TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
GENERAL WORLD NEWS
Phan Văn Song: 43 tháng Tư Đen…
Từ uất hận đến nhục nhã: Mất Nước, Mất Nhân quyền, Mất Nhân Phẩm
I/ Nhân Quyền, một quan niệm còn xa lạ ở Việt Nam?
I.1 – Nhân Quyền, quyền tự nhiên, quyền cổ điển ở Phương Tây?
Quyền Tư Tưởng, Quyền Đi Lại, Quyền Thông Tin, Quyền Ngôn Luận, … và nhiều nữa, tất cả những «quyền xưa» ấy, «quyền cổ điển» ấy, «quyền ai cũng biết rồi, khổ lắm nói mãi» ấy, ngày nay, do ở sống ở Âu Mỹ Úc … chúng ta, không nói đến, không nghĩ đến. Chúng ta sử dụng các «quyền» ấy một cách tự nhiên, chúng ta thản nhiên sống với những «quyền» ấy. Trong những sinh hoạt hằng ngày, trong cả những cử chỉ hằng ngày, chúng ta chỉ cảm nhận được, biết được, và chỉ phẫn nộ, hay đấu tranh đòi hỏi, khi một ai đó dám «xâm phạm».
Ngày nay quần chúng sống ở Pháp, ở Âu châu, ở Mỹ châu, ở Úc châu lại đấu tranh, tranh luận cho các quyền … của các thành phần «thiểu số» trong xã hội. Xã hội Âu Mỹ hay Úc nay, được phân thành nhiều thành phần đa dạng, với nhiều đòi hỏi đặc biệt, với các đặc quyền đặc lợi. Theo chẵng những hàng dọc, trên dưới, giai cấp, giàu nghèo, bằng cấp, «cổ trắng» hay «cổ xanh», nhưng còn theo hàng ngang, theo cộng đồng, tùy mầu da, tùy chủng tộc, tùy thời gian tỵ nạn, tùy hội nhập, cư ngụ, tùy vùng … và còn chia theo Tôn giáo, chia theo tập quán, tình dục (đồng tình luyến ái), chia theo cả mập ốm, béo gầy … Ngày nay, người Âu Mỹ rất sợ «kỳ thị», đủ mọi thứ … từ gốc gác, tên tuổi, già trẻ,… đến, nhân danh sức khỏe, cấm hút thuốc, cấm ăn mỡ, cấm uống rượu … Những quyền đặc biệt các thành phần «thiểu số» ấy phải được phát biểu, ít ra phải được đem ra tranh luận, biểu quyết, thậm chí biến thành là những đề tài đấu tranh, tranh luận để tranh cử, bầu cử…
Thử thí dụ về «quyền Đàn Bà» (dưới cái đề tài chung chung «Đàn bà», nhiểu tiết mục khác nhau cho nhiều quyền khác nhau, và đấu tranh khác nhau). Khi thì «Nam nữ bình quyền» đơn thuần: Nam nữ bình quyền trong – nghể nghiệp – lương bổng — chức vụ…Nhưng có khi là những quyền lợi bảo vệ đặc biệt cho cái «đặc biệt» của người Đàn bà: sanh đẻ, nuôi con, quyền thụ thai như ý muốn – lúc nào, thời gian nào – cả quyền phá thai nữa – cả quyền thụ thai có con nhưng không có đàn ông (Thụ thai Nhơn tạo, từ ngữ dịch sai, thụ thai lúc nào cũng Nhơn Tạo, hổng có Nhơn làm sao có thai? ). Và đặc biệt từ năm 2017, một ngọn bão «chống Ép tình» đang nổi lên khắp nơi. Thoạt đầu riêng các ngành điện ảnh, truyền hình do vì tuyển nữ nhơn viên bằng ngoại hình, sắc đẹp … Chiến dịch «Hãy tố cáo các con lợn các bạn biết – Dénonce ton porc» báo hại những tay Vua tuyển minh tinh, người đẹp, những tay Vua «Tạo minh tinh màn ảnh, TV», chiến dịch tràn lan lây luôn qua cả các nhà chánh trị … đã một thời lợi dụng nghề nghiệp, thừa gió bẻ măng «non», «ép duyên» các nữ thí sinh, … Báo hại các cha nội «làm lớn» có bàn tay méo mó nham nhở, ham rờ, ham mó, ôm, hun, hít bậy, cở Bác Hồ nhà ta, vốn «độc thân chánh trị – nục, chất dờn dồn não» khoái ôm hun ẩu, rờ bậy, các nữ thiếu nhi khăn đỏ … đều thân bại danh liệt…trừ Bác!!
I.2 – Nhưng xa lạ với Phương Đông:
Còn đối với các quốc gia chậm tiến, trong ấy có cả Việt Nam chúng ta, có những cuộc đấu tranh nhằm nào cho những «bảo vệ nhơn phẩm người phụ nữ» không? Nào chống lại những tập tục hủ lậu như: cưởng hôn, tảo hôn, ấu hôn? Hay mua trinh, giá trị của màng trinh, cắt đầu âm hộ, may âm hộ, …? Hay mua bán phụ nữ…? Có cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ vai trò người đàn bà trong gia đình không? Nào bịt mặt, bịt đầu, không được ra đường một mình (kiểu Hồi Giáo) hay «tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử» kiểu Khổng giáo hủ Nho…. Ngày nay, nếu Quyền «làm lễ hôn phối giữa người đồng tính» tạo xì căng đan cho mọi xã hội, thì Quyền phải «có nhà ở» cho mọi công dân, Quyền một người ngoại quốc «di trú» được bầu cử, Quyền được «lánh nạn»… là những «đáng để chúng ta suy nghĩ»! Thế giới phương Tây ngày nay đưa nhiều ý kiến, nhiều quan điểm đấu tranh về Nhân quyền.
Nhiều đến một anh bạn người Syrie, tỵ nạn chánh trị không hiểu được, anh than với tôi rằng: «làm sao dân Syrie chúng tôi đang làm cách mạng Dân chủ, đòi hỏi tôn trọng Nhân quyền được? Khi các anh, (nói chuyện với người viết) bảo trong Nhơn quyền có cả quyền cho cô vợ cái quyền ngồi ngang với ông chồng, dám bàn cải với chồng, dám không nghe lời chồng. Và khi các anh cho phép các thằng đồng tình luyến ái» được quyền sống tự do? cái mà Chúa cấm (Chúa của Hồi giáo), nay lại đòi làm lễ hôn phối nữa! Khi chúng tôi, người viết trả lời rằng, đàn bà là 50%, có khi 60% của nhân loại, và những người đồng tình luyến ái cũng là con người, cũng là Con Chúa, cũng là anh em chúng ta, và nếu họ cần yêu người đồng tính, họ chỉ tìm hạnh phúc với người đồng giới tính, là biết đâu, đó là do ý Chúa. Nếu thật sự các anh là những người ngoan đạo, thi các anh phải thương yêu tất cả…như tình yêu Thiên Chúa thương yêu tất cả nhơn loại. Anh bạn người Syrie đến nay vẫn không hiểu chúng tôi nói gì!
Dân chủ việc đầu tiên là nghe ý kiến người khác, và nếu mình không đồng ý vẫn tôn trọng ý kiến người khác, Dân chủ là những dị biệt, những bất đồng sống cạnh nhau, không bắt buộc phải hòa hợp với nhau? trao đổi, thông cảm, tương kính, và phục vụ cho một cộng đồng chung, vì đó là trật tự xã hội.
Người viết xin kể với quý độc giả câu chuyện trên để chứng mình rằng quan niệm Dân chủ còn rất xa vời với nhiều dân tộc, nhiều văn hóa khác nhau. Người bạn Syrie của tôi là một anh chiến sĩ Dân chủ đáng khen, đáng nể phục, chống độc tài Bachar al-Assad, anh thường kể cho tôi biết những giấc mơ Dân chủ của anh, anh có những giấc mơ dân tộc Syrie được những Quyền con người, Quyền công dân,… Nhưng anh vẫn loay hoay, vẫn không hiểu tại sao Nhơn quyền lại đi chấp nhận quyền đàn bà, và quyền người đồng tình luyến ái! Và ngày nay, tỵ nạn ở Pháp, từ hơn cả năm nay, trong một gia đình người Pháp tiến bộ, …anh vẫn tiếp tục trình bày say sưa những mâu thuẫn ấy, mặc dù anh có kiến thức đại học, mặc dù anh là một chiến sĩ Dân chủ, mặc dù ở Syrie, chống độc tài, vào sanh ra tử … và mất một chân. Tỵ nạn dưỡng thương ở một gia đình người Pháp ủng hộ phong trào kháng chiến Syrie quen với chúng tôi, nên thường đến thăm, vì cùng họ đạo, và do đó biết anh bạn người Syrie nầy.
Qua kiến thức anh người Syrie, tôi đo lường được các khoảng cách khổng lồ giữa ý thức chánh trị và quan niệm Dân chủ của thế giới thứ ba chậm tiến và các quốc gia tiên tiến Âu Mỹ. Chúng tôi tự hỏi: «những đấu tranh chống độc tài, những cách mạng màu các quốc gia cựu Sô Viết, những cách mạng hoa lài, những nổi dậy A rập, những mùa xuân A rập có phải thật sự là những đấu tranh đòi Dân chủ, đòi Nhơn quyền, đòi quyền Tự quyết cho người dân? Hay chỉ là những bạo động cướp chánh quyền của nhóm nầy chống nhóm nọ, của phe nầy chống phe kia, giành giựt quyền lợi. Dân chủ, Nhơn quyền chỉ là hảo danh, chỉ hư danh? Tự do, Độc lập chỉ là những bánh vẽ, những chiêu bài rỗng tuếch bán cho người dân, những nạn nhơn muôn thuở của muôn cuộc Cách mạng, của muôn cuộc Chiến?. Hỏi để mong quý vị trả lời giùm.
Chúng tôi, người viết không dùng từ ngữ «tự do», đặt sau từ ngữ «quyền» vì đối với cái suy nghĩ của những công dân các quốc gia tiên tiến, dùng từ «tự do» với từ «quyền» biến thành điệp ngữ«pléonasme», đúng hơn là điệp ý «redondance»!
Đòi Quyền, là đủ rồi… Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhơn Quyền đã nói chữ quyền là đủ rồi. Quyền là cái điều tự nhiên của Con Người. Tại sao phải thêm chữ Tự do, chỉ vì anh cấm cái quyền tự nhiên của tôi.Quyền Ngôn Luận, Quyền Tư tưởng, Quyền Đi lại, Quyền Phản biện, Quyền Tranh cãi, và …Quyền Suy nghĩ!
Tóm lại Quyền một Con người, Quyền một Công dân của một Xã hội, của một Quốc gia!
II/ Lịch sử Nhân Quyền
II.1 – Tôn Giáo
Hôm nay, ta ôn cố để nói rằng những cái «quyền mà ta cho là xưa» là cổ điển ấy, cũng không tự nhiên mà có. Nó là cả một gia tài trong một gia phả đấu tranh, một lịch sử dài phát xuất từ gốc judéo-chrétien – do thái cơ đốc giáo, và đặc biệt do các cuộc đấu tranh của các phái Cơ đốc Tin lành.
Những người đầu tiên đòi nhân quyền, đòi quyền tư tưởng cho những người ngoài Thiên Chúa giáo là những nhà truyền giáo người Tây Ba Nha Giòng Tên – Jésuites, Thiên Chúa giáo La mã, trong thời kỳ xâm chiếm các thuộc địa ở Nam Mỹ: Anton de Montesinos, Francisco de Vittoria và đặc biệt Bartolomé de Las Casas, ba vị ấy lập ra nhóm «Trường phái Salamanque». Chính ba nhà truyền giáo ấy đã đứng ra bảo vệ những thổ dân Nam Mỹ (Indios – Việt Ngữ dịch sai là Mọi Da đỏ) không để các nhóm di dân gốc Âu châu khai thác họ và biến họ thành những người nô lệ. Những Quyền mà F. de Vittoria bảo vệ và đòi hỏi cho thổ dân Nam Mỹ là Quyền được (tự do) đi lại, Quyền tư hữu, Quyền có thể tậu nhà, tậu gia sản, đất đai, Quyền bình đẳng như một công dân khác và Quyền không được một ai đuổi họ ra khỏi nơi họ cư ngụ, nhà vườn, tài sản (thử so sánh: việc Đoàn Văn Vươn hay việc các công dân khiếu kiến đất đai ở Việt Nam Công sản và ở Trung Hoa Cộng sản ngày nay).
Những tư tưởng của F. de Vittoria đã giúp linh mục Giòng Tên – Jésuite Francisco Suarez (1548-1617), một nhà hiền triết, một nhà thần học, một luật gia, được người đời thường so sánh với Saint Thomas d’Aquin (1225-1274). Francisco Suarez với Luận án Tractatus de Legisbus ac de Deo legislatore – Luân về Luật và Chúa, Người làm Luật, Ngài được xem là cha đẻ của Luật Quốc tế, Ngài cũng tuyên bố rằng các lãnh thổ của dân bản địa Indio từ nay là đất bất khả xâm phạm, không một vương quyền nào kể cả Vua Y Pha Nho, kể cả ông Giáo Hoàng, không một di dân gốc Âu châu nào có quyền xâm phạm, người bản địa Indio sanh đẻ trên đất nước mình có mọi Quyền như một di dân Âu châu Thiên chúa giáo.
II.2 – Anh Quốc, Mỹ Quốc, Pháp Quốc:
John Locke (1632 -1704), một nhà triết học, hưởng tinh thần và giáo huấn của cha mẹ, một gia đình Tin lành ngoan đạo, ủng hộ phe ông hoàng Tin Lành Anh Giáo Guillaume d’Orange-Nassau (1650-1702) trong cuộc tranh chấp Ngai Vua Anh Quốc từ 1660 đến 1689. Khi lên được ngôi năm 1689 Ngài lấy tên là Vua Guillaume III. Trước đó Ngai Vua Anh quốc do Charles II (1660-1685) và Jacques II (1665-1688), gốc Thiên Chúa Giáo La mã.
John Locke phục vụ cho Vua mới, đặt những viên đá đầu tiên cho một «Nhà Nước Pháp Quyền»: «mỗi người đều được hưởng những quyền do xã hôi do Nhà Vua (Nhà Nước) tạo lập, tôn trọng và khởi xướng». Tư tưởng của John Locke đã giúp đở tạo thành Bản Tuyên Ngôn Nhơn Quyền đầu tiên của lịch sử nhơn loại, năm 1689: the Bill of Rights.
Bill of Rights nhìn nhận một số quyền cho người công dân và người thường trú trong một nền quân chủ lập hiến và quan trọng hơn cả, ngăn chận một phần các quyền hạn của Nhà Vua để trao trả cho người dân qua nhóm đại diện là Quốc hội.
Nếu chúng ta có dịp đọc kỹ bản văn Bill of Rights nầy, chúng ta sẽ thấy sự ảnh hưởng sâu xa của cuộc nội chiến Tôn giáo đã xâu xé lịch sử Anh Quốc suốt thế kỷ thứ 17. Thật vậy đây là một bản văn do phe thắng trận viết. Cũng vì phe thắng trận là phe Tin Lành, nên người Tin Lành nhấn mạnh rằng từ nay, sẽ không chấp nhận những đàn áp Tôn giáo do Triều đình (bất cứ Tiều đình nào, thuộc bất cứ Tôn giáo nào) đàn áp người Tin Lành hay người Thiên Chúa La mã (Tự do Tôn Giáo, Tự do Thờ phượng). John Locke rất chú ý, và nhấn mạnh nhiều lần những điểm nầy.
Bản văn Bill of Rights nầy làm nền tảng
cho Tuyên Ngôn Virginia tháng 6 năm 1776,
cho Tuyên Ngôn Độc Lập Huê kỳ ngày 4 tháng 7 năm 1776, do Thomas Jefferson thảo.
và Tuyên Ngôn Quyền Con người và Quyền Công dân Pháp tháng 8 năm 1789.
Những Tuyên Ngôn Hoa kỳ đều do hậu duệ hay chính những thuyền nhơn của chiếc thuyền Mayflower cặp đất Mỹ Tự do, tỵ nạn năm 1620, gồm toàn là những Giáo dân Tin lành người Anh. Những dân tỵ nạn người Anh nầy đấu tranh để được độc lập đối với Mẫu quốc Anh. Họ đòi Vương triều Anh phải tôn trọng họ, trao cho họ Quyền Ngôn luận, Quyền Tôn giáo và Tâm linh. Bản kêu gọi lòng bao dung Tôn giáo và sự đãi ngộ ôn hòa đối Tôn giáo trong văn phong, trong lời lẽ của bản kêu gọi phản ảnh sự lo lắng của nhóm Tin lành đối với thái độ gây hấn và đàn áp người Tin Lành của Vương Triều Anh lúc xưa. Làm như Nhân quyền và những Quyền Con người chỉ được nói đến trong một không khí đàn áp đầy sợ hãi!
Làm như chỉ phải nói đến, chỉ phải đấu tranh, phải bảo vệ Nhân quyền, chỉ khi nào Nhân quyền bị xâm phạm.
Ngày hôm nay, Nhân quyền được nói đến nhiều. Nhiều Hiệp hôi quốc tế được ra đời để bảo vệ Nhơn quyền, để quan sát xem ở đâu Nhơn quyền bị xâm phạm. Và cũng như thành ngữ «Quét nhà ra rác». Càng quan sát, càng bảo vệ Nhân Quyền, càng nhận thấy. Nhơn quyền bị đàn áp mỗi ngày một nhiều, và ở những nơi chúng ta không tưởng tượng được.
II.3 – Nhưng lại bị Giáo hội Vatican chống
Năm 1776, khi các Tuyên Ngôn Hoa kỳ được công bố, Tòa Thánh Roma. Roma phản ứng chống ngay, cho đấy là Tà giáo. Roma cho đấy là kết quả của Tin Lành, chống lại Nhà Thờ La mã. Cũng vì lý do đó mà Tòa Thánh Roma kết án ngay bản Tuyên Ngôn Pháp ngày 12 tháng 7 năm 1790. Chính cái điều số 10 là cái điều nguy hiểm nhứt đối với Giáo hội La mã: Điều 10: Tuyên Ngôn Quyền Con Người và Công dân Pháp cho phép công dân Pháp có quyền Tôn giáo và Tín ngưởng không bị ràng buộc bởi Nhà Nước.
Giáo hôi Thiên Chúa Giáo La mã chỉ chấp nhận Quyền Tín ngưởng nầy sau Công đồng Vatican II ngày 7 tháng 12 năm 1965.
III/ Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa?
Là một nước Cộng sản chủ nghĩa và Xã hôi chủ nghĩa, Việt Nam không biết Nhơn quyền là gì cả! Cả người công dân Việt Nam cũng không biết “quyền công dân” của họ có những gì, gồm những gì.
Chế độ độc tài, đặt Đảng trên cả Luật lệ, Hiến Pháp, Quốc hội, Nhà Nước… thì là sao biết quyền công dân, quyền con người là gì.
Chế độ Xin/Cho. Mỗi mỗi chuyện, mỗi phải làm đơn Xin. Khi Xin thì được Phép, tức là Cho Phép. Nếu không Xin được thì Mua, mua bằng đút lót, mua bằng bao thư, mua bằng chạy chọt, mua bằng thương thuyết … tất cả đều có giá cả, nói tóm lại tham nhũng.
700 tờ báo, 700 cách để có thể phát biểu ý kiến, nhưng không một tờ báo tư nhân nào, tất cả chỉ có MỘT ý kiến, MỘT quan điểm do Đảng chỉ đạo, vi tất cả do Đảng Cộng sản kiểm soát. Kiểm soát Ngôn luận, kiểm soát Thông Tin chưa đủ, kiểm soát cả Tư tưởng. Thư riêng, blog là những phát biểu ý kiến riêng không có tầm vóc thông tin cũng bị kiểm duyệt, đi tù. Trung Cộng và Việt cộng là hai Nhà cầm quyền đàn áp các người sử dụng mạng thông tin, tin học. Đàn áp quyền ngôn luận, đàn áp quyền tư tưởng, đàn áp cả quyền tín ngưỡng. Những Nhà thờ Tin lành miền Thượng du Nam Việt, các Linh mục, các Mục sư, các tu sĩ Hòa Hảo, các tu sĩ Phật giáo đều bị kiểm soát, kiểm duyệt, sai trái có thể đi tù… Kiểm soát các Chùa, kiểm soát các Nhà Thờ, các Nhà Nguyện … buộc phải tu hành một kiểu, cúng kiến một kiểu… Thậm chí Trung Cộng đánh Ta, như thế, hạ nhục Nhà Nước Việt cộng như thế, mà người Việt Nam tử tế vẫn không có quyền bàn tán, có thái độ, tỏ thái độ, phát biểu thái độ, bất mãn. Biểu tình phản đối chống Tàu là bị «dùi cui», là đi tù, là lãnh án.
Nói tóm lại từ ngày 30 tháng tư 1975, dưới chế độ cầm quyền của Cộng sản, tất cả những quyền con người vắng bóng hoàn toàn trên dãi đất Việt Nam. Người dân chi có những bổn phận đối với Nhà nước Cộng sản, chỉ biết làm ăn, để sinh tồn, để sinh sống. Kiếm ăn, kiếm sống, sinh tồn qua bữa, qua ngày chả khác chi một loài thú vật. Công dân một đất nước không có quyền Trung thành với đất nước, với Tổ quốc, mà chỉ Trung thành với Đảng! Vậy thì quyền công dân ở đâu?
Tình hình kinh tế, vật giá đang leo thang, lạm phát phi mã, dân càng ngày càng nghèo, càng đói.. Bất mãn, chống đối càng ngày càng nhiều, nhưng phong trào đấu tranh cho Nhân quyền vẫn chưa rầm rộ, trái lại phong trào yêu nước càng ngày càng dâng cao, Trung Cộng càng làm nhục ta, lòng dân càng bất mãn. Bất mãn Tàu chưa đủ, phải bất mãn cả với Việt Cộng đã quá hèn kém, không bảo vệ được đất nước, không bảo vệ được dân, để dân ta bị nhục.
Thay lời Kết
Mong rằng nỗi nhục sẽ là ngọn lửa đấu tranh đòi Nhân quyền, đòi Dân chủ đòi Tự do, đốt cháy và lật đổ Cộng quyền.
Hồi Nhơn Sơn, viết cho tháng tư đau nhục (lần thứ 39)
Hiệu đính tháng tư 2018 (lần thứ 43).
Phan Văn Song
Những mũi giáo đâm sau lưng
Vào những ngày tháng này, hầu như khắp miền Trung Việt Nam đều biến thành những “Đại Lộ Kinh Hoàng” với những cuộc chạy giặc đẫm máu. Người dân đã bỏ tất cả ruộng vườn, nhà cửa, băng rừng vượt suối mong thoát nạn cộng sản và tìm về nơi chốn bình yên. Sau cuộc chơi “thấu cấy” sai lầm từ Dinh Độc Lập nhắm vào Ban Mê Thuột, lòng dân ly tán và tinh thần binh sĩ suy sụp trầm trọng, nhất là từ lúc một số cấp chỉ huy đào ngũ ra đi. Tình trạng bi đát này đã dẫn tới biến cố 30 tháng tư với cuộc sụp đổ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).Sự sụp đổ của một chế độ nhân bản không phải chỉ do người Mỹ quay lưng và “đồng minh tháo chạy”, mà còn do những mũi giáo đâm thẳng sau lưng dân tộc.Những mũi giáo đó ẩn hiện khắp miền Nam VN. Nếu cho rằng đó là những kẻ, hay gia đình họ, đã nhờ được hưởng tự do và ít nhiều ơn mưa móc từ chế độ VNCH mà cuộc sống của họ tương đối sung túc thì họ có thể được gọi là những kẻ “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”.Một số tập kết ra Bắc và nhiều tên khác ở lại nằm vùng trong Nam. Họ trà trộn, luồn lách vào các cơ quan công quyền, quốc hội và quân đội. Họ đóng vai những nhà báo khuynh tả. Họ mặc áo nghệ sĩ. Họ đội lốt tôn giáo. Họ mang hia đội mão trí thức. Họ thậm chí đi xuống tận cùng giai cấp xã hội để làm công nhân lao động nghèo khổ. Họ có khi là những người trẻ, nhẹ dạ, bị tuyên truyền, nhồi nhét những điều huyễn mị về chủ nghĩa cộng sản.Những phần tử này được liệt vào thành phần thứ năm sau 4 cái ngu mà dân gian vẫn thường hay nói tới, khiến câu ca dao bình dân có thể được thêm vào như sau:Trên đời có bốn cái nguLàm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầuThứ năm ngu nhưng lại đứng đầuĐó là cuồng tín theo hầu cộng nôNhững người nổi tiếng gia nhập đảng cộng sản như: Nguyễn Thị Bình (Sa Đéc), Nguyễn Tấn Dũng (Cà Mau), Nguyễn Thị Định (Bến Tre), Nguyễn Hộ (Gò Vấp), Phan Văn Khải (Củ Chi), Võ Văn Kiệt (Vĩnh Long)… đều là gốc người miền Nam và chính họ hay gia đình họ đã từng hưởng trực tiếp hay gián tiếp ơn mưa móc của chính phủ VNCH.Vào ngày 20/12/1960, con bài “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN”(MTDTGPMN) ra đời để bắt đầu quấy rối cuộc sống yên bình của dân chúng miền Nam. Những tên gạo cội của mặt trận này gồm có: Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Phùng Văn Cung, Võ Chí Công, Đại đức Sơn Vọng, Trần Nam Trung, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Bạch Đằng, Phan Văn Đáng, Nguyễn Hữu Thế, Trần Bửu Kiếm, Nguyễn Thị Định, Thích Thượng Hào, Nguyễn Văn Ngợi, Lê Quang Thành, Đặng Trần Thi, Trần Bửu Kiếm…Sau đó, cái quái thai “MTDTGPMNVN” của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) này đã đẻ ra cái gọi là “Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” (CPCMLTCHMNVN) với những tên chủ chốt như: Huỳnh Tấn Phát, Phùng Văn Cung, Trần Bửu Kiếm, Trần Nam Trung, Nguyễn Thị Bình, Cao Văn Bổn, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Kiết, Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng, Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo, Thích Đôn Hậu…Có lẽ cần mở ngoặc để nói đôi điều cái quái thai “MTDTGPMNVN”. Thế giới lúc bấy giờ đều gọi họ là Việt Cộng (VC), theo người Mỹ, trong khi người Việt gọi Việt Cộng là để chỉ chung Cộng Sản Việt Nam từ Nam chí Bắc. Không biết người Mỹ có cố tình gọi VC chỉ để nhắm vào phần tử của “MTDTGPMNVN” hay không mà khi tổ chức hội đàm Paris, họ lại dành cho mặt trận này một chỗ ngồi ngang hàng với VNCH. Cuộc hội đàm 4 bên thật sự không đúng nghĩa bởi vì 4 bên đó phải là Trung Cộng hay/và Liên Xô (nước đỡ đầu cho CSVN trong cuộc chiến) đối đầu với Mỹ (đại diện cho phe đồng minh) và VN Dân Chủ Cộng Hòa (hay CSBV) đối đầu với VNCH. Vì thế, Hiệp Định Paris 27/1/1973 được ra đời trong sự thua thiệt bất công nghiêng về phía VNCH. CSBV với sự yểm trợ mạnh mẽ cả về vũ khí, tài chính lẫn nhân sự từ Trung Cộng và Liên Xô, đã trắng trợn vi phạm hiệp định này trong khi VNCH bị cúp mất viện trợ từ Mỹ nên đã ngậm ngùi bị bức tử vào ngày 30/4/1975. Phong trào phản chiến lớn rộng tại Mỹ và nhiều nơi, kể cả VN, đã có nhận định quá sai lầm về cuộc chiến. Họ không chống kẻ xâm lăng gây chiến mà lại chống người tự vệ chính đáng. Bốn mươi lăm năm đã trôi qua kể từ ngày ký hiệp định Paris với những đau khổ triền miên dành cho một dân tộc bất hạnh sau ngày Sài Gòn bị thất thủ. Đã có những nỗ lực đáng trân trọng để phục hoạt hiệp định Paris trong gần như vô vọng. Trước đó, những kẻ nằm mơ giữa ban ngày về cái gọi là “miền Nam trung lập” thuộc MTDTGPMN và CPCMLTMNVN đã vỡ mộng vì cả hai tổ chức này đều bị chính thức khai tử không kèn không trống vào ngày 2/7/1976.Trở lại với những mũi giáo oan nghiệt đâm sau lưng, từ Dinh Độc Lập, có các cố vấn của Tổng Thống VNCH như Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ... Điều đáng lưu ý là những tên này cùng đồng bọn gồm 20 tên khác từng bị bắt nhốt bởi Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung phối hợp với Ty Công An Huế thời Đệ Nhất Cộng Hòa, nhưng đến ngày 1/11/1963, Hội Đồng Cách Mạng của Tướng Dương Văn Minh thả ra và sau đó họ đã len lỏi vào các cơ quan trọng yếu của VNCH.Trong hàng ngũ sĩ quan cao cấp quân lực VNCH, có Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát, Nguyễn Hữu Hạnh… và vô số binh sĩ cũng như sĩ quan VNCH âm thầm làm việc tiếp tay cho CSVN, như Nguyễn Thành Trung, thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh…Nằm vùng tại Quốc Hội VNCH có cái gọi là thành phần thứ ba và Dân Biểu Đối Lập nhưDương Văn Ba, Lý Quý Chung, Lý Chánh Trung, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Ngô Bá Thành (Phạm Thị Thanh Vân), Kiều Mộng Thu, Hồng Sơn Đông, Nguyễn Văn Hàm, Đinh Văn Đệ…Một số phần tử này cũng là những nhà báo thiên tả như Ngô Công Đức (Tin Sáng), Hồng Sơn Đông (Điện Tín) hợp cùng Chân Tín (Đối Diện), Họa Sĩ Ớt (Huỳnh Bá Thành), Phạm Xuân Ẩn (các báo ngoại quốc như Time, New York Herald Tribune…)… Vào đầu năm 1970, có khoảng 36 tờ báo tư nhân ở miền Nam, nhưng có rất ít báo của nhà nước, chẳng hạn như tờ Tiền Tuyến. Lợi dụng tự do báo chí, nhiều nhà báo thiên tả đã công khai đả phá chính phủ VNCH và cá nhân của TT Nguyễn Văn Thiệu. Thậm chí họ còn tổ chức diễn biến “ký giả xuống đường đi ăn mày” vào ngày 10/10/1974 để phản đối sắc luật 007 qui định về tiền ký quỹ ra báo.Những mũi giáo đâm sau lưng còn phát xuất từ những kẻ đội lốt nghệ sĩ mà điển hình là Kim Cương, kẻ được cho là mang cấp bậc Thượng Tá của VC mặc dù bà ta phủ nhận điều này, nhưng có lẽ chẳng mấy ai tin. Ngoài ra, còn có một số nhạc sĩ nổi tiếng phản chiến như Trịnh Công Sơn (TCS), Trương Quốc Khánh, Tôn Thất Lập… Riêng TCS được xem là thiên tài âm nhạc và phù thủy ngôn ngữ, nhưng rất tiếc những tinh hoa đó lại phục vụ cho chế độ man rợ cộng sản.Mặc lớp áo thầy tu, những mũi giáo đó đã lũng đoạn hàng ngũ quốc gia miền Nam. Những tay nổi bật trong thành phần này từ Thích Trí Quang cho tới Thích Nhất Hạnh, Chân Tín, ni sư Huỳnh Liên, Phan Khắc Từ, Trần Hữu Thanh… đều tích cực nối giáo cho giặc bằng mọi hình thức như xách động xuống đường, tuyệt thực, tự thiêu... dưới chiêu bài chống độc tài gia đình trị (thời đệ nhất Cộng Hòa), đòi quyền sống, đòi hòa bình, viết báo công kích chính phủ, chống tham nhũng (thời đệ nhị Cộng Hòa)…Thành phần trí thức thiên tả miền Nam góp phần phá nát chính thể dân chủ của người quốc gia có khá nhiều, tiêu biểu như: Trương Bá Cần, Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Thế Uyên, Thế Nguyên, Duy Lam, Nguyễn Hữu Chung, Lê Văn Hảo, Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên, Mai Văn Lễ, Cao Huy Thuần…Thành phần năng động nhất ở miền Nam gây khó khăn cho chính phủ VNCH ở hậu phương Sài Gòn là các học sinh sinh viên thiên tả như: Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Thị Quế Hương, Võ Như Lanh, Phan Kim Hạnh, Dương Văn Đầy, Trịnh Đình Ban… Ở miền Trung có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân… Ngoài ra, còn có một số lãnh tụ sinh viên ở Sài Gòn chuyên cầm đầu những cuộc xuống đường rầm rộ ở Sài Gòn như Nguyễn Văn Thắng (cựu SV Sư Phạm Sài Gòn), Đoàn Kỉnh (Đại Học Khoa Học SG) mà lý lịch không rõ là người quốc gia hay thân cộng.Những mũi giáo đâm sau lưng dân tộc còn có vô số những tay nằm vùng hành nghề lao động tay chân như lái tắc xi, đạp xích lô… và thậm chí còn có những kẻ được gọi bằng danh xưng mỹ miều “bà mẹ chiến sĩ”. Sau ngày 30/4, bọn này xuất đầu lộ diện thành những tên VC mang băng đỏ trên cánh tay chỉ đường cho CSBV tiến vào Sài Gòn và sau đó giữ những chức vụ tại hạ tầng cơ sở hay trung ương.Trên đây là những mũi giáo đâm sau lưng được người dân nhận diện ra tại Sài Gòn, không kể đến những kẻ khác hoạt động bí mật rải rác khắp miền Nam.Những kẻ này đã góp phần lật đổ chế độ nhân bản VNCH và xây dựng nên một chế độ man di, tàn bạo gây thống khổ cho toàn dân suốt gần 43 năm dài.Những kẻ nối giáo cho giặc cộng sau năm 1975 đều bị vắt chanh bỏ vỏ một cách không thương tiếc. Một số đấm ngực ăn năn thì đã quá muộn màng.Ngay cả sau biến cố 30/4, trong làn sóng tị nạn ra hải ngoại cũng có không ít phần tử cộng sản trà trộn hay hoạt động ngầm cho VC dưới hình thức tôn giáo vận, văn hóa vận…Rút tỉa kinh nghiệm sống chung với những mũi giáo phản trắc suốt mấy chục năm ở trong nước, đồng bào hải ngoại cần vạch mặt chỉ tên những kẻ này để vận động chính quyền sở tại tống cổ chúng về nước hầu duy trì cuộc sống yên bình cho cộng đồng.Trong khi đó, đồng bào quốc nội hãy nhớ kỹ mặt những tên bán nước hại dân để chờ một ngày lôi chúng ra đền tội trước dân tộc.Và ngày đó sẽ không còn xa nữa!31/3/2018Commentsthế lực thù địt • 10 days agoKhông biết phải nói như thế nào mới phải,hoặc là dân miền Nam thời đó ngu ngơ quá nên cả nước trả giá đắt, bản thân trả giá đắt, hay là Việt cộng ma mãnh mà lại gặp thời do tình hình thế giới lúc đó,hay là cả hai.Nếu chỉ trả giá để tiến lên thì người ta còn phải so đo tính toán rất nhiều, đằng này trả giá bằng cả sinh mạng của chính mình để cuối cùng giành lấy sự tụt hậu dai dẳng thì đúng là quá chua chát và cay đắng cho chính những người này.Những thằng như Hoàng Phủ Ngọc Tường hay Trịnh Công Sơn, Trọng lú, hay Phúc niễng và cả ̣đám ăn theo có gien di truyền DNA xấu quá, cái lũ này không nên có con cháu làm chi vì nó sẽ sản sinh ra thêm một lũ thối tha làm tàn mạt nước Việt Nam nhanh hơn.Sao không thấy nói đến một con mụ "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản" là Tôn Nữ Thị Ninh, được chế độ cũ cho ăn học đến nơi đến chốn, du học Pháp thành tài, rồi tiếp tay với cộng sản, phản lại chế độ.Post mà không cần comment…Đây là những những mũi giáo đâm sau lưng toàn thể đồng bào miền nam VN…
Đây là những tên ĂCQGTMCS & cũng là hung thần xứ huế…Không biết giờ này mấy má này ra sao nhễ?Không thấy "báo công" mấy má Bàn Cờ, mẹ Củ Chi, chị Bến Tre, chính lực lượng đó mới là bầu vú sữa nuôi bọn kiaCS là "chó" mà bọn MTGPMN còn "chó" hơn gấp trăm lần vì ăn cơm quốc gia mà lại đi làm gián điệp cho CS. Sau này hết VC thì bọn này sẽ được hỏi thăm cẩn thận chứ không thể phủi tay một cái là vô can.
Bên Châu Âu còn thêm những cái hội Việt kiều yêu nước toàn là bác sĩ kỹ sư nhưng vẫn ngu lâu dốt bền, thời VNCH thì trốn lính còn nay thì tung hô HCM, tởm không thể tả.Có ngay...Nói đến bọn ACQGTMCS thì chỉ muốn ....:- Làm gì thì làm bọn này phải thấy VC chỉ là đốt xóm phá cầu, ném lựu đạn rạp hát, pháo kích, ám sát .v...v..nói chung là VC chỉ làm những gì tồi tệ nhất mà vẵn theo, vẫn phá cho bằng được.
- Sau năm 1975 sáng mặt sáng lòng đã quá muộn, Và không thể phủ nhận bọn này đã góp phần làm cho cho chính thể VNCH sụp đổ nhanh hơn.
- Nhìn ông Phác Chánh Hy mà tếc cho miền nam VN thật luôn. Hàn Cộng là ông ấy bắn cho bằng sạch, Thân cộng thì trốn thật nhanh không ông này cho đi dập đá mỏi tay. Bây giờ họ có một nước Nam Hàn, cũng nằm tà tà trong top ten châu Á. Nghĩ xem VN có thua Hàn tí nào đâu nếu không có thằng bụi đời quốc tế!
Tiên sư thằng điếm chính trị.!Tác già nhìn quá khứ ,nhìn tùm lum xa vời quá ,ngay cả ở xứ cờ hoa ăn sung mặt sướng mà cũng có CS nằm đầy ra đó .Ngày xưa chưa biết CS làm gì,thì còn tha thứ ,nhưng thời nay mọi người ai cũng biết CS là loại cướp của dân làm giàu cho mình ,và cho đảng mình làm giàu .Chuyên môn cướp của dân làm giàu thấy rõ ràng ,mà sao những người có đầu óc lại không thấy cái đảng thổ tả kia ,chúng cướp của giết người dân ,dùng bạo lực cai trị dân hà hiếp dân như thế ............... mà sao lại có một số cuồng tín ,cuồng Hồ ,cuồng đảng đi tuyên truyền mua chuộc người nghèo ,công nhân gia nhập CS .Có lẽ cái đám nghèo nàng làm biến lao động muốn cho CS cai trị ,vì CS cai trị mà có thẻ đảng dễ cướp của dân hay sao mà chúng cứ chui đầu vào con đường CS mà chui vào là sao ?Hay là ai có CS thì dễ làm giàu vì cướp của dân dễ dáng ,cổ đeo thẻ đảng là thành tư bản đỏ nên họ mê CS quá chừng chừng zậy ,có phải không quý xị ,hay là còn lẽ nào nữa không mà đang sung sướng cũng cứ mê CS ủng hộ CS ,hoặc H.Đ cho CS ,rồi đi gieo rắc CS ,nhìn thấy mà ghê gớm cho cái lũ chó ngu ,ngục CS kia quá !!!!!!!!Sau 1975, Việt Cộng được Chủ Nô Tàu đặt tên Nô Cộng.
Nên nhớ: "Ta đánh Mỹ Ngụy là đánh cho Liên Xô, Tàu Ô" (Lê Duẩn Háng Nô)
40 năm nhìn lại những khuôn mặt phản chiến miền Nam
Bên sau núi là núi và vẫn còn trùng điệp núi non, hòn đá mang từ mặt trăng về và xa hơn nữa với bao thiên thạch từ những vụ nổ không ngừng trong vũ trụ, không thiếu những hạt bụi va lại chính nơi xuất phát.
Một cách ví von, người ta cho rằng cuộc di cư sau Hiệp định Geneve, 1954, đó là những cuộc bỏ phiếu bằng chân dành cho chế độ Cộng sản, mà nếu được tự do, đến cây trụ đèn cũng ra đi. Những người trí thức miền Nam hơn ai hết hiểu biết biến cố này nhưng một thiểu số, không nhiều họ đã hành động khác người, họ vẫn luôn trong ý nghĩ mình yêu nước, cho đến khi lương tâm bừng thức tỉnh cho dù quá muộn.
Một trong những trí thức trẻ theo Cộng sản vào thời điểm ấy, lãnh tụ sinh viên phản chiến Đoàn Văn Toại đã phát biểu như sau:
Khi cộng sản chiếm miền Bắc Việt Nam năm 1954, hàng triệu người đã lũ lượt di cư vào Nam. Tôi đã tận tai nghe nhiều câu chuyện về sự đau khổ tột cùng của họ. Nhưng cũng như nhiều người miền Nam lúc ấy, tôi đã không tin vào những câu chuyện đó. Cả về sau này, tôi cũng đã không tin về những câu chuyện được kể trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago) của văn hào Nga Solzhenitsyn. Tôi không tin vì cho rằng đó là những luận điệu tuyên truyền chống Cộng.” (ĐVT, Quần đảo ngục tù Việt Nam – The Vietnamese Gulag).
Con người luôn mơ ước đi tìm sự thật và tin rằng mình sẽ chộ sự thật. Huyền thoại rất gần với ước mơ và một bước rất gần đến hoang tưởng, huyễn hoặc rồi ngụy tín, vong thân.
Toại nguyên là Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sai Gòn từng biểu tình đòi Quốc Hội hủy bỏ cuộc bầu cử Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, đốt xe Mỹ, viết điện tín gởi TT. Richard Nixon. Nhưng rồi cũng bị tù ngay trong những ngày đầu Cộng sản chiếm miền Nam. Thoát được ra nước ngoài, Đoàn Văn Toại viết sách so sánh hai chế độ lao tù trong quyển “Quần đảo ngục tù của người Việt Nam” (The Vietnamese Gulag).
Toại viết trong hồi ký, nhớ những ngày tù thời Việt Nam tự do, thức ăn không hết, còn làm khó chính phủ “cơm tù không đủ tiêu chuẩn” nên trả lại! Quần áo thay đổi liền liền; phòng giam Sài Gòn rộng rãi bằng 40 lần nhà tù mang tên HCM. Vào nhà tù cộng sản nghẹt thở, “nhà tù Thiệu rộng quá!”
Cuối cùng Đoàn Văn Toại đã thành thật sám hối, nhận tội trước lịch sử và nhân dân miền Nam: “Tôi nhận lãnh trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra cho đồng bào của tôi. Và nay tôi chỉ còn cách đóng vai nhân chứng cho sự thật này hầu các người đã từng ủng hộ Việt Cộng trước kia có thể cùng chia sẻ trách nhiệm với tôi…”
Đoàn Văn Toại
Người thứ hai là Lê Hiếu Đằng, quê Quảng Nam, theo học tại đại học Luật Khoa Sài Gòn, nguyên là phó Tổng Thư Ký Ủy ban Trung Ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam (1968-1977), nguyên Tổng thư ký Uỷ Ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định (1969-1975), nguyên phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM (từ 1989-2009), là Đại biểu HĐND Thành phố khóa 4, khóa 5.
Từ 1975 đến 1983 Đằng là giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định. Chức vụ sau cùng là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đúng bảy tuần lễ trước khi nhắm mắt, người đảng viên hơn 40 tuổi đảng này đã ra tuyên bố rời bỏ Đảng Cộng sản, mang theo nỗi ân hận tiếp tay cho “các tập đoàn lợi ích phản bội nông dân, phản bội dân tộc Việt Nam” (Lời của LHĐ nói với đài RFI). Và đây là nguyên văn bản tuyên bố viết tay của Lê Hiếu Đằng:
Tôi tên LÊ HIẾU ĐẰNG là ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VN, hơn 40 tuổi đảng. Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng CSVN vì:
ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân.
Tôi xin xác định đây là quyết định của tôi.
Ngày 04.12.2013
Lê Hiếu Đằng
Lê Hiếu Đằng
(chữ ký)
Lê Hiếu Đằng
Một tên tuổi khác, Huỳnh Tấn Mẫm, tên khai sinh là Trần Văn Thật, sinh tại Tân Sơn Hòa, tỉnh Gia Định học sinh Trung học Petrus Ký. Năm 1963, Mẫm đậu Tú tài toàn phần và trúng tuyển kỳ thi vào Đại học Y khoa Sài Gòn, vì học khá cho nên được Bộ Y tế chính phủ VNCH cấp học bổng. Mẫm tốt nghiệp BS Y khoa sau 1975.
Năm 1958, lên 15 tuổi, đang học lớp Đệ ngũ (lớp 8) trường Pétrus Ký, Mẫm được kết nạp vào tổ chức bí mật do Nguyễn Văn Chí (Sáu Chí) cầm đầu. Tại đây, Mẫm từng được giao công tác rải truyền đơn chống chính quyền Sài Gòn và năm 1960 được kết nạp vào Hội Liên hiệp Thanh niên Giải phóng Sài Gòn-Gia Định.
Năm 1963 Mẫm được kết nạp vào tổ chức của Cộng Sản vào thời kỳ Phong trào Phật Giáo.
Năm 1965, được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng.
Là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn – Gia Định nhiệm kỳ 1969-1970.
Từng là Đại biểu Quốc hội CS khóa 6, từng là Tổng biên tập đầu tiên của báo Thanh Niên.
Hiện là chủ tịch của cái gọi là “Hội Bảo Trợ Bệnh Nhân Nghèo Thiện Tâm”, thuộc Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thành phố, Ủy viên Ủy Ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố HCM.
Tại Sài Gòn, ngày 4 tháng 7 năm 2014 Huỳnh Tấn Mẫm phổ biến một thư ngỏ gởi tuổi trẻ Việt Nam, kêu gọi những thế hệ Thanh niên – Sinh viên – Học sinh hôm nay thức tỉnh toàn diện trước một giai đoạn lịch sử. Trong thư có đoạn:
Sức mạnh có ưu thế nhất đang lớn lên từ trong tim và trong trí tuệ của các bạn, là niềm hy vọng của dân tộc – những thế hệ Thanh niên – Sinh viên – Học sinh hôm nay …
Mẫm kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam phải cương quyết làm người công dân tự do, dù xã hội chưa có luật pháp thừa nhận tự do đúng nghĩa. Phải cương quyết làm con người có quyền con người, dù quyền con người chưa được thừa nhận đầy đủ. Phải có quyền và có nghĩa vụ – quyền sống tự do và nghĩa vụ bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ…”
Một người khác, Đào Hiếu sinh năm 1946 tại Bình Định, gia nhập các phong trào học sinh hoạt động cho CS tại Quy Nhơn. Năm 1968 gia nhập đảng CS. Năm 1970 bị bắt quân dịch, sau đó đào ngũ vào Sài Gòn hoạt động với tổng hội sinh viên phản chiến cho tới 30-4-1975.
Đào Hiếu
Hiếu tốt nghiệp Cử nhân văn chương trước 75, sau khi đất nước thống nhất, cộng tác với báo Tuổi Trẻ và NXB Trẻ. Năm 2009, sau nhiều lần bị công an gọi làm việc, Đào Hiếu bị buộc phải xóa hết bài trên trang web để đổi lấy an toàn bản thân, khỏi bị bắt giam.
Sau 25 năm từ ngày 30-4 Đào Hiếu thức tỉnh và lên tiếng, vào năm 2000 Ông đã xuất bản tác phẩmNổi Loạngây được tiếng vang trong dư luận. như một tiếng nói lương tâm giữa bao suy thoái trong thời hòa bình.
Đào Hiếu đã phổ biến trên mạng bài viết HUYỀN THOẠI ĐU DÂY – Cho rằng hành động của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và các Ủy viên bộ Chính trị năm 1990 tại hội nghị Thành Đô là một việc làm mà bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch gọi là: “Bắt đầu một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm”. Bài viết khẳng định: Rõ ràng là ngay từ những ngày đầu thành lập chế độ, thì Việt Nam đã hành xử như một tỉnh lẻ của Trung Quốc. Từ trước 1945 đến nay, nhà cầm quyền CSVN đã một lòng theo Trung Quốc, đã chọn Trung Quốc làm ông chủ, đã nguyện nâng khăn sửa túi cho Trung Quốc, đã khép nép làm “con nuôi” của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và ngày nay là Tập Cận Bình.
Chỉ riêng về thời kỳ lịch sử miền Nam Việt Nam 1954-1975, những trí thức khoa bảng, tu sĩ và tuổi trẻ trong giới sinh viên nổi lên thành những tên tuổi trong các phong trào phản chiến, chống đối chế độ, tiếp tay hoặc đi theo hoạt động cho Cộng sản. Chúng ta còn nhớ những tên tuổi như Lý Chánh Trung, Lý Quý Chung, Hồ Ngọc Nhuận, Kiều Mộng Thu, Ngô Công Đức, Dương Văn Ba, Trần Ngọc Liễng, (bà) Ngô Bá Thành, Ni sư Huỳnh Liên…. Những tu sĩ như Trương Bá Cần, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Khắc Từ, và một số những tu sĩ Ấn Quang… cùng với nhóm SV Dương Văn Đầy, Trịnh Đình Ban, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Trần Thị Lan, Nguyễn Hữu Thái…. sau 30-4 trở thành những kẻ lạ giữa xã hội CS độc quyền chính trị.
Bi thảm thay, ở Huế, những đồ tể như Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Thị Đoan Trinh… cũng chỉ là những miếng vỏ chanh để CS vắt tiếp trước khi vứt vào thùng rác.
Những tên tuổi trí thức khoa bảng như Trịnh Đình Thảo, Phùng Văn Cung, Hồ Thu, Nguyễn Hữu Thọ, Lâm Văn Tết, Dương Quỳnh Hoa, Thanh Nghị… đi theo Việt cộng cuối cùng gia đình tan nát. Khi tỉnh ngộ, bao nhiêu biệt thự, phố xá, đồn điền, gia sản, ruộng đất, cơ xưởng, cửa hàng, nhà thuốc tây… trở thành tài sản của nhà nước. Bản thân bị thất sủng, và chết trong âm thầm oán hận cộng sản.
Thật là nhục trước suy thoái đến tột cùng về kinh tế, đạo đức và ngày càng lệ thuộc Hán hóa, nhưng không có người nào mở lởi phản kháng, nói lời sám hối như Đoàn Văn Toại, hay mạnh dạn như Ông Bà Bác sĩ Đỗ Trung Hiếu, Ông Lê Hiếu Đằng, BS. Huỳnh Tấn Mẫm, Nhà văn Đào Hiếu…Lm. Chân Tín.
Nguyễn Quang Hồng Nhân
Nặng lời với NGUYỄN ĐẠT THỊNH
Cũng đành phải nặng lời với anh Nguyễn Đạt Thịnh như anh đã "nặng lời" với Tổng tư lệnh hợp hiến và hợp pháp Donald Trump của chúng ta. Nếu anh Thịnh cho là "Trump không đi lính ngày nào, nên không xứng đáng là Tổng Tư Lệnh, xin anh viết thư hỏi anh trốn quân dịch Bill Cà-Lơn-Tơn và con Khỉ Đột Ô-Bà-Má Ba-rắc-caca xem mấy anh này có đi lính ngày nào không? Chẳng những con Khỉ Đột "xứng đáng" làm Tổng Tư Lệnh, mà còn "xứng đáng" khoe đế giày cho mấy ông cận thần Mỹ trắng mà không biết NHƯ VẬY LÀ VÔ PHÉP thế mới hay chứ ! Anh Thịnh mà dám hỏi con Khỉ Đột như vậy tôi sẽ lạy anh 10 lạy bái làm Sư Phụ ngay, hơn là viết vớ vẫn mấy điều đó!
.
Ngày tôi còn mài đũng quần trên ghế trung học thì anh NĐT đã là một nhà văn, có những truyện ngắn rất dí dỏm đăng trên tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong. Nói theo kiểu bây giờ, thì tôi đã từng là "fan" của anh. Nhưng không hiểu vì sao những cái dễ thương ấy không còn khi cái nhìn chính trị của anh có vẻ không hợp với hoàn cảnh của nước Mỹ ngày nay. Dùng chữ "lỗi thời" thì không đúng. Phải nói là quái đản đến cỡ đỉnh cao trí Tệ.
Tôi không phí thì giờ suy nghĩ sự dằng co của anh đến từ đâu, giữa An ninh quốc gia của nước Mỹ, nơi mà tất cả chúng ta chọn làm nơi sống đến hơi thở cưối cùng, VÀ lòng nhân đạo của anh đối với tập thể di dân LẬU ???
Anh Thịnh trích lời hai ông dân biểu Rân Trủ nào đó để khởi đầu bài viết. Thành thật mà nói, tôi nghĩ anh Thịnh thông minh hơn hai ông dân biểu kia chỉ làm cho thiên hạ hiểu lầm sự thông minh của anh. Anh không cần trích những lời nói của những kẻ hình như có thái độ "take it for granted" đối với sự thịnh vượng và an ninh của Hoa kỳ "như một điều đương nhiên". Chúng nó là người Mỹ mà nghĩ như vậy thì chẳng có thông minh gì cả. Nước Mỹ hùng mạnh vì nó KHÁC XA với những cường quốc khác. Nhật Bản cũng giàu mạnh và văn minh. Người Nhật được toàn thế giới kính trọng (180 độ đảo nghịch với một "Việt Nam" đầy cháu ngoan "bác Hồ dịch vật") nhưng Nhật chưa bao giờ giúp ai như những chữ "Mỹ Quốc viện trợ" mà chúng ta thường thấy khi còn ở Việt Nam. Thực ra, không có gì là đương nhiên. Tại sao ? Vì nước Mỹ này mà để cho bất cứ sắc dân nào khác, không phải là những người da trắng (gần 300 năm trước) chủ trương "In God we trust" của Tin Lành - dung chứa và tôn trọng Tự Do, Nhân Quyền - thì những sắc dân đóng góp vào sự đa dạng của Hoa kỳ ngày hôm nay, ĐÃ CÓ THỂ NÀO TẠO DỰNG ĐƯỢC MỘT HOA KỲ SIÊU CƯỜNG NHƯ CHÚNG TA THẤY từ thế kỷ qua hay không ?
Trước đây có một tác giả viết một bài về "tại sao Hoa Kỳ là "vĩ đại" với những đặc điểm cao quí ở người Mỹ mà không nơi nào có được, dù những nước khác có tiến bộ về khoa học, có những vũ khí tối tân, có chế tạo được máy móc kỹ thuật cao về nhiều lãnh vực, nhưng không "GREAT" như nước Mỹ. Vì sao ?
Tôi không nhớ chi tiết bài viết, nhưng nó cũng tồn đọng lại cái gì đó, như người ta đã nói "Văn hóa là cái gì còn lại sau khi đã quên hết" (không nhớ tác giả). Những cái gì tồn đọng lại trong bài viết đó là:
Sự nhân ái của người Mỹ. Biết trọng nhân tài và tận dụng nhân lực. Tôn trọng trẻ con và người trẻ. Tôn trọng phụ nữ và săn sóc người khuyết tật già cả, có những chương trình An Sinh Xã Hội nâng đỡ người nghèo vào bậc nhất thế giới.
Dù là một quốc gia rộng lớn và đầy phức tạp, nhưng nước Mỹ đã "không ăn thịt người nghèo" mà người nghèo và lười biếng nhiều khi sướng hơn những người trung lưu làm việc đầu tắt mặt tối. Cần nói rõ: chữ "ăn thịt người nghèo" lấy từ tác giả Nguyễn Đạt Thịnh trong một bài viêt của ông, xem Trump là "chỉ lo cho người giàu", tức là thành phần "ăn thịt người nghèo").
Không biết có bao giờ anh NĐT nghĩ rằng chuyện "cướp của nhà giàu để phân phát cho nhà nghèo" là một chính nghĩa, như Cộng Sản đã từng nghĩ, từng làm (và thất bại) chăng ?
Một đất nước mà thằng giỏi bị trù ẻo, thằng có tiền bị đánh tư sản thì hậu quả là phải... vượt biên, ai cũng biết điều đó, khỏi cần bàn cãi.
Tôi lười đọc về chính trị, nhưng cái lối giúp "người nghèo" bằng cách lấy tiền thằng siêng năng làm việc để cung phụng cho thằng lười biếng (nhờ biết lợi dụng kẻ hở của pháp luật) để cho nó "ở không mà hưởng" như đường lối của nhiều chính trị gia đảng Dân Chủ đã và sẽ làm cho nước Mỹ càng xuống. Công dân Mỹ thuộc loại đó đã là gánh nặng cho nước Mỹ, nhưng cái lối Mỵ Dân, ve vãn dân lậu để họ trở thành cử tri của đảng mình lại là một bước nữa, bi thảm hơn, và vô cùng tai hại cho tương lai của nước Mỹ nhiều hơn.
Khi nhiều người Có Tài, có Kỹ Năng làm lợi cho Mỹ phải chờ vào Mỹ, phải đứng xếp hàng nhiều năm, trong khi đám dân lậu cứ tuôn vào Mỹ vài ngàn người mỗi ngày thì nước Mỹ phải tốn tiền lo cho gánh nặng này cũng phải xập tiệm. Ở Mỹ có nhiều người làm việc nhưng phải chi phí gần hết so với những kẽ không chịu làm việc, hoặc vì không có giấy tờ nên không đóng thuế, mà chương trình chính phủ thì hào sảng đối với Dân Lười và Dân Lậu làm cho chính phủ phải cạn túi. Ngày xưa trên 15 người gánh cho một người không làm việc, cách đây khoảng 10 năm trước thì 3 người phải gánh cho một người không làm việc vì đủ mọi lý do.
Tại sao "bảo vệ biên giới" chống di dân lậu mà bị cho rằng không thuộc "bảo vệ quốc gia" hoặc không là "an ninh quốc phòng" ? Nhìn về Việt Nam đi: khi Trung cộng đưa dân của họ vào Việt Nam định cư tỉnh bơ thì chúng ta cho là đang mất nước từ từ" thì tại sao ở đây, cuộc chiến xâm lăng của di dân lậu vào nước Mỹ thì lại không cho là Mỹ đang bị chiếm? Cái khác nhau là ở Việt Nam, nhà nước CSVN đã không dùng ngân sách của mình để nuôi những người Trung quốc, nhưng mà là cống hiến đất đai và tài nguyên của xứ sở cho bọn Chệt di dân này (bán nước). Mỹ thì không bán nước, nhưng mà là cho không biếu không, chẳng những cho di dân lậu đất sống mà chính phủ còn tốn tiền giúp đỡ an sinh và y tế... BẰNG TIỀN CỦA NGƯỜI ĐÓNG THUẾ. Còn các chinh trị gia đảng Dân Chủ chẳng khác nào là những con bài đang dùng tiền của dân để đánh, có thua thì người dân chịu, còn họ không mất mát gì, sẽ hết nhiệm kỳ rồi thì cũng có khối tiền hưu kếch sù không thiếu một cắc! Đó là lý do tại sao chỉ sau 8 năm, con Khỉ Đột Ô-Bà-Má - không biết có học nghề của đám Vượn Hà Nội hay không - đã tăng nợ lên gấp đôi!
Đó là chân dung của mấy anh dân-cử của Dân Chủ mà anh Nguyễn Đạt Thịnh đã trích dẫn "lời vàng thước ngọc" của những tên này. Nói cho đúng: Đó chỉ là bọn Sâu Dân Mọt Nước ! VỚI CHIÊU BÀI LÀ "VÌ NGƯỜI NGHÈO", "VÌ LÒNG NHÂN ĐẠO VỚI NGƯỜI DI DÂN". Đó là Politically Correct, là nói năng Giả Dối chìu lòng quần chúng (nhiều người không là công dân Mỹ), một "quần chúng" muốn làm ông cố nội với hậu duệ của nững người đã khái sáng ra nước Mỹ !
"Quân đội là để đối phó với kẻ thù chứ không phải đối với di dân". Thằng dân biểu này nói để kiếm phiếu với những người nhẹ dạ "có lòng nhân đạo". Thằng này và ông NĐT không biết ai NGU hơn, nhưng có lẽ cả hai đều không nhớ rằng: Người HỒi giáo từng tuyên bố rằng họ không cần dùng vũ lực hay quân đội để xâm chiếm Mỹ và Âu châu, mà chỉ cần dùng DI DÂN, đẻ con cho nhiều, và tương lai qua hệ thống bầu cử, họ sẽ chiếm các nước Tây phương.
Qua di dân Bất Hợp Pháp, nước Mỹ sẽ đi vào bóng tối của Giờ thứ 25. Ở Luân Đôn, anh thị trưởng là Hồi giáo. Ở Mỹ, một anh HG suýt lên nắm đảng trưởng đảng Dân Chủ vào năm ngoái nhưng chưa thành công. Đảng Dân Chủ đang nuôi một đám ong đủ loại trong tay áo. Đảng Dân Chủ là chất xúc tác cho tư tưởng khuynh tả - mầm móng mọi Tao Loạn cho xã hội. Họ đang xa rời truyền thống Yêu Thương, Đạo Đức, Trật Tự, Trọng Pháp cố hữu của nước Mỹ mà thế giới đã từng nhìn vào với nhiều ao ước: "đấy là thiên đường".
Cái thiên đường đó đang bị xói mòn bởi những lối sống sa đọa, tự cho thẩm quyền và hiếp đáp lại những lối sống đạo đức của truyền thốngTin Lành - đã là gốc của nhũng người lập quốc như George Washington - CŨNG NHỜ NHỮNG THẰNG NGU như hai tên dân biểu mà ông NĐT đã trích dẫn, và cũng nhờ những nhà báo (hại) như ông Nguyễn Đạt Thịnh hà hơi Biến Thái của mình vào.
Xin lỗi phải nói thẳng: Những lập luận về Biên Giới, Quốc Phòng cho đến bảo vệ Di Dân của các anh này (và của ông Nguyễn Đạt Thịnh) ngửi không nổi, chỉ toàn là Bla-Bla... như mùi đánh giắm khó thở. Nói thẳng: nó NGU chết mẹ đi !
Tường Giang.
From: DTan Nguyen nguyendanny40@yahoo.com [DANTOCVIET]Subject: Re: [DANTOCVIET] Fwd: Nặng lời với tổng thốngĐúng là miệng lưỡi không xương nhiều đường lắc léo của quân ngu đần lưu manh xảo quyệt.Tạo dựng quán đội ngay biên giới là chống kẻ thù gian tà phá hoại xã hội, bọn cartel du đãng mà tuý, chứ không phải để chống chính quyền Mễ Tây cơ hay người dân Mễ Tây cơ hiểu chưa đồ ngu. Cái thằng nguyễn đạt thịnh này cũng là loại ăn cơm quốc gia thờ ma gian tà xảo trá.Chúng mày chỉ xảo ngôn lừa đảo dân ngu thôi. Đi chết hết đi quân súc sinh.Nặng lời với tổng thốngNGUYỄN ĐẠT THỊNH
Hôm thứ Ba, 3/4/2018, Dân Biểu Liên Bang Beto ORourke, Dân Chủ, đại diện El Paso, Texas, chỉ trích cả tổng thống lẫn Nghị Sĩ Ted Cruz về dự tính đem quân đội xuống canh giữ biên giới Mễ-Mỹ để ngăn chặn người Mễ vượt biên vào lãnh thổ Mỹ.
ORourke nói, “Ý định đó thật là tệ và nguy hiểm; sử dụng lực lượng quân sự canh giữ biên giới chống di dân xâm nhập là sai. Quân đội chính quy chỉ phục vụ xứ sở trong chiến tranh, hoặc đóng quân tại những căn cứ quân sự như Fort Bliss hoặc Fort Hood tại Texas.”
Nghị Sĩ Tiểu Bang Texas, ông José Menéndez, D-San Antonio, cũng nặng lời với tổng thống; ông nói, “Quân đội là để đối phó với kẻ thù, chứ không phải đối phó với đồng minh; Mễ không những là đồng minh của chúng ta mà còn là một lân quốc có nhiều hàng hóa giao thương với Hoa Kỳ. Đúng là ngu đần (It just seems so ignorant). Việc đặt quân đội chính quy vào trách nhiệm kiểm soát biên giới là một điển hình thêm vào những điển hình khác mô tả anh diễn viên làm show truyền hình, vào ngồi trong Bạch Cung đóng vai tổng thống mà không biết phải đóng cách nào cho giống. Ông ta thiếu kỹ năng để trở thành một chính khách chứ đừng nói gì đến khả năng để làm một chính trị gia."
Nghị Sĩ Menéndez là con của một người đàn bà Mễ, bố ông là di dân gốc Cuba. Ông cũng là một chính khách Dân Chủ.
Cũng hôm thứ Ba 3/4/18, tổng thống -ngồi cạnh Bộ Trưởng Quốc Phòng Jim Mattis trong Bạch Cung- tuyên bố với phóng viên truyền thông là, “Cho đến ngày có được bức trường thành biên giới, Hoa Kỳ sẽ phòng thủ biên giới bằng lực lượng quân sự. Biện pháp này là một bước tiến lớn, chúng ta chưa thực hiện bao giờ."
Ông nói thêm là ông đã nói chuyện với vị tướng hồi hưu Mattis (bộ trưởng quốc phòng ) về việc quân sự hóa vấn đề biên giới. Ông cũng đã theo dõi tin tức một đoàn người di dân Trung Mỹ đang tập trung trên lãnh thổ Mễ chuẩn bị vượt biên giới vào lãnh thổ Mỹ.
Trong những ngày cuối tuần trước, ông đã viết nhiều trên mạng Twitter về mối đe dọa người Trung Mỹ tràn vào lãnh thổ Hoa Kỳ; đại khái nội dung của những bản tweet nêu lên cảnh “horrible, horrible and very unsafe laws in the United States” (khiếp đảm, khiếp đảm, và luật pháp Mỹ lại vô cùng bất an).
Sau những nhận xét báo động của tổng thống về đoàn di dân đông đảo sắp xông vào đất Mỹ, Bạch Cung ra tuyên ngôn nói là chiến lược phòng thủ biên cương sẽ gồm cả việc động viên lực lượng Vệ Binh Quốc Gia.
Ngay cả Vệ Binh Quốc Gia cũng không thường xuyên canh giữ biên giới, mà việc ngăn chặn người vượt biên chỉ là công việc của cảnh sát di dân. Trung Sĩ Mark Otte, phát ngôn viên của Vệ Binh Texas, cho biết, lực lượng này đang có khoảng 100 vệ binh và phi công tăng cường việc kiểm soát biên giới, với kinh phí dưới $1 triệu mỗi tháng.
Việc quân sự hóa hệ thống biên phòng có liên hệ mật thiết với tiểu bang Texas, nên nhiều chính khách lên tiếng. Bà Ciara Matthews người phát ngôn của Thống Đốc Abbott nói, “Bảo vệ biên giới miền Nam Texas là mối quan tâm của thống đốc, do đó ông đã gửi lực lượng vệ binh của tiểu bang xuống đó. Thống Đốc Abbott sẽ tiếp tục cộng tác với chính quyền liên bang để bảo đảm an toàn biên cương.”
Ông Abbott để phát ngôn viên lên tiếng, nhưng ông không ra mặt.
Phó Thống Đốc Dan Patrick, cũng đảng viên Cộng Hòa, đích thân nói ông hoan nghênh quyết định của tổng thống, và cho biết, “Texas đã tăng cường 500 vệ binh cho lực lượng biên phòng, trong lúc chính lực lượng này -Border Patrol- cũng được tăng cường. Giờ này quân đội chính quy được gửi tới thì tình hình biên giới và toàn lãnh thổ thêm an toàn hơn."
Ông tránh không nói là nếu có thêm quân đội nữa, thì lực lượng biên phòng trở thành quá đông.
Tất cả ngần đó xáo trộn chỉ vì một toán người Trung Mỹ đến tập trung trên lãnh thổ Mễ, rồi tự xưng là “Pueblo Sin Fronteras,” (những người không biên giới); họ tuyên bố, “Chúng tôi cũng đã từng là công dân của một nước,” ý nói là “như người Mỹ là công dân của nước Mỹ.”
Dĩ nhiên câu nói đó không có nghĩa gì cả, và không tạo cho họ quyền được vào lãnh thổ Mỹ, chỉ vì họ là công dân của một nước khác.
Trump gọi nhúm người này là một “caravans” (đoàn lữ hành); nhìn trong hình thì “đoàn lữ hành” đó không quá 30 người, nhưng theo phóng viên Adolfo Flores thì sĩ số của đoàn này có thể lên đến trên 1,000 người.
Đoàn người đó gửi thỉnh cầu một vài quốc gia Trung Mỹ, Mễ và Hoa Kỳ; lời thỉnh cầu của họ gửi cho chính phủ Mỹ yêu cầu, "Hoa Kỳ mở rộng biên giới đón nhận chúng tôi, vì chúng tôi cũng là công dân của một quốc gia khác, ..."
Fox News, cơ quan truyền thông thân chính phổ biến lời cảnh cáo của ông Brandon Judd -chủ tịch Hội Đồng Kiểm Soát Biên giới- nói là để đoàn người đó vượt biên vào lãnh thổ Mỹ là không thể tìm ra họ được nữa.
Ông Judd cũng yêu cầu quốc hội thông qua một đạo luật “bắt rồi xử” người nhập cảnh lậu, chứ không “bắt rồi thả” như tình trạng hiện nay. Tổng thống viết twitter, nêu lên những điều ông Judd viết.
Donald J. Trump: Viên chức Biên Phòng không được nghiêm chỉnh thực thi nhiệm vụ vì luật lệ của bọn DC phóng túng ấn định việc phải trả tự do cho người vượt biên sau khi bắt được họ.
Một bản tweet khác viết: Chính phủ Mễ lơ là, chẳng làm gì cả để ngăn chặn đoàn di dân tràn vào Mễ, để mượn đường qua Mỹ. Họ cười ngất vì đạo luật ngu đần của chúng ta viết về cách đối phó với người di dân. Họ phải chặn đứng không cho ma túy và di dân xâm nhập vào Mỹ nếu họ không làm, tôi sẽ ngăn chặn lợi tức của họ. NAFTA. NEED WALL! (Khối thị trường chung NAFTA cần TRƯỜNG THÀNH BIÊN GIỚI)
Tổng thống xỉ vả Mễ, nhưng 6:40 sáng ngày hôm sau, ngài lại đổi giọng, viết một bản tweet khác
Donald J. Trump: Đoàn lữ hành đã tan vỡ, do luật lệ di dân của Mễ rất mạnh, và ý chí của người Mễ muốn tránh một cuộc va chạm lớn trên biên giới, do hành động của chính phủ Trump. Việc vượt biên đang ở mức thấp nhất trong 46 năm, THẤP NHƯNG CHƯA CHẤP NHẬN ĐƯỢC. Còn cần ngăn cấm ma túy nữa. (Border crossings are at a still UNACCEPTABLE 46 year low. Stop drugs!
Một viên chức nhỏ của Sở Di Dân Mễ giải thích lý do khiến đoàn lữ hành người Trung Mỹ tan rã: sở Di Dân Mễ cấp cho họ một giấy thông hành có giá trị 20 ngày để muốn đi đâu thì đi, và kỳ hạn cho họ trong 30 ngày, nếu không đi đâu được thì phải làm đơn xin quốc tịch Mễ để ở lại Mễ làm ăn như người Mễ. Vô cùng đơn giản và cũng vô cùng nhân đạo.
Cái “lá Mễ” tuy không lành lặn như “lá Mỹ” nhưng cũng đủ khả năng đùm bọc cái lá rách tả tơi Hondura -xuất xứ của đoàn lữ hành Trung Mỹ.
Sau cả ngàn dặm đường đi bộ, đoàn lữ hành cũng đến đích bằng một cái happy ending -cái kết thúc được mô tả bằng câu châm ngôn Việt Nam: Bầu ơi, thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Xin mừng cho họ tránh được cuộc đụng độ với quân đội Mỹ -lực lượng võ trang mạnh nhất thế giới, tân kỳ nhất thế giới- và xin trách các chính khách Dân Chủ của Texas đã nặng lời với tổng thống. (ndt)Lăng kính Việt Nam: Điểm danh 9 món ăn nhất định phải thử
Nằm ở phía Đông Nam của châu Á, Việt Nam là đất nước hình chữ S xinh đẹp và yên bình. Trải qua những năm tháng dài lâu của lịch sử, Việt Nam mang trong mình bản sắc dân tộc rất đáng tự hào. Loạt bài Lăng kính Việt Nam của chuyên mục Học tiếng Anh xin được giới thiệu với độc giả các đoạn văn song ngữ Anh – Việt khai thác những nét đẹp về văn hóa, thiên nhiên, con người Việt Nam kèm theo những giải thích từ mới, cấu trúc nổi bật để người học có thể tự tin giới thiệu với bạn bè quốc tế.1. PhoWhat list of Vietnamese cuisine would be complete without pho?It’s almost impossible to walk a block in Vietnam’s major cities without bumping into a crowd of hungry patrons slurping noodles at a makeshift pho stand. This simple staple, consisting of a salty broth, fresh rice noodles, a sprinkling of herbs and chicken or beef, is featured predominately in the local diet – and understandably so. To keep up with tourists’ eating trends, vegetarian and tofu pho can now be found in big cities such as Hanoi, Hue, and Sai Gon. It’s cheap, tasty and widely available at all hours.Phở bò Việt Nam (Ảnh: pho360)Danh sách các món ăn Việt Nam sẽ không thể hoàn thiện nếu thiếu món phở. Gần như không thể nào không bắt gặp hàng phở với các thực khách đang húp xì xụp bát phở lót dạ khi đi dạo trên các đường phố lớn. Món ăn đơn giản này gồm có nước dùng mặn, bánh phở được làm từ gạo, cùng với ít rau hành thái nhỏ và thịt gà hoặc thịt bò, hương vị được làm đặc trưng theo từng địa phương – hiểu đơn giản là vậy. Để theo kịp xu hướng ẩm thực của khách du lịch, phở chay hoặc phở với đậu phụ có thể dễ dàng tìm thấy ở những thành phố lớn như Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Giá phở khá rẻ, ngon và luôn có sẵn ở mọi cung giờ.Từ mới và cấu trúc:impossible (adj) /ɪmˈpɑː.sə.bəl/: không thể nàobe impossible to V: không thể làm gìconsist of st: bao gồm cái gìmakeshift (adj) /ˈmeɪk.ʃɪft/: tạm thờisprinkling (n) /ˈsprɪŋ.kəl.ɪŋ/: rải lênpredominantly (adv) /prɪˈdɑː.mə.nənt.li/: chủ yếu làtofu (n) /ˈtoʊ.fuː/: đậu phụ2. Bun chaPho might be Vietnam’s most famous dish, but bun cha is the top choice when it comes to lunchtime in the capital. Just look for the clouds of meaty smoke after 11 a.m when street-side restaurants in Hanoi start grilling up small patties of seasoned pork and slices of marinated pork belly over a charcoal fire.Once they’re charred and crispy, the morsels are served with a bowl of a fish sauce-heavy broth, a basket of herbs and a helping of rice noodles. Bun cha sets often come with the delicious nem cua be — fried crab spring rolls.Bún chả nướng (Ảnh: Baomoi.com)Phở có thể là món ăn nổi tiếng nhất, nhưng bún chả mới là sự lựa chọn hàng đầu khi tới giờ ăn trưa ở thủ đô. Bạn chỉ cần tìm những đám khói đầy hương vị thịt nướng sau 11 giờ trưa khi các quán ăn ven đường ở Hà Nội nướng những miếng thịt băm nhỏ hoặc thái lát trên than củi.Khi thịt đã chín vàng, các miếng thịt nướng được cho vào một bát nước chấm làm từ nước mắm, cùng các loại rau sống và bún gạo. Bún chả thường được ăn kèm cùng với món nem cua bể – một loại nem cuốn rán được làm từ cua.Từ mới:meaty (adj) /ˈmiː.t̬i/: mùi vị thịtgrill (v) /ɡrɪl/: nướngcharred (adj) /tʃɑːrd/: chínspring roll (n) nem cuốn3. XoiIt will be a big miss if you come to Vietnam without trying xoi. The glutinous staple comes with any number of mix-ins (from slivers of chicken or pork to fried or preserved eggs), but almost always comes with a scattering of dried shallots on top. Xoi is a very common food in Vietnam, and you can find it anywhere from the roadside vendors to luxuriously traditional restaurants. After all, xoi is still street food, which means that people should buy and enjoy it on the street!Xôi xéo phi hành (Ảnh: thegioinghieng235)Sẽ rất tiếc nếu như tới Việt Nam mà không thưởng thức xôi. Xôi được nấu từ gạo nếp, có thể ăn kèm cùng với nhiều loại thức ăn khác (từ miếng thịt gà hoặc thịt lợn cho tới trứng rán hoặc trứng kho), nhưng hầu hết đều được rải một chút hành chiên ở trên cùng. Xôi là món ăn rất phổ biến ở Việt Nam và bạn có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trên đường phố cho tới những nhà hàng truyền thống sang trọng. Nhưng xét cho cùng, xôi vẫn là món ăn đường phố, vì thế, bạn nên mua và thưởng thức nó ở trên đường.Từ mới và cấu trúc:S will V if S V (hiện tại đơn): Nếu … thì …. (câu điều kiện loại 1)glutinous staple: nguyên liệu nếpshallot (n) /ʃəˈlɑːt/: hànhroadside vendor (n): người bán hàng rong trên phốluxuriously (adv) /lʌɡˈʒʊr.i.əs.li/: sang trọng, hiện đạiNằm ở phía Đông Nam của châu Á, Việt Nam là đất nước hình chữ S xinh đẹp và yên bình. Trải qua những năm tháng dài lâu của lịch sử, Việt Nam mang trong mình bản sắc dân tộc rất đáng tự hào. Loạt bài Lăng kính Việt Nam của chuyên mục Học tiếng Anh xin được giới thiệu với độc giả các đoạn văn song ngữ Anh – Việt khai thác những nét đẹp về văn hóa, thiên nhiên, con người Việt Nam kèm theo những giải thích từ mới, cấu trúc nổi bật để người học có thể tự tin giới thiệu với bạn bè quốc tế.Tiếp theo Phần 14. Banh xeoA good banh xeo is a crispy crepe bulging with pork, shrimp and bean sprouts, plus the garnish of fresh herbs that are characteristic of most authentic Vietnamese dishes. To enjoy one like a local, cut it into manageable slices, roll it up in rice paper or lettuce leaves and dunk it in whatever special sauce the chef has mixed up for you.Bánh xèo Việt Nam (Ảnh: Baomoi)Một chiếc bánh xèo ngon là chiếc bánh kếp rán giòn có nhân là thịt lợn, tôm, giá đỗ, được trang trí phía trên với một chút rau thơm, đây chính là món bánh chính hiệu Việt Nam. Để thưởng thức nó như người dân bản địa, bạn hãy cắt thành từng miếng nhỏ cho dễ ăn, cuộn nó với bánh nem hoặc lá rau xà lách và chấm với thứ nước chấm đặc biệt mà đầu bếp đã pha cho bạn.Từ mới:crispy (adj) /ˈkrɪs.pi/: giòncrepe (n) /kreɪp/: bánh kếpbean sprouts (n) /ˈbin ˌspraʊts/: giá đỗcharacteristic (adj) /ˌker.ək.təˈrɪs.tɪk/: đặc trưng5. Goi cuonThese light and fresh spring rolls are a wholesome choice when you’ve been indulging in too much of the fried food in Vietnam. The translucent parcels are first packed with salad greens, a sliver of meat or seafood and a layer of coriander, before being neatly rolled and dunked in Vietnam’s favorite condiment — fish sauce.Not ready to give up on the fried ones? After being fried, in the north these parcels then go by the name nem ran, while southerners then call them cha gio. The crispy shell surrounds a soft veggie and meat filling.Gỏi cuốn tôm thịt (Ảnh: Lozi)Những chiếc nem cuốn tươi ngon bắt mắt này là một lựa chọn lành mạnh khi bạn đã thưởng thức quá nhiều đồ chiên ở Việt Nam. Những chiếc nem cuốn trong mờ gồm có rau xà lách, một miếng thịt hoặc hải sản và rau mùi được cuốn lại một cách khéo léo và chấm với món gia vị yêu thích của người Việt – nước mắm.Có phải bạn không muốn bỏ các món chiên? Những chiếc nem này sau khi được chiên, ở phía Bắc gọi chúng là nem rán, trong khi người miền Nam gọi là chả giò. Một lớp vỏ giòn bao bọc lấy nhân bên trong đầy rau và thịt.Từ mới:spring rolls (n) /ˌsprɪŋ ˈroʊl/: nem cuốnindulge (v) /ɪnˈdʌldʒ/: thưởng thứccoriander (n) /ˈkɔːr.i.æn.dɚ/: rau mùicondiment (n) /ˈkɑːn.də.mənt/: gia vịgive up: từ bỏ6. Bun bo Nam BoThis bowl of vermicelli noodles – widely popular in Hanoi – comes with sans broth, which keeps the ingredients from becoming sodden and the various textures intact. The tender slices of beef mingle with crunchy peanuts and bean sprouts and are flavored with fresh herbs, crispy dried shallots and a splash of fish sauce and fiery chili pepper.Bún bò Nam Bộ (Ảnh: Emvaobep)Món bún này rất phổ biến ở Hà Nội – nó không đi kèm với nước dùng để giữ cho các nguyên liệu không bị ướt và giữ được hương vị nguyên bản của chúng. Các lát thịt bò mềm được trộn với đậu phộng rang giòn, giá đỗ và được thêm phần hương vị với rau thơm, hành khô chiên giòn cùng với nước mắm và chút ớt cay.Từ mới:vermicelli noodles /ˌvɝː.mɪˈtʃel.i/ /ˈnuː.dəlz/: bún gạosodden (adj) /ˈsɑː.dən/: ẩm ướtcrunchy (adj) /ˈkrʌn.tʃi/: giònpeanut (n) /ˈpiː.nʌt/: đậu phộngThuần Thanh
Facebook trả lời tổ chức dân sự Việt Nam
NGUỒN TIN: VOA
Nhà hoạt động Lã Việt Dũng và thư ngỏ gửi cho lãnh đạo công ty Facebook.. Ảnh: Reuters
Bà Helena Lersch, Quản Trị Chính Sách Công Khu Vực Châu Á – Thái Bình Dương của Facebook, đã trả lời thư các nhà hoạt động và các tổ chức dân sự Việt Nam, cam kết bảo vệ quyền lợi của người sử dụng Facebook tại quốc gia này. Trang mạng của Việt Tân công bố lá thư trả lời của bà Helena Lersch, nội dung nói rằng: “Họ cam kết bảo vệ quyền lợi của người sử dụng Facebook tại Việt Nam, và cung cấp một nơi để người sử dụng có thể biểu đạt một cách tự do và an toàn.”
Ảnh: The Saigon Post Newspaper
Liên quan đến việc các nội dung trên Facebook bị chặn và tháo gỡ, đại diện của Facebook cho biết: “Cũng có lúc họ phải tháo gỡ hay chặn, không cho truy cập nội dung vì vi phạm luật pháp của một quốc gia nào đó, mặc dầu nội dung đó không vi phạm Tiêu Chuẩn Cộng Đồng của Facebook. Họ có một thủ tục giải quyết đã quy định rõ, không có gì khác biệt cho Việt Nam so với những nơi khác trên thế giới.” Ngày 09 Tháng Tư vừa qua, hơn 50 các nhà hoạt động nhân quyền, blogger, và các tổ chức xã hội dân sự -trong đó có Việt Tân, đã gửi thư ngỏ cho ông Mark Zuckerberg, Giám Đốc Điều Hành của Facebook, kêu gọi trang mạng xã hội hàng đầu của Hoa Kỳ, không thỏa hiệp với chính quyền Hà Nội, trong việc ngăn chặn thông tin trên Facebook, dập tắt những tiếng nói bất đồng.
Bộ Quốc phòng Mỹ công bố hình ảnh chiến dịch không kích Syria
Trước đó, vào lúc 21h ngày 13/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tấn công các mục tiêu liên quan đến năng lực vũ khí hoá học của Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại Syria (ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Sau gần 12 tiếng kết thúc chiến dịch không kích Syria, Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 14/4 công bố những hình ảnh đầu tiên cho thấy lực lượng nước này và đồng minh phóng tên lửa tấn công.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố những hình ảnh cho thấy tàu tuần dương phóng các tên lửa hành trình Tomahawk trong cuộc tấn công Syria rạng sáng 14/4 (ảnh: AFP).Hàng loạt tên lửa hành trình đã đánh trúng các mục tiêu gần thủ đô Damascus và thành phố Homs. Các mục tiêu bao gồm một trung tâm nghiên cứu khoa học, cơ sở nghi lưu trữ vũ khí hóa học và một căn cứ chỉ huy quan trọng (ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).Tiếng nổ và tiếng động cơ tên lửa làm rung chuyển thủ đô Syria, cùng hàng loạt chớp sáng xuất hiện ở phía xa. Khi bình minh tới, nhiều cột khói bốc lên khắp khu vực phía Bắc và Đông thủ đô Damascus. Đây được coi là hành động quân sự lớn nhất của Mỹ và đồng minh nhằm vào chính quyền Syria từ trước tới nay (ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).Các đồng minh phương Tây gồm Anh và Pháp huy động các lực lượng quân đội ưu việt để tham gia cuộc không kích Syria. Bộ Quốc phòng Anh cho biết 4 cường kích Tornado của nước này đã phóng tên lửa Storm Shadow vào một căn cứ quân sự cách thành phố Homs khoảng 25km (ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).Các chiến đấu cơ chuẩn bị xuất kích trong cuộc tấn công Syria do Mỹ dẫn đầu. Việc điều động tàu và các loại máy bay để phóng hơn 100 tên lửa hành trình khiến liên quân do Mỹ dẫn đầu tiêu tốn chi phí lớn, ước tính lên tới 240 triệu USD (ảnh: Reuters).(Ảnh: Reuters).Hai đồng minh Anh và Pháp cũng tham gia cuộc không kích nhằm vào Syria. Ông Trump cảnh báo các cuộc không kích sẽ tiếp diễn nếu chính quyền Syria chưa ngừng sử dụng vũ khí hóa học (ảnh minh họa: Reuters).Pháp triển khai tiêm kích Rafale trang bị tên lửa SCALP-EG cho cuộc không kích (ảnh: AFP).Pháp cho biết chiến dịch đã phá hủy phần lớn kho vũ khí hóa học của Syria. Một tổ chức quan sát nhân quyền của Anh cho biết các mục tiêu tấn công của liên quân Mỹ ở Syria đều vắng bóng người từ nhiều ngày trước. Pháp và Mỹ cũng cảnh báo sẽ giáng thêm đòn không kích nếu chính quyền Syria tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học (ảnh: AP).Nga nói rằng: “Một số lượng đáng kể đã bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không Syria”. Theo số liệu mới nhất mà Bộ Quốc phòng Nga công bố, Syria chặn được ít nhất 71 trong số 103 tên lửa của Mỹ và đồng minh (ảnh: Sputnik).Bộ Quốc phòng Mỹ công bố hình ảnh chiến dịch không kích SyriaTheo xác nhận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, Mỹ và đồng minh sử dụng số tên lửa gấp đôi năm ngoái trong lần không kích này. Những hình ảnh được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy những đốm sáng được cho là của tên lửa trên bầu trời thủ đô Damascus (Syria). Bộ trưởng Mattis cũng khẳng định Mỹ và các đồng minh chỉ nhắm mục tiêu tới các cơ sở bị nghi là lưu trữ vũ khí hóa học của Syria (ảnh: Twitter).
An Yên
Sau gần 12 tiếng kết thúc chiến dịch không kích Syria, Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 14/4 công bố những hình ảnh đầu tiên cho thấy lực lượng nước này và đồng minh phóng tên lửa tấn công.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố những hình ảnh cho thấy tàu tuần dương phóng các tên lửa hành trình Tomahawk trong cuộc tấn công Syria rạng sáng 14/4 (ảnh: AFP).Hàng loạt tên lửa hành trình đã đánh trúng các mục tiêu gần thủ đô Damascus và thành phố Homs. Các mục tiêu bao gồm một trung tâm nghiên cứu khoa học, cơ sở nghi lưu trữ vũ khí hóa học và một căn cứ chỉ huy quan trọng (ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).Tiếng nổ và tiếng động cơ tên lửa làm rung chuyển thủ đô Syria, cùng hàng loạt chớp sáng xuất hiện ở phía xa. Khi bình minh tới, nhiều cột khói bốc lên khắp khu vực phía Bắc và Đông thủ đô Damascus. Đây được coi là hành động quân sự lớn nhất của Mỹ và đồng minh nhằm vào chính quyền Syria từ trước tới nay (ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).Các đồng minh phương Tây gồm Anh và Pháp huy động các lực lượng quân đội ưu việt để tham gia cuộc không kích Syria. Bộ Quốc phòng Anh cho biết 4 cường kích Tornado của nước này đã phóng tên lửa Storm Shadow vào một căn cứ quân sự cách thành phố Homs khoảng 25km (ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).Các chiến đấu cơ chuẩn bị xuất kích trong cuộc tấn công Syria do Mỹ dẫn đầu. Việc điều động tàu và các loại máy bay để phóng hơn 100 tên lửa hành trình khiến liên quân do Mỹ dẫn đầu tiêu tốn chi phí lớn, ước tính lên tới 240 triệu USD (ảnh: Reuters).(Ảnh: Reuters).Hai đồng minh Anh và Pháp cũng tham gia cuộc không kích nhằm vào Syria. Ông Trump cảnh báo các cuộc không kích sẽ tiếp diễn nếu chính quyền Syria chưa ngừng sử dụng vũ khí hóa học (ảnh minh họa: Reuters).Pháp triển khai tiêm kích Rafale trang bị tên lửa SCALP-EG cho cuộc không kích (ảnh: AFP).Pháp cho biết chiến dịch đã phá hủy phần lớn kho vũ khí hóa học của Syria. Một tổ chức quan sát nhân quyền của Anh cho biết các mục tiêu tấn công của liên quân Mỹ ở Syria đều vắng bóng người từ nhiều ngày trước. Pháp và Mỹ cũng cảnh báo sẽ giáng thêm đòn không kích nếu chính quyền Syria tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học (ảnh: AP).Nga nói rằng: “Một số lượng đáng kể đã bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không Syria”. Theo số liệu mới nhất mà Bộ Quốc phòng Nga công bố, Syria chặn được ít nhất 71 trong số 103 tên lửa của Mỹ và đồng minh (ảnh: Sputnik).Bộ Quốc phòng Mỹ công bố hình ảnh chiến dịch không kích SyriaTheo xác nhận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, Mỹ và đồng minh sử dụng số tên lửa gấp đôi năm ngoái trong lần không kích này. Những hình ảnh được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy những đốm sáng được cho là của tên lửa trên bầu trời thủ đô Damascus (Syria). Bộ trưởng Mattis cũng khẳng định Mỹ và các đồng minh chỉ nhắm mục tiêu tới các cơ sở bị nghi là lưu trữ vũ khí hóa học của Syria (ảnh: Twitter).
An Yên
|
Nga tuyên bố đã chặn đứng 71 tên lửa của Mỹ – Mỹ trả lời: Không có cái nào bị bắn hạ!
Một người lính Syria ghi hình cảnh tượng đổ nát tại một căn cứ vũ khí hóa học của chính quyền Assad (Ảnh: AP)
Trong cuộc không kích của Mỹ – Anh – Pháp nhằm trừng phạt chính quyền Assad sử dụng khí độc đối với dân thường, Nga đưa tin 71 tên lửa hành trình của Hoa Kỳ đã bị đánh chặn, trong khi Mỹ trả lời không có chiếc nào bị bắn hạ, theo Business Insider.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng, Đại tướng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ Joseph Dunford, đã trả lời các phương tiện truyền thông rằng cuộc tấn công này đã thành công khi nhắm tới 3 mục tiêu tại Syria.
Các mục tiêu mà liên minh Anh, Pháp, Mỹ bắn tên lửa là các địa điểm nghiên cứu, sản xuất và lưu giữ vũ khí hóa học, bao gồm:
– Một trung tâm nghiên cứu khoa học ở Damascus;
– Cơ sở lưu giữ vũ khí hóa học ở phía tây Homs;
– Và một cơ sở lưu trữ vũ khí hoá học gần Homs.
Ngay sau khi cuộc tấn công vào Syria đã kết thúc, truyền thông Nga đưa tin rằng 71 trong tổng số 105 tên lửa hành trình của Mỹ đã bị đánh chặn vào đêm thứ Sáu theo giờ Mỹ hay rạng sáng thứ Bảy theo giờ Syria. Trong một cuộc họp báo ngay sau đó, Tổng thư ký của Tổng tham mưu trưởng Nga, ông Colonel Sergei Rudskoy nói rằng: Các cơ sở quân sự của Syria chỉ chịu thiệt hại nhẹ từ các cuộc tấn công.
Trong một cuộc họp báo sáng 14/4, phát ngôn viên Lầu Năm góc Hoa Kỳ Dana White cho biết: Mỹ và các nước đồng minh đã “thành công trong mọi mục tiêu” của cuộc không kích của liên minh Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Pháp.
Trung tướng hải quân Hoa Kỳ Kenneth F và Tham mưu trưởng liên quân McKenzie Jr. đưa ra những bức ảnh chụp các mục tiêu bị tấn công tại Syria trong họp báo. “Chúng tôi tin tưởng rằng tất cả các tên lửa hành trình của chúng ta đã nhắm đúng mục tiêu” – Trung tướng Kenneth F cho biết. Điều này tương phản mạnh mẽ với tuyên bố của Nga rằng các tên lửa hành trình của Mỹ đã bị bắn hạn bởi các hệ thống phòng thủ của Syria.
Hoa Kỳ đã công bố các chi tiết sau đây về vũ khí mà họ đã sử dụng trong cuộc không kích nhắm vào lực lượng vũ khí hóa học của Syria:
Từ biển Đỏ (Red Sea):
– USS Monterey (Tàu tuần dương hạm Ticonderoga dẫn đường tên lửa hành trình ) – 30 tên lửa Tomahawk tự hành
– USS Laboon (Tàu khu trục) – 7 tên lửa Tomahawk tự hành
Từ Vịnh Bắc Ả Rập (Vịnh Ba Tư):
– USS Higgins (Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Arleigh Burke-class) – 23 tên lửa Tomahawk tự hành
Từ phía Đông Địa Trung Hải:
– USS John Warner (Tàu ngầm Virginia-class Virginia class submarine) – 6 tên lửa tự hành Tomahawk
– Một tàu chiến của Pháp (chưa rõ tên) – 3 tên lửa ( phiên bản hải quân của tên lửa SCALP)
Từ trên không:
– 2 Máy bay ném bom B-1, 19 tên lửa không đối đất ngoài tầm phòng không
– 1 đoàn máy bay tiêm kích Tornado và Typhoon của Anh – 8 tên lửa tàng hình tầm xa Storm Shadow
Một thực tế mà truyền thông 2 bên đều đồng ý rằng tất cả các máy bay của Liên minh Anh, Pháp, Mỹ liên quan tới cuộc không kích đều đã trở về căn cứ của mình.
Bức ảnh được cung cấp bởi Cơ quan Bảo vệ Không quân Quốc gia Hoa Kỳ – hình ảnh phi đội B-1B thứ 34 rời Căn cứ Không quân Al Udeid Air Base, Qatar, sáng sớm hôm thứ Bảy (14/4/2018) (Ảnh: Master Sgt. Phil Speck/U.S. Air National Guard / AP)
Các tàu chiến tham gia cuộc tấn công hiện vẫn đang hoạt động trên biển mà không có cuộc chạm trán vũ trang nào từ Syria hay Nga. Điều này đánh dấu một thành công của Liên minh trong sau một tuần đầy rẫy những luận điệu của Nga nhằm bảo vệ đồng minh Assad.
Theo Business Insider, Nga có tiếng trong việc sử dụng giới truyền thông làm công cụ thao túng thông tin về kết quả thành công hay thất bại của một cuộc xung đột. Nhưng dù thông tin ra sao, một điều có thể thấy là ba nước liên quân đã đạt được mục tiêu của mình khi bắn tên lửa vào các lực lượng vũ khí hóa học của Syria mà không gặp phải tổn thất nào, Business Insider bình luận.
Nếu lực lượng phòng không của Syria thật sự đã không thể ngăn chặn các tên lửa hành trình của Hoa Kỳ (hầu hết các thông tin đều cho thấy điều đó), thì đây là một cú đánh mạnh vào chính quyền Assad và tới năng lực của Nga trong việc hỗ trợ phòng không có hiệu quả trong khu vực, theo Business Insider.
An Hòa
Trong cuộc không kích của Mỹ – Anh – Pháp nhằm trừng phạt chính quyền Assad sử dụng khí độc đối với dân thường, Nga đưa tin 71 tên lửa hành trình của Hoa Kỳ đã bị đánh chặn, trong khi Mỹ trả lời không có chiếc nào bị bắn hạ, theo Business Insider.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng, Đại tướng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ Joseph Dunford, đã trả lời các phương tiện truyền thông rằng cuộc tấn công này đã thành công khi nhắm tới 3 mục tiêu tại Syria.
Các mục tiêu mà liên minh Anh, Pháp, Mỹ bắn tên lửa là các địa điểm nghiên cứu, sản xuất và lưu giữ vũ khí hóa học, bao gồm:
– Một trung tâm nghiên cứu khoa học ở Damascus;
– Cơ sở lưu giữ vũ khí hóa học ở phía tây Homs;
– Và một cơ sở lưu trữ vũ khí hoá học gần Homs.
– Cơ sở lưu giữ vũ khí hóa học ở phía tây Homs;
– Và một cơ sở lưu trữ vũ khí hoá học gần Homs.
Ngay sau khi cuộc tấn công vào Syria đã kết thúc, truyền thông Nga đưa tin rằng 71 trong tổng số 105 tên lửa hành trình của Mỹ đã bị đánh chặn vào đêm thứ Sáu theo giờ Mỹ hay rạng sáng thứ Bảy theo giờ Syria. Trong một cuộc họp báo ngay sau đó, Tổng thư ký của Tổng tham mưu trưởng Nga, ông Colonel Sergei Rudskoy nói rằng: Các cơ sở quân sự của Syria chỉ chịu thiệt hại nhẹ từ các cuộc tấn công.
Trong một cuộc họp báo sáng 14/4, phát ngôn viên Lầu Năm góc Hoa Kỳ Dana White cho biết: Mỹ và các nước đồng minh đã “thành công trong mọi mục tiêu” của cuộc không kích của liên minh Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Pháp.
Trung tướng hải quân Hoa Kỳ Kenneth F và Tham mưu trưởng liên quân McKenzie Jr. đưa ra những bức ảnh chụp các mục tiêu bị tấn công tại Syria trong họp báo. “Chúng tôi tin tưởng rằng tất cả các tên lửa hành trình của chúng ta đã nhắm đúng mục tiêu” – Trung tướng Kenneth F cho biết. Điều này tương phản mạnh mẽ với tuyên bố của Nga rằng các tên lửa hành trình của Mỹ đã bị bắn hạn bởi các hệ thống phòng thủ của Syria.
Hoa Kỳ đã công bố các chi tiết sau đây về vũ khí mà họ đã sử dụng trong cuộc không kích nhắm vào lực lượng vũ khí hóa học của Syria:
Từ biển Đỏ (Red Sea):
– USS Monterey (Tàu tuần dương hạm Ticonderoga dẫn đường tên lửa hành trình ) – 30 tên lửa Tomahawk tự hành
– USS Laboon (Tàu khu trục) – 7 tên lửa Tomahawk tự hành
Từ Vịnh Bắc Ả Rập (Vịnh Ba Tư):
– USS Higgins (Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Arleigh Burke-class) – 23 tên lửa Tomahawk tự hành
Từ phía Đông Địa Trung Hải:
– USS John Warner (Tàu ngầm Virginia-class Virginia class submarine) – 6 tên lửa tự hành Tomahawk
– Một tàu chiến của Pháp (chưa rõ tên) – 3 tên lửa ( phiên bản hải quân của tên lửa SCALP)
Từ trên không:
– 2 Máy bay ném bom B-1, 19 tên lửa không đối đất ngoài tầm phòng không
– 1 đoàn máy bay tiêm kích Tornado và Typhoon của Anh – 8 tên lửa tàng hình tầm xa Storm Shadow
Một thực tế mà truyền thông 2 bên đều đồng ý rằng tất cả các máy bay của Liên minh Anh, Pháp, Mỹ liên quan tới cuộc không kích đều đã trở về căn cứ của mình.
Bức ảnh được cung cấp bởi Cơ quan Bảo vệ Không quân Quốc gia Hoa Kỳ – hình ảnh phi đội B-1B thứ 34 rời Căn cứ Không quân Al Udeid Air Base, Qatar, sáng sớm hôm thứ Bảy (14/4/2018) (Ảnh: Master Sgt. Phil Speck/U.S. Air National Guard / AP)
Các tàu chiến tham gia cuộc tấn công hiện vẫn đang hoạt động trên biển mà không có cuộc chạm trán vũ trang nào từ Syria hay Nga. Điều này đánh dấu một thành công của Liên minh trong sau một tuần đầy rẫy những luận điệu của Nga nhằm bảo vệ đồng minh Assad.
Theo Business Insider, Nga có tiếng trong việc sử dụng giới truyền thông làm công cụ thao túng thông tin về kết quả thành công hay thất bại của một cuộc xung đột. Nhưng dù thông tin ra sao, một điều có thể thấy là ba nước liên quân đã đạt được mục tiêu của mình khi bắn tên lửa vào các lực lượng vũ khí hóa học của Syria mà không gặp phải tổn thất nào, Business Insider bình luận.
Nếu lực lượng phòng không của Syria thật sự đã không thể ngăn chặn các tên lửa hành trình của Hoa Kỳ (hầu hết các thông tin đều cho thấy điều đó), thì đây là một cú đánh mạnh vào chính quyền Assad và tới năng lực của Nga trong việc hỗ trợ phòng không có hiệu quả trong khu vực, theo Business Insider.
An Hòa
Cập nhật thiệt hại tại Syria sau đợt không kích đầu tiên của liên quân Anh – Mỹ – Pháp
Posted By Viên Minh
Liên quân Mỹ - Anh - Pháp tấn công Syria (Ảnh: Fox News).
Các quan chức Syria đang đánh giá sơ bộ thiệt hại sau đợt không kích đầu tiên rạng sáng 14/4 của Mỹ và đồng minh Anh, Pháp.
Quyết định không kích Syria được Tổng thống Trump đưa ra chỉ một ngày sau khi Bộ Quốc phòng Nga khẳng định có nhiều bằng chứng trực tiếp cho thấy Anh đã dàn dựng vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại Douma, Syria ngày 7/4.
Theo Reuters, ngày 14/4, một quan chức thân chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho biết Damascus đang đánh giá thiệt hại sau cuộc tấn công của Mỹ, Anh, Pháp.
Quan chức này cũng cho biết nhờ thông tin tình báo do Nga cung cấp, chính phủ Syria đã chủ động sơ tán các cơ sở quốc phòng chủ chốt ở thủ đô Damascus từ vài ngày trước. Quan chức này cũng cho biết quân đội Syria đã đánh chặn được 1/3 trên tổng số khoảng 30 tên lửa của liên quân nhắm vào các mục tiêu tại Syria.
Theo SANA, chính quyền Syria không xác nhận thông báo về việc 9 mục tiêu trên lãnh thổ Syria đã bị tiêu diệt trong chiến dịch tấn công của liên quân Mỹ, Anh, Pháp.
Nổ lớn rực sáng bầu trời (Ảnh: The Sun).
Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết tên lửa được sử dụng trong đợt tấn công này cũng là tên lửa hành trình Tomahawk, tương tự đợt Mỹ nã 59 quả Tomahawk vào Syria hồi năm ngoái.
Phát biểu tại trụ sở Bộ Quốc phòng sau vụ tấn công, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng quân đội Mỹ Joseph Dunford cho biết trong số các mục tiêu có một cơ sở nghiên cứu khoa học và một kho vũ khí hóa học của Syria.
Theo AP, nhiều tiếng nổ được nghe ở phía Đông, Tây, Nam thủ đô Damascus. Nhiều nhân chứng cho biết các mục tiêu tấn công nằm rải rác ở Damascus. Một cột khói lớn được nhìn thấy ở phía Đông. Một nhà báo AP làm việc ở Damascus cho biết bầu trời Damascus chuyển sang màu cam vì không kích.
Các nhân chứng cho biết quận Barzah ở Damascus – nơi có một trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của Syria – đã trúng tên lửa. Truyền thông Syria cũng đưa tin xác nhận một trung tâm nghiên cứu khoa học nước này đã trúng tên lửa Tomahawk của Mỹ. Hệ thống phòng không Syria đã chặn được 13 quả Tomahawk bắn vào phía Nam Damascus.
Cả bầu trời thủ đô Damascus biến thành màu cam (Ảnh: The Sun).
Hãng TASS cho biết vùng trung tâm thủ đô Damacus, khu vực có trụ sở chính phủ và dinh tổng thống không bị thiệt hại bởi cuộc tấn công vừa qua. Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận rằng Tổng thống Syria Bashar Assad không phải là mục tiêu tấn công của chiến dịch này.
Mục tiêu tấn công là sân bay quân sự Mezzet ở ngoại ô Damascus và căn cứ không quân vùng núi Kasjoon . Ngoài ra, đơn vị số 41 lực lượng đặc nhiệm của Syria, số 105 của Lực lượng Vệ binh Cộng hòa đóng gần thủ đô, các trung tâm nghiên cứu khoa học ở quận Berse phía Bắc Damascus cũng bị bắn phá.
Một quan chức Mỹ khác nói với Reuters rằng các mục tiêu tấn công đã được Mỹ chọn lựa rất cẩn thận, để vừa có thể tiêu diệt năng lực tấn công hóa học của chính phủ ông Assad mà vừa tránh được rủi ro lan tràn khí độc ra các khu dân cư.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, cuộc tấn công nhắm vào các địa điểm mà ông cho đã giúp ông Assad sản xuất vũ khí hóa học chưa có báo cáo thương vong hay thiệt hại trong vụ không kích mở màn này. Theo ông Mattis, cuộc không kích nhắm trực tiếp vào chính phủ Syria, Mỹ đã chủ động tránh thương vong cho dân thường Syria và người nước ngoài.
Linh Lan
Các quan chức Syria đang đánh giá sơ bộ thiệt hại sau đợt không kích đầu tiên rạng sáng 14/4 của Mỹ và đồng minh Anh, Pháp.
Quyết định không kích Syria được Tổng thống Trump đưa ra chỉ một ngày sau khi Bộ Quốc phòng Nga khẳng định có nhiều bằng chứng trực tiếp cho thấy Anh đã dàn dựng vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại Douma, Syria ngày 7/4.
Theo Reuters, ngày 14/4, một quan chức thân chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho biết Damascus đang đánh giá thiệt hại sau cuộc tấn công của Mỹ, Anh, Pháp.
Quan chức này cũng cho biết nhờ thông tin tình báo do Nga cung cấp, chính phủ Syria đã chủ động sơ tán các cơ sở quốc phòng chủ chốt ở thủ đô Damascus từ vài ngày trước. Quan chức này cũng cho biết quân đội Syria đã đánh chặn được 1/3 trên tổng số khoảng 30 tên lửa của liên quân nhắm vào các mục tiêu tại Syria.
Theo SANA, chính quyền Syria không xác nhận thông báo về việc 9 mục tiêu trên lãnh thổ Syria đã bị tiêu diệt trong chiến dịch tấn công của liên quân Mỹ, Anh, Pháp.
Nổ lớn rực sáng bầu trời (Ảnh: The Sun).
Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết tên lửa được sử dụng trong đợt tấn công này cũng là tên lửa hành trình Tomahawk, tương tự đợt Mỹ nã 59 quả Tomahawk vào Syria hồi năm ngoái.
Phát biểu tại trụ sở Bộ Quốc phòng sau vụ tấn công, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng quân đội Mỹ Joseph Dunford cho biết trong số các mục tiêu có một cơ sở nghiên cứu khoa học và một kho vũ khí hóa học của Syria.
Theo AP, nhiều tiếng nổ được nghe ở phía Đông, Tây, Nam thủ đô Damascus. Nhiều nhân chứng cho biết các mục tiêu tấn công nằm rải rác ở Damascus. Một cột khói lớn được nhìn thấy ở phía Đông. Một nhà báo AP làm việc ở Damascus cho biết bầu trời Damascus chuyển sang màu cam vì không kích.
Các nhân chứng cho biết quận Barzah ở Damascus – nơi có một trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của Syria – đã trúng tên lửa. Truyền thông Syria cũng đưa tin xác nhận một trung tâm nghiên cứu khoa học nước này đã trúng tên lửa Tomahawk của Mỹ. Hệ thống phòng không Syria đã chặn được 13 quả Tomahawk bắn vào phía Nam Damascus.
Cả bầu trời thủ đô Damascus biến thành màu cam (Ảnh: The Sun).
Hãng TASS cho biết vùng trung tâm thủ đô Damacus, khu vực có trụ sở chính phủ và dinh tổng thống không bị thiệt hại bởi cuộc tấn công vừa qua. Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận rằng Tổng thống Syria Bashar Assad không phải là mục tiêu tấn công của chiến dịch này.
Mục tiêu tấn công là sân bay quân sự Mezzet ở ngoại ô Damascus và căn cứ không quân vùng núi Kasjoon . Ngoài ra, đơn vị số 41 lực lượng đặc nhiệm của Syria, số 105 của Lực lượng Vệ binh Cộng hòa đóng gần thủ đô, các trung tâm nghiên cứu khoa học ở quận Berse phía Bắc Damascus cũng bị bắn phá.
Một quan chức Mỹ khác nói với Reuters rằng các mục tiêu tấn công đã được Mỹ chọn lựa rất cẩn thận, để vừa có thể tiêu diệt năng lực tấn công hóa học của chính phủ ông Assad mà vừa tránh được rủi ro lan tràn khí độc ra các khu dân cư.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, cuộc tấn công nhắm vào các địa điểm mà ông cho đã giúp ông Assad sản xuất vũ khí hóa học chưa có báo cáo thương vong hay thiệt hại trong vụ không kích mở màn này. Theo ông Mattis, cuộc không kích nhắm trực tiếp vào chính phủ Syria, Mỹ đã chủ động tránh thương vong cho dân thường Syria và người nước ngoài.
Linh Lan
Mỹ : Luật sư riêng của tổng thống Donald Trump rơi vào tầm ngắm tư pháp
Luật sư riêng của tổng thống Donald Trump, ông Michael Cohen tại New York, ngày 13/04/2018.REUTERS/Jeenah Moon
Những vụ việc mờ ám liên quan đến ông Michael Cohen, luật sư riêng của ông Donald Trump, đang mở ra một trận chiến tư pháp mới khiến Nhà Trắng không khỏi lo ngại. Hôm qua, 13/04/2018, người ta được biết luật sư riêng của tổng thống bị tư pháp theo dõi từ nhiều tháng qua. Trước đó, vào thứ Hai 09/04, văn phòng của ông Michael đã bị FBI khám xét. Diễn tiến mới này khiên ông Trump lo ngại vị mới hôm qua, ông đã có cuộc nói chuyện điện thoại với luật sư Cohen.
Thông tín viên RFI tại Washington Anne Corpet :
Điện thoại của luật sư của ông Donald Trump bị theo dõi từ nhiều tháng nay theo yêu cầu của tư pháp. Ông bị nghi ngờ có các vi phạm liên quan chủ yếu đến vụ việc cá nhân. Cuộc gọi của ông cho tổng thống Mỹ hôm thứ Sáu (13/04) như vậy có thể đã bị ghi lại và rơi vào vòng điều tra.
Theo các tài liệu của tư pháp, mặc dù với tư cách là luật sư riêng của tổng thống, Michael Cohen không thực hiện « bất kỳ công việc pháp lý nào ». Trái lại, ông còn được giao nhiêm vụ ém nhẹm nhiều vụ bê bối, không chỉ những vụ dính dáng đến ông Donald Trump.
Ông Cohen đặc biệt đã giám sát việc rót 1,6 triệu đô la cho một phụ nữ để bà giữ kín mối quan hệ với vị phó phụ trách tài chính của đảng Cộng Hòa. Elliott Broidy, một thương gia, đã thú nhận người tình của ông mang thai và bà đã phá thai. Ông đã giải thích trước khi thông báo từ chức vụ trong đảng : « Cô ấy đã tự mình quyết định phá thai và tôi đã giúp đỡ tiền cho cô ».
Michael Cohen cố gắng hạn chế rủi ro khi đề nghị rằng nhân danh bí mật thư tín với thân chủ danh tiếng của mình, luật sư yêu cầu tư pháp không được xem xét toàn bộ tài liệu thu giữ trong văn phòng của mình.
Thẩm phán liên bang sẽ công bố quyết định vào ngày 16/04 tới. Từ nay tới đó, các tài liệu vẫn được giữ bí mật.
Trump lại trút bực tức lên cựu lãnh đạo FBI
« Đồ dối trá... đồ cặn bã », đó là những ngôn từ mà tổng thống Mỹ Donald Trump dùng để trút phẫn nộ lên ông James Comey, cựu giám đốc FBI, vừa xuất bản một cuốn sách, trong đó James Comey đã phác họa một chân dung tệ hại của ông Trump, một vị tổng thống vô lối, tự cao tự đại.
Trong hai tin Tweet được tung lên liên tiếp, tổng thống Mỹ đã trút bực tức lên cựu lãnh đạo FBI đã bị ông Trump bất ngờ cách chức hồi tháng 5/2018. Ông Trump viết : « Tôi rất lấy làm vinh dự đã cách chức James Commey ».
Cô gái 28 tuổi mỗi ngày vác tới 20 tấn xi măng và câu chuyện phía sau cảm động lòng người
Đoạn video ghi lại khoảnh khắc cô gái nhỏ nhắn, mặt mũi lấm lem, chăm chỉ bốc vác từng bao xi măng khiến cộng đồng mạng không khỏi xót xa, thương cảm.
Nhân vật chính trong video là Trương Phương Phương, sinh năm 1990 sống ở vùng nông thôn thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc. Sau khi video được lan truyền rộng rãi trong cộng đồng mạng, Phương Phương được mệnh danh là “em gái xi măng”. Mặc dù không có được sức khỏe như đàn ông nhưng cô gái trẻ vẫn rất nghiêm túc, chăm chỉ vác từng bao xi măng một cách dứt khoát, mạnh mẽ.
Trương Phương Phương được mệnh danh là “em gái xi măng”
Ban đầu, video này được đăng tải trên mạng xã hội với tiêu đề: “Người phụ nữ mỗi ngày vác xi măng để kiếm tiền cứu chồng bị bệnh ung thư”. Tuy nhiên, sau đó thông tin đã được xác nhận lại: chồng của Phương Phương không bị ung thư mà chỉ là viêm phổi.
Chồng bị mất khả năng lao động, mọi gánh nặng trong gia đình đều dồn hết lên vai người phụ nữ trẻ.
Sinh ra và lớn lên ở gia đình nông thôn, Phương Phương sớm thôi học và phải ra ngoài làm việc. Cô tự nhận mình không có học vấn cao nên chỉ có thể làm công việc tay chân. Sau khi kết hôn, cô cùng chồng ra ngoài làm việc, chồng bảo làm gì thì làm nấy, đến khi mang thai thì nghỉ ở nhà để sinh con.
Chồng của Phương Phương làm thợ hàn xì và kiêm luôn cả công việc vác xi măng giống như vợ. Sau này, vì công việc không tốt cho phổi và việc hàn xì cũng độc hại khiến sức khỏe anh bị giảm sút nghiêm trọng, thậm chí có lúc anh đã nôn ra máu nên cuối cùng đã phải nghỉ ở nhà.
Dù hoàn cảnh khó khăn và phải lao động vất vả để mưu sinh nhưng Phương Phương vẫn mạnh mẽ, yêu đời
Phương Phương tâm sự, chồng cô đã trải qua nhiều cơn đau nhưng lại không chịu đi kiểm tra. Anh vốn là người sống tiết kiệm và không muốn hoang phí, nên trừ khi bệnh nghiêm trọng mới đến bác sĩ. Mỗi ngày anh đều phải đến bệnh viện để kiểm tra, vì đây là bệnh mãn tính nên cũng cần thuốc men để chữa trị lâu dài. Vậy là, mọi gánh nặng trong gia đình đều dồn hết lên vai người phụ nữ trẻ, Phương Phương chạy đôn đáo khắp nơi tìm việc để trang trải cuộc sống và chạy chữa cho chồng.
Năm 2014, Phương Phương thấy nhiều anh chàng nhỏ con khuân vác xi măng nên nghĩ mình có thể làm được. Cuối cùng, cô cũng xin được công việc này, đến đây đã làm được hơn 3 năm.
Phương Phương muốn tự mình kiếm tiền từ chính đôi tay của mình.
Mỗi ngày, Phương Phương dậy từ 4-5h sáng, làm đến 9-10h trưa thì về nhà ăn cơm, rồi tiếp tục công việc. Một bao xi măng nặng khoảng 50 kg, mỗi ngày cô phải vác ít nhất 20 tấn, tương đương 400 bao xi măng, có lúc lên tới 70-80 tấn. Khi nào có việc cần, cô sẽ gọi điện thoại cho chồng.
Phương Phương cho biết, chồng cô bị viêm phổi chứ không phải là ung thư như cộng đồng mạng truyền tai nhau. Trước sự quan tâm của mọi người, cô rất cảm động nhưng không muốn nhận quyên góp của bất cứ ai, bởi vì cô muốn tự mình kiếm tiền từ chính đôi tay của mình.
Gia đình nhỏ của Phương Phương.
Hơn nữa, với công việc bốc vác xi măng, mỗi tháng cô có thể kiếm vài nghìn tệ (khoảng vài triệu đồng) – mức thu nhập khá so với cuộc sống ở nông thôn, thời gian khá tự do, cô có thể linh hoạt giờ giấc đưa đón con đi học.
Cô Trương có 2 đứa con gái, đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ 5 tuổi. Mỗi lần cô Trương đi làm về, các con đều hỏi thăm “Hôm nay mẹ có mệt không?” rồi xoa bóp vai cho mẹ. Những lúc mẹ đi làm, bé lớn sẽ chăm sóc em nhỏ, gia đình nhỏ mỗi người một việc, tuy khó khăn nhưng rất hạnh phúc và vui vẻ.
Gia đình nhỏ mỗi người một việc, tuy khó khăn nhưng rất hạnh phúc và vui vẻ.
Câu chuyện của cô Trương đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người tỏ ra thương cảm và ngỏ ý muốn giúp đỡ nhưng Phương Phương đều từ chối. Cô chia sẻ, mình vẫn còn sức khỏe, có đủ tay chân, và có thể lao động để nuôi gia đình. Ngay cả khi chồng không thể làm việc, cô vẫn tin chỉ cần cố gắng, mọi thứ đều sẽ êm xuôi. Nói về tương lai, cô Trương cho biết, chắc chắn sẽ không thể khuân xác xi măng suốt đời, đợi khoảng 2-3 năm nữa khi con cái lớn hơn một chút, cô sẽ để dành tiền, cùng chồng buôn bán nhỏ để tiếp tục cuộc sống.
Nhìn vào cách Phương Phương lạc quan đối diện với cuộc sống, nhiều người đã không khỏi xúc động và ngưỡng mộ. Dù hoàn cảnh khó khăn và phải lao động vất vả để mưu sinh nhưng cô vẫn mạnh mẽ, yêu đời và tận hưởng trọn vẹn những niềm vui giản dị, nhỏ bé trong cuộc sống hằng ngày.
Không phải tiền bạc hay danh vọng, mà chính nội tâm an bình mới là hạnh phúc thực sự của đời người!
Nguồn ảnh: QQ
Huyền Sương
Tổng thống Đài Loan kiểm tra hải quân nhằm đối phó với các cuộc tập trận của Trung Quốc
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đi thị sát hoạt động diễn tập của quân đội Đài Loan. Hãng tin AP loan tin này hôm 13/4.
Bà Thái Anh Văn đã lên một tàu khu trục neo tại cảng Tô Áo trong tình huống mô phỏng cảnh quân đội Đài Loan phá vòng vây phong toả hòn đảo tự trị này.
Mặc dù không có quan hệ ngoại giao chính thức, Washington có nghĩa vụ phải can thiệp trước những đe dọa đối với Đài Loan. Hoa Kỳ hiện là nhà cung cấp chính vũ khí cho quân đội đảo quốc Đài Loan.
Trung Quốc đã lên tiếng tố cáo luật mới thông qua của Hoa Kỳ cho phép diễn ra nhiều hơn các cuộc tiếp xúc chính phủ cấp cao giữa Hoa Kỳ với Đài Loan, và cho rằng điều đó vi phạm cam kết của Hoa Kỳ trong việc cắt đứt các trao đổi ngoại giao với Đài Loan kể từ năm 1979, khi mà Washington chuyển quan hệ ngoại giao chính thức từ Đài Bắc sang Bắc Kinh.
Một thỏa thuận cung cấp công nghệ sản xuất tàu ngầm cho Đài Loan và cuộc gặp giũa Đài Loan với cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã khiến cho các nhà hoạt động chống Mỹ tại Trung Quốc càng có lý do để tố cáo Mỹ đã vi phạm những cam kết nói trên.
Tổng thống Donald Trump hé mở khả năng tái gia nhập TPP
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ra chỉ đạo cho các cố vấn kinh tế và thương mại hàng đầu của Toà Bạch Ốc xem xét lại Hiệp đinh Mậu Dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP, một thỏa thuận thương mại đa quốc gia mà chính bản thân ông đã quyết định rút lui trong tuần đầu tiên ngay sau khi nhậm chức.
Tin này chính thức được truyền thông quốc tế loan đi ngày thứ Sáu 13/4 sau khi các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã công bố trước đó một ngày.
Hãng thông tấn Reuters hôm 13/4 đưa tin cụ thể hơn về khả năng tái gia nhập TPP của Hoa Kỳ. Theo đó, Tổng thống Donald Trump cho biết trên tài khoản Twitter của ông rằng Hoa Kỳ chỉ tham gia vào TPP nếu hiệp định này đưa ra các điều khoản "tốt hơn 1 cách đáng kể" so với các cuộc đàm phán trước đó của người tiền nhiệm, nguyên tổng thống Barack Obama.
Reuters cho biết ông Trump đã nói với các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa rằng ông đã yêu cầu Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow mở lại các cuộc đàm phán.
Theo tin từ CNN, thượng nghị sĩ Ben Sasse, bang Nebraska cho biết sau cuộc gặp với tổng thốngTrump tại Nhà Trắng vào ngày 12 tháng tư là tổng thống sẽ giao cho Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia, Larry Kudlow và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Robert Lighthizer công tác xem xét lại việc đàm phán TPP,
Ông Sasse là người đã chỉ trích quyết định của tổng thống Trump khi rút Hoa Kỳ khỏi TPP và phát biểu rằng tổng thống Trump là 1 người rất thích ‘vẽ vời’ nhiều ý tưởng khác nhau. Nhưng ông Sasse cũng nhấn mạnh rằng chính ông Trump đã nhiều lần khẳng định Hoa Kỳ có thể sẽ dễ chấp nhận trở thành thành viên thứ 12 của TPP một khi TPP-11 được thông qua.
Theo AP, Nhật Bản, Australia và New Zealand đã có những phản ứng khá thận trọng sau khi Tổng thống Donald Trump thông báo có thể mở lại các cuộc đàm phán về TPP.
Cũng theo AP, các quan chức Nhật Bản cho biết họ hoan nghênh động thái này nếu điều đó có nghĩa là Trump đang nhận ra tầm quan trọng của TPP. Bộ trưởng Thương mại của New Zealand nói rằng đất nước của ông không mù quáng với lợi ích của thương mại tự do với nền kinh tế lớn nhất thế giới khi sự tham gia của Mỹ vẫn còn là lý thuyết.
AP dẫn lời Bộ trưởng Thương mại David Parker cho biết chưa rõ thực tế như thế nào vì chính quyền Hoa Kỳ hiện tại có quá nhiều quan điểm khác nhau.
Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP được thành hình sau nhiều vòng đàm phán của 12 nước, trong đó có Hoa Kỳ và được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ Barack Obama. Tuy nhiên chỉ ít ngày sau khi nhậm chức, Tổng Thống Donald Trump ký sắc lệnh rút khỏi hiệp định vì lấy lý do hiệp định không có lợi cho nước Mỹ. Do đó, TTP hiện giờ được gọi là TPP 11 (vì chỉ còn 11 nước) hoặc TPP trừ 1 (vì không còn Hoa Kỳ).
Ngày 21/2/2018, New Zealand đã công bố văn bản chính thức của TPP, hay còn gọi là TPP-11 với những thay đổi so với văn bản ban đầu, bao gồm việc đình lại các điều khoản của 22 mặt hàng liên quan đến các lĩnh vực như quyền sở hữu trí tuệ và trợ cấp của người đóng thuế.
Trung Quốc từng ra chỉ thị đánh cắp công nghệ Mỹ và
phương Tây
Đảng Cộng sản Trung Quốc từng có một chỉ thị mật về việc tăng cường đánh cắp các bí mật công nghê của Hoa Kỳ và Phương Tây.
Tờ báo Mỹ Washington Free Beacon vào ngày 2 tháng tư cho đăng tải chỉ thị vừa nêu, mà họ nói rằng được tung ra từ một người có quan hệ mật thiết với giới tình báo và an ninh Trung Quốc.
Tài liệu có dấu búa liềm đỏ của Văn phòng Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn có tên gọi là Trung Nam Hải, đầu não chính trị của Bắc Kinh.
Tin nói chỉ thị này còn được gửi cho Quốc Hội, Hội Đồng Nhà Nước và Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc.
Theo tài liệu ban hành vào tháng 12 năm 2016, Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ thị cho đơn vị tình báo, được mệnh danh Vụ Hoạt Động Mặt Trận Thống Nhất, tăng cường tất cả các biện pháp, sử dụng tất cả những quan hệ có được để đánh cắp những phát minh sáng chế của Hoa Kỳ và Phương Tây, từ những bí mật hạt nhân cho đến kỹ thuật sản xuất điện gió.
Chỉ thị nói rằng sở dĩ Trung Quốc phải làm việc này vì Hoa Kỳ ngăn cản Trung Quốc tiếp cận với những sáng chế kỹ thuật mới, việc tiến hành lấy cắp bí mật công nghệ Mỹ và Phương Tây sẽ giúp Trung Quốc phát triển, đồng thời chia rẽ các thế lực thù địch ở Mỹ và Phương Tây.
Washington Free Beacon cho biết không thể xác minh một cách độc lập chỉ thị vừa nêu. Thư điện tử gửi cho phát ngôn nhân Đại sứ quán Trung Quốc để hỏi về vấn đề này không được trả lời.
Cơ quan gián điệp của Mỹ là CIA từ chối bình luận, trong khi quan chức đứng đầu cơ quan điều tra liên bang, gọi tắt là FBI, ông Christopher Wray lại nói với một kênh truyền thông Mỹ NBC rằng không có quốc gia nào nhắm vào việc chiếm đoạt tài sản trí tuệ của Mỹ dữ dội như Trung Quốc.
Có hai chuyên gia Hoa Kỳ chuyên về vấn đề Trung Quốc nói rằng tài liệu này có tính xác thực. Đó là ông Peter Mattis thành thạo về hoạt động tình báo Trung Quốc và bà Anne Mare Brady, học giả về vấn đề Trung Quốc thuộc Trung Tâm Wilson ở Washington DC.
Tờ Washington Free Beacon cho rằng việc công bố tài liệu về chỉ thị đánh cắp bí mật công nghệ Mỹ của Đảng Cộng sản Trung Quốc giúp củng cố chứng cứ cho báo cáo của Chính quyền Mỹ đưa ra hồi tháng Ba của Đại diện thương mại Mỹ rằng Trung Quốc đánh cắp rất nhiều sản phẩm trí tuệ của Mỹ.
Báo cáo này cũng là căn cứ để Mỹ công bố việc đánh thuế đến 20% lên các sản phẩm thép của Trung Quốc và 15% lên các sản phẩm nhôm của Trung Quốc nhập vào Mỹ.
Gián điệp Trung Quốc tham gia ăn cắp công nghệ Hoa Kỳ
Trung Quốc đang tham gia vào vụ trộm cắp quy mô lớn các nghiên cứu và công nghệ của Hoa Kỳ ở các trường đại học bằng cách sử dụng gián điệp, sinh viên và các nhà nghiên cứu để thu thập thông tin.
Đây là nội dung được các chuyên gia trình bày trước Quốc hội trong phiên điều trần hôm thứ Tư, 11 tháng 4 và được tờ The Washington Free Beacon loan tin một ngày sau đó.
Theo báo The Washington Free Beacon, một cựu viên chức phản gián đã tiết lộ việc quản lý của Tổng thống Barack Obama khi còn đương chức đã làm suy yếu các nỗ lực chống gián điệp nước ngoài của Hoa Kỳ bằng cách ngăn cản những chương trình chống gián điệp cấp quốc gia.
Bà Michelle Van Cleave, cựu giám sát tình báo phản gián, cho biết chương trình chống lại gián điệp nước ngoài bị hạn chế trong thời gian điều hành Tổng thống George W. Bush từ năm 2004 và vẫn tiếp tục bị giới hạn dưới thời tổng thống Obama.
Một số chuyên gia về trí tuệ và an ninh đã xác nhận trong phiên điều trần rằng Trung Quốc là mối đe dọa đáng kể nhất đối với hành vi trộm cắp công nghệ từ những nghiên cứu mà Hoa Kỳ chi khoảng 510 tỷ đô la hàng năm.
Bắc Kinh sử dụng các nhân viên bí mật, các công ty bình phong, và liên doanh nghiên cứu trong chương trình trộm cắp. Các điệp viên công nghệ của Trung Quốc đã phát triển các danh sách cụ thể về công nghệ cần đánh cắp, trong đó tập trung vào công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ liên quan đến trí thông minh nhân tạo, robot và các công nghệ khác.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng dùng những một số trong 350.000 sinh viên Trung Quốc đang du học tại Mỹ cho công tác tình báo.
Trung Quốc cũng đang thâm nhập vào các trường đại học Hoa Kỳ bằng cách tài trợ cho các trung tâm ngôn ngữ và văn hoá được gọi là Viện Khổng Tử đang được sử dụng để che giấu tội phạm công nghệ. Khoảng 100 viện nghiên cứu đang hoạt động tại các trường đại học Hoa Kỳ và sử dụng kinh phí của Bắc Kinh như là một phần của nỗ lực "quyền lực mềm" ở Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ cáo buộc các công ty Trung Quốc tráo xuất xứ hàng hoá
Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cáo buộc các công ty Việt Nam giúp chuyển các mặt hàng kim loại cho Trung Quốc; tuy nhiên các công ty trong nước lập luận đó là thương mại toàn cầu.
Tờ Wall Street Journal hôm 10 tháng loan tin tại một khu biển gần Thành phố Hồ Chí Minh, hàng chục nhà máy vận hành theo mô hình kinh doanh đơn giản là nhập khẩu thép từ Trung Quốc, mạ điện, gia cố và sau đó xuất đi, thường là sang Mỹ với giá thấp hơn sản phẩm của các nhà sản xuất Mỹ.
Cũng theo tờ Wall Street Journal, chỉ trong vòng chưa đầy hai thập kỷ, một số công ty Việt Nam đã sử dụng biện pháp này để làm cho Việt Nam trở thành một trong những nhà cung cấp thép phát triển nhanh nhất vào nước Mỹ. Hiện thép xuất từ Việt Nam vào Mỹ chiếm tỷ lệ khoảng 2% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ.
Phản ứng của các công ty, từ Hà Nội cũng như Bắc Kinh, cho rằng họ đang tuân thủ đúng các quy tắc cuộc chơi thương mại toàn cầu, mua nguyên liệu thô rẻ nhất, biến chúng thành những sản phẩm cao cấp hơn và bán chúng cho những người mua chào giá cao nhất.
Tuy nhiên, các quan chức thương mại Hoa Kỳ nói rằng các công ty và nhà cung cấp Trung Quốc đang phạm luật thông qua biện pháp chuyển hàng qua nước khác để tráo xuất xứ một cách bất hợp pháp.
Theo số liệu do Wall Street Journal đưa ra, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan đã đưa 1,2 triệu tấn thép vào Mỹ năm ngoái.
Cuộc đời Phạm Xuân Ẩn là 'im lặng, trung thành và tự do'
Trả lời BBC, tác giả Larry Berman nói mọi thứ về cuộc đời ông Phạm Xuân Ẩn vẫn là một điều bí ẩn, vì vậy 'tất cả chúng ta có thể làm là suy đoán'.
Nói chuyện với Tina Hà Giang của BBC Tiếng Việt hôm 24/02/2018, tác giả Larry Berman cũng cho biết im lặng, trung thành và tự do là ba biểu tượng về người điệp viên Việt Nam nổi tiếng này.
BBC: Điệp viên Phạm Xuân Ẩn xem cuốn "Perfect Spy: The Incredible Double Life of Pham Xuan An, Time Magazine Reporter and Vietnamese Communist Agent' là phiên bản chính thức của tiểu sử ông ấy. Trước khi làm việc với ông, Phạm Xuân Ẩn đã làm việc với Thomas Bass, nhưng cuối cùng ông ta đã quyết định chỉ làm việc với ông. Theo ông thì tại sao?
Larry Berman: Vâng, dĩ nhiên là tôi biết tại sao. Thực ra, Thomas Bass là người đã sáng tạo ra những thuật ngữ này, rằng tôi là nhà viết 'tiểu sử chính thức,' hoặc là người viết 'tiểu sử được ủy quyền' của Phạm Xuân Ẩn. Thực tế của vấn đề là, tôi là một sử gia. Tôi đã viết hơn 8 cuốn sách về Việt Nam. Tôi đã hỏi Ẩn nhiều năm để được viết cuốn sách về ông ấy, nhưng ông nói không. Nhưng khi đọc cuốn "No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam'' Phạm Xuân Ẩn nghĩ đó là cuốn sách công bằng và khách quan nhất được viết bởi một người không phải người Việt về tiến trình hòa bình và đàm phán giữa Hà Nội và Henry Kissinger, sau đó Phạm Xuân Ẩn bắt đầu nói chuyện với tôi nhiều hơn về những cuốn sách tôi viết.
Nhưng chỉ đến khi Ẩn phải vào bệnh viện và được cho biết rằng ông chỉ còn sống được khoảng 6 tháng nữa, thì ông mới nói 'OK, tôi muốn câu chuyện của tôi được kể bởi một người không quen biết tôi trong chiến tranh', một sử gia, và là người sẽ công bằng từ cả quan điểm của Mỹ và của Việt Nam. Thomas Bass là một nhà báo, Phạm Xuân Ẩn muốn một nhà sử học viết cuốn sách về mình. Và như một nhà sử học, tôi nghiên cứu một cách có phương pháp hơn. Tôi là người [nước ngoài] đầu tiên viết sách về Phạm Xuân Ẩn, và tôi rất vui là giờ đây có nhiều sách viết về ông ấy từ nhiều góc độ khác nhau.
Bản quyền hình ảnhLARRY BERMANImage caption
BBC: Ông có thể giải thích thêm về sự khác nhau giữa sách mà sử gia viết và sách mà nhà báo viết?
Larry Berman: Một số bạn thân của tôi là nhà báo. Một số sách hay nhất về Việt Nam được viết bởi các nhà báo, đó là những sách đoạt giải Pulitzer Prize do giới nhà báo viết. Nhưng có hai hoặc ba cuốn sách của báo giới Việt Nam viết về Phạm Xuân Ẩn trước sách của tôi và chúng làm ông ấy xấu hổ. Bạn có thể mua những sách đó ở bất cứ đâu tại Việt Nam. Đại khái nội dung những cuốn sách này là, Phạm Xuân Ẩn là người hoàn hảo, ông ấy là một sự kết hợp của siêu nhân và mọi người hoàn hảo khác trong lịch sử Việt Nam, và điều đó làm cho Ẩn xấu hổ. Ẩn không muốn các nhà báo Việt Nam viết vì ông là một nhà báo, dĩ nhiên ông cũng là gián điệp, nhưng vì ông làm nghề viết báo, ông không nghĩ rằng một nhà báo nên viết câu chuyện của mình, mà sách về ông phải được viết dưới ngòi bút của một sử gia, đó là điều thực sự khiến ông ta chọn tôi.
BBC: Ông không từng làm việc với Phạm Xuân Ẩn trong cuộc chiến, vậy ông gặp ông Ẩn trong trường hợp nào, và tại sao ông muốn viết sách về ông ấy?
Larry Berman: Mãi đến năm 2000 tôi mới gặp Ẩn, vào buổi tối đầu tiên trong chuyến đi đầu tiên của tôi tới Việt Nam, tôi có kể chuyện này trong sách tôi viết. Lúc ấy, tôi thậm chí không biết ông Ẩn là ai, và lại càng chắc chắn không biết mình sẽ viết một cuốn sách về ông ấy. Nhưng chúng tôi ngồi cạnh nhau và ông ấy nói tiếng Anh không giống như bất kỳ người Việt Nam nào có mặt ở đó. Khi Ẩn biết tôi là giáo sư tại Đại học California ở Davis, thì ông ấy cho biết đã từng ở UC Davis. Ông Ẩn đã sống hai năm ở Hoa Kỳ, ông yêu thích California, yêu khoảng thời gian ông sống ở Hoa Kỳ và nguyên buổi tối chúng tôi chuyện trò về thời gian ông ở Mỹ. Sau đó, một người nào nói với tôi rằng người tôi vừa nói chuyện với là Phạm Xuân Ẩn. Ẩn đề nghị gặp tôi vào ngay ngày hôm sau tại quán cà phê Givral, bởi tôi đang soạn một cuốn sách và Ẩn nói với tôi ông biết rất nhiều về chủ đề tôi viết. Đó là thưở ban đầu trong quan hệ của chúng tôi.
BBC: Ông bị ông Ẩn cuốn hút ngay lập tức, hay dần dàmới đánh giá cao con người mà sau này ông chọn làm đề tài cho hẳn một cuốn sách?
Larry Berman: Tôi đã rất tò mò về nhân vật này vì tôi bị cuốn hút bởi tính hai mặt của Phạm Xuân Ẩn, đó là ông thích Mỹ, thích nói về Mỹ, yêu thích báo chí và luôn có vẻ khó chịu khi nói về vai trò gián điệp của ông trong chiến tranh, lúc làm việc cho tạp chí Time. Ai mà không bị hấp dẫn bởi điều đó? Tôi bị lôi cuốn, và tôi tự hỏi ông ấy đã làm thế nào mà sống sót được. Tôi cũng tự hỏi làm sao mà ông ấy có lắm bạn bè Mỹ thế, và cũng bị mê hoặc bởi vai trò của ông ấy trong quá trình hòa giải sau khi chiến tranh kết thúc, tôi thắc mắc làm thế nào mà Đại sứ Hoa Kỳ và Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ phải đến hỏi ý kiến ông ấy, rồi làm sao ông ấy lại trở thành một khách VIP trên tàu USS Vandergrift, chiến hạm đầu tiên của Hoa Kỳ trở lại Việt Nam sau chiến tranh.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage caption
BBC: Tác giả Thomas Bass gọi Phạm Xuân Ẩn là một gián điệp tứ trùng. Ông có đồng ý với nhận định này?
Larry Berman: Thomas Bass làm gì có bằng chứng nào về việc đó. Tôi đã thảo luận về điều này trong cuốn sách của tôi. Thực ra Phạm Xuân Ẩn đã được CIA và vài cơ quan khác tuyển dụng, nhưng đó chỉ là vì họ thấy ông ta là một nhà báo người Việt Nam làm việc cho tạp chí Time. Ẩn nói với tôi rằng anh ta đã hỏi ý cấp trên xem có nên nhận việc của CIA không. Nhưng vai trò của ông Ẩn rất quan trọng cho sự thành công chiến lược của cộng sản, và làm việc với CIA quả là điều quá nguy hiểm.
Họ đã cắm được điệp viên hoàn hảo này vào tạp chí Time, với quyền truy cập vào cơ quan tình báo Mỹ, cơ quan tình báo VNCH, bạn thân nhất của ông ta là Giám đốc cơ quan tình báo của Nam Việt Nam, người có thể liên lạc với quân đội Nam Việt Nam. Họ không cần ông phải tăng nguy cơ bị khám phá bằng cách làm gián điệp cho người Pháp, người Anh, hoặc người Mỹ.
Với Thomas Bass, hoặc bất cứ ai tuyên bố rằng Phạm Xuân Ẩn là một gián điệp tứ trùng hoặc thậm chí nhị trùng, tôi sẽ hỏi họ là bằng chứng của bạn đâu? Là một học giả, tôi thấy không có bằng chứng gì cho thấy Ẩn làm việc cho bất kỳ cơ quan tình báo nào khác.
Bạn biết đấy, Ẩn có nghĩa là bí mật. Tên ông Ẩn là cuộc đời ông ấy phải không? Mọi thứ về Phạm Xuân Ẩn là một điều bí ẩn. Và cho đến khi các hồ sơ chính thức đang được chính phủ Việt Nam niêm phong tại Hà Nội được bạch hóa, không ai trong chúng ta sẽ biết sự thật, vì vậy tất cả chúng ta có thể làm là suy đoán. Suy đoán của tôi khác hẳn với hai tác giả khác viết về Phạm Xuân Ẩn.
Image caption
BBC: Ông đánh giá tình bạn của Phạm Xuân Ẩn với Đại Tá Phạm Ngọc Thảo và ông Trần Kim Tuyến như thế nào?
Larry Berman: Với Phạm Ngọc Thảo, tôi không có nhiều thông tin, nhưng bác sĩ Trần Kim Tuyến thì tôi khá rõ. Dĩ nhiên, Ẩn và bác sĩ Tuyến đã có mối quan hệ ngay cả trước khi ông Ẩn đến Hoa Kỳ vào năm 1959, và đó là chuyện hấp dẫn nhất trong cuộc đời của ông, tôi nghĩ vậy. Chuyện ông Ẩn được Việt Minh tuyển chọn từ hồi rất nhỏ, chuyện Edward Lansdale, tiền thân của CIA tài trợ cho chuyến đi của Ẩn đến Hoa Kỳ, sắp xếp cho ông ta đi đến Orange Coast College, California để học báo chí. Đây là một kế hoạch tuyệt vời mà Việt Minh đã tạo ra từ nhiều năm trước khi quân Mỹ đến Việt Nam, vì họ nhận ra rằng việc Mỹ đến Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Mỹ không hề nghi ngờ gì. Vì vậy, Ẩn được gửi đến Mỹ để trở thành Mỹ hóa, học ngành báo chí, bởi vì đó là ngụy trang hoàn hảo nhất, ít rủi ro nhất so với những nghề khác mà Ẩn có thể chọn.
Sau khi học xong báo chí ở Hoa Kỳ, ông Phạm Xuân Ẩn trở về Việt Nam năm 1961, trong một giai đoạn hết sức khó khăn, lúc chính quyền Ngô Đình Diệm đang bắt giam rất nhiều Việt Cộng. Phạm Xuân Ẩn nương náu tại nhà ông Tuyến khoảng 30, 35 ngày, vì sợ bị mật vụ của ông Diệm bắt nhốt. Bác sĩ Trần Kim Tuyến là người đã giúp ông Ẩn tìm được việc làm đầu tiên trong làng báo Việt Nam, rồi từ đó họ trở thành bạn. Bác sĩ Tuyến thực sự đã giúp đỡ nhiều người Bắc Việt bị giam trong tù.
Dĩ nhiên sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt tháng 4 năm 1975, Phạm Xuân Ẩn là người đã cứu mạng bác sĩ Trần Kim Tuyến bằng cách giúp ông ta trốn khỏi Việt Nam. Ẩn luôn luôn nói rằng ông làm thế vì tình bạn. Tôi thì tôi ngờ rằng ông ấy làm điều đó vì họ là bạn cũng có, và cũng bởi vì, và đây là điều rất quan trọng, cả hai đều biết nhiều bí mật về nhau. ''Giả thuyết của tôi là, Ẩn sợ nếu bác sĩ Tuyến bị bắt, ông ta sẽ bị tra tấn và sẽ tiết lộ những điều về Ẩn mà Ẩn không muốn lộ ra, như việc ông đã cứu mạng sống của nhiều người Mỹ trong chiến tranh, bảo vệ bạn bè người Mỹ. Cộng sản rất tức giận về việc Ẩn giúp bác sĩ Tuyến trốn thoát, đó là một trong những lý do khiến ông Ẩn bị bắt phải cải tạo.'
vào cuối tháng ba năm 1974, bản phác thảo ông Ẩn gửi cho Bộ Chính trị ở Hà Nội nói rằng người Mỹ sẽ không bao giờ trở lại, họ sẽ không bao giờ trở lạiLarry Berman
Tất nhiên Phạm Xuân Ẩn không phải vào những trại tù cải tạo lao động như người miền Nam, nhưng họ cố gắng cải tạo lại suy nghĩ của ông ấy. Ông ta không còn tư duy của một người cộng sản nữa, vì đã tiếp xúc với cách suy nghĩ và giáo dục về báo chí của người Mỹ. Ông tin vào một nền báo chí tự do, thế mới chết! Và với những người cộng sản, đó là những ý tưởng phải được xóa sạch ngay ra khỏi tâm trí.
Và theo lời Ẩn nói, thì nó (chương trình cải tạo) không hiệu quả, vì vậy vợ ông đã được triệu hồi về nhà, và trong 7 hoặc 8 năm tiếp theo, ông Ẩn ở trong tình trạng chỉ có thể mô tả là bị quản thúc tại gia, không được phép tiếp khách. Đó là một khoảng thời gian rất đen tối trong cuộc đời ông Ẩn. Vì vậy, lý do thật sự tại sao ông Ẩn đã cứu mạng ông Tuyến, một lần nữa, chúng ta chỉ có thể suy đoán. Sau này may ra mới biết được sự thật.
Image caption
BBC: Vậy theo ông bác sĩ Trần Kim Tuyến và ông Phạm Xuân Ẩn, người này có biết người kia là gián điệp không?
Larry Berman: Tôi nghĩ họ biết. Tất nhiên đó chỉ là suy đoán của tôi, nhưng tôi nghĩ bác sĩ Tuyến biết nhiều điều về Ẩn và Ẩn biết nhiều điều về bác sĩ Tuyến để người nọ có thể biết người kia trung thành với ai. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ biết chắc cho đến khi hồ sơ được bạch hoá.
BBC: Ông có nghĩ ông Phạm Xuân Ẩn rất cay đắng sau năm 1975, khi ông không được phép theo gia đình sang Mỹ, mà bị cải tạo và dường như không được chính quyền cộng sản tin tưởng?
Larry Berman: Ông Ẩn nói với tôi nhiều về chuyện này. Không, họ không biết ông ấy là ai. Họ không tin tưởng ông ấy. Họ không cho phép ông ấy qua Mỹ. Ông ấy có rất nhiều ảnh hưởng, biết quá nhiều bí mật. Ông Ẩn chấp nhận một thỏa thuận. Thỏa thuận ấy là họ sẽ cho phép con trai đầu lòng của ông đi học ở Hoa Kỳ để lấy bằng luật. Bạn bè của Ẩn từ tạp chí Time quyên góp được 30.000 đôla để tài trợ cho việc đó, và ngược lại, ông Ẩn hứa sẽ im miệng, sẽ không công bố này nọ... Ông ấy chấp nhận số phận mình.
Bởi vì ông Ẩn tin rằng đó (đi du học) là điều quan trọng cho cuộc đời, bởi vì chính ông đã có kinh nghiệm là một người Việt Nam được ra nước ngoài học tập, tiếp xúc với cách suy nghĩ mới, tiếp cận mới, sau đó trở về Việt Nam phục vụ đất nước. Đó là những gì ông đã làm. Ông Ẩn tin rằng mình là một mô hình tuyệt vời cho người trẻ Việt Nam, và quả thực, trong nhiều khía cạnh, tôi nghĩ đúng là như vậy. Ông ấy có một sứ mệnh. Nhiệm vụ của ông là đẩy quân đội nước ngoài, trong trường hợp này là người Mỹ, ra khỏi Việt Nam. Ông Ẩn rất lý tưởng. Ông hình dung ra nước Việt Nam sẽ như thế nào sau khi thống nhất. Vì vậy, ông đã trở lại Việt Nam sau khi học xong, hoàn thành nhiệm vụ của mình và làm việc để hòa giải. Khoảng 50 trang sách của tôi được dành cho vai trò của ông trong quá trình hòa giải mà hầu như không ai nói đến.
BBC: Có ý kiến cho rằng, các tác giả ngoại quốc có khuynh hướng đánh giá quá cao vai trò của Phạm Xuân Ẩn trong Chiến tranh Việt Nam. Tựa đề như 'người Điệp Viên xoay chuyển tình thế cuộc chiến Việt Nam' có thể nghe rất hấp dẫn, nhưng có quá lời không, chắc chắn phải có những điệp viên khác ngoài Phạm Xuân Ẩn?
Larry Berman: Phạm Xuân Ẩn đã tham gia vào trận Tết Mậu Thân, và thực sự đã giúp xác định những điểm an toàn, tiếp cận đại loại như vậy, nhưng ông không thay đổi cục diện cuộc chiến. Nơi duy nhất mà ông ta tạo thay đổi, nói cách khác, ảnh hưởng lớn nhất của ông là vào năm 1962. Tường trình của ông về Ấp Bắc, thực sự ảnh hưởng đến, và đưa đến cho Việt Minh một cách mới suy nghĩ về lực lượng chống nổi dậy.
Và sau đó, vào cuối tháng ba năm 1974, là bản phác thảo ông Ẩn gửi cho Bộ Chính trị ở Hà Nội, nói rằng người Mỹ sẽ không bao giờ trở lại, họ sẽ không bao giờ trở lại. Các lực lượng phe cộng sản lúc đó đã phải chịu những tổn thất nặng nề và gần như kiệt quệ trong cuộc chiến năm 1972. Kế hoạch của họ lúc ấy là chuẩn bị thống nhất vào năm 1978, nhưng Phạm Xuân Ẩn nói, 'không, không, không, chúng ta có thể làm ngay bây giờ. Người Mỹ không bao giờ trở lại, cho kẹo họ cũng sẽ không trở lại. Tình hình chính trị Mỹ ở Hoa Kỳ sẽ không hỗ trợ chiến tranh.'
Ông Ẩn giải thích vụ Watergate, và điều đó đã khiến bộ chính trị đẩy mạnh kế hoạch thống nhất đất nước nhanh hơn được hai hoặc ba năm. Tôi thực sự nghĩ rằng, đó là lý do Ẩn được trao huy chương quân sự, và cuối cùng được thăng lên cấp Tướng. Đó bản báo cáo quan trọng nhất của chiến tranh Việt Nam. Có hàng trăm gián điệp cộng sản thời ấy, nhưng Phạm Xuân Ẩn trở nên nổi tiếng nhất, vì vai trò của ông trong việc gắn bó với tạp chí Time, và tình bạn ông có với tất cả mọi người, chứ không chỉ trong giới nhà báo. Ông Ẩn đã đánh lừa tất cả mọi người. Các nghĩa trang đầy rẫy điệp viên đã bị giết trong chiến tranh. Câu chuyện của ông Ẩn thật thú vị vì ông ấy sống sót.
BBC: Nếu chỉ dùng vài chữ để mô tả Phạm Xuân Ẩn ông sẽ nói gì?
Larry Berman: Tôi sẽ mô tả ông Ẩn thế này. Ẩn có ba biểu tượng mô tả cuộc đời của mình. Đó là ba con: cá, chó và chim, và mỗi con tượng trưng cho một giai đoạn trong đời ông ấy. Cá: bởi vì cá không bao giờ nói chuyện. Chó: vì chó trung thành, dù chủ có nhiều hay ít tiền, chúng vẫn luôn ở bên cạnh, và chim: bởi vì chim bay rất tự do, rất tự do, rất tự do...
Bản quyền hình ảnhAFPImage caption
Tác giả Larry Bermanviết cuốn 'Perfect Spy: The Incredible Double Life of Pham Xuan An, Time Magazine Reporter and Vietnamese Communist Agent' (2008). Bản tiếng Việt của sách đã bị kiểm duyệt nhiều đoạn ở Việt Nam.
Tinh túy truyền thống: Nhạc vũ cung đình thời Trần
Đoạt ngai vàng một cách êm thấm từ tay nhà Lý, nhà Trần lên ngôi kế thừa nguyên vẹn thành tựu văn hóa triều trước. Vì vậy, nhìn chung, xu thế phát triển và chỉnh thể nền nhạc vũ cho đến thời Trần là sự kế thừa và phát triển nền nhạc vũ trước đó.
Bài nghiên cứu chuyên sâu của tác giả Ngọc Yến – Viện Hán Nôm
Nhìn chung, nhạc vũ cung đình thời Trần cũng rất phong phú, Thái thường tự vẫn là cơ quan chuyên trách nhạc vũ cung đình, Thái thường nhạc chuyên được dùng trong các lễ nghi quan trọng của triều đình[1]. Không chỉ phục vụ triều nghi, tiếp đón tân khách, nhạc vũ còn thường xuyên được trình diễn mua vui cho vua quan quý tộc nhà Trần.
(Ảnh: pinterest.com)
Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục 見文小錄 có trích một đoạn miêu tả buổi tiếp sứ giả của vua Trần ở điện Tập Hiền được chép trong Sứ Giao Châu tập 使交洲集 của Trần Phu (Trần Cương Trung) sứ thần nhà Nguyên sang nước ta vào niên hiệu Trùng Hưng năm thứ 9 (1293) như sau:
“Từng dự yến ở điện Tập Hiền, thấy con trai diễn trò, con gái hát (Nam ưu nữ xướng), tất cả mười người, đều ngồi dưới đất. Có các loại đàn tỳ bà, đàn tranh, Độc huyền (đàn bầu). Tiếng hát và tiếng đàn phụ họa nhau, lúc hát thì nỉ non rồi sau mới hát thành lời. Dưới điện có các trò leo dây, múa rối trên đầu gậy, lại có người cởi trần đóng khố vải nhảy nhót hò reo. Đàn bà để chân trần uốn éo mười ngón tay đứng múa, hơn mười người con trai đều cởi trần khoác vai dậm chân vòng quanh mà hát theo. Các hàng, một người giơ tay thì mười mấy người cùng giơ tay, bỏ tay xuống cũng vậy. Hát thì có các khúc Trang Chu mộng điệp, Mẫu biệt tử của Bạch cư Dị, Vĩ sinh ngọc tiêu, Đạp ca, Thanh ca v.v…, chỉ than vãn thời thế, rất là buồn thương ai oán, nhưng tản mạn khó hiểu. Đại yến ở trên điện, dàn đại nhạc bày ở phía sau bên dưới giải vũ[2], nhạc khí và người đều không nhìn thấy, mỗi lần rót rượu thì hô lớn: “Nhạc tấu khúc …’, dưới nhà giải vũ liền tấu khúc đó.
Ca khúc có Giáng chân long, Nhập hoàng đô, Yến Dao trì, Nhất thanh phong, âm điệu cũng gần với thời cổ, nhưng ngắn ngủi mà thôi“[3]. Và ông nhận định: “Tôi [Lê Quý Đôn] cho đó là nhạc của triều Trần, nay cũng không còn nữa“.
(Ảnh: Pinterest.com)
An Nam chí lược安南誌略 cũng chép lại lời kể trong một ghi chép của Trương Lập Đạo nhà Nguyên sang sứ nước ta thời Trần (năm 1291), trong đó có đoạn: “…Sau đó xuống điện Tập Hiền thết tiệc. Đại nhạc tấu ở dưới điện, còn Tiểu nhạc tấu trên điện“.
Bài thơ Tặng bánh xuân cho Trương Hiển Khanh – sứ thần nhà Nguyên – của vua Trần Nhân tông cũng cho biết triều đình cho múa Giá chi vũ để tiếp sứ giả.
Lê Trắc là một nhân vật đương thời từng được tham gia vào các sinh hoạt cung đình kể lại trong An Nam chí lược rằng: “Hàng năm, vào 30 tết, vua ngồi ở cửa Đoan Củng, các quan làm lễ xong xem con hát biểu diễn bách hý (quan linh nhân trình bách hý).
Ngày mồng một tết, Sáng sớm, vua ngồi trên điện Thiên An, phi tần xếp hàng ngồi quanh, quan trong cung đứng trước điện, nhạc tấu ở đại đình (nhạc tấu vu đại đình).
Tháng hai khởi dựng Xuân Đài, con hát hóa trang làm mười hai vị thần, múa hát trên đài (Linh nhân trang thập nhị thần ca vũ kỳ thượng) Về nhạc, có trống cơm (phạn cổ ba), vốn là của Chiêm Thành, thân dài, nghiền cơm miết lên giữa mặt trống mà vỗ thì tiếng kêu trong trẻo, hợp với kèn (tất lật), sáo ngắn (tiểu quản), chũm chọe (tiểu bạt), trống lớn (đại cổ), gọi là Đại nhạc, chỉ vua mới được dùng.
Hàng tôn thất quí quan, nếu không phải là tế tự thì không được dùng. Còn đàn cầm, đàn tranh, tỳ bà, đàn thất huyền (có thể là đàn không hầu nằm, xin xem chú dẫn ở phần tư liệu), đàn song huyền (có thể là nhị hồ, đàn nguyệt), sáo, tiêu, thì gọi là Tiểu nhạc, sang hèn đều dùng.
Nhạc khúc thì có Nam thiên nhạc, Ngọc lâu xuân, Đạp thanh du, Mộng du tiên, Canh lậu trường, không thể chép hết. Có khi dùng thổ ngữ làm thơ phú phổ vào nhạc để tiện ca ngâm, ngụ đủ tình cảm hoan lạc sầu oán. Ấy là tục của nước ta vậy“.
Những tư liệu trên đã cho biết ở thời kỳ này nhạc vũ cung đình rất phong phú, nhạc vũ bản địa và nhạc vũ Trung Quốc được pha trộn trong các chương trình diễn xướng. Một số tên gọi các nhạc khúc là tên gọi quen thuộc của các nhạc khúc từ điệu thời Đường – Tống, và đã được chính Trần Phu xác nhận là “âm điệu cũng gần giống nhạc cổ nhưng chỉ gấp rút hơn mà thôi”.
Trần Phu là người thời Nguyên do đó nhạc cổ mà ông ta nói ở đây có thể là âm nhạc thời Đường, song đã được phổ lời Việt vào và có lẽ đã có đôi chút sai lệch do quá trình lưu truyền cộng với sự cải biên pha trộn của các nghệ nhân cho phù hợp với trình độ thẩm mỹ và thị hiếu của người Việt. Như vậy ở thời kỳ này đã có sử dụng nhiều nhạc khúc thời Đường – Tống được điền ca từ bằng thơ phú tiếng Việt.
Đặc biệt trình độ biểu diễn khá điêu luyện, “gợi được tình cảm hoan lạc hoặc sầu oán”. Ngoài ra tư liệu còn cho biết tên của một số bản nhạc cung đình thời Trần như Giáng chân long降真龍, Nhập hoàng đô入黃都, Yến Dao trì宴瑤池, Nhất thanh phong壹清風, Nam thiên nhạc南天樂, Ngọc lâu xuân玉樓春, Đạp thanh du踏青遊, Mộng du tiên夢遊仙, Canh lậu trường更漏長 , và một số khúc hát như Trang Chu mộng điệp莊朱夢蝶, Mẫu biệt tử母別子, Vĩ sinh ngọc tiêu葦生玉簫, Đạp ca踏歌, Thanh ca青歌[4]. Lê Trắc còn cho biết nhạc khúc rất nhiều, không thể chép hết.
Kiến văn tiểu lục cũng cho biết một số điệu hát thời Trần được lưu truyền đến thời Lê sơ như đàn hát Nghênh tiên 迎仙 , Xướng tầng 唱層 (Tiểu kiều dương câu ba câu bảy), Hát trai (Dương luật 陽律 ), Hát gái ( m luật 陰律 ). Rồi hát Phượng tài 鳳裁 , Bát đoạn cẩm 八斷錦 , Hà tây chiết liễu 河西折柳 , Vãn vỉa 輓為 , Hà nam 河南 , Quất dương trường 橘楊長 v.v …Chỉ nam ngọc âm指南玉音 cũng nói đến Hát gái (Tiểu kiều dương 小橋陽 ) Hát trai (Dương luật xướng 陽律唱 ) Ngũ vận 五韻 (Nữ thanh giang 女青江 ) Hát thày (Hà nam 河南 ) Hát rối (Thượng hạ xá 上下舍 ).
(Ảnh: Pinterest.com)
Tổ chức dàn nhạc
Về tổ chức dàn nhạc thì An Nam chí lược cho biết ở thời Trần, dàn nhạc cung đình có Đại nhạc 大樂 và Tiểu nhạc 小樂 . Đại nhạc gồm Trống cơm (Phạn cổ ba 飯古波), kèn (tất lật 毖篥), sáo ngắn (tiểu quản 小管), chũm chọe (tiểu bạt 小鈸), trống lớn (đại cổ 大鼓). Còn Tiểu nhạc gồm đàn cầm 琴, đàn tranh箏, đàn tỳ bà 琵琶 , đàn thất huyền 七絃琴 , đàn song huyền 雙絃琴 , sáo 笛 , tiêu 簫 .
Tham khảo thêm trong Chỉ Nam ngọc âm – tác phẩm cuối thời Trần – có thể biết nhạc khí trong cung đình đến thời Trần đã hết sức phong phú, bao gồm các nhạc khí của người Việt sáng tạo và nhạc khí ngoại lai như: Trống cơm (Phạn cổ ba / Yết cổ), Kèn (Thiết địch), Sáo ngắn (Tiểu quản, thổi dọc), Chũm chọe (Tiểu bạt), Trống lớn (Đại cổ), Đàn cầm, Đàn tranh (Chu huyền), Tỳ bà (Long thủ), Đàn thất huyền (có thể là Không hầu nằm), Đàn song huyền (Có thể là Nguyệt), Đàn bầu (Nhất huyền / Độc huyền / Huyền lô), Trống cù (Lôi môn, trống treo lớn), Bông la (Trượng cổ), Tiêu (Trúc Tiêu), Sáo (Trúc địch), Thuần vu ( nhạc khí bằng đồng, giống quả chuông nhưng trên to dưới nhỏ, có núm treo, gõ để phối hợp với trống), Cồng la, Phách (Phách bản), Sênh (Ngọc chấn), Tu hú đất (Nhã huân), Sáo đôi ( Nhã trì), Nhị hồ (Hồ cầm), Tu hú trúc dài (Sa tụng huân)
(Ảnh: Pinterest.com)
Về cây đàn bầu, Trần Phu trong Sứ Giao châu tập gọi là Độc huyền, Trần Văn Khê ở mục viết về đàn bầu trong sách Du ngoạn trong truyền thống âm nhạc Việt Nam ngờ rằng chưa chắc đó là tiền thân của cây đàn bầu sau này. Tuy nhiên sách Chỉ nam ngọc âmgiải nghĩa đã dùng chữ Hán là弦蘆 (Huyền lô) để chỉ cây đàn này[5] và chú âm Nôm là 彈保 (Đàn bầu), mà theo chữ Hán, “蘆 Lô“ là hồ lô tức quả bầu, “弦 Huyền“ là dây đàn. Vậy, việc cây đàn này có mặt từ thời Trần là không còn nghi ngờ gì nữa[6].
Vũ múa thời Trần
Về múa, đặc biệt ở thời Trần vẫn bảo lưu lối múa Hồ vũ thịnh hành ở thời Đường. Toàn thư chép: “Niên hiệu Thiệu Long năm thứ 11 (1268), đời vuaThánh tông, mùa đông tháng 10, vua cùng anh là Tĩnh Quốc đại vương Quốc Khang đùa vui trước mặt Thượng hoàng. Thượng hoàng đang mặc chiếc áo bằng bông gạo màu trắng, Tĩnh Quốc múa điệu múa của người Hồ (Hồ nhân vũ胡人舞 ), Thượng hoàng cởi áo ban cho. Vua cũng múa điệu múa của người Hồ để xin“.
(Ảnh: pinterest.com)
Tư liệu này nhắc đến Hồ vũ, đồng thời còn cho biết vua quan hoàng tộc nhà Trần thích và thạo múa Hồ vũ. Hồ vũ – theo các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc Trung Quốc – là lối múa của dân tộc vùng Tây Vực, được truyền nhập vào Trung Quốc rồi truyền sang nước ta vào thời Đường. Hồ vũ là vũ đạo dân gian Tây Vực bao gồm vũ đạo của các dân tộc thiểu số Tân Cương, vũ đạo dân gian Udơbec và Ấn Độ.
Phong cách của Hồ vũ phóng khoáng sảng khoái vui vẻ, rất thích hợp với phong thái ung dung đại lượng và tinh thần văn hóa thời Đường, do đó Hồ nhạc Hồ vũ truyền vào Trung Quốc rất nhanh. Ở thời Đường nơi nơi đều múa Hồ vũ. Hồ toàn vũ胡旋舞 xoay chuyển nhanh, vừa làm cho người biểu diễn thích thú, cũng làm cho người đứng xem thích thú, Hồ đằng vũ胡騰舞 sở trường về nhảy cao nhảy dài, làm mọi người kinh ngạc.
Ngoài ra bài thơ Tặng bánh xuân cho sứ thần Trương Hiển Khanh của vua Nhân tông cũng nhắc đến một điệu Hồ vũ nữa là Giá chi vũ. Giá chi vũ柘枝舞cũng là một điệu Hồ vũ được triều đình cho biểu diễn trong dịp tiếp đãi sứ thần.Điệu múa này – theo các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc Trung Quốc – vào thời Đường được lưu truyền rộng rãi trong giáo phường, quân doanh và trong nhà các sĩ đại phu.
(Ảnh: Pinterest.com)
Người biểu diễn mặc áo lụa dài tay chẽn, lưng thắt giải lụa điều, chân đi hài thêu, đầu đội mũ uốn vành, đeo lục lạc, tư thế vừa mềm mại vừa mạnh mẽ, giàu sắc thái Trung Á. Hồ đằng, Hồ toàn và Giá chi đều do nữ kỹ ca múa, chúng được đưa vào cung đình, trở thành những tiết mục quan trọng trong những dịp yến hội lớn[7].
Không chỉ vậy, tư liệu về thời kỳ này còn cho biết có một số lối múa khác. Kiến văn tiểu lục và Khảo giáo phường thức考教坊式 nói đến múa Dương án ma陽按磨 (tục gọi là Múa trai), m án ma陰按磨 (tục gọi là Múa gái), Bát đoạn cẩm, Tam túc vũ三足舞 , Bào lão胞老 , Đạp vũ ca (tục gọi là Sông thao bồ đề), Giao vũ交舞 , Bắc vũ北舞 , Múa bát. Chỉ nam ngọc âm cũng nhắc đến Múa tiên某仙 (Thiên tiên cách 天仙格 ) Múa chàng某撞 (Tam túc cách 三足格 ), Múa lưỡng某兩 (Khánh thọ bảo thần 慶壽保神 ), Múa nhởn某眼 (Nghênh tiên vũ迎仙舞 ) và Bắc vũ北舞. Đặc biệt trong những lối múa này có nhiều điệu mang màu sắc đạo giáo.
Chẳng hạn về Dương án ma, Âm án ma, sách Khảo giáo phường thức miêu tả như sau:
Cách Nam án ma vũ, Trước tiên bày bùa ngũ phương, thắt lưng thắt về bên trái, cầm ấn tam tài. Nhất bái thiên, nhị bái địa, tam bái thần. Ngón cái của tay trái áp vào tay phải ấn thập nhị thì thần (12 giờ) gồm Tý Sửu Dần Mão v.v. Giờ Tý, hai tay vỗ cùng hai bên; giờ Sửu, hai tay co lại; giờ Dần, tay phải nắm lấy cổ tay trái; giờ Mão xoa tóc; giờ Thìn, tay phải chắp vào bụng; giờ Tỵ, chắp vào sườn bên phải, hướng tay phải theo sở nguyện; giờ Ngọ, ngón trỏ chỉ lên trời; giờ Mùi, hai tay hướng ra trước mà nâng; giờ Thân, xoa từ đỉnh đầu đến thắt lưng; giờ Dậu, hai tay xoa rốn; giờ Tuất, tay phải xòe ra, hai chân nhảy một cách thảnh thơi; giờ Hợi, ngồi xuống nhảy lên.
(Ảnh: Pinterest.com)
Cách Nữ án ma vũ: Đào mặc áo đỏ áo tía, uốn ngón tay mà múa, tay tả vẫy bách phúc nhập tả, tay hữu tống chư tai xuất hữu. Có thể thấy ngay ở đây dấu ấn thuật dưỡng sinh của Đạo giáo. Án ma vũ nguyên là thuật dưỡng sinh kiện thân của Đạo gia, có hai loại văn và võ.
Loại văn thuộc về công phu tĩnh tọa án ma (xoa bóp) để dẫn khí lưu thông. Hai điệu múa Án ma vừa trình bày ở trên có lẽ là Án ma vũ của Đạo giáo được đạo sĩ Trung Quốc truyền sang nước ta rồi diễn biến thành múa âm dương dành cho cả nữ và nam.
Hoặc như Bào lão cũng nguyên là tiết mục của hý kịch thời Tống, tiết mục này ở Trung Quốc diễn viên mặc quần áo hoa nhũ, vẽ mặt xõa tóc, miệng nhe răng sói, phun khói lửa như hình dạng quỷ thần, đeo thanh la nhảy múa tiến lui, mang tính chất diệt quỷ trừ tà.
Chú giải:
[1] Trần Hưng Đạo trong Dụ chư tỳ tướng hịch văn từng đau xót vì nhạc Thái thường bị đem ra để phục vụ yến tiệc thết đãi sứ Nguyên: “Nghe nhạc Thái thường để đãi yến sứ giả mà không biết căm”
[2] Dãy nhà ngang ở hai bên điện
[3].Đoạn văn này có chép ở bài thơ An Nam tức sự trong Giao châu cảo của Trần Phu. Bài thơ An Nam tức sự trong Giao châu cảo từng được Trần Nghĩa dịch và công bố trong bài viết Một bức ký họa về xã hội nước ta thời Trần. Bài thơ “An Nam tức sự” của Trần Phu, đăng Tạp chí văn học số 1 năm 1972.Tuy nhiên bản dịch có một số câu chữ sai lệch với trích dẫn của Lê Quý Đôn. Ở nước ta bài thơ này cũng được sách Bắc thưtái Nam sự (Sách phương Bắc chép về sự việc phương Nam) hiện lưu trữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu A.177 sao chép lại, nhưng lại thiếu mất đoạn văn trên. Do không được tiếp xúc với nguyên bản chữ Hán Trần Nghĩa dùng để dịch và công bố nên chúng tôi không dẫn tư liệu này ở phần tư liệu. Bạn đọc nếu cần tìm hiểu có thể tham khảo thêm theo thông tin của chúng tôi.
[4] Theo Âm Pháp Lỗ . Sđd, Tr234: các ca từ Trang Chu mộng điệp, Mẫu biệt tử của Bạch Cư Dị v.v…và các nhạc khúc Giáng hoàng long, Yến Dao Trì v.v…ở đây đều là từ Trung Quốc truyền đến.
Đạp ca là nhạc khúc thời Đường, Ngọc lâu xuân, Thanh giang dẫn, Vọng Giang Nam là từ điệu đời Tống.
[5] Ở thế kỷ XV, Lê Thánh tông trong bài thơ Tiểu yến quan kỹ gọi cây đàn này là Bào huyền (匏絃), chữ bào ở đây cũng để chỉ quả bầu.
[6]Có tài liệu cho biết, Nam Man truyện trong Đường thư của Trung Quốc có một đoạn viết về cây đàn bầu như sau : “Dĩ bạch mộc vi chi, bất gia sức, tào hình trường như nhật tự dạng, dụng trúc tác tào bính, xuyên dĩ không hồ, trương huyền vô chẩn, hữu thủ dĩ trúc phiến bát huyền dĩ phát thanh, tả thủ nhân trúc can nhi thành điệu.” Nghĩa là: “Lấy gỗ nhẹ mà làm, không chạm vẽ gì, thùng đàn dài hình chữ nhật, dùng tre làm cần đàn, xâu vào một trái bầu rỗng, căng dây không phím, tay phải lấy mảnh tre gẩy lên dây để phát ra tiếng, tay trái nắn cần tre mà thành điệu.” Như vậy theo tư liệu này thì vào thế kỷ thứ VI thứ VII đàn bầu đã xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên do chưa kiểm chứng được tư liệu nên chúng tôi chỉ ghi chú để tham khảo thêm
[7] Sách Khảo giáo phường thức còn ghi lại cách phục sức bằng mũ lông kiểu Hồ trong điệu Bát đoạn hành chinh và Nghênh tiên phượngcùng lối “nhịp nhàng tiến lui như kiểu múa phương Bắc” trong điệu múa Thanh giang dẫn
Ngọc Yến
Tinh túy truyền thống: Nhạc vũ cung đình Thăng Long, đều là phong thái thiên cung, đâu phải phong tư trần thế?
Kinh đô Thăng Long tồn tại qua ba triều đại Lý – Trần – Lê, ở mỗi thời kỳ, cùng với lễ, nhạc cung đình luôn được quan tâm cả về hình thức cũng như nội dung, mang nhiều nội hàm sâu sắc, vừa để làm tăng sự uy nghiêm của những lễ nghi cung đình, vừa để giải trí cho vua quan, hoàng tộc. Đương nhiên, tùy theo sắc thái tư tưởng và tình hình xã hội của từng thời kỳ, nhạc vũ cung đình lại mang những diện mạo khác nhau.
(Ảnh: Pinterest.com)
Mùa thu năm Canh Tuất 1010, quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La của vua Lý Thái tổ đã bắt đầu cho sự phát triển của kinh đô Thăng Long.
Sự có mặt của triều đình cùng những hoạt động của nó đã kéo theo sự phát triển của cả vùng khiến cho kinh thành Thăng Long nhanh chóng trở thành một nơi
“thắng địa, là nơi đô hội trọng yếu để bốn phương quây tụ, và là đô thành bậc nhất xứng đáng làm kinh sư cho muôn đời”, đúng như Lý Thái Tổ nhận định trong Thiên đô chiếu天都诏.
Tìm hiểu nhạc vũ cung đình Thăng Long là một thách thức với các nhà nghiên cứu văn hóa hiện nay bởi tư liệu còn lại đến nay rất hiếm hoi. Bi ký, thư tịch cổ, điêu khắc cổ tuy cũng có ghi lại ít nhiều nhưng đều cho những thông tin hết sức lẻ tẻ mờ nhạt và khó hiểu.
Tuy nền âm nhạc của mỗi dân tộc phát triển chủ yếu do nội lực của dân tộc đó, song sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong khu vực cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển.
Do đó để hình dung được đôi chút về nhạc vũ cung đình Thăng Long, ngoài những sử liệu vô cùng quý giá kể trên, cần phải có sự so sánh đối chiếu với tình hình phát triển nhạc vũ trong khu vực nhằm tìm ra những ảnh hưởng và tiếp thu của cha ông ta với âm nhạc ngoại lai để tìm cơ sở lý giải tư liệu và hình dung dòng chảy của nhạc vũ cung đình.
(Ảnh: Wikipedia.org)
Nhạc vũ cung đình thời Lý
Điểm lại lịch sử có thể thấy, nước ta từ lâu đời đã có nền nhạc vũ dân gian của riêng mình, ca hát, chơi nhạc cụ đã là những giải trí quen thuộc của người dân.
Giao châu ký交洲记 của Lưu Hân Kỳ viết vào cuối thế kỷ thứ II đầu thế kỷ thứ III, có nhận xét về phong tục Giao Châu thời kỳ đó như sau:
“Tục thích gảy đàn, mục đồng cưỡi trâu ở đồng lạch hát những bài ca réo rắt. Trẻ con tụ tập dưới trăng vỗ tay làm nhịp để bài ca thêm hay”. (Tục hiếu cổ cầm, mục thụ ư dã trạch thừa ngưu xướng liêu liêu chi ca, đồng lệ ư nguyệt hạ phủ chưởng phát lệ dao dĩ lệnh mỹ ca)[1].
Một bài từ của Tôn Quang Hiến người thời Đường cũng có có đoạn viết:
“Mộc miên hoa ánh tùng từ tiểu / Việt cầm thanh lý xuân quang hiểu / Đồng cổ dữ man ca / Nam nhân kỳ trại đa“ [Hoa gạo ánh lên bên ngôi đền nhỏ/ Chim Việt líu lo trong nắng xuân / Tiếng trống đồng hòa cùng bài hát Man / Người Nam cầu cúng nhiều].
Qua đó thì thấy, có thể còn thô sơ nhưng âm nhạc từ lâu đời luôn là một nhu cầu thường trực trong đời sống tinh thần của người dân đất Giao châu.
Trải suốt 1000 năm như một phần của Trung Quốc, ảnh hưởng của nền nhạc vũ Trung Hoa đối với nước ta là không nhỏ. Đặc biệt ở thời Đường, sự hùng mạnh của vương triều nhà Đường gây ảnh hưởng lớn về mọi mặt kinh tế cũng như văn hóa, không chỉ đối với lân bang mà thậm chí tới tận phương Tây xa xôi.
Cũng như các hoạt động văn hóa khác, hoạt động nhạc vũ thời Đường cũng hết sức phát triển. Âm nhạc dân gian thời kỳ này là một nội dung trọng yếu trong đời sống xã hội. Âm nhạc mới được hình thành trong quá trình giao lưu văn hóa không ngừng xuất hiện, rồi lại bằng những con đường khác nhau truyền bá khắp nơi.
Phật giáo ở thời Đường được tôn sùng và phát triển đến cực thịnh, chùa viện đua nhau mọc lên, có những chùa viện vừa là nơi hoạt động tôn giáo, vừa là nơi hoạt động âm nhạc và các văn hóa khác, do đó âm nhạc Phật giáo thời Đường cũng ảnh hưởng rất mạnh trong khu vực.
Về tổ chức, cơ quan âm nhạc thời Đường được tổ chức rất quy củ, nguyên có Thái nhạc thự 太樂署 , Cổ xúy thự 鼓吹署 và Giáo phường 教坊 , đều do Thái thường tự quản lý. Trong cung đình còn có Lê Viên 黎圆 , các đệ tử ở đây được gọi là Lê Viên đệ tử 黎圆弟子. Những tổ chức âm nhạc này chủ yếu truyền tập tục nhạc, là nơi sưu tập nhạc vũ dân gian, đào tạo nhạc công, đồng thời cũng là nơi nâng cao nghệ thuật nhạc vũ, truyền bá nhạc vũ.
(Ảnh: Doisongvietnam.vn)
Năm Thiên Bảo thứ 15 (756), nổ ra loạn An – Sử, Đường Huyền Tông bỏ kinh đô chạy, các nhạc nhân Giáo phường phần nhiều lưu tán đi các nơi, nhạc vũ Giáo phường nhờ vậy càng lưu truyền rộng rãi trong dân gian[2].
Ảnh hưởng của nhạc vũ nhà Đường
Trong bối cảnh đó, là một quận huyện nội thuộc, nằm trong phạm vi cai quản và giáo hóa của nhà Đường, xã hội Việt Nam thời bấy giờ đương nhiên sẽ phải vận động theo sự vận động của xã hội thời Đường, vì vậy hoạt động nhạc vũ thời kỳ này cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nhạc vũ thời Đường.
Rất nhiều nhạc khúc vũ đạo thời Đường được truyền đến Giao Châu và đã được người Việt bảo lưu. Có nhạc khúc cổ thất truyền ở Trung Hoa nhưng lại có ở Giao Châu. Trường hợp người thời Tống tìm được ở Giao Chỉ Trượng cổ[3] khúc Hoàng Đế Viêm杖鼓曲黄帝炎đã thất truyền ở Trung Quốc từ lâu là một minh chứng[4].
Ảnh hưởng của nhạc vũ nhà Tống
Tiếp đó là sự ảnh hưởng của nhạc vũ thời Tống. Sử sách cho biết, thời Tiền Lê, vào niên hiệu Thiên Phúc năm thứ 8 (987), nhà Tống sai sứ giả là Lý Giác sang ta, khi Giác từ biệt ra về, vua Lê Đại Hành sai sư Khuông Việt làm khúc ca để tiễn, lời rằng:
(Ảnh: Pinterest.com)
Tường quang phong hảo cẩm phàm trương
Dao vọng thần tiên phục đế hương
Vạn trùng sơn thủy thiệp thương lang
Cửu thiên quy lộ trường.
Tình thảm thiết
Đối ly trường
Phan luyến sứ tinh lang
Nguyện tương thâm ý vị biên cương.
Phân minh tấu ngã hoàng.
[Nắng tươi gió thuận cánh buồm giương
Thần tiên lại đế hương
Vượt sóng xanh muôn dặm trùng dương
Về trời xa đường trường
Tình thắm thiết
Chén lên đường
Vin xe sứ vấn vương
Xin đem thâm ý vì nam cương,
Tâu vua ta tỏ tường][5]
(Ảnh: Pinterest.com)
Khúc này theo sách Thiền uyển tập anh thì được hát theo điệu Nguyễn lang quy阮郎歸 . Có thể thấy ngay rằng đây là lối điền ca từ vào một điệu hát có sẵn, rất thịnh hành ở thời Tống. Tư liệu đã chứng minh, ở thời kỳ này, từ điệu dân gian thời Tống cũng được lưu truyền ở Việt Nam và lối điền ca từ vào nhạc khúc đã được người Việt tầng lớp trên sử dụng rất thành thục. Ngoài ra tư liệu về Ưu nhân (優人Kép hát) Liêu Thủ Tâm dưới thời vua Lê Long Đĩnh cũng cho biết sự có mặt của diễn viên hề (Bài ưu) trong cung đình thời bấy giờ.
Ảnh hưởng nhạc vũ Chiêm Thành
Đất Chiêm Thành xưa
Trong quá trình tiếp xúc văn hóa, nhạc vũ Chiêm Thành bằng nhiều con đường cũng ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam. Nhạc cụ, các lối múa theo kiểu Ấn Độ, các khúc hát Chiêm cũng được người Việt tiếp thu.
Qua đó có thể thấy, Nhạc vũ thời kỳ Bắc thuộc mà điểm nhấn là nhạc vũ thời thuộc Đường đã tạo cơ sở nhất định cho Nhạc vũ cung đình thời Lý phát triển và hưng thịnh.
Tuy tư liệu về nhạc vũ cung đình thời kỳ này không nhiều nhưng trong một chừng mực, những tư liệu đắt giá đó vẫn đủ cho thấy vào thời Lý, nhạc vũ là một hoạt động thường xuyên trong cung đình, được tổ chức quy củ, được triều đình chú trọng đào tạo, phát triển, đủ cả ca múa nhạc với đội ngũ nhạc nhân đông đảo.
Đại Việt sử ký toàn thư大越史記全書 (Toàn thư) chép: “Niên hiệu Càn Phù Hữu Đạo năm thứ 3 đời vua Thái tông (1041), mùa hạ tháng năm, đặt phẩm cấp các cung nữ. Hoàng hậu và phi tần 13 người, ngự nữ 18 người, nhạc kỹ hơn 100 người“. Nhạc kỹ 樂妓 là từ chuyên chỉ nữ nghệ nhân ca múa, như vậy trong cung đình lúc bấy giờ chưa kể nhạc công (伶兒 linh nhi), chỉ riêng nhạc kỹ đã có hơn 100 người.
Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Cương mục) chép: “Đỗ Anh Vũ là em ruột Đỗ Thái hậu – mẹ vua Thần tông nhà Lý – phong tư đẹp đẽ, hát hay múa khéo, lên 8 tuổi đã sung vào ban Thượng Lâm đệ tử 上林弟子”. Văn bia Cự việt quốc Thái úy Lý công thạch bi minh 大越國太尉李公石碑銘 viết về tiểu sử Đỗ Anh Vũ cho biết ông được sung vào cung ở niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ năm thứ 5 đời vua Nhân tông (1124).
Tư liệu này đã chứng minh rằng ở thời vua Nhân tông, tổ chức Thượng Lâm đệ tử đã được hình thành. Tổ chức Thượng Lâm ở đây chính là sự mô phỏng tổ chức Lê Viên trong cung đình của nhà Đường. Lê Viên là nơi đào tạo về nhạc vũ cho cung đình. Mục Lễ nhạc chí禮樂誌trong sách Tân Đường thư新唐書chép: “Huyền tông đã hiểu âm luật lại cực thích Pháp khúc[6], chọn 300 đệ tử vào Tọa bộ kỹ dạy ở Lê Viên… được gọi là Hoàng đế Lê Viên đệ tử”[7]”.
Phải chăng do vua nhà Lý sùng mộ đạo Phật nên cũng áp dụng mô hình Lê viên để truyền dạy nhạc vũ Phật giáo? Như vậy rất có thể ngay từ đầu, các cơ quan quản lý âm nhạc trong cung đình nhà Lý đã được tổ chức quy củ phỏng theo quy chế nhà Đường, cách tổ chức Thái thường tự và Giáo phường thấy ở thời Lê sau này đã xuất hiện ở thời Lý.
(Ảnh: Pinterest.com)
Bia tháp Sùng Thiện Diên Linh (1121) có ghi nhận một chương trình biểu diễn nhạc vũ cung đình với sự góp mặt của Thượng Lâm đệ tử dưới thời vua Nhân tông như sau:
“…Tấu nhạc Thiều dào dạt. Cửa động đua mở; thần tiên hiện ra. Đều là phong thái thiên cung; đâu phải phong tư trần thế. Vươn tay nhỏ dâng khúc Hồi phong; nhăn mày thúy ca bài Hưu vận. Chim quí từng đàn ca múa; thú lành thành đội xênh xang. […] Chim vượt mây ríu rít; hổ xuống núi nhe nanh. Trổ hết oai hùm; cắn xé thú nhỏ. Gặp Thượng lâm đệ tử; cầm cán son lông trĩ, gào thét đuổi để dâng lên vua; đắp bãi rộng làm nơi săn bắn. Kéo cung ruổi bắn; rút kiếm dạo quanh. Kẻ trổ oai trong chốc lát; người đón đánh lúc bấy giờ. Lân quốc mến nên bế trẻ dắt già; Chư hầu vui mà băng tường vượt núi. Chăm chú xét xem chính giáo; ngóng chờ mong thấy mặt vua”.
(Còn tiếp)Ngọc Yến
Chú thích:
[1] Dẫn theo Lê Mạnh Thát: Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam Tập II, Nxb Thành Phố Hồ chí Minh. 2001. Tr 653.
[2] Theo m Pháp Lỗ. Trung quốc cổ đại văn hóa s sử. m Pháp Lỗ và Hứa Thụ An chủ biên. Bắc Kinh đại học xuất bản xã. Tái bản lần thứ 5. 1996. Tr 218 -219.
[3] Trượng cổ là một loại trống dùng gỗ làm tang, eo thon, hai mặt bịt da, có dây đeo ngũ sắc, khi đánh thì bên phải gõ bằng dùi, bên trái vỗ bằng tay. Mục Lễ nhạc chí sách Tân Đường thư chép: Về cách (nhạc khí dùng vật liệu là da) có trượng cổ, đệ nhị cổ, đệ tam cổ và yêu cổ, đại cổ. (Hán ngữ Đại từ điển). Sách Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa gọi loại trống này là Bông la).
[4] Theo m Pháp Lỗ.Sđd. Tr 234
Theo Hán ngữ Đại từ điển: Trượng cổ khúc – tên nhạc khúc. Mục Nhạc luật sách Mộng Khê bút đàm của Thẩm Quát đời Tống viết: ‘Cổ khúc đều đã mất cả, gần đây vương sư đi chinh phạt phương Nam, tìm được khúc Hoàng đế Viêm ở Giao Chỉ, chính là nhạc khúc trượng cổ”
[5] Toàn bộ tư liệu dẫn trong bài viết, xin xem chính văn ở phần II: Tư liệu về nhạc vũ cung đình
[6] Chỉ âm nhạc Phật giáo
[7] Theo m Pháp Lỗ. Sđd, Tr 218 – 219
“thắng địa, là nơi đô hội trọng yếu để bốn phương quây tụ, và là đô thành bậc nhất xứng đáng làm kinh sư cho muôn đời”, đúng như Lý Thái Tổ nhận định trong Thiên đô chiếu天都诏.
Rất nhiều nhạc khúc vũ đạo thời Đường được truyền đến Giao Châu và đã được người Việt bảo lưu. Có nhạc khúc cổ thất truyền ở Trung Hoa nhưng lại có ở Giao Châu. Trường hợp người thời Tống tìm được ở Giao Chỉ Trượng cổ[3] khúc Hoàng Đế Viêm杖鼓曲黄帝炎đã thất truyền ở Trung Quốc từ lâu là một minh chứng[4].
Dao vọng thần tiên phục đế hương
Vạn trùng sơn thủy thiệp thương lang
Cửu thiên quy lộ trường.
Đối ly trường
Phan luyến sứ tinh lang
Nguyện tương thâm ý vị biên cương.
[Nắng tươi gió thuận cánh buồm giương
Thần tiên lại đế hương
Vượt sóng xanh muôn dặm trùng dương
Về trời xa đường trường
Chén lên đường
Vin xe sứ vấn vương
Xin đem thâm ý vì nam cương,
Tâu vua ta tỏ tường][5]
Phải chăng do vua nhà Lý sùng mộ đạo Phật nên cũng áp dụng mô hình Lê viên để truyền dạy nhạc vũ Phật giáo? Như vậy rất có thể ngay từ đầu, các cơ quan quản lý âm nhạc trong cung đình nhà Lý đã được tổ chức quy củ phỏng theo quy chế nhà Đường, cách tổ chức Thái thường tự và Giáo phường thấy ở thời Lê sau này đã xuất hiện ở thời Lý.
Chuyên gia Đông y số 1 Đài Loan chỉ ra nguồn gốc của vạn bệnh và cách loại trừ tận gốc
Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa ung thư, giáo sư Trang kết luận: “Thực chất của việc phòng chống ung thư chính là dạy người ta làm thế nào để loại bỏ mệt mỏi”
Chuyên gia Đông y số 1 Đài Loan, Giáo sư, Tiến sĩ Trang Thục Kỳ từng là cố vấn sức khỏe cho Hoàng hậu Nhật Bản. Bà sống đến 95 tuổi đã chỉ ra nguồn gốc mọi loại bệnh tật cũng như cách thức để loại bỏ tận gốc các loại bệnh này.
Cơ duyên trở thành cố vấn sức khỏe của Hoàng hậu Nhật Bản
Ảnh: jlife.com.tw
Giáo sư Tiến sĩ y khoa Trang Thục Kỳ là một thầy thuốc Đông y kỳ cựu nổi tiếng bậc nhất Đài Loan. Bà cũng là người đã dành toàn bộ công sức cho việc chăm sóc sức khỏe và phòng chống ung thư trong suốt cuộc đời mình.
Bà được phong là “Người mẹ phòng chống ung thư” hay “Thần y của sức khỏe“. Một người phụ nữ đã gần chạm ngưỡng trăm tuổi, nhưng lưng không còng, eo không đau, thần thái vui vẻ hoạt bát, giọng nói sang sảng rõ ràng luôn để lại ấn tượng sâu sắc cho người đối diện.
Mặc dù xuất thân từ Đài Loan nhưng bà dành phần lớn thời gian học tập, nghiên cứu và hành nghề ở Nhật Bản. Do những thành tựu nổi bật của mình, bà đã vinh dự trở thành cố vấn sức khỏe riêng cho Hoàng hậu Nhật Michiko. Những tài liệu tư vấn sức khỏe của bà hiện vẫn được gia đình nhà vua Nhật áp dụng.
96 năm cuộc đời với nhiều công trình khoa học và tài liệu y khoa đã xuất bản, bà đã để lại kho tàng tài sản vô giá. Ngoài những triết lý nổi tiếng về chữa bệnh và dưỡng sinh, cách bà duy trì các thói quen sinh hoạt cũng có thể khiến người khác ngưỡng mộ. Khi chia sẻ với giới truyền thông về bí quyết giữ được thần thái và phong độ của mình khi ở vào độ tuổi 90 bà bày tỏ: “Điểm này kỳ thực không khó, chỉ cần làm được mệt mỏi ngày hôm nay hãy xóa tan hết hôm nay”
Mệt mỏi – Nguồn gốc của vạn bệnh
Ảnh: giadinh.net.vn
Tại sao khi chúng ta có tuổi lại hay mắc bệnh? Bệnh tật từ đâu mà có? Mầm bệnh ung thư là từ đâu?
Tại sao tiêu trừ mệt mỏi có thể sống tới trăm tuổi ? Lý do là bởi trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đang quá coi nhẹ sự “mệt mỏi”. Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực phổ biến rộng rãi việc chăm sóc sức khỏe va phòng ngừa ung thư giáo sư Trang đưa ra kết luận: “Thực chất của việc phòng chống ung thư chính là dạy người ta làm thế làm để loại bỏ mệt mỏi”
Giáo sư Trang chia sẻ, khi chúng ta có tuổi chức năng hệ tiêu hóa sẽ dần kém đi nên dễ xuất hiện những biểu hiện của hiện tượng đầy hơi ví dụ chướng bụng, đau bụng, thường xuyên đánh rắm, ợ hơi… Đầy hơi có thể ảnh hưởng đến khí huyết toàn thân, lưu thông chất lỏng trong cơ thể cũng như chức năng của hệ hô hấp từ đó làm cơ thể sinh ra mệt mỏi. Nếu không thể loại bỏ tình trạng này sẽ sinh ra các loại bệnh và tích tụ trong lục phủ ngũ tạng, lâu dần sẽ sinh ra ung thư đầy.
Từ đó có thể thấy đầy hơi là nguyên nhân của vạn bệnh, mệt mỏi là nguồn gốc của mọi bệnh. Bởi vậy câu nói của giáo sư Trang: “Mệt mỏi của ngày hôm nay, nên tiêu trừ trong ngày hôm nay nếu không sẽ dẫn tới mọi bệnh tật” là thực sự có tính khoa học.
Đầy hơi – Nguyên nhân của vạn bệnh
Ảnh: burlynks.ru
Theo Đông y có ba kiểu đầy hơi chủ yếu đó là đầy hơi do hàn nhiệt hỗn tạp, đầy hơi do ăn không tiêu, đầy hơi do tỳ vị hư cũng có nghĩa là khó tiêu, tỳ vị suy yếu và sự thay đổi đột ngột lúc lạnh lúc nóng của thời tiết cũng dễ dẫn tới đầy hơi. Người ít vận động hay có nhưng thói quen sinh hoạt không điều độ đều có thể dẫn tới đầy hơi. Ngoài ra những loại bệnh ở gan, mật, tuyến tụy, bụng, bệnh tim mạch, bệnh truyền nhiễm… cũng có thể gây ra đầy hơi ở dạ dày đại tràng.
Cũng theo giáo sư Trang “thiên nhiên chính là phòng khám tốt nhất“, tất cả những phương pháp trị bệnh tốt nhất đều là miễn phí. Để có thể loại bỏ “nguồn gốc sinh ra mọi loại bệnh tật” hãy cùng thử 3 phương pháp đơn giản sau đây:
Cũng theo giáo sư Trang “thiên nhiên chính là phòng khám tốt nhất“, tất cả những phương pháp trị bệnh tốt nhất đều là miễn phí. Để có thể loại bỏ “nguồn gốc sinh ra mọi loại bệnh tật” hãy cùng thử 3 phương pháp đơn giản sau đây:
1. Bấm huyệt Nội quan
Huyệt nội quan. (Ảnh: tinnuocuc.net)
Huyệt Nội quan là một trong những huyệt quan trọng trên cơ thể. Bạn có thể dùng 3 ngón tay khép lại, đặt từ chỉ cổ tay tính lên cánh tay, đo và đánh dấu đúng vị trí để khi bấm mới đạt hiệu quả.
Khi bị đầy hơi, đau bụng không rõ nguyên nhân, đau dạ dày, bạn có thể dùng tay phải bấm vào huyệt Nội quan ở tay trái và ngược lại. Làm như vậy khoảng 15 phút, hoặc đến khi cảm thấy đau ở tay thì dừng lại.
Sau khi bấm huyệt, có thể bạn sẽ có cảm giác tê ngứa ở tay, sau đó xuất hiện cảm giác nóng lan khắp trong cơ thể, hiện tượng đầy hơi sẽ giảm dần, giúp bạn có thể tự mình nghỉ ngơi yên tĩnh mà không cần dùng thuốc khẩn cấp.
2. Bôi dầu bạc hà
Bôi dầu bạc hà lên phần trên rốn và nhẹ nhàng xoa thuận chiều kim đồng hồ có thể thúc đẩy nhu động dạ dày
3. Vận động
Ảnh: Pinterest.co.uc
Đứng dậy hoạt động một chút để thư giãn gân cốt và thay đổi tư thế có thể làm dịu đầy hơi. Chỉ cần hết đầy hơi mới có thể giúp khí huyết toàn thân lưu thông và tự nhiên sẽ giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh.
Bí quyết giúp giáo sư Trang sống lạc quan, ít bệnh tật thọ mệnh với đất trời
Phương pháp Thức-Ngủ: 1 tiếng chăm sóc bản thân buổi sáng
Chăm sóc cơ thể buổi sáng. (Ảnh: commonhealth.com)
Bà cho rằng việc này dù không đặc biệt nhưng nó giúp bà có được một khởi đầu ngày mới tuyệt vời hơn. Khi đi bộ về đến nhà, bà tự mình nói “Tôi đã về đây”.
Theo nghiên cứu của bà, việc nói một mình này thoạt nghe thì nhiều người sẽ bảo “như tâm thần, có vấn đề về thần kinh”, nhưng không phải. Đây là một cách để khởi động tiếng nói, dù bạn nói hay cười thành tiếng hoặc hát đều tốt cho việc khởi động cơ thể sau một đêm dài nghỉ ngơi.
Bà cũng khuyên rằng, nên đổi lịch đi bộ vào buổi tối thành lịch dạo chơi vào buổi sáng.
Khi mặt trời mọc lên là thời điểm không khí trong lành nhất, sự giao hòa giữa trời và đất ở mức đẹp nhất, bạn có thể tận hưởng khoảnh khắc đó một cách triệt để.
Còn vào chiều muộn hoặc đêm khuya, không khí nặng nề sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Phương pháp ăn uống: Nạp thức ăn vào, thải khí ra, rút ngắn giấc ngủ trưa
Ngủ trưa ngắn. (Ảnh: thanhnien.vn)
Theo nghiên cứu của bà, một trong những cách dưỡng sinh quan trọng là thải khí trước khi ăn uống. Nghĩa là trước mỗi bữa ăn sáng, bà thường dành 10 phút nằm nghỉ ngơi và mát-xa các huyệt xung quanh tai để loại bỏ chứng đầy hơi (khí hít thở lưu lại thừa trong bụng).
Trong tiếng Trung, “khí” còn có nghĩa là tức giận, bực bội, vì vậy việc loại bỏ khí trong bụng còn đồng nghĩa với việc loại bỏ sự tức giận, nóng nảy trong tâm trạng. Đây là một trong những cách dưỡng sinh đặc biệt quan trọng.
Bà quan niệm rằng, hãy “nghỉ ngơi trước khi ăn, không ngủ sau khi ăn”. Vì vậy, bà cũng đề nghị bỏ thói quen ngủ trưa quá lâu. Khi bạn ăn quá nhiều, quá mệt mỏi rồi lập tức nằm xuống có thể gây đầy hơi ít nhất 3 giờ. Việc ăn xong rồi nằm ngủ ngay có thể gây ra bệnh tích khí, đầy hơi, khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của cơ thể
Theo secretchina
Kiên Định
Kiên Định
Bấm huyệt chân trị bệnh khắp thân: Bí quyết ít người biết
Bạn vẫn nghe nói “Đôi chân giống như trái tim thứ 2 của cơ thể”? Thực ra còn hơn cả thế, mỗi vùng trên bàn chân đều tương ứng với những cơ quan chức năng khác nhau trong cơ thể. Do vậy khi bấm các huyệt của chân, sức khỏe toàn thân sẽ được cải biến.
Gần như nền y học nước nào cũng khuyên người dân nên chăm sóc đôi chân cho thật tốt. Theo Tiến sĩ Helena Reid: “Nếu bàn chân của bạn không khỏe mạnh, nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn“. Theo y học cổ truyền, các bộ phận trong cơ thể đều liên thông với nhau, bấm huyệt ở chân có thể giúp làm giảm đau và có tác dụng với đầu, tim, cơ quan tiêu hóa…
1. Đầu
Theo các chuyên gia, các ngón chân được kết nối trực tiếp vào đầu và não. Xoa bóp đầu của các ngón chân có thể làm giảm các cơn đau đầu, tác động tích cực đến sức khỏe não bộ tổng thể của bạn, bao gồm cả tăng kích thích não bộ.
2. Mắt
Ngày nay rất nhiều người gặp vấn đề về mắt, thị lực suy giảm nhanh chóng, khó nhìn, đau nhức, tấy đỏ và đau. Xoa bóp hoặc tác động một áp lực vào khu vực của bàn chân, ngay dưới ngón chân thứ hai và thứ ba rất có lợi cho mắt.
3. Ruột non
Cơ quan có thể hưởng lợi trực tiếp từ việc xoa bóp chân là ruột non. Chỉ cần massage gót bàn chân và phần mu giữ bàn chân nhẹ nhàng để cải thiện tiêu hóa và sức khỏe đường ruột. Cách làm đơn giản này cũng hiệu quả nếu bạn đang gặp chứng đầy hơi hoặc khó tiêu.
4. Phổi
Phổi được cho là kết nối trực tiếp đến khu phía trên của bàn chân gần với ngón chân. Tập trung vào khu vực này sẽ đem lại hiệu quả tuyệt vời cho những người bị bệnh hen suyễn hoặc chỉ đơn giản là cố gắng để cải thiện sức khỏe của phổi.
5. Lưng dưới
Các lý thuyết bấm huyệt chỉ ra sự liên quan giữa gót chân với dây thần kinh hông và lưng dưới. Người bị đau thần kinh tọa hay đau lưng mãn tính hãy xoa bóp phần gót chân để giảm cơn đau.
6. Cổ
Những cơn đau cổ rất phổ biến, nhất là với những người dùng điện thoại và máy tính nhiều. Dùng ngón tay xoa bóp nhẹ phần dưới ngón chân cái để cải thiện những cơn đau cổ.
7. Tim
Vấn đề sức khỏe phát sinh từ hệ tim mạch tuy lặng lẽ nhưng lại bất ngờ, và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất, vượt qua cả ung thư. Thường xuyên xoa bóp khu vực này trên bàn chân giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ tuần hoàn về dài lâu.
Nếu bạn có thời gian ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ, “xả stress” cho đôi chân bằng cách thi thoảng cho tiếp xúc trực tiếp với đất/cát/nước sẽ thu được vô vàn lợi ích.
8. Đầu gối
Phần bên ngoài của mỗi gót chân có mối tương quan trực tiếp đến đầu gối. Những người bị đau nhức đầu gối hay đau đầu gối mãn tính nên cố gắng xoa bóp khu vực này để giúp giảm bớt phần nào đau nhức.
9. Dạ dày
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, bạn có thể làm một số cách để giúp giảm bớt các vấn đề dạ dày, như bấm huyệt chân. Bạn có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa của bạn bằng cách massage các vùng bên dưới phần phía trên của bàn chân, điều này có thể tốt cho chứng khó tiêu, đầy hơi.
10. Tuyến giáp
Các vấn đề về tuyến giáp là khá phổ biến, nhưng massage chân có thể được sử dụng để làm tăng sức khỏe tổng thể của tuyến giáp. Đơn giản là hãy xoa bóp các phần bên trong của xương tiếp xúc bàn chân với đất để có được những lợi ích tối đa cho tuyến giáp của bạn.
11. Gan
Trong mọi trường hợp, xoa bóp khu vực này của cả hai chân có thể thúc đẩy chức năng gan tốt hơn và tốt cho nội tạng.
Lưu ý: Việc massage chân có hiệu quả rất tốt nhưng cần kiên trì thực hiện đều đặn. Những người có thể trạng kém thì lại càng cố gắng hơn một chút.
Theo Littlethings/Trí thức trẻMinh Thành
12 chiêu bấm huyệt và xoa bóp dành cho người bị cao huyết áp (Phần 1)
Bấm huyệt trị bệnh là một trong những phương pháp phòng trị bệnh rất hiệu quả của y học phương Đông. Với bệnh nhân cao huyết áp, ngoài việc kết hợp hài hoà giữa dùng thuốc, ăn uống và vận động, thì xoa bóp, bấm huyệt cũng có tác dụng rất tốt.
Theo cuốn “Châm cứu học” của Viện Đông y, cao huyết áp “thường thấy là do mất thăng bằng âm dương của Can, Thận. Can âm hư thì Can dương vượng; Can dương càng vượng làm cho Can âm càng hao. Can âm hư còn có nguyên nhân Thận âm hư. Thận âm hư ảnh hưởng tới Thận dương làm cho âm dương càng hư. Ngoài ra còn có các nguyên nhân tình chí thất thường, đàm thấp, đàm hoả, nội phong, huyết ứ, làm cho chứng bệnh phức tạp hơn”.
Xoa bóp, bấm huyệt là tác động lên những huyệt có tác dụng tả hoả, bình Can, thư Can, kiện Vị, bổ trung, trợ dương, trừ thấp, hoá đàm, giáng trọc, bồi dưỡng nguyên khí, an thần. Tất cả chủ yếu đều để cân bằng âm – dương của Can, Thận.
Theo những nghiên cứu mới đây, cao huyết áp có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh là do thần kinh quá căng thẳng, dẫn đến mức độ huyết áp tăng cao. Huyết áp là do hệ thần kinh con người khống chế (vùng thần kinh vận động huyết quản). Tinh thần căng thẳng có thể dẫn đến huyết áp cao. Để khống chế hiện tượng này, xoa bóp, bấm huyệt là một phương pháp chữa trị bệnh cao huyết áp có hiệu quả.
1. Bấm huyệt Lao cung
Huyệt Lao cung nằm ở chính giữa lòng bàn tay, trong khe giữa xương đốt bàn tay 3 và 4.
Bấm huyệt Lao cung giúp ổn định huyết áp (Ảnh: internet)
Dùng ngón tay cái của bàn tay phải áp nhẹ lên huyệt Lao cung của bàn tay trái, đồng thời nhẹ nhàng hít vào. Vừa hít vào vừa dần dần dồn lực ấn mạnh ngón tay cái xuống. Nếu cảm thấy thần kinh thoải mái thì tiếp tục ấn với cường độ đó, không nên mạnh hơn. Sau 30 giây hít vào, ngừng thở khoảng 5 – 10 giây rồi từ từ thở ra đồng thời giảm nhẹ dần cường độ ấn của ngón tay cái. Lại tiếp tục tiến hành như thế từ 5 – 6 lần.
Sau đó, lại chuyển sang dùng ngón cái của bàn tay trái bấm huyệt Lao cung của bàn tay phải. Mỗi ngày nên bấm huyệt kết hợp với hít thở như trên 3 lần: Sáng, trưa, chiều. Sau một thời gian, huyết áp có thể sẽ được ổn định.
2. Bấm huyệt Hợp cốc
Hợp cốc còn có tên gọi là hổ khẩu, nằm ở chỗ lõm giữa xương ngón tay cái và ngòn trỏ.
Huyệt Hợp cốc (Ảnh: internet)
Dùng ngón trỏ hoặc ngón cái của bàn tay phải dồn lực bấm vào huyệt Hợp cốc của bàn tay trái, đồng thời hít vào 30 giây, ngừng thở 5 – 10 giây rồi ngừng bấm, đồng thời thở ra. Làm như vậy từ 2 – 3 phút. Sau đó chuyển sang bấm huyệt Hợp cốc của bàn tay phải. Cách bấm huyệt và hít thở như bên tay trái. Thay đổi huyệt Hợp cốc của 2 tay như vậy từ 4 – 5 lần.
Vị trí huyệt Hợp cốc (Ảnh: internet)
Thực hiện bấm huyệt Hợp cốc như vậy thành thói quen hằng ngày sẽ rất tốt cho sức khoẻ.
Chú ý:
– Khi hít vào, thở ra phải chậm, đều, nhẹ, sâu.
– Phải phối hợp đồng thời giữa theo dõi hơi thở với bấm huyệt.
– Nếu phối hợp hài hoà , chỉ 5 – 6 lần huyết áp có thể giảm xuống từ 5 – 10 mmHg. Nếu không có sự điều chỉnh hài hoà giữa hít vào và thở ra, huyết áp sẽ không thể giảm xuống mức độ như vậy.
3. Bấm huyệt Túc tam lý
Huyệt Túc tam lý nằm tại bờ dưới xương bánh chè xuống 3 thốn, mào trước xương chầy ra ngoài 1 khoát ngón tay.
Huyệt Túc tam lý (Ảnh: internet)
Dùng ngón tay cái hoặc trỏ của bàn tay phải ấn và day huyệt Túc tam lý của chân trái, đồng thời hít vào khoảng 5 giây, nín thở 2 giây rồi nâng ngón cái hoặc ngón trỏ lên đồng thời thở ra. Tiếp tục như vậy từ 5 – 10 lần. Làm xong chân này, chuyển sang chân bên kia cũng như vậy.
Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần : sáng, chiều, tối.
4. Cứu ấm huyệt Hành gian và Giảm áp
Huyệt Hành gian nằm tại giữa kẽ ngón chân cái và ngón chân thứ hai lên 0,5 thốn và huyệt Giảm áp nằm ở ngay dưới ngón chân cái.
Huyệt Hành gian (Ảnh: internet)
Dùng điếu ngải hoặc cây hương đốt cháy, để đầu của điếu ngải hoặc cây hương cách huyệt Hành gian chừng 5 mm, giữ đúng cự ly như vậy để khói thuốc và nhiệt từ đầu điếu Ngải hoặc cây hương tác động lên huyệt Hành gian khoảng 3 phút. Sau đó chuyển xuống huyệt Giảm áp, cũng làm như vậy.
Lại cứu luân phiên nhau mỗi huyệt 3 – 4 lần. Cứu cả 2 chân, chân trái trước. Ngày 2 lần, sáng và chiều. Nếu không có điều kiện thời gian, có thể chỉ mỗi ngày một lần vào buổi tối, trước lúc đi ngủ.
Chú ý: Khi cứu phải để đầu mồi ngải hoặc cây hương ở một cự ly thích hợp, tránh bị bỏng chân.
5. Xoa bóp chân
Người bệnh ngồi trên ghế, chân phải gác lên chân trái, hướng gan bàn chân phải ra ngoài, xoay cổ chân liên tục theo chiều kim đồng hồ 18 lần, lại xoay ngược chiều kim đồng hồ 18 lần, sau đổi sang chân trái. Tiếp đó, gan bàn chân trái áp lên mu bàn chân phải xoa đi xoa lại 36 lần cho nóng lên, rồi thay đổi sang chân bên kia.
6. Xoa huyệt Nhân nghênh
Huyệt Nhân nghênh nằm từ Yết hầu ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn.
Huyệt Nhân nghênh (Ảnh: internet)
Khum 2 bàn tay lại, đặt song song 2 bên cổ, xoè ngón cái sang 2 bên, cổ hơi nghiêng về phía bên phải, khẽ miết xuống huyệt Nhân nghênh 7 – 15 lần, rồi lại nghiêng về phía bên trái làm tiếp như trước. Mỗi ngày xoa huyệt này 2 – 3 lần: sáng, chiều, tối.
Theo caythuocquy
Làm thế nào Khải Huyền giúp con người nhận ra Đấng Cứu Thế Chủ trong thời nay?
|
Khúc tâm ngôn: Đường lên thiên là hữu thực, ai dám buông sẽ tìm được
Tiểu mục Văn thơ là bức ký họa thơ ca mà chuyên mục Nghệ Thuật Đại Kỷ Nguyên muốn dành tặng độc giả, để tìm về với nơi thuần khiết sâu thẳm nhất của trái tim mình, như một nốt lặng trầm quý giá trong bản nhạc cuộc sống thường nhật ồn ào, sôi động.
Thiên là chi?
Địa là chi?
Nhân là gì?
Ai thấu tỏ!
Địa là chi?
Nhân là gì?
Ai thấu tỏ!
Thiên không xanh
Thần tiên hành,
Địa không sắc
Mệnh mong manh.
Thần tiên hành,
Địa không sắc
Mệnh mong manh.
Thời mạt kiếp
Nhân mê mờ,
Phật chủ đến
Sáng thiên khung.
Phật chủ đến. Sáng thiên khung. (Ảnh: Minghui.org)Nhân mê mờ,
Phật chủ đến
Sáng thiên khung.
Đường lên thiên
Là hữu thực,
Ai dám buông
Sẽ tìm được.
Là hữu thực,
Ai dám buông
Sẽ tìm được.
Cổng lên trời
Không khó mở,
Chìa khóa vàng
Chân – Thiện – Nhẫn.
Không khó mở,
Chìa khóa vàng
Chân – Thiện – Nhẫn.
Hiện tại mờ
Tương lai tỏ,
Thiện nhân lưu
Ác nhân bỏ.
Tương lai tỏ,
Thiện nhân lưu
Ác nhân bỏ.
Phật từ bi
Cứu chúng sinh,
Pháp nghiêm trị
Kẻ bạo hành.
(Ảnh: Flickr.com)Cứu chúng sinh,
Pháp nghiêm trị
Kẻ bạo hành.
Nhân đắc Đạo
Thành Phật, Thần
Người ô uế
Hủy vạn phần.
Thành Phật, Thần
Người ô uế
Hủy vạn phần.
Hỡi thế nhân
Mau thức tỉnh,
Cơ hội tuột
Mãi ăn năn.
Mau thức tỉnh,
Cơ hội tuột
Mãi ăn năn.
Thiên đổi thay
Địa đổi thay
Nhân không đổi
Trốn đâu đây?
Địa đổi thay
Nhân không đổi
Trốn đâu đây?
Sáng thế chủ
Tới cứu người,
Ai biết được
Mãi tốt tươi…
Nhân đắc Đạo. Thành Phật, Thần. (Ảnh: Pinterest.com)Tới cứu người,
Ai biết được
Mãi tốt tươi…
Ân Thi
Kiệt tác thế giới: Câu chuyện về sự ra đời của bản Sonate Ánh Trăng huyền thoại…
|
Kiệt tác bất hủ của Chopin và lời tự sự: “Cả đời tôi, chưa bao giờ tìm thấy lần nữa một giai điệu đẹp đến thế”
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét