TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
   GENERAL WORLD NEWS

Điều gì làm nên một nước Mỹ đặc biệt và khác biệt?

Inline image
Không một khảo sát hay nghiên cứu nào khẳng định rằng nước Mỹ là quốc gia hoàn hảo nhất, hay hạnh phúc nhất thế giới. Thế nhưng, có một sự thật không ai phủ nhận được, rằng Mỹ là một đất nước rất đặc biệt và khác biệt!
Đất nước của… thất bại
Giáo sư Steven Rogers thuộc trường Kinh Doanh Harvard đã nghiên cứu được rằng, đa số các nhà khởi nghiệp ở Mỹ đã thất bại 4 lần trước khi họ có thể thành công.
Ngoài ra, người Mỹ còn có một câu nói rất nổi tiếng: “Nếu bạn không thành công trong lần đầu tiên, hãy thử lại lần nữa”. Bởi vì, ở Mỹ luôn luôn và gần như có lần sau.
Họ đến Mỹ bởi vì nước Mỹ cho họ cơ hội để thất bại… và cũng là cơ hội tốt nhất trên thế giới để thành công. (Ảnh dẫn qua KUSI news)
Thật vậy, thành công cần rất nhiều thời gian, công sức, sự may mắn và nhiều yếu tố khác nữa. Nhưng để thành công, bạn nhất định phải có cơ hội để thất bại – và phải chịu trách nhiệm khi điều đó xảy ra.
Người Mỹ hiểu được điều đó, và họ đã làm được điều đó. Khi thất bại, thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc người khác, người Mỹ luôn lấy đó làm bài học và làm tốt hơn cho lần sau. Làm được điều này là bởi từ trong ý thức, họ không hề sợ thất bại. Đối với họ, thất bại là điều đương nhiên và xã hội sẽ không bao giờ xem thường hay phán xét bất kỳ ai vì thất bại của họ.
Hãy nhìn những Tổng Giám Đốc của những công ty hàng đầu ở Thung Lũng Silicon, họ đến từ khắp nơi trên thế giới – Ấn Độ, Pakistan, Nga, Israel… Tại sao họ lại đến Mỹ để sáng tạo? Bởi vì nước Mỹ có nhiều tiền? Đúng, những đó chỉ là một phần, rất nhiều nơi khác cũng có nhiều tiền như London, Berlin, Tokyo… Họ đến Mỹ bởi vì nước Mỹ cho họ cơ hội để thất bại… và cũng là cơ hội tốt nhất trên thế giới để thành công. 
Đất nước của sự công bằng
Tòa án Liên bang từng phán quyết ca sĩ Madonna phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ (khoảng 113 tỷ VNĐ) khi cô nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ. Đó là một hình phạt rất nặng khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Khi ấy, quan tòa đã đưa ra lời giải thích rằng, không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như Madonna nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa.
Như vậy, các phán quyết đưa ra không chỉ bởi mức độ thương tổn người bị hại gánh chịu, mà còn vì muốn răn đe, ngăn ngừa các hành vi tái diễn tương tự.
Nghị sĩ Donald M. Payne Jr., đến từ bang New Jersey phát biểu tại buổi mít-tinh ngày 17/07/2014 ở Toà Quốc hội Hoa Kỳ, lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. (Ảnh: Minghui.org)
Thực tế, không thể phủ nhận rằng, nước Mỹ là một dân tộc theo đuổi sự công bằng và cao thượng. Nhìn lại lịch sử, người ta đều cảm thấy như nước Mỹ đang đóng vai trò là “cảnh sát thế giới” vậy: Họ lên án vi phạm nhân quyền, đấu tranh cho tự do của những nước khác… Chiến tranh trong hai thế chiến ở Châu Âu, ở bán đảo Triều Tiên, ở Iraq… Trong tất cả những cuộc chiến đó, nước Mỹ đã có lợi kinh tế rất ít hoặc chẳng được lợi gì.
Bất cứ khi nào có thảm họa, ở bất cứ nơi nào trên thế giới – ở Haiti sau cơn đại bão, ở Indonesia sau cơn tsunami – nước Mỹ luôn nhiệt tình đến cứu trợ. Cho dù thảm họa xảy ra ở trong hay ngoài nước, người Mỹ luôn huy động hàng triệu đô, gần như ngay lập lức, để gửi lương thực, quần áo và trợ cấp đến những người đang gặp nạn họ không biết và rất có thể sẽ không bao giờ gặp. 
Đất nước của tự do ngôn luận
Ở Mỹ, không có một hãng truyền thông nào thuộc về chính phủ. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, không thể lấy tiền của dân chúng để dát vàng cho mình mà lừa mị, mê hoặc dân chúng.
Kênh truyền thông duy nhất mà chính phủ Mỹ bỏ vốn làm chủ là đài phát thanh VOA của Mỹ, nhưng nó không được phép phát sóng trên đất Mỹ. Trong con mắt của người Mỹ, dư luận nên phải là tự do, nhiều nguồn, muôn hình muôn vẻ, thậm chí là mâu thuẫn lẫn nhau, như vậy mới đảm bảo được sự trung thực.
Nước Mỹ bảo vệ quyền tự do ngôn luận của công dân. (Ảnh dẫn theo visadinhcuuytin.com)
Văn kiện đính chính thứ nhất trong Hiến pháp của Mỹ quy định: Quốc hội Mỹ không được lập ra pháp luật hạn chế tự do ngôn luận của công dân. Dựa theo quy định này, bất cứ cơ cấu chính phủ nào đều không thể hạn chế quyền tự đo ngôn luận của công dân.
Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì đang diễn ra tại Trung Quốc, và đây hẳn là câu trả lời xác đáng cho câu hỏi vì sao triệu phú nước Mỹ không có một người di cư sang Trung Quốc, còn các triệu phú Trung Quốc phần đông đều thích di cư sang Mỹ.
Đất nước của đức tin
Trong bài phát biểu nhân ngày Độc Lập của nước Mỹ (ngày 4/7), Tổng thống Donald Trump đã nhấn mạnh về niềm tôn kính Đức Chúa Trời và quyền con người như sau:
Kể từ ngày ký Tuyên ngôn Độc lập vào 241 năm trước, nước Mỹ luôn luôn khẳng định rằng quyền tự do đến từ Đức Sáng Thế của chúng ta. Các quyền lợi của chúng ta là do Đức Sáng Thế ban tặng, không lực lượng nào trên Trái Đất có thể tước bỏ những quyền lợi đó.
Ngoài ra, Tổng thống cũng những dẫn chứng về niềm tin của những tiền nhân sáng lập nước Mỹ, cũng như dấu ấn tín ngưỡng trong Tuyên ngôn Độc lập rằng:
“Quyền tự do tín ngưỡng của chúng ta được gìn giữ trong tu chính đầu tiên của Tuyên ngôn Nhân quyền. Các nhà sáng lập nước Mỹ đã dẫn chứng về Đức Sáng Thế 4 lần trong Tuyên ngôn Độc lập.”
“Benjamin Franklin nhắc nhở các đồng sự trong Hội nghị Hiến pháp phải bắt đầu phiên họp bằng cách cúi đầu cầu nguyện. Đồng thời ghi nhớ lên đồng tiền của chúng ta bằng những từ: “Chúng ta tin vào Đức Chúa Trời’” (In God We Trust).
Tổng thống Trump đặt tay lên cuốn Kinh Thánh để tuyên thệ nhậm chức. (Ảnh: Getty)
Đặc biệt, cũng trong bài phát biểu đó, ông nhiều lần khẳng định và nhấn mạnh: “Ở Mỹ, chúng ta không tôn kính chính phủ, chúng ta tôn kính Chúa Trời”.
Có thể, trong thời điểm hiện tại nước Mỹ không còn vĩ đại và đặc biệt giống như họ đã từng, nhưng chúng ta vẫn có niềm tin mạnh mẽ về sự tự tin, dũng cảm, cao thượng và lạc quan của một dân tộc họ. Giống như Tổng thống Donald Trump từng nói:
Chỉ cần bạn có sự tự hào về tín ngưỡng của mình, sự can đảm trong niềm tin của mình và tín tâm với Thượng đế, thì bạn sẽ không thất bại.
Hiểu Minh

10 vị Tổng thống có chỉ số IQ ‘ấn tượng’ trong lịch sử nước Mỹ

Inline image
Nhiều người cho rằng những người đàn ông quyền lực như Tổng thống Hoa Kỳ đều cần một tấm bằng đại học danh giá, gặt hái nhiều thành công rồi cuối cùng trở thành chính trị gia. Nhưng hầu hết chúng ta không nhận ra rằng: Thiếu giáo dục chính quy không có nghĩa là họ không đủ thông minh để trở thành Tổng thống. Bài viết sau đây sẽ đưa thông tin về IQ của những Tổng thống Hoa Kỳ thông minh nhất (theo xếp hạng của LifeBuzz).
1. George Washington (IQ 132,5)
George Washington là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Mặc dù chỉ tốt nghiệp… tiểu học, nhưng ông có vốn sống thực tiễn hết sức phong phú. Những người có địa vị học thức cao luôn ngưỡng mộ, thậm chí cả phần còn lại của thế giới nhiều năm sau này cũng phải ngả mũ trước tài năng của ông.
Người Mỹ luôn coi ông là vị cha già dân tộc có tầm nhìn xa trông rộng và trí tuệ nhạy bén, am hiểu sâu sắc nhiều lĩnh vực.
2. Franklin D. Roosevelt  (IQ 139.6)
Franklin Delano Roosevel là Tổng thống Mỹ đời thứ 32, được biết đến như một huyền thoại trong lịch sử. Ông từng lãnh đạo nhân dân Mỹ trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trầm trọng và thế chiến thứ II trong những năm tháng tối tăm giữa thế kỷ 20. Ông cũng là Tổng thống Mỹ duy nhất đắc cử tới bốn nhiệm kỳ.
Giống như nhiều vị Tổng thống khác đã tốt nghiệp ở những trường đại học danh giá, Franklin Delano Roosevel đã tốt nghiệp Harvard chuyên ngành lịch sử.
3. Abraham Lincoln (IQ 140)
Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, Abraham Lincoln nổi tiếng không chỉ bởi danh hiệu “Người giải phóng vĩ đại” khi lãnh đạo nước Mỹ vượt qua giai đoạn đen tối nhất lịch sử: Cuộc nội chiến Mỹ, khủng hoảng hiến pháp, quân sự và chấm dứt chế độ nô lệ, mà còn được kính nể bởi sự gan lỳ trước bề dày “thất bại” trong suốt sự nghiệp của mình.
Không giống như hầu hết các nhà lãnh đạo, Lincoln chưa bao giờ thực sự học đại học, những kiến thức và tài năng của ông hầu hết đều là tự học. Ông là người ham học hỏi, chăm chỉ và kiên trì. Ở tuổi thiếu niên, ông đã được cấp bằng sáng chế cho một phát minh tàu hơi nước.
4. Theodore Roosevelt (IQ 142,3)
Tổng thứ thứ 26 của Hoa Kỳ Theodore Roosevelt không chỉ tốt nghiệp Đại học Harvard, mà còn là tác giả của 35 cuốn sách nổi tiếng.
Ông là người Mỹ đầu tiên được nhận giải Nobel (năm 1906)… Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất trong cuộc đời làm chính trị của Theodore Roosevelt chính lại là bài học: Nếu không đủ lòng dũng cảm để tiến hành các chính sách mạnh bạo thì rất khó đạt được kết quả như ý muốn…
5. John Adams (IQ 142,5)
John Adams là một luật sư, tác gia, chính khách và cũng là một nhà ngoại giao người Mỹ. Ông là vị Tổng thống thứ 2 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ giai đoạn 1797-1801, là Phó Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ (1789-1797). Adams đóng vai trò quan trọng trong Kỷ Khai sáng với vai trò là một nhà lý luận chính trị, chủ trương thúc đẩy chủ nghĩa cộng hòa và một chính quyền trung ương mạnh. Những tư tưởng cấp tiến của ông được tổng hợp, xuất bản thường xuyên và được đánh giá cao cho đến tận ngày nay.
Ông là một sinh viên đại học của Harvard và kỹ năng đàm phán đáng kinh ngạc của ông đã từng giúp nước Mỹ tránh được một cuộc chiến tranh với Pháp.
6. Jimmy Carter (IQ 145,1)
Jimmy Carter từng tốt nghiệp học viện Hải quân. Năm 2002, Tổng thống Jimmy Carter vinh dự được nhận giải Nobel hòa bình vì những đóng góp của ông trong cải cách dịch vụ dân sự và nhân quyền.
Hiện nay, ở tuổi 93, vị cựu Tổng thống vẫn luôn “dõi theo” tình hình kinh tế, chính trị của Mỹ và luôn sẵn sàng hỗ trợ Tổng thống đương nhiệm Donald Trump trong vấn đề căng thẳng với Triều Tiên.
Được biết, vị cựu Tổng thống là người rất ủng hộ và tin trưởng vào lập trường chính trị cũng như những chính sách mà Tổng thống Trump đưa ra. Ông cũng cho rằng truyền thông đã đối xử “bất công” với vị tân Tổng thống: “Tôi cho là truyền thông đã nặng lời với ông Trump hơn bất cứ tổng thống Mỹ nào khác mà tôi từng biết”. 
7. John Kennedy (IQ 150,7)
Tổng thống thứ 35 của Mỹ John F. Kennedy từng theo học Đại học Harvard. Ở tuổi 43, ông Kennedy là Tổng thống trẻ nhất của nước Mỹ.
Mặc dù có nhiều vấn đề về sức khỏe nhưng ông Kennedy là một học giả ham học hỏi và là một chính khách có nhiều tham vọng. Tuy nhiên, Tổng thống Kennedy bị ám sát vào ngày 22/11/1963 là một sự kiện gây chấn động trong lịch sử nước Mỹ và thế giới. Sự ra đi đột ngột của ông khiến công chúng vô cùng thương tiếc.
8. Thomas Jefferson (IQ 153,8)
Ông từng theo học Cao đẳng William and Mary nhưng bỏ học giữa chừng và hành nghề luật sư trong 7 năm. Ông Jefferson say mê nghiên cứu mọi vấn đề từ cải tiến nông nghiệp đến kiến trúc.
Thomas Jefferson được đánh giá là thông minh một cách phi thường. Ông là tác giả của Tuyên ngôn độc lập và thực sự là một nhà lãnh đạo hàng đầu trong sự phát triển ban đầu của Hoa Kỳ.
9. Donald Trump (IQ 156)
Donald Trump đã từng học tại Học viện Quân sự New York và tốt nghiệp tại trường Kinh doanh Wharton thuộc Đại học Pennsylvania danh tiếng. Ông Trump là Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, ông chuyển sang làm chính trị sau khi nổi tiếng thế giới với vai trò một doanh nhân, một nhà sản xuất chương trình truyền hình.
Mặc dù không có bằng chứng xác minh Donald Trump đã tiến hành kiểm tra chỉ số thông minh (IQ), nhưng với những thành công gặt hái được, một số tờ báo ước tính chỉ số IQ của ông là 156. Điều này khiến Trump được xem là thông minh hơn 99,98% dân số Mỹ, trang Mirror đưa tin. Như vậy, nước Mỹ có thể hoàn toàn yên tâm đặt số phận và niềm tin của mình vào vị tân Tổng Thống.
10. John Quincy Adams (IQ 168,8)
Từng tốt nghiệp đại học Harvard, John Quincy Adams là một luật sư đáng kính và ‘đáng gờm’ tại tòa án.
Ngoài ra ông cũng là một chính khách xuất sắc, từng đàm phán nhiều hiệp ước quốc tế quan trọng. Ông Adams thông thạo 4 ngôn ngữ và rất giỏi chuyển ngữ tiếng Latin và Hi Lạp cổ. Các nhà sử gia công nhận ông là một nhà ngoại giao tài ba nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Linh An

Nạn nhân của vụ tấn công hóa học ở Syria muốn mời Tổng thống Trump uống bia

Syria
Kassem Eid (bên phải) - một người tị nạn Syria - bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, sau cuộc không kích nhắm vào các kho vũ khí hóa học của chính phủ Assad vào đêm thứ Sáu vừa qua (13/4). Bên trái là người dẫn chương trình của kênh CNN - cô Ana Cabrera. (Ảnh: CNN)
Năm 2013, anh Kassem Eid đã may mắn sống sót sau 1 vụ tấn công hóa học ở Syria. Anh ấy không muốn làm gì hơn, ngoài việc mời Tổng thống Trump uống bia sau cuộc tấn công tên lửa của Hoa Kỳ vào Syria trong đêm thứ Sáu vừa qua (13/4), theo hãng tin tức CNN.
Eid nói với Ana Cabrera, người dẫn chương trình của kênh CNN, rằng hành động của Tổng thống Donald Trump một lần nữa đã chứng tỏ ông là người có trái tim nghĩa hiệp”.
“Tôi chỉ muốn nói trực tiếp với ông Trump: Tôi là một người tị nạn Syria, đã may mắn sống sót sau các cuộc tấn công hóa học, trong gần hai năm tôi sống trong sự bao vây và ném bom của chính phủ Bashar al-Assad. Tôi muốn, muốn, mời ông một ly bia, ngồi trước mặt ông và sau đó nói với ông về Syria, nó tệ như thế nào”, Eid nói.
Eid muốn Tổng thống Donald Trump “lắng nghe trái tim mình”, chứ không phải lắng nghe các tướng lĩnh quân sự. Anh so sánh phản ứng của Tổng thống Trump với cựu Tổng thống Obama về tình hình ở Syria. “Vào ngày hôm qua, một lần nữa, ông Trump đã chứng minh ông là người có trái tim nghĩa hiệp. Ít nhất là hơn ông Obama nhiều, bởi vì ông thật sự đã cố gắng làm điều gì đó. Chúng ta thật sự cần cam kết lâu dài để mang lại hòa bình cho Syria”.
Anh cũng cho rằng thất bại trong việc tiếp tục gây sức ép với chính quyền Assad có thể tạo ra “ISIS 2.0”.
Những dòng chữ trên Twitter thể hiện quan điểm của anh Kassem Eid – một người tị nạn Syria, đó là: Ủng hộ quyết định không kích của Tổng thống Donald Trump nhắm vào các kho vũ khí hóa học tại Syria. (Ảnh: CNN)
Eid cũng xuất hiện trên kênh CNN vào tháng 4/2017, sau khi Tổng thống Donald Trump cho phép tấn công trả đũa Syria vì một vụ tấn công hóa học tương tự, anh “biết ơn” vị tổng thống Hoa Kỳ vì đã sẵn sàng thách thức chế độ tàn bạo của Bashar al-Assad.
“Nếu cho tôi thêm một vài giây nữa để nói với Tổng thống Trump, tôi muốn nói rằng những gì Tổng thống đang làm tại Syria là một điều tuyệt vời. Ông Trump đã mang thông điệp về một niềm tin mạnh mẽ cho rất nhiều người trong và ngoài Syria. Xin đừng dừng việc này lại”, Eid nói.
Anh cũng chỉ trích chính quyền Obama và nói rằng hầu hết người Syria thích an toàn ở quê hương mình, hơn là sang Hoa Kỳ để được an toàn. “Tôi không thấy ai lên án về sự im lặng vô cảm của ông Obama đối với sự tàn bạo của chế độ Assad ở Syria, thủ phạm đã đưa chúng tôi lâm vào hoàn cảnh phải đi tị nạn, làm cho chúng tôi – những người tị nạn – bị đẩy ra khỏi Syria”, Eid nói.
Tổng thống Donald Trump vẫn chưa có hồi âm gì về “lời mời uống bia”anh Kassem Eid.
Thanh Hiền

Làm thế nào tên lửa Mỹ bắn trúng mục tiêu trước khi hệ thống phòng thủ Syria kịp phản ứng?

EA-6B Prowler
Máy bay Northrop Grumman EA-6B Prowler bay kèm với các máy bay ném bom trong cuộc tấn công vào Syria. (Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ)

Tóm tắt bài viết

  • 105 tên lửa của liên quân Mỹ-Anh-Pháp đã bắn trúng mục tiêu vũ khí hóa học trước khi hệ thống phòng không Syria kịp phản ứng.
  • Sau khi các mục tiêu bị phá hủy, chế độ Assad mới bắn lên 40 tên lửa đánh chặn một cách 'vô vọng', trong đó có tên lửa khả năng rơi trúng các mục tiêu dân sự.
  •  Bí mật sức mạnh liên quân nằm ở 2 loại tên lửa được xưng tụng là mạnh nhất thế giới hiện nay.
Hoa Kỳ, Pháp và Anh đã phóng 105 tên lửa trong một đêm để trả đũa một cuộc tấn công hóa học ở Syria một tuần trước, mục tiêu của Lầu Năm Góc là 3 cơ sở vũ khí hoá học, bao gồm một trung tâm nghiên cứu và phát triển tại quận Barzeh của Damascus và hai cơ sở gần Homs.
40 tên lửa phòng không của Syria chỉ bắn ‘vu vơ’
Nga tuyên bố sáng sớm thứ Bảy 14/4 rằng hệ thống phòng không của Syria đã bắn rơi 71 trong số hơn 100 tên lửa của liên minh. Tuy nhiên, những hình ảnh vệ tinh cho thấy tất cả 3 mục tiêu nói trên đều đã bị hủy diệt.
Trung tướng Kenneth McKenzie của quân đội Mỹ nói: “Không có vũ khí nào của Syria gây bất cứ ảnh hưởng nào với bất cứ điều gì chúng tôi làm”. Ông mô tả cuộc tấn công chung của Mỹ, Pháp và Anh là “chính xác, áp đảo và hiệu quả”.
Trên thực tế, hầu hết các biện pháp đối phó của chế độ Assad, kể cả tên lửa phòng không, đều chỉ khai hỏa sau khi các tên lửa của Mỹ và đồng minh đã đánh trúng mục tiêu, Tướng McKenzie nói với các phóng viên hôm thứ Bảy, báo Haaretz đưa tin.
Tướng McKenzie cho biết sau khi hệ thống phòng không của Syria bỏ lỡ các tên lửa của liên quân, lãnh đạo chính quyền đã chữa thẹn bằng cách vẫn cho bắn “vu vơ” hơn 40 tên lửa đánh chặn. Điều nguy hiểm là, trong số những tên lửa bắn vu vơ này, có thể có tên lửa đã bắn trúng các mục tiêu dân sự.
SyriaQuân đội Mỹ cho biết 24 tên lửa đã tấn công Kho quân sự Him Shinshar tại thành phố Homs, gồm 9 tên lửa Tomahawk của Mỹ, 8 tên lửa Storm Shadow của Anh, 5 tên lửa hành trình hải quân và 2 tên lửa SCALP của Pháp. (Ảnh: Digital Globe)
Theo Lầu Năm Góc, 19 tên lửa không đối đất JASSAM đã được 2 máy bay ném bom B-1B xuất phát từ căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar bắn đi.
Theo người phát ngôn của liên quân, những chiếc máy bay ném bom này được bay kèm với một máy bay EA-6B Prowler dùng cho việc trấn áp chiến tranh điện tử, có khả năng chống lại hệ thống phòng không của Nga.
Sáu tên lửa hành trình Tomahawk cũng được phóng từ tàu ngầm John Warner của tàu USS Virginia, theo Lầu Năm Góc. Tàu khu trục Hoa Kỳ USS Winston Churchill và tàu khu trục US USS Donald Cook đã được triển khai trên biển Địa Trung Hải như một bằng chứng rõ ràng để thu hút sự chú ý của Nga và Syria khỏi 3 chiếc thiết giáp hạm Mỹ khác đã bắn 60 tên lửa Tomahawk từ Biển Đỏ và phía Bắc Vịnh Ả rập.
Theo Tướng McKenzie, tàu tuần dương USS Monterey bắn 30 chiếc Tomahawks và tàu khu trục USS Laboon bắn 7 chiếc từ Biển Đỏ, trong khi USS Higgins bắn 23 chiếc Tomahawks từ Bắc Vịnh Ả rập.
Tomahawk – Không thể đánh chặn
Theo các trang đánh giá vũ khí, Tomahawk là loại tên lửa hành trình tầm xa, có khả năng sống sót cao, bay thấp nên khó bị phát hiện bằng ra đa. Các thiết bị chính bên trong bao gồm: hệ thống dẫn đường (Integrated Mid-Course Guidance), môđun tấn công hay thường gọi là đầu đạn (có nhiều loại theo từng phiên bản), hệ thống lái, khoang nhiên liệu và động cơ phản lực.
Thua kém nhiều so với các loại tên lửa khác về tốc độ nhưng khả năng bay theo sự điều khiển là thế mạnh vượt trội của Tomahawk. Ngay sau khi rời bệ phóng, các chuyên gia vũ khí có thể điều khiển tên lửa thông qua hệ thống định vị toàn cầu. Trong trường hợp tự hành theo lịch trình được cài đặt sẵn, tên lửa Tomahawk vẫn nhận các tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh hoặc hệ thống do thám tối tân của Mỹ để dễ dàng bắn hạ mục tiêu mà không gặp phải bất kể sự cản trở nào của đối phương.
Tomahawk Tên lửa Tomahawk. (Ảnh: Wikipedia)
Dù tầm bắn lên tới 2.500 km và tốc độ 880 km/h, Tomahawk vẫn có thể thay đổi mục tiêu khi đang di chuyển. Cặp cánh dài độc đáo giúp Tomahawk linh hoạt trong quá trình bay. Không bay theo đường thẳng mà có khả năng di chuyển qua những “điểm mù” của radar phòng không đối phương giúp khả năng sống sót của Tomahawk rất cao.
Trên thực tế, phát hiện Tomahawk bằng radar hay các thiết bị quét hồng ngoại là việc rất khó. Thêm vào đó, hệ thống dẫn đường phức tạp, tích hợp nhiều công nghệ khác nhau giúp Tomahawk trở nên chính xác vượt trội trong mọi điều kiện tác chiến. Thậm chí, gần như chắc chắn Tomahawk biết nó đang bay ở địa hình nào, độ cao bao nhiêu với sai số 1m trên 1.000m đường bay.
Không chỉ vậy, Tomahawk còn có thể đọc địa hình theo chiều thẳng đứng để so sánh với bản đồ số được nạp sẵn, giúp tên lửa di chuyển an toàn và chính xác hơn. Cuối cùng, hệ thống so sánh điện tử với mắt thần giúp Tomahawk lao vào mục tiêu với sai số dưới 10m. Sau khi nạp sẵn dữ liệu mục tiêu, hệ thống điện tử của Tomahawk sẽ so sánh cách bức ảnh mà mắt thần chụp lại để xác định mục tiêu.
JASSAM Một máy bay B-1B phóng tên lửa JASSAM gọi là AGM-158C LRASMU.S.(Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ)
Cuối cùng, Tomahawk sở hữu hệ thống định vị toàn cầu GPS, giúp xác định vị trí tên lửa và quỹ đạo bay. Bên cạnh đó, khả năng kết nối và cập nhật thông tin mục tiêu từ các thiết bị do thám khác giúp đảm bảo khả năng bắn hạ. Chính vì lẽ đó, Tomahawk có khả năng bắn lọt qua cửa sổ của căn nhà mục tiêu.
JASSM – Chuẩn mực tên lửa hành trình tấn công mặt đất
Trong khi đó, JASSM được thiết kế với khả năng tàng hình cao, công nghệ dẫn hướng tinh vi giúp tên lửa có thể đột nhập mạng lưới phòng không đối phương một cách dễ dàng. JASSM có thể lượn lờ hàng giờ trên khu vực tác chiến để tìm – diệt những mục tiêu được ngụy trang kỹ càng nhất.
Tên lửa JASSM có tầm hoạt động lớn, có khả năng tấn công vào các mục tiêu cứng, chắc, độ xuyên hạn chế. Chúng được thiết kế để sử dụng cho việc khoan xuống các mục tiêu quan trọng như sở chỉ huy, kho tàng chiến lược nằm sâu trong lòng đất và được xây dựng kiên cố.
SyriaBoongke quân sự Him Shinshar CW. Boongke này nằm cách Kho quân sự Him Shinshar khoảng 7 km. Giới chức phương Tây tin rằng cơ sở này chứa cả vũ khí thông thường lẫn vũ khí hóa học, cùng một trung tâm chỉ huy quan trọng của lực lượngAssad. Tướng McKenzie cho biết 7 tên lửa SCALP đã phá hủy cơ sở này. (Ảnh: Digital Globe)
Tên lửa AGM-158 JASSM nặng hơn 1 tấn, dài 4,72m, sải cánh 2,4m, lắp đầu nổ xuyên cực mạnh nặng 450kg WDU-42/B. Tên lửa lắp động cơ tuốc bin phản lực Teledyne CAE J402-CA-100 cho tầm bắn 370km (biến thể AGM-158B đạt tầm 1.000km), tốc độ cận âm. Với đầu đạn nặng tới 450kg, tên lửa AGM-158 JASSM có thể phá hủy bất cứ mục tiêu nào, kể cả những boongke ngầm dưới lòng đất.
Mỹ Khánh

Liên Hiệp Quốc bác bỏ dự thảo đề xuất của Nga về Syria

Mỹ
Hội đồng Bảo an LHQ không thông qua dự thảo nghị quyết của Nga về Syria (Ảnh: AFP).
Ngày 14/4, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã không thông qua dự thảo nghị quyết do Nga đệ trình, lên án cuộc tấn công do liên quân Mỹ – Anh – Pháp tiến hành nhằm vào Syria.
Nghị quyết về Syria do Nga đề xuất cho rằng cuộc tấn công do Mỹ và đồng minh phương Tây tiến hành vi phạm luật pháp quốc tế và hiến chương Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên Nga chỉ nhận được 3 phiếu thuận tại phiên họp của Hội đồng Bảo an ngày 14/4, theo New York Times.
Nga, Trung Quốc và Bolivia ủng hộ dự thảo này trong khi 8 nước đã bỏ phiếu chống và 4 nước khác bỏ phiếu trắng. Để được thông qua, dự thảo nghị quyết cần ít nhất 9 phiếu ủng hộ và không bị phủ quyết bởi bất kỳ một trong các thành viên thường trực Hội đồng bảo an gồm Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Mỹ.
Đây là lần thứ 5 trong tuần Hội đồng bảo an LHQ họp khẩn về tình hình Syria kể từ vụ tấn công sử dụng vũ khí hóa học ở thị trấn Douma tuần trước. Ngày 10/4, Hội đồng bảo an cũng đã không thông qua được 3 dự thảo nghị quyết về các cuộc tấn công băng vũ khí hóa học ở Syria.
Dự thảo của Nga lần này lên án “cuộc gây hấn” nhằm vào Syria và yêu cầu liên quân không gây ra thêm cuộc tấn công nào trong tương lai.
LHQ bác bỏ dự thảo đề xuất của Nga về SyriaDự thảo của Nga lên án cuộc không kích của Mỹ và liên quân nhắm vào Syria (Ảnh: AFP).
Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục tấn công Syria nếu Tổng thống Bashar al-Assad tiếp tục dùng vũ khí hóa học.
Tổng thống Trump bất ngờ ra lệnh tấn công Syria vào tối 13/4 (sáng 14/4 giờ Việt Nam). Ông Trump cũng cho biết cuộc tấn công có sự phối hợp của hai đồng minh của Mỹ tại châu Âu là Pháp và Anh.
Rạng sáng 14/4, Mỹ và liên quân đã phóng hơn 100 quả tên lửa vào Syria. Đây được coi là hành động can thiệp lớn nhất của phương Tây đối với chính quyền Tổng thống Syria Bashar Al-Assad.
Theo AP, nhiều tiếng nổ được nghe ở phía Đông, Tây, Nam thủ đô Damascus. Nhiều nhân chứng cho biết các mục tiêu tấn công nằm rải rác ở Damascus. Bầu trời Damascus chuyển sang màu cam vì không kích.
LHQ bác bỏ dự thảo đề xuất của Nga về SyriaGần 12 tiếng đồng hồ sau vụ không kích tại Syria (Ảnh: AP).
Các nhân chứng cho biết quận Barzah ở Damascus – nơi có một trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của Syria – đã trúng tên lửa. Truyền thông Syria cũng đưa tin xác nhận một trung tâm nghiên cứu khoa học nước này đã trúng tên lửa Tomahawk của Mỹ.
An Yên

8 lý do khiến người Mỹ rất yêu nước Mỹ, còn người nước ngoài luôn muốn di cư đến nơi này

Inline image
Không dùng những bài học tư tưởng chính trị để giáo dục người dân yêu nước; cũng không dùng súng ống và tay sai để cưỡng ép người dân yêu nước. Trái lại, nước Mỹ luôn dùng hành động thực tế để cảm hóa người dân mình yêu nước từ trong tâm…
1. Bảo vệ sinh mạng công dân
Năm 1988, trong thảm họa rơi máy bay Lockerbie, phần lớn hành khách là người Mỹ. Chính phủ Mỹ đã sử dụng hàng nghìn chuyên gia kỹ thuật, từ trong mấy triệu mảnh vụn của máy bay mà tìm ra thủ phạm là những phần tử khủng bố Libya. 
Cuối cùng, nước Mỹ cứng rắn ép buộc chính quyền Tổng thống Gaddafi khi ấy giao nộp phần tử khủng bố. Chính phủ Mỹ đồng thời chi ra 2,7 tỷ đô-la tiền bồi thường cho nạn nhân vụ tai nạn này, gia đình mỗi nạn nhân nhận được 10 triệu đô-la (hơn 227 tỷ VNĐ).  
Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai (nổ ra vào tháng 3/2003), quân Mỹ huy động lực lượng quân sự lớn mạnh tấn công tầm xa trong sa mạc. Quân đội của nhà độc tài Saddam Hussein binh bại như núi đổ, nhếch nhác bỏ chạy. Lúc này, trong cát bụi mịt trời, một chiếc xe vận tải của quân Mỹ mất phương hướng, lạc vào trận địa của quân địch.
Người lái xe là một nữ quân nhân tên Lira, bị thương và bị địch bắt giữ làm con tin để uy hiếp quân Mỹ. Cô bị nhốt ở một nơi hẻo lánh bí mật và bị canh giữ sát sao. Vì để cứu Lira, quân Mỹ đã huy động đội đột kích Hải Báo tấn công mãnh liệt khiến quân địch mất phương hướng, hoảng loạn tan vỡ.
Chỉ trong thời gian mấy phút, quân Mỹ đã giải cứu thành công Lira. Cô nhanh chóng được đưa về hậu phương điều trị. Chiến tranh kết thúc, Lira cùng với hai binh sĩ Mỹ từng bị bắt giữ khác trở về quê nhà và được chào đón như những người anh hùng.
Bảo vệ sinh mạng công dân. (Ảnh dẫn theo tuoitre.vn)
2. Nâng đỡ người nghèo khổ
Thước đo nghèo khổ của nước Mỹ là thu nhập bình quân của cá nhân dưới 11.139 đô-la Mỹ (khoảng 253 triệu VNĐ) mỗi năm, không bao gồm trợ cấp về thực phẩm và nhà ở. Nếu dựa theo tiêu chuẩn này, Trung Quốc ít nhất có 1 tỷ người đang sống dưới mức nghèo khó. Nói là người nghèo khó, nhưng ở Mỹ họ đều được hưởng tiền trợ cấp và nhiều phúc lợi như: Điều trị miễn phí, con cái hưởng giáo dục miễn phí và bữa cơm trưa dinh dưỡng miễn phí. 
Ở nước Mỹ, người dân có bệnh thì bệnh viện cần phải điều trị trước, sau đó mới gửi hóa đơn viện phí đến nhà bệnh nhân. Nếu bạn không gánh nổi khoản tiền trị liệu thì các tổ chức từ thiện hoặc chính phủ sẽ ‘ra mặt’ giải quyết. Trong trường hợp người nghèo khó chỉ vì không có tiền chi trả viện phí mà bệnh viện ngưng điều trị thì những người có liên quan sẽ bị chất vấn và nhận chế tài của pháp luật.
Chính phủ Mỹ đầu tư mạnh cho giáo dục đối với trẻ em từ 0 đến 5 tuổi. Chính phủ cũng cung cấp các lớp học trên mạng cho học sinh vùng nông thôn cũng như đầu tư 2 tỷ đô-la để xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo trực tuyến trên Internet trong 2 năm tới, cung cấp phục vụ mạng lưới băng thông rộng và vô tuyến cho hơn 20 triệu học sinh. 
Hình ảnh cảnh sát Mỹ tặng áo cho người vô gia cư. (Ảnh dẫn theo Pinterest)
3. Bảo vệ người yếu thế
Ca sĩ Madonna từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán quyết cô phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ (khoảng 113 tỷ VNĐ) cho bà lão.
Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như Madonna nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa.
Như vậy, các phán quyết đưa ra không chỉ bởi mức độ thương tổn người bị hại gánh chịu, mà còn vì muốn răn đe, ngăn ngừa các hành vi tái diễn tương tự. 
Thành phố Seattle của nước Mỹ có một em bé tên Leo, mắc phải chứng bạch tạng mắt. Thị lực của em không được tốt, chỉ có thể nhận dạng bố mẹ bằng cách sờ tay lên râu, lên mặt. Một công ty kính mắt của Mỹ đã đặc biệt thiết kế một chiếc mắt kính cho Leo. Sau khi đeo lên, em đã vô cùng xúc động bởi cuối cùng cũng nhìn thấy gương mặt mẹ cha.
Sự vĩ đại của lòng lương thiện chính là ở chỗ chân thành, vô tư giúp đỡ những người yếu thế mà không cầu lợi lộc gì. Đảm bảo sự bình đẳng cho một sinh mệnh chính là điều khó làm được nhất trên thế gian này. 
Ngày 29/12/2002, sau Lễ Tạ ơn, người dân khắp nước Mỹ đều bận rộn với việc mua sắm. Đây cũng là ngày bận rộn nhất trong năm của các siêu thị. Tại một siêu thị ở thành phố Pittsburg, bang Florida, một bé gái 5 tuổi tên Kerriana cùng mẹ và hai anh cùng đi trên một thang máy có tay vịn tự động đi xuống.
Ở lối ra của thang cuốn, chiếc dép nhỏ của bé Kerriana không may bị mắc kẹt ở giữa tấm sàn và bậc thang, cô bé theo bản năng đã cúi mình xuống dùng tay nhặt chiếc dép lên, kết quả tay phải cũng bị kẹp vào trong, cuối cùng ba ngón tay của bé bị kẹp đứt hoàn toàn.
Trong quá trình giải cứu con gái, mẹ của bé cũng bị gãy xương ngón tay. Kết quả, tòa án phán quyết siêu thị phải bồi thường cho bé Kerriana 11,2 triệu đô-la (khoảng 255 tỷ VNĐ), bồi thường cho người mẹ 3,8 triệu đô-la, tổng cộng là 15 triệu đô-la. 
Nghị sĩ Donald M. Payne Jr., đến từ bang New Jersey phát biểu tại buổi mít-tinh ngày 17/07/2014 ở Toà Quốc hội Hoa Kỳ, lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. (Ảnh: Minghui.org)
4. Bảo vệ quyền trẻ em
Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia, trẻ em được pháp luật che chở cẩn thận. Nếu bạn không có tiền gửi con ở nhà trẻ, chính phủ sẽ chi trả, hoặc không có tiền mua sữa bột, chính phủ cũng sẽ chu cấp. Ngoài ra còn có nhiều chính sách đặc biệt trợ cấp cho phụ nữ mang thai, sản phụ thu nhập thấp và trẻ em chưa đến 5 tuổi.
Các gia đình thu nhập thấp có thể nhận được bữa cơm dinh dưỡng sáng và trưa miễn phí. Nếu bạn không có tiền thuê nhà, chính phủ sẽ chi trả, hơn nữa quy định trẻ nhỏ cần phải có phòng ngủ riêng. Ở nước Mỹ, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh trẻ em đi xin ăn. 
Có một bà mẹ mải mê bận rộn việc nhà, nhất thời không để ý trông con. Đứa con chẳng may ngã xuống bể bơi chết đuối. Trong lúc người mẹ đang đau khổ không thôi thì bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án.
Lý do mà tòa án đưa ra vô cùng đơn giản, bà đã không làm hết trách nhiệm của một người giám hộ nên sẽ phải đối mặt với việc bị tuyên án. Điều đó cũng giúp cảnh tỉnh ý thức chăm sóc con trẻ cho hàng triệu người mẹ khác. 
Người Mỹ quan niệm, một đứa trẻ trước hết thuộc về bản thân nó. Đứa trẻ đó mang theo vô số quyền lợi sống vốn có trong xã hội này. Không kể là bản thân nó có ý thức được hay không, không kể là nó có thể lớn lên thành người hay không, xã hội này có tầng tầng pháp luật để bảo vệ nó. 
Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia. Ảnh dẫn theo KeywordSuggest.org
5. Bảo vệ tự do ngôn luận
Ở Mỹ, không có một hãng truyền thông nào thuộc về chính phủ. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, không thể lấy tiền của dân chúng để dát vàng cho mình mà lừa mị, mê hoặc dân chúng.
Kênh truyền thông duy nhất mà chính phủ Mỹ bỏ vốn làm chủ là đài phát thanh VOA của Mỹ, nhưng nó không được phép phát sóng trên đất Mỹ. Trong con mắt của người Mỹ, dư luận nên phải là tự do, nhiều nguồn, muôn hình muôn vẻ, thậm chí là mâu thuẫn lẫn nhau. 
Năm 1984, Đảng Cộng hòa tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc ở bang Texas, đã có một nhóm nhân sĩ phản đối đến tổ chức hoạt động kháng nghị. Một người đàn ông tên là Johnson đã nhóm lửa đốt lá cờ vốn được treo lên để chúc mừng đại hội này. Vì thế, Jonhson bị tuyên phán có tội. 
Nhưng tòa án phúc thẩm hình sự bang Texas đã định tội đối với ông, cho rằng hành vi đốt cờ của Jonhson là thuộc về “ngôn luận mang tính biểu tượng”, được bảo hộ bởi điều khoản tự do ngôn luận trong Hiến pháp Mỹ.
Văn kiện đính chính thứ nhất trong Hiến pháp của Mỹ quy định: Quốc hội Mỹ không được lập ra pháp luật hạn chế tự do ngôn luận của công dân. Dựa theo quy định này, bất cứ cơ cấu chính phủ nào đều không thể hạn chế quyền tự đo ngôn luận của công dân. 
Nước Mỹ bảo vệ quyền tự do ngôn luận của công dân. (Ảnh dẫn theo visadinhcuuytin.com)
6. Nước Mỹ có thật sự bị người giàu thao túng không? 
Nhiều người cho rằng nước Mỹ bị giới quyền quý thao túng. Thật ra, 20% người có thu nhập cao nhất nước Mỹ đã đóng trả 67% tiền thuế. Những người có thu nhập vừa và thấp chiếm 49% căn bản không phải đóng thuế, hơn nữa còn được hưởng các đãi ngộ miễn phí về mặt giáo dục, vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, y tế…
Điều quan trọng hơn cả là một nửa những người không đóng thuế này lại có quyền bỏ phiếu giống như những nhân vật thượng lưu như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg, Clinton… 
Sự khác biệt giữa các triệu phú Trung Quốc và Mỹ là rất lớn. Các triệu phú nước Mỹ phần lớn đều là tự gây dựng sự nghiệp làm giàu, còn triệu phú Trung Quốc phần nhiều đều là dựa vào mối quan hệ mà ăn nên làm ra. Triệu phú nước Mỹ trốn thuế là chuyện cực hiếm, còn đa số triệu phú Trung Quốc đều có hành vi này trong đời ít nhất một lần. 
Các triệu phú nước Mỹ rất hiếm việc bỏ làm ăn kinh doanh để chạy theo chính trị, còn các triệu phú Trung Quốc phần đông đều vừa là thương nhân, vừa chính trị gia, hoặc là quan thương câu kết.
Triệu phú nước Mỹ phần lớn đều hứng thú với sự nghiệp từ thiện, còn triệu phú Trung Quốc phần đông lại hứng thú với việc tẩu tán tài sản ra nước ngoài. Triệu phú nước Mỹ không có một người di cư sang Trung Quốc, còn các triệu phú Trung Quốc phần đông đều thích di cư sang Mỹ. 
Nước Mỹ có thật sự bị người giàu thao túng không? Ảnh dẫn theo xaluan.com
7. Nền tảng lập quốc của nước Mỹ 
Điều được giảng trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ không phải là quần thể, quốc gia, thậm chí không hề giảng đến dân chủ. Điều được giảng là 3 quyền lợi lớn: quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền lợi này đều là quyền lợi của cá nhân, không phải là quyền lợi của quần thể hay quốc gia. 
Chính nền tảng văn hóa ấy đã khiến một quốc gia lớn mạnh thật sự. Sự lớn mạnh của nước Mỹ vốn không chỉ vỏn vẹn là sự lớn mạnh về quân sự, kinh tế, lãnh thổ, mà điều căn bản nhất chính là sự lớn mạnh trong tư tưởng, tinh thần. 
Nguyên tắc cơ bản của nước Mỹ là chủ nghĩa cá nhân. Nói cách khác, nước Mỹ được kiến lập trên nền tảng “mỗi cá nhân đều có quyền lợi không thể tước đoạt được”. Những quyền lợi này là vô điều kiện, là quyền mà mỗi cá nhân được có và được hưởng, là thuộc về cá nhân, chứ không thuộc về đoàn thể.
Những quyền lợi này có được ngay từ khi công dân Mỹ vừa mới sinh ra, chứ không phải do ai ban tặng. Mặt khác, những quyền lợi này có thể bảo vệ cá nhân, khiến họ không phải chịu đựng sự xâm hại của bất cứ ai. Chỉ có kiến lập trên cơ sở quyền lợi cá nhân, mọi người mới có thể có được một xã hội tự do chính nghĩa, tôn nghiêm và bình đẳng. 
Nước Mỹ quả thực đang có được chế độ dân chủ tiên tiến nhất mà nhân loại từng phát minh ra cho đến nay. Họ có được kỹ thuật tân tiến nhất, đỉnh cao nhất về mặt quân sự, dân dụng, thương dụng, hàng không… trên thế giới. Họ cũng có tiềm lực sáng tạo lớn mạnh nhất và bảo vệ quyền sở hữu hoàn thiện nhất.
Ở Mỹ, đất đai đâu đâu cũng đều có thể trồng trọt, chỉ riêng sản lượng nông nghiệp một năm của bang California đã vượt quá tổng số sản lượng nông sản cả năm của Trung Quốc. Nước Mỹ là siêu cường quốc trên thế giới, chính là giống như đế quốc Anh đã từng xưng bá thế giới 300 năm. Nước Mỹ không phải là thiên đường, nhưng lại là nơi gần với thiên đường nhất nơi cõi người. 
Nền tảng lập quốc của nước Mỹ . Ảnh dẫn theo KUSI News
8. Văn hóa Mỹ và Trung Quốc khác biệt ra sao?
Thời hiện đại bây giờ, ở Trung Quốc, nếu như bạn nói lời chân thật, người khác sẽ nói bạn ngốc. Mỗi người đều bị buộc phải đi cửa sau, mọi người đều bị buộc phải dùng mánh lới thủ đoạn, đào sâu vào lỗ hổng. Còn ở Mỹ, nói dối là một vấn đề nghiêm trọng. Người nói dối một khi bị đánh một vết đen vào hồ sơ lý lịch, sau này dù có làm việc gì cũng đều rất khó khăn. 
Hai loại văn hóa khác nhau dẫn đến hai loại hết cục khác nhau: một bên thì dối trá lộng hành, không giảng quy tắc, đạo đức bại hoại, tố chất thấp kém; một bên thì chính khí tràn trề, có phong thái của bậc quân tử.  
Rất nhiều người Trung Quốc đã bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc đối với xã hội Âu Mỹ. Trái ngược với những tuyên truyền một chiều của chính phủ Trung Quốc về một nước Mỹ xấu xí, bất ổn, thì người dân Mỹ vẫn có thể đường hoàng sống với những tiêu chuẩn rất cao mà ở đây chỉ tạm liệt kê ra vài điều nổi bật: 
– Có thể tự do phê bình chính phủ;– Làm việc không cần phải luồn lách quan hệ;– Không ai dám cưỡng chế, sách nhiễu;– Chỉ cần bản thân có thực lực là có thể thăng chức;– Gần như không có thực phẩm độc hại, quang cảnh nước biếc trời trong;– Vật giá rẻ, thu nhập cao, phúc lợi tốt;– Chăm lo người già, trẻ em, khám bệnh, giáo dục phần lớn đều là do chính phủ gánh vác;– Nếu như có quan chức không làm tròn trách nhiệm thì có thể bỏ phiếu phản đối;– Quan niệm mọi người bình đẳng đều đã ăn sâu vào lòng người;– “Con ông cháu cha” không dám ngông cuồng hống hách.
Người Mỹ bận bịu với việc liên kết thế giới thành một khối, từ thành lập Liên Hợp Quốc cho đến phát minh ra mạng Internet. Người Mỹ tin tưởng rằng chiến tranh của nhân loại bắt nguồn từ gián cách giữa hai bên. Nếu như các nước trên thế giới có thể hiểu rõ nhau hơn, tin tưởng lẫn nhau và cùng theo đuổi giá trị chung, tự khắc xung đột, chiến tranh sẽ giảm đi. 
Còn người Trung Quốc thì lại bận rộn với việc phong tỏa mạng lưới nghiêm ngặt để chia cắt thế giới, lừa gạt người dân rằng hy sinh tự do là vì để không trở thành nô lệ mất nước. 
Trung Quốc dùng những bài học tư tưởng chính trị để giáo dục người dân yêu nước. Bắc Triều Tiên là dùng súng ống và tay sai để cưỡng ép người dân yêu nước. Nước Mỹ thì trái lại luôn dùng hành động thực tế để cảm hóa người dân mình yêu nước từ trong tâm, thử hỏi ai hay ai dở?
Thật ra, bạn chỉ cần làm rõ hai câu hỏi dưới đây thì có thể cảm giác được ngay:
Thứ nhất, nước Mỹ là nước Mỹ của người dân Mỹ, Trung Quốc là Trung Quốc của ai? Thứ hai, tại sao các tham quan Trung Quốc o bế Bắc Triều Tiên như vậy nhưng lại không một ai di cư sang Bắc Triều Tiên, trái đều lại thi nhau di dân sang Mỹ? 
Theo Secret China
Vũ Dương biên dịch








Chỉ với chiếc EA-6B đã loại biên, Mỹ khiến PK Syria rối loạn, bắn nhầm cả mục tiêu dân sự?






Sự thực đã có bao nhiêu tên lửa hành trình bị phòng không Syria bắn hạ?

Sao Đỏ | 15/04/2018 03:55 PM
Sự thực đã có bao nhiêu tên lửa hành trình bị phòng không Syria bắn hạ?
Tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kvadrat của Quân đội Syria

Hai phía Nga và Mỹ đang tạo nên một cuộc chiến truyền thông khi công bố các số liệu rất khác nhau về kết quả của trận không kích.

Bộ Quốc phòng Nga cuối ngày hôm qua đưa ra thông báo rằng Hải quân, Không quân Mỹ cùng hai đồng minh Anh - Pháp đã phóng tổng cộng 103 tên lửa hành trình các loại vào nhiều mục tiêu trên lãnh thổ Syria.
Hệ thống phòng không của quốc gia Trung Đông này, mà chủ lực là các tổ hợp chế tạo từ thời Liên Xô đã lập nên chiến công xuất sắc khi bắn hạ 71/103 tên lửa, đạt tỷ lệ gần 2/3, đây là xác suất cao chưa từng có khi phải chống trả cuộc tập kích bằng tên lửa hành trình từ Mỹ.
Sự thực đã có bao nhiêu tên lửa hành trình bị phòng không Syria bắn hạ? - Ảnh 1.
Hệ thống tên lửa phòng không Pechora-2M của Syria phóng đạn đánh chặn
Nhưng ngay sau đó Bộ Quốc phòng Mỹ đã bác bỏ số liệu trên, đồng thời còn bình luận rằng mức độ phóng đại của người Nga đã lên tới 2.000%. Họ khẳng định đã phóng tới 105 tên lửa, nhiều hơn 2 đạn so với thông báo của Moskva, toàn bộ số đạn phóng đi đều trúng đích, đạt tỷ lệ 100%.
Tiếp theo phía Hoa Kỳ còn cung cấp thêm một vài bức ảnh thực địa cùng với ảnh vệ tinh cho thấy 3 mục tiêu là Trung tâm nghiên cứu vũ khí hóa học Barzah, Cơ sở hạ tầng khu cất chứa vũ khí hóa học và khu boong ke tại Him Shinshar gần thành phố Homs đã bị phá hủy hoàn toàn.
Sự thực đã có bao nhiêu tên lửa hành trình bị phòng không Syria bắn hạ? - Ảnh 2.
Một cơ sở tình nghi cất trữ vũ khí hóa học của Syria bị tên lửa hành trình của Mỹ và đồng minh Anh - Pháp phá hủy
Như vậy, dễ nhận thấy rằng cả hai bên đang đưa ra những con số lý tưởng nhất có thể cho mình, chúng đều nhận về sự nghi ngờ từ giới quan sát.
Đối với Syria, họ chủ yếu triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không thế hệ cũ với năng lực bắn chặn mục tiêu bay thấp bám địa hình như Tomahawk hay Storm Shadows rất hạn chế, thậm chí còn có nhận định rằng nhiệm vụ trên gần như bất khả thi với chúng. Thực tế cũng cho thấy Syria chưa đưa ra được hình ảnh nào về xác tên lửa của liên quân bị bắn rơi.
Còn bên tấn công, tỷ lệ trúng đích 100%, vượt qua mọi lưới lửa phòng không đón lõng sẵn trên đường bay khi cuộc tấn công đã bị lộ kế hoạch và bên phòng thủ có đủ thời gian để chuẩn bị các biện pháp đáp trả cũng bị xem là quá cao.
Ngoài ra còn phải xét đến việc nếu như toàn bộ 105 quả tên lửa hành trình đều trúng đích thì thiệt hại của Syria chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều chứ không phải chỉ có vài toàn nhà đổ nát.
Do vậy, đang có những nhận xét thiên về khả năng thực chất phòng không Syria đã bắn rơi được 20 tên lửa của liên quân, như những gì họ đưa ra trong thông báo đầu tiên chứ không đến mức "hoành tráng" theo phát ngôn của giới quân sự Moskva.

Phải chăng đây là nguyên nhân Mỹ-Anh-Pháp đánh Syria một ngày rồi... thôi?

Độc Nhất Một | 16/04/2018 19:48
Phải chăng đây là nguyên nhân Mỹ-Anh-Pháp đánh Syria một ngày rồi... thôi?

Thời gian Mỹ-Anh-Pháp tập kích vào Syria chỉ kéo dài bằng một bữa ăn sáng nhưng lực lượng phòng không của Syria chẳng những bắn hạ nhiều tên lửa mà còn bảo toàn được nguyên vẹn.

Có được kết quả đó (hạ 71/103 tên lửa của Mỹ và đồng minh, theo BQP Nga) là nhờ Lực lượng phòng không Syria sở hữu một lượng lớn tên lửa phòng không có cả loại hiện đại và những loại kém hiện đại, thậm chí bị coi là cổ lỗ sĩ.
Hiện nay kết quả chiến đấu thực tế của tên lửa Mỹ và đồng minh cũng như của phòng không Syria còn nhiều tranh cãi, nhưng có thể thấy Syria sở hữu lực lượng tên lửa phòng không khá đáng gờm, ít nhiều đã gây ra khó khăn cho lực lượng tấn công trong trận đánh cụ thể vào rạng sáng hôm 14/04/2018.
Thống kê mang tính tham khảo dưới đây cho ta cái nhìn tổng quan về hệ thống phòng không đa tầng, đa lớp khá hữu hiệu của Syria. Mặc dù dữ liệu về số lượng tên lửa (bệ phóng) ở đâu đó có thể hơi khác, nhưng không đáng kể.
Phải chăng đây là nguyên nhân Mỹ-Anh-Pháp đánh Syria một ngày rồi... thôi? - Ảnh 1.






Nga "nhanh chân" thảo sẵn một loạt trừng phạt giáng vào Mỹ

KHÁNH MINH | 16/04/2018 21:02
Nga "nhanh chân" thảo sẵn một loạt trừng phạt giáng vào Mỹ
Ảnh: The Daily Beast

Mátxcơva tuyên bố, các biện pháp chế tài mới mà Mỹ đang tìm cách áp đặt lên Nga chẳng qua là để trừng phạt vì Nga là một "đấu thủ toàn cầu", chứ chẳng vì sự việc đặc biệt nào.

"Tôi thực sự có thể khẳng định rằng những biện pháp trừng phạt mà Mỹ định áp dụng với Ngakhông có bất kỳ liên kết với sự kiện thực tế nào" - TASS dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói hôm 15.4.
"Nếu trước đây họ từng nói trừng phạt chúng tôi vì Ukraina, thì giờ đây ngôn từ được thay đổi đáng kể: Họ trừng phạt chúng tôi chỉ vì sự thật là chúng tôi là một đấu thủ trên trường quốc tế" - bà Zakharova trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossiya-1.
"Đây chính xác là những gì họ sẽ nói về trừng phạt: Do vai trò của Nga trong các vấn đề quốc tế" - người phát ngôn nhấn mạnh.
Ngày 6.4, Mỹ trừng phạt 38 cá nhân và thực thể Nga, trong đó có nhà sản xuất vũ khí lớn nhất Rosobornexport, Tổng công ty Tài chính Nga và nhà sản xuất nhôm lớn thứ hai thế giới Rusal.
Mỹ nói trừng phạt này là do Nga sáp nhập Crưm, kích động các hành động thù địch ở Đông Ukraina, ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria và thực hiện các hoạt động bất hợp pháp trong không gian mạng.
Bộ Ngoại giao Nga cam kết sẽ không để những lệnh trừng phạt này không được trả lời.
Hôm 13.4, một dự luật về các biện pháp đối phó với những hành động không thân thiện của Mỹ và/hoặc các quốc gia nước ngoài đã được đưa vào chương trình nghị sự của Duma quốc gia (Hạ viện) Nga.
Dự luật này cấm hoặc hạn chế nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, nguyên liệu thô và thực phẩm, thuốc lá và rượu có xuất xứ từ Mỹ và/hoặc các quốc gia không thân thiện khác. Lệnh cấm cũng áp dụng với một số loại thuốc tây.
Ngoài ra, dự luật cũng bao gồm các công ty tư vấn và kiểm toán có vốn nước ngoài chiếm hơn 25%. Những công ty như vậy sẽ bị cấm cung cấp dịch vụ cho các công ty của chính phủ Nga. Các công ty Mỹ kiểm soát hơn 25% vốn pháp định sẽ bị từ chối tư nhân hóa tài sản.
Ngày 15.4, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cho biết, Mỹ đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga vì tiếp tục ủng hộ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Bà Haley nói, các biện pháp mới sẽ được Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin công bố vào ngày hôm nay 16.4.
Cùng ngày 16.4, hãng thông tấn RIA dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov khẳng định, Nga sẽ không trì hoãn thông qua đạo luật trả đũa trừng phạt mới của Mỹ.

Kịch bản Crimea trong mưu đồ đánh bại nước Nga

Như đã biết, Mỹ và đồng minh Anh - Pháp đã tấn công bằng tên lửa vào Syria.

Kich ban Crimea trong muu do danh bai nuoc Nga

Có lẽ không đúng lúc lắm nhưng chúng tôi vẫn xin giới thiệu bài phân tích (hơi trái chiều) của chuyên gia quân sự Nga Aleksandr Samsonov đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 13/4/2018 (trước cuộc tấn công tên lửa vào Syria). Chỉ xin nhấn mạnh đây là quan điểm riêng của tác giả.
Khi dịch chúng tôi có mở ngoặc chú giải một số thuật ngữ - thông tin để làm rõ (phần in nghiêng). 
“Nước Nga đang đối mặt với kịch bản (chiến tranh) Crimea (Chiến tranh Phương Đông) như trong những năm 1854-1856.
Cũng tương tự như những gì đã xảy ra vào giữa thế kỷ XIX (Chiến tranh Crimea hay còn được gọi là cuộc chiến tranh Phương Đông, - đây là cuộc Chiến tranh nước Nga giữa Đế quốc Nga với phe đồng minh gồm Đế quốc Pháp, Đế quốc Anh, Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ và Sardegna.
Năm 1856, các nước Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Sardinia đã giành được chiến thắng (Nước Nga bị mất chủ quyền ở biển Đen - ND), Nga hiện cũng đang dính sâu vào vào cuộc xung đột tại Trung Đông.
Nga đã đánh giá quá cao sức mạnh của mình và đang bị cô lập trên trường quốc tế. Các ông chủ Phương Tây đã thành lập một liên minh rất mạnh gồm: Mỹ, Anh, Pháp.
Liên minh Phương Tây được các vương quốc A rập - những quốc gia vốn coi B.Assad là cái xương trong cổ họng, ủng hộ. Và “người bạn” Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan của chúng ra cũng dọa dẫm Damascus.
Tệ hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ còn ủng hộ chế độ Kiev trong vấn đề Donbass và chủ quyền đối với Crimea.
Ông Erdogan đang theo đuổi đường lối xây dựng một “Đại Quốc gia Hồi giáo” Thổ Nhĩ Kỳ mới với hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Pantiurkizm(Pantiurkizm - một trào lưu văn hóa và chính trị xuất hiện trong nửa sau thế kỷ XIX với nội dung chủ yếu là các dân tộc ngữ hệ Turk (phiên âm Hán Việt – Đột quyết – trong đó người Thổ chiếm đa số) phải thống nhất về chính trị trên cơ sở cùng chung chủng tộc, văn hóa và ngôn ngữ - ND); Chủ nghĩa Pan-islamiszm (Pan - tất cả - Islamizm, chủ nghĩa Hồi giáo - hệ tư tưởng chính trị - tôn giáo với nền tảng tư tưởng là tất cả những người Hồi giáo trên toàn thế giới không phân biệt vị thế xã hội, dân tộc, quốc gia v.v phải thống nhất lại với nhau -ND) và Chủ nghĩa Osman (có lẽ không cần phải giải thích thuật ngữ này - ND) mới.
Những mâu thuẫn cội rễ đối kháng giữa Nga - Rusi (nước Nga cổ - ND) và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn nguyên vẹn: đó là vấn đề Syria, và vấn đề các eo biển và vấn đề Konstantinopole, vấn đề Armenia , vấn đề Crimea và vấn đề kiểm soát khu vực Biển Đen. Thổ Nhĩ Kỳ có tham vọng kiểm soát các khu vực người nói tiếng Turk và người Hồi giáo ở Nga.
Bên cạnh đó, Erdogan trên thực tế không hề quên việc khai thác nguồn tài nguyên của chúng ta (Nga) để phục vụ việc phát riển chương trình hạt nhân của Thổ Nhĩ Kỳ, cung cấp khí đốt Nga cho thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, đưa hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ thâm nhập thị trường Nga và v.v.
Chúng ta (Nga) đã không còn bạn bè và đồng minh. Serbia đã bị đánh bại, Belgrad (Serbia) đang theo đuổi đường lối hội nhập với Liên minh Châu Âu và NATO. Syria đã bị đánh và chia cắt.
Đất đai Syria đã bị quân chiếm đóng, kể các “đối tác” Thổ Nhĩ Kỳ của chúng ta giày xéo. Assad (B. Assad) thậm chí còn không kiểm soát nổi toàn bộ khu vực ngoại vi Damascus, chế độ này chỉ tồn tại dựa vào mũi lê của các chiến sỹ Iran và Nga. Còn chính bản thân Iran thì đang nằm trong tầm ngắm.
Thêm nữa, trong một thời gian dài trước đây, chính sách đánh đu với các “bạn bè” Phương Tây của Matxcova đã đẩy Tehran, vốn là một quốc gia rất cần sự hỗ trợ của chúng ta để hiện thực hóa các chương trình phát triển chung, ra khỏi vòng tay Nga.
Có nghĩa là Matxcova và Tehran chỉ là đồng minh chiến thuật (trong một số vấn đề). Tuy tại Syria, chúng ta (cả Nga và Iran) đều ủng hộ Assad, nhưng chúng ta (Nga và Iran) có các lợi ích khác hẳn nhau.
 Cụ thể, Iran - kẻ thù của Israel, Không quân Do Thái thường xuyên không kích các trận địa và kho tàng của các đơn vị Iran. Trong khi đó đối với Matxcova tự do, Jerusalem - lại là một “người bạn”. Ngoài ra, Matxcova và Tehran có cách nhìn khác nhau về vấn đề phân chia và khai thác các nguồn tài nguyên tại Biển Caspien.
Tại Nga, nhiều người rất thích gọi Trung Quốc là “đồng minh chiến lược” của chúng ta. Nhưng hoàn toàn không phải vậy. Trung Quốc đã từng là đồng minh và đã từng là bạn khi chúng ta có dự án phát triển riêng của mình và khi nước Nga đang còn là siêu cường (dưới thời Stalin).
 Khi đó, chúng ta là “anh cả” đối với người Trung Quốc. Còn bây giờ, tình hình đã thay đổi: Trung Quốc trở thành siêu cường kinh tế. Những công nghệ cao trong lĩnh vực vũ trụ và quân sự (của Nga) đã bị Bắc Kinh “hút cạn” từ không gian Hậu Xô Viết. Trung Quốc quan tâm đến thị trường Châu Âu và xây dựng “Con đường tơ lụa mới”.
Trung Quốc chiếm giữ các vị thế tài chính - kinh tế mạnh tại Đông Nam Á, Châu Mỹ La tinh. (Trung Quốc) đã bắt đầu bành trướng bằng quân sự, tuy tạm thời đang còn thận trọng, nhưng mọi việc đã không thể đổi khác.
Bắc Kinh có những mối quan hệ nhất định với giới cầm quyền Anh, các đế chế tài chính của gia tộc Vindsor và gia tộc Rothschild. Các con rồng Trung Quốc với sự hỗ trợ của một phần giới tinh hoa toàn cầu đang ráo riết thực hiện ý đồ thiết lập một trận tự thế giới mới, một đồng tiền thế giới mới – đồng nhân dân tệ vàng.
Trong kịch bản này - nước Nga chỉ là một “ống dẫn” (dầu mỏ - khí đốt - ND)”, là nguồn cung cấp nguyên liệu, cung cấp năng lượng, gỗ, sắt thép, sản phẩm nông nghiệp và v.v (cho Trung Quốc).
Trong tương lai dài hạn, nếu cứ tiếp tục tình trạng trì trệ và dân tộc Nga chết dần như hiện nay, Trung Quốc sẽ chiếm lãnh thổ của Nga cho đến tận dãy Ural (dãy Ural - biên giới tự nhiên giữa Châu Âu và Châu Á, ý tác giả muốn nói Trung Quốc sẽ chiếm toàn bộ Vùng Viễn Đông và Sibiri của Nga - ND).
Các khách du lịch Trung Quốc đã và đang ngắm nghía các vùng dất “Trung Quốc mới” rồi – khu vực Baikal , các dòng sông lớn, những cánh rừng mênh mông, vùng đất Sibiri còn chưa bị ô nhiễm như trên chính đất Trung Quốc.
Rõ ràng là những đòn tấn công thông tin mới nhất nhằm vào Matxcova(“vụ Skripal”, vụ “tấn công hóa học” tại Syria), những biện áp gây sứcép kinh tế và các hoạt động gây căng thẳng quân sựcác động tháichuẩn bị tấn công Damascus, - những diễn biến đó là sự tiếp tục cuộcChiến tranh thế giới lần thứ tư, – cuộc chiến tranh thế giới này khởi động từ năm 2013.
Các ông chủ Phương Tây đang tiến hành “tái khởi động ma trận”, tiếp tục “công cuộc” xây dựng “trật tự thế giới mới”- tức một nền văn minh nô lệ mới.
Cuộc tấn công nhằm vào Damascus trên thực tế đã là không thể tránh khỏi. Mục đích chủ yếu (của chiến dịch này - ND) - lôi Iran và Israel vào một cuộc chiến tranh lớn.
Mở rộng quy mô chiến tranh, mở rộng khu vực đám cháy. Các ông chủ Mỹ vẫn không hề từ bỏ các nỗ lực làm mất ổn định (tình hình) lục địa Á - Âu, biến nó thành một bãi chiến trường. Để (một mình Mỹ) tranh thủ thời gian tạo một bước nhảy vọt trong khi nguồn lực và lực lượng của những nước khác còn lại bị thiêu trụi trong ngọn lửa chiến tranh.
Matxcova có thể phải chấp nhận hai kịch bản thua trận nếu như tiếptục hành động trong khuôn khổ cuộc chơi của Phương TâyCả hai kịch bản này đều làm Washington hài lòng.
Kịch bản thứ nhất, (Nga) ngồi yên tại các căn cứ đóng quân và bịt mắt bịt tai trước cảnh Damascus bị đánh hội đồng. Và sau đó, kịch bản không thể tránh khỏi là những lực lượng chống Assad sẽ tăng cường hoạt động.
Kết quả là Assad sẽ bị lật đổ. Nước Nga không còn cơ sở pháp lý để hiện diện tại Syria. (Nga) Buộc phải rút quân về nước. Syria bị những kẻ thắng trận chia cắt vĩnh viễn thành những khu vực ảnh hưởng.
Nạn nhân tiếp theo sẽ là Iran và trong trường hợp này Israel sẽ vào trận cùng (nhằm hiện thực hóa) dự án “Đại Israel”và “ Jerusalem mới” của mình. Kịch bản thứ hai, (Nga) đáp trả, cứu chính quyền B.Assad.
Tuy nhiên, nếu tính tới sự cách biệt (địa lý) của chiến trường (Syria) với nước Nga và ưu thế hoàn toàn thuộc về các phương tiện và sinh lực của đối phương thì một thất bại là đã được báo trước.
Cụm không quân Nga tại Syria, các lực lượng phòng không, các tàu chiến (Nga) không thể chặn đứng được môt đòn tấn công ồ ạt của Mỹ và các đồng minh. Matxcova cũng không thể nhanh chóng tăng viện cho cụm quân tại Syria, bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ có thể dễ dàng đóng cửa các eo biển với tư cách là một thành viên NATO.
Và có thể quên ngay lập tức những câu chuyện cổ tích về sức mạnh tên lửa - hạt nhân (của Nga - ND). Trong một cuộc xung đột cục bộ, Matxcova sẽ không bao giờ tiến hành một đòn tấn công hạt nhân vào London, Paris, Washington, Ancara, và Er- Riyadh. Làm như thế là tự sát.
Không những thế, hiện các nhân vật theo chủ nghĩa tự do - thân Phương Tây của chúng ta đang nắm trong tay phần lớn quyền lực trong nước Nga, - và thì chỉ xét từ góc độ tâm lý thôi cũng đã thấy là họ không thể đánh nhau với Phương Tây và cộng đồng thế giới được.
Tất cả vốn liếng, tài sản, thậm chí cả vợ, con của họ đều đang ở đó (Phương Tây). Phương Tây đối với những người này là “Mekka và Medina” (các thánh địa của người Hồi giáo - ND).
Một thất bại quân sự cục bộ, nếu tính thêm cả tác động của những biện pháp cấm vận tăng cường, sức ép tài chính - kinh tế gia tăng, sẽ dẫn tới sự sụp đổ của nền kinh tế “ống dẫn dầu” Nga.
Và điều đó sẽ dẫn tới thất bại tương tự như trong Chiến tranh Crimea hay là một trận Tsushima-2 (Hải quân (Hạm đội Thái Bình Dương) Nga thảm bại trước Hải quân Nhật trong Chiến tranh Nga - Nhật năm 1904 - 1905) kéo theo sự gia tăng những xu hướng tiêu cực đã tích tụ hàng thập kỷ nay (ở nước Nga).
Ngoài ra, các cơ quan tình báo Phương Tây và “đội quân thứ năm” (lực lượng chống đối trong nước - ND) hoàn toàn có khả năng gây ra một số thảm họa công nghệ, tai nạn, hỏa hoạn và các vụ nổi loạn cục bộ (ví dụ, từ những phong trào bảo vệ môi trường sinh thái) ngay trong lòng nước Nga.
Sau đó, có thể là một vụ đảo chính cung đình đưa những nhân vật “người tháng hai” - những nhân vật sùng bái Phương Tây lên nắm quyền (Kudrin, Shuvalov, Sobchak - những chính khác Nga được coi là thân Phương Tây).
Tiếp theo nữa là những nỗ lực “bình thường hóa quan hệ” với Phương Tây, về bản chất, đó là sự đầu hàng. Sẽ trao trả Donbass, Crimea, bồi thường chiến tranh cho Kiev. Và càng về sau, nhượng bộ càng nhiều. Lúc đó thì Mỹ sẽ đề xuất cùng giải trừ quân bị. Tuy nhiên, sẽ chỉ có mình Nga giải giáp, Washington chỉ hứa mồm, và sau đó dễ dàng vi phạm cam kết.
Phải làm gì?
Thứ nhất, có thể thừa nhận thất bại và rút quân khỏi Syria. Dù thế nào đi nữa thì cũng không thể thắng được các các băng nhóm ở đây. Syria đã bị chia cắt và đã bị các thế lực bên ngoài chiếm đóng một phần (lãnh thổ). Ý tưởng “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” với những hình dung ban đầu đã thất bại. Nga đã làm như thế 3 lần rồi. Đã từng tuyên bố “chiến thắng” và rút quân.
Thực ra, không lâu sau đó thì (Nga) lại đưa quân vào, thậm chí còn đưa nhiều quân hơn. Hãy tập trung vào những vấn đề trong nước. Muốn hay không muốn thì tình trạng hỗn loạn trên thế giới vẫn sẽ kéo dài.
Cần phải tập trung vào những nhiệm vụ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ người dân Nga và nền văn hóa Nga (bản sắc Nga, ngôn ngữ Nga).
Sau thất bại trong cuộc Chiến tranh Crimea (Chiến tranh phương Đông) Peterburg (thủ đô Đế quốc Nga khi đó - ND) đã hành động như vậy. Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nga (khi đó) Aleksandr Gorchakov đã nói: “Nước Nga bị chỉ trích là tự cô lập mình và im lặng trước những vụ việc bất công (trên thế giới). Người ta nói Nước Nga đang nổi giận.
Không, nước Nga không nổi giận, nước Nga đang tập trung cao độ (vào các vấn đề của mình - ND)”.
Thứ haichúng ta có thể công nhận Damascus là đồng minh chiến lược, Syria - là một quốc gia đồng minh. Tuyên bố rằng các đòn tấn công nhằm vào Damascus sẽ bị coi là đòn tấn công vào chính nước Nga.
Với tất cả những hậu quả kèm theo. Kiên quyết đòi rút tất cả các lực lượng can thiệp ra khỏi lãnh thổ Syria - cả quân Thổ Nhĩ Kỳ, cả quân Mỹ. Bắt tay ngay vào khôi phục lại quốc gia đồng minh.
Nếu các lực lượng chiếm đóng không rút quân, ví dụ, quân Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ dẫn tới việc cắt dứt tất cả các mối quan hệ - ngoại giao và kinh tế. Matxcova có thể đưa ra vấn đề về quy chế các eo biển và Konstantinopole, tái xây dựng lại Armenia (lấy lại Tây Armenia hiện đang nằm trong thành phần Thổ Nhĩ Kỳ), thành lập quốc gia người Kurd v.v. Một lập trường cứng rắn của Nga sẽ buộc tập thể Phương Tây phải lùi bước. Chúng ta đã từng làm như vậy và cứu được Cuba trong quá khứ.
Con đường thứ hai sẽ dẫn đến sự đối đầu khốc liệt với Phương Tây, phải tiến hành đồng thời với việc động viên lực lượng cả nước, từ bỏ việc gắn đồng rúp với hệ thống đồng đô la dầu mỏ, tiến hành một cuộc công nghiệp hóa mới, thanh lọc những con virus của chủ nghĩa tự do- sùng bái Phương Tây (nước Nga đang trong vòng vây của kẻ thù, cả đất nước – thành một doanh trại quân đội). Đây chính là con đường truyền thống của nước Nga cổ - nước Nga hiện nay.
Nước Nga đã sống như thế nhiều thế kỷ. Cần phải thẳng thừng thừa nhận rằng, chúng ta (Nga) - đó là một nền văn minh riêng, độc đáo. Chúng ta có con đường phát triển riêng của mình, và chúng ta không chấp nhận chủ nghĩa tư bản Phương Tây, không chấp nhận xã hội tiêu dùng và tự hủy hoại. Lý tưởng của chúng ta - “Vương quốc của sự thật”.
Một cuộc chiến tranh lớn sẽ không xảy ra. Tiềm lực tên lửa - hạt nhân của Nga không cho phép Mỹ và NATO tấn công nước Nga.
Phương Tây sẵn sàng can thiệp vào Nga, nhưng chỉ trong trường hợp xảy ra một sự hỗn loạn mới, sự tan rã và sụp đổ (của nước Nga), và chỉ khi những kẻ thân và sùng bái Phương Tây lên nắm quyền,- những kẻ này sẽ “thỏa thuận” và sẽ bỏ chạy khỏi hết trận địa này tới trận địa khác.
Trong điều kiện động viên toàn dân, làm sạch đất nước khỏi chủ nghĩa sùng bái Phương Tây, tẩy sạch “ đội quân thứ năm” và cả đất nước – là một doanh trại quân đội”, thì Phương Tây không thể đánh nhau (với Nga). Các ông chủ Phương Tây không sẵn sàng cho một cuộc chiến đúng nghĩa.
Họ không phải là những kẻ tự sát. Những con thú ăn thịt Phương Tây sẵn sàng giết và hành hạ con mồi. Nhưng đánh nhau đúng nghĩa như người Nga và người Đức đã từng đánh nhau trong những năm tháng Chiến tranh vĩ đại (Chiến tranh Vệ quốc), thì vào thời buổi hiện nay, Phương Tây chưa sẵn sàng.
Nhưng chiến tranh phức hợp, chiến tranh thông tin và chiến tranh kinh tế sẽ còn tiếp tục, những âm mưu gây ra các cuộc xung đột cục bộ và khu vực vẫn sẽ được thực hiện.
Trong chính sách đối ngoại thì nhiệm vụ quan trọng nhất- đẩy đuổi Mỹ và NATO ra khỏi Tiểu Nga (Ukraine). Khôi phục lại sự thống nhất của Đại Nga và Tiểu Nga, của dân tộc Nga. Phi Phát xít hóa Ukraine, thành lập tòa án xét xử tội phạm chiến tranh và những kẻ tài phiệt - kẻ cắp.
Thu hồi tài sản và vốn cho sở hữu toàn dân. Còn tại Nước Nga, tiến hành quốc hữu hóa ngành công nghiệp lớn và xem xét lại kết quả tư nhân hóa.
Và như vậy, Matxcova chỉ có thể đáp trả “Cộng đồng thế giới” một cách thích đáng nếu từ bỏ hướng (đường lối) phát triển như hiện nay, tức từ bỏ hướng phát triển văn hóa và kinh tế thành một nền văn hóa và kinh tế ngoại vi của văn minh Châu Âu, - Nga không được chấp nhận mình chỉ là “đường ống dẫn nguyên liệu” cho cả Phương Tây lẫn Phương Đông.
Phải chính thức và công khai thừa nhận đường lối phát triến đó là sai lầm. Thừa nhận một thực tế là (Nga) không thể nào “hòa tan” được với Phương Tây.
  •  Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch và chú thích)

Cáo buộc Nga chuẩn bị chiến tranh tổng lực, Kiev muốn gì?

Vu cáo Moscow chuẩn bị chiến tranh tổng lực để phương Tây đưa mối đe doạ đến sát biên giới nước Nga là nhất cử lưỡng tiện với Kiev...

Đại diện chính quyền Kiev cáo buộc Moscow chuẩn bị chiến tranh tổng lực
Kyiv Post ngày 13/4 đưa tin, phát biểu tại Diễn đàn An ninh Kiev, Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine Oleksandr Turchynov, cho biết hiện Nga đã cho 260.000 binh sỹ đóng sát biên giới Ukraine để sẵn sàng cho chiến tranh tổng lực.
“Nga triển khai ít nhất 260.000 quân dọc theo biên giới Ukraine, ngoài 35.000 quân ở Donbas và 30.000 tại Crimea, những lực lượng sẽ được sử dụng để tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn, nếu Kremlin quyết định Tây tiến”.
Nhà chính trị Ukraine cho rằng: "Nga chuẩn bị lực lượng hùng hậu ở Crimea không chỉ để bảo vệ bán đảo này, mà mục đích là cùng với lực lượng chiếm đóng Donbas sẽ tạo nên hai mũi nhọn phối hợp với lực lượng chính được triển khai ở biên giới".
Cao buoc Nga chuan bi chien tranh tong luc, Kiev muon gi?
Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine Oleksandr Turchynov đang đấu tố Nga
Thep ông Turchynov: “Với 260.000 quân trên biên giới, 3.500 xe tăng, 11.000 xe  bọc thép, 4.000 chiến xa, hơn 1.000 hệ thống phóng tên lửa, bốn lữ đoàn tên lửa dẫn đường được trang bị hệ thống tên lửa hành trình Iskander-K, Nga đã sẵn sàng cho cuộc Tây tiến".
Ông Turchynov nhận định: "Đây là lý do Moscow rút khỏi Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn mà Liên Xô đã ký với Mỹ năm 1987. Việc Nga rút khỏi Hiệp ước này là mối đe dọa thực sự không chỉ với Ukraine, mà với tất cả các nước châu Âu".
Người đứng đầu Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine còn cho biết, ngoài việc đầu tư vào vũ khí, Nga cũng đang nâng cao khả năng chiến tranh hỗn hợp, trong đó kết hợp tấn công khủng bố với các hành động lật đổ".
Trước bối cảnh đó, thay mặt chính quyền Ukraine, Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine Oleksandr Turchynov bày tỏ lòng biết ơn Mỹ và các nước phương Tây đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga.
"Trừng phạt Moscow không chỉ giúp chống lại sự xâm lăng của chính quyền Nga đối với Ukraine trong hiện tại, mà đó còn là một biện pháp cơ bản để chống lại chiến lược toàn trị của Nga", ông Turchynov khẳng định.
Diễn đàn An ninh Kiev được tổ chức bởi Quỹ Mở Ukraine theo sáng kiến của cựu Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk, diễn ra hàng năm từ 2007. Năm nay diễn đàn thu hút 400 nhà lãnh đạo quốc tế và Ukraine, các doanh nhân và các đại diện xã hội dân sự.
Chính vì vậy, phát biểu của giới lãnh đạo Ukraine tại diễn đàn này được cho là thể hiện lập trường chính trị của chính quyền Kiev đối với các vấn của Ukraine và các vấn đề quốc tế liên quan tới Ukraine, trong đó có xung đột với Nga.
 Kiev quyết đưa mối đe doạ phương Tây đến sát biên giới Nga
Có thể nhận diện, với cáo buộc Nga chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tổng lực, sau khi rút khỏi Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn đã ký với Mỹ, Kiev muốn đưa mối đe doạ từ phương Tây tới sát biên giới nước Nga. Sao nhận định như vậy?
Cao buoc Nga chuan bi chien tranh tong luc, Kiev muon gi?
Giới chính trị Maidan chỉ lo từ bỏ lợi ích có được từ Nga để lại quả cho phương Tây
Theo giới phân tích, với những chuyển động chính trị "hướng Tây" trong thời gian qua, Kiev đã mở đưởng cho phương Tây làm hại Nga, trong đó đáng chú ý nhất là việc luật hoá khái niệm nước Nga xâm lược và rút Ukraine khỏi Cộng đồng các quốc gia độc lập.
Thứ nhất, việc Quốc hội Ukraine ngày 18/1 thông qua luật "Về các khía cạnh đặc biệt của chính sách nhà nước đảm bảo chủ quyền Ukraine trong vùng lãnh thổ bị tạm chiếm", gọi tắt là Luật tái hoà nhập Donbass, là một chuyển động chính trị đặc biệt.  
Đạo luật mang số 7163 này đã xác nhận sự chiếm đóng tạm thời của Liên bang Nga đối với một phần lãnh thổ của Ukraine, nên nó được xem là rà cản với việc Nga mở rộng tầm ảnh hưởng với khu vực ly khai miền đông Ukraine.
Trước đây, những hành động kết nối từ bên ngoài với lực lượng chính trị ly khai tại Donbass bị Kiev lên án là can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine, song khi luật hoá tái nhập Donbass thì hành động đó sẽ bị xem xét bằng công cụ pháp lý.
Khi cuộc xung đột tại miền đông Ukraine nổ ra, rồi Crimea được tái hoà nhập vào lãnh thổ nước Nga, Kiev luôn lên án Moscow có hành động xâm lược Ukraine, song ở đây "nước Nga xâm lược" Ukraine chỉ mang ý nghĩa chính trị.
Mà khái niệm "quốc gia xâm lược" trong một cuộc xung đột vũ trang mang ý nghĩa chính trị thì cộng đồng quốc tế có thể chỉ trích, lên án hay kêu gọi các bên hoà giải, thoả thuận và kết thúc xung đột.
Tuy nhiên khi khái niệm “quốc gia xâm lược” được luật hoá thì vấn đề sẽ hoàn toàn khác. Khi đó quốc gia bị xâm lược có thể kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đánh đuổi quân xâm lược và mọi hành động đều được đối chiếu với quy định của luật pháp.
Hiện nay, Mỹ, NATO và các nước phương Tây không dễ can thiệp vào tình hình Ukraine, tuy nhiên nếu khái niệm “nước Nga xâm lược” được ghi trong văn bản luật của nhà nước Ukraine thì vấn đề sẽ khác.
Cao buoc Nga chuan bi chien tranh tong luc, Kiev muon gi?
Luất hoá tái hoà nhập Donbass thực ra là hợp pháp choviệc Mỹ -NATO xuất hiện tai Ukraine, thách thức Nga
Lúc đó NATO có thể xuất hiện và đồn trú tại Ukraine cũng như giúp đỡ quân đội nước này trong cuộc xung đột tại miền đông. Mọi hành động của NATO chống lại "yếu tố Nga" tại Donbass, nếu có, đều được xem là giúp Ukraine chống xâm lược.
Đây được nhìn nhận là cách Mỹ và phương Tây giúp Kiev thực hiện “NATO hoá Ukraine”, tức là Ukraine chưa gia nhập NATO, song NATO hoàn toàn có thể giúp đỡ Ukraine, thậm chí quân đội NATO có thể xuất hiện tại Ukraine để chống lại Nga.
Vì vậy, không phải ngẫu nhiên Nga kịch liệt lên án việc 231 binh sĩ NATO tham gia diễu binh tại Kiev ngày 24/8, mà được xem là dấu hiệu xuất hiện của NATO tại Ukraine - sau khi vấn đề tái nhập Donbass được luật hoá.
Thứ hai, việc Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 12/4 tuyên bố đóng cửa hoàn toàn đại diện của Ukraine tại các thể chế tương ứng ở Minsk - rút Ukraine khỏi Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) là động thái chính trị đặc biệt.
Nói việc Kiev đưa Ukraine rời SNG - tới ngưỡng cửa châu Âu, rời xa Nga, chấm dứt với không gian hậu Xô Viết - là động thái chính trị mà không phải là hành động hay chuyển động chính trị, bởi thực ra SGN chỉ còn tồn tại mang tính hình thức.
Tuy nhiên, dù không vận động thực chất, nhưng các thiết chế liên quan đến SNG lại là một rào cản hữu hình với Mỹ - phương Tây trong việc xâm nhập vào không gian hậu Xô Viết, trong đó đặc biệt là với việc trao quy chế NATO, EU cho Ukraine.
Chính vì vậy, Tổng thống Poroshenko đã yêu cầu rà soát lại toàn bộ cơ sở pháp lý ràng buộc Ukraine với khuôn khổ SNG và cam kết đệ trình Quốc hội Ukraine dự thảo về chấm dứt những điều khoản riêng trong hiệc ước về tình hữu nghị với Nga.
Như vậy, Kiev đã có bước đi quyết liệt sau 4 năm cân nhắc việc đưa Ukraine chấm dứt mọi quan hệ với 10 nước thành viên còn lại của SNG, gồm tất cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, trừ Gruzia và ba nước Baltic.
 
Tổng thống Poroshenko quyết đưa Ukraine nhanh chóng rời SNG để hy vọng đẩy nhanh tốc độ Tây tiến
Ba nước Baltic đã là những thành viên NATO đông Âu, EU đông Âu, Gruzia thì liên tục được săn sóc bởi Mỹ và các thành viên của Đối tác phía Đông cho việc chuẩn bị hoà nhập vào không gian Châu Âu- Đại Tây Dương.
Rõ ràng, giới chính trị Maidan không chấp nhận chậm chân và ngay từ khi lật đổ chính quyền Tổng thống Viktor Yanukovich, tháng 3/2014, Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine (NSDC) đã quyết định bắt đầu tiến trình rút khỏi SNG.
Song ngay cả khi không còn bị ràng buộc bởi SNG, Ukraine cũng không dễ hướng Tây, nên Kiev cần "lại quả trước" Washington và đồng minh, mà vu cáo Moscow chuẩn bị chiến tranh tổng lực để phương Tây đưa mối đe doạ đến sát biên giới nước Nga nhất cử lưỡng tiện.
Tuy nhiên, có thể thấy nước cờ của Kiev chỉ là nước cờ liều, bởi rào cản lớn nhất cho Ukraine hướng Tây là "chuẩn NATO", "chuẩn EU", chứ không hẳn là quy chế SNG, nhưng SNG lại là công cụ mặc cả hữu hiệu của Kiev với "những người anh em xa".
Washington và Brussels đã cố tình đặt ra "chuẩn NATO", "chuẩn EU" là để hạn chế tốc độc Kiev Tây tiến, song Kiev lại không tập trung cho việc đạt chuẩn mà cứ lo "lại quả" bằng việc từ bỏ những lợi ích có được từ Nga, để rồi mong được bước vào NATO-EU với hai bàn tay trắng.
  • Ngọc Việt

Sao người Mỹ cho rằng tấn công Syria, Washington trả giá đắt?

Cái giá đắt nhất mà Washington phải trả chính là làm mất vị thế của phe đối lập Syria vốn được Mỹ bảo trợ, chứng minh mưu đồ Mỹ đã phá sản...

Mỹ không có chiến lược rõ ràng trong vấn đề Syria
The Washington Post ngày 14/4 bình luận, một cái giá rất đắt trong việc Tổng thống Trump quyết định cho phóng tên lửa vào Syria, nhằm trừng phạt chính quyền Assad vì sử dụng vũ khí hoá học giết hại dân thường ở một khu ngoại ô Damascus.
Theo tờ báo nổi tiếng của nước Mỹ, nguyên nhân khiến cho hành động trừng phạt Syria lại phải trả giá là do Washington không có một chiến lược rõ ràng trong vấn đề Syria, nên hành động phần lớn là "ăn ốc đoán mò".
"Trong khi ông Trump hoan hỉ với cuộc tấn công, một số cố vấn Tổng thống lại nhận định chính quyền không hề có một chiến lược cho Syria. Hiện Mỹ lại rơi vào tình thế đáng lo ngại như sau cuộc tấn công Syria tháng 4/2017", theo The Washington Post.
Sao nguoi My cho rang tan cong Syria, Washington tra gia dat?
Chưa tấn công Syria, Mỹ còn nhiều lựa chọn hành động, tấn công rồi Washington hết đường lùi
The Washington Post cho rằng, cuộc tấn công Syria hôm thứ Sáu, ngày 13/4/2018 chỉ là sự hăng hái thái quá của Tổng thống Trump, chứ không đạt được mục đích "phẫu thuật" nguy cơ mà nhà lãnh đạo nhận diện, đó là sự thách thức của Nga.
Cho dù giọng điệu của các quan chức trong các cuộc họp nội bộ về an ninh quốc gia rất lạc quan, song phía sau thì luôn là sự lo lắng về phản ứng từ Moscow với hành động của Mỹ-Anh-Pháp trừng phạt đồng minh Syria của Nga.
"Việc thiếu một chiến lược rõ ràng về Syria khiến vấn đề trở nên rất phức tạp. Nó khiến cho  hành động của Trump không thể hướng tới hoà bình, cho dù ông tuyên bố sẽ rút quân khỏi Syria, nghĩa là Mỹ có thể bị sa lầy", The Washington Post bình luận.
Theo hãng tin Mỹ, vì thiếu chiến lược nên Tổng thống Trump đã mất kiên nhẫn, hành động vội vã, do vậy cuộc tấn công Syria không đạt kết quả, mà theo giới chức quân đội Mỹ, họ không tin Syria bị thiệt hại đáng kể sau đòn tấn công của Mỹ-Anh-Pháp.
Thực ra, trước nay giới phân tích luôn cho rằng chiến lược của Mỹ là lấy chiến tranh nuôi dưỡng hoà bình - mà thực chất là mơ hồ về chiến lược - nên luôn hành động kiểu làm càn dựa trên "niềm tin sâu sắc" và "cảm xúc dâng trào".
Có thể khẳng định rằng, Washington đã thực sự bất lực trước Moscow trong vấn đề Syria, nên - như The Washington Post nhận định - dù có chủ động tấn công Syria  nhưng người Mỹ lại luôn bị động trước người Nga trong ván cờ Syria. 
Cái giá đắt nhất mà Washington phải trả chính là làm mất vị thế của phe đối lập Syria vốn được Mỹ bảo trợ, mà việc quân đội Syria khải hoàn ca tại Douma-Đông Ghouta là một sự chứng minh mưu đồ Mỹ đã phá sản trước chiến lược tất tay của Moscow. 
Mâu thuẫn nội bộ của chính quyền Mỹ trong việc tấn công Syria
Theo The Washington Post, đã có mâu thuẫn giữa giới quân sự và giới ngoại giao trong hành động trừng phạt Syria, mà nguyên nhân là do kịch bản Damascus sử dụng vũ khí hoá học giết hại dân thường được xây dựng không hoàn hảo.
Sao nguoi My cho rang tan cong Syria, Washington tra gia dat?
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cáo buộc Syria, chỉ trích Nga trong sự kiện Douma, kích động Tổng thống Trump hành động khiến giới quân sự Mỹ lúng túng
Giới lãnh đạo quân đội Mỹ đã hoài nghi về một cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học của quân đội Syria khi bằng chứng xác thực của nó vẫn chưa được tìm ra, do vậy tấn công Syria thì sẽ lặp lại sai lầm của cuộc tấn công Iraq năm 2003.
"Bộ trưởng Quốc phòng Mattis trong nhiều ngày chống lại sự mặc định chính quyền Assad là thủ phạm vụ tấn công ở Douma. Ông cho rằng chưa có đủ bằng chứng thì chưa thể quy trách nhiệm cho chính phủ Syria", The Washington Post tường thuật.
Vì vậy, dù Tổng thống Trump thiếu kiên nhẫn và muốn quân đội hành động ngay, song các lãnh đạo quân đội như Bộ trưởng Quốc phòng Mattis và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Joseph F. Dunford đã chỉ đạo một tiến trình thận trọng hơn.
Ông Mattis và ông Dunford đã phân tích cho Trump hiểu, nếu cứ dựa vào kịch bản thì những rủi ro liên quan đến hoạt động ở Syria, bao gồm cả khả năng đối đầu với Nga và Iran, hay một sự kiện không mong muốn xảy ra, sẽ khiến Mỹ gặp nguy hiểm.
Giới chức quân sự cần thời gian định vị chính xác mục tiêu, bởi nếu sơ xuất có thể khiến tên lửa Mỹ bay vào khoảng không vô định, và khi đó không chỉ giảm hiệu quả tấn công, mà còn làm thay đổi bản chất hành động - từ trừng phạt thành xâm lược.
Không những vậy, quân đội Mỹ còn cần phải làm sao để việc trừng phạt Syria vì sử dụng vũ khí hoá học không biến khoảng 2.000 binh sỹ Mỹ đang đồn trú tại Syria trở thành đích ngắm một lực lượng bán quân sự nào đó, theo The Washington Post.
Trong khi giới quân sự đang đau đầu làm sao cho cho kịch bản của Trump hoàn hảo thì giói ngoại giao lại liên tục làm cho vấn đề nóng lên, mà được nhìn nhận chẳng khác nào buộc quân đội phải đưa tay vào cò súng.
Đi đầu là Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley. Khi xuất hiện hình ảnh nạn nhân được cho là bị tấn công bằng vũ khí hoá học ở Douma, ngay lập tức nữ Đại sứ khẳng định chính quyền Assad là thủ phạm và cáo Nga "thông tin sai lạc" để bảo vệ đồng minh.
Sao nguoi My cho rang tan cong Syria, Washington tra gia dat?
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không thể giúp Tổng thống Trump hoàn hảo kịch bản Damascus sử dụng vũ khí hoá học
"Bà Haley sử dụng vị trí của mình đưa ra phản ứng của Mỹ, mà không quan tâm đến dư luận và phản ứng chính trị của các đồng minh. Qua hành xử của bà Haley, Mỹ thể hiện là một chính quyền luôn bỏ qua thông lệ ngoại giao", theo The Washington Post
Tiếp theo là Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton - một tiếng nói hiếu chiến - trong tuần đầu tiên làm việc đã liên tục thúc giục thực hiện các cuộc tấn công mạnh mẽ và mạnh mẽ hơn nữa để ngăn cản Assad tiếp tục phạm tội ác.
The Washington Post cho rằng, rõ ràng Tổng thống Trump đã bị giới ngoại giao kích động khi ra lệnh tấn công Syria và hành động đó của vị Tổng thống doanh nhân đã khiến giới chức quân sự bị bất ngờ và lúng túng.
Chưa tấn công Syria thì Mỹ còn nhiều lựa chọn, tấn công rồi thì Washington dường như hết đường lùi. Đó là còn chưa nói đến tính pháp lý trong quyết định tuyên chiến của Tổng thống Trump, mà theo các chuyên gia pháp lý là có biểu hiện vi hiến.
Khi Mỹ-Anh-Pháp tấn công Syria, dư luận đặt câu hỏi tại sao Nga không đáp trả, song rõ ràng Moscow không cần ra tay vì chính Washington đã tự vô hiệu hoá hành động của mình. Vì vậy, Nga-Syria tiếp tục tất tay với quân nổi dậy mà không cần quan tâm tới Tomahawk Mỹ.
  • Ngọc Việt

Bất chấp tuyên bố rút quân, Mỹ vẫn lập căn cứ mới gần mỏ dầu Syria?

MINH HẠNH | 16/04/2018 20:38
Bất chấp tuyên bố rút quân, Mỹ vẫn lập căn cứ mới gần mỏ dầu Syria?

Hãng tin Fars dẫn nguồn trang tin Ả Rập Orient mới đây cho biết Mỹ đã thiết lập một cơ sở quân sự mới ở Đông Deir ez-Zor.

Theo Orient, căn cứ quân sự mới của Mỹ nằm gần mỏ dầu al-Tanak – khu vực đang được kiểm soát bởi lực lượng dân quân người Kurrd.
Cùng lúc đó, các binh sỹ Mỹ triển khai thêm thiết bị đến tuyến phòng thủ của quân đội Syria, từ thị trấn Khasham ở Đông Nam Deir ez-Zor tới thành phố Hosseinieh, phía Đông Bắc khu vực này.
Động thái mới nhất của quân đội Mỹ dường như đi ngược lại tuyên bố của Tổng thống Donald Trump.
Trước đó, Nhà Trắng đã nhắc lại quyết định của ông Trump về việc rút quân khỏi Syria càng sớm càng tốt, sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông đã thuyết phục người đồng cấp Mỹ duy trì hiện diện quân sự tại Syria.
“Sứ mệnh của Mỹ không thay đổi. Tổng thống Trump nhấn mạnh rằng ông muốn các binh sĩ Mỹ tại Syria trở về nhà càng nhanh càng tốt.
Chúng tôi quyết tâm tiêu diệt hoàn toàn Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và ngăn cản sự trỗi dậy trở lại của tổ chức này. Ngoài ra, chúng tôi hy vọng các đồng minh và đối tác trong khu vực sẽ có trách nhiệm hơn về mặt quân sự và tài chính để đảm bảo an ninh cho Trung Đông”, phát ngôn viên Nhà Trắng – Sarah Huckabee Sanders nói trong một tuyên bố.
Kể từ năm 2014, liên minh do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào hang ổ IS ở Syria mà không có sự đồng ý của Liên Hợp Quốc hoặc Damascus.
Chính phủ Tổng thống Syria Assad liên tục lên án sự hiện diện của quân đội Mỹ tại nước này là hành động "vi phạm" chủ quyền quốc gia.
Tháng trước, Tổng thống Trump công bố kế hoạch rút quân khỏi Syria trong thời gian sớm nhất.
Đêm 13/4 (giờ Mỹ), liên quân do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào Syria để đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học bị cáo buộc do chính phủ ông Bashar al-Assad thực hiện ở thành phố Douma ở Đông Ghouta.

Tấn công Syria, Tổng thống Pháp "ghi điểm" với ông Trump trước chuyến thăm Mỹ?

Ngọc Vân | 15/04/2018 03:15 PM
Tấn công Syria, Tổng thống Pháp "ghi điểm" với ông Trump trước chuyến thăm Mỹ?
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron theo dõi cuộc tấn công Syria cùng Bộ trưởng Quốc phòng Florence Parly và các lãnh đạo quân đội. Ảnh: Reuters

Tấn công Syria giúp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron củng cố vị trí là đồng minh chủ chốt của ông Donald Trump trước chuyến thăm cấp nhà nước tới Washington.

Ông Macron sẽ là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được Tổng thống Donald Trump đón tiếp trong một chuyến thăm cấp nhà nước đến Mỹ.
Văn phòng Tổng thống Pháp công bố bức ảnh ông Macron trong hầm chỉ huy Jupiter dưới Điện Elysee, nhíu mày tập trung theo dõi cuộc tấn công Syria cùng Bộ trưởng Quốc phòng Florence Parly và các lãnh đạo quân đội.
Ngay lập tức, bức ảnh này được so sánh với bức ảnh cựu Tổng thống Barack Obama trong Phòng Tình huống Nhà Trắng khi Osama bị Laden bị tiêu diệt trong một chiến dịch quân sự của Mỹ - theo Telegraph.
Ông Macron, người tự nhận nói chuyện "hàng ngày" với ông Trump, đã thảo luận về Syria với người đồng cấp Nga Vladimir Putin chỉ vài giờ trước cuộc tấn công.
Chưa đầy 1 năm trước, ông Macron cảnh báo Tổng thống Nga khi ông Putin có chuyến thăm Pháp rằng, việc sử dụng vũ khí hóa học sẽ là lằn ranh đỏ dẫn đến việc trả đũa.
"Tôi rin rằng lằn ranh đỏ của tôi đã bị vượt qua" - ông Macron nói với ông Putin trong cuộc điện đàm ngày 13.4 - theo lời các cố vấn của ông Macron.
Trước cuộc tấn công Syria, ông Macron nói với ông Trump, Pháp sẵn sàng hành động một mình nếu Mỹ và Anh lùi bước. Chính điều này làm gia tăng áp lực để ông Macron có hành động nhanh chóng.
Là nguyên thủ quốc gia kiêm tổng tư lệnh, ông Macron được tự do hơn so với Thủ tướng Anh Theresa May để triển khai lực lượng quân đội.
Vị thế quốc tế cao cộng với thành công của ông Macron trong việc gây ấn tượng tới Tổng thống Mỹ đã khôi phục lại niềm tự hào của Pháp, vốn đang bị ảnh hưởng bởi các vấn đề kinh tế xã hội - tờ Telegraph bình luận.
Một nguồn tin ngoại giao Pháp nói: "Ông Macron đang định vị Pháp là đồng minh Châu Âu hiệu quả nhất của Mỹ, trong khi Thủ tướng Angela Merkel bận bịu với các vấn đề chính trị nội bộ Đức, còn Anh bị chi phối bởi Brexit. Ông ấy đã khiến Pháp trở lại là một người chơi toàn cầu".
Chuyến thăm Mỹ dự kiến của ông Macron, được cho là được tổ chức theo ý nguyện của bà Melania Trump, sẽ bao gồm cuộc họp làm việc tại Nhà Trắng, một cuộc họp báo chung với ông Donald Trump và tiệc quốc yến. Năm ngoái, ông Donald Trump và bà Melania đã được ông Macron và phu nhân đón tiếp trọng thể tại Paris.
Ông Donald Trump cũng dự định mời ông Macron và phu nhân tới dự bữa tối riêng tại Mount Vernon ở Virginia. Báo chí Pháp miêu tả lời mời này là "vinh dự hiếm hoi".
Chuyến thăm cấp nhà nước đến Mỹ sắp tới của Tổng thống Pháp Emanuel Macron được xem là một cú sốc với Thủ tướng Anh Theresa May, nhà lãnh đạo đầu tiên của thế giới thăm ông Donald Trump ở Nhà Trắng.

Cựu Giám đốc FBI gọi Tổng thống Trump là “kẻ nói dối hàng loạt”

Hoàng Lê | 16/04/2018 21:40
Cựu Giám đốc FBI gọi Tổng thống Trump là “kẻ nói dối hàng loạt”
Cựu Giám đốc FBI James Comey ghi hình cuộc phỏng vấn độc quyền với ABC News. Ảnh: ABC News/Getty Images

Cựu Giám đốc FBI James Comey bị Tổng thống Trump sa thải năm ngoái sau khi có tuyên bố đầu tiên về cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016.

Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình ABC News ngày 15/4, Cựu Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) James Comey đã không ngần ngại gọi Tổng thống Donald Trump là “kẻ nói dối hàng loạt” và ông Trump nên bị loại khỏi cương vị nhà lãnh đạo của nền kinh tế hàng đầu thế giới này.
Cựu Giám đốc FBI James Comey đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với nhà báo George Stephanopoulos của kênh truyền hình ABC News, trong bối cảnh, cuốn sách A Higher Loyalty, tạm dịch: "Sự trung thành cao hơn", của ông Comey sẽ chính thức ra mắt vào ngày 17/4.
Đây cũng là lần đầu tiên ông Comey xuất hiện trước truyền thông kể từ khi ông bị Tổng thống Trump sa thải khỏi vị trí Giám đốc FBI hồi tháng 5 năm ngoái.
“Thâm thù” vì lùm xùm Nga can thiệp bầu cử Mỹ
Cựu Giám đốc FBI mở đầu cuộc phỏng vấn rằng: “Bạn không thể có một vị Tổng thống Mỹ, người mà không thể hiện được các giá trị của Cộng hòa và Dân chủ, cũng như những giá trị độc lập. Đây là yếu tố cốt lõi của nước Mỹ. Đó là nền tảng của chúng ta”.
Ông James Comey cho rằng ông Trump là người “không đạt tiêu chuẩn đạo đức để làm Tổng thống”, đồng thời kêu gọi người dân Mỹ có trách nhiệm bỏ phiếu để ông Trump phải rời Nhà Trắng vào năm 2020.
Nhà cựu lãnh đạo FBI cũng khẳng định có bằng chứng rõ ràng về việc Tổng thống Trump đang cản trở công lý. Những lời này của ông Comey là muốn nhắc tới lùm xùm xung quanh cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016.
Trả lời câu hỏi của nhà báo Stephanopoulos về khả năng Tổng thống Trump đang cố gắng sa thải công tố viên đặc biệt Robert Mueller, người phụ trách điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ, ông Comey đã cảnh báo nếu điều này thực sự xảy ra, thì đây sẽ là “đòn tấn công nghiêm trọng nhất của Tổng thống vào luật pháp”.
“Điều này có thể xảy ra và tôi hy vọng đây sẽ là hồi chuông cảnh báo về hành động tấn công nghiêm trọng nhất của Tổng thống vào luật pháp... Đó cũng là sự hổ thẹn với các nhà lập pháp Mỹ nếu họ không thể bảo vệ được cuộc điều tra...”, ông Comey trả lời.
Với câu hỏi “Ông có nghĩ rằng Tổng thống Trump đã thỏa hiệp với người Nga?”, cựu Giám đốc FBI cũng không loại trừ khả năng này: “Điều này là có thể, tôi cũng không biết nữa. Tôi ước là mình đã không nói như vậy, song đây là sự thật. Đây vẫn luôn là vấn đề khiến tôi suy nghĩ. Tôi có thể nói một cách tự tin hơn với những Tổng thống khác của Mỹ mà tôi đã từng làm việc cùng. Nhưng lần này tôi không dám chắc và đây là điều có thể”.
Nhà Trắng mới đây đã cảnh báo cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ “đã đi quá xa”, sau khi FBI lục soát nhà riêng và văn phòng của ông Michael Cohen-luật sư riêng của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Sau vụ việc này, Tổng thống Trump tin rằng ông có đủ quyền để sa thải công tố viên đặc biệt Mueller nếu phải lựa chọn như vậy.
Tháng 3 năm 2017, ông James Comey- khi đó còn là Giám đốc FBI, đã có tuyên bố đầu tiên về cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Hai tháng sau đó, ông Comey bị sa thải.
Cuốn sách "Sự trung thành cao hơn"
Cuốn sách “A Higher Loyalty” của cựu Giám đốc FBI ngày 17/4 mới chính thức ra mắt, song các hãng truyền thông lớn đã có trong tay bản sao cuốn sách này từ tuần trước.
Tờ Người bảo vệ (The Guardian) nhận xét cuốn sách A Higher Loyalty sẽ đem đến nhiều rắc rối cho Nhà Trắng. Trong khi, CNN tiết lộ cuốn sách toàn những lời chỉ trích gay gắt nhằm vào Tổng thống Mỹ.
Ông Comey đã viết trong cuốn sách của mình rằng: “Trump là vị Tổng thống không có nguyên tắc, không bị trói buộc bởi sự thật và các giá trị của thể chế”.
Cuốn sách cũng nhắc tới cuộc gặp của ông Comey khi còn đương chức với Tổng thống Trump hồi tháng 2 năm 2017: “Cuộc chạm trán đó khiến tôi run rẩy. Tôi chưa bao giờ thấy điều gì tương tự diễn ra trong Phòng Bầu dục”.
Ngoài ra, cựu giám đốc FBI còn tiết lộ lý do ông quyết định mở lại cuộc điều tra bà Hillary Clinton về việc sử dụng email cá nhân trong thời gian bà tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016, quyết định đã giúp ông Trump có lợi thế hơn. Theo ông Comey, đó là vì ông quá tin tưởng vào chiến thắng của bà Clinton, đồng thời cho rằng một cuộc điều tra sẽ giúp bà xuất hiện với tư cách chính đáng hơn.
Trong phần kết của cuốn sách, ông Comey khẳng định nước Mỹ “đang trả giá đắt” vì cuộc bầu cử Tổng thống 2016.
Tất nhiên, đội ngũ của Tổng thống Trump không thể ngồi yên để ông Comey chỉ trích. Trong một động thái đáp trả, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa (RNC) bà Ronna McDaniel ngày 15/4 cho rằng, ông Comey không hề đáng tin và những gì ông Comey viết trong cuốn sách đã xác nhận lại rằng “sự trung thành cao hơn” của cựu Giám đốc FBI được đặt vào chính bản thân ông ta.
Cùng ngày, Tổng thống Trump cũng có hàng loạt dòng Tweet cáo buộc cựu Giám đốc FBI tiết lộ những thông tin mật và ông Comey nên bị tống giam. “Giám đốc FBI tồi tệ nhất trong lịch sử” là mô tả mà Tổng thống Trump dành cho ông Comey.
Trước đó, cựu Giám đốc FBI cũng hứng chịu những chỉ trích gay gắt từ cả phe Cộng hòa và Dân chủ, cho rằng việc ông xuất bản cuốn sách “A Higher Loyalty” là nhằm biện hộ cho bản thân. Đặc biệt, phe dân chủ không quên được việc ông Comey mở lại cuộc điều tra bà Hillary Clinton vào thời điểm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 bước vào giai đoạn then chốt./.
Inline image











Tháng 5 rực rỡ – Vẻ đẹp của Sự thật và niềm tin không bao giờ mất vào Chính nghĩa

Inline image
Thành phố tưng bừng, rộn ràng khi 10.000 học viên Pháp Luân Công từ hàng trăm quốc gia trong trang phục truyền thống dân tộc lộng lẫy rực rỡ hội tụ về đây khiến New York tràn ngập trong niềm cảm hứng bất tận về giá trị Chân Thiện Nhẫn.
Cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công đã kéo dài 18 năm nhưng ông Giang Trạch Dân đã không thể dập tắt lòng tin vào giá trị Chân Thiện Nhẫn của hàng trăm triệu người lương thiện  toàn thế giới. Khi hàng triệu người trước bức hại tàn khốc dã man nhất trong lịch sử có thể bước qua sinh tử cất lên tiếng nói của sự thật, bóc trần tuyên truyền giả dối của chính quyền Trung Quốc về những người tu luyện Phật gia, thì đó chính là bởi chân lý bất biến của vũ trụ: Thiện sẽ thắng ác. Chính sẽ thắng tà.
Dưới mưa dầm, gió cắt và cái rét ngọt 10 độ, hàng nghìn người tại các điạ danh nổi tiếng ở New York, ngồi thiền thỉnh nguyện Đảng cộng sản Trung Quốc chấm dứt cuộc bức hại phi nhân tính đối với các học viên Pháp Luân Công. Những nỗ lực không bao giờ khuất phục của họ đã truyền cảm hứng cho cả thế giới về vẻ đẹp của sự Lương thiện, niềm tin không bao giờ mất vào Chính nghĩa và Sự thật sẽ vẫn toả sáng ánh hào quang chói lọi của nó mà ĐCSTQ không thể che giấu mãi được.
Hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã có mặt tại Manhattan, Mỹ tham gia lễ diễu hành chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)Hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã có mặt tại Manhattan, Mỹ tham gia lễ diễu hành chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)Hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã có mặt tại Manhattan, Mỹ tham gia lễ diễu hành chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)Các học viên Indonesia đến Manhattan, Mỹ tham gia lễ diễu hành chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)Các học viên Indonesia đến Manhattan, Mỹ tham gia lễ diễu hành chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)Các học viên Indonesia đến Manhattan, Mỹ tham gia lễ diễu hành chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)Các học viên Malaysia đến Manhattan, Mỹ tham gia lễ diễu hành chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)Các học viên Hàn Quốc trong trang phục truyền thống đến Manhattan, Mỹ tham gia lễ diễu hành chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)Các học viên Nhật Bản đến Manhattan, Mỹ tham gia lễ diễu hành chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)Các học viên Việt Nam đến Manhattan, Mỹ tham gia lễ diễu hành chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới hôm 12/5/2017. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)Các học viên Việt Nam đến Manhattan, Mỹ tham gia lễ diễu hành chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới hôm 12/5/2017. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)Các học viên Nga đến Manhattan, Mỹ tham gia lễ diễu hành chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới hôm 12/5/2017. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)Một nữ học viên người Ukraine tham gia lễ diễu hành tại Manhattan nhân Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. (Ảnh: Đại Kỷ nguyên tiếng Trung)Các học viên Ukraine đến Manhattan, Mỹ tham gia lễ diễu hành chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới hôm 12/5/2017. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)(Ảnh: Đại Kỷ nguyên tiếng Trung)Các học viên Đức đến Manhattan, Mỹ tham gia lễ diễu hành chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới hôm 12/5/2017. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)Các học viên DuBai đến Manhattan, Mỹ tham gia lễ diễu hành chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)Các học viên Bavaria đến Manhattan, Mỹ tham gia lễ diễu hành chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)Các học viên Morocco đến Manhattan, Mỹ tham gia lễ diễu hành chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)Các học viên đến từ New York biểu diễn Lân Sư Rồng trong lễ diễu hành mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới hôm 12/5/2017 tại Manhattan, New York. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)Các học viên Pháp Luân Đại Pháp Việt Nam luyện công chung chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13/5/2017. (Ảnh Đại kỷ nguyên tiếng Việt)Các học viên Pháp Luân Đại Pháp Việt Nam luyện công chung chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13/5/2017. (Ảnh Đại Kỷ Nguyên tiếng Việt)Các học viên Pháp Luân Đại Pháp Việt Nam luyện công chung chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13/5/2017. (Ảnh Đại Kỷ Nguyên tiếng Việt)
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Rốt cuộc mẹ bầu mới sinh xong cần ở cữ và dưỡng sinh như thế nào?

Inline image
Tắm, không tắm? Ăn gì sau sinh? Đông y căn cứ đặc trưng thể chất vốn có của phụ nữ đã đề xuất một loạt các phương pháp biện pháp dưỡng sinh, điều chỉnh, bổ dưỡng sau sinh. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn cách hệ thống và khoa học nhất về kiến thức ở cữ.
Ở cữ, liên quan đến sức khỏe của phụ nữ trong tương lai
Ảnh: thebump.com
Ở cữ, là một giai đoạn thời gian nghỉ ngơi chỉnh đốn cần thiết cho phụ nữ sau khi sinh con. Sản phụ do khi sinh nở xuất huyết nhiều, thêm nữa là đau lưng, đau bụng, vô cùng hao tổn thể lực, khí huyết, gân cốt đều rất hư nhược, lúc này rất dễ bị phong hàn xâm nhập, cần một khoảng thời gian để điều chỉnh bồi bổ, do đó sau sinh cần phải ở cữ mới có thể hồi phục sức khỏe.
Tiến sĩ Trang Thục Cần, chuyên gia bác sĩ sản phụ khoa Đài Loan nói, phụ nữ trong 1 đời người có 3 lần cơ hội để có thể điều chỉnh thể hình của bản thân, làm cho nó hồi phục thanh xuân, hồi phục vẻ đẹp và sức khỏe, đó là thời kỳ lần đầu tiên có kinh, sau sinh, và thời kỳ mãn kinh. Trong đó quan trọng nhất là giai đoạn sau sinh này.
Ở cữ không phải 1 tháng, mà là 42 ngày
“Ở cữ” theo cách nói truyền thống, rất nhiều người đều cho rằng là thời gian 1 tháng.
Kỳ thực, cơ thể người mẹ từ lúc em bé được sinh ra, nhau thai được đẩy ra, để các bộ phận toàn thân (trừ tuyến vú) hồi phục đến trạng thái bình thường, đại khái cần tầm 6 tuần, 42 ngày này gọi là thời kỳ hồi phục sau sinh, thời gian này đều cần phải chăm sóc đặc biệt, do đó thời gian ở cữ là 42 ngày.
Về ở cữ, cách nói của ai là khoa học hơn?
Ảnh: dodungsausinh.net
Trong quan niệm truyền thống, ở cữ không được ra gió, nằm quạt, không được tắm, thậm chí không được đánh răng, tuy rằng nói tổng kết của tiền nhân là có căn cứ nhất định, nhưng khoa học lại 1 lần nữa chứng minh, mọi việc làm quá đều bất cập, như sau sinh thân thể bài xuất dịch mồ hôi, sản dịch và dịch sữa tiết ra, không kịp thời rửa ráy vệ sinh có thể làm sản phụ sức đề kháng vốn đã kém dễ cảm nhiễm bệnh khuẩn, dẫn đến viêm nang lông, viêm nội mạc tử cung, viêm tuyến vú…
Thuyết dưỡng sinh sau sinh, Đông y theo kịp thời đại
Đông y dưỡng sinh, trong biến hóa của thời đại, căn cứ hoàn cảnh biến hóa mà tiến hành điều chỉnh hợp lý. Trên phương diện dưỡng sinh sau sinh, căn cứ đặc trưng thể chất vốn có của phụ nữ phương Đông, đã đề xuất một loạt các phương pháp biện pháp dưỡng sinh điều chỉnh, bổ dưỡng sau sinh. Bài viết này sẽ giảng giải cho bạn cách hệ thống và khoa học nhất về kiến thức ở cữ.
Khi ở cữ, cơ thể người phụ nữ chính giống như một cái cửa lớn đang được mở, có thể bài xuất nước thừa và độc tố tích tụ trong suốt thời kỳ mang thai, sau đó thông qua bổ dưỡng chính xác làm cho thân thể ngày càng hồi phục và khỏe mạnh.
1. Ở cữ 3 giai đoạn
Ảnh: Phapluatdansinh.com
Cụ thể là phân chia hơn 1 tháng sau sinh theo tuần, mỗi tuần căn cứ nhu cầu, ăn các thực phẩm khác nhau:
Tuần 1: Chủ yếu là bài xuất lượng nước thừa, độc tố và sản dịch ra khỏi cơ thể, mỗi ngày uống Sinh hóa thang, ăn gan lợn xào dầu mè.
Sinh hóa thang là thang thuốc Đông y được phối sẵn, chức năng chủ yếu của nó là làm tử cung nhanh chóng bài xuất sản dịch, giúp cho tử cung hồi phục vị trí và hình dạng về bình thường. Hiệu thuốc Đông y lớn 1 chút, đều có thể mua được.
Cách chế Sinh hóa thang:
Nguyên liệu: Đương qui, Xuyên khung, Đào nhân (bỏ mầm), gừng già nướng, Chích thảo (cam thảo nướng, tẩm mật sao).
Cách làm: Rượu gạo 700cc, cho vào dược liệu, đun chậm khoảng 1 tiếng, khoảng còn 200cc, đây là lần thứ nhất, rượu thuốc đổ ra đợi chuẩn bị dùng. Lần thứ 2 lại cho vào 350cc rượu gạo, cách nấu giống như lần thứ nhất, nấu còn khoảng 100cc.
Cách dùng: Lấy lần thứ nhất và lần thứ 2 trộn vào nhau, 1 ngày chia 3 lần uống hết. Sinh thường uống 7 ngày, sinh mổ uống 14 ngày.
Dầu mè: Dầu vừng mè trong khoảng thời gian tháng này hầu như tất cả các thức ăn đều có thể dùng đến, là một loại dầu chứa axit linolenic cao nhất trong tất cả các dầu thực vật, có tác dụng phòng chống lão hóa da và chống ung thư, do đó gọi là dầu chuyên dụng trong ở cữ.
Tuần thứ 2: chủ yếu tăng cường chức năng của xương và thắt lưng, thận, hồi phục xương chậu. Mỗi ngày ăn mỳ cật xào Đỗ trọng, có tác dụng giúp hoãn giải đau đớn chỗ xương cùng cụt; (Ngoài ra: Nếu là đẻ mổ, còn cần uống tiếp 1 tuần Sinh hóa thang).
Tuần thứ 3 cho đến ngày thứ 42, đến lúc, cần phải bài thì đã bài hết, chủ yếu bắt đầu tiến hành bồi bổ cơ thể. Nhất định phải nhớ, sau khi bài hết độc tố, thích hợp bồi bổ mới có thể được cơ thể hấp thu, nếu không tích tụ trong thân thể, thành mỡ thừa. Bởi vì thời kỳ trước thân thể hư nhược, Đông y giảng hư không được bổ, ăn rồi cũng không hấp thụ được, chỉ có thể gia tăng gánh nặng cho cơ thể.
Dưới đây giới thiệu với mọi người các món bổ dưỡng cho sản phụ:
1. Đồ uống của sản phụ
Ảnh: Pixabay
Sản phụ thời gian ở cữ, cố gắng không uống nước trắng, để tránh gia tăng phù thũng. Có thể dùng đồ uống chuyên dành sản phụ để thay thế.
Nguyên liệu: Sơn tra nhục, vỏ quả vải, Quan âm xuyên (Thủy liên hoa vàng) cho vào trong lượng nước rượu gạo gấp 10 lần, đun sôi, lọc ra. Thêm đường rang đen trộn đều để bảo quản lạnh trong bình. Khi uống hâm nóng, mỗi ngày không quá 500cc, mỗi lần có thể làm nhiều chút. Sơn tra nhục, vỏ quả vải, Quan âm xuyên có thể lựa chọn dùng riêng rẽ, cũng có thể phối hợp sử dụng.
2. Dưỡng can thang
Ảnh: qdacupuncture.com
Nếu là sinh mổ, cần trước sinh 1 tuần uống Dưỡng can thang, sau sinh tiếp tục uống 2 tuần (sau sinh dùng rượu gạo nấu).
Nguyên liệu: Táo tim gà (cần mua táo tim gà đỏ) trước sinh dùng nước nóng (sau sinh dùng nước rượu gạo) 280cc
Cách làm: Dùng nước rửa sạch hồng táo, dùng dao bổ 7 nhát. Để trong đồ chứa, lấy nước sôi tráng rửa một chút, đậy nắp để 1 đêm. Buổi sáng ngày hôm sau dùng nồi hấp. Đợi sôi tung sau đó lại dùng lửa nhỏ hấp 1 tiếng đồng hồ.
Cách dùng: Vớt hồng táo ra, bỏ vỏ bỏ hạt, trong ngày lúc nào cũng có thể ăn. Nước canh có thể chia 2-3 lần, sau khi ăn cơm uống thay trà. Cho ít đường phèn hoặc rượu brandy cũng được.
3. Cơm ý dĩ: Ý dĩ nhân thêm gạo trắng nấu thành cơm, dùng nước rượu gạo nấu.
4. Cháo gạo nếp ngọt
Nguyên liệu (cho 3 ngày): Gạo nếp, long nhãn, đường đen, nước rượu gạo 2000cc.
Cách làm: Cho gạo nếp và long nhãn vào trong nước rượu gạo, đậy nắp ngâm 8 tiếng đồng hồ. Lấy nguyên liệu đã được ngâm đun to lửa đến sôi sau đó vặn nhỏ lửa đậy nắp đun 1 giờ đồng hồ. Tắt lửa, cho đường đen vào trộn đều sau đó ăn.
5. Canh đậu đỏ
Ảnh: dienmayxanh.com
Nguyên liệu (suất cho 3 ngày): Đậu đỏ, gừng già cả vỏ, đường đen, nước rượu gạo 1500cc.
Cách làm: Cho đậu đỏ vào trong nước rượu gạo, đậy nắp ngâm 8 tiếng. Gừng già thái thành sợi, cho vào trong đậu đỏ đã được ngâm xong. Lửa to đun sôi sau đó chuyển lửa vừa tiếp tục nấu 20 phút (đậy vung). Tắt lửa, cho vào đường đen trộn đều sau đó có thể sử dụng.
Cách làm: Mỗi ngày 2 bát, có thể 10h sáng đến 3h chiều mỗi lần ăn 1 bát.
6. Gà hầm dầu mè
Cần mua cả con gà mái, cũng chính là đầu đuôi chân đều hầm cùng không được bỏ đi.
Nguyên liệu: Mỗi 100g thịt gà, cần 10g gừng già, rượu gạo 100cc, dầu mè 10cc, lần lượt từng loại.
Cách làm: Đun nóng nồi, đổ dầu mè vào, sau khi dầu nóng, cho vào gừng già cắt lát (không cạo vỏ), cho đến khi ra mùi thơm nhưng gừng chưa cháy vàng thì dừng, để gừng riêng ra 1 góc nồi, lấy cả con gà đã chặt miếng cho vào nồi xào lửa vừa, cho đến khi thịt gà chín 7 phần, lấy rượu đã chuẩn bị sẵn tưới từ bốn phía hướng vào giữa nồi, sau khi tưới vào, đậy nắp nấu, sau khi rượu sôi, thì chuyển về lửa nhỏ, lại nấu tiếp 30-40 phút là được.
Cách ăn: Ăn lúc nóng, vớt dầu nổi bên trên ra, canh rượu còn lại thì cho vào chai nước bảo ôn, uống dần hết. Thịt thì ăn với cơm.
7. Lạc hầm móng giò
Người sữa không đủ, sau sinh tuần thứ 3 có thể dùng.
Ảnh: morephotos.press
Nguyên liệu (cho 3 ngày): Lạc, bỏ vỏ bỏ mầm, tôm, móng lợn, lượng gừng già nguyên vỏ vừa phải, 15g nấm hương bỏ cuống, nước rượu gạo 2500cc, dầu mè 80cc
Cách làm: Nấm hương ngâm mềm trong lượng rượu gạo gấp 10 lần, thái chỉ để sẵn. Lạc cho vào nước rượu gạo đun sôi, bỏ vỏ, bỏ mầm. dầu mè làm nóng, cho gừng già vào chiên kĩ cho đến khi nứt bung vỡ. Móng lợn cho vào trong nồi xào cho tới khi da bên ngoài biến màu. Cho lạc vào xào thêm 1 lúc, lại cho móng lợn và gừng già vào, cuối cùng cho nấm hương, tôm, và nước rượu gạo. Đậy vung nấu sôi, lửa nhỏ hầm 8 tiếng. (Thời gian này hơi lâu, có thể cân nhắc giảm xuống.)
8. Cơm hấp (đồ) dầu
Nguyên liệu (cho 5 ngày): Gạo nếp, nấm hương bỏ cuống, cà rốt, thịt ba chỉ, tôm nõn, lượng thích hợp gừng già cả vỏ, lượng vừa phải dầu mè, nước rượu gạo 1000cc.
Cách làm: Gạo nếp dùng nước rượu gạo vo sạch, để ráo nước. Đem gạo nếp đã vo cho vào trong nước rượu gạo lạnh ngâm 8 giờ đồng hồ sau đó để ráo nước, nước đã ngâm cần cho vào đồ chứa riêng để đợi dùng, không đổ đi. Nước rượu gạo cần ngập quá gạo nếp. Cho nấm hương bỏ cuống và tôm nõn vào ngâm trong lượng nước nói trên. Sau khi ngâm mềm nấm hương thái sợi. Gừng già cả vỏ, thịt ba chỉ, cà rốt đều thái thành sợi to. Sau khi làm nóng nồi cho vào 4 thìa to dầu mè, phi gừng già thành màu vàng nhạt. Cho tôm nõn, nấm hương, thịt ba chỉ, cà rốt vào, xào thơm rồi lấy ra. Trong nồi tiếp tục làm nóng, cho 3 thìa to dầu mè vào, đun nóng, cho gạo nếp vào đảo đến khi có độ dính, lại cho các nguyên liệu khác vào đảo xào cùng. Lấy nguyên liệu đã xào xong cho vào nồi hấp, cho nước rượu gạo đã ngâm nấm hương và tôm nõn, phân lượng đầy ngập tất cả. Hấp chín thì có thể ăn được.
9. Đồ hầm chay
Lượng thích hợp Nấm hương, Hạt sen, Hồng táo, Kỷ tử, Sơn dược, cho nước rượu gạo vào hầm cho nhừ nát. Các nguyên liệu trên có thể sử dụng riêng rẽ, cũng có thể sử dụng cùng nhau.
10. Phương pháp dầu mè xào gan lợn (cách làm thận- cật lợn cũng tương tự)
Ảnh: Cooky.vn
Nguyên liệu: Gan lợn dùng rượu gạo rửa sạch, thái thành độ dài 1cm, trọng lượng mỗi 10kg cần lấy 60g gừng già (để cả vỏ thái lát) trọng lượng mỗi 10kg dùng 6g. Dầu mè, thể trọng mỗi 10kg dùng 6cc. Rượu gạo, thể trọng mối 10kg dùng 60cc.
Cách làm: Gừng già dùng dầu mè phi thơm, thành màu nâu nhạt, vớt gừng ra, trước tiên để ở trong nước rượu gạo đã chuẩn bị sẵn. Dầu nóng, to lửa, lại cho vào gan lợn, dùng lửa to đảo nhanh, lại cho vào rượu gạo đã ngâm gừng vào nấu sôi.
Cách dùng: Gan lợn thích hợp ăn vào buổi sáng, buổi trưa, phân lượng trên có thể chia là 3-4 lần ăn hết;
Chú ý: Cật lợn tươi, mỗi ngày 1 quả, dùng nước rượu gạo lau khô rồi chia đôi, loại bỏ phần hôi màu trắng. Trên bề mặt cật đã được sơ chế sạch sẽ khía chéo, lại thái thành miếng nhỏ 3cm.
(Còn tiếp)
Theo zyk.99.com.cnLiên Hoa

9 thực phẩm, đồ uống bà bầu nên tránh để ‘mẹ tròn con vuông’

Inline image
Thời khắc người mẹ biết tin mình có thai cũng là lúc cả gia đình chìm trong niềm hạnh phúc vô bờ, chuẩn bị đón nhận thêm một thiên thần nhỏ nhắn. Để hành trình mang thai được suôn sẻ và không xảy ra những điều đáng tiếc, có một số thực phẩm và đồ uống mẹ bầu nên hạn chế hay thậm chí tuyệt đối không sử dụng.
1. Mướp đắng
Mướp đắng tuy có vị hơi đắng nhưng đã ăn lại rất dễ nghiện. Tuy nhiên mẹ bầu khi mang thai không nên ăn nhiều mướp đắng vì loại quả này có thể gây kích thích tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non.
2. Khoai tây mọc mầm
Đối với người bình thường, khoai tây mọc mầm vốn đã độc hại vì chứa chất solanin. Ở mẹ bầu chất này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai và đẻ non. Do vậy đối với khoai tây mọc mầm hay thậm chí có đốm xanh thì mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn.
3. Đu đủ xanh
Trái ngược với đu đủ chín, đu đủ xanh chứa chất gây tăng co bóp tử cung, gây sảy thai, dọa đẻ non và đẻ non. Ở một số nơi người ta dùng đu đủ xanh để phá thai. Không chỉ vậy các enzym trong đu đủ xanh cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ.
Mẹ bầu có thể yên tâm ăn đu đủ chín vì hàm lượng chất gây hại trong đu đủ chín rất ít.
4. Quả dứa
Dứa là thực phẩm rất bổ dưỡng, tuy nhiên mẹ bầu trong ba tháng đầu nên hạn chế ăn dứa, đặc biệt là dứa chưa chín kỹ vì loại quả này chứa chất làm tăng co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non.
5. Thực phẩm tái, sống
Gỏi cá (Ảnh minh hoạ)
Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu bị ảnh hưởng, thai nhi trong bụng mẹ cũng rất mỏng manh trước những tác nhân gây bệnh bên ngoài. Do vậy những vi khuẩn, ký sinh trùng trong thực phẩm tái, sống như gỏi cá, sushi, phở bò tái, sữa chưa tiệt trùng đều dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai, đặc biệt có thể gây sẩy thai, đẻ non.
6. Hải sản chứa nhiều thủy ngân
Hải sản chứa nhiều thuỷ ngân (Ảnh minh hoạ)
Cá là món ăn thơm ngon cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho mẹ bầu. Tuy nhiên một số loại cá biển đặc biệt chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá ngừ xanh, cá kiếm, cá kình, cá thu, cá đuối, cá bơn, cá tuyết, cá chẽm (cá Barramundi), cá cam roughy, cá chỉ vàng.
Mẹ bầu ăn loại cá này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và hệ thận kinh của thai, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tư duy của trẻ sau này.
7. Thực phẩm đóng hộp
Đồ hộp cũng là nhóm thực phẩm bà bầu không nên ăn. Thực phẩm đóng hộp đã được bảo quản trong thời gian dài, do đó rất dễ nhiễm khuẩn. Ngoài ra lớp lót mặt trong đồ hộp thường chứa BPA, một chất ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết của thai nhi.
Hãy nhớ rằng những thực phẩm tươi sống luôn đem lại chất lượng tốt nhất. Đồng thời các mẹ bầu cũng đừng quên ăn chín uống sôi nhé.
8. Cà phê
Cà phê có thể là thức uống khoái khẩu của nhiều bà bầu, nhưng uống quá nhiều cà phê nói riêng và caffein nói chung cũng không tốt đâu nhé. Mẹ bầu uống nhiều caffein có trong cà phê, nước tăng lực, socola, chè đều làm tăng nguy cơ đẻ non, sảy thai, thai lưu, thai nhẹ cân.
Bởi vậy mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ tối đa 200mg caffein hay 2 tách cà phê mỗi ngày.
9. Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn dù ở bất kỳ hàm lượng nào đều không tốt cho thai nhi. Rượu bia được coi là chất làm rối loạn sự phát triển của thai nhi, đồng thời có thể gây dị tật cho thai nhi. Ước tính hàng năm tại Mỹ có khoảng 40,000 trẻ sinh ra bị dị tật có liên quan đến mẹ uống rượu trong quá trình mang thai. Do vậy để đảm bảo thai nhi được khỏe mạnh, mẹ bầu tuyệt đối không nên dùng đồ uống có cồn trong quá trình mang thai.
Đại Hải

Lý giải khí công dưới góc nhìn khoa học

Inline image
Từ khi bắt đầu được quan tâm nghiên cứu vào những năm 70 của thế kỷ trước, cho đến nay, khí công và các hiện tượng của nó vẫn luôn là một trong những ẩn đố làm đau đầu các nhà khoa học.
Mặc dù vậy, với những thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại, một số trạng thái và hiện tượng trong khí công đã được nhìn nhận rõ ràng và minh hiển hơn thay vì coi là hiện tượng tự nhiên, là trùng hợp ngẫu nhiên hay chụp mũ “mê tín” như trước đây.

1. Tập khí công đều đặn giúp bạn không cần ngủ nhiều nhưng vẫn khỏe mạnh, tỉnh táo

Hầu hết người trưởng thành cần ngủ mỗi ngày từ 7-8 tiếng để đảm bảo sức khỏe, trẻ em còn cần nhiều hơn thế. Nếu ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày, bạn thông thường có xu hướng cảm thấy uể oải, mệt mỏi và không đủ tỉnh táo để hoàn thành tốt công việc cũng như học tập. Tuy nhiên, với những người tu luyện khí công, đó lại là một trạng thái khác hẳn. Thời gian ngủ hàng ngày của họ chỉ khoảng từ 4-6 tiếng, nhiều trường hợp cá biệt được ghi nhận chỉ 1-2 tiếng nhưng họ không hề có dấu hiệu mệt mỏi, thần thái tươi tỉnh, đầu óc linh mẫn, thực thi công việc hoạt bát và nhanh nhẹn. Thâm chí, những điều họ biểu hiện ra còn tốt hơn cả những người ngủ 8 tiếng/ngày.
ly giai khi cong duoi goc nhin khoa hoc 1(Ảnh minh họa)
Ví dụ điển hình cho hiện tượng này là trường hợp của bác sĩ Nghiêm Tân người Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ông là một bác sỹ Trung Y, khí công sư nổi tiếng vào những năm 80 của thế kỷ trước. Được biết, ông thường luyện công vào giờ Tý (11-1h đêm), sau đó ngủ khoảng 2 tiếng vào giờ Sửu, đến giờ Dần (3-5h sáng) đã lại thức dậy luyện công. Ông cho biết, theo học thuyết “Tý Ngọ lưu chú” trong y học cổ truyền Trung Hoa, vào giờ Tý và giờ Dần, khí huyết trong cơ thể con người đặc biệt thịnh vượng, luyện công vào thời khác đó sẽ có thêm tác dụng. Mặc dù ngủ ít như vậy, thần sắc ông vẫn rất tươi tỉnh, trẻ trung, trí tuệ linh mẫn, không hề có biểu hiện mệt mỏi, hàng ngày vẫn cứu chữa cho hàng chục bệnh nhân. Sư phụ của ông là Hải Đăng Pháp Sư – phương trượng đời thứ 32 của Thiếu Lâm Tự còn đáng nể hơn. Ông cả đêm đả tọa, không một phút ngả lưng. Kết quả Pháp sư sống trường thọ, gần 90 tuổi vẫn có thể sử dụng binh khí nặng và thi triển Nhất chỉ thiền công (môn công phu dùng 1 ngón tay để đỡ toàn bộ cơ thể hoặc đâm thủng thân cây bằng một ngón tay)
ly giai khi cong duoi goc nhin khoa hoc 2Bác sĩ Nghiêm Tânly giai khi cong duoi goc nhin khoa hoc 3Bác sĩ Nghiêm Tân và ảnh chụp cùng sư phụ Hải Đăng thời còn ở Thiếu Lâm Tự tầm sư học đạo
Nguyên nhân của hiện tượng này là bởi, chúng ta thường nghĩ rằng, khi ngủ, cơ thể và não bộ sẽ nghỉ ngơi hoàn toàn; nhưng trên thực tế, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, trong khi ngủ trong não vẫn liên tục xuất hiện các xung vận động mạnh mẽ và phức tạp. Do đó, mặc dù bạn ngủ 8 tiếng nhưng thời gian não bộ thực sự nghỉ ngơi chỉ khoảng 5-10 phút mà thôi. Trong khi với người luyện công, khi ngồi đả tọa, nhập định thâm sâu, tĩnh chỉ hẳn lại thì não bộ được nghỉ ngơi hoàn toàn, tốc độ hồi phục là cực kì nhanh chóng. Bởi vậy, nếu định lực của họ tốt, họ chỉ cần luyện công 15 phút thôi cũng bằng như bạn ngủ suốt cả một đêm rồi.

2. Khả năng ghi nhớ tốt và linh hoạt

Phần lớn những người tập luyện khí công, sau một thời gian tập luyện đều cho thấy sự gia tăng khả năng ghi nhớ, sức sáng tạo, hiệu quả trong công việc và học tập đều tốt hơn trước. Nhiều báo cáo còn cho thấy, nhiều người còn bất ngờ có được những kĩ năng mà trước đó chưa bao giờ từng học hay xem qua, các kỹ năng này rất đa dạng, từ toán học, ngôn ngữ, âm nhạc,… cho tới cả kinh doanh, thiết kế và mỹ thuật.
Hiện tượng này được các nhà sinh học lý giải rằng, theo kết quả từ các nghiên cứu cho thấy não người có chừng 14 tỉ tế bào đại não, nhưng thông thường người ta chỉ sử dụng được độ hơn một triệu tế bào, còn tuyệt đại đa số các tế bào não được tồn chứa một cách lặng lẽ, không được đụng đến.
Phần lớn các tế bào đại não đang ở trong trạng thái “ngủ đông”Phần lớn các tế bào đại não đang ở trong trạng thái “ngủ đông”
Tu luyện khí công bằng một cơ chế nào đó đã kích thích được sự hoạt động của một bộ phận các tế bào đang “ngủ đông” này. Kết quả là não bộ được gia tăng mạnh mẽ khả năng xử lý, phân tích và lưu trữ thông tin, đem lại cho người tu luyện khả năng vượt trội hơn so với người không tu luyện. Nhiều nhà phát minh, họa sĩ, nhà văn, doanh nhân… đều khẳng định rằng, khí công giúp họ đạt được những thành tựu mà ngay bản thân họ cũng chưa từng nghĩ tới.

3. Làm chậm quá trình lão hóa

Những người tập luyện khí công thường nhìn trẻ trung hơn với những người bằng tuổi khác. Lý do là gì?
Lý do đầu tiên là việc tập luyện giúp cho người tập có thể một cơ thể khỏe mạnh, các đường kinh mạch thông thoáng và không bị ứ tắc mà sinh bệnh. Thêm vào đó, tập luyện khí công có yêu cầu cao về tâm tính, người tập luyện thường hiểu đạo lý, lễ nghĩa, có nội tâm tĩnh tại, an hòa, ít bị buồn phiền, căng thẳng. Họ cũng có lối sống lành mạnh, không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích. Bởi vậy mà cơ thể sẽ không bị lão hóa sớm. Người xưa có câu “Tướng do tâm sinh”, người có nội tâm đẹp nhất định sẽ có khuôn mặt sáng đẹp, tinh thần trẻ trung và vui vẻ.
ly giai khi cong duoi goc nhin khoa hoc 5Tu luyện giúp bạn đạt đồng thời cả thân tâm khỏe mạnh
Lý do thứ hai, từ lâu, chúng ta đã hiểu rằng, sự lão hóa có nguyên nhân từ việc suy giảm khả năng phân tách và tạo ra tế bào mới trong cơ thể. Tốc độ suy giảm này cũng như khả năng phân tách có liên quan mật thiết đến gen di truyền, môi trường sống, trạng thái tâm lý và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn những vận động viên thể thao thường lão hóa nhanh hơn bình thường bởi chế độ tập luyện khắc nghiệt và thường xuyên vận động ở cường độ cao. Trái lại, tu luyện khí công yêu cầu động tác nhẹ nhàng, khoan thai, nhịp nhàng hơi thở giúp làm gia tăng lực sống của tế bào và làm hiệu quả quá trình phân tách. Điều này khiến cho cơ thể họ chậm suy lão hơn và trẻ lâu hơn.
Khả năng phân tách của tế bào giảm dần theo thời gian dẫn tới sự lão hóa trên cơ thểKhả năng phân tách của tế bào giảm dần theo thời gian dẫn tới sự lão hóa trên cơ thể

4. Hiệu quả trị bệnh thần kỳ

Không khó để bắt gặp hoặc nghe kể các trường hợp bệnh nhân gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí Tây y và Trung y đều bó tay nhưng vẫn hồi phục nhanh chóng nhờ tập khí công hoặc được một khí công sư nào đó điều trị. Nhiều trường hợp, việc khỏi bệnh diễn ra chỉ sau vài phút.
Tại Trung Quốc, vào những năm 90 của thế kỷ 20, phong trào tập luyện Pháp Luân Công – một môn tu luyện Phật Gia chiểu theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn diễn ra rất mạnh mẽ. Nhằm giúp nhà chức trách Trung Quốc có cái nhìn tổng quan về môn tập này, vào năm 1998, một cuộc khảo sát đã được thực hiện ở trên 200 điểm luyện công và thể dục trong 5 quận của Bắc Kinh. Hơn 12.700 bản câu hỏi được trả lời đầy đủ đã được đem ra phân tích. Phần lớn những người tham gia trả lời (67,5%) trên 50 tuổi và 30,8% trong độ tuổi từ 20 đến 49. Khoảng một nửa số người tham gia (52,6%) đã tập Pháp Luân Công từ 1 đến 3 năm, và 49,8% mắc 3 loại bệnh tật. Chỉ có 6,6% số người nói rằng họ khỏe mạnh trước khi bắt đầu học. Tại thời điểm diễn ra khảo sát, 58,5% cho biết họ đã hết bệnh hoàn toàn, 24,9% hồi phục căn bản, và 15,7% hồi phục một phần. Số người cảm thấy tràn đầy sinh lực tăng từ 3,5% đến 55,3% sau khi luyện tập, và 80,3% có cải thiện đáng kể trong sức khỏe tinh thần. Ước tính hàng năm mỗi học viên đã tiết kiệm cho nhà nước 3.270 Nhân dân tệ chi phí y tế (tương đương 10 tháng thu nhập trung bình của một người Trung Quốc vào thời điểm đó).
ly giai khi cong duoi goc nhin khoa hoc 7Pháp Luân Công – môn khí công đã giúp hàng triệu người phục hồi sức khỏe nhanh một cách kinh ngạc
Vậy cơ chế ở đây là gì?
Chúng ta ai học sinh hóa học đều biết, cơ thể sống được hình thành từ các chất hữu cơ, về cơ bản, những chất này được tạo nên bởi sự liên kết của các nguyên tử Cacbon, Hydro và Oxy. Tùy theo kiểu liên kết mà các nguyên tử này tạo ra những vật chất vô hại hoặc có hại cho cơ thể. Gai xương, các khối u, các biểu hiện viêm nhiễm… thực ra đều do sự biến dị của vật chất mà liên kết thành. Nếu có một cơ chế nào đó giúp bẻ gãy các liên kết này, thì những thứ xấu tệ đó sẽ lập tức chuyển thành các vật chất nguyên bản và vô hại như ví dụ minh họa về cồn Methanol dưới đây. Điều này đồng nghĩa với việc, các vấn đề bệnh tật lập tức được giải quyết mà không cần bất kể sự can thiệp y tế nào.
ly giai khi cong duoi goc nhin khoa hoc 8Methanolly giai khi cong duoi goc nhin khoa hoc 9Methanol
Methanol hay “cồn gỗ” là một chất hữu cơ dễ bay hơi, không mùi và có độc tính cao. Chỉ với một lượng rất nhỏ cũng có thể gây mù lòa, nhiều hơn có thể tử vong dễ dàng cho người tiếp xúc với nó. Tuy nhiên, nếu có thể phá vỡ liên kết giữa các nguyên tử, nó sẽ phân hủy thành nước và khí cacbonic – là những thứ vô hại đối với cơ thể con người
Đây là phương trình phân hủy thường thấy của methanol khi để nó trong không khí:
2 CH3OH + 3 O2 → 2 CO2 + 4 H2O
Hiện nay các nhà khoa học nghiên cứu về khí công đã chứng minh được rằng xung quanh các khí công sư và những người tu luyện khí công có một trường vật chất cực kỳ phong phú, trường này bao gồm các nguyên tố vi lượng, các lạp hạt cực nhỏ như proton, electron, neutron, neutrino, các tia hồng ngoại, tử ngoại, tia phóng xạ gamma… Bởi vậy, họ cho rằng, công mà các khí công sư phát ra là các chuỗi năng lượng cao được tạo thành từ các vi lạp hạt cực nhỏ nêu trên.
Theo lý thuyết lượng tử, các hạt vật chất càng nhỏ thì càng linh hoạt và năng lượng mang theo càng mạnh. Do đó, các vi lạp hạt này với năng lượng rất lớn mang theo có khả năng bẻ gãy các liên kết, phá hủy những vật chất hư hại, thay đổi cấu trúc tế bào cũng như các cấu trúc phân tử khác.
Ở mức đơn giản nhất, một khí công sư phát công vào một bệnh nhân ung thư cũng có thể coi là tương tự như bệnh nhân đó đang sử dụng máy xạ trị tại bệnh viện, có điều, năng lượng do các khí công sư tu luyện xuất ra là mạnh mẽ và linh hoạt hơn, nó cũng có các cơ chế đặc biệt để tuyển lựa và định hướng mục tiêu chính xác. Nó sẽ chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư và vật chất xấu trên cơ thể bệnh nhân chứ không làm tổn hại đến cả các tế bào bình thường, người bệnh hồi phục nhanh và không để lại di chứng như khi áp dụng phương pháp xạ trị. Khả năng thay đổi kết cấu vật chất này cũng được xem là lời giải đáp hợp lý nhất cho hiện tượng một số khí công sư có thể biến vật thể này thành một vật thể khác hoàn toàn về tính chất và cấu trúc hay như các tôn sư yoga Ấn Độ với khả năng uống axit sunfuric đặc (H2SO4) mà không gây tổn hại gì cho cơ thể.
Với những luận giải hết sức khoa học nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng, khí công không phải là thứ gì đó mê tín, nó thực sự là một bộ môn khoa học, là khoa học cao hơn những gì nền khoa học của chúng ta ngày nay đang có. Chỉ là người ta không dám nhìn nhận và luôn tìm cách bài xích nó mà thôi. Nếu các nhà tư tưởng, các nhà khoa học có thể thay đổi cách nhìn nhận về nó, vượt lên khỏi những rào cản, những cái khung bó hẹp tư duy của họ thì chắc chắn trong tương lai không xa, chúng ta có thể ngày càng nhận thức được rõ ràng và khám phá ra những điều tuyệt vời hơn trong đó.
Tôn Kiên

Không có nhận xét nào: