THÂN-HỮU DALLAS FORT WORTH & BỐN PHƯƠNG QUÂN-LỰC VIỆT-NAM CỘNG-HÒA

TRÂN-TRỌNG KÍNH MỜI QUÝ VỊ THƯỞNG-LÃM BLOG THÂN-HỮU DALLAS FORTWORTH TEXAS & BỐN PHƯƠNG

TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Nhãn

  • *Tổng-Quát (3)
  • 1*Diễn-Đàn (22)
  • 2*Thông-Báo (2)
  • 3*Tin-Tức (120)
  • 4*Hình-Ảnh (14)
  • 5*Thơ-Văn (4)
  • 6*Âm-Nhạc (20)
  • 7*Video (66)
  • 8*Powerpoint (14)

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

   GENERAL WORLD NEWS

‘Several’ people killed in newsroom shooting in Annapolis, Maryland; sus...

‘Several’ people killed in newsroom shooting in Annapolis, Maryland; sus...

Elizabeth Zwirz
Several people were killed and several others injured during a shooting at the newsroom of the Capital Gazette i...

Fox News

Fox News

Real News. Real Honest Opinion.
http://video.foxnews.com/v/5803245183001/?#sp=show-clips

House Resolution Demands DOJ Documents Related to Spying on Trump Campaign

House Resolution Demands DOJ Documents Related to Spying on Trump Campaign

Over a year after the House Intelligence Committee demanded the DOJ hand over documents relating to potential ab...

Justice Anthony Kennedy Retires, Handing Trump Historic Chance to Reshape Supreme Court

By Ivan Pentchoukov
June 27, 2018 4:53 pm Last Updated: June 27, 2018 7:47 pm
U.S. Supreme Court Associate Justice Anthony Kennedy (R) prepares to administer the judicial oath to Judge Neil Gorsuch during a ceremony in the Rose Garden at the White House in Washington on April 10, 2017. (Chip Somodevilla/Getty Images)
Justice Anthony Kennedy announced his retirement on June 27, giving President Donald Trump an opportunity to shift the Supreme Court to a solid conservative majority.
In a letter to Trump, Kennedy wrote that he would retire at the end of July. The potential for a new vacancy has been rumored for months. The news of the retirement arrived one year after another Trump appointee to the bench, Justice Neil Gorsuch, began to serve a lifetime term.
Kennedy wrote to Trump. “Please permit me by this letter to express my profound gratitude for having had the privilege to seek in each case how best to know, interpret, and defend the Constitution and the laws that must always conform to its mandates and promises.”
Though a conservative, Kennedy is considered a swing vote in the court. He has sided with the liberal side of the bench in crucial cases, including the legality of same-sex marriage and Roe v. Wade, the landmark case that in 1973 struck down laws that criminalized or restricted access to abortions.
“He’s a man that I’ve known for a long time and a man that I’ve respected for a long time. He’s been a great justice of the Supreme Court. He has been a man that has displayed tremendous vision and tremendous heart and he will be missed,” Trump said at the White House on June 27.
“We will begin our search for the new justice of the United States Supreme Court. That will begin immediately. … Hopefully we’ll get to pick someone who is as outstanding.”
Conservatives have long dreamed of building a firmly conservative majority on the court that would push to overturn Roe v. Wade.
Kennedy disappointed conservatives by joining Supreme Court decisions that affirmed the Roe decision, including a landmark 1992 ruling in the case, Planned Parenthood v. Casey.
Gorsuch already has demonstrated that he is one of the most conservative members of the court, aligning himself with justices Clarence Thomas and Samuel Alito.
Republicans in the Senate would need a simple majority to confirm Trump’s new pick. Senate Majority Leader Mitch McConnell said that the Senate will vote on a candidate in the fall. McConnell did not specify whether it would come before the court’s new term starts in October or before the November mid-term elections.
Gorsuch, Trump’s prior nomination to the court, faced an epic confirmation fight last year. Republicans were forced to change the Senate rules for confirming Supreme Court justices to erase a 60-vote restriction that gave Democrats an opening to filibuster the vote.
With the restriction gone, a new pick can be approved with a simple majority. Republicans outnumber Democrats in the Senate, 51 to 49.
President Ronald Reagan nominated Kennedy to the court in 1987. Kennedy began his term on the bench the following year and served for three decades.
Reuters contributed to this report.

FBI Official Who Vowed to ‘Stop’ Trump Gives Closed-Door Deposition

By Ivan Pentchoukov
June 27, 2018 12:39 pm Last Updated: June 27, 2018 11:10 pm
FBI agent Peter Strzok arrives at the Rayburn House Office Building in Washington on June 27, 2018. (Samira Bouaou/The Epoch Times)
House lawmakers spent hours on June 27 questioning Peter Strzok, the FBI official who vowed to “stop” Donald Trump from becoming president.
Lawmakers on the House judiciary committee planned to first interview Strzok behind closed doors to address classified matters. A public hearing is expected to follow soon, according to the committee.
Strzok exchanged text messages expressing a strong bias against Trump and in favor of Hillary Clinton while playing a key role in FBI investigations of both candidates during the 2016 presidential election. He was the lead agent on both the probe of Clinton’s use of a private email server for government work and the counterintelligence investigation of alleged ties between the Trump campaign and Russia.
Strzok had an extramarital affair with FBI attorney Lisa Page. The pair exchanged thousands of text messages, many of which revealed their hatred of Trump. Strzok and Page discussed an “insurance policy” in the “unlikely” event that Trump would win the 2016 election.
In the hearing, Strzok argued that his messages were part of a private conversation with Page. Democrats accepted the explanation, while Republicans rejected it.
According to Rep. Mark Meadows (R-N.C.), new information surfaced in the hearing.
“Some new information has come out,” Meadows told Fox2Now, adding that there were “a lot of unanswered questions about who knew what.”
Trump demanded that Strzok’s questioning be public.
FBI agent Peter Strzok arrives at the Rayburn House Office Building in Washington on June 27, 2018. (Samira Bouaou/The Epoch Times)
“The hearing of Peter Strzok and the other hating frauds at the FBI & DOJ should be shown to the public on live television, not a closed-door hearing that nobody will see,” the president wrote on Twitter on June 25. “We should expose these people for what they are – there should be total transparency!”
Donald J. Trump✔@realDonaldTrump
The hearing of Peter Strzok and the other hating frauds at the FBI & DOJ should be shown to the public on live television, not a closed door hearing that nobody will see. We should expose these people for what they are - there should be total transparency!
6:30 PM - Jun 25, 2018
  • 134K
  • 68.8K people are talking about this
Strzok was seen smiling as he walked down the corridor to the committee room. Strzok’s attorney, Aitan Goelman, wrote in an editorial for USA Today that his client is a “patriot” who simply “spoke his mind.”
Strzok is one of five FBI officials who expressed political bias against Trump and in favor of Clinton while working on the Clinton email investigation, according to a report by Justice Department Inspector General Michael Horowitz. The inspector general’s team conducted an extensive 17-month review of the FBI’s handling of the Clinton email probe and determined that the biases of Strzok and others “cast a cloud” over the investigation.
FBI agent Peter Strzok arrives at the Rayburn House Office Building in Washington on June 27, 2018. (Samira Bouaou/The Epoch Times)
“We found that the conduct of these five FBI employees brought discredit to themselves, sowed doubt about the FBI’s handling of the Midyear investigation, and impacted the reputation of the FBI,” the report concluded.
However, Horowitz did not find evidence that the bias impacted key investigative and prosecutorial decisions.
Strzok was escorted out of FBI headquarters on June 15, one day after the release of the inspector general report. Attorney General Jeff Sessions said that Strzok no longer has a security clearance.

Bùi Tín: Trung Cộng đang bức tử cả nước Việt Nam

Inline image
Lâu nay nhiều nhà quan sát và bình luận đã phân tích khá nhiều về hành động xâm lăng kinh tế của Trung Cộng đối với Việt Nam. Là người vẫn theo dõi mọi mặt của mối quan hệ Việt Nam – Trung Cộng, tôi muốn góp ý thêm rằng đâu phải Trung Cộng chỉ xâm lăng về kinh tế, mà chúng còn đang kẹp chặt Việt Nam về mọi mặt từ 2 hướng Đông và Tây, đồng thời thọc sâu từ đầu đến bụng xuống tận chân cẳng đất nước ta.
Image result for Kế hoạch Xâm Lăng VN của Tàu cộng quá rõ ràng
Gọng kìm phía Đông là các căn cứ quân sự ở đảo Hải Nam, ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đi sâu xuống tận vùng biển Malaysia, Indonesia, với hàng trăm chiến hạm, máy bay, giàn radar, hỏa tiễn, hàng ngàn tàu hải chính, hải giám, tàu chấp pháp, hàng vạn tàu đánh cá vũ trang, hàng ngày giết hại, xua đuổi, phá thuyền của ngư dân ta từ Bạch Long Vỹ đến ven biển Nghệ Tĩnh, Nam Ngãi, Khánh Hòa, coi cả vùng như là ao nhà của chúng.
Gọng kìm phía Tây không có tiếng động của vũ khí, nhưng là dòng chảy của sông Mekông, lợi hại không kém gì những vũ khí ở biển Đông. Trung Cộng đã xây dựng hàng chục đập lớn nhỏ trên đất Vân Nam, đặc biệt lớn là đập Cảnh Hồng, thêm một số đập ở Lào và hồ chứa cực lớn Tonlé Sap ở Cambodia, làm cho Nam Tây Nguyên (đặc biệt là vùng Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk), cả miền Tây Nam bộ gồm 13 tỉnh đang bị hạn hán vào mùa khô, đất nứt nẻ lớn, lúa và các loại ngũ cốc, cây trồng từ hoa quả đến cây công nghiệp cà phê, cao su, hạt tiêu đều mất mùa lớn, cá tôm cua trở nên khan hiếm, cả một vùng vựa lúa lớn nhất nước đang ngắc ngoải, hết khô cằn lại bị nhiễm mặn nặng, chăn nuôi hiếm cỏ, làm cho hàng mươi triệu gia đình nông dân vốn khá giả bỗng trở nên bần cùng, chưa có lối thoát. Chỉ vì đảng Cộng Sản cầm quyền và nhà nước thiếu nhìn xa trông rộng, mê say làm thủy điện tràn lan, nước đến chân mới nhảy, nay chỉ còn van xin ông Trung Cộng mở rộng cửa các đập trên thượng nguồn, nhưng cả Trung Cộng, Thái Lan và Lào, Cambodia đều lo trữ nước do thiên tai El Nino ập đến theo chu kỳ.
Image result for đập Cảnh Hồng
Đập Cánh Hồng
Trong khi 2 gọng kìm chiến lược khổng lồ của chúng kẹp chặt đất nước Việt Nam đến nghẹt thở thì Trung Cộng thọc một mũi kiếm sắc dài từ Ải Nam Quan, xuống tận Mũi Cà Mau, với các đội quân kinh tế ngày càng đông đảo sang trồng rừng, xây nhà máy, đường sá, cầu cống, xe lửa, khai thác quặng bô-xít, xây cảng Mũi Né, nay còn cho tàu Trung Cộng đủ loại cặp bến Cam Ranh. Trung Cộng còn cho dân xâm nhập các vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, vào tận Tĩnh Gia, Kỳ Anh,Tân Rai, Lâm Đồng, Cà Mau. Họ cho công nhân kỹ thuật và cả công nhân thủ công sang ở lỳ không giấy tờ, lập khu dân cư Tàu, quán ăn Tàu, cửa hiệu Tàu, chợ Tàu, lấy vợ Việt, con cháu mang họ Tàu, hình thành khu dân cư Tàu trên đất Việt Nam.
Tất cả Bộ Chính trị đều biết nhưng há miệng mắc quai, nợ ngân hàng Tàu không kể xiết, Tàu cho hoãn nợ, lãi thấp, quà biếu, phong bì vô hạn. Sứ quán Tàu đường Hùng Vương là Dinh Thái thú Tàu, tới tấp các ủy viên Bộ Chính Trị, các bộ trưởng thứ trưởng, tay chân ra vào bái yết, yến tiệc với Thái thú Tề Kiến Quốc, Khổng Huyền Hựu và nay là Hồng Tiểu Dũng, gọi nhau cực kỳ thân mật là anh – tôi, không dùng từ “ngài” hay cả từ “đồng chí” vì không đủ thân mật.
Image result for Tàu cộng trên bản đồ vn.
Thế là bành trướng Trung Cộng đang nắm chặt số phận sinh tử về kinh tế, đời sống nhân dân Việt Nam, từ Bắc vào xuống Nam. Các tỉnh biên giới phía Bắc phụ thuộc điện mua của Tàu. Hàng trăm nhà máy thủy điện, sắt thép, xi măng, phân bón, cơ khí phụ thuộc trang thiết bị Tàu do các công ty Tàu nắm. Cả Tây Nguyên đã bị Tàu chiếm lĩnh. Buôn bán xuất nhập do Tàu lũng đoạn với rau quả độc, thịt thui thối, mua gạo ta giá rẻ mạt. Nguyên liệu cho hàng xuất cảng chủ lực của ta như vải, dạ, tơ lụa do Tàu nắm chặt và làm giá. Cả cuộc sống của Tây Nguyên, Nam Trung bộ và Tây Nam bộ phụ thuộc vào dòng chảy của nguồn sông Lan Sang (Mekong) bên Tàu. Hàng triệu ngư dân điêu đứng bất lực, ông Trọng vẫn mời tàu Trung Cộng vào Cam Ranh, bắt tay chặt “hảo hảo a!” với Tàu.
Đất nước ta đang chết đứng, dân ngắc ngoải nghèo đói, quan phất lộc thừa thãi dưới sự “đô hộ thực dân Cộng Sản mới” của trùm bành trướng Bắc Kinh. Trong khi tình hình muôn phần khẩn cấp, đói nghèo rộng khắp do phụ thuộc Tàu đang dẫn dân Việt Nam đến chỗ ngắc ngoải và chết thật sự, khắp nơi vang rền tiếng kêu cấp cứu, thì 200 ủy viên trung ương, 19 ủy viên Bộ Chính Trị, 500 đại biểu Quốc Hội đang lo chuyện giành ghế, chia ghế, chia lộc Tàu. Ông Nguyễn Phú Trọng đang rung đùi thỏa mãn về chế độ “dân chủ thế là cùng” của ông ta. Ông Trọng dửng dưng với số phận toàn dân tộc khắp các vùng đang ngàn cân treo sợi tóc. Vô trách nhiệm đến thế là cùng!
Biết mà không báo động với toàn dân là có tội lớn. Tội ác đến từ đâu, do ai, xin để các vị trí thức dân tộc, các mạng blogger – nhà báo tự do, các nhà Luật học yêu nước nhận định thêm, cùng nhau tìm cho nhân dân ta một lối thoát khẩn cấp. Chẳng lẽ mọi người lại khoanh tay để đất nước, dân tộc Việt Nam bị bức tử trong tay bọn đồ tể phương Bắc và bọn tay sai Cộng Sản thối nát đến tận xương tủy, đến nay vẫn còn mang mặt nạ “cách mạng” để lừa dối nhân dân ta hay sao?

Nhà Trắng-Điện Kremlin xác nhận: Thượng đỉnh Trump-Putin diễn ra vào ngày 16/7 ở Phần Lan

Thủy Thu | 28/06/2018 07:36 PM
Nhà Trắng-Điện Kremlin xác nhận: Thượng đỉnh Trump-Putin diễn ra vào ngày 16/7 ở Phần Lan
Ảnh AP

Đây không phải là cuộc gặp mặt đầu tiên nhưng là cuộc đối thoại chính thức song phương đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Trump-Putin.

Theo thông báo của Nhà Trắng, hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức được tổ chức vào ngày 16/7, tại thủ đô Helsinki, Phần Lan. Cuộc gặp này diễn ra 4 ngày sau hội nghị NATO.
Điện Kremlin cũng vừa đưa thông báo xác nhận thông tin trên.
  • Thỏa thuận giữa Trump – Putin sẽ là “cơn ác mộng đối với châu Âu”?

Đây không phải là cuộc gặp mặt đầu tiên nhưng là cuộc đối thoại chính thức song phương đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ.
Trước đó, theo cố vấn của Tổng thống Nga Yury Ushakov, cuộc gặp giữa hai ông có thể kéo dài trong vài giờ và hai bên sẽ tổ chức họp báo chung sau hội đàm.

Nga-Mỹ họp thượng đỉnh vào giữa tháng Bẩy tại Helsinki

Mai VânĐăng ngày 28-06-2018 Sửa đổi ngày 28-06-2018 14:18
mediaTổng thống Nga Vladimir Putin (T) tiếp cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton, tại Matxcơva, ngày 27/06/2018Alexei Druzhinin/Kremlin via REUTERS
Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong cuộc tiếp xúc với cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jogn Bolton, ngày 27/06/2018, cho biết đồng ý gặp đồng nhiệm Mỹ Donald Trump.
Theo hãng tin Pháp AFP, trước các phóng viên nhiếp ảnh và truyền hình tại phủ tổng thống Nga, ông Putin đã hoan nghênh chuyến thăm của ông Bolton, cho rằng hai nước Nga và Mỹ có thể ít ra là đi bước đầu tiên trong việc phục hồi toàn diện quan hệ song phương.
Tổng thống Nga đã lấy làm tiếc là bang giao Mỹ-Nga đã không được ở « mức tốt đẹp nhất », và khẳng định rằng Matxcơva « không bao giờ tìm kiếm sự đối đầu » với Washington.
Về phần mình, ông Bolton, vốn nổi tiếng là một người có lập trường rất cứng rắn đối với Nga, nhưng lần này đã có những lời lẽ rất hòa hoãn, và cho rằng điều quan trọng là hai bên nên tiếp tục đối thoại.
Ông Bolton còn khen ngợi Putin trong vấn đề tổ chức tốt Cúp Bóng Đá Thế Giới, hiện đang diễn ra tại Nga, và khẳng định là Mỹ sẵn sàng « học tập » kinh nghiệm của Nga, chuẩn bị cho Cúp Thế Giới năm 2026 mà Mỹ, Mêhicô và Canada đồng tổ chức.
Thời gian và địa điểm họp thượng đỉnh đã được nhất trí
Theo thông báo của điện Kremlin được AFP trích dẫn, tổng thống Nga Vladimir Putin và nguyên thủ Hoa Kỳ Donald Trump sẽ gặp nhau tại Helsinki, thủ đô Phần Lan, vào ngày 16/07/201/8.
Trước đó, tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cho biết là Helsinki « luôn luôn sẵn sàng nếu được yêu cầu ».
Việc chọn Helsinki rất hợp lý vì Phần Lan luôn duy trì lập trường trung lập giữa Nga và phương Tây, và sắp tới đây, ông Trump sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 11-12 tháng 7 tại Bruxelles, trước khi sang Anh gặp thủ tướng Theresa May và nữ hoàng Elizabeth II vào hôm sau.
Lần tiếp xúc gần đây nhất giữa nguyên thủ Mỹ và Nga là một họp ngắn gọn vào tháng 11 năm 2017 tại Việt Nam trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh APEC.

Bộ trưởng Mattis xác quyết Mỹ tiếp tục « chiến đấu » bảo vệ Hàn Quốc

Tú AnhĐăng ngày 28-06-2018 Sửa đổi ngày 28-06-2018 12:31
mediaBộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis (T) và đồng nhiệm Hàn Quốc, Song Young-moo trong buổi họp báo chung tại Seoul ngày 28/06/2018.Chung Sung-Jun/Pool via REUTERS
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis cam kết với Seoul là Hoa Kỳ sẽ luôn dấn thân bảo vệ an ninh cho đồng minh, nhất là duy trì quân số đóng tại Hàn Quốc.
Sau chuyến viếng thăm « đối tác » Bắc Kinh, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Seoul ngày 28/06/2018, chặng thứ nhì trước khi tới Tokyo, hai thủ đô đồng minh của Mỹ tại châu Á.
Trước khi hội kiến với đồng nhiệm Hàn Quốc Song Young Moo, bộ trưởng Mỹ tuyên bố là quân đội hai nước Mỹ và Hàn Quốc sẽ tiếp tục « sát cánh, cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu » trong trường hợp an ninh Hàn Quốc bị đe dọa.
Lời tuyên bố này nhằm trấn an hai nước đồng minh Đông Bắc Á sau khi Washington quyết định ngưng một phần chương trình tập trận chung với Hàn Quốc nhất là cuộc tập trận thủy quân lục chiến và Freedom Guardian
Theo Reuteurs, quyết định của Donald Trump ngưng tập trận chung để tạo không khí thuận lợi hòa giải với Bắc Triều Tiên là một sự nhượng bộ rất lớn và có thể phản tác dụng làm suy giảm khả năng chiến đấu của lực lượng Mỹ-Hàn. Tuy nhiên, tại Seoul, lãnh đạo Lầu Năm Góc xác quyết Hoa Kỳ vẫn hậu thuẫn Hàn Quốc như « sắt thép ».
Sau cuộc hội kiến giữa hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ-Hàn, bản thông cáo chung cho biết thêm "Bắc Triều Tiên tiếp tục bị trừng phạt cho đến khi nào Bình Nhưỡng thi hành các biện pháp phi hạt nhân hóa một cách cụ thể và không thể đảo ngược".

Donald Tusk: “Châu Âu hãy chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất”

Hồng Nhung | 28/06/2018 10:00 PM
Donald Tusk: “Châu Âu hãy chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất”
Kịch bản xấu cho quan hệ xuyên Đại Tây Dương?

Châu Âu bày tỏ lo ngại về căng thẳng với Mỹ trong thời gian gần đây có thể diễn ra kịch bản xấu nhất.

Các nhà châu Âu phải chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương”, ông Donald Tusk cảnh báo tại thượng đỉnh Hội đồng châu Âu và cho rằng Mỹ đang thất bại nhằm duy trì thống nhất tại châu Âu.
“Mặc dù các nỗ lực nhằm duy trì thống nhất của phương Tây đang trở nên vô vọng, quan hệ xuyên Đại Tây Dương vẫn đang chịu sức ép bởi các chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump.Điều không may mắn là các khúc mắc trong thương mại”, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tuskcho biết.
Ông Donald Tusk bày tỏ lo lắng về định mệnh quan hệ giữa Mỹ và châu Âu.
“Tôi vẫn mong muốn những điều tốt đẹp nhất. Chúng ta vẫn phải chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất có thể diễn ra. Đây không phải là lần đầu về các khúc mắc trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương”, ông Donald Tusk bày tỏ giữa các lo lắng về các bất đông giữa các nước châu Âu với Mỹ kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức.
  • Thỏa thuận giữa Trump – Putin sẽ là “cơn ác mộng đối với châu Âu”?

Mẫu thuẫn giữa Washington và châu Âu diễn ra từ khi Tổng thống Trump muốn các quốc gia NATO phải đóng góp 2% GDP vào liên minh. Thêm vào đó, quyết định của ông Trump về việc rút khỏi hiệp định Paris, ra khỏi thỏa thuận hạt nahan Iran đã gây nhiều thất vọng cho phương Tây.
Việc Nhà Trắng công nhân Jerusalem là thủ đô của Israel cũng liên tục nhận phản đối mạnh mẽ của châu Âu. Chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Turmp đã khiến cho phương Tây nhiều căng thẳng kể từ khi ông Trump là Tổng thống Mỹ.
Tổng thống Trump dự kiến sẽ tham dự hội nghị Thượng đỉnh khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO ngày 11-12/7 tại Brussels, một cuộc họp nhằm mục đích tái khẳng định quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương.

Tổng thống Trump: "Nga tổ chức được kỳ World Cup tuyệt vời"

Nguyễn Tiến | 28/06/2018 09:04 AM
Tổng thống Trump: "Nga tổ chức được kỳ World Cup tuyệt vời"
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Mỹ Donald Trump khen công tác tổ chức World Cup 2018 của Nga và nói rằng Mỹ rất tự hào khi được chọn làm nước đăng cai World Cup 2026 cùng với Canada và Mexico.

“Con trai tôi yêu thích bóng đá và cũng thích xem World Cup”, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng trong buổi chụp ảnh cùng Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa. Ông Trump khen rằng Nga tổ chức được kỳ World Cup tuyệt vời.
“Họ (Nga) thực hiện nhiệm vụ tuyệt vời với World Cup. Thật thú vị, ngay cả khi bạn không phải là người hâm mộ bóng đá. Tôi cho rằng địa điểm tổ chức thật tuyệt vời, họ thực sự thể hiện được những điều đặc biệt”, Tổng thống Mỹ Donald Trump khen công tác tổ chức World Cup 2018 của Nga.
  • Nga sơ tán khẩn cấp khách sạn ở thành phố tổ chức World Cup

  • Tổng thống Moon Jae-in ngỏ ý Hàn Quốc-Triều Tiên đồng đăng cai VCK World Cup 2030

  • Ông Putin vẫn 'thắng đậm' về ngoại giao, dù World Cup 2018 vắng bóng lãnh đạo phương Tây

Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa cũng có lý do để hài lòng với kỳ World Cup 2018 tại Nga khi đội tuyển Bồ Đào Nhà giành vé đi tiếp vào vòng loại trực tiếp với vị trí thứ 2 tại bảng B.
Bình luận nói trên của Tổng thống Mỹ Donald Trump có phần giống với tuyên bố của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton, người đang có chuyến thăm Matxcơva tại thời điểm ông Trump đưa ra bình luận này.
Ông Bolton trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông đang tìm hiểu cách thức Nga có thể tổ chức thành công kỳ World Cup 2018 tính cho đến nay, sau khi ông Putin nói Nga sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm tổ chức World Cup với Mỹ - nước sẽ trở thành đồng chủ nhà World Cup 2026 với Mexico và Canada.
Chuyến thăm của ông Bolton nhằm mục đích thu xếp cho hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhiều khả năng sự kiện này sẽ diễn ra tại Helsinki, Phần Lan. Matxcơva sẽ công bố chi tiết cụ thể về sự kiện này trong ngày hôm nay 28/6.

Bốn kẻ thù lớn nhất quyết chặn Dòng chảy phương Bắc

Dự án ‘“Dòng chảy Phương Bắc 2”’ (Nord Stream 2) của Nga đã gần đạt được mục đích nhưng đang gặp trắc trở bởi 4 địch thủ lớn quyết chống phá.

Bằng cách cố gắng chấm dứt dự án Nord Stream 2 giữa Nga và châu Âu, Mỹ đang theo đuổi lợi ích kinh tế riêng của mình, thay vì chăm sóc an ninh năng lượng của châu Âu. Washington đang tìm cách đẩy mạnh việc bán khí tự nhiên hóa lỏng đắt tiền của mình cho châu Âu, do đó làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Old Continent's.
Washington đang nỗ lực hết sức để phá vỡ việc thực hiện Dự án Nord Stream 2 do Moscow đứng đầu, nhằm cung cấp cho Liên minh châu Âu mỗi năm 55 tỷ mét khối khí thiên nhiên của Nga, thông qua một đường ống dẫn chạy ngầm dưới đáy biển Baltic tới Đức.
Ngoại trưởng Mike Pompeo đã từng tuyên bố Mỹ sẽ "tiếp tục thúc đẩy sự kết liễu của Nord Stream 2”, mà Mỹ coi là mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh năng lượng của Liên minh châu Âu.
Đại sứ Hoa Kỳ tại EU là Adam Shub cũng đã lên tiếng kêu gọi "tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu tham gia “phong trào phản đối của các quốc gia trên cả hai bờ Đại Tây Dương đối với Nord Stream 2” và hỗ trợ tương lai của quá cảnh khí đốt qua Ukraine.
Shub cho rằng, "khí đốt không chỉ đơn giản là một mặt hàng được giao dịch mà đối với Nga, nó còn là một công cụ chính trị, một vũ khí trong chính sách đối ngoại", nhằm chi phối an ninh năng lượng của châu Âu, khiến EU phải tiếp tục phụ thuộc vào Moscow.
Còn trước đó, vào ngày 17 tháng 5, tờ The Wall Street Journal cho biết rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với Thủ tướng Đức Angela Merkel rằng Mỹ sẽ bắt đầu đàm phán với EU về một thỏa thuận thương mại mới, nếu Berlin ngừng triển khai dự án Nord Stream 2.
Với những tín hiệu tích cực chống lại Nord Stream 2 từ Washington, giới phân tích cho rằng, Nhà Trắng đang tìm cách "áp đặt LNG [khí tự nhiên hóa lỏng] của mình vào châu Âu", là sự tiếp nối cuộc đấu tranh lâu dài của Mỹ đối với các đường ống dẫn khí đốt của Liên Xô thời của Ronald Reagan.
Bon ke thu lon nhat quyet chan Dong chay phuong Bac
Mỹ đang chính trị hóa dự án “Dòng chảy Phương Bắc 2” bằng cách gán cho nó là một công cụ địa-chính trị của Nga
Bốn “kẻ thù không khoan nhượng” của Nord Stream 2
Theo quan sát viên kinh tế Nga Maxim Rubchenko, có bốn quốc gia phản đối mạnh mẽ kế hoạch xây dựng tuyến đường ống dẫn khí “Dòng chảy Phương Bắc 2”, bao gồm: Mỹ, Anh, Ukraine và Ba Lan; nhưng mỗi người trong số họ đều đang theo đuổi lợi ích chính trị và kinh tế riêng của mình.
Về phía Mỹ, Washington đang tìm cách thúc đẩy doanh số bán hàng LNG ở châu Âu, ngăn chặn nguồn tiền đến Nga.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), quốc gia đang xây dựng năng lực khí hóa lỏng của mình khi đối mặt với nhu cầu khí đốt đang ngày càng gia tăng ở cả châu Âu và châu Á.
Theo EIA, xuất khẩu LNG của Mỹ sẽ vượt quá 3 tỷ feet khối (tương đương với 85 triệu mét khối) mỗi ngày vào năm 2018 và hơn 12 tỷ feet khối (tương đương 340 triệu mét khối) mỗi ngày vào năm 2035.
Viện nghiên cứu năng lượng (IER) của Mỹ đưa ra dự đoán vào tháng 10 năm 2017 là, nếu như thúc đẩy được ngành xuất khẩu LNG với hạn mức như trên, dự kiến LNG ​​sẽ tạo ra thêm tới 452.000 việc làm mới và đóng góp 73 tỷ dollars vào nền kinh tế Mỹ vào năm 2040.
Tuy nhiên, vấn đề là LNG của Mỹ đắt hơn 20% so với khí đốt của Nga. Trang Oilprice.com đã tính toán rằng, LNG của Mỹ cao hơn khoảng 1-2 dollars so với giá khí đốt tiêu chuẩn ở Tây Bắc Châu Âu, điều này khiến giá khí đốt của Mỹ không cạnh tranh được.
Do đó, Mỹ cần chặn các nguồn cung khác vào châu Âu để thúc đẩy tình trạng cầu vượt cung, nhằm bán được nhiều khí đốt cho châu Âu. Mà trong lĩnh vực này, tấn công vào Nga là tốt nhất, để đạt thêm mục đích ngăn chặn Nga tăng thêm thu nhập.
Anh, Ukraine và Ba Lan: Mỗi nước một lợi ích riêng
Vương quốc Anh đang hỗ trợ nỗ lực của Washington để ngăn chặn Nord Stream 2. Lý do của London là rõ ràng, bởi họ đang phấn đấu để duy trì quyền kiểm soát lục địa châu Âu hậu Brexit và thay thế Đức làm thủ lĩnh hàng đầu của EU. Do đó, ngăn chặn dự án chung giữa ai đối thủ lớn Nga-Đức rõ ràng là một mũi tên trúng hai đích.
Ngoài ra, British Petroleum cũng đã ký một thỏa thuận mua LNG từ Venture Global của Mỹ trong 20 năm tới. Nếu “Dòng chảy Phương Bắc 2” đưa luồng khí gas giá rẻ của Nga đến châu Âu thì Anh sẽ phải chịu sức ép rất lớn từ người tiêu dùng. Do đó, ngăn chặn dự án này trở thành hiện thực là biện pháp “nhất cử lưỡng tiện”.
Đối với Ba Lan, rõ ràng nguyên nhân nước này ngăn chặn dự án của Nga là do xuất phát từ những mâu thuẫn cố hữu về dân tộc và cũng là sự thể hiện lòng trung thành với Mỹ, trong bối cảnh Warsaw đang cố gắng nâng cao vị thế địa-chính trị của mình đối với Brussels và đồng thời cũng đang cố gắng quảng bá tuyến đường ống Baltic riêng của mình.
Mối quan tâm của Kiev là điều rõ ràng nhất: Kiev lo ngại rằng Nord Stream 2 sẽ đánh dấu sự kết thúc quá cảnh khí đốt thông qua Ukraine, khiến nước này mất di vài tỷ USD mỗi năm. Mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng, khí đốt sẽ tiếp tục chảy qua Ukraine sau khi Nord Stream 2 bắt đầu hoạt động, Ukraine không muốn đặt vận mệnh của mình vào một tương lai bấp bênh như thế.
Mỹ sẽ quyết chống Nord Stream 2 đến “người châu Âu cuối cùng”, lộ diện đối thủ lớn thứ 5
Theo một số ước tính, sau khi ra mắt đường ống, người tiêu dùng châu Âu có thể tiết kiệm khoảng 8 tỷ euro mỗi năm bằng cách giảm chi phí vận chuyển khí đốt từ Nga. Mặt khác, việc chuyển sang LNG Mỹ đắt tiền có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp châu Âu.
Theo chuyên gia tư vấn quản lý Arthur D. Little viết trong Báo cáo lao động thị trường và nghiên cứu tác động kinh tế được công bố vào tháng 10/2017, tổng lợi ích kinh tế của dự án Nord Stream 2 sẽ là hơn 5,15 tỷ euro, tạo ra 31.000 việc làm toàn thời gian và thêm 2,25 tỷ euro trong GDP trong giai đoạn 5 năm.
Do đó, Đức cương quyết không tính đến việc từ bỏ dự án có lợi cho mình, đặc biệt là sau sự áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu nhôm và thép của Trump vào tháng 3 năm 2018 và điều tra gần đây của chính quyền Mỹ về nhập khẩu ô tô và xe tải, có thể dẫn đến việc áp thuế mới.
  
Đức cương quyết bảo vệ dự án có lợi cho châu Âu, còn Mỹ, Anh, Ba Lan, Ukraine, Đan Mạch… sẽ quyết chống đến cùng
Gerhard Schroeder, cựu thủ tướng của Đức và chủ tịch tại Nord Stream AG cho biết, châu Âu không có một sự thay thế nào tốt hơn cho Nord Stream 2, không có một nhà cung cấp nào đủ rẻ để có thể vượt qua Nga. Do đó, có một số lợi ích riêng tư đằng sau cuộc chiến chống lại “Dòng chảy Phương Bắc 2”.
Schroeder lưu ý rằng, Mỹ đang cố gắng ngăn chặn Nord Stream 2 bằng cách “chính trị hóa” một dự án kinh tế đa phương có lợi cho châu Âu, chỉ để thúc đẩy doanh số LNG của Mỹ tại lục địa già, "bất kể các tiêu chuẩn của nó có đáp ứng các cơ sở xử lý khí của châu Âu hay không".
Giới phân tích cho rằng, việc thực hiện “Dòng chảy Phương Bắc 2” sẽ không dẫn đến sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga. Người tiêu dùng EU vẫn có cơ hội nhận khí thiên nhiên hoá lỏng ở châu Âu và ở Đức, thậm chí là ở Mỹ. Ở Châu Âu lúc nào cũng có sự đa dạng hóa, vấn đề chỉ là người tiêu dùng chọn ai mà thôi, đây chính là những yếu tố khách quan của thị trường cung - cầu.
Tuy nhiên, Nhà Trắng đã đe dọa sẽ xử phạt các công ty của Liên minh châu Âu tham gia vào dự án Nord Stream 2, với các biện pháp trừng phạt được quy định trong Đạo luật "Về chống lại những đối thủ của nước Mỹ thông qua trừng phạt" (CAATSA) của Mỹ.
Tuy nhiên, đây có thể sẽ là biện pháp cuối cùng, bởi việc áp đặt trừng phạt các công ty châu Âu có thể dẫn đến cuộc chiến thương mại; còn trước mắt, Washington sẽ buộc Đan Mạch và Thụy Điển cấm các công trình xây dựng cho dự án do Nga dẫn đầu. Nếu điều này không thành công, Mỹ sẽ tung ra đòn đánh cuối cùng để chặn đứng Nord Stream 2.
Và hiện nay, Đan Mạch đang trở thành đối thủ lớn thứ 5 của “Dòng chảy Phương Bắc 2” mà Nga, Đức phải vượt qua. Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau.
Thiên Nam

Mỹ bỏ rơi, Mũ Bảo hiểm Trắng vẫn tử thủ ở Idlib

Nhóm tình nguyện Mũ Bảo hiểm Trắng chuẩn bị kịch bản tấn công hóa học ở Idlib sau sự kiện quan trọng ở OPCW.

Thiếu tướng Major Alexey Tsygankov, lãnh đạo Nga thuộc Trung tâm hòa giải các bên tham chiến ở Syria cho hay, những người dân Syria đã tìm đến Trung tâm chia sẻ về việc họ chứng kiến nhóm Mũ Bảo hiểm Trắng đang chuẩn bị những công cụ nghi là dàn dựng một kịch bản cáo buộc tấn công hóa học mới.
My bo roi, Mu Bao hiem Trang van tu thu o Idlib
Mũ Bảo hiểm Trắng đang chuẩn bị cho bộ phim mới?
"Theo lời những người tìm tới Trung tâm, hôm Chủ nhật, một đoàn xe gồm 6 ô tô có gắn biểu tượng của nhóm "Mũ bảo hiểm trắng" đã tới thành phố Idlib, ngoài ra còn có một xe tải chở các thiết bị bảo vệ cá nhân, bình chứa chất lỏng, thiết bị video và bảy tên lửa," - Thiếu tướng Major Alexey Tsygankov thông tin.
Những người dân địa phương còn quan sát thấy có 4 người đàn ông không rõ danh tính "tiến hành nạp phần đầu tên lửa", sau đó đạn dược được một chiếc xe tải chở tới làng Maaret En Nuuman.
Đoàn xe chở các đại diện của nhóm Mũ Bảo hiểm Trắng cũng đi về hướng này.
Theo các thông tin mà Thiếu tướng Major Alexey Tsygankov cung cấp, nhóm Mũ Bảo hiểm Trắng rất có thể đang chuẩn bị dàn dựng các cuộc tấn công hóa học giả mạo mà họ đã từng bị tố trước đây.
Nhóm Mũ Bảo hiểm Trắng đã bị Nga tung các bằng chứng dàn dựng các vụ tấn công hóa học để đổ lỗi cho Nga và quân đội Syria chủ mưu.
Nhóm này đã bị Mỹ xem xét cắt viện trợ sau hàng loạt các thông tin được truyền thông Nga đăng tải tố ngược những hình ảnh và video của nhóm này về các nạn nhân của cuộc tấn công hóa học là giả mạo.
CBS của Mỹ cho biết, tỉ trọng tham gia đóng góp tài chính của Mỹ cho "Mũ Bảo hiểm Trắng" chiếm khoảng 1/3 ngân sách của tổ chức này và Bộ Tài chính Mỹ đang xem xét các điều kiện tài chính cung cấp cho nhóm này.
Tuy có khả năng bị cắt viện trợ Mỹ, Mũ Bảo hiểm Trắng vẫn nhận sự hỗ trợ của chính quyền Anh.
RT hôm 9/5 dẫn các tuyên bố của Thủ tướng Anh Theresa May cho biết sẽ tăng tài trợ cho hoạt động của nhóm Mũ Bảo hiểm Trắng.
Bà May ca ngợi những thành viên của Mũ Bảo hiểm Trắng là những chiến binh dũng cảm và khẳng định sẽ tăng viện trợ cho nhóm này.
"Chúng tôi ghi nhận là Mũ bảo hiểm trắng đang thi hành công việc có giá trị rất quan trọng, họ thể hiện sự dũng cảm khi làm việc trong điều kiện khó khăn khủng khiếp. Họ vô cùng can đảm để tiếp tục công việc đó.
Chúng tôi ủng hộ và sẽ tiếp tục giúp đỡ cho công việc của họ, còn Bộ trưởng về phát triển quốc tế sẽ nghiên cứu mức độ của khoản hỗ trợ này" — bà May nói.
Việc Mũ Bảo hiểm Trắng tiếp tục nhận được các hỗ trợ của chính quyền Anh dù đã nhiều lần bị truyền thông Nga, Syria vạch mặt là kênh tin tức giả mạo cần xem xét gắn trong bối cảnh quốc tế gần đây.
Anh vừa thành công trong đề xuất tăng quyền lực cho Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học (OPCW) cho phép xác định thủ phạm của những vụ tấn công hóa học.
Tại cuộc bỏ phiếu về đề xuất của Anh tại OPCW, 82 số phiếu ủng hộ trong khi có 24 phiếu chống đã chính thức cho phép OPCW có quyền lực xác định các hung thủ của những vụ tấn công hóa học xảy ra trên khắp thế giới. Lâu nay, tổ chức này chỉ có thẩm quyền xác định xác vụ tấn công có phải là tấn công hóa học hay không.
Huy Vũ

Tăng quyền OPCW ở Syria: Washington muốn khoá Putin để hạ Assad?

Washington không sử dụng kịch bản của White Helmets nữa mà hợp pháp hoá vấn đề bằng việc điều chỉnh OPCW và kỳ vọng sẽ khoá được tay Putin...

Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học được tăng quyền hạn khi điều tra ở Syria 
Hurriyet Daily News ngày 27/6 dẫn thông tin từ phái đoàn Anh tại Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) cho biết các nước thành viên OPCW đã thông qua dự thảo do Anh đề xuất về việc mở rộng quyền hạn của cơ quan này.
Theo nội dung dự thảo về tăng quyền hạn cho OPCW, tổ chức quốc tế chuyên về điều tra, giám sát việc sản xuất, sở hữu và sử dụng vũ khí hoá học này sẽ có thêm nhiều thẩm quyền để quy trách nhiệm trong các vụ tấn công hóa học ở Syria.
Dự thảo về tăng quyền cho OPCW được thông qua với 82 phiếu thuận và 24 phiếu chống.
Trên Twitter của phái đoàn Anh tại OPCW viết: "Cộng đồng quốc tế đã nhất trí ủng hộ việc tăng cường các lệnh cấm sử dụng vũ khí hóa học".
Tang quyen OPCW o Syria: Washington muon khoa Putin de ha Assad?
Liệu OPCW có trở thành bảo bối của Washington trong nước cờ Vũ khí hoá học Syria
Tháng 11/2017, Nga đã phủ quyết nghị quyết do phương Tây hậu thuẫn, nhằm gia hạn cho Ủy ban Liên lạc của LHQ về Syria-cơ quan phối hợp giữa LHQ và OPCW - để xác định thủ phạm tiến hành các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria.
Hành động của Nga khiến cho cơ chế điều tra vũ khí hoá học của Syria được Mỹ và phương Tây ủng hộ - sau khi nước này đã thực hiện tiêu huỷ kho vũ khí hoá học của mình - rơi vào bế tắc và OPCW gần như đơn độc trong vấn đề này.
Trong khi đó, OPCW lại bị hạn chế trong điều tra, nhất là kết luận điều tra về thực trạng vũ khí hoá học tại Syria, trong đó đặc biệt là không được đưa ra nhận định về thủ phạm các vụ tấn công bằng vũ khí hoá học mà OPCW xác định đã xảy ra.
Vì vậy, Mỹ và các đồng minh - đi đầu là Anh - đã tìm cách biến OPCW thành công cụ hữu hiệu của mình trong "nước cờ vũ khí hoá học Syria", nhằm thực hiện việc lật đổ Tổng thống Assad bằng chiêu trò luật pháp hoá chính trị.
Washington bắt đầu thực hiện mưu đồ bằng việc thay đổi người đứng đầu OPCW, khi ngày 11/10/2017 Mỹ và đồng minh đã bất ngờ đề xuất cựu Đại sứ Tây Ban Nha tại LHQ, Fernando Arias, làm Tổng giám đốc OPCW.
Ông Arias thay thế đương kim Tổng giám đốc OPCW Ahmet Uzumcu và có nhiệm vụ phải làm sáng tỏ những cáo buộc các loại khí sarin và khí mù tạt liên tục được sử dụng trong cuộc chiến Syria
Tổng giám đốc OPCW hiện tại bị cho là không mạnh mẽ nên không đáp ứng được mong muốn của Mỹ, không tìm ra chứng cứ để có thể khẳng định chính quyền Syria chưa phá huỷ kho vũ khí hoá học, vẫn sở hữu và sử dụng vũ khí hoá học. 
Với thành tích của mình, ông Arias được cho là có thể đáp ứng được kỳ vọng của Washington và các đồng minh.
Chính ông Peter Wilson, đại diện nước Anh tại OPCW, đã khẳng định : "Tôi tin rằng ông Arias là người kế nhiệm mạnh mẽ". 
Tang quyen OPCW o Syria: Washington muon khoa Putin de ha Assad?
Người tâm phúc Fernando Arias mà Washington mong chờ giúp thực hiện mưu đồ Mỹ
Theo dự kiến, tháng 12/2018 ông Arias sẽ nhận nhiệm sở và theo kế hoạch thì phiên họp thứ 88 của Hội đồng điều hành OPCW sẽ diễn ra từ ngày 10 đến ngày 13/7 và
phiên họp thứ 89 sẽ diễn ra từ ngày 9 đến ngày 12/10/2018.
Vì vậy đây là thời điểm thích hợp nhất cho bước đi tiếp theo của Mỹ và đồng minh trong việc biến OPCW thành công cụ hữu hiệu - đề xuất tăng quyền cho OPCW, chuẩn bị hành trang tốt nhất cho "người tâm phúc" phục vụ mưu đồ của mình.
Tăng quyền cho OPCW, Washington muốn khoá tay Putin để úp Assad?
Việc Nga sử dụng quyền phủ quyết của Thành viên Thường trực HĐBA LHQ đã ngăn chặn Mỹ và đồng minh không thể thực hiện được mưu đồ của mình là lật đổ Tổng thống Assad bằng một cơ chế quốc tế hợp pháp.
Moscow bảo trợ cho chính quyền Damascus nên Washington và đồng minh không thể xoá bỏ chế độ Assad theo kiểu hành động đã xoá bỏ chế độ Saddam Hussein ở Iraq hay chế độ Gaddafi ở Libya và đây là nỗi thất vọng của Mỹ và phương Tây.
Washington và đồng minh chọn "nước cờ vũ khí hoá học Syria" để thực hiện mưu đồ, song trong nước đi này Tổng thống Obama đã việt vị trước Tổng thống Putin, khi Nga đề xuất Mỹ thực hiện tiêu huỷ và giám sát tiêu huỷ VKHH của Syria.
Tuy nhiên, do không có cơ chế thanh sát trong việc tiêu huỷ VKHH của Syria, bởi số lượng hơn 1.300 tấn cũ khí hoá học của nước này được đưa đi tiêu huỷ hoàn toàn do Damascus cung cấp, do vậy Mỹ và đồng minh nghi ngờ Assad không trung thực.
Đây là cơ hội cho Washington thực hiện chiêu trò lập kịch bản sử dụng vũ khí hoá học giết hại dân thường tại Syria, rồi quy cho Damascus là thủ phạm, từ đó tạo điều kiện cho OPCW và các cơ chế quốc tế khác xuất hiện tại Syria.
Tuy nhiên, vì các cơ chế điều tra quốc tế không thường xuyên thì bị giới hạn thời gian thực hiện sứ mệnh tại Syria mà việc gia hạn luôn gặp rào cản của Nga, nên trọng trách được Washington và đồng minh trao cho OPCW.
Tang quyen OPCW o Syria: Washington muon khoa Putin de ha Assad?
Kịch bản của White Helmets đã không còn được Washington ưu tiên sử dụng nữa vì luôn không hoàn hảo
Trong khi Tổng giám đốc OPCW Ahmet Uzumcu quá hiền, còn OPCW thì thiếu quyền nên mưu đồ Mỹ không thể thực hiện được.
Nay thì Washington đã khắc phục được cả hai "điểm yếu chết người" đó để sẵn sàng hành động.
Có thể thấy rằng, Washington rất sốt sắng trong việc "biến OPCW thành bảo bối" của mình, bởi việc thông qua đề xuất tăng quyền hạn cho OPCW tại Syria diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Moscow chỉ chỉ trích báo cáo mới đây của OPCW về Syria.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 25/6 đã cho rằng báo cáo của Ban thư ký kỹ thuật của Tổ chức cấm vũ khí hóa học về yêu cầu tiếp cận các cơ sở hạ tầng quân sự ở Syria đã được thông qua dưới sức ép mạnh nhất từ Mỹ, theo TASS.
"Chúng tôi ghi nhận báo cáo của Tổng Giám đốc OPCW về thực hiện nghị quyết 83 của Hội đồng điều hành. Song chúng tôi khẳng định yêu sách nêu trong báo cáo về Syria nằm ngoài Công ước Vũ khí Hóa học", thông cáo của bộ Ngoại giao Nga.
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh: "Những nỗ lực để thanh sát viên OPCW được tiếp cận không hạn chế và vô điều kiện đối với bất kỳ cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự bao gồm các cơ sở bí mật, vượt xa khuôn khổ của luật pháp quốc tế".
Theo Moscow: "Rõ ràng, một văn kiện như vậy đã được thông qua do chịu sức ép mạnh nhất từ Mỹ và các đồng minh thân cận nhất của Washington. Thật thú vị xem Mỹ sẽ làm gì nếu bất cứ ai tìm cách thanh tra các cơ sở của Mỹ theo cách này".
Phía Nga lưu ý rằng các chuyên gia OPCW đã hai lần xác nhận không có các hoạt động bị cấm tại cơ sở nghiên cứu ở Barzah của Syria và phương Tây đang tìm cách né tránh câu trả lời tại sao lại phóng tên lửa vào cơ sở này ngày 13/4 vừa qua.
Tang quyen cho OPCW o Syria : Washington muon khoa tay Putin?
Liệu Tổng thống Putin có thể hoá giải nước đi hiểm hóc mới của Washington để che chở cho chế độ Assad
Như vậy, sau khi kịch bản Damascus sử dụng vũ khí hoá học trong cả "sự kiện Idlib" dẫn tới việc Mỹ tấn công Syria tháng 4/2017 lẫn "sự kiện Douma" dẫn đến việc Mỹ-Anh-Pháp tấn công Syria tháng 4/2018, đều không hoàn hảo, Mỹ đã đổi nước đi.
Đó là không ưu tiên sử dụng kịch bản của White Helmets, mà sẽ hợp pháp hoá vấn đề bằng việc điều chỉnh OPCW, và Washington được cho là kỳ vọng sẽ "khoá được tay Putin" và từ đó có thể "úp Assad" bằng chính nước cờ vũ khí hoá học Syria.
Tổng thống Putin từng cho cả Tổng thống Obama và Tổng thống Trump rơi vào thế việt vị trong nước cờ VKHH Syria, không biết với nước đi hiểm hóc này của đối phương - tăng quyền cho OPCW - nhà lãnh đạo Nga sẽ hoá giải bằng cách nào?
Chúng ta cùng chờ xem Mỹ và đồng minh sử dụng "công cụ OPCW" ra sao sau khi được "thổi thêm phép thần thông" và cách mà Tổng thống Putin có thể vô hiệu hoá "bảo bối của Washington".
Ngọc Việt

Quân đội Nga tuyên bố lệnh ngừng bắn với Mỹ ở Syria đã kết thúc

Trung Hiếu | 27/06/2018 12:06 PM
Quân đội Nga tuyên bố lệnh ngừng bắn với Mỹ ở Syria đã kết thúc
Sân bay quân sự tại căn cứ Hmeymim. Ảnh: RT.

Lực lượng không quân Nga đóng ở Syria thông báo vào hôm 26/6 về việc chấm dứt thỏa thuận ngừng bắn đạt được với Mỹ và Jordan ở tây nam Syria.

Lực lượng này đã nêu ra các vi phạm của các lực lượng nổi dậy.
Quyết định trên xuất hiện vào thời điểm Tổng thống Syria Bashar al-Assad mở một cuộc tấn công mới nhằm tái chiếm một trong những khu vực cuối cùng bị phiến quân kiểm soát.
  • Nga chớp thời cơ tấn công mặt trận Tây Nam Syria nhân lúc Mỹ lơ là

Các chiến đấu cơ của Nga được cho là đã tấn công các mục tiêu ở tỉnh Daraa vào ngày 25/6. Daraa nằm trong khu vực mà vào năm 2017 Nga, Syria và các nhóm phiến quân đã nhất trí ngừng bắn tại đó.
Căn cứ Hmeymim, một sân bay nằm ở tỉnh Latkia, là một trong hai cơ sở quân sự mà Nga thuê ở Syria. Cơ sở còn lại là căn cứ hải quân nằm cách đó khoảng 65km, ở Tartous.
“Kênh Trung ương của Căn cứ Quân sự Hmeymim” viết trên mạng xã hội Facebook như sau:
“Việc chấm dứt thời kỳ giảm căng thẳng ở miền nam Syria có thể được xác nhận sau khi thỏa thuận này bị vi phạm bởi các nhóm cực đoan và các nhóm vũ trang bất hợp pháp đang hoạt động chống lại các lực lượng của chính phủ Syria , trong khi thỏa thuận vẫn còn hiệu lực ở tỉnh Idlib”.
Trong một thông báo sau đó, căn cứ không quân này cũng phủ nhận các thông tin cho rằng có thương vong dân thường. Họ khẳng định: “Các oanh tạc cơ Nga hoàn toàn không nhắm vào các mục tiêu dân sự. Sứ mệnh của chúng tôi chỉ giới hạn vào việc tiêu diệt các căn cứ khủng bố thuộc về lực lượng Mặt trận Nusra và IS nhằm hỗ trợ cho các đơn vị lục quân Syria”./.

ga huỷ việc ngừng bắn với Mỹ, sẵn sàng ra tay trước

Nga đã thay đổi cơ bản hành động tại Syria, sẵn sàng ra tay trước nhằm ngăn chặn mưu đồ của Mỹ và phương Tây, bảo vệ thành quả của mình...

Theo một tuyên bố từ căn cứ không quân Hmeymim của quân đội Nga tại Syria hôm 26/6, Thoả thuận ngừng bắn được bảo trợ bởi Nga, Mỹ và Jordan tại nam Syria đã chấm dứt hiệu lực do những vi phạm của các nhóm nổi dậy Syria.
“Việc kết thúc thời kỳ giảm căng thẳng ở miền nam Syria được xác nhận sau khi thỏa thuận ngừng bắn đã bị vi phạm bởi các nhóm vũ trang bất hợp pháp chống lại lực lượng chính phủ Syria", thông báo của phía Nga cho biết.
Quyết định của Moscow được đưa ra trong thời điểm các lực lượng trung thành với Tổng thống Assad đang tiến hành chiến dịch tấn công mới, nhằm giành lại quyền kiểm soát tất cả các khu vực còn lại trên lãnh thổ Syria vốn bị khủng bố chiếm đóng.
Nga huy viec ngung ban voi My, san sang ra tay truoc
Tình trạng giảm căng thẳng tại nam Syria đã chấm dứt theo tuyên bố của Nga
Mỹ đã đe doạ sẽ có biện pháp cứng rắn với quân đội Syria nếu tiếp tục có các hành động quân sự tại “vùng giảm căng thẳng", đồng thời yêu cầu Nga phải có trách nhiệm tác động đến chính phủ Syria thực hiện Thoả thuận ngừng bắn tại nam Syria.
Tuy nhiên, bất chấp đe doạ của Washington, quân đội Syria thì ngày một tấn công mạnh mẽ hơn vào khu vực tây nam Syria, Không quân Nga thì vẫn tiếp tục không kích yểm trợ cho đồng minh.
Và nay thì Moscow tuyên bố chấm dứt hiệu lực Thoả thuận ngừng bắn tại nam Syria được Nga-Mỹ bảo trợ.
Dư luận lo ngại động thái của Moscow sẽ khiến Mỹ có thể có hành động quân sự, làm gia tăng tình hình chiến sự tại Syria.
Trước nay, ngăn chặn Mỹ hành động quân sự tại Syria luôn là mong muốn của Nga, trong khi theo kế hoạch thì cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 7 tới.
Vậy mà Moscow lại ra quyết định chấm dứt tình trạng giảm căng thẳng tại nam Syria.
Điều gì khiến Moscow lại có quyết định như vậy? Theo giới phân tích thì có nhiều lý do khiến Nga phải có hành động dứt khoát, song trong đó nổi lên 2 vấn đề được xem là nguyên nhân chính cho việc ra quyết định của Moscow.
Thứ nhất, việc ký kết thoả thuận ngừng bắn tại nam Syria chỉ là một nước cờ không hoàn hảo của cả Nga và Mỹ, điều đó báo trước sẽ đến lúc thoả thuận này hoặc sẽ bị vô hiệu, hoặc sẽ bị xé bỏ.
Với thực tế như vậy, Moscow và Washington đã có những nước đi riêng nhằm khai thác tối đa lợi ích có được từ thoả thuận ngừng bắn, nhất là khi quân đội trung thành với Tổng thống Assad tấn công nam Syria, vô hiệu hoá thoả thuận ngừng bắn.
Về phía Nga  đó là tạo điều kiện để Quân đội Syria (SAA) bắt tay Quân đội Syria Tự do (FSA), cùng phồi hợp tác chiến tấn công nhóm khủng bố Mặt trận Nusra  tại khu vực tây nam Syria.
Nga huy viec ngung ban voi My, san sang ra tay truoc
Tạo điều kiện để bất kỳ nhóm phiến quân nào thuộc FSA phối kết với SAA tấn công khủng bố tại nam Syria là cờ cao của Putin
Theo giới phân tích, việc Trung tâm Hoà giải của Nga ở Syria tạo điều kiện cho FSA bắt tay SAA tấn công khủng bố Nusra là một quyết định chuẩn xác trong tình hình hiện nay tại khu vực giảm căng thẳng ở nam Syria.
Chỉ cần bất cứ lực lượng nào nằm trong thành phần FSA bắt tay với SAA tấn công khủng bố cũng giúp cho chiến dịch tấn công tây nam Syria của các lực lượng trung thành với Tổng thống Assad có thể hạn chế tối đa khả năng bị Mỹ chặn lại.
Bởi khủng bố là mục tiêu chung, tấn công khủng bố là mục đích chung của Quân đội Syria và Quân đội Syria Tự do, dù phe nổi dậy chống lại Damascus. Do đó, sự phối hợp giữa FSA với SAA tấn công Nusra không thể xem là xé thoả thuận ngừng bắn.
Điều đó khiến cho Washington không thể dựa trên cái cớ là Damascus vi phạm thoả thuận ngừng bắn đế tấn công quân đội Syria, đồng thời cũng không thể gây sức ép với Moscow phải ngăn chặn hành động của Damascus.
Không những vậy, khi FSA kết hợp với SAA tấn công Nusra thì Không quân Nga vẫn có thể hỗ trợ quân đội Syria mà Moscow không bị xem là tạo điều kiện để cho Damascus xé bỏ thoả thuận ngừng bắn ở nam Syria.
Về phía Mỹ đó là quyết định ngừng hỗ trợ quân sự cho lực lượng nổi dậy tại tây nam Syria, nghĩa là Washington để cho phe đối lập Syria "đơn thương độc mã" trong việc chống trả quân chính phủ Syria với sự yểm trợ của Không quân Nga.
Ngày 24/6 vừa qua Mỹ đã nhắc nhở lực lượng nổi dậy Syria không nên mong chờ Washington hỗ trợ quân sự ở mặt trận miền nam nước này, gồm khu vực biên giới Syria-Jordan và Cao nguyên Golan.
Trong thông điệp của chính phủ Mỹ gửi các nhóm vũ trang thuộc Quân đội Syria Tự do, Washington nhấn mạnh: "Khi đưa ra quyết định, các bạn đừng mặc định hoặc mong chờ chúng tôi sẽ can thiệp quân sự hỗ trợ".
Nga huy viec ngung ban voi My, san sang ra tay truoc
Mỹ ngừng hỗ trợ lực lượng nổi dậy đã khiến cho tình trạng giảm căng thẳng tại nam Syria dễ dàng bị phá vỡ
"Chính phủ Mỹ hiểu được những khó khăn mà các bạn đang phải đối mặt. Chúng tôi đã kêu gọi Nga và Syria không thực hiện các biện pháp quân sự xâm phạm khu vực giảm căng thẳng", Reuters trích dẫn.
Trong suốt cuộc nội chiến kéo dài 7 năm ở Syria, chính quyền Mỹ đã chi hàng triệu USD hỗ trợ phiến quân, bao gồm cung cấp vũ khí và chương trình huấn luyện quân sự được thực hiện bởi lực lượng đặc nhiệm Mỹ.
Vậy mà khi quân đội Syria ồ ạt tấn công miền nam và Không quân Nga vẫn yểm trợ thì Mỹ lại bỗng dưng khẳng định sẽ không can thiệp, để lực lượng nổi dậy Syria "đơn thương độc mã" đối phó với chiến dịch quân sự của quân chính phủ.
Dù Nga và Mỹ hướng tới mục đích riêng của mình qua việc - Nga bắt tay, Mỹ bỏ rơi lực lượng nổi dậy tại miền nam Syria - song hiệu quả thì nước đi của Nga dường như đạt được nhiều hơn. Đó là buộc phe nổi dậy phải vi phạm thoả thuận ngừng bắn.
Bởi phe đối lập là một hỗn hợp các lực lượng chống chính quyền Syria, mà "đoàn kết thì ít, mâu thuẫn thì nhiều", nên khi Nga chọn một nhóm đối lập phối kết với quân chính phủ sẽ dễ dàng làm gia tăng mâu thuẫn trong nội bộ phe đối lập.
Trong khi Mỹ lại quyết định bỏ rơi phe đối lập tại nam Syria, khiến nhiều nhóm khác trong thành phần lực lượng nổi dậy sẽ phản ứng tiêu cực, việc tấn công quân chính phủ và vi phạm thoả thuận ngừng bắn khó thể tránh khỏi.
Vì quyết định "bỏ rơi" phe đối lập nên Mỹ không thể kiểm soát được tình hình chiến sự và đó là cơ hội cho Nga có thể chủ động lên tiếng huỷ bỏ Thoả thuận ngừng bắn mà nguyên nhân là phe đối lập Syria vi phạm, mà Mỹ buộc phải chấp nhận.
Thứ hai, việc Mỹ và đồng minh tìm cách mở rộng quyền hạn của Tổ chức Cấm Vũ khí Hoá học (OPCW) trong điều tra vũ khí hoá học tại Syria, buộc Moscow phải hành động trước khi nước đi của đối phương gây tác hại cho cả Nga và Syria.
Tai sao Nga huy Thoa thuan ngung ban voi My tai Syria?
Tăng quyền cho OPVW là nước đi hiểm của Washington
Xin nhắc lại là một dự thảo về tăng quyền hạn cho OPCW do Anh đề xuất đã được thông qua, giúp tổ chức chuyên về giám sát sản xuất, sở hữu, sử dụng VKHH này có thêm nhiều thẩm quyền để quy trách nhiệm trong các vụ tấn công hóa học ở Syria.
Đây được xem là nước đi của Mỹ và đồng minh nhằm biến OPCW thành "công cụ hữu hiệu" phục vụ mưu đồ của mình. Do trước đây Tổng giám đốc OPCW quá hiền, còn OPCW thì thiếu quyền nên mưu đồ Mỹ không thể thực hiện được.
Nay Washington đã khắc phục được cả hai "điểm yếu chết người" đó, "biến OPCW thành bảo bối", từ đó không sử dụng kịch bản của White Helmets, mà sẽ hợp pháp hoá bằng tăng quyền cho OPCW và đưa "người tâm phúc" đứng đầu tổ chức này.
Sau khi kịch bản Damascus sử dụng vũ khí hoá học trong cả "sự kiện Idlib" dẫn tới việc Mỹ tấn công Syria tháng 4/2017 lẫn "sự kiện Douma" dẫn đến việc Mỹ-Anh-Pháp tấn công Syria tháng 4/2018, đều không hoàn hảo, rõ ràng Mỹ đã đổi nước đi.
Washington được cho là rất kỳ vọng - sau khi OPCW được "thổi thêm phép thần thông" - sẽ "khoá được tay Putin" và từ đó có thể "úp Assad" bằng chính nước cờ vũ khí hoá học Syria.
Nước đi của Mỹ là rất hiểm nên Nga đã chủ động ra tay trước để ngăn chặn tác hại từ hành động của đối phương. Trong vấn đề vũ khí hoá học Syria, phản ứng của Nga và Syria hầu như chỉ là chứng minh cáo buộc của Mỹ và đồng minh là sai trái.
Tuy nhiên, khi OPCW được tăng quyền hạn, nếu vẫn để tồn tại tình trạng "tranh tối tranh sáng" ở các khu vực giảm căng thẳng, thì kiếu phản ứng như thường thấy của Nga và Syria như trước đây sẽ rất nguy hiểm.
Bởi trong khu vực giảm căng thẳng có khủng bố và đối lập ôn hoà, mà hai lực lượng này từng cho thấy có cất giữ, thậm chí sản xuất VKHH. Do vậy, không loại trừ hành động "gặp lửa bỏ tay Damascus" và OPCW sẽ quy ngay trách nhiệm cho Assad.
Tai sao Nga huy Thoa thuan ngung ban voi My tai Syria?
Nếu để tình trạng tranh tối tranh sáng sẽ tạo điều kiện cho hành động gắp lửa bỏ tay Assad và giúp cho bảo bối OPCW của Mỹ phát huy tác hiệu
Vì vậy, tuyên bố huỷ bỏ Thoả thuận ngừng bắn sẽ giúp cho quân chính phủ Syria có thể đẩy nhanh chiến dịch tất tay, sớm kiểm soát khu vực miền nam Syria.
Khi "trắng đen rõ ràng" thì mưu đồ Mỹ sẽ khó thực hiện được.
Rõ ràng, qua quyết định chấm dứt tình trạng giảm căng thẳng tại nam Syria, Nga cho thấy đã thay đổi cơ bản hành động tại Syria, sẵn sàng ra tay trước nhằm ngăn chặn mưu đồ của Mỹ và phương Tây, bảo vệ thành quả của mình tại ván cờ Syria.
Ngọc Việt

Quân đội Syria ra đòn “vũ bão” tại biên giới, Israel và Jordan lo sợ

Hồng Anh | 28/06/2018 09:33 AM
Quân đội Syria ra đòn “vũ bão” tại biên giới, Israel và Jordan lo sợ
Lực lượng đặc nhiệm "Tiger" của Quân đội Syria đã giành lại được thị trấn lớn đầu tiên ở khu vực Tây Nam. Ảnh: Al Masdar News.

Đòn quyết định của chính phủ Syria tại khu vực Tây Nam đã khiến các nước láng giềng Israel và Jordan “đứng ngồi không yên”.

Quân đội Syria ngày 26/6 đã mở rộng vòng vây đối với phiến quân và khủng bố tại khu vực tây nam, tiến tới giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực này.
Khu vực Tây Nam Syria có vị trị nhạy cảm chiến lược vì nằm gần biên giới với cả Jordan và Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng. Do đó, đòn quyết định của chính quyền Tổng thống Bashar Al-Assad đã khiến các nước láng giềng của Syria “đứng ngồi không yên”.
Đài quan sát Nhân quyền Syria cho biết, trong cuộc tiến công lớn đầu tiên ở phía Tây Nam, các lực lượng chính phủ đã chiếm được khu vực rộng lớn, gồm các thị trấn Busra al-Harir và Malihat al-Atash ở đông bắc Deraa, gây thiệt hại nặng nề cho nhóm khủng bố Jabhat al-Nusra.
Theo truyền thông Syria, quân đội đang mở một mặt trận mới nhằm vào khu vực phe nổi dậy chiếm giữ tại thành phố Deraa, miền nam nước này. Hãng tin Reuters dẫn lời một chỉ huy chiến trường cho biết, mục đích của quân đội là giành lại cửa khẩu Nassib nằm ở biên giới giữa Syria và Jordan - huyết mạch kinh tế quan trọng bị rơi vào tay phiến quân kể từ năm 2015.
Cũng theo nguồn tin trên, máy bay và lực lượng pháo binh của chính phủ đã tấn công vào khu vực do phiến quân kiểm soát tại Deraa, cắt đứt tuyến đường tiếp vận tới biên giới Jordan.
  • Quân đội Nga tuyên bố lệnh ngừng bắn với Mỹ ở Syria đã kết thúc

Còn theo hãng thông tấn SANA (Syria), quân đội Syria đã tiêu diệt nhiều phần tử al-Nusra, phá hủy căn cứ, trang thiết bị của chúng và thu giữ một lượng lớn vũ khí cùng nhiều xe bọc thép. 
Lữ đoàn công binh đã bắt đầu rà phá bom mìn trên các con đường và tòa nhà trong khu dân cư mới giải phóng, còn đơn vị tác chiến đang củng cố các cứ điểm để chuẩn bị đà tiến chống lại khủng bố ở những vùng lân cận.
Mặc dù giành được nhiều tiến bộ song chiến dịch quân sự của chính phủ Syria tại phía Tây Nam vẫn được coi là khá mạo hiểm, khi cả Israel lẫn Jordan đều bày tỏ sự e ngại trước việc quân đội Syria lấy lại quyền kiểm soát vùng biên giới.
Jordan lo làn sóng người tị nạn mới
Giao tranh tại khu vực biên giới Syria làm gia tăng lo ngại về các phần tử cực đoan và làn sóng người tị nạn mới đổ sang các nước láng giềng, đặc biệt là Jordan. Hãng tin IRIN News cho biết, đã có khoảng 25.000 người Syria tới khu vực biên giới với Jordan kể từ ngày 16/6 vừa qua, còn theo ước tính của Liên Hợp Quốc, con số này có thể tăng lên đến 200.000 trong thời gian tới.
Hồi đầu tuần, chính phủ Jordan tuyên bố, nước này không thể tiếp nhận thêm người tị nạn Syria trong bối cảnh đang nỗ lực khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và giải pháp tốt nhất là đóng cửa biên giới.
Phát biểu với tờ Thời báo Jordan, Bộ trưởng Truyền thông Jumana Ghunaimat cho biết: “Chúng tôi đã tiếp nhận một lượng lớn người tị nạn Syria và hiện giờ không còn khả năng nhận thêm nữa. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình tại phía Nam Syria và nỗ lực làm việc với đối tác Nga, Mỹ nhằm đạt được một thỏa thuận bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng tôi”.
Trong thông báo trên trang mạng Twitter, Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi cho biết, nước này sẽ tiếp tục đóng cửa biên giới, đồng thời khẳng định Jordan sẽ làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ “người anh em láng giềng”, cũng như bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia.
Jordan đang hỗ trợ nơi ăn chốn ở cho 660.000 người tị nạn Syria đăng ký hợp pháp. Theo một số quan chức, số lượng trên thực tế còn lớn hơn nhiều do có cả những người tị nạn không được đăng ký.
Israel lo ngại Iran mở rộng ảnh hưởng ở Syria
  • Vì sao 5 năm trước Tổng thống Obama không tấn công Syria vào phút chót?

  • Giữa lúc nước sôi lửa bỏng, Mỹ bất ngờ “bỏ rơi” đồng minh tại Syria

  • Assad: Tôi rất mừng khi nghe phương Tây nói "không bỏ xu nào tái thiết Syria"

Với Jordan, những lo ngại về tình hình Syria là làn sóng người tị nạn, còn với Israel đó là sự mở rộng tầm ảnh hưởng của quân đội Iran và các lực lượng do nước này hậu thuẫn tại Syria.
Chính phủ Israel cho rằng, các lực lượng Iran đang tiến gần tới Cao nguyên Golan cùng với lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và điều này tạo ra mối đe dọa về an ninh đối với Israel.
Từ trước đến nay, sự can dự của Israel vào cuộc xung đột Syria ở mức độ rất hạn chế, với mục đích chính là ngăn chặn Iran mở rộng sự hiện diện quân sự tại Syria.
Ở phía Tây Nam Syria, Israel luôn tìm cách giữ quân đội Iran và lực lượng dân quân so nước này hậu thuẫn tránh xa ranh giới với Cao nguyên Golan.
Miền tây nam Syria thuộc khu vực “giảm căng thẳng” theo thỏa thuận do Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ vào năm 2017. Thỏa thuận này đã giúp Israel thực hiện được mục đích kiềm chế Iran mở rộng sự hiện diện quân sự về phía Cao nguyên Golan.
Theo Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (international crisis group), Israel đã hỗ trợ nhiều nhóm vũ trang ở miền nam Syria trong một nỗ lực nhằm tận dụng nguồn lực của các đối tác địa phương và đảm bảo an toàn tại vùng đệm nằm ở khu vực biên giới.
Tuy nhiên, khi chính phủ Syria phát động cuộc tấn công lớn tại khu vực Tây Nam, Israel luôn trong trạng thái nơm nớp lo ngại xung đột với Iran có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Israel từng tuyên bố sự hiện diện của Iran gần Cao nguyên Golan là không thể chấp nhận được, đồng thời đe dọa tiến hành các cuộc không kích chống lại Iran nếu nước này vượt qua “ranh giới đỏ”.
Theo một số nhà quan sát, trong trường hợp Iran đưa quân đến gần Cao nguyên Golan, Israel có thể tính đến nước cờ chia tách chính phủ Syria và Iran, nhằm đối phó riêng với Tehran./.

Nga tránh 'lép vế' trước Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường và nguồn vốn quan trọng của Nga, trong khi Nga là nguồn cung năng lượng ổn định bảo đảm tăng trưởng kinh tế cho Trung Quốc.

Tìm chỗ đứng cùng Hàn Quốc
Trang World Polictics Review vừa có bài viết về chuyến thăm Nga của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ngoài việc phân tích mục đích của nhà lãnh đạo Hàn Quốc, bài báo còn cho rằng Nga đang muốn tránh bị “lép vế” trước một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh nên buộc phải củng cố quan hệ với Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Tổng thống Nga Putin cũng được cho là đang nỗ lực định hình tương lai của Bán đảo Triều Tiên theo hướng có lợi cho Nga tại thời điểm cả thế giới đang hướng sự chú ý vào việc Bình Nhưỡng mở rộng cánh cửa ngoại giao với cả Seoul và Washington.
Không muốn bị gạt ra ngoài "cuộc chơi", Tổng thống Nga gần đây đã mời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm Moscow.
Còn về phía Tổng thống Hàn Quốc, giới phân tích cho rằng qua chuyến thăm Nga, ông Moon Jae-in cho thấy cá nhân ông sẵn lòng bình thường hóa quan hệ với Tổng thống Putin hơn các nhà lãnh đạo khác.
Nga tranh 'lep ve' truoc Trung Quoc
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin
Khác với những người đồng cấp phương Tây, ông Moon Jae-in không coi Nga là mối đe dọa, thay vào đó, ông coi Nga là một đối tác quan trọng giúp chuyển dịch các kết nối chiến lược và kinh tế cho Hàn Quốc.
Đến với Nga, ngoài việc muốn xóa đi hình ảnh một Hàn Quốc quá mềm yếu trước Mỹ, ông Moon Jae-in còn muốn giải quyết thực trạng phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc về mặt Hàn Quốc.
Điều này đã được chứng tỏ khi quan hệ Trung-Hàn có những rạn nứt, Trung Quốc trả đũa vụ Seoul cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) hồi năm ngoái.
Bắc Kinh giảm lượng du khách tới Hàn Quốc, thực thi chiến dịch uy hiếp Lotte - tập đoàn đứng ra cho Mỹ thuê địa điểm đặt hệ thống phòng thủ tên lửa.
Bên cạnh đó, Tổng thống Moon Jae-in đang tìm cách xử lý các lo ngại về mối quan hệ liên Triều bằng việc tạo dựng sự cân bằng mới giữa các cường quốc liên quan, trong đó có Nga.
Theo giới phân tích, Seoul dường như toan tính rằng họ có thể dùng một cường quốc khu vực lớn mạnh khác là Nga để tạo đối trọng trước các nhân tố khác, nhằm tối đa hóa lợi ích của Hàn Quốc.
Nga tranh 'lep ve' truoc Trung Quoc
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu trước Duma Quốc gia Nga hôm 21/6
Chiến lược này, được biết đến với tên gọi “cách đều” hay “ngoại giao cân bằng”, từ lâu luôn được các tiền nhân thông tuệ ở bán đảo này áp dụng. Không phải ngẫu nhiên mà Triều Tiên vận dụng cách tiếp cận này để điều phối quan hệ với Trung Quốc và Nga kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
“Chính sách hướng Bắc mới” mà Moon Jae-in công bố hồi năm ngoái, với một phần trọng tâm là hướng về Nga, giữ vai trò quan trọng đối với bước thúc đẩy kinh tế của Hàn Quốc.
Hợp tác với Nga giúp can dự của Hàn Quốc với Triều Tiên khả thi hơn, ở cả khía cạnh kinh tế lẫn chính trị. Ngoài ra, tiềm năng về tuyến đường tàu hỏa nối liền Triều Tiên với Nga hứa hẹn sẽ gia tăng hơn nữa trao đổi thương mại đang ở ngưỡng đáng kể giữa Hàn Quốc với châu Âu.
Nhập khẩu năng lượng rẻ hơn từ Nga cũng là một ưu thế đối với Hàn Quốc, trong khi Nga có thể sẽ giúp đa dạng hóa lượng khách du lịch, tránh phụ thuộc quá nhiều vào lượng khách đến từ Trung Quốc. Việc Nga phát triển khu vực Viễn Đông cũng tạo cơ hội cho các công ty Hàn Quốc.
Phát biểu trước Duma Quốc gia Nga trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố: “Hợp tác với Nga là nền tảng trên con đường tạo lập hòa bình cho bán đảo Triều Tiên và thịnh vượng ở Đông Bắc Á”.
Ông Moon Jae-in cũng khẳng định hợp tác “tay ba” giữa hai miền Triều Tiên với Nga sẽ “giúp thiết lập một cộng đồng kinh tế ở Đông Bắc Á”, đồng thời bày tỏ hy vọng khu vực sẽ có được “một hệ thống an ninh tập thể cho riêng mình”.
Trung Quốc cự tuyệt liên minh
Theo trang The Diplomat, quan hệ Nga-Trung đang được “hỗ trợ” nhờ sự thù địch từ phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Tuy nhiên, một mối quan hệ gần gũi hơn không đồng nghĩa với một liên minh đang hình thành.
Quan hệ Nga-Mỹ đã rơi xuống mức đóng băng sau cuộc khủng hoảng Ukraine khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014. Các nước phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, đã tuyên bố các biện pháp trừng phạt ngoại giao và kinh tế.
Ví dụ hạn, họ đã đình chỉ tư cách thành viên trong G8 của Nga. Washington cũng nhắm mục tiêu vào nhiều doanh nhân và thực thể Nga, tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào các ngành công nghiệp tài chính, quốc phòng và năng lượng của Nga, và giới hạn các ngân hàng do Nga cấp vốn hoạt động tài chính ở những thị trường phương Tây.
Nga tranh “lep ve” truoc Trung Quoc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một buổi chiêu đãi bên lề SCO mới đây tại Thanh Đảo, Trung Quốc
Trong bối cảnh đó, bên cạnh quan hệ chính trị ngày càng sâu sắc, quan hệ kinh tế giữa Nga và Trung Quốc cũng đang phát triển. Thậm chí có ý kiến cho rằng những sự bổ trợ và tương thích kinh tế đang tạo điều kiện cho một mối liên kết lâu dài giữa hai nước.
Đối với Nga, Trung Quốc là một thị trường và nguồn vốn quan trọng, đặc biệt trong không khí chính trị căng thẳng của các biện pháp trừng phạt từ Mỹ.
Đối với Trung Quốc, nguồn cung năng lượng ổn định của Nga đóng vai trò quan trọng để bảo đảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc đã duy trì vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong 8 năm. Năm 2017, thương mại song phương của Trung Quốc và Nga đã nâng lên 84,07 tỷ USD, tức tăng 20,8%.
Hai bên đang tạo ra một không khí thân thiện trong một nỗ lực nhằm xua tan những mối lo ngại của quốc tế về cán cân quyền lực đang thay đổi giữa hai nước. Nga đã tham gia Sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc và liên kết sáng kiến này với chiến lược Liên minh kinh tế Á-Âu của riêng mình.
Nga tranh “lep ve” truoc Trung Quoc
Trung Quốc tái khẳng định chính sách không liên kết
Tuy thân thiết với Nga nhưng đích thân Chủ tịch Tập Cận Bình đã chính thức bác bỏ cách tiếp cận liên minh. Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Bác Ngao ở Hải Nam vào ngày 10/4/2018, ông Tập Cận Bình nói: "Nghĩ về tương lai, chúng ta cần đối xử với nhau bằng sự tôn trọng và trên tư cách ngang bằng. Chúng ta nên giữ vững 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình... và theo đuổi một cách tiếp cận mới tới quan hệ giữa các nhà nước, trong đó đối thoại thay vì đối đầu, và đối tác thay vì liên minh".
Phát biểu này đã củng cố tuyên bố của Đặng Tiểu Bình ngày 18/6/1986 rằng: "Chúng ta giữ vững một chính sách đối ngoại độc lập là hòa bình và không tham gia bất kỳ khối nào. Chúng ta sẵn sàng duy trì liên lạc và làm bạn với tất cả mọi người".
Bên cạnh đó, quan hệ thực tế giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đang “tốt đẹp” nên khó có “cửa” cho một liên minh Nga-Trung hình thành nhằm chống Mỹ.
Theo một báo cáo của Rhodium Group và Ủy ban quốc gia Mỹ về quan hệ Mỹ-Trung, năm 2017, các công ty Mỹ đã đầu tư 14 tỷ USD vào Trung Quốc, tăng nhẹ từ 13,8 tỷ USD vào năm 2016. Giá trị tích lũy của các giao dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ vào Trung Quốc vượt mức 256 tỷ USD vào cuối năm 2017.
Đông Triều

Chuyên gia Đài Loan: Washington hời nhất khi dùng Đài Bắc làm con tốt đối đầu Bắc Kinh

Thủy Thu | 28/06/2018 07:40 PM
Chuyên gia Đài Loan: Washington hời nhất khi dùng Đài Bắc làm con tốt đối đầu Bắc Kinh
Binh lính Mỹ. Ảnh minh họa: BQP Mỹ

Ông này cho rằng, bằng cách mời Đài Loan tham gia diễn tập, Mỹ đang đẩy Đài Loan lên tuyến đầu khiến đảo này tự chịu trận trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.

Mới đây, truyền thông Đài Loan đưa tin, quân đội Mỹ đã mời Đài Loan tham dự chương trình huấn luyện cứu hộ nhân đạo tại quần đảo Solomon dự kiến tổ chức vào tháng 8 năm nay.
"Đài Loan sẽ tham gia cuộc diễn tập tại quần đảo Solomon cùng lực lượng Hải quân Mỹ như một phần trong quan hệ đối tác Thái Bình Dương. Tuy đây không phải là lần đầu tiên nhưng lần này mới được thông báo công khai", bà Bonnie Glasser, chuyên gia Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tại Washington bình luận trên tài khoản twitter cá nhân.
Ngoài ra, theo tờ Taipei Times, ngoài cuộc diễn tập trên, Đài Loan cũng sẽ gửi quân tới Mỹ, tham gia các cuộc diễn tập cứu hộ của Liên hợp quốc do Mỹ đứng đầu.
Trước thông tin trên, ông Thái Thích Ứng - thành viên lập pháp Đài Loan cho rằng, đây là cơ hội tốt của đảo này: "Cuộc diễn tập Solomon giúp Đài Loan - Mỹ - Solomon mở rộng không gian giao lưu và hợp tác quân sự". Solomon hiện có quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
  • Tình báo Đài Loan biến động nhân sự, người kế nhiệm phải khiến Đại lục không thể nắm thóp

Tuy nhiên, trái với thái độ lạc quan của quan chức Đài Loan, ông Trần Quốc Minh - chuyên gia bình luận quân sự Đài Loan trả lời phỏng vấn Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, sự kiện quân sự trên chỉ nên được gọi là "thao diễn".
Hoàn cầu cho hay, cơ quan quốc phòng Đài Loan cũng khá kín tiếng khi không đưa ra bình luận nào về cuộc diễn tập này.
"Nếu triển khai các cuộc huấn luyện hoặc diễn tập quân sự cường độ cao, thì chính Mỹ-Đài đang đối đầu với Bắc Kinh và Mỹ hiểu rất rõ điều này", Trần Quốc Minh nhận định.
"Quần đảo Solomon đều cách xa Đài Loan và Đại lục, Mỹ lợi dụng một nơi xa xôi hẻo lánh để tổ chức cuộc thao diễn quy mô nhỏ nhưng lại được giới ngoại giao nước này "phóng đại" [quy mô sự kiện]", chuyên gia Đài Loan nói, "Đây là một động cơ kín đáo, biến Đài Loan thành con tốt đối đầu Bắc Kinh, là cách đối đầu 'hời' nhất của Washington".
Ông này khẳng định, rõ ràng Washington đang đẩy Đài Loan lên tuyến đầu khiến đảo này tự chịu trận.

Ngoại trưởng Pompeo: Mỹ chưa nhận được hài cốt binh sĩ thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên

Hoàng Tiến | 28/06/2018 03:59 PM
Ngoại trưởng Pompeo: Mỹ chưa nhận được hài cốt binh sĩ thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong phiên điều trần tại thượng viện

Ngày 27-6, phát biểu tại phiên điều trần ở Thượng viện, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết Mỹ vẫn chưa nhận được hài cốt của các binh sĩ nước này thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Pompeo lạc quan rằng một số hài cốt sẽ được trả về Mỹ trong tương lai không xa.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, ông tin rằng Triều Tiên hiểu được mục tiêu về phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên của Mỹ theo đúng như tuyên bố chung hai nước đã ký tại Singapore.
Ngoại trưởng Mỹ cũng khẳng định, Triều Tiên nên thực hiện cam kết giải trừ các chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này theo hướng "hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược", nếu không Mỹ sẽ rút khỏi tất các các cuộc đàm phán.
Ngoại trưởng Pompeo cũng thông báo sẽ tiếp tục dẫn đầu trong các cuộc thảo luận sắp tới với Triều Tiên, song từ chối cho biết thông tin cụ thể.
  • Mỹ đưa 100 quan tài tới biên giới liên Triều

Ngoài ra khi được hỏi về tuyên bố của Tổng thống D.Trump sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều rằng Bình Nhưỡng đã không còn là mối đe dọa hạt nhân, ông Pompeo cho rằng, Tổng thống Trump đã nỗ lực để giảm thiểu mối đe dọa và căng thẳng từ chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Ông nói: “Tôi nghĩ quan điểm của Tổng thống khá rõ ràng. Vào lúc này, chúng ta đã giảm thiểu được rủi ro”.
Tuần trước, quân đội Mỹ cho biết đã chuyển 100 quách bằng gỗ sang biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc để chuẩn bị cho lễ đón nhận hài cốt.
Gần 7.700 lính Mỹ vẫn mất tích trong chiến tranh Triều Tiên và khoảng 5.300 người trong số đó mất tích tại Triều Tiên.

Mỹ ngấm ngầm chuẩn bị tên lửa đề phòng Triều Tiên tấn công

Khánh Minh | 28/06/2018 08:12 PM
Mỹ ngấm ngầm chuẩn bị tên lửa đề phòng Triều Tiên tấn công
Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh ngày 12.6 ở Singapore. Ảnh: AP

Mỹ chuẩn bị lắp đặt radar phòng thủ tên lửa ở Hawaii để phát hiện bất kỳ tên lửa nào bắn đi từ Triều Tiên, trong bối cảnh có lo ngại rằng mối đe dọa về một cuộc tấn công của Triều Tiên "không biến mất".

Theo Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA), hệ thống radar sẽ có thể phân biệt các loại đầu đạn từ mồi nhử nhằm đánh lừa hệ thống phòng thủ tên lửa đến truyền dữ liệu tới hệ thống đánh chặn ở Alaska được thiết kế để bắn hạ tên lửa.
Ông David Santoro, Giám đốc chính sách hạt nhân tại Viện nghiên cứu Diễn đàn Thái Bình Dương ở Honolulu, đưa ra cảnh báo rõ ràng và nói rằng bất chấp cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un , mối đe dọa từ Triều Tiên sẽ không biến mất.
  • Ngoại trưởng Pompeo: Mỹ chưa nhận được hài cốt binh sĩ thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên

"Trong vòng vài tuần qua, chúng ta đã chứng kiến cái gọi là sáng kiến hòa bình, nhưng thực tế là mối đe dọa vẫn còn đó. Nó không biến mất đâu" - tờ Express dẫn lời ông Santoro.
Thượng nghị sĩ Brian Schatz, người ủng hộ lắp đặt hệ thống radar, cho biết các nhà lập pháp đã bàn thảo vệ dự án với Đô đốc Harry Harris, cựu chỉ huy lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương.
"Chúng tôi đã có khả năng mạnh mẽ, nhưng làm việc với Đô đốc Harris, chúng tôi muốn nhân đôi khả năng và đảm bảo rằng chúng tôi có sự kết hợp vững chắc nhất giữa tên lửa đánh chặn và hệ thống radar ở bất cứ đâu" - ông Schatz nói.
Các nhà lập pháp đã có kế hoạch chi 61 triệu USD cho dự án lắp đặt radar. Tuy nhiên MDA chưa xác định tiến trình, cũng như thời điểm thực hiện.

Bức ảnh về Triều Tiên mang theo nỗi sợ hãi của quân đội Mỹ

Danh Tuyên | 28/06/2018 09:38 AM
Bức ảnh về Triều Tiên mang theo nỗi sợ hãi của quân đội Mỹ
Sức mạnh của lực lượng đặc nhiệm và pháo binh Triều Tiên là mối đe dọa với Mỹ.

Ngoài pháo binh, lực lượng lính đặc nhiệm của Bình Nhưỡng cũng thực sự là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ và đồng minh Hàn Quốc. Theo các nguồn tin quân sự của Mỹ, lực lượng đặc nhiệm Bình Nhưỡng được đào tạo rất bài bản, tạo nên mối nguy hiểm lớn đối với kẻ thù.

Vào thời điểm Washington tìm cách gây áp lực đối với Triều Tiên, nhận thấy khả năng có thể bị tấn công phủ đầu, chính quyền Bình Nhưỡng đã lập tức tìm cách chuẩn bị phản đòn bằng những phương tiện hoàn toàn truyền thống và đơn giản.
Trong khi các nhà phân tích thường tập trung vào cái gọi là kho vũ khí tên lửa đạn đạo của Triều Tiên thì theo tờ National Interest, mối đe dọa thực sự của Bình Nhưỡng lại nằm ở sức mạnh của lực lượng pháo binh hạng nặng và đặc nhiệm, có thể gây tổn thương đáng kể đối với Hàn Quốc.
Trong trường hợp xảy ra xung đột trên bán đảo Triều Tiên thì lực lượng bộ binh của Bình Nhưỡng là mối lo lớn nhất đối với Hàn Quốc và các lực lượng Mỹ đóng quân tại đây.
"Với 70% lính bộ binh đóng tại khu vực phía Nam của tuyến đường Bình Nhưỡng – Wonsan, Triều Tiên duy trì thế và lực ở đây với khả năng tiến hành một cuộc tấn công thình lình vào bất cứ lúc nào", sách trắng quốc phòng của Hàn Quốc năm 2014 viết.
"Đặc biệt, với những khẩu pháo tự hành 170mm và hệ thống phóng tên lửa đa nhiệm 240mm (MRLS) thì Bình Nhưỡng hoàn toàn có khả năng bắn phá bất ngờ đối với vùng đô thị trung tâm Seoul. Các hệ thống phóng tên lửa đa nhiệm 300mm hiện đang được Triều Tiên thử nghiệm cũng có khả năng vươn tới vùng trung tâm của Hàn Quốc khi đạt tầm bắn tối đa", sách trắng viết thêm.
Ngoài ra, Triều Tiên cũng củng cố sức mạnh cho pháo binh bằng hệ thống phóng đa nhiệm 122mm ở khu vực ven biển phía bờ Tây và gần biên giới với Hàn Quốc. Pháo binh Triều Tiên sẽ được bảo vệ bởi các chiến hào được củng cố vững chắc nhằm tăng cường khả năng sống sót của họ khi chiến đấu.
Tổng cộng, Hàn Quốc ước tính Bình Nhưỡng sở hữu khoảng 8.600 khẩu pháo và 5.500 khẩu đội MLRS có thể đưa vào sử dụng. (Thông tin ước tính đến tháng 4/2017).
Trong khi đó, Bình Nhưỡng cũng đang tích cực hiện đại hóa lực lượng thiết giáp, nhưng bộ binh cơ giới không phải là trọng tâm phát triển của quân đội Triều Tiên.
"Triều Tiên cũng liên tục hiện đại hóa khí tài, như thay thế các loại tăng T-54 và T-55 của lực lượng thiết giáp và cơ giới hiện tại bằng xe tăng Chonma-ho và Songun-ho", sách trắng cho hay. Hiện Triều Tiên có hơn 4.300 xe tăng và 2.500 xe bọc thép, theo thông tin từ Hàn Quốc.
Ngoài pháo binh, lực lượng đặc nhiệm quy mô và được đào tạo bài bản của Bình Nhưỡng thực sự là mối đe dọa đối với Mỹ và Hàn Quốc.
  • Tướng cấp cao Iran: 1.000 quả tên lửa sẵn sàng "thổi bay" cung điện Hoàng gia Saudi Arabia

"Ước tính có khoảng 200.000 lính đặc nhiệm Triều Tiên, bao gồm các đơn vị chiến lược, tác chiến và chiến thuật, gồm quân đoàn 11, các sư đoàn và trung đoàn bộ binh", sách trắng Hàn Quốc viết.
"Nhiệm vụ của các lực lượng đặc nhiệm là xâm nhập vào những vùng trọng yếu, các đơn vị và cơ sở lớn của địch, ám sát những nhân vật chủ chốt cũng như chọc thủng tuyến phòng thủ của địch và các nhiệm vụ phức tạp khác.
Họ thường xuyên phải làm việc với các đường hầm, khu vực phi quân sự nhạy cảm, tàu ngầm, máy bay vận tải và nhiều phương tiện phức tạp khác".
Mặc dù công nghệ chưa phát triển song trong trường hợp xảy ra xung đột thì Bình Nhưỡng vẫn có thể gây ra tổn thất lớn đối với Hàn Quốc và các lực lượng Mỹ đóng quân trên bán đảo, tờ National Interest kết luận.

Triều Tiên đã "nuốt lời" về phi hạt nhân hóa?

SONG MINH | 27/06/2018 09:33 PM
Triều Tiên đã "nuốt lời" về phi hạt nhân hóa?
Ảnh vệ tinh chụp ngày 21.6 cho thấy Triều Tiên vẫn nâng cấp cơ sở hạt nhân Yongbyon. Ảnh: 38 North.

Triều Tiên được cho là đang nâng cấp nhanh chóng cơ sở nghiên cứu hạt nhân, bất chấp cam kết phi hạt nhân hóa trong hội nghị thượng đỉnh với Mỹ ở Singapore.

Trang web uy tín 38 North, thuộc viện Nghiên cứu Mỹ - Triều, Đại học Johns Hopkins ngày 27.6 cho biết, những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy các hoạt động không chỉ tiếp tục diễn ra ở cơ sở hạt nhân chính của Triều Tiên là Yongbyon, mà còn ở các công trình hạ tầng.
"Ảnh vệ tinh thương mại từ ngày 21.6 cho thấy các hoạt động nâng cấp cơ sở hạ tầng ở Trung tâm nghiên cứu khoa học hạt nhân Yongbyon đang tiếp tục với tốc độ nhanh chóng" - website 38 North viết.
Trang web lưu ý "các hoạt động liên tục" ở nhà máy làm giàu uranium của Triều Tiên và một số cơ sở mới tại địa điểm này, bao gồm một phòng kỹ thuật và một đường lái xe vào tòa nhà đặt lò phản ứng hạt nhân.
"Nhưng các hoạt động tiếp diễn tại bãi thử này không nên được xem là có bất kỳ liên hệ nào với cam kết phi hạt nhân hóa của Triều Tiên " - website bổ sung. "Các nhà nghiên cứu hạt nhân có thể sẽ tiếp tục làm việc như bình thường cho đến khi có lệnh cụ thể từ Bình Nhưỡng".
Tháng trước, Triều Tiên phá hủy bãi thử hạt nhân Pyunggye-ri, nơi diễn ra toàn bộ 6 vụ thử hạt nhân, trong một động thái nhằm bày tỏ thiện chí trước cuộc gặp thượng đỉnh.
Nhưng từ sau hội nghị Donald Trump - Kim Jong-un , Triều Tiên vẫn chưa có động thái rõ ràng nào về việc thực hiện cam kết phi hạt nhân hóa, mặc dù báo chí Bình Nhưỡng giảm hẳn tuyên truyền chống Mỹ so với trước.
  • Đường sắt hơn 100 năm tuổi sắp hồi sinh, Nga-Hàn-Triều đón "nguồn lợi kinh tế khổng lồ"?

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thúc đẩy nhiều cuộc đàm phán tiếp theo để xác định các chi tiết về vấn đề phi hạt nhân hóa, nhưng không đặt ra thời hạn cho Triều Tiên.
Trong tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim ở Singapore hôm 12.6, hai bên nhất trí "hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên", song không xác định rõ ràng thế nào là phi hạt nhân hóa, cũng như không đưa ra thời hạn cụ thể để phá hủy kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Tuần trước, Tổng thống Donald Trump cho biết, tiến trình phi hạt nhân hóa sẽ sớm bắt đầu, và "đó sẽ là phi hạt nhân hóa hoàn toàn".

Tái thiết nền kinh tế bị trừng phạt của Triều Tiên ngốn bao nhiêu tiền?

SONG MINH | 28/06/2018 09:26 PM
Tái thiết nền kinh tế bị trừng phạt của Triều Tiên ngốn bao nhiêu tiền?
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát công trường xây dựng ở Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA

Tái thiết nền kinh tế bị trừng phạt của Triều Tiên sẽ không dễ dàng hoặc rẻ, nhưng Hàn Quốc sẽ có lợi ích địa chính trị trong vụ này.

Theo nghiên cứu của các nhà phân tích Citibank, ước tính cần 63.1 tỉ USD để xây dựng lại hạ tầng và giao thông cho Triều Tiên . Trong số này, 24.1 tỉ USD cần cho 28 dự án đường sắt, gần 22.8 tỉ USD cho 33 dự án đường bộ và 10 tỉ USD cho 16 dự án nhà máy điện. Chi phí xây dựng ngay lập tức ước tính 11.6 tỉ USD.
"Nếu hội nghị thượng đỉnh gần đây dẫn đến việc mở cửa nền kinh tế Triều Tiên, chúng tôi ước tính sẽ cần 63,1 tỉ USD trong dài hạn để xây dựng lại lĩnh vực giao thông và hạ tầng, như đường bộ, đường sắt, sân bay, cảng biển, nhà máy điện, mỏ, nhà máy lọc dầu và đường ống dẫn dầu" - RT dẫn phân tích của Citibank do ông Jin-Wook Kim đứng đầu công bố hôm 26.6.
  • Ngoại trưởng Pompeo: Mỹ chưa nhận được hài cốt binh sĩ thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên

  • Đường sắt hơn 100 năm tuổi sắp hồi sinh, Nga-Hàn-Triều đón "nguồn lợi kinh tế khổng lồ"?

Citibank cho biết, Hàn Quốc đã mời Nga đàm phán với Triều Tiên về việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt, hạ tầng đường sắt và các dự án khác liên kết vùng Viễn Đông của Nga với bán đảo Triều Tiên. Theo Citibank, Hàn Quốc sẽ được hưởng lợi từ việc tái thiết cơ sở hạ tầng của Triều Tiên, nhưng lợi nhuận không phải bằng tiền mà là lợi ích về địa chính trị.
"Nếu các dự án thực hiện ngay (11.6 tỉ USD) được tiến hành trong vòng 1 năm và các công ty Hàn Quốc chiếm 60%, chúng tôi ước tính tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc sẽ chỉ tăng 0.07%.
Tuy nhiên, một kết quả quan trọng hơn sẽ là gia tăng niềm tin từ việc giảm mạnh rủi ro về địa chính trị, chứ không phải giá trị đồng đôla thực tế của chi tiêu bổ sung" - phân tích của Citibank cho biết.
Hồi tháng 5, hai nhà nghiên cứu người Anh Stephen Jen và Joana Freire của Công ty Eurizon SLJ Capital Ltd so sánh chi phí thống nhất nước Đức với hai miền Triều Tiên và kết luận rằng, cần phải đổ vào Triều Tiên khoảng 2.000 tỉ USD để tạo dựng một đất nước ổn định nếu hai miền thống nhất, và Hàn Quốc sẽ là nước chịu trách nhiệm chi trả phần lớn khoản tiền này.

Ông Tập nói với BTQP Mỹ về vấn đề chủ quyền: "Đất tổ tiên 1 tấc cũng không thể mất"

Hải Võ | 28/06/2018 09:49 AM
Ông Tập nói với BTQP Mỹ về vấn đề chủ quyền: "Đất tổ tiên 1 tấc cũng không thể mất"
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis tại Bắc Kinh ngày 27/6 (Ảnh: AP)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 27/6 đã tiếp Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tại Đại lễ đường nhân dân Bắc kinh.

Ông Tập cảnh báo bộ trưởng Mattis
Trong cuộc gặp, ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ không nhượng bộ trong các vấn đề mà nước này gọi là "lợi ích cốt lõi", nhưng đồng thời kêu gọi thắt chặt quan hệ giữa giới quân sự hai nước.
Đề cập cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng trong lĩnh vực quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc trên các vùng biển khu vực, ông Tập nói "Thái Bình Dương có đủ chỗ cho cả Mỹ, Trung và các nước khác".
Ông kêu gọi hai nước "tuân theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng thắng lợi để phát triển quan hệ song phương".
Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc chuyển tới bộ trưởng James Mattis thông điệp cứng rắn khi nói đến lợi ích trong vấn đề chủ quyền.
"Liên quan đến vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thái độ của Trung Quốc là kiên định và rõ ràng. Lãnh thổ do tổ tiên để lại thì một tấc cũng không để mất, còn những gì của người khác thì một ly chúng tôi cũng không lấy," báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo trích lời ông Tập trong số ra sáng 28/6.
Ông Tập nói với BTQP Mỹ về vấn đề chủ quyền: Đất tổ tiên 1 tấc cũng không thể mất - Ảnh 1.
Hình ảnh vệ tinh được công bố hôm 11/6 của tổ chức ImageSat International (ISI) so sánh đảo Phú Lâm của Việt Nam ngày 1/6 và ngày 8/6, cho thấy hệ thống tên lửa do Trung Quốc lắp đặt trái phép tái xuất hiện sau khi tạm dỡ bỏ trong vài ngày (Ảnh: ISI)
Mỹ-Trung bất đồng trong hàng loạt vấn đề
Chuyến công du Bắc Kinh của ông Mattis diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước ở vào thời điểm nhạy cảm.
Washington chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa phi pháp trên các đảo, đá nhân tạo mà nước này chiếm đóng/cải tạo trái phép ở biển Đông, gây căng thẳng quân sự ở khu vực eo biển Đài Loan, và leo thang cuộc chiến thương mại đang nổ ra giữa hai nước.
Trung Quốc áp đặt yêu sách chủ quyền phi pháp đối vời phần lớn diện tích biển Đông và đã đẩy nhanh củng cố cơ sở quân sự trái phép tại đây trong vài năm qua - động thái nhiều lần bị Mỹ gọi là mưu đồ kiểm soát tuyến hàng hải thương mại quy mô hàng đầu thế giới.
Washington đáp trả bằng cách huy động hải quân tổ chức các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải (FONOP) trên biển Đông, với sự tham gia của nhiều tàu khu trục hiện đại và cả nhóm tác chiến tàu sân bay.
Trong khi đó, Bắc Kinh giận dữ vì các động thái quân sự gần đây của Mỹ, bên cạnh lời hứa bán vũ khí cho Đài Loan.
Đạo luật ủy quyền quốc phòng 2019 vừa được thượng viện Mỹ thông qua gần đây đã tạo điều kiện để quân đội Mỹ tham gia các cuộc tập trận chung với Đài Loan, trong khi báo giới Mỹ đưa tin Lầu Năm Góc cân nhắc đưa chiến hạm đi qua eo biển Đài Loan.
Ông Tập Cận Bình - người giữ chức Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc - nói với bộ trưởng Mattis rằng ông hy vọng giới chức quân sự hai bên "gia tăng trao đổi và tin cậy lẫn nhau, nhằm thúc đẩy hợp tác sâu rộng và kiểm soát rủi ro".
  • Mỹ đưa tàu sân bay thứ 3 trong năm tuần tra Biển Đông

"Tăng cường trao đổi quân sự trên mọi cấp độ sẽ giúp làm giảm nghi ngờ lẫn nhau và ngăn ngừa chuyện hiểu nhầm, đánh giá sai hay các sự cố," ông Tập nói.
Thông điệp của chủ tịch Trung Quốc đưa ra sau khi Lầu Năm Góc hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân quốc tế RIMPAC.
Về phần mình, ông Mattis bày tỏ đánh giá cao tầm quan trọng của quan hệ trong giới quân sự Mỹ-Trung. Ông cho biết Mỹ cũng mong muốn kiểm soát tốt khác biệt và rủi ro, tránh xung đột, và đưa quan hệ giữa quân đội hai nước thành một nhân tố mang tính xây dựng trong quan hệ song phương.
"Đây là thời điểm quan trọng trong lịch sử giữa Mỹ và Trung Quốc, khi chúng tôi đang thúc đẩy mối quan hệ này tiến lên," bộ trưởng quốc phòng Mỹ nói.
Liên quan thông tin ngày 8/6 ảnh vệ tinh của công ty Tình báo Israel cho thấy, hệ thống tên lửa của Trung Quốc xuất hiện tại chụp tại đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam-PV), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 14/6 khẳng định:
"Việt Nam có đầy đủ bằng chứng và cơ sở pháp lý lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động được tiến hành tại hai quần đảo này mà không được phép của Việt Nam là hoàn toàn bất hợp pháp, vô giá trị và vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Việc Trung Quốc triển khai lại tên lửa ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, làm gia tăng căng thẳng, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực, cũng như an ninh an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông".
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động sai trái, rút các trang thiết bị quân sự đã triển khai trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Làm đầy "hầu bao" kinh tế, Trung Quốc mở đường cho ván bài chính trị ở châu Phi?

Hồng Anh | 28/06/2018 01:38 PM
Làm đầy "hầu bao" kinh tế, Trung Quốc mở đường cho ván bài chính trị ở châu Phi?
Hải quân Trung Quốc và Tanzania tập trận chung. Ảnh: Xinhua.

Một số chuyên gia cho rằng châu Phi cần cảnh giác cao độ khi hợp tác với Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh.

Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc hầu như chỉ tập trung vào các mặt kinh tế, thương mại và các hoạt động gìn giữ hòa bình tại châu Phi. Tuy nhiên, hiện nay, Bắc Kinh đã tiến thêm một bước lớn tại khu vực này khi tăng cường hiện diện quân sự nhằm bảo vệ các tài sản quốc gia và giành ảnh hưởng về địa chính trị lớn hơn trên "Lục địa đen", CNBC nhận định.
Một trong những ví dụ rõ ràng nhất cho nhận định trên là gần đây quân đội Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc tập trận định kì trong khu vực châu Phi, đặc biệt là tại các nước nằm trong dự án Vành đai và Con đường.
Năm ngoái, Bắc Kinh đã triển khai cơ sở quân sự tại nước ngoài đầu tiên ở Djibouti, nơi các công ty Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng một số cảng chiến lược và tuyến đường sắt xuyên quốc gia đầu tiên tại châu Phi. Cơ sở quân sự này cũng đảm nhiệm vai trò là cơ sở hậu cần và tình báo của Trung Quốc tại nước ngoài, CNBC cho biết.
Trong khi đó, tại Tanzania, nơi Tập đoàn China Merchants Holdings International của Trung Quốc tham gia đấu thầu dự án siêu cảng Bagamoyo, Bắc Kinh đã cho xây dựng một cơ sở huấn luyện các lực lượng quân đội địa phương hồi đầu năm nay.
Hôm thứ 3 vừa qua, trong khuôn khổ Diễn đàn An ninh-Quốc phòng Trung-Phi lần thứ nhất được tổ chức tại Bắc Kinh, đại diện của Trung Quốc đã tuyên bố sẽ tăng cường hợp tác với châu Phi về an ninh-quốc phòng; đồng thời cam kết hỗ trợ toàn diện về công nghệ, thiết bị, nhân sự và chiến lược cho châu lục này trong các vấn đề như chống hải tặc và chống khủng bố.
Tuyên bố hợp tác trên cho thấy Trung Quốc đang kì vọng Mỹ sẽ rút bớt quân đội đồn trú tại châu Phi dưới chính sách "Nước Mỹ Trước tiên" của Tổng thống Trump. Điều này sẽ tạo ra đòn bẩy giúp chính quyền ông Tập giành được uy thế lớn hơn trên Lục địa đen.
Làm đầy hầu bao kinh tế, Trung Quốc mở đường cho ván bài chính trị ở châu Phi? - Ảnh 1.
Diễn đàn An ninh-Quốc phòng Trung-Phi lần thứ nhất được tổ chức tại Bắc Kinh hôm thứ 3 (26/6) vừa qua. Ảnh: CGTN.
Lí do Trung-Phi tăng cường hợp tác quân sự
Theo nhận định của các chuyên gia, việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng có liên quan đến các thương vụ giao dịch hiện nay của Trung Quốc và châu Phi, đặc biệt là các thương vụ vũ khí. 
"Trong những năm gần đây, số thương vụ vũ khí của Trung Quốc tại châu Phi đã vượt qua Mỹ", ông Luke Patey, một chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Đan Mạch cho biết.
"Cụ thể, số lượng vũ khí hạng nhẹ của Trung Quốc được bán ra tại châu Phi đã tăng mạnh, do Trung Quốc ít bị hạn chế bởi các lệnh cấm bán vũ khí hơn so với các nhà cung cấp phương Tây. Điều này lí giải một phần lí do Bắc Kinh quyết định tăng cường hợp tác về quân sự với Châu Phi", ông Patey giải thích.
  • Trung Quốc thọc sâu "bàn tay vô hình" vào nền kinh tế lớn nhất châu Phi

Một lí do khác, theo các chuyên gia, là mong muốn bảo vệ an toàn cho các công nhân Trung Quốc và các dự án do Bắc Kinh cấp vốn đầu tư tại châu Phi.
"Thực tế, những điều này xuất phát từ mối lo ngại về an ninh của Trung Quốc đối với chính những công dân của mình, và chính sách ngoại giao quân sự đã được sử dụng khéo léo nhằm bảo vệ người dân và lợi ích của họ [ở nước ngoài]", Clingendael, Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Hà Lan, nhận định.
"Việc di tản hàng trăm công dân Trung Quốc và công dân nước ngoài khỏi vùng chiến sự Yemen từ bờ biển Somalia hồi năm 2015 - trên một tàu khu trục của hải quân Trung Quốc - cho thấy tầm quan trọng của việc đặt cơ sở hậu cần quân sự trên bờ Đông của châu Phi đối với Trung Quốc", Clingendael cho biết.
Mối lo ngại về chính trị
Từ trước đến nay, Trung Quốc - cường quốc kinh tế lớn thứ 2 thế giới - luôn coi việc hợp tác với châu Phi là mối quan hệ "đôi bên cùng có lợi". Theo đó, Trung Quốc được hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, còn châu Phi được hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Đối với "hầu bao" eo hẹp của các nước châu Phi, những nguồn lực dồi dào của Trung Quốc có thể là "món hời" trước mắt, tuy nhiên nhiều chuyên gia lo ngại rằng nguồn tiền khổng lồ này có thể trở thành đòn bẩy chính trị tại châu Phi.
Các chuyên gia này cho rằng chính những lo ngại về khoản đầu tư của Bắc Kinh tại Zimbabwe đã dẫn đến việc đảng cầm quyền nước này phế truất Tổng thống Robert Mugabe hồi năm 2017 - dù chính quyền ông Tập đã bác bỏ cáo buộc trên.
"Hiện nay rất nhiều đối tác đang lo ngại về việc Trung Quốc sẽ có vai trò gì trong khu vực, và Bắc Kinh sẽ hợp tác như thế nào với các tổ chức quân đội và diễn đàn an ninh hiện có tại châu Phi", ông Duncan Innes-Ker, giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU) cho biết.
"Các quốc gia châu Phi cần cảnh giác cao độ bởi Trung Quốc giờ đây không còn tuân thủ chặt chẽ chính sách ngoại giao không can thiệp vào nội bộ quốc gia khác như trước đây nữa", chuyên gia Patey kết luận.
http://soha.vn/lam-day-hau-bao-kinh-te-trung-quoc-mo-duong-cho-van-bai-chinh-tri-o-chau-phi-20180628114800782.htm


    Người đăng: Thân hữu dfw vào lúc 17:25
    Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
    Nhãn: 3*Tin-Tức

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
    Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

    ENGLISH TRANSLATE


    More Goodies @ NackVision
    • TEXAS LOTTERY

    SEARCH THIS BLOG

    HÌNH ẢNH

    • Hình Ảnh Việt-Nam

    TRUYỀN -THÔNG

    • TWITTER
    • FACEBOOK
    • Báo Việt-Nam
    • US Newspapers

    GOOGLE

    • Ngoc Bui Photos Albums
    • Ngoc's Album Archive
    • http://picasaweb.google.com/home
    • Trung tâm lưu trữ các bộ Huy Hiệu QLVNCH BKT sưu tầm
    • Thái Phiên Art Photography
    • Dương Quốc Định Art Photography
    • Dương Quốc Định Photos
    • Tãi Hình Ảnh Đẹp
    • ManhHai's PhotoStream
    • Nha-Trang

    AUTHORSTREAM POWERPOINT

    • Ngọc Bùi AuthorStream Powerpoint
    • Manh Hai PhotoStream

    WEBSITE POWERPOINT

    • GeoMancy Daily Horoscope & Bazi Frng Shui Forecast
    • Center For Applied Feng Shui Research
    • Khung Ảnh Online
    • Ghép Ảnh Năm Mới
    • Hải-An Powerpoints & Videos
    • Duy Hân
    • Nguyễn-Nam-Sơn
    • Lê-Ngọc-Túy-Hương
    • Ngọc-Huệ
    • Lê-Nguyễn Đà-Lạt
    • Canh Nông Minh Đức
    • VietNam Lib
    • Tuấn-Đạo
    • Trúc-Phương
    • Toàn PPS
    • Thu-Thập
    • Nguyên-Nhung
    • Đại-Học Văn-Khoa SàiGòn
    • Công-Giáo
    • Dũng-Lac

    BLOG

    • LIÊN HỘI CHIẾN SĨ VNCH DFW
    • THÂN HỮU DFW & BỐN PHƯƠNG

    VĂN-CHƯƠNG

    • Việt Văn Mới

    THI THƠ

    • Trang Thơ Chọn Lọc

    NHẠC & YOUTUBE & VIDEO & PHIM

    • Phim Bộ Thóc TV
    • Trần Ngọc Autumn
    • Dòng Nhạc Gợi Nhớ - Taberd
    • Phim VNLT
    • Thế Giới Phim
    • YouTube Bùi-Tấn-Ngọc
    • YouTube Bùi-Phương
    • YouTube Nguyễn-Kha-Lạt
    • YouTube Phan-Thới-Hòa
    • YouTube Phùng-Năng-Trần
    • FreeSpeechForVietNam
    • Foreign Songs Lists
    • YouTube Tiec Cho Mot Cuoc Tinh
    • TouTube Nguyen-Bich
    • YouTube HKL Hoang-Dung
    • YouTube Lien-Nhu
    • Tiếng Hát Thái-Thanh
    • Taberd
    • SlideShow Dạ-Lan
    • Sài-Gòn Ocean Ca Nhạc
    • Văn Thơ Lạc-Việt
    • Miên-Du Đà-Lạt
    • Hồn Quê
    • Quán Ven Đường 1
    • Quán Ven Đường 2
    • Quê Việt
    • 70 năm Tình-Ca
    • Một Góc Trời
    • Quốc-Toàn
    • Cỏ Thơm
    • Ban Nhạc Dạ-Lan
    • Nhạc Lê-Dinh
    • Hoa Trong Nhạc
    • Vlink Music
    • VietNet Nhạc
    • Nhạc Hobbies
    • MusicSelection
    • Website Âm-Nhạc Việt-Nam & Ngoại-Quốc
    • Hotmit Phim Bộ
    • Video Viet
    • Luyện Phim
    • Xem Phim Trực-Tuyến

    CỘNG-ĐỒNG & HỘI-ĐOÀN

    • Lotus Revolution - Cách-Mạng Hoa Sen
    • Diễn-Đàn Phụ-Nử Việt-Nam Hãi-Ngoại
    • Cộng-Đồng Việt-Nam Tarrant & Phụ-Cận (Vietnamese American Community Of Tarrant County & Vicinity)
    • Cộng-Đồng New York

    QUÂN-LỰC VIỆT-NAM CỘNG-HÒA

    • Bộ Huy Hiệu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
    • Vĩnh Biệt Thiếu Tướng Đỗ-Kế-Giai - Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù
    • Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa
    • Chiến-Sữ Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa
    • Quân-Nhạc Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa
    • Võ-Bị Đà-Lạt
    • Liên-Trường Võ-Khoa Trừ-Bị Thủ-Dức & Nam-Định & Đồng-Đế
    • Hội Thủ-Đức Dallas FortWorth
    • Trường Bộ-Binh Thủ-Đức Khóa Bất-Khuất
    • Nha Kỹ-Thuật
    • 81 Biệt Cách Dù & Lực Lượng Đặc Biệt
    • Biệt Động Quân
    • Thũy Quân Lục Chiến
    • Nhảy Dù
    • Su-Đoàn 18 Bộ-Binh
    • Không Quân
    • Hải Quân & Hàng Hải
    • Cảnh Sát Quốc Gia
    • Liên-Hội Cựu Chiến-Sĩ VNCH Dallas Fort Worth
    • Trung-Tâm Khảo-Sát Kỹ-Thuật Quân-Nhu
    • KBC Hãi-Ngoại
    • Bên Tách Cà-Phê Ái-Hữu Quân-Nhu

    HÀNH-CHÁNH VIỆT-NAM CỘNG-HÒA

    • Cảnh-Sát Quốc-Gia Việt-Nam
    • Học-Viện Cảnh-Sát Quốc-Gia
    • Quốc-Gia Hành-Chánh
    • Viện Quốc-Gia Định-Chuẩn

    TÔN-GIÁO

    • Phật Âm
    • Công-Giáo
    • Nam Mô Quan Thế Âm Bồ-Tát
    • Gia-Đình Phật-Tử Việt-Nam Trên Thế-Giới
    • Thư-Viện Phật-Học Buddhasasana
    • Bồ-Đề Đạo-Tràng
    • Đạo Vàng
    • Bửu-Minh-Đàn
    • Cao-Đài
    • Việt Catholic
    • Công-Giáo Việt-Nam
    • Hội-Thánh Tin-Lành
    • Phật-Giáo Đại-Chúng
    • Thư-Viện Hoa-Sen
    • Trúc-Lâm Yến-Tử

    Y-KHOA

    • Medline Plus
    • Y-Khoa Thường-Thức
    • Khí-Công Y-Đạo
    • Thuốc Gia-Truyền
    • Y-Dược Ngày Nay
    • Tài-Liệu Chũa Bệnh
    • Phương-Pháp Chữa Bệnh Ung-Thư

    THAM-KHẢO TRA-CỨU

    • Web Hay - Tra Cứu & Từ Điển
    • Hồi Ký Tướng Tá Sài Gòn
    • Tự-Điển Máy Tính Anh Việt Pháp Trung Nga
    • Tự-Điển Thuật Ngữ Máy Tính
    • Tự-Điển Viết Tắt Anh Việt Pháp Nhật Hàn Trung
    • Tự-Điển Viết Tắt
    • Country Calling Codes
    • Xem Giờ, Đổi Giờ, Lịch, Thời-Tiết
    • Tra-Cứu Âm-Lịch Việt-Nam
    • Lịch Vạn-Niên
    • Các Quốc-Gia Trên Thế-Giới
    • Khoảng Cách Các Nơi Trên Thế-Giới
    • Quốc-Kỳ Các Nước
    • Tiểu-Sử Các Nhân-Vật Nổi Tiếng
    • Sách Kỹ Lục Thế-Giới Guiness

    COMPUTER

    • Kiểm-Tra Computer
    • Thủ-Thuật PC
    • Online-Convert.Com
    • HoaViet
    • Âm-Nhạc Nén Trong Blog
    • Khoa-Học Vi-Tính

    TỮ-VI PHONG-THŨY

    • Âm-Lịch Việt-Nam
    • Blog Phong Thũy
    • Tử-Vi Phong-Thũy Global
    • FengShui At Geomancy

    THỰC-PHẪM

    • Gia-Chánh (Chân-Phước-Liêm (High School)
    • Món Ngon Việt-Nam

    LƯU-TRỮ

    • ►  2025 (43)
      • ►  tháng 6 (1)
      • ►  tháng 4 (1)
      • ►  tháng 2 (21)
      • ►  tháng 1 (20)
    • ►  2024 (58)
      • ►  tháng 12 (22)
      • ►  tháng 11 (1)
      • ►  tháng 7 (1)
      • ►  tháng 6 (1)
      • ►  tháng 5 (3)
      • ►  tháng 4 (1)
      • ►  tháng 3 (6)
      • ►  tháng 2 (22)
      • ►  tháng 1 (1)
    • ►  2023 (28)
      • ►  tháng 8 (1)
      • ►  tháng 7 (2)
      • ►  tháng 6 (1)
      • ►  tháng 5 (3)
      • ►  tháng 4 (7)
      • ►  tháng 3 (1)
      • ►  tháng 2 (1)
      • ►  tháng 1 (12)
    • ►  2022 (36)
      • ►  tháng 12 (1)
      • ►  tháng 10 (5)
      • ►  tháng 8 (5)
      • ►  tháng 7 (5)
      • ►  tháng 6 (5)
      • ►  tháng 5 (10)
      • ►  tháng 4 (4)
      • ►  tháng 3 (1)
    • ►  2021 (5)
      • ►  tháng 11 (3)
      • ►  tháng 7 (2)
    • ►  2020 (3)
      • ►  tháng 10 (1)
      • ►  tháng 7 (1)
      • ►  tháng 1 (1)
    • ►  2019 (23)
      • ►  tháng 12 (1)
      • ►  tháng 11 (1)
      • ►  tháng 10 (1)
      • ►  tháng 8 (1)
      • ►  tháng 7 (1)
      • ►  tháng 6 (1)
      • ►  tháng 5 (3)
      • ►  tháng 3 (2)
      • ►  tháng 2 (4)
      • ►  tháng 1 (8)
    • ▼  2018 (105)
      • ►  tháng 12 (4)
      • ►  tháng 11 (2)
      • ►  tháng 10 (4)
      • ►  tháng 9 (3)
      • ►  tháng 8 (3)
      • ►  tháng 7 (10)
      • ▼  tháng 6 (16)
        • TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP    GENERAL WORLD NEWS ...
        • TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP    GENERAL WORLD NEWS...
        • TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP    GENERAL WORLD NEWS...
        • TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP     GENERAL WORLD NEW...
        • TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP     GENERAL WORLD NEW...
        • Major General Viet Luong June 21st 2018
        • TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP     GENERAL WORLD NEW...
        • TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP     GENERAL WORLD NEW...
        • TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP     GENERAL WORLD NEWS ...
        • TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP     GENERAL WORLD NEW...
        • <!--[if gte mso 9]> Normal 0 f...
        • TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP     GENERAL WORLD NEWS...
        • TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP     GENERAL WORLD NEW...
        • TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP     GENERAL WORLD NEW...
        • TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP    GENERAL WORLD NEWS...
        • TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP    GENERAL WORLD NEWS...
      • ►  tháng 5 (17)
      • ►  tháng 4 (22)
      • ►  tháng 3 (10)
      • ►  tháng 2 (10)
      • ►  tháng 1 (4)
    • ►  2017 (7)
      • ►  tháng 12 (1)
      • ►  tháng 11 (1)
      • ►  tháng 6 (2)
      • ►  tháng 5 (1)
      • ►  tháng 2 (2)
    • ►  2016 (22)
      • ►  tháng 11 (4)
      • ►  tháng 10 (1)
      • ►  tháng 9 (4)
      • ►  tháng 8 (2)
      • ►  tháng 7 (2)
      • ►  tháng 6 (4)
      • ►  tháng 3 (5)
    • ►  2015 (3)
      • ►  tháng 6 (2)
      • ►  tháng 3 (1)
    • ►  2014 (25)
      • ►  tháng 10 (1)
      • ►  tháng 9 (3)
      • ►  tháng 8 (2)
      • ►  tháng 7 (3)
      • ►  tháng 6 (1)
      • ►  tháng 4 (1)
      • ►  tháng 3 (2)
      • ►  tháng 2 (8)
      • ►  tháng 1 (4)
    • ►  2013 (17)
      • ►  tháng 12 (12)
      • ►  tháng 8 (2)
      • ►  tháng 7 (1)
      • ►  tháng 5 (2)
    • ►  2012 (71)
      • ►  tháng 12 (2)
      • ►  tháng 11 (1)
      • ►  tháng 9 (3)
      • ►  tháng 8 (4)
      • ►  tháng 7 (5)
      • ►  tháng 6 (3)
      • ►  tháng 5 (5)
      • ►  tháng 4 (13)
      • ►  tháng 3 (17)
      • ►  tháng 2 (7)
      • ►  tháng 1 (11)
    • ►  2011 (49)
      • ►  tháng 12 (16)
      • ►  tháng 11 (18)
      • ►  tháng 10 (6)
      • ►  tháng 9 (2)
      • ►  tháng 8 (1)
      • ►  tháng 7 (2)
      • ►  tháng 6 (2)
      • ►  tháng 3 (1)
      • ►  tháng 1 (1)
    • ►  2010 (39)
      • ►  tháng 9 (13)
      • ►  tháng 8 (5)
      • ►  tháng 7 (12)
      • ►  tháng 6 (8)
      • ►  tháng 4 (1)
    • ►  2009 (15)
      • ►  tháng 12 (2)
      • ►  tháng 10 (1)
      • ►  tháng 7 (4)
      • ►  tháng 5 (2)
      • ►  tháng 3 (6)
    • ►  2008 (3)
      • ►  tháng 5 (3)
    • ►  2007 (6)
      • ►  tháng 12 (1)
      • ►  tháng 10 (3)
      • ►  tháng 8 (1)
      • ►  tháng 7 (1)

    TRUYỀN-HÌNH

    • Bloomberg TV
    • BBC
    • VOA
    • RFA
    • RFI
    • VIETFACE TV
    • SAIGON TV
    • SBTN DFW
    • Người Việt TV
    • Little SaiGon TV
    • CaliToDay TV
    • Đài Truyền Hình Viet Nam
    • Khoa-Học

    PHÁT THANH

    • BBC
    • VOA
    • RFA
    • RFI
    • Radio Việt-Nam Hãi-Ngoại
    • SaiGon Radio
    • Radio Bolsa
    • Đài Phật-Giáo Việt-Nam
    Chủ đề Trừu tượng. Hình ảnh chủ đề của Jason Morrow. Được tạo bởi Blogger.