TIN
TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
6 thứ bạn cần phải xóa khỏi Facebook ngay lập tức
Nếu không muốn trở thành mục tiêu của tội phạm mạng, người dùng cần phải xóa những thứ sau đây khỏi Facebook ngay lập tức.
1. Số điện thoại
Nhiều người thường sử dụng email hoặc số điện thoại cá nhân để kích hoạt tính năng xác thực hai lớp và xác minh tài khoản. Tuy nhiên, người dùng không nên công khai (public) số điện thoại để tránh bị người khác đánh cắp và bán dữ liệu cho bên thứ ba.
Để hạn chế tình trạng trên, bạn hãy truy cập vào trang Facebook cá nhân, nhấn vào mục About (giới thiệu) > Mobile Phones (số điện thoại) > Edit (chỉnh sửa), sau đó thiết lập lại thành Only Me (chỉ mình tôi).
Xem thêm: 3 cách để tắt các tính năng phiền phức trên Messenger - Tính năng Chat Heads cho phép người dùng trả lời nhanh các tin nhắn của bạn bè mà không cần phải mở ứng dụng, tuy nhiên, đôi khi nó cũng gây ra nhiều điều phiền toái không đáng có.
2. Xóa những hình ảnh không thân thiện
Nếu không muốn mất điểm trong mắt người khác, bạn không nên đăng tải những bức ảnh xay xỉn, nôn mửa hoặc gây ám ảnh… bởi điều này đôi khi có thể khiến bạn bị mất việc. Thay vào đó, chúng ta nên đăng những hình ảnh vui vẻ, hài hước để thu hút người khác.
Tốt hơn hết là bạn hãy xóa chúng khỏi Facebook hoặc truy cập vào phần Settings (cài đặt) > Privacy (quyền riêng tư) > Who can see my stuff (ai có thể xem nội dung của tôi?) và thiết lập lại.
3. Ngày sinh của bạn
Khi thêm thông tin ngày sinh vào hồ sơ trên Facebook, bạn sẽ nhận được rất nhiều lời chúc mừng sinh nhật từ bạn bè, người thân… Tuy nhiên, kẻ gian có thể thu thập những thông tin này để giả mạo và lừa đảo bạn bè của bạn.
Để vô hiệu hóa, người dùng hãy truy cập vào trang Facebook cá nhân, chọn About (giới thiệu) và chỉnh sửa thông tin ngày tháng năm sinh về chế độ Only me (chỉ mình tôi) hoặc xóa hoàn toàn khỏi Facebook.
4. Vị trí của bạn
Nhiều người thường có thói quen chia sẻ địa điểm hiện tại với bạn bè trên Facebook, tuy nhiên, việc này sẽ khiến tội phạm mạng nắm được đường đi và thời gian biểu của bạn, từ đó lên kế hoạch xâm nhập hoặc thực hiện các ý đồ xấu. Do đó, người dùng nên hạn chế chia sẻ vị trí lên Facebook, đặc biệt là trường học của con trẻ, địa chỉ nhà… hoặc những lần đi du lịch.
5. Phàn nàn cấp trên trên Facebook
Đã có không ít người bị mất việc vì trình bày quan điểm hoặc phàn nàn về cấp trên trên Facebook. Mạng xã hội là nơi để kết nối, giữ liên lạc và mở rộng quan hệ với bạn bè, tuy nhiên, việc nói xấu cấp trên hoặc đồng nghiệp trên Facebook là điều không nên, điều này sẽ khiến người khác có cái nhìn không thiện cảm với bạn, nếu được, hãy trao đổi trực tiếp với họ để giải tỏa thắc mắc.
6. Kiểm soát các bài viết bị gắn thẻ
Nếu không kiểm soát việc này, đôi khi bạn sẽ bị người khác tag tên (gắn thẻ) vào những hình ảnh, video, bài viết có nội dung không phù hợp.
Để hạn chế tình trạng trên, người dùng hãy truy cập vào Settings (cài đặt) > Timeline and Tagging (dòng thời gian và gắn thẻ), sau đó chuyển hai mục Who can add things to my Timeline? (ai có thể thêm nội dung vào dòng thời gian của tôi?) thành Only me (chỉ mình tôi) và How can I manage tags people add and tagging suggestions? (làm cách nào để quản lý các thẻ mọi người thêm và đề xuất gắn thẻ?) thành On (bật).
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.
|
|
|
|
|
|
China's president offers US possible trade concessions
FILE - In this March 29, 2018, file photo, Chinese President Xi Jinping reviews an honor guard during a welcome ceremony at the Great Hall of the People in Beijing. Xi has promised to cut China's auto import tariffs and ease restrictions on foreign ownership in its auto industry amid an escalating tariff spat with Washington, in a speech Tuesday, April 10, 2018 at a business conference. (AP Photo/Mark Schiefelbein, File)
BEIJING (AP) — President Xi Jinping promised Tuesday to cut China's auto tariffs and improve intellectual property protection in possible concessions aimed at defusing a worsening dispute with Washington over trade and technology that investors worry could set back the global economic recovery.
Speaking at a business conference, Xi made no direct mention of his American counterpart, Donald Trump, or the dispute. He promised progress on areas that are U.S. priorities including opening China's banking industry and boosting imports but didn't address key irritants for Washington such as a requirement for foreign companies to work through joint ventures that require them to give technology to potential local competitors.
Private sector analysts saw Xi's speech as an overture to help end the biggest trade dispute since World War II. It has fueled fears the global economic recovery might be set back if other governments are prompted to raise their own import barriers.
Xi tried to position China as a defender of free trade and cooperation, despite its status as the most-closed major economy, in response to Trump's "America first" calls for import restrictions and trade deals that are more favorable to the United States.
"China's door of opening up will not be closed and will only open wider," said Xi at the Boao Forum for Asia on the southern island of Hainan.
Xi said Beijing will "significantly lower" tariffs on auto imports this year and ease restrictions on foreign ownership in the auto industry "as soon as possible."
Trump has threatened to raise tariffs on Chinese goods worth $50 billion in response to complaints Beijing pressures foreign companies to hand over technology in violation of its World Trade Organization market-opening commitments. Beijing fired back with its own $50 billion list of U.S. goods for possible retaliation.
The Chinese leader promised to encourage "normal technological exchange" and to "protect the lawful ownership rights of foreign enterprises."
"President Xi's speech could create a very good platform to launch U.S.-China dialogue at the WTO to find a deal on intellectual property rights," said economist Rajiv Biswas of IHS Markit in a report. "This would be a victory for the world trading system and an important step away from the abyss of rising global protectionism."
The dispute is likely to end "with a concession from China," said Larry Hu of Macquarie Group in a report.
Singapore Prime Minister Lee Hsien Loong, speaking at the Boao event, welcomed Xi's promises on finance, investment, intellectual property and auto imports.
"We look forward to seeing these strategies elaborated, implemented and bearing fruit," said Lee, according to a transcript issued by his office.
Also Tuesday, China filed a WTO challenge against Trump's earlier tariff hike on steel and aluminum in a separate dispute.
Beijing, which has issued a $3 billion list of U.S. goods including pork and apples for possible retaliation, requested 60 days of consultations as a first step. If that fails, the Chinese government can ask for a ruling from a WTO panel of experts.
Chinese officials deny foreign companies are compelled to hand over technology, but business groups say joint venture and licensing rules make that unavoidable. The United States filed a WTO complaint last month accusing Beijing of violating its trade pledges by imposing unfair contract terms and allowing companies to use foreign-owned technology after licensing periods expire.
Foreign companies complain Beijing is squeezing them out of promising parts of the state-dominated economy to promote the ruling Communist Party's plans to create Chinese global competitors in fields including robotics, electric cars and pharmaceuticals.
Xi gave no details on how those conditions might change, leaving it unclear whether that might mollify Washington.
Easing rules that limit global automakers to owning no more than 50 percent of a joint venture with a Chinese partner might help to address Trump's complaints about technology as well as giving them more flexibility in their biggest global market.
Jake Parker, the vice president for China of the U.S.-China Business Council, which represents companies that deal with China, welcomed Xi's announcement but expressed hope for additional steps such as ending requirements for joint ventures and technology licensing.
"Ultimately, U.S. industry will be looking for implementation of long-stalled economic reforms, but actions to date have greatly undermined the optimism of the U.S. business community," Parker said in an email.
Xi repeated pledges to open China's finance industries to foreign investors but gave no additional details.
Chinese regulators announced that intention in November, just after Trump ended a high-profile visit to Beijing, but gave no timeline or details. Business groups welcomed the commitment but said breaking into China's state-dominated financial industries would be hard for new competitors and Beijing might impose restrictions that would make such an effort unprofitable.
The biggest beneficiaries of a cut in China's 25 percent tariff on most auto imports will be the small number of automakers such as electric car brand Tesla that have no factory in China. Other automakers such as General Motors and Volkswagen that assemble vehicles in China with local partners could offer additional models.
More broadly, Xi repeated official promises to expand imports and to narrow China's trade surplus, another irritant for Washington. China reported a global trade surplus of $423 billion last year — about two-thirds of that with the United States.
"China does not seek a trade surplus," said Xi to an audience of Chinese and foreign businesspeople. "We have a genuine desire to increase imports and achieve a greater balance of international payments."
The president promised to make faster progress toward joining the WTO's Government Procurement Agreement, which extends the WTO's free-trading principles to purchases by governments. That can make a significant difference in developing countries, where the government often accounts for most sales of computer software, medical equipment and other high-value goods.
The bulk of Xi's 40-minute speech was devoted to China's vision for economic development and its global role following a ruling party congress in October that confirmed him as the most dominant Chinese leader since at least the 1980s.
Xi sounded a conciliatory note toward neighbors with which Beijing has territorial disputes, saying China wants to pursue peaceful cooperative development.
"We will not bully our neighbors," the president said.
"Cold war thinking and zero-sum games are increasingly obsolete," he said. "Arrogance or self-righteousness can only bump into walls at every turn."
Tại Diễn đàn Bác Ngao, Tập Cận Bình hứa mở cửa nền kinh tế Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Bác Ngao, ngày 10/04/2018.Mandatory credit Kyodo/via REUTERS
Chủ tịch Tập Cận Bình hứa mở cửa hơn nữa nền kinh tế Trung Quốc. Phát biểu trong phiên khai mạc Diễn Đàn Châu Á Bác Ngao (Boao Forum for Asia) ngày 10/04/2018, ông Tập Cận Bình cũng cam kết hạ mức thuế ngay trong năm nay đối với một số mặt hàng, trong đó có xe hơi, và lên án « tâm lý chiến tranh lạnh ».
Diễn ra trong hai ngày 10 và 11/04/2018 tại tỉnh Hải Nam, Diễn Đàn Châu Á Bác Ngao (Boao Forum for Asia), thường được coi là một « Davos châu Á », hàng năm quy tụ các nhà lãnh đạo trên thế giới để bàn về kinh tế trên lục địa.
Thông tín viên RFI Angélique Forget tường trình từ Thượng Hải :
Nụ cười ẩn trên khoé môi cùng với dáng dấp của một người hiền từ, như không có chuyện gì xảy ra, nhưng ông Tập Cận Bình vừa mới tấn công ông Donald Trump.
Không hề nhắc đến tên tổng thống Mỹ, cũng chẳng nêu đích danh Hoa Kỳ, nhưng chủ tịch Trung Quốc làm người nghe liên tưởng ngay đến cuộc chiến thương mại đang gặm nhấm Bắc Kinh và Washington.
Ông phát biểu : Trong một thế giới khát khao hòa bình và phát triển, tâm lý chiến tranh lạnh sẽ không có lợi.
Và như để chễ giễu tổng thống Mỹ, ông Tập Cận Bình thông báo sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với xe hơi, cũng như nhiều sản phẩm khác. Ông khẳng định : Trung Quốc muốn nhập khẩu nhiều hơn.
Đối mặt với chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ, chủ tịch Trung Quốc muốn chơi lá bài mở cửa. Vì ông Tập có vẻ lo lắng là những lời đe dọa của Mỹ đánh thuế hàng nhập khẩu Trung Quốc có thể gây bất ổn cho nền kinh tế nước này.
Giống như ở Diễn đàn kinh tế thế giới Davos cách đây hơn một năm, để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình lại thể hiện là « người ca ngợi tự do mậu dịch » .
Thương mại: TT Mỹ tin tưởng sẽ đạt thỏa thuận với Bắc Kinh
Tổng thống Mỹ Donald Trump (P) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, 9/11/2017.REUTERS/Thomas Peter
Tổng thống Mỹ Donald Trump vào hôm qua, 08/04/2018, cho biết là ông tin tưởng sẽ « tìm được một thỏa thuận » với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp thương mại kéo dài một tháng nay. Donald Trump đồng thời khẳng định trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ông và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn là « bạn ».
Trong một tin nhắn Twitter, tổng thống Mỹ cho rằng : « Trung Quốc sẽ bỏ hàng rào thuế quan, vì đó là điều đúng đắn phải làm. Chính sách thuế sẽ trở nên có đi có lại và sẽ có thỏa thuận về sở hữu trí tuệ ». Ông Trump hứa hẹn một « tương lai huy hoàng cho hai nước ».
Tổng thống Mỹ còn nhắc lại rằng : « Cho dù chuyện gì xẩy ra trong cuộc tranh chấp thương mại, chủ tịch Tập Cận Bình và tôi vẫn là những người bạn ».
Cũng hôm qua, cố vấn thương mại của tổng thống Mỹ, Larry Kudlow, cũng có giọng điệu trấn an. Trả lời đài Fox News, ông cho biết là phía Mỹ vẫn « liên lạc thường xuyên với phía Bắc Kinh », và ông hy vọng là « hai bên sẽ tiến hành thảo luận và phía Trung Quốc sẽ thảo luận nghiêm túc trong hai tháng tới đây. »
Trong khi đó, tại Bắc Kinh, trong buổi họp báo thường kỳ hôm nay, 09/04, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã cảnh cáo rằng Trung Quốc không thể đàm phán thương mại song phương với Mỹ trong tình hình căng thẳng hiện nay. Đối với Trung Quốc, những biện pháp mà chính quyền Mỹ đề ra gây lo ngại cho cả cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc: Không biết Mỹ đang giả bộ với ai, không đàm phán gì hết
S.M | 10/04/2018 11:43
Trung Quốc hôm 9.4 lên tiếng sẽ mạnh mẽ đáp trả việc chính phủ Mỹ dọa áp thuế suất nhập khẩu hàng tỷ đôla lên hàng hóa Trung Quốc, cho rằng, Washington gây ra căng thẳng thương mại, và tuyên bố không thể đàm phán trong "tình hình hiện tại".
"Trong tình hình hiện nay, cả hai bên thậm chí không thể đàm phán về những vấn đề này. Mỹ một mặt đe dọa trừng phạt, mặt khác nói rằng họ sẵn sàng đàm phán. Tôi không biết Mỹ đang giả bộ như vậy với ai" - Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong cuộc họp báo thường kỳ.
Phát ngôn viên này nói thêm, những tranh chấp thương mại giữa hai nước "hoàn toàn là sự khiêu khích của Mỹ".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu nhận định này sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 8.4 dự báo Trung Quốc sẽ gỡ bỏ các rào cản thương mại và bày tỏ sự lạc quan rằng hai bên có thể giải quyết vấn đề thương mại thông qua đàm phán.
Theo một thông cáo của hội đồng nhà nước hôm 9.4, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố một cuộc chiến tranh thương mại đơn phương sẽ không chỉ gây tổn hại đến lợi ích song phương mà còn gây tổn hại đến lợi ích chung của thế giới.
Ông Lý Khắc Cường nói với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres trong một cuộc họp ở Bắc Kinh hôm 8.4 rằng, giữa lúc kinh tế toàn cầu đang tồn tại những bất ổn, chúng ta cần phải chống lại chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Ông Lý Khắc Cường nói thêm, việc chủ nghĩa đa phương đối đầu với chủ nghĩa đơn phương sẽ đe doạ hòa bình và ổn định toàn cầu.
Trong khi đó, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Tiền Khắc Minh phát biểu tại Diễn đàn Châu Á Bác Ngao ở tỉnh Hải Nam rằng Bắc Kinh không muốn tham gia một cuộc chiến tranh thương mại, nhưng không hề sợ hãi trước một cuộc chiến như vậy.
Ngày 9.4, hãng tin Bloomberg cho biết Trung Quốc đang cân nhắc giảm dần giá trị đồng nhân dân tệ như một cách để đối phó với tình hình căng thẳng thương mại đang gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ.
Ông Trump đang trong cảnh ‘tứ bề thọ địch’?
Ngọc Như | 10/04/2018 16:00
Ông Trump luôn ra sức làm chủ sân khấu trung tâm nhưng giờ đây dường như ông đang rơi vào tình thế “tứ bề thọ địch” cả trong lẫn ngoài nước.
Căng sức trên mặt trận đối ngoại
Một tuần sóng gió mới mở ra với Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay từ ngày 9-4 khi các quan chức cấp cao của Mỹ nhóm họp dưới sự chỉ đạo của tân Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton để thảo luận cách thức phản ứng vụ tấn công hóa học hôm 7-4 ở thị trấn Douma, vùng Đông Ghouta, Syria khiến ít nhất 80 người thiệt mạng, theo CNN.
Tổng thống Trump ngay lập tức quy trách nhiệm vụ tấn công hóa học nhằm vào dân thường này cho chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad đứng sau. Điều này khiến dư luận sục sôi khả năng Mỹ tung ra hành động quân sự mới đối với Syria tương tự sự kiện ngày 7-4 năm ngoái. Trong vụ việc ở Syria, ông chủ Nhà Trắng khiến nhiều người bất ngờ khi hôm 8-4 thẳng thừng nêu tên Tổng thống Nga Putin và nhắc đến trách nhiệm của Moscow.
Càng làm căng thẳng dâng cao, đài truyền hình nhà nước Syria đưa tin một vụ tấn công tên lửa đã diễn ra tại căn cứ không quân T4 ở tỉnh Homs nước này vào sáng sớm 9-4 và nêu khả năng Mỹ là tác giả. Lầu Năm Góc sau đó phủ nhận trách nhiệm, còn Bộ Quốc phòng Nga khẳng định Israel đứng sau vụ nã tên lửa.
Tiếp tục vướng rắc rối với nước ngoài, ông chủ Nhà Trắng đẩy Mỹ đến đỉnh cao một cuộc chiến thương mại toàn diện với Trung Quốc khi hai bên thông báo áp đặt thuế vào mặt hàng nhập khẩu của nhau. Trong những tuần gần đây, cả hai quốc gia không có dấu hiệu cho thấy sẽ lùi bước trong cuộc so găng được dự báo là khốc liệt. Sau khi Tổng thống Trump tuyên bố hồi tháng 3 trên Twitter đầy tự tin rằng “Chiến tranh thương mại là điều tốt và dễ thắng”, Trung Quốc đã đáp trả lại vài ngày sau bằng thông báo: “Trung Quốc sẽ chiến đấu tới cùng để bảo vệ lợi ích hợp pháp bằng mọi biện pháp cần thiết”.
Ông Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin bắt tay tại sự kiện APEC năm 2017 ở Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: GETTY
Sóng gió tại Washington
Ở trong nước, Nhà Trắng dưới sự lãnh đạo của ông Trump cũng gặp không ít sóng gió. Ông Mike Pompeo - Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương (CIA), người vừa được Tổng thống Trump chọn làm Ngoại trưởng, dự kiến sẽ trải qua phiên điều trần khắc nghiệt với những chất vấn hóc búa từ phía các thành viên đảng Dân chủ vào ngày 12-4 tới để được phê chuẩn.
Tổng thống Trump tuần trước ra quyết định điều lực lượng cảnh vệ quốc gia tới biên giới Tây Nam để phản ứng với những gì mà giới phê bình gọi là một cuộc khủng hoảng không tồn tại. Điều này đang khiến chính sách nhập cư của Mỹ bị phân cực và nhiều khả năng vấn đề còn chuyển biến xấu hơn nữa trong những ngày sắp tới.
Sự xáo trộn nhân sự liên tục cùng bầu không khí bất hòa trong nội bộ chính quyền Mỹ cũng trở nên căng thẳng. Mới đây nhất, phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Michael Anton đã từ bỏ chức vụ vào tối 8-4 sau hơn một năm phục vụ, ngay trước khi ông Bolton nhậm chức.
Giám đốc Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) Scott Pruitt cũng đang lâm vào tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” sau một chuỗi bê bối tiếp nối. Ông Pruitt đang bị chỉ trích vì sử dụng một đội vệ sĩ bảo vệ ông 24/7 đắt đỏ và dùng máy bay tư nhân tốn kém cho các chuyến công tác thay vì máy bay thương mại. Dù được Tổng thống Trump bênh vực là “Giám đốc Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Mỹ làm việc rất tốt”, không có gì đảm bảo hết tuần này ông Pruitt vẫn bám trụ nổi chức vụ trước sức ép của dư luận.
Đám mây mang tên "Nga can thiệp bầu cử Mỹ" bao phủ mỗi ngày kể từ khi ông Trump lên nắm quyền và đám mây này khả năng ngày càng dày đặc trong tuần này. Sự hiện diện của Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg ở Đồi Capitol ngày 19-4 càng tăng thêm nguy cơ làm hồi sinh hoài nghi về sự can thiệp của Moscow vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Facebook đang vướng vào vụ bê bối rò rỉ thông tin hàng triệu người dùng tại Mỹ mà bên tiếp cận kho dữ liệu "đi lạc" này đã khai thác để nhắm vào kỳ bầu cử cuối năm 2016.
FBI lục soát văn phòng và nhà riêng luật sư riêng Tổng thống Mỹ
Truyền thông Mỹ đưa tin, rạng sáng 10/4 theo giờ Việt Nam, Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã tiến hành lục soát văn phòng và nhà riêng của ông Michael Cohen - luật sư riêng của Tổng thống Mỹ, đồng thời tịch thu một số tài liệu để phục vụ điều tra.
Thông tin này đã được luật sư của ông Cohen xác nhận.
Trong một thông báo, luật sư của ông Cohen cho biết đã được các công tố viên liên bang cho hay hành động lần này được thực hiện theo yêu cầu của Văn phòng Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller.
Tuy nhiên, thông báo cũng chỉ trích quyết định tiến hành điều tra với lệnh lục soát của Văn phòng Chưởng lý New York là hoàn toàn không thích hợp và không cần thiết.
Theo thông báo, ông Cohen đã rất hợp tác khi nộp hàng nghìn tài liệu cho các nhà điều tra quốc hội trong cuộc điều tra riêng về cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ hồi năm 2016.
Hiện cá nhân ông Cohen và người phát ngôn Công tố viên Đặc biệt Mueller đều không bình luận về động thái mới nhất này.Theo một số nguồn tin, nhà riêng của ông Cohen cũng đã bị lục soát. Tờ New York Times cho hay, tại văn phòng của ông Cohen, FBI đã tịch thu tài liệu thuế, hồ sơ kinh doanh cũng như truy cập nội dung nhiều thư điện tử.
Trong phản ứng đầu tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi vụ lục soát này là "đáng xấu hổ."
Hiện Công tố viên Đặc biệt Mueller đang tiến hành điều tra những cáo buộc rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm 2016 và điều tra khả năng có sự cấu kết giữa Nga và êkíp tranh cử của ông Trump.
Đến nay Nga vẫn bác bỏ mọi cáo buộc liên quan, trong khi Tổng thống Trump và Nhà Trắng cũng nhiều lần khẳng định không có sự cấu kết nào./.
Mỹ : Nhân vật “Diều hâu” Bolton nhậm chức cố vấn an ninh quốc gia
John Bolton (ảnh chụp ngày 24/02/2017 ở Oxon Hill).REUTERS/Joshua Roberts
Kể từ hôm nay 09/04/2018, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc John Bolton, 69 tuổi, đã chính thức nhậm chức cố vấn an ninh quốc gia cho tổng thống Donald Trump.
Ông John Bolton là nhân vật thứ ba được cử vào chức vụ trọng yếu này, từ ngày Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ, thay vào chỗ của tướng McMaster, và trước đó là ông Michael Flynn.
Xuất thân từ một gia đình khiêm tốn, từng được đào tạo thành luật sư, ông Bolton đã lần lượt phục vụ dưới thời ba cựu tổng thống đảng Cộng Hòa Ronald Reagan và hai cha con George Bush. Ông cũng từng làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc trong một thời gian ngắn.
Trong vai trò cố vấn an ninh quốc gia, ông Bolton sẽ là người báo cáo về các vấn đề quốc phòng và đối ngoại lên tổng thống. Tại Washington, hiện có nhiều người đang lo ngại về những gì mà ông có thể rót vào tai tổng thống Trump.
Là một người chủ trương tung ra chiến dịch đánh phủ đầu, ông tuyên bố ủng hộ việc can thiệp quân sự vào Bắc Triều Tiên cũng như rút nước Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
John Bolton cũng căm ghét chủ nghĩa đa phương. Khẩu hiệu của tổng thống Donald Trump « Nước Mỹ trước đã » rất hợp với ông. Và đối với nhân vật « chủ chiến » này, chủ quyền của Hoa Kỳ nhất thiết phải được củng cố bằng sức mạnh quân sự.
Với một nhân vật nổi tiếng là « diều hâu » ở một vị trí then chốt, câu hỏi được đặt ra là liệu chính quyền Trump có thay đổi chiến lược trên các vấn đề quốc tế nóng bỏng hay không.
Syria trở thành đấu trường để các cường quốc “dàn xếp tỷ số”?
Hơn bao giờ hết, Syria đang đứng trước nguy cơ trở thành một đấu trường để các cường quốc “dàn xếp tỷ số”.
Viễn cảnh Mỹ tấn công Syria trả đũa cho một cuộc tấn công bị cho là sử dụng vũ khí hóa học cùng với cuộc tấn công bằng tên lửa mà Nga và Syria cáo buộc Israel là thủ phạm, nhằm vào một căn cứ không quân trên lãnh thổ Syria làm nhân viên quân sự của Iran thiệt mạng đã thổi bùng nguy cơ xung đột leo thang lên cấp độ nguy hiểm.
Chiến tranh vẫn tiếp tục gieo rắc đau khổ cho người dân Syria. Ảnh: Vice.
Hơn bao giờ hết, Syria đang đứng trước nguy cơ trở thành một đấu trường để các cường quốc “dàn xếp tỷ số”.
“Hết giờ” để Mỹ can thiệp
Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/4 đã cảnh báo rằng Tổng thống Syria Bashar Al-Assad sẽ phải trả cái giá đắt nhất cho việc quân đội nước này sử dụng vũ khí hóa học, các nhà phân tích đã đặt câu hỏi liệu những cuộc tấn công của Mỹ có ảnh hưởng đến diễn biến trên chiến trường và ngăn cản quân Chính phủ Syria tiếp tục giành thêm lợi thế trước lực lượng đối lập?
Hôm 9/4, quân nổi dậy Syria bắt đầu sơ tán khỏi khu vực ngoại ô Damascus – nơi từng xảy ra các cuộc tấn công bị cho sử dụng khí độc. Động thái này diễn ra sau khi lực lượng nổi dậy đồng ý với thỏa thuận đầu hàng, qua đó quân Chính phủ khôi phục quyền kiểm soát khu vực này lần đầu tiên sau 6 năm.
Chuyên gia Emile Hokayem thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế nhận định, các cuộc tấn công của Mỹ (nếu xảy ra) sẽ không làm thay đổi quỹ đạo hiện nay của lực lượng Assad mà thậm chí có thể làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
“Có thể có một cuộc tấn công diện hẹp làm cho Mỹ tự thỏa mãn nhưng nếu không có quan điểm vĩ mô hơn hoặc chiến lược rộng lớn hơn cho toàn bộ cuộc xung đột ở Syria thì những đòn đánh của Mỹ chẳng khác nào ‘đổ thêm dầu vào lửa’ mà không đạt được bất kỳ mục tiêu nào”, ông Hokayem nói.
Chuyên gia Hokayem nói thêm: “Thời gian để can thiệp đã qua”.
Nấc thang căng thẳng mới
Xung đột Syria đứng trước nấc thang căng thẳng mới khi hai chiếc máy bay chiến đấu được cho là của Israel đã tấn công căn cứ không quân T-4 ở tỉnh Homs của Syria sáng sớm 9/4.
Một chiếc máy bay chiến đấu F-15 của Israel. Ảnh: Reuters.
Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, “Trong khoảng thời gian từ 3h25 đến 3h53 sáng 9/4 (theo giờ Moscow), hai chiếc máy bay F-15 của Lực lượng Không quân Israel đã tiến hành một cuộc không kích trong đó có sử dụng tên lửa hành trình nhằm vào căn cứ không quân T-4 của Syria từ lãnh thổ Lebanon mà không đi vào không phận Syria”.
5 trong số 8 quả tên lửa từ máy bay F-15 của Israel đã bị Lực lượng không quân Syria đánh chặn. 3 quả tên lửa còn lại đã trúng sườn phía tây của căn cứ không quân T-4. Không có cố vấn quân sự nào của Nga bị thương trong vụ tấn công căn cứ này. Trong khi đó, hãng thông tấn Fars của Iran cho hay, có 4 người Iran nằm trong số 14 người thiệt mạng trong vụ việc này.
Israel cho đến nay không thừa nhận thực hiện vụ không kích này.
Ở Washington, Tổng thống Trump cho biết đội ngũ của ông vẫn đang tranh cãi về biện pháp trừng phạt Syria vì sử dụng vũ khí hóa học trong vụ tấn công ở thị trấn Douma – thành trì chính trị cuối cùng của phe nổi dậy ở ngoại ô Đông Ghouta hôm 7/4.
Nga và Syria đã phủ nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học trong vụ tấn công này.
Đông Ghouta là khu vực quan trọng cuối cùng ở vùng lân cận thủ đô mà lực lượng nổi dậy kiểm soát và chiến thắng của lực lượng Chính phủ Syria ở đây rõ ràng là một cột mốc quan trọng trong bước tiến của ông Assad trong việc đánh bại các đối thủ trên chiến trường.
Đồng thời, Tổng thống Mỹ Trump hồi tuần trước tuyên bố rằng ông muốn rút quân ra khỏi vùng Đông Bắc Syria. Theo ông Faysal Itani, chuyên gia tại Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington, điều này làm suy yếu các tác động của một cuộc tấn công nếu xảy ra vào thời điểm này và nó không thể làm chậm bước tiến của quân đội Syria.
Các nước lớn và toan tính trước tình hình mới ở Syria
Giới phân tích chỉ ra rằng, nếu Mỹ tiến hành một cuộc tấn công ở quy mô tương tự như đợt dội tên lửa Tomahawk hồi tháng 4/2017 để trả đũa cuộc tấn công bị cho là sử dụng chất độc thần kinh sarin làm nhiều dân thường thiệt mạng ở thị trấn Khan Sheikhoun, miền bắc Syria, sẽ không tạo ra sự khác biệt. Nếu tiến hành một cuộc tấn công lớn hơn, Mỹ lại có thể vướng vào nguy cơ đối đầu với Nga và Iran.
Ông Itani nói rằng, lực lượng Mỹ với chỉ vỏn vẹn 2.000 quân triển khai ở đông bắc Syria cùng với các tay súng người Kurd đặc biệt dễ bị tổn thương nếu phải hứng chịu đòn tấn công trả thù từ Iran và Syria. Iran cũng có thể gây cản trở cho Mỹ ở Iraq. Đương nhiên, chính quyền Trump không muốn vướng vào khó khăn có thể phát sinh như vậy.
Trong một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga được đưa ra hôm 8/4, Moscow cũng đã cảnh báo các cuộc tấn công của Mỹ ở Syria sẽ có “hậu quả nghiêm trọng”.
Nhà phân tích người Nga Vladimir Frolov cho rằng, Tổng thống Putin có thể nắm bắt các cuộc không kích của Mỹ như là một cơ hội để thúc đẩy đối đầu và buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán.
“Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba có thể là khuôn mẫu mà ông Putin đang muốn hướng đến lúc này. Trước tiên là xảy ra xung đột quân sự, sau đó kêu gọi ông Trump gặp thượng đỉnh để giảm căng thẳng. Nga muốn Mỹ rút khỏi Syria càng sớm càng tốt, vì vậy nếu xung đột xảy ra và Trump quyết định rút quân thì ông Putin sẽ có được thắng lợi kép”.
Theo chuyên gia phân tích Michael Horowitz của Le Beck International - chuyên về tư vấn địa chính trị và an ninh trên đất liền, Israel đã nhiều lần bày tỏ mối quan ngại về sự hiện diện của quân đội Iran ở Syria và Chính quyền Benjamin Netanyahu có thể coi những lời đe dọa của ông Trump hôm 8/4 là một cơ hội.
“Thời điểm không kích không phải là ngẫu nhiên”, ông Horowitz nói. “Bằng việc không kích lực lượng của Assad và đồng minh của ông ta [Iran-ND] chỉ một ngày sau khi Trump cảnh báo họ về mức giá phải trả… Israel sẽ giảm thiểu nguy cơ phản ứng của Iran”.
Horowitz nói thêm: “Israel đã cố gắng thuyết phục Washington chấp nhận một chiến lược chủ động hơn chống Iran ở Syria và chắc chắn sẽ nhìn thấy những lời hùng biện của Trump sau vụ tấn công hóa học như là một cơ hội”.
Nga và Syria luôn phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến các vụ tấn công sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến tranh kéo dài hơn 7 năm qua ở Syria và trong trường hợp này, họ cáo buộc phiến quân tạo ra một sự kiện giả để kích hoạt sự can thiệp của Mỹ.
Khu vực Đông Ghouta nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy trong 6 năm và bị quân Chính phủ bao vây trong gần 5 năm qua. Điều này làm cho việc kiểm tra độc lập các cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học là điều không thể.
Ngoại ô thủ đô Damascus gồm cụm các thị trấn nông thôn và làng mạc là một trong những trung tâm của cuộc nổi dậy năm 2011 chống lại Tổng thống Syria Bashar Al-Assad và đây cũng chính là nơi xảy ra một cuộc tấn công bằng khí độc thần kinh sarin năm 2013 làm 1.400 người thiệt mạng.
Theo Hùng Cường
Không kích căn cứ quân đội Syria, Israel chính thức khiêu chiến với Nga?
Ngày đăng : 13:00 - 10/04/2018
Chuyên gia Nga nhận định, vụ không kích của Israel nhằm vào căn cứ không quân của Syria hôm 9/4 là một sai lầm chiến lược và đẩy Israel vào thế khó có thể giải thích với Nga do hành động này bị xem là nhằm hỗ trợ quân khủng bố ở Syria.
“Theo tôi, Israel đã mắc một sai lầm chiến lược khi trở thành kẻ gây chiến thay Mỹ. Hành động của Israel cũng đặt ra mối quan ngại cho quan hệ Nga – Israel. Căn cứ T-4 bị không quân Israel tấn công là nơi hoạt động của hàng loạt máy bay Nga như trực thăng Mi-8, Ka-52. Đây cũng là nơi các phi công và quân nhân Nga đóng quân”, ông Vyacheslav Matuzov, chuyên gia khoa học chính trị chia sẻ với RT.
Chiến đấu cơ F-15 của không quân Israel. |
Cũng theo ông Matuzov, việc quân đội Israel không phủ nhận là thủ phạm tấn công căn cứ T-4 của quân đội Syria ở tỉnh Homs nhưng lại từ chối đưa ra lời bình luận cho thấy, “Israel đã thừa nhận là thủ phạm”.
Hôm 9/4, Bộ Quốc phòng Nga cho hay, 2 chiến đấu cơ F-15 của Israel đã tấn công căn cứ T-4. Các chiến đấu cơ của Israel đã phóng 8 tên lửa và 3 trong số này lọt qua được hệ thống phòng không của Syria sau đó rơi xuống khu vực đường băng của căn cứ T-4. Vụ tấn công được thực hiện từ không phận Lebanon.
Ông Matuzov nhấn mạnh dù thực tế, không có quân nhân hay vũ khí của Nga bị thiệt hại trong vụ tấn công trên nhưng “tình hình không hề dễ dàng với Israel bởi với một tấn công quy mô như hôm 9/4 thì mọi chuyện đều có thể xảy ra”.
“Hiện tại, cơ chế tham vấn ngoại giao và quân sự truyền thống giữa Nga và Israel đã được vận hành. Tôi nghĩ thật khó cho Israel có thể lý giải cho hành động khiêu chiến của mình. Quân đội Syria đang chiến đấu chống khủng bố song hành động của Israel lại bị xem là hỗ trợ khủng bố, lực lượng đang dần bị tiêu diệt hoàn toàn ở khu vực Đông Ghouta”, chuyên gia Nga nói.
Theo ông Matuzov, việc Israel quan tâm tới cuộc chiến ở Syria cho thấy, quốc gia này muốn ngăn chặn việc Iran, đồng minh thân thiết của Tổng thống Bashar Assad, mở rộng tầm ảnh hưởng địa chính trị.
Ngoài ra, không kích không phải là con đường duy nhất cho thấy sự can thiệp của Israel ở Syria. Bởi “các lực lượng người Kurd ở phía đông sông Euphrates đang tái tập hợp lực lượng và nhận được sự hỗ trợ từ quân đội Israel cũng như Mỹ”, ông Matuzov phân tích.
Trong khi đó, các nhà hoạt động chống chính phủ Syria bao gồm tổ chức Mũ bảo hiểm trắng cáo buộc quân đội Syria đã dùng vũ khí hóa học tấn công dân thường ở thị trấn Douma thuộc Đông Ghouta khiến hơn 70 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương hôm 7/4.
Phía Nga và quân đội Syria khẳng định, đây là thông tin bịa đặt nhằm tạo cơ hội cho phương Tây can thiệp quân sự ở Syria. Moscow cũng cảnh báo bất cứ vụ tấn công quân sự nào nhằm vào Syria cũng “không thể chấp nhận được và dẫn tới những hậu quả khủng khiếp”.
Tổng thống Trump có thể “vượt mặt” Quốc hội ra lệnh tấn công Syria?
Việc Tổng thống Donald Trump đưa ra những cảnh báo cứng rắn sau khi cáo buộc chính quyền Syria đứng sau vụ tấn công hóa học khiến hàng chục người thiệt mạng, nhiều người hoài nghi liệu nhà lãnh đạo Mỹ có thể phát lệnh tấn công Syria mà không cần thông qua Quốc hội như cách ông từng làm cách đây 1 năm hay không.
Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp nội các hôm 9/4, Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ sớm đưa ra quyết định quan trọng trong vòng từ 24-48 giờ tới về phản ứng của Mỹ đối với Syria sau vụ tấn công nghi bằng vũ khí hóa học tại thị trấn Douma, Đông Ghouta, Syria khiến ít nhất 70 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Trước đó, nhà lãnh đạo Mỹ cũng cảnh báo chính quyền Syria, Nga và Iran sẽ phải “trả giá đắt” sau vụ tấn công hóa học tại Douma, song không nói rõ cụ thể đó là “giá” nào.
Giới chuyên gia vẫn đang để ngỏ một trong những biện pháp mà Tổng thống Trump có thể triển khai đối với Syria vào lúc này là tấn công quân sự. Vào tháng 4 năm ngoái, ông Trump cũng từng ra lệnh cho hai tàu khu trục USS Porter và USS Ross của Mỹ ở Địa Trung Hải phóng tổng cộng 59 tên lửa Tomahawk vào căn cứ Shayrat của Syria sau khi cáo buộc chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad gây ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học khiến ít nhất 80 người thiệt mạng.
Trong cuộc tấn công bằng tên lửa, vốn không được công bố trước, cách đây một năm nhằm vào Syria, Tổng thống Trump được cho là từng bỏ qua vai trò của Quốc hội và động thái này của ông chủ Nhà Trắng đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ các thành viên trong cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ.
Theo Huffington Post, nếu Tổng thống Trump thực sự muốn triển khai biện pháp quân sự với Syria, ông có thể tiến hành mà không cần sự phê chuẩn của Quốc hội theo yêu cầu của Hiến pháp.
Vai trò của Quốc hội
Theo Hiến pháp Mỹ, thẩm quyền của Quốc hội là thông qua bất kỳ hành động quân sự nào của nước này. Tuy nhiên vấn đề ở đây là các nghị sĩ Mỹ phần lớn bỏ qua thẩm quyền này kể từ năm 2001 khi họ phê chuẩn Luật Ủy quyền sử dụng lực lượng quân sự (AUMF), cho phép cựu Tổng thống George W. Bush tấn công bất kỳ lực lượng nào có dính líu tới tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda ở bất cứ đâu và vào bất cứ thời điểm nào. Luật này ra đời sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 và cho phép Mỹ can thiệp quân sự tại Afghanistan.
AUMF là luật không có thời hạn. Trong nhiều năm, cựu Tổng thống Barack Obama đã tìm cách kéo dài thời hạn của AUMF với lập luận rằng điều đó sẽ cho phép ông có các hành động quân sự nhằm chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) - tổ chức khủng bố được xem là một nhánh của al-Qaeda.
Như vậy, xét trong bối cảnh hiện tại, Tổng thống Trump cũng có thể phát lệnh ném bom Syria nếu ông chứng minh được rằng các mục tiêu của IS hoặc al-Qaeda đang hiện diện tại quốc gia này.
Tàu Hải quân Mỹ bắn tên lửa hành trình Tomahawk từ Địa Trung Hải vào căn cứ ở Syria (Ảnh: US Navy)
Thực chất, Quốc hội có thể phát lệnh chiến tranh, nhưng trên thực tế, cơ quan này có rất ít thẩm quyền trong việc ngăn Tổng thống Trump tự mình ra quyết định tấn công Syria nếu nhà lãnh đạo Mỹ quyết tâm muốn làm việc này. Lý do là vì Tổng thống Trump có quyền hạn của một tổng tư lệnh quân đội, và điều này sẽ cho phép ông ra quyết định tấn công Syria nếu ông cho rằng đó là cách để bảo vệ Mỹ khỏi những mối đe dọa hiện hữu.
Quốc hội có thể thông qua một đạo luật, trong đó cấm Tổng thống Trump sử dụng vũ lực đối với Syria hoặc dừng cấp ngân sách cho các hoạt động của quân đội Mỹ nếu hoạt động đó liên quan tới vấn đề Syria. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về pháp lý và an ninh, chính quyền Tổng thống Trump vẫn có quyền hành động quân sự trong vòng ít nhất 60 ngày nếu cho rằng an ninh của nước Mỹ đang bị đe dọa.
“Hiến pháp Mỹ trao quyền hạn rất lớn cho Tổng thống Mỹ để Tổng thống có thể tự ra quyết định hành động. Xét theo cả quy định của Hiến pháp cũng như trên thực tế, đã có rất nhiều tổng thống tiền nhiệm quyết định hành động quân sự sau khi họ xác định rằng an ninh quốc gia của Mỹ đang gặp nguy hiểm”, Roger Zakheim, cựu trợ lý Ủy ban Quân vụ Hạ viện, cho biết.
Mâu thuẫn từ giới lập pháp
Viễn cảnh Tổng thống Trump có thể đơn phương hành động quân sự đang vấp phải sự phản đối từ một số nhà lập pháp ở cả hai đảng. Họ cho rằng đã đến lúc cần loại bỏ luật AUMF năm 2001 và thay thế bằng luật mới với những giới hạn cụ thể hơn về quy mô, thời hạn và kinh phí của hành động quân sự. Các nghị sĩ này cho rằng luật AUMF cũ đang cho phép các Tổng thống “tự do” trong việc đưa nước Mỹ vào các cuộc chiến tranh triền miên.
Nhiều nghị sĩ đã hối thúc lãnh đạo các đảng trong nhiều năm qua để thông qua luật AUMF mới, nhưng chưa có bất kỳ tiến triển nào. Hầu hết các thành viên của Quốc hội chỉ đơn giản là không muốn tiến hành một cuộc bỏ phiếu khó khăn về thẩm quyền phát động chiến tranh.
“Mỹ chắc chắn phải phản ứng với việc sử dụng vũ khí hóa học. Tuy nhiên nếu phản ứng đó bao gồm sử dụng vũ lực quân sự, tổng thống Mỹ nên xin phép Quốc hội trước trước khi sử dụng vũ lực”, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mike Lee cho biết.
“Nếu Tổng thống Trump xem xét hành động quân sự tại Syria, ông ấy cần xin ý kiến Quốc hội trước. Quốc hội, chứ không phải Nhà Trắng, chịu trách nhiệm thảo luận và cho phép tiến hành chiến tranh. Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan cần cho phép chúng ta tham gia cuộc tranh luận trước khi cuộc xung đột này tiếp tục leo thang cao hơn”, Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Barbara Lee viết trên mạng xã hội Twitter.
“Trước khi Tổng thống Trump thậm chí nghĩ đến việc đưa Mỹ vào con đường hành động quân sự đơn phương, người dân Mỹ cần có câu trả lời. Chính quyền này đang hy vọng kết thúc điều gì? Có phải chúng ta đang chuyển từ chống IS sang chống (tổng thống) Assad”, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jim McGovern đặt câu hỏi.
Thành Đạt
NÓNG: Anh, Pháp chuẩn bị cùng Mỹ tấn công Syria - Nga báo động chiến đấu cao
N. Tuấn Sơn | 10/04/2018 18:51
Bộ Quốc phòng Anh đang lên kế hoạch để tham chiến cùng Mỹ tấn công Syria nhằm trừng phạt hành động sử dụng vũ khí hóa học của Quân đội Syria ở Douma. Nga đã báo động chiến đấu cao.
Trang tin quân sự South Front cho biết, giới chức quân sự Anh được cho là đang lên kế hoạch tham chiến cùng Mỹ tấn công Syria khi Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Hoàng gia Anh được "bật đèn xanh" phác thảo ngay lập tức một chiến dịch quân sự chống lại chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Assad.
Bà May khẳng định Tổng thống Assad và các bên hậu thuẫn, trong đó có Nga "sẽ phải chịu trách nhiệm" nếu vụ tấn công bằng khí độc tại thị trấn Douma do phiến quân kiểm soát được xác thực.
"Chúng ta phải khẩn trương điều tra chính xác việc gì đã diễn ra vào thứ Bảy (ngày 7/4) vừa qua tại Douma, Syria, nơi hàng chục người đã bị giết chết trong vụ tấn công hóa học", Thủ tướng Anh cho hay.
Cuối tuần trước, khi xuất hiện những báo cáo đầu tiên cho rằng Quân đội Syria đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công phiến quân ở Douma, bà May đã từ chối việc can dự vào Syria bằng hành động quân sự.
Tuy nhiên dường như đến thời điểm này mọi thứ đã khác. Trong khi Washington đang cân nhắc các kịch bản về khả năng tấn công Syria, trong đó có phương án mạnh nhất là tung một đòn tấn công tổng lực thì Anh dường như cũng có kế hoạch tham chiến, sát cánh cùng đồng minh thân thiết.
Sáng nay, Mỹ đã điều một lực lượng hải quân hùng hậu gồm tàu chiến, máy bay áp sát bờ biển Syria sẵn sàng cho một cuộc tập kích đường không vào các mục tiêu quân sự của Syria.
Trong cuộc họp với nội các chính phủ ngày hôm qua (9/4), Tổng thống Trump đã tuyên bố ông sẽ đưa ra quyết định đáp trả các cáo buộc về vụ tấn công hóa học ở thành phố Douma, Đông Ghouta, Syria trong vòng 24 đến 48 giờ tới.
Và tới thời điểm này, dù chưa phát lệnh tấn công nhưng hải quân Mỹ, trong đó có tàu khu trục tên lửa U.S.S. Donald Cook đang áp sát lãnh hải Syria.
Trong cuộc họp với nội các chính phủ ngày hôm qua (9/4), Tổng thống Trump đã tuyên bố ông sẽ đưa ra quyết định đáp trả các cáo buộc về vụ tấn công hóa học ở thành phố Douma, Đông Ghouta, Syria trong vòng 24 đến 48 giờ tới.
Và tới thời điểm này, dù chưa phát lệnh tấn công nhưng hải quân Mỹ, trong đó có tàu khu trục tên lửa U.S.S. Donald Cook đang áp sát lãnh hải Syria.
Trước tình hình hết sức căng thẳng, khi mà tàu chiến Mỹ áp sát bờ biển Syria chừng 100km, Hạm đội Biển Đen của Nga đã được lệnh chuyển cấp báo động, sẵn sàng chiến đấu cao.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, Hạm đội Biển Đen hiện đã ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhằm đối phó với hành động phiêu lưu quân sự của Mỹ có thể diễn ra. Hiện chưa có thông tin chi tiết hơn về vấn đề này.
Al-Masdar News cho biết, ngoài tàu khu trục USS Donald Cook đang lởn vởn ngoài khơi Syria, Hạm đội 6 của Mỹ được cho là cũng sẵn sàng tham chiến một khi Tổng thống Donald Trump phát lệnh tấn công.
Với thành phấn chính là đội tàu khu trục Aegis thuộc lớp Arleigh Burke gồm 5 chiếc USS-Mahan, USS-Ramage, USS-Gravely, USS-Barry và USS-Stout, ước tính, cùng lúc Mỹ đang có sẵn trong tay khoảng trên dưới 500 quả tên lửa hành trình Tomahawk sẵn sàng khai hỏa bất kỳ thời điểm nào.
Pháp được cho là cũng sẽ tham chiến cùng Anh, Mỹ tấn công Syria.
Lực lượng phòng không - không quân Nga ở Syria cũng đã ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Tại căn cứ không quân Khmeimim hiện nay đang có 8 chiếc máy bay ném bom Su-24M, 7 chiếc cường kích Su-25, 12 chiếc Su-30SM và 4 chiếc máy bay ném bom tiền tuyến đa năng Su-34.
Vui lòng bấm F5 để cập nhật
|
Nga: Mỹ sẽ chịu hậu quả khủng khiếp nếu tấn công Syria
Nga đã đưa ra lời cảnh báo cứng rắn với Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump cho biết chính quyền Mỹ sẽ có động thái đáp trả Syria trong vòng 48 giờ liên quan tới vụ tấn công hóa học hồi tuần trước.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia (Ảnh: Reuters)
“Không có bất kỳ vụ tấn công hóa học nào. Thông qua những kênh có liên quan, chúng tôi đã chuyển lời tới Mỹ rằng, việc sử dụng vũ lực với luận điệu xuyên tạc nhằm vào Syria - nơi quân đội Nga đang được triển khai theo đề nghị của chính phủ hợp pháp, có thể dẫn tới hậu quả khủng khiếp”, Reuters dẫn lời Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 9/4.
Phát biểu của Đại sứ Nebenzia được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông đang lên kế hoạch đáp trả Syria sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học khiến hàng chục người thiệt mạng tại thị trấn Douma, Đông Ghouta. Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết những quyết định quan trọng sẽ được đưa ra trong vòng “từ 24-48 giờ tới”. Trước đó, ông Trump cũng cảnh báo Syria, Nga và Iran sẽ phải “trả giá đắt” vì bị cho là đứng sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria.
Đại sứ Nebenzia nói rằng “Nga đang bị đe dọa theo cách không thể tha thứ được”, đồng thời cho biết các nhà điều tra Nga không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy xảy ra một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Douma. Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga cũng khẳng định cáo buộc của Mỹ cho rằng quân đội Nga và Syria đứng sau vụ tấn công hóa học ở Syria là “vô căn cứ”. Theo Moscow, đây là cáo buộc do phe nổi dậy và lực lượng do Mỹ hậu thuẫn ở Syria dựng lên.
Đáp lại, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley tuyên bố Washington sẽ “đáp trả” cuộc tấn công nhằm vào thị trấn Douma, nơi bị phiến quân chiếm giữ, bất chấp việc Hội đồng Bảo an có hành động hay không. Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Karen Pierce “ủng hộ việc bắt đầu bằng một cuộc điều tra” về vụ tấn công hóa học, song vẫn để ngỏ mọi phương án với Syria trong quá trình hợp tác với các đồng minh là Mỹ và Pháp.
Đại sứ Nga đề nghị các nhà điều tra thuộc tổ chức giám sát vũ khí hóa học toàn cầu nên có chuyến đi tới Syria trong ngày hôm nay để điều tra các cáo buộc, đồng thời cho biết quân đội Nga và chính quyền Syria sẽ có biện pháp bảo vệ các nhà điều tra. Trong khi đó, Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học thông báo đã mở cuộc điều tra để xác minh vụ tấn công tại Douma.
Thành Đạt
Tàu chiến Mỹ mang theo 60 tên lửa tiến sát Syria
|
|
Kim Jong Un lần đầu tiên công khai nói đến “đối thoại” với Mỹ
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un chủ trì một cuộc họp của đảng cầm quyền. (Ảnh do KCNA công bố ngày 09/04/2018, Bình Nhưỡng)KCNA/via Reuters
Vào lúc một hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên ngày càng rõ nét, lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong Un mới công khai nhắc đến cuộc « đối thoại » với Washington.
Trong một bản tin đánh đi hôm qua, 09/04/2018, hãng thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA cho biết là ông Kim Jong Un đã bàn về triển vọng nói trên nhân một cuộc họp của giới lãnh đạo cao cấp của đảng Lao Động Bắc Triều Tiên.
Trong cuộc họp mà thời gian hay địa điểm không được tiết lộ, ông Kim Jong Un đã thảo luận về « diễn biến gần đây trong quan hệ Nam-Bắc Triều Tiên, và triển vọng cuộc đối thoại giữa Hoa Kỳ và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên ».
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã trình bày một báo cáo về « tình hình trên bán đảo Triều Tiên » và về hội nghị thượng đỉnh dự kiến với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In vào ngày 27/04 sắp tới.
Theo nhận định của hãng tin Pháp AFP, đây là lần đầu tiên, lãnh đạo Bắc Triều Tiên công khai nhắc đến cuộc gặp được dự kiến với tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cho đến gần đây, Bình Nhưỡng chưa bao giờ công khai nói về một cuộc gặp như vậy kể từ khi lời mời họp của ông Kim Jong Un được quan chức Hàn Quốc chuyển đến tay tổng thống Mỹ và được ông nhận lời.
Theo một số nguồn tin được AFP trích dẫn, những tuần lễ im lặng của Bắc Triều Tiên làm cho các quan chức Hoa Kỳ căng thẳng, vốn sợ rằng các phái viên Hàn Quốc đã đánh giá quá cao ý chí đàm phán thực sự của Bắc Triều Tiên. Thông tin chính thức hôm qua đã phá vỡ sự im lặng trước đó, mặc dù không nói cụ thể về « hội nghị thượng đỉnh » với tổng thống Mỹ.
Hội nghị Trump-Kim : tháng Năm hay đầu tháng Sáu 2018
Dẫu sao thì vài giờ trước khi thông tin về ông Kim Jong Un được đưa ra, tại Hoa Kỳ, tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rõ thêm thời điểm cuộc họp là « vào tháng 5 hoặc vào đầu tháng 6 ».
Theo báo chí Mỹ, trong một cuộc họp nội các tại Nhà Trắng vào hôm qua, ông Trump đã xác định với giới báo chí : « Chúng tôi đã liên lạc với Bắc Triều Tiên. Chúng tôi sẽ gặp họ vào tháng 5 hoặc đầu tháng 6 ». Trong thời gian qua, các quan chức Hàn Quốc vẫn thường dự kiến là thời điểm cuộc tiếp xúc giữa Trump-Kim là trong tháng 5.
Hàng không mẫu hạm, sức mạnh thống trị đại dương thế kỷ 21
Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng, Việt Nam ngày 05/03/2018.REUTERS/Kham
Le Figaro hôm nay đặt vấn đề «Vai trò địa chính trị mới của các hàng không mẫu hạm là gì ? ». Những chiếc tàu sân bay đang quay lại với đại dương, không gian chiến lược mà nhiều Nhà nước đang bày tỏ tham vọng hơn bao giờ hết.
Câu hỏi đầu tiên : Vì sao hàng không mẫu hạm lại trở thành mốt ?
Trước đây người ta cho rằng chúng quá nặng nề chậm chạp, quá đắt tiền, và dễ tổn thương trước các lại vũ khí hiện đại chống hạm. Nhưng ngày nay, cơn sốt hàng không mẫu hạm lại trở nên mạnh mẽ nhất kể từ sau Đệ nhị Thế chiến. Nhà nghiên cứu Jean-Sylvestre Mongrenier của Viện Thomas More giải thích : « Hồi trước hàng không mẫu hạm được coi là lực lượng hỗ trợ, nhưng nay lại trở thành ưu thế chính của Hải quân ».
Hoa Kỳ đang thống trị lãnh vực này. Hải quân Mỹ là lực lượng duy nhất có thể gởi hàng không mẫu hạm đến bất kỳ đại dương nào trên hành tinh, đã khai trương chiếc tàu sân bay thứ 11 là USS Gerald Ford. Anh sau một thời gian khựng lại, đã khẳng định vị trí trong câu lạc bộ khép kín này với hai chiếc Nữ hoàng Elizabeth và Hoàng tử xứ Galles. Tây Ban Nha, Ý, Úc, Nhật cũng sở hữu tàu chở máy bay. Nhưng phương Tây không độc quyền.
Vào lúc tương quan lực lượng thế giới đang thay đổi, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ ngày càng quan tâm đến công cụ đầy mãnh lực này. « Trong số các khuôn mặt mới, có những nhân tố bạo lực, không tôn trọng quan hệ quốc tế » - đô đốc Coldefy, chủ nhiệm tạp chí Quốc phòng lo ngại. Từ nhiều năm qua, biển cả đã lại trở thành nơi phô trương sức mạnh. Tháng Ba vừa qua, lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm Mỹ đã đến thăm cảng Đà Nẵng của Việt Nam ; còn các tàu chiến Trung Quốc và tàu ngầm Nga nay phiêu lưu đến tận Địa Trung Hải, gần các bờ biển châu Âu.
Câu hỏi thứ hai : Hàng không mẫu hạm trong thế kỷ 21 có tác dụng gì ?
Theo Le Figaro, tàu sân bay cùng với hạm đội của mình giúp Hải quân một nước thay đổi được thế cờ. Hỏa lực khủng khiếp của chúng giúp giáng được những đòn đầu tiên, tính cơ động giúp nắm vững được chiến trường cả trên biển và trên bộ, không phải lệ thuộc vào các thủ thuật ngoại giao rắc rối cũng như hậu cần. Henri Kissinger từng gọi hàng không mẫu hạm là « công cụ ngoại giao 100.000 tấn ».
Đô đốc Coldefy nhận định : « Hàng không mẫu hạm không thay thế được các trận đánh trên đất liền, nhưng là chỗ dựa địa chính trị độc lập ». Đô đốc Anh Keith Blount nhắc nhở : « Trong lịch sử, ngay cả đồng minh thân cận nhất cũng có thể không hỗ trợ chúng ta khi xảy ra xung đột ».
Câu hỏi thứ ba : Các tàu sân bay Trung Quốc có phải là mối đe dọa ?
Từ nhiều năm qua luôn diễn ra căng thẳng tại Biển Đông, Bắc Kinh và Hà Nội tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Le Figaro nhận xét, Trung Quốc khổng lồ mà bóng đen đầy đe dọa bao trùm lên tất cả các láng giềng, tạo ra một « chuỗi ngọc trai » cho đến tận Ấn Độ Dương, dựng lên các tiền đồn, căn cứ quân sự ở khắp nơi. Trung Quốc quay lại với các trận hải chiến, qua việc đánh đắm các tàu của Việt Nam, đóng các con tàu bọc thép, dành ngân sách ngày càng lớn cho việc hiện đại hóa hải quân.
Bắc Kinh đã bắt đầu đóng chiếc tàu sân bay thứ ba trong số từ bốn đến sáu chiếc dự kiến. Bên cạnh đó còn chi hàng trăm triệu đô la để chế tạo các hỏa tiễn chống hạm, nhằm đẩy Hải quân Mỹ ra xa khỏi Biển Đông. Nhưng mối đe dọa Trung Quốc không chỉ nhắm vào Hoa Kỳ, mà liên quan đến tất cả các nước trong khu vực, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Các nước châu Âu cũng lo ngại trước sự hiện diện ngày càng lớn của các chiến hạm Trung Quốc trên biển.
Câu hỏi thứ tư : Sự tăng cường năng lực của Hải quân Nga có ý nghĩa gì ?
Từ cuộc khủng hoảng Syria cho đến việc sáp nhập Crimée, Hải quân Nga là trung tâm của một loạt sự kiện, nhằm tái lập vị trí « cường quốc biển » ; trong đó tàu sân bay Đô đốc Kouznetsov cùng với các tàu ngầm nguyên tử là một trong những thế mạnh chủ chốt. Matxcơva đang mơ sau khi Kouznetsov về hưu, có được một hàng không mẫu hạm 100.000 tấn cạnh tranh được với Mỹ. Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu Alexandre Sheldon-Duplaix : « Nga muốn có tiếng nói trên Đại Tây Dương, nhưng lại không có khả năng thay thế chiếc Kouznetsov ».
Câu hỏi cuối cùng : Pháp có cần thêm hàng không mẫu hạm thứ hai hay không ?
Tất cả các cuộc xung đột địa chính trị mà Pháp có can dự đều chứng tỏ giá trị chiến lược của chiếc Charles-De-Gaulle. Từ Afghanistan đến vùng Vịnh Persique, sang Libya, Syria, sức mạnh của hàng không mẫu hạm giúp Pháp tăng thêm ảnh hưởng trong các liên minh.
Nhưng nếu không có người kế nhiệm, sau khi chiếc Charles-De-Gaulle « về hưu » vào khoảng năm 2040, thế mạnh quân sự và ngoại giao của Paris sẽ giảm sút. Để đối phó với sức mạnh đang lên của các nước ngoài phương Tây, Hải quân Pháp đang đòi hỏi đóng thêm hàng không mẫu hạm thứ hai, tuy nhiên tài chính vẫn là vấn đề đau đầu.
Vây hãm, vũ khí chiến thuật đáng sợ
Cũng về quân sự, Le Monde nhận định « Vây hãm, loại vũ khí đáng sợ ». Bachar Al Assad và các đồng minh luôn dùng chiến thuật này để bóp nghẹt quân nổi dậy và thường dân Syria. Được sử dụng từ thời cổ đại, lần đầu tiên chiến thuật vây hãm bị coi là « tội ác chống nhân loại » sau trận chiến Sarajevo.
Một trong những cuộc bao vây nổi tiếng nhất là cuộc chiến thành Troie (Ai Cập) vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, đã được Homère kể lại trong tác phẩm Iliade. Cuộc vây hãm dài nhất trong lịch sử, theo nhiều sử gia, diễn ra tại Candie (Hy Lạp) vào thế kỷ thứ 7, kéo dài đến 23 năm ! Thành Constantinople, nay là Istanbul, là thành phố bị bao vây nhiều lần nhất, đến 30 lần trong 1.000 năm qua.
Nhìn chung, nạn đói đóng vai trò quyết định trong chiến thắng. Trong trận bao vây Paris 1870-1871, hết thực phẩm, người dân phải ăn đến thịt chuột, và khi không còn con chuột nào để ăn, không còn ai chống cự được nữa. Chiến thuật vây hãm cho đến nay vẫn rất giá trị, đối với các lực lượng quân sự phi nhân.
Macron-Salman, hai nhà lãnh đạo trẻ chủ trương cải cách
Chuyến thăm Pháp của thái tử Ả Rập Xê Út là đề tài được nhiều báo Pháp chú ý nhất hôm nay. Le Monde chạy tựa trang nhất « Mohammed Ben Salman, những bí mật của một ông hoàng ». Tờ báo dành năm trang để thuật lại sự thăng tiến của vị thái tử trẻ, phân tích quan hệ ngoại giao và kinh tế với Pháp, vấn đề nhân quyền và tương lai của vương quốc Ả Rập lâu nay nổi tiếng là có luật Hồi giáo nghiêm khắc.
Le Figaro cho rằng ông Mohammed Ben Salman (thường được gọi tắt là MBS) « đến Paris với bàn tay trắng ». Một « hiệp ước đối tác chiến lược » mới sẽ được ký kết, nhưng số lượng hợp đồng kinh tế thì thấp hơn rất nhiều so với những gì đã ký với Hoa Kỳ và Anh quốc, và đa số chỉ là những bản ghi nhớ không mang tính ràng buộc.
Từ mười năm qua, Pháp không có được hợp đồng quan trọng nào với Ả Rập Xê Út, trong khi Paris luôn ủng hộ Riyad trong hồ sơ nguyên tử Iran hay cuộc chiến ở Yemen. Vương quốc này nay chú trọng đến quan hệ với Mỹ từ sau khi ông Donald Trump đắc cử, và châu Á, thậm chí với Nga, thay vì Pháp.
Cả hai nhà lãnh đạo Macron và Salman đều là những nhà cải cách trẻ tuổi. MBS có đội ngũ cố vấn là những nhà kỹ trị trẻ, đã tạo nên những thay đổi trong bộ máy chính quyền, cũng như nới rộng các quyền cho phụ nữ. Liệu lần này « ma thuật » Macron có hiệu nghiệm đối với MBS hay không, thì hồi sau sẽ rõ.
Còn theo Les Echos, Ả Rập Xê Út là một thử thách đầy rủi ro cho tổng thống Pháp, bởi vì Paris không thể đóng sập cánh cửa đối với kẻ thù chính của Riyad là Teheran. Dù vậy cũng cần phải khuyến khích vị thái tử trẻ nói không với Hồi giáo cực đoan, và cải tổ không chỉ kinh tế mà cả trong lãnh vực xã hội.
Cựu tổng thống Brazil, tù nhân được ưu đãi
Nhìn sang châu Mỹ la-tinh, thông tín viên Le Figaro tả lại sự kiện « Người hùng của người nghèo », Luiz Inacio Lula Da Silva hôm Chủ nhật đã chấp nhận vào tù, tại trụ sở cảnh sát Curitiba, miền nam Brazil. Trước đó cựu tổng thống đã thách thức tư pháp trong suốt hai ngày đầy náo động.
Rốt cuộc ông Lula đã đến nộp mình cho cảnh sát vào cuối giờ chiều thứ Bảy 7/4. Vị cựu tổng thống rời ghế với tỉ lệ tín nhiệm kỷ lục sau hai nhiệm kỳ (2003-2010) được dành cho một chiếc giường nhỏ, trong xà lim rộng 15 mét vuông ở tầng trên cùng trụ sở cảnh sát bang Parana, có phòng tắm riêng – một ưu đãi trong khi các nhà tù Brazil bị quá tải. Một điều mỉa mai : hàng xóm của ông Lula là một cựu bộ trưởng thuộc đảng của ông, và doanh nhân đã xây tặng cho ông căn hộ - khiến ông phải lãnh án vì tham nhũng.
Lula còn phải ở tù bao lâu ? Theo kịch bản lạc quan nhất, ông có thể được trả tự do vào thứ Tư tới nếu 11 thẩm phán Tối cao Pháp viện chấp nhận cho tại ngoại. Tuy nhiên ông Lula còn bị khởi tố trong sáu vụ khác, trong đó có một vụ có thể được đưa ra xử vào cuối tháng Năm.
Đường sắt đình công : Tựa chính báo Pháp
Về nội tình nước Pháp, cuộc đình công của ngành đường sắt lại tiếp diễn hôm nay. Libération đăng ảnh một nhân viên tập đoàn hỏa xa Pháp SNCF đình công, cầm chiếc loa với vẻ mặt cương quyết. Tờ báo thiên tả nhận định, những cuộc thương lượng dậm chân tại chỗ, chính quyền không khoan nhượng, các nghiệp đoàn quyết dấn tới : cuộc xung đột có nguy cơ kéo dài. Cũng về chủ đề này, nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa « SNCF : Macron sẵn sàng tung ra cuộc chiến công luận ».« Đình công SNCF, chính quyền vẫn không suy suyển » - tựa của Le Figaro. Dự thảo cải cách được trình bày tại Quốc Hội hôm nay, và tổng thống Macron sẽ phát biểu trên đài truyền hình vào thứ Năm tới để tìm cách thuyết phục.
Riêng nhật báo Công giáo La Croix chạy tít « Người Công giáo gặp gỡ Macron » : Tối nay giáo hội tập hợp 400 nhân vật trong cuộc đối thoại chưa từng thấy vớitổng thống Pháp.
Trump: Việc FBI lục soát là 'sự sỉ nhục'
Bản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGESImage caption
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói cuộc lục soát của FBI tại văn phòng luật sư riêng của ông là một "sự sỉ nhục" và "một cuộc tấn công vào đất nước chúng ta".
Các quan chức ở New York nắm được "các cuộc trao đổi" giữa Michael Cohen và khách hàng của ông ta, luật sư của ông Cohen cho biết sau cuộc lục soát hôm thứ Hai.
FBI đã tiến hành cuộc lục soát theo "lệnh giới thiệu" của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, người đang điều tra nghi vấn Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016.
Ông Trump chỉ trích cuộc điều tra và mô tả đội điều tra của ông Mueller là "nhóm người thiên vị nhất".
Ông Cohen trở thành tâm điểm của công chúng sau khi ông thừa nhận trả 130.000 đô la cho diễn viên khiêu dâm nổi tiếng Stormy Daniels, tên thật là Stephanie Clifford, chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Bà Daniels tuyên bố bà đã có mối quan hệ tình ái với ông Trump ngay sau khi vợ ông Melania sinh đứa con trai út và nói bà đã được trả tiền để giữ im lặng về vụ việc.
Luật sư của ông Cohen, ông Stephen M Ryan nói vụ lục soát "hoàn toàn không phù hợp và không cần thiết".
Ông Trump phủ nhận có quan hệ với bà Daniels và nói ông không biết về khoản tiền mà ông Cohen trả cho bà và chuyển các câu hỏi của báo giới cho luật sư riêng của ông.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionBà Daniels cáo buộc gì?
- Rằng bà đã gặp ông Trump hồi tháng 7/2006 tại một giải đấu golf từ thiện ở Hồ Tahoe
- Ông Trump sau đó mời bà ăn tối và bà gặp ông tại phòng khách sạn của ông
- Khi bà đến, ông Trump "đã nằm dài trên ghế dài ... mặc quần ngủ"
- Sau đó hai người đã quan hệ trong khách sạn
- Ông Trump, bà cáo buộc, tiếp tục cố gắng giữ im lặng vụ việc
- Bà chấp nhận 130.000 đô la Mỹ từ ông Cohen trước cuộc bầu cử năm 2016
- Thỏa thuận không tiết lộ năm 2016 không hợp lệ vì ông Trump đã không ký tên
Tổng thống Trump nói gì?
- Tổng thống "kịch liệt phủ nhận" cáo buộc của bà Daniels
- Các luật sư của ông Trump đang kiện bà 20 triệu đô la, lập luận rằng bà đã phá vỡ thỏa thuận không tiết lộ nhiều lần
- Ông Cohen đã thừa nhận trả tiền cho bà Daniels một cách riêng tư, nhưng ông Trump hay công ty của ông ta không phải là một bên tham gia thỏa thuận này
- Ông Trump cũng có lệnh cấm đối với bà Daniels để ngăn cản việc bà chia sẻ "thông tin bí mật" về mối quan hệ tình ái
Ý kiến từ mạng xã hội
Violet Quach Mandel: Ông Trump đang làm TT Mỹ. Ông có quyền được miễn trừ việc tố tụng cá nhân riêng tư này cho tới lúc ông thôi không làm Tổng thống nữa. Bọn chỉ thị cho FBI làm việc này là vô cùng hạ tiện xấu xa nhục nhã, bọn chúng đã đặt quyền lợi của ả điếm giang hồ lên trên quyền lợi của quốc gia dân tộc.
Nam Nguyen Hai:Trump đã trở thành con tin của giới tinh hoa diều hâu Mỹ, có muốn thân Nga cũng chẳng đc, lúc nào cũng bị điểm chỉ. Nếu Trump mà thắng đc cuộc chiến nội bộ này thì chắc chắn là 1 TT vĩ đại bậc nhất...
Dương Kim Thành Đúng là xứ tự do, không ai né tránh được luật pháp." Vuốt mặt [không] nể ai dù là [văn phòng] luật sư Tổng thống.
Dinh Bui Đất nước này, ko ai được ngồi trên pháp luật.
Frank Nguyen Ông Trump nói rất rõ, việc bố ráp này là nhục nhã và là tấn công nước Mỹ. Trong video ông Trump cũng đề cập tới việc sau khi tìm không ra bằng chứng ông ta có liên quan tới việc Nga can dự vào bầu cử thì những người chống ông ta quay sang vấn đề này. Ông cũng cho biết nhóm người của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller là những người có nhiều thành kiến nhất (về ông Trump).
Nếu so chuyện ông Trump "chơi gái" trước khi là TT với chuyện ông Clinton dẫn gái vào phòng bầu dục bắt "thổi kèn" thì chuyện ông Trump chẳng thấm vào đâu cả. Mà rồi Clinton cũng đâu có bị truất phế.
Gió 'giật đổ' tượng đồng Tần Thủy Hoàng
Bản quyền hình ảnhAFPImage caption
Bức tượng Tần Thủy Hoàng khổng lồ nặng sáu tấn đã đổ ngã, úp mặt xuống đất.
Tượng đúc bằng đồng cao 19m tại tỉnh Sơn Đông bị gió lớn thổi đổ cả phần bệ tượng bằng đá hôm thứ Sáu.
Do đổ úp mặt xuống đất, phần đầu của vị hoàng đế bẹp dí, khiến nó trông "giống chiếc bánh kếp", Global Times nói.
Các công nhân đã nhanh chóng mang máy xúc, đến để di dời các tàn tích của khối kim loại nhiều tấn.
"Đây là thứ bạn không thể che giấu mọi người," một công nhân nói với Global Times. "Mọi người đều có điện thoại. Làm sao bạn có thể che đậy điều này?"
Những bức ảnh về bức tượng bị lật đổ ở Tân Châu, tỉnh Sơn Đông cho thấy phần bên trong bị rỗng, và bên ngoài là khung kim loại.
Bản quyền hình ảnhAFPImage caption
Tần Thủy Hoàng là người sáng lập triều đại nhà Tần và được coi là người đầu tiên đi chinh phục thống nhất Trung Nguyên, khoảng 221-206 trước Công nguyên.
Ông là người cho xây dựng Vạn lý Trường thành, và lăng mộ của ông là nơi nổi tiếng với hàng ngàn tượng chiến binh bằng đất nung.
Theo tin từ AFP, tượng "mặt dẹp như bánh kếp" ở Tân Châu được xây dựng năm 2005 nhằm thu hút khách du lịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét