TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

   GENERAL WORLD NEWS

Vui Nguyen: Tại sao các ông Sessions, Rosenstein và Mueller được để yên?

ôi tin rằng “Kim mao sư vương” (Lion King) Trump có chủ ý riêng khi ông lặng yên để cho Jeff Sessions, Rod Rosenstein, và Robert Mueller làm việc của họ.
Là người trong cuộc, ở cương vị lãnh đạo cao nhất nước, hằng ngày ông được phúc trình và BIẾT RÕ MỌI THỨ mà người bên ngoài không ai biết, lại bị tấn công tứ bề bởi những kẻ nội thù, dụng tâm của TT Trump nếu không chính ông nói ra, KHÔNG một ai có thể đoán biết. Cho nên vì qúy trọng và lo lắng cho ông mà cho rằng ông “sai lầm lớn” khi đề cử Jeff & Rod nắm chức vụ số 1 và số 2 của bộ Tư Pháp và để yên cho họ “tự tung tự tác” gần một năm rưởi nay, phải chăng sự lo lắng đó có phần quá đáng như có người đã phê bình “… Tổng thống Trump tin và cử hắn nắm giữ bộ Tư pháp là một điều sai lầm lớn …”?
Lại là người vô cùng thông minh, chỉ số IQ 156, (chỉ kém hơn nhà bác học Einstein một chút: 156 vs. 160,) với bề dày kinh nghiệm thăng trầm trên thương trường 40, 50 năm trời, tôi không tin rằng TT Trump THỤ ĐỘNG, chịu ngồi yên chờ cho kẻ thù tới “cắt cổ mỗ bụng” mình, nếu ta hiểu rằng thương trường không có tiếng súng, nhưng cuộc tranh đấu “một mất một còn” thường ngày vẫn gay go, quyết liệt, nóng bỏng và lạnh lùng hơn chiến trường: hằng ngày có biết bao người tự tử vì thất bại trong việc làm ăn ở các nước: Mỹ, Nhật, Đại Hàn, v.v…?
Ta cũng hiểu rằng, Hiến Pháp Hoa Kỳ KHÔNG cho phép ai có quyền truy tố TT HK đương nhiệm.
A- Hạ Viện HK, là Cơ quan duy nhất đóng vai công tố mà HP/HK quy định, có quyền đàn hặc (đàn hạch, hay luận tội) TT (right of impeachment) với 2 điều kiện chính và 1 điều kiện phụ:
1) TT đã phạm tội tày đình: phản quốc, bán tài nguyên qúy hiếm của quốc gia cho ngoại quốc, tham nhũng, hối lộ, v.v… với BẰNG CHỨNG RÕ RÀNG, không cãi vào đâu được (như dười thời Obama: Obama cấu kết với Hillary bán 20% Uranium cho Nga, chưa chính thức điều tra, nhưng TT Trump lặng lẽ “mượn” tay Mueller, điều tra chuyện này lần lượt lòi ra những chuyện khác …. Hoặc như Bill Clinton làm chuyện tình dục bẩn thỉu ngay trong phòng bầu dục, nơi làm việc “quốc sự” của TT và nói láo khi đã hữu thệ lời khai sự thật.)
2) Phải có đủ 2/3 (290/435) dân biểu LB đồng thuận chuyện đàn hặc TT về tội phạm có bằng cớ minh bạch nói trên.
3) Đây là điều kiện phụ: sau khi quốc hội, nhất là Hạ Viện, biết rõ tội phạm của TT và cần điều tra, cần phúc trình có kèm chứng cớ, thì chính Hạ viện BỔ NHIỆM một công tố viên độc lập. Là nhân viên đặc biệt của HV, phúc trình của vị công tố đặc biệt này chỉ gởi đến Hạ Viện mà thôi, KHÔNG gởi cho ai khác.
B- Thượng Viện HK là Cơ quan duy nhất đóng vai chánh án xét xử, có thẩm quyền BÃI NHIỆM TT sau khi nhận được bản phúc trình đàn hặc từ Hạ Viện (với ít nhất 290 db LB đồng thuận ĐÀN HẶC.) TT sẽ bị bãi nhiệm nếu sau khi thảo luận bản phúc trình đàn hặc của HV, có tối thiểu 2/3 TNS (bằng hay hơn 67/100) đồng thuận bãi nhiệm TT.
Trong tình hình hiện nay, chuyện này là VÔ PHƯƠNG, mò kim đáy biển chắc còn dễ dàng hơn.
Cho nên Robert Mueller nói với Rudy Guiliany rằng TT Trump không bị ông ta “indict” là NÓI THỪA và NÓI SAI. Đối với chức vị TT, ông ta là cái đinh gì? Chỉ là một “công tố quèn” của BTP thuộc Hành Pháp, do Thứ Trưởng TP Rod bổ nhiệm nên Mueller dưới quyền. Phúc trình của Mueller phải ĐỆ TRÌNH lên Thứ trưởng Rod, Rod phải đệ trình lên BT Jeff nếu Jeff yêu cầu, Jeff phải đệ trình lên TT Trump nếu TT ra lệnh. Công bố hay không là do TT.
Làm dân biểu LB như Maxine Waters, mà không biết chuyện SƠ ĐẲNG như trên thì đúng là chỉ làm đại diện cho “Dân Nó Chửi”.
Đối với các nhân viên dưới quyền Hành pháp của TT (như Jeff, Rod và Mueller,) thì TT chỉ cần búng ngón tay cái “chóc”, hay theo cách thông lệ của TT Trump, chỉ cần 1 cái “tuýt” (vài dòng,) là lập tức các nhân viên này về “đuổi gà cho vợ”. Ai có la lối thì cũng chỉ vài ngày là đâu vào đấy, chuẩn bị cho “cơn bão trong tách trà” khác mà thôi. Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ.
Để yên cho Robert Mueller thì chính là TT Trump đang lặng lẽ “hành hạ” anh này đấy. Thật vậy, hơn một năm trời đi tìm “tội của TT” mà không ra, kết thúc thì phải làm sao? Bạch hóa cho TT vì không tìm ra tội? (Thế thì “chít ngộ dồi”, ĐDC, “deep state”, 4T, và những tên lưu manh đen tối khác đâu có để yên cho ngộ khi họ đã tốn bộn tiền?) Mà phúc trình tội TÀY TRỜI của TT thì tội gì đây? Cha chả, lỡ leo lên lưng cọp, đi không tới (tới đâu? bao giờ tới?) mà bước xuống thì “cọp DC, deep state, 4T, nó xơi … tái”. Chưa kể anh lạm quyền thì anh sẽ lãnh hậu quả sau này (Đâu còn đó, đi đâu mà vội?)
Vì không biết được tại sao TT Trump lại để yên cho các ông JS, RR & RM mà không nói năng gì, ta thử đoán mò xem, may ra có hợp lý chút nào chăng?
Nếu cảm thấy nguy hiểm (như ta lo lắng “giùm” cho TT,) thì TT Trump giải quyết làm sao? Dễ ẹc! Một cú một!
Ta thử tưởng tượng, câu chuyện có chút tếu như sau:
Bực mình và lo lắng về câu chuyện Mueller đang điều tra mình, ngủ không được, hơn nửa đêm TT “tuýt” thế này:
“@RealTrump
Mời 3 ông, Jeff Sessions, Rod Rosenstein và Robert Mueller ngày mai, 05/29/2018, vào Tòa Bạch Ốc gặp tôi, có chuyện cần, lúc 10:00 AM. Văn phòng nhớ gọi nhắc họ giùm. Cám ơn.”
Nếu là 1 trong 3 nhân vật này, bạn nhận được “tuýt”, hay điện thoại nhắc nhở, bạn có “són đái ra quần” không nhỉ? “Cha chả, chả biết chuyện gì, lành hay dữ, mà TT triệu gọi đây? TT không nói rõ thì biết chuẩn bị gì đây???
James Comey đã nói công khai: “Rất ngại đối mặt với TT Trump!” (Đúng rồi! Kẻ gian tà thì khi nào cũng ngán đối diện người công chính, không tránh được mà phải gặp thì cụp mặt xuống mà thôi.) Và theo như tôi cảm nhận thì chính Robert Mueller cũng rất ngán gặp mặt TT Trump.
Sáng Thứ Ba, cả 3 ông vào TBO với đầy cả nỗi lo lắng trong lòng (tới sớm hơn giờ hẹn thì rán ngồi đó đợi, nhớ đem theo cái gì để đọc cho qua thì giờ.)
Đúng 10 giờ sáng, cửa phòng bầu dục mở, cả 3 ông được mời vào, đã thấy TT Trump chễm chệ ngồi sau bàn giấy. 3 cái miệng cùng lên tiếng 1 lượt: “Chào TT!”
Vẫn ngồi, miệng vẫn cười “mỉm chi”: “Chào các ông, mời ngồi!” Miệng nói, tay đưa mời.
(Ta để ý rằng cách “tuýt” và thái độ cư xử trong cách gặp mặt, TT Trump đã có dụng ý “dằn mặt” tâm lý và chủ động trong hành động khiến “đối phương” phải luôn e dè, lúng túng không biết phải làm gì, vì thế, họ hoàn toàn bị động.)
Sau khi chủ khách yên vị, TT hướng về Mueller:
– Ông Mueller, hiện nay chức vụ của ông là gì?
(Câu hỏi bất thần được đưa ra khiến cả 3 người khách há hốc mồm ngạc nhiên. Ngạc nhiên là phải, vì đó là chủ ý của người hỏi.)
– Thưa TT, hiện nay tôi là công tố viên đặc biệt của bộ Tư Pháp.
– Ai bổ nhiệm ông chức vụ hiện nay? (Một lần nữa cả 3 ông khách há hốc mồm.)
Dù ngạc nhiên, Mueller vẫn phải trả lời:
– Thưa TT, Thứ trưởng Rod Rosenstein ạ.
– Tốt, nhiệm vụ của ông là gì?
– Thưa TT, dạ điều tra về việc có hay không sự “thông đồng của Nga với Ban Vận động Tranh Cử Trump”.
– Tốt! Thế ông đã điều tra ra được cái gì rồi?
Đến đây thì Mueller lúng túng thật sự, trả lời sao đây? Cuối cùng thì Mueller cũng ngập ngừng:
– Dạ có vài việc, nhưng chưa có gì rõ ràng cả.
Đến đây, thì TT Trump nghiêm giọng:
– Anh có bằng chứng đích xác nào về việc “Thông đồng giữa Nga với UBVĐ Trump”? Có hay không có?
– Dạ, dạ … chưa.
(Hai ông khách kia nghe TT đặt câu hỏi với Mueller mà trong bụng “đánh lô tô”.)
– Ngoài nhiệm vụ “điều tra thông đồng giữa Nga và UBVĐ Trump” ông còn được Rod giao nhiệm vụ gì nữa hay không?
– Thưa TT không ạ.
Đến đây, thì TT Trump khẻ quay qua Jeff và Rod:
– Các ông nhớ kỹ giùm nhé, ông Mueller đã xác định 3 điều, thứ nhất, được Rod bổ nhiệm làm “công tố viên đặc biệt BTP”, thứ hai, sau hơn 1 năm điều tra, chưa tìm thấy bằng cớ đích xác về “thông đồng giữa Nga và UBVĐ Trump”, thứ 3 là ngoài nhiệm vụ điều tra thông đồng với Nga, KHÔNG ĐƯỢC GIAO BẤT KỲ NHIỆM VỤ NÀO KHÁC. Nhớ kỹ giùm nhé.
Quay lại Mueller, TT Trump nhỏ nhẹ:
– Ông Mueller, câu hỏi chót: ông nghĩ là cuộc điều tra sẽ kéo dài bao lâu? 1 năm, 2 năm, 5 năm hay 10 năm?
Dù rất lúng túng trước các câu hỏi nhẹ nhàng nhưng rất “hắc búa”, Mueller cũng phải ngập ngừng:
– Thưa TT tôi nghĩ chắc chỉ chừng vài tháng nữa thôi.
– Chắc đến tháng 9, tháng 10 gì đó phải không?
– Chắc chắn là trước bầu cử.
– Tốt, cố gắng lên nhé. À tôi muốn ông trình tôi “lệnh bổ nhiệm ông” của Rod nhé, được không?
– Dạ được ạ.
– Tốt, ông gởi qua cho Văn phòng tổng thống NGAY nhé.
– Dạ, được ạ.
– Cám ơn ông. Thôi ông có thể về được rồi.
Mueller đứng lên chào giả từ và bước ra cửa.
Quay qua Jeff và Rod, TT Trump nhìn, cười mỉm chi:
– Rod, việc tôi yêu cầu, tiến hành đến đâu rồi?
– Thưa TT, tôi đã yêu cầu Tổng Thanh Tra xem lại kỹ lưỡng, khi nào có kết quả tôi sẽ trình lên BT Sessions, và Jeff sẽ trình lên TT ngay.
– Tốt, tôi muốn anh theo dõi chặt chẽ cuộc điều tra của TTT, và vì anh bổ nhiệm Mueller nên anh có trách nhiệm chú ý đến công việc của Mueller xem ông ta làm việc nghiêm chỉnh không nhé.
– Dạ, thưa TT vâng ạ.
– Anh cũng đưa tôi xem “Lệnh bổ nhiệm Mueller” của anh.
Hơi ngạc nhiên, nhưng Rod cũng mau mắn:
– Vâng, sau khi về Bộ, tôi sẽ chuyển ngay đến VP/TTP.
– Tốt! cám ơn Rod, ông có thể về được rồi.
– Dạ chào TT, chào Jeff.
Chờ cho Rod ra khỏi TBO, TT Trump mỉm cười với Jeff:
– Công việc mà tôi nhờ anh, đã tiến hành tới đâu rồi?
Jeff Sessions, Rod Rosenstein
– Thưa TT, nhờ công khai tuyên bố đứng ngoài cuộc điều tra “Russia Collusion”, tôi lặng lẽ làm được nhiều việc mà không bị truyền thông chú ý cản trở hay phá đám, như luật lệ an ninh quốc gia, biên giới, di trú, v.v…, soạn thảo các sắc lệnh (hành pháp), các dự luật trình TT để chuyển qua quốc hội thảo luận cho đến khi thành luật, lại còn các luật lệ LB đối phó với các tiểu bang nhất là các TB hay quận hạt “sanctuary”, xem xét hồ sơ, lập thành các danh sách các vị thẩm phán LB từ cấp sơ thẩm đến Tối cao Pháp viện, các danh sách này xong tới đâu tôi sẽ đệ trình TT tới đó, TT sẽ có dư người bổ nhiệm dành cho hiện tại và tương lai. Công việc vô cùng bận rộn, và tôi chỉ mong tổng thống hiểu cho là tôi phải im lìm lặng lẽ thì công việc mới thực hiện một cách hiệu quả, còn truyền thông mà chú ý thì thật là rất phiền.
– Tốt, tốt, tôi hiểu, tôi hiểu, vì thế mà tôi phải tả xông hữu đột bên ngoài để cho bên trong các anh dễ làm việc. Ngoài những việc anh vừa trình bày, với cương vị BT, anh cũng phải chú ý công việc của các nhân viên cấp dưới, để tránh các sai sót cho họ. Chắc anh hiểu tôi muốn nói gì rồi chứ?
– Thưa TT tôi hiểu lắm ạ.
– Cám ơn Jeff nhiều nhé. Anh có thể về được rồi. Tôi cũng có một cuộc hẹn khác đây.
– Chào TT.
– Chào anh.
Ông khách nào bước ra khỏi cửa cũng thở phào nhẹ nhõm coi như thoát nạn, nhưng lo lắng vẫn còn đeo đẳng trong tâm trí.
Đến đây thì bạn thấy “Nghệ thuật đàm phán” tuyệt vời của TT Trump chưa?
Nghệt thuật đàm phán CHỦ ĐỘNG mọi việc và dồn đối phương vào thế thụ động. Nghệ thuật này đã khiến các đại ma đầu Putin hay Tập, ngán ngẩm, và sắp đến đây Kim Jong Un cũng bị “nghệ thuật” này lùa vô chuồng.
Còn DC, Thiên tả, “deep state”, 4T la lối tối ngày vì luôn luôn bị hố. Thiệt tội!
Nguyen Vui

Nga chứng minh Mỹ rót tiền phá hoại bầu cử Nga

1/3 số cuộc tấn công mạng vào Ủy ban bầu cử Nga trong cuộc bầu cử 2018 là xuất hiện từ Mỹ.

Theo thông tin được RT đăng tải trích dẫn từ báo cáo do Ủy ban Bảo vệ chủ quyền của Nhà nước Nga tiến hành, hầu hết những vụ can thiệp vào cuộc bầu cử Nga năm 2018 đều do Mỹ khởi xướng.
Những đồng minh châu Âu của Mỹ cũng thuộc danh sách này gồm:  Anh, Đức, Pháp, NATO, và các nước châu Âu khác. Các nước này nếu không tham gia trực tiếp can thiệp bầu của Nga thì cũng hỗ trợ các hoạt động của Mỹ.
Nga chung minh My rot tien pha hoai bau cu Nga
Mỹ và đồng minh trút tiền vào Nga nhằm vào hạ bệ Putin
Theo tài liệu được người đứng đầu Ủy ban này là Thượng nghị sĩ Andrey Klimov trình bày trước Thượng viện Nga, những nỗ lực can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Nga không phải là mới mà đã xảy ra kể từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ.
Tài liệu đã nhắc đến Mỹ trong vai trò là "kẻ vi phạm luật pháp quốc tế" và "đã can thiệp hơn 120 lần vào các vấn đề của hơn 60 quốc gia trên tất cả các lục địa".
Thượng Nghị sĩ Klimov cho rằng, mục đích chính của báo cáo do Ủy ban tiến hành là để cho công chúng - cả Nga và quốc tế - thấy được bản chất của sự can thiệp có quy mô và có hệ thống, có thể làm suy yếu các quyền về bầu cử của Nga.
Mục tiêu cuối cùng của các hoạt động can thiệp này là để thay đổi lực lượng chính trị của Nga, phá hủy toàn vẹn lãnh thổ và kinh tế Nga.
Cụ thể, trước cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2018, cả Mỹ và EU lên án việc ngăn chặn ông Aleksey Navalny được có cơ hội trở thành một ứng viên Tổng thống, bất chấp việc khi đó ông Aleksey Navalny đang chịu một bản án hình sự. Một đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi hành động của Nga là một động thái để "ngăn chặn tiếng nói độc lập của Nga".
Sự can thiệp cũng bao gồm các cuộc tấn công mạng quy mô rộng trên các nguồn thông tin điện tử của Chính phủ, chủ yếu là Ủy ban Bầu cử Trung ương. Tất cả trong tất cả, khoảng 1/3 các cuộc tấn công như vậy được tiến hành từ lãnh thổ Mỹ, theo báo cáo.
Các phương pháp kín đáo hơn bao gồm khuấy động bất đồng bằng cách tăng cường hoạt động của các phương tiện truyền thông bằng tiếng Nga ở nước ngoài và các blogger “độc lập”.
Việc sử dụng các phương pháp truyền thông và công nghệ hiện đại dường như mang lại một số kết quả. Những cuộc biểu tình ở Nga có quy mô nhỏ hơn nhiều so với năm 2011- 2013 nhưng ngày càng thu hút các nhà hoạt động trẻ vị thành niên xuống đường.
Bên cạnh hình thức tấn công mạng, tổ chức biểu tình đường phố, phương Tây cũng sử dụng các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Nga để gây sức ép.
Theo báo cáo từ Ủy ban trên, dù Nga giới hạn các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, yêu cầu phải đăng ký công khai với tư cách là "đại diện nước ngoài" và giới hạn nguồn kinh phí nhưng những tổ chức này vẫn nhận được nguồn tài chính không ngừng tăng.
Các công ty con ở nước ngoài của các tổ chức phi chính phủ phát triển mạnh, kinh phí của họ trong năm 2017 tăng gần gấp đôi so với năm 2016.
Tổng số tiền tài trợ NGO vượt quá giới hạn cho mỗi chiến dịch của một ứng viên Tổng thống theo quy định của Nga. Con số này còn có thể so sánh với toàn bộ ngân sách Nga dành cho công tác tổ chức bầu cử trên phạm vi cả nước.
Ngoài việc tài trợ trực tiếp cho các nhà hoạt động dân sự ở Nga, phương Tây còn chi tiền cho những hoạt động bí mật hơn.
Trước cuộc bầu cử, một số cuộc điều tra chính trị xã hội đã được tiến hành ở Nga, được tài trợ bởi "các cơ quan thuộc Chính phủ nước ngoài, bao gồm cả Lầu Năm Góc".
Một phần lớn các nỗ lực nước ngoài can thiệp vào các vấn đề ở trong nước Nga nhắm mục tiêu vào Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo báo cáo, điều này đã được quan sát vào đầu năm 2004, nhưng ngày càng tăng vọt trước cuộc bầu cử năm 2012. Sau đó, Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm Nga và gặp những nhân vật phản đối ông Putin. Ông Joe Biden đã nói với Putin rằng, ông không nên chạy đua một nhiệm kỳ mới, vì "nước Nga đã mệt mỏi" rồi.
Đông Phong

Nga muốn điều trần CEO Facebook sau vụ can thiệp bầu cử

Hội đồng Liên bang Nga để ngỏ việc yêu cầu CEO Facebook đến điều trần liên quan đến vụ chỉ trích Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016.

Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matvienko đã tiết lộ có khả năng đưa người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đến điều trần tại Hội đồng Liên bang Nga.
Theo đó, bà Valentina Matvienko cho biết, nếu vị Giám đốc điều hành Facebook chấp nhận lời tham gia điều trần tại Hội đồng liên bang Nga, Nga sẽ yêu cầu ông Zuckerberg làm rõ những “phát ngôn kỳ thị Nga” của ông này.
Nga muon dieu tran CEO Facebook sau vu can thiep bau cu
Ông Mark Zuckerberg sẽ điều trần trước  Hội đồng Thượng viện Nga.
Sputnik trích lời bà Matvienko nói: "Chúng tôi cần gặp cả nhân vật bài Nga và nghe trình bày một góc độ quan điểm khác. Zuckerberg đã phát biểu trong Nghị viện Mỹ, nơi người ta đã tiến hành cuộc điều trần 6 tiếng đồng hồ, và cả trong Nghị viện châu Âu nữa. Chúng tôi cũng có thể hỏi về phát ngôn bài Nga của anh ta".
Không chỉ nói về những phát ngôn chỉ trích Nga của Zuckerberg, bà Matvienko cũng mở cánh cửa chào mời kinh tế với vị CEO Facebook.
"Chúng tôi là đất nước rộng lớn, thị trường quảng cáo dành cho Facebook cũng rất lớn" -bà Matvienko nói.
Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matvienko đã nhắc đến việc ông chủ Facebook từng lên tiếng về các cáo buộc cho rằng Nga sử dụng Facebook để can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thông qua nỗ lực tuyên truyền trên mạng xã hội bao gồm mua các quảng cáo trực tuyến bằng cách mạo danh người Mỹ và hoạt động chính trị trên đất Mỹ. Một số quảng cáo của Nga đã đăng trên Facebook.
Ông Zuckerberg đã nhận trách nhiệm về việc đã không ngăn cản Cambridge Analytica, một công ty có liên hệ tới chiến dịch tranh cử của ông Trump, thu thập thông tin cá nhân từ 87 triệu người dùng nhằm tìm cách gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử.
Ông Zuckerberg trước đó đã xin lỗi nhiều lần, với người dùng và với công chúng vì đã không ngăn chặn việc Nga có hành động can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Vị CEO Facebook cũng đã làm việc với văn phòng của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller, người đang điều tra sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử này.
Sơn DươngNga muốn điều trần CEO Facebook Mark Zuckerberg sau vụ can thiệp bầu cử Mỹ
Hội đồng Liên bang Nga để ngỏ việc yêu cầu CEO Facebook Mark Zuckerberg đến điều trần liên quan đến vụ chỉ trích Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016.
Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matvienko đã tiết lộ có khả năng đưa người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đến điều trần tại Hội đồng Liên bang Nga.
Theo đó, bà Valentina Matvienko cho biết, nếu vị Giám đốc điều hành Facebook chấp nhận lời tham gia điều trần tại Hội đồng liên bang Nga, Nga sẽ yêu cầu ông Zuckerberg làm rõ những “phát ngôn kỳ thị Nga” của ông này.
Sputnik trích lời bà Matvienko nói: "Chúng tôi cần gặp cả nhân vật bài Nga và nghe trình bày một góc độ quan điểm khác. Zuckerberg đã phát biểu trong Nghị viện Mỹ, nơi người ta đã tiến hành cuộc điều trần 6 tiếng đồng hồ, và cả trong Nghị viện châu Âu nữa. Chúng tôi cũng có thể hỏi về phát ngôn bài Nga của anh ta".
Không chỉ nói về những phát ngôn chỉ trích Nga của Zuckerberg, bà Matvienko cũng mở cánh cửa chào mời kinh tế với vị CEO Facebook.
"Chúng tôi là đất nước rộng lớn, thị trường quảng cáo dành cho Facebook cũng rất lớn" -bà Matvienko nói.
Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matvienko đã nhắc đến việc ông chủ Facebook từng lên tiếng về các cáo buộc cho rằng Nga sử dụng Facebook để can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thông qua nỗ lực tuyên truyền trên mạng xã hội bao gồm mua các quảng cáo trực tuyến bằng cách mạo danh người Mỹ và hoạt động chính trị trên đất Mỹ. Một số quảng cáo của Nga đã đăng trên Facebook.
Ông Zuckerberg đã nhận trách nhiệm về việc đã không ngăn cản Cambridge Analytica, một công ty có liên hệ tới chiến dịch tranh cử của ông Trump, thu thập thông tin cá nhân từ 87 triệu người dùng nhằm tìm cách gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử.
Ông Zuckerberg trước đó đã xin lỗi nhiều lần, với người dùng và với công chúng vì đã không ngăn chặn việc Nga có hành động can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Vị CEO Facebook cũng đã làm việc với văn phòng của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller, người đang điều tra sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử này.
Sơn Dương

Israel tham gia tập trận NATO dọc biên giới Nga

Việc Israel tham gia cuộc tập trận của NATO dọc theo biên giới của Nga có thể sẽ khiến mối quan hệ giữu Nga và Israel trở nên căng thẳng hơn.

Lực lượng vũ trang Israel sẽ gửi quân đội của họ tham gia vào cuộc tập trận của liên minh Bắc Đại Tây Dương dọc biên giới nước Nga. Điều này có nghĩa là Israel muốn đối đầu với Nga?
Israel tham gia tap tran NATO doc bien gioi Nga
Quân đội Israel tham sẽ tham gia cuộc tập trận chung với NATO dọc biên giới Nga.
Cổng thông tin Israel Defense đã thông báo về việc tổ chức cuộc tập trận trên lãnh thổ Ba Lan và các nước vùng Baltic.
Cuộc tập trận này có tên gọi là Saber Strike - 2018, theo kế hoạch nó sẽ bắt đầu từ ngày 3/6 và dự kiến sẽ kéo dài khoảng 2 tuần.
Đây là một trong những cuộc tập trận quy mô lớn có sự tham gia của nhiều nước.
Theo đó, trong cuộc tập trận sẽ có sự tham gia của lực lượng quân đội của 19 nước và diễn ra trên đất liền, trên không và trên biển của các quốc gia Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan.
Chủ đề của cuộc tập trận là “đẩy lùi các cuộc xâm lược của kẻ thù” đe dọa các nước vùng Baltic. Trong trường hợp xuất hiện mối đe dọa với một quốc gia nào đó, lực lượng phản ứng nhanh, các lực lượng đặc biệt sẽ nhanh chóng tới khu vực bị đe dọa và kiểm soát các vị trí chiến lược quan trọng như cầu, phà, đường chính... nhằm ngăn cản đối phương phát triển lực lượng.
Sau đó lực lượng quân đội NATO sẽ phối hợp với các lực lượng này tổ chức tấn công đẩy lùi kẻ thù.
Theo kế hoạch sẽ có ít nhất 18.000 binh sĩ tham gia và hơn 5000 trang thiết bị kỹ thuật. Điều đáng chú ý là trong cuộc tập trận này có sự tham gia của quân đội Israel.
Thực tế Israel đã nhiều lần tham gia tập trận chung với NATO, ví dụ cuộc tập trận chung với Hải quân Mỹ, Hy Lạp và Israel ở khu vực biển Địa Trung Hải.
Tuy nhiên lần này hoàn toàn khác, Israel xuất hiện ở châu Âu và áp sát biên giới Nga. Điều này khiến các chuyên gia ngạc nhiên bởi vì thực tế Israel luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác đặc biệt đối với Nga.
Đặc biệt thông tin này xuất hiện sau khi Thủ tướng Israel có chuyến thăm Moscow các đây chưa lâu.
Hai bên đã thảo luận tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là hợp tác giải quyết vấn đền Syria, thậm chí xuất hiện nguồn tin cho biết rằng, nhờ chuyến thăm này mà Nga tuyên bố không bán S-300 cho Syria.
Rõ ràng sự xuất hiện của quân đội Israel trong cuộc tập trận chung với châu Âu là một cảnh báo đối với Nga. Sau sự kiện này mối quan hệ giữa và Israel sẽ xuất hiện những điểm mới và thậm chí theo hướng tiêu cực.
Nguyễn Giang

Ông Trump khoe nhận thư riêng của ông Kim Jong-un

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, phái đoàn Triều Tiên sau khi rời New York sẽ tới Washington và chuyển tới ông thư riêng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP)
Hãng tin Yonhap cho biết, hôm nay 31/5, Tổng thống Trump cho biết với các phóng viên rằng, các cuộc họp ở New York giữa phái đoàn Mỹ và Triều Tiên nhằm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra "rất suôn sẻ". Người đứng đầu Nhà Trắng cho biết thêm, sau ngày họp ở New York, phái đoàn Triều Tiên sẽ tới Washington vào ngày mai 1/6 để trao thư của nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho ông.
"Tôi rất háo hức xem trong thư viết gì", ông Trump nói.
Thông tin của ông Trump được đưa ra trong lúc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol bắt đầu hội đàm tại New York để thảo luận các chi tiết cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều dự kiến diễn ra vào ngày 12/6.
Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un nếu diễn ra theo đúng dự kiến thì đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa một tổng thống đương nhiệm Mỹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Minh Phương

Ông Kim Jong-un rơi nước mắt thuyết phục cấp dưới ủng hộ đàm phán Mỹ-Triều?

SONG HY | 31/05/2018 01:59 PM
Ông Kim Jong-un rơi nước mắt thuyết phục cấp dưới ủng hộ đàm phán Mỹ-Triều?
Ông Kim Jong-un tại Đại hội Chủ tịch Đảng bộ Cấp cơ sở Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ năm, tháng 12/2017. (Ảnh: KCNA)

Gần đây tại Triều Tiên cho đăng tải một đoạn video, trong đó nhà lãnh đạo Kim Jong-un xuất hiện với hai hàng nước mắt lăn dài, ngay lập tức có thông tin cho rằng ông đã khóc khi cố gắng thuyết phục cấp dưới ủng hộ đàm phán Mỹ-Triều.

Hình ảnh này xuất hiện trong một bộ phim tài liệu giáo dục được chiếu cho các quan chức thuộc Đảng lao động Triều Tiên và lãnh đạo công ty nhà nước, theo Asahi Shimbun.
Khoảnh khắc yếu đuối hiếm có này của nhà lãnh đạo Triều Tiên được cho là xuất hiện vào khoảng đầu tháng 4, thời điểm ông Kim vừa có cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và không lâu sau khi thông tin về cuộc gặp giữa 2 lãnh đạo Mỹ-Triều được công bố.
Theo nguồn tin từ Asahi Simbun tiết lộ, ông Kim đã rất xúc động khi thuyết phục các quan chức cấp cao trong Đảng Lao động Triều Tiên và cấp dưới ủng hộ quyết định của ông tham gia đàm phán với Tổng thống Mỹ. Đây là một quyết định có thể thay đổi hoàn toàn tương lai của Triều Tiên và mang vấn đề phi hạt nhân hóa lên bàn đàm phán còn có thể chứa đựng nhiều rủi ro.
Tuy nhiên lãnh đạo Kim Jong-un đã rất kiên định về việc mở cửa kinh tế, mong muốn cải thiện mức sống cho người dân và phát huy tiềm lực kinh tế của Triều Tiên nếu một viễn cảnh Mỹ và Liên Hợp Quốc đồng ý gỡ bỏ cấm vận. Ông đồng thời tuyên bố thay vì khiêu khích quân sự sẽ nỗ lực để Triều Tiên có nền kinh tế phát triển và được đảm bảo về an ninh.
Sau những phát ngôn thiếu thiện chí xuất phát từ các quan chức Mỹ và hành động tổ chức cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh, các chuyên gia đánh giá rất cao phản ứng kiềm chế của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đặc biệt là việc ông chủ động đề nghị nối lại đối thoại sau khi Tổng thống Trump tuyên bố hủy bỏ đàm phán cho thấy thiện chí và quyết tâm của ông Kim mong muốn tạo ra một bước ngoặt lịch sử cho sự phát triển của Triều Tiên và tương lai hòa bình của khu vực.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov gặp mặt, mời ông Kim Jong Un tới thăm Nga

Tất Đạt | 31/05/2018 04:14 PM

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov gặp mặt, mời ông Kim Jong Un tới thăm Nga
Ảnh: RT

Theo RT, ngoại trưởng Nga tới thăm Bình Nhưỡng chủ yếu để thảo luận về việc hỗ trợ mối quan hệ liên Triều và giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Untrong chuyến thăm tới Triều Tiên vào ngày hôm nay (31/5). Những bức ảnh mới nhất cho thấy cả ông Lavrov và ông Kim đều hài lòng về kết quả của buổi gặp.
Ông Lavrov và ông Kim cam kết sẽ nỗ lực hết sức để duy trì đàm phán hòa bình, gỡ bỏ các mâu thuẫn Hàn - Triều. Ngoại trưởng Lavrov cũng mời ông Kim tới thăm Nga trong thời gian tới.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov gặp mặt, mời ông Kim Jong Un tới thăm Nga - Ảnh 1.
Ảnh: RT
"Chúng tôi rất vinh dị được mời ông tới thăm nước Nga," ông Lavrov nói. Đáp lại, ông Kim cũng gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo ông Lavrov, mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo sẽ không thể nào được thực hiện nếu các cấm vận nhằm vào Bình Nhưỡng vẫn còn hiệu lực.
Nga sẽ hỗ trợ mọi thỏa thuận trên bàn đàm phán của Liên Hợp Quốc, miễn là những thỏa thuận ấy "đem lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan, bao gồm Triều Tiên."

Nga hậu thuẫn, Triều Tiên có khiến Mỹ lui binh?

Ngoại trưởng Nga thăm Triều Tiên trước tình hình tích cực trên bán đảo nhưng chưa được đảm bảo an ninh.

Bộ Ngoại giao Nga ngày 30/5 thông báo, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov có chuyến thăm chính thức Triều Tiên vào ngày 31/5 để thảo luận với Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho về các vấn đề liên quan tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Theo thông báo trên, Ngoại trưởng hai nước dự kiến hội đàm về các vấn đề song phương, trao đổi quan điểm về bán đảo Triều Tiên, những vấn đề quốc tế và khu vực quan trọng khác.
Nga hau thuan, Trieu Tien co khien My lui binh?
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho
Trước chuyến thăm, có mặt tại hội nghị “Primakov Readings” ở Nga, Ngoại trưởng Sergey Lavrov đã  cảnh báo các nước đừng nghĩ đến chuyện sử dụng tối hậu thư hay vũ lực để gây sức ép lên Triều Tiên xung quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi mà Triều Tiên theo đuổi.
Ông Lavrov nhận định rằng mọi nỗ lực gây sức ép của Triều Tiên sẽ chỉ đi đến thất bại.
“Chúng ta không có công thức nào khác để đạt được giải pháp bền vững và lâu dài cho cuộc khủng hoảng lớn nhất mang tính quốc tế ngoài việc tích cực thực hiện các công việc trên cơ sở cách tiếp cận đa phương của luật pháp quốc tế với sự tham gia của các bên có liên quan, đặc biệt là các bên có xung đột trực tiếp” - ông Lavrov nhận định.
Phía Nga đã bày tỏ nhiều lần hoan nghênh cuộc tiếp xúc liên Triều, ủng hộ kế hoạch tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên nhằm thúc đẩy giải quyết hòa bình vấn đề bán đảo Triều Tiên thông qua con đường ngoại giao.
Nga cũng xác nhận sẵn sàng thúc đẩy các dự án ba bên với sự tham gia của Triều Tiên và Hàn Quốc, đồng thời cũng sẵn sàng tiếp tục viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên.
Không chỉ tới thăm Triều Tiên, Nga và Trung Quốc, Triều Tiên cũng dự kiến sẽ gặp nhau tại Trung Quốc trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến diễn ra vào ngày 12/6 tới ở Singapore.
Nhật báo Oriental của Hong Kong ngày 30/5 dẫn nguồn tin từ một nhóm nhân quyền tại Hong Kong  thông tin, ông Kim Jong-un sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 9/6 tới tại thành phố Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc.
Theo nguồn tin này, một cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên có thể được tiến hành đúng vào thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) lần thứ 18 trong hai ngày 9-10/6.
Sự tham gia tích cực của Nga trong khoảng thời gian gần ngày diễn ra thượng đỉnh Mỹ- Triều và tình hình trên bán đảo Triều Tiên có diễn biến hạ nhiệt đáng kể đã cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của Moscow đối với bán đảo Triều Tiên, đặc biệt là vấn đề bảo đảm an ninh.
Một khi tiến trình hòa bình và giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên được làm rõ, sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực cũng sẽ giảm xuống.
Nga từ lâu đã đề cập tới việc Mỹ hiện diện quân sự ở Đông Bắc Á và chỉ trích những cuộc tập trận  Hàn - Mỹ - Nhật làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và trong khu vực.
Chuyến thăm Triều Tiên lần này cũng là dịp để Nga thể hiện một cách rõ ràng quan điểm ủng hộ Triều Tiên trong tiến trình hòa bình trên bán đảo này thông qua con đường ngoại giao.
Sơn Dương

Mỹ bất ngờ pháo kích Taliban, hàng chục thủ lĩnh "chết chùm"

Ngày đăng : 13:02 - 31/05/2018
Theo hãng tin CNN, quân đội Mỹ cho biết họ vừa tiêu diệt hàng chục thủ lĩnh Taliban khi một cuộc pháo kích lớn đã nhằm xuống vị trí nơi các thủ lĩnh này đang nhóm họp vào ngày 24/5.
Các quan chức quân đội Mỹ cho biết, cuộc pháo kích diễn ra sau khi các thiết bị do thám quân sự đã phát hiện vị trí và theo dõi các thủ lĩnh Taliban sau khi lực lượng này tiến hành một cuộc tấn công lớn vào thành phố Farah ở Afghanistan. Taliban đã đánh bật lực lượng cảnh sát có mặt trong thành phố nhưng sau đó đã bị quân đội Mỹ và Afghanistan phối hợp đánh bại.
Phiến quân Taliban vẫn tiếp tục hoành hành ở Afghanistan.
Chỉ huy Quân đội Mỹ và NATO tại Afghanistan là tướng John Nicholson cho biết các thủ lĩnh Taliban đã có một cuộc họp bàn với nhau tại Musa Qala thuộc tỉnh Helmand (Afghanistan), nơi Taliban vẫn đang nắm quyền kiểm soát.
“Đó là một nhóm chỉ huy tác chiến của Taliban đã cùng nhau họp mặt để thảo luận chiến dịch quân sự tại Farah mà nhiều người trong số chúng vừa tham gia”, ông Nicholson trả lời trước báo giới thông qua điện thoại. Được biết, lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đã “phát hiện được 50 tên đang gặp mặt tại Musa Qala và ngay tức đã dùng tên lửa tấn công, khiến hàng chục tên bị tiêu diệt”.
Quân đội Mỹ sau đó cũng đưa ra tuyên bố nói rằng: “Trong số những kẻ bị tiêu diệt có Phó thống đốc ngầm của tỉnh Helmand, nhiều quận trường, chỉ huy tình báo và nhiều thủ lĩnh cấp tỉnh từ Kandahar, Kunduz, Herat, Farah, Uruzgan và Helmand do Taliban thiết lập”.
Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ tại Afghanistan hiện đang đóng quân tại tỉnh Helmand, tại đây họ có nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ huấn luyện và tác chiến với các binh lính Afghanistan.
Ông Nicholson cho biết cuộc tấn công vào Farah trước đó đã được Taliban thực hiện nhằm bù đắp cho những tổn that của chúng tại Helmand, một khu vực có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính dồi dào của Taliban bởi đây là nơi tổ chức này tiến hành nuôi trồng và thu hoạch thuốc phiện.
Vị tướng người Mỹ khẳng định rằng ưu tiên chính của Mỹ hiện nay tại Afghanistan đó là nhằm củng cố an ninh cho thủ đô Kabul của Afghanistan, nơi ước tính có 5 triệu người dân đang sinh sống. Trước đó, một âm mưu khủng bố đã được thực hiện nhằm vào Bộ Nội vụ Afghanistan tại trung tâm Kabul, song cảnh sát Afghanistan đã nhanh chóng ngăn chặn.
Tướng Nicholson cho biết mặc dù số vụ dùng xe cài bom ở Kabul đã giảm, song các phần tử thân IS trong khu vực đã tăng cường tiến hành các vụ đánh bom liều chết nhằm vào dân thường. Ông nói rằng Mỹ đã có những biện pháp để củng cố khả năng của lực lượng an ninh Afghanistan nhằm giúp họ có thể bảo vệ Kabul hiệu quả hơn.
Ở một diễn biến khác, ông Nicholson cũng thừa nhận rằng kể từ tháng 2 đến nay Taliban đã đánh chiếm 5 huyện từ tay chính phủ Afghanistan, mặc dù sau đó quân đội Afghanistan đã giành lại các huyện này trong vòng chưa đầy 10 ngày.
Anh Tuấn (lược dịch)

Thủ tướng Netanyahu: Israel thề không chừa lại bất cứ mục tiêu nào của Iran tại Syria


TT Assad: Israel đang hoảng loạn vì mất những đứa 'con cưng' tại Syria





Biên giới giữa Dải Gaza và Israel yên tĩnh trở lại

Trần Nga | 31/05/2018 02:59 PM

Biên giới giữa Dải Gaza và Israel yên tĩnh trở lại
Biên giới Dải Gaza-Israel yên ắng sau diễn biến xung đột căng thẳng. Ảnh: EPA

Sáng 30/5, các trường học đã mở cửa trở lại tại Dải Gaza, trong khi các đường phố cũng đã nhộn nhịp người đi mua sắm.

Ngày 30/5, khu vực biên giới giữa Dải Gaza và Israel đã yên tĩnh trở lại theo một lệnh ngừng bắn tự nguyện giữa các bên. Khu vực này vừa trải qua đợt bùng phát bạo lực dữ dội nhất giữa người Palestine và Israel kể từ cuộc chiến tranh năm 2014.
Tại các thị trấn của Israel gần biên giới với Dải Gaza, tiếng còi cảnh báo thường xuyên vang lên trong ngày 29/5, nhưng đến sáng qua (30/5), các trường học đã mở cửa trở lại, trong khi các đường phố cũng nhộn nhịp người đi mua sắm.

Thủ tướng Netanyahu: Israel thề không chừa lại bất cứ mục tiêu nào của Iran tại Syria

Trước đó, các tay súng Hamas và Jihad ở Dải Gaza ngày 29/5 đã bắn hàng chục quả rocket và súng cối vào miền Nam Israel. Phía Israel đáp trả bằng các cuộc không kích nhằm vào hơn 50 mục tiêu ở Dải Gaza. Hiện chưa có thông tin về các vụ tấn công tiếp theo sau khi Hamas một ngày sau đó thông báo sẽ ngừng bắn nếu Israel cũng làm điều đó.
Israel cũng phát tín hiệu sẽ dừng không kích nếu việc bắn rocket từ Dải Gaza dừng lại.
Israel đã vấp phải sự chỉ trích của quốc tế do sử dụng vũ lực để trấn áp người biểu tình Palestine ở Dải Gaza. Người Palestine ngày càng nản chí về triển vọng thiết lập nhà nước độc lập do hòa đàm với Israel rơi vào bế tắc từ năm 2014, trong khi các khu định cư Israel không ngừng được mở rộng./.

Ông Assad "không thèm chấp" lời miệt thị xúc phạm của ông Trump

Ngọc Vân | 31/05/2018 10:40 AM
Ông Assad "không thèm chấp" lời miệt thị xúc phạm của ông Trump
Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Almasdar

Tổng thống Mỹ Donald Trump có lần đã gọi người đồng cấp Syria là "con vật Assad". Tổng thống Bashar al-Assad cho biết, ông không dùng ngôn từ tương tự với ông Donald Trump.

"Đó không phải là ngôn ngữ của tôi, vì vậy tôi không thể sử dụng từ ngữ giống như vậy. Đó là ngôn ngữ của ông ấy, đại diện cho ông ấy" - Tổng thống Bashar al-Assadnói trong cuộc phỏng vấn độc quyền với RT phát sóng ngày 31.5.
"Tôi nghĩ có một nguyên tắc nổi tiếng, đó là những gì bạn nói ra là chính con người bạn. Vì vậy ông ấy muốn thể hiện con người ông ấy là thế nào, đó là điều bình thường" - ông Assad bổ sung.
Tổng thống Assad cho biết, việc ông Donald Trump dùng lời lẽ xúc phạm không thực sự quan trọng với những gì diễn ra ở Syria.

Nga có thể giúp Mỹ rút lui khỏi Syria như thế nào?

Tổng thống Mỹ Donald Trump có lần đã gọi người đồng cấp Syria là "con vật Assad". Tổng thống Bashar al-Assad cho biết, ông không dùng ngôn từ tương tự với ông Donald Trump."Điều duy nhất tác động đến bạn là những người mà bạn tin tưởng, những người đi đầu, những người sâu sắc, những người có phẩm hạnh, đạo đức, tác động bên trong con người bạn, dù tích cực hay tiêu cực. Một người như ông Donald Trump chẳng tác động gì đến tôi cả" - ông Assad nói.
Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn RT, ông Assad giải thích lập trường của chính phủ Syria về cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra, bao gồm việc mở đường an toàn cho lực lượng phiến quân rời đến Idlib, căng thẳng leo thang với Israel và sự hiện diện liên tục của quân đội Mỹ ở miền bắc.
Tổng thống Donald Trump hôm 8.4 cáo buộc Nga và Iran ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad và ông gọi là "con vật". Ông Donald Trump lên tiếng trên Twitter sau khi có tin về một vụ tấn công hóa học tại thị trấn hiện do phe nổi dậy nắm quyền kiểm soát, làm hàng chục người chết.
Ông Donald Trump viết trên Twitter: "Nhiều người chết, cả phụ nữ và trẻ em trong cuộc tấn công hóa học thiếu suy nghĩ ở Syria… Tổng thống Putin, Nga và Iran phải chịu trách nhiệm vì đã hậu thuẫn "con vật" Assad . Sẽ phải trả giá đắt".

Nga có thể giúp Mỹ rút lui khỏi Syria như thế nào?

Anh Tuấn | 30/05/2018 04:28 PM
Nga có thể giúp Mỹ rút lui khỏi Syria như thế nào?

Theo hãng tin Sputnik, một số chuyên gia chính trị đã nhận định rằng Nga hiện đã trở thành một thế lực đáng gờm tại Trung Đông, và điều này sẽ giúp Washington rút lui khỏi Syria và Iran “mà không bị mất mặt”.

Nhà phân tích chính trị Ghassan Kadi nhận định rằng: “Nếu Mỹ không tự nguyện rời khỏi Syria, họ sẽ phải đối mặt với những lực lượng nổi dậy tấn công du kích trong tương lai”. Ông Kadi cũng nói thêm, “thời gian không đứng về phía Mỹ” và lực lượng chống Mỹ ở Syria “sẵn sàng đưa Mỹ vào một vũng lầy quân sự lớn”.
Chuyên gia người Syria cũng tin rằng, chiến thắng của liên minh Sairun do giáo sĩ Muqtada al-Sadr trong cuộc bầu cử quốc hội Iraq ngày 12/5 sẽ khiến Iraq xem lại quan hệ của mình với Mỹ và chính phủ al-Sadr có thể sẽ yêu cầu Mỹ rút quân. Phe al-Sadr từ lâu đã bày tỏ sự bất bình trước việc Mỹ xâm lược Iraq và năm 2003 và ông Kadi nhận định Mỹ sẽ vướng vào thế khó ở quốc gia này.
Trong khi đó, tại Syria, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn đang là nguyên nhân quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ không được tốt đẹp. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vẫn tiếp tục chỉ trích Washington cung cấp vũ khí và đạn dược cho lực lượng dân quân người Kurd YPG, hiện là nòng cốt của SDF và từ lâu bị Ankara coi là một phân nhánh của một tổ chức khủng bố.
Thêm vào đó, trong vài tháng qua các nguồn tin địa phương cho biết Mỹ vẫn tiếp tục thiết lập căn cứ quân sự mới tại thành phố Manbij và tỉnh Deir ez-Zor ở Syria. Điều này đi ngược với tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Mỹ sẽ rút quân khỏi khu vực trong thời gian sớm nhất có thể.

Iran sắp bị “hất” khỏi Syria đúng ý Israel?

Ông Kadi nhấn mạnh rằng, khác với sự hiện diện của Mỹ tại Syria, “quân nhân Iran đã có mặt ở Syria theo sự cho phép của chính phủ Damascus và do đó nó hoàn toàn hợp pháp”. “Mỹ càng yêu cầu Iran rút lui, họ càng đặt mình vào một sức ép rất lớn đối với sự hiện diện của mình và biến sự hiện diện của Iran ở Syria thành một lợi thế”.
Dựa trên kết quả của chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Trung Đông trong vòng 4 thập kỷ qua, ông Kadi nhận thấy “những thất bại của hoạt động ngoại giao Mỹ và việc họ không thể đạt được một thỏa thuận nào”. Ông thậm chí còn nói rằng Washington không thể đảm bảo được an ninh cho Israel, đồng minh thân cận nhất của nước này trong khu vực.
“Lúc này, sự hiện diện của Mỹ tại Syria và Iraq đang khiến tình hình Trung Đông trở nên phức tạp, không chỉ vì Mỹ không biết sẽ phải làm gì tiếp theo, mà còn vì họ không biết phải đàm phán với ai để rút lui mà không bị mất mặt”, ông Kadi nói.
Trong bối cảnh đó, Nga trở thành quốc gia duy nhất có thể giúp đỡ Washington. “Nga không những có sự hiện diện quân sự hợp pháp tại Syria, mà họ cũng giành chiến thắng trước tổ chức khủng bố IS. Họ là quốc gia duy nhất hiện nay có thể đàm phán được với Syria, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và cả Mỹ”, ông Kadi giải thích.
“Trừ phi tất cả các bên đều nhất quyết tham gia chiến tranh để rồi tự hủy hoại lẫn nhau, họ sẽ phải lắng nghe tiếng nói lý trí từ Nga”, chuyên gia người Syria nhấn mạnh. “Washington đang ở trong một tình thế ngặt nghèo và đáng tiếc là chỉ có các biện pháp ngoại giao của Nga mới có thể cứu vãn được”.

Nga có thể vô hiệu hóa công nghệ tàng hình Mỹ

Nga và Trung Quốc đang tiến tới việc ứng dụng công nghệ mới để tìm mục tiêu và có khả năng tước đoạt bất kỳ máy bay tàng hình nào xét trong mọi ngữ nghĩa thực tế.
 >> Máy bay tàng hình tối tân của Trung Quốc lộ nguyên hình khi bay gần Ấn Độ

Nhà phân tích của tạp chí The National Interest, chuyên gia Dave Majumdar đã đăng tải một bài báo, trong đó nói về công nghệ tìm kiếm mục tiêu mới có thể khiến việc phát triển công nghệ tàng hình trở nên vô dụng đối với các kỹ thuật không quân. Đó là công nghệ cảm biến hồng ngoại sóng dài, một loại công nghệ mà kết hợp với các hệ thống trao đổi thông tin tốc độ cao giữa các máy bay sẽ cho phép bắn được cả máy bay thông thường và máy bay tàng hình.
Nhà phân tích này nhấn mạnh, Nga đã tích lũy được kinh nghiệm trong chế tạo mạng truyền dẫn dự liệu trên không. Ví dụ, Mig-31 được sử dụng 40 năm trước cũng có hệ thống cho phép nó có thể trao đổi thông tin tức thì với 4 máy bay khác cùng loại, thậm chí với cả máy bay trinh sát A-50. Ngay cả những máy bay hiện đại hơn thuộc dòng Su cũng có những khả năng tương tự.
Chuyên gia Dave Majumdar nhấn mạnh rằng, tốc độ của những kênh này là cực kỳ bí mật, tuy nhiên có thể tin tưởng khi nói rằng, Nga không khó khăn để chế tạo ra một hệ thống trao đổi thông tin với tốc độ cao. Vấn đề là ở chỗ, các máy cảm biến hồng ngoại có trong những máy bay của Nga không phải chỉ một chục năm gần đây. Thậm chí các phiên bản Mig-29 đời trước cũng được trang bị chúng, chứ chưa nói đến những máy bay hiện đại hơn.
Bức xạ hồng ngoại – đó là gót chân Achilles của bất kỳ máy bay nào. Lầu Năm Góc cũng từng nghĩ về điều này và đang lên kế hoạch thiết kế các máy dò hồng ngoại trên các máy bay như: Tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet sẽ nhận được thiết bị này vào năm 2022, còn F-22 sẽ không được trang bị do nó quá đắt đỏ, chuyên gia Dave Majumdar cho biết.
Do đó những máy bay của Nga đã có những thiết bị tương tự. chúng hoạt động trong bán kính 100km, và điều này hoàn toàn đủ để cho cận chiến. Còn đối với khoảng cách xa hơn, máy bay của Nga sẽ được trang bị mạng truyền tải thông tin tốc độ cao. Tất cả điều đó khiến cho các hệ thống tàng hình của Mỹ trở nên vô dụng. Và đó thực sự là một tin xấu đối với Mỹ, chuyên gia Dave Majumdar khẳng định.
Theo Sơn Nguyễn

Việt Nam lên tiếng về việc tàu Mỹ tới gần các đảo ở Hoàng Sa

Hùng Cường | 31/05/2018 08:42 PM
Việt Nam lên tiếng về việc tàu Mỹ tới gần các đảo ở Hoàng Sa
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Higgins. Ảnh: Navy Times.

Việt Nam đề nghị các quốc gia đóng góp thiết thực và có trách nhiệm vào việc duy trì trật tự, hòa bình và thượng tôn pháp luật trên Biển Đông.

Ngày 31/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin tàu chiến Mỹ đi vào vùng nước 12 hải lý quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam tôn trọng các quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông của các quốc gia, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
“Việt Nam đề nghị các quốc gia đóng góp thiết thực và có trách nhiệm vào việc duy trì trật tự, hòa bình và thượng tôn pháp luật trên Biển Đông", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Trước đó, Reuters đưa tin, hôm 27/5, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Higgins và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Antietam đã tiến vào khu vực 12 hải lý quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Reuters dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết, 2 tàu chiến Mỹ đã di chuyển gần đảo Cây, đảo Lincon, đảo Tri Tôn và đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa [của Việt Nam-ND] đang bị Trung Quốc chiếm trái phép.
Theo hãng tin này, việc các tàu chiến Mỹ áp sát các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa [của Việt Nam-ND] là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm phản đối Trung Quốc hạn chế quyền tự do đi lại ở khu vực mang ý nghĩa chiến lược này. Với Mỹ, các hoạt động tuần tra hàng hải tự do cũng là biện pháp nhằm đối phó việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Biển Đông./.

Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tại khu vực biển Đông

Phạm Huân | 30/05/2018 09:46 AM

Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tại khu vực biển Đông
Lính Mỹ đứng trên tàu sân bay Carl Vinson ghé thăm Manila, Philippines hôm 17/2. (Ảnh: AP).

Mỹ sẽ tiếp tục đối đầu với vấn đề mà Washington cho là quân sự hóa các đảo của Trung Quốc ở khu vực biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ngày 29/5 cho biết Mỹ sẽ tiếp tục đối đầu với vấn đề mà Washington cho là quân sự hóa các đảo của Trung Quốc ở khu vực biển Đông. Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ bất chấp việc Trung Quốc lên án hoạt động của hải quân Mỹ trong khu vực cuối tuần qua.
Reuters trước đó đưa tin hai tàu chiến hải quân Mỹ đã tiến vào khu vực 12 hải lý quanh một loạt đảo ở Biển Đông. Chiến dịch này, với tên gọi “Tự do hàng hải” là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm phản đối Trung Quốc hạn chế quyền tự do đi lại ở khu vực mang ý nghĩa chiến lược này.
Phát biểu với báo giới trên đường tới Hawaii để chứng kiến việc thanh đổi chỉ huy của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Bộ trưởng Mattis cho rằng đây là vùng biển quốc tế và nhiều nước muốn có tự do hàng hải ở đây.
Ông Mattis cũng cho biết ông sẽ có những lời lẽ mạnh mẽ với Trung Quốc khi ông tới Singapore dự Diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-la trong tuần này./.

Trung Quốc tìm mọi cách xoay chuyển tình thế tại Đối thoại Shangri-La

VÂN ANH | 31/05/2018 04:59 PM
Trung Quốc tìm mọi cách xoay chuyển tình thế tại Đối thoại Shangri-La
Trung tướng Hà Lôi dự kiến dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc dự Đối thoại Shangri-La 2018. Ảnh: AP

Với điểm nóng Biển Đông và các hành vi quân sự hóa đảo nhân tạo trong chương trình nghị sự, Trung Quốc tìm mọi cách định hình Đối thoại Shangri-La thành một hội nghị trao đổi học thuật hơn là một cuộc tranh luận chính sách.

Đối thoại Shangri-La do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tổ chức năm nay diễn ra từ ngày 1-3.6 tại Singapore. Đây là hội nghị thượng đỉnh thường niên về an ninh Châu Á, quy tụ Bộ trưởng Quốc phòng và các quan chức của hơn 50 nước, trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp, Việt Nam, Philippines...
Chương trình nghị sự của Đối thoại Shangri-La năm nay dự kiến sẽ bị chi phối bởi các tranh chấp ở Biển Đông và vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Trên đường đến Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì hoạt động thực thi tự do hàng hải ở Biển Đông , nói rằng "chỉ có duy nhất một nước" dường như "bị làm phiền" bởi các hoạt động thường lệ của chiến hạm Mỹ.
"Chúng tôi nỗ lực hết sức để hợp tác với các nước Thái Bình Dương, đó là cách chúng tôi làm trên khắp thế giới. Nhưng chúng tôi cũng sẽ đối đầu với những gì chúng tôi tin là đi ngược lại luật pháp quốc tế, đi ngược lại những gì mà các tòa án quốc tế đã ra phán quyết" - SCMP dẫn lời ông Mattis cho biết.
Dự kiến trong ngày 2.6, Bộ trưởng Mattis sẽ có bài phát biểu với nhan đề "Sự lãnh đạo của Mỹ và những thách thức của an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương", trong đó nhắc đến sự cạnh tranh hàng hải ngày càng tăng của Trung Quốc với các nước lớn như Mỹ và Ấn Độ.
Đối thoại Shangri-La diễn ra trong bối cảnh Mỹ và đồng minh chỉ trích những hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông, đặc biệt là việc Trung Quốc cho máy bay ném bom diễn tập ở Hoàng Sa , thuộc chủ quyền Việt Nam.
Để "xoay chuyển tình thế", Trung Quốc lựa chọn cẩn thận trưởng đoàn tham gia Đối thoại Shangri-La. Theo đó, dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc không phải là một nhà hoạch định chính sách quân sự, mà là trung tướng Hà Lôi (He Lei), Phó Giám đốc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc - động thái được thiết kế để định hình Đối thoại Shangri-La là một hội nghị "trao đổi học thuật" thay vì tranh luận chính sách.
Một nguồn tin thân cận với phái đoàn Trung Quốc cho biết, đại tá Chu Ba (Zhou Bo), sĩ quan cao cấp của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, sẽ có bài phát biểu tại phiên đặc biệt về cạnh tranh và hợp tác giữa Trung Quốc với Ấn Độ, trước bài phát biểu đề dẫn của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về những xung đột tiềm năng trong khu vực.
Ông Chu Ba, Giám đốc Trung tâm Hợp tác An ninh, Văn phòng Hợp tác quân sự quốc tế trực thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, sẽ tham gia phiên họp vào ngày 2.6 về quản lý cạnh tranh an ninh khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói lời rắn về Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục đối đầu với Trung Quốc về các tuyên bố lãnh thổ vô lý của mình tại Biển Đông.

Tuyên bố trên của ông Mattis được đưa ra hôm 29/5, hai ngày sau khi Mỹ điều 2 tàu chiến áp sát một loạt thực thể địa lý đang bị chính quyền Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc còn ngang ngược phản đối hành động của Hải quân Mỹ.
"Các bạn sẽ nhận thấy rằng chỉ có một quốc gia thực hiện nhiều động thái để phản đối hoặc lên án những hoạt động như vậy, nhưng đó là vùng biển quốc tế và rất nhiều quốc gia muốn thấy tự do hàng hải được đảm bảo, vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động", Bộ trưởng Mattis nói với các phóng viên tháp tùng trên chuyến bay tới Hawaii, trên đường sang Singapore dự Đối thoại Shangri-La, một trong những diễn đàn an ninh quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương.
"Chúng tôi đang hết sức nỗ lực để hợp tác với các quốc gia Thái Bình Dương, đó là cách chúng tôi việc với thế giới, nhưng chúng tôi cũng sẽ đối đầu với những gì chúng tôi tin là không phù hợp với luật pháp quốc tế", Bộ trưởng Mattis nói thêm.
Bo truong Quoc phong My noi loi ran ve Bien Dong
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis. Ảnh: Reuters
Người đứng đầu Lầu Năm Góc còn chỉ rõ: "Các nhà ngoại giao của Mỹ đang tích cực tham gia vào việc này. Không chỉ các nhóm nhỏ trong chính phủ Mỹ lưu tâm đến chuyện này, mà các quốc gia nước ngoài có liên quan cũng rất quan ngại về tình trạng tiếp tục quân sự hóa ở Biển Đông".
Trước đó, hãng tin Reuters đưa tin, hai tàu hải quân Mỹ mang tên lửa dẫn đường hôm 27/5 tiến hành đợt tuần tra tự do hàng hải trong khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo Cây, Linh Côn, Tri Tôn và Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Lầu Năm Góc tuyên bố, Mỹ sẽ tiếp tục điều các khí tài quân sự thực hiện nhiệm vụ tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông để phản đối những động thái quân sự hóa của Trung Quốc ở vùng biển quốc tế này.
Ngay trong cuộc họp báo cùng ngày, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm lên tiếng: "Các hành động của Mỹ đã vi phạm luật quốc gia Trung Quốc và các luật quốc tế liên quan, làm tổn hại đến niềm tin chiến lược giữa quân đội hai nước".
Ông này không quên ngang nhiên cáo buộc hành động Mỹ "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc". Một tuyên bố tương tự từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc thậm chí mô tả hành động của Mỹ là "khiêu khích" và kêu gọi Washington "ngừng xâm phạm chủ quyền, đe dọa an ninh" Trung Quốc.
"Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia", Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố nhưng không nói rõ các biện pháp đó là gì.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên các vùng biển của Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam. Giới chuyên gia cảnh báo, Trung Quốc có thể sắp hoàn tất quá trình quân sự hóa trái phép ở Biển Đông với việc Bắc Kinh gần đây liên tiếp triển khai các khí tài quân sự tới vùng biển này.
Đầu tháng này, CNBC của Mỹ dẫn nguồn tin tình báo cho biết, Trung Quốc đã ngang nhiên triển khai các tên lửa hành trình YJ-12B và tên lửa đất đối không tầm xa HQ-9B trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Không lâu sau, hôm 18/5, lần đầu tiên các máy bay ném bom của Trung Quốc ngang nhiên diễn tập trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Fox News dẫn ảnh chụp vệ tinh ngày 20/5 cũng cho biết, Trung Quốc có thể đã triển khai thêm một hệ thống tên lửa đất đối không đến đảo Phú Lâm.
Theo nhận định của các chuyên gia được Sputniknews dẫn lại, căng thẳng quân sự ngày càng leo thang ở Biển Đông giữa các tàu chiến của Trung Quốc và Mỹ có khả năng là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi cơ bản trong quan hệ giữa hai nước trong bối cảnh hai cường quốc này hướng tới cuộc cạnh tranh thực sự.
Giám đốc Viện quan hệ quốc tế thuộc Đại học Chengchi ở Đài Loan (Trung Quốc), ông Arthur Ding nhận định: "Nhìn chung, quan hệ song phương Trung Quốc-Mỹ đang trải qua những thay đổi cơ bản do hai nước đang hướng tới cuộc cạnh tranh thực sự trong tương lai.
Mỹ luôn bất mãn với sự hiện diện quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông và phải hành động đáp trả. Việc Mỹ điều các tàu chiến để nhấn mạnh sự tự do hàng hải là lẽ tự nhiên".
Tuy nhiên, ông Arthur Ding cho rằng Mỹ có khả năng không có thêm các hành động khác, ngoài hoạt động duy trì tự do hàng hải thông thường để thách thức sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc ở khu vực, do bất lợi về địa lý.
Ông phân tích: "Về mặt địa lý, Trung Quốc gần Biển Đông hơn rất nhiều và thực hiện nhiều hành động hơn. Còn những gì Mỹ có thể làm lại hạn chế hơn. Thậm chí kể cả khi Mỹ điều các tàu sân bay đến khu vực này thì điều đó cũng chẳng tạo ra sự khác biệt gì chừng nào Washington không sẵn sàng tham gia cuộc xung đột quân sự với Bắc Kinh".
Theo ông, Trung Quốc đã xây dựng các căn cứ quân sự tại các đảo tranh chấp. Nếu Mỹ quyết định không phá hủy các tiền đồn quân sự đó của Bắc Kinh, Trung Quốc có thể chẳng quan tâm mấy tới sự hiện diện của các tàu chiến Mỹ.
Chuyên gia này còn nhận định, bất chấp tình hình căng thẳng leo thang giữa lúc đối đầu hải quân, các cuộc đụng độ quân sự có khả năng không bùng nổ ở Biển Đông khi các tàu chiến giữa hai nước tiếp cận gần nhau.
An Nhiên

Vì sao Mỹ vẫn "trên cơ" Trung Quốc tại Châu Á-Thái Bình Dương?

Ngày đăng : 08:00 - 09/05/2018
CNN đưa tin, theo đánh giá của một Viên nghiên cứu của Úc, Mỹ vẫn là quốc gia mạnh nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mặc dù Trung Quốc đang phát triển với tốc độ nhanh chóng.
Viện Nghiên cứu Lowy tại thành phố Sydney (Úc) mới đây đã công bố Chỉ số Quyền lực Châu Á, trong đó 25 quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã được đánh giá về tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực.
Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh tầm ảnh hưởng của mình ở Châu Á.
Tầm ảnh hưởng của một quốc gia được đánh giá dựa trên những tiêu chí như lực lượng quốc phòng, sức mạnh quân sự, ảnh hưởng văn hóa, ảnh hưởng ngoại giao, sức mạnh kinh tế, quan hệ kinh tế, sự ổn định cũng như những xu hướng trong tương lai.
Mặc dù Mỹ vẫn đứng đầu theo đánh giá mới nhất, song người đứng đầu nhóm đánh giá là ông Herve Lemahieu nói rằng Trung Quốc có thể qua mặt Mỹ trong vài năm tới. Dưới đây là ba điểm nổi bật nhất trong báo cáo của viện Lowe:
Mỹ và Trung Quốc đứng đầu
Kể từ khi mở của kinh tế trong thập niên 1980, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng. Đến năm 2011, nền kinh tế Trung Quốc chỉ xếp sau Mỹ. Với GDP đạt 7,9 nghìn tỉ USD, Trung Quốc giờ đây chiếm hơn 1/10 tổng sản phẩm quốc nội của tất cả các nước trên thế giới.
Theo ông Lemahieu, Mỹ vẫn có lợi thế lớn trước Trung Quốc về ảnh hưởng văn hóa (hay còn gọi là “quyền lực mềm”) cũng như mối quan hệ hợp tác quân sự toàn Châu Á. “Về cơ bản chúng ta có thể miêu tả tình hình ở Châu Á hiện tại đó là các nước đang tìm cách để thách thức vị thế độc tôn của Mỹ. Hiện tại Trung Quốc không có mối quan hệ liên minh sâu dày mà Mỹ đang có”, ông nói.
Trong khi Mỹ có mối quan hệ quân sự chặt chẽ với Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước khác, Trung Quốc chỉ có một đồng minh lâu năm là Triều Tiên. “Bình Nhưỡng là một đối tác không có độ tin cậy cao đối với Trung Quốc”, ông Lemahieu nói.
Tuy nhiên Bắc Kinh đã nỗ lực để thu hẹp khoảng cách với Mỹ ở Châu Á. Họ đã đầu tư hàng trăm tỉ USD vào các dự án xây dựng cảng biển, đường sắt và nhiều cơ sở hạ tầng khác thông qua chương trình "Vành đai, Con đường" và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á. Theo viện nghiên cứu Lowe, Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ về quan hệ kinh tế và ảnh hưởng ngoại giao. “Trung Quốc giờ đây là quốc gia cho vay và đầu tư lớn nhất trong khu vực”, ông Lemahieu nói.
Nga bám sát với Nhật Bản và Ấn Độ
Đứng sau Trung Quốc, hai nước Nhật Bản và Ấn Độ cùng nhau xếp ở vị trí thứ ba. “Đối với Ấn Độ, chúng ta sẽ còn thấy nền kinh tế khổng lồ này tiếp tục lớn mạnh. Họ có nguồn lao động dồi dào, và đến năm 2030 chúng ta sẽ thấy 169 triệu người tham gia lao động và Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia đông dân hơn cả Trung Quốc”, ông Lemahieu giải thích.
Nga có tầm ảnh hưởng rất đáng gờm ở Châu Á.
Trong khi đó, Nga theo rất sát hai nước này ở vị trí thứ tư. “Nga cũng có tầm ảnh hưởng nhất định. Trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên, ông Vladimir Putin đã đàm phán với Triều Tiên, Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc vào đầu thập niên 2000, vì vậy Nga có một mạng lưới quốc phòng vững mạnh ở Châu Á”, ông Lemahieu nói.
Nga đứng ở vị trí khá cao khi xét trên những phương diện như ảnh hưởng ngoại giao, sức mạnh quân sự và sự ổn định. Thêm vào đó, Moscow cũng mở rộng thành công mạng lưới thông tin của mình ở Châu Á. “Hãng tin RT của Nga hiện tại ở Châu Á được để ý nhiều hơn hãng tin CGTN của Trung Quốc”, ông nói.
Một yếu tố khác khẳng định vị trí của Nga ở Châu Á, theo ông Lemahieu, đó là: “Nga là một quốc gia có vũ khí hạt nhân, là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, điều này giúp họ khẳng định vị thế của mình”.
Singapore phát triển chóng mặt
Một trong những phát hiện thú vị từ báo cáo đánh giá của viện nghiên cứu Lowe đó là Singapore đứng ở vị trí khá cao. Nước này vượt mặt Malaysia, New Zealand, Indonesia và Pakistan và chỉ đứng dưới những quốc gia như Úc và Hàn Quốc.
Với dân số chỉ 5,5 triệu người, quyền lực của Singapore đến từ mối quan hệ kinh tế lâu dài cũng như mạng lưới hợp tác quân sự bền vững. ”Singapore nằm ở trung tâm của các tuyến đường thương mại ở Châu Á. Nhiều nguồn đầu tư nước ngoài đã được đưa vào Singapore trước khi đến được các nước khác trong khu vực”, ông Lemahieu nói.
Thêm vào đó, việc Singapore sở hữu nhiều loại khí tài hiện đại và có mối quan hệ khăng khít với các nước khác trong khu vực cũng giúp nước này có lợi thế lớn. Tuy nhiên, Singapore phụ thuộc nhiều vào các hoạt động thương mại, điều đó có nghĩa là họ sẽ gặp khó khăn nếu chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ.
Trong khi đó, Triều Tiên đứng ở vị trí cuối cùng trong danh sách của viện Lowe. Giải thích về điều này, ông Lemahieu nói: “Mặc dù họ có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, song đây là một quốc gia mềm yếu và không mạnh mẽ khi xét trên các khía cạnh khác”.
Anh Tuấn (lược dịch)