TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
GENERAL WORLD NEWS
BAN CHẤP HÀNH HỘI CỰU SVSQ/TB THỦ ĐỨC DALLAS- FORT WORTH
THÔNG BÁO
Ban chấp Hành Hội Thủ Đức đã nhận được thư mời và cử đại diện đến tham dự các buổi họp :
A- Ban Quản Trị Cộng Đồng người Việt Quốc Gia Dallas
B- Ủy Ban Bảo Tồn Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ tại Arlington
Nội dung: Tổ chức các ngày lễ 30 tháng 4 và 19 tháng 6 năm 2018
a/ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Dallas
Tại trụ sở cộng đồng Dallas, thời gian 02 giờ chiều , ngày 29-4-2018
Tham dự diễn hành bằng xe trên công lộ tại khu vực thuộc thành phố Garland, sau đó trở về làm lễ tại trụ sở cộng đồng
b/Tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ tại thành phố Arlington
Thời gian 5giờ chiều, ngày 28 tháng 4 năm 2018
Theo thư mời và yêu cầu của ban tổ chức, hội Cựu SVSQ/TB Thủ Đức đã chấp thuận yểm trợ toán Quốc Quân Kỳ và phối hợp với các hội đoàn cựu quân nhân QLVNCH đang sinh hoạt độc lập tại địa phương cùng nhau làm nghi thức chào cờ và Truy Điệu cho : Quân ,Dân , Cán Chính VNCH đã” Vị Quốc Vong Thân “ trong biến cố 30 tháng 4 năm 1975
c/ Ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 2018:
Do các hội đoàn Cựu Quân Nhân QLVNCH , sinh hoạt độc lập tại Dallas- Fort Worth , phối hợp tổ chức vào lủc: 03 giờ chiều ngày 24 tháng 6 năm 2018
Làm lễ Truy Điệu tại tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ thuộc thành phố Arlington
05 giờ chiều đến 10 giờ đêm tại : PEARL RESTAURANT
2625 W. Pioneer Pkwy. #600
Grand Prairie, TX. 75051
d/ Cộng đồng Hạt Tarrant : Ban Chấp Hành Hội Thủ Đức không nhận được thư mời, tuy nhiên có thông báo trên hệ thống truyền thông báo chí , quý huynh trưởng , đồng môn theo giỏi để biết thời gian và địa điểm hành lễ
Trên đây là những thông tin , Ban chấp Hành đã nhận được và kính thông báo đến quý huynh trưởng , đồng môn sắp xếp và tuỳ nghi theo thời gian , địa điểm thuận tiện để tham dự
Trân trọng kính chào
Arlington, ngày 09 tháng 4 năm 2018
TM/BCH Hội Trưởng
Trịnh Thiên Khoa
Trương Quốc Tuấn : Kính chuyển
Vietnamese American Community of Greater Dallas
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Dallas và các vùng Phụ Cận A Non-Profit Organization 501©-(3) v 3221 Beltline Rd., Garland, TX 75044 v 972.666.1168 www.congdongdallas.org v Facebook: Cong Dong Dallas v vacofdallas@gmail.com |
THƯ MỜI
LỄ TƯỞNG NIỆM NGÀY QUỐC HẬN 30 THÁNG 4, 1975 – 2018
Garland, ngày 19 tháng 4 năm 2018
Kính gởi:
Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hạt Tarrant & VPC Quý Liên Hội, Hội Đoàn, Đoàn Thể, Hội Ái Hữu Quý Vị Đại Diện các Cơ Quan Truyền Thông và Báo Chí Quý đồng hương tại Dallas và các vùng phụ cận
Kính thưa Quý vị,
Quốc hận lần thứ 43 lại đến trong niềm đau và xót xa của cộng đồng Người Việt hải ngoại. Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Dallas cùng các Hội đoàn và tổ chức địa phương sau các phiên họp đã đồng thuận phối hợp hình thức tổ chức Lễ Tưởng Niệm Quốc hận 30-4 năm nay vào ngày Chủ nhật 29 tháng 4 năm 2018 theo chương trình như sau:
Chương trình tuần hành bằng xe sẽ khởi hành từ Trụ Sở CDNVQG Dallas hướng về phía đường Shiloh, thẳng đến đường W. Walnut, sau đó trở lại đường Jupiter và rẽ phải ở đường Belt Line để về lại Trụ Sở CDNVQG Dallas.
Kính mong quý đồng hương có xe motocyles, xe mui trần hoặc pickup truck cùng đến tham gia với chúng tôi để buổi tuần hành biểu dương tinh thần người Việt hài ngoại nói chung và DFW nói riêng được thành công.
Sự hiện diện đông đảo của quý vị nói lên sự đoàn kết, và tinh thần Quốc Gia Dân Tộc và cũng là sự yểm trợ tinh thần cho giới trẻ Việt Nam đang tiếp tục trên con đường đấu tranh dành lại Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn quý vị.
Trân trọng,
T.M Ban Tổ Chức
Jason Lý
CT, Cộng Đồng NVQG Dallas và các VPC |
Ngày Quốc Hận 30 Tháng 4 - Việt Dũng - NTB
NẮNG NGHIÊNG NGHIÊNG
Đó là một ngày đẹp trời ở Hoa Kỳ: Ngày Thứ Tư, 18 tháng 4 năm 2018. Lúc 2 giờ 30 chiều, mặt trời chiếu nghiêng nghiêng trên những tàn cây của tiểu bang Texas, quận Dallas, thành phố Richardson nơi trường Đại Học UTD (The University of Texas atDallas) tọa lạc.
Ánh nắng nghiêng nghiêng làm tôi nhớ đến em.
Cũng những chiều nắng nghiêng nghiêng như thế này, em cùng tôi hai đứa sánh vai đi bên nhau. Bên cạnh bóng của những tàn cây Phượng, nắng Phan Rang chỉ nghiêng nghiêng vừa đủ để em chợt đưa ngón tay chỉ xuống bóng hai đứa đang trải dài trên sân trường Trung Học Duy Tân Phan Rang, rồi tay kia níu anh dừng lại, nghiêng đầu thì thầm… “Nắng đẹp quá… phải không anh?”
Phải. Nắng Phan Rang đẹp như tình yêu chúng ta. Như bóng hai chúng ta luôn sát bên nhau. Như hương thơm tóc em quyện lấy anh. Như mây Phan Rang mong manh, không đủ sức che hết ánh sáng mặt trời. Nắng Phan Rang cần chúng ta sưởi ấm, như em yếu đuối cần anh che chở. Em! Tình yêu chúng ta không xưa như trái đất, mà chỉ thoáng như mới hôm qua.
Nhưng, hôm nay đã khác, vì em đã mất. Cũng NẮNG NGHIÊNG NGHIÊNG như ngày nào ở Phan Rang; cũng mặt trời hồn nhiên như thuở nào ta yêu nhau, nhưng hôm nay, chỉ một mình anh lẻ bóng trong sân trường…
Hình 1: Nắng nghiêng nghiêng trên sân trường Đại Học UTD (The University of Texas at Dallas) lúc 2 giờ 30 chiều ngày Thứ Tư, 18 tháng 4 năm 2018.
So với KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐƯỜNG SÀI GÒN, nơi tôi đã mài đũng quần trên ghế nhà trường hai năm sau khi rời Trường TRUNG HỌC DUY TÂN PHAN RANG và trước khi vào Trường SĨ QUAN HẢI QUÂN NHA TRANG tháng 8, 1973, thì Trường ĐẠI HỌC UTD năm 2018 quả thật lớn hơn nhiều.
Hôm nay đến trường tôi không mặc y phục thường mà mặc quân phục làm việc màu xanh Hải Quân, để theo như lời mời của Ban Tổ Chức, đến tham dự Lễ trao tặng biểu tượng Tổ Quốc Tri Ân của Hệ Thống Làng ADiĐà cho Trung Tướng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, Lt. Gen. Richard E. Carey người đã GIẢI NGŨ; trong khi tôi không có giấy tờ nào mang theo để chứng minh với Trung Tướng rằng tôi cũng đã giải ngũ như Trung Tướng. Đơn giản, vì trong thực tế, tôi chưa bao giờ GIẢI NGŨ! Tôi chỉ có, và mang theo, thẻ Sinh Viên UTD.
Hình 2: Thẻ Sinh Viên UTD (The University of Texas at Dallas) của LẠI VĂN LÝ.
Tôi rời sân trường, bước nhanh vì kỷ niệm làm lòng tôi xót xa, đến trước buildingNAVEEN JINDAL SCHOOL OF MANAGEMENT của UTD (The University of Texas at Dallas). Mới 2 giờ 35, còn sớm, chưa tới giờ hẹn gặp nhau lúc 3 giờ chiều với Ban Tổ Chức, để chuẩn bị cho giờ Khai Mạc buổi Lễ lúc 3 giờ 30 như trong thư mời ghi rõ.
Hình 3: Thư mời 3 giờ; nhưng 2:35 PM LẠI VĂN LÝ trong quân phục làm việc màu xanh Hải Quân, đã có mặt trước building NAVEEN JINDAL SCHOOL OF MANAGEMENT của trường Đại Học UNIVERSITY OF TEXAS AT DALLAS (UTD), Richardson, Texas, Hoa Kỳ vào buổi chiều Thứ Tư, 18 tháng 4 năm 2018.
Tôi có thói quen đến trước giờ hẹn; nhất là cái hẹn quan trọng như hôm nay: Đến TRI ÂN một vị Tướng trong Quân Lực Hoa Kỳ, nổi tiếng với binh chủng Thủy Quân Lục Chiến: Cựu Trung Tướng RICHARD E. CAREY.
Hình 4: LẠI VĂN LÝ trước building NAVEEN JINDAL SCHOOL OF MANAGEMENT của UTD (The University of Texas at Dallas) lúc 2 giờ 40 chiều ngày Thứ Tư, 18 tháng 4 năm 2018.
Tôi là Sĩ Quan, Sinh Viên Chuẩn Úy, quân chủng Hải Quân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, hôm nay đến tham dự buổi tri ân này “để tỏ lòng biết ơn đến các Chiến Sĩ Đồng Minh đã một thời ngang dọc trong tình Chiến Hữu nói chung, Đơn Vị Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa nói riêng,” như trong thư mời đã nói.
Trong ngày này, tôi nghĩ gì?
Tôi nghĩ những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, trong lúc Chuẩn Tướng Tư Lệnh Lữ Đoàn 9 Amphibious Brigade Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ RICHARD E. CAREY đang chỉ huy cuộc hành quân “Operation Frequent Winds” (Chiến Dịch Gió Lốc) di tản bằng nhiều phương tiện để đưa những người dân thường tị nạn Cộng sản tại Phnom Penh và tại Sài Gòn, nhất là tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, ra Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang chờ ở ngoài khơi thuộc biển Việt Nam và Biển Đông, thì tôi Hải Quân Sinh Viên Chuẩn Úy LẠI VĂN LÝ cùng các bạn Khóa 26 ĐỆ TAM KIM NGƯU Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang cũng đang cầm súng chiến đấu tại Sài Gòn. Công việc của Chuẩn Tướng bận rộn bao nhiêu, thì bên cạnh các chiến hữu trong các quân binh chủng của Việt Nam Cộng Hòa, công việc của các Chuẩn Úy chúng tôi cũng bận rộn bấy nhiêu. Nhưng không phải bận rộn "di tản" mà là bận rộn chiến đấu.
Cuộc di tản bằng trực thăng “Operation Frequent Winds” của Chuẩn Tướng bắt đầu từ 2 giờ chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975 tại các cơ quan Viện Trợ của Hoa Kỳ, mà đông nhất là tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ nằm trên đại lộ Thống Nhất, Sài Gòn.
Suốt ngày 29 tháng 4 năm 1975 ấy, và suốt đêm 29 ấy, tại Sở Thú, Sài Gòn, bên cạnh các toán quân Nhảy Dù, tôi và các bạn cùng Khóa 26 ĐỆ TAM KIM NGƯU Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang vẫn tiếp tục ứng chiến tại vòng đai bên ngoài Hải Quân Công Xưởng. Chúng tôi đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc Giang Sơn Việt Nam của chúng tôi. Người lên máy bay trực thăng sau cùng tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trong chiến dịch “Operation Frequent Winds” (Chiến Dịch Gió Lốc) của Chuẩn Tướng là Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam GRAHAM.
Bây giờ thì Chuẩn Tướng đã lên Trung Tướng và GIẢI NGŨ.
Với dòng tâm tư của một quân nhân CHƯA GIẢI NGŨ thuộc Quân chủng Hải Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn đang nóng bỏng, sôi sục, tôi rời buildingNAVEEN JINDAL SCHOOL OF MANAGEMENT, bước vội qua building DAVIDSON-GUNDY ALUMNI CENTER là nơi tổ chức Ceremony như trong thư mời được gửi đến tôi:
"Monument Award to Lt. Gen. Richard E. Carey
April 18, 2018 at 3:30PM
The University of Texas at Dallas
Jindal School of Management
800 West Campbell Road
Richardson, Texas 75080-3021
Ceremony at The David Gundy Alumni Center"
Một anh trong Ban Tổ Chức bước đến, trang trọng đưa cho tôi một tấm card để kẹp lên túi áo bên trái của tôi. Tấm card có in hình Lt. Gen. Richard E. Carey với hàng chữ "The Garrison of Freedom Monument Presentation to Lt. Gen. Richard E. Carey" phía trên ba lá cờ Hoa Kỳ, cờ Việt Nam Cộng Hòa và cờ Phật Giáo Thế Giới. Hàng chữ nhỏ dưới cùng tôi đọc được: “TAM NGUYEN #2 LANG ADIDA INC. Làng A Di Đà Conroe, Texas. EIN: 27-1393174”.
Tôi nói cám ơn rồi kẹp vào túi áo.
Hình 5: Tấm card có in hình Lt. Gen. Richard E. Carey với hàng chữ "The Garrison of Freedom Monument Presentation to Lt. Gen. Richard E. Carey" phía trên ba lá cờ Hoa Kỳ, cờ Việt Nam Cộng Hòa và cờ Phật Giáo Thế Giới. Hàng chữ nhỏ dưới cùng: “TAM NGUYEN #2 LANG ADIDA INC. Làng A Di Đà Conroe, Texas. EIN: 27-1393174”
Hình 6: LẠI VĂN LÝ kẹp trên túi áo bên tay trái tấm card có in hình Lt. Gen. Richard E. Carey với hàng chữ "The Garrison of Freedom Monument Presentation to Lt. Gen. Richard E. Carey" phía trên ba lá cờ Hoa Kỳ, cờ Việt Nam Cộng Hòa và cờ Phật Giáo Thế Giới. Hàng chữ nhỏ dưới cùng: “TAM NGUYEN #2 LANG ADIDA INC. Làng A Di Đà Conroe, Texas. EIN: 27-1393174”
Hình 7: Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân Chuẩn Úy LẠI VĂN LÝ, Khóa 26 ĐỆ TAM KIM NGƯU, Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang 1973-1975, chụp hình trước cửa DAVIDSON-GUNDY ALUMNI CENTER, trước khi bắt tay Retired Lt. General RICHARD E. CAREY của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trong dịp "The Garrison of Freedom Monument Presentation to Lt. Gen. Richard E. Carey" tại trường Đại Học UNIVERSITY OF TEXAS AT DALLAS (UTD), Richardson, Texas, Hoa Kỳ, ngày Thứ Tư, 18 tháng 4 năm 2018.
Sau những phần phỏng vấn, giới thiệu, v.v... đến phần chúng tôi ngỏ lời cám ơn.
Cũng như niềm hãnh diện tôn thờ một tình yêu bất diệt sâu kín trong tôi, niềm hãnh diện về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa muôn năm của tôi dâng tràn trong tôi khi đến phiên tôi đưa tay ra bắt tay Retired Lt. General RICHARD E. CAREY của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Người tôi nóng ran. Tôi chưa giải ngũ. Trong lúc tay còn bắt, tôi nói với cựu Trung Tướng:
- "My name is LY VAN LAI, from South Vietnam Navy. It was nice to meet with you today to say THANK YOU! However, I don't have any papers to show you that I retired from the South Vietnam Navy. In fact, I will NEVER retire, Sir!"
Tôi đưa tay chào cựu Trung Tướng theo quân cách.
Hình 8: LẠI VĂN LÝ, Hải Quân Sinh Viên Chuẩn Úy Việt Nam Khóa 26 ĐỆ TAM KIM NGƯU Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, hãnh diện bắt tay Retired Lt. General RICHARD E. CAREY của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trong dịp "The Garrison of Freedom Monument Presentation to Lt. Gen. Richard E. Carey" tại bên ngoài DAVIDSON-GUNDY ALUMNI CENTER của trường Đại Học UNIVERSITY OF TEXAS AT DALLAS (UTD), Richardson, Texas, Hoa Kỳ, ngày Thứ Tư, 18 tháng 4 năm 2018.
Hình 9: Retired Lt. General RICHARD E. CAREY của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ bắt tayLẠI VĂN LÝ, Hải Quân Sinh Viên Chuẩn Úy Việt Nam Khóa 26 ĐỆ TAM KIM NGƯU Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, khi LẠI VĂN LÝ nói với cựu Trung Tướng, "My name is LY VAN LAI, from South Vietnam Navy. It was nice to meet with you today to say THANK YOU! However, I don't have any papers to show you that I retired from the South Vietnam Navy. In fact, I will NEVER retire, Sir!" tại bên ngoài DAVIDSON-GUNDY ALUMNI CENTER của trường Đại Học UNIVERSITY OF TEXAS AT DALLAS (UTD), Richardson, Texas, Hoa Kỳ, ngày Thứ Tư, 18 tháng 4 năm 2018.
Hình 10: Retired Lt. General RICHARD E. CAREY của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cười, nhìn và siết chặc tay LẠI VĂN LÝ, Hải Quân Sinh Viên Chuẩn Úy Việt Nam Khóa 26 ĐỆ TAM KIM NGƯU Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, sau khi nghe LẠI VĂN LÝ nói, "My name is LY VAN LAI, from South Vietnam Navy. It was nice to meet with you today to say THANK YOU! However, I don't have any papers to show you that I retired from the South Vietnam Navy. In fact, I will NEVER retire, Sir!" tại bên ngoài DAVIDSON-GUNDY ALUMNI CENTER của trường Đại Học UNIVERSITY OF TEXAS AT DALLAS (UTD), Richardson, Texas, Hoa Kỳ trong dịp "The Garrison of Freedom Monument Presentation to Lt. Gen. Richard E. Carey" ngày Thứ Tư, 18 tháng 4 năm 2018.
Hình 11: Chụp tấm hình kỷ niệm, Quân nhân ĐÃ GIẢI NGŨ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Trung Tướng RICHARD E. CAREY bắt tay Quân nhân CHƯA BAO GIỜ GIẢI NGŨ Hải Quân Sinh Viên Chuẩn Úy Việt Nam Khóa 26 ĐỆ TAM KIM NGƯU Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang LẠI VĂN LÝ, trong dịp "The Garrison of Freedom Monument Presentation to Lt. Gen. Richard E. Carey" vào ngày Thứ Tư, 18 tháng 4 năm 2018 tại bên ngoài DAVIDSON-GUNDY ALUMNI CENTER của trường Đại Học UNIVERSITY OF TEXAS AT DALLAS (UTD), Richardson, Texas, Hoa Kỳ, ngày Thứ Tư, 18 tháng 4 năm 2018.
Tôi còn gì cho quê hương Việt Nam dấu yêu?
Tôi còn KHỐI ÓC.
Nhìn ra, nắng vẫn nghiêng nghiêng nhưng lòng tôi không chùng xuống.
Anh còn gì cho em?
Anh còn CON TIM.
Nhưng em đi đã quá xa. Đêm đêm sau khi chờ nắng tắt sau vườn nhà, anh trở vào thư phòng vắng vẻ, ngồi trầm ngâm với cây viết chì im tiếng, nhìn chồng sách lêu nghêu cao như tình mình cô đọng lại; chừng đó thôi, phải, chỉ chừng đó thôi. Vì anh sống một mình. Anh viết bài này cho em và cho quê hương Việt Nam của chúng ta ngàn đời yêu dấu.
Không còn tấm hình nào của em trên cõi đời này, cũng như hình hài của em không còn nữa. Nhưng vĩnh viễn em còn một LINH HỒN, đêm đêm về với anh như thuở nào tình mình vụng dại.
Tim anh vẫn chứa đầy những hình ảnh, và âm thanh… Này là mái tóc. Này là bàn tay. Này là tiếng thưa lễ phép… Ngày xưa mình quen nhau, ở Phan Rang, anh hay cầm tay em nói đùa, “Em là chim Hoàng Yến.” Bây giờ chim Yến của anh đâu?
Anh về đến nhà, nâng nhẹ cây đàn guitar. Anh gọi tên em. Trước hiên, nắng nghiêng nghiêng; nắng vẫn nghiêng nghiêng...
Hình 12: Trước hiên, nắng nghiêng nghiêng; nắng vẫn nghiêng ngiêng...
Thứ Tư, 18 tháng 4 năm 2018
Dallas, Texas, Hoa Kỳ
Website: www.LaiVanLy.com
Email: LaiVanLy@yahoo.comCellular phone: (682) 521-0145
==================================
Việt Nam Cộng hòa có thật sự thua trận?
Phi Cảnh
2018-04-23
2018-04-23
Người Việt Nam Cộng sản cho rằng Việt Nam Cộng hòa đã thua trận thì chẳng còn tư cách gì để nói người khác. Nhưng thắng thua liệu có phải là tất cả?
Cuộc chiến không công bằng
Một cuộc đấu võ đúng tinh thần thể thao phải diễn ra trên võ đài với đầy đủ luật lệ và yêu cầu về hạng cân thì mới công bằng. Đương nhiên cũng có loại đánh nhau trên đường phố bất chấp luật lệ. Giống như thời La Mã, ngoài võ sĩ trên đấu trường thì còn có những võ sĩ thi đấu vô luật lệ dưới hầm mỏ.
Nhưng không phải chiến thắng nào cũng như chiến thắng nào. Ngoài đường phố nếu dùng mọi trò bẩn hoặc thắng một đối thủ quá chênh lệch thì có gì vinh hạnh? Võ sĩ La Mã chỉ có thể giành được vinh quang trên đấu trường, chứ không phải chiến thắng vô luật lệ ở hầm mỏ - nơi dơ bẩn và bị khinh bỉ.
Trong chiến tranh cũng thế, đâu phải cứ là chiến tranh thì anh có thể dùng bất cứ thủ đoạn nào để giành phần thắng. Nếu nói cứ đánh nhau là bất chấp luật lệ, thì anh còn ngồi vào bàn để ký mấy cái hiệp định làm chi? Nếu là một tổ chức tự phát như tổ chức khủng bố chẳng hạn, thì không cần luật lệ; còn khi đã là một quốc gia thì phải có luật chứ. Sau này Việt Nam Cộng sản chẳng xin vào các tổ chức khu vực và quốc tế như ASEAN, Liên Hợp Quốc, WTO… để nâng cao vị thế là gì? Và đã xin vào thì phải chấp nhận luật của người ta, đâu dùng luật rừng được nữa.
Có nghĩa là gì, nếu muốn được tôn trọng như một quốc gia thì phải có luật pháp và tôn trọng luật pháp. Kể cả chiến tranh cũng vậy.
Chiến tranh Việt Nam không phải là chiến tranh quy ước - loại chiến tranh mà các lực lượng tham chiến của mỗi bên đã được xác định rõ. Phe Việt Nam Cộng sản trộn lẫn vào trong dân gây khó khăn cho Việt Nam Cộng hòa, vì bản chất của chiến tranh là tiêu diệt đối phương, nhưng nếu giết dân thì thế giới lại lên án. Khi không thể xác định rõ kẻ thù thì đánh kiểu gì?
Rất nhiều người nghĩ rằng kiểu “Chiến tranh du kích” ấy là bình thường. Nó không bình thường đâu! Mỹ cũng có một cuộc nội chiến Nam – Bắc. Khi phe miền Nam sắp thua cuộc, Bộ tham mưu của tướng Lee đề nghị phân tán lực lượng, ẩn nấp trong nhà dân, trong rừng núi để đánh du kích nhưng vị tướng chỉ huy quân đội miền Nam đã từ chối vì “Chiến tranh là nghiệp của người lính, là nhiệm vụ của chúng ta, không được đẩy trách nhiệm này vào người dân vô tội. Cho dù ta là tướng bại trận cũng không thể dùng cách này, nếu phải dùng sinh mạng của mình để đổi lấy bình an cho người dân miền Nam thì ta thà lựa chọn trở thành tội phạm chiến tranh và chịu hành quyết còn hơn”.
Nó khác hẳn với Chủ nghĩa Cộng sản sẵn sàng “hy sinh tất cả” hay “phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn” để đạt được mục đích. Phía Bắc Việt huy động mọi thành phần dân tộc tham gia cuộc chiến gồm cả phụ nữ, trẻ em lẫn người già – một đối tượng là phái yếu cần được bảo vệ, một đối tượng cần phải cho ăn học, một đối tượng đã đến lúc nghỉ ngơi mà phải chịu đói khổ, dấn thân vào nguy hiểm chết người. Cái gọi là cuộc chiến “của toàn dân tộc” ấy chẳng có gì đáng để tự hào cả.
Người Việt Nam Cộng hòa không coi chiến tranh là tất cả, không dồn tất cả để đánh nhau, họ còn phải sống, làm việc và phát triển; vì thế, tất nhiên chỉ có quân đội chiến đấu. Trong quân đội ấy chỉ có nam giới đủ tuổi đi quân ngũ, không người già, không trẻ em và phụ nữ không phải tham gia tác chiến. Lực lượng tham chiến hai bên như vậy đã không rõ ràng (phía Cộng sản), lại còn không cân bằng.
Việc cho cả trẻ em, người già tham gia chiến tranh còn một mục đích khác, đấy là tạo nên sự thương sót của dư luận nếu những đối tượng này tử trận. Nó giống việc đặt các cơ sở quân sự gần các khu dân cư, bệnh viện… vậy. Người dân đáng lẽ ra là đối tượng được bảo vệ thì lại bị đem ra làm bia đỡ đạn.
Cuộc chiến còn không công bằng ở chỗ Việt Nam Cộng hòa là một đất nước tự do dân chủ, người dân có quyền chỉ trích, biểu tình, mà có nước tự do dân chủ nào mà lãnh đạo làm hài lòng được người dân? (https://www.rfa.org/vietnamese/news/ReadersOpinions/what-if-the-republic-of-vietnam-survived-04132018130758.html)
Việt Nam Cộng hòa tất nhiên còn tự do báo chí – điều tối kỵ trong chiến tranh. Thế nên mới có chuyện ông Nick Út được đi theo lính miền Nam để chụp ảnh, máy bay đánh bom tiêu diệt Cộng sản nhưng ai ngờ lính miền Bắc xâm nhập chui vào nơi có dân để chốn. Dân chạy ra cầu cứu lính Việt Nam Cộng hòa thì bị Nick Út giơ máy ảnh lên chụp xong đăng lên toàn thế giới mà ai nhìn vào cũng nghĩ rằng “lính Mỹ ăn thịt trẻ em Việt Nam”. Vậy mà bức ảnh ấy cũng có thể trở thành biểu tượng của chiến tranh Việt Nam được?
Bức ảnh chỉ nói lên một nửa sự thật ấy khi về Mỹ được trao giải Pulitzer – giải thưởng danh giá bậc nhất cho báo chí để rồi cả nước Mỹ lên án cuộc chiến. Như thế thì còn đánh đấm gì?
Mai Chí Thọ từng nói toạc với tù nhân chính trị rằng: “Hồ Chí Minh có thể là một kẻ độc ác, Nixon có thể là một người vĩ đại. Người Mỹ có thể có chính nghĩa, chúng tôi có thể không có chính nghĩa. Nhưng chúng tôi đã thắng và người Mỹ đã bị đánh bại vì chúng tôi đã thuyết phục được người dân rằng Hồ Chí Minh là một người vĩ đại, rằng Nixon là một kẻ giết người và người Mỹ là những kẻ xâm lược. Yếu tố then chốt là kiểm soát được người dân và quan điểm của họ. Chỉ có chủ nghĩa Marx-Lenin là có thể làm được điều đó”.
Chính vì sự giả dối ấy nên những vụ giết người của Bắc Việt với cách thức không khác gì khủng bố như đánh bom nhà hàng Mỹ Cảnh, ném lựu đạn vào dân đang xem hát ở Cần Thơ hay thảm sát Huế Mậu Thân chẳng hạn thì bị xem nhẹ, dường như người nào sống ở miền Nam đều đáng chết cả. Còn khi người Cộng sản bị chết thì lại thành sự kiện nổi tiếng.
Quân đội Mỹ luôn tin vào chính nghĩa nên luôn hành động chính trực, thẳng thừng giữa thanh thiên bạch nhật, chính vì vậy nên dễ bị hiểu lầm. Họ đã thua trên mặt trận tuyên truyền trước những kẻ nham hiểm.
Tại sao dám vu khống Mỹ xâm lược khi họ chỉ giúp giữ chế độ tự do dân chủ ở miền Nam? Việt Nam Cộng hòa chỉ lo phòng thủ chứ đâu có đánh ra Bắc. Mỹ chỉ ném bom vì miền Bắc đã xâm phạm miền Nam.
Trong khi Mỹ vẫn xử phạt binh lính nếu có hành động đi quá giới hạn thì Bắc Việt lại trao huân chương cho những kẻ đánh bom khủng bố chết dân thường. 2 thái cực hoàn toàn trái ngược cho thấy truyền thông đã hết sức bất công. Trong một cuộc chiến mà trọng tài chỉ bênh một bên thì bên kia có cơ hội giành phần thắng?
Một ví dụ nữa là phe Cộng sản luôn cố tình tạo cho người ta cảm giác rằng họ với vũ khí thô sơ phải đánh nhau với một phe được trang bị vũ khí hiện đại. Thực tế bộ đội miền Bắc không hề thiếu vũ khí, ra trận là có đạn “bắn thoải mái” do Nga Tàu cung cấp; đó là sự hỗ trợ tương đương nhưng kín đáo. Chính vì vậy nói rằng miền Nam không làm được gì khi không có Mỹ là không công bằng, miền Bắc nếu không được viện trợ từ nước ngoài thì chắc chắn phải cưỡi ngựa bắn cung để ra trận, vì họ đâu có tự sản xuất ra được đạn dược, xăng dầu…
Thắng rồi để làm gì?
Người Việt coi việc Nhật Bản “phải chấp nhận để Mỹ đóng quân” là kém cỏi, nhưng gặp người Nhật thì không khác gì gặp thánh sống. Người Việt cũng xem việc Triều Tiên không thể thống nhất đất nước là không bằng Việt Nam, nhưng bây giờ thậm chí không dám mơ có ngày được như Nam Triều Tiên.
Nói đâu xa, Việt Nam Cộng hòa bị coi là “đu càng” , nhưng những cư dân “đu càng” như cầu thủ bóng đá Lee Nguyễn, đầu bếp Christine Ha thì được trọng vọng hơn bất cứ đồng nghiệp nào tại Việt Nam. Thù lao mà Lee Nguyễn nhận được khủng khiếp đến mức cho đến nay không ai biết đích xác là bao nhiêu, chỉ biết rằng trong 2 năm ngắn ngủi ở Việt Nam, cầu thủ “đu càng” này nói rằng đã kiếm đủ cho phần đời còn lại. Chắc chắn không một cầu thủ Việt Nam Cộng sản nào dám mơ có một ngày đội bóng quê hương sẽ trả mức lương như vậy cho mình.
Gia đình Việt Nam Cộng sản cũng co ro cúm rúm khi tiếp đón gia đình Việt Nam Cộng hòa “đu càng” từ Mỹ, Pháp… trở về, đi ăn cũng gia đình “đu càng” trả tiền. Vậy thì ai thắng ai? Ai mang tư thế của người chiến thắng?
Thái Lan không dám đánh nhau, Nhật Bản từng thua trận, Đức cũng thua, Pháp thì khỏi nói: nổi tiếng về đánh nhau kém. Nhưng hỡi ôi, đánh nhau quan trọng đến thế ư? Chỉ những anh choai choai mới khoái đánh nhau như thế. Chả trách mà Tản Đà làm thơ: “Dân hai nhăm triệu ai người lớn. Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.”
Mà ngay trong cái việc đánh nhau thôi, tại sao anh không tiếc xương máu lúc đánh nhau với Pháp, Mỹ, mà giờ động đến một chữ Trung Quốc cũng không dám? Suốt ngày tự hào đánh Pháp đánh Mỹ nhưng nếu có ai nhắc đến giặc Tàu là cả quan lẫn dân đều nạt ngay: “Thế muốn chiến tranh hay hòa bình? Nó mà đánh cho thì…”.
Chao ôi, dân tộc “Việt Nam anh hùng” đây ư? Té ra việc chửi giặc Pháp giặc Mỹ hàng ngày là do biết chúng nó là người quân tử, chúng nó người lớn không thèm chấp mình, chứ chẳng phải mình anh dũng anh hùng gì cho cam.
Cái giá của thủ đoạn đê hèn
Nói tóm lại rằng: bất chấp luật lệ, dùng mọi thủ đoạn để thắng không phải hành động của người quân tử. Việt Nam Cộng hòa cũng như các nước văn minh khác: tôn trọng pháp luật ngay cả trong thời chiến – lúc mà đáng lẽ có thể áp dụng tình trạng khẩn cấp hay thiết quân luật để siết chặt quyền tự do dân chủ.
Người Cộng sản có thể mãi hát bài ca chế giễu phe thua cuộc nhưng trên thực tế, người Việt Nam Cộng hòa lên tiếng chỉ vì họ còn có tâm với đất nước đấy thôi. Sau năm 1975 họ được các nước giàu có văn minh dang tay đón nhận, họ có cuộc sống sung túc ở nơi mà chỉ số ít doanh nhân và chủ yếu là con cháu quan chức Cộng sản mới có cơ hội đặt chân đến.
Người Việt Nam Cộng hòa ừ thì “thua” đấy, nhưng họ được sống cùng những người quân tử. Còn những người “chiến thắng” ở lại, khi anh không phải người quân tử, sẽ có thằng không quân tử khác trị anh.
Sóng ngầm phẫn nộ của nông dân mất đất
Bản quyền hình ảnhTRINH BA PHUONGImage caption
Dường như có một cơn sóng ngầm đến từ sự phẫn nộ của những người nông dân mất đất ở nhiều tỉnh thành Việt Nam, tạo thành mạng lưới để hỗ trợ nhau đấu tranh đòi và giữ đất.
Mạng lưới nông dân mất đất
Theo anh Trịnh Bá Phương, một trong những người đại diện cho nhóm Dân oan Dương Nội nói với BBC ngày 17/4 rằng 'dù không thống kê được hết' nhưng tính sơ đã có đến cả trăm nhóm nông dân mất đất được thành lập khắp cả nước như các nhóm Văn Giang, Đồng Tâm, Hải Phòng, Nghệ An.
Nhóm Dân oan Dương Nội gồm hơn 1000 nhân khẩu - thành lập tự phát sau vụ hàng nghìn công an tham gia cưỡng chế đất và bắt bảy nông dân 'chống đối' ở Dương Nội, Hà Nội năm 2014.
Các nhóm này liên kết với nhau qua mạng xã hội để 'học hỏi kinh nghiệm đấu tranh và hỗ trợ nhau về pháp lý', theo anh Phương.
Mới đây, nhân kỷ niệm một năm vụ dân Đồng Tâm bắt giữ cảnh sát đến cưỡng chế đất, nông dân mất đất ở các nơi cùng đổ về xã Đồng Tâm để 'chung vui'.
"Cái chúng tôi học được từ Đồng Tâm là nếu trước đó nhiều dân oan mất đất chỉ biết kéo nhau đi khiếu kiện cho đông người thì Đồng Tâm đã biết đứng ra tổ chức quy củ, kết hợp nhiều biện pháp đấu tranh để buộc chính quyền phải nhượng bộ", anh Phương nói.
Anh Phương, cũng từ một nông dân mất đất, nay trở thành người đại diện, hỗ trợ cho nhóm nông dân cùng cảnh ngộ ở Dương Nội.
Anh giúp thu thập ý kiến, soạn thảo và gửi các đơn kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền để đòi quyền lợi về đất đai.
Ngay sau cuộc họp kỷ niệm một năm sự kiện Đồng Tâm, các nhóm dân oan mất đất cùng đại diện một số nhóm, tổ chức nhân quyền và hoạt động dân chủ người Việt đã ký tên vào một tuyên bố chung về quyền sở hữu đất gồm ba yêu cầu.
Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGESImage caption
Thứ nhất, quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai cần được sớm công nhận.
Thứ hai, cần chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp để công nhận chế độ đa sở hữu đối với đất đai, trong đó có sở hữu nhà nước, sở hữu của các tổ chức và sở hữu tư nhân.
Thứ ba, trong khi chờ đợi thay đổi luật lệ và chính sách, cần sớm công nhận quyền sử dụng đất như một loại quyền tài sản theo nguyên tắc thuận mua vừa bán... Và cần chấm dứt ngay nạn cưỡng bức thu hồi đất mà chính quyền ở các địa phương đang thực hiện.
Trong số những người ký tên có nhiều trí thức tên tuổi như tiến sỹ Nguyễn Quang A, luật sư Lê Công Định, nhà nghiên cứu văn hoá, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội Nguyễn Khắc Mai, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, v.v…
"Chúng tôi sẽ tiếp tục thu thập chữ ký, sau đó sẽ gửi bản tuyên bố này tới chính phủ, Quốc hội Việt Nam, các tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước", anh Trịnh Bá Phương cho biết.
Bước tiến đáng kể
Đã có nhiều bước tiến đáng kể trong quá trình nông dân đấu tranh đòi đất suốt chục năm qua.
"Mới đây ngày 9/4, công an quận Hà Đông tới nhà gặp tôi nói muốn 'đối thoại' với bà con Dương Nội nhằm 'giải quyết hài hòa lợi ích' và tình trạng khiếu kiện kéo dài tại đây", anh Phương nói với BBC.
"Mặc dù họ chưa có hành động gì cụ thể, nhưng điều đó cho thấy chính quyền đã gặp áp lực lớn trước những yêu cầu chính đáng của người dân chúng tôi."
Bản quyền hình ảnhTRINH BA PHUONGImage caption
Năm 2013, Phó Thủ tướng Chính phủ ra văn bản yêu cầu xem xét việc khiếu nại của dân phường Dương Nội. Sau văn bản này, ba tập thể và bốn cá nhân trong bộ máy hành chính của Dương Nội bị kỷ luật và xử lý hình sự do sai phạm trong thu hồi đất, theo truyền thông Việt Nam.
Dù khiếu kiện vẫn kéo dai dẳng tới nay do nhiều hộ không được đền bù thỏa đáng, không được hỗ trợ tái định cư và tạo công ăn việc làm, anh Phương nói điểm khác biệt là bà con nhận được ủng hộ và hỗ trợ của nhiều tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức nhân quyền quốc tế. Đặc biệt anh đã có nhiều dịp được đối thoại với Liên Hiệp Quốc trong vấn đề đất đai và nhân quyền ở Việt Nam.
Sinh ra từ làng, anh Phương trước chỉ quen cấy lúa và chăn đàn trâu bò, nay đọc vanh vách các điều khoản về luật đất đai và các công ước quốc tế liên quan.
"Tôi đã học hỏi được thêm rất nhiều điều. Trước đây từ một nông dân không biết gì, sau khi gia đình mất sạch đất canh tác, mẹ tôi đi tù hai lần vì đấu tranh đòi đất, tôi đã gặp gỡ và biết đến các nhóm nhân quyền trong và ngoài nước, hiểu biết thêm về pháp luật để bảo vệ quyền của mình", anh Phương nói.
Trẻ hóa
Những người tham gia mạng lưới nông dân mất đất giờ có nhiều người trẻ tham gia, dù đa số vẫn là trung niên.
"Có nhiều bạn trẻ từ Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa tham gia đấu tranh dân chủ và nhân quyền, trong đó có quyền lợi cho nông dân mất đất", anh Phương nói với BBC.
Anh Phương cho hay những người trẻ tuổi, trên dưới 30 như anh, không phải là những người trực tiếp bị mất đất, mà có ông bà, cha mẹ bị mất đất đai cày cấy bao đời nay.
Liên kết qua mạng xã hội và tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước là việc mà lớp trẻ như anh Phương làm được giúp cha ông mình.
"Chúng tôi hiện đấu tranh ôn hòa bằng pháp lý. Khi mọi biện pháp ôn hòa đã được áp dụng mà chính quyền vẫn không trả lại đất cho chúng tôi thì chúng tôi sẽ tính đến các biện pháp khác. Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ con đường của mình vì đất đai là máu thịt của chúng tôi", anh Phương nói.
Để nuôi sống gia đình, anh Phương mua cua từ Hòa Bình đem bán ở chợ trong xã Văn Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
Ngay sau phía sau thúng cua của anh Phương là khu đất trước đây từng là ao của nhà anh, bao quanh bởi rặng bạch đàn.
Tôi vẫn nhớ thời nhà tôi còn đất ruộng. Ngày ngày tôi cày cấy cùng gia đình, rồi thả cá, trăn đàn trâu bò, vẫn đi qua rặng bạch đàn ấy. Bình yên lắm.Trịnh Bá Phương
"Tôi vẫn nhớ thời nhà tôi còn đất ruộng. Ngày ngày tôi cày cấy cùng gia đình, rồi thả cá, chăn đàn trâu bò, vẫn đi qua rặng bạch đàn ấy. Bình yên lắm", anh Phương nói với BBC qua điện thoại trong lúc đang đứng bán cua cho khách.
Em trai anh Phương học ngành thể thao, nhưng vì gia đình tham gia vào các vụ khiếu kiện đất đai kéo dài nên khi ra trường không thể xin được việc, nay cũng về làm nông dân và tham gia đấu tranh đòi đất cùng dân Dương Nội và các nhóm nông dân mất đất khác.
"Là người nông dân, chúng tôi chả có gì ngoài đất đai. Gia đình tôi mất đất nhưng may mắn còn đất ở Hòa Bình nên cả nhà lên đó cày cấy. Nhiều gia đình khác mà tôi biết lang bạt khắp nơi, ai thuê gì làm nấy, hoặc dạt sang xã lân cận thuê đất ruộng để được tiếp tục làm nông, đời sống rất bấp bênh. Nên chúng tôi sẽ đấu tranh đến cùng để giữ đất."
Đất đai là 'vấn đề chính trị lớn' của Việt Nam
Bản quyền hình ảnhTRINH BA PHUONGImage caption
Từ vụ nông dân Đoàn Văn Vươn nổ súng giữ đất ở Tiên Lãng năm 2012 tới vụ dân Đồng Tâm lập 'chiến lũy', bắt giữ công an và cảnh sát năm 2017, dường như cục diện các cuộc tranh chấp đất đai giữa chính quyền và người dân ít nhiều thay đổi.
Tờ Economist ngày 15/6/2017 có bình luận rằng đất đai là vấn đề chính trị lớn ở Việt Nam, nơi mà chính phủ cho phép dân sử dụng đất nhưng lại khẳng định đất đai thuộc về nhà nước.
"Bồi thường cho các vụ thu hồi đất thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Các cuộc tham vấn có thể chỉ hời hợt, và tòa án hiếm khi giải quyết khiếu nại. Những người dân bị mất đất đôi khi khiếu nại về sự thông đồng giữa các quan chức địa phương và các nhà phát triển."
"Những điểm yếu này làm méo mó sự phát triển của Việt Nam."
Quốc gia thì có đất đai, quốc gia có lãnh thổ, và lãnh thổ là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm thì đối với người dân, đất đai với họ cũng là thiêng liêng, và người ta sẵn sàng sống chết vì mảnh đất đó.PGS. TS Hoàng Ngọc Giao, Giám đốc Viện Chính sách Pháp luật và Phát triển
"Đáng lo ngại hơn cho Đảng Cộng Sản Việt Nam là cơn giận giữ nội tại có thể bùng phát từ việc cưỡng chế di dời đất và quyền lợi yếu ớt [của người dân] đối với đất đai."
"Các số liệu chính thức cho thấy tranh chấp đất đai thuộc cách này hay cách khác chiếm hơn hai phần ba tổng số khiếu nại được gửi tới giới chức. Sự bất bình của người dân làm suy yếu sự ủng hộ đối với Đảng Cộng Sản."
"Chính quyền thường xuyên viện đến vũ lực trong các vụ cưỡng chế đất ngay cả khi việc phản kháng là ôn hòa."
"Facebook đã trở thành một kênh để giải tỏa cơn giận giữ đối với mọi loại bất công..."
Phó giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Giám đốc Viện Chính sách Pháp luật và Phát triển từng nói với BBC trong một cuộc trao đổi bàn tròn trực tuyến rằng 'đất đai là thiêng liêng với nông dân'.
Ông Giao cho rằng vấn đề đất đai ở Việt Nam 'mang tính chất thể chế' và 'có ảnh hưởng đến sự tồn vong."
"Quốc gia thì có đất đai, quốc gia có lãnh thổ, và lãnh thổ là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm thì đối với người dân, đất đai với họ cũng là thiêng liêng, và người ta sẵn sàng sống chết vì mảnh đất đó", Phó giáo sư Hoàng Ngọc Giao nói.
Lễ rước kiệu, dâng lễ vật cung tiến trong lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2018
Ngày đăng : 17:10 - 23/04/2018
Ngày 23/4, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã diễn ra lễ rước kiệu, dâng lễ vật cung tiến Tổ tiên của các xã, phường vùng ven Khu di tích và hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy tỉnh Phú Thọ mở rộng lần thứ 6 năm 2018.
Tham dự lễ rước kiệu và dâng lễ vật lên các Vua Hùng năm nay có 7 xã, phường, thị trấn vùng ven Khu di tích lịch sử Đền Hùng, gồm: Chu Hóa, Hùng Lô, Kim Đức, Vân Phú, Hy Cương (thành phố Việt Trì), Tiên Kiên, Hùng Sơn (huyện Lâm Thao) và đông đảo bà con nhân dân, du khách.
Đội hình rước kiệu gồm có người dẫn đoàn, đội múa sư tử, các đội chiêng, trống, rước cờ hội, rước biển dấu và bát bửu (hoặc chấp kích), đội bát âm và múa sinh tiền, người rước tàn, lọng, chủ tế và quan viên, các cụ cao tuổi và đông đảo nhân dân địa phương. Lễ vật gồm có hương hoa, bánh chưng bánh giầy, các sản vật địa phương do người dân lao động và cả cộng đồng sáng tạo nên…
Nghi lễ rước kiệu về Đền Hùng trong ngày giỗ Tổ là hoạt động truyền thống nhằm bảo tồn và duy trì những nét đẹp văn hóa từ lâu đời của dân tộc, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, tri ân công đức tổ tiên, hướng về nguồn cội.
Ngay sau lễ rước kiệu, tại sân trung tâm Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã diễn ra hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy tỉnh Phú Thọ mở rộng lần thứ 6 năm 2018. Tham dự hội thi năm nay có sự góp mặt của 14 đội thi; trong đó 13 đội đến từ các huyện, thị, thành trong tỉnh và đội của các nghệ nhân dân gian tỉnh Thái Nguyên.
Hội thi là một trong những hoạt động văn hóa có ý nghĩa trong chuỗi các hoạt động phục vụ nhân dân về dự lễ hội Đền Hùng nhằm tri ân công đức của các bậc tiền nhân, thể hiện đạo lý tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Đội đạt giải nhất gói bánh chưng và giã bánh giầy năm nay sẽ được chọn để làm lễ vật dâng cúng các vua Hùng vào dịp giỗ Tổ năm 2019.
Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi lễ rước kiệu:
Ngày 23/4, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã diễn ra lễ rước kiệu, dâng lễ vật cung tiến Tổ tiên của các xã, phường vùng ven Khu di tích và hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy tỉnh Phú Thọ mở rộng lần thứ 6 năm 2018.
Tham dự lễ rước kiệu và dâng lễ vật lên các Vua Hùng năm nay có 7 xã, phường, thị trấn vùng ven Khu di tích lịch sử Đền Hùng, gồm: Chu Hóa, Hùng Lô, Kim Đức, Vân Phú, Hy Cương (thành phố Việt Trì), Tiên Kiên, Hùng Sơn (huyện Lâm Thao) và đông đảo bà con nhân dân, du khách.
Đội hình rước kiệu gồm có người dẫn đoàn, đội múa sư tử, các đội chiêng, trống, rước cờ hội, rước biển dấu và bát bửu (hoặc chấp kích), đội bát âm và múa sinh tiền, người rước tàn, lọng, chủ tế và quan viên, các cụ cao tuổi và đông đảo nhân dân địa phương. Lễ vật gồm có hương hoa, bánh chưng bánh giầy, các sản vật địa phương do người dân lao động và cả cộng đồng sáng tạo nên…
Nghi lễ rước kiệu về Đền Hùng trong ngày giỗ Tổ là hoạt động truyền thống nhằm bảo tồn và duy trì những nét đẹp văn hóa từ lâu đời của dân tộc, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, tri ân công đức tổ tiên, hướng về nguồn cội.
Ngay sau lễ rước kiệu, tại sân trung tâm Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã diễn ra hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy tỉnh Phú Thọ mở rộng lần thứ 6 năm 2018. Tham dự hội thi năm nay có sự góp mặt của 14 đội thi; trong đó 13 đội đến từ các huyện, thị, thành trong tỉnh và đội của các nghệ nhân dân gian tỉnh Thái Nguyên.
Hội thi là một trong những hoạt động văn hóa có ý nghĩa trong chuỗi các hoạt động phục vụ nhân dân về dự lễ hội Đền Hùng nhằm tri ân công đức của các bậc tiền nhân, thể hiện đạo lý tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Đội đạt giải nhất gói bánh chưng và giã bánh giầy năm nay sẽ được chọn để làm lễ vật dâng cúng các vua Hùng vào dịp giỗ Tổ năm 2019.
Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi lễ rước kiệu:
|
Cố vấn ông Trump bác tin sa thải Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein
Vietnam+ | 23/04/2018 08:28
Theo AP, ngày 22/4, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump không có ý định sa thải Công tố viên đặc biệt Robert Mueller và Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein.
Giám đốc Các vấn đề lập pháp của Nhà Trắng, ông Marc Short nói rằng không có lý do gì để ông tin rằng Công tố viên đặc biệt Mueller và Thứ trưởng Tư pháp Rosenstein bị sa thải, mặc dù Tổng thống Trump ngày càng bất bình trước cuộc điều tra của ông Mueller về mối quan hệ trong chiến dịch tranh cử của ông Trump với Nga.
Ông Rosenstein là người giám sát cuộc điều tra này.
Ông Marc Short phát biểu với NBC, chỉ trích về sự hoang tưởng của truyền thông: "Cứ như có một chiếc đồng hồ cát đang chờ khi nào ông (Tổng thống Trump) sẽ sa thải Rosenstein? Khi nào ông sẽ sa thải Mueller? ... Theo những gì tôi được biết, Tổng thống không có ý định sa thải những cá nhân này."
Ngoài ra, ông Short cũng cho biết, ông không thể loại trừ khả năng này về lâu dài vì không rõ "cuộc điều tra này có thể xoay chuyển tới đâu."
Trước đó, hãng tin CNN ngày 11/4 dẫn nguồn thạo tin cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc việc cách chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp Rod Rosenstein, một động thái cho thấy ông chủ Nhà Trắng ngày càng khó chịu sau khi văn phòng luật sư riêng của ông bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) lục soát hôm 9/4.
Đây là một trong nhiều lựa chọn, trong đó có cả việc sa thải Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions, sau khi văn phòng của ông Michael Cohen, luật sư riêng lâu năm của ông Trump, bị FBI khám xét và lấy đi một số hồ sơ.
Việc sa thải ông Rosenstein có thể giúp Tổng thống Trump áp đặt giới hạn đối với ông Robert Mueller.
Ông Rosenstein, nhân vật số 2 tại Bộ Tư pháp, chính là người bổ nhiệm ông Mueller làm điều tra viên đặc biệt, sau khi ông Sessions xin rút khỏi cuộc điều tra này vì không báo cáo việc ông có gặp đại sứ Nga tại Mỹ.
Ông Trump lâu nay vẫn bất bình với các quan chức cấp cao tại Bộ Tư pháp và tin rằng, các nhân vật này không bảo vệ ông trong vụ điều tra./.
Hội nghị Ngoại trưởng nhóm G7 vẫn duy trì sức ép với Nga
Đình Nam | 23/04/2018 08:26
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã kêu gọi Nga giúp giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria, với những kế hoạch mang tính xây dựng hơn.
Ngày 22/3, Ngoại trưởng của 7 nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) đã bắt đầu nhóm họp tại thành phố Toronto của Canada, với chủ đề thảo luận tập trung vào việc duy trì một đường lối cứng rắn với Nga, liên quan đến tình hình tại Ukraine và Syria.
Theo một số nguồn tin, một tuyên bố chung cuối cùng từ Ngoại trưởng G7 đã được đưa ra, lên án Nga sát nhập bán đảo Crimea và ửng hộ lực lượng tại miền Đông Ukraine.
Về vấn đề Syria, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã kêu gọi Nga giúp giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria, với những kế hoạch mang tính xây dựng hơn.
Cuộc họp Ngoại trưởng G7 là hội nghị cấp cao đầu tiên của Mỹ và các đồng minh sau một loạt các căng thẳng với Nga như vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Skripal tại Anh, vụ không kích chính phủ Syria của phương Tây.
Hội nghị dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày (22 và 23/4), nhằm chuẩn bị tốt nhất cho Hội nghị thượng đỉnh các nước G7, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 6 tới tại Canada./.
Ông Putin trượt tốp 100 người ảnh hưởng nhất thế giới 2018
Thái Lai | 23/04/2018 10:59
Danh sách “100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất thế giới” năm 2018 do tạp chí TIME công bố vắng bóng tên Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo hãng tin RT ngày 21-4, mức độ “thù ghét” Nga của phương Tây thời gian qua đã tăng cao và lây lan như một “cơn sốt”. Điều này khiến ai cũng nghĩ rằng mọi động thái của Tổng thống Nga Vladimir Putin mọi lúc mọi nơi đều thu hút sự quan tâm của các phương tiện truyền thông.
Tuy nhiên, thực tế không như vậy, nhà lãnh đạo Nga không còn nằm trong “vòng quét radar” của giới truyền thông. Và Tổng thống Putin bị trượt khỏi danh sách “100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất thế giới” năm 2018 do tạp chí TIME của Mỹ bình chọn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin năm 2018 bị trượt khỏi danh sách "100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất thế giới" do tạp chí TIME bình luận. Ảnh: RT
Dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, tạp chí TIME đã chọn ra 100 cá nhân được đánh giá là có tầm ảnh hưởng nhất thế giới không theo thứ tự cao thấp mà sắp xếp vào các chuyên mục gồm Pioneers (Những người tiên phong), Icons (Các biểu tượng), Leaders (Những nhà lãnh đạo), Artists (Giới nghệ sĩ)...
Trong nhóm “Nhà lãnh đạo”, Tổng thống Mỹ Donald Trump , Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe… là những cái tên được nhắc tới trong danh sách bình chọn năm 2018.
Trong năm 2018, ông Putin đã tái đắc cử với chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga ngày 18-3. Trong những diễn biến ngoại giao căng thẳng cũng như sự đối đầu Nga-phương Tây gay gắt chưa từng có thời gian vừa qua, Nga đều thể hiện vị thế mạnh mẽ của mình, song Tổng thống Putin lại không xuất hiện trong bản danh sách uy tín này của tạp chí TIME.
Danh sách “100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất thế giới” của TIME nhiều năm liên tiếp nhắc tới tên Tổng thống Putin, trong đó, năm 2017, TIME đã bầu chọn Tổng thống Putin vì cho rằng ông “đã thành công trong việc ổn định tình hình, bảo vệ nhà nước Nga và củng cố vị thế kinh tế của đất nước”.
Nữ diễn viên Millie Bobby Brown , 14 tuổi là nhân vật trẻ tuổi nhất có mặt trong Tốp 100 của TIME năm nay. Ảnh: TIME
Trong danh sách “100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất thế giới” năm 2018, TIME cũng nêu tên hàng loạt diễn viên và các nhà hoạt động xã hội. Trong đó có nữ diễn viên hài Tiffany Haddish, cô nằm trong mục "Những người tiên phong" cùng nhà vô địch bộ môn trượt tuyết Olympic PyeongChang 2018 Chloe Kim, rapper Cardi B…
Một số nghệ sĩ không được xếp vào mảng "Giới nghệ sĩ" mà ở các mục khác bởi những ảnh hưởng to lớn góp phần thay đổi thế giới của họ. Trong số đó có thể kể đến như nữ ca sĩ Jennifer Lopez, Rihanna, Kesha. Đặc biệt, trong danh sách bình chọn có Tarana Burke, nhà sáng lập phong trào #Metoo kêu gọi ngăn chặn nạn lạm dụng tình dục trên toàn thế giới.
Các nhân tố khác của bom tấn Báo Đen gồm đạo diễn Ryan Coogler và Sterling Kelby Brown (vai N'Jobu, người chú quá cố của T'Challa) nằm ở mục Giới nghệ sĩ trong Tốp 100 Người ảnh hưởng nhất thế giới. Bên cạnh đó, mục này còn có sự góp mặt của hai “siêu anh hùng” khác là “Wolverine” Hugh Jackman và “Wonder Woman” Gal Gadot.
Minh tinh Nicole Kidman, ca sĩ/nhạc sĩ Shawn Mendes, đạo diễn Guillermo Del Toro, MC Jimmy Kimmel, sao phim Vùng đất câm lặng John Krasinski… cũng được vinh dự xuất hiện trong danh sách.
Đáng chú ý, nữ diễn viên Millie Bobby Brown, 14 tuổi, là nhân vật trẻ tuổi nhất góp mặt trong Tốp 100 năm nay.
Điểm nhấn khác trong Tốp 100 của TIME mới công bố dành được sự quan tâm là cặp đôi Hoàng tử Harry xứ Wales và vợ sắp cưới Meghan Markle. Cả hai được nêu tên trong mục "Những nhà lãnh đạo". Hôn lễ của họ sẽ diễn ra vào ngày 19-5 tới.
Lý giải việc ông Putin không lọt top 100 người ảnh hưởng
Tạp chí Time của Mỹ công bố danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng hàng đầu thế giới năm 2018 không có Putin.
Tạp chí Time của Mỹ mới công bố danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng hàng đầu thế giới năm 2018 và có khác biệt so với những năm trước.
Theo đó, danh sách năm nay chú trọng tới những người có ảnh hưởng trong thời điểm hiện tại thay vì ảnh hưởng được tích lũy trong một thời gian dài.
Tổng thống Putin không có mặt trong danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng của Times |
Trong số 100 người có ảnh hưởng nhất của năm 2018 có tới 45 người dưới 40 tuổi, đây là một con số kỷ lục.
Đáng chú ý, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin lại không có tên trong danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng của Times.
Đặc biệt khi tình hình Trung Đông với sự đối đầu của phe liên minh Nga - Mỹ đang là sự kiện gây chú ý toàn thế giới. Sự tham gia của quân đội Nga vào tình hình ở Syria đã góp phần mạnh mẽ cho cuộc chiến chống khủng bố tại quốc gia Trung Đông này. Và đất nước này đang đứng trước cơ hội có hòa bình.
Bên cạnh đó, quyết định tấn công bằng tên lửa của Mỹ và đồng minh Anh, Pháp vào đất nước Syria vốn đang được Nga ủng hộ đã khiến tình hình ở đây trở nên "nóng" hơn bao giờ hết, đặc biệt là mở rộng khả năng đối đầu giữa hai phe của liên minh Nga- Mỹ.
Trong khi đó, Nga cũng bị coi là "nạn nhân" của một phong trào tẩy chay ở châu Âu khi hàng loạt quốc gia phương Tây hưởng ứng việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga liên quan tới cáo buộc đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái ở Anh. Cho đến nay, cuộc điều tra cũng chưa kết thúc.
Thay vào đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thái tử Arabia Saudi Mohammed bin Salman, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi là những nhân vật chính trị lọt vào danh sách 100 nhân vật trong năm nay của Times.
Tổng thống Trump có mặt trong danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng trên thế giới. |
Công tố viên đặc biệt trong vụ điều tra sự can gián của Nga với chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump - ông Robert Mueller cũng có tên trong danh sách này.
Ngoài ra, Giám đốc điều hành CEO của Tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian SpaceX - Elon Musk cũng được vinh danh trong danh sách của Tạp chí Times.
Sơn Dương
|
"Phép màu nhỏ" giữa Mỹ-Triều Tiên và thắng lợi vang dội sắp dành cho ông Trump
Ngọc Nguyễn | 23/04/2018 13:50
Thông tin giám đốc CIA gặp bí mật lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, và Bình Nhưỡng sau đó thông báo ngừng thử hạt nhân, cho thấy quan hệ song phương chuyển biến nhanh chóng.
Hầu hết chuyên gia an ninh quốc gia ban đầu đều chỉ trích quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump về việc gặp mặt trực tiếp ông Kim Jong Un, và dự đoán rằng cuộc gặp sẽ là một thất bại. Tuy nhiên, ông Graham Allison - giám đốc Trung tâm khoa học và sự vụ quốc tế Belfer thuộc ĐH Harvard - nhận thấy những cơ hội thắng lớn giành cho Mỹ.
Mặc dù chẳng ai dự đoán chính xác về tương lai, ông Allison tin vào khả năng của "giải pháp sáu bên cùng thắng lợi".
Câu hỏi hóc búa nhất luôn là: Các giải pháp khả thi còn lại của vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là gì?
Vào tháng 11/2017, Graham Allison dự đoán có ba kịch bản: Thứ nhất, ông Kim có thể tiến hành thêm các cuộc thử nghiệm công nghệ tên lửa xuyên lục địa (ICBM) cho phép các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tấn công các thành phố của Mỹ. Thứ hai, Mỹ có thể quyết định tấn công Triều Tiên để ngăn chặn kịch bản số 1. Hoặc thứ ba, có thể có những "phép màu nhỏ".
Tại thời điểm này, lãnh đạo Mỹ-Triều đã mở cửa cho khả năng thứ ba. Từ đó, có thể đoán được hai bên sẽ đạt thỏa thuận lịch sử và giành sự ủng hộ từ cử tri trong nước. Nếu điều này xảy ra thì đây cũng thể coi là chiến thắng cho cả Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và cả Nga.
Thỏa thuận 6 bên mới sẽ như thế nào?
Allison đánh giá, về bản chất, lãnh đạo Mỹ- Triều Tiên sẽ tuyên bố đồng ý thiết lập một khuôn khổ tiến hành phi hạt nhân hóa bán đảo, thiết lập cơ chế hòa bình - trong đó các bên cam kết tôn trọng chủ quyền và an ninh của nhau, tiến tới bình thường hóa quan hệ và kí kết hiệp ước hòa bình để kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên (vốn đang trong trạng thái ngừng bắn từ sau năm 1953).
Ông Trump và ông Kim sẽ chỉ đạo các đặc phái viên và các nhóm đàm phán ngay lập tức bắt đầu thực hiện các hành động cụ thể hiện thực hóa các mục tiêu này. Trong kết quả mới nhất mà các nỗ lực ngoại giao mang lại, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 21/4 dẫn tuyên bố của ông Kim Jong Un cho biết Bình Nhưỡng sẽ dừng các cuộc thử nghiệm tên lửa và hạt nhân, cũng như đóng cửa một bãi thử hạt nhân ở miền Bắc đất nước.
Hai bên có thể sẽ nhất trí phía Mỹ không áp đặt thêm cấm vận Triều Tiên. Họ sẽ thông báo rằng cả quá trình sẽ tiến hành từng bước một, dễ dàng kiểm chứng . Và để đảm bảo rằng lợi ích của bốn quốc gia còn lại, các nhà đàm phán song phương sẽ xây dựng một quá trình đàm phán sáu bên tương tự như các cuộc đàm phán P5+1 cho vấn đề hạt nhân của Iran.
Nếu lãnh đạo Triều Tiên muốn tạo ấn tượng tốt với phía Mỹ, ông có thể đề xuất phá hủy số lượng ít các vũ khí hạt nhân. Và để đáp lại hành động thiện chí này, tổng thống Trump có thể ủng hộ Hàn Quốc tiến hành các hoạt động viện trợ nhân đạo dù vẫn đang áp gây "sức ép tối đa" với Bình Nhưỡng.
Trong quá trình đàm phán, nếu có chứng cứ rõ ràng Triều Tiên đã đóng băng hoạt động sản xuất nguyên liệu thô hạt nhân và tiếp tục giảm kho vũ khí dự trữ thì Mỹ và Hàn Quốc sẽ nới lỏng các biện pháp cấm vận và cung cấp các biện pháp hỗ trợ kinh tế. Mỹ sẽ nhắc lại quan điểm về việc duy trì quân đội tại Hàn Quốc là do lời yêu cầu của chính phủ Hàn Quốc. Nếu trong tương lai hai nước trên bán đảo Triều Tiên xây dựng được chính phủ liên bang, thì nước Mỹ sẽ nhanh chóng rút quân ngay.
Ông Trump thắng lớn
Đối với ông Kim Jong Un, việc tổng thống Mỹ nhận lời họp thượng đỉnh đã đưa ông vào danh sách các nhà lãnh đạo đẳng cấp thế giới. Trước khi có diễn biến ngoại giao mới này, ông tuyên bố "nhiệm vụ đã hoàn thành" trong việc xây dựng Triều Tiên thành một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Còn đối với tổng thống Trump, thoả thuận với Bình Nhưỡng sẽ cho phép ông hoàn thành một lời hứa chủ chốt với cử tri hồi còn vận động tranh cử: Cam kết chặn đứng khả năng tên lửa có đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên tấn công nước Mỹ.
Do đó, bằng cách này hay cách khác, chỉ cần đạt một thỏa thuận không cho Triều Tiên tiến hành các cuộc thử nghiệm ICBM tiếp theo thì Trump có thể khẳng định rằng ông đã ngăn chặn thành công kế hoạch của Bình Nhưỡng. Chắc chắn đây là một chiêu thức gây dựng dấu ấn cho cá nhân tổng thống.
Các bên cùng có lợi
Đối với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, lợi ích của một thỏa thuận quá rõ ràng: Nước Mỹ sẽ không tấn công Triều Tiên và Hàn Quốc tránh được những cuộc tấn công trả đũa từ Bình Nhưỡng có thể gây thương vong cho hàng trăm ngàn dân thường. Tất nhiên, ông Moon cũng được ghi nhận có đóng góp lớn cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên sắp tới nếu nó diễn ra như dự tính, từ việc mời Triều Tiên tham dự Thế vận hội, đưa phái viên đặc biệt tới Bình Nhưỡng đến khéo léo đề cao ông Trump đã có công đưa lãnh đạo Triều Tiên đến bàn đàm phán.
Một hội nghị thượng đỉnh thành công cũng sẽ là một chiến thắng chính trị lớn cho ông Moon trước kỳ bầu cử địa phương diễn ra vào ngày 13/6 tới đây. Đây sẽ yếu tố thuận lợi giúp ông đánh bại các đối thủ trong nước để thực hiện các mục tiêu tham vọng.
Nhật Bản luôn lo ngại Triều Tiên tấn công hạt nhân trả đũa nước này, nếu họ bị Mỹ tấn công trước. Do vậy, phía Nhật sẵn lòng chấp nhận bất cứ điều gì có thể giúp tránh được một cuộc chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai. Hơn nữa, nhiều tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đã bay qua lãnh thổ Nhật năm ngoái, mà Tokyo chỉ có thể phản ứng lại bằng các tuyên bố phản đối mạnh mẽ, nên nếu chiến tranh nổ ra thì hình ảnh nội các thủ tướng Shinzo Abe sẽ đi xuống, đặc biệt sau các bê bối gần đây liên quan đến vợ ông.
Còn với Trung Quốc, chủ tịch Tập Cận Bình đã khẳng định Bắc Kinh vẫn là " người chơi" có vị trí quan trọng, sau khi ông Kim Jong Un cùng phu nhân Ri Sol Ju có chuyến thăm bất ngờ tới Bắc Kinh hồi cuối tháng 3. Mối quan tâm đặc biệt của Trung Quốc ở bán đảo chỉ là khu vực này giữ ổn định để ban lãnh đạo có thể thực hiện các kế hoạch trong nước. Nếu ông Trump và ông Kim đạt thỏa thuận làm giảm nguy cơ chiến tranh, thì về cơ bản ông Tập đã hoàn thành kế hoạch.
Phía Nga vẫn tỏ ra khá im hơi lặng tiếng trong diễn biến ngoại giao trên bán đảo Triều Tiên. Tuy vậy không có chuyện Moscow sẽ ở ngoài cuộc chơi. Tổng thống Vladimir Putin sẽ tìm mọi cách để khẳng định Nga là một nhà thương thuyết hàng đầu. Theo Allison, thậm chí có khả năng ông Putin sẽ thăm Vladivostok trong vài tuần tới.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (trái) gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, tháng 3/2018 (Ảnh: Xinhua)
Thỏa thuận Mỹ-Triều sẽ gây tranh cãi
Nếu một thỏa thuận như trên được kí kết trong hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim, thì không khó để dự đoán rằng nó sẽ hứng chịu gạch đá từ cả hai giới phân tích tại Mỹ.
Những người phản đối cho rằng thỏa thuận với Bình Nhưỡng không hoàn toàn "giải quyết" vấn đề hạt nhân Triều Tiên như điều ông Trump hứa trước đó, bởi nước này vẫn duy trì kho vũ khí hạt nhân để sử dụng trong tương lai gần. Nhưng đây là giải pháp ít để lại hậu quả nhất ở thời điểm hiện tại. Tại thời điểm này, lựa chọn duy nhất khác mà Washington có thể nghĩ đến là tấn công Triều Tiên và gây ra cuộc chiến tranh trên diện rộng.
|
|
Chiến tranh Triều Tiên: Cuộc chiến khốc liệt qua góc nhìn Mỹ - Nga - Trung - Triều
Thủy Thu | 23/04/2018 20:00
Theo tài liệu của phía Triều Tiên, trong suốt cuộc chiến, số lượng bom thường và bom napalm ném xuống Bình Nhưỡng tương đương tổng dân số thành phố này.
LTS: Ngày 27/4 tới đây, hai miền Triều Tiên sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh lịch sử đầu tiên sau hơn 1 thập kỷ. Rất nhiều thách thức và kỳ vọng được đặt trên bàn đàm phán giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Moon Jae-in.
Về mặt kỹ thuật, hai miền hiện vẫn đang trong tình trạng chiến tranh do sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, chính quyền hai miền mới chỉ ký hiệp định đình chiến mà chưa thông qua hiệp ước hòa bình.
Nhân đây, Tòa soạn xin trân trọng gửi tới Quý bạn đọc loạt bài tư liệu về chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
*****
Vì sao chọn vĩ tuyến 38 để phân chia hai miền?
Nhật Bản chiếm đóng và đô hộ bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến khi Thế chiến II kết thúc (1945). Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) bắt nguồn từ sự chia cắt bán đảo. Sự kiện này có mối liên quan sâu xa đến chính sách bán đảo của Mỹ, Liên Xô... sau Thế chiến thứ II. Một số ý kiến nhận định, đây là cuộc chiến giữa "lửa và băng".
Sau hội nghị Yalta (Liên Xô) tháng 2/1945 - trước khi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện vào tháng 8/1945, Mỹ-Liên Xô đã thảo luận về tương lai bán đảo và đồng thuận chia đôi bán đảo từ vĩ tuyến 38. Liên Xô quản lý từ vĩ tuyến 38 về phía Bắc, Mỹ triển khai quân đội từ vĩ tuyến 38 về phía Nam.
Vĩ tuyến 38 vốn là vĩ tuyến tự nhiên, địa lý đơn thuần, tuy nhiên sau đó, vĩ tuyến này được đưa vào làm cột mốc cho ý đồ quân sự, chính trị của các bên liên quan. Thực tế, việc chia cắt bán đảo Triền Tiên với vĩ tuyến 38 làm ranh giới đã được Nhật Bản và Sa hoàng Nga đề xuất trước đó vào các năm 1896, 1904 nhưng do xung đột lợi ích nên kế hoạch bị trì hoãn.
Lãnh đạo các cường quốc tham dự hội nghị Yalta, thảo luận về tương lai chính trị thế giới sau khi Nhật Bản đầu hàng.
Vĩ tuyến 38 chính thức trở thành đường phân giới quân sự là khi Nhật Bản tiến hành điều chỉnh triển khai các lực lượng quân đội trên bán đảo. Vào tháng 2/1945, Nhật Bản chia bán đảo ra làm hai khu vực, phía Bắc vĩ tuyến 38 do đạo quân Quan Đông quản lý, phía Nam do cơ quan tướng lĩnh tối cao Hải Lục quân kiểm soát.
Giới phân tích cho hay, không phải ngẫu nhiên Mỹ đồng thuận với phương án đóng quân ở phía Nam ranh giới vĩ tuyến 38. Mà trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã "xem xét thấu đáo về phương diện chính trị", bởi ba cảng biển quan trọng gồm Seoul, Incheon và Busan đều "vừa vặn" nằm ở phía Nam - thuận lợi cho việc triển khai quân đội của Mỹ đến bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, về phía Stalin, ông lựa chọn ủy trị miền Bắc bán đảo ngoài lý do vị trí địa lý gần kề mà còn từ vĩ tuyến 38 kéo sang phía Đông, Liên Xô sẽ có cơ hội tiến sang các đảo Nhật Bản gần đó.
Ngoài ra, theo Mỹ-Liên Xô, do bán đảo Triều Tiên lúc này chưa có chính phủ riêng, lại thiếu kinh nghiệm tổ chức bầu cử nên hội nghị Yalta quyết định thi hành chính sách ủy trị đối với Triều Tiên trong thời gian có thể kéo dài từ 20 đến 30 năm nhưng các lãnh đạo Mỹ-Liên Xô khi đó đã nhất trí rằng, thời gian ủy trị "càng ngắn càng tốt".
Tiếp đến Hội nghị Moscow tháng 12/1945, Liên Xô và Mỹ nhất trí thực hiện chế độ ủy trị ở bán đảo Triều Tiên trong thời gian 5 năm.
Tổng tuyển cử
Ông Kim Il-sung nhận được sự ủng hộ của Liên Xô để trở thành Chủ tịch Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Ảnh: AP
Năm 1946, Ủy ban liên hợp vấn đề Triều Tiên do Mỹ-Triều nhất trí thành lập đi vào hoạt động. Đến năm 1947, ủy ban đã mở ba cuộc họp nhưng không đạt được bất cứ sự đồng thuận nào mà nguyên nhân được cho là xuất phát từ nội bộ hai miền bán đảo.
Theo ý tưởng ban đầu của Mỹ-Liên Xô và Ủy ban liên hợp vấn đề Triều Tiên thì "vĩ tuyến 38 không phải là phân giới chính trị, Triều Tiên cần phải được thống nhất, tổ chức bầu cử, xây dựng nên một chính phủ chung và ứng cử viên có thể đến từ hai miền".
Ở khu vực phía Bắc khi đó, chính quyền Joseph Stalin đề cử hai ứng viên sáng giá là Cho Man-sik và Kim Il-sung (tức Kim Nhật Thành) tuy nhiên, tại phiên họp ở Mosow vào tháng 12/1945, ông Cho Man-sik bị mất tín nhiệm. Do đó, Liên Xô quyết định ủng hộ tổ chức của ông Kim Il-sung.
Ở khu vực phía Nam cũng có hai ứng viên gồm Kim Koo và Syngman Rhee (tức Lý Thừa Vãn). Trong đó, Syngman Rhee được chú ý hơn nhờ sự ủng hộ của tướng Douglas MacArthur - vị tư lệnh huyền thoại ở mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II.
Do đối đầu giữa các ứng viên nên cuộc bầu cử ở bán đảo Triều Tiên không đạt được sự nhất trí chung về nhân sự.
Đến cuối năm 1947, chiến tranh Lạnh bùng nổ, Mỹ và Liên Xô không còn tích cực thúc đẩy các cuộc bầu cử thống nhất nữa.
Năm 1948, khi Ủy ban liên hợp vấn đề Triều Tiên ngừng hoạt động, Đại Hội Đồng Liên hợp quốc đã thành lập ủy ban khác và tuyên bố một cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức trên khắp đất nước Triều Tiên để bầu ra chính quyền duy nhất.
Tuy nhiên, do các xung đột không ngừng xuất hiện, vào tháng 5/1948, một cuộc bầu cử quốc hội diễn ra ở miền Nam vĩ tuyến, đến tháng 7, quốc hội bầu ông Syngman Rhee làm Tổng thống và đến tháng 8 thì nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) chính thức ra đời.
Trước động thái của miền Nam, một tháng sau, miền Bắc tổ chức bầu cử riêng, thành lập Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và bầu ông Kim Il Sung làm Chủ tịch nước. Sau bầu cử, hai miền bán đảo đều khẳng định chính phủ của mình là hợp pháp.
Cuối năm 1948, binh lính Liên Xô rút khỏi Triều Tiên. Trong khi đó, 50.000 quân Mỹ rút dần trong tháng 6/1949 tuy nhiên Washington đã để lại khoảng 500 sĩ quan và binh lính thuộc nhóm Cố vấn quân sự Hàn Quốc (KMAG) để tiếp tục huấn luyện cho lực lượng an ninh Hàn Quốc.
Chiến tranh Triều Tiên dưới góc nhìn của các bên
* Thông tin được trích từ giáo trình lịch sử dành cho học sinh các nước liên quan
Do Syngman Rhee và Kim Il-sung đều mong mỏi thống nhất quốc gia nên giữa hai miền thường xảy ra các cuộc đụng độ quân sự ở biên giới.
Theo Nhân dân nhật báo (Trung Quốc), sau khi Liên Xô rút khỏi bán đảo, ông Kim Il-sung là người đưa ra "phản ứng sớm nhất".
Báo Trung Quốc cho biết, vào tháng 3/1949, ông Kim Il-sung tiến hành thăm Moscow dưới danh nghĩa đi ký kết thỏa thuận kinh tế văn hóa để tham khảo ý kiến của lãnh đạo Liên Xô Stalin về việc tấn công quân sự Hàn Quốc. Tuy nhiên, ý tưởng của lãnh đạo Triều Tiên đã bị người đồng cấp Liên Xô bác bỏ với lý do, cần chuẩn bị các phương án cần thiết, đợi miền Nam tấn công sang để phản công thì chiến thắng mới dễ chấp nhận.
Đến tháng 6/1950, theo nhiều tài liệu, Triều Tiên bất ngờ mang quân tấn công sang bên kia vĩ tuyến. Cuộc chiến kéo dài từ năm 1950 đến năm 1953 và tạm kết với một hiệp định đình chiến chứ không phải là hiệp ước hòa bình.
Đáng chú ý, Nhân dân nhật báo dẫn nguồn tin tiết lộ, sau nhiều lần thương lượng, hai lãnh đạo Liên Xô - Triều Tiên quyết định tấn công xuống phía Nam vào tháng 7/1950 nhưng sau đó ông Kim Il-sung đã phản đối, kiên quyết dời ngày sớm hơn là 25/6 vì đây vừa là cuối tuần, đối phương dễ lơ là cảnh giác, hiệu quả đột kích cao; thứ hai vì vấn đề thời tiết, kéo dài sang tháng sau sẽ vào mùa mưa, bất lợi cho việc triển khai lực lượng.
Do đó, Bình Nhưỡng quyết định tấn công vào ngày 25/6.
- Góc nhìn Nga/Liên Xô
Năm 1948, bán đảo Triều Tiên chia cắt thành hai quốc gia: phía Bắc là nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, phía Nam là Đại hàn dân quốc. Hai chính quyền lần lượt gây áp lực lên đối phương và bắt đầu chuẩn bị thống nhất bán đảo bằng quân sự.
Tháng 6/1950, quân đội Triều Tiên tấn công vào miền Nam, chính thức tuyên bố họ đã phản công cuộc tập kích của quân đội do ông Syngman Rhee lãnh đạo.
Quân đội của ông Kim Il-sung chiếm lĩnh Seoul và mong muốn tấn công thêm các khu vực khác. Đến tháng 8 cùng năm, trong tay quân đội Hàn Quốc chỉ còn căn cứ Busan với diện tích không lớn. Đa số các nước thành viên Liên hợp quốc đều coi đây là một cuộc xâm lược. HĐBA LHQ quyết định dùng vũ lực nhằm chống "kẻ xâm lược". Liên Xô năm đó không tham dự cuộc họp này. Tháng 9/1950, lực lượng quân sự của LHQ do Mỹ lãnh đạo tập kích vào Inchoen, đẩy lùi cuộc tấn công của Triều Tiên. Triều Tiên không chỉ để mất Seoul mà còn để mất cả thủ đô Bình Nhưỡng.
Tháng 10/1950, quân Mỹ áp đảo đến tận biên giới phía Bắc Triều Tiên. Washington dường như đã kiểm soát toàn bộ nước này. Stalin và Mao Trạch Đông không thể chấp nhận kết quả thất bại của đảng Cộng sản nên Trung Quốc đã phái quân tình nguyện sang Triều Tiên. Trên thực tế, hàng triệu lính Trung Quốc đã tràn vào Triều Tiên đẩy quân đội Mỹ trở về bên kia vĩ tuyến 38. Chiến tranh bùng nổ.
Năm 1951-1953, những trận chiến đẫm máu xảy ra giữa Bình Nhưỡng và Seoul. Không bên nào có bước đột phá, hàng trăm ngàn người thiệt mạng. Không quân Mỹ tấn công khốc liệt Triều Tiên, thậm chí cả Trung Quốc. Để phản công, phi công Nga bí mật tham gia cuộc chiến. Tháng 7/1953, hiệp định đình chiến được ký kết.
- Góc nhìn Trung Quốc
Vào đầu những năm 1950, Mỹ coi thế trận xã hội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo là trở ngại lớn nhất đối với sự xưng bá thế giới của mình. Đối với Washington, xung đột trên bán đảo Triều Tiên không chỉ là một mối đe dọa đến lợi ích của Mỹ ở bán đảo Triều Tiên mà còn coi đó là "Giai đoạn đầu của một cuộc chiến tranh toàn cầu do Liên Xô phát động".
Việc can thiệp vũ trang vào Triều Tiên vừa để duy trì và mở rộng lợi ích của Mỹ ở Đông Á, vừa tạo cơ hội để tiếp tục theo đuổi chính sách bá chủ toàn cầu của mình, cũng nhằm bao vây và phong tỏa sự phát triển của hình thái xã hội chủ nghĩa.
Ngày 25/6/1950, nội chiến Triều Tiên nổ ra. Quân đội Triều Tiên nhanh chóng chiếm Seoul và tiến về phía Nam. Quân đội Hàn Quốc dần dần bị đẩy lùi khiến Mỹ phản ứng mạnh mẽ. Mỹ lợi dụng cơ hội đại biểu Liên Xô từ chối tham dự thảo luận cuộc họp của HĐBA LHQ về vấn đề Triều Tiên, thao túng HĐBA lên án Triều Tiên là "kẻ xâm lược" trong một nghị quyết và tuyên bố hỗ trợ quân sự cho Hàn Quốc và ngang nhiên cử Hạm đội 7 tới eo biển Đài Loan, can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Tháng 7, HĐBA LHQ quyết định thành lập Lực lượng quân sự Liên Hiệp Quốc nhằm can thiệp vào chiến tranh Triều Tiên, tướng Mỹ MacArthur được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh Lực lượng quân sự Liên Hiệp Quốc. Chiến tranh Triều Tiên từ một cuộc nội chiến trở thành cuộc chiến tranh quốc tế...
Đến tháng 10, quân đội Mỹ vượt qua vĩ tuyến 38 chiếm Bình Nhưỡng, nhanh chóng đưa mồi lửa chiến tranh tới tận bờ Áp Lục, biên giới Trung-Triều và ném bom khu vực Đông Bắc Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh Trung Quốc.
Tháng 10/1950, ông Kim Il-sung gửi điện báo xin hỗ trợ từ Mao Trạch Đông. Để bảo vệ an ninh quốc gia, hỗ trợ các nước XHCN chống ngoại xâm, Bộ chính trị trung ương và lãnh đạo trung ương Trung Quốc đã xem xét thận trọng, quyết định thành lập chí nguyện quân.
Ngày 19/10, dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Bành Hoài Đức, chí nguyện quân vượt sông Áp Lục, bắt đầu cuộc chiến giúp đỡ Triều Tiên chống Mỹ. Chí nguyện quân đã lợi dụng nhược điểm từ sự khinh địch và phân chia lực lượng của đối phương để giành hai trận chiến thắng, giải phóng Bình Nhưỡng, đuổi quân Mỹ về phía Nam vĩ tuyến 38.
Tháng 7/1951, theo kiến nghị của Liên Xô, các bên bắt đầu các cuộc đàm phán đình chiến. Kể từ đó, chiến tranh Triều Tiên bước vào giai đoạn mới - vừa đàm phán vừa đánh. Chí nguyện quân và quân đội Triều Tiên chiếm ưu thế lớn, sĩ khí lên cao.
Quân Mỹ lại nắm ưu thế về trang thiết bị kỹ thuật, kiểm soát bầu trời và biển, hỏa lực và tính cơ động của lực lượng mặt đất cũng rất mạnh nhưng binh lính Mỹ lại giảm nhuệ khí nên không thể tổ chức cuộc phản công quy mô lớn.
Tháng 7/1953, sau nhiều cuộc thương lượng, Triều Tiên ký tên vào hiệp định đình chiến.
- Góc nhìn Mỹ
Chiến tranh Triều Tiên đã đưa chiến tranh Lạnh tới Đông Á... Trước khi Nhật đầu hàng vào tháng 8/1945, Liên Xô và Mỹ đã đồng thuận chia (bán đảo Triều Tiên) thành hai khu vực khác nhau theo vĩ tuyến 38. Họ ban đầu muốn sau khi khôi phục hòa bình trên bán đảo Triều Tiên sẽ tổ chức bầu cử toàn quốc nhưng do quan hệ Liên Xô-Mỹ xung đột, bán đảo Triều Tiên xuất hiện hai chính phủ độc lập.
Hai chính phủ luôn xảy ra căng thẳng dọc phân giới. Ngày 25/6/1950, quân đội Triều Tiên xâm chiếm miền Nam, hành động của họ rõ ràng đã nhận được sự phê chuẩn của Stalin. Chính phủ của Truman lập tức cử hải quân và không quân viện trợ Hàn Quốc. HĐBA LHQ cũng thông qua nghị quyết yêu cầu Ủy ban về vấn đề Triều Tiên của LHQ ngăn chặn hành động xâm lược (Do LHQ từ chối trao ghế ngồi cho Bắc Kinh, để phản đối, đại biểu Liên Xô đã bỏ cuộc họp này).
Đến tháng 9, dưới sự chỉ huy của tướng MacArthur, lực lượng LHQ vượt qua vĩ tuyến 38 tiến lên phía Bắc, mục đích là thống nhất bán đảo, thành lập một chính phủ duy nhất.
Tổng thống Truman lo lắng quân đội LHQ tiếp cận sông Áp Lục biên giới Trung Quốc sẽ kích động sự can thiệp của Bắc Kinh nhưng tướng MacArthur bảo đảm rằng, Trung Quốc sẽ không phản ứng.
Tuy nhiên, đến tháng 11, quân tình nguyện Trung Quốc bắt đầu can thiệp ở bên phía Triều Tiên, đẩy lùi quân đội LHQ về phía Nam. Mặc dù chiến tranh vẫn tiếp diễn nhưng khu vực lân cận vĩ tuyến 38 đã hình thành nên tuyến phòng vệ "an toàn".
Đối với nhiều người Mỹ, hành động can thiệp của Trung Quốc là minh chứng rõ ràng nhất cho việc thúc đẩy chủ nghĩa cộng sản ở châu Á... Nhưng trên thực tế, nguyên nhân Trung Quốc tham chiến khả năng lớn nhất là lo lắng Mỹ đóng quân ở biên giới và phát động tấn công qua biên giới Trung Quốc. Tướng MacArthur khi đó còn công khai ủng hộ ném bom phía Đông Bắc Trung Quốc, để chuẩn bị tấn công ĐCTSQ. Điều này càng làm trầm trọng thêm những lo ngại của Trung Quốc.
Trong mọi trường hợp, chiến tranh Triều Tiên là sự không may với Trung Quốc. Sau khi Triều Tiên xâm nhập Hàn, Tổng thống Truman lệnh cử Hạm đội 7 tới eo biển Đài Loan, đề phòng Bắc Kinh tấn công Đài Loan. Đáng tiếc hơn, cuộc chiến càng khẳng định lập trường các nước phương Tây với Trung Quốc, khiến Trung Quốc bị các nước tư bản lớn cô lập trong 20 năm.
- Góc nhìn Hàn Quốc
Sau khi quân đội Liên Xô tiến vào Triều Tiên, ông Kim Il-sung nhận được sự hỗ trợ của Liên Xô, bắt đầu nắm thực quyền và bắt đầu thiết lập nền tảng thể chế chuyên chế, cộng sản hóa Triều Tiên.
Tháng 2/1946, ông Kim Il-sung đã trở thành Ủy viên trưởng Ủy ban nhân dân lâm thời Triều Tiên. Ủy ban này thông qua ban hành nghị định cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các doanh nghiệp quan trọng để củng cố nền tảng của chế độ cộng sản và việc thành lập chính quyền Cộng sản Triều Tiên vào tháng 9/1948.
Chính quyền Triều Tiên đã bí mật đã ký một thỏa thuận quân sự với Liên Xô để tăng cường sức mạnh quân sự và chuẩn bị cho cuộc xâm lược Hàn Quốc. Tại thời điểm đó, khắp Hàn Quốc xuất hiện các cuộc bạo động và đình công, xã hội vẫn chưa hoàn toàn ổn định, chính trị hỗn loạn.
Triều Tiên thực chất đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị cho cuộc xâm lược miền Nam nhưng bề ngoài lại tỏ ra muốn hòa bình với Hàn Quốc nhằm che giấu ý định về cuộc tấn công. Sáng sớm ngày 25/6/1950, Triều Tiên vượt qua vĩ tuyến 38 và bắt đầu cuộc tấn công miền Nam.
Bất chấp vũ khí lạc hậu, quân đội Hàn Quốc đã chiến đấu dũng cảm chống lại Triều Tiên. Tuy nhiên, do thiếu sức mạnh quân sự và trang thiết bị thiếu thốn, quân đội Hàn Quốc buộc phải rút lui tạm thời khi đối mặt với các cuộc tấn công quy mô lớn. Chính phủ Hàn Quốc đã rút lui về Busan để tránh sự xâm lược của Triều Tiên và đã coi Busan như một thủ đô tạm thời. Sau tiếng súng ngày 25/6, rất nhiều thanh niên đã ủng hộ quân đội, bước ra tiền tuyến.
LHQ đã triệu tập cuộc họp khẩn, xác định Triều Tiên là kẻ xâm lược, yêu cầu rút lui, đồng thời LHQ còn nhất trí nghị quyết viện binh cho Hàn Quốc.
Quân đội Hàn Quốc và lực lượng LHQ tấn công Incheon, từ đây bắt đầu các cuộc phản công và chiếm lại Seoul vào ngày 28/9/1950. Để đạt được ước mơ thống nhất ấp ủ lâu ngày, quân đội đã nhân cơ hội này, đẩy lùi đối phương và tiến vào biên giới Triều Tiên.
Quân đội Hàn Quốc và các lực lượng vũ trang LHQ đã tiến đến bờ sông Áp Lục, thống nhất đã trong tầm mắt nhưng do sự can thiệp của quân đội Trung Quốc nên phải rút lui.
Trung Quốc đã huy động lượng lớn binh lính và thực hiện chiến thuật biển người để đẩy quân đội Hàn Quốc và LHQ về phía nam, chiếm đóng Seoul. Qua cuộc giao tranh, Seoul lại được giành về. Về sau, căng thẳng giằng co ở quanh vùng vĩ tuyến 38. Khi cuộc chiến đang trong thế giằng co, các cuộc đàm phán đình chiến bắt đầu và thỏa thuận đình chiến cuối cùng cũng đạt được (7/1953).
- Góc nhìn Triều Tiên
Giáo trình lịch sử Triều Tiên liệt kê lên án hàng loạt các động thái của liên quân Mỹ-Hàn về quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc chiến tranh như: Tăng cường viện trợ, tái thiết các căn cứ quân sự ở miền Nam, tiến hành những hành động khiêu khích vũ trang có chủ ý...
Triều Tiên tố cáo liên quân Hàn-Mỹ có ý định "Bắc phạt" Triều Tiên trước: "Vào tháng 1/1950, Bộ trưởng chiến tranh Mỹ khi đó đã tới Hàn Quốc để chỉ huy kế hoạch "Bắc phạt" của quân đội nước này".
"Vào tháng 2/1950, tướng MacArthur đã triệu tập "nghịch tặc" Syngman Rhee và Tổng tham mưu trưởng quân đội tới Bộ Tư lệnh Viễn đông, đưa ra những chỉ thị cụ thể để tấn công Triều Tiên".
"Vào ngày 9, 11 và 13/6/1950, Mỹ đã ban hành các lệnh cảnh giới đặc biệt, tạo nên bầu không khí chiến tranh dọc khắp vĩ tuyến 38 và toàn bộ khu vực miền Nam".
"Ngày 18/6/1950, John Dulles, đặc sứ Tổng thống Mỹ tới Hàn Quốc, dẫn đầu nhóm cố vấn quân sự Mỹ và quan chức cấp quân đội Hàn Quốc thị sát khu vực vĩ tuyến 38 và phê chuẩn kế hoạch tấn công Triều Tiên.
Ngày hôm sau, John Dulles ra chỉ thị tấn công Triều Tiên vào ngày 25/6. Do đó, có thể thấy, Mỹ đã tiến hành lập kế hoạch tỉ mỉ và chuẩn bị đầy đủ để tấn công miền Bắc. Cuối cùng, vào ngày 25/6/1950, một cuộc chiến tranh xâm lược miền Bắc bùng nổ".
Triều Tiên cáo buộc, trong cuộc chiến, Mỹ và đồng minh đã thực hiện nhiều động thái nhằm hủy diệt nước này như: thao túng LHQ, kêu gọi các nước đồng minh tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên, sử dụng khí tài hiện đại, sử dụng những "thủ đoạn dã man, tàn khốc nhất", ném bom đạn số lượng lớn..
"Trung bình, 18 quả bom và đạn đã giội xuống 1km2. Số lượng bom thường và bom napalm ném xuống Bình Nhưỡng tương đương tổng dân số thành phố này".
"Trong bốn tháng chiến tranh, hơn 50 thành phố đã bị phá hủy và hơn 12.400 ngôi làng bị thiêu rụi".
Nín thở chờ Pháp “giải cứu” sức ép hạt nhân Iran giữa Washington
Minh Đức | 23/04/2018 08:59
Ông Emmanuel Macron liệu có thể thuyết phục người đứng đầu nước Mỹ ngừng việc rút khỏi thoả thuận hạt nhân Iran?
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã ít nhiều phát triển một mối quan hệ khá tích cực với người đứng đầu nước Mỹ, Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, liệu sự thân tình giữa hai nguyên thủ quốc gia có giúp Paris giữ lại được thoả thuận hạt nhân Iran - hiện đang bị ông Trump đe doạ phá bỏ?
Điều trên sẽ được kiểm chứng vào 23/4 khi nhà lãnh đạo Pháp bắt đầu chuyến công du chính thức tới Washington. Trong khi đó, giới ngoại giao châu Âu dường như đã đầu tư quá nhiều công sức vào nhiệm vụ đầy thách thức này.
Không còn nhiều thời gian. Ông Trump sẽ đưa ra quyết định vào ngày 12/5 về việc, liệu các cuộc nói chuyện với Paris, Berlin và London để đạt được những biện pháp cứng rắn hơn dành cho Iran – có tiến triển tốt hay không.
Nếu cảm thấy thoả thuận 2015 không còn sửa chữa được, Tổng thống Mỹ nhiều khả năng sẽ dừng sự ủng hộ của mình và mở đường cho các lệnh trừng phạt mới của Mỹ - có thể khiến toàn bộ hiệp định bị đổ vỡ.
Châu Âu coi viễn cảnh trên là một thảm hoạ, không chỉ đối với chiến lược không phổ biến vũ khí hạt nhân của họ, mà còn trong cả mối quan hệ với Washington.
Nếu ai có thể thuyết phục được ông Trump, đó sẽ là Macron. Tổng thống Pháp được đánh giá là có mối quan hệ thân thiết hơn với Nhà Trắng, so với những người đồng cấp đến từ Anh và Đức là Thủ tướng Theresa May và Angela Merkel.
Paris là đồng minh châu Âu đầu tiên đề nghị các biện pháp cứng rắn hơn đối với chương trình tên lửa đạn đạo của Iran, để bổ sung cho thoả thuận hạt nhân. Tuy nhiên liệu điều đó đã đủ? Ông Trump còn muốn thay đổi hiệp định để kết thúc cái gọi là “các điều khoản hoàng hôn”, cho phép Iran tái khởi động một phần chương trình hạt nhân của mình sau năm 2025.
Nhưng phương Tây không thể đơn phương sửa đổi văn kiện.
Iran tuyên bố, thoả thuận hạt nhân 2015 là bản cuối; đồng thời cảnh báo, họ sẽ tái kích hoạt chương trình hạt nhân nếu hiệp định này bị đổ vỡ.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh CBS, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nói, Iran có nhiều lựa chọn nếu Mỹ rút khỏi thoả thuận, bao gồm cả việc “tái khởi động các hoạt động hạt nhân nhưng ở tốc độ nhanh hơn rất nhiều”.
Ngoài ra, thoả thuận cũng là kết quả của những tháng ngày hoạt động ngoại giao cường độ cao giữa Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Mỹ - dưới sự bảo hộ của châu Âu.
Và giờ đây, chỉ có ông Trump muốn xé bỏ nó.
Đại diện của Anh, Pháp và Đức đã có những cuộc đàm phán sâu với người đứng đầu cơ quan chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ Brian Hook về nội dung của thoả thuận bổ sung.
“Ông Trump ghét thoả thuận này”.
Tuy nhiên, các đại diện châu Âu cho biết, bất chấp những tiến triển với phía Mỹ, họ không biết rõ liệu mình đã đến gần được một hiệp định mà Tổng thống Mỹ sẽ chấp nhận hay chưa.
Để làm hài lòng ông Trump, châu Âu đang nghiên cứu một văn bản bao gồm những điều khoản, ngăn cản Iran quay trở lại với chương trình hạt nhân vào sau năm 2025 – thời điểm thoả thuận hạt nhân 2015 kết thúc.
Ngoại trưởng Zarif nói, thoả thuận gốc bao gồm một “lời thề” rằng Iran sẽ không bao giờ sản xuất bom hạt nhân, và một lần nữa khẳng định quyết tâm thực hiện điều này của Tehran.
Châu Âu thậm chí có thể gọi tuyên bố này là một thoả thuận mới, nếu nó đủ khả năng thuyết phục nhà lãnh đạo Mỹ bằng lòng với các điều khoản trong văn bản nguyên gốc.
Tuy nhiên, “ông Trump ghét thoả thuận này”, một nhà ngoại giao châu Âu thừa nhận.
Trong khi đó, ông Brian Hook cho biết: “Nếu chúng ta có thể đạt được một hiệp định, nó sẽ được đệ trình lên ngài Tổng thống bởi Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh quốc gia, và sau đó ông ấy sẽ đưa ra quyết định liệu Mỹ sẽ ở lại hoặc là tiếp tục trừng phạt Iran”.
Ông John Bolton – một chính trị gia được đánh giá là có lập trường khá “diều hâu” trong vấn đề Iran, được bổ nhiệm làm tân Cố vấn An ninh Quốc gia mới của Mỹ, có vẻ càng khiến châu Âu bi quan hơn. Điều tương tự đã xảy ra khi Tổng thống Trump tuyên bố chọn giám đốc CIA Mike Pompeo làm Ngoại trưởng Mỹ, thay Rex Tillerson.
Pompeo luôn tỏ ra cứng rắn với Iran. “Tôi muốn sửa đổi thoả thuận này. Đó là mục tiêu,” ông Pompeo phát biểu trước các nhà lập pháp Mỹ. “Nếu không có khả năng thay đổi nó, tôi khuyến nghị ngài Tổng thống cố gắng hết sức làm việc với các đồng minh, để đạt được một kết quả và thoả thuận tốt hơn. Thậm chí ngay cả sau ngày 12/5”.
Không có kế hoạch B
Khi hạn cuối đang cận kề, ngay cả một số chính trị gia theo trường phái “diều hâu” tại Washington, cũng đề xuất việc Mỹ áp dụng lại trừng phạt Iran, có thể được trì hoãn.
Tuy nhiên, nếu thương thảo bất thành, và ông Trump quyết định rời khỏi thoả thuận hạt nhân, có vẻ như sẽ không có Kế hoạch B – ít nhất là từ phía châu Âu.
“Bất kỳ ai muốn huỷ bỏ thoả thuận Iran, đầu tiên cần phải nói với chúng tôi rằng, anh ta sẽ làm gì nếu Iran tái khởi động chương trình làm giàu uranium của họ,” Đại sứ Pháp tại Mỹ Gerard Araud viết trên Twitter.
Sau chuyến thăm của ông Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ có mặt tại Washington. Và sau đó, trái bóng sẽ hoàn toàn nằm trong tay của ông Trump.
Nối gót Syria, Iran sẽ là đối tượng tiếp theo hứng chịu đòn sấm sét của Tổng thống Trump?
Đại sứ Nguyễn Quang Khai | 23/04/2018 19:42
Trong bối cảnh hiện nay, việc tấn công Iran sẽ không gây tổn hại cho ông Trump bởi vì Mỹ còn có nhiều lý do như ngăn chặn ảnh hưởng của Iran ra toàn bộ khu vực Trung Đông.
Anh-Nga né tránh xung đột
Sau những lời tuyên bố mạnh mẽ của Tổng thống Mỹ Donald Trump, các phương tiện chiến tranh của Mỹ, Anh và Pháp được ồ ạt điều tới khu vực, có thể nói là lớn nhất kể từ sau cuộc chiến chống Libya năm 2011 đến nay và cuối cùng thì hơn 100 quả tên lửa Tomahawk được phóng vào Syria rạng sáng 14/4/2018.
Câu hỏi được đặt ra là tình hình Trung Đông sắp tới sẽ ra sao? Có phải những quả tên lửa này được bắn vào quan hệ Mỹ-Nga hay không và liệu đây có phải là màn dạo đầu cho một cuộc chiến tranh mới ác liệt hơn tại khu vực Trung Đông?
Trước cuộc tấn công, Nga đã nói với Mỹ rằng họ sẽ chỉ đáp trả nếu các căn cứ quân sự và tính mạng của người Nga ở Syria bị đe doạ. Trên thực tế, Mỹ và đồng minh đã tránh đánh vào các lợi ích của Nga và cả Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Anh Theresa May và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều tuyên bố cuộc tấn công không nhằm thay đổi chính quyền Bashar Al-Assad. Điều đó có thể hiểu được rằng cà hai phía Mỹ và Nga không muốn có một cuộc đối đầu quân sự trực diện.
Nói như vậy không có nghĩa là quan hệ giữa Nga và Mỹ, giữa Nga và phương Tây sẽ sớm được cải thiện, bởi vì các vấn đề bất đồng giữa hai phía vẫn còn nguyên vẹn. Quan điểm của Nga, Mỹ và các nước phương Tây về cuộc xung đột Syria nói chung và tương lại của Tổng thống Bashar Al-Assad vẫn còn rất xa nhau, chưa kể đến những vấn đề quốc tế khác như Ukraine, hạt nhân Iran, Triều Tiên....
Trước cuộc tấn công, nhiều người cũng lo ngại các căn cứ quân sự, các địa điểm đóng quân của Iran và Hezbollah sẽ là mục tiêu nhưng theo nhiều nguồn tin, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã không tán thành kế hoạch của cố vấn An ninh quốc gia John Bolton tấn công các căn cứ quân sự của Iran tại Syria để tránh một cuộc chạm trán với Tehran.
Thông qua cuộc tấn công này, ông Trump muốn thể hiện với trong nước rằng mình không phải là bạn của Tổng thống Vladimir Putin để đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận vào các cuộc điều tra của giám đốc Văn phòng điều tra liên bang FBI Robert Mueller. Mặt khác, cuộc tấn công này phần nào đó có lợi cho Nga vì dư luận thấy được bản chất thù địch của Mỹ, phương Tây và sự phục hồi vai trò nước lớn của Nga.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy Tổng thống Trump có thể sẽ hủy bỏ Thỏa thuận hạt nhân Iran vào 12/5 tới và không loại trừ khả năng ông sẽ ra lệnh tiến hành không kích Iran sau đó để ngăn cản Tehran phát triển vũ khí hạt nhân.
Đề phòng khả năng đáp trả của Iran trên lãnh thổ Syria, để tránh trở thành mục tiêu của Iran nếu xảy ra xung đột tại đây, Tổng thống Trump vẫn giữ quyết định của mình sẽ rút quân Mỹ khỏi Syria sớm mặc dù có nhiều ý kiến phản đối trong nhà Trắng cũng như các đồng minh của Mỹ. Ông kêu gọi Ả rập Xê út, các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất UAE đưa quân vào thay thế.
Nếu đảng Cộng hoà thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Hạ viện và Thượng viện vào ngày 6/11/2018 tới thì đảng Dân chủ sẽ chiếm đa số và kiểm soát Quốc hội. Như vậy thì đảng Dân chủ sẽ có cơ hội phế truất Tổng thống Trump với 2/3 số phiếu nếu cục Điều tra liên bang FBI của ông Mueller đi đến kết luận buộc tội Tổng thống Trump.
Tuy nhiên, ông Trump có thể xoay chuyển tình thế và tác động vào cuộc bầu cử bằng cách thổi phổng nguy cơ hạt nhân Iran và kiếm cớ gây căng thẳng đối đầu với Tehran. Bằng cách này, ông Trump có thể giành được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng, đặc biết là các thành viên gốc Do Thái trong Quốc hội, làm thay đổi kết quả của cuộc bầu cử có lợi cho ông và đảng Cộng hoà.
Trước đây trong lịch sử nước Mỹ đã có trường hợp tương tự, Tổng thống George W. Bush đã giành được sự ủng hộ của dân Mỹ, không mất phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2002 do khuấy động được dư luận trong nước bằng cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện 11/9/2001.
Trung Đông sẽ đi về đâu?
Bất chấp kết quả điều tra thế nào chăng nữa thì việc tấn công Iran sẽ không gây tổn hại cho ông Trump bởi vì Mỹ còn có nhiều lý do khác để tấn công Iran, trong đó có việc ngăn chặn ảnh hưởng của Iran ra toàn bộ khu vực Trung Đông, đặc biệt là sự đe doạ của Tehran đối với Israel và các nước vùng Vịnh theo dòng Sunni, đứng đầu là Ả rập Xê út và các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất UAE là những đồng minh của Mỹ ở khu vực.
Quan hệ giữa Iran và Israel trở nên hết sức căng thẳng sau vụ Israel không kích căn cứ không quân T4 của Syria. Iran tuyên bố sẽ tấn công trả thủ cho 7 cố vấn quân sự của họ bị thiệt mạng trong cuộc không kích này.
Ngày 20/4/2018, trong buổi cầu kinh thứ Sáu hàng tuần, tướng Hossein Salami, Tư lệnh các lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo (IRGC) đã tuyên bố "Iran sẵn sàng đối đầu với bất cứ cuộc xâm lược nào của Israel và cuộc chiến tranh sắp tới sẽ kết thúc sự tồn tại của Israel". Trong khi đó, tướng Abdolrahim Mousavi, Tư lệnh quân đội Iran còn nói "Israel không thể tồn tại trong vòng 25 năm tới".
Về phần mình, Tel Aviv khuyên Tehran không nên thử sức mạnh của quân đội Israel và khẳng định sẵn sàng cho mọi khả năng chiến tranh trên nhiều mặt trận. Tướng Gadi Eisenkot, Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel (IDF) tuyên bố chiến tranh với Iran sẽ bùng nổ trước cuối năm nay.
Các tuyên bố trên của Tehran và Tel Aviv cho thấy khả năng một cuộc đối đầu quân sự không sớm thì muộn sẽ xảy ra giữa Iran và Israel. Cuộc chiến tranh này có thể xảy ra sớm với quy mô hạn chế trên lãnh thổ Syria hoặc toàn diện trên tất cả các mặt trận Syria, Lebanon và Palestine.
Không ai có thể dự đoán được Israel hay Iran sẽ khai hỏa trước. Tình hình từ nay đến 12/5/2018 là thời hạn Tổng thống Trump sẽ xem xét lại Thỏa thuận hạt nhân (JCPOA) sẽ hết sức căng thẳng. Nhiều tin tức lọt ra ngoài cho biết ông Trump sẽ rút khỏi thỏa thuận này. Nếu cuộc chiến xảy ra, chắc chắn Mỹ sẽ đứng về phía Israel.
Cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh chống Syria hôm 14/4 vừa qua đang làm cho tình hình khu vực Trung Đông vốn đã hết sức phức tạp trở nên căng thẳng hơn. Không ai có thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra tại Trung Đông trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, một điều có thể khẳng định được rằng, một cuộc chiến tranh mới sẽ đẩy khu vực vào một thảm hoạ không lường trước được.
Thổ Nhĩ Kỳ tố Mỹ cung cấp miễn phí vũ khí cho quân người Kurd ở Syria
Minh Thu | 23/04/2018 14:43
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nhấn mạnh, trong khi Mỹ và đồng minh từ chối bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ thì lại cung cấp phần lớn vũ khí “miễn phí” cho các lực lượng người Kurd hoạt động ở Syria.
“Chúng tôi không thể mua vũ khí của Mỹ bằng chính tiền của mình nhưng thật không may, Mỹ và lực lượng liên quân lại cung cấp vũ khí đạn dược cho các tổ chức khủng bố mà còn là miễn phí”, ông Erdogan phát biểu trên kênh truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ NTV hôm 21/4.
Cũng theo ông Erdogan, mối đe dọa lớn hiện nay với Thổ Nhĩ Kỳ lại xuất phát từ cái gọi là “những đối tác chiến lược”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Washington vẫn tiếp tục vũ trang cho các tay súng phiến quân ở Syria bằng việc điều động các đoàn chở đủ loại vũ khí tới khu vực này. Cụ thể, Mỹ đã điều 5.000 xe tải chở vũ khí tới khu vực phía bắc Syria, theo ông Erdogan.
Trong khi đó, Mỹ coi Các Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) là một đồng minh cùng chiến đấu ở Syria. Còn Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) được cho được huấn luyện và trang bị vũ khí từ Mỹ.
Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ coi YPG là một chi nhánh của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) vốn nằm trong danh sách khủng bố của quốc gia này.
Hồi tháng 12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê chuẩn cung cấp số vũ khí trị giá 393 triệu USD cho các đối tác ở Syria và YPG nằm trong số này. Mỹ còn công bố ý định thành lập một quân đoàn người Kurd gồm 30.000 thành viên hoạt động dọc khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Động thái của Mỹ khiến Thổ Nhĩ Kỳ vô cùng tức giận. Vào ngày 20/1, Ankara đã cho triển khai chiến dịch “Cành ô liu” với mục tiêu quét sạch các tay súng SDF ra khỏi khu vực phía bắc Syria gần với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhiều lần cáo buộc SDF đào tạo các chiến binh nhí cũng như thành lập các chốt kiểm soát ngay tại những khu vực đông dân cư nhằm dùng dân thường làm lá chắn sống trước các đợt tấn công từ bên ngoài.
Sao Pháp bỗng dưng hăng hái với ván cờ Syria?
Với vị thế của nước Pháp và "sự láu cá" trong hành xử của ông Macron, ước vọng của "Charles de Gualle đệ nhị" có lẽ vẫn không thành ...
Ma thuật chính trị?
Ngày 22/4, khi trả lời phỏng vấn hãng tin Fox News, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhấn mạnh, Pháp và các nước đồng minh không nên vội vàng rời Syria sau khi chiến sự chấm dứt.
"Khi chiến thắng khủng bố IS ở Syria, nếu chúng ta triệt thoái hoàn toàn và dứt khoát, điều đó vô hình trung chúng ta lại tạo khoảng trống cho chính quyền Syria và Iran phát động một cuộc xung đột mới".
Ông Macron nhấn mạnh: "Chúng ta cần phải xây dựng một Syria mới sau chiến tranh và đó là lý do tại sao tôi cho rằng vai trò của Mỹ là cực kỳ quan trọng, dù Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng đều có vai trò trong việc tái thiết Syria".
Là những ma thuật chính trị, Trump và Macron đang lừa thế nhau |
Bình luận của nhà lãnh đạo trẻ tuổi đưa ra không lâu sau khi liên quân Mỹ-Anh-Pháp không kích Syria vào đêm 14/4 để đáp trả cáo buộc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học.
Chủ tịch Đảng Mặt trận quốc gia Pháp đối lập, bà Marine Le Pen đã chỉ trích quyết định tham gia cuộc không khích Syria đã khiến cho Pháp mất đi tính độc lập khi xử lý các vấn đề quốc tế.
Còn về phần mình, ngày 17/4, phát biểu trước Nghị viện Châu Âu, Tổng thống Macron cho rằng cuộc không kích của Mỹ-Anh-Pháp vào Syria dù không giải quyết được gì ngoài phá hủy tiềm lực vũ khí hóa học, nhưng bảo vệ được danh dự quốc tế.
"Cuộc không kích không giải quyết được gì, nhưng sẽ chấm dứt tình trạng quá quen thuộc, khi lẽ phải không trở thành sức mạnh. Ba quốc gia đã can thiệp và đó là hành động bảo vệ danh dự của cộng đồng quốc tế", ông Macron hoạt ngôn lý giải.
Thực ra, "cái được" của Mỹ-Anh-Pháp sau khi tấn công Syria, theo lời ông Macron là rất mơ hồ. Bởi các cơ sở thể hiện tiềm lực vũ khí hoá học của Syria bị không kích chỉ là phỏng đoán, còn danh dự quốc tế chỉ là cảm nhận mà thôi.
Tuy nhiên, khi tấn công Syria đêm ngày 13/4/2018, cả Washington-London-Paris đều đã vi phạm luật pháp quốc tế, bởi không tuân thủ Nghị quyết của LHQ về vấn đề vũ khí hoá học của Syria được thông qua ngày 27/9/2013.
Nghị quyết về giải giáp vũ khí hoá học của Syria yêu cầu chính quyền nhà nước Syria phải từ bỏ vũ khí hoá học và nếu không tuân thủ thì có thể bị trừng phạt, nhưng việc tấn công quân sự chống Syria phải được thông qua trong một Nghị quyết khác.
Việc tiêu huỷ vũ khí hoá học của Syria thì đã được giao cho Mỹ và đồng minh thực hiện, với tỷ lệ Mỹ tiêu huỷ 50%, đồng minh tiêu huỷ 50%. Quá trình tiêu huỷ kho vũ khí hoá học của Syria hoàn toàn do Mỹ giám sát-Syria đã tuân thủ Nghị quyết LHQ.
Tấn công Syria là một nước đi của Paris muốn thay thế Washington, nếu Trump quyết rút quân |
Song đặt trường hợp chính quyền Syria không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo Nghị quyết về tiêu huỷ vũ khí hoá học của nước này - như phương Tây vẫn cáo buộc - thì việc trừng phạt Syria phải được cho phép bằng một Nghị quyết khác của LHQ.
Rõ ràng, xét trong mọi trường hợp, hành động của Mỹ-Anh-Pháp tấn công quân sự Syria với cái cớ chính quyền Syria sử dụng vũ khí hoá học giết hại dân thường, đều là hành động bất chấp luật pháp quốc tế.
Điều đáng lưu ý là, dù Mỹ cùng với Anh và Pháp đã tiến hành cuộc không kích quy mô lớn nhằm vào Syria nhưng Tổng thống Trump lại có ý định muốn rút quân đội Mỹ khỏi Syria và trao lại trách nhiệm cho các quốc gia đồng minh trong khu vực.
Ý định rút quân của ông Trump được nêu lên chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc tấn công Syria và không thấy ông nói lại khi cuộc tấn công kết thúc. Dường như những "cái được" khi trừng phạt Damascus không làm thay đổi ý định của nhà lãnh đạo Mỹ.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu Điện Elysees thì Mỹ sẽ không rút quân khỏi Syria, tức ý định của người đứng đầu Nhà Trắng là không thực tâm. Lý giải cho nhận định đó, ông Maron cho rằng ông và ông Trump đều là “những kẻ ma thuật chính trị”.
"Ông Macron cho biết ông có một mối quan hệ rất đặc biệt với ông Trump và họ đều biết dùng ma thuật chính trị, cùng nhau cam kết chống khủng bố và làm giảm ảnh hưởng của các quốc gia theo chế độ độc tài toàn trị", Fox News tường thuật.
Có lẽ Tổng thống Pháp nói đúng, bởi phương Tây muốn "người Syria tự quyết định tương lai của họ" - theo ông Macron - nhưng lại ngăn người Syria đối thoại, rồi tính ở lại Syria lâu dài, cả khi cơ sở giúp họ làm khách không mời - khủng bố - không còn.
Ước vọng chưa thành
Còn nhớ, trong cuộc họp báo kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Taormina, Sicily, Italia, tháng 5/2017, Tổng thống Macron đã phải lên tiếng thừa nhận tầm quan trọng của việc đối thoại với Nga trong giải quyết các vấn đề quốc tế quan trọng.
Tổng thồng Putin là quốc khách đầu tiên của Tổng thống Macron |
Và ngay sau G-7 Taormina 2017, Tổng thống Macron đã hiện thực hoá lời nói bằng việc tiếp đón Tổng thống Putin vào ngày 29/5/2017, khi nhà lãnh đạo Nga có chuyến thăm tới đất nước hình lục lăng.
Nếu tại G-7 Taormina 2017, nhà lãnh đạo trẻ của Pháp cho rằng cộng đồng quốc tế thực sự cần Nga tham gia vào việc giải quyết là tình hình tại Ukraine, tại Syria, thì điều đó cũng được ông nhắc lại trong cuộc gặp với nhà lãnh đạo Nga diễn ra ở Versailles.
Về cuộc xung đột ở Ukraine, không chờ ở hành động của Kiev và Moscow, Tổng thống Macron khẳng định sớm tổ chức hội đàm của đại diện “Bộ tứ Normandy”, gồm Pháp, Đức, Nga và Ukraine để thảo luận tình hình miền đông Ukraine.
Về cuộc nội chiến ở Syria, người đứng đầu Điện Elysees đã cho biết không xem sự ra đi của Tổng thống Assad là điều kiện tiên quyết cho tất cả mọi vấn đề, bởi không ai có thể là người kế nhiệm hợp pháp ông ấy.
Và ông Macron khẳng định: “Lập trường của tôi rất rõ ràng. Trước hết, cần một cuộc chiến toàn diện để chống lại tất cả các nhóm khủng bố. Chúng là kẻ thù của chúng ta. Chúng ta cần sự hợp tác của Nga để diệt trừ khủng bố”.
Điều đó cho thấy nhà lãnh đạo trẻ tuổi đã rất sốt sắng trong việc cải thiện quan hệ với nước Nga, vốn đang bị bao vây bởi vòng kim cô cấm vận của Mỹ-phương Tây và đó được nhận diện là bước đi nhằm nâng tầm nước Pháp trên trường quốc tế.
Bởi sau khi nước Anh rời khỏi EU, Pháp trở thành cường quốc hạt nhân duy nhất trong EU và cũng là nước duy nhất của EU là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Đây là lợi thế rất lớn cho Pháp và "Charles de Gualle đệ nhị" đã chọn biến lợi thế “2 duy nhất” thành ưu thế cho Paris bằng đột phá vào quan hệ với Nga từ hai ván cờ Ukraine và Syria, vì Moscow đóng vai trò quan trọng trong cả hai ván cờ này.
Mỹ quan tâm nhiều hơn tới ván cờ Ukraine khiến Macron ngỡ ngàng |
Nước Nga ngày càng đóng vai trò quan trọng trên vũ đài chính trị thế giới, điều đó một phần do nước Nga được Putin hồi sinh sức mạnh, một do chính các đối thủ giúp Moscow có được điều ấy khi luôn đưa Moscow vào thế đối nghịch.
Do đó, nước Pháp của Macron chọn đột phá vào quan hệ với Nga – đối thủ của Mỹ và phương Tây - là một nước đi chuẩn xác trong việc gia tăng chiếm lĩnh mặt bằng sân khấu chính trị thế giới.
Tuy nhiên, thực tế diễn ra lại không như tính toán của Paris và việc nâng tầm cho nước Pháp trên trường quốc tế vẫn chỉ là ước vọng không thành của "Charles de Gualle đệ nhị".
Với ván cờ Ukraine, tưởng chừng Mỹ buông thì bỗng dưng Washington lại xăng xái hơn trong việc giúp Kiev, nhất là luật hoá tái hoà nhập Donbass, gia tăng xung đột với Moscow, khiến cho Pháp đành phải đứng sau lưng Mỹ.
Với ván cờ Syria, tưởng chừng Mỹ và Nga sẽ cò cưa trong cuộc chiến chống khủng bố và điều đó sẽ tạo điều kiện cho Pháp thực hiện nước đi của "điệp viên hai mang" với đối tác-đồng minh, song không ngờ Moscow lại tất tay với lực lượng nổi dậy.
Điều đó khiến cho việc kết hợp với Nga sẽ không giúp gì được cho Pháp vì Paris lúc này chỉ là "người theo đóm". Và khi Mỹ có ý định rút quân khỏi Syria thì đó được xem là cơ hội cho Macron "trổ tài thao lược".
Việc quyết định cho quân đội Pháp tham gia tấn công Syria chỉ là bước khởi đầu của nhà lãnh đạo trẻ trong việc tạo dấu ấn của Paris, sau khi đã có chuyển động chạy chỗ trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Li-băng.
Vậy nhưng Washington lại có ý định nhường lại vị thế cho những đồng minh "lắm tiền nhiểu của" ở Trung Đông, chứ không chọn Paris để "chọn mặt gửi vàng". Và điều đó buộc Macron phải đánh bài ngửa với Trump.
Vì vậy Macron quyết đánh bài ngửa với Trump trong ván cờ Syria |
Có thể nhận diện đề nghị Mỹ ở lại lâu dài trên đất nước Syria, theo giới phân tích, Macron hướng tới mục đích là muốn Mỹ chọn Pháp thay thế ở Syria, nếu Trump quyết rút quân và Washington sẽ giúp Paris khả năng đối trọng với Msocow trong ván cờ này.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Paris thể hiện thái độ quay ngoắt với Moscow, cho dù Tổng thống Macron chọn Tổng thống Putin là vị quốc khách đầu tiên mà ông tiếp đón trong nhiệm kỳ quyền lực của mình.
Song với vị thế của nước Pháp hiện nay và "lối hành xử có phần láu cá" của ông Macron, ước vọng của "Charles de Gualle đệ nhị" có lẽ vẫn chỉ là ước vọng không thành - cả Mỹ và Nga sẽ không tạo điều kiện để Macron nâng tầm cho nước Pháp.
Ngọc Việt
|
Mỹ dọa trừng phạt vì S-400, Thổ rút hết vàng từ Mỹ
Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải chịu trừng phạt của Mỹ về việc mua các hê thống tên lửa phòng không S-400 Triump.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov ngày 21/4 tuyên bố, Nga cho rằng đối với việc Nga cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triump cho Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ đang thể hiện lập trường hăm dọa kiểu tống tiền
Trước đó, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Wess Mitchell tuyên bố rằng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga, chính quyền Ankara có thể rơi vào diện trừng phạt trong khuôn khổ CAATSA.
Luật "Chống trả kẻ thù của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt" (CAATSA) đã được Quốc hội Mỹ thông qua vào mùa hè năm 2017, cho phép áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ngành công nghiệp quốc phòng Nga, cũng như chống các quốc gia mua vũ khí của Nga.
"Chuyện ông Mitchell tuyên bố rằng, Ankara đang liều mạng rơi vào diện trừng phạt nếu mua S-400 Triumpb chính là ví dụ điển hình về nỗ lực hăm dọa kiểu tống tiền, với tính toán đảm bảo cạnh tranh không lành mạnh dành cho các công ty Mỹ" - Bộ trưởng Ngoại giao Nga nhận định.
Ông Sergei Lavrov đưa ra dẫn chứng là mới đây, Tổng Thư ký Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), mà Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên tích cực, đã thừa nhận rằng, quyết định mua các hệ thống phòng không S-400 Triump là “công việc nội bộ quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ”.
"Như vậy, là một thành viên của NATO, Hoa Kỳ cần lắng nghe ý kiến tập thể đã được Tổng Thư ký khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương trình bày" - người đứng đầu cơ quan đối ngoại của Liên bang Nga nhấn mạnh.
Hồi đầu tháng này, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Công ty xuất nhập khẩu quốc phòng quốc doanh Nga RosoboronExport vào danh sách cấm vận của Mỹ về Syria. Đại diện tập đoàn cho biết, quyết định này của Mỹ chẳng có ảnh hưởng gì tới họ, bởi Rosoboronexport từ lâu đã làm việc trong điều kiện bị áp đặt các biện pháp chế tài của Mỹ.
Mỹ khẳng định S-400 Triump Nga không được tích hợp vào hệ thống phòng không NATO |
Bên cạnh việc hăm dọa, Mỹ còn khuyên Ankara chấm dứt hợp đồng mua các hệ thống S-400 Triump của Nga “không tương thích với chuẩn NATO” và sẵn sàng cung cấp các hệ thống tên lửa khác (như Patriot 3, tức PAC-3) cho Thổ Nhĩ Kỳ, để thay thế các tổ hợp tên lửa của Nga,
Còn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan cho rằng, thỏa thuận với Nga về S-400 dứt khoát vẫn sẽ không thay đổi, bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ chống Rosoboronexport. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ chẳng có ảnh hưởng gì đến hợp đồng cung cấp tên lửa S-400.
Trong bối cảnh Mỹ đe dọa trừng phạt chính quyền Erdogan vì thương vụ mua sắm S-400 và các động thái xích lại gần Nga khác thì giới truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin rằng, chính quyền Ankara đã rút hết vàng ở Hệ thống Dự trữ Liên bang của Hoa Kỳ (FRS).
Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ vừa rút toàn bộ khoản dự trữ vàng của nước này từ Hệ thống Dự trữ Liên bang của Hoa Kỳ (FRS). Điều này được minh chứng bởi báo cáo hàng năm của ngân hàng, công bố trên trang web chính thức của tổ chức này hôm 21/4.
Trong văn bản có thông tin rõ ràng cho thấy, tính đến cuối năm 2016, lượng vàng dự trữ của Thổ Nhĩ Kỳ nằm tại Hệ thống Dự trữ Liên bang (FRS) của Hoa Kỳ là 28,689 tấn, trong khi đó, ở cột bên cạnh, con số cuối năm 2017 chỉ còn là một dấu gạch ngang.
Tờ báo Milliyet đưa tin rằng, các ngân hàng tư nhân lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ cũng rút vàng dự trữ của mình từ nước ngoài về, đáp ứng lời kêu gọi của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan "để thoát khỏi áp lực của tỷ giá hối đoái và sử dụng vàng thay vì sử dụng đồng dollars".
Đã có hàng loạt ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ hưởng ứng lời kêu gọi này, ví dụ như ngân hàng Halk Bankası chuyển về Thổ Nhĩ Kỳ 29 tấn vàng từng được cất giữ ở nước ngoài. Theo dữ liệu của tờ báo, tổng cộng đã có 220 tấn vàng được đưa về quê hương từ hải ngoại.
Toàn Thắng
Mỹ - Trung đối mặt hai ngòi nổ về Đài Loan
Xuân Mai | 23/04/2018 09:55
Ngay cả khi Mỹ và Trung Quốc có thể tránh được cuộc chiến thương mại thì Đài Loan lại là vấn đề tới đây nhiều khả năng dẫn đến cuộc đụng độ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Một loạt diễn biến gần đây đã làm nổi bật những căng thẳng leo thang giữa Washington, Bắc Kinh và Đài Loan. Vụ việc lên đến đỉnh điểm trong tuần qua khi hàng loạt động thái phô diễn sức mạnh quân sự "ăn miếng trả miếng" được tiến hành ở eo biển Đài Loan. Hôm 18-4, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã đến eo biển Đài Loan sau cuộc tập trận quy mô lớn ở biển Đông một tuần trước đó để thực hiện cuộc diễn tập bắn đạn thật bất ngờ.
Theo báo South China Morning Post (Hồng Kông), động thái này rõ ràng là thông điệp gửi đến lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, người vừa trở về sau chuyến đi giám sát cuộc tập trận của hải quân ở ngoài khơi bờ biển phía Đông hòn đảo. Cuộc diễn tập của PLA nhằm phát tín hiệu Bắc Kinh phản đối mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa Mỹ và Đài Loan.
Bắc Kinh bắt đầu lo lắng trước những dấu hiệu cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xây dựng quan hệ nồng ấm với Đài Loan kể từ khi ông nhậm chức. Ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, ông Trump đã khiến Trung Quốc khó chịu khi hoài nghi về cam kết lâu nay của Washington đối với chính sách "Một Trung Quốc" và phá vỡ quy tắc ngoại giao nhiều thập kỷ khi điện đàm với bà Thái Anh Văn. Nguyên tắc của chính sách "Một Trung Quốc" yêu cầu Mỹ từ bỏ quan hệ chính thức với hòn đảo này.
Mới đây, việc ông chủ Nhà Trắng ký kết Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) và Đạo luật Qua lại Đài Loan cho thấy sự thay đổi trong chính sách của Mỹ khi cả 2 đạo luật mới kêu gọi và hợp pháp hóa sự gia tăng trong các hoạt động trao đổi quân sự với hòn đảo này.
Trong 2 tuần qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Phil Davidson cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc nâng cao mối quan hệ với Đài Loan và bán nhiều vũ khí hơn nữa cho hòn đảo này.
Tuy nhiên, 2 động thái sắp tới đây của Mỹ nhiều khả năng mới là đe dọa nghiêm trọng hơn cả cho mối quan hệ Trung - Mỹ vốn đang trong giai đoạn rối ren nhất kể từ thời cố Tổng thống Richard Nixon. Thứ nhất, nếu ông Trump phê chuẩn chuyến thăm dự kiến của cố vấn An ninh quốc gia John Bolton đến Đài Loan thì đây sẽ được xem là thách thức lớn nhất đối với nguyên tắc "Một Trung Quốc" và có thể vượt qua "lằn ranh đỏ" của Bắc Kinh.
Thứ hai, ông chủ Nhà Trắng cấp phép cho các nhà sản xuất Mỹ bán công nghệ tàu ngầm cho Đài Loan, một động thái được cho là sẽ chọc giận Bắc Kinh hơn cả. Tuy nhiên, bất kỳ thay đổi lớn nào trong chính sách của Mỹ về vấn đề Đài Loan cũng có thể thúc đẩy phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh, đặt biệt là khi Chủ tịch Tập Cận Bình đặt mục tiêu sáp nhập Đài Loan vào chương trình nghị sự.
Trong một kịch bản khác, ông Trump có thể nồng ấm với Đài Loan chỉ đơn giản vì cảm thấy hòn đảo này gắn liền với lợi ích cốt lõi của Mỹ về giá trị, chính trị, kinh tế và tôn trọng nền dân chủ cũng như sự tự do của hòn đảo. Song, dù theo cách nào đi nữa, Trung - Mỹ cũng khó tránh một cuộc đối đầu.
Chỉ có chiến tranh với Mỹ mới có thể ngăn cản Trung
Quốc độc chiếm biển Đông
Chỉ có chiến tranh mới có thể ngăn cản được Trung Quốc độc chiếm biển Đông. Đó là phát biểu của Đô đốc Philip S. Davidson, người được đề cử làm Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ trước Quốc hội Mỹ hôm 17/4.
Trong bản viết tay đệ trình lên Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ trước hôm ra điều trần, Đô đốc Davidson cảnh báo về sự gia tăng hiện diện quân sự của Trung Quốc tại vùng nước đang tranh chấp, bao gồm những căn cứ quân sự bí mật trên các đảo. Ông nói rằng đây là một bước tiến của Trung Quốc nhằm hướng tới việc thống trị toàn bộ khu vực Biển Đông, nơi đang có tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Đô đốc Davidson viết rằng, một khi đã chiếm được Biển Đông, Trung Quốc có thể sẽ vươn dài tầm ảnh hưởng của mình ra hàng ngàn miles về phía nam. Quân đội Trung Quốc có thể sẽ sử dụng những căn cứ ở đây để thách thức sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Các lực lượng được triển khai tới những căn cứ mà Trung Quốc lập nên tại đây có thể là bàn đạp đè bẹp một cách dễ dàng các lực lượng quân sự của tất cả các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Để nhấn mạnh cho tầm quan trọng của nhận định trong bài viết, Đô đốc Davidson nói Trung Quốc hiện đã đủ khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống và chỉ có chiến tranh với Mỹ mới ngăn cản được điều này.
Trung Quốc hiện đòi chủ quyền đến 90% diện tích biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò được nước này vẽ ra trên biển, đòi chủ quyền vùng nước lịch sử.
Từ đầu năm 2014, Trung Quốc đã tiến hành xây lấp các đảo nhân tạo ở khu vực tranh chấp và xây dựng các căn cứ quân sự, triển khai vũ khí ra các đảo này, làm dấy lên lo ngại về việc quân sự hóa khu vực biển Đông của Trung Quốc.
Kể từ đầu tháng 4 tới nay, Trung Quốc đã liên tiếp tổ chức 4 cuộc tập trận trong khu vực.
Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc quân sự hóa khu vực Biển Đông.
Hôm 23/3, một tàu khu trục của Mỹ là tàu USS Mustin đã tiếp cận Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa do Trung Quốc kiểm soát trong hoạt động thường xuyên của chương trình Tự do Hàng hải (Fonops) mà Mỹ vẫn tiến hành ở Biển Đông kể từ năm 2015 trở lại đây.
An ninh quốc gia Mỹ: Các nhà cung cấp thiết bị CNTT cho Chính phủ Mỹ mua tới 51% linh kiện Trung Quốc
Một báo cáo của Ủy ban Hạ viện Mỹ cho thấy, các nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) cho chính phủ Mỹ, trung bình mua tới 51% linh kiện / bộ phận từ Trung Quốc.
Báo cáo trên được công bố vào ngày 19/4 bởi Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung, một cơ quan thuộc Hạ viện Mỹ có nhiệm vụ điều tra các vấn đề thương mại và an ninh quốc gia giữa Mỹ và Trung Quốc.
Việc thiếu một chiến lược chủ động để quản lý các chuỗi cung ứng của Mỹ, cùng với ý đồ khó lường của chính quyền Trung Quốc, đã tạo ra một nguy cơ lớn đối với an ninh quốc gia Mỹ, cũng như đối với khả năng cạnh tranh kinh tế và sự riêng tư của người dân Mỹ.
Dựa trên thông tin có sẵn công khai, báo cáo cho thấy trung bình 51% các bộ phận và linh kiện được chuyển đến 7 nhà sản xuất thiết bị CNTT hàng đầu của Mỹ, bao gồm Hewlett-Packard, IBM, Dell, Cisco, Unisys, Microsoft và Intel, là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các nhà sản xuất Mỹ này lần lượt cung cấp hầu hết các máy tính, thiết bị định tuyến, phần mềm, máy in và các sản phẩm CNTT khác, được chính phủ Mỹ sử dụng.
Theo báo cáo, trong số bảy công ty, Microsoft đứng đầu danh sách, với 73% các bộ phận / chi tiết của họ có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Là một trong những chuyên gia đã đóng góp vào báo cáo, bà Jennifer Bisceglie, Giám đốc Điều hành của công ty Interos Solutions, cho biết phần lớn đấu thầu mua sắm CNTT hàng năm trị giá 90 tỷ USD của chính phủ Mỹ, kết thúc bằng việc mua các sản phẩm của Trung Quốc hoặc các sản phẩm có chứa các bộ phận và linh kiện sản xuất tại Trung Quốc.
Báo cáo cảnh báo rằng 7 công ty này không phải là những công ty duy nhất cung cấp thiết bị CNTT cho chính phủ Mỹ, nhưng là những nhà cung cấp hàng đầu, căn cứ trên những nguồn thông tin có sẵn công khai. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp thiết bị CNTT hàng đầu khác như công ty AT & T, Abacus Technology và Amazon Web Services, vẫn chưa được khảo sát.
Theo báo cáo, hơn 95% các linh kiện điện tử thương mại và hệ thống CNTT, trợ giúp cho chính phủ Mỹ, là các sản phẩm thương mại có sẵn, trong đó Trung Quốc có vai trò đáng kể trong mạng lưới cung ứng toàn cầu các sản phẩm này.
Không chỉ các thiết bị phần cứng của Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro về bảo mật, mà nhiều chương trình phần mềm của Trung Quốc cũng bị xem là “Gián Điệp”, có thể lấy cắp thông tin riêng tư của người sử dụng. (Ảnh: Download Apps)
Trong nhiều năm, các chuyên gia an ninh quốc gia cũng như các quan chức Mỹ, đã lên tiếng báo động về khả năng các quốc gia đối địch, có thể đủ tinh vi để đưa vào một lỗi độc hại trong các thiết bị của Mỹ, thậm chí có thể là một lỗi có thể khai thác, có thể khởi sự hoạt động tại thời điểm mà đối thủ lựa chọn.
Xét các mối đe dọa ngày càng tăng của chính quyền Trung Quốc đối với an ninh quốc gia Mỹ, ngày càng có nhiều lời kêu gọi cần xem xét toàn diện về sự phụ thuộc của ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ, vào các bộ phận / linh kiện sản xuất tại Trung Quốc, đặc biệt là các sản phẩm mà cuối cùng chính phủ Mỹ hoặc thậm chí quân đội Mỹ, mua và sử dụng.
Báo cáo cũng chỉ ra một danh sách các chính sách và luật kinh doanh của Trung Quốc, được ban hành trong vài năm qua, tất cả đều tìm cách bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất Trung Quốc và để giúp Trung Quốc thống trị thị trường công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong tương lai.
Báo cáo viết: “Những quy định mới này đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan nghiêm trọng đối với các công ty đa quốc gia của Mỹ, và một mối đe dọa rất lớn đối với an ninh quốc gia Mỹ. Nếu các công ty Mỹ, là nhà cung cấp ICT chính thức cho chính phủ liên bang Mỹ, giao nộp mã nguồn, thông tin doanh nghiệp độc quyền, và thông tin an ninh cho chính phủ Trung Quốc, họ đã tiết lộ chính mình và những mạng lưới ICT của liên bang, cho các nỗ lực gián điệp mạng của Trung Quốc”.
Cũng theo báo cáo, những cuộc tấn công mạng vào các chuỗi cung ứng cũng có thể trở nên dễ dàng hơn và phổ biến hơn, khi mà việc phát triển các công nghệ như công nghệ mạng di động 5G và internet, làm gia tăng phương thức tấn công theo cấp số nhân.
Báo cáo đề xuất việc tạo ra một “lãnh đạo tập trung” trong chính phủ Mỹ, để giám sát và điều chỉnh chuỗi cung ứng. Điều này yêu cầu các nhà thầu cho chính phủ Mỹ, phải tiết lộ các nhà cung cấp các bộ phận và chi tiết của mình. Ngoài ra, báo cáo cũng đề xuất Hạ viện Mỹ ràng buộc ngân sách của các chương trình với việc giám sát chuỗi cung ứng, nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy định có liên quan.
Phạm Duy, theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Hoa Kỳ kêu gọi hành động ngay lập tức chống lại ‘mối đe dọa gián điệp mạng’ của Trung Quốc
Một cơ quan của quốc hội Hoa kỳ cảnh báo, chính phủ Mỹ phải khẩn trương giải quyết các mối đe dọa ngày càng tăng bởi “những kẻ bất lương” của Trung Quốc đã thâm nhập vào các cơ quan tình báo Mỹ và các hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng thông qua các hệ thống công nghệ thông tin, theo South China Morning Post.
Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc cho biết: “Những kẻ bất lương của Trung Quốc đã nhắm vào các mạng lưới của các tổ chức tư nhân và các nhà thầu chính phủ để có được các thông tin nhạy cảm và khai thác các lỗ hổng trong hệ thống thông tin liên bang”.
“Trung Quốc đã mở rộng nỗ lực để có được lợi thế kinh tế bằng cách theo đuổi kiến thức về công nghệ chủ chốt thông qua việc mua lại doanh nghiệp và sử dụng sức mạnh kinh tế của các công ty Trung Quốc như là một công cụ của nhà nước”, báo cáo cho biết.
Một số thống kê của báo cáo nêu bật số lượng thành phần Công nghệ thông tin (CNTT) được tạo ra ở Trung Quốc trong mạng lưới CNTT của chính phủ Hoa Kỳ.
Ví dụ, các lô hàng từ Trung Quốc trung bình chiếm 51% hàng nhập khẩu của 7 nhà sản xuất CNTT thương mại lớn nhất cung cấp cho chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Trong đó, tập đoàn Microsoft bị phụ thuộc nhiều nhất với mức 73% các bộ phận có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ủy ban cũng đề xuất một hệ thống giám sát tập trung hơn cho nỗ lực quản lý rủi ro chuỗi cung ứng của chính phủ liên bang, có thể cho cả các sở an ninh quốc phòng của Hoa Kỳ.
Mới đây nhất, một nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc, hãng ZTE đã phải đối mặt với lệnh trừng phạt từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ do bị cáo buộc bán hàng cho các công ty gián điệp được nhà nước Iran bảo trợ.
Tòa nhà trụ sở của ZTE ở thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất xác định các mối đe doạ trực tuyến của Trung Quốc.
Một báo cáo năm 2017 của hai hãng PwC và BAE Systems của Vương quốc Anh, đã mô tả chi tiết về sự tiến hành của một chiến dịch gián điệp không gian mạng từ Trung Quốc được biết đến với một số tên gọi là “APT10” và “Stone Panda”.
Chiến dịch tấn công APT10 nhắm vào các tổ chức cơ sở công nghiệp quốc phòng của Mỹ, các nhà cung cấp dịch vụ CNTT và khách hàng của họ cũng như nhắm mục tiêu trực tiếp vào một số tổ chức tại Nhật Bản.
“Các cuộc tấn công gián điệp liên quan đến những kẻ bất lương ở Trung Quốc … đã nhắm mục tiêu vào các tổ chức có giá trị chiến lược cho các doanh nghiệp Trung Quốc và nơi sở hữu trí tuệ thu được từ các cuộc tấn công như vậy có thể tạo điều kiện cho tăng trưởng hoặc tiến bộ của Trung Quốc”, báo cáo cho biết.
Đầu tuần này, bộ phận thương mại Mỹ đã kích hoạt lệnh cấm các công ty Mỹ bán hàng của cho hãng ZTE để trừng phạt nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc này.
Hãng ZTE đã bán các bộ định tuyến, bộ vi xử lý và máy chủ trị giá hàng trăm triệu USD cho các thực thể Iran bắt đầu từ năm 2012, vi phạm Đạo luật Quản lý Xuất khẩu của Hoa Kỳ năm 1979, theo lệnh của bộ phận thương mại.
Minh Đức
11 dấu hiệu máy tính của bạn bị hack |
Chỉ cần dựa vào những dấu hiệu lạ xuất hiện trong quá trình sử dụng máy tính, bạn có thể biết được máy của bạn đã và đang bị tấn công để tìm cách khắc phục ngay.
Trong bức tranh bảo mật hiện nay, mọi thiết bị đều có nguy cơ bị tấn công với nhiều cách thức phức tạp và tinh vi đến mức khó nhận biết. Những phần mềm chống và diệt virus thực tế chỉ giúp chúng ta an tâm phần nào chứ không giúp cho hệ thống, thông tin, dữ liệu của bạn chắc chắn được an toàn tuyệt đối.
Trong thực tế, việc quét mã độc (malware) toàn hệ thống đôi khi mang lại kết quả không chính xác, đặc biệt là thời gian quét ngắn, khoảng thời gian giữa những lần quét không hợp lý. Lý do rất đơn giản, tin tặc và những phần mềm độc hại do chúng tạo ra hiện “biến hóa khôn lường”, liên tục thay đổi chiến thuật cho phù hợp với từng thời điểm. Thậm chí, chỉ cần một thay đổi nhỏ chỉ vài byte trong bên trong mã độc cũng khiến cho những chương trình phát hiện virus khó có thể phát hiện ra.
Các hãng bảo mật hiện nay cũng có phương pháp để chống lại điều này, nhiều chương trình chống malware có khả năng theo dõi trạng thái và hành vi của các mã độc bị phát hiện, từ đó có thể dự đoán được những biến thể khác của các chương trình nguy hiểm có thể sẽ xuất hiện trong tương lai. Một số chương trình khác sử dụng môi trường ảo hóa, giám sát hệ thống, phát hiện sự bất thường của lưu lượng mạng và tổng hợp những yếu tố này để có được những dự đoán chính xác hơn. Mặc dù vậy, với những thủ đoạn mới của hacker, đôi khi những cách này không hiệu quả và dễ dàng bị chúng qua mặt.
Một khi những chương trình chống tấn công trở nên không mấy tác dụng thì bạn có thể dựa vào những dấu hiệu, triệu chứng lạ của thiết bị để từ đó có những cách giải quyết, khắc phục hay ít nhất cũng ngăn chặn chúng tấn công vào những thông tin, dữ liệu nhạy cảm. Trong mọi trường hợp, các chuyên gia bảo mật khuyên rằng, tốt nhất là nên khôi phục lại hệ thống hoặc cài mới hệ điều hành. Đối với một số dòng máy tính, chỉ cần một thao tác Restore là xong. Đây là một lời khuyên đúng đắn, vì khi một máy tính bị nhiễm sẽ không thể tin tưởng được, dù được quét đi quét lại bằng những công cụ bảo mật.
Những dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn biết được hệ thống máy tính của mình chắc chắn đã bị tấn công và cách xử lý cho phù hợp với từng tình huống.
Dấu hiệu thứ 1: Thông báo của trình chống virus giả
Thủ đoạn này đã xuất hiện từ lâu, nhưng cách làm ngày càng tinh vi hơn. Khi máy tính của bạn đã bị tấn công sẽ xuất hiện một chương trình (thường là giao diện web dạng pop-up) hiện ra với thông báo máy tính đang bị xâm nhập và gặp nguy hiểm. Hiện tại đa phần đều có thể biết những thông báo này là giả mạo, nếu làm theo sẽ nguy hiểm, nhưng cũng không ít người ngây thơ, vội vàng làm theo để máy không bị nhiễm virus. Nhưng thực tế việc nhấn vào những cửa sổ này là đã vô tình “rước giặc vào nhà”.
Làm theo những thông báo giả, bạn sẽ tải về những chương trình
nguy hiểm giả mạo tiện ích antivirus.
nguy hiểm giả mạo tiện ích antivirus.
Bạn sẽ nghĩ, chỉ cần nhấn Cancel hoặc tắt cái thông báo giả đó đi là máy tính an toàn. Điều này là sai lầm, vì đa phần những cảnh báo này được thực hiện dựa trên những tiện ích đang bị lỗ hổng và chưa được cập nhật, thường là Java Runtime Environment hoặc các plug-in của Adobe như Flash Player hay Adobe Reader.
Dùng chiêu thông báo giả làm mồi nhử để người dùng tải về những ứng dụng độc trước đây thường là để dụ mua phần mềm, phát tán quảng cáo thì hiện tại được hacker khai thác để trộm thông tin thanh toán, thẻ tín dụng. Tin tặc sẽ có những thủ thuật để kiểm soát hoàn toàn hệ thống và thu thập toàn bộ các thông tin liên quan đến tín dụng, ngân hàng.
Cách xử lý: Ngay khi nhận được thông báo giả về tình trạng máy bị nhiễm virus, bạn hãy nhanh chóng tắt máy tính ngay. Bạn cần quan sát kỹ các dấu hiệu để không bị nhầm, vì các thông báo giả được thiết kế rất giống với thông báo thật của các trình antivirus.
Sau khi tắt máy tính, bạn tiếp tục khởi động lại máy, nhấn F8 sau khi qua màn hình boot để vào Safe mode để tìm và gỡ bỏ ứng dụng hoặc add-on, plug-in hay extension đã vô tình cài đặt. Việc tìm ứng dụng độc hại đòi hỏi phải tinh ý và cần chút kinh nghiệm vì rất dễ xóa nhầm các ứng dụng khác.
Sau khi tắt máy tính, bạn tiếp tục khởi động lại máy, nhấn F8 sau khi qua màn hình boot để vào Safe mode để tìm và gỡ bỏ ứng dụng hoặc add-on, plug-in hay extension đã vô tình cài đặt. Việc tìm ứng dụng độc hại đòi hỏi phải tinh ý và cần chút kinh nghiệm vì rất dễ xóa nhầm các ứng dụng khác.
Sau khi xóa thành công, bạn hãy dùng máy tính và theo dõi xem các thông báo có còn xuất hiện hay không, nếu chúng vẫn xuất hiện thì bạn dùng một trình antivirus như Trend Micro, AVG, Kaspersky… cập nhật cơ sở dữ liệu mới nhất và quét. Nếu vẫn không tiêu diệt được thì bạn nên cài lại hoặc khôi phục lại hệ điều hành về thời điểm an toàn nhất.
Dấu hiệu thứ 2: Xuất hiện thanh công cụ lạ
Trình duyệt tự dưng có rất nhiều thanh công cụ (toolbar) mặc dù bạn chưa từng cài. Đó là dấu hiệu thứ 2 cho biết máy tính đã bị tấn công.
Hàng chục thanh công cụ tự động cài trên Internet Explorer của một máy tính.
Cách xử lý: Hầu hết những trình duyệt cho phép người dùng duyệt trước và kích hoạt các thanh công cụ muốn dùng. Chỉ cần nhấn chuột phải lên thanh toolbar của trình duyệt và bỏ chọn những thanh công cụ giả mạo. Để cho chắc chắn, bạn nên gỡ bỏ hoàn toàn. Đối với Internet Explorer, bạn hãy vào Control Panel > Uninstall program và chọn thanh công cụ giả mạo và gỡ bỏ đi là xong. Với Firefox thì bạn gỡ bỏ trong phần Addons, Chrome thì thao tác ở mục Extensions.
Có các thanh công cụ “cứng đầu, không thể gỡ bỏ theo cách thông thường thì bạn hãy dùng cách sau. Ghi lại tên toolbar “lạ” và tìm trên các công cụ tìm kiếm từ khóa “X toolbar + removal tool” (với X là tên thanh công cụ).
Một lưu ý nhỏ là khi cài đặt các ứng dụng, như trình duyệt hay các trình download, bạn nên đọc kỹ từng bước và bỏ chọn hoặc không đồng ý những điều khoản trong các bước cài thêm các ứng dụng bổ sung để không vô tình cài phải các công cụ không mong muốn. Chẳng hạn, khi cài phần mềm uTorrent, thường có bước yêu cầu bạn cài thêm thanh công cụ Ask hay một tên nào khác, chỉ cần bỏ chọn hoặc không đồng ý với điều khoản cài đặt là ứng dụng không thể vào máy tính được. Với những tình huống vô tình cài phải các thanh công cụ hoặc phần mềm độc hại là do chính bạn không đọc kỹ mà muốn cài cho nhanh bằng cách nhấn Next > Next cho đến khi Finish.
Dấu hiệu thứ 3: Kết quả tìm kiếm hiển thị ở một trang “lạ”
Một khi đã xâm nhập vào máy tính của bạn, hacker sẽ tìm cách khai thác tối đa những hành vi của người dùng để thu thập thông tin. Một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả là chúng cho ra những kết quả tìm kiếm hiển thị ở một trang lạ, khi người dùng nhấn vào các kết quả thì sẽ chuyển đến những trang độc hại, mặc dù người dùng tìm kiếm với Google hay bất cứ công cụ tìm kiếm nào. Những trang mà chúng chuyển tới có thể sẽ dụ bạn thực hiện những khảo sát nhằm mục đích nào đó để nhận những phần quà giá trị cao, tải ứng dụng miễn phí với nhiều chức năng hấp dẫn hay mua hàng giá rẻ để thu thập thông tin thanh toán trực tuyến…
Kiểm soát lưu lượng mạng là cách để xác định chắc chắn máy tính đang bị tấn công.
Khi có dấu hiệu khả nghi về các kết quả tìm kiếm và trình duyệt chuyển đến, nhiều người đã kiểm tra cùng một từ khóa đó ở một máy tính hay điện thoại khác, xem kết quả liệt kê có giống nhau không. Đó là một cách làm hiệu quả, nhưng cũng có thể máy tính kia cũng đã bị nhiễm virus. Các chuyên gia kỹ thuật có thể khẳng định chắc chắn máy tính có bị tấn công hay không khi có dấu hiệu lạ bằng cách giám sát lưu lượng băng thông. Thường khi trình duyệt bị tấn công, lưu lượng gửi đi và trả về lớn hơn rất nhiều so với một máy tính an toàn.
Cách xử lý: Thực hiện các bước tương tự như ở dấu hiệu thứ 2 để gỡ bỏ những công cụ tìm kiếm nguy hiểm.
Dấu hiệu thứ 4: Xuất hiện liên tục các pop-up
Những triệu chứng phổ biến cho dấu hiệu này là bạn thực sự rất phiền phức với nhiều cửa sổ với nhiều nội dung từ quảng cáo, chứa banner khiêu dâm cho đến yêu cầu tải phần mềm miễn phí giả mạo… xuất hiện trên màn hình. Thông thường, số lượng pop-up xuất hiện không cố định mà rất ngẫu nhiên, số lần cũng vậy. Có khi hơn 30 phút, bạn không thấy pop-up nào, nhưng cũng có khi chỉ trong 1 phút bạn nhận được cả chục pop-up.
Pop-up xuất hiện dày đặt trên màn hình máy tính là dấu hiệu chắn chắn là hệ thống đang bị tấn công.
Thường những pop-up dạng này miễn nhiễm với các công cụ chống pop-up, dù bạn có cài các công cụ hỗ trợ chặn cũng không tác dụng. Chắc chắn các nội dung trên cửa sổ pop-up sẽ dẫn đến các trang độc hại, tần số và số lượng xuất hiện cũng nhằm khiến bạn phải vô tình nhấn nhầm và chúng đạt được mục đích.
Cách xử lý: Ngoài cách gỡ bỏ những công cụ, phần mềm cài gần nhất gây ra hiện tượng xuất hiện pop-up thì bạn nên quét hệ thống bằng các công cụ diệt virus. Nếu vẫn không khắc phục được thì tốt nhất hãy khôi phục hệ thống về thời điểm tốt nhất để đảm bảo an toàn cho thông tin và dữ liệu.
Dấu hiệu thứ 5: Người thân nhận được email hoặc tin nhắn giả mạo tài khoản của bạn
Phương thức gửi email chứa nội dung dẫn tới trang chứa mã độc đến toàn bộ danh sách địa chỉ liên hệ trong Contacts thường được hacker sử dụng để phát tán malware. Hiện tại, đa phần những nội dung email do hacker gửi đi từ chính địa chỉ email của nạn nhân thường chứa một đường link với lời mời mọc hấp dẫn. Trước đây, kẻ tấn công thường chèn một hoặc nhiều tập tin đính kèm vào thẳng email, nhưng cách này hiện tại không hiệu quả vì tường lửa và những trình antivirus mới có thể quét và xóa sạch.
Hacker dùng email của bạn để phát tán virus qua thư điện tử.
Hacker hiện tại cũng khai thác những lợi thế của các mạng xã hội, nhất là Facebook để phát tán mã độc. Một khi đã chiếm được quyền kiểm soát tài khoản Facebook, kẻ tấn công có thể dùng công cụ để gửi tin nhắn, cập nhật trạng thái mới với đường link chứa malware đến tường hoặc hộp thư, tin nhắn của các tài khoản có trong danh sách bạn của nạn nhân. Các trình antivirus hiện tại cũng bổ sung tiện ích nhằm chống lại những cách phát tán dạng này, nhưng kẻ tấn công luôn thay đổi cách thức tấn công trên mạng xã hội nhằm thoát khỏi sự kiểm soát của trình chống virus.
Cách xử lý: Ngay lập tức sau khi nhận được thông tin về việc nhận được email chứa mã độc từ bạn bè, bạn hãy nhanh chóng quét virus cho máy tính, đổi mật khẩu cho tài khoản email hay mạng xã hội. Kích hoạt chức năng xác thực 2 bước nhằm đảm bảo tính bảo mật cho tài khoản email, tham khảo thêm cách kích hoạt bảo mật 2 bước cho Gmail tại www.pcworld.com.vn/T1235742.
Dấu hiệu thứ 6: Mật khẩu của tài khoản trực tuyến đột ngột bị thay đổi
Nếu một hay nhiều mật khẩu của tài khoản email, mạng xã hội… của bạn bất ngờ bị thay đổi thì chắc chắn các tài khoản này đã bị hack. Nhiều nguyên nhân xuất phát từ việc người dùng làm theo những email giả mạo hướng dẫn thay đổi mật khẩu, từ đó tạo điều kiện cho hacker chiếm quyền những tài khoản khác.
Cần lấy lại quyền kiểm soát tài khoản ngân hàng khi bị hacker tấn công.
Cách xử lý: Trước tiên, bạn hãy tìm cách thông báo đến bạn bè, đối tác, người thân tình trạng tài khoản của mình đã bị hack và khuyên họ đừng làm theo những gì mà hacker dùng tài khoản của mình để dụ dỗ. Tiếp theo, hãy tìm cách lấy lại mật khẩu bằng công cụ “Quên mật khẩu” trên các dịch vụ trực tuyến. Một lần nữa, chức năng xác thực 2 bước cần được kích hoạt để đảm bảo an toàn cho các tài khoản của bạn.
Dấu hiệu thứ 7: Máy tính tự cài những phần mềm lạ
Máy tính tự động cài những phần mềm không mong muốn mặc dù người dùng cố gắng nhấn nút Hủy (Cancel) và không thể nào gỡ bỏ được, là dấu hiệu tiếp theo cho thấy máy tính đã bị tấn công.
Sử dụng các công cụ chuyên dụng để tìm những ứng dụng ẩn tự cài đặt.
Nhiều trường hợp máy tính được cài trình chống virus nhưng những phần mềm độc hại tự cài vẫn “qua mặt” được vì hacker có khả năng tạo ra những giấy phép giả những hãng phần mềm lớn. Để những phần mềm này có thể nằm trên máy và tự cài được thì trước đó, có một mã độc (thường là trojan) đã xâm nhập vào hệ thống và thực thi những lệnh từ hacker để tải các gói phần mềm khác để phục vụ mục đích của mình.
Cách xử lý: Với thủ đoạn “luồn lách” mới của hacker thì chức năng gỡ bỏ phần mềm tích hợp của Windows không còn hiệu quả nữa. Bạn phải dùng đến những công cụ mạnh hơn, chẳng hạn như Autoruns (http://download.sysinternals.com/files/Autoruns.zip). Tiện ích này có thể hiển thị toàn bộ những phần mềm đã cài trên hệ thống, kể cả những phần mềm được hacker ẩn danh mà tiện ích Uninstall Programs của Windows không thể nhận ra. Bạn có thể vô hiệu các tiến trình và ứng dụng lạ và khởi động lại máy tính, sau đó hãy gỡ bỏ chúng ra khỏi hệ thống.
Cách xử lý: Với thủ đoạn “luồn lách” mới của hacker thì chức năng gỡ bỏ phần mềm tích hợp của Windows không còn hiệu quả nữa. Bạn phải dùng đến những công cụ mạnh hơn, chẳng hạn như Autoruns (http://download.sysinternals.com/files/Autoruns.zip). Tiện ích này có thể hiển thị toàn bộ những phần mềm đã cài trên hệ thống, kể cả những phần mềm được hacker ẩn danh mà tiện ích Uninstall Programs của Windows không thể nhận ra. Bạn có thể vô hiệu các tiến trình và ứng dụng lạ và khởi động lại máy tính, sau đó hãy gỡ bỏ chúng ra khỏi hệ thống.
Dấu hiệu thứ 8: Con trỏ chuột chạy lung tung và dừng lại đúng mục tiêu chỉ định của hacker
Nếu con trỏ chuột trên máy tính của bạn không thể điều khiển được, mà nó tự chạy và cuối cùng dừng lại ở một tùy chọn nào đó được định sẵn, rất chính xác thì chắc chắn máy tính đã bị tấn công.
Cách xử lý: Bạn cần ngắt kết nối mạng ngay lập tức khi có dấu hiệu này, vì rất có thể máy tính đang được điều khiển từ xa bằng một công cụ nào đó do hacker tạo ra. Sau đó, dùng một máy tính an toàn để kiểm tra lại xem các tài khoản thanh toán, ngân hàng có được an toàn không và thay đổi mật khẩu ngay. Cuối cùng, hãy cài lại máy tính hoặc khôi phục hệ thống về nguyên bản của nhà sản xuất.
Dấu hiệu thứ 9: Các chương trình chống virus, Task Manager, Registry Editor bị vô hiệu hóa
Đây là những cách cần thiết và cơ bản nhất để chiếm quyền điều khiển một máy tính của mọi hacker. Khi bị vô hiệu hóa, các trình antivirus, Task Manager hay Registry Editor không thể khởi chạy được, các tùy chọn liên quan sẽ bị mờ. Lúc này, hacker tha hồ lộng hành trên máy tính của bạn mà không sợ bị ngăn chặn.
Task Manager hay những công cụ hệ thống khác bị vô hiệu cho biết bạn đã mất quyền kiểm soát máy tính.
Cách xử lý: Có nhiều công cụ để kích hoạt lại các công cụ Task Manager hay Registry Editor mà bạn có thể thấy trên các kết quả từ các công cụ tìm kiếm, nhưng cách này không giải quyết triệt để. Virus, mã độc vẫn còn trên máy tính và ngày càng phát tán rộng rãi hơn. Do đó, cách tốt nhất vẫn là khôi phục hoặc cài lại hệ điều hành.
Dấu hiệu thứ 10: Tài khoản ngân hàng bị mất tiền
Đến lúc phát hiện tài khoản ngân hàng của bạn bị hao hụt là hacker đã đạt được mục đích, những thông tin cần thiết để thực hiện một giao dịch đã bị chúng chiếm giữ.
Cách xử lý: Nhanh chóng liên hệ với ngân hàng hay các dịch vụ thanh toán để yêu cầu khóa tài khoản và thực hiện các thủ tục cần thiết để lấy lại thông tin tài khoản. Sau đó, hãy reset (cài lại) toàn bộ những thiết bị có thực hiện giao dịch trước đó và chứa thông tin tài khoản ngân hàng, từ máy tính, smartphone đến máy tính bảng.
Dấu hiệu thứ 11: Nhận được cuộc gọi về những đơn đặt hàng
Hacker đã có được thông tin tài khoản thanh toán của bạn nhưng chưa thể trả tiền để mua hàng, các cửa hàng hoặc dịch vụ bán hàng qua mạng phải gọi điện xác nhận trước khi thanh toán. Bạn cần tỉnh táo để không bị mất tiền vì những món đồ không phải do mình đặt mua.
Cách xử lý: Hủy các đơn hàng đã đặt với thông tin thanh toán của bạn, nhờ sợ can thiệp của cơ quan chức năng để được bảo vệ. Sau đó, nhanh chóng đổi mật khẩu cho các tài khoản thanh toán trực tuyến, ngân hàng.
PC World VN, 10/2014
Quá khứ quyết định Hiện tại Trung Quốc ra sao?
Để hiểu cách tiếp cận ngày nay của Trung Quốc đối với các vấn đề như thương mại, chính sách đối ngoại hoặc kiểm duyệt internet, hãy cùng nhìn lại lịch sử quốc gia này.
Đất nước này có lẽ tự ý thức về lịch sử của mình hơn bất cứ xã hội lớn nào khác trên thế giới. Việc hồi tưởng đó rất cục bộ - các sự kiện như Cách mạng Văn hóa của Mao vẫn rất khó để thảo luận ở Trung Quốc. Nhưng thật ngạc nhiên khi tiếng vang của quá khứ vẫn có thể được tìm thấy ở hiện tại.
Trung Quốc vẫn nhớ thời kỳ nước này bị buộc giao thương không theo ý muốn. Ngày nay, họ xem những nỗ lực đòi mở cửa thị trường của phương Tây như gợi nhớ về thời kỳ bất hạnh đó.
Mỹ và Trung Quốc hiện tranh cãi về việc liệu Trung Quốc có đang xuất khẩu vào Mỹ trong khi vẫn đóng cửa thị trường nội địa với hàng hóa Mỹ. Tuy nhiên, cán cân thương mại không phải lúc nào cũng có lợi cho Trung Quốc.
Ở Bắc Kinh có nhiều kỷ niệm về một thời kỳ, khoảng một thế kỷ rưỡi trước, khi Trung Quốc có ít quyền tự kiểm soát thương mại.
Anh tấn công Trung Quốc bằng các cuộc Chiến tranh Nha phiến, nổ ra vào năm 1839. Trong hàng thập niên sau đó, Anh thành lập tổ chức Dịch vụ Hải quan Hàng hải Hoàng gia để điều chỉnh thuế quan hàng hóa nhập vào Trung Quốc.
Tổ chức này là một phần của chính phủ Trung Quốc, nhưng vẫn mang đậm Anh, được điều hành không phải từ Bắc Kinh mà từ Portadown, Bắc Ireland.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage caption
Sir Robert Hart trở thành tổng thanh tra của Hải quan Trung Quốc, nơi thực tế là sân chơi cho người Anh trong một thế kỷ. Hart là người trung thực và giúp tạo ra nhiều thu nhập cho Trung Quốc.
Nhưng những ký ức của thời kỳ đó vẫn gây đau đớn.
Điều này rất khác dưới triều đại nhà Minh, vào đầu thế kỷ 15, khi Đô đốc Trịnh Hòa đưa bảy hạm đội lớn tới Đông Nam Á, sang Ceylon (tên gọi cũ của Sri Lanka ngày nay) và thậm chí tới cả bờ biển Đông Phi để giao thương và thể hiện sức mạnh Trung Hoa.
Bản quyền hình ảnhALAMYImage caption
Những chuyến vượt biển của Trịnh Hòa một phần nhằm tạo ấn tượng.
Rất ít đế quốc khác có thể tự hào về những hạm đội viễn dương, và đó cũng là cơ hội để mang những vật phẩm kỳ lạ và tuyệt vời về Bắc Kinh, như là con hươu cao cổ đầu tiên cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, thương mại cũng rất quan trọng, đặc biệt ở các khu vực khác của Châu Á. Và Trịnh Hòa có thể, và đã chiến đấu khi ông muốn, đánh bại ít nhất một nhà cai trị của Ceylon.
Tuy nhiên, những chuyến vượt biển của ông là một ví dụ hiếm hoi của một dự án hàng hải do nhà nước thực hiện. Hầu hết giao dịch thương mại nước ngoài của Trung Quốc trong vài thế kỷ tới sẽ không chính thức.
Rắc rối với láng giềng
Trung Quốc luôn quan tâm làm sao các nước có chung biên giới với nước này ở trong tình trạng yên ổn. Đó là một phần lý do Trung Quốc quan hệ rất thận trọng với một Bắc Hàn khó đoán ngày nay.
Đây không phải là lần đầu Trung Quốc có vấn đề với các quốc gia láng giềng.
Thực tế, lịch sử cho thấy Trung Quốc còn có những người hàng xóm tệ hơn cả lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, người gần đây đã có chuyến thăm bất ngờ đến Bắc Kinh, chuyến đi nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức năm 2011.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage caption
Dưới triều đại nhà Tống năm 1127, một người phụ nữ tên Lý Thanh Chiếu đã trốn khỏi nhà ở thành phố Khai Phong. Chúng ta biết đến câu chuyện của bà bởi vì bà là một trong những nhà thơ giỏi nhất của Trung Quốc, và các tác phẩm của bà vẫn được đọc rộng rãi. Bà chạy trốn vì đất nước bị tấn công.
Một bộ tộc từ miền bắc, tộc Nữ Chân đã nổi dậy chống Trung Quốc sau một thời gian dài liên minh không hài lòng với hoàng đế nhà Tống. Tầng lớp tinh hoa của nền văn minh Trung Quốc đã phải trốn chạy khắp cả nước khi thành phố bị đốt cháy.
Lý Thanh Chiếu đã phải chứng kiến bộ sưu tập nghệ thuật yêu quý của bà bị phân tán khắp các thành phố. Số phận của triều đại của bà là một bài học về sự nhân nhượng vô nguyên tắc với 'hàng xóm' có lẽ vẫn còn giá trị lâu dài.
Một thời gian, triều đại nhà Kim cai trị phương Bắc Trung Hoa, và nhà Tống lập nước mới ở Hoa Nam.
Nhưng cuối cùng, cả hai rơi vào tay Mông Cổ.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage caption
Các đường dịch chuyển trên bản đồ cho thấy định nghĩa về Trung Quốc thay đổi theo thời gian. Văn hóa Trung Quốc gắn liền với những tư tưởng nhất quán như ngôn ngữ, lịch sử và hệ thống đạo đức như Nho giáo.
Tuy nhiên, các tộc người khác như Mãn tộc và Mông Cổ từ phương Bắc đã nhiều lần chiếm Trung Quốc, cai trị nước này bằng việc sử dụng chung tư tưởng và nguyên tắc mà các dân tộc Trung Quốc dựa vào.
Những láng giềng này không phải lúc nào cũng ở yên. Nhưng đôi khi họ theo và thực hiện các giá trị Trung Quốc một cách hiệu quả giống như người Trung Quốc.
Lưu lượng thông tin
Ngày nay, internet Trung Quốc kiểm duyệt tài liệu nhạy cảm về chính trị và những người lên tiếng về các vấn đề chính trị bị chính quyền coi là có vấn đề có thể bị bắt hoặc tệ hơn.
Khó khăn trong việc nói lên sự thật với giới cầm quyền từ lâu đã là vấn đề. Các sử gia Trung Quốc thường cảm thấy họ phải viết điều nhà nước muốn hơn là điều mà họ nghĩ là quan trọng.
Nhưng Tư Mã Thiên - thường được coi là "sử gia vĩ đại" của Trung Quốc - đã chọn cách khác.
Bản quyền hình ảnhALAMYImage caption
Tác giả của một trong những tác phẩm quan trọng nhất của biên niên sử Trung Quốc, thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, đã dám bảo vệ một vị tướng bại trận. Làm như vậy ông bị cho rằng đã sỉ nhục hoàng đế và bị thiến.
Tuy nhiên, ông đã để lại một di sản đã định hình việc viết sử ở Trung Quốc cho đến ngày nay.
Sử ký Tư Mã Thiên pha trộn nhiều nguồn khác nhau, phê bình những hình tượng từ quá khứ lịch sử, và cũng sử dụng sử truyền miệng để tìm ra thông tin trực tiếp từ những người tham gia về những gì đã thực sự xảy ra.
Tất cả điều này là một cách viết sử mới, nhưng nó tạo tiền đề cho những người ghi chép sau này: nếu bạn sẵn sàng mạo hiểm an toàn của mình, bạn có thể viết sử "một cách trần trụi" hơn là tự kiểm duyệt.
Tự do tôn giáo
Trung Quốc hiện đại khoan dung hơn với hoạt động tôn giáo so với thời kỳ Cách mạng Văn hóa của Mao - trong giới hạn - nhưng kinh nghiệm quá khứ khiến Trung Quốc thận trọng với các phong trào dựa trên đức tin có khả năng vượt tầm kiểm soát và đặt ra thách thức cho chính phủ.
Các ghi chép cho thấy sự cởi mở với tôn giáo từ lâu đã là một phần của lịch sử Trung Quốc.
Bản quyền hình ảnhALAMYImage caption
Vào thế kỷ VII, Nữ hoàng Võ Tắc Thiên đã chấp nhận Phật giáo như một cách để đẩy lùi những gì bà xem như là chuẩn mực cứng ngắc của truyền thống Nho giáo Trung Quốc.
Dưới triều Minh, nhà truyền giáo Matteo Ricci đã đến triều đình và được đối xử như một người đối thoại đáng kính, mặc dù có thể có nhiều quan tâm đến kiến thức của ông về khoa học phương Tây hơn là những nỗ lực của ông nhằm thay đổi (tôn giáo) người nghe.
Nhưng đức tin luôn là một công việc nguy hiểm.
Cuối thế kỷ XIX, Trung Quốc bị biến động bởi một cuộc khởi nghĩa được khởi xướng bởi Hồng Tú Toàn, người tự xưng là em trai của Chúa Jesus.
Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc hứa hẹn mang lại một vương quốc hòa bình thiên đường cho Trung Quốc nhưng thực sự đã mang đến một trong những cuộc nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử, giết chết khoảng 20 triệu người theo một số thống kê.
Quân lính nhà nước lúc đầu thất bại trong việc kiềm chân lực lượng nổi dậy, và phải cho phép binh lính địa phương tự cách tân trước khi dập tắt cuộc khởi nghĩa với sự tàn bạo vô cùng vào năm 1864.
Bản quyền hình ảnhALAMYImage caption
Cơ đốc Giáo là trung tâm của cuộc nổi dậy khác vài thập kỷ sau đó. Năm 1900, phiến quân nông dân tự xưng là Nghĩa Hòa Đoàn xuất hiện ở miền Bắc Trung Quốc kêu gọi giết những người truyền giáo và cải đạo Cơ đốc giáo, sau này bị coi là những kẻ phản bội Trung Quốc.
Ban đầu, triều đình ủng hộ họ, dẫn đến cái chết của nhiều người theo đạo Cơ đốc Trung Quốc, trước khi cuộc nổi dậy cuối cùng bị dập tắt.
Qua thế kỷ sau, và cho đến ngày nay, nhà nước Trung Quốc đã thay đổi giữa khoan dung tôn giáo và sự lo sợ rằng nó có thể lật đổ nhà nước.
Công nghệ
Ngày nay, Trung Quốc tìm cách trở thành trung tâm thế giới về công nghệ mới. Một thế kỷ trước, Trung Quốc trải qua một cuộc cách mạng công nghiệp sớm hơn - và phụ nữ là trung tâm của cả hai.
Trung Quốc là nhà lãnh đạo thế giới khi nói đến trí tuệ nhân tạo (AI), nhận dạng giọng nói và dữ liệu khổng lồ.
Rất nhiều điện thoại thông minh trên khắp thế giới được chế tạo bằng các con chip do Trung Quốc sản xuất. Nhiều nhà máy sản xuất sử dụng nhân công là phụ nữ trẻ, những người thường phải chịu đựng điều kiện làm việc kinh khủng, nhưng cũng đang tìm kiếm một nơi trong nền kinh tế thị trường công nghiệp lần đầu tiên.
Họ thừa hưởng kinh nghiệm của những người phụ nữ trẻ cách đây 100 năm đã đến các nhà máy mọc lên ở Thượng Hải và đồng bằng sông Dương Tử.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Họ không sản xuất chip máy tính, nhưng dệt lụa và bông.
Công việc khó khăn và có khả năng gây bệnh phổi hoặc gây chấn thương và điều kiện ăn ở của công nhân vô cùng thiếu thốn.
Tuy nhiên, phụ nữ cũng nhớ lại niềm vui của việc tự kiếm đồng lương, tuy nhỏ nhoi và khả năng đến hội chợ hoặc nhà hát vào một dịp nghỉ hiếm hoi.
Một vài người thì đi xem - không phải để mua - tại các cửa hàng bách hóa mới sáng bóng ở trung tâm Thượng Hải, một trong những biểu tượng của sự hiện đại.
Ngày nay, trên đường Nam Kinh ở Thượng Hải, bạn vẫn có thể nhìn thấy tầng lớp trung lưu và công nhân mới của Trung Quốc đang được hưởng nhiều hàng hóa tiêu dùng như một phần của nền kinh tế theo hướng công nghệ hiện đại của Trung Quốc.
Quan điểm của các sử gia tương lai?
Chúng ta đang sống ở một thời kỳ biến đổi đáng kể với Trung Quốc. Các sử gia tương lai sẽ lưu ý rằng một đất nước vốn nghèo và hướng nội vào năm 1978 đã trở thành - trong vòng một phần tư thế kỷ - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Họ cũng sẽ lưu ý rằng Trung Quốc là quốc gia quan trọng nhất để chống lại những gì dường như là một xu thế tất nhiên của dân chủ hóa.
Có thể các nhân tố khác như chính sách một con (đã chấm dứt) và việc sử dụng kiểm soát trí tuệ nhân tạo có thể thu hút sự chú ý của các nhà ghi chép tương lai. Hoặc có thể là một vài thứ khác như môi trường, thăm dò không gian hoặc tăng trưởng kinh tế, mà thậm chí còn chưa rõ ràng với chúng ta.
Một điều gần như chắc chắn - một thế kỷ từ giờ, Trung Quốc sẽ vẫn là nơi mê hoặc cho những ai sống ở đó và những ai sống với nó, và lịch sử phong phú của Trung Quốc sẽ tiếp tục định hướng hiện tại và tương lai của đất nước này.
Những lời tiên tri gây ‘chấn động’ thế giới 2018
Một số lời tiên tri như thiên tai động đất, chiến tranh... khiến cuộc sống con người sẽ gặp nhiều khó khăn, đảo lộn trong 2018.
Rất nhiều điều tồi tệ sẽ xảy ra, nếu đúng theo lời tiên tri của nhà tiên tri Nostradamus và bà Vanga.
Động đất, bão lũ và chiến tranh
Nostradamus là nhà tiên tri lừng danh thế giới khi đưa ra hàng nghìn dự đoán. Cho tới nay, những dự đoán của nhà tiên tri người Pháp này hầu hết là đúng. Một số tiên đoán chuẩn xác của ông có thể kể đến như sự trỗi dậy của Napoleon, Hitler cho đến sự kiện khủng bố 11/9 ở Mỹ.
Sinh thời, Nostradamus từng tiên đoán năm 2018 sẽ xảy ra động đất kinh hoàng ở Mỹ và thế giới sẽ cảm nhận được những chấn động từ thảm kịch thiên nhiên này.
Theo Nostradamus, năm 2018, cơn địa chấn cực lớn sẽ làm rung chuyển vùng phía Tây của Bắc Mỹ, và cả thế giới sẽ cảm nhận được những chấn động này. Mùa đông năm 2018 sẽ là thời điểm "vòng lửa ở Thái Bình Dương" có những hoạt động bất thường kỷ lục, gây ra động đất và khiến 3 núi lửa phun trào. Trung Quốc sẽ là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng lớn nhất bởi sự thức giấc của các ngọn núi lửa này.
Năm 2018 cũng được Nostradamus dự báo là sẽ xảy ra các trận lũ lụt lớn. Bão, thời tiết đặc biệt khắc nghiệt sẽ diễn ra ở Trung Quốc, Nhật, Nga và thậm chí là Australia.
Nostradamus cũng từng dự đoán Chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ nổ ra. Chiến tranh sẽ bắt đầu từ một cuộc tấn công khủng bố của quân Hồi giáo cực đoan tại Pháp.
Ông dự báo “Cuộc chiến lớn sẽ bắt đầu ở Pháp và sau đó, toàn châu Âu sẽ bị tấn công. Đó là một cuộc chiến dài và đáng sợ với tất cả mọi người". Tuy nhiên, ông cũng dự báo cuộc chiến sẽ kết thúc vào năm 2025.
Chị em song sinh ngoại cảm nhà Jamison cũng cho rằng năm 2018 sẽ rất hỗn loạn. Theo họ, sự náo loạn của các sự kiện năm 2017 sẽ kéo dài sang năm 2018, chẳng hạn như vụ bê bối quấy rối tình dục, các cuộc tấn công mạng lớn và những thảm họa tự nhiên. Điều đáng lo ngại hơn là các cuộc khủng bố của phiến quân IS trên khắp châu Âu với các âm mưu lớn nhắm vào các thành phố lớn như: New York, Washington DC và London.
Người dân trên thế giới không hy vọng các dự đoán này sẽ không trở thành sự thật vì nếu nó xảy ra sẽ đẩy nhân loại vào cảnh chết chóc, đau thương như 2 cuộc chiến tranh thế giới trước.
Baba Vanga là nhà tiên tri mù nổi tiếng thế giới. Bà được biết đến với nhiều tiên đoán chính xác như vụ ám sát cựu Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi và con trai Rajeev Gandhi, sự kiện khủng bố 11/9 ở Mỹ, sự nổi lên của khủng bố IS...
Thế giới hỗn loạn vì chiến tranh hạt nhân
Một trong những tiên đoán hãi hùng của bà Vanga là năm 2018 con người sẽ đối mặt với một cuộc chiến tranh hạt nhân. Theo bà Vanga, một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ tàn phá thế giới và hầu hết người dân sẽ chết vì ung thư da vì vũ khí hóa học.
"Mọi người sẽ đặt hy vọng của họ vào ông, mong muốn kết thúc cuộc khủng hoảng, nhưng điều ngược lại sẽ xảy ra; và mâu thuẫn giữa Bắc và Nam sẽ leo thang", bà Vanga dự đoán năm 2018.
Trước tiên đoán hãi hùng này, một số người cho rằng cụm từ "Bắc và Nam" được bà Vanga nhắc đến có thể ám chỉ đến Triều Tiên và Hàn Quốc.
Ngoài ra, nhà tiên tri mù Vanga tiên đoán sự kiện lớn xảy ra năm 2018 sẽ góp phần thay đổi cả thế giới là Trung Quốc sẽ vượt mặt Mỹ trở thành "siêu cường" tiếp theo của thế giới.
Theo danh sách của tạp chí Forbes, năm 1970 Trung Quốc chỉ đóng góp 4,1% tốc độ tăng trưởng GDP cho nền kinh tế thế giới, song đến năm 2015 con số này tăng lên thành 15,6 %. Trong khi đó, con số của Mỹ năm 2015 là 16,7% nhưng dự đoán đến năm 2025 sẽ giảm xuống còn 14,9%.
Minh An (Tổng hợp)
Khí chất quyết định vận mệnh sang hèn của chúng ta
Tính khí của người đàn ông ảnh hưởng đến sự nghiệp, tính khí của người phụ nữ ảnh hưởng đến hôn nhân. Hãy cùng đọc và ngẫm, có thể bạn sẽ thay đổi được thiếu sót của bản thân.
Bản lĩnh đáng gờm nhất trên đời này là gì? Câu trả lời đó là khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân. Sự nho nhã của mỗi người cũng từ yếu tố này mà ra.
Dùng miệng làm tổn thương người khác là hành vi ngu xuẩn nhất. Một người có thể kiểm soát tốt cảm xúc không tốt của bản thân, khả năng đó được đánh giá cao hơn cả việc anh ta di dời được cả một tòa thành.
Có một nhân vật truyền kỳ của Thái Lan từng nói rằng: Con người chỉ cần có tính khí tốt, mọi sự tự khắc sẽ tốt đẹp.
Rất nhiều người thường chỉ quan tâm đến những câu hỏi: Sự nghiệp của anh có tốt không? Gia đình của anh có hòa thuận không? Con anh có ngoan không? Quan hệ xã hội của anh có tốt đẹp không? mà chẳng mấy khi hỏi nhau: Tính khí thế nào, có dễ chịu không? trong khi tính khí mới là căn nguyên nguồn gốc của mọi vấn đề.
Suốt một đời, con người đều luôn phải học làm người, học rèn tính khí, đó là môn học mà chẳng bao giờ có thể tốt nghiệp. Cho dù bạn là ai, nông dân hay thương nhân, quan chức hay dân thường, chỉ cần học tập không ngừng, sẽ có tiến bộ.
Vậy học ở đây là cụ thể là học những gì?
1. Học cách nhận sai
Con người thường hay không muốn nhận sai, việc gì cũng có thể đổ lỗi cho người khác, luôn cho rằng mình đúng. Tuy nhiên, việc không nhận sai chính là một sai lầm.
Đối tượng mà chúng ta nhận sai có thể là bố mẹ, bạn bè, con cái chúng ta, những người trong xã hội, thậm chí là cả những người đối xử không tốt với mình. Nhận sai không khiến chúng ta mất đi cái gì mà ngược lại, việc này cho thấy bạn là người biết điều và độ lượng.
Học nhận sai là một điều tốt, là một kiểu tu hành.
2. Học cách mềm mỏng
Răng của con người luôn cứng và cái lưỡi của chúng ta luôn mềm.
Đi đến hết cả cuộc đời, răng có thể rụng hết nhưng lưỡi thì không, vì thế, chúng ta cần phải học cách mềm mại, uyển chuyển như cái lưỡi kia vậy. Có như thế, đời người mới có thể trường cửu, cứng nhắc chỉ thua thiệt mà thôi.
Tâm địa thuần khiết dịu dàng là tiến bộ lớn nhất trong việc tu hành.
3. Học chữ nhẫn
Trong cuộc sống, nhẫn nhịn sẽ khiến trời yên biển lặng, lùi một bước là biển rộng trời cao.
Biết nhẫn, vạn sự đều có thể tiêu trừ. Nhẫn chính là biết cách xử lý, hóa giả, dùng trí tuệ và năng lực biến chuyện to thành nhỏ, biến chuyện nhỏ thành công có gì.
Muốn sống, muốn tồn tại, muốn giữ sinh mệnh, hãy học cho được chữ nhẫn. Có chữ nhẫn, bạn sẽ phân biệt rõ việc tốt xấu, thiện ác, thị phi trong thế gian, thậm chí là có thể tiếp nhận mọi thứ.
4. Học cách tương tác, giao tiếp
Không có giao tiếp, thiếu sự tương tác có thể sẽ dẫn đến hiểu lầm, tranh cãi và thị phi.
Có sự tương tác sẽ có sự chia sẻ, thấu hiểu và cảm thông, từ đó sẽ có sự giúp đỡ lẫn nhau. Mọi người đều là long huynh hổ đệ, cứ tranh chấp hoài, không tương tác chia sẻ làm sao có được hòa bình?
5. Học cách buông bỏ
Đời người giống như một cái vali, khi cần dùng thì nhấc lên kéo đi, không cần dùng đến thì bỏ xuống. Lúc nên bỏ xuống mà không bỏ, nó chẳng khác gì một khối hành lý nặng trịch đang đè lên vai, chẳng thể nào tự tại.
6. Học cách cảm động
Nhìn thấy điểm tốt của người khác, bạn hãy lấy đó làm vui. Thấy người tốt việc tốt, hãy biết cảm động.
Cảm động là biểu hiện của một trái tim từ bi bác ái. Trong vài chúc năm sống trên đời, sẽ có rất nhiều việc, rất nhiều câu nói có thể khiến chúng ta cảm động, vì thế, chúng ta cũng hãy nỗ lực tìm cách để người khác cảm động trước bản thân mình.
7. Học cách tồn tại
Con người để tồn tại phải duy trì một sức khỏe dồi dào. Có sức khỏe không chỉ tốt cho bản thân mà còn khiến bạn bè, người thân yên tâm. Cũng vì thế mà việc bạn khỏe mạnh cũng chính là một hành vi hiếu kính với cha mẹ.
Theo Tri Thức Trẻ
Cách khóa thư mục đơn giản trong Windows
ictnews
Nếu trong máy tính của bạn có nhiều dữ liệu nhạy cảm, bạn đơn giản chỉ cần đặt một mật khẩu đủ an toan cho máy. Tuy nhiên nếu sử dụng máy tính chung với người khác thì lại là chuyện khác. Bạn cần dùng các phần mềm chuyên dụng để khóa các dữ liệu cá nhân của mình lại, hoặc đơn giản bạn có thể làm theo cách dưới đây.
Trước tiên, bạn cần tạo một thư mục chứa toàn bộ các dữ liệu nhạy cảm mà bạn muốn giấu. Tiếp theo, mở thư mục đó ra rồi click chuột phải vào một khoảng trống trong thư mục > chọn New > Text Document để tạo một tài liệu mới:
Mở file vừa tạo và dán đoạn mã sau:
cls
@ECHO OFF
title Folder Private
if EXIST "HTG Locker" goto UNLOCK
if NOT EXIST Private goto MDLOCKER
:CONFIRM
echo Are you sure you want to lock the folder(Y/N)
set/p "cho=>"
if %cho%==Y goto LOCK
if %cho%==y goto LOCK
if %cho%==n goto END
if %cho%==N goto END
echo Invalid choice.
goto CONFIRM
:LOCK
ren Private "HTG Locker"
attrib +h +s "HTG Locker"
echo Folder locked
goto End
:UNLOCK
echo Enter password to unlock folder
set/p "pass=>"
if NOT %pass%== PASSWORD_GOES_HERE goto FAIL
attrib -h -s "HTG Locker"
ren "HTG Locker" Private
echo Folder Unlocked successfully
goto End
:FAIL
echo Invalid password
goto end
:MDLOCKER
md Private
echo Private created successfully
goto End
:End
Lưu ý trong đoạn mã trên, bạn cần thay dòngYour-Password-Here bằng mật khẩu bạn muốn sử dụng để khóa thư mục này.
Tiếp theo click File > Save As. Trong mục Save as tyle chọn All Files, sau đó đặt tên file là Locker.bat và nhấn Save để đóng cửa sổ này lại. Lúc này bạn có thể xóa file tài liệu ban đầu đi.
Tiếp theo click đúp chuột vào file Locker.bat vừa tạo. Ngay lập tức một thư mục có tên Private sẽ hiện ra. Lúc này bạn chỉ cần chuyển các tài liệu bạn muốn bảo mật vào thư mục này. Sau khi chuyển file, bạn nhấn đúp chuột vào file Locker.bat. Lúc này một cửa sổ dòng lệnh sẽ mở ra hỏi bạn có muốn khóa thư mục này hay không. Để xác nhận, bạn nhấn chữ Y trên bàn phím và nhấn Enter.
Khi cửa sổ dòng lệnh Command Prompt đóng lại, thư mục Private chứa các tài liệu bí mật sẽ ẩn đi, và không ai biết có sự tồn tại của thư mục này ngoại trừ bạn.
Khi cần mở thư mục này ra để truy cập các tài liệu này, bạn chỉ cần mở file Locker.bat và nhập mật khẩu để mở khóa thư mục.
Trong trường hợp bạn vô tình quên mật khẩu đã đặt cho thư mục này, bạn chỉ cần mở lại file Locker.bat bằng Notepad và tra cứu đến dòng nhập mật khẩu như đã hướng dẫn ở trên. Điều đó có nghĩa là ai cũng có thể xem được mật khẩu của thư mục này nếu đã đọc qua bài viết này. Do vậy bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này như một lớp bảo mật tăng cường, ngăn không cho người khác tình cờ mở tài liệu của bạn trong một máy tính công cộng. Còn muốn tìm một phương pháp an toàn hơn để bảo mật dữ liệu, bạn cần sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Folder Lock. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng của phần mềm này tại đây.
Chúc bạn thành công!Nghĩa Đức (Theo Tech-recipes)
ictnews
Nếu trong máy tính của bạn có nhiều dữ liệu nhạy cảm, bạn đơn giản chỉ cần đặt một mật khẩu đủ an toan cho máy. Tuy nhiên nếu sử dụng máy tính chung với người khác thì lại là chuyện khác. Bạn cần dùng các phần mềm chuyên dụng để khóa các dữ liệu cá nhân của mình lại, hoặc đơn giản bạn có thể làm theo cách dưới đây.
Trước tiên, bạn cần tạo một thư mục chứa toàn bộ các dữ liệu nhạy cảm mà bạn muốn giấu. Tiếp theo, mở thư mục đó ra rồi click chuột phải vào một khoảng trống trong thư mục > chọn New > Text Document để tạo một tài liệu mới:
Mở file vừa tạo và dán đoạn mã sau:
cls
@ECHO OFF
title Folder Private
if EXIST "HTG Locker" goto UNLOCK
if NOT EXIST Private goto MDLOCKER
:CONFIRM
echo Are you sure you want to lock the folder(Y/N)
set/p "cho=>"
if %cho%==Y goto LOCK
if %cho%==y goto LOCK
if %cho%==n goto END
if %cho%==N goto END
echo Invalid choice.
goto CONFIRM
:LOCK
ren Private "HTG Locker"
attrib +h +s "HTG Locker"
echo Folder locked
goto End
:UNLOCK
echo Enter password to unlock folder
set/p "pass=>"
if NOT %pass%== PASSWORD_GOES_HERE goto FAIL
attrib -h -s "HTG Locker"
ren "HTG Locker" Private
echo Folder Unlocked successfully
goto End
:FAIL
echo Invalid password
goto end
:MDLOCKER
md Private
echo Private created successfully
goto End
:End
Lưu ý trong đoạn mã trên, bạn cần thay dòngYour-Password-Here bằng mật khẩu bạn muốn sử dụng để khóa thư mục này.
Tiếp theo click File > Save As. Trong mục Save as tyle chọn All Files, sau đó đặt tên file là Locker.bat và nhấn Save để đóng cửa sổ này lại. Lúc này bạn có thể xóa file tài liệu ban đầu đi.
Tiếp theo click đúp chuột vào file Locker.bat vừa tạo. Ngay lập tức một thư mục có tên Private sẽ hiện ra. Lúc này bạn chỉ cần chuyển các tài liệu bạn muốn bảo mật vào thư mục này. Sau khi chuyển file, bạn nhấn đúp chuột vào file Locker.bat. Lúc này một cửa sổ dòng lệnh sẽ mở ra hỏi bạn có muốn khóa thư mục này hay không. Để xác nhận, bạn nhấn chữ Y trên bàn phím và nhấn Enter.
Khi cửa sổ dòng lệnh Command Prompt đóng lại, thư mục Private chứa các tài liệu bí mật sẽ ẩn đi, và không ai biết có sự tồn tại của thư mục này ngoại trừ bạn.
Khi cần mở thư mục này ra để truy cập các tài liệu này, bạn chỉ cần mở file Locker.bat và nhập mật khẩu để mở khóa thư mục.
Trong trường hợp bạn vô tình quên mật khẩu đã đặt cho thư mục này, bạn chỉ cần mở lại file Locker.bat bằng Notepad và tra cứu đến dòng nhập mật khẩu như đã hướng dẫn ở trên. Điều đó có nghĩa là ai cũng có thể xem được mật khẩu của thư mục này nếu đã đọc qua bài viết này. Do vậy bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này như một lớp bảo mật tăng cường, ngăn không cho người khác tình cờ mở tài liệu của bạn trong một máy tính công cộng. Còn muốn tìm một phương pháp an toàn hơn để bảo mật dữ liệu, bạn cần sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Folder Lock. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng của phần mềm này tại đây.
Chúc bạn thành công!Nghĩa Đức (Theo Tech-recipes)
5 cách tăng cường bảo mật cho tài khoản Gmail
ictnews
Gmail đã trở thành dịch vụ thư điện tử phổ biến nhất thế giới, đây cũng chính là lý do đây đang trở thành đích nhắm ưa thích của ngày càng nhiều hacker hiện nay. Để tránh trở thành nạn nhân của chúng, bạn hãy thực hiện 5 bước dưới đây để tăng cường bảo mật cho hòm thư của mình.
1. Chọn mật khẩu an toàn
Dùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau là sai lầm mà rất nhiều người mắc phải. Một mẩu khẩu như vậy giống như một chiếc chìa khóa vạn năng có thể mở được mọi cánh cửa. Một khi nắm được chiếc chìa khóa này, một tên hacker khù khờ nhất có lẽ cũng biết được việc cần làm tiếp theo.
Do vậy, ngay lúc này bạn hãy “ưu ái” đặt riêng cho tài khoản Gmail của mình một mật khẩu khác với những mật khẩu mà bạn sử dụng lâu nay. Đó nên là một mật khẩu khó đoán với người khác nhưng lại thân thuộc với bạn, chẳng hạn tên chú cún cưng mà bạn yêu quý thời ấu thơ. Chắc hẳn bạn đã thuộc nằm lòng cái tên đó, còn nếu hồi nhỏ bạn không nuôi thú cưng, hoặc không tin tưởng trí nhớ của mình lắm, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của một công cụ tạo và quản lý mật khẩu như LastPass, KeePass, Norton Identity Safe…
Tham khảo: Làm thể nào để tạo mật khẩu mạnh và dễ nhớ?
2. Thiết lập xác minh 2 bước cho Gmail
Tính năng xác minh 2 bước được Google tích hợp vào Gmail để tăng cường bảo mật cho hòm thư người dùng. Khi đăng nhập vào tài khoản Gmail, ngoài mật khẩu mà bạn thường sử dụng, bạn cần cung cấp một mã số ngẫu nhiên được gửi đến số điện thoại mà bạn đăng ký. Do vậy ngay cả khi nắm trong tay tài khoản Gmail và mật khẩu đi kèm, hacker cũng sẽ “lực bất tòng tâm” nếu điện thoại với số điện thoại trên vẫn đang nằm trong tay bạn.
Tham khảo cách thiết lập xác minh 2 bước cho Gmail tại đây.
3. Đừng mở những email khả nghi
Bạn đã từng nhận được những email thông báo trúng độc đắc, hay một phần thưởng hấp dẫn ở một cuộc thi trời ơi đất hỡi nào đó mà bạn chưa hề đăng ký tham gia dự thưởng? Có thể khẳng định 100% đó là những email spam, hay nguy hiểm hơn là những email lừa đảo hòng chiếm đoạt thông tin cá nhân của bạn. Trong trường hợp này, thư mục Bin (thùng rác) của Gmail chính là chỗ thích hợp dành cho chúng.
Còn với những email mà bạn không chắc có phải là email lừa đảo hay không, chẳng hạn một thư mời phỏng vấn cho một công việc hấp dẫn, hãy dựa vào kinh nghiệm của mình để đánh giá, hoặc cẩn thận hơn nữa là lên Google tìm thông tin về người gửi, hoặc bất cứ chi tiết nào được nhắc đến trong tiêu đề thư.
4. Kiểm tra thiết lập chuyển tiếp của Gmail
Một mánh khác của dân hacker là thay đổi thiết lập hòm thư Gmail để chuyển tiếp cho chúng những email mà bạn nhận được. Bằng cách này chúng có thể kiểm tra bất kỳ email nào được gửi đến bạn, trong đó rất có thể sẽ có thông tin đăng nhập, giao dịch ngân hàng hay những email riêng tư của bạn.
Do vậy bạn hãy kiểm tra thiết lập chuyển tiếp của hòm thư xem liệu có địa chỉ nào mà bạn không biết xuất hiện trong danh sách chuyển tiếp hay không. Cách thực hiện như sau: tại hòm thư Gmail của bạn, nhấp vào biểu tượng hình bánh răng ở phía trên cùng bên phải và nhấn Settings. Chuyển đến tab Forwarding and POP/IMAP. Tại mục Forward a copy of incoming mail to, bạn sẽ thấy danh sách những hòm thư được chuyển tiếp. Nếu thấy có địa chỉ email nào mà bạn không nắm chắc, hãy xóa chúng đi.
5. Thường xuyên quét virus
Không nói cũng biết sự cần thiết phải cài phần mềm diệt virus cho máy tính, đồng thời dùng nó để quét máy thường xuyên. Đây là việc không tốn nhiều công sức nhưng rất quan trọng để bảo vệ máy tính trước hằng hà sa số chúng loại virus hiện nay. Với bất kỳ máy nào không cài chương trình diệt virus, hacker có thể dễ dàng đột nhập vào đó để cấy mã độc, và theo dõi nhất cử nhất động trên chiếc máy này.
Đặc biệt khi bạn sử dụng một chiếc máy tính công cộng ở một tiệm café internet hay một khách sạn, thì việc kiểm tra tình trạng sức khỏe của máy tính là việc không thể thiếu trước khi đăng nhập vào Gmail hay tài khoản ngân hàng của mình.
Đức Nghĩa
ictnews
Gmail đã trở thành dịch vụ thư điện tử phổ biến nhất thế giới, đây cũng chính là lý do đây đang trở thành đích nhắm ưa thích của ngày càng nhiều hacker hiện nay. Để tránh trở thành nạn nhân của chúng, bạn hãy thực hiện 5 bước dưới đây để tăng cường bảo mật cho hòm thư của mình.
1. Chọn mật khẩu an toàn
Dùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau là sai lầm mà rất nhiều người mắc phải. Một mẩu khẩu như vậy giống như một chiếc chìa khóa vạn năng có thể mở được mọi cánh cửa. Một khi nắm được chiếc chìa khóa này, một tên hacker khù khờ nhất có lẽ cũng biết được việc cần làm tiếp theo.
Do vậy, ngay lúc này bạn hãy “ưu ái” đặt riêng cho tài khoản Gmail của mình một mật khẩu khác với những mật khẩu mà bạn sử dụng lâu nay. Đó nên là một mật khẩu khó đoán với người khác nhưng lại thân thuộc với bạn, chẳng hạn tên chú cún cưng mà bạn yêu quý thời ấu thơ. Chắc hẳn bạn đã thuộc nằm lòng cái tên đó, còn nếu hồi nhỏ bạn không nuôi thú cưng, hoặc không tin tưởng trí nhớ của mình lắm, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của một công cụ tạo và quản lý mật khẩu như LastPass, KeePass, Norton Identity Safe…
Tham khảo: Làm thể nào để tạo mật khẩu mạnh và dễ nhớ?
2. Thiết lập xác minh 2 bước cho Gmail
Tính năng xác minh 2 bước được Google tích hợp vào Gmail để tăng cường bảo mật cho hòm thư người dùng. Khi đăng nhập vào tài khoản Gmail, ngoài mật khẩu mà bạn thường sử dụng, bạn cần cung cấp một mã số ngẫu nhiên được gửi đến số điện thoại mà bạn đăng ký. Do vậy ngay cả khi nắm trong tay tài khoản Gmail và mật khẩu đi kèm, hacker cũng sẽ “lực bất tòng tâm” nếu điện thoại với số điện thoại trên vẫn đang nằm trong tay bạn.
Tham khảo cách thiết lập xác minh 2 bước cho Gmail tại đây.
3. Đừng mở những email khả nghi
Bạn đã từng nhận được những email thông báo trúng độc đắc, hay một phần thưởng hấp dẫn ở một cuộc thi trời ơi đất hỡi nào đó mà bạn chưa hề đăng ký tham gia dự thưởng? Có thể khẳng định 100% đó là những email spam, hay nguy hiểm hơn là những email lừa đảo hòng chiếm đoạt thông tin cá nhân của bạn. Trong trường hợp này, thư mục Bin (thùng rác) của Gmail chính là chỗ thích hợp dành cho chúng.
Còn với những email mà bạn không chắc có phải là email lừa đảo hay không, chẳng hạn một thư mời phỏng vấn cho một công việc hấp dẫn, hãy dựa vào kinh nghiệm của mình để đánh giá, hoặc cẩn thận hơn nữa là lên Google tìm thông tin về người gửi, hoặc bất cứ chi tiết nào được nhắc đến trong tiêu đề thư.
4. Kiểm tra thiết lập chuyển tiếp của Gmail
Một mánh khác của dân hacker là thay đổi thiết lập hòm thư Gmail để chuyển tiếp cho chúng những email mà bạn nhận được. Bằng cách này chúng có thể kiểm tra bất kỳ email nào được gửi đến bạn, trong đó rất có thể sẽ có thông tin đăng nhập, giao dịch ngân hàng hay những email riêng tư của bạn.
Do vậy bạn hãy kiểm tra thiết lập chuyển tiếp của hòm thư xem liệu có địa chỉ nào mà bạn không biết xuất hiện trong danh sách chuyển tiếp hay không. Cách thực hiện như sau: tại hòm thư Gmail của bạn, nhấp vào biểu tượng hình bánh răng ở phía trên cùng bên phải và nhấn Settings. Chuyển đến tab Forwarding and POP/IMAP. Tại mục Forward a copy of incoming mail to, bạn sẽ thấy danh sách những hòm thư được chuyển tiếp. Nếu thấy có địa chỉ email nào mà bạn không nắm chắc, hãy xóa chúng đi.
5. Thường xuyên quét virus
Không nói cũng biết sự cần thiết phải cài phần mềm diệt virus cho máy tính, đồng thời dùng nó để quét máy thường xuyên. Đây là việc không tốn nhiều công sức nhưng rất quan trọng để bảo vệ máy tính trước hằng hà sa số chúng loại virus hiện nay. Với bất kỳ máy nào không cài chương trình diệt virus, hacker có thể dễ dàng đột nhập vào đó để cấy mã độc, và theo dõi nhất cử nhất động trên chiếc máy này.
Đặc biệt khi bạn sử dụng một chiếc máy tính công cộng ở một tiệm café internet hay một khách sạn, thì việc kiểm tra tình trạng sức khỏe của máy tính là việc không thể thiếu trước khi đăng nhập vào Gmail hay tài khoản ngân hàng của mình.
Đức Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét