TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP


 Image may contain: 1 person, closeup


VÀI HÀNG VỀ CTSQ NGUYỄN VĂN ĐÔNG
QUA VÀI KỶ NIỆM

CTSQ Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, thay Anh Cả Lê Văn Tỵ, là người về Chủ Tọa Lễ Khai Giảng niên khóa 1964-1965 tại Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Như có một cái hẹn với Anh Em Cựu Thiếu Sinh Quân cùng về rất đông, lúc đó anh Nguyễn Văn Đông mang cấp bậc Đại úy, dáng nhỏ con, cao, trông hiền hòa ít nói… Đó là lần đầu tiên tôi được biết anh và được nhắc đến bài hát CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI của anh. Trong khi đang làm lễ mãn khóa có 3 chiếc A-37, rồi tiếp theo là một số Trực Thăng do các đàn anh CTSQ Pilot lái bay qua sân Vận Động, làm buổi lễ thật trang trọng, chúng tôi rất lấy làm hãnh diện…
Với những thăng trầm chánh trị, anh Nguyễn Hữu Có bị thất sủng, các TSQ chúng tôi phải bỏ ngôi Trường thân yêu dọn qua Trường Truyền Tin ở gần Rạch Dừa. Sau này được nghe nói một nhóm quyền thế nào đó muốn biến ngôi Trường TSQ thành nơi nghỉ mát cho riêng họ...Gần một năm, CTSQ Trung Tường Nguyễn Văn Là vận động và thành công, ngôi Trường thân yêu được trả lại cho TSQ đã được tân trang trông đẹp mắt hơn…
Gần giữa năm 1972, khi tôi thuyên chuyển về Y tế Hạm Hàn Giang HQ401, Bộ Tư Lệnh Hạm Đội tại Sài Gòn, được biết anh Nguyễn Văn Đông đã mang cấp bậc Đại Tá và làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu.
Thấm thoát bao năm…
Trong nhiệm kỳ Tổng Hội CTSQ/VNCH tại Hải Ngoại 2004-2006. Vào ngày 02 tháng 10 năm 2005, tôi nhận được email của anh Nguyễn Văn Đông gửi từ VN, cho hay sẽ có Ctsq D.C. ở Georgia sẽ trao cho tôi, TH14, một món quà gồm 6 CD và 50 bản nhạc nổi tiếng của anh, để tuỳ nghi. Nhân được, tôi đã in ra hàng trăm cuốn nhạc và CD để phân phát cho các CTSQ theo ý anh. Anh cũng cho biết sẽ qua Mỹ do lời mời của Trung Tâm Thuý Nga… Rồi không hiểu vì một lý do gì đó anh đã từ chối. Anh có nói cho tôi biết sơ qua vì Cộng Sản VN giới hạn visa không đủ thời gian như anh dự trù... Trong chương trình anh sẽ thăm TH14 và các Anh Em Texas đầu tiên ...
Chủ Nhật ngày 25 tháng 2 năm 2018, tôi được mời tham dự Tiệc Xuân Mậu-Tuất 2018 của Hội Võ Bị tại DFW ..Một ngẫu nhiên, chị Thu Nga 18-B, Xướng Ngôn Viên, đóng góp nhạc phẩm CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI, tôi lên tặng một bông hồng tươi đỏ rực, thấy tay chị rung quá chừng !!!!....rồi đến anh Đinh Tiến Đạo k24 với nhạc phẩm NHỚ MỘT CHIỀU XUÂN. Đi qua bàn anh chị CTSQ Nguyễn Quang Vinh (k14VB), nói tôi đóng góp hát cho vui, tôi đến xin BTC cho tôi đóng góp bài SẮC HOA MÀU NHỚ cũng của anh Đông, mặc dù hát dở lại không thuộc bài phải cần giấy... Trước khi hát tôi đã có những lời cám ơn quý Anh Chị trong Hội Võ Bị đã giúp Liên Hội, vài mẩu chuyện vui nói về các anhj chị, và sau là anh Đông một CTSQ văn võ song toàn... Không nghĩ đó là những lời vĩnh biệt cuối cùng gần kề lúc anh ra đi ....


Kính chúc Hương Linh anh Nguyễn Văn Đông
sớm về cõi Vĩnh Hằng.


Đúng, anh Đông:  " Lòng trần còn tơ vương khanh tướng, thì đường trần mưa hay gió cuốn... Còn nhiều anh ơi ! “.

“ Vinh quang nước Việt đời đời.. Anh dũng oai hùng vang danh Thế Giới..." 
Đến khi nào anh Đông  !...

Nguyễn Hữu Duyệt

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
                                             


                                                                       Inline image 2


  Được tin buồn

CTSQ Đại Tá NGUYỄN VĂN ĐÔNG

Đã mãn phần vào Thứ Hai  ngày 26 tháng 2 năm 2018, lúc 7:30 giờ tối.  tại bệnh viện Chợ Rẫy, Việt Nam

Hưởng thọ 87 tuổi.

Hội Cựu TSQ VNCH tại Dallas Ft. Worth và Các Vùng Phụ Cận
xin thành kính chia buồn cùng Bà Quả Phụ Nguyễn Văn Đông và Tang Quyến.

Nguyện xin Hương Linh CTSQ Nguyễn Văn Đông  
sớm về nơi An Nghỉ Vĩnh Hằng.

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU


Tm. Hội CTSQ/VNCH tại Dallas Ft.Worth và các Vùng Phụ Cận
Hội Trưởng Phạm Văn Thành




 
============================== ==========




Hà Thanh - Chiều Mưa Biên Giới
Tác giả: Nguyễn Văn Đông Năm sáng tác trước 1975 Lời bài hát ======== Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? Sao còn...


February 26, 2018

Inline image 1
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (trái) cùng vợ và nhạc sĩ Trần Quốc Bảo chụp trước cửa tiệm Nhiên Hương năm 1996 (Hình: nhạc sĩ Trần Quốc Bảo cung cấp)

Ngọc Lan/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, tác giả tình khúc nổi tiếng “Chiều Mưa Biên Giới”, vừa qua đời lúc 4 giờ 30 sáng Thứ Hai, ngày 26 Tháng Hai (tức 7 giờ 30 tối 26 Tháng Hai theo giờ Việt Nam) tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn, hưởng thọ 85 tuổi.
Nhạc sĩ Trần Quốc Bảo, chủ nhiệm đặc san Thế Giới Nghệ Sĩ, xác nhận tin trên với phóng viên Người Việt.
“Tôi nhận được tin do ca sĩ Giao Linh từ Sài Gòn gọi sang cho hay. Giao Linh là học trò rất thân với thầy Nguyễn Văn Đông. Chị Giao Linh vào bệnh viện thăm thầy buổi trưa, vừa về vài tiếng thì nghe người nhà của thầy gọi cho biết là thầy qua đời,” nhạc sĩ Trần Quốc Bảo cho biết.
Cũng theo lời nhạc sĩ Trần Quốc Bảo, “Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được đưa vào bệnh viện một vài ngày trước do khó thở, và vì những bệnh già chứ không phải bệnh tật gì nặng hết. Thế nên việc ông ra đi đột ngột khiến ai cũng bàng hoàng. Bản thân tôi cũng cảm thấy buồn quá!”
Theo Wikipedia, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sinh ngày 15 Tháng Ba, 1932 tại Sài Gòn, trong một gia đình nguyên là một điền chủ lớn có nhiều ruộng đất ở Tây Ninh
Ông nguyên là một sĩ quan Bộ binh cao cấp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc cuối cùng là đại tá. Ông xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tầu và sau đó là trường Võ Bị Quốc Gia do Chính phủ Quốc gia mở ra tại miền Nam Việt Nam vào cuối thập niên 40 của thế kỷ trước.
Năm 1954, ông được gửi ra Hà Nội theo học khóa “Tiểu đoàn trưởng” tại Trung tâm Chiến thuật Hà Nội. Ông từng giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Trọng pháo 553 và là Tiểu đoàn trưởng trẻ nhất của Quân đội Quốc gia khi mới 22 tuổi.
Cuối năm 1957, ông được cử đi du học khóa Chỉ huy tham mưu tại tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ.
Tháng 11, 1972, ông được thăng cấp Đại tá chuyển sang làm Chánh Văn phòng cho Tổng Tham mưu Phó. Ông đã ở chức vụ này cho đến cuối Tháng 4 năm 1975.
Ông bị bắt đi tù cải tạo 10 năm. Kể từ đó ông đã ngừng sáng tác nhạc. Ông không xin đi xuất cảnh theo diện H.O, mà ở lại Sài Gòn sống cùng vợ tại quận Phú Nhuận.
Trong thời gian ở trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, ông được học nhạc với các giảng viên âm nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Pháp sang giảng dạy. Năm 16 tuổi, ông đã có những sáng tác đầu tay như “Thiếu sinh quân hành khúc”, “Tạm biệt mùa hè”…
Trong thập niên 1950, ông nổi tiếng khi là Trưởng Đoàn Văn Nghệ Vì Dân với thành phần ca nhạc sĩ tên tuổi như Mạnh Phát, Minh Kỳ, Hoài Linh, Thu Hồ, Quách Đàm, Minh Diệu, Khánh Ngọc và các nghệ sĩ sân khấu danh tiếng như Kim Cương, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch, diễn viên điện ảnh Trang Thiên Kim…
Từ năm 1958, ông là Trưởng ban Ca nhạc Tiếng thời gian của Đài Phát thanh Sài Gòn, gồm những danh ca, nhạc sĩ danh tiếng như Lệ Thanh, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Thu Hồ, Quách Đàm, Anh Ngọc…
Ông còn là Giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca, cộng tác với những nhạc sĩ tên tuổi như Lê Văn Thiện, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Y Vân…
Inline image 2

Vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (ngồi) chụp tại tư gia của ông năm 2014 cùng các ca sĩ Giao Linh, Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan, Phương Hồng Ngọc, Kim Anh , Michael, nhạc sĩ Trần Quốc Bảo (Hình: nhạc sĩ Trần Quốc Bảo cung cấp)
Nhiều sáng tác của ông viết về chủ đề người lính Việt Nam Cộng Hòa thời đó, như nhạc phẩm “Phiên gác đêm xuân” được ông viết vào đêm Ba Mươi Tết năm 1956 khi gác phiên ở khu 9 Đồng Tháp Mười, “Chiều mưa biên giới” ra đời năm 1956 và nổi tiếng qua tiếng hát của Trần Văn Trạch…
Ông còn có nhiều bút danh khác như Phượng Linh, Phương Hà trên một số nhạc phẩm tình cảm như “Khi đã yêu”, “Thầm kín”, “Niềm đau dĩ vãng”, “Nhớ một chiều xuân”…
Với bút danh Đông Phương Tử và Phượng Linh, ông đã viết nhạc nền và đạo diễn cho trên 50 vở tuồng, cải lương nổi tiếng ở Miền Nam trước năm 1975 như Nửa đời hương phấn, Đoạn tuyệt, Tiếng hạc trong trăng, Mưa rừng…
Về gia đình riêng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, theo nhạc sĩ Trần Quốc Bảo thì “Hầu như những người thân đều biết cô Nguyệt Thu là vợ của thầy Đông. Hai thầy cô lấy nhau từ khi nào thì không rõ nhưng chắc chắn một điều là sau khi thầy ra khỏi tù cải tạo năm 1985, cô Thu một tay quán xuyến một cửa hàng bán bánh mì, giò chả tên Nhiên Hương tại nhà đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phú Nhuận, và lo lắng chăm sóc cho thầy không rời nửa bước.”
“Với thầy Đông, tôi chỉ biết nói rằng tôi kính phục ông nhất hai điểm, đó là tài hoa và tư cách,” nhạc sĩ Trần Quốc Bảo cảm nhận.
Chủ nhiệm đặc san Thế Giới Nghệ Sĩ nói thêm, “Được biết, do không có con cháu, nên trong cáo phó của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có ghi ‘không nhận vòng hoa, phúng điếu’ vì sợ sau này không có người trả lễ.” (Ngọc Lan)
  


-- 



-- 



-- 

Lữ Anh Thư: Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình – Cùng số nhưng khác phận

Trong mấy tuần qua, sư kiện Việt Khang được đến Mỹ làm xôn xao dư luận hải ngoại, khiến lòng tôi không khỏi bùi ngùi khi nghĩ đến một người bạn cùng đấu tranh với anh, bị bắt cùng anh, hiện đang còn sống ở Việt Nam với ước mơ một lần được đặt chân đến Mỹ. Nhưng hình như anh đã bị lãng quên. Đó là nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình.
Việt Khang là một thanh niên có tài, và có lòng yêu nước. Điều đó chứng tỏ trong những ca khúc đấu tranh của anh mà trong đó “Anh Là Ai?” và “Việt Nam Tôi Đâu? là hai bản nhạc dậy lên tình yêu nước tha thiết, rúng động hàng triệu con tim trong cũng như ngoài nước.”Anh Là Ai?” được sáng tác vào khoảng tháng 8/2011, trong thời điểm chống Trung Cộng của người dân Việt đang lên cao và đã bị nhà cầm quyền cộng sản đàn áp dã man. Hình ảnh đó đã chạm vào trái tim chàng nhạc sĩ yêu nước, thương dân. Đồng hành với anh còn có nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, cũng sáng tác rất nhiều ca khúc đa dạng hơn. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm được ra đời, như những đứa con, đều có số phận riêng của nó.
“Anh Là Ai? và “Việt Nam Tôi Đâu?” đã ra đời bởi nhiều trắc trở và số phận cũng khá hẩm hiu, trước khi lớn mạnh và được nhiều người biết đến như bây giờ. Chúng ra đời vào thời điểm mà nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước do Vũ Trực chủ xướng để liên kết với những thanh niên trẻ đấu tranh trong nước. Việt Khang liên lạc được với Vũ Trực, hát cho Vũ Trực nghe bài hát mà anh vừa mới sáng tác. Vũ Trực là người đặt tên cho bài hát đó, chính là bài “Việt Nam Tôi Đâu?. Để tránh gặp nguy hiểm, Vũ Trực đặt tên Việt Khang cho Võ Minh Trí (Khang là tên con trai của Võ Minh Trí).
“Anh Là Ai?”, “Việt Nam Tôi Đâu?” của Việt Khang cùng 12 bài hát khác của Trần Vũ Anh Bình (trong đó có 3 bài viết chung với Việt Khang) được chuyển ra hải ngoại cho Vũ Trực. Vũ Trực giao cho Thu Sương ở Pháp Quốc (Hạt Sương Khuya, người yểm trợ cho Tuổi Trẻ Yêu Nước). Thu Sương là người trình bày hai nhạc phẩm này đầu tiên ở hải ngoại. Sau đó Thu Sương gửi cho Trúc Hồ, nhưng hai bài hát này bị Trúc Hồ làm ngơ (Trúc Hồ không trả lời). Khi chiến dịch thỉnh nguyện thư của đài SBTN được tung ra vào đầu tháng 3 năm 2012, Vũ Trực có tham dự cùng Trúc Hồ và Việt Dũng. Vũ Trực cũng nhờ Trúc Hồ và Việt Dzũng giúp phổ biến những nhạc phẩm này nhưng không thành. Sau đó, Vũ Trực tìm đến Phong Trào Hưng Ca Việt Nam (PTHCVN) nhờ phổ biến chung với những nhạc phẩm đấu tranh khác của Hưng Ca. Phong Trào Hưng ca ra thông cáo sẵn sàng cùng đồng hành với Tuổi Trẻ Yêu Nước muốn phổ biến và ra CD chung với những nhạc phẩm của Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình. Trong lúc anh em Hưng Ca đang còn thảo luận thì Việt Dzũng lên tiếng, “Nếu nhạc hay thì Trúc Hồ đã làm rồi chứ đâu cần tới PTHCVN”. Vì chuyện này PTHCVN có chút lủng củng nội bộ. Vũ Trực tự ái rút lại lời yêu cầu. Và mang những nhạc phẩm này nhờ ban Tù Ca Xuân Điềm, nhưng cũng không thành. Cuối cùng, Vũ Trưc liên lạc với phóng viên Nghê Lữ tại San Jose và được phóng viên Nghê Lữ cùng cô Hạ Vân và ông Mai Khuyên tình nguyện đứng ra làm ban tổ chức giới thiệu Dòng Nhạc Tuổi Trẻ Yêu Nước tại San Jose, California. Vì nhu cầu cần nghệ sĩ chuyển tải nhạc đấu tranh, Vũ Trực gửi thư mời tổ chức Liên Kết tham gia. Lời yêu cầu duy nhất của Tuổi Trẻ Yêu Nước là chuyển tải miễn phí những ca khúc trong bản cáo trạng của hai nhạc sĩ trẻ đến đồng hương khắp nơi ở hải ngoại và chuyển ngược về trong nước. Liên Kết nhận lời. Thế là phóng viên Nghê Lữ ở San José đứng ra tổ chức một buổi ca nhạc để hát những ca khúc của Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, với sự tham gia của anh em trong Liên Kết, gồm nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh, Kim Sơn, Như Hoa và Thu Sương từ Pháp qua. Chính vì thế nhóm “Liên Kết Văn Nghệ Sĩ, Thanh Niên, Sinh Viên Việt Nam Tự Do” (gọi tắt là Liên Kết) ra đời do nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh (anh cũng là thành viên trong PTHCVN) và một số anh chị em sáng lập. Sau đó, Liên Kết có tổ chức nhiều buổi trình diễn miễn phí các nơi, để phổ biến những nhạc phẩm này. Tiền túi tự bỏ ra, kể cả chi phí di chuyển và chi phí tổ chức. Kèm theo đó, Liên Kết cho ra mắt sách và CD để lấy tất cả những số tiền thu được (không trừ chi phí) giúp Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình và các anh em đấu tranh khác trong nước.
Vì phương tiện hạn chế, Liên Kết không “đẩy” những bài hát của Trần Vũ Anh Bình lên được. Tuy nhiên, tháng 12/2011, Võ Minh Trí (Việt Khang) và Trần Vũ Anh Bình bị kết án tù vì 14 ca khúc (Trần Vũ Anh Bình có tên trong 12 nhạc phẩm với bút hiệu Trần Nhật Phong). Trong bản cáo trạng, có bài “Quê Hương Ngày Về” được sáng tác tháng 7/2011, bởi ba người Vũ Trực, Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình (theo người viết được biết lời ca khúc này là của Vũ Trực, vì Vũ Trực không có khả năng viết nhạc, hơn nữa lời của bài hát này mở đầu bằng “Ta là người xa Quê Hương, ta là người đang tha phương…”. Đây là ca khúc bị kết án nặng nề nhất vì có câu “Dựng cờ vàng sọc đỏ quê hương, màu cờ vàng sọc đỏ yêu thương…”. Việt Khang bị tù 4 năm và 2 năm quản chế (Việt Khang xác định trong cuộc phỏng vấn của SBTN là 3 năm quản chế chứ không phải 2 năm). Trong khi Trần Vũ Anh Bình bị tới 6 năm tù và 3 năm quản chế.
Thế mới thấy cái “tội” của Trần Vũ Anh Bình nặng hơn Việt Khang nhiều. Vì những lời lẽ bốc lửa không những chống Trung Cộng, còn chống trực diện CSVN trong 12 ca khúc anh viết, làm nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam giận tái mặt.
Tháng 8/2011 Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị bắt lần thứ nhất. Đến tháng 12/2011 cả hai bị bắt lại. Và tháng 12/2012 bị tuyên án tù. Khi Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị bắt lại lần thứ hai (tháng 12/2011), dư luận lại nổi lên một làn sóng ủng hộ hai nhạc sĩ bị bắt giam vì những tác phẩm của mình. Sau đó, đến năm 2012 Trúc Hồ mới chú ý và lên Youtube tìm lại hai bản bản nhạc của Việt Khang (mà Trúc Hồ đã lãng quên) do chính Việt Khang trình bày (*). Và “Anh Là Ai?”, “Việt Nam Tôi Đâu?” được hát trên sân khấu Asia, được đầu tư, phối khí kỹ càng và với giàn ca sĩ hùng hậu, cùng với bản án tù của Việt Khang đã làm hai bài hát này bay cao hơn, xa hơn đến với đồng bào đang ủng hộ Việt Khang khắp nơi trên thế giới.
Còn Trần Vũ Anh Bình cùng chung số tù với Việt Khang nhưng khác phận, những bài hát của anh cũng thế, cũng lu mờ như số phận của anh. Trong khi Việt Khang được báo chí và truyền thông hải ngoại thổi bùng lên như một ngọn lửa tỏa sáng, thì Trần Vũ Anh Bình vẫn phải sống trong bóng tối với ước mơ nhỏ nhoi là được qua Mỹ một lần để được đứng dưới tượng dài Việt Mỹ mà tri ân những người lính Việt Nam Cộng Hòa, tri ân đồng bào hải ngoại đã từng đứng đây cầu nguyện cho anh và Việt Khang khi cả hai bị bắt vào tù. Anh cũng còn một ước mơ nữa là được thực hiện một cuốn CD nhạc của anh ở hải ngoại, kiếm chút tiền về hát ở nhà thờ Chúa Cứu Thế cho các anh Thương Phế Binh VNCH nghe, và giúp đỡ các anh ấy chút vật chất cũng như tinh thần.
Ước mơ ấy tưởng là bình thường, nhưng đối với anh chỉ là ước mơ không bao giờ với tới được, vì lấy ai vận động cho anh? Trong khi báo chí và các phương tiện truyền thông thì như con dao hai lưỡi. Nó có sự bất công và tàn nhẫn của nó. Nó có thể nâng người này lên cao, gạt người khác ra ngoài hoặc có thể đưa người khác xuống tận bùn dơ bằng những màn chụp mũ, mạ lị….
Ngày ra tù Trần Vũ Anh Bình tìm đủ mọi cách để Liên lạc Việt Khang, rủ Việt Khang đi uống cà phê, nhưng không thấy Việt Khang trả lời. Qua tới Mỹ, Việt Khang mới nhắc sơ một chút về Trần Vũ Anh Bình trong một cuộc phỏng vấn do đài SBTN thực hiện.
Việt Khang là tay chơi trống trong nhóm. Nhạc lý không vững bằng Trần Vũ Anh Bình. Chính Trần Vũ Anh Bình đã khuyên Việt Khang nên học thêm về nhạc. Hai người đã từng sáng tác chung với nhau mấy bài, trong đó có bài “Dòng Máu Anh Hùng” (sáng tác vào tháng 7/2011) có những câu “Quê hương mình đang rướm máu. Xin hãy góp lại giọt máu tuổi trẻ Việt Nam. Cùng lên tiếng Việt Nam Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền…”. Và bài “Oai Hùng Đất Việt” (7/2011) là bài hát nhằm kêu gọi thanh niên đứng lên bảo vệ đất nước trước nguy cơ xâm lược của giặc Tàu: “.. Khi giọt máu đào Việt Nam tuôn đổ. Tuổi trẻ hỡi đứng lên theo gương tổ tiên… Khi nước non giờ đây đang bị xâm lấn…”.
Nói như thế, bạn bè cùng chung hoạn nạn không hẳn là cùng chung phú qúi. Mỗi người một phận số. Tôi thương Việt Khang ở chỗ kẻ có lòng, nhưng một khi đã bước vào thế giới rộng lớn hơn, lòng người không đo lường được, không biết anh sẽ xoay trở ra sao? Anh được săn đón như vị anh hùng dân tộc, nhưng bản thân anh có thích thế không? Người nhạc sĩ có tâm không cần những hào quang mà mọi người vội vã chiếu vào anh. Tôi thấy đám đông vây quanh anh tại phi trường Los Angeles, mà sao trông anh vẫn lạc lõng đến tội nghiệp. Tôi mừng vì anh đã đến được bến bờ tự do, nhưng lại lo cho anh đang bước vào một con đường khó đi hơn, bởi bao nhiêu trắc trở lẫn thị phi.
Trong 14 ca khúc của hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị mang ra xét án, “Anh Là Ai?” và “Việt Nam Tôi Đâu?” của Việt Khang thì chúng ta đã biết và nghe nhiều rồi. Ba ca khúc viết chung với nhau như tôi đã trình bày ở trên. Còn lại 9 ca khúc khác của Trần Vũ Anh Bình, tôi xin đơn cử một số bài hát dưới đây. Những bài hát này đã khiến Trần Vũ Anh Bình đi tù lâu hơn Việt Khang. Vì sức phản kháng mãnh liệt của nó:
“Mẹ hỏi sao quê hương bị đọa đầy? Cha hỏi con sao dân oan thán đêm ngày? Xin trả lời vì tay sai bán nước, vung tay đánh đập xâu xé từng người dân… Hoàng Sa nay đâu sao biển máu dâng tràn. Trường Sa nay đâu, nhuộm thắm giọt máu đào, Thân con, một đời nợ nước, Nói lên nỗi lòng, xá gì ngục tù kia…” (Nỗi Đau Quê Hương, 07/2011). Hoặc “Ai đan tâm xâu xé cướp ruộng đồng…? Hỏi ai? Hỏi ai? Con dân chết một trời là vì ai?… Quê hương ơi! Máu đổ khắp mọi miền, nấc nghẹn lời.. Quê hương ơi giải phóng đã lâu rồi nhưng được gì? Được gì ngoài thân xác ốm gầy mòn người em thơ?” (Còn Đó Nỗi Đau, 7/2011). Anh trực diện với CSVN. Không sợ hãi. Mỗi câu hát của anh như cào cấu vào vết thương dân tộc. Những lời ca nhẹ nhàng nhưng đào sâu vào nỗi đau của người dân oan cô thế. Mỗi bài hát là mỗi cái tát vào mặt nhà cầm quyền CSVN.
Ra khỏi tù, Trần Vũ Anh Bình vẫn không sợ hãi. Anh bày tỏ ý muốn tuyển lựa ca sĩ hát nhạc đấu tranh, tiếp tục ca hát đấu tranh tại Việt Nam.
Tôi yêu những ca khúc anh đã viết. Lời lẽ không trau chuốt, không ẩn dụ, nhưng đánh thẳng vào nhà cầm quyền CSVN. Thế cho nên anh bị kêu án tới 6 năm tù giam và 3 năm quản chế. Chín năm. Hỏi xem chúng ta có bao nhiêu cái 9 năm cho tuổi trẻ?
Thấy Việt Khang qua được bến bờ tự do, tôi mừng cho Việt Khang, nhưng không khỏi chạnh lòng khi nghĩ tới Trần Vũ Anh Bình. Đời sống vốn dĩ không công bằng. Tôi mong một ngày rất gần Trần Vũ Anh Bình sẽ đến được Hoa Kỳ, dù chỉ là để viếng thăm và tri ân đồng bào hải ngoại đã từng quan tâm đến anh khi anh bị cầm tù.
L.A.T

Blogger Phạm Đoan Trang nói quyết ở lại Việt Nam để chống độc tài

Blogger Đoan Trang, ảnh do danlambao.com
Blogger Đoan Trang, ảnh do danlambao.com
danlambao.com
Nhà hoạt động blogger Phạm Đoan Trang ngày 27 tháng 2 thông báo trên trang Facebook với bạn bè, độc giả của cô rằng cô hiện vẫn đang ở Việt Nam, bác bỏ thông tin đồn đoán cô ra nước ngoài.
Thông báo được nói đưa ra lúc cô vào được mạng khẳng định cô sẽ không bao giờ rời Việt Nam chừng nào Việt Nam chưa thay đổi. Cô cũng cho biết sẽ không đến Cộng hòa Séc vào ngày 5/3 tới đây để nhận giải thưởng Homo Homini (Từ Con người Đến Con Người) năm 2017 do tổ chức People In Need trao hồi giữa tháng 2 vừa qua vì sự can đảm của cô trong quá trình theo đuổi sứ mệnh đem lại dân chủ cho Việt Nam.
RFA vào chiều tối ngày 28 tháng 2 đã liên hệ với bà Bùi Thị Thiện Căn, thân mẫu của blogger Phạm Đoan Trang, để hỏi thêm thông tin. Bà Căn cho biết từ khi cô Trang được an ninh thả vào ngày 24 tháng Hai tới nay, bà chưa được gặp và không liên lạc được với con gái nên không biết tình hình sức khỏe cũng như tinh thần của cô ra sao.
Về thông tin nói rằng blogger Đoan Trang đã ra nước ngoài, bà Căn khẳng định:
Không bao giờ Trang đi nước ngoài. Trang khẳng định chắc chắn điều đó. Ở Việt Nam người ta nói cột đèn cũng biết đi, chừng nào cột đèn cuối cùng của Việt Nam rời ra nước ngoài thì Trang mới đi.
Thân mẫu của blogger Phạm Đoan Trang cũng chia sẻ suy nghĩ của bản thân về con đường đấu tranh mà con gái bà đã chọn:
Tôi nói thật lý tưởng của Trang rất đẹp. Nếu thực hiện được trên nước Việt Nam này thì tôi rất mừng. Tôi hoàn toàn ủng hộ suy nghĩ và hành động của Trang. Và tôi nghĩ đó là con đường rất đúng đắn.
Tôi tin tưởng con tôi không bao giờ nhụt chí. Hôm trước, trước lực lượng an ninh rất đông đảo, họ dụ dỗ và hăm dọa con tôi đầu hàng. Nhưng con tôi một mực vì lương tâm, nhân cách của cá nhân và dòng họ, Trang không thể và không bao giờ đầu hàng hay phản bội lại lý tưởng mình đã theo.
Cũng trên trang Facebook, blogger Đoan Trang đã kêu gọi người dân Việt Nam đứng lên đấu tranh vì một đất nước tốt đẹp hơn thay vì bỏ chạy ra nước ngoài.
Cách đây vài ngày, cũng trên trang cá nhân, nữ blogger đã tuyên bố cô đấu tranh chống độc tài, và vì nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài nên cô đấu tranh để xóa bỏ nó.
Xin được nhắc lại, ngày 24 tháng Hai vừa qua, nhà hoạt động Đoan Trang bị an ninh câu lưu và tra hỏi cô về các hoạt động cô tham gia cũng như cuốn sách “Chính trị bình dân” cô viết năm ngoái. Mãi đến nửa đêm cùng ngày, họ mới áp giải cô về nhà và bố trí an ninh canh gác.
Blogger Phạm Đoan Trang là một nhà hoạt động xã hội tích cực ở Việt Nam. Trước đây cô từng là một phóng viên và sau khi nghỉ làm việc cho truyền thông chính thức Nhà Nước, cô tham gia một số nhóm xã hội dân sự độc lập như Green Trees …..

Phóng sinh sao không phóng thích?

Blogger Nguyễn Tường Thụy
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thả chim phóng sinh tại Hoàng thành
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thả chim phóng sinh tại Hoàng thành
 Courtesy of Vnexpress

1.

Mùng 9 Tết Mậu Tuất, Chủ tịch nước Trần Đại Quang dâng hương tại sân rồng Điện Kính Thiên (Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội). Tại đây, ông phóng sinh một lồng chim. Vài chục con chim được nhốt sẵn trong một cái lồng, nắp lồng buộc bẳng những dải lụa điều, đậy một tấp lụa vàng. Tấm lụa vàng được nhấc ra, những dải lụa điều được gỡ, Chủ tịch Trần Đại Quang trịnh trọng nhấc nắp lồng và lập tức những con chim đang khao khát tự do bay ra. Và… vỗ tay.
Phóng sinh là một nghi lễ truyền thống của nhà Phật, được duy trì có lẽ từ nhiều nghìn năm nay. Phóng sinh không chỉ là chim mà tất cả động vật, từ những con côn trùng đến những con vật lớn hơn, tạo cho chúng cơ hội tiếp tục sống. Phóng sinh không chỉ ở nghi lễ mà ở bất cứ lúc nào, trong hoàn cảnh nào. Ví dụ người ta đi đường gặp thì mua cả chậu cá còn sống, thả tại chỗ, không cần ai biết đến.
Trong nghi lễ, người ta thường chọn chim để phóng sinh vì hình ảnh những con chim đang trong cảnh tù túng, giam cầm được tung bay lên trời là biểu tượng đẹp nhất của tự do.
Phóng sinh là hành vi từ tâm, nhân đạo. Vì vậy, Đức Phật khuyên con người không sát sinh, các nhà tu hành không ăn mặn. Tuy nhiên, việc phóng sinh cũng có những mặt trái của nó. Để có được lồng chim cho Chủ tịch nước thả ra, người ta phải tìm mua chim. Có cầu ắt có cung. Vậy ắt có kẻ bẫy chim để bán cho ông thả. Những con chim mà ông Quang thả ra, trước sau nó cũng ở trên trời. Có chăng, thả được 100 con thì những con bị bắt phải bắt nhiều hơn số đó vì sẽ có thêm những con bị què, bị chết hay chui vào các nhà hàng đặc sản. Nếu không có nhu cầu phóng sinh vào các dịp Tết, Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy…, động vật bị săn bắt vào những dịp này sẽ ít đi
Mặt khác, là nghi lễ của đạo Phật, việc phóng sinh chủ yếu nằm trong phạm vi các nhà chùa, các nhà tu hành. Nhưng khi Chủ tịch nước chủ trì việc phóng sinh, nó trở thành một thông điệp, thành sự khuyến khích trong toàn xã hội. E rằng rồi đây, người người bẫy chim, nhà nhà bẫy chim để bán phóng sinh. Cứ mỗi chu kỳ bắt - thả, chim sẽ hao đi một số.

2.

Việc đầu xuân Chủ tịch nước thả chim phóng sinh cũng hình thức như các lãnh đạo khác trồng cây. Thường là họ trồng cây đã trưởng thành. Cây cao gấp mấy thân người trồng, lại đã sinh ra các rễ phụ sum xuê. Lồng chim của ông Quang phủ lụa vàng, buộc lụa điều thì cán xẻng trồng cây của các lãnh đạo khác cũng xanh xanh đỏ đỏ. Lại có khi còn trải bạt để các lãnh đạo trồng cây cho khỏi bẩn giầy nữa. Gợt vài xẻng đất, tưới một tí nước được chuẩn bị sẵn là xong việc và… cũng vỗ tay. Nếu chim phóng sinh được bắt ở chỗ này, thả ở chỗ khác, thì cái cây các lãnh đạo trồng cũng đang sống yên ổn ở chỗ này bứng ra chỗ khác. Nó là di chuyển vị trí của cây chứ không phải là trồng. Mỗi lần như thế, cây thêm một lần đau đớn.
Trồng cây là phải thêm cây cho xã hội, là những cây giống được ươm ở vườn được nhân ra. Đồng ý rằng các vườn cây cũng có những cây to để bán cho các nhà giàu, các cơ quan nhưng đấy chỉ là di chuyển cây đáp ứng nhu cầu trang trí, làm đẹp, thỏa mãn nhu cầu thể hiện chứ không phải trồng thêm cây cho xã hội.
Cứ nhìn cảnh trồng cây hay thả chim phóng sinh, người ta thấy rõ tính hình thức và nó cứ giả giả thế nào.

3.

Nói đến chuyện thả chim phóng sinh chim tức là trả tự do cho chim, lại nghĩ đến những tù nhân lương tâm nhiều năm bị giam cầm với điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, đông lạnh, hè nóng, tình cảm bị chia cắt. Nhất là dịp tết đến xuân về, sự đau đớn về tình cảm lại càng nhức nhối. Chẳng thế mà Đinh La Thăng còn xin được về ăn tết với gia đình rồi mới thi hành án.
Một danh sách của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm cho thấy có 91 người đang bị giam giữ. Danh sách có thể còn sót và chưa tính những người bị bắt từ đầu năm 2018. Như vậy hiện nay có khoảng 100 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ ở các trại giam trên toàn quốc. Họ là những người không có tội. Họ chỉ phản ánh hiện thực xã hội, nói lên sự thật, dám biểu đạt chính kiến của mình và cất lên lên tiếng nói tự do. Đó là những con người cần được trả tự do nhất. Nếu họ có tâm từ bi thật khi phóng sinh chim thì họ cũng có đủ từ bi để trả tự do cho những tù nhân lương tâm. So với con chim, ai cũng biết là con người cần và đáng được tự do hơn cả. Phóng thích tù nhân lương tâm cũng có nghĩa là phóng thích những điều cay cú, hơn thua, cố chấp và thù hận ra khỏi con người mình để mình cũng được tự do.

Cuộc diễn hành vĩ đại



cuoc-dien-hanh-vi-dai15Đoàn trống Thiên Ân
Phải nói cuộc diễn hành Xuân Mậu Tuất 2018 của thành phố Little Sài Gòn là cuộc diễn hành vĩ đại chưa từng có trong lịch sử của người Việt tị nạn ở hải ngoại hơn 40 năm qua. Con số trên một trăm các hội đoàn tham dự đã là điều khích lệ đáng nói vẫn chưa đáng kể bằng con số người đi xem không biết là bao nhiêu ngàn người. Nhìn từ không ảnh, hai bên lề đường Bolsa từ khoảng Magnolia cho tới Bushard, từ 7, 8 giờ sáng Thứ Bảy Feb 17, 2018, đã đen nghịt người chờ xem diễn hành.
cuoc-dien-hanh-vi-dai7Hội ái hữu hải quân
Không khí ấm áp của thành phố đông người tị nạn nhất hôm nay, bỗng rực rỡ hẳn lên, với những quả bóng bay đủ màu được các thanh thiếu nữ đem trao tặng từng người đến xem diễn hành. Chúng được buộc vào ghế ngồi, xe lăn, hay cườm tay của những em bé đang đứng, ngồi cùng cha mẹ đợi xem diễn hành. Tôi hỏi một vài người đứng gần, họ nói họ từ các tiểu bang hay các quốc gia khác về đây xem diễn hành thăm bạn bè, gia đình, tiện thể tìm lại chút hương vị Tết quê hương. Một số lớn muốn đến xem tận mắt xe hoa có mô hình chiếc tàu HQ10 ra sao. Một số là cựu quân nhân đến để ủng hộ tinh thần và chí khí quật cường của 75 tử sĩ là những anh hùng đã vị quốc vong thân để bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam qua biểu tượng HQ-10. Nhiều người với vẻ hân hoan hẳn lên khi thấy số người đi xem đông quá, họ bảo năm nào cũng ra đây xem mà chưa thấy năm nào đông như năm nay.
cuoc-dien-hanh-vi-dai10Đoàn lân biểu diễncuoc-dien-hanh-vi-dai13Nhà báo Tạ Phong Tần mang di ảnh cố TT Ngô Đình Diệmcuoc-dien-hanh-vi-dai9Nghị viên Bùi Phát, hội đồng thành phố Garden Grove đang phát biểu
Ngoài các xe hoa của các cơ sở thương mại, tổ chức sinh hoạt cộng đồng, các vị dân cử hay cơ quan chính quyền địa phương, chiếc xe hoa nổi bật nhất phải kể là chiếc “Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo (HQ10)” do những cựu chiến sĩ Hải Quân đóng góp, thiết kế và dàn dựng chi phí lên tới 15 ngàn đô. Ngoài ra sự quy tụ đông đảo của nhiều lực lượng binh chủng khác nhau đã làm cuộc diễn hành càng thêm phong phú và long trọng. Các cựu quân nhân của Không Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù, Biệt Ðộng Quân, Lực Lượng Ðặc Biệt, Nha Kỹ Thuật, Cảnh Sát Quốc Gia, Võ Bị,  Thủ Ðức, Thiếu Sinh Quân và Nữ Quân Nhân ..v…v… đã cho khách tham dự thấy được đầy đủ những màu cờ sắc áo của một thời huy hoàng của quân lực VNCH.
cuoc-dien-hanh-vi-dai4Quang cảnh người xemcuoc-dien-hanh-vi-dai6Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đứccuoc-dien-hanh-vi-dai5Hội Quân nhân người Mỹ gốc Việt VAUSA
Sự hiện diện của các con em người Việt di dân thế hệ một rưỡi và thứ hai của hội VAUSA đã khiến cử toạ xúc động vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Lần đầu tiên Hội quân nhân người Mỹ gốc Việt là những quân nhân đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ cùng gia đình, con em của họ tham dự diễn hành. Họ muốn chứng tỏ nhiệm vụ của họ đối với đất nước này, muốn chia sẻ kinh nghiệm phục vụ của mình với đồng hương người Mỹ gốc Việt. Họ tôn vinh quá khứ, nhận thức hiện tại và vun xới cho tương lai.
cuoc-dien-hanh-vi-dai8Hai vị sĩ quan cao cấp trong Hải Quân.cuoc-dien-hanh-vi-dai3Hộ tống Hạm HQ10 – Ảnh của Lisatiticuoc-dien-hanh-vi-dai2Thanh Thiếu niên VN và cờ vàng
Nhìn thế hệ con cháu mình lớn lên oai dũng trong các quân phục diễn hành qua đại lộ Bolsa, lòng tôi, lòng bạn, ai không dâng lên mối cảm hoài. Tôi nhớ cha ông mình ngày nào đã chiến đấu hy sinh cho tổ quốc VN, giờ con cháu mình lớn lên phục vụ cho quê hương nơi các em đã được sinh ra.
cuoc-dien-hanh-vi-dai14Thị trưởng Tạ Đức Trí phát biểucuoc-dien-hanh-vi-daiViệt Khang và Trúc Hồcuoc-dien-hanh-vi-dai1Tượng Đức Trần Hưng Đạo
Có đi xem diễn hành lần này tôi mới thấy được sự lớn mạnh của cộng đồng VN ở hải ngoại nhất là Quận Cam. Những chiếc xe hơi của các vị dân cử VN góp mặt đi diễn qua là một minh chứng hùng hồn sức mạnh vô cùng của lá phiếu người Việt tị nạn Quận Cam. Sự có mặt khắp nơi của họ trong các cơ quan hành chính, giáo dục, tư pháp, quốc hội, ngày càng đông làm người Việt như tôi thấy nao nức cả lòng. Con em chúng ta học giỏi, thành đạt và quay trở lại phục vụ.
cuoc-dien-hanh-vi-dai12Xe hoa của Lexor

Ý nghĩa của việc hàng không mẫu hạm Mỹ thăm Việt Nam

Đăng ngày 27-02-2018 Sửa đổi ngày 27-02-2018 11:02
mediaHàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson đang hoạt động tuần tra trên Biển Đông.REUTERS/Erik De Castro
Từ ngày 05 đến 09/03/2018, hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tới thăm Việt Nam, cập cảng Đà Nẵng. Ngày 22/02 vừa qua, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, từng làm việc tại Học Viện Quốc Phòng Úc trả lời các câu hỏi của báo giới về sự kiện này.
Câu hỏi 1 : Một số truyền thông Việt Nam đưa tin rằng chuyến thăm Việt Nam sắp tới của hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tại Đà Nẵng sẽ là một sự hiện diện lớn nhất của Mỹ về quân sự tại Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh 1975. Một số truyền thông khác thì miêu tả chuyến thăm này như là một dấu hiệu đáng kể về việc tăng cường quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Giáo sư đánh giá thế nào về những phát biểu này ?
Carlyle Thayer : Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson có thủy thủ đoàn bao gồm 6000 người. Tàu sẽ được hộ tống bởi khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường với thủy thủ đoàn khoảng 370 người. Không phải tất cả số người nói trên đều đặt chân lên cảng Đà Nẵng, nhưng với số lượng thủy thủ và phi công làm việc trên hai tàu đến thăm Việt Nam, thì đây là sự hiện diện quân sự lớn nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam kể từ sau cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam hoặc có thể nói từ sau chiến tranh Việt Nam.
Chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay USS Carl Vinson thể hiện sự tiến triển trong hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Các quan chức Việt Nam đã được đưa lên tàu USS John C. Stennis vào năm 2009 và tàu USS George Washington năm 2010, để quan sát các hoạt động trên tàu khi hai chiến hạm này ghé qua Biển Đông. Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson sẽ cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng. Đây là hàng không mẫu hạm lớn nhất và hùng mạnh nhất của Hoa Kỳ, cập một cảng của Việt Nam. Điều này tương phản với chuyến thăm Philippines vừa qua của tàu USS Carl Vinson vì lúc đó, tàu này thả neo ở ngoài khơi, cách bờ biển 10 km.
Câu hỏi 2 : Ý nghĩa của chuyến thăm này đối với quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ và quan trọng hơn là sự kiện này tác động ra sao đến an ninh khu vực và quan hệ quốc phòng ? Nói một cách khác, theo giáo sư, Trung Quốc sẽ có phản ứng như thế nào hay Bắc Kinh không có phản ứng gì ?
Carlyle Thayer : Khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam là nghị định thư năm 2011, đề ra 5 lĩnh vực hợp tác. Văn bản này được bổ sung vào năm 2015 với Tuyên bố về Tầm nhìn chung trong hợp tác quốc phòng và kế hoạch hợp tác 3 năm hiện nay 2018-2020. Về cơ bản, Việt Nam hài lòng với nhịp độ đạt được các tiến bộ trên 5 lĩnh vực.
Chuyến viếng thăm của tàu USS Carl Vinson có tầm quan trọng trên hai phương diện. Thứ nhất, Hoa Kỳ phô trương sự hiện diện hải quân để trấn an các nước Đông Nam Á rằng nước Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump không từ bỏ khu vực này. Thứ hai, Việt Nam ủng hộ sự có mặt của hải quân Mỹ tại Biển Đông trong chừng mực sự hiện diện này góp phần vào hòa bình và ổn định khu vực. Nói một cách khác, có một sự đồng thuận về các lợi ích chiến lược trong việc bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và hàng không đối với tàu chiến và máy bay. Cho dù Bắc Kinh sẽ có phản ứng nhanh, tố cáo Hoa Kỳ đe dọa chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, nhưng chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson sẽ góp phần ổn định sự cân bằng quân sự tại Biển Đông.
Câu hỏi 3 : Theo giáo sư, mục đích của Hoa Kỳ là gì khi điều tàu USS Carl Vinson tới thăm Việt Nam ? Sự kiện này có thể làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ với Bắc Kinh hay không trong lúc Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ ?
Carlyle Thayer : Hoa Kỳ là một cường quốc quân sự thế giới. Mỹ sử dụng sức mạnh hải quân để thể hiện các lợi ích của mình qua việc duy trì an ninh các tuyến đường biển cho cả tàu thương mại và tàu chiến. Các chuyến thăm hữu nghị của tàu chiến là một phần trong chiến lược ngoại giao hải quân. Khi tàu USS Carl Vinson thăm Đà Nẵng, thủy thủ đoàn sẽ tham gia một số hoạt động xã hội, thể thao. Điều này sẽ tạo ra bầu không khí thiện chí ở cả hai phía. USS Carl Vinson, hàng không mẫu hạm lớp Nimitz, là biểu tượng cho sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Các sĩ quan hải quân Việt Nam sẽ được biết thêm về các khả năng của tàu này.
Trung Quốc cũng đón các tàu chiến Mỹ tới thăm tại Hồng Kông. Trung Quốc cũng có các hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ. Cả Mỹ và Trung Quốc đều có lợi ích sống còn trong việc bảo đảm cho các tuyến đường thông thương hàng hải (SLOC) được an toàn và an ninh. Bất kỳ xung đột nào cũng sẽ làm rối loạn thương mại và gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả hai nước. Để hiểu được phản ứng của Trung Quốc, chúng ta cần tách biệt giữa việc tuyên truyền cuồng tín của Trung Quốc và thực tế là cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều không thể để cho căng thẳng gia tăng.
Câu hỏi 4 : Giáo sư có những bình luận gì thêm hoặc lưu ý những việc cần theo dõi nhân chuyến thăm sắp tới của tàu USS Carl Vinson ?
Carlyle Thayer : Vào tháng 06/2017, tàu USS John McCain, một khu trục hạm có trang bị tên lửa dẫn đường, đã tới thăm Đà Nẵng và sau đó là tàu chiến Mỹ đầu tiên tới thăm Cảng Quốc Tế Cam Ranh. Hai tuần sau, tàu chiến của Hải Quân Trung Quốc cũng tới thăm Cảng Quốc Tế Cam Ranh. Cũng trong năm 2017, Việt Nam liên tiếp đón bộ trưởng Quốc Phòng Nga và Hoa Kỳ tới thăm. Cảng Quốc Tế Cam Ranh mở cửa cho tất cả các nước. Tàu chiến của Singapore, Pháp, Nhật Bản, v.v. đã tới thăm cảng này.
Tôi nghĩ rằng vào một lúc nào đó trong tương lai, Việt Nam sẽ đón tiếp các tàu chiến của Trung Quốc. Vấn đề cơ bản là Việt Nam tiếp tục chính sách duy trì cân bằng đa cực giữa các cường quốc lớn. Để có được độc lập và tự chủ về chiến lược, Việt Nam quan hệ cân bằng với các cường quốc lớn. Nói một cách khác, nếu các cường quốc duy trì sự cân bằng thì Việt Nam không bị rơi vào quỹ đạo của nước nào. Như vậy, Việt Nam có thể tiếp tục giữ vai trò độc lập và đóng góp tích cực vào an ninh khu vực.
Trong bối cảnh đó, tất cả các cường quốc lớn đều hưởng lợi. Chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson không phải là dấu hiệu của việc Việt Nam rơi vào quỹ đạo của Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc. Chuyến thăm cho thấy sự tin giữa lẫn nhau, giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, đã gia tăng. Các lãnh đạo ở Hà Nội cảm thấy hài lòng về bước phát triển mới trong hợp tác về hàng hải với Hoa Kỳ. còn Trung Quốc thì đang lạc quan về việc tàu USS Carl Vinson thăm hữu nghị Việt Nam.
Câu hỏi 5 : Giáo sư bình luận gì về việc Anh Quốc cho khu trục hạm săn tàu ngầm HMS Sutherland, trên đường từ Úc trở về, lại đi qua Biển Đông ? Phải chăng là để khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải ? Liệu Bắc Kinh có phản đối hay không ?
Carlyle Thayer : Anh Quốc là cường quốc hàng hải và có những cam kết bảo đảm an ninh trong khu vực Đông Nam Á trong khuôn khổ hiệp định quốc phòng 5 quốc gia (FPDA), tức là với Úc, New Zealand, Singapore và Malaysia. Anh Quốc là một đồng minh của Mỹ trong khối NATO và dưới thời tổng thống Donald Trump thì tầm quan trọng của tự do hàng hải được nâng cao hơn. Anh Quốc cũng tìm kiếm các quan hệ mới sau khi ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (Brexit), ví dụ như tìm kiếm thỏa thuận tự do thương mại với Úc. Anh Quốc cũng ủng hộ việc tôn trọng luật pháp quốc tế.
Việc triển khai tàu HMS Sutherland giúp đạt được nhiều mục tiêu, như thể hiện sức mạnh hàng hải của Anh, trấn an các đối tác trong FPDA, thể hiện tình đoàn kết với Hoa Kỳ trong việc bảo đảm tự do hàng hải, tăng thêm chiều kích trong quan hệ giữa Anh và Úc và ủng hộ một trật tự hàng hải trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Câu hỏi 6 : Hành động này của Anh có ý nghĩa gì đối với Việt Nam và các nước ASEAN, nhất là vào lúc Singapore vừa thông báo sẽ cố đạt được thỏa thuận nào đó với Trung Quốc trong việc xây dựng Bộ Luật Ứng Xử tại Biển Đông (COC) ?
Carlyle Thayer : Các hành động của Anh, cùng với Pháp và Hoa Kỳ giúp thực thi luật pháp quốc tế, trong đó có phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế có lợi cho Philippines trong vụ kiện Trung Quốc. Tòa Án quyết định rằng tại Biển Đông, không hề có đảo theo định nghĩa của luật pháp và hai trong số các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng nằm ở dưới mực nước biển và do vậy, không có lãnh hải 12 hải lý. Trung Quốc, về nguyên tắc, đòi các nước phải xin phép khi đi vào Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý. Do không có đảo chiểu theo định nghĩa hợp pháp, tại Biển Đông, thì cũng không có thực thể nào có Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý.
Các hành động của Anh Quốc, cùng với các cường quốc hàng hải khác, trấn an Việt Nam và các nước Đông Nam Á, rằng Trung Quốc không thể áp đặt « luật pháp quốc tế theo các đặc trưng Trung Hoa » đối với các tuyến hàng hải ở Biển Đông. Nếu không một nước nào phản đối đòi hỏi của Trung Quốc, thì Bắc Kinh có thể lập luận rằng, chiểu theo luật pháp quốc tế, cộng đồng quốc tế đã thừa nhận đòi hỏi của Trung Quốc. Qua việc khẳng định quyền tự do lưu thông, Anh Quốc muốn nói rằng cộng đồng quốc tế không thừa nhận đòi hỏi của Trung Quốc. Điều này còn củng cố phán quyết của Tòa Án Trọng Tài.
Năm nay, Singapore làm chủ tịch ASEAN cũng như là điều phối viên của ASEAN trong quan hệ với Trung Quốc. Singapore có trách nhiệm giám sát các cuộc tham khảo giữa ASEAN và Trung Quốc về COC hiện đang đi vào một giai đoạn mới bổ sung các chỗ trống trong bộ khung về COC. Các hành động của Anh hỗ trợ cho Singapore trong đàm phán với Trung Quốc. Truyền thông Trung Quốc sẽ có những phản đối « theo thông lệ » chống tàu chiến của Anh Quốc. Nhưng Trung Quốc sẽ không cản trở tàu HMS Sutherland đi qua Biển Đông.

Mỹ: 11 người bị ngộ độc do mở thư lạ ở căn cứ gần Lầu Năm Góc

Ngày đăng : 09:59 - 28/02/2018
11 người tại một căn cứ quân sự Mỹ ở hạt Arlington thuộc bang Virginia đã có những biểu hiện bị ốm sau khi mở một bức thư bị nghi chứa độc tố. Trong đó, 3 người đã phải nhập viện.
RT đưa tin, Sở Cứu hỏa Arlington đã nhận được thông tin về sự xuất hiện của một chất độc lạ từ cuộc gọi của Căn cứ Myer–Henderson Hall vào lúc 16h30 (giờ địa phương) hôm 27/2. Lực lượng chức năng đã nhanh chóng được huy động tới hiện trường.
Chia sẻ trên Twitter, Sở Cứu hỏa Arlington cho hay sức khỏe của 3 người phải nhập viện đã trong tình trạng ổn định.
Các cung đường dẫn tới căn cứ Myer–Henderson Hall đã được lực lượng cảnh sát phong tỏa. 
Tuy nhiên, ít nhất 5 người đã có những triệu chứng như chảy máu mũi và bị ngứa sau khi tiếp xúc với chất độc lạ, kênh tin địa phương ARLnow cho biết. Các cung đường dẫn tới Căn cứ Myer–Henderson Hall, khu vực chỉ cách Lầu Năm Góc khoảng 2 km, đã bị lực lượng cảnh sát phong tỏa.
Một quan chức thủy quân lục chiến Mỹ cho biết thêm, “một số binh sĩ đã phải cần tới sự chăm sóc của y tế sau vụ việc tiếp xúc với chất lạ”. Hiện các bên đang phối hợp điều tra với FBI.
Không rõ ai là người đã giao bức thư độc tới căn cứ Myer–Henderson Hall cũng như chất độc lạ được xác định là chất gì. Điều đáng nói, căn cứ quân sự này là nơi hoạt động của các các nhân viên dân sự và quân sự.


Minh Thu (lược dịch)

Đầu năm cuối năm lại nói đến Trump

Tác Giả:
 Đoàn Hưng Quốc

Ảnh CNN
Nếu có một nhân vật làm câu chuyện đầu và cuối (Alpha and Omega) của 2017, 2018, 2019, 2020, 2021… phải là Trump. Cho dù ông có sẽ bị truất phế hay làm Tổng Thống một hay hai nhiệm kỳ nhưng chắc chắn Trump sẽ không bị quên lãng, cọng theo câu hỏi nhức nhối rằng tại sao dân Mỹ bầu cho Trump?
Câu trả lời rất đơn giản và quen thuộc với mọi người Mỹ gốc Việt: giàu thì sướng; nghèo được nhà nước lo từ ăn ở, sức khỏe cho đến con cái đi học; chỉ có giới trung lưu bị chặt thuế đẹp từ trong paycheck! Nên người trung lưu Hoa Kỳ đã phẩn nộ bỏ phiếu cho một ông tỷ phú thô lỗ và bịp bợm nhưng ít nhất trong thời gian tranh cử dám thọt ngón giữa (stick the finger, tức là chửi Đ.M.) vào mặt giai cấp quyền thế (the power elites) lẫn đám trí thức cấp tiến (the liberals) cùng truyền thông dòng chính (mainstream media)…cho đỡ tức.
Có người phản đối cho rằng giới trung lưu ở Cali, New York không bỏ phiếu cho Trump. Nhưng nhiều người cho rằng Cali ngày nay không còn là Mỹ nửa khi chỉ có Việt Nam, Mễ, Đại Hàn, Tàu, Ấn Độ sống tại đó.
Giai cấp trung lưu là cột trụ của nền dân chủ. Giới trung lưu đi bỏ phiếu đông nhất và khai mào cho những cuộc tranh đấu làm thay đổi nước Mỹ tận gốc rễ như quyền bình đẳng màu da, nam nữ cùng vai trò của Hoa Kỳ từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Cho nên không lấy làm lạ khi giới trung lưu bị moi rổng ruột (the hollowing out of the middle class) nền dân chủ Hoa Kỳ cũng bị lung lay: tựu trung vì hai chuyện thuế má và công ăn việc làm.
Một thực tế xã hội là nhà giàu dùng mánh khóe và quyền lực để không trả thuế [1], còn người nghèo không có tiền trả thuế. Giới trung lưu ăn học nhiều nên dễ bị dụ chia thành hai phe cải nhau: (1) cánh bảo thủ đòi giảm thuế cho tư bản, (2) hay phe cấp tiến đòi tăng thuế cho các chương trình xã hội. Nhưng dù tăng hay giảm thì chỉ có giới trung lưu è cổ trả tiền: một đại công ty được miễn thuế 1 tỷ USD, hay 2000 người nghèo lãnh mỗi người 500 ngàn USD trợ cấp ăn ở, y tế vẫn phải có người bù đắp vào lổ trống đó. Giới trung lưu lý luận, đi bầu và… trả tiền nhưng không có người đại diện trong khi tư bản đầy quyền lực (the power elites) còn nhà nghèo được thành phần trí thức cấp tiến (the liberals) bênh vực. Trump gọi đây là nền chính trị dàn dựng (the system is rigged). Cho nên sự phẩn nộ nơi lá phiếu cho Trump khác hẳn với phong trào đấu tranh giai cấp vào thế kỷ 19-20 như một hiện tượng xã hội mới của các nền dân chủ Tây Phương trong thế kỷ 21.
Hai cánh Tân Bảo Thủ (neo-conservatism) và Tự Do Cấp Tiến (liberalism) lại đồng quan điểm muốn nước Mỹ làm sen đầm quốc tế (world police) bảo vệ và phát huy cho nền thương mại và tự do toàn cầu (globalization). Hoa Kỳ dàn dựng WTO, tốn kém 1500-4000 tỷ USD (tùy theo cách tính) cho chiến trường Trung Đông, nhưng dân chúng mất tinh thần khi thấy Trung Quốc ngày thêm phát triển và có thể qua mặt Mỹ trong 10-20 năm tới đây. Dân chủ và tiến bộ toàn cầu chỉ là bánh vẽ khi công nhân Hoa Kỳ trong các ngành thép, than đá, xe hơi, điện tử, v.v… mất việc hàng chục năm, hay ngay cả những chuyên viên trên 50 tuổi không hy vọng tìm ra việc làm khác tương xứng. Thôi thì mạnh nước nào lo chuyện của mình trước đã – America First.
Điều cuối cùng khiến dân chúng nổi nóng khi đảng Dân Chủ trước đây bênh vực cho quyền lợi công nhân nay quay sang cổ vỏ cho dân di cư, đồng tính, phá thai và người nghèo không chịu đi làm để…kiếm phiếu. Cho nên một ông Tổng Thống thô lổ như Trump lại trở thành đầu đàn cho cuộc chiến tranh văn hóa (cultural war) đả phá thành phần Tự Do Cấp Tiến và truyền thông dòng chính. Tư cách và các phát ngôn ngợm nghĩnh của Trump mang đầy tính toán (by design) như thái độ phản kháng (f.y., fuck you hay là Đ.M. mày) chống lại lề lối chính trị xuôi chiều (political correctness) trong xã hội.
Câu chuyện không phải chỉ riêng cho người Mỹ trắng mà lan cả vào bàn ăn của nhiều gia đình gốc Việt: ông già nói chuyện chống Cộng (nhưng chẳng ai để ý); bà già dùng tiền trợ cấp xã hội để gởi về Việt Nam giúp thân nhân; con cái đi làm trả thuế, chi tiền cho mẹ về thăm nhà dù chia hai phe bênh hay ghét Trump; bà con từ Việt Nam ngày càng nhiều tiền gởi con du học, đi du lịch và kinh doanh mua nhà tìm cách định cư sang Mỹ.
Cả thế giới mong rằng sau Trump nước Mỹ sẽ trở lại như cũ để lo chuyện bao đồng thiên hạ. Nhưng Trump đã làm bùng dậy làn sóng phẩn nộ mà trước đây cả cánh hữu lẫn tả đều không ngờ đến. Tiếng nói mạnh nhất trong chính trường ngoài Trump là của Bernie Sander thuộc cánh tả như tấm gương chiếu ngược nhưng đồng thời chống toàn cầu hóa để bảo vệ quyền lợi cho Hoa Kỳ.
Thử xem con tạo xoay vần đến đâu.
———————————–
[1] Với mỗi sắc thuế mới thì nhà giàu dùng tiền áp lực lên các chính trị gia viết ra luật thuế, rồi sau đó thuê luật sư, kế toán viên để tránh thuế; còn gười nghèo tất nhiên được miễn thuế.

TT Trump: "Có thể tay không" chống súng để ngăn thảm sát ở Florida

Đăng ngày 28-02-2018 Sửa đổi ngày 28-02-2018 14:57
mediaTổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi họp với thống đốc các bang về tình hình an ninh học đường tại Nhà Trắng, Washington, ngày 26/02/2018.REUTERS/Jonathan Ernst
Tổng thống Mỹ khẳng định có thể tay không tham gia ngăn chặn vụ xả súng trong trường trung học Marjory Stoneman, Parkland, bang Florida, nếu ông có mặt tại chỗ. Phát biểu ngày 26/02/2018 về tình hình an ninh học đường trước thống đốc của 50 bang tại Nhà Trắng, tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích nhân viên cảnh sát hoạt động tại trường đã không ra tay khi thủ phạm Nicolas Cruz sát hại 17 người hôm 14/02 bằng súng AR-15.
Tổng thống Mỹ nói : « Tôi thật sự nghĩ rằng tôi sẽ xông thẳng vào trong, ngay cả khi không có vũ khí, và tôi nghĩ đa số những người ở đây (các thống đốc họp tại Nhà Trắng) có lẽ cũng làm như vậy ». Ông Donald Trump nhận xét : « Đó không phải là những người được trao huy chương danh dự. Cách mà họ hành động thật kinh tởm. Cách mà họ hành động là nỗi xấu hổ ».
Các phát biểu của tổng thống cũng nhắm đích danh đến Scot Peterson, nhân viên cảnh sát đã không hành động ngay khi xảy ra vụ xả súng. Ông Peterson đã từ chức sau khi bị đình chỉ công tác không lương.
Cũng trong buổi họp với thống đốc các bang, tổng thống Mỹ tỏ ra quyết tâm đề phòng để xảy ra những vụ thảm sát tương tự bằng cách cấm « bump stocks » (thiết bị điều khiển súng tự động). Ông khẳng định « sẽ tự quyết định cấm thiết bị này và không bận tâm là Nghị Viện có làm hay không ».
Những tuyên bố trên của tổng thống Mỹ đánh dấu sự bất đồng đáng kể với quan điểm của Hiệp Hội Súng của Mỹ (NRA) mà ông tự khẳng định là « fan hâm mộ nhất ». Phát ngôn viên Sanders trấn an rằng tổng thống Trump lắng nghe mọi quan điểm về chủ đề này và tuyên bố : « Mọi người cùng nhất trí… để làm việc có thể làm để bảo vệ trẻ em Mỹ ».
Tại Parkland, ngày 26/02, giáo viên đã quay lại trường để chuẩn bị bài giảng đón học sinh vào thứ Tư 28/02.

Hai người mất mạng vì trốn trong càng máy bay "đi chui"

Hai người đàn ông đã rơi xuống đường băng của một sân bay ở Ecuador và thiệt mạng với nguyên nhân ban đầu được xác định là có thể 2 người này đã trốn vào bộ phận hạ cánh máy bay để đi “chui” tới Mỹ.
 >> Máy bay Mỹ quay đầu vì động cơ tóe lửa trên không
 >> Nữ hành khách thản nhiên phơi nội y trên máy bay gây phẫn nộ
 >> Máy bay hạ cánh khẩn cấp vì hành khách không ngừng "xì hơi"

Đội cứu hộ đưa thi thể của một trong hai người đàn ông lên xe. (Ảnh: Sky News)
Đội cứu hộ đưa thi thể của một trong hai người đàn ông lên xe. (Ảnh: Sky News)
Newsweek đưa tin ngày 27/2, sự việc xảy ra tại sân bay ở Guayaquil, Ecuador khi nhân viên an ninh phát hiện thi thể 2 người đàn ông trên đường băng. Theo điều tra sơ bộ, cảnh sát Marcelo Tobar cho biết 2 người đàn ông, một 25 tuổi và một 30 tuổi đã trèo vào càng máy bay của hãng hàng không Latam (trụ sở tại Las Condes, Chile).
“Khi máy bay cất cánh, có thể họ đã bị rơi khỏi máy bay hoặc họ sợ quá nên buông tay ra”, ông Tobar chia sẻ. Ông nhận định rằng hai thanh niên này có thể đã tính đi “chui” máy bay sang Mỹ bằng cách này. Cảnh sát không công bố quốc tịch cũng như nhận dạng của 2 người đàn ông, tuy nhiên theo nguồn tin của Sky News, họ được cho là người Peru do điểm khởi hành của chuyến bay là từ Peru.
Hiện nguyên nhân vì sao 2 người đàn ông có thể trèo trót lọt vào càng máy bay vẫn chưa rõ.
Sau khi phát hiện ra sự cố, sân bay đã đóng cửa 90 phút để cơ quan chức năng có thể chuyển 2 thi thể ra ngoài. Sau đó, máy bay Boeing 767-300 của hãng Latam tiếp tục hành trình bay tới điểm cuối New York như thường lệ. Theo CBS News, sau khi kết thúc hành trình, máy bay này được cho là phải quay trở lại Ecuador để tiếp tục điều tra.
Đây không phải là lần đầu tiên những trường hợp đi "chui" máy bay như vậy xảy ra. Vào năm 2015, một người đàn ông đã chui vào càng máy bay của hãng British Airways, Anh bay từ Johannesburg, Nam Phi đến London, Anh. Người này đã sống sót kỳ diệu sau khi chịu lạnh 11 giờ đồng hồ bên ngoài máy bay trong điều kiện thiếu oxi.
Vào năm 2014, một nam thiếu niên cũng trốn vào bánh xe máy bay và di chuyển trót lọt từ California tới Hawaii, vẫn sống sót và không thương tích sau 5 tiếng đồng hồ lơ lửng trên không trung.
Đức Hoàng

Lewinsky: Vụ bê bối Clinton là một 'lạm dụng quyền lực'

Lewinsky và Tổng thống Clinton có một cuộc tình 'lác đác' bắt đầu vào năm 1995Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionLewinsky và Tổng thống Clinton có một cuộc tình 'lác đác' bắt đầu vào năm 1995
Monica Lewinsky, cựu thực tập viên Nhà Trắng, người có quan hệ với cựu tổng thống Bill Clinton, cho biết đó là một "lạm dụng quyền lực" về phía ông.
Cô Lewinsky lúc đó 22 tuổi khi dính dáng vào mối quan hệ lãng mạn với vị Tổng thống hơn cô 27 tuổi.
Lewinsky vừa viết một bài tiểu luận cho tạp chí Vanity Fair, phản ánh về các sự kiện sau khi phong trào #MeToo.
Lewinsky cũng tiết lộ rằng cô đã bị chẩn đoán với hậu chấn thương tâm lý (PTSD) sau vụ bê bối.
Tình trạng này là do "bị công khai phê phán và tẩy chay" khi quan hệ tình cảm bị báo chí bàn tán trong truyền thông và ở tòa.
Tin tức về mối quan hệ của họ thống trị các chương trình tin tức của Mỹ vào năm 1998 và 1999, sau khi Tổng thống Bill Clinton bác bỏ quan hệ đó trước khi thú nhận là có "liên hệ thân mật không đúng đắn" với cựu thực tập viên Nhà Trắng.
Các dân biểu Hạ viện đảng Cộng hòa sau đó khởi sự tố tụng hình sự đối với Tổng thống, lập luận rằng ông đã nói dối các nhà điều tra liên bang. Nỗ lực đó cuối cùng thất bại, và ông Clinton nắm quyền cho đến năm 2001.
Monica Lewinsky và Bill ClintonBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionScandal nổ ra sau khi một người bạn của cô Lewinsky ghi lại những cuộc trò chuyện của họ
Trong bài tiểu luận, bà Lewinsky, 44 tuổi, nói rằng bà vẫn xác nhận lời khai năm 2014 rằng mối quan hệ của họ có sự đồng thuận, nhưng trầm ngâm về "sự khác biệt quyền lực to lớn" tồn tại giữa hai người.
Bà Lewinsky nói rằng vào thời điểm bà có ''hiểu biết hạn hẹp về hậu quả" và hối tiếc về quan hệ này mỗi ngày.
"Từ điển định nghĩa "sự chấp thuận là gì? "Để cho phép điều gì đó xảy ra," bà viết.
"Và điều gì đó có ý nghĩa gì trong trường hợp này, với tương quan quyền lực giữa vị trí của ông ấy, và tuổi tác của tôi? ... Ông ấy là sếp của tôi, ông ấy là người có quyền lực nhất trên hành tinh này. Ông ấy lớn hơn tôi 27 tuổi, với đủ kinh nghiệm cuộc sống để hiểu rõ hơn. "
Monica Lewinsky, with her head down, being escorted in 1998 archive shotBản quyền hình ảnhAFPImage captionCông tố viên đặc biệt Kenneth Star cố gắng ép cô Lewinsky làm chứng chống lại ông Clinton
Kể từ khi tái xuất hiện trước công chúng vào năm 2014, bà Lewinsky đã thường xuyên lên tiếng công khai chống lại ức hiệp trực tuyến, tự gọi mình là "bệnh nhân zero" về xu hướng Internet.

Phong trào #MeToo

Trong bài tiểu luận nói trên, Lewinsky cũng thảo luận về phong trào công khai chống lại quấy rối tình dục và hành hung ngày càng phát triển của phụ nữ.
Cô viết rằng đã rơi nước mắt sau khi được một trong những nhà lãnh đạo của phong trào #MeToo liên lạc, bày tỏ sự cảm thông rằng cô Lewinsky đã "quá đơn độc" trong suốt sự việc.
Lewinsky viết: "Cách cô lập là một công cụ mạnh mẽ đối với người chinh phục, và tôi không tin rằng nếu chuyện này xẩy ra hôm nay tôi sẽ thấy cô độc.
"Có một số người cảm thấy những kinh nghiệm tại Nhà Trắng của tôi không có chỗ trong phong trào này, vì những gì xảy ra giữa Bill Clinton và bản thân tôi không phải là hành hung tình dục, mặc dù bây giờ chúng ta nhận ra rằng đó là một sự lạm dụng quyền lực".

Afghanistan "xuống hết nước" với Taliban để chấm dứt chiến tranh

Vân Anh | 28/02/2018 21:18
Afghanistan "xuống hết nước" với Taliban để chấm dứt chiến tranh
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani tại hội nghị hợp tác hòa bình và an ninh ở Kabul. Ảnh: Reuters

Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đề nghị công nhận Taliban là một nhóm chính trị hợp pháp, như một phần trong tiến trình mà ông nói có thể dẫn đến các cuộc đàm phán để chấm dứt cuộc chiến kéo dài hơn 16 năm qua.

Lời đề nghị được đưa ra hôm 28.2 tại hội nghị quốc tế ở Kabul nhằm thiết lập nền tảng cho đàm phán hòa bình là tín hiệu mới nhất về sự sẵn sàng đối thoại ngày càng lớn từ chính phủ Afghanistan do phương Tây hậu thuẫn với Taliban.
Tổng thống Ghani đề xuất ngừng bắn và thả tù nhân, cùng một loạt lựa chọn khác, trong đó có bầu cử, Taliban tham gia vào tiến trình chính trị, và xem xét hiến pháp theo một thỏa ước với lực lượng này.
"Chúng tôi đang đưa ra lời đề nghị mà không cần điều kiện tiên quyết nào để tiến tới một thỏa thuận hòa bình" - Reuters dẫn lời ông Ghani phát biểu tại hội nghị tiến trình Kabul có sự tham gia của các quan chức đến từ 25 nước.
"Taliban được kỳ vọng là sẽ đóng góp vào quá trình tạo dựng hòa bình, mục tiêu là lôi kéo Taliban - với tư cách một tổ chức, vào các cuộc hòa đàm" - ông Ghani nói.
Để đổi lấy sự công nhận là một nhóm chính trị hợp pháp, Taliban sẽ phải công nhận chính phủ Afghanistan và tôn trọng luật pháp - Tổng thống Ghani nhấn mạnh.
Động thái trên được xem là sự thay đổi đáng kể của ông Ghani, người trước đây gọi Taliban là khủng bố và phiến quân, mặc dù ông cũng từng đề xuất đàm phán với một bộ phận của Taliban chấp nhận hòa bình.
Taliban - đang chiến đấu để khôi phục lại chế độ Hồi giáo ở Afghanistan sau khi bị lực lượng do Mỹ đứng đầu đánh bại năm 2001 - đã đề nghị bắt đầu các cuộc đàm phán với Mỹ, nhưng đến nay vẫn từ chối đàm phán trực tiếp với Kabul. Hiện chưa rõ với đề nghị mới nhất này của Tổng thống Ghani, Taliban sẽ phản ứng ra sao.
Taliban thừa nhận rằng họ đang đối mặt với áp lực từ các nước bạn bè để chấp nhận đàm phán.

Fox News: Lộ bằng chứng Iran xây căn cứ ở Syria, đủ tên lửa uy hiếp toàn lãnh thổ Israel


Tướng Mỹ: Nga “vừa phóng hoả, vừa dập lửa” ở Syria

Phạm Nghĩa | 28/02/2018 14:43
Tướng Mỹ: Nga “vừa phóng hoả, vừa dập lửa” ở Syria
Tướng Joseph Votel – người đứng đầu Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ. Ảnh: Reuters

Một tướng lĩnh cấp cao Mỹ ngày 27-2 cáo buộc Nga góp phần gây ra tình trạng bất ổn ở Syria trong bối cảnh lệnh ngừng bắn do Moscow đơn phương tuyên bố ở Đông Ghouta, ngoại ô thủ đô Damascus, bị sụp đổ.

Reuters dẫn lời tướng Joseph Votel – người đứng đầu Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ - mô tả Nga vừa là "kẻ đốt nhà", đồng thời là "lính cứu hoả", tức đóng cả 2 vai trong cuộc nội chiến ở Syria.
"Về ngoại giao và quân sự, Moscow đóng vai trò là ‘kẻ đốt nhà và lính cứu hỏa’, gây căng thẳng giữa các bên ở Syria. Sau đó, họ trở thành trọng tài giải quyết các tranh chấp và cố gắng làm suy yếu vị thế đàm phán của các bên" - ông Votel phát biểu tại phiên điều trần của Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ.
Cũng theo ông Votel, Nga cần phải thừa nhận rằng nước này không có khả năng hoặc không muốn đóng vai trò trong việc chấm dứt xung đột ở Syria. Ông Votel nói thêm Moscow đang sử dụng Syria để thử nghiệm các loại vũ khí và chiến thuật quân sự mới. Ngoài ra, Nga còn tăng số lượng tên lửa đất đối không tại khu vực, đe dọa khả năng "thống trị trên không" của Mỹ.
Trong khi đó, ông Votel từ chối bình luận về vụ tấn công nhằm vào lực lượng do Washington hậu thuẫn ở Syria ngày 7-2. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho biết nước ông vẫn chưa tìm ra người chỉ đạo vụ tấn công nói trên, được cho là liên quan đến một nhà thầu quân sự tư nhân Nga.
Reuters trước đó đưa tin khoảng 300 tay súng làm việc cho một nhà thầu quân sự tư nhân Nga có quan hệ với Điện Kremlin đã bị giết hoặc bị thương ở Syria.
Kể từ khi can thiệp vào Syria năm 2015, Moscow đã ủng hộ lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad – đang bao vây khu vực Đông Ghouta, ngoại ô thủ đô Damascus do phiến quân kiểm soát.
Tuy nhiên, nỗ lực thiết lập lệnh ngừng bắn ngắn hạn (kéo dài 5 giờ) của Nga hôm 27-2 bị thất bại sau khi lực lượng chính phủ tiếp tục tấn công vào Đông Ghouta chỉ sau một thời gian ngắn.
Tướng Mỹ: Nga “vừa phóng hoả, vừa dập lửa” ở Syria - Ảnh 1.
Khói bốc lên từ khu vực Đông Ghouta hôm 27-2. Ảnh: Reuters
Moscow và Damascus đổ lỗi cho phe nổi dậy khiến lệnh ngừng bắn sụp đổ, cáo buộc họ nã đạn vào một tuyến đường dành cho dân thường rời khỏi khu vực chiến sự. Tuy nhiên, phe nổi dậy bác bỏ cáo buộc đó.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moscow sẽ có kế hoạch chấm dứt các cuộc tấn công tương tự để cho phép hàng viện trợ được chuyển tới Đông Ghouta thông qua hành lang nhân đạo.
Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) cũng cho biết họ sẵn sàng tới Đông Ghouta để cung cấp hàng viện trợ nhưng nói rằng lệnh ngừng bắn ​​5 giờ do Nga đề xuất là quá ngắn ngủi.
Trong khi đó, tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) vừa mở cuộc điều tra về các vụ tấn công ở Đông Ghouta để xác định xem các bên có sử dụng vũ khí bị cấm hay không.

Triều Tiên thăng chức nhà ngoại giao phụ trách quan 

Bắc Hàn sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ

By H.Van

Tướng Kim Jong Chol, quan chức cao cấp của Đảng Lao Động cầm quyền tại Bắc Hàn phụ trách về vấn đề liên hệ giữa hai miền Nam và Bắc Hàn, và cũng từng là cựu giám đốc cơ quan tình báo Bắc Hàn. Ảnh: North Korean InsightTướng Kim Jong Chol, quan chức cao cấp của Đảng Lao Động cầm quyền tại Bắc Hàn phụ trách về vấn đề liên hệ giữa hai miền Nam và Bắc Hàn, và cũng từng là cựu giám đốc cơ quan tình báo Bắc Hàn. Ảnh: North Korean Insight
Trong cuộc họp vào ngày 26/02 với Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in, Tướng Kim Yong Chol cho biết: Chính phủ Bình Nhưỡng sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ, về hàng loạt vấn đề bao gồm cả chương trình phát triển nguyên tử của họ. Tướng Kim Yong Chol là  quan chức cao cấp của Đảng Lao Động cầm quyền tại Bắc Hàn phụ trách về vấn đề liên hệ giữa hai miền Nam và Bắc Hàn, và cũng từng là cựu giám đốc cơ quan tình báo Bắc Hàn, cùng ngồi trên khán đài với cô Ivanka Trump, con gái của Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump, trong lúc tham dự lễ bế mạc Thế Vận Hội Olympics Mùa Đông, tổ chức tại Pyeongchang, Nam Hàn. Tuy nhiên, hai bên không có bất cứ trao đổi gì.
Đệ Nhất Tiểu Thư Ivanka Trump, cùng ngồi trên khán đài với Tướng Kim Yong Chol. Ảnh: The IndependentĐệ Nhất Tiểu Thư Ivanka Trump, cùng ngồi trên khán đài với Tướng Kim Yong Chol. Ảnh: The Independent
Đệ Nhất Tiểu Thư Ivanka Trump, đứng đầu phái đoàn Hoa Kỳ tham dự lễ bế mạc Thế Vận Hội, cho Tổng Thống Moon Jae-in biết về lệnh trừng phạt mới nhất của Hoa Kỳ đối với Bắc Hàn, cũng như đưa ra thông điệp cá nhân của cha cô, khi đến Thủ Đô Hán Thành trong chuyến đi bốn ngày, bắt đầu từ ngày 23/02. Tướng Kim Yong Chol, đặc phái viên Bắc Hàn tham dự lễ bế mạc Thế Vận Hội Olympics tại Nam Hàn, là nhân vật gây tranh cãi. Ông bị tình nghi đã chỉ đạo hai vụ tấn công tại Nam Hàn, vào năm 2010, khiến 50 người Nam Hàn thiệt mạng.
Hàng dưới, từ trái qua phải: Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae In, Đệ Nhất Phu Nhân  Kim Jung-sook, và cô Invanka Trump. Ảnh: BBCHàng dưới, từ trái qua phải: Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae In, Đệ Nhất Phu Nhân Kim Jung-sook, và cô Invanka Trump. Ảnh: BBC

Bắc Hàn 'cấp nguyên liệu vũ khí hóa học cho Syria'

SyriaBản quyền hình ảnhAFPImage captionĐã có những báo cáo gần đây về các cuộc tấn công khí độc chlorine ở miền Đông Ghouta
Bắc Hàn gửi thiết bị có thể được dùng để sản xuất vũ khí hóa học đến Syria, truyền thông Mỹ dẫn phát hiện của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc.
Các nguyên liệu gồm gạch chống axit, van chống ăn mòn và đường ống, các bài báo cho biết.
Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc chưa công bố cũng cho hay các chuyên gia về tên lửa của Bình Nhưỡng được nhìn thấy tại các cơ sở chế tạo vũ khí của Syria, New York Times tường thuật.
Cáo buộc này được đưa ra sau khi có các báo cáo về khí độc chlorine được quân đội Syria sử dụng nhưng chính phủ nước này bác bỏ.
Bắc Hàn đang bị áp các lệnh trừng phạt của quốc tế về chương trình hạt nhân.
bắc hànBản quyền hình ảnhREUTERSImage captionTheo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Bắc Hàn thu được gần 200 triệu đôla vào năm ngoái nhờ xuất khẩu hàng hóa vi phạm các lệnh trừng phạt của quốc tế
Công ty 'bình phong'
Các nguyên liệu được Bắc Hàn gửi lậu tới Syria. Gạch chống axit được dùng để xây dựng các cơ sở sản xuất vũ khí hóa học.
5 chuyến hàng được gửi tới Syria qua một công ty thương mại Trung Quốc vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017. Đây được cho là một phần của hàng chục lô hàng trong nhiều năm.
Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Syria (SSRC) được cho là đã trả tiền cho Bắc Hàn qua một số công ty 'bình phong'.
Washington Post tiếp cận báo cáo do ban chuyên gia Liên Hiệp Quốc biên soạn, đánh giá về mức độ Bắc Hàn tuân thủ các nghị quyết của tổ chức này.
Trong báo cáo hồi tháng 9/2017 đã được công bố, ban chuyên gia cho biết họ đang "điều tra ghi nhận về việc hợp tác về vũ khí hóa học bị cấm, tên lửa đạn đạo và vũ khí thông thường" giữa Syria và Bắc Hàn.
Báo cáo cho hay hai quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc đã chặn các chuyến hàng trên đường đến Syria và lô hàng bị nghi là do Bắc Hàn xuất khẩu theo hợp đồng với các công ty 'bình phong' đại diện cho SSRC.
Phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc Stéphane Dujarric không cho biết liệu báo cáo bị rò rỉ này có được công bố hay không, nhưng người này nói với tờ New York Times: "Tôi nghĩ rằng thông điệp chính là tất cả các quốc gia thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm tuân thủ các lệnh trừng phạt đang có hiệu lực".
Chính phủ Syria được ghi nhận nói với ủy ban Liên Hiệp Quốc rằng sự hiện diện của Bắc Hàn tại Syria chỉ là các huấn luyện viên và vận động viên.
Syria đã ký kết Công ước về Vũ khí hóa học và đồng ý tiêu hủy kho vũ khí hóa học vào năm 2013 sau vụ tấn công bằng sarin giết chết hàng trăm người ở Ghouta.

Không cạnh tranh nổi kinh tế, Mỹ “khởi động đối đầu toàn diện với Trung Quốc“?

Hồng Nhung | 28/02/2018 09:58
Không cạnh tranh nổi kinh tế, Mỹ “khởi động đối đầu toàn diện với Trung Quốc“?
Tàu sân bay hạt nhân USS Nimitz cùng các tàu hộ tống. Ảnh: US Navy

"Tôi nghĩ rằng Washington cảm thấy áp lực và không đủ sức để cạnh tranh với Trung Quốc, do đó dùng sức mạnh quân sự thay thế và xem đây là một cách để đe dọa Trung Quốc rằng nước này sẽ chịu thất bại", tác giả, giáo sư đã nghỉ hưu người Mỹ James Petras nhận định.

Mỹ đã "khởi động một cuộc đối đầu toàn diện với Trung Quốc", bởi vì Washington không thể cạnh tranh với Bắc Kinh về mặt kinh tế, giáo sư Petras phát biểu.
Giáo sư Petras, tác giả của hàng chục cuốn sách về các vấn đề quốc tế, đã đưa ra bình luận trong một cuộc phỏng vấn với Press TV vào ngày 13/2 vừa qua, sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ kêu gọi Quốc hội phê chuẩn một khoản tăng ngân sách khổng lồ để chống lại "mối đe dọa" từ Nga, Trung Quốc, và Triều Tiên.
Hôm 12/2, Lầu Năm Góc đã đề xuất một khoản ngân sách 686 tỷ USD để phân bổ cho chi tiêu quân sự vào năm 2019. Đây là một trong những mức ngân sách lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ , và chủ yếu cũng dùng để tăng cường kho vũ khí hạt nhân của nước này. Khoản ngân sách này tăng 80 tỷ USD so với năm 2017.
Ngoài yêu cầu ngân sách 686 tỷ USD còn có 30 tỷ USD cấp thêm cho các cơ quan, bao gồm cả Bộ Năng lượng vốn chịu trách nhiệm duy trì các loại vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Không cạnh tranh nổi kinh tế, Mỹ “khởi động đối đầu toàn diện với Trung Quốc“? - Ảnh 1.
Tên lửa hạt nhân UGM-133 Trident II của Mỹ với tầm bắn lên tới 12.000 km có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên thế giới. Ảnh: Lockheed Martin
Cũng trong ngày 12/2, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ David L. Norquist đã tuyên bố với báo chí rằng ngân sách này hướng đến việc vô hiệu hóa các mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga, những nước "muốn định hình một thế giới theo ý định độc đoán của họ".
Giáo sư Petras nhận định "Mỹ đã bắt đầu một cuộc đối đầu toàn diện với Trung Quốc. Mỹ đã đánh thuế đối với mặt hàng thép và các sản phẩm khác, cũng như đe dọa tiến hành một cuộc chiến kinh tế toàn diện".
"Lý do rất rõ ràng. Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành quốc gia giao thương lớn trên thế giới. Trung Quốc đặc biệt tăng cường quan hệ thương mại với châu Âu, châu Á, và Mỹ Latinh,…", ông Petras cho biết thêm.
"Tôi nghĩ rằng Washington cảm thấy áp lực và không đủ sức để cạnh tranh với Trung Quốc, do đó dùng sức mạnh quân sự thay thế và xem đây là một cách để đe dọa Trung Quốc rằng nước này sẽ hứng chịu thất bại".
"Phải nói rằng Washington tập trung vào Trung Quốc là do thất bại trong việc phá hoại những nỗ lực hòa giải giữa Triều Tiên và Hàn Quốc", ông Petras nhận định.
"Mỹ đã thất bại trong nỗ lực đe dọa Iran. Mỹ đã đưa ra lời đe dọa Iran, Syria, Lebanon với sự hỗ trợ và can thiệp quân sự của Israel. Sự việc này là một trong những động thái quân sự hóa chính sách của Mỹ khi đối mặt với sự yếu kém về kinh tế và không nhận ra thực tế mới của những quốc gia trước đây phụ thuộc vào Washington như Hàn Quốc", giáo sư Petras lưu ý.

Báo động viễn cảnh "khủng hoảng trẻ em" ở Trung Quốc

Dù Trung Quốc đã từ bỏ chính sách một con nhưng tỉ lệ sinh ở nước này vẫn tiếp tục giảm khiến giới chuyên gia lo ngại về viễn cảnh dân số già hóa và “khủng hoảng trẻ em” ở đất nước đông dân nhất thế giới.
 >> Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của những “nạn nhân” dưới chính sách một con
 >> Những hệ lụy buồn từ chính sách một con của Trung Quốc

Gánh nặng tài chính trở thành rào cản khiến các cặp vợ chồng Trung Quốc không muốn sinh thêm con thứ 2. (Ảnh minh họa: AFP)
Khi cặp vợ chồng James Chen và Subrina Huang nghe tin chính phủ Trung Quốc bãi bỏ chính sách một con vào năm 2015 và cho phép các cặp vợ chồng được sinh con thứ 2, họ đã rất vui mừng và lên kế hoạch sinh thêm em bé nữa.
“Chúng tôi nghĩ là chúng tôi sẽ muốn có đứa con nữa. Tôi muốn một bé trai”, anh Chen, 35 tuổi, đang sinh sống ở Thượng Hải, chia sẻ.
Tuy nhiên, mong muốn đó đã nhanh chóng bị dập tắt. Cặp đôi này phải dành 3.172 USD mỗi năm chi trả cho khoản phí học thêm của con gái 6 tuổi bao gồm các lớp học nhảy múa và tiếng Anh. Sau đó, họ lại tiếp tục đau đầu tính đến vấn đề nhà cửa.
Cô Huang, 33 tuổi, thu nhập 789 USD mỗi tháng, cho biết nếu sinh con thứ 2 cặp đôi sẽ tiếp tục phải tính toán việc di chuyển sang một căn hộ khác có diện tích lớn hơn. Tuy nhiên, tình hình nhà ở cũng không mấy sáng sủa với gia đình cặp vợ chồng khi theo thống kê thì chi phí bất động sản ở các thành phố Trung Quốc cao gấp 91 lần thu nhập sau thuế (trong khi đó con số này ở New York là 25 lần).
“Nuôi dưỡng một đứa nhỏ thật không dễ chút nào. Chúng tôi giờ đã từ bỏ mong muốn có thêm đứa con thứ 2”, anh Chen, người có thu nhập khoảng 1.000 USD mỗi tháng, chia sẻ.
Trường hợp như cặp vợ chồng Huang và Chen không phải là “hàng hiếm” trong xã hội Trung Quốc. Theo ông Yang Wenzhuang, một quan chức thuộc Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình thuộc Bộ Y tế Trung Quốc, có tới 4/5 các cặp vợ chồng Trung Quốc nói rằng sức ép tài chính là lý do hàng đầu ngăn cản việc họ sinh con thứ hai.
Gánh nặng tài chính
Theo số liệu của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, số lượng trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên bãi bỏ chính sách 1 con (2016) đã tăng đáng kể nhưng con số đã ngay lập tức “lao dốc” trong năm 2017.
Anke Schrader, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kinh tế Trung Quốc nhận định rằng khi chính sách thay đổi, chắc chắn mọi thứ sẽ có xu hướng tăng lên tuy nhiên mức tăng có bền vững hay không lại là một bài toán khác. Chuyên gia này cho rằng gánh nặng tài chính của việc nuôi con ở Trung Quốc đã trở nên quá lớn.
Sự phát triển của xã hội cũng là một phần dẫn tới “cuộc khủng hoảng trẻ em” ở Trung Quốc. Ngày càng nhiều người có học vấn cao hơn, họ sẽ càng có xu thế không quá coi trọng việc sinh nở.
Theo chuyên gia Gan Li, nhà kinh tế học thuộc Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam ở Thành Đô, người trẻ hiện tại có xu hướng tập trung vào sự nghiệp thay vì việc sinh nở nhiều như quan điểm truyền thống. Thêm vào đó, sức ép tài chính khiến xu hướng chỉ sinh 1 con trở nên tất yếu và đây là vấn đề sẽ khiến giới chức Trung Quốc phải tiếp tục cân nhắc và tính toán để khắc phục.
Sự thật này dường như phản ánh chính xác những gì đang diễn ra ở khu vực thành thị Trung Quốc khi 14,3% chi tiêu trong gia đình được dành cho việc nuôi con cái, theo nghiên cứu của đại học Bắc Kinh hồi năm ngoái. Theo nhà nghiên cứu James Liang, tỷ lệ sinh ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã xuống dưới 1 và xếp vào hàng thấp nhất thế giới. Chuyên gia này lo ngại tới viễn cảnh dân số Trung Quốc bị già hóa trong tương lai.
Dù tỉ lệ sinh nở ở nông thôn có khả quan hơn thành thị, nhưng nếu tính trung bình cả nước thì con số vào khoảng 1,6. Tỷ lệ này còn thấp hơn cả Nga và ngang bằng với Canada - các quốc gia thuộc nhóm có tỷ lệ sinh thấp trên thế giới.
“Trung Quốc đang đối diện với cuộc khủng hoảng trẻ em”, chuyên gia Wei Siang Yu chia sẻ. Điều này thật sự có thể khiến chính phủ nước này “đau đầu” vì theo dự báo dân số Trung Quốc sẽ tăng lên tới đỉnh điểm vào năm 2030 ở mức 1,45 tỷ trước khi giảm xuống mức 1 tỷ vào cuối thế kỷ 21.
Điều này có nghĩa là “quả bom nhân khẩu học” ở Trung Quốc có thể nổ bất cử lúc nào. Ngày 7/2, báo China Daily nhận định rằng trong 10 năm tới số người trẻ tuổi sẽ giảm đi đáng kể.
Theo thống kê dân số trong độ tuổi lao động từ 16-59 của Trung Quốc cách đây chừng 10 năm là khoảng 902 triệu người. Tuy nhiên, con số này đã bắt đầu sụt giảm từ năm 2012 và giảm tới 5 triệu trong năm 2017. Tính từ thời điểm 2025, cứ mỗi năm Trung Quốc sẽ có khoảng 7 triệu người nghỉ hưu. Điều này sẽ tiếp tục gây ra một hệ lụy khác, đó là việc người lao động phải tiếp tục căng thẳng với việc hỗ trợ nhiều hơn cha mẹ cao tuổi. Vấn đế này xảy ra trong bối cảnh các chương trình phúc lợi xã hội của Trung Quốc được nhận định là còn chưa đầy đủ và chưa thực sự hiệu quả.
Nỗ lực của chính phủ
Các nhà làm luật Trung Quốc đã bắt đầu tính tới đề xuất giảm thuế cho các gia đình đông con và giảm tuổi kết hôn xuống 18 tuổi (hiện nay tối thiểu là 20 với nữ và 22 với nam giới). Tuy nhiên, các chính sách này chưa được thông qua.
Năm 2018, Trung Quốc có thể sẽ ban hành chính sách mới như giảm thuế, hoặc hỗ trợ cho gia đình sinh con thứ 2. Bộ Y tế Trung Quốc mới đây cũng đã công bố một chương trình nhằm bổ sung khoảng 89.000 giường tại các bệnh viện và khoảng 140.000 bác sĩ phụ sản và hộ sinh cho tới năm 2020.
Tuy nhiên các nhà quan sát cho rằng những nỗ lực này vẫn có thể “như muối bỏ bể” và chưa đủ để đảo ngược được xu hướng tỉ lệ sinh giảm. Dù trước đó, Trung Quốc ban hành nhiều chính sách như cho phép nữ lao động sinh con thứ 2 nghỉ 5 tháng nguyên lương để chăm sóc con cái. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Đức Hoàng

Liệu ông Tập có rời sân bóng sau 2023?

Tập Cận BìnhBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionCó ý kiến nói kiến nghị sửa Hiến pháp sẽ cho phép ông Tập Cận Bình cầm quyền quá nhiệm kỳ Chủ tịch nước thứ nhì dự kiến kết thúc năm 2023
Gia hạn nhiệm kỳ cho Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ là "trò hề", theo ý kiến nêu công khai của ông Lý Đại Đồng, cựu tổng biên tập một tạp chí của Trung Quốc.
Nhà báo từng phụ trách tạp chí Băng Điểm của nhật báo Đoàn Thanh niên Trung Quốc đã gửi thư tới Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Kinh, nơi ông cư trú, phản đối đề nghị gia hạn các nhiệm kỳ chủ tịch và phó chủ tịch nước.
Nếu được thông qua, sửa đổi Hiến pháp về nhiệm kỳ "quá ba lần" này sẽ cho ông Tập Cận Bình cầm quyền quá năm 2023.
Không thể mặc định là cả nước đều đồng ý với kiến nghị sửa Hiến pháp. Người ta chỉ bị buộc im lặngLý Đại Đồng
Các báo quốc tế đã nói đây là động thái giúp ông Tập Cận Bình trở thành nhân vật số một "như Mao Trạch Đông".
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lên tiếng bảo vệ cho đề nghị sửa hiến pháp về nhiệm kỳ của lãnh đạo cao nhất, và ca ngợi ông Tập Cận Bình.
Báo China Daily nói bỏ hạn chế về nhiệm kỳ là cần thiết để "hoàn thiện hệ thống lãnh đạo Đảng và Nhà nước".
Nhật Báo Quân Giải phóng thì viết động thái này là "cần thiết và đúng lúc vô cùng".
Lý Đại ĐồngBản quyền hình ảnhLI DATONGImage captionÔng Lý Đại Đồng nói "ông đã quá già để sợ hãi"
Nhưng khi trả lời BBC Tiếng Trung qua điện thoại từ Bắc Kinh hôm 27/02/2018, nhà báo Lý Đại Đồng nói ông "đã quá già để mà sợ hãi".
Ông giải thích vì sao ông nhắn trên mạng WeChat cho đoàn đại biểu Quốc hội từ thành phố Bắc Kinh, nói việc gia hạn nhiệm kỳ "sẽ chỉ gieo mầm nội loạn".
"Là công dân Trung Quốc, tôi có nghĩa vụ phải cho các đại biểu Quốc hội biết quan điểm của mình. Tôi không quan tâm các đại biểu có hành động gì hay không. Nhưng không thể mặc định là cả nước đều đồng ý với kiến nghị sửa Hiến pháp. Người ta chỉ bị buộc im lặng."
"Tôi không thể chịu được việc này nữa. Tôi đã thảo luận với các bạn bè và chúng tôi đều bực bội. Chúng tôi muốn nói lên sự phản đối của mình."
Ông cũng cho hay, trên nguyên tắc, các đại biểu Nhân dân Đại hội Toàn quốc nhận tin nhắn của ông là đại diện cho vài triệu cử tri thủ đô, gồm có ông.
"Tôi thể hiện ý kiến của mình bằng cách an toàn, hợp pháp."
Tên của ông Tập Cận Bình đã được ghi vào điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc với "tư tưởng" của ông thành một phần văn kiện Đảng.
Con người ông Tập trở thành 'hạt nhân trung tâm' của tổ chức hơn 90 triệu thành niên này sau kỳ đại hội cuối 2017

Các vấn đề lịch sử

MaoBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionMao Chủ tịch từng là nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc nhưng bị cho là gây ra Cách mạng Văn hóa thảm khốc, làm hàng triệu người chết
Sinh năm 1952, từng làm tổng biên tập Băng Điểm (Freezing Point), một tuần báo thuộc Nhật báo Đoàn Thanh niên, ông Lý Đại Đồng bị đuổi việc năm 2006.
Lý do trực tiếp là 'án báo chí' khi Băng Điểm đăng một bài nghiên cứu đặt lại vấn đề về nhà Thanh và phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (Boxing rebellion).
Nhưng theo báo nước ngoài như The Guardian, nguyên nhân chính khiến ông Lý Đại Đồng bị sa thải là vì ông liên tục đòi quyền tự do thông tin ở Trung Quốc.
Hiện ông viết cho trang OpenDemocracy có trụ sở tại London nhưng các bài báo không được phép xuất hiện trên mạng ở Trung Quốc.
Những vấn đề lịch sử thường được trí thức Trung Quốc lật lại để nói lên các chủ đề hiện đại.
Ông Tập Cận Bình nay là 'hạt nhân trung tâm' của Đảng CS TQImage captionÔng Tập Cận Bình trở thành 'hạt nhân trung tâm' của Đảng CS TQ sau kỳ đại hội cuối 2017
Ngay khi xuất hiện ý tưởng để ông Tập Cận Bình "gia hạn" nhiệm kỳ sau 2023, có ý kiến đã ví ông với Viên Thế Khải thời cuối nhà Thanh.
Blogger có nick Zhang Chaoyang viết trên mạng xã hội:
"Đêm qua, giấc mơ phục hồi chế độ phong kiến của Viên Thế Khải đã trở lại trên quê hương."
Từ một sứ quân đầy quyền lực, Viên Thế Khải sau khi Thanh triều bị lật đổ, đã làm Tổng thống nền Cộng hòa Trung Hoa năm 1912.
Sang năm 2015, ông tuyên bố lập vương triều Hồng Hiến theo Khổng giáo và tự xưng làm Đại Hoàng Đế.
Triều đại của ông Viên Thế Khải chỉ tồn tại được 83 ngày.

Một hoàng đế Cộng sản?

Nguyễn Xuân Nghĩa
Tập Cận Bình và Mao Trạch Đông
Tập Cận Bình và Mao Trạch Đông
AFP
Tuần này, Hội nghị Kỳ Ba của Ban Chấp hành Trung ương Khóa 19 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc có phiên họp bất thường từ ngày 26 tới 28 để lập tức thông báo từ hôm Chủ Nhật 25 việc tu chỉnh Điều lệ Đảng và Hiến pháp nhằm mở rộng hạn kỳ lãnh đạo của Chủ tịch và Phó Chủ tịch quá hai nhiệm kỳ 10 năm. lãnh đạo kéo dài có thể gây quan ngại cho nhiều quốc. Sau Đại hội đảng của Khóa 19 vào Tháng 10 năm ngoái, người ta không ngạc nhiên về việc Tổng Bí Thư Tập Cận Bình ra sức thâu tóm quyền lực, nhưng sự kiện mới công bố về kỳ hạn lãnh đạo kéo dài có thể gây quan ngại cho nhiều quốc gia khác. Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về biến cố này.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa trong chương trình Diễn đàn Kinh tế. Thưa ông, quý thính giả của chúng ta cùng Nguyên Lam mong là ông đã bình phục sau nhiều tuần chuẩn bị Hội Xuân Mậu Tuất cho Quận Cam tại miền Nam California và kỳ này xin đề nghị ông phân tích cho biến cố vừa xảy ra tại Bắc Kinh khi ông Tập Cận Bình có thể làm Chủ tịch Trung Quốc sau hai nhiệm kỳ 10 năm như các vị tiền nhiệm trước đây. Thưa ông, chuyện ấy là gì vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta khởi sự từ bối cảnh trước. Thông thường, đảng Cộng Sản Trung Quốc có khóa họp năm năm tổ chức một lần vào mùa Thu và mất cả năm chuẩn bị để hơn hai ngàn đại biểu thay mặt gần 90 triệu đảng viên trên toàn quốc bầu lên một Ban Chấp Hành Trung Ương có hơn 200 Ủy viên chính thức và chừng 170 ủy viên dự khuyết. Tới cuối khóa họp thì Ban Chấp Hành Trung Ương có kỳ họp đầu tiên để thông báo kết quả họp hành thật ra được Bộ Chính Trị gồm mấy chục Ủy viên soạn trước theo nguyên tắc gọi là “dân chủ tập trung”. Nôm na là một đảng độc quyền có thể bầu lên một Ban Chấp Hành Trung Ương vài trăm người và Ban Chấp Hành đề cử 25 Uỷ viên Bộ Chính Trị và bảy hay chín người trong cơ chế tối cao là Thường vụ Bộ Chính Trị để quyết định thay cho gần một tỷ 400 triệu người dân. Trên cùng là Tổng Bí Thư đảng sẽ lãnh đạo Nhà nước, Quân đội và các cơ chế kỷ luật nhuốm mùi pháp luật.
- Thứ nữa, đầu năm sau Đại hội đảng Khóa 19, Ban Chấp Hành Trung Ương họp kỳ hai vào hai ngày 18-19 Tháng Giêng vừa qua để khai triển quyết định của đảng cho bộ máy nhà nước thi hành qua hai hội nghị hay “lưỡng hội” là Đại hội Nhân dân Toàn quốc, là Quốc hội, và một cơ chế tư vấn là Hội nghị Hiệp thương Chính trị hay Chính Hiệp sẽ họp vào đầu Tháng Ba này. Điều bất thường là sau đó một tháng, Ban Chấp Hành Trung Ương khóa 19 lại họp kỳ thứ ba để thông báo việc nới rộng thời hạn lãnh đạo của ông Tập Cận Bình qua hai nhiệm kỳ năm năm.

Văn hóa chính trị Trung Quốc có thật sự bí hiểm?

Văn hóa chính trị Trung Quốc là sự bí hiểm gói kín trong bí mật nhưng thật ra vẫn chỉ là chuyện tranh đoạt quyền lực thôi. -Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyên Lam: Thưa ông, đấy là một bối cảnh mà ông gọi là bất thường. Theo ông nghĩ thì chuyện gì đã xảy ra trong nội tình lãnh đạo của Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Văn hóa chính trị Trung Quốc là sự bí hiểm gói kín trong bí mật nhưng thật ra vẫn chỉ là chuyện tranh đoạt quyền lực thôi. Thông thường thì Ban Chấp Hành Trung Ương của một khóa có nhiều kỳ họp nhưng hai kỳ họp cách nhau một tháng là triệu chứng bất tường.
- Giới quan sát quốc tế cho là sau Hội nghị Kỳ Hai vào tháng trước thì từ hôm 26 Tháng Giêng đã có việc tu chỉnh Hiến pháp để nới rộng nhiệm kỳ cho họ Tập. Nhưng khi Hội nghị Kỳ Ba lại được đột ngột triệu tập trong ba ngày 26 tới 28 tháng này, với quyết định tu chỉnh Hiến pháp được công bố hôm Chủ Nhật 25 mà Tân Hoa Xã lại cho ghi ngày là 26 Tháng Giêng thì nhiều người tin là Tập Cận Bình dùng Ban Chấp Hành Trung Ương thay vì Bộ Chính Trị hay Thường Vụ Bộ Chính Trị để nới rộng quyền lực của mình. Lý do là trong hai cơ chế tập trung nói trên, ông ta không được đa số Ủy viên ủng hộ nên mới dùng Ban Chấp Hành Trung Ương là nơi ông có hậu thuẫn cao hơn. Nếu đúng như vậy thì ta nên kết luận ngược, rằng lãnh đạo Trung Quốc đang thiếu ổn định và thống nhấy ý kiến.
Nguyên Lam: Thưa ông, ngay sau Đại hội Khóa 19 vào Tháng 10 vừa qua, người ta đã thấy hai sự lạ. Thứ nhất là Điều lệ đảng và Hiến pháp chính thức công nhận “Tư tưởng Tập Cận Bình về Xã hội Chủ nghĩa với Màu sắc Trung Hoa”. Thứ hai là Đảng không đề cử một người làm Phó Chủ tịch nước, là nhân vật sẽ kế tục ông Tập Cận Bình sau khi nhiệm kỳ hai chấm dứt vào năm 2023. Phải chăng hai sự kiện ấy đã báo trước việc Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực ngang tầm Chủ tịch Mao Trạch Đông và còn hơn cả lãnh tụ Đặng Tiểu Bình, ông nghĩ sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi còn thấy sự lạ thứ ba là trong báo cáo chính trị dài hơn ba tiếng của Đại hội 19, Tập Cận Bình nhiều lần nói đến “các mâu thuẫn cơ bản của kỷ nguyên mới”. Ông ta thấy ra nhiều vấn đề khá nguy ngập và muốn tập trung quyền lực để giải quyết sau năm năm lãnh đạo từ Đại hội Khóa 18 vào cuối năm 2012 mà không xong. Điều ấy cũng có nghĩa là cùng với việc chuyển hướng cải cách chưa thành và chiến dịch diệt trừ tham nhũng lên tới cấp cao nhất, các phe phái bên trong đã đồng ý với việc tập quyền thay vì duy trì tinh thần thỏa hiệp theo nguyên tắc đồng thuận do Đặng Tiểu Bình đề ra. Bây giờ, sau khi củng cố quyền hành trong không gian và mở rộng hơn nữa vào thời gian, Tập Cận Bình đang lấy rất nhiều rủi ro cho bản thân nếu ông ta thất bại. Nhưng trái ngược, đấy lại là cơ hội cho các nước cảnh tỉnh, vì vậy, tôi cho rằng đây là một tin vui!
Nguyên Lam: Có lẽ thính giả của chúng ta đã quen với cách nhìn trái ngược của ông, nhưng thưa ông, tại sao ông lại coi đây là một tin vui?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin có hai phần giải thích, về đối ngoại và nội chính. Thế giới và truyền thông cứ ngợi ca phép lạ kinh tế Trung Quốc mà không thấy sự thật là lãnh đạo Bắc Kinh coi dư luận và luật lệ quốc tế tựa cái dép rách. Năm ngoái, tại thượng đỉnh kinh tế Davos và Đại hội đồng Liên hiệp Quốc, Tập Cận Bình thủ vai vô địch về hợp tác quốc tế và toàn cầu hóa dù vẫn trực tiếp can thiệp vào kinh tế quốc dân và coi thường các xứ khác. Thí dụ là cấm vận kinh tế Nam Hàn vì tội dám trang bị hệ thống võ khí phòng thủ, hoặc xen lấn vào nội tình chính trị của Úc. Trước đó thì phủ nhận phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực trong vụ tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo với xứ Philippines. Mới Tháng Bảy năm ngoái thì xóa bỏ các cam kết từ năm 1985 với Vương quốc Anh về quyền tự trị của Hong Kong trong khi quân sự hóa nhiều cụm đá nổi đã cưỡng chiếm của các lân bang như Việt Nam hay Philippines. Người ta lầm tưởng Bắc Kinh tận dụng “quyền lực mềm” là lợi ích kinh tế để tranh thủ thiên hạ chứ cứng mềm, âm thầm hay ngang ngược là động thái họ vẫn làm từ nhiều năm qua, để nhắm vào mục tiêu bá quyền tại Đông Á trong vài chục năm tới.
Quyền lực tuyệt đối lại dễ đưa tới tệ sùng bái cá nhân, là đặc sản chính trị Châu Á, khiến lãnh tụ chỉ tin vào hệ thống báo cáo tuyên truyền của mình mà che kín tầm nhìn. -Nguyễn Xuân Nghĩa

Củng cố quyền lực và loại bỏ đối thủ

Nguyên Lam: Theo ông, sau vụ tăng cường quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình thì liệu rằng các quốc gia khác có nhìn ra sự thể ấy hay chưa?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Các nước ở xa có thể than vãn nạn chà đạp tự do và dân quyền do Tập Cận Bình tiến hành từ nhiều năm qua nhưng cho rằng thà như vậy mà còn có ổn định để làm ăn. Các quốc gia ở gần thì không quên yếu tố an ninh lồng trong nhiều sáng kiến kinh tế của Bắc Kinh, như Con Đường Tơ Lụa hay các ngân hàng đầu tư và phát triển. Việc Tập Cận Bình mở rộng quyền hạn để thực hiện mục tiêu chiến lược trong vài thập niên tới là điều trở thành rõ rệt hơn.
- Vì vậy, tôi cho rằng các nước sẽ thận trọng hơn với Hiệp ước Đối tác Toàn diện Khu vực hay RCEP mà Bắc Kinh đang vận động nhằm thay thế Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương RCTPP của 11 quốc gia không có Hoa Kỳ. Thời điểm lật ngửa lá bài quyền lực của Tập Cận Bình càng khiến nhiều quốc gia quan ngại, như qua phản ứng của Hoa Kỳ, Nhật, Ấn Độ và Úc cùng một số nước khác trên cái trục Ấn Độ Thái Bình Dương. Cũng vậy, người ta hiều ra vỉ sao Hoa Kỳ có lập trường cứng rắn hơn trong quan hệ mậu dịch với Bắc Kinh sau khi khẳng định trong chiến lược quốc phòng mới mối nguy xuất phát từ Trung Quốc.
Nguyên Lam: Hồi nãy, ông nói đến hai phần giải thích, về đối ngoại thì như vậy, về nội chính thì ông nhận định thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Từ sau Đại hội Khóa 18, họ Tập đã củng cố quyền lực và sau năm năm lãnh đạo đã loại bỏ mọi đối thủ của mình cho tới Đại hội Khóa 19 vừa qua. Bây giờ, ông hoàn tất kế hoạch tập quyền cho tới sau năm 2023. Điều ấy có nghĩa là ông tìm ra hậu thuẫn trong đảng để giải quyết nhiều bài toán quá lớn của Trung Quốc mà ông ta gọi là “mâu thuẫn cơ bản”.
- Nhưng, như các lãnh tụ tập quyền là Tần Thủy Hoàng Đế, Hán Vũ Đế, Khang Hy hay Càn Long, Tập Cận Bình không thể lãnh đạo một mình. Ông ta phải có vây cánh, nhất là trong một thế giới đã có quá nhiều đổi thay khiến lãnh tụ phải ứng phó bén nhạy và hữu hiệu hơn. Nếu không, chính quyền lực tuyệt đối ấy sẽ trở thành gánh nặng và là trách nhiệm của lãnh tụ. Nạn lão hóa dân số và trai thiếu gái thừa, tình trạng ô nhiễm môi sinh, gánh nợ chất núi với đà tăng trưởng tất yếu giảm sút sau ba chục năm cải cách, v.v… là loại bài toán mới mà các thế hệ lãnh đạo trước không gặp.
Nguyên Lam: Như vậy thì quyền lực tuyệt đối cũng có mặt trái của nó, thưa ông, có phải vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đã thế, quyền lực tuyệt đối lại dễ đưa tới tệ sùng bái cá nhân, là đặc sản chính trị Châu Á, khiến lãnh tụ chỉ tin vào hệ thống báo cáo tuyên truyền của mình mà che kín tầm nhìn. Trên một lãnh thổ bát ngát có quá nhiều dị biệt và mâu thuẫn chằng chịt, trường hợp sai lầm rất dễ xảy ra mà cơ hội sửa sai lại thu hẹp vì quần chúng vô quyền không có tiếng nói. Nếu thất bại, và nhiều phần là như vậy, Tập Cận Bình không thể đổ lỗi cho ai khác mà cũng chẳng có điều kiện giảm khinh. Đấy là lúc mà các thế lực kia mai phục và chờ đợi….
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

Kim Jong-un 'từng dùng hộ chiếu Brazil giả'



GS.TS. Trần Khả Kỳ chia sẻ 10 bí quyết nâng cao tuổi thọ: Muốn khỏe đừng chỉ dựa vào thuốc

28/02/18 15:30




Sau đây là 10 nội dung chia sẻ của GS.TS. Trần Khả Kỳ - Quốc y đại sư ưu tú Trung Quốc về sức khỏe và cách dưỡng sinh. Nếu chúng ta sớm áp dụng những lời khuyên này, sẽ rất có ích.
Viện sĩ Trần Khả Kỳ sinh tháng 10 năm 1930 tại Phúc Kiến, Trung Quốc. Ông là Giáo sư, Tiến sĩ, Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc, Giảng viên y khoa, là Quốc y đại sư thế hệ thứ hai tại Trung Quốc. Ông đồng thời là chuyên gia nổi tiếng khoa nội Đông Tây y kết hợp, chuyên ngành tim mạch, được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc.
Hiện nay, đại sư Kỳ đã hơn 88 tuổi, trải qua gần 9 thập kỷ đời người với nhiều thăng trầm, ông theo chuyên ngành tim mạch và bản thân đã có những trải nghiệm đáng nhớ. Ông cho rằng, ruốt cuộc thì cả một đời người, hưởng thọ như vậy cũng là quá ngắn ngủi.
Ông từng có nhiều bài viết, bài diễn thuyết, bài báo nói về việc chăm sóc sức khỏe, dưỡng sinh. Những lời nói của ông luôn đi ngược với suy nghĩ của đám đông, làm thức tỉnh nhiều người. Phần tóm tắt nội dung trong bài viết này ít nhiều sẽ giúp bạn có cái nhìn khác, hy vọng bạn sẽ quan tâm đọc kỹ.
1. Thích sử dụng thuốc uống không phải là giải pháp hay
Bây giờ nhiều người không chú ý đến việc phòng ngừa bệnh tật từ trước, nhưng lại rất quan tâm đến việc sau khi mắc bệnh thì uống thuốc như thế nào, có vẻ như uống thuốc đối với họ mới là cách để giữ gìn sức khỏe, đó chính là một quan niệm hoàn toàn ngược đời.
Những người cao tuổi hiện nay cũng rất nhiệt tình trong việc mua thuốc, cứ hễ có bệnh là nhanh chóng mua thuốc về uống, điều này không phải là cách quản lý sức khoẻ tốt nhất và không có lợi cho sức khoẻ của người cao tuổi.
Đã gọi là thuốc, thì chỉ có 1 phần tốt 3 phần độc, cơ thể của người cao tuổi đã lão hóa, các bộ phận đã suy giảm chức năng hoạt động, đặc biệt là lượng máu trong gan hoạt động ít dần, các hoạt động thanh lọc tại gan giảm, khi thuốc đi qua gan chuyển hóa thấp, dẫn tới nồng độ thuốc trong máu tăng ở những mức độ khác nhau, từ đó gây ra các phản ứng phụ.
Tất nhiên, nói vậy không có nghĩa là khi mắc bệnh sẽ không dùng thuốc, thực sự bị bệnh thì đương nhiên phải uống thuốc. Chỉ là khi bạn đang hoàn toàn khỏe mạnh, chưa có bệnh, tranh thủ thời gian phòng bệnh, như vậy thì mới không phải uống thuốc, chẳng phải là giải pháp duy trì sức khỏe tốt nhất hay sao?
Xin hãy nhớ rằng, bất kỳ thời gian nào trong cuộc đời, phòng bệnh đều quan trọng hơn chữa bệnh.
GS.TS. Trần Khả Kỳ chia sẻ 10 bí quyết nâng cao tuổi thọ: Muốn khỏe đừng chỉ dựa vào thuốc - Ảnh 1.
 
2. Sống được đến bao nhiêu tuổi, 60% tùy thuộc vào chính bạn
Tuổi thọ của một người thông thường có khoảng 15% phụ thuộc vào di truyền, nhưng có tới 60% được quyết định bởi chính cá nhân người đó. Do vậy, từ khi còn nhỏ bạn cần phải biết đến việc chăm sóc sức khoẻ.
20 tuổi là bạn đã phải nên tự biết cách chăm sóc sức khỏe một cách cẩn thận. 40 tuổi, các chỉ số sức khỏe nên ở mức bình thường. Trước 60 tuổi, người chưa có bệnh. 80 tuổi nếu còn bơi lội thì người chưa già. 90 tuổi vẫn còn có thể chạy những bước nhẹ nhàng. Thì cứ như vậy nhẹ nhàng sống lên trăm tuổi.
3. Dù quyền cao chức trọng, tiền bạc chất đầy, vua hay dân thì rồi chết cũng là hết
Chúng ta đều hiểu rõ các triết lý sống đơn giản rằng, dù có chức vị cao đến đâu, tiền của nhiều đến đâu, vua quan hay thường dân, thì khi chết đi cũng chỉ còn là nắm đất dưới mồ. Nhà giàu vạn bạc, cũng chỉ ăn ngày 3 bữa, đất đai dài rộng cỡ nào, khi ngủ cũng chỉ cần chiếc giường nhỏ.
Muốn chăm sóc trái tim khỏe mạnh, bạn không cần phải quá tham lam. Hãy sống thật tốt, không cần leo quá cao, không cần so sánh, không tự tức tối hay căm giận chính mình.
Khi chúng ta sống, trạng thái tâm lý ổn định là rất quan trọng. Tuổi càng cao, thì lại càng cần phải sống thật nhiệt tình, năng nổ. Hãy làm nhiều hơn những việc mà mình muốn làm, tâm trạng không nên để biến động, rối loạn, không để cho cuộc sống trở nên lười biếng và bó hẹp một cách mệt mỏi.
Khi gặp bất kỳ chuyện gì, dù là thế nào, cũng nên để cho cơ thể thoải mái, tâm trạng dễ chịu.
Mỗi ngày dù kiếm được bao nhiêu tiền, ít cũng nên vui mừng, nhiều cũng vẫn giữ thái độ bình thường như thế.
Mỗi ngày ăn 3 bữa cơm, ít đạm nhiều rau, thức ăn mặn hay nhạt, món ăn ngon hay dở thì vẫn cứ nên ăn uống một cách ngọt ngào hạnh phúc.
Quần áo không nên quá cầu kỳ chọn lựa, mới cũng là đồ để làm mát giữ ấm, cũ cũng là đồ để che thân đỡ lạnh. Quần áo phấn son nhiều hay ít, suy cho cùng cũng chỉ là hình thức bề ngoài.
GS.TS. Trần Khả Kỳ chia sẻ 10 bí quyết nâng cao tuổi thọ: Muốn khỏe đừng chỉ dựa vào thuốc - Ảnh 2.
 
4. Vợ chồng giữ được quan hệ tốt, chính là cách chống lão hóa tốt nhất
Mối quan hệ tốt đẹp giữa chồng và vợ, được so sánh là những địa danh và phong cảnh tuyệt vời nhất. Ngay từ khi còn trẻ, trước khi bạn kết hôn, việc tìm kiếm bạn đời cũng nên có những "tiêu chuẩn" nhất định.
Bạn nên kết hôn với một người, mà họ dám thề rằng nếu không phải là bạn, thì họ sẽ không kết hôn với người khác. Ngay kể cả khi phát hiện ra bạn là người có rất nhiều khiếm khuyết, họ vẫn chấp nhận lựa chọn bạn, quyết tâm kết hôn với bạn.
Bạn đời tốt là mẫu người chấp nhận sự khác biệt của nhau, không phải chồng/vợ bạn thích ăn gì, là bạn phải thích ăn món đó. Mà có thể là, ai ăn gì thì tùy sở thích của người đó. Bạn thích ăn lòng trắng trứng gà, mà bạn đời của bạn thích ăn lòng đỏ, cũng không sao, mỗi người luôn được sống theo sở thích của mình.
Người vợ/chồng tốt không phải là người thích chờ đến trời tối, nắm tay bạn vui vẻ đi vào khách sạn, nhà hàng, mà là người đứng cửa chờ mong bạn về để cùng nhau ăn bữa tối.
GS.TS. Trần Khả Kỳ chia sẻ 10 bí quyết nâng cao tuổi thọ: Muốn khỏe đừng chỉ dựa vào thuốc - Ảnh 3.
 
5. Ăn tối sai cách thì toàn thân ốm yếu, bệnh tật tiềm tàng
Vào bữa sáng bạn nên ăn uống thật tốt, đặc biệt là món cháo yến mạch. Trong yến mạch rất giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan, có thể ngăn chặn sự hấp thu cholesterol và chất béo trong đường tiêu hóa, giúp giảm mỡ máu và có tác dụng làm giảm chất béo và cholesterol trong cơ thể.
Ăn trưa thì nên ăn đầy đủ, bạn có thể ăn nhiều sản phẩm đậu nành, có lợi cho việc làm hạ cholesterol.
Bữa tối đừng bao giờ ăn quá no. Nếu ăn tối quá nhiều trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng đến việc bài tiết insulin, tăng tốc lão hóa, và sau đó gây ra tiểu đường.
Ngoài ra, khi ăn quá nhiều, cơ thể không thể tiêu hóa hoàn toàn chất đạm, dưới tác động của vi khuẩn đường ruột sẽ sản sinh ra các chất độc hại. Vào ban đêm, đường ruột hoạt động chậm hơn, sẽ kéo dài thời gian tích tụ và lưu lại các chất độc hại trong ruột, từ đó làm tăng tỷ lệ ung thư đại trực tràng, nội tạng kết sỏi, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác.
Mỗi bữa tối chỉ nên ăn no khoảng 80%, "Dược vương" Tôn Tư Mạc từng nói, người nào không biết cách ăn uống, là không biết cách chăm sóc sức khỏe. Khi bạn cảm thấy có thể ăn thêm nửa bát cơm nữa, chính là lúc bạn nên dừng bữa ăn tối và rời khỏi bàn ăn.
Bữa tối nên ưu tiên ăn các thực phẩm thô, ăn thanh đạm, ăn có định lượng nhất định, đừng ăn nhiều, ăn tạp. Thời gian để ăn tối tốt nhất nên là khung giờ từ 6-7 giờ tối.
GS.TS. Trần Khả Kỳ chia sẻ 10 bí quyết nâng cao tuổi thọ: Muốn khỏe đừng chỉ dựa vào thuốc - Ảnh 4.
 
6. Những thực phẩm tốt cho sức khỏe bạn nên ưu tiên ăn thường xuyên hơn
Tất cả những ai quen biết với tôi đều biết rõ rằng tôi đặc biệt yêu quý 6 loại thực phẩm.
1, Tỏi: Mỗi ngày nên ăn 1-2 tép tỏi, ăn sống hoặc ăn chín đều được. Tỏi chứa các hợp chất lưu huỳnh có thể trực tiếp ức chế sự tổng hợp cholesterol trong gan.
2, Hành tây: Hành ăn sống có thể sẽ tốt hơn, càng nấu kỹ bao nhiêu thì sẽ làm làm giảm tác dụng hạ cholesterol bấy nhiêu.
3, Dầu ôliu: Khuyến nghị ăn nhiều dầu ôliu, có thể có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch.
4, Cá hồi: Ăn cá hồi nhiều hơn vì đây là thực phẩm chứa các axit béo Omega-3, chế biến bằng cách hấp là tốt nhất.
5, Gừng cho vào canh/trà: Tiêu thụ vừa phải gừng trong khi nấu canh, hoặc phơi gừng khô nghiền thành bột pha nước trà uống nóng cũng rất tốt. Gừng chứa các thành phần shogaol có thể điều chỉnh lipid máu.
6, Gạo đỏ/gạo lứt: Ngoài việc dùng để nấu rượu, gạo đỏ còn có thể dùng để chế biến các món ăn, có thể làm giảm cholesterol.
Tóm lại, bất kể là bạn ăn uống như thế nào, tôi khuyên bạn nên ăn uống cân bằng dinh dưỡng, ăn có nguyên tắc và thanh đạm một chút.
7. Nguyên tắc quan trọng về chế độ ăn uống
Thường xuyên ăn sữa chua
Không hút thuốc
GS.TS. Trần Khả Kỳ chia sẻ 10 bí quyết nâng cao tuổi thọ: Muốn khỏe đừng chỉ dựa vào thuốc - Ảnh 5.
 
Nên ăn thêm ngũ cốc thô và rau củ quả
Chú ý đến bữa ăn sáng nhiều hơn ăn tối
Kiểm soát lượng muối ăn hàng ngày
Sau khi ngủ dậy, nên đánh răng trước khi uống nước
Một ngày ăn 2 quả táo có thể cải thiện táo bón hiệu quả
Ăn chay hoàn toàn có thể dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng
Ăn cá ít nhất mỗi tuần một lần
Tránh xa nước ngọt và các loại nước uống có ga khác
Đừng ăn món nước lẩu đã được đun nấu quá lâu.
8. Nguyên tắc về tập luyện
1. Thường xuyên ưu tiên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
2. Phát triển thói quen ngâm chân nước nóng
3. Khi đi xuống cầu thang không nên dùng thang máy, ưu tiên đi bộ
4. Tập thể dục ít nhất nửa giờ mỗi ngày, thay vì 3 giờ vào cuối tuần
5. Nghỉ/ngủ trưa cũng là thời điểm tốt để chăm sóc cho sức khoẻ, không nhất thiết phải chờ đến đêm mới bắt đầu nghỉ ngơi
6. Ngủ trên một chiếc đệm/giường có độ cứng vừa phải sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ của xương sống (không nên ngủ đệm quá mềm).
7. Đến các bệnh viện chính thống để chăm sóc sức khỏe, mát xa cơ thể thay vì đến các cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp.
8. Tập thể dục với tư thế chính xác quan trọng hơn là tập luyện chuyên sâu đặc biệt.
GS.TS. Trần Khả Kỳ chia sẻ 10 bí quyết nâng cao tuổi thọ: Muốn khỏe đừng chỉ dựa vào thuốc - Ảnh 6.
 
9. Bài thuốc dành riêng cho người bị bệnh tim mạch huyết quản
Hầu hết những người mắc bệnh tim mạch ở Trung Quốc đều biết đến danh tiếng của giáo sư Trần Khả Kỳ, bởi ông có những thành tựu điều trị bệnh tim mạch vô cùng nổi tiếng. Đối với những người có bệnh mỡ máu cao, nhồi máu cơ tim phục hồi chức năng, ông có một cách rất đơn giản, thường xuyên khuyên bệnh nhân của mình là nên ăn bát canh thuốc này.
Nguồn gốc của thực đơn về món canh chữa bệnh tim mạch của giáo sư Kỳ bắt nguồn từ nhân vật nổi tiếng, đó là chuyên gia Đông y kỳ cựu Triệu Tích Vũ, Quách Sĩ Ngụy bào chế ra để điều trị các bệnh về cao huyết áp và bệnh tim mạch vành. Món canh thông mạch máu của giáo sư Kỳ ra đời dựa trên quá trình nghiên cứu và thử nghiệm của cá nhân ông và bệnh nhân của ông.
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim sau phẫu thuật có thể dùng món canh thuốc này dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, giúp phục hồi sau phẫu thuật, có thể trì hoãn bệnh phát triển.
Công thức món canh thông tắc mạch:
10-15g nhân sâm tươi phơi nắng, 15g hoàng kỳ tươi, 15g đan sâm, 15g đương quy, 10g nguyên hồ, 10g xuyên khung, 12-18g hoắc hương, 10-15g bội lan, 10g vỏ quýt khô (trần bì), 10 g bán hạ, 10g đại hoàng tươi.
Tình huống áp dụng:
Bài thuốc này không chỉ dùng cho bệnh nhân bị bệnh nhồi máu cơ tim, phàm là những người có bệnh liên quan đến tim huyết quản bao gồm cao huyết áp, xơ vữa động mạch vành, loạn nhịp tim, đau thắt ngực và các triệu chứng khác đều có thể sử dụng.
Canh thông tắc mạch của giáo sư Trần Khả Kỳ là bài thuốc được sử dụng nhiều nằm trong bệnh viện, cũng là đơn thuốc Đông y mà giáo sư Kỳ điều trị bệnh thường xuyên. Nhưng do mỗi người có thể trạng sức khỏe và tình trạng bệnh khác nhau, nên khi sử dụng đều phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
GS.TS. Trần Khả Kỳ chia sẻ 10 bí quyết nâng cao tuổi thọ: Muốn khỏe đừng chỉ dựa vào thuốc - Ảnh 7.
 
10. Bí quyết làm hạ mỡ máu: Gừng tỏi hành là những gia vị thần kỳ
Quốc y đại sư Trần Khả Kỳ là người rất nổi tiếng trong điều trị bệnh tim mạch huyết quản, những người biết đến ông đều hiểu sở thích của ôn glaf rất thích ăn tỏi và hành tây.
Giáo sư Kỳ từng nói rằng, mỗi ngày ăn 1 vài tép tỏi, tỏi sống hoặc nấu chín đều được, có thể giúp ức chế sự tổng hợp cholesterol trong gan, nhưng hành tây thì nên ăn sống tốt hơn, nếu nấu trong một thời gian dài, tác dụng làm giảm cholesterol sẽ bị giảm.
Đối với những người bị chứng tăng lipid máu thông thường, ông khuyên mọi người nên uống nước hoặc canh gừng để điều chỉnh.
Gừng có chứa shogaol và các chất khác, có tác dụng làm giảm mỡ máu. Có thể phơi khô gừng, tán thành bột rồi pha với nước trà uống cũng có tác dụng tốt.
Viện sĩ Kỳ cho rằng, bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và hội chứng chuyển hóa là ba yếu tố nguy cơ phổ biến đối với các bệnh tim mạch. Người bệnh cần phải được điều trị khoa học, chú ý đến chăm sóc cơ thể thường xuyên.
Vân Hồng