TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
GENERAL WORLD NEWS
Link youtube .Cộng Đồng Người Việt Hạt Tarrant Tưởng Niệm ngày Quốc Hận 30-04 tại Arlington TX ngay29-04-2018 do Việt Anh Nguyễn Thực Hiện
(Để kính dâng anh hồn đồng đội tôi đã nằm xuống để bảo vệ Thủ đô Saigon)
Ngựa đang sải vó lưng đồi
Súng gươm bỏ lại cuộc chơi nửa chừng.
Một thời ngang dọc kiêu hùng
Tháng tư gảy súng đếm từng nổi đau…
Ta đứng bên nầy, trông núi sông
Một trời thương nhớ ở phương đông
Đường hoa theo dấu chân luân lạc
Một gánh giang san khóc hộ chồng
Một ngày tan nát bao thân phận
Nửa kiếp lưu vong tối mặt mày
Cũng thử đưa cay bằng chiến trận
Ói toàn uất hận lúc xuôi tay
Bạn bè còn lại bao nhiêu đứa
Đứa còn, đứa mất chẳng ai hay
Chí lớn cùng đường, tài bỏ xó
Anh hùng bạt mạng, vợ con lo
Nhớ quê chửi nát mồ ma đỏ
Một nắm xương khô đẫm máu đào
Nhìn nhau bổng thấy quê hương củ
Nghìn trùng rực rở núi sông xưa
Vết đau ngày tháng còn mưng mủ
Giọt lệ bên đường mặc gió mưa
Ví thử xuân xanh còn rực lửa
Cũng đành dâng hiến trọn non sông
Và em, sẻ một đời tựa cửa
Nhìn qua lục địa để ngóng trông.
Sau trận Khánh Dương, Ban Mê Thuột, Tiểu đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù về hậu cứ Nguyễn Huệ, Long Bình để tái bổ xung, và được tái trang bị 18 khẩu đại bác 105 ly kiểu củ M2A1 từ thời đệ nhị thế chiến, tôi được chỉ định thành lập lại pháo đội B2 với quân số gần 100 người trong đó khoảng 20 người từ pháo đội chỉ huy đưa sang, còn lại bổ xung toàn là lao công đào binh và quân phạm đủ gốc lính từ quân lao Gò Vấp đưa về.
Lệnh trên đưa ra phải huấn luyện tác xạ cấp tốc tại đơn vị và không bắn đạn thật, vì tình thế sôi động có thể hành quân bất cứ lúc nào, không có sĩ quan huấn luyện, một mình tôi làm tất cả mọi chuyện cho pháo đội. Một tuần sau, ngày 29 tháng 4 năm 1975, lệnh hành quân đưa ra, về Saigon bảo vệ thủ đô. Thông thường một pháo đội Dù đóng quân thì có một đại đội Dù tác chiến bảo vệ, lần này thì không, lệnh trên cho biết phải tự bảo vệ. Cho thấy tình hình quân số trừ bị của Nhảy Dù coi như cạn.
Từ Long Bình theo xa lộ Đại Hàn, pháo đội tôi chiếm đóng sân vận động Cộng Hòa ở đường Nguyễn Kim vào xế trưa, người quản nhiệm sân vận động ngơ ngác khi thấy pháo đội tôi kéo vào sân. Sau khi hướng bắn đã sẵn sàng một vòng cung về phía Sư Đoàn Nhảy Dù, Bộ Tổng Tham Mưu, và Dinh Độc Lập, tôi cho lệnh đóng cửa sân lại, người quản nhiệm năn nỉ cần phải ra vào làm nhiệm vụ nên xin giử chìa khóa, và tôi bằng lòng. Thượng sĩ Thọ, thường vụ pháo đội nói đùa với tôi: “Trung úy định tử thủ”. Tôi trả lời không vào câu hỏi: ” Tình thế lộn xộn, coi chừng địch trà trộn xin vào sân, nên phải đóng cửa, anh cho con cái lên hết trên khán đài, dàn súng cá nhân và lựu đạn sẳn sàng, còn các các khẩu thì trực tại chổ, sẳn sàng tác xạ.”
Hơn 2,000 quả đạn pháo tôi cho tháo ra khỏi thùng và gắn đầu nổ. Lúc này tôi cũng hơi lo, phát pháo đầu tiên của pháo đội để bảo vệ Thủ đô sẻ do những pháo thủ trời gầm đất lỡ mới vào nghề như thế này bắn, thiệt đã. Ngoài các khẩu trưởng và ngắm viên là có kinh nghiệm còn lại toàn tay mơ, pháo đội tôi toàn là thứ dữ từ quân lao xá tội vào giờ chót đưa về, tôi cũng không có thì giờ để mà hỏi han, chỉ cho một số anh em mới về đi phép hai ngày với lời dặn dò nếu các anh cãm thấy có bổn phận của một người lính trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng này thì về lại đơn vị đúng ngày giờ, nếu không thì đào ngủ luôn chứ về trể thì đừng trách. Đòn tâm lý có hiệu quả, không có một người nào trể phép, tôi mừng lắm, ít ra giờ chót tôi còn cả trăm tay súng sẳn sàng sống chết với mình. Họ có biết về Dù là đeo tử bài trước ngực hay không tôi không rỏ, chứ biết rỏ họ đã thấm kỷ luật của Nhảy Dù. Gần trưa ngoài cổng có một người xin vào, vị này là Trung úy Nam của Trường Quân Báo Cây Mai, ông dẫn đứa con trai là Trung sĩ nhất Liêng đi phép trể không dám về trình diện đơn vị nên nhờ bố dẫn vào, tôi bằng lòng cho Liêng về lại pháo đội làm khẩu trưởng khẩu 3 tức là khẩu chuẩn, đồng thời nhờ Trung Úy Nam giới thiệu và chở xe Honda đến một tiệm tạp hóa gần đó để mua chịu thực phẩm, vì một khi đụng lớn có thể không tiếp tế được. Người chủ tiệm bằng lòng và nói lúc nào cũng sẳn sàng giúp đở Nhảy Dù. Đến trưa thì có một pháo đội Biệt Động Quân Biên Phòng do một vị Thiếu Tá chỉ huy kéo vào xin đóng quân. Tôi gọi Tiểu đoàn tôi báo cho biết rồi mời vào. Tôi cũng xin lỗi vị chỉ huy này rồi nói thẳng, nếu có gì lộn xộn xin đừng chạy về hướng pháo đội tôi vì tôi sẻ trực xạ nếu Việt cộng đánh vào. Để tránh bị Việt cộng trà trộn, coi như hai vị trí pháo biệt lập, cũng không liên lạc hàng ngang bằng tần số truyền tin.
Đến lúc này thì sân Cộng Hòa bổng trở thành một địa điểm tìm đơn vị bị thất lạc. Hàng ngàn nếu không nói là hàng mấy ngàn binh lính, sĩ quan của nhiều quân binh chủng mà nhiều nhất là lính Biệt Khu Thủ Đô bị lạc đơn vị nghe tin Nhảy Dù về sân Cộng Hòa nên họ tự động tìm đến. Họ đến tìm đơn vị không thấy rồi lại đi, không hiểu sao họ biết có chúng tôi ở đây mà tìm đến, có người còn súng, có người không, đa số là tay không lặng lẽ đi ngang pháo đội tôi nhìn vào, còn các pháo thủ của tôi thì súng cá nhân đã lên đạn đề phòng Việt cộng giả dạng đánh úp. Lúc này mà tôi yêu cầu những anh em còn súng và thất lạc đơn vị này hảy ở lại bảo vệ cho chúng tôi bắn, chắc chắn họ sẻ bằng lòng, nhưng tình thế hết sức phức tạp hiện nay nên không tiện yêu cầu điều này. Đến xế trưa, một chiếc trực thăng UH1B bị lạc đơn vị đáp xuống giửa sân hỏi han tin tức rồi lại bay lên ( Sau này đi tù chung gặp mặt kể lại mới biết tên là Đại úy Trần Văn Phước ở gần nhà chúng tôi). Lúc này trên bầu trời bổng có nhiều chiếc trực thăng khác bay từ biển vào hướng tòa đại sứ Hoa Kỳ rồi lại bay ra, tôi biết họ đang di tản, bỏ của chạy lấy người.
Đến tối tôi cho đóng cửa sân lại rồi leo lên khán đài chính nhìn về phía Saigon, lòng buồn vô hạn. Tôi sinh ra và lớn lên giửa lòng Thủ đô, cuộc đời tôi gắn liền với Saigon, từng hàng cây góc phố, từng con đường nhỏ thân quen tiếng gọi mì ban đêm, con đường Lê Thánh Tôn ngập lá me bay buổi sáng vẫn còn đây, dòng sông tuổi thơ của tôi trôi thật êm đềm trên hè phố sau giờ tan học vẫn còn đó, gần hơn chút nửa là ngôi trường trung học Chu Văn An thân yêu, nơi tuổi trẻ tôi ươm biết bao nhiêu mộng mơ, rốt cục cũng chìm vào cơn lốc chiến tranh. Saigon máu thịt quê hương tôi đang hấp hối. Saigon của tôi đang bị bức tử. Giờ này tôi không còn nghe tiếng đại bác ru đêm, tất cả các ngõ vào Saigon đã bị phong kín, cơn hấp hối này sẽ có tôi tham dự như một chứng nhân nếu còn sống sau chinh chiến, hay sẽ nằm xuống tức tưởi nghẹn ngào. Dòng suy nghỉ miên man đưa tôi trở về với gia đình, hai đứa con nhỏ và Thụy Trang yêu dấu của tôi đang ở cách đây chỉ khoảng mười phút xe, em giờ này chắc đang lo sợ và có thao thức như anh không, chắc em cũng hiểu tại sao đến giờ phút này anh vẫn còn cầm súng, con người ta ai cũng có số phận, và những người lính quốc gia cầm súng đang bảo vệ Thủ đô đã chọn cho mình một số phận, hiên ngang đi nốt con đường khổ nạn của dân tộc, nếu anh có bề gì thì ráng nuôi con, sau này bảo bố nó là lính Nhảy Dù, chết để bảo vệ thủ đô Saigon.
Những tràng súng lẻ tẻ từ các nơi dội về, tôi leo xuống khán đài trở về đài tác xạ, giở xấp bản đồ miền Tây ra nhìn không biết bao nhiêu lần, cả Quân khu 4 vẫn còn nguyên, cùng lắm là Tiểu đoàn tôi sẻ rút về đây. Nhưng chuyện này đã không xảy ra, quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị bức tử. Có nhiều điều đã báo trước sự phản bội của Hoa Kỳ, khi Kissinger thả những quả bóng bàn ngoại giao lăn lốc cốc tại Bắc Kinh năm 1971, sửa soạn cho Tổng Thống Nixon bay qua Thượng Hải ký thông cáo chung bình thường hoá ngoại giao giửa Hoa Kỳ và Trung cộng thì mọi chuyện đã an bài, cộng sản xưa nay ký thông cáo chung bao giờ cũng phải có điều kiện, phải có món quà ra mắt, đó là lý do Hoàng Sa của Việt Nam lọt vào tay của Trung cộng ngày 19 tháng 1 năm 1974, trong khi hải quân Hoa Kỳ nằm bất động tại biển Đông, mặc dù có lời cầu cứu từ hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Từ đó, chúng tôi biết miền nam Việt Nam sẽ bị bỏ rơi, và Saigon không thể mất trừ khi có phép lạ. Anh em Nhảy Dù chúng tôi đều biết sẽ có ngày về bảo vệ Thủ đô và đánh một trận cuối đời thật oanh liệt, có chết cũng cam lòng, nhưng không bao giờ dự trù bị buông súng tại đây, và ngày đó hôm nay, đã đến..
Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhiều tiếng nổ lớn như là hoả tiển 122 ly về hướng phi trường Tân Sơn Nhất, bầu trời bổng nhiên thấp xuống thật u ám như sắp để tang cho một chế độ, những người lính lạc đơn vị lại kéo về sân Cộng Hòa rồi lại lủi thủi ra đi, những giờ phút cuối đời lính, họ như những con đại bàng bị tiển thương, đang cố gắng vỗ đôi cánh gẩy lần chót tìm về cái tổ ấm quân đội khét mùi thuốc súng, vì quân đội là ngôi nhà thứ hai của họ, ở đó họ mới có thể cầm súng để bảo vệ tổ quốc, họ cũng chính là tôi, là lính. Gần 10 giờ sáng, những tràng đại bác đầu tiên của Pháo Đội A2 và Pháo đội C2 của Tiểu đoàn tôi ở Trường đua Phú Thọ bắt đầu bắn, điện văn xin tác xạ từ các nơi gọi về Tiểu đoàn tới tấp. Các đơn vị của Lữ đoàn 4 Dù, của Biệt Động Quân đang đụng địch, 6 khẩu đại bác 105 ly của Pháo đội Biệt Động Quân nằm kế bên cũng đã tác xạ, khói bay ngược về phía chúng tôi. Tôi cho cả pháo đội quay nòng về hướng bắn sẳn sàng tác xạ và khẩu chuẩn đặt giửa cột gôn nạp một quả đạn khói, một lúc sau Thiếu Tá Nguyễn Kim Việt, Trưởng ban 3 cho điểm tác xạ bắn theo yêu cầu. Lúc này đạn lớn đạn nhỏ nổ ran về phía Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Dù, hướng Bà Điểm và nhiều nhất là khu Ngả Ba Hàng Xanh, các đơn vị Nhảy Dù bố trí vành đai thủ đô đã khai hỏa, còn phía Dinh Độc Lập vẫn yên tĩnh. Những chiếc trực thăng Mỹ từ đệ thất hạm đội vẫn còn tiếp tục bay về hướng Toà đại sứ cùng với những chiếc Cobra bay bảo vệ nhưng không nghe tiếng bắn từ phi cơ.
Mặc dầu tôi chưa bắn, nhưng Tiểu đoàn bổng ra lệnh “check fire” (ngưng bắn). Một lúc sau, tôi gọi về Tiểu đoàn nói bằng bạch văn “Hướng bắn của tôi đâu có gần mấy con chuồn chuồn, tôi thấy rỏ bằng mắt thường, bảo đảm bắn không rớt tụi nó đâu, đích thân cho tác xạ đi”. Thiếu Tá Việt bảo “Đợi”. Tôi buông ống liên hợp xuống, ngao ngán. Đến giờ phút này, chính phủ hai ngày lộ mặt phản quốc, sợ pháo binh Nhảy Dù bắn rơi máy bay Mỹ nên ra lệnh check fire, tiện thể là check fire luôn không cho bắn vào Việt cộng đang đánh vào các đơn vị phòng thủ Saigon. Tôi nhìn vào xạ bảng, những điểm cận phòng mà tôi đã chấm chung quanh Dinh Độc Lập, đã làm yếu tố tác xạ sẳn sàng như đang nhảy múa trước mắt tôi. Tôi ra lệnh cho 5 khẩu còn lại nạp đạn nổ mạnh và chờ đợi, đồng đội tôi đang ngả xuống oanh liệt để bảo vệ thủ đô, còn chúng tôi thì bị khóa họng, không yễm trợ cho họ được, giống hệt như trận Charlie năm tháng 4/1972. Đợi một lúc nữa, tôi bước ra đài tác xạ tiến về pháo đội, các khẩu trưởng hỏi nạp đạn lâu quá sao chưa bắn vậy Trung úy, tôi chỉ tay lên trời chỉ mấy chiếc trực thăng nói tại tụi nó đó.
Vừa lúc đó Hạ sĩ nhất Thạch truyền tin chạy ra gọi tôi: “Trung Úy, ông Minh đầu hàng rồi”. Tôi vội chạy vào đài tác xạ, qua radio, tiếng Tổng Thống hai ngày, Dương Văn Minh kêu gọi buông súng như một nhát dao đâm vào tim mọi người. Tôi gọi máy về Tiểu đoàn hỏi có bắn tiếp không, hay tan hàng, hoặc bàn giao? Chừng nào có lệnh trực tiếp từ tiểu đoàn tôi mới thi hành chứ không hạ nòng đâu. Thiếu Tá Việt bảo đợi đấy. Độ 5 phút sau, tôi bước ra cửa đài tác xạ nhìn ra ngoài, các quân nhân đơn vị bạn trong sân Cộng Hòa tự động tan hàng, sáu khẩu đại bác của Biệt Động Quân vẫn còn cất cao nòng, nhưng toàn thể đã lục tục rời vị trí, những người lính anh dũng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa hai tay không còn vũ khí đi ngang qua chúng tôi hết sức buồn bả.
Những con đại bàng một thời oanh liệt nam chinh bắc chiến đã thật sự gảy cánh tháng tư, phát súng phát ra không phải từ Hà Nội mà từ Washington DC đã bức tử cả một quân đội anh hùng. Hai mươi mốt năm nay, Việt cộng đâu có làm gì được chúng tôi, chỉ một phản bội của đồng minh thôi đã làm tan nát cả một quốc gia. Từ năm mùa hè đỏ lửa 1972 đến nay, tại Bình Long, Kontum, Trị Thiên, một mình quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chống lại cả một khối cộng sản tế hung hản, đánh tan tành bọn chúng, không anh hùng sao được.
Lúc này, tại đây, chỉ còn pháo đội tôi, những người lính của giờ thứ 25 của cuộc chiến vẫn không chịu rời đơn vị, trừ hai người xin phép về thăm gia đình rồi kẹt luôn, còn thì hiện diện đầy đủ, hai hôm nay, họ chỉ cần bước ra khỏi sân vận động là về với gia đình, và ngay bây giờ họ cũng đã có quyền này, tại sao lại còn đứng đây? Họ là Nhảy Dù, cũng như tôi, họ đang đợi lệnh. Không ai có thể ra lệnh cho tôi buông súng trừ cấp chỉ huy trực tiếp. Ngay lúc đó, Thiếu Tá Tiểu đoàn phó, Đỗ Tiến Hóa, chạy xe Jeep đến ra lệnh cho tôi tan hàng. Tôi trở vào đài tác xạ, chấm điểm cho pháo đội quay nòng về trại Hoàng Hoa Thám để chào tạm biệt, rồi gọi Liêng vào ra lệnh :” Anh cho tất cả pháo đội, quần áo chĩnh tề, ba lô xếp thẳng hàng như ở quân trường, khi tôi ra, bồng súng chào trình diện quân số, đợi lệnh”.
Khi tôi ra trước hàng quân, pháo đội đã sẳn sàng tư thế chào kính, 6 khẩu đại bác vẫn giương cao nòng, những người lính bồng súng chào thật nghiêm trang, nét mặt họ không điểm một chút hốt hoảng hay lo sợ, họ tuân lệnh cấp chỉ huy một cách tuyệt đối. Tôi nhìn anh em và tiếc nếu có lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ lúc này, tôi đã cho cử hành lễ chào quốc kỳ ngay lập tức. Tôi cắn chặt đôi hàm răng để khỏi bật ra tiếng khóc vì trong lòng hết sức thương cảm, những người lính của tôi, có người mới về đơn vị chưa đầy hai tuần, vẫn tuân lệnh cấp chỉ huy dầu cho đứng trước hoàn cảnh tuyệt vọng như thế này. Tôi cho anh em nghỉ và nói: ” Tôi thi hành lệnh cấp trên cho pháo đội tan hàng, tôi biết việc này sẻ làm cho anh em rất đau lòng, nhưng là quân đội chúng ta phải thi hành lệnh, sau này chắc chắn là anh em sẻ gặp rất nhiều khó khăn, là chiến sĩ Nhảy Dù, anh em hảy noi theo truyền thống binh chủng, cố gắng mà sống”. Sau đó tôi cho pháo đội hạ nòng đại bác xuống và tháo đạn ra, súng cá nhân thì xếp thẳng hàng trên ba lô như thể đang nghỉ ngơi sau những giờ huấn luyện tác xạ. Các khẩu trưởng hỏi tôi có dùng lựu đạn lân tinh phá nòng đại bác hay không, tôi lắc đầu. Thạch lại hỏi tôi còn đài tác xạ thì sao, tôi cũng lắc đầu nói để nguyên.
Pháo đội tôi đâu có đầu hàng hay bị tràn ngập, bị địch tràn ngập mới phải phá súng, phá đài tác xạ, chúng tôi đã chiến đấu và đang giờ nghỉ mà, pháo đội tôi chỉ tạm nghỉ cuộc chơi. Lính quốc gia không bao giờ đầu hàng cộng sản, họ chỉ bị bức tử phải buông súng và tạm nghỉ cuộc chơi.
Từng anh em binh sĩ hạ sĩ quan chào từ giả tôi, một đệ tử ruột đòi đi theo tôi trở về nhà, tôi không cho và nói đi theo tôi rất nguy hiểm. Trong khoảng khắc, sân Cộng Hòa không còn một bóng người, chỉ còn mình tôi trở vào nhà viên quản thủ sân xin một bộ đồ civil, vào đài tác xạ thay đồ trận, xong, tôi trở ra vị trí đứng nghiêm chào. Những khẩu đại bác gióng thẳng hàng bên cạnh súng cá nhân M16 và quân trang của đơn vị tôi còn đó như bật lên một sức sống mãnh liệt, một phần đời tôi ở trong đó đang thức dậy nổi căm phẩn, quê hương tôi rồi đây phải gánh chịu nổi đau mất nước về tay cộng sản khát máu, niềm uất hận này không bao giờ tan. Tôi buồn bả quay gót trở về nhà, không dám quay lại nhìn pháo đội một lần chót, vì nhìn nữa tôi sẻ khóc. Anh em quân đội chúng tôi đã cố gắng làm tròn bổn phận của mình trong giai đoạn đau thương của đất nước, nay đành bó tay, nhưng là lính không thể khóc vào lúc này, vì tôi còn phải cố gắng để sống, để viết sau này, và nhớ đó, trong bộ đồ dân sự, tôi vẫn còn là một người lính nguyên thủy.
Ba mươi chín năm qua, mỗi năm đến ngày này, nước mắt của người lính vẫn lưng tròng , không phải giọt nước mắt của những con đại bàng gảy cánh tháng tư, vì những người lính quốc gia đã tận lực làm tròn bổn phận đối với tổ quốc, được toàn dân ngưỡng mộ, và không có việc gì phải hối hận phải khóc vì không giữ được nước, vì cuộc chiến này là do quốc tế cộng sản và bàn tay lông lá đạo diễn, dân tộc ta chỉ là con cờ trên một bàn cờ đã xếp sẳn nước đi. Những giọt nước mắt của người lính quốc gia rơi xuống để khóc thương cho đất nước từ nay thống khổ dưới gông cùm cộng sản, chứ không phải than khóc cho số phận của mình, vì một khi vào quân đội dâng hiến đời mình cho tổ quốc, là chấp nhận mọi hy sinh mất mát cho bản thân mình, do đó mới bảo vệ được miền nam tự do cho đến ngày bị bức tử.
Cộng sản Bắc Việt được quốc tế dàn xếp để Dương Văn Minh ra lệnh buông súng ngày 30/4/1975, chứ đâu có tài cán gì chiếm được miền nam, 21 năm nhận lệnh của cộng sản quốc tế xâm lược miền nam, lính cộng sản chết gấp chục lần so với lính cộng hòa, còn tù binh bị bắt gấp 6 lần. Nếu tiếp tục cuộc chiến thì tất cả thanh niên miền bắc sẽ chết hết, sẽ đời đời “sinh Bắc tử Nam”. Năm 1972, sau những đợt Mỹ không kích miền bắc thật ác liệt, hồ sơ giải mật cho thấy Hà Nội đã gửi điện văn đầu hàng, nhưng Mỹ lờ đi vì nhu cầu giải quyết chiến tranh lạnh toàn cục, Mỹ bắt tay với Trung cộng để ly gián Liên Xô, và đã thành công, cộng sản quốc tế bị tan rã sau khi Nga Sô sụp đổ năm 1989 và khối cộng sản Đông Âu cũng tan tành theo sau đó.
Nếu năm 1972 Mỹ chấp nhận cộng sản Bắc Việt đầu hàng, Mỹ tất phải gánh vác cuộc chiến trầm trọng hơn nữa vì Nga Tàu sẽ đoàn kết lại, viện trợ mạnh hơn nữa để thúc đẩy cộng sản Bắc Việt tiếp tục cuộc chiến sau đó, và chiến tranh lạnh sẽ tiếp tục. Trung cộng biết được nước cờ của Mỹ và ngăn cãn Hà Nội không được chiếm Saigon, nhưng Hà Nội ngả theo Nga quyết đánh đến cùng, Mỹ phụ họa Hà Nội bằng cách ngưng viện trợ cho Saigon, làm Tổng Thống Thiệu trúng kế phải bỏ miền Trung, Mỹ có lý do rõ ràng đổ tội rằng quân đội cộng hòa không chịu chiến đấu, và kết quả đúng như bàn cờ Mỹ đả đi. Miền nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản và khối cộng sản quốc tế bị tan rả sau đó. Đồng bào cả nước ta bị bưng bít nên không nhìn thấy rỏ điều này.
Sau chiến tranh, Việt cộng đã trả thù đồng bào miền nam Việt Nam hết sức khốc liệt vì đã không theo chúng, hàng triệu đồng bào đã bỏ nước ra đi, Việt cộng đã dìm cả một dân tộc vào nghèo nàn, lạc hậu, và mất tự do, gái thì đi làm mãi dâm, trai thì đi làm cu li khắp thế giới, cái tự xưng là đỉnh cao trí tuệ loài người đang ngồi tại Hà Nội đã hèn hạ bán đất dâng biển cho Tàu cộng, quỳ gối làm tôi mọi cho chúng, bảo gì cũng phải nghe, Tàu cộng bắt tàu đánh cá của ta đòi tiền chuộc, đảng bảo dân đóng tiền chuộc, còn tàu của thiên triều bị ta bắt, đảng vội vàng thả ra vô điều kiện, rõ ràng là “hèn với giặc, ác với dân”, câu này nay đã trở nên một thành ngữ, cuộc chiến vừa qua đã không mang lại chiến thắng cho ai, chỉ có dân tộc Việt Nam là thua.
Mũ Đỏ Nguyễn Văn Lập (TrẻĐẹpOnline)
LTS* Có bạn đọc trước đây hỏi chúng tôi rằng sau khi nghe ông Dương văn Minh đầu hàng, sao Pháo Binh Nhảy Dù không bắn nát Dinh Độc Lập là nơi xuất phát cái lệnh quái ác này đi. Xin được trả lời chung rằng, anh em Nhảy Dù rất phẩn uất khi được lệnh buông súng, vì chúng tôi về Saigon tử thủ để bảo vệ thủ đô. Lúc đó, nếu có một đơn vị Nhảy Dù nào mà được lệnh đánh vào Dinh Độc Lập để bắt cái chính phủ chủ hàng này, và đương nhiên sẽ xin tác xạ vào đấy, chúng tôi sẽ không ngần ngại bắn ngay. Nhảy Dù chỉ tuân lệnh cấp chỉ huy trực tiếp, bảo nhảy vào lửa để cứu dân, anh em chúng tôi sẽ nhảy vào, trong quá khứ binh chủng chúng tôi đã làm không tiếc xương máu. Còn tác hại của pháo binh trong thành phố rất lớn, cho nên khi bắn thường có Tiền sát viên (Forward Observer) hay Sĩ quan liên lạc ( Liaison Officer) xin bắn và điều chỉnh cho trúng mục tiêu, và bắn đâu là trúng đó. Bắn bừa không có điều chỉnh, đạn dễ lạc vào nhà dân, thêm trọng tội.
Lai lịch một tấm ảnh
Lời Giới Thiệu: Bức ảnh của Nhiếp Ảnh Gia Trần Ðình Thục, một sinh viên du học tại Pháp, chụp vào ngày 27/4/75 trước khi Saigon thất thủ ba ngày, đã được nhà văn Huy Phương dùng làm ảnh bìa cho cuốn “Ngậm Ngùi tháng Tư” xuất bản năm 2014, được đặt tên là “Paris Ðể Tang.”.
Trong buổi Ra Mắt Sách ngày 27/4/2014, ông Trần Ðình Thục đã được mời làm diễn giả, và ông đã kể lại vì sao tấm ảnh này đã được chụp và chụp lúc nào với tất cả tâm tình của ông.
Trần Đình Thục
…
Tôi cũng không ngờ, khi chụp tấm hình anh chị em sinh viên Paris vào một ngày cuối Tháng Tư, 1975, ngày mà họ cấp bách làm một cuộc xuống đường qua các dãy phố thành phố Paris, để ủng hộ miền Nam Việt Nam và tưởng nhớ tới những chiến sĩ thân yêu đang hy sinh trong giai đoạn mịt mù khói lửa này, lại là một tấm hình lịch sử, đánh dấu sớm ngày tang thương của đất nước. Chỉ sớm trước có 3 ngày.
Phải, trước đó, ròng rã suốt Tháng Ba, hình ảnh trên TV cho thấy người dân Ðà Nẵng chạy loạn, hình ảnh các chiến trận hoang tàn, rồi cuộc rút lui chiến thuật bỏ đứt vùng cao nguyên, rồi việc Tổng Thống Thiệu từ chức, v.v… đã dồn dập chiếm trọn giờ tin tức trên đài truyền hình, khiến cho người sinh viên Việt, sống xa quê nhà có cảm tưởng như đang ngồi trên lửa bỏng.
Tổng Hội Sinh Viên tại Paris do anh Trần Văn Bá làm chủ tịch lúc đó, đã quyết định phải làm một cái gì để nâng đỡ tinh thần bên quê nhà, mong ước chuyển về bên ấy chút tâm hiệp với các chiến sĩ đang khốn đốn vì bom lửa đạn. Họ, những người sinh viên thuộc vùng Paris và những vùng lân cận Orsay-Antony, Nanterre, đã kêu gọi nhau cùng tổ chức “Một Ngày Cho Quê Hương.”
Tấm hình sinh viên Việt Nam xuống đường ở Paris, Pháp, ngày 27 Tháng Tư, 1975.
Trước tiên, phải là một cuộc xuống đường để ủng hộ miền Nam.
Ngày 27 Tháng Tư, mọi người hẹn nhau tại Cư Xá Sinh Viên Quốc Gia trên đường Bertholet. Cư xá là một khách sạn 7 tầng, Hotel Lutèce, được sinh viên âu yếm gọi là Nhà Lý Toét, nằm ngay trong khu La Tinh, trung tâm của các ngôi trường đại học lớn của thủ đô Paris
Hotel Lutèce được chính phủ VNCH thuê dài hạn từ nhiều năm, để những sinh viên tá túc trong những năm đầu khi họ từ Việt Nam qua Paris du học, giống như một ký túc xá.
Sinh viên đồng lòng thúc đẩy anh em xuống đường trong tinh thần tưởng nhớ những chiến sĩ đã hy sinh tại quê nhà để bản thân mọi người được tiếp tục trau dồi việc học nơi xứ người.
Từng thước vải đen được trải ra, những dòng chữ “Vinh Danh Các Chiến Sĩ Ðã Nằm Xuống Cho Tự Do,” “Miền Nam Tự Do Bất Diệt,” “Ngày Ðại Tang,” v.v… được viết bằng tiếng Pháp, chữ trắng trên nền vải đen.
Mỗi người tự chít cho mình vành khăn trắng trên trán, phần để nói lên tâm nguyện của mình, phần để nhận diện nhau, tránh sự trà trộn trong lúc diễn hành của những phần tử “không quốc gia,” muốn phá hoại.
Ðúng 3 giờ trưa, anh em sinh viên bắt đầu cuộc tuần hành trong thầm lặng qua các dãy phố của Quận 5, khu đại học. Biểu ngữ được giương cao, bát nhang, lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ được căng rộng bốn góc, dẫn đầu cuộc tuần hành dài cả trăm người.
Hoàn toàn trong im lặng, không hoan hô, đả đảo. Một sự chịu đựng đầy tôn nghiêm và trật tự. Khởi đầu đoàn người bắt đầu đi từ đường Gay Lussac, một đại lộ sát nách với Ðiện Panthéon, nơi chôn cất những vĩ nhân của nước Pháp như Voltaire, Victor Hugo, Marie Curie, v.v… Họ đi dọc xuống tới vườn Luxembourg, rồi quẹo mặt ra đường Boulevard St. Michel, đi ngang trước cửa trường La Sorbonne, ngôi trường Văn Khoa và Luật Khoa nổi tiếng của Paris. Ðoàn người qua chiếc cầu Pont St. Michel, sau đó đổ ra đại lộ Rivoli rồi trực chỉ nhắm công trường La Concorde đi tới.
Chữ La Concorde có nghĩa là “Ðồng Tâm.” Anh em sinh viên, những đứa con của miền Nam, đang thực sự hướng về quê nhà, đang thực sự đồng tâm chia sẻ nỗi điêu đứng của đất nước trong giai đoạn tàn tạ khốn đốn này.
Bên đường, tiếng la lối của nhóm thiên tả cũng nhiều, tiếng khích lệ từ những người lớn lái xe qua “sao không làm sớm hơn?” cũng không ít.
Anh chị em sinh viên vẫn âm thầm tiến bước. Ban báo chí của tổng hội trao tay cho những người qua đường những tờ bươm bướm in bằng máy roneo nói lên tình trạng của một nước tự do nhỏ bé đang bị cả khối cộng sản phụ nhau lấn chiếm.
Cuộc tuần hành, không có giấy phép của Tòa đô chính. Tình trạng đất nước đang ở giai đoạn khẩn trương, không còn thì giờ để xin phép qua thủ tục hành chánh rườm rà. Vả lại đơn xin chắc chắn cũng sẽ bị Tòa Ðại Sứ Bắc Việt và cánh tả Pháp thiên Cộng phản đối, ngăn chặn.
Bởi vậy phải tính chuyện liều mạng tổ chức một cuộc tuần hành chớp nhoáng, trong trường hợp bị chặn lại, cũng sẽ có tiếng vang trong giới báo chí, vẫn sẽ có những phản ứng thuận lợi về hình ảnh hiền hòa của một miền Nam đang bị xâm chiếm, trái ngược với những thỏa hiệp trong Hiệp Ðịnh Paris đã được ký kết ngay tại thành phố này.
Cuộc tuần hành tuy không hợp lệ, nhưng lại là một thành công. Thành công ở chỗ đã không bị giải tán trong suốt lộ trình. Cơ quan công lực thành phố Paris thấy những khuôn mặt sinh viên trẻ Việt Nam tuần hành đông đảo, nhưng nghiêm túc, trong trật tự, không la hét, đập phá nên họ lẳng lặng theo sát, cuối cùng, cấp trên của họ đã tiếp xúc thẳng tại chỗ với người đại diện của Tổng Hội Sinh Viên là anh Trần Văn Bá. Sau khi đã biết rõ chủ đích ôn hòa và lộ trình của đoàn người, chính họ lại đích thân hộ tống đoàn tuần hành, giúp giải tỏa những khúc kẹt xe do cuộc xuống đường gây nên để giao thông có thể tránh và rẽ qua những hướng khác, một cách nhã nhặn êm thấm.
Tôn chỉ của xã hội Pháp là “Liberté – Égalité – Fraternité” (Tự Do – Bình Ðẳng – Nhân Ái) quả thật đã được tôn trọng một cách dân chủ.
Riêng đối với niềm tin của những con dân đất Việt, hồn thiêng sông núi, vong linh các chiến sĩ của tiền nhân, hình như đã chứng giám và hỗ trợ cho lòng thiện tâm của lớp trẻ, nên màn đầu của chương trình “Một Ngày Cho Quê Hương” đã có được một cuộc tuần hành êm ả, thành công.
Màn sau của cuộc biểu tình đã được dự trù là sau khi đã tới được công trường La Concorde rồi, sinh viên sẽ tới ngay trước cổng Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ, nằm tại một góc của công trường La Concorde (cuối đường Rivoli) để phản đối chính sách Mỹ đã dồn miền Nam vào hoàn cảnh tang thương hiện tại.
Nhưng khi đoàn sinh viên tới sát khu Tòa Ðại Sứ Mỹ, thì nhân viên công lực Pháp, có sĩ quan cao cấp hiện diện, đã chặn đoàn biểu tình lại. Họ nhã nhặn nói: “Chúng tôi không thể để các bạn tới gần hơn nữa.”
Tôn trọng luật lệ xứ người, anh chị em sinh viên đã dàn hàng ngang tại một góc công trường La Concorde, chênh chếch đối diện với Tòa Ðại Sứ Mỹ, trang nghiêm làm nghi thức tưởng niệm các chiến sĩ và cất cao bài quốc ca miền Nam để kết thúc cuộc biểu dương tấm lòng chia sẻ nỗi đau thương với đất nước.
Tiếng hát của 300 người trẻ tuy đông đảo nhưng nghe vẫn như mất hút, lạc lõng bơ vơ giữa cái không gian bao la của một công trường rộng lớn. Lạc lõng bơ vơ như thân phận côi cút của một mảnh đất nhỏ bé đang bị bỏ rơi, nằm bên kia quá nửa vòng trái đất.
Ðoàn biểu tình sau đó kéo nhau từng nhóm nhỏ về tụ tập tại trường Chính Trị Kinh Doanh của trường Ðại Học Assas, nằm bên hông vườn Luxembourg. Giảng đường to lớn của trường đại học có khuynh hướng thân hữu này luôn luôn rộng mở cho những người con của miền Nam tự do.
Tại đây, anh chị em sinh viên của cả ba khu đại học đã làm một đêm không ngủ, có hội thảo, có ca hát. Những bài hát quê hương, tranh đấu được anh em sinh viên tự hát an ủi nhau trong giờ phút khốn đốn của miền Nam nước Việt.
Ba ngày sau, đâu ngờ, Sài Gòn thất thủ.
Thôi rồi, thế là mất hết, mất Sài Gòn, mất quê hương, mất luôn ngày về của lớp trẻ vẫn hằng mơ ước một ngày có thể đóng góp phần trí tuệ của mình cho quê hương thân yêu miền Nam.
|
|
|
|
Exclusive: A Case of Pentagon-Financed Technology Undergirding Beijing’s Military
Sumitomo Electric Lightwave’s fiber-optic technology now helps to power the Chinese regime’s weaponry
May 1, 2018 10:31 am Last Updated: May 3, 2018 4:32 pm
The Chinese regime’s fifth-generation fighters, state-of-the-art naval cruisers, and soon-to-be launched aircraft carriers are more deadly than they otherwise would be because they are equipped with advanced fiber-optic cable originally built for the Pentagon, according to a U.S. military intelligence officer.
The saga of this cable is part of a bigger story of how American military technology ends up with the Chinese regime’s military, an issue the Trump administration is seeking to address with sanctions and new legislation.
Fiber-optic technology transfers large amounts of information at very high speeds. It is a “dual use” technology, one used in both civilian and military sectors.
For public use, fiber optics carries telecom data, such as internet communications. For the military, fiber optics is used in ships, jets, and other systems to transmit high volumes of data. In a battle, the speed of these systems can mean the difference between victory and defeat.
A development contract was awarded by the Pentagon to a Japanese-owned company based in North Carolina, known as Sumitomo Electric Lightwave, to develop a next-generation fiber-optic cable. After the company developed the technology for the U.S. military, however, it began selling the fiber optics to private companies. Through its offices in Beijing, Sumitomo sold this technology to Chinese telecom companies ZTE and Huawei.
ZTE and Huawei have been no strangers to controversy. ZTE is currently being sanctioned, and Huawei is under investigation for selling forbidden technologies to Iran. Both companies also have connections to the Chinese Communist Party’s military, the People’s Liberation Army (PLA).
A U.S. military intelligence officer speaking anonymously said that not long after Sumitomo sold this U.S.-funded fiber optics to ZTE and Huawei, the PLA got its hands on it.
The officer said he had seen intelligence that confirmed PLA military equipment is using the same fiber optics commissioned by the Pentagon.
“It wasn’t stolen. It was for civilian, or nonmilitary, purposes,” he said. “In China, it is being used for naval and for aircraft, like the J-10 jet, the high-end destroyers, cruisers, as well as for these evolving carriers.
“Sumitomo Electric Lightwave has been the leading edge of developing highly advanced fiber optics for shipboard use, as well as for fighter jets and drones.
“Some of the technology has inadvertently come into control of ZTE and Huawei.”
A Quiet Arms Race
When it comes to advances in military equipment, underlying technologies such as fiber optics also need to keep pace to make the weapons systems effective. The officer noted that between nations, “it’s a constant race” to keep up with the development of systems such as fifth-generation fighter jets and shipboard weapons that process massive amounts of data. “If you, as an adversary, have access to that technology, you see generations of development.”
“The core issue of fiber optics is the ability to transmit data rapidly. Each new generation speeds it up. The faster you can transmit, the better it is,” he said, and added that there is “light-years’ [worth]” of difference between fiber optics today and that of 30 years ago.
According to Richard Fisher, senior fellow with the International Assessment and Strategy Center, advanced fiber-optic cables such as those developed by Sumitomo, “would be very attractive to the PLA.”
To grasp the significance of fiber optics to military technology, Fisher noted that it’s important to understand a bit of history.
In the 1970s, fighter jets moved to “fly by wire” technology, in which pilots controlled the planes by electric rather than hydraulic signals. Fisher said that for the fighter jets, this allowed for a “radical increase in maneuverability.”
The next development was with the introduction of fiber optics, referred to as “fly by light” technology. He said, “Compared to ‘fly by wire,’ fiber-optic cable allows for much more rapid and far greater transmissions of data.”
“Modern fighter radar and electronic warfare systems are dealing with data loads that are orders of magnitude greater than radar and electronic systems of the 1980s,” Fisher said. “The ability to move data faster could mean the difference in who calculates a fire solution first and shoots down the other guy.”
The officer said the same applies to missile systems. “The quality of rapid communications and high-speed data transmission is critical for effective missiles, and anti-ship missiles, and whatever missiles you can think of.”
Technology Transfers
According to an intelligence memo obtained by The Epoch Times, the Sumitomo technologies may have also been transferred to Iran. It states, “In Iran, the products ended up sometime between May 2009 and December 2009 with Isfahan Optics Industries, part of state-owned defense operation.”
It says these technologies are believed to be “a substantial quantity of FTTx Service Drop cable and about 30 (or many more) of the Type 39 Alignment Splicer.” The memo notes there is “limited information” on the exact quantities that were transferred.
It says the products made their way to Iran first through Malaysia, then through Dubai. It includes unconfirmed analysis on four additional companies believed to have been involved with the transfers to Iran.
The officer made clear that Sumitomo’s previous dealings with ZTE and Huawei do not appear to have been illegal. Yet, he said, the problem of dual-use technologies finding their way into hostile hands is becoming one the United States can no longer ignore.
“The suppliers, there is nothing nefarious about them—they are not trying to do something bad,” he said. Among the problems is that after technology is sold in a country like China, “technology suppliers don’t know how it will be used,” since there is no requirement for companies to know their end users.
He noted several additional cases. One involved a company selling technology to Iran for high value specialty metal alloys. Although the initial use of the technology was benign, he said, “The exact same stuff can be used to build similar components for nuclear weapons—these were dual-use.”
Another case was a Shanghai steel company that was obtaining metal technologies from Western companies. The technologies were then used for PLA weapons programs.
“The issue here is, there is no restraint to using technology in questionable environments,” he said.
“One of the biggest culprits in this whole scheme is President [Bill] Clinton, because he freely allowed China access to advanced military technology, like the W88 nuclear warhead. There were no restrictions.
“The [CCP] gained 25 years of development by getting U.S. technology for free.”
Regarding the case of a Pentagon-financed program ending up in the PLA’s hands, the officer said that the Beijing office of Sumitomo “should have at least made the attempt to see who the true end user is … Japanese companies, U.S. companies, whatever, know that a transfer technology could be used for all kinds of things.”
He said it’s a common problem in China that a foreign company working there does so with the knowledge that the Chinese Communist Party will obtain their technology. “The moment you insert technology into China, it’s lost,” he said.
Fisher shared a similar perspective, saying, “The Chinese military-industrial complex is constantly scouring the earth for top-of-the-line technologies that can be applied to military systems China is developing.
“Huawei and ZTE are cat’s paws for Chinese Communist Party domination, and we should treat them as such in every conceivable way.
“The reality of China’s pervasive civil-military integration policies means that anything we sell to China will be evaluated for military exploitation. … Anything we sell China … should be evaluated on whether that technology could end up killing our troops.”
Sanctions
In addition to employing sanctions, the Trump administration is proposing legislation that will make it more difficult for Chinese telecommunication companies to sell their products in the United States. The proposal would forbid money from the Federal Communications Commission (FCC) Universal Service Fund from being spent on technology or services of companies deemed a national security threat to U.S. communication networks and supply chains.
The U.S. Department of Commerce also recently announced that ZTE is banned for seven years from purchasing components from U.S. manufacturers as punishment for illegally selling telecommunications equipment that used American technology to Iran and North Korea.
Huawei could soon face similar sanctions, and is now allegedly being investigated by the U.S. Department of Justice for violating sanctions on Iran.
ZTE and Huawei did not respond to requests for comment sent by email.
Sumitomo could not be reached for comment by telephone.
Hơn 600 trận động đất tấn công, núi lửa Hawaii 'bừng tỉnh' phun tro bụi dữ dội
|
Putin bất ngờ "trảm" thêm 5 tướng lĩnh Nga
An Công | 04/05/2018 10:22
Tổng thống Vladimir Putin vừa ký sắc lệnh sa thải một số quan chức cấp cao của Bộ Nội vụ và Ủy ban điều tra. Tài liệu được công bố trên cổng thông tin chính thức về thông tin pháp lý.
Theo cùng sắc lệnh này, Tổng thống Putin đã thực hiện việc bổ nhiệm nhân sự mới tại một số cơ quan nhà nước cấp liên bang. Không có thông báo lý do thay đổi nhân sự.
Đây không phải là làn sóng sa thải nhân viên cấp cao đầu tiên của các cơ quan liên bang Nga. Gần đây, nhà lãnh đạo Nga cũng đã bãi nhiệm 11 vị tướng, bao gồm 3 tướng Bộ Nội vụ, 1 tướng Cơ quan thi hành án Liên bang, 5 tướng của Ủy ban Điều tra và 1 tướng của Bộ Tình huống Khẩn cấp đã bị miễn nhiệm.
Tên lửa “Dao găm” sắp trình làng của Nga khủng khiếp
tới đâu?
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho hay, tên lửa Kinzhal hiện đại sẽ lần đầu tiên trình làng trong lễ diễu binh mừng Ngày Chiến thắng (9/5) ở Moscow. Đây là loại tên lửa có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không.
“Máy bay đánh chặn MiG-31K hiện đại được trang bị tên lửa Kinzhal siêu thanh tối tân sẽ tham gia cuộc diễu binh mừng Ngày Chiến thắng,” RT dẫn lời Bộ trưởng Shoigu nói trong một cuộc điện đàm tại Bộ Quốc phòng Nga.
Máy bay đánh chặn MiG-31 của Nga mang theo tên lửa Kinzhal hồi tháng Ba. |
Còn theo tờ Vesti Newscủa Nga, hai chiến đấu cơ MiG-31K mang theo tên lửa Kinzhal sẽ bay qua Quảng trường Đỏ ở độ cao 300 m với tốc độ 600 km/h.
Tên lửa Kinzhal (trong tiếng Nga là Dao găm) là tên lửa siêu thanh phóng từ trên không, đã được quân đội Nga đưa vào thử nghiệm từ tháng 12/2017.
Chính Tổng thống Nga Vladimir Putin là người đầu tiên tiết lộ về loại tên lửa mới này cùng một số vũ khí hiện đại khác của Nga trong bài phát biểu hồi tháng Ba.
Theo RT, tên lửa Kinzhal được phóng từ các máy bay tầm cao như MiG-31K. Tên lửa này có phạm vi hoạt động là 2.000 km và có thể qua mặt tất cả các hệ thống phòng không đang được sử dụng trên thế giới. Tên lửa Kinzhal còn có thể tăng tốc lên gấp 10 lần tốc độ âm thanh. Bên cạnh đó, tên lửa Kinzhal có thể mang theo đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường.
Hồi cuối tháng Ba, Tướng không quân John Hyten, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ (STRATCOM) thừa nhận, Mỹ “không có bất cứ hệ thống phòng thủ nào có thể ngăn chặn được loại tên lửa như Kinzhal”.
Khi được hỏi về khả năng phòng thủ của Mỹ trước một cuộc tấn công bằng vũ khí siêu thanh tiềm tàng, ông Hyten đã miêu tả tình hình là “rất khó”.
Trong lễ diễu binh mừng Ngày Chiến thắng sắp tới, tên lửa Kinzhal sẽ không phải là vũ khí tối tân duy nhất được Nga cho trình làng. Theo Bộ trưởng Sukhoi, các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 là Su-57 cũng sẽ tham gia diễu binh.
Su-57 còn được gọi là Sukhoi PAK-FA (T-50) có thể bay với tốc độ siêu thanh. Khả năng tấn công các mục tiêu dưới mặt đất và trên không của Su-57 là tương đương nhau. Hồi cuối tháng Hai, chiến đấu cơ thế hệ 5 này đã được Nga triển khai tới Syria để tham gia chiến đấu thử nghiệm trong 2 ngày.
Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thừa nhận “lép vế” trước
Triều Tiên?
Ngày đăng : 08:58 - 03/05/2018
Tướng Mỹ Robert Neller cho rằng nguyên nhân khiến nhiều lực lượng của Thủy quân lục chiến vốn một thời được coi là "bất khả chiến bại", đang trở nên yếu thế, là do các đối thủ cạnh tranh của họ đã đi trước trong việc phát triển vũ khí tiên tiến.
Thủy quân Lục chiến Mỹ |
Mới đây, trong một phiên điều trần tại Thượng viện, Tư lệnh Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, Tướng Robert Neller thừa nhận, lực lượng triển khai tiên phong của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, vốn được cho là lực lượng bảo vệ trong những thập kỷ trước, thì nay lại đang ở thế yếu.
Trong bài phát biểu của mình, ông Neller nhấn mạnh: "Việc các đối thủ cạnh tranh chính của chúng ta như Trung Quốc, Nga, Triều Tiên,Iran và các tổ chức cực đoan - phát triển các vũ khí tầm xa chính xác đang khiến cho nhiều lực lượng triển khai tiên phong Hoa Kỳ rơi vào thế yếu".
Ông Neller cũng lưu ý rằng hầu hết các căn cứ thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở nước ngoài không được bảo vệ an toàn trước các đòn tấn công, dẫn đến khả năng chuẩn bị và tiến hành các hoạt động chiến đấu của lực lượng này bị suy giảm.
Tư lệnh Thủy quân lục chiến cho biết: "Chúng ta cần tăng cường củng cố các căn cứ này, bao gồm cả nhà chứa máy bay và các trung tâm chỉ huy. Cũng cần mở rộng khả năng sửa chữa nhanh các căn cứ không quân và hoàn thiện các cơ sở phòng không".
Hoa Kỳ không còn có thể duy trì các khái niệm quân sự dựa trên sự kiểm soát tuyệt đối trên biển, ông Neller kết luận.
Thủy quân Lục chiến Nga |
Trước đó, người đứng đầu Bộ Tư lệnh chiến lược Lầu Năm Góc, Tướng John Hayten tuyên bố, quân đội Mỹ đã quan sát cách thức Nga và Trung Quốc thử nghiệm tên lửa với nhiều mục đích khác nhau.
"Các vị nên tin vào những tuyên bố của ông Vladimir Putin về những gì ông ấy đang làm", vị tướng kết luận.
Hôm 1/3, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Nga Putin đã công bố về một loạt những loại vũ khí mới nhất có một không hai của Nga. Đó là hệ thống tên lửa Sarmat, thiết bị không người lái dưới nước Poseidon, tên lửa hành trình bằng năng lượng hạt nhân Burevestnik, tổ hợp tên lửa Kinzhal và vũ khí laser.
Tổng thống Nga cũng đề cập tới việc chế tạo hệ thống tên lửa chiến lược siêu thanh Avangard - hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa chiến lược được trang bị hệ thống siêu thanh, có thể bay với vận tốc gấp 20 lần vận tốc âm thanh.
Thủ tướng Israel được trao 'lôi vũ quyền' phát động chiến tranh giữa căng thẳng với Iran
|
Mỹ đẩy mạnh chiến lược Ả rập hóa chiến tranh Syria
Người Kurd Syria xác nhận, Mỹ dự định đưa quân của Saudi Arabia, UAE, Qatar… vào Syria để thực hiện chiến lược “Ả rập hóa chiến tranh Syria”.
Người Kurd xác nhận Mỹ sẽ triển khai quân Ả rập ở phía Bắc và phía Đông Syria
Mới đây, đã có hàng loạt các thông tin về việc Hoa Kỳ bị cáo buộc là đã thành lập các căn cứ quân sự mới ở tỉnh Al-Hasakah ở Đông Bắc Syria, cũng như ở tỉnh Deir ez-Zor, ở phía đông Syria, trong khu vực do Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) kiểm soát.
Ông Mazlum Abdi, chỉ huy của SDF, đã đưa ra một cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông Ả Rập, trong đó ông nhấn mạnh SDF sẽ sẵn lòng hợp tác, nếu các lực lượng Ả Rập trong liên minh quốc tế được triển khai tới Syria, để thay thế cho các đơn vị của Mỹ.
Một trong những lãnh đạo của Đảng Liên minh Dân chủ người Kurd (cánh chính trị của người Kurd) là ông Ewwas Eli, trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik cũng đã xác nhận rằng, dựa trên thông tin mà họ đã nhận được, Mỹ dự định triển khai một số lực lượng quân sự Ả Rập ở khu vực phía bắc Syria.
Theo ông, đây là một phần trong sự phát triển của một chiến lược chính sách đối ngoại mới của Mỹ trong khu vực, đó là chiến lược “Ả rập hóa chiến tranh Syria” của Mỹ (tuy nhiên, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc vẫn chưa chính thức xác nhận điều này).
Ông tiếp tục nói rằng "Mục tiêu của Hoa Kỳ là ngăn chặn áp lực gia tăng đối với lực lượng quân sự của họ trong khu vực do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát, đồng thời tăng cường sự bền vững trong chính sách Syria của mình, bằng cách thu hút các quốc gia Ả Rập vào liên minh.
Eli nhấn mạnh rằng, đây là những thông tin mà ông có được, còn giới lãnh đạo đảng của ông vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức về việc triển khai các lực lượng quân sự Ả Rập ở miền bắc đất nước.
Mỹ đang đẩy mạnh chiến lược ‘Ả rập hóa chiến tranh Syria’
|
Theo thông tin mà Sputnik nhận được từ các nguồn trong Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG - cánh quân sự của người Kurd, hiện là nòng cốt của Lực lượng Dân chủ Syria), liên minh Ả Rập, do Saudi Arabia dẫn đầu, đã đồng ý với một số nước Ảrập gửi quân đến phía bắc Syria và phía đông của con sông Euphrates, tại các căn cứ mà Quân đội Mỹ đã thiết lập từ trước.
Nguồn tin cho biết, mặc dù có một số quốc gia Ả rập tham gia (có thể là có thêm Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất hoặc Qatar), nhưng cũng đã có một số nước như Ai Cập và Jordan đang phản đối những bước đi “Ả rập hóa chiến tranh Syria” của Mỹ.
Được biết, chiến lược này được Mỹ thai nghén đã lâu nhưng đến giờ mới được triển khai, sau khi tình hình ở Syria đã leo thang căng thẳng vào hôm 15/4, sau vụ không kích của liên minh Mỹ vào Syria, với cáo buộc chính quyền Syria đã tiến hành một vụ tấn công hóa học ở thành phố Douma - khu vực Đông Ghouta, Damascus ngày 7 tháng 4.
Vụ việc được sử dụng để biện minh cho các cuộc không kích chống Syria, được thực hiện bởi liên minh do Mỹ lãnh đạo, mặc dù Damascus đã phủ nhận mạnh mẽ các cáo buộc và các quan sát viên quốc tế đã xác nhận không hề có vụ tấn công hóa học nào ở Douma, Đông Ghouta.
Chính quyền Moscow sau đó cũng đã tìm thấy các "nạn nhân" của cuộc tấn công bao gồm cả trẻ em và họ đã xác nhận rằng, họ đã bị buộc tham gia quay phim mà không hề biết rằng mình đã trở thành diễn viên trong một vở kịch dàn dựng để “lừa đảo”.
Chiến lược Ả rập hóa chiến tranh Syria của Mỹ khó thành công
Theo giới phân tích, Nhà Trắng đã có một ý tưởng mới là rời khỏi Syria, nhưng đồng thời vẫn duy trì sự hiện diện ở đây bằng cách triển khai một lực lượng quân sự Ả Rập đến các căn cứ quân sự mà Mỹ đã thiết lập ở Syria. Lực lượng này chủ yếu từ đến Vương quốc Ả Rập Saudi (KSA, Saudi Arabia).
Dường như kế hoạch đã được thúc đẩy tích cực trong thời gian gần như kéo dài một tháng, sau chuyến thăm Mỹ của của bộ trưởng quốc phòng Saudi Arabia, Thái tử Mohammed bin Salman. Và sự tồn tại của kế hoạch đã được công bố vào ngày 17 tháng 4 bởi bộ trưởng ngoại giao Saudi Arabia, Adel al-Jubeir, trong một cuộc họp báo chung với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres.
Chính phủ Hoa Kỳ đã không chỉ đề xuất với Saudi Arabia về việc họ sẽ thay thế quân Mỹ, mà đề nghị này cũng đã được đưa ra với Qatar và “Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất” (United Arab Emirates - UAE), hai nước này cũng sẽ đóng vai trò tương tự như Saudis.
Ngoài ra, nguồn thông tin còn tiết lộ về việc các chế độ Quân chủ vùng Vịnh sẽ cung cấp tiền để xây dựng lại miền bắc bị phá hủy của Syria. Có vẻ như, Mỹ và khối liên quân Ả rập này sẽ không chỉ dựa vào lực lượng quân sự, mà còn dựa vào việc "mua chuộc" dân địa phương.
Tuy nhiên, chiến lược được gọi là “Ả rập hóa chiến tranh Syria” này đã làm dấy lên ra một câu hỏi lớn là “người Mỹ có tính đến Nga và chính phủ Syria hay các đồng minh của chính mình là người Kurd hoặc 2 nước có ảnh hưởng lớn ở Syria là Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, về vấn để như vậy hay không?
Theo giới quan sát, khối liên minh Ả rập do Riyadh lãnh đạo không đủ khả năng thay thế Washington ở Syria. Nguyên nhân là bởi Saudi Arabia không đủ uy tín và tiềm lực quân sự để so đo với Nga và Syria; hơn nữa, tất cả các bên can dự vào Syria như Iraq, Iran, Lybia, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập đều chống lại sự hiện diện của Saudi bởi những xung đột lợi ích.
Liên quân Ả rập do Saudi Arabia lãnh đạo không đủ lực thay Mỹ ở Syria
|
Ngay cả đồng minh thân thiết nhất của Mỹ ở Trung Đông là Israel cũng không thích điều này. Tel Avip từ lâu vẫn còn mâu thuẫn xung khắc với khối Ả rập do Saudi lãnh đạo. Sự lớn mạnh về ảnh hưởng ở Trung Đông và sự hiện diện quân sự của Saudi ở Syria không thể khiến Israel hài lòng.
Thậm chí là cả người Kurd - đối tượng sẽ được chính Saudi hỗ trợ cũng không thích sự hiện diện của Riyadh bởi họ sợ nước này sẽ thu phục các thủ lãnh các bộ tộc Ả rập nằm trong khu vực do SDF kiểm soát hoặc các chỉ huy người Ả rập trong SDF; từ đó cướp mất các vùng đất Ả rập mà họ đã gian khổ lắm mới chiếm được từ tay khủng bố IS.
Ở các nước vùng Vịnh Ba Tư, đã có một số quan chức và học giả nghĩ rằng, có lẽ sẽ tốt hơn nếu những nước này tuyển mộ các tay súng Sudan, Pakistan, Afghanistan hoặc một số quốc gia nghèo khác ở châu Á, châu Phi để thay thế Mỹ trên chiến trường Syria.
Vì vậy, chiến lược “Ả rập hóa chiến tranh” của Mỹ đã khơi dậy những ký ức về một trong những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất của thời đại, đó là nhừng kỷ niệm cay đắng nhất của Mỹ ở Việt Nam với chiến lược “Thay màu da xác chết”/“Việt Nam hóa chiến tranh”.
Kế hoạch mới cho nước Mỹ để cứu vãn mặt ở Trung Đông cũng giống như những kế hoạch trước đây của Washington trong việc tái tổ chức khu vực và toàn cầu là một thất bại, nếu Mỹ không rút được những kinh nghiệm xương máu từ cuộc chiến ở Việt Nam cách đây 4 thập niên.
Thiên Nam
Ông Trump xứng đáng nhận Nobel Hòa Bình về vấn đề Triều Tiên?
Nhà báo Michael Chugani cho rằng phong cách ngoại giao "không giống ai" của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đạt được các kết quả trong thời gian ngắn hơn những người tiền nhiệm. Và một giải thưởng Nobel Hòa Bình dành cho ông sẽ là xứng đáng nếu các chiến lược ngoại giao của ông góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng trên bá
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Wccftech)
Trên SCMP, nhà báo Hong Kong Michael Chugani viết rằng trong hơn một năm đầu cầm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thể hiện một phong cách lãnh đạo với những chiến lược ngoại giao “độc nhất vô nhị”. Dù còn có những nghi ngại về phong cách lãnh đạo của ông Trump, song không thể phủ nhận, trong một số vấn đề, sự khác biệt trong những phát ngôn và động thái của ông đã cho thấy những kết quả đáng kể, tiêu biểu là vấn đề Triều Tiên.
Trong những năm gần đây, Bình Nhưỡng liên tiếp phóng tên lửa và thử hạt nhân và nhiều lần khẳng định sẽ không từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình. Không nhiều người có thể tưởng tượng một ngày nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ tuyên bố nhất trí mục tiêu phi hạt nhân hóa và từ bỏ vũ khí hạt nhân. Những kết quả tích cực của cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều hôm 27/4 vừa qua cho thấy một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân, hòa bình, ổn định và thịnh vượng đang ở gần hơn bao giờ hết.
Không thể phủ nhận trong thành công này có bóng dáng của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Và có những ý kiến cho rằng ông Trump rất xứng đáng nhận giải Nobel Hòa bình vì những đóng góp cho sự thay đổi tích cực trên bán đảo Triều Tiên.
Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Luke Messer đang kêu gọi sự ủng hộ nhằm đề cử Tổng thống Trump là ứng cử viên cho giải Nobel Hòa bình. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng từng phát biểu ông Trump hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu này. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham thì cho rằng Tổng thống Trump xứng đáng được nhận giải Nobel nếu ông đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Không phải đến thời của ông Trump, Mỹ mới quan tâm đến vấn đề Triều Tiên. Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đã là vấn đề khiến Mỹ đau đầu trong rất nhiều năm. Những người tiền nhiệm của ông Trump, kể cả cựu Tổng thống George W. Bush hay Barack Obama, đều không để lại dấu ấn đáng kể giải quyết vấn đề này trong thời gian 8 năm cầm quyền. Vậy là ông Trump lại làm được điều đó, chỉ trong vòng hơn một năm.
Rõ ràng, những lời cảnh báo và thái độ cứng rắn của ông Trump đối với Triều Tiên đã mang lại những hiệu quả đáng kinh ngạc. Sức ép từ Washington được cho là đã khiến nhà lãnh đạo Triều Tiên thay đổi thái độ, bày tỏ thiện chí tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và xúc tiến cuộc gặp với Trump vào cuối tháng này hoặc đầu tháng sau.
Năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Trump không chỉ thay đổi nền chính trị của nước Mỹ mà còn gây ảnh hưởng đến tình hình chính trị trên toàn thế giới. Dưới sức ép từ ông Trump, Trung Quốc nhận thức được rằng họ cần phải mở rộng thị trường của mình. Ông Trump cũng giúp lấy lại nhiều việc làm cho tầng lớp lao động tại Mỹ.
Trong chiến dịch vận động của ông Trump tại Michigan cuối tuần qua, có nhiều người tham gia là những công nhân và họ đã đồng loạt hô to “Nobel, Nobel”, thể hiện sự ủng hộ vị Tổng thống của mình được vinh danh vì những đóng góp cho hòa bình.
Ông Trump có được nhận giải Nobel Hòa bình hay không hay ông sẽ chia sẻ danh hiệu này với hai nhà lãnh đạo liên Triều? Điều này tương lai sẽ trả lời. Nhưng trước mắt, điều khiến ông Trump quan tâm hơn cả là cuộc gặp sắp diễn ra giữa ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Nhật Minh
n đảo Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Wccftech)
Trên SCMP, nhà báo Hong Kong Michael Chugani viết rằng trong hơn một năm đầu cầm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thể hiện một phong cách lãnh đạo với những chiến lược ngoại giao “độc nhất vô nhị”. Dù còn có những nghi ngại về phong cách lãnh đạo của ông Trump, song không thể phủ nhận, trong một số vấn đề, sự khác biệt trong những phát ngôn và động thái của ông đã cho thấy những kết quả đáng kể, tiêu biểu là vấn đề Triều Tiên.
Trong những năm gần đây, Bình Nhưỡng liên tiếp phóng tên lửa và thử hạt nhân và nhiều lần khẳng định sẽ không từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình. Không nhiều người có thể tưởng tượng một ngày nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ tuyên bố nhất trí mục tiêu phi hạt nhân hóa và từ bỏ vũ khí hạt nhân. Những kết quả tích cực của cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều hôm 27/4 vừa qua cho thấy một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân, hòa bình, ổn định và thịnh vượng đang ở gần hơn bao giờ hết.
Không thể phủ nhận trong thành công này có bóng dáng của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Và có những ý kiến cho rằng ông Trump rất xứng đáng nhận giải Nobel Hòa bình vì những đóng góp cho sự thay đổi tích cực trên bán đảo Triều Tiên.
Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Luke Messer đang kêu gọi sự ủng hộ nhằm đề cử Tổng thống Trump là ứng cử viên cho giải Nobel Hòa bình. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng từng phát biểu ông Trump hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu này. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham thì cho rằng Tổng thống Trump xứng đáng được nhận giải Nobel nếu ông đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Không phải đến thời của ông Trump, Mỹ mới quan tâm đến vấn đề Triều Tiên. Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đã là vấn đề khiến Mỹ đau đầu trong rất nhiều năm. Những người tiền nhiệm của ông Trump, kể cả cựu Tổng thống George W. Bush hay Barack Obama, đều không để lại dấu ấn đáng kể giải quyết vấn đề này trong thời gian 8 năm cầm quyền. Vậy là ông Trump lại làm được điều đó, chỉ trong vòng hơn một năm.
Rõ ràng, những lời cảnh báo và thái độ cứng rắn của ông Trump đối với Triều Tiên đã mang lại những hiệu quả đáng kinh ngạc. Sức ép từ Washington được cho là đã khiến nhà lãnh đạo Triều Tiên thay đổi thái độ, bày tỏ thiện chí tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và xúc tiến cuộc gặp với Trump vào cuối tháng này hoặc đầu tháng sau.
Năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Trump không chỉ thay đổi nền chính trị của nước Mỹ mà còn gây ảnh hưởng đến tình hình chính trị trên toàn thế giới. Dưới sức ép từ ông Trump, Trung Quốc nhận thức được rằng họ cần phải mở rộng thị trường của mình. Ông Trump cũng giúp lấy lại nhiều việc làm cho tầng lớp lao động tại Mỹ.
Trong chiến dịch vận động của ông Trump tại Michigan cuối tuần qua, có nhiều người tham gia là những công nhân và họ đã đồng loạt hô to “Nobel, Nobel”, thể hiện sự ủng hộ vị Tổng thống của mình được vinh danh vì những đóng góp cho hòa bình.
Ông Trump có được nhận giải Nobel Hòa bình hay không hay ông sẽ chia sẻ danh hiệu này với hai nhà lãnh đạo liên Triều? Điều này tương lai sẽ trả lời. Nhưng trước mắt, điều khiến ông Trump quan tâm hơn cả là cuộc gặp sắp diễn ra giữa ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Nhật Minh
|
Mỹ, Triều Tiên đã chốt thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh
Thanh Tuấn | 04/05/2018 21:37
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/5 cho biết thời gian và địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử giữa ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã được ấn định.
Hãng tin Bloomberg dẫn phát biểu của Tổng thống Trump với báo giới tại Nhà Trắng trước khi ông lên chuyên cơ Marine One nói rõ: “Chúng tôi đã chốt thời gian và địa điểm (của hội nghị)”. Ông không cho biết thêm chi tiết.
Dự kiến, một thông báo chính thức sẽ sớm được công bố.
Vì sao Mỹ yêu cầu cố vấn an ninh Hàn Quốc bí mật tới Washington?
Anh Tuấn | 04/05/2018 15:15
Theo hãng tin Reuters, cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc đang có mặt tại thủ đô Washington (Mỹ) để gặp gỡ người đồng cấp John Bolton trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp mặt lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Một quan chức Hàn Quốc cho biết, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã yêu cầu cố vấn an ninh Hàn Quốc Chung Eui-yong bay tới Mỹ để thảo luận về các vấn đề liên quan đến cuộc gặp mặt giữa nguyên thủ Mỹ và Triều Tiên.
Hàn Quốc đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ trong việc kiểm soát tiến trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Kim Jong-un đã cam kết sẽ thúc đẩy tiến trình “phi hạt nhân hóa toàn diện” trên bán đảo Triều Tiên trong cuộc gặp mặt vào ngày 27/4 vừa qua.
Được biết, phía Mỹ đã yêu cầu thông tin về chuyến thăm này được giữ kín do những nội dung nhạy cảm sẽ được thảo luận. Một quan chức chính phủ Mỹ cũng xác nhận chuyến thăm của ông Chung và cuộc gặp mặt với ông Bolton.
Triều Tiên cho biết họ sẵn sàng thảo luận về giải giáp vũ khí hạt nhân và từ bỏ chương trình hạt nhân của mình nếu sự an toàn của Triều Tiên được đảm bảo.
Một trong số những vấn đề chưa được xác định đó là địa điểm và thời điểm mà ông Trump sẽ gặp gỡ ông Kim. Tổng thống Mỹ từng đề xuất rằng cuộc gặp mặt này diễn ra tại làng đình chiến Panmunjom thuộc khu vực phi quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
Điều này sẽ buộc Washington phải phối hợp chặt chẽ với Seoul, mặc dù các quan chức Hàn Quốc nói rằng họ vẫn chưa nhận được lời mời tổ chức cuộc gặp mặt từ Mỹ. Ông Chung nhiều khả năng sẽ đề cập đến vấn đề địa điểm cũng như thảo luận về một “thỏa thuận quan trọng hơn” với các quan chức Mỹ về vấn đề Triều Tiên.
Triều Tiên đưa ra hàng loạt yêu cầu trước cuộc gặp lịch sử với Mỹ
Truyền thông nhà nước Triều Tiên đã đưa ra hàng loạt yêu cầu với Mỹ và Hàn Quốc sau khi hội nghị thượng đỉnh liên Triều kết thúc và trước thềm cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều xuất hiện trong bản tin của truyền hình Hàn Quốc được chiếu ở nhà ga Seoul (Ảnh: AP)
Theo báo Chosun (Hàn Quốc), Triều Tiên ngày 3/5 đã kêu gọi Hàn Quốc và Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, rút hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ triển khai tại khu vực tây nam Hàn Quốc và chấm dứt việc chỉ trích Triều Tiên lạm dụng nhân quyền.
“Âm mưu của Mỹ nhằm vào các vấn đề nhân quyền là hành động khiêu khích, tạo ra rào cản trên con đường hòa bình và đối thoại. Chúng tôi nghi ngờ sự chân thành của Mỹ về việc liệu nước này có thực sự muốn đối thoại hay không”, nhật báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, đăng tin ngày 3/5.
Trang mạng Uriminzokkiri của Triều Tiên chỉ trích tuyên bố của các quan chức Mỹ về việc ủng hộ duy trì sức ép tối đa với Triều Tiên. Uriminzokkiri mô tả các tuyên bố này là “sự xúc phạm và lăng mạ đối với nỗ lực chân thành hướng tới hòa bình” của hai nước.
Liên quan tới hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) do Mỹ triển khai tại Hàn Quốc, truyền thông nhà nước Triều Tiên cho rằng các nước hiện không còn bất kỳ “lý lẽ hay cớ” nào để tiếp tục duy trì sự hiện diện của các hệ thống này. Trang web tuyên truyền Meari của Triều Tiên nhấn mạnh việc triển khai “hệ thống THAAD là hành động mang dụng ý xấu gây tổn hại cho quan hệ liên Triều”, đồng thời kêu gọi dỡ bỏ THAAD “ngay lập tức”.
Những yêu cầu trên được đưa ra sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa kết thúc hội nghị thượng đỉnh tại khu phi quân sự liên Triều hôm 27/4. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí đạt mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và ký hiệp ước hòa bình chấm dứt tình trạng chiến tranh trong gần 7 thập niên qua.
Sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều, nhà lãnh đạo Kim Jong-un dự kiến sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào cuối tháng này hoặc đầu tháng sau. Tổng thống Moon Jae-in hồi tháng 4 từng nói Triều Tiên sẵn sàng đối thoại với Mỹ mà không đặt ra bất kỳ điều kiện nào, bao gồm cả yêu cầu Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc.
Thành Đạt
Mỹ bác tin Tổng thống Trump chỉ đạo xem xét rút bớt quân khỏi Hàn Quốc
Một cố vấn cấp cao trong chính quyền Mỹ đã bác bỏ thông tin rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ đạo Lầu Năm Góc chuẩn bị các phương án để giảm số binh sĩ Mỹ tại Hàn Quốc.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton (Ảnh: Reuters)
Reuters trích phát biểu của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton ngày 4/5 khẳng định, Tổng thống Trump không yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ nghiên cứu các phương án để rút bớt quân khỏi Hàn Quốc.
Phát ngôn của ông Bolton được đưa ra sau khi New York Times ngày 3/5 nói rằng họ có nguồn tin bên trong chính phủ Mỹ cho hay ông Trump đã chỉ đạo nhằm tìm phương án cắt giảm số binh sĩ Mỹ đồn trú ở các căn cứ quân sự tại Hàn Quốc.
Theo nguồn tin trên, nếu 2 Hàn Quốc và Triều Tiên ký kết hiệp ước hòa bình thì nhu cầu số binh sĩ Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, việc quân đội Mỹ rút hoàn toàn khỏi Hàn Quốc là điều không thể xảy ra.
“Câu chuyện New York Times đưa tin hoàn toàn vô nghĩa”, ông Bolton bình luận.
Mỹ hiện có khoảng 28.500 binh sĩ đồn trú tại Hàn Quốc kể từ sau cuộc chiến tranh liên Triều 1950-1953. Hôm 2/5, hãng tin Yonhap trích lời một quan chức cấp cao thuộc Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết quan điểm của chính phủ nước này là Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) đóng vai trò là nhà hòa giải giữa các cường quốc xung quanh Hàn Quốc như Trung Quốc và Nhật Bản.
Chính phủ Hàn Quốc cho rằng sự hiện diện quân sự của Mỹ tại đây là cần thiết ngay cả khi Seoul và Bình Nhưỡng kí hiệp định hòa bình. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng khẳng định: "USFK là vấn đề liên minh giữa Hàn Quốc và Mỹ, không liên quan đến hiệp ước hòa bình".
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên thời gian qua đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Ngày 27/4, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã có cuộc gặp thượng đỉnh song phương đầu tiên trong 10 năm trở lại đây. Hai nhà lãnh đạo đã đưa ra tuyên bố chung trong đó thống nhất sẽ tích cực tham gia vào tiến trình hòa bình cũng như phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Trong tháng 5 hoặc đầu tháng 6, ông Kim dự kiến sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Trump. Hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ bàn bạc về một số vấn đề trong đó có chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Đức Hoàng
Mỹ phản ứng sau khi có tin Trung Quốc đặt tên lửa phi pháp tại Trường Sa
Nhà Trắng ngày 3.5 bày tỏ quan ngại với hành động quân sự hóa trên Biển Đông mới nhất của Trung Quốc, đồng thời cảnh báo quốc gia châu Á sẽ nhận phải hậu quả ngắn lẫn dài hạn.
ài CNBC một ngày trước trích dẫn nguồn tin tình báo Mỹ cho biết Trung Quốc vừa triển khai hệ thống tên lửa chống hạm YJ-12B và phòng không HQ-9B trên ba cơ sở tại Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép).
Khi được hỏi về thông tin này, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết: “Chúng tôi biết về hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông. Chúng tôi đã trực tiếp bày tỏ quan ngại với họ về việc này, và sẽ có những hậu quả ngắn lẫn dài hạn”.
Theo các nguồn tin của CNBC, các hệ thống tên lửa được Bắc Kinh đưa đến đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn trong vòng 30 ngày trở lại đây. YJ-12B cho phép tấn công các tàu nổi trong phạm vi 295 hải lý (gần 550 km), còn các tên lửa HQ-9B được cho có khả năng nhắm các mục tiêu là máy bay, kể cả máy bay không người lái và tên lửa hành trình trong phạm vi 160 hải lý (gần 300 km). Nếu được xác thực, đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai tên lửa đến Trường Sa.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc không bình luận gì, trong khi Bộ Ngoại giao nước này ngang nhiên tuyên bố hành động triển khai tên lửa chỉ vì “an ninh quốc gia” và không nhằm vào quốc gia nào.
Eric Sayers, cựu cố vấn cho Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ, đánh giá hành động triển khai tên lửa là "sự leo thang nghiêm trọng", và phản ứng trước mắt mà Washington có thể thực hiện là hủy bỏ lời mời Bắc Kinh tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) dự kiến diễn ra vào tháng 7.
Theo ông Eric: “Trung Quốc xem lời mời góp mặt RIMPAC là dấu hiệu cho thấy nước này được công nhận là một trong những cường quốc hàng hải của thế giới, nhưng Bắc Kinh không nên được cho phép quân sự hóa tuyến hàng hải mở này và cũng không nên được tiếp tục xem là thành viên được chào đón của cộng đồng hàng hải”.
Vào tháng trước, Đô đốc Philip Davidson, người được đề cử thay ông Harry Harris giữ chức Tư lệnh PACOM, nhận định Trung Quốc có thể sử dụng “các cơ sở đang hoạt động” trên Biển Đông để thách thức sự hiện diện của Mỹ.
Cẩm Bình (theo Straits Times)
Lầu Năm Góc cáo buộc Trung Quốc phóng laser làm bị thương 2 lính Mỹ
A.T | 04/05/2018 08:57
Mỹ đã chính thức gửi thông báo tới chính phủ Trung Quốc trong đó yêu cầu điều tra việc căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Djibouti sử dụng laser chiếu vào máy bay Mỹ. Lầu Năm Góc hôm thứ Năm cho biết hành động trên đã dẫn đến thương tích cho hai phi công Mỹ.
Theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc Dana White, Mỹ tin rằng người Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng laser, nhắm mục tiêu vào máy bay vài lần trong những tuần gần đây. Bà White ước tính đã có ít nhiều 10 sự cố laser trong những tuần qua và cho biết các sự việc nêu trên là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các phi công Mỹ. Trước tình hình đó, Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc phải điều tra chuyện này.
Trung tá Chris Logan, một phát ngôn viên khác của Lầu Năm Góc, cho biết báo cáo từ phi công nêu rõ tia laser phóng từ gần căn cứ Trung Quốc đồng thời khẳng định đó là loại tia phục vụ trong quân đội.
Người Trung Quốc vừa xây dựng một căn cứ cách trại Lemonnier, nơi quân đội Mỹ đóng bản doanh ở bán đảo Sừng (châu Phi), chỉ vài cây số. Đây là căn cứ quân sự đầu tiên trên đất liền ở nước ngoài của Trung Quốc và được triển khai hoạt động từ năm ngoái.
Ngoài việc phản ứng qua kênh ngoại giao chính thức, Mỹ cũng ra một thông báo cho các phi công, trong đó nói rằng họ nên thận trọng khi bay gần một số khu vực nhất định ở Djibouti.
Theo AP, mắt các phi công bị thương nhẹ. Phóng laser nhắm vào máy bay là chuyện nghiêm trọng vì nó có thể làm tổn thương mắt phi công dẫn đến các rủi ro, nhất là khi họ đang cất cánh và hạ cánh.
Phương pháp mới đo lưu lượng máu não nhanh
Để đo lưu lượng máu não của bệnh nhân đột quỵ hoặc chấn thương sọ não, các chuyên gia y sinh học Mỹ để xuất chia chùm ánh sáng ra thành các phần và sử dụng công nghệ máy ảnh số thông thường để giảm giá thành và thu được kết quả nhanh chóng.
Theo tạp chí Optica, các chuyên gia y sinh học ở Đại học California, Mỹ, đã đề xuất một phương pháp mới để đo lưu lượng máu não. Theo các nhà khoa học, phương pháp này có thể được sử dụng cho bệnh nhân bị đột quỵ hoặc chấn thương sọ não. Phương pháp mới dựa trên công nghệ máy ảnh kỹ thuật số thông thường, giúp xác định các khu vực bị tổn thương một cách nhanh hơn và rẻ hơn.
Các nhà khoa học Wenjun Zhou và Vivek Srinivasan thông báo rằng họ đã sử dụng cách tiếp cận dựa trên thực tế là sóng ánh sáng chồng chéo nhau sẽ khuyếch đại hoặc tiêu hủy lẫn nhau như gợn sóng trên mặt nước. Vì vậy, họ chia chùm ánh sáng ra thành các phần - một trong số chùm đó chiếu vào đầu của bệnh nhân và phần chùm kia mạnh hơn, được hướng để nó lại liên kết với chùm tia đầu tiên, sau đó tín hiệu được truyền đến máy dò để phân tích dữ liệu thu được.
Kỹ thuật này làm tăng tín hiệu, giúp cho chẩn đoán rẻ hơn nhiều - thay vì 20 bộ tìm đếm photon có giá đến vài nghìn USD, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng một máy ảnh kỹ thuật số dựa trên CMOS (công nghệ tạo mạch tích hợp) với chi phí thấp.
Khi chùm tia chiếu vào, các hạt ánh sáng phân tách rải rác theo các hướng khác nhau và ở đầu ra, máy dò tìm phát hiện các đốm đen do máu và các mô. Những biến động này cung cấp thông tin về lưu lượng máu não. Phương pháp này được gọi là quang phổ DCS (diffuse correlation spectroscopy).
Một ưu điểm nữa của phương pháp này là các nhà nghiên cứu không cần phải tắt đèn trong phòng khi đo lưu lượng máu não. Nghiên cứu có thể được thực hiện ngay cả ngoài trời, dưới ánh sáng mặt trời. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm đo lưu lượng máu não các tình nguyện viên trong phòng thí nghiệm để khẳng định hiệu quả của phương pháp mới.
Vũ Trung Hương
Tên hiệu của Lý Bạch, Nguyễn Du, Trạng Trình nói gì về số phận họ?
Đã bao giờ bạn thắc mắc tên, tự và hiệu có ý nghĩa và ảnh hưởng như thế nào đến vận mệnh một cá nhân chưa? Hãy cùng xem người xưa lưu lại nội hàm sâu sắc trong văn hóa truyền thống.
Tên, tên tự và hiệu của một người nói cho chúng ta biết rất nhiều điều về vận mệnh, chí hướng, sở nguyện, sở thích của người đó. Ngoài ra nó còn có thể tiết lộ nguồn gốc sinh mệnh của con người, họ đến với nhân gian với những sứ mệnh đặc thù ở những thời kỳ đặc trưng. Để lưu lại nội hàm đặt định về văn hóa, phương thức đối nhân xử thế, lưu lại cho người đời sau noi theo.
Nguyễn Du tả Thúy Kiều, Thúy Vân:
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
“Cập kê” tức là đến tuổi làm “Kê lễ”, cùng với “Quan lễ”, có lẽ hơi khó hiểu với người hiện đại, nhưng nó lại rất phổ biến thông dụng trong văn hóa truyền thống Á Đông ngàn đời nay, gắn liền với truyền thống đặt tên tự. Nữ 15 tuổi được làm lễ cài trâm, còn gọi là “Kê lễ”. Nam 20 tuổi được làm lễ đội mũ, gọi là “Quan lễ” hay còn gọi là “Gia quan”, chính thức công nhận trưởng thành bước vào đời sống xã hội, tự lập, tự chịu tránh nhiệm xã hội.
Đồng thời với lễ cài trâm và lễ đội mũ, họ được đặt tên tự, đây là tên thường được gọi trong giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, lịch sự, nên thường không dùng tên đặt khi mới sinh (còn gọi là tên húy, nhũ danh).
Trẻ em trong vòng 3 tháng sau khi chào đời, người cha, hoặc ông, hoặc bậc bô lão uy đức trong họ sẽ đặt tên cho con, gọi là tên húy hay nhũ danh. Dựa vào truyền thống và chí hướng của gia đình dòng tộc, cũng như quan sát đặc điểm thiên hướng của con, và dựa vào sự cân bằng theo nguyên lý cân bằng âm dương, nguyên lý đạo trung dung. Cũng có khi đứa trẻ được bậc túc Nho, cao tăng, đại đức, đặt tên cho, thường các tiền bối đã biết rõ vận mệnh đứa trẻ, nên chọn cho nó cái cái tên chính là cái mệnh của nó.
Đến khi 20 tuổi với nam, và 15 tuổi với nữ, người cha hoặc bậc tôn trưởng đặt tên tự để giải thích rõ thêm, bổ sung cho tên. Như vậy sau thời gian giáo dục con cái, theo dõi chí hướng, tính cách, bậc tôn trưởng sẽ đặt cho tên tự nhằm thúc đẩy chí hướng, khuynh hướng tích cực, hạn chế thiên hướng tiêu cực của con cái. Do đó tên tự sẽ đồng nghĩa với tên chính, có tác dụng thúc đẩy thiên hướng tốt, hoặc mang một ý nghĩa đặt biệt về thân phận của người đó. Tên tự cũng có khi trái nghĩa với tên chính, có tác dụng kiềm chế mặt tiêu cực.
Còn tên hiệu, có nghĩa biệt hiệu, biệt danh, là tự xưng. Một người có thể nhiều biệt hiệu khác nhau, tên hiệu phản ánh đặc điểm, tính cách, chí hướng, hoài bão, hoặc xuất thân của người đó. Tên hiệu cũng thường được dùng khi tự xưng hô mình với người khác, hoặc người khác dùng trang trọng và thân mật.
Nữ 15 tuổi được làm lễ cài trâm, còn gọi là “Kê lễ”. Năm 20 tuổi được làm lễ đội mũ, gọi là “Quan lễ” hay còn gọi là “Gia quan” (Ảnh: amnguyethoacung)
Trong lịch sử có rất nhiều nhân văn sĩ, các bậc anh hùng nổi tiếng lưu danh hậu thế, tên tự của họ cũng để lại rất nhiều nội hàm:
1. Lý Bạch tên tự Thái Bạch
Tên và tự của ông đều cùng dùng chữ Bạch nghĩa là trắng, nhưng Thái Bạch lại ẩn chứa thân phận “cốt tiên” của ông, Thái Bạch Kim Tinh (ông Tiên trên sao Thái Bạch, cũng gọi là sao Trường Canh). Thế nên ông “Năm tuổi đọc thông lịch pháp, mười tuổi đọc Chư tử Bách gia”, và “Thập ngũ quan kỳ thư, tác phú lăng Tương Như” (15 tuổi xem được kỳ thư, làm thơ phú vượt cả Tư Mã Tương Như). Ông là người khai sáng dẫn dắt nền văn thơ, văn hóa, văn nghệ Thần truyền, là mẫu mực ngàn năm cho người đời sau học tập.
Lý Bạch hiệu là Thanh Liên Cư Sỹ nghĩa là Cư Sỹ Sen Xanh (bông sen của Phật giới). Cũng cho thấy xuất thân phi phàm của ông có liên quan đến Phật – Đạo – Thần trên Thiên thượng, xuống nhân gian là có sứ mệnh đặc thù, mà chúng ta có thể thấy được qua bài thơ “Lời tự – trả lời cháu họ tăng nhân Trung Phu đã tặng trà Ngọc Tuyền Tiên Nhân Chưởng” như sau:
Cư sỹ Thanh Liên thực Trích Tiên,Ẩn danh tửu quán mấy mươi niên.Ôn Châu cu sỹ đâu cần hỏi,Kim Túc Như Lai tại nhãn tiền
(Bản dịch ĐKN)
2. Đào Tiềm, tên tự là Nguyên Lượng
Tiềm nghĩa là ẩn giấu. Nguyên Lượng nghĩa là sáng đẹp hàng đầu. Như vậy tên và tự mang ý nghĩa trái nhau, nhưng rõ ràng rất ứng với cuộc đời và sự nghiệp của ông, tài năng nhưng chỉ làm những chức quan nhỏ, rồi từ quan quy ẩn tự cày cấy mưu sinh. Vì “Ta lại có thể vì năm đấu gạo mà phải chịu còng lưng, vòng tay thờ bọn tiểu nhân nơi thôn xóm ấy ru!”.
Nhưng sự nghiệp thơ văn ông lại rất rực rỡ. Ông là ngôi sao sáng khai sáng trường phái thơ điền viên, sống phiêu nhiên tự tại, hòa đồng với tự nhiên với Đạo. Người sau đánh giá “Đào Uyên Minh chiếu sáng cổ kim như một ngọn đuốc lớn, và được các văn nhân thi sĩ coi là tiêu biểu cho một nhân cách cao quý nhất”.
Đào Tiềm có tên hiệu là Uyên Minh, nghĩa là uyên thâm, thông minh, rất đúng với bản chất con người ông, kiến thức uyên thâm, trí huệ sáng suốt, có khả năng phò vua giúp dân. Nhưng xã hội loạn lạc, nghịch thần nịnh thần chuyên quyền hoành hành thì lui về ẩn cư, an bần lạc Đạo, tu tâm dưỡng tính, sống thảnh thơi, vui thú điền viên, tùy kỳ tự nhiên, có thể thấy qua phần đầu bài thơ “Uống rượu kỳ 5” của ông:
Cất nhà trong cảnh nhân gianNgựa xe chẳng vướng bụi trần vào đâyHỏi ông sao được như vầy ?Tâm hồn cao viễn, đất này hẹp thôi
(Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Hải)
Đào Tiềm có tên hiệu là Uyên Minh, nghĩa là uyên thâm, thông minh (Ảnh: Ksina)
3. Nguyễn Du có tên tự là Tố Như
Ngoài ra còn có các tên hiệu Thanh Hiên, Hồng Sơn Liệp Hộ, Nam Hải Điếu Đồ. Du có nghĩa là thoáng qua, vụt qua, chỉ ngắn ngủi. Tố nghĩa là phẩm hạnh thanh khiết, trong sạch. Như là bản tính chân như, tức Phật tính. Qua tên và tự của ông chúng ta có thể thấy nguồn gốc liên quan đến Phật và Đạo của ông.
Thấy được đời người ngắn ngủi, giả tạm, cõi nhân gian mê trong huyễn tượng, nên ông giữ cho mình cốt cách thanh khiết, trong sạch, giữ Phật tính trong tâm, không để danh, lợi, tình trói buộc. Do đó câu đầu và câu kết của Truyện Kiều của ông đã nói rõ điều này:
– Trăm năm trong cõi người ta
– Mua vui cũng được một vài trống canh
Từ tên hiệu Thanh Hiên, cho thấy Thanh là trong sạch, Hiên là xe ngựa của quan (thời xưa quan từ Đại phu trở lên được cấp xe ngựa có mui che), cho thấy ông là quan cao cấp triều đình, và là quan thanh liêm. Còn hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ nghĩa là Thợ săn núi Hồng. Còn tên hiệu Nam Hải Điếu Đồ nghĩa là người câu cá, anh hàng thịt ở Nam Hải.
Hai tên hiệu này cho thấy, chí hướng của Nguyễn Du là theo chân các các bậc Thánh nhân xưa, ẩn danh, giấu tài, như Khương Tử Nha làm người câu cá, Lục Tổ Huệ Năng ẩn mình sống với phường thợ săn.
Ông sống dưới thời Tây Sơn – Nguyễn Ánh, xã hội nhiều biến động, tuy không theo Đào Tiềm từ quan quy ẩn, ở chốn quan trường, giúp dân giúp nước, nhưng vẫn dấu mình, bảo toàn tính mạng, vui cùng bầu rượu túi thơ, lặng nhìn thế sự con tạo xoay vần:
Xuân đã xa dần oanh bỏ tổTháng năm bàng bạc tóc màu mâyTrăm năm chỉ ước say mềm mãiChìm nổi tựa mây ngẫm đắng cay
(Trích bài thơ “Đối tửu” – Lão Nông dịch)
4. Nguyễn Bỉnh Khiêm tên tự là Hanh Phủ
Tên húy là Nguyễn Văn Đạt, tên hiệu là Bạch Vân Am Cư Sỹ, và Tuyết Giang Phu Tử. Tên ông Văn Đạt nghĩa là tài văn hiển đạt. Tên Bỉnh Khiêm nghĩa là giữ vững đức khiêm nhu. Tên tự Hanh Phủ nghĩa là bậc thầy thông đạt. Từ tên và tự của ông cho thấy, ông là bậc thầy thông đạt tài cao, không những tinh thông Nho – Thích – Đạo, mà còn uyên thâm lý học, có thể tiên đoán đến 500 năm sau, danh tiếng hiển đạt vang tận các vương triều Trung Hoa, khiến các thầy địa lý phong thủy Trung Hoa ngưỡng mộ khen rằng: “An Nam lý số hữu Trình Tuyền”.
Và chính nhờ lời khuyên của ông “Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân” mà có được vương triều nhà Nguyễn, và cương thổ nước Nam được mở rộng về phía nam như ngày nay. Ông làm quan triều Mạc, nhưng vẫn được nhà Trịnh, Nguyễn sùng kính do tài năng, đức độ, đặc biệt là biết “giữ vững đức khiêm nhu” như tên cùa mình vậy.
Ông lấy tên Bỉnh Khiêm nghĩa là giữ vững đức khiêm nhu. Tên tự Hanh Phủ nghĩa là bậc thầy thông đạt. (Ảnh: tinhhoa.net)
Tên hiệu ông Bạch Vân Am Cư Sỹ nghĩa là Cư sỹ am mây trắng, Tuyết Giang Phu Tử nghĩa là Ông thầy ở sông tuyết, cho thấy ông cũng giống Lý Bạch ngoài Nho học ra còn tu luyện Phật – Đạo. Ông được suy tôn là Thanh Sơn Chân Nhân, đứng đầu Tam Thánh trong Đạo Cao Đài. Có thể thấy được gốc gác tu luyện của ông qua bài thơ “Nhẫn thì qua”:
Chưa dễ ai là bụt Thích CaMọi niềm nhân ngã nhẫn thì quaLòng vô sự trăng in nướcCủa thảng lai gió thổi hoaKìa khách xuân xanh khi trẻMấy người đầu bạc tuổi già?Thanh nhàn ấy ắt là tiên kháchÐược thú ta đà có thú ta
Về nội dung, chí hướng bài Nhẫn thì qua cũng có nhiều nét tương đồng với bài “Mời rượu tiễn biệt Tống Thừa Thử được vua bổ nhiệm Huệ Dực Trang” của Lý Bạch:
Học Đạo ba mươi xuân,Vốn Phục Hy hạ trần.Cung đình như giấc mộng,Mãi mãi bạn mây tùng.
(Bản dịch của ĐKN)
Tên hiệu Tuyết Giang Phu Tử nghĩa là Ông thầy ở sông tuyết, lại gợi cho chúng ta hình ảnh vị đạo sỹ câu cá trên dòng sông đầy tuyết trắng giữa núi rừng vắng bóng con người cũng như chim thú trong bài thơ Giang Tuyết của Liễu Tông Nguyên:
Chim ngàn bay đi hết,Muôn lối chẳng người qua.Áo tơi nón lá thuyền không,Một mình câu cả dòng sông tuyết hàn.
(Bản dịch của ĐKN)
(Còn tiếp)
Nam Phương
Đàm luận về chữ “nghĩa” trong văn hóa truyền thống
Chữ nghĩa (義) dạng phồn thể bao gồm chữ ngã (我) và chữ dương (羊). Thời xưa, dê là con vật dùng để tế sống, đem ra tế lễ Thần linh, Trời đất, thể hiện tinh thần hiến dâng. Còn chữ Ngã (我) là ta, đặt ở dưới chữ dương ((羊) mang ý nghĩa sự hiến dâng, tức là tinh thần phụng sự.
Ngoài ra, chữ dương (羊) còn mang một ý nghĩa khác là sự lương thiện, tốt lành, cát tường. Nhìn vào tổng thể chữ nghĩa (義) chúng ta hiểu, “nghĩa” là phụng sự, dâng hiến, vì người khác, vì công bằng (tín ngưỡng) mà chinh chiến…
Khi “nghĩa” phù hợp với tự nhiên thì nó là chính nghĩa, “nghĩa” trái với tự nhiên thì nó là phi chính nghĩa. Lúc điều phi chính nghĩa đem lại sự nguy hại to lớn đối với nhân loại thì thảo phạt, chinh chiến, dẹp bỏ cái phi chính nghĩa ấy sẽ là một loại việc làm chính nghĩa. Thời cổ đại, các cuộc chinh chiến, thảo phạt dùng “thiện” làm mục đích thì mới được xưng là “nghĩa”. Do vậy có thể thấy, “thiện” chính là điều kiện tiên quyết của “nghĩa”.
Nhìn lại lịch sử thời cổ đại, chúng ta sẽ hiểu hơn về chữ nghĩa này. Thời nay, người ta dùng chữ “diễn nghĩa” với hàm ý chỉ một loại hình thức nghệ thuật, như vậy là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì, cổ nhân vô cùng coi trọng cách dùng từ ngữ. Không phải rằng, tất cả những chuyện xưa đều có thể lấy tên là “diễn nghĩa”. “Phong thần diễn nghĩa”, “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tùy đường diễn nghĩa”, “Thật hiệp ngũ nghĩa”, những tác phẩm này được xưng là “diễn nghĩa”. “Tây du ký” chỉ có thể được gọi là “ký” (ghi chép, ghi lại), “Thủy hử truyện” cũng chỉ có thể được gọi là “truyện”. Từ sự khác nhau về tên gọi, chúng ta có thể nhận thấy nội hàm giữa chúng là khác nhau “một trời một vực”. Bởi vì, chỉ có vì thiện mà chinh chiến, thảo phạt thì mới có tên là “nghĩa”.
“Phong thần diễn nghĩa” còn có tên là “Phong thần bảng”, tổng cộng có 100 hồi. Tên gọi là “Phong thần diễn nghĩa” cho nên trọng điểm chính là từ “nghĩa” này. Chính là chỉ việc Khương Tử Nha phụ tá Chu Văn Vương thảo phạt nhà Thương, đem lại chính nghĩa cho nhân dân. Đây là manh mối chính, nguyên nhân chính mà tác phẩm có tên là “diễn nghĩa”. “Tam quốc diễn nghĩa” cũng có nguyên nhân chính là từ nhân nghĩa của Lưu Bị mà có tên như vậy. “Tùy đường diễn nghĩa” cũng là lấy lòng nhân nghĩa, yêu thương dân của Lý Thế Dân làm lý do chủ đạo để có tên “diễn nghĩa”. “Thất hiệp ngũ nghĩa” về cơ bản cũng là như vậy.
Nhân vật chính Lương Sơn hảo hán của “Thủy Hử truyện” mặc dù là thay trời hành đạo nhưng lại là một nhóm cường đạo, không có nhân tố thiện nên cũng chỉ có tên là “truyện”. Dùng cường đạo mà dựng truyện nên không thể được xưng là “nghĩa”. “Tây du ký” mặc dù là ngay chính, là tu luyện, không có liên quan đến chiến tranh, cho nên lấy tên là “ký” (ghi chép). Tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” cũng tương tự như vậy.
Chỉ có vì chính nghĩa mà chinh chiến thì mới được gọi là “diễn nghĩa”. Do đó, khi chúng ta đọc chuyện xưa phải biết được ý nghĩa chính và tinh thần chủ đạo của nó, có phải chân chính thuộc về thiện hay không.
Nghĩa là phù hợp với thiên đạo, là một loại thể hiện của thiên đạo. Bởi vậy, từ xưa đến nay con người luôn tin tưởng vững chắc rằng, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng tà ác! Cũng chính bởi, nghĩa là thể hiện của thiên đạo, cho nên, bảo vệ chính nghĩa là trách nhiệm của mỗi người.
Thời điểm giao tranh giữa cái chính nghĩa và cái phi nghĩa, nếu như ai im lặng trước cái chính nghĩa thì cũng tương đương với ủng hộ cái phi nghĩa. Mỗi người không thể thờ ơ tước việc bản thân mình lựa chọn và hành xử như thế nào trước cái chính nghĩa và phi nghĩa, bởi đó chính là cách mỗi người đang tự “diễn nghĩa” cho chính mình!
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
Mai Trà biên dịch
Người ta sống như thể mình không bao giờ chết, rồi cuối cùng chết đi như thể mình chưa từng sống
Thời Đức Phật tại thế, có một vị Quốc vương tên là Ða Vị Tả. Bỗng một ngày vua phát thiện tâm muốn bố thí rất nhiều, bao nhiêu của báu chất đầy như núi, rao rằng hễ ai đến xin đều cho bốc đi một nắm.
Người người đến xin đã dài ngày mà núi báu vẫn chưa suy suyển. Ðức Phật biết Quốc vương có nhiều phước duyên về trước có thể hóa độ, liền hóa làm một vị Phạm Chí đến thăm. Vua rất mừng rỡ, làm lễ xong hỏi rằng:
– Ngài muốn cần dùng gì xin cho tôi biết? Tôi vui lòng cúng dường.
Vị Phạm Chí đáp:
– Tôi từ xa đến đây, cốt xin nhà vua ngọc báu để đổi lấy vật liệu làm nhà ở.
Vua đáp:
– Tôi rất vui lòng xin Ngài bốc lấy một nắm.
Vị Phạm Chí bốc một nắm, đi bảy bước, trở lại trả chỗ cũ.
Vua hỏi:
– Cớ sao Ngài không lấy?
– Với số báu ấy thật đủ làm nhà, nhưng khốn cho tôi về sau còn phải cưới vợ nữa, thì không đủ dùng, nên tôi không lấy.
(Ảnh: hoavouu.com)
– Thôi, Ngài lấy thêm ba nắm.
Vị Phạm Chí bốc ba nắm, đi bảy bước trở lại trả chỗ cũ.
– Sao Ngài lại thế?
– Với số báu vật ấy thật đủ cả cưới vợ, nhưng lấy gì sắm ruộng đất, đầy tớ, trâu ngựa, tôi tính không đủ, nên thôi là hơn.
– Thôi, Ngài lấy thêm bảy nắm.
Vị Phạm Chí lấy xong, đi bảy bước lại trở lại trả chỗ cũ.
– Cớ gì Ngài vẫn chưa vừa ý?
– Nếu tôi có con cái phải lo cưới gả, sắm sửa, lại còn việc nhà đám kỵ, giao tiếp thân bằng, tôi tính vẫn cứ thiếu, nên không lấy.
– Tôi vui lòng cúng tất cả, Ngài lấy về dùng cho đủ!
Vị Phạm Chí bước lên núi báu rồi trở xuống không nhận.
Nhà vua thấy rất quái lạ, thưa rằng:
– Ý Ngài thế nào, tôi thật không hiểu.
– Bản ý tôi đến xin Ngài để mưu cầu sự sống. Song tôi xét lại mạng con người sống chẳng bao lâu, muôn vật cũng không thường hằng, sáng còn tối mất, khó giữ lâu bền. Dầu tôi được cả núi báu, vị tất đã lợi ích hoàn toàn cho bản thân. Lo toan tham muốn bao nhiêu, luống công nhọc nhằn bấy nhiêu, chẳng bằng dứt bỏ dục vọng, cầu đạo giải thoát, rèn luyện các đức tính tốt cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội, đều hướng về mục đích từ bi, trí tuệ là hơn, nên tôi không lấy.
(Ảnh: dream.co.id )
Khi đó nhà vua tỉnh ngộ, tâm ý sáng suốt cầu được nghe pháp.
Thuyết pháp xong, Đức Phật hiện Phật thân phóng hào quang sáng rực rỡ, vua và quần thần vui mừng hớn hở xin thọ ngũ giới, chứng quả Tu Ðà Hoàn.
***
Có câu: “Người ta thường sống như thể mình không bao giờ chết, và cuối cùng thì chết đi như thể mình chưa từng sống”. Bao đời nay, dẫu triều đại đổi thay, ở Đông hay Tây, thì một đời người vẫn không ngoài mấy việc: thành gia lập nghiệp, sinh con đẻ cái, tích cóp làm giàu… Người ta thường nhọc nhằn chạy theo những ham muốn này, mà ít ai tự hỏi: Ý nghĩa cuộc đời mình rốt cuộc là gì?
Một người tu Đạo xưa từng có thơ rằng:
“Cầu danh tham lợi khắp thế gian
Chẳng như lão nạp Đạo nhân gian
Gà được cho ăn nồi đã sủi
Nhạn đồng không thóc vẫn an nhàn
Phú quý trăm năm đâu giữ nổi
Lẽ Đạo luân hồi vẫn tuần hoàn
Khuyên người sớm kiếm đường tu luyện
Đánh mất thân người vạn kiếp nan”.
Nhà cửa, công danh, thân bằng quyến thuộc… thảy đều không theo bạn xuống mồ. Ý nghĩa cuộc đời là gì, bạn đã có câu trả lời cho mình chưa?
Thanh Ngọc
Chuyện chưa kể về vị tướng người Việt từng cầm quân giải cứu cho Tưởng Giới Thạch
Hồ Học Lãm là một con người rất đặc biệt. Xung quanh cuộc đời ông có rất nhiều câu chuyện thú vị.
Họ Hồ (cùng với các họ khác như họ Triệu, họ Hoàng) về khai thác vùng đất Thổ Đôi Trang – nay gọi là Quỳnh Đôi – Nghệ An, từ đầu thế kỷ XIV. Tính từ thời điểm khai hoang lập đất thuở đó cho đến khoa thi chữ Nho cuối cùng dưới triều Nguyễn ở nước ta, họ Hồ đã có gần 60 tiến sĩ và phó bảng, hơn 100 cử nhân.
Nhiều người trong dòng họ Hồ từng là tướng lĩnh cầm quân, Đại quan triều đình, có người từng làm quan đến chức Binh bộ Thượng thư… Một trong những người con ưu tú của dòng họ Hồ sau này chính là Hồ Học Lãm, một chí sỹ yêu nước với tư tưởng trung lập. Sinh thời ông là bạn học và cũng là người có công cứu sống Tưởng Giới Thạch – Lãnh tụ của Quốc dân Đảng thời cách mạng Trung Hoa.
Thân thế
Hồ Học Lãm, tên khai sinh là Hồ Xuân Lan, là con của sỹ phu yêu nước Hồ Bá Trị (?-1886) và bà Trần Thị Trâm (1861-?), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Trần Thị Trâm, tục gọi là Bà Lụa, sinh thời từng tham gia phong trào Cần Vương và Đông Du của hai nhà yêu nước Phan Đình Phùng và Phan Bội Châu, và được mệnh danh là “Tiểu Trưng”. Hồ Bá Trị và bà Trần Thị Trâm có hai người con trai là: Hồ Xuân Kiêm và Hồ Xuân Lan (Hồ Học Lãm).
Bác ruột của Hồ Học Lãm là Hồ Bá Ôn (từng giữ chức quan Án sát tỉnh Nam Định, hy sinh năm 1883 trong trận đánh với Pháp giữ thành Nam Định). Cha mất sớm vì bị người Pháp giết hại năm 1886, Hồ Học Lãm lúc này mới được 2 tuổi cùng người anh là Hồ Xuân Kiêm sống với mẹ. Bà Trần Thị Trâm vốn là con gái của Tiến sĩ – Quan Tri phủ Trần Hữu Dực. Vì bà thường sắm vai buôn lụa để tham gia hoạt động yêu nước của lãnh tụ Phan Đình Phùng và Phan Bội Châu nên còn có tên là “bà Lụa”.
Do ảnh hưởng từ sự giáo dục của mẹ, Hồ Học Lãm sớm ý thức về lòng yêu nước. Năm 1906, hưởng ứng phong trào Đông Du, ông Lãm sang Nhật du học. Ngày con trai xuất dương bà Trần Thị Trâm – mẹ ông, đã tiễn con đến tận Hải Ninh thuộc biên giới Việt Trung để đi Quảng Châu. Trước khi chia tay con, bà xé chiếc khăn đang đội trên đầu làm hai mảnh, một mảnh đưa cho con và dặn: “Cái khăn này được dệt ra là để rửa mặt cho con người. Con sinh ra là để rửa nhục đất nước. Con ra đi chuyến này sẽ gặp khó khăn, nhưng không được bỏ việc giữa chừng”…
Trong cuốn hồi ký “Hồi tưởng về cha tôi – Hồ Học Lãm”, cô Hồ Mộ La cũng có kể rằng: khoảng năm 1906 – 1907, ông Hồ Học Lãm cùng một số thanh niên Việt Nam được cụ Phan Bội Châu đưa sang Nhật học theo phong trào Đông Du. Ở Nhật Bản, được hoàng thân nhà Nguyễn lúc bấy giờ là ông Nguyễn Cường Để giúp đỡ, đoàn lưu học sinh được sắp xếp vào học trường võ bị Chấn Vũ.
Đầu năm 1907, đoàn lưu học sinh Việt Nam bắt đầu học cấp tốc tiếng Nhật 3 tháng, sau đó vừa học tiếng vừa học lý thuyết quân sự cũng như cách sử dụng một số loại súng.
Một số nhân vật tham gia phong trào Đông Du do Phan Bội Châu dẫn đầu. (Ảnh: Pinterest)
Quen biết và trở thành bạn thân của Tưởng Giới Thạch
Khoảng đầu năm 1908, Tưởng Giới Thạch cũng vào học trường Chấn Vũ và làm quen với một số bạn học. Đặc biệt, trong số đó Tưởng Giới Thạch chơi rất thân với ông Hồ Học Lãm.
Bà Hồ Mộ La viết trong hồi ký rằng ông Hồ Học Lãm từng kể về người bạn Trung Quốc này như sau: “Tưởng Giới Thạch khôi ngô, tuấn tú, rất thông minh. Thực ra anh ta là thân tín của Trần Kỳ Mỹ, một trong những lãnh tụ trong Đồng Minh Hội của Tôn Trung Sơn… Có lần, anh ta nhờ mình viết luận văn trả bài thi, có lẽ là do bận hoạt động chính trị nên thường xuyên vắng mặt ở lớp. Mình học có giỏi giang gì đâu, chẳng qua dân xứ Nghệ quen học gạo, cho nên có kết quả học tập trội hơn một tý…”.
Năm 1908, do người Pháp gây áp lực, Chính phủ Nhật trục xuất lưu học sinh Việt Nam. Ông Hồ Học Lãm theo cụ Phan Bội Châu sang Trung Quốc. Nhờ Ông Tưởng Giới Thạch giới thiệu, ông tiếp tục học trường quân sự có tên: “Thông quốc lục quân tốc thành học đường” – tiền thân của trường sĩ quan lục quân Bảo Định sau này. Ông Hồ Học Lãm tốt nghiệp trường quân sự tại Bảo Định năm 1911.
Trong thời gian học tại Bảo Định, Ông Hồ Học Lãm cũng từng quen thân với một số người bạn Trung Hoa như Ông Bạch Sùng Hy, Ông Lý Tế Thâm. Những người này sau đó đều là tướng tá nổi tiếng của Trung Hoa Dân Quốc.
Ông Hồ Học Lãm theo cụ Phan Bội Châu sang Trung Quốc vì bị Pháp gây áp lực lên Nhật Bản ép trục xuất những người theo phong trào này. (Ảnh: VOV)
Cứu mạng Tưởng Giới Thạch và trở thành sỹ quan trong Bộ tổng tham mưu của quân đội Trung Hoa Dân Quốc
Tháng 11/1911, khởi nghĩa Vũ Xương rồi cách mạng Tân Hợi thắng lợi, Tưởng Giới Thạch từ Nhật về Trung Quốc hoạt động ở tỉnh Chiết Giang. Ông Tưởng đã viết thư cho Ông Hồ Học Lãm rủ về Chiết Giang tham gia hoạt động cùng. Nhận thư Tưởng, ông Hồ Học Lãm có viết thư hỏi cụ Phan Bội Châu và được ủng hộ với đại ý: “Cách mạng của ông Tôn Trung Sơn nếu không thành công thì công cuộc cứu nước của mình sẽ khó khăn. Trong lúc chờ thời cơ và rèn luyện qua thực tiễn, cứ tham gia Trung Hoa cách mạng quân”.
Chính trong thời gian này, ông Hồ Học Lãm đã có ân huệ với Tưởng Giới Thạch. Theo Hồi ký “Hồi tưởng về cha tôi Hồ Học Lãm” của bà Hồ Mộ La có viết: “Sau khi giải phóng Hàng Châu và Thượng Hải, ông Tưởng và cha tôi tiếp tục Bắc phạt. Trong một trận ông Tưởng bị quân phiệt Bắc Dương vây hãm nguy khốn, song cha tôi đã kịp thời đem quân đến giải vây, do đó ông Tưởng càng tỏ ra quý mến cha tôi hơn”.
Và ông Hồ Học Lãm đã trở thành một cán bộ quân sự rất có uy tín trong quân đội Trung Hoa dân quốc, được tiến cử về làm việc tại Cục tác chiến với quân hàm cấp tướng. Ông Hồ Học Lãm luôn được đồng nghiệp trong Bộ Tổng tham mưu Trung hoa dân quốc kính trọng vì lối sống hòa nhã, đôn hậu và một phần cũng vì ông là ân nhân của Tưởng Giới Thạch đồng thời cũng là bạn học với các sĩ quan cấp cao như Bạch Sùng Hy, Lý Tế Thâm.
Năm 1936, Ông Hồ Ngọc Lãm tham gia tổ chức “Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội”. Với một tâm hồn luôn hướng về Tổ quốc Việt Nam, ông đã có rất nhiều đóng góp cho phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Gia đình chí sỹ Hồ Học Lãm. Từ Phải sang, hàng ngồi: Hồ Học lãm, Hồ Mộ La, Ngô Khôn Duy. Hàng sau: Lê Thiết Hùng, Hồ Diệc Lan, Bùi Hải Thiệu.
Năm 1940, Hồ Học Lãm bị suy tim, hen suyễn nặng, phải nằm bệnh viện tại Quế Lâm (Trung Quốc). Ông mất tại Quế Lâm ngày 8 tháng 3 năm Quý Mùi, tức ngày 12 tháng 4 năm 1943, hưởng thọ 60 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm nuối tiếc khôn nguôi trong giới sĩ phu và nhân dân yêu nước. Trước khi mất ông dặn gia đình hãy thay mình phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng tộc họ Hồ.
Hồ Học Lãm có vợ là bà Ngô Khôn Duy (1893-1980) và hai con gái là Hồ Diệc Lan (1920-1947) và Hồ Mộ La (sinh 1930). Bà Ngô Khôn Duy là con gái của Ngô Quảng, lãnh binh của lãnh tụ Phan Đình Phùng.
Con gái lớn của Hồ Học Lãm là bà Hồ Diệc Lan, kết hôn với Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, vị tướng đầu tiên của Quân đội Việt Nam, nhưng vì bệnh hiểm nghèo nên bà Diệc Lan mất từ năm 1947 khi mới 27 tuổi. Người con gái út của gia đình ông Hồ Học Lãm – bà Hồ Mộ La, có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ nên khi về nước bà được vào học tại trường Nhạc viện và sau này trở thành giảng viên của trường Nhạc viện Hà Nội. Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục, trước khi nghỉ hưu, bà được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Đường Phong
Chí sĩ Hồ Học Lãm và chuyện chưa kể về mối giao tình thân thiết với Tưởng Giới Thạch, Phan Bội Châu
Ít ai biết giữa sự phồn hoa, hào nhoáng ngồn ngộn những quán xá đông đúc của phố thị, trong một con hẻm khá tĩnh lặng đặc trưng của Hà Nội xưa vẫn còn sót lại một nhân chứng sống của lịch sử Việt Nam và Trung Hoa. Bà Hồ Mộ La đã sống qua hai thế kỷ, chứng kiến nhiều đổi thay và thăng trầm của dòng chảy lịch sử…
Dưới đây là một góc khuất lịch sử được bà Hồ Mộ La (nhân vật tôi) ghi chép lại trong “Hồi tưởng về cha tôi – Hồ Học Lãm”, cuốn hồi ký về chí sỹ yêu nước Hồ Học Lãm, người theo lời kêu gọi của cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
***
Khi có lời kêu gọi xuất dương “Đông du” cứu nước của cụ Phan Bội Châu, bà nội tôi, Trần Thị Trâm, tục gọi là bà Lụa, hưởng ứng ngay. Đích thân bà đưa con trai thứ rất đỗi yêu quý cùng một số thanh niên khác (bà đã làm việc đó nhiều đợt) đến biên giới Việt – Trung để vượt biên sang Trung Quốc chờ dịp đi Nhật.
Trước khi đưa con trai đi, bà nội tôi đi xem bói. Thầy bói phán rằng: “Chuyến đi buôn xa của con trai bà e rằng có đi không về… Hai mẹ con bà có khi không gặp mặt nhau nữa…”. Bà nội tôi trăn trở nhiều đêm không ngủ. Nhưng cuối cùng bà tặc lưỡi nói với cha tôi: “Lời phán của thầy bói lăng nhăng tin làm chi… mà con trai quẩn bên váy mệ biết khi mô nên người!… Thôi, đi đi con ạ, mệ sẽ sống khỏe mạnh đợi con trở về, mong rằng khi đó con cầm quân đuổi Pháp khỏi nước mình, mệ tin con làm được, con là đứa con can đảm có chí của mệ”.
Đó là một đêm mưa phùn gió bấc năm 1906, trời lạnh lẽo, lòng người tê tái trước cuộc chia tay sinh ly tử biệt. Hai mẹ con nắm chặt tay nhau không nói nên lời, tuy không khóc ra tiếng, nhưng đều nước mắt đầm đìa. Cuối cùng chiếc thuyền đánh cá ghé vào bến giục giã, cha tôi cùng hai người bạn xuống thuyền, quay lại nhìn lên bến thấy bóng người mẹ đứng so vai đơn chiếc, cha tôi muốn òa lên khóc vì thương mẹ nhiều nỗi. Nhưng nghĩ đến ông nội tôi bị giặc giết, bà nội can trường lặn lội đó đây hoạt động cứu nước, nghĩ đến ăn mày chết đói rải xác trên đường quốc lộ từ Bắc vào Nam… cha tôi cắn răng nén tiếng thổn thức…
Sau này có lúc cha tôi kể với mẹ tôi: “Khéo lời phán của ông thầy bói là đúng, nay mình đã sắp ngũ tuần, chưa thấy loé lên tia hy vọng nào về sự nghiệp cứu nước. Bản thân mình sức hèn, tài mọn, chẳng làm nên trò trống gì… lắm khi lòng nóng như lửa thiêu…”.
Ảnh minh họa: Unsplash
Con thuyền đánh cá chở ba thanh niên Việt Nam đi suốt đêm, đến chiều hôm sau, khi sắp cập vào một cửa khẩu ở Quảng Đông, thì có tin báo lính tuần đang lục soát các thuyền đánh cá, ba người phải ôm bọc quần áo nhảy vội xuống nước, nấp dưới đuôi thuyền. May là khi đó trời đã tối mịt, chờ khi bọn lính tuần đi khỏi, cả ba mới lặng lẽ bơi vào bờ… Giữa mùa đông Trung Hoa băng giá, do ngâm lâu dưới nước, cha tôi nhiễm lạnh đến sưng phổi. Ở Quảng Đông, ông phải làm bốc vác kiếm cơm từng bữa, nói gì đến dành tiền mua thuốc. Dần dà, cha tôi bị hen phế quản, sau cùng biến chứng thành bệnh tim to…
Trong thời gian chờ đợi, cha tôi và hai người bạn làm phu bốc vác và học tiếng Trung Quốc. Khi cụ Phan Bội Châu lo đủ kinh phí và số lượng thanh niên Đông du, cụ đích thân dẫn đoàn sang Nhật. Đến Tokyo, nhờ sự giúp đỡ của hoàng thân Nguyễn Cường Để, đoàn lưu học sinh được sắp xếp vào học trường võ bị Chấn Vũ.
Mùa xuân năm 1907, thời gian đầu lưu học sinh Việt Nam học tiếng Nhật cấp tốc trong ba tháng, sau đó vừa học tiếng, vừa học lý thuyết cơ bản, thao tác quân sự, cách sử dụng súng trường, súng lục, v.v. Nói chung lưu học sinh Việt Nam hăng hái học tập, nhưng một số ít do không chịu đựng nổi cuộc sống kham khổ của người lính, đã bỏ về nước. Học quân sự vừa được một năm, do sự gây sức ép của người Pháp, chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất toàn bộ lưu học sinh quân sự ra khỏi nước Nhật (trừ một số ít học chuyên ngữ tại trường Thanh Hoa Tokyo như Trần Thức Canh, sau này lấy tên là Trần Trọng Khắc, được cụ Phan gửi sang Đức học về y)… Cuộc “Đông du” của cụ Phan Bội Châu coi như thất bại.
Khoảng mùa xuân 1908, Tưởng Giới Thạch cũng vào học trường Chấn Vũ vì cùng chí hướng phản đế, phản phong, quen thân một số lưu học sinh Việt Nam, trong đó đặc biệt chơi thân với cha tôi. Trong một bữa ăn ở Tam Sơn Lý, cha tôi kể chuyện: “Tưởng Giới Thạch khôi ngô, tuấn tú, thông minh… Có lần, anh ta nhờ mình viết luận văn trả bài thi. Không hiểu hắn bận gì thường xuyên vắng mặt ở lớp… Thực ra anh ta là thân tín của Trần Kỳ Mỹ, một trong những lãnh tụ của Đồng minh Hội của Tôn Trung Sơn… Mình học có giỏi giang gì đâu, chẳng qua dân xứ Nghệ quen học gạo, cho nên kết quả học tập trội hơn một tý…”.
Một số lưu học sinh Việt Nam trong phong trào Đông Du (1905-1909) (ảnh tư liệu, GS Chương Thâu sưu tầm)
Một người Việt Nam sống trong nhà tôi lúc đó hỏi: “Thế cụ có viết luận văn hộ cho Tưởng không?”, “Có, luận văn quân sự mang tính chiến thuật không có gì khó. Mặt khác mình nghĩ, đi học nước ngoài quen thân nhiều bạn bè nước ngoài càng tốt chứ sao? Hơn nữa, anh ta có tư tưởng tiến bộ, chống phong kiến, đế quốc, các kiến giải của anh ta khi đó khá tiến bộ”.
Năm 1908, trước tình hình chính phủ Nhật trục xuất lưu học sinh Việt Nam, có nhiều thanh niên nhân dịp đó xin trở về nước, bởi vì cuộc sống lưu học ở nước ngoài quá ư thiếu thốn, gian khổ. Một số học sinh xứ Nghệ – Tĩnh và xứ Bắc vốn quen cuộc sống kham khổ, đã cương quyết theo cụ Phan sang Trung Quốc. Nhờ sự giới thiệu của Tưởng Giới Thạch, đặc biệt nhờ sự giúp đỡ của nhóm nhân sĩ tiến bộ đứng đầu là Khang Hữu Vi, cụ Phan được trường quân sự của Mãn Thanh “Thông quốc lục quân tốc thành học đường”, tiền thân của trường sĩ quan lục quân Bảo Định, nhận đào tạo quân sự cho một số thanh niên Việt Nam, trong đó có cha tôi.
Cha tôi học tại đấy khoảng ba năm, chơi thân với các bạn đồng học như Bạch Sùng Hy, Lý Tế Thâm và nhiều người khác nữa, họ là những thanh niên yêu nước Trung Quốc. Theo mẹ tôi kể, nhiều bạn đồng học Trung Quốc rất quý cha tôi vì tính khoan hòa, khiêm tốn, hiếu học, đối nhân xử thế trung thực, nhân hậu. Sau này, Bạch Sùng Hy, Lý Tế Thâm đều là tướng lĩnh cao cấp của quân đội Quốc Dân đảng Trung Quốc. Một số khác là đại tá, thiếu tướng cùng làm việc trong bộ Tổng tham mưu tại Nam Kinh cùng cha tôi, nghĩa là giữa cha tôi với một số bạn học vừa là đồng môn, đồng ngũ, và đồng liêu nữa.
Xuân hè năm 1911, trong thời gian đang học ở trường sĩ quan lục quân Bảo Định, cha tôi tiếp cận và chơi thân với một số bạn đồng học có tư tưởng chống đế quốc, chống phong kiến và truyền tay nhau đọc “Tam dân chủ nghĩa” của Tôn Trung Sơn. Qua câu chuyện mẹ tôi kể, cha tôi chơi khá thân với Tưởng Giới Thạch, thỉnh thoảng giữa họ có thư tín với nhau.
Từ năm 1913, cha tôi mất liên lạc với cụ Phan Bội Châu. Vẫn biết vị thầy, vị lãnh tụ của mình vì sự nghiệp cứu nước, bất chấp mọi gian khổ, nguy hiểm bươn chải đây đó, không chịu ngồi yên một chỗ. Song bao năm trời giữa hai người vẫn giữ mối liên hệ thường xuyên với nhau, nay bỗng bặt tin. Sau khi về Hàng Châu ổn định công việc, cha tôi ra sức tìm kiếm, cuối cùng được biết đô đốc tỉnh Quảng Đông Long Tế Quang cầm tù cụ Phan khoảng hai năm chưa thả.
Bia tưởng niệm phong trào Đông Du. (Ảnh: Wikipedia)
Ông liền đến gặp Lư Vĩnh Tường trình bày mọi sự tình, đề nghị ông ta viết thư tay để cha tôi cầm đi gặp Long Tế Quang. Đô đốc Hàng Châu vốn biết cha tôi là người Việt Nam yêu nước, là bạn học của Tưởng Giới Thạch. Hơn nữa ông ta là người trọng nghĩa khí nhận lời ngay, và cho cha tôi nghỉ phép để đi Quảng Châu. Đến đó, cha tôi đưa thư cho Long và đề nghị thả cụ Phan ra. Giữa Lư và Long vốn là chỗ quen biết, cuối cùng Long chịu thả cụ Phan.
Bị giam cầm hơn hai năm, cụ Phan hầu như không nắm được tình hình thời cuộc. Vừa được thả, cụ đòi đi Nam Ninh Quảng Tây ngay để bắt liên lạc với trong nước. Sau khi phân tích tình hình nội chiến giữa quân cách mạng với quân phiệt Bắc Dương, tình hình chính trị nhiều phe cánh ở Trung Quốc và tình hình thế giới, việc đi lại dễ gặp những sự bất trắc, cha tôi khuyên cụ Phan hãy về Hàng Châu nghỉ dưỡng sức một vài tháng, vì cụ mới ra tù, rồi sẽ tìm cơ hội. Khi đó, cụ mới chịu theo cha tôi về Hàng Châu.
Mẹ tôi rất quý trọng cụ Phan, thường kể rằng cụ Phan có phong độ đạo mạo, nhưng cũng rất hóm hỉnh và rất tinh nghịch. Tâm cụ luôn sục sôi vì sự nghiệp cứu nước. Văn chương cụ nồng nhiệt, hào sảng. Hễ lóe ra một tia hy vọng nào đó, cụ quên cả tuổi tác, sức khỏe và bất chấp hiểm nguy vội vàng đi ngay. Con người cụ chân thành và cả tin, đôi lúc hơi nông nổi.
Cha tôi làm việc trong bộ máy nhà nước của Trung Hoa Quốc Dân đảng, lại tương đối quảng giao, nên nắm được nhiều thông tin và tình hình chính trị. Vì sợ cụ Phan bị sa bẫy, nên giữa hai thầy trò có giao kèo với nhau: Hễ cụ Phan muốn đi đâu, nhất thiết phải trao đổi với cha tôi, để nếu có thể, cha tôi sẽ đi cùng để bảo vệ cụ, hoặc để cụ đi một mình, nhưng nếu có việc gì xảy ra, cha tôi còn biết đường mà tìm.
Ở Hàng Châu có cụ Nguyễn Thượng Hiền cũng là người xuất dương tìm đường cứu nước. Sau này thấy thời cuộc phức tạp, sự nghiệp cứu nước còn mù mịt, cụ chán nản bỏ đi tu. Ngoài ra còn có Phan Bá Ngọc, con trai cụ Phan Đình Phùng, cũng thuộc thế hệ Đông du, sau vì không chịu nổi cuộc sống gian khổ, cuối cùng làm mật thám cho Pháp. Ông ta không ở hẳn Hàng Châu, không rõ nghề nghiệp, thỉnh thoảng gửi bài đăng ở “Binh sự tạp chí”, hay đi Quảng Châu và Thượng Hải và vẫn đi lại với gia đình tôi.
Về Hàng Châu, cha tôi giới thiệu cụ Phan với Tổng giám đốc nhà in “Binh sự tạp chí” – ông Lâm Lương Sinh. Ông Lâm vốn có thiện cảm với cách mạng Việt Nam, vừa hay đang cần thêm một biên tập viên, cho nên ông nhận ngay cụ Phan vào làm việc. Như vậy, trong ban biên tập ngoài hai người Trung Quốc còn có hai người Việt Nam, đó là Trần Trọng Khắc và cụ Phan.
Để nội dung tạp chí phong phú, Ban biên tập nhận các bài luận văn quân sự hoặc chính trị của cha tôi nữa. Như vậy mấy thầy trò cụ Phan và Trần Trọng Khắc, Hồ Học Lãm, v.v… thường xuyên gặp mặt nhau khi đi vãn cảnh Tây Hồ Hàng Châu, lúc đi ăn liên hoan ở nhà hàng với nhau, bàn luận thời cuộc v.v… Cuộc sống cụ Phan nay tạm ổn.
Tây Hồ Hàng Châu, một thắng cảnh rất nổi tiếng. (Ảnh: Wikipedia)
Một hôm cụ Phan nói chuyện với cha tôi: “Năm nay anh cũng băm ba, băm tư tuổi rồi đấy nhỉ. Sự nghiệp cứu nước xem ra còn lâu dài, anh cũng nên tính chuyện lấy vợ đi chứ”. Cha tôi khẽ cười, thưa: “Biết lấy ai bây giờ. Đành ở vậy thôi”. Cụ Phan cho biết có con gái cụ Ngô Quảng, nguyên phó lãnh binh của cụ Phan Đình Phùng, tên là Ngô Khôn Duy. Vốn là học sinh cưng của cụ Đặng Thúc Hứa bên Xiêm, Khôn Duy hiện theo học “Trường Đức Hoa nữ tử cao đẳng tiểu học” ở Khúc Giang, Quảng Đông, mùa hè năm ấy sẽ tốt nghiệp.
Cuối hè năm 1918, cha mẹ tôi thành hôn thú. Theo giấy giá thú, cụ Phan đứng chủ hôn. Năm đó cha tôi ba mươi tư tuổi, còn mẹ tôi hai mươi lăm tuổi.
Tháng 3 năm 1920 mẹ tôi sinh con gái đầu lòng là Hồ Diệc Lan ở thành phố Hàng Châu. Sau đó mẹ tôi sinh nở bốn, năm bận trai có, gái có. Vì khung xương chậu mẹ tôi nhỏ, trình độ y học thời đó còn kém, cho nên các anh chị khác của tôi, người chết ngay trên bàn đẻ, người chỉ sống được một vài tháng. Mỗi bận sinh nở, vì mẹ tôi đẻ khó, phải dùng thuốc mê.
Điều này đã để lại chấn thương cả về tinh thần lẫn sức khỏe cho mẹ tôi. Còn tôi, suýt nữa đã không được ra đời. Vì khi có mang tôi, hai ông bà bàn nhau sẽ bỏ tôi đi và bà đã uống thuốc đả thai… Nhưng tôi cứng cổ quá, cứ ở lỳ trong bụng mẹ, và được sinh ra cuối tháng 8 năm 1930. Khi đó mẹ tôi ba mươi bảy tuổi, cha tôi bốn mươi sáu tuổi, và gia đình đã về ở Nam Kinh.
(Trích hồi ký “Hồi tưởng về cha tôi – Hồ Học Lãm” – Hồ Mộ La)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét