TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

   GENERAL WORLD NEWS

Vinh Danh Cựu Trung Tướng Richard Carey


Inline image

Buổi trao giải Garrison of Freedom cho Trung Tướng Richard E Carey



Vinh Danh Cựu Trung Tướng Richard Carey



Trump Welcomes France's President Macron to White House



Macron: 'We Wish From Now on to Work on a New Deal With Iran' (VIDEO)


The USA President...

















CỘNG SẢN VIỆT NAM HẾT ĐƯỜNG THOÁT ?
 


Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi, bộ vét và râu
No Le
23 giờ ·
Cú bắt tay của hai tổng thống.
Đúng 1h sáng ngày 1 tháng 4 giờ VN, tổng thống Pháp và Hoa Kỳ đã vui vẻ bắt tay cam kết cùng nhau thực hiện 5 giải pháp, hành động để trừng trị hai tội danh của đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam. Hai tội danh đó là tội bội ước các công ước quốc tế mà VNDCCH đã ký kết và cam kết thực hiện từ năm 1957, và tội danh phạm vào tội ác chống lại nhân loại theo định nghĩa của 3 định chế Tư Pháp, một định chế của ICC, một của Nuremberg và một của bộ luật hình, điều 342 của VN. Gói 5 giải pháp, hành động đó là 
:
1. Công bố tài khoản nước ngoài của quan chức và thân nhân quan chức Việt Nam và cho đóng băng.

2. Công bố danh sách quan chức Việt Nam có hộ chiếu Mỹ và hộ chiếu các nước khác.

3. Công bố danh sách người nhà các quan chức cấp cao Việt Nam định cư tại Mỹ và các nước khác
.
4. Ra lệnh thanh tra mọi nguồn tiền chuyển đi các nước khác từ Việt Nam và cho phong tỏa.

5. Trục xuất toàn bộ người nhà quan chức Việt Nam đang sống tại Mỹ và các nước khác về nước. Vận động các quốc gia khác từ chối cho thân nhân và quan chức Việt Nam nhập cảnh cư trú hoặc du lịch.

Bich Nguyen



Phòng thủ Mỹ Chánh

 
Mỹ Chánh là chiến thắng của Thủy quân Lục chiến. Để hiểu tầm quan trọng của chiến thắng này cần nhìn thấy rõ nỗ lực của Bắc quân. Đích thân Lê Trọng Tấn,  tay tướng được xem dũng lược nhất của Hà Nội nắm quyền Tư lệnh Chiến dịch Trị Thiên Xuân-Hè 1972. Cuối tháng 3 Lê Trọng Tấn ném 3 sư đoàn chính quy Bắc-Việt 304, 308, 320B qua sông Bến Hải, tăng cường thêm 2 sư đoàn 324 và 325 sau khi chiếm Quảng Trị. Sư 304 là sư đoàn chuyên đánh đồng bằng. Sư 308 là sư đoàn đầu tiên của Việt Minh thành lập từ 1949 mà bộ chỉ huy Pháp đặt tên Division d’Acier, tức Sư đoàn Thép. Sư 320B thoát thân từ Sư 320 là sư đoàn cũ của Văn Tiến Dũng. Sư 324 “chuyên trị” “Nam-Ngãi-Bình-Phú” và Sư 325 danh hiệu Đại đoàn Bình-Trị-Thiên. Tất cả, nói lên ý chí chiếm Huế của Lê Duẫn.
phong-thu-my-chanh1      Tổng thống Thiệu cầu nguyện trong nhà thờ La Vang – Quảng Trị. Nguồn: Flickr.com
Cả 5 sư đoàn trên đều dày dạn trận mạc. Nếu 304 và 308 từng đánh Điện Biên thì 3 sư đoàn còn lại am tường địa thế miền Trung. Bên cạnh, 2 trung đoàn chiến xa 202 và 203, rồi  4 trung đoàn Pháo binh gồm 408 đại bác mà 68 khẩu là pháo 130 ly, cộng 93 khẩu 122 ly Sô-Viết cùng 247 khẩu sơn pháo 76 và 85 ly, không tính súng không giật SKZ cũng như súng cối nặng 120 ly của bộ binh. Thêm 2 sư đoàn cao xạ 367, 376 và 2 trung đoàn tên lửa 238, 237 với hỏa tiễn SA-2. Tỉnh đoàn Thừa Thiên cung cấp thêm Trung đoàn Độc lập 559 Chủ lực Miền. Một ưu thế tuyệt đối.
Chính với ưu thế này mà Lê Trọng Tấn đã tự tin đánh dàn trận bằng chiến xa và cũng lần đầu tiên Bắc-Việt sử dụng rộng rãi pháo 130 ly. Chỉ trong ngày đầu tiên của Chiến dịch Bão Táp, đã pháo 11,000 quả đạn đủ loại.
Phía Nam-Việt, đầu tháng 4 gánh nặng trên vai Sư đoàn 3 Bộ binh, là một sư đoàn tân lập đã phải thâu nhận khá đông đào binh, quân phạm từ các trung tâm cải huấn. Không thể xem quân phạm tác chiến kém. Sau cải hối, mỗi người lính là một binh sĩ quốc gia ngang đồng vị trí. Nhưng các sĩ quan cần thời gian để tái huấn luyện, thiết lập kỷ cương. Chính thời gian là điều Chuẩn tướng Vũ Văn Giai không sở hữu, vì chưa đầy 6 tháng sau thành lập với đảm trách nặng nề của vùng hỏa tuyến, đã phải đương đầu với tổng tấn công của Bắc-Việt. Thêm nữa, bội phản của Trung tá Phạm Văn Đính đầu hàng tại Camp Carroll đã tạo ra khoảng trống cạnh sườn phía Tây Quảng Trị. Từ đây, Bắc quân tràn vào như thác. Chuẩn tướng Giai bị Phòng Thanh tra của Bộ Tổng Tham mưu VNCH câu lưu và đưa ra tòa án binh vì đã để mất tỉnh địa đầu. Trung tướng Hoàng Xuân Lãm bị cách chức, thay thế bằng tướng Ngô Quang Trưởng. Các sự kiện trên, nói lên tình hình nguy ngập cùng cực khi TQLC nhận vùng trách nhiệm Mỹ Chánh. Nếu TQLC buông tay, Lê Trọng Tấn sẽ vinh quang vào giải phóng-thảm sát Huế thêm lần nữa. Nhưng chính tại Mỹ Chánh, vào tháng 5-1972, những người lính TQLC đã giữ vững phòng tuyến và cùng lúc giữ vững danh tiếng của binh chủng này. Chính chiến thắng Mỹ Chánh đã cho phép tướng Trưởng củng cố Quân đoàn I và tái chiếm Quảng Trị. Cũng chính Mỹ Chánh, đã giúp Tổng thống Thiệu có thể quỳ xuống giữa giáo đường La Vang về sau. Mỹ Chánh, là một phá lam đã làm gẫy mũi giáo phương Bắc.  [Trần Vũ]
Kỳ 3
6.Gài địch vào vùng tập trung hỏa lực
Cánh quân thứ hai của địch tưởng rằng đã chọc thủng được phòng tuyến rồi nên chúng cố thọc sâu hơn về hướng Nam từ lúc 4 giờ sáng ngày 22-5. Vùng tập trung hỏa lực của LÐ 369 TQLC tại hơn 3 cây số về phía Nam phòng tuyến với Tiểu đoàn 8 TQLC, hai pháo đội của Tiểu đoàn 3 PB/TQLC và một số chiến xa. 5 giờ, phi cơ bắt đầu soi sáng vị trí của Tiểu đoàn 8 TQLC.
Khi trái sáng cuối cùng vừa dứt, tôi nhìn đồng hồ: 5 giờ 55 phút. Mặt trời chưa lên, đó là lúc “bình minh hàng hải” vừa để đủ trông thấy mọi vật một cách lờ mờ. Cánh quân của địch vừa thoát xuống chia làm hai mũi dùi tiến thẳng tới vị trí của Tiểu đoàn 8 và hai pháo đội của Tiểu đoàn 3 PB/TQLC. Lúc bấy giờ mọi người đã sẵn sàng. Xạ trường ở phía trước trống trải toàn là đồng ruộng, xa hơn chừng 500 thước là những lùm cây thấp. Xe tăng địch lù lù tiến đến với tác xạ dữ dội với đủ mọi loại súng đặt trên xe cũng như của quân di chuyển bộ. Các chiến sĩ Tiểu đoàn 8 TQLC và Tiểu đoàn 3 PB/TQLC vẫn bình tĩnh chờ đợi, không một ai nao núng.
phong-thu-my-chanh2        Xe tăng T 54 của cộng sản Bắc Việt bị bắn cháy. Nguồn Photo by Bruno Barbey
Xe tăng địch còn cách 500 thước, 400 thước, 300 thước, 200 thước rồi 150. Tất cả súng M.72 đồng loạt khai hỏa, các khẩu pháo binh 105 ly thì bắn trực xạ. Ngay trong phát đầu tiên, các pháo thủ của pháo đội K do Trung Úy Vũ Quang Vinh chỉ huy đã hạ được một chiếc PT.76 bốc cháy. Rồi lần lượt các chiếc chiến xa khác của địch trên một trận tuyến dài 500 thước đều bị bắn cháy. Tiếng súng hai bên vẫn nổ ròn. Trước mắt tôi chừng 500 thước một chiếc PT.76 bị bắn cháy nhưng vẫn còn chạy được trông không khác gì một con chuột bị người ta tẩm xăng đốt cháy. Chiếc hỏa tiễn TOW, loại vũ khí chống chiến xa mới nhất do Hoa Kỳ cung cấp, đặt từ trong tuyến phòng thủ phóng bồi thêm một quả nữa. Chiếc xe tăng của địch đang chạy bỗng khựng lại, ngọn lửa bùng cháy cao hơn. Lúc bây giờ chung quanh tôi rào rào tiếng vỗ tay reo hò của lính.
Một chiếc T.54 khác thì thê thảm hơn: Bị bắn cháy lật nằm nghiêng, ngọn lửa bùng lên từng chập như có ai đổ dầu thêm. Trong vòng 15 phút đồng hồ, tất cả xe tăng của địch đều bị hạ. Mọi người ai cũng thấy phấn khởi và lên tinh thần. Hai chiếc tăng khác hoảng sợ không dám tiến vào nữa mà ẩn núp sau lùm cây thấp và bị phát giác nhờ chiếc ống nhắm của hỏa tiễn TOW khi thấy hai cái ăng-ten của hai chiếc xe ló lên. Lập tức, hai chiếc phản lực cơ được gọi đến hạ ngay tại chỗ. Lúc này thì trời đã sáng, ánh sáng tạm đủ để nhìn thấy cảnh vật qua lớp sương mờ mờ. Vài chiếc tăng không bị trúng đạn cố gắng tháo chạy về phía Bắc cũng bị phi cơ đuổi theo oanh kích cháy nốt.
phong-thu-my-chanh                  Xe tăng T 54. Nguồn: picssr.com
Trải dài trước mắt tôi, dọc theo tuyến phòng thủ thành một hình vòng cung là 9 xác xe tăng của địch vừa PT.76 vừa T.54 nằm la liệt, lửa từ trong các xe bốc lên hừng hực. Trận chiến xảy ra như một cảnh trong cinéma. Tôi nghĩ rằng chỉ có trong ciné mới có thể có được những cảnh đó nhưng sự thật đã diễn ra trước mắt tôi và có lúc tôi tưởng rằng đó là cơn mê. Một giờ sau, Trung tá Nguyễn Thế Lương, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 369 TQLC tung quân truy kích địch. Cuộc chạm súng lẻ tẻ trong vòng bán kính 800 thước lại xảy ra. Các chiến sĩ Tiểu đoàn 8 TQLC của Thiếu tá Nguyễn Văn Phán như say men chiến thắng ào ạt tiến lên tiêu diệt nốt những tên còn sót lại. Thiệt hại về phía TQLC chỉ có 3 chết và 5 bị thương, một số tổn thất coi như không đáng kể. Tôi không nhớ rõ các chiến sĩ Tiểu đoàn 8 TQLC đã tịch thu được bao nhiêu súng cộng đồng và cá nhân nhưng chỉ biết là khá nhiều. Tôi cũng như bao nhiêu người khác lúc đó chỉ khoái chú ý đến những chiếc xe tăng của địch còn bốc khói nghi ngút. Ðặc biệt trong số này có một chiếc PT.85. Thứ này na ná như chiếc M.113 của ta nhưng “đẹp” hơn nhiều. Chiếc xe đó đang được kéo về triển lãm ở Huế.
Tôi cũng không thể hiểu được Cộng quân điều binh theo cái lối nào mà kỳ quặc đến thế: cho xe tăng dàn hàng ngang trước một tuyến hoàn toàn trống trải để đưa lưng mà nhận lãnh đạn. Ðiều đáng ghi trong trận đánh này là sự bình tĩnh vô cùng của các chiến sĩ TQLC. Một chi tiết đáng ghi khác là khi chiếc xe tăng đầu tiên của địch bị hạ, không một quân nhân nào của Tiểu đoàn 8 TQLC còn núp ở trong hầm, tất cả đều đứng thẳng lên, M.72 trên vai ngắm xe tăng mà bóp cò. Có anh bỏ vị trí chạy ra bờ ruộng để bắn gần cho chắc ăn.
Vài giờ đồng hồ sau đó, Chuẩn tướng Tư Lệnh Sư đoàn TQLC đã có mặt tại trận địa bên cạnh những chiếc xe tăng của địch còn cháy nghi ngút để khen thưởng các chiến sĩ thuộc Lữ đoàn 369 TQLC và đồng thời quyết định những kế hoạch kế tiếp.
Với chiếc máy ảnh trên tay, tôi mò ra chỗ những chiếc xe tăng bị hạ. Xác chết của địch nằm la liệt. Chung quanh những chiếc xe tăng, chỗ này 30 xác chết, chỗ khác 11 xác. Rất ít xác còn được nguyên vẹn. Có xác bị cháy đen thân thể co quắp lại như một đứa con nít. Nhìn họ, bỗng tôi nhớ đến buổi nói chuyện với một tù binh Cộng sản, Thượng sĩ viên giữ chức vụ Ðại đội phó thuộc Tiểu đoàn K.2 Trung đoàn 3 CSBV.
Anh nói với tôi “Tôi cũng biết rằng vào đây không có đánh Mỹ nữa vì Mỹ đã rút quân dần ra khỏi miền Nam rồi, nhưng lệnh bảo đi thì đi. Thế thôi, muốn cưỡng lại cũng không được. Rốt cuộc, chỉ chúng ta là những người Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc bị chết trong cuộc chiến này”. Cũng trong trận đánh trên, TQLC tịch thu được hai khẩu súng SA.7 (còn có tên là STRELLA) đó là loại hỏa tiễn giật tay “dò tìm hơi nóng” để bắn phi cơ. Ðây là lần đầu tiên, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tịch thu được loại vũ khí đó trên chiến trường. Thảm bại của CSBV lần này còn nặng nề hơn ngày 09-04-1972 mà Tiểu đoàn 6 TQLC đã dùng súng M.72 hạ hàng loạt chiến xa địch mở đầu cho chiến dịch thi đua diệt xe tăng Cộng sản Bắc Việt.
Những ngày kế tiếp, suốt dãy tuyến phòng thủ dọc theo Mỹ Chánh từ quốc lộ 1 ra đến biển, ngày nào cũng có xe tăng địch bị hạ, khi thì 2 chiếc, khi thì 3 chiếc. Nếu không bị các đơn vị của Lữ đoàn 258 TQLC quất sụm thì cũng bị Lữ đoàn 369 TQLC đốn ngã hay do phi cơ oanh kích cháy.
Ngày 25-05-1972, Lữ đoàn 147 TQLC lại mở một cuộc tấn công khác sâu hơn vào hậu tuyến địch bằng trực thăng vừa đổ bộ bằng tàu của Ðệ Thất Hạm đội Hoa Kỳ, tung các Tiểu đoàn 6, Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 4 TQLC vào khu vực 15 cây số Ðông Quảng Trị. Trước đó vài giờ, toàn bộ Ban chỉ huy của Trung đoàn 66 CSBV bị B.52 cày nát. Mặc dù vẫn có giao tranh ác liệt giữa các đơn vị TQLC với Cộng quân khi tiến sâu về phía Bắc nhưng điểm chính yếu ghi nhận được là phần lớn địch đã cố tình né tránh các cuộc tấn công của ta và đã rời bỏ vị trí tháo chạy.
Cuộc hành quân trên đã đạt được một kết quả đáng kể: hơn 5000 dân chúng đã theo các đơn vị TQLC về quận Hương Ðiền an toàn. Ðiều đó một lần nữa chứng tỏ rằng dân chúng không thể nào sống trong vùng Cộng sản kiểm soát.
Ðến nay thì sau những lần mưu toan chọc thủng phòng tuyến Mỹ Chánh để tiến về Huế của địch đã thất bại, thêm vào đó là Cộng quân nơm nớp lo sợ không biết ta tung quân tấn công lúc nào nên khi tôi viết những dòng này chiến trường ở phía Ðông Bắc Mỹ Chánh đã bớt sôi nổi. Mặc dù vậy, địch cũng đang cố hướng mũi dùi về phía Tây, nơi đó Lữ đoàn 258 TQLC đang ngày đêm chặn đánh kẻ thù và mọi cố gắng xâm nhập của địch đều hoàn toàn bị chặn đứng tại đây.
7.Ngày mai trời sẽ sáng
Khác với mọi lời tiên đoán bi quan lúc đầu khi thành phố Quảng Trị bị thất thủ là cố đô Huế bị đe dọa nặng nề và không biết sẽ mất lúc nào, tình hình chung bây giờ đã sáng sủa. Những cố gắng của địch đều bị phá vỡ. Phòng tuyến Mỹ Chánh đã đứng vững. Sự sinh hoạt ở Huế đã trở lại bình thường. Nếu bỏ qua một phần những giải pháp chính trị cho cuộc chiến Việt Nam (…) theo đó sự tái chiếm Quảng Trị chưa cần thiết thì trên bình diện quân sự, việc tái chiếm Quảng Trị và những phần đất đã mất chỉ là vấn đề thời gian. Việc tiếp liệu về lâu về dài cho các đơn vị CSBV trên chiến trường miền Nam đã là một vấn đề nan giải trong cường độ oanh tạc miền Bắc của không lực Hoa Kỳ hiện tại.
phong-thu-my-chanh3         Xe tăng của cộng sản Bắc Việt bị bắn cháy. Nguồn: ongvove.wordpress.com
Mặt khác, theo một nguồn tin tình báo Hoa Kỳ thì Cộng quân sẽ đánh mạnh để chiếm Huế trong khoảng thời gian từ 03-06-1972 đến 10-06-1972. Tuy nhiên, dưới con mắt nhìn của các giới quan sát quân sự thì việc đó đối với Cộng quân khó có thể xảy ra trong thắng lợi được vì sự thiệt hại của địch quá lớn lao sau gần 2 tháng xâm lăng, tinh thần cán binh thấp xuống đến mức e ngại mà theo tin tức thì các vị Tư lệnh chiến trường của CSBV đã khuyến cáo Hà Nội cũng nên tìm một giải pháp nào cho chiến cuộc này khác hơn là ở trên chiến trường. Thế nhưng chiến trường nào cũng có thể có những diễn biến bất ngờ và sự bất ngờ đó đối với Hà Nội chỉ có trong trường hợp Tướng Võ Nguyên Giáp có được chiếc đũa thần.
Ðể kết thúc, tôi xin ghi lại ở đây nội dung buổi phỏng vấn Chuẩn tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Sư đoàn TQLC, của phái viên “đầu bạc” Nguyễn Tú của nhật báo Chính Luận ngày 27-05-1972, theo đó vị Tướng Tư lệnh Sư đoàn TQLC cho rằng:
– Vấn đề chống địch, phản công địch, diệt địch không khó. Ðiều quan trọng là nắm vững tình hình địch, điều quân mau lẹ như chính ông (phái viên Chính Luận) đã thấy tại trận địa và nhất là sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị bạn. Ðiển hình là hành quân Sóng Thần 06-72 tấn công Hải Lăng ngày 25-5-72 đã được thiết kế và quyết định trong 24 tiếng đồng hồ”.
– Còn tương lai?
– Ông không thấy trời rất đẹp sao?

Hoa Kỳ không phải là đế quốc xâm lược Việt Nam

Lời truyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam và quan điểm của những người phản chiến.

Thảo Dân (Danlambao) - Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tuyên truyền rằng Hoa Kỳ là đế quốc xâm lược Việt Nam nên họ phải “chống Mỹ cứu nước”. Thế nhưng không có một lãnh tụ nào của Cộng sản Việt Nam đưa ra được những chứng cớ xác đáng để chứng minh lý lẽ này ngoại trừ những lời kết tội lính Mỹ giết dân ở Mỹ Lai, dội bom, rải chất độc da cam.

Để chứng minh Hoa Kỳ là đế quốc xâm lược, ông Nguyễn Hòa, trong bài viết có tựa "Gọi tên cuộc chiến hay xuyên tạc sự thật?” , viết:

“…Tham gia vào cuộc chiến với sự có mặt lúc cao nhất tới hơn nửa triệu quân nhân, với pháo tầm xa 175 ly và xe tăng M41, xe lội nước M113..., với hàng ngàn chiếc máy bay từ F4 -con ma, F105-thần sấm đến F111, pháo đài bay B52... Nhìn chung, sự huy động đến mức tối đa sức mạnh của quân đội Mỹ lúc bấy giờ vào chiến trường miền nam kết hợp với các cuộc ném bom rải thảm với cuồng vọng đẩy miền bắc vào "thời kỳ đồ đá"...

…Sự có mặt của người Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1954-1975 thực chất là một cuộc chiến tranh xâm lược. Ðế quốc Mỹ đã không "ủy nhiệm" cho ai cả, chúng trực tiếp nhập cuộc. Bom Mỹ từ máy bay Mỹ, do người Mỹ lái đã giội xuống hầu hết các phố phường, làng mạc, trường học Việt Nam(?)... Xe tăng Mỹ, do người Mỹ lái, đã cày nát không biết bao nhiêu cánh đồng và thôn xóm Việt Nam... Rồi nữa là con số gần sáu vạn quân nhân Mỹ chết trận cùng những sự kiện như Mỹ Lai…

…Bom Mỹ giết chết hàng trăm y sinh của Bệnh viện Yên Bái năm 1965, đã có mặt ở Hà Nội trong trận quyết chiến "Ðiện Biên Phủ trên không" năm 1972”

Những điều ông Nguyễn Hòa nêu trên có lẽ đã thuyết phục nhiều người dân Việt Nam hiền hòa, chân chất, thiếu thông tin, nhất là dân miền quê tin vào lời tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rằng Mỹ là đế quốc xâm lược.

Thực ra Hoa Kỳ không “huy động đến mức tối đa sức mạnh của quân đội”, không hề “giội bom xuống hầu hết các phố phường, làng mạc, trường học Việt Nam”. Hoa Kỳ giội bom miền Bắc chỉ để làm áp lực buộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trở lại bàn đàm phán; số thương vong cao chỉ chứng tỏ mức độ ác liệt của chiến tranh; ở Mỹ Lai, lính Mỹ đã cố tình giết hàng trăm dân thường. Nhưng vụ thảm sát ấy không phải là chứng cớ Hoa Kỳ xâm lược. Đó là tội ác chiến tranh. Số nạn nhân của “sự kiện Mỹ Lai” có cao; tuy nhiên về bản chất không khác nạn nhân của CSVN trong vụ nhà hàng Mỹ Cảnh, vụ pháo kích vào khu triển lãm vũ khí trước Tòa đô chánh Sài Gòn. Đó là tội ác chiến tranh. (Thực ra có khác: tội ác của lính Mỹ ở Mỹ Lai đã bị chính quân nhân Mỹ tố cáo và trung úy William Calley - kẻ chịu trách nhiệm đã bị mang ra tòa; còn thủ phạm gây ra vụ nổ bom kép ở nhà hàng Mỹ Cảnh lại được vinh danh!)

Về thường dân chết trong các cuộc giội bom của Hoa Kỳ ở Hà Nội: Hầu hết các cuộc chiến tranh trên thế giới đều có bom rơi, đạn lạc; các bên tham chiến đều ít nhiều gây thương vong cho dân thường, kể cả phía CSVN (như pháo kích nhầm vào trường Tiểu học Cai Lậy).

Ông Nguyễn Hòa quên không nêu lên việc quân đội Mỹ thả chất độc da cam như là một minh chứng việc Mỹ xâm lược như có người khác đã làm. Việc rải chất độc da cam cũng không phải là chứng cớ Hoa Kỳ xâm lược; cũng không phải là tội ác chiến tranh. Chất độc da cam là phương tiện chiến tranh. Phương tiện ấy nhắm mục đích làm trụi lá cây để quân địch không có nơi ẩn nấp. Chất độc ấy gây hậu quả tai hại cho bất cứ ai ở trong phạm vi tác động của nó: lính Cộng sản, lính Việt Nam Cộng Hòa, thường dân và dĩ nhiên cả lính Mỹ.

Có lập luận cho rằng Hoa Kỳ là thực dân kiểu mới vì muốn nước khác theo thể chế chính trị của mình hoặc muốn gây ảnh hưởng về văn hóa, xã hội. Việc người Mỹ muốn gây ảnh hưởng với thế giới là chuyện đáng tin. Đó là điều bình thường vì Hoa Kỳ là cường quốc số 1 thế giới, người Mỹ mang tâm lý muốn lãnh đạo thế giới, muốn làm người hùng cứu thế giới. Trên thực tế, nhiều nước có thể chế chính trị giống Hoa Kỳ, có lối sống giống người Mỹ; tuy nhiên cũng có rất nhiều nước khác không theo Mỹ nhưng được Mỹ tôn trọng. Nhiều người nhìn nhận là Hoa Kỳ đã sử dụng quyền lực mềm (thuyết phục, viện trợ) để gây ảnh hưởng.

Còn những người Mỹ chống lại sự can dự của Hoa Kỳ vào Việt Nam nói gì?

Một người đứng về phía Cộng sản Việt Nam, ông Trần Chung Ngọc, dẫn quan điểm của một viên chức và 2 giáo sư Mỹ để chứng minh Hoa Kỳ xâm lược Việt Nam, nguyên văn như sau:

Daniel Ellsberg viết trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255:

Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam - không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh - chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.

Cuộc chiến đó không có gì là “nội chiến”, sau 1956 hay 1960, như nó đã không từng là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến.

Bảo rằng chúng ta “xía vào” cái gọi là “đích thực là một cuộc nội chiến”, như hầu hết các tác giả Mỹ, và ngay cả những người có khuynh hướng tự do chỉ trích cuộc chiến cho rằng như vậy cho đến ngày nay, đơn giản chỉ là che dấu một sự thực đau lòng hơn, và cũng chỉ là một huyền thoại như là luận điệu chính thức về một “cuộc xâm lăng từ miền Bắc”.

Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ."

Trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991), Các giáo sư John Carlos Rowe và Rick Berg viết, trang 28-29:

“Cho tới năm 1982 – sau nhiều năm tuyên truyền liên tục mà hầu như không có tiếng nói chống đối nào được phép đến với đại chúng – trên 70% dân chúng vẫn coi cuộc chiến (ở Việt Nam) “căn bản là sai lầm và phi đạo đức”, chứ không chỉ là “một lỗi lầm.”

Tưởng cũng nên nhớ lại vài sự kiện. Mỹ đã dính sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chiếm thuộc địa cũ của họ, biết rằng kẻ thù là phong trào quốc gia của Việt Nam.”

“Số tử vong vào khoảng nửa triệu. Khi Pháp rút lui, Mỹ lập tức hiến thân vào việc phá hoại Hiệp Định Genève năm 1954, dựng lên ở miền Nam một chế độ khủng bố cho đến năm 1961, giết có lẽ khoảng 70000 “Việt Cộng”, gây nên phong trào kháng chiến mà từ 1959 được sự ủng hộ của nửa miền Bắc tạm thời chia đôi bởi Hiệp Định Genève mà Mỹ phá ngầm. Trong những năm 1961-62, Tổng thống Kennedy phát động cuộc tấn công thẳng vào vùng quê Nam Việt Nam với những cuộc thả bom trải rộng, thuốc khai quang trong một chương trình được thiết kế để lùa hàng triệu người dân vào những trại (ấp chiến lược?) nơi đây họ được bảo vệ bởi những lính gác, giây thép gai, khỏi quân du kích mà Mỹ thừa nhận rằng được dân ủng hộ. Mỹ khẳng định là đã được mời đến, nhưng như tờ London Economist đã nhận định chính xác, “một kẻ xâm lăng là một kẻ xâm lăng trừ phi được mời bởi một chính phủ hợp pháp  và thật ra Mỹ thường thay đổi những chính phủ này khi họ không có đủ thích thú trước sự tấn công của Mỹ hay tìm kiếm một sự dàn xếp trung lập được mọi phía ủng hộ nhưng bị coi là nguy hiểm cho những kẻ xâm lăng, vì như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống Nam Việt Nam. Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xăm lăng với nhiều tội ác khủng hiếp chống nhân loại trên khắp Đông Dương.”

Có lẽ có bạn trẻ cho rằng “chính người Mỹ đã nhìn nhận như vậy tất nhiên là đúng rồi!”.

Thực ra không phải vậy.

Trước hết, Hoa Kỳ là quốc gia dân chủ; bất cứ người dân nào cũng có quyền lên tiếng chống lại chính sách của chính phủ dù có lý hay hay không. Ông Daniel Ellsberg và 2 vị giáo sư  John Carlos Rowe và Rick Berg không phải là “chính quyền Mỹ”, nên đó không phải là lời tự thú, mà chỉ là quan điểm riêng.

Mọi người đều biết chính giới Hoa Kỳ chia làm 2 phe ủng hộ và chống lại cuộc chiến (giới truyển thông gọi tắt là phe diều hâu và phe bồ câu). Ba nhân vật trên rõ ràng thuộc phe “bồ câu”.

Sau nữa, là “viên chức”, là “giáo sư” không có nghĩa quan điểm của họ là đúng. 

Bài viết "Quá trình can thiệp của Mỹ vào Việt Nam (1948-1975)" của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia  ghi: "Arthur Schlesinger khẳng định: "Thật là sai lầm khủng khiếp, nếu coi Hà Nội và Việt cộng là mũi lao xâm lược". Noam Chomsky kết luận: "Chính Mỹ đã đẩy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào vòng chiến"."

Chúng ta hãy phân tích phát biểu của những người Mỹ kể trên.

Về quan điểm của Daniel Ellsberg, ông viết: “Cuộc chiến đó không có gì là “nội chiến”, sau 1956 hay 1960, như nó đã không từng là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến”.

Nhận định: Ông Daniel Ellsberg đã sai khi cho rằng cuộc chiến tranh VN không có gì là “nội chiến”, rằng “Mỹ ủng hộ Pháp tái chiếm thuộc địa” và “một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình”

Ông Daniel Ellsberg đã không biết hoặc không tính chính xác thời điểm bắt đầu cuộc chiến. Hoa Kỳ chỉ can dự vào Việt Nam khi đất nước đã bị chia đôi. Cuộc chiến giữa người Cộng sản và không Cộng sản đã diễn ra rất lâu trước đó. Ông không biết hoặc phớt lờ cuộc xung đột Quốc-Cộng xảy ra từ 1930 khi ông Hồ Chí Minh thành lập đảng Cộng sản, chủ trương sử dụng bạo lực vũ trang để kháng Pháp và áp đặt Chủ nghĩa Cộng sản lên nước Việt Nam trong khi các lãnh tụ yêu nước khác( Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Cường Để, Nguyễn Hải Thần, Lý Đông A…), các đảng phái quốc gia (Việt Quốc, Việt Cách…), các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo chống lại chủ trương ấy. 

Ông Daniel Ellsberg cho rằng "cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ" là sai. Mỹ  không hề muốn Pháp tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa. Tại Hội nghị Teheran họp từ 20 tháng11 đến 1 tháng12 năm1943, TT Hoa Kỳ Roosevelt phát biểu "Đồng minh đổ máu không phải nhằm khôi phục ách thống trị của Pháp ở Đông Dương". Nên biết từ tháng 7 năm1944, Tổng thống Pháp De Gaulle công bố kế hoạch về quyền tự trị của Đông Dương trong Liên Hiệp Pháp.

Hoa Kỳ hỗ trợ Pháp ở Điện Biên Phủ nhằm chống lại Cộng sản Việt Nam:

Năm 1952, ông Eishenhower trong bài diễn văn nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ ở tòa Bạch ốc đã tuyên bố: “Đối với người Mỹ, cuộc chiến ở Đông Dương không còn là chiến tranh chống thuộc địa nữa, mà là một thứ chiến tranh của Tây Phương chống lại chủ nghĩa cộng sản, một cuộc chiến tranh nhằm đem lại tự do cho Việt Nam”.

(Dĩ nhiên, ông Daniel Ellsberg biết các lời tuyên bố của TT Eishenhower. Ông chỉ cố tình phớt lờ chúng.)

Ông Daniel Ellsberg cho rằng “Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến”.

Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tuy được trang bị và trả lương bởi Hoa Kỳ nhưng quân đội ấy được hình thành bởi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Vã lại quân đội Cộng sản miền Bắc cũng được trang bị, trả lương bởi quyền lực ngoại quốc  là Liên Xô và Trung Cộng.

Hoa Kỳ không áp đặt chế độ tự do dân chủ lên Việt Nam, chế độ ấy do ông Ngô Dình Diệm lập ra, ông Nguyễn Văn Thiệu kế thừa (có sửa đổi đôi chút: Quốc hội từ một viện trở thành lưỡng viện và mở rộng tự do dân chủ hơn). Hoa Kỳ chỉ hỗ trợ, phát huy chế độ ấy, và đó là điều dễ hiểu. Dĩ nhiên Hoa Kỳ giúp đở Việt Nam Cộng Hòa chống lại Cộng sản trước hết vì lợi ích của chính Hoa Kỳ. Và lợi ich ấy cũng là lợi ích của Việt Nam Cộng Hòa. Đó là  xây dựng, phát triển đất nước theo mô hình dân chủ Tổng thống chế.

Ông Daniel Ellsberg  phủ nhận “cuộc xâm lăng từ miền Bắc”. Nhưng lịch sử cho thấy rõ ràng đúng là vậy. Chế độ miền Bắc theo Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa có bản chất xâm lăng; hơn nữa, đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động cuộc chiến nhằm áp đặt Chủ nghĩa Cộng sản lên Việt Nam Cộng Hòa trái với nguyện vọng của dân chúng miền Nam.

Ông Daniel Ellsberg cho rằng “Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ” . Lập luận này mơ hồ nói lấy có.
Nhận định quan điểm của các GS Giáo sư John Carlos Rowe và Rick Berg:

Hai vị giáo sư viết: “Cho tới năm 1982 – sau nhiều năm tuyên truyền liên tục mà hầu như không có tiếng nói chống đối nào được phép đến với đại chúng – trên 70% dân chúng vẫn coi cuộc chiến (ở Việt Nam) “căn bản là sai lầm và phi đạo đức”, chứ không chỉ là “một lỗi lầm.”

Tưởng cũng nên nhớ lại vài sự kiện. Mỹ đã dính sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chiếm thuộc địa cũ của họ, biết rằng kẻ thù là phong trào quốc gia của Việt Nam.”

Nhận định:

Sự thật cho thấy Hoa Kỳ không hề muốn Pháp tái chiếm Việt Nam như đã nói ở phần nhận xét những phát biểu của ông Daniel Ellsberg.

Kẻ thù ở đây là Cộng sản Việt Nam, là một nhánh của phong trào quốc tế chứ không phải quốc gia. Phong trào quốc gia gồm các lãnh tụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Hải Thần, Cường Để, cựu hoàng Bảo Đại… các đảng phái, giáo phái không Cộng sản: Việt Nam Quốc dân đảng(Việt quốc),Đại Việt cách mạng (Việt cách), Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội , Việt Nam Quốc gia Liên hiệp, Đại Việt Phục hưng Hội và Đảng Xã hội Thiên Chúa giáo (2 tổ chức do ông Ngô Đình Diệm thành lập), Cao Đài, Hòa Hảo.

Hai ông viết : “Số tử vong vào khoảng nửa triệu. Khi Pháp rút lui, Mỹ lập tức hiến thân vào việc phá hoại Hiệp Định Genève năm 1954, dựng lên ở miền Nam một chế độ khủng bố cho đến năm 1961, giết có lẽ khoảng 70000 “Việt Cộng”, gây nên phong trào kháng chiến”.

Nhận định: Mỹ không phá hoại hiệp định Geneve, kẻ phá hoại chính là Cộng sản Việt Nam đã vi phạm hiệp định khi cho quân vượt qua khu phi quân sự tiến đánh Việt Nam Cộng Hòa.

Ông Ngô Đình Diệm không phải do Hoa Kỳ dựng lên mà được cựu hoàng Bảo Đại mời lập chính phủ ngày 7 tháng 7 năm 1954 trong lúc diễn ra hội nghị ở Geneve. Sau đó chính phủ của ông bị Pháp âm mưu lật đổ. Hoa Kỳ lúc đầu đã không ủng hộ ông.

Chính phủ Ngô Đình Diệm  không phải là chính phủ khủng bố mà chính là chính phủ chống lại sự xâm chiếm của Cộng sản Việt Nam  một cách quyết liệt và hiệu quả.

Bảo rằng chế độ Ngô Đình Diệm đã khủng bố giết hàng ngàn “Việt Cộng”, và gây nên phong trào kháng chiến” là một kiểu “nói ngược”quen thuộc của người Cộng sản. “Phong trào kháng chiến” (Mặt trân dân tộc giải phóng miền Nam)  không được thành lập sau khi bị khủng bố mà trước đó rất lâu; sự thật “phong trào” này chỉ bị “khủng bố” sau đã giết hàng ngàn viên chức chính phủ đệ nhất Cộng hòa. “Phong trào” này do Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Cộng sản Việt Nam) lập nên để đánh chiếm miền Nam.

Hai ông viết  tiếp: “Mà từ 1959 được sự ủng hộ của nửa miền Bắc tạm thời chia đôi bởi Hiệp Định Genève mà Mỹ phá ngầm. Trong những năm 1961-62, Tổng thống Kennedy phát động cuộc tấn công thẳng vào vùng quê Nam Việt Nam với những cuộc thả bom trải rộng, thuốc khai quang trong một chương trình được thiết kế để lùa hàng triệu người dân vào những trại (ấp chiến lược?) nơi đây họ được bảo vệ bởi những lính gác, giây thép gai, khỏi quân du kích mà Mỹ thừa nhận rằng được dân ủng hộ. Mỹ khẳng định là đã được mời đến, nhưng như tờ London Economist đã nhận định chính xác, “một kẻ xâm lăng là một kẻ xâm lăng trừ phi được mời bởi một chính phủ hợp pháp.”

Nhận định: Thực ra các chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đều là chính phủ hợp pháp, hình thành từ cuộc đấu tranh của các đảng phái quốc gia và cựu hoàng Bảo Đại với thực dân Pháp và với cả Hoa Kỳ ( như chúng ta sẽ thấy trong phần “Các chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ”).Ông Ngô Đình Diệm được vua Bảo Đại chọn, chính phủ của ông được hình thành bởi cuộc trưng cầu dân ý; ông Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống sau cuộc bầu cử có nhiều liên danh ứng cử. Mỹ chỉ ủng hộ chứ không “dựng lên” hai chính phủ ấy.

Hai ông viết tiếp: “và thật ra Mỹ thường thay đổi những chính phủ này khi họ không có đủ thích thú trước sự tấn công của Mỹ hay tìm kiếm một sự dàn xếp trung lập được mọi phía ủng hộ nhưng bị coi là nguy hiểm cho những kẻ xâm lăng, vì như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống Nam Việt Nam.Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xăm lăng với nhiều tội ác khủng hiếp chống nhân loại trên khắp Đông Dương.”

Nhận định:  Năm 1956 khi ông Ngô Đình Diệm  từ chối mở rộng thành phần chính phủ, Hoa Kỳ cho rằng ông thiếu dân chủ, muốn thay ông. Về sau, khi ông đánh bại lực lượng của các tướng lãnh thân Pháp và các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Hoa Kỳ mới ủng hộ ông.

Năm 1963, Hoa Kỳ hổ trợ các tướng lãnh đảo chính lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm vì cho rằng chính phủ ấy độc tài gia đình trị, đàn áp Phật giáo.

Hành động ấy không phải là xâm lăng, Hoa Kỳ chỉ muốn chính phủ VNCH mở rộng  tự do dân chủ, thu hút rộng rãi sự ủng hộ của dân chúng.

Về phát biểu của ông Hồ Chí Minh:

Trong bài chính luận "Sách trắng của Mỹ" đăng trên báo Nhân dân (số 3992, ngày 8 tháng 3năm1965) nhằm phản đối việc Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam, ông Hồ Chí  Minh phát biểu: "Hiệp định Giơnevơ 1954, trong Điều 17, 18, 19 và trong điểm 4, 6 đã quy định rõ ràng: Cấm không được đưa vào Việt Nam các thứ vũ khí nước ngoài. Cấm không được xây dựng cǎn cứ quân sự mới trên lãnh thổ Việt Nam. Cấm nước ngoài không được lập cǎn cứ quân sự ở Việt Nam. Cấm đưa binh lính, nhân viên quân sự và vũ khí đạn dược nước ngoài vào Việt Nam. Giới tuyến 17 là tạm thời, không phải là giới tuyến chính trị, hoặc giới tuyến lãnh thổ; Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do khắp cả nước vào nǎm 1956."

Nhận định: Hoa Kỳ không ký vào Bản hiệp định thì không có vấn đề tôn trọng hay không tôn trọng.

Hoa Kỳ xây dựng căn cứ quân sự, đưa vũ khí, binh lính vào  miền Nam căn cứ hiệp ước Liên Phòng Đông Nam Á sau khi chính phủ Cộng sản miền Bắc nhận vũ khí của Liên Xô, Trung Cộng tiến đánh chính phủ miền Nam. Hiệp ước Liên Phòng Đông Nam Á bảo vệ các nước Đông nam Á trong đó có Việt Nam Cộng Hòa.

Về lời tuyên bố của Thượng nghị sĩ Kennedy:

Kết thúc Hội nghị Genève, trưởng phái đoàn Chính phủ Mỹ tuyên bố ghi nhận và cam kết tôn trọng quyết định của 9 nước thành viên Hội nghị Genève. Nhưng liền sau đó, chính Tổng thống Mỹ lại tuyên bố: "Hoa Kỳ không tham dự vào những quyết định của Hội nghị Genève và không bị ràng buộc vào những quyết định ấy". Cũng như Tổng thống của mình, thượng nghị sĩ (4 năm sau trở thành Tổng thống) John F. Kennedy tuyên bố: "Nó (Quốc gia Việt Nam) là con đẻ của chúng ta. Chúng ta không thể từ bỏ nó."

Nhận định: Diễn biến lịch sử cho thấy Hoa Kỳ không hề “đẻ ra” Quốc gia Việt Nam”(tiền thân của Việt Nam Cộng Hòa). Đó là một cách nói ám chỉ nhờ Hoa Kỳ Việt Nam Cộng Hòa mới tồn tại trước sự xâm lăng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Một vài quan điểm khác (trích từ “Chiến tranh VN” trên Wikipedia):

Chính sách chống Cộng sản của chính phủ Mỹ, theo Jonathan Neale, chỉ là cái cớ để phục vụ cho quyền lợi của những tập đoàn tư bản Mỹ.

Ông Jonathan Neale nói đúng ở điểm chính phủ  Hoa Kỳ cần phải bảo vệ những nhà  tư bản Mỹ khỏi chủ nghĩa Cộng sản vốn chủ trương tiêu diệt tư bản. Tuy nhiên ông ta rất phiếm diện, ông nói theo người Cộng sản, không thấy công lao của nhà tư bản trong việc phát triển kinh tế; ngoài ra ông chỉ nói lên một trong nhiều mối đe dọa từ Chủ nghĩa Cộng sản. Người Cộng sản muốn xóa bỏ toàn bộ nền chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của giai cấp tư sản, thiết lập chính thể chuyên chính vô sản của giai cấp công nhân (theo LêNin) và nông dân (theo Mao)

Theo quan điểm của nhiều sử gia, cuộc chiến này,do đó, mang tính dân tộc rất cao: nguyện vọng độc lập và thống nhất đất nước, sự ủng hộ của đa số nhân dân đã trở thành yếu tố quyết định giúp những người Cộng sản thắng lợi dù họ là bên yếu thế hơn nhiều về trang bị quân sự. Hoa Kỳ đã thất bại vì không nhận ra đó là một cuộc "chiến tranh nhân dân", và người Việt Nam gắn bó với cách mạng bởi vì họ coi đó như là một cuộc chiến để bảo vệ gia đình, đất đai và tổ quốc mình. 

Nhận định: Cuộc chiến do Cộng sản miền Bắc phát động thực ra không hề mang tính dân tộc. Vì họ không kế thừa truyền thống tổ tiênLý ,Trần, Lê, Nguyễn ( vốn theo Khổng Mạnh, Nho giáo…); chủ nghĩa Cộng sản là một phong trào quốc tế, có chứng cớ lịch sử cho thấy mục đích giành độc lập của đảng Cộng sản Việt Nam đứng sau mục đích áp đặt Chủ nghĩa Cộng sản lên miền Nam.

Nguyện vọng độc lập và thống nhất đất nước của người Quốc gia cao hơn của người Cộng sản; vì vậy người Quốc gia mới chấp nhận độc lập do Nhật và Pháp trao trả; và sau đó phản đối sự chia cắt đất nước.

Sự tuyên truyền rằng chống Pháp đuổi Mỹ giành độc lập là lừa bịp, công lao  thống nhất đất nước không đáng kể đến vì chính đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương chia cắt đất nước.

Về khẳng định của ông Arthur Schlesinger rằng "Thật là sai lầm khủng khiếp, nếu coi Hà Nội và Việt cộng là mũi lao xâm lược", và kết luận của ông Noam Chomsky rằng "Chính Mỹ đã đẩy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào vòng chiến":

Hai ông đã không biết rõ hoặc nhầm lẫn thời điểm Hoa Kỳ tham chiến: Hoa kỳ tham chiến sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiến hành chiến tranh chống nước Việt Nam Cộng Hòa. Đây là một kiểu nói ngược của Cộng sản Việt Nam. Sự thực chính nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà đã đẩy Mỹ vào vòng chiến.

Sau khi bác bỏ lời buộc tội của đảng Cộng sản Việt Nam và những người ủng hộ họ chúng ta thử khách quan xem xét những yếu tố nào có thể dựa vào để biện hộ cho Hoa Kỳ.

Để biết Hoa Kỳ có phải là đế quốc xâm lược Việt Nam, người ta cần trả lời các câu hỏi:

- Tại sao Hoa Kỳ can thiệp và dựa vào đâu để can thiệp vào Việt Nam?

- Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam  lúc nào?

- Mục đích của sự can thiệp là gì?

- Hoa Kỳ đã tiến hành cuộc chiến thế nào?

- Trong thực tế Hoa Kỳ đã làm gì ở miền Nam?

Trước khi nghiên cứu các vấn đề nêu trên, chúng ta cần xem xét  vài vấn đề nhạy cảm đối với dư luận: Sự hiện diện của lính Mỹ ở Việt Nam.

Năm 1965, đứng trước các cuộc tấn công dữ dội  của quân Cộng sản vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ  bắt đầu đổ quân vào miền Nam, chủ động chiến đấu chống lại quân Cộng sản.

Sự hiện diện của quân Mỹ đã có tác động rất lớn đến nhận thức của người dân Việt Nam phần lớn sống ở nông thôn( hơn 80%). Nhiều người tin lời  tuyên truyền rằng đó là bắng chứng Hoa Kỳ xâm lược Việt Nam.

Sự có mặt của binh lính ngoại quốc trên lãnh thổ một nước có phải đã đủ để chứng minh nước ấy bị xâm lược?

Để trả lời, chúng ta hãy xét Nhật Bản và Đại Hàn Dân Quốc, hai quốc gia có quân Mỹ trú đóng lâu dài trên lãnh thổ nước mình.

Trường hợp Nhật Bản:

Cuối đệ nhị thế chiến, Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản, xóa bỏ chế độ quân phiệt, giúp nước này thiết lập một "Bản Hiến pháp hòa bình" với chủ quyền thuộc về người dân, cải tổ toàn bộ hệ thống chính trị, kinh tế.

Năm 1951, Hoa Kỳ  trao trả nền độc lập cho Nhật Bản. Nhờ kế hoạch Marshall của Mỹ, giữa năm 1960 từ tro tàn chiến bại Nhật Bản đã khôi phục nền kinh tế và tăng trưởng một cách "thần kỳ". Ngày nay Nhật Bản trở thành một cường quốc kinh thế thuộc hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn chấp thuận sự hiện diện và đài thọ chi phí cho gần 40.000 binh sĩ Mỹ để bảo vệ đất nước mình.

Trong danh sách "12 nhân vật mà người dân Nhật Bản tôn vinh", nhân vật thứ 10 là Thống tướng Mỹ Douglas MacArthur.

Tại sao một vị tướng chỉ huy quân xâm chiếm lại được người dân nước bị xâm chiếm tôn vinh? 

Thống tướng Douglas MacArthur (26 tháng 1 năm 1880 – 5 tháng 4 năm 1964) là Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ thập niên 1930 và sau đó đã đóng một vai trò quan trọng ở mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Tướng MacArthur được bổ nhiệm chỉ huy cuộc xâm chiếm Nhật Bản đã được hoạch định tiến hành vào tháng 11 năm 1945. Nhưng khi thấy không còn cần thiết nữa, ông chính thức chấp nhận sự đầu hàng của Nhật ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Tướng MacArthur giám sát cuộc chiếm đóng Nhật Bản từ 1945 đến 1951 và được công nhận vì đã đóng góp cho những thay đổi dân chủ sâu rộng của đất nước này.

Trường hợp Đại Hàn:

Năm 1950, Bắc Hàn vượt giới tuyến tạm thời ở vĩ tuyến 38 tấn công chớp nhoáng,  đánh bại Nam Hàn. Được Liên Hiệp Quốc chấp thuận, Mỹ và 15 quốc gia khác (dưới sự chỉ huy Thống tướng Douglas MacArthur) can thiệp, đẩy lui quân Bắc Hàn tận bờ sông Áp Lục. Trung Quốc đưa "chí nguyện quân" tham chiến giúp Bắc Hàn. Chiến sự giằng co đến năm 1953, các bên thỏa thuận ngưng bắn ở phòng tuyến Kansas nằm ở phía bắc vĩ tuyến 38.

Đã có trên 36.000 quân nhân Mỹ hy sinh khi bảo vệ Nam Triều Tiên.

Sau chiến tranh, với kế hoạch Marshall, Mỹ đã hỗ trợ Nam Hàn trở thành một quốc gia có nền kinh tế phát triển đứng thứ 3 ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006.

Năm 2007, GDP Bắc Hàn là 40 tỉ USD , của Nam Hàn là 1.196 tỉ USD. Thu nhập bình quân đầu người của Bắc Hàn là 1.800 USD, của Nam Hàn là 24.500 USD.

Nam Hàn đã chi trên 866 triệu USD trong năm 2014 để chia sẻ gánh nặng với chính phủ Mỹ trong việc duy trì trên 20 ngàn quân Mỹ hầu đối phó với mọi cuộc xâm lăng từ Bắc Hàn.

Tình hình Nhật bản và Hàn quốc cho thấy không phải sự trú đóng của quân đội một nước ở một nước khác mà chính là mục đích sự chiếm đóng mới quyết định có xâm lăng hay không.

Trường hợp Phi Luật Tân:  

Phi Luật Tân là thuộc địa của Tây Ban Nha từ 1565.

Đến năm 1898, Tây Ban Nha bán Phi Luật Tân cho Hoa Kỳ với giá 20 triệu USD theo  Hiệp định Paris kết thúc chiến tranh Tây Ban Nha - Hoa Kỳ.

Năm 1916, Hoa Kỳ  thông qua Đạo luật Tự trị Phi Luật Tân và tự cam kết cho phép Phi Luật Tân độc lập càng sớm càng tốt khi thiết lập được một chính phủ ổn định.

Năm 1935, Phi Luật Tân  được tự trị một phần với tư cách là một "Thịnh vượng chung" để từng bước chuẩn bị cho nền độc lập hoàn toàn vào năm 1946.

Thời Đệ nhị Thế chiến, Nhật Bản chiếm đóng Phi Luật Tân  khiến việc chuẩn bị gián đoạn. Hoa Kỳ đã tổn thất tổng cộng 62.514 binh sĩ trong đó có 13.973 binh sĩ tử trận trong công cuộc giải phóng Phi Luật Tân khỏi tay Quân phiệt Nhật từ 1944 đến 1945.

Năm 1946 Hoa Kỳ trao trả độc lập hoàn toàn cho Phi Luật Tân.

Có một nhân vật ngoại quốc được phong Thống tướng trong Quân đội Phi Luật Tân. Đó là Douglas MacArthur, Thống tướng quân đội Hoa Kỳ.

Sự mở rộng lãnh thổ của Hoa Kỳ: 

Nghiên cứu sự mở rộng lãnh thổ của Hoa Kỳ cũng không phải là vô ích trong khi đi tìm câu trả lời Hoa Kỳ có xâm lược Việt Nam hay không.

Nhiều nước trong quá trình lập quốc có mở rộng lãnh thổ ( Việt Nam cũng ở trường hợp này) 

Trong lịch sử phát triển của mình Hoa Kỳ đã mở rộng lãnh thổ dưới các hình thức:

- Nhượng địa" ( đất được nhường lại và tuyên bố từ bỏ chủ quyền từ quốc gia đang chiếm đóng hay sở hữu ) thông qua các hiệp ước chính trị như Florida, Oregon, New Mexico ...

- "Cấu địa" ( đất được mua lại từ quốc gia đang sở hữu ) bằng các thương lượng thương mại như Louisiana từ Pháp,  Alaska từ Nga, Gadsden, Quần Đảo Virgin… .

- Tự nguyện gia nhập Liên Bang như Texas, Hawaii, Samoa ...

- Khối Thịnh Vượng Chung như Puerto Rico, Quần Đảo Bắc Mariana ...

- Hiệp Ước Liên Kết Tự Do như Quần Đảo Marshall, Liên Bang Micronesia, Palau  ...

- Hiệp Ước Liên Kết Tự Do như Quần Đảo Marshall, Liên Bang Micronesia, Palau  ...

(Trích “MỸ XÂM LĂNG VIỆT NAM!? của Canh Le )

 “Mảnh đất duy nhất nước Mỹ xin từ thế giới là đất để chôn các tử sĩ của họ” (Colin Powell)

Sau đây, chúng ta hãy trả lời những câu hỏi chủ yếu để biết Hoa Kỳ có phải là đế quốc xâm lược Việt Nam hay không.

Tại sao Hoa Kỳ can thiệp và dựa vào đâu để can thiệp vào Việt Nam?

Bản chất bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản.

Theo lý thuyết Cộng sản, chủ nghĩa Tư bản chủ trương bốc lột giá trị thăng dư, áp bức người lao động; các quốc gia Tư bản phát triển đến một mức độ nào đó sẽ trở thành đế quốc, đi xâm chiếm nước khác để khai thác tài nguyên, chiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Lý thuyết Cộng sản cho rằng quá trình phát triển của xã hội loài người sẽ khiến chủ nghĩa Tư bản sụp đổ để chuyển sang chủ nghĩa Cộng sản. Và nhiệm vụ của các đảng Cộng sản trên thế giới là đẩy nhanh quá trình ấy để sớm loại bỏ chủ nghĩa Tư bản, xây dựng xã hội công bằng, không có cảnh người bốc lột người, mọi người làm theo năng lực, hường theo nhu cầu.

Vì vậy Stalin, lãnh tụ Liên Xô  bác bỏ sự hợp tác với Ngân hàng Thế giới  và Quỹ Tiền tệ Quốc  tế vì nếu làm thế vô hình trung đóng góp vào sự lớn mạnh của chủ nghĩa Tư bản. Stalin ủng hộ sự bành trướng chủ nghĩa Cộng sản ở Tây Âu và châu Á sau này.

(Trích “Chiến tranh Lạnh” Bách khoa toàn thư mở Wikipedia )

Thực tế, lịch sử thế giới đã cho thấy các nước Cộng sản đã thực hiện đúng lý thuyết ấy.

Sự bành trướng của Liên Xô.

Ở giai đoạn cuối của thế chiến thứ 2, sau khi đẩy lui quân Đức khỏi lãnh thổ của mình, Liên Xô tiến quân qua Châu Âu, hỗ trợ thành lập các chính quyền Cộng sản ở các nước Đông Âu gồm:

Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (1944), Cộng hòa Nhân dân Rumani (1944), Cộng hòa Nhân dân Hungari (1945), Cộng hòa Tiệp Khắc (1945), Liên bang cộng hòa dân chủ Nhân dân Nam Tư (1945), Cộng hòa Nhân dân Anbani (1945), Cộng hòa Bungari (1946).

Riêng ở Đông Đức , với sự giúp đỡ của Liên Xô, tháng 10 năm 1949 nước Cộng hòa Dân chủ Đức đã được thành lập.

Năm 1949, Liên Xô thành công trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân.

(Theo “Chiến tranh lạnh”, wikipedia)

Tham vọng thực dân của nước Trung hoa Cộng sản.

Ngày 22 tháng 1 năm 1949 quân Cộng sản do ông Mao Trạch Đông lãnh đạo đã đánh bại quân Quốc Dân Đảng, chiếm tòan bộ lục địa Trung hoa. 

Mao tuyên bố vào năm 1965 trước Bộ chính trị Trung Cộng : "Chúng ta phải nhất quyết dành lại khu vực Đông Nam Á, bao gồm miền Nam Việt Nam, Thái  Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore. Đông Nam Á là một khu vực rất phong phú, có rất nhiều nguyên liệu. Trong tương lai nó sẽ rất hữu ích cho sự phát triển của ngành công nghiệp Trung Quốc. Sau khi chúng ta nắm giữ được của khu vực Đông Nam Á thì gió từ phương Đông sẽ vượt lên trên những cơn gió từ phương Tây"

(Gahrana, 1984, "China, Asia, and world" New Delhi : New Delhi Publications, page: 7)

Bắc Hàn tiến đánh  Nam Hàn năm 1950

Giữa năm 1949, Kim Nhật Thành, lãnh tụ Bắc Hàn theo Cộng sản đề nghị Liên Xô giúp đánh Nam Hàn, nhưng Stalin từ chối do sợ Hoa Kỳ can thiệp. Đầu năm 1950, Kim Nhật Thành đề nghị lần nữa và được chấp thuận. Chủ nhật, ngày  25 tháng 6 năm 1950, quân đội nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) có xe tăng và máy bay do Liên Xô  viện trợ, vượt qua vĩ tuyến 38, tấn công Nam Hàn. Với quân số áp đảo, trang bị tốt, huấn luyện thành thục chỉ trong vòng 3 ngày quân Cộng sản Bắc Triều Tiên chiếm được  Seoul, thủ đô Nam Hàn.

Tổng thống HK  Harry Truman xin Liên Hiệp quốc chấp thuận can thiệp giúp Nam Triều Tiên.

Tham gia bên cạnh lực lượng Mỹ còn có binh sĩ từ 15 quốc gia thành viên khác của Liên Hiệp quốc: Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Anh, Pháp, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Hy Lạp, Hà Lan, Ethiopia, Colombia, Phi Luật Tân, Bỉ, và Lục Xâm Bảo.

Lực lượng Liên Hiệp Quốc do Douglas MacArthur , thống tướng Mỹ chỉ huy đẩy lui quân Bắc Triều Tiên, vượt biên giới, chiếm được Bình Nhưỡng ngày 19 tháng10 năm1950.

Cùng ngày ấy  Trung Cộng gởi “Chí nguyện quân” vượt sông Áp Lục  tiến vào Triều Tiên giúp quân Bắc Triều Tiên.

Cuộc chiến dằng co suốt 2 năm đến 27 tháng 7 năm 1953 hai bên ký kết hiệp ước đình chiến. 

(Chiến tranh Triều Tiên do chế độ Cộng sảnBắc Triều Tiên gây ra, vậy mà Cộng sảnViệt Nam lại vu cáo do Mỹ xâm lược. Trong quyển sách có tựa ““ Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua” do Nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội xuất bản năm 2009 có đoạn: “…Bước vào những năm 1950, khi bắt đầu công cuộc xây dựng lại hòng đưa nước Trung Hoa nhanh chóng trở thành cường quốc trên thế giới, những người lãnh đạo Trung Quốc phải đối phó với cuộc chiến tranh của Mỹ xâm lược Triều Tiên ở phía bắc” )

Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo muốn sử dụng vũ lực đánh Việt Nam Cộng Hòa

Ngày 3.tháng 7 năm 1954  trong thời gian nghỉ họp ở Geneve, lãnh tụ Trung quốc Châu Ân Lai mời ông Hồ chí Minh và ông Võ nguyên Giáp qua Liễu Châu thuộc Tỉnh Quảng Tây hội họp. Tại cuộc họp Võ Nguyên Giáp nói muốn để lại ở miền Nam từ 5.000 đến khoảng 10,000 cán bộ, chôn giấu vũ khí  để chờ thời cơ đánh miền Nam.

Ngay sau khi Hiệp định Geneva được ký kết, Hồ Chí Minh đã gọi Hoa Kỳ là đế quốc. Ông tuyên bố: “...chúng ta phải có tinh thần cảnh giác rất cao đối với âm mưu của đế quốc Mỹ định cản trở hai bên đi đến hiệp định đình chiến và mưu mô lập khối liên minh quân sự có tính chất xâm lược, chia châu Á thành những tập đoàn đối lập để dễ xâm lược và khống chế Đông Dương cùng Đông Nam Á”.

Chỉ sau khi ký hiệp định 2 ngày, ngày 22 tháng7năm 1954 Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước: "Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ", và khẳng định: "Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của nước ta, nước ta nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng".

(Bây giờ thì chúng ta có thể hiểu lý do tại sao Hồ Chí Minh “biết trước” được Hoa Kỳ sẽ “xâm lăng” miền Nam: Đó là vì ông đã có ý định “giải phóng miền Nam” từ khi chưa đặt bút ký vào bản hiệp định Geneve chia đôi đất nước năm 1954 (ông đã cho chôn giấu vũ khí, để lại cán bộ ở miền Nam).

Để thực hiện điều ấy, chủ tịch Hồ Chí Minh  và các đồng chí của ông đã làm những gì?

Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã tiến hành xâm lược Việt Nam Cộng Hòa từ tháng 2 năm 1959.

Mùa thu năm 1955 -1956, ở Bến Tre và Sài Gòn, đồng chí Lê Duẩn, khi ấy là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, đã dự thảo Đề cương Cách mạng miền Nam. Đề cương vạch rõ: “Ngày 20-7-1956 đã không có tổng tuyển cử như Hiệp định Giơnevơ quy định. Nhân dân ta ở miền Nam đang rên xiết dưới ách áp bức, bóc lột, tù đày, chém giết man rợ, đất nước bị chia cắt và bị chiến tranh của Mỹ – Diệm hăm dọa. Tình hình đó buộc nhân dân phải vùng dậy đập tan chế độ Mỹ – Diệm để tự cứu mình…Muốn chống Mỹ – Diệm, ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác”.

Sách sử 1954-1975 của nhà nước Cộng sản Việt Nam ghi :

“Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 1/1959) khẳng định con đường cách mạng bạo lực, chuyển cách mạng miền Nam tiến lên đấu tranh vũ trang”.

“Phong trào từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) tháng 2/1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8/1959, lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng.”

“Tại Bến Tre, ngày 17/1/1960, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan nhanh toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch.”

Tháng 5, 1959, Công sản Việt Nam thiết lập đường mòn dọc theo dãy Trường Sơn đưa súng đạn và lực lương chiến đấu vào miền Nam.

"Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhận định cần thiết có một con đường để hành quân, vận chuyển khí tài cho chiến trường miền Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chủ trương mở đường Hồ Chí Minh trên bộ dọc theo dãy Trường Sơn. Ngày 19/5/1959, con đường ấy bắt đầu được mở ra." (Trích bài báo "Tướng Giáp và đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử ")

Tháng 7 năm 1959, Cộng sản Việt Nam lập đường mòn trên biển, mở luồng mở bến cho những con tàu không số chở súng, đạn, thuốc nổ từ Ðồ Sơn, Hải Phòng vào Vũng Rô, Phú Yên, Trung Bộ, Gành Hào, Cà Mau.

Đại hội lần thứ III của đảng Lao động (đảng CSVN) tại Hà Nội từ ngày 5tháng9 đến ngày 10 tháng 9 năm 1960, một lần nữa xác quyết kế hoạch “giải phóng” miền Nam bằng võ lực. Để tiến hành kế hoạch nầy, ngày 12 tháng 12 năm 1960, tại Hà Nội đảng Lao động thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGP). Ngày 20 tháng 12 năm 1960, đảng tổ chức ra mắt MTDTGP tại chiến khu Dương Minh Châu (tỉnh Tây Ninh), Nam Việt Nam và đặt MTDTGP dưới sự chỉ huy của Trung ương cục Miền Nam (TƯCMN), cơ quan đại diện ban Chấp hành Trung ương đảng tại miền Nam.

Một loạt các sự kiện, biến cố kể trên cho thấy nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đảng Cộng sản lãnh đạo đã chủ trương xâm chiếm  nước Việt Nam Cộng Hòa ngay từ trước khi  ký hiệp định chia đôi đất nước và sau đó đã tiến đánh miền Nam trước khi Hoa Kỳ can thiệp.

Liên Xô, Trung Quốc viện trợ  trang bị vũ khí cho CSVN (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa)

Từ cuối năm 1949 , từng đoàn cố vấn Trung cộng  vào miền Bắc mang theo viện trợ quân sự gồm vũ khí quân trang quân dụng để trang bị mới hoàn toàn cho 6 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo binh.

Giai đoạn 1955-1960: Tổng số 49,585 tấn gồm : 4,105 tấn hàng hậu cần, 45,480 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật trong đó Liên Xô viện trợ 29,996 tấn, Trung Quốc viện trợ 19,589 tấn.

(Theo Trần Tiến Hoạt và Lê Quang Lạng thuộc Viện Lịch Sử Quân Sự Cộng Sản Việt Nam trình bày trong hội thảo tổng kết cuộc chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức tại Sài Gòn trong hai ngày 14 và 15 tháng 4 năm 2006).

Thuyết domino và chủ trương ngăn chận sự bành trướng Cộng sản của Hoa Kỳ

Đứng trước hiểm họa ấy, thuyết Domino hình thành  tại Hoa Kỳ, theo đó nếu một quốc gia đi theo Chủ nghĩa cộng sản, các quốc gia thân phương Tây lân cận sẽ "bị đe dọa". (chiến tranh VN wiki).

Ở Á châu, Trung Hoa đã rơi vào tay Cộng sản, nếu Nam Hàn, Nam Việt Nam sụp đổ sẽ kéo theo Lào, Cam Bốt, Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương… như những con cờ domino, một con cờ ngả kéo theo những con cờ kế tiếp theo dây chuyền.

Để chống lại Cộng sản, Hoa Kỳ khởi xướng thành lập  nhiều tổ chức quân sự liên quốc gia như (NATO, CENTO, SEATO), các tổ chức và hiệp ước phòng thủ song phương và khu vực.

Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty Organization viết tắt là  SEATO) còn gọi là Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á được thành lập căn cứ theo Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á hay Hiệp ước Manila được ký vào tháng 9 năm 1954. Thể chế chính thức của SEATO được thiết lập vào ngày 19 tháng 2 năm 1955 tại Bangkok, Thái Lan, trụ sở cũng đặt tại Bangkok.  Có 8 quốc gia thành viên là Thái Lan,  Phi Luật Tân, Anh Quốc, Hoa Kỳ, Tân Tây Lan, Pakistan (bao gồm Đông Pakistan, nay là Bangladesh), Pháp , Úc.

Việt Nam Cộng hòa, Cam Bốt và Lào do quy định trong Hiệp định Genève nên không gia nhập, tuy vậy  3 nước này vẫn được tổ chức đặt dưới sự bảo vệ về quân sự.  Các quốc gia Hoa Kỳ, Úc, Thái Lan, Tân Tây Lan đã gởi quân đến miền Nam Việt Nam giúp chống lại Cộng sản. Đại Hàn tuy không ở trong SEATO nhưng cũng gởi quân giúp.

Thời điểm Hoa Kỳ tham chiến.

Như trên chúng ta thấy Cộng sản Việt Nam (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) bày tỏ quyết tâm xâm chiếm miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) từ năm 1954. Và đã chính thức sử dụng lực lượng vũ trang tiến hành xâm lược ( thành lập MTDTGPMN năm 1960).

Trong khi ấy, theo Wikipedia,  "Người Mỹ thường quan niệm "Chiến tranh Việt Nam" được tính từ khi khi họ trực tiếp tham chiến trên bộ đến khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa đầu hàng (từ 1965 (nhiều nguồn cho là 1964  đến 1975).

Lấy mốc thời gian nào, 1964 hay 1965, cũng là sau khi quân Cộng sản miền Bắc tiến đánh miền Nam .

Điều này cho thấy Hoa Kỳ  chỉ muốn ngăn  không cho Cộng sản chiếm Việt Nam Cộng Hòa.

Mục đích của sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam

Trong Kế hoạch hành động đối với Việt Nam viết vào ngày 24 tháng 5 năm 1965, trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ John McNaughton đã lên danh sách những mục tiêu của Mỹ trong cuộc chiến:

- 70% - Để tránh một sự thất bại đáng xấu hổ của Mỹ (đối với uy tín của chúng ta là kẻ bảo vệ)

- 20% - Để bảo vệ [miền Nam Việt Nam] (và vùng lân cận) khỏi tay Trung Quốc

- 10% - Để cho người dân Nam Việt Nam có cuộc sống tốt đẹp hơn (wiki)

Kissinger khi gặp Chu Ân Lai ở Bắc Kinh ngày 22 tháng 6, 1972: “Chúng tôi không nhằm tiêu diệt Hà Nội và ngay cả truyện thắng Hà Nội, chúng tôi cũng không nghĩ đến. Nếu có thể sống với một chính phủ cộng sản ở Trung Quốc, thì chúng tôi cũng có thể chấp nhận một chính phủ cộng sản ở Đông Dương”. (Trích tài liệu giải mật của Mỹ công bố ngày 25/07/2006)

Hoa Kỳ đã tiến hành cuộc chiến thế nào?

Hoa Kỳ rất kiềm chế, không để chiến tranh vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.

Hoa Kỳ chủ trương giới hạn cuộc chiến trong lãnh thổ miền Nam.

“Bộ TTM Hoa Kỳ cùng đô đốc Sharp và đại tướng Westmoreland, đều có kế hoạch đánh ra vùng bắc khu phi quân sự, cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh, đánh phá các căn cứ ở Lào, Cam Bốt, và oanh tạc các mục tiêu quan trọng chung quanh Hà Nội, Hải Phòng. Các kế hoạch trên đều không được tổng trưởng quốc phòng McNamara và tổng thống Johnson (1967) chấp thuận”.

Ngày 6 tháng 4 năm 1969 Tướng Westmoreland, cựu Tư lênh quân đội Mỹ tại VN và Ðô đốc Sharp cựu Tư lệnh Mỹ tại Thái bình dương công bố bản phúc trình 347 trang về cuộc chiến Việt Nam trong 4 năm chỉ huy. Các Tướng nhấn mạnh sự bó tay của Bộ tư lệnh Mỹ trước chính sách chiến tranh hạn chế của TT Johnson.

“…Cuộc chiến không được lan rộng ra khỏi lãnh thổ miền Nam và điều này đã trở thành chủ trương của Hoa Kỳ trong suốt thời gian tham gia cuộc chiến tại miền Nam…” (Tướng Westmoreland)

Hoa Kỳ không muốn Việt Nam Cộng Hòa đánh ra miền Bắc

Nếu Hoa Kỳ là đế quốc, họ sẽ không giới hạn cuộc chiến trong lãnh thổ miền Nam, mà sẽ chủ động đánh ra Bắc hoặc sẽ khuyến khích quân đội Việt Nam Cộng hòa làm điều ấy. Nhưng thực tế cho thấy điều ngược lại:
…Nhiều lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa vẫn nói rằng họ có tham vọng Bắc tiến để thống nhất Việt Nam. Năm 1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho Phủ Đặc Ủy Công Dân Vụ chuẩn bị kế hoạch Bắc tiến, tiêu diệt nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thống nhất Việt Nam. Ngày 14 tháng 7 năm 1964, người đứng đầu chính phủ là tướng Nguyễn Khánh công khai tuyên bố sẵn sàng Bắc tiến. Hai ngày sau, tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng khẳng định Không lực Việt Nam Cộng hòa đã sẵn sàng. Nhưng kế hoạch này đã bị Washington từ chối ủng hộ nên nó không bao giờ trở thành sự thật, một phần bởi Hoa Kỳ lo ngại sẽ lôi kéo Trung Quốc vào vòng chiến, châm ngòi cho một cuộc chiến tranh quy mô trên toàn châu Á.  (“Chiến tranh VN”- Wikipedia)

Chuyện Việt Nam Cộng Hòa  thực tâm muốn đánh ra Bắc là đáng ngờ; tuy nhiên, thái độ của Hoa Kỳ  cho thấy nước này  không muốn việc ấy xảy ra.

Điều ấy chứng minh Hoa Kỳ  không hề muốn xâm lược Việt Nam.

Việc gởi quân Mỹ tham chiến là chẳng đặng đừng

Tướng Taylor (từ tháng7năm1964 trực tiếp làm đại sứ ở Sài Gòn) viết lại: "Chúng ta thấy rằng nhịp độ phát triển các lực lượng mặt đất của chúng ta rõ ràng chưa đủ so với sự phát triển của Việt Cộng. Kết luận đó dẫn chúng ta đến một quyết định rất khó khăn, phải thảo luận lâu là: phải lấp lỗ hổng về quân số ở Nam Việt Nam bằng cách đưa lực lượng Mỹ vào. Tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng chẳng có ai thích thú gì khi đề ra quyết định đó. Là một trong những cố vấn của Tổng thống, tôi đã miễn cưỡng nhiều nhất khi tham gia đưa ra đề nghị này, và tôi chắc rằng Tổng thống đã rất lấy làm tiếc khi phải đồng ý với quyết định đó" (M. Taylor. Responsibility and Response. Đã dẫn, tr.26).

Hoa Kỳ không trang bị vũ khí tối tân cho quân Việt Nam Cộng Hòa.

Tết Mậu Thân 1968 khi quân Cộng sản tấn công khắp 42  tỉnh thành Việt Nam Cộng Hòa chỉ có một số binh chủng thiện chiến  miền Nam  được Hoa kỳ trang bị AR15, XM 16 là súng tương đương AK47 của quân Cộng sảnViệt Nam. Đa số binh sĩ miền Nam  còn sử dụng Carbin M1 (bắn từng phát một) và M2(có thể bắn liên thanh). Sau cuộc tổng tấn công này, quân Việt Nam Cộng Hòa  mới được trang bị đầy đủ R15 và M16.
Theo lời tướng Cao Văn Viên - tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Cộng Hòa, trong cuộc chiến tranhViệt Nam, Hoa Kỳ không viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa  đủ hỏa lực có thể tự vệ được. Năm 1972 nếu không có yểm trợ của B-52 , miền nam Việt Nam chưa chắc đã giữ được Quảng trị, Kontum, Bình Long. Hoa Kỳ không bao giờ muốn cho Việt Nam Cộng Hòa  mạnh có thể vì sợ miền Nam đánh ra Bắc. Họ chỉ muốn miền Nam yếu hơn Bắc Việt và cần phải yểm trợ bằng B-52 để tạo thế cân bằng.

Tại sao đánh sang Cam bốt, hạ Lào, oanh tạc miền Bắc?

Như trên đã viết, Hoa Kỳ không chủ trương mở rộng chiến tranh ra ngoài lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, vậy tại sao lại dội bom Hà Nội, Hải Phòng; tại sao có cuộc hành quân của quân đội Việt Nam Cộng Hòa  và Hoa Kỳ sang Cam Bốt cuối tháng 4 năm 1970?  Tại sao có cuộc hành quân qua hạ Lào tháng 2 năm 1971?

Trong tác phẩm “No More Vietnam” nơi trang 81, Nixon chỉ trích kế hoạch chiến tranh giới hạn sai lầm của Johnson - McNamara những năm 1965, 1966, 1967 chỉ oanh tạc giới hạn miền Bắc và đánh hao mòn lực lượng địch ở miền Nam mà không cho đánh qua hậu cần địch bên kia biên giới Miên, Lào. Nixon nói đáng lý phải đưa một lực lượng lớn đánh lên trên hoặc dưới vĩ tuyến 17 rồi tiến về phía Tây Lào tới sông Cửu Long để ngăn chận địch. Các cuộc oanh tạc của Johnson có mục đích chính trị nhiều hơn như nâng cao tinh thần Việt Nam Cộng Hòa  và cho Bắc Việt thấy sự thiệt hại để ngồi vào bàn hội nghị, đó là điều ngây thơ. Nixon nhận định chiến tranh leo thang của Johnson-Mcnamara để dụ cho địch vào bản hội nghị là sai lầm; không thể mơn trớn Cộng sản từ bỏ cuộc chiến mà phải buộc họ từ bỏ nó.

Hoa Kỳ oanh tạc có giới hạn ở miền Bắc

Tuyên bố của một sĩ quan Hoa kỳ rằng sẽ biến Hà Nội trở về thời đại đồ đá chỉ là hù dọa; trên thực tế, Hoa Kỳ đã đặt ra giới hạn cho cho các phi công.

Trong bài viết có tựa "TRUTH ABOUT BOMBING OVER NORTH VN, - U.S. PILOTS were forbidden to bomb” ký giả Bud Landry ghi nhận sự giới hạn của các phi vụ oanh tạc của Hoa Kỳ ở miền Bắc:

“Phi công Hoa Kỳ không được oanh tạc những dàn SAM Liên Sô đang thiết lập, nhưng được đánh trả các hỏa tiễn địch phóng lên truy kích phi cơ bạn.

Phi công Hoa Kỳ  không được tiêu diệt phi cơ chiến đấu đối phương đang đậu dưới đất, nhưng được phản kích các phi cơ địch bay lên nghênh chiến.

Phi công Hoa Kỳ  không được bắn phá xe hàng chở chiến cụ địch đang đậu xa trục lộ chánh 200 yards, nhưng được đánh phá xe chiến cụ đang trên trục lộ.

Phi công Hoa Kỳ không được tác xạ trện các con tàu chở chiến cụ hướng tới các hải cảng VN, cho dù biết đó là tàu chở chiến cụ nhằm chống phá các lực lượng Hoa Kỳ...  (Bud Landry: “ Sự thật về không tập miền Bắc VN”).

Ngoài viện trợ vũ khí, quân trang quân dụng, Hoa kỳ còn viện trợ phát triển cho Việt NamCộng Hòa.

Viện trợ kinh tế cho miền Nam

Trải qua 21 năm, khối lượng viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hòa rất lớn, đạt hơn 10 tỷ USD (thời giá thập niên 1960, tương đương 70-80 tỷ USD theo thời giá 2015). Đây là con số viện trợ kinh tế cao nhất của Hoa Kỳ so với bất cứ nước nào khác trên thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ví dụ, Ấn Độ trong 20 năm (1950 - 1970) được Hoa Kỳ viện trợ 9,3 tỷ USD; Philippines trong 22 năm được viện trợ gần 2 tỷ USD (1945 - 1967); Thái Lan nhận được gần 1,2 tỷ USD, Indonesia nhận được gần 1 tỷ USD. Ở châu Phi, tính trong 25 năm (1946 - 1970), tổng số viện trợ Hoa Kỳ cho tất cả các nước mới đạt 4,9 tỷ USD... (Kinh tế Việt Nam Cộng hòa Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

Viện trợ kỹ thuật

Giai đoạn 1965-1969, nhiều cơ chế, chính sách kinh tế của Việt Nam Cộng hòa là do Phái bộ viện trợ Mỹ (USAID-VM) thiết kế. Thí dụ, chương trình Người cày có ruộng mà chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã tiến hành do đoàn cố vấn Mỹ đấu thầu để xin hỗ trợ tài chính, thiết kế nội dung và lộ trình sau khi trúng thầu.

Nhiều dự án kinh tế với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Mỹ đã có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao năng lực sản xuất nông-lâm-ngư. (Kinh tế Việt Nam Cộng hòa Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Viện trợ xã hội

Gần 20 năm hoạt động, cơ quan Viện Trợ Hoa kỳ USAID đã giúp Chính phủ Việt Nam Cộng hòa phương tiện và kỹ thuật để phát triển giáo dục và đào tạo. Năm 1973 tỷ lệ biết đọc, biết viết là 70%, khá cao so với các nước Á châu láng giềng hồi đó... (Kinh tế Việt Nam Cộng hòa Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

Trong bài viết “Hai Mươi Mốt Năm Viện Trợ Mỹ Ở Việt Nam” tác giả Đăng Phong có đoạn sau: “Quy chế cải cách điền địa của Diệm vẫn cho phép địa chủ được sở hữu tới 100ha. Ý đồ của Diệm là: phải cứu lấy giai cấp địa chủ. Ý đồ của Mỹ là: phải giành lấy địa vị ở nông thôn. nông dân là sức mạnh quyết định ở nông thôn... phải biến nông dân thành một tầng lớp khá giả, có điều sản, có cơ nghiệp, có nguồn sống. Đó là cái đích mà Mỹ nhằm trong chương trình cải cách điền địa.
Ông Đăng Phong cũng đã viết "Mỹ cũng đề ra và giúp Sài Gòn thực hiện hàng loạt dự án xây dựng: Mở mang các nhà máy điện và hệ thống cung cấp nước, xây dựng thêm đường sá, bến cảng, sân bay, xây các nhà máy  dệt, làm giầy, vải, đồ hộp, bánh mỳ, thực phẩm, xây hàng loạt khách sạn và cư xá mới, mở rộng các chương trình và các cơ sở dạy tiếng Anh v.v..."

Hãy khoan xét đến chuyện “Diệm muốn cứu lấy giai cấp địa chủ” chuyện Mỹ muốn “biến nông dân thành một tầng lớp khá giả, có điều sản, có cơ nghiệp, có nguồn sống” (trong một đất nước 17 triệu dân(Dân số miền Nam 1966), mà có tới 12 triệu nông dân tác giả đã vô tình cho thấy Mỹ không phải là đế quốc.

Tác giả Đăng Phong viết tiếp: "Tháng 12-1950, theo sự sắp đặt của Mỹ, 5 chính phủ gồm Mỹ, Pháp, bù nhìn Việt, Miên, Lào đã ký "Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương",

Khoản 1, điều III của "Hiệp nghị phòng thủ chung" quy định: "Mỗi chính phủ được cấp viện trợ có nhiệm vụ chỉ sử dụng số viện trợ đó vào mục đích phòng thủ Đông Dương".

Đến tháng 9-1951, Mỹ ký thẳng một hiệp ước tay đôi với chính phủ Bảo Đại, gọi là "Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt Mỹ",

Điều IV quy định: "Mỹ đưa vào Việt Nam một "Phái đoàn kinh tế và kỹ thuật đặc biệt"  được hưởng những quyền ưu đãi bất khả xâm phạm... hưởng mọi dễ dàng cần thiết để quan sát và kiểm tra việc thực hiện hiệp ước, nhất là việc sử dụng viện trợ đúng theo tinh thần của văn bản hiệp ước".

Từ năm 1950 đến 1954, Mỹ đã viện trợ cho Chính phủ Bảo Đại 23 triệu đôla bằng hàng hóa và khoảng 36 triệu đôla bằng tiền Việt Nam

Tháng 5-1950 Robert Blum dẫn đầu phái đoàn viện trợ Mỹ đến Sài Gòn. Đến tháng 9-1950, phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ MAAG được thành lập ở Nam Việt Nam.

Nhưng khác với chế độ thực dân Pháp, Mỹ không có một cơ quan nào trực tiếp cai trị ở đây. Không có toàn quyền. Không có công sứ và khâm sứ. Nam Việt Nam vẫn có danh nghĩa một quốc gia có chủ quyền. Mỹ chỉ đặt đại sứ, các phái bộ ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội, quân sự. Các nhân viên Mỹ thuộc các cơ quan này làm việc bên cạnh người Việt Nam với tư cách cố vấn.

Trong thời kỳ 1955-1960, số lượng các cố vấn chưa nhiều. Ngoài số cố vấn cao cấp như đã nói, có một số cố vấn cho các ngành, tổng cộng khoảng trên một ngàn người.

Ngày 16-9-1960, trong báo gửi về Washington, đại sứ Mỹ ở Sài Gòn E.Dubrow viết: "Nếu những tiến bộ hiên nay của cộng sản cứ tiếp diễn, thì có nghĩa là sẽ mất Việt Nam tự do vào tay cộng sản" (The Pentagon' Papers, đã dẫn, P.115).

Kennedy lên làm Tổng thống từ tháng 1 năm 1960. Kennedy nói: "Việt Nam là nơi duy nhất trên thế giới mà chính quyền phải đương đầu với một chính cố gắng phát triển rất tốt của cộng sản nhằm lật đổ một chính phủ thân phương Tây." (Hai Mươi Mốt Năm Viện Trợ Mỹ Ở Việt Nam- Tác giả: Đăng Phong)

 “…Ngô Đình Diệm nhanh chóng thi hành các chính sách về chính trị, xã hội. Chính phủ Hoa Kỳ đã viện trợ lớn cho Việt Nam Cộng hòa thực hiện những chương trình cải cách và phát triển xã hội trên nhiều lĩnh vực như xóa mù chữ, tái định cư, cải cách điền địa, phát triển nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, cải cách hành chính, xây dựng hệ thống luật pháp... Việt Nam Cộng hoà đã đạt được một số thành quả quan trọng: kinh tế phục hồi và phát triển, hệ thống y tế và giáo dục các cấp được xây dựng, văn hoá phát triển, đời sống dân chúng được cải thiện. Trong chiến dịch Cải cách điền địa, Ngô Đình Diệm tránh dùng các biện pháp mà ông coi là cướp đoạt như phong trào Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, ông chỉ thị cho các quan chức địa phương trả tiền mua số đất vượt quá giới hạn chứ không tịch thu. Sau đó chính phủ sẽ chia nhỏ số đất vượt giới hạn này để bán cho các nông dân chưa có ruộng, và họ được vay một khoản tiền không phải trả lãi trong kỳ hạn 6 năm để mua." (Tài liệu “Chiến tranh Việt nam”của Wikipedia)

Hoa Kỳ thúc đẩy chính phủ Đệ nhất Cộng Hòa  mở rộng dân chủ.

Năm 1956, khi thủ tướng Ngô Đình Diệm  từ chối  đòi hỏi mở rộng thành phần chính phủ của các giáo phái, đối lập, Hoa Kỳ đã làm áp lực với ông, có lúc muốn đưa ngoại trường Trần Văn Đổ lên thay ông.

Sau vụ đảo chánh hụt 11 tháng 11 năm 1960, và vụ bỏ bom dinh Độc Lập ngày 27 tháng 2 năm 1962, đại sứ Mỹ Durbrow gây áp lực đòi Tổng thống Ngô Đình Diệm cải tổ, nới rộng tự do dân chủ. Nhưng ông Diệm đã từ chối.

Việc này cho thấy 2 điều: Thứ nhất Hoa Kỳ không chỉ quan tâm đánh bại quân Cộng sản mà còn muốn xây dựng dân chủ ở miền Nam; thứ hai, mặc dù nhận viện trợ của Hoa kỳ, ông Ngô Đình Diệm chứng tỏ sự độc lập của Việt Nam Cộng Hòa. (Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, việc hạn chế tự do dân chủ  không những là điều nên làm mà còn cần thiết. Việc Cộng sản lợi dụng tự do dân chủ, và sự rối loạn xã hội trong nền đệ nhị Cộng hòa  là minh chứng  cho điều này)
Đệ nhị Cộng hòa dân chủ hơn Đệ nhất Cộng hòa.

Có dư luận cho rằng Hoa Kỳ đã làm áp lực để các tướng lãnh giải tán Ấp chiến lược vì Hoa Kỳ cho rằng nó vi phạm tự do dân chủ.

Cùng với Phật giáo, sinh viên học sinh, Hoa Kỳ đã gây áp lực để các tướng lãnh lãnh đạo đất nước tổ chức bầu cử , lập ra chính phủ dân sự.

Trong nền Cộng hòa thứ hai, miền Nam thực sự có dân chủ: nhiều nhóm đối lập hiện diện trong Quốc hội lưỡng viện, nhiều tờ báo đả kích chính phủ, nhiều  tổ chức xã hội dân sự hoạt động đòi lật đổ chính phủ; sinh viên, học sinh, Phật giáo, ký giả nhiều lần xuống đường biểu tình chống chính phủ.

Kết luận:

Trước khi có 2 quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa đã có xung đột giữa các đảng phái Quốc gia  và đảng Cộng sản. Cộng sản đã giết nhiều lãnh tụ của các đảng phái Quốc gia. Cộng sản cũng đã lên tiếng cáo buộc các đảng phái Quốc gia giết người của họ.

Khi Hoa Kỳ can dự, Việt Nam đã bị chia đôi, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa- quốc gia Cộng sản ở một nửa phía Bắc đã tiến đánh Việt Nam Cộng Hòa -quốc gia không Cộng sản ở một nửa phía Nam.  Hoa Kỳ chỉ thực thi cam kết của mình trong Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á, chống lại sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản, bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa..

Hoa Kỳ không khai thác đất đai, tài nguyên của Việt Nam, không áp bức, bóc lột dân ta. Các chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đều có thực quyền trong việc điều hành đất nước (ngoại trừ chiến lược đương đầu với quân Cộng sản trên chiến trường Hoa Kỳ giành thế chủ động)

Ngoài viện trợ quân sự, Hoa Kỳ viện trợ phát triển miền Nam.

Nếu là đế quốc, Hoa Kỳ đã không đóng góp nhiều đến thế để phát triển miền Nam.

Nếu là đế quốc, Hoa Kỳ đã không giúp xây dựng các chế độ tự do dân chủ ở miền Nam.

Dưới cả hai chế độ Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa, dân miền Nam tương đối được tự do: người dân đi bầu chọn người lãnh đạo, chính phủ tam quyền phân lập, có báo chí chống chính phủ , có dân biểu, nghị sĩ đối lập trong quốc hội…kinh tế tương đối phát triển. Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh được như vậy là rất đáng kể.

Bảo rằng Hoa Kỳ là đế quốc xâm lược Việt Nam là vu cáo, sai sự thật ở 2 điểm:

Thứ nhất, Việt Nam không phải là một quốc gia thống nhất dưới sự cai trị của đảng Cộng sản. Hoa Kỳ chỉ giúp miền Nam chống lại sự xâm chiếm của miền Bắc.

Thứ hai, Hoa Kỳ không những không khai thác thuộc địa mà còn giúp xây dựng phát triển mọi mặt ở miền Nam.

Khi Hoa Kỳ bắt đầu viện trợ cho Quốc gia Việt Nam ( tiền thân của Việt Nam Cộng Hòa), ông Hồ Chí Minh đã gọi Hoa Kỳ là đế quốc. ( Dĩ nhiên sau đó Hoa Kỳ viện trợ vũ khí rồi đổ quân vào miền Nam thì càng bị cho là đế quốc ) Nếu  một quốc gia viện trợ cho quốc gia khác là đế quốc thì Liên Xô và Trung Quốc cũng là đế quốc và hiện nay nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đang bị cai trị bởi nhiều đế quốc. Nếu một nước mang quân đến nước khác là đế quốc, thì Liên Xô, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên cũng là đế quốc xâm lược Việt Nam vì trên thực tế- trái với lời ông Hồ Chí Minh nói, cả 3 nước ấy đều gởi binh lính đến giúp miền Bắc chống Mỹ và đều có lính hy sinh ở Việt Nam. 

Nhận định của tác giả J. Leroy

Trong cuốn sách có tên “Đối nghịch” của tác giả J. Leroy - một nhà hoạt động xã hội người Pháp và cũng là đảng viên đảng Cộng sản Pháp đã đi sâu phân tích về tính chất đối lập của đảng Cộng sản và các đảng phái khác và dẫn chứng về cuộc chiến Việt nam như là một sự đối nghịch đỉnh điểm về ý thức hệ. Trong trang 187 của cuốn sách in năm 2000 tại Pháp có nội dung  trích như sau: “Một cuộc chiến tại Việt Nam là điều mà Hoa Kỳ không mong muốn, họ đến với Việt Nam khác hẳn lũ người độc ác của chúng ta trước đây. Nhưng họ phải đổ quân vào vì họ không muốn Liên Xô bành trướng tư tưởng của Mác, Lê Nin…” (Ý kiến c ủa Lý Quang Diệu trong bài “Chỉ có kẻ ngu mới chống Hoa Kỳ”)

Hoa Kỳ được gì sau thất bại trong cuộc chiến bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa?  

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau hơn 20 năm chiến đấu với sự trợ giúp của Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác, Việt Nam Cộng Hòa cuối cùng đã sụp đổ. Cộng sản đã chiến thắng. Hậu quả sự bại trận của quân dân miền Nam đúng như lời phát biểu của ông Ronald Wilson Reagan (tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ (1981–1989): “Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho hòa bình là ngàn năm đen tối cho các thế hệ sinh tại Việt Nam về sau.”

Còn về phía Hoa Kỳ, họ được gì sau sự thất bại ở Việt Nam?

Phản bác bài viết "Tranh luận về tên gọi cuộc chiến 1955-1975" của GS Lê Xuân Khoa, ông Nguyễn Hòa trong bài “Gọi tên cuộc chiến  hay xuyên tạc sự thật?” lập luận: “N ếu các điều khoản của Hiệp định Geneva (1954) được thực hiện nghiêm túc thì không chỉ người Pháp, mà chính người Mỹ cũng không xơ múi được gì.”

Vậy xin hỏi ông người Mỹ đã “xơ múi” được gì ở Việt Nam? Xin ông Nguyễn Hòa trả lời cụ thể.

Về phía những người yêu chuộng tự do dân chủ, có phải sự hy sinh của hơn 54.000 binh sĩ  Hoa Kỳ ở Việt Nam là vô nghĩa? Có phải  số tiền viện trợ lớn dành cho Việt Nam Cộng Hòa mà Hoa Kỳ bỏ ra là vô ích?

Thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu đã nói lên quan điểm của ông: "Tôi cũng cảm thấy rất tiếc rằng sự thay đổi cân bằng quyền lực đang diễn ra vì  tôi cho rằng Hoa Kỳ là một cường quốc hoà bình. Họ chưa bao giờ tỏ ra hung hãn và họ không có ý đồ chiếm lãnh thổ mới. Họ đưa quân đến Việt Nam không phải vì họ muốn chiếm Việt Nam. Họ đưa quân đến bán đảo Triều Tiên không phải vì họ muốn chiếm Bắc hay Nam Triều Tiên. Mục tiêu của các cuộc chiến tranh đó là chống lại chủ nghĩa cộng sản. Họ đã muốn ngăn chủ nghĩa cộng sản lan tràn trên thế giới. Nếu như người Mỹ không can thiệp và tham chiến ở Việt Nam lâu dài như họ đã làm, ý chí chống cộng ở các nước Đông Nam Á khác chắc đã giảm sút, và Đông Nam Á có thể đã sụp đổ như một ván cờ domino dưới làn sóng đỏ. Nixon đã giúp cho miền Nam Việt Nam có thời gian để xây dựng lực lượng và tự chiến đấu. Nam Việt Nam đã không thành công, nhưng khoảng thời gian gia tăng đó giúp Đông Nam Á phối hợp hành động với nhau và tạo dựng nền tảng cho sự phát triển của ASEAN."

Một vài hình ảnh lính Mỹ vui đùa cùng trẻ em Việt Nam, giúp dân, bảo vệ dân tránh bom đạn.

Đảng Cộng sảnViệt Nam và giới truyền thông phản chiến chỉ đưa tin về thiệt hại của quân Mỹ khi chạm súng với quân Cộng sản Việt Nam, giết dân Việt (như ở Mỹ Lai), chán nản, bất mãn khi được đưa sang Việt Nam chiến đấu… Họ dựng lên hình ảnh lính Mỹ khát máu ăn thịt người, phi nhân bắn giết người già trẻ em, hiếp phụ nữ. ..Những hình ảnh dưới đây cho thấy lính Mỹ không phải là ác quỷ; họ là người và họ muốn giúp đỡ.

Chào hỏi dân chúng theo tập quán địa phương:


Vui đùa với trẻ em:


Chăm sóc trẻ em:


Đà Nẵng 1967 - Một lính TQLC Mỹ đang hướng dẫn cách tắm một đứa trẻ với xà phòng, dầu gội đầu cho các bà mẹ VN chán chẳng muốn nghe (có lẽ các mẹ vẫn còn quen tắm cho trẻ con theo kiểu truyền thống). Ảnh bởi Philip Jones Griffiths/Magnum Photos

Bảo vệ trẻ em khỏi bom đạn chiến tranh:


Giúp trẻ em, người già lánh nạn chiến tranh

Đảng& nhà nước Cộng sản Việt Nam và những người phản chiến  tuyên truyền Hoa Kỳ là đế quốc xâm lược Việt Nam, vu cáo chính phủ Việt Nam Cộng Hòa là tay sai, bán nước.

Tại sao chúng ta-quân dân miền Nam lại đi chứng minh hộ cho Hoa Kỳ rằng họ không phải là đế quốc?

Vì: Trước hết, chúng ta có tư cách hơn ai hết để xác nhận hay phủ nhận Hoa Kỳ xâm lược miền Nam. Một thí dụ để đơn giản hóa vấn đề: Một người vào nhà mình khi mình có mặt trong nhà; người ấy bị hàng xóm hô lên là kẻ cướp thì chính mình chứ không phải hàng xóm xác nhận kẻ vào nhà có phải là kẻ cướp hay không (trên thực tế mình không bị mất bất cứ thứ gì, trái lại còn được kẻ ấy giúp đỡ thì kẻ ấy dứt khoát không phải là kẻ cướp).

Thứ đến, Hoa Kỳ không phải là đế quốc cũng có nghĩa chúng ta không phải là tai sai bán nước như Cộng sản Việt Nam vu cáo.

Chuyện ngày 30-4

“Đoàn quân Tàu ô đi, chung lòng kíu quốc…” 

Bảo Giang (Danlambao) - Bài hát này quen qúa phải không bạn? Đã thế, khi còn ở bắc nhiều người đã bị nổi da gà khi nó nhắc đến câu đầy man rợ “cờ in máu chiến thắng vang hồn nước…”. Phần cá nhân, mãi đến sau này khi lớn lên, tôi mới biết đó là bài quốc ca của nhà nước Việt cộng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Và biết thêm, chính nó là một trong những nguyên nhân làm cho đồng bào ta ở miền bắc phải bỏ lại cửa nhà, tài sản ruộng đất mà kéo nhau vào nam năm 1954. Lý do, bài hát tung hê như thế, nhưng không ai thấy hồn nước Nam ở nơi đâu. Trái lại, chỉ thấy có hồn Tàu lơ lửng thôi! Bạn đừng vội trách tôi chế biến nhá, nhưng hãy cùng tôi bước đi theo từng bước để xem cái “cờ máu in hình nước” ấy ở đâu, ra sao? Nó mang hồn Tầu hay hồn Việt cộng đây?

I. Những chuyện trên đất Bắc

Dĩ nhiên là có rất nhiều chuyện cần nhắc đến. Nhưng nơi đây, tôi chỉ ghi lại vài ba điều nhỏ mà ai cũng đã biết tỏ tường mà thôi.

1. Với những người hoạt động vì đất nước

Mãi mãi dòng lịch sử Việt Nam còn nhắc đến công cuộc kháng chiến chống bọn xâm lược Pháp của toàn dân Việt Nam. Và muôn đời nơi đây còn nhắc đến tên tuổi những vị anh hùng, tài danh của dân tộc như Phan Bội Châu đã bị Hồ Chí Minh trong vai Lý Thụy và Lâm Đức Thụ lừa bán cho Pháp để lấy 100,000 fr. (Thành ngữ - điển tích - Danh nhân tự điển - NXB Văn Học).  Kế đến, những nhà hoạt động cho đất nước này trong giới tôn giáo cũng như văn nghệ, chính trị như Đức Hùynh Phú Sổ, cha Chính Vinh (nhà thờ Hà Nội) hay nhà văn Khái Hưng… cũng đều bị quân Tàu ô Hồ Chí Minh ám sát, thủ tiêu hay giết hại trong các nhà tù ở ngoài bắc hay trong nam. Và dĩ nhiên, còn rất nhiều những chiến sỹ của Việt Nam đã bị chung số phận. Tuy nhiên, trong trang giấy nhỏ hẹp này không có đủ số trang để viết về từng tội ác của chúng.

2. Với người dân Việt Nam

Trong chiến tranh, ai cũng biết ngưòi dân Việt Nam đã bị căng ra vì bom rơi, đạn xéo qua nhiều năm. Dĩ nhiên, con số bị chết do chiến tranh có thể lớn hơn, nhưng không bao giờ lại kinh hoàng hơn, khủng khiếp hơn, hoặc kinh dị cho bằng con số những người Việt Nam bị tập đoàn Hồ Chí Minh chém lén, thủ tiêu trong thời chiến hay tặng dao, tặng búa trong mùa đấu tố 1953-1956.

Ai cũng biết, dòng lịch sử của Việt Nam còn ghi lại cuộc tàn sát, giết dân lành vô cùng độc ác, tàn bạo của Hồ Chí Minh đã mở ra ngay từ khi cuộc chiến tranh Pháp Việt chưa kết thúc. Chỉ riêng trong cao điểm 1953-1956, tập đoàn cộng phỉ Hồ Chí Minh đã sát hại trên số 172,000 ngàn người Việt Nam. Và chuyện kinh tởm hơn là, sau khi giết người, cướp của, chúng reo hò rồi treo vào cổ người vừa bị giết một bản án là phú nông hay địa hào. Từ đây, những người liên hệ còn sống trong gia đình của người bị kết án trở thành những kẻ vô gia cư, tự kiếm ăn từ cái chuồng trâu này đến cái chuồng bò khác (vợ của nhà thơ Hữu Loan là một thí dụ).

Nhìn và thực tế là trong ngành nông nghiệp Việt Nam thời đó, đa phần những phú nông, trung nông này chỉ có vài, ba mẫu ruộng, vài dàn trâu cày. Đời họ là một đời bán lưng cho trời, bán mặt cho đất để có bát cơm, manh áo cho gia đình. Tuy thế, những thành phần lao động này đã phải nhận lấy án tử. Họ phải chết vì những lý do sau: Thứ nhất, Hồ chí Minh muốn tước đoạt lấy phần tài sản của họ. Thứ hai, sau chiến tranh mã tấu có thừa, y không ngần ngại tặng cho thành phần này mỗi người một nhát. Sau cùng, y biết rõ là có chém, có giết là chém giết người Việt Nam thôi, những ngưòi này chẳng có một ai có liên hệ đến dòng Hồ Quang bên Tàu của y. Nên chẳng cần phải suy tính!

Tuy nhiên, phần lịch sử Việt Nam sẽ ngàn đời không khi nào quên ghi lại những nỗi kinh hoàng này. Đã thế, còn nổi lên trên nỗi kinh hoàng ấy là hình ảnh của bà Nguyễn Thị Năm, một phú hộ đã bỏ ra hàng ngàn lượng vàng để ủng hộ cho kháng chiến chống pháp. Hơn thế, nơi ở của bà đã là một trạm trú ẩn, nơi dừng chân, rồi bao che và liên lạc an toàn với cơm ngon rượu qúy ngày ngày hai buổi đem lên cho những tên cán cộng đáng gọi là bất lương như những Đặng Xuân Khu, Phạm Văn Đồng, Hoàng Tùng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Lương Bằng, Lê Đức Thọ… Và có khi có mặt cả chính bản thân Hồ Chí Minh cùng chung hưởng. 

Kết quả, chính bà đã nhận được cái mã tấu cũng như bản cáo trạng “địa chủ ác ghê” của Hồ Chí Minh viết như kỷ niệm để đời được đọc trong ngày sử án. Hơn thế, đích thân Hồ Chí Minh và Đặng Xuân Khu “kẻ đeo kính râm, kẻ bịt râu che mặt đến dự một buổi” (Đèn Cù, Trần Đĩnh). Ngày nay bất cứ ai đọc lại bài viết này thì cũng đểu phải nôn mửa vì cái phản phúc, bất nghĩa, vô nhân nếu như không muốn nói là vô loài và độc ác của chính kẻ viết ra nó. Nhiều người cho rằng. Nếu bà biết được cái lòng lang dạ sói của chúng, bà báo cho mật thám Pháp một câu thì… ô hô Việt cộng! Tiếc, thật tiếc!

3. Cuộc di cư

Với những bản tin trên và sự thật về Việt Minh đã được phơi bày ở khắp nơi, nên ngay sau ngày đình chiến 20-7-1954 đã có gần một triệu ngưòi dân miền bắc, từ thành thị cho đến nông thôn, kể cả miền thượng du đã để lại toàn bộ nhà cửa, của cải và liều chết di cư vào nam. Có đoạn đường di cư nào ngắn và tốt đẹp đâu! Nhưng nếu không vươn ra khỏi nỗi lo âu, sợ hãi hoặc không chạy thoát, người ta tin chắc chắn rằng con số những người bị chúng thảm sát trong mùa đấu tố không phải là 172,000 người, nhưng phải là một số lượng nhiều hơn thế nhiều. Và lẽ dĩ nhiên, ở làng tôi biết đâu lại có những kẻ học theo gương của Hồ Chí Minh hay chỉ tay vào mặt bố mẹ theo “ ông đội, bà đội” mà hỏi “Thằng này, con này, mày có biết ông là ai không”? (Chứng từ của GM Lê Đắc Trọng, Hà Nội) Hoặc gỉa “Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì sẽ nhất định chống lại”. Bà mẹ cắn lưỡi không chết, ít lâu sau nhảy giếng tự tử. Nhờ thành tích giết mẹ đó, Chu Văn Biên được đảng trao chức Thứ trưởng Bộ nông nghiệp (Đèn Cù, Trần Đĩnh)

II. Những di truyền tội ác do Việt cộng thực hiện tại miền nam Việt Nam

1. Tết Mậu Thân

Chuyện Việt cộng đắp mô trên đường ở miền nam không phải chờ đến năm 1968 mới có, nhưng là trưóc đó, từ cuối năm 1962, chuyện đêm đêm Việt cộng đắp mô, mò vào làng thôn cướp của giết người đã xảy ra tại nhiều nơi. Nhưng khi quôc sách Ấp Chiến Lược ra đời, việc Việt cộng đêm đêm muốn đi cướp của giết người, kiếm ăn tự nhiên ra khó, và càng lúc càng co cụm vào trong cõi chết. Tuy nhiên, cuộc đảo chánh ờ miền nam vào ngày 01-11-1975 do một bọn tướng, tá phản phúc thực hiện đã đưa miền nam vào cõi chết. Trước mắt, chúng giết chết mộng ước xây dựng Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ và Công lý ở miền nam, sau còn là sự mở đường cho tập đoàn cộng phỉ từ bắc tràn vào nam.

Thật vậy, câu chuyện ở miền nam từ đây như chuyện nhà không chủ với cảnh:

“Nơi biên cương từng ngày bão nổi.
Chốn lầu son con rối hát hò.
Cơ may đục nước béo cò,
Hang sâu chuột chũi bày trò lửa binh"

Ai cũng biết, từ đây miền nam như nhà không chủ. Ấp Chiến Lược bị chúng hủy hoại, mở đường cho Việt cộng xuôi nam và lẩn tránh vào làng thôn ngày một nhiều hơn. Cuối cùng, cuộc chiến bùng nổ trên hầu hết các tỉnh thành ở miền nam vào tết Mậu Thân 1968. Kết qủa, tuy mọi tỉnh thành đến đồn vắng nơi rừng cao đều trở lại yên bình với ngọn cờ Vàng bay cao. Nhưng giá máu của quãng thời gian này không phải là nhỏ.

Riêng Huế, một thành phố nơi tuyến đầu, sau một tháng trời được đoàn quân Tàu ô đến giải phóng, và nhờ tài chỉ điểm hạ quyết tâm giết chết nguồn vui trong cuộc sống của đồng bào ta qua những tên tay sai Nguyễn Đóa, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Kiều Trinh, Lê Văn Hảo… hoặc gỉa, không thiếu tên tuổi của Thích Đôn Hậu, Thích Trí Quang… đã có hơn 6000 người dân Huế, bao gồm từ trẻ thơ đến ông già bà cả đã được Hồ Chí Minh cột chung lại với nhau bằng giây lòi tói và đẩy vào những mồ tập thể. Chính nhà văn quân đội của Việt cộng, đại tá Xuân Thiều trình bày: “Tôi thấy Tết Mậu Thân 68 ở Huế chết chóc nhiều quá, mất mát đau thương lớn quá. Bộ đội chết không còn người để chôn nhau. Dân chết cũng nhiều...” Mới nghe có thế, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã đứng bật dậy, đỏ mặt quát: “Ngu! Ngu! Đại Tá mà ngu!...” rồi ông đùng đùng bước nhanh ra cửa như chạy trốn”!

Ai cũng biết, biến cố Mậu Thân xảy ra chưa đầy một tháng, theo báo chí Cộng Sản tiết lộ vào năm 1998 (kỷ niệm 30 năm Mậu Thân 1968 - 1998) thì đã có trên 100.000 lính Việt Cộng chết hoặc mất tích. Trong khi đó, theo thống kê của VNCH có 4.954 binh sĩ tử trận, 15.097 bị thương. Về phía Hoa Kỳ có 147 chết và 857 bị thương. Cộng Sản đã làm cho 627.000 dân vô tội phải cảnh màn trời chiếu đất, phải bỏ vùng quê chạy về thành phố, có 14.300 dân bị chết và 24.000 người bị thương.

Xem ra, chiến công ấy của tập đoàn CS Hồ Chí Minh là đời đời vinh quang với ngọn cờ đỏ Phúc Kiến. Phần người dân Việt là đời đời còn ghi lại nét đau thương.

2. Chuyện mùa hè đỏ lửa 1972

“Thành Quảng Trị máu tươi hồng
Thân người như rạ chất chồng lên cao…"

Đây là câu chuyện về một “Mùa Hè Đỏ Lửa” (tựa đề một cuốn sách của Phan Nhật Nam). Hoặc giả “chẳng thấy phố chẳng thấy nhà, chỉ thấy mưa xa trên màu cờ đỏ”! (Trần Dần). Kết quả, sau hơn mấy tháng trời tạm chiếm cổ Thành Quảng Trị, cộng sản Hồ Chí Minh đã bị đánh bật ra khỏi nơi đây. Tuy nhiên, sau cơn bão lửa với 51 ngày đêm (không tính thời gian VC chiếm cổ thành trước đó), nắm xương gởi vào lòng đất được kiểm nghiệm về phía Việt Nam Cộng Hòa trong chiến dịch này là hơn 3400 Tử Sỹ của Thủy quân Lục Chiến, Nhảy Dù… Tất cả được an táng theo nghi lễ trong các nghĩa trang quân đội. Vê phía Việt cộng được ghi nhận là các sư đoàn 308, 305, 325 và các trung đoàn chiến xa 203 và 302 đã bị tổn thất nặng nề. Riêng trung đoàn 48 phòng thủ trong cổ thành coi như đã hoàn toàn được giải phóng, xóa sổ. Tất cả có trên 5542 quân bị chết để xác tại trận, số chết ở bên ngoài rồi được mang đi và bị thương không thể kiểm đếm được là bao nhiêu. Phận những người đã nằm xuống tại trận địa thì sau đó được chôn trong những ngôi mồ tập thể không tên không tuổi.

Qủa thật là cảnh “chẳng thấy phố cũng chẳng thấy nhà, chỉ thấy mưa xa trên màu cờ đỏ”!

3. Đại lộ kinh hoàng

Sau Huế là Đại Lộ Kinh Hoàng rồi đến Quảng Trị. Sau này là đưòng số 7, số 9, số 10 từ cao nguyên Trung Phần xuôi nam vào những ngày đầu tháng 3-1975. Đó là những đoạn đường kinh hoàng, đẫm lệ, thẫm máu, có lẽ không bao giờ mờ phai đi trong tâm trí của những người Việt Nam cùng thời. Và có sẽ cũng chẳng bao giờ không làm cho những người đến sau hết bàng hoàng, đớn đau khi nghe nhắc lại chuyện xưa. Tuy thế, đó chưa phải là đoạn kết. Tất cả đều thu gọn lại vào ngày 30-4-1975 tại Sài Gòn. Nơi đó, tuy không có những cuộc giao tranh đẫm máu. Nơi đó chưa có những cuộc thảm sát tưới máu của đồng bào Việt Nam do Việt cộng thực hiện. Nhưng nơi đó sẽ là nơi dòng nước mắt của người Việt Nam không bao giờ cạn. Bởi lẽ, từ đây người Việt Nam đã mất tất cả. Mất từ cuộc sống về tinh thần là Tự Do, Độc Lập và Công Lý. Rồi mất hơi thở từ ngọn cờ Vàng yêu thương, tình nghĩa của quê hương. Sau cùng, tất cả đều bị trấn lột toàn bộ phần thể chất, từ nhà cửa cho đến ruộng vườn, áo cơm. Xem ra, chuyện mất mát này còn tàn bạo thê lương hơn cả sự chết.

- Tại sao thế?

Tất cả được trả lời bằng một tiếng kêu thất thanh:

- Ta đã mất nước. Giặc đã vào nhà!

Cùng với tiếng kêu gào thất thanh ấy là tiếng kèn loa của quân bắc cộng: “Nhà của chúng ta ở, vợ của chúng ta sài, con của chúng ta bắt làm nô lệ, phần chúng ta đưa đi cải tạo...” (Nguyễn Hộ). Sau này là Đỗ Mười cũng lập lại tương tự: “Giải phóng miền Nam, chúng ta có quyền tịch thu tài sản, trưng dụng nhà cửa, hãng xưởng, ruộng đất chúng nó. Xe chúng nó ta đi, vợ chúng nó ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ. Còn chúng nó thì ta đày đi lao động khổ sai vùng kinh tế mới vào nơi rừng sâu nước độc. Chúng nó sẽ chết lần mòn…"(Đỗ Mười). Hỏi xem, người miền nam còn lại gì sau những mệnh lệnh chỉ huy man rợ ấy? 

(Còn Tiếp)
Mùa Quốc Hận thứ 43

Những chiếc “huy chương” cho người Việt hải ngoại

Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Kể từ năm 2016 trở đi, cuộc chiến truyền thông trên mạng giữa đảng CS và người Việt hải ngoại nở rộ. Riêng giai đoạn gần cuối năm 2017, và nhất là những tháng đầu năm 2018, cuộc chiến càng rầm rộ hơn nữa, đặc tình và côn an A (không biết số mấy!) có thể nói tung hết lực lượng để gắn những chiếc "huy chương" cho người con Việt ở hải ngoại. Có thể nói, một năm có 12 tháng, có tháng 28 ngày, có tháng 29, 30 và 31… Dư Loạn Viên (DLV) nộp bài đầy đủ số lượng. Tuy nhiên, đặc biệt trong tháng 5/2017 thì có đến 68 bài.

Xin liệt kê dưới đây một số người con nước Việt được CS “chiếu cố” đến và người viết lượm lặt được để chia sẻ cùng bà con trong và ngoài nước:

Nguyễn Xuân Nghĩa – xuyên tạc sự thật

Bảo đảm và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam, được thực hiện phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam cũng như với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Thực tế, những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm và thúc đẩy quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận...

2. Y xuyên tạc rằng: “Phiên tòa xử 6 thành viên Hội AEDC là sự báng bổ vào tận mặt các dự khán người Việt và các quan chức ngoại giao quốc tế, trong đó có các quốc gia lớn và quan trọng đối với VN như Mỹ, Úc và liên minh châu  u”. Điều đáng tiếc, Nguyễn Xuân Nghĩa không hiểu hay cố tình không hiểu pháp luật của Việt Nam.

Luận điệu xuyên tạc bỉ ổi của Nguyên Thạch

Nguyên Thạch, một kẻ một kẻ thường xuyên đưa lên mạng những bài viết có nội dung xấu độc, xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa, lãnh tụ Hồ Chí Minh và các lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Gần đây, Nguyên Thạch khơi lại “câu chuyện Thành Đô” để bôi nhọ, vu khống, xuyên tạc chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam và một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đây là sự xuyên tạc trắng trợn chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam, vu khống các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước theo chân Trung Quốc, không coi trọng lợi ích dân tộc bằng lợi ích giai cấp, đặt lợi ích giai cấp lên trên lợi ích dân tộc.

Phan Văn Song, kẻ mộng du dân chủ

Phan Văn Song là kẻ “mộng du dân chủ”, thường đưa ra những mớ bòng bong, hỗn độn về dân chủ. Gã chê bai dân chủ Nga, dân chủ Pháp, … dân chủ châu  u, dân chủ văn minh và dân chủ ở Việt Nam để cuối cùng thò cái “đuôi cáo” là ca tụng “dân chủ cực đoan vô chính phủ” nhằm công kích, phá hoại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chống đối chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân Việt Nam.

Trần Quốc Việt – kẻ mù quáng, thần kinh, hay mất trí?

Gần đây, trang mạng danlambao có bài đăng dịch: “Tai họa dân tộc” do Trần Quốc Việt dịch từ một bài viết của C.L. Dancey đăng trên nhật báo Peoria Journal Star ngày 5/9/1969. Nội dung bài viết vu khống, xuyên tạc sự thật lịch sử bôi nhọ tư tưởng, đạo đức, phong cách và cuộc đời hoạt động của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Với bản chất của một kẻ phản động, chống đối, Trần Quốc Việt đã copy những luận điệu sai trái, bịa đặt để vu cáo, bôi nhọ lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Nguyên Thạch lại thêm một lần chống Đảng, hại dân

Nguyên Thạch – kẻ nổi tiếng bởi hành động “trở cờ”, chống đối chế độ và những luận điệu, chiêu trò bới móc, xuyên tạc, kích động dư luận, đi ngược đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Với bản chất tráo trở sẵn có, mới đây Nguyên Thạch đã tán phát bài viết “Nếu tất cả cúi đầu, thờ ơ…thì đất nước và dân tộc sẽ đi về đâu”, nhằm xuyên tạc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và mọi cố gắng của nhân dân trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Sự nhìn nhận phiến diện, lệch lạc về cán bộ và công tác cán bộ của Phạm Trần

...Đến đây, có lẽ chúng ta đã phần nào thấy rõ, những gì mà Phạm Trần dẫn ra về cán bộ và công tác cán bộ của Đảng chứng tỏ sự nhìn nhận thiếu khách quan, phiến diện của Phạm Trần. Vậy, mục đích của việc làm đó là gì? Nếu là người có trách nhiệm với lợi ích của dân tộc và vận mệnh của đất nước sẽ có sự nhìn nhận, đánh giá khác, sẽ đưa ra những đề xuất phù hợp, góp phần thực hiện tốt hơn công tác cán bộ. Còn đối với Phạm Trần, có lẽ không có gì khác hơn chính là sự “tuyệt đối hóa”, thổi phồng những khuyết điểm, hạn chế nhằm bôi nhọ, nói xấu, phủ nhận chủ trương, đường lối, chính sách về cán bộ và công tác cán bộ và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam; chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; gây sự hoài nghi, dao động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân,… hòng thực hiện mưu đồ đen tối là xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam./.

Lời khuyên cho Nguyễn Lương Tuyền

Bịa đặt, xuyên tạc nhằm bôi nhọ và xúc phạm danh dự, uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh là thủ đoạn thâm độc, xấu xa của các thế lực thù địch. Mới đây trên trang mạng Danlambao, Nguyễn Lương Tuyền với bài viết: “Bàn về điều mà CSVN “gọi là” tư tưởng Hồ Chí Minh sự thực? hay sản phẩm của dối trá, lường gạt, bịp bợm”, Nội dung bài viết đã có những luận điệu sai trái, xuyên tạc khi nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ý đồ thâm hiểm của Blogger Cánh Dù lộng gió

Thời gian gần đây, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận đường lối, quan điểm của Đảng. Trong đó, nổi bật có bài viết của Blogger Cánh Dù lộng gió với tiêu đề: “Công việc của sư đoàn chính quy AK47” trên website danlambaovn.blogspot.com.

Thứ nhất, phải khẳng định rằng nội dung bài viết của Blogger Cánh Dù lộng gió là cố ý bôi nhọ, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, đưa ra những quan điểm sai trái về chức trách, nhiệm vụ của lực lượng 47 khi cho rằng: “Đội quân K47 có nhiệm vụ vừa phải lái dư luận đi theo đường lối của đảng và nhà nước CSVN”, “kiểm soát gắt gao trên mạng Internet, Google, Moriza Fiofox, Youtube và Facebook. Nếu cần sẽ đánh phá, cài virus xâm nhập đánh sập các trang mạng, tìm cho ra địa chỉ IP của những người sơ hở báo cho bên An Ninh làm việc”.

Âm mưu phủ nhận tầm vóc, giá trị lịch sử của Cách Mạng Tháng Mười Nga của Nguyễn Văn Trần

...Mặc dù tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tháng Mười Nga là như vậy, song Nguyễn Văn Trần trong bài viết “Để hòa giải dân tộc Nga không kỷ niệm 100 năm cách mạng tháng 10” đăng trên blog Danlambao lại cố tình xuyên tạc, phủ nhận giá trị ý nghĩa của cách mạng Tháng Mười Nga. Y cho rằng: “Lênin là người suy nghĩ ra những phương pháp thiết lập một chế độ độc tài toàn trị”, “tiến hành cướp chính quyền dân chủ xã hội của chính phủ Alexandre Kerensky” và “theo bước đi của Marx phác họa bằng óc tưởng tượng phong phú của ông, một người chưa từng tiếp cận thực tế”. Không những thế, Nguyễn Văn Trần còn xúc phạm nghiêm trọng danh dự của các lãnh tụ như Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Castro, khi xếp họ “ngang hàng” với Hitler, Pol pot và cho rằng tất cả “đều là truyền nhân của Lê nin, có cùng tổ với Karl Marx”. Đồng thời, Y còn “gián tiếp” phủ nhận cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam khi cho rằng: “Nhắc lại những cuộc cách mạng trên thế giới nhưng, rất tiếc người ta lại không nhắc tới “cách mạng mùa thu tháng 8/1945” ở Hà Nội”… thực chất những luận điệu cũ Nguyễn Văn Trần không có gì khác hơn là nhằm phủ định tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tháng Mười Nga, phủ định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, cổ súy tán dương chủ nghĩa tư bản.

Sự xuyên tạc, bóp méo lịch sử của Trần Gia Phụng

…Song, với thái độ thù địch của kẻ phản động, Trần Gia Phụng đã tung lên trang mạng danlambao bài viết: “Chuyện sau Mậu Thân” nhằm tuyên truyền những luận điệu sai trái phủ nhận những cống hiến hy sinh của quân và dân ta để làm nên thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Sự kệch cỡm, ngô ngê của Lê Dủ Chân

Luận điệu xuyên tạc, nói sai sự thật nhằm phủ nhận và hạ thấp vai trò của Quốc hội nước ta là của Lê Dủ Chân. Y viết bài: “Quốc hội nước CHXHCNVN – Kẻ ăn lương của dân mạo danh dân làm việc phản dân”. Tuy nhiên, cách diễn giải của y quá vụng về, ngô ngê, Bởi vì:

…Như vậy, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Quốc hội nước ta đã khẳng vị trí, vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân. Mọi hoạt động của Quốc hội đều thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ta. Vị thế, uy tín của Quốc hội Việt Nam ngày càng nâng cao nước ta trên trường quốc tế. Vậy mà, những kẻ như Lê Dủ Chân vẫn cố tình xuyên tạc chức năng, nhiệm vụ, vai trò và thành tựu của Quốc hội Việt Nam, hô hào, kích động nhân dân chống lại Quốc hội Việt Nam –  một thủ đoạn thâm độc, xảo trá, không thể chấp nhận. Chúng ta hãy cảnh giác với thủ đoạn thâm độc này của y./.

Vạch trần âm mưu của Nguyễn Tường Thụy

Gần đây, Nguyễn Tường Thụy tung lên trang Blog RFA bài viết với tiêu đề “Đại án Đinh La Thăng: Hiện tượng hay bản chất?”, nội dung bài viết, thực chất là  âm mưu, thủ đoạn đê hèn nhằm chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, Nguyễn Tường Thụy thực tâm muốn chống tham nhũng hay chỉ là mưu đồ lợi dụng vấn đề chống tham nhũng để chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Trong bài viết, Nguyễn Tường Thụy chỉ đề cập đến những biểu hiện tham nhũng qua các vụ án, hay đại án một cách thiếu khách quan, có phần không đúng sự thật, kể cả suy luận một chiều về tham nhũng ở Việt Nam. 

Mai Thanh Truyết lại lợi dụng vấn đề môi trường để phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề ô nhiễm môi trường, thời gian qua Đảng, Nhà nước, các cơ quan ban ngành có liên quan và nhân dân đã tích cực, chủ động vào cuộc tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất nhằm hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường, đảm bảo cuộc sống trong lành cho người dân. Tuy nhiên, Mai Thanh Truyết đã cố tình lợi dụng vấn đề đó để lập luận, suy diễn, đưa ra những nhận định chủ quan với ý đồ đen tối trong bài viết “Sự suy thoái môi trường toàn cầu: Dấu ấn sinh thái”, Mai Thanh Truyết cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không quan tâm đến vấn đề môi trường, để con người khai thác một cách bừa bãi nên mới gây ra những hậu quả đáng tiếc như ngày hôm nay và việc khắc phục những hậu quả do môi trường gây ra là không thể được đối với Việt Nam. Xin chia sẻ với bạn đọc để hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề.

Thứ nhất, Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. 

...Tóm lại, những bằng chứng trên đã khẳng định sự vào cuộc quyết liệt của Đảng, Nhà nước và các tổ chức, lực lượng có liên quan cùng chung tay, chung sức tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong vấn đề bảo vệ môi trường. Rõ ràng, Mai Thanh Truyết đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận thực tiễn đó, đổ lỗi, quy kết cho Đảng ta không quan tâm đến vấn đề môi trường nên mới để đất nước trở thành một bãi rác khổng lồ, nước mặt, nước ngầm hoàn toàn bị nhiễm độc.

Nguyễn Trọng Dân mắc bệnh “hoang tưởng” ngày càng nặng

Nguyễn Trọng Dân – kẻ có nhiều thâm thù với chế độ Cộng sản, thường xuyên tung lên mạng những bài viết với giọng điệu hằn học nhằm đả kích sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đã lựa chọn. Vừa qua ông ta đưa lên mạng xã hội bài: “Bàn sơ lược về nhận thức và đấu tranh”. Toàn bộ bài viết, Nguyễn Trọng Dân đã lượm lặt, thổi phồng, xuyên tạc sự thật những bất cập, yếu kém trong quá trình lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước ta đối với đất nước nhằm kích động chống Đảng, Nhà nước, đòi xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Là một công dân của nước Việt Nam, xin trao đổi với Nguyễn Trọng Dân một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, ông đề cao về nhận thức, nhưng bản thân lại thiếu hiểu biết về Việt Nam. 

Thứ hai, ông hướng lái nhận thức sai sự thật và kích động, cổ súy nhân dân đứng lên lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, khôi phục chế độ Việt Nam cộng hòa. 

...Thực chất Nguyễn Tiến Dân đang hướng lái dư luận nhận thức sai về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ XHCN ở Việt Nam, đồng thời kích động, cổ súy đòi lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng và khôi phục chế độ Việt Nam cộng hòa.

Như vậy, thời gian qua đã có rất nhiều bài viết sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch được đăng tải trên không gian mạng như bài viết của ông Nguyễn Trọng Dân. Mọi người cần cảnh giác, đấu tranh và bác bỏ những thông tin bịa đặt, xuyên tạc này của ông ta và những phần tử cơ hội về chính trị./.

Mơ tưởng hão huyền của Bùi Thanh Truyết (* Đảng đổi họ Mai ra họ Bùi)

Chẳng biết Bùi Thanh Truyết (người vừa có bài viết “Thử nhận diện thành phần chấp nhận sự thay đổi của Đảng Cộng sản Việt Nam” đăng trên trang mạng danlambao) là ai, nhưng tôi thấy đó là một bài viết văn phong chắp vá, câu cú lủng củng, nội dung thì lộn xộn không bằng một đứa trẻ tiểu học. Thế mà còn kêu gọi, mong muốn tổ chức được một lực lượng đủ mạnh để thực hiện trận “xa luân chiến” chống lại Đảng, chống lại quân đội và công an. Đó chỉ là một giấc mơ hão huyền trong tuyệt vọng mà thôi.

…Thực chất những yêu sách của Mai Thanh Truyết và một số kẻ cơ hội là muốn phá hoại nguyên tắc này, công kích, xuyên tạc đòi xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang. Luận điệu của Mai Thanh Truyết trong bài viết không phải là vấn đề gì mới, vấn chỉ là sự “xào sáo” những luận điệu cũ rích mà thôi. 

…Mọi hoạt động chống phá của ông và các thế lực thù địch nhằm làm tê liệt, vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận nguyên tắc “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” đối với lực lượng vũ trang nhân dân sẽ càng làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội và Công an nâng cao tinh thần cảnh giác. Những hành động xuyên tạc, phá hoại, kêu gọi và tập hợp lực lượng để âm mưu làm cuộc “luân chiến xa”(như mơ ước của Mai Thanh Truyết) hòng phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nhân dân không bao giờ thành sự thật, mà chỉ làm cho nhân dân Việt Nam và cán bộ chiến sĩ Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thêm căm thù các thế lực phản động, nâng cao cảnh giác cách mạng và ý chí quyết chiến, quyết thắng mà thôi./.

Bộ mặt xảo trá của “Người buôn gió”

Gần đây, trên trang mạng xã hội xuất hiện bài viết với tiêu đề “Trước thềm hội nghị Trung ương 5” của kẻ có danh xưng là “Người buôn gió”. Đọc bài viết của y thì thấy đây đích thực là kẻ bồi bút tay sai, viết lách theo kiểu suy diễn, tung hỏa mù, hướng lái độc giả nhận thức sai lệch không đúng sự thật.

Bài viết đã xuyên tạc cho rằng Hội nghị Trung ương 5 khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam dự định họp vào đầu tháng 4/2017 song “do một biến động bất ngờ trong nội bộ” nên phải chuyển sang tháng 5 để ổn định nội bộ. 

…Qua đọc bài viết “Trước thềm Hội nghị Trung ương 5” của “Người buôn gió”, cho thấy đây là luận điệu tự bịa đặt xuyên tạc nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và chia rẽ nội bộ trong Đảng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Vì vậy, mọi người hãy nêu cao tinh thần cảnh giác không nhẹ dạ cả tin mắc mưu sự lừa gạt đầy nham hiểm của y./.

Mưu đồ thâm hiểm của Trương Nhân Tuấn

…Giữa lúc dư luận cả nước biểu thị sự đồng tình với việc UBND Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh có những biện pháp kiên quyết trong việc “giải phóng hè phố” thì thật là lạc lõng với cái nhìn không xây dựng, thiếu thiện chí, trên facebook của mình, Trương Nhân Tuấn đã đưa ra luận điệu cho rằng việc “giải phóng hè phố” ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh là theo “luật rừng”, không giống ai. Hơn nữa, viện dẫn mớ kiến thức không đến đầu đến đuôi về lập pháp, hành pháp và tư pháp, Y quy chụp Phó Chủ tịch Quận 1 –  Người trực tiếp chỉ đạo đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện chiến dịch dọn dẹp lòng lề đường, “giành lại hè phố” thông thoáng cho người đi bộ là vi phạm pháp luật. Không dừng lại ở đó, Trương Nhân Tuấn đã thổi phồng vấn đề giải phóng vỉa hè của Ủy ban nhân dân Quận 1 thành vấn đề chính trị, khi  Y qui kết, chụp mũ rằng việc “giải phóng hè phố” của Ủy ban nhân dân Quận 1 chỉ là hình thức của “chính quyền cách mạng”. Nghĩa là, theo Y, đó là chính quyền buổi đầu của cách mạng, chưa có hiến pháp, luật pháp. 

…Như vậy, lợi dụng dư luận đang quan tâm đến vấn đề này, với dụng ý xấu, suy diễn thô thiển sự kiện “giải phóng hè phố” ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Trương Nhân Tuấn đưa ra quan điểm hàm hồ, rằng sẽ không có cuộc “đổi mới lần hai”, mà chỉ có một cuộc “đổi cũ” trở lại, như chưa bao giờ có “đổi mới”. Luận điệu này của Trương Nhân Tuấn là cố tình xuyên tạc sự thật, phủ nhận những cố gắng, nỗ lực của chính quyền và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã làm được trong thời gian qua. Hướng lái dư luận sang nhận thức sai trái. Vì vậy, mọi người hãy nêu tinh thần cảnh giác không mắc mưu trước những luận điệu chính trị hóa vấn đề “giải phóng hè phố” của Trương Nhân Tuấn./.

Tên y là Thiện Ý nhưng lòng đầy ác ý

Gần đây, xuất hiện một số bài viết nhằm hạ thấp vai trò của Quốc hội nước ta, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó điển hình là bài viết: “Đã đến lúc Việt Nam cần chuyển đổi Quốc hội của đảng thành Quốc hội của dân” của Thiện Ý. Bài viết đưa ra luận điệu cho rằng: Quốc hội ở Việt Nam hiện nay là Quốc hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, không phải là Quốc hội của dân, tất cả các đại biểu Quốc hội, dù là đảng viên hay người ngoài đảng, đều do Đảng Cộng sản Việt Nam cử ra cho dân bầu để cai trị nhân dân một cách độc đoán. Luận điệu này là hoàn tài sai trái.

Luận điệu xảo trá của Nguyên Đại

Gần đây, trên không gian mạng đăng tải bài viết “Xã hội chủ – nô” của tác giả Nguyên Đại. Tác giả bài viết đã suy diễn chủ quan, phản động, và cho rằng “Cái XHCN mà đảng CSVN đang cố níu kéo sẽ qua đi như một đêm đen. Đừng đứng về phía bóng tối!”.

Trước hết, cần khẳng định rõ: đây là những luận điệu xuyên tạc, phản động của Nguyên Đại về con đường cách mạng Việt Nam. 

…Mặt khác, Nguyên Đại còn cố tình suy diễn chủ quan để quy chụp rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam quy định công dân “có quyền tự do” nhưng là “tự do” làm lợi cho đảng … xã hội chủ nghĩa, xã hội chủ nô ở Việt Nam hiện nay gần với chế độ nô lệ hơn”.  

…Tôi nghĩ, Nguyên Đại cũng chỉ là phần tử cơ hội chính trị, đang ra sức tuyên truyền, kích động để chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân Việt Nam đang quyết tâm xây dựng. Chắc chắn những lời lẽ xảo trá, ngụy biện, xuyên tạc và phản động của Nguyên Đại sẽ chẳng đánh lừa được người dân Việt Nam. Thiết nghĩ nếu còn chút lương tâm, Nguyên Đại hãy từ bỏ ngay hành động, việc làm chống phá Đảng, Nhà nước, quay về với chính nghĩa, lẽ phải.

Con cá và cái “cần câu” dân chủ của Trần Trung Đạo

Lợi dụng tình hình cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung nước ta và một số người tụ tập biểu tình trong thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động ra sức tuyên truyền chống phá trên các phương tiện thông tin, báo chí trong và ngoài nước, đặc biệt là trên mạng Internet. Nổi bật trong số đó là Trần Trung Đạo với bài viết “Bánh mì Ai Cập, cá Việt Nam, khát vọng con người” đăng trên mạng Dân làm báo.

…Như vậy, con cá chỉ là hiện tượng của vấn đề, còn bản chất của vấn đề ở đây lại chính là mưu đồ chính trị chống Đảng, chống Nhà nước, kích động, xúi giục biểu tình làm “cách mạng cá” để lật đổ chế độ Cộng sản. Nếu như Trần Trung Đạo là một người yêu nước thực sự thì có lẽ việc ông nên làm là hướng về đồng bào, cùng đồng bào khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất chứ không phải là bội nhọ, nói xấu Đảng, Chính quyền và kích động nhân dân chống đối. Một âm mưu thật đê hèn và bẩn thỉu.

Tinh thần Đại thắng mùa Xuân 1975 băm vằm tên Nguyễn Lương Tuyền phản quốc

Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội, chúng đã đăng rất nhiều bài viết xuyên tạc trắng trợn về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Nhân dân ta; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm đổi trắng thay đen, bóp méo lịch sử, xuyên tạc bản chất của Đảng, bản chất chế độ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân …, từ đó kích động, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin và các phần tử chống đối trong xã hội tham gia vào các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta, gây mất ổn định xã hội. Một trong những bài viết đó là “Đại họa mất nước” của Nguyễn Lương Tuyền.

Xuyên suốt bài viết của tác giả là luận điệu xuyên tạc trắng trợn về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Xin được nêu ra để cùng bạn đọc nhận rõ.

...Xuyên tạc lịch sử là có tội với tổ tiên, với cha anh của chính mình.

Vì thế, những luận điệu xuyên tạc trắng trợn lịch sử dân tộc của Nguyễn Lương Tuyền không đánh lừa được ai mà chỉ làm cho mọi người hiểu rõ thêm bản chất phản động của hắn mà thôi.

*

Ngoài việc “gắn huy chương” cho những người Việt hải ngoại, DLV và Côn an A… tập trung vào những bài viết quanh vấn đề “Tự chuyển hóa – Chống tự diễn biến” và “Đi theo con đường Bác đi” như:

- Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng ngăn chặn biểu hiện tư diễn biến, tự chuyển hóa;
- Giải pháp ngăn chặn tự chuyển hóa;
- Thủ đoạn tinh xảo ác độc của “diễn biến hòa bình”;
- Diễn biến hòa bình, cái mầm gây hại sản sinh ra cái ác – Nọc độc;
- Đập nát “diễn biến hòa bình” thì cái đuôi “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” rụng rơi”.
- Cảnh giác những luận điệu nói xấu đảng, bôi nhọ lãnh tụ;
- Xuyên tạc sự thật là có tôi với đảng, tổ quốc và nhân dân;
- Nhận điện thủ đoạn chia sẽ “lòng dân” của các thế lực thù địch hiện nay;
- Thủ đoạn tinh xảo ác độc của “diễn biến hòa bình”….

Tuy nhiên, có một điều người viết không hiểu tại sao, bài viết “chửi” người viết ngày 14/4/2017, 28/3/2017, và bài “Mai Thanh Truyết ngụp đáy giếng kên trời” (có trên FB) cuối năm Đinh Dậu (13-2-2018) bị rút đi mất! 

Bộ mặt phản động của Mai Thanh Truyết

Mới đây, trên trang mạng xã hội “Danlambao” – Mai Thanh Truyết lại lớn giọng hô hào “Chúng ta chỉ còn một con đường duy nhất là: “Hãy tìm cách đuổi Việt Cộng về với Tàu Cộng”.

Giọng điệu của Mai Thanh Tuyết có lẽ đã quá lạc lõng, lỗi thời, chắc chẳng còn mấy ai tin. 

...Thật nực cười là, cái mà Mai Thanh Truyết gọi là “Trước tình hình này thì Việt Cộng đã làm gì?” ông tự nêu ra câu hỏi và tự trả lời. Tôi đọc cách mà ông biện bạch thực ra là xuyên tạc, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng lại làm ra vẻ như ông là con người thông thái lắm, có hiểu biết đầy đủ lắm về chiến lược, sách lược cách mạng của những người “Việt Cộng”, thực ra ông chẳng hiểu biết bao nhiêu về những vấn đề mà ông nêu ra, nào là “Việt Cộng” đã “kêu gọi Mỹ giúp ư?”, nào là “kêu gọi ASEAN giúp ư?”, nào là “CSVN mua vũ khí tối tân để lấy lại biển đảo ư?” nào là “kiện ra toàn án quốc tế qua luật biển quốc tế UNCLOS 1982 ư?” thật đúng là ông “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”. 

…Có lẽ, đến đây, Mai Thanh Truyết đã lộ rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. 

Vậy nên, tôi có mấy nhời khuyên ông, cũng là để ông không đắc tội với hậu thế, với những “người con Việt” chân chính, rằng: sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với dân tộc Việt Nam là lẽ đương nhiên, đã được lịch sử tôn vinh và cả dân tộc thừa nhận, suy tôn; được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiến định, dù ông có cố tình xuyên tạc nói xấu thế nào chăng nữa thì cũng chẳng còn ai tin. 

Mai Thanh Truyết lại đào huyệt chôn mình

Thời gian qua, có không ít bài viết mang nội dung xấu đăng trên Internet, trong đó có bài “sự thay đổi thể chế đột ngột từ độc tài sang dân chủ” của Mai Thanh Truyết. Nội dung bài viết không có gì mới, ngoài sự phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với đất nước, cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam là một chính đảng độc tài đặt ra cơ chế chuyên chính vô sản làm phương châm hành động và cai trị; đòi Đảng Cộng sản Việt Nam phải nhường quyền lãnh đạo dân tộc cho một lực lượng chính trị mới. Xin góp cùng độc giả luận bàn về vấn đề này.

…Do vậy, những lời lẽ của Mai Thanh Truyết cho rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức độc tài, không có thiện ý, phi dân chủ, không còn vai trò lãnh đạo xã hội. Cố tình xuyên tạc, đổi trắng thay đen, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là hành động “phản nước, hại dân” trái ngược với nguyện vọng, sự lựa chọn đúng đắn của đông đảo nhân dân Việt Nam./.

Ngay cả một bài viết về môi trường, bài “Dấu ấn Sinh thái” của người viết (bài nầy cũng bị rút đi mất?), nói về ảnh hưởng của môi trường lên khắp nơi, và “Dấu ấn sinh thái” là một thuật ngữ, hay “một dự án “Vital Signs” mà hàng năm LHQ kêu gọi khắp nơi, từng làng mạc, thành phố, khu vực…dân chúng ngồi lại, góp ý với nhau để …đề nghị làm một “cái gì đó” nhằm mục đích cải thiện môi trường của chính mình. 

Thế mà:

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề ô nhiễm môi trường, thời gian qua Đảng, Nhà nước, các cơ quan ban ngành có liên quan và nhân dân đã tích cực, chủ động vào cuộc tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất nhằm hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường, đảm bảo cuộc sống trong lành cho người dân. Tuy nhiên, Mai Thanh Truyết đã cố tình lợi dụng vấn đề đó để lập luận, suy diễn, đưa ra những nhận định chủ quan với ý đồ đen tối trong bài viết “Sự suy thoái môi trường toàn cầu: Dấu ấn sinh thái”, Mai Thanh Truyết cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không quan tâm đến vấn đề môi trường, để con người khai thác một cách bừa bãi nên mới gây ra những hậu quả đáng tiếc như ngày hôm nay và việc khắc phục những hậu quả do môi trường gây ra là không thể được đối với Việt Nam. Xin chia sẻ với bạn đọc để hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề.

Mai Thanh Truyết ngụp đáy giếng kêu trời

Chuyện kể rằng, có một chú ếch ương lười học, ham chơi, một hôm thế nào bị rơi xuống giếng. Do lười học nên ít chữ, thành ra đường suy nghĩ cũng kém hơn chúng bạn nên chẳng biết trời cao, đất dày là gì, ngồi ở đáy giếng nhìn lên, ếch ta tưởng trời chỉ to bằng miệng giếng.

…Mai Thanh Truyết trôi dạt ở góc trời nào, hãy chui ra khỏi đáy giếng tối tăm và hãy mở to mắt ra mà nhìn về Việt Nam…

…Mai Thanh Truyết, cũng như bất cứ những ai vẫn cứ khăn khăn ôm giữ những định kiến méo mó, lỗi thời, những thái độ thù địch, chống đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam, đi ngược lại với lợi ích chung của dân tộc thì chẳng khác gì “ếch ngồi đáy giếng”…

*
Người viết chỉ xin trả lời những luận điệu của bài viết trên là: 

- Mai Thanh Truyết “lười học, ham chơi, ít chữ” mà phải mất trên 20 năm mài đũng quần trên ghế nhà trường, còn trên 24.000 tiến sĩ ở Việt Nam mất chỉ vài tháng, vài ngày, thậm chí không “đi đến trường lớp” nữa mà vẫ có bằng tiến sĩ màu sắc “téc ních cô lo”;
- MTT “trôi dạt ở góc trời nào”? Xin thưa, MTT ở Houston, TX và có email là envirovn@gmail.com;

- Còn “ếch ngồi đáy giếng” xin trả lại cho những ai “cứng ngắc” đi theo con đường "bác đi" - hay bi đát! 

*
"Tóm lại, những bằng chứng trên đã khẳng định sự vào cuộc quyết liệt của đảng, nhà nước và các tổ chức, lực lượng có liên quan cùng chung tay, chung sức tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong vấn đề bảo vệ môi trường. Rõ ràng, Mai Thanh Truyết đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận thực tiễn đó, đổ lỗi, quy kết cho Đảng ta không quan tâm đến vấn đề môi trường nên mới để đất nước trở thành một bãi rác khổng lồ, nước mặt, nước ngầm hoàn toàn bị nhiễm độc."

Và sau cùng, chúng ta hãy xem đảng quan tâm đến vấn đề môi trường ở Việt Nam như thế nào? Trích dẫn dưới đây cho thấy “Tầm nhìn vĩ đại, thấu suốt, quán triệt, ưu việt” của CSVN qua bài viết “Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”:

"Trong văn kiện Đại hội XII của Đảng, đối với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu đã được thể hiện rõ như sau: Đến năm 2020, có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm đảm bảo chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện môi trường; về cơ bản, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, tránh thiên tai, giảm mức phát thải khí nhà kính. Như vậy, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội XII đã thể hiện rõ những nội dung cơ bản đối với công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, tránh thiên tai và thích ứng cũng như giảm thiểu đối với biến đổi khí hậu, phải có một chuyển biến cơ bản so với trước đây.

Về bảo vệ môi trường: Vấn đề cơ bản đối với bảo vệ môi trường là ngăn chặn ô nhiễm, không để môi trường tiếp tục xuống cấp, phục hồi lại hệ sinh thái và đa dạng sinh học vốn có của tự nhiên. Muốn vậy, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp và có những chính sách phù hợp với thực tiễn vận hành của nền kinh tế.

Quản lý môi trường cũng cần phải xác định trọng tâm, trọng điểm những khu vực ô nhiễm trầm trọng gây ra nhiều bức xúc cho xã hội, như khu vực nông thôn, các làng nghề, xung quanh các khu công nghiệp và ngoại thành các thành phố lớn. Những năm tới nhu cầu nguồn lực cho bảo vệ môi trường khá lớn, trong bối cảnh ngân sách nhà nước có hạn, do vậy cần đẩy mạnh xã hội hoá nguồn lực này, huy động từ các doanh nghiệp, người dân và các tổ chức trong và ngoài nước. 

Về phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu: Chủ động triển khai, kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình kế hoạch trong ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai nhằm hạn chế tối đa những rủi ro do thiên tai và tính dị thường của biến đổi khí hậu gây ra. Đối với giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, thực thi cam kết của Việt Nam sau COP21 giảm 8% khí nhà kính, có những chính sách và biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo để giảm phát thải khí nhà kính."

Chỉ nói! Nói! Nói! Từ sau ngày 30 tháng 4 cho đến hôm nay.

Và Quý bạn hãy nhìn Đất Mẹ tan nát hiện tại để thấy kết quả của những việc làm! Làm! Làm! của CSVN!

Mùa Quốc hận 30-4-2018
Mai Thanh Truyết
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
Hội Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam – VEPS

Lễ Cầu Siêu – Thanh Minh trong Mùa Tháng Tư buồn


Thứ Bảy ngày 14 tháng Tư 2018 tại Dallas – Texas, một Ðại Lễ Cầu Siêu trong Mùa Thanh Minh, đặc biệt hướng về các vong linh tổ tiên và vong linh các vị chiến sĩ VNCH đã được tổ chức long trọng trong nghĩa trang Restland với chủ lễ là hai vị Thượng Tọa từ hai Chùa Ðại Bi và Bồ Ðề Ðạo Tràng, cùng với bảy vị Thượng Tọa khách mời của Chùa Bồ Ðề Ðạo Tràng. Ngoài ra có sự tham dự của một vài đại diện hội đoàn quân nhân tại địa phương, phật tử các chùa và nhiều thiện nguyện viên giúp cho buổi lễ hoàn tất mỹ mãn. Buổi lễ được bảo trợ bởi Nhà quàn Restland, thực phẩm cho buổi ăn nhẹ của Bistro B. Ban tổ chức còn gửi tặng 200 bao gạo 25lb cho quý đồng hương đến tham dự. Có phần văn nghệ của hai nhóm Thu Hoàng và Hoàng Lan.
CAU-LAC-BO-TINH-NGHE-SI3
CAU-LAC-BO-TINH-NGHE-SI4
Ý My

Gary Myrick tại Texas Musicians Museum

 
Hôm thứ Sáu 23/3 nhạc sĩ Gary Myrick đã có một đêm nhạc ấm cúng, thân mật tại Bảo Tàng Viện Nhạc Sĩ Texas ở Irving – một địa điểm ít người biết nhưng rất thú vị và đáng xem.
gary-myrick7Gary Myrick và em trai Mark biểu diễn màn 2-man band.
Bảo Tàng Viện TMM toạ lạc gần khu downtown cổ của thành phố Irving, giữa Dallas và Arlington. Nó gồm có bốn phần chính. Sân ngoài là một không gian rộng, có sân khấu ngoài trời và bàn picnic, đủ chỗ cho khoảng 200-300 người ăn uống và nghe nhạc sống. Một phòng ăn nhỏ bên trong với bar rượu và nhà bếp. Ði dọc theo hành lang từ bếp ra phía cửa trước ta sẽ gặp một sân khấu nho nhỏ, vừa đủ cho một ban nhạc cỡ trung bình. Phía dưới đặt chừng 20 chiếc bàn con nơi khoảng 100 quan khách có thể vừa ăn vừa nghe nhạc. Không chiếc bàn nào quá xa sân khấu, chỗ nào cũng gần như VIP cả. Phía xa bên góc phải, nơi đặt dàn mixing board để điều chỉnh âm thanh, có một cánh cửa thứ nhì. Bước qua đó là ta đi ngược thời gian vào bảo tàng viện (BTV).
gary-myrick4Cây đàn nguyên thuỷ của Blind Lemon Jefferson (1897-1929)
Gian phòng chính khá lớn, bày biện vô số hiện vật của các nhạc sĩ hay ban nhạc đến từ Texas hoặc có gốc gác ở Texas. Người đầu tiên đập vào mắt ta khi mới bước vào ngay bên trái là Roy Orbison, nổi tiếng với bài “Pretty Woman” mà hầu như người Việt nào cũng đã từng nghe qua. Rồi nào là những tên tuổi lớn khá quen thuộc như Freddy Fender, Willie Nelson, Waylon Jennings, Buddy Holly, Stevie Ray Vaughn, Taylor Swift, Destiny’s Child, Usher… Nghĩa là nhạc sĩ của đủ thể loại, từ country music cho tới blues, rock, pop, rap — miễn là dân xuất thân từ Texas.
Bảo tàng có hàng ngàn hiện vật hiếm quý—từ chiếc máy hát dĩa xưa lên dây cót, đến máy thu thanh trực tiếp vào dĩa nhựa vẫn còn hoạt động. Có những chiếc dĩa ống đầu tiên được thâu ở Texas năm 1921 với giọng hát của nữ ca sĩ Mary Carson do hãng dĩa của nhà phát minh Thomas Edison sản xuất. Về sau Mary Carson kiện ông Edison tội không trả tiền bản quyền, và bà đã thắng kiện!
gary-myrick6Chiếc áo da của Gary Myrick vừa được cho vào BTV
Ðặc biệt hiếm quý là cây đàn thùng của Blind Lemon Jefferson, người nghệ sĩ mù được xem như cha đẻ của nhạc blues, cùng với thùng đàn của chủ nhân nó vẫn còn nguyên vẹn. Ðối với dân chơi nhạc blues, Blind Lemon Jefferson chẳng khác nào Cao Văn Lầu của nhạc tài tử Nam Bộ xứ ta. Vậy mà cây đàn của ông không hiểu sao lại lưu lạc đến một cái chợ trời nhạc cụ tại Arlington, Texas để được ông T.K. Kreason, quản lý bảo tàng viện phát hiện và mua về. Theo lời kể của ông T.K. thì cây đàn bị hỏng tại nơi cần đàn và được mang tới một tiệm sửa đàn để cho họ sửa. Thế nhưng vì lý do gì đó mà người chủ cây đàn đã không trở lại để lấy đàn. Sau nhiều năm chờ đợi cuối cùng chủ tiệm sửa đàn đã bán nó cho một nhà buôn nhạc khí cổ với giá rẻ mạt. May sao ông T.K. bắt gặp được nó và mua lại.
Ông T.K. cho biết khoảng 90% các hiện vật trong viện bảo tàng này là do ông thu thập từ nhiều năm qua. Thuở ban đầu ông làm nghề phụ trách âm thanh và ánh sáng cho mấy club nhạc sống trong vùng. Về sau, nhờ làm cho chuỗi tiệm ăn Hard Rock Café nên ông bắt đầu quen biết các nhà sưu tập hiện vật liên quan đến nhạc khí và nhạc sĩ, chuyên cung cấp hiện vật cho Hard Rock chưng bày trong nhà hàng của họ. Từ đó ông nảy ra ý định thu lượm những gì liên quan đến nhạc sĩ của Texas vì chưa ai làm chuyện này.
gary-myrick5Dĩa ống đầu tiên của hãng Edison thu thanh tại Texas năm 1921
Sau nhiều năm trời tích góp, ông bắt đầu nghĩ đến chuyện mở một viện bảo tàng nho nhỏ nơi khu Carl’s Corner phía Nam của Dallas, quê của Willie Nelson. Nhưng rất tiếc chính quyền khu vực không cấp co ông giấy phép xây dựng vì họ không muốn phải làm thêm đường cống rãnh ra tận nơi đó. Cuối cùng thành phố Irving đồng ý giúp ông. Năm 2014 họ bỏ tiền ra mua lại một cơ sở làm ăn xập xệ, cũ mèm gần khu phố cổ downtown để mở bảo tàng viện, trong kế hoạch khôi phục toàn bộ khu phố cổ nhằm thu hút du khách và gầy sinh khí cho thành phố. Họ đã cho xây lại gần như toàn bộ toà building cũ và biến nó thành một địa điểm để thăm viếng và nightclub hàng đầu của thành phố Irving ngày nay.
Trong số các hiện vật được chưng bày tại đây, khổng lồ nhất là cây đàn Fender Stratocaster bằng gỗ, dài mười mấy thước, dùng trang trí sân khấu Dallas Fairpark trong đại nhạc hội blues mang tên Crossroads của Eric Clapton. Mặc dù Clapton là người nước Anh (bạn với ban Beatles), nhưng anh ta vẫn có mối liên hệ với Texas vì Crossroads là tên một nhạc phẩm của Robert Johnson, tác giả nhiều bản nhạc blues cổ điển đã được thâu tại Dallas và San Antonio vào thập niên 1930.
gary-myrick3Khán phòng với cây đàn gỗ dài 50 feet của Eric Clapton
Khi được hỏi điều gì đặc biệt nhất về nơi này, ông T.K. đã không ngần ngại trả lời rằng viện bảo tàng này luôn được viếng thăm bởi nhiều linh khí. Ông kể sau khi gắn các hệ thống an ninh và máy quay phim ban đêm, ông phát hiện vô số những vật thể hình tròn mà tiếng Anh gọi là orbs bay lượn trên màn hình. Khi nhiều khi ít, khi rõ khi mờ, khi nhanh khi chậm, nhưng rõ ràng không phải do ánh sáng loé ra từ ống kính. Rồi ông mở computer ra cho xem một thước phim được security camera lưu trữ, trong đó ta có thể thấy các linh thể orb bay lượn trong căn phòng. Ðể tìm hiểu thêm, ông đã cho mời một người có khả năng thần giao cách cảm khá uy tín đến tham khảo. Ông kể rằng khi mới vừa bước vào BTV bà ta nói cho ông biết ngay lập tức rằng nơi đây quy tụ rất nhiều linh khí, đặc biệt họ toàn thuộc loại hiền lành chứ không phải loại quấy phá. Trong một buổi cầu hồn bà ta còn kể rằng đã được “nói chuyện” với Buddy Holly, nhà tiên phong của nhạc rock’n’roll bị tử nạn máy bay năm 1959. Bảo tàng viện hiện có chưng bày chiếc áo len và cặp mắt kiếng của Buddy Holly.
Dĩ nhiên ta không thể biết có thế giới bên kia hay không, và những câu chuyện như vầy có tin nổi hay chăng. Nhưng cho dù chúng không có thật đi nữa thì điều ấy cũng không làm suy giảm giá trị của viện Bảo Tàng này. Vì thật ra nơi đây có rất nhiều lịch sử về các nhạc sĩ của Texas mà không phải ai cũng biết. Chẳng hạn như Gary Myrick, người được mời đến trình diễn tối hôm ấy, cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ tại đây mặc dù bản thân anh cũng là nhạc sĩ gốc Dallas.
gary-myrick2Một khách viếng đến từ Thuỵ Sĩ cắm kim lên tấm bản đồ để ghi dấu xuất xứ
Myrick kể là anh vừa mới thăm viếng căn building cũ ở Dallas nơi Robert Johnson đã thâu dĩa nhạc bất hủ của ông ta. Ðêm đó Myrick đã chơi bản “Love In Vain” của Johnson trên cây đàn lap steel, một loại đàn guitar điện được đặt nằm ngang trên đùi khi đánh. Ðêm nhạc này còn đặc biệt ở chỗ ngoài Gary ra chỉ có người em của anh là Mark đánh trống. Không có bass. Thế nhưng cả hai đều chơi ăn khớp tuyệt vời, âm thanh nghe rất đầy đủ. Sau buổi diễn Mark thổ lộ anh đang hành nghề bác sĩ ở East Texas nhưng cũng có ban nhạc riêng chơi mỗi cuối tuần. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Mark được anh mình mời chơi chung trong show, và họ chỉ tập dượt sơ sơ đêm trước khoảng một tiếng đồng hồ!
Gary Myrick thì cho biết đây là một chương trình không nằm trong lịch tour bình thường của anh. Anh đã bay từ Cali qua Texas lần này vì được mời tham dự lễ khánh thành một hiện vật của anh tại BTV—chiếc áo da anh hay mặc khi trình diễn vào thập niên 80 và từng xuất hiện trên hình bìa một dĩa nhạc của anh. Do đó lúc đầu anh định chơi solo show mà thôi, nhưng vì sẵn có cậu em biết đánh trống nên hai anh em quyết định chơi theo kiểu “two-man band” nghe cho vui.
gary-myrickSáng lập viên BTV Texas Musicians Museum, ông T.K. Kreason
Tuy Myrick không phải là một tên tuổi lớn với nhiều top hit—ngoài hai bài “She Talks In Stereo” và “Guitar, Talk, Love and Drums”, nhưng anh quả thật là một tay đàn cự phách có thể đánh nhiều thể loại,  từ country đến punk rock. Ấn tượng nhất đêm đó là bài “Serve Somebody” của Bob Dylan được thể hiện qua phong cách blues rock, và bài “Purple Haze” của Jimi Hendrix trên cây đàn lap steel.
Bảo Tàng Viện “Texas Musicians Museum” là một địa điểm hết sức thích hợp cho những show nhạc nho nhỏ, ấm cúng như vầy. Bà con trong vùng Irving nếu thích nghe nhạc sống có thể vào website TexasMusiciansMuseum.com để biết lịch diễn. Hoặc giả cuối tuần rảnh rỗi thì cũng nên ghé thăm bảo tàng cho biết sinh hoạt văn nghệ nơi mình ở ra sao.
gary-myrick1Áo len và cặp mắt kiếng của Buddy Holly, với quyển Yearbook của Buddy thời tiểu học


Liz Crokin - Trump Does The Unthinkable



TRUMP LÀM NHỮNG CHUYỆN KHÓ TƯỞNGTƯỢNG NỔI !!!
(Trump does the Unthinkable).
Mời xem để biết thêm về con người mà thiên hạ vẫn chế diễu trong cuộc tranh cử Tổng Thống Mỹ vừa qua.
Có phải ….. Donald Trump là một người kỳ thị chủng tộc, độc hành, độc đoán, phân biệt giới tính, bài ngoại, chống Do Thái và kỵ Hồi Giáo không ?- Tôi đã bỏ sót điều gì chăng ?
Bọn tả phái và giới truyền thông khởi động các cuộc tấn công loại gớm ghiếc như vầy vào Trump hàng ngày; tuy nhiên,không có gì có thể xa hơn ngoài sự thật về ông trùm bất động sản này.

Là một nhà báo viết mục giải trí, tôi đã có cơ hội viết về Trump trong hơn một thập kỷ, và trong tất cả các năm của tôi viết về ông, tôi chưa từng nghe bất cứ điều gì tiêu cực về người đàn ông này cho đến khi ông tuyên bố ông sẽ tranh cử tổng thống.

Hãy nhớ rằng tôi đã được trả rất nhiều tiền để đào bới những bẩn thỉu trên những người nổi tiếng như Trump để sinh sống, vì thế, một câu chuyện tai tiếng về một ông tỷ phú nổi tiếng có thể có khả năng bán được rất nhiều báo và sẽ là một niềm hãnh diện to lớn cho tôi..

Thay vào đó, tôi phát hiện ra rằng ông ta không uống rượu hay xài ma túy, ông ấy là một doanh nhân chăm chỉ và hoàn toàn dành tâm trí cho vợ và các con yêu quý của mình.Trên hết, ông là một trong những nhân vật nổi tiếng hào phóng nhất thế giới với một trái tim chứa nhiều vàng hơn cả căn nhà giá $ 100,000,000 ở New York của ông.

Năm 2004, là năm phát sóng tập đầu tiên của truyện “The Apprentice” và lúc đó tôi đã làm việc như một ký giả viết chuyên mục giải trí cho “Red Eye Edition of the Chicago Tribune” và như một ký giả tự do cho “Us Weekly”. Tôi có cảm giác đinh ninh rằng người tham gia thi đấu của Chicago là Bill Rancic, sẽ giành chiến thắng trong buổi trình diễn thực tế. Vì vậy, tôi đã liên lạc với anh ta và viết toàn tập cho buổi trình diễn ăn khách này. Tôi đã vận dụng để được mời đến New York cho đêm đại chung kết của chương trình và phần hậu tiệc. Đây là nơi đầu tiên tôi gặp Trump và đã hỏi ông một số câu hỏi.

Năm đó, Rancic đã giành chiến thắng “The Apprentice”. Tôi đã tham dự liên tiếp các buổi chung kết của ”The Apprentice” vào hai năm sau đó. Giữa những cuộc chung kết đó và những chuyến viếng thăm thường xuyên của ôngTrump cùng gia đình tới Chicago để lo việc xây cất khu Trump International Hotel & Tower, tôi cũng đã có cơ hội để gặp hầu hết các thành viên trong gia đình ông, tôi đã không biết gì ngoài những kinh nghiệm hữu ích về họ. Bởi lẽ giới truyền thông đã thiếu sót thê thảm trong việc tường trình về ông Trump, tôi đã quyết định gom chung lại một số trong các hành vi thiện mỹ mà ông ấy đã dấn thân thực hiện trong hơn ba thập kỷ mà xem ra không ai chú ý hoặc chúng đã rơi vào những lỗ tai điếc.

Năm 1986, Trump ngăn cản việc tịch thu nhà của trang trại gia đình Annabell Hill sau khi chồng bà đã tự tử.
Trump đích thân gọi điện đến cơ quan đấu giá để ngăn chặn việc bán nhà của bà và đã cấp tiền góa phụ cho bà. Trump quyết định hành động sau khi đọc được những lời cầu xin giúp đỡ của bà Hill trong các bản tin.

Năm 1988, một máy bay thương mại từ chối chở bé Andrew Ten 3 tuổi, con trai của một giáo sĩ giáo phái Do Thái Chính Thống đang mắc một căn bệnh hiếm, cần đi chữa bệnh ở một tiểu bang xa vì em cần phải mang theo mình một hệ thống máy hỗ trợ sự sống phức tạp. Cha mẹ đau buồn của em đã liên lạc với Trump để được giúp đỡ và ông ta đã không ngần ngại gửi máy bay riêng của mình để đưa em bé từ Los Angeles đến New York để em có thể có được điều trị.

Năm 1991, 200 lính Marines phục vụ trong Chiến dịch Bão Sa Mạc đang chờ tại Trại Lejeune ở Bắc Carolina để lên máy bay trở về với gia đình họ. Tuy nhiên, họ được cho biết chuyến bay không thể đến và sẽ bị hoản mấy ngày vì bị sai lầm lịch trình cho nên họ không thể trở về đúng hẹn với gia đình. Khi Trump được tin này, ông đã gửi máy bay của mình để đưa họ về bằng hai chuyến đi từ Bắc Carolina đến Miami để họ có thể trở về đoàn tụ với những người thân yêu của họ.

Năm 1995, một người lái xe dừng lại để giúp Trump vì chiếc limo của ông bị xẹp lốp.Trump hỏi người Samaritanô nhân hậu là ông phải trả công cho anh như thế nào.

Tất cả những gì anh này muốn chỉ là một bó hoa cho vợ anh. Một vài tuần sau đó Trump gửi tặng anh một bó hoa với thiệp ghi hàng chữ: “Chúng tôi đã trả xong hết tiền nợ thế chấp nhà của bạn.”

Năm 1996, Trump đã đệ đơn kiện thành phố Palm Beach, Florida để cáo buộc chính quyền thị trấn đã kỳ thị câu lạc bộ Mar-a-Lago nơi khu vui chơi của mình bởi vì câu lạc bộ này cho phép người Do Thái và người da đen vào chơi.

Ông Abraham Foxman, người giám đốc của Hiệp Hội Chống Bôi lọ (Anti-Defamation League) vào thời buổi đó, nói rằng Trump “đã đem ánh sáng đến vùng Palm Beach -. không phải chiếu ánh sáng lên vẻ đẹp long lanh của nó, mà là lên khuôn mặt kỳ thị và bần thỉu của nó.” Foxman cũng ghi thêm rằng sự tấn công của Trump lên nạn kỳ thị đã có tác dụng tràn xuống bởi vì các câu lạc bộ khác đã noi gương ông bắt đầu nhận người Do Thái và người da đen.

Năm 2000, Maury Povich người hướng dẫn chương trình đã đem chuyện của bé gái tên là Megan đang chiến đấu với bệnh giòn xương để trình bày lên chương trình của ông và Trump đã đúng lúc xem được. Trump nói rằng câu chuyện và thái độ tích cực của cô bé đã chạm vào trái tim của mình. Vì vậy, ông đã liên lạc với Maury và tặng cô bé cùng gia đình cô một chi phiếu rất hào phóng.

Năm 2008, sau khi các người trong gia đình của cô diễn viên Jennifer Hudson bị sát hại thê thảm tại Chicago, Trump đưa cô diễn viên đã từng đoạt giải Oscar và gia đình của cô đến ở tại khách sạn Windy City của ông miễn phí. Ngoài ra, Trump còn cho an ninh gia tăng biện pháp bảo vệ để đảm bảo cô Hudson và các thành viên gia đình của cô được an toàn trong suốt khoảng thời gian khó khăn đó.

Năm 2013, Ông tài xế xe bus Darell Barton ở New York thấy một phụ nữ đứng gần mép cầu đang nhìn xuống luồng tàu bè lưu thông phía dưới. Ông ta dừng xe và chạy đến ôm cô lại và cứu cô, thuyết phục cô đừng nhảy xuống.

Khi ông Trump nghe được chuyện này, ông liền gửi đến ông tài xế anh hùng này một tấm chi phiếu chỉ vì ông tin rằng hành vi cứu người của ông này đáng được tặng thưởng.

Trong năm 2014, Trump đã cho Trung Sĩ Andrew Tahmooressi 24,000 USD sau khi ông này đã trải qua bảy tháng trong một nhà tù ở Mexico vì đã vô tình vượt qua biên giới Mỹ-Mexico. Tổng thống Barack Obama thậm chí đã không buồn gọi một cú điện thoại để giúp đỡ xin thả ông trung sĩ Thủy Quân Lục Chiến này. Thế mà ông Trump đã mở hầu bao để giúp người lính này trở lại cuộc sống bình thường.

Trong năm 2016, Melissa Consin Young đã tham dự một buổi tụ họp ủng hộ Trump và cô rơi nước mắt cám ơn ông Trump đã thay đổi cuộc sống của cô. Cô cho biết cô đã từng đứng với Trump trên sân khấu để tự hào nhận vương miện Hoa Hậu của tiểu bang Wisconsin Hoa Kỳ vào năm 2005. Tuy nhiên, nhiều năm sau, cô phải vật lộn với chứng bệnh nan y và trong những ngày đen tối nhất của cô, cô cho biết cô đã nhận được một lá thư viết tay từ Trump nói rằng “cô là người phụ nữ dũng cảm nhất mà tôi biết”. Cô cho biết những cơ hội làm ăn mà cô nhận được từ Trump và tổ chức của ông cuối cùng đã cung cấp đầy đủ vốn cho thằng con trai Mỹ gốc Mễ của mình học xong trường cao đẳng.

Lynne Patton, một phụ nữ da đen nhân viên điều hành cho Tổ chức Trump, đã đưa ra một bản khai vào năm 2016 để bênh vực cho ông chủ của mình và chống lại những cáo buộc rằng ông Trump là người kỳ thị chủng tộc và là một kẻ độc hành độc đoán. Bà vừa khóc vừa tiết lộ, bà đã vật lộn khó khăn thế nào với việc lạm dụng thuốc và cơn nghiện trong nhiều năm. Thay vì đá bà vào lề đường, bà cho biết Tổ chức Trump và toàn bộ gia đình của ông đã thành tâm đứng cạnh bà suốt “thời gian vô cùng khó khăn đó.”

Lòng tốt của Trump không có giới hạn và sự rộng lượng của ông đã, và vẫn tiếp tục chạm tới cuộc sống của người dân thuộc mọi giới tính, chủng tộc và tôn giáo. Khi Trump thấy ai thiếu thốn thì ông muốn giúp đỡ. Hai thập kỷ trước, Oprah hỏi Trump trong một cuộc phỏng vấn truyền hình xem ông có muốn tranh cử tổng thống không. Ông nói: “Nếu tình hình trở nên quá tệ, tôi sẽ không bao giờ muốn hoàn toàn bỏ ý định ứng cử đó, bởi vì tôi thực sự chán chường khi nhìn thấy những gì đang xảy ra với đất nước này. ” Ngày đó đã đến.

Trump thấy rằng nước Mỹ đang cần thay đổi và ông muốn giúp đỡ 
Thật không thể tưởng được
Liz Crokin

Vũ Linh: cặp bài trùng Comey – Mueller

Tin tức báo chí gần đây thấy có tên của hai nhân vật là James Comey và Robert Mueller nhan nhản trên mặt báo gần như mỗi ngày, dĩ nhiên không kể CNN là cơ quan ngôn luận có ‘văn hoá cao hơn’, chỉ bàn về chuyện cái bà đóng phim sex Stormy Daniels.
Ông Comey là cựu giám đốc FBI bị TT Trump sa thải, đưa đến việc bổ nhiệm ông Mueller để điều tra vấn đề. Đây là việc ai cũng biết. Nhưng việc ít người biết hơn là giữa hai ông này, đã có một quan hệ rất đặc biệt, phát sinh ra từ thời TT Bush con.
Năm 2001, khi TT Bush con nhậm chức, ông Robert Mueller là phụ tá bộ trưởng Tư Pháp. TT Bush quyết định thay thế giám đốc FBI Louis Freeh của TT Clinton. Ông Mueller được bổ nhiệm. Ông nhậm chức đúng một tuần trước khi xẩy ra vụ khủng bố Hồi giáo tấn công 9/11. Ít lâu sau đó, ông James Comey, đang làm luật sư tại New York, được bổ nhiệm phụ tá bộ trưởng Tư Pháp, thay thế ông Mueller.
Cả hai ông vừa nhậm chức là đã phải bỏ hết thời giờ hợp tác với nhau, lo việc chống khủng bố Hồi giáo quá khích. Hàng loạt luật lệ mới được đặt ra, đồng thời toàn thể hệ thống an ninh tình báo của Mỹ được cải tổ một cách quy mô nhất, với sự ra đời của bộ An Ninh Lãnh Thổ -Homeland Security- phối hợp tất cả mọi hoạt động an ninh, tình báo quốc gia, kể cả FBI, CIA, NSA,… Ông Comey giúp viết luật, ông Mueller giúp thi hành.
Hầu hết các luật lệ mới ra đều có tính cách nhất thời, có giá trị tạm một vài năm để sau này có dịp sửa đổi cho thích hợp với tình thế hơn, vì đây là lần đầu tiên nước Mỹ trực diện với nạn khủng bố cuồng tín ngay trong nước nên còn mù mờ chưa biết phải đối phó ra sao cho hữu hiệu.
Bộ luật chính chống khủng bố, Patriot Act (phần lớn do một luật sư gốc Việt ông Đinh Đồng Phục Việt –Mỹ gọi là Viet Dinh- soạn thảo), ngoài ra còn rất nhiều luật phụ đính.
Trong số đó có luật có biệt danh là ‘Stellar Wind’ là luật cho phép các cơ quan an ninh nghe lén điện thoại của những người khả nghi có liên hệ với khủng bố. Luật này đến tháng 4/2004 là hết hạn, cần phải được TT Bush ký gia hạn.
Văn phòng PTT Dick Cheney chịu trách nhiệm cứu xét lại, điều chỉnh ít nhiều rồi chuyển qua cho bộ trưởng Tư Pháp John Ashcroft ký trước khi trình lên TT Bush ký.
Chuyện bất ngờ là gần ngày ký, ông Ashcroft bị đau mật, phải đi mổ khẩn cấp. Phụ tá bộ trưởng, tức là thứ trưởng, ông Comey là người xử lý thường vụ, phải ký trước khi trình lên TT Bush. Nhưng ông Comey sau khi coi lại luật mới được chỉnh sửa, không chịu ký vì ông cho rằng luật đi quá xa, có thể vi phạm dân quyền theo Hiến Pháp. Ông đề nghị PTT Cheney sửa lại cho nhẹ bớt. PTT Cheney cho luật sư sửa lại. Nhưng rồi phiên bản mới vẫn không được ông Comey chấp nhận, đòi hỏi phải sửa thêm nữa. PTT Cheney từ chối. Và ông Comey từ chối ký luôn. Đi đến bế tắc.
PTT Cheney ra lệnh cho chánh văn phòng của ông cùng với chánh văn phòng của TT Bush, hai ông đích thân mang dự thảo sắc lệnh đến tận nhà thương đưa cho bộ trưởng Ashcroft ký.
Tin này bị xì ngay ra cho ông Comey. Ông này tức giận nhẩy lên xe, bật đèn đỏ chạy khẩn cấp tới nhà thương để ngăn chặn. Nhưng ông sợ không đến kịp, gọi điện thoại cho giám đốc FBI, ông Mueller, yêu cầu phải cho FBI đang bảo vệ ông Ashcroft tại nhà thương canh giữ không cho ai được vào phòng bệnh của ông Ashcroft trước khi ông Comey tới. Ông Mueller cũng tức tốc chạy tới luôn.
Bên giường bệnh của ông Ashcroft, cả bốn ông cãi nhau kịch liệt: một bên là hai ông chánh văn phòng, bên kia là ông xử lý bộ Tư Pháp Comey với ông đồng minh giám đốc FBI Mueller. Ông Ashcroft thấy vậy, từ chối ký cho tới khi nào có được sự thỏa thuận của tất cả mọi người. Dĩ nhiên không có sự đồng ý. PTT Cheney báo cho TT Bush biết. Ông Bush gọi tất cả lên gặp ông.
Ông Comey gặp TT Bush, nói ngay nếu dự thảo của PTT Cheney được chấp nhận, ông và cỡ nửa tá quan chức cao cấp nhất của bộ Tư Pháp và ngay cả giám đốc FBI sẽ từ chức ngay lập tức. TT Bush hỏi ông Mueller và ông này xác nhận nếu ông Comey từ chức, ông Mueller cũng sẽ từ chức theo luôn, cùng với một lô viên chức cao cấp FBI.
TT Bush là người suy nghĩ và quyết định rất nhanh, muốn tránh một đại họa chính trị, đã ra lệnh cho luật sư Tòa Bạch Ốc sửa lại theo ý của các ông Comey và Mueller rồi đưa cho ông Ashcroft ký trước khi tổng thống ký.
Nghĩa là liên minh Comey-Mueller đại thắng, hạ đo ván PTT Cheney. Đó là một liên minh kéo dài cho tới ngày nay. Ông Mueller làm giám đốc FBI đến 2013, nghỉ việc, đi làm cho một văn phòng luật sư chuyên truy tố các vụ án tham nhũng, rửa tiền,… tại New York.
Ông Comey làm phụ tá bộ trưởng Tư Pháp đến 2009 thì qua làm cho hãng máy bay Lockheed Martin. Đến năm 2013 thì được TT Obama bổ nhiệm làm giám đốc FBI thay ông Mueller. Tóm lại, ông Mueller từ phụ tá bộ trưởng Tư Pháp qua làm giám đốc FBI cho ông phụ tá bộ trưởng Comey, rồi sau đó, ông Comey lại qua làm giám đốc FBI thay thế ông Mueller.
Khi ông Comey làm giám đốc FBI thì ông luôn đưa các vụ án Mafia, tham nhũng, rửa tiền,… cho văn phòng luật của ông Mueller thụ lý. Tức là hai ông tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau.
Đến thời gian tranh cử tổng thống, ông giám đốc Comey lúc đầu cho điều tra vụ emails của bà Hillary, rồi đâu một tháng trước ngày bầu, ông Comey rình ràng họp báo, tố cáo bà Hillary đã bất cẩn một cách hết sức nghiêm trọng khi trao đổi emails qua các phương tiện không bảo đảm an toàn, rất có thể đã có người thâm nhập lấy tin, nhưng ông khuyến cáo bộ Tư Pháp không truy tố bà Hillary. Ông tuyên bố chấm dứt cuộc điều tra. Theo luật Mỹ, ‘bất cẩn nghiêm trọng” –gross negligence- là tội có thể đi tù rồi. Tại sao bà Hillary bất cẩn nghiêm trọng mà lại không đi tù?
Bị tố phe đảng, ông tìm cách tự bảo vệ, 10 ngày trước bầu cử, ông loan tin mở lại cuộc điều tra, lấy lý do mới khám phá thấy trong máy điện toán của chồng của bà phụ tá Huma Abedin của bà Hillary có nhiều emails của bà Hillary trao đổi với bà Abedin. Rồi ba ngày trước bầu cử, ông Comey lại loan tin chấm dứt điều tra vì coi lại không có gì bí mật liên quan đến an ninh quốc gia trong các emails đó. Cuộc điều tra mới kéo dài đúng một tuần, ngắn nhất trong lịch sử các cuộc điều tra của FBI, kịp thời bạch hóa bà Hillary trước ngày bầu cử.
Khi đó, ông Comey giải thích ông mở lại cuộc điều tra để tránh tai tiếng phe đảng cho FBI sau khi TT Clinton gặp một mình bà bộ trưởng Tư Pháp Loretta Lynch trên máy bay riêng của bà, đưa đến nhiều lời đàm tiếu đã có sự thông đồng giữa hai bên, để xù vụ điều tra emails.
Bây giờ trong hồi ký, ông Comey giải thích khi đó, ông tin chắc bà Hillary sẽ đắc cử và ông nghĩ nếu ông không mở lại cuộc điều tra khi khám phá thấy cả lô emails trên máy điện toán của ông chồng bà phụ tá Huma Abedin, thì sau này phe đối lập CH sẽ chỉ trích ông dấu nhẹm tin này để giúp bà Hillary và như vậy bà sẽ là một tổng thống ‘không chính danh’ –illegitimate-. Chính vì muốn giúp bảo vệ thế chính danh cho tổng thống Hillary mà ông Comey mới công bố việc mở lại cuộc điều tra để rồi sau đó mau chóng bạch hoá bà Hillary và chấm dứt cuộc điều tra. Ông chưa bao giờ nghĩ việc này có thể có hại gì cho bà Hillary vì trước sau gì bà cũng sẽ đắc cử, trái lại chỉ giúp bà thành một tổng thống chính danh, không có một vết đen nào hết vì FBI đã điều tra đi điều tra lại rồi. Không ngờ sau đó bà thất cử.
Cùng một việc làm, ông Comey đã có hai cách giải thích khác nhau trước và sau bầu cử.
Việc ông Comey nhẩy ra nhẩy vào khiến thiên hạ mù tịt chẳng hiểu chuyện gì đã xẩy ra, và ông Comey này đang làm trò gì.
Sau khi thất cử thì bà Hillary và cả phe DC và TTDC xúm lại tố ông Comey là thủ phạm đã giết bà khi ông mở lại cuộc điều tra. Ông này lại tìm cách chống đỡ bằng cách… mở cuộc điều tra về Nga thông đồng với ban vận động của ông Trump, cho có vẻ công bằng, dù chẳng có bằng chứng hay yếu tố gì ngoài những tố cáo vu vơ của bà Hillary.
Tân bộ trưởng Tư Pháp của TT Trump, ông Jeff Sessions, vì là thượng nghị sĩ CH đầu tiên ủng hộ ông Trump mạnh nhất, vội vã rút lui khỏi cuộc điều tra để tránh tiếng phe đảng với tân TT Trump, trao cho phụ tá bộ trưởng Rod Rosenstein phụ trách chuyện điều tra Nga này.
Đến phiên TT Trump bực mình vì ông cho là ông Comey giận cá chém thớt, bị tố là đã hại bà Hillary nên quay qua đánh ông Trump một cách vô lý và vô bằng chứng. Ông cũng giận ông Sessions đã hấp tấp rút lui, không tìm cách bảo vệ tân tổng thống. Đã vậy, ông Rosenstein lại phúc trình lên TT Trump việc làm tắc trách và bất nhất của ông Comey trong vụ tự ý điều tra, rồi tự ý ngưng, rồi tự ý điều tra lại, rồi lại tự ý chấm dứt, vi phạm tất cả thủ tục điều tra của FBI. Thế là TT Trump lấy cớ đó bãi chức ông Comey.
Ngay sau khi TT Trump sa thải ông này, thì cả đám DC và TTDC xoay ngược xuồng, chèo ngược lại hết, tung hô ông Comey như một nạn nhân đáng tội của tay ‘độc tài’ Trump muốn che dấu việc thông đồng với Nga. Một thứ tráo trở thô bạo chỉ thấy trong đảng DC Mỹ!
Ông Rosenstein bị áp lực chính trị nặng, cũng sợ bị mang tiếng là phe đảng, giúp TT Trump che dấu việc thông đồng với Nga, vội vã bổ nhiệm một công tố đặc biệt để điều tra.
Và quái lạ thay, ông chọn ngay ông đồng chí nối khố của ông Comey là ông Mueller cho trách nhiệm nặng nề này. Có cả vạn người có khả năng nhận trách nhiệm này, không ai hiểu rõ tại sao ông Rosenstein lại lựa đúng ông này.
Nhiều người nêu ngay vấn đề xung khắc quyền lợi khi thấy ông Mueller được bổ nhiệm để điều tra việc ông bạn Comey bị cách chức. Làm sao ông Mueller có thể có công tâm 100% được? Nhưng chẳng ai làm gì được vì ông Rosenstein có toàn quyền bổ nhiệm bất cứ ai ông muốn, không cần xin phép tổng thống hay phê chuẩn của quốc hội gì hết.
Câu chuyện tiếp theo, ai cũng đều biết rõ. Công tố Mueller tập hợp hơn một tá luật sư thượng thặng trong đó có ít nhất một nửa ủng hộ bà Hillary, đi truy lùng phù thủy từ gần cả năm nay, trong khi ông Comey lẳng lặng viết hồi ký.
Sau một thời gian quảng bá rầm rộ, cuối cùng thì cựu giám đốc FBI James Comey đã viết xong, ra sách, lấy tên là ‘A Higher Loyalty’, ý muốn nói ông ta trung thành với một cái gì cao hơn TT Trump, hàm ý trung thành với tổ quốc, trung thành với sự thật, trung thành với lương tâm.
Theo nhận định của những người đã được đọc trước, đại cương cuốn sách là một bản án vĩ đại chống lại TT Trump, trong đó liệt kê hàng triệu tội của Trump mà chẳng ai biết tội nào có thật, tội nào là fake news. Và bù lại, dĩ nhiên, tác giả tự tôn vinh mình lên đỉnh Thái Sơn.
Tại sao lại ra sách bây giờ khi ông Mueller đang mần mò đi câu? Câu trả lời không khó lắm: ông Comey viện cớ viết hồi ký, đã khui ra không biết bao nhiêu ‘chuyện kín hậu trường’ từ thời gian tranh cử tổng thống đến những tháng đầu của chính quyền Trump, những trao đổi với TT Trump và các phụ tá của ông, nhất là những ‘chuyện kín phòng the’ của TT Trump, từ những vụ dấm dớ như thuê gái gọi ‘tè’ trên giường khách sạn, cho đến các vụ các em chân dài chân ngắn khiếu nại về ông Trump từ mấy trăm năm trước. Cuốn sách được viết một phần để trả thù, công khai bôi bác TT Trump, nhưng quan trọng hơn nữa, đây là một kho tài liệu giúp cho ông đồng chí Mueller truy lùng và khai thác trong việc tìm tội chống TT Trump. Một lần nữa, ta lại thấy hai đồng chí hợp tác chặt chẽ với nhau vì lợi ích chung.
Cuốn sách bảo đảm sẽ kéo dài cuộc điều tra của công tố Mueller qua không biết bao nhiêu chuyện lăng nhăng khác. Có một điều lạ chưa thấy báo nào bàn tới: trong những tin ông Comey viết ra, không có bằng chứng nào về sự thông đồng giữa ông Trump với Nga.
Về cuốn sách này, nhiều nhà báo chê cuốn sách chỉ là đòn thù của ông Comey. Nhà báo Nate Silver gọi tên cuốn sách là “A Higher Royalty”, thay vì “A Higher Loyalty”. Royalty là tiền thù lao viết sách trong khi Loyalty là lòng trung thành. Nghe nói ông Comey được ứng trước hai triệu đô. Một nhà báo khác nhận định ông Comey chứng minh cho cả thế giới thấy ông có thành kiến quá nặng và thù ghét Trump ngay từ đầu, do đó TT Trump sa thải ông thật không oan vì không có cách gì ông Comey có thể phục vụ TT Trump được.
Nếu như GĐ Comey làm giám đốc yên ổn, đến ngày về hưu hay mãn nhiệm, ra đi trong vinh dự, rồi viết hồi ký thì cuốn sách đã có giá trị lớn. Nhưng vì ông Comey bị sa thải, cuốn sách tóm lại, chỉ là một thứ đòn thù của một tiểu nhân, không hơn không kém. Ông Comey có thể là người rất cao to về thể xác, nhưng tư cách bé hơn muỗi, chỉ có cái tôi và lòng hận thù mới thật là lớn hơn người.
Theo thăm dò của Rasmussen, 42% dân Mỹ cho cuốn sách chỉ là tấn công chính trị chống TT Trump, không có giá trị lịch sử, và 60% nói họ sẽ không đọc.
TTDC và dĩ nhiên, truyền thông thông ngôn của các cụ tỵ nạn đã xúm lại công kênh ông Comey như là một viên chức thanh liêm, trong sạch, cao thượng, trọng lẽ phải, công bằng và sự thật, mà Bao Công có tái sinh cũng chỉ đáng xách dép cho ông ta thôi.
Điều tiếu lâm là tất cả những người tung hô ông Comey vì chủ đích muốn đánh Trump quên mất một ‘chi tiết nhỏ’. Cho đến bây giờ, bà Hillary vẫn còn cho ông Comey là thủ phạm lớn nhất đã khiến bà thất cử khi 10 ngày trước ngày bầu cử, GĐ Comey loan báo mở lại cuộc điều tra về emails của bà Hillary.
Những người đang tung hô ông Comey cũng quên trước khi ông này bị TT Trump sa thải, tất cả các chính khách DC, từ bà Hillary đến TNS Schumer, DB Pelosi, cả TTDC,… đều mạt sát và đòi lấy thủ cấp của ông Comey.
Kẻ này muốn tặng cho quý vị nào đang tung hô ông Comey một lựa chọn rất lý thú:
  • Một là tiếp tục tung hô ông Comey nhưng nhớ cám ơn sự thanh liêm ngay thẳng của ông Comey đã giúp cho dân Mỹ lựa chọn đúng người làm tổng thống, tố giác bà Hillary đúng lúc, tránh việc dân Mỹ lỡ dại bầu cho bà ma giáo Hillary;
  • Hai là ngưng tung hô ông Comey vì cuối cùng đã thấy rõ ông ta chẳng có trung thành gì với ai, chẳng thanh liêm gì, mà chỉ thuộc loại tráo trở, sớm đầu tối đánh.
Lựa chọn không dễ, đến độ ngay cả nhiều vị lãnh đạo DC cũng bối rối, không lên tiếng đấy.
Tuy chưa được đọc, nhưng qua các trích dẫn của báo chí, kẻ này nghĩ ông Comey có phần đúng khi lựa cái tựa của sách: ông trung thành với một cái gì cao hơn tổng thống. Vâng, hiển nhiên là ông tuyệt đối trung thành với… CÁI TÔI vĩ đại của ông ta.
Trump, Mueller & Comey
Và cách tốt nhất để phục vụ cái tôi đó là hợp tác chặt chẽ với ông đồng chí Mueller, cố tìm cho ra tội để truất phế TT Trump, đáp lễ lại việc TT Trump đã sa thải ông.
FBI từ ngày thành lập cách đây đúng 110 năm đến giờ, đã nổi tiếng là cánh tay của công lý không đảng phái. Nhưng nhờ hai ông cựu giám đốc Mueller và Comey, bây giờ dường như đã biến thành công cụ của phe cấp tiến dùng để tìm cách đảo chánh một tổng thống khác quan điểm chính trị, không hơn không kém. Cũng như ông John Brennan, cựu giám đốc CIA của TT Obama, ngày nay đã tự cho mình trách nhiệm không phải chống ngoại địch, mà là chống Trump khi cứ vài ngày là lại lên CNN đả kích TT Trump.
Chuyện ai cũng biết là ông Comey có thâm thù với TT Trump trong khi ông Mueller là bạn cố tri của ông Comey. Vấn đề là ông Mueller có để tình bạn đó khuynh đảo để rồi ông tiếp tay với ông Comey ‘đảo chánh’ TT Trump hay không. Ta không nên hấp tấp kết luận quá sớm.
Tin giờ chót, những ghi chép của ông Comey sau khi gặp TT Trump đã được bộ Tư Pháp công bố trọn vẹn, tuy có bôi đen vài chữ. Có hai điểm đáng lưu ý:
  • Qua câu chuyện ông Comey kể lại, chẳng có đoạn nào nói xa gần gì về chuyện TT Trump áp lực FBI ngưng điều tra về sự can dự của Nga, mà TTDC la hoảng là ‘cản trở công lý’. Trái lại, ông Comey viết rất rõ TT Trump chẳng những muốn điều tra cặn kẽ việc này, mà còn yêu cầu FBI xét ngay trong hàng ngũ những phụ tá cao cấp của ông.
  • Có đoạn TT Trump bàn về chuyện tin mật bị xì, ông Comey khẳng định với tân tổng thống là FBI không bao giờ xì tin mật và chính ông sẽ không bao giờ làm chuyện này. Sự thật là sau khi mất job, ông Comey đã xì các ghi chép của ông cho báo qua trung gian một ông bạn giáo sư đại học, rồi gần đây ta cũng được biết ông phó giám đốc McCabe cũng xì tin cho báo luôn. Cả một hệ thống Nhà Nước Ngầm nói láo. Chẳng những nói láo mà còn phạm pháp vì tất cả đều là tài liệu khi đó được xếp hạng ‘tối mật’.
Cũng tin giờ chót, cựu thị trưởng New York, Rudolph Giuliani, đã nhận trách nhiệm làm luật sư cho TT Trump nói chuyện với ông Mueller. Ta chờ xem cuộc đấu trên đỉnh Hoa Sơn giữa các đại cao thủ Comey – Mueller – Giuliani. Cả ba đều xuất thân cùng một lò luyện võ cao siêu nhất thế giới: New York.
Vũ Linh, 21/4/2018



Tin từ báo Los Angeles Times

by TNT on APRIL 23, 2018  0 COMMENTS
40% các công nhân tại LA County (10.2 triệu người) đều làm việc lấy tiền mặtvà không đóng thuế. Ấy là bởi vì họ hầu hết là dân nhập cư bất hợp pháp, làm việc mà không có thẻ xanh. (Donald Trump nói rất đúng ở điểm này)
95% trát bắt tội sát nhân tại Los Angeles là của người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp.
75% số người trên danh sách bị truy nả tại Los Angeles là những người nước ngoài ở lậu.
 Trên 2/3 số trẻ sơ sinh tại Los Angeles County là dân Mễ bất hợp pháp hưởng lợi từ Medi-Cal, tiền chi phí sinh đẻ của chúng lấy từ tiền đóng thuế của người dân.
Gần 35% các tù nhân bị giam tại các trung tâm cải huấn tại California đếu có quốc tịch Mễ; họ nhập cư lậu vào nưóc Mỹ.
Trên 300,000 người nước ngoài bất hợp pháp tại Los Angeles County đều sinh sống trong các nhà để xe.
Cơ quan FBI báo cáo là một nửa trong số dân băng đảng tại Los Angeles hầu hết là dân nhập cư bất hợp pháp từ biên giới phía Nam.
 
Gần 60% dân cư trú tại các cơ sở của HUD (Bộ phát triển cư xá) đều là dân bất hợp pháp.
21 đài radio tại LA đều nói tiếng Spanish (của người Mễ).
Tại LA County, 5.1 triệu người nói tiếng Anh; 3.9 triệu người nói tiếng Spanish(Hiện có 10.2 triệu người sống tại LA County).
(Tất cả 10 dữ kiện nêu trên đều được đăng ở báo Los Angeles Times)
Tỷ lệ số người nhập cư bất hợp pháp tham gia việc đồng áng, gặt hái mùa mang ít hơn 2%, trong khi 29% ăn tiền trợ cấp xã hội.
 
Dân nhập cư bất hợp pháp chiếm 70% mức phát triển dân số hàng năm, (và trên 90% tại California, Florida, và New York)đó là kết quả của sự nhập cư không kiểm soát. Cũng thế, 29% tù giam tại các nhà tù liên bang đều là người nhập cư bất hợp pháp.
Chúng ta đều là kẻ điên khi để cho tệ nạn này cứ tiếp tục xảy ra.
BẠN GIÚP ĐỠ BẰNG CÁCH NÀO?
Hãy sao và gởi thư này cho ít nhất 2 người khác, nếu được 100 người thì càng tốt. Đây chỉ là sự kiện ở một tiểu bang thôi … Nếu điều này không mở được mắt của bạn thì không còn gì có thể mở được nữa, và bạn tự hỏi tại sao bà Nancy Pelosi lại muốn các dân nhập cư bất hợp pháp này đi bỏ phiếu !


Vũ khí độc đáo trong thế kỷ 21

 
Trước những đe dọa về sự tiến bộ của các loại hỏa tiễn liên lục địa, Hoa Kỳ bắt buộc phải tung ra chiến trường 3 loại vũ khí đáng sợ nhất hiện nay.
vu-khi-doc-dao3Boeing X51 – Wikipedia
  1. Hỏa tiễn vi ba (microwave missiles)
Vũ khí này là hỏa tiễn khác với các hỏa tiễn thông thường do nó được phóng ra từ phi cơ chiến lược tầm xa như B1 hay B2 bay tiên phong trước. Hỏa tiễn này sẽ phát sóng vi ba làm các trạm điện toán và điện tử  đối phương rối loạn. Theo NBC News thì Không lực Hoa Kỳ đã thử thành công loại vũ khí này.
Microwave missiles trong Dự Án Hỏa Tiễn Cao Cấp Dùng Sóng Vi Ba Năng Lượng Cao Chống Khí Cụ Ðiện Tử (Counter-Electronics High Power Microwave Advanced Missile Project  – CHAMP)
vu-khi-doc-dao4Boeing X51 trong xưởng – nguồn Edwards Air Force Base
Khi hỏa tiễn này bay trước, sóng vi ba năng lượng cao này làm câm họng các thiết bị điện tử điều khiển các giàn phòng không và hỏa tiễn địch quân và các phi cơ chiến lược bay sau như B1 và B2, F22 sẽ thanh toán mục tiêu địch
Hỏa tiễn này không có tính cách gây tổn hại sinh mạng cộng đồng dân cư nào.
vu-khi-doc-daoYAL-1 vừa to lớn kềnh càng vừa tốn kém do các bồn chứa hoá chất bên trong để tạo ra năng lượng Laser. nguồn Imgur
  1. Vũ khí tia laser 
Trong khi CHAMP không đặc biệt nhắm vào chương trình phòng vệ bằng hoả tiễn liên lục địa, thì Quốc Hội Mỹ hiện đang muốn phát triển các chương trình khác. Ðó là kỹ thuật súng laser hiện đại hơn được gắn vào các máy bay không người lái nhỏ gọn hơn trước đây. Trước đây vũ khí laser có công suất hàng triệu watts phải đặt trong những chiếc Boeing 747-400F có số hiệu là YAL-1 vừa to lớn kềnh càng vừa tốn kém do các bồn chứa hoá chất bên trong để tạo ra năng lượng Laser.
vu-khi-doc-dao5Tướng John Hyten Tư Lệnh Bộ Chỉ Huy Chiến Lược Nguyên Tử Hoa Kỳ
Những chiếc máy bay không người lái này có kích thước nhỏ trang bị vũ khí laser với nguồn năng lượng khô nhẹ  hơn loại cũ. Tuy nhiên nó có công suất rất cao và có khả năng bay trong 36 giờ đồng hồ ở cao độ nơi làn không khí mỏng giúp tia laser phát huy thêm hiệu năng.
  1. Vũ khí siêu âm 
X 43 A, vũ khí siêu âm được gắn vào cánh B52B có tốc độ ngang bằng với hoả tiễn liên lục địa được thử nghiệm vào năm 2004. Cho đến nay nó có thêm nhiều tiến bộ quan trọng hơn. Ðối với hoả tiễn liên lục địa thông thường nó lên cao độ cực đại và bắt đầu rơi xuống theo hình vòng cung trở lại khí quyển. Do đó chúng thường bị theo dõi dễ dàng bởi các đài radar và được báo động cho các đơn vị hoả tiễn phòng ngự.
vu-khi-doc-dao1
vu-khi-doc-dao2X 43 A, vũ khí siêu âm được gắn vào cánh B52B
Riêng đối với các vũ khí siêu âm này ngoài tốc độ nó có khả năng chuyển hướng bay, bay ngang như phi cơ hay hoả tiễn hành trình khiến cho radar bình thường cùng các thiết bị báo động khó trị được nó.
Với khả năng bay trong vòng một giờ tới các mục tiêu xa nhất Vũ Khí Siêu Âm hiện nay là sự cạnh tranh ráo riết giữa Nga và Mỹ kể cả Trung Cộng

Ông Mike Pompeo sẽ là "vị cứu tinh" cho Bộ Ngoại giao Mỹ?

Ngày đăng : 10:58 - 24/04/2018
Theo hãng tin Sputnik, Giám đốc CIA Mike Pompeo sẽ là người rất phù hợp cho vị trí Ngoại trưởng Mỹ trong bối cảnh Bộ Ngoại giao Mỹ hiện nay phải đối mặt với tình trạng ngân sách cắt giảm và thiếu hụt nhân lực ở các vị trí quan trọng.
Bà Ann Wright, một cựu đại tá của Quân đội Mỹ đã nhận định rằng: “Nếu ông Pompeo trở thành Ngoại trưởng Mỹ, tôi hi vọng ông ấy sẽ là người xây dựng lại khả năng của Bộ Ngoại giao, điều mà chúng ta đang cần để giải quyết vấn đề Triều Tiên cũng như vấn đề thỏa thuận hạt nhân Iran”. Bà cũng nhận định rằng “các nhà ngoại giao Mỹ đang kêu cứu trong tuyệt vọng”.
Ông Mike Pompeo (trái) là một trong những quan chức Mỹ thân cận nhất với Tổng thống Donald Trump.
Theo bà Wright, cựu Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson “là người có quan điểm khá mềm mỏng, song lại không phải là người lãnh đạo vững vàng trước sức ép từ Nhà Trắng đối với Bộ Ngoại giao. Tôi hi vọng ông Pompeo sẽ luôn đại diện cho quyền lợi của Bộ Ngoại giao. Ông ấy là người hiểu rõ hoạt động của các cơ quan chính phủ khi đã từng làm việc trong Quốc hội và đã từng nhập ngũ… Lúc này chúng ta cần một người có thể giúp đỡ Bộ Ngoại giao”.
Trong chính quyền Trump, ông Pompeo đã đảm nhận trọng trách Giám đốc của cơ quan tình báo CIA. “Nếu anh hỏi bất kỳ người nào làm việc cho CIA, họ sẽ nói rằng ông ấy là một người lãnh đạo có khả năng khi ông đã làm những gì có thể để hỗ trợ những người dưới quyền mình và đứng về phía họ trước các Ủy ban Quốc hội”, ông John Kiriakou, một chuyên gia tình báo người Mỹ cho biết.
Vào ngày 23/4, đề xuất ứng cử ông Pompeo làm Ngoại trưởng Mỹ đã nhận được sự ủng hộ của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ với 11 phiếu thuận và 10 phiếu chống. Đây là điều kiện thuận lợi để ông Pompeo tiếp quản vị trí người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ.
Anh Tuấn (lược dịch)

Điều gì xảy ra khi cựu sếp CIA làm Ngoại trưởng Mỹ?

Ông Mike Pompeo chính thức làm Ngoại trưởng Mỹ, Tổng thống Trump đủ "bộ sậu".

Ngày 23/4, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) Mike Pompeo làm Ngoại trưởng thay ông Rex Tillerson vừa bị Tổng thống Donald Trump sa thải hôm 31/3.
Dieu gi xay ra khi cuu sep CIA lam Ngoai truong My?
Ông Mike Pompeo chính thức làm Ngoại trưởng Mỹ
Ông Pompeo được cho là có khả năng sẽ khó mà vượt qua ở ngay cuộc bỏ phiếu cấp Ủy ban Đối ngoại Thượng viện bởi có quá nhiều ý kiến phản đối.
Thượng nghị sỹ Cộng hòa Rand Paul cùng cả 10 thành viên đảng Dân chủ của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đều phản đối ứng cử viên Mike Pompeo cho chức Ngoại trưởng Mỹ này.
Ông Pompeo được miêu tả là người có lập trường hiếu chiến và quá bảo thủ về mặt xã hội để có thể trở thành nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ.
Nếu không được thông qua ở cấp Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ông Mike Pompeo có thể sẽ phải đợi kết quả bỏ phiếu của Ủy ban này để đưa trường hợp của ông ra toàn Thượng viện, không có sự ủng hộ của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.
Báo chí Mỹ thì cho rằng, nhiều nghị sĩ Đảng Dân chủ cũng không quyết liệt ngăn cản ông Pompeo trở thành Ngoại trưởng Mỹ khiến nguy cơ ông này phải đợi kết quả của toàn Thượng viện.
Tuy nhiên, kết quả của ông Mike Pompeo tại Ủy ban lại giành chiến thắng với số phiếu sít sao.
Là người có lập trường hiếu chiến và quá bảo thủ về mặt xã hội, khi trở thành Ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo được cho là sẽ có quan điểm diều hâu hơn trong nhiều vấn đề quốc tế.  
Nhà Trắng hết sức ca ngợi vị cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Mỹ (CIA), gọi ông là hình mẫu Ngoại trưởng mà nước Mỹ cần.
Theo trang web này, ngay sau khi ông Mike Pompeo có bài phát biểu đầu tiên kể từ khi nhậm chức Giám đốc CIA, chuyên gia an ninh Juan Zarate phỏng vấn ông về chuyến công du Thổ Nhĩ Kỳ và vùng Vịnh rằng: “Tại sao ông đến Thổ Nhĩ Kỳ trước và ông đã nghe được gì ở đó?”.
Ông Pompeo trả lời: “Tôi muốn họ hiểu rằng, Chính phủ Mỹ muốn Thổ Nhĩ Kỳ nghĩ khác đi về khủng bố và trở thành đối tác thực sự của Mỹ trong việc đánh bại khủng bố ở Trung Đông”.
CIA dưới thời Giám đốc Pompeo đã trở thành “trái tim” trong những thành tựu ngoại giao lớn nhất của chính quyền Tổng thống Donald Trump:  duy trì tính toàn vẹn của các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên; hợp tác để tấn công các thủ lĩnh của IS; giảm diện tích khu vực kiểm soát của khủng bố IS xuống còn gần 0%,...
Pompeo cũng bộc lộ tố chất lãnh đạo từ lâu trước khi đến Washington đảm nhận những vị trí quan trọng trong Chính phủ Mỹ. Ông là người tốt nghiệp thủ khoa Học viện Quân sự Mỹ tại West Point và sau đó là Biên tập viên Tạp chí Harvard Law Review.
Theo trang web của Nhà Trắng, những thành công của CIA cho thấy ông xứng đáng đối với chức vụ được Tổng thống Mỹ giao phó.
Tuy nhiên sự có mặt của ông Mike Pompeo lại khó có khả năng thúc đẩy quan hệ Nga- Mỹ đi lên.
Vị cựu Giám đốc CIA được cho là người có quan điểm "diều hâu" với Nga, ông từng gọi Nga là "mối nguy" của Mỹ và cho rằng những nỗ lực trước đây của chính quyền Mỹ khi xây dựng chính sách đối ngoại với Nga.
"Nga vẫn tiếp tục hành động hung hăng do chính sách mềm của chúng ta đã quá dễ dãi với họ. Từ nay chuyện đó sẽ chấm dứt. Chính quyền Mỹ cần thực hiện rất nhiều điều để bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin phải trả giá" - ông Pompeo nói.
Ông Pompeo cho rằng: "Chiến lược an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump đã xác định rõ ràng rằng nước Nga là kẻ thù của Mỹ. Các nỗ lực ngoại giao trước mắt sẽ rất khó khăn, nếu xét đến những lần hai nước đối đầu; tuy nhiên Mỹ vẫn cần tiếp tục những nỗ lực ấy."
Với quyết định đồng ý ông Mike Pompeo là Ngoại trưởng Mỹ, đường lối đối ngoại của Mỹ sắp tới sẽ có xu hướng "diều hâu" hơn, đặc biệt là đội ngũ cố vấn xung quanh ông Trump.
Tân Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã chính thức nhậm chức hôm 9/4 nổi tiếng là người theo phái “diều hâu” và cũng có quan điểm luôn chủ trương tấn công Syria.
Dieu gi xay ra khi cuu sep CIA lam Ngoai truong My?
Ông John Bolton - cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc có quan điểm cực kỳ "diều hâu".
Ông Bolton, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, sẽ trở thành một phần của bộ ba quan chức tham mưu cho ông chủ Nhà Trắng xử lý các vấn đề nóng trong chính sách đối ngoại thời gian tới, nổi bật là kế hoạch hội đàm thượng đỉnh với Triều Tiên, khả năng rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và quan hệ đang căng thẳng với Nga, Trung Quốc.

Ông Bolton thậm chí còn bị xem là "diều hâu" hơn cả tân Ngoại trưởng Pompeo khi ủng hộ can thiệp quân sự vào Triều Tiên và Iran, trong lúc phớt lờ giải pháp ngoại giao và coi thường luật pháp quốc tế.
Trong khi đó, "bộ sậu" của Tổng thống Trump hiện nay đang tụ hội các nhân vật nhà binh: Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, Tân Ngoại trưởng- cựu Giám đốc Tình báo CIA Mike Pompeo,  Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đều là các tướng lĩnh có quan điểm diều hâu.
Dẫu vậy, theo tạp chí Vox, với việc ông John Bolton trở thành tân cố vấn an ninh quốc gia, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis sẽ đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất kể từ khi gia nhập chính quyền của tổng thống Donald Trump.
Ông Mattis và ông Bolton có quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau trong hai vấn đề lớn mà nước Mỹ đang đối mặt: Triều Tiên và Iran.
Ông Mattis muốn Mỹ tiếp tục duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran. Trong khi ông Bolton trước đây từng ủng hộ việc ném bom Iran và rút Mỹ khỏi thỏa thuận.
Ông Mattis cho rằng ngoại giao là giải pháp tốt nhất để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, nhưng ông Bolton phản đối các giải pháp thương thuyết và tháng trước từng nêu quan điểm ủng hộ việc tấn công Triều Tiên.
Sơn Dương
Chuyện ông Trump 'phân biệt đối xử' và sứ mệnh đặc biệt của ông Macron, bà Merkel ở Mỹ

Đại sứ Mỹ Jon Huntsman: Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin

TÙNG DƯƠNG | 24/04/2018 21:40
Đại sứ Mỹ Jon Huntsman: Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin
Ảnh: Reuters

Đại sứ Mỹ tại Nga Jon Huntsman cho biết Tổng thống Donald Trump muốn gặp người đứng đầu nhà nước Nga Vladimir Putin và hy vọng quan hệ giữa hai nước sớm được cải thiện.

“Tổng thống Trump nhiều lần bày tỏ mong muốn quan hệ hai nước sớm được cải thiện. Ông ấy muốn gặp trực tiếp Tổng thống Putin.
Có thể hiểu đây là mong muốn của người đứng đầu nước Mỹ muốn làm dịu căng thẳng, tiến tới các quan hệ lành mạnh hơn với Nga.
Chúng tôi cũng hy vọng, quan hệ giữa hai nước ngày càng minh bạch, ổn định và bền chặt hơn. Và đây chắc chắn cũng là nguyện vọng của Tổng thống Putin”, Đại sứ Mỹ tại Nga Jon Huntsman trao đổi với báo giới ở Vladivostok.
Đại sứ Mỹ tại Nga cũng bày tỏ hy vọng, năm 2018 sẽ kết thúc “ở một nốt nhạc cao hơn” trong mối quan hệ giữa Washington và Moscow, khi mà “giữa người dân Mỹ và Nga có nhiều điểm tương đồng hơn là người ta tưởng”.
Trước đó, hôm 20/4, trao đổi với báo giới, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết: “Tổng thống Mỹ Donald Trump đã vài lần ngỏ ý mời Tổng thống Nga Vladimir Putin tới thăm Nhà Trắng trong cuộc điện đàm tháng trước và Nga đang chờ Mỹ chính thức hóa lời mời”.
Theo Ngoại trưởng Nga, trong cuộc điện đàm ngày 20/3, Tổng thống Mỹ nói sẽ vui mừng gặp ông Putin ở Nhà Trắng và sẵn sàng nhận lời thăm đáp lễ đến Nga.
Sau khi ông Trump gọi điện chúc mừng ông Putin tái đắc cử hôm 20/3, quan hệ Nga - Mỹ đột nhiên đi xuống. Mỹ đã trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga và đóng cửa lãnh sự quán Nga tại Seattle với cáo buộc Moscow có liên quan đến vụ đầu độc cựu gián điệp hai mang Sergei Skripal và con gái tại Anh. Nga đáp trả bằng hành động tương tự.

Mỹ quyết tâm không thương lượng kéo dài với Triều Tiên

Mỹ quyết tâm không thương lượng kéo dài với Triều Tiên
Bà Susan Thornton, quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Ảnh: THX/TTXVN

Hãng thông tin Yonhap cho biết quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Susan Thornton ngày 24/4 tuyên bố, Washington sẽ quyết tâm tránh mắc lại sai lầm rơi vào các cuộc thương lượng kéo dài với Bình Nhưỡng và cho phép Triều Tiên thúc đẩy chương trình phát triển vũ khí.

Phát biểu trước báo giới tại thủ đô Seoul, bà Thornton kêu gọi Triều Tiên thực hiện thêm các hành động nhằm thuyết phục thế giới về sự chân thành của Bình Nhưỡng trong vấn đề phi hạt nhân hóa.
Bà cũng nhấn mạnh những diễn biến gần đây liên quan bán đảo Triều Tiên, trong đó có việc Triều Tiên hôm 21/4 vừa qua tuyên bố ngừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa, cũng như đóng cửa một bãi thử hạt nhân, là một “tín hiệu tốt”, nhưng cho rằng như vậy là chưa đủ để thuyết phục Mỹ.
Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ còn nêu bật vai trò quan trọng của các nước tham gia các vòng đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, song cho rằng hiện chưa phải lúc nghĩ về bất kỳ công thức cụ thể nào để giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Bà Susan Thornton đang có chuyến thăm Hàn Quốc kéo dài 3 ngày bắt đầu từ 22/4, trong bối cảnh Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh vào ngày 27/4 và tiếp sau đó là cuộc gặp thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên dự kiến vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới.
Link gốc bài viết tại đây.

Triều Tiên đồng ý cho Mỹ đến thị sát địa điểm thử hạt nhân

Dương Hà | 24/04/2018 14:16
Triều Tiên đồng ý cho Mỹ đến thị sát địa điểm thử hạt nhân
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.

Bloomberg đưa tin, ngày 23/4 lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra thông báo đồng ý cho các thanh tra của Mỹ đến thị sát các địa điểm thử nghiệm hạt nhân của nước này.

Đây là bước đi tiếp theo của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sau cuộc tiếp xúc với Giám đốc CIA Mike Pompeo vào tuần trước.
"Triều Tiên không có lý do gì để tiếp tục các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, nếu như sự an toàn của chúng tôi được đảm bảo", ông Kim nói.
Bloomberg cũng nhấn mạnh, các quan chức Mỹ đang xem xét các phương án khác nhau để kiểm tra các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên, trong khi chờ đợi quyết định chính thức từ Bình Nhưỡng.
Cơ quan truyền thông Hàn Quốc Yonhap cho rằng, tuyên bố của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được xem là cách xác nhận lời hứa của ông với Mỹ về việc chấm dứt các cuộc thử nghiệm.
Trước đó, ngày 8/4, sau một cuộc gặp bí mật giữa phái đoàn cấp cao Mỹ, Triều, các quan chức Mỹ xác nhận ông Kim Jong-un sẵn sàng thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên. Phái đoàn Mỹ được dẫn đầu bởi Giám đốc CIA Mike Pompeo, người sắp được bổ nhiệm vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ.
Ngày 21/4 Triều Tiên thông báo đóng băng các chương trình thử nghiệm hạt nhân và tên lửa, đồng thời đóng cửa các địa điểm thử nghiệm hạt nhân ở miền Bắc nước này, tập trung mục tiêu phát triển kinh tế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh quyết định của ông Kim Jong-un và Đảng Lao động Triều Tiên, coi đó là một bước tiến lớn cho tiến trình phi hạt nhân hoá và hoà bình trên bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, các quan chức cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ vẫn đang tỏ ra nghi ngờ trước thông báo này của Bình Nhưỡng.

Quốc yến đầu tiên của ông Donald Trump do bà Melania tự chuẩn bị

Thanh Hà | 24/04/2018 14:45
Quốc yến đầu tiên của ông Donald Trump do bà Melania tự chuẩn bị
Vợ chồng Tổng thống Mỹ Donald Trump và vợ chồng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris tháng 7.2017. Ảnh: AP.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân đã đến Washington trong chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 3 ngày và trở thành thượng khách dự quốc yến đầu tiên được tổ chức kể từ khi ông Donald Trump lên nhậm chức tổng thống.

Ông Donald Trump là tổng thống đầu tiên kể từ Calvin Coolidge trong thập niên 1920 kết thúc năm đầu tiên tại Nhà Trắng mà không có một nhà lãnh đạo nước ngoài nào tới thăm cấp nhà nước. Và thượng khách đầu tiên có vinh dự này là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Nhà Trắng cho biết, Đệ nhất phu nhân Melania Trump tự tay chuẩn bị cho quốc yến tiếp đón nhà lãnh đạo Pháp vào tối nay (24.4). Bà Melania Trump đích thân chọn đồ trang trí, thực phẩm cũng như hoạt động giải trí cho bữa tối chiêu đãi đặc biệt này.
Thực đơn quốc yến gồm ba món ăn, trong đó có các món ăn Mỹ chịu ảnh hưởng của phong cách ẩm thực Pháp và là các thực phẩm theo mùa.
Cụ thể, rau diếp non là một phần trong món đầu tiên và thịt cừu cho món chính. Thịt cừu được tiết lộ là sẽ được phục vụ cùng jambalaya, một món ăn mang tính biểu tượng của Louisiana chịu ảnh hưởng một phần của ẩm thực Pháp. Cùng với đó, bổ sung cho món chính là bánh quy bơ sữa bẻ vụn rắc vào món salad có gateau phô mai từ sữa dê và một chút hành hoặc nước xốt.
Ẩm thực của miền nam nước Mỹ, món phụ trong quốc yến tối 24.4 sẽ giới thiệu Carolina Gold, một loại gạo hạt dài được đánh giá cao về hương vị.
Về đồ uống, theo Washington Post, bao gồm 2015 Domaine Serene Evenstad Reserve Chardonnay, kết hợp những loại rượu vang Pháp mang đến từ Oregon; 2014 Domaine Drouhin Pinot Noir Laurene - rượu được lên men trong thùng gỗ sồi Pháp; và Schramsberg Cremant Demi-sec - rượu vang sủi quen thuộc được Nhà Trắng sử dụng trong các bữa tiệc.
Quốc yến đầu tiên dưới thời chính quyền Donald Trumpdo bếp trưởng lâu năm của Nhà Trắng Cristeta Comerford chỉ đạo.
Washington Post cho hay, thực đơn quốc yến do ông Donald Trump tổ chức có 3 món, ít hơn một món so với quốc yến được tổ chức dưới thời ông Barack Obama.
Khoảng 150 khách mời sẽ dự quốc yến tối 24.4. Trong một động thái phá vỡ quy tắc truyền thống, AP cho hay, ông Donad Trump không mời các thành viên đảng Dân chủ của Quốc hội cũng như các nhà báo dự sự kiện này. Tuy nhiên, có ít nhất một đảng viên Dân chủ sẽ tham dự là Thống đốc Louisiana John Bel Edwards - văn phòng của ông đã xác nhận thông tin này. Louisiana là một tiểu bang có nhiều di sản văn hóa Pháp.

Không có nhận xét nào: