TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

    GENERAL WORLD NEWS

LM NGUYỄN VĂN LÝ: ĐUỔI GIẶC TÀU THOÁT CỘNG HAY LÀ CHẾT


LM NGUYỄN VĂN LÝ: ĐUỔI GIẶC TÀU THOÁT CỘNG HAY LÀ CHẾT


Quốc Dân Việt Ơi! Hãy Tự Cứu Mình Gấp, Kẻo Chắc Chắn Sẽ Bị Diệt Chủng!

Linh mục Nguyễn Văn Lý 06-06-2018
  1. Việt Nam đã bị Hán Tàu xâm chiếm nhiều lần, luôn bị Tàu thực hiện mưu gian đồng hóa người Việt, nô dịch VN, muốn biến VN thành một quận huyện của Tàu, qua 8 thời kỳ Bắc thuộc :
* Lần 1 : Từ năm 207 TCN – 42 SCN : Đông Hán & Tây Hán, Hai Bà Trưng khởi nghĩa.
* Lần 2 : Từ năm 43- 248 : Nhà Đông Ngô, Bà Triệu Thị Trinh khởi nghĩa.
* Lần 3 : Từ năm 280-542: Nhà Đông Tấn, Tống, Lương. Anh hùng Lý Bôn khởi nghĩa lập nhà nước Vạn Xuân độc lập đầu tiên, chọn thủ đô là Long Biên.
* Lần 4 : Từ năm 602- 938 : Nhà Tùy, Đường, Nam Hán, nhiều nhân sĩ khởi nghĩa như Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766), Dương Thanh (819), nhất là Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng (938), chấm dứt hơn 1000 năm Đại Bắc thuộc lần thứ nhất bị Hán Tàu đô hộ.
* Lần 5 : 1258-1288 : Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo đại thắng quân Nguyên Mông 3 lần, nhất là chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
* Lần 6 : 1407 – 1427 : Lê Lợi đánh đuổi quân Minh năm 1427.
* Lần 7 : Nguyễn Huệ Quang Trung đánh thắng quân Thanh năm 1792.
* Lần 8 : Thời 1930-2018 – ? : Hơn 750 năm trước, Vua Trần Nhân Tông đã căn dặn: Cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhủ nầy như là một lời di chúc cho muôn đời con cháu về sau. Có chết thì thôi, không được nhờ Tàu”. Luật Hồng Đức nửa cuối TK 15 tử hình 3 đời những ai sống ở biên giới dám bán đất ruộng vườn cho người nước ngoài. Thời Pháp bảo hộ (1884-1945), Việt Nam đã đoạn tuyệt hẳn với Trung Quốc.
Nhưng quá đau thương thay ! Thời 1930-2018 – ?, Siêu gián điệp Hồ Tập Chương = Hồ Quang người Tàu đóng vai Nguyễn Ái Quốc = HCM dẫn đường 12 Bộ chính trị ĐCSVN muốn cầu cạnh Tàu Ác Cộng, không phải để cứu Nước, mà là để cứu Đảng,  khởi đầu mưu gian Hán hóa Quốc Dân Việt của Tàu Ác Cộng, phát sinh quá nhiều đại thảm họa, đưa Toàn Quốc Dân Việt đến quá sát bờ vực thẳm mất Nước, quá nguy cấp từ 15-6-2018 hiện nay :
* Hồ Quang HCM nói : “Những gì 2 đồng chí Stalin và Mao Trạch Đông nói, thì chúng ta phải tin, vì 2 đồng chí ấy không bao giờ sai lầm” ! Trong khi cả thế giới đều biết rất rõ đây là 2 tên tội đồ đại gian ác của Nhân Loại !
* Ngày 14-9-1958, theo lệnh Hồ Quang HCM, Phạm Văn Đồng ký công hàm xác nhận lãnh hải 12 hải lý của Tàu Cộng theo đường lưỡi bò 9 khúc do Chu Ân Lai công bố ngày 04-9-1958. Theo đó, toàn bộ Biển Đông Nam Á (Tàu Ác Cộng gọi là Đại Nam Hải = biển Hoa Nam) rơi vào tay Tàu Cộng, dù Phạm Văn Đồng không có thẩm quyền gì để tuyên bố về lãnh thổ – lãnh hải của nước Việt Nam Cộng Hòa từ vĩ tuyến 17 trở xuống theo Hiệp định Genève 1954.
* Năm 1965, Mỹ tuyên bố vùng Hoàng Sa – Trường Sa là vùng oanh kích tự do, thì ngày 9-5-1965, Bộ Ngoại giao của Bắc Việt tuyên bố : Hoàng Sa – Trường Sa là thuộc Trung Quốc. Dù lời nói ấy không có giá tri pháp lý.
* Hiệp định biên giới VN-TC ngày 30-12 -1999, VN buộc phải nhượng cho TC 720km2 đất liền. Hiệp định vịnh Bắc Bộ ngày 25-12-2000, VN buộc phải nhượng cho TC 11.000 km2 mặt biển vịnh Hạ Long.
* Đến nay, 10 tỉnh phía Bắc dọc biên giới Việt – Trung đã cho Hán Tàu thuê 50 năm hơn 306.000 hecta đất, chiếm hầu hết những vị trí chiến lược rất hệ trọng ở miền Bắc, như căn cứ Tam Điệp là nơi Bộ Chính Trị đảng Việt Ác Cộng ẩn náu trong giai đoạn chiến tranh năm 1979.
* Từ 2008, Việt Ác Cộng ngu dại & tham dốt, miễn hộ chiếu cho người Tàu tự do vào toàn lãnh thổ Việt Nam, mỗi ngày hơn 10 ngàn người Tàu !
* Trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, công nhân, quản đốc và chủ nhân người Tàu ngày càng đông, đẩy người lao động Việt Nam phải thất nghiệp ! Các nhà máy sản xuất hệ trọng như nhà máy phát điện, gang thép, sản xuất hóa chất công nghiệp… ngày càng nhiều chủ nhân và công nhân Tàu Cộng điều hành – quản trị.
* Mưu gian nô dịch của Tàu Ác Cộng rất tinh vi thâm độc : Chiếm biển Đông Nam Á, khống chế nguồn nước các sông Mêkông, sông Hồng, sông Đà,… lập căn cứ ở vùng xương sống chiến lược bauxit Tây Nguyên, vũng rốn Formosa Vũng Áng, Hải Vân chiến lược, bờ biển miền Trung, với nhiệt điện Vĩnh Tân, Cà Ná…, lũng đoạn kinh tế, tuồn hàng độc hại, mua đất mua nhà, kinh doanh ồ ạt, di dân đồng hóa, văn hóa chữ Hán, dùng cờ Tàu Cộng 6 sao để cố ý đưa VN vào đại gia đình Tàu Ác Cộng
* Ngày 14-10-2011 cờ 6 sao của Tàu Ác Cộng đã chính thức xuất hiện trên VTV. Ngày 21-12-2011 và các lần sau, khi Tập Cận Bình và các lãnh đạo Tàu Ác Cộng qua Hà Nội, hàng trăm thiếu nhi Hà Nội cầm cờ 6 sao của Tàu Ác Cộng chào đón. 2 Tổng Bí thư 2 Đảng Việt Ác Cộng & Tàu Ác Cộng ôm hôn nhau giữa rừng cờ 6 sao. Hiện nay cờ 6 sao này thi thoảng xuất hiện nhiều nơi trên Đất Việt. Mọi người Việt tỉnh táo nhạy cảm đều hiểu là cờ chính thức của Tàu Ác Cộng chỉ có 5 sao. Sao lớn nhất đại diện tộc Hán. 4 sao nhỏ đại diện 4 tộc Hồi, Mãn, Mông, Tạng. Nay 1 số ít lãnh đạo Việt Cộng Ngu cúi đầu tủi nhục đồng lõa cho phép Hán Tàu gian độc dùng sao nhỏ thứ 6 để đại diện cho người Việt.
* Hàng ngàn du khách Tàu trên tay cầm biểu ngữ, và trên ô ghi 5 chữ Hán: 越南  中国城  VIỆT NAM – TRUNG QUỐC THÀNH (VN là thành phố của TQ), mặc áo hình chữ U bao quanh toàn bộ Biển Việt. Hiện nay người Tàu đã ở VN hơn 10 triệu, trong đó hơn 1 triệu bộ đội Tàu Cộng !
* Ngày 12-7-2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA tại La Haye, Hà Lan của LHQ bác bỏ yêu sách Đường Lưỡi Bò 9 Khúc bất hợp pháp của Trung Quốc, nên T.8-2017  TC thủ đoạn thay Đường Lưỡi Bò 9 Khúc, lập khu hành chánh Tứ Sa : gồm 4 quần đảo Đông Sa (Dongsha, Pratas, gần Hồng Kông), Trung Sa (Zhongsha, bãi Macclesfield & Scarborough của Philippines), Tây Sa (Xisha, Hoàng Sa), Nam Sa (Nansha, Trường Sa) của VN, đặt trụ sở tại đảo Phú Lâm, Hoàng Sa của VN, mà TC gọi là Vinh Hưng, thuộc Hải Nam, lợi dụng Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS năm 1982 về Đường Cơ Sở nối các đảo-đá-cồn-bãi với nhau, 12 hải lý Nội Thủy, 12 hải lý Lãnh Hải, 200 hải lý Thềm Lục Địa Đặc Khu Kinh Tế, để mưu đồ cướp chiếm toàn bộ biển Đông Nam Á của VN & của các Nước liên quan.
* Nguyễn Phú Trọng & các tay sai Tàu Ác Cộng đang áp lực Quốc hội bù nhìn thông qua Luật Đặc Khu dùng Luật pháp Tàu Ác Cộng trói buộc Quốc Dân Việt, khi trao 3 đảo chiến lược cực kỳ hệ trọng Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc cho Tàu Ác Cộng chiếm giữ 99 năm, mở đầu giai đoạn Bắc thuộc lần 9 từ ngày 15-6-2018!
  1. Nếu không THOÁT TRUNG kịp, Quốc Dân Việt chắc chắn sẽ bị diệt chủng thực sự ! Là đại thảm họa rõ ràng đã xảy ra của thời kỳ Bắc thuộc lần 8 & bắt đầu xảy ra của thời kỳ Bắc thuộc lần 9 từ ngày 15-6-2018, nếu Luật Đặc Khu được thông qua, là thời kỳ Đại Bắc thuộc lần 2 hiện nay.
       Hơn 2000 năm qua, Trung Hoa đã quyết tâm xâm chiếm VN 7 lần. Vì các thời ấy đất còn rộng người còn thưa, Hoa Tàu chỉ chủ tâm đồng hóa người Việt, sinh ra thật đông người Hán, nhưng họ không thể thành công, nên Dân Tộc VN vẫn còn. Vì thế, Tổ Tiên chúng ta đã luôn đứng lên được. Khác với 7 lần Bắc thuộc đã qua, lần thứ 8 & 9 này, cũng là lần Đại Bắc thuộc thứ 2 này, đất chật người đông, chắc chắn Tàu Cộng ác tâm diệt chủng như đã làm ở Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương gần 60 năm qua. Do đó, nếu không Thoát Trung kịp, VN bị làm 1 khu – 1 tỉnh của Tàu Cộng, thì lần này chắc chắn Dân Tộc VN sẽ vĩnh viễn bị tiêu diệt, chúng ta và con cháu chúng ta không thể đủ sức đứng lên được, vì 16 lý do rất rõ ràng hoàn toàn xác thực sau đây, mà tôi sẵn sàng đi tù thêm 16 lần nữa để làm chứng :
  1. Hàng chục triệu người Việt tìm mọi cách trốn chạy tị nạn ở nước ngoài, bi thảm còn hơn dân Xyri… hiện nay. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế và Ủy ban Kinh tế – Xã hội Liên Hiệp Quốc, 27 năm qua 1990-2017, đã hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài, mỗi năm #100.000 người Việt di cư, bằng1/11 hình thức: du học & du lịch không về, lao động & công tác không về, văn nghệ & thể thao không về, chữa bệnh không về, hôn nhân thật-giả, thân nhân bảo lãnh, tự tạo cớ để bị trục xuất, xuất cảnh chui. Ngày càng đông & ranh ma hơn.
  2. Hàng chục triệu người Việt, nhất là thanh niên nam nữ, bị cưỡng bức lao động, khai phá núi rừng ở các nơi hẻo lánh : Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng, Vân Nam, Quảng Tây, Việt Bắc, Tây Nguyên,…, bị phân tán rất mỏng không cho tập trung, để không thể đủ sức Phục Quốc, như đã và đang xảy ra với Tây Tạng, Nội Mông, Tân Cương.
  3. Trẻ em & phụ nữ bị bắt cóc làm nô lệ tình dục, hoặc bị giải phẩu lấy nội tạng như đang xảy ra.
  4. 20 triệu người nữ VN bị ít nhất 20 triệu trong số hơn 100 triệu đàn ông Tàu Cộng đang thiếu vợ tìm mọi cách cưỡng bức làm vợ.
  5. Dân Việt bị làm thịt, chế biến thức ăn tại các tiệm ăn Tàu như công luận đang ghê sợ đưa tin cảnh báo.
  6. Mỗi năm, hàng ngàn nhân sĩ, thanh niên nam nữ Việt, sẽ bị án tử hình – chung thân – tù đày… do chống đối Tàu Cộng. 60 năm qua, dân Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, dù chống ngoại xâm yếu hơn VN, mỗi năm vẫn liên tục bị án tử hình – chung thân – tù đày… Người Việt có truyền thống chống ngoại xâm rất mạnh, nên càng chống đối, thì càng bị đàn áp dã man hơn.
  7. Các Tôn giáo, Tổ chức dân sự… sẽ bị TC & Bạo quyền nô lệ của Tàu Ác Cộng khống chế sai khiến.
  8. Cơ sở, trường học, đất, biển, đảo, tài sản, nông sản, hải thủy sản… đều do Tàu Cộng quản trị, ban phát.
  9. Văn hóa Việt lụi tàn, Văn hóa Hán lên ngôi. Tiếng Việt chỉ còn là thổ ngữ nhỏ. Từ năm học 2017-2018, học sinh bị buộc học chữ Hán, giáo viên Tàu dạy tiếng Hán tại VN ngày càng đông. Ngày 20-11- 2017 nô bút Bùi Hiền công bố cách đọc-viết chữ Việt theo kiểu Chệt Bắc Kinh,do Cục Ngôn Ngữ Tàu Cộng soạn năm 1998, cưỡng ép Quốc Dân Việt hội nhập nhanh vào đại gia đình Chệt Cộng ! Đường phố, hàng quán mang tên Tàu, trang hoàng Lễ – Tết đậm nét Tàu, quảng cáo Tàu, bày bán thực phẩm hàng hóa độc hại Tàu….
  10. Dân Việt sẽ suy nhược tinh thần do quá tủi nhục, đau lòng, buồn khổ; yếu liệt thể xác vì bị nhiễm độc nguồn nước, môi trường, thực phẩm, hải thủy sản, sản phẩm độc hại các loại.
  11. 60 năm qua, dân Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương từ hơn 100 triệu, nay cả 3 vùng ấy chỉ còn # 20 triệu. Cư dân đa số là người Hán… Vậy người Việt, sau 30-40 năm nữa, từ 95 triệu sẽ chỉ còn 20-30 triệu. Và ngay trên đất VN đa số là người Hán-Hoa sẽ định cư.
  12. Bộ đội VN sẽ đi trấn thủ biên giới Ấn Độ, Mông Cổ, Pakistan, Tân Cương, Tây Tạng…, bộ đội Tứ Xuyên, Quý Châu, Quảng Tây… sẽ trấn giữ Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Tây Nguyên, Trường Sa…
  13. Toàn Quốc Dân Việt hiện nay 2018 & trước mắt, quá khổ nhục vì đã MẤT NƯỚC. Việt Nam đang là Khu Hán Thuộc thực sự của Tàu Cộng, do Lãnh đạo Việt Ác Cộng mở rộng cửa mời đón Giặc Tàu Ác Cộng cướp đoạt Đất Việt. HCM & 12 Bộ Chính Trị Đảng Việt Ác Cộng đã lộ rõ chính xác là Bộ Bán Nước, chỉ là 1 Chi Bộ nhỏ, tay sai rất yếu hèn của Đảng Tàu Ác Cộng, muốn bắt Toàn Thể Quốc Dân Việt làm NÔ LỆ, bằng nhiều thủ đoạn gian ác, tột đỉnh là đang hoàn tất biến Việt Nam thành 1 Thuộc Tỉnh của Tàu Ác Cộng ! Tàu Ác Cộng đang quân sự hóa Biển Việt (Biển Đông Nam Á) như ao nhà của Tàu Ác Cộng mà Việt Ác Cộng không dám phản đối mạnh !
  14. Từ thời 1930, hình ảnh – tượng đài trùm gián điệp Chệt Cộng Hồ Quang HCM đã đầu độc tim óc Việt Cộng & hơn nửa Dân Việt bị lầm độc, có nơi tôn Chệt Tặc HCM là Thành Hoàng đình làng ! Từ 1982 các Chùa Phật giáo quốc doanh đều có bàn thờ Hồ Phật HuZhiming ngay cạnh bàn thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, không biết đến bao giờ mới đạp đổ bàn thờ tên Đại Quỷ Đỏ này được !
  15. Tà Quyền Việt Ác Cộng chắc chắn chỉ còn là Ác Bạo Nô Quyền tay sai nô lệ của Tàu Ác Cộng,như hiện nay đang có nơi 1 số Viên chức các ngành, đặc biệt là BCT=Bộ bán Nước, Côn an, Tòa án… Bằng chứng rõ rệt là 60 cố vấn Tàu Ác Cộng dự Hội nghị Trung ương 6 của Ban Chấp Hành Đảng Việt Ác Cộng 04-11.10.2017 tại Hà Nội !
  16. Sử Việt sẽ bị viết lại hoàn toàn. Các anh hùng Dân tộc như Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung…, sẽ bị viết thành các tên nổi loạn chống triều đình Trung ương. Còn các tay sai nô lệ trở thành những nhà yêu nước vĩ đại, có tượng đài khắp nơi, đầu sỏ quá rõ là gián điệp Hồ Quang HCM !
*** Dù luôn coi người Hán – Hoa là Anh Chị Em Ruột, cùng chung 1 Gia Đình Nhân Loại, cùng chung 1 Cha Trời, nhưng chúng ta phải quyết tâm ngăn chặn hành động Hán hóa-tham độc-cưỡng chiếm-ác tâm-diệt chủng của họ.
*** Qua các thời kỳ 1930 – 1945 – 1954 – 1975 – 2018 hiện nay, Quốc Dân Việt chúng ta đã quá hiểu Việt Ác Cộng chính xác là tay sai của Tàu Ác Cộng quá rõ. Chúng ta phải thoát khỏi Việt Ác Cộng tay sai nô lệ của Tàu Ác Cộng, nếu muốn Quốc Dân Việt tự do, thoát nô lệ & tồn tại !
*** Thắng Tàu Ác Cộng & Thoát Việt Ác Cộng hay là Chết ! Toàn Dân Thắng Tàu Ác Cộng & Thoát Việt Ác Cộng ! Dân Tộc Trường Tồn ! Đừng để quá trễ, quá muộn, muôn đời không hết hối tiếc !

Việt Nam quá đau thương, ngày 06-06-2018 – Linh mục Nguyễn Văn Lý

Dân Làm Báo kêu gọi quý bạn đọc trong thôn cùng nhau biến suy tư thành hành động

Danlambao - Với hiểm hoạ mất nước từng bước, trước âm mưu của đảng CSVN biến Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc thành đặc khu chiến lược của Tàu, mỗi người chúng ta hãy chọn cho mình một hành động thích hợp nhất để cứu nước. 

Những lời than van không cứu nỗi Vân Đồn.
Những bài viết lên án cộng sản Ba Đình bán nước không đủ để giữ Bắc Vân Phong. 

Mong chờ người khác cưu mang cơ đồ Tổ Quốc thì sẽ mất Phú Quốc. 

Và Việt Nam rồi sẽ chỉ là một tiếng thở dài trong tâm tưởng.

Xin đừng chỉ nói không với những kẻ đã điếc vì tiếng gọi quyền lực. Xin đừng chỉ phân tích hiểm hoạ Bắc Thuộc cho những kẻ đã mù mắt bởi đồng tiền. Xin đừng chỉ lên án bằng lời với những kẻ đã bán rẻ lương tâm và nguồn cội. Đất sẽ mất và nước sẽ không còn khi tập đoàn bán nước vẫn độc quyền cai trị và buôn bán giang sơn. 

Hãy biến suy tư thành hành động hỡi các bạn đọc thân quý của Dân Làm Báo! 

07.06.2018




















Huỳnh Quốc Bình: Tổ Quốc Việt Nam – Còn Hay Đã Mất?


LTG: Đất nước Việt Nam “chưa mất” vì chưa bị bọn chệt trắng trợn nện những gót giầy xâm lược lên đó, nhưng đã mất theo kiểu thuê mướn như vụ Formosa ở Hà Tĩnh… Và mới đây qua vụ “đặc khu kinh tế” mà đám thủ lãnh đảng cướp VC đã vâng lệnh quan thầy trung cộng để cho tụi chệt chúng nó thuê dài hạn đến 99 năm. Với những bằng chứng hùng hồn đó, thiết nghĩ con dân Việt Nam trong và ngoài nước cần ý thức một cách sâu sắc để tránh làm những điều có lợi cho VC và TC… 
Image result for vietnam còn hay đã mất?
Nếu người Việt trong nước không can đảm đồng loạt vùng lên, còn người Việt tỵ nạn VC ở hải ngoại chỉ chờ lâu lâu “trồi lên yêu nước” trong ngày Quốc Hận 30-4, hoặc vài ngày quan trọng khác rồi sau đó cứ “nghỉ khỏe” không làm gì cả, thì dân tộc Việt Nam sẽ trở thành nô lệ giặc tàu là cái chắc.
Chúng ta không thể ra vẻ “yêu nước” theo kiểu vung vít thề “chống cộng đến giọt máu cuối cùng” trong các bàn tiệc, nhưng thực chất thì đổ một giọt mồ hôi cho công việc chung hay chống cộng cũng còn không dám, thì yêu nước, thương nòi cái nỗi gì? (HQB)
Trong những năm qua, người Việt tỵ nạn chính trị tại hải ngoại có nhiều bàn tán, nhận xét, về số phận của đất nước Việt Nam đang nằm trong tay đảng cướp VC. Có người cho rằng trước sau gì Việt Nam cũng sẽ lọt vào tay Trung Cộng. Có người khẳng định rằng Việt Nam đã mất vào tay Trung Cộng rồi, chứ còn chờ đợi trước hay sau?
Không ít người có nhận xét về đất nước Việt Nam bằng thái độ của một kẻ bàng quan. Tức là đất nước Việt Nam có còn hay đã mất thì cũng chỉ là chuyện thời sự đối với họ, nghe qua rồi bỏ. Riêng tôi xin được nói trong tinh thần trách nhiệm và không sợ sai: Khi bọn Trung Cộng là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam đã xỏ mũi hay khống chế được cái đám lãnh đạo trong đảng VC và biến chúng nó thành tập đoàn quan thái thú giống như “Thái Thú Tô Định” ngày xưa, tàn ác với dân… thì nước Việt Nam còn gì mà chưa mất?
Tổ Quốc không chỉ là mảnh đất do tiền nhân để lại cho con cháu qua các thời đại, mà Tổ Quốc là vô hình, là niềm hảnh diện của con dân một đất nước. Giang sơn của một quốc gia có thể mất vào tay kẻ cướp hay kẻ thù dân tộc, nhưng Tổ Quốc vẫn là “máu thịt” không thể tách rời khỏi thân thể của con dân. Và chắc chắn không một kẻ thù nào có thể lấy hình ảnh thiêng liêng của Tổ Quốc ra khỏi tim óc những người biết yêu Tổ Quốc.
Image result for vietnam còn hay đã mất?
Bản đồ đất nước Việt Nam
Hình ảnh Tổ Quốc chỉ lu mờ khi người ta tìm cách chối bỏ gốc gác của mình để chọn một loại “tổ quốc” xã hội chủ nghĩa, một thứ “tổ quốc phi nhân” và tình nguyện làm thân nô lệ kẻ thù và mang súng đạn của chúng về dày xéo quê hương. Điều đáng mỉa mai là những tên thuộc loại “khôn ngoan trong việc ác, dốt nát trong việc lành” trong đảng cướp VC lại ngạo mạn cho rằng mình là “đỉnh cao trí tuệ loài người” nhưng thực chất bọn chúng chỉ là một tập đoàn “hèn với giặc, ác với dân”. Chúng nó ác như tên Thái Thú Tô Định ngày xưa, vô cùng tàn bạo và vô nhân đạo đối với người Việt Nam chúng ta.
NoLe_GiacTau
Niềm tự hào về Tổ Quốc: Diện tích đất đai quốc gia này có thể to lớn hơn quốc gia kia, nhưng niềm tự hào về Tổ Quốc của con dân mỗi nước không thể đo lường theo sự lớn nhỏ của phần đất mà họ có. Người ta nói “Tổ Quốc với con dân giống cha mẹ với con cái” không phải là quá đáng. Một người yêu ông bà, cha mẹ, người thân, nhưng có thể không yêu Tổ Quốc; nhưng chắc chắn một người biết yêu Tổ Quốc không thể không yêu người thân mình. Và một khi đã yêu thì người đó sẽ tìm đủ cách để nói hay làm những điều có lợi cho những gì mình “yêu”. Điều này không khác chi một người lính chiến yêu đời binh nghiệp; người đó xem quân đội là sự nghiệp đời mình. Bằng chứng là có một vị Tướng trong quân đội Hoa Kỳ đã tuyên bố:  “Người ta có thể mang tôi ra khỏi quân đội, nhưng không thể mang quân đội ra khỏi tôi”.  (They can bring me out of the army, Abut they can never tear the Army out of me.)
Tổ Quốc Ghi Ơn
Co Vang- To Quoc Ghi On
Nguyền rủa Tổ Quốc: Phía người Việt Nam, có những tên muốn chứng tỏ mình hiểu biết, thông thái hơn người, nên buông lời xúc phạm và nguyền rủa tiền nhân anh hùng. Chúng lên án tổ quốc của chúng bằng những nhận xét hết sức hời hợt, bất công. Chúng đánh mất lòng tự trọng và liêm sỉ tối thiểu để tìm cách đồng hóa những khuyết điểm của chính thể này với tội lỗi tày trời của một đảng gian ác khác, giống như đảng VC hiện nay. Hãy chịu khó nghe Nguyễn Gia Kiểng trong “Tổ Quốc Ăn Năn” của đương sự: “Tổ quốc của phe cộng sản là một tổ quốc gian ác, trong khi tổ quốc của các chính quyền quốc gia là một tổ quốc tầm phào.” Chỉ có chế độ gian ác hay chính thể sai lầm chứ không thể có một loại tổ quốc nào là “gian ác” hoặc “tầm phào” cả… Dĩ nhiên, bài viết này không dành để tranh luận với những tên “trí thức” thuộc loại không sử dụng óc để nhận xét. Tôi chỉ muốn chứng minh rằng: Tổ Quốc Việt Nam là vô hình chứ không chỉ là dãy giang sơn hữu hình đang nằm trong tay những tên VC gian ác để ngày nay chúng tạo không biết bao nhiêu điều tồi tệ trên đó.
d816c-phunuvn
Hình: Phụ nữ Việt Nam vì nghèo phải chấp nhận cởi truồng cho đàn ông ngoại quốc chọn mang về làm nô lệ tình dục
Ruồng bỏ Tổ Quốc: Có những ông bà “thiêng liêng nửa vời”, đang ở dưới đất mà cứ như thể là đang đi trên mây. Thiên Đàng không biết chừng nào mới vào được, mà quê hương trần gian thì lại không còn đất sống, bởi thái độ “thiêng liêng quá mấu” của mình. Không có Thiên Chúa hay Thượng Đế nào dạy con người ruồng bỏ Tổ Tiên, ông Bà hay Tổ Quốc dưới trần gian; và cũng không có Trời hay Đấng Tối Cao nào cho phép con người chối bỏ Thiên Chúa hay Đấng Thượng Đế để đi thờ lạy tà thần, hoặc tình nguyện làm tay sai cho ma quỷ. Kẻ nào hiểu sai lẽ đạo từ Trời để có thái độ quên công ơn Tiền Nhân hay Tổ Quốc của mình, kẻ đó không thể nào có lòng kính trọng Thiên Chúa hay Đấng Thượng Đế một cách hết lòng. Ai nhận mình là Cơ Đốc Nhân hãy xem lại lời cầu xin của Chúa Cứu Thế Jesus với Chúa Cha trên trời thì sẽ rõ: “Con chẳng cầu Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ cho khỏi điều ác.” (Giăng 17:15)
Thu gọn hình ảnh một đất nước: Bây giờ chúng ta thử thu gọn hình ảnh một đất nước trở thành hình ảnh một gia đình. Gia đình kia chẳng may bị kẻ cướp xông vào nhà khống chế tất cả mọi người và hãm hiếp, vơ vét của cải mà họ có. Chỉ vài người may mắn thoát thân. Người kẹt lại bên trong, ngày đêm phải sống đời đói rách, tủi nhục và mong chờ người chạy thoát quay về cứu mình. Trong khi đó người chạy thoát vì phải lo kiếm sống để sinh tồn. Sau khi đời sống ổn định, bắt đầu lo hưởng thụ, lâu ngày quên mình cũng từng là nạn nhân của bọn cướp. Có người quên luôn cả ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì và anh chị em của mình vẫn còn nằm trong tay bọn cướp… Điều đáng buồn, đáng trách là những người này ung dung trở về căn nhà đó như một người hàng xóm về thăm nhà theo kiểu “áo gấm về làng”. Có người còn nhẫn tâm bỏ vài mươi Mỹ kim ra để ngủ trên thân xác tiều tụy của chị em “ruột thịt” với mình. Chưa hết, họ còn tỏ ra thân thiện và bắt tay làm ăn với bọn cướp trong các vỏ bọc “tôn giáo”, “từ thiện” và “văn hoá”. Ai lên tiếng cản ngăn, họ bảo rằng “tôi không làm chính trị”. Ai lên tiếng phản đối, họ bảo “thôi đừng nói chuyện chính trị”.
Chê bai người Việt: Trong sinh hoạt tại hải ngoại, tôi thấy không ít người chẳng làm gì cả, tối ngày chỉ ngồi một chỗ mà than phiền hết điều này việc kia. Mỗi năm họ chỉ “trồi lên yêu nước” một vài lần trong những ngày lễ lớn và thường xuyên “tỏ vẻ thương nòi” chung quanh tách cà phê hay chén trà. Họ chỉ bàn thảo “chuyện đại sự” trong những bữa tiệc linh đình, đầy ắp rượu Mỹ rượu Tây. Họ “yêu” đất nước và dân tộc họ bằng những chuyến về thăm nhà theo cung cách của một người ngoại quốc đến Việt Nam sử dụng tài chánh theo kiểu “vung tiền qua cửa sổ”. Họ ra vào Việt Nam như người ta đi chợ qua nhiều “vỏ bọc” khác nhau, nhưng thực chất là mang đô-la về nộp cho bọn cướp. Để biện minh cho hành động tiêu cực của chính mình, họ không ngại nói lời ta thán, chê bai những khuyết điểm trong các sinh hoạt cộng đồng… Nhưng lại không biết hay không chịu làm một điều gì cho cộng đồng tốt hơn. Họ hết lời ca ngợi các cộng đồng Do Thái, Nhật Bản, Đại Hàn, Trung Hoa, Lào và Cam Bốt nhưng lại chê bai, thống trách, thậm chí còn nguyền rủa những khuyết điểm của cộng đồng mình.
Làm được gì cho đất nước?: Trước cảnh nước mất nhà tan, người có lòng tự trọng không thể ngồi đó mà trách nhau hay lên án người thời trước theo kiểu “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Các cụ đã dạy, muốn trách người khác, trước hết phải xét lại chính mình. Từ ngày 30-4-75 đến giờ, ông tướng nào hay ông quan nào không nhận lãnh phần trách nhiệm đã để Việt Nam Cộng Hòa thua VC, mà cứ ngồi thở than, hay chỉ chờ đến ngày Quốc Hận 30-4, hoặc thời điểm mừng Ngày Quân Lực 19-6 hằng năm để kể dài dòng về quá khứ vàng son, hoặc lớn tiếng chửi Mỹ và đồng minh… thì ông tướng đó không phải là vị tướng xứng đúng nghĩa hay một ông quan xứng đáng. Và người dân nào, ngay thời ly loạn không đóng góp phần vụ của mình cho đất nước mà chỉ giỏi lên án, hay trách cứ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bằng thái độ giống như kẻ thù VC, thì người đó chưa xứng đáng làm dân của một đất nước chẳng may gặp cảnh tai ương. Nói theo kiểu hết ý: Những tên trốn quân dịch, những kẻ chỉ giỏi tìm cách “ngồi mát ăn bát vàng” thì không được phép lên án những chiến sĩ “bại trận” hay những ai đã “nằm xuống” vì đã chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
Những Người Lính có số quân và “không số quân” của Việt Nam Cộng Hòa
Chien Si Vo Danh
Cách đây hơn nửa thế kỷ, bài diễn văn của cựu Tổng Thống Hoa Kỳ John F Kennedy đọc trong buổi lễ nhậm chức tại Washington DC, ngày 20 tháng Giêng năm 1961, ông đã để lại câu nói bất hủ không chỉ cho nhân dân Hoa Kỳ mà cho cả thế giới về tương quan giữa đất nước và dân tộc: “Ask not what your country can do for you–ask what you can do for your country”. Xin tạm dịch “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho Tổ Quốc”. (Câu nói này bị đám bồi bút VC trong nước cho rằng đúng là do Tổng Thống Hoa Kỳ John F Kennedy nói ra, nhưng “bác hồ” của chúng đã nói ý đó trước mọi người. Đúng là bác cháu chúng nó cái gì cũng tài. Thật tội nghiệp!)
Đất nước Việt Nam hiện nay: Theo dõi tình hình Việt Nam và nếu người ta có một cái nhìn khách quan hoặc bằng tâm tình của một nạn nhân đang sống dưới chế độ độc tài VC, hơn là lối nhận xét hời hợt của những “Việt kiều” ra vào Việt Nam như đi chợ cho những mục tiêu đen tối, thì chắc chắn người ta sẽ giật mình và tự hỏi:
  • Có một đất nước nào mà phụ nữ, trẻ con bị bán ra nước ngoài làm nô lệ tình dục nhiều như Việt Nam? Chỉ có Việt Nam.
  • Có một đất nước nào mà phụ nữ phải trần truồng xếp hàng để cho đàn ông ngoại quốc ngắm nhìn và chọn lựa để mang về “làm vợ” cho cả nhà họ hay không? Chỉ có Việt Nam.
  • Có một đất nước nào mà nhà tù nhiều hơn trường học? Chỉ có Việt Nam.
  • Có đất nước nào mà người dân phải ăn toàn khẩu hiệu (bánh vẻ) thay cơm? Chỉ có Việt Nam.
  • Có đất nước nào mà người dân bị đàn áp chỉ vì bày tỏ lòng yêu nước? Chỉ có Việt Nam.
  • Có đất nước nào mà thằng ăn cướp ngồi chiểm chệ xử nạn nhân kẻ cướp không? Chỉ có Việt Nam.
  • Có một đất nước nào mà bọn côn đồ được phép bỏ tù người lương thiện không? Chỉ có Việt Nam.
  • Và còn nhiều điều nghịch lý khác nữa, không sao kể hết trong khuôn khổ một bài viết.
Kết luận: Một người vì hoàn cảnh phải lìa xa quê hương sống đời lưu lạc một cách lâu dài, chưa hẵn là đã “mất Tổ Quốc”. Người ta có thể sống bất cứ nơi nào trên thế giới miễn là vẫn còn nhớ mình là ai và vẫn còn muốn làm một cái gì đó lợi cho đất nước và dân tộc mình. Hoặc nếu không làm được một điều gì có lợi nhưng dứt khoát không làm hại cho đất nước và dân tộc mình, thì người đó vẫn còn Tổ Quốc. Bất cứ ai có những hành động tàn phá tài nguyên quốc gia, bất chấp nền luân lý và đạo đức dân tộc mình bị suy đồi, chọn ngồi chung bàn ăn chung mâm với bọn độc tài gian ác vì quyền lợi cá nhân, tiếp tay bọn bán nước hại dân để hãm hại đồng bào, làm tay sai cho ngoại bang hầu được vinh thân, phì da… thì đó mới chính là những kẻ không còn Tổ Quốc.
Huỳnh Quốc Bình
P.O. Box 20361
Salem, OR 97307. USA
(503) 949-8752

Luật Đặc Khu và dấu hiệu dân hết… ‘thuần’

Phản ứng đối với Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” mà nhiều người gọi tắt là “Luật Đặc khu” ắt làm giới lãnh đạo Đảng CSVN, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửng sốt. Trong mắt họ, dân Việt vốn… “thuần”.
Cảng Cái Rồng, đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nhìn từ trên cao.
Cảng Cái Rồng, đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nhìn từ trên cao.
Có những bằng chứng khá rõ ràng cho thấy giới lãnh đạo Đảng CSVN, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thật sự lúng túng khi dân Việt hết… “thuần” như họ nghĩ.
Bất chấp băn khoăn của một số đại biểu Quốc hội, khuyến cáo của một số chuyên gia và chỉ trích của nhiều giới, kể cả “lão thành cách mạng”, bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội vẫn khăng khăng: Thành lập ba đặc khu ở Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang là chủ trương của Bộ Chính trị. Vì Bộ Chính trị đã quyết định như thế nên không thể không có luật về đặc khu!
Thế nhưng mới đây, hôm 7 tháng 6, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, chính thức cam kết sẽ chỉnh sửa Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt”, không giao đất cho nhà đầu tư tới 99 năm nữa (1). Cần phải nhớ rằng, tháng trước, chính ông Phúc là một trong những người khuyến cáo các đại biểu Quốc hội nên ủng hộ chủ trương giao đất 99 năm.
Cục diện liên quan đến Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” đang thay đổi rất nhanh. Ngày 6 tháng này, chỉ mới có vài đại biểu Quốc hội rụt rè đề nghị, tách thời hạn giao đất đến 99 năm thành một vấn đề riêng để biểu quyết khi bỏ phiếu thông qua Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” (2). Hai ngày sau đã có hàng chục đại biểu công khai cho rằng, cần giữ dự luật này lại để trưng cầu dân ý (3)!
Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” với ý định biến khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), đảo Phú Quốc (Kiên Giang) thành đặc khu với nhiều ưu đãi được quảng bá là chưa từng có cho các nhà đầu tư, giống như một liều thuốc đặc trị, kích thích dân chúng Việt Nam, bất kể tuổi tác, giới tính, thành phần xã hội thay đổi cả tâm thế lẫn tư thế.
Trên các diễn đàn điện tử, mạng xã hội, số người minh định tên tuổi, diện mạo kèm tuyên bố phản đối việc giao đất cho những nhà đầu tư vào các đặc khu tới 99 năm, tăng từng giờ. Trên các diễn đàn điện tử, mạng xã hội, nhiều cá nhân xưa nay xem “quốc kế, dân sinh” là chuyện của hệ thống chính trị chứ không phải của mình, không ít người mà công việc, quyền lợi vốn gắn liền với sự tồn vong của hệ thống chính trị nên chẳng bao giờ chỉ trích hệ thống ấy,… đột nhiên cùng bày tỏ một cách rạch ròi rằng, Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” chính là “đưa mỡ vào miệng mèo”, là “cho sói đặt trước một chân vào chuồng gà”.
Chẳng riêng các diễn đàn điện tử, mạng xã hội, số lượng các cơ quan truyền thông do hệ thống công quyền kiểm soát, tham gia vào việc vạch trần mặt trái của các đặc khu, đặc biệt là những đặc khu do các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc từng đổ tiền vào ở châu Á, châu Phi càng lúc càng đông. Dường như không ai có thể dửng dưng trước nguy cơ mất nước, dân tộc thêm một lần lệ thuộc Trung Quốc.
Độc giả các diễn đàn điện tử, người sử dụng mạng xã hội vốn chỉ quen lướt web cho vui, giờ chính là đối tượng săn tìm thông tin, hình ảnh, dữ liệu để tự đánh thức chính mình và cảnh tỉnh đồng bào của mình. Thông báo về chủ trương thành lập ba đặc khu của Bộ Chính trị Đảng CSVN do ông Đinh Thế Huynh ký. Chuyện mời các chuyên gia Trung Quốc đến Việt Nam giảng dạy về lợi ích, cách thức thành lập – vận hành các đặc khu trước khi Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” được soạn thảo rồi trình cho Quốc hội Việt Nam biểu quyết,… giờ được bày ra trên Internet cho tất cả người Việt cùng xem, cùng ngẫm.
Dân đã hết… “thuần” và có thể vì không hình dung được sẽ có lúc dân hết… “thuần” nên cách chống đỡ của các viên chức hữu trách hết sức vụng về: Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh, người loan báo, “có nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ đã tìm hiểu và 99,6% người dân Vân Đồn đồng thuận với việc thành lập Đặc khu Vân Đồn” (4), rút lui, im thin thít dù bị thiên hạ chửi như tát nước vào mặt.
Ngay cả truyền thông chính thức cũng gọi kiểu trấn an của ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường (chưa phát hiện người nước ngoài nào mua đất) là “khó tin”. Có độc giả bình luận, ông Hà giống như đang ở trên… mây. Độc giả khác thì bình rằng, quản trị như thế, nếu có thêm ba đặc khu – thêm ba cái cửa được mở toang thì ai cũng có thể hình dung quốc gia sẽ tan hoang như thế nào (5)!
Không phải tự nhiên mà ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam thú nhận, Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” đã gây ra một “làn sóng khủng khiếp” và chỉ trong vài ngày vừa qua, cá nhân ông Phúc đã nhận được vô số thư từ, tin nhắn, điện thoại (6). Ông Phúc đã hứa sẽ xem lại thời hạn thuê đất và ông mới loan báo sẽ thôi không giao đất trong 99 năm nữa.
Không may cho giới lãnh đạo Đảng CSVN, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là dân đã hết… “thuần”. Dù có nhân nhượng không giao đất tới 99 năm đi nữa thì dân vẫn không chịu. Nhiều facebooker khẳng định như Đàm Hà Phú: 77 đặc khu mà Trung Quốc đầu tư tại 36 quốc gia trên thế giới – hầu hết là ở các quốc gia nghèo mạt rệp ở châu Á như Lào, Sri Lanka và châu Phi… đều có đặc điểm là bị Trung Quốc hóa. Dân Trung Quốc đổ vào các các đặc khu biến người bản địa thành công cụ để bóc lột sức lao động. Tệ nạn, đặc biệt là buôn người và mại dâm ở các đặc khu do Trung Quốc đầu tư – kiểm soát cũng ở mức khủng khiếp. Môi trường, xã hội ở các đặc khu bị phá nát… Vì Trung Quốc trợ cấp cho mỗi gia đình di cư sang các đặc khu ở Lào một khoản tương đương 100 ngàn Mỹ kim nên khu vực Bắc Lào giờ tràn ngập dân Trung Quốc, họ kiểm soát tất cả mọi ngành nghề và dân Lào giờ chỉ là người làm thuê cho dân Trung Quốc ngay trên mảnh đất của chính cha ông họ… Phú nhấn mạnh: Những ai đang và sẽ ủng hộ luật đặc khu cần đọc nhiều thông tin để biết rằng, mình đang tiếp tay đế bán nước cho Trung Quốc như vậy đó. Dù các vị chức sắc “Ăn cơm nhà, vác tù và Bắc Kinh” vẫn nhất định không để chữ nào về Trung Quốc nào trong Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” nhưng ai cũng hiểu, ngoài Trung Quốc còn ma nào vào đây nữa. Vấn đề không phải là 99 năm hay 9 năm, vấn đề là không có đặc khu, lỏng khu gì sất (6).
Rất nhiều người ngỡ ngàng sau khi ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư, nói xa, nói gần rằng đang có những người cố tình hiểu sai Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt”, đẩy thiện ý về đặc khu trở thành nguy cơ tạo ra các nhượng địa, “chia rẽ quan hệ giữa ta với Trung Quốc”(7), hàng ngàn người sử dụng mạng xã hội đã phản hồi như Tạ Quang Hiệp: Người tử tế không muốn dính dáng đến Trung Cộng. Chúng nó là bố các ông hay sao mà sợ bị chia rẽ (8)? Hoặc than như Thang Cong Vu: Trước còn ngờ dư luận săm soi, khe khắt quá mức nhưng nghe các bộ trưởng trả lời về đặc khu thì thấy thất vọng toàn tập. Cơ đồ Việt Nam suy sụp từ đây chăng (9)?
Tháng 2 năm 2013, khi tiếp xúc với cử tri huyện Thạch Thất, Hà Nội, có dịp tường thuật về chuyến công du châu Âu, đặc biệt là được viếng thăm Vatican, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN tuyên bố đầy hãnh diện: Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ! Không rõ với lối tư duy đó, sau “làn sóng khủng khiếp” đối với Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt”, ông Trọng có triệu tập Bộ Chính trị họp bất thường để tự kiểm điểm xem: “Mình phải như thế nào…” nhân dân mới nghi ngại và phẫn nộ như vậy, hay không?
Chú thích

Thiên Hạ Luận

  • Tự kể điều mình biết, tự nói điều mình nghĩ với hàng triệu người đã trở thành chuyện đơn giản và bình thường. Khi một người nói, nhiều người có thể cùng nghe, bất kể người nói là ai, làm gì, ở đâu thì vai trò, vị trí của cá nhân trong tương tác với xã hội đã khác trước và chắc chắn sẽ càng ngày càng khác.
    Đó cũng là lý do để dù muốn hay không, hệ thống truyền thông chính thống phải tự thay đổi. Ban Việt ngữ VOA cũng thấy phải tự thay đổi…
    Trước mặt bạn là “Thiên hạ luận” – chuyên mục mới của Ban Việt ngữ VOA. Tuy nhiên đây chỉ là bước đầu tiên – tập hợp thông tin, ý kiến của nhiều người sử dụng mạng xã hội bằng Việt ngữ về những sự kiện, vấn đề đang được nhiều người quan tâm và có thể là mọi người nên biết, nên bàn thêm – của một tiến trình.
    Liệu “Thiên hạ luận” có thể trở thành nơi mà độc giả chủ động đóng góp mọi thứ (thông tin, ý kiến, hình ảnh) về những sự kiện, vấn đề mà theo họ, mọi người cần biết, cần bàn hay không sẽ do các bạn quyết định

Gian trá đến thế là cùng

Kông Kông (Danlambao) - Đọc bài trả lời phỏng vấn Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư trên báo Tuổi Trẻ có đề tựa: “Không có chữ 'Trung Quốc' nào trong dự luật đặc khu”. Và ông Dũng giải thích thêm: “Dự thảo không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc [1] Rồi đọc tiếp 2 bản chụp Thông báo Kết luận của Bộ Chính trị về các đề án Đặc khu do Đinh Thế Huynh ký ngày 22/3/2017 và bản Dự luật của quốc hội khoản 4, điều 55 có câu: “Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh” đang tràn lan trên Facebook thì ông Dũng nói đúng. Đúng là không hề có 2 chữ “Trung Quốc”!

Nhưng vấn đề là tại sao không dùng chỉ vỏn vẹn 2 chữ “Trung Quốc” là có thể thay cho cả một câu văn dài thòng mà nghĩa thì không rõ như thế trong khi một văn bản hành chánh cần phải minh bạch để tránh suy diễn hay hiểu nhầm? Điều trớ trêu và rất khôi hài ở đây là người dân thì hiểu chính xác nội hàm câu viết còn ông Dũng chỉ căn cứ theo con chữ nên mới “nhầm”! Mà có đúng là ông Dũng nhầm hay không? Chỉ có một trong hai cách giải thích. Hoặc ông Dũng quá dốt, hoặc cố đánh lừa công luận kiểu trẻ nít muốn giấu đồ! Chỉ thế thôi. 

Đã thế ông còn ngược ngạo vu vạ người hiểu đúng là “...chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc”

Vậy thì chính ông tự tố giác ông: Một bộ trưởng của chế độ Hán gian tìm mọi cách bán nước cho giặc! 

Rồi, cùng lúc, dự luật về an ninh mạng cũng dự trù bấm nút! Chưa nói đến phản ứng của người dân, là nạn nhân trực tiếp sẽ lãnh mọi hậu quả, mà ngay cả người nước ngoài, như Tòa đại sứ Mỹ vừa lên tiếng phản đối: “Hà Nội, 8/6/2018 - Chúng tôi nhận thấy rằng dự thảo luật an ninh mạng hiện được trình trước Quốc hội có thể dẫn đến những trở ngại nghiêm trọng đối với tương lai của an ninh mạng và đổi mới sáng tạo kỹ thuật số của Việt Nam, và có thể không nhất quán với các cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam. Hoa Kỳ và Canada thúc giục Việt Nam hoãn cuộc bỏ phiếu dự luật này để đảm bảo rằng nó phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.” [2] 

Dùng cạm bẫy trong trò chơi đểu cáng về chữ/nghĩa như 2 dự luật trên làm gợi nhớ lại Thông cáo về Tập trung học tập cải tạo sau khi chiếm được miền Nam. Thông cáo nói chỉ đem theo áo quần và tiền bạc hay lương thực đủ dùng trong 10 ngày (!) 

Lịch sử gian trá đó đã vạch trần bản chất trí trá của chế độ. Đấy cũng là một trong vô số nguyên nhân cốt lõi đưa đến tình trạng chia rẽ sâu sắc và xã hội thì vô đạo hiện tại. 

43 năm đã trôi qua, chữ/nghĩa đểu cáng đó tái xuất. Nhưng lần nầy không phải chỉ với người miền Nam mà cả nước! Và cả nước đang lên tiếng phản đối. Cả nước đang vạch mặt chỉ tên sự gian trá. 

11 năm trước Tàu cộng công khai đưa giàn khoan 981 vào biển VN người dân phẫn nộ xuống đường phản đối đã bị đảng đàn áp dẹp tan. Lần nầy chính đảng vừa tìm cách bịt miệng dân bằng luật về an ninh mạng, vừa gian trá với luật Đặc khu, lừa dân để bán nước. Giặc thì công khai chiếm, đảng thì công khai bịt miệng dân và dâng đất thì có thảm họa nào lớn hơn nữa cho dân tộc không? 

Nhưng 43 năm trước đảng “thành công” vì lừa được đồng bào miền Nam, còn bây giờ thì vô phương đánh lừa cả nước! 

Vấn đề còn lại là liệu người dân vẫn tiếp tục cúi đầu rên xiết? Nhưng càng kêu gào, rên xiết thì càng bị khinh bỉ (!) Vì không một ai muốn giúp đỡ những kẻ hèn! Nhưng can đảm đứng lên, dù trong tay không một tất sắt để làm cách mạng, thì thế giới sẽ ngưỡng mộ, sẽ ủng hộ để đòi lại công lý cho người dân thấp cổ bé miệng. 

Cựu tù chính trị Lê Văn Sơn đến Mỹ

Cựu tù nhân lương tâm Lê Văn Sơn
Cựu tù nhân lương tâm Lê Văn Sơn
 Courtesy FB Lê Văn Sơn
Một cựu tù nhân lương tâm đang bị truy nã tại Việt Nam, anh Lê Văn Sơn hay Paulus Lê Sơn, vào ngày 7 tháng 6  đã đến Hoa Kỳ, nhưng không cho biết anh đã ra khỏi Việt Nam và đến Mỹ bằng cách nào.
Vào sáng ngày 8 tháng 6, anh Lê Văn Sơn cho Đài Á Châu Tự Do biết như sau:
Tôi đến sân bay Porland, Oregan vào lúc gần 12 giờ ngày 7/6 theo giờ địa phương. Tôi thấy khá bất ngờ vì suốt từ cuối năm 2017 đến nay, nhà cầm quyền Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa truy lùng tôi rất bất ngờ.”
Paulus Lê Sơn, một blogger và là nhà bào công dân tại Việt Nam. Anh bị bắt vào năm 2011 và bị Tòa án Nghệ An đưa ra xét xử trong vụ án cùng 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành vào năm 2013. Cáo buộc đối với nhóm này là ‘âm mưu lật đổ chính quyền’.
Tòa sơ thẩm tuyên anh Lê Văn Sơn 13 năm tù giam; nhưng trong phiên phúc thẩm mức án giảm xuống còn 4 năm tù giam.
Vào tháng 4 vừa qua, công an tỉnh Thanh Hóa đã ra lệnh truy nã đối với anh Lê Văn Sơn vì không chấp hành lệnh quản chế và vắng mặt tại địa phương từ tháng 10/2015.
Thống kê của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế cho thấy hiện có 97 người ở Việt Nam phải ngồi tù với cáo buộc vi phạm luật an ninh quốc gia; trong khi đó Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human thì nói con số này lên đến 119 người.


Nhân quyền quốc tế và Hoa Kỳ lên tiếng về dự luật an ninh mạng của Việt Nam

Nhà hoạt động xã hội Lã Việt Dũng và thư ngỏ gửi Facebook về cáo buộc Facebook hợp tác với chính quyền Việt Nam đàn áp. 10/4/2018.
Nhà hoạt động xã hội Lã Việt Dũng và thư ngỏ gửi Facebook về cáo buộc Facebook hợp tác với chính quyền Việt Nam đàn áp. 10/4/2018.
 AFP
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Right Watch vào ngày hôm 8/6 kêu gọi Việt Nam cần sửa đổi Dự luật An ninh mạng, vì dự luật này quá mơ hồ, không phù hợp với tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.
Dự luật An ninh mạng của Việt Nam được dự tính mang ra Quốc hội để thông qua vào ngày 12/6 tới đây.
Tổ chức theo dõi nhân quyền thế giới, có trụ sở ở Mỹ nói rằng Dự luật An Ninh Mạng trao cho nhà cầm quyền một quyền hạn rất rộng để định đoạt những hành vi mà họ cho là trái pháp luật trên mạng cần kiểm duyệt.
Ông Brad Adams, Giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức này nói rằng dự thảo luật an ninh mạng của Việt Nam nhằm mục đích duy trì quyền lực độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong Dự luật có các điều qui định như việc bảo vệ an ninh mạng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho rằng hành động vượt tường lửa là một hành động gián điệp, cấm xúc phạm các lãnh tụ cộng sản,….
Theo dự luật này thì các nhà cung cấp dịch vụ mạng phải gỡ bỏ các nội dung trên mạng trong vòng 24 giờ theo yêu cầu của Bộ Thông tin truyền thông cũng như Bộ Công an. Trong Dự luật này có các qui định yêu cầu các công ty cung cấp Internet phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam, cung cấp thông tin người sử dụng cho chính quyền mà không cần lệnh của tòa án.
Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại hà Nội cũng ra một thông cáo báo chí vào ngày 8/6 nói rằng dự luật này nếu được thông qua sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tương lai an ninh mạng của Việt Nam, và sự đổi mới sáng tạo kỹ thuật số của Việt Nam.
Tòa Đại sứ còn nói rằng nội dung dự luật này không phù hợp với các cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam.
Cuối cùng Tòa Đại sứ nói rằng Hoa Kỳ và Canada thúc giục Việt Nam hoãn lại việc bỏ phiếu cho dự luật này.
Vừa qua, sau cuộc Đối thoại Nhân Quyền Hoa Kỳ- Việt Nam lần thứ 22 diễn ra ở Washington DC vào trung tuần tháng 5, phó trợ lý ngoại trưởng thuộc Văn phòng Phụ trách Vấn đề Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động, Scott Busby, nói với Đài Á Châu Tự Do về Dự Luật An Ninh Mạng rằng Hoa Kỳ rất lo ngại về luật này. Ông bày tỏ có cùng mối quan ngại như Phó Đại diện Thương Mại Mỹ Jeffrey Gerrish đã nói đến khi ông ấy ở Việt Nam. Theo ông Scott Busby nghĩ là luật này được viết để hạn chế hơn nữa quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do tụ tập, và cũng cản trở sự phát triển và sáng tạo trong nước của nền kinh tế số. Ông Scott Busby cho hay trong suốt cuộc đối thoại, phía Hoa Kỳ cũng thúc giục Việt Nam hoãn lại việc thông qua luật này để có thêm thời gian cho quá trình tư vấn để xem xét những quan ngại của những bên sẽ bị ảnh hưởng bởi luật này.

Hoa Kỳ và Canada muốn Việt Nam hoãn thông qua dự luật an ninh mạng

Đăng ngày 09-06-2018 Sửa đổi ngày 09-06-2018 14:50
mediaNếu dự luật an ninh mạng được thông qua, những nội dung phản kháng trên mạng xã hội có thể bị xóa trong vòng một ngày.Reuters
Hoa Kỳ và Canada hôm 08/06/2018 kêu gọi Việt Nam hoãn lại việc thông qua dự luật an ninh mạng. Đại sứ quán Mỹ cho biết như trên, trong bối cảnh quan ngại đang tăng cao về những thiệt hại kinh tế mà đạo luật sẽ gây ra, cũng như việc những tiếng nói bất đồng trên mạng sẽ bị bóp nghẹt.
Quốc Hội Việt Nam sắp bỏ phiếu về dự luật an ninh mạng trong vài ngày tới. Luật này nhằm áp đặt các yêu cầu pháp lý mới đối với các công ty internet, và tăng cường kiểm soát các nhà hoạt động trên mạng.
Dự luật đòi hỏi Facebook, Google và các công ty internet toàn cầu phải lưu trữ các dữ liệu cá nhân của người sử dụng trong nước, và mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Thông cáo trên trang web của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam viết : « Chúng tôi thấy rằng dự luật an ninh mạng có thể tạo ra những trở ngại lớn lao cho an ninh trên không gian mạng, cho những sáng tạo về kỹ thuật số của Việt Nam trong tương lai, và có thể không tương thích với các cam kết quốc tế về thương mại của Việt Nam . Hoa Kỳ và Canada kêu gọi Việt Nam hoãn lại việc bỏ phiếu dự luật, nhằm bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn thế giới ».
Reuters nhận định, thương mại và đầu tư là chìa khóa cho nền kinh tế đang tăng trưởng của Việt Nam hướng về xuất khẩu, và các nhà lãnh đạo muốn thúc đẩy phát triển công nghệ.
Hiệp hội truyền thông kỹ thuật số Việt Nam (VCDA) gần đây nói rằng đạo luật nếu được thông qua có thể làm giảm 1,7% GDP và 3,1% đầu tư ngoại quốc.
Bên cạnh đó, dự luật cũng gây lo ngại sẽ bóp nghẹt tiếng nói của giới bất đồng chính kiến. Ông Brad Adams, giám đốc phụ trách châu Á của Human Rights Watch, nhận định : « Đạo luật này vốn nhắm vào tự do ngôn luận và truy cập thông tin, sẽ cung cấp thêm một vũ khí mới cho chính quyền để đối phó với các nhà ly khai ».
Nếu dự luật an ninh mạng được Quốc Hội thông qua, các cơ quan truyền thông xã hội ở Việt Nam sẽ phải xóa các nội dung « vi phạm » khỏi trang mạng của mình trong vòng một ngày, sau khi bộ Thông tin Truyền thông và bộ Công an yêu cầu.

Tin tặc Trung Quốc chiếm dữ liệu về tên lửa chống hạm của Hải Quân Mỹ

Đăng ngày 09-06-2018 Sửa đổi ngày 09-06-2018 11:02
mediaLầu Năm Góc, trụ sở bộ Quốc Phòng Mỹ. Ảnh minh họa.Wikimedia/CC 2.0/David B. Gleason
Báo Washington Post ngày 08/06/2018 tiết lộ Hải Quân Mỹ vừa bị đánh cắp hàng loạt dữ liệu mật về tàu ngầm và cả kế hoạch phát triển hỏa tiễn chống hạm mới. Thủ phạm là các tin tặc làm việc cho bộ An Ninh Quốc Gia Trung Quốc, có cơ sở tại tỉnh Quảng Đông.
Nhật báo Washington Post dẫn lời các nhà điều tra Hoa Kỳ, theo đó các vụ tấn công của tin tặc Trung Quốc diễn ra trong tháng Giêng và tháng Hai 2018. Đích nhắm là một nhà thầu làm việc cho Naval Undersea Warfare Center, một trung tâm phụ trách nghiên cứu và phát triển các vũ khí trên tàu ngầm của Hải Quân Mỹ.
Tin tặc đã đánh cắp tổng cộng 614 gigabyte dữ liệu, bao gồm các hệ thống mã hóa và một dự án rất ít được biết đến mang bí số « Sea Dragon ». Đây là một dự án được khởi sự từ năm 2012, có mục tiêu áp dụng các công nghệ quân sự mới.
Theo yêu cầu của Hải Quân Mỹ, báo Washington Post không đưa ra các thông tin chi tiết về loại tên lửa chống hạm mới, mà chỉ cho biết đây là một tên lửa siêu thanh, có thể bắn từ tàu ngầm.
Theo các chuyên gia, hiện tại quân đội Hoa Kỳ ở thế thượng phong do có được đội tàu ngầm, có khả năng tấn công hạt nhân, cùng nhiều chiến hạm trang bị hỏa tiễn liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân. Trung Quốc và Nga đang cố bắt kịp. Tin tặc Trung Quốc liên tục tìm cách thâm nhập vào hệ thống tin học của quân đội Mỹ để đánh cắp thông tin.
Mới đây, Lầu Năm Góc đã phải thừa nhận là Bắc Kinh đã chiếm đoạt được nhiều thông tin quan trọng về chiến đấu cơ tàng hình F-35 thế hệ mới, cũng như hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot.
Thông tin mà Washington Post vừa loan tải có nguy cơ khiến quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh, vốn đã tồi tệ, càng thêm căng thẳng. Cùng với các nỗ lực quân sự hóa Biển Đông, hoạt động táo tợn của tin tặc Trung Quốc là lý do khiến bộ Quốc Phòng Mỹ hủy bỏ kế hoạch mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn thường niên RIMPAC hồi cuối tháng 5/2018đầy một ngày trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Canada,
Chưa đầy một ngày trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Canada, tổng thống Mỹ nặng lời với người đứng đầu nước chủ nhà, TT Justin Trudeau. Cùng lúc, Tòa Bạch Ông tuyên bố ông Donald Trump sẽ bỏ qua một số phiên họp.
Tổng thống Mỹ Trump hôm 7/6 đăng ý kiên lên Twitter đòi EU, Canada dỡ bỏ thuế quan, rào cản
Trong hai ý kiến đăng trên Twitter tối hôm 7/6, ông Trump cáo buộc Thủ tướng Canada cũng như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về “đánh thuế cao đối với Mỹ” và tạo ra “rào cản phi tiền tệ”.
Ông Trump cũng nói rằng ông Trudeau đang “phẫn nộ” về mối quan hệ thương mại xuyên biên giới.
Sau đó, vẫn tối hôm 7/6, ông Trump lên Twitter một lần nữa để kêu gọi Liên hiệp châu Âu và Canada “dỡ bỏ thuế quan và rào cản của quý vị, nếu không chúng tôi sẽ đáp trả còn hơn mức của quý vị!”
Những ý kiến trên Twitter của ông Trump xuất hiện sau khi ông Macron đe dọa sẽ loại Hoa Kỳ khỏi tuyên bố chung cuộc của G-7 sẽ được đưa ra tại khu du lịch miền núi Charlevoix.
Sau khi các ý kiến được đăng trên truyền thông xã hội, Tòa Bạch Ốc tuyên bố ông Trump sẽ rời hội nghị thượng đỉnh lúc 10h30 sáng 9/6.
“Tổng thống sẽ đi thẳng tới Singapore từ Canada với dự kiến sẽ có cuộc gặp sắp diễn ra giữa ông với lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un vào ngày 12/6. Chuyên viên về G7 kiêm Phó Phụ tá Tổng thống chuyên trách Kinh tế Quốc tế Everett Eissenstat sẽ đại diện cho Hoa Kỳ trong các phiên còn lại của G7”, Phát ngôn nhân báo chí Tòa Bạch Ốc, Sarah Huckabee Sanders, cho biết trong một tuyên bố.
Ngay cả trước những diễn biến này, có nhiều dấu hiệu cho thấy rõ đây sẽ là một trong những hội nghị G-7 có nhiều tranh cãi. Chính quyền của ông Trump tuần trước tuyên bố chấm dứt miễn giảm thuế thép và nhôm đã trao cho Canada, Liên hiệp châu Âu và Mexico.
Ông Trump đã hành động với lý do rằng các ngành công nghiệp trong nước suy yếu có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Canada, Mexico và EU đã công bố riêng rẽ các mức thuế trả đũa.

Mỹ giải giao di dân bất hợp pháp sang tù liên bang

Thượng đỉnh G7 : Trao đổi gay gắt về thương mại quốc tế

Đăng ngày 09-06-2018 Sửa đổi ngày 09-06-2018 11:46
mediaThượng đỉnh G7- Canada ngày 08/06/2018.Reuters
Ngày 09/06/2018, cuộc họp thượng đỉnh nhóm G7 ở La Malbaie, Quebec, Canada, bước sang ngày thứ hai, nhưng không có mặt tổng thống Mỹ Donald Trump, vì ông dự trù rời Canada vào lúc 10 giờ sáng nay để bay sang Singapore chuẩn bị cho cuộc gặp lịch sử với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un ngày 12/06.
Hôm qua, tuy bề ngoài tỏ ra vui vẻ, thân mật, các lãnh đạo 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới đã trao đổi rất gay gắt về quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và các đối tác khác trong nhóm, quan hệ hiện đang căng thẳng do việc Washington áp thuế mới lên thép nhôm nhập vào thị trường Mỹ.
Lãnh đạo sáu nước kia thì muốn tránh một cuộc chiến tranh thương mại và cố thuyết phục tổng thống Trump là việc áp các thuế mới sẽ tác hại cho chính nền kinh tế Mỹ và cho tăng trưởng thế giới. Nhưng ông Trump thì dứt khoát muốn ép buộc các nước đối tác nhập hàng của Mỹ nhiều hơn. Bất đồng về thương mại cũng như về khí hậu và hạt nhân Iran có thể khiến thượng đỉnh G7 không ra được tuyên bố chung.
Từ La Malbaie, Québec, đặc phái viên RFI Mounia Daoudi gởi về bài tường trình :
« Hiện còn quá sớm để khẳng định là sẽ có tuyên bố chung kết thúc cuộc họp thượng đỉnh tại La Malbaie. Một điều chắc chắn là tổng thống Donald Trump đã đến thượng đỉnh với thái độ rất gay gắt đối với các đối tác trong nhóm G7, vì theo ông những nước này đã khiến cho thâm thủng mậu dịch của Mỹ tăng cao như thế.
Trong buổi làm việc về vấn đề thương mại quốc tế, ông Trump đã có những lời lẽ rất nặng nề và cay nghiệt. Trong một bài phát biểu dài, ông nhắc lại từng lời trách cứ đối với các thành viên khác trong nhóm G7. Đây là một hành động rất khác thường trong một cuộc họp thượng đỉnh mà các lãnh đạo vốn vẫn tỏ ra khá lịch sự với nhau.
Nhưng làm như thế hóa ra lại hay, bởi vì các đối tác của Mỹ đến lượt mình cũng đã có thể bày tỏ những trách cứ của họ một cách thẳng thắn và kiên quyết. Nhờ nói thẳng ra như vậy mà nhóm G7 đã giải tỏa được một số điều hiểu lầm và nhất là thúc đẩy một số điểm.
Các bên đã đồng ý trên nguyên tắc về một phương thức đối thoại, sẽ được xác lập trong hai tuần tới, về mặt kỹ thuật, cũng như về mặt chính trị. Mục tiêu là điểm lại tình hình quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ với các đối tác, nhất là đối tác châu Âu, trước khi giải quyết các vấn đề.
Đó là những bước tiến, nhưng không bảo đảm là thượng đỉnh G7 sẽ ra được một tuyên bố chung.

Châu Âu bác đề nghị đưa Nga trở lại G7 của TT Trump

Đăng ngày 09-06-2018 Sửa đổi ngày 09-06-2018 11:55
mediaTổng thống Nga Putin (trái) và đồng nhiệm Mỹ, Trump tại thượng đỉnh G20- Hamburg tháng 7/2017REUTERS/Carlos Barria/File Photo
Trước khi tới dự thượng đỉnh khối G7 tại Canada, sáng ngày 08/06/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ đề nghị mở cửa cho Nga trở lại với G7. Bốn nước châu Âu cùng với Canada thẳng thừng bác bỏ sáng kiến của Nhà Trắng.
Theo AFP, các nước châu Âu, bao gồm cả Ý với tân thủ tướng Giussepp Conte, vốn có quan điểm ủng hộ Nga, đã nhanh chóng tìm được đồng thuận trong việc bác bỏ khả năng Matxcơva trở lại với G7 trong tình trạng hiện nay, nhưng để ngỏ khả năng « đối thoại » với tổng thống Nga Vladimir Putin. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh trên Twitter : « Tất cả chúng tôi đều có chung quan điểm ».
Về phần mình, thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định việc Nga trở lại với G7 hiện tại là chưa thể được, chừng nào mà « chưa có các tiến bộ thực sự trong vấn đề Ukraina ». Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker giải thích : Nước Nga đã « vi phạm luật pháp quốc tế » khi sát nhập bán đảo Crimée và can thiệp vào miền đông Ukraina.
Kể từ năm 2014, quan hệ giữa Nga và Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung lâm vào khủng hoảng, đặc biệt sau vụ Nga sát nhập bán đảo Crimée, chưa kể đến nghi án Matxcơva can thiệp vào bầu cử Mỹ. Nga bị loại khỏi khối G7 từ đó.
Tổng thống Nga ca ngợi Donald Trump là người « biết lắng nghe »
Trong một phát biểu trên truyền hình, dự kiến được phát đi hôm nay, 09/06, theo báo chí Nga, tổng thống Nga Putin đã ca ngợi đồng nhiệm Mỹ là người « chín chắn », « biết lắng nghe » và đối thoại. Phát biểu không rõ được đưa ra trước hay sau tuyên bố của tổng thống Mỹ.
Donald Trump liên tục tìm cách cải thiện riêng quan hệ với tổng thống Nga Putin. Đầu tháng 4/2018, cố vấn của phủ tổng thống Nga, ông Ouchakov cho biết là trong một cuộc điện đàm, tổng thống Donald Trump đã đề nghị gặp tổng thống Nga. Vẫn theo điện Kremlin, vụ cựu điệp viên Nga Skripal và con gái bị đầu độc – mà phương Tây cáo buộc Matxcơva đứng đằng sau - đã không cho phép kế hoạch này trở thành hiện thực.
Việc chính quyền Trump quyết định đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, mà Nga cũng là một bên ký kết, khiến quan hệ giữa Washington và Matxcơva càng thêm phức tạp.

Mỹ giải giao di dân bất hợp pháp sang tù liên bang

Nhà chức trách Mỹ giải giao khoảng 1600 người bị Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan ICE cầm giữ vào các nhà tù liên bang, Reuters ngày 8/6 dẫn nguồn tin từ giới chức cho hay. Đây là lần đầu tiên các nhà tù liên bang được dùng trên quy mô lớn để giam giữ những người bị nhà chức trách di trú bắt giữa chiến dịch của TT Trump truy quét di dân bất hợp pháp.
Một phát ngôn nhân của ICE cho biết 5 nhà lao liên bang sẽ tạm thời tiếp nhận những người này trong lúc họ chờ ngày được xét xử ở tòa án di trú, kể cả những trường hợp xin tị nạn.
Một trại giam ở Victorville, tiểu bang California, chuẩn bị tiếp nhận 1000 người bị truy quét.
TT Trump trong chiến dịch tranh cử hứa mạnh tay giải quyêt di dân bất hợp pháp và cam kết xây tường biên giới với Mexico để chặn đứng dòng di dân trái phép. Tổng thống Trump cũng quyết truy quét và giam giữ những người bị trục xuất trong thời gian họ chờ làm thủ tục bị trả về nguyên quán.
Dưới thời cựu TT Barack Obama, nhiều di dân không bị tiền án nặng được phép chờ ngày ra tòa trong lúc sống trên đất Mỹ. Những người khác bị giữ trong các cơ sở giam giữ di trú hay các nhà tù địa phương. ICE từng dùng đến các nhà tù liên bang để giam giữ những trường hợp này,  nhưng chưa bao giờ với quy mô lớn như vậy.
Chính sách mới gây nên làn sóng chỉ trích từ giới bảo vệ di dân, với những quan ngại rằng nhiều di dân không có tội hình sự rất dễ bị tổn thương trong môi trường tù liên bang, nơi có những tội phạm hình sự bị án tù dài hạn.
ICE cho biết họ đang nỗ lực để đáp ứng nhu cầu về nơi giam giữ di trú vì làn sóng vượt biên giới bất hợp pháp gia tăng và chính sách mạnh tay của Bộ Tư pháp.
Tháng tư năm nay, gần 51 ngàn người bị chặn bắt gần biên giới phía Nam, tăng từ con số 16 ngàn của tháng tư năm ngoái.
Gần đây, Bộ trưởng Tư pháp cho hay Bộ dự tính truy tố những ai vượt biên giới bất hợp pháp vào Mỹ cũng như tách rời các đứa trẻ di dân với cha mẹ của chúng.
Reuters


Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải : Hạt nhân Iran, Trung Quốc muốn làm trung gian

Đăng ngày 09-06-2018 Sửa đổi ngày 09-06-2018 10:47
mediaNhân viên an ninh Trung Quốc tại Thanh Đảo trước thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải 2018. Ảnh ngày 09/06/2017.Reuters
Với tư cách quan sát viên, tổng thống Iran được mời tham dự thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (SCO) diễn ra trong hai ngày 9 và 10/06/2018 tại Thanh Đảo. Hội nghị lần này mở ra trong bối cảnh Trung Quốc và Hoa Kỳ đọ sức trên vế thương mại. Teheran tìm kiếm hậu thuẫn của Bắc Kinh và Matxcơva về hạt nhân Iran.
Theo thông tín viên đài RFI từ Bắc Kinh Heike Schmidt chủ tịch Tập Cận Bình nỗ lực cứu vãn thỏa thuận Vienna 2015. Một tính toán có lợi cho cả Trung Quốc lẫn Iran.
"Liệu Tập Cận Bình có phải là một tay chơi cờ Poker ở cấp quốc tế như Donald Trump đã nhận xét hay không ? Có thể là như vậy. Chủ tịch Trung Quốc có khả năng giành được thắng lợi qua việc mời tổng thống Iran, Hassan Rohani (đến Thanh Đảo). Đây là cách để Bắc Kinh lấp chỗ trống mà Washington để lại sau khi rút khỏi hiệp định hạt nhân Iran.
Thượng đỉnh tổ chức tại Thanh Đảo là cơ hội để lãnh đạo Trung Quốc sát cánh với Nga, đứng ra làm trung gian, cứu vãn thỏa thuận mà quốc tế đã phải đàm phán rất gay go mới đạt được.
Đã quá rõ, Bắc Kinh là đối tác thương mại quan trọng nhất của Teheran, là nguồn tiêu thụ dầu hỏa Iran lớn nhất. Trung Quốc hoàn toàn có lợi trên hồ sơ này. Iran là một lá chủ bài trong dự án Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ XXI và Bắc Kinh đã bỏ ra hàng chục tỷ đô la đài thọ các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho dự án đầy tham vọng đó.
Không thể để khu vực này lại rơi vào tình trạng bất ổn vì những biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Trái lại các doanh nghiệp Trung Quốc đang ngấp nghé và đang được khuyến khích lợi dụng tình thế, lấp vào chỗ trống do các tập đoàn Mỹ và có thể là của cả các công ty châu Âu để lại. Đây là một nước cờ có lợi cho cả đôi bên. Trung Quốc thì muốn làm ăn, còn Iran thì đang cần có một điểm tựa về mặt ngoại giao để đối phó với Hoa Kỳ".
Trung Quốc và Nga đã cùng với Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Đức đã ký kết vào thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 7/2015 tại Vienna.
Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải được thành lập năm 2001, bao gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Pakistan và 4 nước Trung Á là Ouzbékistan, Kazakhstan, Tadjikistan, Kirghizstan. Cả Matxcơva lẫn Bắc Kinh đều xem tổ chức này là một công cụ làm đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.



















Thượng đỉnh Singapore: Cả Trump và Kim tìm cách tránh bị sập bẫy

Đăng ngày 07-06-2018 Sửa đổi ngày 07-06-2018 13:55
mediaTổng thống Mỹ Donald Trump (T) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sẽ gặp nhau tại thượng đỉnh Singapore ngày 12/06/2018.Fuente: Reuters.
Chỉ còn vài ngày nữa là diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Donald Trump và Kim Jong Un, được ấn định vào ngày 12/06/2018 tại Singapore.
Tổng thống Mỹ hy vọng đạt được một thỏa thuận với lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Đây sẽ là một thắng lợi ngoại giao và chính trị đối với ông Donald Trump, nhưng với một điều kiện là cả hai bên phải tránh được những chiếc bẫy do chính mình giăng ra, như lưu ý của giới chuyên gia.
Một thỏa thuận hòa bình và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là mục tiêu của thượng đỉnh sắp tới. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap đặt câu hỏi: Nhưng với mô hình nào: CVID của Hoa Kỳ, hay là CVIG của Bắc Triều Tiên ? Đó là chữ viết tắt các mục tiêu và điều kiện của mỗi bên.
Với Hoa Kỳ, sẽ chỉ có một hiệp ước hòa bình nếu Bắc Triều Tiên đáp ứng được điều kiện giải trừ hạt nhân toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược (Complete, Verifiable and Irreversible Denuclearization - CVID). Theo đó, Bình Nhưỡng phải nhanh chóng gỡ bỏ hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân và đưa toàn bộ số tên lửa liên lục địa ICBM cũng như là các nguyên liệu phân hạch sang một nước thứ ba.
Ngược lại, Bắc Triều Tiên chỉ chấp nhận phi hạt nhân hóa nếu Hoa Kỳ đưa ra bảo đảm an ninh cho chế độ Bình Nhưỡng một cách toàn bộ, có thể kiểm chứng được và không thể đảo ngược (Complete, Verifiable and Irreversible Guarantee - CVIG). Cụ thể, Bắc Triều Tiên muốn Hoa Kỳ phải có một cam kết không xâm lược, ký kết một hiệp ước hòa bình và nhanh chóng dỡ bỏ lệnh cấm vận. Như vậy, tiến trình phi hạt nhân hóa sẽ được tiến hành « từng bước và đồng bộ ».
Chính vì những chiếc bẫy này mà từ lâu nay Mỹ và Bắc Triều Tiên chưa thể nào ngồi vào bàn đàm phán, vì không bên nào muốn chủ động đi trước một bước. Phải chăng giờ đây cả Donald Trump và Kim Jong Un đang tìm cách thoát bẫy, khi đôi bên cùng đưa ra những tín hiệu « nhượng bộ » ?
Hoa Kỳ dường như không còn nói đến một « thỏa thuận lớn », buộc Bắc Triều Tiên phải từ bỏ ngay lập tức chương trình vũ khí hạt nhân. Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như chấp thuận cách tiếp cận từng bước, khi nói rằng thượng đỉnh lần này sẽ là « bước mở đầu cho một tiến trình ».
Về phần mình, Bắc Triều Tiên thông báo tạm ngưng chương trình thử tên lửa đạn đạo, phá dỡ bãi thử hạn nhân Punggye-Rie và dường như đang cho phá dỡ một điểm phóng tên lửa (theo Yonhap).
Mọi cặp mắt giờ đây đều hướng về tổng thống Mỹ với một câu hỏi lớn : Liệu Donald Trump có thật sự muốn ký một hiệp định hòa bình theo đúng nghĩa hay một tuyên bố về nguyên tắc nào đó hay không ?
Bởi vì, việc ký kết một thỏa thuận hòa bình nhất thiết phải có sự tham gia của các nước có liên quan, mà Trung Quốc, đồng minh lâu đời của Bắc Triều Tiên, không thể vắng mặt. Mặt khác, việc ký kết văn bản này sẽ làm thay đổi cảnh quan địa chính trị khu vực, và tác động mạnh mẽ đến cuộc đối đầu giành thế bá quyền khu vực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Tóm lại, tương lai chính trị, ngoại giao và an ninh cho bán đảo Triều Tiên, cũng như là khu vực Đông Bắc Á, hiện giờ phụ thuộc hoàn toàn vào hai lãnh đạo Mỹ và Bắc Triều Tiên

ST: Ông Kim Jong-Un mang theo thực phẩm riêng từ Triều Tiên tới Singapore

Thi Anh | 09/06/2018 07:38 PM
ST: Ông Kim Jong-Un mang theo thực phẩm riêng từ Triều Tiên tới Singapore
Các xe tải đông lạnh được cho là sẽ di chuyển tới khách sạn St.Regis từ sân bay Changi vào ngày mai.

Các xe tải đông lạnh - được thiết kế để chuyên chở thực phẩm dễ bị hư hỏng - sẽ đợi ở sân bay Changi vào ngày mai, 10/6, để đón một chuyến hàng từ Triều Tiên.

Máy bay vận tải Ilyushin Il-76 được cho là sẽ mang thực phẩm cùng nhiều vật dụng khác cho lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khi ông tới Singapore để dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Straits Times (ST - Singapore) cho rằng, các xe tải này do công ty dịch vụ mặt đất lớn nhất của Changi, Sats, bố trí. Từ sân bay, các phương tiện này dự kiến sẽ di chuyển tới khách sạn St.Regis Singapore ở đường Tanglin.
Khách sạn St.Regis được cho là nơi mà ông Kim Jong-un và phái đoàn Triều Tiên sẽ lưu trú trong thời gian ở Singapore. 
Chuyến bay từ Triều Tiên dự kiến sẽ mang theo cả một số siêu xe thuộc dòng Mercedes Benz, phục vụ cho đoàn xe hộ tống ông Kim. Bản thân ông Kim nhiều khả năng sẽ di chuyển trong một chiếc xe BMW 7 Series.
Ông Kim Jong-un dự kiến sẽ tới sân bay Changi vào ngày mai, 10/6. Có thể ông sẽ tới Singapore bằng chiếc máy bay Ilyushin Il-62 như trong chuyến công du Đại Liên, Trung Quốc hồi tháng 5. Chiếc máy bay này có thể dễ dàng vượt qua quãng đường 5000km bay thẳng từ Bình Nhưỡng tới Singapore.
Tuy nhiên, vì kế hoạch di chuyển của ông Kim không được tiết lộ, ST cho rằng, có khả năng ông Kim sẽ tới Singapore bằng một chiếc máy bay của hãng Air China (Trung Quốc).
Đoàn đại biểu Triều Tiên, gồm hơn 100 quan chức chính phủ, trong đó có cả các vệ sĩ của ông Kim, sẽ có mặt tại Singapore từ trước để thực hiện công tác chuẩn bị.

Yonhap: Máy bay Trung Quốc cất cánh từ Bình Nhưỡng đã đáp xuống Singapore

Thi Anh | 09/06/2018 08:21 PM
Yonhap: Máy bay Trung Quốc cất cánh từ Bình Nhưỡng đã đáp xuống Singapore
Máy bay của hãng Air China. Ảnh minh họa: Planespotter.net

Hiện chưa rõ chiếc máy bay này chở theo ai.

Một chiếc máy bay Trung Quốc đã hạ cánh tại Singapore vào hôm nay, 9/6 sau khi rời Bình Nhưỡng, chỉ vài ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra, Yonhap dẫn nguồn trang web theo dõi lộ trình bay Flightradar24 cho hay.
Theo Flightradar24, chiếc máy bay của hãng hàng không Trung Quốc Air China đã hạ cánh xuống sân bay Quốc tế Changi (Singapore) vào lúc 16h32 (giờ Singapore) sau khi cất cánh từ thủ đô Bình Nhưỡng lúc 7h04 (giờ Bình Nhưỡng).
Mặc dù hiện chưa rõ máy bay này chở theo những ai nhưng các chuyên gia và các nhà quan sát cho rằng Triều Tiên sẽ cử một nhóm tiền trạm tới địa điểm diễn ra hội nghị để thực hiện công tác chuẩn bị.
Dự kiến, lãnh đạo của cả 2 hai nước sẽ tới Singapore vào ngày mai, 10/6.

Thượng đỉnh Trump-Kim : Mục tiêu kiếm phiếu của TT Mỹ ?

Đăng ngày 09-06-2018 Sửa đổi ngày 09-06-2018 14:56
mediaMề đay lưu niệm thượng đỉnh Kim Jon Un-Donald Trump tại Singapore ngày 12/06/2018.Reuters
Trong những nhân vật được các tạp chí Pháp tuần này chú ý nhất phải kể trước tiên là tổng thống Mỹ Donald Trump, với hồ sơ lớn bên trong và hình ảnh chiếm trọn trang bìa L’Express và tuần báo Anh The Economist.
Tạp chí Courrier International không dành trang bìa cho tổng thống Mỹ, nhưng lại dành bài xã luận cho sự kiện ông sắp tham gia hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un vào ngày 12/06/2018. Mang tựa đề « Ngoại giao bầu cử của Donald Trump », bài viết nêu bật tính toán hơn thiệt của tổng thống Mỹ.
Bài viết nhận định một cách châm biếm : Cách nay không đầy một năm, Donald Trump còn gọi Kim Jong Un là « gã tên lửa thấp bé » và hứa hẹn « khói lửa và cuồng nộ ». Nhưng giờ đây thì cả hai lãnh đạo với kiểu tóc kỳ lạ hầu như đã làm lành với nhau và sẵn sàng đến Singapore vào ngày 12/06/2018 cho một thượng đỉnh lịch sử.
Theo Eric Chol, tác giả bài viết, nhiều câu hỏi quan trọng vẫn chưa có lời giải – Mỹ muốn được gì ? Bình Nhưỡng và Washington có cùng định nghĩa về ‘phi hạt nhân hóa’ hay không ? Liệu họ có sẽ đề cập đến sự hiện diện của lính Mỹ ở bán đảo hay không ? Và một câu hỏi khác : Ai sẽ trả tiền khách sạn cho Kim Jong Un ở Singapore ? Thế nhưng dù gì chăng nữa thì triển vọng cuộc gặp thực sự diễn ra là một tin thật tốt lành cho hai nước Triều Tiên, cho các láng giềng châu Á của họ và cho sự ổn định của thế giới.
Hòa bình ở bán đảo Triều Tiên vẫn không bằng America First
Có điều bài viết cảnh báo, đừng nên sai lầm khi cho là ông Trump đã từ bỏ khẩu hiệu « Nước Mỹ trước tiên ». Vì đối với ông, hòa bình ở Thái Bình Dương chẳng là gì cả.
Khi bay đến Châu Á trên chiếc Air Force One, trong đầu của ông Trump là một cuộc hẹn khác quan trọng hơn nhiều : cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống tại Mỹ vào tháng 11 tới đây. Ông Donald Trump tin chắc là một « thỏa thuận » với Bắc Triều Tiên sẽ làm tăng uy tín của ông với cử tri đảng Cộng Hòa.
Từ đầu năm, chủ nhân Nhà Trắng đã bắt đầu hành động hầu duy trì được đa số hạn hẹp của ông ở Thượng Viện. Và mục tiêu khó khăn này bắt đầu cho thấy là khả thi, một điều đáng buồn cho đảng Dân Chủ và cựu tổng thống Barack Obama, người đã thua cả hai kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Đối với Donald Trump, người luôn luôn muốn phục thù, kết quả mà ông thực sự chờ đợi qua chính sách ngoại giao rất đặc biệt này là số lượng phiếu – và người đắc cử của phe ông vào tháng 11 tới đây.
Thượng đỉnh Trump-Kim, mối đau đầu của Singapore
Cũng liên quan đến thượng đỉnh Mỹ-Triều, Courrier International đã ghi nhận là thách thức đối với các nhà tổ chức cuộc họp, là làm sao cư xử bình đẳng đối với cả hai lãnh đạo Mỹ và Bắc Triều Tiên, nổi tiếng với tính khí thất thường. Theo tuần báo Pháp, nước chủ nhà Singapore đang phải chịu sức ép rất lớn vì phải tổ chức sự kiện một cách gấp rút và tôn trọng một danh sách dài của các nghi thức lễ tân.
Theo nhật báo Singapore The Straits Times, vấn đề cần thiết đầu tiên là tìm được một phòng hội nghị với hai lối vào, vì với cuộc gặp song phương, « hai lãnh đạo không thể bước vào phòng theo cùng một cửa, vì không thể tạo ra cảm giác là người vào trước đợi người vào sau ».
Đại sứ Singapore Ong Keng Yong đã giải thích với tờ báo rằng vai trò của Singapore trong sự kiện trọng đại này chỉ là « cung cấp một khung cảnh yên lành, an ninh và có hiệu quả ». Một nhà ngoại giao khác nói thêm : « Chúng tôi chỉ bưng trà và rót cà phê mà thôi ».
Tuy nhiên vấn đề không đơn giản vì mọi chi tiết đều quan trọng. Như tờ Straits Times nhắc lại : tổ chức một sự kiện như thế này chỉ trong mươi ngày thôi là một thách thức rất lớn, trong lúc thường khi phải mất 6 tháng hay một năm, và « vấn đề lễ tân không phải là chuyện qua loa, nó có thể khiến một cuộc gặp thượng đỉnh thất bại hay thành công ».
Vấn đề là làm sao hai lãnh đạo phải được đối xử bình đẳng, và công việc bắt đầu ngay từ ở sân bay. Để che giấu sự không cân xứng giữa chuyên cơ Air Force One của tổng thống Mỹ và máy bay của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, các nhà báo theo dõi sự kiện sẽ không được đến tận sân bay mà chỉ đến buổi tiếp đón chính thức. Mặt khác cũng phải bảo đảm là Kim Jong Un có được một chiếc xe hơi cùng tầm cỡ với chiếc xe của Donald Trump đưa từ Mỹ sang.
Đối xử đồng đều rất quan trọng này cũng là một trong những lý do mà khách sạn Marina Bay Sands dự tính lúc ban đầu, cuối cùng đã không được chọn.
Báo The Straits Times giải thích : Đây là khách sạn của một người Mỹ, Sheldon Adelson, một người bạn của ông Trump, và tổ chức thượng đỉnh ở đây sẽ không có vẻ trung lập và bình đẳng. Và không một lãnh đạo nào có thể cư ngụ tại nơi diễn ra hội nghị, tránh tạo cảm nhận đó là bên chủ.
Cho nên ông Donald Trump sẽ ở khách sạn Shangri-La, còn ông Kim Jong Un ở Fullerton và cuộc gặp giữa hai người diễn ra tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa.
Ai trả tiền khách sạn cho đoàn Bắc Triều Tiên ?
Một yếu tố nhức đầu khác là chi phí khách sạn cho đoàn Bắc Triều Tiên.
Tạp chí Courrier trích dẫn tờ báo Mỹ The Washington Post đã nêu lên vấn đề tiền nong này. Theo tờ báo Mỹ, thì Bắc Triều Tiên « yêu cầu một nước ngoài trả tiền phòng ở khách sạn Fullerton mà họ đã chọn », giá là 6000 đô la một đêm. Mỹ cho biết sẵn sàng trả nhưng « Bình Nhưỡng có thể xem đó là một sự sỉ nhục ».
Tạp chí còn trích dẫn báo Nhật Nihon Keizai Shimbun đã gợi ý là có thể Seoul sẽ chi trả, vì như tờ báo nhắc lại : « Đây không phải là lần đầu tiên mà Bắc Triều Tiên yêu cầu một nước khác đài thọ cho việc họ tham gia một sự kiện quốc tế. Nhân Thế Vận Hội mùa đông Pyeongchang, tháng 2/2018, chẳng hạn, Hàn Quốc đã chi trả mọi thứ cho đoàn Bắc Triều Tiên ».
Một tờ báo Nhật khác, tờ Ashahi Shimbun thì nhắc lại là Nhóm Chiến Dịch Quốc Tế Chống Hạt Nhân (ICAN) đoạt giải Nobel Hòa Bình 2017, cũng đã tỏ ý muốn gánh vác tiền khách sạn cho đoàn Bắc Triều Tiên, nếu việc này đóng góp cho tiến trình phi hạt nhân hóa thế giới.
Tóm lại, chỉ có mỗi tiền khách sạn không đã là mối đau đầu, và như tờ The Straits Times ghi nhận, vấn đề gay cấn nhất trong thượng đỉnh này chính là « cá tính khó lường » của cả hai nhân vật lãnh đạo đối diện nhau.
Tờ báo trích dẫn Alan Chong, trường quan hệ quốc tế Singapore S. Rajaratnam nhận định : « Hai người có thể - giống như một chiến thuật đàm phán - không đi theo lộ trình vạch sẵn… Đó là một thách thức đối với mọi nghi thức lễ tân nhuần nhuyễn. Phía Singapore bị buộc phải đi theo, và phải dự kiến không chỉ một kế hoạch B, mà cả kế hoạch C và D nữa ».
Trump, Mister No Limit
Tuần báo Pháp L’Express không ngần ngại đưa ảnh tổng thống Mỹ ngay trên trang bìa, kèm theo tựa lớn đầy nghi ngại : « Trump, những gì ông ấy chuẩn bị cho chúng ta ». L’Express đã liệt kê nào là chiến tranh thương mại, Bắc Triều Tiên, nào là FBI, hạt nhân… Tổng thống Mỹ can thiệp vào đủ mọi lãnh vực.
Hồ sơ lớn dài 14 trang bên trong của L’Express mang tiểu tựa tiếng Anh « Trump, Mister No Limit », tạm dịch là « Trump, nhân vật vô giới hạn », đã phân tích điều mà tờ báo cho là hai mục tiêu rõ rệt của tổng thống Mỹ.
Đặc phái viên tuần báo L’Express tại Mỹ nhận định : « Ông Trump tạo ra rất nhiều huyên náo, ông ấy có vẻ rất lung tung và điều hành việc nước bằng cách gây xáo trộn. Thế nhưng đừng tưởng lầm. Ông Trump có hai mục tiêu rõ rệt trong đầu : Các cuộc bầu cử vào tháng 11 tới đây, và cuộc điều tra của cơ quan FBI mà ông muốn phá hủy hoàn toàn ».
Đối với L’Express, trong khi cả thế giới chú tâm vào vở kịch Triều Tiên, vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ chỉ có duy nhất một ý tưởng trong đầu là giúp phe của ông tiếp tục chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp giữa kỳ, bao gồm việc thay đổi một phần ba Thượng Viện (gồm tổng cộng 100 thượng nghị sĩ) và bầu lại toàn bộ 435 dân biểu Hạ Viện.
Kết quả sẽ cực kỳ quan trọng vì nếu đảng Dân Chủ đánh bại đảng Cộng Hòa trong cả hai viện Quốc Hội (một công việc khó khăn nhưng không phải là không làm được), thì con đường sẽ được mở ra cho các thủ tục tố tụng có khả năng dẫn đến việc truất phế tổng thống.
Theo L’Express, để thắng lợi, tổng thống Mỹ vẫn có thể dựa trên ít nhất là ba thành phần ủng hộ viên chính : Giới truyền giáo Tin Lành, giới ủng hộ súng ống và các thành phần triệt để chống nhập cư.
Trump, kẻ phá hủy nền ngoại giao thế giới
Nếu tạp chí Pháp L’Express chú ý đến chiến lược đối nội của tổng thống Mỹ Donald Trump, thì tuần báo Anh The Economist nêu bật trên trang bìa « Chính sách ngoại giao của Mỹ » - mà cụ thể là của ông Trump.
Minh họa cho trang bìa là hình vẽ tổng thống Mỹ đánh đu bên trên một quả địa cầu được dùng như một quả tạ để phá tường. Trong bài xã luận mang tựa đề « Demolition man - Kẻ đập phá », The Economist giải thích rằng lý thuyết phá vỡ để xây mới mà ông Trump đang áp dụng vào chính sách đối ngoại sẽ không thành công.
Tạp chí Anh trước hết tưởng tượng ra một số sự kiện tương lai : Vào tuần tới đây tại Singapore, tổng thống Donald Trump và Kim Jong Un kết thúc thắng lợi cuộc gặp thượng đỉnh với cam kết xóa sạch vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Vài ngày sau, Mỹ và Trung Quốc lùi bước trong chiến tranh thương mại, hứa hẹn giải quyết bất đồng. Và trong mùa hè, nhờ tác động của lệnh trừng phạt của Mỹ, đường phố Iran nổi lên lật đổ được chế độ.
Đó sẽ là những thành quả gây ấn tượng đối với bất kỳ tổng thống Mỹ nào. Đối với một người rất tự đắc với việc phá vỡ mọi cấm kỵ trong ngoại giao, những thành quả đó quả thật đáng khen ngợi. Nhưng liệu đó có phải là thành quả hay không ? Và khi mà ông Trump tìm cách đạt các kết quả đó bằng cách dùng quả tạ đánh vào các đồng minh và các định chế toàn cầu, thì lợi và hại sẽ như thế nào đối với Mỹ và thế giới ?...
Đối với The Economist, ông Trump đã đánh giá quá thấp các thiệt hai đến từ chủ trương « phá bỏ » của ông, và nếu « bậc thầy trong thương lượng » đánh giá thấp những điều ông từ bỏ như thế, thì làm sao ông có thế mặc cả tốt một thỏa thuận cho người dân của ông ? Ông coi thường hệ thống thương mại thế giới cũng như đồng minh, do vậy ông sẵn sàng dẹp bỏ các thứ đó để đánh đổi với những lời hứa trống rỗng là sẽ giảm bớt thất thu song phương.
Điều đó, theo The Economist, có thể dẫn đến sự trả đũa. Iran có thể khởi động lại chương trình hạt nhân, ho làm theo chiến lược của Bắc Triều Tiên là trang bị vũ khí trước khi nói chuyện. Ông Trump có thể làm quà cho ông Kim, giảm nhẹ trừng phạt để đánh đổi lấy việc Bình Nhưỡng bỏ hỏa tiễn đạn đạo tầm xa. Điều này có thể bảo vệ nước Mỹ (và dĩ nhiên là tốt hơn chiến tranh), nhưng lại đặt đồng minh châu Á trong mối hiểm họa hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Trong tình thế đó, đối với tuần báo Anh, triển vọng thấy rõ : Ngày nay là Nước Mỹ Trước Tiên (America First), nhưng về lâu về dài đó sẽ là Nước Mỹ Cô Độc (America Alone).
Những điều bí ẩn ở Bình Nhưỡng
Dưới tựa đề « Những bí ẩn ở Bình Nhưỡng », tạp chí Pháp Le Point giới thiêu quyển sách mà tạp chí xem là « một viên ngọc » mà tổng thống Trump nên độc trước khi gặp Kim Jong Un vào ngày 12 tới đây.
Đó là quyển « La Piste Kim -Voyage au cœur de la Corée du Nord – Đường mòn Kim, - Cuộc du hành vào trung tâm Bắc Triều Tiên ». Quyển sách dày 300 trang, nhà xuất bản Equateurs phát hành, mà tác giả Sebastien Faletti, là thông tín viên của Le Point ở Châu Á.
Theo tác giả bài giới thiệu, thì nhà báo Faletti đã tiết lộ tất cả những bí mật của gia đình Kim Jong Un, như câu chuyện về bà mẹ của Kim Jong Un, một diễn viên múa ballet, sinh ra ở Nhật Bản, hay chuyện thời Kim Jong Un còn ở Thụy Sĩ, và nhất là những màn đấu đá, phản bội, thanh trừng ở Bình Nhưỡng, qua đó tìm hiểu do đâu chế độ này có thể đứng vững như thế.
Faletti đã qua lại Bắc Triều Tiên nhiều lần, đã ở 10 năm ở Hàn Quốc, và hiện là một chuyên gia về địa chiến lược, phân tích tường tận mánh khóe của Trung Quốc, chiến lược của Nhật, Mỹ đối với quốc gia có 1,2 triệu binh lính và vũ khí hạt nhân.
Cổ động viên bất ngờ
Cũng liên quan đến Mỹ, nhưng trong lãnh vực bóng đá, tuần báo Pháp Courrier International đã nói đến một sự kiện rất bất ngờ trong quan hệ Mỹ-Mêhicô.
Tuần báo Pháp đã trích dẫn tạp chí thể thao Mỹ Sports Illustrated, ngày 04/06 đã chạy tựa « Ê kíp kia của Mỹ » với hình ảnh đội tuyển bóng đá Mêhicô ở trang bìa, đội sẽ tham gia tranh Cúp Thế Giới ở Nga, trong lúc đội tuyển Mỹ đã bị loại.
Tạp chí nhận định hóm hỉnh : Cho dù tổng thống Trump không thích, nhưng đối với các cổ động viên Mỹ thì đội tuyển Mêhicô « không khác gì mấy đội nhà », vì gần 36 triệu người định cư ở Mỹ là gốc Mêhicô.
Bóng Đá : Putin và kiểu « chính trị giầy đinh (bóng đá) »
Tạp chí L’Obs cũng chú ý đến sự kiện thể thao toàn cầu – Cúp Bóng Đá Thế giới 2018 - nhưng ở mục quá khứ/hiện tại. Tờ báo nhìn về phía Nga với một tựa đề lý thú : « Chính trị giầy đinh bóng đá », với câu giải thích bên dưới : « Giống như Mussolini ở Ý năm 1934, và Videla ở Achentina năm 1978, ông Putin đang đặt cược trên Cúp Bóng Đá Thế Giới để tuyên truyền ».
Tạp chí Pháp có vẻ hơi tiếc nuối : Giới hâm mộ bóng đá lại tề tựu về Nga, quốc gia đón các trận đấu từ ngày 14/06 đến 15/07, trong bối cảnh Matxcơva bị nhiều tại tiếng, quan hệ không êm ấm với láng giềng và châu Âu.
Đối với Nga, sự kiện thể thao không chỉ mang tính thể thao : ông Putin được cho là coi trọng thể thao, nhưng chỉ xem đấy là một công cụ để phô trương hình ảnh nước Nga đã tìm lại được sự huy hoàng.
L’Obs nhìn xa hơn đến năm 2022, cũng thở dài, Cúp Thế Giới sẽ được tổ chức tại Qatar, và như vậy là hai lần tiếp nối nhau, Cúp Bóng Đá sẽ diễn ra tại hai quốc không có gì là dân chủ. Vấn đề đang gây phiền toái, vì sau vụ cựu điệp viên Nga Skripal và con gái bị đầu độc tại Anh, các quốc gia Châu Âu đã đe dọa tẩy chay World Cup tại Nga.
Các trang bìa đa dạng
Chủ đề trên các trang bìa tạp chí tuần này khá đa dạng. Ngoài Donald Trump trên The Economist và L’Express, các tờ báo còn lại đã chú ý đến Pháp nhiều hơn.
Le Point nêu bật vấn đề tự do ngôn luận bị giới hạn trước hiện tượng mà tạp chí gọi trong hàng tựa « Thiên hướng độc tài của những người nhạy cảm », và dành khoảng 20 trang cho hồ sơ điều tra của nhà báo Raphaël Enthoven. Theo Le Point, đó là những người hay kêu ca, họ than phiền về mọi thứ, từ ngôn từ đến hành vi, gây ra hậu quả là sự thụt lùi của quyền tự do ngôn luân.
L’Obs dành trang bìa cho trường hợp cụ thể của nam ca sĩ Cantat, với câu hỏi : « Liệu Cantat có thể đi hát được nữa hay không ? ». Nghệ sĩ này phạm tội đánh chết vợ, bị xử án tù, đã mãn án, nhưng việc trở lại sân khấu đã gặp rất nhiều khó khăn do sức sép các phong trào phụ nữ, như #Metoo.
Áp lực mạnh đến nỗi nhà hát Olympia đã phải hủy bỏ hai buổi trình diễn lên chương trình ngày 29 và 30/05. L’Obs dành 8 trang cho hồ sơ này và bênh vực cho Cantat, nhắc lại rằng các phong trào phải tôn trọng quyền tự do được luật pháp quy định.
Courrier International chú ý đến quan hệ « đặc biệt » giữa người Pháp với Hồi Giáo, trong hàng tựa đập mắt : « Hồi Giáo, một mối ám ảnh Pháp » và ghi nhận bên dưới : Báo chí nước ngoài kinh ngạc trước phản ứng cuồng nhiệt mà đạo Hồi gây ra nơi người Pháp.

'Căng thẳng ở Biển Đông tác động tiêu cực tới thương mại quốc tế'

Vietnamplus | 09/06/2018 08:14 PM
'Căng thẳng ở Biển Đông tác động tiêu cực tới thương mại quốc tế'
Tiến sỹ Takashi Hosoda. (Ảnh: Trần Quang Vinh/Vietnam+)

Phóng viên TTXVN tại Prague đã có cuộc trao đổi với tiến sỹ Takashi Hosoda, giảng viên Đại học Tổng hợp Charles (Séc), và nhà báo Pavel Herman về những diễn biến gần đây trên Biển Đông.

Trong cuộc trao đổi, tiến sỹ Hosoda đã bày tỏ lo ngại về các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng các động thái này làm gia tăng căng thẳng và tác động tiêu cực tới hòa bình và ổn định trong khu vực.
Tiến sỹ Hosoda nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông và hoan nghênh nỗ lực của các quốc gia khu vực và trên thế giới tham gia vào tiến trình này.
Ông nhấn mạnh việc Mỹ, Anh, Australia, Nhật Bản... ra tuyên bố và có các động thái phản đối các hành động quân sự hóa Biển Đông, tiến hành các hoạt động tuần tra trong khuôn khổ chiến dịch "Tự do hàng hải" (FONOP) ở khu vực này là thông điệp mạnh mẽ đối với Trung Quốc.
Bên cạnh đó, chuyên gia trên cũng hy vọng Mỹ sẽ gia tăng sức ép nhằm kiềm chế các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đối với Việt Nam, tiến sỹ Hosoda đánh giá tích cực chính sách ngoại giao cân bằng và mở rộng hợp tác với các nước. Ông nhận định chiến lược phù hợp này giúp Việt Nam tăng cường phát triển kinh tế, củng cố năng lực quốc phòng và thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Về phần mình, nhà báo Pavel Herman cho rằng diễn biến gần đây ở Biển Đông không chỉ tác động tới các quốc gia ở Đông Nam Á mà còn tác động tới cả châu Âu, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.
Căng thẳng ở Biển Đông tác động tiêu cực tới thương mại quốc tế do các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng đi qua khu vực này. Việc đảm bảo hòa bình, ổn định ở Biển Đông có ý nghĩa quan trọng cả về mặt địa chính trị, chiến lược, kinh tế và an ninh hàng hải.
Theo nhà báo Herman, các hoạt động của Trung Quốc cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa ở Biển Đông vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), cũng như Công ước Liên hợp quốc 1992 về đa dạng sinh học, đe dọa tới an ninh và ổn định trong khu vực.
Nhà báo Herman đồng thời đánh giá cao các tuyên bố cũng như phản ứng từ Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các nước khác có liên quan lên án hành động của Trung Quốc xây dựng trái phép các đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông./.

Syria : Daech gia tăng tấn công lực lượng chính phủ

Đăng ngày 08-06-2018 Sửa đổi ngày 08-06-2018 13:55
mediaCác cuộc tấn công của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo diễn ra tại tỉnh Soueida, ở miền nam Syria.Google
Cho dù bị tổn thất nặng nề, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo gia tăng hoạt động ở miền nam Syria. Sau các trận phản công ở Palmyra và Deir Ezzor ở miền đông và đông bắc, lần đầu tiên Daech tấn công vào lực lượng chính phủ ở tỉnh Soueida hôm 07/06/2018.
Trong vòng không đầy ba tuần lễ, gần 200 binh sĩ Syria và ít nhất 4 chiến binh Nga tử trận, theo nguồn tin của Tổ Chức Nhân Quyền Syria.
Từ Beyrouth, thông tín viên Paul Khalifeh tường thuật :
"Sau khi Soueida bị tấn công, quân đội Syria đưa một lực lượng viện binh quan trọng đến Deraa, tỉnh kế cận. Được không quân yểm trợ hùng hậu, quân đội chính phủ chiếm lại một số vị trí bị mất ngày hôm trước và chuẩn bị mở một chiến dịch lớn trong vùng sa mạc chạy dài đến biên giới Irak.
Cuộc tấn công của quân thánh chiến tại Soueida là bằng chứng cho thấy Daech gia tăng hoạt động trong khi nhiều chuyên gia đã hấp tấp kết luận là đang hấp hối.
Sau khi phải rời hai căn cứ địa sau cùng là Hajar al Aswad và Yarmouk ở Damas hôm 22 tháng 05, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo gia tăng hoạt động tấn công vào lực lượng chính phủ và chiến binh đồng minh của Damas. Daech đã tiến hành ít nhất ba trận phản công gần thành phố cổ Palmyra và trong tỉnh Deir Ezzor.
Tổ Chức Nhân Quyền Syria khẳng định là ít nhất 180 binh sĩ Syria và 4 quân nhân Nga bị tử thương trong các trận đánh này.
Daech vẫn còn một lực lượng khá mạnh trong sa mạc Badia. Những trận phản công liên tục trong các tuần vừa qua cũng chứng tỏ là lực lượng tác chiến của Daech vẫn được chỉ huy và kiểm soát từ trên xuống dưới."
Cũng theo Tổ Chức Nhân Quyền Syria, 38 thường dân ở tỉnh Idleb đã bị thiệt mạng trong đêm vì các đợt oanh kích dường như là do máy bay Nga thực hiện.
Trong khi đó, trong chương trình truyền hình trả lời trực tuyến với khán giả Nga ngày hôm qua, tổng thống Putin cho biết quân đội Nga tiếp tục trấn đóng tại Syria để « bảo vệ quyền lợi cốt lõi » của Nga và để làm « nghĩa vụ quốc tế » cho đến khi nào Matxcơva xét thấy « không cần thiết ».

Iran: Chuyên gia các nước còn lại trong thỏa thuận hạt nhân họp tại Teheran

Đăng ngày 07-06-2018 Sửa đổi ngày 07-06-2018 13:47
media(Ảnh minh họa) Giáo chủ Ali Khamenei, lãnh đạo tối cao, cách nay vài ngày, đã ra lệnh cho chính quyền Iran gia tăng năng lực làm giàu Uranium.ir/Handout via REUTERS
Theo hãng thông tấn Iran Mehr, được AFP trích dẫn, chuyên gia các nước ký kết thỏa thuận hạt nhân, ngoại trừ Mỹ, đã tổ chức họp kín vào hôm nay, 07/06/2018 tại Teheran.
Cuộc họp dự trù từ lâu diễn ra trong bối cảnh căng thẳng, nhất là khi hôm thứ Ba vừa qua, Iran thông báo kế hoạch tăng cường khả năng làm giàu uranium.
Đây là cuộc họp của Ủy Ban Hỗn Hợp của thỏa thuận hạt nhân Iran, ở « cấp chuyên gia », bao gồm nhóm 3 nước châu Âu, Anh, Đức Pháp, bộ phận ngoại giao châu Âu, Trung Quốc và Nga. Trả lời AFP, một nguồn tin ngoại giao cho biết thêm là cuộc họp mang tính kỹ thuật như thường lệ, với « một chương trình nghị sự kinh tế ».
Từ khi Hoa Kỳ rút ra khỏi thỏa thuận, Trung Quốc, Nga và châu Âu tuyên bố muốn cứu vãn văn kiện ký kết năm 2015 và cố thuyết phục Iran không rời bỏ, nhất là khi Mỹ tuyên bố áp đặt lại trừng phạt đối với Iran, làm cho những nhà đầu tư nước ngoài trở lại Iran sau 2015 đang phải rút đi.
Iran đã gây thêm căng thẳng từ hôm thứ Ba, khi thông báo kế hoạch tăng cường khả năng làm giàu uranium. Tuy nhiên, châu Âu đã lên tiếng trấn an, cho rằng « sau đánh giá đầu tiên »,bản thân những biện pháp đó « không vi phạm thỏa thuận ».
Cho dù vậy, châu Âu cũng lấy làm tiếc là quyết định của Teheran « không tạo thêm sự tin tưởng vào bản chất chương trình hạt nhân Iran ».
Việc làm giàu uranium là nhằm cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân, nhưng nếu làm giàu ở mức độ cao và với một lượng nhất định thì có thể chế tạo bom hạt nhân.
Theo thỏa thuận ký kết tại Vienna, Teheran cam kết không chế tạo bom nguyên tử và kiềm hãm hoạt đông hạt nhân của Iran để đổi lấy việc quốc tế, nhất là Mỹ, bãi bỏ một phần trừng phạt kinh tế.
Đài Loan kêu gọi cộng đồng thế giới ‘dũng cảm’ đối mặt với Trung Quốc
Đài LoanTrung Quốc gần đây liên tục cho các máy bay chiến đấu áp sát không phận của Đài Loan. (Ảnh: Liu Zhen)
Đài Loan kêu gọi các quốc gia bị Bắc Kinh ép buộc công nhận “Đài Loan là một phần lãnh thổ của Đại Lục” hãy dũng cảm đối mặt với sức ép từ Trung Quốc.
Trung Quốc đã yêu cầu các công ty nước ngoài nói chung, và các hãng hàng không nói riêng, phải sửa thông tin mô tả về Đài Loan trên các trang web hoặc trong tài liệu của các công ty này, từ “Đài Loan” thành “Đài Loan (Trung Quốc)”, nghĩa là phải thêm chữ “Trung Quốc” phía sau chữ “Đài Loan” để tránh hiểu lầm Đài Loan là một quốc gia độc lập, theo Japan News.
Trung Quốc cũng yêu cầu các “thực thể” nước ngoài phải làm điều tương tự khi sử dụng thông tin liên quan tới Hồng Kông và Ma Cao. Nhà Trắng cho rằng hành động này của Trung Quốc là “vô nghĩa”. (Chi tiết)

Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải : Hạt nhân Iran, Trung Quốc muốn làm trung gian

Đăng ngày 09-06-2018 Sửa đổi ngày 09-06-2018 10:47
mediaNhân viên an ninh Trung Quốc tại Thanh Đảo trước thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải 2018. Ảnh ngày 09/06/2017.Reuters
Với tư cách quan sát viên, tổng thống Iran được mời tham dự thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (SCO) diễn ra trong hai ngày 9 và 10/06/2018 tại Thanh Đảo. Hội nghị lần này mở ra trong bối cảnh Trung Quốc và Hoa Kỳ đọ sức trên vế thương mại. Teheran tìm kiếm hậu thuẫn của Bắc Kinh và Matxcơva về hạt nhân Iran.
Theo thông tín viên đài RFI từ Bắc Kinh Heike Schmidt chủ tịch Tập Cận Bình nỗ lực cứu vãn thỏa thuận Vienna 2015. Một tính toán có lợi cho cả Trung Quốc lẫn Iran.
"Liệu Tập Cận Bình có phải là một tay chơi cờ Poker ở cấp quốc tế như Donald Trump đã nhận xét hay không ? Có thể là như vậy. Chủ tịch Trung Quốc có khả năng giành được thắng lợi qua việc mời tổng thống Iran, Hassan Rohani (đến Thanh Đảo). Đây là cách để Bắc Kinh lấp chỗ trống mà Washington để lại sau khi rút khỏi hiệp định hạt nhân Iran.
Thượng đỉnh tổ chức tại Thanh Đảo là cơ hội để lãnh đạo Trung Quốc sát cánh với Nga, đứng ra làm trung gian, cứu vãn thỏa thuận mà quốc tế đã phải đàm phán rất gay go mới đạt được.
Đã quá rõ, Bắc Kinh là đối tác thương mại quan trọng nhất của Teheran, là nguồn tiêu thụ dầu hỏa Iran lớn nhất. Trung Quốc hoàn toàn có lợi trên hồ sơ này. Iran là một lá chủ bài trong dự án Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ XXI và Bắc Kinh đã bỏ ra hàng chục tỷ đô la đài thọ các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho dự án đầy tham vọng đó.
Không thể để khu vực này lại rơi vào tình trạng bất ổn vì những biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Trái lại các doanh nghiệp Trung Quốc đang ngấp nghé và đang được khuyến khích lợi dụng tình thế, lấp vào chỗ trống do các tập đoàn Mỹ và có thể là của cả các công ty châu Âu để lại. Đây là một nước cờ có lợi cho cả đôi bên. Trung Quốc thì muốn làm ăn, còn Iran thì đang cần có một điểm tựa về mặt ngoại giao để đối phó với Hoa Kỳ".
Trung Quốc và Nga đã cùng với Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Đức đã ký kết vào thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 7/2015 tại Vienna.
Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải được thành lập năm 2001, bao gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Pakistan và 4 nước Trung Á là Ouzbékistan, Kazakhstan, Tadjikistan, Kirghizstan. Cả Matxcơva lẫn Bắc Kinh đều xem tổ chức này là một công cụ làm đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.

Đã đến lúc TT Putin thôi nói những lời ngọt ngào như khi tranh cử, và thực thi những chính sách không được lòng dân
Nhà báo Igor Britov (Từ Moskva) | 09/06/2018 07:10 AM


Đã đến lúc TT Putin thôi nói những lời ngọt ngào như khi tranh cử, và thực thi những chính sách không được lòng dân
Tổng thống Nga Putin đã trả lời hơn 70 câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến ngày 7/6 vừa qua. Ảnh: Điện Kremlin

Có người khen Putin: “Tổng thống là chiến binh thật sự!”. Nhưng cũng có những lời oán thán: “Chúng tôi ngày càng khổ, chỉ Điện Kremlin thì lúc nào cũng thấy tốt đẹp!”

LTS: Ngay sau khi kết thúc cuộc giao lưu trực tuyến kéo dài 4 giờ 20 phút giữa Tổng thống Vladimir Putin với người dân Nga ngày 7/6, nhà báo Igor Britov từ Moskva đã gửi cho báo điện tử Trí Thức Trẻ bài phân tích dưới đây.
*****
Khoảng cách trước và sau bầu cử
Trong chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống vừa qua, ông Vladimir Putin đã nói những gì cử tri muốn nghe, hiển nhiên nhằm giành được sự ủng hộ của họ. Nhưng trong cuộc giao lưu trực tuyến lần thứ 16 đúng một tháng sau lễ nhậm chức, ông chủ Điện Kremlin đã có thể nói thẳng về kế hoạch của mình trong 6 năm tới.
Với trên 70 câu trả lời của ông Putin về nhiều vấn đề “nóng”, người ta nhận thấy những cam kết tranh cử không ăn nhịp với những bước đi đã và đang được chuẩn bị trên lĩnh vực đối nội mà Tổng thống đã “bật mí” trong cuộc giao lưu. Công bằng mà nói, đấy cũng là chuyện thường tình, khắp thế giới đều như vậy. Công nghệ tranh cử đem lại những bài phát biểu “ngọt ngào”, nhưng sau khi cuộc bầu cử hạ màn thì xã hội nhận được nhiều quả đắng. Ở các nước Tây Âu, ở Mỹ… đều như thế.
Theo dõi cuộc giao lưu trực tuyến của Tổng thống Putin có thể nhận thấy những điều trái ngược giữa cam kết tranh cử với chính sách trên thực tế chủ yếu liên quan lĩnh vực chính sách xã hội. Người dân Nga nêu ra nhiều câu hỏi về những vấn đề trong đời sống thực của họ. Khi ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ tư, ông Putin đã công bố với toàn xã hội những mục tiêu to lớn, như giảm một nửa số người nghèo, tăng tuổi thọ lên 78.
Đã đến lúc TT Putin thôi nói những lời ngọt ngào như khi tranh cử, và thực thi những chính sách không được lòng dân - Ảnh 1.
Tổng thống tham gia giao lưu trực tuyến lần thứ 16 ngày 7/6. Ảnh: Điện Kremlin
Nhưng ngày 7/6, Tổng thống Putin đã đề cập những biện pháp mới trong chính sách xã hội mà nhiều chuyên gia chính trị và kinh tế cho rằng việc thực hiện nhất định sẽ làm cho tình hình xã hội Nga xấu đi, gây ra sự hoài nghi đối với khả năng đạt tới những mục tiêu được đề ra mùa Xuân vừa qua. 
Dư luận được biết Chính phủ Nga đang soạn thảo “một loạt quyết định không được lòng dân”. Trong số đó biện pháp nâng tuổi nghỉ hưu. Có những phương án khác nhau được xem xét, chẳng hạn, có thể nghỉ hưu ở tuổi 65.
Tổng thống Putin khẳng định biện pháp này cần thiết để tăng phúc lợi cho người về hưu. Thế nhưng ở Nga hiện nay ngay cả những người tuổi 40 cùng khó tìm được việc làm vì người sử dụng lao động muốn lựa chọn người trẻ.
Chính Tổng thống Putin cũng thiên về chuyện này, ông cất nhắc những nhà kỹ trị tuổi 30 vào các chức danh nhà nước. Người sử dụng lao động thường coi những người trên 60 tuổi là đã “quá hạn sử dụng”. Do đó, nâng tuổi nghỉ hưu sẽ tăng thêm tình trạng thất nghiệp, người nghèo và làm giảm tuổi thọ - trái với những tuyên bố vận động tranh cử.
Những mục tiêu lớn và “dấu ấn lịch sử”
Cuộc giao lưu trực tuyến một lần nữa cho thấy ông Putin là một nhà lãnh đạo nhiều tham vọng, ông muốn “để lại dấu ấn” trong lịch sử Nga. Ông khao khát những thành tựu thật hoành tráng trong nhiệm kỳ thứ tư kéo dài tới năm 2024.
Thực tế ông đã làm được một điều chắc chắn được ghi vào sử sách - đưa Crimea trở về với nước Nga. Trong sự kiện này, Putin thể hiện mình là một chính khách tài giỏi: chớp lấy thời cơ hỗn loạn ở Ukraina và tránh được đổ máu. Không có thương vong trong vụ Crimea sáp nhập vào Nga.
Hiện nay, ông Putin phải giành được những thành tựu kinh tế to lớn và củng cố vị thế quốc tế của đất nước. Hai nhiệm vụ này gắn chặt hữu cơ. Khi sức mạnh kinh tế được tăng cường, nước Nga trở nên hấp dẫn các đối tác nước ngoài. Và mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp cận những thị trường mới, thu hút được vốn đầu tư, nước Nga có điều kiện nâng cao tiềm lực kinh tế của mình.
Tổng thống Putin đã đặt ra nhiệm vụ đưa Nga lọt vào nhóm 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình của thế giới (hiện nay mức trung bình đó là 3,9%).
Đã đến lúc TT Putin thôi nói những lời ngọt ngào như khi tranh cử, và thực thi những chính sách không được lòng dân - Ảnh 2.
Ông Putin cho thấy bản thân là một nhà lãnh đạo nhiều tham vọng và muốn "để lại dấu ấn" trong lịch sử Nga. Ảnh: Điện Kremlin
Năm vừa qua đã đem đến nhiều hy vọng về việc bất chấp cấm vận, Nga dần dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng của mấy năm trước và chuyển sang giai đoạn phát triển. GDP của Nga năm ngoái tăng 1,5%. 
Đó chủ yếu nhờ thực hiện những dự án lớn, như hạ tầng thể thao ở 11 thành phố tiếp đón World Cup 2018; là cầu Crimea dài 19 km; là tuyến đường ống khí đốt “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”.
Để GDP tăng trưởng bền vững thì cần có những dự án đồ sộ mới. Hiện đang có kế hoạch triển khai nhiều dự án với sự tham gia của nước ngoài. Mặc dù Mỹ ngăn cản để buộc Châu Âu phải mua khí đốt của Mỹ nhưng dự án “Dòng chảy Phương Bắc 2” đưa khí đốt từ Nga sang Đức qua biển Ban tích vẫn được thực hiện.
Có khả năng một dự án đường ống khác sẽ được triển khai để xuất khí đốt sang Bungari. Cách đây vài năm, do áp lực của EU, Bungari đã từ chối xây dựng tuyến đường ống này cùng với dự án nhà máy điện hạt nhân do Nga đầu tư. Nhưng hiện nay lãnh đạo Bungari thừa nhận đã sai lầm và muốn nối lại các dự án đó.
Khen và chê
Cuộc giao lưu trực tuyến năm nay là một cuộc đối thoại đầy xúc cảm. Có những câu hỏi, những nhận xét rất thẳng thắn, khó chịu. Giao lưu với người dân cả nước, Tổng thống Putin vừa được nghe nhiều lời khen, lời cảm ơn nhưng cũng nhận được nhiều lời phê phán.
“Thưa Tổng thống, chúng tôi rất tự hào về ông”, “Tổng thống là chiến binh thật sự!”. Đó là một phía. Nhưng từ phía khác cũng có những lời trách cứ: “Chúng tôi ngày càng khổ, chỉ Điện Kremlin thì lúc nào cũng thấy tốt đẹp!”, “Chúng tôi đã bỏ phiếu cho ông, nhưng bây giờ Tổng thống cũng không giải quyết được vấn đề xăng tăng giá”.
Trong cuộc giao lưu ngày 7/6, câu chuyện giá xăng tăng đã trở nên nóng bỏng. Người dân Nga không thể hiểu vì sao một cường quốc xuất khẩu dầu khí như Nga mà lại để xăng trong nước tăng giá liên tục, ảnh hưởng đến nhiều loại giá cả khác.
Thông qua cuộc giao lưu trực tuyến, người dân Nga cũng tìm cách “nhờ” Tổng thống hỗ trợ giải quyết những vấn đề cụ thể của họ. Cũng như các cuộc giao lưu với Tổng thống trước đây, người dân phản ánh những khó khăn, bất cập về nhà ở, về y tế, đường sá… Năm nay thể thức giao lưu trực tuyến được cải tiến, khi người dân địa phương nào “kêu khổ” với Tổng thống thì lập tức ban tổ chức kết nối với lãnh đạo địa phương đó để họ trả lời công khai.
Cuộc giao lưu trực tuyến có thể mang lại cho Tổng thống Nga cơ hội rất tốt để lắng nghe những tiếng nói từ cơ sở, nắm bắt nhịp sống của đất nước và phần nào kiểm nghiệm được mức độ triển khai trên thực tế những chủ trương, chính sách của Nhà nước, từ đó sẽ cân nhắc những giải pháp thích hợp cho từng vấn đề.
Cân bằng chiến lược giữa các cường quốc
Các vấn đề đối ngoại không được người dân hỏi nhiều trong cuộc giao lưu. Có một câu như sau: “Liệu có xẩy ra chiến tranh thế giới lần thứ ba?”. Theo Tổng thống Putin, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, trên thế giới chưa xẩy ra xung đột toàn cầu. Bởi vì giữa các cường quốc quân sự thiết lập được cân bằng chiến lược.
“Dù có thể mọi người cảm thấy không êm tai nhưng tôi muốn nói ra sự thật sau đây. Nỗi sợ hãi cùng bị hủy diệt đã luôn luôn kiềm chế, không để các cường quốc có những hành động quá đáng và buộc họ phải tôn trọng lẫn nhau” – Tổng thống Putin nói. 
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
* Tiêu đề do tòa soạn đặt lại.
Đã đến lúc TT Putin thôi nói những lời ngọt ngào như khi tranh cử, và thực thi những chính sách không được lòng dân - Ảnh 4.

Tổng thống Putin khẳng định Nga muốn cải thiện quan hệ với Mỹ

Phương Anh | 09/06/2018 08:54 PM
Tổng thống Putin khẳng định Nga muốn cải thiện quan hệ với Mỹ
Tổng thống Mỹ Trump (trái) và Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Daily Star.

Tổng thống Nga Putin hôm nay (9/6) bày tỏ hy vọng mối quan hệ Nga-Mỹ sẽ được cải thiện, song cho rằng điều này còn phụ thuộc vào Washington.

Hãng tin Interfax của Nga dẫn lời Tổng thống Putin nhấn mạnh: “Tôi hy vọng sẽ chứng kiến sự cải thiện trong mối quan hệ giữa hai bên. Dù ở tốc độ như thế nào, chúng tôi cũng sẵn sàng cho điều đó. Nhưng tôi nghĩ quả bóng đang ở bên sân Mỹ.”
Trong một nỗ lực cũng được cho là nhằm cải thiện quan hệ với Mỹ, Tổng thống Nga Putin đang cố gắng dàn xếp một cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump.Đây không phải lần đầu tiên, nhà lãnh đạo Nga thể hiện thiện chí cải thiện quan hệ với Mỹ. Hồi tháng 1 vừa qua, Tổng thống Putin từng khẳng định Nga đã sẵn sàng cho việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ từ lâu, song Mỹ vẫn chưa sẵn sàng do tình hình nội bộ chính trị ở Mỹ chưa hề lắng dịu.
Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay (9/6) cho biết, thủ đô Vienna của Áo là một trong những thành phố đang được xem xét lựa chọn là nơi có thể diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Nga- Mỹ.
Ý tưởng tổ chức cuộc gặp tại Áo là theo sáng kiến của Tổng thống Nga Putin muốn gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một quốc gia trung lập và nhà lãnh đạo Nga đã trao đổi vấn đề này với Thủ tướng Áo Sebastian Kurtz trong chuyến thăm Áo hôm 5/6 vừa qua./.

Chuyên gia Nga: Chuyến thăm Trung Quốc của Putin - dấu hiệu xấu cho Mỹ

Sơn Nguyễn | 09/06/2018 09:27 PM
Chuyên gia Nga: Chuyến thăm Trung Quốc của Putin - dấu hiệu xấu cho Mỹ

Nhà chính trị học nổi tiếng Vladimir Kolotov trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng Sputnik cho biết, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Putin để gặp gỡ nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cập Bình có thể mang lại những hậu quả tiêu cực đối với chính sách của Mỹ.

Hôm 8/6, Tổng thống Nga Putin đã có cuộc gặp với người đồng cấp phía Trung Quốc. Kết quả hai nhà lãnh đạo đã ký tuyên bố trong đó nêu rõ, Nga và Trung Quốc thống nhất trên một mặt trận để thảo luận về các hành động của Mỹ liên quan tới việc rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran, cũng như triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu và châu Á. Ngoài ra, Tổng thống Putin và Chủ ttịch Tập Cận Bình đã đi tới quyết định đưa quan hệ Nga – Trung lên “một cấp độ mới”.
Rõ ràng, Trung Quốc cũng như Nga không chấp nhận chính sách quân sự của Mỹ đang đe dọa không chỉ Nga mà cả Trung Quốc khi triển khai các thiết bị kỹ thuật quân sự tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Điều đó nói lên rằng, hai nước đang thành lập một liên minh nào đó có thể hướng tới chống lại chính sách của Mỹ.
Theo chuyên gia Kolotov, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Putin là một trong những sự kiện hết sức quan trọng trên thế giới gần đây. Trung Quốc là một trong những đối tác kinh tế - thương mại quan trọng của Nga, do đó việc đưa quan hệ lên “mức độ mới” đã gửi một tín hiệu rõ ràng đối với nước Mỹ đang tiến hành chính sách cấm vận chống Nga.
Trung Quốc hiểu rõ rằng, sự bất ổn hóa ở Nga có thể ảnh hưởng đến Trung Quốc, do đó hiện giờ là lúc cần thiết phải thống nhất quan điểm và chống lại nhân tố bất ổn định bằng một mặt trận thống nhất.
Chuyên gia này cho biết, trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, Nga và Trung Quốc cần phải thành lập liên minh quân sự. Nền kinh tế Trung Quốc và ảnh hưởng của Nga có khả năng tạo ra những nguy hại nghiêm trọng đối với các kế hoạch của Mỹ nhằm thống trị thế giới nhờ vào các chính sách gây bất ổn của mình.

"Quà độc" ông Putin tặng ông Tập Cận Bình khi tới Trung Quốc: Nhà tắm hơi kiểu Nga
Thi Anh | 09/06/2018 07:11 PM

"Quà độc" ông Putin tặng ông Tập Cận Bình khi tới Trung Quốc: Nhà tắm hơi kiểu Nga

Phía Nga sẽ lắp ráp nhà tắm ngay sau khi Trung Quốc tìm được địa điểm phù hợp.

Theo Sputnik, trong chuyến thăm tới thành phố Thiên Tân, Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tặng cho người đồng cấp Trung Quốc một món quà rất độc đáo. Đó là một nhà tắm hơi kiểu truyền thống của Nga, được gọi là banya. Tắm hơi ở banya là một trong những truyền thống lâu đời của Nga.
Ban đầu, Tổng thống Nga trao cho ông Tập một mẩu gỗ nhỏ, mẫu vật liệu để thi công. Và khi ông Tập hỏi đùa rằng liệu mẩu gỗ này có phải là toàn bộ món quà không, ông Putin đã đưa ra bức ảnh cho thấy căn nhà tắm sẽ trông như thế nào khi được lắp ráp hoàn thiện.
"Tôi cần xem xét nơi đặt căn nhà. Đây là một căn nhà độc đáo. Cảm ơn ông rất nhiều", lãnh đạo Trung Quốc nói.
Phát ngôn viên Tổng thống Nga Dmitry Peskov đã xác nhận thông tin về món quà. "Vâng, đúng là như vậy. Phía Trung Quốc sẽ chọn một địa điểm và các chuyên gia của chúng tôi sẽ tới lắp đặt ở đó", ông Peskov nói.
Căn nhà tắm độc đáo này được làm từ các khối gỗ tuyết tùng Siberia 200 năm tuổi lấy ở Altai.
Trước khi thực hiện chuyến công du, ông Putin muốn giữ bí mật về món quà mà ông sẽ đem tới Trung Quốc tặng ông Tập. Trong cuộc phỏng vấn trước chuyến thăm, ông Putin đã tránh tiết lộ bí mật này:
"Còn gì là ngạc nhiên nữa nếu tôi tiết lộ trước món quà mà tôi sẽ tặng lãnh đạo Trung Quốc? Nếu điều này có thể được giữ bí mật giữa anh và tôi, thì tôi sẽ nói thầm vào tai anh trong cuộc phỏng vấn ".
Đây không phải là lần đầu tiên ông Putin trao cho người đồng cấp Trung Quốc một món quà kiểu Nga. Năm 2016, khi tới tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, ông Putin đã mang tặng ông Tập một hộp kem Nga. Lãnh đạo Trung Quốc có vẻ khá thích món này.
Khi được hỏi vì sao lại tặng món này cho Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống Nga nói: "Ông Tập từng nói với tôi rằng ông ấy thích kem Nga, nên tôi đem tới làm quà cho ông ấy". Ông Putin cũng nói thêm: "Đôi khi chúng tôi cũng trao nhau bánh xốp kem mà".
Tổng thống Putin tới Trung Quốc để tham dự hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng hải (SCO), vốn được khởi động tại Thanh Đảo vào ngày 9/6.
Trong hội nghị này, lãnh đạo các nước SCO dự kiến sẽ bàn thảo về nhiều vấn đề như thương mại toàn cầu, chống khủng bố và kiến nhiều văn kiện quan trọng liên quan tới hợp tác hải quan, thương mại, nông nghiệp, du lịch, cũng như môi trường.

Tổng thống Nga Vladimir Putin công du Trung Quốc

Đăng ngày 08-06-2018 Sửa đổi ngày 08-06-2018 14:36
mediaChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) và tổng thống Nga Vladimir Putin và các đại biểu trong cuộc gặp tại Bắc Kinh, 08/06/2018.Sputnik/Mikhail Klimentyev/Kremlin via REUTERS
Hôm nay, 08/06/2018, tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu chuyến công du Trung Quốc trước khi dự thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vào cuối tuần. Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước mà Bắc Kinh dành cho nguyên thủ Nga.
Ngay sau khi tới Bắc Kinh, tổng thống Putin đã hội đàm với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cuộc gặp này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang đàm phán với Mỹ nhằm tránh một cuộc chiến thương mại, còn Nga và Hoa Kỳ có những bất đồng nghiêm trọng trong hồ sơ Syria.
Do vậy, theo giới phân tích, Matxcơva và Bắc Kinh tìm cách thắt chặt quan hệ song phương trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump coi Nga và Trung Quốc là hai đối thủ kinh tế thách thức các lợi ích và giá trị của Hoa Kỳ.
Sau chuyến viếng thăm Bắc Kinh, tổng thống Nga sẽ tham dự thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, được tổ chức vào cuối tuần này tại thành phố Thanh Đảo (Qingdao), phía đông Trung Quốc.
Lúc mới thành lập vào năm 2001, SCO bao gồm 6 quốc gia, Trung Quốc, Nga Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan và Uzbekistan. Năm 2017, Ấn Độ và Pakistan trở thành thành viên SCO.
Trong tư cách quan sát viên, tổng thống Iran Hassan Rouhani sẽ tham dự thượng đỉnh SCO trong bối cảnh Trung Quốc và Nga đang cố tìm cách cứu vãn hiệp định hạt nhân Iran sau khi tổng thống Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận này.
 

Sự khác nhau giữa Trung Quốc và Nga

Đăng ngày 20-03-2018 Sửa đổi ngày 20-03-2018 16:58
mediaTổng thống Nga Vladimir Putin (P) và đồng nhiệm Trung Quốc, Tập Cận Bình tại điện Kremlin, Nga, ngày 04/07/2017.REUTERS/Sergei Karpukhin
Ngày 17/03/2018, Tập Cận Bình được toàn thể 2.970 đại biểu Quốc Hội bỏ phiếu thông qua nhiệm kỳ thứ hai. Một ngày sau, 18/03, đến lượt Vladimir Putin tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ 4 với hơn 76% phiếu bầu. Theo góc nhìn từ phương Tây, đây là thắng lợi của hai nhà độc tài. Nhưng thắng lợi Putin lại không giống với chiến thắng của Tập. Nhà báo Renaud Girard trên Le Figaro (20/03/2018) đưa ra « Những lý do của sự chênh lệch lớn » này.
Theo tác giả, cả Trung Quốc lẫn Nga đều không phải là Nhà nước pháp quyền theo định nghĩa của phương Tây, sau khi hệ tư tưởng cộng sản bị xóa bỏ vào năm 1989. Điểm khác biệt giữa hai thể chế chuyên quyền lớn là đối lập được Matxcơva nhắm mắt cho tồn tại ở một mức độ nào đó, còn Bắc Kinh thì nghiêm cấm. Dân Nga có thể phê phán trên một số báo chí hoặc mạng xã hội. Điều này không thể xẩy ra tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc thì phát triển kinh tế một cách ngoạn mục, trong lúc nền kinh tế Nga phụ thuộc vào xuất khẩu nhiên liệu. Tác giả nhấn mạnh, sự khác biệt giữa hai nước không phải do mức độ chuyên quyền ít hay nhiều. Nguyên nhân là kể từ năm 1989, Trung Quốc không hề phạm một sai lầm chiến lược nào trong lúc Nga vẫn chưa định ra được chiến lược.
Nhà nước và xã hội của Nga và Trung Quốc do đảng Cộng Sản thiết kế, tổ chức và lãnh đạo. Tại Matxcơva, Gorbachev rồi Eltsine đã phá vỡ tổ chức này và không có gì để thay thế. Còn tại Bắc Kinh, giới lãnh đạo không ngừng củng cố hiệu quả hoạt động của đảng Cộng Sản, với mục đích là quản lý tốt hơn một xã hội tư bản mới của Trung Quốc. Chính thông qua cơ chế Đảng mà Tập Cận Bình tiến hành chiến dịch chống tham nhũng (khoảng một triệu rưỡi vụ bắt giữ).
Giới lãnh đạo Trung Quốc không cần quan tâm đến nghĩa gốc của từ « Cộng Sản » hay « Tư Bản ». Đó là những người mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và họ chỉ quan tâm đến một việc là tái lập vị thế đứng đầu châu Á mà Trung Quốc đã từng nắm giữ hồi đầu thế kỷ 19, trước khi bị châu Âu, Mỹ và Nhật Bản tới khuất phục.
Ba gương mặt của Trung Quốc
Để thế chỗ chủ nghĩa cộng sản, giới lãnh đạo tại Bắc Kinh đã lựa chọn con đường riêng của Trung Quốc. Họ phát huy tối đa tài buôn bán, đầu óc sản xuất của người dân, vốn bị bóp nghẹt dưới thời Mao Trạch Đông, giữ lại những tập đoàn lớn của Nhà nước, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp tư nhân phát triển, không phải để chống mà phát triển cùng với Bắc Kinh.
Đối với bên ngoài, Trung Quốc đã từng bước thể hiện ba gương mặt : Giai đoạn đầu tiên, đó là một nước chậm phát triển và phương Tây cần phải giúp đỡ. Giai đoạn hai, đó là một cường quốc thương mại hữu hảo, tôn trọng các quy định tự do trao đổi của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới trước tiên, sẵn sàng chuyển giao các công nghệ đã làm chủ được.
Phương Tây đã tin vào lời nói và Trung Quốc đã lao vào một cuộc đánh cắp công nghệ trên quy mô lớn để trở thành công xưởng của thế giới. Giai đoạn ba, dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình : Bắc Kinh củng cố sự bành trướng thương mại với chiến lược Con đường tơ lụa, hướng sang châu Âu mà Trung Quốc từng bước chinh phục.
Tập Cận Bình – Vladimir Putin : Kẻ thong dong, người hối hả
Để thay thế chủ nghĩa cộng sản, thì Nga lại làm ngược lại hoàn toàn. Họ ngây thơ nghĩ là đã lựa chọn con đường phát triển như phương Tây, mời các chuyên gia của Havard, các kinh tế gia « xó bếp » đến tiến hành những cuộc thử nghiệm khổng lồ.
Tất cả bộ máy công nghiệp đã bị tư nhân hóa vội vã và do vậy, rơi vào tay giới tài phiệt, quả đầu mafia, để rồi giới này quay lại áp đặt quan điểm, lợi ích của họ đối với Kremlin. Vladimir Putin đã tái lập trật tự trong xã hội và quyền lực của chính quyền trung ương chống lại những quý tộc mới này, nhưng ông đã không biết xây dựng một Nhà nước pháp quyền cho phép giữ lại cho nước Nga các nhà nghiên cứu và giới đầu tư.
Vẫn theo nhà báo Renaud Girard, về đối ngoại, ông Putin đã lấy được Crimé nhưng mất Ukraina và nguồn vốn từ các ngân hàng phương Tây. Ông giành thắng lợi tại Syria nhưng thắng lợi này không mang lại lợi lộc gì cho dân Nga… Nói tóm lại, Putin dậm chân tại chỗ với các chiến thuật ngắn hạn, trong lúc Tập Cận Bình rảo bước với chiến lược dài hạn.
Do vậy, theo Renaud Girard, trước một Hoa Kỳ tỏ thái độ coi thường, trước một Trung Quốc chỉ chực chờ để ăn tươi nuốt sống, châu Âu chỉ có một giải pháp : đó là hiểu được bệnh hoang tưởng của Nga, giúp chữa trị, rồi lôi kéo Nga trở lại gia đình châu Âu. Nhà báo kết luận : Sẽ là điên rồ khi đẩy Nga rơi vào vòng tay Trung Quốc.
Trung Quốc : Tư pháp mang hơi hướm thời phong kiến ?
Cũng liên quan đến Trung Quốc, thành phần nội các mới vừa được công bố đã được một số nhật báo Pháp khai thác dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Les Echos chú ý đến lĩnh vực kinh tế với bài viết đề tựa « Tập Cận Bình bổ nhiệm một người thân cận để lèo lái nền kinh tế ».
Vương Kỳ Sơn, người tiến hành chiến dịch chống tham nhũng « đả hổ, diệt ruồi » do Tập Cận Bình khởi xướng, nắm cương vị phó chủ tịch nước. Lưu Hà, cố vấn kinh tế, từng học tại đại học Harvard làm phó thủ tướng. Và Dịch Cương lên thay ông Chu Tiểu Xuyên làm thống đốc Ngân hàng Trung ương… Một loạt các vị trí quan trọng đã được giao cho những người thân tín của Tập Cận Bình. Với những quyết định trên, Les Echos cho rằng thủ tướng Lý Khắc Cường xem như bị gạt ra bên lề.
Le Monde quan tâm đến việc Tập Cận Bình thông báo thành lập một cơ quan chống tham nhũng mới : Ủy Ban Giám Sát Quốc Gia, do Dương Hiểu Đỗ (Yang Xiaodu), một người thân tín khác của Tập Cận Bình đến từ Thượng Hải lãnh đạo. Bài viết đề tựa : « Tại Trung Quốc, giới công chức dưới ách một nền tư pháp đặc biệt ».
Cơ quan này sẽ có những quyền hạn rộng hơn trong việc chống tham nhũng, giám sát toàn bộ công chức Trung Quốc chứ không chỉ giới hạn trong giới lãnh đạo. Nghĩa là từ nhân viên cho đến lãnh đạo, từ trường học cho đến bệnh viện, qua cả truyền thông, tòa án hay các công ty Nhà nước, kể từ giờ đều có thể là đối tượng điều tra của định chế mới này.
Theo Le Monde, quyền hạn của cơ quan này còn trên cả tư pháp và Tòa Án Tối Cao theo như một loạt sửa đổi bổ sung về luật được thông qua hôm 11/03. Một loạt ủy ban giám sát ở cấp địa phương cũng sẽ được thành lập. Và một mô hình giam giữ mới gọi là « lưu trệ » được thiết lập, giống với kiểu giam giữ « song quy » dành cho đảng viên, bị hạn chế về địa điểm và thời gian.
Ông Nicholas Bequelin, giám đốc Amnesty International phụ trách Đông Á, cảnh báo tình trạng các nhà điều tra lạm dụng quyền hạn cưỡng bức hỏi cung do các quy định áp đặt cho các thành viên trong ủy ban là rất mơ hồ và do tính chất thiếu vắng việc không tôn trọng các quyền cơ bản của người dân.
« Bất kỳ ai làm việc trực tiếp hay gián tiếp cho chính phủ có thể sẽ bị giam giữ, thẩm vấn, cưỡng bức nhận tội hay bị trưng dụng mà không cần thông qua một tiến trình pháp lý cũng như các biện pháp hỗ trợ khác trong trường hợp bị các nhà điều tra lạm dụng. (…) Những người bị giam giữ sẽ không có cách nào tiếp cận luật sư và gia đình sẽ không được thông báo trong vòng 24 giờ, nếu như các nhà thẩm vấn cho rằng việc này có thể gây nhiễu cuộc điều tra ».
Nhà nghiên cứu Eva Pils, chuyên gia về luật Trung Quốc trường King’s College tại Luân Đôn cũng lưu ý là việc dỡ bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo cũng như là những quyền hạn tu chính án mới cho lĩnh vực công là hoàn toàn đi ngược với ý tưởng rằng Luật Pháp và Hiến Pháp có thể cản trở quyền lực.
Bà nói : « Ủy Ban Giám Sát mới còn tăng cường hơn nữa việc hợp nhất Đảng và Nhà nước bằng cách thông qua trong Hiến Pháp một hình thức điều tra mà nhìn từ góc độ nhân quyền và những người ủng hộ hiến pháp, không hề có một biện pháp bảo vệ cần thiết nào ».
Nói tóm lại việc trao cho Ủy Ban Giám Sát Quốc Gia mới này những quyền hạn to lớn khiến người ta nhớ lại một giai đoạn hãi hùng dưới triều đại nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Đội Cẩm Y Vệ, Đông Xưởng, Tây Xưởng thời kỳ đó cũng có những quyền hạn tương tự khiến bao công thần và dân vô tội bị chết thảm.
Nga : Nhờ Anh Quốc, Putin có thêm lá phiếu toàn dân
Kết quả bầu cử tổng thống Nga vẫn được các báo Pháp tiếp tục bàn luận. Le Monde nhìn nhận rằng « Putin đã có được lá phiếu của toàn dân ». Xã luận của nhật báo độc lập này cũng đặt câu hỏi : « Putin thắng cử để làm gì ? »
Ở tuổi 65, và sau 18 năm cầm quyền, ngày Chủ Nhật 18/03/2018, ông Vladimir Putin, tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ 4 với 76,6% lá phiếu ủng hộ, cao hơn mức tỷ lệ phiếu bầu năm 2012 đến hơn 13 điểm. Một tỷ lệ cao ngất ngưỡng mà không một lãnh đạo châu Âu nào có thể có được. Và bất chấp các cáo buộc có gian lận, tỷ lệ cử tri đi bầu lần này cũng cao hơn lần trước.
Ông Putin thắng lợi vẻ vang là nhờ vào việc đã gạt ra được các ứng viên đối lập « nặng ký », do kiểm soát được toàn bộ truyền thông hay như biết dựa vào các lực lượng an ninh, bắt đầu từ các cơ quan tình báo.
Nhưng mỉa mai thay, với Le Monde, thắng lợi đó còn có sự góp phần của nước Anh và phương Tây. Chính việc gây ầm ĩ vụ hai cha con cựu điệp viên hai mang người Nga, Serguei Skripal bị đầu độc đã mang lại lợi thế cho ông Putin.
Đành rằng không phải ai cũng toàn tâm toàn ý bỏ phiếu cho Vladimir Putin nhưng vụ việc này đã khiến nhiều người dân Nga nghĩ rằng chỉ có ông mới là người đủ sức bảo vệ đất nước trước những mưu đồ chia rẽ nước Nga của Hoa Kỳ và châu Âu.
Những thách thức
Cuộc vui nào rồi cũng chóng tàn, ly sâm banh đã cạn, giờ phải lao vào đối mặt với nhiều thách thức lớn. La Croix đặt câu hỏi : « Những thách thức nào đang chờ đợi chủ nhân điện Kremlin ? »
Kinh tế Nga từ năm 2009 vẫn chậm hồi phục. Ít nhất 23 triệu dân vẫn sống dưới ngưỡng nghèo đói, trong khi mà mức thu nhập trung bình đã bị giảm mất 15% trong vòng 4 năm qua, một phần là do giá dầu thô giảm. Do quá lệ thuộc vào dầu khí, nước Nga của Putin chỉ chăm chăm lo cho các tập đoàn Nhà nước mà bỏ lơ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tự xoay sở với nạn tham nhũng và cướp bóc lộng hành.
Trong khi đó, công cuộc hiện đại hóa đất nước lại bị các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và châu Âu cản trở, làm hạn chế các dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ. Và thách thức cuối cùng, trong một chế độ chuyên chế, Putin giờ sẽ phải tính đến việc hoặc tìm người kế nhiệm hoặc tiếp tục cầm quyền, do việc Hiến Pháp hiện hành cấm ông tiếp tục tranh cử sau năm 2024.
Trang nhất các báo Pháp
Le Monde tiếp tục quan tâm đến bầu cử Nga với hàng tít lớn « Sự tấn phong mới của Vladimir Putin ». Les Echos thông báo : « Kiểm soát người thất nghiệp : những quy định mới ». Bộ trưởng Lao Động cho biết sẽ gia tăng trừng phạt những người thất nghiệp nào không tích cực tìm kiếm việc làm.
La Croix quan tâm đến số phận của hàng nghìn thường dân đông Ghouta ở Syria, đang phải chạy trốn chiến sự do các trận oanh kích dữ dội trong những ngày qua. Tờ báo tìm cách giải thích « Chuyện gì đang diễn ra ở Ghouta, Syria ».
Libération trên nền ảnh món hotdog, nhưng thay miếng xúc xích bằng củ cà rốt với sốt mù tạt chạy tựa lớn : « Những người ăn chay triệt để phản công ». Nguyên nhân là hôm qua, một vài diễn đàn đã lên tiếng đả kích việc tuyên truyền ăn chay toàn phần, nghĩa là chỉ dùng rau củ, không dùng bất kỳ sản phẩm thịt, cá, trứng, sữa nào.
Le Figaro báo động tình trạng « Chim chóc biến mất dần khỏi những vùng nông thôn Pháp ». Chỉ trong vòng 15 năm, nông thôn Pháp đã mất đi 1/3 số lượng chim, và hiện tượng giảm này đã gia tăng nhịp độ trong những năm gần đây.

Thì ra còn có người từ 2500 năm trước vẫn sống đến ngày nay

Một người từ 2500 năm trước vẫn còn sống chốn nhân gian, bạn có tin không? Nhưng càng kỳ lạ là, cách đây không lâu, một tiến sỹ người Anh tên là Beckson đã gặp tôn giả Ca Diếp trên núi Kê Túc, hơn nữa ông còn vì thế mà đã quy y Phật giáo.
Đó là vào buổi sáng ngày đầu tiên hội nghị hàng năm của Hội nghiên cứu học thuật London vào đầu thế kỷ 20, rất nhiều tiến sỹ nổi tiếng nước Anh nghiên cứu khoa học, triết học, pháp học và thần học đã tấp nập đến trung tâm nghiên cứu, sẵn sàng thuyết trình. Người khiến mọi người chú ý là một vị hòa thượng phương Tây, thân hình cao lớn, mặc bộ tăng y màu vàng, ngoài khoác áo cà sa, tay cầm chiếc bát đen, chân trần, cử chỉ trang trọng, bước về phía tòa nhà tráng lệ của Hội nghiên cứu học thuật.
Một tiến sỹ vừa bước xuống chiếc xe hơi phát hiện ra tình huống này, ông cảm thấy rất quen, liền bước lên mấy bước nhìn kỹ, bất giác buột miệng nói: “Ngài là tiến sỹ Beckson phải không? Đã nhiều năm không gặp! 5 năm trước, sau khi ngài công bố ‘Triết học tân luận’ thì từ đó chúng ta không gặp lại nữa”.
Người có dáng vẻ hòa thượng Ấn Độ nói: “Vâng, tôi là Beckson, ở Ấn Độ mấy năm, đã có được khai mở rất lớn”.
Tiến sỹ Madison nói: “Tốt quá, hôm nay mở hội nghị thường niên giới học thuật, rất nhiều bạn bè cũ cũng tham dự, ông đến gặp mặt mọi người chút đi”.
Thế là hai người bước về phía hội trường.
Hơn 100 nhân sỹ nổi tiếng tham dự hội nghị, toàn là bạn bè của Beckson, bỗng chốc vui mừng náo động cả hội trường.
Tiến sỹ Jim Saporte phấn khích đề nghị: “Không ngờ bỗng nhiên được trùng phùng với tiến sỹ Beckson mất tích nhiều năm nay, nhất là nhìn thấy ông trong trang phục này, dường như đi ngược lại với quan điểm học thuật của ông mấy năm trước. Tôi đoán mọi người nhất định khao khát được biết những đổi thay của ông mấy năm nay, vậy mời ông kể cho chúng ta tình hình sau khi biệt ly”.
Sau 5 năm tiến sỹ Beckson quay trở lại và ông hoàn toàn khác, mọi người đều háo hức muốn biết về những điều ông đã trải qua. (Ảnh minh họa: youtube.com)
Mọi người vỗ tay tán thành.
Beckson nói: “Xin cảm ơn quý vị quan tâm. Tôi đến Ấn Độ là với mục đích đi du lịch. Tôi du lãm vào sâu núi Linh Thứu Thánh địa Phật giáo, gặp một cụ già hiền từ. Cụ già nói với tôi: ‘Người Âu Mỹ các ông vô cùng kiêu ngạo tự đại, không coi ai ra gì, tự cho mình là dân tộc thượng đẳng, coi những người phương Đông chúng tôi như dân hạ đẳng chưa được khai hóa văn minh. Thực ra các ông sai rồi, chúng tôi có kho báu tinh thần khai mở trí huệ nhân loại vô hạn. Tôi có thể dẫn ông đến một nơi để ông mở rộng tầm mắt, thì mới biết thế nào là hư giả và chân thực”.
“Tôi theo cụ già băng rừng vượt núi đến một nơi. Lúc mới đến có thể thấy một tia sáng nhạt, đi khoảng 1 dặm, cửa động bỗng rộng mở sáng bừng. Ra khỏi cửa động, giống như đến một thế giới khác, hoa tươi khắp mọi nơi, từng làn hương thơm bay thấu vào trong lồng ngực, khiến cho chúng ta cảm giác tinh thần tâm hồn khoáng đạt vui vẻ. Ở nơi sâu trong rừng rậm, thấp thoáng lộ ra kiến trúc cổ bằng đá cẩm thạch.
Cụ già dẫn tôi đến một nơi cất giữ sách, có mấy gian nhà lớn. Những sách đó có luận thiên văn, địa lý, toán học, có sách suy luận logic, có sách luận Thiên Địa Nhân, tạo hóa vạn vật, có sách luận thần thức sinh diệt biến hóa, linh tính trường tồn bất diệt, nhưng nhiều nhất là thư tịch tôn giáo, đặc biệt Phật giáo là nhiều nhất. Cụ già nói: ‘Nếu ông muốn, có thể sống ở đây một thời gian, mỗi ngày 3 bữa do ta cung cấp, chỉ có điều là đồ chay”. 
“Tôi đã ở đó hơn 1 năm, cứ luôn hỏi họ tên cụ, cụ già dù thế nào đi nữa cũng không muốn nói. Đến khi tôi từ biệt, cụ già nói: “Nếu những thư tịch này ông cảm thấy có lợi ích, vậy thì đề nghị ông hãy hết sức thực hành. Rồi ông đến trước Chùa Vàng ở Yangon Myanma tự hứa nguyện, mặc trang phục sa môn, thực hành sa môn hạnh, trở thành đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni. Chúng ta sẽ có cơ hội tương ngộ”. 
Sau khi chia tay cụ già bí ẩn nói giáo sư đến chùa Vàng ở Yangon Myanma tự hứa nguyện, trở thành đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni. (Ảnh: wallpapers13.com)
“Cụ già tiễn tôi xuống lưng chừng núi, tôi cúi người hái một đóa hoa rừng hiếm thấy, khi tôi ngẩng đầu nhìn lên thì cụ già đã biến mất. Tôi kinh ngạc, cụ già đó nhất định là đệ tử Phật giáo có đạo hạnh rất cao thâm. Tôi quay ngược lại đi tìm tịnh xá mà tôi đã ở hơn 1 năm qua, nó cũng biến mất”.
“Thế là tôi đi đến Myanma, đến Chùa Vàng, tôi đi vòng quanh mấy vòng lễ bái xong, tôi quỳ trước tháp, thầm cầu nguyện rằng: ‘Con là Beckson, từ ngày hôm nay con quyết tâm quy y Phật’. Rồi tôi lại đến một ngôi chùa lớn khác ở Yangon, bái một vị trưởng lão làm thầy, xin ông cạo đầu xuống tóc cho tôi, dạy tôi giới luật, học tập thiền định. Khoảng 1 năm tôi lại thọ đại giới Tì kheo. Một hôm, khi tôi nhập định thì thấy cụ già hiền từ đó. Tôi hỏi cụ Pháp hiệu, lúc đó cụ mới bảo tôi rằng, cụ là Tôn giả Ca Diếp, đại đệ tử của Đức Phật”.
“Hôm nay tôi lại trở lại nước Anh, muốn đi các nước châu Âu hoằng dương Phật Pháp. Sau này các vị đừng gọi tôi là tiến sỹ nữa, hãy gọi tôi là tì kheo Beckson”.
Theo Soundofhope
Nhất Tâm biên dịch

Đức Phật giảng, trên đời có 4 kiểu người, kiểu cuối cùng đáng thương nhất

Một hôm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni triệu tập các đệ tử lại và thuyết giảng. 
Đức Phật từ bi hướng mắt nhìn chúng tăng, hé mở miệng châu, giảng:
“Ở trên đời, có 4 loại ngựa. Loại thứ nhất là loại ngựa tuyệt hảo. Nó chạy rất nhanh và có thể chạy khoảng 1.000 dặm (khoảng 500 cây số) một ngày. Ngay khi người chủ nhấc roi lên, nó sẽ biết là chạy hay dừng lại.
Loại thứ hai là loại ngựa tốt. Khi người chủ nhấc roi lên, nó không chạy ngay. Nhưng khi roi đụng vào mình nó thì nó sẽ hiểu và chạy. Mạnh mẽ và nhanh chóng, nó vẫn là một loại ngựa tốt.
Loại thứ ba là loại ngựa bình thường. Nó không làm theo lệnh của chủ ngay cả khi bị quất roi. Chỉ khi người chủ điên lên và quất mạnh vào nó thì nó mới chạy.
Loại cuối cùng là loại ngựa kém. Nó không chạy ngay cả khi bị quất roi mạnh. Người chủ không còn cách nào khác phải vụt thật mạnh làm nó đau thấu xương. Sau đó con ngựa bị thương sẽ biết chạy nhanh”. 
Ở trên đời, có bốn loại ngựa tương tự cũng như trên đời có bốn kiểu người với bốn tính cách khác nhau. (Ảnh: five.vn)
Đức Phật đưa mắt nhìn một lượt chúng đệ tử, rồi lại giảng tiếp: “Người ta sống trên đời cũng vậy, chia thành 4 kiểu. Kiểu thứ nhất biết được bản chất vô thường của cõi hồng trần. Họ tinh tấn, nỗ lực để trở thành sinh mệnh mới. Họ giống như loại ngựa thượng hạng.
Kiểu thứ hai không được nhanh nhạy lắm. Nhưng sau khi chứng kiến cuộc sống thế gian hoa nở hoa tàn, trăng tròn rồi khuyết, đời người lúc thăng lúc trầm, cũng kịp thời tự mình thúc giục, không dám buông lơi. Họ giống như loại ngựa tốt.
Kiểu thứ ba phải mất nhiều thời gian hơn để tu tập. Ngộ tính cũng kém hơn. Chỉ đến khi thân quyến chịu thống khổ hoặc chính bản thân họ gặp tai ương thì mới bắt đầu tỉnh ngộ và thiện đãi sinh mệnh.
Kiểu cuối cùng là những người không chịu hối tiếc, thức tỉnh. Cho đến khi thân đang trong nạn, nghiệp bệnh đầy thân, ốm nặng liệt gường, đang trên bờ vực cái chết mới mong muốn một cơ hội sửa chữa lỗi lầm. Nhưng rất có thể mọi chuyện đã muộn, cơ hội đã qua đi rồi”. 
Bài giảng khai thị về con người và ngộ tính của đức Phật. (Ảnh: Pinterest)
*** 
Đời người tựa như ánh chớp đêm dông, thoáng qua một chốc là trăm năm đi đến tận cùng. Có những người dành cả đời theo đuổi lợi danh, tình ái, bạc tiền, quyền lực, khi ngoảnh lại thấy tháng ngày đã cạn, lúc ấy thực không khỏi giật mình, bàng hoàng. Phật gia giảng, con người sống trong bể khổ, sinh mệnh chân chính là phải quay trở về chứ không phải mê trong cõi tình nhân gian. Nhưng thử hỏi mấy ai thấu hiểu được đạo lý ấy?
Người có ngộ tính tốt, thấu hiểu cuộc sống tạm bợ chốn trần ai, một lòng hướng thượng, trở về với vĩnh hằng sinh mệnh của mình, quả thực không có bao nhiêu. Còn người mê trong chốn tục, chạy theo dục tình, quên cả đường về, chính là nhiều không kể xiết. Đó chính là loại người thứ ba và thứ tư mà Đức Phật nhắc đến vậy. 
Nhân sinh như giấc mộng, một sớm mai tỉnh ra tàn lụi. Việc đời như nước chảy về đông mãi không dừng lại. Kiếp người vốn đầy tiếc nuối, nếu chẳng mau quay về thì ngàn kiếp hãy còn ôm hận trong 6 nẻo luân hồi vậy thôi. 
Tham khảo: chanhkien.org
Văn Nhược

Làm được 7 điểm này, vận khí của bạn sẽ ngày càng hưng vượng

Đời người vốn là hữu hạn. Cuộc sống dài ngắn không phải bởi thời gian, mà chính ở thái độ bạn đối đãi. Nhớ kĩ những điều này chính là bạn đã có hạnh phúc trong tầm tay.
1. Tươi cười, khí chất của bạn sẽ ngày càng tốt hơn
Với người thích cười, thường thì khí chất hấp dẫn người ta nhất, chính là nụ cười. Ở cùng với những người thích cười, lúc nào cũng đều cảm thấy nhẹ nhàng tự tại. Tâm trạng tốt, cái gì tốt; tâm tình không tốt, mọi việc cũng đều rối loạn.
Người thích cười, thường sẽ sở hữu một phần khí chất, mà phần khí chất này vượt xa tuổi tác, thời trang và ngoại hình, ẩn sâu ở trong tâm.
Cuộc sống bởi có nụ cười mà trở nên tươi đẹp! Không phải là bạn cười với người khác, mà là cười với chính mình!
Rất nhiều người tự mình chọc tức mình, tự mình hơn thua với chính mình. Học biết mỉm cười, thay vì buồn khổ sống một đời, chi bằng hãy vui vẻ một chút. Bạn mỉm cười với người khác, người khác cũng sẽ đáp lại nụ cười của bạn.
2. Không chê trách, hoàn cảnh sẽ ngày một tốt hơn
Nếu như cuộc đời liệng cho bạn một quả chanh, thế thì bạn hãy vắt nó thành ly nước chanh. Một vật nào đó nhìn không thuận mắt, thế thì hãy thay đổi nó. Nếu không có cách nào thay đổi hoàn cảnh, trước tiên hãy thay đổi thái độ chính mình.
Gặp phải chuyện không vừa ý, lựa chọn oán trách, chỉ sẽ khiến cho cuộc sống càng lún sâu trong khổ não. Nào là chê trách người khác không đủ chu đáo, oán trách cấp trên không xem trọng cố gắng của bạn, chê trách bản thân mãi không thành công. Oán trách cũng không thể thay bạn giải quyết những vấn đề này.
Khi chúng ta oán trách hiện thực bất công, trước hết hãy xem bản thân mình là trân châu hay là hạt cát. Nếu không phải là trân châu, thì hãy cố gắng để bản thân trở thành trân châu. Hạt cát dẫu có nhiều hơn nữa, cuối cùng cũng không che đậy được ánh sáng của trân châu.
Hiểu được buông bỏ quá khứ, mới có thể thật sự có được ngày mai tốt đẹp. Đời người không chê trách, tự sẽ có được thành toàn tốt nhất.
Hiểu được buông bỏ quá khứ, mới có thể thật sự có được ngày mai tốt đẹp. (Ảnh: pinterest.com)
3. Cảm thông, cảm tình sẽ mỗi lúc một tốt hơn
Hai người ở cùng nhau, bạn không thể chuyện gì cũng đều biết được, người ta không thể chuyện gì cũng hay. Vô luận trong một mối quan hệ nào, bạn với cha mẹ, bạn với người yêu, bạn với con cái hoặc là bạn với bất cứ một người nào bên cạnh bạn.
Nền tảng trong mối quan hệ giữa người với người, đều là có chừng mực. Nếu không có chừng mực, thì sẽ không có sự tôn trọng, sẽ dẫn đến lo lắng, mâu thuẫn giữa hai bên.
Mà loại cảm giác đúng mực này là gì đây? Chính là đứng ở góc độ của đối phương mà nghĩ cho họ nhiều nhất có thể. Mỗi một lần cọ xát nào đều là vì để tiến thêm một bước trong các mối quan hệ giữa hai bên.
Nhân duyên giữa người với nhau đều không dễ dàng, nên mới càng cần phải cảm thông cho nhau.
Cảm thông không phải là muôn năm, cảm thông là hoán đổi vị trí cho nhau. Khi chúng ta thật sự mở rộng tấm lòng biết nghĩ cho đối phương, mới sẽ có được sự gắn bó bền chắc hơn.
4. Bao dung, sẽ khiến cho cuộc sống càng trở nên tươi đẹp hơn
Người nhà, bao dung càng nhiều thì hạnh phúc càng nhiều. Vợ chồng, bao dung càng nhiều thì tình cảm càng nồng. Hàng xóm láng giềng, bao dung càng nhiều thì chung sống càng thêm gắn bó. Bạn bè, bao dung càng nhiều, tình bạn càng sẽ bền lâu. Đồng nghiệp với nhau, bao dung càng nhiều, sự nghiệp càng làm càng thuận lợi… 
Cuộc sống vốn không phải là chiến trường, không cần phải phân tranh cao thấp. Giữa người với nhau, thêm phần hiểu nhau chính là giảm bớt đi sự hiểu lầm. Giữa lòng với lòng, nhiều phần bao dung chính là giảm bớt đi sự tranh chấp.
Quá xem nặng bản thân mới sẽ suy tính thiệt hơn, đừng nên dùng ánh mắt và hiểu biết của bản thân đi đánh giá một người, bao dung nhiều hơn, thì sẽ đắc được nhiều hơn.
Bao dung chính là chìa khóa giúp tâm hồn hạnh phúc. (Ảnh: unsplash.com)
5. Khen ngợi, nhân duyên sẽ ngày càng tốt hơn
Khổng Tử nói: Ba người đồng hành, ắt có người là thầy của ta.
Hãy nhìn xem những người bình thường bên cạnh trước nay bạn chưa từng khen ngợi qua, họ không có những thành tích đáng để bàn luận. Nhưng lại vẫn sống một cách nghiêm túc, cố gắng làm việc, chân thành đối đãi với người.
Sự đồng tình, ân cần quan tâm mà họ biểu hiện trong giao thiệp giữa người với người đều là chất phác và chân thành. Trong những người này, có thể là người thân, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm của bạn. Vào những lúc bạn thất bại đau khổ, họ an ủi bạn, giúp đỡ bạn, những lúc bạn thành công vui vẻ, họ sẽ khích lệ khen ngợi bạn.
Vào lúc trời mưa, anh ta sẽ kéo bạn đến trú mưa dưới mái hiên. Khi gió lớn nổi lên, anh ta sẽ khoác một chiếc áo khoác ấm áp lên người bạn. Những người này mới là người bạn nên thật sự khen ngợi.
6. Thiện lương, thế giới này sẽ càng thuần tịnh hơn
Làm người nhất định cần phải thiện lương chân thành. Bạn mang cho người ta hơi ấm, người ta mới sẽ mang đến ánh sáng cho bạn, bạn trao cho người ta chân tình, người ta mới sẽ trao lại bạn thái độ ôn hòa nhã nhặn.
Dù cho người ta không cảm kích thiện lương của bạn, bạn cũng nên lựa chọn làm một người thiện lương.
Lựa chọn làm người như thế nào, ấy là vì chính bản thân bạn, không phải là vì người khác.
Mỗi một người đều thêm một phần thiện lương, xã hội cũng sẽ thêm một phần thiện ý hơn với mọi người. Người mà giữ vững sự thiện lương, cuối cùng, ông trời sẽ âm thầm ban thưởng cho sự thiện lương của người ấy.
Càng nhiều Thiện lương, thế giới sẽ càng thuần tịnh. (Ảnh: victimservicecenter.org)
7. Luôn ôm giữ tâm thái cảm ơn, vận khí sẽ ngày càng tốt hơn
Cảm ơn cha mẹ, đã ban cho ta sinh mệnh. Cảm ơn cuộc sống, đã dạy ta trưởng thành. Cảm ơn hiện thực, đã dạy ta học biết kiên cường.
Cảm ơn tình thân, đã sưởi ấm trái tim ta. Cảm ơn tình yêu, đã không rời xa ta. Cảm ơn tình bạn đã đồng hành cùng ta trong những lúc mưa gió. Người hiểu được cảm ơn, vận khí sẽ ngày càng tốt hơn.
Theo 201980.com
Thuận An biên dịch

Không có nhận xét nào: