TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
GENERAL WORLD NEWS
Vợ cựu Tổng thống Bush ‘cha’ qua đời, thọ 92 tuổi
Cựu Đệ nhất phu nhân Barbara Bush, vợ cựu Tổng thống George HW Bush qua đời ở tuổi 92 hôm 17.4. Trong lịch sử Mỹ, bà là một trong 2 phụ nữ là vợ rồi là mẹ của Tổng thống Mỹ.
Sự qua đời của bà Bush được Văn phòng cựu Tổng thống Bush “cha” loan báo, chưa xác định ngày tổ chức lễ tang vốn sẽ diễn ra tại một nhà thờ ở thành phố Houston (bang Texas).
Người phát ngôn của dòng họ không cho biết bản chất vấn đề sức khỏe của bà Bush, nhưng từ lâu bà được chữa trị bệnh Graves, còn gọi là bệnh Basedow, bệnh Parry, hoặc bệnh bướu giáp độc lan tỏa, hoặc bệnh cường giáp tự miễn.
Bà Bush qua đời sau khi quyết định ngưng chữa trị y tế vì sức khỏe của bà ngày càng suy yếu, và ngày 15.4, bà đã muốn gia đình quây quần. Văn phòng cựu Tổng thống nói ông Bush “rất đau buồn vì phải mất người vợ 73 năm chung sống. Ông nắm tay bà cả ngày hôm nay, ở cạnh bà khi bà rời bỏ cõi trần này”.
Bà Bush có chồng là vị Tổng thống Mỹ thứ 41 (từ năm 1989 đến 1993), và là mẹ của ông George W Bush, vị Tổng thống Mỹ thứ 43 (hai nhiệm kỳ, từ năm 2000 đến 2004 và từ 2004 đến 2008) và được gọi là Bush “con” để phân biệt với cha ông.
Trước bà Bush, bà Abigail Adams là người phụ nữ Mỹ đầu tiên vừa là vợ của ông John Adams, Tổng thống Mỹ thứ 2 và là một trong những nhà lập quốc của Mỹ, rồi bà là mẹ của John Quincy Adams, Tổng thống Mỹ thứ 6.
Bà Bush cũng có con trai Jeb Bush cũng từng là Thống đốc bang Florida, hồi năm 2016 được đảng Cộng hòa nhắm làm ứng viên tổng thống Mỹ. Người mẹ hồi năm 2013 từng tỏ ra nghi ngờ việc có thêm một con trai làm Tổng thống: “Chúng ta có nhiều Bush quá rồi”, dù bà nói ông Jeb “cho đến nay là người xứng đáng nhất”, và rồi bà ủng hộ con trai tranh cử.
Hai người con trai đều dành những lời lẽ đậm tình cảm cho người mẹ. Tổng thống Donald Trump nói vợ chồng ông “cùng cả nước tôn vinh cuộc đời Barbara Bush, một người vợ, người mẹ, cựu Đệ nhất phu nhân đã luôn ủng hộ giá trị gia đình Mỹ”.
Lúc còn sống, bà Bush không giấu việc bà không ưa ông Trump, người đã vượt khỏi ông Jeb Bush để được đảng Cộng hòa chọn là ứng cử viên chính thức. Hồi tháng 2.2016, bà nói: “Tôi phát bệnh vì ông ta, người nói toàn những điều không tốt về phụ nữ, những điều khủng khiếp về quân sự. Tôi không hiểu tại sao người ta lại chọn ông ấy”.
Vợ chồng cựu Tổng thống Barack Obama ca ngợi bà Bush là “hòn đá tảng của một gia đình luôn phục vụ nhân dân”.
Là người rất thích đọc sách, khi là Đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Bush cổ động xóa mù chữ, lập Quỹ Barbara Bush Vì gia đình biết chữ năm 1989 và bà tiếp tục theo đuổi chương trình sau khi vợ chồng bà rời Nhà Trắng. Bà từng nói: “Nếu có thêm người biết đọc biết viết thì sẽ ít người bị vướng bệnh AIDS, không còn người không nhà cửa”.
Bà Bush sinh ngày 8.6.1925 ở New York, con của ông bà Marvin và Pauline Pierce. Người cha là hậu duệ của ông Franklin Pierce, Tổng thống Mỹ thứ 14 (nhiệm kỳ 1853-1857) và thuộc đảng Dân chủ.
Cô Barbara từng tốt nghiệp trung học, đậu vào đại học nhưng bỏ học năm 1945, mà sau này cô thừa nhận chỉ quan tâm người chồng tương lai hơn việc học. Lúc 16 tuổi, cô quen anh George Herbert Walker Bush tại một buổi vũ hội học đường. Họ phải lòng nhau, trao đổi thư ngay cả khi ông Bush hoàn tất khóa huấn luyện, trở thành phi công trẻ nhất của hải quân Mỹ. Anh đặt tên chiếc máy bay ném bom của anh là “Barbara” để tôn vinh người yêu. Họ hứa hôn trước khi anh tham dự Thế chiến 2 và trong một lần về phép, hai người làm đám cưới ngày 6.1.1945.
Ngày này năm 2018, ông bà Bush đã kỷ niệm 73 năm ngày cưới. Dịp này, bà nói cuộc hôn nhân bền vững vì ông bà vẫn yêu nhau như thời còn trẻ, và bà khen chồng “sâu sắc, đáng yêu”.
Sau khi thành vợ chồng, ông bà Bush có con trai cả George Walker Bush (Tổng thống Mỹ) sinh ngày 6.7.1946. Họ dọn đến Texas và California, có thêm 5 người con (nên ông bà có hàng chục cháu) là ba con trai, Jeb, Neil và Marvin, con gái Doro Bush Koch, trong khi con gái Pauline Robinson “Robin” Bush chết lúc 3 tuổi hồi năm 1953.
Năm 1966, ông Bush trúng cử Hạ viện Mỹ, thôi chức giám đốc một công ty dầu mỏ ở Houston, đưa gia đình về thủ đô Washington, D.C. Trong những năm 1970, bà Bush theo chồng đến New York, Bắc Kinh vì ông Bush được chỉ định làm Đại sứ Mỹ tại LHQ, chủ tịch Ủy ban quốc gia đảng Cộng hòa, trưởng văn phòng liên lạc ở Trung Quốc và rồi làm Giám đốc CIA.
Trong thời gian đó, bà Bush là tình nguyện viên của một tổ chức dưỡng lão, và bà cho những người hấp hối dùng bữa, tắm cho họ.
Ông Bush bắt đầu được chú ý, khi là Phó tổng thống của ông Ronald Reagan (Tổng thống Mỹ từ 1980-1988) và rồi ông kế nhiệm chức Tổng thống. Năm 1992, ứng viên đảng Dân chủ Bill Clinton trúng cử tổng thống, ông bà Bush lui về Houston sống dưỡng già...
Bích Ngọc (theo Washington Times)
Tổng thống Putin muốn hạ nhiệt căng thẳng với Mỹ
Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng với Mỹ trong bối cảnh một cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Nga và phương Tây có thể xảy ra sau hàng loạt vụ việc xảy ra thời gian qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: RT)
Bloomberg ngày 18/4 dẫn 4 nguồn thạo tin cho biết, Tổng thống Putin dường như đang muốn cho Mỹ thêm cơ hội nhằm tránh làm căng thẳng giữa 2 nước leo thang, cũng như cải thiện tình trạng đối đầu giữa Nga và phương Tây.
Hiện tại, mối quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây rất căng thẳng do các lệnh trừng phạt lẫn nhau, các quyết định trục xuất ngoại giao và gần đây nhất là việc liên quân Anh, Mỹ, Pháp bắn tên lửa tấn công Syria, một quốc gia đồng minh của Nga.
Một nguồn tin cho biết điện Kremlin đã yêu cầu các quan chức Nga kiềm chế các ngôn ngữ gay gắt chống lại Mỹ. Theo Bloomberg, động thái mới ông Putin dường như được thể hiện qua việc Nga đã quyết định rút một dự thảo luật trừng phạt các công ty Mỹ ngày 16/4.
Ông Igor Bunin thuộc Trung tâm Công nghệ Chính trị, một công ty tư vấn chiến lược có các khách hàng bao gồm một số quan chức điện Kremlin, nhận định rằng ông Putin dường như không muốn đối đầu đến cùng về lĩnh vực kinh tế hay tiến tới chiến tranh với phương Tây.
Theo Bloomberg, Nga vẫn đang hứng chịu những tác động từ lệnh trừng phạt của phương Tây sau khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga. Biện pháp trừng phạt mới nhất mà Bộ Tài chính Mỹ áp đặt lên Nga dường như đã gia tăng thêm áp lực lên nền kinh tế Moscow. Ông Putin, người vừa trúng cử nhiệm kỳ tổng thống thứ 4, có vẻ như không muốn đẩy tình hình đi quá xa.
Giới quan sát cho rằng trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như cũng muốn cải thiện mối quan hệ Nga - Mỹ thì quốc hội và ngay cả nội các của ông được cho là vẫn muốn giữ nguyên áp lực lên Nga sau cáo buộc Moscow can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016.
Tổng thống Trump đã hoãn áp lệnh trừng phạt mới lên Nga vì hậu thuẫn chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Assad. Lệnh trừng phạt này ban đầu dự kiến công bố vào ngày 16/4, nhưng ông Trump được cho là hoãn lại vì không muốn làm ảnh hưởng đến các nỗ lực trong việc đàm phán các thỏa thuận với chính quyền Tổng thống Putin về vấn đề chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và một số vấn đề khác.
Đức Hoàng
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: RT)
Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Mike Pompeo bí mật tới Bình Nhưỡng
Giám đốc Tình báo CIA Mike Pompeo đã có chuyến đi bí mật tới Bình Nhưỡng và trực tiếp gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Reuters ngày 18/4 dẫn lời các quan chức Mỹ tiết lộ Giám đốc Tình báo CIA Mike Pompeo đã tới Bình Nhưỡng hồi đầu tháng 4 và trực tiếp nói chuyện với nhà lãnh đạo Kim Jong-un để bàn về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Chuyến đi diễn ra sau khi ông được Tổng thống Trump đề cử vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ, thay thế cho ông Rex Tillerson. Nếu được chính thức xác nhận, ông Pompeo sẽ là quan chức cấp cao nhất của Mỹ từ trước tới nay được gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Giám đốc CIA Mike Pompeo có thể đã gặp Kim Jong-un.
Theo một quan chức cấp cao Mỹ, chuyến đi lần này do lãnh đạo tình báo Hàn Quốc Suh Hoon và người đồng cấp Triều Tiên Kim Yong-chol sắp xếp cho ông Pompeo.
Chuyến thăm bí mật này của Giám đốc CIA có thể là lần thăm dò các công tác chuẩn bị của Bình Nhưỡng cũng như các nội dung có thể được trao đổi trước cuộc họp Thượng đỉnh quan trọng.
Thông tin này được tiết lộ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo với báo giới rằng Mỹ và Triều Tiên đã có các "trao đổi trực tiếp" và "ở các cấp rất cao".
“Chúng tôi đã bắt đầu trao đổi trực tiếp với Triều Tiên. Đây là những cuộc đối thoại trực tiếp, diễn ra ở các cấp rất cao” - ông Trump nói với phóng viên bên cạnh buổi tiếp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ngày 17/4.
Cũng theo tổng thống Mỹ, hai bên đang nghiên cứu ít nhất 5 địa điểm để tiến hành cuộc gặp mặt trực tiếp lịch sử giữa ông và nhà lãnh đạo Kim Jong Un, dự kiến diễn ra vào tháng 6 như: thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ, khu vực phi quân sự DMZ ở giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, thủ đô một nước châu Âu trung lập như Stockholm hay Geneva, một nước Đông Nam Á như Singapore hoặc Malaysia...
Tổng thống Mỹ trong cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản cũng nói nước đôi về Thượng đỉnh Mỹ-Triều: “Chúng tôi có thể sẽ có một cuộc họp rất hiệu quả, hoặc là không có gì, tuỳ thuộc và tình hình sẽ diễn ra. Nhưng tôi nghĩ chúng ta có một cơ hội rất lớn để giải quyết vấn đề này”.
Ông Trump xác nhận Hàn Quốc và Triều Tiên đang bắt đầu đàm phán hướng tới kết thúc chiến tranh, có thể sẽ có đột phá tại cuộc đàm phán liên Triều vào cuối tháng này nhằm chính thức chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.
"Mọi người không nhận ra rằng chiến tranh Triều Tiên chưa kết thúc. Nó vẫn đang diễn ra. Và họ đang thảo luận để chấm dứt cuộc chiến… Tôi chúc phúc cho cuộc thảo luận" - ông Trump nói.
Dù nhiều động thái của Mỹ cho thấy các tín hiệu tích cực trong ngoại giao với Triều Tiên, Chính phủ Mỹ hiện vẫn cam kết tiếp tục thực thi toàn diện và có hiệu quả các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Bình Nhưỡng, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác cũng duy trì cơ chế trừng phạt hiện nay.
Trong một báo cáo công bố ngày 17/4 trên trang điện tử của Ủy ban Trừng phạt của LHQ, Mỹ nêu rõ: "Mỹ cho rằng các nước thành viên (LHQ) cần phải thực thi nghị quyết trừng phạt một cách đầy đủ và hiệu quả. Mỹ muốn tiếp tục ủng hộ nỗ lực của các nước khác, như được đề nghị và ở chừng mực có thể, thực thi nghị quyết này".
Theo văn kiện đề ngày 22/3 này, Washington sử dụng lệnh phong tỏa tài sản đối với các cá nhân và thực thể cũng như những hạn chế về thương mại.
Trong khi phía Triều Tiên cũng thể hiện những tín hiệu hạ nhiệt đáng chú ý.
Vào lễ kỉ niệm 105 năm ngày sinh ông Kim Nhật Thành năm nay, Bình Nhưỡng kỷ niệm sự kiện quốc gia này bằng nghệ thuật, thể thao, khiêu vũ, pháo hoa và đặc biệt không có sự xuất hiện của vũ khí hay bắn thử tên lửa như năm ngoái.
Nhật mong Mỹ vẫn dè chừng vì Triều Tiên
Trong khi các tín hiệu diễn ra tích cực trên bán đảo Triều Tiên thì Nhật Bản lại là quốc gia đang chịu nhiều áp lực.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã sớm thăm Tổng thống Mỹ trước Thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Ông Abe đặc biệt quan tâm tới cách thức mà Washington và Tokyo sẽ chuẩn bị cho chiến dịch duy trì "áp lực tối đa" để buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Theo các nhà phân tích, Thủ tướng Abe muốn đảm bảo rằng Tổng thống Trump đặt các vấn đề lo ngại của Nhật Bản ở mức độ ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của cuộc gặp Mỹ-Triều sắp tới.
Thủ tướng Nhật Bản muốn kỳ vọng lớn vào Mỹ.
Ông Patrick Cronin, Giám đốc Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm vì An ninh Mỹ mới (CNAS) có trụ sở tại Washington D.C, đánh giá: "Ông Abe đang đến Mar-a-Lago để đảm bảo chắc chắn rằng Mỹ sẽ không từ bỏ Nhật Bản trong bất kỳ cuộc đàm phán cấp cao nào với Bình Nhưỡng".
Ông Cronin đánh giá Nhật Bản lo lắng cuộc gặp liên Triều và Mỹ-Triều có thể dẫn tới các cuộc đàm phán 4 bên chỉ bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên, hơn là khuôn khổ của cơ chế 6 bên, có thêm Nhật Bản và Nga, ở giai đoạn trước đây.
Tokyo lo ngại rằng Washington có thể bước vào cuộc thương lượng vốn chỉ đem đến cơ hội kéo dài thời gian cho việc phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa của Triều Tiên - loại tên lửa có thể bắn tới Mỹ, trong khi lại thất bại trong việc giải trừ các loại vũ khí khác của Triều Tiên như tên lửa No Dong - có khả năng tấn công Nhật Bản.
Thủ tướng Abe càng không thể suy giảm khi cuộc gặp trực tiếp giữa ông Kim Jong-un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tuần trước đó.
Ông Cronin nhận định: "Với việc ông Tập là nhà lãnh đạo đầu tiên gặp ông Kim Jong-un, Trung Quốc đã sắp xếp mọi thứ và muốn tối đa hóa ảnh hưởng của họ, có thể gây phương hại tới lợi ích của Nhật Bản".
Kim Hoa
Mỹ thắng to nếu quân Arabia thế chân tại Syria
Mỹ kêu gọi Arabia vào cuộc chiến để rút quân khỏi Trung Đông, vừa ổn định trong nước mà vẫn duy trì tình trạng hỗn loạn để bán vũ khí.
Ngày 16/4, giới chức Mỹ cho biết Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang tìm cách tập hợp một lực lượng của các nước Arabia để thế chân quân đội Mỹ tại Syria.
Sự tan rã của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là lý do Mỹ cần lực lượng của các nước Arabia để thế chân nhằm bình định khu vực Đông Bắc Syria.
Tổng thống Trump không muốn lò lửa Trung Đông nguội lạnh.
Gần đây, Mỹ đã liên tiếp đề nghị các đồng minh Saudi Arabia, Qatar và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) phải đóng góp khoản ngân sách hàng tỷ USD để hỗ trợ tái thiết khu vực miền Bắc Syria.
Nhưng lời đề nghị này đã có thêm cả binh sĩ trong danh sách.
Wall Street Journal dẫn nguồn tin từ ông John Bolton, tân Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Trump, cũng đã đề nghị quyền Giám đốc Cơ quan Tình báo Ai Cập Abbas Kamel xem xét phương án Cairo tham gia vào kế hoạch này.
Trong khi lên tiếng mời các đồng minh Arabia đóng góp tiền bạc và binh sĩ, Mỹ cũng đã lên kế hoạch lui quân khỏi Syria.
Người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn muốn rút quân khỏi Syria, song chưa ấn định thời gian cụ thể.
Phát biểu với báo giới trên đường tháp tùng ông Trump tới Miami, bà Sanders cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Joseph Dunford dự kiến ngày 17/4 báo cáo với Thượng viện về tình hình Syria, trong đó có thể sẽ đề cập về vấn đề này.
Tổng thống Trump đã nhiều lần ngỏ lời về khả năng lui binh khỏi Trung Đông và sự thay thế lực lượng trên chiến trường vào lúc này đồng nghĩa với việc cuộc chiến ở Syria đã bắt đầu đi vào giai đoạn mở rộng.
Chính quyền ông Trump đang làm mọi việc như họ rất giỏi trước đây. Đó là rút lui về phía sau cuộc chiến, bảo toàn lực lượng của mình trong khi vẫn đảm bảo doanh số cho các nhà sản xuất vũ khí.
Song điều đó cũng cảnh báo về cuộc chiến ở Syria đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới, một giai đoạn mà phương Tây và các lực lượng ở Trung Đông sẽ thực sự nhảy vào cuộc xâu xé chia phần.
Ở đó sẽ không chỉ có Saudi Arabia, Qatar và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hay Ai Cập, mà còn sẽ có mặt của Iran, Israel khi mà lò lửa đã lan rộng khắp Trung Đông.
Sự tham gia một cách trực tiếp của Anh và Pháp trong vụ tấn công vào Damascus vừa qua đã là hồi chuông báo hiệu sự tham gia sâu sắc hơn vào cuộc chiến ở Trung Đông khi mà khủng bố đã tiêu diệt và đối lập ở Syria đang suy yếu.
Vụ tấn công bằng tên lửa của Mỹ và đồng minh phương Tây đã thể hiện một cách rõ ràng nhất lực lượng sẽ tham gia vào cuộc chia phần sắp tới ở đây.
Mỹ sẽ rút lui khỏi cuộc chiến sau khi đã kéo các đồng minh Arabia và phương Tây vào cuộc.
Lò lửa nóng sẽ buộc cả Iran và Israel nhảy vào cuộc chiến.
Một khi cuộc chiến ở Trung Đông là trận đánh lớn của các liên minh lớn mạnh bậc nhất, Washington sẽ chỉ là người đứng ở ngoài và bán vũ khí. Kịch bản nào thì Mỹ cũng sẽ là người thắng cuộc.
Đông Phong
Mỹ có thể diệt S-400 nếu muốn
Theo Business Insider, dù S-400 được coi là hệ thống phòng không cực mạnh nhưng Mỹ có thể phá hủy và khiến hệ thống này không kịp trở tay nếu muốn.
Nhận định này được tạp chí Mỹ đưa ra sau khi giới quân sự Nga tuyên bố sẵn sàng bắn hạ bất cứ mục tiêu nào kể cả của Mỹ nếu gây nguy hiểm cho căn cứ và binh sĩ Nga tại Syria.
Business Insider cho rằng, cơ sở để Mỹ tự tin như vậy là dựa vào bộ ba tên lửa HARM, JSOW và tên lửa MALD.
Vậy, những vũ khí này có thể hạ hệ thống phòng không S-400 theo cách nào? Vũ khí đầu tiên Không quân Mỹ sẽ sử dụng là tên lửa MALD.
Tiêm kích F/A-18 mang tên lửa AGM-88.
Tên lửa MALD có thể phát tín hiệu phát xạ gây nhiễu làm lẫn lộn các mục tiêu trên không đối với các đài radar phòng không của đối phương và tái tạo chính xác các tín hiệu gây nhiễu từ một máy bay tàng hình. Bằng cách đó, nó làm cho phòng không Nga không phân biệt được mục tiêu thật/giả.
MALD được triển khai từ một máy bay. Trong suốt hành trình bay trên không phận của kẻ thù, nó di chuyển theo một đường bay được lập trình từ trước (có thể tái lập trình) và tạo ra khoảng 100 mục tiêu giả khác nhau trong phạm vi tác chiến.
Khi đó, các hệ thống phòng không đối phương không thể phân biệt được một số lượng quá lớn mục tiêu, bị quá tải và bị gây nhiễu chủ động.
Ngoài ra, MALD cũng tái tạo lại tín hiệu giả của các pháo đài bay như B-52H hay máy bay tàng hình như B-2 Spirit. Theo đánh giá của một số chuyên gia quân sự Mỹ, MALD có thể thách thức hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Tạp chí Business Insider cho biết, sau khi hệ thống phòng không của đối phương bị gây nhiễu và không phân biệt đâu là mục tiêu thật giả, tên lửa AGM-88 HARM chống radar bắt đầu nhập cuộc.
Để tăng độ chính xác khi diệt mục tiêu, AGM-88 được tích hợp hệ thống kiểm soát mục tiêu HCSM của Không quân Mỹ, nhằm nâng cao khả năng chính xác và giảm thiệt hại phụ trong quá trình sử dụng.
HCSM được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS cùng thiết bị đo quán tính IMU giúp nó có khả năng tấn công chính xác mục tiêu, dù bị tác động bởi mọi hình thức gây nhiễu nào đi nữa.
Tên lửa chống radar cao tốc AGM-88 là một trong những vũ khí quan trọng của Không quân Mỹ trên chiến trường, nó giúp tiêu diệt hệ thống radar cảnh giới của đối phương, bảo vệ an toàn cho các đợt không kích của Quân đội Mỹ trước hệ thống phòng không của kẻ địch.
AGM-88 sử dụng hệ dẫn quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Nguyên lý chung của loại vũ khí này là, bám theo cánh sóng radar để đánh vào đài anten máy phát. Với tốc độ cực cao, kích thước nhỏ, AGM-88 là bài toán khó đối với hệ thống đánh chặn đối phương.
Trong chiến đấu, AGM-88 sẽ phá hủy trạm radar trên bộ (hoặc tàu chiến), qua đó khống chế hệ thống phòng không đối phương. Tiếp đó, tên lửa (bom liệng) JSOW tiếp tục nhập cuộc.
Tên lửa AGM-154 JSOW được thiết kế không có động cơ tên lửa, loại đạn này chủ yếu sử dụng các cánh ổn định và cánh ngang (được bung ra sau khi đạn rời bệ phóng) để bay lượn theo quán tính có được sau khi rời bệ phóng từ máy bay trước khi tiếp cận mục tiêu.
JSOW cho phép những tiêm kích của Mỹ được trang bị có thể tung ra những đòn tấn công tiêu diệt các căn cứ, hệ thống phòng không của đối phương.
Theo nhà sản xuất Raytheon, JSOW có khả năng tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau với sai số trượt mục tiêu CEP chỉ 3 m, có thể mang nhiều loại đầu đạn và tấn công cả các mục tiêu kiên cố bên trong các hầm ngầm.
Với đòn phối hợp của bộ 3 vũ khí kể trên, tạp chí Business Insider cho rằng sẽ không có bất cứ mục tiêu nào có thể thoát đòn tấn công Mỹ dù đó là hệ thống S-400 tối tân của Nga.
Tuấn Hưng
Nga cảnh báo đòn đáp trả "chính xác và đau đớn" nhằm vào Mỹ
Chủ tịch Hội đồng liên bang Nga Valentina Matvienko cảnh báo, các đòn đáp trả trừng phạt của Nga nhằm vào Mỹ sẽ rất chính xác và đau đớn.
>> Lý do Nga vẫn cần Mỹ tại Syria sau cuộc không kích gây chấn động
>> Nga: "Moscow đã mất chút lòng tin cuối cùng vào Washington"
>> Lo ngại căng thẳng leo thang, Mỹ hoãn trừng phạt Nga
Chủ tịch Hội đồng liên bang Nga Valentina Matvienko (Ảnh: Sputnik)
Giới chức Mỹ trong tháng này đã bổ sung lệnh trừng phạt nhằm vào các doanh nghiệp và quan chức của Nga. Moscow chỉ trích các lệnh trừng phạt này là bất hợp pháp và cảnh báo sẽ đáp trả.
"Đừng ai ảo tưởng. Đòn đáp trả của Nga với các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ rất chính xác, đau đớn", hãng tin Interfax dẫn lời Chủ tịch Hội đồng liên bang Nga Matvienko.
Bà Matvienko cũng nói thêm rằng: "Lệnh trừng phạt là con dao hai lưỡi, bất cứ ai áp lệnh trừng phạt nên hiểu rằng, lệnh trừng phạt nhằm vào nước khác, đặc biệt những nước như Nga, có thể kéo theo những hậu quả nghiêm trọng cho chính nước dùng nó để chống lại Nga”.
Cảnh báo trên được đưa ra không lâu sau khi Mỹ hoãn quyết định trừng phạt bổ sung Nga. Trong khi đó, các nghị sĩ Hạ viện Nga đã đưa ra dự luật cho phép chính phủ có quyền cấm hoặc hạn chế nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của Mỹ từ dược phẩm cho đến phần mềm hay động cơ tên lửa. Điện Kremlin hiện chưa bình luận về việc có ủng hộ biện pháp này hay không.
Quan hệ giữa Nga và Mỹ bị cho là hiện tồi tệ nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Gần đây nhất, để ủng hộ Anh trong việc cáo buộc Nga đứng sau vụ cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal nghi bị đầu độc ở Anh, chính quyền Mỹ đã trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga, yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán Nga ở Seattle. Nga cũng lập tức đáp trả bằng cách trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ, đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở St.Petersburg.
Minh Phương
Chủ tịch Hội đồng liên bang Nga Valentina Matvienko (Ảnh: Sputnik)
Giới chức Mỹ trong tháng này đã bổ sung lệnh trừng phạt nhằm vào các doanh nghiệp và quan chức của Nga. Moscow chỉ trích các lệnh trừng phạt này là bất hợp pháp và cảnh báo sẽ đáp trả.
"Đừng ai ảo tưởng. Đòn đáp trả của Nga với các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ rất chính xác, đau đớn", hãng tin Interfax dẫn lời Chủ tịch Hội đồng liên bang Nga Matvienko.
Bà Matvienko cũng nói thêm rằng: "Lệnh trừng phạt là con dao hai lưỡi, bất cứ ai áp lệnh trừng phạt nên hiểu rằng, lệnh trừng phạt nhằm vào nước khác, đặc biệt những nước như Nga, có thể kéo theo những hậu quả nghiêm trọng cho chính nước dùng nó để chống lại Nga”.
Cảnh báo trên được đưa ra không lâu sau khi Mỹ hoãn quyết định trừng phạt bổ sung Nga. Trong khi đó, các nghị sĩ Hạ viện Nga đã đưa ra dự luật cho phép chính phủ có quyền cấm hoặc hạn chế nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của Mỹ từ dược phẩm cho đến phần mềm hay động cơ tên lửa. Điện Kremlin hiện chưa bình luận về việc có ủng hộ biện pháp này hay không.
Quan hệ giữa Nga và Mỹ bị cho là hiện tồi tệ nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Gần đây nhất, để ủng hộ Anh trong việc cáo buộc Nga đứng sau vụ cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal nghi bị đầu độc ở Anh, chính quyền Mỹ đã trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga, yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán Nga ở Seattle. Nga cũng lập tức đáp trả bằng cách trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ, đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở St.Petersburg.
Minh Phương
Tổng thống Trump lại nói không thích Mỹ gia nhập TPP
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra lý do ông không thích Mỹ gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dù tuần trước ông mới yêu cầu các quan chức xem xét khả năng tham gia hiệp định này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
“Trong khi Hàn Quốc và Nhật Bản muốn chúng tôi (Mỹ) quay lại TPP, tôi không thích Mỹ tham gia hiệp định này. Có quá nhiều điều khó lường và không cách nào thoát ra khỏi nếu hiệp định không hiệu quả. Các hiệp định thương mại song phương hiệu quả, có lợi và tốt hơn cho người lao động của chúng ta. Hãy nhìn xem WTO tồi tệ như thế nào với Mỹ”, ông Trump viết ngày 17/4 trên mạng xã hội Twitter, đề cập tới Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO).
Tuyên bố của ông Trump diễn ra khi ông đang gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong khuôn khổ chuyến thăm của ông Abe tới Mỹ ngày 17/4. Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi nhiều vấn đề nằm trong quan tâm chung, trong đó có hợp tác thương mại và chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ông Abe là người ủng hộ mạnh mẽ hiệp định Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đó, cũng như CPTPP ở thời điểm hiện tại.
Ngày 12/4, ông Trump đã chỉ đạo các quan chức dưới quyền xem xét khả năng đưa Mỹ gia nhập CPTPP. Động thái của ông được hầu hết các thành viên của hiệp định ủng hộ. Tuy nhiên, các bộ trưởng từ Nhật Bản, Australia và Malaysia từ chối việc đàm phán lại thỏa thuận để phù hợp với yêu cầu Mỹ.
Ngay từ khi còn tranh cử tổng thống, ông Donald Trump đã thể hiện mạnh mẽ quan điểm phản đối hiệp định TPP. Sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ hồi năm ngoái, ông đã rút Mỹ khỏi hiệp định này, gọi đây là một thỏa thuận “tồi tệ”.
Sau đó, 11 nền kinh tế còn lại - gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam - đã tích cực đàm phán và đưa ra phiên bản mới mang tên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Ttiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định này đã được ký kết tại Chile hồi đầu tháng 3/2018.
Đức Hoàng
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
“Trong khi Hàn Quốc và Nhật Bản muốn chúng tôi (Mỹ) quay lại TPP, tôi không thích Mỹ tham gia hiệp định này. Có quá nhiều điều khó lường và không cách nào thoát ra khỏi nếu hiệp định không hiệu quả. Các hiệp định thương mại song phương hiệu quả, có lợi và tốt hơn cho người lao động của chúng ta. Hãy nhìn xem WTO tồi tệ như thế nào với Mỹ”, ông Trump viết ngày 17/4 trên mạng xã hội Twitter, đề cập tới Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO).
Tuyên bố của ông Trump diễn ra khi ông đang gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong khuôn khổ chuyến thăm của ông Abe tới Mỹ ngày 17/4. Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi nhiều vấn đề nằm trong quan tâm chung, trong đó có hợp tác thương mại và chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ông Abe là người ủng hộ mạnh mẽ hiệp định Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đó, cũng như CPTPP ở thời điểm hiện tại.
Ngày 12/4, ông Trump đã chỉ đạo các quan chức dưới quyền xem xét khả năng đưa Mỹ gia nhập CPTPP. Động thái của ông được hầu hết các thành viên của hiệp định ủng hộ. Tuy nhiên, các bộ trưởng từ Nhật Bản, Australia và Malaysia từ chối việc đàm phán lại thỏa thuận để phù hợp với yêu cầu Mỹ.
Ngay từ khi còn tranh cử tổng thống, ông Donald Trump đã thể hiện mạnh mẽ quan điểm phản đối hiệp định TPP. Sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ hồi năm ngoái, ông đã rút Mỹ khỏi hiệp định này, gọi đây là một thỏa thuận “tồi tệ”.
Sau đó, 11 nền kinh tế còn lại - gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam - đã tích cực đàm phán và đưa ra phiên bản mới mang tên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Ttiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định này đã được ký kết tại Chile hồi đầu tháng 3/2018.
Đức Hoàng
Tổng thống Trump ‘không thể chấp nhận được’ trò chơi phá giá tiền tệ của Nga và Trung Quốc
Tổng thống Trump nói Nga, Trung Quốc chơi 'trò chơi phá giá tiền tệ'. (Ảnh: Politinfo)
Tổng thống Donald Trump cáo buộc Nga và Trung Quốc đang phá giá đồng tiền của họ để tạo lợi thế thương mại không công bằng, theo Reuters.
Trong một bài đăng trên Twitter hôm thứ Hai (16/4), ông cho biết: “Nga và Trung Quốc đang chơi trò phá giá tiền tệ khi Mỹ tiếp tục tăng lãi suất. Không thể chấp nhận được!”.
Tổng thống Trump chỉ ra: Nếu đồng tiền của một quốc gia là thấp một cách giả tạo, xuất khẩu của nó có tính cạnh tranh hơn. Lãi suất cao của Mỹ sẽ làm tăng giá trị đồng đô la, làm cho xuất khẩu của Mỹ đắt hơn.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng ở Washington ngày 13/4/2018. (Ảnh: Reuters)
Kể từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền vào tháng Giêng năm 2017, đồng USD đã giảm đáng kể so với hầu hết các loại tiền tệ, bao gồm đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng rúp, cho đến khi Hoa Kỳ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga trong vài tuần qua.
Trong một báo cáo đưa ra hôm thứ Sáu (13/4), Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ một lần nữa kiềm chế không đặt tên cho bất kỳ đối tác thương mại lớn nào như là những nước thao túng tiền tệ. Báo cáo được đưa ra khi chính quyền của Tổng thống Trump đang tìm kiếm các khoản thuế, đàm phán và những hạn chế khác để cắt giảm thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc.
Bản báo cáo không đề cập đến những mối đe dọa gần đây của Tổng thống Trump về việc áp đặt hàng tỷ đô la tiền thuế đối với hàng hóa của Trung Quốc bởi các hoạt động ăn cắp sở hữu trí tuệ của Bắc Kinh, cũng như những hạn chế của Ngân hàng trung ương sẽ áp dụng đối với đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders nói với các phóng viên trên chiếc Air Force One trong chuyến đi của tổng thống tới Miami rằng, Trung Quốc đang nằm trong danh sách theo dõi của Bộ Tài chính Hoa Kỳ có khả năng bị gắn nhãn là một nước thao túng tiền tệ.
Minh Đức
Tổng thống Donald Trump cáo buộc Nga và Trung Quốc đang phá giá đồng tiền của họ để tạo lợi thế thương mại không công bằng, theo Reuters.
Trong một bài đăng trên Twitter hôm thứ Hai (16/4), ông cho biết: “Nga và Trung Quốc đang chơi trò phá giá tiền tệ khi Mỹ tiếp tục tăng lãi suất. Không thể chấp nhận được!”.
Tổng thống Trump chỉ ra: Nếu đồng tiền của một quốc gia là thấp một cách giả tạo, xuất khẩu của nó có tính cạnh tranh hơn. Lãi suất cao của Mỹ sẽ làm tăng giá trị đồng đô la, làm cho xuất khẩu của Mỹ đắt hơn.
Kể từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền vào tháng Giêng năm 2017, đồng USD đã giảm đáng kể so với hầu hết các loại tiền tệ, bao gồm đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng rúp, cho đến khi Hoa Kỳ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga trong vài tuần qua.
Trong một báo cáo đưa ra hôm thứ Sáu (13/4), Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ một lần nữa kiềm chế không đặt tên cho bất kỳ đối tác thương mại lớn nào như là những nước thao túng tiền tệ. Báo cáo được đưa ra khi chính quyền của Tổng thống Trump đang tìm kiếm các khoản thuế, đàm phán và những hạn chế khác để cắt giảm thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc.
Bản báo cáo không đề cập đến những mối đe dọa gần đây của Tổng thống Trump về việc áp đặt hàng tỷ đô la tiền thuế đối với hàng hóa của Trung Quốc bởi các hoạt động ăn cắp sở hữu trí tuệ của Bắc Kinh, cũng như những hạn chế của Ngân hàng trung ương sẽ áp dụng đối với đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders nói với các phóng viên trên chiếc Air Force One trong chuyến đi của tổng thống tới Miami rằng, Trung Quốc đang nằm trong danh sách theo dõi của Bộ Tài chính Hoa Kỳ có khả năng bị gắn nhãn là một nước thao túng tiền tệ.
Minh Đức
Quân đội Ai Cập, UAE, Ả Rập Saudi sẽ tràn xuống Syria sau khi lính Mỹ rút khỏi khu vực?
Tất Đạt | 17/04/2018 15:46
Quân đội Ả Rập Saudi duyệt binh. Ảnh: AP
Tất Đạt | 17/04/2018 15:46
Gần đây, Nhà Trắng đã nhắc lại cam kết của tổng thống Trump rằng quân đội Mỹ sẽ rút quân khỏi Syria càng sớm càng tốt và tạo điều kiện để "những nước khác kiểm soát khu vực".
Wall Street Journal dẫn lời các tướng lĩnh cấp cao Mỹ cho hay, chính quyền ông Trump đã lên kế hoạch thay thế lính Mỹ ở Syria bằng những lực lượng Ả Rập với mục đích ổn định tình hình vùng đông bắc quốc gia này.
Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton gần đây đã có cuộc điện đàm với ông Abbas Kamel, một nhân vật tình báo cấp cao của chính quyền Ai Cập, để xem liệu Cairo có sẵn sàng tham gia kế hoạch nói trên của Mỹ hay không.
Wall Street Journal dẫn lời các tướng lĩnh cấp cao Mỹ cho hay, chính quyền ông Trump đã lên kế hoạch thay thế lính Mỹ ở Syria bằng những lực lượng Ả Rập với mục đích ổn định tình hình vùng đông bắc quốc gia này.
Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton gần đây đã có cuộc điện đàm với ông Abbas Kamel, một nhân vật tình báo cấp cao của chính quyền Ai Cập, để xem liệu Cairo có sẵn sàng tham gia kế hoạch nói trên của Mỹ hay không.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel: Tel Aviv có quyền "tự do hành động" trong không phận Syria
Trước cuộc gọi cho Ai Cập, Mỹ được cho là đã yêu cầu Ả Rập Saudi, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đầu tư hàng tỉ đô la để phục hồi vùng đông bắc Syria. Các nguồn tin giấu tên tiết lộ Washington muốn các quốc gia này gửi thêm quân đội tới đây sau khi Mỹ rút lui.
Mỹ mong muốn thực hiện kế hoạch này với mục đích ngăn chặn "hố đen an ninh" ở Syria, tức là khi không còn ai canh giữ trong khu vực, các lực lượng khủng bố (tiêu biểu là Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS) sẽ thừa cơ quay trở lại.
Tuy nhiên, việc tập hợp nhóm lực lượng mới dường như là thách thức với Mỹ, bởi "Ả Rập Saudi và UAE đang có mâu thuẫn vũ trang với Yemen, và Ai Cập sẽ ngần ngại trong việc bảo vệ vùng lãnh thổ không thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Tổng thống Bashar Al-Assad".
Wall Street Journal cũng đề cập tới một báo cáo khác về việc Mỹ chuẩn bị thành lập một trung tâm quân sự mới gần mỏ dầu ở Deir ez-Zor - trái ngược với cam kết rút quân khỏi Syria của tổng thống Trump.
Đầu tuần này, Nhà Trắng đã khẳng định "nhiệm vụ của Mỹ không thay đổi" và ông Trump muốn "rút quân khỏi Syria càng sớm càng tốt", mặc dù tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định ông đã thuyết phục được ông Trump duy trì quân đội Mỹ tại Syria lâu hơn nữa.
Trước cuộc gọi cho Ai Cập, Mỹ được cho là đã yêu cầu Ả Rập Saudi, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đầu tư hàng tỉ đô la để phục hồi vùng đông bắc Syria. Các nguồn tin giấu tên tiết lộ Washington muốn các quốc gia này gửi thêm quân đội tới đây sau khi Mỹ rút lui.
Mỹ mong muốn thực hiện kế hoạch này với mục đích ngăn chặn "hố đen an ninh" ở Syria, tức là khi không còn ai canh giữ trong khu vực, các lực lượng khủng bố (tiêu biểu là Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS) sẽ thừa cơ quay trở lại.
Tuy nhiên, việc tập hợp nhóm lực lượng mới dường như là thách thức với Mỹ, bởi "Ả Rập Saudi và UAE đang có mâu thuẫn vũ trang với Yemen, và Ai Cập sẽ ngần ngại trong việc bảo vệ vùng lãnh thổ không thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Tổng thống Bashar Al-Assad".
Wall Street Journal cũng đề cập tới một báo cáo khác về việc Mỹ chuẩn bị thành lập một trung tâm quân sự mới gần mỏ dầu ở Deir ez-Zor - trái ngược với cam kết rút quân khỏi Syria của tổng thống Trump.
Đầu tuần này, Nhà Trắng đã khẳng định "nhiệm vụ của Mỹ không thay đổi" và ông Trump muốn "rút quân khỏi Syria càng sớm càng tốt", mặc dù tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định ông đã thuyết phục được ông Trump duy trì quân đội Mỹ tại Syria lâu hơn nữa.
Kho vũ khí hạt nhân chiến lược Nga - Mỹ được "tháo xích", chạy đua vũ trang là khó tránh?
Ngày đăng : 13:30 - 18/04/2018
Lần đầu tiên kể từ năm 1972, kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga sắp không còn bị kìm kẹp và ràng buộc bởi các hiệp ước kiểm soát vũ khí. Điều này đồng nghĩa với việc một cuộc đua vũ trang vừa đắt đỏ vừa nguy hiểm có thể sắp bùng nổ.
Trong bài báo được nhóm cựu quan chức và chuyên gia từ Mỹ, Nga và châu Âu công bố hôm nay (18/4), Hiệp ước New Start được Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký kết năm 2010 nhằm hạn chế việc triển khai các loại vũ khí chiến lược của Nga và Mỹ sẽ hết hạn vào tháng 2/2021 nếu như hai bên không có động thái kéo dài thêm hiệp ước này.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol M của Nga xuất hiện trên Quảng trường Đỏ trong lễ diễu binh năm 2017.
Trong khi đó, Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ do Mỹ cáo buộc Nga cố tình vi phạm các điều khoản của hiệp ước như phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất thế hệ mới. Thậm chí, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump còn đe dọa cho phát triển loại tên lửa tương tự như Nga để đáp trả.
Còn trong những tuyên bố gần đây về học thuyết hạt nhân của cả hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ, Tổng thống Vladimir Putin và Donald Trump đều đề cập tới kế hoạch hiện đại hóa và nâng cấp kho vũ khí hạt nhân bao gồm các loại vũ khí hạt nhân thế hệ mới.
Mối đe dọa về việc bùng nổ một cuộc đua vũ trang giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới được công bố giữa lúc căng thẳng giữa Washington và Moscow đang ở mức đỉnh điểm cũng như các lực lượng quân sự của Mỹ, NATO và Nga đang hoạt động rất gần nhau ở Đông Âu và Syria.
“Khi chưa có dấu hiệu nào cho thấy hiệp ước New Start sẽ được kéo dài thêm thời gian thi hành trong khi hiệp ước INF có nguy cơ đổ vỡ, lần đầu tiên kể từ năm 1972 sẽ không có bất cứ ràng buộc nào đối với hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới. Nguy cơ đối đầu giữa hai quốc gia hạt nhân Nga – Mỹ cũng sẽ càng gia tăng”, giới chuyên gia nhận định.
Tuyên bố này được các cựu quan chức đàm phán quân sự cấp cao của cả Nga và Mỹ ký tên bao gồm cựu Tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga Thượng tướng Victor Esin, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Des Browne và cựu thượng nghị sĩ Richard Lugar.
Trước đó, cả Nga và Mỹ từng tuyên bố chiểu theo hiệp ước New Start, hai nước đã đạt tới mức giới hạn là 1.500 đầu đạn chiến lược và 700 loại vũ khí mang theo các loại đầu đạn này bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và các oanh tạc cơ hạt nhân.
Nếu Mỹ và Nga cùng đồng thuận, hiệp ước New Start có thể sẽ được kéo dài thời gian thi hành thêm 5 năm. Về phần mình, Moscow cho biết đã bàn tính tới chuyện này. Cụ thể, trong một bài phỏng vấn hồi tháng Ba, Tổng thống Putin đã nhấn mạnh muốn kéo dài thêm thời hạn thi hành hiệp ước New Start hoặc hai bên cắt giảm thêm số đầu đạn hạt nhân.
Còn trong cuộc điện đàm chúc mừng chiến thắng của ông Putin trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga hồi tháng Ba, Tổng thống Trump đã mời ông Putin tới tham dự một cuộc họp thượng đỉnh “diễn ra trong thời gian không xa nhằm thảo luận về một cuộc đua vũ trang đang có nguy cơ vượt ngoài tầm kiểm soát”.
Điều đáng nói, tân cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump là ông John Bolton vốn là người có tư tưởng phản đối cả hai hiệp ước INF và New Start. Nhiều thượng nghị sĩ có tư tưởng hiếu chiến của đảng Cộng hòa như Tom Cotton cũng đã tuyên bố ý định rút Mỹ ra khỏi INF và New Start.
Còn theo ông Daryl Kimball, người đứng đầu Tổ chức Kiểm soát vũ khí, nếu Nga – Mỹ không kịp thời đưa ra quyết định kéo dài thêm thời hạn thi hành các hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân, hai bên sẽ nhanh chóng cho phát triển kho hạt nhân hiện thời.
“Mỗi bên đều có tiềm lực rất lớn. Do đó nếu muốn, họ có đủ các hệ thống để vận chuyển đầu đạn hạt nhân cũng như nguồn đầu đạn hạt nhân dự trữ để tăng số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược được triển khai một cách nhanh chóng”, ông Kimball chia sẻ.
Ngày đăng : 13:30 - 18/04/2018
Lần đầu tiên kể từ năm 1972, kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga sắp không còn bị kìm kẹp và ràng buộc bởi các hiệp ước kiểm soát vũ khí. Điều này đồng nghĩa với việc một cuộc đua vũ trang vừa đắt đỏ vừa nguy hiểm có thể sắp bùng nổ.
Trong bài báo được nhóm cựu quan chức và chuyên gia từ Mỹ, Nga và châu Âu công bố hôm nay (18/4), Hiệp ước New Start được Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký kết năm 2010 nhằm hạn chế việc triển khai các loại vũ khí chiến lược của Nga và Mỹ sẽ hết hạn vào tháng 2/2021 nếu như hai bên không có động thái kéo dài thêm hiệp ước này.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol M của Nga xuất hiện trên Quảng trường Đỏ trong lễ diễu binh năm 2017. |
Trong khi đó, Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ do Mỹ cáo buộc Nga cố tình vi phạm các điều khoản của hiệp ước như phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất thế hệ mới. Thậm chí, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump còn đe dọa cho phát triển loại tên lửa tương tự như Nga để đáp trả.
Còn trong những tuyên bố gần đây về học thuyết hạt nhân của cả hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ, Tổng thống Vladimir Putin và Donald Trump đều đề cập tới kế hoạch hiện đại hóa và nâng cấp kho vũ khí hạt nhân bao gồm các loại vũ khí hạt nhân thế hệ mới.
Mối đe dọa về việc bùng nổ một cuộc đua vũ trang giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới được công bố giữa lúc căng thẳng giữa Washington và Moscow đang ở mức đỉnh điểm cũng như các lực lượng quân sự của Mỹ, NATO và Nga đang hoạt động rất gần nhau ở Đông Âu và Syria.
“Khi chưa có dấu hiệu nào cho thấy hiệp ước New Start sẽ được kéo dài thêm thời gian thi hành trong khi hiệp ước INF có nguy cơ đổ vỡ, lần đầu tiên kể từ năm 1972 sẽ không có bất cứ ràng buộc nào đối với hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới. Nguy cơ đối đầu giữa hai quốc gia hạt nhân Nga – Mỹ cũng sẽ càng gia tăng”, giới chuyên gia nhận định.
Tuyên bố này được các cựu quan chức đàm phán quân sự cấp cao của cả Nga và Mỹ ký tên bao gồm cựu Tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga Thượng tướng Victor Esin, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Des Browne và cựu thượng nghị sĩ Richard Lugar.
Trước đó, cả Nga và Mỹ từng tuyên bố chiểu theo hiệp ước New Start, hai nước đã đạt tới mức giới hạn là 1.500 đầu đạn chiến lược và 700 loại vũ khí mang theo các loại đầu đạn này bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và các oanh tạc cơ hạt nhân.
Nếu Mỹ và Nga cùng đồng thuận, hiệp ước New Start có thể sẽ được kéo dài thời gian thi hành thêm 5 năm. Về phần mình, Moscow cho biết đã bàn tính tới chuyện này. Cụ thể, trong một bài phỏng vấn hồi tháng Ba, Tổng thống Putin đã nhấn mạnh muốn kéo dài thêm thời hạn thi hành hiệp ước New Start hoặc hai bên cắt giảm thêm số đầu đạn hạt nhân.
Còn trong cuộc điện đàm chúc mừng chiến thắng của ông Putin trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga hồi tháng Ba, Tổng thống Trump đã mời ông Putin tới tham dự một cuộc họp thượng đỉnh “diễn ra trong thời gian không xa nhằm thảo luận về một cuộc đua vũ trang đang có nguy cơ vượt ngoài tầm kiểm soát”.
Điều đáng nói, tân cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump là ông John Bolton vốn là người có tư tưởng phản đối cả hai hiệp ước INF và New Start. Nhiều thượng nghị sĩ có tư tưởng hiếu chiến của đảng Cộng hòa như Tom Cotton cũng đã tuyên bố ý định rút Mỹ ra khỏi INF và New Start.
Còn theo ông Daryl Kimball, người đứng đầu Tổ chức Kiểm soát vũ khí, nếu Nga – Mỹ không kịp thời đưa ra quyết định kéo dài thêm thời hạn thi hành các hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân, hai bên sẽ nhanh chóng cho phát triển kho hạt nhân hiện thời.
“Mỗi bên đều có tiềm lực rất lớn. Do đó nếu muốn, họ có đủ các hệ thống để vận chuyển đầu đạn hạt nhân cũng như nguồn đầu đạn hạt nhân dự trữ để tăng số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược được triển khai một cách nhanh chóng”, ông Kimball chia sẻ.
Hàn Quốc, Triều Tiên sắp tuyên bố chấm dứt chiến tranh?
Thái Lai | 17/04/2018 22:11
Các vận động viên Triều Tiên và Hàn Quốc cùng diễu hành tại lễ bế mạc Thế vận hội mùa đông ở Hàn Quốc. Ảnh: REUTERS
Thái Lai | 17/04/2018 22:11
Giới chức của Hàn Quốc và Triều Tiên đang thảo luận kế hoạch đi đến tuyên bố chung về việc chính thức chấm dứt các hành động thù địch.
Hãng tin RT ngày 17-4 đưa tin Hàn Quốc và Triều Tiên được cho là sắp thực hiện một bước đi lớn trong việc chấm dứt tình trạng chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh các quan chức hai bên đang thảo luận một tuyên bố chung về việc chính thức chấm dứt các hành động thù địch lẫn nhau.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in dự kiến có cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều hiếm hoi vào ngày 27-4 tới. Một báo cáo của cơ quan truyền thông địa phương cho hay ngày gặp lịch sử này có thể chấm dứt sự đối đầu giữa hai miền Triều Tiên hơn nửa thế kỷ qua.
Ông Kim và ông Moon sẽ gặp nhau tại khu phi quân sự ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm, cách Seoul 53km về phía Bắc. Đây sẽ là sự kiện thứ ba diễn ra trong lịch sử của hai nước. Hai cuộc gặp trước đó là vào năm 2000 và 2007 tập trung vào các vấn đề chính trị và kinh tế.
Hãng tin RT ngày 17-4 đưa tin Hàn Quốc và Triều Tiên được cho là sắp thực hiện một bước đi lớn trong việc chấm dứt tình trạng chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh các quan chức hai bên đang thảo luận một tuyên bố chung về việc chính thức chấm dứt các hành động thù địch lẫn nhau.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in dự kiến có cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều hiếm hoi vào ngày 27-4 tới. Một báo cáo của cơ quan truyền thông địa phương cho hay ngày gặp lịch sử này có thể chấm dứt sự đối đầu giữa hai miền Triều Tiên hơn nửa thế kỷ qua.
Ông Kim và ông Moon sẽ gặp nhau tại khu phi quân sự ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm, cách Seoul 53km về phía Bắc. Đây sẽ là sự kiện thứ ba diễn ra trong lịch sử của hai nước. Hai cuộc gặp trước đó là vào năm 2000 và 2007 tập trung vào các vấn đề chính trị và kinh tế.
Tấn công Syria, Mỹ khó thuyết phục Triều Tiên phi hạt nhân hóa
Các phái đoàn Triều Tiên và nước láng giềng miền Nam đã tổ chức các cuộc đối thoại trước cuộc gặp cấp cao này nhằm thảo luận về một tuyên bố chung. Nội dung trong tài liệu có lẽ sẽ đưa tới “sự chấm dứt đối đầu” giữa hai nước, tờ Munhwa Ilbo dẫn lời một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết.
Chiến tranh giữa Hàn Quốc và Triều Tiên bùng nổ năm 1950, dù thực tế đã chấm dứt các hành động thù địch vào năm 1953 nhưng hai bên vẫn trong tình trạng chiến tranh kỹ thuật.
Quan hệ hai nước có những bước đột phá kể từ đêm diễn ra lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông PyeongChang ở Hàn Quốc hồi 9-2 vừa qua. Khi đó, Hàn Quốc và Triều Tiên đã lập đội tuyển nữ về khúc côn cầu trên băng chung và các vận động viên từ hai nước đã cùng diễu hành dự lễ khai mạc kỳ Thế vận hội này dưới cùng một lá cờ thống nhất.
Hôm 16-4, phái viên Hàn Quốc tại Nga Wu Yun Gin cho hay Seoul sẽ “nỗ lực hết mình” để thuyết phục Triều Tiên ủng hộ giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên trong cuộc đối thoại sắp tới. Triều Tiên đã nhiều lần nhấn mạnh nước này sẽ không chấm dứt chương trình hạt nhân cho tới khi Mỹ từ bỏ chính sách “thù địch” đối bới Bình Nhưỡng, đồng thời ngưng các cuộc diễn tập quân sự gần Triều Tiên.
Các phái đoàn Triều Tiên và nước láng giềng miền Nam đã tổ chức các cuộc đối thoại trước cuộc gặp cấp cao này nhằm thảo luận về một tuyên bố chung. Nội dung trong tài liệu có lẽ sẽ đưa tới “sự chấm dứt đối đầu” giữa hai nước, tờ Munhwa Ilbo dẫn lời một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết.
Chiến tranh giữa Hàn Quốc và Triều Tiên bùng nổ năm 1950, dù thực tế đã chấm dứt các hành động thù địch vào năm 1953 nhưng hai bên vẫn trong tình trạng chiến tranh kỹ thuật.
Quan hệ hai nước có những bước đột phá kể từ đêm diễn ra lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông PyeongChang ở Hàn Quốc hồi 9-2 vừa qua. Khi đó, Hàn Quốc và Triều Tiên đã lập đội tuyển nữ về khúc côn cầu trên băng chung và các vận động viên từ hai nước đã cùng diễu hành dự lễ khai mạc kỳ Thế vận hội này dưới cùng một lá cờ thống nhất.
Hôm 16-4, phái viên Hàn Quốc tại Nga Wu Yun Gin cho hay Seoul sẽ “nỗ lực hết mình” để thuyết phục Triều Tiên ủng hộ giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên trong cuộc đối thoại sắp tới. Triều Tiên đã nhiều lần nhấn mạnh nước này sẽ không chấm dứt chương trình hạt nhân cho tới khi Mỹ từ bỏ chính sách “thù địch” đối bới Bình Nhưỡng, đồng thời ngưng các cuộc diễn tập quân sự gần Triều Tiên.
Căng thẳng Mỹ-Trung nóng lên sau cáo buộc Trung Quốc “phá giá tiền tệ”
Phương Anh | 17/04/2018 21:42
Ảnh minh họa: Reuters
Phương Anh | 17/04/2018 21:42
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc tiếp tục bị đẩy lên cao khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ cáo buộc Trung Quốc đang phá giá tiền tệ.
Bên cạnh đó, giới chức Mỹ còn tiếp tục đưa thêm doanh nghiệp viễn thông của Trung Quốcvào diện cấm xuất khẩu, càng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng phát một cuộc chiến thương mại thực sự giữa hai bên, bất chấp việc mới đây cả Mỹ và Trung Quốc đều tỏ rõ thiện chí giải quyết mâu thuẫn thông qua đối thoại.
Chia sẻ trên Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, Trung Quốc cùng với Nga đang “chơi trò” phá giá tiền tệ trong bối cảnh Mỹ tiếp tục nâng lãi suất và điều này là không thể chấp nhận được.
Tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng hoàn toàn mâu thuẫn với báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính Mỹ đưa ra tuần trước với nhận định không có đối tác thương mại lớn nào, kể cả Trung Quốc, có động thái thao túng giá trị tiền tệ trong giai đoạn hiện tại.
Bởi vậy, theo giới quan sát, nhận định mới nhất về Trung Quốc của người đứng đầu nước Mỹ chắc chắn tiếp tục làm nóng lại căng thẳng thương mại gần đây giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới vốn mới chỉ phần nào dịu bớt sau tuyên bố tích cực gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Châu Á Bác Ngao.
Dư luận càng có cơ sở lo ngại gia tăng căng thẳng mới sẽ tác động tiêu cực tới quan hệ thương mại Mỹ- Trung khi Bộ Thương mại Mỹ ngày 16/4 ra lệnh cấm các công ty trong nước xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cho ZTE- công ty viễn thông hàng đầu của Trung Quốc sau khi phát hiện công ty này vi phạm các điều khoản thi hành án phạt từ một tòa án Mỹ đối với hành vi bán hàng cho Iran và Triều Tiên bất chấp các lệnh trừng phạt.
Lệnh cấm mới đồng nghĩa với việc ZTE sẽ không thể tiếp tục nhập các linh kiện từ Mỹ cho các sản phẩm của mình. Quyết định này đã ngay lập tức có hiệu ứng, khiến giá cổ phiếu của ZTE tại Thẩm Quyến và đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), sụt giảm một nửa.
Giới chuyên gia kinh tế đã phải lên tiếng cảnh báo về tác động tiêu cực từ lệnh cấm mới của Mỹ. Ông Dan Ikenson, Giám đốc Viện CATO tại Mỹ cho biết: “Tôi nghĩ rằng, nó sẽ để lại hậu quả rất tai hại không chỉ đối với ZTE, mà còn với mối quan hệ giữa Mỹ-Trung Quốc nói chung. Chúng ta vẫn còn đang ở giai đoạn bắt đầu của một cuộc chiến bùng nổ, cuộc chiến về công nghệ.
Chính phủ Mỹ dường như có ý định trừng phạt các công ty Trung Quốc mà có thể được hưởng lợi từ các chính sách công nghiệp, được hưởng lợi từ Chiến lược Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025".
Phản ứng trước quyết định mới của Mỹ, Bộ Thương mại Trung Quốc đã hối thúc Mỹ tạo lập một môi trường chính sách và pháp lý ổn định, công bằng cho các doanh nghiệp nước này.
Trung Quốc hy vọng Mỹ có thể giải quyết vấn đề trên một cách hợp lý, phù hợp với các nguyên tắc và luật pháp. Đáng nói hơn, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định sẽ theo dõi chặt chẽ vụ việc và nhất là sẵn sàng có các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc.
Hiện những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc được giới chuyên gia đánh giá là chưa gây ra nhiều tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu nói chung. Tuy nhiên, nếu hai bên tiếp tục leo thang những căng thẳng mới, dẫn tới bùng nổ một cuộc chiến tranh thương mại thực sự, thì hậu quả lúc đó sẽ rất khó lường.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định, tăng trưởng của các quốc gia châu Á đang phát triển, có thể bị tác động nặng nề trong năm nay nếu bất đồng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang.
Trong khi đó, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Roberto Azevedo mới đây cũng cảnh báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có nguy cơ sẽ bị giảm xuống “rất nhanh chóng” và rằng các cuộc đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc là những khoảnh khắc khó khăn nhất mà Tổ chức Thương mại Thế giới phải đối mặt trong lịch sử 23 năm của mình./.
Bên cạnh đó, giới chức Mỹ còn tiếp tục đưa thêm doanh nghiệp viễn thông của Trung Quốcvào diện cấm xuất khẩu, càng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng phát một cuộc chiến thương mại thực sự giữa hai bên, bất chấp việc mới đây cả Mỹ và Trung Quốc đều tỏ rõ thiện chí giải quyết mâu thuẫn thông qua đối thoại.
Chia sẻ trên Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, Trung Quốc cùng với Nga đang “chơi trò” phá giá tiền tệ trong bối cảnh Mỹ tiếp tục nâng lãi suất và điều này là không thể chấp nhận được.
Tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng hoàn toàn mâu thuẫn với báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính Mỹ đưa ra tuần trước với nhận định không có đối tác thương mại lớn nào, kể cả Trung Quốc, có động thái thao túng giá trị tiền tệ trong giai đoạn hiện tại.
Bởi vậy, theo giới quan sát, nhận định mới nhất về Trung Quốc của người đứng đầu nước Mỹ chắc chắn tiếp tục làm nóng lại căng thẳng thương mại gần đây giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới vốn mới chỉ phần nào dịu bớt sau tuyên bố tích cực gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Châu Á Bác Ngao.
Dư luận càng có cơ sở lo ngại gia tăng căng thẳng mới sẽ tác động tiêu cực tới quan hệ thương mại Mỹ- Trung khi Bộ Thương mại Mỹ ngày 16/4 ra lệnh cấm các công ty trong nước xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cho ZTE- công ty viễn thông hàng đầu của Trung Quốc sau khi phát hiện công ty này vi phạm các điều khoản thi hành án phạt từ một tòa án Mỹ đối với hành vi bán hàng cho Iran và Triều Tiên bất chấp các lệnh trừng phạt.
Lệnh cấm mới đồng nghĩa với việc ZTE sẽ không thể tiếp tục nhập các linh kiện từ Mỹ cho các sản phẩm của mình. Quyết định này đã ngay lập tức có hiệu ứng, khiến giá cổ phiếu của ZTE tại Thẩm Quyến và đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), sụt giảm một nửa.
Giới chuyên gia kinh tế đã phải lên tiếng cảnh báo về tác động tiêu cực từ lệnh cấm mới của Mỹ. Ông Dan Ikenson, Giám đốc Viện CATO tại Mỹ cho biết: “Tôi nghĩ rằng, nó sẽ để lại hậu quả rất tai hại không chỉ đối với ZTE, mà còn với mối quan hệ giữa Mỹ-Trung Quốc nói chung. Chúng ta vẫn còn đang ở giai đoạn bắt đầu của một cuộc chiến bùng nổ, cuộc chiến về công nghệ.
Chính phủ Mỹ dường như có ý định trừng phạt các công ty Trung Quốc mà có thể được hưởng lợi từ các chính sách công nghiệp, được hưởng lợi từ Chiến lược Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025".
Phản ứng trước quyết định mới của Mỹ, Bộ Thương mại Trung Quốc đã hối thúc Mỹ tạo lập một môi trường chính sách và pháp lý ổn định, công bằng cho các doanh nghiệp nước này.
Trung Quốc hy vọng Mỹ có thể giải quyết vấn đề trên một cách hợp lý, phù hợp với các nguyên tắc và luật pháp. Đáng nói hơn, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định sẽ theo dõi chặt chẽ vụ việc và nhất là sẵn sàng có các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc.
Hiện những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc được giới chuyên gia đánh giá là chưa gây ra nhiều tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu nói chung. Tuy nhiên, nếu hai bên tiếp tục leo thang những căng thẳng mới, dẫn tới bùng nổ một cuộc chiến tranh thương mại thực sự, thì hậu quả lúc đó sẽ rất khó lường.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định, tăng trưởng của các quốc gia châu Á đang phát triển, có thể bị tác động nặng nề trong năm nay nếu bất đồng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang.
Trong khi đó, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Roberto Azevedo mới đây cũng cảnh báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có nguy cơ sẽ bị giảm xuống “rất nhanh chóng” và rằng các cuộc đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc là những khoảnh khắc khó khăn nhất mà Tổ chức Thương mại Thế giới phải đối mặt trong lịch sử 23 năm của mình./.
Cuộc thử nghiệm ý chí mang tính lịch sử giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ
Tổng thống Donal Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)
Thế giới sẽ sớm chứng kiến cuộc thử nghiệm ý chí mang tính lịch sử giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai siêu cường mà các nhà lãnh đạo đều coi mình là tối cao. Nói rõ hơn, đó sẽ là một trận chiến thương mại, nhưng cũng có nguy cơ là lãnh đạo chiến lược của Đông Á và cuối cùng là trật tự quốc tế.
Thử nghiệm ý chí không phải là lựa chọn của Trung Quốc, nhưng việc đó đến như là điều bất ngờ. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu đối với thép, nhôm, và các hàng hóa Trung Quốc sản xuất. Và ông quyết định chấp nhận lời mời của Triều Tiên tham gia các cuộc đàm phán song phương về chương trình hạt nhân, điều này phản ánh thái độ của ông cho các đe dọa chiến tranh trước đây của Triều Tiên.
Cuộc thử nghiệm sắp tới sẽ mang tính lịch sử vì nó hứa hẹn cho thấy những thế mạnh và thái độ của sức mạnh đang gia tăng trên thế giới so với sức mạnh đương nhiệm yếu đi nhưng vẫn dẫn đầu. Kết quả tốt hơn hay tệ hơn, điều này có thể định hình thế giới trong nhiều thập kỷ tới.
Trên mặt trận thương mại, thặng dư song phương lớn của Trung Quốc với Hoa Kỳ có thể sẽ bị mất nhiều hơn từ chiến tranh thương mại, đơn giản là xuất khẩu nhiều hơn có thể bị phạt. Người ta thường nói các quốc gia dư thừa sẽ luôn là những người thua thiệt nhất trong bất kỳ đợt leo thang thuế quan và các rào cản khác.
Nhưng giả định này bỏ lỡ nhiều điểm. Trung Quốc có khả năng chống chọi với chiến tranh thương mại nhiều hơn trước đây. Thương mại trong cơ cấu GDP đã giảm một nửa trong thập kỷ qua, hơn 60% GDP trong năm 2007 xuống chỉ còn hơn 30% hiện nay.
Trung Quốc cũng có lợi thế lớn về mặt chính trị trong nước và ngoại giao quốc tế. Bắc Kinh có thể phớt lờ các cuộc biểu tình của công nhân và các công ty chịu thuế quan của Hoa Kỳ. Trong khi tại Mỹ, cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ được tổ chức vào tháng 11, sự phản đối từ các nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và người tiêu dùng có thể tạo ảnh hưởng.
Dĩ nhiên, ông Trump cũng có thể bỏ qua những cuộc biểu tình chống lại cuộc chiến tranh thương mại nếu ông tin rằng nhắm vào Trung Quốc sẽ làm hài lòng các cử tri chính và ông sẽ được tái đắc cử vào năm 2020. Nhưng các đảng viên Cộng hòa trong Nghị viên có thể cảm thấy khác.
Về ngoại giao quốc tế, WTO không công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường, do sự tham gia của nhà nước Trung Quốc vào ngành công nghiệp và bị buộc tội trộm quyền sở hữu trí tuệ.
Nhưng Trung Quốc sẽ có cơ hội đáp trả, trong khi lập luận rằng Hoa Kỳ hiện nay đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với hệ thống thương mại toàn cầu mà nước này tạo ra. Và nếu một cuộc chiến tranh thương mại do Mỹ khởi xướng, Trung Quốc ít chịu ảnh hưởng hơn nhiều quốc gia khác.
Tất nhiên, Trung Quốc có thể chọn không đấu với chiến tranh thương mại của ông Trump. Thay vào đó là nhượng bộ mang tính tượng trưng – chẳng hạn như thỏa thuận nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Hoa Kỳ hoặc hứa hẹn cung cấp đảm bảo mới cho quyền sở hữu trí tuệ – nó có thể thuyết phục ông Trump.
Vấn đề Triều Tiên phức tạp hơn. Trong năm qua, Trung Quốc đã gây áp lực cho lãnh đạo Triều Tiên ông Kim Jong-un bằng cách tham gia vào các biện pháp trừng phạt kinh tế phối hợp chống lại chính quyền của ông Kim, và thông qua việc đưa ra các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của dầu mỏ và những thứ cần thiết khác cho phía Bắc.
Câu hỏi đặt ra là liệu Triều Tiên có sẵn sàng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, thành quả của hơn 30 năm làm việc. Như Trung Quốc cho biết, Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân mà không có sự thay đổi lớn trong cân bằng quân sự ở quanh bán đảo Triều Tiên.
Ông Kim có thể sẽ đề nghị phi hạt nhân chỉ với điều kiện Hoa Kỳ rút quân khỏi Hàn Quốc, và có lẽ rút quân khỏi Nhật Bản nữa. Nếu không có điều đó, ông sẽ không cảm thấy đủ an toàn khi không có chương trình hạt nhân, vì hạt nhân quyết định sự sống còn của Bình Nhưỡng.
Về phần mình, ông Trump không thể chấp nhận một điều kiện như vậy.
Thanh Hiền
Thế giới sẽ sớm chứng kiến cuộc thử nghiệm ý chí mang tính lịch sử giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai siêu cường mà các nhà lãnh đạo đều coi mình là tối cao. Nói rõ hơn, đó sẽ là một trận chiến thương mại, nhưng cũng có nguy cơ là lãnh đạo chiến lược của Đông Á và cuối cùng là trật tự quốc tế.
Thử nghiệm ý chí không phải là lựa chọn của Trung Quốc, nhưng việc đó đến như là điều bất ngờ. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu đối với thép, nhôm, và các hàng hóa Trung Quốc sản xuất. Và ông quyết định chấp nhận lời mời của Triều Tiên tham gia các cuộc đàm phán song phương về chương trình hạt nhân, điều này phản ánh thái độ của ông cho các đe dọa chiến tranh trước đây của Triều Tiên.
Cuộc thử nghiệm sắp tới sẽ mang tính lịch sử vì nó hứa hẹn cho thấy những thế mạnh và thái độ của sức mạnh đang gia tăng trên thế giới so với sức mạnh đương nhiệm yếu đi nhưng vẫn dẫn đầu. Kết quả tốt hơn hay tệ hơn, điều này có thể định hình thế giới trong nhiều thập kỷ tới.
Trên mặt trận thương mại, thặng dư song phương lớn của Trung Quốc với Hoa Kỳ có thể sẽ bị mất nhiều hơn từ chiến tranh thương mại, đơn giản là xuất khẩu nhiều hơn có thể bị phạt. Người ta thường nói các quốc gia dư thừa sẽ luôn là những người thua thiệt nhất trong bất kỳ đợt leo thang thuế quan và các rào cản khác.
Nhưng giả định này bỏ lỡ nhiều điểm. Trung Quốc có khả năng chống chọi với chiến tranh thương mại nhiều hơn trước đây. Thương mại trong cơ cấu GDP đã giảm một nửa trong thập kỷ qua, hơn 60% GDP trong năm 2007 xuống chỉ còn hơn 30% hiện nay.
Trung Quốc cũng có lợi thế lớn về mặt chính trị trong nước và ngoại giao quốc tế. Bắc Kinh có thể phớt lờ các cuộc biểu tình của công nhân và các công ty chịu thuế quan của Hoa Kỳ. Trong khi tại Mỹ, cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ được tổ chức vào tháng 11, sự phản đối từ các nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và người tiêu dùng có thể tạo ảnh hưởng.
Dĩ nhiên, ông Trump cũng có thể bỏ qua những cuộc biểu tình chống lại cuộc chiến tranh thương mại nếu ông tin rằng nhắm vào Trung Quốc sẽ làm hài lòng các cử tri chính và ông sẽ được tái đắc cử vào năm 2020. Nhưng các đảng viên Cộng hòa trong Nghị viên có thể cảm thấy khác.
Về ngoại giao quốc tế, WTO không công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường, do sự tham gia của nhà nước Trung Quốc vào ngành công nghiệp và bị buộc tội trộm quyền sở hữu trí tuệ.
Nhưng Trung Quốc sẽ có cơ hội đáp trả, trong khi lập luận rằng Hoa Kỳ hiện nay đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với hệ thống thương mại toàn cầu mà nước này tạo ra. Và nếu một cuộc chiến tranh thương mại do Mỹ khởi xướng, Trung Quốc ít chịu ảnh hưởng hơn nhiều quốc gia khác.
Tất nhiên, Trung Quốc có thể chọn không đấu với chiến tranh thương mại của ông Trump. Thay vào đó là nhượng bộ mang tính tượng trưng – chẳng hạn như thỏa thuận nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Hoa Kỳ hoặc hứa hẹn cung cấp đảm bảo mới cho quyền sở hữu trí tuệ – nó có thể thuyết phục ông Trump.
Vấn đề Triều Tiên phức tạp hơn. Trong năm qua, Trung Quốc đã gây áp lực cho lãnh đạo Triều Tiên ông Kim Jong-un bằng cách tham gia vào các biện pháp trừng phạt kinh tế phối hợp chống lại chính quyền của ông Kim, và thông qua việc đưa ra các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của dầu mỏ và những thứ cần thiết khác cho phía Bắc.
Câu hỏi đặt ra là liệu Triều Tiên có sẵn sàng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, thành quả của hơn 30 năm làm việc. Như Trung Quốc cho biết, Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân mà không có sự thay đổi lớn trong cân bằng quân sự ở quanh bán đảo Triều Tiên.
Ông Kim có thể sẽ đề nghị phi hạt nhân chỉ với điều kiện Hoa Kỳ rút quân khỏi Hàn Quốc, và có lẽ rút quân khỏi Nhật Bản nữa. Nếu không có điều đó, ông sẽ không cảm thấy đủ an toàn khi không có chương trình hạt nhân, vì hạt nhân quyết định sự sống còn của Bình Nhưỡng.
Về phần mình, ông Trump không thể chấp nhận một điều kiện như vậy.
Thanh Hiền
Kiến trúc sư của Tổng thống Trump trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (trái) đang nói chuyện với Tổng thống Donald Trump sau khi Mỹ áp đặt thuế đối với các linh kiện năng lượng mặt trời và máy giặt. (Ảnh: Getty Image)
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (trái) đang nói chuyện với Tổng thống Donald Trump sau khi Mỹ áp đặt thuế đối với các linh kiện năng lượng mặt trời và máy giặt. (Ảnh: Getty Image)
Tóm tắt bài viết
- Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, người đã đề xuất một chính sách cứng rắn với Trung Quốc trong một cuộc họp tháng 8/2018 tại Nhà Trắng, chính là kiến trúc sư của Tổng thống Trump trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
- Ông Lighthizer lập luận rằng nhiều năm đàm phán với Bắc Kinh mang lại rất ít kết quả, và bây giờ là thời điểm Mỹ phải có một cách tiếp cận ‘đối đầu’.
- Ông Lighthizer đề xuất một phương án thuế quan đối với thép và nhôm, trong đó tất cả các nước, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ được tạm thời miễn trừ áp thuế nhưng quản lý bằng hạn ngạch. Điều đó sẽ làm cho Mỹ có vẻ hợp lý hơn trong các cuộc đàm phán thép, và giúp hình thành một liên minh chống lại Trung Quốc.
- Trong những tháng tới, khả năng Mỹ duy trì áp lực lên Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào các yếu tố, bao gồm phản ứng của thị trường, của các ngành công nghiệp và nông dân Mỹ, cũng như sự trả đũa của Trung Quốc chống lại các công ty Mỹ.
Kiến trúc sư của ông Trump trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc là Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, người đã giúp hình thành một chính sách thương mại cứng rắn với Trung Quốc vào tháng 8/2018.
Theo Thời báo Phố Wall (WSJ), sau hàng chục cuộc đàm phán thầm lặng không có tiến triển, ông Lighthizer nói với các cố vấn cấp cao của Nhà Trắng và các quan chức nội các tập trung tại Phòng Roosevelt rằng: “Trung Quốc khai thác, khai thác, đang khai thác chúng ta ngay từ đầu”, ý nói Trung Quốc thường xuyên hứa hẹn thay đổi chính sách, nhưng không thực hiện.
Chấm dứt cuộc nói chuyện của mình, ông Lighthizer trình bày các đồ thị cho thấy thâm hụt thương mại với Bắc Kinh đã mở rộng như thế nào.
Tham dự cuộc họp hôm đó thông qua video-phone cũng có Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad, người đã yêu cầu được có thêm cơ hội để tiến hành một vòng đàm phán nữa, dựa trên một mối quan hệ mà ông Branstad đã phát triển với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Lighthizer thấy rất ít tác dụng. Đã đến lúc phải hành động, bắt đầu bằng một cuộc điều tra chính thức về những hành vi thương mại không công bằng, ông Lighthizer lập luận.
Sự mất cân bằng thương mại ngày càng gia tăng
Theo ông Lighthizer, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ngày càng trở nên trầm trọng hơn qua nhiều thập kỷ tương tác.
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc
Theo WSJ, vài ngày sau cuộc họp, Tổng thống Trump thông báo một cuộc điều tra về những cáo buộc Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ. Ông Lighthizer được giao nhiệm vụ lãnh đạo cuộc điều tra này. Nó đã đánh dấu một bước khởi đầu của một nỗ lực có tính rủi ro cao và kịch tính nhất trong nhiều thập kỷ, nhằm buộc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải thay đổi hành vi của họ. Nguy cơ chiến tranh thương mại đã lên đến cực điểm vào tuần đầu tháng 4/2018, khi ông Trump đưa ra lời đe dọa, áp đặt thuế quan lên 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, một động thái cũng có ‘dấu ấn’ của ông Lighthizer trong đó.
Trung Quốc ngay lập tức trả đũa, đe dọa áp thuế đối với một lượng nhập khẩu tương đương từ Mỹ. Ông Trump hôm 5/4 gọi đó là “hành động trả đũa không công bằng”, và cho biết có thể áp thêm thuế lên 100 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu nữa của Trung Quốc, tăng gấp 3 lần so với kế hoạch ban đầu.
Hôm 6/4, một phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay Bắc Kinh “hoàn toàn sẵn sàng đáp trả mạnh mẽ và không do dự”.
Theo WSJ, vai trò của ông Lighthizer đã trở nên rõ ràng đối với Trung Quốc khi nhóm kinh tế của ông Trump bay đến Bắc Kinh vào tháng 11/2017, để tiến hành một vòng đàm phán, trong đó ông Trump đảm bảo rằng đại diện thương mại Mỹ sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, trong khi một số người khác đợi bên ngoài.
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer tại Rose Garden vào tháng 10/2017 (Ảnh: Bloomberg News).
Trong một cuộc họp với Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Lighthizer đã trình bày về cách mà phía Mỹ cho rằng các cuộc đàm phán trước đây không mang lại kết quả như thế nào, và về việc tổng thống Mỹ quan ngại về thâm hụt thương mại của Mỹ vẫn tiếp tục mở rộng. Trong khi các quan chức Mỹ nhận xét ý kiến trình bày của ông Lighthizer giống như một sự tranh luận của luật sư, thì các quan chức Trung Quốc mô tả phản ứng của họ là quá bất ngờ.
Tờ WSJ tiết lộ hiện ông Lighthizer đang trao đổi thư từ với đặc phái viên kinh tế cao cấp của Trung Quốc, về các biện pháp mà Bắc Kinh có thể làm, để tránh một cuộc chiến tranh thương mại. Các cuộc đàm phán có thể sẽ kéo dài trong nhiều tháng. Mọi sự không rõ ràng có thể làm rung chuyển thị trường tài chính, và làm tăng giá đối với những hàng hoá dự kiến áp thuế.
Là cựu quan chức thương mại, nay làm việc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), ông William Reinsch nhận xét: “Tổng thống Trump và ông Lighthizer có cùng một khuynh hướng, với một chiến lược thương lượng và đe dọa. Những đe dọa đó sẽ giảm nhẹ, để sau đó, có thể thực hiện một thỏa thuận”.
Nói về Đại diện Thương mại Mỹ Lighthizer, em trai của ông, một cựu chính trị gia của đảng Dân chủ nhận xét: “Cách tiếp cận của anh ấy là thẳng thắn; anh ấy không dành nhiều thời gian cho việc nói bóng gió”.
Theo WSJ, nhiều doanh nghiệp Mỹ cho hay họ đã phát chán với cái mà họ cho là trợ cấp không công bằng của Trung Quốc cho các công ty trong nước, với các thủ đoạn mạnh tay, buộc họ phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc. Tuy nhiên, các công ty Mỹ lo ngại những lời đe dọa thuế quan của Mỹ có thể gây kết quả ngược lại, khiến họ dễ bị Trung Quốc trả đũa.
Là người đứng đầu nhóm Thương mại Bàn tròn và Kinh doanh, cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng cho cựu Tổng thống George W. Bush, ông Josh Bolten cho biết: “Chúng tôi muốn thúc giục chính quyền liên kết với các đồng minh và các nước bạn bè”, gây áp lực lên Trung Quốc. Nếu chỉ có mình Mỹ đối chọi với Trung Quốc, các cuộc đàm phán sẽ có tính đối đầu. Người chiến thắng có lẽ lại là những đối thủ cạnh tranh Nhật Bản và châu Âu của chúng ta”, những người có thể tăng được doanh số bán hàng cho Trung Quốc.
Trước đó, trong nội các chính quyền Mỹ, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross, một đồng minh lâu năm của ông Trump đã làm ăn ở Trung Quốc, được mong đợi sẽ chỉ đạo bộ phận chính sách kinh tế đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, cá nhân ông Ross đã giới thiệu ông Lighthizer, cựu luật sư thương mại, như luật sư của mình, người đã nhận vai trò này một cách nhẹ nhàng.
Các quan chức cao cấp của Nhà Trắng nói rằng ‘số mệnh’ của ông Ross đã lu mờ khi Tổng thống Trump gạt bỏ rất nhiều các thỏa thuận mà ông Ross đã đàm phán với Bắc Kinh trước đây, khi ông Trump coi đó chỉ là sự chỉnh sửa chút ít của những đề xuất trong quá khứ.
“Hãy dừng ngay lại”, ông Trump nói với ông Ross hồi tháng 7/2017 khi tước bỏ vai trò Trung Quốc của ông Ross, và chấm dứt các cuộc thảo luận với Trung Quốc, theo các quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ.
Tuy nhiên, theo một quan chức thương mại, ông Ross vẫn tiếp tục làm việc về các vấn đề Trung Quốc, bao gồm cả việc tư vấn cho ông Lighthizer về việc các sản phẩm nhập khẩu nào của Trung Quốc cần áp thuế.
Trái ngược lại, ông Lighthizer đã cố gắng khắc phục sự chia rẽ sâu sắc trong thương mại, giữa các nhóm có quan điểm thương mại trái ngược trong chính quyền Tổng thống Trump.
Theo WSJ, trong những người được cho là theo chủ nghĩa dân tộc như Chủ tịch hội đồng thương mại quốc gia Peter Navarro, những người mong muốn đấu tranh với Trung Quốc, ông Lighthizer chính là ‘nhân vật diều hâu’, có quan điểm cứng rắn nhất đối với Trung Quốc.
Nhìn chung, ông Navarro là một người đàn ông lý tưởng, người đã nhận thấy vai trò của mình trong việc đảm bảo Nhà Trắng thực hiện cam kết của tổng thống, ngăn chặn Trung Quốc khỏi “can thiệp chúng ta ở khắp mọi nơi”.
Là người điều hành văn phòng đại diện thương mại Mỹ, ông Lighthizer vạch ra chiến lược và thực hiện nó. Cả hai ông Lighthizer và Navarro đã hợp tác để phát triển chính sách về Trung Quốc, mặc dù đôi lúc họ cũng không đồng ý với nhau về chiến thuật.
Ngay cả đối với những người được cho là ủng hộ toàn cầu hoá, như ông Gary Cohn, cựu Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia, người lo lắng về tác động của các cuộc chiến thương mại lên thị trường, cũng thừa nhận ông Lighthizer, cựu chủ tịch hội đồng thương mại của Nghị viện, là luật sư có kinh nghiệm, hiểu rất rõ cách mà Washington làm việc như thế nào.
Còn đối với ông Trump, ông Lighthizer là một người có quan điểm giống nhau về thương mại. Hai người đàn ông, những người có khả năng phán đoán thông minh tương tự, đã gắn bó lại với nhau.
Theo các quan chức chính quyền Mỹ, ông Lighthizer đôi khi bay nhờ về tiểu bang Florida quê nhà trên chiếc Không lực số một (Air Force One) của tổng thống. Ông Trump triệu tập ông Lighthizer thường xuyên đến Phòng bầu dục, để thảo luận các vấn đề thương mại.
Ông Kevin Hassett, nhà kinh tế trưởng của Nhà Trắng nhận xét: “ông Lighthizer có sự tin tưởng của tất cả mọi người, bất kể quan điểm [khác nhau] của họ về thương mại”.
Là luật sư của công ty luật Skadden, Arps, Slate, Meagher & Flom LLP, ông Lighthizer đại diện cho các khách hàng ngành công nghiệp thép, những người tin rằng họ đã bị ảnh hưởng bởi hàng Trung Quốc nhập khẩu được trợ giá.
Trong các mục báo đăng trên trang cuối từ năm 1997, ông Lighthizer đã phản đối việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) theo các điều khoản đang đàm phán. Tổng thống Trump gọi WTO là “thảm họa cho đất nước này”.
Có sự khác biệt giữa ông Lighthizer và các quan chức trong các chính quyền trước đây, nơi các chuyên gia Trung Quốc, như Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson của chính quyền George W. Bush, xử lý các vấn đề kinh tế Trung Quốc. Trong vai trò giám đốc điều hành trước đây của tập đoàn Goldman Sachs, ông Paulson đã giúp Trung Quốc thực hiện việc tư nhân hóa sớm nhất, và tiếp tục gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Ngược lại, ông Lighthizer là một luật sư tranh tụng thương mại quốc tế có kinh nghiệm, giống nhiều hơn cựu Đại diện Thương mại Mỹ Charlene Barshefsky, người đã đàm phán sự gia nhập của Trung Quốc vào WTO. Nhóm của ông Trump nghĩ rằng các chuyên gia về Trung Quốc đã lùi bước quá nhanh trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh [trước đây].
Vào thời điểm ông Lighthizer nhậm chức vào tháng 5/2017, các quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ đã tranh luận trong nội bộ về việc có nên áp thuế nhập khẩu thép và nhôm, trên toàn cầu hay không. Chính sách đối với Trung Quốc đã bị tạm dừng lại khi đó.
Theo các quan chức chính quyền, mặc dù tin rằng sự dư thừa các sản phẩm kim loại là do việc sản xuất quá mức của Trung Quốc, ông Lighthizer nghĩ rằng một cuộc chiến tại thời điểm đó sẽ tự chuốc lấy thất bại, bởi vì trọng tâm sẽ là thuế quan của Mỹ chứ không phải là các hoạt động thương mại và đầu tư của Trung Quốc. Áp thuế đối với tất cả các nhà xuất khẩu thép trên thế giới, trong đó có nhiều nước là các đồng minh của Mỹ, sẽ khiến hình ảnh của Mỹ như là ‘một kẻ phản diện’, chứ không phải Trung Quốc.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders và Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad trước buổi diễn Opera Trung Quốc. (Ảnh: AP)
Không muốn có rủi ro khiến ông Trump khó chịu, người luôn coi áp thuế thép là lời hứa của mình trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Lighthizer đã làm việc lặng lẽ với ông Cohn và những người khác, để tạm thời gác lại vấn đề đó và giải quyết những vấn đề ưu tiên khác.
Tờ WSJ nhận thấy các đại diện thương mại Mỹ thường tự coi mình là luật sư cho các nhà xuất khẩu Mỹ, cố gắng mở ra các thị trường mới. Nhưng ông Lighthizer nhìn mọi thứ với một sự khác biệt, xem các công ty lớn của Mỹ, như những công ty thuê lao động bên ngoài, nên đôi khi phải được kiểm soát.
Tại cuộc họp tháng 9/2017 với khoảng 100 giám đốc điều hành (CEO) do Hội nghị Bàn tròn Kinh doanh tổ chức, ông Lighthizer nói rằng ông hiểu các CEO phải tối đa hóa lợi nhuận, nhưng điều này đôi khi có nghĩa là xuất khẩu việc làm, gây tổn hại cho thị trường lao động Mỹ.
Phát biểu trước những CEO tham dự cuộc họp, ông Lighthizer thông báo: “Công việc của tôi là khác biệt. Công việc của tôi là đại diện cho những người lao động Mỹ. Chúng tôi sẽ không chấp nhận”.
Ông Lighthizer, 70 tuổi, đã lớn lên ở thành phố cảng Lake Erie của Ashtabula, Ohio, nơi bị ‘hủy hoại’ bởi các mặt hàng nhập khẩu. Theo hồ sơ lưu của chính phủ Mỹ, ông tự nhận mình là ‘công nhân áo xanh’ mặc dù là con trai của một vị bác sĩ, người đã từng tham gia đua xe thể thao vòng qua phía Tây Virginia, có tài sản tài chính trị giá từ 10 đến 38 triệu USD.
Ông Lighthizer là người rất thẳng tính. Vào giữa những năm 1980, là một quan chức Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ đàm phán với Nhật Bản, một lần ông Lighthizer đã trở nên nản lòng đến mức ông đã cầm tờ đề xuất của phía Nhật Bản, gấp nó thành một chiếc máy bay giấy, ném nó bay về phía các nhà đàm phán Nhật, như một trò đùa. Tại Nhật, người ta gọi ông là “người tên lửa”, ám chỉ tính cách rất thẳng thắn.
Trong phiên điều trần của Thượng viện Mỹ vào tháng trước, khi nữ Thượng nghị sĩ Maria Cantwell của Washington nói rằng kế hoạch Trung Quốc của ông có thể làm tổn thương các nhà chế tạo xuất máy bay của Mỹ, ông Lighthizer đã gạt bỏ ngay những quan ngại của bà, cho nó là “”chuyện vô lý”.
Theo WSJ, khi Mỹ có động thái, tiến đến đối đầu với Trung Quốc vào mùa thu năm ngoái, sau cuộc họp tại phòng Roosevelt ở Nhà trắng vào tháng 8/2017, ông Lighthizer đã làm việc hết sức mình để đảm bảo rằng chính quyền được thống nhất. Trước đây, Mỹ thường do dự đối đầu với Trung Quốc vì lo sợ chiến thương mại sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu, khiến Trung Quốc ít sẵn sàng giúp đỡ hơn nữa trong các vấn đề an ninh quốc gia của Mỹ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã ủng hộ một cách tiếp cận cứng rắn bởi vì ông lo ngại Trung Quốc đã nhận được công nghệ của Mỹ một cách bất hợp pháp, và có thể đạt được lợi thế quân sự, theo những quan chức hiểu biết những suy nghĩ của ông Mattis. Những người khác trong các cơ quan an ninh quốc gia cũng quá mệt mỏi vì những gì họ cảm thấy Trung Quốc đã không thực hiện những lời hứa của mình liên quan đến Triều Tiên và các vấn đề an ninh khác.
Những quan chức thương mại trong chính quyền ông Trump: Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Bộ trưởng thương mại Wilbur Ross, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và cố vấn thương mại Peter Navarro tại Nhà Trắng tháng 3/2018 (Ảnh: Reuters).
Theo các quan chức Mỹ, cũng như ông Lighthizer, ông Cohn, giám đốc kinh tế khi đó, đã chán ngán với Bắc Kinh. Là một chủ tịch lâu năm của hãng Goldman Sachs, ông Cohn đã vận động hành lang để kinh doanh không bị cản trở ở Trung Quốc. Nhưng ông Cohn đã không nhận được sự chấp thuận mà ông tìm kiếm.
Cuối tháng 2/2018, Trung Quốc cử đặc phái viên kinh tế Lưu Hạc (Liu He) đến Washington để bắt đầu lại các cuộc đàm phán. Ông Lưu sẵn sàng cam kết rằng Bắc Kinh sẽ mở ra thị trường tài chính.
Tuy nhiên, ông Lưu đã nhận được một sự chào đón lạnh nhạt. Đại sứ quán Trung Quốc yêu cầu cấp 40 thị thực để ông Lưu có thể mang theo toàn bộ đoàn tùy tùng. Nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đã từ chối, chỉ cấp cho một số rất ít người trong số đó.
Tại Mỹ, ông Lưu không thể gặp được Tổng thống Trump. Thay vào đó, ông Lưu đã làm việc với ông Lighthizer, ông Cohn và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. Theo các quan chức quen thuộc với các cuộc đàm phán: Mỹ sẽ không “nhẹ dạ” như các chính quyền trước đây.
Mỹ muốn có những thay đổi đáng kể trong các thực tiễn và rào cản thương mại mà ông Lighthizer đã liệt kê chi tiết. Chúng bao gồm việc cắt giảm thuế quan mà Trung Quốc áp đặt cho nhập khẩu ô tô của Mỹ, từ 25% xuống mức gần 2,5% như Mỹ áp thuế hiện nay đối với ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc. Mỹ cũng muốn giảm 100 tỷ USD trong thâm hụt thương mại hàng năm trị giá 375 tỷ USD với Trung Quốc. Để nhấn mạnh những yêu cầu này, chính quyền Mỹ có kế hoạch đe dọa thuế quan.
Một trở ngại nữa cần phải được giải quyết. Thất vọng vì vấn đề thuế thép đã bị trì hoãn không rõ ràng trước đây, Tổng thống Trump đã đồng tình với các thuyết phục của các ông Navarro và Ross rằng cuối cùng ông cần phải giải quyết vấn đề này. Đầu tháng 3/2018, ông Trump tuyên bố muốn áp thuế 25% cho thép và 10% cho nhôm từ bất kỳ nước xuất khẩu nào.
Tuy nhiên, phản ứng quốc tế đã đe doạ làm tiêu tan sáng kiến về Trung Quốc khi các đồng minh của Mỹ phàn nàn rằng họ đã bị nhắm mục tiêu không công bằng. Tối ngày 20/3, các quan chức cấp cao đã tụ họp một lần nữa tại phòng Roosevelt để quyết định làm thế nào để tiến hành các mức thuế quan, dự kiến sẽ có hiệu lực trong 3 ngày.
Theo các quan chức Mỹ, cố vấn thương mại Navarro lập luận rằng thuế quan nên được áp đặt nhất loạt, toàn diện như tổng thống đã đe dọa. Điều đó sẽ làm tăng đòn bẩy đàm phán của Mỹ với các nước xuất khẩu thép, trong đó dự kiến họ có thể sẽ đưa ra các nhượng bộ để tránh thuế, ông Navarro lý giải cho đề xuất của mình.
Không đồng tình với ông Navarro, ông Lighthizer nhấn mạnh một phương án thay thế, theo đó, tất cả các nước, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ được tạm thời miễn trừ áp thuế mà họ đề xuất, nhưng sau đó hạn chế xuất khẩu của họ thông qua hạn ngạch. Điều đó sẽ làm cho Mỹ có vẻ hợp lý hơn trong các cuộc đàm phán thép, và giúp hình thành một liên minh chống lại Trung Quốc.
Kết thúc cuộc họp, các quan chức đã đưa ra một bản ghi nhớ, trong đó các quan điểm khác nhau được nêu rõ ràng. Cuối cùng, Tổng thống Trump ủng hộ quan điểm của ông Lighthizer.
Sau khi vấn đề thép được ‘tháo ngòi nổ’, ít nhất là tạm thời, ngày 22/3 ông Trump tuyên bố rằng Mỹ sẽ áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc. Tổng thống Trump đã cảm ơn ông Lighthizer vì sự giúp đỡ, và mời ông phát biểu đôi lời. Ông Lighthizer nói: “Đây là một hành động cực kỳ quan trọng, rất quan trọng và rất quan trọng cho tương lai của đất nước, thực sự, cho tất cả các ngành công nghiệp”.
Tuy nhiên, theo tờ WSJ nhận định, trong những tháng tới, khả năng Mỹ duy trì áp lực lên Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào các yếu tố, bao gồm phản ứng của thị trường, sự phản đối của các ngành công nghiệp và nông dân Mỹ, sự trả đũa của Trung Quốc chống lại các công ty Mỹ.
Về phía Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thể hiện sự tin tưởng họ sẽ thắng thế trong một cuộc chiến tranh thương mại, và đưa ra những lời đe dọa đối với cuộc vận động bầu cử nghị viện giữa kỳ cho đảng Cộng hòa của ông Trump.
Ông Jorge Guajardo, cựu đại sứ Mexico tại Trung Quốc, hiện là một nhà tư vấn ở Washington, đã thấy rất rõ cách mà Trung Quốc có thể gây áp lực lên các công ty và làm ‘tiêu hao dần’ các chính phủ.
“Câu hỏi lớn nhất là: Mỹ sẽ lẩn tránh không? Hay Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện cho đến khi đạt được mục đích. Nếu vậy, Trung Quốc buộc phải hiểu rằng có một cách mới để làm ăn”, ông Guajardo nhận xét.
Phạm Duy
- Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, người đã đề xuất một chính sách cứng rắn với Trung Quốc trong một cuộc họp tháng 8/2018 tại Nhà Trắng, chính là kiến trúc sư của Tổng thống Trump trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
- Ông Lighthizer lập luận rằng nhiều năm đàm phán với Bắc Kinh mang lại rất ít kết quả, và bây giờ là thời điểm Mỹ phải có một cách tiếp cận ‘đối đầu’.
- Ông Lighthizer đề xuất một phương án thuế quan đối với thép và nhôm, trong đó tất cả các nước, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ được tạm thời miễn trừ áp thuế nhưng quản lý bằng hạn ngạch. Điều đó sẽ làm cho Mỹ có vẻ hợp lý hơn trong các cuộc đàm phán thép, và giúp hình thành một liên minh chống lại Trung Quốc.
- Trong những tháng tới, khả năng Mỹ duy trì áp lực lên Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào các yếu tố, bao gồm phản ứng của thị trường, của các ngành công nghiệp và nông dân Mỹ, cũng như sự trả đũa của Trung Quốc chống lại các công ty Mỹ.
Kiến trúc sư của ông Trump trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc là Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, người đã giúp hình thành một chính sách thương mại cứng rắn với Trung Quốc vào tháng 8/2018.
Theo Thời báo Phố Wall (WSJ), sau hàng chục cuộc đàm phán thầm lặng không có tiến triển, ông Lighthizer nói với các cố vấn cấp cao của Nhà Trắng và các quan chức nội các tập trung tại Phòng Roosevelt rằng: “Trung Quốc khai thác, khai thác, đang khai thác chúng ta ngay từ đầu”, ý nói Trung Quốc thường xuyên hứa hẹn thay đổi chính sách, nhưng không thực hiện.
Chấm dứt cuộc nói chuyện của mình, ông Lighthizer trình bày các đồ thị cho thấy thâm hụt thương mại với Bắc Kinh đã mở rộng như thế nào.
Tham dự cuộc họp hôm đó thông qua video-phone cũng có Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad, người đã yêu cầu được có thêm cơ hội để tiến hành một vòng đàm phán nữa, dựa trên một mối quan hệ mà ông Branstad đã phát triển với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Lighthizer thấy rất ít tác dụng. Đã đến lúc phải hành động, bắt đầu bằng một cuộc điều tra chính thức về những hành vi thương mại không công bằng, ông Lighthizer lập luận.
Sự mất cân bằng thương mại ngày càng gia tăng
Theo ông Lighthizer, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ngày càng trở nên trầm trọng hơn qua nhiều thập kỷ tương tác.
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc
Theo WSJ, vài ngày sau cuộc họp, Tổng thống Trump thông báo một cuộc điều tra về những cáo buộc Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ. Ông Lighthizer được giao nhiệm vụ lãnh đạo cuộc điều tra này. Nó đã đánh dấu một bước khởi đầu của một nỗ lực có tính rủi ro cao và kịch tính nhất trong nhiều thập kỷ, nhằm buộc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải thay đổi hành vi của họ. Nguy cơ chiến tranh thương mại đã lên đến cực điểm vào tuần đầu tháng 4/2018, khi ông Trump đưa ra lời đe dọa, áp đặt thuế quan lên 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, một động thái cũng có ‘dấu ấn’ của ông Lighthizer trong đó.
Trung Quốc ngay lập tức trả đũa, đe dọa áp thuế đối với một lượng nhập khẩu tương đương từ Mỹ. Ông Trump hôm 5/4 gọi đó là “hành động trả đũa không công bằng”, và cho biết có thể áp thêm thuế lên 100 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu nữa của Trung Quốc, tăng gấp 3 lần so với kế hoạch ban đầu.
Hôm 6/4, một phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay Bắc Kinh “hoàn toàn sẵn sàng đáp trả mạnh mẽ và không do dự”.
Theo WSJ, vai trò của ông Lighthizer đã trở nên rõ ràng đối với Trung Quốc khi nhóm kinh tế của ông Trump bay đến Bắc Kinh vào tháng 11/2017, để tiến hành một vòng đàm phán, trong đó ông Trump đảm bảo rằng đại diện thương mại Mỹ sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, trong khi một số người khác đợi bên ngoài.
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer tại Rose Garden vào tháng 10/2017 (Ảnh: Bloomberg News).
Trong một cuộc họp với Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Lighthizer đã trình bày về cách mà phía Mỹ cho rằng các cuộc đàm phán trước đây không mang lại kết quả như thế nào, và về việc tổng thống Mỹ quan ngại về thâm hụt thương mại của Mỹ vẫn tiếp tục mở rộng. Trong khi các quan chức Mỹ nhận xét ý kiến trình bày của ông Lighthizer giống như một sự tranh luận của luật sư, thì các quan chức Trung Quốc mô tả phản ứng của họ là quá bất ngờ.
Tờ WSJ tiết lộ hiện ông Lighthizer đang trao đổi thư từ với đặc phái viên kinh tế cao cấp của Trung Quốc, về các biện pháp mà Bắc Kinh có thể làm, để tránh một cuộc chiến tranh thương mại. Các cuộc đàm phán có thể sẽ kéo dài trong nhiều tháng. Mọi sự không rõ ràng có thể làm rung chuyển thị trường tài chính, và làm tăng giá đối với những hàng hoá dự kiến áp thuế.
Là cựu quan chức thương mại, nay làm việc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), ông William Reinsch nhận xét: “Tổng thống Trump và ông Lighthizer có cùng một khuynh hướng, với một chiến lược thương lượng và đe dọa. Những đe dọa đó sẽ giảm nhẹ, để sau đó, có thể thực hiện một thỏa thuận”.
Nói về Đại diện Thương mại Mỹ Lighthizer, em trai của ông, một cựu chính trị gia của đảng Dân chủ nhận xét: “Cách tiếp cận của anh ấy là thẳng thắn; anh ấy không dành nhiều thời gian cho việc nói bóng gió”.
Theo WSJ, nhiều doanh nghiệp Mỹ cho hay họ đã phát chán với cái mà họ cho là trợ cấp không công bằng của Trung Quốc cho các công ty trong nước, với các thủ đoạn mạnh tay, buộc họ phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc. Tuy nhiên, các công ty Mỹ lo ngại những lời đe dọa thuế quan của Mỹ có thể gây kết quả ngược lại, khiến họ dễ bị Trung Quốc trả đũa.
Là người đứng đầu nhóm Thương mại Bàn tròn và Kinh doanh, cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng cho cựu Tổng thống George W. Bush, ông Josh Bolten cho biết: “Chúng tôi muốn thúc giục chính quyền liên kết với các đồng minh và các nước bạn bè”, gây áp lực lên Trung Quốc. Nếu chỉ có mình Mỹ đối chọi với Trung Quốc, các cuộc đàm phán sẽ có tính đối đầu. Người chiến thắng có lẽ lại là những đối thủ cạnh tranh Nhật Bản và châu Âu của chúng ta”, những người có thể tăng được doanh số bán hàng cho Trung Quốc.
Trước đó, trong nội các chính quyền Mỹ, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross, một đồng minh lâu năm của ông Trump đã làm ăn ở Trung Quốc, được mong đợi sẽ chỉ đạo bộ phận chính sách kinh tế đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, cá nhân ông Ross đã giới thiệu ông Lighthizer, cựu luật sư thương mại, như luật sư của mình, người đã nhận vai trò này một cách nhẹ nhàng.
Các quan chức cao cấp của Nhà Trắng nói rằng ‘số mệnh’ của ông Ross đã lu mờ khi Tổng thống Trump gạt bỏ rất nhiều các thỏa thuận mà ông Ross đã đàm phán với Bắc Kinh trước đây, khi ông Trump coi đó chỉ là sự chỉnh sửa chút ít của những đề xuất trong quá khứ.
“Hãy dừng ngay lại”, ông Trump nói với ông Ross hồi tháng 7/2017 khi tước bỏ vai trò Trung Quốc của ông Ross, và chấm dứt các cuộc thảo luận với Trung Quốc, theo các quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ.
Tuy nhiên, theo một quan chức thương mại, ông Ross vẫn tiếp tục làm việc về các vấn đề Trung Quốc, bao gồm cả việc tư vấn cho ông Lighthizer về việc các sản phẩm nhập khẩu nào của Trung Quốc cần áp thuế.
Trái ngược lại, ông Lighthizer đã cố gắng khắc phục sự chia rẽ sâu sắc trong thương mại, giữa các nhóm có quan điểm thương mại trái ngược trong chính quyền Tổng thống Trump.
Theo WSJ, trong những người được cho là theo chủ nghĩa dân tộc như Chủ tịch hội đồng thương mại quốc gia Peter Navarro, những người mong muốn đấu tranh với Trung Quốc, ông Lighthizer chính là ‘nhân vật diều hâu’, có quan điểm cứng rắn nhất đối với Trung Quốc.
Nhìn chung, ông Navarro là một người đàn ông lý tưởng, người đã nhận thấy vai trò của mình trong việc đảm bảo Nhà Trắng thực hiện cam kết của tổng thống, ngăn chặn Trung Quốc khỏi “can thiệp chúng ta ở khắp mọi nơi”.
Là người điều hành văn phòng đại diện thương mại Mỹ, ông Lighthizer vạch ra chiến lược và thực hiện nó. Cả hai ông Lighthizer và Navarro đã hợp tác để phát triển chính sách về Trung Quốc, mặc dù đôi lúc họ cũng không đồng ý với nhau về chiến thuật.
Ngay cả đối với những người được cho là ủng hộ toàn cầu hoá, như ông Gary Cohn, cựu Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia, người lo lắng về tác động của các cuộc chiến thương mại lên thị trường, cũng thừa nhận ông Lighthizer, cựu chủ tịch hội đồng thương mại của Nghị viện, là luật sư có kinh nghiệm, hiểu rất rõ cách mà Washington làm việc như thế nào.
Còn đối với ông Trump, ông Lighthizer là một người có quan điểm giống nhau về thương mại. Hai người đàn ông, những người có khả năng phán đoán thông minh tương tự, đã gắn bó lại với nhau.
Theo các quan chức chính quyền Mỹ, ông Lighthizer đôi khi bay nhờ về tiểu bang Florida quê nhà trên chiếc Không lực số một (Air Force One) của tổng thống. Ông Trump triệu tập ông Lighthizer thường xuyên đến Phòng bầu dục, để thảo luận các vấn đề thương mại.
Ông Kevin Hassett, nhà kinh tế trưởng của Nhà Trắng nhận xét: “ông Lighthizer có sự tin tưởng của tất cả mọi người, bất kể quan điểm [khác nhau] của họ về thương mại”.
Là luật sư của công ty luật Skadden, Arps, Slate, Meagher & Flom LLP, ông Lighthizer đại diện cho các khách hàng ngành công nghiệp thép, những người tin rằng họ đã bị ảnh hưởng bởi hàng Trung Quốc nhập khẩu được trợ giá.
Trong các mục báo đăng trên trang cuối từ năm 1997, ông Lighthizer đã phản đối việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) theo các điều khoản đang đàm phán. Tổng thống Trump gọi WTO là “thảm họa cho đất nước này”.
Có sự khác biệt giữa ông Lighthizer và các quan chức trong các chính quyền trước đây, nơi các chuyên gia Trung Quốc, như Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson của chính quyền George W. Bush, xử lý các vấn đề kinh tế Trung Quốc. Trong vai trò giám đốc điều hành trước đây của tập đoàn Goldman Sachs, ông Paulson đã giúp Trung Quốc thực hiện việc tư nhân hóa sớm nhất, và tiếp tục gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Ngược lại, ông Lighthizer là một luật sư tranh tụng thương mại quốc tế có kinh nghiệm, giống nhiều hơn cựu Đại diện Thương mại Mỹ Charlene Barshefsky, người đã đàm phán sự gia nhập của Trung Quốc vào WTO. Nhóm của ông Trump nghĩ rằng các chuyên gia về Trung Quốc đã lùi bước quá nhanh trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh [trước đây].
Vào thời điểm ông Lighthizer nhậm chức vào tháng 5/2017, các quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ đã tranh luận trong nội bộ về việc có nên áp thuế nhập khẩu thép và nhôm, trên toàn cầu hay không. Chính sách đối với Trung Quốc đã bị tạm dừng lại khi đó.
Theo các quan chức chính quyền, mặc dù tin rằng sự dư thừa các sản phẩm kim loại là do việc sản xuất quá mức của Trung Quốc, ông Lighthizer nghĩ rằng một cuộc chiến tại thời điểm đó sẽ tự chuốc lấy thất bại, bởi vì trọng tâm sẽ là thuế quan của Mỹ chứ không phải là các hoạt động thương mại và đầu tư của Trung Quốc. Áp thuế đối với tất cả các nhà xuất khẩu thép trên thế giới, trong đó có nhiều nước là các đồng minh của Mỹ, sẽ khiến hình ảnh của Mỹ như là ‘một kẻ phản diện’, chứ không phải Trung Quốc.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders và Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad trước buổi diễn Opera Trung Quốc. (Ảnh: AP)
Không muốn có rủi ro khiến ông Trump khó chịu, người luôn coi áp thuế thép là lời hứa của mình trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Lighthizer đã làm việc lặng lẽ với ông Cohn và những người khác, để tạm thời gác lại vấn đề đó và giải quyết những vấn đề ưu tiên khác.
Tờ WSJ nhận thấy các đại diện thương mại Mỹ thường tự coi mình là luật sư cho các nhà xuất khẩu Mỹ, cố gắng mở ra các thị trường mới. Nhưng ông Lighthizer nhìn mọi thứ với một sự khác biệt, xem các công ty lớn của Mỹ, như những công ty thuê lao động bên ngoài, nên đôi khi phải được kiểm soát.
Tại cuộc họp tháng 9/2017 với khoảng 100 giám đốc điều hành (CEO) do Hội nghị Bàn tròn Kinh doanh tổ chức, ông Lighthizer nói rằng ông hiểu các CEO phải tối đa hóa lợi nhuận, nhưng điều này đôi khi có nghĩa là xuất khẩu việc làm, gây tổn hại cho thị trường lao động Mỹ.
Phát biểu trước những CEO tham dự cuộc họp, ông Lighthizer thông báo: “Công việc của tôi là khác biệt. Công việc của tôi là đại diện cho những người lao động Mỹ. Chúng tôi sẽ không chấp nhận”.
Ông Lighthizer, 70 tuổi, đã lớn lên ở thành phố cảng Lake Erie của Ashtabula, Ohio, nơi bị ‘hủy hoại’ bởi các mặt hàng nhập khẩu. Theo hồ sơ lưu của chính phủ Mỹ, ông tự nhận mình là ‘công nhân áo xanh’ mặc dù là con trai của một vị bác sĩ, người đã từng tham gia đua xe thể thao vòng qua phía Tây Virginia, có tài sản tài chính trị giá từ 10 đến 38 triệu USD.
Ông Lighthizer là người rất thẳng tính. Vào giữa những năm 1980, là một quan chức Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ đàm phán với Nhật Bản, một lần ông Lighthizer đã trở nên nản lòng đến mức ông đã cầm tờ đề xuất của phía Nhật Bản, gấp nó thành một chiếc máy bay giấy, ném nó bay về phía các nhà đàm phán Nhật, như một trò đùa. Tại Nhật, người ta gọi ông là “người tên lửa”, ám chỉ tính cách rất thẳng thắn.
Trong phiên điều trần của Thượng viện Mỹ vào tháng trước, khi nữ Thượng nghị sĩ Maria Cantwell của Washington nói rằng kế hoạch Trung Quốc của ông có thể làm tổn thương các nhà chế tạo xuất máy bay của Mỹ, ông Lighthizer đã gạt bỏ ngay những quan ngại của bà, cho nó là “”chuyện vô lý”.
Theo WSJ, khi Mỹ có động thái, tiến đến đối đầu với Trung Quốc vào mùa thu năm ngoái, sau cuộc họp tại phòng Roosevelt ở Nhà trắng vào tháng 8/2017, ông Lighthizer đã làm việc hết sức mình để đảm bảo rằng chính quyền được thống nhất. Trước đây, Mỹ thường do dự đối đầu với Trung Quốc vì lo sợ chiến thương mại sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu, khiến Trung Quốc ít sẵn sàng giúp đỡ hơn nữa trong các vấn đề an ninh quốc gia của Mỹ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã ủng hộ một cách tiếp cận cứng rắn bởi vì ông lo ngại Trung Quốc đã nhận được công nghệ của Mỹ một cách bất hợp pháp, và có thể đạt được lợi thế quân sự, theo những quan chức hiểu biết những suy nghĩ của ông Mattis. Những người khác trong các cơ quan an ninh quốc gia cũng quá mệt mỏi vì những gì họ cảm thấy Trung Quốc đã không thực hiện những lời hứa của mình liên quan đến Triều Tiên và các vấn đề an ninh khác.
Những quan chức thương mại trong chính quyền ông Trump: Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Bộ trưởng thương mại Wilbur Ross, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và cố vấn thương mại Peter Navarro tại Nhà Trắng tháng 3/2018 (Ảnh: Reuters).
Theo các quan chức Mỹ, cũng như ông Lighthizer, ông Cohn, giám đốc kinh tế khi đó, đã chán ngán với Bắc Kinh. Là một chủ tịch lâu năm của hãng Goldman Sachs, ông Cohn đã vận động hành lang để kinh doanh không bị cản trở ở Trung Quốc. Nhưng ông Cohn đã không nhận được sự chấp thuận mà ông tìm kiếm.
Cuối tháng 2/2018, Trung Quốc cử đặc phái viên kinh tế Lưu Hạc (Liu He) đến Washington để bắt đầu lại các cuộc đàm phán. Ông Lưu sẵn sàng cam kết rằng Bắc Kinh sẽ mở ra thị trường tài chính.
Tuy nhiên, ông Lưu đã nhận được một sự chào đón lạnh nhạt. Đại sứ quán Trung Quốc yêu cầu cấp 40 thị thực để ông Lưu có thể mang theo toàn bộ đoàn tùy tùng. Nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đã từ chối, chỉ cấp cho một số rất ít người trong số đó.
Tại Mỹ, ông Lưu không thể gặp được Tổng thống Trump. Thay vào đó, ông Lưu đã làm việc với ông Lighthizer, ông Cohn và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. Theo các quan chức quen thuộc với các cuộc đàm phán: Mỹ sẽ không “nhẹ dạ” như các chính quyền trước đây.
Mỹ muốn có những thay đổi đáng kể trong các thực tiễn và rào cản thương mại mà ông Lighthizer đã liệt kê chi tiết. Chúng bao gồm việc cắt giảm thuế quan mà Trung Quốc áp đặt cho nhập khẩu ô tô của Mỹ, từ 25% xuống mức gần 2,5% như Mỹ áp thuế hiện nay đối với ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc. Mỹ cũng muốn giảm 100 tỷ USD trong thâm hụt thương mại hàng năm trị giá 375 tỷ USD với Trung Quốc. Để nhấn mạnh những yêu cầu này, chính quyền Mỹ có kế hoạch đe dọa thuế quan.
Một trở ngại nữa cần phải được giải quyết. Thất vọng vì vấn đề thuế thép đã bị trì hoãn không rõ ràng trước đây, Tổng thống Trump đã đồng tình với các thuyết phục của các ông Navarro và Ross rằng cuối cùng ông cần phải giải quyết vấn đề này. Đầu tháng 3/2018, ông Trump tuyên bố muốn áp thuế 25% cho thép và 10% cho nhôm từ bất kỳ nước xuất khẩu nào.
Tuy nhiên, phản ứng quốc tế đã đe doạ làm tiêu tan sáng kiến về Trung Quốc khi các đồng minh của Mỹ phàn nàn rằng họ đã bị nhắm mục tiêu không công bằng. Tối ngày 20/3, các quan chức cấp cao đã tụ họp một lần nữa tại phòng Roosevelt để quyết định làm thế nào để tiến hành các mức thuế quan, dự kiến sẽ có hiệu lực trong 3 ngày.
Theo các quan chức Mỹ, cố vấn thương mại Navarro lập luận rằng thuế quan nên được áp đặt nhất loạt, toàn diện như tổng thống đã đe dọa. Điều đó sẽ làm tăng đòn bẩy đàm phán của Mỹ với các nước xuất khẩu thép, trong đó dự kiến họ có thể sẽ đưa ra các nhượng bộ để tránh thuế, ông Navarro lý giải cho đề xuất của mình.
Không đồng tình với ông Navarro, ông Lighthizer nhấn mạnh một phương án thay thế, theo đó, tất cả các nước, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ được tạm thời miễn trừ áp thuế mà họ đề xuất, nhưng sau đó hạn chế xuất khẩu của họ thông qua hạn ngạch. Điều đó sẽ làm cho Mỹ có vẻ hợp lý hơn trong các cuộc đàm phán thép, và giúp hình thành một liên minh chống lại Trung Quốc.
Kết thúc cuộc họp, các quan chức đã đưa ra một bản ghi nhớ, trong đó các quan điểm khác nhau được nêu rõ ràng. Cuối cùng, Tổng thống Trump ủng hộ quan điểm của ông Lighthizer.
Sau khi vấn đề thép được ‘tháo ngòi nổ’, ít nhất là tạm thời, ngày 22/3 ông Trump tuyên bố rằng Mỹ sẽ áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc. Tổng thống Trump đã cảm ơn ông Lighthizer vì sự giúp đỡ, và mời ông phát biểu đôi lời. Ông Lighthizer nói: “Đây là một hành động cực kỳ quan trọng, rất quan trọng và rất quan trọng cho tương lai của đất nước, thực sự, cho tất cả các ngành công nghiệp”.
Tuy nhiên, theo tờ WSJ nhận định, trong những tháng tới, khả năng Mỹ duy trì áp lực lên Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào các yếu tố, bao gồm phản ứng của thị trường, sự phản đối của các ngành công nghiệp và nông dân Mỹ, sự trả đũa của Trung Quốc chống lại các công ty Mỹ.
Về phía Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thể hiện sự tin tưởng họ sẽ thắng thế trong một cuộc chiến tranh thương mại, và đưa ra những lời đe dọa đối với cuộc vận động bầu cử nghị viện giữa kỳ cho đảng Cộng hòa của ông Trump.
Ông Jorge Guajardo, cựu đại sứ Mexico tại Trung Quốc, hiện là một nhà tư vấn ở Washington, đã thấy rất rõ cách mà Trung Quốc có thể gây áp lực lên các công ty và làm ‘tiêu hao dần’ các chính phủ.
“Câu hỏi lớn nhất là: Mỹ sẽ lẩn tránh không? Hay Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện cho đến khi đạt được mục đích. Nếu vậy, Trung Quốc buộc phải hiểu rằng có một cách mới để làm ăn”, ông Guajardo nhận xét.
Phạm Duy
Tổng thống Trump cân nhắc tái gia nhập TPP để đối phó Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra chỉ thị cho các quan chức cao cấp chính phủ xem xét việc tái gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tiền thân của CPTPP.
Theo CNN, một số thượng nghị sỹ Cộng hòa ngày 12/4 cho biết Tổng thống Trump đã ra chỉ thị đối với Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Larry Kudlow xem xét việc tái gia nhập TPP trong cuộc họp với các nhà lập pháp và thống đốc một số bang về các vấn đề thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Động thái cân nhắc tái gia nhập TPP của Tổng thống Trump được cho là nhằm giải quyết xung đột thương mại với Trung Quốc.
Giới quan sát cho rằng căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây là nguyên nhân chính khiến ông Trump muốn quay trở lại TPP.
Việc Trung Quốc và Mỹ sẵn sàng “ăn miếng trả miếng” bằng những chính sách áp thuế nhập khẩu với hàng hóa của nhau sẽ ảnh hưởng tới nhiều nông dân Mỹ, đặc biệt là những người chăn nuôi lợn, trồng đậu tương và ngô. Trong khi đó, Tổng thống Trump đang nỗ lực tìm mọi cách bảo vệ ngành nông nghiệp Mỹ trước những hành động vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc.
Sau khi Mỹ rút lui, 11 thành viên còn lại của TPP hồi đầu tháng 3/2018 đã thông qua và chính thức ký Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Chile. Hiệp định dự kiến sẽ cắt giảm đáng kể các loại thuế nhập khẩu của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ trong giao dịch giữa các thành viên từ năm 2019.
Đáng chú ý, kể từ ngày CPTPP có hiệu lực, bất kỳ một quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt nào đều có thể gia nhập vào hiệp định này, theo các điều khoản và điều kiện được thống nhất giữa các bên của hiệp định với quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt đó.
Nguyễn Trang
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra chỉ thị cho các quan chức cao cấp chính phủ xem xét việc tái gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tiền thân của CPTPP.
Theo CNN, một số thượng nghị sỹ Cộng hòa ngày 12/4 cho biết Tổng thống Trump đã ra chỉ thị đối với Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Larry Kudlow xem xét việc tái gia nhập TPP trong cuộc họp với các nhà lập pháp và thống đốc một số bang về các vấn đề thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Động thái cân nhắc tái gia nhập TPP của Tổng thống Trump được cho là nhằm giải quyết xung đột thương mại với Trung Quốc.
Giới quan sát cho rằng căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây là nguyên nhân chính khiến ông Trump muốn quay trở lại TPP.
Việc Trung Quốc và Mỹ sẵn sàng “ăn miếng trả miếng” bằng những chính sách áp thuế nhập khẩu với hàng hóa của nhau sẽ ảnh hưởng tới nhiều nông dân Mỹ, đặc biệt là những người chăn nuôi lợn, trồng đậu tương và ngô. Trong khi đó, Tổng thống Trump đang nỗ lực tìm mọi cách bảo vệ ngành nông nghiệp Mỹ trước những hành động vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc.
Sau khi Mỹ rút lui, 11 thành viên còn lại của TPP hồi đầu tháng 3/2018 đã thông qua và chính thức ký Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Chile. Hiệp định dự kiến sẽ cắt giảm đáng kể các loại thuế nhập khẩu của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ trong giao dịch giữa các thành viên từ năm 2019.
Đáng chú ý, kể từ ngày CPTPP có hiệu lực, bất kỳ một quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt nào đều có thể gia nhập vào hiệp định này, theo các điều khoản và điều kiện được thống nhất giữa các bên của hiệp định với quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt đó.
Nguyễn Trang
Tiết lộ mới: Trung Quốc với tham vọng tên lửa đạn đạo hạt nhân phóng từ chiến đấu cơ
Máy báy ném bom H-6K (Ảnh: Wikipedia)
Tóm tắt bài viết
- Trung Quốc đang phát triển và đã thử nghiệm một tên lửa đạn đạo hạt nhân (ALBM) có thể phóng từ máy bay, được tình báo Mỹ đặt tên là CH-AS-X-13.
- CH-AS-X-13 có tầm bắn 3.000 km, nếu được kết hợp với máy bay chiến lược H6X1/H-6N có tầm hoạt bay 6.000 km, Trung Quốc có thể tấn công tới lãnh thổ Mỹ.
- Tên lửa đạn đạo hạt nhân phóng từ máy bay rất hiếm, trước đây Mỹ có chương trình này nhưng đã hủy. Gần đây, Nga cho biết họ có loại Kinzhal, có vẻ như là một phiên bản phóng từ máy bay của tên lửa đạn đạo Iskander-M tầm ngắn.
Trung Quốc đang phát triển và đã thử nghiệm một tên lửa đạn đạo hạt nhân (ALBM) cùng với một máy bay ném bom chiến lược tầm xa dùng để phóng tên lửa này, The Diplomat đưa tin.
Theo các nguồn tin của chính phủ Mỹ am hiểu về Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh đã tiến hành 5 chuyến thử nghiệm tên lửa không tên, mà cộng đồng tình báo Mỹ gọi là tên lửa CH-AS-X-13.
Tên lửa này được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 12/2016 và đã được thử nghiệm gần đây nhất vào tuần cuối cùng của tháng 1/2018, theo một nguồn tin.
Trong những năm gần đây, các giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) đã đề cập đến ALBM có năng lực hạt nhân này trong 2 lần đánh giá nguy cơ trên toàn thế giới gần đây nhất của họ.
Hai cuộc thử nghiệm gần đây nhất của hệ thống liên quan đến việc sử dụng một máy bay ném bom chiến lược H-6K đã được sửa đổi có khả năng tiếp nhiên liệu trong không trung.
Máy bay ném bom mới, được cộng đồng tình báo Mỹ gọi là H6X1/H-6N, đã được cải tiến từ các phiên bản tiêu chuẩn H-6 cho nhiệm vụ phóng tên lửa ALBM.
Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Xi’an, nhà sản xuất của tất cả các biến thể máy bay ném bom H-6 từ cuối những năm 1950, là đơn vị thực hiện các cải tiến này.
Máy bay H6X1/H-6N có thể đã là đối tượng đầu tư vào tháng 8/2017, khi một hình ảnh của một biến thể H-6 không xác định xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay hiện nay vẫn khá hiếm. (Ảnh: 搜狐)
Trong khi đó, CH-AS-X-13 là một tên lửa đạn đạo hai giai đoạn, với tầm bắn 3.000 km; nó có thể là một biến thể của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21. Tên lửa này có thể sử dụng vật liệu composite trọng lượng nhẹ hơn như khung máy bay để giảm trọng lượng cần thiết cho máy bay ném bom.
H6X1/H-6N được đánh giá có bán kính chiến đấu gần 6.000 km – một cải tiến đáng kể so với các phiên bản H-6 cũ hơn. Là một hệ thống có thể mang đầu đạn hạt nhân, CH-AS-X-13 khi được lắp trên H6X1/H-6N sẽ có khả năng đe doạ các mục tiêu ở Mỹ, Hawaii và Mỹ tiếp giáp Alaska.
Theo một nguồn tin tiết lộ với The Diplomat, cộng đồng tình báo Mỹ đánh giá CH-AS-X-13 sẽ sẵn sàng cho việc triển khai vào năm 2025.
Điều này phù hợp với tuyên bố tháng 9/2016 của Tướng Không quân Trung Quốc Ma Xiaotan, trong báo cáo năm 2017 của Bộ Quốc phòng Mỹ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, rằng Trung Quốc sẽ phát triển một thế hệ máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới được triển khai khoảng giữa những năm 2020.
Ngoài H6X1/H-6N, Trung Quốc đã phát triển H-6 thành một loạt máy bay có các vai trò hỗ trợ và tấn công. Chẳng hạn, H-6K có khả năng cung cấp các tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-20 với sự hướng dẫn chính xác. Những chiếc máy bay ném bom này đã thực hiện các nhiệm vụ trên khắp cái gọi là First Island Chain, ở phía Tây Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn vận hành H-6G, được thiết kế cho nhiệm vụ chống hạm và hỗ trợ hàng hải.
Trong những năm gần đây, các quan chức tình báo cấp cao của Mỹ đã thừa nhận sự phát triển của ALBM có năng lực hạt nhân ở Trung Quốc.
Vào ngày 6/3, trong cuộc thảo luận về sự phát triển của các hệ thống phòng thủ chính xác tầm xa mới của Trung Quốc, Trung tướng Robert Ashley nói: “Những khả năng này đang được tăng thêm với hai tên lửa đạn đạo mới, một trong số đó có thể mang đầu đạn hạt nhân”.
Tháng 5/2017, Trung tướng Vincent R. Stewart, cựu Giám đốc của DIA, đã dẫn chiếu “hai tên lửa đạn đạo mới, một trong số đó có thể mang đầu đạn hạt nhân”.
Không rõ liệu ALBM thông thường được tham chiếu trong các đánh giá mối đe dọa DIA này là một cấu hình đầu đạn khác cho hệ thống có khả năng hạt nhân hay không. Một phiên bản thông thường của CH-AS-X-13 có thể thực hiện vai trò chống hạm ở tầm xa.
ALBM được vận chuyển theo chiều ngang bằng máy bay và giảm trước khi động cơ đốt cháy. Sau khi phóng ra, tên lửa điều khiển hướng tới một quỹ đạo đạn đạo ổn định giống như bất kỳ tên lửa đạn đạo khác.
Tại sao là tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay?
Tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay là một cấu hình không bình thường đối với tên lửa đạn đạo. Chưa một quốc gia nào từng giới thiệu và triển khai một ALBM như một phần các lực lượng chiến lược của mình. Trong quá khứ, Mỹ từng phát triển tên lửa Skybolt GAM-87 vào những năm 1950.
Chương trình Skybolt, có sự tham gia của Vương quốc Anh, cuối cùng đã bị hủy bỏ để ưu tiên hệ thống Polaris trên tàu ngầm. Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã hủy bỏ chương trình này trong những tuần cuối cùng của năm 1962, vài tuần sau khi xảy ra Khủng hoảng Tên lửa Cuba.
Mỹ tiến hành thí nghiệm tiếp theo với ALBM, bao gồm một thử nghiệm năm 1974 của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman-I phóng từ máy bay chiến lược C-5A Galaxy.
Ngày nay, Mỹ sử dụng ALBM phóng từ Globemasters C-17 làm tên lửa thử nghiệm cho các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Liên bang Xô viết cũng được cho là đã thử sửa đổi máy bay ném bom chiến lược Tu-160 để phóng một chiếc ALBM có khả năng hạt nhân, nhưng dự án này đã bị chìm vào đầu những năm 1980 và chưa bao giờ được thử nghiệm.
Tên lửa Kinzhai của Nga đã được chứng minh có thể phóng từ những chiếc MIG-31 (Ảnh: The Aviationist)
Cho đến khi các tên lửa đạn đạo và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tỏ ra đáng tin cậy, ALBM là một phương thức hấp dẫn để cải thiện khả năng sống sót của các lực lượng hạt nhân trên đất liền trong các tháp tên lửa (xi-lô).
Khi một cuộc khủng hoảng leo thang, các quốc gia có thể đặt các đội máy bay ném bom chiến lược trang bị ALBM vào tình trạng báo động cao. Một khi máy bay ném bom trang bị ALBM đã cất cánh, lãnh đạo quốc gia có thể yên tâm về khả năng trả đũa.
Với các phạm vi dự kiến sẵn có cho ALBM, các máy bay ném bom mang những vũ khí này không nhất thiết phải thâm nhập vào không phận thù địch mới tấn công có hiệu quả.
Đối với Trung Quốc, việc theo đuổi khả năng ALBM có thể gợi ý mối quan tâm thực sự về sự tồn tại của lực lượng hạt nhân hiện tại. Với khoảng 270 đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc gần như không phải là một đối thủ hạt nhân của Mỹ.
Trong bối cảnh này, việc Trung Quốc theo đuổi khả năng ALBM có thể không gây ngạc nhiên cho lắm. H6X1/H-6N kết hợp với CH-AS-X-13 tầm xa có thể cho phép khả năng trả đũa linh hoạt quan trọng đối với các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc.
Hơn nữa, với mối quan tâm của Trung Quốc ngày càng tăng về phòng thủ tên lửa của Mỹ, một máy bay ném bom chiến lược tầm xa mang ALBM có thể khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ vất vả chống đỡ. Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân của Trung Quốc cũng có lợi thế này.
Cuối cùng, trong một cuộc xung đột thông thường với Mỹ, Trung Quốc có thể lên kế hoạch về các khả năng từ chối truy cập / khu vực thông thường để bảo đảm hành lang bay cho các máy bay ném bom của họ tiếp cận không phận phía Tây Thái Bình Dương.
Các loại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chống tăng của Bắc Kinh, số đầu đạn hạt nhân tăng nhanh và các hệ thống tầm ngắn thông thường, có thể vô hiệu hoá các cơ chế phòng không và tàu sân bay của Mỹ ở mặt trận Đông Á.
Do thiếu bất kỳ tuyên bố chính thức của Trung Quốc về chương trình ALBM đang phát triển, có thể quá trình chương trình chỉ là thử nghiệm và hiện nay chỉ là một màn trình diễn công nghệ, The Diplomat viết.
Nhưng Trung Quốc không phải là nước duy nhất quan tâm loại tên lửa đạn đạo này. Tại cuộc họp liên bang vào ngày 1/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin giới thiệu Kinzhal, có vẻ như là một phiên bản phóng từ máy bay của tên lửa đạn đạo Iskander-M tầm ngắn. Kinzhal có khả năng mang hạt nhân đã được chứng minh là có thể phóng từ MiG-31.
Trung Dung
- Trung Quốc đang phát triển và đã thử nghiệm một tên lửa đạn đạo hạt nhân (ALBM) có thể phóng từ máy bay, được tình báo Mỹ đặt tên là CH-AS-X-13.
- CH-AS-X-13 có tầm bắn 3.000 km, nếu được kết hợp với máy bay chiến lược H6X1/H-6N có tầm hoạt bay 6.000 km, Trung Quốc có thể tấn công tới lãnh thổ Mỹ.
- Tên lửa đạn đạo hạt nhân phóng từ máy bay rất hiếm, trước đây Mỹ có chương trình này nhưng đã hủy. Gần đây, Nga cho biết họ có loại Kinzhal, có vẻ như là một phiên bản phóng từ máy bay của tên lửa đạn đạo Iskander-M tầm ngắn.
Trung Quốc đang phát triển và đã thử nghiệm một tên lửa đạn đạo hạt nhân (ALBM) cùng với một máy bay ném bom chiến lược tầm xa dùng để phóng tên lửa này, The Diplomat đưa tin.
Theo các nguồn tin của chính phủ Mỹ am hiểu về Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh đã tiến hành 5 chuyến thử nghiệm tên lửa không tên, mà cộng đồng tình báo Mỹ gọi là tên lửa CH-AS-X-13.
Tên lửa này được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 12/2016 và đã được thử nghiệm gần đây nhất vào tuần cuối cùng của tháng 1/2018, theo một nguồn tin.
Trong những năm gần đây, các giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) đã đề cập đến ALBM có năng lực hạt nhân này trong 2 lần đánh giá nguy cơ trên toàn thế giới gần đây nhất của họ.
Hai cuộc thử nghiệm gần đây nhất của hệ thống liên quan đến việc sử dụng một máy bay ném bom chiến lược H-6K đã được sửa đổi có khả năng tiếp nhiên liệu trong không trung.
Máy bay ném bom mới, được cộng đồng tình báo Mỹ gọi là H6X1/H-6N, đã được cải tiến từ các phiên bản tiêu chuẩn H-6 cho nhiệm vụ phóng tên lửa ALBM.
Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Xi’an, nhà sản xuất của tất cả các biến thể máy bay ném bom H-6 từ cuối những năm 1950, là đơn vị thực hiện các cải tiến này.
Máy bay H6X1/H-6N có thể đã là đối tượng đầu tư vào tháng 8/2017, khi một hình ảnh của một biến thể H-6 không xác định xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay hiện nay vẫn khá hiếm. (Ảnh: 搜狐)
Trong khi đó, CH-AS-X-13 là một tên lửa đạn đạo hai giai đoạn, với tầm bắn 3.000 km; nó có thể là một biến thể của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21. Tên lửa này có thể sử dụng vật liệu composite trọng lượng nhẹ hơn như khung máy bay để giảm trọng lượng cần thiết cho máy bay ném bom.
H6X1/H-6N được đánh giá có bán kính chiến đấu gần 6.000 km – một cải tiến đáng kể so với các phiên bản H-6 cũ hơn. Là một hệ thống có thể mang đầu đạn hạt nhân, CH-AS-X-13 khi được lắp trên H6X1/H-6N sẽ có khả năng đe doạ các mục tiêu ở Mỹ, Hawaii và Mỹ tiếp giáp Alaska.
Theo một nguồn tin tiết lộ với The Diplomat, cộng đồng tình báo Mỹ đánh giá CH-AS-X-13 sẽ sẵn sàng cho việc triển khai vào năm 2025.
Điều này phù hợp với tuyên bố tháng 9/2016 của Tướng Không quân Trung Quốc Ma Xiaotan, trong báo cáo năm 2017 của Bộ Quốc phòng Mỹ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, rằng Trung Quốc sẽ phát triển một thế hệ máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới được triển khai khoảng giữa những năm 2020.
Ngoài H6X1/H-6N, Trung Quốc đã phát triển H-6 thành một loạt máy bay có các vai trò hỗ trợ và tấn công. Chẳng hạn, H-6K có khả năng cung cấp các tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-20 với sự hướng dẫn chính xác. Những chiếc máy bay ném bom này đã thực hiện các nhiệm vụ trên khắp cái gọi là First Island Chain, ở phía Tây Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn vận hành H-6G, được thiết kế cho nhiệm vụ chống hạm và hỗ trợ hàng hải.
Trong những năm gần đây, các quan chức tình báo cấp cao của Mỹ đã thừa nhận sự phát triển của ALBM có năng lực hạt nhân ở Trung Quốc.
Vào ngày 6/3, trong cuộc thảo luận về sự phát triển của các hệ thống phòng thủ chính xác tầm xa mới của Trung Quốc, Trung tướng Robert Ashley nói: “Những khả năng này đang được tăng thêm với hai tên lửa đạn đạo mới, một trong số đó có thể mang đầu đạn hạt nhân”.
Tháng 5/2017, Trung tướng Vincent R. Stewart, cựu Giám đốc của DIA, đã dẫn chiếu “hai tên lửa đạn đạo mới, một trong số đó có thể mang đầu đạn hạt nhân”.
Không rõ liệu ALBM thông thường được tham chiếu trong các đánh giá mối đe dọa DIA này là một cấu hình đầu đạn khác cho hệ thống có khả năng hạt nhân hay không. Một phiên bản thông thường của CH-AS-X-13 có thể thực hiện vai trò chống hạm ở tầm xa.
ALBM được vận chuyển theo chiều ngang bằng máy bay và giảm trước khi động cơ đốt cháy. Sau khi phóng ra, tên lửa điều khiển hướng tới một quỹ đạo đạn đạo ổn định giống như bất kỳ tên lửa đạn đạo khác.
Tại sao là tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay?
Tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay là một cấu hình không bình thường đối với tên lửa đạn đạo. Chưa một quốc gia nào từng giới thiệu và triển khai một ALBM như một phần các lực lượng chiến lược của mình. Trong quá khứ, Mỹ từng phát triển tên lửa Skybolt GAM-87 vào những năm 1950.
Chương trình Skybolt, có sự tham gia của Vương quốc Anh, cuối cùng đã bị hủy bỏ để ưu tiên hệ thống Polaris trên tàu ngầm. Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã hủy bỏ chương trình này trong những tuần cuối cùng của năm 1962, vài tuần sau khi xảy ra Khủng hoảng Tên lửa Cuba.
Mỹ tiến hành thí nghiệm tiếp theo với ALBM, bao gồm một thử nghiệm năm 1974 của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman-I phóng từ máy bay chiến lược C-5A Galaxy.
Ngày nay, Mỹ sử dụng ALBM phóng từ Globemasters C-17 làm tên lửa thử nghiệm cho các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Liên bang Xô viết cũng được cho là đã thử sửa đổi máy bay ném bom chiến lược Tu-160 để phóng một chiếc ALBM có khả năng hạt nhân, nhưng dự án này đã bị chìm vào đầu những năm 1980 và chưa bao giờ được thử nghiệm.
Tên lửa Kinzhai của Nga đã được chứng minh có thể phóng từ những chiếc MIG-31 (Ảnh: The Aviationist)
Cho đến khi các tên lửa đạn đạo và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tỏ ra đáng tin cậy, ALBM là một phương thức hấp dẫn để cải thiện khả năng sống sót của các lực lượng hạt nhân trên đất liền trong các tháp tên lửa (xi-lô).
Khi một cuộc khủng hoảng leo thang, các quốc gia có thể đặt các đội máy bay ném bom chiến lược trang bị ALBM vào tình trạng báo động cao. Một khi máy bay ném bom trang bị ALBM đã cất cánh, lãnh đạo quốc gia có thể yên tâm về khả năng trả đũa.
Với các phạm vi dự kiến sẵn có cho ALBM, các máy bay ném bom mang những vũ khí này không nhất thiết phải thâm nhập vào không phận thù địch mới tấn công có hiệu quả.
Đối với Trung Quốc, việc theo đuổi khả năng ALBM có thể gợi ý mối quan tâm thực sự về sự tồn tại của lực lượng hạt nhân hiện tại. Với khoảng 270 đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc gần như không phải là một đối thủ hạt nhân của Mỹ.
Trong bối cảnh này, việc Trung Quốc theo đuổi khả năng ALBM có thể không gây ngạc nhiên cho lắm. H6X1/H-6N kết hợp với CH-AS-X-13 tầm xa có thể cho phép khả năng trả đũa linh hoạt quan trọng đối với các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc.
Hơn nữa, với mối quan tâm của Trung Quốc ngày càng tăng về phòng thủ tên lửa của Mỹ, một máy bay ném bom chiến lược tầm xa mang ALBM có thể khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ vất vả chống đỡ. Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân của Trung Quốc cũng có lợi thế này.
Cuối cùng, trong một cuộc xung đột thông thường với Mỹ, Trung Quốc có thể lên kế hoạch về các khả năng từ chối truy cập / khu vực thông thường để bảo đảm hành lang bay cho các máy bay ném bom của họ tiếp cận không phận phía Tây Thái Bình Dương.
Các loại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chống tăng của Bắc Kinh, số đầu đạn hạt nhân tăng nhanh và các hệ thống tầm ngắn thông thường, có thể vô hiệu hoá các cơ chế phòng không và tàu sân bay của Mỹ ở mặt trận Đông Á.
Do thiếu bất kỳ tuyên bố chính thức của Trung Quốc về chương trình ALBM đang phát triển, có thể quá trình chương trình chỉ là thử nghiệm và hiện nay chỉ là một màn trình diễn công nghệ, The Diplomat viết.
Nhưng Trung Quốc không phải là nước duy nhất quan tâm loại tên lửa đạn đạo này. Tại cuộc họp liên bang vào ngày 1/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin giới thiệu Kinzhal, có vẻ như là một phiên bản phóng từ máy bay của tên lửa đạn đạo Iskander-M tầm ngắn. Kinzhal có khả năng mang hạt nhân đã được chứng minh là có thể phóng từ MiG-31.
Trung Dung
Trung Quốc phát triển Hải Nam để đối phó với Mỹ
Theo nhiều nhà phân tích, kế hoạch biến tỉnh Hải Nam thành cửa ngõ cho đầu tư và hợp tác kinh tế của Trung Quốc có mục đích đối phó chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nỗ lực lập liên minh chống lại cường quốc châu Á ở khu vực của Mỹ.
Ngày 14.4, chính quyền Bắc Kinh công bố hướng dẫn thực hiện kế hoạch xây cảng thương mại tự do mới ở tỉnh Hải Nam. Theo hướng dẫn, cảng sẽ cơ bản được thành lập vào năm 2025, và hoàn chỉnh vào năm 2035.
Giới chức nước này khẳng định cảng sẽ giúp Hải Nam, nơi được mệnh danh là “Hawaii của Trung Quốc”, được hưởng lợi từ các chính sách thông thoáng hơn, mức độ tự do kinh tế và tiếp cận thị trường lớn hơn.
Xây dựng Hải Nam, vốn đã là một đặc khu kinh tế (từ năm 1988), thành một cửa ngõ vào Trung Quốc quan trọng của các quốc gia ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là “phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế”, theo hướng dẫn của giới chức Bắc Kinh.
Kế hoạch cho phép Hải Nam phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dữ liệu lớn, định vị vệ tinh, trí tuệ nhân tạo, chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu vùng biển sâu. Địa phương này có triển vọng trở thành trung tâm sáng tạo và trung tâm giao dịch năng lượng, vận chuyển lẫn tiêu dùng.
Không những vậy, theo kế hoạch, đua ngựa và nhiều hình thức xổ số thể thao cũng được phép phát triển tại đây.
Chủ tịch Tập Cận Bình (thứ hai từ trái sang) vừa đến thăm Hải Nam vào tuần trước - Ảnh: SCMP
Kế hoạch phát triển Hải Nam của Trung Quốc được công bố trong lúc Mỹ đang nỗ lực lập nên những liên minh với các quốc gia tại Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, bao gồm cả Úc cùng Ấn Độ. Đây được xem là động thái đối trọng lại với sự phát triển về quân sự và đầu tư của Trung Quốc tại khu vực.
Manoj Joshi, học giả của Quỹ Nghiên cứu Quan sát viên tại New Delhi, nhận định kế hoạch phát triển Hải Nam là để phản ứng với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà Washington đang thực hiện.
“Đó là cơ sở hàng hải ở cực đông của Trung Quốc. Nước này trong thập kỷ qua đã hoạt động tích cực ở Ấn Độ Dương. Bắc Kinh đã là cường quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, có liên kết kinh tế đáng kể tại đây”, theo học giả Joshi.
Gurpreet Khurana, Giám đốc Quỹ Hàng hải quốc gia Ấn Độ, đồng ý với nhận định trên của ông Joshi.
Tương tự như Thẩm Quyến, Hải Nam từ khi trở thành đặc khu kinh tế đã trải qua 3 thập kỷ phát triển nhanh cơ sở hạ tầng. Trước tình hình phát triển bất động sản quá “nóng”, giới chức Bắc Kinh năm 1993 đã phải can thiệp, chặn mọi nguồn cấp vốn cho các dự án xây dựng và phá vỡ “bong bóng” bất động sản.
Theo nhà kinh tế Trương Quân của công ty chứng khoán Hoa Tân Morgan Stanley, kế hoạch phát triển Hải Nam lần này có ý nghĩa cao hơn những gì Trung Quốc thực hiện trong thập niên 1990.
“Kế hoạch sẽ được thực hiện bởi chính quyền trung ương, trong bối cảnh xây dựng sức mạnh hàng hải và thúc đẩy sáng kiến Một vành đai, Một con đường (OBOR)”, ông Trương cho hay.
Nhà nghiên cứu Richard A. Bitzinger đến từ Học viện nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam cho rằng một Hải Nam phát triển hơn nữa sẽ là “một điểm tựa tốt hơn cho quân đội Trung Quốc”.
Theo nhà nghiên cứu: “Hải Nam vốn đã là căn cứ lớn của tàu ngầm Trung Quốc và cũng là căn cứ tốt để quân đội nước này củng cố hệ thống cơ sở vật chất quân sự trên Biển Đông.
Kế hoạch phát triển tỉnh này giúp quân đội và năng lực kinh tế của Trung Quốc vươn đến gần hơn Malacca và eo biển Singapore, cũng như cửa ngõ vào Ấn Độ Dương. Hải Nam phù hợp về mặt địa lý với OBOR và an toàn về mặt chính trị. Phát triển Hải Nam giúp ích cho sự hiện diện của Bắc Kinh ở phía nam”.
Cẩm Bình (theo SCMP)
Theo nhiều nhà phân tích, kế hoạch biến tỉnh Hải Nam thành cửa ngõ cho đầu tư và hợp tác kinh tế của Trung Quốc có mục đích đối phó chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nỗ lực lập liên minh chống lại cường quốc châu Á ở khu vực của Mỹ.
Ngày 14.4, chính quyền Bắc Kinh công bố hướng dẫn thực hiện kế hoạch xây cảng thương mại tự do mới ở tỉnh Hải Nam. Theo hướng dẫn, cảng sẽ cơ bản được thành lập vào năm 2025, và hoàn chỉnh vào năm 2035.
Giới chức nước này khẳng định cảng sẽ giúp Hải Nam, nơi được mệnh danh là “Hawaii của Trung Quốc”, được hưởng lợi từ các chính sách thông thoáng hơn, mức độ tự do kinh tế và tiếp cận thị trường lớn hơn.
Xây dựng Hải Nam, vốn đã là một đặc khu kinh tế (từ năm 1988), thành một cửa ngõ vào Trung Quốc quan trọng của các quốc gia ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là “phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế”, theo hướng dẫn của giới chức Bắc Kinh.
Kế hoạch cho phép Hải Nam phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dữ liệu lớn, định vị vệ tinh, trí tuệ nhân tạo, chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu vùng biển sâu. Địa phương này có triển vọng trở thành trung tâm sáng tạo và trung tâm giao dịch năng lượng, vận chuyển lẫn tiêu dùng.
Không những vậy, theo kế hoạch, đua ngựa và nhiều hình thức xổ số thể thao cũng được phép phát triển tại đây.
Chủ tịch Tập Cận Bình (thứ hai từ trái sang) vừa đến thăm Hải Nam vào tuần trước - Ảnh: SCMP
Kế hoạch phát triển Hải Nam của Trung Quốc được công bố trong lúc Mỹ đang nỗ lực lập nên những liên minh với các quốc gia tại Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, bao gồm cả Úc cùng Ấn Độ. Đây được xem là động thái đối trọng lại với sự phát triển về quân sự và đầu tư của Trung Quốc tại khu vực.
Manoj Joshi, học giả của Quỹ Nghiên cứu Quan sát viên tại New Delhi, nhận định kế hoạch phát triển Hải Nam là để phản ứng với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà Washington đang thực hiện.
“Đó là cơ sở hàng hải ở cực đông của Trung Quốc. Nước này trong thập kỷ qua đã hoạt động tích cực ở Ấn Độ Dương. Bắc Kinh đã là cường quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, có liên kết kinh tế đáng kể tại đây”, theo học giả Joshi.
Gurpreet Khurana, Giám đốc Quỹ Hàng hải quốc gia Ấn Độ, đồng ý với nhận định trên của ông Joshi.
Tương tự như Thẩm Quyến, Hải Nam từ khi trở thành đặc khu kinh tế đã trải qua 3 thập kỷ phát triển nhanh cơ sở hạ tầng. Trước tình hình phát triển bất động sản quá “nóng”, giới chức Bắc Kinh năm 1993 đã phải can thiệp, chặn mọi nguồn cấp vốn cho các dự án xây dựng và phá vỡ “bong bóng” bất động sản.
Theo nhà kinh tế Trương Quân của công ty chứng khoán Hoa Tân Morgan Stanley, kế hoạch phát triển Hải Nam lần này có ý nghĩa cao hơn những gì Trung Quốc thực hiện trong thập niên 1990.
“Kế hoạch sẽ được thực hiện bởi chính quyền trung ương, trong bối cảnh xây dựng sức mạnh hàng hải và thúc đẩy sáng kiến Một vành đai, Một con đường (OBOR)”, ông Trương cho hay.
Nhà nghiên cứu Richard A. Bitzinger đến từ Học viện nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam cho rằng một Hải Nam phát triển hơn nữa sẽ là “một điểm tựa tốt hơn cho quân đội Trung Quốc”.
Theo nhà nghiên cứu: “Hải Nam vốn đã là căn cứ lớn của tàu ngầm Trung Quốc và cũng là căn cứ tốt để quân đội nước này củng cố hệ thống cơ sở vật chất quân sự trên Biển Đông.
Kế hoạch phát triển tỉnh này giúp quân đội và năng lực kinh tế của Trung Quốc vươn đến gần hơn Malacca và eo biển Singapore, cũng như cửa ngõ vào Ấn Độ Dương. Hải Nam phù hợp về mặt địa lý với OBOR và an toàn về mặt chính trị. Phát triển Hải Nam giúp ích cho sự hiện diện của Bắc Kinh ở phía nam”.
Cẩm Bình (theo SCMP)
Tâm chứa điều gì, cuộc đời sẽ kết duyên với điều đó, gọi là ‘cảnh tự tâm...
Nhìn tướng biết tâm, nhìn tâm biết mệnh
Nhân tướng học được thực hành ở phương Đông từ rất xa xưa vào thời cổ đại. Dựa vào quan sát diện mạo của một người mà đoán định tương lai, còn có thể tiết lộ nhiều điều về tính cách của người đó.
Xem tướng được dùng như một nghệ thuật lẫn khoa học trong khám phá sinh mệnh. Người xưa sử dụng thuật xem tướng từ việc chọn vợ gả chồng đến tìm người cho các chức vụ trong triều đình. Xem tướng trở thành một phần của xã hội cổ đại phương Đông, được ghi chép trong các thư tịch cổ như “Trúc thư kỷ niên” và ngày càng phổ biến hơn ở phương Tây.
Có nhiều cách tiếp cận để phân chia và luận giải khuôn mặt: Khái quát đến từng nét; hoặc dùng lý âm dương ngũ hành… Thường khuôn mặt được chia làm ba phần (gọi là tam đình).
Tam Đình
Thượng đình: (Trán) từ sát mép của chân tóc đến chỗ tiếp giáp Ấn đường (khoảng giữa hai lông mày), còn gọi là Thiên, phản ánh tuổi thơ, thiếu thời, những yếu tố thiên bẩm của đối tượng. Đắc cách là cao rộng sáng sủa, thì não bộ phát triển đầy đủ, biểu hiện sự thông minh sáng suốt mà trí tuệ là tiền đề của sự thành công. Biểu hiện sơ vận của con người, từ 1-25 tuổi, nếu cao rộng: được nuôi nấng trong một gia đình đầy đủ sung sướng.
Nếu Thượng đình ngắn thì là con người có đầu óc thực tế, nếu Thượng đình tốt mà Hạ đình khuyết hãm cũng là bất đắc chí.
Trung đình: Khoảng từ lông mày xuống tới huyệt Nhân trung (giữa môi trên và mũi), còn gọi là Nhân. Trung đình quan trọng nhất là cái mũi (tốt là mũi dài, rộng, tròn, khoan hòa). Đắc cách là mũi cao và hai lưỡng quyền (gò má) rộng, mũi phải dài thì mới cân xứng. Mũi dài chủ thọ. Biểu hiện sức khỏe, khí lực. Nếu Thượng đình phát triển đầy đủ mà Trung đình khuyết hãm thì chẳng làm nên gì, trí tuệ chỉ dừng ở chỗ lý thuyết, làm việc gì cũng nản, rất khó thành công lớn.
Hạ đình: Từ Nhân trung đến địa các (cằm), còn gọi là Địa. Cần phải phong mãn, nảy nở, đầy đặn, rộng. Người cằm đầy (địa các nảy nở sáng sủa, không có vết ám hãm (vết đen, nốt ruồi) là đắc cách. Cằm phải phù hợp với mặt (nếu mặt to nhưng cằm nhỏ hoặc thót thì cũng không tốt). Nguyên tắc của tướng số là tương xứng, cân đối. Là lộc, là hoạt lực (tất cả những khí chất của cuộc sống, kinh nghiệm đường đời, sự va chạm, bươn chải trong cuộc sống, mọi hoạt động dành cho sự mưu sinh và tồn tại cuộc sống). Địa các (cằm) nảy nở sáng sủa là vãn niên (về già) sung sướng. Địa các khuyết hãm: Vãn niên vất vả. Địa các mỏng (cằm sắc lẹm): Là người bảo thủ, cực đoan.
Dùng thuyết tam tài (Thiên – Địa – Nhân) mà quan sát tam đình có thể có được cái nhìn khái quát về đường đời của đối tượng: Tam đình bình ổn, phú quí vinh hiển. Tam đình bất ổn, thế cô bần tiện.
Lại có thể xem từng bộ phận
Ví dụ như khoảng cách trung bình giữa hai mắt là bằng độ dài của một con mắt. Diện tướng gợi ý rằng khoảng cách giữa hai mắt có thể nói lên cái chí của một người. Người mà khoảng cách này rộng thì thường là dễ dãi, vui đâu chầu đấy, còn những người mà khoảng cách này hẹp thì thường là kẻ có chí. Ví dụ khác là môi miệng. Diện tướng gợi ý độ dầy mỏng của môi nói lên cái tính của người. Người môi mỏng thường đa ngôn, lắm lời. Môi dầy thường có tài ăn nói.
Hai môi cân xứng, lăng giác (là đường nét môi) rõ ràng, hình dáng thanh nhã, môi hồng, khóe miệng hướng lên, răng đều và trắng (răng là hình của miệng). Lời nói là thần của miệng, miệng đẹp nhưng hay nói xàm bậy là bị phá (vì tâm không tĩnh, không thể đạt tới cao sang). Nếu miệng môi đắc cách hậu vận sung sướng, con cái thành đạt, bạn bè tốt.
Ảnh minh họa
Nhìn tướng mạo biết được vận mệnh
Câu chuyên Bùi Độ
Bấy giờ là thời triều đại nhà Đường, Bùi Độ thuở nhỏ sống cảnh nghèo khổ cơ cực. Một hôm, trên đường gặp một vị tướng số. Vị này nhìn tướng mạo Bùi Độ, thấy ánh mắt láo liên, đường gân chạy vào chỗ miệng; ấy là tướng ăn xin đầu phố, đói khổ mà chết; bèn khuyên Bùi Độ nên nỗ lực tu dưỡng, hành thiện tích đức .
Mấy ngày sau, Bùi Độ nhặt được trên núi Hương Sơn một chiếc đai ngọc của nữ nhân và tìm trả cho người ta, nhờ thế mà cứu được tính mệnh cha mẹ cô gái ấy. Hôm sau ông gặp lại vị tướng số hôm nọ.
Vị này trông thấy Bùi Độ có ánh mắt trong sáng, thần thái đã khác hẳn, liền nói sau này Bùi Độ sẽ làm quan đại thần trong triều. Vị tướng số bèn khuyến khích Bùi Độ hành Thiện: “Tấm thân bảy thước chẳng bằng khuôn mặt bảy tấc; khuôn mặt bảy tấc chẳng bằng cái mũi ba tấc; cái mũi ba tấc chẳng bằng một khối tâm”.
Quả nhiên Bùi Độ sau làm trọng thần của bốn đời vua Đường Hiến Tông, Đường Mục Tông, Đường Kính Tông, và Đường Văn Tông, là danh tướng toàn tài, đương thời đã thành danh “huân cao trung nguyên, vang danh biên ngoại”. Trong sử sách nhìn nhận ông là “đức độ thuỷ chung suốt bốn đời vua”, uy danh đức độ của ông sánh với Quách Phần Dương. Bùi Độ có năm người con, đều có danh tiếng rạng rỡ, bản lĩnh hơn người.
Chuyện Bùi Chương
Bùi Chương là người Giang Đông tỉnh Sơn Tây. Cha mẹ của Bùi Chương có quan hệ rất thân với thần tăng Đàm Chiếu Pháp Sư. Pháp Sư giỏi về thuật tướng số, ông coi tướng Bùi Chương, thấy thiên đình bạo mãn, địa các phương viên (đỉnh trán và cằm đầy đặn phúc hậu), là tướng tương lai làm nên sự nghiệp danh giá, nhất định thành tựu.
Khi hai mươi tuổi, Bùi Chương cưới Lý Thị làm vợ. Một năm sau đó anh đến Thái Nguyên làm quan, vợ con phải để lại ở nhà. Mấy năm sau Bùi Chương trở về gặp Đàm Chiếu Pháp Sư, thì Pháp Sư rất ngạc nhiên thấy tướng mạo của anh đổi khác hẳn: Thiên đình lép kẹp, cằm nhọn, lòng bàn tay có hắc khí xoay chuyển.
Pháp Sư bèn bảo rằng anh ta e rằng sẽ gặp hoạ, phải cẩn thận; rồi gạn hỏi xem anh có làm gì thất đức không. Bùi Chương suy xét rồi kể rằng mấy năm ở Thái Nguyên chỉ phạm mỗi việc thông dâm với dân nữ là trái với luân lý mà thôi, chứ không làm gì bất lương cả.
Đàm Chiếu Pháp Sư thở dài thườn thượt nói: “Vốn dĩ cậu có tương lai tốt đẹp, sao chẳng biết trân quý? Tư thông với vợ người ta, cậu đã huỷ hết phúc đức của mình rồi. Thật quá là đáng tiếc!”
Dần dần về sau Bùi Chương thật sự gặp đại hoạ. Một lần, khi đang tắm thì bị hành thích, một đao trúng bụng, gan ruột phòi ra bỏ mạng.
Tướng mạo của một người sẽ thay đổi theo tâm niệm thiện ác của người đó
“Tướng do tâm sinh” là quan niệm trong văn hóa Thần truyền, cả trong Phật giáo lẫn Đạo giáo. “Tướng” là bề mặt, là biểu hiện bên ngoài; “tâm” là hoạt động bên trong; “tướng” là hư cấu bất thực, ở trạng thái bị động, là phản ánh ra ngoài của “tâm”; “tâm” thế nào thì “tướng” thế nấy; “tướng” là tuỳ theo “tâm” biến hoá mà biến hoá theo, cũng gọi là “cảnh tuỳ tâm chuyển”, “tướng tuỳ tâm sinh”. Cũng có thể coi “tâm” là nhân của “tướng”, “tướng” là quả của “tâm”.
Tướng mạo của một người sẽ thay đổi theo tâm niệm của người đó. (Ảnh ĐKN)
Về mặt khoa học, Trung y cổ đại, sinh lý học hiện đại và tâm lý học đã phân tích đạo lý “tướng do tâm sinh” rất đơn giản. Tướng mạo của một người là sự kết hợp giữa “hình” và “thần”.
Hình là dung mạo có từ khi sinh ra. Thần thái quyết định bởi quá trình tu dưỡng. Từng ý từng niệm thể hiện trong sinh hoạt thường ngày của mỗi người, qua năm tháng đều ngưng tụ trên gương mặt của họ, gọi là “những gì bên trong sẽ hiện ra bên ngoài” (hữu chư nội tất hình chư ngoại).
Tâm niệm nảy sinh sẽ tác động đến thân thể, nếu tâm bình hòa yên tĩnh, lòng thanh thản bao dung, quang minh chính đại, thì khí huyết hài hòa, ngũ tạng yên định, thân thể sẽ khỏe mạnh, nét mặt nhờ đó bình ổn, thần sắc sáng sủa, khiến người khác nhìn vào cũng cảm thấy dễ chịu, thoải mái, vì vậy mà việc giao tiếp thân thiện, vui vẻ.
Tuân Tử cho rằng: “Tướng hình không bằng tướng tâm, luận tâm không bằng luận đức”. Trong cuốn sách tướng thuật ảnh hưởng nhất thời cổ đại “Thái thanh thần giám” bàn về đức như sau: “Lấy đức làm đầu, biểu hiện trong hành động” (vi đức chi tiên, vi hành chi biểu), “Đức có trước hình, hình có sau đức” (đức tại hình tiên, hình cư đức hậu), “Bỏ ác theo thiện, trừ nạn tránh hung” (khứ ứa tùng Thiện, tiêu tai tị hung).
Từ tướng biết tâm, từ tâm biết mệnh
Khuôn mặt đẹp cũng là một loại phúc báo. Dù là phúc báo gì đều có căn nguyên của nó, giống như tài phú đến từ bố thí, tôn quý đến từ khiêm cung, khuôn mặt đẹp đến từ dịu dàng lương thiện. Đến trung niên, tướng mạo đã đi vào ổn định, cũng là thể hiện của tính cách một người.
Xinh đẹp cũng là do phúc báo, Phúc báo nào cũng đều có căn nguyên của nó. (Ảnh ĐKN)
Tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm và hành động lâu dài; cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu lộ ra vận mệnh tương lai của một người. Nửa đời trước là ảnh hưởng từ kiếp trước, nửa đời sau, chính là tự mình. Vậy mới nói, sau khi đến trung niên, cần phải chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình.
Người có thiện tâm, thường từ trong ra ngoài tản mát ra một loại hào quang, thần thái toát lên vẻ an hòa, tự tại khiến người gặp gỡ thấy thoải mái ngay cả khi chưa nói chuyện. Mà người ích kỷ, giảo hoạt, so đo, tất khó nhìn, thậm chí xấu xí; cho dù may mắn có khuôn mặt đẹp đẽ, người ta thường nói khuôn mặt không có duyên, càng tiếp xúc càng thấy khuôn mặt dẫu đẹp cũng không có cảm tình.
Làm việc thiện hay ác đều hiển hiện trên tướng mạo
Xưa có hai anh xem sinh đôi là Cao Hiếu Tiêu và Cao Hiếu Tích, cử chỉ lời nói và tài trí thông minh đều giống nhau như chỉ là một người. Đạo sĩ Trần Hi Di sau khi xem tướng mạo hai người, nói: “Hai người các ngươi có lông mày xanh và đôi mắt đẹp đều là người có trong danh sách đỗ đạt. Huống hồ ánh mắt các ngươi bây giờ màu sắc rực rỡ, tất sẽ đỗ đạt cao”.
Đến kì thi Hương, hai anh em liền cùng nhau vào Kinh Thành, sống nhờ tại nhà một người thân thích. Hàng xóm có một quả phụ trẻ tuổi xinh đẹp. Cao Hiếu Tiêu một lòng dốc lòng cầu học tâm không động. Cao Hiếu Tích không cầm lòng được, nên tư thông cùng thiếu phụ kia. Sau đó bị người khác phát giác, quả phụ xấu hổ quá nhảy sông tự vẫn.
Kỳ thi mùa thu kết thúc, Trần Hi Di nhìn hai người họ, kinh ngạc nói:“Tướng mạo hai anh em các người thay đổi rất lớn. Lông mày Hiếu Tiêu màu tím, ánh mắt sáng ngời, nhất định là đỗ cao. Mà lông mày Hiếu Tích có thay đổi, hai con ngươi phù, sống mũi ngắn mà đen, thần sắc chán nản tiều tụy, khí lạnh mà tán, đây nhất định là do làm tổn hại đạo đức mà khiến tướng mạo thay đổi. Cuộc thi này chẳng những không đậu, ngược lại có dấu hiệu chết sớm”.
Sau khi yết bảng, Cao Hiếu Tích thi rớt, hậm hực mà chết. Cao Hiếu Tiêu trở thành quan lớn, thanh danh hiển hách, con cháu đông đúc.
Trần Hi Di bởi vậy cảm thán: “Nhìn ra tướng mạo một người là dễ dàng! Nhưng vận mệnh một người lại không dễ mà đoán chuẩn xác được, bởi vì mệnh là trời định, tướng do hành vi của con người tạo nên. Nếu có thể thuận theo Thiên ý, hòa hợp sự việc với người, ắt đời đời hưng vượng. Đây gọi là phúc hoạ vô môn, duy nhân tự triệu (phúc họa không có cửa, đều do người triệu mời)”.
Tướng do tâm sinh, cảnh tuỳ tâm chuyển
Một buổi sáng tôi đi qua công viên gần nhà và nhìn thấy những người ngồi thiền định. Sớm đầu hạ trong veo, mặt hồ ngát hương sen, mùi hoa chớm nở và còn đẫm hơi sương khiến không gian dịu ngọt, thuần khiết. Tôi nhìn thấy một cô gái thiền định, dáng vẻ cô có gì đó tựa như loài hoa của mùa hè.
Cô gái đang tập một bài thiền của Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh ĐKN)
Tôi không biết bằng cách nào và vì sao cô ấy có vẻ đẹp khiến tôi xúc động như thế. Đó không phải vẻ đẹp của dung nhan kiều diễm. Cô ngồi thiền định mắt nhắm khẽ. Nhưng gương mặt và cả thế ngồi toả ra ánh sáng của nội tâm, khiến cô như ngồi trong một đài sen, và chính cô lại toả ra ánh sáng của tinh thần, thứ ánh sáng mà tôi biết là không thể dùng son phấn trang điểm được.
Về sau tôi biết được rằng, lúc đó cô đang tập một bài thiền của Phật gia, và thứ ánh sáng lạ lùng khiến tôi tĩnh lặng không thốt nên lời khi gặp cô buổi ấy là bởi cô đã không ngừng tu dưỡng bản thân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Chân thành, thiện lương và dung nhẫn trong mọi hoàn cảnh, với bất kỳ ai cô gặp.
‘Người ta là hoa đất’ – người là tinh hoa của trời đất, tự trong sinh mệnh đã đồng hoá với đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ, khi sinh ra vốn đã bẩm thụ cái linh khí thuần khiết của đất trời. Người xưa dạy rằng, hành thiện có thể thay đổi số mệnh, cũng có thế thay đổi tướng mạo của mỗi người. Bất luận phúc báo nào đều là có căn nguyên tất nhiên của nó, giống như tài phú sẽ đến từ việc năng làm từ thiện, sự tôn quý đến từ sự khiêm nhường, dung mạo xinh đẹp sẽ đến từ tính ôn hòa thuần thiện.
Tuấn Dũng – Lam Thư
Nhân tướng học được thực hành ở phương Đông từ rất xa xưa vào thời cổ đại. Dựa vào quan sát diện mạo của một người mà đoán định tương lai, còn có thể tiết lộ nhiều điều về tính cách của người đó.
Xem tướng được dùng như một nghệ thuật lẫn khoa học trong khám phá sinh mệnh. Người xưa sử dụng thuật xem tướng từ việc chọn vợ gả chồng đến tìm người cho các chức vụ trong triều đình. Xem tướng trở thành một phần của xã hội cổ đại phương Đông, được ghi chép trong các thư tịch cổ như “Trúc thư kỷ niên” và ngày càng phổ biến hơn ở phương Tây.
Có nhiều cách tiếp cận để phân chia và luận giải khuôn mặt: Khái quát đến từng nét; hoặc dùng lý âm dương ngũ hành… Thường khuôn mặt được chia làm ba phần (gọi là tam đình).
Tam Đình
Thượng đình: (Trán) từ sát mép của chân tóc đến chỗ tiếp giáp Ấn đường (khoảng giữa hai lông mày), còn gọi là Thiên, phản ánh tuổi thơ, thiếu thời, những yếu tố thiên bẩm của đối tượng. Đắc cách là cao rộng sáng sủa, thì não bộ phát triển đầy đủ, biểu hiện sự thông minh sáng suốt mà trí tuệ là tiền đề của sự thành công. Biểu hiện sơ vận của con người, từ 1-25 tuổi, nếu cao rộng: được nuôi nấng trong một gia đình đầy đủ sung sướng.
Nếu Thượng đình ngắn thì là con người có đầu óc thực tế, nếu Thượng đình tốt mà Hạ đình khuyết hãm cũng là bất đắc chí.
Trung đình: Khoảng từ lông mày xuống tới huyệt Nhân trung (giữa môi trên và mũi), còn gọi là Nhân. Trung đình quan trọng nhất là cái mũi (tốt là mũi dài, rộng, tròn, khoan hòa). Đắc cách là mũi cao và hai lưỡng quyền (gò má) rộng, mũi phải dài thì mới cân xứng. Mũi dài chủ thọ. Biểu hiện sức khỏe, khí lực. Nếu Thượng đình phát triển đầy đủ mà Trung đình khuyết hãm thì chẳng làm nên gì, trí tuệ chỉ dừng ở chỗ lý thuyết, làm việc gì cũng nản, rất khó thành công lớn.
Hạ đình: Từ Nhân trung đến địa các (cằm), còn gọi là Địa. Cần phải phong mãn, nảy nở, đầy đặn, rộng. Người cằm đầy (địa các nảy nở sáng sủa, không có vết ám hãm (vết đen, nốt ruồi) là đắc cách. Cằm phải phù hợp với mặt (nếu mặt to nhưng cằm nhỏ hoặc thót thì cũng không tốt). Nguyên tắc của tướng số là tương xứng, cân đối. Là lộc, là hoạt lực (tất cả những khí chất của cuộc sống, kinh nghiệm đường đời, sự va chạm, bươn chải trong cuộc sống, mọi hoạt động dành cho sự mưu sinh và tồn tại cuộc sống). Địa các (cằm) nảy nở sáng sủa là vãn niên (về già) sung sướng. Địa các khuyết hãm: Vãn niên vất vả. Địa các mỏng (cằm sắc lẹm): Là người bảo thủ, cực đoan.
Dùng thuyết tam tài (Thiên – Địa – Nhân) mà quan sát tam đình có thể có được cái nhìn khái quát về đường đời của đối tượng: Tam đình bình ổn, phú quí vinh hiển. Tam đình bất ổn, thế cô bần tiện.
Lại có thể xem từng bộ phận
Ví dụ như khoảng cách trung bình giữa hai mắt là bằng độ dài của một con mắt. Diện tướng gợi ý rằng khoảng cách giữa hai mắt có thể nói lên cái chí của một người. Người mà khoảng cách này rộng thì thường là dễ dãi, vui đâu chầu đấy, còn những người mà khoảng cách này hẹp thì thường là kẻ có chí. Ví dụ khác là môi miệng. Diện tướng gợi ý độ dầy mỏng của môi nói lên cái tính của người. Người môi mỏng thường đa ngôn, lắm lời. Môi dầy thường có tài ăn nói.
Hai môi cân xứng, lăng giác (là đường nét môi) rõ ràng, hình dáng thanh nhã, môi hồng, khóe miệng hướng lên, răng đều và trắng (răng là hình của miệng). Lời nói là thần của miệng, miệng đẹp nhưng hay nói xàm bậy là bị phá (vì tâm không tĩnh, không thể đạt tới cao sang). Nếu miệng môi đắc cách hậu vận sung sướng, con cái thành đạt, bạn bè tốt.
Ảnh minh họa
Nhìn tướng mạo biết được vận mệnh
Câu chuyên Bùi Độ
Bấy giờ là thời triều đại nhà Đường, Bùi Độ thuở nhỏ sống cảnh nghèo khổ cơ cực. Một hôm, trên đường gặp một vị tướng số. Vị này nhìn tướng mạo Bùi Độ, thấy ánh mắt láo liên, đường gân chạy vào chỗ miệng; ấy là tướng ăn xin đầu phố, đói khổ mà chết; bèn khuyên Bùi Độ nên nỗ lực tu dưỡng, hành thiện tích đức .
Mấy ngày sau, Bùi Độ nhặt được trên núi Hương Sơn một chiếc đai ngọc của nữ nhân và tìm trả cho người ta, nhờ thế mà cứu được tính mệnh cha mẹ cô gái ấy. Hôm sau ông gặp lại vị tướng số hôm nọ.
Vị này trông thấy Bùi Độ có ánh mắt trong sáng, thần thái đã khác hẳn, liền nói sau này Bùi Độ sẽ làm quan đại thần trong triều. Vị tướng số bèn khuyến khích Bùi Độ hành Thiện: “Tấm thân bảy thước chẳng bằng khuôn mặt bảy tấc; khuôn mặt bảy tấc chẳng bằng cái mũi ba tấc; cái mũi ba tấc chẳng bằng một khối tâm”.
Quả nhiên Bùi Độ sau làm trọng thần của bốn đời vua Đường Hiến Tông, Đường Mục Tông, Đường Kính Tông, và Đường Văn Tông, là danh tướng toàn tài, đương thời đã thành danh “huân cao trung nguyên, vang danh biên ngoại”. Trong sử sách nhìn nhận ông là “đức độ thuỷ chung suốt bốn đời vua”, uy danh đức độ của ông sánh với Quách Phần Dương. Bùi Độ có năm người con, đều có danh tiếng rạng rỡ, bản lĩnh hơn người.
Chuyện Bùi Chương
Bùi Chương là người Giang Đông tỉnh Sơn Tây. Cha mẹ của Bùi Chương có quan hệ rất thân với thần tăng Đàm Chiếu Pháp Sư. Pháp Sư giỏi về thuật tướng số, ông coi tướng Bùi Chương, thấy thiên đình bạo mãn, địa các phương viên (đỉnh trán và cằm đầy đặn phúc hậu), là tướng tương lai làm nên sự nghiệp danh giá, nhất định thành tựu.
Khi hai mươi tuổi, Bùi Chương cưới Lý Thị làm vợ. Một năm sau đó anh đến Thái Nguyên làm quan, vợ con phải để lại ở nhà. Mấy năm sau Bùi Chương trở về gặp Đàm Chiếu Pháp Sư, thì Pháp Sư rất ngạc nhiên thấy tướng mạo của anh đổi khác hẳn: Thiên đình lép kẹp, cằm nhọn, lòng bàn tay có hắc khí xoay chuyển.
Pháp Sư bèn bảo rằng anh ta e rằng sẽ gặp hoạ, phải cẩn thận; rồi gạn hỏi xem anh có làm gì thất đức không. Bùi Chương suy xét rồi kể rằng mấy năm ở Thái Nguyên chỉ phạm mỗi việc thông dâm với dân nữ là trái với luân lý mà thôi, chứ không làm gì bất lương cả.
Đàm Chiếu Pháp Sư thở dài thườn thượt nói: “Vốn dĩ cậu có tương lai tốt đẹp, sao chẳng biết trân quý? Tư thông với vợ người ta, cậu đã huỷ hết phúc đức của mình rồi. Thật quá là đáng tiếc!”
Dần dần về sau Bùi Chương thật sự gặp đại hoạ. Một lần, khi đang tắm thì bị hành thích, một đao trúng bụng, gan ruột phòi ra bỏ mạng.
Tướng mạo của một người sẽ thay đổi theo tâm niệm thiện ác của người đó
“Tướng do tâm sinh” là quan niệm trong văn hóa Thần truyền, cả trong Phật giáo lẫn Đạo giáo. “Tướng” là bề mặt, là biểu hiện bên ngoài; “tâm” là hoạt động bên trong; “tướng” là hư cấu bất thực, ở trạng thái bị động, là phản ánh ra ngoài của “tâm”; “tâm” thế nào thì “tướng” thế nấy; “tướng” là tuỳ theo “tâm” biến hoá mà biến hoá theo, cũng gọi là “cảnh tuỳ tâm chuyển”, “tướng tuỳ tâm sinh”. Cũng có thể coi “tâm” là nhân của “tướng”, “tướng” là quả của “tâm”.
Tướng mạo của một người sẽ thay đổi theo tâm niệm của người đó. (Ảnh ĐKN)
Về mặt khoa học, Trung y cổ đại, sinh lý học hiện đại và tâm lý học đã phân tích đạo lý “tướng do tâm sinh” rất đơn giản. Tướng mạo của một người là sự kết hợp giữa “hình” và “thần”.
Hình là dung mạo có từ khi sinh ra. Thần thái quyết định bởi quá trình tu dưỡng. Từng ý từng niệm thể hiện trong sinh hoạt thường ngày của mỗi người, qua năm tháng đều ngưng tụ trên gương mặt của họ, gọi là “những gì bên trong sẽ hiện ra bên ngoài” (hữu chư nội tất hình chư ngoại).
Tâm niệm nảy sinh sẽ tác động đến thân thể, nếu tâm bình hòa yên tĩnh, lòng thanh thản bao dung, quang minh chính đại, thì khí huyết hài hòa, ngũ tạng yên định, thân thể sẽ khỏe mạnh, nét mặt nhờ đó bình ổn, thần sắc sáng sủa, khiến người khác nhìn vào cũng cảm thấy dễ chịu, thoải mái, vì vậy mà việc giao tiếp thân thiện, vui vẻ.
Tuân Tử cho rằng: “Tướng hình không bằng tướng tâm, luận tâm không bằng luận đức”. Trong cuốn sách tướng thuật ảnh hưởng nhất thời cổ đại “Thái thanh thần giám” bàn về đức như sau: “Lấy đức làm đầu, biểu hiện trong hành động” (vi đức chi tiên, vi hành chi biểu), “Đức có trước hình, hình có sau đức” (đức tại hình tiên, hình cư đức hậu), “Bỏ ác theo thiện, trừ nạn tránh hung” (khứ ứa tùng Thiện, tiêu tai tị hung).
Từ tướng biết tâm, từ tâm biết mệnh
Khuôn mặt đẹp cũng là một loại phúc báo. Dù là phúc báo gì đều có căn nguyên của nó, giống như tài phú đến từ bố thí, tôn quý đến từ khiêm cung, khuôn mặt đẹp đến từ dịu dàng lương thiện. Đến trung niên, tướng mạo đã đi vào ổn định, cũng là thể hiện của tính cách một người.
Xinh đẹp cũng là do phúc báo, Phúc báo nào cũng đều có căn nguyên của nó. (Ảnh ĐKN)
Tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm và hành động lâu dài; cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu lộ ra vận mệnh tương lai của một người. Nửa đời trước là ảnh hưởng từ kiếp trước, nửa đời sau, chính là tự mình. Vậy mới nói, sau khi đến trung niên, cần phải chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình.
Người có thiện tâm, thường từ trong ra ngoài tản mát ra một loại hào quang, thần thái toát lên vẻ an hòa, tự tại khiến người gặp gỡ thấy thoải mái ngay cả khi chưa nói chuyện. Mà người ích kỷ, giảo hoạt, so đo, tất khó nhìn, thậm chí xấu xí; cho dù may mắn có khuôn mặt đẹp đẽ, người ta thường nói khuôn mặt không có duyên, càng tiếp xúc càng thấy khuôn mặt dẫu đẹp cũng không có cảm tình.
Làm việc thiện hay ác đều hiển hiện trên tướng mạo
Xưa có hai anh xem sinh đôi là Cao Hiếu Tiêu và Cao Hiếu Tích, cử chỉ lời nói và tài trí thông minh đều giống nhau như chỉ là một người. Đạo sĩ Trần Hi Di sau khi xem tướng mạo hai người, nói: “Hai người các ngươi có lông mày xanh và đôi mắt đẹp đều là người có trong danh sách đỗ đạt. Huống hồ ánh mắt các ngươi bây giờ màu sắc rực rỡ, tất sẽ đỗ đạt cao”.
Đến kì thi Hương, hai anh em liền cùng nhau vào Kinh Thành, sống nhờ tại nhà một người thân thích. Hàng xóm có một quả phụ trẻ tuổi xinh đẹp. Cao Hiếu Tiêu một lòng dốc lòng cầu học tâm không động. Cao Hiếu Tích không cầm lòng được, nên tư thông cùng thiếu phụ kia. Sau đó bị người khác phát giác, quả phụ xấu hổ quá nhảy sông tự vẫn.
Kỳ thi mùa thu kết thúc, Trần Hi Di nhìn hai người họ, kinh ngạc nói:“Tướng mạo hai anh em các người thay đổi rất lớn. Lông mày Hiếu Tiêu màu tím, ánh mắt sáng ngời, nhất định là đỗ cao. Mà lông mày Hiếu Tích có thay đổi, hai con ngươi phù, sống mũi ngắn mà đen, thần sắc chán nản tiều tụy, khí lạnh mà tán, đây nhất định là do làm tổn hại đạo đức mà khiến tướng mạo thay đổi. Cuộc thi này chẳng những không đậu, ngược lại có dấu hiệu chết sớm”.
Sau khi yết bảng, Cao Hiếu Tích thi rớt, hậm hực mà chết. Cao Hiếu Tiêu trở thành quan lớn, thanh danh hiển hách, con cháu đông đúc.
Trần Hi Di bởi vậy cảm thán: “Nhìn ra tướng mạo một người là dễ dàng! Nhưng vận mệnh một người lại không dễ mà đoán chuẩn xác được, bởi vì mệnh là trời định, tướng do hành vi của con người tạo nên. Nếu có thể thuận theo Thiên ý, hòa hợp sự việc với người, ắt đời đời hưng vượng. Đây gọi là phúc hoạ vô môn, duy nhân tự triệu (phúc họa không có cửa, đều do người triệu mời)”.
Tướng do tâm sinh, cảnh tuỳ tâm chuyển
Một buổi sáng tôi đi qua công viên gần nhà và nhìn thấy những người ngồi thiền định. Sớm đầu hạ trong veo, mặt hồ ngát hương sen, mùi hoa chớm nở và còn đẫm hơi sương khiến không gian dịu ngọt, thuần khiết. Tôi nhìn thấy một cô gái thiền định, dáng vẻ cô có gì đó tựa như loài hoa của mùa hè.
Cô gái đang tập một bài thiền của Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh ĐKN)
Tôi không biết bằng cách nào và vì sao cô ấy có vẻ đẹp khiến tôi xúc động như thế. Đó không phải vẻ đẹp của dung nhan kiều diễm. Cô ngồi thiền định mắt nhắm khẽ. Nhưng gương mặt và cả thế ngồi toả ra ánh sáng của nội tâm, khiến cô như ngồi trong một đài sen, và chính cô lại toả ra ánh sáng của tinh thần, thứ ánh sáng mà tôi biết là không thể dùng son phấn trang điểm được.
Về sau tôi biết được rằng, lúc đó cô đang tập một bài thiền của Phật gia, và thứ ánh sáng lạ lùng khiến tôi tĩnh lặng không thốt nên lời khi gặp cô buổi ấy là bởi cô đã không ngừng tu dưỡng bản thân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Chân thành, thiện lương và dung nhẫn trong mọi hoàn cảnh, với bất kỳ ai cô gặp.
‘Người ta là hoa đất’ – người là tinh hoa của trời đất, tự trong sinh mệnh đã đồng hoá với đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ, khi sinh ra vốn đã bẩm thụ cái linh khí thuần khiết của đất trời. Người xưa dạy rằng, hành thiện có thể thay đổi số mệnh, cũng có thế thay đổi tướng mạo của mỗi người. Bất luận phúc báo nào đều là có căn nguyên tất nhiên của nó, giống như tài phú sẽ đến từ việc năng làm từ thiện, sự tôn quý đến từ sự khiêm nhường, dung mạo xinh đẹp sẽ đến từ tính ôn hòa thuần thiện.
Tuấn Dũng – Lam Thư
Sướng hay khổ cuối cùng đều chỉ do cái tâm của mình định đoạt mà thôi
“Bạn tôi kể về bà cô của mình, chuyện thật như hài. Cả đời cô chưa từng đi một đôi giày nào vừa vặn với đôi chân mình. Cô thường đi ra đi vào lẹt quẹt với một đôi giày rộng ngoác. Nếu con cháu tò mò hỏi cô thì cô nói rằng…”
Hoàn cảnh của con người sướng hay khổ thường là do góc nhìn chủ quan của mình quyết định. Sở thích của bạn chính là kim chỉ nam soi đường dẫn lối, niềm yêu thích của bạn chính là vốn liếng tự thân. Tính cách sẽ phản ánh vận mệnh cuộc đời bạn. Mỗi người có một khu vườn lý tưởng khác nhau, một thế giới tươi đẹp khác nhau. Dẫu truy cầu điều gì thì cũng nên dừng lại khi thích hợp.
Tướng do tâm sinh
Hoàn cảnh của con người sướng hay khổ thường là do góc nhìn chủ quan của mình quyết định.
Có người thì an phận với một cuộc sống nào đó, có người lại không thể làm được điều này. Do vậy nếu có thể vui vẻ với hoàn cảnh trước mắt của mình thì cứ tiếp tục sống như vậy. Nếu không thể thì đành nỗ lực tìm một lối đi khác. Bạn không thể quả quyết rằng phải đến nơi nào đó mới là thành công. Bạn cũng không thể khẳng định được rằng sau khi đạt đến một ngưỡng nào đó, bạn sẽ hạnh phúc.
Một số người vĩnh viễn không bao giờ cảm thấy thỏa mãn với cuộc sống hiện thực. Niềm vui của họ chỉ được kiến lập trong quá trình không ngừng theo đuổi và đạt được mục tiêu mới. Do đó, mục tiêu của họ sẽ liên tục được đẩy về phía trước. Niềm vui của kiểu người này có thể ít đi nhưng thành tựu lại có thể lớn hơn.
Sướng hay khổ đều do bản thân tâm mình tự định đoạt mà thôi. Điều này không nhất định liên quan trực tiếp tới hoàn cảnh khách quan. Ví như một cô gái không thích ngọc ngà châu báu thì dù dẫu đặt cô ấy ở cung vàng điện ngọc cũng chẳng thể ảnh hưởng tới lòng tự tôn của cô ấy.
Một thư sinh có cả vạn cuốn sách cũng không hề nghĩ rằng mình sẽ đổi lấy kim cương hay cổ phiếu của những tỷ phú. Người yêu thích cuộc sống điền viên cũng chẳng hề ngưỡng mộ bất kỳ học hàm danh giá nào của các bậc học giả hay quan cao lộc hậu.
Một thư sinh có cả vạn cuốn sách cũng không hề nghĩ rằng mình sẽ đổi lấy kim cương hay cổ phiếu của những tỷ phú. (Ảnh minh họa: medium.com)
Sở thích của bạn chính là kim chỉ nam soi đường dẫn lối, niềm yêu thích của bạn chính là vốn liếng tự thân. Tính cách sẽ phản ánh vận mệnh cuộc đời bạn. Mỗi người có một khu vườn lý tưởng khác nhau, một thế giới tươi đẹp khác nhau.
Hai đôi giày lớn và nhỏ cùng một giá, bạn sẽ chọn cỡ nào?
Bạn tôi kể về bà cô của mình, chuyện thật như hài. Cả đời cô chưa từng đi một đôi giày nào vừa vặn với đôi chân mình. Cô thường đi ra đi vào lẹt quẹt với một đôi giày rộng ngoác. Nếu con cháu tò mò hỏi cô thì cô nói rằng: “Giày to hay giày bé thì cũng cùng giá như nhau. Sao lại không mua cỡ to mà đi?”
Mỗi lần tôi kể lại câu chuyện này đều có người cười sặc sụa.
Ý niệm quá tham lam cũng giống như mua một đôi giày cỡ đại mà quên mất đôi chân của mình vậy.
Kỳ thực trong cuộc sống chúng ta sẽ nhìn thấy rất nhiều “bà cô” như thế. Những nhà văn chẳng có tư tưởng gì đặc sắc thường viết những tác phẩm đau khổ vật vã. Những họa sỹ không có nội hàm thường vẽ những bức tranh siêu khủng. Những thương nhân thường không ở nhà lại có cả khu vườn xinh đẹp, rộng lớn.
Rất nhiều người không ngừng theo đuổi sự to lớn. Kỳ thực chỉ là do tham dục trong tâm thúc đẩy nên mới chọn mua giày cỡ lớn mà quên mất cả đôi chân của mình.
Dẫu mua giày gì thì vừa vặn là điều quan trọng nhất. Dẫu theo đuổi điều chi tới khi thích hợp cũng cần dừng lại.
Theo SoundofhopeMinh Nguyệt biên dịch
Trên đời có một thứ dùng bao nhiêu tiền bạc cũng không thể mua nổi, đó là gì?
Tiền bạc có thể mua được rất nhiều thứ trên đời, ai cũng phải nhận rằng điều ấy đúng. Nhưng rất nhiều thứ không có nghĩa là tất cả. Sẽ có lúc bạn hiểu ra rằng, tiền có thể mua được hàng triệu chiếc đồng hồ nhưng không thể mua được một thứ, đó là…
Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp, bo bo, chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta cũng để dành được một gia tài lớn. Nhưng chẳng ngờ đời người như ánh chớp, tháng ngày đã tận, một hôm Thần Chết đột nhiên xuất hiện đòi mạng anh.
Đúng lúc ấy, anh ta mới nhận ra rằng mình chưa từng hưởng thụ chút gì từ số tiền đã tích cóp được, bèn nài nỉ: “Tôi chia một phần ba tài sản của tôi cho ngài. Ngài chỉ cần cho tôi sống thêm một năm để hưởng thụ thôi được chăng?”.
“Không được!”, Thần Chết lắc đầu, nghiêm nghị nói.
“Vậy tôi biếu ngài một nửa nhé. Ngài cho tôi nửa năm nữa, được không?”. Chàng trai tiếp tục khẩn khoản van lơn.
“Không được!”, Thần Chết vẫn không đồng ý, phũ phàng từ chối.
Anh chàng lại nói: “Vậy thì tôi xin giao hết của cải cho ngài. Chỉ cần ngài cho tôi sống thêm một ngày thôi, vậy được chứ?”.
“Không được!”. Lần này, Thần Chết vừa nói, vừa giơ cao chiếc lưỡi hái trên tay toan động thủ.
Người đàn ông tuyệt vọng, cầu xin Thần Chết lần cuối cùng: “Xin ngài cho tôi một phút để viết di chúc!”.
Lần này, Thần Chết gật đầu. Anh ta run rẩy, lấy chiếc bút viết ra dòng chữ trong nước mắt giàn giụa:
Ảnh minh họa. Dẫn theo 8tracks.com
Xin hãy ghi nhớ, bao nhiêu tiền bạc cũng không mua nổi một ngày
Bao nhiêu tiền bạc cũng không mua nổi 1 ngày… Bạn thấy đấy, tiền bạc có thể mua được hàng triệu, hàng tỷ chiếc đồng hồ nhưng lại không thể nào mua nổi một giây, một phút nào cả.
Vậy mới hay:
Tiền mua được ngôi nhà nhưng không mua được một tổ ấm. Tiền mua được đồng hồ nhưng không mua được thời gian. Tiền mua được chiếc giường nhưng không mua được giấc ngủ. Tiền mua được sách nhưng không mua được kiến thức. Tiền mua được thuốc nhưng không mua được sức khỏe. Tiền mua được địa vị nhưng không mua được sự nể trọng. Tiền mua được máu nhưng không mua được cuộc sống. Tiền mua được thể xác nhưng không mua được tình yêu.
***
Xét kỹ ra, trong đời người, thời gian mới chính là điều quý báu nhất, đáng trân trọng nhất. Mỗi ngày trôi qua chỉ có 24 giờ. Người thông minh dùng 24 giờ ấy để làm nên sự nghiệp, cống hiến cho xã hội và tận hưởng cuộc sống. Nhưng người biếng lười thì phó mặc, buông xuôi, tiêu phí thời gian của mình vào những chuyện vô bổ.
Họ như con thuyền vô định trôi giữa biển, không mục tiêu, không bến bờ cũng không bánh lái. Thay vì chăm sóc cho cha mẹ, người thân, họ lại vùi đầu, dán mắt vào màn hình điện thoại, máy tính trong những trò vô bổ, phí phạm thời gian. Khi người khác làm việc, họ lại ngủ vùi. Và khi người khác bước chân trên những nấc thang thành công, họ mãi tụt lại phía sau trong những giấc mộng hư ảo.
Có cảm giác như công nghệ, khoa học càng phát triển thì thời gian của chúng ta càng bị cướp đi nhiều hơn. Ta tốn thêm thời gian để xem tivi, đón đợi tập phim mình yêu thích hay trận bóng mình mong chờ. Nhiều người ngày nhỏ ham đọc sách, là con ‘mọt sách’ đúng nghĩa nhưng rồi lớn lên đã đánh rơi thói quen tốt đẹp ấy. Giá sách của họ phủ đầy bụi còn chiếc điện thoại thì chẳng bao giờ rời tay.
Có thể bạn đã từng bắt gặp những cảnh tượng này, một nhóm bạn dẫn nhau ra quán cà phê, gọi đồ uống xong, hỏi chào vài ba câu rồi ai nấy chỉ mải cắm cúi bên chiếc smartphone. Không ai còn muốn nói chuyện với nhau nữa. Thỉnh thoảng họ quay sang cười trừ với nhau một câu, cứ đắm chìm trong thế giới ảo như thế.
Xã hội hiện đại và guồng quay của nó khiến nhiều người chẳng còn nổi chút thời gian tự chăm sóc bản thân. Nhiều bậc cha mẹ sáng sớm đi làm, tối mịt trở về nhà, quăng cặp tài liệu sang một bên và không còn để ý gì tới con cái của mình được nữa. Cũng có nhiều phụ huynh vì muốn có thêm thời gian cho mình mà không ngại ném cho con trẻ một chiếc iPhone, iPad, để chúng tự mày mò chơi. Quan hệ gia đình thành ra đổ vỡ tự lúc nào.
Thời gian mới chính là điều quý báu nhất, đáng trân trọng nhất. Ảnh dẫn theo girly.vn
Lại cũng có nhiều người cứ mãi cảm thấy bất mãn với cuộc đời mình, dành không ít thời giờ để than thân, trách phận, hận đất oán trời. Họ phàn nàn về tất cả, từ chuyện lương bổng ở cơ quan, quan hệ với sếp, đến chuyện vợ chồng bất hòa, con cái không nghe lời.
Kỳ thực, phàn nàn chỉ khiến bạn càng thêm mắc kẹt vào những chuyện phiền não. Đừng lãng phí thời gian lo nghĩ chuyện buồn. Bạn có quyền lựa chọn chỉ nghĩ đến điều tích cực phải không?
Vì sao người ta phải chết đi? Đó chẳng phải bởi thời gian đời người đã cạn, sinh mệnh đi đến chót cùng đó sao? Vậy thời gian chẳng phải là đáng quý nhất hay sao? Vậy nên, người xưa mới thường nói, đời người tựa như bóng câu lướt qua cửa sổ.
Đời người vô thường như vậy đấy, như ánh chớp lóe lên rồi vụt tắt giữa hư không. Trăm năm cũng biến thành chuyện hư ảo cả. Thời gian không thể mua thêm, không thể kéo dài, vậy chỉ có cách là tiết kiệm, dùng nó một cách khôn ngoan nhất. Hãy sống xứng đáng với sinh mệnh mà ông Trời đã ban cho mình.
Văn Nhược
Công thức làm bánh trôi chay ngũ vị – ngũ sắc đẹp mắt ngon miệng của ông bố trẻ
Anh Kiên Hoàng – chủ nhân của một kênh dạy nấu ăn trên Youtube đã chia sẻ công thức làm bánh trôi bánh chay đẹp mắt, ngon miệng, đặc biệt sử dụng màu từ các nguyên liệu tự nhiên rất an toàn.
Bánh trôi, bánh chay là món ăn truyền thống của người Việt. Ông bố trẻ kiêm đầu bếp – Kiên Hoàng chia sẻ trên Facebook cá nhân công thức làm bánh trôi chay đã nhận nhiều lời khen từ cộng đồng mạng.
Nguyên liệu
Vỏ bánh công thức chung
- 150gr bột nếp
- 150ml nước sôi
- 1 nhúm muối nhỏ
- Màu vàng: 100gr bí đỏ, 50gr nước
- Màu hồng: 60gr củ dền, 50gr nước
- Màu xanh: 5 nhánh lá nếp, 50gr nước
- Màu đen: 10gr tinh than tre, 50gr nước
- Màu trắng: Sử dụng công thức chung. Với vỏ có màu giảm xuống 100ml nước sôi ở công thức chung.
Nhân bánh chay
- Đậu xanh: 200gr (ngâm qua đêm), 100gr đường cát, 60gr dừa nạo, 1 nhúm muối nhỏ.
- Đậu đỏ: 150gr, 100gr đường cát, 60gr dừa nạo, 1 nhúm muối nhỏ.
- Hạt Sen: 200gr, 80gr đường cát, 1 nhúm muối nhỏ.
- Vừng đen: 100gr, dừa nạo 100gr, 80gr đường cát, 1 nhúm muối nhỏ, bột năng 10gr.
- Xoài: 1 quả, 20gr đường cát.
Nước bánh chay
- 1 lít nước, 200gr đường vàng, 50gr bột sắn, vừng rang.
Nhân bánh trôi
- Bạn có thể mua đường bánh ở ngoài chợ bán rất nhiều.
Cách làm
Làm vỏ bánh
Bước 1: Xay từng màu riêng biệt, rồi chắt lấy nước cốt.Bạn có thể dùng phẩm màu thực phẩm vẫn an toàn và lên màu bánh đẹp.Bước 2: Trộn bột nếp với muối, nước màu và 100ml nước sôi. Nếu là màu trắng thì trộn 150ml nước. Nhào đến khi được một cục bột mịn không dính tay. Lượng nước điều chỉnh nhiều ít tuỳ thuộc vào loại bột nếp.Bước 3: Trộn cục bột mịn dẻo không dính tay và để riêng ra. Khi nặn mỗi màu rửa tay sẽ tránh màu này dính sang màu khác.
Làm nhân bánh
Đậu xanh sau khi ngâm, cho vào nấu mềm rồi bỏ đường và dừa tươi vào. Đảo lửa nhỏ để nước bay, đến khi thành một khối có thể vo tròn không dính tay.Đậu đỏ ngâm và đun mềm với nước, cho vào máy xay nhuyễn mịn. Bắc lên chảo, cho đường và dừa tươi vào. Sên lửa nhỏ thành một khối nặn không dính tay.Hạt sen sau khi ngâm, đun với nước cho mềm rồi xay nhuyễn. Cho lên chảo, đổ đường vào và sên như đậu đỏ và đậu xanh.Vừng đen xay nhỏ, cho vào chảo với dừa tươi và đường, đun đến khi dừa ngấm đường. Tiếp theo hoà tan bột năng với 40ml nước và đổ vào, đảo hỗn hợp quyện đều. Nhân này không vo được thành viên nên khi bọc bánh cần cẩn thận.Xoài cắt hạt lựu, trộn với đường. Ướp đến khi đường tan hết, bắc lên chảo sên 5-7 phút rồi để nguội.Bạn chọn 1 trong 5 loại nhân trên để làm tùy theo sở thích chứ không cần làm hết. Lấy bột ra nặn bánh, bột gấp đôi lượng nhân. Cho nhân vào và vê thành cục.Đun 1 nồi nước sôi thả bánh vào đến khi bánh nổi thì đun thêm 5 phút cho chín hoàn toàn. Vớt ra thả vào bát nước lạnh ngay.
Nước bánh chay
Nấu tan đường, cho bột sắn quấy trước với một chút nước cho hỗn hợp sánh.Cuối cùng, vớt bánh ra, đổ nước đường vào, rắc thêm vừng rang và dừa tươi.Thành phẩm món bánh trôi bánh chay để thắp hương tổ tiên ngày Tết Hàn thực.Tác giả của món bánh trôi này chia sẻ trên mạng xã hội: “Mọi người cứ nghĩ là làm món này khó nhưng không khó một chút nào. Cả nhà quây quần bên nhau cùng nặn bánh, ăn bát bánh chay vỏ nếp dẻo thơm mùi nước đường cùng các vị nhân, bánh trôi thơm mùi đường phên thật tuyệt!”.
Mỹ Duyên
Trà bơ – Thức uống sinh tồn của người Tây Tạng nơi cao nguyên lạnh giá qua ngàn năm
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét