TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018


TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

From: Tuan Quoc Truong
To: Tran Thach ; Chau Phan TD ; TH LOC ; TD TRANDLONG
Cc: Pham Dung ; Loc Thai ; MINH NGOC NGUYEN ; son thu đuc dfw ; LongDallas
Sent: Tuesday, April 10, 2018, 8:44:39 PM CDT
Subject: Fwd:@ BAN CHẤP HÀNH HỘI THỦ ĐỨC THÔNG BÁO ( HIỆU ĐÍNH)


BAN CHẤP HÀNH HỘI CỰU SVSQ/TB     THỦ ĐỨC DALLAS- FORT WORTH

                     THÔNG BÁO

Ban Chấp Hành Hội Thủ Đức đã nhận được thư mời và cử đại diện đến tham dự các buổi họp :
A-  Ban Quản Trị Cộng Đồng người Việt Quốc Gia Dallas
B-   Ủy  Ban Bảo Tồn Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ tại Arlington
Nội dung: Tổ chức các ngày lễ 30 tháng 4  và 19 tháng 6 năm 2018
a/ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Dallas
Tại trụ sở cộng đồng Dallas, thời gian 02 giờ chiều , ngày 29-4-2018
Tham dự diễn hành bằng xe trên công lộ tại khu vực thuộc thành phố Garland, sau đó trở về làm lễ tại trụ sở cộng đồng
b/Tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ tại thành phố Arlington
Thời gian 5giờ chiều, ngày 28 tháng 4 năm 2018
Theo thư mời và yêu cầu của ban tổ chức, hội Cựu SVSQ/TB Thủ Đức đã chấp thuận yểm trợ toán Quốc Quân Kỳ và phối hợp với các hội đoàn cựu quân nhân QLVNCH đang sinh hoạt độc lập tại địa phương cùng nhau làm nghi thức chào cờ và Truy Điệu cho :  Quân ,Dân , Cán Chính VNCH đã” Vị Quốc Vong Thân “  trong biến cố 30 tháng 4 năm 1975
c/ Ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 2018:
Do các hội đoàn Cựu Quân Nhân QLVNCH , sinh hoạt độc lập tại Dallas- Fort Worth , phối hợp tổ chức vào lủc: 03 giờ chiều ngày 24 tháng 6  năm 2018
Làm lễ Truy Điệu tại tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ thuộc thành phố Arlington
05 giờ chiều đến 10 giờ đêm tại : PEARL RESTAURANT
           2625 W. Pioneer Pkwy. #600
Grand Prairie, TX. 75051
d/ Cộng đồng Hạt Tarrant : Ban Chấp Hành Hội Thủ Đức không nhận được thư mời, tuy nhiên có thông báo trên hệ thống truyền thông báo chí , quý huynh trưởng , đồng môn theo dõi để biết thời gian và địa điểm hành lễ
Trên đây là những thông tin , Ban chấp Hành đã nhận được và kính thông báo đến quý huynh trưởng , đồng môn sắp xếp  và tuỳ nghi theo thời gian , địa điểm thuận tiện để tham dự
Trân trọng kính chào
Arlington, ngày 09 tháng 4 năm 2018
TM/BCH   Hội Trưởng
              Trịnh Thiên Khoa

Trương Quốc Tuấn : Kính chuyển


Tại Thượng Viện Mỹ, ông chủ Facebook hối lỗi về vụ bê bối thu thập thông tin cá nhân

Đăng ngày 11-04-2018 Sửa đổi ngày 11-04-2018 13:02
mediaMark Zuckerberg, chủ nhân Facebook ra điều trần trước Thượng Viện Hoa Kỳ, Washington, ngày 10/04/2018REUTERS
Hôm qua, 10/04/2018, Mark Zuckerberg, ông chủ của Facebook đã phải điều trần trước hai tiểu ban của Thượng Viện Hoa Kỳ về vụ cung cấp các thông tin cá nhân của người sử dụng mạng xã hội cho một công ty tư vấn phục vụ cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ 2016.
Trong cuộc điều trần kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, ông chủ của Facebook lại một lần nữa thừa nhận trách nhiệm của mình trong vụ việc này. Thế nhưng, các nghị sĩ đã tỏ thái độ hoài nghi về lời hứa tăng cường bảo mật các thông tin cá nhân.
Từ California, thông tín viên Eric de Salve gửi về bài tường trình :
Ông có sẵn sàng cho chúng tôi biết tên khách sạn ông ở hoặc ngủ qua đêm không ? Mark Zuckerberg đã trả lời là « không », trong cuộc điều trần đầu tiên trước các tiểu ban của Thượng Viện. Ông có thể cho chúng tôi biết là tuần trước, ông đã trao đổi thư điện tử với ai được không ? Ông chủ Facebook trả lời : Chắc chắn là tôi không muốn cho biết điều đó một cách công khai, ở đây.
Thượng nghị sĩ bang Illinois nhấn mạnh, thế mà trên mạng xã hội, quyền bảo vệ cuộc sống riêng tư lại không được tôn trọng đối với 87 triệu người sử dụng Facebook, các thông tín cá nhân của họ đã bị lấy và chuyển cho công ty khác.
Vẻ mặt căng thẳng, không thoải mái trong trang phục áo vét, thắt cà-vạt, chủ tịch tổng giám đốc Facebook đã phải trả lời hàng loạt câu hỏi của hai tiểu ban Thượng Viện trong 4 tiếng rưỡi. Thế rồi, thượng nghị sĩ John Kennedy đốp chát : Tôi nói với ông một cách lịch sự rằng các quy định về việc sử dụng mạng xã hội của ông là vô tích sự.
Sau vụ bê bối Cambridge Analytica, các nghị sĩ Mỹ muốn biết liệu từ nay, Facebook có thể một mình đủ khả năng bảo vệ các thông tin cá nhân của người sử dụng mạng xã hội và không để bị thao túng vì các mục đích chính trị hay là cần phải có những quy định quản lý mạng xã hội. Các nghị sĩ cũng muốn có những bảo đảm, không để cho Nga lợi dụng và can thiệp. Về điểm này, Zuckerberg trả lời : tại Nga, có những người mà công việc chính của họ là lũng đoạn các hệ thống của chúng ta. Đó là một cuộc chạy đua vũ trang.
Chủ tịch tổng giám đốc Facebook lại nhiều lần xin lỗi thay vì cần phải nói đến việc xem xét lại mô hình hoạt động của mạng xã hội này. Do vậy, một nữ thượng nghị sĩ tỏ ra bi quan và nói thẳng : Thôi, hãy ngừng xin lỗi và bắt đầu thay đổi mô hình đi.

Vì sao Mark Zuckerberg mặc vest, ngồi đệm cao 10 cm khi điều trần?

Nhìn lại quá khứ, người ta đếm được đúng 5 lần ông chủ Facebook xuất hiện với bộ áo vest, trong đó một lần là đám cưới với vợ Priscilla Chan vào năm 2015.
Tại buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ rạng sáng 11/4 giờ Việt Nam, một trong những lần hiếm hoi người ta thấy ông chủ Facebook mặc áo vest xanh đậm, áo sơ mi trắng, cravat xanh dương, thay cho hình ảnh quần jean xanh, áo phông xám quen thuộc.
Không nghi ngờ gì nữa, sau loạt bê bối dữ liệu nghiêm trọng đầu 2018, bộ trang phục này cho thấy Mark Zuckerberg muốn thể hiện sự thành khẩn và chân thành được sửa chữa lỗi lầm đã gây ra. Vì đây là thái độ "nhập gia tùy tục".
Thợ may nổi tiếng tại New York Alan, tác giả cuốn ''Quần áo và con người" Alan Flusser cho hay thông điệp mà Mark muốn truyền tải thông qua bộ vest của mình: "Mark muốn nói với các nhà lập pháp rằng: tôi ở trong nhà của bạn, và tôi sẽ chấp nhận các quy tắc mà bạn đề ra".
Vi sao Mark Zuckerberg mac vest, ngoi dem cao 10 cm khi dieu tran? hinh anh 1
Phiên điều trần sáng nay là lần hiếm hoi người ta thấy ông chủ Facebook trong bộ vest. Ảnh: Racked.
Cách ăn mặc đơn giản áo phông và quần jean của Mark là đề tài nghiên cứu của các chuyên gia lâu nay. Thậm chí sau khi phong cách ăn mặc tối giản này được sự ủng hộ của cựu Tổng thống Barack Obama vào năm 2015, người ta còn đặt hẳn cho nó một cái tên "Quyết định khó khăn" (decision fatigue).
Nhìn lại quá khứ, số lần Mark chịu mặc vest chỉ đếm trên đầu ngón tay: Hội nghị thượng đỉnh G8 ở Pháp năm 2011, đám cưới của mình năm 2012, ăn tối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, gặp gỡ Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi năm 2015, làm chứng tại một phiên tòa ở Dallas năm 2017.
Vi sao Mark Zuckerberg mac vest, ngoi dem cao 10 cm khi dieu tran? hinh anh 2
Mark đã ngồi lên tấm đệm cao 10 cm này suốt buổi điều trần. Ảnh: Buzzfeed.
Bên cạnh đó, người ta còn bắt gặp Mark ngồi trên chiếc ghế đệm dày 10 cm trong suốt buổi điều trần. Người đàn ông 33 tuổi cao 1,7m này rõ ràng không muốn hình ảnh mình nhỏ bé trong con mắt các Nghị sĩ Quốc hội Mỹ
Ngoài ra, tóc của Mark được chải gọn gàng, ép chặt đến mức tờ Washington Post mô tả "trông giống như đang sám hối hơn là chải chuốt".
Vi sao Mark Zuckerberg mac vest, ngoi dem cao 10 cm khi dieu tran? hinh anh 3
Đôi mắt lộ rõ vẻ mệt mỏi của Mark Zuckerberg. Ảnh: TheWashingtonPost.
Hôm thứ hai, sau các cuộc họp sơ bộ trước thềm phiên điều trần, cánh phóng viên quốc tế không khó để nhận ra nét mệt mỏi trong đôi mắt của Mark. Thay vì nhìn giữa khoảng không lối đi như thường lệ, Mark Zuckerberg cố ý nhìn thẳng vào camera. Đôi mắt này dường như muốn nói: "Tôi đã quá mệt mỏi rồi. Liệu có thể thoát ra khỏi đây không?".
5 điểm nhấn đáng chú ý nhất trong phiên điều trần của Mark Zuckerberg trước Thượng viện

Facebook có thể bị phạt lên đến hàng tỷ USD

7,1 nghìn tỷ USD là con số vô cùng lớn nếu nhân từ con số 41.484 USD mỗi vụ vi phạm dữ liệu. Facebook có thể bị phạt nặng, nhưng ở mức thực tế hơn.



Đây sẽ là một tuần khó khăn với Facebook. Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg sẽ phải đối chất trước Quốc hội về các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến mạng xã hội này. Tuy nhiên Facebook còn có nguy cơ bị Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) phạt với mức án rất lớn.
Facebook co the bi phat len den hang ty USD hinh anh 1
Facebook đang đứng trước nguy cơ bị phạt nặng sau vụ bê bối
Năm 2011, Facebook đã từng cam kết sẽ đảm bảo quyền riêng tư cho người dùng với FTC sau cáo buộc “không giữ lời” và công khai thông tin người dùng của mạng xã hội này. Theo đó, Facebook phải tuân theo những hướng dẫn cụ thể để bảo vệ thông tin người dùng.
FTC chỉ rõ “Facebook bị cấm đưa các thông tin sai lệch về quyền riêng tư hoặc bảo mật thông tin cá nhân người dùng, bắt buộc phải có sự đồng ý rõ ràng của người dùng trước khi có thay đổi ảnh hường tới quyền riêng tư của họ.”
Leibowitz, chủ tịch FTC từng tuyên bố vào năm 2011 "Facebook có nghĩa vụ giữ lời hứa về quyền riêng tư với hàng trăm triệu người dùng của họ. Không được phép đánh đổi sự riêng tư của người dùng để lấy lợi nhuận thương mại. FTC sẽ đảm bảo sẽ can thiệp để việc này không xảy ra"
Theo trang web của FTC, số tiền phạt dân sự tối đa cho mỗi vi phạm của facebook có thể lên đến 41.484 đô la.
Theo ước lượng của Washington Post, với sai phạm của Facebook trên người dùng bị Cambridge Analytica thu thập dữ liệu thì công ty này có thể bị FTC phạt tới 7,1 nghìn tỷ USD (khoảng 161,363 nghìn tỷ đồng).
Tuy nhiên, khả năng cao FTC không phạt Facebook nhiều đến vậy. Nhưng nếu họ điều tra thấy Facebook vi phạm thỏa thuận năm 2011, công ty này vẫn sẽ bị phạt nặng, với một mức thực tế. 
Theo news.zing.vn



Mỹ : FBI khám xét văn phòng luật sư riêng của Donald Trump

Đăng ngày 10-04-2018 Sửa đổi ngày 10-04-2018 14:00
mediaCảnh sát và nhân viên bảo vệ trước khu nhà 30 Rockefeller Plaza, nơi ở của ông Michael Cohen, luật sư riêng của tổng thống Donald Trump, New York, Hoa Kỳ, ngày 09/04/2018REUTERS
Cục điều tra liên bang FBI vào hôm qua, 09/04/2018, đã tiến hành khám xét văn phòng của ông Michael Cohen, luật sư riêng của tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thông tin này được nhật báo Mỹ New York Times tiết lộ, cho biết là nhân viên FBI đã mang đi nhiều tài liệu, trong đó có những tài liệu liên quan đến các khoản tiền mà luật sư này đã rót cho cựu diễn viên phim khiêu dâm Stormy Daniels.
FBI đã mở cuộc khám xét sau khi nhận được các thông tin từ công tố viên đặc biệt Robert Mueller, đặc trách điều tra về nghi án Nga xen vào bầu cử tổng thống Mỹ.
Thông tín viên RFI tại Washington, Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :
"Vụ khám xét không liên quan trực tiếp đến cuộc điều tra mà ông Mueller đảm trách, nhưng ông đã đánh giá là một số thông tin ông nắm được có thể hữu ích cho công tố viên liên bang ở New York. Tuy nhiên khi cung cấp thông tin cho đồng nghiệp, ông Mueller đã phải được cấp trên trực tiếp, tức là nhân vật số 2 của bộ Tư Pháp đồng ý.
Theo báo New York Times, nhân viên FBI đã tịch thu nhiều tài liệu trong đó có một số liên quan đến vụ chi ra 130.000 đô la cho nữ diễn viên phim khiêu dâm Stormy Daniels để cô này giữ im lặng về mối quan hệ với ông Trump.
Luật sư Michael Cohen, làm việc cho ông Trump từ 12 năm qua và rất trung thành với thân chủ, đã quả quyết rằng ông đã rút tiền túi để trả số tiền trên. Vấn đề là người ta không biết ông có được hoàn trả số tiền này hay không : vị luật sư chỉ nói là dịch vụ tài chính này được thực hiện một cách hợp pháp.
FBI dường như đã tịch thu máy tính, điện thoại của vị luật sư cũng những ghi chép về những cuộc nói chuyện giữa ông với ông Trump. Những trao đổi giữa luật sư và thân chủ trên nguyên tắc được giữ kín ngoại trừ trường hợp có hành vi đáng ngờ.
Luật sư của ông Michael Cohen đã cho rằng vụ khám xét vô ích và không thỏa đáng. Theo đài CNN, ông Donald Trump đã được báo trước về cuộc khám xét này trước khi vụ việc được công bố."
Ngay khi được tin về vụ khám xét, tổng thống Trump đã phản ứng giận dữ, không ngần ngại tố cáo công tố viên đặc biệt Robert Mueller về vụ này. Phát biểu với các nhà báo trước một cuộc họp, ông xác nhận : « Tôi vừa được tin họ xông vào văn phòng một luật sư riêng của tôi, một người rất tốt. Đây là hành vi đáng hổ thẹn. Cuộc săn đuổi phù thủy vẫn tiếp diễn... tấn công vào đất nước chúng ta, tấn công vào những điều mà chúng ta đấu tranh ».

Mỹ : Chưởng lý đặc biệt Mueller lại trong tầm ngắm của tổng thống Trump

Đăng ngày 11-04-2018 Sửa đổi ngày 11-04-2018 13:03
mediaChưởng lý đặc biệt Robert Mueller trong tầm ngắm của tổng thống Mỹ Donald TrumpREUTERS/Jonathan Ernst
Liệu tổng thống Mỹ Donald Trump có cách chức chưởng lý đặc biệt Robert Mueller, người phụ trách điều tra nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 ? Sau khi Cục điều tra liên bang Mỹ FBI khám xét văn phòng luật sư riêng của Donald Trump, câu hỏi này đang được nêu ra tại Washington ? Tổng thống Mỹ đã tính tới việc này.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình :
Cuộc săn đuổi phù thủy. Trên mạng xã hội Twitter, hôm qua, Donald Trump viết bằng chữ hoa dòng chữ trên, khi ông nói đến cuộc điều tra của chưởng lý đặc biệt Robert Mueller. Tổng thống Mỹ không giấu diếm sự bực bội và đã nêu ý định muốn sa thải vị ông chưởng lý đặc biệt. Theo các chuyên gia, tổng thống Mỹ không thể sa thải mà không cần đếm xỉa đến cấp trên trực tiếp của chưởng lý đặc biệt Robert Mueller, ông Rod Rosenstein, lãnh đạo số hai bộ Tư Pháp. Tuy nhiên, phát ngôn viên Nhà Trắng, Sarah Sanders lại có ý kiến khác. Bà nói : Chúng tôi được thông báo là tổng thống có thể đưa ra quyết định này. Tôi biết nhiều chuyên gia tư pháp, kể cả ở bộ Tư Pháp ; họ cho rằng tổng thống có quyền là việc này.
Bất luận quy trình như thế nào, nguy cơ sa thải chưởng lý đặc biệt đang ám ảnh bầu không khí hành lang Quốc Hội Hoa Kỳ. Lãnh đạo nhóm nghị sĩ đảng Dân Chủ ở Thượng Viện đề nghị bỏ phiếu biện pháp bảo vệ chưởng lý đặc biệt. Một số nghị sĩ bên đảng Cộng Hòa cũng lo ngại, như trường hợp thượng nghị sĩ Chuck Grassley, chủ tịch tiểu ban luật pháp Thượng Viện. Ông cảnh báo : Nếu tổng thống sa thải chưởng lý đặc biệt thì đó là một hành động tự sát. Theo tôi, tổng thống càng ít nói về vụ này thì càng tốt cho ông. Tôi nghĩ chưởng lý Mueller là một người có năng lực và tôi tôn trọng ông. Cần phải để mọi việc diễn ra một cách bình thường.
Theo một cuộc thăm dò, 69% dân Mỹ và 55% thành viên đảng Cộng Hòa, chống lại việc chưởng lý Robert Mueller bị miễn nhiệm, rút ra khỏi cuộc điều tra về nghi án Nga.

Đàm phán phi hạt nhân hóa : Bắc Triều Tiên tìm kiếm hỗ trợ của Nga

Đăng ngày 11-04-2018 Sửa đổi ngày 11-04-2018 12:21
mediaNgoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho (T) và đồng nhiệm Nga Sergueï Lavrov tại Matxcơva ngày 10/04/2018.REUTERS/Sergei Karpukhin
Đang công du Nga, hôm qua, 10/04/2018, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho đã hội đàm với đồng nhiệm Serguei Lavrov. Đây là quan chức cao cấp nhất của Bắc Triều Tiên đến Matxcơva những năm gần đây.
Chính quyền Kim Jong Un tìm kiếm sự hậu thuẫn của Nga trước các cuộc đối thoại thượng đỉnh với Seoul và Washington. Nga kêu gọi cộng đồng quốc tế có các bảo đảm chắc chắn về an ninh đối với chế độ Bình Nhưỡng, trong quá trình « phi hạt nhân hóa ».
Thông tín viên Etienne Bouche tường trình từ Matxcơva :
« Chuyến đi Nga của một nhân vật quan trọng trong chính quyền Bắc Triều Tiên đương nhiên thu hút sự chú ý đặc biệt. Chuyến công du lần trước là vào tháng 9/2017, trong bối cảnh khủng hoảng hạt nhân giữa Bình Nhưỡng và Washington.
Cuộc hội kiến hôm thứ Ba diễn ra trong khung cảnh hoàn toàn khác : Hai miền Triều Tiên đã xích lại gần nhau một cách biểu tượng trong thời gian Thế Vận Hội mùa đông. Ngoại trưởng Nga Lavrov hoan nghênh ‘‘tình hình đang được bình thường hóa dần dần’’.
Kết thúc cuộc hội kiến, lãnh đạo ngoại giao Nga phát biểu một mình trước báo giới. Ông Lavrov khẳng định tiến trình phi hạt nhân hóa chỉ có thể diễn ra, nếu Bình Nhưỡng được bảo đảm về an ninh. Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh : ‘‘Trong bối cảnh phi hạt nhân hóa, các lợi ích chính đáng về an ninh của Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên dĩ nhiên phải là chủ đề của đàm phán, cần phải có các bảo đảm rất nghiêm túc. Các bảo đảm này phải chắc chắn như bê-tông cốt thép’’.
Theo ông Lavrov, mục tiêu đặt ra là đạt được ‘‘một thỏa thuận đa phương’’ về an ninh tại Đông Á. Sau chuyến công du lịch sử tại Bắc Kinh, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sẽ gặp tổng thống Hàn Quốc vào cuối tháng này tại khu phi quân sự, đường ranh phân cắt hai miền Nam Bắc. Sau đó vài tuần là cuộc gặp dự kiến với tổng thống Mỹ ».
Quốc Hội Bắc Triều Tiên họp, Seoul theo dõi sát
Ngày hôm nay, 11/04, Quốc Hội Bắc Triều Tiên khai mạc kỳ họp thường niên duy nhất trong năm. Theo hãng tin Yonhap, bộ Thống Nhất Hàn Quốc cho biết theo dõi sát kỳ họp này để xem Quốc Hội miền Bắc kỳ này có công bố các định hướng chính trị mới hay không, hai tuần trước thượng đỉnh Moon-Kim. Trong những năm vừa qua, kỳ họp Quốc Hội thường là dịp để chính quyền Bình Nhưỡng thông báo lập trường về chương trình phát triển vũ khí hạt nhân quân sự của quốc gia này.

Tấn công Syria : Khả năng hành động hạn hẹp của tổng thống Donald Trump

Đăng ngày 10-04-2018 Sửa đổi ngày 10-04-2018 14:32
mediaKhu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Porter của Mỹ phóng tên lửa vào Syria từ Đại Tây Dương, ngày 07/04/2017.Ford Williams/Courtesy U.S. Navy
Khoảng 50 thường dân Syria đã bị thiệt mạng và vài trăm người khác bị thương tại Douma trong vụ tấn công bằng chất Chlore tối 07/04/2018, được cho là do chế độ Damas tiến hành, song Matxcơva bác bỏ mọi bằng chứng. Cả Nga và Iran bị cáo buộc dung túng để Syria sử dụng vũ khí hóa học.
Với Paris, lằn ranh đỏ tại Syria đã bị vượt qua và cộng đồng quốc tế sẽ có biện pháp trừng phạt « cứng rắn » sau khi tổng thống Pháp điện đàm với đồng nhiệm Mỹ tối 09/04. Gần như cùng lúc, tổng thống Donald Trump cũng đe dọa đưa ra biện pháp « mạnh mẽ », « cương quyết » trong vòng 24 đến 48 giờ tới để buộc chế độ Bachar Al Assad và các đồng minh phải « trả giá » vì hành động « ghê rợn nhắm vào người dân vô tội ». Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis « không loại trừ bất kỳ khả năng nào » khi trả lời về khả năng tấn công Syria, đồng thời ông nhấn mạnh « muốn giải quyết vấn đề cùng với sự hợp tác của các đồng minh và đối tác, từ NATO đến Qatar ».
Tuy nhiên, giải pháp dùng quân sự của tổng thống Donald Trump có thật sự hữu hiệu không ? Đâu là những hạn chế của lựa chọn quân sự trong khi chiến trường Syria ngày càng phức tạp do nhiều cuộc chiến đan xen nhau cùng với sự can thiệp của nhiều thế lực bên ngoài ?
Thứ nhất, theo AFP, khi tấn công quân sự chế độ Damas, Hoa Kỳ có nguy cơ đối đầu trực tiếp với lực lượng Nga được triển khai tại Syria. Chuyên gia Ben Connable thuộc trung tâm nghiên cứu Rand khuyến cáo : « Hoa Kỳ phải hết sức chú ý để không tấn công vào các mục tiêu Nga hoặc sát hại cố vấn Nga. Chỉ việc này thôi cũng đã hạn chế đáng kể các khả năng lựa chọn của Mỹ vì quân nhân Nga thường hòa nhập vào các đội quân của Syria ».
Thứ hai, Mỹ cũng phải tránh hai căn cứ quân sự do Nga kiểm soát trên lãnh thổ Syria : căn cứ không quân Hmeimim ở phía tây và căn cứ hải quân Tartus bên bờ Địa Trung Hải. Trong lần phát biểu gần đây nhất, tổng thống Mỹ khẳng định chỉ tấn công vào căn cứ không quân của Syria. Theo nhận định của nhà nghiên cứu Ben Connable, « về mặt quân sự, đây cũng là giới hạn của việc mà Hoa Kỳ có thể làm ».
Nếu dùng đến « vũ lực », tổng thống Mỹ sẽ phải chọn phương pháp nào ? Liệu chủ nhân Nhà Trắng sẽ sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk bắn từ ngoài khơi ? Biện pháp này đã được ông ra lệnh ngày 07/04/2017, trước sự hiện diện của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Quân đội Mỹ đã phóng 59 tên lửa nhắm vào căn cứ Al Shayrat, gần thành phố Homs, nơi được cho là có một phi cơ của chế độ Damas đã cất cánh ba ngày trước đó để thả khí sarin xuống làng Khan Cheikhoun (tây bắc Syria) khiến 80 người chết.
Một khả năng khác, theo ông Ben Connable, là gửi quân tăng viện đến miền bắc Syria nhằm làm suy yếu chế độ Damas hiện đang đối mặt với các lực lượng nổi dậy. Tuy nhiên, vào tuần trước, tổng thống Mỹ từng tuyên bố muốn rút quân Mỹ khỏi Syria ngay khi có thể vì « đã đến lúc về nhà ».
Chính quyết định này đã « cổ vũ » Bachar Al Assad « thực hiện thêm một vụ tấn công hóa học mới nhắm vào những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội », theo cáo buộc của ông John McCain. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa tiểu bang Arizona cho rằng « tổng thống đã phản ứng kiên quyết vào năm ngoái (2017). Ông cũng nên làm như vậy thêm lần nữa và cho thấy rằng Assad sẽ phải trả giá cho những tội ác chiến tranh mà ông ta gây ra ».
Tuy nhiên, theo đại tá Daniel Davis, chuyên gia thuộc trung tâm nghiên cứu Defense Priorites, « giải pháp chính trị tệ hại nhất đối với Mỹ chính là can thiệp sâu hơn vào cuộc nội chiến tại Syria, dù tàn nhẫn, trong khi cuộc nội chiến này không đe dọa an ninh và sự phồn thịnh của Mỹ. Thêm vào đó, can thiệp quân sự có nguy cơ va chạm với Nga, quốc gia cũng nắm giữ vũ khí hạt nhân ». Vì vậy, chuyên gia này ủng hộ giải pháp rút quân.
Như trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học của chế độ Damas vào năm 2017, tổng thống Mỹ cũng cần đến ba ngày để đưa ra quyết định tấn công trừng phạt. Liệu ông Donald Trump đang cân nhắc những « hậu quả nghiêm trọng » nếu dùng vũ lực như cảnh báo của đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc trước Hội Đồng Bảo An ?

Mỹ dọa tấn công Syria, tin đồn Tổng thống Assad rời Syria

Có nhiều thông tin trái chiều nhau về việc Tổng thống Assad và gia đình đã rời Syria đến Tehran sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tấn công Syria.

Tờ Express dẫn một số nguồn tin Trung Đông cho biết, Tổng thống Syria - Bashar al-Assad và gia đình được cho là đã
Theo đó, gia đình ông Assad đã di tản đến Tehran sau khi một căn cứ không quân ở Syria bị tấn công hôm 9/4 và Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tấn công Syria để trả đũa cho một vụ tấn công hóa học ở Douma khiến nhiều dân thường thiệt mạng hôm 7/4.
Tuy nhiên, Sputnik dẫn lời một số nguồn tin thân cận với ông Assad bác bỏ những thông tin trên và cho rằng đây là những thông tin "hoàn toàn không đúng sự thật".
Nếu nguồn tin này là đúng, ông Assad và gia đình vẫn ở trong Dinh tổng thống trên núi Mezzeh, phía bắc khu Mezzeh ở thủ đô Damascus. Đây là nơi Tổng thống Syria vẫn sống trong suốt cuộc nội chiến kéo dài 7 năm qua ở Syria.
My doa tan cong Syria, tin don Tong thong Assad roi Syria
Một số nguồn tin Trung Đông cho rằng Tổng thống Syria - Bashar al-Assad và gia đình được cho là đã rời khỏi Syria vì lo sợ các cuộc tấn công của các cường quốc phương Tây.
Liên quan đến tình hình Syria, báo Washington Examiner trích dẫn các nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho biết, quân đội Mỹ được cho là đang cân nhắc một số lựa chọn để tấn công Syria sau khi cáo buộc chính quyền Syria tiến hành vụ tấn công hóa học vào thường dân ở thị trấn Douma.
Trong số các lựa chọn quân sự để tấn công ở Syria có thể bao gồm cuộc tấn công tương tự hồi năm ngoái khi Mỹ phóng 59 tên lửa hành trình vào một căn cứ không quân Syria ở tỉnh Homs.
Trong khi đó, Cơ quan An toàn hàng không châu Âu đã phát cảnh báo đối với khu vực phía Đông Địa Trung Hải do nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công tên lửa vào Syria trong vòng 72 giờ tới.
Trong một động thái được cho là có liên quan, Hải quân Mỹ cho biết nhóm tác chiến, gồm tàu sân bay USS Harry S. Truman, tàu tuần dương USS Normandy cùng các tàu khu trục USS Arleigh Burke, USS Bulkeley, USS Forrest Sherman và USS Farragut, sẽ rời quân cảng Norfolk vào ngày 11/4 để tới Trung Đông thực hiện nhiệm vụ mới.
Lầu Năm Góc cho biết, tàu khu trục USS Jason Dunham và USS The Sullivans sẽ tham gia đội hình nhóm tác chiến sau đó. Tàu hộ vệ tên lửa FGS Hessen của Đức cũng đồng hành với các chiến hạm Mỹ trong nửa đầu nhiệm vụ.
Người phát ngôn hải quân Mỹ Chloe Morgan khẳng định đây là "nhiệm vụ tái triển khai được lên kế hoạch từ trước", nhưng từ chối tiết lộ thời điểm nhóm tác chiến tàu sân bay Harry S. Truman tới Trung Đông, cũng như thời gian tàu chiến Mỹ hoạt động tại đây. Các chiến hạm sẽ hoạt động trong khu vực do Hạm đội 5 và 6 của hải quân Mỹ quản lý, gồm phía tây Ấn Độ Dương, vịnh Ba Tư và Địa Trung Hải.
Mỹ đã triển khai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Donald Cook ở phía đông Địa Trung Hải, nơi nó có thể tiến hành các cuộc tiến công nhằm vào lãnh thổ Syria. Chiếc thứ hai là USS Porter dự kiến đến khu vực này trong vài ngày tới.
Hải Yến
 

Ông Trump tuyên bố sắp tấn công Syria bằng tên lửa mới 'đẹp và thông minh'



Nga sẽ bắn hạ bất cứ tên lửa nào của Mỹ nhằm vào Syria



Ông Trump suy tính phương án quân sự, Lầu Năm Góc lo 

'đạn lạc' trúng quân Nga





Chuyên gia: Mỹ có thể tấn công Syria bằng 200 tên lửa 

Tomahawk

Ngày đăng : 10:39 - 11/04/2018
Mỹ có khả năng sẽ tấn công vào Syria từ Ả Rập Xê-út, tấn công vào các mục tiêu quan trọng bao gồm cơ sở hạ tầng quân sự Syria bằng 40-200 quả tên lửa hành trình Tomahawk.
Giới chuyên gia nhận định kịch bản Mỹ tấn công Syria bằng 200 tên lửa Tomahawk
Phân tích trên do Tiến sĩ Quân Khoa học – Quân sự Konstantin Sivkov đưa ra trên RIA Novosti.
Trước đó, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông sẽ quyết định về hành động của Hoa Kỳ liên quan đến các báo cáo về một cuộc tấn công hóa học ở Douma, Đông Ghouta, Syria trong thời gian tới.
Người đứng đầu Nhà Trắng cam kết sẽ trừng phạt những kẻ gây ra tội lỗi, ông không loại trừ trách nhiệm về những gì đã xảy ra ở Douma, Đông Ghouta đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
"Hiện nay nếu Mỹ đối chọi trực tiếp với Nga sẽ gặp bất lợi, vì vậy đòn tấn công Syria chắc sẽ được Mỹ tính toán để làm sao ở ngoài tầm của các phương tiện phòng không Nga. Tôi đang nói về việc sử dụng máy bay ném bom B-52, bố trí tại Ả rập Xê-út", tiến sĩ Konstantin Sivkov dự đoán.
Chuyên gia này nêu giả thiết rằng Mỹ có thể phóng từ 40 - 200 tên lửa hành trình Tomahawk vào các cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng của Syria, và không loại trừ là tên lửa tấn công Syria có thể phóng từ tàu ngầm hoặc tàu nổi ở Địa Trung Hải hoặc Biển Đỏ.
"Nếu Mỹ tấn công Syria thì mục tiêu sẽ là hệ thống phòng không của Syria và một nhóm các cơ sở quân sự của quân đội Syria. Nếu các cơ sở này bị phá hủy, Mỹ sẽ tước cơ hội để Syria tiếp tục tấn công ở Đông Ghouta và tạo ra mối đe dọa cho các lực lượng thân Mỹ.”, chuyên gia phân tích.
Ông Sivkov cho rằng không chắc Mỹ giáng một đòn mạnh vào thủ phủ Damascus, và như thế không thể tiêu diệt được Tổng thống Syria Bashar Assad, một khi ông còn sống sót, ông có thể nâng cao uy tín trước người dân hơn nữa.
Khả năng Mỹ đối đầu trực tiếp với ở Syria là rất thấp
Khả năng Mỹ đối đầu trực tiếp với ở Syria là rất thấp
Nói về hậu quả của những đòn tấn công của Mỹ vào Syria, chuyên gia Sivkov cũng cho rằng các chủ thể quân sự của Nga sẽ không phải là mục tiêu tấn công của Mỹ, bởi Washington hiểu rằng liều lĩnh đối đầu quân sự trực tiếp với Moscow có thể làm phát sinh xung đột có sử dụng vũ khí hạt nhân.
Còn thành viên Hội đồng tư vấn của Tổ hợp công nghiệp - quân sự Nga, chuyên gia Viktor Murakhovski thì cho rằng Mỹ có thể giáng đòn tấn công cùng lúc vào một số mục tiêu quân sự Syria, nhưng sẽ không dám mạo hiểm đánh vào nơi có các quân nhân Nga.
"Thực ra Mỹ không có nhiều phương án tấn công - đó là tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ căn cứ trên biển và tên lửa hành trình JASSM-ER phóng từ trên không, có thể sử dụng máy bay Mỹ hiện đang bố trí ở khu vực Trung Đông", ông Murakhovski nói.
Ông cũng lưu ý rằng các loại tên lửa tầm xa bố trí trên các tàu Mỹ ở Địa Trung Hải có khả năng bắn đến hầu như toàn bộ lãnh thổ Syria, vì vậy câu hỏi chính vẫn là mục tiêu tấn công. Ông nêu rõ: "Tôi tin rằng không có kế hoạch giáng đòn vào các chủ thể quân sự của Nga tại Syria. Mỹ sẽ đánh vào căn cứ không quân và những điểm triển khai thường trực của các đơn vị quân đội Syria, hoặc họ sẽ liều lĩnh tấn công Bộ Quốc phòng, nhưng điều này khó xảy ra, vì ở đó có các cố vấn Nga".
Trước đó, phương Tây cáo buộc Damascus sử dụng vũ khí hóa học tại Douma, Đông Ghouta khiến hàng chục dân thường thiệt mạng.
Tại một cuộc gặp với các thành viên chính quyền Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ phải "trả giá đắt" vì tiến hành một vụ tấn công vũ khí hóa học chết người nhằm vào dân thường. Ông Trump cũng đổ lỗi cho Iran và Tổng thống Nga Vladimir Putin vì ủng hộ “chế độ Assad hung bạo”.
Bộ Ngoại giao Nga lưu ý rằng mục đích của việc xoáy vào việc quân đội Syria sử dụng các chất độc hại là để bảo vệ những kẻ khủng bố và biện minh cho các cuộc tấn công vũ lực có thể xảy ra từ bên ngoài.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Syria tuyên bố, các cáo buộc quân đội Syria liên quan đến việc sử dụng vũ khí hóa học là nhàm chán và không thuyết phục.
Đức Dũng (Lược dịch)


Nguy cơ bùng nổ xung đột Nga - Mỹ từ chảo lửa Syria

Căng thẳng giữa Mỹ và Nga liên quan tới những diễn biến gần đây tại “chảo lửa” Syria đang đặt ra nhiều lo ngại về nguy cơ xảy ra đối đầu trực diện, thậm chí là cuộc chiến quân sự, giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp tại Đức năm 2017 (Ảnh: AFP)
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp tại Đức năm 2017 (Ảnh: AFP)
Tổng thống Donald Trump ngày 9/4 tuyên bố Mỹ sẽ đưa ra quyết định về biện pháp đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại thị trấn Douma ở Đông Ghouta, Syria trong vòng 24-48 giờ. Chính quyền Trump cho rằng lực lượng chính phủ Syria với sự hậu thuẫn của Nga đã gây ra vụ tấn công khiến ít nhất 70 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Trong khi Moscow và Damascus bác bỏ mọi cáo buộc, nhà lãnh đạo Mỹ cảnh báo sẽ hành động cứng rắn, thậm chí không loại trừ phương án tấn công quân sự nhằm vào Syria.
“Nếu đó là Nga, nếu đó là Syria, nếu đó là Iran, nếu đó là cả 3 nước này hợp lại, chúng ta cũng sẽ giải quyết”, Tổng thống Trump cảnh báo.
Khi được hỏi liệu Nga có phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công nghi bằng vũ khí hóa học tại Syria hay không, ông Trump nói: “Ông ấy (Tổng thống Nga Vladimir Putin) có thể phải chịu trách nhiệm. Và nếu ông ấy thực sự làm vậy, biện pháp đối với ông ấy sẽ rất cứng rắn. Tất cả mọi người đều phải trả giá. Ông ấy (Putin) cũng phải trả giá”.
Nguy cơ đối đầu Nga - Mỹ
Những tiếng nói “diều hâu” nhất tại Mỹ đang kêu gọi Tổng thống Trump phát lệnh can thiệp quân sự vào Syria. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho Mỹ bây giờ là có quá nhiều lực lượng quân sự của các nước đang tham chiến ở cự ly rất gần nhau tại “chảo lửa” Syria, bao gồm cả lực lượng Nga. Điều đó đồng nghĩa với việc, trừ khi Mỹ sẵn sàng chấp nhận rủi ro và đương đầu với Nga trong một cuộc xung đột vốn rất dễ vượt khỏi tầm kiểm soát, còn không các lực lượng quân sự của Mỹ phải rất cẩn thận nếu không muốn gây bất kỳ thương vong nào cho các lực lượng Nga tại chiến trường Syria.
Nga từng tuyên bố rằng nước này sẽ có biện pháp đáp trả nếu lực lượng quân sự của họ bị tấn công. Bộ Ngoại giao Nga khẳng định “việc núp dưới những cái cớ bịa đặt và giả tạo để can thiệp quân sự vào Syria, nơi các lực lượng Nga được triển khai theo đề nghị của chính phủ hợp pháp, là hành động hoàn toàn không thể chấp nhận được và có thể dẫn tới những hậu quả khủng khiếp”.
Phụ thuộc vào quyết định cuối cùng của Tổng thống Trump sau khoảng thời gian 24-48 giờ như ông tuyên bố, thế giới có thể sẽ phải đối mặt với cuộc đối đầu nguy hiểm nhất giữa hai cường quốc kể từ sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Cuộc đối đầu này có thể dẫn tới một thảm họa thực sự là cuộc chiến nảy lửa giữa Nga và Mỹ, hoặc có thể trở thành một bài học kinh nghiệm cho các bên để tránh xảy ra các cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai.
Tổng tham mưu trưởng các lực lượng quân sự Nga, Tướng Valery Gerasimov, từng nói “nếu mạng sống của các sĩ quan Nga bị đe dọa, lực lượng vũ trang Liên bang Nga sẽ đáp trả” và mục tiêu đáp trả chính là các hệ thống phóng tên lửa và tên lửa.
Theo giới phân tích, nếu các lực lượng quân sự của Nga bị tổn thương trong các cuộc không kích do Mỹ và đồng minh tiến hành, Moscow sẽ đáp trả bằng vũ lực.
“Nếu các lực lượng Nga bị tấn công, chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc chiến tranh”, Vasily Kashin, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và châu Âu thuộc Trường Kinh tế Cấp cao Moscow nói với National Interest.
Mỹ - Nga sẽ đối đầu ra sao?
Hệ thống phòng không S-400 uy lực của Nga (Ảnh: Sputnik)
Hệ thống phòng không S-400 uy lực của Nga (Ảnh: Sputnik)
Hiện chưa rõ ý định của chính quyền Tổng thống Trump sẽ làm gì nếu quyết định tấn công quân sự Syria, song một “lằn ranh” mà Washington phải vô cùng cẩn trọng đó là tránh tấn công các lực lượng của Nga.
“Tôi chắc chắn rằng (Mỹ) sẽ phải rất cẩn trọng để tấn công chính xác các mục tiêu. Có rất nhiều cách để có thể tấn công chính xác mục tiêu, bao gồm phóng tên lửa hành trình từ trên không hoặc trên biển hay triển khai máy bay chiến đấu xâm nhập (Syria)”, Mark Gunzinger, cựu phi công lái máy bay B-52 của Không quân Mỹ, cho biết.
Mỹ có thể sử dụng các vũ khí tấn công tầm xa được trang bị công nghệ dẫn đường chính xác như các tên lửa hành trình tấn công Tomahawk của Hải quân hay tên lửa hành trình AGM-86C được trang bị trên máy bay B-52 của Không quân để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Syria nhằm giảm bớt nguy cơ cho các phi công trước mối đe dọa từ các tên lửa đất đối không.
Hơn nữa, do tên lửa hành trình bay ở tầm cực thấp và bám theo địa hình để tránh “tầm mắt” của radar mặt đất nên ngay cả những hệ thống phòng không uy lực được Nga triển khai tại Syria như S-400 hay S-300V4 cũng khó có thể phát hiện các tên lửa đang bay tới, trừ khi chúng bị tấn công trực tiếp.
Ngoài ra, Mỹ cũng có thể sử dụng các máy bay tàng hình như B-2 Spirit của Northrop Grumman và F-22 Raptor của Lockheed Martin để tấn công các mục tiêu tại Syria. Mặc dù Nga có khả năng phát hiện các máy bay tàng hình của Mỹ, song Moscow được cho là chưa đủ năng lực để đánh chặn các máy bay này bằng các hệ thống phòng không. Trong khi đó, lợi thế của các máy bay tàng hình này là được trang bị những cảm biến có độ phân giải cao và mang theo nhiều loại vũ khí.
Các chuyên gia cho rằng các lực lượng quân sự Nga đủ khả năng tấn công đáp trả các căn cứ của Mỹ và đồng minh, không chỉ ở Trung Đông mà còn trên cả châu Âu. Các vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa như các tên lửa hành trình Kalibr được trang bị trên tàu nổi và tàu ngầm, hay tên lửa hành trình phóng từ trên không X-101 được trang bị trên các máy bay ném bom chiến lược như Tupolev Tu-95 Bear và Tu-160 Blackjack, là những vũ khí có thể giúp Nga đẩy lùi các cuộc tấn công của Mỹ trong khu vực.
Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi mâu thuẫn giữa các cường quốc hạt nhân nổ ra là cuộc xung đột này chắc chắn sẽ leo thang và vượt khỏi tầm kiểm soát, từ đó dẫn tới một cuộc chiến tranh tổng lực. Chuyên gia Kashin nhận định cuộc xung đột giữa Nga và Mỹ rất có thể bị mất kiểm soát như vậy.
Thành Đạt

Nga đề nghị Mỹ kiềm chế...

Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc đã lên tiếng kêu gọi Mỹ kiềm chế trong vấn đề Syria trong khi Moscow thể hiện tư thế sẵn sàng ứng phó.

Đề nghị hay cảnh báo?
Trước những lời đe dọa và động thái chuẩn bị chiến tranh của Mỹ cùng đồng minh, Nga đã phản ứng một cách mau lẹ, đồng thời đưa ra loạt cảnh báo cứng rắn nhưng cũng có cả những ngôn từ mang tính ngoại giao.
Trên mặt trận ngoại giao, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia sáng sớm 11/4 đã kêu gọi Mỹ "kiềm chế" đối với bất kỳ hành động nào mà nước này có thể đang lên kế hoạch để tấn công Syria với lý do đã xảy ra một cuộc tấn công bị tình nghi sử dụng vũ khí hóa học.
Nga de nghi My kiem che...
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia
Sau khi Hội đồng Bảo an không thông qua được dự thảo nghị quyết thứ ba liên quan đến các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria, ông Nebenzia đã nói với Đại sứ Mỹ Nikki Haley rằng: "Những lời đe dọa nhằm vào Syria của các vị khiến chúng tôi, tất cả chúng tôi lo lắng, vì chúng tôi bị đẩy tới ngưỡng của một tình huống rất đáng buồn và nghiêm trọng. Một lần nữa tôi yêu cầu các vị, một lần nữa dề nghị các vị, kiềm chế đối với những kế hoạch mà các vị đang triển khai để chống lại Syria".
Còn Đại sứ Nga tại Lebanon Alexander Zasypkin tối 10/4 cho rằng bất cứ tên lửa nào của Mỹ nhằm vào Syria đều sẽ bị bắn hạ.
Đại sứ Zasypkin khẳng định trên truyền hình al-Mannar của phong trào vũ trang Hezbollah rằng: "Nếu có một cuộc tấn công của Mỹ, thì những tên lửa này sẽ bị bắn hạ và thậm chí cả những nơi phóng những tên lửa này cũng là mục tiêu tấn công".
Hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin, nước này sẽ "áp dụng mọi biện pháp trả đũa chính trị, ngoại giao và quân sự nếu thấy cần thiết trong trường hợp Mỹ phát động một vụ tấn công vào Syria".
Nga de nghi My kiem che...
Bóng ma chiến tranh rình rập Syria khi Mỹ có những động thái nóng
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma (Hạ viện) Nga Vladimir Shamanov ngày 10/4 cho biết: "Chính sách tiêu chuẩn kép đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất. Và tại đây phía Mỹ thận trọng tuyên bố rằng mọi biện pháp chính trị, ngoại giao và quân sự nếu cần thiết sẽ được thực thi. Không hành động trái phép nào sẽ không bị đáp trả".
Trên thực địa, các nguồn thạo tin cho biết quân đội Nga đã phá được sóng điều khiển một số máy bay không người lái của Mỹ hoạt động trong không phận Syria, cản trở rất nhiều các cuộc hành quân của quân đội Mỹ tại quốc gia Trung Đông này.
Nga bắt đầu phá sóng một số máy bay không người lái loại nhỏ của Mỹ vài tuần trước, nhắm vào hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của các máy bay không người lái của Mỹ hoạt động trong khu vực.
Các chuyên gia Mỹ lần đầu tiên phát hiện quân đội Nga phá sóng điều khiển máy bay không người lái ở miền Đông Ukraine khoảng 4 năm trước đây, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Nga de nghi My kiem che...
Nga vẫn duy trì một lực lượng quân sự mạnh tại Syria cùng nhiều vũ khí hiện đại
Theo Tiến sĩ Todd Humphreys thuộc Đại học Texas, việc phá sóng khiến máy bay không người lái không nhận được tín hiệu từ vệ tinh định vị là điều không quá khó. Ông cảnh báo điều này có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các máy bay không người lái của Mỹ, khiến chúng bị lạc hướng hay thậm chí bị rơi.
Đánh giá về khả năng Mỹ tấn công Syria, Sputnik dẫn lời chuyên gia Viktor Murakhovski, thành viên Hội đồng tư vấn của tổ hợp công nghiệp - quân sự Nga, cho rằng Mỹ có thể giáng đòn tấn công cùng lúc vào một số mục tiêu quân sự Syria, nhưng sẽ không dám mạo hiểm đánh vào nơi có các quân nhân Nga.
Ông Murakhovski nói: "Thực ra (Mỹ) không có nhiều phương án tấn công — đó là tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ biển và tên lửa hành trình JASSM-ER phóng từ trên không, có thể sử dụng máy bay Mỹ hiện đang bố trí ở khu vực Trung Đông".
Ông cũng lưu ý rằng các loại tên lửa tầm xa bố trí trên các tàu Mỹ ở Địa Trung Hải có khả năng bắn đến hầu như toàn bộ lãnh thổ Syria, vì vậy câu hỏi chính vẫn là mục tiêu tấn công.
Ông nêu rõ: "Tôi tin rằng không có kế hoạch giáng đòn vào các mục tiêu quân sự của Nga tại Syria. (Mỹ) sẽ đánh vào căn cứ không quân và những điểm triển khai thường trực của các đơn vị quân đội Syria, hoặc họ sẽ liều lĩnh tấn công Bộ Quốc phòng, nhưng điều này khó xảy ra, vì ở đó có các cố vấn Nga".
Trong khi đó, chuyên gia Konstantin Sivkov của Nga cho rằng Mỹ có khả năng sẽ tấn công Syria từ Saudi Arabia. Ông nói: "Hôm nay nếu Mỹ đối chọi trực tiếp với Nga sẽ gặp bất lợi, vì vậy đòn tấn công Syria chắc sẽ tính toán để làm sao ở ngoài tầm với của các phương tiện phòng không Nga. Tôi đang nói về việc sử dụng B-52, bố trí tại Saudi Arabia".
Chuyên gia này nêu giả thiết rằng Mỹ có thể phóng từ 40 - 200 tên lửa hành trình Tomahawk vào các cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng của Syria, và không loại trừ là tên lửa tấn công Syria có thể phóng từ tàu ngầm hoặc tàu nổi ở Địa Trung Hải hoặc Biển Đỏ.
Chuyên gia Sivkov cũng cho rằng các chủ thể quân sự của Nga sẽ không phải là mục tiêu tấn công của Mỹ, bởi Washington hiểu rằng liều lĩnh đối đầu quân sự trực tiếp với Moscow có thể làm phát sinh xung đột có sử dụng vũ khí hạt nhân.
Các phương án “tồi tệ”
Từ nước Mỹ, giới phân tích nước này cho rằng Mỹ hiện có 3 phương án để xử lý cái được gọi là vấn đề vũ khí hóa học ở Syria.
Tờ New York Times dẫn ý kiến của bà Emma Ashford, nhà phân tích thuộc Viện Cato, nêu lên phương án đầu tiên là những cuộc tấn công trừng phạt có giới hạn mà ông Barack Obama từng bị gây áp lực buộc phải tiến hành và bản thân ông Trump cũng đã chỉ đạo năm 2017.
Mỹ không có nhiều lựa chọn khi tấn công Syria
Hành động như vậy chỉ nhằm mục đích gây "tổn thất khiêm tốn" cho Tổng thống Assad hoặc nhằm phát đi một thông điệp của Washington về việc sử dụng vũ khí hóa học.
Bên cạnh đó, động thái này còn nhằm mục đích tránh bất kỳ nguy cơ nào làm thay đổi chiều hướng của cuộc chiến tranh, vốn có thể dẫn đến những kịch bản không lường trước được, trong đó có việc kéo Mỹ vào một cuộc xung đột rộng hơn, hoặc làm sụp đổ chính phủ Syria và điều này có thể làm lan rộng tình trạng bất ổn, đe dọa sinh mạng của hàng triệu người.
Phương án thứ hai có thể là những chính sách mà ông Obama ưa chuộng: những hành động khiến chính phủ Syria phải trả giá đắt hơn cho cuộc chiến tranh, như việc trang bị vũ khí cho các lực lượng chống chính phủ và từ đó gây sức ép buộc nhà lãnh đạo Syria phải chấp thuận những yêu sách của Mỹ.
Chính quyền Mỹ thời Tổng thống Obama đã trang bị cho quân nổi dậy tên lửa chống tăng TOW và lực lượng này đã sử dụng để đánh bật các lực lượng của chính phủ. Vấn đề của chiến lược này là các đồng minh Iran và Nga của Syria có thể cũng leo thang, triển khai quân lực ngang bằng hoặc vượt trội sức mạnh của Mỹ.
Tờ báo Mỹ cho rằng người Mỹ gửi súng thì người Iran gửi cả một lữ đoàn chiến đấu. Người Mỹ gửi tên lửa thì người Nga bố trí cả một đơn vị pháo...
Mỹ từng thất bại với ý đồ mượn tay lực lượng nổi dậy để kiểm soát Syria
Phương án thứ ba sẽ là những cuộc tấn công ở quy mô lớn hơn những gì mà người Nga và người Iran có thể theo kịp, có thể là một cuộc can thiệp toàn diện hoặc những cuộc tấn công đe dọa sự tồn tại của chính phủ Syria.
Những cuộc tấn công như vậy sẽ chỉ đủ hiệu quả nếu có chủ đích dẫn đến một trong hai rủi ro mà Mỹ lâu nay vẫn muốn tránh.
Rủi ro thứ nhất là sự sụp đổ của chính phủ Syria - kịch bản này sẽ làm trầm trọng thêm sự khốn khổ của người dân Syria khi hàng triệu người rơi vào cảnh hỗn loạn và có thể khiến chiến tranh kéo dài.
Rủi ro thứ hai là một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Nga, một cường quốc hạt nhân.
Chuyên gia người Mỹ dự báo Tổng thống Trump sẽ tiến hành một loạt cuộc tấn công mang tính trừng phạt, vốn sẽ "chẳng làm thay đổi được gì", song giành được sự tán thưởng ở trong nước.
Đông Triều

Can thiệp vào Syria : Giải pháp quân sự nào cho Paris ?

Đăng ngày 10-04-2018 Sửa đổi ngày 10-04-2018 16:18
mediaChiến đấu cơ Rafale của không quân Pháp.AFP PHOTO / ECPAD
Hoa Kỳ và Pháp cam kết sẽ có hành động « đáp trả mạnh mẽ » nhắm vào chế độ Damas, bị nghi ngờ dùng chất hóa học tấn công phe nổi dậy. Trong trường hợp quyết định can thiệp quân sự vào Syria, nước Pháp sẽ có những giải pháp quân sự nào ? Libération số ra ngày 10/04/2018 giải thích.
Theo nhật báo, trong trường hợp này, Paris rất có thể sẽ sử dụng các căn cứ không quân của mình trong khu vực. Tuy nhiên, Pháp cũng thể phớt lờ vai trò chủ chốt của Mỹ và Nga trong khu vực, như nhận định của chuyên gia Corentin Brustlein, thuộc Trung tâm nghiên cứu an ninh, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp.
Nguy cơ Hoa Kỳ và Pháp cùng phối hợp trả đũa quân sự trước các nghi ngờ Damas tấn công vũ khí hóa học là cao. Paris lần này có thể không lo ngại đồng minh Mỹ quay lưng như vào năm 2013, dưới thời tổng thống Barack Obama. Vấn đề hiện nay chính là sự hiện diện ngày càng nhiều của Nga tại Syria.
Ông Corentin Brustlein nhận định : « Lính Nga ngày càng đông tại Syria, họ đã triển khai các hệ thống phòng không ngày càng kiên cố, như S-300 và S-400 (phiên bản hoàn thiện nhất của hệ thống tên lửa tầm xa). Những hệ thống này có thể bao phủ cả một vùng rộng lớn vượt ra khỏi cả biên giới Syria ».
Còn nhớ lại vụ chiến đấu cơ F-16 của Israel bị bắn hạ vào ngày 10/02/2018 sau khi đã không kích một căn cứ quân sự của Syria. Nếu cuộc điều tra của quân đội kết luận là « lỗi kỹ thuật » của viên phi công, được cho là ưu tiên hoàn thành nhiệm vụ hơn là phòng vệ, nhiều nghi vấn vẫn còn hiện hữu về nguồn gốc chính xác các tên lửa là của Nga hay là Syria ?
Trong đợt không kích mới được cho là do Israel thực hiện trong đêm Chủ Nhật 08/04 rạng sáng thứ Hai 09/04 vào cùng một cơ sở quân sự, 5 trong số 8 tên lửa đã bị chặn, theo như thông báo của bộ Quốc Phòng Nga.
Tuy nhiên, theo ông Corentin Brustlein, vẫn còn một điểm chính cần làm sáng tỏ : « Những hệ thống phòng không Nga và Syria có tạo thành một bộ có liên kết và kết nối hay không. Còn nếu những hệ thống này tách rời ra, đúng là có nhiều giải pháp để tấn công chúng ».
Nhiều kịch bản đang được Paris nhắm đến. Giải pháp thứ nhất có vẻ khả thi nhất là điều chiến đấu cơ Rafale có trang bị tên lửa hành trình Scalp. Tầm bắn trên 250 km cho phép các phi công nằm ngoài vùng phòng không của Syria.
Trong trường hợp này, tiêm kích của Pháp có thể cất cánh từ hai căn cứ quân sự trong khu vực : Jordani và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Hai nơi này đã từng được Paris sử dụng trong cuộc chiến chống Tổ Chức Nhà Nước Hồi Giáo. Tuy nhiên, Paris cũng cần đến sự chấp thuận của các nước có liên quan.
Chọn lựa thứ hai là Rafale có thể cất cánh từ nước Pháp. Do chiếc hàng không mẫu hạm Charles-de-Gaulle đang trong giai đoạn tu sửa ở Toulon, nên việc tiếp liệu cho Rafale phải được thực hiện nhiều lần. Điều này đòi hỏi một sự phối hợp hành động phức tạp hơn và tốn nhiều thời gian hơn, nhất là trong trường hợp Pháp đơn phương hành động.
Nhìn từ góc độ tác chiến, một tấn công Mỹ - Pháp có lẽ sẽ làm cho nhiệm vụ của phía Pháp đơn giản hơn và làm tăng cơ hội đánh trúng mục tiêu nhiều hơn. Ông Corentin Brustlein giải thích :
« Tầu ngầm của Mỹ có thể bắn tên lửa hành trình, có tầm bắn xa hơn tên lửa Scalp của Pháp. Những tên lửa này có thể được các chiến đấu cơ điện tử hỗ trợ nhằm làm nhiễu hệ thống ra-đa, dù rằng không chắc là công nghệ đó có thể vận hành được với loại S-400 ».
Vẫn theo ông Corentin Brustlein, gia tăng cường độ bắn tên lửa cũng cho phép « quấy nhiễu »hệ thống phòng không, giúp tên lửa có thể đi vào lãnh thổ dễ dàng.
Tuy nhiên, ông Corentin Brustlein lưu ý về phản ứng không rõ ràng của Nga, trong trường hợp Pháp - Mỹ phối hợp tấn công. Liberation nhắc lại trong vụ oanh kích của Mỹ năm 2017, Matxcơva đã được báo kịp thời để di tản số quân được triển khai tại chỗ.

Tính toán chiến lược trên bàn cờ thương mại Mỹ-Trung

Phát Thứ Ba, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tính toán chiến lược trên bàn cờ thương mại Mỹ-Trung
 
Le soja américain, traité ici dans une usine dans le Dakota du nord, est l'un des produits les plus exportés vers la Chine.REUTERS/Dan Koeck

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa : "Donald Trump chuẩn bị những bước đi rất kỹ khi đọ sức với Bắc Kinh trừng phạt hàng Trung Quốc. Washington gây chia rẽ giữa Trung Quốc và nhiều đối tác thương mại quan trọng của Bắc Kinh".

Sau nhiều tuần lễ mổ xẻ, phân tích và báo động về nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, rồi chỉ trích chủ trương bảo hộ của chính quyền Washington, báo chí phương Tây bắt đầu nêu lên câu hỏi : Donald Trump có lý khi dùng đòn thương mại gây hấn với Trung Quốc ?
Từ đầu tháng 3/2018 mọi chú ý dồn về Washington sau khi tổng thống Trump tuyên bố áp thuế nhôm thép nhập vào thị trường Mỹ. Cũng Nhà Trắng "tạm tha" một số nước bạn như Canada, Mêhicô hay Liên Hiệp Châu Âu, hoặc dùng "lá bài nhôm, thép" để buộc Hàn Quốc nhượng bộ. Riêng với Trung Quốc, cuộc khẩu chiến không có dấu hiệu thuyên giảm.
Mỹ phạt nhôm và thép của Trung Quốc, thì Bắc Kinh trả đũa bằng cách áp thuế 3 tỷ đô la vào hàng "made in USA". Lập tức Hoa Kỳ tung ra danh sách 1.300 mặt hàng của Trung Quốc có thể bị đánh thuế nhập khẩu, thiệt hại ước tính lên tới 60 tỷ đô la. Trung Quốc phản đòn, thông báo kế hoạch phạt lại Mỹ 50 tỷ. Ở Nhà Trắng, Donald Trump đáp trả ngay, khi dọa phạt trở lại "ông bạn" Tập Cận Bình 100 tỷ đô la. Trong động thái gần đây nhất là Bắc Kinh để ngỏ cánh cửa phá giá đồng tiền, để hàng Trung Quốc càng thêm hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng.
Trong 6 tuần qua, trên bàn cờ thương mại, Trung Quốc và Mỹ độc quyền thu hút chú ý của báo chí cho dù, trên thực tế, chưa một bên nào đánh thuế lên đối phương. Dù vậy cuộc đọ sức thương mại hiện nay giữa hai cường quốc kinh tế của thế giới không chỉ thu hẹp ở góc độ kinh tế hay mậu dịch. Đây trước hết là một ván cờ chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh với những "tác động phụ" ảnh hưởng tới toàn thế giới.
Phân tích của chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hoa Kỳ.
Trận chiến mậu dịch giả tạo
Nguyễn Xuân Nghĩa : Tôi nghĩ Hoa Kỳ không phát minh ra món "mỳ ăn liền" mà thế giới lại quen với loại thực phẩm đó khi nói về nước Mỹ. Quần chúng Hoa Kỳ có sự nông cạn truyền thống. Truyền thông báo chí Mỹ với loại thông tin tức thời chẳng soi sáng gì thêm mà còn khuếch âm sự nông cạn đó, rồi báo chí Tây phương hòa theo.
Khi tuyên bố tranh cử vào tháng 6/2015, Donald Trump nói Hoa Kỳ bị thiệt hại về kinh tế trong giao dịch với các quốc gia khác và nghĩ là phải làm gì đó cho quyền lợi tối thượng của nước Mỹ. Khi bất ngờ đắc cử, ông ta khai triển ý tưởng ấy để tìm ra giải pháp ứng phó.
Tháng 4/2017 trong các ngày 19 và 27, ông chỉ thị cho nội các và ban tham mưu điều tra và nghiên cứu về sự thiệt hại kinh tế đó, nhìn từ giác độ an ninh.
Tới ngày 17/08/2017, ông cho điều tra nghiên cứu thêm về sự vi phạm đã lâu của Trung Quốc trong quan hệ mậu dịch với Hoa Kỳ, nhất là về quyền sở hữu trí tuệ. Kết quả điều tra đã được công bố cùng nhiều công trình nghiên cứu trước đó mà báo chí lười biếng lại không thèm đọc. Nhưng sự thật là trận chiến mậu dịch xảy ra trước khi người ta nghe nói tới Donald Trump, chỉ vì Trung Quốc đã trục lợi từ lâu rồi.
Từ năm 2000, Mỹ đã xem Trung Quốc là một mối lo ngại
Nguyễn Xuân Nghĩa : Sau khi Tổng thống Bill Clinton nhận cho Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới năm 2000, thì Quốc Hội Mỹ cho thành lập một Hội Đồng Duyệt Xét Quan Hệ An Ninh và Kinh Tế giữa hai nước và hội đồng ấy đã trình lên Quốc Hội cùng quốc dân nhiều nghiên cứu đáng lo mà ít ai chịu đọc. Sau khi ông Trump đòi các cơ quan hữu trách như bộ Ngân Khố, Thương Mại và đại sứ Thương mại Hoa Kỳ điều tra và nghiên cứu từ năm ngoái về vi phạm của Bắc Kinh thì họ đã có những phúc trình mà cũng chẳng ai thèm đọc.
Từ các báo cáo ấy, viện dẫn Mục 232 của Đạo Luật Thương Mại Mở Rộng năm 1962, ngày 16/02/2018, chính quyền Trump nêu yếu tố an ninh cho ngành thép và nhôm Hoa Kỳ - mà hành pháp phải bảo vệ khỏi cần xin lập pháp cho phép - và đề nghị sẽ (nhưng mà chưa) nâng thuế nhập nội trên hai sản phẩm đó.
Ngày 22 Tháng Ba, ông Trump viện dẫn mục 301 của Đạo Luật Thương Mại 1974 mà tố cáo việc Bắc Kinh vi phạm luật lệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và áp thuế nhập nội trên 1.300 món hàng của Trung Quốc, trị giá khoảng 50 tỷ đô la. Ít ai tham khảo báo cáo 215 trang về chuyện đó.
Bốn ngày sau khi Bắc Kinh phản đòn, đòi nâng thuế nhập nội lên ba tỷ hàng hóa của Mỹ, thì Trump leo thang nói thách gấp ba, và đòi nâng thuế thêm 100 tỷ nữa. Sự thật thì chưa đôi bên chưa hề có biện pháp tăng thuế như thiên hạ cứ hốt hoảng bậy. Họ mới chỉ nói thách để sẽ đàm phán mà thôi.
Mỹ đánh Trung Quốc nhưng các đồng minh của Hoa Kỳ bị vạ lây
Nguyễn Xuân Nghĩa : Trong mọi trận chiến, đôi bên đều bị thiệt hại và thật ra đều muốn tránh. Trước mắt thì Mỹ thiệt hơn vì có nền dân chủ, bị Bắc Kinh nhắm vào sản phẩm của các tiểu bang ủng hộ ông Trump. Ngoài ra, vì chuỗi cung ứng sản phẩm từ Trung Quốc lại có nhập lượng rất cao của các đồng minh chiến lược của Mỹ, như Nam Hàn, Nhật Bản và Đài Loan nên Hoa Kỳ mới phải cân nhắc và vừa dọa vừa dụ.
Nhưng trong dài hạn thì Trung Quốc sẽ thua vì kinh tế bị lệ thuộc vào xuất cảng nhiều hơn Hoa Kỳ, chưa thể tự túc về lương thực và chưa lên tới trình độ kỹ thuật cao thì đã bị tố cáo tội "ăn cắp"  "ăn cướp". Chưa kể rằng, và đây mới là yếu tố quan trọng nhất, lãnh đạo Bắc Kinh đang phải cải cách và chuyển hướng kinh tế để tránh một vụ khủng hoảng như đã thấy tại Nhật Bản từ mấy chục năm qua, khi mà đà tăng trưởng hết còn ngoạn mục như xưa. Kết luận của tôi là ta phải chờ cả năm nữa thì mới thấy kết quả nhưng Bắc Kinh hết múa may như xưa và các nước Âu-Á đều có lợi.

TQ thống lĩnh công nghiệp thế giới nhờ kim loại hiếm

Phát Thứ Ba, ngày 27 tháng 3 năm 2018
TQ thống lĩnh công nghiệp thế giới nhờ kim loại hiếm
 
Kim loại hiếm tại tỉnh Giang Châu được xuất khẩu sang Nhật.AFP

Kim loại hiếm là nguyên liệu của thế kỷ 21. Là nguồn cung cấp đến 95 % đất hiếm cho toàn thế giới, Trung Quốc nắm giữ vận mệnh của nhân loại trong tay. Trên đây là kết luận được nhà báo Guillaume Pitron đưa ra trong tác phẩm Chiến Tranh Kim Loại Hiếm, Mặt Trái Của Tiến Trình Chuyển Đổi Năng Lượng và Kỹ Thuật Số - NXB LLL vừa ra mắt độc giả vào tháng Giêng 2018.

Than đá là nguyên liệu của thế kỷ 19. Thế kỷ 20 là thời đại của dầu lửa. Bước vào thế kỷ 21, mọi hy vọng tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp mới được đặt vào hơn 30 kim loại hiếm - 17 trong số này thuộc dòng đất hiếm, mà tới nay đã được khám phá và bắt đầu được biết đến với những tên gọi khá lạ tai: beryllium, vanadium, gallium…
Tính chiến lược cao
Kim loại hiếm không chỉ là nguyên liệu của thế kỷ 21 do chiếm một vị trí ngày càng lớn trong đời sống hàng ngày, cho phép sản xuất từ bóng đèn LED đến tivi màn ảnh phẳng, từ điện thoại di động đến máy tính bảng, xe hơi điện hay pin mặt trời, mà chúng còn mang tính chiến lược cao. Từ ngành công nghệ không gian đến hạt nhân dân sự và quân sự đều không thể phát triển nếu thiếu đất hiếm, kim loại hiếm.
Trong phần mở đầu, Guillaume Pitron viết : Không phải vì lo cho trái đất bị hâm nóng mà các vị tướng lỗi lạc của Mỹ đã quan tâm đến vế chuyển đổi năng lượng trong lĩnh vực quân sự. Chính xác hơn là giới này chú ý đến « tiến trình chuyển đổi về mặt chiến lược » (tr. 19)
Năng lượng xanh nhưng không sạch
Điểm thứ nhì nổi bật trong cuốn Chiến Tranh Kim Loại Hiếm, tác giả nhận xét : Vào lúc mà nhân loại đang cuống cuồng đi tìm những nguồn năng lượng mới để thay thế các năng lượng hóa thạch thải ra hàng tỷ tấn carbon làm hâm nóng trái đất, kim loại hiếm được xem là một vị cứu tinh.
Nhưng năng lượng xanh không đồng nghĩa với năng lượng sạch, bởi như tên gọi của chúng, đấy là những « kim loại hiếm », mà đã hiếm thì cần phải chắt lọc trước khi có được vài milligramme của chất lutecium, indium ...
Trung Quốc giữ chiếc chìa khóa chính
Một phần lớn cuốn sách của Guillaume Pitron đã tập trung để nói về Trung Quốc, nguồn cung cấp lớn nhất và gần như độc quyền trên thế giới về kim loại hiếm. Trung Quốc đang kiểm soát gần như toàn bộ đất hiếm được sử dụng trên hành tinh, chẳng những do được thiên nhiên ưu đãi, mà còn biết tung tiền ra mua những mỏ kim loại hiếm của các nước « bạn ».
Bắc Kinh đã có những tính toán chiến lược tinh vi và đã đi trước phương Tây đến mấy nước cờ. Sau hơn 30 năm chấp nhận là xưởng cung cấp nguyên liệu cho thế giới trong lĩnh vực này, Trung Quốc đã làm chủ công nghệ cao và đang trở thành một nguồn tiêu thụ đất hiếm, kim loại hiếm ngang tầm với các nước công nghiệp tiên tiến. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ làm chủ luôn cả dây chuyền công nghiệp, kiểm soát từ khâu cung cấp một loại nguyên liêu thiết yếu đến thành phẩm.
Tác giả cuốn Chiến Tranh Kim Loại Hiếm kết luận : « tất cả chúng ta rồi sẽ phải đi xe điện của Trung Quốc ».
Cái giá mà Trung Quốc phải trả cũng đắt không kém. Guillaume Pitron đã tận mắt trông thấy những « ngôi làng ung thư » trong vùng Nội Mông, lò cung cấp đến ¾ đất hiếm do Trung Quốc lọc ra. 10% diện tích đất canh tác nhiễm kim loại nặng ; 80 % sông ngòi ngấm chất hóa học độc hại.
Mời quý thính giả theo dõi phần phỏng vấn nhà báo Pitron tác giả cuốn La Guerre Des Métaux Rares đã dành cho ban Việt ngữ RFI sau đây :
RFI :Cảm ơn Guillaume Pitron dành thời giờ cho buổi nói chuyện hôm nay. Tại sao ngay phần mở đầu cuốn sách, anh đã khẳng định rằng thế kỷ 21 là thời đại của các kim loại hiếm ?
Guillaume Pitron : Kim loại hiếm cần để phát triển công nghệ kỹ thuật số và công nghệ xanh. Trong tương lai chúng ta càng cần nhiều kim loại hiếm nơn nữa để tạo ra năng lượng sạch. Để sản xuất từ cánh quạt gió đến pin mặt trời hay xe hơi điện, chúng ta đều bắt buộc phải có kim loại hiếm. Mặt khác, cuộc sống mà được « connected » tức là càng kết nối chừng nào thì chúng ta lại càng sử dụng nhiều kim loại hiếm chừng nấy với những phương tiện như là điện thoại cầm tay, máy tính bảng ... Sau nữa là các mảng công nghệ mới từ thông minh nhân tạo đến công nghệ robot đều không thể phát triển nếu không có kim loại hiếm. Nói tóm lại, thể kỷ 21 là thế kỷ của kim loại hiếm và chúng ta ngày càng lệ thuộc vào sản phẩm này.
RFI : Chỉ riêng với chất cobalt : Lãnh đạo tập đoàn khai thác cobalt Glencore đang thương lượng với Trung Quốc để bán lại mỏ cobalt tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo và một khi kim loại hiếm này rơi vào tay Trung Quốc thì « châu Âu không còn sản xuất được đầu máy xe hơi điện nào hết ». Vậy phải chăng tiến trình chuyển đổi năng lượng, giảm khí thải gây hiệu ứng lồng kính làm hâm nóng trái đất bị đe dọa ?
Guillaume Pitron : Chị nói đến chất cobalt, đúng là như vậy. Không có cobalt thì không thể nói tới chuyện chế tạo động cơ điện cho xe hơi. Để làm ra một chiếc xe điện, ta cần 22 kí lô cobalt. Mỗi cái điện thoại cầm tay cần 8 gr chất kim loại hiếm này. Mà đã gọi là kim loại hiếm tức là chúng ta phải đi qua các khâu sàng lọc rồi chắt lọc để từ hàng tấn đất, đá mới lấy ra được một lượng vô cùng nhỏ. Các khâu sàng lọc đó đòi hỏi phải sử dụng nhiều chất hóa học khác, vừa độc hại vừa gây ô nhiễm cho môi trường. Tôi muốn nói rằng trước khi kim loại hiếm được dùng để phục vụ cho ngành công nghiệp xanh, thì chúng ta cũng đã gây ô nhiễm không ít cho thiên nhiên.
Khâu lọc kim loại hiếm từ đất, đá là cả một quá trình thải ra nhiều chất bẩn không thể tưởng tượng nổi. Đâu đó để đạt đến đích cuối cùng, là tạo ra năng lượng sạch, thì ngay từ phần gốc của dây chuyền sản xuất là đã hoàn toàn không sạch chút nào.
RFI : Do đâu Trung Quốc lại chiếm thế gần như là độc quyền trên thị trường kim loại và đất hiếm ?
Guillaume Pitron : Kim loại hiếm có ở khắp mọi nơi, nhưng chỉ có Trung Quốc từ những năm 1980 tập trung vào việc khai thác và xuất khẩu. Để rồi giờ đây Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất và thậm chí là chiếm thế độc quyền. Khi mà cả một mảng công nghệ của thế giới lệ thuộc vào kim loại hiếm, đương nhiên là Trung Quốc đã khai thác lá chủ bài này để phục vụ mục đích phát triển công nghiệp và ở đây còn có cả vấn đề địa chiến lược nữa. Chỉ cần Trung Quốc ngưng xuất khẩu đất hiếm, kim loại hiếm cho một khách hàng nào đó là đủ gây ra tê liệt. Tất cả vấn đề đặt ra là làm sao bảo đảm được nguồn cung cấp kim loại hiếm để phát triển công nghệ xanh và kỹ thuật số trong tương lai.
RFI : Trung Quốc đã rất khéo khai thác lợi thế đó để bắt bí thiên hạ
Guillaume Pitron : Trung Quốc do có đất và kim loại hiếm nên có được lợi thế ở nhiều cấp. Ở cấp thứ nhất, Trung Quốc có thể tăng giá bán cho các khách hàng. Tức là « thách giá » đến cỡ nào, các hãng lớn trên thế giới khi cần thì vẫn phải mua. Ở nấc thứ nhì là các công ty của Trung Quốc được cung cấp đất và kim loại hiếm với giá rẻ và cần bao nhiêu cũng có. Như vậy, hàng của Trung Quốc rẻ hơn so với các sản phẩm tương đương của nước ngoài. Nhưng Trung Quốc không có tất cả các kim loại hiếm, cho nên từ nhiều năm qua, quốc gia này đã chuẩn bị sẵn nhiều nước cờ, để bảo đảm nguồn cung ứng.
Ở trên chúng ta đề cập tới cobalt : Trung Quốc mua lại mỏ cobalt của Công hòa Dân Chủ Congo. Quốc gia này nắm giữ 60 % trữ lượng cobalt của toàn cầu, mà chủ yếu là để xuất khẩu. Trung Quốc vừa ký một loạt các hợp đồng mua trọn 80 % cobalt của Congo. Châu Âu, Pháp và Mỹ chậm bước, không hề có tầm nhìn xa và có một sự chuẩn bị nào từ trước để bảo đảm được các nguồn cung ứng. Ngược lại thì Trung Quốc không chỉ làm chủ các mỏ kim loại hiếm trên sân nhà, mà còn chi tiền ra để thâu tóm hết nguồn nguyên liệu này.
RFI : Nói cách khác, trong tương lai Trung Quốc sẽ kiểm soát từ đầu tới cuối những công nghệ sạch, chữ sạch ở đây được để trong ngoặc kép, và kể cả những ngành công nghệ mũi nhọn và chiến lược như năng lượng nguyên tử, không gian ...
Guillaume Pitron : Đúng vậy. Trung Quốc không chỉ là một nhà cung cấp kim loại hiếm, tức là một nguồn cung cấp vật liệu cơ bản để cho những quốc gia khác làm ra điện thoại di động, đầu máy mô tơ điện hay pin mặt trời, mà chính Trung Quốc đang trở thành một mắt xích then chốt của nền công nghiệp thế giới. Trung Quốc khát tăng trưởng, khát công nghệ mới, mà kim loại hiếm là chìa khóa cho phép đạt được tất cả các mục tiêu này. Điện thoại Trung Quốc, pin mặt trời Trung Quốc đã tràn ngập thị trường thế giới và trong tương lai rất gần ông khổng lồ châu Á này nhờ có kim loại hiếm sẽ làm chủ luôn cả thị trường xe hơi điện của thế giới ; Các hãng của Mỹ, Nhật hay châu Âu có tài giỏi tới đâu đi chăng nữa mà không có cobalt thì không thể sản xuất ra xe hơi điện. Nhờ có kim loại hiếm, Trung Quốc sẽ làm chủ trọn dây chuyền sản xuất công nghiệp. Không ai ngạc nhiên nếu như trong tương lai, tất cả chúng ta đều phải dùng xe hơi điện của Trung Quốc !
RFI : Một điểm cuối trong cuốn sách gần 300 trang của anh : La Guerre Des Métaux Rares đã đề cập tới thái độ giả dối của nhiều nước phương Tây, đẩy các ổ ô nhiễm sang Trung Quốc để rồi sẽ phải trả cái giá đắt thưa anh ?
Guillaume Pitron : Đương nhiên là có thể tìm thấy đất hiếm ngay ở Pháp hay bất kỳ một quốc gia Tây phương nào khác. Nhưng từ những năm 1980 phương Tây đã chọn lấy hướng đi, tức là để cho Trung Quốc độc quyền khai thác mảng này, bởi đơn giản Âu, Tây không muốn phải gánh chịu hậu quả về ô nhiễm môi trường, những hậu quả đối với sức khỏe con người do công nghiệp khai thác mỏ kim loại hiếm. Đâu đó như thể phương Tây để được tiếng khen là phát triển công nghệ sạch, đã khoán cho Trung Quốc khai thác kim loại hiếm, "xuất khẩu" ô nhiễm sang Trung Quốc.

Không có nhận xét nào: