TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

   GENERAL WORLD NEWS


Trường Ca Hòn Vọng Phu 1, 2, & 3 (Lê Thương) Thế Sơn / Họa Mi / Ngọc Hạ ...

Lễ Chiến Sĩ Trận Vong Hoa Kỳ tại Arlington và Dallas, Texas


Ký Thiệt: John McCain, anh hùng hay không?

Trên chính trường nước Mỹ đang diễn ra một sự kiện hết sức nghịch l‎ý. Tổng thống Donald Trump, Đảng Cộng Hòa, bị những người theo Đảng Dân Chủ ủng hộ bà Hillary Clinton ghét vì đã thua đau, nhưng người ghét ông Trump nhất nước Mỹ hiện nay lại là một người thuộc Đảng Cộng Hòa: Nghị sĩ John McCain!
Ông McCain ghét ông Trump đến nỗi bị bệnh ung thư não vào thời kỳ chót, sắp giã từ trần thế mà ông cũng không… quên ông Trump và đã cho cả nước biết ông không muốn ông tổng thống tới dự tang lễ của ông. Ông McCain nói bà Clinton có thể OK, nhưng Trump thì ông không “welcome”. Ghét chi mà ghét dữ vậy?
Nguyên do là vì năm 2015, khi ông Trump ra tranh cử vòng sơ bộ của Đảng Cộng Hòa để được đề cử ra tranh chức tổng thống vào năm sau, một số nhân vật trong Đảng Cộng Hòa không ủng hộ ông, trong đó có Nghị sĩ John McCain. Chẳng những không ủng hộ, ông McCain còn đả kích ông Trump với những lời lẽ hơi nặng. Ông Trump đáp lễ và hai bên đã lâm chiến trong một cuộc lời qua tiếng lại cứ leo thang dần mỗi ngày.
Related image
Theo tường thuật của báo chí Mỹ, ngày 18.7.2015, trong một cuộc vận động tranh cử tại Iowa, ông tỉ phú Trump đã “bắn một phát” vào lòng tự hào của ông Nghị sĩ McCain được xem như một anh hùng trở về từ chiến trường Việt Nam: “Ông ấy không phải là một anh hùng trong chiến tranh. Không phải là một anh hùng trong chiến tranh vì ông ấy đã bị bắt. Tôi thích những người không để cho bị bắt.” Dù sau đó, ông Trump đã cải chính rằng ông không có nói như vậy và thêm: “Khi một người (lính bị bắt) cầm tù. Tôi coi người ấy là một anh hùng trong chiến tranh.” Nhưng vô hiệu. Ông McCain anh hùng vẫn không tha thứ!
Đúng là một “phát súng không có tiếng nổ và viên đạn vô hình” đã trúng mục tiêu khiến từ đó ông McCain đã “không quên” ông Trump trong suốt cuộc đời còn lại, trong khi đối với Cộng sản Bắc Việt, kẻ thù trong chiến tranh đã bắn hạ chiếc A-4 Skyhawk của phi công McCain trên vùng trời Hà-Nội năm 1967 và giam nhốt, hành hạ ông trong 6 năm (1967-1973), ông cũng không hận thù và sau khi trở thành dân biểu rồi nghị sĩ, ông đã thúc đẩy chính quyền Mỹ thiết lập bang giao với CS Hà-Nội, biến thù thành bạn.
Vậy mà chỉ vì một câu nói của ông Trump trong mùa tranh cử nóng bỏng mà ông không bao giờ có thể tha thứ và hòa giải, dù hai người cùng phục vụ nước Mỹ trên chính trường, và cùng đảng với nhau, người lập pháp, kẻ hành pháp.
Ai bảo ông Trump ăn nói bộp chộp, ẩu tả thì cần phải suy nghĩ lại. Và những ai từng “coi nhẹ” ông Trump (dù ông ta cân nặng 239 pounds), kể cả một số người trong giới được coi là “tinh hoa” (elite) của đảng Cộng Hòa,  cũng cần xét lại xem có xứng đáng với cái danh xưng cao ngạo ấy hay không.
Cuối cùng, chính Tổng thống Trump cũng nên tự xét lại mình và thành thật thú nhận khi ấy mình cũng chưa đủ tự tin và chưa… khôn lắm. Nếu đủ tự tin, và khôn hơn, ông Trump đã không “bắn phát súng” tai hại ấy vào ông McCain. Thật vậy, nếu khi ấy ông Trump tin chắc rằng mình sẽ thắng cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa và sẽ đánh bại luôn bà Hillary của đảng Dân Chủ để trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, và nếu cao tay ấn hơn thì ông phải nghĩ đến ngày ông vào ngồi trong Văn phòng Bầu dục Tòa Bạch Ốc và cần một đồng minh có hạng ở Thượng Viện, hơn là nói một câu chỉ sướng miệng mình trong giây phút và tạo ra một kẻ thù không cần thiết với lá phiếu quan trọng trong tay cho tới ngày nay.
Image result for john mccain and trump
Hậu quả là từ khi ông Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ, lá phiếu của Nghị sĩ John McCain đã luôn luôn là một trở ngại cho ông tổng thống muốn thực hiện lời hứa với cử tri: “Làm cho nước Mỹ lại vĩ đại” như xưa. Không chỉ sử dụng lá phiếu để chống lại ông tổng thống của đảng mình, Nghị sĩ McCain tiếp tục công kích ông Trump và đả phá những đường lối và chính sách của tổng thống trước diễn đàn Quốc Hội và trên báo chí. Bằng chứng rõ rệt nhất là dự luật hủy bỏ và thay thế Obamacare đã được Hạ Viện thông qua, khi lên Thượng viện bị lá phiếu của Nghị sĩ McCain giết chết vào phút chót mà ông nói là ông đã làm theo lương tâm và lẽ phải.
Nhiều người, bạn cũng như thù, đã chê ông Trump là “tay ngang”, không có kinh nghiệm về chính trị cũng có phần đúng. Và từ khi dấn thân vào chính trường nước Mỹ, ông đã học hỏi được nhiều điều hữu ích, như đã bỏ được cái tật tranh cãi lăng nhăng, chỉ phí thì giờ, chưa kể có khi lại… tự bắn vào chân mình. Nay, sau hơn một năm dọn vào Bạch Cung, ông Trump trông ra vẻ… tổng thống hơn, và khôn hơn!
Mới đây, James Comey, cựu giám đốc FBI, đã xuất bản cuốn sách “A Higher Loyalty”, trong đó “nói hết” những cái xấu (?) của ông Trump để trả thù vì đã bị ông tổng thống sa thải bất ngờ. Cả đến việc chiều cao ông Trump thấp hơn Comey 5 in. cũng được viết ra với đầy tự hào. Người đọc khách quan đã đánh giá “thấp” tác giả, và chắc nhiều người đã không tránh khỏi liên tưởng tới chuyện Hoàng đế Napoléon của nước Pháp ngày xưa, một thiên tài quân sự và hơi “thiếu thước tấc”. Một hôm có kẻ nào đó trong đám quần thần đã tâu với Napoléon rằng các quan trong Nhiếp Chính Viện đều cao hơn Hoàng đế. Napoléon thản nhiên đáp: “Những người đó dài hơn ta chứ không cao hơn ta!”
Tổng thống Trump, “dài” 6ft3, đã im lặng, không bắt chước Napoléon để dạy cho Comey một bài học. Ông đã “khôn” hơn khi mới tập tễnh bước vào nơi chính trường đầy gió tanh mưa máu!
Và ông Trump cũng đã im lặng trong lúc thiên hạ làm ồn cả lên về vụ ông McCain không muốn “thấy” ông Trump trong số người tới tiễn chân ông rời khỏi chốn trần ai đầy khổ lụy này. Mà nếu không im lặng, ông Trump có thể nói gì? Nhiều lắm, đại khái: “Ơ hay, nhờ ông nhắc tôi mới nhớ, đâu có cái lệ tổng thống phải đi dự đám tang một nghị sĩ nhỉ! Xin ngài cứ yên tâm.”
Vụ ông McCain “cấm cửa” ông Trump chưa êm thì lại tới vụ “tin mật” trong một cuộc họp của Văn phòng Tòa Bạch Ốc bị rò rỉ ra ngoài cho báo chí, và truyền thông báo chí lại được dịp ngưng mọi chương trình để loan “tin nổ”: “Tòa Bạch Ốc nói dù sao lá phiếu của McCain cũng không thành vấn đề vì ông ta sắp chết rồi!”  Thiếu văn hóa chưa! Vô giáo dục chưa! Và, bàn ngang tán dọc, phê phán, lên án, đòi Bạch Cung phải xin lỗi…
Số là vì tình trạng sức khỏe không cho phép, mấy tháng nay Nghị sĩ John McCain không tới Thượng Viện. Không tới Thượng Viện không có nghĩa là không có ý kiến và không bỏ phiếu. Gần đây ông McCain đã lên tiếng cho biết ông sẽ bỏ phiếu chống việc ông Trump đề cử bà Gina Haspel làm giám đốc cơ quan tình báo CIA, thay thế ông Pompeo vừa được bổ nhiệm làm ngoại trưởng. Trong một cuộc họp sau đó của nhân viên Văn Phòng Tòa Bạch Ốc, khi bàn về vấn đề này, bà Kelley Sadler, một phụ tá truyền thông, góp ý rằng lá phiếu của ông McCain không thành vấn đề vì ông ấy sắp chết rồi.
Và, khi câu nói vô tình trong nội bộ bị rò rỉ ra ngoài đã tạo ra một cơn bão truyền thông kéo dài cho đến nay, sau khi bà Haspel đã được Thượng Viện chấp nhận làm giám đốc CIA, và bà Sadler đã xin lỗi gia đình ông McCain với tư cách riêng. Nhưng nhiều người vẫn lên tiếng áp lực Tòa Bạch Ốc phải chính thức xin lỗi ông McCain. Trong đó có cả vài người thuộc đảng Cộng Hòa. Vụ này có lẽ sẽ còn kéo dài cho đến khi nào kẻ đưa tin ra ngoài bị lộ mặt.
Chính quyền của ông Trump đã bị nạn “rò rỉ” tin nội bộ ra ngoài ngay từ lúc nhận bàn giao và những kẻ ném đá giấu tay có mặt ở mọi nơi, từ Tòa Bạch Ốc tới các cơ quan trung ương, đã tạo thành một thứ được gọi là “deep state” (quyền lực ngầm) nhằm mục đích phá hoại guồng máy hành chánh của ông Trump. Ngay từ tháng 11 năm ngoái, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions cho biết đã mở 27 cuộc điều tra về sự tiết lộ tin mật ra ngoài, trong lúc Bộ Trưởng Báo chí Tòa Bạch Ốc khi ấy là Sean Spicer đã ra lệnh kiểm tra bất thường điện thoại cầm tay của nhân viên để phát hiện những kẻ lộ tin nội bộ ra ngoài. Vụ “deep state” này hứa hẹn sẽ nổ lớn, rất lớn.
Vụ “Lá phiếu của McCain không thành vấn đề vì ông ấy sắp chết rồi” chỉ là một đòn bẩn của quyền lực ngầm không nhằm xúc phạm ông nghị sĩ bệnh hoạn đang chờ chết nhưng mục tiêu thực sự là ném một hòn đá vào sau lưng ông Trump, và có thể cả bà Sadler nữa. Hãy nghe Nghị sĩ Lindsey Graham, một bạn đồng viện với Nghị sĩ John McCain, nói trên “Face the Nation” của CBS News (Chủ nhật, 13.5.2018): “John McCain có thể bị chỉ trích vì bất cứ quyết định chính trị nào mà ông đã làm, hay bất cứ lá phiếu nào mà ông đã bỏ, nhưng ông ta là một anh hùng của người Mỹ. Và tôi nghĩ mọi người Mỹ muốn thấy chánh quyền Trump xử sự đúng hơn trong tình huống như thế này. Nó không làm tổn thương gì “you” cả để làm điều phải và trở nên vĩ đại.” Bọn “deep state” đang cười thầm đắc chí trong bóng tối!
Thế thì John McCain có phải là một anh hùng thật hay không? Joe Lieberman, cựu nghị sĩ, bạn rất thân và rất ngưỡng mộ John McCain, có viết một bài về ông đăng trên Nguyệt san NEWSMAX, số ra tháng 12, 2017, mang tựa đề “John McCain, A Most Remarkable American”. Không kể ảnh John McCain ngoài bìa, qua 14 trang báo, với rất nhiều hình ảnh ông McCain qua mọi giai đoạn, từ năm 1936 được ôm ngồi trên đùi ông nội, Đô đốc John S. McCain, đến tấm ảnh cuối cùng chụp tại Điện Capitol vào tháng 7, 2017, tác giả đã hết lời ca ngợi người bạn mình, nhưng không hề gọi John McCain là một “anh hùng” và cũng tránh không nói tới vụ xung đột giữa McCain và Trump.
Image result for john mccain on newsmax cover
Trong bộ phim tài liệu mới nhất tựa đề “John McCain: For Whom the Bell Tolls” vừa được phổ biến, ông John McCain nói với Đạo diễn Peter Kunhardt trong một cuộc phỏng vấn thu hình tại tư gia ở Sedona, Arizona: “Tôi muốn dân Mỹ coi tôi là một con người và tôi không phải là một ‘maverick’, và tôi đã làm những điều sai lầm”.
Có lẽ đây là lời chân thật nhất mà ông McCain đã nói từ trước tới nay. Tại Quốc Hội Mỹ, nơi ông đã góp mặt trong ba thập niên, John McCain  được coi như một “maverick” của đảng Cộng Hòa, một nghị sĩ với tinh thần độc lập, không bị trói buộc vào đảng và có thể hợp tác với người khác đảng trong những công việc thích hợp với ông. Xin mở ngoặc để nói sơ về nguồn gốc của danh từ ngộ nghĩnh này. Mavericknguyên thủy là tên riêng của một chủ trại chăn nuôi ở Texas: Samuel Maverick. Vì ông Maverick không đóng dấu riêng trên lưng những con bò của mình nên về sau danh từ này trở thành danh từ chung để chỉ những con bò không có đóng dấu của chủ. Sau đó, danh từ này được dùng trong lãnh vực chính trị để gọi những nhà chính trị có tinh thần độc lập như John McCain. Nhưng tại sao trong vế ở trên trong câu nói với người phỏng vấn, ông McCain lại khẳng định mình là một con người, vậy thì chữ “maverick” trong vế thứ hai phải là một “con vật”, một con bò không đóng dấu!  Một câu nói khiêm tốn ngụ ý châm biếm cay đắng.
Có lẽ là một thiếu sót lớn nếu không nói tới những liên hệ của John McCain với người Việt Nam, vì chính Việt Nam đã nằm trong trái tim ông, sau nước Mỹ, và chính Việt Nam đã làm thành một phần đời của John McCain và là nguyên nhân của những tranh cãi hiện nay, về phía người Mỹ cũng như người Việt tại Mỹ, đặc biệt giới cựu tù cải tạo sau khi chiến tranh chấm dứt.
Sau khi John McCain được ra khỏi nhà tù ở Hà-Nội và trở về Mỹ năm 1973 không có nghĩa là ông chấm dứt mọi liên hệ tới Việt Nam. Trái lại, với tư cách nghị sĩ, ông rất quan tâm tới vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và việc tái định cư cựu tù cải tạo. John McCain có một liên hệ khá mật thiết với bà Khúc Minh Thơ, chủ tịch Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị VN (FVPPA), và đã giúp nhiều trong việc thi hành Chương Trình HO, trong đó có Tu Chính Án McCain năm 1997 mà nhờ đó những người con trên 21 tuổi của cựu tù cải tạo và vợ con những người đã chết trong tù cũng được sang Mỹ.
Có một chuyện hầu như không còn được ai nói tới nhưng có lẽ đã để lại một nỗi buồn trong lòng John McCain mà ông không bao giờ quên. Cũng vì quan tâm đặc biệt tới Việt Nam sau chiến tranh mà ông đã cùng với Đoàn Văn Toại, một sinh viên phản chiến thân cộng ở Sài-Gòn trước đây nhưng sau 75 đã mở mắt, lập ra Indochina Institute với mục đích không rõ ràng và Đoàn Văn Toại đã bị bắn trọng thương tại California sau khi dự một cuộc hội thảo chính trị về VN tại Washington do ông McCain tổ chức. Có lẽ đó là một trong “những việc làm sai lầm” mà ông đã thú nhận trong “John McCain: For Whom the Bell Tolls”. Và, ông cũng muốn dân Mỹ hãy nhìn ông như một con người.
Một con người mà trong suốt cuộc đời bình thường và tầm thường đã làm được một việc phi thường thì cũng đáng gọi là “anh hùng”. John McCain đã làm được hai việc phi thường.
Một, là con và cháu của hai Đô Đốc Hải Quân Mỹ mà đã không tìm cách trốn tránh khỏi sang Việt Nam tham chiến, và ông đã thi hành 20 phi vụ oanh tạc Bắc Việt trước khi bị bắn rơi.
Hai, trong khi McCain bị giam tại Hà-Nội, CSBV biết ông là con của Đô Đốc John S. McCain, Tư lệnh của Hải Quân Mỹ tại VN (1968-72), đề nghị trả tự do sớm cho ông. Biết kẻ thù sẽ dùng sự biệt đãi ông vào mục đích tuyên truyền và sẽ là một cú nặng đánh vào tinh thần những đồng đội còn ở lại trong tù, McCain đồng ý được ra khỏi nhà tù sớm với một điều kiện: tất cả tù nhân bị bắt trước ông cũng được phóng thích cùng một lúc với ông, dù ông biết điều kiện ấy sẽ không được chấp thuận.
Trong một đất nước mà một cầu thủ bóng cà-na xuất sắc cũng được gọi là “anh hùng” thì với hai hành động “phi thường” như trên, gọi John McCain là anh hùng (không trong ngoặc kép) tưởng cũng không phải là quá đáng.

Vui Nguyen: Tại sao các ông Sessions, Rosenstein và Mueller được để yên?

Tôi tin rằng “Kim mao sư vương” (Lion King) Trump có chủ ý riêng khi ông lặng yên để cho Jeff Sessions, Rod Rosenstein, và Robert Mueller làm việc của họ.
Là người trong cuộc, ở cương vị lãnh đạo cao nhất nước, hằng ngày ông được phúc trình và BIẾT RÕ MỌI THỨ mà người bên ngoài không ai biết, lại bị tấn công tứ bề bởi những kẻ nội thù, dụng tâm của TT Trump nếu không chính ông nói ra, KHÔNG một ai có thể đoán biết. Cho nên vì qúy trọng và lo lắng cho ông mà cho rằng ông “sai lầm lớn” khi đề cử Jeff & Rod nắm chức vụ số 1 và số 2 của bộ Tư Pháp và để yên cho họ “tự tung tự tác” gần một năm rưởi nay, phải chăng sự lo lắng đó có phần quá đáng như có người đã phê bình “… Tổng thống Trump tin và cử hắn nắm giữ bộ Tư pháp là một điều sai lầm lớn …”?
Lại là người vô cùng thông minh, chỉ số IQ 156, (chỉ kém hơn nhà bác học Einstein một chút: 156 vs. 160,) với bề dày kinh nghiệm thăng trầm trên thương trường 40, 50 năm trời, tôi không tin rằng TT Trump THỤ ĐỘNG, chịu ngồi yên chờ cho kẻ thù tới “cắt cổ mỗ bụng” mình, nếu ta hiểu rằng thương trường không có tiếng súng, nhưng cuộc tranh đấu “một mất một còn” thường ngày vẫn gay go, quyết liệt, nóng bỏng và lạnh lùng hơn chiến trường: hằng ngày có biết bao người tự tử vì thất bại trong việc làm ăn ở các nước: Mỹ, Nhật, Đại Hàn, v.v…?
Ta cũng hiểu rằng, Hiến Pháp Hoa Kỳ KHÔNG cho phép ai có quyền truy tố TT HK đương nhiệm.
A- Hạ Viện HK, là Cơ quan duy nhất đóng vai công tố mà HP/HK quy định, có quyền đàn hặc (đàn hạch, hay luận tội) TT (right of impeachment) với 2 điều kiện chính và 1 điều kiện phụ:
1) TT đã phạm tội tày đình: phản quốc, bán tài nguyên qúy hiếm của quốc gia cho ngoại quốc, tham nhũng, hối lộ, v.v… với BẰNG CHỨNG RÕ RÀNG, không cãi vào đâu được (như dười thời Obama: Obama cấu kết với Hillary bán 20% Uranium cho Nga, chưa chính thức điều tra, nhưng TT Trump lặng lẽ “mượn” tay Mueller, điều tra chuyện này lần lượt lòi ra những chuyện khác …. Hoặc như Bill Clinton làm chuyện tình dục bẩn thỉu ngay trong phòng bầu dục, nơi làm việc “quốc sự” của TT và nói láo khi đã hữu thệ lời khai sự thật.)
2) Phải có đủ 2/3 (290/435) dân biểu LB đồng thuận chuyện đàn hặc TT về tội phạm có bằng cớ minh bạch nói trên.
3) Đây là điều kiện phụ: sau khi quốc hội, nhất là Hạ Viện, biết rõ tội phạm của TT và cần điều tra, cần phúc trình có kèm chứng cớ, thì chính Hạ viện BỔ NHIỆM một công tố viên độc lập. Là nhân viên đặc biệt của HV, phúc trình của vị công tố đặc biệt này chỉ gởi đến Hạ Viện mà thôi, KHÔNG gởi cho ai khác.
B- Thượng Viện HK là Cơ quan duy nhất đóng vai chánh án xét xử, có thẩm quyền BÃI NHIỆM TT sau khi nhận được bản phúc trình đàn hặc từ Hạ Viện (với ít nhất 290 db LB đồng thuận ĐÀN HẶC.) TT sẽ bị bãi nhiệm nếu sau khi thảo luận bản phúc trình đàn hặc của HV, có tối thiểu 2/3 TNS (bằng hay hơn 67/100) đồng thuận bãi nhiệm TT.
Trong tình hình hiện nay, chuyện này là VÔ PHƯƠNG, mò kim đáy biển chắc còn dễ dàng hơn.
Cho nên Robert Mueller nói với Rudy Guiliany rằng TT Trump không bị ông ta “indict” là NÓI THỪA và NÓI SAI. Đối với chức vị TT, ông ta là cái đinh gì? Chỉ là một “công tố quèn” của BTP thuộc Hành Pháp, do Thứ Trưởng TP Rod bổ nhiệm nên Mueller dưới quyền. Phúc trình của Mueller phải ĐỆ TRÌNH lên Thứ trưởng Rod, Rod phải đệ trình lên BT Jeff nếu Jeff yêu cầu, Jeff phải đệ trình lên TT Trump nếu TT ra lệnh. Công bố hay không là do TT.
Làm dân biểu LB như Maxine Waters, mà không biết chuyện SƠ ĐẲNG như trên thì đúng là chỉ làm đại diện cho “Dân Nó Chửi”.
Đối với các nhân viên dưới quyền Hành pháp của TT (như Jeff, Rod và Mueller,) thì TT chỉ cần búng ngón tay cái “chóc”, hay theo cách thông lệ của TT Trump, chỉ cần 1 cái “tuýt” (vài dòng,) là lập tức các nhân viên này về “đuổi gà cho vợ”. Ai có la lối thì cũng chỉ vài ngày là đâu vào đấy, chuẩn bị cho “cơn bão trong tách trà” khác mà thôi. Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ.
Để yên cho Robert Mueller thì chính là TT Trump đang lặng lẽ “hành hạ” anh này đấy. Thật vậy, hơn một năm trời đi tìm “tội của TT” mà không ra, kết thúc thì phải làm sao? Bạch hóa cho TT vì không tìm ra tội? (Thế thì “chít ngộ dồi”, ĐDC, “deep state”, 4T, và những tên lưu manh đen tối khác đâu có để yên cho ngộ khi họ đã tốn bộn tiền?) Mà phúc trình tội TÀY TRỜI của TT thì tội gì đây? Cha chả, lỡ leo lên lưng cọp, đi không tới (tới đâu? bao giờ tới?) mà bước xuống thì “cọp DC, deep state, 4T, nó xơi … tái”. Chưa kể anh lạm quyền thì anh sẽ lãnh hậu quả sau này (Đâu còn đó, đi đâu mà vội?)
Vì không biết được tại sao TT Trump lại để yên cho các ông JS, RR & RM mà không nói năng gì, ta thử đoán mò xem, may ra có hợp lý chút nào chăng?
Nếu cảm thấy nguy hiểm (như ta lo lắng “giùm” cho TT,) thì TT Trump giải quyết làm sao? Dễ ẹc! Một cú một!
Ta thử tưởng tượng, câu chuyện có chút tếu như sau:
Bực mình và lo lắng về câu chuyện Mueller đang điều tra mình, ngủ không được, hơn nửa đêm TT “tuýt” thế này:
“@RealTrump
Mời 3 ông, Jeff Sessions, Rod Rosenstein và Robert Mueller ngày mai, 05/29/2018, vào Tòa Bạch Ốc gặp tôi, có chuyện cần, lúc 10:00 AM. Văn phòng nhớ gọi nhắc họ giùm. Cám ơn.”
Nếu là 1 trong 3 nhân vật này, bạn nhận được “tuýt”, hay điện thoại nhắc nhở, bạn có “són đái ra quần” không nhỉ? “Cha chả, chả biết chuyện gì, lành hay dữ, mà TT triệu gọi đây? TT không nói rõ thì biết chuẩn bị gì đây???
James Comey đã nói công khai: “Rất ngại đối mặt với TT Trump!” (Đúng rồi! Kẻ gian tà thì khi nào cũng ngán đối diện người công chính, không tránh được mà phải gặp thì cụp mặt xuống mà thôi.) Và theo như tôi cảm nhận thì chính Robert Mueller cũng rất ngán gặp mặt TT Trump.
Sáng Thứ Ba, cả 3 ông vào TBO với đầy cả nỗi lo lắng trong lòng (tới sớm hơn giờ hẹn thì rán ngồi đó đợi, nhớ đem theo cái gì để đọc cho qua thì giờ.)
Đúng 10 giờ sáng, cửa phòng bầu dục mở, cả 3 ông được mời vào, đã thấy TT Trump chễm chệ ngồi sau bàn giấy. 3 cái miệng cùng lên tiếng 1 lượt: “Chào TT!”
Vẫn ngồi, miệng vẫn cười “mỉm chi”: “Chào các ông, mời ngồi!” Miệng nói, tay đưa mời.
(Ta để ý rằng cách “tuýt” và thái độ cư xử trong cách gặp mặt, TT Trump đã có dụng ý “dằn mặt” tâm lý và chủ động trong hành động khiến “đối phương” phải luôn e dè, lúng túng không biết phải làm gì, vì thế, họ hoàn toàn bị động.)
Sau khi chủ khách yên vị, TT hướng về Mueller:
– Ông Mueller, hiện nay chức vụ của ông là gì?
(Câu hỏi bất thần được đưa ra khiến cả 3 người khách há hốc mồm ngạc nhiên. Ngạc nhiên là phải, vì đó là chủ ý của người hỏi.)
– Thưa TT, hiện nay tôi là công tố viên đặc biệt của bộ Tư Pháp.
– Ai bổ nhiệm ông chức vụ hiện nay? (Một lần nữa cả 3 ông khách há hốc mồm.)
Dù ngạc nhiên, Mueller vẫn phải trả lời:
– Thưa TT, Thứ trưởng Rod Rosenstein ạ.
– Tốt, nhiệm vụ của ông là gì?
– Thưa TT, dạ điều tra về việc có hay không sự “thông đồng của Nga với Ban Vận động Tranh Cử Trump”.
– Tốt! Thế ông đã điều tra ra được cái gì rồi?
Đến đây thì Mueller lúng túng thật sự, trả lời sao đây? Cuối cùng thì Mueller cũng ngập ngừng:
– Dạ có vài việc, nhưng chưa có gì rõ ràng cả.
Đến đây, thì TT Trump nghiêm giọng:
– Anh có bằng chứng đích xác nào về việc “Thông đồng giữa Nga với UBVĐ Trump”? Có hay không có?
– Dạ, dạ … chưa.
(Hai ông khách kia nghe TT đặt câu hỏi với Mueller mà trong bụng “đánh lô tô”.)
– Ngoài nhiệm vụ “điều tra thông đồng giữa Nga và UBVĐ Trump” ông còn được Rod giao nhiệm vụ gì nữa hay không?
– Thưa TT không ạ.
Đến đây, thì TT Trump khẻ quay qua Jeff và Rod:
– Các ông nhớ kỹ giùm nhé, ông Mueller đã xác định 3 điều, thứ nhất, được Rod bổ nhiệm làm “công tố viên đặc biệt BTP”, thứ hai, sau hơn 1 năm điều tra, chưa tìm thấy bằng cớ đích xác về “thông đồng giữa Nga và UBVĐ Trump”, thứ 3 là ngoài nhiệm vụ điều tra thông đồng với Nga, KHÔNG ĐƯỢC GIAO BẤT KỲ NHIỆM VỤ NÀO KHÁC. Nhớ kỹ giùm nhé.
Quay lại Mueller, TT Trump nhỏ nhẹ:
– Ông Mueller, câu hỏi chót: ông nghĩ là cuộc điều tra sẽ kéo dài bao lâu? 1 năm, 2 năm, 5 năm hay 10 năm?
Dù rất lúng túng trước các câu hỏi nhẹ nhàng nhưng rất “hắc búa”, Mueller cũng phải ngập ngừng:
– Thưa TT tôi nghĩ chắc chỉ chừng vài tháng nữa thôi.
– Chắc đến tháng 9, tháng 10 gì đó phải không?
– Chắc chắn là trước bầu cử.
– Tốt, cố gắng lên nhé. À tôi muốn ông trình tôi “lệnh bổ nhiệm ông” của Rod nhé, được không?
– Dạ được ạ.
– Tốt, ông gởi qua cho Văn phòng tổng thống NGAY nhé.
– Dạ, được ạ.
– Cám ơn ông. Thôi ông có thể về được rồi.
Mueller đứng lên chào giả từ và bước ra cửa.
Quay qua Jeff và Rod, TT Trump nhìn, cười mỉm chi:
– Rod, việc tôi yêu cầu, tiến hành đến đâu rồi?
– Thưa TT, tôi đã yêu cầu Tổng Thanh Tra xem lại kỹ lưỡng, khi nào có kết quả tôi sẽ trình lên BT Sessions, và Jeff sẽ trình lên TT ngay.
– Tốt, tôi muốn anh theo dõi chặt chẽ cuộc điều tra của TTT, và vì anh bổ nhiệm Mueller nên anh có trách nhiệm chú ý đến công việc của Mueller xem ông ta làm việc nghiêm chỉnh không nhé.
– Dạ, thưa TT vâng ạ.
– Anh cũng đưa tôi xem “Lệnh bổ nhiệm Mueller” của anh.
Hơi ngạc nhiên, nhưng Rod cũng mau mắn:
– Vâng, sau khi về Bộ, tôi sẽ chuyển ngay đến VP/TTP.
– Tốt! cám ơn Rod, ông có thể về được rồi.
– Dạ chào TT, chào Jeff.
Chờ cho Rod ra khỏi TBO, TT Trump mỉm cười với Jeff:
– Công việc mà tôi nhờ anh, đã tiến hành tới đâu rồi?
Jeff Sessions, Rod Rosenstein
– Thưa TT, nhờ công khai tuyên bố đứng ngoài cuộc điều tra “Russia Collusion”, tôi lặng lẽ làm được nhiều việc mà không bị truyền thông chú ý cản trở hay phá đám, như luật lệ an ninh quốc gia, biên giới, di trú, v.v…, soạn thảo các sắc lệnh (hành pháp), các dự luật trình TT để chuyển qua quốc hội thảo luận cho đến khi thành luật, lại còn các luật lệ LB đối phó với các tiểu bang nhất là các TB hay quận hạt “sanctuary”, xem xét hồ sơ, lập thành các danh sách các vị thẩm phán LB từ cấp sơ thẩm đến Tối cao Pháp viện, các danh sách này xong tới đâu tôi sẽ đệ trình TT tới đó, TT sẽ có dư người bổ nhiệm dành cho hiện tại và tương lai. Công việc vô cùng bận rộn, và tôi chỉ mong tổng thống hiểu cho là tôi phải im lìm lặng lẽ thì công việc mới thực hiện một cách hiệu quả, còn truyền thông mà chú ý thì thật là rất phiền.
– Tốt, tốt, tôi hiểu, tôi hiểu, vì thế mà tôi phải tả xông hữu đột bên ngoài để cho bên trong các anh dễ làm việc. Ngoài những việc anh vừa trình bày, với cương vị BT, anh cũng phải chú ý công việc của các nhân viên cấp dưới, để tránh các sai sót cho họ. Chắc anh hiểu tôi muốn nói gì rồi chứ?
– Thưa TT tôi hiểu lắm ạ.
– Cám ơn Jeff nhiều nhé. Anh có thể về được rồi. Tôi cũng có một cuộc hẹn khác đây.
– Chào TT.
– Chào anh.
Ông khách nào bước ra khỏi cửa cũng thở phào nhẹ nhõm coi như thoát nạn, nhưng lo lắng vẫn còn đeo đẳng trong tâm trí.
Đến đây thì bạn thấy “Nghệ thuật đàm phán” tuyệt vời của TT Trump chưa?
Nghệt thuật đàm phán CHỦ ĐỘNG mọi việc và dồn đối phương vào thế thụ động. Nghệ thuật này đã khiến các đại ma đầu Putin hay Tập, ngán ngẩm, và sắp đến đây Kim Jong Un cũng bị “nghệ thuật” này lùa vô chuồng.
Còn DC, Thiên tả, “deep state”, 4T la lối tối ngày vì luôn luôn bị hố. Thiệt tội!

Bộ Trưởng An Ninh Nội Địa đến Nogales

NGUỒN TIN: ARIZONA DAILY STAR
Bộ Trưởng An Ninh Nội Địa Kirstjen Nielsen, người ngồi giữa. Ảnh: Michel/ Arizona Daily StarBộ Trưởng An Ninh Nội Địa Kirstjen Nielsen, người ngồi giữa. Ảnh: Michel/ Arizona Daily Star
Bà Kirstjen Nielsen, Bộ Trưởng An Ninh Nội Địa đến , vùng biên giới đang bị những kẻ buô lậu khai thác, nhưng chính phủ đang từng bước chấm dứt tình trạng vô pháp luật tại đây. Bà cũng cho biết, mọi người tiếp tục băng qua vùng biên giới, bởi vì họ không sợ phải đối diện với bất kỳ hậu quả nào. Bộ Trưởng Nielsen đến Nogales, một phần trong chuyến công du Miền Nam Arizona, cũng như các bến cảng ở Douglas và Nogales. Tại đây, bà tổ chức các cuộc thảo luận bàn tròn với các nhà lãnh đạo thương nghiệp ở vùng biên giới, các chủ nông trại, và các quan chức thực thi pháp luật.
Bộ Trưởng Kirstjen Nielsen, người mặc áo màu xanh, thị sát vùng biên giới Nogales. Ảnh: Arizona Daily StarBộ Trưởng Kirstjen Nielsen, người mặc áo màu xanh, thị sát vùng biên giới Nogales. Ảnh:
Arizona Daily Star
Bà Nielsen được nghị sĩ Martha McSally đón tiếp, và nghị sĩ David Schweikert cùng đi quan sát tình hình thực tế. Trong một cuộc họp báo ngắn, bà Nielsen nói về việc triển khai đội Vệ Binh Quốc Gia, và chính sách không khoan nhượng của chính phủ, trong việc bắt giữ những người vượt biên bất hợp pháp tại vùng biên giới. Bộ An Ninh Nội Địa sẽ dùng nguồn tài trợ của năm tài chánh 2017 và 2018, để xây dựng thêm 150 dặm của bức tường biên giới, cũng như sửa chữa những hàng rào cũ.
Bức tường biên giới. Ảnh: epa european pressphoto agency Bức tường biên giới. Ảnh: epa european pressphoto agency

Ông Trump đang phát động một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu như thế nào?

Anh Tuấn | 01/06/2018 06:46 PM
Ông Trump đang phát động một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu như thế nào?
Tổng thống Trump đã quyết định áp đặt mức thuế nặng nề đối với mặt hàng thép và nhôm được nhập khẩu từ nước ngoài, khiến các đồng minh thân cận bất bình.

Theo hãng tin CNN, các đồng minh và đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ mới đây đã cảnh báo sẽ đáp trả việc Washington áp đặt mức thuế quan mới, điều này có thể khiến một cuộc chiến tranh thương mại thế giới bùng nổ.

Liên minh Châu Âu (EU), Canada và Mexico đã tuyên bố rằng họ sẽ có biện pháp đáp trả đối với việc Mỹ áp đặt mức thuế mới đối với các mặt hàng thép và nhôm, cụ thể là họ sẽ nhằm vào những sản phẩm có tổng giá trị lên đến hàng tỉ USD do Mỹ sản xuất.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết toàn EU sẽ áp dụng mức thuế mới, có thể ảnh hưởng đến số lượng hàng nhập khẩu từ Mỹ có giá trị khoảng 7,5 tỉ USD. Họ cũng sẽ gửi một đơn kiến nghị lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về vấn đề này.
“Hoa Kỳ đã khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đệ trình đơn giải quyết bất đồng lên WTO và áp đặt những mức thuế mới đối với một loạt mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ”, ông Juncker cho biết.
Trong khi đó bà Chrystia Freeland, Bộ trưởng Ngoại giao Canada cũng đưa ra phương án đáp trả vào ngày 31/5. Bà nói rằng Canada sẽ áp đặt thuế mới lên các mặt hàng từ Mỹ, trong đó bao gồm thép và nhôm. Một số mặt hàng sẽ bị đánh thuế 10%, số khác sẽ chịu mức thuế 25%. Sẽ có khoảng 12,8 tỉ USD hàng hóa sẽ bị áp đặt mức thuế mới này.
Trong một cuộc họp báo, bà Freeland gọi động thái này là “biện pháp thương mại mạnh bạo nhất mà Canada đã thực hiện kể từ sau khi Thế chiến II kết thúc”. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng nhấn mạnh rằng mức thuế mà Mỹ áp đặt “là hoàn toàn không thể chấp nhận được” và gọi đây là “sự sỉ nhục” đối với quan hệ hợp tác an ninh giữa Mỹ và Canada.
“Mức thuế này là sự sỉ nhục đối với mối quan hệ hợp tác an ninh lâu năm giữa Canada và Hoa Kỳ, đối với hàng ngàn người Canada đã chiến đấu và hi sinh bên cạnh những người anh em từ Mỹ”, ông Trudeau phát biểu.
EU cho biết các biện pháp đáp trả của họ, dự kiến có thể được thực thi vào ngày 20/6 tới, sẽ bao gồm đánh thuế 25% đối với các sản phẩm của Mỹ như xe máy, chất liệu bò, thuốc lá, nước dâu và bơ lạc. Các quan chức Châu Âu cho biết mức thuế được áp dụng sẽ “tương ứng” với mức của Mỹ.

Trung Quốc thề sẽ trả đũa Mỹ, tin không có chiến tranh thương mại

Hiện tại, Mỹ là đất nước nhập khẩu thép lớn nhất thế giới. Tổng kim ngạch của thép được nhập vào Mỹ đã đạt mức 29 tỉ USD trong năm 2017, với Mexico và Canada là hai nước cung cấp thép nhiều nhất cho Mỹ. Chính phủ Mexico cũng bày tỏ sự bất bình trước hành động của Mỹ và họ sẽ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với các mặt hàng như thịt cừu, thịt lợn, hoa quả, phô mai và thép cán của Mỹ.
Mức thuế mới của Mỹ đối với thép vào nhôm nhập khẩu từ nước ngoài dự kiến sẽ có hiệu lực trong ngày 1/6. Điều này có thể khiến các hoạt động đàm phán giữa Mỹ, Canada và Mexico về việc sửa đổi một số nội dung trong Thỏa thuận Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) trở nên phức tạp.
Quyết định áp đặt thuế đối với các mặt hàng từ Châu Âu và các nước láng giềng với Mỹ của Tổng thống Donald Trump được thực thi trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc lại nóng trở lại sau khi ông Trump vừa hủy bỏ một thỏa thuận mà hai bên đã từng nhất trí vào đầu tháng này.
Chính quyền Trump cũng khiến nhiều chuyên gia bất ngờ khi tuyên bố họ sẽ áp đặt mức thuế cao hơn đối với số hàng nhập khẩu của Trung Quốc có tổng giá trị 50 tỉ USD và giới hạn mức đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ. Đáp lại Trung Quốc cho biết họ sẵn sàng có biện pháp đối phó.
“Chúng tôi muốn nhắc lại rằng chúng tôi không muốn một cuộc chiến tranh thương mại xảy ra, song chúng tôi không sợ đấu tranh vì lợi ích của mình”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Thủ tướng Canada Trudeau từ chối không gặp Tổng thống Mỹ Trump

VIETNAM+ | 01/06/2018 02:30 PM
Thủ tướng Canada Trudeau từ chối không gặp Tổng thống Mỹ Trump
Thủ tướng Canada Justin Trudeau. (Nguồn: THX/TTXVN)

AP đưa tin, ngày 31/5, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết đã bày tỏ ý muốn tới Washington của Mỹ trong tuần này để hoàn tất các cuộc đàm phán về tái thương lượng Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), tuy nhiên Phó Tổng thống nước chủ nhà Mike Pence đã gọi và thông báo với ông rằng một cuộc gặp với Tổng thống Mỹ sẽ chỉ diễn ra nếu ông Trudeau nhất trí đưa một điều khoản "hoàng hôn" 5 năm vào thỏa thuận.

Thủ tướng Trudeau sau đó thông báo từ chối gặp Tổng thống Trump với lý do đây là điều kiện tiên quyết "hoàn toàn không thể chấp nhận được."
Tuyên bố trên được Thủ tướng Canada đưa ra khi đang thiết lập biện pháp đáp trả của Ottawa với việc Mỹ quyết định đánh thuế với các sản phẩm nhập khẩu nhôm và thép.
Ông Trudeau nêu rõ: "Tôi đã nêu rõ là tôi từng nghĩ rằng chúng tôi đã tiến khá gần tới việc đạt được thỏa thuận, và có lẽ đã đến lúc tôi phải ngồi xuống với Tổng thống Mỹ ở Washington để hoàn tất hiệp định NAFTA. Chúng tôi vốn đã có 'xương sống' của một thỏa thuận rất tốt đối với tất cả các bên, và tôi đã nghĩ đây có thể là cơ hội cho tất cả chúng tôi để ngồi lại trong vài giờ và thảo luận nó."

Canada, Mexico và EU “nổi đóa” sau khi bị Mỹ đánh thuế thép, nhôm

Theo ông Trudeau, ông sẽ không đồng ý với một điều khoản hoàng hôn bởi các doanh nghiệp cần có sự ổn định khi họ đầu tư dài hạn và việc đưa ra một điều khoản hoàng hôn mỗi 5 năm sẽ tạo ra sự bất định.
Ông Trudeau nói thêm: "Tôi phải nhấn mạnh rằng không có khả năng bất kỳ Thủ tướng Canada nào ký một thỏa thuận NAFTA mà bao gồm một điều khoản hoàng hôn 5 năm và rõ ràng chuyến thăm này đã không xảy ra"./.

Mỹ tuyên bố đáp trả mạnh mẽ nếu quân đội bị tấn công ở Syria

Anh Tuấn | 01/06/2018 02:00 PM
Mỹ tuyên bố đáp trả mạnh mẽ nếu quân đội bị tấn công ở Syria
Mỹ cho xây dựng căn cứ quân sự mới tại Manbij (Syria).

Theo hãng tin RT, Giám đốc Hội đồng Tham mưu trưởng Quân đội Mỹ, Trung tướng Kenneth McKenzie khẳng định rằng quân đội Mỹ sẽ không rời Syria và sẽ đáp trả mạnh mẽ bất kỳ hành động vũ lực nào nhằm vào họ.

“Bất kỳ bên liên quan đến cuộc xung đột ở Syria nào đều hiểu rằng hành động tấn công quân đội Mỹ và các nước khác trong liên quân của chúng tôi sẽ là một bước đi tệ hại”, ông McKenzie trả lời trước báo giới.
Hiện có hơn 2.000 binh lính Mỹ đang có mặt tại Syria để hỗ trợ Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) ở đông bắc Syria cũng như khu vực al-Tanf ở phía nam. Tướng McKenzie cho biết binh lính Mỹ và các lực lượng địa phương vẫn sẽ ở lại al-Tanf, qua đó chấm dứt những lời đồn về việc họ sẽ rút lui khỏi khu vực này.
“Chúng tôi vẫn ở đó, không có sự thay đổi nào cả”, ông nói. “Việc đảm bảo an ninhcho khu vực không giao tranh là rất quan trọng và chúng tôi rất nghiêm túc trong việc ngăn chặn những hành động có thể làm tổn hại đến nơi này”.
Sự hiện diện của Mỹ tại Syria vốn không được sự cho phép của cả chính phủ Syria và Liên Hợp Quốc. Cả chính quyền Obama và Trump đều nói rằng liên quân do Mỹ đứng đầu nhằm chống lại tổ chức khủng bố IS ở Iraq và Syria là hợp pháp và được sự cho phép của Quốc hội Mỹ, giống như khi Mỹ bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự chống lại tổ chức al-Qaeda vào năm 2001.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với hãng tin RT, Tổng thống Syria Bashar al-Assad khẳng định rằng đã có thời điểm Mỹ đã hợp tác với Mặt trận Nusra, một phân nhánh của tổ chức al-Qaeda. Sau khi phát hiện ra điều này, ông Assad nói Mỹ thành lập SDF như một giải pháp thay thế.
Tổng thống Assad cũng cáo buộc Mỹ và các đồng minh đã “hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố, đưa thêm các phần tử cực đoan vào Syria hoặc cản trở quá trình giải quyết xung đột bằng chính trị” sau mỗi lần chính phủ Syria giành chiến thắng trên chiến trường cũng như trong các nỗ lực hòa giải.
Ông Assad cho biết Damascus sẵn sàng thảo luận với SDF bởi ông coi binh lính người Kurd thuộc lực lượng này là công dân Syria yêu nước. Tuy nhiên, nếu đàm phán thất bại, “quân đội Syria sẽ buộc phải giải phóng các khu vực mà SDF đang kiểm soát, cho dù có sự hiện diện của Hoa Kỳ hay không”.
Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng tuyên bố sẽ rút quân khỏi Syria, song nhiều quan chức trong Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng quân đội Mỹ sẽ ở lại Syria và các khu vực do SDF kiểm soát sẽ không được trao trả cho chính phủ Syria chừng nào ông Assad rời bỏ cương vị Tổng thống.
Ông Assad tin rằng Mỹ sẽ sớm phải rút lui khỏi Syria. “Đây là đất nước của chúng tôi. Chúng tôi có quyền và nghĩa vụ giải phóng các khu vực chiếm đóng, còn người Mỹ phải rời khỏi đây. Bằng cách này hay cách khác, họ sẽ rời khỏi khu vực này. Họ xâm lược Iraq mà không có lý do hợp pháp và chúng ta hãy nhìn những gì đang xảy ra với họ. Họ phải hiểu được bài học của mình”, ông Assad nhận định.

Cận cảnh lá thư "khác thường" lãnh đạo Triều Tiên gửi cho 

Tổng thống Trump

Ngày đăng : 11:35 - 02/06/2018
Bức thư bí mật của ông Kim Jong-un gửi cho Tổng thống Trump đã được quan chức cấp cao Triều Tiên Kim Yong-chol chuyển tới Nhà Trắng. Và mức độ "khác thường" của lá thư khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 1/6 (giờ địa phương) tuyên bố hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sắp tới chắc chắn sẽ diễn ra. Thông báo này được ông Trump đưa ra sau khi gặp gỡ với quan chức cấp cao của Bình Nhưỡng là ông Kim Yong-chol và tận tay nhận lá thư của ông Kim Jong-un.
Bức thư của ông Kim Jong-un gửi ông Trump có kích thước lớn bất thường.
Ông Kim Yong-chol trao tận tay lá thư cho Tổng thống Mỹ.
CNN đưa tin, Nhà Trắng đã công bố hình ảnh của buổi gặp mặt giữa ông Trump và cựu lãnh đạo tình báo Triều Tiên Kim Yong-chol cũng như cận cảnh lá thư mà nhà lãnh đạo Triều Tiên gửi cho Tổng thống Mỹ. Và đó chắc chắn không phải là một lá thư bình thường, bởi nó rất… lớn.
Một số người dùng Twitter đã nhanh chóng chỉ ra điểm khác biệt của lá thư này khi cho rằng bình thường tay ông Trump vốn đã khá to nhưng khi cầm lá thư của ông Kim Jong-un thì đôi bàn tay ấy lại trở nên “nhỏ bé” kỳ lạ. Một số người khác thì băn khoăn, liệu ông Trump có “đáp lễ” bằng một lá thư to tương ứng?
Tuy nhiên, điều ẩn chứa bên trong chiếc phong bì thư to bất thường đó vẫn chưa được tiết lộ.
Buổi gặp giữa ông Trump và quan chức cấp cao của Triều Tiên diễn ra trong khoảng 90 phút.
Ông Trump sau đó đã tuyên bố hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều chắc chắn sẽ diễn ra.
Ngay sau buổi gặp với ông Kim Yong-chol, người được cho là cố vấn thân cận nhất của ông Kim Jong-un và là nhân vật quyền lực số hai ở Triều Tiên, Tổng thống Mỹ đã nói với các phóng viên rằng ông chưa đọc lá thư của ông Kim. Song một nhân viên Nhà Trắng sau đó đã khẳng định rằng ông Trump đã đọc nội dung của bức thư khổng lồ đó.
Lá thư đặc biệt này được đặc vụ Mỹ kiểm tra rất cẩn thận để tránh mọi mối nguy hiểm trước khi vị quan chức Triều Tiên có thể đưa nó cho ông Trump.
Tuệ Minh (lược dịch)

Mỹ sẽ không đàm phán với Triều Tiên về vấn đề binh sỹ Mỹ ở Hàn Quốc

Bá Thi | 02/06/2018 03:50 PM
Mỹ sẽ không đàm phán với Triều Tiên về vấn đề binh sỹ Mỹ ở Hàn Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore ngày 2/6. Ảnh: Yonhap

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố, Mỹ sẽ không đàm phán với Triều Tiên về tương lai của các binh sỹ Mỹ đồn trú tại bán đảo Triều Tiên.

Phát biểu ngày 2/6 tại diễn đàn an ninh Shangri-La đang diễn ra tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nêu rõ, số phận của 28.500 lính Mỹ tại Hàn Quốc không phải là chủ đề để thảo luận với Triều Tiên trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới.
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un như kế hoạch là vào ngày 12/6 tới đây tại Singapore.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump đã “phá vỡ quy tắc ngoại giao thông thường” của nước Mỹ khi dành sự tiếp đón trọng thị đặc biệt tại Nhà Trắng đối với ông Kim Yong-chol, Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên. Ông Kim Yong-chol là quan chức cấp cao nhất của Triều Tiên gặp gỡ các nhà lãnh đạo Mỹ trên đất Mỹ trong vòng 18 năm qua./.

Ông Trump "mua trước, trả sau"

THU HẰNG | 02/06/2018 10:59 PM
Ông Trump "mua trước, trả sau"
Phản ứng của những phụ nữ khi nghe còi báo động ở một Kibbutz (khu định cư của người Do Thái) bên phía Israel của biên giới Israel - Gaza. Ảnh: REUTERS

Nếu "mua trước, trả sau" thực sự là sách lược của ông Trump thì cái giá phải trả cuối cùng đắt hơn chúng ta tưởng rất nhiều.

Trong số những thông báo chính sách đối ngoại lớn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây, việc chính thức dời đại sứ quán Mỹ ở Israel từ Tel Aviv tới Jerusalem dường như được thực hiện không mấy rầm rộ. Lẽ ra không nên như vậy.
Việc dời đại sứ quán nói trên có thể là nguyên tắc chỉ đạo chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump: Đưa ra những quyết sách giật gân trên cơ sở lợi ích trong nước nhưng có thể gây ra những cơn đau đầu ngoại giao khổng lồ và hệ lụy lâu dài.
Chính sách đó có thể gọi là "mua trước, trả sau" (đúng cả về nghĩa đen và nghĩa bóng). Trong trường hợp dời đại sứ quán từ Tel Aviv về Jerusalem, Tổng thống Trump khẳng định ông có thể xây dựng một tòa đại sứ mới với chi phí rất thấp nhờ sự nhạy bén kinh doanh của mình. Phát biểu trong một buổi vận động tại TP Elkhart (bang Indiana - Mỹ) hồi giữa tháng 5, nhà lãnh đạo Mỹ nhắc lại cam kết giảm mạnh chi phí xây dựng tòa nhà này từ 1 tỉ USD xuống mức khoảng 400.000 USD. Thực ra, con số này chỉ đúng nếu nhìn trong ngắn hạn. 400.000 USD chỉ là chi phí giai đoạn đầu chuyển từ đại sứ quán Mỹ ở Tel Aviv về tòa nhà ở Jerusalem. Nhưng đây chỉ là trụ sở mang tính tạm thời, xây dựng một tòa đại sứ quán chính thức sẽ phải tốn cả tỉ USD và kéo dài tới 10 năm - lúc đó ông Trump đã chẳng còn tại vị.
Ông Trump mua trước, trả sau - Ảnh 1.
Phản ứng của những phụ nữ khi nghe còi báo động ở một Kibbutz (khu định cư của người Do Thái) bên phía Israel của biên giới Israel - Gaza. Ảnh: REUTERS
Suy tính sai lầm này nói lên cách nhìn nhận về cái giá thực tế trong các quyết định ngoại giao của ông chủ Nhà Trắng. Quan trọng hơn, ông có vẻ chưa đánh giá đúng mức hậu quả chính trị về lâu dài của những quyết sách như vậy. Cũng như nhiều tổng thống tiền nhiệm, ông Trump vào Nhà Trắng với cam kết tìm ra một cách tiếp cận mới với cuộc xung đột Israel - Palestine mà ông gọi là "thỏa thuận khó khăn nhất trong tất cả", để đi đến cái đích sau cùng là hòa bình.
Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Trump cho tới nay vẫn chưa công bố một kế hoạch hòa bình nào và giới chức Palestine đã từ chối đối thoại với những người đồng cấp Mỹ sau khi ông Trump công bố quyết định dời đại sứ quán về Jerusalem hồi tháng 12-2017.
Sự kiện mở đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem hôm 14-5 diễn ra ngay trước ngày người Palestine kỷ niệm Thảm họa Nakba - ngày đánh dấu thời điểm hàng trăm ngàn người Palestine phải rời đi khi nhà nước Israel ra đời năm 1948. Suốt nhiều tuần qua, các cuộc biểu tình bạo lực nổ ra tại Gaza và vẫn chưa có điểm dừng. Đó là một dấu hiệu nữa cho thấy Mỹ rốt cuộc có thể không còn được tín nhiệm giữ vị trí trung lập trong bất cứ thỏa thuận nào về hòa bình Trung Đông.
Từ đó, công cuộc tìm kiếm một giải pháp lâu dài càng khó khăn hơn, có thể kéo dài nhiều năm và các chính quyền khác sẽ phải giải quyết. Trong khi đó, điều mà ông Trump nhận được ngay lúc này là "những tràng vỗ tay" từ cả Washington và Israel. Và đó là điều ông muốn.
Không chỉ trong vấn đề Israel - Palestine, toan tính ngắn hạn của ông Trump còn thể hiện ở việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran. Rút khỏi thỏa thuận lịch sử thay vì đàm phán lại khiến giới quan sát - trong đó có cả những người không ưa thỏa thuận này - cảm thấy tổng thống Mỹ dường như "không hề có phương án B". Họ cho rằng chính quyền ông Trump hầu như đang tạo thêm vấn đề cho tương lai.
Trong khi đó, nỗ lực của Tổng thống Trump thúc đẩy đàm phán hòa bình với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể đi đến một kết quả tương tự. Ông Trump nhiều khả năng gặp lãnh đạo Kim vào ngày 12-6 tới tại Singapore, một sự kiện hẳn sẽ khiến hình ảnh ông chủ Nhà Trắng phủ kín truyền thông thế giới. Tuy nhiên, thỏa thuận với Triều Tiên là một câu chuyện rắc rối, bởi một thỏa thuận giữa Washington và Bình Nhưỡng không chỉ liên quan đến việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên mà còn bao gồm hỗ trợ kinh tế lâu dài cho Bình Nhưỡng, cũng như bảo đảm an ninh khu vực và các vấn đề khác.
Nhiều người lo ngại thỏa thuận với ông Kim nếu đạt được cũng sẽ thất bại như các thỏa thuận trước đó giữa 2 bên hoặc tệ hơn là nó sẽ chung số phận với thỏa thuận hạt nhân Iran mà ông Trump vừa vứt bỏ. Thực ra, còn một lo ngại tệ hơn nữa. Thỏa thuận hạt nhân Iran đã phải tốn nhiều năm đàm phán ròng rã mới có được trong khi ông Trump không có chút gì tỏ ra sẽ kiên nhẫn hay quan tâm tới một nỗ lực ngoại giao dài hơi và phức tạp. Vội vã tìm cách đạt được một thỏa thuận với Bình Nhưỡng có thể chỉ càng gây thêm nhiều rắc rối về sau.

Nhiều điều chưa biết đằng sau Lễ khai trương Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem

Sau "quả bom" về Jerusalem, Mỹ sắp tuyên bố chấn động về tranh chấp Israel - Syria

Palestine kêu gọi cắt quan hệ với các nước chuyển ĐSQ tới Jerusalem

Quá trình ra quyết định của Tổng thống Trump dường như xoay quanh những lo ngại của người ủng hộ trong nước, làm vừa lòng họ, có được những tít báo tích cực và tỏ ra khác biệt với những người tiền nhiệm. Ông không phải là người duy nhất theo đuổi lối tư duy này. Những học giả như Paul Musgrave và Dan Nexon nhận định giới hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ trở nên phân cực chính trị hơn những năm gần đây. Từ đó sẽ rất khó tạo được sự đồng thuận đối với bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào, dẫn tới nguy cơ những quyết định quan trọng từ chính quyền tiền nhiệm có thể bị chính quyền đương nhiệm thay đổi bất kỳ lúc nào.
Tất nhiên, có thể tồn tại những tranh luận rằng Tổng thống Barack Obama khi đương nhiệm đã quá lo xa về tác động lâu dài của những quyết sách của mình, nỗ lực tìm kiếm sự đồng thuận ở nơi dường như sẽ chẳng bao giờ đồng thuận được. Thế nhưng, cách tiếp cận vội vã và ngắn hạn của chính phủ Mỹ hiện nay thậm chí còn rủi ro hơn, có khả năng đẩy chính sách ngoại giao nước này vào tình trạng "ăn miếng, trả miếng" không dứt. Nếu "mua trước, trả sau" thực sự là sách lược của ông Trump, cái giá phải trả cuối cùng đắt hơn chúng ta tưởng rất nhiều.

WaPo: Tiết lộ "Mạnh Thường Quân" sẵn sàng bí mật trả tiền khách sạn xa hoa cho ông Kim

Tất Đạt | 02/06/2018 07:29 PM
WaPo: Tiết lộ "Mạnh Thường Quân" sẵn sàng bí mật trả tiền khách sạn xa hoa cho ông Kim
Bên trong khách sạn Fullerton. Ảnh: Booking.com

Theo Washington Post, Mỹ khá thoải mái và sẵn sàng trả chi phí khách sạn cho ông Kim, nhưng có thể Bình Nhưỡng sẽ coi đây là hành động "xúc phạm".

Tại Singapore, ban tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều vẫn đang gấp rút làm việc để chuẩn bị chu đáo cho sự kiện mang tính lịch sử với nội dung xoay quanh việc kết thúc chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Tuy nhiên, theo nguồn tin giấu tên, vấn đề hậu cần nổi cộm nhất vẫn chưa có lời giải: ai sẽ trả tiền khách sạn cho ông Kim Jong Un?
Washington Post cho biết, phía Triều Tiên đã yêu cầu một quốc gia khác thanh toán tiền khách sạn cho nơi dừng chân của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Theo đó, khách sạn Fullerton - một khách sạn hạng sang với phong cách tân cổ điển ở gần cửa sông Singapore - đã được Bình Nhưỡng lựa chọn. Giá cho một đêm tại phòng dành cho nguyên thủ có giá 6.000U USD (tương đương 136 triệu VNĐ).
WaPo: Tiết lộ Mạnh Thường Quân sẵn sàng bí mật trả tiền khách sạn xa hoa cho ông Kim - Ảnh 1.
Giá cho một đêm tại phòng dành cho nguyên thủ tại khách sạn Fullerton có giá 6.000U USD. Ảnh: Booking.com
Rắc rối nói trên chỉ là một trong hàng loạt những vấn đề hậu cần đang gây cản trở cho công tác chuẩn bị kì thượng đỉnh của ban tổ chức. Đại diện của phía Mỹ là Phó Chánh Văn phòng Joe Hagin và phía Triều Tiên là Chủ tịch Ủy ban quốc vụ Kim Chang Son đang nỗ lực hoàn thiện những khâu cuối cùng cho cuộc gặp mặt ngày 12/6 tới.
Theo Washington Post, Mỹ khá thoải mái và sẵn sàng trả chi phí khách sạn cho ông Kim, nhưng có thể Bình Nhưỡng sẽ coi đây là hành động "xúc phạm". Vì vậy, ban tổ chức Mỹ dự tính sẽ yêu cầu nước tổ chức Singapore trả khoản phí này.
Trước đây, trong Thế vận hội 2018 tại PyeongChang, Hàn Quốc đã bỏ một khoản 2.6 triệu USD để thanh toán tiền sinh hoạt và đi lại cho đoàn cổ động viên, nhóm trình diễn nghệ thuật và các đại biểu Triều Tiên khác.
Ngoài ra, Ủy ban Olympic Quốc tế cũng phải hỗ trợ kinh phí cho 22 vận động viên Triều Tiên tới tham dự sự kiện.
Theo Elizabeth Rosenberg - một cựu quan chức bộ Ngân khố Mỹ, bất kì khoản tiền nào chi trả cho Triều Tiên cũng đều vi phạm lệnh cấm vận.
Nếu muốn các giao dịch được thực hiện, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài sẽ phải thông qua lệnh "tạm thời đình chỉ các biện pháp trừng phạt" đối với Triều Tiên.
"Có những cơ chế hợp pháp cho những trường hợp ngoại lệ, nhưng chính quyền ông Trump có thể sẽ gặp chỉ trích từ người dân và gửi sai thông điệp với Triều Tiên," Duyeon Kim, một nhà phân tích tại Diễn đàn Tương lai Bán đảo Triều Tiên nói.
Giải quyết chi phí khách sạn không phải là vấn đề khó khăn duy nhất. Những máy bay từ thời Liên Xô ở Triều Tiên được cho là không thể bay quãng đường hơn 4.800 km để đưa ông Kim tới kì thượng đỉnh.
Hai phương án được đề ra là cho máy bay dừng giữa đường tại Trung Quốc hoặc Triều Tiên mượn một chiếc máy bay của nước ngoài đều có thể khiến ông Kim "mất mặt".
Nhưng vấn đề quan trọng nhất vẫn là lựa chọn địa điểm để 2 nhà lãnh đạo gặp mặt.
Theo các nguồn tin, ban tổ chức dự định sẽ chọn khách sạn Capella trên đảo Sentosa nằm ở bờ biển phía đông nam Singapore.
Các đại diện Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao đã liên tiếp từ chối bình luận về kế hoạch hậu cần cũng như nội dung cuộc đàm phán.
Rexon Ryu, một cựu quan chức Nhà Trắng từng làm việc về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, nói phía Bình Nhưỡng muốn giữ kín tiếng mọi cuộc thảo luận.
"Đàm  phán sẽ tập trung vào vấn đề an ninh. Đó sẽ là ưu tiên hàng đầu của ông Kim Jong Un," ông Ryu nói.

TT Trump “không thích thú” việc Ngoại trưởng Nga gặp mặt 

lãnh đạo Triều Tiên

Ngày đăng : 06:24 - 02/06/2018
Theo hãng tin RT, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không thích Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gặp gỡ lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong tuần này.
Trả lời trước báo giới về cuộc gặp mặt, ông Trump nói rằng “Tôi không thích điều đó”. Dù vậy ngay lập tức ông cũng nói thêm rằng “hoạt động này có thể có ý nghĩa tích cực”.
Tổng thống Trump trò chuyện với ông Kim Yong-chol, một trong những quan chức thân cận nhất với lãnh đạo Kim Jong-un.
“Tôi không thích việc Nga gặp mặt với người đứng đầu Triều Tiên bởi tôi không rõ mục đích của cuộc gặp mặt này là gì? Tuy vậy nó hoàn toàn có thể có ý nghĩa tích cực. Nếu đúng là như vậy thì tôi rất hoan nghênh, còn nếu nó có ý nghĩa tiêu cực thì tôi sẽ không vui chút nào. Rất có khả năng cuộc gặp mặt này sẽ có ý nghĩa tích cực”, ông Trump nói.
Trong cuộc gặp mặt với Ngoại trưởng Nga, lãnh đạo Kim Jong-un một lần nữa khẳng định cam kết tiến hành quá trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên. Đáp lại, ông Lavrov cho biết Nga ủng hộ bất kỳ “thỏa thuận rõ ràng” nào được đưa ra sau các cuộc đàm phán hòa bình nếu lợi ích của tất cả các bên, trong đó có Triều Tiên, được tôn trọng. Ông Lavrov cũng chuyển một bức thư của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho ông Kim.
Ngày 1/6, Tổng thống Trump cũng nhận được một bức thư từ ông Kim Jong-un. Ông không tiết lộ nội dung chi tiết của bức thư và chỉ nhận xét rằng nó “rất hay” và “thú vị”, đồng thời nói thêm rằng ông sẽ xem xét công khai công bố nội dung thư vào một thời điểm thích hợp trong tương lai.
Ông Trump cũng xác nhận rằng ông sẽ gặp gỡ lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore vào ngày 12/6 sau nhiều tuần đầy biến động. Đầu tiên, Bình Nhưỡng cho biết họ có thể sẽ xem xét rút khỏi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên, nhưng sau đó ông Trump tuyên bố hủy bỏ sự kiện này và cáo buộc Triều Tiên đã thể hiện “sự thù địch công khai” của mình. Tuy nhiên, chưa đầy 24 giờ sau đó ông đã rút lại tuyên bố này.
Trong những năm qua, Nga đã thể hiện quan điểm muốn dùng các biện pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết khủng hoảng bán đảo Triều Tiên. Nước này cũng kêu gọi thực hiện một cuộc đàm phán mà lợi ích của tất cả các bên liên quan, trong đó có Triều Tiên, được xem xét.
Vào tháng 9/2017, khi tình hình trên bán đảo Triều Tiên leo thang, Nga cùng với Trung Quốc đã đưa ra đề xuất “đóng băng kép”, theo đó Triều Tiên ngừng chương trình hạt nhân và tên lửa của mình và đổi lại Mỹ và Hàn Quốc từ bỏ các hoạt động diễn tập quân sự trong khu vực. Ngoài ra, Moscow cũng kêu gọi Washington và Bình Nhưỡng hãy ngừng những phát ngôn hiếu chiến của mình.
Tuy nhiên, chính sách của ông Trump đối với Triều Tiên có phần thiếu nhất quán. Ông đã có những phát ngôn công kích ông Kim Jong-un, gọi lãnh đạo Triều Tiên là “người tên lửa”. Ông cũng chỉ trích cựu Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận giải quyết vấn đề Triều Tiên và gọi những gì ông đang làm là “lãng phí thời gian”.
Sau đó, ông Trump bất ngờ đổi giọng và bắt đầu khen ngợi lãnh đạo Triều Tiên. Vào cuối tháng 4, ông gọi ông Kim Jong-un là người “rất ngay thẳng” và nói rằng ông muốn gặp gỡ ông Kim “sớm nhất có thể”.
Anh Tuấn (lược dịch)


Vì sao Mỹ vẫn "trên cơ" Trung Quốc tại Châu Á-Thái Bình 

Dương?

Ngày đăng : 08:00 - 09/05/2018
CNN đưa tin, theo đánh giá của một Viên nghiên cứu của Úc, Mỹ vẫn là quốc gia mạnh nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mặc dù Trung Quốc đang phát triển với tốc độ nhanh chóng.
Viện Nghiên cứu Lowy tại thành phố Sydney (Úc) mới đây đã công bố Chỉ số Quyền lực Châu Á, trong đó 25 quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã được đánh giá về tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực.
Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh tầm ảnh hưởng của mình ở Châu Á.
Tầm ảnh hưởng của một quốc gia được đánh giá dựa trên những tiêu chí như lực lượng quốc phòng, sức mạnh quân sự, ảnh hưởng văn hóa, ảnh hưởng ngoại giao, sức mạnh kinh tế, quan hệ kinh tế, sự ổn định cũng như những xu hướng trong tương lai.
Mặc dù Mỹ vẫn đứng đầu theo đánh giá mới nhất, song người đứng đầu nhóm đánh giá là ông Herve Lemahieu nói rằng Trung Quốc có thể qua mặt Mỹ trong vài năm tới. Dưới đây là ba điểm nổi bật nhất trong báo cáo của viện Lowe:
Mỹ và Trung Quốc đứng đầu
Kể từ khi mở của kinh tế trong thập niên 1980, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng. Đến năm 2011, nền kinh tế Trung Quốc chỉ xếp sau Mỹ. Với GDP đạt 7,9 nghìn tỉ USD, Trung Quốc giờ đây chiếm hơn 1/10 tổng sản phẩm quốc nội của tất cả các nước trên thế giới.
Theo ông Lemahieu, Mỹ vẫn có lợi thế lớn trước Trung Quốc về ảnh hưởng văn hóa (hay còn gọi là “quyền lực mềm”) cũng như mối quan hệ hợp tác quân sự toàn Châu Á. “Về cơ bản chúng ta có thể miêu tả tình hình ở Châu Á hiện tại đó là các nước đang tìm cách để thách thức vị thế độc tôn của Mỹ. Hiện tại Trung Quốc không có mối quan hệ liên minh sâu dày mà Mỹ đang có”, ông nói.
Trong khi Mỹ có mối quan hệ quân sự chặt chẽ với Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước khác, Trung Quốc chỉ có một đồng minh lâu năm là Triều Tiên. “Bình Nhưỡng là một đối tác không có độ tin cậy cao đối với Trung Quốc”, ông Lemahieu nói.
Tuy nhiên Bắc Kinh đã nỗ lực để thu hẹp khoảng cách với Mỹ ở Châu Á. Họ đã đầu tư hàng trăm tỉ USD vào các dự án xây dựng cảng biển, đường sắt và nhiều cơ sở hạ tầng khác thông qua chương trình "Vành đai, Con đường" và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á. Theo viện nghiên cứu Lowe, Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ về quan hệ kinh tế và ảnh hưởng ngoại giao. “Trung Quốc giờ đây là quốc gia cho vay và đầu tư lớn nhất trong khu vực”, ông Lemahieu nói.
Nga bám sát với Nhật Bản và Ấn Độ
Đứng sau Trung Quốc, hai nước Nhật Bản và Ấn Độ cùng nhau xếp ở vị trí thứ ba. “Đối với Ấn Độ, chúng ta sẽ còn thấy nền kinh tế khổng lồ này tiếp tục lớn mạnh. Họ có nguồn lao động dồi dào, và đến năm 2030 chúng ta sẽ thấy 169 triệu người tham gia lao động và Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia đông dân hơn cả Trung Quốc”, ông Lemahieu giải thích.
Nga có tầm ảnh hưởng rất đáng gờm ở Châu Á.
Trong khi đó, Nga theo rất sát hai nước này ở vị trí thứ tư. “Nga cũng có tầm ảnh hưởng nhất định. Trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên, ông Vladimir Putin đã đàm phán với Triều Tiên, Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc vào đầu thập niên 2000, vì vậy Nga có một mạng lưới quốc phòng vững mạnh ở Châu Á”, ông Lemahieu nói.
Nga đứng ở vị trí khá cao khi xét trên những phương diện như ảnh hưởng ngoại giao, sức mạnh quân sự và sự ổn định. Thêm vào đó, Moscow cũng mở rộng thành công mạng lưới thông tin của mình ở Châu Á. “Hãng tin RT của Nga hiện tại ở Châu Á được để ý nhiều hơn hãng tin CGTN của Trung Quốc”, ông nói.
Một yếu tố khác khẳng định vị trí của Nga ở Châu Á, theo ông Lemahieu, đó là: “Nga là một quốc gia có vũ khí hạt nhân, là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, điều này giúp họ khẳng định vị thế của mình”.
Singapore phát triển chóng mặt
Một trong những phát hiện thú vị từ báo cáo đánh giá của viện nghiên cứu Lowe đó là Singapore đứng ở vị trí khá cao. Nước này vượt mặt Malaysia, New Zealand, Indonesia và Pakistan và chỉ đứng dưới những quốc gia như Úc và Hàn Quốc.
Với dân số chỉ 5,5 triệu người, quyền lực của Singapore đến từ mối quan hệ kinh tế lâu dài cũng như mạng lưới hợp tác quân sự bền vững. ”Singapore nằm ở trung tâm của các tuyến đường thương mại ở Châu Á. Nhiều nguồn đầu tư nước ngoài đã được đưa vào Singapore trước khi đến được các nước khác trong khu vực”, ông Lemahieu nói.
Thêm vào đó, việc Singapore sở hữu nhiều loại khí tài hiện đại và có mối quan hệ khăng khít với các nước khác trong khu vực cũng giúp nước này có lợi thế lớn. Tuy nhiên, Singapore phụ thuộc nhiều vào các hoạt động thương mại, điều đó có nghĩa là họ sẽ gặp khó khăn nếu chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ.
Trong khi đó, Triều Tiên đứng ở vị trí cuối cùng trong danh sách của viện Lowe. Giải thích về điều này, ông Lemahieu nói: “Mặc dù họ có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, song đây là một quốc gia mềm yếu và không mạnh mẽ khi xét trên các khía cạnh khác”.
Anh Tuấn (lược dịch)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gửi thông điệp "cứng rắn" tới Trung Quốc

Ngày đăng : 11:01 - 02/06/2018
Theo hãng tin CNN, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã cáo buộc Trung Quốc có những hành vi “đe dọa và gây hấn” tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và rằng Mỹ sẽ quyết tâm không từ bỏ vai trò của mình trong khu vực.
Trong một bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-la, hay còn gọi là Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á, được tổ chức tại Singapore, ông Mattis tuyên bố: “Xin hãy nhớ: Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ở lại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đây là một khu vực được chúng tôi ưu tiên hàng đầu”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã thể hiện sự cứng rắn với Trung Quốc.
Bộ trưởng Mỹ cũng chỉ trích việc Bắc Kinh quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông, một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất trên thế giới.
“Chúng tôi biết rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức và cơ hội trong những năm tới. Chúng tôi sẵn sàng ủng hộ quyết định của Trung Quốc nếu họ mong muốn hòa bình và sự thịnh vượng lâu dài cho tất cả các quốc gia trong khu vực”, ông Mattis nói.
“Thế nhưng chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông đi ngược lại với chính sách cởi mở mà chúng tôi luôn đề cao. Điều này khiến người ta nghi ngờ mục đích những hành động của Bắc Kinh”, ông nhấn mạnh.
Vấn đề tranh chấp Biển Đông là một trong những đề tài thảo luận nóng được nêu ra trong hội nghị, trong lúc Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động nhằm khẳng định vị thế thống trị của mình trong khu vực.
Trung Quốc đã đẩy mạnh sự hiện diện tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, tiến hành bồi đắp các bãi đá thành các đảo nhân tạo và xây dựng các cơ sở hạ tầng nhiều khả năng là để phục vụ mục đích quân sự, mặc dù Tòa án Trọng tài quốc tế đã tuyên bố rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử trên Biển Đông.
Vào tháng 5, Trung Quốc đã lần đầu tiên cho triển khai các máy bay ném bom có thể trang bị vũ khí hạt nhân ra đảo nhân tạo (đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Trước đó vài tuần, cơ quan tình báo Mỹ tuyên bố rằng có khả năng cao Trung Quốc đã triển khai tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không ra khu vực này nhằm phục vụ các hoạt động diễn tập quân sự.
“Quá trình quân sự hóa các quần thể nhân tạo trên Biển Đông của Trung Quốc bao gồm việc triển khai tên lửa chống hạm, tên lửa đất đối không, hệ thống gây nhiễu điện tử và máy bay ném bom”, ông Mattis phát biểu. “Trái với tuyên bố của Trung Quốc, sự xuất hiện của các loại khí tài quân sự này nhiều khả năng được dùng cho mục đích đe dọa và gây hấn”.
Tuần trước, hai tàu chiến của Hải quân Mỹ đã lại gần khu vực 12 hải lý quanh các đảo tranh chấp thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, một động thái khiến Trung Quốc tức giận.
Máy bay ném bom Trung Quốc hạ cánh xuống đảo nhân tạo ở Biển Đông.
“Tôi nghĩ rằng những gì đang diễn ra đi ngược hoàn toàn với phán quyết của tòa án quốc tế, đó là chúng ta có quyền tự do đi lại trên những vùng biển này”, ông Mattis nói. “Chúng tôi khẳng định quyền tự do đi lại không chỉ cho riêng Hoa Kỳ mà còn cho tất cả các quốc gia. Những hành động của chúng tôi là nhằm tái khẳng định luật pháp quốc tế”.
“Trung Quốc nên có tiếng nói trong việc củng cố trật tự quốc tế, và tất cả các nước lân cận với Trung Quốc đều có quyền định đoạt đến vai trò của Trung Quốc”, ông Mattis nói, đồng thời tiết lộ rằng ông sẽ đến Bắc Kinh trong thời gian tới “theo lời mời của Trung Quốc”.
Cũng trong bài phát biểu của mình, ông Mattis có nhắc đến đôi điều về tình hình bán đảo Triều Tiên. Ông vẫn tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của các mối quan hệ hợp tác mà Mỹ đang có và nói rằng mục tiêu cuối cùng vẫn là một quá trình phi hạt nhân hóa rõ ràng có thể được tiến hành trên bán đảo Triều Tiên.
Ngoài ra, ông Mattis cũng đề cập đến vấn đề Đài Loan. Trung Quốc từ lâu coi đảo này là một tỉnh tách rời và mong muốn Đài Loan hợp nhất với nước này. Trung Quốc cũng bị Đài Loan cáo buộc đã gia tăng sức ép đối với Đài Loan trong những tuần gần đây, cụ thể là họ đã dùng những biện pháp ngoại giao và kinh tế để cô lập Đài Loan.
“Chúng tôi phản đối mọi hành động đơn phương nhằm thay đổi tình trạng hiện tại và sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp nhằm xóa bỏ những bất đồng giữa hai bên eo biển Đài Loan”, ông Mattis nói.
Anh Tuấn (lược dịch)

Mỹ cảnh báo khả năng "cho nổ tung" đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép trên biển Đông

Thi Anh | 01/06/2018 12:28 PM
Mỹ cảnh báo khả năng "cho nổ tung" đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép trên biển Đông
Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Vành Khăn (đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam). Ảnh: CSIS

Tướng Mỹ cho hay, Mỹ đã có kinh nghiệm "xóa sổ" các đảo nhỏ ở Tây Thái Bình Dương.

Ngày 31/5, Lầu Năm Góc đã có những tuyên bố cứng rắn về hành động quân sự hóa trái phép của Trung Quốc trên biển Đông, mặc dù chính quyền ông Trump đang hối thúc Trung Quốc hợp tác về vấn đề Triều Tiên.
Mỹ cảnh báo khả năng cho nổ tung đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép trên biển Đông - Ảnh 1.
Trung tướng Kenneth McKenzie, giám đốc Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ. Ảnh: USMC












Khi được hỏi về khả năng Mỹ "cho nổ tung" một trong số các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép, Trung tướng Kenneth McKenzie, giám đốc Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho hay:
"Tôi sẽ chỉ nói với các bạn rằng, quân đội Mỹ có nhiều kinh nghiệm trong việc xóa sổ các đảo nhỏ ở Tây Thái Bình Dương".
Theo CNN, kinh nghiệm "xóa sổ các đảo nhỏ" mà ông McKenzie nói tới là các chiến dịch quân sự của Mỹ vào Thế chiến II. Lúc đó, hàng nghìn quân Mỹ đã hy sinh khi chiến đấu ở một số đảo trên Thái Bình Dương.
"Đó là một năng lực trọng điểm của quân đội Mỹ mà chúng tôi từng thực hiện trước đây; đó là tuyên bố đơn giản của thực tế lịch sử, không cần phải suy nghĩ sâu xa hơn".
Là một trong những quan chức cấp cao nhất ở Lầu Năm Góc trợ giúp cho Tướng Joseph Dunford - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, lời nói của ông McKenzie đặc biệt có trọng lượng. 
Mỹ thường xuyên tiến hành hoạt động tự do hàng hải trên biển Đông. Trong lần gần nhất, Mỹ cho biết, một tàu Trung Quốc đã có hành vi thiếu chuyên nghiệp gần các tàu Mỹ.
Ông McKenzie khẳng định Mỹ sẽ không nhượng bộ và nói rằng: "Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành hoạt động tự do hàng hải, theo đúng luật pháp quốc tế. Và chúng tôi sẽ tiếp tục làm những gì mình đang làm".
Tuyên bố của ông McKenzie được đưa ra vào thời điểm căng thẳng tăng cao trong khu vực. Mỹ đang đẩy mạnh hoạt động tự do hàng hải nhằm đáp trả động thái quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép. 
Ông McKenzie nhấn mạnh, quân đội Mỹ đã "sẵn sàng bảo vệ lợi ích của Mỹ và đồng minh trong khu vực". 
Trước đó, Đô đốc Harry Harris, cựu tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ - Thái Bình Dương Mỹ, khẳng định Trung Quốc là "thách thức dài hạn lớn nhất" của Mỹ trong khu vực.
"Nếu không có sự can thiệp tập trung của Mỹ và các đồng minh, đối tác thì Trung Quốc sẽ hiện thực hóa được giấc mộng bá chủ của mình ở châu Á".
Nhận định về vấn đề này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho rằng Trung Quốc đã đi ngược tuyên bố không quân sự hóa khu vực của mình: "Họ đã làm chính xác điều đó, chuyển vũ khí tới những địa điểm trước đây chưa từng có vũ khí".
Thiết bị do thám của Mỹ cho thấy Trung Quốc đã di chuyển các tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm trên các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép trong các cuộc tập trận gần đây. Đầu tháng 5, truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đưa tin, một máy bay ném bom của Trung Quốc cũng đã đáp xuống khu vực này lần đầu tiên.

Hoàn cầu: "Ngoài chôn vùi TQ, Mỹ còn muốn nhấn chìm đồng minh bằng chiến lược Ấn Độ-TBD"

Thủy Thu | 01/06/2018 07:40 AM
Hoàn cầu: "Ngoài chôn vùi TQ, Mỹ còn muốn nhấn chìm đồng minh bằng chiến lược Ấn Độ-TBD"
Ảnh minh họa: Bộ Quốc phòng Mỹ

"Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương là cái hố lớn được Mỹ đào. Washington lôi kéo Ấn Độ để cùng đẩy Trung Quốc xuống hố, sau đó sẽ đẩy tiếp Ấn Độ xuống hố này", Hoàn cầu quả quyết.

Trong bài phát biểu tại Hawaii ngày 30/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM) sẽ được đổi tên thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPCOM).
"Mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh và các đối tác ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương rất quan trọng để duy trì sự ổn định của khu vực", ông James Mattis nói.
"Để ghi nhận sự kết nối ngày càng tăng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, hôm nay chúng tôi đổi tên Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, hành động này còn nhằm thể hiện mối liên hệ quân sự giữa Mỹ và Ấn Độ.
Giới quan sát cho rằng, động thái này vừa thể hiện Washington đang hướng tới một chiến lược rộng lớn hơn, vừa nhằm đối phó áp lực từ những hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc trên biển Đông.
Bình luận về động thái của Lầu Năm Góc, Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) cho rằng, thực chất Washington đang đi một nước cờ lớn.
"Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương có hai mục tiêu dài hạn: Thứ nhất, tiêu hao chiến lược tương hỗ lâu dài của 2 cường quốc mới nổi là Trung Quốc - Ấn Độ; Thứ hai, nhằm đối phó với sự trỗi dậy mạnh mẽ trong tương lai của Ấn Độ, giúp ý định tăng cường sự kiểm soát với Ấn Độ Dương của Mỹ thành hiện thực sớm hơn, ngăn chặn Ấn Độ trở thành một thách thức mới", báo Trung Quốc viết.
Theo tờ này, sự trỗi dậy của Ấn Độ và Trung Quốc trong thế kỷ 21 có thể được coi là làn sóng lớn và "sự trỗi dậy của Trung-Ấn về cơ bản giống nhau".
"Ở gian đoạn hiện nay, các nước phương Tây đưa ra nhiều sự ủng hộ đối với sự phát triển của Ấn Độ, là do tư duy địa chính trị tạm thời kiếm chế những tính toán về lợi ích. Cùng với những thành công không ngừng về kinh tế của Ấn Độ, các nước phương Tây sẽ dần cảm thất bất mãn", Hoàn cầu cho rằng, sau 20 năm nữa, mối quan hệ giữa New Delhi và các nước phương Tây sẽ gia tăng căng thẳng.
"Chính sách châu Á hoàn hảo nhất của châu Á của Mỹ là lôi kéo Ấn Độ để làm tiêu hao chiến lược tương hỗ giữa Bắc Kinh và New Delhi", tờ này cáo buộc, chiến lược tương tự dường như đã được áp dung trong cuộc đối đầu Trung-Ấn tại cao nguyên Doklam mùa hè 2017.
Theo Hoàn cầu, Ấn Độ Dương sẽ trở thành trung tâm hàng hải toàn cầu nhưng tương quan sức mạnh quân sự ở khu vực này còn tương đối đơn giản và trong tương lai sẽ có nhiều thế lực can thiệp vào khu vực này nhưng chỉ cần Trung-Ấn duy trì quan hệ bình thường thì xung đột an ninh lớn nhất trên Ấn Độ Dương sẽ khó có thể xảy ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
"Mỹ sẽ là nhân vật chính của cuộc cạnh tranh này. Washington sẽ nỗ lực trở thành quốc gia lãnh đạo nhằm ngăn chặn sự chia sẻ quyền lực ở khu vực này", báo Trung Quốc bình luận.
"Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương là cái hố lớn được đào bởi Mỹ. Washington muốn đồng thời chôn vùi sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ. Dự đoán của bộ phân tinh anh Mỹ chính là, trước tiên lôi kéo Ấn Độ để cùng đẩy Trung Quốc xuống hố, sau đó sẽ đẩy tiếp Ấn Độ xuống hố này", Hoàn cầu quả quyết.
Tuy nhiên, theo tờ này, New Delhi dường như cũng nhận ra điều này và cũng có sự đề phòng nhất định nên Washington khó đạt được mục đích.

Đối thoại Shangri-La 2018: Trung Quốc ‘đổi trắng thay đen’, cáo buộc Mỹ quân sự hóa Biển Đông

Cẩm Bình | 02/06/2018 03:59 PM
Đối thoại Shangri-La 2018: Trung Quốc ‘đổi trắng thay đen’, cáo buộc Mỹ quân sự hóa Biển Đông
Trung tướng Hà Lôi, Phó chủ tịch Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, người dẫn đầu đoàn quan chức Bắc Kinh tham dự SLD lần thứ 17 - Ảnh: CCTV

Quan chức quốc phòng Trung Quốc tham gia Đối thoại Shangri-La (SLD) lần thứ 17 đã lên tiếng đáp trả bài phát biểu có ý chỉ trích nước này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.

Phát biểu trong ngày thứ 2 của SLD, Bộ trưởng Mattis khẳng định dù sẵn sàng làm việc để có quan hệ đem lại kết quả tốt với Trung Quốc, nhưng Washington phản đối chính sách của Bắc Kinh tại Biển Đông và sẽ “quyết liệt” nếu cần thiết.
Trung tướng Hà Lôi, Phó chủ tịch Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, người dẫn đầu đoàn quan chức Bắc Kinh tham dự SLD, đã lập tức có phản ứng.
Trang tin Phượng Hoàng dẫn lời trung tướng Hà: “Những năm gần đây, nhờ Trung Quốc và các nước ASEAN có liên quan cùng nhau nỗ lực, tình hình Biển Đông ổn định, không xảy ra xung đột lớn gì. Với vấn đề quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông, thực sự gây ra chuyện này là quốc gia tiến hành hoạt động điều máy bay, tàu chiến xâm phạm vùng biển và không phận các đảo của Trung Quốc (thực tế là nước này chiếm đóng trái phép)”. Tướng Hà không nêu đích danh Mỹ.
Cùng với ông Hà, một thành viên khác của đoàn quan chức Bắc Kinh là nhà nghiên cứu Triệu Tiểu Trác của Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc cũng ngang nhiên chỉ trích các chiến dịch thể hiện “tự do hàng hải” do Washington thực hiện mới chính là quân sự hóa Biển Đông.
Đối thoại Shangri-La 2018: Trung Quốc ‘đổi trắng thay đen’, cáo buộc Mỹ quân sự hóa Biển Đông - Ảnh 1.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu mở đầu ngày họp thứ hai của SLD 2018 - Ảnh: Getty Images
Trả lời các quan chức Trung Quốc, Bộ trưởng Mattis tiết lộ sắp có chuyến công du Bắc Kinh, và sẽ tiến hành bàn luận sâu hơn về những vấn đề nêu trên. Tướng Hà hoan nghênh Bộ trưởng Mattis sang thăm, đồng thời khẳng định quân đội hai nước phải gia tăng lòng tin chiến lược, tăng cường kiểm soát bất đồng.
Đối thoại Shangri- La lần thứ 17 diễn ra từ ngày 1- 3.6 tại Singapore. Diễn đàn an ninh này diễn ra khi giữa Washington và Bắc Kinh vừa có những xung đột quanh vấn đề Biển Đông. Trung Quốc trong những tuần gần đây đã cho tiến hành nhiều hoạt động phi pháp, như triển khai tên lửa tầm xa và cho máy bay ném bom H-6K diễn tập cất-hạ cánh trên các thực thể địa lý nằm trong hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Nhằm phản đối những hoạt động này, Mỹ rút lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung quốc tế Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) và còn cho hai tàu chiến áp sát một số thực thể địa lý bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép. Bộ trưởng Mattis ngày 29.5 khẳng định Washington sẽ tiếp tục đối phó với những hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông của Trung Quốc, bất chấp cường quốc châu Á phản đối.

Thất bại 5 tỉ USD của Mỹ

Phạm Nghĩa | 01/06/2018 08:29 AM
Thất bại 5 tỉ USD của Mỹ
Quân đội Afghanistan huấn luyện tại trại quân sự Shorab ở tỉnh Helmand - Afghanistan vào ngày 27-8-2017. Ảnh: AP

Một cơ quan chịu trách nhiệm giám sát nỗ lực tái thiết Afghanistan của chính phủ Mỹ cho biết Washington đã tốn 5 tỉ USD trong 15 năm nhưng vẫn chưa đạt được kết quả.

Cơ quan Tổng thanh tra đặc biệt của Chương trình tái thiết Afghanistan (SIGAR) nói rằng Mỹ có những kỳ vọng phi thực tế để ổn định Afghanistan trong thời gian biểu ngắn.
Ngoài ra, theo SIGAR, chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama thiếu ý chí chính trị cho nỗ lực bình ổn Afghanistan trong lúc một số bước đị lại tỏ ra phản tác dụng.
Tóm lại, Giám đốc SIGAR John Sopko đánh giá kế hoạch tái thiết Afghanistan của Mỹ từ năm 2002-2017 gần như thất bại.
Vào năm 2003, Mỹ khởi động một chiến lược trong đó quân đội nước này sẽ chiếm đóng, quản lý một khu vực, sau đó xây dựng các thể chế tại đây.
Nhưng chiến lược này tỏ ra không hiệu quả vì quân đội Mỹ ban đầu tập trung vào các quận có nguy cơ cao và an ninh kém nhất, dẫn đến việc chuyển sang giai đoạn xây dựng gặp nhiều khó khăn. Các cơ quan dân sự Mỹ buộc phải tiến hành chương trình tái thiết ở các quận có nguy cơ cao và chưa sẵn sàng cho tái thiết.
Nỗ lực giúp chính quyền Afghanistan gia tăng sự kiểm soát cũng tạo điều kiện cho nạn tham nhũng nảy nở. Đến năm 2008, tình hình an ninh ở phần lớn lãnh thổ Afghanistan trở nên xấu đi và quân nổi dậy bắt đầu hoành hành.
Bắt đầu từ năm 2009, Washington tìm cách đảo ngược tình hình. Đồng thời, Bộ Ngoại giao và quân đội Mỹ cũng dự tính rút lực lượng khỏi Afghanistan vào năm 2011 và năm 2014, chính phủ Afghanistan sẽ nắm quyền kiểm soát an ninh trên cả nước.
Trong hai năm 2009 và 2010, chính quyền Obama cam kết gửi hơn 50.000 quân nhân để "dọn dẹp" những khu vực nguy hiểm nhất ở Afghanistan, tiếp đến cử hàng trăm nhân viên dân sự đến giúp xây dựng lại các khu vực bị chiến tranh tàn phá. Kế hoạch tăng quân được giới hạn trong 18 tháng.
SIGAR cho biết Mỹ đã đổ thêm tiền vào Afghanistan với hy vọng bù đắp cho việc thiếu thời gian nhưng lại khiến xung đột thêm trầm trọng, tiếp tay cho tham nhũng và thúc đẩy sự ủng hộ dành cho phe nổi dậy.
Một giải pháp khác là xây dựng Lực lượng cảnh sát địa phương Afghanistan (ALP). Tuy nhiên, số lượng thành viên ALP tăng vọt từ 6.500 người vào năm 2011 lên 24.000 người vào năm 2013, dẫn đến chỉ trích quá trình kiểm tra lý lịch không nghiêm ngặt.
Nhìn chung, báo cáo chỉ trích chính phủ Mỹ đã đánh giá quá cao khả năng của mình trong việc xây dựng và cải cách các tổ chức chính phủ Afghanistan, cũng như không điều chỉnh các chương trình để phù hợp với tình hình quốc gia Nam Á này.

Tài sản Tổng thống Trump sụt giảm lớn

Thu Hằng | 01/06/2018 09:29 AM
Tài sản Tổng thống Trump sụt giảm lớn
Theo Bloomberg, tài sản ròng của Tổng thống Trump giảm 100 triệu USD trong năm 2017. Ảnh: Getty Images

Doanh thu từ Tháp Trump ở New York và các sân golf sụt giảm đã khiến tài sản ròng của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng giảm mạnh trong năm thứ hai liên tiếp.

Sau khi nhường quyền điều hành Trump Organization cho hai người con trai để toàn tâm toàn ý nắm giữ cương vị lãnh đạo nước Mỹ, Tổng thống Trump đã chứng kiến tài sản ròng của mình sụt giảm xuống 2,8 tỉ USD so với 2.9 tỉ USD của năm trước. Đây là con số được đưa ra trong bản danh sách Chỉ số Tỉ phú của Bloomberg. Chỉ số này dựa trên các mẫu công khai tài chính gần đây nhất của Tổng thống vào đầu tháng 5, cũng như các dữ liệu về bất động sản và các số liệu khác.
Trong năm 2017, các công ty của ông Trump đã phải trả 30 triệu USD tiền nợ và hiện đang gánh tối thiểu là 520 triệu USD nợ. Đặc biệt, theo Bloomberg, toà tháp nổi tiếng nhất mang tên Tổng thống và các toà cao ốc khác đã trải qua một năm sụt giảm về tỉ lệ đặt phòng, dẫn đến giảm 220 triệu USD doanh thu.
Các sân golf của Tổng thống Trump cũng giảm giá trị khoảng 70 triệu USD và hiện có giá trị thị trường là 650 triệu USD. Tuy vậy, các sân golf ở Scoland và Ireland của ông lại gặt hái doanh thu cao hơn.
Tuy nhiên, một người phát ngôn của Trump Organization đã không đồng tình với những ước tính của Bloomberg và lưu ý rằng, “vị trí của các tài sản ảnh hưởng tới mức giá cho thuê mà nơi đó đạt được”.
Nhưng theo ước tính của Bloomberg thì không phải cơ sở kinh doanh nào của Tổng thống Trump cũng làm ăn thất bát. Một số toà tháp văn phòng ở New York, San Francisco đã tăng giá trị 75 triệu USD. Khách sản quốc tế Trump ở Washington nhảy vọt giá trị lên 100 triệu USD, tăng 30 triệu USD.
Quyền sở hữu của ông Trump đối với các công ty và tài sản của Trump Organization từng đối mặt những chỉ trích về xung đột lợi ích. Uỷ ban quốc gia đảng Cộng hoà cũng đã chi mạnh tay vào những bất động sản này, với 271.000 USD cho các chi phí thuê địa điểm và ăn uống tại Khách sạn Washington và Doral Miami ở Florida vào tháng 2.
Ước tính mới nhất của Bloomberg rất khác với con số đưa ra trước đó từ Forbes. Hồi tháng 3, Forbes ước tính tài sản ròng của Tổng thống Trump sụt giảm 400 triệu USD, xuống còn 4,1 tỉ USD. Trong số này có 41 triệu USD sụt giảm giá trị Tháp Trump, và việc mất một store Nike lớn ở Manhattan.
Theo Bloomberg, Tổng thống Trump từng nhiều lần bị tố thổi phồng giá trị tài sản của mình trong nhiều thập kỷ qua. Gần đây nhất, một phóng viên bất động sản New York, từng giúp Forbes soạn thảo bản danh sách người giàu, cho biết, nhà lãnh đạo Mỹ đã gọi điện cho anh ta và khoe khoang không chỉ về tài sản ròng của ông mà còn về số cổ phần mà ông nắm giữ trong công ty của cha mình hồi thập niên 1980.

Rộ tin lãnh đạo Trung-Nga-Triều bí mật gặp nhau trước thềm Thượng đỉnh Trump-Kim

Hồng Hạnh | 01/06/2018 04:15 PM

Rộ tin lãnh đạo Trung-Nga-Triều bí mật gặp nhau trước thềm Thượng đỉnh Trump-Kim
Có tin đồn diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh bí mật Nga-Trung-Triều. Ảnh: Pravda

Cuộc gặp bí mật ba bên với sự tham gia của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể diễn ra vào ngày 9/6 tại thành phố cảng Thanh Đảo (Trung Quốc).

Báo Nga Pravda dẫn thông tin trên từ phóng viên Vasily Golovnin đăng trên trang mạng Telegram channel. Hiện thông tin này vẫn chưa được các bên chính thức xác nhận.
Theo phóng viên Golovnin, ông nhận được thông tin này từ Trung tâm Phong trào vì Nhân Quyền và Dân chủ Trung Quốc có trụ sở ở Hồng Kong. Tổ chức này là một đơn vị phát ngôn không chính thức các thông tin về Trung Quốc và có mạng lưới người cung cấp tin.
Dự kiến, Hội nghị của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì sẽ được tổ chức trong hai ngày 9-10/6 tại Thanh Đảo. Tổng thống Nga Vladimir Putin được mời tới hội nghị.
Theo phóng viên Golovnin, sự xuất hiện của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp ở Thanh Đảo sẽ trở thành một “tín hiệu chính trị đầy mạnh mẽ”, từ đó sẽ giúp gia tăng vị thế của Triều Tiên trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore vào 12/6.
Hiện giới chức Mỹ và Triều Tiên đều đang tích cực thực hiện hàng loạt công du con thoi để đi đến kế hoạch cuối cùng cho cuộc gặp tại Singapore.
Giới chức Mỹ cho biết các cuộc đối thoại hai bên chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều đều đang rất khả quan. Triển vọng hội nghị lần này đang phụ thuộc vào nội dung bức thư tay mà nhà lãnh đạo Triều Tiên gửi tới Tổng thống Trump. Phái đoàn Triều Tiên đang có mặt ở thành phố New York và sẽ tới Washington D.C vào ngày 1/6 để trao bức thư của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Tổng thống Trump bày tỏ đang rất mong chờ để nhận bức thư này của nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Mặc dù cả hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đều mong chờ sớm xúc tiến Hội nghị Thượng đỉnh, nhưng giữa các bên vẫn tồn tại cách hiểu khác nhau về vấn đề phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên. Tuần trước, Tổng thống Trump đã khiến cộng đồng thế giới một phen bất ngờ khi tuyên bố hủy gặp, sau khi Triều Tiên thể hiện cơn giận dữ vì những lời phát ngôn của quan chức Mỹ về vấn đề hạt nhân.
Với những nước đi của mình, cả Mỹ và Triều Tiên đều muốn giành thế thượng phong trong cuộc đàm phán. Đều bày tỏ mong muốn sự kiện lịch sử này diễn ra nhưng các bên vẫn liên tục “nắn gân” và “thăm dò” lẫn nhau.
https://baotintuc.vn/the-gioi/ro-tin-lanh-dao-trungngatrieu-bi-mat-gap-nhau-truoc-them-thuong-dinh-trumpkim-20180601095603001.htm


Ông Moon Jae-in kêu gọi hợp tác kinh tế liên Triều sau phi hạt nhân

VIETNAM+ | 31/05/2018 10:45 PM
Ông Moon Jae-in kêu gọi hợp tác kinh tế liên Triều sau phi hạt nhân
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Nguồn: Getty Images)

Theo Yonhap, ngày 31/5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã kêu gọi thực hiện các biện pháp hỗ trợ hợp tác kinh tế với Triều Tiên, đồng thời nhấn mạnh cần điều chỉnh lại chi tiêu chính phủ để hỗ trợ hoạt động giao lưu liên Triều trong trường hợp Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân của họ.

Trong cuộc họp các quan chức hàng đầu trong chính phủ, ông Moon Jae-in nói: "Kinh tế của chúng ta sẽ đối mặt sự thay đổi lớn nếu quan hệ Hàn-Triều cải thiện và hòa bình được thiết lập trên Bán đảo Triều Tiên.
Trước tiên, chúng tôi cũng sẽ cần xem lại vai trò của chi tiêu tài chính để hỗ trợ lộ trình kinh tế mới trên Bán đảo Triều Tiên trong công tác chuẩn bị cho việc khôi phục hợp tác kinh tế giữa miền Nam-Bắc."
Cuộc họp được tổ chức tại Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc nêu trên nhằm thảo luận về chính sách tài chính của chính phủ trong 5 năm tiếp theo./.

Nga có phải lý do Thụy Điển chuẩn bị cho chiến tranh?

Minh Đức | 31/05/2018 09:15 PM
Nga có phải lý do Thụy Điển chuẩn bị cho chiến tranh?

Vốn là quốc gia theo đường lối trung lập, Thụy Điển đang gấp rút đẩy mạnh quá trình phòng ngừa và chuẩn bị đối phó với chiến tranh.

Trong hai tuần qua, từng hộ gia đình tại Thụy Điển đều nhận được một cuốn sách đặc biệt có tiêu đề “Nếu khủng hoảng hoặc chiến tranh xảy ra”. Do chính phủ phát hành, tài liệu này cung cấp những biện pháp chuẩn bị và đối phó mà mỗi người dân Thụy Điển cần nắm rõ, trong trường hợp lãnh thổ bị xâm phạm.
“Trong nhiều năm qua, việc chuẩn bị cho nguy cơ chiến tranh và chiến tranh xảy ra, tại Thụy Điển là rất giới hạn,” cuốn sách viết. “Tuy nhiên, do thế giới xung quanh chúng ta đang thay đổi, Chính phủ đã quyết định củng cố toàn bộ nền quốc phòng Thụy Điển… Mức độ chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp trong thời bình, là một nền tảng quan trọng cho sự sẵn sàng của chúng ta trong trường hợp có chiến tranh”.
Mối đe dọa mang tên Nga tại Bắc Âu
Đối với phần lớn châu Âu, việc Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ và cuộc khủng hoảng Ukraine bùng nổ bốn năm trước – là một lời cảnh tỉnh, nhưng không phải là một mối đe dọa cấp thiết. Các nước như Đức, Anh và Pháp đều tiến hành xem xét lại năng lực quốc phòng của mình, trong đó chủ yếu là tăng nhẹ ngân sách quân sự. Tuy nhiên, hầu như không ai tin vào khả năng Nga sẽ tiến hành một cuộc tấn công truyền thống vào lãnh thổ của mình. Moscow có thể đang đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở mức độ lớn nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh, nhưng các xe tăng và binh lính Nga vẫn còn xa mới trở thành một mối đe dọa thực sự trước mắt.
Mặc dù vậy, đó rõ ràng không phải là những gì mà các nước Bắc Âu – vốn có quan hệ địa lý gần gũi với Nga hơn rất nhiều - nhận định. Na Uy đã chỉ định một quan chức cấp cao giữ vị trí lãnh đạo Vệ Binh Quốc gia – một lực lượng bảo hộ lãnh thổ tách biệt với quân đội chính quy và được trực tiếp giao nhiệm vụ chống lại bất kỳ kẻ xâm lược nào. Phần Lan tái cơ cấu lại quân đội thành những đại đội lớn hơn, nhằm tăng cường khả năng đối phó với những tổn thất lớn, vốn không phải là điều xa lạ trong trường hợp có chiến tranh. Cả hai nước trên, và giờ đây là một Thụy Điển vốn theo đuổi sự trung lập - cũng bắt đầu áp dụng nghĩa vụ quân sự cho cả nam và nữ.
Reuters nhận định, đây là một sự thay đổi lớn, khi chỉ một vài năm trở về trước, quân đội Bắc Âu vẫn còn chủ yếu tập trung vào các hoạt động nhân đạo và chống khủng bố quốc tế, bao gồm cả các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc.
Cả Na Uy, Thụy Điển hay Phần Lan đều khó có thể chặn đứng được một cuộc tấn công tổng lực tại biên giới. Chiến lược của họ có lẽ sẽ là tạm thời “nhường” lãnh thổ cho quân xâm lược, sau đó tiến hành các cuộc phản công mang tính “du kích” với mục đích làm cho lực lượng quân thù dần dần bị tổn thất và tan rã.
Nga có phải lý do Thụy Điển chuẩn bị cho chiến tranh? - Ảnh 1.
Cuốn sách "Nếu khủng hoảng hoặc chiến tranh xảy ra" được phát cho mỗi hộ gia đình Thụy Điển
Không tin tưởng vào những sắp xếp bên ngoài
Thay vì phát động tấn công quân sự, hầu hết các nhà phân tích an ninh châu Âu đều cho rằng, Moscow sẽ tiếp tục các chiến thuật hiện tại của mình, bao gồm ủng hộ cho các đảng chính trị cực đoan, tiến hành tấn công mạng và các hình thức gây chia rẽ khác…
Trong khi đó, hiện tại, ưu tiên lớn hơn của NATO là bảo vệ cho các quốc gia vùng Baltic như Estonia, Latvia và Lithuania. Vốn là một phần của Liên Xô cũ, các nước Baltic được đánh giá là có khả năng trở thành mục tiêu của Nga nhiều hơn, không chỉ do khẳng cách địa lý mà còn bởi quy mô dân số nói tiếng Nga. Các binh đoàn do Đức, Canada và Anh dẫn đầu và Mỹ (mới tham gia trong tháng 5) hiện đang đóng quân tại các nước này.
Chắc chắn các nước Bắc Âu cũng hy vọng không phải một mình đối mặt với bất kỳ nguy cơ nào. Na Uy là một thành viên lâu năm của NATO; còn Thụy Điển và Phần Lan hiện đang thảo luận khả năng gia nhập, đồng thời không ngừng tăng cường quan hệ trên cả quân sự và các lĩnh vực khác, với các thành viên còn lại. Cả ba quốc gia còn là thành viên của Liên minh Viễn chinh – một nhóm các nước Baltic và Bắc Âu do Anh dẫn đầu, có thể tiến hành các hoạt động quân sự bên ngoài khối NATO.
Tuy nhiên, sự chuẩn bị nội bộ của các quốc gia Bắc Âu và Baltic cho thấy mối lo ngại và không tin tưởng vào những sắp xếp từ bên ngoài. Những lo âu này càng trở nên khẩn cấp khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ, cũng như sự trỗi dậy của các đảng cực hữu tại Đức, Pháp… Các nước Bắc Âu không thể không nghĩ tới một tương lai– có thể xảy ra ngay trong thập kỷ sau rằng, những cấu trúc châu Âu và xuyên Đại Tây dương mà họ vẫn dựa vào, cuối cùng cũng sụp đổ.
“Mục đích của quân đội là sự tồn vong quốc gia,” một quan chức nói, ám chỉ rằng, một mặt dựa dẫm vào đồng minh, mặt khác các nước Bắc Âu vẫn phải sẵn sàng chiến đấu một mình khi cần thiết.
Nga rõ ràng không phải là hiểm họa duy nhất mà Thụy Điển có thể phải đối mặt. Trong cuốn sách đề cập ở trên, chính phủ nước này cũng đặc biệt đề cập đến nguy cơ khủng bố. Tuy nhiên, nhìn toàn bộ, điều mà chính quyền lo sợ nhất – chính là một cuộc tấn công tổng lực, đi kèm với một chiến dịch thông tin sai lệch từ bên ngoài; trong đó, cố gắng tung tin rằng chiến tranh đã xảy ra và Thụy Điển đã bị đánh bại, ngay cả khi cuộc chiến thực sự còn chưa bắt đầu.
Cuốn sách nhấn mạnh, người dân cần phải bỏ qua bất kỳ thông tin đầu hàng nào: “Nếu Thụy Điển bị tấn công bởi một nước khác, chúng ta sẽ không bao giờ chịu thua”. Đây rõ ràng là một trong những thông điệp quan trọng nhất mà Stockholm muốn truyền tải đến người dân của mình. Các nội dung trong sách còn được dịch sang tiếng Arab, Somali và một số ngôn ngữ khác, nhằm hướng tới đối tượng là những người nhập cư gần đây. Các thành viên trẻ tuổi không phân biệt giới tính của các cộng đồng này cũng sẽ phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Ba Lan mở đường quân sự Mỹ: Belarus có thể đáp trả bằng lực lượng Nga?

An Bình | 01/06/2018 03:45 PM
Ba Lan mở đường quân sự Mỹ: Belarus có thể đáp trả bằng lực lượng Nga?
Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Vladimir Makei. (Nguồn: Reuters)

Belarus không có kế hoạch cho phép Nga xây dựng căn cứ quân đội trên lãnh thổ nước này tại thời điểm hiện tại.

Belarus không có kế hoạch cho phép Nga xây dựng căn cứ quân đội trên lãnh thổ nước này, Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Vladimir Makei ngày 31/5 cho biết. Tuy nhiên, nếu Ba Lan mở cửa cho sự hiện diện quân sự vĩnh viễn của Mỹ ở đây thì Belarus sẽ xem xét lựa chọn trên.
Ông Vladimir Makei, đang có mặt tại Brussels để thúc đẩy sự mở rộng hợp tác với Liên minh châu Âu EU, nói với các phóng viên rằng, Belarus muốn giảm căng thẳng trong khu vực và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với phương Tây và cả Moscow. Đồng thời, nước này cũng nhận thấy một căn cứ của Mỹ ở Ba Lan sẽ làm gia tăng "sự ngờ vực" trong khu vực.
Khi được hỏi liệu đề xuất của Ba Lan về việc duy trì một căn cứ của Mỹ thường trực tại nước này có làm Belarus thay đổi quyết định từ chối các căn cứ của Nga tại thời điểm hiện tại hay không, ông Makei nói: "Tôi nghĩ sẽ có một số phản ứng đối với ý định triển khai một căn cứ không quân mới trong khu vực".
"Không có gì là không thể ... Tính đến hôm nay ... chúng tôi sẽ không triển khai các căn cứ quân sự nước ngoài mới trên lãnh thổ Belarus bởi vì chúng tôi muốn đóng góp cho an ninh trong khu vực của chúng tôi và chúng tôi không muốn trở thành một kẻ gây rắc rối".
"Vì vậy, chúng tôi sẽ không triển khai căn cứ quân sự mới vào thời điểm hiện tại. Nhưng nhìn về tương lai, chúng tôi cần tính đến các bước đi sắp tới sẽ được thực hiện bởi các nước láng giềng của chúng tôi."
Makei nhấn mạnh rằng Belarus, dưới thời Tổng thống Alexander Lukashenko, muốn tiếp tục "đối thoại quân sự" trong khu vực, bao gồm cả việc duy trì " đường dây liên lạc" để kiểm soát căng thẳng.
Belarus vẫn sẵn sàng cung cấp lực lượng gìn giữ hòa bình để giúp giải quyết cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, ông nói, một đề nghị ông Lukashenko lần đầu tiên đưa ra cách đây bốn năm. Một lực lượng khoảng 100 binh sĩ đã sẵn sàng và Belarus có thể gửi đi nhiều hơn, ông Makei cho hay.
Belarus đồng thời vẫn mong muốn tăng cường thương mại và các mối quan hệ khác với Nga, và cũng muốn đa dạng hóa thị trường, bao gồm cả mở rộng hoạt động thương mại với Trung Quốc, cũng như với EU và các nước khác ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.
"Trung Quốc là một đối tác rất quan trọng đối với chúng tôi", Makei nói, lưu ý về một khoản đầu tư lớn của Trung Quốc vào khu công nghiệp Great Stone gần Minsk, một phần của dự án "Con đường tơ lụa mới" của Bắc Kinh kết nối các tuyến đường thương mại của mình đến châu Âu.
Hiện tại, 51% giá trị thương mại của Belarus là với Nga và 27% với EU, ông Makei đề ra mục tiêu cân bằng 1/3 thương mại với Nga, 1/3 với EU và 1/3 với phần còn lại của thế giới.

Ai Cập, Jordan, Palestine phản đối thay đổi quy chế của Jerusalem

Ai Cập, Jordan, Palestine phản đối thay đổi quy chế của Jerusalem
Quang cảnh Jerusalem. (Nguồn: aljazeera.com)

Ngày 31/5, tại cuộc họp tham vấn ở thủ đô Cairo, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cùng người đồng cấp Jordan Ayman Safadi và Tổng thư ký Ban Chấp hành Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Saeb Erekat nhấn mạnh Đông Jerusalem là một phần không thể tách rời của các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của người Palestine, đồng thời phản đối các hành động của Israel chống lại người Palestine không có vũ trang trong những tuần gần đây.

Theo tuyên bố chung, tại cuộc họp, ngoại trưởng các nước Ai Cập và Jordan, Tổng thư ký Ban Chấp hành PLO, cũng như người đứng đầu cơ quan tình báo ba nước đã thảo luận những diễn biến mới nhất liên quan vấn đề Palestine, bao gồm các hành động leo thang của phía Israel, vốn đã cướp đi sinh mạng của nhiều người Palestine không có vũ trang.
Các quan chức Ai Cập, Jordan và Palestine nhấn mạnh rằng người dân Palestine đang thực hiện quyền hợp pháp để bảo vệ các vùng lãnh thổ của họ, quyền được sống tự do và an toàn, cũng như thành lập một nhà nước độc lập với Đông Jerusalem là thủ đô, dựa trên các đường biên giới năm 1967 theo luật pháp quốc tế.
Tuyên bố chung cảnh báo tình trạng leo thang đang đe dọa nghiêm trọng các nỗ lực tiến tới một giải pháp hòa bình và công bằng cho cuộc xung đột Palestine-Israel, vốn đòi hỏi cộng đồng quốc tế đưa ra các giải pháp cũng như thúc đẩy các nỗ lực quốc tế hiệu quả để giải quyết xung đột dựa trên giải pháp hai nhà nước cũng như Sáng kiến Hòa bình Arab.
Các quan chức Ai Cập, Jordan và Palestine khẳng định lập trường của khối Arab về bản sắc Arab của Đông Jerusalem đồng thời phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào hòng làm thay đổi quy chế pháp lý và lịch sử của thành phố Jerusalem.
Các quan chức Arab cũng kêu gọi thực hiện các kết quả của Hội nghị thượng đỉnh Jerusalem diễn ra tháng trước ở Saudi Arabia, nhấn mạnh rằng Đông Jerusalem là một phần không thể tách rời của các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của người Palestine.
Các quan chức tham dự cuộc họp cũng đã xem xét các biện pháp tăng cường và phối hợp lập trường với tất cả các bên trong khu vực và quốc tế nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông.
Tại cuộc họp, các quan chức Ai Cập, Jordan và Palestine đã trao đổi quan điểm về các nỗ lực Arab tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm bảo vệ người dân Palestine cũng như ủng hộ tư cách thành viên đầy đủ của Nhà nước Palestine tại Liên hợp quốc.
Ai Cập đã nỗ lực giúp khởi động tiến trình hòa giải Palestine, cho rằng hòa giải là một bước đi then chốt hướng tới sự đoàn kết cũng như đảm bảo lập trường thống nhất của người Palestine trong bất cứ vòng đàm phán tương lai nào.
Tuyên bố chung cũng kêu gọi thực thi thỏa thuận được ký kết tại Cairo hồi tháng 10/2017 nhằm chấm dứt những chia rẽ sâu sắc giữa các đảng phái của Palestine.
Các quan chức Ai Cập, Jordan và Palestine đã nhất trí tăng cường tham vấn và phối hợp giữa ba nước trong thời gian tới để theo dõi những diễn biến mới nhất tại các vùng lãnh thổ của người Palestine./.

Nga dội bão lửa Idlib: Thổ nuốt trái đắng

 Cuộc không kích của Không quân Nga chủ yếu nhằm vào cơ sở hạ tầng quân sự và kho vũ khí của lực lượng phiến quân.

Theo các nguồn tin từ chính phủ Syria, ngày 1/6, lực lượng không quân Nga đã tiến hành hàng loạt cuộc tấn công nhằm vào các vị trí của phiến quân tại Lataminah, Khan Sheikhoun và Kafr Zita (miền Nam Idlib).
Động thái này của Không quân Nga diễn ra ngay sau khi lực lượng phiến quân tấn công 2 đơn vị quân đội Syria đang đóng quân tại làng al-Ziyarah, miền bắc Latakia.
Cuộc không kích của Không quân Nga chủ yếu nhằm vào cơ sở hạ tầng quân sự và kho vũ khí của lực lượng phiến quân. Đây được coi là đòn trừng phạt nhằm vào phiến quân sau khi vi phạm thỏa thuận trong khu vực leo thang.
Theo một nguồn tin quân sự ở Damascus, lực lượng Không quân Nga đã liên tục tấn công vào các vị trí của phiến quân, bất chấp sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc Hama và miền nam Idlib.
Trước đây, người Nga tránh tấn công vào các khu vực trên do bị ràng buộc bởi thỏa thuận hòa bình Astana. Tuy nhiên, lực lượng phiến quân đã phạm phải một sai lầm lớn khi vượt qua giới hạn, người Nga đã lâm trận.
Nga doi bao lua Idlib: Tho nuot trai dang
Nga không kích phiến quân tại Syria
Idlib được coi là thủ đô của phiến quân tại Syria. Nơi đây tập trung nhiều nhóm phiến quân lớn với lực lượng hùng hậu, có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Để chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài nhiều năm qua, chính phủ Syria buộc phải tấn công vào Idlib.
Hồi giữa tháng 5, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn hoàn toàn những ngả đường đến Idlib của Quân đội Ả Rập Syria (SAA) bằng cách thiết lập hàng loạt chốt kiểm soát xung quanh tỉnh này.
Theo một văn bản tại Hội nghị hòa bình Astana, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã nhất trí về việc xây dựng những điểm quan sát xung quanh khu vực Jisr Al-Shughour và đồng bằng Al-Ghaab.
Không lâu sau khi đạt được thỏa thuận, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ đến những khu vực này, mà còn thiết lập hàng loạt điểm quan sát mới để ngăn chặn những cuộc tấn công trong tương lai của quân đội Syria.
Việc FSA tấn công quân đội Syria ở miền bắc Latakia đã giúp Nga đường đường chính chính không kích phiến quân mà không cần quan tâm đến thái độ của Ankara.
Nga doi bao lua Idlib: Tho nuot trai dang
Quân đội Syria tấn công phiến quân tại Dara'a
Tại chiến trường Dara'a, quân đội Ả Rập Syria (SAA) đã phát động cuộc tấn công nhằm vào các tay súng thánh chiến bên trong khu vực Al-Lijat (đông Dara'a).
Theo báo cáo từ Sư đoàn Thiết giáp số 5, SAA đã tấn công mạnh vào hệ thống phòng thủ của Quân đội Syria Tự do (FSA) và Hay'at Tahrir Al-Sham (HTS) ở vùng Al-Lijat.
Cuộc tấn công của quân đội Syria đã ngăn chặn tuyến đầu của phiến quân thánh chiến trước khi chúng kịp khởi động cuộc tấn công nhằm vào SAA ở miền nam Syria.
Trước đó, quân đội Syria đã huy động hàng ngàn binh lính tham gia vào cuộc tấn công sắp tới ở miền Nam Syria. Phần lớn các binh sĩ này được triển khai từ Al-Quneitra và khu vực Sheikh Miskeen của Dara'a.
Cuộc tổng tấn công vào miền nam Syria dự kiến ​​sẽ bắt đầu trong những ngày tới, bất chấp cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Mỹ, Nga và Jordan.
Trung Dũng

Giao "đặc khu kinh tế" cho tàu 99 năm, chỉ là âm mưu mua bán nước giữa 2 tên cướp lớn và cướp bé TC-VC!

Ảnh: Facebook Nguyễn Thuý Hạnh
Hồn Nước (Danlambao) - Trong những ngày này khắp cả nước đang rộ lên một tin làm chấn động cả thế giới, là nhà cầm quyền CSVN đã thông qua việc giao ba “đặc khu kinh tế” là Vân Đồn ở cực bắc của VN, Vân Phong ở miền Trung, và Phú Quốc ở cực Nam của VN cho Tàu cộng trong 99 năm, nói gọn gàng là một thế kỷ, tương đương với 3 thế hệ người VN! Quốc hội chuẩn bị bỏ phiếu, nhưng dư luận cho biết có thể số phiếu thuận tới 95%, vì đó là “chủ trương lớn” của nhà cầm quyền CSVN, đã được Tập Cận Bình chỉ thị cho, và thủ tướng CS Nguyễn Xuân Phúc đã ký. Khi được chất vấn tại sao giao đất cho Tàu 99 năm, thì Phúc trả lời: “Nếu ai ở địa vị này (thủ tướng) cũng phải giao, không có cách gì khác!”, được hiểu là Phúc bị áp lực của Tàu: “dao kề cổ, súng kề màng tang” nên không giao không được!

Để mọi người có một ý niệm rõ về việc giao đất 99 năm này, chúng ta nên lưu tâm đến mấy trọng điểm:

I. Đặc khu kinh tế (ĐKKT) là gì?

Nhà cầm quyền CSVN lấy cớ là để “phát triển đất nước”, nên giao những “đặc khu” này cho “nước ngoài” để họ phát triển nhanh chóng các khu này! Có thật như vậy không? Thật hay không thì chúng ta hãy suy nghĩ: 

1. Khi giao ĐKKT thì nhà cầm quyền bên giao phải giảm hay miễn thuế dài hạn, để kích thích bên nhận đầu tư kinh doanh phát triển khu đất đó. Có khi là không được thu thuế trong thời gian dài hay suốt thời gian giao, tùy theo sự thương lượng, và tùy theo “thế mạnh” của bên nhận giao, mà bên nhận đây là Tàu cộng, là cha của VC! Nếu vậy thì lợi ở chỗ nào, ngoại trừ việc kẻ giao tức nhà cầm quyền VC, sẽ cầm được ngay một số tiền, mà ai cũng biết số tiền đó chỉ có kẻ cầm quyền nắm hết chứ dân nước không có lợi gì!

2. Nếu giao với chủ đích để phát triển đất nước, thì tại sao không giao cho các nước khác có tiềm năng hơn như Mỹ, Nhật, Canada, Úc, Pháp, Đức…, mà lại chỉ giao cho Tàu? Phải chăng thời điểm mật ước Thành Đô CSVN phải bàn giao nước cho Tàu vào 2020 đã gần kề, nay Tàu muốn lấy trước một số khu vực trọng yếu trên, nên buộc VC giao sớm, và cho VC một số tiền để chúng thi hành lệnh của Tàu cộng, vì VC đang rất cần tiền!

3. Tại sao lại phải giao đất cho tới 99 năm? Trong khi nếu làm kinh tế, không ai cần tới hàng thế kỷ như vậy! Hiện tại trên thế giới không một nước nào giao đất cho ngoại bang với thời gian đó, 50 năm cũng không có, trừ VC! Chỉ cần một vài chục năm là nhà đầu tư có thể phát triển hay không, nếu được thì thuê tiếp, không được thì giao lại. Hãy nhìn gương của Hồng Kông mà Tàu thời phong kiến đã cho Anh thuê 99 năm, nay sau 99 năm thì Anh giao lại cho Tàu với điều kiện phải kéo dài thêm 50 năm giữ nguyên trạng, tức là HK vẫn tự trị, theo một đường lối chính trị, kinh tế riêng. Hiện nay HK muốn tách hẳn khỏi Tàu, làm một nước riêng mà Tàu không làm gì được! Phải hiểu là HK may mắn được Anh thuê và phát triển mảnh đất này theo thể chế tự do dân chủ, theo kiểu Anh chứ không theo kiểu Tàu, nên bây giờ nó không còn giống Tàu nữa, và rất xa lạ với "chính quốc", rất may là nó tốt hơn nhiều so với Tàu CS!

4. Thử hỏi sau 99 năm giao cho Tàu, những vùng đất này sẽ ra sao? Trước nhất, thằng Tàu chệt không hề có ý định “phát triển” những khu này, mà ngay lập tức, như chúng đã làm, chúng biến các vùng này thành đất của Tàu, ngay lập tức chúng di dân Tàu qua định cư, sinh sôi nẩy nở cái giòng giống Tàu! Còn nữa, Tàu sẽ coi đây như một vùng tự trị, đưa quân đội qua trấn giữ, không cho người VN được bén mảng vào khu của chúng, giống như Formosa ở Vũng Áng, Bauxite ở Tây Nguyên! Trong đó chúng toàn quyền cất giấu những gì VN không thể biết, nhất là những đặc khu này đều nằm trên biển hoặc sát biển, thuận lợi cho việc đột nhập từ biển vào. Điều chắc chắn là chúng sẽ ém quân đội và giấu vũ khí ở đó, nếu động sự thì chúng tung người và vũ khí ra! Vì nằm giữa đất VN, chúng có thể dễ bề đem người của chúng ra phá hoại, đầu độc những vùng lân cận, đưa những bọn tội phạm, côn đồ mà chúng đã yểm sẵn ra đánh phá các khu khác rồi rút vào đặc khu này, mà chính quyền VN không thể làm gì được! Tóm lại, đây là những đốm đen trên lớp da vàng VN, là những ngòi nổ, là nơi tiềm ẩn bất cứ thứ nguy hiểm độc hại nào như lò nguyên tử, nhưng người Việt thì bất khả xâm phạm vào những đặc khu đó! VN nếu phát hiện cũng đành chịu thua, rồi sau 99 năm thì nơi đó là những Crimea như của Nga từng chiếm của Ukraina, không bao giờ trở lại của VN nữa! Xin đừng nghĩ rằng đó là “suy nghĩ quá đáng”, hãy nhìn biển Đông và các mỏ dầu nằm trong thềm lục địa VN, được quốc tế công nhận, thế mà VN khai thác thì Tàu đuổi chạy có cờ để cho chúng cướp, trước mắt cả quốc tế! Chúng ta đã mất biển đảo, mất đất nước hết rồi!

5. Theo những nhà quan sát, thì cả 3 vùng đặc khu đó đều là những vị trí chiến lược trọng yếu mà Tàu đã tính toán kỹ, rồi mới ra lệnh cho tà quyền CSVN phaỉ giao cho chúng, chứ không phải là những nơi khác! Nhà cầm quyền CSVN hiện đã là tay sai, là tên nô lệ thuần thục của Tàu rồi, nhất nhất thi hành mọi lệnh của Tàu mà thôi!

II. Nhà cầm quyền CSVN và cái quốc hội của nó đã cướp chủ quyền đất nước của người dân VN để bán nước cho Tàu!

Trước hết phải xác định: Ngay cả những chính quyền hợp pháp thì cũng không có một chính phủ nào trên thế giới được quyền bán nước hay giao từng vùng lãnh thổ cho ngoại bang, trong khi người dân không đồng tình. Bọn cầm quyền CSVN là bọn tà quyền, đã cướp nước từ tay chính quyền dân cử Trần Trọng Kim năm 1945. Cái “cuốc hộ” bù nhìn này cũng do chúng dựng nên chứ không do tranh cử và bầu cử tự do. Cả bè lũ này đã được nuôi dưỡng bằng đồng lương do thuế của người dân, nay sau khi ăn tàn phá hoại, chúng lại còn bán nước của người dân cho thằng cướp đàn anh là Tàu cộng, đẩy đưa toàn dân vào vòng nô lệ Tàu, được sao hỡi toàn dân? Dùng bạo lực, dùng trấn áp để hù dọa chúng ta, VC coi dân như một bày gà vịt mà chúng đem bán cho tên quỷ đỏ Tàu cộng làm thịt cả dân tộc ta là sao? Chúng ta đành cúi đầu chấp nhận chăng? Biên giới phía Bắc VC đã mở cửa cho Tàu ra vào như chỗ không người, dân Tàu đã tràn ngập khắp nước. Tại Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, nhiều người dân đã mở cửa hàng chỉ tiếp khách Tàu, xua đuổi khách Việt và cả các nhà báo! Dân VN bây giờ rất nhiều người đã bị CS nhồi nhét chủ nghĩa tam vô, khiến họ không còn ý thức về quốc gia dân tộc, lại thêm thấm nhuần tính ích kỷ, tham lam, vô trách nhiệm, chỉ còn biết tới lợi lộc , biết tiền bạc và sẵn sàng làm nô lệ cho Tàu, không còn biết đến tổ quốc, dân tộc là gì! Thật quá xót xa và nhục nhã! Các nhà trí thức có lòng với tổ quốc đã lên tiếng phản đối về việc giao 3 đặc khu cho Tàu 99 năm, nhưng nếu chỉ dừng lại ở những bài viết mà thôi thì không thể đủ để ngăn chặn việc bán nước này!

Hỡi những con dân VN, chúng ta phải làm gì cho cho tổ quốc, cứu nguy cho dân tộc, nhất là tự cứu mình đi chứ?! Chúng ta đành làm những con ếch bị CS luộc cho chín và chết trong nồi sao? 

Hãy xuống đường ngay, với những khẩu hiệu: 

- CHỐNG CSVN BÁN NƯỚC CHO TÀU! 

- PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN CSVN GIAO CÁC ĐẶC KHU KINH TẾ CHO TÀU!

- NƯỚC VN CỦA NGƯỜI VN, KHÔNG CÓ CHỖ CHO GIẶC TÀU!

- TÀU CỘNG HÃY CÚT KHỎI VN!

- NHÀ CẦM QUYỀN CS HÈN VỚI GIẶC HÃY TRẢ LẠI QUYỀN LÀM CHỦ ĐẤT NƯỚC CHO DÂN!

- TÀ QUYỀN VÀ QUỐC HỘI CSVN KHÔNG PHẢI LÀ ĐẠI DIỆN CỦA DÂN, KHÔNG ĐƯỢC KÝ GIAO ĐẤT 99 NĂM CHO TÀU!

- TRỪNG TRỊ ĐÍCH ĐÁNG NHỮNG TÊN HÁN NÔ, NGHỊ GẬT KÝ GIAO ĐẤT CHO TÀU!

- NHÀ CẦM QUYỀN CSVN PHẢI TỔ CHỨC TRƯNG CẦU DÂN Ý ĐỂ DÂN QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH ĐẤT NƯỚC!

Ít nhất thì những biểu ngữ với nội dung như trên phải được in ra thật nhiều, dán ở khắp nơi, hay in thành những truyền đơn để phổ biến trong dân chúng, hầu thức tỉnh họ, và kêu gọi lòng yêu nước của họ. Tại sao khi dàn khoan HD981 của Tàu cộng vào lãnh hải VN năm 2014, dân ở khắp 3 miền đã đồng lòng xuống đường chống Tàu, và đập phá các công ty nhà máy của Tàu, mà bây giờ tình hình đã nguy cấp gấp bội, thì cả nước lại như ngủ mê?! Người yêu nước không còn sao? Các đoàn thể tranh đấu đâu hết rồì? Nếu chúng ta không lên tiếng lúc này, để cho VC bàn giao xong các đặc khu cho Tàu, tiến đến là bàn giao cả nước cho giặc, thì chúng ta sẽ không còn cơ hội nữa đâu, và quốc tế sẽ coi như đó là ý của toàn dân VN, làm sao họ cứu giúp chúng ta nữa? Giờ phút nguy nan này, toàn dân hãy vùng lên kẻo chết và mất nước! Tất cả mọi thành phần dân chúng, nhất là giới lãnh đạo các tôn giáo, giới trí thức, và cả những người CS còn có tâm, còn biết lo cho sự sống của chính mình và con cháu, hãy cùng đứng lên làm cuộc cách mạng giải phóng đất nước khỏi ách CS và thoát ngoại xâm! CHÚNG TA HÀNH ĐỘNG NGAY HAY LÀ CHẾT! 

Một cặp vợ chồng Việt Nam bị đâm chết khi đi du lịch Mỹ

Ngày 1.6 (giờ Mỹ), một cặp vợ chồng người Việt Nam đi du lịch đến Mỹ đã bị đâm chết tại khách sạn Circus Circus, thành phố Las Vegas, bang Nevada.
Theo cảnh sát Las Vegas cho biết một người đàn ông và một phụ nữ là du khách đến từ Việt Nam đã được phát hiện chết với nhiều vết đâm trên cơ thể tại khách sạn và sòng bạc Circus Circus hôm 1.6. Cặp đôi đi chung với một nhóm du khách Việt Nam đến Las Vegas từ Los Angeles, cảnh sát Las Vegas cho biết thêm.
Nhân viên an ninh của khách sạn đã kiểm tra phòng của hai nạn nhân vào lúc 3 giờ chiều (ngày 1.6) khi đoàn du lịch báo với họ rằng cặp đôi đang nghỉ tại khách sạn Circus Circus này không đi cùng đoàn tới tham quan khu thắng cảnh Grand Canyon. Khi cảnh sát mở cửa phòng khách sạn, họ phát hiện một người đàn ông và một phụ nữ tử vong trong phòng với nhiều vết đâm trên cơ thể.
“Chúng tôi đang điều tra và tại thời điểm này chúng tôi không thể xác định liệu đây là vụ tự sát hay giết người. Vì vậy chúng tôi không có thông tin cụ thể nào tại thời điểm này”, ông Ray Spencer, đại diện cảnh sát Las Vegas cho biết trong một cuộc họp báo.
Theo lịch trình, sau khi thăm thắng cảnh Grand Canyon, đoàn khách du lịch Việt Nam sẽ trở lại thành phố Los Angeles vào ngày 3.6 trước khi rời nước Mỹ trở về Việt Nam. Thông tin về nghi phạm của vụ án mạng chưa được tiết lộ và cảnh sát vẫn đang điều tra vụ việc.
Ông Spencer cho hay rằng cảnh sát đang thiên về khả năng đây là vụ giết người rồi tự sát, do không có ai khác vào phòng của nạn nhân từ khi họ nhận phòng. Tuy nhiên, ông nói mọi việc sẽ chắc chắn hơn cho tới khi nhân viên điều tra những vụ chết bất thường đến hiện trường.
“Chúng tôi biết rằng đã có một vụ lộn xộn vào khoảng 2 giờ sáng. Theo một nhân chứng, dường như có một cuộc cãi vã trong phòng khách sạn”, ông Spencer nói thêm. Theo cảnh sát, không ai trong khách sạn hay cảnh sát được liên hệ khi có sự việc đó xảy ra, chỉ có một nhân chứng nghe được tiếng cãi vã này.
Thiên Hà (theo ABC News)

Ai cũng có một túi tiền phúc phận, làm thế nào để không thành trắng tay?

Inline image
Vào thời nhà Thanh, bên cầu Tiên Kiều ở Hàng Châu có gia đình họ Hứa, người ta đồn nhà Hứa gia có một con quỷ chuyên thắt cổ người. Sống cách đó không xa là một người làm nghề giết mổ tên Chu Thập Nhị, nghe nói nhà Hứa gia bị quỷ ám, Chu Thập Nhị đã liều lĩnh cầm dao đến đó ngủ qua đêm.
Sau canh ba, ánh nến biến thành màu xanh, quả nhiên có một bà lão tóc tai rũ rượi, mắt đỏ nanh vàng, cầm một sợi dây thừng tiến đến. Chu Thập Nhị đã chờ đợi cả đêm, vừa trông thấy quỷ bèn vùng dậy vung dao chém liên hồi. Nhưng dao đã chém đứt rồi, sợi dây trong chốc lát lại liền lại như lúc đầu. Chu Thập Nhị vẫn vung dao tới tấp, sợi dây thừng quấn trên dao, cứ đứt lại liền, liền rồi lại đứt.
Hai người giao đấu thật lâu, bà lão dần dần không còn khí lực, bèn nói: “Chu Thập Nhị, không phải là ta sợ ngươi, mà là vì ngươi vẫn còn phúc phận, còn mười lăm ngàn đồng nữa chưa đạt được. Cho nên ta tạm thời bỏ qua cho ngươi lần này. Đợi đến khi đạt được số tiền kia, ngươi sẽ biết Kim lão nương này lợi hại thế nào!”. Nói xong, bà lão cầm sợi dây thừng biến mất.
Chu Thập Nhị bước xuống lầu kể cho mọi người đầu đuôi câu chuyện. Nói rồi, Chu Thập Nhị còn chìa chiếc dao ra, chỉ cho mọi người thấy trên đó vẫn còn vương lại vết máu màu trắng đục, hơn nữa còn có mùi hôi nồng nặc.
Bẵng đi một thời gian, Chu Thập Nhị cũng không còn bận tâm tới chuyện con quỷ trong nhà họ Hứa nữa. Sau đó anh ta bán đi nhà ở, kiếm được mười lăm ngàn đồng. Đêm đó, Chu Thập Nhị quả nhiên qua đời.
Câu chuyện trên đã nói nên một đạo lý vô cùng sâu sắc: Con người đến thế gian đều có phúc đức, phúc đức ấy quyết định vận mệnh của mỗi người. Cho nên, lộc tàn thì mệnh tận, mà mệnh tận thì người vong. Quỷ hồn của Kim lão nương không thể thắng, không phải vì bà ta không đủ sức, mà là vì Chu Thập Nhị vẫn chưa hưởng hết phúc lộc dương thế. Vậy nên ma quỷ nào cũng không thể làm trái với Thiên lý mà lấy mạng anh ta được. Sau này khi Chu Thập Nhị thu về vừa đủ mười lăm ngàn đồng, chính là phúc lộc đã dùng tận, quả nhiên màn đêm buông xuống liền chết.
Con người đến thế gian đều có phúc đức, phúc đức ấy quyết định vận mệnh của mỗi người. Cho nên, lộc tàn thì mệnh tận, mà mệnh tận thì người vong. (Ảnh: 500px.com)
Mỗi người sinh ra đều có một “túi tiền”
Đúng vậy, mỗi người sinh ra đều có một túi tiền. Người phúc đức lớn thì túi tiền lớn, họ có thể trở thành tỷ phú hay bậc vương giả. Người phúc đức nhỏ hơn thì túi tiền vừa phải, đủ để sống một cuộc sống bình thường. Còn người có phúc phận ngặt nghèo thì có lẽ túi tiền là rất nhỏ, sẽ phải lay lắt sống qua ngày.
Nói đến đây ắt có người thắc mắc: Con người ta, giàu hay nghèo chẳng phải đều phải bỏ công sức lao động mới đạt được hay sao? Nếu nói rằng sinh ra đã có một túi tiền phúc phận, vậy thì sao còn cần phải lao động, cần phải nỗ lực cố gắng làm gì? Người ta cứ ngồi một chỗ mà hưởng cái phúc phận của mình, chẳng phải sẽ nhàn hạ hơn sao?
Nhưng ở đây có một vấn đề, đó là: Thiên lý! Nước chảy thì bèo mới trôi, gió lay thì cây mới động. Con người cũng vậy, phải có lao động, phải có sinh hoạt, xã hội cũng phải vận hành, đó mới là “trật tự” mà sinh mệnh cao cấp an bài cho con người. Người ta, mặc dù phải lao động, phải làm các việc khác nhau, nhưng kết quả như thế nào lại được quyết định bởi phúc phận họ mang theo bên mình.
Nếu không tin, bạn hãy thử ngẫm xem: Vì sao có người tài giỏi như thế, đa mưu túc trí như thế, nhưng làm ăn lại thua lỗ thất bát? Và cùng làm công việc ấy, nhưng vì sao có người chẳng cần tính toán lại liên tục phát lộc phát tài? Chẳng lẽ đó là “may mắn” hay “ngẫu nhiên” thôi sao? Ấy là bởi phúc phận của họ là khác nhau!
Đương nhiên, có một số người sinh ra trong nhung lụa, vừa chào đời đã thuộc tầng lớp thượng lưu. Những người này thật sự có mệnh cát tường, điều này từ trong Bát Tự có thể nhìn ra được. Nhưng số người này rất rất ít, họ đều là từ kiếp trước hoặc rất nhiều kiếp trước tu thành được phúc đức lớn, đưa đến kiếp này, chuyển đổi thành tỷ phú hay thân phận vương giả.
Toàn bộ xã hội, các ngành các nghề, đều đã được sinh mệnh cao cấp an bài. Người người đều trong số mệnh của mình mà sống, làm việc trong một giai tầng nhất định, đó là phúc phận từ kiếp trước, hoặc nhiều kiếp trước của mỗi người tạo nên.
Người người đều trong số mệnh của mình mà sống, làm việc trong một giai tầng nhất định, đó là phúc phận từ kiếp trước, hoặc nhiều kiếp trước của mỗi người tạo nên. (Ảnh: youtube.com)
Cho nên, nếu có người nóng lòng muốn “cải mệnh”, từ tầng lớp bậc trung lại muốn trở thành tỷ phú, họ có thể thông qua các thủ đoạn bất chính. Ví dụ như hối lộ, tham ô, buôn gian bán lận… họ cũng có thể làm được điều ấy. Nhưng vì trong mệnh của họ không có phúc đức lớn nhường ấy, cho nên họ chỉ tạm thời đạt được, cuối cùng rồi cũng phải mất đi. Rất có thể họ sẽ phải khuynh gia bại sản, phải mắc bệnh, gặp nạn, hoặc phải dùng tính mạng mà hoàn trả lại. Bởi phép tắc của vũ trụ, lực lượng vũ trụ sẽ cân bằng tất cả.
Chuyện này như trò đu dây, bạn có thể có cơ hội đạt được tiền tài, nhưng sẽ nhanh chóng trở lại vị trí ban đầu. Bởi vì trong số mệnh của bạn không có phúc đức lớn như vậy, dù đã nhận được cũng sẽ mất đi. Hết thảy tiền tài trong cuộc sống, hưởng thụ vật chất đều dùng đức của bản thân mà đổi lấy.
Người làm điều bất chính phải dùng đức và mệnh mà hoàn trả
Gần đây, báo chí đưa tin: Tại sao rất nhiều tỷ phú ở Trung Quốc lần lượt chết yểu? Và vì sao những “quan lớn” đầy quyền lực của Trung Quốc lại lần lượt bị hạ bệ, rất nhiều trong số đó nếu không mắc các bệnh nan y thì cũng phải nhận án chung thân hoặc án tử hình? Nghe nói những tham quan ấy đều từng tham gia vào đường dây mổ cướp nội tạng, giết người rồi lại dùng nội tạng người để bán cho các bệnh nhân cần cấy ghép tạng.
Họ đã biến các bác sĩ thành kẻ giết người, còn bản thân họ thì trở thành những cự đại phú gia. Họ có thể hưởng thụ phú quý vinh hoa trong chốc lát, nhưng hãy thử nghĩ xem, họ đã tạo nghiệp to lớn đến nhường nào!
Có người nói, ở Trung Quốc, tỷ phú hay các chính trị gia là nhóm người có sứ mệnh lớn, có trách nhiệm cao, nên áp lực lên tinh thần cũng lớn. Thương trường là chiến trường, còn vũ đài chính trị lại là vũ đài chiến đấu. Nhưng chẳng lẽ các ngành nghề khác không tồn tại những nguyên nhân trên sao? Như ngành sản xuất mỏ, nông dân cày cấy giữa trời nắng gắt, kiến trúc, cửu vạn, hay những người sống lụp xụp trong các khu ổ chuột – chẳng phải họ còn vất vả và chịu áp lực hơn biết bao nhiêu lần hay sao?
Hệ thống mổ cướp nội tạng sống được bảo hộ bởi chính quyền Trung Quốc, rất nhiều tham quan đã bị bắt hoặc chết sau khi tham gia vào đường dây này. (Ảnh: en.minghui.org)
Hơn nữa, vì sao tỷ phú và các chính trị gia ở các nước phương Tây không gặp vấn đề này, mà chỉ những “phú trọc” làm giàu sau một đêm và những tham quan buôn tạng bán người mới gặp phải? Đó là bởi, trong mệnh của họ không có nhiều tài lộc đến thế. Người làm điều bất chính để thu lợi cho mình, thì sau đó, họ sẽ phải dùng đức và mệnh của mình mà hoàn trả.
Ngược lại, những người thật sự có mệnh tỷ phú, vì họ mang theo bên mình phúc đức lớn như vậy, cho nên dù gây dựng sự nghiệp gian khó thế nào, công tác vất vả ra sao, trải qua bao nhiêu gian khó, thì khi đến thời điểm họ vẫn sẽ đạt được thành tựu xứng đáng, tiền tài kiếm được cũng sẽ không bị tiêu hao.
Xã hội loài người có một quan niệm thâm căn cố đế, cho rằng làm nhiều hưởng nhiều, cho đó là đạo lý của đất trời. Thật ra, cái mà người ta gọi là dựa vào nỗ lực mà kiếm được ấy, trên thực tế chính là lấy số tiền có trong túi phúc phận của mình mang ra mà hưởng thụ đó thôi.
Cho nên Chu Thập Nhị bán đi nhà ở, tưởng là bán lời mười lăm ngàn, thật ra chính là lấy ra mười lăm ngàn cuối cùng trong số mệnh, cho nên liền chết. Người tại trong mê nhìn không thấu, Kim lão nương không bị trói buộc trong thân người, có thể nhìn thấy chân tướng, nên mới biết trước được khi anh ta có số tiền kia rồi thì sẽ phải chết.
Điều mà con người gọi là kiếm tiền, thật ra chính là hao phí tiền từ trong số mệnh của mình mà được. Lợi nhuận càng nhiều, tiền trong số mệnh mang theo càng ít, khi tiền kiếm được vượt qua số tiền trong mệnh, thì mượn cách nói ngày nay, người này chính là “game over” rồi.
Túi tiền trong số mệnh
Ở đây còn liên quan đến một vấn đề: Tiền mang theo từ số mệnh và tiền kiếm được trên thế gian là có bản chất khác nhau. Tiền mang theo từ số mệnh là một hình thức tồn tại của đức, sinh có thể mang theo đến, chết có thể mang theo đi, tùy theo nguyên thần của người đó mà đi. Một khi đem nó chuyển đổi thành tiền tài trong cuộc sống này, liền trở thành một đống giấy sinh không mang theo đến, chết không mang theo đi mà thôi.
Như vậy, một người trong cuộc sống cố gắng phấn đấu kiếm tiền, chẳng khác nào đem đức quý giá trên người mình chuyển đổi thành một đống giấy phế liệu không thể dùng ở không gian khác, giống như dùng vàng để đổi thành đá vậy.
Rất nhiều người vất vả cả một đời, số tiền kiếm được phần lớn lại chi tiêu vào việc mua biệt thự, thời trang mỹ phẩm và những thứ đồ xa hoa. Nhưng một biệt thự lộng lẫy ấy, có 70% diện tích là để đó không dùng; một phòng toàn quần áo hàng hiệu và trang sức đắt tiền, có 70% là không cần tới. Cả đời dẫu kiếm được nhiều tiền hơn nữa, 70% là giữ lại cho người khác chi tiêu. Mà hết thảy những điều này, đều phải dùng thứ quý giá nhất trong sinh mệnh – đức – mà đổi lấy, điều đó có đáng hay không?
Người xưa gặp trẻ thì yêu, gặp già thì kính, mà gặp người tu hành thì cung phụng bố thí, bởi họ biết đó cũng là làm giàu cho phúc đức, là gieo mầm thiện duyên đến đời sau. (Ảnh: twitter.com)
Xã hội hiện nay tồn tại một loại hiện tượng phổ biến, chính là mọi người đều hướng đến tiền, đều tiếp nối nhau kiếm tiền, hết thảy mọi hoạt động đều vây quanh tiền. Làm như vậy, trên thực tế chẳng khác nào vội vàng đem đức của mình tiễn đưa ra ngoài, đem đức trong sinh mệnh đổi thành tiền giấy, có thể đổi bao nhiêu liền đổi bấy nhiêu. Đổi không được nữa, đức dùng hết rồi, liền lừa gạt cướp đoạt, có khác chi liều mạng? Đây cũng một trong những nguyên nhân khiến xã hội trở nên hỗn loạn, nhân tâm suy đồi.
Chỉ khi con người không xem trọng tiền tài, kiếm tiền chỉ là một phương thức để duy trì cuộc sống, chứ không phải là mục đích duy nhất, thì đó mới là cuộc sống chính thường của con người.
Cho nên, cổ nhân luôn giảng đạo lý, dạy con cháu phải biết “hành thiện tích đức”, “tích đức, tích đức”, chứ có ai căn dặn con cháu phải nỗ lực kiếm tiền đâu? Hơn nữa, người xưa gặp trẻ thì yêu, gặp già thì kính, mà gặp người tu hành thì cung phụng bố thí, bởi họ biết đó cũng là làm giàu cho phúc đức, là gieo mầm thiện duyên đến đời sau. Chỉ có ngày nay trong thời mạt Pháp này, nhân tâm suy đồi, thì mới có những thương gia đi lối cửa sau để làm giàu sau một đêm; lại có những quan tham không chỉ hối lộ tham ô, mà còn cướp mổ nội tạng, làm giàu bất chính cho bản thân. Đó mới là cách phung phí túi tiền phúc phận nhanh chóng nhất vậy.
Bậc thầy chuyên gia về phong thủy và toán mệnh ở Hồng Kông là Tô Dân Phong đã từng nói một câu rất sâu sắc rằng: “Người ta thường hay nói ‘nhất Mệnh, nhì Vận, tam Phong Thủy’. Nhưng theo tôi, cần phải thêm vào hai yếu tố nữa là ‘tứ tích Phúc Đức, ngũ đọc Thư”. Bởi vì, phúc phận của con người không phải do phong thủy, mà là từ “Đức”. Hành thiện, tích đức, cùng với việc đọc kinh thư hay sách thánh hiền sẽ làm giàu tâm hồn, đề cao đạo đức, làm thăng hoa cảnh giới của sinh mệnh mỗi người.
Trần Minh – Hồng Liên

Tích đức không cần ai thấy, hành thiện tự có Trời biết

Inline image
Điều đáng sợ của hành động làm ác, không phải là bị người khác phát hiện, mà là chính mình tự biết; điều đáng khen của hành động lương thiện, không nằm ở lời khen của người khác, mà là nằm ở sự an vui của chính mình.
Yêu không phải là tìm kiếm một người hoàn hảo, mà là, phải học cách dùng đôi mắt hoàn hảo, để ngắm nhìn một người không hoàn hảo.
Tích đức không cần người khác thấy, hành thiện tự có Trời biết.
Người làm việc thiện, phúc tuy chưa đến, họa đã đi xa.
Người làm việc ác, họa tuy chưa đến, phúc đã đi xa.
Người làm việc tốt, giống như cỏ trong vườn xuân, không thấy trưởng thành, lâu ngày sinh sôi.
Người làm việc ác, giống như đá mài dao, không thấy hao tổn, lâu ngày mới mòn.
Phúc họa vô môn luôn tại tâm (ý nói phúc và họa không có cửa để chúng ta đi vào nó, mà nó được hình thành qua suy nghĩ tốt hoặc xấu trong tâm của chúng ta).
viec-thienTích đức hành thiện tự có thiên mệnh. (Ảnh: Pinterest)
Điều đáng sợ của hành động làm ác không phải là bị người khác phát hiện, mà là chính mình tự biết;
Điều đáng khen của hành động lương thiện, không nằm ở lời khen của người khác, mà là nằm ở sự an vui của chính mình.
Đời người, có bao nhiêu toan tính, thì có bấy nhiêu đau khổ.
Có bao nhiêu khoan dung, thì có bấy nhiêu niềm vui.
Đau khổ và niềm vui đều là sự phóng chiếu của tâm linh, giống như trong gương có cái gì, là do sự vật đứng trước gương quyết định.
Trong lòng không buông bỏ được, tự nhiên sẽ thành gánh nặng, gánh nặng càng nhiều, đời người càng không vui.
Tâm toan tính giống như cái túi quần, tâm khoan dung giống như cái phễu.
Tâm phức tạp thích toan tính, tâm đơn giản dễ vui vẻ.
Biết khoan dung, con đường đời mới có thể càng đi càng rộng.
Oán hận là một ly rượu độc, cái bị giết chết là niềm vui của chính mình.
Dùng sai lầm của người khác để trừng phạt bản thân, là một chuyện vô cùng ngu xuẩn. Vậy chi bằng, tha thứ cho lỗi lầm của người khác, vui vẻ với cuộc đời của mình.
Không khoan thứ cho người khác, thật ra là đang không bỏ qua với chính mình.
Tấm lòng của một người có thể dung chứa được bao nhiêu người, thì có thể thắng được bấy nhiêu lòng người.
Tấm lòng rộng mở, mới có thể thành tựu sự nghiệp, mới có đời người yên bình và vui tươi.
Tâm rộng lớn, thì tất cả mọi chuyện đều nhỏ hết.
Chuyện lớn chuyện khó, xem cách đảm đương.
Nghịch cảnh thuận cảnh, xem tấm lòng.
Là vui hay giận, xem tu tính.
Có mất có được, xem trí tuệ.
Là thành là bại, xem kiên trì.
Mọi chuyện thuận theo tự nhiên.
Vạn sự xử trí an nhiên.
Lúc đắc ý điềm nhiên.
Lúc thất ý thản nhiên.
Gian nan trắc trở xem như tất nhiên.
Trải nghiệm hết vô thường mới ngộ ra.
Uống loại trà thanh khiết, ngậm cái miệng thị phi, kết giao bạn ngộ đạo.
Tình yêu đích thực, là chấp nhận, không phải chịu đựng; là ủng hộ, không phải chi phối; là hỏi thăm, không phải chất vấn.
1-cpvQ6H_UQpydPJYQ3CwQ2AMột tình yêu đích thực. (Ảnh minh họa: Pixabay)
Tình yêu đích thực, phải cám ơn, cũng phải xin lỗi; phải ân cần, cũng phải thông cảm; phải nhận lỗi, cũng phải sửa lỗi.
Tình yêu đích thực, không phải nghi ngờ lẫn nhau, mà là cùng nhau nhìn về một hướng.
Thật ra, yêu không phải là tìm kiếm một người hoàn hảo. Mà là, phải học cách dùng đôi mắt hoàn hảo, để ngắm nhìn một người không hoàn hảo.
Châu Yến biên dịch

Người có thể chịu đựng mới có thể đạt tới cảnh giới cao nhất của cuộc đời

Inline image
Thành công lớn nhất của mỗi người là giữ lại toàn vẹn bản thân mà không xoay vần theo những biến cải của cuộc đời. Điều ấy cũng có nghĩa là trở nên mạnh mẽ hơn và giỏi chịu đựng hơn.
Trưởng thành đồng nghĩa với những cố gắng không ngừng nghỉ trong mỗi chúng ta. Thành công sẽ đến với bất kì ai, nhưng đó chỉ là sau khi đã trải qua quá trình rèn luyện và trưởng thành mà thôi. Nỗi đau nào cũng bao hàm trong nó một vẻ đẹp riêng, có thể là nỗi đau của sự trưởng thành, cũng có thể là nỗi đau của sự khao khát muốn biết ta là ai trong cuộc đời này.
Trong kinh Anguttara Nikaya, Đức Phật từng đưa ra một hình ảnh ví von rằng: Nếu bỏ một vốc muối vào trong tô nước thì tô nước ấy sẽ rất mặn, đến mức không thể uống được nữa. Nhưng nếu cho vốc muối ấy xuống sông Hằng, dù có thêm cả chục ký muối, thì nước sông sẽ không vì thế mà thay đổi. Nước sông Hằng uống được không phải vì nó không chứa muối, mà là vì lượng nước quá mênh mông nên vốc muối ấy bỗng trở thành bé nhỏ. Con người cũng như vậy, ai mà không có nỗi khổ hay niềm đau, vấn đề là trái tim mỗi người có đủ lớn để dung hoà nó hay không, có đủ kiên nhẫn để chịu đựng nó hay không?
Thành công sẽ đến với bất kì ai, nhưng đó chỉ là sau khi đã trải qua quá trình rèn luyện và trưởng thành mà thôi. Ảnh youtube.com
***
Ai đó ví đời người như một bát cháo, từng hạt gạo trắng ngần nhờ trải qua quá trình ninh nấu mới có thể mềm nhuyễn, mới có thể thơm ngon. Cũng có người ví kiếp nhân sinh như một thang thuốc đắng, cần đun lửa nhỏ riu riu để nấu nhừ. Lại có người ví cuộc đời như một bát canh hầm, cần nấu một cách từ từ trong thời gian lâu mới đượm lên mùi vị ngọt ngào, thơm ngon quyến rũ. Cho dù đúc kết hay so sánh với bất kể điều gì, thì đó cũng là một sự từng trải. Sự từng trải ấy cần qua thời gian lâu dài mới có được trải nghiệm — đó gọi là “chịu đựng”.
Dùng từ “chịu đựng” để hình dung về đời người, có thể bạn sẽ thấy hơi khoa trương. Tuy nhiên nếu mỗi người chúng ta tĩnh lặng ngồi xuống, suy ngẫm lại tỉ mỉ những điều đã qua, tôi tin rằng cho dù là bậc lão niên hay người còn trẻ, là nam hay là nữ, bạn và tôi đều cảm nhận được những ý vị sâu xa đằng sau cách nói này.
Lâm Ngữ Đường, một nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm kết nối hai nền văn hoá Đông-Tây, từng có câu nói rất hay rằng: “Hãy bưng bình trà và rót ra hết thảy những chịu đựng giày vò tới bản chất tinh túy nhất của cuộc sống” – Tôi không nhớ rõ đã đọc được câu này trong tác phẩm nào, chỉ cảm thấy nó vô cùng sâu sắc. “Bình trà” mà Lâm Ngữ Đường đề cập trong câu nói trên không chỉ đơn thuần là “một bình trà” mà còn là “trà của tâm hồn”.
Đó là khi chúng ta rơi vào nghịch cảnh trong cuộc sống, hãy cố gắng tìm cho bản thân một “tách trà tâm hồn”. Nó cũng giống như những lá trà xanh kia, hòa mình vào sức nóng bỏng của nước, tìm thấy sự an ủi, tìm lại sự bình tĩnh, sau đó có thể tự mình thản nhiên vượt qua.
Sự từng trải ấy cần qua thời gian lâu dài khi chúng ta rơi vào nghịch cảnh trong cuộc sống mới có được trải nghiệm — đó gọi là “chịu đựng”. Ảnh le.com
***
“Chịu đựng” là khi bạn không dễ dàng bỏ cuộc, không dễ dàng thay đổi. Đó khi vui vẻ mà vẫn giữ chắc sự kiên định trong tâm, khi buồn đau vẫn không đánh mất tia hy vọng vào cuộc sống, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn trân trọng từng ngày tháng trong cuộc đời.
“Chịu đựng” là khi bạn bình thản lãnh đạm với mọi điều xung quanh, luôn có ý chí phấn đấu tiến lên, kiên trì cố gắng đạt được mục tiêu, mặc cho sóng gió phong ba hay những lời đàm tiếu thì tâm vẫn không lay chuyển. Đó là người biết được sự rắc rối phức tạp của cuộc sống, rằng cuộc đời không phải lúc nào cũng như mơ. Vậy nên họ luôn giữ tâm thái thản nhiên, bao dung, khoáng đạt với tất cả những điều hợp lý và không hợp lý quanh mình.
“Chịu đựng” trên bề mặt là một loại khảo nghiệm, nhưng thực tế lại là sự thăng hoa. Mỗi người trên bước đường nhân sinh đều trải qua những ngã rẽ khác nhau, những sự cố khác nhau. Cuộc đời mỗi người cũng giống như một cuốn tiểu thuyết trường thiên mà bản thân chúng ta là nhân vật chính. Nếu muốn có một cuộc đời phong phú nhiều sắc màu, hãy từ từ chịu đựng, từ từ trải nghiệm, từ từ thưởng thức, từ từ lĩnh hội. Chỉ sau khi trải qua quá trình như vậy, bạn mới thật sự thấu hiểu hết vị chua, cay, ngọt, bùi của cuộc sống.
Vậy cũng nói, chịu đựng chính là cảnh giới cao nhất của đời người. Trong quãng thời gian dài đằng đẵng của sinh mệnh, khó có thể nhìn thấy ngọn nguồn mọi chuyện. Đừng vì một làn gió xuân mà nhất thời đắc ý, cũng đừng vì một lần thất bại mà coi thường bản thân.
Chỉ sau khi trải qua quá trình như vậy, bạn mới thật sự thấu hiểu hết vị chua, cay, ngọt, bùi của cuộc sống, chịu đựng chính là cảnh giới cao nhất của đời người. Ảnh kenh14.vn
***
Nhìn lại trong lịch sử ta có thể thấy được điều này. Những anh hùng lưu danh thiên cổ đều là người biết cương, nhu đúng lúc. Cuộc đời không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, sẽ có lúc ta cảm thấy đắc ý, nở mày nở mặt vì làm được điều gì đó; trái lại, cũng có lúc sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi khi chuyện không được như mong nguyện. Là bậc trí huệ thì “thắng không kiêu, bại không nản”, kiên định vững vàng, vấp ngã rồi lại đứng lên tiến bước. Biết nhẫn nhịn mới có thể trải nghiệm được hết đắng cay ngọt bùi; biết chịu đựng mới có thể lùi một bước để tiến ba bước, mới có thể viên mãn công thành.
Tôn Tẫn bởi có thể chịu đựng mới hoàn thành được tác phẩm nổi tiếng để đời “Binh pháp Tôn Tử”; Tư Mã Thiên bởi có thể chịu đựng suốt 18 năm ròng mới hoàn thành được bộ “Sử Ký” tiếng thơm ngàn đời… Ngược lại, có người không giữ mình trước sự cám dỗ, không nhẫn chịu trước nguy nan, mà lãng phí cả cuộc đời son trẻ. Bởi vậy, có thể nói “chịu đựng” sẽ giúp ta giữ vững bản thân và có được tất cả.
***
Cuộc đời mỗi người không phải lúc nào cũng bằng phẳng nhẹ nhàng. Trong quá trình chịu đựng, mỗi chúng ta sẽ nếm trải các hương vị khác nhau của cuộc sống: Vị mặn của những giọt nước mắt khổ đau, vị ngọt ngào của niềm hạnh phúc, vị chua xót về những ký ức đã qua, vị đắng nghẹn khi gặp những thất bại… Tuy nhiên chỉ cần chúng ta có thể từ từ chịu đựng, nhẫn nại vượt qua, và không bao giờ từ bỏ ước mơ hy vọng, thì khi ngoảnh đầu nhìn lại, bạn sẽ phát hiện đó là những trải nghiệm đáng trân quý nhất trong cuộc đời.
Đời người tiến hay lùi cũng là việc thường thấy, điều then chốt là ta có thể kiên định, có thể chịu đựng hay không. Chịu đựng là không dễ dàng buông bỏ, không tùy tiện rời khỏi vị trí của mình, từng bước từng bước cố gắng để đạt được mục tiêu lý tưởng của bản thân. Chỉ khi đã trải qua quá trình chịu đựng, bạn mới có thể mỉm cười vào giây phút sau cùng.
Chính trong những ngày tháng gian khổ mà có thể kiên cường vững bước đi lên, chính trong những cay đắng ngọt bùi của cuộc sống mà tìm được sự rực rỡ huy hoàng cho tương lai. Mỗi lần chịu đựng là một lần thành tựu bản thân, mỗi lần chịu đựng là một lần hoàn thiện chính mình. Vậy nên, chịu đựng chính là bức tranh đẹp nhất trong hồi ức sinh mệnh mỗi người.
Chính trong những cay đắng ngọt bùi của cuộc sống mà bước đi tìm được sự rực rỡ huy hoàng cho tương lai. Ảnh youtube.com
Con người ta trong những năm tháng cuộc đời, khi có thể chịu đựng, có thể hy sinh để đạt được một điều gì đó, họ mới thực sự thấy cuộc đời mình thật không uổng phí. Họ sẽ không hối hận, không cảm thấy cuộc sống vô vị, cũng không đố kị oán trách mình khổ đau.
Chịu đựng mới là điều mỗi người cần nếm trải để có thể trở về với bản ngã chân chính của mình. Trong quá trình chịu đựng, bạn sẽ nhìn thấy được những tòa lâu đài vàng, sẽ thực sự cảm nhận được thành công của tự bản thân mình.
Những món canh tuyệt hảo trên thế giới đều trải qua quá trình ninh nấu mới có thể được, những tách trà thơm ngon cũng phải trải qua quá trình cũng phải công phu mới có thể được. Bởi vì, chịu đựng chính là ý nghĩa nhân sinh, là cảnh giới cao nhất của đời người.
Kiên Định

Vị thuốc quý từ hạt vải giúp điều trị hiệu quả tiểu đường, loét dạ dày

Inline image
Theo Đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có nhiều công dụng cho sức khỏe như chữa tiểu đường, đau dạ dày, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch…
Nhắc đến quả vải, mọi người thường đề cập đến tác dụng cùi vải hơn là hạt. Thực tế, hạt vải cũng là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.
Vị thuốc quý từ hạt vải giúp điều trị hiệu quả tiểu đường, loét dạ dàyẢnh minh họa.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, thuốc từ hạt vải có tác dụng ức chế đối với kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B, phòng ngừa hình thành sỏi mật, chữa đau dạ dày…
Ngoài ra, vị thuốc từ hạt vải còn có công dụng giảm đường huyết, cải thiện quá trình chuyển hóa đường, phòng trị đái tháo đường và các biến chứng. Hạt vải chứa proanthocyanidins – khả năng chống virus, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ hạt vải
Chữa tiểu đường tuýp 2
Cách 1: Hạt vải phơi khô, thái nhỏ, sắc lấy nước, cô lại thành cao rồi chế thành viên 0,3 g. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 4-6 viên. Liên tục 3 tháng (một liệu trình).
Cách 2: Hạt vải đem sấy khô, tán mịn. Cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, trước bữa ăn nửa tiếng, mỗi lần uống 10 g. Thực hiện liên tục trong vòng 3 tháng.
Vị thuốc quý từ hạt vải giúp điều trị hiệu quả tiểu đường, loét dạ dày(Ảnh: Phương Nam)
Tiêu chảy ở trẻ em
Trong dân gian, dùng hạt vải làm thuốc chữa tiêu chảy cho trẻ em rất hiệu quả.
Cách làm: Lấy 4-8 g hạt vải đã sấy khô, tán bột mịn hoặc sắc với nước cho trẻ uống.
Đau dạ dày
Dùng hạt vải đã được chế biến sấy khô (khoảng 6 g) hoặc có thể chỉ dùng 3 g thêm cùng với 2 g mộc hương tán bột mịn, sau đó hòa với nước ấm để uống, ngày 2-3 lần. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy tình trạng đau, viêm dạ dày của mình được cải thiện.
Đau bụng kinh hoặc đau bụng sau sinh
– 20 g hạt vải đốt cho cháy cùng với 40 g hương phụ, tán bột mịn. Sau đó, uống với nước muối loãng hoặc nước cơm (ngày 6 – 8 g). Cách này giúp chị em cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Sỏi mật
Bạn chuẩn bị hạt quýt, hạt vải mỗi thứ 20 g, trần bì 10 g, hồng táo 2 trái, 3 bát nước. Đun sôi hỗn hợp này, uống thay trà hàng ngày.
Phương Nam

Không có nhận xét nào: