TIN
TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
Một phụ nữ tự đâm trong Đại sứ quán Việt Nam ở Malaysia
KIỆT ANH | 03/04/2018 15:31
Truyền thông Malaysia ngày 2-4 cho biết, một phụ nữ Việt Nam đã tử vong sau khi dùng dao tự đâm tại Đại sứ quán Việt Nam ở Malaysia.
Theo phát ngôn của đại diện cảnh sát Kuala Lumpua , Malaysia, người phụ nữ này tên là Trần Thị Mai , 37 tuổi. Được biết, vụ việc diễn ra vào khoảng 11 giờ 30 sáng ngày 2-4. Người phụ nữ này được cho là đến Đại sứ quán Việt Nam ở Kuala Lumpur để làm việc về một số giấy tờ đi lại, theo tờ The Star Online của Malaysia.
Đại diện cảnh sát thành phố, ông Shaharuddin Abdullah, cho biết cơ quan chức năng được một nhân viên tại đại sứ quán thông báo về vụ việc vào sáng cùng ngày. “Các điều tra ban đầu cho biết người phụ nữ này đến đại sứ quán để giải quyết các vấn đề liên quan đến giấy tờ đi lại”- ông cho biết.
Theo mô tả của ông, người phụ nữ nói trên đã mất bình tĩnh khi đang làm việc và to tiếng trong đại sứ quán. Cô sau đó rút dao từ trong túi ra, tự đâm vào ngực mình.
Người này sau đó được chuyển khẩn cấp đến Bệnh viện Kuala Lumpur . Tuy nhiên, theo ông Shaharuddin, người phụ nữ đã tử vong trong quá trình điều trị vì vết thương quá nặng.
Cảnh sát sở tại đã đến hiện trường, gặp gỡ một số nhân chứng lấy lời khai, điều tra vụ việc. Trong chiếc túi chị Trần Thị Mai để lại ở phòng chờ, cảnh sát phát hiện có một con dao nữa. Theo TTXVN, hiện Đại sứ quán Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với cảnh sát Malaysia để điều tra vụ việc, đồng thời thông báo tình hình về cơ quan chức năng trong nước.
Báo Pháp luật TP.HCM đang liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại TP Kuala Lumpur, Malaysia để làm rõ thêm thông tin.
Theo phát ngôn của đại diện cảnh sát Kuala Lumpua , Malaysia, người phụ nữ này tên là Trần Thị Mai , 37 tuổi. Được biết, vụ việc diễn ra vào khoảng 11 giờ 30 sáng ngày 2-4. Người phụ nữ này được cho là đến Đại sứ quán Việt Nam ở Kuala Lumpur để làm việc về một số giấy tờ đi lại, theo tờ The Star Online của Malaysia.
Đại diện cảnh sát thành phố, ông Shaharuddin Abdullah, cho biết cơ quan chức năng được một nhân viên tại đại sứ quán thông báo về vụ việc vào sáng cùng ngày. “Các điều tra ban đầu cho biết người phụ nữ này đến đại sứ quán để giải quyết các vấn đề liên quan đến giấy tờ đi lại”- ông cho biết.
Theo mô tả của ông, người phụ nữ nói trên đã mất bình tĩnh khi đang làm việc và to tiếng trong đại sứ quán. Cô sau đó rút dao từ trong túi ra, tự đâm vào ngực mình.
Người này sau đó được chuyển khẩn cấp đến Bệnh viện Kuala Lumpur . Tuy nhiên, theo ông Shaharuddin, người phụ nữ đã tử vong trong quá trình điều trị vì vết thương quá nặng.
Cảnh sát sở tại đã đến hiện trường, gặp gỡ một số nhân chứng lấy lời khai, điều tra vụ việc. Trong chiếc túi chị Trần Thị Mai để lại ở phòng chờ, cảnh sát phát hiện có một con dao nữa. Theo TTXVN, hiện Đại sứ quán Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với cảnh sát Malaysia để điều tra vụ việc, đồng thời thông báo tình hình về cơ quan chức năng trong nước.
Báo Pháp luật TP.HCM đang liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại TP Kuala Lumpur, Malaysia để làm rõ thêm thông tin.
Phố Wall "rực lửa" vì cổ phiếu công nghệ, nỗi lo chiến tranh thương mại
Bình Minh | 03/04/2018 12:07
Các nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ - Ảnh: Reuters.
Thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, khi giới đầu tư tiếp tục bán tháo cổ phiếu công nghệ và nỗi lo về nguy cơ nổ ra chiến tranh thương mại một lần nữa trỗi dậy.
Theo hãng tin Reuters, một dấu hiệu đáng ngại đã nổi lên khi cả ba chỉ số chính ở Phố Wallđồng loạt giảm dưới mức trung bình của 200 ngày. Trong đó, đây là lần đầu tiên chỉ số S&P 500 đóng cửa dưới ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật then chốt này kể từ cuộc bỏ phiếu Brexit của nước Anh vào tháng 6/2016.
Ngày giao dịch đầu tiên của quý 2/2018 bắt đầu với một cuộc bán tháo lớn tập trung ở hai nhóm cổ phiếu công nghệ và hàng tiêu dùng thiết yếu. Amazon, Tesla và Microsoft trở thành những cổ phiếu dẫn đầu sự sụt giảm của thị trường, sau khi Trung Quốc tuyên bố đánh thuế 128 mặt hàng của Mỹ nhằm trả đũa việc Washington dựng hàng rào thuế quan thép và nhôm.
"Những gì đang diễn ra không chỉ là một cuộc bán tháo cổ phiếu công nghệ, mà còn phức tạp hơn thế. Đáng ngại nhất là S&P 500 giảm dưới mức trung bình của 200 ngày", ông Brian Battle, Giám đốc giao dịch thuộc Performance Trust Capital Partners ở Chicago, nhận xét. "Điều này thúc đẩy đà bán tháo, và chẳng còn ai quan tâm đến những yếu tố căn bản của nền kinh tế".
Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones mất 1,9%, còn 23.644,19 điểm. S&P 500 mất 2,23%, còn 2.581,88 điểm. Chỉ số Nasdaq sụt 2,74%, còn 6.870,12 điểm.
Cổ phiếu Amazon trở thành "tội đồ" chính trong phiên giảm mạnh này của S&P 500, giảm 5,2% khi chốt phiên. Cổ phiếu hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới bị nhà đầu tư bán ào ạt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục lên mang xã hội Twitter để chỉ trích công ty này.
Trong số 11 nhóm cổ phiếu ngành chính thuộc S&P 500, không một nhóm nào kết thúc phiên trong trạng thái tăng điểm. Trong đó, mức giảm lớn nhất thuộc về nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu và công nghệ, với mức giảm tương ứng 2,8% và 2,5%.
Đối với chỉ số Nasdaq, những cổ phiếu kéo lùi mạnh nhất gồm Microsoft, Intel, Apple, Facebook và Alphabet.
Theo hãng tin Reuters, một dấu hiệu đáng ngại đã nổi lên khi cả ba chỉ số chính ở Phố Wallđồng loạt giảm dưới mức trung bình của 200 ngày. Trong đó, đây là lần đầu tiên chỉ số S&P 500 đóng cửa dưới ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật then chốt này kể từ cuộc bỏ phiếu Brexit của nước Anh vào tháng 6/2016.
Ngày giao dịch đầu tiên của quý 2/2018 bắt đầu với một cuộc bán tháo lớn tập trung ở hai nhóm cổ phiếu công nghệ và hàng tiêu dùng thiết yếu. Amazon, Tesla và Microsoft trở thành những cổ phiếu dẫn đầu sự sụt giảm của thị trường, sau khi Trung Quốc tuyên bố đánh thuế 128 mặt hàng của Mỹ nhằm trả đũa việc Washington dựng hàng rào thuế quan thép và nhôm.
"Những gì đang diễn ra không chỉ là một cuộc bán tháo cổ phiếu công nghệ, mà còn phức tạp hơn thế. Đáng ngại nhất là S&P 500 giảm dưới mức trung bình của 200 ngày", ông Brian Battle, Giám đốc giao dịch thuộc Performance Trust Capital Partners ở Chicago, nhận xét. "Điều này thúc đẩy đà bán tháo, và chẳng còn ai quan tâm đến những yếu tố căn bản của nền kinh tế".
Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones mất 1,9%, còn 23.644,19 điểm. S&P 500 mất 2,23%, còn 2.581,88 điểm. Chỉ số Nasdaq sụt 2,74%, còn 6.870,12 điểm.
Cổ phiếu Amazon trở thành "tội đồ" chính trong phiên giảm mạnh này của S&P 500, giảm 5,2% khi chốt phiên. Cổ phiếu hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới bị nhà đầu tư bán ào ạt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục lên mang xã hội Twitter để chỉ trích công ty này.
Trong số 11 nhóm cổ phiếu ngành chính thuộc S&P 500, không một nhóm nào kết thúc phiên trong trạng thái tăng điểm. Trong đó, mức giảm lớn nhất thuộc về nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu và công nghệ, với mức giảm tương ứng 2,8% và 2,5%.
Đối với chỉ số Nasdaq, những cổ phiếu kéo lùi mạnh nhất gồm Microsoft, Intel, Apple, Facebook và Alphabet.
Trung Quốc đưa ra 128 "vũ khí" sẽ dùng trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ
Cổ phiếu hãng sản xuất xe điện Tesla chốt phiên với mức giảm 5,1%, sau khi có tin nói rằng hãng sẽ chỉ xuất xưởng được 2.000 chiếc xe mẫu Model 3 mỗi tuần, thay vì mục tiêu 2.500 xe mỗi tuần như mục tiêu đề ra ban đầu.
Tuần trước, cổ phiếu Tesla đã "bốc hơi" gần 14% khi nhà chức trách Mỹ tiến hành điều tra về một vụ tai nạn xe Tesla gây chết người ở California và hãng bị công ty đánh giá tín nhiệm Moody’s cắt giảm điểm tín nhiệm.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng. Giá trái phiếu tăng khi giới đầu tư chuyển mạnh vốn sang kênh đầu tư được cho là an toàn này, không chỉ bởi cổ phiếu bị bán tháo, mà còn bởi thị trường trở nên thận trọng hơn trước báo cáo việc làm tháng 3 của Mỹ dự kiến công bố vào ngày thứ Sáu.
Trên sàn Nasdaq, cứ 1 cổ phiếu tăng giá thì có tới 4,17 cổ phiếu giảm giá trong phiên này.
Các nhà giao dịch ở Phố Wall chuyển nhượng tổng cộng 7,71 tỷ cổ phiếu trong phiên giao dịch này, so với khối lượng giao dịch bình quân 7,29 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Hãng tin CNBC dẫn số liệu của S&P Global cho biết, phiên giao dịch này đánh dấu sự khởi đầu tháng Tư tồi tệ nhất ở Phố Wall kể từ Đại suy thoái thập niên 1930.
Cổ phiếu hãng sản xuất xe điện Tesla chốt phiên với mức giảm 5,1%, sau khi có tin nói rằng hãng sẽ chỉ xuất xưởng được 2.000 chiếc xe mẫu Model 3 mỗi tuần, thay vì mục tiêu 2.500 xe mỗi tuần như mục tiêu đề ra ban đầu.
Tuần trước, cổ phiếu Tesla đã "bốc hơi" gần 14% khi nhà chức trách Mỹ tiến hành điều tra về một vụ tai nạn xe Tesla gây chết người ở California và hãng bị công ty đánh giá tín nhiệm Moody’s cắt giảm điểm tín nhiệm.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng. Giá trái phiếu tăng khi giới đầu tư chuyển mạnh vốn sang kênh đầu tư được cho là an toàn này, không chỉ bởi cổ phiếu bị bán tháo, mà còn bởi thị trường trở nên thận trọng hơn trước báo cáo việc làm tháng 3 của Mỹ dự kiến công bố vào ngày thứ Sáu.
Trên sàn Nasdaq, cứ 1 cổ phiếu tăng giá thì có tới 4,17 cổ phiếu giảm giá trong phiên này.
Các nhà giao dịch ở Phố Wall chuyển nhượng tổng cộng 7,71 tỷ cổ phiếu trong phiên giao dịch này, so với khối lượng giao dịch bình quân 7,29 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Hãng tin CNBC dẫn số liệu của S&P Global cho biết, phiên giao dịch này đánh dấu sự khởi đầu tháng Tư tồi tệ nhất ở Phố Wall kể từ Đại suy thoái thập niên 1930.
Gia đình Tổng thống Trump chơi trò lăn Trứng Phục Sinh tại Nhà Trắng, Ông Putin được mời thăm Washington
Sáng nay thứ Ba ngày 3/4, Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả những sự kiện nổi bật trên thế giới đêm qua:
Gia đình Tổng thống Trump tổ chức trò chơi lăn Trứng Phục Sinh lần thứ 2 tại Nhà Trắng
Nhà Trắng đã tổ chức trò chơi lăn Trứng Phục Sinh hàng năm lần thứ 140 vào Thứ Hai (2/4), chào đón khoảng 30.000 người tham gia vào các hoạt động khác nhau bao gồm chơi bowling trên cỏ, trang trí trứng và đọc truyện.
Đệ nhất phu nhân Melania Trump đã dẫn dắt sự kiện này theo truyền thống của các Đệ nhất phu nhân Nhà Trắng. Sư kiện này luôn mang lại những bức ảnh vui nhộn. (Chi tiết)
Cùng với con gái Tiffany Trump (áo hồng) và con trai Barron Trump, ông Trump và vợ thổi còi để bắt đầu sự kiện chính: Lăn Trứng Phục Sinh. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Donald Trump mời ông Putin thăm Nhà Trắng
Một phụ tá của điện Kremlin đã nói hôm thứ Hai rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất Nhà Trắng làm nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin khi họ thảo luận về ý tưởng về cuộc họp này trong một cuộc điện đàm hồi tháng trước, theo Reuters.
Kể từ cuộc gọi vào ngày 20/3, việc chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh có thể không thực hiện được bởi vì cuộc xung đột ngoại giao diễn ra, phụ tá Yuri Ushakov nói.
Tại một cuộc họp báo, phụ tá Ushakov nói với các phóng viên: “Khi hai Tổng thống nói chuyện qua điện thoại, Tổng thống Trump đề nghị tổ chức cuộc họp đầu tiên tại Nhà Trắng ở Washington”.
“Tháng trước, ông Trump đã gọi điện chúc mừng ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và nói với các phóng viên rằng, ông và Tổng thống Putin sẽ gặp nhau “trong tương lai không xa”.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin nói chuyện trong buổi chụp hình tại Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng, Việt Nam ngày 11/11/2017. (Ảnh: Reuters/Jorge Silva)
Tổng thống Trump chúc mừng Tổng thống Ai Cập tái đắc cử
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bày tỏ sự “chúc mừng chân thành” tới Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi về chiến thắng của ông trong một cuộc điện đàm vào thứ Hai (2/4), hãng tin nhà nước Ai Cập MENA đưa tin.
Theo báo cáo của MENA, Tổng thống Trump cho biết Hoa Kỳ đang quan tâm đến việc tăng cường các mối quan hệ chiến lược và tiếp tục phối hợp các vấn đề chính với Ai Cập.
Ai Cập đã tuyên bố hôm thứ Hai rằng Tổng thống Sisi đã tái đắc cử nhiệm kỳ bốn năm thứ hai với 97% phiếu bầu.
Tổng thống Donald Trump hoan nghênh Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah el-Sissi tới Nhà Trắng. (Ảnh: ABC News)
Sáng nay thứ Ba ngày 3/4, Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả những sự kiện nổi bật trên thế giới đêm qua:
Gia đình Tổng thống Trump tổ chức trò chơi lăn Trứng Phục Sinh lần thứ 2 tại Nhà Trắng
Nhà Trắng đã tổ chức trò chơi lăn Trứng Phục Sinh hàng năm lần thứ 140 vào Thứ Hai (2/4), chào đón khoảng 30.000 người tham gia vào các hoạt động khác nhau bao gồm chơi bowling trên cỏ, trang trí trứng và đọc truyện.
Đệ nhất phu nhân Melania Trump đã dẫn dắt sự kiện này theo truyền thống của các Đệ nhất phu nhân Nhà Trắng. Sư kiện này luôn mang lại những bức ảnh vui nhộn. (Chi tiết)
Cùng với con gái Tiffany Trump (áo hồng) và con trai Barron Trump, ông Trump và vợ thổi còi để bắt đầu sự kiện chính: Lăn Trứng Phục Sinh. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Donald Trump mời ông Putin thăm Nhà Trắng
Một phụ tá của điện Kremlin đã nói hôm thứ Hai rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất Nhà Trắng làm nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin khi họ thảo luận về ý tưởng về cuộc họp này trong một cuộc điện đàm hồi tháng trước, theo Reuters.
Kể từ cuộc gọi vào ngày 20/3, việc chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh có thể không thực hiện được bởi vì cuộc xung đột ngoại giao diễn ra, phụ tá Yuri Ushakov nói.
Tại một cuộc họp báo, phụ tá Ushakov nói với các phóng viên: “Khi hai Tổng thống nói chuyện qua điện thoại, Tổng thống Trump đề nghị tổ chức cuộc họp đầu tiên tại Nhà Trắng ở Washington”.
“Tháng trước, ông Trump đã gọi điện chúc mừng ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và nói với các phóng viên rằng, ông và Tổng thống Putin sẽ gặp nhau “trong tương lai không xa”.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin nói chuyện trong buổi chụp hình tại Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng, Việt Nam ngày 11/11/2017. (Ảnh: Reuters/Jorge Silva)
Tổng thống Trump chúc mừng Tổng thống Ai Cập tái đắc cử
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bày tỏ sự “chúc mừng chân thành” tới Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi về chiến thắng của ông trong một cuộc điện đàm vào thứ Hai (2/4), hãng tin nhà nước Ai Cập MENA đưa tin.
Theo báo cáo của MENA, Tổng thống Trump cho biết Hoa Kỳ đang quan tâm đến việc tăng cường các mối quan hệ chiến lược và tiếp tục phối hợp các vấn đề chính với Ai Cập.
Ai Cập đã tuyên bố hôm thứ Hai rằng Tổng thống Sisi đã tái đắc cử nhiệm kỳ bốn năm thứ hai với 97% phiếu bầu.
Tổng thống Donald Trump hoan nghênh Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah el-Sissi tới Nhà Trắng. (Ảnh: ABC News)Vì sao Nga lộ chuyện ông Trump mời Putin thăm Nhà Trắng lúc này?
NATO : Các nước Baltic yêu cầu Mỹ tăng viện quân và phòng không
Bản đồ ba nước vùng Baltic(@ontheworldmap.com/europe)
Lãnh đạo các nước vùng Baltic sẽ yêu cầu tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thêm quân đến Baltic và tăng cường phòng không ở sườn đông của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO. Đây là một trong những chủ đề nghị sự trong cuộc gặp tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng vào ngày 03/04/2018 nhằm thể hiện lập trường cứng rắn đối với Nga.
Theo một quan chức cấp cao Litva, xin ẩn danh, tổng thống ba nước Litva Dalia Grybauskaite, Estonia Kersti Kaljulaid và Latvia Raimonds Vejonis sẽ yêu cầu Hoa Kỳ đưa các hệ thống phòng chống tên lửa Patriot thường xuyên đến nơi đây hơn để các nước có thể cùng tập trận.
Ngoài ra, ba nước Baltic còn muốn được tham gia vào hệ thống lá chắn tên lửa của NATO tại châu Âu vì, theo nữ tổng thống Liva Grybauskaite, phát biểu trên đài phát thanh LRT, « không phận của các nước Baltic cần phải được bảo vệ và phòng thủ tốt hơn ». Ba nước Baltic đã tôn trọng nguyên tắc của NATO là dành 2% GDP cho quốc phòng.
Trong khuôn khổ thượng đỉnh Mỹ và các nước vùng Baltic còn có một diễn đàn kinh tế. Litva dự kiến ký nhiều hợp đồng nhập khẩu khí hóa lỏng của Mỹ, với khối lượng lớn hơn, để tránh bị phụ thuộc vào tập đoàn Gazprom của Nga.
Ba nước Baltic, với tổng dân số là 6 triệu người, từng bị chiếm đóng và sáp nhập vào Liên Bang Xô Viết trong Thế Chiến II. Cả ba nước giành lại độc lập vào năm 1991, gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và NATO vào năm 2004.
Lãnh đạo các nước vùng Baltic sẽ yêu cầu tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thêm quân đến Baltic và tăng cường phòng không ở sườn đông của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO. Đây là một trong những chủ đề nghị sự trong cuộc gặp tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng vào ngày 03/04/2018 nhằm thể hiện lập trường cứng rắn đối với Nga.
Theo một quan chức cấp cao Litva, xin ẩn danh, tổng thống ba nước Litva Dalia Grybauskaite, Estonia Kersti Kaljulaid và Latvia Raimonds Vejonis sẽ yêu cầu Hoa Kỳ đưa các hệ thống phòng chống tên lửa Patriot thường xuyên đến nơi đây hơn để các nước có thể cùng tập trận.
Ngoài ra, ba nước Baltic còn muốn được tham gia vào hệ thống lá chắn tên lửa của NATO tại châu Âu vì, theo nữ tổng thống Liva Grybauskaite, phát biểu trên đài phát thanh LRT, « không phận của các nước Baltic cần phải được bảo vệ và phòng thủ tốt hơn ». Ba nước Baltic đã tôn trọng nguyên tắc của NATO là dành 2% GDP cho quốc phòng.
Trong khuôn khổ thượng đỉnh Mỹ và các nước vùng Baltic còn có một diễn đàn kinh tế. Litva dự kiến ký nhiều hợp đồng nhập khẩu khí hóa lỏng của Mỹ, với khối lượng lớn hơn, để tránh bị phụ thuộc vào tập đoàn Gazprom của Nga.
Ba nước Baltic, với tổng dân số là 6 triệu người, từng bị chiếm đóng và sáp nhập vào Liên Bang Xô Viết trong Thế Chiến II. Cả ba nước giành lại độc lập vào năm 1991, gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và NATO vào năm 2004.
Mỹ gây chuyện rồi tìm cách hóa giải, Nga cả tin?
Trợ lý Tổng thống Nga đặt vấn đề cuộc gặp Trump-Putin tại Nhà Trắng giữa lúc nước sôi lửa bỏng
Trợ lý chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga, ông Yuri Ushakov, cho biết trong cuộc điện đàm chúc mừng Tổng thống Nga Vladimir Putin tái đắc cử, nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump đã đề nghị Tổng thống Nga tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Nga tại Nhà Trắng.
Tuy nhiên, cho đến nay, hai bên chưa tiến hành công tác chuẩn bị hay thảo luận nào về việc tổ chức một hội nghị như vậy.
Tổng thống Trump muốn tìm cách hóa giải vụ đầu độc Skripal?
Ông Yuri Ushakov nói rằng “Nga hy vọng Mỹ không thay đổi ý định thảo luận về khả năng tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin. Tôi tin rằng đó là sự kiện quan trọng".
Trợ lý Tổng thống Nga cho rằng, cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo được tổ chức ở Nhà Trắng, nếu diễn ra, "không chỉ cần thiết cho hai nước Nga-Mỹ mà còn có ý nghĩa đối với cộng đồng quốc tế".
"Tôi hy vọng một ngày nào đó, vào một thời điểm nào đó, chúng tôi có thể khởi động một cuộc đối thoại nghiêm túc và mang tính xây dựng” - ông Yuri Ushakov nói.
Nhà Trắng hiện chưa bình luận về thông tin Điện Kremlin đưa ra.
Cuộc điện đàm hôm 20/3 của Tổng thống Mỹ diễn ra trong lúc vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái đang trong lúc "nước sôi lửa bỏng".
Tuy nhiên cuộc điện đàm lại diễn ra trước khi Mỹ cùng với hàng loạt quốc gia phương Tây tuyên bố trục xuất các nhà ngoại giao Nga vì vụ đầu độc này.
Khi khơi lại cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga- Mỹ theo đề nghị của Tổng thống Mỹ, trợ lý Tổng thống Nga muốn dò xét sự thiện chí trong lời nói của ông Trump, cũng là cách để xem Mỹ sẽ còn muốn đẩy mối quan hệ hai nước tới đâu.
Lời gợi mở của phía Nga cũng là cách ngăn chặn một kịch bản Chiến tranh Lạnh mới khi Mỹ và hàng loạt phương Tây không ngừng cáo buộc dù không có bằng chứng cho rằng Nga liên quan vụ đầu độc.
Tình hình không cải thiện sẽ có thể dẫn tới một cuộc đối đầu mới mà Tổng Thư ký LHQ António Guterres đã cảnh báo.
Đề nghị tổ chức cuộc họp thượng đỉnh Nga-Mỹ tại Nhà Trắng đã được Tổng thống Mỹ đề xuất trong cuộc điện đàm. Nhưng sau đó vài ngày, Washington tung đòn trừng phạt ngoại giao, trục xuất 60 nhân viên ngoại giao Nga và đóng cửa lãnh sự quán Nga tại Seattle.
Tới nay, khi nhắc lại đề nghị của Tổng thống Mỹ, trợ lý Tổng thống Nga muốn thăm dò phản ứng của Washington sau khi người đứng đầu nước Mỹ đưa ra một lời đề nghị như vậy, có phải là điều thiện chí hay không?
Nếu có thì phải chăng, tới nay, Washington nên lập tức xúc tiến? Khi đó Mỹ sẽ thể hiện là bên thỏa hiệp với nước Nga sau hàng loạt các cáo buộc thiếu bằng chứng và không thuyết phục của mình.
Nếu không, lời đề nghị họp mặt thượng đỉnh ở Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ Donald Trump là có ý gì?
Phía Nga đã nhắc đến một cuộc họp thượng đỉnh ở Nhà Trắng trong tình thế căng thẳng leo thang và Nga đang thể hiện tốt vai trò của người mở ra các cánh cửa hòa bình trên thế giới, ngăn chặn một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Nhưng đó không phải sự thỏa hiệp khi mà người đề nghị cuộc họp này là phía Washington. Nga vẫn đang ở thế chủ động sau khi vụ việc của cha con nhà Skripal được đẩy lên bằng hàng loạt các cáo buộc vô căn cứ.
Huy Vũ
Trợ lý chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga, ông Yuri Ushakov, cho biết trong cuộc điện đàm chúc mừng Tổng thống Nga Vladimir Putin tái đắc cử, nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump đã đề nghị Tổng thống Nga tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Nga tại Nhà Trắng.
Tuy nhiên, cho đến nay, hai bên chưa tiến hành công tác chuẩn bị hay thảo luận nào về việc tổ chức một hội nghị như vậy.
Tổng thống Trump muốn tìm cách hóa giải vụ đầu độc Skripal? |
Ông Yuri Ushakov nói rằng “Nga hy vọng Mỹ không thay đổi ý định thảo luận về khả năng tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin. Tôi tin rằng đó là sự kiện quan trọng".
Trợ lý Tổng thống Nga cho rằng, cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo được tổ chức ở Nhà Trắng, nếu diễn ra, "không chỉ cần thiết cho hai nước Nga-Mỹ mà còn có ý nghĩa đối với cộng đồng quốc tế".
"Tôi hy vọng một ngày nào đó, vào một thời điểm nào đó, chúng tôi có thể khởi động một cuộc đối thoại nghiêm túc và mang tính xây dựng” - ông Yuri Ushakov nói.
Nhà Trắng hiện chưa bình luận về thông tin Điện Kremlin đưa ra.
Cuộc điện đàm hôm 20/3 của Tổng thống Mỹ diễn ra trong lúc vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái đang trong lúc "nước sôi lửa bỏng".
Tuy nhiên cuộc điện đàm lại diễn ra trước khi Mỹ cùng với hàng loạt quốc gia phương Tây tuyên bố trục xuất các nhà ngoại giao Nga vì vụ đầu độc này.
Khi khơi lại cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga- Mỹ theo đề nghị của Tổng thống Mỹ, trợ lý Tổng thống Nga muốn dò xét sự thiện chí trong lời nói của ông Trump, cũng là cách để xem Mỹ sẽ còn muốn đẩy mối quan hệ hai nước tới đâu.
Lời gợi mở của phía Nga cũng là cách ngăn chặn một kịch bản Chiến tranh Lạnh mới khi Mỹ và hàng loạt phương Tây không ngừng cáo buộc dù không có bằng chứng cho rằng Nga liên quan vụ đầu độc.
Tình hình không cải thiện sẽ có thể dẫn tới một cuộc đối đầu mới mà Tổng Thư ký LHQ António Guterres đã cảnh báo.
Đề nghị tổ chức cuộc họp thượng đỉnh Nga-Mỹ tại Nhà Trắng đã được Tổng thống Mỹ đề xuất trong cuộc điện đàm. Nhưng sau đó vài ngày, Washington tung đòn trừng phạt ngoại giao, trục xuất 60 nhân viên ngoại giao Nga và đóng cửa lãnh sự quán Nga tại Seattle.
Tới nay, khi nhắc lại đề nghị của Tổng thống Mỹ, trợ lý Tổng thống Nga muốn thăm dò phản ứng của Washington sau khi người đứng đầu nước Mỹ đưa ra một lời đề nghị như vậy, có phải là điều thiện chí hay không?
Nếu có thì phải chăng, tới nay, Washington nên lập tức xúc tiến? Khi đó Mỹ sẽ thể hiện là bên thỏa hiệp với nước Nga sau hàng loạt các cáo buộc thiếu bằng chứng và không thuyết phục của mình.
Nếu không, lời đề nghị họp mặt thượng đỉnh ở Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ Donald Trump là có ý gì?
Phía Nga đã nhắc đến một cuộc họp thượng đỉnh ở Nhà Trắng trong tình thế căng thẳng leo thang và Nga đang thể hiện tốt vai trò của người mở ra các cánh cửa hòa bình trên thế giới, ngăn chặn một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Nhưng đó không phải sự thỏa hiệp khi mà người đề nghị cuộc họp này là phía Washington. Nga vẫn đang ở thế chủ động sau khi vụ việc của cha con nhà Skripal được đẩy lên bằng hàng loạt các cáo buộc vô căn cứ.
Huy Vũ
Nga hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ về hạt nhân
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (T) tiếp đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, tại Ankara, ngày 28/09/2017Kayhan Ozer/Presidential Palace/Handout via REUTERS
Tổng thống Nga Vladimir Putin, hôm nay, 03/04/2018, bắt đầu chuyến công du 2 ngày tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày mai, ông sẽ họp với hai đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ và Iran về Syria, nhưng riêng hôm nay, ông đã gặp tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ để bàn về quan hệ song phương với hồ sơ chủ yếu là hạt nhân.
Theo kế hoạch, tổng thống Putin và đồng nhiệm Erdogan khai trương công trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ mà tổng thống Erdogan mong muốn từ nhiều năm qua.
Thông tín viên RFI, Alexandre Billette, từ Istanbul cho biết thêm chi tiết :
Đối với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, hạt nhân là một biểu tượng mạnh mẽ, một phương thức để phát triển công nghiệp năng lượng riêng của mình… Có điều là trước mắt, nhà máy điện hạt nhân sẽ do Nga xây dựng, và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải nhập uranium cho các lò phản ứng…
Đối với Mehmet Öğütçü, một cựu cán bộ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, đây là một nghịch lý: Đã từ lâu lắm rồi, Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn có một nhà máy điện hạt nhân. Đó là một biểu tượng, nhưng cũng tăng thêm sự lệ thuộc vào Nga ! Thổ Nhĩ Kỳ đã lệ thuộc vào Nga, vì mua của Nga đến 55% khí đốt, nhiều hơn bất kỳ nước nào khác ngoại trừ Bulgari. Mục tiêu của chính quyền Ankara là giảm sự lệ thuộc về khí đốt này, nhưng lại một lần nữa quay sang Nga về hạt nhân. Nhưng phải nói là không có sự lựa chọn nào khác ! Những quốc gia khác không muốn giúp đỡ Thổ Nhĩ Kỳ trong lãnh vực này.
Thổ Nhĩ Kỳ như thế là đánh cược vào hạt nhân để từ đây đến 2023 trở thành hội viên của câu lạc bộ năng lượng hạt nhân … Đây là một dự án vô cùng nhạy cảm, có khả năng bảo đảm, trong trường hợp tốt nhất, dưới 5% sản lượng điện quốc gia.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, hôm nay, 03/04/2018, bắt đầu chuyến công du 2 ngày tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày mai, ông sẽ họp với hai đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ và Iran về Syria, nhưng riêng hôm nay, ông đã gặp tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ để bàn về quan hệ song phương với hồ sơ chủ yếu là hạt nhân.
Theo kế hoạch, tổng thống Putin và đồng nhiệm Erdogan khai trương công trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ mà tổng thống Erdogan mong muốn từ nhiều năm qua.
Thông tín viên RFI, Alexandre Billette, từ Istanbul cho biết thêm chi tiết :
Đối với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, hạt nhân là một biểu tượng mạnh mẽ, một phương thức để phát triển công nghiệp năng lượng riêng của mình… Có điều là trước mắt, nhà máy điện hạt nhân sẽ do Nga xây dựng, và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải nhập uranium cho các lò phản ứng…
Đối với Mehmet Öğütçü, một cựu cán bộ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, đây là một nghịch lý: Đã từ lâu lắm rồi, Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn có một nhà máy điện hạt nhân. Đó là một biểu tượng, nhưng cũng tăng thêm sự lệ thuộc vào Nga ! Thổ Nhĩ Kỳ đã lệ thuộc vào Nga, vì mua của Nga đến 55% khí đốt, nhiều hơn bất kỳ nước nào khác ngoại trừ Bulgari. Mục tiêu của chính quyền Ankara là giảm sự lệ thuộc về khí đốt này, nhưng lại một lần nữa quay sang Nga về hạt nhân. Nhưng phải nói là không có sự lựa chọn nào khác ! Những quốc gia khác không muốn giúp đỡ Thổ Nhĩ Kỳ trong lãnh vực này.
Thổ Nhĩ Kỳ như thế là đánh cược vào hạt nhân để từ đây đến 2023 trở thành hội viên của câu lạc bộ năng lượng hạt nhân … Đây là một dự án vô cùng nhạy cảm, có khả năng bảo đảm, trong trường hợp tốt nhất, dưới 5% sản lượng điện quốc gia.
Lượng du khách Mỹ đến Nga có tăng trong 2017?
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Tin đồn: Số khách du lịch Mỹ đến Nga tăng 25% trong ba quý đầu năm 2017.
Sự thật: Dựa trên những con số của Cơ quan An ninh Liên bang Nga, điều này đúng. Số khách du lịch từ Mỹ đến Nga đã tăng dần đều từ 2014.
Việc tuyên truyền chống Nga là lý do chính khiến cho lượng khách Mỹ tăng trong năm ngoái, ông Oleg Safonov, người đứng đầu Cơ quan Du lịch Liên bang Nga cho biết. Ông nói những thông tin về Nga trên truyền thông khiến người Mỹ muốn đến để tận mắt thấy nước Nga.
Nga xuất hiện rất dày đặc trên các kênh truyền thông Mỹ trong những năm qua. Các cơ quan an ninh Mỹ kết luận rằng Moscow đã thực hiện kế hoạch can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ và mới đây Tổng thống Trump trục xuất 60 nhân viên ngoại giao Nga sau vụ tấn công chất độc ở Salisbury, Anh. Nga phủ nhận có bất kỳ liên quan nào tới vụ này.
Theo báo Nga bằng tiếng Anh the Moscow Times, ông Safonov được tờ Izvestia dẫn lời nói số khách du lịch từ Mỹ đã tăng 25% từ tháng 1 đến tháng 9/2017. Chương trình Reality Check xem xét các con số này và đánh giá liệu "tuyên truyền" có thực sự ảnh hưởng đến lượng khách du lịch hay không.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Tin đồn: Số khách du lịch Mỹ đến Nga tăng 25% trong ba quý đầu năm 2017.
Sự thật: Dựa trên những con số của Cơ quan An ninh Liên bang Nga, điều này đúng. Số khách du lịch từ Mỹ đến Nga đã tăng dần đều từ 2014.
Việc tuyên truyền chống Nga là lý do chính khiến cho lượng khách Mỹ tăng trong năm ngoái, ông Oleg Safonov, người đứng đầu Cơ quan Du lịch Liên bang Nga cho biết. Ông nói những thông tin về Nga trên truyền thông khiến người Mỹ muốn đến để tận mắt thấy nước Nga.
Nga xuất hiện rất dày đặc trên các kênh truyền thông Mỹ trong những năm qua. Các cơ quan an ninh Mỹ kết luận rằng Moscow đã thực hiện kế hoạch can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ và mới đây Tổng thống Trump trục xuất 60 nhân viên ngoại giao Nga sau vụ tấn công chất độc ở Salisbury, Anh. Nga phủ nhận có bất kỳ liên quan nào tới vụ này.
Theo báo Nga bằng tiếng Anh the Moscow Times, ông Safonov được tờ Izvestia dẫn lời nói số khách du lịch từ Mỹ đã tăng 25% từ tháng 1 đến tháng 9/2017. Chương trình Reality Check xem xét các con số này và đánh giá liệu "tuyên truyền" có thực sự ảnh hưởng đến lượng khách du lịch hay không.
Biên giới Mỹ-Mexico hỗn loạn: Ông Trump nổi giận lôi đình vì chiêu trò của người vượt biên
Tất Đạt | 03/04/2018 13:23
Top 10 thành phố thu hút khách nhất thế giới
Theo số liệu của Lực lượng An ninh Liên bang Nga thì số lượt người nước ngoài vào Nga đã tăng 25% trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 9/2017 so với cùng kỳ năm trước. Trong 12 tháng năm 2017, mức tăng là 26%.
Khi tính tất cả các hình thức đi lại, như đi với mục đích kinh doanh, số người vào Nga từ Mỹ tăng khoảng 18%.
Điều này phản ánh đà tăng trưởng bắt đầu từ 2015, là năm tiếp sau vụ xung đột ở Crimea giữa các lực lượng ủng hộ Nga và phía Ukraine. Khi đó, cơ quan du lịch Nga nói căng thẳng chính trị làm giảm số người vào Nga từ Mỹ và châu Âu.
Image caption
Số khách du lịch giờ đây đã vượt quá mức trước khi có xung đột, mặc dù Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo công dân Mỹ nên xem xét lại các chuyến đi Nga "do khủng bố và sách nhiễu". Bộ này khuyên công dân Mỹ không đến Crimea và vùng Bắc Caucasus.
Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc chưa công bố số liệu về các chuyến đi từ Mỹ tới Nga năm 2017. Năm 2016, số liệu của tổ chức này cho thấy có độ tăng - nhưng chưa đến 1%.
Sau vụ đầu độc ở Salisbury, Sứ quán Nga tại London viết trên Twitter một tin nhắn khuyến khích người Anh đến Nga.
Giống như Mỹ, có nhiều khách du lịch Anh tới Nga hơn trong 2017. Tuy nhiên, mức độ phục hồi là chậm hơn ở Anh, với lượng khách du lịch tới Nga giảm trong năm thứ hai liên tiếp vào 2015, theo con số của chính phủ Nga.
Mức tăng của du khách từ Anh kể từ 2015 là rất nhỏ, và vẫn ở vào khoảng 190.000 lượt.
Bà Andrea Godfrey, một chuyên gia du lịch Nga tại hãng Regent Holidays, nói bà đã thấy lượng người tìm hiểu cũng như đặt tour đi Nga giảm nhẹ sau vụ việc ở Salisbury.
Hiện chưa có con số của chính phủ Nga.
Cũng chưa rõ tình hình chính trị sẽ ảnh hưởng đến số người đi Nga dự World Cup mùa hè này ra sao.
Bà Godfrey nói lượng đặt chỗ của công ty bà đã tăng kể từ 2015, sau "mức hạ cực điểm" khi máy bay của hãng Malaysian Airlines bị bắn hạ khi đang bay qua vùng trời Ukraine.
Tuyến đường sắt xuyên Siberia và thành phố St Petersburg vẫn là "điểm đến truyền cảm hứng" cho khách du lịch Anh và Mỹ, và bà trông đợi nếu lượng khách có giảm thì cũng sẽ tăng trở lại vào năm sau.
Bản quyền hình ảnhAFPImage caption
Tất Đạt | 03/04/2018 13:23
Theo số liệu của Lực lượng An ninh Liên bang Nga thì số lượt người nước ngoài vào Nga đã tăng 25% trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 9/2017 so với cùng kỳ năm trước. Trong 12 tháng năm 2017, mức tăng là 26%.
Khi tính tất cả các hình thức đi lại, như đi với mục đích kinh doanh, số người vào Nga từ Mỹ tăng khoảng 18%.
Điều này phản ánh đà tăng trưởng bắt đầu từ 2015, là năm tiếp sau vụ xung đột ở Crimea giữa các lực lượng ủng hộ Nga và phía Ukraine. Khi đó, cơ quan du lịch Nga nói căng thẳng chính trị làm giảm số người vào Nga từ Mỹ và châu Âu.
Image caption
Số khách du lịch giờ đây đã vượt quá mức trước khi có xung đột, mặc dù Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo công dân Mỹ nên xem xét lại các chuyến đi Nga "do khủng bố và sách nhiễu". Bộ này khuyên công dân Mỹ không đến Crimea và vùng Bắc Caucasus.
Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc chưa công bố số liệu về các chuyến đi từ Mỹ tới Nga năm 2017. Năm 2016, số liệu của tổ chức này cho thấy có độ tăng - nhưng chưa đến 1%.
Sau vụ đầu độc ở Salisbury, Sứ quán Nga tại London viết trên Twitter một tin nhắn khuyến khích người Anh đến Nga.
Giống như Mỹ, có nhiều khách du lịch Anh tới Nga hơn trong 2017. Tuy nhiên, mức độ phục hồi là chậm hơn ở Anh, với lượng khách du lịch tới Nga giảm trong năm thứ hai liên tiếp vào 2015, theo con số của chính phủ Nga.
Mức tăng của du khách từ Anh kể từ 2015 là rất nhỏ, và vẫn ở vào khoảng 190.000 lượt.
Bà Andrea Godfrey, một chuyên gia du lịch Nga tại hãng Regent Holidays, nói bà đã thấy lượng người tìm hiểu cũng như đặt tour đi Nga giảm nhẹ sau vụ việc ở Salisbury.
Hiện chưa có con số của chính phủ Nga.
Cũng chưa rõ tình hình chính trị sẽ ảnh hưởng đến số người đi Nga dự World Cup mùa hè này ra sao.
Bà Godfrey nói lượng đặt chỗ của công ty bà đã tăng kể từ 2015, sau "mức hạ cực điểm" khi máy bay của hãng Malaysian Airlines bị bắn hạ khi đang bay qua vùng trời Ukraine.
Tuyến đường sắt xuyên Siberia và thành phố St Petersburg vẫn là "điểm đến truyền cảm hứng" cho khách du lịch Anh và Mỹ, và bà trông đợi nếu lượng khách có giảm thì cũng sẽ tăng trở lại vào năm sau.
Bản quyền hình ảnhAFPImage caption
Despite political tensions, Britons are welcome in Russia. Come and discover the difference between how is portrayed by the UK and how it is in reality.
Mind this gap! https://rusemb.org.uk/fnapr/6440
Despite political tensions, Britons are welcome in Russia. Come and discover the difference between how is portrayed by the UK and how it is in reality.
Mind this gap! https://rusemb.org.uk/fnapr/6440
"Tuyên truyền chống Nga"
Khó mà nói liệu chính trị có phải là động cơ thúc đẩy ai đó đi du lịch hay không, nhưng một số người trong ngành du lịch Nga tin rằng việc truyền thông đưa tin Nga nhiều hơn thu hút nhiều người Mỹ hơn.
Pavel Rumyantsev, phó giám đốc Công đoàn Ngành Du lịch Nga, nói rằng ngành du lịch nước này đang hưởng lợi từ truyền thông, thậm chí cả tuyên truyền tiêu cực. Khách du lịch không vì thế mà nản đi Nga, thay vào đó họ vẫn đi để cố hiểu nước Nga hiện đại, ông nói
"Có hai hình ảnh nước Nga cho khách du lịch Mỹ: về mặt chính trị, hai quốc gia (Mỹ - Nga) có thể phần nào trái ngược và cạnh tranh quyền lực trên trường quốc tế, nhưng người dân Nga được cho là rất thân thiện, hiếu khách, thú vị và tốt bụng."
Lượng khách tăng, theo ông Rumyantsev, cũng còn nhờ tỷ giá đồng đô la so với đồng rouble, và chi phí đi lại và ăn ở trong nước Nga rất phải chăng.
Khó mà nói liệu chính trị có phải là động cơ thúc đẩy ai đó đi du lịch hay không, nhưng một số người trong ngành du lịch Nga tin rằng việc truyền thông đưa tin Nga nhiều hơn thu hút nhiều người Mỹ hơn.
Pavel Rumyantsev, phó giám đốc Công đoàn Ngành Du lịch Nga, nói rằng ngành du lịch nước này đang hưởng lợi từ truyền thông, thậm chí cả tuyên truyền tiêu cực. Khách du lịch không vì thế mà nản đi Nga, thay vào đó họ vẫn đi để cố hiểu nước Nga hiện đại, ông nói
"Có hai hình ảnh nước Nga cho khách du lịch Mỹ: về mặt chính trị, hai quốc gia (Mỹ - Nga) có thể phần nào trái ngược và cạnh tranh quyền lực trên trường quốc tế, nhưng người dân Nga được cho là rất thân thiện, hiếu khách, thú vị và tốt bụng."
Lượng khách tăng, theo ông Rumyantsev, cũng còn nhờ tỷ giá đồng đô la so với đồng rouble, và chi phí đi lại và ăn ở trong nước Nga rất phải chăng.
Nhà Trắng, công trình do người da đen xây dựng - BBC Tiếng Việt
Biên giới Mỹ-Mexico hỗn loạn: Ông Trump nổi giận lôi đình vì chiêu trò của người vượt biên
Biên giới Mỹ-Mexico hỗn loạn: Ông Trump nổi giận lôi đình vì chiêu trò c...
Dân nhập cư : Donald Trump lại dọa Mêhicô ?
Di dân từ Trung Mỹ tại Ixtepec, Oaxaca, Mêhicô, trước khi tìm đường sang Hoa Kỳ.REUTERS/Jose Jesus Cortes
Một lần nữa, tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 01/04/2018 lại chỉ trích láng giềng Mêhicô không làm gì để ngăn chận ma túy và làn sóng di dân từ Trung Mỹ xâm nhập vào Hoa Kỳ. Dường như chủ nhân Nhà Trắng cảm thấy thất vọng vì chưa được Quốc Hội Mỹ biểu quyết ngân sách xây bức tường dọc theo biên giới phía nam.
Từ NewYork, thông tín viên Grégoire Pourtier giải thích :
« Phải chăng ông Donald Trump bị những lời bình luận chua cay của những cử tri từng ủng hộ ông làm nổi cơn thịnh nộ ? Hoặc là ông vừa xem bản tin của đài Fox News báo động có một đoàn « lữ hành » 1500 di dân đang hy vọng có thể vượt biên giới Mehicô-Hoa Kỳ ?
Cho dù là trường hợp nào, đối với tổng thống Mỹ, không có chuyện « hưu chiến Phục sinh ». Trước khi đi lễ nhà thờ, ông Donald Trump gửi ba phản ứng bốc lửa trên Twitter. Một trong ba phản ứng đó là công kích những đạo luật của đối lập Dân chủ mà ông cho là cản trở nhiệm vụ của cảnh sát biên phòng và ông kêu gọi phe Cộng hoà phải mạnh mẽ ra luật nghiêm khắc hơn.
Tổng thống Mỹ cũng dập tắt hy vọng đạt một thỏa hiệp về tình trạng cư trú của những « Dreamers », thế hệ những trẻ con theo cha mẹ nhập cư bất hợp pháp vào nước Mỹ, mà số phận trở thành món hàng mặc cả chính trị giữa hai phe Dân chủ và Cộng hoà. Trong một phản ứng khác, Mêhicô bị cáo buộc chỉ làm thật ít, thậm chí là không cố gắng gì, để chống nạn buôn lậu ma túy và nhập cư bất hợp pháp.
Tổng thống Donald Trump dọa sẽ rút khỏi hiệp định tự do mậu dịch khu vực NAFTA, đang được đàm phán lại : "Mêhicô phải chận làn sóng ma túy và di dân, nếu không tôi sẽ dẹp con bò sửa (con gà đẻ trứng vàng) của họ, tức hiệp định NAFTA".
Phải chăng tổng thống Mỹ muốn đi ngược lại chính phủ của ông, đang ca tụng mối quan hệ thuận thảo với Mehicô ? Dường như những lời chỉ trích trên đây là nhằm vuốt ve cử tri của ông hơn là để đe dọa chính quyền Mêhicô. »
Di dân từ Trung Mỹ tại Ixtepec, Oaxaca, Mêhicô, trước khi tìm đường sang Hoa Kỳ.REUTERS/Jose Jesus Cortes
Một lần nữa, tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 01/04/2018 lại chỉ trích láng giềng Mêhicô không làm gì để ngăn chận ma túy và làn sóng di dân từ Trung Mỹ xâm nhập vào Hoa Kỳ. Dường như chủ nhân Nhà Trắng cảm thấy thất vọng vì chưa được Quốc Hội Mỹ biểu quyết ngân sách xây bức tường dọc theo biên giới phía nam.
Từ NewYork, thông tín viên Grégoire Pourtier giải thích :
« Phải chăng ông Donald Trump bị những lời bình luận chua cay của những cử tri từng ủng hộ ông làm nổi cơn thịnh nộ ? Hoặc là ông vừa xem bản tin của đài Fox News báo động có một đoàn « lữ hành » 1500 di dân đang hy vọng có thể vượt biên giới Mehicô-Hoa Kỳ ?
Cho dù là trường hợp nào, đối với tổng thống Mỹ, không có chuyện « hưu chiến Phục sinh ». Trước khi đi lễ nhà thờ, ông Donald Trump gửi ba phản ứng bốc lửa trên Twitter. Một trong ba phản ứng đó là công kích những đạo luật của đối lập Dân chủ mà ông cho là cản trở nhiệm vụ của cảnh sát biên phòng và ông kêu gọi phe Cộng hoà phải mạnh mẽ ra luật nghiêm khắc hơn.
Tổng thống Mỹ cũng dập tắt hy vọng đạt một thỏa hiệp về tình trạng cư trú của những « Dreamers », thế hệ những trẻ con theo cha mẹ nhập cư bất hợp pháp vào nước Mỹ, mà số phận trở thành món hàng mặc cả chính trị giữa hai phe Dân chủ và Cộng hoà. Trong một phản ứng khác, Mêhicô bị cáo buộc chỉ làm thật ít, thậm chí là không cố gắng gì, để chống nạn buôn lậu ma túy và nhập cư bất hợp pháp.
Tổng thống Donald Trump dọa sẽ rút khỏi hiệp định tự do mậu dịch khu vực NAFTA, đang được đàm phán lại : "Mêhicô phải chận làn sóng ma túy và di dân, nếu không tôi sẽ dẹp con bò sửa (con gà đẻ trứng vàng) của họ, tức hiệp định NAFTA".
Phải chăng tổng thống Mỹ muốn đi ngược lại chính phủ của ông, đang ca tụng mối quan hệ thuận thảo với Mehicô ? Dường như những lời chỉ trích trên đây là nhằm vuốt ve cử tri của ông hơn là để đe dọa chính quyền Mêhicô. »
Thẩm phán di trú Mỹ phải giải quyết 700 hồ sơ một năm
Bản quyền hình ảnhAFP/GETTYImage caption
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ sẽ áp đặt thẩm phán di trú phải đạt chỉ tiêu trong một nỗ lực giải quyết các hồ sơ nhập cư nhanh chóng hơn, theo truyền thông Hoa Kỳ.
Các thẩm phán sẽ được yêu cầu phải giải quyết ít nhất 700 hồ sơ một năm để được đánh giá là "đạt yêu cầu".
Tuy nhiên, các nhà phê bình cảnh báo quyết định này có thể khiến những hồ sơ di trú chỉ được xem xét qua loa mà không theo đúng những thủ tục hợp pháp.
Ước tính khoảng 600.000 người đang chờ hồ sơ nhập cư được cứu xét tại các tòa án Hoa Kỳ.
Hôm Chủ Nhật, Tổng thống Donald Trump giục các dân biểu Cộng Hoà tại Quốc hội mau thông qua luật chống di dân mới "cứng rắn" hơn.
Ông cũng khẳng định sự phản đối của ông với việc hợp pháp hoá tình trạng của hàng trăm ngàn người nhập cư đến Hoa Kỳ không có giấy tờ lúc còn bé.
Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, chỉ tiêu sẽ đảm bảo các hồ sơ di trú được giải quyết một cách "kịp thời, hiệu quả và hiệu quả".
Bản quyền hình ảnhREUTERSImage caption
Phát ngôn viên Bộ Tư pháp, ông Devin O'Malley nói rằng các vị thẩm phán đã hoàn tất trung bình 678 hồ sơ một năm, nhưng một số thẩm phán đã duyệt được hơn 1.000 hồ sơ, tờ Washington Post đưa tin.
Nhưng Hiệp hội Thẩm phán Di trú Quốc gia (NAIJ) nói với tờ Washington Post rằng hệ thống áp đặt chỉ tiêu có thể dẫn đến những thách thức pháp lý.
"Tính toàn vẹn và công bằng của tòa án có thể bị đặt vấn đề, nếu quyết định của thẩm phán bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài sự kiện của hồ sơ , hoặc nếu các thỉnh cầu bị từ chối bởi vì thẩm phán quan tâm đến việc giữ công việc của mình", Chủ tịch NAIJ, bà Ashley Tabaddor nói.
Hiệp hội Luật sư Nhập cư Hoa Kỳ (AILA) nói với trang The Daily Beast rằng các thẩm phán không nên bị đặt dưới áp lực không cần thiết để mau chóng giải quyết tình trạng hồ sơ ứ đọng.
"Chúng tôi rất quan ngại rằng các hồ sơ sẽ bị đẩy nhanh qua hệ thống và thủ tục pháp lý cần có sẽ bị phá vỡ bởi những chỉ tiêu mới này", Laura Lynch, luật sư của AILA, nói.
Bản quyền hình ảnhAFP/GETTYImage caption
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ sẽ áp đặt thẩm phán di trú phải đạt chỉ tiêu trong một nỗ lực giải quyết các hồ sơ nhập cư nhanh chóng hơn, theo truyền thông Hoa Kỳ.
Các thẩm phán sẽ được yêu cầu phải giải quyết ít nhất 700 hồ sơ một năm để được đánh giá là "đạt yêu cầu".
Tuy nhiên, các nhà phê bình cảnh báo quyết định này có thể khiến những hồ sơ di trú chỉ được xem xét qua loa mà không theo đúng những thủ tục hợp pháp.
Ước tính khoảng 600.000 người đang chờ hồ sơ nhập cư được cứu xét tại các tòa án Hoa Kỳ.
Hôm Chủ Nhật, Tổng thống Donald Trump giục các dân biểu Cộng Hoà tại Quốc hội mau thông qua luật chống di dân mới "cứng rắn" hơn.
Ông cũng khẳng định sự phản đối của ông với việc hợp pháp hoá tình trạng của hàng trăm ngàn người nhập cư đến Hoa Kỳ không có giấy tờ lúc còn bé.
Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, chỉ tiêu sẽ đảm bảo các hồ sơ di trú được giải quyết một cách "kịp thời, hiệu quả và hiệu quả".
Bản quyền hình ảnhREUTERSImage caption
Phát ngôn viên Bộ Tư pháp, ông Devin O'Malley nói rằng các vị thẩm phán đã hoàn tất trung bình 678 hồ sơ một năm, nhưng một số thẩm phán đã duyệt được hơn 1.000 hồ sơ, tờ Washington Post đưa tin.
Nhưng Hiệp hội Thẩm phán Di trú Quốc gia (NAIJ) nói với tờ Washington Post rằng hệ thống áp đặt chỉ tiêu có thể dẫn đến những thách thức pháp lý.
"Tính toàn vẹn và công bằng của tòa án có thể bị đặt vấn đề, nếu quyết định của thẩm phán bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài sự kiện của hồ sơ , hoặc nếu các thỉnh cầu bị từ chối bởi vì thẩm phán quan tâm đến việc giữ công việc của mình", Chủ tịch NAIJ, bà Ashley Tabaddor nói.
Hiệp hội Luật sư Nhập cư Hoa Kỳ (AILA) nói với trang The Daily Beast rằng các thẩm phán không nên bị đặt dưới áp lực không cần thiết để mau chóng giải quyết tình trạng hồ sơ ứ đọng.
"Chúng tôi rất quan ngại rằng các hồ sơ sẽ bị đẩy nhanh qua hệ thống và thủ tục pháp lý cần có sẽ bị phá vỡ bởi những chỉ tiêu mới này", Laura Lynch, luật sư của AILA, nói.
Tổng thống Trump rút quân khỏi Syria: Tuyên bố nước đôi với một mũi tên trúng nhiều đích
Đại sứ Trần Đức Mậu | 03/04/2018 07:42
Đại sứ Trần Đức Mậu | 03/04/2018 07:42
Với những gì đã thể hiện đến nay về ý tưởng rút quân Mỹ khỏi Syria, ông Trump cho thấy là Washington có thể sẽ làm việc ấy chứ không nhất định sẽ làm việc ấy.
Giữa khi chiến sự vẫn diễn ra ác liệt ở Syria, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ sớm rút quân khỏi đất nước này và "để cho kẻ khác quan tâm đến Syria". Ông Trump tuyên cáo quyết sách nói trên theo cách đã trở nên rất đặc trưng cho phong cách cầm quyền của ông này là khiến cho cả những cộng sự liên quan nhiều nhất, trực tiếp nhất và chịu trách nhiệm chính về thực thi bị bất ngờ, giống như quyết định nhận lời gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Ông Trump cho biết Mỹ không chỉ sẽ rút quân mà còn rút sớm khỏi Syria trong khi các cộng sự như Bộ trưởng quốc phòng James Mattis vừa mới đây còn quả quyết Mỹ không có ý định rút sớm quân đội khỏi Syria mà sẽ còn ở lại đó lâu dài.
Người thay thế ông Rex Tillerson trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ là Mike Pompeo cho tới nay không thể hiện sự khác biệt quan điểm gì với người tiền nhiệm về chính sách của Mỹ đối với Syria. Ông Pompeo cũng như tân Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đều không muốn Mỹ nhanh chóng rút khỏi Syria như ông Trump vừa tuyên bố đơn giản vì đều còn muốn dùng Syria để đối phó Iran.
Toan tính của TT Trump
Ông Trump đưa ra quyết sách này một cách bất ngờ nhưng không phải quyết định theo ngẫu hứng. Rút quân Mỹ từ Syria về nước phù hợp với tinh thần và nội dung của khẩu hiệu và phương châm "Nước Mỹ trước hết" mà nay đã trở thành một thành tố hữu cơ của nhiệm kỳ cầm quyền của ông Trump.
Theo Lầu năm góc, Mỹ hiện có hơn 2.000 quân ở Syria, như thế đâu có nhiều nhặn gì nhưng ông Trump cần thông điệp từ đó cho đối nội, cho cử tri Mỹ là tổng thống đương nhiệm của họ quan tâm trước hết và tập trung tất cả cho trong nước chứ không bỏ công mất của nữa cho đâu đó ở bên ngoài nước Mỹ, tức là chính phủ của ông Trump kiên định chủ trương hạn chế can dự vào chuyện ở bên ngoài nước Mỹ.
Trước đấy, ông Trump cũng đã từng vài lần bộc lộ ý định này và trong nội bộ chính phủ Mỹ, ông Trump đã từng vài lần yêu cầu cộng sự chuẩn bị cho việc rút quân khỏi Syria. Ông Trump còn khẳng định quyết sách này bằng việc cắt 200 triệu USD đã được Bộ ngoại giao Mỹ hứa viện trợ tái thiết Syria.
Giữa khi chiến sự vẫn diễn ra ác liệt ở Syria, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ sớm rút quân khỏi đất nước này và "để cho kẻ khác quan tâm đến Syria". Ông Trump tuyên cáo quyết sách nói trên theo cách đã trở nên rất đặc trưng cho phong cách cầm quyền của ông này là khiến cho cả những cộng sự liên quan nhiều nhất, trực tiếp nhất và chịu trách nhiệm chính về thực thi bị bất ngờ, giống như quyết định nhận lời gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Ông Trump cho biết Mỹ không chỉ sẽ rút quân mà còn rút sớm khỏi Syria trong khi các cộng sự như Bộ trưởng quốc phòng James Mattis vừa mới đây còn quả quyết Mỹ không có ý định rút sớm quân đội khỏi Syria mà sẽ còn ở lại đó lâu dài.
Người thay thế ông Rex Tillerson trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ là Mike Pompeo cho tới nay không thể hiện sự khác biệt quan điểm gì với người tiền nhiệm về chính sách của Mỹ đối với Syria. Ông Pompeo cũng như tân Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đều không muốn Mỹ nhanh chóng rút khỏi Syria như ông Trump vừa tuyên bố đơn giản vì đều còn muốn dùng Syria để đối phó Iran.
Toan tính của TT Trump
Ông Trump đưa ra quyết sách này một cách bất ngờ nhưng không phải quyết định theo ngẫu hứng. Rút quân Mỹ từ Syria về nước phù hợp với tinh thần và nội dung của khẩu hiệu và phương châm "Nước Mỹ trước hết" mà nay đã trở thành một thành tố hữu cơ của nhiệm kỳ cầm quyền của ông Trump.
Theo Lầu năm góc, Mỹ hiện có hơn 2.000 quân ở Syria, như thế đâu có nhiều nhặn gì nhưng ông Trump cần thông điệp từ đó cho đối nội, cho cử tri Mỹ là tổng thống đương nhiệm của họ quan tâm trước hết và tập trung tất cả cho trong nước chứ không bỏ công mất của nữa cho đâu đó ở bên ngoài nước Mỹ, tức là chính phủ của ông Trump kiên định chủ trương hạn chế can dự vào chuyện ở bên ngoài nước Mỹ.
Trước đấy, ông Trump cũng đã từng vài lần bộc lộ ý định này và trong nội bộ chính phủ Mỹ, ông Trump đã từng vài lần yêu cầu cộng sự chuẩn bị cho việc rút quân khỏi Syria. Ông Trump còn khẳng định quyết sách này bằng việc cắt 200 triệu USD đã được Bộ ngoại giao Mỹ hứa viện trợ tái thiết Syria.
Ông Trump muốn rút khỏi Syria, thái tử Saudi nói ông Assad sẽ "vững ghế": Nga toàn thắng?
Nếu chỉ như thế thôi thì đúng là ông Trump đã vừa có sự điều chỉnh chính sách và chiến lược quyết định nhất của Mỹ đối với Syria kể từ khi Mỹ can dự bí mật cũng như công khai vào nước này. Ở đây, ông Trump quyết như thế nhưng thực tế rồi đây không hẳn chắc chắn sẽ hoàn toàn như vậy. Bởi 3 lý do.
Thứ nhất, ông Trump cho biết Mỹ sẽ rút khỏi Syria khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bị xoá sổ hoàn toàn ở đất nước này. Hiện tại, IS đã bị mất đi hơn 90% phạm vi lãnh thổ đã từng kiểm soát ở Syria. IS đã bị Nga và chính phủ Iraq coi như bị đánh bại.
Nhưng trên thực tế IS chưa hoàn toàn biến mất ở Syria và vì thế khi nào IS bị xoá sổ hoàn toàn ở Syria phụ thuộc vào cách nhìn nhận và lập luận của Mỹ, hay nói theo cách khác, ông Trump có thể thực hiện được ngay nhưng đồng thời cũng lại không bao giờ thực hiện được quyết sách nói trên.
IS như đã có lâu nay không còn tồn tại nhưng phiến quân và ý thức hệ cực đoan của IS vẫn còn dao dẳng ở Syria và sau IS sẽ có những tổ chức Hồi giáo cực đoan khác.
Thứ hai là ông Trump nổi tiếng về thay đổi quan điểm chính sách. Cho nên ở ông này, nghe những tuyên cáo chính sách chưa đủ mà còn phải chờ xem hành động cụ thể.
Thứ ba, nếu Mỹ rút quân khỏi Syria như ông Trump tuyên cáo thì được lợi nhiều nhất chỉ có thể là chính thể hiện tại của tổng thống Bashir al-Assad ở Iraq, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như phe hậm hực nhất sẽ bao gồm những đồng minh quân sự chiến lược của Mỹ ở khu vực như lực lượng nổi dậy chống chính phủ ở Syria, Ả rập Xê út hay Israel.
Điều này chắc chắn rồi sẽ khiến ông Trump không thể không cân nhắc lại quyết sách hoặc sẽ phải rất thận trọng khi triển khai thực hiện.
Quyết sách này được ông Trump đưa ra trong bối cảnh tình hình ông Trump đang quyết liệt thay thế nhân sự chính quyền và gặp bê bối mới cùng với khó khăn cũ ở nước Mỹ. Đối ngoại vì thế được phát huy tác dụng phục vụ đối nội, giúp ông Trump đánh lạc hướng sự quan tâm của dư luận, thể hiện quyền uy tuyệt đối trong chính phủ, răn đe cả cộng sự cũ (ông Mattis) lẫn cộng sự mới (ông Pompeo và ông Bolton).
Với những gì đã thể hiện đến nay về ý tưởng rút quân Mỹ ra khỏi Syria, ông Trump cho thấy là có thể sẽ làm việc ấy chứ không phải là sẽ phải làm việc ấy.
Nếu chỉ như thế thôi thì đúng là ông Trump đã vừa có sự điều chỉnh chính sách và chiến lược quyết định nhất của Mỹ đối với Syria kể từ khi Mỹ can dự bí mật cũng như công khai vào nước này. Ở đây, ông Trump quyết như thế nhưng thực tế rồi đây không hẳn chắc chắn sẽ hoàn toàn như vậy. Bởi 3 lý do.
Thứ nhất, ông Trump cho biết Mỹ sẽ rút khỏi Syria khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bị xoá sổ hoàn toàn ở đất nước này. Hiện tại, IS đã bị mất đi hơn 90% phạm vi lãnh thổ đã từng kiểm soát ở Syria. IS đã bị Nga và chính phủ Iraq coi như bị đánh bại.
Nhưng trên thực tế IS chưa hoàn toàn biến mất ở Syria và vì thế khi nào IS bị xoá sổ hoàn toàn ở Syria phụ thuộc vào cách nhìn nhận và lập luận của Mỹ, hay nói theo cách khác, ông Trump có thể thực hiện được ngay nhưng đồng thời cũng lại không bao giờ thực hiện được quyết sách nói trên.
IS như đã có lâu nay không còn tồn tại nhưng phiến quân và ý thức hệ cực đoan của IS vẫn còn dao dẳng ở Syria và sau IS sẽ có những tổ chức Hồi giáo cực đoan khác.
Thứ hai là ông Trump nổi tiếng về thay đổi quan điểm chính sách. Cho nên ở ông này, nghe những tuyên cáo chính sách chưa đủ mà còn phải chờ xem hành động cụ thể.
Thứ ba, nếu Mỹ rút quân khỏi Syria như ông Trump tuyên cáo thì được lợi nhiều nhất chỉ có thể là chính thể hiện tại của tổng thống Bashir al-Assad ở Iraq, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như phe hậm hực nhất sẽ bao gồm những đồng minh quân sự chiến lược của Mỹ ở khu vực như lực lượng nổi dậy chống chính phủ ở Syria, Ả rập Xê út hay Israel.
Điều này chắc chắn rồi sẽ khiến ông Trump không thể không cân nhắc lại quyết sách hoặc sẽ phải rất thận trọng khi triển khai thực hiện.
Quyết sách này được ông Trump đưa ra trong bối cảnh tình hình ông Trump đang quyết liệt thay thế nhân sự chính quyền và gặp bê bối mới cùng với khó khăn cũ ở nước Mỹ. Đối ngoại vì thế được phát huy tác dụng phục vụ đối nội, giúp ông Trump đánh lạc hướng sự quan tâm của dư luận, thể hiện quyền uy tuyệt đối trong chính phủ, răn đe cả cộng sự cũ (ông Mattis) lẫn cộng sự mới (ông Pompeo và ông Bolton).
Với những gì đã thể hiện đến nay về ý tưởng rút quân Mỹ ra khỏi Syria, ông Trump cho thấy là có thể sẽ làm việc ấy chứ không phải là sẽ phải làm việc ấy.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung : Bắc Kinh trả đũa
Tại một nhà máy chế biến thịt heo tại Chicago, Illinois. Ảnh chụp ngày 18/07/2015.REUTERS/Karl Plume/File Photo
Để đáp trả Hoa Kỳ đánh thuế vào nhôm, thép và đòi tăng thuế nhập khẩu nhắm vào hàng Trung Quốc, Bắc Kinh tăng thuế nhập khẩu nhắm vào 128 mặt hàng của Mỹ. Quyết định này có hiệu lực ngay từ hôm nay, 02/04/2018. Thiệt hại cho phía Mỹ lên tới 3 tỷ đô la. Theo giới quan sát, trước mắt Bắc Kinh trả đũa một cách chừng mực khi chỉ nhắm vào khoảng 2 % tổng kim ngạch của xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Trung Quốc.
Thông tín viên Heike Schmidt tại Trung Quốc cho biết thêm :
"Tờ báo chính thức Hoàn Cầu Thời Báo đã báo trước là "Mỹ sẽ phải trả giá cho chính sách thương mại triệt để nhắm vào Trung Quốc". 120 mặt hàng của Mỹ sẽ bị đánh thuế. Trong số này, phải kể đến thịt heo, mà Trung Quốc là nguồn nhập khẩu và tiêu thụ lớn nhất thế giới. Thịt heo Mỹ nhập sang Trung Quốc sẽ bị đánh thuế hải quan 25 %. Rượu Mỹ cũng sẽ trở nên đắt đỏ hơn kể từ hôm nay. Mỗi chai sẽ bị đánh thuế 15 %. Táo, hạt dẻ, hay hạt pistachios cũng nằm trong danh sách đen.
Ngược lại, các nhà canh tác đậu nành của Mỹ có thể tạm thở phào, bởi Trung Quốc là một thị trường rất lớn, nhưng trước mắt Bắc Kinh không đụng đến sản phẩm nông nghiệp này. Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing hay ông tập đoàn điện thoại di động Apple thoát được búa rìu của Trung Quốc, ít ra là cho tới giờ phút này.
Trung Quốc vẫn hy vọng diệt từ trong trứng nước một cuộc chiến thương mại. Thứ Năm tuần trước, bộ Thương Mại Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ quay lại với con đường hợp tác có lợi cho cả đôi bên. Trong ấn bản sáng nay, Hoàn Cầu Thởi Báo đưa ra lời cảnh cáo là Trung Quốc không muốn nổ ra một cuộc chiến thương mại, nhưng nếu có chiến tranh, Bắc Kinh sẽ không khoanh tay ngồi nhìn".
Theo hãng tin Reuters, nội tuần này, chính quyền Washington sẽ công bố danh sác các mặt hàng của Trung Quốc bị tăng thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Để đáp trả Hoa Kỳ đánh thuế vào nhôm, thép và đòi tăng thuế nhập khẩu nhắm vào hàng Trung Quốc, Bắc Kinh tăng thuế nhập khẩu nhắm vào 128 mặt hàng của Mỹ. Quyết định này có hiệu lực ngay từ hôm nay, 02/04/2018. Thiệt hại cho phía Mỹ lên tới 3 tỷ đô la. Theo giới quan sát, trước mắt Bắc Kinh trả đũa một cách chừng mực khi chỉ nhắm vào khoảng 2 % tổng kim ngạch của xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Trung Quốc.
Thông tín viên Heike Schmidt tại Trung Quốc cho biết thêm :
"Tờ báo chính thức Hoàn Cầu Thời Báo đã báo trước là "Mỹ sẽ phải trả giá cho chính sách thương mại triệt để nhắm vào Trung Quốc". 120 mặt hàng của Mỹ sẽ bị đánh thuế. Trong số này, phải kể đến thịt heo, mà Trung Quốc là nguồn nhập khẩu và tiêu thụ lớn nhất thế giới. Thịt heo Mỹ nhập sang Trung Quốc sẽ bị đánh thuế hải quan 25 %. Rượu Mỹ cũng sẽ trở nên đắt đỏ hơn kể từ hôm nay. Mỗi chai sẽ bị đánh thuế 15 %. Táo, hạt dẻ, hay hạt pistachios cũng nằm trong danh sách đen.
Ngược lại, các nhà canh tác đậu nành của Mỹ có thể tạm thở phào, bởi Trung Quốc là một thị trường rất lớn, nhưng trước mắt Bắc Kinh không đụng đến sản phẩm nông nghiệp này. Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing hay ông tập đoàn điện thoại di động Apple thoát được búa rìu của Trung Quốc, ít ra là cho tới giờ phút này.
Trung Quốc vẫn hy vọng diệt từ trong trứng nước một cuộc chiến thương mại. Thứ Năm tuần trước, bộ Thương Mại Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ quay lại với con đường hợp tác có lợi cho cả đôi bên. Trong ấn bản sáng nay, Hoàn Cầu Thởi Báo đưa ra lời cảnh cáo là Trung Quốc không muốn nổ ra một cuộc chiến thương mại, nhưng nếu có chiến tranh, Bắc Kinh sẽ không khoanh tay ngồi nhìn".
Theo hãng tin Reuters, nội tuần này, chính quyền Washington sẽ công bố danh sác các mặt hàng của Trung Quốc bị tăng thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Dấu ấn tuần qua: Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, hệ quả ‘tức nước vỡ bờ’
Tóm tắt bài viết
- Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế lên đến 60 tỷ USD đối với hơn 1.000 mặt hàng nhập khẩu Trung Quốc. Bắc Kinh đáp trả bằng gói thuế 3 tỷ USD.
- Bước đi của ông Trump được xem vì 'tức nước vỡ bờ' trước những vi phạm nghiêm trọng của Trung Quốc về thương mại công bằng trong hàng thập kỷ qua.
- Đây cũng được xem là một phép thử của ông Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Dù có giao tình, ông Trump xưa nay vẫn thẳng thắn với ông Tập cả về vấn đề Triều Tiên, Biển Đông và nhân quyền.
Tuần qua, những doanh nhân-doanh nghiệp từng bị hàng “made in China” đè đầu cưỡi cổ có lẽ cảm thấy phần nào được an ủi, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố gói thuế quan lên đến 60 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc và những người phản đối cho rằng ông Trump đang thực hiện những bước đi nguy hiểm, vì có nguy cơ đẩy 2 nền kinh tế đứng đầu thế giới vào một cuộc chiến tranh thương mại có thể dẫn đến “lưỡng bại câu thương”, thậm chí gây nguy hại cho các nền kinh tế khác.
Bước đi kiên quyết
Đỉnh điểm của sự việc là vào ngày 22/3 (giờ địa phương), khi ông Trump ký một Biên bản ghi nhớ của Tổng thống, lệnh cho Đại diện Thương mại (USTR) và Bộ Tài chính Mỹ tiến hành các biện pháp chống lại Trung Quốc dựa trên kết quả của cuộc điều tra theo Điều 301.
Cuộc điều tra này bắt đầu từ tháng 8/2017, dẫn tới kết luận các chính sách của Trung Quốc cho thấy một loạt hoạt động thương mại không công bằng, như sử dụng những hạn chế về quyền sở hữu nước ngoài buộc các công ty chuyển giao công nghệ.
Ngoài ra, Washington cũng tuyên bố tìm thấy bằng chứng cho thấy Bắc Kinh áp đặt điều khoản không công bằng đối với các công ty Mỹ, hướng các khoản đầu tư ở Mỹ vào các ngành công nghiệp chiến lược, và hỗ trợ tấn công không gian mạng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Drew Angerer / Getty Images)
Ông Trump cho biết hiện Mỹ phải gánh chịu thâm hụt thương mại lên tới 375-504 tỷ USD với Trung Quốc. “Đây là thâm hụt lớn nhất của bất kỳ nước nào trong lịch sử thế giới. Nó nằm ngoài tầm kiểm soát”, ông Trump nói.
Trong tuyên bố hôm 22/3, Tổng thống Trump kêu gọi Trung Quốc “ngay lập tức” cắt giảm 100 tỷ USD mức thâm hụt của Mỹ. Và lý do thứ hai, theo tuyên bố của Nhà Trắng là nhằm chống lại việc “ăn cắp” quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, đồng thời hạn chế các hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ.
Theo CNN, Nhà Trắng tuyên bố chuẩn bị danh sách hơn 1.000 sản phẩm của Trung Quốc có thể sẽ bị áp mức thuế quan mới. Đây được coi là nỗ lực mới nhất của Washington sau nhiều năm đàm phán thất bại nhằm đưa ra các biện pháp chống lại sự bành trướng thương mại của Trung Quốc.
Các mức thuế sẽ không được áp dụng ngay. Các ngành công nghiệp Mỹ sẽ có cơ hội bày tỏ ý kiến về thuế đề xuất trước khi nó được ban hành.
Trung Quốc giãy nảy
Gần như ngay sau động thái của Tổng thống Trump, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo, kêu gọi Mỹ “hãy lùi lại khỏi bờ vực chiến tranh thương mại”.
“Trung Quốc không mong muốn sa vào một cuộc chiến tranh thương mại, nhưng không sợ tham chiến. Trung Quốc hy vọng Mỹ sẽ lùi lại từ bờ vực, ra các quyết định thận trọng, và tránh kéo quan hệ thương mại song phương tới chỗ nguy hiểm”, Bộ Thương mại Trung Quốc nói.
Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cáo buộc Mỹ vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế sau khi Mỹ tiến hành điều tra các hoạt động sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Trung Quốc cũng thể hiện lập trường sẵn sàng trả đũa bằng cách tuyên bố kế hoạch thu thêm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ trị giá lên tới 3 tỷ USD.
Theo đó, có 128 mặt hàng của Mỹ bị “đưa vào tầm ngắm” để sẵn sàng cho hành động trả đũa, trong đó có trái cây, rượu và ống thép, sẽ bị áp mức thuế nhập khẩu 15% với tổng trị giá 977 triệu USD. Và các mặt hàng còn lại sẽ bị áp mức thuế nhập khẩu 25%, trị giá 2 tỷ USD, gồm trái cây và rượu vang.
Trong một tuyên bố, Bộ Thương mại Trung Quốc cảnh báo gói thuế quan đầu tiên sẽ được áp dụng đối với các mặt hàng nhất định nhập khẩu từ Mỹ nếu Washington không đạt được một thỏa thuận được đàm phán với Bắc Kinh.
Tại anh hay tại ả?
Hành động của hai bên đều bị cảnh báo sẽ dẫn tới một cục diện nguy hiểm. Chuyên gia kinh tế trưởng của ING khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông Robert Carnell nhận định: “Nếu thuế quan được áp theo đúng kế hoạch, chúng tôi tin rằng Trung Quốc sẽ trả đũa. Không thể có chuyện họ không trả đũa. Và sau đó, dự báo Mỹ sẽ trả đũa mạnh hơn, và cứ như vậy. Điều này có thể mở rộng trên quy mô toàn cầu rất nhanh. Mặc dù tranh chấp thương mại chủ yếu giữa Mỹ-Trung, nhưng nó có khả năng thâm nhập phần lớn khu vực châu Á”.
Rủi ro chiến tranh thương mại lập tức tác động mạnh trên thị trường chứng khoán thế giới. Ngày 23/3, chỉ số Hang Seng (Hồng Kông) giảm 2,45%, còn chỉ số Shanghai Composite (Trung Quốc) giảm 3,39% xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tuần. Chỉ số chứng khoán của các nước khác ở châu Á cũng như tại Mỹ và châu Âu đều sụt giảm do tâm lý lo ngại từ nhà đầu tư. Chỉ số đồng USD giảm 0,3% so với 6 loại tiền tệ thanh khoản nhất thế giới. Trong khi đó, giá vàng tăng lên mức 1.339,12 USD/ounce, cao nhất trong vòng 2 tuần.
Sản xuất thép ở Trung Quốc (Ảnh: AFP)
Trung Quốc và nhiều người đổ lỗi cho Mỹ đã khơi mào chiến tranh thương mại. Tờ Independent của Anh thậm chí gọi quyết định áp thuế quan Trung Quốc của ông Trump là “thiếu đầu óc” (brainless).
Tuy nhiên, theo Nhật báo Phố Wall (WSJ), chính Trung Quốc mới là bên phải chịu trách nhiệm. “Nếu có một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đừng đổ lỗi cho Donald Trump: Trung Quốc đã bắt đầu nó rất lâu trước khi ông trở thành tổng thống”, WSJ viết.
Theo WSJ, ngay cả những nhà kinh doanh thương mại tự do và người theo chủ nghĩa quốc tế cũng đồng ý với những thực tiễn thương mại dai dẳng của Trung Quốc – bao gồm việc buộc các doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ có giá trị cho các công ty Trung Quốc và hạn chế tiếp cận thị trường Trung Quốc. Những hành vi này đang làm suy yếu cả đối tác lẫn hệ thống thương mại.
‘Cướp” tài sản trí tuệ
Theo báo cáo của Ủy ban Sở hữu trí tuệ (SHTT) thuộc Cục Nghiên cứu Châu Á, thiệt hại hàng năm do trộm SHTT đối với nền kinh tế Mỹ có thể lên đến 600 tỷ USD.
Và theo ước tính của Ủy ban SHTT, Trung Quốc là nước xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hàng đầu trên thế giới, chịu trách nhiệm khoảng 50-80% thiệt hại từ việc đánh cắp SHTT.
Trung Quốc sử dụng nhiều chiến thuật để ăn cắp thông tin, như buộc các công ty nước ngoài hợp tác với các công ty trong nước và chuyển giao công nghệ và bí quyết của họ để có thể tiếp cận thị trường Trung Quốc. Các công ty cũng được yêu cầu chuyển giao sản xuất, nghiên cứu và phát triển của họ, cũng như đặt lưu trữ dữ liệu ở nước này.
Trung Quốc bị tố chiếm đoạt tài sản sở hữu trí tuệ của Mỹ bất hợp pháp. (Ảnh: SCMP)
Theo Nhà Trắng, Trung Quốc cũng đã có khả năng truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính của các doanh nghiệp Mỹ và thường đánh cắp thông tin thương mại của họ.
Sự bất lực của WTO
Chính phủ Mỹ không sử dụng các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để giải quyết vấn đề này. Thay vào đó, họ đã chọn hành động đơn phương bằng cách áp dụng Điều 301 của Đạo luật Thương mại Mỹ năm 1974 để ủy quyền cho Đại diện Thương mại Mỹ bắt đầu cuộc điều tra về trộm cắp SHTT bởi Trung Quốc.
Ông Scott Kennedy, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói trong một cuộc phỏng vấn vào năm ngoái: “Nhà Trắng đang nản chí bởi sự chậm chạp của WTO”. Do đó, chính phủ Mỹ đang sử dụng biện pháp đơn phương để đẩy nhanh tiến trình để đạt được kết quả trong thời gian có lợi cho ngành công nghiệp của Mỹ.
Tòa nhà của WTO (Ảnh: WTO)
Chính quyền của Trump nghĩ rằng các nước khác, chủ yếu là Nhật Bản và Liên minh châu Âu, sẽ hỗ trợ các nỗ lực của Mỹ trong việc giải quyết cuộc “xâm lược kinh tế” Trung Quốc.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi một chính sách Liên minh châu Âu thống nhất chống lại sự tiếp quản của công ty Trung Quốc.
“Tất cả những người buôn bán với Trung Quốc đều phải đối mặt với vấn đề này”, ông Peter Navarro, cố vấn thương mại của ông Trump, nói với các phóng viên hôm 22/3. “Một phần của quá trình mà chúng tôi đã trải qua … là phải có một sự tiếp cận rộng rãi đến các đồng minh có cùng quan điểm của chúng tôi và các đối tác thương mại”.
Ngày 23/3, chính quyền Trump đã gửi đơn kiện lên WTO, cáo buộc Trung Quốc không công bằng với các công ty nước ngoài khi buộc họ cấp phép công nghệ cho các công ty Trung Quốc, và sử dụng các hợp đồng phân biệt đối xử với công nghệ nước ngoài. Mỹ hy vọng các quốc gia khác tham gia vụ kiện.
Phép thử với ông Tập Cận Binh
Kể từ khi nhậm chức hồi tháng 1/2017, Tổng thống Trump đã nhiều lần nói về “quan hệ tuyệt vời” giữa ông với những nhà lãnh đạo thế giới, đặc biệt là giao tình với ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc từ thời Mao Trạch Đông.
“Tôi xem họ là bạn. Tôi dành sự tôn trọng lớn cho Chủ tịch Tập. Chúng tôi có mối quan hệ tuyệt vời. Họ đã giúp chúng ta rất nhiều trong vấn đề Triều Tiên”, ông Trump nói.
Ông Trump cũng coi Trung Quốc ngang hàng với Mỹ, thông qua việc chấp nhận tham vọng chiến lược của Bắc Kinh về “quan hệ giữa các siêu cường”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: AP)
Dù vậy, tất cả đều không ảnh hưởng đến việc Mỹ tăng cường trừng phạt nhằm vào Triều Tiên. Và lần này, cũng không ngăn ông “nhẹ tay” với vấn đề thương mại Trung Quốc.
Điều này cho thấy dù có thể có cảm tình với ông Tập, người đã đón tiếp ông như ông hoàng trong chuyến công du của ông tới Trung Quốc hồi tháng 11/2017, nhưng ông Trump là người công tư phân minh, chuyện nào ra chuyện đó và rất thẳng thắn.
Ông không thể để tình riêng làm tổn hại đến lợi ích an ninh của người Mỹ, bằng việc quyết liệt thúc ép Trung Quốc phải tuân thủ các lệnh trừng phạt với Triều Tiên.
Ông cũng không để cảm tình với ông Tập làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của người Mỹ, doanh nghiệp Mỹ.
Điều này tương tự việc chính quyền ông Trump hồi tháng 8/2017 đã thẳng thắn xếp Trung Quốc vào cùng bảng xếp hạng với Triều Tiên vào danh sách các quốc gia bức hại tín ngưỡng tồi tệ nhất thế giới, trong báo cáo về Tự do Tín ngưỡng Quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trong bài phát biểu công bố báo cáo Tự do Tín ngưỡng Quốc tế ngày 15/8, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khi đó đã đề cập đến một trong các vi phạm nhân quyền lớn nhất của Trung Quốc: Cuộc đàn áp nhằm loại bỏ Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp), môn khí công gồm 5 bài tập và các bài giảng về nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Ngoại trưởng Mỹ Tillerson cho biết trong năm 2016 đã có “hàng chục học viên Pháp Luân Công đã chết trong các trại giam” của Trung Quốc. Ông nhận định: “Tình trạng đàn áp tín ngưỡng vẫn quá phổ biến”.
Đây là cái ung nhọt lớn mà cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã để lại cho ông Tập Cận Bình, và các nhà quan sát vẫn chờ xem ông Tập sẽ giải quyết “di họa” này như thế nào.
Ưu Đàm
Mỹ chính thức xếp Trung Quốc vào nước buôn bán người tệ hại nhất
Theo hãng tin AP, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 27/6 khẳng định Myanmar không còn là một trong những nước phạm tội buôn bán người tệ hại nhất trên thế giới, trong khi lại xếp Trung Quốc vào danh sách đen tối này như một hành động chỉ trích trực tiếp về vấn đề nhân quyền của Bắc Kinh.
Trong báo cáo thường niên về nạn buôn bán người, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đánh tụt bậc của Trung Quốc xuống vị trí thấp nhất trong hồ sơ buôn bán người, đưa Trung Quốc xuống cùng một hạng với Triều Tiên, Zimbabwe, Syria và Nga.
Afghanistan được công nhận là đã có các biện pháp kiềm chế nạn buôn người, trong khi Iraq được coi là chưa đủ tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề này.
Nạn buôn bán người đã trở nên tồi tệ hơn ở 21 quốc gia năm 2016. Nguồn: Bộ Ngoại giao Mỹ/CNN
Phát biểu trong buổi lễ công bố bản báo cáo, cô Ivanka Trump – cố vấn cao cấp của Nhà Trắng và là con gái của Tổng thống Donald Trump, cho rằng chấm dứt nạn buôn người là lợi ích cả về mặt đạo đức lẫn chiến lược của Mỹ, và nỗ lực này là một “ưu tiên chính sách đối ngoại lớn” của chính quyền Tổng thống Trump.
Cô nói: “Với tư cách là một người mẹ, đây không chỉ đơn thuần là một ưu tiên chính sách. Đó là một lời kêu gọi sáng suốt về việc cần hành động để bảo vệ những người dễ bị tổn thương và bị bóc lột.”
Cố vấn Nhà Trắng Ivanka Trump phát biểu tại lễ công bố Báo cáo về nạn buôn người 2017 tại Washington D.C. ngày 27/6. Ảnh: Epoch Times
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết hiện có khoảng 20 triệu nạn nhân của tình trạng buôn người trên toàn cầu, nên những việc cần phải làm là rất nhiều.
“Thật đáng tiếc, thách thức của chúng ta là rất lớn,” ông Tillerson nói. “Nạn buôn bán người ngày càng trở nên phức tạp và khó nhận diện hơn. Có rất nhiều hoạt động ngầm và diễn ra trên mạng”.
Myanmar được rút ra khỏi danh sách các nước buôn người nghiêm trọng nhất vì những nỗ lực chống lại việc tuyển trẻ em làm binh lính và lần đầu tiên truy tố các quan chức chính phủ theo một đạo luật về buôn bán người.
Việc hạ bậc đối với Trung Quốc được coi là một bất ngờ đặc biệt trong báo cáo năm nay, đánh dấu sự chỉ trích công khai đầu tiên của chính quyền Trump đối với vấn đề nhân quyền của Trung Quốc.
Điều này đánh dấu sự thay đổi so với các đời tổng thống trước đây của Mỹ khi họ thường thường tránh chỉ trích trực tiếp Trung Quốc về vấn đề nhân quyền.
Chính quyền Tổng thống Trump đang nhờ Trung Quốc trợ giúp để gây sức ép đối với Triều Tiên trong việc từ bỏ chương trình hạt nhân, và Ngoại trưởng Tillerson ngày 27/6 cho biết thất bại của Trung Quốc trong việc trấn áp nạn lao động cưỡng bức từ Triều Tiên là một trong những lý do khiến Trung Quốc bị hạ xếp hạng.
Trong báo cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ còn nhấn mạnh rằng không chỉ Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu trong việc ngăn chặn nạn buôn người, và những nỗ lực của Trung Quốc trong việc truy tố những kẻ buôn người cũng đang suy yếu.
“Trung Quốc đã không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu trong việc loại bỏ nạn buôn người và không có nỗ lực đáng kể nào để làm điều đó, do vậy Trung Quốc đã bị hạ xuống Bậc 3”, báo cáo viết.
Trang Epoch Times cho biết “Báo cáo về nạn buôn người (TIP)” năm 2017 đánh giá 187 quốc gia và vùng lãnh thổ.. Báo cáo này xếp hạng các nước theo 3 bậc, trong đó Bậc 3 là thứ hạng thấp nhất, ám chỉ các nước không đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu của Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân Buôn bán Người của Mỹ. Trước khi bị hạ bậc trong năm nay, Trung Quốc đã bị xếp vào danh sách theo dõi ở “Bậc 2” trong 3 năm liên tiếp.
Báo cáo cũng cho biết có những dấu hiệu cho thấy chính phủ Trung Quốc vẫn đang tham gia vào nạn lao động cưỡng bức.
Ngoại trưởng Tillerson cảnh báo rằng việc không có hành động để ngăn chặn tình trạng lao động cưỡng bức và buôn bán người ở các nước sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho lợi ích của Mỹ, dẫn đến nạn tham nhũng tràn lan và tình trạng phá hoại luật pháp, theo đó sẽ sinh ra tội phạm và khủng bố trên toàn thế giới.
Tình trạng “lao động cưỡng bức được nhà nước bảo trợ”, nạn nhân chủ yếu là các tù nhân lương tâm – những người bị bắt giữ vì có niềm tin không được chính quyền theo chủ nghĩa vô thần ủng hộ đã không còn là câu chuyện trong vòng bí mật.. Chính quyền lợi dụng bộ phận lớn những người này, ép họ làm việc tối ngày để sản xuất ra hàng hóa. Do không phải mất phí lao động cho các tù nhân lương tâm, nên giá thành sản phẩm sản xuất ra rất thấp, giúp hàng Trung Quốc cạnh tranh được với mọi quốc gia trên thế giới.
Phần lớn các tù nhân lương tâm bị chính quyền bắt giữ là người dân Trung Quốc theo tập Pháp Luân Công, một môn khí công hướng cho con người trở thành người tốt theo nguyên lý đạo đức Chân – Thiện – Nhẫn. Tuy được người dân ở hàng trăm quốc gia theo tập, nhưng do niềm tin vào Thần Phật của môn này trái ngược với hệ tư tưởng nặng về chủ nghĩa vô thần của chính quyền Trung Quốc, nên môn tập này đã bị cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân phát động chiến dịch “nhổ tận gốc” từ năm 1999 và hậu quả vẫn còn đến ngày nay.
Hạo Nhân
Trung Quốc từng ra chỉ thị đánh cắp công nghệ Mỹ và phương Tây
Đảng Cộng sản Trung Quốc từng có một chỉ thị mật về việc tăng cường đánh cắp các bí mật công nghê của Hoa Kỳ và Phương Tây.
Tờ báo Mỹ Washington Free Beacon vào ngày 2 tháng tư cho đăng tải chỉ thị vừa nêu, mà họ nói rằng được tung ra từ một người có quan hệ mật thiết với giới tình báo và an ninh Trung Quốc.
Tài liệu có dấu búa liềm đỏ của Văn phòng Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn có tên gọi là Trung Nam Hải, đầu não chính trị của Bắc Kinh.
Tin nói chỉ thị này còn được gửi cho Quốc Hội, Hội Đồng Nhà Nước và Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc.
Theo tài liệu ban hành vào tháng 12 năm 2016, Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ thị cho đơn vị tình báo, được mệnh danh Vụ Hoạt Động Mặt Trận Thống Nhất, tăng cường tất cả các biện pháp, sử dụng tất cả những quan hệ có được để đánh cắp những phát minh sáng chế của Hoa Kỳ và Phương Tây, từ những bí mật hạt nhân cho đến kỹ thuật sản xuất điện gió.
Chỉ thị nói rằng sở dĩ Trung Quốc phải làm việc này vì Hoa Kỳ ngăn cản Trung Quốc tiếp cận với những sáng chế kỹ thuật mới, việc tiến hành lấy cắp bí mật công nghệ Mỹ và Phương Tây sẽ giúp Trung Quốc phát triển, đồng thời chia rẽ các thế lực thù địch ở Mỹ và Phương Tây.
Washington Free Beacon cho biết không thể xác minh một cách độc lập chỉ thị vừa nêu. Thư điện tử gửi cho phát ngôn nhân Đại sứ quán Trung Quốc để hỏi về vấn đề này không được trả lời.
Cơ quan gián điệp của Mỹ là CIA từ chối bình luận, trong khi quan chức đứng đầu cơ quan điều tra liên bang, gọi tắt là FBI, ông Christopher Wray lại nói với một kênh truyền thông Mỹ NBC rằng không có quốc gia nào nhắm vào việc chiếm đoạt tài sản trí tuệ của Mỹ dữ dội như Trung Quốc.
Có hai chuyên gia Hoa Kỳ chuyên về vấn đề Trung Quốc nói rằng tài liệu này có tính xác thực. Đó là ông Peter Mattis thành thạo về hoạt động tình báo Trung Quốc và bà Anne Mare Brady, học giả về vấn đề Trung Quốc thuộc Trung Tâm Wilson ở Washington DC.
Tờ Washington Free Beacon cho rằng việc công bố tài liệu về chỉ thị đánh cắp bí mật công nghệ Mỹ của Đảng Cộng sản Trung Quốc giúp củng cố chứng cứ cho báo cáo của Chính quyền Mỹ đưa ra hồi tháng Ba của Đại diện thương mại Mỹ rằng Trung Quốc đánh cắp rất nhiều sản phẩm trí tuệ của Mỹ.
Báo cáo này cũng là căn cứ để Mỹ công bố việc đánh thuế đến 20% lên các sản phẩm thép của Trung Quốc và 15% lên các sản phẩm nhôm của Trung Quốc nhập vào Mỹ.
|
Việt Nam tiếp tục đặt kế hoạch khai
thác mỏ Cá Rồng Đỏ trong năm 2018
Ngày 23/3 vừa qua, các hãng tin quốc tế là BBC và Reuters lần lượt đưa tin về việc Trung Quốc gây sức ép khiến PetroVietnam phải yêu cầu công ty khoan dầu Repsol của Tây Ban Nha ngưng khoan tìm dầu khí ở lô 07/03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ ngoài khơi Việt Nam, khiến công ty này và các đối tác có nguy cơ mất 200 triệu đô la đầu tư ban đầu.
Trước đó, vào tháng 7 năm ngoái, Repsol cũng phải ngưng việc khoan tìm một lô khác là lô 136/03 cũng thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ vì lý do tương tự.
Tin tức liên tục về những diễn biến mới này làm dấy lên lo ngại về khả năng Việt Nam sẽ phải từ bỏ hẳn mỏ Cá Rồng Đỏ, một mỏ được đánh giá có trữ lượng dầu và khí rất lớn với ước tính có thể cung ứng từ 25.000 đến 30.000 thùng dầu /ngày và 60 triệu m3 khí/ngày, theo số liệu đánh giá của PetroVietnam.
Tuy nhiên, báo cáo mới đây của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư lại cho thấy quyết tâm của chính phủ Việt Nam là tiếp tục ưu tiên tìm kiếm khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ, với đánh giá tích cực về diễn biến giá dầu thô trong năm nay sẽ có chiều hướng tăng lên, tức ở mức khoảng 62 đến 65 USD một thùng cao hơn mức khoảng 58 USD một thùng tính theo cùng kỳ năm ngoái.
Đánh giá về quyết tâm khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ của Việt Nam, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore cho biết:
"Việt Nam kiên quyết vì Việt Nam cần dầu để xài và để bán. Dù có bán giá bằng một nửa cách đây 4 năm thì cũng phải bán vì đồng tiền là đồng tiền cơ hội dù bằng một nửa cách đây 4 năm thì vẫn cần. Họ cần dầu để xài vì bây giờ các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam cần dầu để lọc chứ không phải đì lọc thuê, họ không muốn mua xăng và dầu diesel về để xài. Chẳng thà họ tự khai thác lên để xài còn hơn đi mua vì mua xăng dầu để lọc rất đắt."
Đồng thời với việc thúc đẩy tìm kiếm khai thác ở mỏ Cá Rồng Đỏ, bộ Kế Hoạch và Đầu tư cũng cho biết ưu tiên khai thác Mỏ Cá Voi Xanh là nơi Việt Nam đang có hợp đồng với công ty ExxonMobil của Mỹ.
Việt Nam kiên quyết vì Việt Nam cần dầu để xài và để bán. Dù có bán giá bằng một nửa cách đây 4 năm thì cũng phải bán vì đồng tiền là đồng tiền cơ hội dù bằng một nửa cách đây 4 năm thì vẫn cần. - Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp
Vào tháng 8 năm ngoái, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án khai thác mỏ Cá Voi Xanh được sớm khởi động. Truyền thông Việt Nam lúc đó cho biết dự án này sẽ được chính thức khởi động vào tháng 11 năm ngoái nhân hội nghị APEC tại Đà Nẵng.
Tuy nhiên, sau đó không có thông tin thêm về hoạt động của mỏ này nên nhiều người vẫn không biết được thực sự mỏ này đã đi vào hoạt động hay cũng bị dừng lại do sức ép từ Trung Quốc.
Mỏ khí Cá Voi Xanh có các lô 117, 118, 119 và 120 thuộc thềm lục địa Việt Nam. ExonMobil đã đầu tư 600 triệu đô la vào dự án và theo kế hoạch đến cuối năm 2023, dòng khí đốt đầu tiên của dự án sẽ được đưa vào bờ, chủ yếu đáp ứng nhu cầu sản xuất điện trong nước.
Tuy nhiên, cũng giống như với mỏ Cá Rồng Đỏ, việc khai thác tại các mỏ này của Việt Nam cũng từng gặp khó khăn vào năm 2007 khi Trung Quốc gây sức ép với chính công ty ExxonMobil, nhất là với lô 118 vốn nằm rất gần đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra trên biển Đông.
Đường lưỡi bò này cũng nằm gần lô 07/03 và lô 136/03 của mỏ Cá Rồng Đỏ. Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ với vùng nước trong đường đứt khúc. Tuy nhiên tòa Trọng tài Quốc tế hồi năm 2016 đã bác bỏ tính pháp lý của đường đứt khúc này.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết theo nguồn tin mà ông có được, hoạt động tại mỏ Cá Voi Xanh đã được bắt đầu. Tuy nhiên báo chí trong nước không loan tin về các hoạt động này.
Ngày 23/3 vừa qua, các hãng tin quốc tế là BBC và Reuters lần lượt đưa tin về việc Trung Quốc gây sức ép khiến PetroVietnam phải yêu cầu công ty khoan dầu Repsol của Tây Ban Nha ngưng khoan tìm dầu khí ở lô 07/03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ ngoài khơi Việt Nam, khiến công ty này và các đối tác có nguy cơ mất 200 triệu đô la đầu tư ban đầu.
Trước đó, vào tháng 7 năm ngoái, Repsol cũng phải ngưng việc khoan tìm một lô khác là lô 136/03 cũng thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ vì lý do tương tự.
Tin tức liên tục về những diễn biến mới này làm dấy lên lo ngại về khả năng Việt Nam sẽ phải từ bỏ hẳn mỏ Cá Rồng Đỏ, một mỏ được đánh giá có trữ lượng dầu và khí rất lớn với ước tính có thể cung ứng từ 25.000 đến 30.000 thùng dầu /ngày và 60 triệu m3 khí/ngày, theo số liệu đánh giá của PetroVietnam.
Tuy nhiên, báo cáo mới đây của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư lại cho thấy quyết tâm của chính phủ Việt Nam là tiếp tục ưu tiên tìm kiếm khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ, với đánh giá tích cực về diễn biến giá dầu thô trong năm nay sẽ có chiều hướng tăng lên, tức ở mức khoảng 62 đến 65 USD một thùng cao hơn mức khoảng 58 USD một thùng tính theo cùng kỳ năm ngoái.
Đánh giá về quyết tâm khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ của Việt Nam, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore cho biết:
"Việt Nam kiên quyết vì Việt Nam cần dầu để xài và để bán. Dù có bán giá bằng một nửa cách đây 4 năm thì cũng phải bán vì đồng tiền là đồng tiền cơ hội dù bằng một nửa cách đây 4 năm thì vẫn cần. Họ cần dầu để xài vì bây giờ các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam cần dầu để lọc chứ không phải đì lọc thuê, họ không muốn mua xăng và dầu diesel về để xài. Chẳng thà họ tự khai thác lên để xài còn hơn đi mua vì mua xăng dầu để lọc rất đắt."
Đồng thời với việc thúc đẩy tìm kiếm khai thác ở mỏ Cá Rồng Đỏ, bộ Kế Hoạch và Đầu tư cũng cho biết ưu tiên khai thác Mỏ Cá Voi Xanh là nơi Việt Nam đang có hợp đồng với công ty ExxonMobil của Mỹ.
Việt Nam kiên quyết vì Việt Nam cần dầu để xài và để bán. Dù có bán giá bằng một nửa cách đây 4 năm thì cũng phải bán vì đồng tiền là đồng tiền cơ hội dù bằng một nửa cách đây 4 năm thì vẫn cần. - Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp
Vào tháng 8 năm ngoái, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án khai thác mỏ Cá Voi Xanh được sớm khởi động. Truyền thông Việt Nam lúc đó cho biết dự án này sẽ được chính thức khởi động vào tháng 11 năm ngoái nhân hội nghị APEC tại Đà Nẵng.
Tuy nhiên, sau đó không có thông tin thêm về hoạt động của mỏ này nên nhiều người vẫn không biết được thực sự mỏ này đã đi vào hoạt động hay cũng bị dừng lại do sức ép từ Trung Quốc.
Mỏ khí Cá Voi Xanh có các lô 117, 118, 119 và 120 thuộc thềm lục địa Việt Nam. ExonMobil đã đầu tư 600 triệu đô la vào dự án và theo kế hoạch đến cuối năm 2023, dòng khí đốt đầu tiên của dự án sẽ được đưa vào bờ, chủ yếu đáp ứng nhu cầu sản xuất điện trong nước.
Tuy nhiên, cũng giống như với mỏ Cá Rồng Đỏ, việc khai thác tại các mỏ này của Việt Nam cũng từng gặp khó khăn vào năm 2007 khi Trung Quốc gây sức ép với chính công ty ExxonMobil, nhất là với lô 118 vốn nằm rất gần đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra trên biển Đông.
Đường lưỡi bò này cũng nằm gần lô 07/03 và lô 136/03 của mỏ Cá Rồng Đỏ. Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ với vùng nước trong đường đứt khúc. Tuy nhiên tòa Trọng tài Quốc tế hồi năm 2016 đã bác bỏ tính pháp lý của đường đứt khúc này.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết theo nguồn tin mà ông có được, hoạt động tại mỏ Cá Voi Xanh đã được bắt đầu. Tuy nhiên báo chí trong nước không loan tin về các hoạt động này.
Trung Quốc gây sức ép lên các công ty là chính
Mặc dù hãng tin Reuters, BBC cho biết việc ngừng khoan thăm dò tại mỏ Cá Rồng Đỏ là quyết định từ phía Việt Nam đưa ra, nhưng theo tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, quyết định dừng đến từ chính Repsol vì sức ép lên các công ty con khác thuộc tập đoàn này vốn đang có những hợp đồng với Trung Quốc.
"Trung Quốc ép Repsol vì Trung Quốc có cổ phần với Repsol ở Brazil. Repsol có rất nhiều nhánh, mà tổng hành dinh đặt tại Tây Ban Nha. Công ty con ở Brazil thì Trung Quốc có cổ phần. Thông qua công ty đó, Trung Quốc ép ngược đến Repsol ở vùng Đông Nam Á. Repsol Đông Nam Á chủ yếu đặt ở Singapore. Lẽ ra ngày 21/3 họ phải kéo giàn khoan vào Việt Nam và ngày 24/3 phải khoan. Nhưng đến ngày 23 thì họ báo tạm dừng."
Hiện công ty Repsol của Tây Ban Nha cũng chưa chính thức đưa ra bình luận nào về các thông tin về quyết định tạm dừng mới này.
Trên thực tế, Trung Quốc cũng đã từng gây sức ép đối với một số công ty tìm kiếm khai thác dầu khí ở Việt Nam mà điển hình là BP của Anh. Theo nhà báo Bill Hayton của BBC, trong cuốn ‘Biển Nam Trung Hoa: Tranh giành quyền lực ở châu Á’, công ty BP của Anh đã phải bỏ dự án khai thác tại Việt Nam vì sức ép của Trung Quốc. Công ty Chevron của Mỹ cũng phải dừng hoạt động tại lô 122 ngay sát bờ biển Việt Nam hồi năm 2007. Các công ty này, theo nhà báo Bill Hayton, đều bỏ Việt Nam vì những quyền lợi hợp đồng mà họ có tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, bất chấp sức ép từ phía Trung Quốc vào năm 2007, phía ExxonMobil đã không bỏ cuộc tại Việt Nam.
Ngoài ra, công ty năng lượng Ấn Độ ONGC Videsh, công ty KNOC của Hàn Quốc và một số công ty nhỏ hơn và không có lợi ích lớn tại Trung Quốc như Premier của Anh và Talisman của Canada cũng phớt lờ Trung Quốc.
Cho đến lúc này cũng không có bất cứ thông tin gì về việc Trung Quốc gây sức ép đối với Nga mặc dù Nga cũng là nước có công ty tham gia ký hợp đồng khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam từ nhiều năm nay. Theo nhà báo Bill Hayton, vào tháng 7/2008 Nga cho phía Mỹ biết rằng Trung Quốc không hề gây sức ép với các công ty Nga.
Quan ngại chính là khi Trung Quốc quyết định có những hành động gây hấn, có thể là sử dụng lực lượng tuần duyên của mình mà cũng có thể là tàu chiến để làm ảnh hưởng hoạt động của các công ty nước ngoài. - Giáo sư Carl Thayer
Nhưng Trung Quốc có thể gây sức ép về mặt chính trị đối với phía Đảng Cộng sản Việt Nam ở một mức nhất định. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói:
"Họ ép là bảo nên dừng lại vì chúng ta còn đang bàn nhưng mà đó là ở ngoài lề còn chính thức họ không làm gì được. Ví dụ lần trước Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc là ông Phạm Trường Long phải bỏ về vì ông ta không ép được."
Cẳng thẳng Việt Nam và Trung Quốc đã gia tăng vào hồi giữa năm ngoái khi Tướng Phạm Trường Long bỏ dở chuyến thăm Việt Nam vào tháng 6 để phản đối việc Việt Nam cho khai thác ở mỏ Cá Rồng Đỏ. Giao lưu quốc phòng hai nước dự định diễn ra vào thời gian đó cũng bị hủy bỏ.
Cùng lúc, tờ Hoàn cầu Thời báo vào ngày 22/6 năm ngoái trích lời ông Liu Feng, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông ở Hải Nam, Trung Quốc cáo buộc ‘Việt Nam đã đơn phương phá vỡ thỏa thuận với Trung Quốc, bao gồm việc gạt sang bên những bất đồng và tìm kiếm phát triển chung, và việc Việt Nam cho Repsol khai thác là nhằm mục đích củng cố đòi hỏi chủ quyền đối với khu vực’.
Việt Nam và Trung Quốc vào năm 2011 đã ký “Thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” nhằm không làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.
Mới đây trong cuộc gặp cấp cao giữa Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, hai bên tiếp tục khẳng định tuân thủ thỏa thuận này.
Nói về những thách thức từ phía Trung Quốc mà Việt Nam có thể gặp phải nếu tiếp tục khai thác tại các mỏ dầu khí ngoài khơi, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định.
"Quan ngại chính là khi Trung Quốc quyết định có những hành động gây hấn, có thể là sử dụng lực lượng tuần duyên của mình mà cũng có thể là tàu chiến để làm ảnh hưởng hoạt động của các công ty nước ngoài. Việt Nam lúc đó sẽ chịu sức ép phải bảo vệ quyền lợi của các công ty nước ngoài. Hoặc Trung Quốc cũng có thể làm như họ đã từng làm nhiều năm về trước là gây sức ép chính trị lên các công ty ngoại quốc bằng cách đe dọa quyền lợi của họ ở Trung Quốc."
Theo tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, trong trường hợp một số công ty nước ngoài không chịu nổi áp lực của Trung Quốc mà phải bỏ cuộc thì Việt Nam vẫn còn có thể tìm kiếm các đối tác là các công ty không chịu áp lực của Trung Quốc như ExxonMobil của Mỹ.
Mặc dù hãng tin Reuters, BBC cho biết việc ngừng khoan thăm dò tại mỏ Cá Rồng Đỏ là quyết định từ phía Việt Nam đưa ra, nhưng theo tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, quyết định dừng đến từ chính Repsol vì sức ép lên các công ty con khác thuộc tập đoàn này vốn đang có những hợp đồng với Trung Quốc.
"Trung Quốc ép Repsol vì Trung Quốc có cổ phần với Repsol ở Brazil. Repsol có rất nhiều nhánh, mà tổng hành dinh đặt tại Tây Ban Nha. Công ty con ở Brazil thì Trung Quốc có cổ phần. Thông qua công ty đó, Trung Quốc ép ngược đến Repsol ở vùng Đông Nam Á. Repsol Đông Nam Á chủ yếu đặt ở Singapore. Lẽ ra ngày 21/3 họ phải kéo giàn khoan vào Việt Nam và ngày 24/3 phải khoan. Nhưng đến ngày 23 thì họ báo tạm dừng."
Hiện công ty Repsol của Tây Ban Nha cũng chưa chính thức đưa ra bình luận nào về các thông tin về quyết định tạm dừng mới này.
Trên thực tế, Trung Quốc cũng đã từng gây sức ép đối với một số công ty tìm kiếm khai thác dầu khí ở Việt Nam mà điển hình là BP của Anh. Theo nhà báo Bill Hayton của BBC, trong cuốn ‘Biển Nam Trung Hoa: Tranh giành quyền lực ở châu Á’, công ty BP của Anh đã phải bỏ dự án khai thác tại Việt Nam vì sức ép của Trung Quốc. Công ty Chevron của Mỹ cũng phải dừng hoạt động tại lô 122 ngay sát bờ biển Việt Nam hồi năm 2007. Các công ty này, theo nhà báo Bill Hayton, đều bỏ Việt Nam vì những quyền lợi hợp đồng mà họ có tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, bất chấp sức ép từ phía Trung Quốc vào năm 2007, phía ExxonMobil đã không bỏ cuộc tại Việt Nam.
Ngoài ra, công ty năng lượng Ấn Độ ONGC Videsh, công ty KNOC của Hàn Quốc và một số công ty nhỏ hơn và không có lợi ích lớn tại Trung Quốc như Premier của Anh và Talisman của Canada cũng phớt lờ Trung Quốc.
Cho đến lúc này cũng không có bất cứ thông tin gì về việc Trung Quốc gây sức ép đối với Nga mặc dù Nga cũng là nước có công ty tham gia ký hợp đồng khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam từ nhiều năm nay. Theo nhà báo Bill Hayton, vào tháng 7/2008 Nga cho phía Mỹ biết rằng Trung Quốc không hề gây sức ép với các công ty Nga.
Quan ngại chính là khi Trung Quốc quyết định có những hành động gây hấn, có thể là sử dụng lực lượng tuần duyên của mình mà cũng có thể là tàu chiến để làm ảnh hưởng hoạt động của các công ty nước ngoài. - Giáo sư Carl Thayer
Nhưng Trung Quốc có thể gây sức ép về mặt chính trị đối với phía Đảng Cộng sản Việt Nam ở một mức nhất định. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói:
"Họ ép là bảo nên dừng lại vì chúng ta còn đang bàn nhưng mà đó là ở ngoài lề còn chính thức họ không làm gì được. Ví dụ lần trước Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc là ông Phạm Trường Long phải bỏ về vì ông ta không ép được."
Cẳng thẳng Việt Nam và Trung Quốc đã gia tăng vào hồi giữa năm ngoái khi Tướng Phạm Trường Long bỏ dở chuyến thăm Việt Nam vào tháng 6 để phản đối việc Việt Nam cho khai thác ở mỏ Cá Rồng Đỏ. Giao lưu quốc phòng hai nước dự định diễn ra vào thời gian đó cũng bị hủy bỏ.
Cùng lúc, tờ Hoàn cầu Thời báo vào ngày 22/6 năm ngoái trích lời ông Liu Feng, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông ở Hải Nam, Trung Quốc cáo buộc ‘Việt Nam đã đơn phương phá vỡ thỏa thuận với Trung Quốc, bao gồm việc gạt sang bên những bất đồng và tìm kiếm phát triển chung, và việc Việt Nam cho Repsol khai thác là nhằm mục đích củng cố đòi hỏi chủ quyền đối với khu vực’.
Việt Nam và Trung Quốc vào năm 2011 đã ký “Thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” nhằm không làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.
Mới đây trong cuộc gặp cấp cao giữa Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, hai bên tiếp tục khẳng định tuân thủ thỏa thuận này.
Nói về những thách thức từ phía Trung Quốc mà Việt Nam có thể gặp phải nếu tiếp tục khai thác tại các mỏ dầu khí ngoài khơi, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định.
"Quan ngại chính là khi Trung Quốc quyết định có những hành động gây hấn, có thể là sử dụng lực lượng tuần duyên của mình mà cũng có thể là tàu chiến để làm ảnh hưởng hoạt động của các công ty nước ngoài. Việt Nam lúc đó sẽ chịu sức ép phải bảo vệ quyền lợi của các công ty nước ngoài. Hoặc Trung Quốc cũng có thể làm như họ đã từng làm nhiều năm về trước là gây sức ép chính trị lên các công ty ngoại quốc bằng cách đe dọa quyền lợi của họ ở Trung Quốc."
Theo tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, trong trường hợp một số công ty nước ngoài không chịu nổi áp lực của Trung Quốc mà phải bỏ cuộc thì Việt Nam vẫn còn có thể tìm kiếm các đối tác là các công ty không chịu áp lực của Trung Quốc như ExxonMobil của Mỹ.
Những điều cần biêt về cà phê và nguy cơ ung thư
03/04/2018
Thẩm phán tòa Tối cao Los Angeles ngày 28/3 ra lệnh các công ty kinh doanh cà phê phải ghi khuyến cáo về bệnh ung thư trên sản phẩm tiêu thụ ở tiểu bang California.
Tuy nhiên, các quan ngại khoa học về cà phê trong những năm gần đây có phần giảm bớt và nhiều cuộc nghiên cứu thậm chí còn gợi ý rằng loại thức uống này có thể có lợi cho sức khỏe.
“Dùng ở mức tối thiểu, cà phê không có lợi cũng không có hại. Có chăng là bằng chứng khá tốt cho thấy ích lợi của cà phê đối với bệnh ung thư,” bác sĩ Edward Giovannucci, một chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Y tế Cộng đồng Harvard.
Hai năm trước, cơ quan chuyên trách ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới bỏ tên cà phê ra khỏi danh sách “chất có thể sinh ung thư” dù họ nói rằng bằng chứng chưa đủ để nói rằng cà phê không có vai trò gì trong vấn đề ung thư.
Phán quyết mới nhất của tòa không phải nhắm mục tiêu cà phê mà là nhắm vào chất acrylamide phát sinh khi hạt cà phê được rang lên. Các cơ quan chính phủ gọi chất này có thể hoặc có phần chắc là chất sinh ung thư, dựa vào nghiên cứu trên động vật. Một nhóm hoạt động đâm đơn kiện đòi các nhà kinh doanh cà phê phải khuyến cáo về chất này, chiếu theo luật ở California được thông qua hồi năm 1986.
Vấn đề là không ai biết được ở mức độ nào thì nguy hiểm, mức độ nào thì an toàn. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đề ra giới hạn về chất acrylamide trong nước uống nhưng không quy định cho thức ăn.
“Mỗi ngày một tách cà phê, mức độ phơi nhiễm với chất này không cao mấy,” và có lẽ cũng không nên thay đổi thói quen, theo lời bác sĩ Bruce Y. Lee thuộc Đại học Y tế Cộng đồng Johns Hopkins. “Nếu quý vị uống nhiều tách cà phê mỗi ngày, đó là một trong những lý do khiến quý vị có thể phải coi lại và bớt giảm.”
Sau đây là các nguy cơ được nhắc tơi nhiều.
Hóa chất
Yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ung thư mà mọi người biết đến là hút thuốc, vốn tạo ra chất acrylamide . Về thức ăn, khoai tây chiên, bánh mặn, bánh ngọt, ngũ cốc chế biến và các loại thực phẩm giàu carbohydrate có chứa chất acrylamide như một phó phẩm của các hoạt động chế biến từ rang, nung, nướng, tới chiên.
Thậm chí một số thực phẩm trẻ em cũng có chứa chất acrylamide như các loại bánh bích-quy cho trẻ ăn dặm.
Nguy cơ thế nào?
Các nhà khoa học dán nhãn chất có khả năng hay có phần chắc sinh ung thư dựa trên các cuộc nghiên cứu các loài động vật được cho uống nước chứa nhiều chất acrylamide. Tuy nhiên, tỷ lệ con người và động vật hấp thu hóa chất này cũng như trao đổi chất cũng khác nhau. Cho nên vẫn chưa rõ sự tương quan của chất này đối với sức khỏe con người.
Một nhóm 23 nhà khoa học, do cơ quan chuyên trách ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới triệu tập, nghiên cứu cà phê, không phải nghiên cứu trực tiếp chất acrylamide, và quyết định rằng cà phê có phần chắc không gây ung thư vú, tiền liệt tuyến, hay tuyến tụy và rằng dường như còn góp phầ hạ giảm nguy cơ bị ung thư gan và tử cung. Các bằng chứng không thích hợp để xác định tác động của cà phê đối với hàng chục loại ung thư khác.
Luật California
Kể từ năm 1986, các doanh nghiệp được yêu cầu phải đăng khuyến cáo về các hóa chất gây ung thư hay gây rủi ro cho sức khỏe.
Bác sĩ Otis Brawley thuộc Hội ung thư Mỹ nói “Vấn đề ở đây là liều lượng, và mức độ acrylamide có trong cà phê, vốn rất nhỏ, so với việc hút thuốc lá. Tôi cho rằng chúng ta không nên lo lắng về một tách cà phê.”
Chuyên gia sức khỏe cộng đồng Amy Trenton-Dietz tại Đại học Wisconsin-Madison nói luật của California trái với những gì các khoa học gia đã tìm thấy.
“Các cuộc nghiên cứu trên người cho thấy có chăng đi nữa, cà phê bảo vệ chúng ta trước một số loại ung thư. Miễn là người ta đừng bỏ quá nhiều chất làm ngọt hay nhiều đường vào cà phê, trà và nước thì đây là những loại nước giải khát tuyệt vời nhất cho chúng ta.”
Theo AP
Những bức ảnh đẹp trên mảnh đất Việt được thế giới
đón nhận
Dưới đây là những tác phẩm của các nhiếp ảnh gia Việt Nam được trang Your Shot của National Geographic tuyển lựa từ kho dữ liệu của mình. Những bức ảnh mô tả lại một cách sinh động vẻ đẹp thiên nhiên và con người của đất nước hình chữ S, trong số đó có những bức ảnh đã được đưa vào ấn bản Vision of Earth (Tầm nhìn của trái đất)
Your Shot là cộng đồng những nhà nhiếp ảnh quốc tế được tổ chức chuyên nghiệp và bài bản. Hàng ngày và hàng tháng, tổ chức này đều tổng hợp và vinh danh những tác phẩm gây ấn tượng với ban biên tập.
Hãy cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời của Việt Nam thanh bình, thân thiện.
“Hang động huyền bí Sơn Trà” – Tác giả Tuấn Nguyễn“Vá lưới ở Bạc Liêu” – Tác giả TUNG NGUYEN“Phơi” – Tác giả TUAN TRAN“Biển Bàn Than” – tác giả TRAN TRUONG“Mắt muối” – Tác giả LOC PHUOC NGUYEN“Những người lau kính các tòa nhà cao tầng” – Tác giả HUYNH DUNG“Những người làm muối” – Tác giả NGUYEN LAM“Đánh cá trên hồ” – Tác giả TRẦN BẢO HÒA“Mùa khô” – Tác giả TUAN NGUYEN“Ca sĩ hát Opera ” – Tác giả THẢO NGUYỄN ĐẮC“Những đường kẻ của cuộc đời” – Tác giả TAM HABITAT’S“Trong dòng sông tuổi thơ” – Tác giả PHUONG TRAN“Trời đang mưa ở ngoài kia” – Tác giả CAO ANH TUAN“Khu bảo tồn ở Mù Cang Chải ” – Tác giả MAI THIEN BUI“Những cậu bé cưỡi trâu” – Tác giả HIẾU VŨ“Giấc ngủ” – Tác giả CHU VIET HA“Một cú Penalty” – Tác giả TRẦN LÂM ANH CƯƠNG“Người đánh cá Việt Nam” – Tác giả MAX HO“Công việc hàng ngày” – Tác giả Nguyen Lam“Làng Dasar Ngày sương mù” – Tác giả NGUYEN TAT THANG“Chúng ta thấy những đường thẳng còn họ thấy từng bậc thang” – Tác giả QUANG TRAN“Hái hoa lily dại” – Tác giả NHIEM HOANG“Cầu nguyện ” – Tác giả PHẠM TỴ, tác phẩm được đưa vào ấn bản “Vision of earth” 2014“Cửa hàng sửa xe đạp” – Tác giả HUYNH JET“Làm hương” – tác giả TRAN TUAN VIET, tác phẩm được đưa vào ấn bản “Vision of earth” 2017“Những điều tốt đẹp được biết đến” – Tác giả SƠN TRƯƠNG“Ông già và biển cả” – HOÀNG ĐẠI THẠCHKhoa học chứng minh y học truyền thống là liệu pháp hữu hiệu nhất để điều trị ung thư
Có một thực tế là nhiều người xạ trị không thể qua được năm đầu của cuộc điều trị. Trong khi đó y học cổ truyền cũng có những phương pháp rất tốt trong điều trị ung thư, hơn nữa, cách này tốt và rẻ hơn rất nhiều so với việc can thiệp một cách thô bạo vào cơ thể như y học hiện đại.
Một tế bào ung thư được chụp qua kính hiển vi. (Ảnh: Khoahoc.tv)
Điều trị ung thư bằng phương pháp hiện đại có thể kích thích ung thư lan rộng
Phương pháp điều trị của y học hiện nay là dùng hóa trị để tiêu diệt tác tế bào ung thư và sau đó dùng thuốc trong một thời gian dài ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, nếu quá trình diễn ra thuận lợi, bệnh nhân có thể kéo dài thời gian sống thêm chừng 5 -10 năm.
Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Y Albert Einstein (Mỹ) chỉ ra rằng hóa trị có thể kích thích ung thư lan ra khắp cơ thể khiến tình trạng bệnh thêm tệ. Bởi hóa trị là một phương pháp xâm lấn và độc hại để diệt các tế bào ung thư. Thật không may, các thuốc này không phân biệt được giữa một tế bào ung thư hoặc một tế bào khỏe mạnh. Kết quả là, nó giết chết tất cả trên đường đi của nó. Hơn nữa, các loại thuốc này đã được biết là gây tổn thương nghiêm trọng cho hệ miễn dịch. Điều này làm cho bệnh nhân ung thư dễ bị nhiễm trùng, có thể góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong cao.
Hóa trị là một phương pháp xâm lấn và độc hại để diệt các tế bào ung thư và cả tế bào thông thường (Ảnh: Trithucvn)
Giáo sư sinh học Peter Nelson cho rằng về mặt lý thuyết, hóa trị là phương pháp hoàn hảo để giết các tế bào ung thư trong điều kiện thí nghiệm. Tuy nhiên, ông nói, liều cần thiết để giết khối u cũng đủ chết người đối với bệnh nhân.
Như vậy, các bác sĩ phải dùng liều thấp hơn, và hai nhược điểm then chốt sẽ xuất hiện. Thứ nhất, nó làm suy giảm hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện cho việc lây lan nguy hiểm. Thứ hai, nó cho phép một số tế bào khối u tồn tại, trở nên đề kháng với hóa trị và di căn sang các cơ quan khác. Khi đó sẽ rất khó điều trị vì các khối u có xu hướng hung dữ hơn và kháng lại điều trị.
Hầu hết các thuốc điều trị ung thư cũng không có nhiều tác dụng. Theo Kaiser Health News, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, 72 phương thuốc điều trị ung thư được phê duyệt từ năm 2002 đến 2014 chỉ kéo dài cơ hội sống thêm 2,1 tháng so với các loại thuốc cũ. Và có tới ⅔ trong tổng số các loại thuốc điều trị ung thư phê chuẩn trong vòng 2 năm qua không đưa ra được bằng chứng nào chứng minh cho việc nó có thể kéo dài sự sống.
Trong một nghiên cứu hồi tháng 11/2016 trên tạp chí Y khoa JAMA, nhà nghiên cứu Diana Zuckerman đã khảo sát 18 loại thuốc ung thư đã được phê duyệt và kết quả là chúng không hề giúp bệnh nhân sống lâu hơn. Chỉ có một trường hợp cho thấy cuộc sống của bệnh nhân có cải thiện đôi chút, chẳng hạn như làm giảm nhẹ cơn đau và sự mệt mỏi. Trong khi chi phí thuốc để điều trị ung thư lại cực kỳ đắt đỏ, là gánh nặng của các gia đình có bệnh nhân mắc bệnh ung thư và có thể là gánh nặng với tâm lý của bệnh nhân, điều này không tốt cho quá trình điều trị.
Y học cổ truyền cho thấy tác dụng tích cực trong điều trị ung thư
Makoto Kondo, 65 tuổi, là bác sĩ xạ trị bệnh viện đại học Keio, với 40 năm điều trị ung thư, ông đã rất can đảm để bày tỏ những ý kiến về phương pháp hiện đại trong việc điều trị bệnh ung thư.
Ông là tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất nói về các cảnh báo về y tế như “ ung thư đừng vội phẫu thuật”, “Bệnh nhân ơi, không nên đấu tranh với ung thư”, “liệu pháp tự bỏ mặc phát triển trong điều trị ung thư”…
Bác sĩ Makoto Kondo, bác sĩ xạ trị bệnh viện đại học Keio.
Makoto thực sự được các phương tiện thông tin đại chúng biết đến vào năm 1988, khi ông có bài viết “Không cần cắt bỏ ung thư vú mà tự khỏi” được đăng trên tạp trí “văn nghệ Xuân Thu” của Nhật Bản. Bởi bài viết này trái ngược hoàn toàn so với nhận thức của đại đa số dân chúng, nên rất thu hút sự chú ý của người đọc, do đó có ảnh hưởng rất lớn.
Trong giới y học có một cách nói hình tượng: “Một khi động dao phẫu thuật, tế bào ung thư sẽ bùng phát như một trận bão lửa, bùng nổ mạnh như mìn vậy”. Bởi phẫu thuật sẽ để lại vết thương, miệng vết thương sẽ phá vỡ ranh giới của các tế bào bình thường, các tế bào ung thư trong máu sẽ nhân cơ hội lan rộng, nhanh chóng thâm nhập vào các mô lành mạnh xung quanh, cuối cùng bùng phát nặng hơn.
Chính vì thế, trong một loạt các cuốn sách của Makoto Kondo đều chủ trương, nếu bạn không may bị mắc bệnh ung thư, không nên điều trị, điều trị ung thư không những không có ích, mà chỉ mang lại nhiều đau đớn hơn, bị dày vò nhiều hơn.
Kinh nghiệm cho tôi biết, chỉ cần trong lòng vui vẻ, sẽ quên đi những điều nhỏ nhặt, ung thư cũng sẽ không bùng phát. “Không trầm cảm” mới là phương pháp giữ gìn sức khỏe theo cơ chế tự nhiên, vĩ đại nhất”, Makoto Kondo cho biết.
Y học cổ truyền có 13 khoa: tiếp cốt, án ma, thôi nã, điểm huyệt, thảo dược trị bệnh, khí công trị bệnh… Điều bác sĩ Makoto Kondo lại rất gần với trị bệnh bằng khí công của y học cổ truyền.
Khí công là phương pháp thông qua rèn luyện tâm – thân để hồi phục sức khỏe (Ảnh: minhhue.net)
Khí công là một loại công pháp thông qua kết hợp điều tâm, điều tức và điều thân mà tự rèn luyện cả tâm lẫn thân. Thông qua luyện khí công có thể bồi dưỡng và tăng cường nguyên khí, bổ sung khí cho tạng phủ, giúp thông kinh hoạt lạc, từ đó nâng cao khả năng điều tiết, cải thiện tố chất thân thể, phát huy hết tiềm lực của cơ thể người. Vô số người đã được trải nghiệm công hiệu phòng bệnh trị bệnh, phục hồi sức khỏe.
Thực tiễn đã chứng minh khí công đã chữa lành một số các bệnh như: cao áp huyết, sơ cứng động mạch, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan mãn, nhược cơ, lao phổi, tiểu đường, các chứng đau lưng nói chung, thấp khớp, bệnh lý về kinh nguyệt, viêm đường tiết niệu… trong có cả bệnh ung thư.
Y học hiện đại cũng nhìn nhận, 50-80% bệnh tật của con người sinh ra do yếu tố tinh thần. Khí công có phần gọi là “điều tâm”, còn gọi là tồn thần, ngưng thần, dưỡng thần. Thông qua luyện công có thể khiến tâm thần an tĩnh, từ đó các cơ quan phát huy hết tác dụng của mình, khiến thân thể trở nên khỏe mạnh hơn, trái tim khỏe mạnh còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn.
Hàng triệu người đã thoát khỏi căn bệnh ung thư quái ác và đạt được tinh thần an lạc nhờ tu luyện Pháp Luân Công (Ảnh: vnhot)
Một phần khác của khí công là “điều thân”, chỉ việc rèn luyện các động tác hoặc tư thế. Các bộ động tác luyện công có rất nhiều, đa dạng hình thái, nhưng luôn có một yêu cầu chung, chính là làm sao cho lưu thông khí huyết trong cơ thể thuận lợi nhất, giúp ngũ tạng an hòa.
Dân gian thường có câu “trong người chúng ta có một vị thần y”, ý muốn nói đến khả năng tự chữa lành vết thương của cơ thể. Khí công, hay y học cổ truyền chính là một cách kích phát tiềm năng của cơ thể để chỉnh lại những trạng thái mà cơ thể không nên có. Cách này tốt và rẻ hơn rất nhiều so với việc can thiệp một cách thô bạo vào cơ thể như y học hiện đại.
Nam Minh
Trần gian vinh nhục, khóc cười như vở diễn, cớ gì phải ‘diễn’ quá nhập tâm?
Trong cuộc đời mỗi người, dù ở địa vị cao sang hay nghèo hèn, dường như không ai có liền mấy ngày vui vẻ. Trần gian như một vở diễn mà ở đó, nước mắt và nụ cười đan xen nhau. Nếu đã biết là vở diễn, hà cớ gì phải diễn quá nhập tâm, để trái tim phập phồng thương tổn?
Sách “Cổ học Tinh hoa” có chép: Cụ Nguyễn Công Trứ là một bậc danh thần nhà Nguyễn, văn hay võ giỏi, tài kiêm văn võ. Khi làm quan thì mở mang đất nước sinh lợi cho dân, khi làm tướng thì mã đáo thành công, đánh Đông dẹp Bắc, thực đáng là một vị công thần tài trí kinh luân.
Năm Thiệu Trị thứ nhất (1844), cụ đang tại chức Binh Bộ Tham Tri, thế mà vì một kẻ vu cáo, cụ phải lột hết chức, phát phối ra Quảng Ngãi làm lính thú. Khi đến Quảng Ngãi quan tỉnh thấy cụ mặc áo lính tội, ăn mặc rất khổ sở, mà cụ vẫn tự nhiên như không. Quan tỉnh trông thấy không đành tình, muốn cụ thay đổi quần áo khác.
Cụ xua tay đi mà bảo rằng : “Tôi trước làm quan không lấy làm vinh, thì nay tôi làm tên lính tội cũng không lấy gì là nhục. Ở phương diện nào phải theo phương diện đó. Nay tôi là lính tội mà không ăn mặc ra lối này thì sao gọi được là lính tội, xin cứ để như vậy cho rõ điều vinh nhục lợi danh là một cuộc trần ai khóc lộn cười, làm gương cho nhân thế.”
Gần hai trăm năm trôi qua, trần gian trải qua bao cuộc bể dâu, ân ân oán oán của người đời thật không cách nào đếm xiết. Ấy vậy ta vẫn còn mê mải, ta vẫn còn chờ mong, ta vẫn còn ngờ nghệch đặt trái tim ta lên ngọn sóng dập dềnh của tình – danh – lợi. Lời nhắn nhủ của cụ Nguyễn Công Trứ còn đó: “điều vinh nhục lợi danh là một cuộc trần ai khóc lộn cười”, liệu đã mấy người thức tỉnh?
“Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. (Ảnh: GestioPolis)
Suy cho cùng, phong trần hay thanh cao cuối cùng cũng trở về với cát bụi. Sống những ngày áo gấm xông xênh, hay cơm rau đạm bạc, âu cũng chỉ là giấc mộng trăm năm. Dầu hạnh phúc bên người yêu thương, hay cô độc lẻ loi dặm trường, giấc mộng tan không ai còn nhận ra ai nữa. Vở kịch cuộc đời như tiếng kêu ai oán xé ruột của nàng Kiều kết thúc bằng mấy lời chiêm nghiệm nhân sinh:
“Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”
Bình thản đối mặt với sóng gió, trả hết nợ trần gian ta phiêu diêu tận chân mây cuối trời. Trong lòng có Thiện, không ai có thể lấy đi sự thanh tĩnh tự tại của tâm hồn ta.
Thanh Ngọc
Tâm đố kỵ khổ một đời, buông đi sẽ thấy nơi nơi yên bình
Tiểu mục Văn thơ là bức ký họa thơ ca mà chuyên mục Nghệ Thuật Đại Kỷ Nguyên muốn dành tặng độc giả, để tìm về với nơi thuần khiết sâu thẳm nhất của trái tim mình, như một nốt lặng trầm quý giá trong bản nhạc cuộc sống thường nhật ồn ào, sôi động.
Lo lắng nhiều cũng thế thôi
Buông đi để được thảnh thơi an nhàn
Đấu tranh nhiều lắm gian nan
Buông đi để được nhẹ nhàng bạn ơi
Lo lắng nhiều cũng thế thôi. Buông đi để được thảnh thơi an nhàn. (Ảnh: 500px)Buông đi để được thảnh thơi an nhàn
Đấu tranh nhiều lắm gian nan
Buông đi để được nhẹ nhàng bạn ơi
Tâm đố kỵ khổ một đời
Buông đi sẽ thấy nơi nơi yên bình
Hận thù chỉ khổ tâm mình
Buông đi, trời đất lung linh sắc màu
Buông đi sẽ thấy nơi nơi yên bình
Hận thù chỉ khổ tâm mình
Buông đi, trời đất lung linh sắc màu
Hải Phòng, tháng 1 năm 2018
Trần Tích Thiện
Đôi lời về tác giả: Tác giả là hội viên Hội nhà văn Hải Phòng, thơ của ông đã in trong tập Tiếng lòng sóng đời của Nhà xuất bản Hội nhà văn. Nỗi niềm trong thơ ông có lúc xót xa, nuối tiếc, đau đáu thế sự; nhưng trên tất cả vẫn là sự chân mộc, lạc quan đầy tin tưởng vào tương lai.
Trần gian quán trọ, sắc là cõi không?
Tiểu mục Văn thơ là bức ký họa thơ ca mà chuyên mục Nghệ Thuật Đại Kỷ Nguyên muốn dành tặng độc giả, để tìm về với nơi thuần khiết sâu thẳm nhất của trái tim mình, như một nốt lặng trầm quý giá trong bản nhạc cuộc sống thường nhật ồn ào, sôi động.
Trong trái dừa khôLá xanh héo rũNhìn đài gương đenHoa phai sắc thắm.Ngón thôi hồng trắngNhị vàng xác xơRạc rời thân phậnCho người thờ ơ.
Ừ thì tàn úaNhưng vẫn là SenAi thanh tân mãi?Giàu sang? Bần hèn?
Ừ thì tàn úa. Nhưng vẫn là Sen. (Ảnh: blogger)
Mùa hạ trôi điSơn ca bặt tiếngHương sắc thầm thìĐầm sen nhàu nát
Đầm sen ràn rạtHạ xuân đâu còn?Trần gian quán trọSắc là cõi không
Trần gian quán trọ. Sắc là cõi không. (Ảnh: VN-Zoom)
Xếp hành lý nhẹThoáng rời trăm nămĐể hoa cho kẻNằm Mê trong chăn
Ngôi nhà lửa cháyVẫn mơ xa gần…
Xếp hành lý nhẹ. Thoáng rời trăm năm. (Ảnh: pinterest.com)
La Vinh
Hoa gạo Tháng Ba ơi! Tiết giao mùa khiến lòng người chung chiêng đến lạ…
Cuối xuân thời tiết ẩm ương quá. Mưa vừa mới lây rây rắc bụi se se lạnh, thế mà chỉ lát sau trời đã hưng hửng nắng, hiu hiu gió ấm. Thiên nhiên vừa nồng nàn tinh khôi vừa nhạt nhòa sương khói khiến cho lòng người lúc vật vã suy tư khi lại tĩnh lại trong trẻo ngây thơ như giọt sương mai buổi sớm. Chợt thấy trong cái tiết giao mùa, lòng người chung chiêng đến lạ.
Năm nay sấm đã dậy rồi, sấm dậy sau bữa cơm tối, dân làng tôi vui lắm, vì kinh nghiệm các cụ ngày xưa để lại năm nào sấm dậy sau bữa ăn là năm đó dân làng được no ấm cả bốn mùa. Nghe tiếng sấm dậy, cây gạo làng tôi đã vội bật tung hoa đỏ. Những bông hoa như những ngọn lửa rung rinh giữa màu xanh bát ngát của đất trời, bức họa quê hương đẹp rực rỡ mà trong sáng đến ngọt ngào khiến cho lòng người cứ nôn nao trào lên những nỗi niềm khôn tả. Tôi đứng lặng ngắm nhìn những bông gạo đỏ rơi xoay xoay trong gió và thầm mong khi nó đáp xuống vẫn còn vẹn nguyên năm cánh hoa mọng nước ấy. Những bông hoa đã rơi vào ký ức tuổi thơ của chúng tôi, đỏ thắm cho đến tận bây giờ.
Ảnh minh họa dẫn qua: Lá Thu Blog
Nhìn cây gạo vô tư bung hoa trong gió ấm, tôi nhớ về kỷ niệm của những ngày thơ bé. Làm sao quên được những buổi sáng rủ nhau đi học trong mưa phùn gió lạnh, chia nhau nắm ngô thơm phức mẹ vừa rang, chúng tôi cười giòn tan, trong trẻo ngước nhìn lên những chùm hoa gạo đỏ đung đưa trong gió. Trong làn mưa bụi giăng mù trời, không gian ẩm ướt ngập tím hoa xoan khiến cho lòng người mênh mang diệu vợi, nhưng khi nhìn thấy những bông hoa gạo đầu tiên bật lửa đỏ giữa làng, con người như được tiếp thêm một sức sống mãnh liệt khát khao, một nỗi niềm đam mê cháy bỏng.
Ảnh minh họa dẫn qua: baoquangninh.com.vn
Tháng Ba năm nào cũng lưu lại trong tôi cái sắc đỏ yêu thương của quê hương. Cây gạo già đi, trở thành chứng nhân những kỉ niệm tuổi học trò ngây thơ trong trắng của một thời. Cây gạo đã nghe được những tiếng thì thầm, đã cảm nhận những nụ cười hạnh phúc, đã thầm lặng cất giấu những mẩu giấy nho nhỏ mà bọn trẻ con chúng tôi gửi cho nhau trong cái hốc bí mật xinh xinh. Mỗi năm hoa gạo nở, cả một vồng hoa đỏ rực một góc trời như nỗi lòng của người nhà quê cháy bỏng muôn ngàn nỗi nhớ thương hướng về những người xa xứ.
Nhớ tháng Ba xưa, những tháng Ba làng tôi ngâp tràn hoa gạo nở. Những bông hoa căng đầy dâng hết mình khoe sắc đỏ, khi rụng về đất cũng một màu đỏ son ngập lối. Sắc đỏ trên cao, sắc đỏ dưới lòng đường như hòa quyện vào nhau, cứ rực lên giữa một màu xanh bát ngát của đất trời. Nhưng bây giờ những cây gạo là linh hồn của làng đã mai một dần rồi lặng lẽ đi vào ký ức, cái màu đỏ thiêng liêng chỉ còn đọng lại trong thơ ca, trong nỗi nhớ khắc khoải của con người. Tôi biết rằng ở nơi xa ấy, những người con xa quê vẫn luôn bâng khuâng da diết nhớ về chùm lửa đỏ tháng Ba, vẫn không quên tiếng thì thầm của những bông hoa bình dị, mộc mạc khiêm nhường mà cháy đỏ những yêu thương chờ đợi nơi quê nhà.
Ảnh minh họa dẫn qua: baomoi.com
Hôm nay tôi đứng đây, lặng buồn ngắm nhìn cây gạo trầm tư thả vào trời xanh những đốm lửa rưng rưng đỏ, thì đằng xa kia đang vọng lại tiếng máy ủi ầm ì giải phóng mặt bằng xây dựng con đường liên xã. Địa phương tôi đang hồ hởi, náo nức phấn đấu hoàn thành nốt tiêu chí 02 về xây dựng đường giao thông để được sớm về đích Nông thôn mới. Con đường làng đỏ son màu gạch, chứng tích của những người con gái làng đi lấy chồng góp gạch xây nên đang bị cuốn dần vào lưỡi máy.
Cây gạo của chúng tôi, cây gạo của quê hương đã từ bao đời nay luôn cháy lên sắc đỏ thắm đượm tình làng nghĩa xóm, cái cột mốc của những người con xa quê luôn hướng về làng chỉ ngày một ngày hai thôi sẽ ngã xuống bên cánh đồng xanh mướt màu lúa mới. Rồi đây mỗi tháng Ba về, chúng tôi biết tìm cái sắc đỏ thấm đẫm hồn quê này ở nơi đâu? Dẫu biết rằng những đổi thay đã làm nên diện mạo tươi mới của quê hương, đã mang lại cho làng tôi cuộc sống ấm no hạnh phúc, nhưng sao cứ thấy ngậm ngùi… Nhưng thôi, chẳng biết nói thêm gì nữa, cuộc sống dù cứ luôn cuốn ta về phía trước với những ước mơ, những dự định cho tương lai thì những yêu thương của ký ức vẫn luôn giữ lại trong lòng, đỏ thắm như những bông hoa gạo.
Tôi chợt nhạt nhòa nước mắt, xót xa nâng niu những cánh hoa đỏ rụng tơi bời trên vệ cỏ. Trên cành những bông gạo như vô vàn bàn tay nhỏ cầu cứu hướng về phía cao xanh rồi thất vọng lặng lẽ buông mình. Hôm nay cây gạo trút hoa nhiều quá, hoa như những giọt nước mắt của cây rụng lã chã quanh mình. Có phải cây đang nói lên lời tạ từ… Hoa gạo tháng Ba ơi!
Thúy Hằng
Tháng Tư về thả rét giữa hanh hao, loa kèn mở nhớ, đóa hoa anh trao
Tiểu mục Văn thơ là bức ký họa thơ ca, tản văn mà chuyên mục Nghệ thuật Thời báo Đại Kỷ Nguyên muốn dành tặng cho độc giả, để tìm về với nơi thuần khiết sâu thẳm nhất của chính mình, như một nốt lặng trầm quý giá trong bản nhạc cuộc sống thường nhật ồn ào, sôi động.
Tháng Tư về thả rét giữa hanh hao
Đường phố mở
hai hàng cây hớn hở
Một góc chênh chao
Đường phố mở
hai hàng cây hớn hở
Một góc chênh chao
Loa kèn mở nhớ
Bó hoa anh trao
khiến nắng tràn cửa sổ
Khiến em loay hoay
Như hờn giận bất ngờ…
Bó hoa anh trao
khiến nắng tràn cửa sổ
Khiến em loay hoay
Như hờn giận bất ngờ…
Cứ trắng muốt mong manh,
Thò thẹn đợi chờ,
Tháng Giêng mới gặp nhau,
Hai, Ba về trước cửa…
Thò thẹn đợi chờ,
Tháng Giêng mới gặp nhau,
Hai, Ba về trước cửa…
Tháng Tư về
hoa bớt gió bởi thơm lâu…
Loa kèn mở nhớ. Bó hoa anh trao. (Ảnh: Youtube.com)hoa bớt gió bởi thơm lâu…
Một mình em chờ đợi tới đêm sâu,
Ngỡ anh đến ngồi bên,
Và hai ta cùng hát …
Li la, Li la, tiếng ghi ta nâu nhạc,
Ngỡ anh đến ngồi bên,
Và hai ta cùng hát …
Li la, Li la, tiếng ghi ta nâu nhạc,
Của một chàng trai nào,
Khe khẽ hát ….?
Chàng trai nào hết xa lạ phải không anh?
Khe khẽ hát ….?
Chàng trai nào hết xa lạ phải không anh?
Chàng trai nào tặng em một bó loa kèn,
Thay đã hứa bó hồng nhung rực rỡ.
Em cắm bó hoa này
cho hoa xao nỗi nhớ
Thay đã hứa bó hồng nhung rực rỡ.
Em cắm bó hoa này
cho hoa xao nỗi nhớ
Đêm tháng Ba xa xôi
Anh còn trăn trở?
Hãy ngồi bên em nhìn cánh muốt hoa kèn.
Anh còn trăn trở? Hãy ngồi bên em nhìn cánh muốt hoa kèn. (Ảnh: Pinterest.com)Anh còn trăn trở?
Hãy ngồi bên em nhìn cánh muốt hoa kèn.
Ở trời xa,
Anh cứ hát lên,
Hoa tấu nhạc vang lừng,
Cả một dàn Trumpet,
Anh cứ hát lên,
Hoa tấu nhạc vang lừng,
Cả một dàn Trumpet,
Khiến người em lơ lửng,
Tay em vuốt mềm, cánh nhạc cứ rung rung…
Tay em vuốt mềm, cánh nhạc cứ rung rung…
Loa kèn tấu muôn ngàn nông nỗi,
Hương đuổi nhau thơm nức cả căn phòng
Nếu đến kịp em dành cho anh một nửa
Nửa của em,
Hương đuổi nhau thơm nức cả căn phòng
Nếu đến kịp em dành cho anh một nửa
Nửa của em,
Em hát với hư không …
Ồ một nửa cho Loa Kèn dịu ngọt
Bao nhiêu hoa
Bao nhiêu nhạc
Bấy bao lòng…
Loa kèn tấu muôn ngàn nông nỗi. Hương đuổi nhau thơm nức cả căn phòng. (Ảnh: Pinterest.com)Ồ một nửa cho Loa Kèn dịu ngọt
Bao nhiêu hoa
Bao nhiêu nhạc
Bấy bao lòng…
La Vinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét