TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
   GENERAL WORLD NEWS

















Những này này 43 năm trước ở Sài Gòn

Những ngày cuối tại Sài Gòn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
(tác giả Vương Hồng Anh)
* Đại tướng Cao Văn Viên kể lại sự kiện Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu từ chức.
Theo hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ xuất bản, sau khi quân VNCH triệt thoái khỏi Cao nguyên và các tỉnh duyên hải Miền Trung (từ Quảng Trị đến Khánh Hòa), ngày 2/4/1975, suốt trong cuộc họp thường kỳ Thượng Viện VNCH, các nghị sĩ đã ra 1 nghị quyết và tổ chức bỏ phiếu với kết quả 42 phiếu thuận và 10 phiếu chống, trong đó các nghị sĩ cho rằng TT Thiệu phải chịu trách nhiệm về tình hình suy sụp bấy giờ và đòi ông phải từ chức để lập chính phủ mới. Tin đồn được loan nhanh chóng về một giải pháp chính phủ liên hiệp, trong đó có ông Trần Văn Lắm và ông Trần Văn Đỗ đứng đầu. Thật ra không có gì xảy ra cả. Ý kiến trong nghị quyết của Thượng viện cũng bị Tổng Thống Thiệu phủ quyết.
nhung-ngay-nay-43-nam-truoc-o-saigon1
Cũng theo hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên, 19 ngày sau, vào ngày thứ Hai ngày 21 tháng 4, trong cuộc họp tại Dinh Độc Lập, Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố quyết định từ chức. Tổng Thống nói thẳng rằng Hoa Kỳ muốn ông từ chức và rằng dù ông có bằng lòng hay không thì có nhiều tướng cũng muốn ông làm như vậy. Tổng Thống còn nói sự ra đi của ông sẽ giúp mang lại nền hòa bình thật sự cho đất nước và Quân đội sẽ được nhận tiếp viện trợ. Theo Hiến pháp VNCH quy định thì ông sẽ trao quyền lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Cuối cùng Tổng Thống Thiệu yêu cầu Quân đội và Cảnh sát Quốc gia nên triệt để hậu thuẫn cho vị tân Tổng Thống.
Chiều ngày 21/4/1975, lễ bàn giao chức vụ Tổng thống VNCH diễn ra tại Dinh Độc Lập và được trực tiếp truyền hình. Trong bài diễn văn từ chức nói với Chính phủ và đồng bào trong nước, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nêu lên một số phân tích chi tiết về tình hình và lý do ông từ chức. Lần đầu tiên, ông nhìn nhận đã ra lệnh di tản khỏi Pleiku và Kontum vì, theo ông, đó là phương cách duy nhất để đối phó với tình hình mỗi ngày mỗi suy sụp, nhưng ông cũng quy trách rằng các tướng đã không thi hành đúng lệnh của ông.
* Sau ngày 21-4-1975
Theo hồi ký của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, sau khi Tổng Thống Thiệu từ chức, Tòa Đại sứ Pháp đã nhảy vào chính trường Việt Nam. Cố vấn chính trị của sứ quán Pháp là ông Brochand đã gặp cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, lúc bấy giờ là Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng của nội các do ông Nguyễn Bá Cẩn làm Thủ tướng. Nhà ngoại giao này đã cho Phó Thủ tướng Đôn biết sứ quán Pháp có liên lạc với Hà Nội và nhấn mạnh thêm: “Nếu có thương thuyết thì Cộng sản chỉ thương thuyết với ông Dương Văn Minh mà thôi”. Ông Brochand cũng cho là ông Minh cần sự hợp của cựu Tướng Đôn. Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn đã gặp cựu Đại tướng Minh và sau đó gặp Đại sứ Martin để nhờ vị đại sứ này thuyết phục Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền lại cho ông Dương Văn Minh. Theo sự sắp xếp trung gian của cựu Trung tướng Đôn và cựu Thủ tướng Khiêm, 10 giờ sáng ngày 24 tháng 4/1975, cựu Đại tướng Dương Văn Minh đã đến gặp Tổng Thống Trần Văn Hương tại tư dinh của Đại tướng Khiêm trong bộ Tổng Tham mưu. Tiếp đó, vào buổi trưa, cựu Trung tướng Đôn cũng đến nhà Đại tướng Khiêm để tìm hiểu tình hình, ông đã gặp bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, cựu Phó Thủ tướng và Nguyễn Văn Hảo, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Canh nông của nội các Nguyễn Bá Cẩn (nội các này từ chức ngày 23/4/1975 và được yêu cầu xử lý thường vụ trong khi chờ nội các mới). Tại cuộc gặp này, các nhân vật trên đã nói là cuộc gặp gỡ vừa rồi giữa Tổng thống Trần Văn Hương và ông Dương Văn Minh đã thất bại vì ông Minh từ chối ghế “Thủ tướng toàn quyền”.
Trước tình hình như thế, Đại tướng Khiêm đề nghị cựu Trung tướng Đôn nên nhận chức vụ thủ tướng để thương thuyết. Cựu Tướng Đôn đã kể cho Đại tướng Khiêm nghe lời của ông Brochand là Pháp đã liên lạc với CS Hà Nội và phía CS chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi. Sau đó cựu Trung tướng Đôn đến thẳng Tòa Đại sứ Pháp. Các viên chức cao cấp sứ quán này lặp lại ý kiến trên và cho biết thêm rằng Cộng sản chờ đến ngày Chủ nhật 27/4/1975, nếu không tiến triển gì thì CQ sẽ pháo kích vào Sài Gòn. Theo lời kể của cựu Trung tướng Đôn, sau khi nghe tin này, ông lo ngại cho dân chúng sống chen chúc trong thành phố bị trúng đạn pháo của Cộng quân bắn bừa bãi, nên ông hứa sẽ cố gắng dàn xếp để tìm một giải pháp tạm thời. Chiều hôm đó, Đại tướng Khiêm điện thoại cho cựu Tướng Đôn biết là Tổng Thống Trần Văn Hương sẽ chỉ định ông Nguyễn Ngọc Huy làm Thủ tướng. Theo Đại tướng Khiêm, ông Huy là người chống Cộng triệt để nên khó có thể hòa giải được. Cựu Trung tướng Đôn điện thoại báo cho cựu Đại tướng Minh, ông Minh mời cựu Trung tướng Đôn lại nhà để bàn tính tìm một giải pháp.
Lúc 5 giờ 45 ngày 24/4/1975, cựu Trung tướng Đôn vào Dinh Độc Lập thì gặp ông Nguyễn Ngọc Huy đang nói chuyện với ông Nguyễn Xuân Phong, Quốc vụ khanh đặc trách hòa đàm, từ Pháp mới về. Vừa lúc đó, Đại sứ Martin từ trong văn phòng Tổng Thống Trần Văn Hương đi ra. Cựu Trung tướng Đôn hỏi Đại sứ Mỹ là có phải Tổng Thống Hương chỉ định ông Huy làm thủ tướng hay không. Nhưng ông Martin đã trả lời là không có chuyện đó. Thế nhưng, sau đó, Đại tướng Khiêm vào gặp Tổng thống Hương và ra báo cho cựu Trung tướng Đôn biết là ông Hương sẽ chỉ định ông Huy làm thủ tướng. Đến lượt ông Huy vào gặp Tổng thống Hương. Cuối cùng là Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn và Đại tướng Viên vào trình bày cho Tổng thống Hương tình hình quân sự: Cộng quân đang tiến sát vòng đai Sài Gòn, vũ khí, quân dụng, đạn dược thiếu, tinh thần chiến đấu của binh sĩ sa sút… Nghe xong phần trình bày, Tổng Thống Hương nhìn Đại tướng Viên và nói: “Ông sẽ Tổng tư lệnh Quân đội”. Tổng Thống Hương nói tiếp rằng ông sẽ chia xẻ với số phận của anh em quân nhân trên các chiến trường, nghĩa là ông sẽ chết cùng với anh em binh sĩ.
Trước khi rời Dinh Độc Lập, cựu Trung tướng Đôn nói với Tổng thống Hương: “Cụ nghiên cứu lại, vì bên kia họ chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi”. 8 giờ tối hôm đó, cựu Trung tướng Đôn trở lại nhà ông Minh và thấy một số nhân vật ở đây: ông Nguyễn Văn Huyền, cựu chủ tịch Thượng nghị viện, giáo sư Vũ Văn Mẫu và ông Brochand, cố vấn chính trị sứ quán Pháp. Cựu Tướng Đôn giải thích với ông Minh: “Ông Hương vừa mới lên mà yêu cầu ông từ chức thì cũng khó xử cho ông ấy, hơn nữa còn Hiến pháp, còn Quốc hội.” Ý kiến của cựu Trung tướng Đôn chỉ có ông Huyền đồng ý, còn ông Minh và ông Mẫu thì cho rằng ông Hương trì hoãn như vậy nhưng thế nào rồi cũng chấp thuận.
nhung-ngay-nay-43-nam-truoc-o-saigon
* TT Thiệu gặp cựu Trung tướng Trần Văn Đôn lần cuối cùng
8 giờ sáng ngày 25 tháng 4/1975, cựu Tổng Thống Thiệu điện thoại cho cựu Trung tướng Đôn ngỏ ý muốn gặp ông tại Dinh Độc Lập (sau khi từ chức, cựu TT Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn ở trong dinh Độc Lập). Khi gặp cựu Trung tướng Đôn, cựu Tổng Thống Thiệu nhờ ông Đôn lấy giúp cho bạn của ông một giấy chiếu khán đi ngoại quốc và sau đó hai người bàn về tình hình. Cựu Tổng Thống Thiệu cho biết là ông đã hiểu rõ diễn biến. Câu chuyện nửa chừng thì cựu Tổng Thống Thiệu điện thoại cho Tổng thống Hương và nói: “Nếu ông Dương Văn Minh không chịu làm Thủ tướng toàn quyền thì cụ tìm một người khác có thể thương thuyết với bên kia và người đó theo tôi là ông Đôn”.
Để điện thoại xuống, cựu Tổng Thống Thiệu nói với ông Đôn: “Theo tôi, ngoài ông Minh ra, ông là người có thể nhận trách nhiệm này. Tôi đã nghĩ đến ông từ năm 1973. Tôi đã biết ông từng tiếp xúc nhiều giới chức…Ông có uy tín trong giới chính trị và quân đội. Nhưng tôi không thay đổi lập trường chống Cộng triệt để của tôi nên không thể ngồi chung với Cộng sản. Nếu chịu thương thuyết tôi đã mời ông làm thủ tướng từ năm 1973 rồi. Nhưng ngày nay thì tôi đề nghị với ông Hương mời ông làm việc”.
Cựu Trung tướng Đôn hỏi lại cựu TT Thiệu: “Ông có nghĩ là bây giờ đã trễ không”” Ông Thiệu im lặng không đáp. Trước khi từ giã, cựu Trung tướng Đôn nhìn thẳng cựu TT Thiệu, rồi nói: “Còn phần ông, chừng nào ông đi” Tôi biết Mỹ không muốn chuyện xảy ra như ông Diệm. Xung quanh ông đang bỏ ông nhất là khi nghe có tân thủ tướng và chính phủ mới. Ông phải đi cho nhanh. Nếu tôi làm Thủ tướng, nội các của tôi cũng sẽ đòi bắt ông và tôi làm theo.”
Từ giã cựu TT Thiệu, cựu Trung tướng Đôn ghé nhiều nơi để trao đổi ý kiến với một số yếu nhân và sau đó trở về nhà. Đến nhà, cựu Trung tướng Đôn được biết cựu Tổng Thống Thiệu điện thoại cho ông mấy lần và có để lại số điện thoại. Cựu tướng Đôn gọi lại thì cựu Tổng thống Thiệu nói lời từ giả với cựu Tướng Đôn: “Chúc anh thành công và cám ơn anh.” Cựu Tướng Đôn nhắc lại những gì đã nói khi gặp cựu Tổng thống Thiệu và nói: “Ông đừng quên những gì tôi đã nói hồi sáng, nghĩa là ông phải ra đi.” Sau đó, cựu Tướng Đôn được báo là người Mỹ đã giúp cựu TT Thiệu và cựu Thủ tướng Khiêm và cả gia đình hai vị này rời khỏi Việt Nam bằng máy bay đặc biệt đến Đài Bắc, Thủ đô Đài Loan.

Tháng tư và ký ức tập thể

Cách đây khoảng chín, mười năm, có một nghệ sĩ khá nổi tiếng từ Việt Nam sang tham dự một sinh hoạt văn nghệ tại Úc. Sinh ở Hà Nội sau năm 1975, anh là một nghệ sĩ tài hoa và có tinh thần cách tân khá triệt để. Và vì tinh thần cách tân ấy, dù tài hoa, anh vẫn bị cô lập ở Việt Nam. Sự cô lập ấy càng củng cố tư thế độc lập của anh; và tư thế độc lập ấy, đến lượt nó, củng cố cái nhìn cởi mở về nhiều vấn đề liên quan đến chính trị và xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gian tiếp xúc thân mật với nhiều người trong cộng đồng người Việt tại Úc, anh vẫn bị sốc. Một lần, anh tâm sự: “Điều em ngạc nhiên nhất là bà con bên này bị ám ảnh về quá khứ nhiều quá. Lần nói chuyện nào cũng dẫn đến những chuyện trước 75, rồi những chuyện sau 75, từ chuyện chiến tranh đến chuyện kinh tế mới, chuyện cải tạo và chuyện vượt biển. Ở trong nước, hầu như bọn em chẳng bao giờ nhớ hay nghĩ đến những chuyện như vậy nữa”.
thang-tu-va-ky-uc-tap-the                     Nguồn: VOA Tiếng Việt
Không phải chỉ có anh bạn nghệ sĩ ấy. Tôi đã nghe nhiều người nói thế. Có người viết hẳn trên báo chí. Là: những chuyện mà nhiều người ở hải ngoại còn trăn trở mãi, ở trong nước, người ta đã quên mất từ lâu rồi. Một số người còn lên giọng: Nên gạt bỏ quá khứ để hội nhập vào dòng chuyển động không ngừng của đất nước.
Những lời phát biểu ấy khiến tôi nghĩ ngợi về đề tài ký ức.
Trước hết, cần nói ngay, ký ức, đặc biệt ký ức tập thể (collective memory) hay ký ức văn hoá (culture memory) là một đề tài khá mới trong giới nghiên cứu. Trước, từ thời Khai Sáng, ở con người, giới nghiên cứu chỉ chú ý đến lý trí. Từ Descartes đến Pascal và Kant, người nào cũng đề cao lý trí, cũng đều xem lý trí là năng lực tối thượng phân biệt con người và các loài động vật khác. Từ đầu thế kỷ 20, dưới ảnh hưởng của Freud, và sau đó, của Jung, với nhiều trường phái khác nhau trong chủ nghĩa hiện đại, người ta lại đề cao vô thức, xem chính vô thức mới là động lực chính thúc đẩy và quyết định những sự lựa chọn trong đời sống cũng như trong các hoạt động sáng tạo. Chỉ khoảng vài thập niên gần đây, người ta mới hay đề cập đến vai trò của ký ức, thoạt đầu trong lãnh vực xã hội học, sau, trong văn hoá học.
Có một câu nói nổi tiếng tiêu biểu cho quan niệm này: Chúng ta là những gì chúng ta nhớ (We are what we remember). Những gì chúng ta nhớ tạo nên ý nghĩa cho những gì chúng ta làm hoặc chứng kiến; và tất cả những gì chúng ta làm hoặc chứng kiến được ghi nhớ ấy sẽ tạo nên hình ảnh của chính chúng ta. Chính những hình ảnh ấy là những nguyên liệu đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên bản sắc của từng người. Bởi vậy những người bị mất trí nhớ bao giờ cũng bị mất ý niệm về bản sắc: Họ không biết họ là ai.
Nhưng ký ức có hai đặc điểm quan trọng cần lưu ý: Thứ nhất, nó không phải là cái gì thuần tuý có tính cá nhân. Bất cứ ký ức nào cũng có tính tương tác. Nhớ, dù là nhớ một kỷ niệm hoàn toàn riêng tư, cũng vẫn liên hệ với một cái gì khác: một thời gian, một không gian, một cảnh huống và những con người khác. Qua việc nhớ, do đó, chúng ta nối kết bản ngã và môi trường chung quanh, nối kết quá khứ và hiện tại, cá nhân và tập thể, cái riêng và cái chung. Bởi vậy ký ức nào, dù riêng tư đến mấy, vẫn lấp lánh hồi quang của cả một cộng đồng: ký ức, một mặt, kiến tạo và nuôi dưỡng bản sắc cá nhân, mặt khác, góp phần định hình bản sắc tập thể; rồi chính bản sắc tập thể ấy, đến lượt nó, lại tác động ngược lại đến ký ức, biến ký ức thành một quá trình chọn lọc liên tục. Từ đó, dẫn đến đặc điểm thứ hai: ký ức không phải là những gì cố định. Ký ức không phải là kho lưu trữ hình ảnh một cách máy móc và vô hồn. Ký ức, ngược lại, không ngừng được tái tạo và không ngừng được tái cấu trúc. Cùng một sự kiện, được nhớ trong những thời điểm khác nhau, với những quan điểm và những tâm trạng khác nhau, chúng ta có những hình ảnh khác nhau với những ý nghĩa khác nhau. Bởi vậy, ký ức nào cũng có tính hiện tại. Nó không phải chỉ là quá khứ. Nó là quá khứ được hiện tại hoá. Và vì được hiện tại hoá, quá khứ nào cũng có tính chính trị của nó. Nhớ, do đó, là một diễn ngôn (discourse), một loại hình tự sự, ẩn giấu đằng sau những nỗ lực diễn dịch và tái diễn dịch quá khứ để đáp ứng những thử thách của hiện tại.
Cũng cần lưu ý là ký ức hiện diện ở mọi nền văn hoá. Ai cũng có ký ức và cũng cần ký ức. Nhưng dường như với người Việt Nam, ký ức có tầm quan trọng hơn hẳn ở những nơi khác, nhất là ở các nước Tây phương. Ở Tây phương, nói chung, ký ức thường nhanh chóng được thu thập, lưu trữ, xác minh và phân tích, cuối cùng, thành lịch sử. Ở Việt Nam, ký ức thường ở nguyên dạng ký ức, khuất chìm trong vô thức, bàng bạc trong đời sống của quần chúng. Cái gọi là lịch sử ở Việt Nam, phần lớn chỉ là những mảnh ký ức rời, nhập nhoà giữa huyền thoại và sự thực, đậm đặc màu sắc truyền thuyết. Nếu lịch sử là những đại tự sự (grand narrative), ký ức chỉ là những tiểu tự sự. Nếu lịch sử mang tính chính quy, đặc tuyển và nhất là tuyến tính, ký ức thường đứng ngoài mọi thiết chế, gắn liền chủ yếu với văn hoá dân gian, thường xuyên chịu sự chi phối của nhiều yếu tố tương tác trong xã hội.
Người Việt thích sống với ký ức. Người Việt ở hải ngoại lại càng thích sống với ký ức. Rời khỏi quê hương, sống hẳn ở nước người, tuyệt đại đa số lưu dân, trong đó có người Việt Nam, không bao giờ có thể hội nhập hẳn vào cuộc sống mới. Họ sống lửng lơ ở giữa (in-between). Giữa gì? Giữa quê gốc và quê mới. Giữa quá khứ và hiện tại. Giữa hoài niệm và hoài bão. Sống ở giữa là sống trên những biên giới, là lấp lửng ở bên này và bên kia biên giới. Ở vùng biên giới ấy có gì? Chủ yếu là ký ức. Ký ức trở thành quê hương chính của những người lưu dân, bất kể là lưu dân nào. Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn, một nhà nghiên cứu trẻ và xuất sắc ở Úc, mới xuất bản một cuốn sách mang nhan đề rất thú vị: “Ký ức là một quê hương khác: Phụ nữ Việt Nam lưu vong” (Memory is Another Country: Women of the Vietnamese Diaspora, Praeger, 2009). Sẵn, xin nhắc: Trước đó, một nhà nghiên cứu Việt học lỗi lạc khác, Huệ-Tâm Hồ-Tài, ở Mỹ, có một tác phẩm mang nhan đề tương tự, nhưng đối tượng khảo sát lại là ở Việt Nam thời hậu chiến: “Quê hương của ký ức: Việc tái tạo quá khứ ở Việt Nam thời hậu kỳ xã hội chủ nghĩa” (The Country of Memory: Remaking the Past in Late Socialist Vietnam, University of California Press, 2001). Dĩ nhiên, hai cái “quê hương” được đề cập trong hai tác phẩm vừa kể rất khác nhau. Khác, không những ở cấp độ mà còn về bản chất: với người trong nước, ký ức là một quê hương của lựa chọn; với những người lưu dân hay lưu vong, ký ức là quê hương của số phận. Là quê hương duy nhất. Ngoài nó, có khi không còn gì khác.
Người lưu dân hay lưu vong nào cũng gắn bó với ký ức. Những người lưu dân hay lưu vong ra đi từ một đất nước tan nát vì chiến tranh và ngập ngụa hận thù lại càng quay quắt với ký ức. Những người lưu dân và lưu vong đến sống ở các nền văn hoá khác, hoàn toàn xa lạ với nền văn hoá gốc lại càng bị giam hãm trong ký ức. Nói như thế cũng là cách mặc nhiên phân biệt hai loại ký ức: ký ức của người thắng cuộc và ký ức của các nạn nhân.
Ký ức của cộng đồng người Việt ở hải ngoại chủ yếu là ký ức của nạn nhân. Một ký ức đầm đìa máu và nước mắt. Không phải chỉ có máu và nước mắt thời kỳ chiến tranh mà còn có máu và nước mắt lúc chiến tranh đã kết thúc. Ở các nhà tù và trại cải tạo. Ở các chiến dịch đánh tư sản mại bản. Ở chính sách ngăn sông cấm chợ. Ở sự kỳ thị vùng miền và lý lịch. Ở những cuộc di tản và vượt biên đầy hãi hùng.
Đòi hỏi những người mang trong đầu và trong tim loại ký ức đầy máu và nước mắt ấy là một đòi hỏi vô cảm. Xuất phát từ miệng của những người thắng cuộc, nó không những vô cảm mà còn lưu manh.
Nhớ, cách đây một hai năm gì đó, khi đọc một bài báo của một nhà văn miền Nam từng tham gia “Mặt trận” trước năm 1975, trong đó, ông phiền trách nhiều người ở hải ngoại sao cứ đau đáu mãi với quá khứ trong khi ông và bạn bè và đồng chí của ông thì đã gạt hẳn tất cả qua một bên từ lâu rồi, một người bạn tôi bình luận:
“Cứ tưởng tượng có một thằng lưu manh đến cướp nhà của người ta và đuổi người ta ra đường. Mấy năm sau, thấy nạn nhân nằm lê lết trên vỉa hè và nhớ tiếc ngôi nhà cũ, tên ăn cướp lên giọng: ‘Tại sao ông bà lại phải nhớ mãi những chuyện buồn như thế? Tại sao không quên đi? Tại sao không hướng tới tương lai để sống một cách thanh thản chứ?’ Nói xong, hắn quay về nhà, cái căn nhà hắn cướp của người ta, ngồi trên ghế salon, gác chân lên bàn, vừa nốc bia vừa nghĩ đến chuyện quên lãng và tha thứ như một thứ đạo đức mới mà hắn mới phát hiện ra được.”
Tôi không chủ trương hận thù. Tôi biết có thứ đạo đức học của sự tha thứ (ethics of forgiveness) nhưng tôi không hề tin vào thứ đạo đức học của sự quên lãng (ethics of forgetting).
Theo tôi, không phải chỉ có bản sắc mà cả ý niệm về đạo đức cũng được nuôi dưỡng từ ký ức, kể cả, nếu không muốn nói, nhất là, những loại ký ức đầy máu và nước mắt.

Chuyện kể tháng Tư

Từ Facebook Tuấn Khanh
Người Sài Gòn di tản hôm 29/4/1975.
Người Sài Gòn di tản hôm 29/4/1975.
Năm 1992, khi những hình ảnh của Việt Nam thiên sử truyền hình (Vietnam: A Television History) đột nhiên được cho phép phát trên truyền hình nhà nước, những ngày đón coi bộ phim tài liệu đó đã trở thành những cơn sốc lặng lẽ cho tuổi thiếu niên tôi, ngày tháng ấy.
Là một đứa trẻ vào lớp một sau năm 1975, trang vở đầu tiên đã ướt đẫm nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, đó lần đầu tôi được nhìn thấy cuộc chiến tranh trên quê hương mình từ phía sau các tấm bảng tuyên truyền. Cảm giác thật lạ lùng. Khi màn hình đã tắt, mọi người đã ngủ say, tôi vẫn nằm nhìn lên trần nhà trong đêm tối, trằn trọc vẩn vơ nghĩ thật nhiều điều. Cuộc chiến đầy những mảng màu rực rỡ trên sách giáo khoa, rồi trên loa phóng thanh ở các ngã tư mỗi sáng sớm, bỗng chợt hiện ra trong tôi lõi trắng đen trần trụi, và để lại quá nhiều suy nghĩ.
Dẫu đã bị cắt đi những điều bất lợi cho phe miền Bắc, nhưng chí ít, ngôn ngữ dẫn dắt bình thản của Will Lyman trong phim đã để lại rất nhiều thông điệp cho tôi để chiêm nghiệm. Thật ngạc nhiên, trong trí óc bé nhỏ đầy những câu chuyện về “bác Hồ” và anh “giải phóng quân” của mình, vốn bị khóa chặt trong các bài học giáo khoa từ năm 1976, có cái gì đó bật lên trong tôi một cảm giác mơ hồ khác lạ rằng tôi đang nghe những lời nói dối.
chuyen-ke-thang-tu                  Nguồn: uyennguyen.net
Quả là những ngày tháng mới mẻ trong suy nghĩ. Tôi bắt đầu kéo tấm rèm che, nhìn qua cửa sổ và nhìn thấy nhiều người miền Nam đang cố làm quen với một đời sống cộng sản ngột ngạt, và nhìn thấy không ít người miền Bắc đang tin rằng cuộc chiến mười ngàn ngày ấy, là một cuộc giải phóng vĩ đại.
Trong phim, tôi nhớ hoài những chiếc trực thăng trên hàng không mẫu hạm Mỹ ở ngoài khơi Thái Bình Dương bị đẩy xuống biển để nhường chỗ cho những tốp người tỵ nạn cập vào. Hình ảnh đó sao cứ loay hoay, chưa bao giờ dứt trong trí nhớ, suốt nhiều năm dài.
Như những con chim sắt kiêu hãnh bay lượn trên bầu trời, chúng đáp xuống và mở bụng ra trên boong tàu, đẩy những con người chấp chới và yếu đuối chạy ra. Đó là những người Việt không quen biết. Tôi còn nhớ ánh mắt họ mệt mỏi, vô định. Nhiều năm sau, tôi vẫn tự hỏi những thanh niên, cô gái, cụ già ấy… năm xưa ấy nay đang ở đâu?
Non nửa thế kỷ, vào lúc rất nhiều người miền Nam không ngại nói ra trên các trang mạng xã hội rằng họ không thích cộng sản, cũng như rất nhiều người miền Bắc nói rằng ngày 30 tháng 4 chẳng có gì đẹp để nhà cầm quyền ăn mừng, ngẫu nhiên tôi gặp được một trong những người luôn nằm trong ký ức của mình. Một người đã lái chiếc trực thăng UH1 đáp xuống hàng không mẫu hạm US Midwway, thuộc Hạm đội 7 Hoa Kỳ.
Thiếu úy Lê Văn Chiếu, thuộc Không đoàn chiến thuật 84 Cần Thơ, người đang lái chiếc UH1 vào buổi trưa ngày 30-4-1975 ở Sài Gòn thì nghe trên vô tuyến điện lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh. Ông hoang mang nhưng không muốn dừng lại, mà bay thẳng ra Côn Đảo, một căn cứ tiếp liệu của không quân ở đó. Chỉ có một mình, mang trong bầu máu nóng của tuổi 20, ông chỉ muốn lấy đầy xăng và bay ra đi hướng Hạm đội 7 chứ không chịu quay về nơi đã chấp nhận buông súng.
Ông Chiếu kể lại, khi ông leo lên trực thăng để chuẩn bị bay, thì nhìn thấy trong đó đã đầy người di tản chạy lên ngồi sẳn trong đó từ lúc nào. Mọi người không ai muốn ở lại, chỉ muốn ra đi, bất chấp chuyện chiếc trực thăng đang quá tải. Sau vài lần thuyết phục không xong, ông Chiến đành dỡ hết tất cả phi đạn và quân cụ trên máy bay bỏ lại, năn nỉ mọi người bỏ bớt thêm hành lý để trực thăng có thể cất lên.
Đó chỉ là phần khởi đầu của một chuyến đi phó thác cho số mạng. Chiếc trực thăng ì ạch rà lết gần hết đường băng, mới có thể bay lên vào phút chót. Những con người căng thẳng, nín thở chờ và khi thấy cuối cùng đã có thể bay lên, òa lên mừng rỡ, vỗ tay như xem nhạc hội.
Chiếc trực thăng đó mang một kỳ tích là chở 23 người Việt Nam (khả năng cho phép là 14 người), nhắm hướng Hạm đội 7 Hoa Kỳ đi thẳng. Không ai nói với ai điều gì. Chỉ có tiếng cánh quạt sầm sập quay đều và tín hiệu gọi cầu cứu lặp đi lặp lại đan xen nhau không ngừng. Hướng ra biển chiều 30-4 ấy bỗng sầm sập mưa bão, đầy mây đen. Đã bay gần một tiếng đồng hồ mà không nhận được tín hiệu đáp lại nào từ radio, cũng không biết là đang đi về đâu, đã có lúc ông Chiếu nghĩ đến chuyện hết nhiên liệu và rơi xuống biển.
Cứ bay mơ hồ như vậy không ngừng, giữa cơn mưa và bầu trời tối đen, cuối cùng đột nhiên trên radio vang lên lời đáp của một giọng người Mỹ. Ông Chiến kể rằng khi ấy, ông mừng đến quýnh quáng, trả lời và nói rằng không biết mình ở đang đâu. Chỉ đến khi mã nhận dạng và tìm địa điểm squawk (*) kết nối được, ông Chiếu mới thở phào nhẹ nhõm vì chỉ còn hơn chục phút nữa là chiếc trực thăng sẽ hết nhiên liệu. Giọng nói trên radio vang lên “chào mừng anh đến với USS Midway của Hạm đội 7”.
Đường bay đến boong tàu hàng không mẫu hạm hôm ấy, bầu trời đầy những chiếc trực thăng không còn đồng đội, không còn nơi chốn để quay về. Chiếc trực thăng của thiếu úy Lê Văn Chiếu chỉ là một trong hàng trăm chiếc đang lao ra biển, mở đầu cho những ngày tháng bi đát sau đó, của hàng trăm ngàn người Việt ở miền Nam Việt Nam muốn được sống một đời sống không cộng sản.
Ông Chiếu kể lại, khi ông đáp xuống, một tiểu đội Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ trang bị vũ khí nghiêm ngặt khám xét từng người và chia ra. Khi thấy dòng người Việt không ngừng tuôn ra từ chiếc trực thăng nhỏ của ông Chiếu, ai nấy đều kinh ngạc. Cất cánh và đáp được trên biển với số người ấy, chỉ có thể là phép lạ.
Ngay sau khi ông Chiếu được ra vào bên trong tàu USS Midway, cũng là lúc ông nhìn thấy chiếc trực thăng đó bị đẩy xuống biển. Ông lướt đi qua nhiều người với nỗi vui buồn lẫn lộn. Một trong những người ông bước nhanh qua là Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, đang thọc tay vào túi quần, nhìn về đất liền.
Năm 1985, sau khi học và làm nhiều nghề, ông Chiếu ghi danh trở lại làm phi công trực thăng cho National Guard Hoa Kỳ cho đến khi ông về hưu. Hiện nay ông đang là người hướng dẫn âm nhạc cho Giáo đoàn các Thánh tử đạo Pensylvania.
Tôi ngồi nghe câu chuyện của ông Chiếu, cùng người bạn của ông, Vũ Hoàng, cũng là một cựu phi công trực thăng chiến đấu. Họ kể lại rất nhiều chuyện của thời trai trẻ, nhưng nói rất nhẹ nhàng và thoáng qua về những cuộc chiến mà họ tham gia. Ông Hoàng nói rằng những gì gọi là chiến tích của mình, ông cũng không muốn nhắc lại, vì dẫu có vinh quang, đó cũng là nỗi buồn của một dân tộc phải lưỡng bại câu thương trong một cuộc chiến vô nghĩa.
Câu nói đó khiến mọi người chùng xuống trong cuộc trò chuyện tháng Tư. Quả là có những ký ức cần phải được ngủ yên, thì từng con người mới có thể thanh thản đi hết cuộc đời, bao gồm cả những ký ức được gióng trống hô vang tên gọi “giải phóng”, và gọi tên nhau là kẻ thù. Cuộc xâm lăng của miền Bắc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào quốc gia miền Nam Việt Nam Cộng Hòa có thể đem lại một định mệnh khác của dân tộc là thống nhất, nhưng nếu ký ức không được trả lại sự thật, thì tương lai của thống nhất ấy cũng sẽ mãi bấp bênh. Tương lai cả đất nước chỉ duy nhất là một tháng Tư hỗn loạn và thương đau được trình chiếu mãi mãi với từng thế hệ.
Tôi vẫn không sao dừng được việc hỏi câu cuối cùng với thiếu úy Lê Văn Chiếu, là vì sao ông lại chọn bay thẳng ra biển mà không quay về sống một đời thường dân trong Việt Nam. Ông Chiếu trả lời bằng nụ cười hiền lành, nhỏ nhẹ nhưng rành mạch “Nước có thể mất, nhưng người lính thì không thể đầu hàng, em à”.
____________________________
(*) Đài không lưu cấp cho mỗi máy bay trong vùng kiểm soát của mình một mã nhận dạng, gọi là squawk. Phi công nhập con số này vào transponder. Từ lúc đó, mỗi khi sân bay gửi tín hiệu, thiết bị sẽ tự động gửi mã squawk về sân bay và do đó đài điều khiển không lưu ATC biết được máy bay nào đang ở vị trí nào.
Phi công cũng có thể tự chọn một mã squawk và thông báo cho đài điều khiển không lưu ATC biết mã squawk đó.
Mã squawk gồm 4 chữ số, từ 0000 đến 7777, trong đó có 3 mã được quy định là phi công chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt: 7500 thông báo đang có không tặc trên máy bay, 7600 thông báo mất liên lạc COMM, 7700 thông báo tình trạng khẩn cấp.

THẾ GIỚI

Hình ảnh thực chất đau thương của dân tộc Việt Nam sau ngày Quốc Hận 30/4/1975

by TNT on APRIL 28, 2018  0 COMMENTS
Gài mìn đắp mô, dân chúng chết không ít khi xe cán phải.
Trẻ em ngoài Bắc bị lùa đi lính vào nam chiến đấu…
—và bị bắt trên đường Trường Sơn
Pháo kích giết trẻ em
Giết đồng bào vô tội
Cộng sản đi đến đâu dân bỏ chạy đến đó
Thực chất cuộc xâm lược miền nam như Lê Duẫn nói ta đánh Mỹ là đánh cho Trung quốc và Liên sô
Đến ngày nay cả thế giới đều biết đều biết mục đích của cuộc chiến tranh tương tàn này, cộng sản thực thi mục đích Vào Vơ Vét Về theo triết lý của các tổ phụ cộng sản Việt Nam là “Cái gì không có thì phải dùng bạo lực cách mạng để chiếm lấy.”
Cả nước bắt đầu tiên lên chủ nghĩa xả hội
Tất cả mọi di sản tốt đẹp của miền nam không liên quan gì đến chiến tranh cũng bị cộng sản hủy diệt, chẳng hạn việc đốt sách như thế này, cũng như bắt giam tất cả các nhà văn, nhà thơ, và giáo sư dậy học của miền nam Việt Nam. Có thể hiểu là tận diệt văn hóa, xóa bỏ đi tất cả nhũng gì tốt đẹp của miền nam  không cho dân miền bắc thấy, nghe, biết về miền nam vốn trù phú, sung túc, và tự do dân chủ gấp triệu lần miền bắc.
Gái thì làm đĩ hay bán sang các nước Á châu làm vợ
Người già được tự do buôn bán như thế này…Còn trẻ em không được đến trường và phải đi lao động để kiếm sống
Thậm chí đi ăn xin dưới bảng hiệu mừng đảng quang vinh
Cả cái căn nhà nghèo nàn rách nát này cũng được khuyến khích treo bảng hiệu ca ngợi đảng ta quang vinh muôn năm
Trước năm 1975, Nam Hàn còn thua xa miền nam Việt Nam, nay họ xuất cảng hàng ngàn chiếc xe hơi và hàng triệu điện thoại Samsung sang Việt Nam…
…còn Việt Nam xã nghĩa ta đâu có chịu thua, cũng xuất cảng hàng chục ngàn culi sang Nam Hàn hay các quốc gia khác
Dân quê khổ như thế này
Dân chúng bị cướp đấy đai để dâng đảng mừng công, chống cự thì bị công an hành hạ đánh đập
Còn quan thì được hậu đãi ban cho mọi bổng lộc, hình ảnh cõng quan đi họp này đã nói lên tất cả.
Có thể kết luận hành trình đảng ta nhuộm đỏ cả nước để tiến lên xã hội chủ nghĩa, đưa đến cái kết hiện thực ngày nay như hai tấm ảnh dưới đây
Campuchia vốn là là một nước cộng sản mà chính thủ tướng Hun Sen do cộng sản Việt Nam dựng nên, họ biết khéo léo chuyển sang chế độ quân chủ đại nghị, và đã sản xuất được chiếc xe hơi mang bảng hiệu Angkor EV từ năm 2014. Còn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ta được lãnh đạo tự xưng đỉnh cao trí tuệ loài người có trên  24,000 tiến sĩ, nhiều hơn cả Nhật Bản, nhưng không làm ra được những chiếc đinh vít xe hơi như dưới đây
Để rồi cuối cùng Việt Nam “anh hùng đã đánh thắng hai đế quốc” có thể đang trên đường trở thành một tỉnh của mẫu quốc, tức là ngôi sao thứ 5 trên lá cờ của Trung cộng mà đảng ta đã lộ liễu trưng ra trong ngày đón tiếp ông cố nội Tập Cận Bình 

Ông Trump công khai chỉ trích EU về thương mại

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng sự hình thành của liên minh châu Âu EU dường như để gây bất lợi cho Mỹ về vấn đề thương mại, và cho biết chính phủ Mỹ sẽ có hành động chống lại EU nhằm xử lý vấn đề này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Getty)
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Getty)
Trong cuộc tiếp xúc cử tri ngày 28/4 tại bang Michigan, Tổng thống Trump đã lên tiếng chỉ trích chính sách thương mại của EU, cho rằng khối này ra đời nhằm để “hưởng lợi từ Mỹ”.
“Chuyện này sẽ không xảy ra nữa. Chúng tôi đã nói với họ ngày hôm qua bằng đúng những lời này. Không xảy ra nữa. Những ngày đó đã qua rồi”, ông Trump nói trong những tràng vỗ tay lớn từ những người ủng hộ.
Ông Trump cảnh báo với người dân rằng để xử lý vấn đề mất cân bằng thương mại với các đối tác, nước Mỹ có thể sẽ gặp một số bất lợi tạm thời để cùng đón chờ một tương lai tươi sáng cho nền kinh tế Washington.
Tuy chỉ trích EU, Trung Quốc, Nhật Bản, nhưng ông Trump cho biết ông không công kích lãnh đạo các nước này. “Tôi không trách họ, tôi không trách những người đứng đầu các quốc gia đang hưởng lợi từ Mỹ. Tôi trách các tổng thống Mỹ và các lãnh đạo từ đời trước”, ông Trump lý giải.
Lời cảnh báo của ông chủ Nhà Trắng diễn ra trong bối cảnh các nước châu Âu có thể sẽ vướng vào cuộc chiến thương mại với Mỹ liên quan tới việc nhập khẩu mặt hàng nhôm và thép. Hồi tháng trước, ông Trump quyết định áp thuế lần lượt 10% và 25% đối với các mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu, nhưng tạm miễn áp dụng các mức thuế này với EU nhằm hạ nhiệt căng thẳng. Hạn chót miễn trừ đối với EU sẽ kết thúc vào ngày 1/5 tới.
Cùng ngày 28/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Theresa May đã có cuộc điện đàm nhóm và thống nhất sẽ cân nhắc tới các biện pháp trả đũa chính sách bảo hộ của Mỹ.
Một phát ngôn viên của chính phủ Đức cho biết Mỹ không nên áp dụng các biện pháp thuế suất thương mại lên hàng hóa của các nước châu Âu, nếu không EU sẽ sẵn sàng đáp trả để bảo vệ quyền lợi của khối và các nước thành viên trong khuôn khổ thương mại đa phương.
Đức Hoàng

Mỹ hút mạnh dầu kiếm lời, chỉ còn đứng sau Nga

Số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ đã lên 825 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 3/2015.

Mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 30/4, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn giảm 12 xu Mỹ (khoảng 0,2%), xuống 67,98 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn cũng mất 34 xu (0,5%), xuống 74,30 USD/thùng.
Tuy nhiên, ông Michael McCarthy, giám đốc chiến lược tiếp thị của CMC Markets, nhận định rằng khối lượng giao dịch trong phiên giao dịch sáng ngày 30/4 khá thấp và hoạt động bán ra không mạnh, điều này có thể giúp thị trường đóng cửa với mức tăng.
Như vậy, dẫu giảm giá nhưng giá dầu vẫn neo ở quanh mức cao nhất hơn 3 năm qua và đang hướng tới tháng tăng giá thứ hai liên tiếp.
My hut manh dau kiem loi, chi con dung sau Nga
Sản lượng dầu của Mỹ không ngừng tăng thời gian qua. Ảnh: Reuters
Cuối tuần trước, giá mặt hàng này leo lên mức 75,47 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 11/2014.
Báo cáo mới nhất của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết, số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ tăng 5 giàn trong tuần kết thúc ngày 27/4 vừa qua, lên 825 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 3/2015.
Điều này cho thấy Mỹ vẫn không ngừng đẩy mạnh sản lượng.
Trước đó, ngày 25/4 vừa qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã tăng 2,2 triệu thùng lên 429,7 triệu thùng trong tuần trước, vượt xa dự báo tăng 1,1 triệu thùng của các nhà phân tích.
Cũng trong tuần trước, dự trữ xăng của Mỹ tăng thêm 800.000 thùng. Sản lượng dầu của Mỹ đã tăng hơn 25% kể từ giữa năm 2016, lên mức cao kỷ lục 10,59 triệu thùng/ngày.
Hiện Mỹ chỉ xếp sau Nga về sản lượng dầu mỏ và vượt nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu là Saudi Arabia.
Sản lượng dầu mỏ của Nga hiện ở mức 11 triệu thùng/ngày.
Có thể thấy Mỹ đang nỗ lực đẩy mạnh khai thác dầu và kiếm lời trong bối cảnh Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, bao gồm Nga, đang cố gắng duy trì thỏa thuận sản lượng, vốn đạt được vào năm ngoái.
Trước đó, theo Reuters, trong tháng 4, lượng dầu Mỹ xuất sang châu Âu dự kiến lập kỷ lục với khoảng 550.000 thùng dầu/ngày (khoảng 2,2 triệu tấn).
Nếu như trong năm 2017, châu Âu chiếm khoảng 7% lượng dầu thô xuất khẩu của Mỹ thì tỉ lệ này trong năm nay đạt khoảng 12%; với Anh, Ý, Hà Lan là những điểm đến hàng đầu.
Hệ quả là dầu của Nga, Nigeria và nhiều loại khác gặp khó ở châu Âu.
An Nhiên

Tổng thống Putin: Nga không phụ thuộc Trung Quốc

Việc kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc tiếp tục tăng lên khiến giới chuyên gia nhận định, Moscow đang dần phụ thuộc vào Bắc Kinh.

Hãng TASS dẫn tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc có thể vượt quá 100 tỷ USD.
Theo nguồn tin này, năm nay thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga cho thấy một xu hướng tích cực - trong quý 1 nó tăng 30%, và theo dự báo của Bắc Kinh, năm 2018 sẽ vượt ngưỡng 100 tỷ USD.
Kim ngạch thương mại giữa hai nước trong năm 2017 đạt 84,1 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2016. Kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc trong tháng 1đến tháng 3 tăng 28,2% lên 23 tỷ USD.
Tong thong Putin: Nga khong phu thuoc Trung Quoc
Tổng thống Nga Putin.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, khối lượng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Nga tăng 23,7% và lên tới 10,3 tỷ USD. Đồng thời, khối lượng hàng nhập khẩu hàng hóa của Nga sang Trung Quốc trong cùng kỳ tăng 32% lên 12,7 tỷ USD.
Mặc dù kim ngạch thươgn mại Nga - Trung liên tiếp tăng nhưng theo Tạp chí Á-Âu của Trung Quốc, kết cấu kinh tế Nga không hợp lý, việc quá dựa vào nguồn tài nguyên năng lượng là vấn đề đã xuất hiện từ rất lâu. Nhưng vấn đề ở đây là nhiều năm nay Nga hình như vẫn chưa tìm được con đường phát triển kinh tế mới.
Trước sự trừng phạt của phương Tây, Nga đã có một vài biện pháp mới, như là mạnh mẽ đề xuất thay thế nhập khẩu, dốc sức phát triển nông nghiệp, phát triển Viễn Đông, nhưng liệu có đạt được kết quả hay không chúng ta cần phải chờ đợi.
Tình hình kinh tế Nga hiện nay là: có khó khăn, không khủng hoảng; biết vấn đề nằm ở đâu, nhưng chưa có phương án giải quyết hiệu quả. Kinh tế Nga được nhìn nhận là bắt đầu dần hồi phục với nhiều nhân tố tích cực.
Trong năm 2015, kinh tế Nga giảm 3,7%, ngoại thương giảm mạnh 33%, dự trữ ngoại tệ-vàng giảm xuống còn 360 tỷ USD.
Đến năm 2016, biên độ giảm của kinh tế dần được thu hẹp theo quý. Sáu tháng đầu năm 2016 giảm 0,9%, tháng 8 thậm chí còn xuất hiện mức tăng trưởng nhẹ 0,3%. Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch cho rằng kinh tế Nga năm 2017 tăng 1,3%, năm 2018 tăng 2%.
Theo báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" của Ngân hàng thế giới, kinh tế Nga năm 2017 tăng 1,4% và năm 2018 tăng 1,8%.
Việc giá năng lượng phục hồi cũng giúp cải thiện tình hình tài chính eo hẹp của Nga, trong khi dòng vốn chảy ra bên ngoài giảm đáng kể. Từ tháng 1 đến tháng 9/2016, dòng vốn chảy ra bên ngoài của Nga chỉ có 9,6 tỷ USD, cùng thời gian đó vào năm 2015 dòng vốn chảy ra ngoài là 48 tỷ USD. Cả năm 2014 con số này lên tới 150 tỷ USD.
Những yếu tố tích cực khác được giới phân tích Trung Quốc nhắc tới là dự trữ ngoại tệ bắt đầu tăng trở lại, lạm phát giảm thấp, công nghiệp xuất hiện tăng trưởng dương…
Tuy nhiên, nhiều yếu tố bất lợi vẫn đe dọa nền kinh tế Nga như xuất nhập khẩu đều sụt giảm, trong khi đó tỷ trọng năng lượng trong xuất khẩu vẫn chiếm tới hơn 55%; đầu tư tài sản cố định giảm trong nhiều năm; sự yếu kém trong tiêu dùng vẫn tiếp tục…
Đề cập tới vấn đề tiêu dùng, giới phân tích Trung Quốc thậm chí còn đưa ra nhận định người Nga không có tiền để tiêu. Dẫn chứng là 6 tháng đầu năm 2016 số người nghèo là 21,4 triệu người, chiếm 14,6% tổng dân số. Thu nhập thực tế của người dân Nga liên tục giảm trong nhiều năm.
Trước những khó khăn phải đối mặt, việc kim ngạch thương mại Nga - Trung liên tiếp tăng là chuyện hoàn toàn dễ hiểu. Chính vì vậy, giới chuyên gia cho rằng Nga đang từng bước phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, nhận định này đã bị Tổng thống Putin phủ nhận.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định trong một cuộc họp báo nằm trong khuôn khổ diễn đàn kinh tế quốc tế, Nga không e sợ Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Khi hợp tác với Bắc Kinh, Moscow chỉ chấp nhận những điều tốt cho cả hai.
"Nga không phải là một quốc gia đang sợ bất cứ điều gì, và chắc chắn, hành động của Trung Quốc không nhằm vào bất cứ sự hấp thụ nào, chúng tôi quyết định cùng nhau, và chúng tôi không có những quyết định có hại mà chỉ sẽ tốt cho chúng tôi", ông Putin nói.
Theo nhà lãnh đạo Nga, "sẽ có lỗi nếu không biết tận dụng lợi thế từ những cơ hội" nảy sinh trong kết quả hợp tác với Trung Quốc. "Nga là đất nước cởi mở dành cho sự hợp tác với tất cả các quốc gia và Trung Quốc hôm nay cũng đang phô trương sự cởi mở như vậy với toàn thế giới" - ông Putin nhận xét.
Ông Putin cho hay, trong ngày đầu tiên của diễn đàn Một vành đai, một con đường, ông đã gặp gỡ đại diện của các doanh nghiệp lớn nước ngoài, kể cả châu Âu. Và từ đó, ông lưu ý rằng, các nhà doanh nghiệp nước ngoài đều cảm nhận được "sự cởi mở và cam kết mở rộng hơn của Trung Quốc so với các quốc gia luôn được coi là động lực của nền kinh tế thế giới".
Tổng thống Nga khẳng định Moscow và Bắc Kinh đang đi đúng hướng về tối ưu hóa cơ cấu thương mại.
Chi Nguyễn

Sức mạnh đáng gờm của Không quân Nga

 Các chuyên gia cho rằng Không quân Nga hiện thời chưa có tiềm lực ngang bằng Không quân Mỹ nhưng Moscow đang tập trung phát triển cả về mặt chất và lượng.


Mỹ đang suy thoái, đồng Dollars sẽ sụp trong tương lai gần?

 Việc các nước mua dự trữ và rút ngoại tệ vàng từ Mỹ về cho thấy kỷ nguyên suy thoái của Mỹ sắp đến.

Ông Claudio Grass, đại diện của Viện Ludwig von Mises và cố vấn của Trung tâm Thụy Sĩ về Kim loại quý cho biết, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định rút 220 tấn vàng từ Hoa Kỳ, các ngân hàng thương mại lớn nhất của nước này cũng làm như vậy.
Vị chuyên gia này nhấn mạnh, việc Ankara bắt đầu rút vàng từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) là một quyết định sẽ gây ra rất nhiều biến động lớn, bước đi này báo hiệu rằng hệ thống tài chính toàn cầu sẽ về với trật tự đa cực.
Theo vị chuyên gia này, có một vài nguyên nhân khiến Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra quyết định này, cụ thể như sau:
Một là: Nguyên nhân chính là một đồng minh cũ thân cận của ông Erdogan là giáo sĩ Fethullah Gülen, người hiện đang sống ở Pennsylvania dưới sự bảo trợ của chính phủ Mỹ.
Ông Erdogan nói rằng, Fethullah Gülen cố gắng tác động đến khối quyền lực ở Thổ Nhĩ Kỳ để lật đổ ông ta. Chính quyền Ankara tuyên bố rằng, Gülen đứng sau âm mưu đảo chính cách đây một năm rưỡi và có sự dung dưỡng của Mỹ. Vì vậy, hiện Erdogan không còn tin cậy Gülen và Mỹ.
Hai là: Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp khó khăn và đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ chịu áp lực trong một thời gian dài. Đây chưa hẳn là những điều tình cờ và Erdogan cần phải đảm bảo dự trữ vàng quốc gia luôn được giữ gìn một cách tốt nhất, để những khi phát sinh sự kiện bất ngờ còn có nguồn lực để đối phó khẩn cấp.
My dang suy thoai, dong Dollars se sup trong tuong lai gan?
Các quốc gia đang ồ ạt rút vàng dự trữ từ Mỹ về nước
Vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ quyết định rút vàng dự trữ về nước cho thấy rằng ông không còn coi Hoa Kỳ là một đối tác đáng tin cậy.
Ba là: Thổ Nhĩ Kỳ có những lí do riêng tế nhị. Cần phải lưu ý rằng, Erdogan và Tổ chức “Anh em Hồi giáo” có ý định xây dựng lại "Đế quốc Ottoman, phiên bản 2.0". Có vẻ  Erdogan nhận thức được rằng, vàng là tiền bạc, đặc biệt có tính đến việc vàng được coi trọng hơn cả trong thế giới Hồi giáo.
Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một đồng minh của NATO, nhưng có vẻ như Erdogan muốn đi theo con đường riêng của mình. Vàng dự trữ cho phép ông tài trợ những dự án và giao dịch tiền tệ mà không cần đi qua hệ thống ngân hàng quốc tế.
Rút vàng dự trữ từ Mỹ sẽ trở thành xu thế?
Trả lời câu hỏi, “liệu những nước khác có thể làm theo Thổ Nhĩ Kỳ?”, vị chuyên gia này nhận định, đây là những gì chúng ta sẽ chứng kiến rõ nét trong thời gian tới.
Vài năm trước đây đã ghi nhận xu hướng các ngân hàng trung ương các nước bắt đầu rút khoản vàng dự trữ về nước. Điều này cho thấy rằng, các quốc gia đã nhận thức được rằng, lựa chọn khôn ngoan hơn là giữ toàn bộ số vàng của nước mình ở trong nước. Đồng thời, tại sao họ rút vàng dự trữ về nước nếu họ không tin rằng vàng là tiền?
Chúng ta đã thấy ngân hàng trung ương của các nước phương Tây, ví dụ như Đức, Hà Lan và Hungary, đã rút vàng dự trữ về nước, điều đó cho thấy rằng, họ đang cố gắng đa dạng hóa đồng tiền thanh toán để tránh rủi ro liên quan đến đồng dollars Mỹ như một đồng tiền dự trữ thế giới.
Về nguyên nhân dẫn đến xu hướng mua vàng và rút vàng dự trữ từ Hoa Kỳ? Phải chăng nguyên nhân chính là tình hình địa chính trị sau khi ông Donald Trump giữ ghế tổng thống Hoa Kỳ? Vị chuyên gia này khẳng định rằng, nguyên nhân chính là do Mỹ đã trở thành “con nợ lớn nhất thế giới’.
Đế quốc Mỹ đã lên nắm quyền sau Thế chiến II. Trong 60 năm qua, đồng dollars Mỹ là loại tiền tệ thông dụng nhất trên thế giới; thậm chí ngày nay, dự trữ dollars chiếm khoảng 60% dự trữ ngoại tệ của tất cả các ngân hàng trung ương. Đồng thời, trong thương mại quốc tế, đồng USD vẫn là đồng tiền chính.
Việc các nước đổ xô vào mua vàng để dự trữ và rút vàng dự trữ từ ngân khố Hoa Kỳ là “dấu hiệu của sự tan rã của một đế chế Mỹ”. Nó cho thấy rằng, nhân loại đang ra khỏi cục diện thế giới đơn cực và quay trở lại thế giới đa cực, tức là giai đoạn thống trị của Mỹ sắp kết thúc.
“Chúng ta đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ nợ dài hạn. Mọi thứ đều tuân thủ theo chu kỳ của nó. Các nước vẫn in tiền "từ không khí" liên tục như vậy trong gần 50 năm, kể từ khi Tổng thống Nixon hủy bỏ tiêu chuẩn vàng” - ông Claudio Grass nhận xét.
Việc các nước mua vàng dự trữ và rút vàng dự trữ về cho thấy đồng dollars đang mất giá trị và vị thế của Mỹ đang suy yếu
Hoa Kỳ đã trở thành con nợ lớn nhất thế giới, với nợ công lên tới 20.000 tỷ USD. Chúng ta không thể giải quyết cuộc khủng hoảng nợ bằng cách vay nợ nhiều hơn và đã đến lúc không ai muốn đầu tư vào một ổ nợ lớn nhất thế giới nữa.
Vị chuyên gia nhấn mạnh, tất cả các cuộc chiến tiền tệ mà chúng ta đã chứng kiến trong mười năm qua đều cho thấy rằng, thế giới đang thay đổi, thế giới hiện hữu của chúng ta đang sụp đổ, mà đỉnh cao của nó là sự kết thúc của thế thống trị mà nước Mỹ đang nắm giữ.
Điều này là một quy luật khách quan của các nền kinh tế, tương ứng với các nền văn minh, chứ nó không đơn thuần là do Trung Quốc bắt kịp và vượt Mỹ trong 15-20 năm nữa.
Trong một nghìn năm qua, chúng ta đều biết rằng, tất cả các đế chế đều bị sụp đổ sau một thời gian. Đồng thời, lịch sử đã chứng minh rằng, tất cả các đế chế đều có chung một đặc điểm là chúng bị sụp đổ sau khi tiền tệ bản vị của họ bị mất giá và làm suy yếu đế chế. Theo ông, đây chính là tình hình mà chúng ta đang thấy hiện nay.
“Trong năm 2008, chúng tôi đã đăng ký khoản vay gần 140 nghìn tỷ dollars, hôm nay khoản vay này đã là 230 nghìn tỷ đô la. Tất cả những gì mà chúng ta đã trải qua trong mười năm qua là ‘không có tiền lệ trong lịch sử’... Một ngày nào đó chúng ta sẽ phải trả nợ, và, theo ý kiến ​​của tôi, ngày đó đang đến gần” - ông Grass kết luận.
  • Nhật Nam

Lực lượng do Mỹ hỗ trợ tuyên bố thắng lớn trước quân đội Syria

Ngày đăng : 07:27 - 30/04/2018
Theo hãng tin Sputnik, Quân đội Syria mới đây tuyên bố rằng họ đã giành được nhiều ngôi làng từ Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn ở bờ đông sông Euphrates, SDF sau đó đã đáp trả và giành lại những làng này.
Lực lượng SDF cho biết họ vừa tiến hành một cuộc phản công nhằm vào quân đội Syria và khẳng định họ đã bị đánh bật khỏi 4 ngôi làng mà quân đội chính phủ đã kiểm soát được trước đó trong ngày. Họ không nói rõ liên quân do Mỹ đứng đầu có tham gia vào trận đánh này hay không. Washington hiện đang có sự sự hiện diện ở phía đông Syria.
Binh lính lực lượng SDF ở Syria.
Một nhà ngoại giao phương Tây giấu tên cũng nói với hãng tin Reuters rằng máy bay của liên quân Mỹ từ các căn cứ ở miền bắc Syria đã tấn công vào lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn, được cho là có tham gia giành lấy 4 ngôi làng ở trên.
Trước đó, truyền thông Syria đưa tin rằng quân đội Syria đã giành kiểm soát một số ngôi làng ở khu vực bờ đông sông Euphrates gần biên giới Iraq. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân của cuộc tấn công này.
Phía SDF cũng nói rằng họ đã vướng vào các cuộc giao tranh dữ dội với quân chính phủ Syria ở ngoại ô làng Janin, gần sông Euphrates. Họ cũng cáo buộc chính phủ Syria có ý định cản trở quá trình chuẩn bị của liên quân Mỹ trước khi tổ chức một chiến dịch quân sự nhằm vào các phần tử IS tại nhiều khu vực dọc bờ sông Euphrates mà chúng còn đang kiểm soát.
Lực lượng vũ trang SDF có thành phần nòng cốt là lực lượng dân quân người Kurd YPG đã giành được phần lớn vùng lãnh thổ bờ đông sông Euphrates trong khuôn khổ chiến dịch quân sự lớn nhằm đánh bật các phần tử khủng bố IS khỏi miền Đông Syria.
Quân đội Syria hiếm khi đối đầu với quân SDF trong cuộc chiến chống IS và đã tránh xa khỏi khu vực bờ đông sông Euphrates, chỉ tập trung giành lại khu vực mà phiến quân khủng bố chiếm đóng ở bờ phía tây của sông.
Nhiều sĩ quan quân đội và chuyên gia quốc phòng Mỹ cho biết, các “đường ranh giới ngăn xung đột” ngăn cách liên quân do Mỹ đứng đầu ở phía đông và các lực lượng do Nga và Iran hậu thuẫn ở phía tây đã được thiết lập để tránh xảy ra tình huống ngoài ý muốn.
Anh Tuấn (lược dịch)

Căn cứ quân sự Syria bị tấn công, nhiều người thương vong

Các căn cứ của quân đội Syria bị tấn công dữ dội hôm 29.4, gây ra một vụ nổ được cho là đủ mạnh để kích hoạt một vụ động đất, theo Newsweek.
Hãng thông tấn nhà nước SANA (Syria) dẫn một nguồn tin quân đội giấu tên, nói các vị trí quân sự ở các ngôi làng thuộc hai tỉnh Hama và Aleppo bị tấn công tên lửa lúc 22 giờ 30 phút khuya 29.4 (giờ địa phương) và gây ra tiếng nổ lớn.
Wikileaks cho biết các giám sát viên động đất ở Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận một sức nổ mạnh đạt cấp độ Richter.
Nhà báo Bassam Jaara của đài Al Jazeera và là người có cảm tình với quân nổi dậy, xác nhận có những tiếng nổ ở một căn cứ quân sự Syria ở vùng núi Al-Bahouth thuộc phía nam Hama.
Ông Jaara đưa lên mạng xã hội các ảnh cho thấy khói lửa cuộn cao ở vùng nông thôn Syria, và nói “có rất nhiều thương vong” trong một vụ tấn công vào nơi được cho là một vị trí quân sự của Iran.
Reuters đưa tin đó là căn cứ Lữ đoàn 47 của quân đội Syria và đây là một trung tâm tuyển quân người theo đạo Hồi dòng Shiite do Iran tài trợ, để các tay súng này chiến đấu cùng quân đội chính phủ Tổng thống Bahsar Al-Assad của Syria.
Hãng tin RIA Novosti (Nga) dẫn lời một quan chức Syria cho hay kho đạn của Lữ đoàn 47 bị trúng tên lửa, khiến nơi này nổ tung. Một kho đạn khác ở phía đông Aleppo (miền bắc Syria), nằm giữa phi trường Al-Malikiayh và Al-Nayrab cũng bị tấn công.
Các vụ nổ tại kho Hama kéo dài hơn 1 giờ rưỡi, lan sang khu vực lân cận và buộc người dân phải tháo chạy khỏi nhà. Chưa xác định rõ thông tin thương vong, nhưng ít nhất 40 người có thể đã thiệt mạng.
Đài truyền hình nhà nước Syria dẫn nguồn tin quân đội, nói: "Syria đang phải đối mặt với một cuộc xâm lược mới bằng tên lửa của kẻ thù, nhằm vào một số căn cứ quân sự tại hai tỉnh Hama và Aleppo".
Theo báo Haaretz, nhiều khả năng quân đội Israel đã thực hiện vụ không kích. Israel đã nhiều lần cáo buộc Iran đe dọa an ninh quốc gia của Israel và Iran gởi quân giúp chế độ Syria trong cuộc nội chiến 8 năm.
Ngày 9.4, không quân Israel tung 2 chiếc tiêm kích F-15 vào cuộc phóng 8 tên lửa vào căn cứ không quân T-4 của Syria ở tỉnh Homs (miền trung Syria), khiến ít nhất 7 lính Iran chết, gồm Đại tá Mehdi Dehghan là chỉ huy đơn vị máy bay khôngngười lái (UAV) của Iran ở căn cứ này.
Hồi tháng 2, hệ thống phòng không Syria bắn rơi một chiếc F-16 của không quân Israel, không lâu sau vụ Israel bắn một UAV Iran trong không phận Syria.
Căn cứ UAV của Iran ở Syria bị Israel tấn công - Ảnh: Jerusalem Post
Ngày 29.4, Bộ trưởng Quốc phòng Avigdor Lieberman tuyên bố: quân đội Israel sẽ tiếp tục tấn công Syria và “Nhà nước Israel không có ý định đứng bên lề” khi Iran vẫn còn hiện diện quân sự ở Syria.
Theo báo Haaretz, ông Lieberman còn nói: “Chúng tôi không có ý định tấn công Nga hoặc can thiệp vào chuyện nội bộ Syria, nhưng nếu ai đó nghĩ có thể phóng tên lửa hoặc tấn công Israel hoặc thậm chí máy bay của chúng tôi, chắc chắn chúng tôi sẽ phản ứng bằng vũ lực”.
Vị Bộ trưởng khẳng định những vấn đề của Israel là “Iran, Iran, Iran”, rồi ông cáo buộc Iran “âm mưu gây bất ổn toàn khu vực”.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng tuyên bố Israel sẽ tiếp tục "chống lại Iran ở Syria", trong khi Iran đã cảnh cáo rằng họ sẵn sàng đánh trả thù Israel không kích các vị trí của Iran và của đồng minh.
Bích Ngọc (theo Newsweek)

Cái nắm tay nhiều ý nghĩa của phu nhân hai nhà lãnh đạo Triều - Hàn

Ngày đăng : 13:48 - 28/04/2018
Lần đầu tiên gặp mặt sau khi hội nghị thượng đỉnh Liên Triều kết thúc ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm, phu nhân lãnh đạo Triều Tiên Ri Sol-ju và Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Jung-sook đã thể hiện sự thân thiết và cởi mở giống như người một nhà.
Hai nhà lãnh đạo và các phu nhân đã có cuộc trò chuyện thân mật trước khi bước vào bữa tiệc tối. Nguồn: Korea Times
Theo Korea Times, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và phu nhân Kim Jung-sook đã nói chuyện với ông Kim Jong-un và vợ Ri Sol-ju tại Nhà Hòa Bình trước khi chính thức bước vào buổi yến tiệc tối.
Tuy là lần đầu tiên gặp mặt, song Đệ nhất phu nhân Kim đã chào đón bà Ri Sol-ju hết sức nồng ấm. “Sau buổi họp thượng đỉnh vào sáng nay, chồng tôi đã nói với tôi rằng ông đã có cuộc đối thoại đầy chia sẻ với Tổng thống Moon. Điều này đã khiến tôi thấy rất hạnh phúc”, bà Ri nói với bà Kim. Trong suốt buổi tiệc, hai Đệ nhất phu nhân cũng cùng thưởng thức những màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc của nghệ sĩ hai miền. Sau bữa tối ấm cúng, hai phu nhân và hai nhà lãnh đạo đã có một buổi lễ chia tay thân mật bên ngoài Nhà Hòa Bình.
Cái nắm tay thể hiện sự thân thiết, tình cảm nồng ấm mà hai phu nhân dành cho nhau trong lần đầu gặp mặt. Nguồn: Korea Times
Tại hai cuộc gặp thượng đỉnh Liên Triều trước đây, cựu Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc cũng đồng hành cùng chồng là cựu Tổng thống Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun vào các năm 2000 và 2007, song khi đó, vợ của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đã không tham dự.
Trước đó, đã có những đồn đoán cho rằng bà Ri sẽ không tham dự, bởi bà đã không đến cùng ông Kim khi ông vượt qua biên giới để gặp Tổng thống Hàn Quốc. Sau đó, phát ngôn viên Nhà Xanh Yoon Young-chan đã tiết lộ rằng Đệ nhất phu nhân Triều Tiên sẽ có mặt tại Bàn Môn Điếm vào lúc 18h15 chiều 27/4.
Tháng trước, bà Ri cũng cùng chồng đến thăm chính thức Trung Quốc, gặp gỡ vợ chồng Chủ tịch Tập Cận Bình, và tham dự buổi hòa nhạc Liên Triều ở Bình Nhưỡng vào ngày1/4 và gặp gỡ đoàn đại biểu Hàn Quốc vào ngày 5/3 vừa qua.
Một số hình ảnh ấm áp của Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc và Triều Tiên tối 27/4:
Đệ nhất phu nhân Triều Tiên trong bữa tiệc tối tại Bàn Môn Điếm. Nguồn: Korea Times
Hai Đệ nhất phu nhân bắt tay thân mật khi lần đầu gặp gỡ. Nguồn: Reuters
Hai nhà lãnh đạo cùng vợ trò chuyện tại Nhà Hòa Bình. Nguồn: Reuters
Không khí nồng ấm tại buổi gặp gỡ. Nguồn: Reuters
Hai phu nhân nắm tay nhau trên đường tới khu vực xem biểu diễn nghệ thuật. Nguồn: Reuters
Hai nhà lãnh đạo và phu nhân chăm chú theo dõi các màn trình diễn nghệ thuật. Nguồn: Reuters
Hai phu nhân tay trong tay không rời trước khi chia tay sau một ngày lịch sử. Nguồn: Reuters
Hai phu nhân ôm tạm biệt, kết thúc một ngày thượng đỉnh Liên Triều lịch sử. Nguồn: Reuters

Tuệ Minh (lược dịch)

Ông Kim Jong-un tiết lộ điều kiện từ bỏ vũ khí hạt nhân

Cao Lực | 30/04/2018 08:55
Ông Kim Jong-un tiết lộ điều kiện từ bỏ vũ khí hạt nhân
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (phải) nâng ly cùng ông Kim Jong-un và Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Ảnh: Pool

Phát ngôn viên chính phủ Hàn Quốc hôm 29-4 tiết lộ nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã khẳng định với Tổng thống Moon Jae-in rằng ông sẵn sàng từ bỏ chương trình vũ khí nếu Mỹ cam kết không xâm lược Triều Tiên.


Phát ngôn viên chính phủ Hàn Quốc Yoon Young-chan cho biết ông Kim đưa ra lời khẳng định trên trong lúc gặp gỡ Tổng thống Moon tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm vào ngày 27-4.
"Tôi biết Mỹ từ lâu hành xử chống lại chúng tôi nhưng khi họ nói chuyện với chúng tôi, họ sẽ thấy rằng tôi không phải là kiểu người sẽ phóng vũ khí hạt nhân về phía Hàn Quốc, bay qua Thái Bình Dương hay nhắm vào Mỹ" – ông Kim khẳng định với ông Moon, theo lời kể của phát ngôn viên Yoon.
Đây là lời khẳng định đầy bất ngờ của nhà lãnh đạo Kim bởi trong suốt thời điểm căng thẳng leo thang vào năm ngoái, đó là những gì mà ông Kim đe dọa sẽ thực hiện nếu bị Mỹ và đồng minh khiêu khích.
Cũng vào hôm 27-4, ông Kim và Tổng thống Moon đã ký tuyên bố chung công nhận "một bán đảo Triều Tiên không hạt nhân" và "phi hạt nhân hóa hoàn toàn" là mong muốn chung của 2 nước.
Theo giới chức Hàn Quốc, lãnh đạo Kim khẳng định phi hạt nhân Triều Tiên là một quá trình dài, đòi hỏi nhiều vòng đàm phán và hành động nhằm xây dựng niềm tin.
"Nếu chúng ta gặp gỡ thường xuyên và xây dựng niềm tin với Mỹ và nếu hai phía đạt được cam kết kết thúc chiến tranh và không gây hấn, chúng tôi phải sống khổ sở với chương trình vũ khí hạt nhân làm gì cơ chứ?" – giới chức Hàn Quốc dẫn lời ông Kim cho biết.
Tổng thống Moon đã chia sẻ nội dung hội nghị thượng đỉnh liên Triều với Tổng thống Mỹ Donald Trump khi 2 nhà lãnh đạo điện đàm vào hôm 28-4. Tổng thống Moon đã nói với Tổng thống Trump rằng ông Kim khẳng định có thể thiết lập "mối quan hệ tốt" với ông Trump. Đáp lại, ông chủ Nhà Trắng khẳng định ông "mong chờ" hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên, dự kiến diễn ra vào tháng 5 hoặc 6 tới.
Trong bối cảnh quan hệ Triều Tiên – Hàn Quốc và Mỹ đang có những chuyển biến tích cực, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố Washington sẵn sàng rút quân khỏi Hàn Quốc nếu Seoul – Bình Nhưỡng có thể củng cố được một thỏa thuận hòa bình bền vững.
"Đó là một trong những vấn đề mà chúng tôi sẽ thương lượng với đồng minh của chúng tôi trước và tất nhiên là cả Triều Tiên nữa" – ông James Mattis khẳng định.
Theo trang tin Military, hiện có 28.000 binh sĩ Mỹ đóng quân tại Hàn Quốc.
Ông Kim Jong-un tiết lộ điều kiện từ bỏ vũ khí hạt nhân - Ảnh 2.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: Reuters




Võ sĩ MMA quen Tổng thống Putin bị FBI điều tra

Báo Guardian đưa tin đặc vụ Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) vừa thẩm vấn Fedor Emelianenko, một võ sĩ người Nga có liên quan với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump và luật sư Michael Cohen của vị chủ nhân Nhà Trắng.
Ông bầu Jerry Millen của Emelianenko cho biết FBI đã đến phòng khách sạn của anh ở Chicago hôm 24.4 để nói chuyện riêng với anh, trước khi Emelianenko có trận đấu với đối thủ Frank Mir ở nội dung hạng nặng của giải võ tổng hợp MMA (còn gọi là “võ chuồng”, do các đấu sĩ của tất cả các võ phái so tài trong một lồng sắt).
Ông bầu Millen xác nhận ông hoàn toàn bị bất ngờ vì nhóm đặc vụ FBI cư xử rất lịch sự và chuyên nghiệp, và họ còn đến xem trận đấu của Emelianenko hôm 28.4 (ảnh).
Đấu sĩ Emelianenko từng thống trị nội dung hạng nặng MMA từ năm 2000 đến 2010, kết thúc sự nghiệp năm 2012 nhưng rồi trở lại thi đấu hồi năm 2015. Anh hiện ký hợp đồng với công ty Bellator, đơn vị tổ chức MMA.
Tổng thống Putin từng xem các trận đấu của võ sĩ Emelianenko, và đấu sĩ 41 tuổi này cũng có ảnh kỷ niệm với vị lãnh đạo Nga.
Còn mối quan hệ của Emelianenko với ông Trump là từ năm 2008, khi anh ký hợp đồng thi đấu giải võ thuật Affliction Entertainment mà ông Trump có cổ phần.
Tại một cuộc họp báo ngày 5.6.2008, ông Trump đã công bố một kế hoạch thực hiện một chương trình truyền hình thực tế 15 tập, với Emelianenko là nhân vật chính, và chương trình được quay ở Nga. Nhưng kế hoạch không thành, và sau chỉ hai trận đấu của Emelianenko, giải Affliction bị giải thể vì những lý do tài chính.
Dù kế hoạch không thành, có thể sự liên quan của ông Trump cùng mối quan hệ của ông với Emelianenko, người xem ông Putin là bạn, đã là lý do FBI quan tâm đến đấu sĩ.
Còn phải tính đến việc luật sư riêng Cohen của ông Trump là quan chức điều hành Affliction.
Ngày 9.4, FBI đã lục soát nhà riêng, phòng khách sạn và văn phòng của Cohen ở New York, để tìm thông tin về một hợp đồng mà Cohen là môi giới ngay trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ 2016.
Hợp đồng mang nội dung nữ diễn viên đóng phim khiêu dâm Daniels Giông Bão (tên thật là Stephanie Clifford) giữ miệng, không công bố chuyện tình một đêm giữa cô với tỉ phú Trump hồi năm 2006.
Đầu năm 2018, Daniels Giông Bão tuyên bố chuyện tình một đêm, và nói ông Cohen đã đưa cô 130.000 USD để “bịt miệng” cô.
Cuộc điều tra hình sự đối với Cohen liên quan cuộc điều tra hai nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016 và nhóm tranh cử của ông Trump thông đồng với các quan chức Nga.
Hai cuộc điều tra này do Công tố viên Robert Muller dẫn đầu. Cho đến nay, nhiều người liên quan ông Trump đã bị FBI và nhóm của ông Muller thẩm vấn, trong đó có cựu Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng Michael Flynn.
Bên cạnh đó, từ tháng 6.2017, ông Muller đã thẩm vấn 20 quan chức có liên quan ông Trump, bao gồm cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus và cựu thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer.
Bích Ngọc (theo Guardian)