TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

    GENERAL WORLD NEWS

MG Lương Xuân Việt.jpg
8th. Army Logo.jpg
BG-luong-320x400.jpg


220px-USAGH-CREST.jpg











Nổ tại Trụ sở công an phường 12, quận Tân Bình

Tấm bạt che phủ mặt tiền bị hư hỏng của đồn công an ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20 tháng 6 năm 2018 sau một vụ nổ đã làm bị thương một công an gần nơi xảy ra các cuộc biểu tình lớn tại thành phố này trong tháng này.
Tấm bạt che phủ mặt tiền bị hư hỏng của đồn công an ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20 tháng 6 năm 2018 sau một vụ nổ đã làm bị thương một công an gần nơi xảy ra các cuộc biểu tình lớn tại thành phố này trong tháng này.
 AFP
Truyền thông trong nước loan tin cho biết, vào khoảng 2 giờ chiều ngày 20/6, một chiếc xe máy đậu tại khu vực trước Trụ sở công an phường 12, quận Tân Bình bất ngờ phát nổ khiến một nữ công an đang làm nhiệm vụ bị thương nhẹ.
Lực lượng chức năng quận Tân Bình ngay sau đó đã có mặt và phong tỏa hiện trường. Giao thông một đoạn trên đường Trường Chinh cũng bị ùn tắc vì người hiếu kỳ.
Người dân địa phương cho báo chí biết họ nghe thấy hai tiếng nổ lớn mà không biết chuyện gì xảy ra.
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng Phòng tham mưu công an thành phố Hồ Chí Minh cho báo Pháp Luật biết hiện cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân vụ nổ. Ông nói công an chưa thể xác định được nổ bom hay nổ xăng, tự nổ hay do tác động từ bên ngoài.
Hình ảnh mà truyền thông trong nước loan đi còn cho thấy một số hư hại ngay tại trụ sở Công An Phường.

Vụ người Mỹ gốc Việt bị bắt ở Sài Gòn ‘tới’ Tổng thống Trump

20/06/2018
Anh Will Nguyễn và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã được dân biểu nước này chính thức yêu cầu “can thiệp” vụ anh Will Nguyễn bị bắt trong khi tham gia biểu tình chống Dự luật Đặc khu và An ninh Mạng ở Việt Nam, đúng ngày thanh niên Mỹ gốc Việt này nói trên truyền hình rằng hành động của mình “sai trái với pháp luật Việt Nam”.
Trong bức thư đề ngày 19/6, ba dân biểu Jimmy Gomez, Alan Lowenthal và Luis Correa, đại diện cho các địa hạt ở California, tiểu bang nơi nhiều gốc Việt sinh sống, “thông báo” cho ông Trump viết về việc anh William Anh Nguyễn (thường gọi là Will Nguyễn) “đang bị giữ một cách bất công ở Việt Nam”.
Thư gửi tới địa chỉ Nhà Trắng còn thuật lại chuyện người Mỹ gốc Việt cư ngụ ở tiểu bang Texas này “tham gia một cuộc tuần hành ôn hòa ở TP HCM hôm 10/6”, đồng thời trích thông tin của nhân chứng nói rằng anh Will Nguyễn “đã bị tấn công dã man” trước khi bị cảnh sát bắt.
Các đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy, cùng với một số người khác, thanh niên từng theo học Đại học Yale bị nhiều người mặc thường phục và đeo khẩu trang cùng màu túm chân, tay, kéo lê trên đường phố tới một chiếc xe buýt, trong khi đầu và mặt vấy máu.
Công dân Mỹ này sau đó còn bị đá và bị chụp vào đầu một thứ giống như một chiếc túi màu vàng. Theo quan sát của phóng viên VOA tiếng Việt, Facebook đã khuyến cáo người sử dụng trước khi mở xem video bị trang này coi là "bạo lực”.
“Việc đối xử khủng khiếp như vậy với một người Mỹ là một sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Chúng ta không thể ngồi yên khi một trong các công dân của chúng ta vẫn bị một chính phủ nước ngoài giữ trái phép”, bức thư viết tiếp.
“Chúng tôi kêu gọi ngài nhanh chóng can thiệp vào vụ bắt giữ ông William Nguyễn và kêu gọi hủy bỏ mọi cáo trạng đối với ông ấy”.
Một ngày trước các dân biểu trên gửi thư cho Tổng thống Trump, Đài Truyền hình TP HCM (HTV) phát một bản tin, trong đó công dân Mỹ gốc Việt nói rằng “Will hiểu là hành động của Will là vi phạm” và “sai trái với luật pháp Việt Nam”.
“Mình đã cản trở giao thông, cũng đã gây chuyện cho gia đình và bạn bè. Will sẽ không tham gia các hoạt động mà chống phá chính quyền”, người học thạc sĩ về chính sách công tại Trường Lý Quang Diệu ở Singapore nói bằng tiếng Việt giọng lơ lớ như người nước ngoài.
Đoạn video ngắn quay bản tin của HTV chiếu trên vô tuyến có cảnh anh Will Nguyễn đứng trước một chiếc ôtô của cảnh sát, trong khi có một nhóm người không rõ là ai đứng đẩy xe về hai phía. Tuy nhiên, không thấy hình ảnh công dân Mỹ này bị kéo lê trên đường phố.
Bình luận về bài báo của tờ New York Times viết về việc anh Will Nguyễn “tự thú”, anh Kevin Webb, một người bạn lâu năm từng học ở Đại học Yale, viết trên Facebook: “Giờ các vị đã có cái các vị muốn. Giờ hãy thả cậu ấy” kèm theo thẻ #freewilly (trả tự do cho Willy – tên gọi thân mật của William Anh Nguyễn).
Trao đổi với VOA tiếng Việt sau khi báo chí Việt Nam đưa tin công dân Mỹ gốc Việt “bị truy tố tội gây rối trật tự công cộng”, anh Webb nói rằng Will “thực sự quan tâm tới người dân Việt Nam” và anh “không nghĩ Will là người có thể kích động bạo lực hay bạo loạn nơi công cộng”.
“Cậu ấy là người biết suy nghĩ, một người có học thức và lâu nay thích nghiên cứu về Việt Nam. Cậu ấy thích thú chứng kiến sự thể hiện của người dân ở mức độ chưa từng có”, anh Webb nói.
Một người bạn lâu năm khác cùng học tại Yale, chị Mary-Alice Daniel, cũng có cùng quan điểm với anh Webb khi cho rằng với tính cách của Will Nguyễn, anh “không thể là người gây rối”.
“Cậu ấy có mặt ở đó để chứng kiến điều cậu ấy nghĩ là một sự thể hiện hòa bình quyền tự do hội họp của người Việt Nam, chứ không phải vì mục đích chính trị nào”, chị Daniel nói.
Fadhil Daud và Megha Janakiraman, hai người bạn khác từng học tại Singapore với công dân Mỹ gốc Việt, cũng nói rằng anh Will Nguyễn “yêu Việt Nam” và không phải là người có thể thực hiện việc “gây rối”.
“Các lập luận và quan điểm của cậu ấy luôn thể hiện rõ ràng và hợp lý. Kể cả trong các cuộc thảo luận sôi nổi, Will luôn có cái đầu lạnh và không phản ứng một cách thái quá. Trao đổi ý kiến một cách dân chủ là điều cậu ấy luôn đề cao”, chị Janakiraman, từng học với Will Nguyễn khóa thạc sĩ tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu ở Singapore, nói.
Đưa tin về quyết định truy tố, Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời cơ quan chức năng cáo buộc anh Will Nguyễn “cùng nhiều người tụ tập, gây rối trên tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa”.
“Ở giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lý Chính Thắng, quận 3, Nguyen William Anh đã trực tiếp yêu cầu những người trong lực lượng chức năng phải di dời các xe đặc chủng để đoàn người đi qua. Khi yêu cầu không được đáp ứng, Nguyen William Anh đã leo lên xe đặc chủng, hô hào, kêu gọi nhiều người khác vượt qua chốt chặn”, hãng tin của nhà nước Việt Nam viết.
Trên trang Facebook, chị Victoria Nguyễn, em gái của Will Nguyễn, viết: “Đừng để chuyện tuyên truyền đánh lừa bạn. CHẤM HẾT”.

Các dân biểu Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do cho Will Nguyễn

Bức thư ký tên bởi mười lăm dân biểu Hoa Kỳ gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ vào hôm 15 tháng 6 năm 2018.
Bức thư ký tên bởi mười lăm dân biểu Hoa Kỳ gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ vào hôm 15 tháng 6 năm 2018.
 RFA
Mười lăm dân biểu Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 6 đã gửi thư đến Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo và Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh kêu gọi hành động nhằm trả tự do cho William Anh Nguyễn.
Hai bức thư được ký tên bởi mười lăm vị dân biểu gồm Jimmy Comez, Alan S. Lowenthal, J. Luis Correa, Grace F. Napolitano, Scott H. Peters, Gerald E. Connotty, Zoe Lofgren, Edward R. Royce, Ro Khanna, Anna G. Eshoo, Mark Takano, Barbara Comstock, Luis V. Gutiérrez, Brad Sherman và Donald S. Beyer, Jr.
Mười lăm dân biểu trên đã yêu cầu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo phải điều tra ngay lập tức hành động ‘vi phạm nhân quyền’ và phải làm tất cả mọi thứ có thể để bảo đảm Will Nguyễn được thả khỏi trại giam.
Các vị dân biểu nhấn mạnh trong bức thư gửi ông Pompeo rằng hành động đối xử phản cảm dành cho một công dân Mỹ như vậy là vi phạm nhân quyền và không thể bỏ qua. Họ thúc giục ông Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ can thiệp nhanh chóng vào hành động bắt giam và yêu cầu hủy bỏ mọi cáo buộc đối với Will Nguyễn.
Mười lăm dân biểu Hoa Kỳ cũng đã yêu cầu một buổi họp với ông Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh để làm việc chung nhằm đảm bảo việc trả tự do ngay lập tức cho Will Nguyễn.
Ngoài ra, các vị dân biểu cũng yêu cầu Việt Nam cung cấp thuốc men cần thiết và các dịch vụ lãnh sự nhằm đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của Will.
Cả hai bức thư trên đều cho biết William Nguyễn, một thanh niên Mỹ gốc Việt đến thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 9 tháng 6 và tham gia biểu tình ôn hòa phản đối Dự luật đặc khu của Việt Nam vào ngày hôm sau đó. Các vị dân biểu cũng nói rõ vì công an Việt Nam muốn kiểm soát các cuộc biểu tình, William Nguyễn đã bị đánh vào đầu và chảy máu khi bị lôi lên một xe tải công an.

Công dân Mỹ gốc Việt William Nguyễn bị bắt vì 

biểu tình, 

lên truyền hình HTV

William Nguyễn bị kéo lê trên đường phố Sài Gòn hôm 10/6/2018.
William Nguyễn bị kéo lê trên đường phố Sài Gòn hôm 10/6/2018.
Courtesy of Citizen
Anh William Nguyễn, người Mỹ gốc Việt, bị bắt trong ngày biểu tình 10/6 vừa rồi, xuất hiện trên Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh- HTV tối thứ hai 18/6.
AFP loan tin dẫn phát biểu của anh này trên HTV rằng anh lấy làm tiếc những hành động của anh vừa qua là phạm luật Việt Nam, gây tắt nghẽn giao thông trên đường ra sân bay, gây phiền nhiễu cho người thân và gia đình.
Anh còn nói thêm là anh sẽ tránh xa những cuộc tập trung trong tương lai, không tham gia vào bất cứ hành động chống phá nhà nước Việt Nam nào nữa.
Trước đó cơ quan an ninh đã khởi tố anh William về tội gây rối trật tự công cộng.
Trong ngày biểu tình 10/6 chống luật đặc khu và an ninh mạng người ta đã thấy nhiều đoạn video cảnh anh William bị một nhóm người mặc thường phục kéo lê trên đường phố và tống lên xe.
Trước đó anh William có đưa lên Twitter hình ảnh đám đông biểu tình và bày tỏ quan điểm ủng hộ người Việt Nam thực thi quyền công dân phản đối bất công.
Tòa Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã lên tiếng lo lắng về trường hợp của anh William, còn Bộ Ngoại giao Việt Nam thì nói anh bị bắt là do phạm luật và không hề bị đánh đập.
Theo AFP thì hình thức thú nhận được dàn dựng là phổ biến tại Việt Nam với việc những người bị cáo buộc phải công khai lên tiếng nhận tội; thường để đổi lại một mức án nhẹ hơn. Trong khi đó thì các tổ chức theo dõi nhân quyền cáo buộc nhà nước độc đảng Việt Nam về việc cưỡng bức phải đưa ra những tuyên bố nhận tội như thế.
Trường hợp của anh William Nguyễn cũng không phải là lần đầu tiên những người bị bắt vì biểu tình ở Việt Nam, hay hoạt động đối kháng lên truyền hình nhận tội như anh này.
Anh William Nguyễn, 32 tuổi, sinh ra ở Mỹ và đã tốt nghiệp đại học. Vào tháng tới, anh sẽ nhận bằng thạc sĩ tại Singapore.
Ngay sau khi anh bị bắt, gia đình anh đã đến Washington DC để vận động chính giới Hoa Kỳ can thiệp. Em gái anh có nói với đài RFA rằng anh rất quan tâm đến đất nước và dân tộc Việt Nam.



















































































































































































































"Cứ điểm Tân Sơn Nhất"

CS đang rơi vào thế bị động

Nguyễn Minh Tâm (Danlambao) - Dạo một vòng quanh Sài Gòn hai ngày thứ bảy và chủ nhật vừa qua bạn sẽ thấy điều đó. Nhiều người đi đường đang tự hỏi sao đường phố lúc này CA, CSCĐ, dân quân tự vệ, trật tự đô thị, 113, áo xanh áo vàng, áo xám... lại đông đến vậy. Gần như ngã tư nào cũng có, và đặc biệt đoạn đường Trường Sơn, từ công viên Hoàng Văn Thụ, đến cầu vượt, vòng xoay trước khi vào sân bay bọn chúng đứng trải dài suốt đoạn đường. Thậm chí chỗ người dân đứng đợi đón thân nhân bên ngoài bải giữ xe của phi trường Tân Sơn Nhất cũng đầy CA, CSCĐ, áo xanh, áo xám và an ninh phi trường. Bọn chúng đứng lố nhố cầm dùi cui, căng mắt nhìn dòng người qua lại, không có vẻ kiêu ngạo, ăn tươi nuốt sống người khác như ở khu vực Nhà thờ Đức Bà, ngược lại ở đây bọn chúng đầy vẻ sợ hãi mệt mỏi. Bất kỳ một ai dừng xe lại đều có ngay vài anh đến xua đuổi đi mau, đi mau, còn nếu chống cự thì... áp tải luôn. Bất kỳ một người nào đi bộ ở công viên hay lề đường đều bị hốt sạch. Nhiều người nói ngay cả những khu chợ, ngã tư ở vùng xa SG như quận 7, Gò Vấp… CA, áo xanh, áo vàng cũng đứng đầy, suốt ngày.

CS phải bung ra một lực lượng gấp 4-5 lần trước để trấn áp toàn thành phố. Và khu vực Hoàng Văn Thụ là thấy dễ dàng nhất, chúng túc trực suốt cả ngày đêm, trưa cơm hộp, chiều cơm hộp, thấy mà thương, ngồi lê la ở mấy gốc cây, vất vưởng ở các vỉa hè theo dõi đoàn người qua lại. Tội nghiệp cho mấy anh, xếp lớn cũng đang lo lắng không kém, nhưng được cái nằm máy lạnh ôm chân dài thủ thỉ, và chỉ đạo xuống cấp dưới, thằng nào để kẹt xe… xử trảm, quận huyện nào để kẹt xe… cúp cám, chứ có tốt đẹp gì hơn. Đứng đổ xăng ngay trạm đổ xăng đầu đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Hoàng Văn Thụ, bạn sẽ thấy, hầu như toàn bộ, thành phần chỉ huy của lũ đầu trâu mặt ngựa đang có mặt nơi đây từ sáng đến chiều tối. Các xếp lớn nhỏ của đủ loại sắc phục lần này cũng phải ra đường để chỉ huy nạn ket xe. Đó là chưa kể một đám khác cũng đang đứng trong sân của Bệnh viện Phụ sản ĐH Y Dược đối diện. Gương mặt chúng đầy sợ hãi, nhìn dòng người đi qua mà sợ kẹt xe, luôn luôn quát tháo, mau lên, mau lên, phất tay ra hiệu cho mọi người đi nhanh lên.

Tại sao CS phải tung ra lực lượng đông nhu vậy, bởi vì chúng sợ, sợ kẹt xe không quản nổi, chúng biết trước nhiều người dân KẸT XE LÀ LẬT ĐỔ CỘNG SẢN, chúng nhìn vào đoàn người qua lai, không biết ai là thù, ai là địch, cái ý nghĩ kẹt xe, không để cho kẹt xe mà cấp trên đã ban xuống, internet đang loan tin đang làm chúng lo sợ. Mà chuyện kẹt xe là chuyện của quy luật tự nhiên, có xe chạy là có va chạm, có cọ quẹt, có xe hư thì có kẹt xe thôi, làm sao mà chống lại đây. Chống lại cái vô hình nên đâm ra chúng sợ hãi.

Nhìn cách tăng cường thêm một nhóm CSGT cùng CSCĐ y phục áo đen kềnh càng để điều phối giao thông, và dùng đèn xanh đèn đỏ, hối hả thúc giục đoàn người đi mau lên, mau lên, ta thấy rõ CS đang rơi vào thế bị động. Điều phối giao thông ở thành phố mà chuyện gì phải sử dụng đến CSCĐ giống trạm BOT vậy. Chúng sợ kẹt xe còn hơn cái mạng nó chết. Chúng sợ kẹt xe bao trùm trong toàn bộ ý nghĩ của chúng, bao trùm lên cả bữa ăn giấc ngủ. 

Hiện tại, CS chỉ có một cách chống lại kẹt xe là hối hả thúc giục đoàn người di chuyển nhanh. Nếu có sự cố xảy ra, chúng nó xông ra tức thì, rinh, ẵm, khiêng ngay xe và người va chạm lên lề đường để giải quyết. Chưa bao giờ chúng sợ hãi và giải quyết nhanh cấp kỳ như thế. Tôi đã chứng kiến 2 chiếc xe hơi màu đen chạm nhẹ ở kiếng chiếu hậu, chưa kịp tranh cãi, CSCĐ, áo vàng, áo xanh đã vội vã thúc giục chủ xe đem lên vỉa hè giải quyết luôn, không dám giữ nguyên hiện trường.
nkkn.jpg

Hiện tại hãy còn quá mới mẻ, nên hai ngày thứ bảy và chủ nhật, số lượng người tham gia BIỂU TÌNH KẸT XE LẬT ĐỖ CỘNG SẢN hãy còn ít, nhưng chúng ta cũng cảm nhận được dòng người ngột ngạt và đông hơn trước, đông hơn những giờ khác, đông hơn khu vực khác, và CS đã tỏ ra bối rối hoang mang sợ hãi hai từ kẹt xe. Chúng đã tung ra tất cả các lực lượng đang có. 

Thử hỏi, nếu người tham gia biểu tình đông hơn. Dày đặc cả khu vực, làm sao CSGT có thể điều phối, làm sao có chổ để giải quyết va chạm hay phân luồng giao thông? Chúng chỉ có một cách là dùng đèn xanh, đèn đỏ để giới hạn, phân khúc đoàn biểu tình, nhưng khi lực lượng biểu tình thật đông, liệu chuyện vượt đèn đỏ có xảy ra hay không? Chỉ cần một vài ngưới vượt đèn đỏ, một vài người hô lệnh, thì dòng người sẽ ùa lên và CS bó tay. Chúng chưa kịp nhận diện ai đã vượt qua thì đám đông đã đè bẹp chúng rồi. Hàng rào thép gai trước UBNDTP mà người dân còn đạp, vượt qua trong ngày biểu tình 10/6 thì ba cái tín hiệu xanh đỏ có ý nghĩa gì với đám đông đang bừng bừng khí thế.

Thậm chí không cần phải kẹt xe kẹt cứng, chì cần 1 dòng người rần rần, ùn ùn, ầm ầm tiến bước trên tuyến đường đó, nó đã làm bọn CS sợ hãi như cơn ác mộng đứng hình, và nó sẽ thức tỉnh quần chúng khắp nơi tham gia đông thêm, trở thành một hiện tượng để báo chí quốc tế theo dõi hằng tuần cũng đã là thành công rồi.

Nhìn lại những cuộc biểu tình truyền thống. Điểm yếu nhất của biểu tình truyền thống là phải có một nhóm dẫn đầu, nếu bạn không hình thành được nhóm dẫn đầu, thì sẽ không bao giờ hình thành được đoàn biểu tình. Biết điều này CS đã giam lỏng, ăn bánh canh tất cả những người có khả năng đó. Hoặc chúng sẽ hốt tất cả những ai lảng vảng khu vực biểu tình. Hoặc chúng sẽ bắt nguội tất cả những người tham gia lần trước. Nghĩa là, khi CS đã quyết ngăn chận lúc ban đầu thì bạn vô phương.

bttt.jpg

Thêm nữa, khi tìm hiểu với quần chúng, các bạn mới thấy một vần đề khác. Tại sao người dân không tham gia biểu tình. Có 2 vấn đề để suy nghĩ:

1. Người dân hãy còn sợ hãi. Vâng, tôi đồng ý điều đó, vẫn còn rất nhiều người hèn nhát, chưa vượt qua chính mình dù rằng họ biết mất nước đến nơi.

2. Đương nhiên nhiều người sợ hãi sự tàn ác phi nhân tính của CS, nhưng họ chưa thấy yếu tố nào để thành công, họ không tham gia. Tôi đã hỏi rất nhiều người dân, câu trả lời đa số đều là: hướng nào để thắng CS, ra biểu tình khơi khơi để chúng đánh đập bỏ tù à, CS là vua cài người, biểu tình như Hong Kong còn thua kia. Nghĩa là không có hướng thành công họ không tham gia, chứ đừng nghĩ rằng dân Việt hoàn toàn hèn nhát.

Biểu tình truyền thống chỉ hình thành đươc khi bạn tổ chức bất ngờ, có người lãnh đạo và bí mật thực hiện như các Cha giáo xứ lãnh đạo, công nhân đình công, tiểu thương bãi thị. Ngoài ra bạn chỉ là châu chấu đá xe với chế độ CS này.

Do đó, cách biểu tình KẸT XE - LẬT ĐỔ CỘNG SẢN nó giải quyết được những vấn đề rất lớn mà biểu tình truyền thống không thể làm được, đó là hình thành đám đông và nhóm người dẫn đầu. CS chỉ bó tay mà ngồi nhìn dòng người lớn dần lên theo ngày tháng. Cứ mỗi đợt biểu tình hằng ngày tuy nó êm ả đó, tuy chưa kẹt xe đó nhưng dòng người sẽ đông dần, và đến một lúc nào đó dòng người đủ đông, đủ lực trấn áp CS thì nạn kẹt xe sẽ xảy ra. Và rõ ràng chạy xe trên đường đâu cần ai dẫn đầu, mỗi người là một chiến sỹ, một lãnh đạo tham gia chương trình này. An toàn 100% cho người tham gia. Chính đây là điểm rất quan trọng, người dân thấy an toàn và có khuynh hướng thành công, họ sẽ tham gia đông hơn, nhanh hơn.

CS sẽ bằng mọi cách trấn giữ phi trường Tân Sơn Nhất, người đông hơn thì chúng sẽ tăng cường thêm quân. Nhưng để làm gì? Dù CS có tăng cường thêm 20 sư đoàn tinh nhuệ để bảo vệ cứ điểm Tân Sơn Nhất… không kẹt xe, thì chúng cũng chỉ đứng dàn hàng ngang trên lề đường Trường Sơn, hay ló thụt trong công viên Hoàng Văn Thụ, để hù thiên hạ, chứ làm được cái gì khác ngoài việc đứng nhìn dòng người ầm ầm qua lại, đến chiều thì ê ẩm choáng váng, nằm la liệt. Hổng lẽ chạy xuống đường bắt giữ người đang đi giao thông?

Chúng tôi nói cho chính quyền Cộng Sản biết rằng, chúng tôi thực hiện chương trình này mục đích là làm tê liệt xã hội, chứ không hẳn là kẹt xe. Kẹt xe chỉ là một phần trong chương trình này, nó là hình ảnh và mục đích cụ thể để cho nhân dân thấy rằng người dân đã chiến thắng. Vẫn còn nhiều yếu tố khác làm tê liệt xã hội. Khi dòng người đông lên, gấp 3, gấp 4 lần hiện tại, chỉ cần ùn ùn, ầm ầm, rần rần trên đường, nó đã là tiếng nói cho toàn thế giới biết rằng sức mạnh ý chí của người Việt đang chiến thắng Cộng sản như thế nào? Khi đó thì FDI giảm, thị trường chứng khoán chao đảo, báo chí nuớc ngoài đưa tin, mỗi ngày bốc hơi hàng tỷ tỷ đồng. Đó có phải là tê liệt xã hội hay không?

Vì vậy, chúng tôi nói cho chính quyền Cộng sản biết rằng, hãy sớm quay về với nhân dân, trao quyền lại cho nhân dân, dù chính quyền có tăng cường quân lực đến bao nhiêu đi nữa, nhân dân chúng tôi vẫn chiến thắng. Với cách biểu tình này Cộng sản sẽ sụp đổ chỉ là thời gian. Mấy ông không có cách nào khác ngoài việc điều phối giao thông, nhìn nó lớn lên, và giúp nó lớn lên. Thậm chí các ông sẽ chết lâm sàng bởi sợ hãi, hoang mang và căng thẳng vì lâm vào thế bị động, và chết thật sự khi nạn kẹt xe xảy ra. 

Đây là cuộc chiến tranh không tiếng súng. Người dân sẽ chiến thắng vì sự bền bỉ và kiên nhẫn. CS bằng mọi cách phải chống lại nạn kẹt xe, cho nên chỉ khi nào đủ dung lượng người tham gia, hoặc CSGT điều động sơ hở chểnh mảng, thì nạn kẹt xe mới xảy ra, vì vậy chúng ta hãy kiên nhẫn mà tấn công liên tục hằng tuần hằng tháng cứ điểm Tân Sơn Nhất. Khu vực bùng binh Lăng Cha Cả, khu vực đèn xanh đèn đỏ trạm đổ xăng đầu đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và bùng binh dưới cầu vượt trước khi vào phi trường Tân Sơn Nhất, rất dễ kẹt xe. Khi dòng người đông lên, có thể đường Lê Văn Sỹ nhỏ xíu đó kẹt xe trước, và bạn nhớ đấy, kẹt xe có tính lây lan rất cao, chỉ cần một chỗ kẹt xe thì tất cả những chỗ khác sẽ kéo theo.

Tuy nhiên, qua 2 ngày thực tế, nhìn cách dàn quân của CS, chúng tôi xin phép được thay đổi một chút trong chương trình này như sau:

Thay đổi thời gian biểu tình

Chúng ta sẽ không biểu tình vào sáng chủ nhật, thay vào đó là chiều chủ nhật hằng tuần từ 5 giờ chiều  đến 7 giờ tối. 

Tại sao? Biểu tình buổi sáng, đi xe nhiều vòng trên đường gần trưa, nắng nóng, người biểu tình sẽ không chịu nổi, nếu có kẹt xe xảy ra, họ càng mệt mỏi hơn, phải phơi mình ngoài nắng, trong khi đó bọn CA mật vụ lại đứng trong mát, trong công viên, trong mái hiên nhà, chúng ta sẽ thua là điều có thể.

Đổi lại giờ cao điểm, chúng ta lợi dụng được nhiều thứ, số lượng người đông hơn, buổi tối xe chạy chậm hơn, dễ kẹt xe hơn, xe pha đèn trước mặt bọn CSGT mau choáng ngợp, xây xẩm hơn, và cũng dễ chụp hình hơn. Chiều tối biểu tình như đi chơi. Người tham gia không mệt mỏi, ngược lại bọn chính quyền thì ê ẩm, cho nên tổ chức được nhiều lần trong tuần.

Trên cơ sở đó, chúng tôi đề nghị, trước mắt một tuần biểu tình 2 lần vào chiều thứ năm và chủ nhật từ 5 - 7 giờ tối. Khi số lượng người đông hơn chúng ta sẽ mở rộng thêm ngày thứ 3. Tuy nhiên tôi vẫn tin tưởng rằng sẽ có nhiều bạn trẻ biểu tình kẹt xe ở khắp nơi, vì chỉ cần 50 người tham gia thì người dân đã quần cho bọn chính quyền mệt mỏi hoang mang trong một ngày rồi. Hãy dạo một vòng quanh đường Trường Sơn các bạn sẽ thấy bọn chúng ngồi nằm la liệt mệt mõi trên vỉa hè, trên gốc cây, ăn cơm hộp, cơm bụi suốt cả ngày mà thê thảm biết bao?

Nhớ rằng dù kẹt xe có xảy ra, chúng ta vẫn ôn hòa lich sự, nhã nhặn, hô khẩu hiệu hoặc giương biểu ngữ, tuyệt đối không để xảy ra bạo động. Bởi bạo động không có lợi cho người dân, chúng ta đâu được trang bị vũ khí bằng chính quyền? 

Hết kẹt xe, chúng ta vui vẻ về nhà ăn uống tắm rửa, nghỉ ngơi, tuần sau làm tiếp. Nếu bạo động có xảy ra đó là hành động lưu manh ném đá dấu tay của chính quyền, chúng ta cực lực phản đối. Nhưng theo chúng tôi, với đoạn đường Trường Sơn này, CS không dám tự làm bạo động vì thiệt hại về phía chính quyền còn ghê gớm hơn, vì nó là cửa ngõ ra vào thành phố, khách nước ngoài nhìn Việt Nam như đang chiến tranh thì sẽ như thế nào? Trong khi chúng ta, không kẹt xe chổ này thì vẫn có thể làm kẹt xe chổ khác.

Đảng Cộng sản VN thua rồi.

Hãy truyền miệng, hãy share, hãy cùng nhau thực hiện và cổ vũ chương trình này: 

Biểu tình - kẹt xe - lật đổ cộng sản
Đảng bán nước phải sụp đổ

Tổng thái thú: cần luật này để bảo vệ chế độ này

Danlambao - Luật này là luật an ninh mạng được đặt ra để bảo vệ an ninh cái mạng của đảng CS. Phát biểu đó là của Nguyễn Phú Trọng, tổng thái thú chư hầu, người đứng đầu cho chủ trương lớn của đảng: giao Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc cho Tàu 99 năm.

Nguyên văn lời phát biểu của kẻ đã từng tuyên bố "Hiến pháp là văn kiện quan trọng thứ hai sau cương lĩnh của Đảng Cộng sản"


Dù sao thì tổng thái thú cũng nói đúng cho nhu cầu sống còn của đảng. Bởi vì với Luật Đặc khu mà nội dung và ý đồ bán nước của đảng đã không thể chối cãi được thì dân sẽ chửi, phản đối sẽ lan truyền, hành động phản kháng để bảo vệ đất nước đương nhiên xảy ra. Tất cả bùng nỗ bởi thông tin kết nối của mạng xã hội. 

Do đó, muốn bán nước và nhanh chóng hoàn tất Mật ước Thành Đô với Luật Đặt Khu thì phải dập tắt mọi tiếng nói, hành động chống lại hành vi bán nước bằng Luật An ninh mạng. 

Và khi Luật An ninh mạng có những quy định về vấn đề xâm phạm lợi ích và an ninh quốc gia thì từ côn an đến nhà nước, từ quốc hội đến các quan toà cộng sản, tất cả phải hiểu rằng đó là xâm phạm lợi ích của "đảng ta". Bởi vì - một lần nữa - "luật này là để bảo vệ chế độ này".

Đó là não trạng của Nguyễn Phú Trọng, tên thái thú xác Việt hồn Tàu đang là đệ nhất tay sai bán nước của triều đình Bắc Kinh.


Chủ tịch nước bị... cấm biểu tình!

CTV Danlambao - Trong khi tổng bí thư lẫn thủ tướng lặn lội xuống gặp "cử tri" để tạo diễn đàn mị dân, lên án những cuộc biểu tình của người dân chống dự luật đặc khu, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng tiếp xúc cử tri nhưng lại tuyên bố cần ban hành luật biểu tình

Báo chí lề đảng đăng tải những tuyên bố của ông. Chỉ vài giờ sau, tất cả đều biến mất. Ý đảng lòng dân... Tàu: Không có biểu tình cũng chẳng cần có luật biểu tình, lỡ dân Việt Nam cứ theo đúng luật đó rồi xuống đường thì sao!

Vậy là ông chủ tịch nước của đảng vừa mở miệng là bị đảng bịt mồm. 

Báo lề đảng được lệnh của Tổng Thái thú thi hành ngay trò... chuyển biến hoà bình những bài báo đã đăng:


Không những chỉ đổi nhan đề mà các báo còn xoá hết mọi nội dung liên quan đến phát biểu về luật biểu tình của Trần Đại Quang. Câu cú cũng được chỉnh sửa cho hợp với bài đồng ca bán-nước-hành-dân của Trọng-Phúc-Ngân.

Hiện giờ, không chừng ông "chủ tịch nước" đang bị ông "chủ tịch đảng" hoạnh hoẹ "đồng chí bị kẻ xấu, thế lực phản động nào kích động, xúi dục... chúng trả đồng chí bao nhiêu tiền... chắc phải hơn 300000 đồng chứ..."! 

Cho đến bây giờ đảng vẫn bám bờ bám ruộng với chủ trương "cái gì mà luật không quy định tức là... cấm". Do đó mọi cuộc biểu tình đều được định nghĩa, suy diễn, quy chụp tuỳ tiện bởi côn an, truyền thông và lãnh đạo đảng. 

Luật biểu tình là một cái chân gà "kê lặc" nhả không xong, nuốt không đặng của đảng. Không có luật thì bị người dân và thế giới phê bình. Ra luật mà "phản động" quá thì lại trưng bày bằng chứng vi phạm mọi quy ước và cam kết quốc tế. Luật mà đúng theo những nguyên tắc phổ quát, văn minh thì lại "kẹt" cho đảng! 

Do đó, đề nghị bởi ông chủ tịch nước của đảng là đề nghị biểu đảng nuốt cẳng gà. Ngay lập tức ông bị đảng bóp cổ, bịt miệng ngay để cùng đảng ngậm tiếp cái cẳng gà biểu tình. Không thể nhả ra cũng không thể nuốt vào. 

Trần Đại Quang bị cộng sản “rọ mõm” ngay cả khi luật an ninh mạng chưa có hiệu lực

Dân Đen (Danlambao) - Kỳ họp “cuốc hụi” thứ 5 khoá 14 của đảng cộng sản đã kết thúc với việc một số dự luật được thông qua. 2 trong số những dự luật được “cuốc hụi” cộng sản đưa ra lần này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân trong nước và nhiều tổ chức quốc tế. Dự luật “Đặc khu Kinh tế” đã phải tạm hoãn trước áp lực của những đợt biểu tình rầm rộ trên cả nước, thế nhưng tà quyền cộng sản vẫn bất chấp thông qua Luật An ninh mạng. Đây được xem là công cụ nhằm “bịt miệng” những tiếng nói bất đồng với cách cai trị vô nhân của tập đoàn cộng sản Việt Nam.

Mặc dù đã “được” 86,86% những kẻ hèn nhát với tư cách đại biểu “cuốc hụi” bấm nút thông qua nhưng phải đến ngày 1/1/2019 Luật An ninh mạng mới có hiệu lực. Thế nhưng trong ngày 19/6/2018, tính chất “rọ mõm” của dự luật này đã phát huy tác dụng. Đặc biệt nó lại chọn “đối tượng” là một trong bốn kẻ đang nắm giữ quyền lực tối cao của đảng cộng sản để thể hiện sự hiệu quả khi “cuốc hụi” cộng sản thông qua Luật An ninh mạng. 

Trần Đại Quang “đối tượng” đang giữ chức “chủ tiệm bán nước” đã bị Luật An ninh mạng “”rọ mõm” ngay sau khi phát biểu liên quan đến Luật Biểu tình. 

Tại buổi tiếp xúc cử tri thành Hồ vào sáng cùng ngày, “đối tượng” Quang “chủ tiệm bán nước” cùng nhiều cử chi (của đảng) tỏ ra quan tâm tới nội dung dự thảo luật đặc khu và luật an ninh mạng. Chúng còn tiếp tục tranh luận nhiều đề tài liên quan tới việc chia chác tham nhũng của nhiều thành phần cầm quyền trong đảng cộng sản. Chưa dừng lại đó, “đối tượng” Quang còn ngoan cố, lợi dụng “tính đảng” để “đồng ý với cần ban hành luật biểu tình”. Quang “chủ tiệm bán nước” khẳng định: “đồng tình với kiến nghị cử tri cần có luật Biểu tình và hứa báo cáo quốc hội về nội dung này”. Lời nói của “đối tượng” Quang ngay sau đó đã bị “thế lực thù địch” ghi nhận và loan tải trên mạng với tốc độ chóng mặt. 

Trước tình hình thế nước đang lên “thiên đường”, đảng đã mạnh tay trấn áp, đánh đập những kẻ dám đi biểu tình, đảng còn đập luôn gã Việt kiều của đế quốc Mỹ dám vào thành Hồ “kích động” dân chúng biểu tình. Vậy mà Quang “chủ tiệm bán nước”, một kẻ từng nắm giữ “lưỡi gươm” của đảng khi còn là Bộ trưởng Bộ côn an lại tỏ ra ngoan cố đòi hỏi luật biểu tình. Chẳng lẽ Quang không biết rằng, “cuốc hụi” và đảng đang ra sức trì hoãn việc đưa ra luật biểu tình nhằm moi 300k của những kẻ dám đi biểu tình, đồng thời bóc lột 750k của những kẻ đi biểu tình mà không cầm theo CMND. 

Xét thấy lời nói của “đối tượng” Quang về luật biểu tình đã gây hoang mang cho thành phần tham quyền cố vị trong đảng. Nhận định trên của Quang gây ảnh hưởng lớn đến “tính đảng” khiến lòng dân hừng hực khí thế xuống đường lật đổ “thiên đường”. Vì thế đảng đã bí mật ra lệnh cho “ban tuyên láo” T.Ư chỉ thị cho tất cả các lều báo của nhà sản nếu đã lỡ đăng tải lời nói của “đối tượng” Quang về luật biểu tình, ngay lập tức tháo gỡ hoặc chỉnh sửa nội dung sao cho phù hợp với cách cai trị của đảng. 

Trước sự độc đoán của đảng, trước sự dối trá của “ban tuyên láo” T.Ư, và trước “tính đảng” của cộng sản, tất cả những lời nói của đối tượng Quang về luật biểu tình đã biến mất một cách đúng qui trình. Thay vào đó là những lời răn đe, dạo nạt bắt bớ, khởi tố những người đã tham gia biểu tình trong những ngày qua. Đảng cộng sản đã cho thấy khả năng lèo lái dư luận của trí tuệ đỉnh cao loài vườn Ba Đình luôn áp đảo trước những mối nguy, tổn hại đến sự tồn vong của đảng. Bài học tháo gỡ và chỉnh sửa lời phát biểu của “đối tượng” Quang “chủ tiệm bán nước” như khẳng định thêm rằng, luật an ninh mạng thật sự cần thiết để tiếp tục duy trị sự độc tài toàn trị của đảng cộng sản. Nó sẽ là công cụ để “rọ mõm” những kẻ có ý định sử dụng công nghệ 4.0 gây bất lợi cho đảng, dù kẻ đó có là Trần Đại Quang “chủ tiệm bán nước”. 

Việt Nam phải điều tra cáo buộc tra tấn sau khi bắt giữ hằng loạt

anh Trịnh Văn Toàn bị đánh chấn thương sọ não đang được điều trị ở bệnh viện ở Sài Gòn hôm 17/6/2018
anh Trịnh Văn Toàn bị đánh chấn thương sọ não đang được điều trị ở bệnh viện ở Sài Gòn hôm 17/6/2018
 FB Khánh Trần
Cơ quan chức năng Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện những người biểu tình bị giam qua đợt bắt giữ hằng loạt vào cuối tuần qua, đồng thời những đơn vị liên quan phải tiến hành cuộc điều tra ngay, toàn diện và hiệu quả đối với những cáo buộc có những người biểu tình bị tra tấn trong khi bắt giữ.
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế, trụ sở tại Anh Quốc, ra kêu gọi như vừa nêu vào ngày 18 tháng 6.
Theo Ân Xá Quốc Tế, có khoảng 150 người bị bắt giữ tùy tiện khi tham gia những cuộc biểu tình diễn ra vào hai ngày 9 và 10 tháng 6 trên khắp đất nước Việt Nam nhằm phản đối dự thảo luật khu hành chính đặc biệt.
Tổ chức này cho biết nhận được nhiều báo cáo của hằng chục người nói rằng họ bị tra tấn khi bị bắt; trong số này có người cho hay họ bị đánh bằng gậy gỗ khi từ chối không mở khóa điện thoại cho công an.
Giám đốc Cấp cao về Hoạt động Toàn Cầu của Ân Xá Quốc Tế, ông Minar Pimple, lên tiếng rằng những báo cáo về tra tấn người biểu tình như thế là vô dùng đáng quan ngại. Do đó cơ quan chức năng Việt Nam cần phải tiến hành điều tra ngay, toàn diện về những cáo buộc được đưa ra đồng thời qui trách nhiệm đối với bất cứ nghi can nào gây ra hành động tra tấn.
Theo ông Minar Pimple thì cơ quan chức năng Việt Nam không thể dùng cớ duy trì trật tự xã hội như là một lệnh bài nhằm hành hạ và giam cầm người biểu tình. Họ bị tước mất quyền tự do, quyền bày tỏ ý kiến, quyền tập trung ôn hòa và quyền được hỗ trợ pháp lý.
Ân Xá Quốc Tế cho rằng làn sóng bắt bớ vào cuối tuần qua chỉ là sự trả thù đối với những người chỉ muốn bày tỏ quan ngại của họ về một chính sách của chính phủ.

Những nạn nhân bị công an đánh sau bạo động ở Bình Thuận nói gì?

Hình chụp hôm 12/6/2018: xe bị đốt cháy tại trụ sở công an ở tỉnh Bình Thuận hôm 10/6/2018 do bạo động
Hình chụp hôm 12/6/2018: xe bị đốt cháy tại trụ sở công an ở tỉnh Bình Thuận hôm 10/6/2018 do bạo động
 AFP
Cuộc biểu tình tại tỉnh Ninh Thuận, cụ thể là thị trấn Phan Rí Cửa thuộc huyện Tuy Phong và thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đã phát triển thành một cuộc bạo động chưa từng thấy từ sau cuộc chiến năm 1975 trở lại đây. Cuộc bạo động đã để lại rất nhiều thiệt hại về tài sản công và sức khỏe của lực lượng công lực. Nhưng bên cạnh đó, sau những ngày biểu tình, an ninh tâm lý và sức khỏe của người dân Phan Rí, Phan Thiết gặp quá nhiều vấn đề bởi nguyên nhân chính là sự trục trặc trong xử lý tình huống giữa chính quyền và nhân dân.

Tại sao con, cháu chúng tôi bị bắt, bị đánh?

Một người từng tham gia biểu tình và bị công an Bình Thuận Bắt, đánh đập, tra khảo, chia sẻ: “Em lên theo giấy mời, vừa lên trụ sở công an thì nó lấy xe chở em qua điểm khác rồi bắt đầu hỏi rồi đánh em. Nó đánh em gần tắt thở luôn, nó chửi em nó kêu: “đ.. má mày, mày có khai không”, em thở không nổi em nói từ từ em khai. Nó bảo “tao công an từ Phan Thiết vào làm chứ không phải vô chơi giỡn với mày. Em ngồi em khai tới chiều luôn, nó kêu mai hoặc mốt nó gọi lại. Lúc về nhà nó hơi đau đau rồi đi biển không nổi luôn. Mai em thử mua rượu uống nhưng cũng không đỡ, đi bệnh viện kiểm tra thì họ bảo không bị gì nhưng tụ máu bầm khắp người không à.”
Nó đánh em gần tắt thở luôn, nó chửi em nó kêu: “đ.. má mày, mày có khai không”, em thở không nổi em nói từ từ em khai. - Nạn nhân
Theo thanh niên này, anh đã quá khích và ném vài cục đá trong quá trình đối mặt với lực lượng chức năng, cụ thể là lực lượng cảnh sát cơ động 113 Bình Thuận. Như quí thính giả đã biết, trong buổi trưa ngày 11 tháng 6 năm 2018, lực lượng chức năng và hệ thống công lực của Bình Thuận hoàn toàn thất thủ trước những đợt tấn công của nhân dân. Theo quan sát của chúng tôi, số nhân dân tham gia bạo động chừng ngót nghét ba ngàn người, số lượng cảnh sát cơ động phòng thủ ở phía cầu Nam để bảo vệ cửa ngõ yết hầu vào trung tâm hành chính Bình Thuận chừng 500 người có trang bị vũ khí đầy đủ.
Sau cuộc chiến lựu đạn cay của 113 với gạch đá của nhân dân biểu tình, lực lượng 113 đã rút dần vào bên trong khuôn viên Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Bình Thuận và qua trưa ngày 11 tháng 6, lực lượng này chính thức thất thủ, đầu hàng người dân để được đi ra bên ngoài. Sự đầu hàng của họ được nhân dân ghi nhận, tạo điều kiện để họ ra bên ngoài sau khi cởi bỏ áo giáp, công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp và vũ khí.
Nhưng sau đó không lâu, sau khi bỏ chạy, bỏ cả lực lượng cảnh sát 113 để thoát thân, các quan chức Bình Thuận đã cầu cứu các lực lượng liên đới của các tỉnh khác. Và một cuộc bố ráp với người tham gia biểu tình đã diễn ra trong khuôn khổ quản lý của nhà cầm quyền Bình Thuận. Nghĩa là theo nguyên tắc “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Chính vì vậy hệ thống truyền thông phi nhà nước không thể vào bên trong khu vực những người từng biểu tình và nếu có vào bên trong, sự phản ánh của họ cũng thông qua lăng kính số liệu chính trị. Hệ quả là có nhiều vấn đề xảy ra mà ngay cả trung ương đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ hay nhà nước cũng khó ngờ tới được.
Thử hỏi mình làm nhà nước có phải vì dân không, do dân đưa mình lên mình mới ông này bà nọ, tại sao đi đánh dân như vậy. - Bà ngoại nạn nhân
Sự oan uổng và mối nguy tính mạng của người vừa trả lời phỏng vấn trên đây là sự minh chứng cho những gì chúng tôi vừa nói. Sau khi trở về từ đồn công an vì không có bằng chứng nhận 300 ngàn đồng để biểu tình, người thanh niên này về nhà với sức khỏe xuống cấp trầm trọng, nội thương đã làm anh đột quị sau khi trả lời phỏng vấn của chúng tôi chừng 8h đồng hồ sau. Gia đình đưa anh vào bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn để cấp cứu nhưng không kịp, giữa đường phải quay về nhà để chuẩn bị hậu sự. Mặc dù anh vẫn còn thoi thóp sống nhưng khả năng sống được là rất thấp.
Bức xúc trước tình trạng của cháu mình, bà ngoại anh chia sẻ: “Bà đi lên theo, nó mời cháu ngoại lên, cháu ngoại đi lên vừa ngồi vào là nó hỏi chuyện hôm bữa đi biểu tình: “Đ.. má mày có khai không, công an mà nói ‘đ.. má mày, không khai là nó ký trên đầu liền hoặc đánh thốc từ dưới hai hông lên.” Rồi thì bên bệnh viện nó phối hợp với nhau, nó bảo là đau phần mềm thôi vậy mà nó cho thuốc uống tan máu bầm. Mấy thằng ở trên bệnh viện nó sợ công an nữa, nó không cho giấy chứng nhận, nó bảo phải điện được dưới công an nó mới cho. Nó làm kiểu này có phải giết người không gớm tay không, nó bao che để nó giết dân không. Thử hỏi mình làm nhà nước có phải vì dân không, do dân đưa mình lên mình mới ông này bà nọ, tại sao đi đánh dân như vậy. Công an mà bịt mặt đi đánh dân, đánh từ dưới hông thốc lên, thử hỏi còn gì người ta nữa, phải người ta chết không?”

Họ có bị ép cung?

Một người có con bị bắt sau khi biểu tình, mới được thả về, chia sẻ: “Có người mặc áo quần thường, đeo khẩu trang, mặt quần short xuống bắt con chú. Rõ ràng công an làm như thế là sai chứ không phải đúng, nó mời mà nó không bảo vệ con của chú, mà để mấy thằng kia đánh con của chú bị nội thương như thế. Chú chưa làm tới, chứ làm tới rồi chú làm, chịu đựng hai bên để đâu vào đấy rồi chú làm chứ giờ con chú nằm thế lỡ nó bị làm sao thì ai chịu trách nhiệm.”
Một xóm chài Phan Rí Cửa, Bình Thuận, sau biểu tình
Một xóm chài Phan Rí Cửa, Bình Thuận, sau biểu tìnhTTVN
Vị này cho rằng việc bắt con của ông là không hợp pháp, bởi vì việc bắt con của ông cũng như nhiều thanh niên khác có vẻ mờ ám và không đúng thủ tục pháp lý. Bởi theo luật hiện hành, muốn bắt một người nào đó phải có công an xã, công an phường đưa lực lượng đến gia đình, sau đó đọc lệnh bắt của Trưởng công an huyện hoặc viện trưởng viện kiểm sát. Nhưng ở đây hoàn toàn không có thủ tục này, sau khi bắt cũng không có biên bản về việc bắt giữ người. Và người tham gia đi bắt con ông cũng không mặc đồng phục ngành công an mà mặc quần ngắn và bịt khẩu trang. Điều này gây hoang mang cho gia đình ông tột độ bởi nó giống với những cuộc bắt cóc, ám toán hơn là bắt người hợp pháp.
Hiện tại, tình trạng sức khỏe của con ông bắt đầu có vấn đề trầm trọng, phía cơ quan công an không những không chia sẻ với gia đình nạn nhân mà phớt lờ, tránh trớ trách nhiệm. Trong khi đó, mối hoài nghi về khả năng con mình bị đánh đập dẫn đến nội thương của ông vô cùng lớn.
Điều ông mong mỏi lớn nhất hiện nay là sự việc của con ông được đưa ra ánh sáng pháp luật và an ninh bản thân ông cũng như gia đình ông được trả về đúng ý nghĩa của một người không phạm tội, không vi phạm pháp luật. Ông cho biết thêm là hiện nay, gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn về nhiều mặt.

Ông Nguyễn Phú Trọng đặt quyền lợi của đảng trước dân tộc

Hàng ngàn người dân Sài Gòn biểu tình chống luật đặc khu vào ngày 10/6/2018, trước khi luật an ninh mạng được thông qua ngày 12/6/2018.
Hàng ngàn người dân Sài Gòn biểu tình chống luật đặc khu vào ngày 10/6/2018, trước khi luật an ninh mạng được thông qua ngày 12/6/2018.
 AFP
Vào ngày 17/6/2018 Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh với cử tri Hà Nội rằng Luật an ninh mạng giúp bảo vệ chế độ của ông, sau đó mới nhắc đến việc bảo vệ an ninh quốc gia.
Tại sao lại như vậy?
Đây không phải là lần đầu tiên ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra những phát biểu mà trong đó ông đặt tầm quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam lên trên dân tộc Việt Nam. Vào năm 2013, cũng trong một dịp tiếp xúc với cử tri tại Hà Nội, ông đã nói rằng Hiến pháp là văn kiện quan trọng thứ hai sau cương lĩnh của Đảng Cộng sản.
Chúng ta cần luật này bảo vệ chế độ này.
-Ông Nguyễn Phú Trọng.
Phát biểu này gặp nhiều chỉ trích của các nhân sĩ trí thức lúc đấy đang vận động cho một bảng hiến pháp đa nguyên cho Việt Nam. Một trong 72 nhân sĩ ký tên cho cuộc vận động lúc đó là nhà văn Phạm Đình Trọng.
“Điều ông ấy nói là vô cùng thảm hại, vô cùng nguy hại cho đất nước. Đưa cương lĩnh của đảng lên trên Hiến Pháp, lên trên Pháp luật là một điều lú lẫn, một điều xằng bậy không thể chấp nhận được.
Đây là cái nhận thức của ông ấy, chứ không phải ông ấy lỡ lời. Đây là một nhận thức sai trái, vô cùng nguy hại. Dân tộc Việt Nam có một ông đứng đầu đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì nguy hiểm quá. Với một đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì đất nước Việt Nam mãi mãi là đất nước vô pháp luật.”
Ngay sau khi báo chí trong nước loan tải về phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi tìm cách liên lạc với Văn phòng Quốc Hội Việt Nam, để tìm kiếm lời giải thích nhưng không liên lạc được. Ông Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu Đảng Cộng sản nhưng cũng là đại biểu Quốc hội, cơ quan gồm gần 500 thành viên với tuyệt đại đa số đảng viên cộng sản, đã thông qua luật an ninh mạng ngày 12/6.
Trong bản tin của báo Tuổi Trẻ tại Sài Gòn ngày 17/6/2018, ông Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh như sau:
Có những thành phần sử dụng Internet kích động biểu tình, gây rối, lật đổ chính quyền. Chúng ta cần luật này bảo vệ chế độ này, không để muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi.
Ông cũng cho rằng chống chế độ thì mất nước, mất chế độ, không thể chấp nhận được, và phải có luật để bảo vệ an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ quyền công dân.
Tuy nhiên đã có nhiều chỉ trích cho rằng luật an ninh mạng lại xâm phạm đến quyền công dân khi trao cho cơ quan công an quá nhiều quyền hành, kiểm soát lời ăn tiếng nói của người dân trên mạng, thu thập thông tin cá nhân của người dùng internet mà không cần lệnh của tòa án.
Nhà báo Chu Vĩnh Hải, hiện sống ở Vũng Tàu nhận xét khái niệm an ninh quốc gia của những người cộng sản như sau:
Trong những nội dung an ninh quốc gia mà họ quan niệm thì có một quan niệm rằng khi những lợi ích của đảng cầm quyền, của chính quyền bị xâm phạm thì đó là xâm phạm lợi ích và an ninh quốc gia.
Nhà báo Phạm Chí Dũng, một người hoạt động bất đồng chính kiến ở Sài Gòn, từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, giải thích với RFA rằng những phát biểu của ông Trọng, và có thể là một vài lãnh đạo cộng sản khác nữa có nguồn gốc từ ý thức hệ của họ:
Trong ý thức hệ cộng sản thì ý thức hệ là trên hết, sau đó mới là dân tộc, và suy ra đảng là trên hết, sau đó mới đến dân tộc và nhân dân. Lý do thứ hai là nếu như hồi năm 2011 nổ ra những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, ông Trọng đã phải nhận định về sự tồn vong của chế độ, lo lắng về sự tồn vong của chế độ, ông dùng cái cụm từ đó. Bây giờ ông ta hoảng sợ, chỉ nghĩ đến chế độ thôi. Bảo vệ chế độ và an ninh quốc gia, trong não trạng của những người cầm quyền thì hai cái đó là một, lấy cái này hổ trợ cái kia, lấy cái này làm cái cớ để thực hiện cái kia.”
Trong ý thức hệ cộng sản thì ý thức hệ là trên hết, sau đó mới là dân tộc, và suy ra đảng là trên hết, sau đó mới đến dân tộc và nhân dân.
-Ông Phạm Chí Dũng.
Ngay trước khi luật an ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 12/6, liên tục trong các ngày 10,11, tháng sáu những cuộc biểu tình lớn của hàng ngàn người dân Việt Nam đã nổ ra trên cả nước chống dự luật ba đặc khu, vì lo ngại đến an ninh quốc gia.
Sau khi luật an ninh mạng được thông qua, hai chuyên gia kinh tế mà đài RFA tiếp xúc tỏ ra rất lo ngại rằng an ninh quốc gia của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vì dưới sức ép của luật an ninh mạng các công ty phương Tây có thể rút đi, nhường chổ cho các công ty Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy cho biết rằng hiện người dùng Việt Nam đã bắt đầu sử dụng các điện thoại do Trung Quốc sản xuất như Hoa Vi, ZTE, trong khi đó các điện thoại này đã bị Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cấm bán trong khuôn viên của cơ quan này vào đầu tháng 5/2018 vì lo ngại là Bắc Kinh có thể thiết kế những chi tiết kỹ thuật để nghe lén.
Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long từ Hoa Kỳ cho rằng Luật An ninh mạng sẽ làm mất tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam bởi vì thay vì lắng nghe tiếng nói của người dân, lại đi bịt miệng họ bằng đạo luật này.

Mối nguy của kinh tế VN khi bất mãn gia tăng

Việt Nam, kinh tếBản quyền hình ảnhPHAM TRUNG DUNGImage captionTình hình bất ổn tại VN thời gian qua, đặc biệt với sự ra đời của Luật An ninh mạng, và biểu tình nhiều nơi, được cho là nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán sụt giảm
Giới quan sát đưa ý kiến về những mối nguy của Việt Nam như sụt giảm FDI và thị trường chứng khoán tụt dốc trong bối cảnh bất mãn xã hội gia tăng.
Hãng tin Bloomberg ngày 18/6 có bài viết tựa đề "Việt Nam: Bất mãn ẩn náu dưới bề mặt thành công về kinh tế".
"Việt Nam khoe là một trong những nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực, công dân lạc quan và một chính phủ ổn định. Nhưng bên dưới bề mặt tích cực đó là sự bất mãn, bùng nổ qua các cuộc biểu tình khắp Việt Nam tuần qua," bài trên Bloomberg cho hay.
"Có một sự thất vọng chung trong xã hội", Alexander Vuving, nhà nghiên cứu chính trị thuộc Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Hawaii, được Bloomberg trích lời.
Trong vòng 10 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Kinh tế Thế giới WTO, đã có tiến bộ trong việc tạo ra sự giàu có. Nhưng cùng lúc đó, người ta chứng kiến rất nhiều tham nhũng. Và người dân Việt Nam nghi ngại ảnh hưởng của Trung Quốc.
Sự mất tin tưởng vào chính phủ tồn tại trong dân chúng, những người bày tỏ sự lo ngại của mình trên mạng xã hội, theo Bloomberg.

Các mối nguy với nền kinh tế

Việt Nam, kinh tếBản quyền hình ảnhBAU NEN MONG HGA
Theo Bloomberg, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,38% trong quý đầu 2018. Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng từ 6.5% lên 6.8% trong cả năm nay.
Bùng nổ kinh tế tại Việt Nam là nhờ vào đầu tư từ các công ty nước ngoài như Samsung, LG Electronics, Nestle SA, các tập đoàn biến Việt Nam thành một xưởng sản xuất thủ công.
Hiện các nhà đầu tư chưa nản lòng tại Việt Nam, nhưng "mối nguy lớn nhất cho Việt Nam bây giờ là sụt giảm FDI, trong bối cảnh sự bất mãn trong xã hội gia tăng," Bloomberg trích lời ông Bernard Lapointed, công ty Viet Dragon tại TP Hồ Chí Minh.
Luật sư Trần Vũ Hải chia sẻ trên Facebook cá nhân rằng 'thị trường chứng khoán rất nhạy cảm với các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội nghiêm trọng.'
"Ngay sau khi Quốc hội bấm nút thông qua luật An ninh mạng vào 9h57 sáng thứ Ba 12/6/2018, thị trường chứng khoán bị chao đảo, có lúc giảm gần 30 điểm (giảm gần 3%). Đến phiên chiều có hồi phục chút ít, nhưng cũng giảm 18 điểm (1,8%)."
Trong khi đó, luật sư Luân Lê viết trên trang cá nhân:
"Thị trường chứng khoán lao dốc và bốc hơi đến gần 6 tỷ đô la chỉ trong vòng chưa đến một ngày ngắn ngủi bằng những phiên bán tháo với khối lượng lớn, trong đó đặc biệt là khối ngoại (nhà đầu tư nước ngoài)."
"Đó là tình trạng xảy ra ngay sau khi quốc hội bấm nút thông qua luật an ninh mạng 2018."
"Một làn sóng ngầm giận giữ đang lớn dần trong lòng người dân bởi tham nhũng tràn lan và thiếu minh bạch từ chính quyền địa phương," tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh được Bloomberg trích thuật.
"Một việc rất quan trọng là chính phủ cần giải quyết các vấn đề này trước khi nó trở thành vấn nạn lớn trong dân."

Hàng chục tỷ đô la bốc hơi

Việt Nam, kinh tếBản quyền hình ảnhFORBESImage captionBà Nguyễn Thị Phương Thảo (giữa, hàng trên) nằm trong danh sách những người giàu nhất hành tinh 2017 của Forbes. Tài sản của bà Thảo vừa bốc hơi khoảng 2.000 tỷ đồng sau ba phiên giao dịch gần nhất
Thị trường chứng khoán Việt Nam bốc hơi hơn 30 tỷ đô trong vòng hơn hai tháng, VnIndex tụt sâu dưới ngưỡng 1.000 điểm trong phiên giao dịch sáng 19/6, theo Vietnamnet.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục bị bán mạnh, trong đó có VPBank (VPB), ACB.
"Túi tiền của nhiều tỷ phú Việt xẹp nhanh chóng", trang Vietnamnet cho hay.
Theo Dân Việt thống kê, tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet Air bốc hơi khoảng 2.000 tỷ đồng sau ba phiên giao dịch gần nhất.
Tổng tài sản của bà Thảo theo tính toán của Forbes tới 18/6 chỉ còn 2,9 tỷ USD, mất khoảng 1 tỷ USD so với đỉnh cao.
Tài sản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC giảm xuống chỉ còn khoảng 21.700 tỷ đồng (khoảng 950 triệu đô la).
Tỷ phú Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát (HPG) cũng có tài sản bốc hơi khoảng 1.600 tỷ đồng trong hai phiên vừa qua.
Sự sụt giảm kinh tế này xảy ra trong bối cảnh nhiều cuộc biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và dự Luật Đặc khu kinh tế nổ ra tại nhiều tỉnh thành khắp Việt Nam.
Sự việc căng thẳng nhất xảy ra tại Phan Rí khi người dân đốt trụ sở ủy ban và chống trả lực lượng an ninh bằng gạch đá. Hàng trăm người bị bắt sau đó, trong đó có những 'thành phần quá khích', theo truyền thông Việt Nam.
Mới đây nhất, hàng trăm người bị bắt câu lưu tại Sài Gòn trước lo ngại biểu tình.
Một số nhân chứng cho BBC biết bị bắt vô cớ và bị đánh đập.
Tuy nhiên, trả lời Nguyễn Hoàng của BBC sau buổi họp báo bế mạc phiên họp thứ 5 của Quốc hội mới đây, ông Nguyễn Thanh Hồng, Thiếu tướng Công an Ủy viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng An ninh, nói Luật An ninh là để "bảo vệ lợi ích của các cơ quan, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước".
Các lãnh đạo Việt Nam, gồm cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây cũng tìm cách trấn an dư luận rằng "Việt Nam vẫn có tự do Internet", theo báo chí nước này hôm 18/06.

Báo VN sửa lời phát ngôn Chủ tịch Quang về Luật Biểu tình

biểu tìnhBản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGESImage captionBiểu tình tại Hà Nội hôm 10/6
Mạng xã hội hôm nay đưa tin báo Tuổi Trẻ sửa nội dung bài dẫn phát ngôn của Chủ tịch Trần Đại Quang: "Cần luật Biểu tình, sẽ báo cáo Quốc hội ban hành" chỉ sau khoảng ba tiếng đăng bài.
Hôm 19/6, link bài nêu trên của tờ báo được nhiều facebooker chia sẻ trên mạng xã hội.
Bài báo "Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình" với nội dung ban đầu ghi: "Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trần Đại Quang nói ông đồng tình với kiến nghị cử tri cần có luật Biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung này."
tuổi trẻBản quyền hình ảnhOTHERImage captionBài đăng ban đầu trên báo Tuổi Trẻ nay đã bị thay nội dung khác
Nay nội dung bài đã được sửa lại và không còn bất kỳ phát ngôn nào của ông Quang về luật Biểu tình. Người đọc chỉ còn thấy Chủ tịch Quang nói những vụ việc nghiêm trọng xảy ra tại Bình Thuận, TP.Hồ Chí Minh" là do các đối tượng chống đối, kích động, lôi kéo."
Việc này gây xôn xao cộng đồng mạng. Cây bút tự do Nguyễn An Dân bình luận trên trang cá nhân: "Báo Tuổi Trẻ đã vi phạm luật An ninh mạng khi để phát biểu của lãnh đạo bị cắt xén. Thế lực thù địch ghê quá, cắt xén được cả phát biểu của cấp chủ tịch nước, cũng là lãnh đạo số hai của Đảng."
quangBản quyền hình ảnhINFONETImage captionChủ tịch Trần Đại Quang tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 19/6 ở TP.Hồ Chí Minh
Bình luận với BBC về việc Quốc hội lùi luật Biểu tình, bà Ann Đỗ, kỹ sư gốc Việt tại Melbourne, Úc, nói: "Thay vì Quốc hội phải đưa ra luật Biểu tình càng nhanh càng tốt, họ lại nhiều lần lùi việc xây dựng luật này vì có thể họ chưa tự tin vào khả năng của bộ máy an ninh, công an dày đặc trên cả nước."
"Biểu tình (ôn hòa) là một trong những hành vi hay hoạt động bày tỏ quan điểm thái độ của người dân một cách văn minh, nó có sự tác động nhất định đến suy nghĩ của người xung quanh lẫn đối tượng bị phản đối, và đó cũng thuộc quyền cơ bản mà một nhà nước văn minh muốn xây dựng cho công dân của mình."
"Vừa tìm cách trì hoãn luật Biểu tình và nhanh chóng bàn đến luật An ninh mạng khiến người dân có cảm tưởng chính phủ, quốc hội đang tìm cách bóp miệng người dân nhiều hơn là đưa ra những chính sách để xây dựng một thể chế lành mạnh và cởi mở. Theo tôi, có thể một số quan chức đã nhìn thấy vấn đề nhưng vẫn cứ quanh quẩn với các giải pháp ngắn hạn, làm chỉ được một thời gian tiêu tiền ngân sách rồi tình trạng như cũ, thậm chí tệ hại hơn."
Trước đó, trả lời BBC, nhà báo Đặng Tâm Chánh, cựu Tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị, nói: "Tôi biết việc trì hoãn Luật Biểu tình thì ngay cả một số đại biểu cũng không đồng ý."
"Và không chỉ Luật Biểu tình, ngay cả với các dự thảo luật về quyền con người khác thì cách chính quyền tiếp cận có thể nói là khá dè dặt."
"Dường như như không có cơ chế đủ hiệu năng để gây áp lực với Quốc hội về việc trình các dự luật đó."
Hôm 18/6, tổ chức Ân xá Quốc tế gửi thông cáo yêu cầu Việt Nam phải ngay lập tức thả những người biểu tình đang bị giam giữ cuối tuần vừa rồi và mở một cuộc điều tra nhanh chóng về nghi vấn một vài người biểu tình đã bị tra tấn.
Theo Ân xá Quốc tế thì "Trên phạm vi cả nước, đã có khoảng 150 người đã bị giam giữ tùy tiện sau khi họ tham dự các cuộc biểu tình vào ngày 9 và 10/6 chống lại dự thảo luật Đặc Khu Kinh Tế. Ân Xá Quốc Tế đã nhận được báo cáo của hàng chục người và họ cho biết rằng họ đã bị tra tấn trong lúc giam giữ, một vài người cho rằng họ đã bị đánh đập bởi gậy gỗ sau khi từ chối mở mật khẩu điện thoại theo yêu cầu của công an."
Trong một diễn biến khác, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được truyền thông Việt Nam hôm 17/6 dẫn lời nói lòng yêu nước chân chính 'bị lợi dụng' trong sự kiện biểu tình phản đối dự luật Đặc khu và An ninh mạng.
Trong cuộc tiếp xúc cử tri ở Hà Nội, ông Trọng mô tả các cuộc biểu tình tại một số thành phố và địa phương, trong đó có vụ trở thành bạo động ở Bình Thuận, là 'có bàn tay của phần tử phá hoại' và 'không loại trừ có yếu tố nước ngoài'

Tàu cá VN bị tàu TQ đuổi khi tránh sóng to, gió lớn ở Hoàng Sa

Tàu cá Việt Nam.
Tàu cá Việt Nam.
 Courtesy of News.zing.vn
Hai mươi tàu cá tỉnh Quảng Ngãi ngày 18 tháng 6 đã bị các tàu Trung Quốc xua đuổi khi đang di chuyển vào đảo Bạch Quy ở Hoàng Sa để tránh sóng to, gió lớn.
Thông tin được Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn loan đi vào ngày 19/6.
Theo đó trên 20 chiếc tàu có tổng cộng 100 ngư dân đang di chuyển về phía nam tây nam đảo Bạch Quy để tránh ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. Nhưng các tàu Trung Quốc khu vực này đã đuổi tàu VN đi, không cho neo đậu tránh sóng gió.
Sau đó các thuyền trưởng đã liên lạc với cơ quan chức năng VN để can thiệp với Trung Quốc, giúp các tàu VN được vào đảo tránh thời tiết xấu. Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết trong cùng ngày đã yêu cầu Cục lãnh sự nói chuyện với phía Trung Quốc để tạo điều kiện cho tàu cá VN được vào khu vực lân cận tránh thời tiết xấu.
Tàu Trung Quốc thường xuyên có các hành động như đâm chìm, xua đuổi tàu Việt Nam tại khu vực biển Đông đang tranh chấp mà Trung Quốc cho rằng thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Trước đây tàu Trung Quốc đã từng đuổi không cho tàu VN tránh gió bão, bất chấp các quy định của luật pháp quốc tế.
Trung Quốc hoàn tất mưu đồ cưỡng chiếm Quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam sau khi thắng trong cuộc hải chiến với phía Việt Nam Cộng Hòa vào tháng giêng năm 1974.

Biển Đông: Việt Nam củng cố tiền đồn ở Trường Sa dự phòng Trung Quốc

Đăng ngày 19-06-2018 Sửa đổi ngày 19-06-2018 15:42
mediaẢnh vệ tinh ngày 18/03/2018 cho thấy rõ con kênh được nạo vét cắt ngang vòng san hô của Đá Lát (Trường Sa), Biển Đông.AMTI/CSIS
Vào lúc Trung Quốc càng lúc càng lộ bộ mặt bành trướng tại Biển Đông, vừa tung quân tập trận thị uy, vừa cho triển khai vũ khí trên các đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp, Việt Nam vẫn lặng yên củng cố một số tiền đồn mình kiểm soát tại vùng quần đảo Trường Sa. Trong một bài viết công bố ngày 13/06/2018 vừa qua, cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS, trụ sở tại Washington, đã nêu bật một công trình cải tao mà Việt Nam đang thực hiện, tại khu vực Đá Lát (Ladd Reef), một rạn san hô vòng thuộc cụm đảo Trường Sa, phía tây quần đảo Trường Sa.
Dù quy mô cải tạo rất khiêm tốn, nhưng theo AMTI, hoạt động củng cố tiền đồn này cho thấy quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, bất chấp các hành vi hù dọa của Trung Quốc. Điểm lý thú được AMTI ghi nhận là khi thực hiện các công trình ở khu vực Đá Lát, Việt Nam đã huy động một đội ngư thuyền đông đảo có thể là để làm công việc bảo vệ.
Ghi nhận của vệ tinh về công trình mới ở Đá Lát
Theo AMTI, ảnh vệ tinh từ tháng 3 đến tháng 6/2018, cho thấy một kênh mới được đào, kênh này không hề có trên các ảnh cũ hơn trước đây. Cũng ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam cũng đang mở rộng một trong hai cơ sở trên thực thể (cơ sở còn lại một ngọn hải đăng nhỏ ở phía tây).
Cụ thể, trên một tấm ảnh chụp ngày 18/03, người ta thấy một con kênh đào mới được nạo vét, nằm ở rìa phía nam của rạn san hô, có cả một sà lan và hai tàu lớn neo đậu ngay ở phía bắc cửa mới mở vào đầm phá tại đây. Và ít nhất có khoảng 21 tàu cá nhỏ hiện diện bên trong đầm phá này.
Nghiên cứu kỹ chiếc sà lan, AMTI thấy bên trên có 2 thiết bị dùng cho xây dựng, trông giống như máy xúc hay máy nạo vét, đưa trầm tích vét dưới đáy biển lên một con tàu khác chờ sẵn ở đó.
Theo AMTI, đây là kiểu nạo vét thường được Việt Nam áp dụng ở một số đảo đá khác. Philippines cũng bắt đầu áp dụng kiểu nạo vét như vậy tại đảo Thị Tứ. Ngược lại thì Trung Quốc chuyên sử dụng phương thức khác, dung máy cắt và hút, có thể di chuyển trầm tích nhanh hơn, nhưng tác hại môi trường rất lớn.
Ảnh vệ tinh chụp vào tháng 3 còn cho thấy một phần trầm trích được vét lên đã được mang qua bồi đắp một địa điểm gần tiền đồn nhỏ của Việt Nam ở mũi phía bắc của Đá Lát.
Một bức ảnh chụp mới đây, vào ngày 03/06, cho thấy Việt Nam đang mở rộng tiền đồn phía bắc của Đá Lát bằng trầm tích nạo vét từ con kênh. Sà lan đậu sát công trình, hai chiếc tàu lớn được thấy rõ ở đầu phía bắc con kênh và có gần 80 tàu nhỏ ở bên trong và bên ngoài đầm phá. Phần lớn, nếu không phải là tất cả, đều là tàu cá.
Công trình đang xây dựng là một cấu trúc hình lục giác, rộng khoảng 100 feet, tương tự như các công trình mở rộng mà Việt Nam đã xây ở 4 thực thể khác ở quần đảo Trường Sa trong những năm qua là Đá Cô Lin (Collins), Len Đao (Lansdowne), Tiên Nữ (Tennent), và Đá Lớn (Discovery Great Reef).
Và tương tự như tại các thực thể kể trên, công trình mới tại Đá Lát sẽ được nối với công trình hiện hữu bằng một cây cầu.
Với công trình mới tại Đá Lát, Việt Nam trong những năm gần đây đã nâng cấp 21 trên 49 tiền đồn của mình ở vùng Trường Sa.
Ý nghĩa việc mở rộng Đá Lát
Theo AMTI, việc mở rộng cơ sở tại Đá Lát, bao gồm việc đào một con kênh mới cho phép tiếp tế dễ dàng và tàu lớn đi vào bên trong đầm phá rất đáng chú ý trong bối cảnh hiện nay.
Đảo Đá Lát nằm ở cực tây các đảo, bãi đá có người kiểm soát ở Trường Sa. Ở phía tây nam Đá Lát là một số bãi ngầm mà Trung Quốc đòi chủ quyền… mặc dù đó là những bãi hoàn toàn ngầm, và một số lô dầu khí, đã trở thành tâm điểm những vụ căng thẳng cao độ giữa Bắc Kinh và Hà Nội vào năm ngoái.
Việt Nam, Hoa Kỳ và phần lớn cộng đồng quốc tế xem vùng này là thuộc thềm lục địa Việt Nam, nhưng Trung Quốc đã viện cớ “chủ quyền lịch sử” mơ hồ với đường lưỡi bò để đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Việt Nam đã xây dựng một loạt công trình trên những bãi đá ngầm ở trong khu vực Trường Sa trong những năm 1980-1990, đặt tên là các “trạm dịch vụ kinh tế, khoa học và công nghệ”. Nhưng cho dù được nâng cấp gần đây, những công trình này rất mong manh và luôn luôn bị Trung Quốc đe dọa, như trong chiến dịch buộc Hà Nội bỏ công trình ở lô 136 vào năm ngoái.
Có lẽ đấy là một nguyên do khiến Hà Nội quyết định tăng cường sự hiện diện của mình ở Đá Lát gần khu vực bị Trung Quốc nhòm ngó. Đá Lát có thể trở thành một trạm dừng đáng giá cho tàu Việt Nam đi tuần tra ở các tiền đồn và vùng có tài nguyên ở phía đông nam.
Dùng tàu cá như một lực lượng bán quân sự
Công trình ở Đá Lát còn nêu bật một khía canh mới quan trọng trong chủ thuyết quân sự của Việt Nam ở Biển Đông: đó là việc sử dụng tàu cá như một lực lượng bán quân sự.
Trung Quốc đã sử dụng lực lượng ngư dân ở các tỉnh ven biển như một đạo binh để tăng cường sự hiện diện và hỗ trợ các chiến dịch tại các vùng biển có tranh chấp mà không tạo ra phản ứng đáp trả bằng quân sự của các nước khác.
Việt Nam đã rút ra bài học của năm 2014, khi gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó với lực lượng tàu cá triển khai chung quanh giàn khoan mà Trung Quốc đưa đến vùng thềm lục địa của Việt Nam. Do đó, để đối phó, Việt Nam đã tuyển mộ lực lượng chiến binh ngư phủ của mình, hoạt động một cách tương tự, tuy rằng cho đến ngày nay, lực lượng này không năng động như phía Trung Quốc.
Sự hiện diện của đông đảo tàu cá ở Đá Lát trong suốt tiến trình xây dựng có lẽ là để bảo vệ và hỗ trợ trong tư thế một lực lượng bán quân sự chính thức.
Chiến tranh nhân dân trên biển
Trong một bài phân tích được AMTI công bố hôm 11/05/2018, hai tác giả Derek Grossman chuyên gia phân tích của trung tâm tham vấn RAND Corporation, và Nguyễn Nhật Anh, nghiên cứu sinh Thạc Sĩ tại Trường Chính Sách và Chiến Lược Toàn Cầu, Đại Học San Diego (California) đã nêu bật hướng Việt Nam áp dụng chủ trương “chiến tranh nhân dân” trên biển để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.
Trao đổi với hai tác giả, một chuyên gia quân sự Việt Nam cho biết là để thực hiện chiến lược chiến tranh nhân dân trên biển này, ngoài các phương tiện vũ khí cần thiết, còn phải huy động sức mạnh của người dân, mà cụ thể là ngư dân.
Năm 2014, Việt Nam đã thiết lập một lực lượng kiểm ngư, là một lực lượng dân sư nhưng được trang bị vũ khí nhẹ. Lực lượng này tham gia tuần tra và góp sức cho số lượng ngày càng tăng của tàu Cảnh Sát Biển, sắp tới đây, sẽ có thể hoạt động với những quy tắc dễ dãi hơn.
Bên cạnh đó, bộ Quốc Phòng Việt Nam cũng tuyển mộ ngư phủ tại chỗ, trang bị cho họ thiết bị truyền tin và hồng ngoại để giám sát vấn đề tranh chấp hải sản. Theo phía Việt Nam, lực lượng này gồm 8000 tàu cá và làm việc chặt chẽ với Hải Quân và Cảnh Sát Biển, lực lượng biên phòng và những ngư phủ khác.
Họ có trách nhiệm theo dõi, báo cáo về những vụ vi phạm chủ quyền. Mục tiêu là tránh tái diễn sự cố giàn khoan năm 2014. Sau khi đặt giàn khoan ở vùng biển tranh chấp, Bắc Kinh đã phái những đội tàu Hải Giám và tàu đánh cá hùng hậu đến nơi và với sự yểm trợ của Hải Quân và Không Quân, họ đã tuần tra khu vực, và hung hăng đâm vào tàu Việt Nam để đuổi Việt Nam ra khỏi khu vực.

Hà Nội “rối loạn” vì mưa dông bất ngờ

CTV Nguyễn Như | 20/06/2018 08:40 PM
Hà Nội “rối loạn” vì mưa dông bất ngờ

Nhiều nút giao rối loạn, tắc nghẽn, người dân ở Hà Nội không kịp mặc áo mưa do cơn dông gió bất ngờ kéo đến.

Hà Nội “rối loạn” vì mưa dông bất ngờ - Ảnh 1.
Chiều 20/6, cơn dông kéo theo gió mạnh khiến một số điểm giao thông ở Hà Nội hỗn loạn, nhiều người không kịp về nhà tránh mưa.
Hà Nội “rối loạn” vì mưa dông bất ngờ - Ảnh 2.
Trên đoạn đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Dương Đình Nghệ... mây đen ùn ùn kéo đến, gió mạnh....
Hà Nội “rối loạn” vì mưa dông bất ngờ - Ảnh 3.
Nhiều bức rào chắn bị đổ.
Hà Nội “rối loạn” vì mưa dông bất ngờ - Ảnh 4.
Hà Nội “rối loạn” vì mưa dông bất ngờ - Ảnh 5.
Gió lớn cuốn theo nhiều bụi khiến người đi bộ cũng gặp khó khăn.
Hà Nội “rối loạn” vì mưa dông bất ngờ - Ảnh 6.
Những người bán áo mưa tranh thủ kinh doanh.
Hà Nội “rối loạn” vì mưa dông bất ngờ - Ảnh 7.
Dông lớn kèm theo mưa nhỏ đủ khiến ướt áo.
Hà Nội “rối loạn” vì mưa dông bất ngờ - Ảnh 8.
Nhiều người không kịp về nhà đành đứng dưới gầm đường Vành đai 3 trên cao tránh trú
Hà Nội “rối loạn” vì mưa dông bất ngờ - Ảnh 9.
Nhiều người chấp nhận đứng dưới những tán cây chờ xe.
Hà Nội “rối loạn” vì mưa dông bất ngờ - Ảnh 10.
Cơn mưa nhỏ nhưng khiến nút giao Phạm Hùng - Dương Đình Nghệ - Mễ Trì bị rối loạn...
Hà Nội “rối loạn” vì mưa dông bất ngờ - Ảnh 11.
..ùn ứ kéo dài vì ai cũng muốn di chuyển nhanh nhất về nhà.
Hà Nội “rối loạn” vì mưa dông bất ngờ - Ảnh 12.
Nhiều người tỏ rõ sự mệt mỏi khi tắc đường dưới cơn mưa.

"Long tranh hổ đấu" ở Nhà Trắng và những chuyện chưa kể đằng sau chính sách thương mại xoay như chong chóng của ông Trump

Thu Hương | 18/06/2018 08:30 AM
"Long tranh hổ đấu" ở Nhà Trắng và những chuyện chưa kể đằng sau chính sách thương mại xoay như chong chóng của ông Trump

Nội các của ông Trump đã trải qua nhiều xáo trộn bởi những bất đồng quan điểm về chuyện có nên áp thuế một cách cứng rắn để buộc các nước khác phải nhượng bộ hay không.

Chính sách thuế quan của nước Mỹ đột ngột quay ngoắt 180 độ sau vài tuần hạ nhiệt chính là biểu hiện bên ngoài của quá trình hoạch định chính sách thương mại đầy kịch tính đã diễn ra bên trong Nhà Trắng.
Trong khi thương mại chính là vấn đề trọng tâm của chính sách kinh tế năm 2018, nội các của ông Trump cũng đã trải qua nhiều xáo trộn bởi những bất đồng quan điểm về chuyện có nên áp thuế một cách cứng rắn để buộc các nước khác phải nhượng bộ hay không. 
Ông Trump thường khuyến khích các cấp dưới của mình tranh luận, và không ít lần nhiều quan chức cấp cao rơi vào cảnh "lên voi xuống chó" tùy theo các mục tiêu luôn thay đổi của ngài Tổng thống.
Trong nhóm các quan chức phụ trách vấn đề thương mại, cuộc cạnh tranh dành sự ủng hộ của Tổng thống rất khốc liệt. Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, cố vấn Peter Navarro, Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Larry Kudlow và một số người khác thường xuyên ganh đua với nhau. 
Hồi đầu tháng 5, trong khi Mnuchin trì hoãn 1 cuộc chiến tranh thương mại thì Navarro đã tái khởi động nó. Kết quả là nước Mỹ phát đi những tín hiệu đầy mâu thuẫn về mục tiêu mà mình muốn đạt được.
Mnuchin vs Lighthizer
Cách đây không lâu, Mnuchin từng là 1 ngôi sao đang lên. Ông theo đuổi chiến lược thân thiện với thị trường, muốn đàm phán để Trung Quốc tăng mua hàng hóa dịch vụ của Mỹ đồng thời giảm bớt các rào cản nhập khẩu. Các lệnh trừng phạt, cấm vận không nằm trong kế hoạch của ông.
Tuy nhiên giờ đây Mnuchin đã thất thế và ngôi sao mới là Lighthizer – người ưa thích cách tiếp cận cứng rắn và đang vận động tích cực để sử dụng thuế như 1 cách để buộc Trung Quốc phải thực hiện những thay đổi căn bản trong nền kinh tế của họ. 
Ông muốn Trung Quốc cắt giảm trợ cấp cũng như các chính sách hỗ trợ khác cho doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trong ngành công nghệ cao để cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này và doanh nghiệp quốc tế trở nên công bằng hơn.
Không giống như những Bộ trưởng Tài chính đời trước, Mnuchin (55 tuổi) không quản lý danh mục đầu tư ở Trung Quốc của Mỹ. Ban đầu ông Trump giao nhiệm vụ này cho Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross. Ông Ross bị thất sủng khi các cuộc đàm phán mà ông thực hiện với Trung Quốc hồi giữa năm ngoái bị Tổng thống cho là "quá ngây thơ".
Trước đó, Robert Porter – 1 cựu cố vấn cấp cao – cũng đã cố gắng làm cho quá trình ra quyết định của Tổng thống trở nên "mượt mà" hơn. Hàng tuần ông đều tổ chức các cuộc họp với những nhân vật chủ chốt, gặp riêng Tổng thống Trump và trình lên những quan điểm đa chiều. 
Các quan chức được yêu cầu tổng hợp và chia sẻ các số liệu mà họ sử dụng để đưa ra kết luận. Họ sẽ ngừng chỉ trích lẫn nhau bằng cách vào phòng Bầu dục trình bày quan điểm của mình với Tổng thống.
Tuy nhiên Porter đã từ chức hồi tháng 2 trước cáo buộc ông lạm dụng 2 người vợ cũ dù ông đã lên tiếng phủ nhận. Vắng bóng Porter, quy trình bị hủy bỏ và mọi thứ rối tung vì ai cũng ra sức thể hiện. 
Ông Trump đồng ý áp thuế lên nhôm và thép nhập khẩu – một trong những lý do khiến Gary Cohn, cố vấn kinh tế hàng đầu và từng dẫn đầu nhóm phản đối thuế trong Nhà Trắng, ra đi.
Long tranh hổ đấu ở Nhà Trắng và những chuyện chưa kể đằng sau chính sách thương mại xoay như chong chóng của ông Trump - Ảnh 1.
Mnuchin đã cố gắng khẳng định bản thân trong những tháng đầu năm 2018. Ông vận động hành lang để có 1 phái đoàn tới Bắc Kinh đàm phán về vấn đề thương mại, nhưng nỗ lực bị cản đường bởi Lighthizer. 
Ngày 20/4, Tổng thống chấp thuận yêu cầu của Mnuchin nhưng lại bổ sung thêm cả Lighthizer và Navarro vào đoàn đàm phán. Là tác giả của một số cuốn sách có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc điển hình là cuốn "Chết bởi Trung Quốc", Navarro khiến đoàn đàm phán không được chào đón ở Bắc Kinh.
Mnuchin tận dụng chuyến đi tới Bắc Kinh ngày 5/3 để thay đổi mối quan hệ Mỹ - Trung đang "căng như dây đàn". Trong những ngày đầu tiên, đoàn đàm phán đi chung với nhau nhưng sang ngày thứ 2 Mnuchin và các quan chức Trung Quốc sắp xếp lại lịch trình để Mnuchin có thể gặp riêng Liu He – cố vấn kinh tế cao cấp của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Navarro rất tức giận vì cho rằng đây là hành động lạm quyền, nhưng cuối cùng lần này Mnuchin đã chiến thắng và ông Liu sẽ tới Washington vào ngày 15/5. Thông báo từ Nhà Trắng cho biết Bộ trưởng Tài chính "sẽ dẫn dắt các cuộc thảo luận", thậm chí Navarro không có tên trong danh sách các quan chức tiếp đón ông Liu.
Đó chính là công thức mà Trung Quốc đang tìm kiếm. Ở Bắc Kinh, các quan chức Trung Quốc rất đề cao Mnuchin, luôn nói với các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài đến thăm Trung Quốc rằng Bộ trưởng Tài chính Mỹ đang cố gắng hạ nhiệt căng thẳng thương mại như thế nào.
Đầu tháng 5, Tổng thống Trump vẫn ủng hộ kế hoạch của Mnuchin mà theo đó sẽ đàm phán để Trung Quốc tăng mua hàng hóa Mỹ và xóa bỏ các rào cản thương mại. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ diễn ra vào đầu tháng 6, và ông Trump cần sự trợ giúp của Trung Quốc.
Khi tới Washington, ông Liu He được Tổng thống Mỹ mời tới Nhà Trắng. Dự định ban đầu cuộc gặp chỉ kéo dài 15 phút nhưng đã lên tới 45 phút. Sau đó ông Kudlow nói rằng Trung Quốc đã đề nghị mỗi năm sẽ mua thêm "ít nhất 200 tỷ USD" hàng hóa Mỹ.
Bắc Kinh cũng chỉ đạo truyền thông nhà nước trong các bài viết hay thể hiện Trung Quốc ít quan tâm hơn đến việc phát triển công nghệ - điều khiến Washington lo lắng, thay vào đó hãy tập trung nói về việc nhập khẩu thêm hàng hóa Mỹ.
Bão vẫn nổi lên
Nhưng sự tĩnh lặng bề ngoài lại đang che giấu 1 cuộc khủng hoảng đang leo thang trong Nhà Trắng. Đến giữa tháng 5, các quan chức an ninh Mỹ bị thuyết phục rằng Trung Quốc không có thái độ tích cực đối với cuộc gặp lịch sử giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, do đó họ không cần phải nhún nhường trước Bắc Kinh nữa.
Kết quả là nhóm này quay sang ủng hộ ý tưởng phải cứng rắn hơn với Trung Quốc của ông Lighthizer.
Ngày 18/5, ngày đàm phán cuối cùng của ông Liu ở Washington, một nhóm các quan chức thương mại xông vào phòng Bầu dục. Tổng thống nói với Mnuchin rằng ông muốn những cam kết cụ thể chứ không phải là những lời hứa mơ hồ.
Ngày 20/5, Mnuchin phát biểu trên kênh Fox News rằng "chúng ta đang trì hoãn chiến tranh thương mại". Nhưng làn sóng chống lại ông đang dâng lên mạnh mẽ. 
Vài giờ sau phát biểu của ông, văn phòng đại diện thương mại Mỹ phát đi thông báo Mỹ sẽ sử dụng "mọi công cụ pháp lý để bảo vệ công nghệ của mình thông qua thuế quan". Như vậy chẳng có "thỏa thuận ngừng bắn" nào cả.
Long tranh hổ đấu ở Nhà Trắng và những chuyện chưa kể đằng sau chính sách thương mại xoay như chong chóng của ông Trump - Ảnh 2.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin.
Mnuchin còn bị chỉ trích trên sóng truyền hình. Một trong những phát thanh viên mà Tổng thống Trump ưa thích, Lou Dobbs của Fox Business Network, chỉ trích phe ủng hộ toàn cầu hóa đã cho phép Trung Quốc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và duy trì thâm hụt thương mại khổng lồ với Mỹ. 
"Mnuchin quá tốt với Trung Quốc. Về cơ bản thì ông ấy đã đầu hàng và đưa cho Trung Quốc thứ mà họ muốn".
Ngày 22/5, tờ Washington Post như trêu ngươi khi lên bài bình luận "Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc của Tổng thống đã kết thúc. Trung Quốc đã thắng".
Long tranh hổ đấu ở Nhà Trắng và những chuyện chưa kể đằng sau chính sách thương mại xoay như chong chóng của ông Trump - Ảnh 3.
Những lời lẽ này "gặm nhấm" Tổng thống Trump, người rất ghét bị coi là quá mềm mỏng với Bắc Kinh. Ngay sau đó ông đã họp khẩn với nhóm cố vấn thương mại của mình và yêu cầu 1 phản ứng mạnh mẽ hơn. Sau cuộc họp, 1 nhóm nhỏ hơn ra đời, đi ngược lại với những mong muốn của Mnuchin.
Áp lực buộc ông Trump phải hành động gia tăng hơn nữa sau khi Tổng thống bị chỉ trích vì nội các của ông nới lỏng lệnh trừng phạt đối với tập đoàn ZTE (đây vốn là động thái được thiết kế để buộc Trung Quốc phải nhượng bộ).
Như vậy chỉ trong 10 ngày, Mỹ gạt bỏ cuộc đàm phán về 1 "lệnh ngừng bắn" trên mặt trận kinh tế sang một bên, tuyên bố đang chuẩn bị để áp đặt thuế quan lên số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá khoảng 50 tỷ USD. Mỹ cũng bắn tiếng với EU, Mexico và Canada rằng nhôm và thép mà họ xuất sang Mỹ sẽ bị áp thuế, đồng thời đe dọa làm tương tự với ô tô nhập khẩu.
"Một cách dứt khoát, Tổng thống chính là người chỉ đạo chính sách thương mại của nước Mỹ", ông Kudlow nói với tờ The Wall Street Journal.
Bầu không khí mơ hồ và bất ổn bao trùm khắp thế giới, từ Trung Quốc đến châu Âu hay những nước láng giềng châu Mỹ. Chiến tranh thương mại trực chờ bùng nổ. 
Thái độ hiếu chiến của Mỹ khiến các đối tác thương mại bị Mỹ tấn công quay sang đoàn kết với nhau. Tại cuộc họp trước thềm hội nghị G7 ở Canada cách đây không lâu, ông Mnuchin bị Bộ trưởng Tài chính các nước tổng công kích. Và chính ông Trump cũng bị "bỏ rơi" ở G7.

Thượng viện Mỹ đồng ý cho tập trận với Đài Loan

Hải quân Đài LoanBản quyền hình ảnhMANDY CHENGImage captionHải quân Đài Loan ở quân cảng Tả Doanh, Cao Hùng
Thượng viện Hoa Kỳ hôm 18/06/2018 đã thông qua luật quốc phòng cho phép quân đội tham dự tập trận ở Đài Loan.
Luật Ủy quyền Quốc phòng (National Defense Authorisation Act 2019) đã được Hạ viện Mỹ thông qua hôm 24/05.
Nay, việc đưa quân lính Mỹ tham gia cuộc tập trận thường niên Hán Quang (Han Kuang) của Đài Loan chỉ còn tùy thuộc vào quyết định của bên Hành pháp Mỹ.
Luật này cũng cho phép quân đội Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) tham gia diễn tập quân sự tại Hoa Kỳ.
Từ một thời gian trước đã có tin Cố vấn An ninh John Bolton cổ vũ cho việc để quân lực Hoa Kỳ tham gia tập trận tại Đài Loan, bất chấp phản đối từ Hoa Kỳ.
Từ năm 2017, ông Bolton đã nêu ý kiến rằng Hoa Kỳ có thể "cải thiện vị thế an ninh bằng cách tăng cường bán vũ khí cho Đài Loan và đặt quân đội và vũ khí ở đó".
Đến tháng 6 năm nay, một báo Hong Kong trích nguồn từ giới nghiên cứu tại Đài Bắc nêu ra ý tưởng "cho Hoa Kỳ thuê" đảo Ba Bình ở Trường Sa, như cách làm đối trọng với Trung Quốc ở Biển Đông.
Lawrence Chung viết trên South China Morning Post (07/06) rằng một tạp chí ở Đài Loan nói "một số nhà nghiên cứu gợi ý rằng Washington có thể được lợi từ chuyện đem quân đến đóng trên đảo Thái Bình".
Đây là hòn đảo tự nhiên thuộc loại lớn nhất tại quần đảo Trường Sa mà Việt Nam gọi là Ba Bình.
Tuy đây chỉ là một gợi ý mang tính nghiên cứu, không phải chính sách của chính phủ Đài Loan hay Hoa Kỳ, nó cũng được bình luận ở Đài Loan từ đầu tháng 6.
Duncan DeAeth viết trên trang Taiwan News hôm 04/06 rằng viện nghiên cứu nêu ra ý tưởng trên có liên hệ với Dân Tiến Đảng đang cầm quyền ở Đài Loan.
Hai vấn đề được nêu ra là hoặc Đài Loan cho Mỹ "thuê lâu dài" để đóng quân ở Ba Bình, hoặc mời quân đội Hoa Kỳ cập bến thăm hòn đảo.
Cả hai khả năng đều sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận, và cũng không giải quyết được các tranh chấp lâu dài ở khu vực này.
Bài báo cũng nói tuy thế, nếu quân đội Mỹ vào thăm Ba Bình thì cũng chỉ là hành động tương tự như mời tàu chiến Mỹ thăm Cao Hùng ở Đài Loan.
Trang Taiwan News cũng đăng một bản đồ cho thấy đường thẳng từ Cao Hùng ra Ba Bình là 850 hải lý.
Hồi 2016, Tổng thống Đài Loan lúc đó, ông Mã Anh Cửu đã ra thăm hòn Ba Bình và đặt bia đá.
Các đảo ở Trường SaImage captionMột viện nghiên cứu ở Đài Loan nêu ý tưởng cho Hoa Kỳ đem quân vào đóng ở đảo Ba Bình thuộc Trường Sa
Theo các số liệu công bố năm 2016, các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đều xây cất cơ sở quân sự trên các đảo ở Trường Sa, trong đó đảo Ba Bình có đường băng của Đài Loan thuộc hàng thứ ba về tầm vóc.
Hình ảnh trên Google Earth hồi cuối tháng Chín 2016 cho thấy Đài Loan đã tiến hành cải tạo, xây cất một số cấu trúc mới tại đảo Ba BìnhBản quyền hình ảnhGOOGLE EARTHImage captionHình ảnh trên Google Earth hồi cuối tháng 9/2016 cho thấy Đài Loan đã tiến hành cải tạo, xây cất một số cấu trúc mới tại đảo Ba Bình

Quan hệ Đài Loan - Hoa Kỳ

Từ khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền, quan hệ của Washington với Đài Bắc có nhiều chuyển biến.
Ông Trump sau khi thắng cử đã nhận cuộc điện đàm từ bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan thuộc Dân Tiến Đảng, khiến Trung Quốc nổi giận.
Dân Tiến Đảng liên tục bị Trung Quốc cáo buộc là theo đường lối ly khai.
Gần đây, Thứ trưởng Marie Royce của Mỹ và bà Thái Anh Văn đã dự lễ khai trương trụ sở mới của Viện Hoa Kỳ tại Đài Bắc hôm 12/06
Đảo Ba BìnhBản quyền hình ảnhCNAImage captionBia đá của Tổng thống Mã Anh Cửu đặt ở đảo Ba Bình mà Đài Loan gọi là Thái Bình hồi 2016
Hồi giữa năm 2017, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận nước này vẫn bán vũ khí trị giá 1,42 tỷ USD cho Đài Loan, bất chấp mọi phản đối từ Bắc Kinh.
Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ vào lúc đó, ông Thôi Thiên Khải nói quyết định của Washington bán vũ khí cho Đài Bắc "làm tổn hại niềm tin" hai bên Mỹ-Trung.
Hiện có tin từ Đài Loan rằng ông John Bolton có thể thăm Đài Loan vào mùa thu năm nay, và việc này nếu xảy ra sẽ là chuyển biến quan trọng trong cách Hoa Kỳ nhìn nhận đảo quốc.
Cho tới nay, Đài Loan bị Trung Quốc cô lập trên trường quốc tế và Bắc Kinh phản đối mọi chuyến thăm của quan chức Hoa Kỳ sang Đài Loan.

Hoa Kỳ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ

Bà Haley: Hội đồng bảo vệ những nước vi phạm nhân quyềnBản quyền hình ảnhREUTERSImage captionBà Haley: Hội đồng bảo vệ những nước vi phạm nhân quyền
Hoa Kỳ đã rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, gọi đó là "sự chia rẽ của thiên vị chính trị".
Cơ quan "đạo đức giả và vụ lợi" và tạo ra "một sự nhạo báng về quyền con người," phái viên Hoa Kỳ Nikki Haley nói với Liên Hợp Quốc.
Nhưng các nhà hoạt động cho biết động thái của Mỹ có thể làm tổn thương các nỗ lực giám sát và giải quyết các vụ lạm dụng nhân quyền trên khắp thế giới.
Động thái này xảy ra khi đang có những lời chỉ trích gay gắt về chính sách của chính quyền Trump về việc cách lý trẻ em và cha mẹ là những người nhập cư qua biên giới Mỹ- Mexico.
Bà Haley đã công bố ý định của Hoa Kỳ từ bỏ hội đồng tại một cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo, người đã gọi hội đồng "một cơ quan bảo vệ nhân quyền tồi tệ".
Bà Haley năm ngoái đã cáo buộc hội đồng "luôn thiên vị chống lại Israel" và nói rằng Hoa Kỳ đang xem xét lại tư cách thành viên của mình.
Được thành lập vào năm 2006, hội đồng có trụ sở tại Geneva đã bị chỉ trích vì cho phép các nước có hồ sơ nhân quyền đáng nghi ngờ là thành viên.
Tổng thư ký LHQ António Guterres, trong một tuyên bố, trả lời bằng cách nói rằng ông sẽ "rất mong muốn" Hoa Kỳ ở lại trong hội đồng.
Ủy viên nhân quyền LHQ, Zeid Ra'ad Al Hussein, gọi là việc Mỹ rút khỏi hội đồng là "tin rất đáng thất vọng, hay phải nói là thực sự rất ngạc nhiên". Trong khi đó, Israel ủng hộ quyết định này.

Tại sao Mỹ quyết định rút lui?

Mỹ quyết định rời khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ xảy ra sau nhiều năm bị chỉ trích.
Hoa Kỳ ban đầu từ chối tham gia hội đồng vào 2006, lập luận rằng UNHRC đã kết nạp các quốc gia có hồ sơ nhân quyền đáng phải suy xét.
Washington chỉ bắt đầu tham gia vào 2009 dưới thời Tổng thống Barack Obama, và được bầu vào lại Hội đồng vào 2012.
Hội đồng họp ít nhất 3 lần một năm và xem xét hồ sơ nhân quyền của các nước thành viênBản quyền hình ảnhEPAImage captionHội đồng họp ít nhất 3 lần một năm và xem xét hồ sơ nhân quyền của các nước thành viên
Nhưng các nhóm nhân quyền đã lên tiếng phàn nàn về cơ quan này hồi 2013, sau khi Trung Quốc, Nga, Saudia Arabia, Algeria và Việt Nam được bầu làm thành viên.
Điều này theo sau sự tẩy chay chưa từng thấy của Israel về một trong những đánh giá của hội đồng, cáo buộc Israel nhận được những lời chỉ trích không công bằng từ hội đồng.
Năm ngoái, Nikki Haley nói rằng "khó chấp nhận" khi các nghị quyết của hội đồng chống lại Israel đã được thông qua chống trong khi đó lại không có nghị quyết nào cho Venezuela, nơi hàng chục người biểu tình đã thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng chính trị.
Israel là quốc gia duy nhất là mục tiêu thường trực trong chương trình nghị sự, có nghĩa là nước này thường xuyên bị suy xét về mọi động thái đối với Palestine.
Hôm thứ Ba, mặc dù đã có những lời gay gắt với UNHRC, bà Haley nói bà muốn "làm rõ ràng rằng động thái này không phải là một sự rút lui khỏi các cam kết nhân quyền của chúng tôi".

Các đồng minh thêm mất tinh thần

Phân tích của phóng viên Nada Tawfik, BBC News, New York
Đây chỉ là sự cự tuyệt khỏi chủ nghĩa đa phương gần đây nhất của chính quyền Trump, và có khả năng sẽ gây ra sự bất an ở những người tin tưởng vào Hoa Kỳ để bảo vệ và vận động cho nhân quyền trên khắp thế giới.
Hoa Kỳ luôn có mối quan hệ mâu thuẫn với Hội đồng Nhân quyền LHQ. Chính quyền Bush quyết định tẩy chay hội đồng khi nó được thành lập vào năm 2006 vì nhiều lý do tương tự mà chính quyền Trump trích dẫn.
Đại sứ của Liên Hợp Quốc khi đó John Bolton - hiện đang là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump và là một nhà phê bình mạnh mẽ của LHQ.
Mãi cho đến năm 2009, Hoa Kỳ lại gia nhập dưới chính quyền Obama.
Nhiều đồng minh đã cố gắng thuyết phục Hoa Kỳ ở lại trong hội đồng. Thậm chí nhiều người đồng ý với những chỉ trích bấy lâu nay của Washington về hội đồng nhưng tin rằng Hoa Kỳ cần tích cực làm việc để cải cách nó từ bên trong, thay vì từ bỏ.

Báo Les Echos: "Donald Trump, vị tổng thống giữ lời hứa"

Đăng ngày 19-06-2018 Sửa đổi ngày 19-06-2018 15:27
mediaTổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại buổi họp Hội Đồng Không Gian Quốc Gia tại Nhà Trắng ngày 18/06/2018.REUTERS/Jonathan Ernst
Lần đầu tiên trong vòng hai thế kỷ lịch sử, nước Mỹ có một vị tổng thống « lạ đời », tính khí khó lường, ngẫu hứng. Ông « gây sự » với đồng minh phương Tây hay Trung Quốc trên mặt trận thương mại, nhưng lại « ngọt ngào » với lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Donald Trump khiến giới chuyên gia phải « vò đầu bứt tóc », có nguy cơ mắc bệnh « xói đầu » như nhận xét hóm hỉnh của Les Echos, nhưng ông làm hài lòng cử tri Mỹ.
Thật ra tổng thống Mỹ hiện nay, ông là người như thế nào ? Nhật báo kinh tế dẫn lời một doanh nhân Đức tại Mỹ nhận xét : trước hết, « Donald Trump là một vị tổng thống biết giữ lời hứa ».
Cây bút xã luận Jean-Marc Vittori cho rằng chỉ cần nhìn ngược thời gian có thể hiểu được thâm ý của tổng thống Mỹ hiện nay. Từ 30 năm qua, ông luôn ấp ủ một niềm mơ ước : Đưa nước Mỹ trở lại với những năm tháng hùng cường, hưng thịnh, đầy ánh hào quang của những năm 1960.
Ước mơ đó được ông thể hiện rõ qua khẩu hiệu vận động tranh cử nổi tiếng : « Make America Great Again ». Giới chuyên gia cười khẩy. Nhưng người dân Mỹ lại rất thích. Và ông thực hiện đúng như những gì ông nói. Điều này dẫn đến hai hệ quả chính.
Đầu tiên, tổng thống Mỹ đoạn tuyệt với truyền thống chính trị của Mỹ có từ 100 năm qua. Từ sau Đệ Nhất Thế Chiến, những người tiền nhiệm một khi bước chân vào Nhà Trắng, hoặc do mặc nhiên, hoặc dưới áp lực của các sự kiện quốc tế (Châu Âu, Triều Tiên, Cuba, Việt Nam, Trung Đông… ) đều chọn tập trung vào chính sách đối ngoại. Nhưng Donald Trump thì ngược lại, ông muốn điều hành đất nước theo lợi ích duy nhất của Hoa Kỳ.

Tiếp đến là ông nhìn về quá khứ. Nước Mỹ vĩ đại mà ông khao khát không phải là một đất nước của nền công nghệ Silicon Valley mà ông căm ghét. Ông mơ về một nền công nghiệp nặng đã tôn vinh nước Mỹ thời trai trẻ của ông trong suốt những năm 1950-1960.
Vì vậy mà ông rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận khí hậu Paris để khởi động lại ngành công nghiệp than, ông áp thuế nhập khẩu lên các mặt hàng nhôm và thép, và sau cùng là xe ô-tô nhập khẩu. Dưới góc nhìn này, người ta không mấy khó khăn hiểu được đòn tấn công của ông nhắm vào lĩnh vực ô tô, từ lâu là biểu tượng của sức mạnh Hoa Kỳ.
Hạn chế quyền lực
Nhưng Donald Trump hiểu rất rõ là quyền hạn tổng thống Mỹ ở trong nước bị hạn chế. Đó cũng chính là một trong những nguyên do thúc đẩy các đời tổng thống trước hoạt động nhiều trong lĩnh vực ngoại giao. Hiến Pháp Mỹ trao quyền chủ yếu cho Quốc Hội, một định chế có cơ chế co cụm và bị thao túng bởi các nhóm vận động hành lang.
Ngược lại, chủ nhân Nhà Trắng được rộng quyền trên hồ sơ thương mại quốc tế. Điều này lại càng có lợi cho ông. Bởi vì, thương mại quốc tế là một nỗi ám ảnh từ lâu của tổng thống Mỹ. Năm 1987, ông tự đăng một trang quảng cáo trên New York Times để tố cáo « thặng dư mậu dịch thái quá » của Nhật Bản. Đồng thời hối thúc các đồng minh Mỹ phải đóng góp thêm cho quốc phòng của họ, đó cũng chính là những gì ông Trump vừa làm với Đức.
Thương lượng thô bạo : Công cụ ngoại giao hữu hiệu ?
Từ những chi tiết đó người ta sẽ dễ dàng hiểu được vũ khí của Trump là gì và khó có thể mà ngăn cản. Lập luận của tổng thống Mỹ rất đơn giản : « Tôi là người mua lớn nhất thế giới. Bởi vì tôi là một khách hàng lớn, tôi phải thương lượng lại với mỗi nhà cung cấp ».
Mục tiêu là không phải để được bớt giá và cũng không phải để gây chiến thương mại. Điều duy nhất khiến tổng thống Mỹ phải bận tâm chính là mở lại các nhà xưởng ở Mỹ hay như là thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng trở lại, những điều mà ông có thể phô bày trước mặt cử tri Mỹ.
Trước loại vũ khí này, lãnh đạo các nước lớn như bị vô hiệu hóa. Chẳng ai được học nghệ thuật thương lượng thô bạo như thế. Tại đại học, Angela Merkel và Tập Cận Bình nghiên cứu về hóa học, Emmanuel Macron học về triết và khoa học hành chính, Theresa May về địa lý, Giuseppe Conte học về luật…
Donald Trump chuyên gia về bất động sản và trải qua hơn nửa đời người vật lộn với giá từng mét vuông hay mức thuế nộp cho địa phương. Trong cuộc chơi này, ông ấy là một người đáng gờm. Ông ấy sẽ thu được kết quả thật sự.
Dĩ nhiên cuộc đọ sức chưa từng có này có nguy cơ gây ra những căng thẳng ngoại thương chưa từng xảy ra từ một thế kỷ nay, làm phát sinh một cơn bão tài chính toàn cầu, cũng như là tạo ra những cú sốc địa chính trị. Tác giả bài viết lưu ý : Tất cả những điều đó ông cười khẩy, không quan tâm. Ông muốn là một vị tổng thống luôn giữ lời hứa trong con mắt cử tri Mỹ. Do đó, ai có thể làm gì được ông ?
Trang nhất : Angela Merkel trong vòng xoáy thuyền nhân
Hồ sơ di dân đang thủ tướng Đức tiến thoái lưỡng nan giữa một bên là CSU đồng minh trong liên minh chính phủ và bên kia là Pháp, liên minh hợp tác cho các dự án cải cách Liên Hiệp Châu Âu. Les Echos trên trang nhất đưa tít lớn : « Đồng euro, Thuế khóa, Quốc Phòng : Hiệp ước Macron-Merkel ».
Tuy nhiên, Le Figaro trên trang nhất có hàng tựa lưu ý : « Khủng hoảng tại Đức cản trở các dự án châu Âu của Macron ». Nguyên thủ Pháp hy vọng có thể « đúc kết một thỏa thuận quan trọng » với thủ tướng Đức về cải cách khu vực đồng euro nhân cuộc gặp giữa đôi bên dự kiến diễn ra tại cung điện Meseberg (Đức) hôm nay.
Thế nhưng, phạm vi hoạt động của bà Angela Merkel đã bị thu hẹp do nhiều hồ sơ đang gây chia rẽ các thành viên trong lòng chính phủ liên minh, đặc biệt là về hồ sơ di dân. Trong bối cảnh này, Paris có thể buộc phải xem lại và giảm bớt các tham vọng của mình.
Pháp : Cánh hữu « nồi da xáo thịt »
Còn tại Pháp, tình hình nội bộ đảng cánh hữu LR bị chia rẽ sâu sắc là chủ đề được các nhật báo tập trung phân tích nhiều nhất. Le Figaro trên trang nhất đưa tít lớn : « Bị phản đối, Laurent Wauquiez muốn tái khẳng định quyền uy của mình ».
Nội bộ đảng cánh hữu lục đục từ mấy tháng qua. Nhân vật số hai của đảng bà Virginie Calmels đã bị bãi nhiệm chỉ vì dám chỉ trích đường lối chính sách của ông Laurent Wauquiez, chủ tịch đảng là ngày càng thiên về cực hữu.
Về chủ đề này, các nhật báo Pháp đều có bài viết nhận định và phân tích. Les Echos thì có bài : « Wauquiez bị cáo buộc thu hẹp cánh hữu nhiều hơn nữa ». La Croix có bài xã luận : « Cánh hữu sẽ về đâu ? » Riêng Libération trên trang nhất nói thẳng « Wauquiez đã thất bại ». Uy tín sụt giảm, bị chỉ trích trong nội bộ, nay lại sa thải nhân vật số hai của đảng. Nhật báo thiên tả tự hỏi : Phải chăng chủ tịch đảng LR là kẻ đào mồ chôn đảng của mình ?
World Cup : « Bên hội, bên thiền »
Bầu không khí World Cup tại Nga đã từ từ được hâm nóng nhờ vào lượng cổ động viên nước ngoài bất chấp các biện pháp an ninh cực kỳ nghiêm ngặt là ghi nhận của báo Le Monde.
Thế nhưng, bầu không khí náo nhiệt lễ hội đó không nơi nào giống một nơi nào. Đường phố Matxcơva những ngày đầu mùa giải ngợp toàn mầu cờ đỏ và trắng, mầu cờ của Peru, khiến du khách như có cảm giác đang ở tại Peru. Nguyên nhân là vì từ 36 năm qua, hậu thế của đế chế Inca chưa một lần nào được vào World Cup. Theo số liệu thống kê của FIFA, hơn 43.580 vé đã được bán ra tại Peru, một lượng fan hâm mộ đông thứ 8 của mùa Cúp Thế Giới năm nay. Đó là chưa tính đến số lượng người hâm mộ Peru đến từ những nước khác.
Trái với bầu không khí lễ hội tại Matxcơva, khu thể thao Istra, nơi nghỉ ngơi của đội tuyển Pháp, nằm cách Matxcơva 60 km tĩnh lặng đến lạ thường, đến một con ruồi bay ngang cũng nghe được. Không sôi sục, không một lá cờ lam trắng đỏ, cũng không một bích chương ảnh cầu thủ. Không có gì cho thấy có sự hiện diện của đội bóng áo lam tại khách sạn Hilton Garden, ngoại trừ vài thực đơn được ghi bằng tiếng Pháp, hay thi thoảng xuất hiện vài người chuyên trách việc đi lại của các phóng viên.
Châu Á « khan hiếm » phụ nữ ?
Le Monde trên mục giải trí có câu hỏi : « Tại Châu Á, đâu rồi phụ nữ ? » Một câu hỏi mà bộ phim tài liệu của kênh truyền hình Arte tối nay cố gắng tìm lời giải đáp.
Ngay sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc, một làn sóng chống sinh nở mạnh mẽ đã hình thành ở Hoa Kỳ. Nhiều người đàn ông da trắng quan niệm rằng số lượng người nghèo đông đúc trên hành tinh là một mối nguy hiểm đáng lo. Và thế là họ quyết định thông qua các chương trình được tài trợ đến hàng triệu đô la bởi các quỹ dồi dào ngân sách (Ford, Rockefeller…) khuyến khích người dân ở các nước đang đà phát triển bớt sinh con.
Trong suốt những năm 1960, Quỹ Dân Số của Liên Hiệp Quốc (Fnuap) tiến hành nhiều chiến dịch kiểm soát sinh nở tại Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Việt Nam. Cho đến lúc này, Quỹ Dân Số của Liên Hiệp Quốc vẫn dành đến 60% ngân sách cho chương trình này. Theo Arte, bên cạnh những chiến dịch đôi khi bạo lực (cưỡng chế phá thai) còn có yếu tố văn hóa : tại nhiều gia đình châu Á, sinh con trai được xem như là một điều may mắn, còn con gái là một nỗi bất hạnh lớn.
Hậu quả ngày nay hình bóng phụ nữ ngày càng thưa dần. Theo phỏng tính, để có thể cân bằng về giới tính, thế giới có lẽ cần đến 177 triệu phụ nữ, chủ yếu là tại châu Á. Cho đến lúc này ước tính có khoảng 20 nước vẫn còn hiện tượng chọn giới tính con cái.
Thiếu hụt phụ nữ dẫn đến việc gia tăng bạo lực, nạn buôn người, bắt cóc phụ nữ. Thế giới sẽ phải đợi thêm nhiều thập niên nữa trước khi tỷ lệ nam – nữ mới lại quân bình. Nhiều nước trên thế giới đã có những thay đổi về chính sách. Tại Trung Quốc chính sách một con đã được bãi bỏ. Còn ở Hàn Quốc, từ năm 1960 – 2010, tỷ lệ sinh con ở phụ nữ trong thời kỳ sinh nở đã giảm mạnh từ 6 trẻ xuống còn một trẻ cho một phụ nữ và việc nạo phá thai được kiểm soát nghiêm ngặt. Ngược lại, tại Ấn Độ, chính phủ khuyến khích hỗ trợ tài chính cho những gia đình nào sinh con gái.
Thông qua các hình ảnh tư liệu, liên quan đến các chính sách có quy mô lớn, cũng như qua trao đổi với các hiệp hội đấu tranh, gặp gỡ những chàng trai trẻ đang trong hành trình tìm kiếm một người bạn đời hay những cô gái trẻ kể lại nỗi gian truân (bị cưỡng chế phá thai hay cưỡng ép hôn nhân), bộ phim tài liệu của Antje Christ và Dorothe Dorholt hứa hẹn mang đến cho người xem những góc nhìn lý thú !

Thêm một cố vấn của Trump ra đi

20/06/2018
Phó chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Joe Hagin
Phó chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Joe Hagin từ chức, theo tin từ quan chức Tòa Bạch Ốc.
Thời điểm ông Hagin chính thức rời Bạch Cung sẽ là ngày 6/7 tới đây, Reuters dẫn lời các giới chức cho biết.
“Ông Joe Hagin là một tài sản lớn đối với chính quyền của tôi. Ông ta hoạch định và thi hành chuyến công du nước ngoài dài nhất và cũng là một trong những chuyến đi lịch sử của một Tổng thống, và ông ấy làm thật hoàn hảo,” Tổng thống Donald Trump nói.
Ông Hagin, 62 tuổi, là một quan chức kỳ cựu trong các đời Tổng thống Cộng hòa như Ronald Reagan, George H.W. Bush, và George W. Bush. Ông ấy cũng là một trong những cố vấn kinh nghiệm nhất cho đương kim Tổng thống Trump.
Ông là người thương thuyết các chi tiết với phía Triều Tiên về thượng đỉnh Trump-Kim tuần rồi ở đảo Sentosa, Singapore.
Ông là người sắp xếp chuyến công du ra nước ngoài đầu tiên của ông Trump tới Ả Rập Xê Út, Israel, Bỉ, và Italy cách đây 1 năm cũng như chuyến Á du của Tổng thống Trump tháng 11 năm ngoái.
Một giới chức cho Reuters biết ông Hagin muốn rời Tòa Bạch Ốc vài tháng trước nhưng được chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc John Kelly thuyết phục lưu lại.

Tướng Mỹ cảnh báo hậu quả của việc rút quân quá nhanh khỏi Afghanistan

Minh Thu | 20/06/2018 08:15 PM
Tướng Mỹ cảnh báo hậu quả của việc rút quân quá nhanh khỏi Afghanistan
Sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Afghanistan chưa đem lại hiệu quả

Ngày 19-6, Trung tướng Lục quân Scott Miller, người có nhiều kinh nghiệm chiến trường và được đề cử tiếp quản các hoạt động của quân đội Mỹ tại Afghanistan, cảnh báo rằng nếu Washington rời bỏ cuộc chiến Afghanistan quá sớm, sẽ có nguy cơ các phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) có thể hợp nhất với mạng lưới khủng bố al-Qaeda và lên kế hoạch gây ra các vụ tấn công nhằm vào Mỹ hoặc các đồng minh của Washington.

Phát biểu trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Trung tướng Miller đã nói rằng, nếu được phê chuẩn, ông sẽ đánh giá lại số lượng binh sĩ Mỹ tại Afghanistan xem liệu quy mô của lực lượng này có hợp lý hay không. Theo ông, bất kỳ hành động rút quân đột ngột nào của Mỹ đều có thể gây ra những hậu quả tương tự những gì đã xảy ra ở Iraq vào năm 2015.
Ba năm sau khi Mỹ rút toàn bộ binh sĩ khỏi Iraq sau các cuộc thương lượng thất bại với chính phủ sở tại, quân đội Iraq sụp đổ và nhiều lực lượng bỏ chạy hoặc đầu hàng IS khi tổ chức khủng bố này chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ trên khắp Iraq.
Ông Miller còn nhấn mạnh: “Việc rút các lực lượng Mỹ một cách bừa bãi và chóng vánh sẽ tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia Mỹ. Tôi lo ngại về khả năng IS và al-Qaeda hợp nhất và lên kế hoạch hoạt động ở nước ngoài, vì tôi biết chúng muốn vậy và chúng liên tục tìm kiếm cơ hội đó”.
Theo con số thống kê gần đây, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang đồn trú ở Afghanistan 16.000 quân, trong đó binh sĩ Mỹ là 11.000.
Gần 17 năm đã qua kể từ ngày Tổng thống Mỹ George W.Bush tuyên bố mở màn cuộc chiến chống khủng bố quốc tế tại Afghanistan.
Dù thủ lĩnh khủng bố Al-Qaeda Osama Bin Laden đã bị tiêu diệt, song cuộc chiến của Mỹ tại quốc gia Nam Á vẫn chưa thể đi tới hồi kết. Taliban đã tập hợp lại lực lượng và chiếm đóng nhiều vùng ở phía Đông và Nam Afghanistan.
Cuộc sống của người dân vẫn trong cảnh khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp cao và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Bình yên được cho là giấc mơ quá xa vời ở quốc gia Nam Á này khi các vụ tấn công khủng bố xảy ra liên tiếp ở nhiều nơi.

Ảnh bên trong khu tạm giữ trẻ em nhập cư khiến dư luận Mỹ sục sôi

Diệu Hương | 20/06/2018 02:29 PM
Ảnh bên trong khu tạm giữ trẻ em nhập cư khiến dư luận Mỹ sục sôi

Không chỉ bị chia lìa khỏi cha mẹ và bị quây lại trong những chiếc lồng sắt lớn, trẻ nhập cư chỉ được ra khỏi phòng tạm giữ 2 tiếng mỗi ngày để chơi.

Ảnh bên trong khu tạm giữ trẻ em nhập cư khiến dư luận Mỹ sục sôi - Ảnh 1.
Đây là hình ảnh ở Casa Padre, một nơi ở tạm cho những người nhập cư vị thành niên không có ai đi kèm ở Brownsville, Texas. Casa Padre từng là một siêu thị Walmart nhưng giờ được chính phủ sử dụng làm nơi ở tạm cho khoảng 1.500 cậu bé nhập cư, phần lớn đến từ Trung Mỹ hoặc Mexico.
Ảnh bên trong khu tạm giữ trẻ em nhập cư khiến dư luận Mỹ sục sôi - Ảnh 2.
Điều đầu tiên mà những cậu bé này thấy khi đến đây là một bức tường có hình Tổng thống Mỹ Donald Trump và một dòng tweet của ông 2 năm trước khi đắc cử, một câu nhắn gửi nhiều ẩn ý rằng: "Đôi khi bằng việc thua một trận đánh bạn mới tìm được cách mới để thắng một cuộc chiến".
Ảnh bên trong khu tạm giữ trẻ em nhập cư khiến dư luận Mỹ sục sôi - Ảnh 3.
Làn sóng người nhập cư đã đẩy cơ sở này đến bờ vực quá tải khi phải nhận nhiều hơn 300 trẻ so với giấy phép được cấp.
Ảnh bên trong khu tạm giữ trẻ em nhập cư khiến dư luận Mỹ sục sôi - Ảnh 4.
Phần lớn trẻ đều không có người lớn đi kèm nhưng cũng có hàng chục em bị buộc phải tách khỏi cha mẹ do chính sách " không khoan nhượng " của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với người nhập cư.
Ảnh bên trong khu tạm giữ trẻ em nhập cư khiến dư luận Mỹ sục sôi - Ảnh 5.
Bên trong căn phòng đơn sơ nhưng vẫn ngập tràn mơ ước của một trẻ nhập cư vào Mỹ.
Ảnh bên trong khu tạm giữ trẻ em nhập cư khiến dư luận Mỹ sục sôi - Ảnh 6.
Hàng ngày, trẻ em ở khu tạm trú này xếp hàng để được ra ngoài chơi 2 tiếng đồng hồ.
Ảnh bên trong khu tạm giữ trẻ em nhập cư khiến dư luận Mỹ sục sôi - Ảnh 7.
Một thống kê mới đây của Reuters cho thấy có gần 1.800 gia đình nhập cư bị chia lìa từ tháng 10/2016 đến tháng 2/2018.
Ảnh bên trong khu tạm giữ trẻ em nhập cư khiến dư luận Mỹ sục sôi - Ảnh 8.
Thống đốc bang New York Andrew Cuomo ngày 19/6/2018 đã tuyên bố sẽ kiện chính quyền liên bang của Tổng thống Trump vì làm chia lìa các gia đình nhập cư.
Ảnh bên trong khu tạm giữ trẻ em nhập cư khiến dư luận Mỹ sục sôi - Ảnh 9.
Trên cánh của phòng của các em là những câu trích dẫn nổi tiếng khác như "đoàn kết lại, chúng ta cùng học hỏi".
Ảnh bên trong khu tạm giữ trẻ em nhập cư khiến dư luận Mỹ sục sôi - Ảnh 10.
Còn đây là những đứa trẻ trong Trung tâm Xử lý Tập trung Rio Grande Valley của bang Texas.
Ảnh bên trong khu tạm giữ trẻ em nhập cư khiến dư luận Mỹ sục sôi - Ảnh 11.
Theo chính sách " không khoan nhượng " của ông Trump, tất cả những người nhập cư bất hợp pháp bị bắt khi vượt biên giới Mỹ - Mexico sẽ bị xét xử hình sự.
Ảnh bên trong khu tạm giữ trẻ em nhập cư khiến dư luận Mỹ sục sôi - Ảnh 12.
Khi các nhân viên gác biên giới đưa người nhập cư bất hợp pháp ra xét xử thì cha mẹ sẽ phải ngồi nhà tù liên bang để đợi ra tòa…
Ảnh bên trong khu tạm giữ trẻ em nhập cư khiến dư luận Mỹ sục sôi - Ảnh 13.
… còn con cái phải ở lại khu tạm giữ ở biên giới hoặc được chuyển đến các cơ sở do Văn phòng tái đinh cư người tị nạn, một cơ quan của Bộ Dịch vụ sức khỏe và con người quản lý.
Ảnh bên trong khu tạm giữ trẻ em nhập cư khiến dư luận Mỹ sục sôi - Ảnh 14.
Việc chia tách và trông giữ trẻ em ở biên giới phía nam giáp với Mexico đã gây ra sự phẫn nộ ở Mỹ cũng như làn sóng lên án từ nước ngoài khi truyền hình và các mạng xã hội lan truyền những đoạn video trẻ em bị tập trung vào những chiếc lồng sắt lớn và gào khóc đòi gặp cha mẹ./.

Căng thẳng Mỹ-Trung: Trump dọa áp thêm thuế trên 200 tỉ đô la hàng TQ

Đăng ngày 19-06-2018 Sửa đổi ngày 19-06-2018 12:13
mediaTổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh tại Nhà Trắng ngày 18/06/2018.REUTERS/Leah Millis
Trong một động thái bất ngờ, tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/06/2018, đã đe dọa áp thêm 10% thuế quan trên khoảng 200 tỷ đô la hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Bắc Kinh đã lập tức lên tiếng cảnh cáo là sẽ trả đũa Washington.
Theo hãng tin Mỹ AP, ông Trump đã chỉ đạo cho Đại Diện Thương Mại Mỹ chuẩn bị lập danh sách hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ đô la sẽ bị đánh thuế 10%.
Ông Trump xác định rằng quyết định của ông là nhằm trả đũa lại việc Trung Quốc hôm 16/06 đã tăng thuế trên 50 tỷ đô la hàng nhập từ Mỹ, một phản ứng sau loan báo trước đó một hôm của chính tổng thống Mỹ là sẽ đánh thuế 25% trên 50 tỷ đô la hàng nhập từ Trung Quốc.
Đối với giới quan sát, biện pháp trả đũa thêm của ông Trump vừa nhanh chóng, vừa dữ dội, cứng rắn hơn nhiều so với những hành động trước đó.
Trong một thông báo, tổng thống Mỹ xác định : « Sau khi quá trình pháp lý hoàn tất, các mức thuế này sẽ có hiệu lực nếu Trung Quốc từ chối thay đổi hành động của mình và nếu nước này nhất quyết tiếp tục các mức thuế mới được thông báo gần đây ».
Phản ứng mạnh từ Bắc Kinh
Sau loan báo của ông Trump, Trung Quốc đã phản ứng ngay tức khắc, đe dọa áp dụng biện pháp trả đũa tương xứng.
Trong một thông báo với lời lẽ cứng rắn, bộ Thương Mại Trung Quốc cho rằng « Nếu phia Mỹ trở nên vô lý và công bố danh sách (hàng bị áp thuế), Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp toàn diện về cả khối lượng lẫn chất lượng để phản ứng mạnh mẽ ».
Trước những động thái đáp trả nhau ngày càng dữ dội từ cả hai bên, giới quan sát càng lúc càng lo ngại một cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung thực sự bùng lên.
Thị trường châu Á bị tác động
Trước mắt các thị trường chứng khoán châu Á bị tác hại của cuộc khẩu chiến. Chỉ số thị trường Thượng Hải vào buổi trưa nay sụt 3,7%, trong lúc Tokyo cũng bị mất 1,7%.
Tác hại hiện còn giới hạn ở các công ty có hàng hóa nằm trong danh sách của Washington và Bắc Kinh, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng tác hại có nguy cơ lan ra các địa hạt khác.

Triều Tiên sắp trao trả hài cốt lính Mỹ

20/06/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un trong ngày họp thượng đỉnh 12/6/18 tại Singapore.
Triều Tiên trong vài ngày tới có thể khởi động tiến trình giao trả hài cốt các binh sĩ mất tích trong chiến tranh Triều Tiên, kể cả binh sĩ Mỹ.
Reuters ngày 19/6 dẫn nguồn tin từ các giới chức Hoa Kỳ cho biết Bình Nhưỡng sẽ trao các hài cốt này cho Bộ Tư lệnh Liên hiệp quốc tại Hàn Quốc. Sau đó, các hài cốt sẽ được chuyển về căn cứ không quân Hickam tại Hawaii.
Sau hội nghị thượng đỉnh với lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Bình Nhưỡng đồng ý trao trả hài cốt lính Mỹ.
Hiện còn khoảng 7.700 quân nhân Mỹ còn mất tích từ cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953. Hơn 36.500 lính Mỹ đã tử trận trong cuộc chiến tranh này.
Gần đây nhất, vào năm 2007, một số hài cốt lính Mỹ được trao trả khi thống đốc Bill Richardson lúc bấy giờ của New Mexico thăm Bình Nhưỡng.

Bệnh lao có thể sẽ bùng phát ở Bắc Triều Tiên do cấm vận

Đăng ngày 19-06-2018 Sửa đổi ngày 19-06-2018 15:46
mediaẢnh minh họa: Một cảnh tượng tại Bình Nhưỡng, ngày 05/01/2018.. KCNA via REUTERS
Trong lúc tình hình giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ, Hàn Quốc đang trở nên hòa hoãn, lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc vẫn còn nguyên giá trị. Tại Seoul, một tổ chức nhân đạo lên tiếng cảnh báo về việc Quỹ thế giới chống SIDA, lao và sốt rét quyết định ngưng gởi thuốc men cho các bệnh nhân Bắc Triều Tiên, gây nguy cơ trở thành nạn dịch không kiểm soát nổi.
Từ Seoul, thông tín viên RFI Frédéric Ojardias cho biết thêm chi tiết :
« Bắc Triều Tiên là một trong những nước bị bệnh lao hoành hành nhiều nhất, tuy vậy Quỹ chống lao thế giới vẫn loan báo chấm dứt mọi viện trợ cho Bình Nhưỡng. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh gia tăng trừng phạt chế độ Bắc Triều Tiên.
Linh mục Christophe Berard, sống tại Seoul và làm việc cho tổ chức phi chính phủ Eugene Bell mỗi năm hai lần sang Bắc Triều Tiên để giúp đỡ các bệnh nhân. Vừa trở về sau chuyến đi thứ 12 sang Bình Nhưỡng, ông cảnh báo :
« Hậu quả có thể sẽ khủng khiếp. Hàng chục ngàn bệnh nhân lao sẽ không còn được chữa trị, và hậu quả trực tiếp của việc này là sẽ xuất hiện bệnh lao kháng thuốc, loại bệnh nguy hiểm chết người. Ngay cả với thuốc men, chúng tôi không thể cứu được 20% bệnh nhân. Bệnh lao rất truyền nhiễm, gây ảnh hưởng không chỉ cho Bắc Triều Tiên mà cả những nước có chung đường biên như Trung Quốc và Hàn Quốc. Thật khó mà hiểu được quyết định này, phải chăng là nên trừng trị dân chúng vì sự chọn lựa chính trị của chính phủ họ ? »
Pháp là nhà tài trợ lớn thứ hai cho Quỹ chống lao thế giới. Mỗi năm có trên 100.000 người Bắc Triều Tiên bị nhiễm bệnh lao, con số này sẽ bùng nổ với việc ngừng viện trợ thuốc men ».


Cơ hội nào cho các nhà đầu tư tương lai ở Bắc Triều Tiên?

Đăng ngày 18-06-2018 Sửa đổi ngày 18-06-2018 15:45
mediaNhân viên Bắc Triều Tiên làm việc tại khu công nghiệp Liên Triều Kaesong (ảnh chụp ngày 19/12/2013).REUTERS/Kim Hong Ji
Sau cuộc gặp lịch sử Donald Trump và Kim Jong Un hôm 12/06/2018 tại Singapore, nhiều tín hiệu tích cực cho phép hy vọng vào một tiến trình hòa bình, thịnh vượng và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Điều đó đã làm bùng lên hy vọng nền kinh tế khép kín nhất thế giới sẽ được mở cửa. Liệu đó có phải là một cơ hội vàng cho các nhà đầu tư nước ngoài ?
Tiến trình phi hạt nhân hóa của Bắc Triều Tiên còn cả một chặng đường dài phía trước, nhưng lúc này giới quan sát đã nghĩ tới một viễn cảnh Bắc Triều Tiên hội nhập với thế giới.
Tại hội nghị thượng đỉnh Singapore, tổng thống Donald Trump đã có một vài động thái giới thiệu sự giàu sang phồn thịnh của nước Mỹ với ẩn ý hứa hẹn Bắc Triều Tiên cũng sẽ được đầu tư để có một tương lai tươi đẹp nếu chấp nhận đòi hỏi giải trừ hạt nhân của Mỹ. Nhìn vào những diễn tiến như vậy, giới chuyên gia cũng như doanh nghiệp đã nghĩ ngay tới những khả năng làm ăn với đất nước bị bế quan tỏa cảng triền miên.
Không ít ý kiến lạc quan cho rằng Bắc Triều Tiên có những tiềm năng lớn để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài như, tài nguyên khoáng sản dồi dào, nhân công lao động rẻ và vị trí địa lý trọng yếu nằm giữa Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản. Thế nhưng, những người thận trọng hơn thì lại cho rằng để nhảy vào làm ăn ở miền đất hoang hóa này vẫn còn là cả một tiến trình không hề đơn giản.
Thách thức đầu tiên đặt ra cho các nhà đầu tư nước ngoài đó là sự bảo đảm về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp làm ăn tại Bắc Triều Tiên. Với một thể chế chính trị cộng sản chuyên chế truyền từ đời này sang đời khác, những luật lệ có thể bị Bình Nhưỡng thay đổi bất ngờ, các khoản đầu tư đổ vào Bắc Triều Tiên có thể bị tịch thu bất cứ lúc nào. Về vấn đề này những người hàng xóm Hàn Quốc đã trải qua không ít bài học nhãn tiền.
Trong giai đoạn nỗ lực xích lại gần người bà con miền Bắc, với chính sách « Vầng thái dương » của chính quyền Kim Dae Jung trong cuối thập niên 1990, tập đoàn khổng lồ Hyundai đã đổ hàng trăm triệu đô la Mỹ vào dự án khu du lịch núi Kim Cương (Kumgang) nổi tiếng của Triều Tiên. Thế nhưng thực tế đã cho thấy hoạt động của dự án này phụ thuộc vào nhiệt độ nóng lạnh của quan hệ liên Triều. Nhiều sự cố nghiêm trọng đã xảy ra ở khu du lịch biểu tượng hòa dịu giữa hai miền này và khu du lịch Kim Cương giờ chỉ còn để du khách ngắm nhìn từ bên đất Hàn Quốc qua ống nhòm. Rồi đến dự án khu công nghiệp Kaesong. Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư, mở xưởng tại khu công nghiệp nằm bên đường biên giới phía Bắc Triều Tiên. Đặc khu kinh tế này cho dù đang lúc làm ăn phát đạt, mang lại thu nhập ngoại tệ không nhỏ cho Bắc Triều Tiên, vẫn bị đóng cửa vào năm 2016 do căng thẳng về chương trình phát triển vũ khí của Bình Nhưỡng.
Từ năm 2017, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã tỏ quyết tâm cải thiện kinh tế. Đầu năm nay ông tuyên bố đã hoàn tất chương trình phát triển vũ khí và khả năng răn đe hạt nhân của đất nước, bây giờ Triều Tiên chuyển qua giai đoạn ưu tiên « xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ».
Gần đây, báo chí Bắc Triều Tiên cũng đã gần xa đánh tiếng về những chương trình cải cách kinh tế của Bình Nhưỡng. Theo AFP, vài năm gần đây Bình Nhưỡng đã âm thầm tiến hành một số cải cách kinh tế như bắt đầu cho phép tư nhân buôn bán trong một số thị trường không chính thức, các xí nghiệp Nhà nước được tự do hơn.
Nhiều đoàn quan chức Triều Tiên tới thăm Bắc Kinh, Thượng Hải và các tỉnh giàu tài nguyên than đá để học hỏi kinh nghiệm theo mô hình của Trung Quốc. Một số nhà ngoại giao tiết lộ Trung Quốc đã giới thiệu kế hoạch phát triển chi tiết cho Triều Tiên.
Tuy nhiên, Bình Nhưỡng được cho là luôn cảnh giác sợ sẽ quá phụ thuộc vào Bắc Kinh và muốn học theo mô hình phát triển của một nước xã hội chủ nghĩa vừa tầm với họ là Việt Nam.
Nhà kinh tế học Gareth Leather, thuộc cơ quan nghiên cứu Capital Economics (Anh Quốc), nhận định Triều Tiên có một số lợi thế để phát triển kinh tế, nhưng ngay cả khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, thì vẫn còn cả một chặng đường dài để Bắc Triều Tiên có được một nền kinh tế bình thường với môi trường đầu tư bình thường tức là ổn định và cởi mở hơn.
Dù sao thì « những nhà đầu tư dám mạo hiểm ở mảnh đất đó sẽ phải là những người rất dũng cảm », chuyên gia Gareth Leather nhấn mạnh. Cho đến lúc này có lẽ chỉ có người Trung Quốc là hiểu cách làm ăn buôn bán với Bắc Triều Tiên hơn cả và với họ đầu tư vào Bắc Triều Tiên sẽ là « cơ hội vàng » nhiều hơn rủi ro.

Dân Philippines phẫn nộ vì TQ kiểm soát bãi cạn Scarborough

Tàu cá Trung Quốc và tàu cá Philippines quanh bãi cạn Scarborough hôm 12/5/2012.
Tàu cá Trung Quốc và tàu cá Philippines quanh bãi cạn Scarborough hôm 12/5/2012.
 AFP photo
Cục Thủy sản và Tài nguyên nước Philippine (BFAR) ngày 15 tháng 6 đưa ra một báo cáo cho thấy mức thiệt hại nặng nề đối với các rặng san hô quanh khu vực bãi cạn Scarborough dưới sự kiểm soát của lực lượng tuần duyên Trung Quốc.
Bản báo cáo nêu rõ khu vực bãi cạn Scarborough hiện không còn cá nữa vì thức ăn cho cá là san hô đã biến mất. Phải mất ít nhất 40 năm san hô mới mọc lại. Theo báo cáo, nguyên nhân là do không có người quản lý ngư dân ở đây, để họ thỏa sức đánh bắt trái phép, bao gồm việc sử dụng chất nổ đối với các rặng san hô.
Chánh án Antonio Carpio của Philippines đã kêu gọi chính phủ Manila phải nộp đơn khiếu nại Trung Quốc vì đã thực hiện những biện pháp ép buộc, cũng như gây ra những thiệt hại về môi trường và vi phạm chủ quyền Philippine tại khu vực này. Tuy nhiên, cho đến nay chính quyền Tổng thống Duterte vẫn duy trì chính sách “im lặng” đối với Trung Quốc.
Thời báo Châu Á hôm 18 tháng 6  cho biết người dân Philippines ngày càng phản ứng mạnh hơn khi Trung Quốc gia tăng kiểm soát bãi cạn Scarborough và vùng lân cận còn đang tranh chấp, cũng như gây khó dễ cho ngư dân Phi khai thác hải sản tại vùng biển này.
Theo chuyên gia luật biển ở Philippines, ông Jay Batongbacal, bãi can Scarborough thuộc chủ quyền của kể từ thời kỳ Manila còn là thuộc địa của Tây Ban Nha và sau đó là Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn cho rằng bãi cạn này là một tài sản của Bắc Kinh ở Biển Đông kể từ thời cổ đại.
Theo Thời báo Châu Á, một thỏa thuận không chính thức vào cuối năm 2016, ngay sau chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Rodrigo Duterte tới Trung Quốc, hai nước đã thảo luận về khả năng tham gia tuần tra chung tại bãi cạn này, cũng như thiết lập các khu bảo vệ biển, và một số khu vực mà nguồn lợi thủy sản bị đe doạ do hoạt động đánh bắt bất hợp pháp. Bắc Kinh nới lỏng hạn chế để cho ngư dân Philippines được phép đến đánh bắt tại bãi cạn Scaborough. Tuy nhiên gần đây nhiều ngư dân Philippine tố cáo hải sản họ đánh được bị Lực lượng Tuần Duyên Trung Quốc tịch thu; đổi lại là mì gói hết hạn sử dụng và thuốc lá.
Thị trưởng thành phố Masinloc, thuộc tỉnh Zambales, bà Arsenia Lim đã từng kêu gọi tổng thống Philippines phải có một lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc và bảo vệ Ngư dân Philippines cũng như sinh kế của họ. Bà nói rõ là người dân Phi không phải xin phép Trung Quốc, mà họ có quyền đánh bắt cá một cách yên bình tại bãi cạn Scarborough. Tuyên bố của người đứng đầu thành phố Masinloc được đưa ra sau khi Bắc Kinh thông báo sẽ cho điều tra báo cáo về việc Tuần Duyên Trung Quốc lạm dụng quyền hành.

LHQ báo động : Số người tị nạn trên thế giới đạt kỷ lục 68,5 triệu

Đăng ngày 20-06-2018 Sửa đổi ngày 20-06-2018 15:19
mediaDi dân được tuần duyên Libya cứu vớt trên Địa Trung Hải. Ảnh chụp ngày 15/01/2018.REUTERS/Hani Amara/File Photo
Chính sách tách ly con cái người tị nạn ra khỏi cha mẹ mà chính quyền Donald Trump đang thực hiện tại Hoa Kỳ bị đả kích dữ dội trong bối cảnh thế giới vào hôm nay, 20/06/2018 đánh dấu Ngày Quốc Tế về Người Tị Nạn, với một kỷ lục đáng buồn về số lượng người tị nạn cực cao trên thế giới hiện nay.
Trong một bản báo cáo công bố nhân dịp này, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR ước lượng là trong năm 2017, do chiến tranh và nội chiến ở rất nhiều nơi trên thế giới, số lượng người tị nạn và người bị bắt buộc phải di tản trong nước, đã lại đạt kỷ lục mới, năm thứ năm liên tiếp, lên đến mức 68,5 triệu người, một nửa trong số này là trẻ em.
Liên Hiệp Quốc nêu bật ba cuộc khủng hoảng đã góp phần đẩy mạnh làn sóng tị nạn : Cuộc khủng hoảng tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo, cuộc chiến ở Nam Sudan và hàng trăm ngàn người Rohingya từ Miến Điện chạy sang tị nạn tại Bangladesh.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, mức độ nghiêm trọng của tình hình thể hiện qua đà tăng vọt của số người tị nạn, tăng 3,1 triệu người trong năm 2017, gấp 10 lần mức tăng năm 2016 "chỉ" 300.000 mà thôi. Tính ra, trên thế giới, cứ 110 người thì có một người bị lâm cảnh bị di tản, theo nhịp độ cứ 2 giây là một người.
Nhìn dưới góc độ nước tiếp nhận, Liên Hiệp Quốc ghi nhận rằng năm 2017 là năm thứ tư liên tiếp mà Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu danh sách các quốc gia đón nhận số lượng người tị nạn đông nhất với 3,5 triệu người vào cuối năm 2017. Chiến tranh tại nước láng giềng Syria không xa lạ gì với tình trạng này. Mỹ là nước nhận số lượng đơn xin tị nạn mới nhiều nhất, gần 332.000 đơn ; Đức theo sau với hơn 198.000 đơn.

Di dân nhập cư: Lòng nhân đạo bị thách thức

Đăng ngày 19-06-2018 Sửa đổi ngày 19-06-2018 15:25
mediaCảnh thuyền nhân được cứu ở Địa Trung Hải. Ảnh ngày 12/06/2018.e/Handout via REUTERS
Thảm nạn của di dân lánh nạn chiến cuộc, nghèo đói, bạo lực và độc tài tìm miền đất hứa ở tây phương có nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị tại châu Âu và hy vọng đánh động lương tâm con người tại nước Mỹ.
Thảm kịch 630 thuyền nhân, được tàu Aquarius của Tổ chức Y sĩ không biên giới cứu cấp nhưng bị Malta và Ý xua đuổi phải chạy đến tận Tây Ban Nha, hay hàng ngàn trẻ em đơn độc ở biên giới Mỹ-Mêhicô, là biểu tượng của một cuộc khủng hoảng thế kỷ 21.
Trước hết tại Châu Âu. Được mô tả là « cằn cỗi, kinh tế bấp bênh, thất nghiệp cao, tăng trưởng thấp », trong nhiều thập niên qua, Liên Hiệp Châu Âu vẫn là « miền đất hứa », đã rộng lượng đón tiếp hàng triệu người nhập cư từ Trung Quốc ở châu Á cho đến di dân ở châu Phi. Từ khi khủng hoảng Syria từ một cuộc tranh đấu đòi dân chủ biến thành xung đột vũ trang, từ khi Libya hậu Kadhafi trở thành địa bàn của các tổ chức buôn người, Địa Trung Hải ngăn cách châu Phi với châu Âu không còn là biên giới tự nhiên.
Nước Đức của Angela Merkel, với hai kinh nghiệm đau thương là chế độ kỳ thị của Hitler và độc tài Đông Đức, đã mở rộng cánh cửa đón tiếp gần 1,5 triệu di dân lúc khủng hoảng nhân đạo lên cao điểm trong năm 2015. Nước Ý, do là « bến cảng » lý tưởng nên đã tiếp đón gần như là hàng ngàn thuyền nhân mỗi tuần. Áp lực di dân đã biến thành lá bài tranh cử với hệ quả là phe hữu cực đoan ở khắp châu Âu lên điểm đến mức độ các đảng phái truyền thống cũng bắt đầu theo chiêu bài bày ngoại để chinh phục cử tri.
Angela Merkel lưỡng đầu thọ địch : Seehofer và Trump
Trong bối cảnh này, tình thế của thủ tướng Merkel rất bi quan, chính phủ liên minh có thể tan rã bất cứ lúc nào nhưng không phải vì đối tác Dân Chủ Xã Hội mà do nội bộ của đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo. Bộ trưởng nội vụ Horst Seehofer ra tối hậu thư, kỳ hạn cho thủ tướng từ nay đến cuối tháng phải tìm ra một giải pháp chung ở cấp Châu Âu để ngăn chận làm sóng nhập cư. Dụng ý của vị bộ trưởng này là thách thức thủ tướng có dám cách chức ông hay không với hệ quả là bầu lại quốc hội trong xu hướng bài ngoại đang lên trong công luận. Lần đầu tiên từ sau Thế Chiến, một « trục Áo, Đức, Ý » gồm ba bộ trưởng có chủ trương chống di dân được thành lập.
Theo AFP, thủ tướng Đức, dù có bản lĩnh đến đâu cũng không thể thuyết phục toàn thể Liên Hiệp Châu Âu thông qua một luật mới trục xuất di dân về quốc gia đầu tiên đón tiếp họ. Chắc chắn Ý và Hy Lạp sẽ bác bỏ.
Macron cứu tinh ?
Giải pháp trung dung là Đức với sự đồng thuận của Pháp, tăng cường lực lượng Frontex tuần tra trên biển và nhanh chóng lập ra những trại tạm cư ở châu Phi để nhận đơn xin tị nạn hay nhập cư của di dân trong khi chờ đợi « thống nhất luật tị nạn » trong Liên Hiệp Châu Âu.
Trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng này, Đức và Pháp có một cuộc họp thượng đỉnh vào hôm nay. Thế nhưng đồng minh Hoa Kỳ, hay chính xác hơn là tổng thống Donald Trump lại đánh một đòn chí tử vào thủ tướng Đức và qua Berlin, là cả Liên Hiệp Châu Âu : « Nhân dân Đức đang quay lại chống những người lãnh đạo của họ ».
5 vị đệ nhất phu nhân
Không rõ trong toan tính chiến lược của tổng thống một nước siêu cường, ông Donald Trump có lợi gì khi ủng hộ phe hữu bài ngoại ở châu Âu, gây ra sức ép lên những nhà lãnh đạo có chủ trương nhân đạo ?
Phải chăng Donald Trump muốn làm công luận quên đi thảm cảnh di dân đang bị chính sách « bức tường » của ông khóa cổng biên giới Mỹ-Mêhicô ?
Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, cùng một lúc 4 cựu đệ nhất phu nhân Mỹ và cả đương kim lên tiếng chống lại biện pháp bất nhân này : chia cách trẻ con với cha mẹ. Khoảng 2000 trẻ di cư đang lâm vào hoàn cảnh này, gợi nhớ thời Đức Quốc Xã đàn áp dân Do Thái, theo cảnh báo của các nhà phân tích.
Vào lúc tổng thư ký Liên Hiệp Quốc khẳng định « di dân là nhu cầu tự nhiên và cần thiết » thì tổng thống Mỹ tuyên bố ông « không để nước Mỹ trở thành một trại tị nạn ».
Đến tổng thống Donald Trump mà còn không nhớ mình là « hậu duệ » của di dân. Từ Châu Âu đến Mỹ, lòng nhân đạo đang bị thách thức nghiêm trọng.

Hoa Kỳ: Trẻ em nhập cư bị tách khỏi cha mẹ gây xúc động lớn

Đăng ngày 19-06-2018 Sửa đổi ngày 19-06-2018 15:49
mediaẢnh minh họa: Người từ Trung Mỹ tìm cách vào Hoa Kỳ bị bắt cùng con cái ở gần McAllen au Texas, ngày 12/06/2018.
Tổng thống Mỹ hôm nay 19/06/2018 tham dự một hội nghị bàn tròn về nhập cư, ông mong muốn Quốc Hội nhanh chóng thông qua dự luật về vấn đề này. Donald Trump khẳng định không muốn để nước Mỹ trở thành « một trại tị nạn ». Tuy nhiên số phận của hơn hai ngàn trẻ em nhập cư bất hợp pháp bị tách rời khỏi cha mẹ đang gây xúc động lớn cho dư luận, kể cả năm đệ nhất phu nhân Mỹ.
Advertisement (1 of 1): 0:14
Skip in 5 s
Theo số liệu chính thức, do chính sách « không dung thứ » áp dụng từ đầu tháng Năm, đã có 2.342 trẻ em di dân bị tách rời khỏi gia đình (từ ngày 5/5 đến 9/6). Bên cạnh đương kim đệ nhất phu nhân Melania Trump, cả bốn vị cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama, Hillary Clinton, Laura Bush, Rosalynn Carter đều bày tỏ ý kiến thương cảm hoặc bất bình trước số phận được dành cho các trẻ em này.
Thông tín viên Anne Corpet tường trình từ Washington :
« Đó là tiếng khóc của những trẻ em nhập cư bị cảnh sát Mỹ tách rời khỏi cha mẹ, được lén ghi âm vì những nhà báo được cho phép vào các trung tâm tạm trú bị cấm quay phim hoặc thu âm. Tình cảnh của các em đã gây xúc động cả trong đảng Cộng Hòa.
Thượng nghị sĩ Susan Collins đòi hỏi chính quyền chấm dứt ngay chính sách này. Bà nói : « Tách biệt các trẻ em này khỏi cha mẹ là đi ngược lại các giá trị Mỹ, trừ phi có các bằng cớ cho thấy các em bị ngược đãi hoặc vì những lý do nghiêm trọng khác ».
Từ khi bộ Tư Pháp áp dụng chính sách « không dung thứ » hồi tháng Tư, các gia đình di dân bỗng bị chia cắt. Tổng thống Donald Trump thì khẳng định đó là kết quả của một đạo luật do phe Dân Chủ thông qua, và bản thân ông cũng xúc động trước số phận các em này.
Ông Trump nói : « Nếu phe Dân Chủ hỗ trợ thay vì chống đối, thì chúng ta có thể hành động rất nhanh chóng, kết thúc được việc chia rẽ các gia đình. Chúng ta đang bị trói tay bởi các đạo luật khủng khiếp này. Những gì đang diễn ra quả thật đáng buồn… »
Về phía bộ trưởng Nội An thì khẳng định không có trẻ em nào bị đối xử tệ tại các trung tâm tiếp đón. Bà Kirstjen Nielson giải thích, các phụ huynh vượt qua biên giới trái phép bị coi là tội phạm, có nguy cơ bị bỏ tù, cho dù có các em bé đi kèm hay không. Cũng giống như Nhà Trắng, bà cho rằng chính Quốc Hội cần phải hành động ».
Honduras hôm qua kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt tình trạng này, trong khi El Salvador cảnh báo chính sách của Mỹ có thể gây nguy hại cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của trẻ em.
Tại Liên Hiệp Quốc, tổng thư ký Antonio Guterres cho rằng « những người tị nạn và di dân luôn cần được đối xử một cách tử tế ». Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (HCR) Filippo Grandi tuy nhìn nhận các quan ngại của Hoa Kỳ về việc quản lý luồng người nhập cư hoàn toàn chính đáng, vẫn cho biết « rất quan ngại ». Amnesty International tố cáo chính sách « không thể chấp nhận được » của chính quyền Trump.

Mỹ: Melania Trump kêu gọi Quốc Hội nhanh chóng thỏa thuận về nhập cư

Đăng ngày 18-06-2018 Sửa đổi ngày 18-06-2018 13:28
mediaĐệ nhất phu nhân Mỹ, Melania Trump: "Tôi ghét thấy cảnh con trẻ phải rời xa cha mẹ".Reuters
Trong lúc tranh cãi đang dấy lên dữ dội tại Mỹ về việc trẻ em nhập cư bất hợp pháp bị tách rời khỏi người thân, đệ nhất phu nhân hôm  17/06/2018 bất ngờ lên tiếng, nói rằng không muốn tình trạng này xảy ra.
Trong tuần, Quốc Hội sẽ phải biểu quyết hai dự luật về vấn đề nhập cư, và bà Melania Trump kêu gọi các đại biểu cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ nhanh chóng đạt được thỏa thuận.
Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier phân tích:
« Việc bà Melania Trump bỗng tham gia cuộc tranh luận về nhập cư gây ngạc nhiên, vì đệ nhất phu nhân chưa bao giờ bày tỏ chính kiến - đặc biệt là để lên án một chính sách của tổng thống, dù bằng cách nhẹ nhàng nhất. Liệu có phải đây là một sự giữ khoảng cách về mặt đạo đức đối với ông chồng, mà từ lâu bà không có nhiều điểm chung ?
Nhưng đó cũng có thể là một hoạt động truyền thông nhằm thuyết phục rằng Nhà Trắng rốt cuộc cũng lãnh đạo với tấm lòng, và chính Quốc Hội mới cần bị chỉ trích. Melania Trump cũng hy vọng « các dân biểu của cả hai phe rốt cuộc sẽ thỏa thuận được với nhau, giúp cho việc cải cách về nhập cư được thành công ».
Kelyanne Conway, cố vấn trung thành của tổng thống cũng phát biểu tương tự. Hôm qua, một lần nữa bà Conway tỏ ra nhập nhằng - một thái độ có thể được hiểu là Nhà Trắng đang lúng túng, nhưng cũng có thể nằm trong một kế hoạch được tính toán.
Bà Conway nói : « Là một người mẹ, người Công Giáo và là một con người có lương tâm, tôi muốn nói rằng không ai thích chính sách này cả. Quý vị đã nhìn thấy tổng thống trên truyền hình, ông tuyên bố muốn chấm dứt. Nhưng một đạo luật đã có từ lâu, quy định rằng việc vào nước Mỹ bất hợp pháp là một tội phạm. Thành ra nếu không đồng tình với đạo luật này thì phải thay đổi nó ».
Liệu đây có phải là trung tâm trong chiến lược của Nhà Trắng ? Đó là làm cho tình hình trở nên tồi tệ, để buộc các dân biểu Cộng Hòa ôn hòa ngay trong tuần này phải bỏ phiếu cho một dự luật nhập cư cứng rắn ? Để đối lấy sự kết thúc việc cưỡng bức một cách có hệ thống các trẻ em nhập cư khỏi người thân, một số nghị sĩ có thể chấp nhận giải pháp hạn chế các điều kiện đoàn tụ gia đình, hoặc cấp ngân sách cho việc xây lên một bức tường dọc theo biên giới ».
Cựu đệ nhất phu nhân Laura Bush ở Texas thì công khai phản đối chính sách của phe Cộng Hòa. Bà viết trên Washington Post : « Tôi sống ở một tiểu bang vùng biên, hiểu được nhu cầu tăng cường bảo vệ biên giới. Nhưng chính sách thiếu bao dung này thật thô bạo, làm tôi hết sức đau lòng ».
Về phía Liên Hiệp Quốc, Cao ủy Nhân quyền Zeid Ra’ad Al Hussein hôm nay 18/06/2018 cực lực lên án việc tách rời trẻ em nhập cư bất hợp pháp khỏi người thân, cho rằng chính sách này của Mỹ là « không thể chấp nhận được », kêu gọi tổng thống Donald Trump « chấm dứt ngay chính sách thô bạo này ».

Đức: Tối hậu thư cho thủ tướng Angela Merkel trong hồ sơ di dân

Đăng ngày 18-06-2018 Sửa đổi ngày 18-06-2018 14:30
mediaThủ tướng Đức,bà Angela Merkel đang bị bộ trưởng Nội Vụ,Horst Seehofer thách thức trên hồ sơ nhập cư..ODD ANDERSEN / AFP
Hôm nay 18/06/2018 là ngày phe cánh hữu thuộc đảng CSU trong chính phủ liên minh tại Đức dự kiến gửi tối hậu thư cho thủ tướng Angela Merkel về việc đóng cửa biên giới với người nhập cư. Tối hậu thư trên có thể đẩy nước Đức và cả châu Âu vào một cuộc khủng hoảng chính trị quy mô lớn.
Nhật báo Bild có nhiều người đọc nhất tại Đức bình luận : « Đây là ngày mà số phận của thủ tướng Angela Merkel và chính phủ được định đoạt. » Trong vòng hai năm 2015-2016, hơn một triệu người đã tới xin tị nạn tại Đức, gây ra xung đột chính trị kéo dài.
Mục tiêu của đảng CSU là chặn tất cả di dân đã đăng ký ở các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu, đa phần là từ Ý và Hy Lạp, ở vùng biên giới của Đức. Đảng CSU sáng nay họp ở Munich nhằm cho phép chủ tịch CSU, ông Horst Seehofer, bộ trưởng Nội Vụ liên bang, ban hành sắc lệnh chặn di dân ở vùng biên giới.
Theo AFP, nếu điều này xảy ra, thủ tướng Merkel không có lựa chọn nào khác ngoài cách chức bộ trưởng Nội Vụ, làm tan rã liên minh cầm quyền mới chỉ thành lập được từ ba tháng nay.
Nhưng theo tin mới nhất của hãng tin Đức DPA,Đức ông Horst Seehofer đã nói với đảng của ông rằng ông muốn cho thủ tướng Angela Merkel thời gian đến cuối tháng Sáu để tìm một giải pháp cho các vấn đề di dân.

Những bộ phận cơ thể nữ mang tên đàn ông

Leah KamniskyBBC Future
Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Hãy làm một vòng quanh vùng xương chậu của phụ nữ, bạn sẽ bắt gặp một số người ở đó.
Bằng cách nào James Douglas lại xuất hiện sau tử cung? Gabriel Fallopian làm gì mà quanh quẩn nơi buồng trứng? Cơn có gì khiến Caspar Bartholin the Younger gắn liền với môi âm hộ? Và liệu chúng ta có thể tin Ernst Grafenberg khi ông nói rằng mình là người phát hiện ra điểm G ở nữ giới?
Dù bạn biết hay không, những người đàn ông này đã trở nên bất tử quanh vùng xương chậu của phụ nữ - với các tên gọi như cùng đồ Douglas (Pouch of Douglas), tuyến nhờn âm đạo (tuyến Bartholin - Bartholin's glands), ống dẫn trứng (fallopian tubes) và điểm G (Grafenberg spot).
Sự thực là đàn ông hiện diện khắp nơi trên cơ thể phụ nữ - nói đúng hơn thì họ là các nhà giải phẫu học da trắng, nam giới và đã qua đời.
Tên của họ trở thành bất tử như những nhà thám hiểm táo bạo đã chinh phục địa hạt quanh vùng xương chậu của phụ nữ.
Các vị thần cũng được gắn kết với phụ nữ.
Vị thần Hy Lạp đầy nam tính biểu tượng cho hôn nhân có tên Hymen, chết vào đêm chàng làm đám cưới, được dùng để đặt tên cho một cấu trúc giải phẫu đặc biệt của phụ nữ.
Hymen là từ có gốc từ tiếng Hy Lạp trong từ "hyalos", có nghĩa là màng mỏng. Nhưng nghĩa của từ này là cha đẻ của một từ trong giải phẫu học hiện đại, khi Vesalius vào thế kỷ 16 dùng từ này để chỉ màng trinh của phụ nữ.
Tên của vị thần Hy Lạp Hymen được nhà giải phẫu học tên Vesalius dùng để đặt tên cho một vị trí trên cơ thể phụ nữBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionTên của vị thần Hy Lạp Hymen được nhà giải phẫu học tên Vesalius dùng để đặt tên cho một vị trí trên cơ thể phụ nữ
Trong khoa học và y học, đàn ông (và các vị thần) để lại dấu vết của mình khắp mọi nơi.
Họ đặt tên mình cho hàng ngàn sinh vật, từ vi khuẩn salmonella (đặt theo tên bác sĩ thú y Daniel Elmer Salmon, dù đó là khám phá của trợ lý của ông) đến loài ngựa vằn grevy (được đặt theo tên một cựu tổng thống Pháp).
Mãi đến thế kỷ trước, phụ nữ hầu như vẫn bị loại trừ khỏi y khoa học thuật. Cách đặt tên hầu hết thiên về nam giới không chỉ thể hiện định kiến và sự bất bình đẳng giới trong kiến thức y học của con người. Tình trạng này có thể còn tiếp tục kéo dài.
Câu hỏi từ lâu vẫn gây tranh cãi là liệu ngôn ngữ có ảnh hưởng đến suy nghĩ không. Có rất nhiều ví dụ cho thấy cách ta mô tả thứ gì đó có thể ảnh hưởng đến quan niệm của ta về vật thể đó.
Ghil'ad Zuckermann, giáo sư ngành ngôn ngữ và các ngôn ngữ bị đe dọa tại Đại học Adelaide, chỉ ra rằng trong các ngôn ngữ khi từ "cây cầu" được gán cho đặc tính nữ, người ta thường mô tả cây cầu là thanh nhã. Nhưng ở các ngôn ngữ mà từ "cây cầu" được gán cho giới tính nam, thì mọi người hay mô tả cây cầu là vững chãi.
Điều này làm nổi lên câu hỏi liệu quan niệm của con người về cơ thể, và tình trạng của cơ thể, cũng bị làm sai lệch đi khi có yếu tố định kiến giới chen vào mà ta không hề biết.

Những thuật ngữ mang tính phân biệt giới

Chúng ta đều biết từ "loạn thần phân ly" (hysteria) - bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp của từ tử cung, "hysterika" và được Hippocrates (một người đàn ông) đặt cho để thể hiện căn bệnh do "tử cung dịch chuyển".
Căn bệnh tâm thần đầu tiên được gán cho phụ nữ, ý tưởng về bệnh loạn thần có từ thời Ai Cập cổ đại, khi họ lần đầu tiên mô tả căn bệnh này vào năm 1900 trước Công Nguyên.
Nhưng người Hy Lạp mới là những người cho rằng có vẻ như chính là tử cung đã "dịch chuyển" (và từ đó tạo ra "khí độc") khi người phụ nữ không sinh nở. Vì thế, kết hôn là cách chữa trị căn bệnh.
Ý tưởng này tồn tại trong nhiều thế kỷ: trong Thế kỷ 19 nó trở thành triệu chứng mà các bác sĩ y khoa chủ yếu là nam giới chỉ định cho bệnh nhân.
"Những phụ nữ loạn thần" bắt đầu xếp hàng dài trong phòng đợi của bác sĩ, chờ để được "chữa" bằng phương pháp massage bộ phận sinh dục do bác sĩ thực hiện để tạo ra "cực đỉnh" (paroxysms) - một từ tế nhị để chỉ cơn cực khoái.
Khi các bác sĩ bắt đầu quá sức, bị mệt mỏi và bị đau tay mãn tính thì thiết bị rung bằng máy ra đời, và thực sự hỗ trợ họ.
Bệnh loạn thần - cuối cùng cũng bị loại bỏ khỏi danh sách các bệnh hiện đại của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ vào năm 1952 - giờ nghe lại có vẻ cổ xưa lắm rồi.
Tuy nhiên, điều ít được nói tới là hầu hết ngôn ngữ y khoa đều được sử dụng với những cụm từ hàm ý trọng nam giới đến mức nào.
"Gabriel Fallopian làm gì mà lại dính dáng đến buồng trứng?"Bản quyền hình ảnhBBC/GETTY IMAGESImage caption"Gabriel Fallopian làm gì mà lại dính dáng đến buồng trứng?"
Yếu tố này thể hiện ở nhiều mặt hơn là cách đặt tên.
Rất nhiều cụm từ mang định kiến giới và thể hiện nam tính nhiều hơn, và có hàm ý quân sự (chẳng hạn như: cuộc chiến chống lại bệnh tim, cuộc chiến chống ung thư, ngày giam giữ) hay từ những cụm từ thể hiện ý tiêu cực (như bất túc cổ tử cung (tình trạng cổ tử cung yếu hay giãn), trứng trống).
Ngôn ngữ y khoa, nghệ thuật và khoa học của việc chữa lành con người, đã trở nên cực kỳ bạo lực và đáng phê phán trong mặt này.
Chúng ta nghiên cứu cơ thể người để cải thiện tình trạng bệnh tật. Nhưng khi cơ thể con người trở thành chiến trường, chúng ta đã vô tình biến nó thành trận địa nơi người ta tranh giành quyền kiểm soát.
Bác sĩ ung thư Jerome Groopman, tác giả của quyển sách "Trí tuệ Y khoa của Bạn" (Your Medical Mind) cho rằng giọng điệu sặc mùi quân sự có thể có tác dụng: như giúp bệnh nhân cảm thấy có một cuộc chiến đang xảy ra trong cơ thể họ.
Nhưng một số người lại cảm thấy cách nói này như một lời nguyền với sức khỏe. Nó ám chỉ nếu họ không khỏe hơn nghĩa là họ đã thất bại, dẫn đến việc tự đổ lỗi cho bản thân là đã không "chiến đấu" mạnh mẽ.
Thậm chí các cụm từ giải phẫu mà ta nghe có vẻ hướng nữ tính thường đã lỗi thời và có nguồn gốc kỳ thị giới tính.
Từ "vagina" (âm đạo) chẳng hạn, bắt nguồn từ tiếng Latin với nghĩa là vỏ bọc - loại vỏ dùng cho dao hoặc lưỡi kiếm.
Tương tự một từ Hy lạp kleitorís, với nghĩa là âm vật (clitoris) có nguồn gốc từ kleíein: có nghĩa là "bị giam cầm".
Bạn không cần tới Freud để có thể hiểu những ẩn ý lỗi thời của những danh từ trên.
Từ "âm đạo" bắt nguồn từ "vỏ bọc" - một từ chỉ vỏ bao của kiếm hay daoBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionTừ "âm đạo" bắt nguồn từ "vỏ bọc" - một từ chỉ vỏ bao của kiếm hay dao
Không chỉ có các thuật ngữ y khoa hướng về nam giới mà giải phẫu học nữ giới cũng bị ảnh hưởng.
Định kiến giới trong giảng dạy ngành giải phẫu học và sinh lý học cho sinh viên y khoa đã được kiểm chứng trong một nghiên cứu tiến hành năm 2013 do Susan Morgan và các đồng nghiệp của bà thực hiện.
Trong các sách giáo khoa hướng dẫn sinh viên, họ nhận thấy rằng "giải phẫu và sinh lý học nam giới thường được sử dụng và coi là thông lệ, trong khi phụ nữ rất ít khi được đề cập trong mảng giải phẫu học ngoài sinh sản. Ấn tượng để lại trong mọi người đó là cơ thể con người là đàn ông và cơ thể nữ giới chỉ được sử dụng để so sánh xem có khác biệt gì."
Nếu rất nhiều thuật ngữ y khoa bắt nguồn từ lịch sử trọng nam, vậy câu hỏi là nó ảnh hưởng tới ngày nay ra sao.
Nếu hầu hết mọi người vẫn không nhận ra các bộ phận trên cơ thể phụ nữ được đặt theo tên nam giới - vì vậy họ sẽ không vô tình kết nối các bộ phận đó với nam giới thay vì nữ giới - thì điều đó có gì quan trọng?
Cuối cùng, để ủng hộ quan điểm kỳ thị giới tính, có thể bạn nghĩ rằng người ta cần một chút thiên hướng theo ý trọng nam tính hơn trong đầu óc.
Môi âm hộ nằm ngay bên ngoài cửa mình được đặt tên theo Caspar Bartholin the Younger, nhà giải phẫu học người Đan MạchBản quyền hình ảnhBBC / GETTY IMAGESImage captionMôi âm hộ nằm ngay bên ngoài cửa mình được đặt tên theo Caspar Bartholin the Younger, nhà giải phẫu học người Đan Mạch
Một vấn đề nữa, như phó giáo sư về khoa học nhận thức Lera Boroditsky tại Đại học UCSD cho biết, là những cách đặt tên kéo dài ý niệm rằng một cá nhân đã tạo ra tiến bộ nào đó - thay vì cho thấy đó là cả quá trình dài của sự hợp tác mới dẫn đến những phát hiện khoa học.
Bà đấu tranh cho một hệ thống "không tập trung quanh những chiến thắng lịch sử của nam giới trong việc 'khám phá' 'cơ thể'". Thay vào đó, những thuật ngữ cần phải được thay thế bằng những mô tả hữu ích và có tính giáo dục với người sở hữu cơ thể đó.
Năm 2000, nhân viên xã hội Anna Kostztovics quan ngại về tình trạng thiếu sự bình đẳng giới trong tiếng Thụy Điển. Bà chỉ ra rằng con trai có từ trung dung để chỉ bộ phận sinh dục của họ, là từ "snopp" được sử dụng rộng rãi và có nghĩa gần giống từ tiếng Anh "willy" (chỉ dương vật) nhưng con gái thì không có từ nào. Bà tìm cách phổ biến từ "snippa", một từ mới chỉ âm đạo của phụ nữ.
Cách đặt tên các bộ phận trên cơ thể nữ giới có thể cho thấy ý tưởng là cơ thể họ đã được "khám phá" bởi các "nhà thám hiểm" nam giới gan dạBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionCách đặt tên các bộ phận trên cơ thể nữ giới có thể cho thấy ý tưởng là cơ thể họ đã được "khám phá" bởi các "nhà thám hiểm" nam giới gan dạ
Kể từ đó, các nhà hoạt động Thụy Điển đã kêu gọi những người nói tiếng Anh dần thay thế những cụm từ có hàm ý kỳ thị giới tính trong tiếng Anh - như đổi tên bộ phận "hymen" (nghĩa là màng trinh) thành "vaginal corona" (màng âm đạo).
Ta vẫn còn phải chờ xem liệu những cụm từ này có trở nên phổ biến không. Nhưng có lẽ mọi người nên được khuyến khích tạo ra các từ họ cần. Với các thuật ngữ trong giải phẫu từ lâu mang tính trọng nam, Boroditsky cho rằng: "Cứ để nó phai mờ dần rồi biến mất, đó là cái chết mà chúng nên có."
Leah Kaminsky là bác sĩ và tiểu thuyết gia đoạt giải sống tại Úc.
Bài viết là một phần trong chuyên đề "Khoảng cách Sức khỏe", chuyên đề đặc biệt của BBC về trải nghiệm của nam giới và nữ giới trong hệ thống y tế và với chính sức khỏe của họ.

5 điều cần biết khi bị chặn mạng


Không có nhận xét nào: