TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG
HỢP
GENERAL WORLD NEWS
Kỳ quan tuyệt hảo – Trái tim người Mẹ
Thế giới có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt hảo nhất, chính là trái tim người Mẹ.
Hàng trăm bà mẹ Việt Nam đã được long trọng giới thiệu đứng lên giữa hội trường cuả Trung tâm tĩnh huấn Tu viện Thánh gia Fort Worth, Texas; trong tiếng vỗ tay vang dội ngợi ca tình MẸ, vào dịp Ngày Hiền Mẫu (Mother’s Day 2018). Ðây là một phần của chương trình NGÀY ÐỨC MẸ lần thứ Hai (Thứ Bảy 12-5-2018), do các linh mục, tu sĩ Dòng Mẹ Ðấng Cứu Chuộc (trước đây là Dòng Ðồng Công) tổ chức; với sự phối hợp điều hành của 4 giáo xứ Việt Nam ở DFW (Các Thánh tử đạo, Chúa Kitô Vua, Ðức Mẹ Fatima), và Ðức Mẹ Vô Nhiễm (Wichita Falls).
Cha Louis Minh Nhiên (Giám tỉnh Chi Dòng Mẹ Đấng Cứu Chuộc Hoa Kỳ) hoà niềm vui với phóng viên Báo Trẻ.
Ðến từ Carthage, Missouri; Linh mục Louis Minh Nhiên (Giám tỉnh Chi Dòng Ðồng công Hoa kỳ), chủ tọa làm phép khánh thành tượng Thánh Gia (do Ông Tám, Bà Mơ hiến tặng); và chủ tế Thánh lễ mừng kính Ðức Mẹ Fatima, trong Tháng Hoa (tháng 5) truyền thống của người Công giáo VN.
Tượng đài Thánh Gia
Hai biểu tượng chính của chuỗi sinh hoạt Ngày Ðức Mẹ, là hình ảnh thơ ngây, thánh thiện như những thiên thần của các em thiếu nhi giáo xứ Ðức Mẹ Fatima (Fort Worth, Texas), múa dâng hoa dưới chân tượng đài Thánh Gia, và đoàn rước kiệu gần ngàn người từ khắp nơi đến cung nghinh Thánh tượng MẸ, suốt quãng đường 2 miles về địa điểm cử hành Thánh lễ.
Cha Đặng Minh Trân và các chị trong gia đìnhTận hiến Đồng Công GXCTTDVN Arlington, Texas.
Chương trình cũng bao gồm phần hội thảo về ý nghĩa ngày lễ, dành cho hai độ tuổi: người trung niên, cao niên, và giới trẻ do các Cha của nhà Dòng hướng dẫn.
Kiệu hoa năm sắc.
Giáo xứ các Thánh Tử đạo Arlington, Texas phụ trách công tác ẩm thực với giá tượng trưng, để cộng đoàn dùng bữa tại chỗ với thực phẩm tinh khiết, ngon miệng trong các giờ giải lao.
Rước Kiệu
Phần văn nghệ buổi tối rất phong phú, với các tiết mục đóng góp từ các giáo xứ; qua sự điều khiển, giới thiệu, hướng dẫn của giáo xứ Chúa Kitô Vua, Fort Worth, Texas.
Cầu nguyện
Ðây không chỉ là một sinh hoạt tôn giáo thuần túy, nhưng bao gồm tinh thần nhân văn và xã hội qua sự tham dự của đông đảo đồng hương trong cộng đồng người Việt tại Dallas, Fort Worth.
Quang cảnh trong hội trườngCa đoànVăn nghệ thiếu nhi
Những vị tướng tài hoa, anh hùng trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
|
Vũ Linh: Bầu cử tới, nghĩ gì?
Vũ Linh: Còn chưa tới nửa năm nữa là bầu quốc hội giữa mùa, tức là kỳ bầu không có bầu tổng thống.Toàn thể Hạ Viện và một phần ba Thượng Viện bầu lại. 36 thống đốc và hàng ngàn chức vụ tiểu bang và địa phương cũng được bầu lại. Ai cũng hiểu trong chính trị Mỹ, sáu tháng dài như sáu thế kỷ. Bất cứ chuyện gì cũng có thể xẩy ra đảo lộn tình hình chính trị.
Nhất là trong lần bầu cử này còn có yếu tố Mueller. Ông đúc kết điều tra, tuyên bố TT Trump vi phạm vài tội tầy trời hay vô tội sẽ có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc bầu, mặc dù TT Trump không có trong danh sách bầu bán nào.
Ta thử nhìn lại vấn đề xem sao
Kinh nghiệm lịch sử bầu bán Mỹ, những kỳ bầu giữa mùa thường đưa đến thắng lợi cho đảng đối lập với tổng thống. Trên phương diện tâm lý cũng dễ hiểu. Những người thỏa mãn với tổng thống thường ngồi nhà, không đi bầu, trong khi những người bất mãn, bực mình với tổng thống thì hăng hái đi bầu để phá tổng thống. Đối lập thắng nhiều hay ít tùy hậu thuẫn hay chống đối tổng thống mạnh hay yếu.
Kỳ bầu năm nay, theo kinh nghiệm lịch sử, ai cũng nghĩ DC sẽ thắng, chiếm được đa số tại Hạ Viện vì chỉ cần thắng thêm 24 ghế, tương đối dễ. Nhưng chưa đủ khả năng chiếm Thượng Viện. Trái lại, CH có thể thắng thêm ít ra 2-3 ghế nữa tại Thượng Viện. Đó là suy luận bình thường.
Tuy nhiên, năm nay, không kể công tố Mueller, còn có một yếu tố đặc biệt có thể thay đổi cuộc diện, chưa chắc DC sẽ chiếm được đa số tại Hạ Viện. Đó là TT Trump, một tổng thống gây tranh cãi như chưa bao giờ thấy trong lịch sử Mỹ.
Ông Trump là người có sức thu hút lạ lùng vô tiền mà chắc cũng khoáng hậu luôn. Khi nghe đến tên ‘Trump’, không ai có thể lửng lơ con cá vàng được. Hoặc là nhẩy dựng lên xỉa tay mạt sát, hoặc là nhẩy nhổm lên tung hô ngất trời. Từ đó, nhiều chuyên gia dự đoán cuộc bầu tới, sẽ có nhiều cử tri đi bầu hơn những lần trước. Bên chống, bên bênh, bên nào đi bầu nhiều hơn, bên đó ăn tiền. Đây là câu hỏi không ai đoán trước được. Cũng như kỳ bầu tổng thống vừa qua, tất cả mọi người đều ngã ngửa trước chiến thắng bất ngờ của ông Trump.
TT Trump có cách hành xử không giống bất cứ tổng thống nào khác
Đặc điểm lạ nhất của ông là thích đánh nhau với truyền thông. Tất cả các tổng thống khác đều lo khúm núm nịnh truyền thông, nhưng TT Trump và truyền thông thì coi nhau như kẻ thù. TT Trump hăm hở, không bỏ lỡ cơ hội sỉ vả TTDC, làm như muốn khiêu khích cho chúng đánh ông mạnh hơn nữa. Chẳng những vậy, ông còn qua mặt truyền thông, một năm rưỡi mà chỉ họp báo đúng một lần, nói chuyện thẳng với dân chúng qua các tuýt ‘ruột ngựa’, nghĩ sao viết vậy, chẳng rào đón, chẳng nể nang ai. Mỗi ngày vài chục cái tuýt, có khi giữa đêm 2-3 giờ sáng cũng tuýt.
Ông Trump là đại tỷ phú nhưng lại khinh miệt giới tài phiệt, và lại được giới lao động ủng hộ mạnh. Ông không để ý đến chính trị cũng như chẳng có một ly kinh nghiệm chính trị, nhưng muốn dùng chính trị để đổi đời, vào Tòa Bạch Ốc ngay, hạ cả lô chính trị gia chuyên nghiệp từ thống đốc, thượng nghị sĩ, dân biểu, đến Hillary, dễ như trở bàn tay. Nhưng lại vẫn bị đám thua cuộc này chê là… ngu dốt?!
Một đặc điểm nữa là cách ông làm việc có tính thực dụng không khác gì giao dịch kinh doanh. Hét giá cho to, rồi điều đình, de lui, tiến tới, rồi thỏa thuận. TTDC mù tịt, chẳng đoán được tổng thống đang làm gì, bực mình sỉ vả ông bất nhất làm mất uy tín nước Mỹ. Làm như thể TTDC nhục mạ tổng thống thì uy tín của Mỹ trên thế giới mới tăng vậy. Ông Trump coi như pha.
Những người thù ghét TT Trump tố ông đủ tội, kể cả những tội phóng đại và những tội mà các tổng thống khác làm thì không sao. Ông bị tố lem nhem gái gú (so với Clinton, Kennedy thì sao?), vô tài bất tướng (so với Carter?), vua nói láo (so với Obama?), ăn nói hàm hồ, bị bệnh tâm thần, kỳ thị tất cả những ai không phải da trắng,… Những người ủng hộ ông thì thích tính nói thẳng, quyết định mau chóng không lươn lẹo, dám nói dám làm, không vuốt đuôi ai hết, có viễn kiến lớn chứ không thuộc loại phải điều nghiên chi tiết hành chánh hay cân nhắc hậu quả chính trị cả nửa ngày trước khi uống một ly nước.
TT Trump, trên phương diện cá nhân có thể bị rất nhiều người thù ghét đến xương tủy, nhưng trên phương diện thành quả, lại là một tổng thống có thể nói thành công nhất trong lịch sử cận đại. [Muốn biết rõ hơn, xin đọc 2 bài báo Mỹ đầu tiên trong trang ‘Báo Mỹ’ trên Diễn Đàn tuần này]
TTDC hiện nay tràn ngập tin nóng bỏng về cô đào đóng phim sex. Vừa muốn câu người coi để lấy quảng cáo, vừa có dịp bôi bác TT Trump. Sex là loại tin hấp dẫn nhiều người coi vì hiếu kỳ hay vì tính tiêu khiển, nhưng không phải là loại tin quyết định lá phiếu. Tin quyết định lá phiếu là những tin liên quan trực tiếp đến đời sống cụ thể của họ: công ăn việc làm, túi tiền, thuế má, và an toàn. Mà khổ cho khối đối lập DC, đây lại là những địa hạt mà TT Trump thành công nhất.
Túi tiền: luật thuế mới tuy rất ít người thấy ảnh hưởng cụ thể cho đến khi phải khai thuế sang đầu năm tới, nhưng đã được hiểu rõ hơn trong đám khói hỏa mù do phe cấp tiến tung ra. Khi mới ra, chỉ có một phần tư dân ủng hộ, bây giờ đã lên tới hơn một nửa.
Nhiều người bỏ tiền vào túi nhưng miệng vẫn lẩm bẩm “nó giảm thuế cho tao có vài trăm nhưng giảm cho mấy thằng triệu phú cả triệu”. Thế mới nói con người lòng tham vô đáy, được bao nhiêu cũng không đủ, vẫn càu nhàu khiếu nại. Các cụ đó quên mất sau khi trừ, nhiều cụ chẳng còn đóng xu thuế nào, hay chỉ đóng vài trăm, vài ngàn là nhiều, trong khi các tay triệu phú sau khi trừ rồi, vẫn đóng bạc triệu để các cụ được tiền trợ cấp.
Lý tưởng của các cụ là không đóng xu thuế nào, nằm dài ở nhà nướng BBQ ăn nhậu với con cháu, nhưng lại được trợ cấp đủ kiểu, con cháu ăn ba đời vẫn chưa hết. Các cụ cũng quên là trừ thuế cho các cụ thì các cụ cũng chỉ có tiền ra chợ mua vài chai bia và vài miếng thịt về ăn mừng là hết, trong khi trừ thuế cho các đại gia thì họ có cơ hội mở hãng xưởng, cấp việc làm cho các cụ, không tốt hơn sao? Trừ phi các cụ bực mình vì có công ăn việc làm nghĩa là bắt các cụ phải đi làm?
Bà Nancy Pelosi, lãnh tụ khối thiểu số DC tại Hạ Viện hứa sẽ thu hồi luật thuế của TT Trump, tức là tăng thuế lại cho tất cả mọi người. Đảng DC đi vận động tranh cử với chương trình tăng thuế chính là ước mơ lớn nhất của CH vì đảm đảm sẽ giúp CH đại thắng.
Công ăn việc làm: tin mới nhất, tỷ lệ thất nghiệp đã xuống tới 3,9%, thấp nhất từ gần hai thập niên qua. Có gì cần bàn thêm?
Có một chuyên gia kinh tế rất ‘vĩ đại’ của khối cấp tiến, Paul Krugman, giải Nobel kinh tế chứ không phải chơi. Trong thời tranh cử, ông điều nghiên chương trình kinh tế của Trump và phán “nếu tay này đắc cử và thi hành những biện pháp kinh tế của hắn, xóa bỏ chính sách của TT Obama, rút khỏi TPP, giảm thuế lợi tức cá nhân cũng như giảm thuế lợi nhuận kinh doanh, thu hồi cả ngàn luật lệ kinh doanh đang điều hành guồng máy kinh tế, mở chiến tranh mậu dịch với Trung Cộng và cả thế giới, nếu Trump làm những chuyện này thì kinh tế sẽ đi vào suy thoái rất nhanh, lạm phát và thất nghiệp tràn lan, thị trường chứng khoán sẽ xụp đổ trong vài tuần đầu”. Ông ta còn tiên đoán nhiều chuyện kinh hoàng lắm.
Ông Trump đắc cử thật, và chỉ trong chưa tới một năm rưỡi, xóa phần lớn chính sách của TT Obama, làm tất cả những gì ông Krugman mô tả ở trên. Kết quả? Chẳng ai thấy kinh tế suy thoái, thất nghiệp gia tăng, lạm phát phi mã, hay chứng khoán suy xụp. Trái lại hết. Dân Mỹ nói chung chưa bao giờ lạc quan như bây giờ.
TT Trump làm ngược lại tất cả những gì TT Obama đã làm. Ấy vậy mà vẫn có vài cụ phán “tất cả đều là thành quả nhờ Trump sáng suốt tiếp tục thi hành chính sách kinh tế tuyệt vời của Obama”. Cái này gọi là nói trong tinh thần phe phái mù quáng mà chẳng biết mình nói gì, đáng dạy bảo lại cho khôn ra hơn là đáng trách.
Có cụ dẫn chứng bằng hai con số của thị trường chứng khoán: khi Obama tuyên thệ, Dow Jones là 6.400 điểm; khi Trump tuyên thệ, Dow Jones là 19.700. Trong 8 năm Obama, tăng 12.300. Quá tài giỏi? Có thể, nhưng thua xa Trump! Từ ngày TT Trump đắc cử đến nay, DJ tăng 7.000 điểm, tức là trong 18 tháng của Trump, tăng gần bằng 60 tháng của Obama.
Dĩ nhiên đây là cách diễn giải đơn giản, không phân tích kỹ tất cả các yếu tố, nhưng đó là cách tính theo cái nhìn thô thiển, ngây ngô của các cụ tỵ nạn, mà các cụ gọi là “những con số biết nói”. Nhìn vào những con số trên, những con số biết nói này rõ ràng … ‘nói lớn hơn’ dưới thời Trump nhưng các cụ lại không nghe thấy.
Chỉ số Dow Jones phản ảnh một thực trạng lớn hơn: đó là thành công kinh tế của TT Trump. Theo trang mạng không đảng phái Real Clear Politics, đây chính là cái nhức răng lớn nhất của đảng DC: nói gì về chuyện kinh tế khi tất cả các chỉ dấu đều có vẻ có lợi cho TT Trump, từ tỷ lệ thất nghiệp thấp ở mức kỷ lục cho đến tăng trưởng kinh tế vẫn đều đặn, từ thuế lợi tức được giảm đến các công ty mang tiền từ ngoài nước về đầu tư tại Mỹ, từ việc tăng thuế quan trên hàng TC đến việc TC chịu thua, đề nghị mua thêm 200 tỷ hàng Mỹ,… Đưa ra chương trình gì bây giờ? Ta thử nhìn qua vài lãnh vực khác.
Bảo hiểm y tế: Ưu tiên số một của TT Trump là thu hồi Obamacare, nhưng ông đã thất bại, không thực hiện được hoàn toàn, nhưng lại thu hồi được phần chính, là phần ép buộc tất cả mọi người phải mua bảo hiểm y tế nếu không sẽ bị đóng thuế phạt. Đây là điều thiên hạ bất mãn nhất. Điều lệ cấm không cho các hãng bảo hiểm không được từ chối bảo hiểm chưa thu hồi được, nhưng đây lại là điều lệ ai cũng muốn giữ, kể cả TT Trump. Do đó, nói chung, thu hồi điều lệ bắt buộc phải mua bảo hiểm đã là một thành công quá đủ của TT Trump.
An toàn cá nhân: Điều mọi người đều thấy rõ, từ ngày ông Trump nhậm chức, chưa có một vụ khủng bố tấn công nào. Đã vậy, ông đưa ra kế hoạch kiểm soát chặt chẽ việc nhận di dân hay tỵ nạn từ Trung Đông, là ổ của khủng bố Hồi giáo quá khích. Sắc lệnh ban hành nhưng chưa được áp dụng trọn vẹn vì bị các quan tòa cấp tiến ngăn chặn, thưa kiện, và Tối Cao Pháp Viện chưa có quyết định tối hậu cho đến giữa tháng Sáu sớm nhất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có nhiều triển vọng TCPV sẽ đồng ý với TT Trump.
Nhìn ra ngoài nước Mỹ, cả thế giới đang hồi hộp theo dõi diễn tiến quan hệ Mỹ – Bắc Hàn. Vì cả hai ông Trump và Kim đều là những người quyết định khó đoán trước nên chẳng ai đoán được cuộc đàm phán sắp tới của đôi bên có thành sự thật không, sẽ đi đến đâu. Chỉ biết có tin không vui cho đảng DC: gần 80% dân Mỹ ủng hộ việc TT Trump đàm phán với Cậu Ấm Ủn. Nếu đàm phán đưa đến một hiệp ước hòa bình lâu dài tại Hàn Quốc, đảng DC sẽ loay hoay không biết phải làm gì.
Vì bí đường trên vấn đề chính sách, nên phe đối lập và TTDC đành phải chúi mũi đánh những chuyện cá nhân, khua gõ ầm ĩ chuyện TT Trump ngủ với ai cách đây mấy chục năm, trả bao nhiêu tiền,… Chuyện lăng nhăng chẳng liên quan xa gần gì cuộc sống của người dân. Thời TT Clinton dính vào chuyện cô Monica, đảng DC và TTDC nhún vai “chỉ là chuyện sex cá nhân vớ vẩn”. Nhưng bây giờ thì cũng cái đảng DC và TTDC đó lại rầm rộ la hoảng chuyện cô đào đóng phim sex, cho dù đó là chuyện của cả chục năm trước chứ không phải chuyện xẩy ra trong Phòng Bầu Dục như thời Clinton.
Nôm na ra, thiên hạ có nhiều dị nghị với cá nhân TT Trump, nhưng ủng hộ mạnh những chính sách của ông. Ngay cả việc chống đối cá nhân cũng đang biến chuyển có lợi. Tin lạ và… rất buồn cho các cụ: tỷ lệ hậu thuẫn của TT Trump hiện nay hơn xa tỷ lệ của TT Obama cùng thời kỳ này năm 2010. Cuộc bầu giữa mùa năm đó, DC mất 63 ghế, thất bại lớn nhất của đảng cầm quyền trong hơn 60 năm vì dân Mỹ chống Obamacare. Ta chờ xem CH năm nay ra sao.
Tình trạng hiện nay của đảng DC là một bức tranh khá phức tạp
Không ít người thù ghét Trump thật, nhưng như thượng nghị sĩ Schumer, lãnh tụ khối DC tại Thượng Viện đã nói, chống Trump không phải là một chương trình tranh cử. Danh hài Jimmy Kimmel, chuyên gia mang Trump ra làm trò cười, đã cho biết anh ta sẽ chấm dứt kiểu hài này vì theo thăm dò của chính anh ta, khán giả TV nói riêng và dân Mỹ nói chung có vẻ đã nhàm chán với những tấn công liên tục và quá đáng chống Trump của TTDC và Hồ Ly Vọng từ gần hai năm nay. Thậm chí, tạo phản ứng ngược luôn.
Ông Levi Sanders, con của cụ xã nghĩa Bernie Sanders, đang ra tranh cử dân biểu, đã nhận định “đảng DC sai lầm lớn khi miệt thị Trump, không nhìn nhận những thành quả của ông, và nhất là khinh bỉ khối cử tri của Trump”. Theo Washington Post, khối cử tri của TT Trump cảm thấy bị khinh thường, xúc phạm vì TTDC và khối cấp tiến trịch thượng, chê họ là ngu dốt, kỳ thị, khiến họ càng ủng hộ Trump mạnh hơn. Cựu thị trưởng San Francisco, ông da đen Willie Brown, kêu gọi đảng DC nếu muốn tránh đại họa trong kỳ bầu tới, cần chấm dứt việc đánh Trump đến độ vô lý hiện nay.
Lôi chuyện đàn hặc ra? Một vài dân biểu DC vẫn hô hào chuyện này, như bà dân biểu Maxine Mát-Dây Waters, nhưng cấp lãnh đạo đảng DC thì trái lại, đang lo chạy cho xa khỏi vụ đàn hặc vì họ thấy đây là chuyện quá đáng, chỉ khích động cử tri của TT Trump đi bầu cho đông để bảo vệ TT Trump.
Đề nghị chương trình mới? Nói thì dễ nhưng làm quá khó. Đảng DC dường như đã cạn ý, không biết đưa ra được chương trình nào mới lạ hết. Chẳng lẽ lại đưa ra những chương trình ngược lại những gì TT Trump đang làm? Tăng Thuế? Khuyến khích các công ty đừng mở hãng xưởng? Đừng tạo công ăn việc làm cho dân? Mở toang cửa cho di dân tha hồ vào? Đề nghị cả nước thành vùng an toàn cho di dân lậu? Tuyên dương băng đảng M-13 là thần tượng? Chấm dứt mọi thanh lọc cho dân tỵ nạn Trung Đông tha hồ vào? Không nói chuyện với Bắc Hàn? Giảm thuế nhập cảng cho Trung Cộng? Trở về thoả ước chống hâm nóng địa cầu và đóng ngay 2 tỷ đô TT Obama đã hứa mà chưa nộp? Phục hồi lại cả ngàn luật lệ thủ tục hành chánh phiền toái cản trở kinh doanh?
Thật ra, nói DC không có chính sách gì không đúng hẳn. Sự thật là đã có hàng loạt đề nghị mới, nhưng đều mang tính tạp nhạp, không có phối hợp chặt chẽ với nhau. Đã vậy, nói chung, DC lại đang chạy qua phiá tả mạnh hơn nữa, với Cali dẫn đầu. Cổ võ cho những chuyện như bảo hiểm và dịch vụ y tế do Nhà Nước cung cấp hết, học phí miễn hoàn toàn cho tất cả, kể cả đại học, Nhà Nước mướn hết tất cả những người thất nghiệp.
Hô hào chạy qua phiá tả, nhưng nhìn lại thì trong các cuộc bầu đặc biệt gần đây, vài ông bà DC đã thắng lớn, mà lại là những người không thiên tả gì hết. Trái lại, họ là những người ôn hòa, rất gần với các dân cử của đảng CH, lo chạy cho xa khỏi bà Nancy Pelosi. Không còn là anh trí thức cấp tiến cực đoan nữa, mà lý tưởng nhất là một anh –hay chị- cựu quân nhân, người hùng từ Iraq hay Afghanistan, hay một người như ông DC Doug Jones mới thắng cử ghế thượng nghị sĩ Alabama nhưng đã liên tục biểu quyết theo TT Trump. Nếu đây là những dân biểu tương lai của DC thì đảng này có chiếm Hạ Viện thì cũng chẳng có hại gì cho TT Trump. Khối dân biểu ôn hòa này dường như cũng không hồ hởi gì với việc đàn hặc TT Trump.
Đặc biệt hơn, cuộc bầu năm nay sẽ có nhiều phụ nữ tham gia nhất lịch sử, nhất là trong đảng DC vì cơ hội khai thác phong trào #MeToo, chống xách nhiễu tình dục phụ nữ, cũng như khai thác việc TT Trump bị TTDC tố ‘thiếu đạo đức’ qua quan hệ với cô đào phim sex.
Nhìn chung, tình hình hiện nay mù mịt hơn sương mù Đà Lạt. Báo “phe ta” Washington Post lo ngại việc hậu thuẫn của TT Trump đang tăng và việc cử tri CH đổ xô đi bầu trong nội bộ đảng –primaries- mấy tuần qua, và bầu toàn cho những ứng cử viên được TT Trump ủng hộ, sẽ thay đổi cuộc diện, có thể giúp CH giữ đa số tại Hạ Viện luôn. Một ác mộng ‘vĩ đại’ của DC!
Vũ Linh, 19/5/2018
Nước Mỹ năm 2018 Khủng hoảng chính trị và bầu cử giữa nhiệm kỳ
Trọng Đạt: Khủng hoảng từ thập niên 70
Khoảng 4, 5 thập niên trở lại đây, tranh chấp giữa hai chính đảng Dân Chủ (Con Lừa) và Cộng Hòa (Con Voi) tại Mỹ ngày càng gay go hơn, hiện tượng ta thường thấy là đảng nọ phá đảng kia để tranh giành sự ủng hộ của cử tri trong gần nửa thế kỷ qua. Từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam bùng nổ lớn từ những năm 1963, 64 cho tới thập niên 70, hai đảng va chạm, đánh phá nhau tạo tiền lệ cho những thế hệ sau đó. Từ 1973 đảng đối lập Dân Chủ nắm đa số Quốc hội bắt đầu khui ra vụ Watergate kết án Tổng thống Nixon nghe lén, cản trở công lý để chuẩn bị đàn hặc tại Quốc hội (Đản hặc, theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh trang 246 nghĩa là “Chỉ trích tôi lỗi của quan lại (censurer)”).
TT Nixon biết là sẽ thua nên từ chức ngày 8-8-1974, sau đó tình hình lưỡng đảng êm thắm một thời gian. Thập niên 90, thời TT Clinton, Cộng Hòa nắm ưu thế tại Quốc hội cũng đưa TT Clinton ra đàn hặc tháng 12-1998 để trả thù cho Nixon nhưng thất bại vì khi lên Thượng Viện không hội đủ số phiếu 67/100 (2/3) TNS.
Từ đó tình hình hai đảng dần dần trở lên căng thẳng hơn, trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2000 giữa Al Gore (Phó TT) và Bush con (Thống đốc Texas) tỷ lệ thắng cử rất sít sao nên hai bên đã thưa kiện tranh cãi nhau cả tháng trời. Hồi ấy cá nhân tôi bỏ phiếu cho Al Gore (Dân Chủ), theo thăm dỏ, Gore hy vọng thắng hơn Bush 5% nhưng tối ngày bầu cử 7-11, khi đếm phiếu gần xong Gore được 266 phiếu Cử tri đoàn, Bush được 246 thua Gore 22 phiếu, luật đòi hỏi phải được ít nhất 270 phiếu để đắc cử. Florida có 25 phiếu cử tri đoàn là nơi quyết định thắng bại, cuối cùng Bush được 25 phiếu này thành 271 và trở thành Tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ. Al Gore hơn Bush 543,895 phiếu phổ thông toàn quốc nhưng thua phiếu Cử tri đoàn, bầu cử Tổng thống Mỹ chỉ tính theo phiếu CTĐ. Đây là lần thứ 4 trong lịch sử tranh cử Mỹ từ 1824, 1876, 1888 ứng cử viên đắc cử lại thua phiếu phổ thông.
Tại Florida ông Bush con thắng ông Gore với tỷ lệ rất khít khao khoảng 1,000 phiếu nên người ta cho đếm lại, Al Gore tỏ vẻ bất mãn ra mặt, thời gian đếm lại kéo dài cả tháng khiến ông Bush con thưa lên Tối cao pháp viện và họ xử ông thắng, được làm Tổng thống. Hơn một tháng sau mới có kết quả, cuối cùng Bush hơn Gore 537 phiếu phổ thông tại Florida, họ nói chênh lệc rất mỏng manh như lưỡi dao cạo (razor blade).
Khi làm lễ tuyên thệ nhậm chức, có hai chục ngàn người biểu tình chống đối, họ nói “ông không phải là Tổng thống của tôi”.
Phía thất cử rồi cùng từ từ chấp nhận sự thật, mặc dù tôi bỏ phiếu cho Dân chủ (Al Gore) nhưng thấy họ hành xử không hay lắm. Bầu cử, đánh bài cũng phải có kẻ thắng người thua, Al Gore tỏ vẻ bất mãn, khiếu nại mãi khiến nhiều người cho là nhỏ nhặt. Đáng lý không nên làm hay ủng hộ cuộc biểu tình chống tân Tổng thống trong ngày nhậm chức.
Gore/Bush
Thời TT Bush con tình hình khủng hoảng chính trị, tranh chấp đảng phái lắng dịu hơn thời Clinton nhiều. Suốt hai nhiệm kỳ TT Bush con tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, thấp hơn thời Clinton. Bộ Lao động đã công bố tỷ lệ thất nghiệp từng tháng một từ năm 1948 tới nay nên chuyện này không cần tranh cãi, cứ lên Yahoo, Google tìm search US unemployment rate là có đầy đủ. Kinh tế, công việc làm dưới thời TT Bush con tốt đẹp, cuộc tấn công của khủng bố của Al Qaeda ngày 11-9-2001 đã đưa tới cuộc chiến tranh Afghanistan trong năm. Mấy năm sau 2003, TT Bush con đánh khủng bố quá đà sang tận Iraq và sa lầy tại đây khiến người dân Mỹ vô cùng chán nản. Mặc dù đã lật đổ được chính phủ độc tài Iraq và bắt giam TT Saddam Hussein nhưng bọn khủng bố từ bên ngoài vào đánh bom tự sát, giết hại dân lành khiến TT Bush cũng như đảng Cộng hòa bị mất uy tín, mất lòng dân. Cuộc chiến Iraq lại đi vào vết xe đổ của chiến tranh Việt Nam. Người ta quá chán Cộng hòa vì cuộc chiến xa lầy, lại nữa đến cuối nhiệm kỳ của ông kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng recession khiên dân Mỹ càng sợ và oán ghét Cộng hòa. Tuy nhiên dưới thời TT Bush, tình hình kèn cựa đảng phái tương đối không đến nỗi nào. Trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2008 giữa Obama và McCain, Dân chủ thắng lớn, Cộng hòa tan như xác pháo trước sự phẫn nộ, chán ghét của người Mỹ. Cộng hòa thua đau nhưng Dân chủ tuy thắng hiệp đầu lớn, hai năm sau, 2010 Cộng hòa lại nắm đa số Hạ Viện và sáu năm sau, 2014, họ nắm luôn cả Thượng viện. Thế là cuộc chiến đảng phái lại dấy lên, Cộng hòa nắm Quốc hội làm tần làm sở ông Tổng thống Dân chủ để trả thù cho thất bại vừa qua. Trong cuộc tranh cử Tổng thống và Quốc hội tháng 11-2016, Dân chủ tin tưởng bà Clinton sẽ tháng lớn theo thăm dò nhưng có dè đâu, khi đếm phiếu công bố kết quả tối 8-11, Donald Trump đại diện Cộng hòa đắc cử Tổng thống. Không những thế Cộng hòa kiểm soát luôn cả Quốc hội và nắm đa số ghế Thống đốc. Dân chủ thua đau đánh phá Cộng hòa như vũ bão đưa tới khủng hoảng chính trị chưa từng thấy trong lịch sử bầu cử Mỹ từ xưa đến nay.
Ngay sau ngày bầu cử 8-11, hàng nghìn hàng vạn người biểu tình chống Tổng thống Trump mới đắc cử y như thiên binh vạn mã từ trên trên trời đổ xuống tại nhiều thành phố lớn như New York, Chicago… họ đốt nhà, đập phá xe cộ ngoài phố. Có bản tin TV nói phần nhiều họ là dân tộc thiểu số.
Tin truyền thông, TV cho hay các cuộc biểu tình thường đều do một tổ chức đứng ra làm. Có người nói một nhà tài phiệt, đã đóng góp cho quỹ tranh cử của Clinton nhưng số tiền còn dư nên họ dùng vào việc thuê người biểu tình chống TT Donald Trump đắc cử. Thật là ngược đời, vô lý khi một ứng cử viên được người dân bầu, chọn làm Tổng thống lại bị những cuộc biểu tình dữ dội như cơn bão tố đòi phải loại bỏ ông ta.
Trang Jewish press nói bọn biểu tình chuyên nghiệp được thuê mướn đập phá xe cộ đốt nhà khiến người dân phẫn nộ. New York Magazine, gần cuối tháng 11-2016 đăng bài cho biết một số luật gia, chuyên viên điện toán cho rằng có dấu hiệu cuộc bầu cử bằng máy tính điện toán tại ba tiểu bang Wisconsin, Michigan và Pennsylvania đã bị hacker khiến kết quả sai lạc. Bà Jill Stein, ứng cử viên TT đảng Xanh (Green Party) lên tiếng đòi đếm lại số phiếu tại ba tiều bang này vì tỷ lệ khít khao. Nhưng sau khi cho đếm lại ngày 12-12 việc kiểm phiếu Wisconsin xong đúng thời hạn, kết quả không thay đổi. Ứng cử viên Trump vừa đủ 270 phiếu (260+10) để đắc cử bất kể việc đếm lại tại Michigan, Pennsylvania ra sao. Hai tiểu bang này từ chối không cho Stein đếm lại, người ta cho đó là chuyện nhảm nhí.
Lá bài recount đếm phiếu lại coi như vứt đi
Theo luật định 41 ngày sau cuộc bầu cử (tức ngày 19-12-2016) các Đại cử tri của mỗi tiểu bang họp lại tại tòa Quốc hội địa phương để bỏ phiếu xác định người đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ 2017-2020. Tổng cộng có 538 Đại cử tri (tức Đại diện cử tri). Từ trước tới nay không ai để ý tới cuộc bỏ phiếu này vì nó chỉ là hình thức, nhưng đặc biệt năm nay được chú ý vì có sự vận động mạnh của Dân chủ và phe ủng hộ Clinton để các đại cử tri Cộng Hòa bầu cho Clinton thay vì cho Trump.
Ván bài chót này không mảy may hy vọng vì các Đại cử tri bị buộc phải bầu như đã bầu ngày 8-11 theo luật định. Ngày 19-12, các Đại cử tri cùng bỏ phiếu tại tòa nhà Quốc hội của 50 tiểu bang để xác nhận Tổng thống thắng cử. Các Đại cử tri Cộng hòa nhận được rất nhiều email, điện thoại hăm dọa bắn giết nếu bầu cho Trump, một Đại cử tri tại Kansas nhận được 500 email đe dọa mỗi giờ. Các cuộc biểu tình chống Trump nổ ra trước nơi bầu phiếu khi trời rét như cắt ruột. Mặc dù có nhiều hăm dọa, biểu tình chống đối dữ dội nhưng kết quả chung cuộc Donald Trump chính thức được xác nhận làm Tổng thống Mỹ thứ 45 của Hoa Kỳ với số phiếu 304, ông bị mất hai phiếu
Khi các cuộc biểu tình nổ ra để bắt ép Đại cử tri đoàn không được bỏ phiếu cho ông Trump người ta đã nghĩ bọn này chỉ là đám khùng điên, mất trí. Bọn chống Trump đã u mê mù quáng đến độ không còn lý trí phân biệt phải trái là gì, họ chống cả Hiến pháp và luật bầu cử đã có từ bao đời nay.
Đảng phái đánh phá nhau năm 2016, kéo sang 2017 và 2018 đã khiến cho nền chính trị Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng chưa từng thấy trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ từ trước tới nay. Người dân chán nản mất tin tưởng, phía Dân chủ cho rằng mọi vận động chống đối của họ sẽ tạo thuận lợi cho cuộc cử Quốc hội giữa kỳ vào ngày 6-11-2018
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ
Giữa nhiệm kỳ 4 năm của Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 sẽ có cuộc bầu cử toàn phần 435 ghế Hạ viện, một phần ba Thượng viện (tức 33 hay 34 ghế) vả 36 ghế Thống đốc các tiểu bang. Năm nay bầu cử giữa kỳ (midterm) sẽ được tổ chức vào ngày 6-11-2018.
Trong suôt thời kỳ chiến tranh VN từ Tổng thống Kennedy 1961 tới Tổng thống Ford 1974, 75 đảng Dân chủ luôn nắm đa số tại lưỡng viện Quốc hội dù bên nào giữ Hành pháp. Thập niên 60, 70 cuộc chiến VN là vấn đề chính cho các cuộc tranh cử. Thời TT Bush cha (1989-1993), TT Clinton (1992-2000) đề tài tranh cử là kinh tế, tới thời TT Bush con (2000-2008, CH) kinh tế không ăn khách, vấn đề chống khủng bố quan trọng nhất sau cuộc khủng bố 9-11-2001. Thời TT Obama (2008-2016, DC) vấn đề kinh tế quan trọng nhất cho tới đời Tổng thống kế vị.
Năm 2000, ông Bush con đắc cử Tồng thống với tỷ lệ sát nút, tại Hạ Viện, đảng Cộng hòa mất 2 ghế nhưng vẫn nắm đa số 221, Dân chủ thêm 1 ghế thành 212. Tại Thượng viện Cộng hòa mất 4 ghế còn 50, Dân chủ thêm 4 ghế thành 50, hai bên bằng nhau.
Cuộc bầu cử giữa kỳ 2002 trong nhiệm kỳ một của TT Bush con (CH) khiến Cộng Hòa thắng thêm 8 ghế Hạ Viện thành đa số với 229 ghế, Dân chủ mất 7 ghế thành thiểu số với 205 ghế. Tại Thượng viện Cộng hòa thắng thêm 2 ghế thành đa số với 51 ghế, Dân chủ mất 1 ghế còn 48 thành thiểu số. Cộng hòa sở dĩ nắm cả Thượng viện, Hạ viện vì người dân muốn chính quyền Bush vững mạnh hơn để chống khủng bố.
Năm 2004 TT Bush (Cộng hòa) tái đắc với số phiếu 286 hơn John Kerry (Dân chủ) 35 phiếu, CH vẫn nắm Hạ viện 232 (thêm 3 ghế), Dân chủ mất 3 ghế còn 202, Thượng viện Cộng hòa thêm 4 ghế (51+4) thành 55, Dân chủ mất 4 ghế (48-4) còn 44. Người dân bầu cho Cộng hòa tiếp tục giữ Hành Pháp và thêm ghế Quốc hội để chống khủng bố, anh nhà giầu sợ chết. Dân chủ đưa chủ đề kinh tế ra tranh cử nhưng thất bại, kinh tế không ăn khách.
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11- 2006, Cộng hòa mất 30 ghế (232-30) chỉ còn 202, Dân chủ thêm 31 ghế (202+31) thành đa số 233. Cộng hòa nắm giữ đa số Hạ viện liên tục từ 1994 đến nay 2006 là lúc nhường cho Dân chủ. Tại Thượng viện Dân chủ thêm 5 ghế (44+5) thành 49, Cộng hòa mất 6 ghế (55-6) còn 49, hai bên huề nhau. Qua cuộc bầu giữa kỳ này ta thấy người dân bắt đầu chán ngán cuộc chiến Iraq của TT Bush, Cộng hòa thắng lớn những năm 2002, 2004 vừa giữ tòa Bạch ốc lại kiểm soát cả điện Capitole nay đang lâm vào tình trạng suy thoái.
Tỷ lệ thất nghiệp dưới thời TT Bush con nói chung rất thấp, thấp hơn dưới thời TT Clinton một chút, nay Bộ lao động đã công bố tỷ lệ thất nghiệp từng tháng một từ 1948 tới nay, có thể tìm trên Yahoo. Cả hai ông Tổng thống này gặp hên nhờ khi high tech lên cao và sự bùng nổ của internet.
Tỷ lệ thất nghiệp trung bình nhiệm kỳ thứ nhất (2000-2003) của TT Bush con là 5.1. Nhiệm kỳ thứ hai (2004-2008) tỷ lệ trung bình là 5 chấm. Những tháng đầu năm 2008 tỷ lệ thất nghiệp tương đối khả quan: 5 chấm nhưng cuối năm lên dần tháng 9 lên 6 chấm, cuối năm bị khủng hoảng lên 7 chấm.
Tháng 11-2008 kinh tế thoái trào, recession vì thị trường địa ốc đúng vào lúc hai bên tranh cử Tổng thống. Người dân quá chán Cộng hòa vì cuộc chiến Iraq bị sa lầy nay lại thêm khủng hoảng tài chính dữ dội, thị trường chứng khoán tụt dốc thê thảm ngày nào Dow Jones cũng mất 700, 800 điểm, sau mấy tuần khủng hoảng đã tiêu tan trên 8 ngàn tỷ, nhiều ngân hàng phá sản, hãng xưởng lay-off công nhân viên.. Biện pháp Bail out lấy công quĩ 700 tỉ của chính phủ để cứu nguy thị trường chứng khoán y như muối bỏ biển, người ta quá chán, quá sợ Cộng hòa.
OBAMA – MCCAIN
Ứng cử viên Obama phía Dân chủ thắng cử vẻ vang ngày 4-11-2008 với 365 phiếu cử tri đoàn, John McCain (Cộng hòa) được 173, về phiếu phổ thông Obama hơn McCain 9 triệu rưỡi. Obama thắng khá lớn nhờ Cộng hòa mất hết lòng tin của người dân và vì ông có tài tranh cử, hứa hẹn sẽ làm cuộc thay đổi lớn (đổi mới), sẽ vực dậy nền kinh tế thê thảm do Cộng hòa để lại. Cử tri nhất là lớp trẻ ùn ùn kéo nhau đi bầu cho Obama, ai nấy phấn khởi hy vọng tràn trề y như anh chết đuối vớ được cọc, Obama hiện ra như vị cứu tinh dân tộc.
Ngoài ra Dân chủ thắng luôn cả Lập pháp: Hạ viện Dân chủ thêm 21 (236+21) thành 257, Cộng hòa mất 21 ghế (199-21) còn 178. Thượng viện Dân chủ thêm 8 ghế (49+8) thành 57, Cộng hòa mất 8 ghế (49-8) chỉ còn 41. Cuộc bầu giữa nhiệm kỳ năm 2002 trước đây Cộng Hoà hân hoan ăn mừng chiến thắng vĩ đại, kiểm soát cả Hành pháp và toà nhà Quốc Hội nay sụp đổ tan tành thê thảm. Sau 8 năm cầm quyền, 4 năm kiểm soát cả toà Bạch ốc và điện Capitol, nay Cộng Hoà tan như xác pháo trước sự phẫn nộ vô cùng bất mãn của người dân vì chiến tranh Iraq và kinh tế recession.
Nay 2008 Dân chủ hân hoan ăn mừng đại thắng, kiểm soát cả tòa Bạch Ốc lẫn điện Capitole y như Cộng Hòa 6 năm về trước nhưng “ngày vui qua mau”, nhà Phật nói chẳng có gì là thường còn.
Hai năm sau, cuộc bầu cử giửa nhiệm kỳ ngày 2-11-2010 mang lại cho đảng đối lập Cộng hòa thắng lớn và đảng cầm quyền thảm bại lớn nhất: Cộng hòa thắng 63 ghế (179+63) thành khối đa số 242 phiếu, Dân chủ mất 63 ghế (256-63) chỉ còn 193 ghế. Cộng hòa lại kiểm soát Hạ viện mà họ mất vào tay đối lập từ trong cuộc bầu giữa kỳ 2006, lấy được 63 ghế và xóa bỏ thắng lợi mà Dân chủ đã lấy được từ những năm 2006, 2008 .
Cuộc bầu giữa nhiệm kỳ năm 2010 là sự mất mát lớn nhất của một đảng từ 1948, đây cũng là sự biến đổi lớn nhất của Hạ viện từ 1948. Dân chủ mất nhiều ghế như vậy vì người dân bất mãn với TT Obama, chống đối Obamacare (affordable Care Act), thâm thủng ngân sách và kinh tế suy thoái (….anger with President Obama, opposition to the affordable Care Act, large budget deficits and the weak economy)
Bầu Thượng viện Dân chủ mất 6 ghế (57-6) còn 51, Cộng hòa thắng 6 ghế (41+6) thành 47 ghế, Dân chủ tuy vẫn nắm đa số nhưng chỉ còn hơn Cộng hòa vài ghế.
Người dân ùn ùn bầu cho Obama năm 2008 vì tưởng là ông có phép lạ cứu nguy nền kinh tế khủng hoảng, khi Obama vào tòa Bạch ốc tỷ lệ thất nghiệp tháng 2-2009 khoảng 8 chấm, một năm sau lên gần 10 chấm, một năm sau nữa (cuối 2010) vẫn còn khoảng 9.6, 9.7. Thất nghiệp khắp nơi, người dân biểu tình đầy cả ra, họ đòi hỏi việc làm.
Năm 2012 Obama tái đắc cử với 234 phiếu cử tri đoàn, ứng cử viên Cộng hòa Mitt Romney được 206 phiếu. Bầu Hạ viện năm nay Cộng hòa mất 8 ghế (242-8) còn 234, Dân chủ thêm 8 ghế (193+8) thành 201, bầu Thượng viện Cộng hòa mất 2 ghế (47-2) còn 45, Dân chủ thêm 2 ghế (51+2) thành 53. Obama được bầu nhiệm kỳ 2 vì người ta muốn ông tiếp tục chương trình Obamacare chưa hoàn tất, thường thì các vị Tổng thống vẫn được người bầu tiếp nhiệm kỳ hai, rất hiếm trường hợp có Tổng thống làm một nhiệm kỳ.
Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hai 2014 Dân chủ thua rất nặng: Hạ viện: Cộng hòa thằng 13 ghế (234+13) thành 247, Dân chủ mất 13 ghế (201-13) còn 188. Dân chủ mất nhiều ghế tại Hạ viện trong hai cuộc bầu giữa nhiệm kỳ lên tới 77 ghế (63 ghế trong 2010 và nay 2014 mất 13 ghế), nó đánh dấu sự thiệt hại cao nhất trong hai cuộc bầu giữa kỳ của một đảng tính từ thời TT Truman (This marked the highest number of House seats lost under a two-term president of the same party since Harry S. Truman)
Thượng viện Cộng hòa thắng 9 ghế (45+9) thành 54, Dân chủ mất 9 ghế (53-9) thành 44. Cộng hòa thắng 9 ghế (Thượng viện) là một thắng cử lớn nhất tại Thượng viện của bất cứ đảng nào từ 1994 (With a total net gain of 9 seats, the Republicans made the largest Senate gain by any party since 1994)
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2010 Dân chủ mất 63 ghế, sang bầu cử giữa nhiệm kỳ 2014 Dân chủ tổn thất quá nặng: mất cả Lưỡng viện quốc hội với số ghế mất rất cao. Nó là điềm báo trước cho sự thảm bại tiếp theo sau của họ.
Hai năm sau, tại cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 Donald Trump, Cộng hòa thắng Hillary Clinton với số phiếu cử tri đoàn 304/227, thua phiếu phổ thông hơn 2 triệu.
Cộng hòa vẫn giữ được Hạ Viện (241) và Thượng viện (52), tuy có mất 6 phiếu Hạ viện và 2 phiếu Thượng viện, ngoài ra họ cũng chiếm đa số Thống đốc tiểu bang tỷ lệ 34/16.
Kết luận
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của TT Trump sẽ được tổ chức ngày 6-11-2018, nay cũng hơi khó tiên đoán kết quả thắng bại giữa Cộng hòa và Dân chủ. Khoảng một, hai thập niên trước khi mà thăm dò (Poll) còn trung thực, ta có thể dựa vào đó để dự đoán thắng thua, từ năm 2016 đến nay, các thăm dò đa số giả dối, ma mãnh không xài được
Người ta nói chưa có ông Tổng thống nào bị chống đối dữ dội như ông Trump, đảng đối lập, người dân, trong nước ngoài nước.. …đều chống ông. Nhiều dư luận nhận xét ông Trump chống di dân lậu quá đà, nếu trục xuất họ vì phạm luật, trộm cướp, buôn bạch phiến thì hợp lý. Nhiều bản tin cho hay cảnh sát chỉ chờ cho di dân bất hợp pháp vi phạm luật lệ dù là nhỏ để tiến hành trục xuất. Dư luận chung cho là vô nhân đạo, người ta nghèo khổ vào xứ sở sung túc để kiếm chút cháo mà ông nhẫn tâm tống cổ họ ra. TT Trump chủ trương và tiến hành ra luật cấm và hạn chế bảo lãnh di dân, đoàn tụ trong khi chính bản thân ông, các bà hiền thê ông cũng đã là di dân từ Âu châu tới.
Ông và gia đình vào Mỹ chẳng qua cũng vì đất lành chim đậu, nhưng ông lại cấm những người cùng hoàn cảnh đi tìm đất hứa như mình.
Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 có thể TT Trump sẽ bị mất phiếu của người di dân, tỵ nạn, những người ủng hộ Obamacare, người nghèo lãnh trợ cấp… nhưng bù lại ông sẽ được phiếu ủng hộ vì đã mang lại nhiều việc làm, nay tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp kỷ lục: ba chấm chín (3.9), đồng thời cũng vì mang lại hòa bình cho bán đảo Triều tiên.
Cuộc bầu cử giữa kỳ 2010 thời Obama mang lại thất bại cho đảng Dân chủ trước hết vì kinh tế trì trệ, thất nghiệp nhiều với tỷ lệ 9.9 tháng 11-2010. Nay tỷ lệ thất nghiệp thời TT Trump xuống mức thấp nhất đúng vào dịp bầu cử giữa kỳ nên kết quả sẽ khác với thời Obama, kinh tế vẫn là vấn đề quan trọng.
Dân chủ đang hy vọng chiếm đa số Hạ viện kỳ này để đủ số phiều đàn hặc Donald Trump với lý do ông không đủ tư cách làm Tổng thống. Họ cũng thừa biết truất phế một Tổng thống do dân bầu khó như con lạc đà chui qua cái lỗ kim nhưng cứ đánh phá cho đối thủ mất mặt. Hiến pháp Mỹ đã có những luật lệ nghiêm ngặt để bảo vệ chức vụ Tổng thống, nó đòi hỏi phải hội đủ 2/3 số phiếu Thượng viện tức 67 phiếu để đàn hặc.
Không phải rằng bầu cử giữa nhiệm kỳ Lưỡng viện thường được cử tri trao cho đảng đối lập để cân bằng quyền lực vì cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2002 trong nhiệm kỳ một của TT Bush con (CH) khiến Cộng Hòa thắng thêm 8 ghế Hạ Viện thành đa số với 229 ghế, tại Thượng viện Cộng hòa thắng thêm 2 ghế thành đa số với 51 ghế, người dân muốn cho chính quyền Bush mạnh hơn để chống khủng bố.
Cuộc tranh cử giữa nhiệm kỳ 2010, 2014 Dân chủ bị thảm bại hai lần, năm 2016 bị tan như xác pháo, Dân chủ cần nghiên cứu lại đường lối chính sách của mình, nó còn hợp thời hay không? Nay sang thế kỷ thứ 21 còn áp dụng chiến lược đánh phá cũ rích từ đầu thập niên 1970, tìm cơ hội để lật đổ Tổng thống như thời Nixon những năm 1973, 74. Gần nửa thế kỷ rồi, cũng vẫn biểu tình, tuyên truyền bôi nhọ. Nay biểu tình, đánh phá coi như vứt đi, không còn ăn khách, mặc dù thập niên 70 nó là vũ khí lợi hại. Dân chủ cần nghiên cứu thay đổi chiến lược hiệu quả hơn như hứa hẹn với cử tri những chương trình, đường lối kinh tế, đối ngoại mới hơn là bôi nhọ đánh phá, tung tin giả.
Trên truyền thông xã hội, người ta cho là đảng Con Lừa ngày càng xa lìa quần chúng, chỉ biết phá hoại không hề xây dựng. Những ngày tháng gần đây, Con Lừa gấp rút đánh phá bằng điều tra, đe dọa thẩm vấn để gây khó khăn cho ông Tổng thống, đường lối của họ làm mất lòng dân nhiều. Những cuộc điều tra lạc đề nhạt nhẽo nên sớm chấm dứt vì nó tốn tiền thuế của dân vô ích. Người ta cho là Con Lừa đã lợi dụng tự do dân chủ của nước Mỹ quá trớn.
Một ván bài bạc hay ván cờ phải có kẻ thắng người thua, ai thua thì phải chịu chẳng lẽ cứ cãi lý khiếu nại, thưa kiện, cãi chày cãi cối mãi. Nếu ai thua cũng thưa kiện thì sẽ loạn vì không ai chịu chấp nhận thua cuộc. Bầu cử cũng không nằm ngoài qui luật này, nếu ai cũng đòi đếm phiếu, đòi bầu lại… thì tranh cử sẽ khủng hoảng triền miên.
Nay Cộng hòa có nhiều thành tích thuận lợi về kinh tế cũng như đối ngoại, cuộc họp Thượng định giữa Hoa Kỳ và Triều tiên sắp diễn ra khiến Con Lừa lo ngại, họ gia tăng đánh phá để làm giảm uy tính đối thủ. Mặc dù các nhà lãnh đạo Dân chủ ra vẻ phấn khởi vì mới tìm ra chứng cớ có thể buộc tội TT Trump vào những vụ án hình sự, chính trị nhưng thực ra trong lòng họ bồn chồn lo sợ. Thực trạng bi đát của họ cũng giống như quân Đức hồi Đệ nhị thế chiên, bị thảm bại trên khắp các mặt trận nhưng bộ máy tuyên truyền của Goebbels vẫn huênh hoang ca ngợi thắng lợi to lớn của quân ta trên cả mặt trận miền Đông lẫn mặt trận miền Tây.
Các nhà lãnh đạo Con Lừa đang lo sợ sẽ đi vào vết xe đổ của thảm bại cuối năm 2016, họ bị ám ảnh bởi quá khứ đen tối nhưng bây giờ đã quá muộn, đúng lý ra phải đổi chiến lược từ năm ngoái khi không đạt thắng lợi cuối cùng. Chiến lược đúng dù chiến thuật sai nhưng cuối cùng sẽ thắng, ngược lại chiến lược đã sai, dù đánh thắng vài trận nhỏ cuối cùng vẫn thua cuộc chiến.
Chiến lược của Con Lừa đã quá lỗi thời mà đúng ra phải nghiên cứu lại để thay đổi từ mấy năm trước cho phù hợp với thời đại mới và thực trạng ngày nay.
Trọng Đạt
iệm kỳ
Mỹ ‘ngưng’ chiến tranh thương mại với Trung Cộng
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 20/5 tuyên bố “ngưng” cuộc chiến thương mại với Trung Cộng (TC), sau khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng ý từ bỏ những lời đe dọa đánh thuế lẫn nhau trong khi nỗ lực tìm ra thỏa thuận về thương mại toàn diện.
Ông Mnuchin và cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Donald Trump, ông Larry Kudlow, nói rằng thỏa thuận mà các nhà đàm phán Mỹ và TC đạt được hôm 19/5 đã tạo ra một khuôn khổ nhằm giải quyết vấn đề mất cân bằng thương mại trong tương lai.
Reuters dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Mỹ nói trên đài “Fox News Sunday”: “Chúng tôi ngưng cuộc chiến thương mại. Hiện giờ, chúng tôi đồng ý ngưng việc đánh thuế trong khi chúng tôi tìm cách thực thi khuôn khổ trên”.
Hôm 19/5, Bắc Kinh và Washington nói rằng hai bên sẽ tiếp tục thảo luận về các biện pháp, theo đó TC sẽ nhập cảng thêm các hàng hóa nông nghiệp và năng lượng từ Mỹ nhằm thu hẹp việc mất cân bằng thương mại trị giá tới 335 tỷ đôla của Mỹ với TC.
Trong vòng đàm phán đầu tiên hồi đầu tháng này ở Bắc Kinh, Washington đề nghị TC giảm thặng dư thương mại 200 tỷ đôla. Tuyên bố chung của hai nước hôm 19/5 không đưa ra con số cụ thể.
Reuters dẫn lời ông Mnuchin và Kudlow nói rằng Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross có kế hoạch tới TC.
Ông Mnuchin nói rằng Hoa Kỳ dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng lớn khoảng 35 tới 40% sản lượng xuất khẩu nông nghiệp sang TC cũng như việc tăng gấp đôi việc mua sản phẩm năng lượng của Mỹ từ TC trong vòng từ ba tới năm năm tới.
Reuters
Hôn lễ Hoàng Gia
NGUỒN TIN: REUTER
Hoàng Tử Harry và cô Meghan Markle trao đổi nụ hôn trên bậc thềm Giáo Đường Saint George tại Lâu Đài Windsor, sau nghi thức hôn phối, ngày 19/5/2018. Ảnh: Ben Birchall/Pool via REUTERS
Hoàng Tử Harry và cô Meghan Markle chính thức kết hôn vào ngày 19 tháng 5 năm 2018, tại Giáo Đường Saint George, thuộc Lâu Đài Windsor, Anh Quốc. Hình ảnh trang trọng, huy hoàng, rực rỡ của hôn lễ, được ghi lại trong những tấm hình tuyệt đẹp sau đây:
Cô Meghanchuẩn bị bước vào giáo đường. Ảnh: Yahoo News UKCô Meghanchuẩn bị bước vào giáo đường. Ảnh: The Bot NewsCô Meghan Markle. Ảnh: The Bot NewsẢnh: REX-ShutterstockThái Tử Charles dẫn cô Meghan đến Cung Thánh. Ảnh: Getty ImageThái Tử Charles dẫn cô Meghan đến Cung Thánh. Ảnh: Getty ImageẢnh: REX-ShutterstockẢnh: Getty ImageHoàng Tử Harry và cô Meghan. Ảnh: REX-ShutterstockHoàng Tử Harry và cô Meghan. Ảnh: REX-ShutterstockCô Meghan. Ảnh: REX-ShutterstockẢnh: Getty ImageẢnh: Getty ImageNữ Hoàng Elizabeth và Hoàng Thân Philip tham dự lễ cưới của Hoàng Tử Harry và cô Meghan. Ảnh: Getty ImageẢnh: Getty ImageẢnh: Getty ImageẢnh: Getty ImageẢnh: Getty ImageCông chúng chào đón Hoàng Tử Harry và cô Meghan. Ảnh: Getty ImageẢnh: Getty ImageBiển người chào đón Hoàng Tử Harry và cô Meghan. Ảnh: Hoàng Tử Harry và cô Meghan. Ảnh: Getty ImageCô Meghan và Mẹ. Ảnh: Getty ImageẢnh: Getty ImageThái Tử Charles và vợ. Ảnh: Getty ImageHoàng Tử Harry và Hoàng Tử William. Ảnh: Getty ImageCông Chúa Anne. Ảnh:: Getty ImageCông Nương Kate và Công Chúa Charlotte. Ảnh: Getty ImageẢnh: Getty ImageHoàng Tử George và Hoàng Tử William. Ảnh: Getty ImageHoàng Tử George. Ảnh: Getty ImageẢnh: Getty ImageTT Mỹ đòi điều tra vụ FBI “cài người” vào ê kíp tranh cử
Tổng thống Mỹ Donald Trump.REUTERS/Kevin Lamarque
Cuộc đối đầu giữa tổng thống Mỹ và cơ quan FBI vừa chuyển qua một bước mới. Trong một tin nhắn Twitter ngày hôm qua, 20/05/2018, ông Donald Trump đã đòi bộ Tư Pháp mở điều tra về điều mà ông nghi là FBI « cài người » vào ban vận động tranh cử của ông. Donald Trump tố cáo hành vi thao túng chính trị của chính quyền tiền nhiệm Obama.
Yêu cầu của ông Trump đưa ra trong lúc mà nhiều tiết lộ mới cho thấy khả năng can thiệp của một số nước khác vào cuộc vận động tranh cử năm 2016, không chỉ có duy nhất nước Nga, mà có thể còn có cả Israel, Ả Rập Xê Út hay các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.
Thông tín viên RFI Grégoire Pourtier tường thuật từ New York :
"Donald Trump đã bắt đầu ngày mới của ông bằng một loạt 6 tin nhắn Twitter, tấn công dữ dội vào nào là báo New York Times, đảng Dân Chủ, nào là bà Hillary Clinton, cơ quan FBI…
Tiết lộ liên quan đến những người môi giới - chuyển đề nghị trợ giúp từ Israel, Ả Rập Xê Út hay các Tiểu Vương Quốc Ả Rập - để giúp ông được bầu làm tổng thống đã khiến ông Trump nổi giận. Ông Trump xem đây là bằng chứng cho thấy là cuộc điều tra đã không tìm thấy chứng cứ về can thiệp của Nga, và đối với ông điều tồi tệ hại nhất chính là việc FBI đã điều tra về cuộc vận động tranh cử của ông.
Có điều là, nếu đã có điều tra, đó là vì đã có nghi ngờ, và ông Trump đã được hưởng lợi, đó là những nghi ngờ này không được tiết lộ trước cuộc bỏ phiếu.
Cho dù vậy, ông Trump tiếp tục cuộc tấn công, yêu cầu bộ Tư Pháp điều tra xem có thủ đoạn chính trị của chính quyền Obama nhắm vào ông hay không.
Thế nhưng, khi đưa ra yêu cầu nói trên, không biết là tổng thống Mỹ có nghĩ đến là điều đó sẽ gây ra khủng hoảng nghiêm trọng về mặt Hiến pháp vì đánh vào nguyên tắc tam quyền phân lập hay không ? Phải chăng ông cũng muốn giải thể bộ Tư Pháp và qua đó tác động đến cuộc điều tra của công viên đặc biệt ? Đấy là bao nhiêu câu hỏi được gợi lên, sau các tin nhắn Twitter của ông Trump.
Khi mở ra một mặt trận mới, tổng thống Mỹ đã tìm cách củng cố lập luận mà ông đưa ra, theo đó ông là nạn nhân của « một cuộc săn phù thủy ».
Lịch trình bầu cử có một vai tròi quyết định trong cuộc chiến tư pháp này : ông Trump, bằng mọi cách, phải giữ được một đa số nhất định ở Quốc Hội vào tháng 11 tới đây."
Điều tra về can thiệp của Nga có thể kết thúc 01/09
Theo tờ New York Times hôm qua, 20/05, luật sư của ông Trump, Rudy Giuliani khẳng định là cuộc điều tra về can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể kết thúc vào ngày 01/09 này. Theo ông Giuliani, êkíp điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller dự kiến chấm dứt công việc của họ vào thời điểm nói trên và điều này đã được thông báo cách đây khoảng 2 tuần.
Đài truyền hình Fox News, trích luật sư Giuliani, cho biết thêm chi tiết là công tố viên Mueller đã thông báo với êkíp luật gia của ông Trump là ông dự kiến ngưng cuộc điều tra vào đầu tháng 9. Tuy nhiên, thời điểm này lệ thuộc vào một điều kiện là ông Mueller có thể thẩm vấn ông Trump vào giữa tháng 7.
Thông tín viên RFI Grégoire Pourtier tường thuật từ New York :
"Donald Trump đã bắt đầu ngày mới của ông bằng một loạt 6 tin nhắn Twitter, tấn công dữ dội vào nào là báo New York Times, đảng Dân Chủ, nào là bà Hillary Clinton, cơ quan FBI…
Tiết lộ liên quan đến những người môi giới - chuyển đề nghị trợ giúp từ Israel, Ả Rập Xê Út hay các Tiểu Vương Quốc Ả Rập - để giúp ông được bầu làm tổng thống đã khiến ông Trump nổi giận. Ông Trump xem đây là bằng chứng cho thấy là cuộc điều tra đã không tìm thấy chứng cứ về can thiệp của Nga, và đối với ông điều tồi tệ hại nhất chính là việc FBI đã điều tra về cuộc vận động tranh cử của ông.
Có điều là, nếu đã có điều tra, đó là vì đã có nghi ngờ, và ông Trump đã được hưởng lợi, đó là những nghi ngờ này không được tiết lộ trước cuộc bỏ phiếu.
Cho dù vậy, ông Trump tiếp tục cuộc tấn công, yêu cầu bộ Tư Pháp điều tra xem có thủ đoạn chính trị của chính quyền Obama nhắm vào ông hay không.
Thế nhưng, khi đưa ra yêu cầu nói trên, không biết là tổng thống Mỹ có nghĩ đến là điều đó sẽ gây ra khủng hoảng nghiêm trọng về mặt Hiến pháp vì đánh vào nguyên tắc tam quyền phân lập hay không ? Phải chăng ông cũng muốn giải thể bộ Tư Pháp và qua đó tác động đến cuộc điều tra của công viên đặc biệt ? Đấy là bao nhiêu câu hỏi được gợi lên, sau các tin nhắn Twitter của ông Trump.
Khi mở ra một mặt trận mới, tổng thống Mỹ đã tìm cách củng cố lập luận mà ông đưa ra, theo đó ông là nạn nhân của « một cuộc săn phù thủy ».
Lịch trình bầu cử có một vai tròi quyết định trong cuộc chiến tư pháp này : ông Trump, bằng mọi cách, phải giữ được một đa số nhất định ở Quốc Hội vào tháng 11 tới đây."
Điều tra về can thiệp của Nga có thể kết thúc 01/09
Theo tờ New York Times hôm qua, 20/05, luật sư của ông Trump, Rudy Giuliani khẳng định là cuộc điều tra về can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể kết thúc vào ngày 01/09 này. Theo ông Giuliani, êkíp điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller dự kiến chấm dứt công việc của họ vào thời điểm nói trên và điều này đã được thông báo cách đây khoảng 2 tuần.
Đài truyền hình Fox News, trích luật sư Giuliani, cho biết thêm chi tiết là công tố viên Mueller đã thông báo với êkíp luật gia của ông Trump là ông dự kiến ngưng cuộc điều tra vào đầu tháng 9. Tuy nhiên, thời điểm này lệ thuộc vào một điều kiện là ông Mueller có thể thẩm vấn ông Trump vào giữa tháng 7.
Luật sư Giuliani cho biết muốn cuộc điều tra kết thúc trước cuộc bầu cử Quốc Hội giữa nhiệm kỳ để đảng Cộng Hòa không bị ảnh hưởng.
Dung nham núi lửa Hawaii hình thành mây độc khi đổ vào đại dương
Các nhà chức trách Hoa Kỳ cảnh báo người dân về dung nham nóng chảy từ núi lửa Kilauea, Hawaii đang đổ vào đại dương và hình thành nên những đám mây hơi độc do phản ứng hóa học giữa dung nham với nước biển, theo Fox News.
Những đám mây độc hại đang cuồn cuộn sinh ra từ vị trí dung nham đổ vào đại dương ngoài khơi đảo Big Island có thể theo hướng gió lan xa tới 15 dặm. Các nhà khoa học cho biết những đám mây hình thành từ hơi nước tại vị trí nham thạch đổ vào biển kết hợp với a xít clohyđric và các chùm bụi thủy tinh siêu nhỏ có khả năng gây ra tổn thương cho da, mắt hoặc các vấn đề về hô hấp.
Khói nham thạch tạo thành các đám mây chùm ở phía ngoài khơi, sau đó chạy dọc theo bờ biển, nhà khảo sát địa chất người Mỹ Wendy Stovall cho biết.
“Nếu cảm thấy có dấu hiệu nhức nhối trên da, hãy tránh ở trong nhà.”, Stovall nói. Các nhà chức trách cảnh báo sự di chuyển của đám mây có thể đổi chiều theo sự thay đổi của hướng gió.
Núi lửa Kilauea phun trào tại khu dân cư Leilani Estates hôm 3/5 đã thiêu rụi khoảng 40 công trình, trong đó có 20 căn nhà. Khoảng 2.000 người đã được sơ tán khỏi nhà ở, 300 trong số đó hiện đang tránh tại trạm trú ẩn.
Ảnh: USGS Volcanoes
Joseph Kekedi, một người trồng lan sống tại khu vực cách vị trí nham thạch rơi xuống biển khoảng 3 dặm, cho biết anh cảm thấy may mắn khi dòng chảy không hướng tới chỗ của anh ta. Ông nói rằng dân cư trong khu vực đã được thông báo và chuẩn bị sẵn sàng di tản khỏi khu vực bị ảnh hưởng khi được yêu cầu.
“Một lần nữa, Thiên Nhiên đang nhắc nhở chúng ta rằng ai mới thực sự là người làm chủ”, ông Kededi nói.
Trong những ngày gần đây, dung nham bắt đầu di chuyển nhanh hơn và nổi lên trên mặt đất với những khối lượng lớn hơn. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân là vì dung nham phun trào lớp đầu tiên là những mắc ma còn sót lại từ năm 1955 đã nổ ra vào lưu trữ trong lòng đất trong 6 thập kỷ qua.
Triệu Hằng
|
|
Hội kiến Modi - Putin tại Nga có ý nghĩa gì với Ấn Độ ?
Thủ tướng Ấn Độ Modi (P) gặp tổng thống Nga Putin, Sotchi, ngày 21/05/2018.Ảnh Sputnik/Mikhail Klimentyev/Kremlin via REUTERS
Hôm nay 21/05/2018, thủ tướng Ấn Độ tới Nga. Thủ tướng Modi có cuộc gặp « không chính thức » với tổng thống Nga Vladimir Putin, vừa tái đắc cử. Với New Delhi, cuộc gặp lãnh đạo Nga có ý nghĩa đặc biệt. Ấn Độ và Nga phải xác định lại nhiều quan hệ hợp tác truyền thống, trong bối cảnh cục diện địa chính trị quốc tế đang biến đổi nhanh chóng. New Delhi, một mặt, ngày càng được coi là đối tác chiến lược trụ cột của Mỹ, nhưng mặt khác, lại có nguy cơ bị Washington trừng phạt nặng nề, do tiếp tục mua vũ khí của Nga, bị coi là đối thủ hàng đầu của Hoa Kỳ.
Đây là lần đầu tiên thủ tướng Ấn Độ hội kiến với nguyên thủ Nga, kể từ khi ông Putin nhậm chức. Chuyến công du của thủ tướng Ấn diễn ra trong ngày. Chín giờ 40 phút sáng máy bay hạ cánh tại Sotchi, 18g10 theo kế hoạch thủ tướng Ấn trở về nước.
« Gặp không chính thức »
Theo báo chí Ấn Độ, tổ chức các cuộc gặp không chính thức, với một số đối tác, là phong cách ngoại giao mới đây của thủ tướng Modi. Hồi cuối tháng trước, thủ tướng Ấn cũng đã có một cuộc gặp không chính thứcvới chủ tịch Trung QuốcTập Cận Bình tại thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc.
Theo báo chí Ấn Độ, vấn đề ưu tiên hàng đầu của cuộc gặp Sotchi là tác động kinh tế với Ấn Độ và Nga sau khi Mỹ quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, tình hình tại Afghanistan và Syria, nguy cơ khủng bố, cũng như các vấn đề liên quan đến Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải và Khối BRICS, mà hai nước là thành viên.
Mở rộng hợp tác về hạt nhân dân sự, hợp tác về tuyến đường giao thông quốc tế Bắc Nam (INSTC) (từ Ấn Độ đến châu Âu qua Nga và khu vực Trung Á), và đặc biệt là vấn đề mua bán vũ khí, trong bối cảnh Hoa Kỳ ra luật trừng phạt các công ti có hợp đồng quân sự lớn với Nga, cũng có thể là những nội dung chính của chương trình.« Gặp không chính thức »
Theo báo chí Ấn Độ, tổ chức các cuộc gặp không chính thức, với một số đối tác, là phong cách ngoại giao mới đây của thủ tướng Modi. Hồi cuối tháng trước, thủ tướng Ấn cũng đã có một cuộc gặp không chính thứcvới chủ tịch Trung QuốcTập Cận Bình tại thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc.
Theo báo chí Ấn Độ, vấn đề ưu tiên hàng đầu của cuộc gặp Sotchi là tác động kinh tế với Ấn Độ và Nga sau khi Mỹ quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, tình hình tại Afghanistan và Syria, nguy cơ khủng bố, cũng như các vấn đề liên quan đến Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải và Khối BRICS, mà hai nước là thành viên.
Chuyên gia chính trị quốc tế Harsh Pant, trong một bài viết ít ngày trước chuyến công du của thủ tướng Modi đến Nga (1), ghi nhận : Ấn Độ vốn có quan hệ đồng minh lâu đời với Nga, nhưng mối quan hệ truyền thống này hiện đứng trước áp lực phải thay đổi, do các thực tế địa-chính trị đang biến đổi mau chóng.
Trong lúc New Delhi và Matxcơva, về mặt chính thức, vẫn tuyên bố hợp tác chặt chẽ, nhưng những khác biệt giữa đôi bên « đang liên tục xuất hiện với một nhịp độ đáng ngại ».
Quan hệ phai nhạt ?
Vấn đề hàng đầu với Ấn Độ là Nga ngày càng có xu hướng xích lại gần với Pakistan, quốc gia láng giềng và cũng là đối thủ của New Delhi. Trong quá khứ, Matxcơva thường xuyên hậu thuẫn Ấn Độ tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, với việc bỏ phiếu phủ quyết các nghị quyết liên quan đến vấn đề Kashmir, vùng lãnh thổ là đối tượng tranh chấp ngay từ khi Ấn Độ và Pakistan lập quốc năm 1947.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, khu vực Nam Á ngày càng trở thành đối tượng ưu tiên của Nga, trong bối cảnh Matxcơva bị cô lập do các trừng phạt phương Tây, kể từ năm 2014. Lần đầu tiên Nga ủng hộ một đường ranh giới tại Kashmir, với việc tham gia vào Tuyên bố chung Islamabad, trong một hội nghị quốc tế diễn ra tại thủ đô Pakistan tháng 12/2017, với sự tham gia của 5 quốc gia khác, là Afghanistan, Trung Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan.
Tuyên bố chung nhấn mạnh là « để bảo đảm hòa bình và ổn định trên thế giới và trong khu vực, vấn đề Jammu và Kashmir cần phải được Pakistan và Ấn Độ giải quyết thể theo các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An ».
Nga xích gần với Pakistan và Trung Quốc
Bên cạnh vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Pakistan là vấn đề Trung Quốc. Trong chuyến công du New Delhi tháng 12/2018, ngoại trưởng Nga Sergueil Lavrov công khai hối thúc Ấn Độ tham gia vào sáng kiến Con Đường Tơ Lụa Mới của Bắc Kinh.
Về lập trường đối kháng của New Delhi đối với hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (một bộ phận chính của dự án Con Đường Tơ Lụa Mới tại Nam Á), do các vấn đề chủ quyền, ngoại trưởng Nga nhấn mạnh với Ấn Độ là không nên để toàn bộ các cơ hội hợp tác còn lại trong dự án này phụ thuộc vào việc giải quyết một số « bất đồng về chính trị ».
Một vấn đề quan trọng khác mà ngoại trưởng Nga tỏ ra bất bình với New Delhi là việc Ấn Độ tham gia vào « Bộ Tứ » Ấn Độ - Thái Bình Dương,do Hoa Kỳ đứng đầu, mà Ấn Độ tham gia cùng với Nhật Bản và Úc. Theo ông Lavrov, không thể để cho « kiến trúc an ninh khu vực lâu dài tại vùng châu Á – Thái Bình Dương » bị phụ thuộc vào quyết định của một khối như vậy.
Tóm lại, theo chuyên gia Harsh Pant, những thay đổi mang tính nền tảng của môi trường chính trị quốc tế đang ngày càng khiến Ấn Độ và Nga, hai quốc gia vốn gắn bó lâu đời, xa nhau hơn.
Đổi mới quan hệ tay ba với Nga và Trung Quốc là một vấn đề chủ yếu trong chính sách quốc tế hiện nay của Ấn Độ. Tại vùng Ấn Độ Dương, New Delhi đang đứng trước tình trạng bị Trung Quốc lấn sâu vào các khu vực ảnh hưởng truyền thống. Tại Nam Á, Bắc Kinh siết chặt quan hệ với Pakistan và đe dọa vùng biên giới phía tây bắc của Ấn Độ. Trong các chuyển động về ngoại giao đang diễn ra, trong lúc Nga có thể tìm kiếm các hợp tác với Trung Quốc trong thế đối đầu với phương Tây, nhưng đây lại hoàn toàn không phải là hướng đi của New Delhi, vốn vẫn coi phương Tây là đồng minh.
Tóm lại, theo chuyên gia Harsh Pant, đây là thời điểm mà New Delhi cần xem xét lại quan hệ truyền thống lâu đời với Matxcơva, vốn chủ yếu dựa trên hợp tác quốc phòng, trong khi đó mặt kinh tế lại bị coi nhẹ. Giờ là lúc Ấn Độ và Nga cần có « các đối thoại thẳng thắn » về thực trạng quan hệ song phương. Nếu chỉ dựa trên các tình cảm vốn có, New Delhi và Matxcơva sẽ không thể đối mặt được với « các thách thức mới » của đời sống chính trị thế giới đang trong giai đoạn thay đổi sâu sắc.
Ngả về Mỹ, không bỏ Nga : Cái khó của Ấn Độ
Trong lĩnh vực quốc phòng, một vấn đề nhức đầu đối với New Delhi hiện nay là làm sao chuyển hướng sang mua thêm nhiều vũ khí của Mỹ, nhưng vẫn duy trì quan hệ bạn hàng quân sự với Nga, bởi Matxcơva không chỉ là nguồn cung cấp vũ khí có chất lượng, mà còn là đồng minh lâu năm.
Sau khi chính quyền Mỹ thông qua luật CAATSA (luật nhắm Chống lại những đối thủ của Hoa Kỳ thông qua các biện pháp trừng phạt), hồi tháng 7/2017, để trả đũa lại việc Matxcơva can thiệp vào bầu cử Hoa Kỳ, các đối tác tham gia các hợp đồng mua bán vũ khí « quy mô lớn » với Nga sẽ bị trừng phạt. Hợp đồng 5 hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 – trị giá khoảng 4,5 tỉ đô la - mà New Delhi đang tìm cách ký kết với Nga chắc chắn là đối tượng của trừng phạt này.
Báo Ấn Độ bình luận « ám ảnh trừng phạt Mỹ đè nặng lên cuộc hội kiến không chính thức của thủ tướng Narendra Modi và tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai này tại Sotchi » (2). Trong một thông điệp trên Twitter cuối tuần trước, thủ tướng Ấn cho biết ông « tin tưởng là cuộc đối thoại với tổng thống Putin cho phép củng cố quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt » với Nga, đồng thời khẳng định quyết tâm hóa giải các trở ngại từ Hoa Kỳ.
Vận động trong chính giới Hoa Kỳ
Về mặt chính thức, Washington tỏ ra cứng rắn trong việc áp dụng luật CAATSA - trừng phạt các bạn hàng vũ khí của Nga, tuy nhiên, trong chính giới Mỹ - Ấn, đang có nhiều vận động để giúp cho New Delhi được hưởng quy chế miễn trừ.
Theo ông Mukesh Aghi, chủ tịch Diễn đàn đối tác chiến lược Mỹ-Ấn (USISPF), cần ghi nhận xu thế Ấn Độ ngả sang mua nhiều vũ khí của Mỹ là điều nổi rõ (3).
Một báo cáo của Ủy Ban Quân Lực Quốc Hội Mỹ mới đây cho biết, trong ba năm vừa qua New Delhi ký kết 13 hợp đồng vũ khí với các doanh nghiệp Mỹ, trị giá tổng cộng 4,3 tỉ đô la, trong lúc chỉ có 12 hợp đồng với Nga, trị giá 1,2 tỉ. Tình hình này là khác hẳn so với cách nay một thập niên Ấn Độ gần như không hề mua vũ khí Mỹ.
Chủ tịch Diễn đàn đối tác chiến lược Mỹ-Ấn cảnh báo là, nếu Hoa Kỳ cứ khăng khăng áp dụng các trừng phạt đối với Ấn Độ, thì chẳng khác nào gậy ông đập lưng ông, vì New Delhi sẽ phải « chịu các áp lực chính trị rất lớn », đến mức sẽ không có hợp đồng mua vũ khí lớn nào với Mỹ nữa (cụ thể là các hợp đồng mua chiến đấu cơ F-16 của Lockheed Martin hay F-18 của Boeing). Chưa kể đến việc quan hệ song phương Mỹ-Ấn sẽ bị tổn thất nặng nề.
Trước nguy cơ này, bộ Quốc Phòng Mỹ phải lên tuyến đầu. Hôm 27/04, trước Thượng Viện Mỹ, bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ khẩn cấp ra một luật mới, để sửa đổi luật CAATSA trừng phạt các bạn hàng của Nga.
Theo lãnh đạo quốc phòng Mỹ, Quốc Hội cần dành cho lãnh đạo ngoại giao quyền hạn ra quyết định miễn trừ đối với từng trường hợp một. Cụ thể là với Ấn Độ - vốn được coi là « đối tác quốc phòng lớn » của Mỹ, hay Việt Nam, cũng như các quốc gia nào, tuy vẫn là bạn hàng vũ khí của Nga, nhưng đang tìm cách dần dần chuyển hướng.
Vẫn theo báo Ấn Times of India, mới đây các giới chức cấp bộ Ấn – Mỹ đã có nhiều tiếp xúc về chủ đề này, Washington bảo đảm với New Delhi là các trừng phạt sẽ chỉ nhắm vào Nga chứ không vào Ấn Độ.
****
(1) Trong bài « Modi goes to Sotchi », đăng tải trên trang mạng của Observer Researcher Foundation, ngày 18/05/2018.
(2) Times of India, ngày 17/05/2018.
(3) Bài « Why Punishing India on Russia Would Be a Mistake for the United States », trên The Diplomat, ngày 17/05/2018.
Hoa Kỳ rút khỏi thoả thuận hạt nhân, Iran quay sang cầu cứu Trung Quốc
Iran đã kêu gọi Trung Quốc giúp bảo vệ thỏa thuận hạt nhân mà họ đạt được với các cường quốc khác trên thế giới, và nói rằng Tehran sẽ sử dụng “các lựa chọn khác” nếu lợi ích của họ bị đe dọa bởi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, theo SCMP.
Đại sứ Iran tại Trung Quốc, Ali Asghar Khaji, cho biết Bắc Kinh có vai trò tích cực trong việc duy trì thỏa thuận, và nước này nên thúc đẩy hợp tác kinh tế với Tehran.
Ông cũng nói rằng Ngoại trưởng Iran đã chọn Bắc Kinh là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài sau thời gian “sóng gió” vừa qua vì “tầm quan trọng” của Trung Quốc đối với Iran.
“Chúng tôi hi vọng các thành viên còn lại đã ký kết thỏa thuận, bao gồm Trung Quốc, giúp duy trì và thực hiện đầy đủ các cam kết trong thỏa thuận này”, ông Khaji nói. Iran cam kết giảm dự trữ uranium cho đến năm 2030 để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế.
“Nếu chúng tôi có thể đạt được các quyền và lợi ích từ thỏa thuận này, chúng tôi sẽ duy trì nó. Ngược lại, chúng tôi sẽ tính đến các lựa chọn khác”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ SCMP tuần trước và không tiết lộ những lựa chọn khác là gì.
Đại sứ Iran tại Trung Quốc Ali Asghar Khaji nói Bắc Kinh có vai trò tích cực trong việc duy trì thỏa thuận hạt nhân. (Ảnh: Simon Song)
Thỏa thuận hạt nhân đã đạt được giữa Iran, Đức và 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bao gồm Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Hoa Kỳ từng được xem như một hiệp ước có thể định hình lại môi trường chính trị ở Trung Đông.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi thỏa thuận này là “một thỏa thuận khủng khiếp và một chiều” đồng thời tuyên bố rút lui khỏi thoả thuận, khiến Iran có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt mới, và các công ty có quan hệ kinh doanh với Tehran có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Tờ Welt am Sonntag của Đức đưa tin hôm thứ Tư (16/5) rằng các nhà ngoại giao từ châu Âu, Trung Quốc và Nga đang thảo luận một thỏa thuận mới để viện trợ tài chính cho Iran nhằm đổi lấy một cam kết không phát triển tên lửa đạn đạo của nước này, và hi vọng thông qua việc này sẽ cứu vãn thỏa thuận hạt nhân mà Hoa Kỳ đã rút khỏi. Các nhà ngoại giao sẽ gặp nhau tại Vienna trong tuần tới với sự chủ trì của ông Helga Schmid, nhà ngoại giao cấp cao của Liên minh châu Âu, để thảo luận các bước cần thực hiện tiếp theo.
Tuần trước, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã gặp các đối tác của mình tại Trung Quốc và Nga, cũng như Anh, Pháp, Đức và Liên minh châu Âu, trong một nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran. Bất chấp sự rút lui của Washington, tất cả các quốc gia ký kết khác đã cam kết sẽ duy trì thỏa thuận.
Đại sứ Khaji nói Ngoại trưởng Zarif đã “cố ý” chọn Bắc Kinh là điểm đến đầu tiên của mình trong chuyến công du nước ngoài, trước cả Moscow và Brussels, vì Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu cũng như nhà đầu tư lớn của Iran. “Quyết định này được đưa ra vì tầm quan trọng của Trung Quốc đối với chúng tôi,” ông nói. “Chúng tôi hi vọng Trung Quốc, là một thành viên của 5 + 1, tiếp tục đóng vai trò tích cực của mình để thực hiện và bảo vệ thỏa thuận hạt nhân”.
Tổng công ty hạt nhân quốc gia Trung Quốc đã ký hợp đồng để thiết kế lại lò phản ứng nước nặng Arak của Iran để nó không thể sản xuất plutoni. (Ảnh: AFP)
Theo một thỏa thuận riêng được ký kết năm ngoái giữa Iran và Trung Quốc, Tổng công ty hạt nhân quốc gia Trung Quốc đã ký hợp đồng thiết kế lại lò phản ứng nước nặng Arak của Iran để nó sẽ không thể sản xuất plutoni.
Trong cuộc họp kéo dài 3 giờ giữa Bộ trưởng ngoại giao Iran Zarif với người đồng cấp Vương Nghị ở Bắc Kinh hôm qua (20/5), phía Trung Quốc đã tái khẳng định cam kết của Trung Quốc nhằm bảo vệ thỏa thuận và đồng ý mở rộng hợp tác kinh tế giữa hai bên.
Trung Quốc là đối tác thương mại và xuất khẩu lớn nhất của Iran trong 10 năm qua. Trong năm 2017, thương mại hai chiều của họ đã tăng 21% so với năm trước đó, đạt 37,3 tỷ USD, và có hơn 200.000 giao dịch đã được thực hiện giữa hai nước.
Iran cũng là một phần quan trọng trong “Sáng kiến Vành đai và Con Đường” của Trung Quốc, sáng kiến nhằm tăng cường trao đổi thương mại và nâng cấp cơ sở hạ tầng kết nối châu Á, châu Phi và châu Âu, vì nước này nằm ở vị trí chiến lược giữa Đông và Tây. Iran đã ký một biên bản ghi nhớ để tham gia sáng kiến này vào năm 2016, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Tehran.
Minh Đức
Nguyễn thị Cỏ May: Ngày 19-05 hay “Phải chi đừng có…”
Trong thế kỷ qua, ở Việt Nam bỗng từ đâu xuất hiện một con người mà mặt thật được che giấu kỹ dưới nhiều lớp dày mỏng khác nhau, nhiều cách khác nhau. Từ đời sống bản thân, tên họ, tuổi tác… Đều bằng dối trá và bưng bít, do bản chất của con người gian ác.
Điều này, dĩ nhiên là một hiện tượng quái lạ đã khêu gợi sự tò mò của một số người nên đã làm tốn khá nhiều công sức và giấy mực, nhưng vẫn chưa phơi bày được đầy đủ sự thật. Thật rùng rợn! Con người đó là hắn. Có tên là Hồ Chí Minh.
Vì đặc tính không giống ai hết nên tưởng chỉ nói qua “tuổi tác” của hắn cũng chưa chắc đã rốt ráo. Và ai cũng biết chuyện này là cũ như giẻ rách, nói đi nói lại làm gì cho mất thì giờ và còn làm như chuyện này là nặng ký lắm vậy. Đúng. Nhưng nghĩ có nói thêm nhiều nữa thì vẫn chưa đủ. Nên có dư thì giờ thì cứ nói cho vài người đừng vội quên sự dối trá của hắn.
Về ngày sanh
Tài liệu chánh thức của Hà Nội đều nói ngày sanh của Hồ Chí Minh là ngày 19-05-1890. Hoàn toàn không đúng. Do bịa đặt có dự mưu gian ác. Chuyện này sẽ đề cập tiếp theo. Vậy còn những ngày sanh nào khác cũng chính thức, cũng do chính đương sự tự tay viết ra khai báo hay không? Có nhiều. Chỉ kể ra những ngày tháng đã được khám phá.
Theo sử gia Daniel Hémery trong quyển “Hồ Chí Minh, de l’Indochine au Vietnam”, Gallimard, Paris, xuất bản năm 1990, trên đơn xin vào trường thuộc địa (1) học để sau này trở thành người hữu ích cho chế độ Pháp, do tự tay Hồ chí Minh viết, ký tên Paul Nguyễn Tất Thành, khai năm sanh là 1892. Đơn gởi từ Marseille, thành phố cảng Miền Nam nước Pháp, ngày 15-09-1911, lúc ông vừa tới Pháp để tìm đường cứu thân và cứu cha. Đúng vậy vì ông đã nhiều lần gởi tiền bằng buu phiếu (mandat) về nhà cầm quyền Pháp ở Việt Nam và nhờ chuyển cho cha của ông. Thời gan sau, việc gởi tiền không thấy nói tới phải chăng vì ngưng do mất liên lạc?
Năm 1922, tại Paris, Hồ Chí Minh nhờ một người thợ kim hoàn tên Boulanger giới thiệu vào Hội Thợ Hồ. Ông lấy tên Nguyễn Ái Quốc chớ không phải Nguyễn Tất Thành vì tên này được nhiều người biết do ký tên dưới những bài “phong” trên tờ Le Paria (Người Cùng khổ) tuy là tên chung (Nguyễn Le Patriote, trước kia là tên Nguyễn Ố Pháp) của các Cụ viết cho Le Paria và tự tay khai năm sanh là 1895 (Jacques Dalloz, Les Vietnamiens de la franc-maçonnerie coloniale, Revue d’Histoire d’Outre-Mers, 3è Trimestre 1998, Paris, Société Française d’Histoire d’OutreMers).
Riêng năm sanh 1891 là do bà Thanh, chị và ông cả Khiêm, anh xác nhận rất cụ thể, với dẩn chứng. Trong quyển Đèn Cù, tác giả Trần Đĩnh có nhắc lại, với cả lời phủ nhận của Hồ Chí Minh “Của người ta sao, cứ để nguyên như vậy…”
Cứ để nguyên như vậy, tức ngày 19-05-1890!
Phải chăng vì ngày này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng với ông mà ông không muốn thay đổi để lấy lại ngày sanh thật của mình?
Hồ Chí Minh về Hà Nội, qua năm sau, ngày mùng 06-03-1946, ông ký với Pháp Hiệp ước Sơ bộ, đưa Việt Nam trở lại Liên Bang Đông Dương thuộc Liên Hiệp Pháp. Theo Hiệp ước, Việt Nam tương đối độc lập vì có chính phủ riêng, có Nghị viên, có tài chính riêng nhưng vẫn kẹt trong Liên Hiệp Pháp. Hồ Chí Minh sẳn sàng đón rước nhà cầm quyền Pháp tới thay thế quân đội Tàu để giải giới quân đội Nhật sau khi đầu hàng Đồng Minh.
Đô đốc d’Argenlieu, Toàn quyền Đông Dương, sau khi rời Lào, chiều ngày 18-05-1946 qua Hà Nội. Trong quan hệ chánh phủ với chánh phủ, d’Argenlieu là Đại diện Chính phủ Pháp tới, Việt Nam phải tổ chức lễ đón rước có cờ đúng theo nghi lễ. Hồ Chí Minh không thể làm khác hơn được. Ông bèn bảo Cụ Vũ Đình Quỳnh (2), thân phụ của nhà văn Vũ Thư Hiên hiện sinh sống tại Paris XI “Chú hảy kêu gọi dân chúng treo cờ trước nhà, cán bộ treo cờ ở Cơ quan, để đón rước Toàn quyền d’Argenlieu, nói là mừng ngày sanh của tôi. Nói thật ra, chẳng những chúng không thèm làm mà còn chửi cho mang nhục”.
Ký Hiệp ước Sơ bộ, còn long trọng đón rước quan Toàn quyền Đông Dương tới là biểu hiện tinh thần đầu hàng giặc, là phản quốc trong lúc dân chúng trên cả nước đang hừng hực tinh thần đánh Tây giành Độc lập.
Chắc chắn dân chúng Hà Nội chưa kịp quên hôm 02-09, Hồ Chí Minh trong diễn văn mừng ngày lễ độc lập đã long trọng tuyên thệ “Nếu Pháp đến xâm lăng lần nữa thì chúng tôi xin thề: không đi lính cho Pháp, không làm việc cho Pháp, không bán lương thực cho Pháp, không đưa đường cho Pháp”.
Trong Nam, cán bộ chính trị của Hà Nội gởi vào để Nam Nộ kháng chiến, hỏi Bảy Viễn tại sao không thi hành lệnh ngưng chiến, Bảy Viễn chửi thề “ĐM. Không ngưng bắn c. c gì hết. Chưa có Độc lập, cứ oánh nữa. Chừng nào có Độc lập mới thôi”.
Vậy là cờ đỏ sao vàng được treo lên trong ba ngày, từ ngày 18-5 đến hết ngày 20-5. Từ đó cứ tới cái ngày 19/5 là Hà Nội lại ra lệnh dân chúng treo cờ mừng sinh nhật của Hồ Chí Minh. Ngày bịa đặt ra nhưng cứ lập đi, lập lại, với cả bộ máy tuyên truyền cồng kềnh, phải trở thành như thật. Ngày sanh của Bác!
Nhưng Hồ Chí Minh còn âm muu rước Tây trở lại để cùng với Tây đi hành quân lên miền bắc tảo thanh các lực lượng đảng phái Quốc gia yêu nước đánh Tây vì Việt Minh lúc đó còn yêu để giành quyền lãnh đạo kháng chiến. Một mai kháng chiến thành công, với tư thế lãnh đạo kháng chiến, sẽ đưa Việt Nam lệ thuộc Bắc kinh như Hồ Chí Minh đã thỏa thuận với Mao (Jung Chang và Jon Halliday, “MAO: The Unknown Story”, 2005, Anchor Books và Random House).
Việt Nam ngày xưa thật sự có sinh nhật không ? Có nhưng chỉ trong phạm vi tín đồ Thiên Chúa giáo hoăc trong giới trưởng giả Tây học mà thôi. Người Thiên Chúa giáo không có ngày giỗ, chỉ có sinh nhật và họ mừng sinh nhật. Còn đại đa số dân chúng Việt Nam thì chỉ trọng ngày giỗ vì ngày giỗ mang đầy tính văn hóa dân tộc. Từ lễ giỗ tưởng nhớ người thân trong gia tộc, ra tới cúng tế Thần Hoàng, cúng tế những vị anh hùng dân tộc, tới Thần cho cả nước là Quốc tổ.
Hồ Chí Minh có chấp nhận sinh nhật, cũng không có gì đáng ngạc nhiên bởi ông là cộng sản tinh ròng. Mà cộng sản Liên Xô là Âu châu, con đẻ của Đế quốc tư bản cũng Âu châu. Riêng cộng sản ở Việt Nam là con đẻ của thực dân Pháp. Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh không còn là Việt Nam, mà là thành phần của giai cấp vô sản quốc tế.
Nói rõ vấn đề này, xin nhắc lại lời của Hồ Chí Minh: “Cái danh từ Tổ quốc là do các chính trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có Tổ quốc, cũng chẳng có biên giới”. (báo Thanh niên, phát hành tại Quảng châu, 20-12-1926).
Khi có dịp nhắc tới ngày sinh của Hồ Chí Minh, chắc nhiều người chưa quên bài thơ “Hôm nay 19-05” của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện:
Hôm nay 19-05
Tôi nằm
Toan làm thơ chửi Bác
Vần thơ mới hơi phang phác
Thì tôi thôi
Tôi nghĩ Bác
Chính trị gia sọt rác
Không đáng để tôi
Đổ mồ hôi
Làm thơ
Dù là thơ chửi Bác… (Hà nội, 1964)
Ngày nay, người ta cũng đã phơi bày khá nhiều sự gian dối của ông về vợ con, tình nhân từ lúc còn “bôn ba” ở Paris, ở Tàu, ở Nga cho tới hang Pắc Bó và về Hà Nội. Ở Tàu, Hồ Chí Minh đã chính thức cưới bà Tăng Tuyết Minh, y tá. Từ giã vợ, rời lục địa, ra ở Hồng Kông, ông bị cảnh sát Anh xét khách sạn vào 6 giờ sáng, bắt cùng với Nguyễn Thị Minh Khai, hai người còn nằm trên giường, không y phục trên người.
Và Nguyễn thị Minh Khai cũng thừa nhận mình là vợ của Hồ Chí Minh. Trong tờ khai tại Đại hội Quốc tế cộng sản năm 1935 ở Moscou, Nguyễn thị Minh Khai khai rõ bà là vợ của Hồ Chí Minh.
Chuyện vợ chồng này được đảng hợp thức hóa “Khi ngồi vào mâm đông đủ mọi người, anh Hà Huy Tập mới đứng dậy, trịnh trọng tuyên bố: Hôm nay Đảng làm lễ thành hôn cho anh Vương và chị Duy. Hiện nay Đảng ta còn nghèo, lại hoạt động trong vòng bí mật, không cho phép tổ chức lễ cưới lớn cho hai anh chị được, nhưng chúng ta vẫn rất vui. Chúng tôi chúc mừng cô dâu chú rể cộng sản bách niên giai lão”. (Nguyệt Tú, Chị Nguyễn Thị Minh Khai, nxb Phụ Nữ, Hà Nội, 1980)
Minh Khai sau đó lấy Lê Hồng Phong. Người con gái của bà tên Nguyễn Thị Hồng Minh. Không biết đây là con của Hồ Chí Minh hay của Lê Hồng Phong? Cũng lại một bí ẩn nữa. Tại sao cả chuyện vợ con chánh thức như vậy mà Hồ Chí Minh vẫn dấu như mèo dấu cứt? Phải chăng vì ông tuổi Tân Mão, cầm tinh con mèo?
Vả lại chuyện vợ con, cả mèo chuộc, có gì là xấu hổ? Có mà dấu, ăn quịt mới là xấu chớ.
Phải chi ngày ấy…
Ngày nay dân chúng trong nước, nhất là lớp trẻ Miền Bắc lần hồi biết rõ chân tướng Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên không mấy ai còn kính trọng ông như trước đây vì bị bưng bít và nhồi sọ. Nhìn về “bác”, có một bài thơ châm biếm, nguyền rủa đúng hơn, đầy cay đắng, uất hận:
Nếu ngày ấy bến Nhà Rồng đóng cửa
Nó lang thang quay trở lại Nghệ An
Làm giáo làng hay một chân thư lại
Thì ngày nay dân đã thoát lầm than.
Nếu ngày ấy, sông Sài Gòn nổi sóng
Nó đang leo bỗng rớt mẹ xuống sông
Bấy sấu đói đã reo mừng ruớc bác
Thì ngày sau xương đâu trắng cánh đồng
…Nếu nếu nếu, thêm một ngàn lần nếu
Bác chẳng đi! Đi chẳng có ngày về!
Về, thượng mã phong bờ hang Pác Bó
Thì ngày nay đâu có lũ u mê!. ”
Caubay (theo caphevanhanh, internet)
Chú thích:
(1) Trường Thuộc địa là trường dành riêng đào tạo công chức làm việc chánh quyền ở các xứ thuộc địa. Giống như ENA, Quốc Gia Hành chánh ngày nay. Sài gòn trước 75, có Hộc Viện Quốc gia Hành chánh, trường đào tạo nhơn viên làm việc cho chánh phủ. Giáo sư Nguyễn văn Bông, Viiện trưởng vị VC ám sát.
(2) Theo lời kể của ông Vũ Thư Hiên với tác giả sau buổi lễ tri điệu Tướng Tần Độ ở thành phố Jena, do anh em gốc sinh viên, công nhơn ở Đông Đức củ tổ chức để xác nhận lời kể của tác giả về giai thoại này nghe được ở Sài gòn.
Nguyễn thị Cỏ May, 18.05.2018
Vũ Thạch: HN7 – Hội nghị củng cố quyền lực không mấy thành công
Sau những vụ “đốt củi” rất thành công, đặc biệt phá tan 2 tụ điểm quyền lực tại TP/HCM và Đà Nẵng, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước tiên đoán rằng ở mức tối thiểu tại HN7 phe ông Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ loại hẳn Chủ tịch nước Trần Đại Quang ra khỏi bàn cờ và điền khuyết 2 hoặc 3 ghế trống tại Bộ Chính trị để đặt nền nhân sự cho Đại Hội Đảng 13. Đây là thời cơ thuận lợi và thời điểm xung yếu nếu ông Trọng muốn bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ và thống nhất quyền lực về một mối như lãnh tụ Tập Cận Bình tại đại hội tới. Thực tế đã không diễn ra như vậy.
Ông Trần Đại Quang không chấp nhận ra đi dễ dàng như ông Đinh Thế Huynh. Sự cố gắng trở về từ nơi chữa bệnh và góp mặt, góp tiếng của ông Quang tại Hội Nghị 7 đã phát ra một làn sóng năng lực đáng kể và trở thành lớp keo liên kết các phe phái không theo ông Trọng.
Hệ quả là tuy không mếu máo như ở cuối Hội Nghị 6 năm 2012, khi không kỷ luật được ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng lần này ông Trọng vẫn để lộ khá rõ các dự tính củng cố quyền lực của ông đã thất bại, không đạt được cả chỉ tiêu tối thiểu.
Người ta có thể thấy gì qua diễn văn kết thúc Hội Nghị 7 của TBT Nguyễn Phú Trọng ngày 12/5/2018?
Trước hết, về mặt ý nghĩa, tư tưởng nội dung, bản văn này hầu như chẳng có gì đáng bàn, vì chỉ dày đặc những câu chữ quá cổ điển, các ý niệm quá lỗi thời từ nửa đầu thế kỷ 20 và thế kỷ 19; các nhận định cũng quá lạt lẽo vì cứ theo đúng một công thức: “Đã đạt một số tiến triển nhưng còn giới hạn, bất cập”; và đầy rẫy các mâu thuẫn ngay cả trong cùng một câu.
Có lẽ thí dụ điển hình nhất về mức độ sáo ngữ là trong đoạn tóm tắt tình hình, ông Trọng nhắc đến cả “biến đổi khí hậu, nước biển dâng” nhưng lại không nhớ gì tới tình trạng môi sinh đang bị hủy hoại khắp nơi trên cả nước và không thấy gì đáng kể đang diễn ra trên Biển Đông.
Có thể nói toàn bộ diễn văn kết thúc chỉ để trang điểm hoặc tạo bối cảnh cho một quan tâm duy nhất. Đó là làm sao củng cố hàng ngũ nhân sự trung thành, qua 3 chủ điểm: Nhân sự trung ương, tăng lương cán bộ, và hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH).
Nhân sự Trung ương
Đây là lần đầu tiên người dân nghe đến tên gọi và con số 600 “cán bộ cấp chiến lược”. Nhưng có lẽ cũng chẳng ai hiểu tại sao lại gọi như thế. Dàn cán bộ đó chắc chắn không soạn thảo ra chiến lược cho quốc gia. Bộ Chính trị chưa hề chia sẻ trách nhiệm đó với ai cả. Hơn thế nữa, ngay cả trong nội bộ Bộ Chính trị, thực tế cho thấy thường chỉ vài người quanh Tổng Bí Thư thực sự quyết định và biết toàn bộ chiến lược mà thôi. Đơn giản vì trong mọi khóa Bộ Chính trị suốt từ ngày đầu luôn có những phe cánh kình nhau, và luôn có những ủy viên đang bị canh chừng và sắp bị thanh trừng, như Nguyễn Cơ Thạch, Trần Xuân Bách, Nguyễn Hà Phan, Đinh La Thăng, …
Khi hầu hết hàng ngũ 600 “cán bộ cấp chiến lược” này không được biết toàn bộ chiến lược thì họ cũng chẳng khác gì các cán bộ không nằm trong danh sách này về mặt thực hiện chiến lược, chỉ đơn thuần bảo đâu đánh đó, tức chẳng khác gì tình hình hiện nay. Nếu xét về mặt huấn lưyện, đầu tư đào tạo đặc biệt cho 600 “cán bộ cấp chiến lược”, người ta cũng không thấy ông Trọng đưa ra điều gì khác với cách đào tạo hiện nay, nghĩa là vẫn quay quanh “tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch HCM” và một số sáo ngữ.
Do đó, “cán bộ cấp chiến lược” chỉ đơn thuần là tên gọi mới cho dàn cán bộ thượng tầng đang nắm giữ các ghế Trung ương đảng, các ghế cao nhất trong mọi ban bộ thuộc hệ thống đảng và chính phủ cấp trung ương, và các ghế đầu tỉnh và thành phố, mà xưa nay gọi chung là dàn “cán bộ trung ương”. Vì thế, thông điệp của ông Trọng vừa mang tính quảng cáo tìm cán bộ đầu quân dưới trướng của ông sẽ được liệt vào vòng 600 cán bộ chiến lược để leo vào Trung Ương Đảng kỳ tới và giữ các ghế cao nhất; vừa mang tính hăm dọa đối với những cán bộ đang là ủy viên Trung Ương. Nếu họ không đầu quân theo ông Trọng sẽ không được ghi vào danh sách 600 và không thể tiếp tục ngồi các ghế cao nhất hiện nay.
Khi phải công khai dựng bảng tìm thuộc hạ thế này, khá rõ phe ông Trọng đã chấp nhận để lộ chứng cớ cho thấy họ chưa nắm được đa số ủy viên Trung Ương Đảng và còn cảm thấy bấp bênh trên con đường tiến tới Đại Hội Đảng 13. Các nỗ lực “hăm dọa” bằng lò củi trước HN7, các nỗ lực “thuyết phục” trong NH7 đều không đạt kết quả mong muốn và nay đành phải tiếp tục bằng quảng cáo hậu HN7. Con số “600” cũng mang tính tiếp thị, đủ lớn để tạo nhiều hy vọng cho các cán bộ xin đầu quân.
Tăng lương cán bộ
Bên cạnh các từ ngữ mang tính hoa lá cành như mức lương tối thiểu cho nhân dân theo thông lệ quốc tế, v.v. trọng tâm chính của phần này trong bài diễn văn kết thúc HN7 là lời hứa tăng lương cho hàng ngũ cán bộ, với chủ đích để mua sự trung thành của họ với cá nhân và phe phái ông Trọng.
Điều cần chỉ ra đầu tiên là trong tình trạng kinh tế khó khăn tứ bề hiện nay, để tăng lương cho toàn thể cán bộ, ông Trọng chỉ có thể ra lệnh in thêm tiền. Với một nền kinh tế không gia tăng GDP, hệ quả lập tức sau tiếng vỗ tay hồ hởi là mức gia tăng lạm phát vùn vụt, đủ để xóa sạch tác động của việc tăng lương. Nói một cách dễ hiểu là nếu lương tăng mà số lượng thực phẩm, hàng hóa vẫn vậy, người ta sẽ tranh nhau trả giá cao hơn để mua số thực phẩm, hàng hóa đó tới mức giá cả ngang hàng với số lương mới tăng. Như thế thì số thực phẩm và hàng hóa mỗi gia đình cán bộ có được trong tay vẫn như cũ. Đó là chưa kể đến tình cảnh của người dân thường (không phải cán bộ, không được tăng lương) nhìn giá cả hàng hóa tăng và số thực phẩm của gia đình teo lại.
Hơn thế nữa, tập thể cán bộ, kể cả ông Trọng, đều biết trong thực tế tình hình hiện nay, một người CSGT đã có thể kiếm thu nhập gấp mười lần lương chính thức, dài lên đến hàng bí thư tỉnh thành đang thu nhập gấp trăm lần tiền lương chính thức. Do đó, cho dù ông Trọng có tăng lương gấp đôi (200%) đi nữa cũng chẳng hấp dẫn gì mấy đối với các cán bộ đang nắm thực quyền, tức đang nắm các mối lợi béo bở.
Nếu dân thường còn thấy được thực tế đó thì khó mà ông Trọng và các cố vấn của ông không biết. Chính vì vậy mà biện pháp tăng lương, mua chuộc các cán bộ còn phải sống dựa vào tiền lương chính thức, tức các cán bộ cấp thấp và không có thực quyền, cho thấy mức độ thu hút của cánh ông Trọng không cao như các chuyên gia bên ngoài Việt Nam nhận định.
Hệ thống bảo hiểm xã hộ (BHXH)
Cũng vậy, bên cạnh các câu chữ mang tính hoa lá cành về thông lệ quốc tế hay ngay cả cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà chính ông Trọng cũng chưa chắc hiểu, người ta có thể nhận ra đối tượng của đoạn này trong bài diễn văn không phải là quảng đại quần chúng.
Lý do đơn giản ai cũng biết tại VN không có cái gọi là “quĩ” BHXH, tức không có chính sách giữ một khoản tiền lớn đầu tư kiếm lãi với mức rủi ro thật thấp, để lo cho các công dân bị tai nạn, mất sức lao động, và lo cho thế hệ đến tuổi hưu. Chính sách trong nhiều năm qua là thu được bao nhiêu tiền BHXH sử dụng hết bấy nhiêu cho các chuyện khác. Còn khâu xuất ra lo cho những người đã đóng BHXH lại dựa vào cái máy in tiền mới của nhà nước và khả năng lật lọng của dàn cán bộ BHXH. Hệ quả là vô số người dân dở khóc dở cười khi biết mình mất trắng số tiền BHXH đã đóng suốt nhiều năm, hay chỉ còn được lãnh số tiền đáng vài tô phở mỗi tháng.
Nếu đã biết chủ đề BHXH là vết thương nhức nhối lâu năm của đại khối người dân mà nhà nước không thể giải quyết thì ông Trọng cố tình nhấn mạnh trong diễn đàn kết thúc HN7 để làm gì? Câu trả lời thỏa đáng duy nhất là vì khối đối tượng cán bộ đã nghỉ hưu.
Cho đến nay, lương hưu của cán bộ, đảng viên khác hẳn lương hưu cho công nhân viên thường và dân chúng. Ông Trọng hẳn muốn nhắc nhở giới cán bộ, đảng viên lớn tuổi về sự ràng buộc giữa cuốn sổ hưu và lòng trung thành với chế độ, tức trung thành với người đang đứng đầu chế độ.
Rất tiếc cho ông Trọng, thông điệp nhắm vào khối cán bộ đã nghỉ hưu này cũng không để lại ấn tượng gì lớn theo hướng ông muốn, nhưng lại càng để lộ mức vội vã, quính quáng của phe ông.
Câu hỏi bật lên trong đầu nhiều người là tại sao cánh ông Trọng đang có vẻ lên như diều, “đốt củi gì cũng cháy“, lại bỗng dưng khựng lại ở Hội Nghị 7, và chuyển qua thái độ “khẩn khoản quơ cào” hậu hội nghị như thế?
Xem ra tình hình mở rộng hàng ngũ dưới trướng ông Trọng không mấy khả quan. Các vụ đốt lò thay vì tăng tính thu hút với sự hứa hẹn “sẽ được bảo vệ nếu thờ chủ mới” có vẻ như đang tạo tác động ngược trong hàng ngũ cán bộ đang có tài sản lớn, dù đang tại chức hay vừa hạ cánh an toàn. Họ không tin vào các hứa hẹn nhưng lo sợ nhiều hơn về khả năng bị lừa vào bẫy để xẻ thịt. Trường hợp ông Đinh La Thăng được kéo vào Bộ Chính trị và trao cho ghế Bí thư TP/HCM trước khi bị lôi đi xẻ thịt là thí dụ cực lớn.
Với thực tế đó, ông Trọng khó có chọn lựa nào khác ngoài việc gia tăng nỗ lực “lôi lò đốt đi khắp miền Nam” để giành lại từng ghế cho phe mình. Liệu cách làm chậm chạp đó có kịp để dàn xếp nhân sự cho Đại Hội Đảng 13 không, và nhất là liệu các phe cánh đang nắm quyền tại các bộ, đặc biệt Bộ Công An, và các tỉnh thành có tiếp tục ngoan ngoãn xếp hàng đi vào lò không?
Có vẻ như lúc này chỉ ông Trần Đại Quang biết câu trả lời.
Vũ Thạch
Nhân sinh nếm hết cay đắng ngọt bùi mới biết bình thản là tốt nhất
Từng bước qua sóng gió gập ghềnh mới biết rằng bình an thật tốt…
Từng nếm trải chua cay mặn ngọt mới biết rằng bình thản thật tốt.
Từng kinh qua mọi cảnh thịnh suy mới hiểu rằng biết đủ là tốt.
Vắt kiệt tâm tưởng mới biết hồ đồ là tốt nhất.
Con người trải qua sự tôi luyện của năm tháng mới bình hòa và khoáng đạt hơn, ít đi những lời sắc nhọn và bao vướng mắc.
Ngày xưa nổi trận lôi đình ai nói thế nào cũng không nhẫn được.
Ngày nay tức giận chớp mắt quay đầu nhìn lại đã thấy chẳng cần thiết phải như vậy.
Thời gian dần xóa nhòa những ngông cuồng thuở thiếu thời và lắng đọng lại ấm lạnh riêng cõi lòng ta
Thời trẻ chỉ vương một chút nỗi đa sầu đa cảm cũng thấy lòng thổn thức mãi không nguôi.
Sau khi trưởng thành ta mới học được cách: Càng đau càng cố giữ cho nét mặt mình không biến sắc, càng khổ càng giữ cho lòng mình trầm lắng, tĩnh tại.
Ban đầu ta hồ đồ mà giả như đã tỏ tường.
Sau này ta tỏ tường lại giả như hồ đồ.
Có một vài việc, nhìn rất rõ nhưng chẳng thể nói rõ.
Có một số người ta hiểu rất sâu nhưng đoán chẳng nhìn thấu tâm can họ.
Có những cái lý, nghĩ chẳng thể thông nhưng cứ làm thì lại thuận.
Cứ ngỡ rằng thế giới thuần khiết ấy thế mà sự đời chẳng giống như nguyện ước.
Cứ muốn mọi sự viên mãn nhưng chẳng được tròn tâm nguyện.
Cứ muốn lòng người giản đơn nhưng sao lòng lại chứa cả bầu tâm sự…
Bước qua tuổi thanh xuân có rất nhiều điều lắng đọng lại trong tâm hồn chúng ta. (Ảnh: pxhere.com)
Con người đến tuổi trung niên mới dần ngộ thấu một vài điều
Xin hãy nhớ:
Thà rằng giả ngốc, cũng đừng tự cho rằng mình là người thông minh.
Thà là người bình thường cũng đừng mua danh bán tước.
Thà tự tin, chứ đừng mê mờ, bi quan.
Thà khỏe mạnh chứ đừng theo đuổi công danh lợi lộc.
Thà nỗ lực chứ đừng ngồi rỗi nhàn tênh.
Trên đời không có người không vui vẻ, chỉ có người không chịu làm mình vui vẻ mà thôi.
Có người sống vì tình yêu, có người sống vì vật chất.
Có người sống vì dung nhan, có người sống vì tiền đồ.
Nhưng khi phải lựa chọn những điều này hay được ở với người mình chung sống, bạn mới hiểu được rằng: Tiền đủ tiêu là được rồi, dung mạo không đến nỗi khiến người khác kinh sợ là được rồi.
Kỳ thực hạnh phúc chân chính đâu cần một tiêu chuẩn rõ ràng, giản đơn chỉ là nụ cười nhiều hơn nước mắt. Khi ấy bạn cũng đã tìm được đúng người rồi đó thôi.
Hạnh phúc thực sự chỉ là những điều giản đơn. (Ảnh: drtungs.com)
Sống trên cõi đời này đừng gian trá, đừng quá si tình, cũng đừng quá tinh ranh, đừng quá giảo hoạt.
Cứ làm người một cách giản đơn thì lòng không hổ thẹn.
Cứ làm tròn phận sự, cũng như chẳng bắt nạt người.
Sống một cách đường hoàng, xứng đáng với lương tâm của mình.
Sống có tình có nghĩa, đừng phụ tấm chân tình của người khác!
Kiếp người đâu có dài, hãy đối diện với cuộc sống bằng tấm lòng mãn nguyện, hạnh phúc sống nốt nửa phần đời bình dị còn lại chúng ta.
Từng bước qua sóng gió gập ghềnh mới biết rằng bình an thật tốt.
Từng nếm trải chua cay mặn ngọt mới biết rằng bình thản thật tốt.
Từng kinh qua mọi cảnh thịnh suy mới hiểu rằng biết đủ là tốt.
Từng vắt kiệt tâm tưởng mới biết hồ đồ mới thực là điều tốt nhất.
Theo Soundofhope
Minh Nguyệt biên dịch
Minh Nguyệt biên dịch
Lời cha dạy con lúc lâm chung: ‘Đừng cầu vào tổ tiên, hãy dựa vào chính mình’
Đọc mấy chữ của cha, người con trai rúng động hết tâm can, cả đời khắc cốt ghi tâm. Con cháu được truyền thụ chân lý này, đối nhân xử thế không hổ thẹn với tổ tiên, học vấn nghiên cứu tu dưỡng đều có kiến giải độc đáo.
Trịnh Bản Kiều tên là Trịnh Tiếp, tự là Khắc Nhu. Bản Kiều là danh xưng của ông. Ông quê ở Giang Tô, Hưng Hóa, làm tiến sỹ dưới thời vua Càn Long đời nhà Thanh. Ông tạm trú ở Dương Châu, được mệnh danh là “Tam tuyệt”: thơ, họa, và thư pháp nổi tiếng một đời.
Trịnh Bản Kiều làm quan thanh liêm, giản dị, yêu thương dân như con, ông từng dốc hết bổng lộc và mở cửa kho để cứu người hoạn nạn, để lại tiếng thơm muôn thuở. Ít ai biết được ông còn có phương pháp giáo dục con độc đáo trí tuệ, giúp con cháu trong nhà phát huy năng lực, trở thành bậc hiền tài.
Chuyện kể rằng Trịnh Bản Kiều lúc lâm chung, người thân đau buồn khôn xiết, nhưng bản thân ông lại thể hiện tinh thần mạnh mẽ sáng suốt. Con trai ông hỏi, cha có điều gì dạy bảo? Ông nói với con trai rằng: “Muốn ăn bánh màn thầu do chính tay con làm”.
Ước nguyện của cha nào dám trái lời. Con trai ông xuống bếp mày mò. Ngày thường trong thư phòng đọc sách luyện chữ, vào bếp chân tay luống cuống, bối rối, làm bánh màn thầu cứ như lâm trận. Làm đi làm lại mấy lần vẫn không thành. Cha già thoi thóp, dồn hết tinh lực chờ đợi, cuối cùng cũng chẳng đợi được đến khi người con trai làm bánh thành công.
Trịnh Bản Kiều đến phút cuối lâm chung vẫn không quên dạy con bài học làm người. (Ảnh: asajikan.jp)
Con trai của Trịnh Bản Kiều gào khóc rống lên. Đau đớn hối hận ngày thường chưa học được cách làm bánh, cảm thấy những việc nhỏ nhặt tầm thường học được cũng không dễ, hối hận đã không thể thỏa nguyện cha già lúc lâm chung. Khi đích thân thay y phục cho cha, người con trai thấy ở dưới gối có mẩu giấy, trên có mấy chữ:
“Đừng cầu vào tổ tiên, hãy dựa vào chính mình”
Đọc mấy chữ của cha, người con trai rúng động hết tâm can, cả đời khắc cốt ghi tâm. Cha già lâm chung khó mà nhắm mắt, cũng chỉ hy vọng cháu con tự lập tự cường.
Dựa vào người khác không bằng dựa vào bản thân, đây là phương sách hay mà Trịnh Bản Kiều đã dạy con. Chấn động lúc lâm chung, chính là thâm ý của người cha yêu thương con. Có lẽ Trịnh Bản Kiều biết rõ khả năng tự lập của con còn khiếm khuyết. Cũng có lẽ Trịnh Bản Kiều đã trải qua gập ghềnh trắc trở, hiểu rất rõ tầm quan trọng của tự lập.
Dựa vào người khác không bằng dựa vào bản thân, đây chính là chân lý giáo dục con em mà Trịnh Bản Kiều để lại cho hậu thế. Con cháu Trịnh Bản Kiều được truyền thụ chân lý này, đối nhân xử thế không hổ thẹn với tổ tiên, học vấn nghiên cứu tu dưỡng đều có kiến giải độc đáo.
Nam Phương – Thanh Ngọc
Duyên đến hay đi đều bởi số Trời, cưỡng cầu là đau khổ, tính toán là hại thân
Có câu: “Nhân sinh kỷ hà”, đời người được có bao lâu? Vậy cớ gì phải tính thiệt hơn. Chúng ta đại đa số đều sống với những tính toán thiệt hơn, nhưng thực tế có những người nghĩ khôn mà dại, có những người tưởng dại lại hóa khôn.
Thế nên, cha ông ta mới nói: “Người tính không bằng trời tính”, sống chân thành, ở thủy chung mới là người hạnh phúc.
Nhiều người cho mình là thông minh nên thường hay tính toán, nhưng nhìn từ góc độ khác thì đây chính là người sống so bì. Có một điều hiển nhiên: Người sống so bì thì không thể hạnh phúc, đây là định luật muôn đời vạn kiếp bất biến.
Đôi khi có những người cứ nghĩ bản thân thông minh nhưng sau cùng lại là quá dại, bởi đa phần người tính càng nhiều, mất cũng lại càng nhiều, cái họ được thường lại chẳng bằng cái mất, được là cái bề mặt nổi trôi, mất là cái tôi bản ngã.
Khi chúng ta đặt nặng vấn đề được và mất cho bản thân thì cũng chính là lúc họ mất đi sự tĩnh lặng trong tâm hồn. Mà hạnh phúc được sinh ra là nhờ sự an lạc trong cuộc sống, trí huệ được sinh ra là nhờ sự tĩnh lặng của tâm hồn.
Tâm tĩnh vạn sự hòa,
Tầm phiền sầu khắc tới.
Hạnh phúc được sinh ra là nhờ sự an lạc trong cuộc sống, trí huệ được sinh ra là nhờ sự tĩnh lặng của tâm hồn. (Ảnh: beliefnet.com)Tầm phiền sầu khắc tới.
Một người cứ chìm đắm trong được mất, hơn thua thì cũng có nghĩa là họ sống trong suy tư, phiền muộn, vậy vui vẻ ở đâu ra?
Có câu: “Làm người chỉ cần sống thiện lương, trời đất ắt sẽ có an bài”, chúng ta có những người cả đời ngược ngược xuôi xuôi, đêm ngày vất vả cũng chỉ để là kiếm tìm cho mình hai chữ hạnh phúc, bình an. Tuy nhiên hạnh phúc là gì, và bình an thử hỏi nơi đâu? Đâu là kim chỉ nam cho ta tìm về chân lý?
Tĩnh tâm mà suy nghĩ, chúng ta sẽ thấy rằng, lúc chúng ta càng xuôi ngược tranh đấu, kiếm tìm lại chính là lúc chúng ta xa rời hạnh phúc, xa rời sự an lạc vốn có của tâm hồn nhất.
Nhân sinh như mộng, hạnh phúc ở đâu, an lạc chốn nào?
Kỳ thực, hạnh phúc, niềm vui, sự an lạc luôn hiện hữu quanh ta, nó được bắt nguồn từ chính sự giác ngộ trong tâm hồn mỗi con người. Khi ta biết đủ, biết hài lòng với những gì mình đang có, để cho tâm hồn mình được lắng đọng, ta sẽ bất chợt nhận ra rằng, hạnh phúc luôn kề bên.
Hạnh phúc…
Đó chính là mỗi sớm mai thức dậy, thấy con cười, thấy dáng mẹ an vui. Thấy bình minh ló rạng phía chân trời, mỗi ngày mới ta sống đời ý nghĩa. Không bon chen, không được mất với ai, bởi ở nhà có mẹ già, con trẻ. Và vợ hiền sớm tối ngóng chờ ta, mỗi buổi tan ca bình an vô sự…
Ai đó đã từng nói: “Vạn cảnh tùy tâm sinh, vạn sự tùy tâm biến”. Khi chúng ta buông bỏ truy cầu, tham sân, si hận, có được sự lĩnh lặng trong tâm thì khi đó nhìn cảnh đâu đâu cũng hữu tình tươi đẹp, còn gặp người thì ai ai cũng hiền hòa, niềm vui tự tại.
Vạn cảnh tùy tâm sinh, vạn sự tùy tâm biến. (Ảnh: giacngo.vn)
Đường đời vạn nẻo, lòng người đa đoan, vạn sự đa màu. Trong cuộc sống thì việc gì đến hãy cứ để nó đến, việc gì đi hãy cứ để nó đi, thuận cảnh, tùy duyên, hà tất phải hữu cầu? Ai đó đã từng viết: “Hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình”, kỳ thực, hoa đến ngày hoa lìa cành xa lá, nước đầy nguồn, nước chảy về xuôi.
Khi hoa kia đến lúc phải lìa cành thì dù cây kia có muốn níu, lá kia chẳng muốn rời thì hoa kia vẫn cứ phải rời. Nước đầu nguồn, khi đầy ắt sẽ chảy, khi đó, đá muốn giữ, sông chẳng muốn rời thì cũng ích gì đâu? Làm người cũng lại như vậy, mỗi một việc đến và đi đều do chữ duyên cả, cưỡng cầu chính là đau khổ, tính toán chính là hại thân.
Vậy nên, để đúc kết lại mà nói, thì người sống không tính toán mới là người thông minh nhất. Sống an nhiên tự tại, thoải mái với lòng, mắt nhắm, tay buông, được mất hơn thua thì cũng thấy chẳng có gì khác biệt.
Trăm năm một kiếp thân người ấy
Sướng, khổ được vui nào tại phận
Mà bởi lòng sân si được mất
Buông bỏ hơn thua, lòng tự tại
Ấy cảnh thiên đường tại thế nhân.
Sướng, khổ được vui nào tại phận
Mà bởi lòng sân si được mất
Buông bỏ hơn thua, lòng tự tại
Ấy cảnh thiên đường tại thế nhân.
Minh Vũ
Buông bỏ lợi danh, nhẹ chữ tình, mượn cả trần gian kiếp nhân sinh
Tiểu mục Văn thơ là bức ký họa thơ ca mà chuyên mục Nghệ Thuật Đại Kỷ Nguyên muốn dành tặng độc giả, để tìm về với nơi thuần khiết sâu thẳm nhất của trái tim mình, như một nốt lặng trầm quý giá trong bản nhạc cuộc sống thường nhật ồn ào, sôi động.
Mượn lớp nhân bì để là taMượn dáng hình hài của mẹ chaMượn lương thực phẩm nuôi ta lớnMượn phúc tổ tiên đức ông bà.
Mượn lớp nhân bì để là ta. Mượn dáng hình hài của mẹ cha. (Ảnh: youtube.com)
Mượn tình,mượn nghĩa mượn nhân duyênMượn niềm vui chung…nỗi buồn riêngMượn lời khen chê cùng chỉ tríchMượn bạn quanh ta…cả láng giềng…
Mượn cả trần gian kiếp nhân sinhVừa luyện vừa tu thoát vô minhChân lý Phật Pháp càng triển hiệnBuông bỏ lợi danh nhẹ chữ tình!
Mượn cả trần gian kiếp nhân sinh. Vừa luyện vừa tu thoát vô minh. (Ảnh: pinterest.com)
THP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét