TIN
TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
Hội Thừa Thiên, Huế DFW Tưởng Niệm 50 Mậu Thân – Huế
|
Nam Tử Việt: Hội Bình Định Tổ Chức Chiến Thắng Đống Đa Lần thứ 229 và Mừng Xuân Mậu Tuất
Hội Xuân Đống Đa được Hội Thân Hữu Bình Định DFW tổ chức vào trưa Thứ Bảy, ngày 3/3/2018 tại nhà hàng XO, Saigon Mall, vùng Garland, Texas, khoảng hơn 250 đồng hương tham dự, gồm Quan Khách Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Dallas và Hạt Tarrant, Hội Đoàn, tổ chức – Đồng hương Bình Định và thân hữu, qua lời giới thiệu của MC Thu Hương.
Sau nghi lễ chào cờ Việt Mỹ và phút mặc niệm thường lệ, bà Nguyễn Thị Thái Thủy, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Bình Định, đã hân hoan chào mừng quan khách rất chân tình:
“Kính thưa quý vị,
Ngày Tết Nguyên Đán đã qua, nhưng không khí Tết vẫn còn với những lễ hội được các hội đoàn tại DFW tiếp tục tổ chức cho đến cuối tháng Ba. Hội Ái Hữu Bình Định Dallas-Fort Worth tổ chức vào ngày đầu tháng 3 nhằm ngày 17 tháng Giêng năm mới Mậu Tuất, đúng sau 12 ngày chiến thắng Đống Đa cách đây 229 năm của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải đất Tây Sơn, Bình Định.
Đối với Hội Ái Hữu Bình Định nói riêng và người Bình Định nói chung, ngày này đã trở thành ngày truyền thống và không thể thay đổi vào mỗi dịp đầu năm Tết Nguyên Đán.
Lời chúc đầu năm và cũng là lời cám ơn chân thành của chúng tôi mừng Tân Niên và Kỷ Niệm chiến thắng Đống Đa, xin được gởi đến với toàn thể quý vị. Buổi tiệc Tân Niên do Hội Ái Hữu Bình Định tổ chức năm nay cũng như với chúng ta là để ghi nhớ một vị anh hùng dân tộc đã đánh bại một đạo quân ngoại xâm đông đảo và hùng mạnh từ phương Bắc. Đối với những người sinh ra và lớn lên tại quê hương Bình Định, nếu không muốn nói là cả dân tộc Việt Nam, đều khắc ghi tên tuổi của Đại Đế Quang Trung Nguyễn Huệ như một biểu tượng để hãnh diện và tự hào.
Kính thưa quý vị,
Sau 43 năm lưu lạc nơi xứ người, trong mỗi chúng ta cũng tự nhận mình một trách nhiệm là làm sao nối tiếp truyền thống anh hùng của anh hùng Nguyễn Huệ . Tuy chúng ta chưa thay đổi đất nước dưới chế độ bạo tàn Cộng Sản Việt Nam hiện nay, nhưng con cháu và thế hệ nối tiếp phải thay đổi vận mệnh đất nước là điều tất yếu. Trong niềm tin vào hồn thiêng sông núi và sự phù trợ của những vị anh hùng dân tộc, trong đó có Đại đế Quang Trung, tôi tin chắc chắn sẽ xảy ra. Nhân dịp đầu năm Mậu Tuất, xin kính chúc quý vị và gia đình một năm an khang và thịnh vượng.
2) Tiếp theo là ông Lê Chu, Cố vấn hội Bình Định, nói về những trận đánh lừng danh chống quân Xiêm, quân Tàu (Nhà Thanh) của Đại Đế Quang Trung vô tiền khoáng hậu. Ông Chu phát biểu khá dài, đầy đủ chi tiết, thuộc làu từng trận đánh mà không cần nhìn vào giấy. Dĩ nhiên là rất nhiều người khâm phục về trí nhớ của ông, trong đó có người viết, dù ông đã ngoài tuổi bát tuần mà giọng nói còn rõ ràng như tuổi trung niên.
3) Sau bài nói chuyện xuất khẩu của ông Lê Chu là chương trình tế lễ tổ tiên và tưởng nhớ Vua Quang Trung rất trang trọng do các cụ trung niên và cao niên làm Chủ Tế và Phó Tế với lễ nhạc, hòa lẫn trong tiếng chiêng trống nghe rộn ràng y như đang ở quê nhà, nhất là ở Phú Phong, Bình Định mỗi độ Xuân về.
4) Hấp dẫn nhất là màn hoạt cảnh lịch sử Đại Đế Quang Trung, bày binh bố trận thống nhất sơn hà, chống quân xâm lăng phương Bắc, nhà Mãn Thanh, được ACE trong đoàn “Sân Khấu Nhỏ” trình diễn với sắc phụ cổ truyền, được mọi người khen thưởng bằng những tràng pháo tay dài không muốn dứt.
5) Trong lúc quan khách thưởng ngoạn các mục văn nghệ của nhiều tài danh địa phương, một bữa ăn trưa với những món ăn do hội khoản đãi, được nhà hàng XO chăm sóc rất kỹ.
6) Đa số quan khách tham dự nhìn lui, nhìn lại đều là những khuôn mặt quen thuộc trong vùng DFW.
Chúng tôi ra về, từ giã anh Nguyễn Đại Hùng, Trần Hồng, còn những AE khác như Nguyễn Trọng Quảng, Tô Hưng Thạnh… từng có công tác chung với nhau ở Bình Định trong những năm cuối 1973-75, nhưng chưa hề gặp lại một lần. Ôi, những kỷ niệm khó quên ở các quận: An Nhơn, Phú Cát, Phù Mỹ, Bồng Sơn, Tam Quan, rồi ngược lên quốc lộ 19, quận An Túc, nơi có khu tạm cư cho nạn nhân chiến cuộc lánh cư từ quận Hoài Ân v.v… Tất cả các địa danh đó chính là những dấu chân ôm ấp đầy kỷ niệm của chúng tôi. Ở đó tuy ngắn ngủi vỏn vẹn chỉ có 2 năm, nhưng nào… ai biết cũng chính là giai đoạn cuối của con bệnh ung thư thập tử nhất sinh mang tên “Miền Nam Tự Do”, sau khi Hiệp Định Paris ký kết vào cuối tháng Ba năm 1973. Buồn!
♦♦♦
Sau đây là phần tiểu sử của Đại Đế Quang Trung, bổn báo xin trích gởi tới quý độc giả để tưởng nhớ vị Anh Hùng Áo Vải Tây Sơn cách đây hơn 2 thế kỷ. Đồng thời, xin tặng tuổi trẻ — thế hệ mới lớn một tấm gương sáng — trong lòng dân Tộc Việt Nam:
Vài nét về Nguyễn Huệ – Vua Quang Trung
Nguyễn Huệ là con trai của ông bà Hồ Phi Phúc, Nguyễn Thị Đồng, quê ở thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thạnh, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn, thường gọi là ấp Tây Sơn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Ông Hồ Phi Phúc theo nhóm chúa Nguyễn vào vùng miền Nam Trung lập cơ nghiệp mới ở ấp Tây Sơn, huyện An Khê, rồi đổi sang họ Nguyễn. Gia đình này có ba con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, trong đó Nguyễn Huệ là em út. Lúc nhỏ ông có tên là Hồ Thơm, tức chú Ba Thơm. Cái tên Huệ là do thầy giáo Hiến đặt. Thầy giáo Hiến vốn là người Huế, vào dạy học ở đất An Thái, phát hiện ra tài nǎng của mấy cậu bé này, thường khuyến khích lớp trẻ bằng một câu sấm – không rõ ông lấy từ đâu: “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” (nổi lên ở Tây Sơn sẽ lập công lớn ở miền Bắc)…
Các tài liệu xưa đều cho biết Nguyễn Nhạc xuất thân chỉ là một viên biện lại, thường gọi là biện Nhạc, có nghề buôn trầu. Bất bình với sự chuyên quyền của Trương Phúc Loan và chúa Nguyễn đàng trong, ông đã cùng các em nổi dậy, cướp được Quy Nhơn, rồi dựng nên cơ nghiệp nhà Tây Sơn. Nǎm 1776, Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn Vương, phong cho Nguyễn Huệ làm phụ chính, lúc này Nguyễn Huệ mới 24 tuổi. Hai nǎm sau (1778) Nguyễn Nhạc lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Thái Đức, Nguyễn Huệ nhận chức vị là Long Nhương tướng quân.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong suốt hơn 20 nǎm đời chinh chiến, Nguyễn Huệ chưa hề chùng bước. Ông tin tưởng vào quần chúng biết trọng dụng nhân tài, có niềm tin tuyệt vời vào khả nǎng của mình. Ông còn là vị danh tướng chỉ chiến thắng, không chiến bại.
Giúp anh là Nguyễn Nhạc, ông đã 4 lần vào đánh Gia Định, bắt Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long) phải mấy phen chạy trốn ra biển. Nǎm 1784, Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm. Nguyễn Huệ dùng kế phục binh đánh thắng một trận rất vẻ vang tại Xoài Mút, tiêu diệt hai vạn quân Xiêm và 300 chiến thuyền. Nǎm 1786, ông dùng Nguyễn Hữu Chỉnh đưa đường ra Bắc, liên tiếp thắng lợi ở Thuận Hóa rồi Quảng Trị, Quảng Bình. Tiếp đó kéo quân ra Bắc giương cao ngọn cờ “Phù Lê diệt Trịnh”, chiếm Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Nam, tiến thẳng ra Thǎng Long… Các tướng tá Lê Trịnh hoàn toàn đại bại. Chúa Trịnh Khải chết.
Ngày 21-7-1786 Nguyễn Huệ và đại quân tiến vào Thǎng Long. Cuộc tiến công Bắc Hà đã kết thúc thắng lợi rất vẻ vang. Ngày 31-7-1786 Nguyễn Huệ cùng các tướng sĩ Tây Sơn và các quan vǎn võ Bắc Hà vào triều chúc mừng vua Lê Hiển Tông. Sau đó vua Lê Hiển Tông đã sắc phong Nguyễn Huệ làm “Nguyên soái phù dực chính dực vũ Uy quốc công và gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Binh quyền Bắc Hà hoàn toàn trong tay Nguyễn Huệ người lãnh tụ kiệt xuất của phong trào Tây Sơn. Nguyễn Huệ nhà chiến lược và là nhà quân sự thiên tài vǎn võ kiêm toàn, ngài đã có công lao lớn trong việc đặt cơ sở lập lại nền thống nhất nước nhà ở cuối thế kỷ 18. Nước nhà được thống nhất từ Nam ra Bắc.
Tiếp đó, ông phải theo Nguyễn Nhạc rút quân về Nam, đóng tại Thuận Hóa, được phong làm Bắc Bình Vương. Nguyễn Huệ rút đi, miền Bắc lại trở nên loạn lạc. Vua Lê Chiêu Thống nhờ Nguyễn Hữu Chỉnh dẹp tay chân của họ Trịnh, thì đến lượt Nguyễn Hữu Chỉnh lại có ý chuyên quyền. Từ Huế, Nguyễn Huệ sai Vũ Vǎn Nhậm ra diệt được Chỉnh, rồi thấy Nhậm có ý khác, ông lại giết Vũ Vǎn Nhậm, giao cho Ngô Vǎn Sở quản lĩnh Thǎng Long.
Trước tình hình đó, vua quan nhà Lê, chạy sang Tàu cầu cứu rước mấy chục vạn quân Thanh, do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu, vào chiếm Thǎng Long, lấy danh nghĩa là giúp nhà Lê, nhưng sự thực là mưu toan thôn tính nước ta. Lập tức, Nguyễn Huệ chọn ngày, lập đàn tế trời đất, thần sông, thần nước tại núi Bân Sơn (Huế), rồi lên ngôi hoàng đế, đặt hiệu là Quang Trung, đem quân ra Bắc. Ông tuyên bố: Chỉ trong 10 ngày sẽ quét sạch quân xâm lược và hẹn trước sẽ cùng quân sĩ ǎn tết với người dân Thǎng Long vào ngày 7 tháng Giêng.
Nhưng mới đến ngày 5, ông đã thu được hoàn toàn thắng lợi, đánh trận Ngọc Hồi, giết Hứa Thể Hanh, đánh thắng Đống Đa, bắt Sầm Nghi Đống phải tự tử, đuổi Tôn Sĩ Nghị phải vứt bỏ cả ấn tín chạy về nước. Bọn vua quan bán nước Lê Chiêu Thống cũng phải chạy theo lũ tàn binh, sang đất Trung Hoa nương náu làm khách ngụ cư vong quốc.
Sau chiến thắng, Quang Trung Nguyễn Huệ thực hiện những biện pháp ngoại giao tích cực, để giữ gìn hòa bình, được vua Càn Long nhà Thanh chấp nhận. Vua Thanh phải phong vương cho ông và mời ông sang thǎm Yên Kinh, và hoàn toàn chấm dứt ý đồ xâm lược. Việc giao hảo với nhà Thanh trong giai đoạn này cũng là những trang sử đẹp, làm vẻ vang cho triều đại Quang Trung và cho nước Việt.
Dẹp yên Bắc hà, Quang Trung lo lắng việc nội trị. Đất nước do ông cai quản lần này trải rộng từ Thuận Hóa trở ra, chấm dứt nạn phân tranh từ thời kỳ Lê-Mạc và Trịnh-Nguyễn. Vùng miền Nam Trung Bộ do Nguyễn Nhạc thống lĩnh, vùng Nam Bộ ở dưới quyền của Nguyễn Lữ. Song những vị cầm đầu ở đây đều không có khả nǎng giữ vững chính quyền. Nhất là ở miền Nam, Nguyễn Lữ không chống nổi quân Nguyễn Ánh. Do đó, Quang Trung đã sắp đặt một kế hoạch tiến quân vào Nam để giúp việc bình định vùng này, diệt hẳn thế lực của họ Nguyễn.
Ở phía Bắc ông cũng có ý phải khôi phục lại những vùng đất mà trước đây bị các triều đình Minh, Thanh chiếm cứ. Ông đã soạn sửa việc cầu hôn (xin lấy công chúa nhà Thanh) và đòi lại hai tỉnh Lưỡng Quảng. Nhưng các dự định ấy chưa thực hiện được, thì ông bị bệnh qua đời vào đêm 29 tháng 7 nǎm Nhâm Tí (1792). Cuộc đời sinh động của ông đều gắn liền với tuổi trẻ. Quang Trung mất vào nǎm 40 tuổi, cơ đồ nhà Tây Sơn cũng suy thoái luôn từ đó. Con trai nối ngôi ông là Nguyễn Quang Toản còn quá bé (mới có 9 tuổi). Tướng tá không có người cầm đầu.
Không đầy mười nǎm sau, nhà Tây Sơn chấm dứt vai trò lịch sử. Và, Nguyễn Ánh, lập nên đế nghiệp nhà Nguyễn. Có lẽ, có một bình diện lâu nay thường ít được chú ý, nên cũng không giúp cho ta thấy được đầy đủ nét đẹp của Quang Trung. Đó là ở chỗ, ông thực sự là một nhà vua trẻ, đã phát huy cao độ bản lĩnh trẻ trung của Ngài. Làm tướng – chủ yếu là tướng chỉ huy, trong khoảng tuổi hai mươi. Làm vương rồi làm vua trong khoảng tuổi ba mươi. Ông đã hiến dâng trọn vẹn tuổi thanh xuân của mình cho đất nước, cho dân tộc. Đây là sự tình cờ của qui luật sống nơi ông, hay đó chính là cái đẹp dành riêng để ông phục vụ đất nước.
Ông thực sự là con người luôn luôn tươi trẻ. Trẻ đồng nghĩa với khỏe mạnh cường tráng, là có sức hàng phục thú dữ; hàng phục con người. Trẻ là phải tung hoành đây đó, ra Bắc vào Nam, lai vô ảnh khứ vô hình. Nguyễn Huệ là một ông vua trẻ hội tụ được đầy đủ những ưu điểm ấy. Và trẻ là ở chỗ biết yêu, khi yêu là yêu hết mình! Trẻ cũng đồng nghĩa với ham thích vǎn nghệ, mê say học hỏi. Vua Quang Trung hình như không thua ai về điểm này. Và thông thường những chàng trai của chúng ta, những người anh hùng trong lò dân tộc, luôn luôn có sẵn mà cũng sẵn sàng bộc lộ một niềm kiêu hãnh.
Tự phụ kiêu cǎng của tuổi trẻ là không tốt, song kiêu hãnh thì rất đáng quí, và đẹp vô cùng. Ông kiêu hãnh nhắc nhở Ngọc Hân khắc sâu sự vinh hạnh của nàng do ông đem lại. Ông kiêu hãnh coi khinh tất cả những đối phương của mình, sẵn sàng dẹp chúng như bẻ gãy cành khô, củi mục. Và ông nói được thì ông sẽ làm được, để chứng tỏ sự kiêu hãnh là có thực chất, chứ không phải khoác lác, nói cho sướng miệng mà thôi. Sức trẻ của vua Quang Trung còn được biểu hiện ở chỗ ông có tầm nhìn xa, không chịu bằng lòng với những thắng lợi đã đạt được. Cái khác của tuổi già và tuổi trẻ là ở đó. Ông anh già là Nguyễn Nhạc thì bằng lòng với mấy phủ quanh đất Qui Nhơn, nhưng ông em trẻ thì muốn trông Bắc trông Nam, trông suốt bờ cõi nước nhà.
Ở Nguyễn Huệ còn có một nét độc đáo, chứng tỏ ông là một thanh niên, có nghị lực, rất xứng đáng cho tuổi trẻ noi theo. Trong đời, có khá nhiều người và cũng nhiều thanh niên một khi đạt đến sự thành công nào đó thì rất dễ dàng bị tha hóa. Nhiều chàng trai trẻ, khi nghèo nàn cơ cực thì chǎm chỉ, giữ gìn tư cách vững vàng, nhưng một khi giàu lên, hoặc đỗ cao, vinh hoa phú quí v.v… thì cũng mau chóng biến chất. Nhiều vua chúa trong lịch sử đã mắc bệnh này, nếu tuổi trẻ biết hạn chế ít nhiều, thì tuổi già lại hay ǎn chơi trác táng. Điều rất đáng quí là từ Nguyễn Huệ đến vua Quang Trung, lúc nào cũng trong sạch. Ông chỉ biết lo lắng cho sự nghiệp, cho dân tộc. Không thấy ai nói về những chuyện rượu chè, cờ bạc, dâm bạo. Và trong số các cận thần, các hoạn quan (chắc phải có!) của nhà vua, không nghe nói có ai lợi dụng hay cầu cạnh được điều gì. Có lẽ đây là ông vua trẻ mà cũng đường đường chính chính nhất so với tất cả các ông vua từ Đinh Tiên Hoàng đến Bảo Đại!
Sử liệu Internet
NTV hiệu đính
Ân Xá Quốc Tế: Việt Nam còn giam giữ gần 100 tù nhân lương tâm
Ảnh minh họa. Chụp màn hình website Amnesty International(Capture d'image @https://www.amnesty.org
Có ít nhất 97 tù nhân lương tâm đang bị cầm tù tại Việt Nam. Nhiều người trong số họ bị giam giữ trong điều kiện chật chội, bẩn thỉu và thường xuyên bị tra tấn hoặc ngược đãi.
Đây là nội dung trong bản nghiên cứu mà Tổ chức Ân Xá Quốc Tế vừa công bố vào ngày 4 tháng 4 năm 2018.
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế cho công bố danh sách 97 nhà hoạt động này một ngày trước khi diễn ra phiên xử sáu nhà hoạt động, trong đó có 5 người thuộc Hội Anh Em Dân Chủ. Sáu nhà hoạt động này đang phải đối mặt với sự xét xử không công bằng và có nguy cơ bị án tù về những cáo buộc "cố ý lật đổ chính quyền nhân dân".
Ông James Gomez, Giám đốc Khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Tổ chức Ân Xá Quốc Tế cho biết Việt Nam là một trong những nhà tù hoạt động tích cực nhất của Đông Nam Á dành cho những nhà hoạt động ôn hòa. Đây là một danh hiệu đáng hổ thẹn không ai mong muốn. Theo ông, 97 tù nhân lương tâm ở Việt Nam là những người dũng cảm đã bị cướp mất quyền tự do chỉ vì muốn thúc đẩy nhân quyền trong nước.
Ông nói thêm rằng con số 97 này thật ra ít hơn con số thực tế những người đang bị cầm tù, và rất khó để biết được bao nhiêu người bị giam giữ thực sự do chính quyền Việt Nam che giấu.
|
Truyền thông Mỹ nói Tổng thống Trump rất yêu quý Tổng thống Putin
Dương Hà | 04/04/2018 21:46
Tổng thống Nga và Mỹ tại Hội nghị APEC ở Đà Nẵng.
Việc Điện Kremlin tiết lộ thông tin Tổng thống Trump người đồng cấp Nga thăm Washington trở thành chủ đề được truyền thông Mỹ đặc biệt quan tâm.
Cựu chuyên viên ngoại giao cấp cao của Mỹ Eric Edelman bình luận trên Washington Post: "Điện Kremlin tiết lộ lời mời của Tổng thống Trump đến Tổng thống Putin vào đúng thời điểm căng thẳng ngoại giao giữa hai nước là có mục đích rõ ràng.
Điều này có ích cho ông Putin trong đối nội, đặc biệt là thời điểm người Nga cảm thấy họ bị cộng đồng quốc tế lạnh nhạt sau vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal".
Trong khi đó, cựu đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul nói với New York Times: "Việc ông Putin một lần nữa được xuất hiện tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng sẽ là mục tiêu có tính biểu tượng cho nhà lãnh đạo Nga".
Theo RIA Novosti, Tổng thống Trump từng phớt lờ lời khuyên từ các cố vấn về việc không nên chúc mừng ông Putin tái đắc cử.
Cựu chuyên viên ngoại giao cấp cao của Mỹ Eric Edelman bình luận trên Washington Post: "Điện Kremlin tiết lộ lời mời của Tổng thống Trump đến Tổng thống Putin vào đúng thời điểm căng thẳng ngoại giao giữa hai nước là có mục đích rõ ràng.
Điều này có ích cho ông Putin trong đối nội, đặc biệt là thời điểm người Nga cảm thấy họ bị cộng đồng quốc tế lạnh nhạt sau vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal".
Trong khi đó, cựu đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul nói với New York Times: "Việc ông Putin một lần nữa được xuất hiện tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng sẽ là mục tiêu có tính biểu tượng cho nhà lãnh đạo Nga".
Theo RIA Novosti, Tổng thống Trump từng phớt lờ lời khuyên từ các cố vấn về việc không nên chúc mừng ông Putin tái đắc cử.
Ông Donald Trump chờ xem ông Putin là bạn hay thù
Trong điện chúc mừng nhà lãnh đạo Nga ngày 20/3, ông Trump mong muốn Nga - Mỹ sẽ phối hợp kiểm soát tình trạng chạy đua vũ trang, đảm bảo sự ổn định chiến lược và chống khủng bố toàn cầu, giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, Syria và Ukraine.
Theo RT, lời mời của Tổng thống Trump với Putin chưa được xác thực về thời gian nhưng nó khiến các đồng minh thêm bối rối về chính sách của Mỹ với Nga. Ông Trump nhiều lần đưa ra hành động mạnh mẽ chống lại Nga nhưng ông thường tránh việc chỉ trích trực tiếp ông Putin.
Nhà lãnh đạo Nga lần cuối cùng đến Nhà Trắng vào năm 2005, khi ông George W. Bush làm tổng thống. Trong suốt hai nhiệm kì cầm quyền của ông Obama, nhà lãnh đạo Nga chưa từng được mời đến Nhà Trắng.
http://www.foxnews.com/politics/2018/04/04/nunes-threatens-to-enforce-subpoena-over-fbi-memo-that-kick-started-russia-investigation.html
Trong điện chúc mừng nhà lãnh đạo Nga ngày 20/3, ông Trump mong muốn Nga - Mỹ sẽ phối hợp kiểm soát tình trạng chạy đua vũ trang, đảm bảo sự ổn định chiến lược và chống khủng bố toàn cầu, giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, Syria và Ukraine.
Theo RT, lời mời của Tổng thống Trump với Putin chưa được xác thực về thời gian nhưng nó khiến các đồng minh thêm bối rối về chính sách của Mỹ với Nga. Ông Trump nhiều lần đưa ra hành động mạnh mẽ chống lại Nga nhưng ông thường tránh việc chỉ trích trực tiếp ông Putin.
Nhà lãnh đạo Nga lần cuối cùng đến Nhà Trắng vào năm 2005, khi ông George W. Bush làm tổng thống. Trong suốt hai nhiệm kì cầm quyền của ông Obama, nhà lãnh đạo Nga chưa từng được mời đến Nhà Trắng.
http://www.foxnews.com/politics/2018/04/04/nunes-threatens-to-enforce-subpoena-over-fbi-memo-that-kick-started-russia-investigation.html
Nunes threatens to enforce subpoena over FBI memo that kick-started Russ...
Trump signs proclamation sending National Guard to Mexico border immedia...
Kudlow tries to tame Trump’s trade war
Kudlow tries to tame Trump’s trade war
Newly arrived White House economic adviser Larry Kudlow, a proponent of free trade, spent his third day on the j...
|
'They Continue to Make Lots of Money': Washington's Retreat From Syria E...
The White House has announced that the US’ military commitment in Syria is coming to a “rapid end” just a day af...
|
Trump gets testy as national security team warns of risks of Syria withd...
Elise Labott and Kevin Liptak, CNN
President Donald Trump grew irritated with his top military brass and national security team on Tuesday when the...
|
US Marine Corps to Finally Get New Mk 13 Mod 7 Sniper Rifles
The US Marine Corps plans on adopting the new Mk 13 Mod 7 sniper rifle for Marine scout snipers, replacing the c...
|
WATCH: Huge Fissure Opens in Kenya, Could Signal Continental Split
Overnight on Monday, a 20-meter-crack in the Earth emerged in an area west of the Kenyan capital of Nairobi. The...
|
Mỹ áp thuế quan mới, TQ bị tổn hại tới đâu?
Mỹ lo ngại điều gì?
Trung Quốc có cần phải lo lắng?
Liệu áp thuế của Mỹ sẽ thúc đẩy Trung Quốc thay đổi?
Trung Quốc kêu gọi Mỹ giải quyết các thách thức thương mại
Ngày 4/4, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu kêu gọi Mỹ cùng Trung Quốc tìm kiếm những biện pháp mang tính xây dựng để đưa các mối quan hệ kinh tế song phương trở lại ổn định.
Phát biểu họp báo, Thứ trưởng Chu Quang Diệu nêu rõ Trung Quốc không muốn xảy ra một cuộc chiến thương mại vì như vậy sẽ chỉ gây tổn thất cho cả hai bên. Theo ông, khó tránh khỏi mâu thuẫn trong bối cảnh thương mại Trung-Mỹ phát triển nhanh, theo đó 2 nền kinh tế đứng trước các thách thức lớn, tuy nhiên ông nhấn mạnh các mâu thuẫn này cần được giải quyết thông qua đối thoại.
Ông cũng cho biết Trung Quốc "bắt buộc" phải có các biện pháp đáp trả kế hoạch áp thuế của Mỹ liên quan cuộc điều tra theo điều khoản 301.
Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh không bao giờ nhượng bộ sức ép từ bên ngoài và sẽ tiếp tục đáp trả nếu Washington muốn duy trì một cuộc chiến thương mại.
Cũng tại buổi họp báo trên, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn kêu gọi Mỹ nới lỏng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc nhằm giúp giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
Ông Vương Thụ Văn cho biết chiến lược "Made in China 2025" của Trung Quốc thúc đẩy phát triển công nghiệp với nền công nghệ tiên tiến là minh bạch và không phân biệt đối xử, phù hợp với các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Ông Vương cũng khẳng định việc Mỹ cáo buộc các doanh nghiệp nước ngoài bị ép chuyển giao công nghệ cho phía Trung Quốc là “thiếu căn cứ”.
Các tuyên bố trên được đưa ra sau khi Chính phủ Trung Quốc cùng ngày công bố danh sách các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ tổng trị giá khoảng 50 tỷ USD sẽ chịu mức thuế cao hơn, trong đó có đậu tương, xe ô tô và hóa phẩm.
Phản ứng về động thái trên, Giám đốc tại Trung Quốc của Hội đồng Xuất khẩu Đậu tương Mỹ, ông Zhang Xiaoping, cho rằng quyết định của Bắc Kinh áp mức thuế bổ sung đối với đậu tương nhập khẩu từ Mỹ là "đáng tiếc" và sẽ "không giải quyết được vấn đề mất cân bằng thương mại" giữa hai nước.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Zhang Xiaoping cho rằng các nhà sản xuất đậu tương Mỹ đã đoán trước động thái này của Trung Quốc, mặc dù Hội Đồng Xuất khẩu Đậu tương Mỹ đã làm “mọi việc” để ngăn chặn. Tuy nhiên, ông cho rằng Trung Quốc có thể vẫn nhập khẩu đậu tương từ Mỹ nếu thị trường cần nguồn cung, bất chấp mức thuế bổ sung được áp dụng.
Đậu tương là mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Mỹ sang thị trường Trung Quốc là thị trường tiêu thụ đậu tương lớn nhất trên thế giới. Mỹ là nhà cung cấp đậu tương lớn thứ 2 thế giới, sau Brazil, cho Trung Quốc.
Những lo ngại về khả năng nổ ra một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới đã khiến các thị trường chứng khoán châu Á lao đao trong phiên giao dịch ngày 4/4, trong đó nhiều thị trường lớn khép phiên trong sắc đỏ.
Cụ thể, tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite đảo ngược đà tăng trước đó, vào cuối phiên mất 5,52 điểm, hay 0,2% xuống còn 3.131,11 điểm.
Chỉ số Hang Seng trên thị trường Hong Kong giảm 2,2% và khép phiên với 29.518,69 điểm. Sắc đỏ cũng được ghi nhận tại thị trường Seoul, với chỉ số Kospi giảm 34,37 điểm, hay 1,4% xuống còn 2.408,06 điểm.
Trong khi đó, giá vàng châu Á đi lên trong phiên giao dịch ngày 4/4. Các nhà đầu tư “lảng tránh” tài sản rủi ro sau khi Mỹ thông báo đánh thuế cao đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tổng trị giá tới 50 tỷ USD.
Vào chiều 4/4 tại thị trường Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.334,64 USD/ounce, sau khi sụt 0,6% trong phiên trước./.
Phát biểu họp báo, Thứ trưởng Chu Quang Diệu nêu rõ Trung Quốc không muốn xảy ra một cuộc chiến thương mại vì như vậy sẽ chỉ gây tổn thất cho cả hai bên. Theo ông, khó tránh khỏi mâu thuẫn trong bối cảnh thương mại Trung-Mỹ phát triển nhanh, theo đó 2 nền kinh tế đứng trước các thách thức lớn, tuy nhiên ông nhấn mạnh các mâu thuẫn này cần được giải quyết thông qua đối thoại.
Ông cũng cho biết Trung Quốc "bắt buộc" phải có các biện pháp đáp trả kế hoạch áp thuế của Mỹ liên quan cuộc điều tra theo điều khoản 301.
Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh không bao giờ nhượng bộ sức ép từ bên ngoài và sẽ tiếp tục đáp trả nếu Washington muốn duy trì một cuộc chiến thương mại.
Cũng tại buổi họp báo trên, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn kêu gọi Mỹ nới lỏng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc nhằm giúp giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
Ông Vương Thụ Văn cho biết chiến lược "Made in China 2025" của Trung Quốc thúc đẩy phát triển công nghiệp với nền công nghệ tiên tiến là minh bạch và không phân biệt đối xử, phù hợp với các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Ông Vương cũng khẳng định việc Mỹ cáo buộc các doanh nghiệp nước ngoài bị ép chuyển giao công nghệ cho phía Trung Quốc là “thiếu căn cứ”.
Các tuyên bố trên được đưa ra sau khi Chính phủ Trung Quốc cùng ngày công bố danh sách các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ tổng trị giá khoảng 50 tỷ USD sẽ chịu mức thuế cao hơn, trong đó có đậu tương, xe ô tô và hóa phẩm.
Phản ứng về động thái trên, Giám đốc tại Trung Quốc của Hội đồng Xuất khẩu Đậu tương Mỹ, ông Zhang Xiaoping, cho rằng quyết định của Bắc Kinh áp mức thuế bổ sung đối với đậu tương nhập khẩu từ Mỹ là "đáng tiếc" và sẽ "không giải quyết được vấn đề mất cân bằng thương mại" giữa hai nước.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Zhang Xiaoping cho rằng các nhà sản xuất đậu tương Mỹ đã đoán trước động thái này của Trung Quốc, mặc dù Hội Đồng Xuất khẩu Đậu tương Mỹ đã làm “mọi việc” để ngăn chặn. Tuy nhiên, ông cho rằng Trung Quốc có thể vẫn nhập khẩu đậu tương từ Mỹ nếu thị trường cần nguồn cung, bất chấp mức thuế bổ sung được áp dụng.
Đậu tương là mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Mỹ sang thị trường Trung Quốc là thị trường tiêu thụ đậu tương lớn nhất trên thế giới. Mỹ là nhà cung cấp đậu tương lớn thứ 2 thế giới, sau Brazil, cho Trung Quốc.
Những lo ngại về khả năng nổ ra một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới đã khiến các thị trường chứng khoán châu Á lao đao trong phiên giao dịch ngày 4/4, trong đó nhiều thị trường lớn khép phiên trong sắc đỏ.
Cụ thể, tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite đảo ngược đà tăng trước đó, vào cuối phiên mất 5,52 điểm, hay 0,2% xuống còn 3.131,11 điểm.
Chỉ số Hang Seng trên thị trường Hong Kong giảm 2,2% và khép phiên với 29.518,69 điểm. Sắc đỏ cũng được ghi nhận tại thị trường Seoul, với chỉ số Kospi giảm 34,37 điểm, hay 1,4% xuống còn 2.408,06 điểm.
Trong khi đó, giá vàng châu Á đi lên trong phiên giao dịch ngày 4/4. Các nhà đầu tư “lảng tránh” tài sản rủi ro sau khi Mỹ thông báo đánh thuế cao đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tổng trị giá tới 50 tỷ USD.
Vào chiều 4/4 tại thị trường Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.334,64 USD/ounce, sau khi sụt 0,6% trong phiên trước./.
Chiến tranh thương mại : Mỹ-Trung leo thang trả đũa nhau
Ảnh minh họa : Cảnh chuyển đậu nành nhập khẩu ở cảng Nam Thông (Nantong), Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh ngày 22/03/2018.REUTERS
Washington công bố thêm một danh sách các mặt hàng Trung Quốc sẽ bị tăng thuế nhập khẩu. Ngay lập tức, Bắc Kinh thông báo những biện pháp tương tự nhắm vào đậu nành, xe hơi và hàng không của Mỹ.
Sau cuộc đọ sức đầu tiên, mỗi bên đã tung ra một biện pháp trừng phạt hàng hóa của « đối tác », Hoa Kỳ vừa tung đòn thứ hai.
Theo AFP, danh sách thứ hai, được trình bày là « tạm thời », do bộ Thương Mại Hoa Kỳ thông báo gồm những sản phẩm thuộc công nghệ cao cấp từ hàng không, viễn thông cho đến người máy (robot) và máy móc, tổng trị giá khoảng 50 tỷ đôla. Những mặt hàng sẽ bị tăng thuế nhập khẩu được « lựa chọn dựa trên cơ sở phân tích kỹ càng » tức là sẽ gây thiệt hại nặng cho các dự án công nghiệp của Trung Quốc, nhưng cùng lúc không tác hại gì nhiều cho kinh tế Mỹ, theo giải thích của bộ trưởng Robert Lighthiger.
Gần như ngay lập tức, Bắc Kinh đáp trả với một danh sách mà AFP gọi là « vũ khí hạng nặng» cũng tương đương với 50 tỷ đôla : đậu nành, xa hơi và hàng không, những sản phẩm có trọng lượng trong cán cân mậu dịch giữa hai nước.
Trong danh sách trả miếng thứ nhất sau khi Mỹ thông báo tăng 25% thuế nhập khẩu đánh vào thép và nhôm Trung Quốc, Bắc Kinh tránh không đụng đến những mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất là đậu nành (14 tỷ đôla mỗi năm) và xe hơi Mỹ.
Quyết định mới này cho thấy Trung Quốc chấp nhận leo thang tiến tới một cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ. Tuy vậy, Bắc Kinh cũng nhắn gửi tín hiệu muốn duy trì cơ hội xuống thang, theo nhận định của AFP từ thủ đô Trung Quốc. Thông báo của bộ Thương Mại Trung Quốc chỉ trích Mỹ « đặt Trung Quốc vào thế khó xử » nên phải trả đòn, nhưng « thời điểm áp dụng sẽ được thông báo sau ».
Trị giá các mặt hàng « bị hy sinh » trong cuộc đọ sức này đã lên đến 100 tỷ đôla, chiếm khoảng 17% trong số 580 tỷ trao đổi thương mại giữa hai nước, theo thống kê 2017.
Washington công bố thêm một danh sách các mặt hàng Trung Quốc sẽ bị tăng thuế nhập khẩu. Ngay lập tức, Bắc Kinh thông báo những biện pháp tương tự nhắm vào đậu nành, xe hơi và hàng không của Mỹ.
Sau cuộc đọ sức đầu tiên, mỗi bên đã tung ra một biện pháp trừng phạt hàng hóa của « đối tác », Hoa Kỳ vừa tung đòn thứ hai.
Theo AFP, danh sách thứ hai, được trình bày là « tạm thời », do bộ Thương Mại Hoa Kỳ thông báo gồm những sản phẩm thuộc công nghệ cao cấp từ hàng không, viễn thông cho đến người máy (robot) và máy móc, tổng trị giá khoảng 50 tỷ đôla. Những mặt hàng sẽ bị tăng thuế nhập khẩu được « lựa chọn dựa trên cơ sở phân tích kỹ càng » tức là sẽ gây thiệt hại nặng cho các dự án công nghiệp của Trung Quốc, nhưng cùng lúc không tác hại gì nhiều cho kinh tế Mỹ, theo giải thích của bộ trưởng Robert Lighthiger.
Gần như ngay lập tức, Bắc Kinh đáp trả với một danh sách mà AFP gọi là « vũ khí hạng nặng» cũng tương đương với 50 tỷ đôla : đậu nành, xa hơi và hàng không, những sản phẩm có trọng lượng trong cán cân mậu dịch giữa hai nước.
Trong danh sách trả miếng thứ nhất sau khi Mỹ thông báo tăng 25% thuế nhập khẩu đánh vào thép và nhôm Trung Quốc, Bắc Kinh tránh không đụng đến những mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất là đậu nành (14 tỷ đôla mỗi năm) và xe hơi Mỹ.
Quyết định mới này cho thấy Trung Quốc chấp nhận leo thang tiến tới một cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ. Tuy vậy, Bắc Kinh cũng nhắn gửi tín hiệu muốn duy trì cơ hội xuống thang, theo nhận định của AFP từ thủ đô Trung Quốc. Thông báo của bộ Thương Mại Trung Quốc chỉ trích Mỹ « đặt Trung Quốc vào thế khó xử » nên phải trả đòn, nhưng « thời điểm áp dụng sẽ được thông báo sau ».
Trị giá các mặt hàng « bị hy sinh » trong cuộc đọ sức này đã lên đến 100 tỷ đôla, chiếm khoảng 17% trong số 580 tỷ trao đổi thương mại giữa hai nước, theo thống kê 2017.
Ai nói 'Tứ đại phát minh' là của Trung Quốc?
Bản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGESImage caption
Trung Quốc khẳng định phát minh ra đường tàu cao tốc, thanh toán di động, thương mại điện tử và xe đạp công cộng nhưng thực ra chúng bắt nguồn nhiều thập kỷ trước từ các nước khác.
Khẳng định: Trung Quốc phát minh ra đường tàu cao tốc, thanh toán di động, thương mại điện tử và xe đạp công cộng.
Thực tế: Trung Quốc không phát minh ra bất cứ công nghệ nào kể trên - nhưng đóng vai trò tiên phong trong việc triển khai rộng rãi các phát minh này.
Đây là 'bốn phát minh' được nhắc đi nhắc lại trên truyền thông Trung Quốc từ 5/2017.
Nhưng những công nghệ này không bắt nguồn từ Trung Quốc mà được phát minh từ nhiều thập kỷ trước.
Khẳng định này đến từ đâu?
Bản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGES
Khẳng định này dường như có xuất xứ từ cuộc khảo sát của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh 5/2017, yêu cầu những người trẻ tuổi đến từ 20 quốc gia liệt kê công nghệ mà họ 'muốn mang về' cho đất nước họ từ Trung Quốc.
Câu trả lời được nhiều người chọn nhất là đường sắt cao tốc, thanh toán di động, xe đạp công cộng và thương mại điện tử.
Kể từ đó, truyền thông và giới chức Trung Quốc đã nỗ lực quảng bá các công nghệ này như 'bốn phát minh vĩ đại mới của Trung Quốc' thời hiện đại.
Tại sao vẫn tiếp tục khẳng định?
Bản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGESImage caption
Thuật ngữ 'tứ đại phát minh' tương tự như 'bốn phát minh vĩ đại' của Trung Quốc cổ đại - làm giấy, thuốc súng, in và la bàn.
Trung Quốc tập trung vào phát triển công nghệ mới vì muốn trở thành 'quốc gia sáng tạo' vào năm 2020.
"Sau nhiều năm phụ thuộc vào quyền lực tối cao về công nghệ của các nước phát triển ở phương Tây, Trung Quốc đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển các công nghệ cốt lõi của riêng mình, vì chỉ làm như vậy mới có thể giành được độc lập và sự tôn trọng từ cả đối tác lẫn đối thủ", Tân Hoa Xã nói.
Trung Quốc là nước có thu nhập lớn thứ hai trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sau Hoa Kỳ, chiếm 21% trong tổng số gần 2000 tỷ đôla vào năm 2015, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Đường sắt cao tốc
Bản quyền hình ảnhGATESHEAD COUNCILImage caption
Không có định nghĩa chuẩn về 'đường sắt cao tốc'. Liên minh châu Âu định nghĩa 'tốc độ cao' ít nhất 250km / h trên đường ray mới và 200km / h trên đường ray cũ.
Theo Tổ chức Đường sắt Toàn cầu (UIC), dịch vụ tàu cao tốc đầu tiên bắt đầu vào năm 1964 - tàu Shinkansen cao tốc của Nhật Bản.
Trung Quốc mở đường sắt cao tốc đầu tiên năm 2008, từ Bắc Kinh đến Thiên Tân, ngay trước Thế vận hội Olympic.
Thanh toán di động
Một số thanh toán đầu tiên qua thiết bị di động được thực hiện vào năm 1997 tại Phần Lan, với máy hát tự động và máy bán hàng tự động - bao gồm một máy bán Coca-Cola tại sân bay Helsinki.
Tuy nhiên, một số người cho rằng công nghệ thanh toán di động thật sự bắt đầu khi Apple Pay ra mắt lần đầu năm 2014.
Thương mại điện tử
Michael Aldrich, người Anh, được cho là đã sáng tạo ra khái niệm mua sắm trực tuyến năm 1979.
Sử dụng công nghệ có tên là Videotex, ông Aldrich kết nối một chiếc TV thông thường với máy tính qua đường dây điện thoại.
Nhưng mãi cho đến những năm 1990 thương mại điện tử mới trở nên phổ biến, khi Amazon và eBay ra đời trang web của mình năm 1995.
Xe đạp công cộng
Cuối cùng, khái niệm chia sẻ xe đạp đầu tiên - được gọi là "kế hoạch xe đạp trắng" - được giới thiệu tại Amsterdam vào những năm 1960 bởi phong trào phản văn hóa Provo của Hà Lan.
Các chương trình xe đạp công cộng quy mô lớn đầu tiên bắt đầu vào những năm 1990 ở các thành phố châu Âu - Copenhagen được cho là thực hiện đầu tiên.
Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc như Mobike và Ofo là những người tiên phong trong việc xe đạp công cộng 'không bến đỗ'. Đây là một hệ thống mới giúp người dùng định vị xe đạp bằng điện thoại thông minh và để chúng ở bất cứ đâu mà không cần phải gửi ở bến cụ thể.
'Người chơi chính'
Trung Quốc đã vượt qua các nước khác trong việc áp dụng rộng rãi và thích nghi với tất cả bốn công nghệ.
Trung Quốc hiện có hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới - khoảng 25.000 km - và mục đích mở rộng gấp đôi năm 2030.
Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc, tổng thanh toán di động nước này trong 10 tháng đầu năm 2017 đạt 12,7 nghìn tỷ đôla, doanh thu lớn nhất thế giới.
Theo thống kê năm 2017 của PricewaterhouseCoopers, với hơn 700 triệu người sử dụng internet, Trung Quốc cũng là thị trường thương mại điện tử lớn nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Tháng 2/2017, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cho biết, có 400 triệu người đăng ký sử dụng xe đạp công cộng và 23 triệu xe đạp công cộng được sử dụng ở Trung Quốc.
Vụ Skripal: Người Anh đòi Ngoại trưởng Boris Johnson từ chức vì "nói dối" về nguồn gốc chất độc
Bộ trưởng Nội vụ trong "nội các bóng tối" của Công Đảng (nội các được thành lập sẵn của phe đối lập), bà Diane Abbott cho rằng ông Johnson đã "đánh lừa dư luận Anh", còn người lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn thì cho rằng Ngoại trưởng Anh có thể đã "phóng đại" khi đưa ra những bằng chứng cáo buộc Nga.
Ngoại trưởng Anh Boris Johnson |
Bà Abbott của Công đảng cho rằng ông Johnson đã đánh lừa dư luận Anh khi tuyên bố các chuyên gia nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Porton Down đã xác nhận với ông là Nga chính là nơi cung cấp chất độc thần kinh Novichok trong vụ đầu độc tại Salisbury và đưa ra bình luận "Boris Johnson là người được cho là đại diện của Anh ra thế giới, và lần này ông ta lại thể hiện mình không thể làm việc một cách có trách nhiệm".
Lãnh đạo Công đảng Corbyn cho rằng ông Johnson có "nhiều câu hỏi nghiêm trọng cần phải trả lời". Ông nói: "Tôi không biết thực sự đó là gì nhưng tôi nghĩ chúng ta cần có cách tiếp cận có trách nhiệm và thông minh đối với vụ việc này".
Đại sứ quán Nga tại Anh ngày 4/4 đưa ra bằng chứng Bộ Ngoại Giao Anh hiện đã xóa câu trước đó đăng trên twitter của mình, trong đó nói rằng phòng thí nghiệm của Anh tại Porton Down đã " khẳng định rõ" chất độc thần kinh này được "sản xuất tại Nga".
Bình luận về việc này, BBC cho rằng "ngôn từ lỏng lẻo" của ông Johnson cộng với hành động xóa trên twitter đã cho thấy Anh "tự làm mình bị thương". Tuy nhiên, BBC "tiên đoán" rằng "liên minh quốc tế" ủng hộ quan điểm của Anh sẽ vẫn giữ nguyên lập trường với lý lẽ việc xác định chất tại phòng thí nghiệm ở Porton Down chỉ là "một phần của bức tranh thông tin tình báo".
Chưa có kết luận điều tra chính thức, Anh vẫn khẳng định chắc rằng Nga đứng sau vụ đầu độc Sergei Skripal và con gái! |
Giải thích cho việc xóa bỏ câu cáo buộc chất độc thần kinh Novichok tìm thấy ở Salisbury là sản xuất tại Nga, Bộ Ngoại Giao Anh cho biết đó chỉ là một phần trong phát biểu của đại sứ Anh tại Nga và được xóa đi bởi vì "nó không phản ánh đúng lời phát biểu của đại sứ chúng tôi". Và Anh vẫn khẳng định không thay đổi đánh giá của mình cho Nga phải chịu trách nhiệm về vụ đầu độc này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 4/4 nói thẳng bằng cách cáo buộc Nga dính líu đến vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal, phương Tây đang nỗ lực loại Moscow ra khỏi số nước tham gia thảo luận đề tài vũ khí hóa học tại Syria.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, bà Zakharova nhấn mạnh chính việc sử dụng vũ khí hóa học là "giới hạn đỏ" đối với tất cả các bên. Phương Tây và Liên minh do Mỹ dẫn đầu đang gắn vấn đề tính hợp pháp chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad với vũ khi hóa học.
Nga đã đề xuất hợp tác với phương Tây để điều tra các buộc về sử dụng vũ khí hóa học tại Syria, nhưng theo bà Zakharova, bằng cách bịa ra câu chuyện Nga sử dụng vũ khí hóa học trên lãnh thổ Anh, Phương Tây nỗ lực đẩy Nga ra khỏi phạm vi pháp lý thảo luận những vấn đề vũ khí hóa học Syria.
Bảo Minh
Quân Mỹ có thể sớm tập trận ở Biển Đông
Hải quân Hoa Kỳ có thể tiến hành tập trận ở gần hoặc tại khu vực Biển Đông trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, do đáp trả thuế hàng hóa và Bắc Kinh có kế hoạch triển khai tàu sân bay đến vùng biển này.
Hãng thông tấn UPI loan tin vừa nêu vào ngày 3 tháng 4, dẫn nguồn từ Nhật báo Đông phương (Oriental Daily News) của Hong Kong cho biết nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt (CVN 71) đang neo đậu tại cảng của Singapore và có thể sớm được điều động đến vùng Biển Đông.
Bản tin nói rằng CVN 71 đang nhận nhiệm vụ hoạt động phục vụ cho Đệ thất Hạm đội và có thể tiến hành các cuộc tập trận chung với quân đội các nước khác. Bản tin đưa ra bình luận nếu như Hoa Kỳ thực hiện các cuộc tập trận huấn luyện hàng hải, thì động thái này có thể sẽ rất khiêu khích đối với Trung Quốc.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần trọn khu vực Biển Đông và được cho là thành công trong việc quân sự hóa tại quần đảo Trường Sa, đang tranh chấp với các nước láng giềng. Trung Quốc gần đây thực hiện một cuộc tập trận quy mô lớn với tàu sân bay Liêu Ninh.
Một cựu tướng lãnh của Quân đội Trung Hoa từng là giáo sư Đại học Quốc Phòng Trung Quốc, vào ngày 3 tháng 4, lên tiếng Trung Quốc cảnh giác về sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Biển Đông và chính sách của Hoa Kỳ có thể gây áp lực chống lại Trung Quốc và Nga, dẫn đến tình thế hai nước này phải hình thành một liên minh.
Mỹ và ASEAN quan ngại Biển Đông bị « quân sự hóa »
Ảnh minh họa : Chiến đấu cơ Trung Quốc J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh lúc tập trận tại Biển Đông. Ảnh ngày 02/01/2017.STR / AFP
Trong cuộc đối thoại thường niên lần thứ 31 tại Kuala Lumpur (Malaysia) ngày 03/04/2018, đại diện Hoa Kỳ và hiệp hội ASEAN đồng bày tỏ mối lo ngại về tình trạng Biển Đông dần dần biến thành vùng quân sự với một hệ thống tiền đồn đã và đang thiết lập mà phần lớn là của Trung Quốc.
Cuộc đối thoại Mỹ-ASEAN do quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ, bà Susan Thornton, và tổng thư ký bộ Ngoại Giao Malaysia, ông Dato Ramlan Ibrahim, đồng chủ tọa, nhằm xây dựng mối quan hệ chiến lược giữa hai đối tác Hoa Kỳ và Đông Nam Á từ an ninh, kinh tế cho đến giáo dục và xã hội.
Bản thông cáo báo chí cho biết Mỹ và các nước Đông Nam Á đã có những trao đổi quan điểm về khái niệm khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Mỹ và ASEAN xác định « gắn bó » với trật tự khu vực đặt trên nền tảng luật lệ và kiến trúc của hiệp hội ASEAN. Trong tinh thần này, Mỹ và ASEAN hoan nghênh các nỗ lực « đi đến một bộ quy tắc ứng xử » ở Biển Đông và nhấn mạnh đến « nhu cầu giải quyết xung đột bằng phương thức hoà bình, luật pháp và ngoại giao ».
Nhưng điều làm Mỹ và ASEAN lo ngại là vùng Biển Đông đang bị « quân sự hóa với hàng loạt tiền đồn ». Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã biến các bãi đá ngầm thành căn cứ quân sự, trại lính, phi trường, quân cảng.
Liên quan đến tình hình Bắc Á, Mỹ và ASEAN cùng chia sẻ quan điểm hoan nghênh Bắc Triều Tiên tỏ dấu hiệu hợp tác để « giải trừ hạt nhân » nhưng khẳng định sẽ tiếp tục gây sức ép với Bình Nhưỡng cho đến khi đạt được kết quả cụ thể.
Đối thoại thường niên tại thủ đô Malaysia năm nay cũng là dịp để Hoa Kỳ và ASEAN bàn thảo về những dự án quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư song phương cũng như phát triển thêm hợp tác giáo dục-xã hội qua chương trình học bổng Fulbright và đào tạo lãnh đạo trẻ Đông Nam Á tương lai, Young Southeast Asean Leaders Initiatives, YSEALI.(YSEALI là sáng kiến của tổng thống Barack Obama)
Hàng không mẫu hạm Mỹ -Trung « tập trận » cùng lúc tại biển Đông ?
Theo báo chí Hồng Kông, hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt sắp tham gia một cuộc tập trận tại Biển Đông, cùng lúc với một cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc, trong bối cảnh quan hệ thương mại căng thẳng giữa hai nước.
Nhật báo Orient Daily News cho biết hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ Theodore Roosevelt, hiện đang cặp bến Singapore, sẽ dẫn đầu hải đội tác chiến số 9, thuộc hạm đội 7, và rất có thể sẽ tiến hành một cuộc tập trận với « lực lượng của nhiều nước khác » tại Biển Đông. Hành động này có thể bị Trung Quốc xem là « khiêu khích ».
Theo Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc, kể từ ngày 05 cho đến 11/04, tàu sân bay Liêu Ninh sẽ cùng với 40 chiến hạm tập trận tại Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là biển Nam Hải để « nâng cao khả năng tác chiến và chuẩn bị đương đầu với một cuộc xung đột nếu xảy ra ».
Mọi oanh tạc cơ và tiêm kích tàng hình Mỹ đều nằm trong tầm bắn của Trung Quốc?
Ngày đăng : 13:05 - 04/04/2018
Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng, hệ thống radar quân sự tối tân của nước này có thể phát hiện mọi chiến đấu cơ và oanh tạc cơ tàng hình được Mỹ triển khai tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời ông Hu Mingchun, Giám đốc Viện nghiên cứu số 14 thuộc Tập đoàn Công nghệ điện tử Trung Quốc (CETC) phát biểu trước giới phóng viên hôm 29/3 rằng, “công nghệ radar của Trung Quốc đã hoàn toàn vươn tới đẳng cấp quốc tế và tối tân ngang với công nghệ nước ngoài. Hiện giờ, chúng ta đang ở giai đoạn vươn lên dẫn đầu. Trong một số lĩnh vực, Trung Quốc hiện sử dụng công nghệ radar tối tân nhất thế giới như radar đa năng trên tàu và radar cảnh báo sớm trên máy bay”.
Trong những năm gần đây, Mỹ và các đồng minh đã triển khai hàng loạt chiến đấu cơ tàng hình tối tân tới các nước láng giềng gần Trung Quốc.
Trung Quốc tự tin nắm trong tay năng lực quân sự vượt trội và sánh ngang với nhiều cường quốc trên thế giới. |
Cụ thể, vào tháng 10/2017, 12 chiến đấu cơ F-35A của Mỹ đã có mặt tại Nhật Bản. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên Mỹ triển khai siêu tiêm kích F-35 tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương, theo tờ Defense News. Còn theo tờ Jane's 360, số lượng chiến đấu cơ F-35 được triển khai tới khu vực này sẽ còn gia tăng trong những năm sắp tới.
“Kể từ khi Mỹ triển khai F-117 vào năm 1981, sự phát triển nhanh chóng và gia tăng số lượng triển khai các loại máy bay tàng hình đã trở thành thách thức lớn đối với hệ thống phòng không của các nước khác. Nhằm đối phó với những thiết kế vượt trội về tầm bay, tốc độ bay cũng như năng lực tàng hình của thế hệ chiến đấu cơ mới của Mỹ, một thế hệ mới của hệ thống radar chống tàng hình do Trung Quốc sản xuất đã được phát triển. Qua quá trình thử nghiệm, hệ thống này đã chứng minh năng lực chiến đấu trong thực tế. Cuộc đua công nghệ giữa năng lực tàng hình và chống tàng hình sẽ còn kéo dài”, ông Hu nhận định.
Vào tháng 11/2016, CETC đã cho ra mắt hệ thống radar chống tàng hình YLC-8B tại Triển lãm hàng không Trung Quốc diễn ra ở thành phố Châu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông.
“Các radar chống tàng hình của Trung Quốc có thể phát hiện mọi loại máy bay tàng hình mà Mỹ triển khai tới châu Á – Thái Bình Dương bao gồm F-22, F-35 và B-2. Điều này có nghĩa một khi Mỹ muốn dùng các máy bay này để tấn công Trung Quốc, Mỹ cần tính tới khả năng hoạt động của các hệ thống radar Trung Quốc. Trong một cuộc chiến thực sự, các radar của Trung Quốc sẽ phát hiện được máy bay tàng hình của Mỹ và bắn hạ”, ông Song Zhongping, một chuyên gia quân sự Trung Quốc chia sẻ với Thời báo Hoàn Cầu.
Ngoài các hệ thống radar chống tàng hình, Trung Quốc còn sở hữu các radar cảnh báo sớm tầm xa hiện đại. Năng lực này của Trung Quốc hiện chỉ còn đứng sau Nga và Mỹ.
“Đây cũng là nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển hệ thống cảnh báo sớm chống tên lửa của Trung Quốc”, ông Hu nói.
Còn theo ông Song, radar chống tên lửa của Trung Quốc có thể ngăn chặn những mối đe dọa chiến lược tới từ các tên lửa đạn đạo cũng như giúp các hệ thống đánh chặn tên lửa có đủ thời gian để bắn hạ tên lửa đối phương.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang nắm trong tay hàng loạt máy bay ném bom chiến lược. Dù oanh tạc cơ H-6K không còn là loại máy bay ném bom mới được phát triển nhưng sự hiện diện của loại máy bay này ở châu Á – Thái Bình Dương là nhằm chứng minh Bắc Kinh đã sở hữu năng lực phòng thủ chiến lược, một quan chức quân sự giấu tên ở Bắc Kinh chia sẻ.
“Một quốc gia hạt nhân sẽ cần tới nhiều biện pháp phòng thủ chiến lược bao gồm các tên lửa đạn đạo trên mặt đất, tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược. Dù H-6K không thể sánh ngang với các oanh tạc cơ chiến lược tàng hình tối tân của Mỹ và Nga hiện nay, nhưng nó đủ giúp Trung Quốc ngăn Đài Loan có ý định giành độc lập. H-6K có thể mang theo bom và tên lửa hành trình tấn công mọi mục tiêu quân sự ở Đài Loan từ mọi hướng”, vị quan chức này nói.
Còn theo Tân Hoa Xã, ông He Shengqiang, người đứng đầu nhóm phụ trách phát triển H-6K thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc cho hay, H-6K hiện được xếp vào hàng oanh tạc cơ thế hệ thứ 3 và 4.
Trong khi đó, thế hệ oanh tạc cơ mới H-20 của Trung Quốc đang trong quá trình phát triển và được cho có khả năng trở thành máy bay ném bom chiến lược tàng hình như B-2 của Mỹ.
Nga thất bại trước đòn hội đồng tại OPCW
Mỹ, Anh đi đầu, tiếp đến là các nước NATO và EU phản đối sáng kiến của Nga về điều tra chung vụ Skripal trong cuộc họp của OPCW.
Đánh hội đồng
Trong phiên họp bất thường đêm 4/4, Hội đồng Chấp hành Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) đã bác đề xuất chung của Nga, Trung Quốc và Iran về tiến hành điều tra chung và khách quan vụ điệp viên Sergei Skripal và con gái bị đầu độc tại Anh.
Sáng kiến chung của Nga, Trung Quốc và Iran nhấn mạnh sự cần thiết hợp tác giữa Moscow và London, cũng như làm sáng tỏ mọi vấn đề liên quan đến cáo buộc nhằm vào Nga. Để được thông qua, sáng kiến này cần phải nhận được sự ủng hộ của 2/3 nước thành viên Hội đồng Chấp hành OPCW.
Đại diện thường trực của Nga tại OPCW Alexei Shulgin cho biết Mỹ, Anh đi đầu trong việc phản đối sáng kiến này, sau đó là các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) cùng một số đồng minh của Mỹ ở châu Á.
Phương Tây tiếp tục sử dụng đòn "hội đồng" tại OPCW để chống Nga |
Phái đoàn Anh tham gia cuộc họp của OPCW cho rằng đề nghị của Nga về một cuộc điều tra chung Anh - Nga xung quanh vụ cựu điệp viên Skripal vừa qua là “ngoan cố". Phía Anh cũng cho rằng việc Nga yêu cầu triệu tập cuộc họp chỉ nhằm đánh lạc hướng dư luận và gây cản trở cho cuộc điều tra của OPCW.
Trước đó, ngoài đề nghị điều tra chung, phía Nga còn yêu cầu Anh phải đưa ra được bằng chứng chứng minh cho những cáo buộc nhằm vào Nga.
Cuộc họp khẩn cấp ngày 4/4 của OPCW được triệu tập theo đề nghị của Nga với tư cách là một thành viên của tổ chức này. Nga muốn làm rõ phía Anh đã cung cấp được những bằng chứng gì cho OPCW, những thanh sát viên quốc tế nào được tiếp cận hiện trường vụ tấn công tại thành phố Salisbury, Anh, những nhân chứng mà các thanh sát viên này đã tiếp xúc cũng như các mẫu vật đang được phân tích.
Dự kiến trong vòng một tuần nữa, các chuyên gia của OPCW mới đưa ra kết luận về mẫu chất độc nghi được sử dụng trong vụ đầu độc cựu điệp viên người Nga tại Salisbury ngày 4/3 vừa qua.
Có gì đáng tin cậy khi Anh "tự biên tự diễn" trong việc điều tra vụ Skripal? |
OPCW không có thẩm quyền đưa ra kết luận mang tính buộc tội nào. Tuy nhiên, tổ chức này có thể yêu cầu các bên liên quan cho phép những thanh sát viên quốc tế tiếp cận các cơ sở quân sự để bảo đảm mọi nguồn dự trữ vũ khí hóa học đều đã bị tiêu hủy.
Bất chấp việc người đứng đầu Phòng Thí nghiệm Công nghệ và Khoa học Quốc phòng tại Porton Down thuộc Bộ Quốc phòng Anh, ông Gary Aitkenhead, ngày 3/4 thừa nhận các nhà khoa học Anh chưa thể khẳng định việc loại chất độc trong vụ tấn công tại Salisbury có nguồn gốc từ Nga, Anh vẫn khẳng định Nga phải chịu trách nhiệm về vụ cựu điệp viên hai mang người Nga Skripal, 66 tuổi, và con gái bị nghi đầu độc bằng một loại chất độc thần kinh được cho là có nguồn gốc từ Nga.
Lời khẳng định của ông Gary Aitkenhead mâu thuẫn với những gì Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đưa ra trước đó cùng ngày khi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Deutsche Welle của Đức.
Khi được hỏi Chính phủ Anh đã làm thế nào để có thể kết luận một cách nhanh chóng về việc chất độc bị nghi sử dụng trong vụ tấn công có nguồn gốc từ Nga, Ngoại trưởng Anh lại nhấn mạnh đến vai trò của các thông tin do phòng thí nghiệm Porton Down cung cấp cho chính phủ nước này.
London mất mặt
Sau khi OPCW bác đề xuất của Nga, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia cho biết Nga đã yêu cầu Hội đồng Bảo an tiến hành một cuộc họp mở về vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal tại Anh. Nga sẽ sớm gửi cho cơ quan này một bức thư làm rõ lập trường về vụ Skripal.
Còn tại Anh, Công đảng đối lập ngày 4/4 đã lên tiếng chỉ trích Ngoại trưởng Anh Boris Johnson "phóng đại" khi đưa ra bằng chứng cáo buộc Nga trong vụ đầu độc điệp viện hai mang Sergei Skripal và con gái ông này.
Tổng thống Mỹ đồng ý duy trì quân đội tại Syria nhằm tiêu diệt IS
Phạm Huân | 05/04/2018 07:45
Ông Trump muốn đảm bảo rằng các phiến quân IS bị tiêu diệt hoàn toàn và các nước khác tại khu vực cũng như Liên Hợp Quốc giúp bảo đảm ổn định ở Syria.
Tại cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ trong tuần, Tổng thống Donald Trump đã đồng ý duy trì quân đội Mỹ tại Syria thêm một thời gian ngắn với mục đích tiêu diệt Tổ chức nhà nước Hồi giáo IS. Tuy nhiên, theo một quan chức chính phủ, ông Donald Trump vẫn muốn sớm rút quân khỏi Syria.
Theo một quan chức chính phủ Mỹ, Tổng thống Trump đã không thông qua một kế hoạch rút quân cụ thể tại cuộc họp ngày 3/4. Cũng theo quan chức này, Mỹ sẽ không ngay lập tức rút quân khỏi Syria nhưng Tổng thống Donald Trump cũng không ủng hộ một cam kết lâu dài ở đây.
Ông Trump muốn đảm bảo rằng các phiến quân IS bị tiêu diệt hoàn toàn và các nước khác tại khu vực cũng như Liên Hợp Quốc phải đẩy mạnh các nỗ lực và giúp bảo đảm ổn định ở Syria.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump cho biết ý định của mình rút quân khỏi Syria. Tuy nhiên, các cố vấn của ông Donald Trump đã kêu gọi duy trì một lực lượng nhỏ ở Syria nhằm đảm bảo IS hoàn toàn bị tiêu diệt cũng như đề phòng Iran, đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, tranh thủ củng cố ảnh hưởng tại đây.
Quân đội Mỹ hiện có 2 nghìn binh sỹ tại Syria bao gồm các lực lượng đặc nhiệm với chức năng tư vấn giúp lực lượng người Kurds và các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn đánh bại IS. Theo thông tin từ quân đội Mỹ, hơn 90% lãnh thổ do IS chiếm đóng tại Syria từ năm 2014 đã được giải phóng./.
Ông Trump phát cáu với bài toán hóc búa có tên Syria
05/04/2018 10:23 GMT+7
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát cáu với đội ngũ an ninh quốc gia cùng các tướng lĩnh cấp cao khi họ khuyên ông rằng rút quân lập tức khỏi Syria là dại dột.
CNN dẫn các nguồn thạo vấn đề cho biết, đến nay nhóm cố vấn của ông Trump vẫn chưa cung cấp được một lịch trình rút quân cho các lực lượng Mỹ.
Ảnh: AP |
Theo các nguồn tin cấp cao, tại một cuộc họp mà đôi lúc bầu không khí trở nên căng thẳng với nhóm an ninh quốc gia, Tổng thống Trump than phiền về mức độ tiền của đổ vào khu vực mà chưa mang lại được gì cho Mỹ. Ông cũng đặt câu hỏi tại sao các nước khác trong vùng - đặc biệt là các quốc gia Vịnh Ba Tư giàu có - lại không hề can thiệp.
Tuy vậy, ông Trump vẫn đồng ý hoãn rút quân lập tức khỏi Syria dù đã có tuyên bố công khai trái ngược và thể hiện sự khó chịu với các quan chức an ninh quốc gia cấp cao.
Nhà Trắng từ chối bình luận về tinh thần của cuộc họp.
Theo CNN, đây là cảnh tượng đã diễn ra nhiều lần kể từ khi Tổng thống Trump lên nhậm chức năm ngoái. Ông thường va chạm với các cố vấn về thỏa thuận hạt nhân Iran, chiến lược Afghanistan và thuế quan, đặc biệt khi ông tin các cam kết tranh cử của mình không được duy trì. Và khi chọn lựa nhóm an ninh quốc gia mới, nhà lãnh đạo Mỹ nêu rõ rằng ông muốn các cố vấn phải đồng ý trên nguyên tắc với những gì ông tin chắc.
Nhưng ngay cả một trong những cố vấn sắp vào vị trí mới là Giám đốc CIA Mike Pompeo, người vừa được chỉ định làm Ngoại trưởng – cũng nói với vị Tổng tư lệnh Mỹ rằng rút quân lập tức khỏi Syria sẽ là sai lầm. Cố vấn an ninh quốc gia mới, cựu đại sứ John Bolton, không tham gia cuộc họp hôm 3/4 tại Nhà Trắng.
Tổng thống nói rằng, ông tin Bolton ủng hộ mình về chuyện Syria nhưng điều này vẫn chưa được khẳng định. Bolton chưa từng bình luận công khai về Syria kể từ khi nhận vị trí mới tháng trước.
Trong khi đó, giới chức quân sự cũng nêu ra một quan điểm gần như đồng nhất rằng rút quân Mỹ khỏi Syria lúc này sẽ là sai lầm - một lập trường trái ngược với quan điểm công khai của Tổng thống rằng "đã đến lúc" trở về nhà. Các chỉ huy cấp cao Mỹ cũng công khai bày tỏ quan điểm, bất kể bình luận của ông chủ Nhà Trắng.
CNN cho biết, trong cuộc họp với hội đồng an ninh quốc gia, ông Trump được các cố vấn như Tướng Joseph Dunford - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân – khuyên rằng rời khỏi Syria bây giờ sẽ cung cấp khoảng trống cho Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran thúc đẩy các lợi ích riêng của họ ở Syria. Lãnh đạo ba nước đã gặp nhau ở Ankara tuần này để thảo luận về hướng đi ở Syria của riêng mình.
Tướng Dunford thậm chí đề nghị Tổng thống nói rõ ông muốn thấy điều gì xảy ra ở Syria. Tổng thống trả lời rằng quân Mỹ cần hoàn thành nhiệm vụ ở chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria trong 6 tháng - một khung thời gian mà các quan chức quân sự, trong đó có cả Bộ trưởng Qốc phòng James Mattis - cảnh báo là quá ngắn.
Trong thông cáo ngày 4/4 sau cuộc họp, Nhà Trắng tuyên bố Mỹ vẫn cam kết chiến đấu chống IS - một dấu hiệu cho thấy yêu cầu rút quân của ông Trump sẽ không xảy ra trong tương lai gần.
Thanh Hảo
Quân Mỹ tại Syria làm ngược tuyên bố của ông Trump
Cùng với tuyên bố của Tổng thống Trump sẽ sớm rút quân tại Syria về nước, người ta lại phát hiện Mỹ đang thần tốc xây dự căn cứ tại Nam Syria.
Theo Southfront, hiện nay quân đội Mỹ đang xây dựng một căn cứ không quân trên lãnh thổ Syria. Căn cứ không quân mới này nằm ở phía nam Syria ở khu vực chiến lược quan trọng Al-Tanf. Dựa vào hình ảnh chụp từ vệ tinh có thể dự đoán rằng, quân đội Mỹ đã hoàn thành đường băng cất cánh và hạ cánh dài khoảng 300 m.
Tại sao Mỹ lại lập căn cứ ở khu vực Al-Tanf ? Có thể dễ dàng đoán được ý ddinjhj của Mỹ bởi Al-Tanf là vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nằm gần ngã 3 biên giới Syria-Jordan-Iraq trên con đường cao tốc Damascus-Baghdad.
Xe chiến đấu của Quân đội Mỹ. |
Mỹ muốn tăng cường lực lượng ở khu vực này nhằm tạo ra một vùng đệm chạy dọc theo biên giới Syria-Jordan và Syria-Iraq. Trong đó, Al-Tanf coi như là một trung tâm chỉ huy vùng đệm. Vì vậy xây dựng căn cứ ở khu vực này là điều dễ hiểu và điều này sẽ gây thêm khó khăn cho quân đội chính phủ Syria.
Đây không phải là căn cứ không quân đầu tiên mà quân đội Mỹ xây dựng trong thời gian ngắn. Trước đó theo phương tiện truyền thông đưa tin, quân đội Mỹ cũng đã xây dựng căn cứ không quân thứ 2 dành cho các máy bay không người lái trên lãnh thổ Jordan gần biên giới với Syria.
Ngoài ra trước đó đã rất nhiều lần Mỹ tuyên bố mở các cuộc tấn công vào lực lượng quân đội Syria ở gần khu vực Al-Tanf.
Có thể khẳng định rằng, Lầu Năm Góc đã quyết định tăng cường vị thế của mình ở Syria. Hành động của Mỹ được cho là đi ngược với tuyên bố sẽ sớm rút quân khỏi Syria của Tổng thống Trump. "Tôi muốn rút nước Mỹ ra khỏi cuộc chiến, tôi muốn đưa những người lính hồi hương và tôi muốn tái thiết lại đất nước," Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Không chỉ xây dựng căn cứ quân sự tại Al-Tanf, Nga còn gây bất ngờ khi tố Mỹ lập căn cứ quân sự tại bờ Đông sông Euphrates mưu tính chia cắt Syria.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết: "Chúng tôi đặc biệt quan ngại vì bất chấp sự khẳng định lặp đi lặp lại rằng mục tiêu của Mỹ ở Syria chỉ là chống chủ nghĩa khủng bố, trong những tháng gần đây chúng ta thấy rằng Mỹ tạo ra các căn cứ quân sự trên bờ Đông sông Euphrates, trong một phần đáng kể lãnh thổ Syria, đến tận biên giới với Iraq.
Và Mỹ không chỉ lập các căn cứ quân sự của mình, mà còn tạo ra ở đó các cơ quan chức năng trung thành với Mỹ, chịu trách nhiệm với họ, tài trợ cho họ, và tất cả điều này diễn ra trong bối cảnh cô lập các khu vực này khỏi phần còn lại của Syria", ông Lavrov nói.
"Chúng tôi được thuyết phục rằng không có kế hoạch như vậy, rằng Mỹ không tìm cách chia rẽ Syria. Họ thuyết phục một cách không thuyết phục, xin lỗi vì cách diễn đạt lặp lại này", ngoại trưởng Nga nhấn mạnh.
Tuấn Vũ
Mỹ muốn rút quân khỏi Syria: Đi cũng dở, ở không xong
Reuters ngày 4.4 đưa tin Tổng thống Donald Trump muốn rút quân Mỹ khỏi Syria, nhưng không nói rút lúc nào, vào lúc các cố vấn cảnh báo rằng việc đánh bại bọn khủng bố tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và ổn định các vùng đã tái chiếm sẽ rất khó khăn.
Trong một cuộc họp báo, ông Trump nói Mỹ “sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi bọn IS hết thời”, nhưng ông cũng nói chiến thắng đang gần kề. Khi được hỏi khi nào Mỹ quyết rút quân, ông nói: “Sẽ đến lúc. Chúng ta rất thành công trong việc đánh bọn IS. Chúng ta sẽ chiến thắng trước bất kỳ lực lượng nào, nhưng đôi khi phải mất thời gian để về nước và chúng tôi đang nghĩ việc này một cách nghiêm túc”.
Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đã nói Mỹ cần nỗ lực dài hơi để đánh bại bọn IS. Hằng ngày Mỹ đều tổ chức không kích ở Syria và đã triển khai khoảng 2.000 lính gồm quân đặc nhiệm làm cố vấn giúp nhóm vũ trang người Kurd chiếm lại các vùng đất từng chịu sự kiểm soát của bọn IS.
Tướng bộ binh Mỹ Joseph Votel, người chỉ huy quân Mỹ ở Trung Đông, ước tính hơn 90% lãnh thổ Syria đã được giải phóng khỏi tay IS từ năm 2014. Tổng thống Trump ước tính tỷ lệ tái chiếm ở Syria và Iraq là gần 100%, một con số mà các quan chức Mỹ nói khoảng 98%.
Nhưng đấy là chưa nói những nỗ lực kế tiếp ở Syria. Theo quan điểm quân sự Mỹ, trở ngại lớn nhất là phải chiếm lại vùng đất trong tay IS ở quanh thành phố Abu Kamal. Nỗ lực này đã bị chậm khi lực lượng người Kurd có Mỹ ủng hộ đã chuyển mục tiêu từ chống IS sang việc đánh đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ ở những vùng khác trong cuộc nội chiến Syria nhiều bên tham gia và rất phức tạp.
Tại một sự kiện ở Washington hôm 3.4, đứng cạnh tướng Votel là đặc sứ Mỹ trong liên quân quốc tế chống IS, ông Brett McGurk, ông nói Mỹ chưa thể kết thúc việc đánh bọn IS và Mỹ sẽ phải hoàn thành nhiệm vụ này.
Theo Reuters, các chuyên gia bị phân hóa từ việc ông Trump vừa nói rút quân Mỹ, lại vừa trấn an rằng Mỹ không ra đi cho đến khi nào đánh bại bọn IS. Bọn này được cho là sẽ quay lại chiến thuật đánh du kích, một khi ổ kháng cự cuối cùng của chúng ở Syria bị liên quân do Mỹ dẫn đầu đánh bại.
Nhà phân tích Jon Alterman ở Trung tâm Nghiên cứu quốc tế-chiến lược (CSIS) nói việc vội rút quân Mỹ sẽ làm hỏng lợi thế của Mỹ trong các cuộc đàm phán nhằm kết thúc nội chiến Syria (nay đã bước vào năm thứ 8): “Hậu quả lớn là Mỹ bỏ qua tầm ảnh hưởng trong vấn đề tương lai của Syria”.
Các chuyên gia cũng cảnh báo việc đột ngột rút quân Mỹ sẽ có lợi cho Nga và Iran, hai đối thủ đang tranh giành tầm ảnh hưởng ở Syria với Mỹ.
Tổng thống Trump lưu ý trong quyết định của ông đã có nghĩ đến đồng minh Ả Rập Saudi, kình địch của Iran: “Quý vị biết đấy, quý vị muốn chúng tôi ở lại, thì có thể quý vị phải chi tiền”.
Ông Trump từng chỉ trích người tiền nhiệm Barack Obama rút quân khỏi Iraq, điều đã khiến quân đội Iraq mau chóng sụp đổ trước cuộc hành quân thần tốc của IS vào nước này hồi năm 2014.
Reuters bình luận chưa thể rõ tầm nhìn của ông Trump về vai trò của Mỹ ở Syria hậu chiến tranh sẽ thế nào nhưng việc gần đây ông Trump quyết đóng băng 200 triệu USD chi cho nỗ lực tái thiết Syria cho thấy có vẻ ông không muốn để đông quân Mỹ ở Syria. Nhà phân tích McGurk thừa nhận đang có sự xem xét để bảo đảm tiền dân Mỹ đóng thuế được chi thích đáng.
Bảo Vĩnh (theo Reuters)
Chuyên gia quân sự: Rất khó để đánh bại hoàn toàn IS ở Syria
Vũ Tú | 05/04/2018 10:58
Theo phân tích của một số chuyên gia quân sự, mặc dù gần đây hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ nói tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria đã bị đánh bại, nhưng thực tế là rất khó khăn và lâu dài để loại bỏ hoàn toàn nhóm khủng bố này.
Trong khi phần lớn những khu vực được gọi là “vương quốc” của IS ở Syria đã được giải phóng, nhóm khủng bố vẫn còn chiếm giữ nhiều khu vực khác trên khắp đất nước này.
Trong số các khu vực vẫn còn nằm dưới sự kiểm soát của IS có Dara'a (vùng lưu vực sông Yarmouk), phía tây và phía đông Deir Ezzoz, phía nam Damascus (Trại Yarmouk, Al-Qadam, Tadamon, Hajar Al-Aswad).
Một vấn đề lớn đó là các lực lượng chống IS ở những khu vực này đều phản đối nhau, không tìm được tiếng nói chung, dẫn đến việc không cùng nhau kết hợp lại để tiến hành các cuộc tấn công chung chống lại IS.
Với hàng nghìn tay súng IS hiện vẫn còn ở lại những khu vực trên, và không có nơi nào để cho chúng rút lui, thì việc đánh bại hoàn toàn nhóm khủng bố này sẽ rất khó khăn và lâu dài.
Trùm an ninh Nga cảnh báo hiểm họa khôn lường từ cú bắt tay giữa IS và Al-Qaeda
Thanh Hà | 05/04/2018 08:11
Hai tổ chức khủng bố IS và Al-Qaeda có thể hợp nhất thành một mạng lưới mới, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cảnh báo. Nếu vậy, các nhóm khủng bố có thể tiếp cận công nghệ sản xuất vũ khí hóa học.
Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo ( IS ) tự xưng và Al-Qaeda có thể hợp nhất lại thành một mạng lưới khủng bố, giám đốc FSB đồng thời là người đứng đầu Ủy ban chống khủng bố quốc gia Nga Aleksandr Bortnikov cho hay. Nhóm mới này sẽ có các phần tử khủng bố trên phạm vi toàn cầu và có thể sản xuất vũ khí hoá học.
"Một tổ chức như vậy sẽ có các phần tử hoạt động và các phần tử tiềm tàng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Với kinh nghiệm đáng kể trong việc tiến hành các hoạt động quân sự và lật đổ ở nông thôn và thành thị, chúng sẽ có công nghệ và cơ sở hạ tầng để sản xuất vũ khí hoá học ", RT dẫn cảnh báo của giám đốc FSB trong Hội nghị về An ninh Quốc tế lần thứ 7 tại Mátxcơva.
Ông nhận định, mối đe dọa từ IS, nhóm khủng bố từng chiếm phần lớn lãnh thổ Iraq và Syria, không nên bị đánh giá thấp, vì một nửa trong số hơn 1.600 vụ tấn công khủng bố trên khắp thế giới hàng năm có liên quan tới nhóm này.
Các vụ tấn công gây ra hơn 150.000 thương vong kể từ khi nhóm khủng bố IS trỗi dậy năm 2014. Riêng năm 2017 vừa qua, hơn 33.000 người đã thiệt mạng hoặc bị thương.
Theo người đứng đầu FSB, những nỗ lực của từng quốc gia riêng lẻ không thể loại bỏ mối đe dọa khủng bố toàn cầu mà đòi hỏi cách tiếp cận chung.
Trước đó, phái viên Nga tại NATO Aleksandr Grushko cũng cảnh báo, an ninh quốc tế bị ảnh hưởng bởi nỗ lực cô lập Nga trong cuộc khủng hoảng ngoại giao gần đây.
Những cảnh báo tương tự cũng được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhắc lại trong hội nghị an ninh quốc tế tại Nga. Theo ông, "không một quốc gia nào có thể đơn độc giải quyết vấn đề này (chủ nghĩa khủng bố)".
Trước đó, hai nhóm khủng bố khét tiếng IS và Al-Qaeda có những thời điểm trong thế cạnh tranh, dù IS từng là một nhánh của Al-Qaeda.
Bộ An ninh quốc gia: Cơ quan bí mật nhất Trung Quốc
Trung Nhân | 05/04/2018 09:30
Nằm ở số 14 đường Đông Trường An, Đông Thành, Bắc Kinh chính là trụ sở của Bộ An ninh quốc gia (MSS) của Trung Quốc (TQ), được xem là cơ quan bí ẩn nhất ở nước này.
MSS phụ trách các vấn đề an ninh chính trị, bảo vệ chủ quyền và lợi ích của TQ, cũng như thu thập thông tin tình báo trong và ngoài nước. Với mức độ “nhạy cảm” cao về bảo mật như vậy, MSS dĩ nhiên không có cổng thông tin chính thức.
Đầu não tình báo dân sự
Luật pháp TQ quy định MSS có những đặc quyền bắt hoặc giữ người giống cơ quan cảnh sát đối với các vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của MSS là thu thập thông tin tình báo nước ngoài. MSS được tổ chức thành nhiều cục, mỗi đơn vị được giao phó các nhiệm vụ khác nhau từ an ninh chính trị, tình báo nước ngoài đến tình báo phản gián. Theo một sơ đồ hệ thống hóa hoạt động của MSS được thực hiện bởi tổ chức nghiên cứu và tư vấn chiến lược quốc tế Stratfor vào năm 2010, cơ quan tình báo đầu não của TQ có 11 cơ quan trực thuộc cấp cục và một số tổng cục chuyên môn, cùng với đó là hai cơ sở nghiên cứu gồm Viện Quan hệ quốc tế đương đại, ĐH Quan hệ quốc tế Bắc Kinh và một trường dạy ngoại ngữ.
Được thành lập vào năm 1983 dưới thời nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, MSS là sự hợp nhất giữa Cơ quan điều tra trung ương (CID) và các cơ quan chuyên về phản gián và tình báo của Bộ Công an TQ. Theo nhận định của chuyên gia Peter Mattis, thuộc Chương trình nghiên cứu TQ tại Quỹ Jamestown, ông Đặng Tiểu Bình cho thành lập MSS một phần nhằm đặt công tác tình báo và phản gián nằm ngoài những biến động chính trị cấp cao tại Bắc Kinh. Luật Tình báo quốc gia được thông qua vào năm 2017 của TQ xác định ba cơ quan phụ trách công tác tình báo tại nước này là Bộ Công an, Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLA) và MSS. Trong đó theo tờ South China Morning Post (SCMP), MSS được biết đến là cơ quan tình báo dân sự đầu não của nước này.
Đối thủ đáng gờm của CIA
Viết trên tạp chí National Interest vào năm 2015, ông Peter Mattis đánh giá vị trí của MSS trong cộng đồng tình báo TQ cho thấy cơ quan này sẽ ngày một đi sâu vào công tác tình báo nước ngoài. Các hoạt động của MSS sẽ hướng đến việc thu thập và phân tích các thông tin tình báo có liên hệ đến các diễn biến quốc tế, qua đó hỗ trợ cho các cơ quan hoạch định chính sách đối ngoại của TQ. Theo thông tin đăng tải trên trang mạng của tổ chức Hội đồng kinh doanh Mỹ-Trung (USCBC), MSS được cho là có trên 170 cơ quan tình báo tại hơn 50 quốc gia và khu vực trên thế giới.
Jerry Chun Shing Lee, cựu nhân viên CIA, bị cáo buộc đã hỗ trợ MSS phá mạng lưới tình báo của Mỹ tại Trung Quốc . Ảnh: NYT
MSS cũng là cơ quan chủ đạo của TQ trong mảng tình báo công nghệ, thu thập các thông tin bí mật công nghệ từ Mỹ và phương Tây. Một ví dụ là vụ án phản gián vào giữa năm 2017, khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ nhà thầu quốc phòng Kavin Mallory vì tội danh bán các hồ sơ mật cho Cục Tình báo quốc gia Thượng Hải (SSSB). Theo ông Peter Mattis, SSSB là cơ quan tình báo trực thuộc MSS, được thành lập riêng lẻ nhưng sau đó sáp nhập vào năm 1985. Cũng trong năm 2017, nhiều đánh giá an ninh mạng đã cho rằng nhóm tin tặc ATP3, hoạt động từ năm 2009 nhắm vào các tổ chức và công ty tại Mỹ, Anh và Hong Kong, có thể có mối liên hệ với MSS.
MSS thật sự là một đối thủ đáng gờm của cộng đồng tình báo Mỹ. Gần đây nhất, vào đầu tháng 1-2018, một cựu nhân viên của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) cũng bị FBI bắt giữ tại New York với cáo buộc có quan hệ với MSS từ năm 2010 đến nay. Người này tên là Jerry Chun Shing Lee, 53 tuổi, một người Mỹ gốc Hong Kong, được CIA tuyển dụng vào năm 1994 sau khi ngưng phục vụ trong quân đội Mỹ. Ông từng làm việc dưới vỏ bọc ngoại giao tại châu Á và từng giữ một số vị trí tại trụ sở chính của CIA ở Virginia trước khi thôi việc vào năm 2007 và chuyển qua lĩnh vực điều tra tư nhân. FBI cho rằng các mối liên hệ của Lee với MSS đã đóng vai trò chủ đạo khiến mạng lưới tình báo của Mỹ tại TQ bị bại lộ, làm hàng chục công dân người TQ làm việc cho CIA bị bắt giam hoặc tử hình.
Bộ ba tình báo
MSS cùng PLA và Bộ Công an TQ hợp thành bộ ba đảm trách công tác tình báo của nước này. Tờ SCMP dẫn lại thông tin từ một báo cáo tình báo tại Hạ viện Mỹ năm 2016 cho biết vai trò của Bộ Công an TQ trong hoạt động tình báo quốc nội và phản gián ngày càng tăng những năm gần đây. Hệ thống camera giám sát tại Bắc Kinh và nhiều TP lớn của TQ được kết nối với hệ thống nhận diện gương mặt và biển số xe do Bộ Công an TQ kiểm soát. Bên cạnh đó, cơ quan này còn xây dựng cơ sở dữ liệu toàn quốc cho phép theo dõi các nhân vật “đáng chú ý” khi họ di chuyển trên lãnh thổ TQ.
Trong khi đó, PLA được đánh giá là nhánh tình báo giàu nguồn lực nhất của TQ trong những năm qua. Các đơn vị tình báo của PLA bị tình báo Mỹ nghi đứng sau nhiều vụ xâm nhập mạng quy mô lớn. Ngoài ra, PLA còn có liên hệ với nhiều điệp vụ rò rỉ bí mật công nghệ tại Mỹ như nhà thầu quốc phòng Chi Mak năm 2007 bị cáo buộc bán công nghệ quốc phòng nhạy cảm cho TQ; hay đường dây do thám công nghệ quốc phòng của “doanh nhân” Kuo Tai-shen vào năm 2008.
Tuy nhiên, theo nhận định của Peter Mattis, các nhiệm vụ tình báo của PLA đang ngày một tập trung hơn vào “chiến tranh thông tin” và công nghệ quân sự. Trong khi đó, Bộ Công an TQ tập trung vào nhiệm vụ giám sát và phản gián. Những điều này khiến MSS ngày càng tăng vị thế trong cộng đồng tình báo TQ về nhiệm vụ hỗ trợ hoạch định chính sách dân sự trong các vấn đề quốc tế.
"Sếp tình báo" Trung Quốc hiện là ai?
Lãnh đạo của MSS hiện nay là ông Trần Văn Thanh (Chen Wenqing), 58 tuổi, nguyên Bí thư đảng ủy MSS và từng là cấp phó của "kiến trúc sư trưởng" chiến dịch chống tham nhũng Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra và kỷ luật trung ương (CCDI) của đảng Cộng sản TQ (CPC) và hiện giữ chức vụ phó chủ tịch nước.
Theo tờ SCMP, ông Trần từng đóng vai trò lớn trong chuyên án điều tra tham nhũng cựu bộ trưởng Công an TQ Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang). Ông được điều chuyển vào MSS năm 2015 sau khi hai nhân vật tầm cỡ của cơ quan này sa lưới "đả hổ diệt ruồi", bao gồm Thứ trưởng chuyên trách phản gián Mã Kiến (Ma Jian) và lãnh đạo cơ quan tình báo tại Bắc Kinh Lương Khắc (Liang ke). Sau kỳ họp Quốc hội thường niên tháng 3 vừa qua của TQ với kế hoạch tái cơ cấu quy mô lớn Quốc vụ viện, ông Trần cũng nằm trong số ít bộ trưởng tiếp tục tại nhiệm.
Theo tờ SCMP, ông Trần sinh ra và lớn lên tại Tứ Xuyên, từ một sĩ quan cảnh sát địa phương đã thăng tiến lên vị trí lãnh đạo cơ quan an ninh cấp tỉnh từ năm 1994 đến 2002. Ông trở thành lãnh đạo cơ quan công tố của Tứ Xuyên, rồi sau được chuyển công tác, lãnh đạo cơ quan chống tham nhũng của tỉnh Phúc Kiến, vốn là nơi ông Tập đảm nhiệm vị trí lãnh đạo chính quyền địa phương từ năm 1999 đến 2002.
Ông Trần được thăng chức làm phó chủ nhiệm CCDI vào năm 2012 và là người trẻ nhất từng giữ chức vụ này tính đến thời điểm đó.
Việc ông được điều động giữ chức lãnh đạo MSS bốn năm sau đó nằm trong xu hướng các nhân sự lãnh đạo của CCDI được ông Tập tin tưởng bổ nhiệm các vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo TQ. Trước đó, một cấp phó của ông Vương đã được bố trí lãnh đạo "siêu dự án" thủy điện đập Tam Hiệp thượng nguồn sông Mekong, còn một cựu phó chủ nhiệm khác được thuyên chuyển làm lãnh đạo Liên hiệp Các công đoàn TQ (ACFTU).
Mới đây nhất, Phó Chủ nhiệm CCDI Dương Hiểu Độ đã được bổ nhiệm làm chủ nhiệm Ủy ban Giám sát quốc gia (NSC) vừa thành lập, được ví von là "siêu cơ quan" chống tham nhũng của TQ.
Trung Quốc tặng vợ chồng Kim Jong Un nhiều quà quý
05/04/2018 14:25 GMT+7
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tặng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và phu nhân Ri Sol-ju nhiều món quà có giá trị ít nhất là 2,47 triệu NDT (hơn 8,93 tỷ đồng) khi họ tới thăm Bắc Kinh.
Chosun Ilbo cho biết, phân tích đoạn phim do truyền hình Triều Tiên phát ngày 29/3, có thể ước tính chiếc lọ mà nhà lãnh đạo Trung Quốc tặng cho Kim Jong Un là 500.000NDT, cùng nhiều đĩa, cốc uống trà bằng sứ có giá từ 5.000 tới 20.000NDT.
Trung Quốc tặng lãnh đạo Triều Tiên món quà đắt giá |
Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng được tặng 11 chai rượu Mao Đài, 5 chai trong số này được sản xuất từ năm 1980 và 6 chai được sản xuất vào khoảng những năm 1990. Những chai rượu lâu năm này rất hiếm, giá bán lẻ lên tới 1,25 triệu NDT.
Ngoài ra, Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện còn tặng Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju một món trang sức bằng ngọc giá trị ít nhất là 30.000NDT và trâm gài đầu, áo khoác lụa.
Trung Quốc tặng lãnh đạo Triều Tiên bát đĩa và cốc uống trà |
Hoài Linh
Kim Jong Un được ông Tập Cận Bình đãi rượu gì?
30/03/2018 15:01 GMT+7
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đem loại rượu quý nhất trong tủ rượu của mình ra để thiết đãi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, đã đăng tải bức ảnh hai nhà lãnh đạo đang thưởng thức một loại đồ uống có cồn, được gọi là bạch tửu (rượu trắng), tại bữa tiệc chiêu đãi ở Đại lễ đường Nhân dân vào hôm 26/3.
Ảnh: Rodong Sinmun/ KCNA |
Một chuyên gia về bạch tửu, một loại rượu phổ biến tại Trung Quốc và do công ty Kweichow Moutai sản xuất, cho biết một chai rượu loại này có giá rẻ nhất là 20.000NDT (72 triệu đồng).
"Tôi hiếm khi nhìn thấy loại rượu Mao Đài này tại các buổi yến tiệc", ông Kan Yuanbin, người điều hành Zenpingtang, một nhà bán lẻ rượu Mao Đài tại tỉnh Giang Tây nói với Telegraph.
Ảnh: Rodong Sinmun/KCNA |
"Đây là một sản phẩm của năm 2003 và rất đặc biệt. Trước đó, ông Tập thường chỉ dùng những chai rượu Mao Đài được sản xuất năm 2015, 2016 và có giá khoảng 4.000NDT (14,5 triệu đồng) để đãi các vị khách nước ngoài", ông Kan tiết lộ thêm.
Ngoài tiệc chiêu đãi tại Đại lễ đường Nhân dân, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình còn mời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un dự bữa trưa vào ngày 27/3 tại nhà khách Điếu Ngư Đài.
Ảnh: KCNA |
Loại rượu Mao Đài theo cặp mà hai nhà lãnh đạo dùng, mang tên Aizui Moutai và có nồng độ cồn 53%, không có bán sẵn cho những người tiêu dùng bình thường, ông Kan chia sẻ.
Theo ông Kan, những chai rượu Mao Đài cao cấp bán trên các trang mạng tại Trung Quốc có giá khá rẻ và thường là rượu giả.
Ảnh: Bloomberg |
Trong số các vị khách nước ngoài từng được lãnh đạo Trung Quốc mời rượu Mao Đài có cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon và cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét