TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

   GENERAL WORLD NEWS


Pentagon: US, allies launched 105 missiles in Syria, 'successfully' hit all three targets








Tổng thống Trump làm câm lặng những cáo buộc thân Nga?

Tổng thống Trump một lần nữa thể hiện sự cứng rắn trong vấn đề Syria, sẵn sàng đối đầu Nga giữa lúc vẫn ngập trong bế bối thông đồng với Moscow.

Đòn thoát hiểm của ông Trump?
Việc Tổng thống Donald Trump ra lệnh tấn công Syria không gây ngạc nhiên sau những động thái của Mỹ và đồng minh thời gian qua. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao một nhà lãnh đạo Mỹ vốn ban đầu được chính báo chí Mỹ đánh giá “có thiện cảm” với Nga và người đồng cấp Putin lại lần thứ hai trong hai năm thi hành chính sách mang tính đối đầu với Moscow.
Trước hết, cuộc tấn công lần này có bối cảnh gần giống với các cuộc tấn công trước đây sau những cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học ở Khan Shaykhun năm 2017 và tại Ghouta năm 2013. Trong các sự kiện này, Mỹ đã gần như ngay lập tức tấn công Syria mà chưa có bất cứ bằng chứng nào rõ ràng. Cùng với lời buộc tội chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học là điệp khúc kêu gọi can thiệp quân sự mạnh mẽ và ngay lập tức nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Tong thong Trump lam cam lang nhung cao buoc than Nga?
Tổng thống Donald Trump tiếp tục bị cáo buộc "thông đồng" với Nga trong cuộc bầu cử năm 2016
Trong hai sự kiện 2013 và 2017, cả cựu Tổng thống Barack Obama và đương kim Tổng thống Trump đều chống lại việc Mỹ can thiệp sâu vào cuộc xung đột.
Những hành động của họ đã được chứng minh là đúng nhiều tháng sau đó bởi kết quả của các cuộc thanh tra của Liên hợp quốc trong cả hai vụ đều xác nhận không có bằng chứng nào cho thấy lực lượng chính phủ Syria đã triển khai vũ khí hóa học, do đó củng cố những luận điệu cho rằng các cuộc tấn công này là những hoạt động đánh lừa đối phương của lực lượng nổi dậy hòng kêu gọi sự ủng hộ quân sự của phương Tây.
Những cáo cuộc của phương Tây liên quan tới vụ nghi sử dụng vũ khí hóa học tại Douma càng đáng hoài nghi hơn trong bối cảnh lực lượng chính phủ Syria đang dần đi tới thắng lợi. Một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học vào thời điểm này chỉ mở đường cho phương Tây can thiệp quân sự, sẽ là hành động tự sát chính trị và cản trở mọi động cơ hợp lý.
Tong thong Trump lam cam lang nhung cao buoc than Nga?
Ra lệnh tấn công Syria, ông Trump có đủ lý do để "bịt" những tiếng nói phản đối trong nước?
Trở lại với tình thế của Tổng thống Mỹ, ở trong nước, ông tiếp tục bị “hành hạ” với cuộc điều tra dai dẳng liên quan đến những cáo buộc thông đồng với người Nga.
Nếu không nhanh chóng chấm dứt vụ bê bối này, hoặc chí ít giảm thiểu tác động, đảng Cộng hòa của ông Trump nhiều khả năng sẽ thất bại trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới đây. Viễn cảnh này sẽ khiến ông Trump trở thành, theo cách nói của báo chí phương Tây, một Tổng thống “vịt què”. Ông sẽ không thể thi hành hàng loạt chính sách quan trọng mà những cử tri đã bỏ phiếu cho ông mong muốn.
Các cuộc tấn công nhằm vào Syria ngày 14/4 chưa hẳn là dấu hiệu cho một cuộc leo thang quân sự mới. Cuộc tấn công này có thể cũng chỉ tương đương hoặc quy mô lớn hơn không đáng kể so với vụ phóng 59 quả tên lửa xuống Syria hồi tháng 4/2017. Điều quan trọng là ông Trump có thể chứng tỏ rằng mình không “thân” Nga như cáo buộc của các đối thủ trong nước.
Mỹ sẽ không leo thang?
Cũng với logic liên quan tới cuộc bầu cử giữa kỳ tới, chính quyền của Tổng thống Donald Trump không muốn mất thêm phiếu cử tri bằng cách lún sâu vào cuộc chiến Syria.
Người Mỹ có quyền đặt câu hỏi lợi ích thực sự của họ trong cuộc chiến ở Syria là gì? Liệu an ninh của Mỹ hay thực tế là điều ngược lại?
Bằng chứng của nhiều năm trước, khi xảy ra bất ổn ở Syria tạo ra làn sóng di dân vào châu Âu, đã chứng minh điều ngược lại. Một bằng chứng mạnh mẽ trong lịch sử gần đây cho thấy chiến tranh sẽ chỉ tạo ra thêm nhiều người tị nạn, sự hỗn loạn, cực đoan hơn và thêm nhiều cơ hội cho khủng bố.
Truyền hình Nga đưa tin lá cờ của Syria lần đầu tiên tung bay tạy Đông Ghouta sau 7 năm nội chiến
Lật đổ Tổng thống Assad vốn ủng hộ chủ nghĩa thế tục trong một khu vực mà chủ nghĩa cực đoan tôn giáo đang thịnh hành không chỉ đẩy Syria mà cả khu vực vào hỗn loạn. IS và các phần tử Hồi giáo cực đoan khác sẽ lấp khoảng trống quyền lực và biến nước này thành một nơi huấn luyện những kẻ khủng bố trong tương lại. Afghanistan, Iraq và Libya là những “tấm gương” vẫn còn rất sáng.
Một câu hỏi khác được đặt ra là liệu một cuộc xâm lược Syria có làm nước Mỹ giàu hơn? Cần nhớ lại con số 6.000 tỷ USD đã được chi trong cuộc chiến thất bại thảm hại là cuộc chiến tranh Iraq.
Theo ngân sách liên bang Mỹ năm 2017, chi tiêu cho chương trình Medicare và y tế tổng cộng là 1,17 nghìn tỷ USD, giao thông vận tải 109 tỷ USD, giáo dục 85 tỷ USD và khoa học là 32 tỷ USD. Những con số này tất cả đều bị hạn chế vì còn phải chi cho cuộc chiến tranh Iraq.
Số tiền đó lẽ ra có thể chi cho bảo hiểm y tế phổ thông, một hệ thống đường sắt cao tốc quốc gia, cải tiến hệ thống giáo dục và tăng cường sự hỗ trợ của chính phủ cho nghiên cứu khoa học.
Bình minh ở thủ đô Damascus của Syria sáng sớm 14/4 sau cuộc không kích của Mỹ, Anh và Pháp
Trong giai đoạn này của lịch sử, khi mà nợ quốc gia của Mỹ đang tăng vọt lên 21 nghìn tỷ USD, tình trạng kinh tế bấp bênh ngày càng gia tăng trong khi giá cả sinh hoạt và sự phân hóa về kinh tế và xã hội tăng chưa từng thấy đang thách thức xã hội Mỹ, một cuộc chiến tranh ở Syria không nên nằm trong danh sách những mối ưu tiên của quốc gia.
Một cuộc chiến tranh khác ở Trung Đông, việc xóa bỏ một chế độ thế tục nữa để tạo ra một khoảng trống quyền lực cho những phần tử Hồi giáo cực đoan, sẽ không cải thiện được an ninh của người Mỹ mà trái lại sẽ gây nguy hiểm cho công chúng Mỹ.
Một cuộc chiến tranh khác ở Trung Đông sẽ không làm tăng sự thịnh vượng của nước Mỹ mà chỉ gây thiệt hại cho Mỹ. Cuộc chiến đó sẽ làm gia tăng đáng kể nợ liên bang của Mỹ và làm giảm các nguồn lực giá trị, từ đầu tư vào cơ sở hạ tầng quan trọng, điều cần thiết để duy trì khả năng cạnh tranh kinh tế của Mỹ.
Một cuộc chiến tranh nữa ở Trung Đông sẽ đặt nước Mỹ vào tình thế bên miệng hố chiến tranh với Nga, một cường quốc hạt nhân lớn. Vì sao Mỹ phải mạo hiểm như vậy?
Bảo Minh





Tấn công Syria, Mỹ muốn Nga - Iran trả giá?

Tổng thống Mỹ yêu cầu tiến hành một cuộc tấn công “trừng phạt” chính phủ Syria và buộc Nga-Iran phải trả giá.

Hành động bất ngờ
Ngay sau khi Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, bà Nikki Haley “xuống giọng” trong vấn đề Syria với tuyên bố tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an rằng không nên vội vã với một cuộc tấn công Syria, Mỹ cùng Anh và Pháp đã bất ngờ không kích các mục tiêu ở quốc gia Trung Đông này.
Sáng sớm 14/4, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford cho biết đợt không kích đầu tiên tại Syria đã kết thúc. Hiện Mỹ chưa có kế hoạch tiến hành thêm các vụ tấn công tại Syria.
Ông Dunford cho hay Mỹ đã sử dụng các máy bay có người lái trong chiến dịch tấn công. Mục tiêu đầu tiên của Mỹ là một cơ sở nghiên cứu khoa học tại Syria.
Tan cong Syria, My muon Nga - Iran tra gia?
Tên lửa bay trên bầu trời Damascus, Syria rạng sáng 14/4
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết có tổng cộng 3 trung tâm nghiên cứu khoa học bị tấn công, trong đó có 1 trung tâm ở khu vực Homs.
Theo ông Dunford, Mỹ không báo trước cho phía Nga trước khi bắt đầu chiến dịch này. Tuy nhiên, quan chức quân sự này cho biết Mỹ muốn giảm đến mức tối thiểu nguy cơ thương vong cho lực lượng Nga trong chiến dịch tấn công Syria.
Washington đã sử dụng các kênh giảm căng thẳng thông thường liên quan đến vấn đề không phận.
Trong khi đó, Đại sứ quán Nga tại Syria cho biết hiện vẫn chưa có thông tin về thương vong đối với công dân Nga trong chiến dịch tấn công.
Một số nguồn tin cho hay lực lượng phòng không của quân đội Syria đã đánh chặn hơn 20 tên lửa. Nhiều tiếng nổ đã xuất hiện ở thủ đô Damascus cũng như thành phố Masyaf ở tỉnh Hama.
Còn tin của hãng SANA của Syria cho biết quân đội nước này đã đánh chặn 13 tên lửa ở phía Nam thủ đô Damascus.
Giữa lúc Mỹ cùng các đồng minh Anh, Pháp tấn công Syria, tờ The Wall Street Journal của Mỹ dẫn nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump không chỉ ủng hộ tấn công quân sự quy mô lớn chống Syria mà còn yêu cầu làm sao để gây ra thiệt hại đối với Nga và Iran.
Tan cong Syria, My muon Nga - Iran tra gia?
Mỹ sẽ huy động tổng lực buộc Nga-Iran trả giá?
Cũng theo tờ báo này, ông Trump đã không hài lòng với những phương án tấn công hạn chế được đệ trình. Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, Tổng thống Trump yêu cầu phải tiến hành một cuộc tấn công sao cho không chỉ trừng phạt Syria mà còn khiến hai đồng minh “bảo trợ” (Nga và Iran) phải trả giá.
Trong phản ứng đầu tiên sau Mỹ cùng Anh và Pháp tấn công Syria, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng Duma quốc gia (Hạ viện) Nga Aleksandr Sherin cho rằng việc Mỹ tấn công Syria vi phạm tất cả các chuẩn mực quốc tế, trong khi Nga nhận được một hành động gây hấn từ phía Mỹ.
Ông Sherin nhấn mạnh: "Đây là Beograd thứ hai, hôm nay là bước ngoặt. Nga đã nhận được một hành động gây hấn từ phía Mỹ", bởi vì hành động này vi phạm tất cả các chuẩn mực, luật pháp quốc tế.
Theo ông, mục đích cuộc tấn công Syria nhằm hủy hoại những nỗ lực của Nga giúp đỡ quốc gia trung Đông này, và qua đó bắt Nga phải "khuất phục".
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov tuyên bố hành động này chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Nga đã cảnh báo và Mỹ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về những hậu qủa này.
Ông khẳng định Mỹ không có quyền cáo buộc các nước khác về vũ khí hóa học trong khi chính bản thân sở hữu một kho vũ khí hóa học khổng lồ.
Nga đủ sức kháng cự?
Trước đó, trước khả năng phương Tây tấn công Syria, Nga đã tiến hành những biện pháp ngăn chặn. Đáng chú ý là ngày 12/4, các tàu chiến và tàu ngầm của Nga đã rời khỏi trung tâm đảm bảo hậu cần kỹ thuật hải quân ở Tartus.
Trên bầu trời, các máy bay chống tàu ngầm Il-38H, máy bay phát hiện radar tầm xa A-50 đang hoạt động, và các lực lượng phòng không của Nga và Syria luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cao độ.
Tại sân bay Hmeymin, tất cả các lực lượng không quân của Nga đều hoạt động, cũng như phần lớn không quân Syria, cho thấy Moscow có sự tự tin nhất định rằng Mỹ không có ý định tấn công vào các địa điểm có quân đội Nga.
Căn cứ này được các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 và Pantsir-S1, có khả năng tiêu diệt các tên lửa hành trình Tomahawk và các mục tiêu trên không khác, bảo vệ.
Hệ thống phòng không S-400 và Pantsir của Nga tại Hmeymim
Giới phân tích Nga cũng cảnh báo, để đối phó với những tên lửa và các đòn không kích “thông minh” theo lời Tổng thống Mỹ, phía Nga sẽ sử dụng các phương tiện tác chiến diện tử, mà theo thông tin của Lầu Năm Góc là trên thực tế đã làm tê liệt hoạt động của các máy bay không người lái Mỹ trên lãnh thổ Syria. Các phương tiện tác chiến điện tử này được hy vọng có thể chống lại các tên lửa hành trình và các phương tiện khác của Mỹ một cách hiệu quả.
Trong trường hợp cần thiết, để tiêu diệt các tàu sân bay mang tên lửa hành trình và bom thì từ phía các tàu chiến Nga có thể sử dụng các tên lửa hành trình Kalibr, còn từ các máy bay của lực lượng không quân Nga có thể sử dụng tên lửa hành trình chống hạm X-32 và X-35.
Không loại trừ khả năng Nga sử dụng cả những máy bay chiến đấu siêu thanh MiG-31 được trang bị tên lửa siêu thanh Kinzhal độc nhất trên thế giới (tầm bắn hơn 2.000 km). Đáng chú ý là hiện chưa có “thuốc giải” chống lại tên lửa này của Nga.
Theo nguồn tin của Iran, Bộ Quốc phòng Nga đề nghị sử dụng lãnh thổ Iran cho các máy bay chiến đấu tầm xa của nước này - như máy bay mang tên lửa, ném bom siêu thanh Tu-22M3 và Tu-95, cũng như các máy bay tiếp liệu Il-78.
Khói bốc lên từ một mục tiêu bị không kích tại Damascus rạng sáng 14/4
Báo chí Nga không loại trừ khả năng các loại tên lửa diệt hạm và tên lửa hành trình chiến lược không đối đất X-101 có khả năng tấn công các mục tiêu trên biển sẽ được sử dụng. X-101 có xác suất sai số chỉ 5 m ở tầm bắn 5.500 km, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động với độ chính xác cao.
Ngay cả hãng tin Reuters của Anh cũng phải dẫn lời Trung tướng đã nghỉ hưu Ben Hodges, từng là chỉ huy trưởng lực lượng quân đội Mỹ tại châu Âu, cho rằng quân đội Nga chắc chắn đã triển khai nhiều lớp phòng thủ để bảo vệ máy bay và các tài sản của mình tại Syria, đồng thời nhận định Nga có đủ khả năng để chống lại các cuộc tấn công từ Mỹ.
Ông Hodges nói: “Từ Thế chiến II tới nay, người Nga luôn làm rất tốt việc tự bảo vệ mình bằng hệ thống phòng không. Điểm mấu chốt của thành công này là gì? Chính là nhiều lớp phòng thủ. Đó không phải là một hệ thống bắn hạ được mọi thứ. Họ triển khai nhiều lớp tên lửa hoặc các hệ thống phòng không được tích hợp với nhau, hệ thống radar giám sát được đồng bộ và nhận lệnh tập trung”.
Theo đánh giá của giới phân tích Nga, rõ ràng cho tới nay Mỹ chỉ tiến hành cuộc chiến tranh lai ghép với mục đích chính là chứng minh sự "vĩ đại" của đất nước này và cạnh tranh với Nga trong kế hoạch về quân sự và kinh tế. Bất chấp các cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh, Nga sẽ không thay đổi quan điểm của mình về vấn đề Syria.
Đông Triều

Tấn công Syria: Cú đánh kỳ lạ, bất thường của Mỹ

Một cuộc tấn công mà chiến thắng không phải là phương án thì lời bình dành cho giới ngoại giao...

Tan cong Syria: Cu danh ky la, bat thuong cua My Phóng to
Tomahawk Mỹ đang nhằm vào chỗ...không người???
Vậy là cuối cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã quyết định ra lệnh tấn công bằng tên lửa vào Syria… lúc 03:42 giờ Moscow ngày 14/4.
Thông thường, khi mở một chiến dịch quân sự thì mục tiêu cao nhất là giành chiến thắng hoặc đánh quỵ đối thủ, tiêu diệt càng nhiều sinh lực địch càng tốt…
Tuy nhiên, ở góc nhìn quân sự chung, đòn tấn công này của Mỹ, Anh, Pháp đã xảy ra có vẻ như…chiến thắng, đánh gục đối thủ... không phải là phương án được ưu tiên…
Còn, ở góc nhìn chiến thuật thì, có vẻ như, đây là một “trận tấn công” mà không có trong giáo án quân sự chung được giảng dạy cho các sỹ quan Chỉ huy - Tham mưu toàn thế giới!?
Có 2 “hành động kỳ lạ” trước cuộc tấn công mà chúng ta sẽ nêu ra đây:
1, Mỹ thông báo cho Nga-Syria vị trí mà tên lửa Tomahawk sẽ phóng tới. Lúc đầu là 22 mục tiêu, sau giảm xuống còn 8 mục tiêu.
Vậy xin hỏi, nguyên tắc để giành chiến thắng trong đòn tấn công là bất ngờ, bí mật để đối phương không kịp phòng bị, chịu nhiều thiệt hại, khiến lúng túng, vỡ trận…nó ở đâu trong tư duy quân sự Mỹ, Anh, Pháp?
2, Hơn 100 tên lửa hành trình và tên lửa không đối không đã được không quân của Mỹ, Anh và Pháp phóng vào Syria và không quá một giờ đồng hồ, thì đòn tấn công kết thúc để… chờ phản ứng của Damascus.
Lẽ ra tại Syria, Mỹ phải tập kích liên tục, dồn dập, tập trung, hỏa lực mạnh để làm tan rã ý chí, gây thiệt hại nặng cho Assad buộc ông ta không thể chịu đựng nổi, tuyên bố đầu hàng hoặc tuyên bố gì đó như yêu cầu của Mỹ, rằng: “Assad và những quan chức dưới quyền không nên tiến hành bất kỳ một cuộc thảm sát sử dụng vũ khí hóa học nào nữa, phải tuyên bố từ bỏ…”.
Thế nhưng, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford, cho biết “Washington đã dừng tấn công để chờ đợi những phản ứng tích cực từ Damascus…”
Ông Joseph Dunford đã khẳng định mức hạn chế cuộc tấn công tên lửa hôm nay đối với Syria.
Cuộc tấn công được gọi là "bắn một lần" - nhằm ngăn không cho chính phủ Syria bắt đầu các cuộc tấn công vũ khí hoá học - với ba mục tiêu bị đánh. (1) một cơ sở nghiên cứu khoa học ở khu vực ngoại ô Damascus; (2) cơ sở lưu trữ ở phía tây Homs, nơi ngài Dunford nói Hoa Kỳ tin rằng hóa chất tiền thân và sarin được lưu giữ; và (3) kho chứa hóa chất bị cáo buộc và "chỉ huy quan trọng" cũng ở khu vực  ngoại vi Damascus.
Ngoài ra, cả hai ông Mattis và Dunford đều nói rằng "những nỗ lực rất lớn" đã được thực hiện để tránh đánh vào quân đội "nước ngoài" (nghĩa là Nga và Iran).
Các bên đang diễn chắc? Có ai hiểu hơn Mỹ tại Syria làm...gì có VKHH mà tên lửa nhắm vào đó?
Đánh đấm như này thì quân Assad nó di chuyển hết trận địa sang nơi khác và hóa ra Mỹ tấn công Syria như “ném đá vào ao bèo” như “nước đổ đầu vịt” à? Không thể hiểu nổi.
Khi tên lửa Tomahawk của Mỹ, Anh, Pháp vun vút lao vào vùng trời ngoại ô Damascus thì diện Damascus vẫn sáng rợp trời đêm, xe ô tô con vẫn lướt nhẹ cách vị trí nổ của Tomahawk không xa… kỳ lạ, kỳ lạ.
Rõ ràng là sự kỳ lạ này có nguyên nhân của nó, dứt khoát không phải do sự “thương người, nghĩ đến Assad” của Mỹ thay vì “Assad là thú vật” “Assad must go” mà Mỹ đã tung ra với sự căm thù cao độ.
Vậy nguyên nhân đó là gì? Có thể là 2 nguyên nhân chính sau:
1, Người Mỹ, Anh, Pháp đã nhận biết được “vạch đỏ an ninh Nga tại Syria” mà nếu vượt qua là Nga sẽ đáp trả…
2, Người Nga đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất là chiến tranh với NATO trên toàn châu Âu khi tại Syria Nga sẽ thẳng tay, không nể nang với kẻ nào vượt qua “red line”.
3, Mỹ, Anh, Pháp không muốn thế giới có một cuộc chiến tranh lần cuối.
Để hiểu cụ thể, hãy đọc “Rốt cuộc, Mỹ có tấn công Syria hay không?” đăng trên báo Đất Việt hôm qua.
Là người theo dõi chiến sự nhưng tôi rất khó bình luận đòn tấn công này mà có lẽ xin dành cho giới ngoại giao, vì nó không có trong giáo án quân sự.
  • Lê Ngọc Thống





Tận thấy 'hố tử thần' tạo nên bởi tên lửa Mỹ và đồng minh ở Syria





Đại diện quân đội Mỹ: Nga hoàn toàn "án binh bất động" tại Syria

Tất Đạt | 14/04/2018 10:57
Đại diện quân đội Mỹ: Nga hoàn toàn "án binh bất động" tại Syria

Trả lời các phóng viên, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, tướng Joseph Dunford, cho biết: "Mỹ không phát hiện được bất kì động thái nào từ Nga".

Ông nói thêm, đường dây nóng ngăn đối đầu trực diện Nga-Mỹ vẫn hoạt động bình thường trong tuần này. Trung tâm Chỉ huy Mỹ luôn tuân thủ các giao thức thông thường khi thông báo cho phía Nga về vấn đề không phận trên vùng trời Syria
"Cuộc tấn công đã kết thúc," ông Dunford nhấn mạnh. Khi được hỏi có bao nhiêu tên lửa đã bị đánh chặn, ông Dunford nói từ chối trả lời trước khi khẳng định rằng quân đội Mỹ sẽ cung cấp nhiều chi tiết hơn vào cuối tuần này.
Trong khi đó, hãng tin SANA của Syria thông báo rằng hệ thống phòng thủ nước này đã đánh chặn được 20 tên lửa.
Được biết, ba cơ sở được cho là liên quan tới vụ tấn công hóa học đã bị tên lửa Mỹ nhắm tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ xác nhận chưa có kế hoạch tấn công mới, trừ khi ông Assad tiếp tục sử dụng "vũ khí hóa học" nhằm vào dân thường. Bên cạnh đó, các mục tiêu này đã được lựa chọn kĩ lưỡng để tránh gây thiệt hại cho phía Nga.

Tổng thống Putin: Tấn công Syria là hành động gây hấn

Thủy Thu | 14/04/2018 15:14

Inline image

Tổng thống Nga Putin cũng cho rằng, hành động của liên quân ba nước là vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

"Mỹ và các đồng minh đã tấn công vào hạng tầng dân sự và quân sự ở Syria, vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế", Tổng thống Nga Vladimir Putin lên án vụ tấn công vào Syria của liên quân do Mỹ đứng đầu.
Ông Putin cho rằng, vụ tấn công trên "làm trầm trọng thêm vấn đề nhân đạo, gây nên đau khổ cho người dân Syria" và cáo buộc "bằng cách sử dụng vũ lực, Washington thúc đẩy nên một làn sóng người xin tị nạn mới từ Syria và trong khu vực".
Tổng thống Nga nói động thái của liên quân Mỹ-Anh-Pháp là "hành động gây hấn chống lại một đất nước có chủ quyền đang đấu tranh cho cuộc chiến chống khủng bố trên chính quê hương họ" và khẳng định quân đội Nga đang giúp đỡ chính phủ hợp pháp của Syria chống lại mối đe dọa của tổ chức khủng bố trong nước".
Ông chủ điện Kremlin nhấn mạnh thêm, sự leo thang căng thẳng ở Syria tác động tiêu cực đến các mối quan hệ quốc tế.

Tổng thống al-Assad tuyên bố các nước tấn công 'đã mất kiểm soát'

Tổng thống al-Assad tuyên bố các nước tấn công 'đã mất kiểm soát'
Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: The Telegraph/TTXVN

Sau vụ tấn công của Mỹ, Anh và Pháp sáng 14/4, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã lên án hành động "hiếu chiến" của các cường quốc phương Tây, những nước mà theo ông là "ủng hộ chủ nghĩa khủng bố", và các nước này đã "mất kiểm soát". Đây là tuyên bố mới nhất của nhà lãnh đạo Syria trong cuộc điện đàm cùng ngày với Tổng thống Iran Hassan Rouhani.

Theo hãng thông tấn nhà nước Syria (SANA), Tổng thống al-Assad nhấn mạnh với hành động tấn công Syria dựa trên các cáo buộc vô căn cứ về việc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học, các cường quốc phương Tây nói trên "đã mất kiểm soát" và "uy tín" trước toàn bộ người dân thế giới.
Ông đồng thời tái khẳng định hành động "hiếu chiến" sẽ chỉ khiến người dân Syria có thêm quyết tâm chống lại và tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố trên đất nước của mình.
Về phần mình, Tổng thống Rouhani khẳng định Iran sẽ tiếp tục sát cánh cùng Syria, đồng thời bày tỏ tin tưởng hành động trên của ba nước phương Tây sẽ không làm suy yếu quyết tâm chống khủng bố của người dân tại quốc gia Trung Đông này.
Trước đó cùng ngày, quân đội Syria nêu rõ các cuộc không kích của Mỹ, Anh và Pháp sẽ không làm giảm sự quyết tâm chiến đấu chống các lực lượng phiến quân còn sót lại ở quốc gia Trung Đông này. Phóng viên TTXVN tại Trung Đông dẫn tuyên bố của quân đội Syria nêu rõ những cuộc tấn công như vậy sẽ không ngăn cản được các lực lượng vũ trang Syria và các lực lượng đồng minh trong việc tiếp tục quyết tâm tiêu diệt tàn quân của các nhóm khủng bố.
Liên quan đến cuộc không kích của Mỹ, Anh và Pháp nhằm vào Syria, quân đội nước này cho hay gần 110 tên lửa đã bắn trúng các mục tiêu ở thủ đô Damascus và những vùng lãnh thổ khác của Syria và các hệ thống phòng không của quân đội nước này đã đánh chặn phần lớn trong số tên lửa này.
BNG TQ nói về vụ tấn công Syria: Bắc Kinh phản đối sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế


Thủ tướng Anh Theresa May: 'Cuộc tấn công Syria đúng về cả lí lẫn tình'





Thủ tướng Nhật Bản lên tiếng về quyết định của Mỹ tấn công Syria

Bùi Hùng | 14/04/2018 16:01
Thủ tướng Nhật Bản lên tiếng về quyết định của Mỹ tấn công Syria
Thủ tướng Shinzo Abe. Ảnh: Time Magazine.

Nhật Bản đã bày tỏ sự ủng hộ về quyết định của Mỹ, Anh, Pháp khi tấn công Syria nhằm ngăn chặn hành vi sử dụng vũ khí hóa học.

Thủ tướng Shinzo Abe trong cuộc họp báo đầu giờ chiều ngày 14/4 (giờ Nhật Bản) tại thành phố Osaka, Nhật Bản đã bày tỏ sự ủng hộ về quyết định của Mỹ, Anh, Pháp khi tấn công Syria nhằm ngăn chặn hành vi sử dụng vũ khí hóa học.
Thủ tướng Abe nói rằng hành động lần này của các nước nói trên có thể lý giải rằng để phòng ngừa diễn biến xấu của tình hình liên quan đến Syria sử dụng vũ khí hóa học. Nhật Bản trong chiều nay (14/4) cũng sẽ mở cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia, thảo luận về biện pháp đối phó với Syria với tư cách là đồng minh của Mỹ.
Thủ tướng Nhật Bản dự kiến sẽ thăm Mỹ từ ngày 17/4 và sẽ hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump về tình hình Triều Tiên và vấn đề hợp tác kinh tế với Mỹ. Tuy nhiên, với tình hình này, vấn đề Syria cũng có thể sẽ là chủ đề chính trong cuộc hội đàm lần này.
Thủ tướng Abe nhấn mạnh: Chính phủ Nhật Bản ủng hộ quyết định và hành động của chính phủ Mỹ trong cuộc tấn công Syria với mục đích hoàn hoàn không cho phép bất cứ hành vi sử dụng vũ khí hóa học nào.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono trong buổi diễn thuyết tại thành phố Nara ngày 14/4 đã nhấn mạnh rằng các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học, vũ khí hóa học được gọi là vũ khí ABC là loại vũ khí tuyệt đối không được sử dụng. Tuy nhiên, gần đây loại vũ khí hóa học vẫn được sử dụng ở nhiều nơi. Trong trường hợp Syria đã dử dụng vũ khí hóa học cũng được coi là nước giống như Triều Tiên đã sử dụng vũ khí hạt nhân, do đó, việc này sẽ không được Nhật Bản chấp nhận và Thủ tướng Shinzo Abe sẽ cùng với Nội các sẽ đưa ra biện pháp đối phó.
Ông cũng khẳng định thêm rằng Nhật Bản cũng có lập trường rằng những nước nào hoặc cá nhân nào sử dụng vũ khí hóa học sẽ phải nhận hình phạt./.



Hàng trăm người Syria xuống đường ăn mừng "chiến thắng" sau khi đánh chặn tên lửa Mỹ

Hàng trăm người Syria xuống đường ăn mừng "chiến thắng" sau khi đánh chặn tên lửa Mỹ
Ảnh: AP

Kênh truyền hình nhà nước Syria đã tường thuật trực tiếp từ quảng trường, nơi nhiều đám đông dân chúng hòa chung niềm vui với binh sĩ, diễn viên, chính trị gia.

Hàng trăm người dân Syria đã đổ ra những khu trung tâm ở thủ đô Syria vào sáng ngày hôm nay (14/4), bấm còi xe, giơ tay biểu tượng chiến thắng và vẫy cờ Syria sau cuộc không kích chung của ba quốc gia Mỹ, Pháp và Anh.
Vài giờ trước bình minh, hàng loạt tiếng nổ làm rung chuyển Damascus và bầu trời đêm chuyển thành màu cam khi đơn vị phòng không Syria bắn loạt tên lửa đất đối không để đáp trả ba đợt tấn công nhằm vào chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad sau cáo buộc tấn công hóa học nhằm vào dân thường.
Hàng trăm người Syria xuống đường ăn mừng chiến thắng sau khi đánh chặn tên lửa Mỹ - Ảnh 1.
Quân lính hòa cùng dòng người ăn mừng ở Damascus. Ảnh: AP
Các phóng viên AP nhìn thấy những cột khói bốc lên từ phía đông Damascus và những ánh lửa phát sáng trên bầu trời. Từ phía xa, loạt tên lửa Mỹ đánh xuống vùng ngoại ô thủ đô, âm thanh vang dội như tiếng sấm.
Ít lâu sau cuộc tấn công kéo dài một giờ, nhiều phương tiện cùng người dân Syria đã tràn xuống đường phố, phát những bài hát ca ngợi tổ quốc, trong đó có ca khúc "Oh Syria, You Are My Love" (tạm dịch: "Ôi Syria, tình yêu của tôi").
Hàng trăm người Syria xuống đường ăn mừng chiến thắng sau khi đánh chặn tên lửa Mỹ - Ảnh 2.
Mọi người reo hò, phất cờ và giơ tay biểu tượng chiến thắng. Ảnh: AP
"Những linh hồn thánh thiện sẽ không bị làm nhục," tổng thống Syria viết sau khi đợt tấn công bắt đầu.
Ngay sau cuộc tấn công, hàng trăm dân thường bắt đầu tập trung tại quảng trường Omayyad ở thủ đô Syria. Nhiều người vẫy cờ Syria, Nga và Iran. Nhiều người khác vỗ tay và nhảy múa trong khi các tài xế hú còi ăn mừng.
"Sẵn sàng phục vụ tổng thống Bashar," nhiều người hét to.
Hàng trăm người Syria xuống đường ăn mừng chiến thắng sau khi đánh chặn tên lửa Mỹ - Ảnh 3.
Người dân lái xe, phất cờ Nga, Syria và giơ cao ảnh các nhà lãnh đạo.
Kênh truyền hình nhà nước Syria đã tường thuật trực tiếp từ quảng trường, nơi nhiều đám đông dân chúng hòa chung với binh sĩ, diễn viên, chính trị gia và những người khác.
Cũng theo kênh này, 3 người đã bị thương tại một căn cứ quân sự ở Homs, mặc dù cuộc tấn công đã bị đánh chặn. Được biết, một cuộc tấn công khác với "một loạt tên lửa" nhằm vào trung tâm nghiên cứu đã phá hủy một công trình và gây nhiều thiệt hại về của khác, nhưng không ai thiệt mạng.
Theo chính quyền Syria, trung tâm nghiên cứu bao gồm một trung tâm giáo dục và nhiều phòng thí nghiệm.

IS thừa nước đục thả câu, lợi dụng cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh để tập kích Syria



Chuyên gia Mỹ: Ông Trump muốn truy diệt Tổng thống Syria

  • 14/04/2018 16:29
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh không kích Syria, nguy cơ chiến tranh giữa Mỹ-Nga càng lớn vì Moscow đã dọa sẽ trả đũa. Trong khi đó, một chuyên gia Mỹ nhận định ông Trump còn muốn truy diệt Tổng thống Bashar Al-Assad của Syria.
Trong bối cảnh này, liệu Mỹ-Nga sẽ đánh nhau to, và chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp?
Đêm 13.4 (giờ Mỹ), Tổng tư lệnh quân đội Mỹ tuyên bố không kích Syria, với cớ trả đũa quân đội Syria dùng vũ khí hóa học (VKHH) giết dân ở khu ngoại ô Đông Ghouta hôm 7.4.
Ngay lập tức, nghị sĩ Alexander Sherin, Phó chủ tịch Ủy ban quốc phòng Hạ viện Nga nói “Có thể gọi ông Trump là trùm phát xít Adolf Hitler thứ hai của thời đại chúng ta, vì như quý vị đã thấy, ông ta chọn thời điểm Hitler tấn công Liên Xô”.
Mỹ ưng dùng tên lửa hành trình “Búa” Tomahawk
Theo Newsweek, từ sau lần Mỹ toan bóp nghẹt quân cách mạng Nga sau Thế chiến 1 hồi 100 năm trước, hai kình địch Mỹ-Nga chưa hề giao chiến trực tiếp. Ngày nay, hai nước đều có vũ khí to hơn, mạnh hơn và thông minh hơn, dư khả năng gây hậu quả tàn phá.
Ngày 12.4, ông Ian Williams thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS, Mỹ) nói rất có khả năng Mỹ tấn công tên lửa ở Syria nhưng khó có khả năng Nga phản ứng. Nhưng ông cũng không loại trừ khả năng này, và ông chỉ ra một số vũ khí mạnh mà Nga-Mỹ đã đem đến chiến địa Syria.
Ông Williams nói Lầu Năm Góc ưng dùng tên lửa hành trình “Búa” Tomahawk trong các cuộc không kích hạn chế, như tháng 4.2017, hai khu trục hạm Ross và Porter đã phóng 59 “Búa” vào căn cứ không quân Al-Shayrat.
Lúc đó ông Trump nêu cớ Syria dùng khí độc thần kinh Sarin giết dân ở thành phố Idlib do quân nổi dậy kiểm soát. Nhưng vài ngày sau, căn cứ này lại hoạt động.
Chuyên gia Williams nói Mỹ cũng có thể dùng tên lửa phóng từ trên không như phiên bản ER của kiểu AGM-158B JASSM, nhưng như thế khiến phi công Mỹ có thể toi mạng vì tên lửa địch, trong khi “Búa” Tomahawk có thể được phóng từ vị trí an toàn ở Địa Trung Hải, khi hai chiến hạm Ross-Porter sẵn sàng tấn công, và có thể có sự tham gia của đội tàu tấn công của tàu sân bay Harry Truman.
Mỹ cũng có thể đã nâng cấp "Búa” lên phiên bản Block IV, có thể là loại tên lửa “đẹp, mới và thông minh” mà ông Trump đã đề cập hôm 12.4. Ông Williams nói đó là tên lửa hiện đại, có khả năng tái lập trình ngay lúc đang bay, duy trì liên lạc suốt thời gian hoạt động, lượn quanh các mục tiêu và thậm chí có thể điều phối với “Búa” để tấn công phối hợp.
Vị chuyên gia nói: “Các loại tên lửa này khó thể bị bắn trúng, khó bị phát hiện vì chúng thông minh, được thiết kế để có thể tàng hình. Dạng tên lửa này dễ bị ngăn chặn, nếu bạn trông thấy chúng bay tới, nhưng thử thách là có thấy được chúng bay tới hay không”.
Nga cũng có hỏa lực hiện đại, được bổ sung bằng máy bay cảnh báo sớm A-50 và hệ thống radar hải quân. Hệ thống phòng không S-400 (NATO đặt tên lóng là Bình Đựng Bia SA-21) được các đồng minh của Mỹ là Iraq, Ả Rập Saudi, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ thèm muốn sở hữu.
Tuy nhiên, chuyên gia quốc phòng Douglas Barrie của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (Anh) nói thực tế “Nga có thể ngăn chặn một cuộc tấn công của Mỹ, và như thời Không quân Liên Xô, Lực lượng không gian Nga từ lâu đã tập định vị-bắn hạ tên lửa hành trình, nhưng đấy không phải là việc dễ dàng. Để đánh chặn tên lửa hành trình Mỹ, trước tiên phải xác định vị trí đang bay của nó, rồi đưa hệ thống tên lửa vào tầm bắn hoặc để định vị thật sát mục tiêu. Và căn cứ theo sự hiện diện hạn chế của Nga ở Syria, đấy là một thách thức”.
Ông Barrie giải thích: các tên lửa đất đối không như Bình Đựng bia SA-21, S-300 và tên lửa tầm ngắn Pantsir S-1 (Chó Săn Thỏ SA-22) đều có khả năng chống tên lửa hành trình. Chúng đã được dàn ở Syria, riêng S-400 dàn ở vùng biển phía tây Syria.
Nga có căn cứ hải quân ở Tartous và căn cứ không quân Hmeymim gần Lattakia, và còn có tin quân đội Syria đã chuyển các tài sản quan trọng đến các căn cứ Nga, nhằm tránh bị Mỹ tấn công.
Vì thế, các nhà quan sát chú ý những căn cứ không quân Syria và các vị trí bị nghi sản xuất VKHH, là những mục tiêu mà các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 và K-300P Bastion-P (NATO gọi là Bù nhìn SS-C-5) khó thể bảo vệ.
Nga cũng đã củng cố hệ thống phòng thủ của Syria, nâng cấp các hệ thống tên lửa S-200, Chó Săn Thỏ SA-22 và tên lửa tầm trung Buk.
Quân đội Syria đã đánh chặn nhiều tên lửa không đối đất phóng vào căn cứ không quân T-4 hôm 8.4, mà Nga đổ trách nhiệm cho Israel. Syria cũng bắn hạ một chiến đấu cơ Israel hồi tháng 2.
Tên lửa đất đối đất Chó săn thỏ Pantsir S-1 được bắn thử - Ảnh: Getty Images
Chuyên gia Mỹ: Ông Trump thậm chí muốn truy diệt Tổng thống Syria
Tuy nhiên, giá trị chiến lược tấn công các sân bay và vị trí nghi sản xuất VKHH đã bị giảm, vì thời gian kéo dài và có thể các mục tiêu đã được sơ tán. Ngày 9.4, ông Trump tuyên bố sẽ phản ứng mạnh trong “từ 24 đến 48 giờ tới”, nhưng đến ngày 12.4 ông lại viết Twitter nêu phản ứng này có thể rất sớm hoặc không quá sớm!”.
Chuyên gia Williams nói điều này có thể là một yếu tố mới nguy hiểm cho kế hoạch của ông Trump, nhất là khi “diều hâu hiếu chiến” John Bolton sắp trở thành Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng.
Vị chuyên gia nói với Newsweek: Ông Trump thậm chí muốn truy diệt Tổng thống Assad: “Có khả năng mục tiêu tấn công sẽ mang tính chính trị, như truy diệt các cá nhân, lãnh đạo cấp cao hơn trong chính phủ và quân đội Syria”.
Ông Williams còn nói nếu kế hoạch này thất bại, nó vẫn có thể “phát đi một thông điệp mạnh mẽ hơn” đến lãnh đạo Syria, nhưng cũng sẽ gây ra thương vong cao cho dân Syria và quân nhân Nga.
Hồi trung tuần tháng 3, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga là Tướng Valery Gerasimov đã cảnh báo: “Nếu sinh mạng quân nhân Nga bị đe dọa, quân đội Nga sẽ có các biện pháp trả đũa, nhắm vào tên lửa và giàn phóng của chúng”. Và nếu ông giữ đúng lời dọa này, nguy cơ Mỹ-Nga đánh nhau trực tiếp tăng lên rất cao.
Trong trường hợp này, hai siêu cường Nga-Mỹ đều có tàu chiến máy bay, tàu ngầm ở Địa Trung Hải, cùng các hệ thống phòng thủ nhiều tầm như tên lửa tầm xa-ngắn và can thiệp điện tử.
Mỹ được cho là có ưu thế tối thượng về kỹ thuật, nhưng hai bên chưa hề dùng hỏa lực để đánh nhau từ hàng chục năm qua. Và trong một kịch bản đáng sợ, Mỹ-Nga đều có thể dùng kho vũ khí hạt nhân để đánh nhau.
Chuyên gia Williams nói: “Tôi không nghĩ người Nga sẽ hành động như thế. Tôi hy vọng họ sẽ không làm thế. Nhưng tôi cũng từng không nghĩ Nga sáp nhập Crimea”.
Trung Trực (theo Newsweek)

Nga sắp trả đũa trừng phạt của Mỹ

  • 14/04/2018 14:20
Hạn chế nhập khẩu hàng hóa và giảm hợp tác trong các ngành năng lượng hạt nhân, động cơ tên lửa, hàng không vũ trụ là hai trong số những biện pháp trả đũa lệnh trừng phạt của Mỹ mà Nga có thể thực hiện, trang Bloomberg đưa tin.
Những mặt hàng Mỹ có khả năng bị hạn chế nhập khẩu bao gồm dược phẩm, nông sản, thức uống có cồn, thuốc lá. Ngoài hai biện pháp trên, Moscow còn dự kiến sẽ hạn chế xuất khẩu kim loại hiếm, ví dụ như titan sang Mỹ, hạn chế cấp thị thực cho công dân Mỹ đến Nga làm việc, tăng phí dịch vụ không lưu mà các hãng hàng không Mỹ phải trả,…
Dự thảo các biện pháp trả đũa nêu trên sẽ được thảo luận tại Duma quốc gia Nga (Hạ viện) vào tuần tới, và rất có thể sẽ sớm được thông qua. Vyacheslav Volodin, người phát ngôn Duma, ngày 13.4 cho biết: “Trong các cuộc thảo luận, chúng tôi đã bàn về sự cần thiết phải đáp trả hành động gây trở ngại cho hoạt động làm ăn của doanh nghiệp Nga mà Mỹ thực hiện”.
Về phía Điệm Kremlin, người phát ngôn Dmitry Peskov tuyên bố chính phủ Moscow cần thêm thời gian xem xét dự thảo này.
Washington vào ngày 6.4 thông báo áp đặt lệnh trừng phạt với 24 cá nhân và 12 tổ chức Nga, để đáp trả “hoạt động ác ý” (theo cách gọi của phía Mỹ) mà Moscow thực hiện. Vì lệnh trừng phạt này mà tài sản của nhiều tỷ phú Nga bị thiệt hại không ít.
Hoạt động sản xuất của Boeing có thể bị ảnh hưởng nếu Nga hạn chế xuất khẩu titan - Ảnh: CNBC
Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Nga. Theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổng kim ngạch hàng hóa Nga nhập từ Mỹ trong năm 2017 đạt 12,7 tỉ USD, trong đó nhập nhiều nhất là ô tô, dược phẩm, thiết bị y tế. Trong khi đó, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ đạt 17 tỉ USD.
Nghị sĩ Evgeny Serebrennikov đánh giá biện pháp hạn chế xuất kim loại hiếm trong gói trả đũa “sẽ gây ra vấn đề đáng kể vì đó là những vật liệu mang tính chiến lược”.
VSMPO-Avisma, nhà xuất khẩu titan lớn nhất thế giới, đã cảnh báo bất cứ lệnh cấm xuất khẩu nào cũng khiến vị thế dẫn đầu toàn cầu của đơn vị bị ảnh hưởng về lâu dài. Hiện VSMPO-Avisma là nhà cung cấp titan chính cho hãng máy bay Boeing của Mỹ. Ngoài ra, Boeing cũng đang có liên doanh với Rostec, công ty mẹ của VSMPO-Avisma, trong một dự án nhà máy sản xuất ở phía tây nước Nga.
Cẩm Bình (theo Bloomberg, CNBC)

Ngoại trưởng Nga: Mỹ đánh Syria sẽ bị sa lầy như ở Iraq, Libya

  • 14/04/2018 14:19
Trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh không kích Syria vào sáng 13.4 (giờ Mỹ), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cảnh báo Mỹ chớ theo đuổi chiến tranh ở Syria, vì quyết định này sẽ lôi Washington vào một cuộc chiến tranh Trung Đông kéo dài khác.
Theo hãng thông tấn TASS ngày 13.4, Ngoại trưởng Lavrov nói: “Thượng đế tha thứ cho những động thái cẩu thả đang diễn ra ở Syria như ở Libya, Iraq. Nay tôi hy vọng sẽ không có ai đặt cược vào hành động liều lĩnh này. Nhưng dù gì chăng nữa, ngay cả những sự cố vô nghĩa cũng sẽ một lần nữa gây ra làn sóng nhập cư mới vào châu Âu”.
Tổng thống Obama từng có sai lầm lớn nhất ở Trung Đông
Theo Newsweek, ông Trump thường phản đối những nỗ lực lật đổ chính quyền các nước khác của những vị tiền nhiệm Mỹ, nhưng Nhà Trắng luôn nhấn mạnh “tất cả các phương án đều đặt trên bàn”, gồm cả dùng vũ lực quân sự.
Từ sau vụ khủng bố Al-Qaeda tấn công nước Mỹ ngày 11.9.2001, Mỹ trực tiếp dính líu các cuộc chiến ở những nước khác, bắt đầu là cuộc đánh chiếm Afghanistan, nhanh chóng đánh tan chính phủ Taliban Hồi giáo cực đoan và cáo buộc Taliban bao che trùm khủng bố Osama bin Laden, nhưng từ đó Mỹ chật vật giúp quân chính phủ chống bọn nổi dậy.
Rồi Mỹ xâm lược Iraq năm 2003, cáo buộc Tổng thống Saddam Hussein giấu vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) mà sau khi ông Hussein bị lật đổ (sau đó bị chính quyền Iraq theo đạo Hồi dòng Shiite treo cổ) thì cái cớ Hussein có WMD đã bị lộ là cớ giả. Vụ chiếm đóng này dẫn đến sự ra đời của bọn khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Năm 2011, vào lúc “Cách mạng màu” bùng nổ ở Trung Đông, Mỹ và liên minh quân sự NATO giúp quân nổi dậy lật đổ đại tá Muammar el-Gaddafi của Libya (bị quân nổi dậy giết sau khi phát hiện ông trốn trong ống cống). Sau này, Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi đó là “sai lầm lớn nhất” trong sự nghiệp lãnh đạo Mỹ của ông.
Cuối năm 2011, Mỹ rút đa số quân khỏi Iraq. CIA cùng Qatar, Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ nuôi quân nổi dậy đòi lật đổ Tổng thống Bashar Al- Assad của Syria, với cớ ông ngược đãi nhân quyền và đàn áp người chống đối. Bọn IS càng mạnh lên, tranh thủ sự hỗn loạn để đánh chiếm sang cả Syria hồi năm 2013.
Gần đây, bọn IS bị đánh bại hầu như hoàn toàn, nhờ các chiến dịch quân sự của liên quân do Mỹ dẫn đầu và của Nga-Iran ủng hộ Tổng thống Syria. Sự ủng hộ này đã giúp chính phủ Assad tránh được sự giải thể như từng xảy ra với đảng Baath của ông Hussein, sự sụp đổ của chế độ Gaddafi ở Libya.
Lính Mỹ chuẩn bị giật sụp tượng Tổng thống Hussein năm 2003 - Ảnh : Reuters
Ông Trump đánh Syria để đáp trả lời đe dọa trả đũa của Nga
Các thắng lợi chính trị-chiến lược của Nga tại Syria khiến Nga có vai trò dẫn đầu ở Trung Đông, nơi mà Moscow kết thân cả với những nước bạn và nước thù địch với Mỹ.
Nga-Mỹ đều cáo buộc lẫn nhau gây bất ổn Trung Đông, trong khi hai vị Tổng thống Vladimir Putin-Donald Trump thường bày tỏ mong muốn hàn gắn quan hệ Nga-Mỹ.
Mỹ-Nga cùng quyết đánh bọn IS nhưng lại bất đồng về tương lai chính trị Syria, và sự tranh cãi này đe dọa sẽ chuyển thành bạo lực.
Sau cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an LHQ ngày 13.4, Đại sứ Nga tại LHQ Alexander Zasypkin cảnh báo tình hình Syria “rất nguy hiểm”, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết tránh nguy cơ chiến tranh giữa Nga-Mỹ, nếu ông Trump phát động cuộc chiến này.
Tuy nhiên, thông tin Syria tăng cường phòng thủ ở Dinh Tổng thống tại Damascus, thậm chí có tin ông Assad trú ẩn trong căn cứ Nga, cho thấy Syria đánh giá thách đố mới nhất của Tổng thống Mỹ là một mối đe dọa cho sự tồn tại của chế độ Assad.
Hồi tháng 3, khi Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley lần đầu tiên nói bóng gió Mỹ có thể hành động quân sự, tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga đã cảnh báo "quân đội Nga sẽ có những biện pháp trả đũa, nhắm vào tên lửa và giàn phóng tên lửa” nếu như mạng sống quân nhân Nga ở Syria bị đặt vào nguy hiểm.
Đại sứ Nga tại Lebanon, ông Alexander Zasypkin đã nhắc lại lời cảnh báo của tướng Gerasimov hồi đầu tuần này.
Đại sứ Syria tại LHQ Bashar al-Jaafari cũng nói hôm 13.4: “Nếu Mỹ, Anh, Pháp nghĩ họ có thể tấn công chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi, thì chúng tôi chỉ còn mỗi cách duy nhất là tự vệ”.
Vậy mà tại cuộc họp báo đêm thứ sáu 13.4 (giờ Mỹ) được truyền hình trực tiếp, vị Tổng tư lệnh quân đội Mỹ tuyên bố không kích Syria có sự phối hợp của Anh và Pháp, như thách thức lời đe dọa của Nga: “Tôi vừa ra lệnh quân đội Mỹ không kích chính xác các mục tiêu liên quan khả năng vũ khí hóa học của kẻ độc tài Assad. Mục đích hành động của chúng ta là lập sự ngăn chặn mạnh mẽ, chống lại việc sản xuất, phát tán và sử dụng vũ khí hóa học. Việc lập sự ngăn chặn này là cần thiết vì quyền lợi an ninh quốc gia Mỹ. Chúng ta sẵn sàng duy trì phản ứng này cho đến khi chế độ Syria chấm dứt sử dụng chất hóa học bị cấm”.
Ngày 9.4, ông Trump từng nói ông sẽ “phản ứng mạnh”, sau khi nắm thông tin quân đội Syria dùng vũ khí hóa học giết dân thường ở thành phố Douma thuộc khu ngoại ô Đông Ghouta ở Damascus ngày 7.4. Ông Trump chỉ trích vụ tấn công này (làm chết ít nhất 70 người) là “bệnh hoạn và tàn bạo”, đồng thời nói Nga-Iran “có thể sẽ phải trả giá”.
Ngày 13.4, ông Trump lại đề cập 2 đồng minh của Tổng thống Assad: “Với Nga và Iran, tôi hỏi, nước nào muốn đồng lõa với những vụ giết người hàng loạt, đàn ông, phụ nữ và trẻ con?... Không nước nào có thể thành công về lâu dài khi ủng hộ các nước bạo tàn, độc tài, sát nhân. Nga phải quyết liệu họ sẽ tiếp đi theo con đường tăm tối này, hoặc họ sẽ cùng các nước văn minh như một nguồn lực ổn định và hòa bình”.
Chỉ mới 2 tuần trước, ông Trump khiến các chỉ huy quân sự bất ngờ, khi ông nói muốn rút toàn bộ 2.000 quân Mỹ khỏi Syria. Vì nhiệm vụ đánh bọn IS sắp hoàn thành. Nhưng torng diễn văn, ông trấn an dân Mỹ: cuộc tấn công sẽ không dẫn đến chuyện Mỹ kéo dài cam kết quân sự, và ông đang nhờ các đối tác Ả Rập trong khu vực bảo đảm an ninh.
Tổng thống Trump tuyên bố không kích Syria - Ảnh: AP
Chủ nhân Nhà Trắng xỉa xói vị tiền nhiệm Obama
Dù vậy, một số nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ nói ông Trump nên xin phép Quốc hội Mỹ rồi mới được đánh Syria. Bà Nancy Pelosi, lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện Mỹ, nói "một đêm không kích không thể thay thế cho một chiến lược rõ ràng, toàn diện về vấn đề Syria".
Cũng theo bà Nancy, Tổng thống cần phải thảo luận với Quốc hội để được phép sử dụng lực lượng quân sự, mặc dù bà vẫn bảo lưu quan điểm “Putin phải chịu trách nhiệm về hành vi tàn ác của chính quyền Syria với người dân nước này”
Thượng nghị sĩ Tim Kaine (từng là ứng viên Phó tổng thống Mỹ năm 2016) nói cuộc không kích đêm 13.4 là “liều lĩnh”, còn người đồng nhiệm Edward Markey nói cuộc tấn công này là “vi hiến, thiếu tiến trình ngoại giao, sẽ không làm thay đổi tính toán của Assad liên quan sử dụng vũ khí hóa học giết dân của ông ấy”.
Chính quyền Mỹ nói họ tin tưởng có quyền không kích, dựa theo quyền cho phép dùng vũ lực chống bọn Al-Qaeda và các tổ chức khủng bố quốc tế khác.
Nhưng ngay cả nghị sĩ đảng Cộng hòa Thomas Massie cũng phản ứng quyết định của ông Trump trên Twitter: "Tôi chưa đọc Hiến pháp của Pháp và Anh, nhưng tôi đã đọc Hiến pháp của nước chúng ta và không thấy đoạn nào nói Tổng thống có quyền tấn công Syria".
Trước đó, vài nghị sĩ Cộng hòa đề nghị ông Trump xét đánh các cơ sở chỉ huy của Tổng thống Assad. Sau vụ tấn công, thượng nghị sĩ David Perdue khen ông Putin đã vào cuộc chỉ huy đồng minh với một biện pháp hạn chế để quy trách nhiệm cho chế độ Syria: “Tấn công hóa học vào dân thường và trẻ em vô tội là hành vi hoàn toàn không thể chấp nhận. Assad phải biết các hành động phi nhân tính của ông ta sẽ không được tha thứ. Về lâu dài, thế giới sẽ hỏi: “Khi nào Assad sẽ ngưng? Đây là lúc cần hành động”.
Hiện chưa thể rõ sẽ còn kéo dài cuộc không kích hay không. Vì không có kế hoạch rõ ràng, khó có khả năng ông Trump và các đồng minh sẽ tin Syria và các nước đồng minh có xem xét lại đường lối của họ hay không.
Cựu Tổng thống Obama nay được nhớ là người hứa hành động quân sự, nếu Tổng thống Assad “vượt lằn ranh đỏ” sử dụng vũ khí hóa học, hồi năm 2013. Nhưng ông Obama đã xin phép Quốc hội Mỹ và không xảy ra vụ tấn công.
Nhưng hôm 8.4, ông Trump viết Twitter: “Nếu Tổng thống Obama dám bước qua “lằn ranh đỏ trên cát” như ông đã nói, thì thảm họa Syria đã kết thúc từ lâu. Con thú Assad đã trở thành lịch sử từ lâu”.
Vĩnh Thụy (theo Newsweek)

Facebook yêu cầu người dùng cài đặt lại bảo mật trong Facebook Messenger trước ngày 25/5 tới

ictnews
Facebook đang yêu cầu mọi người xem xét lại cài đặt bảo mật tại Messenger nhằm né tránh Luật bảo vệ dữ liệu của Châu Âu, được áp dụng vào ngày 25/5 tới. Có vẻ như công ty đang lo sợ và hoang mang sau cuộc điều trần vừa qua.
Sau khi buổi điều trần vừa kết thúc, cộng với nỗi lo sợ luật mới về bảo vệ dữ liệu sẽ được Châu Âu sẽ đặt ra vào ngày 25/05 tới, Facebook đã bắt đầu đẩy thông báo tới người dùng tại Messenger, yêu cầu mọi người xem xét lại cài đặt bảo mật.
Thông báo này đã xuất hiện tại ứng dụng Messenger trên điện thoại và chiếm toàn bộ màn hình, với nội dung đầy đủ: "Cập nhật quan trọng  - Hãy xem lại cài đặt dữ liệu của bạn trước ngày 25/05 để tiếp tục sử dụng Messenger".
Nếu bạn nhấp chuột vào "Review Now - Xem lại ngay bây giờ" thì một loạt cài đặt cho Facebook Messenger trên điện thoại sẽ hiện ra, thế nhưng rất nhiều người dùng đã không thấy hiệu quả tích cực khi cập nhật. Điều đó cho thấy có thể Facebook vẫn đang ở trong chế độ thử nghiệm trước khi cho ra phiên bản đầy đủ chính thức.

Luật GDPR từ Châu Âu đang khiến gã khổng lồ Facebook sợ hãi

Sở dĩ Facebook lưu ý người dùng mốc thời gian 25/05 là vì đây sẽ là ngày mà Quy chế bảo vệ dữ liệu tổng thể (GDPR) của Châu Âu được áp dụng. Đặc biệt dành cho các công ty công nghệ cao chuyên sử dụng số lượng dữ liệu của người dùng để chạy quảng cáo như Google và Facebook.
Luật mới sẽ nhắm đến bất cứ bên thứ 3 nào đang sở hữu dữ liệu người dùng được xử lý bởi văn phòng của Facebook tại Ailen và những công ty khác nằm ngoài khu vực EU. GDPR cũng cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát lượng dữ liệu của mình trên Facebook, cũng như việc dữ liệu đó được sử dụng vào việc gì.
Đối với các công ty không tuân thủ luật này có thể bị phạt tới 4% doanh thu hàng năm, đồng thời các cơ quan giám sát dữ liệu tại mỗi quốc gia thành viên EU sẽ có thêm nhiều quyền hạn hơn, nhằm xử lý các công ty có độ bảo mật lỏng lẻo.
Một trong những điểm nhấn quan trọng của GDPR là phải có sự đồng ý rõ ràng từ người dùng. Tuy nhiên Facebook lại nằm vào trường hợp đặc biệt, thông thường công ty sẽ hỏi bạn có vui lòng chia sẽ những dữ liệu như quan điểm chính trị, nguồn gốc chủng tộc hay dân tọc, dữ liệu sinh trắc, sức khỏe, thậm chí là khuynh hướng tình dục hay không. Nhưng luật sư Mark McCreary nhận định rằng đây không phải là yêu cầu sự đồng ý từ người dùng, mà là những câu hỏi "gây rối", làm phiền thì đúng hơn.
Chính vì điều này mà Facebook đã có động thái "đặt nặng" công tác bảo mật lên người dùng bằng việc "cài đặt lại bảo mật trước ngày 25/05".

Liệu sự chuẩn bị kĩ càng của Facebook có kịp trước ngày 25/05 hay không?

Hiện tại Facebook đang chuẩn bị để đối mặt với Quy định mới bằng cách cải tổ lại các tính năng và nguồn dữ liệu, với sự nỗ lực của hàng loạt các giám đốc điều hành cao cấp về sản phẩm, thiết kế, kinh nghiệm người dùng, chính sách bảo mật cho cả Instagram và WhatsApp.
Cụ thể là Facebook sẽ có thêm các phím bật/tắt bảo mật đơn giản và nhanh hơn. Công ty sẽ làm rõ các chính sách bảo mật và giải thích cách mình sử dụng dữ liệu để điều chỉnh các bài đăng, quảng cáo, đề xuất trang và bạn bè. Cũng như cách hiển thị quảng cáo như thế nào và khi nào thì chia sẻ thông tin đó với bên thứ 3.
Thế nhưng vẫn chưa rõ là Facebook liệu có thực sự cho phép người dùng xem và kiểm soát dữ liệu của mình hay không ngay cả khi người dùng không biết mình được quyền làm điều đó. Ví dụ như Facebook sử dụng cookie để theo dõi bạn kể cả khi bạn đã đăng xuất và dữ liệu cũng sẽ bị phân tán.
Gần đây một người dùng có tên Paul Olivier-Dehaye đã mô tả với các Nghị sĩ về việc mình đã nắm được cách Facebook chuyển giao tất cả dữ liệu thu được thông qua 2 công cụ quảng cáo Tùy chỉnh đối tượng và Pixel như thế nào. Chỉ cần chờ đến 25/05 thôi, mọi bí ẩn về Facebook sẽ được lộ rõ.
Quỳnh Như (Theo BI)

Không chỉ Facebook mới thu thập dữ liệu của bạn, có vô số công nghệ khác chực chờ đọc dữ liệu về con người bạn

ictnews
Kể cả khi bạn từ bỏ Facebook với xu hướng chia sẻ thông tin người dùng, tránh sử dụng smartphone và tuyệt giao với Internet, bạn vẫn phát ra vô số dữ liệu từng giây phút. Nhiều công nghệ mới đang chuẩn bi ra mắt có thể giúp các công ty theo dõi cảm xúc và sức khỏe của bạn.
Poppy Crum trình bày tại TED 2018 (Nguồn: BI)
Poppy Crum, trưởng nhóm nghiên cứu tại Dolby Labs, đã giới thiệu về các công nghệ nhận diện sinh học tại Hội thảo thường niên TED diễn ra tại Vancouver, Canada: "Hãy tưởng tượng một chuyên gia tư vấn tại trường trung học nhận ra một học sinh vốn luôn vui vẻ lại có dấu hiệu gặp khó khăn... hoặc các nhà nghiên cứu nắm bắt được sự khác biệt giữa khủng hoảng sức khỏe thần kinh và các chứng cuồng nộ khác".  Trong video được trình chiếu trước các khán giả, một màn mô hình hóa dữ liệu cho thấy lượng CO2 thải ra bởi chính họ khi đang ngồi trong khán phòng vào lúc video được trình chiếu. Hóa ra các nhà khoa học đã theo dõi lượng khí thải của người tham gia và nhận biết những đối tượng với biểu hiện khác biệt, với mức khí thải lớn hơn và màu đỏ trên khuôn mặt trong video. Đây chính là công nghệ thu thập dữ liệu thụ động, với triển vọng được các nhà giáo dục, bác sĩ, doanh nghiệp sử dụng để tìm hiểu sâu hơn về đời sống con người.

Không có nhận xét nào: