TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
   GENERAL WORLD NEWS





Giỗ Tổ Hùng Vương  – Lễ Tưởng Niệm Hai Bà Trưng
“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
gio-to-hung-vuong2                 Nghi thức Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ tưởng niệm Hai Bà Trưng
Hàng năm, những người con Việt được mệnh danh là “con Rồng cháu Tiên” ở khắp năm châu bốn bể luôn hướng về cội nguồn, tưởng nhớ đến ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và đồng thời cùng  tưởng niệm bậc anh thư Hai Bà Trưng. Với ý nghĩa cao đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc Việt, Người Việt hải ngoại vẫn lưu giữ phong tục trên. Trên tinh thần  đó, Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Dallas đã long trọng tổ chức Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ Tưởng Niệm Hai Bà Trưng vào lúc 10 giờ sáng ngày 31 tháng 03/2018 theo nghi thức cổ truyền tại Trụ sở Cộng đồng ở Dallas. Với sự chuẩn bị chu đáo của Ban tổ chức (BTC) Cộng Ðồng Dallas đã kết hợp với Ban Nghi Lễ của Hội Cao Niên Người Việt Quốc Gia Dallas và hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương tiến hành nghi lễ theo nghi thức truyền thống. Ðiểm nổi bật của buổi lễ hôm nay là BTC đã mời các vị cao niên cùng hướng dẫn các anh chị thế hệ trẻ và các em thanh thiếu niên  tham gia trong ban tế lễ, để các bạn trẻ sinh sống tại hải ngoại vẫn tiếp tục bảo tồn văn hóa truyền thống Việt Nam. Xin trích phần phát biểu của Ông. Phạm Quang Hậu – Cựu Chủ Tịch CDNVQG Dallas: Công lao dựng nước và giữ nước của Tổ Hùng Vương thật lớn lao, khi nhớ đến những Thánh Tổ của dân tộc Việt, chúng tôi xin trở lại những điều đã được viết tại Cột đá thề trong khuôn viên đền Hùng: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại, nếu thất hẹn sai thề sẽ bị gió giông bủa giập”. Mong rằng nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay sẽ thực hiện lời thề này.
gio-to-hung-vuong1                                 Quan khách tham dự

Buổi lễ diễn ra rất trang nghiêm, với sự góp mặt của các vị cựu chủ tịch CÐNVQG Dallas, đại diện CÐNVQG Hạt Tarrant, đại diện các hội đoàn, đại diện chánh giới Hoa Kỳ, truyền thông báo chí và quý đồng hương.
gio-to-hung-vuong                Hội cựu nữ sinh Trưng Vương đảm trách phần lễ tưởng niệm Hai Bà Trưng.
Ban chấp hành cộng đồng Dallas hiện nay có những người trẻ tham gia, đã tạo được những mới mẻ cho sinh hoạt cộng đồng. Hy vọng qua những sáng tạo và tâm huyết của Ban Quản Trị CÐNVQG Dallas cùng các hội đoàn – đồng hương, có thể tạo thêm sức mạnh cho cộng đồng những ngày sắp tới.
Mọi chi tiết để tham khảo các khóa học và sinh hoạt cùng CÐNVQG Dallas, xin vui lòng gọi: (972) 666-1168 hoặc email vacofdallas@gmail.com
Xin cảm ơn CÐNVQG Dallas đã tô đẹp nét văn hóa truyền thống Việt!
Ý My Nguyễn

Tưởng niệm Quốc Hận Năm Thứ 43

trương sĩ lương

Tuổi trẻ Việt Nam trước dòng sinh mệnh dân tộc

Sau đúng một thập niên (1975-1985), CSVN áp dụng chính sách bế quan tỏa cảng, bần cùng hóa nhân dân để cai trị theo mô hình Trung Cộng, Liên Sô và Bắc Việt bị thất bại, bọn chúng lo sợ người dân tới đường cùng sẽ nổi loạn làm sụp đổ chế độ, như sự sụp đổ nhanh chóng của cộng sản ở các nước Ðông Âu, do đó chính trị bộ đảng CSVN đã lo triệu tập khẩn cấp đại hội VI để tìm giải pháp cứu nguy.
Sau đại hội này, ngày 15-12-1986 cách đây 32 năm, Nguyễn Văn Linh được chọn làm Tổng bí thư đảng CSVN. Trước tình trạng kinh tế nguy ngập, Nguyễn Văn Linh tung ra chính sách thử lửa cởi trói, còn gọi là đổi mới, xoáy vào việc mở cửa kinh tế thị trường. Một mặt ve vãn, mời gọi người Việt hải ngoại về thăm quê hương để kiếm ngoại tệ; mặt khác, đưa chiến dịch ăn xin viện trợ khắp thế giới để cứu nguy tình trạng đói kém, suy dinh dưỡng của người dân khắp nước.
Sự kiện nói trên cho thấy lần đầu tiên sau 10 năm, gọi là thống nhất đất nước,–  đưa cả dân tộc vào chốn rách nát lầm than qua mớ lý thuyết “tiến lên xã hội chủ nghĩa”, — CSVN đã phải công nhận sai lầm, đặc biệt là sai lầm trên lãnh vực nhân sinh, kinh tế. Do đó, họ đã đặt ra chính sách xóa bỏ cơ chế “bao cấp” để cứu đảng. Từ đó, CSVN bắt đầu dồn nỗ lực vào việc phát triển kinh tế thị trường, mở lối tiểu thương cho người dân mua bán để xoa dịu xã hội vốn quá cơ cực vì đói nghèo, bất công… nhưng mục tiêu chính trị gian manh của CSVN chỉ là giảm bớt căng thẳng để duy trì chế độ trước sự sụp đổ liên tục của Liên bang Sô Viết và các nước cộng sản Ðông Âu thời đó.
Có người thắc mắc tại sao vào thời kỳ cao điểm nhất, giữa thập niên 80 đã không có một phong trào nào nổi lên chống cộng như ở Ðông Âu? Vài nhận định… và lý giải như sau:
  • Người dân quá đói nghèo! Đói thì phải lo chạy miếng ăn nên chẳng còn ai nghĩ tới việc chống đối giai cấp thống trị.
  • Với hệ thống công an kềm kẹp chằng chịt, tạo cho người dân nỗi sợ hãi triền miên, nhất là tạo chia rẽ nghi ngờ lẫn nhau ngay từ trong gia đình, ra ngoài xã hội… như vậy, thử hỏi ai có thể tin ai để tìm cách đứng dậy chống lại bạo quyền CSVN trong giai đoạn khó khăn đó?
Ðổi mới của CSVN tạo được gì?
Cởi trói, đổi mới trong suốt 32 năm qua đã làm cho người dân dễ thở hơn trên lãnh vực kinh tế. Ðồng thời với việc nới lỏng chút ít về chính trị cũng đã tạo nên một xã hội có tí thông thoáng, tuy rằng giả tạo, người dân có thể sinh hoạt tự do về kinh tế; ra đường, ngồi ở quán cà phê có thể bàn tán, chửi đổng công an, cán bộ tham nhũng, hối lộ, nhưng dính tới hoạt động chính trị là tuyệt đối cấm kỵ, ngồi tù ngay! Do đó, bất cứ ai cũng nhìn thấy đổi mới chẳng qua chỉ làm theo qui trình chắp vá, hoặc ngụy trang tạm biến hóa để tồn tại, có tính cách giảm bớt “cộng sản tính” của chế độ độc đảng để lừa bịp người dân. Tuy nhiên, đổi mới cũng đã tạo nên những hiện tượng dưới đây:
Thứ nhất, trong suốt 32 năm thay đổi về kinh tế, CSVN đã lôi kéo được các nhà kinh doanh quốc tế đổ tiền vào đầu tư vì giá thị trường nhân công rẻ mạt. Từ đó, bộ mặt xã hội có thay đổi: xã hội chủ nghĩa nghèo đói, nhưng một số cán bộ đã trở thành tư bản cộng sản chắp nối nửa vời. Vì độc quyền cai trị,  còn hơn thời quân chủ chuyên chế, nên đã dẫn đường cho một hệ thống tham ô nhũng lạm quyền hành hết thuốc chữa.
Thứ hai, xã hội tha hóa, luân lý tan hoang vì thiếu đạo đức, hay hoàn toàn không có đạo đức trong sinh hoạt văn hóa chính trị. Giáo dục là xương sống của quốc gia, nhưng trường học chỉ lo nhồi sọ con em theo chủ thuyết lạc hậu Mác Lê, tư tưởng “bác hồ”, mà không hề có môn công dân giáo dục, đạo đức học, luân lý học được giảng dạy. Học đường như thế làm sao tạo được một xã hội lành mạnh? Ðó là chưa nói tới tệ trạng mua bán bằng cấp, thầy cô lo kiếm tiền vì thiếu ăn thiếu mặc, giá trị “quân sư phụ” vứt vào sọt rác vì xã hội và con người chỉ hướng về vật chất một cách mù quáng, tham lam dẫn đến u mê vì hoại não.
Thứ ba, đổi mới về kinh tế thực sự đã tạo được chút ít miếng ăn cho người dân, nhưng đa số vẫn còn nghèo đói, đứng gần đội sổ nghèo so với các nước trên thế giới. Con số người giàu có bạc triệu, bạc tỷ dollar vẫn là giai cấp của đảng thống trị, hoặc là thành phần có liên hệ mật thiết với hàng ngũ cán bộ lãnh đạo chóp bu, nói khác đi là bàn tay nối dài của các đại gia VC (?), vẫn ăn trên ngồi trốc. Từ đó xã hội hỗn loạn, băng hoại, điên khùng, con người nói chung, sống vội vã theo ngày tháng, chạy theo cơn khát vật chất, bất chấp luân thường, đạo lý, chỉ biết tiền và tiền. Như vậy, làm sao tìm được một xã hội bình thường nơi quê hương đầy tội ác bởi quyền sinh sát nằm trong tay một hệ thống độc tài đảng trị bằng những thủ đoạn đê hèn nhất nhân loại!
Thứ tư, 32 năm đổi mới, bằng ấy thời gian với sự giúp đỡ của thế giới tự do, nếu CSVN đổi mới luôn về chính trị thì ngày nay đã khác. Ðất nước đã giàu mạnh tiến nhanh gấp chục lần. Thực tế nhất là 4 triệu người Việt hải ngoại sẽ hãnh diện góp công, góp của để xây dựng lại đất nước. Với tiềm năng sẵn có và lòng yêu nước của người Việt tha hương, luôn luôn hướng về đất mẹ, chắc chắn đất nước sẽ tiến nhanh. Ðồng thời, các quốc gia tự do giàu mạnh trên thế giới cũng sẽ không ngần ngại đổ tiền vào Việt Nam Tự Do, sốt sắng giúp đỡ một quốc gia đã lìa bỏ ách cộng sản. Thế nhưng tập đoàn CSVN đã không làm, bởi họ quá tham lam, chỉ biết vơ vét cho đầy túi tham cá nhân, còn dân tộc, quê hương đất nước là cái gì mà họ phải lo! Bất chấp nhân quả, bất chấp hệ lụy vay trả, quở trách của tổ tiên.
Thứ năm, sau khi CSVN được vào WTO, được bình thường hóa mậu dịch với Hoa Kỳ (PNTR), sau hội nghị thượng đỉnh APEC, sau việc gia nhập khối ASEAN, giữ vai trò chủ tịch luân phiên trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc khá thành công, v.v… Theo các nhà phân tích chính trị và kinh tế thế giới thì nhà cầm quyền CSVN đã và đang đứng trước một cơ hội lớn, một thử thách lớn đối với thương trường thế giới. Nhưng CSVN vẫn không hề tôn trọng nhân quyền và không sửa đổi những tệ nạn tham nhũng, ăn hối lộ, cửa quyền, chế độ với luật lệ rừng rú và xã hội nhũng loạn như thế thì con đường trước mặt của Việt Nam cứ thế lùng bùng mãi trong ngõ cụt tối tăm.
Thứ sáu, mặt khác, CSVN tiếp tục bắt bớ đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ tự do trong nước, tuy đã gặp phản ứng mạnh mẽ của thế giới tự do,  nhưng chúng vẫn coi thường luật lệ quốc tế. Bằng chứng gần đây nhất là dư luận thế giới đã lên tiếng khuyến cáo CSVN về việc bắt bớ, giam giữ, bỏ tù trái phép những nhà đấu tranh cho nhân quyền bất bạo động,  gây khó khăn, ngăn cấm quyền tự do căn bản của con người trước văn minh nhân loại về việc sử dụng tin học. Chứng nào tật nấy, rõ ràng tà quyền CSVN ngày càng trấn áp người dân khốc liệt, tàn bạo hơn để tiếp tục giữ lấy chế độ dị hợm phi nhân phi thú.
Các thành viên Hội Anh em Dân chủ:Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức,  bị xử án tàn bạo hôm 4/4 vừa qua.
Trong năm vừa qua, và đầu năm 2018 tới nay,  những hành động đàn áp, bỏ tù nhiều nhà đấu tranh dân chủ bằng những bản án rừng rú mà họ chỉ đấu tranh ôn hòa,  chống bất công xã hội, chống Trung Cộng xâm lấn biển đất, chống bạo quyền VC  “hèn với giặc, ác với dân” của tập đoàn “thái thú”… hễ đụng tới Trung Cộng là VC đàn áp thẳng tay.
Tương lai đất nước của bất cứ giống dân nào cũng nằm trong tay thế hệ trẻ. Nhưng tiếc thay thế hệ trẻ Việt Nam hơn 4 thập niên qua đã bị gò bó qua đường lối giáo dục do đảng chọn lựa, đặt để… khiến cho xã hội mục rữa, bệnh hoạn về tinh thần, chạy theo vật chất một cách kỳ lạ. Ðó là hệ lụy sau gần thế kỷ trồng người theo chủ thuyết Mác-lê và Hồ của tập đoàn CSVN.  Thật sự, dân tộc Việt Nam đang cần một cuộc cách mạng, một cuộc đổi mới, thay đổi hoàn toàn, xóa bỏ tất cả,  để làm lại.
Những ai quan tâm tới quê hương dân tộc đều thấy rằng: nếu những người đang nắm vận mệnh đất nước không ý thức được đà tiến hóa của nhân loại; không nhìn thấy xã hội đang trở mình cần thay đổi vì môi trường kinh tế và văn minh toàn cầu hóa; nếu tập đoàn cai trị nhất định không cởi bỏ xích xiềng, mau chóng dân chủ hóa chế độ để thoát khỏi lệ thuộc Trung Cộng nặng nề về cả hai mặt kinh tế và chính trị… Cuộc diện Việt Nam hiện nay như nồi xúp bị đậy kín nắp và đang đun sôi sùng sục, nếu không chịu mở nắp kịp thời thì hậu quả của nó… chắc chắn tập đoàn CSVN đang cầm quyền đều đã biết rõ chuyện gì xảy ra hơn ai hết.
Bất cứ ai cũng biết:
1) Tuổi trẻ không thể sinh ra, lớn lên chỉ để hưởng thụ, ăn chơi, trác táng, chạy theo đua đòi vật chất để thỏa mãn nhu cầu cơ thể một cách vô ý thức, hoại não.
2) Tuổi trẻ không thể khoanh tay ngồi nhìn những bất công, áp bức, tù đày, hoặc hèn hạ chạy theo giai cấp thống trị để tiếp tục đưa đất nước vào ngõ tối không lối thoát.
3) Tuổi trẻ không thể chấp nhận sống mãi trong một xã hội băng hoại từ vật chất đến tinh thần… việc nước đã có đảng lo, mà phải ý thức bổn phận cao cả của người con Việt đối với sự sinh tồn của dân tộc là ưu tiên hàng đầu.
4) Tập đoàn CSVN không thể bưng bít và lừa phỉnh thế hệ trẻ mãi được mà phải mở mắt để tìm sinh lộ. Mầm sống của dân tộc sẽ hồi sinh qua con đường tự do dân chủ đang bừng dậy từ nông thôn đến thành thị.
5) Thế hệ cha anh đã và đang chiến đấu với giai cấp thống trị độc tài, độc đảng một cách dũng cảm bằng máu xương trong quá khứ. Thế hệ trẻ vì thế, không thể nào vô cảm, đứng nhìn mà không nhập cuộc, phải đứng dậy tiếp tay, nhận lãnh trách nhiệm thiêng liêng của cha ông, giống nòi đã dày công tạo dựng. Đừng sợ cộng sản nữa! Họ chỉ là những kẻ vong thân, vong bản, tệ hại nhất trong lịch sử của dân tộc Việt oai hùng. Họ chỉ là những loại “robot”, hoặc là những con người với bản chất nô tài chỉ biết làm theo lệnh của chủ nhân ông thái thú, tay sai bán nước. Nhất định họ sẽ bị đào thải theo sự chuyển hóa của lịch sử, bởi bài học nhục nhã của những kẻ tay sai bán nước cầu vinh, tội đồ của dân tộc vẫn sờ sờ ra đó.
6) Tuổi trẻ trong và ngoài nước nhất định sẽ đứng dậy làm cuộc cách mạng nhân bản để xứng đáng là con cháu của Ngô Quyền, của hai bà Trưng, của Lý Thường Kiệt, của Trần Hưng Đạo, của Bình Định Vương Lê Lợi, của Nguyễn Trãi, của Quang Trung Nguyễn Huệ… đã đánh đuổi quân Hán, Mông, Thanh ra khỏi bờ cõi; của Hoàng Hoa Thám, của Nguyễn Thái Học và của hàng trăm, hàng ngàn anh hùng khác đã đứng dậy góp sức vào đại cuộc đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi Việt Nam vào giữa thế kỷ thứ 20.
7) Tuổi trẻ Việt Nam nhất quyết đứng dậy giương cao ngọn cờ chính nghĩa để chống đại nạn cộng sản nội xâm, tay sai của cộng sản quốc tế, đã rước voi về giày mồ mả cha ông…
8) Tuổi trẻ Việt Nam nhất định noi gương những người trẻ “Hội Anh Em Dân Chủ” tiêu biểu mới đây ở lứa tuổi 30, 40 và 50… đang bị CSVN cầm tù vì đấu tranh cho tự do dân chủ.  Hàng hàng lớp lớp đang vào tù… và rất nhiều bạn trẻ khác cũng đang âm thầm, hoặc công khai đứng dậy bất khuất, dấn thân, can đảm, hy sinh dồn nỗ lực nhằm bẻ gãy xích xiềng trên mọi mặt trận, giành lại quyền sống cho dân tộc trước giai đoạn sinh tử với giặc Tàu xâm lăng.
Lời kết:
Chính trị luôn luôn phải đi đôi với đạo đức, làm chính trị là làm việc ngay thẳng để phục vụ cho quốc gia dân tộc, lấy phúc lợi dân tộc, nòi giống làm cứu cánh mới mang lại hạnh phúc cho tha nhân và cho chính bản thân mình. Lịch sử nhân loại từ cổ chí kim đã ghi lại rõ như ban ngày: “Lãnh đạo đất nước mà vị kỷ, chỉ biết lo cho quyền lợi riêng tư thì cái giá phải trả là giá tru diệt.”
Tưởng niệm quốc nạn 30-4 năm thứ 43, chúng ta không chỉ ngồi đó ôn lại quá khứ đau buồn, đổ nát, tang thương… cho cả một dân tộc trong gần 80 năm qua, mà mọi tầng lớp người dân cần phải đồng tâm đoàn kết đứng dậy loại bỏ bạo quyền của những tên nô tài CSVN đang bán nước cho ngoại bang, đày đọa dân tộc. Đồng thời phải loại bỏ bọn Việt gian nằm vùng đang quấy phá tập thể người Việt hải ngoại, gây hận thù, chia rẽ, tạo mâu thuẫn để trục lợi cá nhân, tiếp tay cho chủ nhân ông của chúng ở Hà Nội qua NQ-36.
Bài học lịch sử của tiền nhân còn đó,  sáng ngời như ánh Thái Dương. Chỉ có đoàn kết mới tồn tại trước họa xâm lăng của giặc Hán, Mông, Mãn, thực dân Pháp và giặc cộng nội thù… Chỉ có đoàn kết sống chết “vì dân tộc, cho dân tộc, bởi dân tộc”, đặt dân tộc lên trên hết, dứt khoát không làm tay sai, nô lệ cho ngoại bang dưới mọi chiêu bài hư thực, xảo trá… thì dân tộc mới sinh tồn trong tình máu mủ ruột thịt, chắc chắn sẽ tạo được hòa bình, thịnh vượng cho quê nhà Việt Nam. Có như vậy mới mong xây dựng lại cơ đồ Việt tộc trong tự do dân chủ và nhân bản, sau gần một thế kỷ chìm đắm trong ngục tù tăm tối của cộng sản quốc tế.
Vấn đề của chúng ta hôm nay chính là trách nhiệm thiêng liêng của thế hệ thanh niên Việt tộc.  Phải noi gương các triều đại Đinh Lê Lý Trần qua nếp sống hào hùng của tiền nhân; phải loại bỏ ma tâm quấy phá, sáng suốt vực dậy Nhân Trí Dũng để gánh vác non sông xã tắc hay không? Hỏi tức là trả lời: Cố gắng! Tuổi trẻ Việt Nam ơi! Dậy mà đi!
Trương Sĩ Lương, mùa Quốc Hận 30/4/2018

Chuyện “ăn” sau ngày “chiến thắng”

 
Tôi tình cờ đọc được một bức tâm thư của cố nhà văn Xuân Vũ – nguyên Trung đoàn trưởng Việt cộng đóng quân ở Củ Chi, nơi một thời  là vùng “xôi đậu” đầy mưa bom lửa đạn ở cửa ngõ Sài Gòn, đã chạy trốn khỏi Việt cộng sau năm 1975, sống ở Mỹ viết sách, mất năm 2001 ở Texas – viết cho cô bạn cùng đơn vị – mà cũng là người yêu cũ – một câu hỏi đầy đau đớn và uất hận: “Bây giờ nhớ lại anh mới thấy rằng cả anh lẫn em đều bị bọn Bắc kỳ lợi dụng mà không biết. Chúng thí mình như những con chốt lót đường. “Chiến thắng” xong rồi, dân Nam kỳ mình được gì?…”
chuyen-an-sau-ngay-chien-thangnguồn: dongcam.vn
Chẳng thấy được gì hết, mà lại mất rất nhiều. Những đứa nhỏ như tôi thời đó, thấy rằng mình bỗng nhiên mất đi quần áo đẹp, không có dép mới, không có bánh kẹo, đồ ăn ngon chứa đầy nhà bếp khi Tết đến, không có tiền đi mua quà bánh hàng rong. Thấy trời lạnh không có áo ấm để mặc, không có mền mới để đắp, thấy không có ti vi để coi mỗi ngày, không điện, không dầu lửa (mỗi tháng mỗi nhà được bán một lít rưỡi dầu lửa đỏ) đốt đèn nên nhà cửa tối om om.
Buổi tối chổng khu dùng cái quạt bằng lá dừa quạt cái bếp un đốt bằng củi mục của gốc cây mắm để khói bay mù mịt đuổi muỗi đi. Sau đó mới đốt cái đèn dầu lửa có tim đèn nhỏ xíu, ngọn lửa bằng hột đậu xanh, tỏa khói đen khét nghẹt vì dầu lửa đỏ chớ không có dầu lửa trắng đốt đèn nữa. Ngọn lửa đèn nhỏ xíu đó được úp bên ngoài bằng cái ống khói đèn thủy tinh nhỏ bằng cái trứng vịt, nên thường kêu là đèn hột vịt. Cái ống khói đèn màu xanh xanh và đầy bọt do trình độ thổi thủy tinh “dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của đảng ta” đã quay trở lại thời “khai thiên lập địa”. Rồi cả nhà xúm vô ngồi xung quanh cây đèn đó, đứa nhỏ mở sách ra học, người lớn thì may vá hay làm việc khác.
Bọn trẻ bây giờ, nhất là người trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ, chắc chắn không thể tưởng tượng nổi cái cảnh ấy nó ra làm sao. Túm lại cho dễ hình dung, cái đèn đó giống y cái đèn mà Thủ tướng Phúc ngoẻo của Việt cộng định đem qua Mỹ tặng ông Trump (nhưng bị cười chê quá Phúc ngoẻo phải giấu biệt đi không dám đưa ra tặng nữa), ống khói cụt ngủn chớ không cao như vậy, mà nó nhỏ hơn cái đèn “quà tặng” của Phúc ngoẻo rất là nhiều lần. Vậy mà sau hơn hàng chục năm dài học hành như vậy, mắt tôi không bị đui như Lục Vân Tiên cũng là một phép lạ.
Hôm nay, tôi không kể về một món ăn cụ thể nào, mà kể về chuyện ăn sau khi bị “mất miền Nam” thôi. Kho quẹt là món ăn mỗi ngày của người dân miền Nam sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Trước đó, người miền Nam cũng thích ăn kho quẹt, nhưng là một kiểu kho quẹt đầy chất “sang trọng và sung túc”. Thịt ba rọi, tôm khô, nước mắm Phú Quốc ngon, tóp mỡ giòn tan, hành lá, tỏi khô, hành khô, ớt hiểm, tiêu xay… qua bàn tay chế biến của các bà nội trợ, trở thành món kho quẹt thơm phưng phức trong cái nồi đất gốm đỏ, đặc biệt hấp dẫn. Ăn với cơm trắng nóng tơi xốp, bốc khói và đọt bầu, đọt bí, đọt rau lang luộc, dưa leo xắt miếng. Cơm trắng phau phau, rau xanh mướt mắt, kho quẹt màu nâu đỏ điểm xanh, chỉ nhìn qua mâm cơm thôi, riêng màu sắc thôi đã đủ làm nhểu nước miếng rồi.
Còn sau ngày 30/4 thì cũng kho quẹt, mà là muối, nước, nước màu (đường chảy thắng cháy), bột ngọt (hơi bị hiếm, thỉnh thoảng mới có), hành lá (vài cọng) và bất cứ thứ gì có thể ăn được (cơm dừa khô, cá bảy trầu, còng gió, nghêu, sò, ốc, …), nấu cho nó khô lại bay mùi khét khét, rồi ăn với cơm gạo mốc phân phối theo tem phiếu và bất cứ thứ rau cỏ dại nào kiếm được, miễn sao ăn không chết là làm láng. Có chút xíu kho quẹt bằng bàn tay cho cả nhà năm bảy người ăn.
Khi tôi lên Sài Gòn học trường Ðại học Pháp Lý Hà Nội (Phân hiệu thành phố Hồ Chí Minh, khu vực phía Nam), sinh viên thường xách ca nhựa xuống căn-tin trường, vô nhà bếp rót nước mắm về ăn cơm. Nói là nước mắm cho nó sang trọng vậy thôi chớ nó chỉ là một thứ nước có màu của nước mắm chớ không có mùi nước mắm. Nó được các chị nuôi nhà bếp trường Ðại học tự pha chế cho sinh viên ăn bằng nước sôi, muối, chút bột ngọt, chút đường mía, nước màu và chút mỡ heo phi hành lá cho thơm rồi đổ lên mặt loại nước mắm này. Ðứa nào nhanh chân hơn đi trước nó hớt được phần trên mặt có mỡ hành nổi lều bều, đứa nào chậm chân là hết sạch.
Bọn tôi ra chợ chồm hổm đối diện trường mua thêm vài miếng đậu hủ chiên (là loại thức ăn rẻ tiền nhứt) đem về. Trước giờ lên lớp thì xé nhỏ mấy miếng đậu hủ ra bỏ vô ca nước mắm rồi đi học. Trưa tan học chạy lên căn-tin lấy cơm rồi đem ra ăn với đậu hủ ngâm nước mắm kể trên. Ðậu hủ thấm nước mắm nở bự ra tè le, mặn và beo béo, một miếng đậu hủ ăn được cả ngày. Ăn như vậy ngày này qua ngày khác. Học luật thì học đủ thứ luật xưa, luật nay, luật trong nước, luật quốc tế, chủ nghĩa này chủ nghĩa nọ, kinh tế chính trị học, logic học, tâm lý học, v.v…., nên thời đó có câu: “Sinh viên luật ăn như tù, ở như tu, toàn nói chuyện lãnh tụ”.
Những đứa bạn bè sinh viên gốc Bắc, theo gia đình từ Bắc vô Nam sinh sống, chúng nó thấy điều đó rất bình thường, thậm chí rất vui vẻ, hoan hỉ ca ngợi “ơn đảng, ơn bác” mà vô Nam chỉ ăn cơm gạo mốc chớ không phải ăn độn khoai lang, độn củ mì, độn hột bắp khô. Còn dân trong Nam vừa ăn cơm gạo mốc vừa tiếc nuối một thời xa xưa cơm trắng cá tươi.
Người Việt Nam ai cũng biết miền Nam là xứ mắm, cá biển, cá đồng, muối biển nhiều vô số kể. Nhưng hiểu sao, thập niên 70, 80, 90 những thứ đó cũng trở nên khan hiếm. Không có gạo cho người ăn, lấy đâu ra thức ăn nuôi heo nên không có thịt heo để ăn, đó là chuyện còn có thể hiểu được. Nhưng cá và muối thì chúng nó chạy đi đâu mà cũng trở nên hiếm? Gia đình tôi, và hàng xóm của tôi, chỉ thấy hôm nào ăn sang là bữa cơm có dưa mắm trộn chanh tỏi ớt, có rau luộc. Dưa mắm là dưa leo đèo (nguyên trái), dưa leo già, đu đủ sống, dưa gang non xắt miếng theo chiều dài rồi nhận vô phần nước còn lại của lu mắm, chờ vài ngày sau trộn thêm thính gạo cho thơm rồi đem ra chợ bán. Muốn có nước mắm thừa này để làm dưa mắm tất nhiên phải làm mắm cá mới có. Vậy thì con mắm (cá) đã chạy đi đâu? Chịu thôi. Một đứa nhỏ như tôi không thể biết được. Hỏi những người lớn xung quanh tôi cũng không ai biết, và sau này tôi biết cũng không ai tìm hiểu về điều đó, có sao chịu vậy. Nên điều mà tôi hiểu thêm là chế độ cộng sản vẫn tồn tại suốt mấy chục năm ở miền Nam (nơi người dân đã biết thế nào là cơm no áo ấm, dân chủ, nhân quyền) là vì người ta vô cùng cam chịu.
Ngày tôi còn nhỏ, tôi chỉ thấy cái mất trước mắt là mất như vậy, chưa thấy cái mất lớn lao hơn. Những người thế hệ trước ở miền Nam hẳn sẽ còn thống kê ra cái sự mất lớn lao và dài hơn truyện dài nhiều tập đến cỡ nào. “Chiến thắng” xong rồi, dân Nam kỳ mình được gì?…”. Có được chớ, “ơn đảng, ơn bác”, được đói nghèo và tụt hậu, bây giờ ngay cả Kampuchea họ cũng khinh thường.

Khẩn cấp: Dân tộc Việt đang bị diệt vong vì vũ khí hóa học của Tàu!

Sao Mai (Danlambao) - Khi nói đến “dân tộc bị diệt vong”, hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc mất nước về tay Tàu cộng, hoặc là đại chiến thế giới đang có nguy cơ xảy ra như tình hình đang nóng bỏng tại Sirya, hay vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn, hoặc có người lại nghĩ đến ngày khánh chung của thế giới gọi ngắn là ngày tận thế. Những ngày đó tuy vậy mà chưa tới, nhưng rất nhiều người Việt đã chết và đang hay sẽ chết nay mai! Ngày tận thế riêng cho dân tộc chúng ta đã và đang đến, BỞI VŨ KHÍ HÓA HỌC CỦA TÀU CỘNG! Chúng tôi sẽ giải thích và chứng minh ở phần dưới. 

Đây cũng không phải là lời kêu gọi hoạt động chính trị, đối lập với bất cứ ai, mà LÀ LỜI KÊU GỌI VÌ SỰ SỐNG CHO MỌI NGƯỜI, rằng chúng ta đang bị tận diệt cả một dân tộc!

I. AI ĐANG GIẾT DÂN TỘC VIỆT? 

Đó là tất cả những người VÔ Ý THỨC hoặc VÔ LƯƠNG TÂM, NHỮNG KẺ DÃ TÂM CƯỚP NƯỚC! Họ là kẻ thù của dân tộc. 

- Phải nói trước tiên đến những người vô ý thức: tức là những kẻ không hiểu biết, hay biết mà xem thường những lời cảnh giác của rất nhiều người! Tất cả chúng ta đều nhận rõ rằng, gần đây các người thân, quen, bạn bè, lối xóm của chúng ta chết vì ung thư, hay mới phát hiện bị ung thư là quá nhiều, tất cả bởi đồ ăn độc mà ra! Thời buổi này không ai còn có thể nói rằng mình không biết thực phẩm của VN tòan là những đồ độc hại, do con người mà ra. Sự ô nhiễm đất, nước, không khí do con người tham ác, trong đó có kẻ thù là Tàu cộng, cố tình tạo ra để giết dân ta! Điển hình như các vụ thải độc của Formosa, các nhà máy giấy Lee and Man, các nhà máy nhiệt điện, và nhiều nhà máy, xưởng chế tạo khác trên khắp nước, đã thaỉ chất độc ra không khí, xuống đất, gây nguy hại cho người, cho vật nuôi, cây trồng, và còn có cả sự cố tình rải chất độc vào đất, vào sông, hồ, ao của những kẻ có chủ mưu đầu độc, là bọn Tàu cộng! 

Nói đến bệnh tật hay cái chết do thực phẩm độc, rất nhiều người đã làm lơ, hay biện bạch rất thờ ơ vô trách nhiệm: “ Đồ độc tràn đầy, cái gì cũng độc thì làm sao tránh khỏi, không dính cái này cũng dính cái kia, thôi kệ! Đến đâu hay đến đó, không chết trước cũng chết sau vì cái chết đã bao quanh!”. Nghe qua rất hợp lý, chính chúng tôi trong một cuộc trao đổi với một nhóm các y, bác sĩ, cũng nêu ra những lý luận tương tự, thì bị tất cả họ cắt ngang và phản ứng quyết liệt: “ Nghĩ thế là sai! Có kiêng có lành, không thoát hết cũng ít nhất giảm được phân nửa! Chết ngay, chết sớm là do mình tự chọn!”. Tất cả các vị BS có mặt chia sẻ cho nhóm biết là tuy hàng ngày phải đến nơi làm việc, nhưng họ tự mang theo đồ ăn, đồ uống từ nhà chứ không ăn uống gì ở ngoài. Cùng bất đắc dĩ họ chỉ ăn tạm ổ bánh mì và uống chai nước lọc cho giảm thiểu nhập chất độc vào người. Có ai trong chúng ta nghĩ rằng các BS bây giờ làm như thế? Không phải vì họ tiếc tiền, mà vì để bảo vệ sức khỏe cho chính họ. Rất tiếc là cách sống an toàn này không được phổ biến và nhân rộng ra! Còn các bà nội trợ của họ ở nhà thì đã được giảng giải hướng dẫn kỹ càng và tối đa: Phải chọn mua thức ăn, thức uống ở những nguồn bảo đảm từ người thân quen và có uy tín cung cấp hay giới thiệu. Thịt, cá, rau, quả, do những nguồn nuôi trồng với ý thức cao về dinh dưỡng và đạo đức, trách nhiệm. Họ tiết chế tối đa sử dụng những nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc. Nhiều người còn tự trồng rau, nuôi gà… để dùng trong gia đình. Cũng nên nhớ hiện đang có nhiều người chăn nuôi, trồng tỉa có ý thức, đang sinh sống bằng nghề nuôi trồng an toàn, họ có cuộc sống rất tốt và ổn định, không sợ thiếu khách hàng! Cách làm ăn và cách tiêu dùng “sạch” kể trên sẽ cảnh thức xã hội và những tiểu thương, nếu muốn sống tốt, tránh hậu quả xấu do việc làm bất lương, cũng như muốn làm ăn phát triển bền vững, thì phải thay đổi cách làm ăn buôn bán những thứ độc hại giết người. Rồi một mai những kẻ buôn gian bán lận, trục lợi vô lương tâm sẽ thất nghiệp, thua lỗ nếu không thay đổi cách làm ăn bất chính, và còn nhiều hậu quả khác họ phải gặt bởi những gì họ gieo! 

- Những kẻ vô lương tâm: đó chính là những kẻ tội đồ, những tên sát nhân, mà đồng tiền, lợi nhuận làm mờ mắt. Những kẻ này không ai xa lạ, là những người thân, những lối xóm, hay có khi là chính chúng ta, cứ theo thói quen mà làm ăn, buôn bán chứ không dùng lương tâm, trách nhiệm! Thành phần tham gia vào “đường dây sát nhân” phải kể từ những chị em buôn thúng bán bưng, buôn bằng xe thồ, xe đẩy, hay trải miếng nhựa vệ đường để buôn bán, hoặc các cửa tiệm sang trọng lịch sự. Cũng cần lưu ý: ngay ở trong các siêu thị cũng không thiếu đồ dổm, đồ giả, kể cả đồ nhập cảng giả, và đồ ăn bị độc, do lợi nhuận! Hoặc cả những nông dân chân lấm tay bùn, họ cứ tưởng là mình làm ăn chân chất thật thà bằng mồ hôi nước mắt, nhưng không đâu, chính họ đang là kẻ ác độc giết người, khi họ trồng tỉa bằng hóa chất, kích thích tăng cân, rút ngắn thời gian nuôi trồng cho mau có lợi, thu hoạch cao hơn công sức bỏ ra, nhưng quên rằng sản phẩm của họ mang mầm mống bệnh! Họ cầm tiền của người cần mua sự sống, sức khỏe, để giao cho người ta bệnh hoạn, sự tán gia bại sản, sự tan nát gia đình do bệnh tật và cái chết! Ngày nay rau xanh một lứa chỉ cần mấy ngày, thay vì phải mất cả tháng. Nuôi heo gà một lứa rút bớt thời gian hàng tháng, hàng năm do dùng chất kích thích. Trái non đem ủ hóa chất sẽ chín vàng hay tươi đẹp chỉ trong ít giờ! Gạo lúa, cà phê, chế biến thức ăn… cũng dùng hóa chất! Thịt heo thành thịt bò để tăng giá gấp đôi, gấp ba; hay thịt ươn thối thành thị tươi tốt cũng trong nháy mắt, nhờ hoá chất, có bán khắp nơi, bao nhiêu cũng có, đầy đủ nhất là chợ Kim Biên ở khu Chợ Lớn của người Tàu ! Nói đến hóa chất độc hại phải nói đặc biệt sản xuất từ Tàu, có chủ đích giết người, đặc biệt là giết dân tộc Việt Nam! Nhưng Tàu chỉ sản xuất, còn kẻ buôn bán và trực tiếp giết đồng bào lại chính là người Việt Nam, những kẻ vô thần, vô lương tâm đã đành, nhưng cũng không thiếu người hữu thần, có đức tin Tôn giáo, cả những người hàng ngày đi nhà thờ, cúng chùa, làm việc thiện, việc đạo đức, hoặc những y bác sĩ, những trí thức, những đaị gia…cũng không thiếu người đã mất lương tâm! Họ sát hại đồng loại bằng cách nào? Rất đơn giản: sản xuất, kinh doanh những thứ độc hại, buôn bán thuốc giả, đặc biệt là đồ ăn thức uống độc trực tiếp gây hại đến sức khỏe của người khác. Họ làm việc ác hại người một cách công nhiên, tự nhiên không chút áy náy, họ cố tình theo lợi nhuận, và tự biện bạch: “mọi người làm được tại sao tôi không làm, có ai bị phạt tù, phạt tội gì đâu? Mọi người vẫn ăn ra làm nên cả mà”! Vâng, hãy đợi đấy! Không ai trồng bắp mà gặt đậu! Không ai gieo cỏ mà gặt lúa! Không ai gieo gió bão mà được bình yên! Không ai giết người mà khỏi đền tội! Đó là luật công bằng của Tạo Hóa, là LUẬT NHÂN QUẢ mà một không ai tránh khỏi, không ở đâu thoát được! 

II. NHỮNG AI ĐANG BỊ GIẾT? 

Đó là tất cả mọi người chúng ta, già trẻ, lớn bé, nam nữ, người tốt lẫn kẻ xấu, không chừa một ai! Quái ác thay có khi là bà nội trợ, người lo sức khỏe cho gia đình lại hại cha mẹ, chồng con, anh em của mình vì thiếu ý thức, vì cẩu thả, vì vô trách nhiệm! Những người làm ăn buôn bán bất nhân bất chính, gây bệnh tật, phá sản, ly tan, chết chóc cho người thân cận, anh em, đồng bào, đồng loại của mình bằng những thứ độc hại bán ra, người khác mua phải để dùng, hay lại chế những sản phẩm, đồ ăn độc hại mà con cháu mình, anh em cha mẹ mình ăn phải khi mua thực phẩm ngoài đường chợ, dự các đám tiệc tùng, hay ở cả trong trường học, xí nghiệp! Không ai có thể nói rằng tôi bán đồ độc hại nên tôi và người thân của tôi không ăn những thứ đó, khi mà mọi người còn phải giao lưu, sinh hoạt ở nơi này nơi kia chứ không chỉ ở trong nhà mình! Một buổi chiều chúng tôi có mặt tại một phòng mạch thì đã được biết có tới 4 trường hợp trẻ em bị trúng độc thực phẩm, có bé bị tiêu chảy, nôn ói, có bé sốt cao, thậm chí bị hôn mê, được xác định là đã ăn trưa tại trường! Còn biết bao em khác bị trúng độc nữa, không lúc này thì lúc khác, nhưng chưa thấy các phụ huynh lên tiếng cật vấn trường, ngoài việc chữa trị cho con, rồi lại tiếp tục giao sinh mạng của con cho trường học! Còn trúng độc tập thể hàng trăm công nhân ở các xí nghiệp, hay hàng trăm thực khách trong các buổi tiệc tùng liên hoan là chuyện rất thông thường, xảy ra rồi thôi! Có biết bao em bé, người lớn ăn quà dọc đường, ngòai chợ, bị trúng độc thì cũng tự lo chữa lấy, mà còn giấu giếm vì sợ xấu hổ do cẩu thả! Biết bao cái chết vì ung thư, bệnh lạ, hay bất đắc kỳ tử không xác định được nguyên nhân, mà chính là do ăn uống! Các bác sĩ cho chúng tôi biết: trong một hai năm tới, người chết vì ung thư sẽ tăng vọt, cao hơn là chết vì tai nạn xe cộ hay chiến tranh rất nhiều lần, bây giờ là thời kỳ chất độc ăn uống hay nhiễm vào còn đang tiềm tàng phá hoại trong cơ thể chưa phát lộ! 

III. CHÚNG TA BỊ GIẾT CÁCH NÀO? 

Khi ý thức cái chết đã cận kề, thì bản năng sinh tồn của chúng ta là phải vùng lên, thoát ra khỏi nó, chứ không còn cách khác! Mỗi người và mọi người đều phải tự mình tìm cách thoát chết, không phải chết vì thiên tai, chiến tranh mà CHẾT VÌ VŨ KHÍ HÓA HỌC CỦA TÀU CỘNG, và những kẻ tiếp tay! Tại sao chúng tôi nói đến VŨ KHÍ HÓA HỌC ở đây, và đề cập đến Trung cộng? Mới đây cả thế giới xôn xao rung chuyển vì trận chiến chống vũ khí hóa học của liên minh Mỹ-Anh-Pháp, chống lại nhà cầm quyền Sirya dùng bom hóa chất gây nên những cái chết đau đớn cho hàng trăm người dân vô tội tại xứ của họ! Để trừng trị bọn độc tài bất nhân này thì liên quân Mỹ, Pháp và Anh đã dùng hàng trăm quả tomahawk thả xuống các địa điểm được cho là nơi chế tạo, chấp chứa và điều hành loại vũ khí hóa học sát nhân này, khiến cả thế giới ủng hộ, còn kẻ đồng minh của kẻ sát nhân cũng phải cứng họng! Mới chỉ có khoảng trăm nhân mạng bị hủy diệt, mà suýt nữa đã xảy ra đại chiến thế giới do khối tự do dân chủ bảo vệ nhân quyền chống phe độc tài gian ác! Nhưng hiện nay ở VN, hàng ngày, hàng giờ có biết bao sinh mạng bị giết oan vì hóa chất, mà kẻ chủ mưu là Tàu cộng, sao không được thế giới quan tâm? Thậm chí những kẻ ác còn tiếp tay, kẻ có trách nhiệm là chính quyền, các giáo quyền thì làm lơ? Chẳng lẽ mạng sống của người VN không được kể là sinh mạng con người sao? Cái chết vì xuất huyết, nôn tả, hay chết đau đớn vì bệnh thận, ung thư…có khi còn kinh khủng, hao tốn và đáng sợ hơn là chết nhanh chóng! 

Chúng tôi đặc biệt nói đến VŨ KHÍ HÓA HỌC CỦA TRUNG QUỐC là vì cuộc sát nhân tập thể người VN này chính là do kẻ thù xâm lược Tàu cộng chủ mưu, ngấm ngầm phát động và đôn đốc để hủy họai giòng giống Việt, hầu chiếm đất để chúng di dân Tàu qua, và chiếm trọn lãnh thổ, lãnh hải, tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ ngoài biển Đông, uranium ở Tây Nguyên, titan ở miền Trung (như các nhà khoa học đã phân tích), cùng rừng vàng biển bạc của ta mà không tốn súng đạn, và không bị thế giới lên án! Điều này rõ như ban ngày rồi, không ai còn thắc mắc! Điều mà mỗi người VN nên biết và cần ghi nhớ: Theo lịch sử của nước ta, thì sau khi cuộc kháng chiến chống quân Đông Hán (Tàu) của hai vị nữ anh hùng Trưng Trắc và Trưng Nhị thành công, hai Bà đã bình định đất nước và làm vua được 3 năm, thủ đô đóng ở Mê Linh. Đất nước thanh bình được 3 năm, thì quân xâm lăng Hán Tàu dồn toàn lực để phản công khiến hai nữ anh hùng Trưng Vương phải tuẫn tiết tại sông Hát, và nước ta bị một ngàn năm nô lệ giặc Tàu! Chúng đã giết hơn 1/3 dân Việt, chiếm cả vùng Lĩnh Nam, Quảng Đông, Quảng Tây của ta, cụ thể là Động Đình Hồ, nơi khởi nguyên dòng giống Bách Việt. Những địa danh này của ta hiện nằm sâu trong đất Tàu, kể cả ải Nam Quan trong văn học sử và thi ca VN đề cập, cũng bị chúng chiếm mất! Thời ấy vũ khí còn thô sơ, và dân Hán tộc còn ít, mà 1/3 dân Việt đã bị giết, thì giờ này chúng đông hàng tỷ dân, nghèo đói, thiếu chỗ ở, thiếu tài nguyên, tại sao chúng để yên cho dân ta, với truyền thống yêu nước, chí khí bất khuất, thì chúng làm sao mà cai trị nổi? Việc chế tạo hóa chất độc hại đưa vào thực phẩm là chủ trương thâm độc của Tàu, được coi như một loại VŨ KHÍ HÓA HỌC, không chỉ nhằm giết một trăm, một triệu người, mà cả 90 triệu dân VN ta, tại sao dân ta không ý thức, và không chịu phản kháng lên quốc tế, để cùng với luật pháp QT, có liên quan đến hiệp định Ba Lê 1973: không cho phép ngoại bang được có mặt trên đất nước VN và tham gia vào chính trị của VN, để chúng ta tống cổ quân xâm lăng tham tàn ra khỏi bờ cõi? Chúng ta còn đợi gì nữa khi cái chết đã kề bên? 

IV: CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ? 

Khi ý thức cái chết đã cận kề, thì bản năng sinh tồn của chúng ta là phải vùng lên, thoát ra khỏi nó, chứ không còn cách khác! 

Trước sự diệt chủng, diệt vong của dân tộc Việt, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi: 

A. NHÀ CẦM QUYỀN CSVN, nếu muốn sinh tồn, phải có trách nhiệm với dân nước. 

Chính quyền cần phát động ngay những việc làm vô cùng cần thiết: 

1/. Dùng đài phát thanh, truyền hình, báo chí, các phương tiện thông tin công cộng để phổ biến cho người dân ý thức sự nguy hiểm của các loại thực phẩm, đồ dùng có hóa chất độc hại, và dã tâm của Tàu cộng. 

2/. Phải thông tin trong các phường, xã, hay tổ chức các buổi học tập tại các tổ dân phố về phòng ngừa thực phẩm độc, và nhắc nhở cũng như cấm tuyệt việc mua bán, sử dụng hóa chất độc hại, mà từ đó đến nay chính quyền rất lơ là, thiếu trách nhiệm. Cần phát tài liệu học hỏi này đến từng nhà dân. 

3/.Phải lập ngay và đầy đủ các ban kiểm tra lương thực thực phẩm, từ khi chế biến, đến phân phối và sử dụng, để kịp thời phát hiện, thu hồi, tiêu hủy, kể cả những thực phẩm bày bán ngoài các chợ. Phải xử phạt đích đáng những kẻ cung cấp, phân phối hay dùng hoá chất độc hại xâm phạm sức khỏe và sự sống của dân, từ đó phá hoại quốc gia, phải khép vào tội hình sự. Phải kiểm tra từ hàng rong đến quán xá, cửa tiệm, nhà hàng, nhất là trường học, xí nghiệp, nơi đang gây những vụ ngộ độc rộng rãi và vô cùng tàn ác! Phải dùng luật pháp nghiêm minh để xử tội thích đáng: phạt từ tiền bồi thường thiệt hại đến bị tù, bị tử hình tùy độ tội trạng và hậu quả, với những kẻ vi phạm. 

4/. Song song với việc kiểm tra, xử phạt, phải đưa ra những phương thức giải quyết vấn đề thực phẩm ẩm thực an toàn cho dân: 

- Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn phải sát cánh với nông, ngư dân để hướng dẫn cho họ cách nuôi trồng an toàn, tìm kiếm và cung cấp các loại giống tốt, với giá hỗ trợ, và khuyến khích họ làm ăn sinh sống tốt, phù hợp với lương tâm đạo đức, có trách nhiệm với dân tộc. 

- Bộ Công Thương phối hợp với bộ Y Tế, kiểm tra gắt gao việc buôn bán các hóa chất và các sản phẩm độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của người dân. 

- Bộ Giáo Dục phải lập tức được chỉnh đốn, lựa người đứng đầu có thực tài, thực tâm và có đức độ, để soạn thảo và đưa vào chương trình giáo dục các bộ môn NHÂN BẢN, ĐẠO ĐỨC, CÔNG DÂN GIÁO DỤC, hầu chỉnh đốn con người, vì nền GD CS đã phá hủy con người VN khiến không còn lương tri, lương năng, và đạo đức, trách nhiệm, nên xã hội VN mới như ngày hôm nay, thay vì người dân sống lương thiện, biết yêu thương và giúp đỡ nhau thì đi lừa và hại người khác để trục lợi, sống ích kỷ hại nhân! Thay vì biết mến yêu đồng bào, bảo vệ tổ quốc thì lại vô lương tâm, bon chen, bất nhân và vô cảm với đất nước, lạị còn sẵn sàng bán nước cầu vinh! 

* LƯU Ý 

- Các việc kiểm tra, xử lý phải thật nghiêm khắc và công minh để tránh việc làm xấu, và khuyến khích việc tốt, thì mới có hiệu quả mong muốn. 

- Các việc làm ích quốc lợi dân này cần có sự phối hợp và cộng tác chặt chẽ của người dân mới mong đạt mục đích. Rất nhiều người dân với ý thức trách nhiệm và nhiệt tâm, sẽ muốn tham gia từ việc kiểm tra đến việc góp sức làm tốt mọi việc, mà không phải tốn tiền ngân sách nhiều, nhưng hiệu quả cao. Các nước tự do dân chủ đều biết tận dụng sức dân cho việc công, miễn là phải minh bạch rõ ràng. Thời VNCH rất nhiều đoàn thể trẻ như học sinh, sinh viên, thanh niên Công Giáo, Phật Tử, các hội bác ái …, từng tích cực tham gia các việc công ích hay từ thiện vào những giờ rảnh mà không hề nhận thù lao, chúng tôi đã từng làm những việc ấy trong suốt thời thanh niên. 

Chúng tôi đề cập đến nhà cầm quyền trong việc này vì các vị là tổ chức chính PHẢI CHỊU MỌI TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC ĐẦU ĐỘC DÂN này của Tàu cộng. Các người vì bảo vệ địa vị, quyền lợi riêng, nên đã khư khư giữ “4 tốt 16 chữ vàng” với tên giặc cướp nước, một cách có ý thức và chủ động: “Theo Mỹ thì giữ được nước nhưng mất đảng, theo Tàu thì mất nước mà còn đảng, nhưng thà mất nước, còn đảng”! Do các người lòng tham vô đáy, lòng ác khôn cùng, nên cam tâm làm nô lệ giặc Tàu, nhất nhất tuân lệnh và thi hành ý định của chúng mà hại dân bán nước, mặc dù các người biết rõ: không có dân các người cũng không còn đường sống, chúng cai trị đất nước rồi thì các người đâu còn giữ được ghế, đâu còn cơ hội vơ vét, dân mất rồi lấy ai để hút máu? Lỗi nặng nề kế tiếp là các người quá ích kỷ, chỉ biết sống cho mình, và vô trách nhiệm với dân với nước, nên không quan tâm kiểm tra, xử lý những cuộc đầu độc toàn dân bằng cách để cho những chất độc hại, những cuộc đầu độc xảy ra tràn lan và liên tục, cho đến khi dân bị tận diệt mới thôi sao? Tội ác cụ thể là các người chỉ lo đấu đá dành ghế dành tiền, kéo bè lập phái để thu tóm quyền và lợi nên để bỏ ngỏ cửa khẩu phía bắc cho Tàu tuôn thực phẩm bẩn đã tẩm độc vào gết hại dân. Các người để cho mụ Kim Tiến, một con ác quỷ đội lốt người sau khi bị vạch tội nhập ào ạt hóa chất độc, buôn thuốc giả bán giá cắt cổ cho dân, mà vẫn tại chức bộ trưởng y tế! Kinh hãi và khốn nạn nhất là vụ xưởng chế tạo “cà phê pin con ó” tại tỉnh Đắc Nông mới đây: dùng bột đá, đất bẩn trộn chung với bột cà phê, rồi nhuộm đen bằng ruột pin vô cùng độc, mà kẻ giết người vì lợi là mụ chủ Nguyễn thị Thanh Loan. Dù các nhà khoa học đã phân tích tính chất vô cùng độc hại của ruột pin, trong đó có cả acid, thủy ngân, thạch tín… là những thứ có thể giết người, gây ung thư, vô sinh…, mà kẻ gây tội ác tày đình này chỉ bị “phạt cảnh cáo”, trong khi nó đã gây hại cho biết bao nhiêu người, vì số lượng cà phê độc nó đã phân phối cho dân trong thời gian dài! Như vậy là các người đã coi mạng sống của dân như cỏ rác không hơn! Không thể chấp nhận một kẻ cai trị như vậy, trừ khi đó là kẻ xâm lăng và giệt chủng! 

Nếu còn chút lương tâm và nhất là để tránh gặt hậu quả ác, nhà cầm quyền CS hãy mau quay về với dân, cắt đứt lới Tàu và cùng dân chống giặc. 

Những đề nghị chân thành trên chúng tôi dành cho những ai còn lương tri, lương tâm, nhất là cho một chính phủ do dân và vì dân sau này. 

B. VAI TRÒ CỦA CÁC TÔN GIÁO: 

Một sự thật buồn lòng, là trước hiện tình nguy nan của đất nước, sự sinh tồn của dân tộc, nhưng hầu như các Tôn Giáo đều đứng ngoài, vô tư, vô cảm, kể cả với những đồng đạo nhưng không ở cùng chỗ của mình! Các vị giáo quyền chỉ tích cực giảng giải lý thuyết hơn là đi vào thực tế đời sống, cụ thể vào công việc. Giảng đạo là không thể thiếu, nhưng không phải chỉ giải thích kinh, tích của Chúa, của Phật, mà không từ đó rút ra những bài áp dụng vào thực tế. Ví dụ từ bi, bác ái, công bằng…ai cũng hiểu cả rồi, nhưng bác ái, công bằng phải đưa vào đời sống, trong việc buôn bán chế biến của từng ngành nghề, phải như thế nào mới đúng. Chúng tôi cũng từng có mặt ở nhiều buổi lễ tại các chùa, nhà thờ…, nhưng chưa ai được nghe một vị sư, một linh mục nói rằng công bằng, ngay thật, là người ta mất tiền để mua thức ăn, đồ uống để lo cho sức khỏe, thì người bán hàng không được nói dối, nhất là không được bán cho người ta đồ độc hại. Người ta mua chai nước mắm, ký đường, quả trứng về ăn, thì không được chế tạo nước mắm bằng hóa chất, trứng cao su, đường giả, rau trái tẩm độc để hại người ta, sẽ nhận hậu quả do việc làm của mình, đó là tội giết người chứ đừng nói công bằng bác ái! Các cha, thày thì sẵn sàng cầm tiền (sạch hay bẩn) và nhiệt tình khấn khứa cho con chiên ăn ra làm nên, vượt mọi khó khăn, dù họ ăn làm kiểu nào không cần biết! Nhiều cha, thầy biết rõ người này, kẻ biết kia làm ăn bất chính, buôn bán đồ giả, đồ độc, nhưng không cha thày nào dám lên tiếng vạch đường chỉ lối vì sợ mất lòng, vì tôn trọng…sự tội, sự dữ?! Chính các ngài còn nể người đời, nể sự sai lỗi hơn nể Chúa, Phật, thì làm sao các ngài dẫn đường để giáo dân tin vào Chúa Phật, tránh làm điều sai lỗi, để các Đấng sẽ hộ phù mà không cần làm ăn gian dối? Đức tin của các vị còn chưa vững, hỏi sao giáo dân không chao đảo? Bởi vậy xã hội mới đầy daỹ kẻ lừa lọc, gian giả, ác tâm mà vẫn đi chùa, đi lễ, xưng tội rước lễ, rồi ra chợ vẫn “búa” anh em, nên gọi là “chợ búa”, sống ở thế thì phải gian, nên gọi là “thế gian”! Không cha cố sư thày nào giảng cho tín đồ rằng đồng tiền bất nhân sẽ thất đức và đưa đến hậu quả hủy diệt cả người anh em và cả chính mình! Các ngài vẫn kêu gọi lòng hảo tâm, cũng như sẵn sàng cầm cả những đồng tiền phi nghĩa để xây dựng nhà thờ, chùa chiền, nhà tu…, liệu những công trình đó có chuộc được lỗi tội và rửa sạch được những hậu quả có khi là giết người hay không? Liệu Chúa và Phật có hài lòng ngự trong những ngôi thánh đường, tịnh xá, chùa chiền xây bằng máu xương, bệnh hoạn của con cái mình? Chưa kể đến việc lừa đảo, ác tâm, cân gian bán thiếu, đồ giả đồ dổm mà những người làm ra không ít là tín đồ, giáo dân, nhưng các cha thày không đả động đến! Sao quý vị giáo sĩ không xét lại các bài giảng thuyết của mình xem có đi vào đời, có giải quyết được một phần các vấn nạn của nhân sinh xã hội không, nhất là xã hội VN ngày hôm nay. Hay là ngay cả nơi nhà chùa, nhà cha cũng có sự trọng giàu khinh nghèo, trọng tiền khinh nghĩa, tiền nào cũng có giá trị như tiền nào, cũng mua sắm được cả nên không cần phân biệt?! Đạo không thể xa đời, mà phải dùng đạo để xây đời, thưa quý vị. Các vị tu đạo hãy năng đến các bệnh viện để nhìn xem bao nhiêu bệnh nhân trong đó có cả các giáo sĩ, đang rên siết đớn đau vì các căn bệnh thận, ung thư… hay trúng độc, để nghĩ xem mình có trách nhiệm gì với họ khi cứ ngậm tăm trước sự gian giả, đầu độc đồng bào, đồng loại! Thế gian bây giờ hỗn loạn và tàn ác cũng một phần vì thiếu những “Mục tử nhân lành” biết hy sinh cho đòan chiên theo gương Chúa Giêsu, hay quyết từ bỏ vinh hoa đi tìm đường cứu độ chúng sinh như Đức Phật! 

Chúng tôi chỉ vì vâng lời Thượng Đế, các Đấng thiêng liêng, và xót thương đồng bào mà nói thôi, thưa quý vị! Cũng xin những vị chân tu nhiệt thành, có trách nhiệm, lượng thứ cho! 

C. VỚI MỖI NGƯỜI CHÚNG TA: 

Tất cả chúng ta sinh ra đều được quyền sống an toàn, đó là NHÂN QUYỀN, và phải đòi quyền sống đó cho mình, cho con cháu mình, cho dân tộc mình, không thể để cho kẻ thù xâm lược và những kẻ hại dân bán nước coi chúng ta như cỏ rác, làm chỗ dẫm đạp để chúng sống một mình! Nếu cứ thờ ơ hoặc cắm tăm chịu đựng, chúng ta sẽ chết vì bị đầu độc, hoặc con cháu chúng ta sẽ bị bệnh hoạn, tật nguyền, dị tật, mất trí, thiểu năng… do chất độc ăn và hít thở hàng ngày. Cả thế giới lo thế chiến xảy ra, nhưng nhân loại sẽ tự biết kiềm chế để sinh tồn, chỉ có dân tộc VN sẽ bị Tàu tiêu diệt bằng vũ khí hóa học, đầu độc vào thực phẩm của chúng sản xuất dành cho dân VN chúng ta! Thà chiến tranh chết ngay còn hơn sống không yên, chết không xong! Vì thế, toàn dân phải đồng lòng: 

- Mọi người cùng ký kiến nghị đòi quyền được sống an toàn, gửi cho chính phủ và quốc hội VN dù họ là bù nhìn, và gửi lên cả Ủy Hội Quốc Tế Nhân Quyền. 

- Toàn dân VN phải xuống đường ôn hòa đòi buộc nhà nước phải bảo vệ dân, quân đội phải bảo vệ nước, và tố cáo những tên tham quan ô lại lũng đoạn đất nước, mãi quốc cầu vinh, cả ở trung ương và địa phương, tỉnh nào lo ở tỉnh đó, cả nước đồng lòng cùng lo. 

- Toàn dân xuống đường yêu cầu nhà cầm quyền CS VN phải dẹp bỏ ngay 4 tốt 16 chữ vàng với quân sát nhân và cướp nước Tàu cộng, để chúng ta liên kết với các nước văn minh tự do và nhân bản mà xây dựng đất nước và bảo vệ người dân. 

- Toàn dân phải đồng lòng gửi kiến nghị lên ủy hội Quốc Tế Nhân Quyền và tòa án của Liên Hiệp Quốc, để tố cáo âm mưu dùng chất độc hóa học, coi như một loại VŨ KHÍ HÓA HỌC để tiêu diệt dân tộc và xâm lăng đất nước VN, cùng sự tiếp tay đắc lực của nhà cầm quyền độc tài gian ác CSVN, và yêu cầu toàn thế giới tự do cứu giúp dân tộc Việt chúng ta trước đe dọa diệt chủng bằng vũ khí hóa học này. Để chứng minh, bộ y tế, các tôn giáo, các bệnh viện VN, các bác sĩ và mỗi nhà dân phải lập danh sách thống kê (nên có chứng từ bằng giấy xét nghiệm bệnh lý, toa thuốc…) những người chết vì ung thư, ngộ độc, gửi cho LHQ để làm bằng chứng. 

- Sau hết, mỗi người, mỗi nhà sẽ tự ý thức để tìm cách sống lành mạnh như cách sống điển hình của một số y bác sĩ đã nêu trên, tẩy chay triệt để thực phẩm độc hại để cô lập kẻ ác, và cố gắng tổ chức tự tạo nguồn thực phẩm sạch, từng nhà, từng nhóm, từng khu, ví dụ khu chuyên trồng rau quả, khu chuyên chăn nuôi…, tùy theo điều kiện cho phép, rồi phân phối cho nhau. Nhất là chúng ta giới thiệu, quảng bá những nguồn rau sạch, thịt cá sạch để giúp những người, những nơi làm ăn chân chính sẽ có nhiều khách, hầu giúp họ phát triển cuộc sống có tâm đạo. Như thế sẽ dần dần cô lập và triệt tiêu những kẻ bất nhân vô đạo, chúng ta sẽ cứu được cả mình và cả xã hội VN khỏi nạn diệt vong, và sẽ cô lập cả kẻ xâm lăng khốn kiếp Tàu cộng. Có sức khỏe và tinh thần minh mẫn, thì giặc Tàu chúng ta cũng diệt được, vì chúng ta có sự hỗ trợ của Thượng Đế, và sự giúp đỡ của cả thế giới tự do dân chủ biết tôn trọng con người. 

HÃY QUYẾT SỐNG TỐT LÀNH, MẠNH KHỎE và TIẾN BỘ, hỡi con cháu Lạc Hồng! 

RSF: 21 nước đàn áp báo chí nghiêm trọng

Đăng ngày 25-04-2018 Sửa đổi ngày 25-04-2018 14:27
mediaẢnh minh họa : Tự do báo chí trên thế giới bị siết chặt hơn vào 2017.Paul Bradbury/Getty Images
Tự do báo chí tiếp tục bị tấn công trên khắp thế giới. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF, trong bản báo cáo tình hình 2017, cho biết có 21 nước đang ở trong tình trạng « rất nghiêm trọng », một kỷ lục mới. Việt Nam đứng hạng 175 trên 180.
Bản đồ thế giới do RSF công bố dựa theo bản xếp hạng toàn cầu về quyền tự do báo chí năm 2017 là một bức tranh ảm đạm : 21 nước đứng trong danh sách bị xem là tệ hại nhất. Trong danh sách này, năm nay có thêm Irak 160, cùng đứng chung với các chế độ có thành tích trấn áp báo chí như Ai Cập 161, Cuba 172 Việt Nam 175,Trung Quốc 176, hay Bắc Triều Tiên, hạng 180, cuối bảng.
Với hạng 175, Việt Nam được mô tả là một nước mà toàn thế các cơ quan truyền thông báo chí « phải theo lệnh của đảng Cộng sản ». Nguồn tin độc lập duy nhất là « blogger và người dân làm báo ». Nhưng các phóng viên độc lập thường xuyên bị công an trấn áp bằng bạo lực . Bị cáo buộc « hoạt động tuyên truyền chống nhà nước nhằm lật đổ chính quyền », nhiều blogger lãnh án tù rất nặng nề.
Nếu tại châu Âu, Na Uy vẫn đứng đầu các nước tôn trọng tự do báo chí theo Tổng thư ký của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, Christophe Deloire, các nền dân chủ tây phương đang bị đe dọa. Cho dù châu Âu là nơi là báo chí được hoạt động tự do nhất địa cầu nhưng một số thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu như Cộng hoà Séc, Slovakia, Serbia và Malta bị xuống hàng chục hạng trong bảng tổng kết 2017. Ngay nước Pháp (33) , tuy lên được 6 hạng, nhưng không thiếu trường hợp báo chí bị giới chính trị gièm pha.
Theo RSF, các nền dân chủ đang bị tâm lý « Hận thù giới làm báo » đe dọa.

Dầu của Mỹ tràn ngập châu Âu

Lục San | 25/04/2018 10:49
Dầu của Mỹ tràn ngập châu Âu
Mỹ gia tăng xuất khẩu dầu thô sang châu Âu. Ảnh: STEELGURU

Giá dầu thế giới trong phiên giao dịch sáng 24-4 đã nhích lên do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ sẽ nối lại lệnh trừng phạt Iran.

Сụ thể, theo hãng tin RIA Novosti, giá dầu Brent giao tháng 6 tăng 0,23%, lên 74,88 USD/thùng; giá dầu WTI tăng 0,44%, lên 68,94 USD/thùng. Theo nhận định của ông Stephen Innes, thuộc Công ty Kinh doanh Ngoại hối (Singapore), lệnh trừng phạt mới đối với Tehran "có thể đẩy giá dầu lên thêm khoảng 5 USD/thùng".
Tiếp tục thúc đẩy giá dầu là mục tiêu mà Tổ chức Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, bao gồm Nga, nhắm tới khi duy trì thỏa thuận giảm sản lượng - vốn đạt được vào năm ngoái.
Theo Reuters, trong khi nỗ lực cân bằng thị trường dầu của OPEC bước đầu đạt thành quả, họ lại phải chứng kiến dầu của Mỹ đang ngập tràn châu Âu. Reuters cho hay trong tháng 4, lượng dầu Mỹ xuất sang châu Âu dự kiến lập kỷ lục với khoảng 550.000 thùng dầu/ngày (khoảng 2,2 triệu tấn).
Nếu như trong năm 2017, châu Âu chiếm khoảng 7% lượng dầu thô xuất khẩu của Mỹ thì tỉ lệ này trong năm nay đạt khoảng 12%; với Anh, Ý, Hà Lan là những điểm đến hàng đầu. Hệ quả là dầu của Nga, Nigeria và nhiều loại khác gặp khó ở châu Âu. "Dầu Mỹ đang được chào mời khắp nơi" - một nhà buôn thường mua dầu thô biển Caspian và của Nga nhưng bắt đầu mua dầu của Mỹ gần đây cho biết.
Sản lượng dầu của Mỹ trong năm nay dự kiến chạm mốc 10,7 triệu thùng/ngày, cạnh tranh với các nhà sản xuất dầu hàng đầu là Nga và Ả Rập Saudi. Thành quả của các nhà cung cấp dầu Mỹ được xem là tin vui đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong khi Nga và các nhà sản xuất dầu do Ả Rập Saudi đứng đầu nhóm họp hôm 20-4, ông chủ Nhà Trắng lên Twitter cáo buộc OPEC "tác động" để đẩy giá dầu lên.
Một nhà phân tích hôm 23-4 cho rằng các nhà kinh doanh dầu phải đặc biệt chú ý đến thông điệp trên Twitter của ông Trump. Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Khalid al-Falih tuyên bố với kênh CNBC: "Thị trường sẽ định đoạt giá dầu".

Mỹ cấm vận vũ khí Nga: Đồng minh và đối tác châu Á bị vạ lây

Đăng ngày 25-04-2018 Sửa đổi ngày 25-04-2018 14:37
mediaTổ hợp tên lửa S-400 của Nga. Ảnh minh họa.CC/Vitaly V. Kuzmin
Vào tháng 8 năm 2017, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một đạo luật (Luật CAATSA - Chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt), quy định rằng bất kỳ một quốc gia nào giao dịch với Nga trong lãnh vực quốc phòng, tình báo đều có thể bị Mỹ trừng phạt. Khái niệm lãnh vực quốc phòng bao hàm cả những giao dịch mua bán vũ khí.
Đạo luật của Mỹ nhằm trừng phạt tổng thống Nga Vladimir Putin về các hành động sáp nhập Crimée, can thiệp vào cuộc chiến Syria và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Thế nhưng, theo nhận định của nhiều chuyên gia, được hãng tin Anh Reuters ngày 24/04/2018 trích dẫn, thì quyết định của Mỹ đã bất ngờ tác hại đến nhiều đồng minh hay đối tác của Mỹ, đặc biệt là tại châu Á, vốn là khách hàng mua vũ khí và trang thiết bị quân sự của Nga, nước xuất khẩu vũ khí thứ nhì thế giới.
Ví dụ điển hình của nghịch lý vừa nêu là trường hợp của Ấn Độ. Nước này đã phải đình hoãn thương vụ mua vũ khí của Nga trị giá 6 tỷ đô la. Bên cạnh đó, Indonesia và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.
Cụ thể, Ấn Độ hiện đang muốn mua 5 hệ thống hỏa tiễn địa đối không tầm xa S-400 của Nga, để quân đội Ấn Độ có thể ngăn chặn hỏa tiễn đạn đạo và chiến đấu cơ tàng hình mà Trung Quốc đang phát triển, đồng thời giúp Ấn Độ chiếm được thế thượng phong, áp đảo được Pakistan, một đối thủ đáng gờm khác của New Delhi.
Tuy nhiên, theo tiết lộ của hai quan chức tại New Delhi với hãng Reuters, thỏa thuận về S-400 mà tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ký cùng với một loạt thỏa thuận liên chính phủ khác vào năm 2016, vấp phải đạo luật của Mỹ trừng phạt Nga.
Không riêng gì Ấn Độ, hai bạn hàng khác của vũ khí Nga là Indonesia và Việt Nam, đồng thời cũng là đối tác của Mỹ, cũng bị tác động.
Jakarta vừa qua đã đúc kết một thỏa thuận trị giá 1,14 tỷ đô la để mua chiến đấu cơ Sukhoi, trong lúc Việt Nam thì đang tìm mua thêm chiến đấu-oạnh tạc cơ của Nga.
Do việc cả hai tập đoàn Almaz-Antey Air And Space Defense Corporation, chế tạo S-400, cùng với Rosoboronexport, chuyên trách xuất khẩu vũ khí của Nhà nước Nga, đều bị đưa vào danh sách đen của Mỹ, những vụ mua bán này đã trở nên rắc rối hơn.
Ông Abhijnan Rej, một chuyên gia về chiến lược quốc phòng thuộc quỹ nghiên cứu Observer Research Foundation tại New Delhi đã nhận định như sau về tình thế tiến thoái lưỡng nan của Ấn Độ: “Các nước phương Tây thường “khó chịu” khi thấy các thương vụ vũ khí quan trọng với Nga, nhất là trong bối cảnh quan hệ Nga-phương Tây đang ở mức rất thấp. Trong lúc đó Ấn Độ lại đang tìm kiếm sự hội tụ chiến lược với phương Tây, kể cả với Mỹ”.
Chiến dịch oanh kích vào Syria do Mỹ dẫn đầu vào đầu tháng Tư này lại càng làm gia tăng căng thẳng giữa hai cường quốc Nga và Mỹ.
Trong tình hình đó, một nguồn tin Nga biết rõ về thỏa thuận bán hỏa tiễn S-400 cho Ấn Độ đã cho rằng “phần lớn sẽ tùy thuộc vào sự tự tin và sáng suốt của New Delhi”.
Tác động của đạo luật Mỹ sâu rộng hơn dự kiến
Theo bà Cara Abercrombie thuộc Quỹ Carnegie vì Hòa Bình Quốc Tế (Carnegie Endowment for International Peace), tác động của đạo luật Mỹ sâu rộng hơn là dự kiến.
Việt Nam, nơi mà Không Quân hiện sử dụng chiến đấu cơ Su-30 và hệ thống phòng không S-300, đang muốn tiếp tục hiện đại hóa trang thiết bị của mình.
Theo giáo sư Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc, một chuyên gia về quân đội Việt Nam, thì ông tin là Nga vẫn tiếp tục thúc đẩy Hà Nội đầu tư vào hỏa tiễn S-400 trong kế hoạch quân sự dài hạn, và đang thúc giục Việt Nam ký kết những thỏa thuận quan trọng. Một dấu hiệu mà giáo sư Thayer nêu lên là sự kiện bộ trưởng quốc phòng hai bên đã thăm viếng nhau trong năm nay.
Nhưng với việc Mỹ đang vận đông ráo riết để cổ vũ cho việc mua thiết bị của Mỹ, và với biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với cơ quan xuất khẩu vũ khí của Nga, thì kế hoạch của Việt Nam sẽ phải trả giá rất đắt.
Trong lúc đó thì Indonesia cho biết là việc Nga giao 2 chiến đấu cơ Su-35 đầu tiên trên số 11 chiếc đã đặt mua vẫn sẽ diễn ra trong năm nay. Các quan chức Indonesia khẳng định là trước mắt họ không dự kiến thay đổi gì trong thỏa thuận với Nga.
Một vấn đề gai góc
Câu hỏi đặt ra là làm sao để khỏi bị tác động của luật Mỹ. Khi được hỏi, các quan chức quốc phòng Indonesia đã từ chối trả lời. Còn về phía Ấn Độ, theo một quan chức chính phủ, ngoại trưởng Vijay Gokhale và bộ trưởng Quốc Phòng Sanjay Mitra đã qua Washington tháng Ba vừa qua để bàn thảo với chính quyền Mỹ về các giải pháp.
Theo quan chức này, đối với Ấn Độ vấn đề rất quan trọng, vì nếu không được Nga giúp đỡ bảo trì hay cung cấp phụ tùng, thì “tàu của chúng tôi sẽ không ra khơi được, máy bay cũng chẳng cất cánh được. Và nếu cứ như vậy, chúng tôi sẽ không thể đảm trách vai trò an ninh khu vực như Mỹ muốn chúng tôi gánh vác”.
Theo ông Atman Trivedi, tổng giám đốc công ty Hills & Company, tại Washington, chuyên tư vấn về ngoại thương và đầu tư, thì có một cách để tránh bị trừng phạt thêm là phải làm sao để Mỹ công nhận rằng Ấn Độ đang giảm sự lệ thuộc vào vũ khí Nga.
Theo báo cáo của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Stockholm (SIPRI) , trong 5 năm gần đây, tỷ lệ vũ khí, thiết bị quân sự Nga chỉ còn là chiếm 62% trong tổng số vũ khí nhập khẩu của Ấn Độ, so với 79% trong giai đoạn 2008-2012.
Một cách khác là thúc đẩy chính phủ Mỹ ra tuyên bố rằng trừng phạt Ấn Độ, một đối tác quốc phòng lớn, sẽ tác động xấu đến lợi ích an ninh quốc gia Mỹ, cho nên Mỹ có thể “miễn trừ” việc áp dụng luật này đối với Ấn Độ, để New Delhi tiếp tục giao dịch với Nga.
Mỹ hiện là nguồn cung vũ khí số 2 cho Ấn Độ, với số hợp đồng trị giá gần 15 tỉ đô la trong 10 năm qua. Hiện hai tập đoàn Lockheed Martin và Boeing đang cố giành quyền bán loại chiến đấu-oanh tạc cơ mới cho Ấn Độ.
Theo ông Benjamin Schwartz, trưởng bộ phận không gian-quốc phòng ở Hội Đồng Thương Mại Ấn-Mỹ, “Mục tiêu của luật trừng phạt không hề là phá vỡ quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn, một quan hệ mà Quốc Hội Mỹ cũng liên tục thừa nhận là một ưu tiên chiến lược của Hoa Kỳ”.
Đối với bà Cara Abercrombie, nếu miễn trừ cho Ấn Độ, thì Quốc Hội Mỹ có lẽ cũng nên làm như thế đối với các nước khác như Indonesia và Việt Nam, những quốc gia mà Mỹ đang cố thiết lập các quan hệ quốc phòng mới và quan trọng về chiến lược.

Macron và Trump có ổn định được vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương ?

Đăng ngày 24-04-2018 Sửa đổi ngày 24-04-2018 15:15
mediaTổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron tại Washington, ngày 23/04/2018.REUTERS/Joshua Roberts
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công du Mỹ với ba hồ sơ chính là thỏa thuận hạt nhân Iran, tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và chính sách thương mại của chủ nhân Nhà Trắng. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, do Trung Quốc ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, và cho dù không nằm trong chương trình nghị sự chuyến thăm, Pháp và Hoa Kỳ vẫn cần phải đẩy mạnh phối hợp chiến lược để làm đối trọng với Trung Quốc trong khu vực này.
Truyền thống bảo vệ hòa bình, tự do và phồn thịnh xuyên suốt Đại Tây Dương được Bắc Mỹ và châu Âu duy trì từ hơn 7 thập kỷ qua. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng duy trì cam kết mạnh mẽ tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Không chỉ dừng ở những thông cáo ngoại giao, chính quyền của tổng thống Trump còn triển khai lực lượng quân sự hùng hậu, gồm hàng trăm tầu chiến, hơn 1.000 máy bay và vài chục nghìn quân nhân Mỹ trong khu vực.
Pháp cũng gắn bó chặt chẽ với vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương vì có nhiều hải đảo, kiêm nhiệm vụ tiền đồn hải quân và không quân cùng với lực lượng vài nghìn quân nhân bảo vệ lãnh thổ và lợi ích của Pháp. Ngày 10/03/2018, tổng thống Macron còn khẳng định vai trò cường quốc hải quân Pháp trong vùng khi ký với thủ tướng Ấn Độ Modi một thỏa thuận hợp tác quân sự, mở cửa các căn cứ Hải Quân của nhau cho đối tác.
Tuy nhiên, theo nhận định trên trang National Interest (24/04/2018) của hai chuyên gia Walter Lohman và Valérie Niquet, cho đến nay, cả Pháp và Mỹ chỉ hành động « độc lập », không đủ vững chắc để đảm bảo ổn định trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, dù có sự tham gia của Anh Quốc, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ hay một số đối tác khác. Vì vậy, Pháp và Mỹ phải cải thiện sự phối hợp chiến lược, cũng như với mạng lưới đối tác và đồng minh vì thiếu phối hợp chiến lược sẽ dẫn đến thiếu niềm tin vào nhau. Để làm được việc này, theo hai chuyên gia trên, tổng thống Trump và tổng thống Macron cần tập trung vào ba ưu tiên chính.
Thứ nhất, cả hai nước phải đưa ra được một thông điệp rõ ràng, kiên định về chính sách đối với Trung Quốc. Châu Âu ghi nhận cam kết mạnh mẽ của Mỹ tại châu Á, nhưng đôi khi lại không phân biệt được Washington coi Bắc Kinh là thách thức đối với trật tự trong khu vực hay là một đối tác có chung chí hướng. Nội bộ châu Âu cũng bị chia rẽ về Trung Quốc. Ví dụ mới nhất là về dự án Con đường tơ lụa mới, Paris tỏ ra quan ngại trong khi nhiều nước châu Âu lại coi đó là cơ hội kinh tế quan trọng.
Thứ hai, phương Tây phải phân biệt rõ hơn giữa bạn và thù. Do quan ngại về kiểu « đơn phương hành động » của chính quyền Trump, nhiều nước châu Âu đôi khi nhầm lẫn về sự khác biệt thực sự, cơ bản giữa Hoa Kỳ và các chế độ toàn trị, như Trung Quốc chẳng hạn. Phải nhắc lại là các giá trị và thể chế của Mỹ rất vững chắc. Và nếu như các đồng minh phương Tây xem xét kỹ, không thiên vị, về các chính sách và hành động chính thức của chính quyền Trump tại châu Á, họ sẽ thấy là họ còn thiếu nhiều giá trị liên quan đến họ.
Hoa Kỳ cũng nên hiểu hơn về tác động toàn cầu do chính sách thương mại của họ gây ra. Nếu có vấn đề Trung Quốc, thì Hoa Kỳ cần bàn với các đồng minh về cách xử lý, và không nên đơn phương hành động, tác động đến cả đồng minh và đối tác. Biện pháp mạnh tay này chỉ có lợi cho chính sách gây chia rẽ của Trung Quốc mà thôi.
Cuối cùng, Pháp, Mỹ và các nước đồng minh châu Âu khác có cùng quan điểm cần cam kết đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, ở cấp độ cao trong chiến lược vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, bởi vì cho đến nay, tuy các bên vẫn có sự phối hợp đáng kể nhưng ít khi đạt đến phản ứng ở cấp độ chính trị, trừ trường hợp nghiêm trọng như tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Hoa Kỳ và châu Âu có chung nhiều lợi ích và cũng chia sẻ nhiều giá trị. Cả hai bên, cũng như vùng châu Á-Ấn Độ Dương, đều được hưởng lợi nếu cùng khai thác được mối quan hệ một cách chiến lược. Nổi tiếng về tính cách « thực dụng » và suy nghĩ « không theo khuôn khổ », tổng thống Trump và tổng thống Macron có thể thúc đẩy quan hệ Mỹ-Pháp theo đúng hướng.

Bữa tiệc tối đẳng cấp của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Inline image
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump đã tổ chức bữa tiệc tối cấp quốc gia đầu tiên  kể từ khi nhậm chức, và đã tiếp đón Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Đệ nhất Phu nhân Brigitte Macron, theo Business Insider.
Bữa tiệc đã diễn ra trong khung cảnh trang trọng và lấp lánh ánh sáng vàng trong Nhà Trắng. Đến tham dự bữa tiệc gồm có những “người khổng lồ” và các “ngôi sao” trong giới kinh doanh và chính trị cao cấp.
Tổng thống Donald Trump đã phá vỡ truyền thống, bởi đã không tổ chức một bữa tiệc tối cấp quốc gia trong năm đầu tiên nhậm chức. Tại thời điểm đó, Thư ký Báo chí Nhà Trắng – bà Sarah Huckabee Sanders – nói rằng “có lý do khác biệt” cho quyết định này.
Các nhà quan sát chính trị đã tìm kiếm ý nghĩa trong quyết định của Tổng thống Trump về tiệc chào mừng Tổng thống Pháp Macron, cho thấy ông Trump đã nâng cao sự thân thiết hơn đối với đối tác đồng cấp người Pháp, tới một mức độ cao hơn, đối với người có điểm chung với ông – người đã trở thành Tổng thống với một chiến dịch tranh cử khác biệt.
Dưới đây là những hình ảnh về những người khổng lồ trong giới kinh doanh và chính trị cao cấp đến tham dự tiệc của Tổng thống Donald Trump:
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump, cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Đệ nhất Phu nhân Brigitte Macron chụp ảnh trước khi bữa tiệc bắt đầu
Tiệc tối Tổng thống TrumpẢnh: Andrew Harnik/AP
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump chuẩn bị chào đón Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Đệ nhất Phu nhân Brigitte Macron khi họ đến Nhà Trắng. 
Tiệc của Tổng thống TrumpẢnh: Andrew Harnik/AP
Vợ chồng con gái Tổng thống Hoa Kỳ, Jared Kushner và Ivanka Trump
Tiệc tối tổng thống TrumpẢnh: Alex Brandon/AP
Hoa anh đào trang trí ở đại sảnh, và phòng ăn được trang trí với hoa tử đinh hương ngọt ngào màu trắng
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cùng 2 Đệ nhất Phu nhân bước vào
Ảnh: Carlos Barria/Reuters
Bà Sarah Huckabee Sanders, và chồng – Bryan Sanders
Bà Sarah là Thư ký Báo chí của Nhà Trắng, con gái của ông Mike Huckabee – cựu Thống đốc bang Arkansas. Bà Sanders tốt nghiệp Đại học Ouachita Baptist, một trường tư thục nghệ thuật tự do ở bang Arkansas. Dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush, bà làm việc tại Bộ Giáo dục Hoa Kỳ. Bà đã từng tham gia chiến dịch tái tranh cử của ông Bush và một vài chiến dịch của các thượng nghị sỹ khác. 
Cố vấn Cấp cao Nhà Trắng – Stephen Miller
Chính trị gia người California sinh năm 1985, là Cố vấn cao cấp về chính sách cho Tổng thống Donald Trump. Ông Stephen Miller từng là Giám đốc Truyền thông cho Thượng nghị sỹ Jeff Sessions.
Cố vấn cấp cao Nhà TrắngẢnh: Joshua Roberts/Reuters
Ông trùm truyền thông của Mỹ – Rupert Murdoch, và vợ – Jerry Hall
Ông Keith Rupert Murdoch (sinh ngày 11/3/1931, tại Melbourne, Australia), là Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của News Corporation. Bắt đầu sự nghiệp với báo giấy, tạp chí, và những kênh truyền hình tại quê nhà Úc, Murdoch đã phát triển News Corp tới thị trường truyền thông Anh, Mỹ và châu Á. Ông là một nhà đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực truyền hình vệ tinh cũng như trong ngành công nghiệp điện ảnh, Internet và truyền thông. Trụ sở chính của News Corp được đặt ở New York, Mỹ. Theo Forbes, Murdoch là người giàu thứ 37 tại Mỹ, giàu thứ 122 và nắm nhiều quyền lực thứ 13 trên toàn thế giới, với số tài sản lên đến 7,4 tỷ USD.
Giám đốc điều hành Apple – Tim Cook, và cựu Giám đốc Bảo vệ Môi trường (EPA) – Lisa Jackson
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ – James Mattis
Ảnh: Joshua Roberts/Reuters
Giám đốc CIA – Mike Pompeo, và vợ – Susan
Ảnh: Joshua Roberts/Reuters
Chánh văn phòng Nhà Trắng – John Kelly, và vợ – Karen
Chánh văn phòng Nhà Trắng
Phó Tổng thống Hoa Kỳ – Mike Pence, và phu nhân – Karen Pence
Ảnh: REUTERS/Joshua Roberts
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ – Steve Mnuchin, và vợ – Louise Linton 
Ảnh: Alex Brandon/AP
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ – Wilbur Ross, và vợ – Hilary Geary
Ảnh: Joshua Roberts/Reuters
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ – John Bolton, và vợ – Gretchen Smith Bolton
Ảnh: Alex Brandon/AP
Cựu cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ – Henry Kissinger, và vợ – Nancy
Ảnh: Alex Brandon/AP
Phát ngôn viên Nhà Trắng – Paul Ryan, và vợ – Janna
Ảnh: Alex Brandon/AP
Triệu Hằng

Không chỉ Mỹ, Pháp cũng muốn vĩ đại trở lại

Bình Giang | 25/04/2018 09:32
Không chỉ Mỹ, Pháp cũng muốn vĩ đại trở lại
Nỗ lực của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) nhằm xây dựng quan hệ gần gũi với Tổng thống Mỹ Donald Trump được đánh giá là nhằm khôi phục địa vị của Pháp. Ảnh: Economist.

Tổng thống Mỹ Donald Trump không phải nhà lãnh đạo duy nhất muốn nước mình vĩ đại trở lại. Vị khách dự quốc yến đầu tiên mà ông đón tiếp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cũng muốn điều tương tự.

Giới quan sát cho rằng đó là lý do vị Tổng thống trẻ của Pháp đang gây ấn tượng rằng không có gì đáng làm hơn việc dành thời gian với người đồng cấp Mỹ không được yêu mến nhiều ở châu Âu và dành cho ông ấy sự tôn trọng và đề cao. Để đạt được mục tiêu khôi phục danh tiếng và tầm ảnh hưởng toàn cầu của nước Pháp, Tổng thống Macron cần Mỹ. Và vì thế không còn cách nào khác, ông ấy phải xử lý tốt mối quan hệ với ông chủ Nhà Trắng hiện nay.
Đó là những điều mà giới quan sát nhận thấy khi ông Macron đóng vai trò đi đầu với Washington trong chiến dịch trừng phạt Syria vì cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học, để củng cố những giá trị của văn minh phương Tây mà nhiều người châu Âu cho rằng ông Trump không coi trọng.
Đó là lý do vì sao ông Macron quả quyết rằng Mỹ không được rút quân khỏi Syria và để lại khoảng trống cho những phần tử cực đoan như IS và các cường quốc khu vực như Iran. Điều đó giải thích tại sao ông Macron, người chào ông Trump bằng nụ hôn gió khi đến thăm Nhà Trắng, rất thân thiết với nhà lãnh đạo Mỹ, cho dù ông Trump không chiếm được thiện cảm ở nước Pháp cũng như phần còn lại của châu Âu.
Hôm 23/4, hai nhà lãnh đạo bay bằng trực thăng qua các tượng đài ở Washington, một thành phố được quy hoạch bởi kiến trúc sư người Pháp Pierre Charles L’Enfant trước khi đáp xuống Potomac để dùng bữa tối với hai đệ nhất phu nhân tại dinh thự George Washington trong đồn điền Mount Vernon. Ông Macron xác định rõ ràng rằng những bê bối bủa vây Nhà Trắng, và ngay cả câu hỏi liệu những bê bối đó có cắt ngắn nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump hay không cũng không ảnh hưởng đến cách ông tiếp cận Tổng thống Mỹ.
“Tôi không phải người để phán xét hay để cân nhắc xem liệu những vấn đề gây tranh cãi của ông ấy hay những cuộc điều tra liên quan đến ông ấy khiến ông ấy có bớt đáng tin cậy với tôi hay không, với người dân của tôi và thế giới hay không”, ông Macron trả lời phỏng vấn trước chuyến thăm Mỹ trong chương trình Fox News Sunday.
“Tôi ở đây để làm việc với Tổng thống của nước Mỹ và người dân Mỹ đã bỏ phiếu cho Donald Trump”, ông Macron nói. Tuy nhiên, những lời lẽ ngọt ngào của ông Macron cũng khiến ông Trump rơi vào tình huống khó xử. Nếu thực sự coi trọng ông Macron và muốn đáp lại quan hệ bạn hữu này, ông Trump có thể sẽ buộc phải trả một cái giá chính trị, giới quan sát nhận định.
Rủi ro chính trị
Liệu sự coi trọng từ ông Macron có khiến Tổng thống Trump phải thỏa hiệp những quan điểm mà ông ấy và những người ủng hộ tin nhưng lại bị các đồng minh châu Âu thân thiết nhất của Mỹ phản đối? Đó được coi là thử thách đặc biệt trong cách xử lý quan hệ của nhà lãnh đạo Mỹ với các đồng minh chính trị, cấp dưới, các thành viên nội các và đối tác kinh doanh.
Để trao cho Tổng thống Macron điều ông ấy muốn, Tổng thống Trump sẽ phải đảo ngược lại tuyên bố sẽ xóa bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran vào hạn chót tháng sau, miễn thuế nhập khẩu cho thép và nhôm nhập từ EU khi chính sách thuế mới có hiệu lực vào tháng tới, hoặc duy trì lực lượng ở Syria ngay cả khi ông muốn họ về nhà.
Ông Macron không chỉ mang tình bạn đến để tạo lợi thế. Ông cho rằng Mỹ, dù bị nhiều người chỉ trích chính sách đối ngoại đơn phương và xua đuổi bạn bè, Mỹ vẫn cần bạn. Câu nói này được cho là một thông điệp của ông gửi đến Nhà Trắng trước khi đặt chân đến. “Nếu bạn sa vào chiến tranh với mọi người, chiến tranh thương mại với Trung Quốc, chiến tranh thương mại với châu Âu, chiến tranh ở Syria... thì chúng sẽ không có tác dụng. Bạn cần đồng minh. Chúng ta là đồng minh”, ông Macron nói với Fox News.
Những người thích quyền lực cứng trong Hội đồng An ninh Quốc gia dưới quyền ông Trump không thể không để ý rằng Pháp hiện là thành viên hoạt động tích cực nhất trong EU, một cường quốc chủ chốt của NATO và là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Những điều này “cực kỳ quan trọng đối với chính quyền của ông Trump trong việc đạt được các mục tiêu của họ”, ông Jeffrey Feltman, cựu Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách chính trị, nói với CNN.

Chuyện ông Trump "phân biệt đối xử" và sứ mệnh đặc biệt của ông Macron, bà Merkel ở Mỹ

Ông Macron mang sứ mệnh châu Âu đến Mỹ

Vì sao Pháp phải níu chân Mỹ và đồng minh ở lại Syria bằng mọi giá?

Khi ông Macron hạ cánh xuống sân bay quân sự Andrew hôm 23/4, nhiều báo chí Mỹ nói về cái gọi là “tình cảm khăng khít” giữa hai nhà lãnh đạo khác nhau về tuổi tác, tính cách và lối suy nghĩ. Tuy nhiên, quan hệ gần gũi với nhà lãnh đạo Mỹ cũng khiến ông Macron phải đối mặt một số rủi ro chính trị. Nếu nỗ lực xích lại gần ông Trump và gắn nước Mỹ chặt hơn với liên minh Đại Tây dương không hiệu quả, ông Macron không sớm thì muộn sẽ phải đối mặt nhiều câu hỏi ở trong nước, dù hiện nay ông đang có vị trí chính trị rất mạnh, giới phân tích nhận định.
Chiến lược của Tổng thống Pháp đòi hỏi ông phải đủ gần gũi để thuyết phục được Tổng thống Mỹ. Nhưng ông không thể, vì mình hoặc vì nước Pháp, mà bị nhìn nhận là chịu ảnh hưởng quá nhiều từ Tổng thống Mỹ. “Sẽ không tốt cho hình ảnh cũng như hiệu quả của ông Macron nếu đến quá gần ông Trump. Ông ấy nên thể hiện sự ảnh hưởng chứ không phải quảng cáo nó”, ông Nicholas Dungan, giảng viên của Sciences Po, một đại học danh tiếng của Pháp, đánh giá. “Ông Macron là Tổng thống của Pháp, ông ấy muốn đưa nước Pháp vĩ đại trở lại, ông ấy không thể làm điều đó nếu bị ông Trump phản đối. Ông ấy chỉ có thể thực hiện mục tiêu đó nếu được ông Trump ủng hộ hoặc đứng bên cạnh, hoặc bị phân tán bởi điều gì đó khác”, ông Dungan nói.
Ông Macron xây dựng hình ảnh của mình như một nhà lãnh đạo của châu Âu sau chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Pháp năm ngoái bằng cách hồi sinh trung tâm chính trị và chặn làn sóng dân túy kiểu Trump lan khắp phương Tây. Đó cũng nhờ sự lu mờ của hai đồng minh khác của Mỹ ở châu Âu. Đối tác đặc biệt của Mỹ là Anh đang bị ngập trong kế hoạch rời khỏi EU, khiến Anh khó sát cánh với Mỹ như một cường quốc lục địa chủ chốt. Còn Thủ tướng Đức Angela Merkel không giấu diếm quan điểm rằng ông Trump không chia sẻ các giá trị của phương Tây, khiến quan hệ giữa bà với Tổng thống Mỹ không mấy đẹp đẽ.

Báo Nhật: Ông Kim Jong-un tay bắt mặt mừng, khen giám đốc CIA là "người cùng khí phách"

Hồng Anh | 25/04/2018 13:24
Báo Nhật: Ông Kim Jong-un tay bắt mặt mừng, khen giám đốc CIA là "người cùng khí phách"
Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về cuộc gặp của ông Kim Jong-un và ông Mike Pompeo hôm 18/4. Ảnh: AP.

Các nhà phân tích cho rằng ông Kim Jong-un và các cố vấn Triều Tiên rất có thể đã "nằm lòng" Tổng thống Trump khi lựa chọn cách tiếp cận thân thiện với sứ giả của nước Mỹ.

Theo Telegraph, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho biết ông rất vui và hài lòng sau cuộc gặp gỡ bí mật hôm 18/4 vừa qua với Giám đốc CIA Mike Pompeo, người sắp được bổ nhiệm vào ghế Ngoại trưởng Mỹ và trở thành trợ thủ đắc lực mới của Tổng thống Donald Trump.
Báo Asahi Shimbun của Nhật Bản hôm thứ Hai (23/4) cho biết ông Kim đã lựa chọn áp dụng cách tiếp cận thân thiện đối với sứ giả của ông Trump. Có thể tại cuộc gặp này, ông Kim đã thông báo trước với ông Pompeo về quyết định ngừng thử tên lửa, hạt nhân của mình và sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán.
Asahi trích dẫn nguồn thạo tin cho hay, ông Kim đã nói với ông Pompeo: "Đây là lần đầu tiên trong đời tôi gặp được người có khí phách như mình".
Hai ông Kim và Pompeo đã tham gia khoảng 4 cuộc thảo luận trong chuyến thăm Triều Tiên 3 ngày của ông Pompeo. Trong khuôn khổ chuyến thăm này, lãnh đạo Triều Tiên đã đề nghị trả tự do cho 3 công dân Mỹ đang bị giam giữ tại Triều Tiên, đồng thời ngỏ ý nhượng bộ, không yêu cầu Mỹ phải rút quân khỏi Hàn Quốc trước thềm đàm phán nữa.

Hàn Quốc tiết lộ thực đơn chiêu đãi ông Kim Jong-un: Đặc biệt đến từng hạt cơm, con cá

Báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc cho rằng tuyên bố ngừng thử nghiệm vũ khí hạt nhân ở bãi thử hạt nhân Punggye-ri có thể không phải là bước đột phá lớn như ý kiến của nhiều người, bởi khu vực đó vốn đã hư hại nặng nề sau những lần thử nghiệm trước, nên hiện nay không còn lý tưởng cho việc thử nghiệm hạt nhân. 
Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích ảnh vệ tinh chụp khu vực Punggye-ri trong vài tháng gần đây cho biết, bãi thử này vẫn hoạt động bình thường, và tần suất hoạt động chỉ giảm xuống khi có những diễn biến mới về chính trị trong khu vực.
Tổng thống Trump đã khen ngợi những tiến bộ các nước đã đạt được về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa của Triều Tiên.
Ngày 24/4 vừa qua, trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ông Trump đã bất ngờ khen ngợi ông Kim là "rất cởi mở" và "rất đáng kính".
Các nhà phân tích thì cho rằng cách tiếp cận "thân mật" đối với chính trị quốc tế của ông Trump đã bị ông Kim - và lãnh đạo các nước khác - "nằm lòng".
"Ông Kim và các cố vấn chính trị Triều Tiên đã nhận ra ông Trump rất thích được khen ngợi, tâng bốc và trở thành tâm điểm chú ý. Họ hiểu rằng để tạo mối quan hệ với ông Trump không thể dùng 'nắm đấm', mà phải dùng cách tiếp cận hòa dịu", ông Stephen Nagy, Phó Giáo sư qan hệ quốc tế tại Đại học Công giáo Quốc tế Tokyo, nhận định.

Hé lộ hình ảnh phòng họp Thượng đỉnh liên Triều: Ông Kim và ông Moon sẽ 'đi chung một lối'



Hàn Quốc tiết lộ thực đơn chiêu đãi ông Kim Jong-un: Đặc biệt đến từng hạt cơm, con cá

Hồng Anh | 25/04/2018 07:39
Hàn Quốc tiết lộ thực đơn chiêu đãi ông Kim Jong-un: Đặc biệt đến từng hạt cơm, con cá

Hàn Quốc là bậc thầy gửi gắm thông điệp qua ẩm thực. Trong thực đơn chiêu đãi mới được Nhà Xanh công bố ngày 24/4 cũng vậy, mỗi món ăn đều ẩn chứa thông điệp sâu sắc.

Ngày 24/4 vừa qua, Phủ Tổng thống Hàn Quốc (Nhà Xanh) đã công bố thực đơn yến tiệc Tổng thống Moon Jae-in dự định chiêu đãi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sau cuộc họp thượng đỉnh hôm 27/4 tới.
Không chỉ thể hiện tinh hoa ẩm thực Hàn Quốc và tài nghệ của người nấu, mỗi món ăn trong thực đơn đều mang ý nghĩa rất riêng, đồng thời là lời gửi gắm đến ông Kim Jong-un về hy vọng và tương lai hai nước Hàn-Triều.
Trong số các món ăn được tiết lộ, phải kể đến món bánh Rosti (bánh khoai tây) của Thụy Sĩ. Theo Nhà Xanh, món ăn này mang ý nghĩa trân trọng tuổi thơ du học tại Thụy Sĩ của ông Kim.
Tuy Triều Tiên chưa từng chính thức xác nhận thông tin này, nhưng một số báo Thụy Sĩ, các giáo viên và bạn cùng lớp cũ của ông Kim đã khẳng định ông từng theo học tại đây.
Nhằm gợi nhớ tuổi thơ của Tổng thống Moon Jae-in ở thành phố biển Busan, các đầu bếp Nhà Xanh đã đặc biệt chuẩn bị món cá John Dory (cá mặt trời) nướng. 
Ngoài ra, ông Moon đã yêu cầu món mỳ lạnh kiểu Bình Nhưỡng, hay naengmyeon, từ nhà hàng Okryu nổi tiếng của Triều Tiên. Theo phát ngôn viên Nhà Xanh Kim Eui-kyeom, Bình Nhưỡng đã vui vẻ chấp nhận yêu cầu này.
Straits Times cho biết, đầu bếp của nhà hàng Okryu sẽ tới Khu Phi Quân sự DMZ hôm 27/4 tới và đích thân chuẩn bị món mỳ lạnh đặc biệt cùng các đầu bếp Hàn Quốc.
Đi kèm với những món ăn đặc sắc là những loại rượu truyền thống hảo hạng của hai nước Hàn-Triều. Hai vị nguyên thủ có thể chọn loại rượu làm từ hoa đỗ quyên, hoặc loại rượu chưng cất nồng độ cao munbaeju.
Nhà Xanh đã đăng tải những lời giới thiệu đầy tâm huyết kèm hình ảnh những món ăn hấp dẫn trong bữa yến tiệc sắp tới:
"Chúng tôi đã nỗ lực truyền tải khát vọng hòa bình của những người dân hai nước Hàn-Triều, cả trên đất liền và biển cả.
Mỗi món ăn đều chứa đựng ý chí và quyết tâm của những người đã và đang nỗ lực thống nhất hòa bình."
Sau đây là thực đơn đặc biệt dành cho Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4 sắp tới:
Hàn Quốc tiết lộ thực đơn chiêu đãi ông Kim Jong-un: Đặc biệt đến từng hạt cơm, con cá - Ảnh 2.
Món bạch tuộc lạnh biển Tongyeong, Namhae, thuộc miền Nam Hàn Quốc, ăn kèm nước tương và nước cốt chanh.
Hàn Quốc tiết lộ thực đơn chiêu đãi ông Kim Jong-un: Đặc biệt đến từng hạt cơm, con cá - Ảnh 3.
Bánh khoai tây Rosti, một trong những món 'phải ăn' khi tới Thụy Sĩ. Đây là món ăn mang ý nghĩa trân trọng tuổi trẻ của ông Kim.
Hàn Quốc tiết lộ thực đơn chiêu đãi ông Kim Jong-un: Đặc biệt đến từng hạt cơm, con cá - Ảnh 4.
Món há cảo nhân hải sâm, cá tuyết và thịt bò. Hải sâm là đặc sản tỉnh Cholla, quê hương cố Tổng thống Kim Dae-jung. Là chủ nhân giải Nobel Hòa bình, ông Kim Dae-jung đã khởi xướng Chính sách Ánh dương đối với Triều Tiên, và chủ trì Thượng đỉnh liên Triều hồi năm 2000.
Hàn Quốc tiết lộ thực đơn chiêu đãi ông Kim Jong-un: Đặc biệt đến từng hạt cơm, con cá - Ảnh 5.
Món cá mặt trời nướng từ thành phố biển Busan nhằm gợi nhớ tuổi thơ của ông Moon.
Hàn Quốc tiết lộ thực đơn chiêu đãi ông Kim Jong-un: Đặc biệt đến từng hạt cơm, con cá - Ảnh 6.
Món thịt bò Hanwoo nổi tiếng được cung cấp bởi trang trại của một doanh nhân Hàn Quốc giàu có. Năm 1998, ông đã gửi đàn 500 con gia súc tới Triều Tiên khi nước này đối mặt với tình trạng khan hiếm thực phẩm.
Hàn Quốc tiết lộ thực đơn chiêu đãi ông Kim Jong-un: Đặc biệt đến từng hạt cơm, con cá - Ảnh 7.
Đặc sản Hàn Quốc - cơm trộn. Đặc biệt, loại gạo được sử dụng làm món cơm này được trồng tại quê hương của cố Tổng thống Roh Moo-hyun, người từng gặp gỡ cố Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il hồi năm 2007.
 - Ảnh 7.
Cá tráp và cá trê hấp - Món ăn đặc trưng trong các bữa tiệc của người Hàn Quốc.
Hàn Quốc tiết lộ thực đơn chiêu đãi ông Kim Jong-un: Đặc biệt đến từng hạt cơm, con cá - Ảnh 9.
Món mousse xoài tráng miệng với tên gọi đầy ý nghĩa: Mùa xuân của Dân tộc. Món ăn được trang trí bằng các loại hoa, thể hiện năng lượng mùa xuân xua tan băng giá mùa đông. Với hình ảnh lá cờ thống nhất và chiếc vỏ cứng bằng sô-cô-la, món tráng miệng tinh tế này còn muốn gửi gắm hy vọng rằng hai nước sẽ phá tan lớp vỏ cứng rắn và tiến tới thống nhất.
Hàn Quốc tiết lộ thực đơn chiêu đãi ông Kim Jong-un: Đặc biệt đến từng hạt cơm, con cá - Ảnh 10.
Nước trà được làm từ loại nấm mọc trên dãy núi Baekdudaegan chạy dọc hay nước Triều-Hàn, và trái cam trồng trên đảo Jeju. Loại nước trà này tượng trưng cho hy vọng hòa bình sẽ lan tỏa khắp Bán đảo Triều Tiên, từ Baekdudaegan (Bắc) đến Jeju (Nam).
Hàn Quốc là bậc thầy gửi gắm thông điệp qua ẩm thực. Khi các quan chức Triều-Hàn gặp gỡ trong một bữa tiệc chiêu đãi trước lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Pyeongchang hồi tháng 2 vừa qua, Hàn Quốc đã khéo léo sử dụng món khai vị để truyền tải thông điệp của mình.
Các đầu bếp đã tạo hình bán đảo Triều Tiên màu xanh da trời, ở giữa là đoạn dây thép gai bằng sô-cô-la tượng trưng cho Vĩ tuyến 38. Tuy nhiên, món ăn này lại được phủ một lớp sô-cô-la trắng lên trên, như lời gợi mở về sự tan băng trong quan hệ hai nước.
Hàn Quốc tiết lộ thực đơn chiêu đãi ông Kim Jong-un: Đặc biệt đến từng hạt cơm, con cá - Ảnh 11.
Ảnh: Twitter.

Triều Tiên ngừng thử hạt nhân vì sập núi ở bãi thử Punggye-ri?

Thi Anh | 25/04/2018 21:44
Triều Tiên ngừng thử hạt nhân vì sập núi ở bãi thử Punggye-ri?

Các nhà khoa học Trung Quốc xác nhận, núi Mantap tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên đã bị sập.

SCMP dẫn nguồn 2 nhóm khoa học của Trung Quốc cho hay, ngọn núi tại bãi thử hạt nhân của Triều Tiên đã bị sập, đặt Trung Quốc và các quốc gia láng giềng trước nguy cơ bị nhiễm xạ ở mức độ chưa từng thấy.
Một nhà nghiên cứu còn cho rằng: Có thể vụ sập núi sau 5 cuộc thử nghiệm hạt nhân là lý do khiến ông Kim Jong-un tuyên bố ngừng thử hạt nhân và đóng cửa khu Punggye-ri.
Trong số 6 cuộc thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên, 5 cuộc thử nghiệm gần nhất đều diễn ra dưới chân núi Mantap, tại bãi thử nghiệm Punggye-ri ở Tây Bắc nước này.
Nhóm nghiên cứu do nhà địa chất học Wen Lianxing của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc dẫn đầu kết luận: Vụ sập núi đã xảy ra sau khi Triều Tiên tiến hành cuộc thử nghiệm đầu đạn hạt nhân ở đường hầm sâu 700m dưới đỉnh núi hồi mùa thu năm ngoái.
Theo các nhà nghiên cứu, bụi phóng xạ có thể thoát ra ngoài qua các lỗ và khe nứt ở ngọn núi bị sập.
"Cần phải tiếp tục theo dõi nguy cơ rò rỉ các vật chất phóng xạ do vụ tai nạn gây ra", nhóm nghiên cứu nhận định trong thông cáo.
Núi Mantap được Triều Tiên coi là địa điểm lý tưởng để thực hiện các vụ thử nghiệm hạt nhân ngầm vì độ cao hơn 2.100m trên mực nước biển và địa thế thích hợp độ dốc nhẹ, có khả năng chịu những tác động lớn về cấu trúc.
Được biết, bề mặt của Mantap không hề có dấu hiệu hư hỏng sau 4 cuộc thử nghiệm hạt nhân trước năm 2017. Tuy nhiên, quả bom với sức công phá 100 kiloton vào hôm 3/9/2017 đã khiến đá xung quanh bị "bốc hơi" với sức nóng chưa từng thấy và để lại một khoảng không có đường kính lên tới 200m. 
Kết luận Mantap bị sập được đưa ra sau khi nhóm của ông Wen phân tích dữ liệu thu thập từ gần 2.000 trạm nghiên cứu địa chất.
Một nhóm nghiên cứu khác của Cơ quan Nghiên cứu Động đất Jilin (Trung Quốc) cũng đi tới kết luận tương tự.
Theo nhóm này, không chỉ một phần đỉnh núi bị sập mà còn xuất hiện một "ống khói", tạo điều kiện cho bụi phóng xạ thoát ra từ trung tâm thử nghiệm.
Thực ra, đồn đoán về khả năng khu thử nghiệm của Triều Tiên gặp rắc rối đã xuất hiện từ khi Lee Doh-sik, nhà địa chất hàng đầu Triều Tiên, tới Cơ quan Nghiên cứu Động đất Jilin khoảng 2 tuần sau cuộc thử nghiệm và bí mật gặp các nhà khoa học cấp cao của Trung Quốc.
Mặc dù mục đích cuộc gặp không được tiết lộ nhưng 2 ngày sau, Bình Nhưỡng đã tuyên bố sẽ không thử nghiệm hạt nhân trên đất liền nữa.

Có thêm thẩm phán buộc Trump phục hồi DACA

Thêm 1 thẩm phán thứ 3 chặn sắc lệnh của ông Trump về hủy bỏ DACA
Người đấu tranh cho DACA. Ảnh: Densho.
Đa số người được chương trình DACA đến từ Mexico và các nước Nam MỹBản quyền hình ảnhREUTERSImage captionĐa số người được chương trình DACA đến từ Mexico và các nước Nam Mỹ
Thêm một thẩm phán Liên bang Mỹ ra lệnh cho chính quyền Trump phục hồi lại chương trình DACA có mục đích bảo hộ ngoại kiều trẻ vào Mỹ khi không có giấy tờ được ở lại.
Thẩm phán của John Bates từ District of Columbia nói quyết định chấm dứt chương trình DACA (Deferred Action for Childhood Arrivals) là "không được giải thích".
Ông John Bates là thẩm phán thứ ba ra phán quyết ngược lại với ý muốn của chính quyền Trump.
Ông Bates cho bên hành pháp 90 ngày để lý giải trước khi phán quyết của ông được áp dụng.
Trước đó, có các thẩm phán ở New York và San Francisco đã ra phán quyết tương tự.
Ước tính có 80 nghìn người có thể bị ảnh hưởng bởi quyết định của chính quyền Trump chấm dứt DACA, chương trình được công bố thời Obama để hoãn trục xuất nhằm bảo vệ người tới Mỹ khi còn là vị thành viên mà không có giấy tờ.
Tháng 9/2017, Tổng thống Donald Trump ra lệnh bỏ chương trình DACA, và nói ông muốn hoàn toàn xóa nó từ tháng 3 năm nay.
Theo BBC News hôm 25/04/2018, đa số người được chương trình DACA đến từ Mexico và các nước Nam Mỹ.
Tuy nhiên, theo nhà báo Bùi Văn Phú viết cho BBC Tiếng Việt thì các thay đổi của chính quyền Trump đưa ra trong chính sách di dân có thể ảnh hưởng đến một số người gốc Việt.
Ông nêu ra các việc, từ xây tường ở biên giới phía nam Hoa Kỳ, cấm dân từ 6 nước đông người Hồi giáo vào Mỹ cho đến việc rút lại sắc lệnh DACA cho trẻ vị thành niên theo cha mẹ nhập cư vào Mỹ được tạm cư hợp pháp, và việc cơ quan ICE gia tăng việc bắt giam những di dân bất hợp pháp hay có tiền án.
chương trình tư vấn di trúBản quyền hình ảnhVIVOImage captionMột tấm áp phích giới thiệu chương trình tư vấn di trú theo diện DACA cho người Việt ở San Jose, California vào năm 2016
Số người Việt bị cơ quan ICE (Immigration and Custom Enforcement, tức cơ quan thi hành luật di trú và kiểm soát cửa khẩu) bắt giam trở lại đã gia tăng nhiều trong vài tháng qua.
Họ là những người có án hình sự và trước đây được tòa di dân cho tự do tạm thời để ra ngoài xã hội làm việc hay chăm sóc gia đình, theo bài của ông Bùi Văn Phú hồi tháng 11/2017.

Muốn được Mỹ bảo vệ, Qatar phải điều quân tới Syria?

Hoàng Cường | 25/04/2018 15:22
Muốn được Mỹ bảo vệ, Qatar phải điều quân tới Syria?
Ngoại trưởng Arập Xêút Adel Jubeir

Qatar phải điều binh sĩ tới Syria nếu nước này không muốn mất đi sự hỗ trợ quân sự của Mỹ, Ngoại trưởng Arập Xêút Adel Jubeircho biết ngày 24-4.

Qatar phải điều binh sĩ tới Syria trước khi Tổng thống Mỹ từ chối bảo vệ nước này”, trung tâm truyền thông của Bộ Ngoại giao Arập Xêút dẫn lời ông Adel Jubeir cho biết.
Ngoại trưởng Arập Xêút cảnh báo, nếu Mỹ chấm dứt bảo đảm an ninh cho Qatar, chính phủ nước này sẽ bị lật đổ trong vòng chưa đầy một tuần.
Cảnh báo trên được đưa ra sau khi tờ Wall Street Journal cho biết, chính quyền Mỹ kêu gọi quân nhân các nước Arập thay thế quân đội Mỹ tại Syria để ổn định tình hình ở vùng đông bắc quốc gia Trung Đông này.
Theo Wall Street Journal, sáng kiến mới của chính quyền Mỹ nhằm tránh xuất hiện khu vực “khoảng trống an ninh” ở Syria, từ đó phiến quân của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng có thể lợi dụng để quay trở lại khu vực.

Cảnh báo Saudi, Iran ra tín hiệu về sức mạnh thống trị Trung Đông

An Bình | 25/04/2018 16:22
Cảnh báo Saudi, Iran ra tín hiệu về sức mạnh thống trị Trung Đông
Ngoại trưởng Iran Zarif chia sẻ về tình hình Trung Đông. (Nguồn: AP)

Ngoại trưởng Iran Zarif ngày 24/4 cho biết, cả Iran lẫn Saudi Arabia đều không thể chiếm ưu thế ở Trung Đông.

Ngoại trưởng Iran Zarif ngày 24/4 cho biết, cả Iran lẫn Saudi Arabia đều không thể chiếm ưu thế ở Trung Đông và điều cần thiết nhất là để các nước trong khu vực Vịnh Ba Tư đối thoại với nhau chứ không phải chỉ trích nhau.
Ông Mohammad Javad Zarif chia sẻ với Hội đồng Quan hệ đối ngoại rằng, đang "có sự bức thiết phải thay đổi " và "Iran sẵn sàng cho điều này, bởi vì chúng tôi đủ mạnh mẽ, đủ kinh nghiệm và đủ chín chắn để hoan nghênh động thái này".
Cảnh báo Saudi, Iran ra tín hiệu về sức mạnh thống trị Trung Đông - Ảnh 1.
Ngoại trưởng Iran Zarif chia sẻ về tình hình Trung Đông. (Nguồn: AP)
Phát biểu với vài trăm khán giả tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại, ông Zarif nói rằng "những người hàng xóm của chúng tôi, đặc biệt là Saudi Arabia, muốn tạo ấn tượng rằng chúng tôi là một mối đe dọa tiềm ẩn chống lại họ".
Ông cũng nói rằng đó là "một trong những thông điệp quan trọng nhất" của chuyến công du kéo dài hai tuần của Hoàng thái tử Saudi Mohammed bin Salman, bao gồm điểm đến là Hoa Kỳ.
Chính quyền Trump đã ký hợp đồng bán hơn 1,3 tỷ USD cho pháo cho Saudi Arabia trong chuyến thăm trên. Ông Zarif cũng cho biết, các nước láng giềng khác đang đến Mỹ "để cạnh tranh với một nước khác bằng việc mua thêm vũ khí để tìm kiếm sự ủng hộ và hỗ trợ họ chống lại các nước khác."
Tuy nhiên, "an ninh không thể được mua bán" và nó đòi hỏi "sự chia sẻ trong khu vực."
"Và điều quan trọng nhất cần nhận ra là thời đại của sức ảnh hưởng bá chủ đã biến mất lâu rồi," ông Zarif nói. "Cả Iran lẫn Saudi Arabia đều không thể là kẻ thống trị khu vực. Đó là một thực tế."
Ông Zarif bày tỏ hy vọng rằng, các nước láng giềng của Iran, với sự giúp đỡ từ các chính phủ khác, cũng có thể hướng tới xu hướng trên.
Ông kêu gọi một "diễn đàn đối thoại khu vực" mới, có thể bao gồm năm quốc gia từ Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh cùng với Iran, Iraq và Yemen. Và ông cũng kêu gọi những quốc gia khác hợp tác với Tehran để mang tới một diện mạo mới cho Trung Đông.
Những bình luận của ông Zarif được đưa ra sau một hội nghị thượng đỉnh thường niên của Liên đoàn Ả Rập vào ngày 15/4.
Tại sự kiện này, Saudi Arabia đã tận dụng vị thế là nước chủ nhà để thúc đẩy lập trường thống nhất của khối 22 quốc gia chống lại Iran, đổ lỗi cho Tehran vì sự bất ổn và các hành động can thiệp trong khu vực.
Saudi và Iran đang đối đầu trong cuộc chiến ủy nhiệm ở Syria và Yemen, và họ cũng đang ủng hộ các nhóm đối lập ở Lebanon, Bahrain và Iraq.

Chiến dịch đình đám của tình báo Israel

Ngô Sinh | 25/04/2018 09:01
Chiến dịch đình đám của tình báo Israel
Những người Do Thái Ethiopia được sơ tán trên tàu Hải quân Israel. Ảnh: BBC

Các đặc vụ Israel hồi những năm 1980 điều hành một khu nghỉ dưỡng sang trọng trên bãi biển ở Sudan để làm vỏ bọc cho hoạt động của họ

Vào cuối những năm 1970, hàng ngàn người Do Thái Ethiopia bị mắc kẹt trong các trại tị nạn ở Sudan, quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi và có quan hệ thù địch với Israel.
Sứ mệnh tuyệt mật
Một nhóm điệp viên Mossad - cơ quan tình báo Israel - được giao nhiệm vụ tuyệt mật là đưa những người Do Thái đó về quê hương. Những người này thuộc về cộng đồng mang tên "Beta Israel" (Nhà của người Israel) mà nguồn gốc vẫn còn trong màn bí mật.
Một số người tin rằng họ là dòng dõi của một trong 10 bộ tộc của các vương quốc Do Thái cổ xưa hoặc hậu duệ của những người Do Thái hộ tống người con trai của Nữ hoàng Sheba và Vua Solomon trở về Ethiopia vào khoảng năm 950 trước Công nguyên. Những người khác cho rằng họ bỏ chạy đến đó sau khi đền thờ Do Thái đầu tiên bị phá hủy năm 586 trước Công nguyên.
Toàn bộ điệp viên tham gia sứ mệnh có tên là Chiến dịch Moses này lẫn những người được cứu đều phải giấu kín thân phận của mình. "Đó là một bí mật quốc gia, không ai nói gì về nó. Ngay cả gia đình tôi cũng không biết gì" - ông Gad Shimron, một trong những đặc vụ tham gia chiến dịch, nhớ lại.
Một đặc vụ cao cấp khác kể với đài BBC: "Lúc đó, 2 điệp viên Mossad đến Sudan tìm kiếm những bãi biển có thể đổ bộ được và họ tình cờ bắt gặp một ngôi làng hoang vắng nằm trơ trọi trên bờ biển. Đối với chúng tôi, đó là điều may mắn bất ngờ. Nếu chúng tôi có thể giữ được nơi này và cải tạo thành một ngôi làng phục vụ du khách muốn lặn biển. Đó sẽ là cái cớ để chúng tôi có mặt ở địa phương và tự do đi lại quanh bãi biển.
Ngôi làng Arous nói trên nằm ở bờ biển phía Đông Sudan, do các doanh nhân người Ý xây dựng vào năm 1972 với 15 ngôi nhà gỗ, một nhà bếp và một phòng ăn lớn mở cửa hướng về phía biển Đỏ. Tuy nhiên, tình trạng thiếu điện nước và hạ tầng giao thông khiến khu nghỉ dưỡng này không thể mở cửa hoạt động và bị bỏ hoang.
Sử dụng hộ chiếu giả, một nhóm điệp viên Mossad sắm vai nhân viên của một công ty Thụy Sĩ đến Sudan làm ăn và thuê ngôi làng trong 3 năm với giá 320.000 USD. Họ bỏ ra cả một năm đầu tiên để cải tạo và ký hợp đồng với các nhà cung cấp nước và nhiên liệu. Tất cả trang thiết bị - do Israel sản xuất - đều được đưa lậu vào Sudan để xây dựng khu nghỉ dưỡng lặn biển.
Bốn năm, cứu gần 7.000 người
Các nam điệp viên Mossad đóng vai quản lý khu nghỉ dưỡng còn các nữ đặc vụ đảm nhận công việc hằng ngày để giảm bớt sự nghi ngờ nhằm vào họ. Họ cũng thuê 15 người địa phương và dĩ nhiên là không ai biết rõ danh tính thực sự của điệp viên Mossad hoặc mục đích thật sự của khu nghỉ dưỡng. Khách đến đây rất đa dạng, trong đó có quân nhân Ai Cập, lực lượng đặc nhiệm Anh, nhà ngoại giao nước ngoài và quan chức Sudan.
Chỉ có điều, các vị khách cũng như chính quyền địa phương đều không biết khu nghỉ dưỡng giả này chỉ là bức bình phong che đậy hoạt động của các đặc vụ Mossad trong suốt hơn 4 năm tại Sudan. Máy vô tuyến được giấu bên trong nhà kho đồ lặn để điệp viên sử dụng liên lạc với tổng hành dinh ở Tel Aviv.
Vào ban đêm, các đặc vụ Mossad lại lên đường thực hiện nhiệm vụ, chỉ nói với nhân viên người địa phương rằng họ rời khỏi thị trấn một vài ngày. Các đặc vụ đến điểm hẹn cách TP Gedaref 10 km về phía Nam, nơi những người "Beta Israel" chờ đợi để được đưa đi sơ tán sau khi được lén đưa ra khỏi trại tị nạn. Từ điểm hẹn, đoàn xe chở đám đông người tị nạn trải qua hành trình dài 800 km trong 2 ngày, vượt qua nhiều chốt kiểm soát mới đến nơi những tàu Hải quân Israel đợi sẵn để chở họ về nước.
Sau 3 chuyến đi như thế, tình báo Israel nhận thấy hoạt động sơ tán bằng đường biển dễ bị lộ nên chuyển sang sử dụng máy bay. Thông qua 28 chuyến bay bí mật, 6.380 người đã được di tản về Israel.
Không may là thông tin về sứ mệnh này bị rò rỉ cho giới truyền thông và báo chí khắp thế giới đồng loạt đưa tin vào ngày 5-1-1985. Khi chính phủ quân sự Sudan lùng sục điệp viên Israel, Mossad ra lệnh cho các đặc vụ rút khỏi khu nghỉ dưỡng Arous và trở về nước vài tháng sau đó.
Các điệp viên Mossad vội vã bỏ khu nghỉ dưỡng Arous trong lúc các vị khách vẫn lưu trú ở nơi này. Buổi sáng, họ thức dậy và chợt nhận thấy đội ngũ nhân viên địa phương còn đó nhưng tất cả người khác, từ quản lý cho đến hướng dẫn viên lặn, đều biến mất.
Tuy gặp phải trở ngại nhưng trong vòng 5 năm sau đó, nhiều chiến dịch sơ tán tương tự diễn ra, giúp đưa tổng cộng 18.000 người Do Thái Ethiopia đến Israel để bắt đầu cuộc sống mới.

Trung Quốc đưa ra đường lười bò mới trên Biển Đông

Bản đồ với đường đứt khúc 9 đoạn  do Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông
Bản đồ với đường đứt khúc 9 đoạn do Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông
 AFP
Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã đưa ra đề nghị đường chữ U nối liền thay cho đường đứt khúc 9 đoạn trên Biển Đông. Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng trích lời các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết như vậy hôm 22/4.
Theo tờ báo này, đây là kết quả của một dự án nghiên cứu được chính phủ Trung Quốc tài trợ.
Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng trích lời một nhà nghiên cứu giấu tên cho biết ‘Đường lưỡi bò mới sẽ bắt đầu từ cửa vịnh Bắc Bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam, đi về phía nam vào vùng biển Malaysia, rẽ ngoặt lên vùng biển phía tây Philippines và kết thúc ở phía đông nam đảo Đài Loan’.
Nhóm nghiên cứu của Trung Quốc nói rằng đường lưỡi bò mới giúp Trung Quốc có toàn quyền thực thi quyền đánh bắt cá, khảo sát và khai thác dầu khí hoặc tài nguyên khoáng sản, cho đến việc xây dựng các căn cứ quân sự với các cảng nước sâu, sân bay. Các quốc gia khác được tự do đi lại trong vùng này nhưng phải xin phép và thảo luận với Trung Quốc nếu muốn thực thi các quyền vừa nói.
Đường chữ U nối liền mới dựa vào một bản đồ được Trung Quốc đưa ra từ năm 1951. Theo bản đồ đó, Trung Quốc vẽ đường đỏ và đen có hình dáng tương tự như đường lưỡi bò hiện nay.
Trung Quốc sử dụng đường lưỡi bò để đòi chủ quyền đến 90% diện tích Biển Đông. Đây cũng là nơi một số nước trong khu vực cũng đòi chủ quyền bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Hồi tháng 7 năm 2016, tòa Trọng tài Quốc tế đã bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc 9 đoạn.
Hiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn chưa đưa ra lời bình luận về thông tin mới này.

‘Bị gạt sang bên lề’, Trung Quốc lo lắng về các cuộc đàm phán Mỹ – Triều sắp tới

Kim Jong Un
Ông Kim Jong-un (giữa) tại một bữa tiệc với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào tháng 3/2018 (Ảnh: KCNA)

Tóm tắt bài viết

  • Ông Kim Jong Un dự kiến sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 27/4 tới, trong khi cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Trump có thể được ấn định vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.
  • Cảm thấy ‘bị gạt sang bên lề’, Trung Quốc cực kỳ lo lắng về mục tiêu của ông Kim Jong Un trong việc tiếp cận với hai kẻ thù ác liệt nhất của đất nước mình.
  • Điều khiến Bắc Kinh quan ngại nhất, chính là sự thống nhất lỏng lẻo giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, cùng với việc Mỹ vẫn duy trì binh lính ở Hàn Quốc. Trung Quốc hy vọng nếu có một hiệp ước thì đó là việc Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc, và để hai miền Triều Tiên nghiêng về phía Trung Quốc.
  • Có nhiều dấu hiệu cho thấy ông Kim Jong-un muốn giảm thiểu sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên.
Khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh với tổng thống Hàn Quốc và Mỹ, Trung Quốc nhận thấy đang ở một vị trí không quen thuộc, phải đứng ‘quan sát từ bên ngoài’.
Đó là nhận định của bà Jane Perlez, phụ trách văn phòng New York Times (NYT) tại Bắc Kinh, chuyên viết về chính sách ngoại giao của Trung Quốc, được đăng trên tờ NYT hôm 22/4.
Tồi tệ hơn nữa, nhiều nhà phân tích Trung Quốc cho rằng Triều Tiên có thể theo đuổi một ‘cơ hội lớn’, trù tính đưa quốc gia bị cô lập này không chỉ tiến gần hơn 2 kẻ thù cũ của mình trong chiến tranh Triều Tiên, mà còn giảm bớt sự phụ thuộc về an ninh và thương mại vào Trung Quốc.
Theo bà Perlez, một kết quả như vậy, là một sự đảo ngược 70 năm lịch sử, ít có khả năng thành công, giữa những nghi ngờ về việc liệu Triều Tiên có chấp nhận từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của họ hay không.
Theo dự kiến, ông Kim Jong Un sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 27/4 tới trong khi cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên Mỹ – Triều có thể được ấn định vào cuối tháng 5, đầu tháng 6. Hàn Quốc xác nhận trong cuộc đàm phán với Triều Tiên và Mỹ sắp tới, hai nước trên bán đảo Triều Tiên sẽ ký một hiệp ước chính thức chấm dứt
Chiến tranh Triều Tiên. Về mặt kỹ thuật, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh kể từ sau cuộc chiến tranh 1950-1953, do hai bên chỉ ký thỏa thuận đình chiến mà chưa có bất cứ hiệp định hòa bình nào.
Nhận thấy bị loại khỏi trung tâm ngoại giao đang diễn ra nhanh chóng, ‘bị gạt sang bên lề’, Trung Quốc đang cực kỳ lo lắng về mục tiêu của ông Kim Jong Un trong việc tiếp cận với hai kẻ thù ác liệt nhất của đất nước mình. Các nhà phân tích cho rằng Chủ tịch Tập Cận Bình ít nhất phải xem xét những gì được cho là trường hợp xấu nhất.
Ông Trương Bạc Hối (Zhang Baohui), giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Lĩnh Nam (Lingnan), tại Hồng Kông nhận xét: “Việc đánh mất vị thế là vấn đề quan trọng của Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình, người muốn các quốc gia khác coi Trung Quốc là một nhân tố quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong khu vực Đông Bắc Á. Hiện nay, bỗng dưng Trung Quốc không còn vai trò gì nữa”.
Trong một tuyên bố cuối tuần trước rằng Triều Tiên sẽ ngừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân, ông Kim Jong Un phát biểu y như thể Triều Tiên đã là một cường quốc hạt nhân, không còn cần thử vũ khí nữa, một thách thức trực tiếp với mục tiêu đã nêu của chính quyền ông Trump về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, Washington tuyên bố mục tiêu của các cuộc đàm phán sắp tới là loại bỏ kho vũ khí của Triều Tiên.
Theo bà Perlez, ông Trump dường như muốn trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử, chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên, mặc dù ông viết trên trang mạng xã hội Twister sáng 22/4 rằng ông không vội vã đàm phán. Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang mong muốn hướng tới thống nhất hai miền Triều Tiên. Vì vậy, Trung Quốc lo ngại kết quả có thể là Triều Tiên hoặc bán đảo Triều Tiên thống nhất nghiêng về phía Mỹ.
Một biểu ngữ ở Seoul trong tuần qua, cho thấy một bản đồ của bán đảo Triều Tiên, với mong muốn có một kết quả thành công trong cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn quốc hôm 29/6 tớiMột biểu ngữ ở Seoul trong tuần qua, cho thấy một bản đồ của bán đảo Triều Tiên, với mong muốn có một kết quả thành công trong cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn quốc hôm 29/6 tới (Ảnh: Getty Image)
Kể từ cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, khi Trung Quốc giúp Triều Tiên chiến đấu ở phía Bắc, chống lại Mỹ và đồng minh của Mỹ ở phía Nam, cục diện 2 miền không thay đổi. Miền bắc cung cấp một khu vực đệm thuận tiện cho Trung Quốc chống lại sự hiện diện của quân đội Mỹ trên biên giới, thì miền Nam phục vụ như một căn cứ cho quân đội Mỹ trong khu vực.
Theo các nhà phân tích Trung Quốc, trong các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa Triều Tiên, Bắc Kinh sẽ phải lo lắng liệu tất cả những điều đó có thể bất ngờ xảy ra hay không.
“Nếu một thỏa thuận lớn có thể đạt được giữa ông Kim và ông Trump, dưới hình thức phi hạt nhân hóa để đối lấy bình thường hóa quan hệ song phương, thì Đông Bắc Á có thể thấy một sự điều chỉnh lớn”, ông Trương nhận định.
Sự liên kết mới có thể có trên bán đảo Triều Tiên khiến Bắc Kinh quan ngại nhất, chính là sự thống nhất lỏng lẻo giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, cùng với việc Mỹ vẫn duy trì binh lính ở Hàn Quốc.
Là một phần của các động thái hòa giải trước các cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới, Triều Tiên đã từ bỏ yêu cầu của mình, đòi Mỹ rút hết 28.000 quân ra khỏi Hàn Quốc, như một điều kiện cho việc phi hạt nhân hóa.
“Một Bán đảo Triều Tiên thống nhất, dân chủ đồng minh với Mỹ sẽ trở nên rất nguy hiểm đối với chính quyền Trung Quốc, mặc dù không nhất thiết phải là nước Trung Quốc”, ông Xia Yafeng, chuyên gia về Triều Tiên thuộc Đại học Long Island giải thích.
Ông Xia cho rằng xét theo quan điểm của Trung Quốc, một kết quả thuận lợi từ cuộc họp thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Kim, đơn giản chỉ là ‘giữ nguyên hiện trạng, một phương án ít nguy hiểm hơn đối với Bắc Kinh.
Cũng theo ông Xia, có thể có một “bức ảnh đẹp” của hai người đàn ông, với những lời hứa mơ hồ từ lãnh đạo Triều Tiên, loại bỏ vũ khí hạt nhân của mình, và sau đó là những cuộc đàm phán kéo dài với tiếng nói quan trọng của Trung Quốc.
Điều kỳ lạ là Trung Quốc đã nhiều thập kỷ nói về một hiệp ước hòa bình để chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên. Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc đã đề cập đến kết thúc chiến tranh Triều Tiên trong một cuộc phỏng vấn năm 1971 với nhà báo James Reston của tờ New York Times, ông Xia nói.
Tuy nhiên Trung Quốc có một quan điểm rất riêng biệt về những gì một hiệp ước như vậy đòi hỏi. Đó là Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc, và để hai miền Triều Tiên nghiêng về phía Trung Quốc.
Bà Yun Sun, một chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm Stimson ở Washington cho rằng: “Một hiệp ước hòa bình là tốt cho Trung Quốc ở khía cạnh nó có lẽ sẽ phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Nhưng quan trọng hơn, nó sẽ chấm dứt sự hiện diện hợp pháp của binh lính Mỹ trên bán đảo”.
Vì Triều Tiên đang tìm kiếm những đảm bảm an ninh từ Mỹ để đổi lấy việc phi hạt nhân hóa, sự đảm bảo đó “hy vọng sẽ bao gồm cả việc rút quân đội Mỹ”, bà Yun nhận xét.
Nhưng, giống như người ông và cha mình, những lãnh đạo Triều Tiên trước đây, ông Kim Jong-un có nhiều dấu hiệu cho thấy muốn giảm thiểu sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên.
Khi ông Kim thực hiện một chuyến thăm bất ngờ đến Bắc Kinh 3 tuần trước, để lần đầu tiên gặp gỡ ông Tập, hai người dường như đã cải thiện được một phần mối quan hệ thân thiết truyền thống giữa hai nước, bị ‘nguội lạnh’ kể từ khi ông Kim lên nắm quyền lực trong năm 2011. Tuy nhiên theo giới phân tích Trung Quốc, chuyến thăm này có thể không mang ý nghĩa nhiều của một cử chỉ muốn tái lập mối quan hệ hữu nghị hai nước, một động thái khéo léo của ông Kim, dùng Trung Quốc chống lại Mỹ, cũng giống như ông nội của ông đã ‘diễn kịch’ giữa Trung Quốc và Liên Xô cũ.
Ông Tập (trái) và ông Kim ở Bắc Kinh vào tháng 3/2018. (Ảnh: Đài truyền hình TW Trung Quốc) Ông Tập (trái) và ông Kim ở Bắc Kinh vào tháng 3/2018. (Ảnh: Đài truyền hình TW Trung Quốc)
Mục đích của ông Kim là muốn gây ấn tượng với người Mỹ rằng ông sẽ tham gia các cuộc gặp thượng đỉnh, với sự hậu thuẫn của Trung Quốc. Truyền thông đưa tin Chủ tịch Tập Cận Bình đã chấp nhận lời mời của nhà lãnh đạo Kim Jong Un tới thăm Bình Nhưỡng, song không hề có bất kỳ một tín hiệu nào cho thấy việc đó sẽ xảy ra trước khi Tổng thống Trump gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, một phát ngôn viên chính phủ Trung Quốc cho biết.
Các nhà phân tích nói rằng kể từ khi lên nắm quyền, ông Kim đã không bằng lòng trước sự phụ thuộc kinh tế gần như hoàn toàn của Triều Tiên vào Bắc Kinh. Một sự phụ thuộc ngày càng gia tăng cùng với các biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên Hiệp Quốc, trong đó Trung Quốc đã bỏ phiếu thông qua vào năm ngoái.
Khoảng 90% ngoại thương của Triều Tiên, với các mặt hàng thiết yếu như than đá, khoáng sản, hải sản, hàng dệt may, là đi qua Trung Quốc, trong khi Trung Quốc cũng là nhà cung cấp nhiên liệu lớn nhất cho Triều Tiên.
Với áp lực của chính quyền Trump, Trung Quốc đã phê chuẩn các biện pháp trừng phạt, cắt giảm nghiêm trọng việc tiếp cận nhiên liệu và ngoại tệ của Triều Tiên. Quan hệ giữa Triều Tiên với Trung Quốc dường như xuống mức rất thấp, với việc ông Kim thậm chí từ chối gặp gỡ một đặc phái viên Trung Quốc vào tháng 11/2017. Thay vào đó, ông Kim đã tiến hành một cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo.
Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng có lẽ thận trọng với việc khiến Triều Tiên xa lánh, và không hài lòng với quyết định của ông Trump áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Bắc Kinh không còn sẵn sàng trừng phạt Triều Tiên nữa.
Theo các thương nhân Trung Quốc, đã có những dấu hiệu cho thấy khối lượng giao dịch thương mại đang tăng lên dọc biên giới Trung Quốc với Triều Tiên. Điều này có thể có nghĩa là căng thẳng đã giảm bớt sau 6 tháng gần như là cấm vận thương mại hoàn toàn.
Vài giờ sau tuyên bố của Triều Tiên về việc ngừng thử hạt nhân hôm 21/4, Thời báo Hoàn Cầu, một tờ báo ‘diều hâu’ của chính quyền Trung Quốc, nói rằng Liên Hiệp Quốc nên “ngay lập tức thảo luận về việc hủy bỏ một phần lệnh trừng phạt chống Triều Tiên”. Hơn nữa, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản nên dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương của họ chống lại Triều Tiên, tờ Hoàn Cầu yêu cầu.
Phạm Duy

Tổng thống Trump cử phái đoàn tới Trung Quốc đàm phán thương mại

thương mại
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro, với quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, sẽ tới Bắc Kinh để đàm phán thương mại theo chỉ đạo của Tổng thống Trump (Ảnh: Business Insider)
Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ cử một phái đoàn cố vấn kinh tế hàng đầu của ông đến Bắc Kinh vào tuần tới để cố gắng giải quyết những tranh chấp thương mại khiến mối quan hệ Mỹ-Trung bị đảo lộn và làm rung chuyển các thị trường trên toàn thế giới, theo Nhật báo Phố Wall (WSJ).
“Tôi nghĩ rằng chúng tôi có cơ hội rất tốt để đạt được một thỏa thuận”, ông Trump cho biết.
Ông Trump đã không nói cụ thể về thời gian của chuyến đi vào tuần tới. Tuy nhiên, một người có thông tin về vấn đề này cho biết phái đoàn có thể sẽ có mặt ở Bắc Kinh vào khoảng ngày 3/5 và 4/5.
Các thành viên của phái đoàn Mỹ bao gồm Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow và cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro.
thương mạiĐại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (trái) và cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc về thương mại (Ảnh: Getty)
Ông Mnuchin có cùng quan điểm với ông Kudlow rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có những nhượng bộ đáng kể trong một bài phát biểu gần đây, khi ông Tập nói về tự do hoá các quy tắc đầu tư của Trung Quốc và giảm bớt các hạn chế đối với các doanh nghiệp ô tô nước ngoài, như Tổng thống Trump đã yêu cầu.
Tuy nhiên ông Messrs Lighthizer và ông Navarro cho rằng đó là một cách hiểu ngây thơ. Sau đó, ông Lighthizer nhanh chóng được bổ sung vào thành phần của phái đoàn tới Trung Quốc.
Cùng với ông Mnuchin, ông Lighthizer đã gửi một bức thư cho ông Lưu Hạc (Liu He), Cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Tập, trong đó nêu rõ những yêu cầu của Mỹ đối với Bắc Kinh. Theo các cá nhân từng đọc được bức thư, Hoa Kỳ đã đưa ra một số yêu cầu, bao gồm việc tự do hóa ngành ô tô và tài chính của Trung Quốc, giảm mạnh thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc.
Ông Lighthizer đã đề xuất một chính sách cứng rắn với Bắc Kinh và được coi là kiến trúc sư của Tổng thống Trump trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Ông Navarro, một người cùng quan điểm cứng rắn với ông Lighthizer về vấn đề Trung Quốc, cũng đã được bổ sung vào phái đoàn tới Bắc Kinh. Ông Navarro là tác giả của “Chết bởi Trung Quốc”, một cuốn sách phơi bày hàng loạt chiêu thức của Bắc Kinh, từ những chính sách thương mại lạm dụng, thao túng tiền tệ đến các sản phẩm tiêu dùng độc hại của Trung Quốc.
Chết bởi Trung QuốcÔng Peter Navarro tham dự buổi chiếu phim Chết bởi Trung Quốc (Death by China), một bộ phim tài liệu chuyển thể từ cuốn sách cùng tên của ông (Ảnh: Vox)
Thu Phương

Tín hiệu tan băng ngoại giao giữa Trung Quốc và Ấn Độ

Tín hiệu tan băng ngoại giao giữa Trung Quốc và Ấn Độ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trong một cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: The Indian Express

Trang mạng bloomberg.com ngày 24/4 có bài viết cho biết Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối tuần này, trong bối cảnh hai nước đông dân nhất thế giới đang tìm cách giảm bớt những căng thẳng sau cuộc tranh chấp biên giới căng thẳng hồi năm ngoái.

Phát biểu tại cuộc họp báo với người đồng cấp Ấn Độ Sushma Swaraj, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết "Hội nghị thượng đỉnh không chính thức" giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Modi sẽ diễn ra từ ngày 27-28/4 tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc. Cuộc gặp là một phần của cuộc đối thoại tăng cường giữa lãnh đạo hai quốc gia có dân số chiếm hơn 1/3 dân số thế giới và chiếm 18% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
Cuộc gặp này diễn ra gần 1 năm sau khi binh lính hai nước phải đối đầu trực tiếp với nhau trong 73 ngày ở khu vực biên giới tranh chấp trên Cao nguyên Doklam thuộc Dãy Himalaya. Hiện căng thẳng biên giới vẫn còn, với việc Lực lượng không quân Ấn Độ vừa kết thúc cuộc tập trận lớn nhất dọc biên giới với Trung Quốc và Pakistan.
Tuy nhiên, giờ đây cả hai cường quốc châu Á này đang tìm cách hạn chế những nguy cơ trong môi trường khu vực khi Trung Quốc đang giành lợi thế trong cuộc đối đầu với các biện pháp thương mại mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt và ông Modi tìm cách giữ cho nền kinh tế Ấn Độ đi đúng hướng khi cuộc bầu cử năm 2019 đang tới gần.Qian Feng, một chuyên gia nghiên cứu về quan hệ quốc tế thuộc Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, nhận định: "Rất hiếm khi lãnh đạo hai nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ gặp mặt nhau thường xuyên như vậy... Đối với cả hai bên, một biên giới hòa bình và quan hệ đối tác thương mại cùng có lợi rõ ràng là phù hợp hơn với lợi ích của họ. Vì lý do này, hai bên đang ngầm khôi phục các mối quan hệ song phương một cách nhanh chóng".
Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Modi đã gặp nhau hồi tháng 9 năm ngoái và dự kiến gặp lại nhau vào tháng 6 tới trong khuôn khổ Hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại thành phố cảng Thanh Đảo, miền Đông Trung Quốc. Cả hai nhà lãnh đạo đều có những lý do nội bộ mạnh mẽ để tạm gác căng thẳng sang một bên. Theo chuyên gia Qian, "với Trung Quốc, cuộc chiến thương mại hiện nay với Mỹ thúc đẩy Bắc Kinh chọn thái độ ôn hòahơn với New Delhi. Về phần Ấn Độ, những cải cách kinh tế-xã hội của ông Modi đang giảm tốc, do tình hình kinh tế toàn cầu có nhiều xáo động làm tăng rủi ro kinh tế ở Ấn Độ".
Giáo sư Srikanth Kondapalli của Đại học Jawaharlal Nehru cho rằng Bắc Kinh lo ngại về sự hợp tác ngày càng tăng giữa Ấn Độ với Mỹ, trong đó có tuyên bố đưa ra hồi năm ngoái về việc khôi phục Đối thoại An ninh bốn bên, còn gọi là Quad, gồm cả các quan chức quốc phòng Australia và Nhật Bản.Trong khi đó, Giáo sư về quan hệ quốc tế Shi Yinhong thuộc Đại học Nhân dân (Bắc Kinh) cho rằng cuộc gặp tới đây là một phần của nỗ lực lớn hơn nhằm cải thiện quan hệ song phương.
Mohan Guruswamy, chuyên gia cấp cao của Viện nghiên cứu Quốc phòng và An ninh quốc gia Ấn Độ (USI) có trụ sở ở New Delhi, cho rằng Trung Quốc "rất cần bạn bè". Ông nói: "Họ có thể tìm thấy lợi ích trong việc phát triển quan hệ kinh tế với Ấn Độ, nhất là nhờ nền kinh tế xuất khẩu đang phát triển của quốc gia Nam Á này".
Các ngoại trưởng hai nước nhấn mạnh bối cảnh chiến lược rộng lớn hơn sau cuộc gặp. Ngoại trưởng trưởng Vương Nghị nói với báo giới rằng Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Modi sẽ có "những trao đổi thông tin về bản chất chiến lược liên quan đến những thay đổi lớn đang diễn ra trên thế giới. Họ cũng sẽ trao đổi quan điểm về các vấn đề chiến lược tổng thể và dài hạn liên quan đến tương lai của mối quan hệ Trung - Ấn".
Theo Shailesh Kumar, Giám đốc châu Á của hãng phân tích rủi ro chính trị Eurasia Group, hai bên đang xúc tiến các thủ tục cho cuộc gặp với hy vọng có một bước đột phá trước khi những căng thẳng biên giới xuất hiện trở lại. "Tính chất không chính thức và thời điểm tổ chức cuộc gặp cho thấy thứ nhất, cả hai bên đều muốn có thể thảo luận tất cả các chủ đề một cách tự do và thân mật, bỏ qua các thủ tục thông thường. Thứ hai, họ muốn gặp nhau trước mùa Hè, khi nhiều người lo ngại những căng thẳng giữa quân đội hai nước ở vùng núi có thể gia tăng trở lại khi thời tiết bớt khắc nghiệt hơn".
Động thái tiến tới nối lại mối quan hệ hữu nghị song phương được thúc đẩy bởi cuộc gặp giữa
ông Tập Cận Bình và ông Modi tại Hạ Môn (Trung Quốc) hồi tháng 9/2017, cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi tháo ngòi nổ căng thẳng ở khu vực biên giới giữa Ấn Độ, Bhutan và vùng đất Tây Tạng thuộc Trung Quốc. Ngoại trưởng Ấn Độ Swaraj mô tả hòa bình và ổn định ở khu vực biên giới giữa hai nước như "điều kiện tiên quyết cần thiết để các mối quan hệ song phương phát triển một cách êm thấm".
Theo ông Kumar, hội nghị thượng đỉnh không chính thức này là tin tức tốt đẹp đối với các nhà đầu tư ở châu Á. "Hai bên sẽ ưu tiên cho việc xây dựng các mối quan hệ sâu sắc hơn nhằm giảm thiểu những bất đồng liên quan đến an ninh trong khi vẫn thiết lập một khuôn khổ để xử lý bất kỳ vấn đề phát sinh nào".
Tuy nhiên, về lâu dài những bất đồng giữa hai cường quốc có thể xuất hiện trở lại. Ông Kumar nhận định: "Sự ngờ vực vẫn cao và căng thẳng vẫn còn, đặc biệt do việc Trung Quốc tham gia các dự án kinh tế ở Pakistan, điều mà Ấn Độ coi là sự can dự mang tính chiến lược hơn là mang tính kinh tế mà có thể gây thiệt hại cho Ấn Độ".
Trong bối cảnh đó, cựu Quốc vụ khanh Bộ ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar cho rằng cuộc gặp sắp tới giữa ông Modi và ông Tập Cận Bình "chắc chắn là một bước đi rất táo bạo". Ông nhận xét: "Thực tế việc họ đồng ý tổ chức một hội nghị thượng đỉnh không chính thức cho thấy hai nhà lãnh đạo nhận thức được tầm quan trọng của quan hệ song phương Trung-Ấn. Họ đã tự đảm nhận trách nhiệm đưa mối quan hệ này đi theo hướng tốt đẹp hơn".

Chuyên gia Mỹ : Chế độ Trung Quốc của Tập Cận Bình sẽ suy tàn

Đăng ngày 24-04-2018 Sửa đổi ngày 24-04-2018 18:43
media"Hoàng đế đỏ" Tập Cận Bình tại Berlin ngày 05/07/2017.REUTERS/Fabrizio Bensch
Trong bài trả lời phỏng vấn báo Le Figaro hôm nay 24/04/2018, David Shambaugh, một trong những chuyên gia Mỹ giỏi nhất về Trung Quốc, tỏ ra lo ngại về việc đảng Cộng Sản toàn quyền khống chế xã hội, đồng thời cảnh báo về nguy cơ xảy ra chiến tranh với Đài Loan.
Ông David Shambaugh, giáo sư khoa học chính trị ở George Washington University là tác giả của nhiều cuốn sách về Trung Quốc. Năm 2015, ông đã gây tranh cãi khi cho đăng một bài báo trên Wall Street Journal, dự báo sự suy tàn của chế độ cộng sản Trung Quốc.
Nay Tập Cận Bình đã nắm trọn quyền lực chính trị chưa từng thấy, với nhiệm kỳ trọn đời qua việc sửa đổi Hiến Pháp hồi tháng Ba. Tân hoàng đế đỏ nay thách thức Donald Trump, giương móng vuốt đe dọa châu Á. Từ Washington, giáo sư Shambaugh phân tích cho đặc phái viên Le Figaro về sự đảo lộn nhanh chóng đã gây bất ngờ cho nhiều chuyên gia.
Ông có ngạc nhiên về sự tập trung quyền lực vào tay Tập Cận Bình ?
Tôi ngạc nhiên về việc tập trung hóa và cá nhân hóa quyền lực. Tập Cận Bình đã đưa Trung Quốc quay lại với chế độ chúa tể thời Mao Trạch Đông. Quá trình định chế hóa dần dần mà chúng ta đã chứng kiến trong những thập niên gần đây đã bị một con người duy nhất xóa bỏ. Ông Tập lập ra nhiều ủy ban mà ông là lãnh đạo, phải báo cáo trực tiếp cho ông. Tư tưởng Tập Cận Bình thì được ghi vào Hiến Pháp. Thật là đáng sợ
Ông ta có thể tiến xa hơn không ?
Việc sùng bái cá nhân lãnh tụ, vốn đã nặng nề, sẽ còn đi xa hơn nữa. Tập Cận Bình đã trở thành "người cầm lái vĩ đại", người lãnh đạo dân tộc, nhưng vẫn chưa được thần thánh hóa như Mao. Trái với thời kỳ Cách mạng văn hóa, vẫn còn có các định chế, nhưng bị Tập thống trị.
Có thể giải thích như thế nào về việc nắm trọn quyền lực như vậy ?
Tập Cận Bình tìm tòi trong mô hình xô-viết. Ông ta có tầm nhìn, biết sẽ đi đến đâu, và muốn rằng bộ máy cũng tuân theo răm rắp. Ông coi Đảng như là quân đội. Tập không tin vào sự đa dạng, nhưng vào sự tập trung hóa để đạt được mục tiêu. Ông ta muốn đưa Trung Quốc đi theo kiểu mẫu Liên Xô thập niên 50 và 60, khi cha của ông là Tập Trọng Huân (Xi Zhongsun, phó thủ tướng bị Mao thanh trừng năm 1962) còn nắm quyền.
Ông Tập muốn đi đến đâu, và mục tiêu của ông là gì ?
Tập Cận Bình rất tự tin vào bản thân và về Trung Quốc. Ông nghiên cứu kỹ tình hình quốc tế, và nhìn thấy cơ hội mang tính chiến lược. Tập theo dân tộc chủ nghĩa. Trong kỳ họp Quốc Hội mùa thu vừa rồi, ông tuyên bố rằng Trung Quốc là một cường quốc và cần phải được thế giới tôn trọng. Tập Cận Bình thúc đẩy một chính sách đối ngoại mang tính bành trướng, bằng chứng là chính sách Con đường tơ lụa mới, với việc tăng cường quân sự và nâng tầm nền kinh tế.
Ông có nghĩ là Tập Cận Bình sẽ ra tay đối với Đài Loan ?
Nguy cơ là khá cao. Tập Cận Bình muốn đẩy Đài Loan vào cái thế phải đầu hàng. Ông ta vận dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế, hạn chế đầu tư, du lịch, đồng thời siết chặt gọng kềm ngoại giao đối với đảo quốc này.
Hoa Kỳ sẽ làm gì ?
John Bolton, tân cố vấn an ninh của tổng thống Donald Trump là một người bạn của Đài Loan. Tôi dự đoán rằng ông ấy sẽ thách thức Trung Quốc. Ông Bolton có khả năng dẫm lên các lằn ranh đỏ mà Bắc Kinh vạch ra - chủ yếu là đe dọa sẽ hành động nếu các chiến hạm Mỹ thăm Đài Loan, hoặc hợp tác quân sự. John Bolton sẽ cho Tập Cận Bình thấy là ông ta đã lầm to. Quý vị cứ theo dõi hồ sơ này đi, trong tương lai sẽ bùng nổ đó !
Còn Biển Đông, một bất đồng khác với Washington thì sao ?
Trung Quốc đã xây dựng được các đảo nhân tạo tại Biển Đông, và sẽ không thối lui. Cuộc chơi đã kết thúc. Tuy nhiên tính biến động của hồ sơ Đài Loan chưa được đánh giá đúng mức. Tôi rất quan ngại.
Ông phân tích như thế nào về chuyến viếng thăm Bắc Kinh của Kim Jong Un, theo lời mời của Tập Cận Bình ?
Trung Quốc lo cho lợi ích của bản thân mình, không muốn bị gạt ra ngoài lề tiến trình. Tuy nhiên Tập Cận Bình và Kim Jong Un không phải là một « cặp đôi » hạnh phúc.
Ông có cho rằng chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ xảy ra ? Ai sẽ thiệt hại nhiều hơn ?
Bắc Kinh sẽ trả đũa, nhưng tôi không tin rằng sẽ leo thang. Trung Quốc sẽ bị thiệt nhiều hơn Hoa Kỳ, vì rất cần xuất khẩu được hàng hóa để duy trì tăng trưởng. Một cuộc xung đột sẽ làm yếu đi khả năng nâng cấp nền kinh tế của Trung Quốc, do chính quyền bị buộc phải dùng ngân sách để hỗ trợ cho việc làm và tăng trưởng để bù đắp lại các thị trường bị mất, thay vì nhắm vào chất lượng.
Tôi không cho rằng các tập đoàn đa quốc gia Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Tình hình của các công ty ngoại quốc tại Trung Quốc đã xấu rồi, khó thể tệ hại hơn nữa. Thị trường Trung Quốc là một giấc mơ từ một thế kỷ qua, và vẫn sẽ là một giấc mơ ! Nhưng một cuộc xung đột sẽ không dẫn đến việc nền kinh tế Trung Quốc bị sụp đổ, vì dựa trên những cơ sở vững chắc. Bắc Kinh có thể bù đắp được những thiệt hại nội bộ, và nếu cần thiết thì đóng cửa với thế giới.
Hồi năm 2015, ông dự báo rằng chế độ Trung Quốc sẽ suy sụp. Ông đã lầm lẫn chăng ?
Từ ngữ được dùng làm tít là « crack up » (sụp đổ), là chọn lựa của các biên tập viên Wall Street Journal. Tôi chưa bao giờ dự báo chế độ Trung Quốc sẽ « sụp đổ », nhưng là sự « suy tàn » chậm chạp của nó, và giờ đây tôi vẫn nhấn mạnh như thế. Hệ thống ấy sẽ không sụp đổ, nhưng Trung Quốc không mạnh như người ta vẫn tưởng.
Tôi rất ấn tượng trước nghịch lý : giữa sự tự tin của Tập Cận Bình trong đối ngoại, và sự hoang tưởng của ông ta trong đối nội – mà ông xử sự theo cách phòng ngự. Ông Tập bị ám ảnh bởi sự sụp đổ của Liên Xô cũ. Ông ta gây áp lực lên chế độ, với các vụ thanh trừng và chiến dịch chống tham nhũng, gây rất nhiều bất bình. Chúng ta không nghe thấy những tiếng nói phản biện, nhưng những tiếng nói này thực sự hiện diện. Tôi dự đoán Trung Quốc sẽ suy tàn trong mười, hoặc hai mươi năm nữa.
Hai mươi năm tới, Tập Cận Bình vẫn còn đó ?
Vâng, có lẽ thế.
Người ta đã chứng kiến việc đàn áp tàn bạo tất cả những tiếng nói đối lập. Xã hội Trung Quốc còn chấp nhận tình trạng này bao lâu nữa ?
Đó là một câu hỏi quan trọng. Trung Quốc là một xã hội chất chứa đầy xung đột, bất bình đẳng tột độ và những thách thức dân số quan trọng, trong đó có tình trạng lão hóa. Tôi cảm thấy một xã hội không thể chấp nhận sống vĩnh viễn trong một Nhà nước toàn trị. Người Trung Quốc chẳng phải là ngu. Họ sẽ rời khỏi đất nước. Sự tính toán của Đảng là phải dựa dẫm vào chủ nghĩa dân tộc.

Thiện niệm là hạt giống, thiện tâm là đóa hoa, thiện hạnh là trái chín ngọt

Inline image
Lương thiện là một loại sức mạnh tinh thần, là một sự thấu hiểu khoan dung, lương thiện làm tâm linh của con người trở nên nhân từ, làm cách nhìn của con người rộng mở. Người biết lương thiện là người cao quý mà chững chạc, có thể mãi mãi duy trì tâm trạng tốt.
Người lương thiện luôn có một trái tim thấu hiểu người khác, có thể làm con người thông qua sự thấu hiểu bình đẳng mà cởi bỏ hiểu lầm về nhau, kéo gần khoảng cách tâm của đôi bên, xóa bỏ ngăn cách, quét sạch chướng ngại, gia tăng thêm tình cảm.
Lương thiện mới có hạnh phúc, lương thiện mới có thể chung sống với nhau hòa bình vui vẻ, lương thiện mới có thể thoát khỏi cuộc tranh chấp không có điểm dừng và tự hao phí sức lực, lương thiện mới có thể đạt được sức khỏe lương thiện mới có thể làm thiên hạ thái bình.
Người lương thiện luôn có một trái tim thấu hiểu người khác. (Ảnh: todaytv.vn)
Người xưa nói: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (con người vừa sinh ra, bản tính vốn sẵn là lương thiện) chính là kết tinh giữa cảm ngộ và nghiên cứu đối với con người, chắc chắn có thể vận dụng được. Trong lúc bản năng lương thiện mang đến sự giàu có về tinh thần cho nhiều người hơn, cũng đồng thời nhắc nhở mọi người mọi chuyện đều phải đặt lương thiện lên hàng đầu.
Bản chất của lương thiện, chính là muốn chúng ta hưởng thụ nhiều hơn niềm vui do sự lương thiện mang đến cho mỗi người, trải nghiệm vẻ đẹp của đời người. Trong quá trình con người tiếp xúc nhau, chúng ta đều muốn nhận được sự công nhận và tôn trọng của người khác.
Con người từ lúc sinh ra, đã định sẵn phải trở thành chủ nhân của tự nhiên. Vạn sự vạn vật cần có sự cải tạo và trải nghiệm của con người, trong quá trình này, làm người là một môn cần phải tu học, là một môn nghệ thuật.
Mỗi người dưới sự ảnh hưởng của nhân tố lạc quan bên ngoài, đều biết phải tôn trọng và thông cảm cho nhau. Nhưng vẫn sẽ có một số người, vì sự thiếu trưởng thành và non nớt của bản thân, mà biểu lộ ra cái xấu ác của nhân tính; sẽ vì sự biến hóa khác thường của tâm trí, mà nảy sinh nghi hoặc và căm hận đối với thế giới.
Ở trong mắt của họ, mọi người đều không đáng để tin tưởng, đều không đáng để bản thân họ đối đãi thật lòng. Luôn luôn là ở phút cuối, họ sẽ nếm phải quả đắng chát nhất của đời người.
Con người khi mới sinh ra luôn mang theo bản tính thuần chân lương thiện, thanh khiết như hoa sen. (Ảnh: eva.vn)
Rất nhiều người trong sự tiến bộ của xã hội mà không ngừng tu sửa tọa độ cuộc sống của chính mình, là một người hoàn hảo trong mắt người thường, nguyên tắc làm người của họ có lẽ sẽ trở thành tấm gương và mục tiêu của rất nhiều người.
Cũng có một số người, cách làm người của họ thất bại, có vô số nhân tố dẫn đến họ thường xuyên bị người khác lơ là và bài trừ, họ sẽ phải trả giá bằng cuộc đời vì rất nhiều thiếu sót của chính mình.
Sự so sánh rõ ràng giữa người tốt và người ác, giúp mỗi người chúng ta đều tự có quan niệm đúng sai, quan niệm nhân sinh của mình.
Thiện niệm là một hạt giống, thiện tâm là một bông hoa, thiện hạnh là một quả chín ngọt. Mỗi người khi sinh ra, đều mang trong mình một hạt giống như vậy, nó có thể mọc ra kỳ tích giàu tình người nhất cho cả cuộc đời một người.
Nội tâm của người lương thiện đều lan tỏa ra mùi thơm dịu của hoa, hoặc nhẹ nhàng, hoặc nồng nàn, đan xen chằng chịt, những gì lan tỏa ra đều là hương thơm của nhân tính. Trong vườn hoa của cuộc đời, mỗi một hạt giống thiện niệm, đều một lòng vì người khác mà nở ra quả chín ấm áp, không ai không cần lương thiện, cũng không ai không bị lương thiện cảm hóa.
Cho dù là người ích kỷ nhất, cũng hy vọng trong khi quen nhau, có được sự che chở và an ủi tốt lành của người khác. Cho dù là một trái tim cứng rắn như sắt thép, không có gì công phá được, không thể đánh bại, cũng có lúc, một chút lương thiện, là có thể cảm hóa nó một cách dịu dàng.
Lương thiện không chỉ là cá tính của một người, không chỉ là tố chất của một người, mà càng phải là năng lượng sống liên tục của một người. Nó sẽ làm tâm trạng của chúng ta thoải mái hơn, làm xung quanh chúng ta trở nên hòa hợp hơn, làm chúng ta luôn luôn cảm nhận được niềm vui làm người.
Lương thiện là một ngôi sao sáng trong vắt nằm ở tận cùng tâm ta, nó chiếu sáng bầu trời tinh thần của một người. Một người làm việc thiện, mặt trăng trong tâm đã vượt khỏi cá nhân, bay lên trên bầu trời vô biên vô tận.
Nó cùng lúc chiếu sáng lương tâm và độ thuần khiết trong tâm hồn của tất cả mọi người trên thế giới. Lương thiện có thể sưởi ấm sự đời, những thứ nó thay đổi, chính là tất cả tâm hồn của con người đều tắm rửa trong ánh trăng.
Làm việc thiện ở cảnh giới cao nhất, là không quan tâm kết quả. Làm việc thiện không phải là gửi tiền vào ngân hàng, vì vậy sẽ không nghĩ đến được nhận lại cả vốn lẫn lãi.
Làm việc thiện không bao giờ là sai, lương thiện có thể sưởi ấm sự đời, chỉ cần bạn mang yêu thương ra, bất luận là cho người nào, bất luận cuối cùng sẽ là kết quả gì, bạn đều là một thiên thần.
Trong cuộc sống, lương thiện có ở mọi nơi, dùng tâm để cảm nhận, sẽ cảm nhận được sự lương thiện khác nhau. Trong tâm có thiện ý, thì chúng ta nhất định có thể thu hoạch được ý nghĩa của sự sống.
Vứt bỏ thiện ý, sự sống của chúng ta sẽ tăm tối không còn ánh sáng, định sẵn là đời người vội vã một chuyến, không để lại được một chút tốt đẹp nào.
Trái tim lương thiện, lấp lánh như vàng thật, thuần khiết và long lanh như cam lồ. (Ảnh: guoguiyan.com)
Trái tim lương thiện, lấp lánh như vàng thật, thuần khiết và long lanh như cam lồ. Tâm của lương thiện thì to lớn, và rộng mở, có thể bao dung vũ trụ vạn vật, tạo phúc cho nhân loại chúng sinh.
Người làm việc thiện mà không mong báo đáp thường xuyên nhận được sự đáp trả không ngờ tới, đây là quy luật tự nhiên của nhân quả tuần hoàn. Người lương thiện thường xuyên tạo phúc cho người khác, trên thực tế cũng là tạo phúc cho chính mình.
“Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ chính mình”, câu nói này tuyệt đối không chỉ đơn giản là nhân quả báo ứng, mà còn là nền tảng làm người. Để lương thiện và sinh mạng cùng tồn tại, trong cuộc sống có lương thiện, đời người mới có thể thường xuyên ngập tràn niềm vui.
Trong cuộc sống có lương thiện, đời người mới có thể hạnh phúc lâu dài, trong cuộc sống có lương thiện, tâm hồn mới không ngừng thăng hoa. Lương thiện là vàng ròng trong cuộc sống, lương thiện là ánh sáng sinh mạng trân quý nhất trong nhân tính.
Có thể biết được đau khổ của người khác, bản thân đã là có lương tâm. Biết được bản thân có đau khổ thì sẽ có sự tồn tại của thiện tâm, nhìn thấy người khác và mình có đau khổ sẽ nảy sinh tâm từ bi ! trong cuộc sống cần có lương thiện, làm người cần có lương thiện.
Châu Yến biên dịch

Tình khiến ta mãi khổ đau, từ bi mới giúp bạn có được hạnh phúc thật sự

Inline image
Là con người thì ai cũng có cảm xúc và bị vướng mắc trong Tình. Nhưng có cái Tình thì mang sự cao đẹp thanh khiết, còn có cái Tình lại khiến con người đau khổ. Vậy Tình thật ra là gì mà lại có nhiều cung bậc sắc thái như vậy?
Tình chính là sự tương tác về mặt cảm xúc giữa người với người, ví dụ như tình cảm nam nữ, tình cảm cha mẹ với con cái, tình anh em, tình bạn bè, tình thân quyến, tình đồng nghiệp… đó là tình cảm mang sự ràng buộc. Còn vượt qua khỏi sự ràng buộc đó thì Tình chính là Từ Bi, nó mang sự khoáng đạt, cao thượng và trí huệ.
Tình cảm là ích kỉ truy cầu, Từ Bi là bao dung không toan tính 
Khi dính mắc vào Tình thì ta thường hy vọng rằng người khác sẽ đối xử với mình tốt, yêu thích mình và coi trọng mình. Tình hay cụ thể là tình cảm, về căn bản là để đạt được cái gì đó cho chính bản thân mình, nhưng khi không đạt được họ lại sinh tâm oán hận. Còn Từ Bi là hoàn toàn vì lợi ích của người khác, không bận tâm đến được mất cá nhân.
Từ Bi là hoàn toàn vì lợi ích của người khác không bận tâm đến được mất cá nhân. (Ảnh: Pinterest)
Ví dụ như trong tình cảm nam nữ, người ta nói về sự chân thành, nhưng trên thực tế phần lớn người ta đặc biệt quan tâm về sự chân thành của người tình đối với họ, hơn là ngược lại. Trong tình cảm giữa những người bạn, người ta nói về sự gắn bó của tình bạn, trong khi trên thực tế phần lớn người ta quan tâm về sự gắn bó của những người bạn của họ đối với họ, hơn là ngược lại. Do vậy, khi những người bạn hay những người tình không chung thủy hay thành tín nữa, người ta sẽ đáp lại bằng sự tức giận và mong muốn trả thù, thậm chí còn tìm cách để trả đũa nặng hơn.
Nhưng ngược lại, người có tâm Từ Bi không truy cầu mình sẽ được yêu thích, coi trọng hoặc người khác phải đối tốt với mình, mà ngược lại họ lại đem lòng tốt ban phát cho người khác một cách vô điều kiện. Cho dù tấm lòng của họ không được đáp trả hoặc bị đối xử tệ bạc, họ cũng có thể mỉm cười khi thấy đối phương được hạnh phúc. Họ xem mọi người đều là người thân và có nhân duyên mới được gặp gỡ, mọi sự được mất trên đời đều theo quy luật của nhân quả nên tâm không oán không hận, chỉ biết cho đi mà không bận tâm đến sự đền đáp.
Tình cảm dẫu “vì lợi ích của người khác” nhưng có sự phân biệt, còn Từ Bi là bình đẳng
Phạm vi “vì lợi ích người khác” của tình cảm thường tập trung vào bản thân.
Ví dụ như đối với tình cảm thì một người sẽ dành sự yêu thương và quan tâm nhiều hơn cho những người gần gũi với họ, nó có yếu tố phân biệt. Nhưng bản chất của “vì lợi ích người khác” này thường kèm theo yêu cầu đòi hỏi người khác phải đáp ứng tiêu chuẩn của bản thân họ. Tức là họ nhìn người khác là tốt chỉ khi phù hợp với tiêu chuẩn của họ. Do vậy khi họ càng cho đi bao nhiêu thì trên thực tế lại càng đỏi hỏi lại bấy nhiêu. Họ lo lắng về nhiều thứ và sợ đánh mất danh tiếng, lợi ích hay tình cảm.
Từ Bi thì hoàn toàn tách khỏi bản thân.
Người có tâm Từ Bi luôn đối xử tốt với tất cả mọi người, không phân biệt thân quen hay xa lạ và cũng không cần báo đáp. Từ Bi không phải là đo lường người khác với tiêu chuẩn nào, thay vào đó, họ lại thường đặt mình vào vị trí của người khác để có thể hiểu và cảm thông.
Từ bi là hoàn toàn bình đẳng. (Ảnh: Diwali Yoga Praha)
Tình cảm bao gồm cả chủ nghĩa bình quân, còn Từ Bi thì sẵn sàng hy sinh chịu thiệt thòi
Với tình cảm thì nếu tôi đối xử tốt với bạn thì yêu cầu bạn cũng phải đối xử tốt với tôi. Nó giống như việc đầu tư kinh doanh, khi cho đi một quả đào người ta mong muốn được nhận lại một quả mận.
Từ Bi thì lại là thứ lòng tốt tinh khiết trong sáng, giống như một vị Phật nuôi chim đại bàng bằng chính cơ thể của mình, không có ham muốn cũng chẳng hề truy cầu. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích của người khác mà có thể hy sinh lợi ích cá nhân mình.
Tình cảm khiến con người đau khổ, còn Từ Bi làm cho con người hạnh phúc khoáng đạt
Tình cảm có thể làm hại người khác chỉ bởi mục đích ích kỷ bản thân, còn Từ Bi thì có thể thản nhiên cho đi mọi thứ vì người khác; Tình cảm thì đòi hỏi yêu cầu người khác và hướng ngoại, còn Từ Bi là nghiêm khắc kỉ luật hướng nội tìm kiếm bên trong mình; Tình cảm là luôn luôn ham muốn và không ngừng truy cầu, còn Từ Bi là vị tha, khoan dung vô tận.
Chính vì thế tình cảm làm cho tâm con người càng ngày càng nhỏ lại. Nó giống như đang nuốt những ngọn lửa mãnh liệt nóng bỏng hoặc tảng băng lạnh lẽo, hay đặt những mảnh sắt nhỏ vào trong quần áo của một người. Còn Từ Bi lại làm cho tâm con người khoáng đạt và rộng mở. Nó giống như đang đắm mình trong cơn gió nhẹ mùa xuân, ngắm nhìn sự mênh mông bao la của đất trời và đại dương.
Tình cảm làm cho người ta thường cảm thấy không hài lòng, than trách trời đất và mọi người. Từ Bi làm cho người ta vui vẻ và đối tốt với mọi người.
Tình cảm khiến con người phát sinh những tư tưởng phức tạp, làm cho họ cảm thấy thoải mái, buồn vui hay giận dữ, và đánh mất tâm hồn của họ. Từ Bi lại tạo ra một biểu lộ không thay đổi và một trái tim thảnh thơi, thanh tịnh, không lo lắng, bất động.
Tình cảm làm tàn lụi cuộc sống của mọi người và làm cho họ kiệt sức. Từ Bi lại nuôi dưỡng cuộc sống và làm phong phú tinh thần của con người.
Tình cảm liên tục thay đổi theo ham muốn dục vọng và truy cầu cho dù chúng có được thoả mãn hay không. Từ Bi là bất biến và không bao giờ phai nhạt.
Từ bi làm cho con người hạnh phúc khoáng đạt. (Ảnh: Vingle)
Sức mạnh của Từ Bi
Từ Bi là cái thiện chân chính ẩn sâu bên trong bản nguyên sinh mệnh con người, nó vừa giống như một đứa trẻ ngây thơ trong sáng lại vừa như một vị thiền sư thông thái. Nó là một đóa hoa sen tinh khiết tỏa hương thơm ngát giữa chốn bùn lầy dơ bẩn.
Từ Bi không chỉ làm chính bản thân người đó hạnh phúc mà khiến cho những ai gần gũi cũng được hạnh phúc. Bởi nó có thể xoa dịu nỗi đau hoặc làm lành vết thương đang rỉ máu. Pháp luật hay xiềng xích chỉ có thể che lấp sự xấu xí bên ngoài nhưng Từ Bi có thể cảm hóa từ bên trong một người.
Người có lòng Từ Bi thì từ ánh mắt đến nụ cười đều tỏa ra vẻ hiền lành đôn hậu, họ luôn nghĩ đến nỗi đau của người khác trước hơn là chính bản thân họ, họ có thể cho đi mà không cần báo đáp, họ yêu thương vạn vật bằng cả trái tim, dù bị tổn thương họ cũng nghĩ cho người khác.
Họ có một nội tâm tu dưỡng phong phú, tin vào điều thiện lành và có một thế giới tâm linh thuần tịnh đẹp đẽ. Người có tâm Từ Bi thường hiểu rất rõ ý nghĩa sinh mệnh, kiếp người chỉ là cõi tạm, con người sống cũng mãi theo vòng xoay nhân quả luân hồi, chỉ có tu luyện quay trở về mới là mục đích làm người chân chính.
Từ Bi vừa giống như một đứa trẻ ngây thơ trong sáng lại vừa như một vị thiền sư thông thái. (Ảnh: Pinterest)
Khi trong tâm có Từ Bi, bạn sẽ thấy cuộc đời thật nhẹ nhàng, được mất nơi thế gian chỉ như mây khói. Bạn sẽ thấy mình giống như một hạt sương đêm long lanh nhìn mọi thứ xung quanh đều thật tươi đẹp. Bạn luôn hạnh phúc vì biết sống đủ, không tranh đấu hơn thua với đời, và biết nhìn xuống để cảm thông với những mảnh đời bất hạnh như chính bạn đang là họ.
Trái tim Từ Bi có năng lượng thuần khiết khiến cho ai nấy cũng muốn đến gần để được họ che chở yêu thương, dù là kẻ thập ác bất xá cũng phải quy phục. Từ Bi là một loại sức mạnh, một bảo vật nội tâm mà nếu ai tu dưỡng sẽ đạt được hạnh phúc và còn là bảo vật vô hình bảo vệ chính họ.
Tình khiến con người đau khổ vì mãi truy cầu, còn Từ Bi giúp ta đạt được hạnh phúc thật sự từ nội tâm. Từ Bi là hạt giống sâu thẳm bên trong bản nguyên sinh mệnh của mỗi người. Do đó, hãy nuôi dưỡng và giúp hạt giống ấy nảy mầm để lan tỏa sự tốt đẹp đến cho thế gian.
Nhã Thanh

Lích của xoa bóp bàn chân




Sơ đồ tất cả những bộ phận trong người dưới bàn chân( Rất hửu ích nên đọc )***
 
 Xoa bóp gan bàn chân
Tư thế ngồi, chân trái đặt lên trên đầu gối chân phải, tay trái giữ bàn chân, tay phải áp sát vào gan bàn chân xoa và xát theo chiều dọc bàn chân 20 lần, làm từ nhẹ đến mạnh, từ chậm đến nhanh. Bàn chân sẽ nóng dần lên là tốt. 
Sau đó dùng hai ngón tay cái và trỏ bóp nhẹ các ngón chân, bóp dần xuống đến gót khoảng 5 phút. Dùng ngón tay trỏ day ấn vào huyệt dũng tuyền (giữa gan bàn chân). Sau đó để đầu ngón tay cái vuông góc với gan bàn chân, ấn vào thấy tức là được, day nhẹ nhàng huyệt theo chiều kim đồng hồ. Huyệt này có tác dụng hạ huyết áp, bổ thận, chữa đau lưng mỏi gối.
Đổi bàn chân, trình tự làm như trên.



Xoa bóp mu bàn chân
Tư thế ngồi, chân trái co lại, gấp đầu gối, bàn chân để áp bằng trên ghế. Dùng lòng bàn tay phải áp lên mu bàn chân, tay trái xoa dọc lên khớp cổ chân 20-30 lần. Sau đó dùng ngón tay cái và trỏ (hai tay) bóp nhẹ các ngón day vào kẽ ngón chân 5 phút, ấn dọc lên mu chân theo từng ngón, sau đó vỗ nhẹ lên mu chân.

>
Tiếp đó dùng ngón cái ấn lên huyệt giải khê (giữa nếp lằn cổ chân), huyệt thái xung (giữa kẽ ngón 1, 2 dịch lên 2 đốt ngón tay), huyệt túc lâm khấp (giữa kẽ ngón 4, 5 dịch lên 2 đốt). Mỗi lần ấn khoảng 1 phút cho mỗi huyệt.

>
Thay đổi hai chân, xoa bóp khoảng 20 phút mỗi lần trong ngày. Ngày làm hai lần. Ngoài ra kết hợp đi bộ. Nên đi chân đất và giẫm vào những hòn sỏi nhỏ, có tác dụng như ấn vào huyệt ở vùng gan bàn chân.

>

  

Không có nhận xét nào: