TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG
HỢP
GENERAL WORLD NEWS
THƯ KÊU GỌI BIỂU TÌNH
PHẢN ĐỐI LUẬT ĐẶC KHU
CHO NGOẠI BANG THUÊ ĐẤT 99 NĂM CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHO NGOẠI BANG THUÊ ĐẤT 99 NĂM CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM
DFW, ngày 6 tháng 6 năm 2018
Kính thưa quý đồng hương,
Hòa cùng khí thế của đồng bào quốc nội phản đối nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bán nước cho Trung Cộng, 5 Cộng Đồng tại tiểu bang Texas cùng với Uỷ Ban Phối Hợp Đấu Tranh Chính Trị Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia sẽ tổ chức một buổi biểu tình tại Lãnh Sự Quán Cộng Sản Việt Nam vào lúc 11:30 sáng đến 2 giờ trưa ngày thứ Bảy 09/6/2018.
Địa điểm:
Lãnh Sự Quán Cộng Sản Việt Nam
5251 Westheimer Rd.
Houston TX 77056.
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hạt Tarrant và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Dallas kêu gọi quý đồng hương Dallas – Fort Worth tích cực tham gia cuộc biểu tình này. Cộng Đồng sẽ đài thọ chi phí vận chuyển bằng xe bus, đi và về trong ngày. Xe sẽ khởi hành lúc
6:00 sáng tại Hong Kong Plaza (Bistro B), 9780 Walnut St. Dallas, TX 75243
7:00 sáng tại Ben Thanh Plaza, 1818 E Pioneer Pkwy, Arlington, TX 76010
Xin quý đồng hương liên lạc với ông Hồ Văn Điền (817) 313 9122, Chị Kim Oanh (972) 310 4230, ông Jason Lý (214) 862 6221 để ghi danh tham gia cuộc biểu tình này.
Hồ Văn Điền Jason Lý
Chủ tịch CĐNVQG Hạt Tarrant Chủ tịch CĐNVQG Dallas
THƯ MỜI
THAM DỰ NGÀY QUÂN LỰC 19 THÁNG 6
DFW ngày 9 1tháng 5 năm 2018
Kính gửi:
– Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần
_ Quý Niên Trưởng
– Quý Cộng Đồng, Hội Đoàn, Đoàn Thể, Tổ Chức Người Việt Quốc Gia
– Quý Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí
– Quý Đồng Hương, Chiến Hữu, và Hậu Duệ.
NGÀY QUÂN LỰC 19 THÁNG 6 là ngày ghi ơn các Vị Anh Hùng Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Vị Quốc Vong Thân, và Vinh Danh những Người Lính luôn khắc ghi “TỔ QUỐC-DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM” trên vai, đã chiến đấu bảo toàn lãnh thổ Miền Nam Việt Nam cho đến ngày đau thương 30 tháng 4 năm 1975.
Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH tại Dallas & Ft. Worth và Các Vùng Phụ Cận trân trọng kính mời Toàn Thể Quý Vị bớt chút thì giờ đến tham dự Ngày Quân Lực 2018 được tổ chức tại:
Địa Điểm: A1 (SUPER BUFFET cũ) Khu Thương Mại BẾN-THÀNH PLAZA
1818 East Pioneer Pkwy, Arlington, Texas 76010
Thời Gian: Chủ Nhật ngày 17 tháng 6 năm 2018, lúc 1:00 giờ trưa. (Sẽ khai mạc đúng 1:30PM).
Sự hiện diện của Quý Vị thể hiện tinh thần đoàn kết, hỗ trợ, và cũng là niềm vinh dự cho Liên Hội chúng tôi được tiếp đón Quý Vị. Hãy đến với Ngày Quân Lực để tưởng niệm, truy điệu Anh Linh Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì chính nghĩa Quốc Gia Dân Tộc Tự Do, vinh danh cuộc chiến đấu hào hùng và dũng cảm của QLVNCH với một Chương Trình Văn Nghệ về LÍNH chọn lọc.
Trân trọng kính mời.
Nguyễn Hữu Duyệt
Liên Hội Trưởng LH/CCSVNCH/DFW
Mọi chi tiết xin liên lạc: Chiến Hữu Nguyễn Văn Nở (972)816-4339, Chiến Hữu Võ Tấn Y (817)992-6459, Chiến Hữu Đặng Phước Reng (469)231-7539, Chiến Hữu Nguyễn Hữu Duyệt (469)212-3761.
THƯ MỜI
NGÀY QUÂN LỰC VNCH 19 THÁNG 6
TẠI TƯỢNG ĐÀI CHIẾN SĨ VIỆT MỸ
& VĂN NGHỆ - DẠ TIỆC
Tại Nhà Hàng Pearl Restaurant
*******
DFW Ngày 15/5/2018
Trân trọng kính mời Quý:
- Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo
- Tổ chức Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia
- Hội đoàn, Đoàn thể Quân-Dân-Cán-Chính VNCH
- Cơ quan Truyền thanh, Truyền hình, Báo chí
- Niên trưởng, Chiến hữu
- Đồng hương và Bạn trẻ
Kính thưa Quý vị:
Để vinh danh những Chiến Sĩ QLVNCH đã nằm xuống trong nghĩa vụ Bảo Quốc An Dân, và những người Thương Phế Binh còn ở lại quê nhà, chúng tôi những hội đoàn: Hải Quân, Biệt Động Quân, Nha Kỹ Thuật, Lực Lượng Đặc Biệt, Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ bị Thủ Đức, Pháo Binh, Gia Đình Kỵ Binh, và Ủy Ban Bảo Tồn Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ vùng Dallas-Arlington-Fort Worth sẽ tổ chức Ngày Quân Lực 19 Tháng 6 tại Tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ và Văn nghệ-Dạ tiệc mừng Ngày Quân Lực tại Nhà hàng Pearl Restaurant.
Trân trọng kính mời quý vị tham dự Ngày Quân Lực 19 Tháng 6 sẽ được tổ chức vào ngày 24/06/2018:
Phần 1: Lễ Chào cờ Mỹ/Việt và Truy điệu tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ DFW
3600 West Arkansas Lane
Arlington, TX. 76016
Thời gian: 3 giờ chiều Chủ nhật 24/6/2018
Phần 2: Dạ Tiệc - Văn Nghệ tại Nhà Hàng Pearl Restautant trong khu Asia Times Square
2615 West Pioneer Parkway, Grand Prairie, TX 75051
Thời gian: Đúng 5 giờ chiều Chủ Nhật 24/06/2018
Với sự hiện diện của 2 danh ca: HÀ THANH XUÂN & QUỐC KHANH
Sự hiện diện của Quý vị là những nhắn nhủ cho thế hệ con em tinh thần "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây", và "Uống nước nhớ nguồn". Và cũng là dịp để chúng ta chia sẻ tâm tư tình Chiến hữu ngày nào sẽ không bao giờ phai nhạc trong Ngày Quân Lực, chiến đấu vì Dân chết vì Tổ Quốc.
Trân Trọng.
Thay mặt Ban Tổ Chức
HQ Nguyễn Văn Lạc
Ghi Chú: Giá vé Văn nghệ, Dạ tiệc: $35, VIP: $60 cho 1 người.
Xin liên lạc Ban Tổ Chức:
HQ Nguyễn Văn Lạc: 469-346-9222
BĐQ Trần Thái: 214-991-7057
Cựu SVSQ/TĐ Mũ Đen Phan Văn Châu: 682-560-6631
PB Nguyễn Hân: 214-662-0851
LLĐB Nguyễn Sỹ Đạt: 469-534-2402
NKT Hoàng Như Bá: 919-601-3396
|
|
|
Thư ngỏ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi Quốc Hội về dự luật Đặc Khu
...Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đều là các vùng đất và vùng biển quan yếu về quân sự và quốc phòng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và chủ quyền quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc thường xuyên tiến hành chính sách gây hấn trên Biển Đông, chiếm giữ hải đảo và ngang nhiên xây dựng các căn cứ quân sự áp sát bờ biển Việt Nam... Để thông qua một dự luật quan trọng với ý định mang lại cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc cho nhân dân, song lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia như Luật Đặc Khu, cần thiết phải có sự tham gia đóng góp ý kiến của toàn dân... và cuối cùng phải được thông qua bằng một cuộc trưng cầu ý dân theo luật định...
Phạm Trần: Đặc khu kinh tế hay mồ chôn tập thể?
Thủ tướng VN bất ngờ quyết định: ”Rút số năm cho thuê đất, và không còn giữ mức 99 năm như dự thảo ban đầu.”
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh:
”Những người đồng ý thì đều là những kẻ bán nước.”
Trước những phản ứng gay gắt của dư luận, Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã bất ngờ xuống giọng tuyên bố “sẽ rút thời gian cho thuê đất đặc khu kinh tế, không giữ nguyên mức cố định 99 năm”.
Tiếp xúc với báo chí tại hành lang Quốc hội sáng ngày 07/06 (2018), ông Phúc nói: ”Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội việc điều chỉnh dự thảo luật về việc rút số năm cho thuê đất, và không còn giữ mức 99 năm như dự thảo ban đầu trong dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật đặc khu).” (theo Zing.VN, ngày 07/06/2018)
Tuy nhiên ông Phúc không cho biết sẽ rút số năm xuống còn bao nhiêu, và liệu đề nghị thay đổi có được Quốc hội và dư luận đồng tình ủng hộ hay không.
Tuy nhiên ông Phúc cũng lưu ý: ”Tôi cũng xin nói rằng đây là đất thuê. Đất thuê đó thực hiện theo quy trình nào, hàng năm UBND trình HĐND giá thuê đất, chứ không phải giao vĩnh viễn nhượng tô, nhượng địa như Hong Kong, Ma Cao. Đó là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Rất tiếc nhiều người hiểu sai vấn đề này.”
Ông Phúc nói thế, nhưng Dự luật không có chỗ nào viết rằng “hàng năm UBND trình HĐND giá thuê đất” để thay đổi giá thuê đất. Và nếu nhà đầu tư không đồng ý trả giá mới thì lấy đất lại.
Do đó, không có chuyện “nhiều người hiểu sai vấn đề này” với suy luận nhà nước đã có ý “nhượng tô, nhượng địa như Hong Kong, Ma Cao” . Chỉ có nhà nước không minh bạch khi viết ra những điều ấm ớ, nửa kín nửa hở trong Dự luật mà thôi.
Hơn nữa, trong hàng ngàn phản ứng bất bình với thời gian cho thuê đất 99 năm, không ai gán cho Chính phủ và Quốc hội đã âm mưu nhượng đất tổ tiên cho ngoại bang.
Dư luận chỉ lo ngại nếu để cho người nước ngoài giữ đất quá lâu như thế, có ai dám bảo đảm đất này vẫn còn của Việt Nam hay sẽ thành thuộc địa của nước khác qua các mưu mô thâm độc không lường trước được của kẻ thuê đất.
Hãy đọc nguyên văn Điều 32 của Dự luật viết về “Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất tại đặc khu:”
“Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”
Viết thế nhưng Dự luật lại không nói rõ “trường hợp đặc biệt” là thế nào.
Cũng trong lời tuyên bố không còn giữ thời hạn cho thuê đất 99 năm, ông Thủ tướng Phúc còn vẽ ra ý tưởng đề phòng thông minh của nhà nước.
Ông nói: ”Tại đặc khu cũng có cơ cấu nhà đầu tư phù hợp, của từng quốc gia theo một tỷ lệ cần thiết, chứ không phải chỉ một nước. Điều đó đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh quốc gia đi liền với nhau trong xây dựng đặc khu. Người dân không nên lo lắng một nước, một quốc gia nào đó độc quyền đầu tư vào…Chúng ta phải tạo một thể chế môi trường cạnh tranh tốt với quốc tế, thuận lợi nhưng phải đảm bảo quyền lợi quốc gia, dân tộc.”
Ông Phúc nói thế thì biết vậy chứ trong toàn bộ Dự luật Đặc khu, chả thấy có chỗ nào nói rõ như thế ! Ai không tin cứ tìm mà đọc.
Đáng chú ý là biến cố Chính phủ bỏ đề xướng cho thuê đất 99 năm chỉ xẩy ra 8 ngày trước khi Quốc hội họp kỳ 5 của Khóa XIV bỏ phiếu Dự luật 3 Đặc khu trong phiên họp bế mạc ngày 15/06/2018.
Như vậy, sau lần hoãn từ kỳ họp 4, Quốc hội đảng cử dân bầu của đảng CSVN đã chọn ngày họp cuối để bỏ phiếu “Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)”, hay còn gọi ngắn gọn là Luật Đặc khu, theo yêu cầu của Bộ Chính trị.
Mặc dù Hiến pháp quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước nhưng thực tế là Bộ Chính trị muốn ngồi lên đầu Quốc hội lúc nào cũng được.
Bằng chứng là tại phiên thảo luận ngày 16/04/2018 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, khi thảo luận Luật Đặc khu, Bà Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đã công khai hạ thấp danh dự của cơ quan đại diện dân để nói toạc ra rằng: ”Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật.”
Bà Ngân, một Ủy viên Bộ Chính trị biết nói như thế là sai, vi phạm Hiến pháp nhưng vẫn phải nói vì Quốc hội chỉ là nơi diễn tuồng dân chủ phân quyền cho đảng duy nhất cầm quyền. Tư duy làm việc quen thuộc khi Bộ Chính trị đã ừ thì Quốc hội cũng phải gật cho tròn bổn phận bù nhìn, trong trường hợp này, đã rõ như ban ngày.
BA VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC
Về dự Luật Đặc khu, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo có nội dung “quy định về quy hoạch, cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế – xã hội, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước tại các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.”
Nhưng trong “đặc biệt” này còn có những thứ “đặc biệt” nào trái tai gai mắt mà nhiều Đại biểu Quốc hội và vô số kể nhân sỹ, trí thức, nhà khoa học và người Việt Nam trong và ngoài nước đã đồng loạt lên tiếng phê phán, đả kích và thậm chí còn cảnh giác cả về hiểm họa mất nước về tay người Tầu Bắc Kinh, nếu lãnh đạo chỉ biết ham lợi trước mắt?
Sở dĩ những người quan tâm lo âu vì 3 Đặc khu đều là các vị trí chiến lược quốc phòng quan trọng hàng đầu nhìn ra Biển Đông của Việt Nam.
–Vân Đồn (Tỉnh Quảng Ninh), cửa ngõ ra Vịnh Bắc Bộ, là chặng dừng chân đầu tiên của tầu bè Trung Hoa đi xuống Việt Nam, nhưng cũng là tuyến phòng ngự ở vùng biển Đông Bắc của Việt Nam từ thời các Vua chúa Việt. Hơn nữa Vân Đồn chỉ cách đảo Hải Nam, căn cứ Tầu ngầm của Trung Hoa, chừng 200 hải lý (mỗi hải lý dài 1,852 mét).
–Bắc Vân Phong (Tỉnh Khánh Hòa), nhìn thẳng ra Trường Sa, trực diện với các vị trí đóng quân của Trung Hoa trên các bãi đá, nay đã biến thành đảo mà Bắc Kinh chiếm của Việt Nam từ 1988 gồm Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên. Ngoài ra Bắc Vân Phong cũng chỉ cách vịnh chiến lược nổi tiếng Cam Ranh trên 60 cây số. Khánh Hòa cũng là nơi phát xuất các tầu Hải quân Việt Nam tiếp vận lương thực và luân chuyển quân lính ra vào 21 vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa.
–Phú Quốc (Tỉnh Kiên Giang), nằm trong vịnh Thái Lan là vị trí phòng thủ chiến lược cực nam của Việt Nam. Từ Phú Quốc, tầu bè và máy bay có thể đi khắp Á Châu-Thái Bình Dương, sang Ấn Độ Dương để đi qua Trung Đông.
Khoảng cách giữa Phú Quốc và bờ biển Kampuchea chỉ chừng 26 cây số nên sự kiện Trung Hoa đã thuê dài hạn được hai cảng Sihanoukville và Bokor của “đàn em” Cao Miên để phô trương sức mạnh quân sự và kinh tế trong khu vực cũng là điều đáng quan tâm.
Vì các yếu tố quốc phòng quan trọng của 3 Đặc khu mà nhiều người Việt Nam đã cảnh báo Quốc hội và đảng CSVN phải đề phòng nguy cơ dùng kinh tế làm bàn đạp thôn tính Việt Nam của Trung Hoa, nếu vì lý do này hay lý do khác, các Công ty của người Tầu, kể cả từ Đài Loan hay Hồng Kông hoặc Ma Cao lại bỏ giá cao để trúng thầu độc quyền hay đầu tư ào ạt vào 3 Đặc khu để thực hiện ý đồ đen tối.
TỪ 99 NĂM ĐẾN LO GIỮ NƯỚC
Hơn nữa, vì thời hạn cho thuê đất dài đến 99 năm của Dự luật và những ưu đãi quá đáng dành cho người đầu tư nước ngoài mà nhiều giới đã khó chịu phản đối và lo lắng cho các thế hệ người Việt tương lai phải gánh hậu quả, nếu tính sai.
Trước những bức xúc này, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã cố gắng giảm thiểu cường độ “phản ứng do lo ngại có yếu tố Trung Quốc” của nhiều người từ Việt Nam ra nước ngoài.
Ông Dũng nói với báo chí tại hành lang Quốc Hội ngày 06/06/2018: ”Trong dự thảo Luật không có một chữ nào về Trung Quốc… Chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc. Còn Luật quy định bình đẳng trong một môi trường chung, với tất cả thành phần kinh tế và với tất cả các nước. Môi trường hội nhập quốc tế ta đang mở nên bình đẳng hết, không hạn chế người này người khác.
Mọi người đang hình dung tiêu cực. Mọi người đang đẩy thành vấn đề sợ Trung Quốc, nhưng ta bình đẳng không phân biệt, không một ai có thể vào đây làm việc gì khi đất nước ta đang có chủ quyền, ta phải bình tĩnh, xem xét và lắng nghe.”
Phản ứng nhanh và mạnh về chuyện cho thuê đất đến 99 năm, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Hoa, nguyên Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh viết:” Cá nhân tôi hoàn toàn không đồng ý với việc thành lập 3 đặc khu và cho thuê đất 99 năm với 3 nhận định như sau:
– Vị trí của 3 đặc khu vô cùng quan trọng , với 3 vị trí rải đều trên phần lãnh thổ VN cả mặt Đông Bắc , mặt Đông và mặt Tây Nam như vậy thì quốc gia nào thuê 99 năm đều có thể khống chế được toàn bộ vùng đất , vùng trời , vùng biển của VN. Đặc biệt là Vân Đồn.
– Trước khi đưa ra kế hoạch này thì người hoạch định nó đã có tính toán kĩ càng về giá trị kinh tế , quốc phòng ,…chưa ? Có công khai cho toàn dân biết và đã lấy ý kiến của dân chưa? Nếu chưa thì đó là việc làm khuất tất.
– 99 năm nữa thì những người quyết định cho thuê đất 99 năm đã chết từ lâu rồi, vậy ai là người chịu trách nhiệm nếu 3 đặc khu đó làm ăn không hiệu quả hoặc cả 3 đặc khu đó vĩnh viễn rơi vào tay nước khác .
– Không biết ai đưa ra ý tưởng như vậy , kể cả những người đồng ý thì đều là những kẻ bán nước.”
Tiến sỹ, nhà Khoa học, Nhà văn bất đồng chính kiến với đảng CSVN, Hà Sĩ Phu (Nguyễn Xuân Tụ) truyên bố: ”Nếu Quốc hội thông qua chủ trương “cho người nước ngoài thuê đất làm đặc khu dài hạn” (chắc chắn sẽ được Tàu Cộng lợi dụng) thì tôi xin phép kết luận một cách khẩn thiết như sau:
– Không biết ai đưa ra ý tưởng như vậy , kể cả những người đồng ý thì đều là những kẻ bán nước.”
Tiến sỹ, nhà Khoa học, Nhà văn bất đồng chính kiến với đảng CSVN, Hà Sĩ Phu (Nguyễn Xuân Tụ) truyên bố: ”Nếu Quốc hội thông qua chủ trương “cho người nước ngoài thuê đất làm đặc khu dài hạn” (chắc chắn sẽ được Tàu Cộng lợi dụng) thì tôi xin phép kết luận một cách khẩn thiết như sau:
Hiện nay không biết đặt mối lo Bắc thuộc lên hàng đầu thì hoàn toàn không xứng đáng là một người Việt Nam! Nếu đa số đại biểu Quốc hội mà đồng tình với chủ trương tai hại như vậy thì cũng có nghĩa tuyệt đại đa số trong Quốc hội VIỆT NAM CS bây giờ lại ‘không phải, không đáng là người VIỆT NAM’!? Vậy thực chất nó là một Quốc hội của người nước nào vậy?! Ôi, nghĩ thế mà đau lòng! (Hữu ý hay vô tình đã biến “của dân-do dân và vì dân” thành “của Tàu-do Tàu và vì Tàu”?).
Trong khi đó tại diễn đàn Quốc hội, Đại biểu Dương Trung Quốc (tỉnh Đồng Nai) băn khoăn tại sao không quan tâm đến phát triển công nghệ tại các đặc khu mà lại chú ý nhiều đến chuyện bất động sản. Ông nói: ”Những nhà đầu tư vào công nghệ, nhất là công nghệ cao, người ta đâu cần đến 70-99 năm?…Điều kiện kéo dài thời gian thuê đất thì các nhà đầu tư chân chính không cần. Họ cần môi trường đầu tư tốt, chính sách thuế, hạ tầng, các quan hệ xã hội, giao dịch sòng phẳng, minh bạch hơn là việc được ở lâu“.
Theo báo chí Việt Nam thì ông Dương Trung Quốc còn “cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn về mặt an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội nếu thời hạn cho thuê đất quá dài… phải hết sức thận trọng bởi nếu không đặc khu có thể sẽ trở thành nơi di dân.”
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP HCM) đồng ý rằng: ”99 năm là một thế kỷ, mấy thế hệ sinh ra và lớn lên, do đó, có thể để cho con cháu sau này quyết định số phận của những dự án ở đặc khu, không nhất thiết quyết thay cho họ.”
Vì cuộc tranh luận khá gay go nên Đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị nên biểu quyết riêng về thời hạn 99 năm để sem ai đồng ý, ai không tán thành cho rõ trắng đen với lịch sử.
TIẾNG NÓI CHUYÊN GIA
Cũng lên tiếng về thời gian 99 năm, chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan nói: “Cho thuê đất tối đa 99 chỉ có lợi cho đại gia bất động sản”.
Lên tiếng tại cuộc Hội thảo ngày 01/06/2018 về “Chính sách ưu đãi thuế tại các đặc khu: kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị”. Bà Phạm Chi Lan cho rằng: ”Với thời buổi công nghệ thay đổi nhanh chóng, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, vòng đời của một sản phẩm rất nhanh. “Không nhà đầu tư nào đảm bảo sẽ làm ngành đó, nghề đó và lĩnh vực đó trong thời hạn 90 năm, kể cả 70. Đây là 3 – 4 vòng đời sản phẩm, gần hai thế hệ người Việt” (theo Tạp chí điện tử Người Đồng Hành, NĐH).
Lên tiếng tại cuộc Hội thảo ngày 01/06/2018 về “Chính sách ưu đãi thuế tại các đặc khu: kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị”. Bà Phạm Chi Lan cho rằng: ”Với thời buổi công nghệ thay đổi nhanh chóng, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, vòng đời của một sản phẩm rất nhanh. “Không nhà đầu tư nào đảm bảo sẽ làm ngành đó, nghề đó và lĩnh vực đó trong thời hạn 90 năm, kể cả 70. Đây là 3 – 4 vòng đời sản phẩm, gần hai thế hệ người Việt” (theo Tạp chí điện tử Người Đồng Hành, NĐH).
Tạp chí NĐH viết tiếp: ”Theo bà Lan, trong bối cảnh công nghệ liên tục thay đổi, vòng đời và tuổi thọ của các ngành còn chưa rõ, việc Việt Nam mở ra ưu đãi lớn và thời gian thuê đất dài là thừa thãi. Bà Lan đặt vấn đề với thời hạn thuê đất đến 99 năm, khi doanh nghiệp phá sản hoặc chuyển mục đích sử dụng, cơ quan quản lý sẽ xử lý như thế nào?”
Bà nói thẳng:”Thời hạn cho thuê đất ở các đặc khu tối đa 99 năm là một chính sách rất tệ, không nên áp dụng”.
Bà nói thẳng:”Thời hạn cho thuê đất ở các đặc khu tối đa 99 năm là một chính sách rất tệ, không nên áp dụng”.
Bà cho rằng: ”Cơ quan soạn thảo lấy ưu đãi thuế để làm tiền đề thu hút nhà đầu tư và lấy thời hạn cho thuê đất tối đa 99 năm làm cơ sở để các doanh nghiệp lớn có thể “yên tâm” làm ăn là một quan điểm lỗi thời trong thời đại cách mạng công nghiệp này.”
Phóng viên Nam Anh của Tạp chí NĐH viết tiếp:”Đồng tình, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết 85% các nhà đầu tư ở Việt Nam khi được hỏi khẳng định các chính sách ưu đãi thuế là không cần thiết. Các nhà đầu tư quan tâm hơn đến cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và ổn định xã hội. Theo ông Hồ, nhà đầu tư không cần ưu đãi dễ dãi, họ quan tâm đến công bằng, thuận lợi hơn.”
Phóng viên Nam Anh của Tạp chí NĐH viết tiếp:”Đồng tình, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết 85% các nhà đầu tư ở Việt Nam khi được hỏi khẳng định các chính sách ưu đãi thuế là không cần thiết. Các nhà đầu tư quan tâm hơn đến cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và ổn định xã hội. Theo ông Hồ, nhà đầu tư không cần ưu đãi dễ dãi, họ quan tâm đến công bằng, thuận lợi hơn.”
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh – Học viện Tài chính cũng cho rằng các chính sách ưu đãi được đề xuất trong dự thảo Luật đều là những ưu đãi dựa trên lợi nhuận mà nhiều quốc gia không còn sử dụng nữa.
Theo ông, dự thảo Luật Đặc khu cần được xem xét lại cẩn trọng, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã bỏ các ưu đãi như thuế thu nhập doanh nghiêp, thuế tiêu thụ đặc biêt. Thay vào đó, các nước chuyển sang ưu đãi bằng sự thông thoáng trong tiếp cận vốn, tiếp cận thị trường.”
ƯU ĐÃI NHIÊU QÚA
Ngoài chuyện cho thuê đất quá lâu, dư luận Quốc hội và trong dân còn quan tâm đến những chuyện ưu đãi qúa đáng mà Dự luật dành người nước ngoài, gồm những điểm đáng chú ý như sau:
– Tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo
– Tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo
Về nhà ở:
Điều 33 viết về quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại đặc khu:
1.Đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại đặc khu được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
2.Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở có quyềnA
a) Sở hữu nhà ở thông qua đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại đặc khu theo Luật này và pháp luật có liên quan;
b)Sở hữu nhà ở thương mại, bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu, thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
3.Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở và quy định của Luật này.
Điều 34. Quyền sở hữu căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở thì được sở hữu căn hộ khách sạn (condotel), biệt thự nghỉ dưỡng (resort villa), văn phòng làm việc kết hợp lưu trú (officetel) và các loại hình tương tự khác thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng bất động sản tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu.
- Quyền, nghĩa vụ về đất đai của nhà đầu tư và của người sở hữu căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú và các loại hình tương tự khác được xác định tương ứng với hình thức giao đất, cho thuê đất của dự án đầu tư xây dựng bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Chính phủ quy định quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu bất động sản quy định tại Điều này.MIỄN-GIẢM THUẾ
- Về thuế thu nhập cá nhân, Dự luật cũng có lắm ưu đãi như sau:
Điều 40. Ưu đãi thuế thu nhập cá nhân - Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 05 năm nhưng không quá năm 2030 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh phát sinh từ đặc khu của cá nhân làm việc tại đặc khu.
- Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 10 năm nhưng không quá năm 2030 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh phát sinh từ đặc khu của nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao làm việc tại đặc khu.
Dự luật cũng dành nhiều ưu đãi cho “thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng” và “thuế tiêu thụ.”
Ngoài ra, Dự luật còn miễn nhiều thứ cho người nước ngoài như viết trong Điều 45 về “Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước” , như sau:
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa cho cả thời hạn thuê đối với các dự án đầu tư tại đặc khu mà theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành đang được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê và các dự án sau đây:
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa cho cả thời hạn thuê đối với các dự án đầu tư tại đặc khu mà theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành đang được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê và các dự án sau đây:
1.Dự án đầu tư khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển tại đặc khu;
2.Dự án đầu tư tại đặc khu Phú Quốc thuộc lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế đáp ứng điều kiện quy định tại Phụ lục 3 của Luật này.
- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa không quá 30 năm đối với dự án đầu tư tại đặc khu thuộc Danh mục dự án cần thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường, trừ dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu ban hành Danh mục dự án cần thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường phù hợp với quy hoạch đặc khu.
- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 30 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư sau đây tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong:
a)Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Luật này;
b)Dự ánđầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này.
6.Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 19 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư sau đây tại đặc khu Phú Quốc:
a)Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 3 của Luật này, trừ dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 4 sao trở lên, khách sạn từ 5 sao trở lên và dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b)Dự ánđầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này.
7.Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 15 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối vớidự ánđầu tư khác ngoài dự án đầu tư quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
8.Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 36 tháng kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.
9.Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định tiêu chí xác định thời hạn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định tại Điều này theo từng khu vực, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch đặc khu;quyết định thời hạn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với từng trường hợp cụ thể.
KHÔNG CẦN ĐĂNG KÝ?
Ngoài những thứ miễn hay ưu đãi, Dự luật còn cho phép:
Người lao động nước ngoài là chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành có thời gian làm việc dưới 60 ngày và thời gian cộng dồn không quá 180 ngày/năm tại đặc khu không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày/năm tại đặc khu không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu việc sử dụng lao động nước ngoài quy định tại khoản này; không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Riêng trong lĩnh vực “nhập cảnh, đi lại và cư trú”, Điều 51 viết:
Riêng trong lĩnh vực “nhập cảnh, đi lại và cư trú”, Điều 51 viết:
- Người nước ngoài nhập cảnh với mục đích vào đặc khu được miễn thị thực với thời gian tạm trú tại đặc khu không quá 60 ngày nếu hộ chiếu còn thời hạn sử dụng ít nhất 90 ngày; trường hợp có nhu cầu đến các địa phương khác ngoài đặc khu thì phải được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đặc khu hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp thị thực theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Người nước ngoài nhập cảnh đặc khuđược tạm trú không quá 60 ngày tại đặc khu trong các trường hợp sau đây:
- a) Thuộc diện miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà thời hạn tạm trú dưới 60 ngày;
- b) Sử dụng thị thực, thẻ tạm trú, giấy miễn thị thực, thẻ doanh nhân APEC còn thời hạn dưới 60 ngày.
- Người nước ngoài nhập cảnh với mục đích vào đặc khu thuộc diện phải có thị thực nhưng không thuộc Danh sách các nước có công dân được thí điểm cấp thị thực điện tử có thể được cấp thị thực điện tử theo quy định của Chính phủ.
VÀO TỰ DO-CHƠI BÀI THẢ GIÀN
Riêng tại Đặc khu Vân Đồn, dự luật còn cho phép người Trung Hoa vào Vân Đồn tự do như quy định tại Điều 54:”Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì làm thủ tục thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Tại Đặc khu Phú Quốc, Điều 56 duy định cơ chế, chính sách đặc biệt khác như sau:
- Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có dự án đầu tư từ 110 tỷ đồng trở lên tại đặc khu Phú Quốc được cấp thẻ tạm trú đến 10 năm, nếu có chỗ ở hợp pháp thì được cấp thẻ thường trú theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Người nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại đặc khu Phú Quốc được cấp thị thực có giá trị nhiều lần với thời hạn 12 tháng; trường hợp có giấy phép lao động thì thời hạn thị thực phù hợp thời hạn của giấy phép lao động.
Người nước ngoài đang khám bệnh, chữa bệnh tại đặc khu Phú Quốc, nếu có nhu cầu ở lại đặc khu quá 60 ngày thì được gia hạn tạm trú trên cơ sở đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Kiên Giang sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vàođặc khu Phú Quốc với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định.
- Trong thời hạn 05 năm kể từ khi thành lập đặc khu, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Phú Quốc quyết định việc hỗ trợ đối với:
- a) Người thường trú tại đặc khu Phú Quốc học nghề trong lĩnh vực du lịch, người học nghề tại các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực du lịchtại đặc khu Phú Quốc và cam kết làm việc tại đặc khu Phú Quốc;
- b) Các chương trình quảng bá du lịch vào đặc khu Phú Quốc.
- Nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ quản lý tài sản tại đặc khu Phú Quốc được phép đề xuất các cơ chế, chính sách về bảo mật thông tin, quản lý tài sản và cơ chế, chính sách khác theo thông lệ quốc tế để Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Phú Quốc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép áp dụng.
Việc áp dụng các cơ chế, chính sách quy định tại khoản này phải phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật này.
- Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 và khoản 5 Điều này. Cũng đáng chú ý là tại cả 3 Đặc khu, chỗ nào nhà nước CSVN cũng cho phép kinh doanh sòng đánh bạc (casino), xây dựng và kinh doanh khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí.
- Luật cũng khuyến khích lập các khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 04 sao trở lên và khách sạn từ 5 sao trở lên.
Càng ngạc nhiên hơn, khi có nhiều Đại biểu Quốc hội lo ngại về thời hạn cho thuê đất 99 năm hay than phiền Dự luật dành quá nhiều ưu đãi cho người nước ngoài tại 3 Đặc khu thì không thấy ai thắc mắc tại sao phải cho phép lập sòng bài (Saino), lập khu giải trí và xây nhà nghĩ dưỡng, khách sạn 4 hay 5 sao?
Phản ứng về điểm này, chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng:” Thứ mà Việt Nam cần là công nghệ cao chứ không phải là các casino, do đó trong quy hoạch các đặc khu kinh tế cần phải hướng đến điều này.”
Bà nói:”Tôi cho rằng dù ưu đãi tương tự như nhau, nhưng casino không phù hợp để đi cùng với khu công nghệ cao, vì mấy lẽ.”
Trước hết, đối tượng phục vụ của hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau.
Casino phục vụ vui chơi, giải trí, thậm chí kiếm tiền bằng đỏ đen. Khách hàng của casino đa dạng, phần lớn là nhàn rỗi, thích vui vẻ, náo nhiệt, ưa thử vận mạng bằng may rủi, ít nhất là trong thời gian họ vào chơi ở đó.
Công nghệ cao là việc của những người làm trong kinh tế trí thức, có trình độ, kỹ năng cao, đam mê nghiên cứu, thử nghiệm những cái mới trong các lĩnh vực khác nhau. Khách hàng của công nghệ cao quan tâm đến phát triển, trí tuệ, chất lượng công việc và cuộc sống, những giá trị tốt đẹp và cao hơn cho con người. Phần lớn thời gian người ta làm việc trong yên tĩnh, tập trung suy nghĩ, nghiên cứu, tranh luận chuyên môn; tất nhiên cũng có những lúc nghỉ ngơi vui chơi nhưng không như khách casino.
Hai loại khách hàng như vậy rất khó có thể sống và làm việc cùng chỗ với nhau 24/24 được.”
Hai là, không gian và môi trường hoạt động của hai lĩnh vực này rất khác nhau.
Casino có nhu cầu đặt ở nơi có rất nhiều các dịch vụ vui chơi giải trí khác đi cùng với nó, tạo không gian cho các dịch vụ này cùng nhau làm ăn và moi tiền của những khách hàng muốn được thỏa mãn nhiều thứ thú vui. Cũng có những nguy cơ về tệ nạn, tội phạm, rủi ro cho người làm và người chơi, nên các nước thường đặt casino trong khu vực riêng, có hàng rào bảo vệ tách với “người thường” không tham gia vào đó.”
Như vậy thì Tác giả dự luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có kế hoạch gì không hay cứ mơ sẽ có nhiều Đại gia hay Từ bản đỏ đem tiến đổ vào 3 sòng bài là kinh tế sẽ phất lên như diều?
Thế còn hậu quả xã hội, văn hóa và thuần phong mỹ tục gây ra từ các Casino và nơi giải trí “đèn xanh đèn đỏ” ở 3 Đặc khu thì ai chịu trách nhiệm?
Ngoài ra, nhà nước CSVN cũng cần phải tìm cách mà chui vào phía sau cánh cửa của các khu phố, làng Tầu, hay bên trong hàng rào của các Dự án kinh tế do Trung Hoa đầu tư như Bauxite Tây Nguyên và Formosa Hà Tĩnh xem họ đang ăn ở và sống ra sao mà khiến nhiều gia đình Việt Nam tan nát như vợ bỏ chồng đi lấy công nhân Tầu hay con phải bỏ trường đi lao động chui bên Lào không thì cả nhà chết đói.
Và chẳng nhẽ những bài học nhập cư bất hợp pháp, công nhân không hợp lệ, ồ ạt và công khai cướp việc của người Việt Nam vì có Chủ đầu tư cùng quê cha Trung Quốc bảo kê đã xẩy ra ở Việt Nam từ lâu mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có biện pháp nào đâu ?
Song song với những tệ nạn xã hội do người Tầu ở lậu, hay công nhân Tầu gây xung đột với người Việt Nam ở Hà Tĩnh và trên Tây Nguyên, nhiều Doanh nghiệp do Trung Hoa làm chủ đầu tư còn gây ra ỗ nhiễm cho Việt Nam trên khắp miền đất nước, nghiêm trọng nhất là thảm họa mội trường do Formosa Hà Tĩnh tác hại tại 4 Tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Huế-Thừa Thiên năm 2016.
Tuy Formosa là gốc Đài Loan nhưng nhiều thiết bị máy móc và công nhân lại do Trung Cộng làm chủ và cung cấp.
Chính phủ Việt Nam cũng nên nghĩ xem tại sao các Doanh nghiệp Trung Cộng lại có quyền cấm viên chức Việt Nam vào nơi họ làm việc ngay trên lãnh thổ Việt Nam ?
Chuyện vi phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia Việt Nam của các Doanh nghiệp Trung Cộng thì ai cũng biết mà Chính phủ lại cứ cúi đầu chịu nhục mới lạ. Chẳng những thế, cứ mỗi khi có biểu tình chống âm mưu xâm lược của Trung Hoa ở Biển Đông, hay lên án các vụ Công ty Tầu gây ô nhiễm môi trường thì người dân lại bị Công an đàn áp dã man thì lực lượng an ninh là của nước nào vậy?
Bây giờ lại đến chuyện Dự luật 3 Đặc khu dành nhiều ưu đãi cho người nước ngoài khi họ đầu tư vào Việt Nam thì liệu bài học Formosa Hà Tĩnh và Bauxite Tây Nguyên có thoát khỏi tay người Tầu phương Bắc không? -/-
Nguyễn Ngọc Sẵng: Đừng sợ Trung Cộng
Trong diễn đàn Đối Thoại Shangri-La lần thứ 17 tại Singapore từ ngày 31/5 đến 3/6 năm 2018, He Lei, một viên Trung tướng, Phó giám đốc Học viện Khoa học quân sự Trung Cộng, trưởng đoàn đã ngang ngược tuyên bố: “Bắc Kinh đang đưa binh lính và vũ khí xuống Biển Đông, đó là “quyền” của TC”. “Việc đưa binh lính và vũ khí tới các đảo ở Biển Đông là nằm trong chủ quyền của Trung Cộng được luật pháp quốc tế cho phép”.
He Lei, Trung tướng Trung Cộng
Vậy là Trung Cộng công khai thừa nhận Bắc Kinh đưa quân đội và vũ khí xuống các căn cứ xây dựng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vùng tranh chấp chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei, họ tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần nơi mà Trung Cộng đang chiếm đóng bất hợp pháp.
Chúng ta còn nhớ trong năm 2015 khi họp báo chung với Tổng thống Barack Obama tại Bạch Ốc, ông Tập Cận Bình đã phủ nhận Trung Cộng có kế hoạch quân sự hóa Biển Đông. Bởi vậy đừng bao giờ tin, nghe những gì cộng sản nói, dù bất cứ loại cộng sản nào và ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Tại sao TC luôn muốn lấn chiếm, dù một tấc đất, của những nước, vùng lãnh hải của nước khác?
Trung Cộng có chung biên giới với 14 quốc gia, không quốc gia nào tránh khỏi xung đột biên giới với Trung Cộng, kể cả Liên Xô và Ấn Độ. Không quốc gia nào không bị họ lấn biên giới dù ít hay nhiều.
Đọc lịch sử của họ, chính họ với nhau, họ chia thành Lục Quốc, Tam Quốc, rồi dùng mưu mẹo, sức mạnh xâm chiếm, giết hại, tàn sát lẫn nhau để giành quyền kiểm soát, thống trị, xưng vương, xưng bá, thì nói chi đến lãnh thổ, lãnh hải của quốc gia khác, nhất là với đại dương bao la, giàu tài nguyên, nhiều cá. Chính những tài nguyên đó thúc giục lòng tham vô độ, vô biên và bản tính tham lam, ngông cuồng thôi thúc họ làm điều phi pháp, làm với sự thèm khát, mong muốn tột cùng, bất chấp đạo lý con người và luật lệ quốc tế. Chiếm đóng, quân sự hóa Trường Sa và Hoàng Sa, ngoài lòng tham bẩm sinh, nó còn được nghiên cứu kỹ lưỡng, để trở thành chiến lược quân sự lâu dài của Trung Cộng.
Trong một ấn phẩm về Nghiên cứu Hải quân vào giữa năm 2016, bài nghiên cứu có tiêu đề “Các cuộc khủng hoảng quân sự ở Biển Đông” do Trung tá Jin Jing, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Hải quân và hai sĩ quan chính trị Xu Hui và Wang Ning của Hạm đội Nam Hải, thực hiện. Họ đưa ra những phân tích, đánh giá và phản ứng. Tóm tắt như sau:
Quân đội Hoa Kỳ đã gia tăng hành vi khiêu khích gần các vị trí chiếm đóng của Trung Cộng ở quần đảo Trường Sa, để làm mất uy tín Trung Cộng và để thăm dò sự chịu đựng của Trung Cộng. Các hoạt động này tạo ảnh hưởng xấu đến an ninh trên Biển Đông, nhất là vùng do Trung Cộng kiểm soát. Nghiên cứu ghi nhận các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ ở những vùng này luôn luôn hạn chế.
Nhóm nghiên cứu dẫn chứng quan niệm của nhà nghiên cứu Zbigniew Brzezinski, cho rằng nhiệm vụ chính của chiến lược của Mỹ trong thế kỷ 21 là để ngăn chặn sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào có thể thách thức quyền bá chủ của Mỹ trên thế giới. Vì vậy sáng kiến Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Cộng là một thách thức lớn của Mỹ.
Nhóm nghiên cứu kết luận những xung đột quân sự với quân đội Hoa Kỳ, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, kể cả một số nước đang có tranh chấp về lãnh hải với Trung Cộng là điều không tránh khỏi.
Trong phần cuối, ba nhà nghiên cứu đưa ra sách lược để Trung Cộng tiên liệu khả năng giải quyết những khủng hoảng trong tương lai. Ưu tiên sử dụng các biện pháp chính trị, kinh tế và ngoại giao để cải thiện bang giao với các quốc gia Đông Nam Á, tinh tế dùng biện pháp chia rẽ và phá vỡ bất kỳ liên minh tiềm năng nào chống lại Trung Cộng.
Trái ngược với quan điểm của ba nhà nghiên cứu nầy, giáo sư Gordon Chang, tác giả quyển sách “Chết Dưới Tay Trung Cộng” và ông hiện là một trong những vị cố vấn về Chiến Lược An Ninh Quốc Gia của Thổng Thống Trump, ông kết án Trung Cộng đang theo “chủ nghĩa xét lại”, một “kình địch” và “đối thủ cạnh tranh” của Hoa Kỳ.
Theo Gordon Chang, Trung Cộng đang có vẻ hùng mạnh trên thực tế, nhưng rất dễ bị tổn thương, đang đứng bên bờ vực nợ nần và Bắc Kinh đang bị kéo căng quá mức với chiến lược “một vành đai một con đường”. Thêm vào đó, chánh sách hung hăng hiếu chiến của Tập Cận Bình đang làm cho các quốc gia trong vùng xa lánh, đồng thời họ lại củng cố cho một liên minh nhằm chống lại Trung Công. Ông cho rằng chính sự tham quyền của Tập, người vừa xé bỏ điều lệ đảng, để được ngồi vào vị trí lãnh đạo suốt đời, điều nầy làm suy yếu thể chế Trung Cộng, làm người dân hoang mang, lo lắng vì hiện tượng độc tôn nầy. Theo ông Chang, Mỹ đang ở vị trí có quyền yêu sách Bắc Kinh phải tuân thủ những qui tắc quốc tế.
Ông Chang cho rằng Trung Cộng vượt qua được cuộc khủng hoảng nợ năm 2008 với một giá không rẻ, họ chi ra 586 tỷ Mỹ Kim để ngân hàng nhà nước mở rộng tín dụng để đạt được sự chi tiêu chưa từng có từ tiền nhà nước đưa ra cho mượn. Không những chỉ dân chúng mượn tín dụng mà nhà nước buộc các doanh nghiệp cũng phải mượn. Ông Lin Zuoming, Tổng giám đốc tập đoàn công nghiệp hàng không đã than phiền rằng với 49,2 tỷ Mỹ Kim ngân hàng nhà nước bắt mượn, ông không biết dùng vào việc gì.
Kể từ năm 2009 Trung Cộng mở rộng tín dụng trong 5 năm với lượng tín dụng bằng với toàn bộ hệ thống tín dụng Mỹ năm 2008, trong khi nền kinh tế Trung Cộng lúc đó chỉ bằng 1/3 nền kinh tế Mỹ.
Trong năm 2008, tỷ lệ nợ tính trên GDP của Trung Cộng bằng 130%, hiện nay theo ước tính của những chuyên gia kinh tế thế giới tỷ lệ nợ của Trung Cộng là 300% tính trên GDP, và một số chuyên gia tin rằng con số thực có thể lên đến 400%. Nhưng nhà cầm quyên luôn che giấu và đưa ra con số sai lạc nhằm mục đích tuyên truyền cho dân chúng an tâm mà chết thoải mái từ từ.
Trung Cộng đang tiếp tục tích lũy nợ để giữ mức tăng trưởng. Họ tuyên bố tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là 6.7% trong năm 2016. Giữa năm 2017 Ngân hàng thế giới tiết lộ mức tăng trưởng của Trung Cộng năm 2016 là 1.2%, một con số khác biệt rất lớn.
Dù tăng trưởng ở mức 6.7 năm 2016 hay 6.9% cho năm 2017 Trung Cộng đang mắc nợ nhiều gấp 3 lần so với sản lượng kinh tế của họ.
Theo chuyên gia Fraser Howie, đồng tác giả quyển “chủ nghĩa tư bản đỏ” thì Trung Cộng đang “ngập trong tín dụng”, nhưng nếu cắt giảm nợ sẽ dẩn đến cuộc suy thoái nghiêm trọng. Họ đang đứng trước một thử thách quá lớn và có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, khả năng điều hành của chế độ độc tài toàn trị.
Trong đại hội 19 của đảng cộng sản Trung Cộng vào tháng 10 năm 2017, Thống Đốc ngân hàng nhân dân là ông Chu Tiểu Xuyên đã công khai tiết lộ Trung Cộng đang ở thời điểm mà giá trị tài sản sụt giảm đột ngột, báo hiệu sự sụp đổ của thị trường.
Một vấn nạn không nhỏ đang xảy ra ở Trung Cộng cũng như ở Việt Nam là dòng tiền mặt đang kìn kịt chạy ra khỏi đất nước. Theo Bloomberg trong năm 2015 có 1,000. tỷ USĐ từ giã thiên đường xã hội chủ nghĩa Tàu tìm sang các nước “tư bản giãy chết”, trong năm 2016 lên đến 1,100 tỷ đô la. Kèm theo đó, theo cuộc khảo sát do nhà nước thực hiện thì gần một nửa (gần 50%) tầng lớp giàu có đã có kế hoạch di cư trong khoảng 5 năm tới.
Sự có mặt càng lúc càng nhiều người Trung Cộng trên khắp các đô thị trên thế giới nói lên viễn ảnh thất bại về kinh tế sắp xảy ra. Ho lo ngại cả Chủ tịch “vĩ đại” Tập với sự hung hăng, hiếu chiến, lo ngai Trung Cộng sẽ về đâu khi Tập ngồi mãi ở vị thế cai trị với chiến lược đi ngược với nền dân chủ thế giới, với đường lối làm rối loạn đảng cộng sản và làm suy đồi nhanh chóng đạo đức con người.
Họ thấy Tàu cộng hiện nay không còn được Việt Nam xem là bạn 4 tốt với 16 chữ vàng, mà “đứa con hoang” đang có khuynh hướng làm phản, ôm chân kẻ thù đế quốc Mỹ. Tàu hiện phải đối đầu không những với Mỹ, mà còn cả Nhật, Úc, Ấn Độ và có thể cả Việt Nam. Cho nên người dân TC phải từ bỏ quê hương của họ để đi đến chốn nào cũng được, vì họ biết sợ chánh sách ngông cuồng quá mức của Tập.
Từ Washington, giáo sư Shambaugh phân tích cho đặc phái viên Le Figaro về sự đảo lộn nhanh chóng đã gây bất ngờ cho nhiều chuyên gia. Giáo sư Shambaugh kết luận: “Trung Cộng là một xã hội chất chứa đầy xung đột, bất bình đẳng tột độ và những thách thức dân số quan trọng, trong đó có tình trạng lão hóa. Tôi cảm thấy một xã hội không thể chấp nhận sống vĩnh viễn trong một Nhà nước toàn trị. Người Tàu chẳng phải là ngu. Họ sẽ rời khỏi đất nước”.
Nguy nan nhất là Ấn Độ, với dân số 1.2 tỷ, nằm sát Tàu, nước mà từ trước đến nay không hề nhìn xa hơn eo biển Malacca, nay lại tuyên bố Biển Đông, biển Hoa Đông có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh cho Ấn Độ. Ấn Độ tham gia cuộc chiến.
Thay vì nhìn rõ vấn đề để sửa đổi chiến lược, Trung Cộng lại đi thêm những bước nguy hiểm khác. Họ ra sức chống Tây phương quyết liệt, theo giáo sư Arthur Waldron, đại học Pennsylvania, và họ cổ xúy tinh thần tự tin vào văn hóa Trung Cộng. Họ cho phá hủy tượng ông già Noel gần đây. Họ gây thêm hận thù sắc tộc và tăng gia tinh thần bài ngoại.
Viễn cảnh đen tối, tương lai không tìm thấy nơi mình sinh trưởng, tiền chảy ra nước ngoài nhanh chóng với số lượng không nhỏ, lãnh đạo không tầm nhìn, hoặc có quá nhiều sai lầm, đầy thiên kiến, kinh tế suy thoái, nợ nần chất ngất. Tương lai Trung Cộng sẽ về đâu thì đã quá rõ.
Cơn bão dữ đang giăng trước mắt, Lãnh đạo Việt Nam đừng sợ Trung Cộng nữa, mà phải sáng suốt nhận ra Trung Cộng sẽ về đâu, để chuyển mình dân chủ hoá đất nước, biết rút lui vào hậu trường để người dân đứng lên xây dựng một xã hội công bằng, tư do, đưa đất nước tiến lên theo các con rồng Châu Á. Đừng quên: “Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong” (thuận lòng Trời là sống, ngược lòng Trời là chết) – trong kinh Dịch. Vì ý dân là ý Trời.
Nguyễn Ngọc Sẵng
|
Việt Nam: Hai nhà hoạt động được trả tự do và sang Đức
Luật sư Nguyễn Văn Đài (DR)(ảnh internet)
Theo hãng tin AP, trên mạng xã hội Facebook hôm nay, 08/06/2018, tổ chức Hội Anh em Dân chủ thông báo luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, vừa được trả tự do tối qua và ngay sau đó đã lấy máy bay sang Đức cùng với vợ.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, người sáng lập « Hội Anh em Dân chủ », đã được chính quyền Việt Nam phóng thích cùng với một thành viên khác của tổ chức này là bà Lê Thu Hà. Theo AP, bà Hà cùng với vợ chồng luật sư Đài trên nguyên tắc đã đáp xuống sân bay Franfurt, Đức, sáng nay.
Luật sư Nguyễn Văn Đài đã lãnh án 15 năm tù và bà Lê Thu Hà lãnh án 9 năm tù trong một phiên xử vào tháng 4 vừa qua, với tội danh « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân », cùng với 4 thành viên khác của « Hội Anh em Dân chủ » là Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển và Mục sư Nguyễn Trung Tôn. Ông Đài và bà Hà không kháng án, trong khi bốn bị cáo kia đã kháng án. Nhưng trong phiên xử phúc thẩm hôm thứ Hai vừa qua, tòa đã xử y án tù đối với họ.
Hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Đức đã hoan nghênh việc trả tự do cho luật sư Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà, xem đây là « cử chỉ nhân đạo đáng kể của phía Việt Nam » và là « một tín hiệu tốt gởi đến cộng đồng quốc tế". Về phần ông Phil Robertson, đặc trách châu Á của Human Rights Watch, thì hoan nghênh Đức đã cho luật sư Nguyễn Văn Đài tị nạn.
Hội Anh em Dân chủ cũng là một trong số khoảng 90 tổ chức, trong đó có những tổ chức nhân quyền quốc tế như Phóng viên không biên giới, đã ký tên vào một bức thư kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu bác bỏ hiệp định tự do mậu dịch ký với Việt Nam, vì theo họ, Hà Nội là một trong những « kẻ thù tệ hại nhất » của nhân quyền. Hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu – Việt Nam đã được ký vào năm 2015, nhưng cho tới nay chưa được Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn. Hiệp định này rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, sau khi Hoa Kỳ vào năm ngoái rút ra khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.
Cũng về nhân quyền, hôm nay, tổ chức Human Rights Watch của Mỹ, ra thông cáo kêu gọi Việt Nam sửa đổi dự thảo Luật An ninh Mạng cho phù hợp với tiêu chuẩn pháp luật quốc tế trước khi đưa văn bản này ra cơ quan lập pháp. Quốc hội Việt Nam dự kiến vào ngày 12/06 tới sẽ bỏ phiếu về dự luật này, mà hiện đang bị chỉ trích là « quá mơ hồ và khái quát ».
Trong thông cáo, Human Rights Watch cho rằng dự thảo luật nói trên, thêm một lần nữa, lại trao cho nhà cầm quyền rất nhiều quyền hạn để định đoạt những hành vi ngôn luận nào là « trái pháp luật », cần phải kiểm duyệt. Theo tổ chức nhân quyền Mỹ, « luật pháp Việt Nam vẫn thiếu vắng cơ chế bảo vệ thực thụ quyền bảo mật thông tin cá nhân và các điều khoản trong dự luật an ninh mạng có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho chính quyền nhận diện và truy tố người dân vì các hoạt động ôn hòa trên mạng ».
Theo hãng tin AP, trên mạng xã hội Facebook hôm nay, 08/06/2018, tổ chức Hội Anh em Dân chủ thông báo luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, vừa được trả tự do tối qua và ngay sau đó đã lấy máy bay sang Đức cùng với vợ.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, người sáng lập « Hội Anh em Dân chủ », đã được chính quyền Việt Nam phóng thích cùng với một thành viên khác của tổ chức này là bà Lê Thu Hà. Theo AP, bà Hà cùng với vợ chồng luật sư Đài trên nguyên tắc đã đáp xuống sân bay Franfurt, Đức, sáng nay.
Luật sư Nguyễn Văn Đài đã lãnh án 15 năm tù và bà Lê Thu Hà lãnh án 9 năm tù trong một phiên xử vào tháng 4 vừa qua, với tội danh « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân », cùng với 4 thành viên khác của « Hội Anh em Dân chủ » là Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển và Mục sư Nguyễn Trung Tôn. Ông Đài và bà Hà không kháng án, trong khi bốn bị cáo kia đã kháng án. Nhưng trong phiên xử phúc thẩm hôm thứ Hai vừa qua, tòa đã xử y án tù đối với họ.
Hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Đức đã hoan nghênh việc trả tự do cho luật sư Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà, xem đây là « cử chỉ nhân đạo đáng kể của phía Việt Nam » và là « một tín hiệu tốt gởi đến cộng đồng quốc tế". Về phần ông Phil Robertson, đặc trách châu Á của Human Rights Watch, thì hoan nghênh Đức đã cho luật sư Nguyễn Văn Đài tị nạn.
Hội Anh em Dân chủ cũng là một trong số khoảng 90 tổ chức, trong đó có những tổ chức nhân quyền quốc tế như Phóng viên không biên giới, đã ký tên vào một bức thư kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu bác bỏ hiệp định tự do mậu dịch ký với Việt Nam, vì theo họ, Hà Nội là một trong những « kẻ thù tệ hại nhất » của nhân quyền. Hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu – Việt Nam đã được ký vào năm 2015, nhưng cho tới nay chưa được Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn. Hiệp định này rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, sau khi Hoa Kỳ vào năm ngoái rút ra khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.
Cũng về nhân quyền, hôm nay, tổ chức Human Rights Watch của Mỹ, ra thông cáo kêu gọi Việt Nam sửa đổi dự thảo Luật An ninh Mạng cho phù hợp với tiêu chuẩn pháp luật quốc tế trước khi đưa văn bản này ra cơ quan lập pháp. Quốc hội Việt Nam dự kiến vào ngày 12/06 tới sẽ bỏ phiếu về dự luật này, mà hiện đang bị chỉ trích là « quá mơ hồ và khái quát ».
Trong thông cáo, Human Rights Watch cho rằng dự thảo luật nói trên, thêm một lần nữa, lại trao cho nhà cầm quyền rất nhiều quyền hạn để định đoạt những hành vi ngôn luận nào là « trái pháp luật », cần phải kiểm duyệt. Theo tổ chức nhân quyền Mỹ, « luật pháp Việt Nam vẫn thiếu vắng cơ chế bảo vệ thực thụ quyền bảo mật thông tin cá nhân và các điều khoản trong dự luật an ninh mạng có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho chính quyền nhận diện và truy tố người dân vì các hoạt động ôn hòa trên mạng ».
Quốc hội Mỹ: Đã quá lâu VN không phải trả giá về nhân quyền
Ngày 7 tháng 6 vừa qua tại Quốc hội Hoa Kỳ diễn ra buổi điều trần liên quan đến dự luật nhân quyền và tự do tôn giáo ở VN năm 2018. Buổi điều trần có sự tham gia của dân biểu Chris Smith, và dân biểu Alan Lowenthal, TS. Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch Ủy ban cứu người vượt biển BPSOS, ông Lê Thanh Tùng, đại diện cho Hội Anh Em Dân Chủ ở VN.
Những nội dung chính gì được trình bày trong buổi điều trần?
Tôn giáo ở VN đi xuống một cách trầm trọng
Năm 2017 là một năm tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo ở VN đi xuống một cách trầm trọng. Đã đến lúc Hoa Kỳ cần nghiêm túc đưa vấn đề này vào trọng tâm trong quan hệ song phương Việt – Mỹ.
Đây là nội dung chính trong bản dự luật về nhân quyền và tự do tôn giáo ở VN năm 2018 được trình lên Quốc hội Hoa Kỳ.
Bản dự luật nêu rõ từ tháng 1 năm 2017 đến nay có ít nhất 35 nhà hoạt động nhân quyền và bloggers ở VN bị bắt, trong số này có 19 người đã bị tuyên án.
Hiện tại chính quyền Hà Nội đang bắt giữ 171 tù nhân chính trị và tôn giáo . Những tù nhân này bị tuyên án lên đến tổng cộng khoảng1000 năm tù giam và 204 năm quản chế.
Bản dự luật cũng tố cáo VN thường xuyên sử dụng những điều khoản như 79, 88, 258,… rất mơ hồ để bỏ tù các nhà hoạt động và bloggers.
Chính quyền của Tổng thống Trump hoàn toàn có cơ hội mang lại cải cách cho VN khi và chỉ khi những tiến bộ về nhân quyền được liên kết với việc phát triển quan hệ song phương.
-Dân biểu Chris Smith
Dân biểu Chris Smith cho rằng đã đến lúc chính quyền Tổng thống Trump cần đưa nhân quyền vào quan hệ song phương:
“Các chính sách của Mỹ bấy lâu nay đã không hề giúp gì được cho người dân Việt Nam, mà ngược lại đã đã tăng cường lợi cường quyền lực và lợi ích cho nhóm lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN.
Chính quyền của Tổng thống Trump hoàn toàn có cơ hội mang lại cải cách cho VN khi và chỉ khi những tiến bộ về nhân quyền được liên kết với việc phát triển quan hệ song phương.”
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được đánh giá là người quan tâm nhiều hơn đến lợi ích kinh tế với VN, chứ không ngó ngàng đến tình hình nhân quyền.
Phần nhân quyền trong dự luật năm nay đề cập đến việc đàn áp Hội Anh Em Dân Chủ, và điển hình gần đây 8 thành viên của hội đã bị tuyên án tù được nói là hết sức nặng nề.
Hội Anh Em Dân Chủ được thành lập vào ngày 24 tháng 4 năm 2013 với mục tiêu đòi hỏi một xã hội dân chủ, phát triển xã hội dân sự ở VN. Hiện tại hội có hơn 100 thành viên trải dài khắp mọi miền ở VN và cả nước ngoài.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, cho RFA biết:
“Nằm trong nỗ lực lớn hơn của chúng tôi là chiến dịch NOW, có nghĩa là hãy trả tự do ngay tức khắc cho 170 tù nhân lương tâm mà chúng tôi đã lập danh sách từ tháng 11 năm ngoái và đã nộp cho Quốc hội Hoa Kỳ.
Ngày hôm nay ngoài tù nhân lương tâm, chúng tôi còn đề cập đến các lĩnh vực vi phạm nhân quyền khác một cách nghiêm trọng ở VN, chẳng hạn như vấn đề đàn áp tôn giáo, và hiện tượng hội cờ đỏ mới xuất hiện trong thời gian gần đây.”
Ông Lê Thanh Tùng, một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ tại buổi điều trần đã tố cáo chính phủ Hà Nội liên tục sách nhiễu các thành viên của hội và gia đình của họ. Hiện tại đã có 6 người phải chạy trốn sang Thái Lan xin tị nạn. Một số thành viên đã chạy trốn nhưng người thân ở VN vẫn liên tục bị sách nhiễu. Bản thân ông Lê Thanh Tùng đã sang Mỹ từ năm 2015 nhưng vợ và các con ở VN vẫn thường xuyên bị công an tấn công, câu lưu, và đặt camera theo dõi.
“Chính phủ VN đã không phải trả giá nhân quyền đã quá lâu rồi”
Nhận định về tình hình nhân quyền VN, Dân biểu Chris Smith nói tiếp:
“Năm 2007 và 2009 ông Scott Flipse [Phó Giám đốc Phụ trách Chính sách và Nghiên cứu của Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế] đã gặp luật sư Nguyễn Văn Đài khi luật sư Đài đang ở tù. Tôi và ông Scott vẫn luôn bày tỏ quan ngại về luật sư Đài và những người khác bị chính phủ VN giam cầm một cách bất công.
Chính phủ VN đã không phải trả giá nhân quyền đã quá lâu rồi.”
Riêng về vấn đề tự do tôn giáo, dự luật nêu rõ các nhóm tôn giáo thiểu số ở VN như Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành, hay giáo hội Phật giáo VN Thống nhất thường xuyên bị chính quyền sách nhiễu. Kể từ năm 2016, VN ngày càng gia tăng việc đàn áp người Thượng ở Tây Nguyên và những người H’mong theo Thiên Chúa giáo dưới hình thức cầm tù những người lãnh đạo.
Hiện tượng Hội Cờ Đỏ trước đó đã được BPSOS đề xuất lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhằm có những giải pháp giúp đỡ cộng đồng Công giáo ở VN. BPSOS nêu rõ Hội Cờ đỏ có sự hậu thuẫn từ chính quyền hoặc trực tiếp do chính quyền chỉ huy để đàn áp nạn nhân thảm học Formosa nộp đơn khiếu kiện hay biểu tình phản đối, gây chia rẽ giữa người Công Giáo và người không theo Công Giáo và tấn công cộng đồng Công giáo cũng như xâm phạm nơi thờ phụng của họ. Chính quyền Việt Nam thì luôn biện minh đây là nhóm quần chúng tự phát.
Tôi đề nghị Chính phủ Mỹ đưa VN trở lại danh sách các quốc gia đặc biệt quan tâm CPC hay ít nhất đưa VN vào danh sách cần quan sát về tự do tôn giáo của quốc tế.
-TS. Nguyễn Đình Thắng
Từ tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo ở VN đi xuống một cách nghiêm trọng như vậy, TS. Nguyễn Đình Thắng đã yêu cầu trước Quốc hội:
“Tôi đề nghị Chính phủ Mỹ đưa VN trở lại danh sách các quốc gia đặc biệt quan tâm CPC hay ít nhất đưa VN vào danh sách cần quan sát về tự do tôn giáo của quốc tế. Phê chuẩn luật Magnisky toàn cầu và luật tự do do tôn giáo quốc tế chống lại không chỉ các quan chức chính phủ mà cả những hội nhóm không thuộc nhà nước như Hội Cờ Đỏ. Hoa Kỳ cần thúc ép VN trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các tù nhân lương tâm và sửa đội lại luật pháp trong đó có luật về tự do tôn giáo đảm bảo tuân thủ các công ước về nhân quyền mà VN tham gia.”
Nhận định về tình hình nhân quyền ở VN trong thời gian qua, cựu dân biểu Cao Quang Ánh nói với RFA:
“Năm 2017 VN đã tiến hành một cuộc đàn áp trên khắp cả nước đối với những người tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo cho VN. Cho nên lý do của buổi điều trần hôm nay, chúng tôi muốn buộc Quốc hội phải cần bắt VN thay đổi những hành động đó.
Họ nói là họ đưa ra những luật cho công dân tự do hơn nhưng những luật họ đưa ra rất mơ hồ và nhiều khi công an địa phương sử dụng chính sự mơ hồ đó để bắt bớ, đánh đập, buộc tội các nhà hoạt động còn tệ hơn là trước khi những luật lệ được đưa ra.”
Phiên điều trần diễn ra chỉ vài ngày sau khi tòa án VN giữ y án sơ thẩm đối với 4 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, trong đó người chịu án nặng nhất là Luật sư Nguyễn Văn Đài, 15 năm tù và 5 năm quản chế.
Trước buổi điều trần 1 ngày, 90 tổ chức xã hội dân sự trên khắp thế giới đồng ký tên vào thư ngỏ kêu gọi Liên minh Châu Âu bác bỏ Hiệp định thương mại tư do EU-Việt Nam. Lý do được nêu ra vì Việt Nam là một trong những nước kẻ thù tồi tệ nhất thế giới đối với quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí và tự do hội họp.
Các dự luật về nhân quyền và tự do tôn giáo ở VN đã từng được Hạ viên Hoa Kỳ thông qua nhiều lần, nhưng đều bị tắc ở cấp Thượng viện. Trước câu hỏi liệu dự luật năm nay có gặp khó khăn khi qua cấp Thượng viện hay không, TS. Nguyễn Đình Thắng cho biết:
“Một dự thảo luật luôn gặp khó khăn vì không đến 2 hoặc 3% các dự thảo luật được thông qua trong mỗi nhiệm kỳ của Quốc hội. Chúng tôi cố gắng đẩy mình vào con số rất nhỏ nhoi đó.
Nhưng năm nay chúng tôi nghĩ rằng có nhiều cơ hội hơn. Bởi vì chỉ cần Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ báo cáo một cách đầy đủ, trung thực, chi tiết về các vi phạm nhân quyền VN thì tự động sẽ đẩy qua việc áp dụng các biện pháp chế tài đã có sẵn ở dưới đạo luật Magnitsky toàn cầu và đạo luật về tự do tôn giáo đã có sẵn. Mọi năm lên Thượng viện bị khựng lại là vì một số đề nghị biện pháp chế tài trong dự luật nhân quyền cho VN.”
Năm 2017 và đầu năm 2018 được đánh giá là giai đoạn đàn áp nhân quyền trầm trọng nhất trong lịch sử nhân quyền vốn bị nói là nhem nhuốc của VN. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tháng 4 vừa qua đã công bố phúc trình về tình hình nhân quyền VN, trong đó lên án tình trạng vi phạm quyền tự do ngôn luận, lập hội, báo chí, tôn giáo, cũng như tình trạng tra tấn, đối xử tàn ác, hạ phẩm giá con người vẫn bị VN sử dụng với những tiếng nói bất đồng.
NATO họp bàn chia sẻ gánh nặng với Mỹ
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (T) và bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis dự kiến sẽ tham dự các cuộc họp bộ trưởng Quốc Phòng NATO tại trụ sở Liên Minh tại Bruxelles, Bỉ. Ảnh chụp ngày 15/02/2018.REUTERS/Francois Lenoir/File Photo
Bộ trưởng Quốc Phòng của 29 thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO họp tại Bruxelles trong ngày thứ Năm 07/06/2018, chuẩn bị cho thượng đỉnh NATO vào tháng Bẩy. Chia sẻ gánh nặng với Mỹ, phòng thủ châu Âu, đối sách răn đe Nga và mối hợp tác giữa Liên Hiệp Châu Âu và NATO là những chủ đề chính.
Sau hai cuộc can thiệp quân sự của Nga tại Gruzia năm 2008 và tại Ukraina năm 2014, thế cờ chiến lược đã thay đổi. Các nước châu Âu ý thức cần phải tăng ngân sách quốc phòng. Trong Liên Hiệp Châu Âu, Đức là quốc gia đóng góp cao nhất. Pháp sẽ tăng chi phí lên 2% GDP, chậm nhất là vào năm 2025.
Do khủng hoảng phức tạp, chiến tranh đa dạng phối hợp áp lực quân sự và tấn công mạng, NATO cần gia tăng lực lượng, tuyển dụng thêm 1.340 cán bộ, chuyên viên và lập thêm nhiều bộ phận chỉ huy.
Trong bối cảnh nội bộ bất đồng trên hồ sơ thương mại và Iran, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg không che giấu nghi ngại. Một ngày trước khi khai mạc hội nghị cấp bộ trưởng Quốc Phòng, Jens Stoltenberg hy vọng rằng « những xung khắc nghiêm trọng này không gây hệ quả cho cuộc họp trù bị » thượng đỉnh NATO. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis, đến Bruxelles chiều thứ Tư, thừa nhận : « Chiến tranh thương mại chắc chắn tác động đến quan hệ về an ninh ». Nhưng chủ nhân Lầu Năm Góc lập tức trấn an : « Còn quá sớm để gọi là chiến tranh thương mại, tình hình sẽ cải thiện, các bên đang thương lượng ».
Về tổ chức, tướng André Lanata, tham mưu trưởng không quân Pháp được bổ nhiệm làm tư lệnh « Bộ chỉ huy tối cao cải cách liên minh - Supreme Allied Commander Transformation - SACT », thay thế tướng Pháp Denis Mercier. Bộ chỉ huy SACT được thành lập vào năm 2002, chuyên trách về học thuyết quân sự và chuẩn bị khả năng cho toàn thể quân lực của NATO thi hành các nhiệm vụ bất trắc và đối đầu với những thách thức trong tương lai .
Canada hủy cuộc gặp song phương với Thủ tướng Việt Nam
Tối 7/6/2018, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc lên đường dự Hội nghị G7 mở rộng và thăm Canada. Diễm Thi phỏng vấn Thượng nghị sĩ Canada gốc Việt, Ngô Thanh Hải trước chuyến đi này.
Diễm Thi: Trước hết xin Thượng nghị sĩ cho biết vì sao Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc lại được mời tham dự Thượng đỉnh G7 tại Cadana lần này?
TNS. Ngô Thanh Hải: Việc Thủ tướng Việt Nam được mời thì chính tôi cũng rất ngạc nhiên và bực mình, vì nếu mời Việt Nam thì tại sao không mời Philippines, bởi vì thông cáo của văn phòng thủ tướng cho biết là các quốc gia có biển sẽ được mời hết. Tôi có ra thông cáo báo chí chống lại việc mời Việt Nam tham dự về vấn đề môi sinh. Tôi đã gửi cho thủ tướng Canada và Bộ Ngoại giao Canada để cho họ biết đây là một hành động vô trách nhiệm của Canada. Tôi đặt câu hỏi thì chính phủ trả lời là sẽ cho tôi biết sau.
Diễm Thi: Trong danh sách 12 nước được mời thì 11 nước có biển, chỉ trừ Rwanda. Vậy theo ông, vấn đề Biển Đông có được nói đến hay không?
TNS. Ngô Thanh Hải: Theo tôi thì hy vọng vấn đề Biển Đông sẽ được đề cập đến bởi vì tôi có kêu gọi chính phủ Canada phải đặt vấn đề này với các quốc gia tham dự G7 bởi nó liên quan đến hàng hải trong khu vực. Phải buộc Trung Quốc ngưng tức khắc xây lắp các hòn đảo thành căn cứ quân sự của họ.
Diễm Thi: Việc được mời tham dự Thượng đỉnh G7 lần này có chứng minh được vị thế của Việt Nam trên thế giới hay không, thưa ông?
TNS. Ngô Thanh Hải: Không. Tôi không nghĩ cuộc mời này sẽ đưa Việt Nam lên vị trí quốc tế (tiếng Anh gọi là Vietnam international status). Tôi không tin nó là như vậy bởi vì khi Việt Nam đi tham dự mà tôi ra thông cáo về môi sinh Việt Nam và tôi báo cáo với Tổng trưởng ngoại giao và Thủ tướng Canada.
Diễm Thi: Theo Thượng nghị sĩ thì Việt Nam được gì sau khi tham dự Thượng đỉnh G7 lần này ạ?
TNS. Ngô Thanh Hải: Việt Nam không được gì cả bởi tất cả các tổng thống và thủ tướng các nước tham dự buổi gặp gỡ thảo luận về biển sạch và môi trường cũng nhận được thông cáo của tôi rồi. Tất cả các tòa đại sứ đều nhận được hết. Thành ra theo tôi nghĩ thủ tướng Phúc khó lòng có câu trả lời (về vấn đề môi sinh Việt Nam).
Diễm Thi: Cuộc gặp của thủ tướng Việt Nam với thủ tướng Canada theo dự kiến đã bị hủy. Thượng nghị sĩ có thể cho biết lý do không ạ?
TNS. Ngô Thanh Hải: Chính tôi liên lạc với Bộ ngoại giao Canada và Bộ ngoại giao cho tôi biết rằng thứ nhất là ông Phúc sẽ không gặp ông Trudeau. Họ xác thực với tôi như vậy. Sẽ không có cuộc gặp gỡ song phương giữa ông Trudeau và ông Phúc. Ông Phúc có xin nhưng họ cho biết sẽ không gặp.
Cộng đồng người Việt tại Canada cũng đã gởi văn thư chính thức đến các tòa đại sứ và đến cả Thủ tướng Trudeau cho biết việc mời ông Phúc tham dự G7 là cộng đồng không chấp nhận.
Cộng đồng của chúng ta ở đây với chính quyền địa phương có tiếng nói rất mạnh nếu cộng đồng chúng ta mạnh. Tôi nghĩ rằng áp lực của cộng đồng (người Việt ở đây) và của tôi với tư cách là một Thượng nghị sĩ có thể là một trong những áp lực mà chính phủ phải xem xét lại để khỏi làm phật lòng người dân Canada gốc Việt.
Diễm Thi: Trong vai trò Thượng nghị sĩ, ông có kế hoạch vận động gì cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Canada hay không?
TNS. Ngô Thanh Hải: Tôi luôn luôn làm việc rất chặt chẽ, luôn luôn tiếp xúc với Bộ ngoại giao và chính phủ Canada để cho họ biết vấn đề vi phạm nhân quyền của cộng sản Việt Nam, và tôi cũng cho họ biết nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không phải là một nhà cầm quyền thực sự đại diện cho dân chúng Việt Nam. Thành ra chính phủ Canada cũng biết và rất dè dặt khi bang giao và thương mại với Việt Nam. Cộng đồng người Việt và tôi cũng có chương trình trình bày lên chính phủ Canada để nói lên vấn đề cá chết do Formosa.
Liên hội người Việt của chúng tôi ở đây và cả ở Montreal sẽ có chương trình gặp các tổng trưởng của Canada về Y tế, thương mại để nói về vấn đề bồi thường.
Diễm Thi: Cảm ơn Thượng nghị sĩ đã dành thời gian cho RFA.
G7 : Macron và Trudeau kêu gọi một « mặt trận đa phương » chống Trump
Thủ tướng Canada Justin Trudeau và tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T) tại Ottawa, Ontario, Canada, ngày 06/06/2018.REUTERS/Chris Wattie
Thứ Năm 07/06/2018, thượng đỉnh G7 khai mạc tại Ottawa, Canada, trong bầu không khí được dự báo căng thẳng giữa tổng thống Mỹ và lãnh đạo 6 cường quốc kinh tế còn lại. Canada và Pháp muốn nhân cơ hội này huy động một mặt trận chung đối phó với thái độ áp đặt của Mỹ.
Ngày hôm qua, tại Ottawa, tổng thống Pháp Emannuel Macron và thủ tướng Canada Justin Trudeau ký một bản tuyên bố kêu gọi « hành động chung ». Lời kêu gọi nhấn mạnh đến « chiến tranh thương mại trong bối cảnh phức tạp liên hệ đến tương lai thế giới », kêu gọi các nước « liên kết để đưa ra một giải pháp » cho cuộc chiến tranh thương mại đối đầu với tổng thống Donald Trump.
Nhiều tín hiệu từ Washington cho thấy trước là tổng thống Mỹ sẽ theo một đường lối cứng rắn trong các cuộc họp với 6 nhà lãnh đạo khác của G7 tại Ottawa, để bảo vệ nền công nghiệp Mỹ mà ông Donald Trump cho là bị quốc tế cạnh tranh bất chính.
Quyết định áp đặt thuế quan phụ trội đối với sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu có thể là phát pháo đầu của Washington, trước khi khai mào chiến tranh thương mại để làm giảm thâm thủng trong cán cân mậu dịch Hoa Kỳ.
Nước Mỹ của Donald Trump có nguy cơ bị dồn vào thế cô lập. Các nguồn tin từ Ottawa cho biết, 6 nước Canada, Pháp, Anh, Đức, Ý, Nhật trong G7 sẽ đoàn kết và cứng rắn bảo vệ lập trường đa phương.
Donald Trump nói sẵn sàng mời Kim Jong Un sang Mỹ
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (T) và tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh ghép của AFP)SAUL LOEB / AFP / KCNA VIA KNS
Tổng thống Donald Trump tỏ thái độ lạc quan khi chỉ còn vài ngày nữa diễn ra thượng đỉnh lịch sử Mỹ-Bắc Triều Tiên tại Singapore. Trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày hôm qua 07/06/2018, tại Washington, chủ nhân Nhà Trắng tuyên bố sẵn sàng mời lãnh đạo Bắc Triều Tiên đến Hoa Kỳ nếu cuộc gặp thành công.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết:
«Tổng thống Mỹ thông báo: Ông sẵn sàng tiếp Kim Jong Un tại Nhà Trắng nếu như thượng đỉnh diễn ra tốt đẹp. Donald Trump muốn tin vào điều đó. Ông tuyên bố: Cuộc gặp của chúng tôi sẽ là một thành công lớn. Chúng tôi có hy vọng làm được điều gì đó ngoài sự mong đợi cho thế giới.
Nhưng chủ nhân Nhà Trắng cũng cảnh báo: Nếu các cuộc thảo luận không diễn ra như mong đợi, ông cũng có thể rời bàn đàm phán. Tổng thống Mỹ cam kết đề cập trực tiếp với Kim Jong Un vấn đề người Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc trong những năm 1970 và 1980.
Thủ tướng Nhật Bản phát biểu: Tôi lấy làm hài lòng về điều này. Bởi vì đây là một trong những ưu tiên cao nhất của chúng tôi. Thủ tướng Nhật Bản hy vọng vấn đề tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung của Bắc Triều Tiên cũng sẽ được giải quyết.
Để làm hài lòng tổng thống Mỹ một chút, thủ tướng Nhật nói tiếp: ‘‘Thượng đỉnh Singapore là một bước quan trọng. Donald Trump, ngài đang viết nên lịch sử’’.
Về phần mình, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng bày tỏ chút lạc quan: Đích thân Kim Jong Un nói với tôi là ông ấy sẵn sàng giải trừ hạt nhân, nhưng ông không cho biết chi tiết. Ông chỉ nói thêm rằng Hoa Kỳ muốn có những bước tiến cụ thể chứ không phải những lời lẽ vô ích. Donald Trump sẽ không chấp nhận một thỏa thuận tồi ».
Thượng đỉnh Trump-Kim và giấc mơ thịnh vượng
Các xe tải đợi kiểm tra hàng tại cầu Hữu Nghị trên sống Áp Lục, nối Sinuiju của Bắc Triều Tiên với Đan Đông của Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 24/05/2018.REUTERS/Jacky Chen
Tại vùng biên giới Trung-Triều, các công ty địa phương theo dõi sát sao những tin tức về cuộc họp thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, hy vọng sẽ hái ra tiền sau sự kiện lịch sử này.
AFP ghi nhận nhiều nữ công nhân may miệt mài làm việc trong một xưởng vừa mới mở ở Đan Đông, đông bắc Trung Quốc. Những chiếc máy may của xưởng này đã phải ngưng hoạt động trong một thời gian dài từ hồi tháng Giêng đến nay, các nữ công nhân phải trở về quê, còn các đồng nghiệp Bắc Triều Tiên phải hồi hương do áp dụng các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Đan Đông, thành phố 2,4 triệu dân của Trung Quốc là điểm chính tập kết hàng hóa chuyển sang Bắc Triều Tiên, hồi hộp theo nhịp điệu nóng lạnh của tình hình địa chính trị. Những hoạt động ngoại giao ngoạn mục trong những tuần lễ gần đây, với việc Kim Jong Un liên tục có những cuộc gặp với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã làm không khí trở nên dễ thở hơn.
Cho dù Bắc Kinh vẫn chưa loan báo giảm nhẹ trừng phạt, tại Đan Đông, những du khách hiếu kỳ đã quay lại, các nữ công nhân may Bắc Triều Tiên tìm lại được nhà xưởng cũ, các nhà buôn nhộn nhạo…và giá địa ốc tăng vọt. Cứ như là cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới ở Singapore giữa Kim Jong Un và tổng thống Mỹ là dự báo cho việc Bình Nhưỡng mở cửa kinh tế.
Yue Yue, nhà môi giới địa ốc nhận xét : « Hầu hết khách mua nhà là doanh nhân ở miền nam Trung Quốc, muốn làm ăn buôn bán. Chỉ trong vòng một tháng, chúng tôi đã bán được số căn hộ tương đương với cả năm ngoái ». Nhà môi giới này giới thiệu những căn nhà gần sông Áp Lục, con sông biên giới Trung-Triều.
Đan Đông, thành phố 2,4 triệu dân của Trung Quốc là điểm chính tập kết hàng hóa chuyển sang Bắc Triều Tiên, hồi hộp theo nhịp điệu nóng lạnh của tình hình địa chính trị. Những hoạt động ngoại giao ngoạn mục trong những tuần lễ gần đây, với việc Kim Jong Un liên tục có những cuộc gặp với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã làm không khí trở nên dễ thở hơn.
Cho dù Bắc Kinh vẫn chưa loan báo giảm nhẹ trừng phạt, tại Đan Đông, những du khách hiếu kỳ đã quay lại, các nữ công nhân may Bắc Triều Tiên tìm lại được nhà xưởng cũ, các nhà buôn nhộn nhạo…và giá địa ốc tăng vọt. Cứ như là cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới ở Singapore giữa Kim Jong Un và tổng thống Mỹ là dự báo cho việc Bình Nhưỡng mở cửa kinh tế.
Yue Yue, nhà môi giới địa ốc nhận xét : « Hầu hết khách mua nhà là doanh nhân ở miền nam Trung Quốc, muốn làm ăn buôn bán. Chỉ trong vòng một tháng, chúng tôi đã bán được số căn hộ tương đương với cả năm ngoái ». Nhà môi giới này giới thiệu những căn nhà gần sông Áp Lục, con sông biên giới Trung-Triều.
Tại đồn biên phòng, người ta lại trông thấy khoảng mấy chục công dân Bắc Triều Tiên, rất dễ nhận ra với huy hiệu mang chân dung lãnh đạo Bình Nhưỡng trước ngực, đang đợi chuyến xe buýt hàng ngày vẫn đến vào lúc 14 giờ để trở về nhà, với những túi xách cồng kềnh.
Ở chiều ngược lại, ông Liu, một khách du lịch Trung Quốc vừa quay về sau chuyến tham quan Bắc Triều Tiên hai ngày cùng với bảy người bạn. Ông ngạc nhiên khi thấy đất nước khép kín sát cạnh lại lạc hậu như thế.
Các nhà hàng Bắc Triều Tiên lại có công ăn việc làm như trước. Nhà hàng « Bình Nhưỡng »trang trí bằng đá cẩm thạch, lại tổ chức những buổi trình diễn ca nhạc và múa, diễn viên mặc bộ đồ truyền thống Triều Tiên. Các cô phục vụ cho AFP biết nhà hàng này vừa mở cửa lại từ tháng Ba, vào lúc Kim Jong Un sang Bắc Kinh lần đầu tiên. Quanh các bàn tiệc, những thực khách Trung Quốc và Bắc Triều Tiên bàn bạc chuyện làm ăn.
Ông Kim, nhà buôn Bắc Triều Tiên nhấn mạnh : « Chúng tôi đã đóng địa điểm thử nguyên tử, điều đó chứng tỏ chúng tôi yêu hòa bình, và hy vọng cuộc thương thảo sẽ mang lại kết quả tốt đẹp ».
Cho tới năm ngoái, nhà hàng « Bình Nhưỡng » thuộc sở hữu của nữ doanh nhân Trung Quốc Mã Hiểu Hồng (Ma Xiaohong) và Korea National Insurance Corporation, cả hai đều bị Mỹ trừng phạt. Vốn của doanh nghiệp này bèn được chuyển giao cho một nhà trọ địa phương, mà chủ nhân hiện nay đang ở Bắc Triều Tiên, không muốn trả lời điện thoại của hãng tin Pháp.
Theo một nhân viên, đó chỉ là một người đứng tên giùm, do Bắc Kinh hồi tháng Giêng ra lệnh đóng cửa các công ty liên doanh với Bắc Triều Tiên tại Trung Quốc.
Là đồng minh chủ chốt của chế độ Kim Jong Un, Trung Quốc chiếm hầu hết lượng ngoại thương của Bắc Triều Tiên. Nhưng các nghị quyết trừng phạt, cấm rất nhiều mặt hàng xuất khẩu của Bình Nhưỡng, đã làm trao đổi thương mại Trung-Triều từ tháng Giêng tới tháng Tư sụt giảm đến 59%, khiến nhiều doanh nghiệp ở Đan Đông buộc lòng phải đóng cửa.
Theo hai thương nhân tại đây, khoảng 400 đến 500 người cạnh tranh đã phải ngưng hoạt động. Một số còn sống sót nhưng doanh số sụt xuống thê thảm, và chi phí tăng vọt.
Một doanh nhân đặt trọng tâm vào sản phẩm dệt may vì dễ vận chuyển nhận xét « sự trừng phạt điên khùng của Trump đã gây ra rất nhiều thiệt hại ». Doanh nhân giấu tên này vừa mới quay lại xem xét tình hình nhà máy của mình tại Sinuiju ở bên kia biên giới Triều Tiên, cho biết chỉ trong hai ngày nhà xưởng đã bị cúp điện bảy lần.
Trong xưởng may, bà quản lý Tian khẳng định vẫn tôn trọng các biện pháp của Liên Hiệp Quốc, nói rằng các cô thợ may Bắc Triều Tiên « từ một công ty khác đến », nhờ một hợp đồng được ký kết trước khi có lệnh cấm tuyển dụng công nhân mới. Nhưng trước yêu cầu cho biết cụ thể hơn của AFP, bà ta vội vã rút lui với lời biện bạch : « Chúng tôi chỉ cho thuê mặt bằng thôi (…). Đây chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, chúng tôi chẳng hiểu gì về chính trị… »
Thương mại: Trung Quốc đề nghị mua 70 tỷ đô la hàng Mỹ
Bộ trưởng Thương Mại Mỹ Wilbur Ross (T) và phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, tại Bắc Kinh, ngày 03/06/2018.Reuters
Một viên chức chính quyền Mỹ vào hôm qua, 06/06/2018, đã xác nhận rằng Trung Quốc vừa đề nghị mua thêm gần 70 tỷ đô la hàng hóa Mỹ, với điều kiện là chính quyền Donald Trump bỏ việc đánh thuế 50 tỷ đô la trên hàng hóa Trung Quốc.
Theo tiết lộ của nhật báo Mỹ Wall Street Journal ngày 05/06, đề nghị trên được Trung Quốc đưa ra nhân vòng đàm phán thứ 3, cuối tuần qua ở Bắc Kinh, giữa phái đoàn Mỹ của bộ trưởng Thương Mại Wilbur Ross, với đoàn Trung Quốc của ông Lưu Hạc, cố vấn kinh tế của chủ tịch Tập Cận Bình. Trong số hàng mua thêm, có đậu nành, khí đốt, dầu thô và than.
Tuy nguồn tin trên được viên chức chính quyền Mỹ xác nhận, nhưng phát ngôn viên bộ Thương Mại vẫn tuyên bố là « chưa có một thỏa thuận chính thức nào được ký kết ».
Về phía Trung Quốc, bộ Thương Mại nước này hôm nay xác nhận, trong một cuộc họp báo, là hai bên đã thảo luận vào tuần qua về những đề nghị cụ thể.
Phát ngôn viên bộ Thương Mại Trung Quốc, Cao Phong (Gao Feng) giải thích là hai bên « đã có thảo luận sâu sắc và cụ thể trên một số lãnh vực hợp tác thương mại như sản phẩm nông nghiệp, năng lượng », nhưng không xác nhận con số 70 tỷ đô la nêu trên.
Theo số liệu của bộ Thương Mại Mỹ, năm 2017, Hoa Kỳ xuất sang Trung Quốc 130,36 tỷ đô la hàng hóa. Nếu Trung Quốc mua thêm 70 tỷ đô la hàng, thì xuất khẩu Mỹ tăng hơn 53,8%.
Trong giao thương với Trung Quốc, nhập siêu của Mỹ trong năm qua là hơn 375 tỷ đô la. Nhà Trắng đã yêu cầu Bắc Kinh giảm 200 tỷ trong số nhập siêu này nhưng đã bị từ chối.
Vẫn theo báo Wall Street Journal, ông Lưu Hạc đã nói rõ với bộ trưởng Ross là đề nghị mua thêm 70 tỷ đô la hàng hóa sẽ sẽ không có hiệu lực nếu Washington áp thuế trên 50 tỷ đô la hàng Trung Quốc như dự định.
Tuần qua, chính quyền Mỹ cho biết vẫn chuẩn bị biện pháp trừng phạt Trung Quốc, mặc dù hai bên đã thông báo « đình chiến », ngày 19/05 vừa qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét