TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG
HỢP
GENERAL WORLD NEWS
Xoong chảo không dính, xoong chảo bằng nhôm… đều có thể gây hại cho sức khỏe. Hãy thay thế bằng đồ inox, gang…
Dưới đây là những dụng cụ nấu ăn nguy hiểm nhất và các lựa chọn an toàn hơn để thay thế, theo liệt kê của Bright Side.
1. Xoong chảo chống dính
Đồ chống dính đứng đầu danh sách nguy hiểm, nhưng nhiều người vẫn chọn vì nó tiện lợi và phổ biến.
Nhờ được phủ một lớp PTFE (polytetrafluoroethylene) lên bề mặt nên các dụng cụ này không bị dính thức ăn khi đun nấu. Tuy nhiên, khi gặp độ nóng trên 300 độ C, PTFE bắt đầu thải độc tố, người nhiễm phải sẽ có chứng giống như cảm cúm, người ta gọi là cúm Teflon. Độc tố này thậm chí gây tử vong cho chim thú cưng.
Một số xoong chảo chống dính còn chứa PFOA (axit perfluorooctanoic), có liên quan đến một số bệnh ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng. Dù PFOA có mặt trong các sản phẩm chống dính với hàm lượng nhỏ chưa đủ gây nguy hiểm cho con người, nhưng nó cũng xuất hiện ở nhiều vật dụng hàng ngày khác, vì thế bạn nên hạn chế tiếp xúc với nó.
Một số xoong chảo không dính chỉ có PTFE và không chứa PFOA (chẳng hạn như đá granite), nhưng chỉ an toàn khi lớp phủ còn nguyên vẹn. Ngay khi lớp phủ bị sứt mẻ, cần phải bỏ ngay dụng cụ đó.
Dụng cụ thay thế:
Bạn có thể sử dụng xoong chảo gang. Đây là một dụng cụ an toàn, bền, giữ nhiệt tốt và bạn có thể tập cho nó không dính. Gang không phát tán chất độc hại nào vào thức ăn, là một cách tự nhiên để tăng nồng độ sắt của bạn.
2. Xoong chảo bằng nhôm và lá nhôm bọc thực phẩm
Nhôm là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong nấu nướng vì là nguyên liệu dễ kiếm, bền, nhẹ, linh hoạt và có thể tái chế. Tuy nhiên, nồng độ nhôm cao có liên quan tới một số bệnh ở hệ thần kinh trung ương, bao gồm Alzheimer và ALS. Dù xoong chảo nhôm thường có một lớp phủ bên ngoài nhưng lớp phủ dễ bị sứt mẻ, giải phóng kim loại độc hại vào thực phẩm.
Dụng cụ thay thế:
Xoong nồi bằng thủy tinh, sẽ không bao giờ giải phóng bất cứ thứ gì độc hại khi đun nóng, bền, thân thiện với môi trường và không lưu mùi vị thức ăn nấu trước đó. Nhược điểm duy nhất là đây là dụng cụ không chống dính.
3. Xoong chảo bằng đồng
Đồ đồng đẹp và dẫn nhiệt tốt, giúp thực phẩm nóng nhanh và đều nhưng cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Giống như một số kim loại nặng khác, đồng cần thiết cho sức khỏe con người với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, nếu có lượng đồng dư thừa trong cơ thể, bạn có thể bị ngộ độc kim loại nặng. Khi dụng cụ nấu bằng đồng không được tráng một lớp phủ bên ngoài, nó có thể giải phóng đồng vào những món ăn có axit. Còn nếu đồ đồng có lớp phủ bên ngoài thì thường là niken, lại là một nguyên tố độc hại khác.
Dụng cụ thay thế:
Xoong chảo bằng thép không gỉ (inox). Đây là một lựa chọn tuyệt vời: bền, tương đối nhẹ, ít trầy xước, có thể không dính nếu biết cách sử dụng. Chỉ cần bạn mua đúng thép không gỉ dành cho thực phẩm – loại không chứa niken hoặc crôm.
4. Xoong chảo bằng gốm tráng men
Đồ gốm tráng men trông đẹp mắt. Gốm về cơ bản là an toàn tuy nhiên lớp men phủ bên ngoài có thể chứa những chất độc hại. Lớp men phủ gốm không bền và thường xước sau vài tháng sử dụng. Khi nó bị xước, chì và cadmi trong lớp men phủ sẽ đi vào thực phẩm và sau đó vào trong cơ thể bạn. Nhiễm độc chì là một trong những loại ngộ độc kim loại nguy hiểm nhất và có thể dẫn đến đau bụng, nhức đầu, vô sinh và các biến chứng khác.
Dụng cụ thay thế:
Dùng dụng cụ nấu bằng gốm nguyên chất 100%. Đây là một trong những lựa chọn tốt nhất và an toàn nhất vì nó được làm bằng vật liệu hoàn toàn tự nhiên, không độc hại và sẽ không bị bong tróc. Đồ dùng này không dính, dễ dàng rửa sạch trong máy rửa bát và cũng rất bền. Nhược điểm duy nhất là chi phí tốn kém.
Nhà thương thuyết Mỹ Donald Trump : thành công tiếp nối thành công
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh chụp tháng 4/2018 tại Washington DC.AFP
Hôm nay là ngày nghỉ lễ tại Pháp, nhiều tờ báo không ra sạp, nhiều báo ra số kép từ ngày thứ Bảy - Chủ Nhật. Đáng chú ý là bài viết có tiêu đề « Trump - thủ lĩnh thương thuyết thu về nhiều thành công », đăng trên báo Le Figaro ngày thứ Bảy 19/05/2018. Vị tổng thống Mỹ vốn gây rất nhiều tranh cãi đã khiến nhiều đối tác thương mại phải nhượng bộ. Kinh tế Mỹ cũng được củng cố vững chắc.
Trên hồ sơ khí hậu, Iran và Israel, tổng thống Mỹ Donald Trump bi cộng đồng quốc tế phản đối. Các tin nhắn Twitter giận dữ vào sáng sớm, tính cách thất thường khó đoán, sự hung hăng của ông Trump khiến công chúng nhiều phen bàng hoàng. Những vụ cãi cọ với FBI và tư pháp khiến công luận phải đặt câu hỏi liệu Donald Trump có khả năng trụ đến hết nhiệm kỳ tổng thống hay không. Tuy nhiên, cách thức đàm phán của Donald Trump dường như đã « bắn trúng đích ».
Phương pháp đàm phán đó đã từng được nhà tài phiệt bất động sản New York trình bày trong The Art of the Deal (tạm dịch: Nghệ thuật đàm phán), cuốn sách ra mắt cách nay 30 năm và là cuốn sách bán chạy nhất trong suốt nhiều năm. Từ khi lên làm tổng thống Mỹ, Donald Trump đã nhiều lần sử dụng phương pháp đàm phán này, nhất là với Bắc Triều Tiên. Nguyên thủ Mỹ nhiều lần đưa các đe dọa khủng khiếp nhất, gây áp lực ở mức cao nhất cho đối phương hoặc đối tác, rồi sau đó nói sẵn sàng đàm phán.
Về thương mại, chủ nhân Nhà Trắng đã ghi điểm. Ông Trump đã buộc Brazil, nhà cung cấp thép lớn thứ hai cho Mỹ, phải nhượng bộ. Hàn Quốc cũng đã phải lùi bước. Hiển nhiên, việc sở hữu ngân sách quốc phòng cao nhất toàn cầu (670 tỉ đô la, nhiều hơn ngân sách quốc phòng của 7 nước xếp hạng sau Mỹ cộng lại) và có nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới (tổng thu nhập quốc nội 19.000 tỉ đô la, gấp 1.5 lần so với Trung Quốc) là lợi thế của Mỹ. Steven Friedman, kinh tế gia người Mỹ của BNP Paribas AM, bình luận : « Đứng trước các nước nhỏ, Mỹ có nhiều đòn bẩy để thương lượng, nhưng đối mặt với các nước lớn như Trung Quốc, chắc chắn phải có nhiều hoạt động đàm phán dài hạn mới có thể đạt được thỏa thuận ».
Trên thực tế, Washington và Bắc Kinh đã quay lại đàm phán hôm thứ Sáu 18/05. Chính quyền Trump tuyên bố sẽ ra quyết định cuối cùng vào ngày 22/05. Nếu không đạt được thỏa thuận, Washington sẽ áp thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ với giá trị trên 50 tỉ đô la. Chưa biết kết quả cuối cùng ra sao, nhưng Donald Trumpd đã thành công trong việc đưa Trung Quốc trở lại bàn đàm phán về thiếu hụt cán cân thương mại với Mỹ.
Liên quan tới châu Âu, cho dù chỉ trích tổng thống, nhưng kinh tế gia người Mỹ Steven Friedman cũng cho rằng ít nhất ông Trump cũng đã khuyến khích được Liên Hiệp châu Âu thảo luận về tác động của toàn cầu hóa tới nền kinh tế. Còn kinh tế gia Florence Pisani của Candriam, đồng tác giả một cuốn sách về kinh tế Hoa Kỳ, nhận xét là chiến thuật đàm phán của ông Trump là đánh mạnh, rồi khoe khoang thành tích với cử tri. Nhưng đó là một trò chơi nguy hiểm, vì nó tạo ra sự nghi ngờ và khiến nhiều dự án bị đình hoãn lại.
Nhiều chỉ số kinh tế tích cực dường như đã cho thấy những nghi vấn bi quan dường như là thiếu cơ sở. Tỉ lệ thất nghiệp 3,9% là mức thấp nhất từ gần 20 năm nay, ngành công nghiệp Mỹ tạo thêm được nhiều việc làm, các hộ dân tin tưởng hơn vào sự phát triển kinh tế so với hồi ông Trump mới lên làm tổng thống. Theo ngôn từ mà ông Trump dùng trên Twitter sáng hôm thứ Năm tuần trước, « bất chấp các vụ săn phù thủy kinh khủng, bất hợp pháp và vô căn cứ » nhắm vào ông, 17 tháng đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông đạt kết quả tốt nhất so với các tổng thống tiền nhiệm trong lịch sử.
Tuy nhiên, theo kinh tế gia người Đức Christian Leuz, thuộc University of Chicago Booth School of Business, « không có thay đổi lớn nào kể từ khi ông Trump nhậm chức. Tổng thống Obama đã để lại một nền kinh tế phát triển tốt, và vẫn còn quá sớm để nói rằng thành công có được là nhờ Donald Trump ».
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận xét rằng « di sản vững chắc » đó có được cũng là nhờ 10 năm chính sách tiền tệ hào phóng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed. Cải cách thuế khóa cũng có tác động tích cực tới kinh tế Hoa Kỳ, chẳng hạn tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho phép một số tập đoàn như Apple chuyển về Mỹ hàng trăm tỉ lợi nhuận trước đây vẫn cất giữ ở nước ngoài. Nhưng theo kinh tế gia Florence Pisani của Candriam, một cuộc điều tra mới đây của quỹ dự trữ liên bang ở Atlanta tiết lộ chỉ có dưới 10% doanh nghiệp dự tính đầu tư thêm, mặc dù được giảm thuế.
Liên quan tới các hộ gia đình, rất có thể họ phải đóng thêm thuế cho tiểu bang nơi họ sinh sống, cho dù thuế liên bang giảm. Mặc dù các kế hoạch cải tạo lớn vẫn chưa được công bố chính thức, nhưng chi tiêu ngân sách mà Quốc Hội Mỹ thông qua có thể sẽ tăng thêm 0,3% GDP. Kinh tế gia Steven Friedman cảnh báo việc tăng chi tiêu ngân sách nhà nước sẽ đẩy vị tổng thống kế nhiệm Dopnald Trump vào cảnh « ngân sách thiếu hụt hơn 5% GDP và nợ nần tăng mạnh ».
Le Monde kết luận sẽ phải đợi đến cuối năm để có thể đo lường chính xác hiệu quả mà các biện pháp của tổng thống Trump mang lại. Nhưng có một điều cần nhớ là tại Mỹ, về chính sách đối ngoại, hầu như mọi quyết định phải được Quốc Hội thông qua. Gần như tồn tại một « thỏa thuận » giữa tổng thống Trump và các nghị sĩ Cộng Hòa. Đó là để được chính quyền ủng hộ trong các hồ sơ mà họ quan tâm, các nghị sĩ Cộng Hòa buộc phải chấp nhận cung cách làm việc của ông Trump. Tuy nhiên, những bất đồng lớn về di dân và tự do mậu dịch, hay kỳ bầu cử Quốc Hội giữa nhiệm kỳ đang khiến « thỏa thuận » này có nguy cơ vỡ tan.
Ấu dâm : tội lỗi của Giáo Hội Công Giáo
5 năm sau khi được bầu chọn, giáo hoàng Phanxicô đang nỗ lực thoát khỏi cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất mà ngài phải đương đầu liên quan tới vụ tai tiếng một linh mục Chi lê lạm dụng tình dục trẻ em. Trong bài viết “Ấu dâm : tội lỗi của Giáo Hội”, Le Monde cho biết lần đầu tiên kể từ 2 thế kỷ qua, tập thể giám mục Chi lê đồng loạt từ chức sau khi bị giáo hoàngtriệu về Rôma để giải trình về trách nhiệm của Giáo Hội Công Giáo Chilê trong vụ tai tiếng bao che hành vi lạm dụng tình dục trẻ em của một linh mục Chilê. Vụ tai tiếng ấu dâm ở Chi lê đã làm xấu đi hình ảnh của một giáo hoàng vốn luôn nhấn mạnh phải bảo vệ những người yếu đuối và người nghèo trước những kẻ mạnh, nhưng lại tỏ ra kém nghiêm khắc hơn người tiền nhiệm - giáo hoàng Bénédic XVI, về các vụ tai tiếng ấu dâm.
Hồi tháng 01/2018, trong chuyến thăm Chi lê, giáo hoàng Phanxicô còn lên tiếng bảo vệ một giám mục bị nghi ngờ là đã bao che cho một linh mục bị buộc tội ấu dâm. Đến giữa tháng 04/2018, giáo hoàng Phanxicô đã công nhận những « sai lầm nghiệm trọng » của ngài khi đánh giá vụ việc và thừa nhận rất đau khổ và lấy làm xấu hổ trước việc làm không thể sửa chữa nổi của giáo hội Chi lê.
Le Monde kết luận nếu không có các án phạt và cải cách, chẳng hạn thành lập một tòa án chuyên xét xử các giám mục phạm tội, hay công khai các bí mật liên quan tới Giáo Hội về trình tự tố tụng hợp với quy tắc tôn giáo khi xảy ra các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục, thì vụ từ chức của 31 giám mục Chi lê cũng sẽ chỉ như “một nhát kiếm chém vào nước”, không hề có tác dụng và sẽ không thể làm giảm bớt nỗi xấu hổ của Giáo Hội cũng như nỗi đau đớn của các nạn nhân.
Rumani : Những đứa trẻ bị bỏ rơi thời Cộng Sản
Trong lĩnh vực xã hội, đặc phái viên của báo Libération tại Calarasi, Rumani có phóng sự : « Rumani : Cuối cùng, chính con gái tôi đã tìm lại được tôi ». Dưới thời độc tài và trong những năm sau khi nhà độc tài Ceaucescu bị lật đổ, hàng chục ngàn em nhỏ đã bị bố mẹ bỏ rơi, rồi được người nước ngoài nhận làm con nuôi và xuất ngoại. Hiện rất nhiều người trong số họ đang tìm cách tìm lại cha mẹ đẻ ở Rumani.
Mặc dù chính quyền Rumani không cung cấp số liệu chính thức, nhưng theo nhiều cựu nhân viên của cơ quan quản lý công tác trao - nhận con nuôi, từ năm 1990 đến năm 2001, có hơn 30.000 em nhỏ được các gia đình Tây phương nhận nuôi. Đề tài này hiện vẫn rất tế nhị vì nó vẫn gợi nhớ những chấn thương thời Cộng Sản.
Năm 1966, tổng thống Nicolae Ceaucescu thông qua sắc lệnh cấm nạo phá thai, nếu không sẽ bị phạt tù. Mục đích là tăng tỉ lệ sinh, vì theo Ceaucescu, một đất nước lớn mạnh phải đông dân. Do thiếu biện pháp ngừa thai, nhiều phụ nữ đã sinh con ngoài ý muốn. Dưới thời Ceausescu, thực phẩm được phân phối, hàng hóa thiết yếu thiếu thốn, hầu như toàn bộ sản xuất trong nước được xuất khẩu để hoàn nợ cho Quỹ tiền tệ quốc tế. Vì thế, việc nuôi dưỡng trẻ em rất phức tạp. Một số đứa trẻ bị bỏ rơi ngay sau khi sinh. Sau khi Ceasucescu bị lật đổ vào năm 1989, điều kiện sống vẫn không được cải thiện, nhiều người tiếp tục bỏ rơi con cái.
Những người trước đây được nhận nuôi và đưa sang phương Tây và những bậc cha mẹ Rumani đã từng phải bỏ rơi con vì hoàn cảnh khó khăn nay đang cố gắng tìm lại nhau, xóa đi những chấn thương thời Ceaucescu. Bà Maria Vlad, từng là giám đốc một trại trẻ mồ côi ở Cisdanie, tại Transylvania, nay đã về hưu. Bà đã kiểm tra hồ sơ của nhiều người nước ngoài muốn nhận con nuôi Rumani trong những năm 1990. Bà nhớ lại : « Chúng tôi không giao các em nhỏ cho bất cứ gia đình nào, mà lựa chọn rất kỹ lưỡng ». Theo bà Maria Vlad, trong thời kỳ đó, có rất nhiều người nước ngoài tới Rumani xin con nuôi. Dù rất buồn khi thấy các em cứ lần lượt ra đi, nhưng bà biết các gia đình phương Tây sẽ mang lại cho các em một cơ hội mới để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Năm 2004, chính quyền Rumani đã quyết định ngưng vĩnh viễn việc cho các em nhỏ làm con nuôi người nước ngoài. Nhưng nay một dự luật đang được trình lên Quốc Hội để xem xét lại việc cho phép người nước ngoài nhận con nuôi Rumani. Do giáo dục giới tính và chống đói nghèo không được Nhà nước chú trọng, tỉ lệ trẻ em bị bỏ rơi vẫn rất cao. Chỉ tính riêng năm 2017, gần 10.000 em nhỏ đã bị bỏ rơi, một kỷ lục đáng buồn ở châu Âu.
Ý-Pháp: biên giới của mọi mối nguy hiểm
Nhiều người cứ nghĩ rằng vùng biên giới Pháp - Ý từ xưa tới nay luôn bình yên. Nhưng thực tế là hai nước đã có tranh chấp về biên giới trong suốt nhiều thế kỷ. Trong bài viết « Ý - Pháp: biên giới của mọi mối nguy hiểm » đăng trên báo Le Monde, tác giả Jérôme Gautheret cho biết biên giới Pháp - Ý là đường biên giới được hình thành muộn nhất ở Tây Âu - năm 1947.
Từ cuối những năm 1940, hàng chục ngàn di dân kinh tế tại những vùng nghèo nhất nước Ý đã theo các con đường xuyên qua biên giới để sang Pháp tìm kiếm công ăn việc làm. Trong giai đoạn nhu cầu nhân công cao, chính quyền Pháp không có lý do gì để chống dòng người di cư từ Ý sang. Phép màu kinh tế của Ý sau đó đã khiến dòng người Ý di cư sang Pháp giảm dần. Biên giới vật lý giữa hai nước biến mất vào năm 1997, sau khi Ý gia nhập khối Schengen.
Việc di dân dồn dập tới bờ biển phía nam nước Ý vào đầu những năm 2010 đã làm thay đổi mọi chuyện. Kể từ năm 2013-2014, cũng giống như nước Áo, Pháp đã tăng cường tuần tra biên giới chống di dân bất hợp pháp. Sau những vụ khủng bố năm 2015, Pháp lại càng tăng cường chống di dân bất hợp pháp. Ý trách Pháp không muốn chia sẻ gánh nặng di dân với nước Ý, trong khi chính Pháp đã giữ vai trò quyết định trong cuộc chiến ở Lybia, cuộc chiến góp phần nâng cao số di dân tràn tới nước Ý.
Tại khu vực biên giới, căng thẳng thể hiện qua việc những hoạt động đấu tranh, những sự cố lẻ tẻ chống đối cảnh sát và hiến binh Pháp tăng đột biến trong thời gian qua, điển hình là vụ hải quan Pháp ngày 30/03 xông vào nhà ga Bardonecchia (Piémont), tới căn phòng của một hiệp hội hỗ trợ di dân, phía bên kia biên giới, để thực hiện một cuộc xét nghiệm nước tiểu đối với một người Nigeria bị tình nghi buôn lậu ma túy. Vụ việc đã khiến chính quyền Ý phẫn nỗ và triệu tập đại sứ Pháp tại Ý.
Tới cuối tháng Tư, trên đỉnh Echelle (Hautes-Alpes), một nhóm người chống di dân đã giương những khẩu hiệu phản đối « sự xâm chiếm châu Âu » tại một trong những lối đi chính dẫn di dân từ Ý sang Pháp, đẩy căng thẳng âm ỉ giữa hai nước lên cao.
Trang nhất các báo Pháp
Nhật báo Le Monde ra sạp từ chiều thứ Bảy 19/05/2018 quan tâm đến chính sách ngoại giao của tổng thống Pháp Emmanuel Macron và chạy tựa trang nhất « Hạn chế của phương pháp Macron trên trường quốc tế ». Nhìn sang nước Ý, báo Le Figaro nói về « Liên minh chống hệ thống ở Ý khiến châu Âu lo ngại ». Báo Công Giáo La Croix số thứ Bảy - Chủ Nhật - thứ Hai, nhân dịp ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (Pentecôte), đặt câu hỏi : « Khẳng định đức tin, đúng ! Nhưng bằng cách nào ? ».
Trong khi đó, báo Libération dành cả trang nhất cho hàng tựa lớn « Mãi dâm, cưỡng hiếp, tấn công tình dục - sự lạm dụng không biên giới » trên nền một bức ảnh có hình một chiếc hộp bên ngoài có ghi chữ “cứu trợ nhân đạo”, nhưng bên trong có một con sói dữ nhe nanh ẩn nấp. Sau vụ bê bối tình dục gây chấn động dư luận của tổ chức nhân đạo Oxfam, báo Libération có bài điều tra về vấn nạn lạm dụng tình dục tại các tổ chức phi chính phủ.
Hoàn thành điều tra ông Trump trước ngày 1/9: Khó tin
Công tố viên Mueller thông tin sắp điều tra xong vụ ông Trump có dính líu đến sự can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ hay không.
Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã thông báo rằng, trước ngày 1/9, đội ngũ của ông sẽ hoàn thành vụ điều tra về cản trở công lý của ông Donald Trump trong vụ nghi ngờ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Thông tin này được tờ New York Times dẫn thông báo từ Luật sư của ông Trump là Rudolph Giuliani đăng tải hôm 21/5.
Công tố viên đặc biệt Robert Mueller sẽ sớm "tha" cho Tổng thống Trump? |
Vị này cho biết, Công tố viên đặc biệt Mueller đã thông báo thời hạn hoàn thành cuộc điều tra cho nhóm Luật sư của ông Trump vào khoảng 2 tuần trước, trong khi thảo luận về các điều kiện để Tổng thống đồng ý đưa ra những lời khai.
Công tố viên đặc biệt Robert Muller cũng nói rằng ông sẽ không cố gắng đưa vụ điều tra đạt tới cáo trạng chống lại Donald Trump.
"Vụ việc này về mặt thực tế coi như đã xong, đơn giản là họ phủ nhận điều đó [Nga can thiệp bầu cử bằng chiến dịch của ông Trump- PV]. Tất cả những gì họ cần làm là viết một bản báo cáo. Họ không thể đưa ra lời buộc tội. Ít ra là họ cũng đã thú nhận với chúng tôi về điều này" - vị Luật sư nhấn mạnh.
Các tuyên bố như vậy, có khả năng cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thông qua chiến dịch tranh cử của ông Trump sẽ sớm được khép lại, đóng lại tất cả các cáo buộc trước đó của các nghị sĩ Mỹ.
Tuy nhiên, trong một động thái có liên quan trước đó, Tổng thống Trump đã lên tiếng khiêu khích, đối đầu với các cơ quan điều tra Mỹ.
Tổng thống Trump hôm 20/5 cho hay sẽ yêu cầu Bộ Tư pháp nước này (DOJ) mở một cuộc điều tra về việc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) có bí mật xâm nhập và theo dõi chiến dịch tranh cử tổng thống của ông hay không. Ông chủ Nhà Trắng cũng muốn xem liệu hành động nói trên có phải do quan chức trong chính quyền Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama yêu cầu hay không.
Trước đó, hôm 18/5, Tổng thống Trump đã đăng trên Twitter rằng: "Ít nhất một thành viên FBI đã được cài cắm, vì mục đích chính trị, trong chiến dịch tranh cử của tôi". Tổng thống Trump còn cho rằng điều này diễn ra trước khi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ và nếu là sự thật thì đây là “bê bối chính trị lớn nhất".
Luật sư của Tổng thống Trump Rudy Giuliani cho rằng, thông tin về vụ này cuối cùng sẽ được công khai và thông báo cho Quốc hội.
Sự đối đầu công khai của ông Trump đã được lên kế hoạch khi nhà lãnh đạo Mỹ chuẩn bị đối mặt với cuộc bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ.
Tháng 11 tới, cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu cho cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kì. Hiện quyền kiểm soát của đảng Cộng hòa ở cả Hạ viện và Thượng viện đang bị lung lay. Kết quả của cuộc bầu cử tháng 11 tới đây có thể ảnh hưởng sâu sắc đến nhiệm kì Tổng thống của ông Donald Trump, và ông bắt đầu để ý tới chuyện này.
Giáo sư Douglas Robinson, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề về Mỹ có trụ sở tại Sydney (Úc) nói rằng: "Nếu Đảng Cộng hòa giữ được đa số tại Hạ và Thượng viện, thì đó sẽ là chỉ đấu cho thấy rằng, mặc dù ông Trump không được lòng dân nói chung, thì ông vẫn rất được lòng trong đảng Cộng hòa".
Do vậy Tổng thống Trump đặc biệt lo lắng tới cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt.
Việc ông Mueller tuyên bố có thể sớm kết thúc cuộc điều tra cũng là nhằm giảm các áp lực với chính quyền ông Trump. Tổng thống Mỹ có thể sẽ viện cớ cuộc điều tra của ông Mueller gây bất lợi cho mình nếu kết quả cuộc bỏ phiếu lấy tín nhiệm không suôn sẻ.
Tuy nhiên, dù công tố viên Mueller đã lên tiếng, khả năng cuộc điều tra của ông này vẫn chưa dừng lại.
Việc tìm ra các bằng chứng Nga can thiệp cuộc tấn công bầu cử Mỹ đã gắn liền với nghị quyết của Nghị viện Mỹ về chống lại Nga. Một khi sắc lệnh đó vấn được duy trì, cuộc điều tra để tìm bằng chứng sẽ là không có hồi kết.
Sơn Dương
Bộ Tư pháp Mỹ sẽ điều tra 'sự xâm nhập' chiến dịch Trump
Bản quyền hình ảnhREUTERSImage caption
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ sẽ điều tra liệu các nhân viên FBI có theo dõi chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2016 của Donald Trump cho "mục đích không đúng đắn" hay không.
Viết trên Twitter, ông Trump nói ông muốn biết liệu chính quyền của người tiền nhiệm có ra lệnh như vậy.
Động thái này diễn ra sau khi truyền thông Mỹ cho hay FBI đã thẩm vấn một trợ lý chiến dịch Trump.
Thứ trưởng Tư pháp Mỹ Rod Rosenstein cho biết sẽ có hành động nếu phát hiện bất kỳ sự xâm nhập nào.
"Nếu có ai xâm nhập hoặc theo dõi người tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống vì mục đích không đúng đắn, chúng ta cần phải biết và có hành động tương thích", thông cáo của ông Rosenstein viết.
Phạm vi điều tra là gì?
Đã có một cuộc điều tra về tất cả các khía cạnh liên quan đến chiến dịch Trump và liệu Nga có định tác động đến kết quả hay không.
Yêu cầu mới nhất của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh một loạt các mẩu tweet hôm 20/5 tố cáo "cuộc săn lùng phù thủy" mà ông nói rằng đã không phát hiện được sự thông đồng nào trong chiến dịch của ông với Nga.
Chi tiết này nhắc đến cuộc điều tra do Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang dẫn dắt để tìm hiểu xem có bất kỳ thông đồng nào giữa điện Kremlin và chiến dịch Trump hay không và liệu tổng thống có định cản trở cuộc điều tra này.
Ông Trump đã liên tục công kích cuộc điều tra.
Truyền thông thế giới xôn xao vì đồng xu kỳ lạ kỉ niệm kì thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên
Tất Đạt | 22/05/2018 12:51
Theo Business Insider, mặc dù đồng xu - với thiết kế tỉ mỉ, chi tiết - là động thái bày tỏ thiện chí từ phía Washington, nó vẫn còn nhiều điểm không hợp lí.
Hôm qua (21/5), Cơ quan Truyền thông Nhà Trắng đã đăng tải hình ảnh đồng xu kỉ niệm cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Một mặt của đồng xu có hình chiếc phi cơ Không Lực Một bay qua Nhà Trắng, trong khi mặt còn lại có hình ông Trump và ông Kim trên nền cờ Mỹ và Triều Tiên. Vòng ngoài có in chữ "Tổng thống Mỹ Donald Trump", "Nhà lãnh đạo Tối cao Kim Jong Un", "Đối thoại hòa bình" và con số "2018" - năm diễn ra sự kiện đặc biệt này.
Theo Business Insider, mặc dù đồng xu - với thiết kế tỉ mỉ, chi tiết - là động thái bày tỏ thiện chí từ phía Washington, nó vẫn còn nhiều điểm không hợp lí. Nhiều người chỉ trích phía Mỹ có phần nhượng bộ Triều Tiên khi công nhận ông Kim là "Nhà lãnh đạo Tối cao".
Trong khi đó, những người khác lại dồn sự chú ý tới hình ảnh ông Kim Jong Un có hai cằm trên đồng xu, và phàn nàn rằng họa sĩ đã khắc họa hơi "quá tay" ngoại hình của nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Thậm chí, tờ The Guardian và New York Magazine còn gọi đồng xu này là "lạ lùng", "kì quặc" bởi lẽ chưa ai dám chắc hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ diễn ra. Nếu đó là sự thật, thì đồng xu sẽ đánh dấu một điểm tối trong lịch sử ngoại giao của nước Mỹ.
Cơ quan Truyền thông Nhà Trắng trực thuộc Cơ quan Hệ thống Thông tin Quốc phòng Mỹ, phụ trách thay mặt các đối tác quân sự để cung cấp thông tin cập nhật ở nước Mỹ.
Theo kế hoạch, ông Trump sẽ gặp mặt ông Kim vào ngày 12/6 tại Singapore. Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa tỏ ra "toàn tâm toàn ý" cho cuộc gặp này.
Phía Triều Tiên đe dọa sẽ hủy bỏ đối thoại nếu Mỹ và Hàn Quốc vẫn tiếp tục tập trận gần bán đảo liên Triều, và nước này cũng từ chối thẳng thừng phi hạt nhân hóa theo ý tưởng "mô hình Libya" được xây dựng và gợi ý từ phía cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton.
Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vẫn sẽ thực hiện kế hoạch gặp mặt bằng mọi giá.
Đổi lại, Ngoại trưởng Mike Pompeo khẳng định Mỹ sẽ dỡ bỏ cấm vận kinh tế ở Triều Tiên nếu quốc gia này từ bỏ chương trình hạt nhân. Ông Pompeo đã thăm Bình Nhưỡng 2 lần trong những tháng gần đây.
|
Đàm phán Mỹ - Trung: "Điềm báo" thú vị trong hai bức ảnh cách nhau 100 năm tuổi
Tất Đạt | 22/05/2018 07:23
Trong bức hình chụp tại Trung Quốc cách đây hơn 100 năm, các đại diện từ phương Tây trẻ hơn rất nhiều so với những vị quan lớn của triều đại nhà Thanh.
Sau khi các đại biểu Trung Quốc gặp mặt những nhà lập pháp Mỹ vào hôm 17/5 vừa qua, bức ảnh chụp bàn đàm phán đã được người sử dụng mạng xã hội Weibo chia sẻ nhanh chóng và bàn luận sôi nổi.
Hình ảnh cuộc thảo luận Mỹ - Trung năm 2018 được đặt lên bàn cân so sánh với bức ảnh chụp năm 1901, khi các đại biểu Trung Quốc và các cường quốc thời điểm ấy kí một hiệp ước kết thúc phong trào Nghĩa Hòa Đoàn - một cuộc nổi dậy bằng bạo lực chống lại sự ảnh hưởng của nước ngoài trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa.
Trong bức hình chụp tại Trung Quốc cách nay hơn 100 năm, các đại diện từ phương Tây trẻ hơn rất nhiều so với những vị quan lớn của triều đại nhà Thanh.
Nhưng trong tấm ảnh mới đây, "tình thế" đã đảo ngược khi phía Trung Quốc cử đi những đại diện trẻ tuổi, trong khi nước Mỹ được đại diện bởi các quan chức có tuổi.
"Sau hơn 100 năm, nước Mỹ đã già đi, còn nước Trung Quốc đang trẻ ra. Nước Mỹ ngày nay cũng giống như Trung Quốc 100 năm trước đây," một người dùng mạng xã hội hóm hỉnh viết.
Theo tờ New York Times, một trong những vị quan lớn tuổi của nhà Thanh khi ấy "yếu tới độ phải nhờ hai tùy tùng nhấc ra khỏi ghế".
Trong bức ảnh năm 2018, đoàn đại biểu Mỹ gồm các thành viên của Uỷ ban Chính sách và Tài chính Hạ viện, chuyên theo dõi vấn đề thuế và thương mại.
Do đó, họ không tương đương về mặt chức vụ với nhóm đại biểu Trung Quốc, trong đó có Phó Thủ tướng Lưu Hạc - cố vấn kinh tế hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Gần đây, Trung Quốc lại một lần nữa đứng trước nguy cơ bất đồng sâu sắc với Mỹ, đặc biệt là chiến tranh thương mại.
Nhưng sau những cuộc đàm phán thương mại gần đây nhất giữa hai quốc gia, Bắc Kinh dường như đang nắm nhiều lợi thế hơn.
Chính quyền của tổng thống Trump đã hoãn các kế hoạch áp đặt cấm vận kinh tế mới, trong khi Trung Quốc chưa cam kết sẽ tăng mua sản phẩm và hàng hóa của Mỹ tới mức nào. Ngoài ra, Bắc Kinh vẫn giữ vững tham vọng trở thành cường quốc công nghệ trong tương lai.
Tổng thống Nga - Thủ tướng Ấn Độ đi du thuyền trên Biển Đen
Minh Hạnh | 22/05/2018 15:47
Trong suốt thời gian trên du thuyền Chaika, Tổng thống Putin và Thủ tướng Modi trò chuyện với nhau bằng tiếng Anh mà không cần phiên dịch.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm qua, 21/5, đã có cuộc đàm phán kéo dài 3 giờ tại dinh thự Bocharov Ruchei (Sochi).
Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Putin và Thủ tướng Modi từ đầu năm 2018. Trước đó, hai nhà lãnh đạo đã nhiều lần điện đàm.
Sau buổi làm việc chính thức, hai nhà lãnh đạo tiếp tục trò chuyện riêng khi ông Putin mời ông Modi lên du thuyền Chaika, xuất phát từ cảng Sochi đi thăm thú Biển Đen.
Được biết, tuyến đường ven biển Sochi đã được tu sửa trước khi thành phố này đăng cai tổ chức Olympic Mùa đông năm 2014.
Trong suốt thời gian trên du thuyền, Tổng thống Putin và Thủ tướng Modi trò chuyện với nhau bằng tiếng Anh mà không cần phiên dịch.
Khi thuyền cập bến, hai nhà lãnh đạo đến thăm trung tâm giáo dục Sirius để tham dự lễ phát động chương trình giáo dục tháng Năm và trò chuyện với học sinh.
Vừa đi du thuyền, hai nhà lãnh đạo vừa ngắm nhìn tuyến đường biển được tu sửa năm 2014. Ảnh: Twitter
“Đã có những cuộc thảo luận cực kỳ hiệu quả với Tổng thống Putin. Chúng tôi xem xét toàn bộ mối quan hệ Ấn Độ - Nga, cũng như các chủ đề toàn cầu khác. Tình bạn giữa Ấn Độ và Nga đã đứng vững qua năm tháng. Mối quan hệ của chúng ta sẽ tiếp tục tiến lên tầm cao mới trong những năm sắp tới”, Thủ tướng Modi cập nhật trên Twitter.
Nhà lãnh đạo Ấn Độ lên máy bay rời khỏi Sochi vào buổi tối cùng ngày, kết thúc hội nghị thượng đỉnh không chính thức kéo dài 9 giờ với Tổng thống Nga Putin.
“Chất xúc tác” giúp Nga trở thành quốc gia hùng mạnh
Một khảo sát cho thấy gần 50% người dân Nga tin rằng Tổng thống Vladimir Putin, năng lực quân sự và t
Người Nga tuần hành ủng hộ ông Putin trước cuộc bầu cử hồi tháng 3. (Ảnh minh họa: Sputnik)
RT trích kết quả của một cuộc khảo sát do Trung tâm nghiên cứu dư luận toàn Nga (VTsIOM) tiến hành cuối tháng 4 cho biết, có khoảng 49% người dân nước này nghĩ Nga là một cường quốc. Con số này thấp hơn chỉ số năm ngoái, 57%.
Có khoảng một phần ba số người khi được hỏi đã trả lời rằng họ tin rằng nước Nga sẽ trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong vòng 10-15 năm tới.
Trả lời cho câu hỏi điều gì đã khiến nước Nga trở thành một quốc gia hùng mạnh và được tôn trọng, 26% lựa chọn nền quân sự hùng mạnh của Moscow, 22% chọn tinh thần và ý chí “sắt đá” của người Nga và 17% trả lời là do Tổng thống Vladimir Putin.
Có khoảng 18% cho rằng thành công lớn nhất của Nga trong thập niên vừa qua là cải tổ và phát triển nền quân sự, trong khi 12% cho rằng đó là việc bán đảo Crimea sáp nhập Nga.
Một khảo sát khác của VTsIOM hồi tháng 4 cho thấy 83% người Nga trả lời là họ cảm thấy hạnh phúc. Khi được yêu cầu định nghĩa khái niệm hạnh phúc, 30% hồi đáp là do gia đình, 16% trả lời là sức khỏe tốt, 14% nói họ có công việc tốt và 13% nói là do con cái.
Trong 10 năm qua, quân đội Nga đã có những bước phát triển đáng kể, từ việc nghiên cứu thành công và đưa vào biên chế những hệ thống khí tài quân sự tiên tiến, góp tiếng nói mạnh mẽ trong phong trào chống khủng bố trên toàn thế giới, tăng quân số thường trực và tập trung nâng cao nguồn lực quân đội, cũng như phát triển “bộ ba hạt nhân” nâng cao sức mạnh răn đe chiến lược.
Đức Hoàng
Ông Putin hé lộ siêu vũ khí cân bằng quyền lực thế giới hàng chục năm tới
Nga đang phát triển và đưa vào biên chế các hệ thống vũ khí mới giúp đảm bảo cân bằng quyền lực thế giới nhiều thập niên sau, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ngày 15/5.
Một vụ phóng tên lửa hành trình của Nga (Ảnh: Youtube)
Trong Thông điệp liên bang hồi tháng 3, Tổng thống Putin đã tiết lộ hàng loạt hệ thống vũ khí mới của Nga. Tại cuộc họp với các tướng quân đội diễn ra tại Sochi ngày 15/5, ông Putin một lần nữa khẳng định, các hệ thống vũ khí này giúp cân bằng cán cân quyền lực thế giới trong nhiều thập niên tới.
Ngoài tên lửa đạn đạo liên lục địa phiên bản mới nhất RS-28 Sarmat, Nga cũng đang sở hữu tên lửa hành trình liên lục địa sử dụng năng lượng hạt nhân, các thiết bị lặn không người lái liên lục địa và thiết bị siêu âm. Tất cả vũ khí này đều đã được thử nghiệm thành công, thậm chí một số hệ thống đã được biên chế cho quân đội, một số sẵn sàng chiến đấu.
Tổng thống Putin nhấn mạnh, các vũ khí tối tân này giúp tăng cường an ninh quốc gia lên nhiều lần, song Nga cũng cần chú trọng đến hiện đại hóa khả năng răn đe hạt nhân. "Các lực lượng hạt nhân chiến lược có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh và quốc phòng của Nga. Trong năm nay, phần trên không trong bộ ba hạt nhân sẽ nhận được các máy bay ném bom tiên tiến TU-95MS và TU-160 có trang bị tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 và Kh-102”, ông Putin nói.
Ông cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc biên chế kịp thời 5 tàu ngầm lớp Borei đang trong quá trình sản xuất. Một thế hệ lò phản ứng hạt nhân mới cho phép các tàu ngầm hạt nhân chiến lược lặn sâu 480m và có thể hoạt động độc lập tới 3 tháng và nhờ những thành tựu mới nhất về giảm tiếng ồn, chúng gần như không phát ra tiếng động so với các thế hệ tàu ngầm trước.
Ông Putin cho hay, Nga sẽ tiếp tục thay thế các tổ hợp tên lửa Topol đã lỗi thời bằng hệ thống tên lửa Yars mới nhất và sẽ cung cấp cho 14 trung đoàn vào cuối năm nay. Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars được thử nghiệm lần đầu tiên ở Nga vào năm 2007 và đưa vào sản xuất khoảng 3 năm sau đó. Tên lửa này có khả năng đánh trúng mục tiêu trong tầm hoạt động 12.000km. Nó có khả năng mang 4 đầu đạn và có khả năng đánh lừa các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Ngoài ra, Tổng thống Putin kêu gọi hoàn thiện phát triển và đưa vào sản xuất hàng loạt hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 có khả năng đánh trúng các mục tiêu ở tọa độ cực cao. Việc hiện đại hóa hệ thống phòng không tầm ngắn đến tầm trung Pantsir cũng được nhà lãnh đạo Nga đề cập đến.
Minh Phương
Mỹ muốn trừng phạt Iran « mạnh nhất trong lịch sử »
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu về chính sách của Hoa Kỳ về Iran, tại Quỹ Heritage, Washington, ngày 21/05/2018REUTERS/Jonathan Ernst
Sau khi rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Washington đã đưa ra 12 điều kiện cho khuôn khổ « một thỏa thuận mới » về hạt nhân Iran, để có thể giảm nhẹ cấm vận đối với Teheran.
Song song với các điều kiện cực kỳ khắt khe đó, Hoa Kỳ dọa sẽ trừng phạt « nặng nề nhất trong lịch sử » đối với chế độ Iran. « Chiến lược mới » của Washington đã được ngoại trưởng Mike Pompeo trình bày hôm qua, 21/05/2018.
Thông tín viên Anne Corpet tại Washington tóm lược :
Mike Pompeo thừa nhận 12 điều kiện đặt ra để giảm nhẹ cấm vận Iran dường như là phi thực tế. Nhưng ngoại trưởng Mỹ giải thích « đó là những đòi hỏi cơ sở ». Ông cũng lại đòi rút các lực lượng Iran hiện có mặt tại Syria và Teheran phải cắt đứt liên hệ với Hezbollah. Trong khi chờ đợi Iran chấp nhận, Hoa Kỳ sẽ làm « áp lực về tài chính chưa từng có với chế độ Iran » và « các trừng phạt nặng nhất lịch sử », theo ông Mike Pompeo. Dù ngoại trưởng Mỹ không trực tiếp nói muốn chế độ Iran sụp đổ, nhưng ông vẫn không ngần ngại nhắc đến hồi kết gần tới của lãnh tụ tinh thần tối cao Iran. Ông nói : « Ali Khamenei là lãnh tụ tối cao từ năm 1989. Ông ta không sống mãi được. Nhân dân Iran sẽ không chịu đựng mãi nỗi khiếp sợ do chế độ này áp đặt. Hoa Kỳ hiểu rõ bản chất chế độ này. Nhưng chúng tôi cởi mở với những gì có thể. Khác với chính quyền trước, chúng tôi tìm một lối thoát có lợi cho nhân dân Iran, không phải chỉ riêng cho chế độ. »
Được hỏi sau bài phát biểu, ngoại trưởng Mỹ tuyên bố, « cuối cùng thì nhân dân Iran sẽ phải có lựa chọn về các lãnh đạo của họ ».
Tổng thống Iran phản ứng gay gắt trước đe dọa của ngoại trưởng Mỹ
Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu về thỏa thuận hạt nhân, Tehran, ngày 08/05/2018IRINN/Reuters TV via REUTERS
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua 21/05/2018 đã trình bày « một thỏa thuận mới » về hạt nhân Iran, với 12 điều kiện vô cùng khắt khe. Nếu Iran tuân thủ thì Mỹ có thể giảm nhẹ cấm vận đối với Teheran, nếu không chế độ Iran sẽ phải hứng chịu những trừng phạt « nặng nề nhất trong lịch sử ». Phản ứng trước những đe dọa của ngoại trưởng Mỹ, tổng thống Iran Hassan Rohani khẳng định Mỹ không thể đơn phương quyết định thay cho Iran và thế giới.
Từ Teheran, thông tín viên RFI Siavosh Ghazi cho biết chi tiết :
“Tổng thống Iran Hassan Rohani đã phản ứng gay gắt trước những lời đe dọa của Mike Pompeo và khẳng định rằng “thế giới ngày nay không chấp nhận chuyện Mỹ một mình quyết định” thay cho tất cả. Tổng thống Rohani cũng nói thêm : “Nhân dân Iran đã nghe hàng trăm lần những câu nói như vậy nên không còn quan tâm”.
Thực vậy, Iran đã bị Mỹ trừng phạt từ gần 40 năm nay. Và các biện pháp trừng phạt của Mỹ ngày càng cứng rắn trong vòng 20 năm trở lại đây.
Hôm thứ Hai, Mike Pompeo đe dọa Iran sẽ phải chịu “các đòn trừng phạt nặng nhất trong lịch sử” nếu nước này không tuân thủ các điều kiện do Mỹ đặt ra. Washington đã rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Teheran ký hồi tháng 07/2015 với các cường quốc.
Mike Pompeo đã nêu lên 12 điều kiện, nhất là Iran phải ngưng chương trình làm giàu uranium và chương trình tên lửa đạn đạo, phải rút quân khỏi Syria, ngưng trợ giúp cho lực lượng Hezbollah Liban và các nhóm Hồi giáo cực đoan Palestine. Đối với Teheran, các điều kiện này không thể chấp nhận được. Và Iran đang muốn dựa vào các nước châu Âu, cũng như Nga và Trung Quốc để đối phó với sức ép của Mỹ.
Thực vậy, trong những ngày qua, nhiều quan chức Iran đã khẳng định không chấp nhận thương lượng lại về thỏa thuận hạt nhân và cũng như không có chuyện tiến hành thương lượng về chương trình tên lửa đạn đạo của Iran hay về vai trò và ảnh hưởng của nước này trong khu vực.”
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua 21/05/2018 đã trình bày « một thỏa thuận mới » về hạt nhân Iran, với 12 điều kiện vô cùng khắt khe. Nếu Iran tuân thủ thì Mỹ có thể giảm nhẹ cấm vận đối với Teheran, nếu không chế độ Iran sẽ phải hứng chịu những trừng phạt « nặng nề nhất trong lịch sử ». Phản ứng trước những đe dọa của ngoại trưởng Mỹ, tổng thống Iran Hassan Rohani khẳng định Mỹ không thể đơn phương quyết định thay cho Iran và thế giới.
Từ Teheran, thông tín viên RFI Siavosh Ghazi cho biết chi tiết :
“Tổng thống Iran Hassan Rohani đã phản ứng gay gắt trước những lời đe dọa của Mike Pompeo và khẳng định rằng “thế giới ngày nay không chấp nhận chuyện Mỹ một mình quyết định” thay cho tất cả. Tổng thống Rohani cũng nói thêm : “Nhân dân Iran đã nghe hàng trăm lần những câu nói như vậy nên không còn quan tâm”.
Thực vậy, Iran đã bị Mỹ trừng phạt từ gần 40 năm nay. Và các biện pháp trừng phạt của Mỹ ngày càng cứng rắn trong vòng 20 năm trở lại đây.
Hôm thứ Hai, Mike Pompeo đe dọa Iran sẽ phải chịu “các đòn trừng phạt nặng nhất trong lịch sử” nếu nước này không tuân thủ các điều kiện do Mỹ đặt ra. Washington đã rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Teheran ký hồi tháng 07/2015 với các cường quốc.
Chỉ huy Vệ binh Iran đòi "đấm thẳng mặt" Ngoại trưởng Mỹ vì đưa 12 yêu sách với Tehran
Hồng Anh | 22/05/2018 14:40
Ảnh: AP.
Hồng Anh | 22/05/2018 14:40
Trước đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng đã lên tiếng phản đối các yêu cầu của ông Pompeo, và nói rằng Mỹ không có quyền đơn phương quyết định thay cho các quốc gia khác.
Vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tiết lộ danh sách các yêu cầu đối với Iran, mà ông này gọi là chiến lược ngoại giao mới của Mỹ. Chiến lược này được công bố sau khi Washington đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các đồng minh EU.
Trước động thái này, Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) của Iran đã cực lực phản đối những yêu cầu ông Pompeo đưa ra, đồng thời lên án tất cả những người ủng hộ chính quyền Washington.
Ông Ismail Kowsari, Phó Chỉ huy lực lượng Vệ binh Cách mạng Sarollah, một nhánh của IRGC tại Tehran tuyên bố: "Người dân Iran cần phải đoàn kết, cùng nhau chống lại điều này, và chúng ta sẽ cùng nhau đấm thẳng mặt Ngoại trưởng Mỹ và tất cả những ai ủng hộ Mỹ".
Vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tiết lộ danh sách các yêu cầu đối với Iran, mà ông này gọi là chiến lược ngoại giao mới của Mỹ. Chiến lược này được công bố sau khi Washington đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các đồng minh EU.
Trước động thái này, Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) của Iran đã cực lực phản đối những yêu cầu ông Pompeo đưa ra, đồng thời lên án tất cả những người ủng hộ chính quyền Washington.
Ông Ismail Kowsari, Phó Chỉ huy lực lượng Vệ binh Cách mạng Sarollah, một nhánh của IRGC tại Tehran tuyên bố: "Người dân Iran cần phải đoàn kết, cùng nhau chống lại điều này, và chúng ta sẽ cùng nhau đấm thẳng mặt Ngoại trưởng Mỹ và tất cả những ai ủng hộ Mỹ".
Mỹ nêu 12 điều kiện với Iran, sẽ trừng phạt mạnh chưa từng có
"Bài học lịch sử từ các vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki cho thấy Mỹ là tội phạm chiến tranh sử dụng tên lửa lớn nhất", ông Ismail cho biết.
Trước đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng đã lên tiếng phản đối các yêu cầu của ông Pompeo, và nói rằng Mỹ không có quyền đơn phương quyết định thay cho các quốc gia khác.
Giới phân tích cho rằng chiến lược ngoại giao mới do ông Pompeo đề xuất có thể được coi là phương án B của Mỹ trong bối cách các nước EU đang tìm cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran.
"Bài học lịch sử từ các vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki cho thấy Mỹ là tội phạm chiến tranh sử dụng tên lửa lớn nhất", ông Ismail cho biết.
Trước đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng đã lên tiếng phản đối các yêu cầu của ông Pompeo, và nói rằng Mỹ không có quyền đơn phương quyết định thay cho các quốc gia khác.
Giới phân tích cho rằng chiến lược ngoại giao mới do ông Pompeo đề xuất có thể được coi là phương án B của Mỹ trong bối cách các nước EU đang tìm cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran.
Tehran phản bác tuyên bố của TT Putin: Iran sẽ không rút quân nếu Syria vẫn cần hỗ trợ
Hồng Anh | 21/05/2018 16:37
Lực lượng quân tinh nhuệ Iran. Ảnh: Trend.
Hồng Anh | 21/05/2018 16:37
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran, ông Bahram Ghassemi đã khẳng định đanh thép rằng Iran sẽ tiếp tục hiện diện tại Syria nếu Damascus vẫn cần đến nước này.
Vừa qua, trong cuộc gặp gỡ Tổng thống Bashar al-Assad tại Sochi để bàn chuyện thúc đẩy tiến trình chính trị tại Syria, Tổng thống Putin đã tuyên bố rằng tất cả lực lượng quân đội của các nước, ngoại trừ Nga, đều phải rút khỏi Syria một khi tiến trình này bắt đầu.
Hôm nay (21/5), phía Iran đã có lời đáp trả chính thức đối với tuyên bố của ông Putin về vấn đề hiện diện quân sự tại Syria.
Vừa qua, trong cuộc gặp gỡ Tổng thống Bashar al-Assad tại Sochi để bàn chuyện thúc đẩy tiến trình chính trị tại Syria, Tổng thống Putin đã tuyên bố rằng tất cả lực lượng quân đội của các nước, ngoại trừ Nga, đều phải rút khỏi Syria một khi tiến trình này bắt đầu.
Hôm nay (21/5), phía Iran đã có lời đáp trả chính thức đối với tuyên bố của ông Putin về vấn đề hiện diện quân sự tại Syria.
Ông Putin: Tất cả quân đội nước ngoài phải rút khỏi Syria, trừ Nga
Cụ thể, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran, ông Bahram Ghassemi đã khẳng định đanh thép rằng Iran sẽ tiếp tục hiện diện tại Syria nếu Damascus vẫn cần nước này có mặt.
"Không ai có thể ép Iran [rời khỏi Syria]. Chúng tôi sẽ tiếp tục đóng quân tại Syria nếu như mối nguy khủng bố vẫn tiếp tục tồn tại ở nước này, và nếu chính quyền Damascus vẫn cần chúng tôi ở lại", ông Ghassemi cho biết.
Theo ông này, "những đối tượng phải rời đi là những quốc gia hiện diện quân sự trái phép tại Syria".
Iran đã cử một số cố vấn quân sự đến Syria theo đề nghị của chính phủ Damascus, hiện nay các cố vấn quân sự phái cử của Tehran đang hợp tác với quân đội Syria trên một số mặt trận của nước này.
Cụ thể, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran, ông Bahram Ghassemi đã khẳng định đanh thép rằng Iran sẽ tiếp tục hiện diện tại Syria nếu Damascus vẫn cần nước này có mặt.
"Không ai có thể ép Iran [rời khỏi Syria]. Chúng tôi sẽ tiếp tục đóng quân tại Syria nếu như mối nguy khủng bố vẫn tiếp tục tồn tại ở nước này, và nếu chính quyền Damascus vẫn cần chúng tôi ở lại", ông Ghassemi cho biết.
Theo ông này, "những đối tượng phải rời đi là những quốc gia hiện diện quân sự trái phép tại Syria".
Iran đã cử một số cố vấn quân sự đến Syria theo đề nghị của chính phủ Damascus, hiện nay các cố vấn quân sự phái cử của Tehran đang hợp tác với quân đội Syria trên một số mặt trận của nước này.
Quyết tâm chi phối Trung Đông, liệu Mỹ có đủ thế và lực để chiến thắng 'mắt xích' Iran?
Quyết tâm chi phối Trung Đông, liệu Mỹ có đủ thế và lực để chiến thắng '...
Phía Mỹ hiện cho rằng Iran là mắt xích chiến lược then chốt nhất, khuất phục được Iran thì Mỹ sẽ giải quyết được...
Nga đập tan vụ tập kích vào căn cứ Khmeimim ở Syria: Pantsir-S1 lại lập công?
|
|
Phó TT Mỹ dọa chế độ Bắc Triều Tiên có nguy cơ kết thúc như Libya
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại hội nghị Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) tại Washington, 07/05/2018.REUTERS/Kevin Lamarque
Đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên nhân thượng đỉnh Donal Trump-Kim Jong Un chưa diễn ra, thế nhưng những lời đe dọa từ phía Washington hướng về Bình Nhưỡng tiếp tục được tung ra.
Hôm qua, 21/05/2018, đến lượt phó tổng thống Mỹ Mike Pence lên tiếng, và ông đã không ngần ngại cảnh cáo Bắc Triều Tiên là nước này sẽ biến thành một Libya thứ hai, nếu không chịu phi hạt nhân hóa.
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Mỹ Fox News, phó tổng thống Mỹ đã nói nguyên văn như sau : « Vào tuần trước, đã có một số câu chuyện về mô hình Libya…và như tổng thống (Trump) đã nói rõ, tình hình sẽ chỉ kết thúc giống như mô hình Libya nếu Kim Jong Un không chấp nhận thỏa thuận ».
Mô hình Libya được ông Pence nhắc đến là việc phải từ bỏ hạt nhân trước, rồi sau đó mới là việc nhận đền bù cho việc phi hạt nhân hóa.
Khi được hỏi là phải chăng ông ngầm uy hiếp Kim Jong Un về một kết cục tương tự như lãnh đạo độc tài Kadhafi của Libya đã bị giết chết, phó tổng thống Mỹ không ngần ngại trả lời : « Đó là một thực tế thì đúng hơn ».
Tuyên bố của ông Pence chắc chắn sẽ khiến Bình Nhưỡng bất bình. Mới đây, Bắc Triều Tiên đã công khai đả kích cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ Donald Trump về việc nhân vật này cho rằng Hoa Kỳ có thể áp dụng mô hình Libya cho việc giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Nhà Trắng sau đó đã lên tiếng trấn an, cho rằng chính quyền Mỹ không hề bàn đến mô hình cụ thể đó.
Ngoài phát biểu về mô hình Libya, phó tổng thống Mỹ còn có một loạt tuyên bố đe dọa khác, như Washington vẫn không loại trừ dùng biện pháp quân sự với Bình Nhưỡng vì Mỹ tuyệt đối không chấp nhận việc Bắc Triều Tiên sở hữu hạt nhân và tên lửa.
Ông Pence đặc biệt khuyên lãnh đạo Bắc Triều Tiên là không nên đùa (nguyên văn tiếng Anh là « play ») với tổng thống Mỹ vì ông Trump sẵn sàng bỏ bàn hội nghị nếu phía Bắc Triều Tiên thiếu thiện chí.
Lời đe dọa công khai đã được phó tổng thống Mỹ đưa ra đúng một hôm trước ngày tổng thống Mỹ hội đàm với đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jae In tại Washington để hội ý về chiến lược liên quan đến thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên sắp tới. Theo chương trình dự kiến, trong cuộc gặp hôm nay, 22/05, hai tổng thống Mỹ-Hàn sẽ có một cuộc họp kín khoảng 30 phút.
Vào hôm qua, tổng thống Trump đã lại lên tiếng thúc giục Trung Quốc kiểm soát chặt biên giới với Bắc Triều Tiên cho tới khi ông ký kết được thỏa thuận hạt nhân với Bình Nhưỡng. Trên mạng Twitter, ông cáo buộc rằng « gần đây biên giới giữa hai nước (Trung Quốc và Bắc Triều Tiên) đã có lỗ hổng giúp nhiều người lọt qua ».
Mới đây, ông Trump đã tỏ ý nghi ngờ là chính Trung Quốc đã tác động đến việc Bắc Triều Tiên bất ngờ dọa hủy bỏ thượng đỉnh với Mỹ.
Riêng về tình hình tại chỗ, vào hôm nay 22/05, một đoàn nhà báo của bốn nước Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nga đã rời Bắc Kinh bay sang Bắc Triều Tiên, đến thẳng thành phố Wonsan, để chuẩn bị đến huyện Kilju, tỉnh Bắc Hamggyong theo dõi sự kiện nước này tháo dỡ khu thử nghiệm hạt nhân Punggye Ri dự trù từ ngày 23 tới 25/05.
Báo chí Hàn Quốc đã than phiền rằng 8 phóng viên của họ đã không được phép của Bình Nhưỡng để đến Bắc Triều Tiên đưa tin về sự kiện trên.
John Bolton: « Kẻ phá đám » thượng đỉnh Trump - Kim ?
Liệu tổng thống Donald Trump sẽ tiếp tục nghe theo khuyến cáo của cố vấn an ninh quốc gia John R. Bolton ? Ảnh chụp ngày 09/04/2018.REUTERS/Kevin Lamarque
Bắc Triều Tiên ngày 16/05/2018 đã bất ngờ « lớn tiếng » chỉ trích thái độ của Hoa Kỳ và đe dọa hủy cuộc gặp thượng đỉnh Donald Trump và Kim Jong Un, được ấn định vào ngày 12/06/2018 tại Singapore.
Bình Nhưỡng đặc biệt đã có những lời lẽ gay gắt nhắm vào cố vấn an ninh quốc gia John Bolton. Theo giới chuyên gia, Donald Trump đang trong thế khó xử trước những quan điểm « diều hâu » của vị cố vấn này.
Sự việc diễn ra đã làm cho tổng thống Mỹ bối rối và có thái độ thận trọng. Báo Anh Quốc The Guardian đặt câu hỏi : Chủ nhân Nhà Trắng giờ phải làm gì ? Đi theo vị cố vấn an ninh quốc gia của mình với những đường lối chiến thuật cứng rắn ? Hay là cứ tiến bước đến gặp Kim Jong Un, một cuộc thượng đỉnh lịch sử nhưng chưa rõ kết quả ra sao ?
Bởi vì cho đến nay, khái niệm về « phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên » vẫn còn rất mù mờ. Với Bình Nhưỡng, « phi hạt nhân hóa hoàn toàn » có nghĩa là « đóng lại chiếc ô hạt nhân » của Mỹ ở Hàn Quốc, và mở rộng ra hơn nữa là xóa bỏ hệ thống liên minh quân sự của Mỹ ở Đông Bắc Á. Đây là một kế hoạch dài hạn và có liên quan đến tất cả các cường quốc, mà Bắc Triều Tiên là một bên liên quan.
Về phía Hoa Kỳ, chính quyền Donald lại hiểu – hoặc muốn hiểu là lãnh đạo Kim Jong Un sẵn sàng gỡ bỏ hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân. Vào cuối tuần trước, khi trả lời phỏng vấn truyền hình, ngoại trưởng Mỹ nói chung chung, sơ lược quan điểm đàm phán của Mỹ.
Theo đó, mục đích của thượng đỉnh là tìm cách ngăn chặn Bình Nhưỡng đe dọa lãnh thổ Hoa Kỳ bằng vũ khí nguyên tử, và trong một chừng mực nào đó, có thể cho phép Bắc Triều Tiên giữ lại một số đầu đạn hạt nhân với điều kiện nước này ngưng chương trình tên lửa đạn đạo.
Thế nhưng dường như quan điểm này không được cố vấn an ninh quốc gia John Bolton chia sẻ. Cũng trong một cuộc phỏng vấn truyền hình, ông Bolton hùng hồn tuyên bố Bình Nhưỡng phải chuyển tất cả vũ khí nguyên tử sang một nước thứ ba và đưa các nguyên liệu phân hạch sang Hoa Kỳ !
Vị cố vấn này còn đề xuất việc giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên theo « mô hình Libya », một sự tham chiếu quá « vụng về ». Vì ai cũng biết rằng nhà lãnh đạo độc tài Mouhamad Kadhafi đã có kết cục thảm khốc như thế nào, sau khi đã « ngây thơ » quyết định từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, tờ báo Anh lưu ý là thái độ « diều hâu » này của ông John Bolton đối với Bắc Triều Tiên cũng không phải điều mới mẻ. Bình Nhưỡng không bao giờ quên rằng chính ông là người đã thuyết phục tổng thống Mỹ George W. Bush từ bỏ Thỏa thuận khung về hạt nhân 1994.
Bản thân John Bolton cũng từng lấy làm tự hào vì đã thành công trong việc gạt bỏ các nỗ lực của bộ Ngoại Giao Mỹ lúc đó tìm cách duy trì bằng mọi giá đàm phán với Bình Nhưỡng. Ông nhạo báng các nhà ngoại giao thời ấy là những kẻ « quỵ lụy ».
Chính vì thế, đối với chế độ Bình Nhưỡng, John Bolton là « cặn bã của nhân loại » và « kẻ hút máu người », và kiên quyết gạt nhân vật này ra khỏi mọi cuộc đàm phán song phương. Thái độ ác cảm của Bình Nhưỡng, một lần nữa, đã được ông Kim Kye Gwan, thứ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên, hôm thứ Tư 16/05/2018, nhắc lại, « chúng tôi không hề giấu giếm cảm giác ghê tởm đối với ông ấy ».
Sự việc giờ đây đặt tổng thống Mỹ trong thế « tiến thoái lưỡng nan ». Một nhà ngoại giao phương Tây khẳng định với The Guardian rằng tìm kiếm một sự đồng thuận giữa tổng thống Mỹ với cố vấn an ninh quốc gia về cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Kim dường như là điều không thể tránh khỏi.
Từ "cung điện" tới cống ngầm: Đằng sau hành trình cuối cùng của cố lãnh đạo Libya Gaddafi
Tất Đạt | 22/05/2018 20:00
Từ một "đại tỉ phú" với tài sản lên tới hàng trăm tỉ USD, ông Gaddafi bị truy nã gắt gao, bị xét xử bởi "luật rừng" và chết trong cay đắng, tủi nhục.
LTS: Cuối tháng 4 vừa qua, trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Fox News, Cố vấn An ninh Mỹ John Bolton đã tuyên bố nước này đang cân nhắc áp dụng kiểu mẫu giải trừ hạt nhân của Libya hồi những năm 2003-2004 đối với Triều Tiên. Tuyên bố này đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận trong những ngày vừa qua.
Tòa soạn xin trân trọng gửi tới quý độc giả loạt bài tư liệu về Quá trình giải trừ vũ khí hạt nhân và các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác của Libya để giúp quý độc giả có cái nhìn tổng quan hơn về sự kiện lịch sử này.
Để xem các bài viết trước, mời quý độc giả click vào đây:
Phần 3: Vụ bắt giữ Saddam Hussein và "phút cân não" cuối cùng trước khi Gaddafi chịu xóa sổ vũ khí cấm
********
Cái chết của cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đã trở thành một trong những sự kiện nổi bật nhất thế giới năm 2011, sau khi những thước phim ghi lại hình ảnh ông Gaddafi bị tra tấn bởi phe nổi dậy được đăng tải trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, những chi tiết đằng sau vụ việc - nhất là diễn biến quanh thời điểm phiến quân tìm thấy người đàn ông này trong một cống bê tông ở thành phố Sirte - vẫn chưa được xác nhận cụ thể.
Theo tờ The Guardian, bản báo cáo do Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) công bố ngày 16/10/2012 có thể được coi là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất về những giây phút cuối cùng của nhà lãnh đạo Libya.
Qua các cuộc phỏng vấn với những người thân cận nhất của ông Gaddafi - cũng là những người đã sống sót và chứng kiến toàn bộ vụ việc, HRW đã thu thập được nhiều chi tiết quan trọng xoay quanh cái chết của người đàn ông này.
Cái chết của ông Gaddafi
Sau vài năm liên tục được cựu thủ tướng Anh Tony Blair và các nhà lãnh đạo thế giới khác hối thúc từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, không ai có thể ngờ người điều hành đất nước Libya lại có ngày bị mắc kẹt giữa sa mạc hoang vu, tuyệt vọng vì thiếu thốn lương thực, thực phẩm.
Từ một "đại tỉ phú" với tài sản lên tới hàng trăm tỉ USD, ông Gaddafi bị truy nã gắt gao, bị xét xử bởi "luật rừng" và chết trong cay đắng, tủi nhục.
Bản báo cáo của HRW ước tính rằng có ít nhất 66 nạn nhân trong đoàn người của ông Gaddafi đã bị phiến quân hành quyết sau khi bắt giữ.
Trong khi chính quyền Libya tuyên bố ông Gaddafi trúng đạn trong cuộc chiến cuối cùng ở nơi trú ẩn, các bằng chứng được HRW thu thập cho thấy nhà lãnh đạo này đã bị hành hình tại chỗ.
Theo lời khai của một thủ lĩnh phiến quân, thì "tình hình khi đó rất rối loạn, bạo lực và không thể kiểm soát". Các thước phim ghi lại bằng điện thoại di động cho thấy thân thể ông Gaddafi bị thương nặng.
Hành trình trốn chạy
Ngày 28/8/2011, Tripoli thất thủ sau làn sóng Mùa xuân Ả rập, ông Gaddafi và một đoàn bao gồm người thân cận và tùy tùng tìm đường rời khỏi thủ đô. Khi ấy, không ai biết họ dự tính đi về đâu. Vài người họ hàng ông Gaddafi sau này xuất hiện tại nước láng giềng Algeria.
Còn bản thân nhà lãnh đạo quay trở lại quê hương Sirte - một thành phố nằm dọc bờ biển phía đông từng được ông Gaddafi tôn làm thủ đô của ý tưởng "Nước Mỹ ở Châu Phi".
Chịu các mũi tấn công dồn dập từ Benghazi ở phía đông và Misrata ở phía tây, thành phố này bị bao vây trong gần hai tháng. Người lãnh đạo chiến dịch phòng thủ Sirte là Mutassim, con trai thứ 4 của ông Gaddafi.
Khi phiến quân ngày càng tiến sâu vào khu vực, Gaddafi và những người thân cận buộc phải di chuyển thường xuyên hơn. Cuối cùng, họ tới vùng ngoại ô ở miền đông Libya.
"Ban đầu, chúng tôi ở lại khu vực trung tâm thành phố," Mansour Dhao, người đứng đầu lực lượng cảnh sát thuộc chế độ ông Gaddafi thuật lại.
"Nhưng chúng tôi buộc phải rút lui khi phiến quân tràn vào khu vực. Không còn thực phẩm, không còn thuốc men, nước uống cũng khan hiếm. Các bể chứa nước lớn bị phiến quân tấn công. Cứ 4 hoặc 5 ngày, chúng tôi lại phải tìm nơi trú ẩn mới."
Theo bản ghi chép của HRW, ông Gaddafi "giành hầu hết thời gian đọc kinh Koran và cầu nguyện".
Dhao kể: "Các phương tiện giao tiếp với thế giới bên ngoài đã bị tước bỏ: không có TV, không có gì cả. Chúng tôi chẳng có việc gì để làm, chỉ ngủ hoặc ngồi không. Gaddafi bắt đầu trở nên bực bội."
"Ông ấy tức tối vì không có điện, không có điện thoại, TV và không có cách nào để giao tiếp với thế giới. Chúng tôi nhìn ông ấy, ngồi xuống bên cạnh trong khoảng 1-2 giờ gì đó. Ông Gaddafi bắt đầu hỏi: 'Tại sao ở đây không có điện? Tại sao không có nước?'"
Khoảng ngày 19-20/10, lực lượng của ông Gaddafi liên tiếp hứng chịu các cuộc tấn công tên lửa và pháo dữ dội từ phe nổi dậy. Ông Mutassim ra lệnh mở vòng vây, đưa thường dân và những người bị thương lên các xe chở đầy vũ khí và đạn dược.
Tuy nhiên, giờ khởi hành ban đầu trong khoảng 3h30 đến 4h sáng đã bị lùi xuống 8h sáng. Tới lúc này, các nhóm phiến quân đã chuẩn bị sẵn sàng.
Đoàn người của ông Gaddafi hầu như không có chút cơ hội nào để vượt qua vòng vây. Trên đường rời khỏi thành phố, chiếc xe đi ngay cạnh xe chở Gaddafi trúng tên lửa và nổ tung.
"Lực nổ mạnh đến nỗi túi khí bung ra," ông Dhao nói.
Tới thời điểm ấy, chẳng còn đường nào để đoàn xe của ông Gaddafi chạy. Các chiến cơ, máy bay không người lái theo sát mọi động thái từ trên cao. Một căn cứ quân sự của phe nổi dậy chốt chặn ở cuối đường di chuyển.
Một nguồn tin cho hay: "NATO không biết rằng ông Gaddafi đang di chuyển trong đoàn xe. Máy bay của lực lượng NATO tấn công những chiếc xe chứa đầy vũ khí này để giảm mối đe dọa đối với thường dân."
Chỉ huy phiến quân Khalid Ahmed Raid nhớ lại: "Đoàn xe của Gaddafi lao thẳng tới căn cứ và dùng súng phóng lựu tấn công chúng tôi. Họ tìm cách đi vòng qua khu vực. Chúng tôi sử dụng súng phòng không để bắn trả."
Những giây phút cuối cùng
Nhóm người của ông Gaddafi buộc phải đầu hàng, tìm cách trú ẩn trong một khu nhà ở gần đó nhưng tiếp tục bị vây hãm. Trả lời HRW, một người sống sót cho biết đã thấy ông Gaddafi "đội mũ phòng hộ và mặc áo chống đạn, tay cầm súng tự động và súng ngắn trong túi áo".
Trước tình hình nguy cấp, Mansour Dhao thuyết phục ông Gaddafi né đường chính, chui xuống đường cống để sang khu vực nông trại ở đầu bên kia. Khi họ vừa chui ra, các phiến quân tung một loạt đạn đón đầu. Nhóm của ông Gaddafi ném lựu đạn đáp trả. Không may, một quả lựu đạn bật trở lại, giết chết người ném và làm ông Gaddafi bị chấn thương đầu.
Trên đà chiến thắng, phiến quân tràn lên, lục soát. Theo lời một vài binh sĩ, họ lần theo vết máu và phát hiện một gương mặt quen thuộc.
"Muammar! Muammar!" một người hét lên. Quân nổi dậy xúm lại, kéo người đàn ông lớn tuổi trong bóng tối ra bên ngoài.
"Cậu đang làm gì vậy? Con trai ta, cậu đang làm gì vậy?" - ông Gaddafi hoảng hốt trước vòng vây người xung quanh. Ông van xin được tha mạng, nhưng không ai lắng nghe.
"Tôi đã làm gì các người?"
Nhà lãnh đạo Libya đứng không vững, tóc tai rối bù, máu chảy nhỏ giọt xuống gương mặt thất thần. Khung cảnh sau đó được ghi lại trong một thước phim điện thoại kéo dài 3 phút 38 giây.
Khalid Ahmed Raid thừa nhận: "Lúc đó rất hỗn loạn. Quân nổi dậy túm tóc và đánh ông ấy. Chúng tôi hiểu rằng phải đưa ông ấy ra xét xử, nhưng tôi không thể cản tất cả mọi người được."
Nhiều người có mặt giơ điện thoại trước mặt, ghi lại những giờ phút cuối cùng của Gaddafi. Ông bất tỉnh nhiều lần trước trận đòn thù.
"Khi Gaddafi được đưa lên xe cứu thương, ông ấy đã hấp hối. Sau chuyến hành trình tới Misrata kéo dài hai tiếng đồng hồ, Gaddafi qua đời."
Nguyên nhân thực sự gây ra cái chết của ông Gaddafi vẫn còn là điều gây tranh cãi. Theo một binh sĩ, ông đã bị bắn vào bụng bằng khẩu súng ngắn 9 ly.
Theo các bác sĩ khám nghiệm tử thi, ông đã bị bắn vào đầu. Một vài quan chức thuộc Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya cho hay Gaddafi đã bị "giết hại sau khi bị bắt", trong khi những người khác cho rằng ông đã bị bắn giữa lúc giao tranh hỗn loạn.
Tuy nhiên, di sản ông Gaddafi để lại sau 42 năm lãnh đạo Libya mới là những gì người dân nước này quan tâm nhất. Một vài đại diện người Libya đã có cơ hội được tiếp cận nhà xác nơi bảo quản thi thể của cựu lãnh đạo.
Một thời đại đã khép lại và người dân Libya có những lựa chọn của riêng mình cho kỉ nguyên mới.
Diễn biến nội chiến Libya
Cuối năm 2010, phong trào Mùa xuân Ả rập còn được gọi là Cách mạng hoa nhài bắt nguồn từ các cuộc diễu hành chống tình trạng tham nhũng tại Tunisia, sau đó lan rộng sang các nước Ả rập khác như Ai Cập, Yemen, Jordan... Đến tháng 2/2011, là sóng này "đổ xô" sang người láng giềng Libya.
Tại thủ đô Tripoli và thành phố lớn thứ hai ở Libya - Benghazi, các nhóm phản đối chính quyền Gaddafi tự phát tổ chức diễu hành thị uy quy mô lớn, rất nhanh sau đó, các cuộc biểu tình phát triển thành cuộc nổi dậy vũ trang trên toàn quốc.
15/2/2011 - Các cuộc biểu tình nổ ra tại Benghazi sau khi chính quyền Gaddafi bắt giữ Fathi Terbil, một nhân vật chống đối chính phủ. Khoảng 2.000 người tham gia phản đối qua đêm. Cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát đã dẫn tới thương vong.
17/2/2011 - Hàng ngàn người Libya tổ chức "Ngày thịnh nộ", diễu hành trên các đường phố để phản đối sự lãnh đạo của Gaddafi. Lực lượng cảnh sát bị cáo buộc giết hơn chục người biểu tình khi phản ứng bằng cách bắn đạn thật trực tiếp vào đám đông.
20/2/2011 - Sau vài ngày, lực lượng nổi dậy quân chống Gaddafi chiếm quyền kiểm soát Benghazi. Các thành phố xa hơn về phía đông, bao gồm Baida và Tobruk, đã bị kiểm soát đối lập vào thời điểm này.
26/2/2011 - Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 1970 áp đặt lệnh cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản đối với ông Muama Gaddafi, cấm vận vũ khí đối với Libya và yêu cầu đưa các vụ xử lý biểu tình ra Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
5/3/2011 - Một nhóm các nhà lãnh đạo nổi dậy tự xưng là Hội đồng chuyển tiếp quốc gia đưa ra tuyên bố rằng, lực lượng này là đại diện duy nhất của Libya.
19/3/2011 - Sau một cuộc tranh luận, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã bỏ phiếu để thiết lập vùng cấm bay ở Libya. Liên quân Anh-Pháp-Mỹ tổ chức tấn công Libya vài giờ sau khi nghị được thông qua.
15/4/2011 - Quân của Gaddafi rút khỏi Misrata.
21/8/2011 - Máy bay tiêm kích phe đối lập tiến vào Tripoli
16/9/2011 - Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) được Liên Hợp Quốc công nhận là đại diện hợp pháp của Libya, thay thế chính phủ Gaddafi.
20/10/2011 - Gaddafi bị bắt và bị giết khi cố gắng trốn thoát khỏi Sirte
23/10/2011 - NTC tuyên bố giải phóng Libya và kết thúc chiến tranh
|
TQ muốn gì ở tiểu vùng sông Mekong?
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage caption
Một hội thảo tại Hà Nội mới đây cho thấy Bắc Kinh rất chủ động triển khai cái gọi là ‘Hợp tác Mekong – Lan Thương’ vì mục đích kinh tế và chính trị.
Hợp tác Mekong-Lan Thương bao gồm sáu quốc gia ven sông Mekong - Lan Thương, tính từ thượng nguồn là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Lan Thương là cách Trung Quốc gọi tên cho phần sông Mekong chảy trong lãnh thổ của mình.
Bước đi 'bài bản'
Mặc dù đã có tới khoảng hơn 10 cơ chế hợp tác giữa các nước tiểu vùng sông Mekong với nhau và với các đối tác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, ADB, World Bank, các cơ chế hợp tác này được xem là khá "rời rạc".
Thực trạng cam kết chưa rõ ràng và thiếu điểm nhấn từ Hoa Kỳ và Nhật Bản là một trong các nguyên nhân khiến Trung Quốc dường như tìm được kẽ hở ở "sân sau" và đang thành công trong nỗ lực đẩy mạnh cơ chế hợp tác.
Trung Quốc từ trước tới nay chỉ tham gia ở mức cấp tỉnh trong cơ chế hợp tác tại sông Mekong.
Tuy nhiên chỉ sau hai năm thành lập, về cơ bản Bắc Kinh đã hoàn thiện giai đoạn định hình hợp tác cấp chính phủ và đang bắt đầu cho giai đoạn triển khai cụ thể các dự án cho Bắc Kinh cấp vốn.
Hơn phân nửa các khoản vay ưu đãi của Trung Quốc đã được bơm vào năm nước lưu vực sông Mekong với các dự án các cơ sở hạ tầng và công nghiệp.
Ông Nguyễn Quốc Trường, từ Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư của Việt Nam, cho rằng Hợp tác Mekong-Lan Thương (sau đây gọi tắt là 'MLC') được triển khai mạnh như một phần của 'Sáng kiến Vành đai - Con đường' của Bắc Kinh.
'Các đề xuất MLC trùng hợp với đề xuất kết nối Vàng đai - Con đường của Trung Quốc', ông Trường nói. 'Việt Nam cũng có lợi trong việc gia tăng kết nối với các nước về hạ tầng, tuy không có lợi lắm so với Lào và Myanmar bởi Trung Quốc hiện chỉ đẩy mạnh trục Bắc - Nam'.
Image caption
Sáng kiến Vành đai - Con đường được xem là chiến lược định hình chính sách đối ngoại mới và tạo lập phạm vi ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh.
Điểm đáng chú ý là các tất cả các dự án lớn thuộc Sáng kiến Vành đai - Con đường đều không có tên Việt Nam trong đó.
Bắc Kinh thành công trong việc đưa hợp tác MLC ở mức cấp bộ trưởng và cao hơn là họp thượng đỉnh với sự tham gia của người đứng đầu chính phủ các nước, giống như các cơ chế hợp tác của Asean, Apec…
Điều này nảy sinh quan ngại rằng Bắc Kinh đã và đang thể chế hóa cơ chế hợp tác chính thức với 5 năm nước thuộc Asean và không loại trừ khả năng bào mòn cơ chế hợp tác của Asean vốn mang nặng tính hình thức và thiếu thực chất, theo giới quan sát.
"Ý nghĩa quan trọng của MLC không chỉ là về đầu tư bởi vẫn còn nhỏ theo qui mô của Trung Quốc. MLC là cơ chế hợp tác tại Đông Nam Á đầu tiên được Trung Quốc gây dựng. Một siêu cường đang lên cần đóng vai trò áp đảo tại các cơ chế hợp tác hiện tại hoặc tự tạo ra cơ chế của mình," Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu chính trị tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) viết trong bài 'Trung Quốc đang kết bạn ở Mekong' đăng trên eastasiaforum.
Trong khi đó ông Mark Stanitzkim từ Viện Friedrich Naumann vì Tự do nói với BBC rằng các nước tham gia MLC đều là láng giềng của Trung Quốc và cách tốt nhất là hợp tác trên cơ sở cùng có lợi.
Tranh chấp Mekong có thể như Biển Đông?
Image caption
Một diễn giả trong hội thảo mô tả điều được coi là Việt Nam đang vừa hợp tác vừa đấu tranh trên 'cả nước mặn và nước ngọt', khi nói tới tới tranh chấp trên Biển Đông và quan ngại về an ninh nguồn nước với các con đập thủy điện trên dòng Mekong.
Trung Quốc đã xây ít nhất 6 đập thủy điện ở thượng nguồn, tạo ra một số quan ngại về an ninh nguồn nước.
Trong khi đó Lào, nơi chiếm 35% nguồn nước sông Mekong, đã và đang xây dựng nhiều đập thủy điện, điển hình là đập Xayaburi gây nhiều tranh cãi.
Trong khi giới quan sát đổ lỗi cho các đập thủy điện của Trung Quốc gây ra hạn hán lớn, điển hình là trường hợp ở Việt Nam hồi năm 2016, thì một số nhà nghiên cứu Việt Nam nói tại chính lãnh thổ Việt Nam đã xây nhiều đập thủy điện.
Được biết một tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam còn đầu tư sang Lào cho một dự án đập thủy điện, khiến dẫn đến việc "khó nói" khi Việt Nam muốn đấu tranh với Lào trong việc muốn Lào ngưng triển khai các dự án đập thủy điện.
Một diễn giả muốn ẩn danh nói chính phủ Việt Nam nên có cách quản lý tốt việc đầu tư ra nước ngoài để tránh điều mà ông gọi là 'chân phải giẫm vào chân trái', khi dẫn chiếu về tập đoàn kinh tế này.
Một diễn giả khác tại hội thảo mô tả các con đập thủy điện là vấn đề nhức nhối nhất và ví tranh chấp tiềm năng ở vùng Mekong với tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Mồm mép mánh khoé không thu phục được lòng người, chỉ có Thiện tâm mới khiến người quy thuận
Giao tiếp là hành vi cơ bản của con người và cả động thực vật. Có người cho rằng bí quyết của giao tiếp nằm ở kỹ xảo lời nói và động tác hình thể. Thực ra không hẳn như vậy. Dưới đây là một góc nhìn khác về yếu tố quyết định trong giao tiếp.
Chuyện thứ nhất: Đức Phật thuần phục voi dữ
Đề Bà Đạt Đa là em họ của Đức Phật, hết sức đố kỵ với Ngài, đã tìm cách để cho người thả con voi dữ Nalagiri ra phố để xéo chết Đức Phật. Dân chúng chạy tán loạn. Voi thấy bóng người đằng trước, nó cong đuôi, thẳng vòi chống tai xông tới như vũ bão.
Các vị đệ tử thấy cơ nguy mới bạch với Đức Phật: “Bạch Thế Tôn! Con voi Nalagiri nó có tính hung dữ và thù ghét loài người đã đến nơi kìa!”.
Đức Phật vẫn ung dung trả lời: “Này các Tỳ kheo, các người không nên sợ hãi. Không bao giờ một vị Chánh Giác phải chết vì một tai nạn ghê gớm như thế. Những đấng Như Lai chỉ tịch diệt khi thì giờ đã đến bằng cái chết tự nhiên và vẫn sống mãi trong tâm linh mọi người”.
Trong khi ấy những người đa nghi và mê mờ lại thì thầm nhỏ to đầy mai mỉa: “Chà, uổng quá, vị Sa môn kia trẻ đẹp như thế mà lại hy sinh cho con voi hung dữ giết hại thì thật là một việc dại khờ”.
Những người có đủ đức tin hơn thì cho rằng: Đó là một cuộc thử thách, sự tranh đấu giữa loài vật với vị Từ phụ của loài người. Voi hung hăng đã phóng tới trước mặt Đức Phật, mọi người phập phồng lo sợ. Nhưng Ngài vẫn điềm nhiên đem tất cả lòng từ bi vô lượng để đối lại với sự hung dữ của voi. Voi như bị một sức thôi miên huyền bí, từ từ hạ vòi và quỳ ngay trước mặt Ngài. Đức Phật dịu dàng thoa vào đầu quy y cho voi và nói: “Này voi ơi! Ngươi nên ăn ở hiền lành để đạt đến an vui, chớ nên hung hăng như trước nữa”.
Voi như hiểu được lời Ngài, từ từ lấy vòi hút tất cả bụi đã bám vào chân Ngài và rải lên khắp đầu nó như để chứng tỏ nó đã biết ăn năn và xin phục thiện. Đoạn, voi cúi đầu đảnh lễ Ngài rồi trở về chuồng cũ.
Đức Phật thuần hóa con voi dữ. (Ảnh: rubymonastery.tw)
Chuyện thứ hai: Lý Khôi chiêu hàng Mã Siêu
Lưu Huyền Đức đang đánh Thành Đô. Mã Siêu tuân lệnh Trương Lỗ đến cứu Ích Châu, đánh dằng dai, bất phân thắng bại với Trương Phi. Gia Cát Lượng hối lộ Dương Tùng, để Dương Tùng gièm pha với Trương Lỗ, làm cho Mã Siêu ở tình trạng tiến thoái lưỡng nan.
Lý Khôi tình nguyện đi thuyết cho Siêu về hàng. Khổng Minh bằng lòng, Lý Khôi đi ngay tới xin yết kiến Mã Siêu. Nghe tên, Mã Siêu biết Lý Khôi đi làm biện sĩ, liền sai hai mươi quân đao phủ phục sẵn, hễ hô “chém” thì xông ra mà băm vằm Lý Khôi.
Lý Khôi được mời vào. Mã Siêu nạt: “Ngươi đến làm gì?”
Khôi đáp: “Làm thuyết khách”.
Siêu nói: “Thử nói ta nghe. Nghịch tai ta sẽ thử gươm”.
Lý Khôi ung dung nói: “Tướng quân với Tào Tháo đang có mối thù bất cộng đái thiên, nhìn về Lũng Tây lại có mối hận bầm gan xé ruột. Nay ở đây, trước mặt không đẩy lui được quân Kinh Châu, để toàn nhiệm vụ; sau lưng không trị nổi Dương Tùng, để thấy mặt Trương Lỗ. Rõ ràng bốn bể không nhà, bơ vơ không chúa! Nếu còn để xảy ra một nỗi thất bại như ở Vị Kiều, một hở cơ như ở Kỳ Thành thì mặt mũi nào thấy anh tài trong thiên hạ?”.
Mã Siêu nghe rồi thở dài. Lý Khôi tiếp: “Lưu Hoàng Thúc là bậc nhân nghĩa, còn đợi gì không theo người để trả thù cha lưu danh muôn thuở?”.
Siêu liền bằng lòng quy thuận. Huyền Đức đích thân đi đón rước, đãi vào bậc thượng tân.
(Lược trích Tam Quốc Diễn Nghĩa)
Với giọng điệu sắc bén Lý Khôi nhanh chóng quy hàng Mã Siêu. (Ảnh: Youtube)
Chuyện thứ ba: Không thành kế
Gia Cát Lượng ở Tây Thành sau trận thua Nhai Đình đã điều phần lớn đại quân đi nơi khác. Trong thành chỉ có 2000 quan văn và 500 lính kỵ mã trong khi Tư Mã Ý của Bắc Ngụy dẫn 15 vạn quân đuổi tới. Gia Cát Lượng ra lệnh mở cổng thành. Ông ngồi trên lầu cao trước cổng thành đánh đàn với tư thế rất ung dung tự tại, không hề lo sợ. Tư Mã Ý đến nơi, thấy phong thái của Gia Cát Lượng, sợ trong thành có phục binh nên không dám vào, ra lệnh rút quân.
(Lược trích Tam Quốc Diễn Nghĩa)
Chuyện thứ tư: Cesar Millan huấn luyện chó
Cesar Millan là nhà huấn luyện chó người Mỹ gốc Mêxicô. Ông được biết đến rộng rãi qua chương trình truyền hình “Dog Whisperer with Cesar Millan”, hiện được phát sóng tại hơn 80 quốc gia. Theo những nội dung của The Dog Whisperer, Millan chú trọng việc huấn luyện tâm lý cho chó nuôi. Cuốn sách đầu tiên của Millan với tựa đề “Cesar’s Way” được tờ New York Times xếp vào hàng bán chạy nhất với hàng triệu bản chỉ tính ở khu vực Bắc Mỹ, và được phát hành tại hơn 14 quốc gia trên toàn thế giới.
Millan cho rằng phương pháp chủ yếu dẫn tới thành công trong việc dạy dỗ những chú chó là cần có trạng thái tâm lý bình tĩnh, cân bằng. Nhận ra các biểu hiện không tốt của chó và sửa chữa cho chúng. Người chủ cần phải trở thành “con đầu đàn” (pack leader) đối với chó của mình chứ không phải chủ sở hữu.
Caesar cũng rất nổi tiếng qua loạt chương trình truyền hình về huấn luyện chó trên kênh National Geographic Chanel có tên là: “Caesar to the rescue”. Hầu như mọi con chó dù to lớn, hung dữ bất kham đến đâu gặp Caesar cũng phải trở nên ngoan ngoãn nghe lời. Anh giúp rất nhiều các chủ chó thuần phục các chú khuyển và trở nên rất nổi tiếng.
Millan cho rằng phương pháp chủ yếu dẫn tới thành công trong việc dạy dỗ những chú chó là cần có trạng thái tâm lý bình tĩnh, cân bằng. (Ảnh: Pabst Theater)
Ý nghĩa đằng sau bốn câu chuyện trên là gì?
Trên đây là bốn câu chuyện thành công trong giao tiếp từ cổ chí kim, có người có vật, có Đạo có đời, có Đông có Tây, có thời chiến và cả thời bình. Những nhân vật trong đó đều có chung thái độ ung dung, bình tĩnh, không chút lo sợ và tâm thái đoan chính, tĩnh tại, vững như núi.
Đức Phật chẳng những không sợ con voi dữ Nalagiri, Ngài còn hết sức từ bi với nó.
Lý Khôi cũng không vì giàn đao phủ của Mã Siêu mà biến sắc, vào chốn sát khí rợn người mà vẫn bình tĩnh như không. Ông nói thật mình là thuyết khách và phân tích lẽ thiệt hơn khiến Mã Siêu ngoan ngoãn ra hàng. Người ta thường bảo lời nói mạnh hơn gươm đao. Nhưng tâm tính còn mạnh hơn lời nói gấp bội phần. Lời lẽ hay phải dựa trên tâm tính vững chãi. Thử tưởng tượng xem nếu Lý Khôi đi vào mắt la mày lét, nghe Mã Siêu dọa thì hồn xiêu phách lạc, cứ ngỡ bọn đao phủ sắp lôi mình ra chém thật thì nói cứng phỏng ích gì?
Cũng như nếu Gia Cát Lượng lo sợ ra lệnh tử thủ, thì với một nhúm quân như vậy, thất bại là điều chắc chắn. Tư Mã Ý lúc đó nghĩ gì? Liệu ông có biết đây là mưu kế hay không? Tư Mã Ý cũng vô cùng đa mưu túc trí, có lẽ ông biết, nhưng vẫn rút lui vì khâm phục khí phách của Gia Cát Lượng. Đó là tâm lý “anh hùng tiếc anh hùng” dù họ ở hai chiến tuyến đối địch. Nếu vậy, thì đây là chiến thắng về mặt phong thái chứ không phải về mặt mưu kế của Gia Cát Lượng.
Caesar không e sợ và cũng không đe dọa một chú khuyển nào hết. Ông khiến chúng cảm thấy yên tâm và bị khuất phục bởi uy thế của ông, giống như khuất phục một con đầu đàn. Nếu như ai đó lý luận rằng, Mã Siêu vì lời lẽ của Lý Khôi mà xiêu lòng, thì vì sao voi dữ lại hàng phục đức Phật và chó dữ quy thuận Caesar? Chúng nào biết lý luận như con người?
Caesar không e sợ và cũng không đe dọa một chú khuyển nào hết. Ông khiến chúng cảm thấy yên tâm và bị khuất phục bởi uy thế của ông, (Caesar rất hiểu loài chó. Ảnh: Cesar’s Way)
Giao tiếp không lời
Thực ra, có một thứ giao tiếp không lời, cũng không bằng ngôn ngữ cơ thể mà chỉ có thể cảm nhận được. Mỗi sinh vật có một trường năng lượng vô hình từ nội tâm phát ra xung quanh (“Vô hình” là với mắt thường, còn người có công năng có thể nhìn thấy). Khoa học đã có những nghiên cứu về trường năng lượng này từ năm 1939, bắt đầu có những đột phá từ năm 1972 và đặc biệt từ những năm 90 của thế kỷ trước (thực nghiệm Kirlian).
Động vật chủ yếu giao tiếp qua hình thức này vì bản năng tiên thiên của chúng rất mạnh. Voi, chó, ngựa là những loài vật có năng lực cảm nhận đặc biệt tốt. Chúng cảm nhận được lúc nào bạn vui, lúc nào bạn buồn, khi nào bạn cáu giận. Bạn có sợ chúng hay không, bạn yêu hay ghét chúng, bạn khỏe mạnh hay có bệnh, chúng cũng biết. Bạn là người chính trực hay quân gian manh chúng cũng cảm nhận được mà không cần phải nói gì. Nội tâm bạn có gì, chúng cảm nhận được điều đó. Chúng còn cảm nhận được khi nào sắp có biến chuyển về thời tiết, thiên tai hay địa chấn.
Chó dữ hay bắt nạt những người có tâm sợ nó, hay thù địch với nó. Cho nên, tâm lý không sợ hãi và sự từ bi, yêu thương loài vật chính là chìa khóa để khuất phục và làm bạn với loài vật. Đức Phật vì vậy mà chinh phục được voi dữ, chứ không phải vì Ngài hiển lộ thần thông. Người tu luyện đắc Đạo không thể tùy tiện sử dụng phép thuật giữa xã hội người thường, đó là quy luật vũ trụ.
Con người dù bản năng đã thoái hóa so với các động vật này nhưng chưa phải mất hẳn. Cho nên, Mã Siêu trước hết bị khuất phục bởi thái độ ung dung không sợ chết của Lý Khôi, rồi sau đó mới đến lời hơn lẽ thiệt. Tư Mã Ý cũng khâm phục phong độ khí phách của Gia Cát Lượng mà rút lui. Khí thế của những con người thấy núi Thái Sơn đổ mà không chớp mắt quả thực có thể đẩy lui thiên binh vạn mã.
Một mình Gia Cát Lượng ngồi trên thành trống mà đẩy hàng chục vạn quân của Tư Mã Ý. (Ảnh: Youtube)
Lời lẽ, kỹ xảo có phải là bí quyết?
Với người bán hàng, giao tiếp với khách hàng là rất quan trọng. Giao tiếp tốt sẽ gây được lòng tin. Lòng tin của khách hàng là giá trị của người bán hàng và thương hiệu. Trong giao tiếp, người ta hay nói đến thủ thuật, cũng gọi là kỹ năng, kỹ xảo: ví như thuật lấy lòng người, kỹ năng dùng ngôn ngữ uyển chuyển, kỹ năng tạo động tác hình thể biểu cảm, kỹ năng đoán ý, nhìn sắc mặt, kỹ năng tạo không khí vui nhộn, hài hước, v.v…, có rất nhiều kỹ năng trong giao tiếp. Không phủ nhận rằng có những kỹ năng quan trọng, giúp tạo lợi thế và gây ảnh hưởng.
Người có kỹ xảo giao tiếp tốt dường luôn là tâm điểm của đám đông, chỗ nào có họ thì không khí sinh động hẳn lên. Từ cách họ nói chuyện, cách dùng từ ngữ, đến âm điệu giọng nói, diễn xuất, nét mặt, bộ dạng cử chỉ, đều được người khác học theo, mong sao cũng tạo được sức hút như thế. Chính vì thế, có rất nhiều khóa học bán hàng, marketing hay giao tiếp trên thị trường đang khai thác những nhu cầu này của người học. Làm diễn giả trở thành nghề ăn khách.
Trên internet cũng tràn ngập những bài viết như: “Thực tế chém gió hay mới là kỹ năng sống còn để thành công”. Hay “6 lời nói dối giúp bạn xin được việc”, v.v… Khi cạnh tranh về mặt kỹ thuật xem ai khôn khéo hơn, thì cũng chính là xem ai giả dối hơn. Khôn khéo lấy lòng người khác vì để mưu cầu lợi ích riêng. Khen người khác ngoài mặt, nhưng trong lòng khinh bỉ.
Những người đi theo con đường này mất dần sự chân thật. Thâm tâm họ thèm thuồng sự chân thật nhưng họ lại nghĩ sống thật thì thiệt thòi. Nên họ càng đi vào khéo léo và giả dối. Sống lâu trong các kỹ thuật giả dối sẽ sinh tâm nghi hoặc, nghĩ ai cũng giả dối như mình. Cuộc sống như vậy thật mệt mỏi, lâu dài sẽ sinh ra nhiều bệnh tật.
Những người khôn khéo đầy kỹ xảo dần dà sẽ bị vây bọc bởi một trường năng lượng xấu. Khi ấy, dù có dùng kỹ thuật gì cũng khó chiếm được lòng tin thực sự của người khác. Họ chưa cần nói hay làm điệu bộ gì, những người tinh nhạy đã cảm thấy một áp lực ngấm ngầm khó giải thích.
Những người khôn khéo đầy kỹ xảo dần dà sẽ bị vây bọc bởi một trường năng lượng xấu. (Ảnh: Youtube)
Bí quyết thực sự là: Tâm chính
Có câu: “Nàng Tây Thi nhăn mặt thì Ngô Phù Sai càng xao xuyến. Còn Đông Thi bắt chước nhăn mặt thì làng xóm chạy tuột cả dép”. Chẳng qua là chỉ bắt chước được cái vỏ ngoài, cái khẩu hình. Còn nội tâm thì làm sao mà sao chép được?
Cổ nhân nói: “Tướng tùy tâm sinh, tướng tùy tâm diệt”. Tâm chính thì hình thức cũng đoan chính. Người có nội tâm đẹp thì dù ngũ quan xấu xí, thân thể bất toàn người khác vẫn thấy dễ gần. Trong giao tiếp, những người này luôn bình thản, ôn hòa và tôn trọng đối phương dù ý kiến khác biệt. Họ nói gì cũng nghĩ cho người khác trước, không cố giành chân lý hay lợi ích về mình. Dù người nghe phản ứng tiêu cực, họ chỉ cần mỉm cười độ lượng mà không cần tranh nói cuối cùng. Họ cũng sẵn sàng nhận lỗi và sửa chữa nếu thấy mình sai. Họ nói gì thì làm y như thế, không thất hứa. Như thế thì ai có thể ghét bỏ được họ?
Họ có thể không làm người khác ấn tượng với vẻ hài hước, vui nhộn, quyến rũ, nhưng trong cõi đời đấu tranh sát phạt đầy mệt mỏi này, họ chính là điểm tựa tinh thần của những người xung quanh. Họ chẳng cần phải lấy lòng ai mà người khác tự nguyện trao cho họ lòng tin và sự thân tình.
Đã bao giờ bạn để ý rằng có những người chẳng nói gì, chỉ mỉm cười nhẹ nhàng mà khiến bạn muốn thân cận mãi. Ngược lại, có những người rất khéo miệng hoạt ngôn, nhưng ở bên cạnh họ, bạn thấy khó chịu. Bạn không giải thích được, nhưng bạn muốn họ biến cho khuất mắt. Dù họ có che giấu khéo đến đâu, thì lòng ích kỷ, sự hiếu thắng, tâm tham lam, sự sợ hãi, sự nghi ngờ đố kỵ, sự dối trá của họ cũng phản ánh lên trường năng lượng của họ. Trường năng lượng này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bạn.
Cho nên khi chúng ta xuất hiện mà những người xung quanh nhăn mặt, thì chúng ta cũng cần xem lại bản thân mình.
Người chính trực từ bi luôn tỏa xung quanh mình một trường năng lượng hòa ái và có sức mạnh. Trường năng lượng này khiến kẻ xấu e ngại, khiến người yếu đuối bớt dao động, khiến mọi người xung quanh cảm thấy ấm áp, an toàn và đáng tin cậy. Họ không cần phải tranh hơi, đối lời, cũng không phải thi triển thủ đoạn dựa dẫm vào kỹ xảo giao tiếp. Đó là sức mạnh của lòng chân thành và tâm bất động.
Người chính trực từ bi luôn tỏa xung quanh mình một trường năng lượng hòa ái và có sức mạnh. (Ảnh: Youtube)
Kỹ xảo chỉ là phương tiện chuyên chở Thiện tâm
Nhà Phật có một khái niệm: “các phương tiện thiện xảo”. “Xảo” chính là kỹ xảo, là mức độ cao hơn của kỹ thuật. “Thiện” là tâm thiện. Trong từ “Thiện Xảo” thì “Thiện” ở trước “Xảo”. Có nghĩa là phải lấy Thiện làm đầu mà cũng không quên kỹ xảo.
Phật Thích Ca khi còn tại thế dùng các kỹ thuật truyền giảng Pháp khác nhau cho những người có căn cơ ngộ tính khác nhau. Có những đối tượng Đức Phật giảng dạy cho họ về giáo lý Duyên khởi, Vô ngã, Tứ đế. Nhưng có những đối tượng, Đức Phật chỉ giảng dạy cho họ những chuẩn tắc đạo đức, cách thức hành xử trong đời sống hằng ngày, như trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa thầy và trò, giữa ông chủ và người làm công, giữa bạn bè với nhau (những điều này được trình bày trong kinh Thiện Sanh, Trường Bộ Kinh).
Có khi Đức Phật lại giáo hóa qua hành động và các câu chuyện. Tên tướng cướp hung dữ nhất vùng Angulimala chạy hoài để đuổi theo Đức Phật đi thong thả đằng trước mà không kịp. Hắn muốn chặt tay Đức Phật cho đủ số. Hắn la lên: “Hãy dừng lại, Sa môn. Hãy dừng lại”. Đức Phật từ tốn trả lời: “Ta đã dừng lại rồi, còn ông?” Ngài muốn Angulimala dừng lại những việc ác, buông dao xuống để tu thành Phật. Về sau, Angulilama cũng theo Ngài tu tập và đắc chính quả.
Gotami – một người phụ nữ đau đớn vì mất con cầu xin Đức Phật cứu sống con của cô. Đức Phật bảo cô đi xin một nắm hạt mù tạt ở gia đình nào chưa từng có người chết, thì Ngài sẽ giúp. Đó là phương pháp của Đức Phật với những hạng người khác nhau, và là nội hàm của chữ “Xảo”.
Nhưng bản thân cái “Xảo” đó không phải là mục đích, nó chỉ là phương tiện chuyên chở cái “Thiện”, cái tâm Từ Bi vô lượng của Ngài tới các chúng sinh mà Ngài muốn giáo hóa mà thôi. Bồ Tát Long Thọ đã nói rằng lòng từ bi là kết quả của sự kết hợp giữa trí tuệ và phương tiện thiện xảo: “Trí tuệ bát nhã là mẹ của chư Bồ Tát, phương tiện thiện xảo là cha của họ, và lòng từ bi là con gái của họ”. Như vậy, càng đề cao cái “Xảo” bao nhiêu thì cái “Thiện”, cái “Từ bi” cũng phải đề cao bấy nhiêu, thậm chí nhiều hơn. Xảo 1 thì Thiện phải 10, 100 hay nhiều hơn nữa.
Xảo 1 thì Thiện phải 10, 100 hay nhiều hơn nữa mới bù đắp cân bằng. (Ảnh: pinterest)
Chính nhờ cái Thiện đó mà Đức Phật khuất phục được con voi dữ.
Nhờ cái Thiện đó mà Caesar chinh phục được những chú khuyển bất kham.
Nhờ cái Thiện đó mà Lý Khôi khiến Mã Siêu hung dữ phải ngoan ngoãn ra hàng.
Vì Thiện tâm kiên định chính là sức mạnh cốt lõi. Mọi kỹ thuật chỉ là hỗ trợ mà thôi. Thế thì, có lẽ ta nên cân nhắc điều ta thực sự cần học trong đời.
Chia tay những mồm mép, hãy giữ lại những lời chân thành.
Chia tay những mánh khóe, hãy giữ lại lòng thương yêu.
Chia tay những kỹ xảo bất Thiện, hãy giữ lại tâm chính và kiên định.
Chia tay những lấy lòng người khác, hãy tu chính lại bản thân mình.
Và xin đón chào một trường năng lượng mới đầy từ bi, hòa ái và vững chãi.
Bình Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét