Chiến tranh lạnh đã tiêu tốn của quốc gia này hàng chục ngàn tỷ đô la và đó là một trong những nguyên nhân có tính quyết định đưa Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống hiện nay [1].
Tạm gác bất đồng, Nga-Thổ-Iran "đoàn kết" chống chính sách thù địch của Mỹ và phương Tây
Vì thế, tổng thống V.Putin còn tuyên bố Nga không chấp nhận trật tự thế giới đơn cực do một siêu cường duy nhất áp đặt ý chí chính trị cho toàn bộ phần còn lại của thế giới và nước Nga sẽ đi đầu trong cuộc đấu tranh nhằm xây dựng một trật tự thế giới mới dân chủ thực sự, trong đó tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù mạnh hay nghèo, đều được tôn trọng và lắng nghe như nhau trong khi giải quyết các chương trình nghị sự toàn cầu.
Chính vì thế, giới lãnh đạo Mỹ gán cho Nga là quốc gia “xét lại trật tự thế giới”, còn tổng thống V.Putin bị gán tội danh “kẻ phá hoại trật tự thế giới”. Trong thời gian qua, Mỹ đã không từ bất cứ thủ đoạn nào chống phá Nga và loại bỏ V.Putin ra khỏi Điện Kremlin [2].
Gói trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga với mục đích gì?
Trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống ở Nga vào ngày 18/3/2018, Mỹ đã tung ra gói cấm vận mới, trong đó bổ sung một lãnh đạo cao cấp và một số công ty năng lượng của Nga vào danh sách các chủ thể bị trừng phạt, với toan tính có thể gây rối loạn tình hình chính trị và kinh tế-xã hội Nga và giảm uy tín của tổng thống V.Putin trong cuộc bầu cử. Trong danh sách các chủ thể bị cấm vận lần đó có Thứ trưởng Bộ năng lượng Nga Andrey Cherezov, Giám đốc công ty “Technopromexport” Sergey Topor-Gilka và nhiều công ty thuộc tập đoàn sản xuất dầu mỏ và khí đốt “Surgutneftegaz”.
Phản ứng trước lệnh cấm vận đó của Mỹ, Phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma Quốc gia Nga V.Dzhabarov nhận định: “Đây không phải đơn thuần là chính sách cấm vận mà thực ra người Mỹ đã tuyên chiến với chúng tôi. Chúng tôi rút ra kết luận ấy từ chính bản chất của sự việc". Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng mưu toan của Mỹ nhằm thay đổi chính sách đối ngoại của Liên bang Nga bằng cách gây áp lực với một số chủ thể của Nga sẽ không mang lại kết quả bởi chính sách đối ngoại của Matxcơva nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong xã hội.
Đặc biệt, theo nhận định của Bộ ngoại giao Nga, để phá hoại cuộc bầu cử tổng thống ở Nga, Mỹ cùng với Anh và các đồng minh trong NATO dàn dựng vụ “Nga sử dụng vũ khí hóa học sát hại điệp viên hai mang Sergei Skripal và con gái người Nga Yulia” để lấy cớ đó phát động cuộc chiến tranh ngoại giao nhằm trục xuất 150 nhà ngoại giao của Nga. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh ngoại giao này của Mỹ và Phương Tây đã bộc lộ sự giả dối sau khi các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm chất độc hóa học của Bộ quốc phòng Anh tại căn cứ Porton Down thừa nhận họ không thể chứng minh loại chất độc nghi được sử dụng để tấn công cựu điệp viên Nga có nguồn gốc từ Nga như cáo buộc của chính phủ Anh trước đó [3].
Tuy nhiên, không chịu thừa nhận thất bại, Mỹ lại tiếp tục áp đặt một gói cấm vận mới để “biểu thị sự đoàn kết với đồng minh Anh” trong vụ Sergei Skripal. Hành động này được coi như một kiểu tối hậu thư nhằm vào Nga nhưng lại liên quan tới một “tội danh” khác là “phá hoại nền dân chủ của Phương Tây”. Mức độ gắt gao của gói cấm vận mới này có thể là nghiêm trọng chưa từng có trước đó, được thể hiện ở danh sách các chủ thể bị Mỹ cấm vận, gồm hai nhóm đối tượng.
Nhóm 1 gồm các tỷ phú-doanh nhân, trong đó nổi lên Oleg Deripaska; Suleiman Kerimov; Kirill Shamalov; Viktor Vekselberg; Igor Rotenberg; Giám đốc Tập đoàn khí đốt Gazprom, ông Alexey Miller; Chủ tịch Ngân hàng VTB Andrey Kostin; các công ty Rosoboronexport, EN+Group, Renova, Gazprom Bureniye , Enpivi Engineering ….Theo Mỹ, nhóm đối tượng này ủng hộ tổng thống V.Putin trong những nỗ lực “phá hoại nền dân chủ của Phương Tây” và cũng nhận được nhiều bổng lộc từ Điện Kremiln.
Mỹ trừng phạt con rể và tài phiệt thân Putin liệu có ích gì?
Giới tài phiệt Nga lĩnh đòn trừng phạt mới choáng váng của Mỹ
Tướng Mỹ: Trừng phạt ngoại giao không làm cho ông Putin lay chuyển
Nhóm 2 gồm những nhân vật chủ chốt trong giới tinh hoa chính trị thuộc bộ máy quyền lực của tổng thống V. Putin như Thư ký Hội đồng An ninh Nikolai Patrushev; Giám đốc Cơ quan quản lý báo chí, công nghệ thông tin và truyền thông Nga “Roskomnadzor” Alexander Zharov; Chỉ huy trưởng Lực lượng vệ binh quốc gia Rosgvardii Viktor Zolotov; Giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược Nga Mikhail Fradkov; Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hội đồng Liên bang Konstantin Kosachev; Bộ trưởng Bộ nội vụ Vladimir Kolokoltsev; người đứng đầu Bộ phận hợp tác kinh tế và xã hội với Cộng hòa Abkhazia và Nam Ossetia, ông Oleg Govorun .
Mục đích xuyên suốt các gói cấm vận của Mỹ nhằm vào Nga là thực hiện Đạo luật HR-3364 của Quốc hội Mỹ đã được tổng thống Donald Trump phê chuẩn ngày 2/8/2017, trong đó nêu rõ:“Ảnh hưởng ngày càng lớn của nước Nga ở nhiều khu vực trên thế giới là mối đe dọa tới an ninh quốc gia của Mỹ”. Nói cách khác: Nga là “mối đe dọa lớn nhất đối với tham vọng của Mỹ tiếp tục duy trì vai trò bá chủ thế giới trong trật tự thế giới đơn cực sau Chiến tranh lạnh”. Tung ra gói cấm vận mới, Mỹ đe dọa nếu những người này không chống lại tổng thống Nga V.Putin, thì tất cả tài sản của họ sẽ bị Mỹ phong tỏa. Như vậy, tất cả họ đang đứng trước nguy cơ bị mất hết toàn bộ tài sản [4].
Nhận định về gói cấm vận mới nhất này của Mỹ, Chủ tịch Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân của Nga, ông Alechsander Shokhin, cho biết:“Vừa qua, trong cuộc gặp Đại sứ của Mỹ ở Matxcơva, ông John Huntsman, tôi nói thẳng với ông ấy rằng, tất cả mọi nỗ lực phá hoại Nga của các ông đều sẽ phản tác dụng. Hiện nay, tất cả chúng tôi ở Nga, từ các chính khách đến các tỷ phú, đều nhận thấy các vị là những kẻ phá hoại nguy hiểm nhất đối với các thể chế và quá trình cải cách ở Nga. Không ai tin các vị để chống lại V.Putin. Các tỷ phú và doanh nhân ở Nga hiện nay là “các giám đốc đỏ không có thẻ đảng”. Họ trung thành với vị tổng tư lệnh của chúng tôi và sẵn sàng thực hiện mệnh lệnh của ông ấy, dù có bị thiệt hại về kinh tế. Các vị nên biết, cuộc “cách mạng phẩm giá” như ở Ukraine sẽ không lặp lại ở Nga”.
Cuối cùng, ông Alechsander Shokhin kết luận:“Đối thủ địa chính trị của chúng tôi vẫn không chịu nhận ra điều đó. Vì thế, họ vẫn tiếp tục rung cây táo để nhặt quả rơi mà không biết rằng trên cái cây ấy từ lâu đã không còn quả dành cho họ nữa” [5]./.
Tài liệu tham khảo:
[1]Выступление и дискуссия на Мюнхенской конференции по вопросам политики безопасности. http://kremlin.ru/events/president/transcripts/24034
[2] A New National Security Strategy for a New Era. https://www.whitehouse.gov/articles/new-national-security-strategy-new-era/
[3]Giám đốc phòng thí nghiệm Anh thừa nhận không chứng minh được Nga đầu độc cựu điệp viên Skripal. http://doanhnghiepvn.vn/giam-doc-phong-thi-nghiem-anh-thua-nhan-khong-chung-minh-duoc-nga-dau-doc-cuu-diep-vien-skripal-d123242.html
[4] Заговор против Путина?https://topwar.ru/122380-zagovor-protiv-putina.html
[5]США продолжают трясти яблоню, на которой давно нет яблок. http://maxpark.com/community/13/content/6287861
Cuộc chiến Syria dưới góc nhìn của những người Mỹ trên thực địa
Cuộc chiến Syria dưới góc nhìn của những người Mỹ trên thực địa
Việc ông Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi Syria đang gây ra những phản ứng trái chiều, đặc biệt trong bộ phận...
|
Dấu ấn tuần qua: Tổng thống Trump ‘cân’ Trung Quốc trên cả hai mặt trận
Tuần qua đánh dấu những động thái mạnh mẽ của Tổng thống Mỹ Donald Trump chống lại Trung Quốc ở cả 2 mặt trận: thương mại và quân sự.
Hôm thứ Ba (3/4), ông Trump nã phát pháo đầu tiên vào mặt trận thương mại của Trung Quốc, bằng việc công bố danh sách 1.300 mặt hàng Trung Quốc dự kiến sẽ bị áp thuế 25% khi nhập vào Mỹ.
Số hàng hóa này ước tính có giá trị khoảng 50 tỷ USD, tương đương số tiền Mỹ tin rằng đã bị thiệt hại từ việc Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ của mình.
‘So kè’ quyết liệt
Tiếp đó, ngày 6/4 – sau khi Trung Quốc đáp trả bằng một gói thuế quan trị giá 50 tỷ USD đánh vào các mặt hàng của Mỹ, ông Trump tăng gấp đôi mức độ đe dọa của mình, bằng tuyên bố đã chỉ thị cho các quan chức thương mại Mỹ xem xét đánh thêm thuế lên số hàng hóa trị giá 100 tỷ USD nhập từ Trung Quốc.
Giải thích cho động thái “leo thang” này, Tổng thống Trump nói: “Thay vì sửa chữa lỗi lầm, Trung Quốc lại chọn cách gây phương hại đến lợi ích của nông dân và các nhà sản xuất Mỹ”.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng không quên nhắc lại kết luận điều tra của Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ rằng Trung Quốc “đã liên tục tham gia các hoạt động bất công để chiếm đoạt sở hữu trí tuệ Mỹ”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế đối với hàng hoá từ Trung Quốc tại Nhà Trắng ở Washington hôm 22/3/2018 (Ảnh: Reuters)
Trên mặt trận quân sự, cùng thời điểm Trung Quốc tập bắn đạn thật với nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh trên Biển Đông, Tổng thống Trump đã điều 3 nhóm tác chiến tàu sân bay đến khu vực, gồm các nhóm tàu sân bay USS Ronald Reagan, USS Carl Vinson và USS Theodore Roosevelt.
Trong đó, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ ngày 6/4 đã bắt đầu cuộc cuộc tập trận 2 ngày cùng tàu hộ vệ lớp Formidable RSS Supreme và tàu hộ vệ tên lửa RSS Valiant của Hải quân Singapore (RSN) tại vùng biển quốc tế phía nam Biển Đông.
“Sự tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông cho thấy Washington xem Bắc Kinh là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm, không chỉ về kinh tế mà cả về quân sự”, chuyên gia phân tích quân sự Zhou Chenming nhận định.
Sửa chữa sai lầm của tiền nhiệm
Những động thái cứng rắn của ông Trump đối với Bắc Kinh gần đây khiến nhiều người cảm thấy hả dạ, nhưng cũng không ít người lo ngại. Nhiều tờ báo nhanh chóng lên tiếng cho rằng ông Trump có thể khiến nền kinh tế toàn cầu gặp nguy hiểm khi khơi mào một cuộc chiến thương mại.
Nhưng, sự thật là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-Trung đã bắt đầu từ lâu, và chính Trung Quốc mới là bên gây chiến, như nhận định của Nhật báo Phố Wall (WSJ): “Nếu có một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đừng đổ lỗi cho Donald Trump: Trung Quốc đã bắt đầu nó rất lâu trước khi ông trở thành tổng thống”.
Tổng thống Trump cũng có nhận định tương tự, khi cho rằng Mỹ “không tham gia vào một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc” bởi vì các nhà lãnh đạo Mỹ trước đây đã thua trong một cuộc chiến tranh như vậy.
“Chúng ta không ở trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Những con người dại dột hoặc không có năng lực, đại diện cho nước Mỹ, đã để thua trong cuộc chiến đó nhiều năm trước đây. Bây giờ chúng ta bị thâm hụt thương mại 500 tỷ USD một năm, cùng với việc bị đánh cắp tài sản trí tuệ trị giá 300 tỷ USD. Chúng ta không thể để chuyện này tiếp diễn”, ông Trump viết trên trang mạng xã hội Twitter hôm 4/4.
Trung Quốc bị tố chiếm đoạt tài sản sở hữu trí tuệ của Mỹ bất hợp pháp. (Ảnh: SCMP)
Với mặt trận Biển Đông, Trung Quốc cáo buộc Mỹ có những bước đi “gây hấn”, chẳng hạn việc Hải quân Mỹ hôm 23/3 triển khai tàu khu trục USS Mustin thực hiện chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) trong khu vực 12 hải lý quanh đá Vành Khăn, nơi bị Trung Quốc bồi lấp, cải tạo trái phép thành đảo nhân tạo.
Tuy nhiên, có lẽ ai cũng biết chính Trung Quốc mới là bên gây hấn thực sự, khi liên tiếp đưa ra những tuyên bố ngang ngược về chủ quyền trên Biển Đông với cái gọi là “đường 9 đoạn”, cũng như các hoạt động bồi đắp, xây dựng trái phép trên những hòn đảo tranh chấp.
Điều đáng nói, những hoạt động xây dựng trái phép và quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc đã diễn ra rầm rộ vào đúng thời gian chính quyền ông Obama ngừng hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông từ năm 2012 đến 2015.
Sau khi lên cầm quyền, ông Trump đã cho thấy quyết tâm chống lại sự ngang ngược của Bắc Kinh. Đầu tiên, vào tháng 7/2017, ông phê duyệt kế hoạch cho Hải quân Mỹ thực hiện hoạt động tự do hàng hải tại các khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông trong suốt 1 năm.
Dưới thời tổng thống Obama, việc tuần tra phải được xin phép, xem xét, và phê duyệt từng lần, nên mất thời gian thực hiện. Nhưng kế hoạch lần này của chính quyền ông Trump là lịch trình cho cả một năm.
Kế đó, như đã nói ở trên, ông đã điều nhiều tài sản quân sự chiến lược đến khu vực Biển Đông, mà nổi bật nhất là 3 nhóm tác chiến tàu sân bay, trong đó có tàu sân bay đã cập cảng Việt Nam, USS Carl Vinson.
Bắc Kinh huênh hoang
Trong bối cảnh Tổng thống Trump điều 3 nhóm tác chiến tàu sân bay đến Biển Đông, một viên tướng Trung Quốc là Kim Nhất Nam đã dõng dạc tuyên bố: “Dù có tới 10 nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ thì Trung Quốc vẫn có thể đối phó hiệu quả!”.
Ông này cũng khẳng định Bắc Kinh không quan tâm đến lực lượng Lầu Năm góc gửi tới Biển Đông, bởi theo ông, nhóm tàu này chỉ là cách Nhà Trắng dùng để khoe cơ bắp và là cuộc diễu hành đơn thuần.
Tàu sân bay Liêu Ninh (bên trái – Ảnh: Anthony Wallace/AFP/Getty Images), nhóm tàu chiến đấu Theodore Roosevelt Carrier Strike, Hoa Kỳ (Ảnh:U.S. Pacific Command)
Tuy nhiên, nếu so sánh về sức mạnh, thì nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh, tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc đang hoạt động, chẳng là gì so với một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, chứ không nói tới 3 nhóm.
Bởi cả 3 tàu sân bay của Mỹ điều đến Biển Đông đều là “siêu hàng không mẫu hạm” – những tàu sân bay có trọng lượng rẽ nước từ 64.000 tấn trở lên. Trong khi cả thế giới hiện chẳng có lấy một chiếc siêu mẫu hạm nào, Mỹ lại sở hữu tới 10 chiếc siêu mẫu hạm thuộc lớp Nimitz (3 chiếc) và Nimitz cải tiến (7 chiếc), gọi chung là lớp Nimitz.
Cả 3 chiếc tàu sân bay được Tổng thống Trump điều đến Biển Đông hiện nay đều thuộc lớp Nimitz, lớp tàu sân bay uy lực nhất trên thế giới hiện nay đang hoạt động. Hiện nay Pháp là nước duy nhất ngoài Mỹ sở hữu tàu sân bay chạy năng lượng hạt nhân. Trong khi đó, tất cả tàu lớp Nimitz của Mỹ (10 chiếc) đều được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân A4W.
Hiện Mỹ có tới 19 tàu sân bay đang hoạt động, 3 chiếc đang đóng, 1 chiếc đã được đặt hàng và 16 chiếc trong kế hoạch được đóng. Trong khi đó, tổng số tàu sân bay của các nước còn lại trên thế giới chỉ có 21 chiếc. Rõ ràng, về sức mạnh tàu sân bay hiện chưa có thế lực nào vượt qua Mỹ.
‘Cá mập giấy’ Liêu Ninh
Trong khi đó, chiếc tàu sân bay duy nhất đang hoạt động của Trung Quốc chỉ được xem như “cá mập giấy” dưới mắt các chuyên gia.
Con tàu này được Trung Quốc phát triển từ xác tàu Varyag, thuộc lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Liên Xô. Tàu Varyag được hạ thủy ngày 4-12-1988, nhưng việc đóng tàu bị ngừng lại năm 1992. Khi đó, cấu trúc con tàu đã hoàn thành nhưng chưa có các hệ thống điện. Với sự giải tán Liên Xô, quyền sở hữu con tàu được chuyển cho Ukraine.
Tới đầu năm 1998 tàu Varyag được đưa ra đấu giá trong tình trạng không có bánh lái cũng như hầu hết các hệ thống khác. Sau đó, Chong Lot Travel Agency Ltd. – một công ty nhỏ có trụ sở tại Hồng Kông – đã thắng thầu với giá 20 triệu USD. Công ty này cho biết sẽ dùng xác tàu này để làm một khách sạn và sòng bạc nổi tại Macau.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc và các nhóm tàu hộ tống (Ảnh: Supplied/News)
Tuy nhiên, đích đến thực sự của con tàu là Đại Liên, Liêu Ninh chứ không phải Macau. Tuy nhiên, việc khôi phục hoạt động của các hệ thống thiết bị trên tàu sân bay này rất khó khăn, bởi mặc dù tàu được chế tạo ở Ukraine, nhưng lại do Cục thiết kế Neva ở St.Petersburg đảm nhiệm thiết kế.
Hơn nữa, rất nhiều thiết bị và hệ thống do Nga sản xuất, trong đó bao gồm tiêm kích hạm Su-33, nhưng Nga lại không bàn giao những công nghệ này. Về sau, với việc “đi đêm” với Ukraine, Trung Quốc đã mua được một số công nghệ tàu sân bay để hoàn thành chiếc tàu đầu tiên của mình, đặt tên là Liêu Ninh.
Tuy nhiên, công nghệ và trang bị của nó hoàn toàn kém xa so với “người anh em” lớp Kuznetsov đang hoạt động của Nga. Ngày 23/9/2012, tàu Liêu Ninh đã được bàn giao cho Hải quân Trung Quốc, nhưng giới quan sát cho rằng chiến hạm này chỉ là “cá mập giấy”, vì vẫn thiếu các chiến đấu cơ hoạt động cùng tàu sân bay khi không thấy một đơn vị chiến đấu hay máy bay nào cùng ra mắt với tàu và chiếc J-15 vẫn đang trong giai đoạn phát triển chưa có năng lực được kiểm chứng.
Tàu USS Carl Vinson có chiều dài 333 m, rộng lớn nhất 76,8 m, mớn nước 11,3 m, lượng choán nước toàn tải 113.000 tấn. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Theo các chuyên gia quân sự, chỉ trong thời tiết lý tưởng, sóng yên biển lặng, tiêm kích hạm J-15 mới có thể cất, hạ cánh được trên tàu sân bay này, còn trong điều kiện thời tiết xấu thì J-15 đành “nằm bẹp”, Liêu Ninh cũng bị “xếp xó”, vì nếu tiêm kích hạm bị tê liệt thì cả biên đội tàu sân bay cũng không còn khả năng tác chiến.
Mãi đến năm 2014, Liêu Ninh mới chính thức đảm nhận nhiệm vụ tiến hành các chuyến huấn luyện ở các vùng biển xa, và chỉ có thể gọi là tàu sân bay thử nghiệm hoặc huấn luyện chứ không có khả năng tác chiến.
Trung Dung
Syria: Quân đội chính phủ lại bị tố cáo sử dụng bom hóa học
Cảnh tàn phá trong thành phố Douma (Đông Ghouta), gần Damas (Syria) ngày 25/02/2018. February 25, 2018.REUTERS/Bassam Khabieh
Không quân Syria tiếp tục oanh kích ở Đông Ghuta, để ép buộc nhóm nổi dậy cuối cùng triệt thoái. Ít nhất 70 thường dân tử vong trong 24 giờ qua. Trong số này có 11 trường hợp chết ngạt, theo báo cáo của Tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria OSDH. Các nhân viên cứu hộ tại chỗ tố cáo Damas, sử dụng khí chlore. Washington cho rằng, nếu tin này được xác nhận, chính quyền Nga phải lãnh một phần trách nhiệm.
Từ Beyrouth, thông tín viên khu vực Paul Khalifeh tường thuật:
"Quân đội Syria tiếp tục tấn công gây sức ép vào ổ kháng cự cuối cùng ở Đông Ghuta. Không quân mở hàng chục phi vụ ném bom trong khi pháo binh nã đạn không ngớt vào vị trí phòng thủ của phe nổi dậy suốt ngày thứ bảy. Trên bộ, chiến xa và bộ binh từ ba hướng tiến vào mục tiêu. Lực lượng tham gia gồm các đơn vị tinh nhuệ của Vệ Binh Cộng Hoà Syria và Hezbollah-Liban.
Chiến binh Jaich al Islam chống cự rất mãnh liệt, nhưng quân đội chính phủ tiến được hàng chục mét. Theo truyền thông Damas, lực lượng Syria và đồng minh Hezbollah chiếm được khoảng 50 ngôi làng ở phía đông Douma, nơi cố thủ cuối cùng của đối phương và cũng tiến thêm được ở phía nam và phía tây. Tuy nhiên, lực lượng tấn công vẫn chưa tiếp cận được khu dân cư. Các trận đánh diễn ra trong khu vực trồng cây ăn trái.
Mục tiêu của chiến dịch này là buộc lực lượng thánh chiến ngồi vào bàn đàm phán, thực thi thỏa hiệp di tản ký với quân đội Nga. Thỏa hiệp này đã bị cánh võ trang của tổ chức Jaich al Islam, do thủ lĩnh Issam Bouedni chỉ huy, bác bỏ. Trong khi đó thì cánh chính trị muốn di tản. Đại diện của nhóm này là Mohammad Allouche, tuyên bố hôm thứ Bảy : không muốn đóng cánh cửa đối thoại với Nga để đi đến một giải pháp ôn hoà
Trong bản tin AFP sáng Chủ Nhật (08/04), nhân viên thiện nguyện trong khu vực do phe nổi dậy kiểm soát tố cáo quân đội Syria « sử dụng khí độc Chlore » trong các cuộc oanh kích ngày hôm trước. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Mỹ Heather Nauert, lên án Nga che chở cho chế độ Damas nếu « tin này được xác nhận ». Ngay lập tức, Damas và quân đội Nga bác bỏ lời tố cáo này.
Dữ liệu 87 triệu người dùng Facebook có thể được lưu ở Nga?
Thùy Dương | 09/04/2018 16:18
Người phanh phui vụ rò rỉ dữ liệu của Facebook nói rằng dữ liệu khổng lồ này có thể được lưu ở Nga.
CNN cho hay, chuyên gia phân tích dữ liệu Christopher Wylie, người từng làm việc cho công ty tư vấn chính trị Cambridge Analytica nói rằng dữ liệu mà công ty thu thập từ Facebook có thể nhiều hơn 87 triệu người dùng và có thể được lưu trữ ở Nga.
Trong một chương trình trên NBC hôm 8/4, Wylie nói rằng, số người sử dụng Facebook mà thông tin cá nhân của họ đã được khai thác bởi Cambridge “có thể cao hơn, chắc chắn” con số 87 triệu người dùng mà Facebook mới thừa nhận.
Chuyên gia Wylie nói thêm rằng chính quyền Mỹ đã liên lạc với luật sư của ông, trong đó có các điều tra viên của Quốc hội và Bộ Tư pháp và Wylie dự định sẽ hợp tác với họ.
Cựu nhân viên Analytica của Cambridge còn nói rằng rất nhiều người đã truy cập vào dữ liệu và ám chỉ đến rủi ro rằng, “dữ liệu thu thập được có thể được lưu trữ tại Nga”.
Wylie cho biết: “Dữ liệu khổng lồ này có thể được lưu trữ ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Nga, bởi thực tế, người quản lý quy trình thu thập dữ liệu đã qua lại giữa Anh và Nga”.
Nghi ngờ của Wylie xuất phát từ việc Giáo sư Aleksander Kogan, một nhà khoa học dữ liệu người Nga, đã thu thập dữ liệu Facebook từ hàng triệu người Mỹ. Sau đó, ông bán nó cho Cambridge Analytica và tiếp đó, công ty Anh dùng dữ liệu này phục vụ cho chiến dịch tổng thống năm 2016 của tỷ phú địa ốc Donald Trump.
Hình ảnh Mặt Trời nhìn từ các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ
Tiến Thanh | 09/04/2018 22:26
Bạn có bao giờ thắc mắc hình ảnh thực tế của Mặt Trời khi nhìn từ các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ trông sẽ ra sao? Bộ ảnh minh họa trong bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời chân thực nhất.
Chúng ta có một Hệ Mặt Trời với 8 hành tinh. Mỗi hành tinh lại có một vẻ đẹp rất riêng. Từ những vòng tròn bao quanh Sao Thổ tới màu đỏ cam đặc trưng của Sao Hỏa hay màu xanh dương yêu thương của Trái Đất.
Đẹp là vậy nhưng cả 8 hành tinh đều không thể thiếu một ngôi Sao quan trọng, đó chính là Mặt Trời. Con người đã quá quen với hình ảnh mỗi sớm mai khi Mặt Trời vươn lên từ bầu trời phía Đông và lặn dần về phía Tây mỗi buổi chiều tà.
Nhưng ít ai biết cảnh tượng đó sẽ ra sao khi nhìn từ các hành tinh khác trong Thái Dương hệ.
Theo Wonderful Engineering, họa sỹ Ron Miller, người đã dành hơn 40 năm để vẽ hình ảnh minh họa không gian là người cũng tò mò về những điều đó.
Ông đã miệt mài vẽ ảnh mô phỏng góc nhìn Mặt Trời từ các hành tinh khác, trong đó có Sao Diêm Vương, hành tinh lùn đã bị loại khỏi danh sách Hệ Mặt Trời từ năm 2006.
Miller chia sẻ: "Tôi không chỉ quan tâm tới việc tạo hình Mặt Trời theo cách chân thực nhất mà còn phải lưu ý đến bề mặt của các hành tinh và vệ tinh xung quanh.
Mặt Trời khá nhỏ nhưng là nguồn sáng tuyệt vời. Các mức độ ánh sáng trên bề mặt xung quanh khi bạn ở trên Sao Diêm Vương giống như thể lúc chạng vạng vậy. Mặc dù vậy, Mặt Trời vẫn là một vật thể rất sáng, chỉ có điều nó hơi nhỏ thôi".
Miller cũng khẳng định, ông đã ứng dụng các quy luật vật lý để tính toán kích thước và độ sáng có thể chiếu tới các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Điều này cũng có nghĩa, nguồn sáng khi chiếu tới Sao Diêm Vương gần như sẽ rất yếu.
Dưới đây là cảnh tượng mô phỏng mà chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trời từ các hành tinh khác trong Thái Dương hệ:
Sao Thủy cách Mặt Trời khoảng 58 triệu km gần như là một hành tinh khô cằn khác xa với tên gọi của nó
Trái Đất cách Mặt Trời khoảng 150 triệu km và đây là cảnh mà chúng ta vẫn thấy khi xảy ra hiện tượng Nhật thực
Phát hiện xác ướp của nhà sư bên trong tượng Đức Phật
Nghiên cứu tại Hà Lan trên một bức tượng Đức Phật của Trung Quốc đã phát hiện bức tượng này chứa xác ướp của một tu sĩ Phật giáo.
Bức tượng Phật và xác ướp bên trong. Ảnh: Drents Museum |
Các nhà khảo cổ học Ailen cho biết nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Y tế Meander dưới sự giám sát của Erik Bruijin, một chuyên gia về nghệ thuật và văn hoá Phật giáo, cùng với hỗ trợ của hai bác sĩ Reinoud Vermeijeden và Ben Heggelman, chụp CT. Nghiên cứu khẳng định bức tượng chứa di hài một nhà sư được bảo quản khá tốt đã mất cách đây khoảng năm 1100 sau CN.
Vị sư này được cho là Liuquan, bậc thầy của thiền định tại Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn chưa thể xác định chắc chắn. Theo NL Times, một quá trình nội soi đặc biệt đã được áp dụng để nghiên cứu xác ướp của vị thiền sư này. Bác sĩ Vermeijden đã lấy mẫu kiểm tra khoang ngực, ổ bụng và phát hiện những mảnh giấy in chữ Trung Hoa cổ.
Tượng phật được đưa vào máy quét CT. Ảnh: Jan van Esch / Trung tâm Y tế Meander |
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một giả định, để được ướp xác trong tượng Phật, các nhà sư đã trải qua nhiều năm tu luyện. Nghi lễ này cũng phổ biến rộng rãi ở Nhật Bản hàng ngàn năm cho đến khi bị cấm trong thế kỷ 19.
Trong 1000 ngày đầu tiên, các nhà sư sẽ chỉ ăn các loại hạt và quả, đồng thời tham gia vào hoạt động thể chất để giải hết chất béo trong cơ thể. Trong 1000 ngày tiếp theo, chế độ ăn kiêng giới hạn ở vỏ cây và củ. Gần cuối giai đoạn này, họ sẽ uống trà độc làm từ nhựa Urushi, gây ra chứng nôn mửa và mất nước nhanh. Loại trà này cũng như một chất bảo quản và giết chết những chủng giun và vi khuẩn có thể khiến cơ thể bị phân rã trong quá trình ướp xác.
Ở giai đoạn cuối cùng, sau hơn sáu năm chuẩn bị, vị sư sẽ tự khóa mình ngồi thiền trong một ngôi mộ đá lớn hơn thân thể. Ông ngồi ở vị trí hoa sen và sẽ không di chuyển cho đến khi chết. Có một ống khí nhỏ cung cấp oxy cho ngôi mộ. Mỗi ngày, nhà sư rung chiếc chuông để thế giới bên ngoài biết mình vẫn còn sống. Khi chuông dừng lại, ống khí được gỡ bỏ và ngôi mộ được niêm phong trong ngày thứ 1000 cuối cùng của nghi lễ.
Thiền sư Shinnyokai Shonin tự ướp xác mình. Xác ướp được tìm thấy tại Oaminaka, Nhật Bản. Ảnh: Ancient Origins |
Sau đó, ngôi mộ sẽ được mở ra. Nếu nhà sư tự ướp xác mình thành công, ông sẽ được nâng lên vị Phật, cơ thể của ông đã được đưa ra khỏi ngôi mộ và được đặt trong một ngôi đền, được thờ phụng và tôn kính. Nếu cơ thể bị phân hủy, nhà sư không được thờ phụng nhưng được lấp lại trong ngôi mộ cho sự bền bỉ của mình.
Hồng Nguyễn (Theo Ancient Origins)
Tết Thanh Minh: Ba lễ, một hội và câu chuyện xúc động lòng người
Nói đến Tết Thanh Minh, người Việt hẳn ai ai cũng nảy ra mấy câu Kiều:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Chỉ mấy câu thơ này của đại thi hào Nguyễn Du đã cho chúng ta biết một số thông tin sau:
“Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”: Mùa xuân 90 ngày, Thanh Minh là 60 ngày tính từ tiết Lập xuân (4-5 tháng 2), tức 4-5 tháng 4 (dương lịch), tức là vào khoảng tháng 3 âm lịch.
“Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”: Thanh Minh là ngày lễ “Tảo mộ” (quét dọn, vệ sinh, sửa sang mộ phần), ngày thờ cúng, tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Nhưng cũng là ngày hội “Đạp thanh” (Bước đi trên cỏ xanh), có nghĩa đi du xuân, chơi xuân.
“Dập dìu tài tử giai nhân”: Lễ hội du xuân (đạp thanh) là lễ hội của tuổi trẻ, của các nam thanh nữ tú, của tài tử giai nhân.
Thanh minh trong tiết tháng Ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. (Ảnh: tuoitre.vn)
Nguồn gốc Tết Thanh Minh rất độc đáo, nó là kết hợp của hai lễ và một lễ hội. Tết Thanh Minh là một trong những ngày lễ tết truyền thống quan trọng của các nước Á Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc. Ngoài ra nó còn lan ra một số nước Đông Nam Á khác như Singapore, Malaysia. Tết Thanh Minh có lịch sử lâu đời 2500 năm, khởi nguồn từ câu chuyện cảm động của bậc trung thần Giới Tử Thôi.
Tấn Văn Công bị thất sủng vì cha ông Tấn Hiến Công nghe theo lời mẹ kế. Ông phải sống cuộc sống lưu vong cực khổ 19 năm ròng, với vài tùy tùng. Có lần nhiều ngày không có đồ ăn, đói lả, Giới Tử Thôi (cũng có tên là Giới Chi Thôi), một tùy tùng của ông đã tự cắt thịt đùi mình nấu cho Tấn Văn Công ăn. Sau khi biết chuyện, Tấn Văn Công vô cùng xúc động, hứa sẽ hậu thưởng nếu sau này thành tựu nghiệp lớn.
Sau khi thừa kế ngai vàng, ông ban thưởng, phong tước cho tất cả mọi người theo ông, nhưng không hiểu vì sao lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không màng danh lợi, cõng mẹ vào núi Miên Sơn ẩn cư. Sau khi biết chuyện, Tấn Văn Công vô cùng hối hận, đích thân đến tìm Giới Tử Thôi, nhưng Miên Sơn kia, núi cao vút, đường hiểm trở, tìm người chẳng khác nào đáy biển mò kim.
Tấn Văn Công rầu rĩ thì có người hiến kế, đốt lửa 3 mặt núi, để một phía, Giới Tử Thôi ắt sẽ ra. Núi Miên Sơn lửa cháy ngút trời, suốt 3 ngày 3 đêm, đến khi cháy hết núi, Giới Tử Thôi vẫn tuyệt vô tông tích. Cuối cùng tìm thấy Giới Tử Thôi cõng trên lưng mẹ già, bị lửa thiêu chết dưới gốc một cây liễu.
Tấn Văn Công khóc đau đớn, rồi nhặt một khúc gỗ liễu cháy dở về cung làm đôi guốc đi, ngày ngày nhìn guốc than: “Bi thương làm sao túc hạ” (túc hạ nghĩa là dưới chân). Từ đó người ta dùng từ ‘túc hạ’ để thượng cấp xưng hô với hạ cấp, hoặc xưng hô giữa người bạn, biểu thị kính trọng.
Sau đó Tấn Văn Công để tưởng nhớ Giới Tử Thôi chịu lửa thiêu chết chứ không nhận bổng lộc, nên đã lấy ngày giỗ Giới Tử Thôi làm ngày lễ Tết Hàn Thực (ăn thức ăn nguội), bách tính không đốt lửa, ăn toàn đồ ăn nguội.
Khi Giới Tử Thôi chết, thân che một cái hang, trong hang là bức huyết thư ông để lại cho Tấn Văn Công, dùng máu viết lên vạt áo:
Cắt thịt dâng vua tỏ trung trinh,
Chỉ nguyện vua sáng mãi thanh minh.
Tuy chết gốc cây không gặp mặt,
Hơn làm can gián chốn cung đình.
Chỉ nguyện vua sáng mãi thanh minh.
Tuy chết gốc cây không gặp mặt,
Hơn làm can gián chốn cung đình.
Chúa công trong lòng còn nhớ tới,
Mong vua thường xét chính lòng mình.
Thần nơi chín suối lòng không thẹn,
Triều chính thanh minh lại thanh minh.
Tảo mộ ở chân núi. (Ảnh: xinchan.com)Mong vua thường xét chính lòng mình.
Thần nơi chín suối lòng không thẹn,
Triều chính thanh minh lại thanh minh.
Tấn Văn Công luôn giữ bức thư trong tay áo, ngày ngày xem lại để răn mình, lo việc triều chính, lo cho bách tính, luôn luôn giữ cho được thanh minh (tâm thanh khiết, óc minh mẫn).
Sang năm thứ hai, sau Tết Hàn Thực một ngày, Tấn Văn Công và quần thần mặc tang phục lên núi tế lễ Giới Tử Thôi, quét dọn sửa sang mộ phần. Từ đó thành tục lệ “Tảo mộ” (quét dọn mộ phần) và Tết Thanh Minh cũng ra đời.
Còn lễ thứ ba, là Tết Thượng Tỵ, là lễ tết vào ngày Tỵ đầu tiên của tháng 3 âm lịch. Tương truyền đây là ngày sinh của Hiên Viên Hoàng Đế, vì vậy người Hán lễ bái tổ tiên vào ngày này, sau đó phong tục lễ bái tổ tiên này được lan ra khắp các nước Á Đông.
Lễ Thượng Tỵ cũng có tên là lễ Phất hệ, tức lễ tắm gội để trừ tai họa cầu phúc. Sách “Hậu Hán thư” có chép: “Ngày Thượng Tỵ tháng này (tức tháng 3 AL), quan dân đều tắm gội sạch sẽ ở trên sông phía đông, gọi là tẩy sạch cáu bẩn, bệnh tật cũ”. Sau này người ta ghép hai lễ Hàn Thực và Thượng Tỵ vào làm một ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, còn gọi là Tết Trùng Tam.
Lễ Trùng Tam này còn gắn liền với một lễ hội, có thể coi là Lễ Hội Tình Nhân sớm nhất trên thế giới, được đại thi hào đời Đường Đỗ Phủ viết:
Tam nguyệt tam nhật thiên khí tân,
Trường An thủy biên đa lệ nhân.
Trường An thủy biên đa lệ nhân.
Dịch thơ:
Ngày ba tháng ba khí sắc xuân,
Sông nước Trường An lắm mỹ nhân.
Sông nước Trường An lắm mỹ nhân.
Lễ Thượng Tỵ này, mọi người đều ra sông tắm gội, cũng là dịp nam thanh nữ tú giao lưu, bày tỏ tình cảm, là ngày lễ hội của nam nữ, như ngày Valentine ngày nay vậy.
Trong những ngày lễ Thượng Tỵ, trẻ con được tắm sông vui đùa thỏa thích. (Ảnh: talkvietnam.com)
Sau này đến đời Tống, tư tưởng Nho gia trở lên nghiêm khắc hơn, nên không còn cảnh mọi người ra sông tắm gội, không còn nam thanh nữ tú hẹn hò, dần thay đổi thành nam thanh nữ tú đi chơi xuân, du xuân mà thôi. Đó cũng chính là quang cảnh mà Nguyễn Du tả:
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Lễ Tình nhân phương Đông cuối cùng thành lễ hội chơi xuân của nam thanh nữ tú, còn gọi là hội “Đạp thanh”. Thời xưa “hội là đạp thanh” có rất nhiều trò chơi, nam nữ thanh niên cùng nhau du xuân và chơi các trò đu quay, đá cầu, du xuân, trồng cây, thả diều, chọi gà, đua thuyền, bắn tên, đấu vật, ca múa, đi cà kheo v.v…
Đến nay, bao nhiêu lễ hội đã mai một, cuối cùng chỉ còn lại lễ thờ cúng tổ tiên và tảo mộ. Những lễ hội xuân truyền thống đẹp đã bị mai một, tuy cũng có nơi có khôi phục, nhưng thường manh mún, và không gắn với ngày “Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh” đậm chất văn hóa truyền thống này.
Nam Phương
Chỉ cần một cốc nước pha bột nghệ mỗi ngày sẽ tương đương việc tập thể dục 1 tiếng
Nghệ không chỉ là một loại gia vị phổ biến mà nó còn đem lại vô số lợi ích cho sức khỏe, từ các đặc tính kháng sinh để tăng trí nhớ cho đến khả năng chống lại một số loại ung thư.
Theo một nghiên cứu, giờ đây chúng ta có thể thêm nghệ vào danh sách những thực phẩm giúp cải thiện tim mạch hiệu quả như tập thể dục.
Công dụng của nghệ với tim mạch
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ đã chỉ ra chiết xuất từ củ nghệ có thể làm giảm nguy cơ đau tim lên đến 65%. Nghiên cứu mới này bày tỏ quan điểm ủng hộ cho các nghiên cứu trước từng được xuất bản năm 2012 trong tạp chí Nghiên cứu Dinh dưỡng, nói rằng ăn gia vị hoặc các chất bổ sung có thể hiệu quả như tập một bài aerobic nhằm cải thiện tim mạch.
Chỉ cần ăn một chút nghệ cũng đã tương đương với 1 giờ đồng hồ chạy bộ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Nếu mục tiêu tập thể dục của bạn là để cải thiện sức khỏe, đây có thể là những gì bạn hằng mong ước.
Curcumin – “thần dược” trong củ nghệ
Lợi ích sức khỏe của nghệ bắt nguồn từ polyphenol của nó hay được gọi là curcumin. Chất này không chỉ chịu trách nhiệm về màu sắc của nghệ, curcumin còn có các tính chất hoạt tính có thể cải thiện chức năng mạch máu, đặc biệt ở phụ nữ sau mãn kinh. Vào thời điểm này của người phụ nữ, vấn đề về tim có thể dễ dàng phát sinh và bạn sẽ cần tới nghệ để giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Ăn bao nhiêu nghệ để cải thiện sức khỏe?
Dựa trên kết quả nghiên cứu, 150mg chiết xuất nghệ (tương đương với 25mg curcumin) dùng mỗi ngày trong 8 tuần có thể cải thiện chức năng tim. Lượng curcumin trong nghệ mà bạn có thể mua trong các cửa hàng thường không cao, chỉ từ 2%.
Để tăng cường sức khỏe, bạn cần một thìa cà phê nghệ mỗi ngày hoặc có thể thay thế bằng các viên chiết xuất từ nghệ.
Khi nấu nướng, bạn có thể bổ sung thêm chút nghệ vào bữa ăn của bạn, hay uống nước nghệ hoặc thêm nghệ vào trà cũng có thể có tác dụng.
Mặc dù nghệ có thể cải thiện sức khỏe và các chức năng tim mạch, bạn không nên dựa vào chúng mà bỏ quên tập thể dục. Ngay cả các chuyên gia cũng đồng ý rằng không có gì có thể thay thế hoàn toàn việc tập thể dục dù cho lượng curcumin bạn có thể hấp thụ là bao nhiêu.
Thảo Phương (Dịch từ stethnews.com)
Phúc phận một người từ đâu mà có?
Trước đây, có một vị tài chủ, được mọi người gọi là viên ngoại, đã mời một thầy phong thủy đến xem mảnh đất có phong thủy tốt để chôn cất bản thân sau này. Sau khi vị thầy phong thủy đến nhà, lão viên ngoại có việc, không thể cùng với người thầy phong thủy đi xem đất được, liền bảo đứa cháu nhỏ của mình đi cùng…
Thầy phong thủy cùng với đứa cháu của lão viên ngoại khi đi đến một mảnh đất, đứa cháu này kéo lấy tay của thầy phong thủy núp ở một bên. Thầy phong thủy không hiểu ý cậu. Một lúc sau, hai người đứng dậy, đứa cháu này giải thích rằng: “Tại con khi nãy nhìn thấy mấy đứa trẻ trong làng đang ngắt lúa mì ở đất nhà con, gia cảnh của họ đều rất đáng thương, con sợ nhìn thấy đều bỏ chạy hết, nên bèn nấp sang một bên, bây giờ họ đều đã đi xa cả rồi“. Người thầy phong thủy nghe xong, nắm lấy tay của đứa cháu nhỏ trở về, vừa đi vừa nói: “Có được đứa cháu như vậy, sau khi trăm tuổi dù có chôn ở đâu cũng đều là mồ mả tốt cả“.
Mảnh đất an táng mười mẫu chẳng bằng được với một phần thiện tâm. Con người có thiện tâm lớn bao nhiêu, thì có thể làm được việc thiện lớn bấy nhiêu, cũng như có thể tích được phúc đức lớn bấy nhiêu, từ đó mới có thể có được phúc báo tương ứng.
Ảnh minh họa
Phúc phận của con người không phải là phấn đấu có được, cũng không phải là bôn ba vất vả có được, mà là hành thiện tích đức tích lại được. Phấn đấu và bôn ba chỉ là hình thức bề mặt, bởi bánh nướng sẽ không tự dưng từ trời rơi xuống, con người cần phải thông qua phương thức chính đáng để có được; còn như thông qua những phương thức không chính đáng thì sẽ không có được những thứ thuộc về mình, còn nếu làm chuyện xấu, thì sẽ tổn đức tạo nghiệp, khi đến một lúc nào đó sẽ gặp phải báo ứng.
Còn có một câu chuyện như vậy: Diêu Văn Điền đời nhà Thanh, người Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, ngày đầu năm niên hiệu Gia Khánh, một người cùng làng với ông trong mơ thấy mình đi đến phủ nha, nghe thấy có tiếng hô lớn: “Bảng danh sách trạng nguyên đã có rồi!“. Lúc này cửa son mở ra, hai quan lại người mặc y phục màu đỏ tay cầm cờ vàng đi ra, phần đuôi của lá cờ mỗi bên đều có 4 chữ là: “Nhân tâm dị muội, thiên lý nan khi” (Tạm hiểu là: Dối mình dối người, không dối được trời). Người này sau khi tỉnh dậy, không hiểu đó nghĩa là gì.
Không lâu sau, Diêu Văn Điền thi đỗ trạng nguyên, có người đem giấc mộng này kể lại với ông, Diêu Văn Điền im lặng hồi lâu, bỗng nhiên giật mình nói rằng: “Đây là câu nói của ông cố đã mất của tôi! Năm đó, ông cố tôi nhậm chức đề hình vùng Hoản Giang (An Huy, Trung Quốc), trong nhà ngục có hai người bị người ta vu oan mà bị định tội chết, ông cố tra rõ chuyện này thấy không có bằng chứng, chuẩn bị thả hai người này ra, lúc này kẻ vu cáo đã gửi cho ông hai nghìn lượng bạc, xin ông phán hai người kia tử hình. Ông cố nói: ‘Dù có dối người dối mình, cũng không dối gạt được ông trời. Nếu tôi lấy số tiền này mà giết oan kẻ vô tội, thiên lý ắt sẽ không dung!’, dứt khoát từ chối không nhận số tiền, sau cùng đã thả hai người vô tội bị vua oan kia ra. Chữ được viết ở phần đuôi lá cờ, lẽ nào lại là chuyện này?“.
Diêu Văn Điền sau khi thi đậu trạng nguyên đã nhậm chức Tu soạn viện hàn lâm, Tả đô ngự sử, Lễ bộ thượng thư, ông tự đề chữ câu đối trong thư phòng, viết rằng: “Thế thượng kỷ bách niên cựu gia, vô phi tích đức; thiên hạ đệ nhất kiện hảo sự, hoàn thị độc thư” (Tạm dịch: Nhà cũ trên đời mấy trăm năm, chẳng ngoài tích đức; một chuyện tốt nhất trong thiên hạ, vẫn là đọc sách”. Hai chữ “cựu gia” (nhà cũ) ở đây là chỉ thế gia (nhà làm quan), nhà làm quan học hành cũng được người đời gọi là “dòng dõi thư hương”, “không tham lam phung phí, có phẩm hạnh trong sạch”. Diêu Văn Điền thường đảm nhiệm quan chủ khảo thi cử, và mỗi lần ông đều treo một câu đối bắt mắt như vậy trước cửa lớn trường thi: “Gian lận trường thi đều có hình phạt, nhắc nhở thí sinh chớ có sa lưới pháp luật; thời khắc then chốt đời người không thông một chữ, khuyến cáo thí sinh chớ nghe lời thừa”. Có thể thấy được đây là một vị quan thanh liêm, một người ngay chính.
“Thân ở phủ nha dễ tu hành”, ông cố của Diêu Văn Điền, đứng trước cám dỗ của đồng tiền kiên quyết không lay động, không muốn giết oan người khác, kết quả tổ tiên tích đức, phúc báo đến con cháu đời sau.
Ảnh minh họa
Làm chuyện không dối lòng, lòng dạ ngay thẳng, tâm địa thuần chính, sao mà không có phúc phận và phúc báo được đây?
Tiểu Thiện biên dịch
9 cách nhìn người chuẩn xác lưu truyền ngàn năm, không thể không xem qua
Người xưa dạy, khi kết giao bạn bè hay hợp tác làm ăn với người khác đều phải hiểu rõ về họ, xem họ là người như thế nào. Dưới đây là 9 cách để nhận biết phẩm chất đạo đức của một người lưu truyền ngàn năm của triết gia, tác gia Đạo giáo Trang Tử.
1. “Khoảng cách” giúp nhìn ra độ trung thành
Để nhận biết một người có trung thành với mình hay không, có thể dùng cách “xa lánh” một cự ly thích hợp là sẽ biết rõ. Khoảng cách là thước đo mối quan hệ tốt xấu của hai người, có thể giúp hiểu nhau hơn. Nếu như tình cảm giữa hai người đủ mạnh, có cùng mục tiêu và sự giống nhau về lý tưởng thì mối quan hệ giữa họ sẽ không bị trói buộc bởi khoảng cách và thời gian.
Ngược lại, nếu như mối quan hệ giữa hai người duy trì dựa vào lợi ích và địa vị thì lâu dần, khoảng cách sẽ kéo họ ra xa nhau, mối quan hệ cũng tự nhiên trở nên không thân thiết nữa.
2. “Thân cận” giúp nhìn ra giáo dưỡng
Cố ý tiếp cận gần gũi và quan sát có thể thấy một người có phải là có giáo dưỡng hay không. Điều mà người ta gọi là “lâu ngày mới biết được lòng người” chính là hai người ở cùng một chỗ lâu ngày sẽ hiểu hết về ưu điểm, khuyết điểm và cách giáo dưỡng của đối phương. Ngay cả trong cách nói chuyện có thể quan sát lời nói của người đó có thô tục, cử động bất nhã, có lễ phép hay không sẽ biết được người đó có giáo dưỡng hay không.
Hai người kết giao nhiều năm, mối quan hệ sẽ trở nên ngang hàng bình đẳng. Trong mối quan hệ bình đẳng, lễ phép, tu dưỡng, kiến thức của một người có thể càng hiện rõ ra trước mặt đối phương. Nếu như trong kết giao nhiều năm, một người luôn cung kính, luôn khiêm tốn đối đãi với mọi người thì người đó đáng giá để kết bạn!
“Thân cận” giúp nhìn ra giáo dưỡng. (Ảnh dẫn theo pinterest.com)
3. “Sự vụ phức tạp” giúp nhìn ra năng lực
Dùng sự vụ phức tạp có thể nhìn ra năng lực của đối phương. Cách này phù hợp áp dụng cho người cấp trên cần xem xét, đánh giá cấp dưới. Có thể đem một công việc phức tạp nào đó giao cho người mình cần đánh giá xem người này có giải quyết hợp tình hợp lý được không, có sắp xếp được ngay ngắn rõ ràng không, từ đó đánh giá được năng lực của họ.
Người có năng lực có thể chia thành hai kiểu là năng lực và khả năng chịu áp lực. Thông thường, độ cao thấp của năng lực của một người thường thường được thể hiện ra khi họ đang phải chịu áp lực. Áp lực sẽ làm rối sự phán đoán và hành vi của một người. Nếu như ngay trong hoàn cảnh áp lực cao mà người đó vẫn nghĩ được ra phương pháp phù hợp thì đó là người có năng lực không kém.
4. “Vấn đề bất ngờ” giúp nhìn ra mưu trí
Đột nhiên tra hỏi một sự tình nào đó sẽ giúp nhìn ra khả năng mưu trí của đối phương. Vấn đề này không cần phải quá bén nhọn, hóc búa, cũng không phải quá nhạy cảm chỉ cần khi đang nói chuyện, lập tức chuyển sang vấn đề khác để hỏi họ là có thể đủ nhận biết được người đó có phải là linh hoạt, nhanh trí hay không.
“Vấn đề bất ngờ” ngoài việc giúp nhìn ra trình độ trí lực của một người mà còn giúp nhìn ra tốc độ phản ứng và khả năng khống chế cảm xúc của người đó. Câu trả lời của đối phương trong tình trạng tiếp nhận “vấn đề bất ngờ” cũng không nhất thiết chú trọng vào đúng sai mà mấu chốt là người đó phản ứng kịp thời, đưa ra được đáp án phù hợp là được.
“Vấn đề bất ngờ” giúp nhìn ra mưu trí. (Ảnh dẫn theo pinterest.com)
5. “Đề nghị giúp đỡ gấp” giúp nhìn ra lòng tín nghĩa và danh dự
Sự tình xảy ra sẽ luôn khiến mọi người vội vàng không kịp chuẩn bị, lúc này đừng ngại gọi điện thoại cho bạn bè để đề nghị được giúp đỡ. Từ đó xem họ có thể đồng ý hay không, và xem họ có làm được như lời hứa hay không.
Cách này chủ yếu để khảo sát trong hai trường hợp, một là việc đó phải nằm trong khả năng của họ, hai là bạn phải có chỗ đứng tương đối quan trọng trong lòng họ.
6. Tiền bạc nhìn ra nhân nghĩa
Tiền tài là cách trực tiếp để khảo nghiệm năng lực ý chí và phẩm hạnh của một người. Đồng thời cũng là khâu thường xuyên xảy ra vấn đề nhất trong quan hệ giữa con người với con người. Không ít bạn bè tốt bởi vì vay tiền trường kỳ không trả hoặc không có khả năng hoàn lại mà dẫn đến tuyệt giao.
Tiền tài tuy là vật ngoài thân nhưng lại là vật đảm bảo cuộc sống yên ổn căn bản của mỗi người. Cho nên, dù là bạn bè tốt thì tiền tài vẫn phải tính toán rõ ràng.
Tiền bạc nhìn ra nhân nghĩa. (Ảnh dẫn theo pinterest.com)
7. Thời khắc hoạn nạn nhìn ra tiết tháo
Đời người có lúc lên lúc xuống. Ở vào lúc hoạn nạn đừng ngại tâm sự chia sẻ với bạn bè. Nếu là người bạn chân chính, họ sẽ lắng nghe và cho bạn ý kiến mang tính xây dựng, đề nghị giúp đỡ thật lòng chứ không bắt đầu xa lánh bạn.
Người ta nói, có hoạn nạn mới thấy chân tình. Một người lúc ở trên đỉnh vinh quang sẽ có vô số người ở bên cạnh mình, nhưng ở vào thời khắc hoạn nạn mới biết đâu là người chân tình. Đây cũng là người bạn tốt, có tiết tháo.
8. Rượu giúp nhìn ra lễ nghi và tư thái
Một người khi uống rượu vào sẽ khiến năng lực kiểm soát bị giảm xuống. Mỗi người sau khi uống rượu sẽ có những biểu hiện không giống nhau. Vì vậy, dùng rượu có thể nhìn ra suy nghĩ và phẩm đức của đối phương.
Rượu giúp nhìn ra lễ nghi và tư thái. (Ảnh dẫn theo pinterest.com)
9. Từ nơi gặp gỡ có thể nhìn ra cách đối nhân xử thế
Khi tiếp xúc với một người có thể không cùng giới tính, không cùng chức nghiệp, thân phận sẽ giúp nhìn ra cách đối nhân xử thế của họ. Giao lưu, tiếp xúc với một người chính là thể hiện năng lực cơ bản của đối nhân xử thế. Có thể xử lý tốt hay không, không chỉ là vấn đề năng lực cá nhân mà còn là có quan hệ mật thiết với cách đối đãi của họ. Ví dụ, cùng họ ngồi ăn cơm, chỉ cần nhìn cách ăn uống, tư thái dáng vẻ ngồi là có thể hiểu đối phần về cách đối nhân xử thế của họ.
Cuối cùng là lời nhắc nhở của các chuyên gia: 9 bí quyết nhìn người của Trang Tử chính là sự kết tinh của trí tuệ. Tuy nhiên khi vận dụng chúng ta còn cần kết hợp với tình hình hiện tại, không thể rập khuôn máy móc, càng không thể cố ý nghĩ cách để thăm dò thực hiện. Có như vậy mới thực sự trân quý tình bạn trong cuộc sống này.
Kiên Định
Trí huệ giao tiếp của Quỷ Cốc Tử: Bí quyết nói chuyện với 9 kiểu người, nắm được 4 loại bạn đã có thể ung dung tự tại
Phải chăng bạn đang dùng cùng một cách để nói chuyện với tất cả mọi người? Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn trí huệ giao tiếp của Quỷ Cốc Tử, giúp bạn có thể ung dung, tự tại khi nói chuyện với 9 kiểu người khác nhau.
Đồng thời bạn cũng có thể khiến đối phương cảm động sâu sắc tự đáy lòng và chiếm được cảm tình của họ. Nhờ vậy nhiều cánh cửa hơn sẽ mở ra trước mắt, khiến cuộc sống của bạn thêm thú vị và bất ngờ!
“Quyền Biến Thiên” trong “Quỷ Cốc Tử” có một uy lực rất lớn. Trong đó có một đoạn khá bắt mắt, đàm luận về bí quyết nói chuyện với 9 kiểu người khác nhau.
Đoạn văn đó như sau: “Nói với bậc trí giả phải dựa vào sự hiểu biết; nói với người hiểu biết phải dựa vào tài hùng biện; nói với người có tài hùng biện phải dựa vào điều cốt lõi; nói chuyện với người quyền quý phải dựa vào thế; nói chuyện với người giàu sang phải dựa vào điều cao quý; nói chuyện với người nghèo phải dựa vào lợi; nói chuyện với người địa vị thấp phải dựa vào sự khiêm nhường; nói chuyện với kẻ dũng phải dựa vào sự quả cảm; nói chuyện với người ngu phải dựa vào những lời sắc bén”.
Nguyên văn: “Dữ trí giả ngôn y vu bác; dữ bác giả ngôn y vu biện; dữ biện giả ngôn y vu yếu; dữ quý giả ngôn y vu thế; dữ phú giả ngôn y vu cao; dữ bần giả ngôn y vu lợi; dữ tiện giả ngôn y vu khiêm; dữ dũng giả ngôn y vu cảm; dữ ngu giả ngôn y vu duệ.”
Chân dung Quỷ Cốc Tử được người đời sau vẽ lại
1. Nói với bậc trí giả phải dựa vào sự hiểu biết
“Dữ trí giả ngôn y vu bác”. Bậc trí giả ở đây là chỉ những người suy ngẫm sâu xa. Khi giao tiếp với kiểu người này bạn cần dùng tri thức sâu rộng để nói chuyện với họ. Như vậy đối phương sẽ có sự gợi mở và thu hoạch mới, nhờ đó không khí trò chuyện sẽ vui vẻ hơn.
2. Nói với người hiểu biết phải dựa vào tài hùng biện
“Dữ bác giả ngôn y vu biện”. Bác giả ở đây nghĩa là người hiểu biết. Khi giao tiếp với kiểu người này có thể thảo luận, chuyện trò một cách phù hợp về một vài ý kiến của đối phương. Như vậy có thể khiến họ cảm thấy bạn hứng thú với câu chuyện của họ. Đồng thời còn có thể khiến đối phương coi trọng cách nghĩ của bạn.
3. Nói với người có tài hùng biện phải dựa vào điều cốt lõi
“Dữ biện giả ngôn y vu yếu”. Biện giả ở đây là chỉ người có tài hùng biện. Khi nói chuyện với những người này, đầu tiên phải biết lắng nghe, sau đó mới chắt lọc lô-gic và điểm trọng yếu trong câu chuyện. Khi tiến hành giao tiếp cần nói một cách ngắn gọn rành mạch. Như vậy đối phương sẽ không cảm thấy tư duy của bạn hỗn loạn. Họ mới không cho rằng nói chuyện với bạn thật là thống khổ.
Nói với người có tài hùng biện phải dựa vào điều cốt lõi. Ảnh dẫn theo tuyduyen.net
4. Nói chuyện với người quyền quý phải dựa vào thế
“Dữ quý giả ngôn y vu thế”. Quý giả ở đây là chỉ những người quyền quý. Khi giao tiếp với kiểu người này không được khúm núm, không tự ti cũng đừng cao ngạo, nhưng phải có lễ tiết. Như vậy đối phương mới nguyện ý nói chuyện sâu thêm với bạn. Thông thường kỹ năng giao tiếp này sẽ tác thành những lần hợp tác bất ngờ.
5. Nói chuyện với người giàu sang phải dựa vào điều cao quý
“Dữ phú giả ngôn y vu cao”. Phú giả ở đây là chỉ những người giàu sang phú quý. Khi nói chuyện với những người này thì không được nhắc đến tiền bạc, ít nói tới vật chất. Bạn hãy dùng những thứ cao quý, trang nhã để nói chuyện với họ, ví như: Âm nhạc, nghệ thuật, tri thức. Như vậy bạn sẽ có thể thu hút được sự hứng thú của đối phương.
Nói chuyện với người giàu sang phải dựa vào điều cao quý. Ảnh ĐKN
6. Nói chuyện với người nghèo phải dựa vào lợi
“Dữ bần giả ngôn y vu lợi”. Bần giả ở đây là chỉ những người thiếu thốn về vật chất. Khi nói chuyện với kiểu người này thì đừng nói quá nhiều về lý tưởng, tình cảm, mà phải nói nhiều về hiện thực, vật chất. Bạn cần dùng những nhân vật có thật và câu chuyện chân thực trong đời sống làm tư liệu. Như vậy bạn sẽ rất dễ được đối phương tiếp nhận, chào đón.
7. Nói chuyện với người địa vị thấp phải dựa vào sự khiêm nhường
“Dữ tiện giả ngôn y vu khiêm”. Tiện giả ở đây là chỉ những người có địa vị thấp. Khi nói chuyện với những người này thì phải dùng tâm thái khiêm nhường mà nói chuyện với họ một cách bình đẳng, không được ra vẻ ta đây hơn người. Như vậy bạn mới được họ càng thêm tôn kính.
8. Nói chuyện với kẻ dũng phải dựa vào sự quả cảm
“Dữ dũng giả ngôn y vu cảm”. Dũng giả ở đây là chỉ những người anh hùng, dũng cảm. Khi nói chuyện với kiểu người này bạn không nên tỏ ra thông minh hơn người, không trịch thượng, mà phải thể hiện được sự thẳng thắn, chân thành và trực diện của mình. Như vậy mới khiến đối phương nảy sinh thiện cảm.
Nói chuyện với kẻ dũng phải dựa vào sự quả cảm. Ảnh ĐKN
9. Nói chuyện với người ngu phải dựa vào những lời sắc bén
“Dữ ngu giả ngôn y vu nhuệ”. Ngu giả ở đây là chỉ những người ngu muội, bảo thủ, cố chấp. Khi nói chuyện với kiểu người này thì phải dùng từ thẳng thắn, trực diện, dùng lời lẽ sắc bén, nói ra được trọng tâm của vấn đề, khiến cho người ấy bừng tỉnh. Như vậy đối phương mới có thể nhìn rõ được chân tướng của sự thật, mới coi bạn như tri kỷ.
Điều trọng tâm trong đại trí huệ nói chuyện của Quỷ Cốc Tử là: Không được lấy mình làm trung tâm, mà phải căn cứ vào yêu cầu và lập trường của đối phương. Hãy khiến đối phương có được thu hoạch khi nói chuyện với mình. Như vậy cuối cùng họ mới thực sự mong muốn hợp tác với bạn. Kỳ tích là đôi bên đều sẽ giành thắng lợi.
Cuối cùng xin được tổng kết lại một chút rằng:
Xử thế một cách linh hoạt là tròn. Nguyên tắc, chuẩn mực làm người là vuông. Khi ứng dụng một cách nhuần nhuyễn cả vuông lẫn tròn thì mới là đạo xử thế chính xác, vừa thu phục được lòng người, lại thuận ý trời. Làm được vậy thì mọi sự trong cuộc sống của bạn ắt sẽ hanh thông, thuận lợi.
Nhã Văn biên dịch
Phải chăng bạn đang dùng cùng một cách để nói chuyện với tất cả mọi người? Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn trí huệ giao tiếp của Quỷ Cốc Tử, giúp bạn có thể ung dung, tự tại khi nói chuyện với 9 kiểu người khác nhau.
Đồng thời bạn cũng có thể khiến đối phương cảm động sâu sắc tự đáy lòng và chiếm được cảm tình của họ. Nhờ vậy nhiều cánh cửa hơn sẽ mở ra trước mắt, khiến cuộc sống của bạn thêm thú vị và bất ngờ!
“Quyền Biến Thiên” trong “Quỷ Cốc Tử” có một uy lực rất lớn. Trong đó có một đoạn khá bắt mắt, đàm luận về bí quyết nói chuyện với 9 kiểu người khác nhau.
Đoạn văn đó như sau: “Nói với bậc trí giả phải dựa vào sự hiểu biết; nói với người hiểu biết phải dựa vào tài hùng biện; nói với người có tài hùng biện phải dựa vào điều cốt lõi; nói chuyện với người quyền quý phải dựa vào thế; nói chuyện với người giàu sang phải dựa vào điều cao quý; nói chuyện với người nghèo phải dựa vào lợi; nói chuyện với người địa vị thấp phải dựa vào sự khiêm nhường; nói chuyện với kẻ dũng phải dựa vào sự quả cảm; nói chuyện với người ngu phải dựa vào những lời sắc bén”.
Nguyên văn: “Dữ trí giả ngôn y vu bác; dữ bác giả ngôn y vu biện; dữ biện giả ngôn y vu yếu; dữ quý giả ngôn y vu thế; dữ phú giả ngôn y vu cao; dữ bần giả ngôn y vu lợi; dữ tiện giả ngôn y vu khiêm; dữ dũng giả ngôn y vu cảm; dữ ngu giả ngôn y vu duệ.”
Chân dung Quỷ Cốc Tử được người đời sau vẽ lại
1. Nói với bậc trí giả phải dựa vào sự hiểu biết
“Dữ trí giả ngôn y vu bác”. Bậc trí giả ở đây là chỉ những người suy ngẫm sâu xa. Khi giao tiếp với kiểu người này bạn cần dùng tri thức sâu rộng để nói chuyện với họ. Như vậy đối phương sẽ có sự gợi mở và thu hoạch mới, nhờ đó không khí trò chuyện sẽ vui vẻ hơn.
2. Nói với người hiểu biết phải dựa vào tài hùng biện
“Dữ bác giả ngôn y vu biện”. Bác giả ở đây nghĩa là người hiểu biết. Khi giao tiếp với kiểu người này có thể thảo luận, chuyện trò một cách phù hợp về một vài ý kiến của đối phương. Như vậy có thể khiến họ cảm thấy bạn hứng thú với câu chuyện của họ. Đồng thời còn có thể khiến đối phương coi trọng cách nghĩ của bạn.
3. Nói với người có tài hùng biện phải dựa vào điều cốt lõi
“Dữ biện giả ngôn y vu yếu”. Biện giả ở đây là chỉ người có tài hùng biện. Khi nói chuyện với những người này, đầu tiên phải biết lắng nghe, sau đó mới chắt lọc lô-gic và điểm trọng yếu trong câu chuyện. Khi tiến hành giao tiếp cần nói một cách ngắn gọn rành mạch. Như vậy đối phương sẽ không cảm thấy tư duy của bạn hỗn loạn. Họ mới không cho rằng nói chuyện với bạn thật là thống khổ.
Nói với người có tài hùng biện phải dựa vào điều cốt lõi. Ảnh dẫn theo tuyduyen.net
4. Nói chuyện với người quyền quý phải dựa vào thế
“Dữ quý giả ngôn y vu thế”. Quý giả ở đây là chỉ những người quyền quý. Khi giao tiếp với kiểu người này không được khúm núm, không tự ti cũng đừng cao ngạo, nhưng phải có lễ tiết. Như vậy đối phương mới nguyện ý nói chuyện sâu thêm với bạn. Thông thường kỹ năng giao tiếp này sẽ tác thành những lần hợp tác bất ngờ.
5. Nói chuyện với người giàu sang phải dựa vào điều cao quý
“Dữ phú giả ngôn y vu cao”. Phú giả ở đây là chỉ những người giàu sang phú quý. Khi nói chuyện với những người này thì không được nhắc đến tiền bạc, ít nói tới vật chất. Bạn hãy dùng những thứ cao quý, trang nhã để nói chuyện với họ, ví như: Âm nhạc, nghệ thuật, tri thức. Như vậy bạn sẽ có thể thu hút được sự hứng thú của đối phương.
Nói chuyện với người giàu sang phải dựa vào điều cao quý. Ảnh ĐKN
6. Nói chuyện với người nghèo phải dựa vào lợi
“Dữ bần giả ngôn y vu lợi”. Bần giả ở đây là chỉ những người thiếu thốn về vật chất. Khi nói chuyện với kiểu người này thì đừng nói quá nhiều về lý tưởng, tình cảm, mà phải nói nhiều về hiện thực, vật chất. Bạn cần dùng những nhân vật có thật và câu chuyện chân thực trong đời sống làm tư liệu. Như vậy bạn sẽ rất dễ được đối phương tiếp nhận, chào đón.
7. Nói chuyện với người địa vị thấp phải dựa vào sự khiêm nhường
“Dữ tiện giả ngôn y vu khiêm”. Tiện giả ở đây là chỉ những người có địa vị thấp. Khi nói chuyện với những người này thì phải dùng tâm thái khiêm nhường mà nói chuyện với họ một cách bình đẳng, không được ra vẻ ta đây hơn người. Như vậy bạn mới được họ càng thêm tôn kính.
8. Nói chuyện với kẻ dũng phải dựa vào sự quả cảm
“Dữ dũng giả ngôn y vu cảm”. Dũng giả ở đây là chỉ những người anh hùng, dũng cảm. Khi nói chuyện với kiểu người này bạn không nên tỏ ra thông minh hơn người, không trịch thượng, mà phải thể hiện được sự thẳng thắn, chân thành và trực diện của mình. Như vậy mới khiến đối phương nảy sinh thiện cảm.
Nói chuyện với kẻ dũng phải dựa vào sự quả cảm. Ảnh ĐKN
9. Nói chuyện với người ngu phải dựa vào những lời sắc bén
“Dữ ngu giả ngôn y vu nhuệ”. Ngu giả ở đây là chỉ những người ngu muội, bảo thủ, cố chấp. Khi nói chuyện với kiểu người này thì phải dùng từ thẳng thắn, trực diện, dùng lời lẽ sắc bén, nói ra được trọng tâm của vấn đề, khiến cho người ấy bừng tỉnh. Như vậy đối phương mới có thể nhìn rõ được chân tướng của sự thật, mới coi bạn như tri kỷ.
Điều trọng tâm trong đại trí huệ nói chuyện của Quỷ Cốc Tử là: Không được lấy mình làm trung tâm, mà phải căn cứ vào yêu cầu và lập trường của đối phương. Hãy khiến đối phương có được thu hoạch khi nói chuyện với mình. Như vậy cuối cùng họ mới thực sự mong muốn hợp tác với bạn. Kỳ tích là đôi bên đều sẽ giành thắng lợi.
Cuối cùng xin được tổng kết lại một chút rằng:
Xử thế một cách linh hoạt là tròn. Nguyên tắc, chuẩn mực làm người là vuông. Khi ứng dụng một cách nhuần nhuyễn cả vuông lẫn tròn thì mới là đạo xử thế chính xác, vừa thu phục được lòng người, lại thuận ý trời. Làm được vậy thì mọi sự trong cuộc sống của bạn ắt sẽ hanh thông, thuận lợi.
Nhã Văn biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét