TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018


TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

    GENERAL WORLD NEWS

Thư mời tham dự ĐHNDVN XXXVIII -
Lần thứ 38

Thứ Sáu và Thứ Bảy, Ngày 6 và 7, Tháng 7, năm 2018Oklahoma City, Oklahoma-Hoa Kỳ













Ban Tổ chức ĐHNDVN/38 Trân trọng kính mời

Logo Đại Hội Nhảy Dù Lần thứ 38





Thiệp mời tham dự Đại Hội Nhảy Dù Lần thứ 38 (trang bìa 1&2)


Hết

Những Trang Liên hệ

Hết


Những người lính Dù bị lãng quên

VNCH-Ngọc Trương (Danlambao) - Barry R. Mccaffrey đại tướng (4 sao) lục quân Hoa Kỳ. Khi còn là sĩ quan trẻ, đã phục vụ tại Việt Nam năm 1966-1967 với tư cách sĩ quan cố vấn trong binh chủng Nhảy dù VNCH. Năm 1968-1969 ông được chuyển qua Sư đoàn 1 không kỵ (kỵ binh không vận) làm đại úy đại đội trưởng xung kích thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 7 kỵ binh không vận. Khi về hưu, ông tham gia chính phủ Tổng thống Clinton, và là bình luận viên an ninh quốc gia cho NBC News.

Bài viết đăng trên báo The NewYork times ngày 8 tháng 8 năm 2017, nói lên cảm tưởng của ông về những chiến sĩ Nhảy dù của Quân Lực VNCH.

Đại úy Mccaffrey tham chiến tại Việt Nam và Đại tướng Mccaffrey

*

Tôi đến Việt Nam vào tháng 7 năm 1966, qua năm sau đổi sang sư đoàn Nhảy dù VNCH với tư cách là sĩ quan cố vấn. Đó là năm cuối cùng chúng tôi nghĩ chúng tôi đã chiến thắng. Cũng là năm cuối chúng tôi có thể định nghĩa thế nào là chiến thắng. Một năm đầy lạc quan, quân đội Hoa Kỳ gia tăng sức mạnh và tham chiến nhiều hơn người Việt, đồng thời cũng bị thiệt hai nhiều hơn.

Cuối năm 1967, có 486.000 quân Mỹ trong trận chiến. Số lính Mỹ tử trận tăng gấp đôi năm 1966. Trong mọi chuyện, sự hy sinh, can trường và tận tụy của quân đội Nam Việt Nam hầu như không được nói đến ở chính trường Hoa Kỳ, cũng biến mất khỏi sự hiểu biết của báo chí và truyền thông.

Sư đoàn Nhảy dù của Nam Việt Nam là đơn vị tinh nhuệ, ưu tú, tôi tham chiến với vai trò phụ tá cho cố vấn trưởng của tiểu đoàn. Vào năm 1967 binh chủng nhảy dù với đồng phục ngụy trang và chiếc beret màu đỏ nổi bật, quân số tăng lên 13.000 người, tất cả đều tình nguyện. 

Những ai trong bọn tôi được vinh hạnh chiến đấu bên họ, phải kinh ngạc vì họ can đảm và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ chiến thuật. Các sĩ quan cao cấp và hạ sĩ quan đều có năng lực và được rèn luyện ở chiến trường. Người ta quên rằng những quân nhân nầy từng tham chiến từ 1951, trong khi chiến trường Việt Nam còn mới mẻ đối với người Mỹ.

Là sĩ quan cố vấn, bọn tôi vừa là sĩ quan tham mưu, vừa là sĩ quan liên lạc từ cấp tiểu đoàn lên đến cấp lữ đoàn.

Một năm trời chuẩn bị ở California, bao gồm 16 giờ mỗi ngày học về văn hoá và ngôn ngữ Việt Nam tại Học viện Ngôn ngữ Quốc phòng. Sau cùng, tuy không lưu loát, tôi nói được tiếng Việt đàm thoại.

Tại Fort Bragg, N.C., chúng tôi phải học chiến thuật chống nổi dậy và được huấn luyện các loại võ khí thời kỳ thế chiến II, quân đội Việt Nam đang dùng. 

Huy hiệu binh chủng Nhảy Dù: Trên nón, vai áo, túi áo.

Vai trò chúng tôi trải rộng từ phối hợp pháo binh và không yểm (gọi phi cơ yểm trợ), sắp xếp các chuyến trực thăng vận và không vận tản thưởng, cung cấp tin tình báo cũng như yểm trợ tiếp vận.

Chúng tôi không ra lệnh, và cũng không cần làm thế. Bọn tôi ngưỡng mộ các sĩ quan Việt Nam ngang cấp, họ rất vui khi người Mỹ và hỏa lực mạnh mẽ của Mỹ bên cạnh.

Chúng tôi ăn chung và nói cùng một ngôn ngữ với họ. 

Bọn tôi hoàn toàn tin tưởng vào người Việt. Tôi thường có một lính dù cận vệ cũng là hiệu thính viên truyền tin.

Thông thường, nhóm cố vấn cấp tiểu đoàn gồm một đại úy bộ binh Hoa Kỳ, một trung úy và một hạ sĩ quan cao cấp, thường là trung sĩ. Các trung sĩ là thành phần nòng cốt. Trong khi sĩ quan luân chuyển ra vào, nhiều anh trung sĩ ở lại với các đơn vị Việt Nam được giao phó đến khi chiến tranh kết thúc, hoặc đến khi họ tử trận, hay bị loại ra khỏi cuộc chiến.

Tôi biết Việt Nam qua kinh nghiệm đẫm máu. Các tàu xung kích Hải quân và trực thăng của Lục quân Mỹ rảy quân chúng tôi vào châu thổ đầm lầy phía Nam Sài Gòn. Cuộc chiến không vinh quang, chiến đấu và chết chìm trong trong dòng nước mặn dơ bẩn. Không phải là cuộc phiêu lưu tôi nghĩ đến khi còn trong trường Biệt động quân. Đại úy (xếp của tôi), sĩ quan cố vấn thâm niên, một quân nhân nhà nghề và đầy khả năng đã tử trận. Khi trở về căn cứ, tôi giúp mang thi hài ông ra khỏi trực thăng. Chỉ mới bắt đầu.


Bốn tháng bên cạnh lính dù, tôi tham gia trận đánh lớn đẫm máu, yểm trợ các đơn vị TQLC Hoa Kỳ bắc Đông Hà, gần duyên hải phía bắc của Nam Việt Nam. Hai tiểu đoàn trong số bốn tiểu đoàn của tôi được trực thăng vận vào vùng Phi quân sự, mục tiêu để kiểm soát lực lượng đáng kể của Bắc Việt đang xâm nhập miền Nam.

Ba ngày chiến đấu dữ dội và đẫm máu, cố vấn cao cấp của tôi tử trận. Thượng sĩ Rudy Ortiz bị đạn bắn lỗ chỗ từ đầu tới chân, anh là hạ sĩ quan có can đảm phi thường. Anh kêu tôi nạp đạn vào cây M16, rồi để trên ngực hầu anh cùng mọi người "chiến đấu cho đến chết" (anh may mắn sống sót sau đó).

Tổn thất lên số hàng trăm và chúng tôi hầu như bị cộng quân tràn ngập. Nhưng lính dù Việt Nam vẫn bền chí chiến đấu. 

Vào thời điểm nghiêm trọng, chúng tôi đã phản công với yểm trợ của không quân và hải pháo (pháo binh từ tàu bắn vào). Vị tiểu đoàn phó người Việt đứng thẳng lưng, băng qua lằn đạn súng máy đang bắn dữ dội, tới hố cá nhân của tôi nói: 

‘Trung úy, giờ chết đã điểm rồi’.

Tôi thấy ớn lạnh khi nhớ những lời nói đó.

Trong chiến đấu, lính Việt Nam không chấp nhận bỏ lại đồng đội ngoài chiến trường dù chết hay bị thương, cũng không bỏ mất vỏ khí.

Trong một trận khác, Tommy Kerns bạn học cùng lớp ở West Point (trường võ bị của Hoa Kỳ tương tự như Võ bị Đà lạt của VNCH), anh là cầu thủ khổng lồ của đội football (bóng bầu dục) Lục quân, bị thương nặng và kẹt trong chiến hào, trong khi tiểu đoàn dù của anh đang cố gắng phá vòng vây đông đảo của quân Bắc Việt. 

Những người lính dù chung quanh Tommy đều nhỏ con, không kéo nổi anh ra khỏi chiến hào chật hẹp. Thay vì rút lui và bỏ Tommy lại, họ bám chặt vị trí, giao chiến quyết liệt và đánh bại quân Bắc Việt. Tommy sống sót nhờ những người lính can trường.

Lính Dù tại mặt trận Khe Sanh.

Sư đoàn Dù và các cố vấn Mỹ đóng căn cứ trong Sài Gòn hoặc hoặc vùng ngoại biên. Chúng tôi thích năng lực và niềm vui của thành phố, yêu thích văn hóa, ngôn ngữ và người dân Việt.

Bọn tôi rất hãnh diện về vai trò bên cạnh các Mũ đỏ.

Chắc chắn cả thế giới đang khao khát được công tác như bọn tôi - chúng tôi cùng chiến đấu với đội quân ưu tú của nước Việt. Xem ra tụi tôi có rất nhiều tiền nhờ tiền lương lính dù và tác chiến. Được sống trong khu nhà có máy điều hòa không khí. Đám sĩ quan trẻ rất ngông cuồng và hiếu thắng. 

Các đại tá và trung tá điều khiển sĩ quan cố vấn, lớn tuổi hơn, trầm tĩnh hơn và chai sạn trên chiến trường, họ là lính dù đã trải qua những trận đánh ác liệt hơn hồi đại chiến thứ II và chiến tranh ở Đại hàn.

Cuộc sống của sĩ quan cố vấn Sư đoàn Dù khó đoán trước. Sư đoàn Dù là đơn vị trừ bị chiến lược, sẽ được tung vào chiến trường khi các chỉ huy trưởng thấy cần. Giữa đêm khuya cả tiểu đoàn hoặc có khi nguyên lữ đoàn Dù được báo động hành quân khẩn cấp. 

Chúng tôi ngồi chật nứt trong lòng phi cơ vận tải của Hoa Kỳ, hay của Không quân Việt Nam với đông cơ nổ ầm ỹ, đậu nối đuôi hàng dài trên phi đạo Tân sơn Nhất, gần Sài Gòn. Cấp số đạn được giao cho từng người, đôi khi cấp cả dù đeo lưng. Kế hoạch tác chiến được vội vàng thông báo.

Và sau đó là trận chiến dữ dội, các tiểu đoàn được chuyển tới bất cứ nơi nào cần. Nhảy Dù đi bất cứ đâu trên lãnh thổ quốc gia, và nhảy xuống giữa lòng hỏa lực địch. Sau những lần hành quân như vậy, trong đơn vị tôi, nhiều cố vấn Mỹ và hàng trăm lính Dù ra đi không trở lại.

Tôi thấy khuôn mặt trẻ của: Đại úy Gary Brux. Đại Úy Bill Deuel, Trung úy Chuck Hemmingway, Trung úy Carl Arvin, hiệu thính viên truyền tin rất trẻ Binh nhì Michael Randall. Tất cả đều chết. Can đảm. Kiêu hùng.


Việt Nam không phải là chiến trận đầu tiên. Sau khi tốt nghiệp West Point, tôi gia nhập Sư đoàn 82 Dù, can thiệp vào Cộng hòa Dominican năm 1965. 

Chúng tôi chuyển quân lên đảo quốc và dẹp tan cuộc nổi dậy kiểu Cộng sản bắt chước theo Cuba, sau đó ở lại trong vai trò lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức Các quốc gia Mỹ châu (Organization of American States)

Cứ tưởng như vậy là chiến đấu, lúc trở lại Fort Bragg, bọn tôi hăng hái xin đi Việt Nam. Một số thiếu úy cùng tiểu đoàn bộ binh với tôi, chạy xe đến tận Bộ tư lịnh Lục quân ở Washington, tình nguyện chiến đấu tại Việt Nam. Họ e bỏ lỡ cuộc chiến.

Giờ đây mọi người đều biết câu chuyện kết thúc như thế nào. 

Hai triệu người Việt đã chết.

Hoa Kỳ tổn thất 58,000 và 303,000 người bị thương. Nước Mỹ rơi vào cuộc nội chiến chính trị rối loạn, cay đắng. Khi ấy, chúng tôi không hay biết gì về chuyện này. Tôi rất hãnh diện đã được chọn để phục vụ đơn vị Nhảy Dù Việt Nam.

Người vợ mới, xinh đẹp, người tôi yêu mến, biết tôi phải ra đi. Cha tôi, một tướng lãnh Lục quân sẽ lấy làm danh dự nếu tôi tử trận.

Mọi chuyện đã hơn 50 năm trước đây. Những người lính Dù Việt Nam sống sót sau sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã trốn thoát qua Campuchia, hoặc trải qua một thập niên trong các “trại cải tạo” rất tàn bạo. 

Sau rốt hầu hết cũng tới được Hoa Kỳ.

Hiệp hội các cố vấn và chiến hữu Việt Nam được thành lập. Bia tưởng niệm về những nỗ lực của chúng tôi đặt tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Hàng năm, bọn tôi quy tụ về đây tưởng nhớ lại lúc đã từng chiến đấu bên nhau. Chúng tôi đội những chiếc mũ beret đỏ. Cười vang chuyện xưa, nhưng cũng buồn sâu sắc vì quá nhiều mất mát, cuối cùng không còn lại gì.

Bia đánh dấu tại nghĩa trang Arlington dành cho chiến sĩ Nhảy Dù VNCH và các cố vấn đã hy sinh.

Dòng chữ trên bia tưởng niệm:

Dedicated to the memory of the paratroopers (Mũ Đỏ) of the Vietnamese Airborne Division (Sư đoàn Nhảy Dù) and their advisors (Cố vấn), The Red hats and Red markers of Advisory Team 162, Military Assistance Command Vietnam (MAC-V) who fought for freedom and democracy in Vietnam 1960-1975

"Airborne all the way"

"Nhảy Dù cố gắng"

Nhiều người hay hỏi tôi học bài học gì ở Việt Nam.

Ai đã từng chiến đấu bên cạnh Sư đoàn Nhảy Dù Việt Nam không bao giờ hỏi như vậy.

Mọi điều chúng tôi nhớ và biết là sự can đảm bền bỉ và quyết tâm của những chiến sĩ có cấp bậc khiêm nhường nhất của Nhảy Dù Việt Nam, luôn xông lên phía trước ở chiến trường.

Không có đền kỷ niệm nào dành riêng cho họ ngoại trừ trong tâm tưởng của chúng tôi.

**

Phụ lục:

Vài hình ảnh có liên quan đến binh chủng Nhảy Dù VNCH.

Nữ y tá học nhảy dù 1952.

Trung tá Nhảy Dù (sau là Trung tướng) Ngô quang Trưởng và Thiếu tá cố vấn Nhảy Dù Norman Schwarzkopf (sau là Đại tướng)

Tượng Thương tiếc do nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu thực hiện bằng đồng đặt tại cổng Nghĩa trang Quân đội. Người lính ngồi làm mẫu là chiến sĩ Nhảy Dù VNCH.


Cựu nhà báo thời chiến: “Tôi không nghĩ chiến 

tranh VN là chống Mỹ cứu nước”

Ông Nguyễn Mạnh Tiến, cựu nhà báo RFA với bút danh Nam Nguyên, trò chuyện cùng RFA nhân sự kiện 30/4.
Ông Nguyễn Mạnh Tiến, cựu nhà báo RFA với bút danh Nam Nguyên, trò chuyện cùng RFA nhân sự kiện 30/4.
 RFA
Thưa quý vị, như vậy chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày 30/4, ngày kỷ niệm chiến tranh Việt Nam chính thức kết thúc. Sự kiện này được nhắc đến với rất nhiều tên gọi khác nhau, tuy nhiên theo nhận định của ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng chính phủ Hà Nội thì đây là ngày triệu người vui nhưng cũng triệu người buồn.
Mời quý vị cùng theo dõi buổi trò chuyện giữa RFA và ông Nguyễn Mạnh Tiến, cựu nhà báo của RFA với bút danh Nam Nguyên, đồng thời ông cũng là một trong những phóng viên thời chiến tranh Việt Nam.
Xin chào nhà báo Nguyễn Mạnh Tiến, ông có thể chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975?
Nhà báo Nam Nguyên: Trong tuần lễ cuối cùng, những sự kiện quan trọng gồm có Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, rồi phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay nhưng cũng chỉ được 5 ngày thì trao nhiệm cho Đại tướng Dương Văn Minh với hy vọng Đại tướng Minh có thể hòa giải với phía bên kia để ngăn tình trạng sụp đổ của miền Nam và có thể là thành lập một chính phủ liên hiệp chẳng hạn.
Ngày 28/4/1975, tôi làm truyền thanh trực tiếp (live) từ dinh Độc Lập lễ trao nhiệm cho Đại tướng Dương Văn Minh để lãnh nhiệm vụ Tổng thống. Các bạn chắc cũng lấy làm lạ lùng vì sao có thể trao nhiệm tại vì thường nếu Tổng thống xuống thì Phó Tổng thống lên, Phó Tổng thống xuống nữa thì người Phó của ông này sẽ lên, không có người đó thì Chủ tịch Thượng viện phải lên. Nhưng đây lại là trao nhiệm, có nghĩa là Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa rất minh bạch, rành rọt nhưng nó đã không được thi hành kể từ ngày 28/4.
Khoảng 5 giờ chiều hôm đó diễn ra lễ trao nhiệm, có vẻ như chính phủ của Đại tướng Dương Văn Minh coi chuyện này là nghiêm túc, không phải nhận công việc này để đầu hàng. Có thể Đại tướng Dương Văn Minh là một nhà quân sự nên ông ấy biết tình hình như thế nào. Phòng tuyến Xuân Lịch mất rồi, sư đoàn 18 vỡ, ông tướng Lê Minh Đảo đã giữ được 10 ngày rồi mà ông ấy rất anh hùng, báo chí thế giới cũng ca tụng ông ấy.
Cái nghề báo là không được xúc động. Phải nói là tôi đã rất cố gắng để dặn mình không được xúc động nhưng cuối cùng trong khi tường thuật live tôi đã bình luận một câu. Nhưng câu đó thành ra lại được nhiều người biết đến. Họ nhắc lại câu tôi nói: “Vào lúc này trời âm u đổ mưa, cũng giống như tình hình của đất nước vậy!”
Khi tôi về đến đài sau buổi chiều hôm đó là đã thấy lộn xộn lắm rồi. Máy bay đã bay vô oanh kích ở Tân Sơn Nhất. Ngay ở đài tôi nhìn ra, có những máy bay đi ngang đó thì ở dưới người ta bắn lên. Có thể bắn cả những máy bay tôi thấy không phải của bên kia. Tình hình lúc đó rất khó khăn.
Đó là dấu ấn ngày 28/4. Ông Tổng thống Dương Văn Minh thực tế chỉ tại chức 36 tiếng đồng hồ.
Tới ngày 30/4, trong đài tôi được ông Tổng trưởng Thông tin mới gọi điện yêu cầu cử người qua để thu thanh một bản hiệu triệu của Tổng thống Dương Văn Minh. Thu xong phải phát vào lúc 10 giờ, nếu không phát đúng giờ thì Sài Gòn sẽ biến thành một biển máu. Hôm đó tôi không ở trong đài, nhưng sau này tôi hỏi thì họ nói là ông Lê Phú Bổn, phóng viên trẻ tốt nghiệp trường báo chí Vạn Hạnh là người được cử đi thu thanh. Và người kỹ thuật viên đi cùng là ông Hồ Ổn. Hai người đi qua Phủ Thủ tướng ở đầu đường Thống Nhất thu và mang về phát. Những ngôn từ rất chững chạc, cũng với nội dung đầu hàng thôi, Đại tướng Dương Văn Minh nói rằng mọi người buông súng, quân đội ở đâu thì giữ nguyên ở đó để chờ người đại diện phía bên kia đến và bàn giao trong trật tự. Tôi thấy cách ông ấy đầu hàng như vậy cũng rất hợp lý. Khi bản thu thanh loan ra được một thời gian ngắn thì quân đội Bắc Việt mới tiến vào dinh Độc Lập. Câu chuyện đến đoạn này thì có nhiều điểm không rõ trong lịch sử, mỗi người nói một kiểu. Ông Bùi Tín thì nói rằng lúc đó vào trong dinh chỉ có cấp cao nhất là đại úy xe tăng, còn lại là nhỏ hơn, chưa có ông Chính ủy của đoàn đó. Bây giờ báo chí người ta cũng nói ông Chính ủy này có thể đến lúc kéo cờ lên rồi ông ấy mới tới.
Họ nói không chấp nhận lời đầu hàng ban đầu, đòi rằng bây giờ ông phải nói ông đầu hàng vô điều kiện bởi vì chính quyền của ông tan rã rồi, không có gì để bàn giao. Tôi thấy điều này cũng hơi cay đắng, bởi vì không nhất thiết phải như vậy vì người ta đã chấp nhận đầu hàng rồi, bây giờ làm mọi việc có thể để tránh đổ máu thôi. Những người cán binh Cộng sản lúc đó đã rút súng và nói ông phải đọc lại bản mới và đi thu. Thế rồi họ chở ông ấy tới đài phát thanh để thu bản đầu hàng mới.
Trước khi ông Minh tới đài thì ông Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh đã tới rồi. Người hoàng viên (tên gọi người thu thanh lúc bây giờ) là một phụ nữ, đã quá sợ hãi, có lẽ vì lần đầu tiên trông thấy bộ đội nón cối, súng ống, trong khi ông Tổng thống gần như bị áp đảo. Cô ấy sợ hãi quá, chân tay run lẩy bẩy không thu được. Có một nhà báo ngoại quốc ở đó, đã dùng cát-sét để thu. Một lúc sau ở phòng thu phụ người ta trấn tĩnh lại và thu được bằng băng lớn.
Đó là lời đầu hàng vô điều kiện và có lời chấp nhận lời đầu hàng đó của phía bên kia. Sở dĩ tôi phải kể dài dòng như vậy là vì có hai bản tuyên bố đầu hàng. Lần thứ nhất do ông Dương Văn Minh soạn thảo và đi thu. Lần thứ hai ông ấy bị áp giải đi thu. Nhiều người thắc mắc tại sao phải kể những chi tiết đó làm gì, nhưng tôi nghĩ rằng đối với lịch sử, sự thật quan trọng hơn sự kiện. Trong cuốn sách “Đại Thắng Mùa Xuân” của ông Văn Tiến Dũng, ông ấy nói đài Sài Gòn bỏ trống không còn một ai nữa. Quân ta (tức là quân Bắc Việt) đã vô thoải mái. Nhưng điều đó không đúng! Chính phủ không phải đã tan rã. Quân đội có thể mất phòng tuyến này hay phòng tuyến kia, nhưng đài tiếng nói quốc gia lúc đó vẫn còn.
Trong tháng 4 tôi còn có một kỷ niệm nữa không quên được. Khi Đà Nẵng mất, chắc khoảng 28/3, hôm đó tôi đang trực sở thời sự, thì ở dưới phòng kỹ thuật họ nói tôi xuống nói chuyện với đài Đà Nẵng. Ông quản đốc của đài Đà Nẵng, anh Huỳnh Quy, có vẻ mất bình tĩnh và giọng xúc động lắm.  Anh ấy hỏi “Tiến ơi mày có thể cứu được tao và các nhân viên của tao không?” Tôi cũng biết mình không thể giúp được gì, nên chỉ trấn an anh ấy thôi. Anh ấy bảo đang bị kẹt ở trong đài không thể ra được. Chúng tôi đang tìm cách giúp anh ấy, thì khoảng 15 phút sau anh ấy gọi lại bảo rằng “Tiến ơi không còn hi vọng gì nữa rồi, đã trông thấy họ ở ngoài hàng rồi.” Anh ấy chào vĩnh biệt, rồi về sau tôi không biết anh ấy như thế nào nữa. Đó là câu chuyện ám ảnh tôi hoài.
Họ muốn mở rộng chủ nghĩa Cộng sản ra toàn thế giới, đâu phải đánh Mỹ để cứu nước hay giải phóng miền Nam.
- Nhà báo Nam Nguyên
RFA: Qua những cảnh tượng ông được chứng kiến khi làm những phóng sự chiến trường, ông suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến tranh Việt Nam?
Nhà báo Nam Nguyên: Đây là một câu hỏi lớn, tôi chỉ nêu ra suy nghĩ của một người phóng viên đã trải qua cuộc chiến thôi.
Tôi thấy rằng giá không có cuộc chiến này thì tốt hơn. Khi kết thúc cuộc chiến vào ngày 30/4, đã có tổng cộng khoảng 2 triệu người miền Bắc và miền Nam chết, hàng trăm ngàn người bị thương, không đếm xuể những người còn sống nhưng cụt tay, cụt chân của cả hai bên. Và cuộc chiến tranh đó mục đích là gì, giữa cùng là người Việt Nam với nhau? Bản thân tôi cũng có một phần gia đình ở miền Bắc. Tôi cũng sinh ra ở Hà Nội.
Nói không có thì tốt hơn là vì giả dụ ngay cả khi chưa có Điện Biên Phủ, cứ để nguyên thì chậm nhất đến thập niên 60, tất cả những nước có thuộc địa đều phải trả lại cho người ta hết, bang giao tốt đẹp, buôn bán làm ăn với nhau mà không bị chết người.
Trận chiến Điện Biên Phủ giành độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi như đã thành công, đưa đến Hiệp định Geneva chia hai miền đất nước. Giá mà dừng ở đó thì vẫn còn tạm ổn. Nhưng đằng này, chỉ vài năm sau, miền Bắc bắt đầu mang quân gây chiến, rồi chuyển vũ khí vào trong miền Nam với lý do Tổng tuyển cử đã không diễn ra như Hiệp định Geneva nên phải đánh. Miền Bắc đã chuẩn bị chiến tranh ngay từ lúc đó rồi.
Trên chiến trường khốc liệt quá! Những gì tôi được chứng kiến, nhận xét về quân sự cả hai bên, binh sĩ binh lính của cả hai bên rất can trường, anh hùng và sẵn sàng chết để phục tùng lệnh từ trên. Khi tôi và đồng nghiệp vào mặt trận An Lộc bằng máy bay, chưa kịp nhảy xuống thì khói đã bốc lên trên máy bay rồi. Trông thấy bãi đáp Khánh Ly rồi mà bị đánh bom phải lượn ra luôn. Tôi thấy bay được có một khúc là may bay bị rớt rồi, và ngay lập tức họ bắn hủy máy bay đó. Thế là chúng tôi vẫn chưa vào được An Lộc. Nhưng cuối cùng kiên trì tôi và một người phóng viên tên Dương Phục cũng đã vào được.
Đi đến đó thì thấy thành phố An Lộc không còn một căn nhà nào nguyên vẹn hết. Toàn bộ là gạch vụ và một vài bức tường. Chúng tôi đến bộ chỉ huy của ông tướng Lê Văn Hưng, là vị tướng tử thủ ở đó để phỏng vấn, và coi như thành công.
Khi về lại không về được, cứ đi ra bãi đáp, máy bay cứ đáp xuống là phía bên kia họ pháo kích máy bay không xuống được. Chúng tôi không có cách gì để lên được, cứ đi ra đi vô mấy lần rồi lại phải quay lại. May mắn cuối cùng đài truyền hình họ đi trực thăng vào quay. Ông sĩ quan báo chí của ông Lê Văn Hưng, là ông đại úy Qúy, nói ông ấy sẽ đưa bọn tôi ra ngay khi máy bay truyền hình tới, chờ sẵn ở đó, máy bay hạ cánh là nhảy lên liền. Tôi cũng làm như vậy, và đội truyền hình đã cứu mạng tôi. Nếu không, tôi sẽ phải ở lại trong đó không biết đến bao giờ.
Đến ngày 6/7 tôi được lệnh chuẩn bị kỹ càng để đi công tác đặc biệt, nhưng không nói đi đâu. Đến ngày hôm sau họ chở tôi vào dinh Độc Lập, và chỉ tôi lên một chiếc máy bay. Trên đó chỉ có tôi, một người bên truyền hình, còn lại toàn các ông lớn. Tôi nghĩ chắc phải đi đâu ghê gớm lắm. Có một chiếc máy bay có ông Tổng thống và cả ông Hoàng Đức Nhã. Máy bay bên bọn tôi có ông đại tướng Cao Văn Viên là Tổng tham mưu trưởng. Tới nơi, tôi thấy rừng cao su và đất đỏ, tôi linh cảm là vào An Lộc. Tôi nghĩ ông Tổng thống này gan thiệt, vì An Lộc tới lúc này chưa có giải phóng. Đằng xa mình nhìn thấy bom đạn nổ dữ lắm, phi cơ oanh tạc các vùng cao điểm để hộ tống máy bay này. Câu chuyện này cũng để lại nhiều dấu ấn, và ông Tổng thống Thiệu cũng thành công trong việc thực hiện chuyến đi này.
RFA: Với nhiều người trẻ sinh sau năm 1975, thậm chí sau đến 20 năm, đã được mái trường Xã hội Chủ nghĩa dạy là cuộc chiến tranh Việt Nam này là để chống Mỹ cứu nước. Không biết nhà báo suy nghĩ như thế nào về quan điểm này của Chính phủ Việt Nam?
Nhà báo Nam Nguyên: Tôi nghĩ là trong lúc học các bạn tin vào những câu chuyện như vậy. Tôi không nghĩ là chống Mỹ cứu nước, Việt Nam Cộng Hòa khi đó được thành lập và được viện trợ từ Hoa Kỳ để xây dựng lại đất nước. Khi chưa có chiến tranh, miền Nam trù phú, sung túc lắm, xuất cảng rất là khá, đời sống rất cao, được ví là hòn ngọc Viễn Đông. Đến ông Lý Quang Diệu cũng từng nói thời đó chúng tôi cũng chỉ mong được như miền Nam Việt Nam thôi. Đời sống rất sung túc mà không hề có quân Mỹ ở đó. Sở dĩ người ta giúp Việt Nam Cộng Hòa là vì theo chủ thuyết Domino, nếu cứ để Cộng sản tràn dần thì sẽ mất hết, tất cả sẽ là Cộng sản hết nên họ muốn chặn lại theo ý nghĩa Việt Nam Cộng Hòa sẽ là tiền đồ của thế giới tự do. Chiến tranh bên kia quá lớn thì người Mỹ mới đem quân vào vì họ sợ mất.
Bên kia từ thời trước đã tuyên truyền nhiều, đặc biệt những năm xưa không phải giống như giới trẻ được biết về miền Bắc sau này, thời trước miền Bắc khép kín không khác gì Bắc Hàn bây giờ. Người trong Nam chúng tôi không bao giờ được biết ngoài Bắc có cái gì, cũng không có hình ảnh luôn vì họ không cho người ngoài vào thăm, chỉ số ít những người thân chế độ mới được vào. Hình ảnh mà tôi biết được là khi ông Phạm Huấn ra Hà Nội công tác một ngày với một số phóng viên, họ có chụp một số hình ảnh và viết bài Một ngày tại Hà Nội. Hình ảnh rất nhiều và tôi cũng được xem. Khi xem, cảm giác Hà Nội y nguyên như hồi gia đình tôi di cư năm 1954. Không có thay đổi, không cất nhà thêm, trông nghèo nàn lắm. Ngoài đường phố ô tô không có, toàn xe đạp không à, và rất nghèo khổ rách rưới. Tôi hiểu miền Bắc họ dồn hết viện trợ vào chiến tranh và đời sống của người dân với họ không quan trọng. Một bên quan trọng đời sống của người dân, một bên làm sao thắng chiến tranh và tất cả dồn cho chiến tranh. Giáo dục từ nhi đồng, đều là tinh thần yêu tổ quốc, chiến đấu theo gương Bác Hồ vĩ đại. Đối với những người miền Nam nghe rất sáo rỗng và buồn cười, nhưng tôi hiểu người miền Bắc lúc đó tinh thần họ như một và họ tin cái đó. Và nhờ những cái dối trá đó đã đưa đến chiến thắng. Mục đích của họ là muốn đánh chiếm miền Nam thì tiền vào súng đạn hết. Dân đói, ăn độn, dùng tem phiếu một tháng được mua mấy lạng thịt hay một năm được mua mấy mét vải. Trong khi miền Nam là một thế giới khác. Bây giờ lại nói đi giải phóng miền Nam, cả những gia đình không phải Cộng sản và Cộng sản, đều có lấn cấn trong đầu bởi vì trong Nam họ sống quá sung sướng, đời sống cao. Phương tiện có rất nhiều, tất cả những tân tiến đã có rất sớm ngay trong thập niên 60.
Nói chống Mỹ cứu nước thì họ phải nói vậy vì họ rất nhất quán. Nghe mới đầu có thể không tin còn ngờ vực nhưng nghe hoài rồi cũng tin. Ông Hồ Chí Minh còn nói đại khái là nếu đánh thắng sẽ giàu mạnh gấp 10 lần năm xưa nên họ càng muốn đi đánh. Nhưng tôi không thể tin được họ có thể nói ra những điều như đi giải phóng miền Nam vì 20 năm người dân miền Nam sống dưới ách nô lệ của thực dân mới Hoa Kỳ, rồi chế độ ngụy,…mà toàn dân vẫn tin. Nên tôi phải bái phục người Cộng sản họ có những lý thuyết như vậy, nhưng trình độ người dân lúc đó không thoát ra được vì họ phải sống khép kín.
Nói đánh Mỹ cứu nước, nhưng ông Hồ Chí Minh là Cộng sản quốc tế từ thời ông qua bên Nga, bên Pháp. Và ông Lê Duẩn thì nói chúng ta đánh Mỹ là đánh luôn cho cả Trung Quốc và Liên Xô. Tức là họ muốn mở rộng chủ nghĩa Cộng sản ra toàn thế giới, đâu phải đánh Mỹ để cứu nước hay giải phóng miền Nam.
RFA: Sau năm 1975, có một khoảng thời gian nhà báo vẫn sống ở Sài Gòn dưới sự điều hành của Chính phủ Hà Nội. Vậy ông nhận thấy điểm khác biệt gì nổi bật ở thời kỳ đó so với trước năm 1975?
Nhà báo Nam Nguyên: Chúng tôi thấy mình ở dưới địa ngục. Những người giàu, kha khá thì ở tầng đầu địa ngục, còn những người nghèo thì ở tầng giữa, hay tầng đáy. Tôi khổ lắm. Khi giải phóng là tôi mất hết nghề nghiệp, rồi bị bóc lột lấy luôn tiền bạc bằng các trận đổi tiền giới hạn số tiền đổi. Nhiều người mất nhà mất cửa, và nền kinh tế suy sụp hoàn toàn vì áp dụng chính sách xã hội chủ nghĩa. Lúc đó ông Đỗ Mười bảo rằng kinh tế quốc doanh theo đúng xã hội chủ nghĩa là tốt nhất, ngăn sông cấm chợ. Lý thuyết của ông ấy là quốc doanh hết, tỉnh này xài không hết thì trung ương sẽ lấy mang đi tỉnh khác chia. Đại khái là kinh tế không có sự lưu thông. Thành ra miền Nam trong 10 năm đầu tiên tan hoang luôn. Nếu họ áp dụng kinh tế thị trường của miền Nam có kiểm soát ngay từ đầu, và đừng có đánh tư sản hay cướp giật của người ta để giải phóng, thì có lẽ không đến nỗi tệ. Về sau ông Võ Văn Kiệt nói rằng có sự tự kiêu của Cộng sản và đã bỏ phí những cơ hội mà để cho mãi đến khi đổi mới 1986 nhưng thực tế phải đến 1990 thì đời sống mới khá lên. Nhưng nó sẽ đến một ngưỡng nào đó thôi, bởi vì vẫn còn là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì nó nửa nạc nửa mỡ giống như độc tài chuyên chế nhưng do tổ chức của Đảng Cộng sản làm.
Những câu chuyện này xảy ra sau giải phóng thật đáng tiếc. Tôi muốn nêu thêm một ví dụ nữa, ở miền Nam năm 1965 dưới thời ông Nguyễn Cao Kỳ, lúc đó là Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, tức là Thủ tướng. Ông ấy có Chính phủ vì người nghèo, ông ấy đã làm một điều mà tôi thấy đến bây giờ Nhà nước Cộng sản vẫn chưa làm được. Ông ấy đã mở Tổng cục Tiếp tế và ở đó bán những thứ mà những người công chức quân đội có thể đến mua với giá rẻ, không có quota hay tem phiếu gì hết. Đặc biệt nữa là hữu sản hóa xe lam cho những người chạy xe lam, bán trả góp. Ông ấy đã thành công điều đó. Đối với cá nhân gia đình quân đội hay công chức, họ được mua trả góp hoặc trả hết. Chính phủ bây giờ còn chưa làm được điều đó cho quân đội hay công chức của mình. Và hữu sản hóa những cái như xe lam tôi thấy lại càng khó. Bây giờ thì họ đã thay đổi, nhưng lại nhiều vấn nạn sinh ra theo kiểu tư bản hoang dã, như lợi ích nhóm,…Cho nên tôi vẫn còn thương người Việt Nam mình lắm!
RFA: Xin chân thành cám ơn những chia sẻ của nhà báo!

Thực hư bức hình 'xích chân chống cưỡng chế' ở Quảng Nam

Hình ảnh nhiều người phụ nữ xích chân ở Quảng Nam nhanh chóng lan truyền trên mạngBản quyền hình ảnhFB LỆ VÕImage captionHình ảnh nhiều người phụ nữ xích chân ở Quảng Nam nhanh chóng lan truyền trên mạng
Hình ảnh một nhóm người phụ nữ xích chân lại để phản đối cưỡng chế đất hôm 22/5 ở Quảng Nam đã nhanh chóng lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Sau vụ việc đất đai ở Thủ Thiêm vào tháng trước, các chủ đề đất đai đều trở nên nóng trên mạng xã hội, và hình ảnh trên trở thành tâm điểm chú ý gần đây nhất.
Tấm ảnh xuất hiện lần đầu tiên ở tài khoản Facebook Lệ Võ, người xác nhận là tác giả của tấm ảnh.
Nhưng một số người dân và một nhà báo tự do, những người trực tiếp có mặt hôm đó tại Quảng Lăng 2, Điện Nam Trung ở Quảng Nam cho rằng có uẩn khúc sau tấm ảnh đó.

Uẩn khúc, mâu thuẫn

Bà Hoàng Thị Hồng Thái, một cây bút tự do, cho BBC biết, sau khi thấy tấm ảnh trên Facebook Lệ Võ, bà đến tận nơi để tìm hiểu vụ việc.
Khi đến, căn nhà của chủ hộ Võ Như Ái, căn nhà duy nhất nằm ở đoạn đường tỉnh cần phải cưỡng chế giải tỏa, đã đóng chặt cửa với những người phụ nữ xích chân bên trong.
Bà Lệ Võ cho bà Thái biết mẹ bà Lệ là một trong những phụ nữ trong đó và bà này nói qua điện thoại rằng có khoảng 30 người từ 35 đến 75 tuổi.
"Họ nói 'chết cũng ở trong, chết cũng chết cùng nhau'," bà Thái kể lại.
Bà Hoàng Thị Hồng Thái cho biết bà đã trực tiếp đến khu vực từ trưa để tìm hiểu sự việcBản quyền hình ảnhHOÀNG THỊ HỒNG THÁIImage captionBà Hoàng Thị Hồng Thái cho biết bà đã trực tiếp đến khu vực từ trưa 22/5 để tìm hiểu sự việc
Bà Thái cho biết lúc đó thì lực lượng an ninh ở bên ngoài, lực lượng chức năng thì đang thuyết phục những người ở trong nhà rời đi và đọc thông báo cưỡng chế. Nhưng chưa có bất kỳ hoạt động cưỡng chế gì.
Bà Thái cho biết bà sau đó đến nhà bà Lệ và phỏng vấn một số người dân.
Đến 7 giờ tối, bà Thái nghe bố của bà Lệ gọi điện thoại và nói "Thôi đi ra đi, ngồi thế được rồi".
"Tôi cảm thấy rất lạ lùng. Và khi cửa mở ra thì tôi đếm rất kỹ chỉ có 5 người đi ra, với thái độ rất vui vẻ, không giống một thảm cảnh. Tôi gần như là bật khóc.
"Tôi đã đi chứng kiến nhiều vụ việc cưỡng chế đất đai, nên tôi cảm thấy có gì đó rất không bình thường. Chân họ cũng không có vết hằn gì. Nếu bị xích từ 8 giờ sáng đến 7 giờ tối thì phải bị hằn gì chứ?" bà Thái kể lại.
Đột nhiên sau đó bà Thái bị bố bà Lệ "yêu cầu ra khỏi nhà". Họ nói "phản động họ không chứa chấp."
"Cả ngày như thế khi lực lượng an ninh đông như vậy sao họ không ngăn cản."
Được biết bà Lệ bán hàng qua Facebook. Hình ảnh những người dân bị xích của bà thu hút hàng ngàn lượt yêu thích và chia sẻ.
Lực lượng an ninh và giới chức đã đến bao vây ngôi nhà từ 8 giờ sáng, người dân kể lạiBản quyền hình ảnhHOÀNG THỊ HỒNG THÁIImage captionLực lượng an ninh và giới chức đã đến vây quanh ngôi nhà từ 8 giờ sáng
Nhưng sau khi vụ việc kết thúc, bà xóa hết tất cả video clip, hình ảnh và các video quay trực tiếp trên tài khoảng Facebook vì "xóa để khỏi đọc thông báo nữa".
Bà Lệ nói với BBC: "Thật ra hôm qua có nhà báo tự do gì đó đến lấy thông tin. Rồi sau công an biết, họ bảo là không được chứa họ, hù dọa gia đình tôi. Nên gia đình đã yêu cầu họ rời đi và giúp họ thoát đi đường khác."
"Người dân họ đã bỏ cuộc rồi. Tôi cũng rất mệt nên không muốn nói thêm gì," bà Lệ nói.
Còn theo bà Thái, sau khi nhóm người phụ nữ rời đi, 5 người của gia đình chủ hộ cũng rời khỏi trước căn nhà bị gỡ bỏ di dời lúc 9 tối cùng ngày 22/5.

Tranh chấp đất đai

Tuy vụ việc đằng sau tấm ảnh những người phụ nữ xích chân còn nhiều uẩn khuất, vụ việc cũng đã khiến dư luận quan tâm đến vấn đề tranh chấp đất đai ở thôn Quảng Lăng 2 này, vốn đã diễn ra suốt 2-3 năm qua.
Ủy ban Nhân dân trước đó cũng đã thông báo cưỡng chế vào ngày 22/5 cho 14 hộ dân bị ảnh hưởng.
Hôm 23/5, nhiều người dân phường Điện Nam Trung cũng có buổi đối chất với giới chức tỉnh, theo báo Tuổi Trẻ.
Nhiều người dân phản ánh tình trạng chỉ được bồi thường mức giá 720.000 đồng/m2 theo luật đất đai 2003.
Trong khi thời điểm ký kết đền bù giải tỏa là từ tháng 6/2015, tức phải theo luật đất đai 2013 và giá đền bù sẽ lên đến khoảng 3 triệu đồng/m2.
Cũng theo báo này, Phó chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn Nguyễn Đạt nói chính quyền đã "sai sót trong việc thực thi giữa luật cũ, luật mới đã kéo theo những sai sót và chúng tôi thẳng thắn nhận trách nhiệm."
"Tôi cũng hi vọng người dân phối hợp, tạo điều kiện bàn giao mặt bằng để đơn vị thi công sớm triển khai, hoàn thành dự án bị trì trệ bấy lâu"
Ông Đạt cho biết theo quyết định hôm 11/4 của UBND, mỗi mét vuông sẽ được tăng 1,35 lần, tức 972.000 đồng/m2 và sẽ chi trả từ ngày 24-27/5.
Nhưng nhiều người dân vẫn không lòng và bỏ về, báo Tuổi Trẻ tường thuật.

Chính phủ cùng các nhóm lợi ích xẻ thịt tài

 nguyên quốc gia

Tuyến cáp treo đưa du khách lên đỉnh Fansipan đã góp phần phá nát cảnh quan tự nhiên của "nóc nhà Đông Dương"
Tuyến cáp treo đưa du khách lên đỉnh Fansipan đã góp phần phá nát cảnh quan tự nhiên của "nóc nhà Đông Dương"
 AFP
Đỉnh Fansipan từ lâu là đích đến cho những du khách ưa thích sự mạo hiểm, muốn thử sức khám phá và chinh phục ngọn núi vốn được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”.
Thế nhưng, kể từ khi tập đoàn SunGroup xẻ núi xây dựng và khai thác hệ thống cáp treo đưa du khách đi thẳng từ thị xã Sapa lên tận đỉnh Fansipan vào tháng 02/2016 thì ngọn núi này đã trở thành tài sản kinh doanh riêng của một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
Cũng tương tự đối với những bờ biển được cả thế giới công nhận là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Bãi Dài, Bãi Sao (Phú Quốc) hay Cửa Đại (Hội An) … nếu như trước đây người dân có thể tự do đánh bắt hải sản hoặc thoải mái bơi lội trên những bãi biển này thì giờ đây, phần lớn diện tích nói trên đã được dành cho các tập đoàn lớn như VinGroup, FLC, SunGroup, Bim Group khai thác kinh doanh sân golf, resort cao cấp...
Những tài nguyên thiên nhiên là những tài sản công mà tất cả mọi người đều có thể được hưởng, được tiếp cận. Bây giờ họ bán cho tư nhân và họ quây lại thành tài sản của riêng họ và như vậy là người dân bị từ chối quyền được tiếp cận - Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Bình luận về điều này, từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng đây là một hiện trạng hết sức nhức nhối vì người ta đã biến cái công sản vào tay tư nhân.
“Những tài nguyên thiên nhiên là những tài sản công mà tất cả mọi người đều có thể được hưởng, được tiếp cận. Bây giờ họ bán cho tư nhân và họ quây lại thành tài sản của riêng họ và như vậy là người dân bị từ chối quyền được tiếp cận”
Cùng quan điểm trên, nhà báo  Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng việc kinh doanh, khai thác những địa điểm nói trên còn phá nát cảnh quan cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường xung quanh. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho biết:
Họ phá nát đi những nơi đó, họ đưa những công trình xây dựng vào làm mất đi cái vẻ hoang sơ của Bà Nà hay Fansipan. Riêng cái Bà Nà ngày trước chưa có cáp treo thì có con đường đi lên nhưng bây giờ, họ chiếm và cấm không cho người dân đi qua con đường đó nữa. Còn đỉnh Fansipan thì cái quan trọng là họ phá hư cái cảnh quan, cái đỉnh Fansipan bây giờ mà đi lên được cái đỉnh đó thì không còn ý nghĩa nữa
Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, đã có rất nhiều dự án mà vì lợi ích trước mắt mà các chủ đầu tư đã ra sức bào mòn, phá hoại tài nguyên quốc gia bất chấp những hệ quả mà người dân phải gánh chịu. Dư luận đã từng lên án dự án Quần thể công trình du lịch văn hoá dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí, khách sạn Fansipan Sa Pa phá nát sinh cảnh vườn quốc gia Hoàng Liên, chiếm nơi ăn chốn ở của không biết bao nhiêu người dân, hay như dự án Công viên đại dương Hạ Long xâm phạm, san lấp hàng trăm hecta vùng biển thuộc vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Cũng tương tự SunGroup, tập đoàn FLC bị lên án ngang nhiên xóa sổ rừng phòng hộ ven biển Sầm Sơn để xây dựng sân golf, resort 5 sao, xua đuổi và cấm người dân xunh quanh nơi xây resort được cào ngao, đánh cá, cướp đi kế sinh nhai của không biết bao nhiêu gia đình sống nhờ nghề bám biển từ nhiều thế hệ…
Họ gọi là khu du lịch sinh thái nhưng thực chất nó là khu đô thị sinh thái, họ đuổi hết dân đi rồi quy hoạch thành khu đô thị rồi bán nền lại với giá cao trong khi đó đền bù lại cho người dân với mức giá nông nghiệp rất rẻ, khoảng 15 ngàn đồng/m còn bây giờ họ bán lại với giá từ 50 cho đến cả trăm triệu đồng mỗi mét vuông, thế là lời lắm rồi. Họ lấy hết đất đai, nhà thờ, chùa chiền bao nhiêu đời để làm khu đô thị mới, người dân sống bằng nghề nông nghiệp bây giờ không biết làm cái gì để người ta sinh sống - Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh
Rất nhiều trong số những dự án này ban đầu được dựng lên với danh nghĩa góp phần bảo tồn và phát triển kinh tế du lịch địa phương. Tuy nhiên trên thực tế nhà đầu tư đã chuyển đổi mục đích sử dụng vào các dự án bất động sản nhằm thu những khoản lợi nhuận khổng lồ. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nói tiếp:
Ví dụ như khu Hoà Quý, Hoà Xuân ở Đà Nẵng, họ gọi là khu du lịch sinh thái nhưng thực chất nó là khu đô thị sinh thái, họ đuổi hết dân đi rồi quy hoạch thành khu đô thị rồi bán nền lại với giá cao trong khi đó đền bù lại cho người dân với mức giá nông nghiệp rất rẻ, khoảng 15 ngàn đồng/m còn bây giờ họ bán lại với giá từ 50 cho đến cả trăm triệu đồng mỗi mét vuông, thế là lời lắm rồi. Họ lấy hết đất đai, nhà thờ, chùa chiền bao nhiêu đời để làm khu đô thị mới, người dân sống bằng nghề nông nghiệp bây giờ không biết làm cái gì để người ta sinh sống
Trước câu hỏi vì sao những vụ việc gây bức xúc và thách thức dư luận như vậy lại không bị phanh phui và xử phạt theo qui định của luật pháp Việt Nam, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng đã có âm mưu lợi ích nhóm trong những dự án nói trên:
Đã có sự lợi ích nhóm và cấu kết với nhau giữa các tập đoàn và chính quyền. Điều đó là chuyện đương nhiên rồi, nếu không có sự cấu kết đó thì doanh nghiệp nó cũng khó làm ăn được, khó mua được những dự án với giá rẻ để sau này bán ra với giá cao. Và khi mà có sự cấu kết đó thì lợi lộc vào tay những quan chức và các tập đoàn còn thiệt hại là thuộc về người dân sống trên mảnh đất đó. Còn thiệt hại đối với xã hội đó là một số những tài nguyên, cảnh quan như biển như rừng thì bị bán mất hết đi
Trước hiện tượng kinh doanh chộp giật, bất chấp những hậu quả có thể gây ra đối với môi trường và phát triển bền vững như vậy của các doanh nghiệp, tiến sĩ Nguyễn Quang A đề xuất người dân bị ảnh hưởng cũng như người dân ở khắp mọi nơi đều phải lên tiếng thì may ra chính quyền và các doanh nghiệp mới có thể hạn chế được việc khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên của đất nước. Ông cũng cho rằng việc một nhà nước được gọi là “của dân, do dân và vì dân” nhưng lại sử dụng tài sản công để phục vụ cho tầng lớp tư bản là một sự cấu kết lợi ích rõ ràng.

Ai đang muốn đưa Chủ nghĩa Toàn trị trở lại?

Quốc PhươngBBC Tiếng Việt từ Paris
Các chủ nghĩa MarxBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionCác chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Toàn trị v.v... tiếp tục vẫn là đề tài được nhiều giới quan sát, phân tích nghiên cứu và luận bàn.
Đang có khuynh hướng một số quốc gia 'lớn và mạnh' trên thế giới muốn đưa Chủ nghĩa Toàn trị trở lại, trong khi việc 'tôn vinh' chủ thuyết Marx - Lenin ở một số quốc gia với Đảng Cộng sản cầm quyền thực chất chỉ là cách thức để 'tồn tại' và giữ độc quyền 'cai trị', theo ý kiến các nhà phân tích và quan sát người Việt Nam từ Pháp.
Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 17/5/2018 từ Marne-la-Vallée, mạn nam Paris, Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy, nhà báo và nhà nghiên cứu, nêu quan điểm:
"Ngày nay, nhìn chung toàn thế giới, các vấn đề toàn trị đang phát triển ở một vài nước lớn, chẳng hạn như Nga hay Trung Quốc, nhưng các quốc gia cũ như ở lục địa Phi Châu, hoặc là Nam Mỹ thì nó đang giảm dần.
Nhìn qua các quốc gia thứ ba, trong đó có Việt Nam, Lào, Trung Quốc hay là phía Đông Á, thì Chủ nghĩa Cộng sản chỉ nói ngoài miệng thôi, chứ thực sự tổ chức xã hội của họ ngày nay không còn gì cộng sản hếtTiến sỹ Nguyễn Văn Huy
"Nhưng có phong trào mới là ngày nay các quốc gia trong khối Cộng sản cũ đang có khuynh hướng muốn trở lại toàn trị để giữ vững được niềm tin của dân chúng của họ."
Và Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy đưa ra lý giải cho góc nhìn của mình, ông nói:
TS Nguyễn Văn HuyBản quyền hình ảnhBBC NEWS TIẾNG VIỆTImage captionMột số nước trong đó có các cường quốc như Nga, Trung Quốc đang muốn đưa Chủ nghĩa Toàn trị trở lại để 'thâu tóm và củng cố' quyền lực tốt hơn, theo TS Nguyễn Văn Huy (trái) từ Marne-la-Valée, Pháp
"Tại vì với trào lưu toàn cầu hóa, người dân có khả năng biết được những tin tức ngoài quốc gia của họ qua hệ thống mạng Internet, thành ra ngày nay các quốc gia lớn mà đang cố gắng tập trung quyền lực vào tay mình, như Trung Quốc và Nga, đang có khuynh hướng tập trung lại, muốn kiểm soát mọi người và muốn duy trì chính sách toàn trị."
Về Chủ nghĩa Cộng sản, trong dịp quốc tế đánh dấu 200 năm sinh của Karl Marx, nhà quan sát này nói thêm:
"Chủ nghĩa Cộng sản sau Đệ nghị Thế chiến phát triển rất mạnh mẽ, đang ở châu Âu thì có thể nói là Chủ nghĩa Cộng sản trong những năm 1940-1955 phát triển rất mạnh, nhưng từ khi khối Liên Xô đối đầu với khối Tự Do mà do Mỹ và Tây Âu lãnh đạo, phong trào cộng sản bắt đầu giảm bớt chút xíu, người ta hạn chế quyền lực của những người cộng sản.
"Đến gần đây Chủ nghĩa Cộng sản như tại Pháp đã gần như bị triệt thoái hoàn toàn và họ phải kết hợp với những tổ chức khuynh tả khác tạo một thế lực, còn thực sự Đảng Cộng sản Pháp này không còn khả năng quy tụ quần chúng nữa. Chủ trương đường lối của họ ngày nay không còn hấp dẫn người ta nữa.
Karl Marx sẽ nói gì nếu ông còn sống thời nay?
"Còn nhìn sang vấn đề khác, nhìn qua các quốc gia thứ ba, trong đó có Việt Nam, Lào, Trung Quốc hay là phía Đông Á, thì Chủ nghĩa Cộng sản chỉ nói ngoài miệng thôi, chứ thực sự tổ chức xã hội của họ ngày nay không còn gì cộng sản hết.
"Là vì cộng sản là phải đem quyền lợi cho người dân và làm sao duy trì được công bằng xã hội, mà ngày nay trong các quốc gia cộng sản ở Việt Nam, hoặc thấy như Bắc Hàn hoặc Lào, hoặc Trung Quốc, thấy rằng bất công xã hội hoàn toàn ngự trị.
"Chỉ có những người có tiền, mà có tiền trong Đảng Cộng sản, họ mới lãnh đạo, thành ra tôi thấy Chủ nghĩa Cộng sản, mặc dù người ta vẫn nói là Chủ nghĩa Cộng sản, nhưng nó đã biến thoái và nó không còn có ý nghĩa gì của thời Karl Marx đưa ra, nghĩa là mọi người đều bình đẳng và được bảo vệ như nhau trước luật pháp của một xã hội dân sự tốt," Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy bình luận.

'Sai lầm lớn nhất'

Nhà văn Vũ Thư HiênBản quyền hình ảnhBBC NEWS TIẾNG VIỆTImage captionNhà văn Vũ Thư Hiên (trái) bình luận về Chủ nghĩa Cộng sản nhân 200 năm sinh của Karl Marx
Từ Paris, nhà văn Vũ Thư Hiên đưa ra quan điểm của ông về Chủ nghĩa Marx và bình luận về điều mà ông cho là hạn chế hay sai lầm của chủ thuyết này, ông nói:
Khái niệm hợp lý có thể ở trong một thời điểm, có thể trong một quãng thời gian, chúng ta thấy rằng nó đã từng hợp lý ở Liên Xô và các nước Đông Âu, nhưng sau đó người ta đã chứng minh là nó không hợp lý và người ta làm cái khácNhà văn Vũ Thư Hiên
"Tôi nghĩ rằng không phải vô lý mà ở nhiều Đại học trên thế giới người ta vẫn dành ra những giờ cho việc nghiên cứu Marx và Engel, các ông ấy trong phương pháp nghiên cứu và những phát biểu của mình, đặc biệt là Marx lúc trẻ có nhiều ý kiến hay, nhưng sai lầm lớn nhất của họ sau những nghiên cứu rất kỹ càng về các vấn đề của Chủ nghĩa Tư Bản, thì lại đi đến một kết luận sai lầm là tất cả sinh ra bởi tư hữu tài sản, cái đó là sai.
"Thứ hai, và là cái sai lớn nhất, là ở trong Tuyên ngôn Cộng sản, khi ông tuyên xưng sự chuyển biến từ một xã hội bình thường mà chúng ta quen gọi là xã hội Tư Bản Chủ nghĩa, sang Chủ nghĩa Xã hội và đích cuối là Chủ nghĩa Cộng Sản, thì ông cho rằng cái đó phải được tiến hành bởi giai cấp vô sản và phải áp dụng một cái gọi là chuyên chính vô sản, thì những cái đó đã tạo ra một tệ nạn kinh khủng ở trên thế giới này.
"Tất cả các Đảng Cộng sản mà đi theo con đường đó đã để lại những di họa rất lớn, số người chết thì không thể tính trăm, tính nghìn, mà tính hàng triệu rồi, thì cái đó phải nói rằng Chủ nghĩa Marx gây ra tai hại," tác giả cuốn hồi ký chính trị 'Đêm giữa ban ngày' nói.
Khi được hỏi, nếu có những hạn chế hay điểm gây tranh cãi như vậy, tại sao Chủ nghĩa Marx, mở rộng hơn là Chủ nghĩa Marx - Lenin, vẫn tồn tại và được tôn vinh ở một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc hay Việt Nam v.v..., nhà văn Vũ Thư Hiên nói:
Tác phẩm 'Tư bản' của Marx được trưng bày ở TrierBản quyền hình ảnhREUTERSImage captionTác phẩm 'Tư bản' của Marx được trưng bày ở Trier
"Tôi nghĩ rằng chuyện đó cũng bình thường, nó tùy vào tầm hiểu biết mà người ta tôn vinh cái này hoặc cái kia, thí dụ như tục vái những ông bình vôi treo ở các cây đa đầu làng, thì vẫn có những bà đến vái, vì vậy cho nên chúng ta có thể bằng trí tuệ nói chuyện về Chủ nghĩa Marx chứ không nên tấn công những cụ bà già đó làm gì, cái đó không xứng đáng với con người trí tuệ của thế kỷ này,
"Trong trường hợp phải nói là những người hiện nay cố gắng giữ Chủ nghĩa Marx và cộng thêm Lenin vào đấy, mà thực sự ra cái đó cũng khiên cưỡng, họ đưa vào đấy để tồn tại và giữ được quyền cai trị chứ không phải vì cái gì khác...
"Cái câu mà nói rằng 'cái gì tồn tài, cái đấy hợp lý', khái niệm hợp lý có thể ở trong một thời điểm, có thể trong một quãng thời gian, chúng ta thấy rằng nó đã từng hợp lý ở Liên Xô và các nước Đông Âu, nhưng sau đó người ta đã chứng minh là nó không hợp lý và người ta làm cái khác.
"Vì vậy nếu chúng ta nói là nếu nó tồn tại ở Trung Quốc, Việt Nam là hợp lý, thì tôi không thể chia sẻ cách suy nghĩ đó," nhà văn Vũ Thư Hiên nói BBC Tiếng Việt từ thủ đô của nước Pháp.
Mời quý vị bấm vào các đường dẫn sau đây để theo dõi một số bài vở mà chúng tôi giới thiệu trong dịp này về Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Toàn trị nhân 200 năm sinh của Karl Marx.

Mỹ - Trung : Cuộc đọ sức thương mại vẫn trường kỳ

Đăng ngày 22-05-2018 Sửa đổi ngày 22-05-2018 17:14
mediaCố vấn kinh tế Larry Kudlow của tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời phỏng vấn tại Nhà Trắng, 06/04/2018.REUTERS/Kevin Lamarque/File Photo
Cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Washington kéo dài nhiều tháng qua về thương mại cuối cùng đã có được kết quả. Cuối tuần qua hai bên đã thông báo về những nguyên tắc thỏa hiệp để tránh cho một cuộc chiến thương mại có thể nổ ra mà trong đó chắc chắn không có bên nào thắng.
Trung Quốc đã có nhượng bộ mà chính quyền Trump chấp nhận được, nhưng theo các chuyên gia, cuộc đọ sức thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn còn chưa dứt vì những vấn đề cốt lõi vẫn chưa được giải quyết.
Ám ảnh với con số nước Mỹ bị thâm hụt quá lớn trong làm ăn với Trung Quốc (375 tỉ đô la trong năm 2017), Donald Trump đã quyết định áp thuế 25% vào thép và 10% vào nhôm nhập từ Trung Quốc và đe dọa đánh thuế bổ sung lên tới 150 tỉ đô la vào hàng hóa Trung Quốc. Giờ đây, tổng thống Mỹ dường như đã thỏa mãn với một thỏa hiệp đơn giản là Bắc Kinh chấp nhận sẽ nhập khẩu nhiều hơn hàng hóa Mỹ, đặc biệt là các mặt hàng nông phẩm.
Chính quyền Mỹ đã đánh giá tích cực thỏa hiệp đạt được. Hôm qua ( 21/05), Larry Kudlow, cố vấn chính về kinh tế của Nhà Trắng, trên kênh truyền hình Mỹ CNBC đã đánh giá thỏa hiệp với Bắc Kinh « là bước tiến lớn » và ông ví von như là « một kiểu hiệp ước hòa bình ».
Quả thực, đó là một dấu hiệu hòa hoãn tích cực khi mà chỉ vài tuần trước đó, cả thế giới nói về một viễn cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mà ai cũng hiểu những hệ lụy của nó sẽ không chỉ nằm trong biên giới của Mỹ hay Trung Quốc mà còn là tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Cho dù một loạt các cuộc thương lượng cấp tập trong một thời gian ngắn đã dẫn đến cuộc đọ sức giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới tạm hòa hoãn, giới quan sát vẫn tỏ ra dè dặt. Ông Eswar Prasad, chuyên gia về Trung Quốc, giáo sư chính sách thương mại thuộc Đại học Cornell (Hoa Kỳ), nhận thấy « những bất đồng căn bản về thương mại và những vấn đề kinh tế khác vẫn còn chưa được giải quyết »khiến cho các xung khắc triền miên trong làm ăn giữa hai nước có thể dấy lên căng thẳng bất kỳ lúc nào.
Hai bên mới chỉ đi đến những thỏa hiệp về nguyên tắc, chưa có một thỏa thuận chi tiết hay những con số cụ thể về trao đổi hàng hóa. Các cam kết của Trung Quốc sẽ mua nhiều hàng Mỹ hơn vẫn còn rất mơ hồ. Bắc Kinh vẫn cố cưỡng lại đòi hỏi của Washington muốn giảm 200 tỉ đô la thâm hụt buôn bán.
Tổng thống Trump từ khi lên nắm quyền đã không ngớt lời kêu ca quan hệ thương mại mất cân đối với Bắc Kinh là mối đe dọa với các doanh nghiệp và người lao động Mỹ. Ông hối thúc Bắc Kinh chấm dứt cách làm ăn không trung thực như cố ép chuyển giao hoặc thậm chính đánh cắp công nghệ, sở hữu trí tuệ của Mỹ…
Vậy mà chỉ một cam kết còn chưa cụ thể về việc sẽ nhập nhiều hơn nữa hàng nông sản Mỹ, ông Trump đã hài lòng. Trên Twitter tổng thống Mỹ phấn chấn bình luận : « Trung Quốc đã chấp nhận mua THÊM lượng lớn nông sản, đó là một trong những điều tốt nhất có thể đến với các nhà nông của chúng ta từ nhiều năm nay ». Đổi lại, theo nhật báo tài chính Wall Street Journal, Hoa Kỳ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm các công ty Mỹ bán các kinh kiện và phần mềm cho nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu Trung Quốc ZTE. Nếu sự việc được khẳng định thì chính Mỹ đã phải nhượng bộ Trung Quốc trong màn đọ sức thương mại vừa rồi.
Theo chuyên gia thương mại quốc tế Edward Alden thuộc Council for Foreign Relation, trong quan hệ làm ăn với Trung Quốc « nhà nông của Mỹ không bao giờ là vấn đề. Vấn đề là công nghệ và công nghiệp trong tương lai ».
Có thể ông Trump đã nhận thấy nếu trừng phạt Trung Quốc, Mỹ phải nhận đòn trả đũa và nông dân Mỹ sẽ là những người đầu tiên phải trả giá. Đó là chưa kể đến việc Bắc Kinh sẽ phải tìm cách kết nối với các nước đang bị chính sách bảo hộ của Mỹ chèn ép.
Từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ( WTO) năm 2011, Bắc Kinh và Washington đã có hàng chục lần kiện nhau trước định chế trọng tài kinh tế quốc tế này mà không lần nào đi được đến đâu.
Là một tỉ phú, nổi tiếng là nhà thương lượng làm ăn có tài, ông Trump chắc chắn hiểu rằng đối đầu thương mại Mỹ -Trung là cuộc đọ sức trường kỳ của hai hệ thống, mô hình kinh tế khác biệt nhau rất xa.
Phải chăng với một nước Trung Quốc, đông dân, nhiều của, tiềm năng thị trường rộng lớn thì ông Donald Trump đành phải « mềm nắn, rắn buông », hay là một thỏa hiệp như thế với Bắc Kinh đủ để làm hài lòng cử tri, nhất là khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đang tới gần ?

Tổng thống Trump: Không có thỏa thuận nào với Trung Quốc về ZTE, không hài lòng với các cuộc đàm phán thương mại

Linh Anh | 23/05/2018 12:06
Tổng thống Trump: Không có thỏa thuận nào với Trung Quốc về ZTE, không hài lòng với các cuộc đàm phán thương mại

Tổng thống Trump cho biết chính quyền của ông chưa thể đạt được thỏa thuận với Trung Quốc trong việc cứu Công ty viễn thông Trung Quốc ZTE, trái ngược với những báo cáo được đưa ra.

Tuyên bố của Tổng thống Donald Trump đã bác bỏ hoàn toàn một bài báo trên Wall Street Journal, cho biết chính quyền Trump chuẩn bị ký thỏa thuận với Bắc Kinh nhằm hồi sinh công ty viễn thông lớn bị chính phủ Mỹ xử phạt. Theo nội dung bài báo, ZTE sẽ không bị phá sản nhưng phải đối mặt với các hình phạt tài chính và thực hiện thay đổi trong quản lý. Trung Quốc cũng có thể rút lại quy địn đánh thuế trị giá nhiều tỷ USD với các sản phẩn nông nghiệp Mỹ.
Trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Trump đã bác bỏ bài báo đồng thời nhấn mạnh "không có thỏa thuận nào" giữa Mỹ và Trung Quốc đồng thời nhấn mạnh "chúng tôi chưa biết điều gì sẽ xảy ra". Tuy nhiên, sau đó chính Tổng thống Trump cũng khẳng định ông đang xem xét các khoản phạt có thể lên tới 1,3 tỷ USD nhằm vào ZTE đồng thời yêu cầu thay đổi cách thức quản lý ở công ty này, trùng với những gì WSJ đã đưa tin.
Tuyên bố của Tổng thống Trump được đưa ra trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người đang có chuyến công du Nhà Trắng để thảo luận trước Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Triều Tiên, dự kiến diễn ra trong tháng 6 tại Singapore dù ông Trump tuyên bố sự kiện này có thể không diễn ra trong tháng 6.

Đàm phán Mỹ - Trung: "Điềm báo" thú vị trong hai bức ảnh cách nhau 100 năm tuổi

Trở lại câu chuyện thương mại với Trung Quốc, Tổng thống Trump cho biết ông "không hài lòng" với các cuộc đàm phán thương mại Trung – Mỹ hồi tuần trước. Ông gọi các cuộc đàm phán này là sự "khởi đầu" khi chính quyền của ông đang nỗ lực đạt tới thỏa thuận cuối cùng nhằm giải quyết tình trạng bất cân bằng thương mại với Bắc Kinh. "Chúng ta có một chặng đường dài để đi nên tôi muốn các cuộc đàm phán diễn ra nhanh chóng", ông Trump nhấn mạnh.
Với tuyên bố của ông Trump, tương lai ZTE vẫn bất định. Trước đó, Chính quyền Trump đã cấm các công ty Mỹ bán hàng cho ZTE với lý do nó vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ với Triều Tiên và Iran. ZTE khẳng định động thái của Mỹ đẩy họ tới bờ vực của sự phá sản. Không lâu sau, Tổng thống Trump cơ quan Thương mại Mỹ tìm cách giúp ZTE kinh doanh trở lại.
Theo tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng, ông đang nỗ lực giúp đỡ ZTE, nhất là sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình "đề nghị tôi nhìn vào nó". Ông Trump cũng nhận định việc không bán hàng cho ZTE cũng đang làm tổn thương các công ty Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc vẫn đang nỗ lực tìm tiếng nói chung trong vấn đề thương mại nhằm tránh đẩy nhau vào tình trạng chiến tranh, khi lần lượt áp thuế vào các mặt hàng xuất khẩu chiến lược của nhau.

Trump lại giở trò “chơi xỏ”

https://baomai.blogspot.com/ 

Mỹ sẽ không buông tha cho Trung cộng trong vấn đề gian lận thương mại, bằng mọi giá Trung cộng phải chấp nhận yêu cầu của Mỹ bởi trước khi tuyên chiến, Trump đã tự tin sẽ “chắc thắng” nếu Trung cộng lao vào cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Sau những miếng đánh thăm dò, Trump không khó nhận ra Tập Cận Bình đã bị rơi vào “nguy khốn”, nếu Tập vì thỏa mãn với số đông là những tư tưởng manh động, phổi bò, luôn hùng hổ, hàm hồ sẽ đánh trả tới cùng trước yêu sách thương mại của Mỹ thì vô tình Tập đã bị rơi vào bẫy của Trump là đưa nền kinh tế Trung cộng đi đến sụp đổ cấp kỳ. Nhưng nếu Tập xuống nước ngay với Trump, đáp ứng mọi yêu cầu của Mỹ thì Tập đã vô tình phản bội lại đồng chí, đi ngược lại tư tưởng của đám đông “phổi bò, sỉ diện hảo, quân tử Tàu”, đều này sẽ rất nguy hiểm vì nó sẽ tạo cơ hội cho những lực lượng vốn dĩ từ trước đến nay không “tâm phục, khẩu phục” Tập Cận Bình.

Trước những điều bất lợi của Tập Cận Bình, Trump lại giở trò “chơi xỏ” thường thấy như đã từng xỏ mặt của Putin. Một phái bộ hùng hậu được Trump phái sang Bắc Kinh với chỉ duy nhất là trao bản tối hậu thư cho Bắc Kinh về những yêu cầu trong lĩnh vực thương mại Mỹ – Trung. Trước những yêu cầu của Mỹ, phía Trung cộng choáng váng, hoảng loạn không trả lời được ngay mà xin dừng “hội ý giữa chừng” để báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp từ Tập Cận Bình với lý do “vượt tầm, vượt khả năng”. Sau khi nghe bộ hạ báo cáo nhanh, Tập đã chuyển lời “xin ân hạn” đến phái bộ Mỹ, phái bộ Mỹ thông báo cho Trump và được Trump chấp thuận.

https://baomai.blogspot.com/

Những tưởng Trump sẽ kín miệng để giữ thể diện cho Tập Cận Bình, ai dè Trump được nước la làng “Chúng tôi sẽ làm điều gì đó, bằng cách này hay cách khác, liên quan đến những gì đang diễn ra ở Trung cộng. Tôi đặc biệt tôn trọng Chủ tịch Tập, vì thế mà chúng tôi đã ‘chơi đẹp’. Tuy nhiên chúng tôi cần mang lại sự công bằng trong thương mại giữa Mỹ và Trung cộng.

Chúng tôi sẽ làm vậy”. Một sự sỉ nhục không nhỏ mà Trump đã tặng cho Tập Cận Bình đồng thời đẩy Tập Cận Bình rơi vào “bước đường cùng, đi mắc núi, về mắc sông”. Trước cách “chơi đẹp” của Trump buộc Tập Cận Bình phải đứng trước hai sự lựa chọn, một là phải lên kế hoạch cụ thể để đáp ứng bản yêu cầu của Mỹ đúng nội dung và đúng thời điểm, điều này sẽ vấp phải sự bất mãn, phản đối của số đông đồng chí và dân chúng của Tập bởi lực lượng này luôn hô hào “chủ chiến bất chủ hòa”, đảng cộng sản TC sẽ chia rẽ, Tập Cận Bình sẽ bị cho là kẻ mang tư tưởng “tự diễn biến” như Gorbachyov thời Liên Xô, bởi những họ vin vào lời bộc bạch của lão Trump là “Tập là bạn tốt của tôi, Tôi đặc biệt tôn trọng Chủ tịch Tập, vì thế mà chúng tôi đã FAIR PLAY”. Còn nếu Tập quyết lấy lòng đồng chí mà chấp nhận thách đấu với Mỹ thì ngay sau khi hết thời gian “ân hạn”, hàng loạt đòn tấn công thương mại sẽ được Trump giáng vào Trung cộng y hệt như Trump đã đùng đùng tống cổ 60 nhà ngoại giao và đóng cửa sứ quán Nga do vụ đầu độc Skropal và sau đó phát lệnh tấn công Syria khi xảy ra thảm họa sử dụng vũ khí hóa học ở Douma với chỉ trích Putin thậm tệ, ví Putin là súc vật vì đã bảo kê cho súc vật Assad dù trước đó Trump luôn khoe có quan hệ tốt với Putin và hết lời ca ngợi Putin như đã từng ca ngợi Tập Cận Bình.

Lối ngoại giao bị cho là “không giống ai” của Trump quả là ảo diệu, nó minh chứng cho việc đã hết thời của giới chính trị nguyên tắc đạo mạo bởi vì với những kẻ lật lọng, lưu manh thì đạo mạo, mô phạm thường bị kẻ gian lợi dụng và bị kẻ gian chiến thắng bởi hai chữ “sỉ diện hảo” luôn ngự trị, chi phối họ, sự xấu hổ một cách nguyên tắc đã tạo lợi thế cho bọn lưu manh, đầu trộm đuôi cướp chiến thắng mà dân tộc Việt Nam đã nếm trải đó là Hai Bà Trưng đã thất bại trước kế hèn của Mã Viện là cho binh lính ở truồng xung trận và gần đây nhất là triết lý giáo dục “Nhân bản – Dân tộc – Khai phóng” của chính thể VNCH với hàng triệu cán chính ăn học bài bản đã phải thua bởi những đòn đánh lén, những trò lật lọng của cộng sản xuất thân từ chẻ củi, rửa chén trên tàu buôn, từ thiến heo, trộm chó, chăn bò, chăn trâu với trình độ lớp ba trường làng.

https://baomai.blogspot.com/

Trump là công dân Mỹ nhưng đã rất am hiểu câu “đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”, rồi đây cộng sản, độc tài sẽ từng em rơi rụng trước những đòn “chơi xỏ” của Trump, Trung – Nga sẽ tan rã bởi kịch bản “diễn biến hòa bình” thời Reagan sẽ tái hiện sau khi được Trump nâng cấp, cải tạo và vận dụng nhuần nhuyễn ở hiện tại. Ngoài miệng Trump vẫn gọi Tập, Putin là “bạn tốt” nhưng trong lòng luôn tính chuyện “hốt xác” như cộng sản Trung cộng hành xử với cộng sản Việt Nam. /.

Tran Hung

Tổng Thống Trump giúp dẹp
  tiệm Formosa Trung Cộng


Mỹ đánh thuế lên 256% thép Formosa Trung Cộng sản xuất tại Việt Nam

Theo thông tin từ hãng Reuters, Thép Trung Cộng sản xuất tại Việt Nam để xuất sang Mỹ sẽ bị áp thuế lên tới 256%. Thật vậy đây là một tin động trời, đòn chí mạng vào hãng Formosa Trung Cộng.
Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức áp đặt mức thuế phạt lên thép cuộn nhập khẩu từ Việt Nam lên tới trên 256%. Mức thuế này có thể giết chết ngành công nghiệp thép yếu đuối và phôi thai của Việt Nam.
Theo đánh giá của các nhà điều tra Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam đã tạo ra vỏ bọc cho thép Trung Cộng lẩn tránh thuế phạt cạnh tranh của Mỹ. Sau khi Mỹ áp đặt lệnh phạt đối với thép Trung Cộng vào năm 2015, thì lượng thép xuất khẩu của Việt Nam năm sau đã tăng từ 9 triệu dollars tới 215 triệu dollars.
Cơ quan hải quan Mỹ sẽ thu thuế chống bán phá giá là 199,76% và thuế 256,44% đối với thép cuộn cán nguội được sản xuất tại Việt Nam gốc Trung Cộng, Bộ Thương mại cho biết trong một tuyên bố.

Thép chống ăn mòn của Việt Nam phải đối mặt với thuế chống bán phá giá là 199,43% và thuế chống trợ cấp là 39,05%.

Nguồn: Reuters

Yeah !!.. Trump ....you are the best, Formosa kỳ này chắc dẹp tiệm ...trả biển cả lại cho ngư dân VN.
See the source image

See the source image

Mỹ đánh thuế nặng thép TC ‘tuồn’ qua Việt Nam

Hoa Kỳ hôm 21/5 nâng mức thuế đánh vào thép từ Việt Nam mà Washington nói là xuất xứ từ Trung Cộng (TC).
Thông báo trên được đưa ra không lâu sau khi Hoa Kỳ và TC tuyên bố “ngưng” chiến tranh thương mại, xuất phát từ việc hai nước đe dọa đánh thuế nhiều mặt hàng của nhau.
Công nhân tại một nhà máy thép của Trung Quốc.
Công nhân tại một nhà máy thép của TC
Theo nguồn tin AP, quyết định này cũng cho thấy căng thẳng vẫn còn trong quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hãng Reuters cũng dẫn thông báo từ Bộ Thương mại Mỹ loan tin rằng quan thuế nước này sẽ thu thuế chống bán phá giá gần 200% và thuế chống trợ cấp gần 260% đối với thép cuộn cán nguội sản xuất ở Việt Nam, nhưng sử dụng vật liệu nền xuất xứ từ Trung Cộng. (*)
Thép chống gỉ từ Việt Nam cũng đối mặt với thuế chống bán phá giá là gần 200% và thuế chống trợ cấp gần 40%. (*)
Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cũng tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tương tự đối với thép chống gỉ và thép cuộn cán nguội từ Việt Nam vốn làm từ thép cán nóng từ TC.
Khoản đánh thuế trên thêm vào mức 25% đối với phần lớn thép xuất cảng sang Hoa Kỳ,  theo cuộc điều tra về an ninh quốc gia của chính quyền của ông Donald Trump đối với thép và nhôm nhập cảng.
Trước đó, các nhà sản xuất thép Hoa Kỳ phàn nàn về tình trạng gia tăng thép sản xuất ở TC “tuồn” qua các nước khác, sau khi Washington áp thuế bán phá giá năm 2015 vì tình trạng trợ giá không phù hợp của Bắc Kinh.
AP dẫn lời Bộ Thương mại Mỹ nói rằng sau đó, việc nhập cảng thép cuộn cán nguội từ Việt Nam tăng từ mức mức 9 triệu đôla lên 215 triệu đôla. Trong khi đó, việc nhập thép chống gỉ từ Việt Nam tăng từ 2 triệu đôla lên 80 triệu đôla. Tới tối 22/5, Việt Nam chưa lên tiếng trước quyết định trên của Bộ Thương mại Mỹ.
Tuy nhiên, cuối năm ngoái, Bộ Công Thương ở Hà Nội cho biết đã “phối hợp với các cơ quan liên quan như Tổng cục Hải quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam” để làm rõ cáo buộc của Mỹ.
Bộ này cũng đã “chỉ đạo các đơn vị phần hành thuộc Bộ chủ động theo dõi sát tình hình, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật để phòng tránh gian lận về xuất xứ hàng hóa, gian lận thương mại”.
(*) Hai đồng chí TC & VC luôn luôn tìm cách thông đồng với nhau, chui lòn, chụp giựt để kiếm lợi, nhưng Trời bất dung gian, khó mà qua mặt được chú Sam.
(VOA)

Lý do khiến Tổng thống Trump dọa hủy Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều

Hồng Anh | 23/05/2018 14:30
Lý do khiến Tổng thống Trump dọa hủy Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 22/5. Ảnh: Reuters.

Đe dọa hủy Thượng đỉnh Mỹ-Triều, Tổng thống Donald Trump đang gián tiếp gửi thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc.

Cuộc gặp Thượng đỉnh lịch sử Mỹ-Triều dự kiến diễn ra ngày 12/6 tại Singapore đang đứng trước nguy cơ bị đổ vỡ khi cả Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đe dọa hủy bỏ cuộc gặp này nếu điều kiện của các bên không được đáp ứng.
Tuyên bố mâu thuẫn của ông Trump
Hãng tin CNN dẫn phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp Tổng thống Hàn Quốc tại Nhà Trắng ngày 22/5 cho biết: “Hội nghị Thượng đỉnh giữa Mỹ và Hàn Quốc có thể không diễn ra theo đúng kế hoạch” và ông sẵn sàng dời cuộc gặp sang thời điểm khác hoặc thậm chí hủy bỏ, nếu như không đạt được một số điều kiện nhất định. Tổng thống Trump nhấn mạnh, một trong những điều kiện để tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều, đó là Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.
“Có những điều kiện chắc chắn chúng tôi mong muốn. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ có những điều kiện đó. Nếu không, cuộc gặp sẽ không diễn ra”. Song song với việc tái khẳng định lập trường của Mỹ, ông Donald Trump cũng cam kết đảm bảo an toàn cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và hứa sẽ viện trợ về kinh tế để đổi lấy việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn và không thể đảo ngược trên Bán đảo Triều Tiên.
“Chúng tôi sẽ đảm bảo sự an toàn cho nhà lãnh đạo Triều Tiên. Chúng tôi đã nói đến điều đó ngay từ đâu. Ông ấy sẽ được hạnh phúc. Đất nước Triều tiên sẽ trở nên hưng thịnh. Tôi đã có cuộc hội đàm với cả 3 nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Họ cũng bày tỏ thiện chí sẵn sàng giúp đỡ thậm chí đổ tiền đầu tư để cuộc sống của người dân Triều Tiên trở nên tốt hơn”.
Tổng thống Donald Trump cho biết, ông rất thất vọng khi nhận thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tỏ thái độ khác với Mỹ sau cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 1/5.
“Tôi phải nói rằng sau khi ông Kim Jong-un có chuyến thăm Trung Quốc lần thứ 2 này, có một chút sự thay đổi thái độ của ông đối với Mỹ. Có một sự khác biệt rất dễ nhận ra”. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng đặt câu hỏi liệu ông Tập Cận Bình có tác động hoặc liên quan đến lời đe dọa bất ngờ của Triều Tiên về hủy bỏ cuộc gặp Thượng đỉnh hay không. “Tôi nghĩ mọi thứ đã thay đổi sau chuyến thăm Trung Quốc lần 2 của ông Kim Jong-un và tôi không thể nói rằng tôi cảm thấy vui vì điều đó.”
Cùng ngày, hãng tin Reuters, dẫn lời Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định, nước này vẫn hy vọng về cuộc gặp thượng đỉnh với Triều Tiên, song ông cho biết Mỹ sẽ không nhượng bộ trước cuộc gặp lịch sử vốn dự kiến thảo luận về việc phi hạt nhân hóa.
Lý do ông Trump dọa hủy Thượng đỉnh Mỹ-Triều
Theo giới quan sát, lời cảnh báo nêu trên của Tổng thống Donald Trump là nhằm giữ thể diện cho Mỹ trước việc Triều Tiên dọa sẽ hủy Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Bởi nếu Mỹ im lặng có nghĩa là nước này đang đứng ở thế yếu trước Triều Tiên, do đó ông Donald Trump bắt buộc phải lên tiếng.
Thêm vào đó, nhà lãnh đạo Mỹ cũng gián tiếp gửi thông điệp đến Trung Quốc, rằng không nên can thiệp quá sâu vào vấn đề của riêng Mỹ và Triều Tiên bởi Trung Quốc nhiều lần lo ngại sự xích lại gần nhau giữa hai quốc gia này sẽ làm giảm vai trò của Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên.
Báo Australia Sydney Morning Herald cho biết, trước đó Mỹ đã bổ nhiệm ông Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, làm tân Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc. Là người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, ông Harris có thể đóng vai trò quan trọng trọng việc đàm phán với Bắc Kinh để gây sức ép với Triều Tiên trước thềm Thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Tổng thống Trump sẽ không gặp Thượng đỉnh nếu Triều Tiên “bỡn cợt“

Nhiều nhà quan sát nhận định, bất chấp màn đối đáp cứng rắn qua lại giữa các bên, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều sẽ vẫn diễn ra bởi cả hai nhà lãnh đạo đều rất kỳ vọng vào cơ hội “nghìn năm có một này”. Jung Pak, cựu quan chức CIA, đồng thời là thành viên của Viện Nghiên cứu Brookings cho biết: “Tổng thống Donald Trump đã rút ra được những bài học kinh nghiệm nhỏ từ thế hệ đi trước trong đối thoại với Triều Tiên ngày cả trước khi ông gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un”. Sự linh hoạt của ông về thời gian và cách thức Triều Tiên giải trừ chương trình hạt nhân được coi là ý tưởng tiến bộ.
John Delury, chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Yonsei, Hàn Quốc cho rằng: “Tổng thống Donald Trump có thể đang phản ứng thái quá đối với tuyên bố của Triều Tiên hồi tuần trước. Tất nhiên vẫn còn khoảng trống liên quan đến đàm phán hòa bình và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Đó là lý do cuộc đàm phán Mỹ-Triều rất cần thiết.”
Tờ New York dẫn lời ông Victor D. Cha, chuyên gia tại Đại học Georgetown cho rằng: “Dù Thượng đỉnh diễn ra hay không, Tổng thống Donald Trump cũng sẽ không dễ dàng chiến thắng, bởi Triều Tiên không dễ gì đánh đổi con bài hạt nhân để đổi lấy những lợi ích trước mắt. Còn với Triều Tiên, một kết thúc có hậu như trong truyện cổ tích sẽ khó xảy ra”./.

Tổng thống Trump ngụ ý Trung Quốc khiến Triều Tiên 'đổi giọng'

Hà Linh | 23/05/2018 10:54
Tổng thống Trump ngụ ý Trung Quốc khiến Triều Tiên 'đổi giọng'
Trong ảnh từ trái qua: nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: SCMP

Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 22/5 ngụ ý rằng chính Trung Quốc chịu trách nhiệm cho khả năng hội nghị thượng đỉnh giữa ông và nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un trong tháng 6 tới có thể bị trì hoãn.

Tờ Politico (Mỹ) đưa tin trong cuộc gặp với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump đánh giá có khả năng hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên bị hoãn lại nếu các quốc gia không đồng nhất về một số vấn đề. Tổng thống Mỹ đồng thời hàm ý rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là người khiến Triều Tiên “đổi giọng” với Mỹ.
Tổng thống Trump nói: “Tôi cho rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã bắt đầu thay đổi thái độ kể từ sau cuộc gặp thứ hai của ông ta với Chủ tịch Tập Cận Bình vào đầu tháng 5. Tôi không hề thích điều này”.
Tuy nhiên, khi báo chí đặt câu hỏi liệu có phải Chủ tịch Tập Cận Bình là “tác nhân” khiến nhà lãnh đạo Kim Jong-un đe dọa rút khỏi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên, Tổng thống Trump đã phủ nhận điều này đồng thời trả lời rằng ông không đổ lỗi cho bất cứ ai.

"Manh mối" cho thượng đỉnh Mỹ - Triều từ những cuộc gặp kín năm 2013

H ội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên được lên lịch trình tổ chức vào ngày 12/6 tại Singapore. Hiện “số phận” của hội nghị này trở nên mong manh sau khi Triều Tiên cảnh cáo rút lui. Triều Tiên viện dẫn 2 lý do bao gồm cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc cũng như chủ trương của chính quyền Tổng thống Trump muốn Bình Nhưỡng chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân một cách vô điều kiện.
Trong vòng hơn một tháng, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới thăm Trung Quốc hai lần. Ông Kim Jong-un đã tới thăm Bắc Kinh từ ngày 25-28/3. Trong chuyến công du thứ hai từ ngày 7-8/5, ông Kim Jong-un đã gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thành phố cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un khẳng định mối quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên và tình hình Bán đảo Triều Tiên đã có những tiến triển đầy ý nghĩa kể từ tháng 3 năm nay. Nhà lãnh đạo Triều Tiên kết luận: “Đó là kết quả tích cực của cuộc gặp lịch sử giữa tôi và Chủ tịch Tập Cận Bình”.
Về phần mình, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng cho biết rằng chỉ trong hơn một tháng, ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp gỡ nhau hai lần và hai bên luôn giữ liên lạc gần gũi.


Trump: Thượng đỉnh với Kim có thể bị trì hoãn

Quan hệ Mỹ - HànBản quyền hình ảnhREUTERSImage captionTổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tiếp đón Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Nhà Trắng hôm 22/5/2018
Tổng thống Hoa Kỳ nói một hội nghị thượng đỉnh lịch sử với lãnh đạo Kim Jong-un của Bắc Hàn vào tháng 6/2018 có thể bị trì hoãn.
Ông Donald Trump đưa ra phát biểu khi tiếp đón Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Nhà Trắng để thảo luận về hội nghị thượng đỉnh.
Ông Moon "có thể sẽ nói với Tổng thống Trump những gì mong đợi và những gì không mong đợi từ ông Kim", hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho hay.
Tuần trước, Bình Nhưỡng nói họ có thể hủy bỏ thượng đỉnh nếu Hoa Kỳ khăng khăng đòi Bắc Hàn từ bỏ vũ khí hạt nhân một cách đơn phương.
"Nếu thượng đỉnh không diễn ra, có thể nó sẽ diễn ra sau đó", ông Trump được hãng tin AFP trích lời nói vào lúc bắt đầu cuộc hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc.
Theo hãng tin Reuters, ông Trump nói có một "cơ hội đáng kể" là hội nghị thượng đỉnh sẽ không diễn ra vào tháng Sáu.
Hội nghị thượng đỉnh lịch sử ngày 12 tháng Sáu được dự kiến diễn ra tại Singapore.
Nó diễn ra sau một thượng đỉnh lịch sử khác giữa ông Kim và ông Moon vào tháng Tư.
Bắc Hàn dự kiến sẽ tháo dỡ một địa điểm thử nghiệm hạt nhân vào tuần này như một cử chỉ thiện chí, nhưng việc phá hủy có thể bị trì hoãn bởi thời tiết xấu.

'Trấn an'

Mỹ - TriềuBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionPhi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên được cho là một vấn đề không dễ xử lý nếu Thượng Đỉnh Mỹ - Triều diễn ra, theo truyền thông quốc tế
Hội nghị lần đầu tiên bị đe dọa khi Bắc Hàn hủy bỏ cuộc đối thoại cấp cao với Nam Hàn vào hôm thứ Tư vừa qua sau khi cuộc tập trận chung giữa Seoul và Washington đã làm họ tức giận và coi đây là một hành độnng khiêu khích và chuẩn bị cho chiến tranh xâm lược.
Bình Nhưỡng sau đấy cũng kịch liệt phê bình về phát biểu được cho là "liều lĩnh" của Cố vấn An ninh Quốc Gia Hoa Kỳ John Bolton sau khi ông này đề nghị Bắc Hàn có thể theo "mô hình Libya" về phi hạt nhân. Mô hình này đưa tới kết cục là cái chết của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi.
Tuy nhiêu sau đó chính Tổng thống Mỹ ông Donald Trump đã đứng ra trấn an rằng:
"Mô hình Lybia không phải là mô hình mà chúng tôi muốn thực hiện. Điều này sẽ chỉ diễn ra, nếu ông Kim không chấp nhận thỏa thuận. Trái lại, nếu ông Kim đồng ý thỏa hiệp, thì tôi chắc chắn là ông Kim Jong-un sẽ rất, rất vui."
Trước cuộc họp với ông Moon, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã lên tiếng cảnh cáo ông Kim đừng giở trò "chơi" ông Trump trong Thượng đỉnh dự kiến vào tháng sau, ông Pence cũng cho rằng đấy sẽ là một sai lầm lớn. Hiện tại ông Trump chưa có ý định rút lui khỏi hội nghị thượng đỉnh tại Singapore.

'Vấn ý'

Tuy nhiên, tờ New York Times đưa tin hôm Chủ Nhật là Tổng thống Mỹ đã hội ý với ban cố vấn về việc liệu ông có nên tiếp tục tham dự hội nghị với ông Kim nữa hay không.
Sau hơn một năm tranh luận kịch liệt với nhau, mà rất nhiều nhà quan sát đã rất lo sợ có thể leo thang đến can thiệp quân sự giữa Mỹ bà Bắc Hàn, thì Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chấp nhận lời mời đối thoại trực tiếp của Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un.
Bắc HànBản quyền hình ảnhBBC NEWSImage captionTheo lịch trình, Bắc Hàn sẽ gỡ bỏ một bãi thử hạt nhân (Punggye-ri) trước sự chứng kiến của quốc tế trong tuần này
Chính quyền Bình Nhưỡng đã tiến hành nghiên cứu nguyên tử trong nhiều năm qua và đã phát triển những hỏa tiễn tầm xa có khả năng đe dọa trực tiếp nước Mỹ. Bên cạnh đó, chưa từng có một Tổng thống tại vị nào của Mỹ gặp một nhà lãnh đạo của Bắc Hàn trong quá khứ.
Theo nhiều nhà quan sát thì có quá nhiều yếu tố mà họ cho rằng sẽ dẫn đến sự trì hoãn của hội nghị thượng đỉnh lịch sử này.
Tuy nhiên cam kết của Bình Nhưỡng về giải trừ hạt nhân có thể sẽ khác vơí yêu cầu của Mỹ "toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược"
Bắc Hàn cho biết họ sẽ bắt đầu tháo dỡ địa điểm thử nghiệm hạt nhân trong tuần này, trong một buổi lễ được các nhà báo nước ngoài tham dự.
Các nhà báo từ Phương Tây, Nga và Trung Quốc đang trên đường để đến tham dự lễ tháo gỡ của địa điểm thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri.
Các nhà báo Hàn Quốc lẽ ra cũng đã được mời tham dự, nhưng sau sự cố Nam Hàn tập trận với Mỹ, Bình Nhưỡng đã quyết định không chào đón các phóng viên này.
Theo các nhà báo, con đường di chuyển đến trung tâm thử nghiệm hạt nhân này rất khó khăn và tốn nhiều công sức. Đây cũng là cơ sở hạt nhân chính của Bắc Hàn và là địa điểm thử nghiệm hạt nhân duy nhất đang hoạt động trên thế giới.

Tổng thống Mỹ nêu khả năng dời thượng đỉnh với Kim Jong Un

Đăng ngày 23-05-2018 Sửa đổi ngày 23-05-2018 12:23
mediaTổng thống Mỹ Donald Trump (P) trả lời báo chí khi tiếp đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jea In, tại Nhà Trắng, Washington, ngày 22REUTERS/Kevin Lamarque
Thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên ở Singapore, rất có thể sẽ không diễn ra vào ngày 12/06 như dự kiến. Đón tiếp tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In hôm thứ Ba, 22/05/2018 tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ tuyên bố không loại trừ khả năng ngày gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên sẽ bị dời lại. Donald Trump gián tiếp cáo buộc Bắc Kinh cản trở.
Từ văn phòng Bầu Dục, khi tiếp đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jae In ngày 22/05/2018, tổng thống Donald Trump nhìn nhận Kim Jong Un là một người « nghiêm túc », thật tâm muốn phi hạt nhân hóa. Chủ nhân Nhà Trắng một lần nữa cam kết bảo đảm an toàn cho lãnh đạo Bình Nhưỡng và một tương lai tươi sáng cho Bắc Triều Tiên : Kim Jong Un sẽ an toàn, đất nước sẽ phồn vinh và trong 25 hay 50 năm tới đây, Kim có thể nhìn lại quá khứ và hãnh diện về những gì đã làm cho Bắc Triều Tiên và cho thế giới.
Tuy nhiên, theo AFP, lần đầu tiên tổng thống Mỹ Donald Trump công khai nói đến khả năng dời cuộc gặp lịch sử với lãnh đạo Bắc Triều Tiên : Nếu một số điều kiện do Mỹ đưa ra không được thỏa mãn thì thượng đỉnh có thể phải tổ chức vào một ngày khác.
Đâu là yếu tố gây ra bất trắc này ? Một cách khéo léo, tế nhị, tổng thống Mỹ giải thích như sau :
« Tôi muốn nói như thế này, tôi rất thất vọng về cuộc gặp của Kim Jong Un với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sau cuộc gặp này, thái độ của Kim thay đổi. Điều làm tôi không thích, không hài lòng là hành động can thiệp của Trung Quốc. Tuy vậy, tôi hy vọng rằng sự thực không phải như thế. Tôi có giao hảo tốt với Tập chủ tịch, ông ấy là bạn của tôi. Tôi rất mến ông ấy và ông ấy mến tôi. Tôi đã sống hai ngày đẹp nhất trong đời tại Trung Quốc. Tôi cho rằng trong lịch sử, chưa một ai được đối đãi trọng hậu như thế. Thế mà, sau lần viếng thăm lần thứ hai của Kim Jong Un tại Trung Quốc thì xảy ra biến chuyển. Chủ tịch Trung Quốc là một tay cao cờ, đẳng cấp quốc tế. Cũng rất có thể là không có chuyện gì xảy ra nhưng (rõ ràng) là Bắc Triều Tiên đã thay đổi thái độ sau khi Kim gặp lại Tập chủ tịch. Tôi có thể nói rằng tôi không hài lòng chuyện đổi thay này ».
Moon Jae In : hãy đi tới…
Về phía Hàn Quốc, trong cuộc gặp tổng thống Donald Trump ngày 22/06, tổng thống Moon Jae In tuyên bố chia sẻ thái độ hoài nghi của đồng nhiệm Mỹ nhưng ông khẳng định « phải tiếp tục đi tới, muốn thành công thì không thể buông tay trước khó khăn ». Theo tổng thống Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên « vẫn giữ nguyên thái độ căn bản » trong việc tổ chức thượng đỉnh Mỹ-Triều, do vậy, Hoa Kỳ nên tiếp tục chuẩn bị hội nghị.
Truyền thông Hàn Quốc cho biết thêm hai tổng thống đã thảo luận về phương án ba nước Mỹ-Hàn Quốc-Bắc Triều Tiên tuyên bố chiến tranh 1950-1953 chính thức kết thúc mà nội dung đã được hai miền Nam Bắc ghi vào bản Tuyên bố Bàn Môn Điếm 27/04/ 2018.

Hủy bãi thử hạt nhân : Nhân nhượng « rẻ » nhất của Bắc Triều Tiên

Đăng ngày 23-05-2018 Sửa đổi ngày 23-05-2018 13:29
mediaẢnh vệ tinh chụp cơ sở thử hạt nhân Punggye-Ri của Bắc Triều Tiên (chụp ngày 14/05/2018)REUTERS
Với việc phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri dưới sự chứng kiến của phóng viên ngoại quốc, Bắc Triều Tiên muốn chứng tỏ với thế giới rằng họ thực tâm giải trừ vũ khí nguyên tử. Nhưng thật ra đây là một cử chỉ nhân nhượng ít « hao tốn » hơn cả và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Các cuộc thử nghiệm được thực hiện tại Punggye-ri đã cho thấy những tiến bộ nhanh chóng của chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên, đặc biệt kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền vào năm 2011. Ông đã đích thân giám sát 4 cuộc thử nghiệm hạt nhân. Cuộc thử nghiệm cuối cùng vào ngày 03/09/2017 có cường độ lên tới 250 kilotonne, tức là mạnh hơn gấp 16 lần cường độ của quả bom mà Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945.
Nhưng do nằm gần biên giới Trung Quốc, nên bãi thử Punggye-ri ngày càng gây lo ngại cho Bắc Kinh. Vụ thử lần thứ sáu đã gây ra một trận động đất làm rung chuyển cả khu vực bên kia biên giới, khiến nhiều người dân Trung Quốc ở đó hoảng sợ.
Bên cạnh đó là mối quan ngại về ô nhiễm phóng xạ đối với toàn khu vực biên giới, theo cảnh báo của các nhà khoa học Trung Quốc. Một nghiên cứu gần đây của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cho thấy là vụ thử hạt nhân cuối cùng dường như đã làm sập các đường hầm của bãi thử.
Theo hãng tin AFP, một số người bi quan thì cho rằng Punggye-ri không còn sử dụng được nữa, cho nên việc phá hủy bãi thử hạt nhân này chỉ là một sự nhân nhượng « bề ngoài ». Những người khác thì thẩm định rằng Bình Nhưỡng nay đã nắm được những kiến thức và công nghệ cần thiết sau khi tiến hành các vụ thử hạt nhân tại đây. Chuyên gia Go Myong Huyn, Viện Nghiên cứu Chính trị Asan, giải thích : « Họ đã thu thập các dữ liệu cần thiết trong sáu vụ thử hạt nhân. Trừ phi họ tiêu hủy luôn cả các dữ liệu đó, ta có thể nghi ngờ về tầm quan trọng của việc phá hủy một bãi thử hạt nhân nay đã quá hạn ».
Nhưng đối với chuyên gia Jeffrey Lewis, Viện Nghiên cứu Chiến lược Middlebury, không có yếu tố nào cho phép khẳng định là Punggye-ri không còn sử dụng được nữa. Theo ông, việc phá hủy Punggye-ri không phải là nhằm dẹp bỏ một bãi thử đã hư hại.
Các nhà phân tích của trang web « 38 North », được hãng tin Bloomberg trích dẫn,cũng cho rằng trong 3 đường hầm của Punggye-ri, chỉ có đường hầm ở phía bắc là hư hại nặng, còn đường hầm phía nam và phía tây vẫn còn chịu được các vụ nổ. Như vậy, họ xác nhận khẳng định của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un rằng hai đường hầm của bãi thử này vẫn còn tốt.
Cho dù tình trạng của Punggye-ri hiện nay là như thế nào, việc phá hủy bãi thử hạt nhân không phải là không thể đảo ngược được. Nói cách khác, Bắc Triều Tiên hoàn toàn có thể xây dựng lại những phần bị phá hủy, giống như họ đã làm với cơ sở hạt nhân Yongbyon. Hãng tin Bloomberg nhắc lại rằng, cách đây một thập niên, khi đàm phán với Mỹ, lãnh đạo Bắc Triều Tiên lúc đó là Kim Jong Il đã cho phá sập tháp làm nguội của Yongbyon. Nhưng chỉ vài tháng sau đó, Bình Nhưỡng đã lắp ráp lại toàn bộ lò phản ứng nhằm sản xuất chất plutonium dùng để chế tạo vũ khí. Cho nên, nhiều chuyên gia về giải trừ vũ khí nay tỏ vẻ rất thận trọng về việc phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri.
Đó là chưa kể Bắc Triều Tiên dường như còn có nhiều hệ thống ngầm khác có thể dùng làm bãi thử hạt nhân. Mà Bình Nhưỡng đâu cần phải thử trong đường hầm mới. Tháng 9 năm ngoái, chính Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho đã nêu khả năng là nước này có thể cho nổ thử một quả bom nhiệt hạch bên trên Thái Bình Dương !

Các nghị sĩ châu Âu thất vọng về cuộc điều trần của ông chủ Facebook

Đăng ngày 23-05-2018 Sửa đổi ngày 23-05-2018 12:26
mediaChủ tịch Facebook Mark Zuckerberg lúc đến Nghị Viện Châu Âu tại Bruxelles, ngày 22/05/2018.REUTERS/Yves Herman
Mark Zuckerberg, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Facebook trong cuộc điều trần trước Nghị Viện Châu Âu tối qua 22/05/2018 đã đưa ra những lời xin lỗi, nhưng không có được câu trả lời thỏa đáng cho những ưu tư được các nghị sĩ châu Âu nêu ra. Dưới áp lực dư luận, cuộc điều trần rốt cuộc đã được tường thuật trực tuyến.
Thông tín viên RFI tại Bruxelles, Joana Hostein tường trình :
Các nghị sĩ châu Âu tỏ ra thất vọng sau cuộc trao đổi với ông chủ Facebook. Đã hẳn là họ nhận được lời xin lỗi, cũng tương tự như những lời Mark Zuckerberg đã nói trong cuộc điều trần vào tháng trước tại Quốc Hội Mỹ, vì Facebook đã thiếu thận trọng trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của người sử dụng mạng xã hội.
Nhưng về chiều sâu, trước những câu hỏi đặt ra về sự can thiệp của nước ngoài trong các cuộc bầu cử, về các tin giả lan truyền trên Facebook, những người đứng đầu các nhóm chính trị vẫn chưa thỏa mãn.
Chẳng hạn chủ tịch nhóm tự do, nghị sĩ Bỉ Guy Verhofstadt nhận định : « Thể thức điều trần không phù hợp : một loạt các thắc mắc đặt ra trong vòng 40 phút đã giúp cho chủ tịch Facebook tránh được việc phải trả lời từng câu hỏi một của các nghị sĩ ».
Tổng thống Pháp tiếp các lãnh đạo high-tech thế giới
Hôm nay tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp khoảng sáu chục nhà lãnh đạo thế giới trong lãnh vực công nghệ cao tại điện Elysée, nhằm thuyết phục họ tham gia các chương trình vì lợi ích chung (như giáo dục, việc làm, y tế…), trong cuộc họp cấp cao mang tên « Tech for Good ».
Trong số khách mời có ông chủ Facebook Mark Zuckerberg, lãnh đạo tập đoàn Microsoft, IBM, Uber, Wikimedia…. Bên cạnh đó là chủ tịch các tập đoàn lớn của Pháp (SNCF, BNP Parisbas, Thales, Free, Orange…), các nhà trí thức. Ngày mai, đa số các vị khách mời sẽ tham dự hội chợ VivaTech ở Paris, với hàng ngàn start-up và gần 80.000 khách tham quan.
Tổng thống Macron vốn muốn biến nước Pháp thành một « quốc gia cho những người khởi nghiệp », tìm kiếm đối thoại thẳng thắn, trực tiếp với các chủ tập đoàn lớn. Được coi là người thân thiện với giới kinh doanh với các quyết định giảm thuế, nhưng ông Emmanuel Macron cũng là một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất ở Bruxelles, đòi hỏi đánh thuế cao hơn đối với các tập đoàn internet, vốn đóng thuế rất ít cho Pháp.

Lúa mì Nga nhập vào Việt Nam bị nghi nhiễm khuẩn

Một cánh đồng lúa mì ở Kansas, Hoa Kỳ.
Một cánh đồng lúa mì ở Kansas, Hoa Kỳ.
 AP
Ba tàu lúa mì có xuất xứ từ Nga không được dỡ hàng tại Việt Nam vì bị phát hiện có hạt giống cỏ. Mạng báoAgricensus loan tin này ngày 21 tháng 5; tuy nhiên tin không cho biết địa điểm cụ thể cảng dỡ hàng ở đâu.
Agricensus dẫn một nguồn tin thị trường nói rằng gần đây có thông tin về vấn đề mặt hàng lúa mì Nga nhập vào Việt Nam bị nhiễm khuẩn.
Một nguồn tin khác thì nói rằng do có nghi vấn về dấu vết hạt cỏ bị cấm ở Việt Nam nên ba tàu phải bị kiểm tra; tuy nhiên sau khi lực lượng chức năng phát hiện không có gì sai sót nên hiện hàng hóa đang được bốc dỡ.
Những tuần gần đây, lúa mì có giá cạnh tranh khi vào thị trường Châu Á và người tiêu dùng lựa chọn lúa mì thay vì ngô khiến ngô bán chậm và thậm chí bị hủy hợp đồng vì giá cao.
Nhưng cũng có những lo lắng về lúa mì nhiễm khuẩn khiến người mua thận trọng khi mua lúa mì và có thể ảnh hưởng đến việc nhập lúa mì vào Việt Nam trong tương lai.

Đức liên kết với Trung Quốc đối phó với Mỹ ?

Đăng ngày 23-05-2018 Sửa đổi ngày 23-05-2018 16:17
mediaẢnh minh họa : Thủ tướng Đức Angela Merkel và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự buổi lễ đón 2 gấu trúc tại sở thú Berlin, ngày J5/07/2017.REUTERS/Axel Schmidt/File Photo
Viễn cảnh hai đảng dân túy của Ý chuẩn bị lập chính phủ đặt ra nhiều thách thức với Liên Hiệp Châu Âu. Chính sách đối với các khu vực ngoại ô của tổng thống Pháp, công bố hôm qua, 22/05/2018, gây tranh luận. Trên đây là hai chủ đề lớn của nhiều nhật báo Pháp hôm nay. Trước hết xin giới thiệu bài viết của Les Echos về khả năng Đức hợp tác với Trung Quốc để « đối phó với Hoa Kỳ », trong hai hồ sơ thương mại và hạt nhân Iran.
Thủ tướng Đức có chuyến công du Trung Quốc trong hai ngày, thứ Năm 24 và thứ Sáu 25/05. Chuyến đi lần thứ 11 của Angela Merkel tới Bắc Kinh - kể từ năm 2005, khi bà đắc cử thủ tướng lần đầu tiên tức là gần như cứ mỗi năm một lần - lẽ ra có thể chỉ là một chuyến viếng thăm thông thường.
Tuy nhiên, theo Les Echos, trong bối cảnh Hoa Kỳ gây chấn động thế giới, với quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và đe dọa chiến tranh thương mại với rất nhiều quốc gia, trong đó có cả các đồng minh lâu năm, chuyến công du của bà Merkel tới Trung Quốc rất có thể có mục tiêu chính là siết chặt quan hệ với Bắc Kinh nhằm đối phó với Mỹ, cho dù các cộng sự của thủ tướng Đức từ chối nói đến chủ trương này.
Theo Les Echos, Đức có thể tìm thấy ở Trung Quốc một đối tác thương mại « ổn định », « trước mặt và về trung hạn », trong lúc Hoa Kỳ tỏ ra là một đối tác khó chơi, Washington sẵn sàng hành xử đơn phương, gây nhiều khó khăn cho Berlin trong các vấn đề quốc tế, cũng như kinh tế.
Trung Quốc là bạn hàng số một của Đức, với 187 tỉ euro thương mại song phương, Mỹ đứng thứ ba với 173 tỉ. Một cố vấn của thủ tướng Đức tuyên bố Berlin có quan hệ tốt với cả hai bên. Tuy nhiên, về chuyến công du của bà Merkel, theo giới thân cận với thủ tướng Đức, mục tiêu số một là thuyết phục Bắc Kinh « đóng góp một cách đáng kể cho hợp tác kinh tế với Iran », với tư cách là một cường quốc kinh tế, để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân có nguy cơ tan vỡ, sau khi Hoa Kỳ rút khỏi, và đe dọa áp dụng các trừng phạt nghiệt ngã. Hiện tại Trung Quốc là một khách hàng lớn của ngành dầu mỏ Iran.
Theo Les Echos, trước mắt, quyết định giảm thuế nhập khẩu xe hơi của Trung Quốc - nhằm giảm căng hẳng với Mỹ, cũng có lợi cho các hãng xe Đức như BMW hay Volkswagen. Tuy nhiên, chơi với Trung Quốc hoàn toàn không dễ. Một vấn đề đặc biệt khó khăn với Đức, đó là lĩnh vực đầu tư nước ngoài.
Cho đến nay, Berlin rất thận trọng trước các dự án đầu tư Trung Quốc. Vụ công ti xe hơi Trung Quốc Geely (hay Cát Lợi) đầu tư vào tập đoàn ô tô hàng đầu của Đức Daimler đầu năm nay, và trở thành cổ đông lớn nhất của Daimler, khiến chính phủ Đức hết sức lo ngại. Năm 2017, Đức đã siết chặt các quy định với đầu tư nước ngoài, tiếp theo vụ doanh nghiệp robot công nghiệp Kuka bị một tập đoàn Trung Quốc mua lại. Bị đại sứ Trung Quốc chỉ trích là thi hành chính sách « bảo hộ », Berlin khẳng định mở cửa cho các đầu tư Trung Quốc.
Hiện tại tập đoàn điện lực Nhà nước Trung Quốc SGCC có ý định mua lại 20% cổ phần của mạng lưới điện quốc gia Đức. Theo báo chí Đức, phủ thủ tướng Đức đã thông báo một cách thận trọng là « sẽ xem xét vấn đề này ».
Thỏa thuận hưu chiến kinh tế Mỹ-Trung chỉ là « điểm khởi đầu »
Trở lại với căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, vẫn theo Les Echos, tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua, 22/05, cho hay không hài lòng, và hứa hẹn đây chỉ là điểm khởi đầu. Ông Trump tuyên bố Mỹ-Trung chưa đạt thỏa thuận về vụ tập đoàn viễn thông ZTE, bị Washington cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận với Iran và Bắc Triều Tiên. Tập đoàn Trung Quốc có thể bị Hoa Kỳ phạt 1 tỉ đô la. Sự sống còn của ZTE - công ti chuyên về mạng di động 5G tại Trung Quốc, với 75.000 nhân viên - có thể bị đe dọa, nếu bị Mỹ trừng phạt.
Còn theo Le Figaro, ZTE được coi là đối tượng mặc cả lớn giữa Mỹ và Trung Quốc. Washington sẵn sàng tha thuế cho tập đoàn Trung Quốc, nếu Bắc Kinh chấp nhận nhập nhiều hơn hàng nông nghiệp Mỹ. Đối với nhiều chính trị Hoa Kỳ, việc chập hai vấn đề này thuộc hai lĩnh vực khác nhau làm một trong đàm phán là điều vô cùng kỳ quặc, nhưng đây lại chính là phong cách đàm phán rất thực dụng của tổng thống Mỹ.
Số phận của ZTE sẽ là chủ đề thảo luận trong chuyến công du của bộ trưởng Thương Mại Mỹ Wilbur Ross vào tuần tới. Ngoài việc bị phạt tiền, ZTE có nguy cơ bị cấm nhập khẩu linh kiện từ Mỹ, mà hãng này phụ thuộc đến 30%. Trong một thông điệp trên Twitter, Donald Trump nêu thêm một điều kiện nữa, để ZTE được miễn các trừng phạt, công ti này phải « thay ban lãnh đạo ».
Bắc Kinh « giành lợi thế » trong cuộc đọ sức với Trump
Vẫn về căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, trong lúc nhiều nhà quan sát khẳng định chính quyền Trump giành được thắng lợi đầu tiên sau thỏa thuận cuối tuần qua, Le Monde đưa ra một cách nhìn khác, với bài « Bắc Kinh giành lợi thế trong cuộc đọ sức với Donald Trump ».
Theo nhà báo Arnaud Leparmentier, cần phải nhìn vào thực tế là, cho dù Bắc Kinh cam kết mua nhiều hàng Mỹ hơn, để giảm bớt tình trạng nhập siêu của Hoa Kỳ. Nếu căn cứ vào khả năng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc hiện nay, rất khó hình dung làm thế nào mà hai bên có thể lấp được số 200 tỉ đô la, mà chính quyền Trump đòi hỏi, trên tổng số 375 tỉ thâm hụt.
Trong hiện tại, Trung Quốc chỉ mua 20 tỉ đô la hàng nông nghiệp của Mỹ, trong đó 12 tỉ đô la đầu tương, vốn được coi là mặt hàng chiến lược của Mỹ. Thế nhưng, tổng sản phẩm đậu tương của Mỹ cũng chỉ đạt 40 tỉ đô la. Cũng có thể nêu kịch bản Trung Quốc gia tăng nhập đồ điện tử và máy bay Mỹ, thế nhưng trong hiện tại, doanh nghiệp Mỹ không có khả năng đảm bảo, nếu nhu cầu từ Trung Quốc tăng vọt. Để có đủ hàng bán cho Trung Quốc chẳng hạn, hãng Boeing sẽ phải từ chối một số khách hàng khác.
Một giải pháp để giảm tình trạng nhập siêu là người Mỹ giảm tiêu thụ hàng từ Trung Quốc. Theo Le Monde, đây chính là « cốt lõi » của vấn đề : Người Mỹ lâu nay vẫn quen tiêu xài thoải mái, bằng cách cho phần còn lại của thế giới vay đô la. Điều này khiến dân Mỹ nợ như chúa Chổm. Tuy nhiên, vấn đề này lại hoàn toàn không được đả động đến.
Theo Le Monde, với thỏa thuận nói trên, Trung Quốc đã giúp tổng thống Mỹ « không bị mất mặt », nhưng trên thực tế, không có gì cụ thể bảo đảm là bất đồng Mỹ-Trung được giải quyết thực sự.
Bắc Triều Tiên : Vì đâu thượng đỉnh Trump - Kim có cơ đổ vỡ ?
Hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên cũng là một điểm nóng khác của thời sự quốc tế, với cuộc thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ với lãnh đạo Bình Nhưỡng, dự kiến tổ chức ngày 12/06, có nguy cơ bị đổ vỡ. Le Figaro có bài phân tích : « Bắc Triều Tiên : Trump và Moon hợp sức cứu thượng đỉnh Singapore ».
Thượng đỉnh Mỹ - Bắc Triều Tiên được coi như có nguy cơ bị tan vỡ, sau các tuyên bố cứng rắn từ hai phía - về kịch bản « Libya » cho Bắc Triều Tiên, theo cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ, và quyết định hủy bỏ cuộc họp cấp cao Liên Triều của chế độ Bình Nhưỡng. Theo Le Figaro, cần nhìn nhận nguồn gốc của nguy cơ đổ vỡ trong những khác biệt rất lớn trong lập trường đàm phán giữa hai bên.
Cụ thể là cho đến nay, hai bên hoàn toàn không tìm được một cái đích chung nào để cho phép đàm phán đi đến một kết quả cụ thể, ngoại trừ tuyên bố về « phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên » được quảng bá rầm rộ. Đối với Hoa Kỳ, Bắc Triều Tiên phải phi tiến hành phi hạt nhân hóa một cách « hoàn toàn, thực sự và không thể đảo ngược », và đây là điều kiện để có được một sự hỗ trợ về kinh tế. Thế nhưng, với Bình Nhưỡng, trên bình diện an ninh - quân sự, phi hạt nhân hóa không phải là một hành động vô điều kiện, mà là một cam kết có đi có lại, mà cần phải đi kèm với việc đàm phán về vấn đề « ô hạt nhân Mỹ » và sự hiện diện của gần 30.000 binh sĩ Mỹ tại Hàn Quốc.
Le Figaro dẫn lời chuyên gia Christophe Green, cơ quan tư vấn giải quyết khủng hoảng ICG. Theo ông, tổng thống Mỹ cần phải lựa chọn giữa hai khả năng, một là tham gia một « tiến trình thông thường » giống như mọi đàm phán về giải trừ vũ khí khác, hoặc hủy bỏ thượng đỉnh. Hủy bỏ thượng đỉnh gần như đồng nghĩa với khả năng chiến tranh khó tránh khỏi. Le Figaro tỏ ý hy vọng là hai lãnh đạo Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên vẫn còn chưa từ bỏ cơ hội có một cuộc hội kiến mặt đối mặt, trước toàn thể cộng đồng quốc tế.
Ý : Viễn cảnh hai đảng dân túy cầm quyền gây lo ngại
Nước Ý với viễn cảnh hai đảng dân túy cùng nhau cầm quyền khiến châu Âu lo ngại là chủ đề lớn của báo chí hôm nay.
Le Monde ghi nhận « Nước Ý : Liên minh rất ít khả năng thành lập, giữa hai lãnh đạo phản kháng Di Maio và Salvini » cho biết hai đảng Năm Sao và Liên Đoàn Phương Bắc « chống hệ thống »đang tìm cách che giấu mối bất đồng sâu sắc, để thỏa thuận một « hợp đồng » lập chính phủ, vừa được trình lên tổng thống hôm thứ Hai, 21/05.
Xã luận của La Croix nhận định là Liên Hiệp Châu Âu đang ở vào một thời điểm hệ trọng, những gì đang diễn ra là một lời cảnh báo rất mạnh, bởi không chỉ vị trí quan trọng của nước Ý với Liên Hiệp Châu Âu, mà còn bởi vì đây là một liên minh giữa hai đảng chính trị, vốn được coi là « đối lập triệt để với nhau ». Điều này cho thấy các lực lượng cực đoan đang sẵn sàng làm tất cả để liên kết với nhau chống lại các đảng phái chính trị ôn hòa truyền thống.
Về mặt thể chế, liên minh hai đảng Năm Sao và Liên Đoàn Phương Bắc có thể thất bại do không được tổng thống phê chuẩn. Trong trường hợp đó, bầu cử trước kỳ sẽ được tổ chức. Thế nhưng, theo La Croix, viễn cảnh như vậy không bảo đảm là các lực lượng chính trị cánh trung sẽ giành thắng lợi. Vấn đề của nước Ý cũng là vấn đề chung của Liên Âu, bởi sự dâng cao của các làn sóng dân túy cho thấy dân chúng đang giận dữ. Các nhà chính trị đang cầm quyền ở cấp Liên Hiệp cũng như cấp quốc gia phải hiểu điều này, và họ cần đáp ứng các lo ngại của người dân.
Kế hoạch « ngoại ô » của tổng thống Pháp
Về kế hoạch cải thiện đời sống ở các vùng ngoai ô khó khăn của nguyên thủ Pháp, Les Echos chay tựa trang nhất : « Ngoại ô : Macron kêu gọi các doanh nghiệp », với nhận xét : tổng thống muốn huy động các tập đoàn lớn của nước Pháp, nhưng từ chối « các kế hoạch Marshall rầm rộ ».
Trong khi đó, Le Figaro ghi nhận là trong bài phát biểu hôm qua tại phủ tổng thống, nguyên thủ Pháp từ chối một kế hoạch mới nhằm vực dậy các vùng ngoại ô, mà lựa chọn trình bày trước hết vấn đề « phương pháp ». Theo tờ báo thiên hữu, tổng thống Pháp « đang đi đúng hướng, nhưng làm chưa đủ mức ». Tờ báo thiên tả Libération nêu nhận định : lập trường của tổng thống là hướng đến hỗ trợ cho sự « giải phóng của cá nhân », thay vì « một chính sách công » theo đề nghị của cựu bộ trưởng Borloo.

Mỹ: 'trừng phạt mạnh chưa từng có’ với Iran

Ông Mike PompeoBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionÔng Mike Pompeo nói Iran sẽ không bao giờ có thể chiếm ưu thế ở Trung Đông sau những đòn trừng phạt mới của Mỹ
Ngoại trưởng Mike Pompeo nói Mỹ đang áp đặt "những biện pháp trừng phạt mạnh nhất trong lịch sử" đối với Iran.
Trong một bài phát biểu tại Washington, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói rằng Iran sẽ phải "chống đỡ để giữ cho nền kinh tế của nước này còn sống" sau khi lệnh trừng phạt có hiệu lực.
Những biện pháp mới này sẽ cùng nhau tạo thành "áp lực tài chính chưa từng có đối với chế độ IranNgoại trưởng Mỹ Mike Pompeo
Đồng nhiệm phía Iran của ông Pompeo nói Mỹ "lặp lại những lựa chọn sai lầm giống trước đây và do đó sẽ gặt hái những phần thưởng xấu".
Đầu tháng này, Tổng thống Donald Trump đã đưa Mỹ rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ từng được dỡ bỏ sau thỏa thuận năm 2015 sẽ được tái áp dụng, ông Pompeo nói, và những biện pháp mới này sẽ cùng nhau tạo thành "áp lực tài chính chưa từng có đối với chế độ Iran".
Các biện pháp trừng phạt trước đây của Mỹ cấm hầu hết toàn bộ thương mại với Iran, chỉ có một số ngoại lệ đối với hoạt động "được dự kiến phục vụ người dân Iran" chẳng hạn như xuất khẩu thiết bị y tế và nông nghiệp
quan hệ Mỹ - IranBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionTruyền thông quốc tế theo dõi chặt chẽ các diễn biến mới trong quan hệ Mỹ - Iran
Ngoại trưởng Mỹ không nói các biện pháp mới mà Washington đang suy tính là gì, nhưng ông Pompeo miêu tả các chế tài được áp đặt tuần trước lên ngân hàng trung ương Iran như "chỉ là khởi đầu".

'Rủi ro'

"Ngoại giao Mỹ chỉ đơn giản là một sự hồi quy với những thói quen cũ vốn bị cầm tù bởi những ảo tưởng và chính sách thất bạiNgoại trưởng Iran Javad Zarif
Một số công ty lớn nhất của châu Âu đổ xô vào làm ăn với Iran sau thỏa thuận hạt nhân nay rơi vào tình thế buộc lựa chọn giữa đầu tư ở đó hay làm ăn kinh doanh với Mỹ. Một số hợp đồng lớn nhất gặp rủi ro bao gồm:
Nhà khổng lồ năng lượng của Pháp, hang Total, với giá trị lên tới 5 tỷ đô la, được ký kết để giúp Iran phát triển mỏ khí đốt lớn nhất thế giới. Tiếp theo có thể kể đến thỏa thuận trị giá 3 tỷ USD của hãng Saga Energy của Norway nhằm xây dựng các nhà máy điện mặt trời
Một thỏa thuận của Airbus bán 100 phi cơ phản lực cho hãng hàng không IranAir. Iran là một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, và xuất khẩu dầu và khí đốt của nước này trị giá hàng tỷ đô la mỗi năm.
Cả sản lượng dầu của cả nước và GDP của Iran đều giảm đáng kể dưới lệnh trừng phạt quốc tế. Các hình phạt sẽ được áp dụng lại ngay lậ tức nhưng phải sẽ theo các giai đoạn gồm ba tháng và sáu tháng.
Xuất khẩu dầu khí IranBản quyền hình ảnhBBC/BLOOMBERGImage captionCác khách hàng lớn nhất nhập khẩu dầu khí của Iran (đơn vị: nghìn thùng mỗi ngày) t 11/2017 - 4/2018
Ông Pompeo nói Iran sẽ không bao giờ có thể chiếm ưu thế ở Trung Đông.
Trong phản ứng của mình, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif nói "Ngoại giao Mỹ chỉ đơn giản là một sự hồi quy với những thói quen cũ vốn bị cầm tù bởi những ảo tưởng và chính sách thất bại."
Iran, ông nói thêm, đang làm việc với các đối tác khác của thỏa thuận hạt nhân để tìm một giải pháp.

Yêu cầu quân đội nước ngoài rời khỏi Syria, ông Putin tình cờ giúp Mỹ 'loại' cả Iran?


Phớt lờ "gậy chỉ huy" từ Washington, đồng minh Mỹ hợp sức với Iran trên bàn cờ Trung Đông

Đại sứ Nguyễn Quang Khai | 23/05/2018 07:28
Phớt lờ "gậy chỉ huy" từ Washington, đồng minh Mỹ hợp sức với Iran trên bàn cờ Trung Đông
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 21/5/2018 đã đưa ra 12 đòi hỏi mới được coi là "khắc nghiệt" nhất trong lịch sử nhằm siết chặt hơn nữa các biện pháp trừng phạt đối với Iran.

Ủy ban châu Âu khẳng định Liên minh châu Âu (EU) hoàn toàn tôn trọng và thực hiện Thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA), đồng thời tuyên bố đã thông qua các biện pháp nhằm bảo vệ các lợi ích của châu Âu trong quan hệ với Iran. 
Bất chấp việc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 21/5/2018 đưa ra 12 đòi hỏi mới được coi là "khắc nghiệt" nhất trong lịch sử nhằm siết chặt hơn nữa các biện pháp trừng phạt Iran, các nước châu Âu vẫn cho rằng không có gì có thể thay thế được Thỏa thuận JCPOA.
Sau khi Washington rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran, nhiều người cho rằng châu Âu sẽ phải làm theo Mỹ và không thể có một quyết định độc lập về việc duy trì Thỏa thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, châu Âu đã không tuân theo chiếc gậy chỉ huy của Washington và tuyên bố những biện pháp nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong quan hệ hợp tác với Iran trước thanh kiếm trừng phạt của Mỹ.
Ngày 19/5/2018, Cao ủy châu Âu về năng lượng Miguel Arias Cañete đã đến Tehran để thông báo cho các nhà lãnh đạo Iran về các biện pháp của EU nhằm bảo vệ quan hệ kinh tế, thương mại với Iran.
Ông Cañete là quan chức phương Tây đầu tiên thăm Iran sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran ký kết năm 2015 giữa Iran với các nước P5+1 và mới đây áp đặt lại lệnh trừng phạt kinh tế chống Iran.
Các biện pháp trừng phạt này cũng nhằm vào các công ty nước ngoài có quan hệ làm ăn với Iran. Ông Cañete đã gặp Phó Tổng thống Iran kiêm Chủ tịch Ủy ban năng lượng hạt nhân Iran Ali Akbar Salehi, Bộ trưởng Môi trường Isa Kalantari, Bộ trưởng Dầu mỏ Bijan Zangeneh, Bộ trưởng Ngoại giao Mohamad Javad Zarif bàn phối hợp hành động nhằm duy trì các mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Iran trong bối cảnh Mỹ thắt chặt các biện pháp trừng phạt Iran.
Ông Cañete cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng đạo luật 1996 cho phép EU can thiệp trợ giúp nhằm bảo vệ các công ty châu Âu bị thiệt hai do bất kỳ lệnh cấm vận nào của Mỹ. Ông cũng nhấn mạnh rằng, việc Washington rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ không ảnh hưởng đến các mối quan hệ kinh tế giữa Liên minh EU và Tehran.
Phớt lờ gậy chỉ huy từ Washington, đồng minh Mỹ hợp sức với Iran trên bàn cờ Trung Đông - Ảnh 1.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 21/5/2018 đưa ra 12 đòi hỏi mới được coi là "khắc nghiệt" nhất trong lịch sử nhằm siết chặt hơn nữa các biện pháp trừng phạt Iran. Ảnh: EPA
Mỹ-EU chia rẽ vì JCPOA
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Mỹ cũng đã từng đưa ra đạo luật Torricelli (1992) và Helms - Burton (1996) cấm vận Cuba. Các đạo luật này cũng thắt chặt cấm vận, trừng phạt các công ty nước ngoài làm ăn với Cuba, nhưng châu Âu đã không tuân thủ. Năm 1996, khi Mỹ cố gắng trừng phạt các công ty nước ngoài quan hệ với Cuba, EU đã buộc Washington phải chùn bước bằng cách đe dọa các biện pháp trừng phạt trả đũa.
Ủy ban châu Âu đã thông qua gói biện pháp đầu tiên để Iran và các nước châu Âu có thể tiếp tục trao đổi thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu dầu mỏ và hơi đốt. Các biện pháp này nhằm giải quyết một số khúc mắc trong giao dịch ngân hàng, duy trì vận tải hàng không và hàng hải.
Ngân hàng Đầu tư châu Âu sẽ đơn giản hóa các thủ tục cấp vốn cho các dự án của châu Âu ở Iran, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ đối tác kinh tế toàn diện, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng giữa châu Âu và Iran.
Ủy ban châu Âu cũng khuyến cáo các nước trong Liên minh EU thiết lập cơ chế giao dịch thanh toán trực tiếp với Ngân hàng Trung ương Iran mà không cần đến ngân hàng trung gian nước ngoài.
Mặt khác Liên minh châu Âu và Iran đã thỏa thuận dùng đồng tiền euro để thanh toán cho các hợp đồng nhập dầu Iran. Iran và Trung Quốc cũng thỏa thuận dùng đồng tiền Nhân dân tệ của Trung Quốc để thành toán cho các hợp đồng thương mại và đầu tư. Đồng euro và đồng NDT sẽ trở nên mạnh hơn làm suy yếu đồng USD và Mỹ sẽ thua thiệt.
Kim ngạch thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Iran hiện nay khoảng 20 tỷ euro. Năm 2017, Iran nhập hàng hóa từ EU trị giá 10 tỷ euro, còn EU nhập hàng của Iran 10 tỷ euro, trong đó 9 tỷ euro là dầu mỏ. 
Theo báo Financial Tribune, với trữ lượng dầu 157 tỷ thùng, đứng thứ tư thế giới, sản lượng 3,8 triệu thùng/ngày, trữ lượng hơi đốt 34 ngàn tỷ m3, Iran là một trong những nước cung cấp dầu và hơi đốt lớn nhất cho châu Âu. Hiện Iran đang cung cấp cho các nước thuộc Liên minh châu Âu nhập khoảng 800 ngàn thùng dầu thô/ngày và có thể đáp ứng nhu cầu hơi đốt của châu Âu trong thời gian 90 năm tới.
Thị trường châu Âu và Iran rất lớn, hai phía có thể bổ sung cho nhau để vượt qua sức ép của Mỹ. Tiếp theo việc Mỹ áp thuế 30% đôi với các mặt hàng sắt thép chuẩn châu Âu, các biện pháp trừng phạt các công ty châu Âu trong quan hệ hợp tác với Iran đang đẩy châu Âu thắt chặt quan hệ với Iran, Nga và Trung Quốc.
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 19/5/2018 đã đến thăm Nga và gặp Tổng thống Putin, Tổng thống Pháp Macron ngày 24/5/2018 cũng sẽ thăm Moscow để bàn với Tổng thống Putin về việc phối hợp hành động đối phó với các biện pháp trừng phạt của Mỹ và duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran.
Phớt lờ gậy chỉ huy từ Washington, đồng minh Mỹ hợp sức với Iran trên bàn cờ Trung Đông - Ảnh 3.
Các nước châu Âu không chỉ có lợi ích về kinh tế mà còn có lợi ích to lớn về về an ninh trong quan hệ với Iran. Nếu châu Âu theo Mỹ, tình hình sẽ hết sức nguy hiểm. Thỏa thuận hạt nhân Iran đổ vỡ, Iran sẽ trở lại làm giàu Uranium, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả rập Xê út cũng sẽ phát triển chương trình hạt nhân của mình. Một cuộc chiến tranh bùng nổ, châu Âu ở sát khu vực Trung Đông sẽ chịu tác động trực tiếp và thiệt hại lớn. 
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Laudrian nói: "Lệnh trừng phạt của Mỹ chống Iran chỉ liên quan đến Mỹ, châu Âu không phải trả giá cho quyết định của Mỹ về Iran". Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Lamer nói: "Chúng tôi không cho phép Mỹ trở thành cảnh sát kinh tế thế giới".
Cam kết của Liên minh châu Âu giữ Thỏa thuận hạt nhân JCPOA và đưa ra một số biện pháp ban đầu nhằm duy trì quan hệ với Iran là rất quan trọng. Tuy nhiên, các biện pháp này mới chỉ thể hiện ý chính trị của châu Âu. Vẫn chưa thể nói chắc chắn rằng châu Âu sẽ thực hiện được cam kết chừng nào họ chưa đưa ra được các đảm bảo cần thiết, biến lời nói thành hành động cụ thể nhằm thực hiện Thỏa thuận JCPOA.
Việc công ty dầu khí Total rút khỏi Iran đang đi ngược lại các tuyên bố của Pháp làm cho Iran nghi ngờ về khả năng của châu Âu có thể đứng vững trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Taliban chọc thủng sức mạnh Mỹ

Mỹ từng nói dối về lực lượng tại Afghanistan, bị cáo buộc đã cường điều khả năng kiềm chế lực lượng Taliban trong khi đổ lỗi cho Nga.

Taliban coi thường Mỹ
Taliban đang chứng tỏ tầm hoạt động rộng lớn và ảnh hưởng gia tăng ở Afghanistan bất chấp những tuyên bố của Mỹ rằng đã kiềm chế được lực lượng này.
Vị thế của Taliban không chỉ thể hiện qua các vụ tấn công mà còn qua thái độ “kẻ cả” của lực lượng này khi hồi cuối tháng 4 vừa qua bác bỏ đề xuất đối thoại từ phía Chính phủ Afghanistan. Taliban coi đề nghị này là nỗ lực nhằm "lừa gạt và mang tính âm mưu", đồng thời tuyên bố phát động cuộc tấn công mùa Xuân mới.
Hồi cuối tháng 4, Taliban cho hay đợt tấn công mới "một phần là để đáp trả chiến lược mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump được công bố hồi tháng 8 năm ngoái, dọn đường cho việc triển khai thêm hàng nghìn binh sĩ nước ngoài ở Afghansitan".
Taliban choc thung suc manh My
Một đoàn xe của NATO bị Taliban tấn công ngay tại thủ đô Kabul của Afghanistan
Taliban khẳng định "Chiến dịch Al-Khandaq" được triển khai trên cả nước từ ngày 25/4. Theo đó, lực lượng này tiếp tục các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Afghanistan và nước ngoài, trong đó "những kẻ xâm lược Mỹ và cơ quan tình báo của chúng" là mục tiêu hàng đầu.
Tuyên bố của Taliban nêu rõ: "Cả mặt đất và không phận của chúng ta đều nằm trong sự kiểm soát của các lực lượng chiếm đóng nước ngoài và các địa điểm tín ngưỡng linh thiêng của chúng ta cũng như những người dân không được bảo vệ đang bị nhắm tới bừa bãi”.
Theo Taliban, sự tồn tại của các căn cứ Mỹ vốn được thiết lập theo Hiệp định Chiến lược giữa quân Mỹ “xâm lược” và chính quyền tại Kabul là những lý do mà Mỹ lợi dụng để phá hoại tất cả cơ hội hòa bình và đóng vai trò then chốt và quyết định trong việc tăng cường và kéo dài cuộc chiến đang diễn ra ở Afghanistan.
Taliban hối thúc người dân tránh xa khỏi những sự kiện tụ tập liên quan đến chính quyền, các đoàn xe và trung tâm quân sự - những mục tiêu chính đáng theo tuyên bố của Taliban, đồng thời cảnh báo người dân không ủng hộ chính quyền.
Taliban chỉ trích sáng kiến của Chính phủ Afghanistan đưa ra hôm 28/2, trong đó Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đề xuất hòa đàm "không có điều kiện tiên quyết" cùng với việc thừa nhận về mặt chính trị, cấp hộ chiếu, bố trí chỗ ở cho gia đình những người thuộc phong trào này và thả tù nhân.
Đây là đề xuất tham vọng nhất cho đến nay của Chính phủ Afghanistan dành cho Taliban. Tuy nhiên, Taliban coi những nỗ lực này của Chính phủ Afghanistan "chẳng là gì ngoài một âm mưu do những kẻ chiếm đóng nước ngoài dàn dựng để làm suy yếu, tiêu tan và cuối cùng là bình định sự kháng cự hợp pháp hiện nay của người Afghanistan".
Taliban choc thung suc manh My
Một binh sĩ thuộc Quân đội Afghanistan được nước ngoài hậu thuẫn bắn pháo trong chiến dịch chống Taliban tại tỉnh Farah
Phong trào này cũng cáo buộc Washington "không có ý định nghiêm túc hay chân thành trong việc chấm dứt chiến tranh".
Đánh giá về tình hình Afghanistan, trang phân tích Á-Âu cho rằng, Mỹ đã nhiều lần cường điệu hóa rằng họ đã kiềm chế được lực lượng Taliban ở Afghanistan. Những lời lẽ này có vẻ khá ngây ngô trong bối cảnh những thành công về mặt quân sự của Taliban đang khiến chính phủ yếu kém của Afghanistan vô cùng lo lắng.
Chọc thủng sức mạnh Mỹ
Ngày 16/5 vừa qua, với sự trợ giúp của Mỹ, lực lượng an ninh Afghanistan đã đẩy lùi một cuộc tấn công lớn do Taliban phát động ở tỉnh Farah của nước này. Việc Taliban vẫn tìm cách chọc thủng hành lang an ninh cho thấy sức mạnh và quyết tâm của lực lượng này.
Các vụ tấn công liên tiếp khiến hàng chục nhân viên an ninh chính phủ Afghanistan thiệt mạng và lời tuyên chiến đầy thách thức là bằng chứng cho thấy Taliban đang hồi sinh bất chấp sự hiện diện của quân đội Mỹ.
Có một khoảng thời gian trong năm 2011, khi ảnh hưởng của al-Qaeda bị giảm sút sau cái chết của thủ lĩnh Osama bin Laden và việc những lãnh đạo chủ chốt hàng đầu của tổ chức này như Sheikh Said Al Masri hay Atiyah Abd-al-Rahman bị vô hiệu hóa, Taliban đã bị suy yếu về mặt quân sự tại Afghanistan.
Tuy nhiên, Taliban đã không mất quá nhiều thời gian để trở lại và vào năm 2012. Kể từ đó, sức mạnh, động lực, khả năng tài chính và chiến thuật của Taliban được cải thiện trên nhiều mặt, và các thủ lĩnh của Taliban đang cố gắng đạt được những lợi ích chiến lược.
Theo báo cáo nghiên cứu về Taliban, chi phí hoạt động của Taliban ước tính khoảng 150 triệu USD. Khoản này không bao gồm chi phí cho trang thiết bị và việc xây dựng căn cứ có tổ chức.
Binh sĩ Mỹ tại Afghanistan đang đưa một khẩu pháo M-777 vào vị trí
Theo ước tính của Lầu Năm Góc, Chính phủ Afghanistan kiểm soát khoảng 56% lãnh thổ. Tuy nhiên, theo một cuộc thăm dò của đài BBC, Taliban hiện đang chiếm giữ 70% diện tích lãnh thổ Afghanistan.
Sự quan tâm của Mỹ đối với Afghanistan đã suy giảm nhiều trong những năm qua. Chính quyền của Tổng thống Trump đã giảm đáng kể việc can dự vào đất nước trước đây được Mỹ coi là trọng điểm.
Theo trang phân tích Á-Âu, có vẻ như Tổng thống Trump ra lệnh "để mắt" đến Afghanistan chỉ vì muốn đảm “đảm bảo rằng al-Qaeda không thể tấn công nước Mỹ, các lợi ích của Mỹ và các đồng minh của Mỹ”.
Trước nguy cơ thất bại tại Afghanistan, Mỹ và các đồng minh phương Tây một lần nữa biến Nga thành “tội đồ”. Hồi tháng 3 vừa qua, Tư lệnh Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Afghanistan, Tướng John Nicholson cho rằng Moscow ủng hộ và thậm chí đã cung cấp vũ khí cho nhóm phiến quân Taliban.
Hình ảnh được cho là các tay súng Taliban tại Afghanistan
Đại sứ quán Nga tại Afghanistan đã ngay lập tức lên tiếng bác bỏ phát biểu này, gọi bình luận của Tướng Nicholson là “câu chuyện phiếm của những kẻ rỗi việc”.
Đại sứ quán Nga nêu rõ: “Một lần nữa, chúng tôi khẳng định những tuyên bố trên là hoàn toàn vô căn cứ. Nga đề nghị các quan chức không nên nói những điều vô nghĩa”.
Ít ngày sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh: "Những tuyên bố của Mỹ về việc Nga hỗ trợ quân sự cho Taliban là hoàn toàn không có cơ sở và vô căn cứ". Theo bà Zakharova, một số phương tiện truyền thông đại chúng tiếp tục loan truyền những suy luận không có cơ sở và vô căn cứ của Mỹ về việc Nga hỗ trợ quân sự cho phong trào Taliban ở Afghanistan.
Còn Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu nhấn mạnh bất chấp quân đội của Mỹ và NATO hiện diện ở Afghanistan đã hơn 15 năm nay, song tình hình ở quôc gia này vẫn tiếp tục xấu đi.
Theo ông Shoigu, Mỹ đang nỗ lực "bám trụ tại Trung Á" để có cơ hội phổ biến ảnh hưởng của mình tới những nước láng giềng của Afghanistan. Điều này không đáp ứng lợi ích của các nước trong khu vực và là nhân tố toàn cầu gây bất ổn.
Binh sĩ Mỹ và NATO trong một căn cứ ở Nangarhar, Afghanistan
Trong khi Mỹ không có bằng chứng về việc Nga hỗ trợ Taliban thì chính truyền thông Mỹ cho biết, các thiết bị chiến đấu công nghệ cao của Mỹ dành cho lực lượng đặc biệt Afghanistan đã rơi vào tay Taliban.
Theo The New York Times, giới chức Lầu Năm Góc tin rằng phiến quân Taliban đánh cắp hoặc mua các thiết bị này ở chợ đen. Có khả năng các thiết bị đã rơi vào tay Taliban sau đó sẽ được chuyển cho các nhóm khủng bố khác cũng như được sử dụng ở các khu vực giao tranh bên ngoài Afghanistan.
Taliban đã tăng gấp đôi số vụ tấn công ban đêm trong năm 2017 so với năm 2014 nhờ có các thiết bị nhìn xuyên đêm và số lượng thương vong trong các cuộc tấn công này cũng tăng gấp 3 lần.
Mỹ đã tuyên bố rút phần lớn lực lượng chiến đấu khỏi Afghanistan vào năm 2016 và cho biết chỉ duy trì 8.400 quân tại đây. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Donald Trump hồi tháng 8/2017 đã thừa nhận quân số thực tế của Mỹ tại Afghanistan là 11.000. Không những thế, Mỹ còn muốn tăng thêm ít nhất 3.000 quân nữa để đưa con số này đạt 14.000 quân.
Đông Triều

Đàm phán thương mại: Tại sao Trung Quốc thắng 1-0?

ĐỖ THIỆN - TRÚC QUỲNH | 23/05/2018 09:57
Đàm phán thương mại: Tại sao Trung Quốc thắng 1-0?
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross sẽ đến Bắc Kinh để tiếp tục tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc .

Washington đã để lộ nhiều sơ hở trước thềm đàm phán thương mại với Trung Quốc và “chiến thắng Bắc Kinh” chỉ có thể là ngôn từ trên Twitter của ông Trump.

Quan hệ thương mại Mỹ và Trung Quốc (TQ) cuối tuần qua đã thoát khỏi giai đoạn căng thẳng khi cả hai đạt thỏa thuận ngừng đe dọa đánh thuế , gỡ “quả bom” chiến tranh thương mại. Khác với nhiều nhận định “Mỹ đã đánh nhanh thắng nhanh” khi buộc TQ phải nhượng bộ, thực tế Washington đã “lộ bài” khiến TQ chiếm ưu thế.
“Át chủ bài” Triều Tiên
Đàm phán thương mại Mỹ-TQ diễn ra khi Mỹ đang tiếp cận nồng nhiệt các chương trình thượng đỉnh liên Triều và chuẩn bị cho thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên vào tháng tới tại Singapore. Ông Trump không che giấu khát khao về việc lập lại trật tự ở Triều Tiên, nơi mà bao nhiêu người tiền nhiệm đau đầu khi rơi vào những cuộc đàm phán vô tận.
Chiến thắng ở Triều Tiên sẽ vô cùng quan trọng với ông Trump, chí ít là với tính cách của đương kim tổng thống Mỹ. Không may cho Washington, chỉ trong vòng hơn một tháng, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp Chủ tịch Tập Cận Bình đến hai lần trước khi lãnh đạo Bình Nhưỡng đến gặp tổng thống Mỹ. Và ngay lập tức Triều Tiên có dấu hiệu “nắn gân” Mỹ bằng các tuyên bố đe dọa hủy cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim.
Đã có người cho rằng cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim sẽ có bàn tay đạo diễn vô cùng quan trọng của TQ, vốn gần gũi với Bình Nhưỡng trong suốt nhiều năm qua. Chính ông Trump cũng không giấu hoài nghi rằng TQ đã tác động đến Triều Tiên.
Là một doanh nhân, ông Trump hiểu rõ đàm phán thương mại về bản chất là sự đổi chác. TQ rõ ràng nhìn thấy nhu cầu của Washington, chính là một cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên thành công, trong đó TQ cũng “góp phần”. Và tất nhiên ông Trump phải chấp nhận những nhượng bộ nhất định mà thiết thực nhất là sự mềm dẻo trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-TQ đang nóng hơn bao giờ hết.
Chia rẽ trong đội ngũ đàm phán
Tờ New York Times mới đây đã chỉ ra các dấu hiệu cho thấy TQ sớm nhận ra sự chia rẽ trong đội ngũ đàm phán thương mại của ông Trump. Những gương mặt đại diện của Mỹ trong đàm phán với TQ đã bị rẽ đôi theo hai mục tiêu khác nhau.
Một bên là nhóm các nhà thương thuyết có xu hướng ôn hòa với TQ, mong muốn đạt thỏa thuận ngắn hạn với Bắc Kinh, đại diện là Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, cố vấn kinh tế cấp cao nhất của Tổng thống Donald Trump là ông Larry Kudlow và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross. Nhóm này nhắm đến lợi ích cho một số ngành công nghiệp Mỹ và né tránh một cuộc chiến tranh thương mại mà Mỹ sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Nhóm thứ hai gồm các nhà thương thuyết có xu hướng “diều hâu” hơn, như đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Peter Navarro, cố vấn của Nhà Trắng về thương mại và sản xuất, cũng là tác giả của quyển sách Chết dưới tay TQ (Death by China). Nhóm này muốn gây áp lực với Bắc Kinh nhằm tạo ra những thay đổi cơ bản với nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu, từ đó tạo ra các cơ chế giao thương sòng phẳng với Mỹ.
Sự chia rẽ này có thể nhận thấy khi các nhà thương thuyết của Mỹ đã “đóng khung” (framing) các kết quả đàm phán của Mỹ rất khác nhau. Hai nhà thương thuyết ôn hòa Mnuchin và Kudlow đã nhanh chóng tuyên bố “hai nước thoát khỏi nguy cơ chiến tranh thương mại” và nhấn mạnh TQ đã nhượng bộ bằng cách mua thêm hàng hóa Mỹ. Tờ New York Times cho rằng TQ trong nhiều tháng qua nỗ lực tiếp cận và thúc đẩy Mỹ cử ông Mnuchin trở thành đại diện trong thương thuyết với Bắc Kinh. TQ đã thành công khi Mnuchin trở thành trưởng đoàn đàm phán đến Bắc Kinh và đồng ý tham gia các cuộc gặp mặt kín với Phó Thủ tướng TQ Lưu Hạc vào đầu tháng 5 mà không có sự tham gia của bất kỳ quan chức kinh tế Mỹ nào khác, kể cả Navarro.
Các nhà thương thuyết “diều hâu” với TQ như Lighthizer và Navarro thì lại nhắm vào các “cuộc chiến sẽ tiếp diễn” thời gian tới với TQ. Lighthizer hôm Chủ nhật (20-5) khẳng định vấn đề TQ can thiệp vào tài sản trí tuệ của Mỹ, nhất là việc TQ gây áp lực với doanh nghiệp Mỹ trong tiếp cận thị trường để đổi lấy công nghệ sẽ chưa ngã ngũ. Lighthizer phàn nàn vấn nạn trộm cắp tài sản trí tuệ và bí quyết kinh doanh mà doanh nghiệp Mỹ gặp phải ở thị trường TQ, đồng thời khẳng định “các công việc cần thiết vẫn tiếp tục được thực hiện để đạt được những thay đổi trong hệ thống TQ”, tạo điều kiện cho quá trình chuyển giao công nghệ bắt buộc trong làm ăn kinh doanh. Lighthizer còn cảnh báo hàng chục triệu việc làm của người Mỹ có thể bị đe dọa nếu không giải quyết các vấn đề một cách triệt để.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross chuẩn bị đến Bắc Kinh để làm rõ chi tiết việc TQ cam kết gia tăng mua hàng của Mỹ. Thay đổi Mnuchin bằng Ross mà không phải các thương thuyết gia nhóm “diều hâu” cho thấy Mỹ tiếp tục tiếp cận TQ mềm dẻo. Nhưng khác với Mnuchin, các toan tính mềm rắn của Ross cho đến lúc này vẫn chưa chắc chắn. Giới quan sát dự báo căng thẳng có thể trở lại nếu Mỹ cảm thấy TQ cố ý trì hoãn các cam kết gia tăng nhập khẩu hàng hóa Mỹ.
Mỹ khó có thể rút ngắn thâm hụt thương mại
CNN dẫn ý kiến nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Mỹ không thể khiến TQ cắt giảm đáng kể thâm hụt thương mại - con số đạt đến 375 tỉ USD vào năm ngoái. Ông Louis Kuijs, người đứng đầu bộ phận châu Á của Công ty nghiên cứu Oxford Economics, đánh giá yêu cầu cắt giảm 200 tỉ USD thâm hụt thương mại Mỹ-TQ của ông Trump là bất khả thi. Oxford Economics còn dự báo thâm hụt thương mại của Mỹ với thế giới có thể tăng thêm 100 tỉ USD năm nay vì chính quyền Trump đã giảm thuế và tăng chi tiêu.

Việt Nam và Úc tố cáo Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

Đăng ngày 22-05-2018 Sửa đổi ngày 22-05-2018 14:44
mediaẢnh vệ tinh chụp đảo Phú Lâm, Hoàng Sa ngày 28/01/2017(@amti.csis.org)
Về việc Trung Quốc cho oanh tạc cơ chiến lược H-6K hạ cánh xuống một hòn đảo ở Biển Đông, được giới chuyên gia xác định là đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Việt Nam vào hôm qua, 21/05/2018 đã lên tiếng phản đối, trong lúc ngoại trưởng Úc cũng nhắc nhở đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị rằng Canberra phản đối việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông.
Theo hãng tin Anh Reuters, trong một tuyên bố, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã xác định rằng « Việc Trung Quốc cho máy bay ném bom tiến hành các hoạt động diễn tập cất, hạ cánh trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo này »  « làm gia tăng căng thẳng, gây bất ổn trong khu vực và không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông ».
Việt Nam đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động nêu trên, « không được tiến hành quân sự hóa, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.. »
Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam, thì sự hiện diện của oanh tạc cơ Trung Quốc trong khu vực « ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm xây dựng Bộ Quy Tắc Ứng Xử của các bên ở Biển Đông ».
Phản ứng của Việt Nam được đánh giá là mạnh hơn lời phản đối được coi là « chừng mực »của Philippines, cũng vào hôm qua, chỉ bày tỏ thái độ « quan ngại sâu sắc » nhưng không lên án hành động của Bắc Kinh.
Úc có cùng quan điểm với Việt Nam. Theo nhật báo Anh The Guardian vào hôm nay, 22/05, ngoại trưởng Úc Julie Bishop mới đây đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông sau vụ Bắc Kinh điều máy bay ném bom có khả năng mang bom nguyên tử hạ cánh xuống quần đảo Hoàng Sa.
Ngoại trưởng Úc đã bày tỏ thái độ phản đối trong cuộc tiếp xúc với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bên lề hội nghị ngoại trưởng khối G20 ở Argentina trong hai ngày 20-21/05.
Trả lời đài truyền hình Úc ABC vào hôm nay, bà Bishop khẳng định : « Lập trường của Úc rất rõ và nhất quán, và Trung Quốc cũng đã biết… Tôi tin rằng Trung Quốc không bất ngờ khi tôi nêu vấn đề này một lần nữa ». Ngoại trưởng Úc khẳng định chính quyền Canberra sẽ tiếp tục thực thi quyền tự do hàng hải và hàng không, đồng thời ủng hộ các nước khác làm điều tương tự. Bà cho biết nói đã nêu rõ lập trường này cho phía Trung Quốc.
Bắc Kinh đã bỏ ngoài tai những lời phản đối trên đây, cho rằng việc oanh tạc cơ của họ đáp xuống các đảo ở Biển Đông, hoàn toàn thuộc chủ quyền Trung Quốc là một điều bình thường. Vào hôm qua, 21/05, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã phản bác mọi cáo buộc, đồng thời tố cáo các nước bày tỏ thái độ quan ngại là đã « thổi phồng vụ việc ».
Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt tường trình :
« Hãy đi chỗ khác chơi, không có gì để xem hết ! » Đây đại khái là câu trả lời của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, phản bác mọi chỉ trích về việc Bắc Kinh « quân sự hóa » Biển Đông. Theo lời phát ngôn viên Lục Khảng : « Các đảo ở vùng Nam Hải (tên Trung Quốc gọi Biển Đông) thuộc lãnh thổ của Trung Quốc ». Tóm lại, đối với Bắc Kinh, việc oanh tạc cơ Trung Quốc đáp xuống đảo ở Biển Đông là « một cuộc tập trận bình thường, không nên diễn giải quá đáng ».
Nhật báo Trung Quốc China Daily, mặt khác đã nhắc lại là Hoa Kỳ cũng đã cho tàu đi tuần tra cũng trong vùng đó. Vào tháng 4, oanh tạc cơ B-52 và tàu sân bay Theodore Roosevelt của Mỹ cũng đã thao diễn tại đây và Bắc Kinh đã tố cáo đó là hành vi khiêu khích.
Một đoạn video do Nhân Dân Nhật Báo công bố cho thấy một oanh tạc cơ Trung Quốc H-6K đáp xuống một hòn đảo mà Bắc Kinh khẳng định chủ quyền. Theo nhiều chuyên gia, đó là đảo Phú Lâm (Woody Island) hay Vĩnh Hưng, theo cách gọi của Trung Quốc trong tiếng Hoa - đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam và Đài Loan cũng đòi chủ quyền. Giai đoạn tới đây có lẽ là máy bay này sẽ đáp xuống Trường Sa.
Vấn đề là H-6K là một loại máy bay hiện đại của Trung Quốc, có thể gây lo ngại cho nhiều nước khác. Với tầm hoạt động 3.500 km, H-6K có thể bay đến Úc hay đảo Guam, nơi mà Mỹ có nhiều căn cứ quân sự quan trọng.

Biển Đông : Rosneft hợp tác với Việt Nam khoan dầu, Trung Quốc tức tối

Đăng ngày 22-05-2018 Sửa đổi ngày 22-05-2018 17:17
mediaGiàn khoan JDC Hakuryu-5 của tập đoàn Rosneft tại mỏ khí đốt Lan Tây ở ngoài khơi Vũng Tàu, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 29/04/2018.REUTERS/Maxim Shemetov
Trung Quốc là động cơ của việc Nga « xoay trục sang châu Á », và đang trở thành nước tiêu thụ dầu lớn nhất trong số các đối tác về năng lượng của Nga. Vào đầu tháng này, có tin là Matxcơva đã hoàn tất việc giao hệ thống hỏa tiễn hiện đại S-400 đầu tiên cho Bắc Kinh.
Bộ Thương Mại Trung Quốc cho biết doanh số giao thương với Nga có thể đạt 100 tỉ đô la trong năm nay, và đầu tư trong khuôn khổ sáng kiến « Một vành đai, một con đường » đang tăng nhanh. Thương mại tăng vì giá dầu tăng, chứ không hẳn nhờ có sự đột phá kinh tế, nhưng đây là một phần trong nỗ lực chung nhằm mang lại cảm tưởng tất cả đều tốt đẹp trong quan hệ hai nước.
Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu Nicholas Trickett thuộc European University ở Saint Petersbourg, hai sự kiện gần đây đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong quan hệ Nga-Trung.
Trước hết, tập đoàn CEFC China Energy (Hoa Tín) rút khỏi một thỏa thuận nhằm mua lại 14,16% cổ phần Rosneft. Bị dính vào một xì-căng-đan, tập đoàn này đang bị kiểm tra nghiêm ngặt về mọi khoản đầu tư ra ngoại quốc. Qatar bèn nhảy vào mua cổ phiếu Rosneft, và tập đoàn Nga cũng thay đổi chiến lược để mang lại cổ tức hấp dẫn hơn, thu hút Qatar.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc bèn cảnh báo các hoạt động khoan thăm dò của Rosneft ở lô khí đốt 06.01, một dự án mà tập đoàn Nga chủ trì và sở hữu 35%. Việc Rosneft hợp tác với PetroVietnam trong các dự án ngoài khơi khiến Bắc Kinh vô cùng tức tối, vì lô này nằm trong đường 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông. Đây là điểm mới nhất gây căng thẳng cho chính sách xoay trục sang châu Á của Nga.

Đường 9 đoạn 'ăn vào 67 lô dầu khí VN'?

Giàn khoan Lan Tây được vận hành bởi Rosneft ở ngoài khơi Vũng TàuBản quyền hình ảnhREUTERSImage captionGiàn khoan Lan Tây nằm trong Lô 06.1 được vận hành bởi Rosneft ở ngoài khơi Vũng Tàu
Một số lô dầu khí ngoài khơi Việt Nam rơi vào vùng đường chín đoạn mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, bài của phóng viên James Pearson và Greg Torode của Reuters hôm 23/5/2018 viết.
Hồi tuần trước, một công ty con của hãng dầu khí Nga Rosneft quan ngại rằng hoạt động khoan khí của họ ở Lô 06.1 ngoài khơi Vũng Tàu có thể khiến Bắc Kinh tức giận.
Vụ việc khiến người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng khẳng định rằng lô dầu khí đó "hoàn toàn thuộc lãnh thổ và thuộc quyền tài phán của Việt Nam", còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng lập tức ra cảnh báo rằng các bên phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh.
Đây không phải là lần đầu tiên các dự án khai thác dầu khí của Việt Nam 'gặp chuyện' với Trung Quốc.
Vị trí hoạt động mới nhất của Rosneft là trong Lô 06.01, thuộc dự án mỏ khí Lan Đỏ và nằm trong Bể Nam Côn Sơn.
Theo bản đồ khai thác dầu khí chính thức của PetroVietnam, thì Lô 06.1 nằm gần với bờ biển Việt Nam hơn so với các lô 07.03 và 136.03, những nơi đối tác khác của PetroVietnam đã phải dừng hoạt động thăm dò, khai thác hồi tháng 3/2018 và 7/2017 do sức ép từ phía Bắc Kinh.
Hồi tháng Ba, PetroVietnam yêu cầu hãng năng lượng của Tây Ban Nha, Repsol, ngưng dự án Cá Rồng Đỏ nằm trong Lô 07.03, khiến Repsol và các đối tác thiệt hại ước tính khoảng 200 triệu đô la đã đầu tư vào dự án.
Lô 07.03 nằm ngay cạnh Lô 136.03, nơi mà cũng Repsol bị chính phủ Việt Nam yêu cầu ngưng hoạt động khoan thăm dò hồi tháng Bảy năm ngoái.
Lô 136.03 là nơi PetroVietnam cho Talisman-Việt Nam, công ty con của Repsol thuê.
graphicBản quyền hình ảnhBAN DO DAU KHI VIETNAM
Khu vực khai thác dầu khí trên có vai trò rất quan trọng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
PetroVietnam đóng góp 20% tổng GDP của Việt Nam, và 30% tổng ngân sách cả nước trong thời gian từ 1986 đến 2009, Reuters nói.
Trong vòng 30 năm, từ 1987 đến 2017, Việt Nam đã xuất khẩu 355 triệu tấn dầu thô, thu về 145 tỷ đô la Mỹ, trang tin VietnamNet dẫn nguồn báo cáo của PetroVietnam.
Đáng chú ý là hãng tư vấn Wood Mackenzie được Reuters dẫn nguồn nói rằng nếu đường chín đoạn của Trung Quốc được nối liền các đoạn vào nhau, thì đường ranh giới mà Trung Quốc nêu ra này sẽ ăn vào từng phần hoặc toàn bộ 67 lô dầu khí mà Việt Nam đã phân ra trên biển.
Trong số các lô trên, có bốn lô hiện đã đang tiến hành khai thác thương mại. Các lô còn lại đang trong các giai đoạn khác nhau của hoạt động khoan thăm dò hoặc phát triển dự án, theo Wood Mackenzie.
Biển Đông là nơi Trung Quốc và nhiều quốc gia khác cùng tuyên bố chủ quyền.
Việc Trung Quốc đòi chủ quyền theo đường chín đoạn tạo thành các vùng chồng lấn lên các đặc khu kinh tế của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
BBC
Trước đây, Trung Quốc và các nước khác đã từng thảo luận về việc phát triển các dự án năng lượng chung ở vùng biển có tranh chấp, nhưng nỗ lực này đã bị vấn đề chủ quyền lãnh thổ làm lu mờ.
Hồi tháng trước, Philippines nói muốn đạt thỏa thuận với Trung Quốc trong vài tháng tới nhằm có hoạt động khai thác dầu khí chung trong vùng biển cả hai nước cùng tuyên bố chủ quyền.
Tuy nhiên, vùng biển tranh chấp với Việt Nam từ lâu nay luôn là điểm làm bùng lên căng thẳng giữa hai bên.
Bản đồ các lô khai thác dầu khí của Việt NamBản quyền hình ảnhPVNImage captionBản đồ các lô khai thác dầu khí của Việt Nam
Bắc Kinh thường tìm cách gây áp lực bằng hoạt động ngoại giao phía sau đi kèm với việc gây áp lực trên biển.
Hồi 2007 và 2008, chiến lược này của Trung Quốc đã khiến hãng dầu khí BP của Anh và nhiều công ty khác rút lui khỏi một số lô, tuy nhiên hãng ExxonMobil của Mỹ thì không.
Nay, phản ứng của Trung Quốc đối với hoạt động mới đây của Rosneft sẽ 'là một phép thử xem Bắc Kinh sẵn lòng đi xa tới đâu', Reuters dẫn lời một chuyên gia từ Viện Nghiên cứu ISEAS Yusof Ishak ở Singapore.
Đồng thời, Bắc Kinh và Moscow đã thỏa thuận với nhau rằng hai nước sẽ không thách thức các lợi ích cốt lõi của nhau, bao gồm cả các lợi ích ở Biển Đông, chuyên gia Ian Storey nói.
Bên cạnh việc gây áp lực chính thức từ phía chính quyền, Bắc Kinh còn áp dụng cả chiến thuật 'dựa vào dân', với việc hậu thuẫn cho người dân quảng bá hình ảnh bản đồ đường lưỡi bò.
Mới đây, một nhóm các du khách được cho là người Trung Quốc khi làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam đã mặc áo thun có in hình bản đồ lưỡi bò sau lưng.
Trước việc những người này bị giới chức Việt Nam yêu cầu cởi bỏ áo trước khi được cho nhập cảnh, Hoàn cầu Thời báo đăng bài nói đó là hành động "có thể làm tổn hại tới các quan hệ song phương", và cho thấy "Việt Nam thiếu tự tin về các tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông".

Nhật Bản: Trung Quốc đang đẩy mọi việc vào sự đã rồi trên Biển Đông

Một nhóm chiến đấu cơ của Trung Quốc vào ngày 19 tháng 4 gồm máy bay ném bom H-6K tiến hành cuộc tuần tra các đảo
Một nhóm chiến đấu cơ của Trung Quốc vào ngày 19 tháng 4 gồm máy bay ném bom H-6K tiến hành cuộc tuần tra các đảo
Courtesy of www.news.cn
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, ông Itsunori Onodera hôm 22/5 bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Trung Quốc triển khai máy bay ném bom ra quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam, gọi đây là một phần trong hoạt động nhằm đẩy mọi việc vào “sự đã rồi” trên Biển Đông.
Ngày 18/5 vừa qua Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhận nước này đã triển khai máy bay ném bom H-6K xuống một sân bay ở Biển Đông. Các chuyên gia quốc tế nhận định Trung Quốc đã triển khai oanh tạc cơ ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Phát biểu trên Đài truyền hình NHK của Nhật, Bộ trưởng Quốc phòng Onodera nhận định Trung Quốc trong thời gian vừa qua đã gia tăng các hoạt động san lấp đảo nhân tạo trên quy mô lớn, thiết lập các cơ sở quân sự và gia tăng hoạt động trên Biển Đông.
Bộ trưởng Onodera cảnh báo đây là những bước đi của Trung Quốc nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng và đẩy mọi việc ở Biển Đông vào sự thể đã rồi.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật nhấn mạnh rằng Tokyo rất quan ngại về tình trạng này và hối thúc quốc tế cần phải hợp tác để cũng cố trật tự trên biển đúng theo tinh thần luật pháp.
Về phía Việt Nam, hôm 21.5.2018, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng tuyên bố: Việt Nam có đầy đủ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các đưa máy bay ném bom ra Hoàng Sa.

Oanh tạc cơ Trung Quốc có thể làm mưa làm gió trên Biển Đông ?

Đăng ngày 23-05-2018 Sửa đổi ngày 23-05-2018 09:34
mediaMột chiếc F-16 của Đài Loan bay cạnh máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc. Ảnh của bộ Quốc Phòng Đài Loan.Handout / TAIWAN DEFENCE MINISTRY / AFP
Hoạt động nhộn nhịp của các máy bay ném bom Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa cho thấy hành động thô bạo của Bắc Kinh, nhằm tìm cách xác quyết chủ quyền tại Biển Đông, trước các láng giềng đang chia rẽ và Hoa Kỳ thì đang bị ám ảnh bởi Bắc Triều Tiên.
Chế độ cộng sản Trung Quốc đã bị nhiều nước lên tiếng phản đối, đặc biệt là Hoa Kỳ, Việt Nam và Philippines, khi tổ chức tập trận trên Biển Đông hôm thứ Sáu 18/05/2018. Các oanh tạc cơ tầm xa H-6K có thê mang theo đầu đạn nguyên tử đã thực hiện một loạt các cuộc cất cánh và hạ cánh, trên vùng biển mà một phần ba lượng hàng hóa giao thương quốc tế phải đi qua.
Như thường lệ, Bắc Kinh bác bỏ mọi chỉ trích, chối bỏ mọi cáo buộc quân sự hóa Biển Đông, dù đã thiết lập các căn cứ hải quân và không quân trên nhiều đảo nhân tạo, từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2013.
Theo chuyên gia Bonnie Glaser, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), các máy bay ném bom dường như đã hạ cánh xuống đảo Phú Lâm (Woody Island), đảo chính của quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1974.
Từ Hoàng Sa, một oanh tạc cơ H-6K có thể bao quát hầu như toàn bộ khu vực Biển Đông và nhiều nước xung quanh, theo một phân tích của CSIS.

Trung Quốc nỗi lo chồng chất nỗi lo: Băng tan ở Triều Tiên, Đài Loan lại nóng rực lửa





"Flood Is Coming": New Comey-McCabe Emails Suggest CNN And FBI Coordination Over Steele Dossier

Profile picture for user Tyler Durden

Haspel is Not the Problem. The CIA is the Problem.

written by ron paul
monday may 21, 2018
undefined

As a general rule, when Dick Cheney favors a foreign policy position it’s best to be on the opposite side if you value liberty over war and authoritarianism. The former vice president’s enthusiastic endorsement of not only Gina Haspel as CIA director but of the torture program she oversaw should tell us all we need to know about Haspel.

Saying that Haspel would make a great CIA director, Cheney dismissed concerns over the CIA’s torture program. Asked in a television interview last week about the program, Cheney said, “if it were my call, I’d do it again.”

Sadly, the majority of the US Senate agreed with Cheney that putting a torturer in charge of the CIA was a good idea. Only two Republicans – Senators Paul and Flake – voted against Haspel. And just to confirm that there really is only one political party in Washington, it was the “yes” vote of crossover Democrats that provided the margin of victory. Americans should really be ashamed of those sent to Washington to represent us.

Just this month, the New York Times featured an article written by a woman who was kidnapped and send to the secret CIA facility in Thailand that Haspel was said to have overseen. The woman was pregnant at the time and she recounted in the article how her CIA torturers would repeatedly punch her in the stomach. She was not convicted or even accused of a crime. She was innocent. But she was tortured on Haspel’s watch.

Is this really what we are as a country? Do we really want to elevate such people to the highest levels of government where they can do more damage to the United States at home and overseas?

As the news comes out that Obama holdovers in the FBI and CIA infiltrated the Trump campaign to try and elect Hillary Clinton, President Trump’s seeming lack of understanding of how the deep state operates is truly bewildering. The US increasingly looks like a banana republic, where the permanent state and not the people get to decide who’s in charge.

But instead of condemning the CIA’s role in an attempted coup against his own administration, Trump condemned former CIA director John Brennan for “undermining confidence” in the CIA. Well, the CIA didn’t need John Brennan to undermine our confidence in the CIA. The Agency itself long ago undermined the confidence of any patriotic American. Not only has the CIA been involved in torture, it has manipulated at least 100 elections overseas since its founding after WWII.

As President Trump watched Gina Haspel being sworn in as CIA director, he praised her: “You live the CIA. You breathe the CIA. And now you will lead the CIA,” he said. Yes, Mr. president, we understand that. But that’s the problem!

The problem is not Haspel, it’s not John Brennan, it’s not our lack of confidence. The problem is the CIA itself. If the president really cared about our peace, prosperity, and security, he would take steps to end this national disgrace. It’s time to abolish the CIA!





Hawaii man describes 'powerful and hot' lava bomb snapping his leg in half

Không có nhận xét nào: