TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

   GENERAL WORLD NEWS


Khách Trung Quốc bị đánh vì không trả tiền: Gọi 17 món

Sau khi lời qua tiếng lại, nhóm du khách Trung Quốc người cầm ghế, người cầm dao đuổi theo đánh nhau với nhân viên nhà hàng.

Sáng 5/7, một đại diện Công an phường Lộc Thọ, TP Nha Trang, Khánh Hòa xác nhận trên địa bàn đã xảy ra cuộc ẩu đả giữa một nhóm du khách người Trung Quốc và nhân viên nhà hàng hải sản Let's Go trên đường Trần Phú, phường Lộc Thọ vào tối 6/5.
Vị cán bộ công an cho biết, sau khi nhận được thông tin sự việc, Công an phường Lộc Thọ đã lập tức có mặt và giải quyết sự việc.
Nguyên nhân vụ việc liên quan đến việc tính tiền và thanh toán tiền sau khi nhóm khách Trung Quốc ăn nhậu.
Khach Trung Quoc bi danh vi khong tra tien: Goi 17 mon
Vụ ẩu đả giữa 2 bên
Một số người dân cho rằng nhóm khách sau khi ăn uống nhưng không trả tiền vì cho rằng nhà hàng khi tính tiền không đúng giá niêm yết.
Trao đổi thêm về sự việc, ông Thạch Ngọc Tĩnh - Chủ nhà hàng hải sản Let's Go cho biết, khi tới nhà hàng nhóm du khách người Trung Quốc có 17 người, gọi tổng số 17 món và uống nhiều bia.
"Nhóm du khách này sau khi uống say thì tự động đi về không trả tiền, đi được khoảng 500 mét thì nhân viên nhà hàng có chạy theo và yêu cầu thanh toán.
Tuy nhiên, nhóm khách có thái độ rất hung hãn. Khi đó họ say xỉn, lớn tiếng quá, họ còn cầm dao đòi đánh người nên người dân quanh đó rất bức xúc.
Vấn đề chỉ là do cách thể hiện nên một số người dân bức xúc quá, đã ăn uống không trả tiền còn trả tiền nên người dân quay lại đánh", ông Tĩnh thuật lại.
Khach Trung Quoc bi danh vi khong tra tien: Goi 17 mon
2 bên xảy ra ẩu đả
Sau đó 2 bên xảy ra ẩu đả, các nhân viên nhà hàng đuổi đánh và yêu cầu trả tiền. Nhóm này cũng nhanh chóng tìm ghế và dao đuổi theo tấn công các nhân viên nhà hàng. Hai bên giằng co, làm náo loạn cả khu phố.
Khach Trung Quoc bi danh vi khong tra tien: Goi 17 mon
Du khách Trung Quốc cầm dao đuổi theo nhân viên nhà hàng
Trước thông tin nhóm du khách này không đồng ý trả tiền vì cho rằng nhà hàng tính tiền không đúng giá niêm yết, ông Tẩn khẳng định:
"Tại thời điểm ăn xong, nhóm du khách này đứng dậy ra về và không nói năng gì. Nhà hàng này lại không để ý là chưa trả tiền. Đi được 1 đoạn thì nhân viên mới chạy theo, họ mới nói vấn đề rằng tính không đúng giá.
Nhưng họ đã không nói  với nhà hàng khi còn ở đó hay gọi công an đến giải quyết mà bỏ đi".
Chủ nhà hàng cũng cho hay, bình thường khách đến đây rất lịch sự, vui vẻ. Có thể là do nhóm du khách này đã uống say nên mới có hành động như vậy.
"Hiện sự việc đã được giải quyết và giảng hòa giữa hai bên, không còn vấn đề thắc mắc. Nhóm này đã trả gần 7 triệu đồng trên tổng hóa đơn là 9 triệu đồng.  Hôm nay họ đã về nước", ông Tẩn nói thêm.
Minh An


Cracks in Mueller probe: Questions over Manafort charges, Flynn plea emb...



Trump to Mueller investigators: 'Just wait ‘till the Courts get to see y...



Trump’s GOP ‘warriors’ lead charge against Mueller


Ứng viên Giám đốc CIA Gina Haspel muốn rút lui vì bê bối trong quá khứ

Hùng Cường | 07/05/2018 16:12
Ứng viên Giám đốc CIA Gina Haspel muốn rút lui vì bê bối trong quá khứ
Bà Haspel tuyên bố sẽ rút lui nhằm tránh ảnh hưởng đến danh tiếng của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).

Ứng viên Giám đốc CIA Haspel tuyên bố sẽ rút lui nhằm tránh ảnh hưởng đến danh tiếng của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).

Hai nguồn tin giấu tên nói với Reuters ngày 6/5 cho biết, bà Gina Haspel – người được Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử giữ cương vị lãnh đạo Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã tìm cách rút lui vì lo ngại bị phanh phui vai trò trong chương trình thẩm vấn sử dụng tra tấn.
Theo các nguồn tin trên, Haspel đã thông báo với Nhà Trắng ý định rút khỏi cương vị bà được Tổng thống Trump đề cử nếu điều đó giúp bà tránh được phiên điều trần phê chuẩn chức vụ Giám đốc CIA tại Ủy ban Tình báo Thượng viện dự kiến diễn ra vào ngày 9/5. Haspel lo ngại phiên điều trần có thể làm tổn hại đến danh tiếng của CIA.
Washington Post là tờ báo đầu tiên đăng tải thông tin về việc bà Haspel có ý định rút lui. Theo đó, hôm 4/5 vừa qua, bà Haspel đã được triệu tập đến Nhà Trắng để làm rõ hơn vai trò của bà đối với các biện pháp thẩm vấn của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) vốn bị chỉ trích là tra tấn.
Sau khi nói với các quan chức Nhà Trắng ý định rút lui, bà Haspel đã trở về trụ sở chính của CIA ở Langley, Virginia.

Giấu chuyện làm ăn với Trung Quốc, giám đốc CIA gặp rắc rối

Hai quan chức Nhà Trắng là Giám đốc các vấn đề lập pháp của Nhà Trắng Marc Short và Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders sau đó vội vàng đến Langley để thảo luận thêm trong nhiều giờ đồng hồ nhưng cũng không thể thuyết phục bà Haspel thay đổi quyết định.
Phải đến chiều 6/5, Nhà Trắng mới lên tiếng đảm bảo rằng bà Haspel sẽ không rút lui.
“Quyền Giám đốc Haspel là một ứng cử viên có trình độ cao, người đã cống hiến hơn 3 thập kỷ phục vụ cho đất nước của mình. Đề cử bà Haspel không thể bị chỉ trích của những nhà phê bình thân cận với Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) làm chệch hướng”, phát ngôn viên Nhà Trắng Raj Shah nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử bà Gina Haspel giữ chức Giám đốc CIA thay thế ông Mike Pompeo – người đã trở thành Ngoại trưởng Mỹ hồi tháng trước. Đề cử này vấp phải sự phản đối bởi vai trò của bà Haspel trong chương trình thẩm vấn [chương trình trình này hiện không còn tồn tại-ND]. Theo đó, CIA đã bắt giữ và thẩm vấn các nghi phạm Al-Qaeda trong các nhà tù bí mật ở nước ngoài bằng các “kỹ thuật” bị lên án./.

Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran là ‘mở cửa cho quỷ chiến tranh’

Bảo Vĩnh | 07/05/2018 17:10
Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran là ‘mở cửa cho quỷ chiến tranh’
Tổng thống Pháp không thuyết phục được ông Trump - Ảnh: AP

Trả lời phỏng vấn báo Der Spiegel (Đức), ông Macron nói hành động “mở hộp quỷ Pandora” của Tổng thống Mỹ có thể làm bùng phát chiến tranh, và ông nhấn mạnh: “Tôi không nghĩ ông Trump muốn chiến tranh”.

Chủ nhân Nhà Trắng chớ nên “xé” Thỏa thuận
Thỏa thuận có tên chính thức Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) này do Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng các cường quốc khác (Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc và Đức) đạt được với Iran hồi năm 2015, nếu Iran từ bỏ tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân, đổi lại là được quốc tế dỡ bỏ sự trừng phạt tài chinh-kinh tế Iran.
Ngoài việc đồng ý thanh tra đột xuất, Iran cũng giảm số lò phản ứng dùng để làm giàu uranium và giảm kho trữ nguyên liệu này. JCPOA còn buộc Iran phải cấp visa dài hạn, thỏa mãn các điều kiện làm việc cho từ 130-150 thanh sát viên thuộc Ủy ban năng lượng hạt nhân quốc tế (IAEA).
Tuy nhiên, ông Trump đã gọi JCPOA là “một thỏa thuận tồi tệ” và dọa sẽ hủy bỏ vì thỏa thuận có nhiều “sơ hở khủng khiếp, không giải quyết rốt ráo hoạt động tên lửa của Iran. Iran ủng hộ các tổ chức chính trị nước ngoài như lực lượng vũ trang Hezbollah được Iran cung cấp vũ khí và huấn luyện, đang chiến đấu giúp chính phủ Syria trong cuộc nội chiến.
Hồi tháng 1, ông Trump ra tối hậu thư 12.5, Quốc hội Mỹ và các đồng minh phải sửa JCPOA theo ý ông, nếu không thì sau thời hạn chót này, ông sẽ nối lại lệnh cấm vận Iran.
Hiện nhóm E3 (Pháp-Anh-Đức) ủng hộ duy trì JCPOA, nhưng vì muốn ngăn Mỹ rút nên ủng hộ đàm phán để sửa đổi, gồm bổ sung điều khoản liên quan chương trình tên lửa của Iran, bên cạnh vẫn tiếp tục ngăn Iran làm giàu uranium sau năm 2025.
Cách đây 2 tuần, ông Macron có chuyến thăm Mỹ nhằm thuyết phục chủ nhân Nhà Trắng không thực hiện lời dọa rút Mỹ khỏi JCPOA. Ông Macron nói JCPOA là giải pháp duy nhất mà cộng đồng quốc tế có để ngăn chặn tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân (VKHN) của Iran.
Nhưng khi về nước, ông Macron từng nói ông không tin Tổng thống Mỹ sẽ nghe theo lời khuyên của ông.
Ngày 6.5, Chủ tịch Ủy ban quân vụ Hạ viện Mỹ, nghị sĩ Mac Thornberry cũng tuyên bố: Tổng thống Mỹ sẽ phạm sai lầm nếu ông “xé” JCPOA.
Ông Thornberry được xem là một tiếng nói mạnh về các vấn đề an ninh quốc gia của đảng Cộng hòa cho biết, dù ông chống JCPOA nhưng lúc này mà rút khỏi thỏa thuận thì sẽ làm xói mòn ưu thế của Mỹ chống lại Iran.
Vị nghị sĩ khuyên chủ nhân Nhà Trắng chớ nên rút khỏi JCPOA: “Tôi từng nghĩ nó rất tệ. Nhưng câu hỏi chuyện gì sẽ xảy ra, nếu Mỹ rút? Iran sẽ đuổi các thanh sát viên và chúng ta sẽ mất sự giám sát đang có?”.
Rồi ông Thornberry khuyên ông Trump nên làm việc với nhóm E3 để giải quyết các lỗ hổng trong JCPOA. Ngược lại, “xé” thỏa thuận thì chỉ giải thoát sức ép cho Iran, trong khi lại xảy ra chia rẽ giữa Mỹ với các đồng minh châu Âu.
Tổng thống Iran: Mỹ sẽ phải hối tiếc nếu rút khỏi JCPOA
Đại sứ Anh tại Mỹ, Ngài Kim Darroch nói ông Trump chưa có quyết định nào về JCPOA, và Mỹ có thể tiếp tục duy trì, nếu Mỹ-Iran đàm phán về khả năng sửa đổi để thỏa thuận có giá trị hơn, trả lời được những quan ngại của Tổng thống Mỹ.
Ông Trump không cho biết ông sẽ hành động thế nào: “Tôi không cho quý vị biết tôi sẽ làm gì, nhưng nhiều người nghĩ họ biết. Trước hoặc trong ngày 12.5 tới, chúng tôi sẽ có quyết định”.
Theo Hạ nghị sĩ Mark Meadows thuộc đảng Cộng hòa và là đồng minh thân cận của ông Trump, Tổng thống Mỹ sẽ chưa “xé” JCPOA, chí ít trong một thời gian ngắn.
Lý do: ông Trump đang tập trung cho cuộc gặp thuợng đỉnh Mỹ-Triều đầu tiên, giữa ông với lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 22.5 tới, bên cạnh đó là chính sách thương mại với Trung Quốc.
Cùng ngày 6.5, Tổng thống Hassan Rouhani của Iran tuyên bố trên đài truyền hình quốc gia: “Mỹ sẽ hối hận tầm lịch sử” nếu rút khỏi JCPOA vì Iran đã có kế hoạch hành động chống lại các quyết định của Tổng thống Trump.
Tổng thống Rouhani còn nói: “Nước ta tôn trọng sự tuân thủ JCPOA, nhưng cũng kiên định tuyên bố với toàn thế giới, châu Âu, Mỹ, phương đông và phương tây: “Chúng ta sẽ không thương lượng vũ khí và hệ thống phòng vệ của nước ta với bất kỳ ai. Việc Iran quyết định làm gì để tự vệ không phải là công việc của người khác”.

Inline image
Hôm nay, 7/5/2018, Vladimir Putin sẽ tuyên thệ nhiệm kỳ Tổng thống thứ tư, và có lẽ là nhiệm kỳ Tổng thống cuối cùng của ông. Trước công chúng, hình ảnh của ông được xây dựng là một lãnh đạo mạnh mẽ, quyết đoán đến mức gần như cứng rắn. Nhưng con người thật của Putin có phải luôn như vậy? Có lẽ là không. Khi nhận lấy chiếc ghế Tổng thống Nga, ông hẳn đã hiểu và chấp nhận rằng bên cạnh quyền lực lớn lao để có thể đưa nước Nga trỗi dậy là sự cô đơn mà ông khó có thể chia sẻ cùng ai. Như chính ông đã từng nói "Đôi khi, sự cô đơn là cần thiết để chứng minh rằng mình đúng
háng 2/2012, hai người đàn ông không trò chuyện gì với nhau dù ngồi cùng trên chiếc limousine của chính phủ băng qua những con phố tắc nghẽn ở Moskva. Một người là Vladimir Putin - khi đó thủ tướng quyền lực của nước Nga, người kia là nhà làm phim tài liệu người Đức - Hubert Seipel. Họ chỉ trao đổi vài câu thân thiện để ghi hình cho một cảnh quay rất bình thường.
Putin có tâm trạng tốt và cười rất nhiều. Nhưng rồi cuộc phỏng vẫn chững lại và cuộc trò chuyện bất ngờ chìm vào im lặng, đằng sau khung cảnh là các tòa nhà cao lớn của thủ đô nước Nga. Putin nhìn ra cửa sổ một cách căng thẳng và mím môi lại. Seipel thì xoa cằm. Giữa hai người trở nên xa lạ.
Sự gượng gạo chỉ kéo dài ít giây, và Seipel chỉ dùng nó cho phiên bản mở rộng của bộ phim mà ông làm. Nhưng tình tiết này cho thấy thực sự khó khăn để hai người đàn ông - vốn không có điểm gì chung ngoại trừ bộ phim họ đang thực hiện - có thể chuyện trò một cách gần gũi. Nỗ lực làm thân của Seipel dường như khiến cả hai cảm thấy mệt mỏi.
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 2.
Tổng thống Nga Putin và Hubert Seipel. Ảnh: NDR/ cinecentrum
Đây là một trong vài cuộc phỏng vấn dài mà Seipel thực hiện với người đàn ông quyền lực nhất nước Nga để xây dựng bộ phim "Tôi, Putin", phát sóng trên kênh truyền hình ARD của Đức vào 27/2/2012. Cả Seipel và Putin đều có ý định tận dụng không khí thân mật trong cuộc phỏng vấn để thu lợi cho mình, và cả hai đều biết đối phương cũng có ý định như mình.
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 3.
Cho đến trước bộ phim của Seipel, chính trị gia quyền lực nhất nước Nga chưa bao giờ là nhân vật chính trong một tư liệu mô tả chân thực đến vậy, và chắc chắn không phải là qua góc nhìn của một nhà báo phương Tây, người được phép biên tập các đoạn phim theo cách mà bản thân thấy phù hợp. Ông Putin thường không để cánh báo chí tiếp xúc quá gần với mình. Đối với ông, hình ảnh phổ biến nhất trên truyền thông thường là những khoảnh khắc đầy sức mạnh khi ông đi săn gấu, cởi trần bơi trong hồ nước giá lạnh, lái phi cơ chiến đấu, điều khiển xe đua Công thức 1, hay thử sức với tàu lặn...
Đội ngũ truyền thông điện Kremlin - một nhóm khoảng hơn hai chục phóng viên được tuyển chọn khắt khe - thường tháp tùng Putin trong các màn xuất hiện công khai của ông. Nhóm này thường dành nhiều giờ chơi billiards ở tư gia của Putin tại Moskva, trong khi ông thường tới trễ vì bận rộn. Không ít người trong số họ tỏ ra ghen tị khi thủ tướng quyết định trao cơ hội chưa từng thấy cho Seipel, bằng một cuộc phỏng vấn hoàn toàn không bị giới hạn - ngoại trừ chuyện đời tư của ông.
Nhà làm phim đã tạo dựng được bầu không khí tương đối thân thiết với thủ tướng Putin - người đã đắc cử tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ ba chỉ 1 tuần sau khi bộ phim của Seipel trình chiếu. Seipel cũng vượt qua được những giá trị bề nổi mà ông Putin cố gắng thể hiện, để khắc họa sâu hơn con người vị chính khách Nga.
Putin - như thường lệ - đóng vai cứng rắn, trong khi Seipel chứng minh luôn luôn có những điểm yếu và nỗi buồn hiện diện đâu đó.
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 5.
Hubert Seipel mất hai năm rưỡi để chuẩn bị cho phim "Tôi, Putin". Ông viết các câu hỏi gửi văn phòng báo chí điện Kremlin, đồng thời tranh thủ mối liên hệ cá nhân, thân thiết với một vài người được Putin tin tưởng. Không có phản hồi gì trong suốt 2 năm. Nhưng rồi Putin gửi lời mời Seipel đến thăm.
Seipel là một nhà làm phim chính trị lão luyện. Ông đã thực hiện hàng tá phim tài liệu về các vấn đề phức tạp, từ chiến sự ở Kosovo cho tới vụ bê bối tham nhũng ở Volkswagen bị phanh phui năm 2005. Dù ban đầu không đánh giá cao Seipel, nhưng Putin đã dần dần chấp thuận ý tưởng về bộ phim. Đó là một tư liệu khác xa những hình ảnh chính thức của một chính khách mà công luận đã quá quen thuộc. Thay vào đó, phim khai thác khía cạnh phía sau bức màn quyền lực, và trả lời một câu hỏi thú vị: Cảm nhận khi là Vladimir Putin thực ra như thế nào?
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 6.
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 7.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một buổi tập luyện hockey trên băng. Ảnh: NDR/ cinecentrum
Trong một góc máy, ông Putin xuất hiện và tập luyện môn hockey trên băng một mình, trong đêm, giữa một sân vận động hoàn toàn trống vắng. Ở một cảnh khác, ông đến bể bơi vào sáng sớm với bạn đồng hành duy nhất là chú chó Labrador màu đen tên Koni - rất "chịu khó" liếm mặt thủ tướng.
Rồi, Putin chơi hockey trên băng vào ban đêm, lần này các đồng đội là những vệ sĩ của ông và họ thi đấu với đội các vệ sĩ của Dmitry Medvedev - đồng minh thân cận của Putin, thời điểm đó là tổng thống Nga. Trong giờ nghỉ, Putin được nhìn thấy ngồi một mình và có vẻ mệt mỏi.
Một lần khác, Putin đi bộ tới cuộc họp chính phủ - và vẫn một mình.
Không khó để thấy, dù là đi đến đâu - kể cả trong một chuyến đi săn với những người bạn ở Siberia xa xôi, luôn luôn có một "vùng đệm an ninh" được dựng nên xung quanh Putin, và rốt cuộc ông chỉ có thể ngồi lại một mình.
Thủ tướng Putin thể hiện bản thân là một người đàn ông 59 tuổi gọn gàng, mạnh mẽ và nam tính - hình ảnh trái ngược với tiền nhiệm của ông trên cương vị tổng thống: ông Boris Yeltsin. Điều này vẫn luôn là mục đích đằng sau mọi sản phẩm truyền thông ghi lại cảnh ông đi săn gấu hay câu cá suối.
Nhưng trong tác phẩm của Seipel, Vladimir Putin hiện lên một cách "giống người bình thường hơn". Ông có những thời điểm mệt mỏi và kém vui, và cũng phải cố gắng vượt qua những dấu hiệu của tuổi tác.
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 8.
Putin đôi khi tỏ ra bực bội với việc bị Hubert Seipel "truy vấn" không dứt về những chỉ trích của phương Tây nhằm vào các chính sách của ông. Thủ tướng chỉ đáp cụt lủn rằng: "Chúng ta đã nói về chuyện này rồi".
Nhưng Putin lại hào phóng với đối phương theo cách của riêng mình. Dù không bao giờ tỏ ra lộ liễu, ông vẫn ngầm tỏ ý hài lòng với Seipel. Đôi khi, thủ tướng bất ngờ mời nhà làm phim đến hàn huyên cả vài giờ đồng hồ và cùng ăn bữa tối - dù không có camera.
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 9.
Tổng thống Nga Putin và nhà làm phim Hubert Seipel. Ảnh: Reuters
Trong một dịp khác, đoàn xe hộ tống của ông Putin dừng lại đột ngột bên ngoài Moskva, và thủ tướng vẫy tay ra hiệu cho Seipel cùng người quay phim lên xe riêng để cùng đi.
Putin nói ông muốn chỉ cho mọi người thấy những thứ đặc biệt, và dẫn họ đi theo con đường nhỏ hẹp tới nhà nguyện riêng của ông. Tại đây, thủ tướng chia sẻ về đưucs tin của ông, và về việc ông đã được rửa tội như thế nào. Cám dỗ của việc có được những khoảnh khắc đầy riêng tư như thế của người đàn ông quyền lực nhất nước Nga là hết sức to lớn. Nhưng rồi cân nhắc đến tính chất quá đời tư của những chia sẻ, Seipel quyết định loại chi tiết đó khỏi bộ phim.
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 10.
Cách đây 4 năm, ngày 18/3/2014, Vladimir Putin - đang trong nhiệm kỳ tổng thống thứ ba - khiến thế giới rúng động với bài diễn văn về việc sáp nhập bán đảo Crimea. Ngay cả đến thời điểm này, và được hé lộ nhiều qua bộ phim của Seipel, ông Putin vẫn còn vô số bí ẩn với thế giới.
Trước công chúng, tổng thống nổi tiếng là người điềm tĩnh với "cái đầu lạnh", tưởng như không gì có thể thâm nhập vào đó.
"Ông ấy (Putin) không nói chuyện với ai," một thông dịch viên thân cận với đội ngũ của ông Putin nói với cây viết Ben Judah của Newsweek. "Ông không cảm thấy cần phải cười".
Những người thân cận với Putin hé lộ nhiều về ông hơn bức ảnh tổng thống cởi trần cưỡi ngựa: Ông ăn sáng muộn, sau đó bơi một mình - hoạt động mà các trợ lý hé lộ là khi tổng thống "hoàn tất các suy nghĩ về [hoạt động của] nước Nga".
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 11.
Năm 2014, trả lời phỏng vấn hãng tin nhà nước TASS, ông Putin - trong một lần hiếm hoi - đã hé lộ về gia đình của mình. Ông chia sẻ về hai cô con gái Maria (tên thân mật là Masha), và Yekaterina (còn gọi là Katya). Tổng thống tiết lộ cả hai tiểu thư nhà Putin đều sinh sống ở Nga, ngay tại Moskva.
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 12.
Ông Putin cùng con gái Maria (trái) và bà Lyudmila Putina (vợ cũ) đi bầu cử năm 2007. Ảnh: AP
"Chúng tôi gặp nhau ở nhà," ông nói. Nhưng tổng thống cũng không giấu sự cô đơn và thiếu vắng thời gian cho gia đình. Ông thừa nhận bản thân "có lịch trình công việc dày đặc".
 "Ngay cả với các con gái thì tôi cũng chỉ gặp được 1-2 lần mỗi tháng, và tôi phải tính toán thời gian kỹ càng."
Vì các lý do an ninh, chưa một hình ảnh nào của các con gái ông Putin được công khai hay có xác nhận. Ông không bao giờ chụp hình với các con. Ngoài các sở thích cơ bản được chia sẻ như ưa sạch sẽ và yêu thích trà đen, người ta không biết gì về cuộc sống của tổng thống, ngoại trừ vụ ly hôn người vợ lâu năm Lyudmila Shkrebneva vào năm 2014.
Và không hoàn toàn như Seipel khắc họa, Putin lạc quan nói rằng ông rất bận bởi có quá nhiều bạn bè. "Thường tôi không cảm thấy cô đơn, mặc dù nghe điều này thật lạ lùng," ông nói.
Trong cuộc phỏng vấn năm 2017 với đạo diễn gạo cội Oliver Stone, một khoảnh khắc ấm áp khác của Putin được hé lộ.
Được hỏi về việc liệu tổng thống có sắp trở thành ông ngoại - sau khi Putin tiết lộ ông chuẩn bị gặp các con gái Maria và Yekaterina, ông mỉm cười trả lời: "Đúng như vậy".
Nhưng rồi ông chùng xuống khi đề cập liệu bản thân có trở thành một người ông tốt, hoặc có thể thường xuyên chơi với các cháu trong vườn hay không. Putin nói với Stone: "Rất hiếm khi, không may là thế".
Những mẩu chuyện về đời tư của Putin được công bố trên sách báo không nhiều, đặc biệt về những khía cạnh tâm lý, tình cảm của "người đàn ông thép".
Lần duy nhất người ta thấy Putin tự mình chia sẻ về sự mệt mỏi mà công việc tổng thống mang lại, là cuộc trò chuyện giữa ông với đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko tại Minsk vào tháng 6/2016. Khi ấy, tổng thống Nga thừa nhận ông thiếu ngủ và cần được nghỉ ngơi nhiều hơn.
"Tôi ngủ rất ít. Hôm kia tôi ngủ 4 tiếng, còn tối qua thì được 5 tiếng... ít quá," Putin nói.
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 13.
 
Hải Võ
 
Bạch Quả
 
Reuters, AP, Getty, NDR

Hôm nay, 7/5/2018, Vladimir Putin sẽ tuyên thệ nhiệm kỳ Tổng thống thứ tư, và có lẽ là nhiệm kỳ Tổng thống cuối cùng của ông. Trước công chúng, hình ảnh của ông được xây dựng là một lãnh đạo mạnh mẽ, quyết đoán đến mức gần như cứng rắn. Nhưng con người thật của Putin có phải luôn như vậy? Có lẽ là không. Khi nhận lấy chiếc ghế Tổng thống Nga, ông hẳn đã hiểu và chấp nhận rằng bên cạnh quyền lực lớn lao để có thể đưa nước Nga trỗi dậy là sự cô đơn mà ông khó có thể chia sẻ cùng ai. Như chính ông đã từng nói "Đôi khi, sự cô đơn là cần thiết để chứng minh rằng mình đúng".
---
háng 2/2012, hai người đàn ông không trò chuyện gì với nhau dù ngồi cùng trên chiếc limousine của chính phủ băng qua những con phố tắc nghẽn ở Moskva. Một người là Vladimir Putin - khi đó thủ tướng quyền lực của nước Nga, người kia là nhà làm phim tài liệu người Đức - Hubert Seipel. Họ chỉ trao đổi vài câu thân thiện để ghi hình cho một cảnh quay rất bình thường.
Putin có tâm trạng tốt và cười rất nhiều. Nhưng rồi cuộc phỏng vẫn chững lại và cuộc trò chuyện bất ngờ chìm vào im lặng, đằng sau khung cảnh là các tòa nhà cao lớn của thủ đô nước Nga. Putin nhìn ra cửa sổ một cách căng thẳng và mím môi lại. Seipel thì xoa cằm. Giữa hai người trở nên xa lạ.
Sự gượng gạo chỉ kéo dài ít giây, và Seipel chỉ dùng nó cho phiên bản mở rộng của bộ phim mà ông làm. Nhưng tình tiết này cho thấy thực sự khó khăn để hai người đàn ông - vốn không có điểm gì chung ngoại trừ bộ phim họ đang thực hiện - có thể chuyện trò một cách gần gũi. Nỗ lực làm thân của Seipel dường như khiến cả hai cảm thấy mệt mỏi.
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 2.
Tổng thống Nga Putin và Hubert Seipel. Ảnh: NDR/ cinecentrum
Đây là một trong vài cuộc phỏng vấn dài mà Seipel thực hiện với người đàn ông quyền lực nhất nước Nga để xây dựng bộ phim "Tôi, Putin", phát sóng trên kênh truyền hình ARD của Đức vào 27/2/2012. Cả Seipel và Putin đều có ý định tận dụng không khí thân mật trong cuộc phỏng vấn để thu lợi cho mình, và cả hai đều biết đối phương cũng có ý định như mình.
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 3.
Cho đến trước bộ phim của Seipel, chính trị gia quyền lực nhất nước Nga chưa bao giờ là nhân vật chính trong một tư liệu mô tả chân thực đến vậy, và chắc chắn không phải là qua góc nhìn của một nhà báo phương Tây, người được phép biên tập các đoạn phim theo cách mà bản thân thấy phù hợp. Ông Putin thường không để cánh báo chí tiếp xúc quá gần với mình. Đối với ông, hình ảnh phổ biến nhất trên truyền thông thường là những khoảnh khắc đầy sức mạnh khi ông đi săn gấu, cởi trần bơi trong hồ nước giá lạnh, lái phi cơ chiến đấu, điều khiển xe đua Công thức 1, hay thử sức với tàu lặn...
Đội ngũ truyền thông điện Kremlin - một nhóm khoảng hơn hai chục phóng viên được tuyển chọn khắt khe - thường tháp tùng Putin trong các màn xuất hiện công khai của ông. Nhóm này thường dành nhiều giờ chơi billiards ở tư gia của Putin tại Moskva, trong khi ông thường tới trễ vì bận rộn. Không ít người trong số họ tỏ ra ghen tị khi thủ tướng quyết định trao cơ hội chưa từng thấy cho Seipel, bằng một cuộc phỏng vấn hoàn toàn không bị giới hạn - ngoại trừ chuyện đời tư của ông.
Nhà làm phim đã tạo dựng được bầu không khí tương đối thân thiết với thủ tướng Putin - người đã đắc cử tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ ba chỉ 1 tuần sau khi bộ phim của Seipel trình chiếu. Seipel cũng vượt qua được những giá trị bề nổi mà ông Putin cố gắng thể hiện, để khắc họa sâu hơn con người vị chính khách Nga.
Putin - như thường lệ - đóng vai cứng rắn, trong khi Seipel chứng minh luôn luôn có những điểm yếu và nỗi buồn hiện diện đâu đó.
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 5.
Hubert Seipel mất hai năm rưỡi để chuẩn bị cho phim "Tôi, Putin". Ông viết các câu hỏi gửi văn phòng báo chí điện Kremlin, đồng thời tranh thủ mối liên hệ cá nhân, thân thiết với một vài người được Putin tin tưởng. Không có phản hồi gì trong suốt 2 năm. Nhưng rồi Putin gửi lời mời Seipel đến thăm.
Seipel là một nhà làm phim chính trị lão luyện. Ông đã thực hiện hàng tá phim tài liệu về các vấn đề phức tạp, từ chiến sự ở Kosovo cho tới vụ bê bối tham nhũng ở Volkswagen bị phanh phui năm 2005. Dù ban đầu không đánh giá cao Seipel, nhưng Putin đã dần dần chấp thuận ý tưởng về bộ phim. Đó là một tư liệu khác xa những hình ảnh chính thức của một chính khách mà công luận đã quá quen thuộc. Thay vào đó, phim khai thác khía cạnh phía sau bức màn quyền lực, và trả lời một câu hỏi thú vị: Cảm nhận khi là Vladimir Putin thực ra như thế nào?
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 6.
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 7.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một buổi tập luyện hockey trên băng. Ảnh: NDR/ cinecentrum
Trong một góc máy, ông Putin xuất hiện và tập luyện môn hockey trên băng một mình, trong đêm, giữa một sân vận động hoàn toàn trống vắng. Ở một cảnh khác, ông đến bể bơi vào sáng sớm với bạn đồng hành duy nhất là chú chó Labrador màu đen tên Koni - rất "chịu khó" liếm mặt thủ tướng.
Rồi, Putin chơi hockey trên băng vào ban đêm, lần này các đồng đội là những vệ sĩ của ông và họ thi đấu với đội các vệ sĩ của Dmitry Medvedev - đồng minh thân cận của Putin, thời điểm đó là tổng thống Nga. Trong giờ nghỉ, Putin được nhìn thấy ngồi một mình và có vẻ mệt mỏi.
Một lần khác, Putin đi bộ tới cuộc họp chính phủ - và vẫn một mình.
Không khó để thấy, dù là đi đến đâu - kể cả trong một chuyến đi săn với những người bạn ở Siberia xa xôi, luôn luôn có một "vùng đệm an ninh" được dựng nên xung quanh Putin, và rốt cuộc ông chỉ có thể ngồi lại một mình.
Thủ tướng Putin thể hiện bản thân là một người đàn ông 59 tuổi gọn gàng, mạnh mẽ và nam tính - hình ảnh trái ngược với tiền nhiệm của ông trên cương vị tổng thống: ông Boris Yeltsin. Điều này vẫn luôn là mục đích đằng sau mọi sản phẩm truyền thông ghi lại cảnh ông đi săn gấu hay câu cá suối.
Nhưng trong tác phẩm của Seipel, Vladimir Putin hiện lên một cách "giống người bình thường hơn". Ông có những thời điểm mệt mỏi và kém vui, và cũng phải cố gắng vượt qua những dấu hiệu của tuổi tác.
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 8.
Putin đôi khi tỏ ra bực bội với việc bị Hubert Seipel "truy vấn" không dứt về những chỉ trích của phương Tây nhằm vào các chính sách của ông. Thủ tướng chỉ đáp cụt lủn rằng: "Chúng ta đã nói về chuyện này rồi".
Nhưng Putin lại hào phóng với đối phương theo cách của riêng mình. Dù không bao giờ tỏ ra lộ liễu, ông vẫn ngầm tỏ ý hài lòng với Seipel. Đôi khi, thủ tướng bất ngờ mời nhà làm phim đến hàn huyên cả vài giờ đồng hồ và cùng ăn bữa tối - dù không có camera.
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 9.
Tổng thống Nga Putin và nhà làm phim Hubert Seipel. Ảnh: Reuters
Trong một dịp khác, đoàn xe hộ tống của ông Putin dừng lại đột ngột bên ngoài Moskva, và thủ tướng vẫy tay ra hiệu cho Seipel cùng người quay phim lên xe riêng để cùng đi.
Putin nói ông muốn chỉ cho mọi người thấy những thứ đặc biệt, và dẫn họ đi theo con đường nhỏ hẹp tới nhà nguyện riêng của ông. Tại đây, thủ tướng chia sẻ về đưucs tin của ông, và về việc ông đã được rửa tội như thế nào. Cám dỗ của việc có được những khoảnh khắc đầy riêng tư như thế của người đàn ông quyền lực nhất nước Nga là hết sức to lớn. Nhưng rồi cân nhắc đến tính chất quá đời tư của những chia sẻ, Seipel quyết định loại chi tiết đó khỏi bộ phim.
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 10.
Cách đây 4 năm, ngày 18/3/2014, Vladimir Putin - đang trong nhiệm kỳ tổng thống thứ ba - khiến thế giới rúng động với bài diễn văn về việc sáp nhập bán đảo Crimea. Ngay cả đến thời điểm này, và được hé lộ nhiều qua bộ phim của Seipel, ông Putin vẫn còn vô số bí ẩn với thế giới.
Trước công chúng, tổng thống nổi tiếng là người điềm tĩnh với "cái đầu lạnh", tưởng như không gì có thể thâm nhập vào đó.
"Ông ấy (Putin) không nói chuyện với ai," một thông dịch viên thân cận với đội ngũ của ông Putin nói với cây viết Ben Judah của Newsweek. "Ông không cảm thấy cần phải cười".
Những người thân cận với Putin hé lộ nhiều về ông hơn bức ảnh tổng thống cởi trần cưỡi ngựa: Ông ăn sáng muộn, sau đó bơi một mình - hoạt động mà các trợ lý hé lộ là khi tổng thống "hoàn tất các suy nghĩ về [hoạt động của] nước Nga".
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 11.
Năm 2014, trả lời phỏng vấn hãng tin nhà nước TASS, ông Putin - trong một lần hiếm hoi - đã hé lộ về gia đình của mình. Ông chia sẻ về hai cô con gái Maria (tên thân mật là Masha), và Yekaterina (còn gọi là Katya). Tổng thống tiết lộ cả hai tiểu thư nhà Putin đều sinh sống ở Nga, ngay tại Moskva.
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 12.
Ông Putin cùng con gái Maria (trái) và bà Lyudmila Putina (vợ cũ) đi bầu cử năm 2007. Ảnh: AP
"Chúng tôi gặp nhau ở nhà," ông nói. Nhưng tổng thống cũng không giấu sự cô đơn và thiếu vắng thời gian cho gia đình. Ông thừa nhận bản thân "có lịch trình công việc dày đặc".
 "Ngay cả với các con gái thì tôi cũng chỉ gặp được 1-2 lần mỗi tháng, và tôi phải tính toán thời gian kỹ càng."
Vì các lý do an ninh, chưa một hình ảnh nào của các con gái ông Putin được công khai hay có xác nhận. Ông không bao giờ chụp hình với các con. Ngoài các sở thích cơ bản được chia sẻ như ưa sạch sẽ và yêu thích trà đen, người ta không biết gì về cuộc sống của tổng thống, ngoại trừ vụ ly hôn người vợ lâu năm Lyudmila Shkrebneva vào năm 2014.
Và không hoàn toàn như Seipel khắc họa, Putin lạc quan nói rằng ông rất bận bởi có quá nhiều bạn bè. "Thường tôi không cảm thấy cô đơn, mặc dù nghe điều này thật lạ lùng," ông nói.
Trong cuộc phỏng vấn năm 2017 với đạo diễn gạo cội Oliver Stone, một khoảnh khắc ấm áp khác của Putin được hé lộ.
Được hỏi về việc liệu tổng thống có sắp trở thành ông ngoại - sau khi Putin tiết lộ ông chuẩn bị gặp các con gái Maria và Yekaterina, ông mỉm cười trả lời: "Đúng như vậy".
Nhưng rồi ông chùng xuống khi đề cập liệu bản thân có trở thành một người ông tốt, hoặc có thể thường xuyên chơi với các cháu trong vườn hay không. Putin nói với Stone: "Rất hiếm khi, không may là thế".
Những mẩu chuyện về đời tư của Putin được công bố trên sách báo không nhiều, đặc biệt về những khía cạnh tâm lý, tình cảm của "người đàn ông thép".
Lần duy nhất người ta thấy Putin tự mình chia sẻ về sự mệt mỏi mà công việc tổng thống mang lại, là cuộc trò chuyện giữa ông với đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko tại Minsk vào tháng 6/2016. Khi ấy, tổng thống Nga thừa nhận ông thiếu ngủ và cần được nghỉ ngơi nhiều hơn.
"Tôi ngủ rất ít. Hôm kia tôi ngủ 4 tiếng, còn tối qua thì được 5 tiếng... ít quá," Putin nói.
Vladimir Putin: Những khoảnh khắc cô đơn của người đàn ông thép - Ảnh 13.
 
Hải Võ
 
Bạch Quả
 
Reuters, AP, Getty, NDR
Toàn văn bài phát biểu trong lễ nhậm chức của tổng thống Nga Vladimir Putin






Bước ngoặt mới tại Lebanon: Nga đánh bật sức mạnh Mỹ?

An Bình | 07/05/2018 22:11
Bước ngoặt mới tại Lebanon: Nga đánh bật sức mạnh Mỹ?

Nga đang lặng lẽ quan sát diễn biến chính trường Lebanon như một nền tảng tiềm năng để thúc đẩy quyền lực của họ ở Trung Đông và Địa Trung Hải.

Lebanon ngày 6/5 đã tổ chức cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên trong chín năm. Và Nga -một trong những cường quốc hàng đầu thế giới đang lặng lẽ quan sát diễn biến này như một nền tảng tiềm năng để thúc đẩy quyền lực của họ ở Trung Đông và Địa Trung Hải.
Trong khi các nhóm nổi dậy và lực lượng cực đoan Syria vẫn đang tìm cách mở rộng sự hiện diện, chính phủ Syria Bashar al-Assad ngày càng khẳng định được sức mạnh của mình với sự hỗ trợ từ phía Nga. Còn Moscow, cũng đang theo đuổi một cuộc thượng lượng thận trọng xuyên biên giới với Lebanon - một thỏa thuận vũ khí trị giá 1 tỷ USD , theo tin từ Christian Science Monitor.
“Chắc chắn đang có những hoạt động mở rộng quyền lực mềm của Nga tại khu vực trên. Động thái này có thể chuyển thành sự hợp tác quân sự lớn hơn và ký kết (từ phía Lebanon) một thỏa thuận quốc phòng đã được môi giới năm ngoái, "Maya Yahya, giám đốc Trung tâm Trung Đông Carnegie ở Beirut, nói với Newsweek.
Bước ngoặt mới tại Lebanon: Nga đánh bật sức mạnh Mỹ? - Ảnh 1.
Nga đang tìm cách tăng cường hiện diện tại Lebanon.
Khôi phục vị thế cường quốc toàn cầu của Nga
Mục tiêu của Tổng thống Nga Vladimir Putin là khôi phục ảnh hưởng về quân sự và chính trị của nước Nga trên toàn cầu - trong bối cảnh quan hệ giữa Moscow và phương Tây, đặc biệt là Mỹ đang ngày càng xuống thấp.
Hoa Kỳ và một số đồng minh phương Tây đã cáo buộc Nga can thiệp bầu cử, tấn công mạng và thậm chí khiêu khích quân sự, đặc biệt là căng thẳng dọc theo biên giới giữa liên minh quân sự NATO do Mỹ lãnh đạo và Nga.
Ở Trung Đông, sự cạnh tranh này cũng đang diễn ra. Nga không chỉ giành được một chiến thắng gần như tuyệt đối khi ủng hộ chính quyền Assad tại Syria mà còn bảo đảm sự hiện diện quân sự lâu dài ở Địa Trung Hải bằng xây dựng một lực lượng đặc nhiệm hải quân lâu dài ở đây, đồng thời, quyền sử dụng hai căn cứ ven biển - căn cứ không quân Hmeymim và một cơ sở hải quân ở Tartus, Syria.
Trong khi sự tập trung quân lực của Nga về cả bộ binh, không quân và hải quân đã giúp chiến dịch đánh bật IS của Nga và chính quyền Syria tại đây diễn ra thuận lợi, chiến lược này cũng tạo nên một bước đệm mạnh mẽ giúp Nga tiếp cận được sườn phía nam của NATO ở Địa Trung Hải.
Các tin tức bằng tiếng Ả rập của Sputnik News và trang tin Al Mayadeen vào tháng 2 cho biết rằng Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã yêu cầu quân đội Nga xem xét thiết lập quan hệ quốc phòng với Lebanon, đặc biệt là mở các cảng Lebanon cho các tàu chiến của Nga.
Việc những thông tin này không được đưa lên bản tiếng anh hay trên các phương tiện truyền thông chính thống khác, cùng với số phận không xác định của thỏa thuận vũ khí trị giá 1 tỷ USD có thể báo hiệu rằng con đường Nga tiến tới Lebanon không diễn ra suôn sẻ như kế hoạch.
Lebanon giữa Trung Đông đầy biến động
Bản thân Lebanon cũng đang vướng vào một mớ bòng bong cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực. Nước này đang bị bao vây bởi một cuộc chiến ảnh hưởng giữa người Hồi giáo Shiite Iran và người Hồi giáo Sunni Saudi Arabia; nằm cận kề chiến trường xung đột Syria và đang có mối quan hệ căng thẳng với Israel. Chính quyền nước này cũng bị chia rẽ bởi các giáo phái khi Tổng thống là người theo đạo Cơ đốc giáo, Thủ tướng thường là người Hồi giáo Sunni và Chủ tịch Quốc hội phải là người Shiite Hồi giáo. Nước này có 128 ghế quốc hội được phân chia giữa các giáo phái Cơ đốc giáo và Hồi giáo, và mỗi tôn giáo có một số ghế nhất định.
Sự bất cân bằng cán cân quyền lực tại Lebanon thường dẫn đến bạo lực, nghiêm trọng nhất là cuộc nội chiến năm 1975 - 1990, trong đó có sự tham gia của nhiều chính trị gia và đảng phái hàng đầu của đất nước. Các đợt bùng phát mâu thuẫn đã tiếp tục vào thế kỷ 21 khi cảnh quan chính trị Lebanon chia thành hai khối chính: liên minh ngày 8/3 và liên minh ngày 14/3. Liên minh 8/3 có mối quan hệ thân cận với Iran- một đối tác chiến lược của Nga tại Syria. Tuy nhiên, không rõ liệu mối quan hệ này có mở rộng tới cả đồng minh của Iran là Nga hay không.
Hezbollah, phong trào Hồi giáo người Shiite do Iran hậu thuẫn từ thời nội chiến và từng có xung đột với Israel, thường được coi là một trong những lực lượng bán quân sự mạnh nhất thế giới. Hezbollah cũng đang có quyền lực đáng kể ở Lebanon sau khi Syria rút lui vào năm 2005- cũng là thời điểm các khối 8/ 3 và 14/3 được thành lập.
Bị Hoa Kỳ, Israel, Saudi Arabia coi là một tổ chức khủng bố, Hezbollah là lực lượng hàng đầu trong Liên minh 8/3, đã nhận được một vị thế chính trị lớn sau một bản ghi nhớ năm 2006 được ký kết giữa nhà lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah và Michel Aoun, người đã trở về sau thời gian lưu vong tại Pháp.
Aoun là một tín đồ Công giáo Maronite và là người sáng lập của Phong trào Yêu nước Tự do. Ông đã gia nhập Liên minh 8/3 và tiếp tục trở thành Tổng thống Lebanon vào năm 2016, chấm dứt sự bế tắc 29 tháng tại Lebanon. Tuy nhiên, Mỹ, Israel và Saudi Arabia, coi Hezbollah là một tổ chức khủng bố và hết sức lo ngại về sự bình thường hóa vai trò của Hezbollah trong chính trị Lebanon.
Nga tiếp cận đa cực tại Trung Đông
Không giống Mỹ, Nga đã đưa ra cách tiếp cận đa cực tới Trung Đông. Thay vì đầu tư tất cả các nguồn lực cho một phía, Moscow đã duy trì liên lạc thường xuyên và thân mật với Ai Cập, Lebanon, Iran, Iraq, Israel, Qatar Saudi Arabia, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác. Moscow đã giới thiệu nhiều vũ khí tiên tiến như hệ thống phòng không S-400 cho những người mua khu vực, và thương vụ 1 tỷ USD cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang Lebanon dường như là phần mở rộng trong kế hoạch của ông Putin để tăng cường ảnh hưởng của Nga tại Lebanon.
"Lời đề nghị gần đây của Nga đối với Lebanon được đưa ra trong bối cảnh Moscow dường như đang tiếp tục khai thác vị thế được gia tăng của nước này trong khu vực sau sự hiện diện thành công tại Syria. Moscow về cơ bản đã “đặt chân” vào hầu hết mọi quốc gia trong khu vực, đặc biệt là những nước hiện đang có mối quan hệ với Mỹ (đặc biệt là Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ), để giới thiệu mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của mình: vũ khí", Neil Hauer, một nhà phân tích an ninh chuyên về Nga và Syria, nói với Newsweek.
"Ở Lebanon, điều này cũng lấp đầy khoảng cách Saudi Arabia để lại khi Saudi đã hủy bỏ gói viện trợ quân sự trị giá 3 tỷ USD trong năm 2016 do lo ngại chính phủ Lebanon không sẵn lòng xóa sổ Hezbollah", ông Hauer nói thêm.
Tuy nhiên, như Hauer đã chỉ ra, "Nga không có mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ với Hezbollah, vì vậy thỏa thuận vũ khí này có thể là sẽ chỉ giúp củng cố sức mạnh cho quân đội chính phủ Lebanon để chống lại Hezbollah – điều Mỹ đã cố làm trước đó." Ông Hauer tin rằng, "mục tiêu chính của thỏa thuận 1 tỷ USD trên là nhằm đưa Nga thành một đối tác quan trọng ở Lebanon và là một bên mà Hoa Kỳ phải tính tới khi xúc tiến các thỏa thuận với nước này."
Từ năm 2006, Hoa Kỳ đã cam kết ủng hộ lên tới 1,6 tỷ USD cho Lực lượng vũ trang Lebanon. Lực lượng này đã cố gắng giữ khoảng cách với Hezbollah, mặc dù hai bên phải làm việc song song khi đối mặt với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) và Hayat Tahrir al-Sham, một chi nhánh của Al-Qaeda ở phía đông Lebanon – khu vực gần biên giới Syria.
Mối quan hệ giữa Nga và Hezbollah cũng chưa rõ ràng. Hai bên đã làm việc song hành với nhau để hỗ trợ Assad, nhưng quan hệ của Moscow với Israel và Saudi Arabia hiện không phù hợp với mối quan hệ giữa Nga với Iran, Syria và Hezbollah - được phương Tây coi là “Trục kháng cự”. Vai trò của Nga cũng đang trở nên đặc biệt khó xử khi Israel tăng cường nhắm mục tiêu tới Iran và các đồng minh của Nga tại Syria.
Kì vọng Nga phá tan nguy cơ đối đầu Iran – Israel?
Những cuộc tấn công này, một số do Israel thực hiện và phần còn lại chưa được xác nhận, đã đẩy Israel và Iran gần tiến đến bờ vực chiến tranh. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng đang vận động Tổng thống Donald Trump hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân lịch sử năm 2015 với Iran, một động thái đe dọa sẽ dấy lên xung đột nếu Tehran khởi động lại các hoạt động hạt nhân như điều nước này tuyên bố.
Lebanon đang ở giữa những xoáy sâu khủng hoảng khu vực. Đất nước này, vẫn gánh chịu ảnh hưởng từ thời nội chiến, phần lớn được tách biệt với cuộc xung đột Syria. Tuy nhiên, Lebanon vẫn chịu nhiều sức ép từ cuộc khủng hoảng tị nạn và không phận của Lebanon cũng bị các bên vi phạm nhiều lần. Tháng trước, Aoun lên án một cuộc tấn công đáng ngờ của Israel sử dụng không phận Lebanon để tấn công các chiến binh Iran tại một căn cứ không quân Syria. Vài ngày sau, Tổng thống Aoun một lần nữa lên tiếng, lần này là chỉ trích các tên lửa của Hoa Kỳ bay qua Lebanon để tấn công các cơ sở được cho là sản xuất vũ khí hóa học tại Damascus và Homs. Iran và các đồng minh của mình đã tuyên bố sẽ đáp trả cả hai cuộc tấn công. Nga, mặt khác, đã kêu gọi các bên bình tĩnh.
Khi Nga khẳng định mình là nhà hòa giải quyền lực hàng đầu trong khu vực, họ dự kiến sẽ phải tiếp nối một nhiệm vụ khó khăn là ngăn chặn một cuộc chiến tranh giữa Iran và Israel. Yahya nói với Newsweek rằng, khi căng thẳng tiếp tục gia tăng, Lebanon có thể sẽ nghiêng về Nga với hy vọng rằng Moscow có thể phá vỡ nguy cơ xung đột – hiện đang đẩy Trung Đông tiến tới một cuộc chiến mới – điều nước Mỹ đã chọn lựa rõ ràng nghiêng hẳn về một bên.
"Tại thời điểm này, nhiều bên đang trông đợi Nga kiềm chế sự leo thang rõ rệt giữa Iran / Israel và ngăn chặn sự bùng nổ một cuộc xung đột ở Lebanon", Yahya nói.

Putin– nhân vật 'độc nhất vô nhị' của chính trị thế giới

“Hiện tượng Putin” đã trở thành độc nhất vô nhị trong lịch sử tư tưởng nhân loại và lịch sử chính trị thế giới.

Sau khi Tổng thống Putin đắc cử nhiệm kỳ 4, người đứng đầu hãng RT Margarita Simonyan, đã phát biểu : "Trước kia ông ấy chỉ là Tổng thống của chúng tôi và có thể thay thế, còn bây giờ ông ấy là nhà lãnh đạo không thể thay thế của chúng tôi.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov thì nhận định: "Putin là sự cộng sinh của hiện tại và tương lai - từ hiện tại ông ta nhìn ra những gì chúng ta cần trong tương lai. Tầm nhìn của ông vượt quá xa so với người bình thường".
Phải chăng người Nga đang "tự sướng" quá mức về nhà lãnh đạo của mình?  Có lẽ không hẳn như vậy, bởi chính các đối thủ của ông Putin từ thế giới phương Tây cũng nhìn nhận nhà lãnh đạo đương thời của nước Nga có tài năng thiên bẩm.
Putin– nhan vat 'doc nhat vo nhi' cua chinh tri the gioi
Với chiến thắng vang dội trong lần tái cử thứ 4, Tổng thống Putin vẫn là trung tâm đoàn kết xã hội Nga
Hẳn dư luận còn nhớ, nhân dịp tròn 5 năm ông Putin ngồi trên ghế Tổng thống Nga nhiệm kỳ 3, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã cho rằng Tổng thống Putin là mối đe doạ nghiêm trọng nhất với phương Tây.
"Putin là mối đe dọa hàng đầu và nguy hiểm nhất. Tôi nghĩ IS có thể gieo rắc kinh hoàng cho nhân loại, nhưng điều đó không là gì so với cố gắng của nhà lãnh đạo Nga phá hủy nền tảng của nguyên tắc dân chủ”.
Một năm sau lời nhận định của TNS McCain, Tổng thống Putin đã lại bắt đầu cho một nhiệm kỳ nữa của mình, điều đó khiến cho lo ngại của giới chính trị phương Tây về "tác hại của Putin" chưa thể dừng lại.
Ông Putin có khả năng gì mà có thể phá vỡ nguyên tắc vận hành nền tảng hệ thống chính trị phương Tây đã tồn tại hàng mấy trăm năm qua? Ông Putin có tố chất gì mà trở thành nhà lãnh đạo chưa thể thay thế tại xứ sở bạch dương?
Putin là nhà lãnh đạo có tài năng xuất chúng và uy tín vượt trội
Từ những thành tựu mà ông Putin mang lại cho nước Nga và tạo ra những đổi thay trên vũ đài chính trị thế giới, giới chính trị, giới nghiên cứu và truyền thông đã đưa ra nhiều nhận định về tài năng của nhà lãnh đạo Nga hiện nay.
Ông Patrick J. Buchanan, cố vấn cấp cao cho các đời tổng thống Mỹ như Richard Nixon, Gerald Ford, Ronald Reagan, đã đánh giá về tài năng của Tổng thống Putin trong sự ngưỡng mộ:
"Dựa trên việc bảo vệ chủ quyền và thúc đẩy phát triển đất nước, Tổng thống Nga Vladimir Putin là chính khách nổi bật nhất thời đại chúng ta. Trên sân khấu chính trị thế giới, ai có thể so sánh được với ông ấy?".
Theo nhà chính trị Mỹ: “Khi ông Putin lên nắm quyền, nước Nga đã bên bờ vực sụp đổ. Nhiều thành phần trong giới tinh hoa của nước Nga đã thông đồng với các đối thủ - trong đó có người Mỹ - làm hại đất nước. Putin đã chấm dứt được điều đó”.
Putin– nhan vat 'doc nhat vo nhi' cua chinh tri the gioi
Tổng thống Putin đã đưa nước Nga thoát khỏi bờ vực của sự sụp đổ dưới thời Tổng thống Yeltsin
Giới học giả và phân tích tại xứ sở bạch dương thì lại so sánh Tổng thống Nga đương thời với các nhà lãnh đạo phương Tây được nhìn nhận có "tầm nhìn xa trông rộng” của những bậc vĩ nhân.
Ông Konstantin Kostin, Giám đốc Quỹ Phát triển Xã hội Dân sự Nga đã so sánh Tổng thống Putin với cố Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, cố Thủ tướng Tây Đức Konrad Adenauer và cố Tổng thống Pháp Charles de Gaulle.
Nhà phân tích Nga so sánh dựa trên cách tiếp cận sáng tạo của những nhà lãnh đạo kiệt xuất khi đối phó với những thách thức quá lớn mà không nhiều người có thể vượt qua, tạo nên kỳ tích có một không hai trong lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại.
Franklin D. Roosevelt lên nắm quyền trong một cuộc khủng hoảng kinh tế tàn khốc, ông phải đưa một loạt các biện pháp vừa mang tính đối phó, vừa mang tầm chiến lược và cuối cùng ông đã giúp nước Mỹ vượt qua đại suy thoái một cách ngoạn mục.
Konrad Adenauer và Charles de Gaulle được bầu làm lãnh đạo các quốc gia bị tàn phá nghiêm trọng trong Thế chiến II. Họ đoàn kết xã hội, vượt qua rối ren chính trị, tạo thành quả đáng ngưỡng mộ về kinh tế, viết nên trang sử mới cho dân tộc mình,
Điểm chung đặc biệt giữa Tổng thống Putin với những nhà chính trị kiệt xuất ấy là họ luôn được sự ủng hộ mạnh mẽ và sự tín nhiệm rất cao của công chúng trong quá trình thực thi quyền lực của mình.
Franklin D. Roosevelt được bầu làm Tổng thống Mỹ 4 lần liên tiếp, vượt trên khuôn khổ của Hiến Pháp, tạo ra một kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong đời sống chính trị tại xứ cờ hoa.
Konrad Adenauer thì được bình chọn là “Người Đức vĩ đại nhất mọi thời đại”, còn Charles de Gaulle thì được tôn vinh là “Huyền thoại chính trị vĩ đại nhất trong thế kỷ 20” của nước Pháp.
Vladimir Putin đã được bầu làm Tổng thống Nga lần thứ 4 - nhưng không vượt trên khuôn khổ của Hiến pháp - và thực tế đó cũng là một kỷ lục "vô tiên khoáng hậu" trong đời sống chính trị tại xứ sở bạch dương.
Nếu có cuộc bình chọn “Người Nga vĩ đại", có lẽ Vladimir Putin cũng sẽ chiến thắng vì ông hoàn toàn xứng đáng là “Huyền thoại chính trị vĩ đại nhất trong thế kỷ 21” của nước Nga, dù hiện nay mới đang ở thập kỷ thứ 2 của thế kỳ 21.
Một nghiên cứu của Romir - đại diện Viện Gallup, GlobalNR và WIN tại Nga - từng cho kết quả là 39% người Nga được hỏi cho biết không bầu cho ai, 17% không đi bầu, 12% sẽ làm hỏng lá phiếu, nếu ông Putin không ra tranh cử nhiệm kỳ thứ 4.
Đó được xem là một hiệu ứng đặc biệt nhất trong lịch sử chính trị thế giới về mức độ tín nhiệm của người dân dành cho nhà lãnh đạo của đất nước mình, mà ở đây tài năng của nhà lãnh đạo dường như không còn là yếu tố quyết định nữa.
Ông Buchanan cho rằng phương Tây ác cảm với Tổng thống Putin, bởi “ông là người theo theo chủ nghĩa quốc gia, là nguồn cổ vũ cho người theo chủ nghĩa dân túy, chống lại những giá trị bị xem là suy đồi trong nền dân chủ phương Tây”, theo CNN.
Nhưng ông Putin phá hủy nguyên tắc vận hành của nền chính trị phương Tây bằng cách nào thì không thể đoán định và cựu Ngoại trưởng Mỹ Kerry cho rằng phải học tiếng Nga, để hiểu văn hoá Nga thì mới tìm ra cơ chế mà Putin xây dựng và tác động.
Còn Chủ tịch Hội đồng Chính sách đối ngoại và Quốc phòng Nga Fyodor Lukyanov thì cho rằng Mỹ và phương Tây đã xem Putin là một nhà tư tưởng chiến lược cực kỳ khôn ngoan và chính điều đó gây nên tâm lý lo ngại cho giới tinh hoa phương Tây.
Tổng thống Putin đã là mối lo ngại của giới chính trị truyền thống phương Tây
Có thể thấy từ Cách mạng Hà Lan năm 1566, Cách mạng Anh năm 1642, đến Cách mạng Mỹ năm 1783 và cuộc Cách mạng Pháp năm 1789, nguyên tắc dân chủ dần được xác lập và trở thành nguyên tắc nền tảng của đời sống chính trị phương Tây.
Khi chủ nghĩa Mác xít được hiện thực hoá trong đời sống xã hội thông qua cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, lần đầu tiên nguyên tắc dân chủ phương Tây được hiểu chỉnh một cách có hệ thống cả trong lý luận và thực tiễn.
Đến nay, chỉ có thêm thuyết Không gian sống của chủ nghĩa phát xít và Chủ thuyết của chủ nghĩa khủng bố dựa trên tư tưởng cực đoan cổ vũ giải phóng con người bằng bạo lực, là những hệ tư tưởng có thể thẩm định lại giá trị dân chủ phương Tây.
Chủ nghĩa Mác xít - nền tảng là triết học Đức, kinh tế chính trị Anh, tư tưởng xã hội Pháp - đã tạo ra một ý thức hệ đối lập với nguyên tắc dân chủ phương Tây, nghĩa là nguyên tắc nền tảng của chính trị phương Tây đã có sự phủ định bằng học thuyết.
Thuyết Không gian sống và Chủ thuyết của chủ nghĩa khủng bố thì thẩm định nguyên tắc dân chủ bằng bạo lực - cổ vũ sử dụng bạo lực và sử dụng bạo lực để triệt tiêu tự do - dân chủ.
Ông Putin không hề cổ vũ bạo lực tấn công vào dân chủ, ông Putin không xây dựng học thuyết để phủ định nguyên tắc dân chủ, vậy mà Putin lại có thể phá huỷ nguyên tắc dân chủ truyền thống phương Tây.
Tổng thống Putin trở thành niềm kỳ vọng của người dân thế giới về hoà bình, ổn định và cân bằng quyền lực
Rõ ràng với những gì ông Putin đã làm được, với những tác động từ "hiệu ứng Putin", Tổng thống Putin đã trở thành nhà cách mạng xã hội.
Do đó, Tổng thống Putin bắt đầu nhiệm kỳ thứ 4 với trách nhiệm không chỉ vì sự tốt đẹp cho người dân Nga, cho Tổ quốc Nga yêu quý của ông, mà còn vì sự tốt đẹp cho nhân loại, như kỳ vọng của đa số người dân nhiều quốc gia trên toàn thế giới, qua khảo sát của BBC.
  • Ngọc Việt



Israel cảnh báo Iran: Chúng tôi đã sẵn sàng cho... chiến tranh

Israel cảnh báo không ngại leo thang chiến tranh với Iran nếu nước này tấn công Israel từ lãnh thổ Syria.

Các quan chức quốc phòng Israel tin rằng Iran đang rất quyết tâm trả đũa cuộc không kích của Israel vào Căn cứ không quân T4 của Syria hôm 9/4, khiến cho ít nhất 7 người Iran bị giết, hãng tin Haaretz của Israel đưa tin vào hôm qua ngày 6/5.
Theo Haaretz, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) hiện đang lên kế hoạch trả đũa hành động quân sự của Israel trên đất Syria.
Cụ thể, lực lượng Hezbollah tại Lebanon và các lực lượng Shiite do Iran hậu thuẫn được cho là sẽ tham gia vào chiến dịch này của Iran.
Các quan chức Israel cho biết, Iran có thể sẽ trả đũa dưới hình thức tấn công tên lửa, được phóng đi từ lãnh thổ Syria vào chính các căn cứ Quân sự Israel ở miền bắc nước này.
Các nhà lãnh đạo của Israel tin chắc rằng cuộc tấn công tên lửa nếu xảy ra cũng sẽ bị hạn chế, vì Iran không muốn khởi động một cuộc chiến tranh với Israel, theo Haaretz.
Israel canh bao Iran: Chung toi da san sang cho... chien tranh
Lực lượng được Iran hậu thuẫn đang tập hợp xung quanh thành phố Deir Ezzor
Hôm 12/04, đặc sứ của lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei chỉ trích mạnh mẽ hành động không kích Căn cứ không quân T4 của Israel và cảnh báo rằng:
“Nếu Israel muốn tiếp tục gian trá... thì họ nên tránh các hành động ngu xuẩn. Nếu họ tiếp tục khiêu khích Iran, Tel Aviv và Haifa sẽ bị huỷ diệt”.
Hãng tin Haaretz cũng tiết lộ rằng, Quân đội Israel đang thực hiện các biện pháp bảo vệ khác nhau để chống lại bất kỳ cuộc tấn công tên lửa nào có thể xảy ra.
Trước đó, các nguồn tin của Israel tuyên bố rằng Không quân Israel đã lên kế hoạch tấn công tất cả các cơ sở của IRGC tại Syria để đáp lại bất kỳ cuộc tấn công nào từ phía Iran.
Trong một bài phát biểu trước Nội các Israel hôm 06/5, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cảnh báo rằng Iran đã chuyển các vũ khí tiên tiến đến Syria đồng thời cũng nhấn mạnh rằng Israel đã sẵn sàng “ngăn chặn sự xâm lược của Iran".
“Chúng tôi quyết tâm ngăn chặn sự xâm lược của Iran ngay cả khi điều đó có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh. Chúng tôi không muốn leo thang, nhưng chúng tôi đang chuẩn bị cho bất kỳ kịch bản nào”, Netanyahu cho biết trong một cuộc trả lời truyền thông Israel.
Các nhà quan sát cho rằng, báo cáo của hãng tin Haaretz chính là lời cảnh báo trực tiếp với Iran trước ý định phát động một cuộc tấn công chống lại Israel từ Syria.
Về phía mình, chắc chắn Iran sẽ không tuyên bố trả đũa Israel xuông, nhưng trước thái độ vô cùng cứng rắn của giới chức lãnh đạo Israel, quân đội Iran sẽ phải cân nhắc rất kỹ các hành động trả đũa của mình.
Như Ý

Chính phủ Syria "nóng mắt" với lực lượng người Kurd

Thùy Dương | 07/05/2018 09:2
Chính phủ Syria "nóng mắt" với lực lượng người Kurd
Một chuyên gia quân sự Mỹ và binh lính người Kurd tại Syria

Đang có nguy cơ đối đầu giữa Damascus với lực lượng dân quân người Kurd do Mỹ hậu thuẫn ở miền Bắc Syria.

Việc lực lượng người Kurd do Mỹ hậu thuẫn củng cố vị thế của họ trong khu vực và lập căn cứ mới tại Hasakah (Syria) đã làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp với lực lượng quân đội Syria được triển khai trong khu vực này, theo tờ Al-Watan.
Theo đó, các lực lượng người Kurd tại miền Bắc Syria đang đào các chiến hào và xây dựng các hố cát xung quanh căn cứ và khu vực của họ ở thành phố al-Hasakah.
Theo Al-Watan, căng thẳng tăng cao kể từ khi Mỹ gửi một đoàn hộ tống chở thiết bị quân sự mới cho các chiến binh người Kurd ở vùng Tal Beidar qua đường biên giới Simalka.
Đồng thời, việc rút quân gần đây của IS từ một số ngôi làng trong khu vực đã mang lại lợi thế cho lực lượng người Kurd.
Chính phủ Syria nóng mắt với lực lượng người Kurd - Ảnh 1.
Một chiến binh người Kurd canh gác tại một cứ điểm quan trọng

Hơn 20 dân làng đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của liên minh do Mỹ lãnh đạo tại làng al-Fadel ở phía Nam Hasakah hồi đầu tuần vừa rồi, khiến Damascus phải đệ đơn khiếu nại lên Liên hợp quốc về "vụ thảm sát" của Liên minh chống lại người Syria cũng như nỗ lực làm suy yếu chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ của Syria.
Đơn khiếu nại này cũng cáo buộc Washington "hỗ trợ có hệ thống" cho IS.
Theo truyền thông Lebanon, lực lượng người Kurd đã bắt giữ dân thường phía Tây Nam thị trấn Ra'as al-Ein để huấn luyện trong các trại quân sự.
Tin tức này xuất hiện trong bối cảnh có những báo cáo về sự gia tăng hiện diện của người Pháp tại các khu vực dưới sự kiểm soát của người Kurd ở Syria.
Trong một diễn biến liên quan, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) cho hay, liên minh các quốc gia Arab do Arab Saudi lãnh đạo đã đồng ý về nguyên tắc gửi quân tới miền Bắc Syria, nhưng Ai Cập và Jordan phải đối lại ý tưởng này.


Trung Quốc bới chuyện Mỹ muốn phân Nga làm 3

Brzezinski cho rằng nếu làm như vậy thì Nga vĩnh viễn không thể cản trở Mỹ và không thể hình thành bất kỳ mối đe dọa nào đối với Mỹ.

Phân Nga làm 3
Tạp chí Thế giới đương đại của Trung Quốc mới đây có bài phân tích về mối quan hệ Nga-Mỹ, trong đó lật lại quá khứ và câu chuyện một cố vấn an ninh quốc gia Mỹ từng đề xuất việc chia Nga làm 3 phần.
Tạp chí Trung Quốc nhận định chia cắt hoặc làm tan rã nước Nga luôn là mục tiêu mà Chính phủ Mỹ ra sức thực hiện. Quan điểm nổi tiếng nhất là của cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski.
Theo đó, chia Nga thành 3 quốc gia với một phần ở châu Âu, một phần ở phía Tây Siberia và phần còn lại ở Viễn Đông. Brzezinski cho rằng nếu làm như vậy thì Nga vĩnh viễn không thể tiếp tục hình thành bất kỳ mối đe dọa nào đối với Mỹ, Mỹ có thể muốn làm gì thì làm mà không bị cản trở.
Trung Quoc boi chuyen My muon phan Nga lam 3
Cố vấn an ninh quốc gia Zbigniew Brzezinski (trái) và Tổng thống Jimmy Carter tại Nhà Trắng năm 1977
Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng, dù thế giới có xảy ra nhiều sự thay đổi, cho dù ai lãnh đạo Chính phủ Mỹ, mưu đồ của Brzezinski đối với Nga vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển.
Lật đổ chính quyền là bước đi đầu tiên để chia cắt và làm tan rã một quốc gia. Hơn nữa, lật đổ, bôi nhọ, thậm chí không có lý do nào cũng tiêu diệt nhà lãnh đạo cao nhất của một đất nước được bầu hợp pháp lại là con đường tất yếu để lật đổ chính quyền.
Những năm gần đây, Mỹ lợi dụng sự phát triển của mạng Internet, có ý đồ nhân bản kinh nghiệm thành công của Washington tiến hành các cuộc cách mạng sắc màu trên thế giới ở Nga, không ngừng đẩy mạnh thâm nhập trực tiếp một cách có tổ chức, có kế hoạch vào xã hội Nga, định thông qua các tổ chức phi chính phủ được điều động thường trú tại Nga để xây dựng thế lực chống lại Tổng thống Putin trên khắp nước Nga.
Theo tạp chí Thế giới đương đại, để vây ép tiêu diệt đối thủ, Mỹ cũng không từ thủ đoạn nào. Ngay từ năm 1974, để hạn chế thương mại với Liên Xô, Mỹ đã công bố Luật Jackson – Vanik, chấm dứt cung cấp ưu đãi tối huệ quốc và các khoản vay do chính phủ bảo lãnh cho những nước hạn chế dân di cư như Liên Xô, các nước Đông Âu…
Sau mấy chục năm, Liên Xô và Đông Âu với ý nghĩa như trước kia đã không còn tồn tại, nhưng đạo luật này vẫn không bị xóa bỏ, phân biệt đối xử về thương mại luôn phát huy tác dụng.
Quan hệ thương mại giữa Nga và Mỹ chưa bao giờ tốt đẹp. Năm 2011, kim ngạch thương mại song phương lên tới 31,2 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2005, là mức cao nhất trong nhiều năm.
Năm 2014, Mỹ trừng phạt Nga, kim ngạch thương mại song phương giảm xuống còn 29,2 tỷ USD. Hai nước cũng chưa từng triển khai hợp tác thực chất trong các lĩnh vực quan trọng như năng lượng, vật liệu, chế tạo dụng cụ chính xác, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao…
Trung Quoc boi chuyen My muon phan Nga lam 3
Mỹ tìm mọi cớ để tiếp tục áp đặt chính sách trừng phạt chống Nga
Chiến tranh thương mại chỉ là một lĩnh vực, lĩnh vực chủ yếu hơn là chiến tranh năng lượng. Nga là nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Kỹ thuật sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đã khá hoàn thiện. Hai nước đều cần có thu nhập cao hơn và lâu dài hơn từ dầu mỏ.
Sau khi bị Mỹ trừng phạt năm 2014, Nga cố gắng đẩy giá dầu trên thế giới cao hơn. Đến cuối tháng 11/2016, Nga đại diện các nước sản xuất dầu mỏ không thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã cùng các nước thuộc OPEC đứng đầu là Saudi Arabia tiến hành đàm phán nhiều lần, cuối cùng đạt được hiệp định sẽ giảm 1,8 triệu thùng/ngày bắt đầu từ năm 2017.
Sau đó, giá dầu thô tăng lên rõ rệt. Hai bên tiếp tục kéo dài thời hạn cắt giảm việc sản xuất dầu, nêu rõ kéo dài tới cuối năm 2018.
Không chấp nhận rơi vào thế yếu, Mỹ đã tăng mạnh sản lượng dầu khai thác. Vào cuối tháng 1/2018, sản lượng dầu của Mỹ trên 9,9 triệu thùng/ngày, cơ bản gần bằng sản lượng dầu của Saudi Arabia, trong đó sản lượng dầu đá phiến lên tới hơn 5 triệu thùng/ngày, giá thành sản xuất dưới 40 USD/thùng.
Cơ quan năng lượng quốc tế dự báo ngành dầu khí của Mỹ sẽ chào đón sự phồn vinh mang tính nhảy vọt, từ năm 2018 đến 2025, Mỹ chiếm 80% lượng tăng dầu mỏ trên toàn thế giới.
Những đòn chèn ép của Mỹ
Về mặt địa chính trị, tạp chí Thế giới đương đại Trung Quốc cũng điểm lại hàng loạt bước đi của Mỹ cùng các đồng minh “chèn ép” Nga, trong đó tư tưởng chủ đạo được dựa trên quan điểm của 2 chuyên gia địa chính trị, Mackinder của Anh và Mahan của Mỹ.
Tư tưởng chủ đạo của phương Tây trong Chiến tranh Lạnh là ý đồ thống trị Đông Âu, nắm được trung tâm châu Âu và kiểm soát biển để kiểm soát toàn bộ thế giới.
Anh và Mỹ đều cho rằng Thế chiến II kết thúc làm cho phạm vi thế lực của các quốc gia thuộc trung tâm lục địa Á – Âu không ngừng mở rộng, đồng thời có quốc gia có năng lực bành trướng đến vùng rìa của lục địa, không phải là Anh, không phải là Pháp mà là Liên Xô.
Do đó, Anh và Mỹ phải không ngừng tìm giải pháp có hiệu quả nhằm kiềm chế và chèn ép Liên Xô, sau này là Nga. Sau khi Liên Xô sụp đổ, đấu tranh và xung đột giữa Mỹ và Nga về địa chính trị không những không ngừng lại mà còn xuất hiện xu hướng ngày càng quyết liệt.
Ở châu Âu, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ nắm vai trò chủ đạo không ngừng bành trướng sang phía Đông.
NATO lần lượt kết nạp Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia, Albania, Croatia và Montengro ở khu vực Trung Âu, ba nước Baltic ở phía Đông Bắc châu Âu và Bulgaria, Romania ở khu vực Nam Âu, đồng thời lại vươn dài đến Gruzia ở phía Đông Biển Đen, dần dần thu hẹp vành đai phạm vi chiến lược của Nga.
NATO do Mỹ dẫn đầu tiếp tục "chèn ép" Nga
NATO còn mong muốn đưa hệ thống phòng thủ tên lửa dịch chuyển sang các nước Trung Âu và Đông Âu, những năm gần đây lại gia tăng can dự quân sự vào những nước này, thậm chí đẩy nhanh thành lập lực lượng phản ứng nhanh, không ngừng tổ chức tập trận chung với tần suất cao.
Theo tạp chí Trung Quốc, 26 năm sau khi Liên Xô tan rã, Nga luôn ở vào tình thế bị tấn công do Mỹ chèn ép ở lục địa châu Âu. Là lá chắn cuối cùng giữa Nga và NATO ở châu Âu, Ukraine trở thành chiến trường đọ sức quyết liệt và không thể thỏa hiệp.
Ở Trung Đông, năm 2003, Chính quyền George W. Bush đã bất chấp sự phản đối quyết liệt của Nga, Đức và cộng đồng quốc tế để bịa đặt về việc Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, cùng với đồng minh của Mỹ là Anh, Australia và Ba Lan phát động cuộc chiến chống Iraq, từ đó thiết lập hành lang chiến lược bảo vệ lợi ích của Mỹ trong thế giới Hồi giáo.
Mỹ thông qua kiểm soát vùng lõi của lục địa Âu-Á để thực hiện kiềm chế chiến lược với các nước lớn như Nga, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Ấn Độ…
Giới chuyên gia Trung Quốc cũng tố cáo chính quyền Obama thiết lập vùng cấm bay ở Libya để lừa dối Nga và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, liên kết với nhiều nước như Anh, Pháp… để phát động không kích Libya. Hành động của Mỹ đối với Syria, Iran sau đó đã tiếp tục hình thành sự đối đầu trực tiếp với Nga, đến nay vẫn chưa dừng lại.
Xe tăng và pháo tự hành của Nga trong cuộc tập trận Zapad 2017
Ở Trung Á, sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001, Chính quyền George W. Bush đã lấy danh nghĩa chống khủng bố để tấn công Afghanistan, yêu cầu Nga và 5 nước Trung Á phối hợp, đồng thời tuyên bố rõ Taliban đầu hàng thì Mỹ sẽ lập tức rút quân.
Mỹ đóng quân ở Afghanistan, thuê căn cứ quân sự ở Kyrgyzstan, thông qua Uzbekistan để hỗ trợ hậu cần cho lực lượng NATO đóng ở Afghanistan, làm suy yếu ảnh hưởng truyền thống của Nga ở khu vực này, làm cho quan hệ giữa các nước Trung Á và Nga có lúc xuất hiện sự thay đổi nhạy cảm.
Hơn 10 năm qua, quân đội Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện tại Afghanistan, đồng thời không ngừng dấy lên các xung đột nội bộ, cho phép Afghanistan bán ma túy ra nước ngoài.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố chiến lược mới đối với Afghanistan lấy danh nghĩa tấn công tàn quân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), thực chất là hành động kiềm chế Nam Á, Trung Á, Nga cũng như Trung Quốc.
  • Đông Triều
Donald Trump đã điểm trúng "huyệt đạo", Trung Quốc có thay đổi cách chơi?
HỒNG THỦY
Lựa chọn việc cấm xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc là "huyệt đạo" ông Donald Trump sử dụng để buộc Bắc Kinh điều chỉnh hành vi.


Một công nhân của ZTE đang thao tác trong nhà máy sản xuất điện thoại thông minh của hãng này tại Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: Nikkei Asia Review.
Nhà báo Yu Nakamura, Nikkei Asia Review ngày 25/4 bình luận:


Động thái Nhà Trắng cấm tập đoàn ZTE, Trung Quốc mua các chíp điện tử của Mỹ hồi tuần trước được thiết lập không chỉ để làm tê liệt hoạt động sản xuất điện thoại thông minh của ZTE, mà còn gây chấn động chuỗi cung ứng viễn thông toàn cầu của Trung Quốc.

Truyền thông Trung Quốc cho biết, mặc dù lượng điện thoại thông minh còn trong kho của ZTE có thể cung ứng ra thị trường trong 1 tháng nữa, nhưng sản lượng mặt hàng này đang bị chững lại.

Lệnh cấm bán cho ZTE các con chíp điện tử (và hệ điều hành) của Mỹ bắt nguồn từ thỏa thuận tháng 3/2017 giữa ZTE và Bộ Thương mại Hoa Kỳ.

Tập đoàn này bị phát hiện đã vi phạm các lệnh cấm của Mỹ từ 2010 đến 2016 về việc cung cấp các thiết bị viễn thông cho Iran và Bắc Triều Tiên.

ZTE đã thực hiện các giao dịch với 2 quốc gia này thông qua các công ty trung gian.

Tập đoàn viễn thông Trung Quốc này đã nhận sai và chịu nộp phạt 1,19 tỉ USD, nhưng vẫn tiếp tục "phạm sai lầm" trong thời gian thử thách.

Cuối cùng, Hoa Kỳ quyết định áp đặt lệnh cấm bán linh kiện điện tử (và phần mềm) công nghệ cao của Mỹ cho ZTE trong vòng 7 năm.

Một số quan điểm từ Bắc Kinh xem động thái này như một cuộc tấn công của Mỹ vào ngành công nghiệp viễn thông, điện thoại thông minh do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn.

ZTE đã mở rộng chỗ đứng của mình trong thị trường điện thoại thông minh toàn cầu, xếp thứ 9 năm ngoái với khoảng 43 triệu thiết bị cầm tay.

70% số này được xuất khẩu với khoảng 1 nửa lô hàng đến thị trường Mỹ, chiếm khoảng 12% thị trường tiêu thụ điện thoại thông minh Hoa Kỳ, xếp vị trí thứ tư.

Tác động tàn phá của lệnh cấm với ZTE là do sự phụ thuộc của tập đoàn này vào các nhà cung cấp Hoa Kỳ cho các linh kiện công nghệ cao thiết yếu.

Doanh nghiệp Mỹ cung cấp khoảng 30% linh kiện, đều là các linh kiện quan trọng thiết yếu cho ZTE để sản xuất điện thoại thông minh, như các con chíp của Itel hay Qualcomm.

Một khía cạnh khác là phần mềm. Hầu hết điện thoại thông minh chạy 1 trong 2 hệ điều hành, iOS độc quyền của Apple hoặc Android của Google.

Lệnh cấm 7 năm có thể đe dọa cắt đứt quyền truy cập vào 2 hệ điều hành này trong các sản phẩm điện thoại thông minh của ZTE.

Hạn chế này cũng có thể làm trở ngại kế hoạch của ZTE triển khai công nghệ không dây thế hệ 5 được xác định sẽ là động lực tăng trưởng chính của tập đoàn viễn thông Trung Quốc này.

Ngày 17/4, Ủy ban Truyền thông liên bang Hoa Kỳ cho biết, họ có kế hoạch ngăn chặn việc sử dụng nguồn tài chính từ Quỹ Dịch vụ công Hoa Kỳ để mua sắm các thiết bị từ tập đoàn Huawei Technologies, Trung Quốc, do các mối lo ngại an ninh.

Biện pháp này dường như nhắm vào Huawei và ZTE trong bối cảnh Washington quan ngại, Bắc Kinh có thể sử dụng thiết bị Trung Quốc sản xuất để theo dõi người Mỹ, vì 2 doanh nghiệp này có liên hệ chặt chẽ với nhà nước Trung Quốc.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã đưa ra báo động về Huawei và ZTE vào năm 2012, kêu gọi chính phủ cấm các doanh nghiệp lớn Hoa Kỳ làm ăn với 2 công ty này. [1]

Xung quanh "cú điểm huyệt" này của ông Donald Trump, Robert Lawrence Kuhn, một nhà tư vấn chiến lược và đầu tư quốc tế, sở hữu trí tuệ và bình luận Trung Quốc ngày 24/4 nhận định trên South China Morning Post:

Tổng thống Hoa Kỳ cực kỳ không được ưa chuộng trong giới tinh hoa Mỹ, đặc biệt là các chuyên gia chính sách - những người không cần nhiều lý do để chỉ trích Donald Trump về các cuộc tấn công bằng thuế quan.

Tuy nhiên, những người ưu tú này lại không chỉ trích Donald Trump về những hành động chống lại chính sách không công bằng của Trung Quốc trong thương mại.

Giới tinh hoa Hoa Kỳ có một sự "đồng thuận bất thường" rằng, chính sách của Mỹ với Trung Quốc trong 4 thập kỷ qua đã thất bại trong việc đưa quốc gia này vào "quỹ đạo bình thường" theo quan niệm của Hoa Kỳ.

Họ đã từng tin tưởng rằng, bằng cách giúp Trung Quốc phát triển, quốc gia này sẽ thay đổi hành vi. Nhưng giờ đây Trung Quốc đang nổi lên như một đối thủ của Hoa Kỳ, thay vì đối tác. [2]

Như vậy có thể thấy, lệnh cấm ZTE 7 năm không được mua các linh kiện và phần mềm công nghệ cao của Hoa Kỳ rất có thể là một "huyệt đạo" ông Donad Trump thay mặt giới tài phiệt Phố Wall và giới tinh hoa Mỹ, để buộc Trung Quốc phải thay đổi cách chơi.

Chính Giáo sư Diêu Dương - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển quốc gia, Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 16/4 cũng thừa nhận:

Trong suốt 4 thập kỷ qua Mỹ đã hỗ trợ Trung Quốc rất nhiều trong việc phát triển kinh tế, thậm chí đã "dung túng" cho Bắc Kinh hưởng quy chế tối huệ quốc, bất chấp các tiêu chuẩn nhân quyền mà Hoa Kỳ đặt ra.

Niềm tin của người Mỹ đằng sau những chính sách này là, bằng cách giúp Trung Quốc phát triển, hội nhập, rồi sẽ có một ngày "họ sẽ trở nên giống chúng ta (Mỹ) hơn". [3]

Do đó, "điểm huyệt ZTE" theo cá nhân người viết, không đơn giản là cách Mỹ phát động "chiến tranh thương mại" chống lại Trung Quốc;

Nhiều khả năng là một bước đi chiến lược để hiệu chỉnh hành vi của Bắc Kinh trong sân chơi kinh tế - chính trị toàn cầu.

Chiêu bài "hứa" giảm thâm hụt thương mại trong quan hệ Mỹ - Trung mà Bắc Kinh từng "chìa ra" với Washington, dường như không còn hiệu quả với chủ nhân Tòa Bạch Ốc.

Các chính khách và doanh nhân hàng đầu Trung Quốc trong làng công nghệ viễn thông tuyên bố, lệnh cấm của Mỹ với ZTE sẽ được biến thành "động lực" để Trung Quốc tự chủ phát triển công nghệ cao. [4]

Tuy nhiên nói thì bao giờ cũng dễ hơn làm.

Từ năm 2012 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các công nghệ cao cốt lõi để giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài. Ông nói:

"Chúng ta phải đẩy nhanh việc phát triển các kế hoạch thiết lập các hệ thống công nghệ thông tin trong nước an toàn, có thể kiểm soát;

Thúc đẩy và thực hiện các bước đột phá trong nghiên cứu, phát triển công nghệ điện toán hiệu suất cao, viễn thông, di động, truyền thông lượng tử, chế tạo chíp và hệ điều hành." [5]

Người viết nhận thấy, từ 2012 đến nay, phải thừa nhận rằng Trung Quốc có nhiều bước tiến đáng kinh ngạc về khoa học công nghệ, nhưng "công nghệ cốt lõi" thì vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, ở đây là Hoa Kỳ.

Điều đó càng cho thấy "huyệt đạo" mà ông Donald Trump lựa chọn dưới sự tư vấn của các "think tanks - hồ trí tuệ" Hoa Kỳ để điều chỉnh hành vi của Trung Quốc là rất chính xác, cho dù hiệu quả đến đâu cần có thêm thời gian quan sát để có thể tìm được câu trả lời.
Triều Tiên có thể mở cửa với phương Tây, tránh theo mô hình Trung Quốc
HỒNG THỦY

Biết rằng Trung Quốc có thể thống trị về kinh tế, tài chính trong quan hệ với Triều Tiên, nên ông Kim Jong-un đã quyết định quay sang Donald Trump.
Nhà báo Katsuji Nakazawa của tạp chí Nikkei Asia Review ngày 30/4 bình luận, ông Kim Jong-un đang xây dựng một mô hình kinh tế - xã hội đặc thù của Triều Tiên, chứ không chấp nhận nhập khẩu mô hình cải cách của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đàm đạo tại Bàn Môn Điếm ngày 27/4, ảnh: Đa Chiều.
Trong buổi nói chuyện với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm 27/4, khi ông chủ Nhà Xanh ngỏ ý muốn thăm núi Paektu ở miền Bắc, ông Kim Jong-un đã buột miệng:

"Tôi cảm thấy xấu hổ về cơ sở hạ tầng giao thông thấp kém".

Ông Kim Jong-un thừa nhận với ông Moon Jae-in, hệ thống đường sắt của Triều Tiên đã lạc hậu quá xa so với Hàn Quốc.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên cho hay, các thành viên đoàn Bắc Triều Tiên tham dự Olympic mùa Đông Pyeongchang tháng Hai năm nay đã báo cáo lại với ông, họ rất ấn tượng với chuyến tàu cao tốc đưa họ đi từ Seoul tới Pyeongchang.

Một tuần trước đó, khi Bắc Triều Tiên tuyên bố sẽ ngừng các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo, đóng cửa cơ sở thử hạt nhân Punggye-ri, ông Kim Jong-un đã quyết định "chôn một mỏ vàng" mà ông biết, việc này sẽ "trêu ngươi" Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trung Quốc trông đợi xuất khẩu mô hình cải cách

Đảng Lao động Triều Tiên vừa đề ra chiến lược mới, kết thúc quá trình "vừa phát triển vũ khí hạt nhân, vừa xây dựng kinh tế" để tập trung toàn lực phát triển kinh tế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết:

"Trung Quốc hoan nghênh điều này. Chúng tôi hy vọng Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên sẽ đạt được những thành tựu trong việc phát triển kinh tế và cải thiện sinh kế của người dân."

Bắc Kinh cũng đã từng đề xuất với Bình Nhưỡng, hãy từ bỏ chương trình hạt nhân và áp dụng "cải cách và mở cửa" theo mô hình Trung Quốc, bởi theo họ điều đó sẽ tạo ra phép lạ.

Trung Quốc sẽ cảm thấy thoải mái nếu Bắc Triều Tiên lựa chọn theo khuyến cáo của mình.

Năm nay đánh dấu 40 năm Đặng Tiểu Bình khởi xướng cải cách và mở cửa tại Trung Quốc mà ông gọi là "chủ nghĩa xã hội đặc thù Trung Quốc".

Hy vọng này đã nhen nhóm ở Bắc Kinh khi ông Kim Jong-un chọn thăm "Trung Quan thôn" - một khu công nghệ cao ở Bắc Kinh - nơi được mệnh danh là thung lũng Silicon của Trung Quốc, ngày 27/3.

Mặc dù quan hệ giữa ông Kim Jong-un với Trung Nam Hải đã thay đổi nhanh chóng, ấm lên sau chuyến thăm bất ngờ, nhưng thực tế mối quan hệ Trung - Triều lại rất phức tạp.

Trong khi Bình Nhưỡng thừa nhận đã đến lúc phải dốc toàn lực phát triển kinh tế, họ chưa bao giờ thực sự có ý định nhập khẩu mô hình cải cách, mở của mà Trung Quốc chào hàng.

Sự cảnh giác thường trực của Bình Nhưỡng

Một học giả Trung Quốc cho hay, trong nhiều năm Triều Tiên rất sợ, nếu họ cải cách mở cửa theo mô hình Trung Quốc, họ có thể bị nền kinh tế hàng xóm nuốt chửng.

Sự thận trọng với Trung Quốc đã bắt đầu từ thời Chủ tịch Kim Nhật Thành, cho đến nhà lãnh đạo Kim Jong-il đã thúc đẩy Triều Tiên khám phá các lựa chọn thay thế khác.

Tháng 9/2002, nhà lãnh đạo Kim Jong-il cho mở đặc khu hành chính đầu tiên tại thành phố chiến lược Sinuiju nằm bên này sông Áp Lục, bên kia biên giới là Đan Đông, Liêu Ninh, Trung Quốc.

Tuy nhiên, đồng tiền chính thức được sử dụng để thanh toán tại đặc khu Sinuiju là đồng đô la Mỹ, không phải nhân dân tệ. Đặc khu này có một nửa lãnh đạo là các công dân nước ngoài.

Tất nhiên ông Kim Jong-il không tham vấn Trung Quốc, cũng chẳng nhận sự giúp đỡ từ Trung Quốc.

Yang Bin, một người Hà Lan giàu có sinh ra ở Nam Kinh, được bổ nhiệm là quan chức cấp cao của đặc khu hành chính Sinuiju lúc 39 tuổi.

Lãnh đạo Trung Quốc khi đó rất bất mãn. Ông Giang Trạch Dân đã phản đối kế hoạch này của Triều Tiên.

10 ngày sau khi Yang Bin được Triều Tiên bổ nhiệm làm trưởng đặc khu hành chính Sinuiju, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ ông tại Thẩm Dương với lý do "trốn thuế".

Bắc Triều Tiên kêu gọi Trung Quốc thả Yang Bin và trao trả cho Triều Tiên, nhưng Trung Quốc đã truy tố và kết án ông 18 năm tù.

Thời gian này, thay vì hợp tác kinh tế với Trung Quốc, ông Kim Jong-il đã tìm tới Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật Bản Juichiro Koizumi bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il trong chuyến thăm Bình Nhưỡng ngày 17/9/2002, ông Shinzo Abe khi đó cũng tháp tùng (người thứ 3, bên trái), ảnh: Nikkei Asia Review.
Một kế hoạch đã được công bố trong cùng tháng Thủ tướng Junichiro Koizumi đến thăm Triều Tiên và hội đàm với ông Kim Jong-il sau khi trúng cử.

Ông Kim Jong-il đã xin lỗi Thủ tướng Nhật Bản về những vụ bắt cóc công dân nước này, thậm chí ông còn đặt chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo lên bàn trao đổi với Thủ tướng Junichiro Koizumi.

Dự án đặc khu hành chính Sinuiju được thiết lập nhằm giúp mối quan hệ Nhật - Triều trở nên trơn tru hơn, đồng thời nỗ lực thúc đẩy hợp tác thương mại với Nhật Bản, châu Âu, Mỹ và Hàn Quốc.

Vụ Trung Quốc bắt giữ Yang Bin đã gây ra sóng gió lâu dài trong quan hệ Trung - Triều.

Khoảng năm 2015, sau khi ông Tập Cận Bình và Kim Jong-un đều đã lên nắm quyền được một thời gian, đã có kế hoạch tái khởi động dự án Sinuiju trong khuôn khổ hợp tác Trung - Triều.

Tuy nhiên sáng kiến này bị đình trệ khi ông Kim Jong-un thúc đẩy các vụ thử hạt nhân ở Punggye-ri gần biên giới với Trung Quốc.

Quan hệ Trung - Triều đã cải thiện, ông Kim Jong-un tìm cơ hội từ Donald Trump
Những ngày qua dư luận đã chứng kiến sự thay đổi chóng mặt của quan hệ Trung - Triều, tuy nhiên sự cảnh giác của Bình Nhưỡng với láng giềng không thay đổi, hợp tác kinh tế Trung - Triều sẽ không đến dễ dàng.

Biết rằng Trung Quốc có thể thống trị về kinh tế, tài chính trong quan hệ với Triều Tiên, nên ông Kim Jong-un đã quyết định quay sang Donald Trump, người ông dự định sẽ gặp vào đầu tháng Sáu.

Ông Kim Jong-un đang tìm kiếm 2 sự bảo đảm từ Tổng thống Donald Trump, một là Washington sẽ không can thiệp vào chính phủ của ông, hai là bình thường hóa quan hệ với Bình Nhưỡng.

Nếu Donald Trump gật đầu, nguồn vốn từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc có thể nhanh chóng đổ vào Triều Tiên.

Chỉ cần Kim Jong-un đủ khéo léo, ông có thể nhận được sự chuyển giao công nghệ từ phương Tây như Trung Quốc đã từng nhận được.

Khi ông Kim Jong-un vượt qua các thách thức này, dừng chương trình hạt nhân và tên lửa, điều này sẽ được ông Tập Cận Bình chào đón, bởi lựa chọn này tốt hơn nhiều một cuộc chiến tranh giữa Mỹ với Triều Tiên.

Nhưng ngay sau đó, Trung Quốc sẽ thấy "nguy cơ" Mỹ và Triều Tiên, có thể thêm Hàn Quốc, sẽ giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên mà không cần Bắc Kinh.

Tổng thống Donald Trump dường như đã nhận thức được sự khéo léo của Kim Jong-un.

Bên cạnh một số phát biểu chừa đường lùi cho mình, trong tuần qua ông đã tiếp tục ca ngợi những nỗ lực của ông Tập Cận Bình để thúc đẩy hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. [1]

Cùng chung nhận định này, nhà nghiên cứu Zeng Enyi (dịch âm), từ Viện Nghiên cứu Thống nhất Hàn Quốc ngày 28/4 nói với phóng viên Đa Chiều tại Seoul:

Trọng tâm chính sách cải cách của ông Kim Jong-un là cải thiện đời sống dân sinh, khả năng cải cách toàn diện tại Triều Tiên là rất lớn.

Đương nhiên, ông Kim Jong-un sẽ không nhập khẩu mô hình cải cách của Trung Quốc, mà cải cách của các nước xung quanh sẽ cung cấp cho Triều Tiên những bài học khác nhau.

Bà Zeng Enyi tin rằng, ông Kim Jong-un sẽ cải cách toàn diện để cải thiện đời sống cho dân, chứ không phải do áp lực cấm vận của Mỹ buộc ông phải mở cửa.

Điểm khác biệt giữa ông Kim Jong-un với cha và ông nội mình là ông có kinh nghiệm của bản thân từ thời du học.

Mặc dù dư luận thế giới bên ngoài xem Triều Tiên dường như cô lập với thế giới, nhưng thực chất Triều Tiên đang tích cực hội nhập quốc tế và thời đại.

Triều Tiên có thể tham khảo bài học cải cách mở cửa của Trung Quốc hay bài học đổi mới của Việt Nam, nhưng chắc chắn sẽ không sao chép.
Cải cách của Triều Tiên sẽ xuất phát từ thực tiễn, thực trạng mọi mặt đời sống và bối cảnh của Triều Tiên hiện nay

"Tấn công khi Đài Loan đã phòng bị, PLA là người mù bước vào trận địa sẵn mai phục"

Thủy Thu | 07/05/2018 07:40
"Tấn công khi Đài Loan đã phòng bị, PLA là người mù bước vào trận địa sẵn mai phục"
PLA tập trận. Ảnh: Tân Hoa Xã

Theo chuyên gia Mỹ, do dự liệu được cuộc tấn công nên Đài Loan sẽ nhanh chóng tập kết lực lượng, rải mìn dọc eo biển, khiến PLA chẳng khác người mù bước vào trận địa sẵn mai phục.

Trong bối cảnh không quân Trung Quốc tăng cường tuần tra quanh đảo Đài Loan, chuyên gia Ian Easton tại Viện Nghiên cứu dự án 2049 (Mỹ) cho biết, thực tế từ năm 2008, cơ quan tình báo Đài Loan đã phát hiện ra một bản kế hoạch chi tiết tấn công đảo của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).
Theo ông này, đây là một kế hoạch tập kích, trong đó, PLA sẽ [giả vờ] diễn tập bắn đạn thật, sau đó sẽ phong tỏa eo biển Đài Loan, hạn chế vận tải quốc tế, kết hợp với thông tin trên truyền thông nhà nước khiến giới quan sát cho rằng cuộc diễn tập của PLA chỉ là động thái chính trị thông thường; tiếp theo PLA sẽ bí mật sử dụng các tàu dân sự vận chuyển quân, trong thời gian dự kiến sẽ phát động các cuộc tấn công mạng, tên lửa, ám sát, tàu ngầm và ném bom.
Tuy nhiên, theo ông Easton, "cơn ác mộng" này dường như sẽ không thể xảy ra với Đài Loan.
Kế hoạch này chỉ thành công khi Bắc Kinh tập kích lúc Đài Loan chưa phòng bị nhưng nếu Đài Loan đã tiên đoán trước về các cuộc tấn công của đối phương thì giới chức đảo này có thể nhanh chóng tập kết lực lượng và rải mìn khắp eo biển; vì thiếu tính bất ngờ nên PLA chẳng khác nào như người mù bước vào trận địa sẵn mai phục, chuyên gia Mỹ nhận định.
Cũng theo ông này, hiện nay Đài Bắc "đã có sức mạnh phòng thủ rất tốt" nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng cần bổ sung trong khi các mối đe dọa cũng gia tăng nên Mỹ sẽ đóng vai trò không thể thiếu ở phương diện này.
"Vì chỉ có Mỹ mới có đủ năng lực đào tạo và cung cấp vũ khí hiện đại cho Đài Loan", Easton nhấn mạnh.
Easton kiến nghị, Lầu Năm Góc nên cho phép quân đội Đài Loan sử dụng các trại huấn luyện ở California và mời Đài Loan tham gia các cuộc tập trận ở Hawaii nhằm giúp đảo này kiện toàn sức mạnh trước các cuộc tấn công của PLA.
Ngoài ra, ông này còn đề nghị chính phủ Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan và dỡ bỏ những hạn chế đối với các chuyến thăm giữa các tàu chiến và các quan chức cấp cao hai bên.

“Mỹ Ngụy” hồi đó hay “Hán Ngụy” bây giờ?


  • MẶT TRẬN MIỀN TÂY HÃY CÒN YÊN TĨNH

    Hình: LẠI VĂN LÝ đến dự Lễ "TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-1975" lúc 7 giờ chiều tại CHÙA ĐẠO QUANG, 3522 North Garland Avenue, Garland, Texas 75040.

    NGÀY QUỐC HẬN là ngày rất lớn. Ngày ấy “lớn” đến nỗi có tới 5 chỗ trong vùng "nho nhỏ” tôi đang ở là vùng “Dallas-Fort Worth, Texas, Hoa Kỳ” tổ chức Lễ QUỐC HẬN 30 THÁNG 4. Tôi đã đến dự tất cả 5 chỗ:
    1. Chỗ thứ nhất: Tôi đã đến dự, Thứ Ba, ngày 24 tháng 4 năm 2018, lúc 10 giờ sáng, tại TRUNG TÂM TUỔI VÀNG (Texas Golden Age Adult Daycare Center), 1115 West Pioneer Parkway, Arlington, Texas 76013. 
    2. Chỗ thứ hai: Tôi đã đến dự, Thứ Bảy, ngày 28 tháng 4 năm 2018, lúc 5 giờ chiều, do “HEROES OF SOUTH VIETNAM MEMORIAL FOUNDATION” tổ chức tại “TƯỢNG ĐÀI CHIẾN SĨ VIỆT MỸ” trong Arlington Veterans Park, 3600 West Arkansas Lane, Arlington, Texas 76016: “LỄ TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30 THÁNG TƯ” và “ĐÊM NGUYỆN CẦU.”
    3. Chỗ thứ ba: Tôi đã đến dự, Thứ Bảy, ngày 28 tháng 4 năm 2018, lúc 6 giờ chiều, do “CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA HẠT TARRANT” tổ chức tại “KỲ ĐÀI VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ TƯỢNG ĐỨC THÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO” trong Bến Thành Plaza LLC, 1818 East Pioneer Parkway, Arlington, Texas 76010.
    4. Chỗ thứ tư: Tôi đã đến dự, Chủ Nhật, ngày 29 tháng 4 năm 2018, lúc 2 giờ chiều, do “CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA TẠI DALLAS VÀ CÁC VÙNG PHỤ CẬN” tổ chức tại Trung tâm Sinh hoạt Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia”, 3221 Beltline RoadGarlandTexas 75044.
    5. Và chỗ thứ năm: Tôi cũng đã đến dự, Thứ Hai, ĐÚNG NGÀY 30 THÁNG 4 năm 2018, lúc 7 giờ chiều, do CHÙA ĐẠO QUANG tổ chức tại 3522 North Garland Avenue, Garland, Texas 75040: "TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-1975."
    Ngày Thứ Hai, NGÀY QUỐC HẬN 30 tháng 4 năm 2018, tôi lái xe trở lại miền Tây của Dallas, đó là vùng Lewisville, Texas, Hoa Kỳ, để thăm hỏi. Được biết: Mặt trận Miền Tây hãy còn yên tĩnh.
    Gần hai năm trước, một chiến hữu - cũng là một cư dân Lewisville, có con em đang học ở trường tiểu học - gặp tôi trong “Lễ kỷ niệm Ngày Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ (Veterans Day) 11 tháng 11” của năm 2016 tại Công viên Arlington Veterans Park, 3600 West Arkansas Lane, Arlington, Texas 76016cho tôi biết: "Trong trường tiểu học ở Lewisville nơi có nhiều con em người Việt Nam đến học, bọn Việt Cộng đang vận động treo cờ máu." Tôi nghĩ ngay, tại sao mình không vận động treo cờ vàng ba sọc đỏ VIỆT NAM CỘNG HÒA ngay bây giờ mà phải đợi đến khi Việt Cộng treo cờ máu rồi mình mới đi vận động hạ cờ máu xuống rồi treo cờ vàng ba sọc đỏ VIỆT NAM CỘNG HÒA lên? 
    Lá thư đề ngày “November 14, 2016” tôi đã viết như dưới đây, kính mời quý vị đọc, đã phản ảnh một Mặt Trận mới, mà tất cả các trường học và những nơi công cộng tôi có đi qua, tôi đều để ý đến hàng cờ. Mặt Trận mới này do tôi lãnh đạo. Một số thân hữu và chiến hữu đã ủng hộ, gửi email, tặng cờ Việt Nam Cộng Hòa và cờ Hoa Kỳ, cờ vải và cờ giấy, v.v...
    Lewisville, Texas, is a dynamic suburban community in the thriving North Texas region. Home to approximately 100000 residents.
    -----------------------
    Ly Van Lai
    P.O. Box 460853
    Garland, Texas 75046
    Email: laivanly@yahoo.comWebsite: www.laivanly.com or www.lyvanlai.com

    November 14, 2016

    Mrs. Lakshmi Valdes-Natividad
    Principal of Lewisville Elementary School
    285 Country Ridge Road
    Lewisville, Texas 75067

    Dear Mrs. Valdes-Natividad:
    I am absolutely thrilled and humbled to come here today. Our children, teachers, parents, and friends of the community are what make Lewisville Elementary School such a special place! We are all so fortunate to have members of a team that make education their number one priority. My full name is Ly Van Lai. In Vietnam we put our last name (LẠI) first, and first name () last; thus my full name in Vietnamese is LẠI VĂN LÝ with “VĂN” as my middle name. I am currently teaching music theory and guitar classes privately, and composing my own songs with both music and lyrics.
    As you may know, Ho Chi Minh formed the Vietnamese Communist Party, which killed millions of innocent people, stole away millions of houses and land, and made a nightmare out of the educational system in Vietnam. On behalf of the millions of Vietnamese people who are suffering in Vietnam, I come here today to inform you that Vietnamese people have no human rights in their country, and the bloody flag of the Vietnamese Communist Party represents just that!
    I have the real flag of VIETNAM, my beautiful country with me today and would like to donate it to you. Since you were not at school today, I handed this flag to Mrs. Judy Bradley, your Assistant Principal. You may display our national flag in your school instead of the bloody flag of the Vietnamese Communist Party.
    The Vietnamese children attending your school are very fortunate. Our future generation who has come here from Vietnam or born in the U.S., are attending Lewisville Elementary School - a special place that provides the necessary ingredients for success. They deserve to see this beautiful flag in your school!
    I thank you very much for your time and for the opportunity to visit your school.
    Sincerely,


    LẠI VĂN LÝ
    Teacher, Composer, Guitarist

    LaiVanLy-November-14-2016-LetterToPrincipalOfLewisvilleElementarySchool-Lewisville-Texas.jpg
    Hình: Lá thư viết bằng tiếng Anh tôi gởi đến Bà Hiệu Trưởng - Mrs. LAKSHMI VALDES-NATIVIDAD Principal of LEWISVILLE ELEMENTARY SCHOOL, 285 COUNTRY RIDGE ROAD, LEWISVILLE, TEXAS 75067, USA - sau khi tôi kính tặng cờ, trong ngày Bà vắng mặt.



    LaiVanLy-November-14-2016-LewisvilleElementarySchool-Texas 026.jpg
    Hình: Trong ngày thăm viếng, trình bày và kính tặng cờ quốc gia là Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Việt Nam Cộng Hòa, LẠI VĂN LÝ  Mrs. Judy Bradley, Assistant Principal of LEWISVILLE ELEMENTARY SCHOOL, ĐỊA CHỈ 285 COUNTRY RIDGE ROAD, LEWISVILLE, TEXAS 75067, USA, lúc 11:10 giờ sáng NGÀY THỨ HAI, 14 THÁNG 11 NĂM 2016.


    LaiVanLy-November-14-2016-LewisvilleElementarySchool-Texas 018.jpg
    Hình: Trong ngày thăm viếng, trình bày và kính tặng cờ, LẠI VĂN LÝ đứng trong LEWISVILLE ELEMENTARY SCHOOL, ĐỊA CHỈ 285 COUNTRY RIDGE ROAD, LEWISVILLE, TEXAS 75067, USA, lúc 11:01 giờ sáng NGÀY THỨ HAI, 14 THÁNG 11 NĂM 2016, sắp kính tặng một lá cờ quốc gia là Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Việt Nam Cộng Hòa - lá cờ của một quốc gia chứ không phải là lá cờ của một đảng phái trong một quốc gia.


    LaiVanLy-November-14-2016-LewisvilleElementarySchool-Texas 013.jpg
    Hình: Trong ngày tặng cờ, LẠI VĂN LÝ đang đứng trước LEWISVILLE ELEMENTARY SCHOOL, ĐỊA CHỈ 285 COUNTRY RIDGE ROAD, LEWISVILLE, TEXAS 75067, USA, lúc 10:57 giờ sáng NGÀY THỨ HAI, 14 THÁNG 11 NĂM 2016, sắp đậu xe để vào thăm viếng, trình bày và kính tặng cờ quốc gia là Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Việt Nam Cộng Hòa - lá cờ của một quốc gia chứ không phải là lá cờ của một đảng phái trong một quốc gia.


    LaiVanLy-November-14-2016-LewisvilleElementarySchool-Texas 001.jpg
    Hình: Cổng trường LEWISVILLE ELEMENTARY SCHOOL, ĐỊA CHỈ 285 COUNTRY RIDGE ROAD, LEWISVILLE, TEXAS 75067, USA, lúc 10:51 giờ sáng trong ngàythăm viếng, trình bày và kính tặng cờ quốc gia là Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Việt Nam Cộng Hòa - lá cờ của một quốc gia chứ không phải là lá cờ của một đảng phái trong một quốc gia, NGÀY THỨ HAI, 14 THÁNG 11 NĂM 2016.


    LaiVanLy-November-14-2016-LewisvilleElementarySchool-Texas 003.jpg
    Hình: LẠI VĂN LÝ đang đứng ngoài cổng trường LEWISVILLE ELEMENTARY SCHOOL, ĐỊA CHỈ 285 COUNTRY RIDGE ROAD, LEWISVILLE, TEXAS 75067, USA, lúc 10:52 giờ sáng NGÀY THỨ HAI, 14 THÁNG 11 NĂM 2016, sắp vào thăm viếng, trình bày và kính tặng cờ quốc gia là Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Việt Nam Cộng Hòa - lá cờ của một quốc gia chứ không phải là lá cờ của một đảng phái trong một quốc gia.
    -----------------------

    Hôm nay ngày Thứ Hai, 30 tháng 4 năm 2018, lúc 7 giờ chiều, CHÙA ĐẠO QUANG tổ chức một buổi Lễ tại 3522 North Garland Avenue, Garland, Texas 75040: "TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-1975."
    Tôi đang tìm và muốn có một “Ca sĩ hát nhạc Lại Văn Lý,” tương tự như trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở Việt Nam có “Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn.” Tôi còn nhớ những năm tôi đi học tại Trường TRUNG HỌC DUY TÂN PHAN RANG từ năm 1964, tôi mê giọng hát của ca sĩ Khánh Ly đến nỗi tôi đã đánh đàn guitar hầu hết những bài Khánh Ly hát, điều này làm cho Thầy NGUYỄN THÚC HỘI dạy môn Âm Nhạc ngạc nhiên, vì Thầy chỉ mới dạy chúng tôi bài "NHÀ VIỆT NAM". Tôi học đánh đàn guitar với Thầy NGUYỄN THÚC HỘI từ lúc tôi 16 tuổi, năm 1967 tại Trường TRUNG HỌC DUY TÂN PHAN RANG. Chỉ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới biết con người thật của Trịnh Công Sơn qua bài hát "NỐI VÒNG TAY LỚN" trên đài phát thanh Sài Gòn khi bọn Việt Cộng vào CƯỚP Sài Gòn. Và một Khánh Ly đã làm tôi thất vọng khi trở cờ.
    Khoảng tám năm trước đây, tôi nhớ có một giọng hát rất đúng tiêu chuẩn âm nhạc mà tôi đã có dịp nghe qua, đó là giọng hát MỘNG THU.
    Tám năm sau, tức là 3 ngày trước đây, ngày Thứ Bảy 28 tháng 4 năm 2018 tôi tình cờ gặp lại Mộng Thu tại Bến Thành Plaza LLC, 1818 East Pioneer Parkway, Arlington, Texas 76010, là nơi “CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA HẠT TARRANT” tổ chức “LỄ TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30 THÁNG TƯ” tại KỲ ĐÀI VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ TƯỢNG ĐỨC THÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO, bắt đầu lúc 6 giờ chiều. Mọi người đều bận rộn cho ngày Lễ. Tôi được Mộng Thu cho số điện thoại.
    Chiều nay, ngày 30 tháng 4, 2018, trong lúc lái xe đến CHÙA ĐẠO QUANG từ vùng miền TâyLewisville, Texas, lúc 6 giờ chiều tôi gọi Mộng Thu và cho biết “khi nào rảnh và thuận tiện thì xin gọi cho tôi ngay.” Vì Mộng Thu cũng đang bận rộn trên đường đến CHÙA ĐẠO QUANG cho kịp giờ để hát nên tôi tạm thời "say bye" trên điện thoại, chưa nói được ý định mời “Mộng Thu hát nhạc Lại Văn Lý.”
    Khi đến CHÙA ĐẠO QUANG, tôi được anh Hùng là phu quân của Mộng Thu chụp cho tôi tấm hình dưới đây bằng cái điện thoại di động của tôi. Trong hình, tính từ trái, Mộng Thu trong áo dài trắng là người thứ ba trong ban hợp ca sau lưng, trên vai phải của tôi. 
    Sọt rác là cái hố đào thải những chất cặn bã của những suy nghĩ hoang tưởng cỡ suy nghĩ của ông tổ Cộng sản Karl Marx. Mỗi lần đi dự Lễ QUỐC HẬN 30 THÁNG TƯ ở bất cứ nơi đâu trên đất nước tự do Hoa Kỳ, khi buổi Lễ chấm dứt, tôi đều vứt cái Lý Luận Cộng sản quá thối tha của Karl Marx vào đó. Rồi đi về.
    Cho đến lúc đi về, tôi vẫn chưa có dịp nói cho MÔNG THU biết là tôi có ý định mời“Mộng Thu hát nhạc Lại Văn Lý.”

    Hình: LẠI VĂN LÝ đến dự Lễ "TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-1975" lúc 7 giờ chiều tại CHÙA ĐẠO QUANG, 3522 North Garland Avenue, Garland, Texas 75040. Trong hình, tính từ trái, MỘNG THU trong áo dài trắng là người thứ ba trong ban hợp ca sau lưng, trên vai phải của LẠI VĂN LÝ.

    Năm 1945, Mặt Trận Việt Minh, một tổ chức ngoại vi của đảng Cộng Sản Đông Dương cướp chính quyền và lập ra “nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” ngày 2 tháng 9 năm 1945.Ngày Thứ Tư, 26 tháng 10 năm 2016, 71 năm sau ngày Cộng Sản Đông Dương CƯỚP chính quyền - phải, CƯỚP chính quyền; CƯỚP, CƯỚP và đây là một trong những lý do tôi đã gọi Đảng Cộng Sản Việt Nam là “Đảng Ăn Cướp Cộng Sản Việt Nam” như tôi đang viết trong bản dự thảo Luận Án “Chủ nghĩa Cộng sản thối tha Karl Marx, Tư tưởng bán nước Hồ Chí Minh và Đảng Ăn Cướp Cộng Sản Việt Nam” - tôi bắt đầu sáng tác bản nhạc “ANH HÙNG KHỞI NGHĨA VIỆT NAM” tại một phòng PRACTICE ROOM ở Fannin Performance Hall của Trường Đại Học RICHLAND, 12800 Abrams Road, Dallas, Texas 75243, Hoa Kỳ. Mà cũng chính tại phòng PRACTICE ROOM này, tôi đã dạy kèm đàn Guitar cho một cô sinh viên Việt Nam hay buồn tên Yến, khác họ nhưng trùng tên với LÂM THỊ YẾN em tôi.

    ANH HÙNG KHỞI NGHĨA VIỆT NAMNhạc và Lời của: LẠI VĂN LÝ
       1. Đây sơn hà, tổ quốc VIỆT NAM! Bao nhiêu năm tươi sáng, huy hoàng! Cớ sao lũ giặc CỘNG nô CƯỚP NƯỚC, cho NHÂN DÂN ta đói khổ, lầm than?
       2. Đâu anh hùng khởi nghĩa VIỆT NAM? Mau xung phong CỨU NƯỚC, CỨU DÂN. Đứng lên phất cờ, dẹp tan CỘNG SẢN là bọn gian tà BÁN NƯỚC, HẠI DÂN. (2, 3, 4)
       3. Ơi! Hỡi đồng bào ơi! Hãy cùng vùng lên, ta đánh tan CỘNG SẢN! (2, 3, 4) Ôi, DÂN TỘC VIỆT NAM! Bao nhiêu năm qua ĐAU KHỔ đủ rồi! (2, 3, 4) - Ôi, Xã Hội Chủ Nghĩa! Đánh CỘNG SẢN tan là yêu TỔ QUỐC! (2, 3, 4Vô GIÁO DỤC VĂN HÓA! Đánh VIỆT CỘNG nô là yêu giống LẠC HỒNG! (2,3,4) - Ôi, chúng còn BUÔN DÂN, bắt người con gái phải bán thân làm gái. (2, 3, 4- Ôi, giết người thủ tiêu, bắt buộc NGƯỜI DÂN thờ FOR-MO-SA. (2, 3, 4)   4. Đêm xuống dần VIỆT NAM! Nghĩ về QUÊ HƯƠNG, ta quyết tâm PHỤC QUỐC! (2, 3, 4) Ôi, TIẾNG GỌI NON SÔNG! Ta không cam tâm ngồi đó thở dài! (2, 3, 4- Ôi, ĐẢNG CỘNG SẢN đó, chính HỒ CHÍ MINH làm nên ĐẢNG CƯỚP! (2, 3, 4) Ôi, ĐẢNG CỘNG VIỆT NAM CƯỚP VÀNG CỦA DÂN từ năm BỐN MƯƠI LĂM! (2, 3, 4) - Xong, chúng vào Miền Nam, CƯỚP VÀNG, vu oan Tổng Thống Nam Việt lấy. (2, 3, 4- Ôi, ĐẢNG CỘNG VIỆT NAM chính là CỘNG nô lệ NGA với TÀU. (2, 3, 41, 2, 3)   5. Có bao giờ CỘNG SẢN trả lại DÂN bao nhiêu ĐẤT ĐAI, NHÀ CỬA cướp ngày? Sẽ không bao giờ CỘNG nô thôi THAM NHŨNG; đàn áp NHÂN DÂN tranh đấu cho TỰ DO. (2, 3, 41, 2, 3)
       6. Bao ANH HÙNG vì NƯỚC với vì DÂN, đem thân hiến dâng, dũng cảm lên đường: Hãy xem LÊ LỢI là Vua xưa KHỞI NGHĨA, cùng với NHÂN DÂN đánh thắng quân TÀU ô... (Hết)  
    Copyright © 2016 by Mr. LY VAN LAI
    LẠI VĂN LÝ, P.O. Box 460853, Garland, TX 75046 - USA
    Song’s name: ANH HÙNG KHỞI NGHĨA VIỆT NAM. Music and Lyrics by: Mr. LY VAN LAI (a Vietnamese: Ông LẠI VĂN LÝ). Composed date: Wednesday, October 26, 2016. Place: GARLAND, TEXAS 75042, USA. This ORIGINAL VERSION (2 pages) has been written by the author’s handwritten letters. (Thủ bút của tác giả LẠI VĂN LÝ. Trang 1 này đã được tác giả đánh máy lại cho rõ chữ.)
    Email: 
    laivanly@yahoo.com. Website: www.laivanly.com.

    Đó là một trong những bản nhạc trong thể loại NHẠC ĐẤU TRANH bên cạnh những bản TÌNH CA tôi sáng tác mà trong thời gian MẶT TRẬN MIỀN TÂY HÃY CÒN YÊN TĨNH, tôi VẪN CÒN đi tìm một “Ca sĩ hát nhạc Lại Văn Lý.

    Lại Văn LýThứ Hai, ngày 30 tháng 4 năm 2018Dallas, Texas, Hoa Kỳ
    Website: www.LaiVanLy.com
    Email: LaiVanLy@yahoo.com
    Cellular phone: (682) 521-0145
    Mailing address: LẠI VĂN LÝ, P.O. Box 460853, Garland, TX 75046 - USA 

    ==================================
      

    LINKS: 
    1. TALENT SHOW: ĐEM CHUÔNG ĐI ĐÁNH XỨ NGƯỜI
     http://www.laivanly.com/activities/activities-mainpage.htm

    2. NGÀY LÝ HẬN
    www.LaiVanLy.com

    3. NẮNG NGHIÊNG NGHIÊNG 

    4. SÂN KHẤU NHỎ CHO NGÀY RẤT LỚN

    5. MẶT TRẬN MIỀN TÂY HÃY CÒN YÊN TĨNH
    http://www.laivanly.com/activities/mattranmientayhayconyentinh.htm


Không có nhận xét nào: