TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG
HỢP
GENERAL WORLD NEWS
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bộ Chính Trị CSVN bắt đầu biết sợ dân?
Dự luật Đặc khu và dự luật an ninh mạng dù được quảng cáo, gò ép, áp đặt đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ, rộng khắp, quyết liệt cả trong và ngòai nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc buộc phải công nhận là «làn sóng phản đối khủng khiếp».
Dân Đà Nẵng biểu tình hôm 10/6
Nhiều cuộc biểu tình tự phát diễn ra chuẩn bị cho cuộc biểu tình lớn, rộng vào ngày Chủ nhật 10/6. Từ em học sinh Cát Linh cho đến các giáo sư, nhà kinh tế, nhà nghiên cứu chính trị, các chuyên gia kinh tế, tài chính, môi trường, nhà quân sự, ngọai giao… đều phản đối dự luật, cho đây là «đem thịt dân nuôi đàn hổ đói» bành trướng Trung Cộng.
Nhân dân ta lâu nay bị coi là nhút nhát e sợ cường quyền, thiếu dũng khí chống bất công phi nghĩa, hay cam chịu để giữ mình, quen quỳ xuống để các quan chức được thể ưỡn ngực vẫy vùng, nay đã biết vùng dậy, vẫy gọi nhau đứng thẳng người để đấu tranh ngăn ngừa tai họa chung cho dân tộc.
Và quả nhiên cường quyền hung bạo, hèn với giặc ác với dân bắt đầu biết sợ. Bộ Chính Trị cùng Ban Thường vụ Quốc hội họp thâu đêm 8/6, để 3 giờ sáng cho ra thông cáo «lùi việc bỏ phiếu về Luật đặc khu dự định ngày 15/6 lùi đến phiên họp quốc hội sau» để thảo luận xem xét kỹ theo ý kiến của nhân dân.
Đây là một thủ đoạn chiến thuật để mua thêm thời gian áp đặt tinh vi tiếp hay là bước lùi thật sự trước sự phản kháng quyết liệt, trước đỉnh điểm phẫn nộ xung thiên của toàn dân? Nhân dân ta cần cảnh giác và đấu tranh tiếp tục mạnh mẽ hơn.
Dù sao, đây là một thời điểm lịch sử có tính chất cách mạng: nỗi lo sợ dai dẳng lâu ngày của nhân dân đã nhường chỗ và chuyển sang thành nỗi lo sợ của cường quyền độc đoán đối với quần chúng nhân dân.
Có thế chứ! Bộ Chính trị vốn tự cao tự đại, huênh hoang, tự tin là thế nay buộc phải lùi! Nhân dân ghi một bàn thắng ngoạn mục. Căn bệnh sợ cường quyền đã thuyên giảm đáng kể, niềm tự tin, tin nhau trong nhân dân được nhân lên gấp bội để tiếp tục đấu tranh không mệt mỏi, củng cố thắng lợi ban đầu.
Có vẻ như Bộ Chính trị phải tính đến vài bước lùi nữa. Họ bất đầu biết sợ. Sợ dân và sợ thế giới.
Theo yêu cầu của phía CHLB Đức, Bộ Chính trị đã buộc phải trả tự do cho vợ chồng Luật sư Nguyễn Văn Đài – Minh Khánh và người cộng sự Thu Hà để sang cư trú ở CHLB Đức, do một dân biểu Đức bảo lãnh. Lâu lắm nay họ mới buộc phải nhả ra một nhà chống đối quan trọng. Họ sẽ bị ép thả ông Trần Hùynh Duy Thức và cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, và cả «kho» hơn 100 tù chính trị khác!
Vẫn chưa hết, ngày 9/6, tờ báo lớn Frankfurter Allgemeine của CHLB Đức đăng tin Hà Nội đã đồng ý sẽ giao trả Trịnh Xuân Thanh về Đức sau khi tòa án Đức xử xong vụ Nguyễn Hải Long vào ngày 19/6 tới. Tờ báo này không đăng tin thất thiệt. Bà luật sư người Đức của Trịnh Xuân Thanh cũng cho biết tin này.
Có vẻ như cả 3 bước lùi trên đây đều được Bộ Chính Trị nghiến răng thông qua trong cuộc họp lịch sử ngày 8/6 để hòng thoát khỏi thế tứ bề thọ nạn, Luật 3 đặc khu bị coi là văn kiện bán đất bán nước cho Trung Cộng, Nhân quyền bị lên án là tệ hại nhất từ trước đến nay và CHLB Đức và Liên Âu mở rộng điều tra xét xử vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, liên lụy đến nhiều cán bộ cấp cao, cấp tướng, kể cả tướng Tô Lâm bộ trưởng Công An và nhất là truy lên trúng phóoc ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là kẻ chủ mưu không sao chối cãi của cuộc bắt cóc ô nhục. Họ bắt đầu biết sợ là rất phải lẽ!
Mong rằng những bước lùi bước đầu của Bộ Chính trị được loan tin nhanh nhậy truyền đến mọi người Việt đấu tranh cho độc lập tự do dân chủ và nhân quyền, để mọi người đều dứng dậy, vẫy gọi nhau tự tin, tin cậy nhau đấu tranh tiếp chuyển giao hết nỗi lo sợ xưa nay cho giới cầm quyền tham quyền tham nhũng.
Ngày 10/6, tuy đã có tin chính phủ đề nghị quốc hội lùi việc bỏ phiếu về Luật đặc khu sang phiên họp thứ 5/khóa 14 vào tháng 10 cuối năm, các cuộc biểu tình tự phát rộng khắp chưa từng có vẫn diễn ra quyết liệt, rất sinh động, từ vài chục, vài trăm đến vài ngàn người ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Bình Thuận, Bình Dương, Cần Thơ, Mỹ Tho, ở Hà nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định… kết hợp với các cuộc biểu tình của bà con ở nước ngoài: Hoa kỳ, Nhật Bản, CHLB Đức, Pháp, Canada… vẫn tạo nên sức ép mạnh mẽ, thừa thắng xông lên, không cho cường quyền chỉ tạm thời lùi bước để rồi sẽ tiếp tục dở trò làm theo lệnh của bọn trùm bành trướng. Đáng chú ý là tại Bình Chánh / Sài gòn có 50.000 công nhân Pouyuen / Tân Tạo đã bãi công chống 2 đạo luật cùng nhân dân cả nước.
Điểm rất quyết liệt là các cuộc đấu tranh gắn liền yêu cầu xóa bỏ hẳn Luật Đặc khu với xóa bỏ hẳn Luật An ninh mạng vì nó bảo vệ an ninh mạng thì ít mà chỉ để đàn áp, bóp chết các tiếng nói phản biện, thủ tiêu quyền tự do ngôn luận được Hiến pháp bảo vệ, chống các quyền dân chủ và nhân quyền của người công dân. Tổ chức quan sát Quyền con người – Human Rights Watch – đã lên tiếng mạnh mẽ tố cáo luật an ninh mạng sẽ ngăn cản Việt Nam hội nhập với quốc tế và làm hại nặng nề các quyền tư do kinh doanh – đầu tư của thế giới vào Việt Nam.
Ngày 10/6 ghi vào lịch sử đấu tranh đòi tự do dân chủ của nhân dân ta một cột mốc tuyệt đẹp.
Bạo quyền không thể cứng đầu mãi được! Nhân dân không thể cúi đầu mãi được.
Từ nay thế và lực đã đổi thay tận gốc, với điều kiện là nhân dân ta thừa thắng, tự tin xông lên học từ những kinh nghiệm bổ ích vừa qua, vẫy gọi nhau đấu tranh bền bỉ, đông đảo kiên cường, dứt khoát không nhân nhượng, đòi hủy bỏ hoàn toàn các dự thảo Luật an ninh mạng và Luật đặc khu, những đạo luật vi hiến phản dân chủ, phản nhân dân chỉ làm lợi cho kẻ thù bành trướng xảo quyệt – những ông chủ của nhóm người trong Bộ Chính trị CSVN nhưng là kẻ thù truyền kiếp và hiện tại của nhân dân Việt Nam mãi mãi bất khuất kiên cường.
Bùi Tín/VOA
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
\
Hoảng sợ có loạn từ trong ra ngoài đảng, Nguyễn Phú Trọng triệu tập khẩn cấp QK7
CTV Danlambao - Khuya ngày 12.06.2018, một số nguồn tin tin cậy cho biết lực lượng quân đội thuộc Quân Khu 7 đã được triệu tập cấp tốc trong đêm. Một số quân nhân phải rời nhà trong đêm khuya với quân phục và chỉ kịp cho gia đình biết phải tập trung ở đơn vị trong thời gian nhanh nhất. Đây không phải là lệnh triệu tập cho một cuộc diễn tập thông thường. Xác xuất cao là một triệu tập khẩn để huy động quân đội ngăn chận làn sóng quần chúng lần đầu tiên đứng lên chống lại nhà nước của đảng đang có viễn ảnh lan rộng.
Vào buổi chiều cùng ngày, con đường Trường Sơn (từ công viên Hoàng Văn Thụ) dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất có rất đông các lực lượng CSCĐ, công an, dân phòng, dân quân tự vệ, quân đội và an ninh sân bay. Tại đây rào chắn, các xe đặc chủng, xe biển xanh nằm ở mọi ngã tư, ngã ba dọc theo đường Trường Sơn.
Có nhiều đồn đoán cho rằng biến cố nổi dậy của người dân vào ngày 10/06/2018 đã làm cho Bộ Chính trị rất hoang mang và lo sợ. Theo tiết lộ của một số người còn đang ở trong guồng máy, sự bất mãn về việc BCT chủ trương dâng Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc cho Tàu cộng không không những chỉ đến từ người dân mà còn lan tràn trong hệ thống chính trị - từ chính phủ sang quốc hội và nhất là trong quân đội.
Trong cuộc biểu tình bùng nổ ở nhiều tỉnh thành vào cuối tuần qua, ngoài số đông quần chúng chủ động tự phát xuống đường, một số đảng viên cho biết là có sự tham gia, khuyến hoặc ủng hộ cuộc xuống đường của người dân.
Do đó, việc vận động quân đội có thể là một phản ứng của Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư và cũng là người lãnh đạo quân đội trong vai trò Bí thư Quân uỷ Trung ương, để "trấn loạn" từ trong ra đến ngoài đảng đang âm thầm hoặc công khai lên án âm mưu dùng đạo luật Đặc Khu để hợp pháp hoá việc giao 3 vị trí chiến lược của Việt Nam cho Tàu cộng trong 99 năm.
Tư lệnh QK7 là Võ Minh Lương và cũng là một Uỷ viên của Quân uỷ Trung ương dưới trướng của Nguyễn Phú Trọng.
Những đơn vị trực thuộc Quân khu 7 gồm có Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tây Ninh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Long An.
Trong số 9 tỉnh thành thuộc QK7 thì đã có 6 tỉnh thành trong đó người dân xuống đường chống "chủ trương lớn" của Bộ Chính trị và đấu tranh yêu cầu Quốc hội không được thông qua. 6 tỉnh nổ lớn biểu tình là Sài Gòn, Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh và Long An.
Mặc dù phải BTC - qua thông báo của nhà nước và quốc hội của đảng - phải tạm thời lùi bước chưa thông qua dự luật Đặc Khu bán nước, làn sóng phẫn nộ của người dân vẫn dâng cao vì thấy rõ việc trì hoãn chỉ là âm mưu xì hơi quả bóng dư luận. Bên cạnh đó, việc Quốc hội đảng thông qua dự luật An ninh mạng để bịt miệng người dân lên tiếng về Luật Đặc Khu càng làm cho tình hình nóng hơn.
Nguy cơ người dân đồng loạt xuống đường làm lung lay vị trí quyền lực của Nguyễn Phú Trọng đảng cộng sản đã đang biến dần thành hiện thực.
|
|
Toàn văn thông cáo chung thượng đỉnh Trump-Kim
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho xem văn bản thông cáo chung, có chữ ký của lãnh đạo hai nước, ngày 12/06/2018.REUTERS/Jonathan Ernst
Thông cáo chung do tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un ký sau cuộc gặp thượng đỉnh tại Singapore, ngày hôm nay, 12/06/2018 có ghi là lãnh đạo hai nước thỏa thuận tiến hành phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Các từ phi hạt nhân hóa « có thể kiểm chứng được » và không thể đảo ngược được », không có trong văn bản này.
Tuy nhiên, tổng thống Mỹ khẳng định là tiến trình phi hạt nhân hóa sẽ được kiểm chứng. Ông nhấn mạnh : Không có chuyện thụt lùi. Chúng ta sẽ kiểm chứng. Đó là một tiến trình phi hạt nhân hóa toàn bộ. Việc kiểm chứng sẽ do Hoa Kỳ và quốc tế tiến hành.
Sau đây là toàn văn thông cáo chung (theo bản tiếng Pháp của AFP) :
« Tổng thống Donald Trump và chủ tịch Kim Jong Un đã có cuộc trao đổi ý kiến đầy đủ, sâu sắc và chân thành về những vấn đề liên quan đến việc thiết lập mối quan hệ mới giữa Hoa Kỳ và RPDC (Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên) và về việc xây dựng một chế độ hòa bình vững chắc và bền vững trên bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Trump đã cam kết đưa ra các bảo đảm về an ninh cho RPDC và chủ tịch Kim Jong Un tái khẳng định cam kết vững chắc và không lay chuyển của mình đối với việc phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên.
Tin tưởng rằng việc thiết lập mối quan hệ mới Hoa Kỳ-RPDC sẽ đóng góp vào hòa bình và phồn thịnh của bán đảo Triều Tiên và thế giới, và thừa nhận rằng việc thiết lập sự tin tưởng lẫn nhau có thể thúc đẩy phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, tổng thống Trump và chủ tịch Kim Jong Un tuyên bố :
1. Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên cam kết thiết lập mối quan hệ mới giữa hai nước phù hợp với nguyện vọng hòa bình và thịnh vượng của nhân dân hai nước.
2. Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên sẽ cùng chung sức thực hiện một chế độ hòa bình bền vững và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
3. Bắc Triều Tiên tái khẳng định nội dung bản Tuyên Bố Bàn Môn Điếm ngày 27/04/2018, cam kết hành động để phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên.
4. Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên cam kết cho hồi hương thi hài các quân nhân Mỹ mất tích trên chiến trường trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên.
Thừa nhận rằng thượng đỉnh Hoa Kỳ-RPDC, cuộc gặp đầu tiên trong lịch sử, là một sự kiện có tầm quan trọng to lớn, đáng ghi nhớ vì thượng đỉnh sang trang nhiều thập niên căng thẳng và thù nghịch giữa hai nước, báo trước một tương lai mới, tổng thống Trump và chủ tịch Kim Jong Un cam kết thực hiện toàn bộ các điều khoản trong thông cáo chung này.
Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên cam kết, ngay khi có thể, tổ chức các cuộc thương lượng liên tục, do ngoại trưởng Mike Pompeo và một đồng nhiệm cấp cao của RPDC tiến hành, nhằm thực hiện các kết quả của thượng đỉnh Hoa Kỳ-RPDC.
Tổng thống Trump và chủ tịch Kim Jong Un cam kết hợp tác nhằm phát triển mối quan hệ mới giữa Hoa Kỳ và RPDC, thúc đẩy hòa bình, phồn thịnh và an ninh của bán đảo Triều Tiên và thế giới».
Bên cạnh thông cáo chung được ký kết, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un còn tuyên bố thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên mở ra một thời kỳ mới. Về phần mình, tổng thống Donald Trump đã bất ngờ mời lãnh đạo Bắc Triều Tiên tới Nhà Trắng. Nguyên thủ Mỹ tuyên bố : «Chúng tôi sẽ gặp nhau thường xuyên » và khẳng định ông có mối quan hệ rất đặc biệt với lãnh đạo Bắc Triều Tiên.
Tổng thống Trump: Triều Tiên không còn là mối đe dọa hạt nhân nguy hiểm nữa
Hồng Anh | 13/06/2018 05:21 PM
Ảnh: Sky News.
Cách đây ít phút, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa cập nhật Twitter để thông báo máy bay của phái đoàn Mỹ đã hạ cánh an toàn và cập nhật kết quả cuộc đàm phán với Triều Tiên.
Cụ thể, ông Trump đã viết:
"[Tôi] vừa hạ cánh - một chuyến đi dài, nhưng hiện tại mọi người sẽ cảm thấy an toàn hơn hồi tôi mới nhậm chức rất nhiều. Không còn mối đe dọa hạt nhân nào từ Triều Tiên nữa. Cuộc gặp gỡ ông Kim Jong-un là trải nghiệm rất thú vị và vô cùng tích cực. Triều Tiên có tiềm năng rất lớn [để phát triển] trong tương lai!"
"Trước khi tôi nhậm chức, mọi người đã nghĩ rằng một cuộc chiến sẽ nổ ra giữa Mỹ và Triều Tiên. [Khi ấy] Tổng thống Obama đã nói rằng Triều Tiên là vấn đề lớn nhất và nguy hiểm nhất của chúng ta. Bây giờ tình hình không còn như vậy nữa - chúc mọi người ngủ ngon!"
Cụ thể, ông Trump đã viết:
"[Tôi] vừa hạ cánh - một chuyến đi dài, nhưng hiện tại mọi người sẽ cảm thấy an toàn hơn hồi tôi mới nhậm chức rất nhiều. Không còn mối đe dọa hạt nhân nào từ Triều Tiên nữa. Cuộc gặp gỡ ông Kim Jong-un là trải nghiệm rất thú vị và vô cùng tích cực. Triều Tiên có tiềm năng rất lớn [để phát triển] trong tương lai!"
"Trước khi tôi nhậm chức, mọi người đã nghĩ rằng một cuộc chiến sẽ nổ ra giữa Mỹ và Triều Tiên. [Khi ấy] Tổng thống Obama đã nói rằng Triều Tiên là vấn đề lớn nhất và nguy hiểm nhất của chúng ta. Bây giờ tình hình không còn như vậy nữa - chúc mọi người ngủ ngon!"
Hai người nắm giữ bí mật về cuộc họp kín giữa ông Trump và ông Kim
Song Hy | 13/06/2018 02:50 PM
Ông Kim Ju-song theo sát lãnh đạo Kim Jong-un khi ông gặp Tổng thống Trump. (Ảnh: Newsis)
Nội dung cuộc họp kín kéo dài 45 phút sáng 12/6 giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ, truyền thông bắt đầu hướng sự chú ý về những người nắm giữ thông tin cuộc họp này - thông dịch viên của hai nhà lãnh đạo.
Ngày 12/6 hội nghị thượng đỉnh lịch sử Mỹ-Triều đã diễn ra tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa, Singapore. Theo sát hai nhà lãnh đạo trong suốt 5 tiếng đàm phán là hai thông dịch viên.
Về phía Triều Tiên là ông Kim Ju-song, nhân viên của Bộ Ngoại giao Triều Tiên. Ông Kim cũng là người phiên dịch cho Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương đảng Lao động Triều Tiên (WPK) Kim Yong-chol khi ông tới Washington hội đàm với Tổng thống Trump ở Nhà Trắng hôm 1/6.
Ông cũng là nhân vật theo sát ông Kim Yong-chol, khi vị Phó chỉ tịch WPK Triều Tiên tới Hàn Quốc dự lễ bế mạc Thế Vận hội Pyeongchang vào hồi tháng 2. Vào thời điểm này, con gái Tổng thống Trump Ivanka có chuyến thăm chính thức tới Hàn Quốc cùng Giám đốc CIA Gina Haspel và Giám đốc Trung tâm Sứ mệnh Triều Tiên của CIA Andrew Kim.
"Kim Ju-song đã phiên dịch cho Kim Yong-chol khi ông ấy gặp các quan chức CIA. Đó là thời điểm các cuộc đàm phán về hội nghị thượng đỉnh vừa mới bắt đầu", một nguồn tin thân cận của Chosun Ilbo cho biết.
Một nhà ngoại giao Triều Tiên đào tẩu nói rằng Kim Ju-song dù không được đào tạo như một thông dịch viên chuyên nghiệp nhưng lại được chọn vì trình độ tiếng Anh xuất sắc của mình.
Trong khi đó, ở đầu bên kia, người nhận trọng trách phiên dịch cho Tổng thống Trump là Tiến sỹ Yun-hyang Lee, người đứng đầu bộ phận phiên dịch tại Bộ Ngoại giao Mỹ.
Bà Lee hiện là người đứng đầu bộ phận phiên dịch tại Bộ Ngoại giao Mỹ.
Bà Lee, 61 tuổi, làm việc cho chính phủ Mỹ từ năm 2009, từng đảm nhận phiên dịch cho các cựu Tổng thống George W. Bush, Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Bà cũng là người đã phiên dịch cho ông Trump trong cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tháng 5 và khi nhà lành đạo Mỹ đón các công dân được Triều Tiên phóng thích cách đây hơn 1 tháng.
Ngày 12/6 hội nghị thượng đỉnh lịch sử Mỹ-Triều đã diễn ra tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa, Singapore. Theo sát hai nhà lãnh đạo trong suốt 5 tiếng đàm phán là hai thông dịch viên.
Về phía Triều Tiên là ông Kim Ju-song, nhân viên của Bộ Ngoại giao Triều Tiên. Ông Kim cũng là người phiên dịch cho Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương đảng Lao động Triều Tiên (WPK) Kim Yong-chol khi ông tới Washington hội đàm với Tổng thống Trump ở Nhà Trắng hôm 1/6.
Ông cũng là nhân vật theo sát ông Kim Yong-chol, khi vị Phó chỉ tịch WPK Triều Tiên tới Hàn Quốc dự lễ bế mạc Thế Vận hội Pyeongchang vào hồi tháng 2. Vào thời điểm này, con gái Tổng thống Trump Ivanka có chuyến thăm chính thức tới Hàn Quốc cùng Giám đốc CIA Gina Haspel và Giám đốc Trung tâm Sứ mệnh Triều Tiên của CIA Andrew Kim.
"Kim Ju-song đã phiên dịch cho Kim Yong-chol khi ông ấy gặp các quan chức CIA. Đó là thời điểm các cuộc đàm phán về hội nghị thượng đỉnh vừa mới bắt đầu", một nguồn tin thân cận của Chosun Ilbo cho biết.
Một nhà ngoại giao Triều Tiên đào tẩu nói rằng Kim Ju-song dù không được đào tạo như một thông dịch viên chuyên nghiệp nhưng lại được chọn vì trình độ tiếng Anh xuất sắc của mình.
Trong khi đó, ở đầu bên kia, người nhận trọng trách phiên dịch cho Tổng thống Trump là Tiến sỹ Yun-hyang Lee, người đứng đầu bộ phận phiên dịch tại Bộ Ngoại giao Mỹ.
Bà Lee hiện là người đứng đầu bộ phận phiên dịch tại Bộ Ngoại giao Mỹ.
Bà Lee, 61 tuổi, làm việc cho chính phủ Mỹ từ năm 2009, từng đảm nhận phiên dịch cho các cựu Tổng thống George W. Bush, Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Bà cũng là người đã phiên dịch cho ông Trump trong cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tháng 5 và khi nhà lành đạo Mỹ đón các công dân được Triều Tiên phóng thích cách đây hơn 1 tháng.
Dù ai đó giễu cợt ông Trump "bị hớ", Thượng đỉnh Mỹ-Triều đã đạt kết quả không thể mỹ mãn hơn
Năm 2010, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Chosun Ilbo, bà Lee nói rằng bản thân ban đầu muốn trở thành một nhà sản xuất truyền hình ở Hàn Quốc, nhưng đơn xin của bà đã bị từ chối. Thất vọng, bà trở về với công việc của một bà nội trợ trước khi quyết định học thạc sỹ chuyên ngành dịch thuật tại một trường đại học ở Hàn Quốc ở tuổi 33.
Năm 1996, bà Lee khi đó 39 tuổi bắt đầu giảng dạy về dịch thuật tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Monterey ở California, sau đó về Seoul làm việc tại Đại học Ewha năm 2014 trước khi trở lại Mỹ làm việc cho Bộ Ngoại giao nước này.
Năm 2010, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Chosun Ilbo, bà Lee nói rằng bản thân ban đầu muốn trở thành một nhà sản xuất truyền hình ở Hàn Quốc, nhưng đơn xin của bà đã bị từ chối. Thất vọng, bà trở về với công việc của một bà nội trợ trước khi quyết định học thạc sỹ chuyên ngành dịch thuật tại một trường đại học ở Hàn Quốc ở tuổi 33.
Năm 1996, bà Lee khi đó 39 tuổi bắt đầu giảng dạy về dịch thuật tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Monterey ở California, sau đó về Seoul làm việc tại Đại học Ewha năm 2014 trước khi trở lại Mỹ làm việc cho Bộ Ngoại giao nước này.
Những khoảng trống ở Thượng đỉnh Mỹ-Triều và "nhiệm vụ bất khả thi" của ông Trump ở Quốc hội
TS. Terry F. Buss | 13/06/2018 02:12 PM
Triều Tiên muốn xuất hiện ngang bằng với Mỹ, và họ đã thành công.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã gặp mặt vào ngày 12/6 tại Singapore để bắt đầu quá trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo liên Triều. Họ đã có một sự khởi đầu tuyệt vời mà không có bất đồng, cãi vã hay bất kì hành động xúc phạm nhau nào. Hai bên đã kí một quyết định giàu ý nghĩa với khá ít chi tiết. Nhưng nhìn chung, kì Thượng đỉnh này là sự kiện cực kì đặc biệt.
Những ngày tranh cãi trước kì Thượng đỉnh
Chỉ vài ngày trước Thượng đỉnh, các kênh truyền thông đại chúng của Mỹ vẫn còn tìm mọi cách để "hạ thấp" tương lai thành công của sự kiện này.
Tờ New York Times – một trang báo luôn "chống đối" mọi thứ liên quan tới Tổng thống Trump – đã bắt đầu đăng tải những bài viết tiêu cực nhằm làm yếu đi hình ảnh của ông Trump trước khi ông tới Thượng đỉnh: theo đó, Tổng thống Mỹ không được chuẩn bị đầy đủ, không đủ năng lực để đàm phán, và được hỗ trợ bởi những nhà cố vấn có ác ý và không đủ kiến thức.
Rất ít hãng truyền thông đưa tin về những vấn đề thật sự, mà chủ yếu muốn khai thác tính cách và con người của ông Trump.
Ông Trump tỏ ra không hề quan tâm tới chuyện đó. Tại hội nghị G7 ở Toronto, khi bàn về vấn đề thương mại với Canada, Anh, Pháp, Đức, Italy và Nhật Bản, ông Trump đã chọn vị trí đối lập. Rất khó tin, ông Trump còn kêu gọi Nga quay trở lại làm thành viên của G7. Trước đây, Nga đã bị tước quyền thành viên khi sáp nhập Crimea từ Ukraine.
Lời đề nghị của ông Trump về Nga đã thu hút được sự chú ý của nhiều người bởi: ngày 31/5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thăm ông Kim Jong Un, ngầm gửi đi một thông điệp của Nga tới ông Trump.
Lãnh đạo các quốc gia tại Hội nghị Thượng đỉnh G7. Ảnh: REUTERS
Trong cuộc gặp thượng đỉnh G7, Canada tìm cách làm hài lòng ông Trump. Nhưng khi Tổng thống Mỹ rời đi tới Singapore, thủ tướng Justin Trudeau đã công kích chính sách thuế quan của ông Trump đến độ mà Nhà Trắng gọi là "một cuộc họp báo nguy hiểm". Một loạt các tranh cãi bùng nổ ngay sau đó. Có phải ông Trudeau đang cố gắng hạ thấp ông Trump trước kì Thượng đỉnh?
Hay có phải ông Trump đang muốn gửi thông điệp tới ông Kim: Không ai có thể gây chuyện với Mỹ, thậm chí cả đồng minh thân cận nhất là Canada cũng không thể.
Chẳng ai biết!
Cuộc gặp tiền Thượng đỉnh tại Singapore
Ông Trump gặp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sau khi tới đây. Chuyện này làm tôi nhớ tới việc các nhà lãnh đạo thế giới đã nhờ tới sự tư vấn từ ông Lý Quang Diệu. Ông thường được yêu cầu cố vấn bởi tầm nhìn trong khu vực – điều rất được trân trọng trước kì Thượng đỉnh.
Sự kiện ngoại giao chưa từng có
Ông Trump và ông Kim đều đang ở trong một miền đất chưa từng được khai phá.Ông Trump đã thành công trong việc từ bỏ những nguyên tắc và luật lệ từng được sử dụng trong các cuộc đàm phán trước đây với Triều Tiên.
Những người ủng hộ cho rằng bởi vì các nỗ lực trong quá khứ đã thất bại, có lẽ Mỹ cần một thứ gì đó mới. Trang web Defense One cho rằng kì thượng đỉnh "là thử nghiệm thực tế, theo thời gian thực". CNN gọi đây là "cuộc đánh cược chưa từng có" của ông Trump
Không một vị tổng thống Mỹ đương nhiệm nào từng gặp một nhà lãnh đạo Triều Tiên: tất cả các cuộc gặp đều bắt đầu từ các nhà cố vấn chuyên nghiệp và lãnh đạo. Không cuộc gặp nào mà không có sự tham gia của các nước liên quan: Hàn Quốc, Nhật Bản, và Trung Quốc.
Không cuộc gặp nào từng diễn ra bên ngoài khu phi quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Không cuộc gặp nào diễn ra mà không có sự có mặt của các cố vấn.
Không ai biết liệu ông Kim đã chuẩn bị gì cho thượng đỉnh, nhưng đối với ông Trump, ông đã nói rằng ông chưa chuẩn bị nhiều. Ông Trump nói vấn đề của thượng đỉnh là "thái độ", chứ không phải "sự chuẩn bị".
Ông Trump ám chỉ rằng ông sẽ biết liệu ông Kim có thực sự nghiêm túc về kì thượng đỉnh không chỉ sau vài phút gặp mặt. Một phong cách rất điển hình của ông Trump!
Vấn đề lòng tin
Ông Trump và ông Kim đều có những vấn đề lòng tin cần phải được giải quyết. Trong suốt 5 thập kỉ qua, Mỹ đã thường xuyên bị Triều Tiên "qua mặt" khi Bình Nhưỡng vi phạm nhiều các thỏa thuận mà nước này đã kí kết.
Mỹ tin rằng Trung Quốc là người nắm chìa khóa giải quyết cho mọi chuyện, chứ không phải Triều Tiên. Sau thời tổng thống Ronald Reagan, Mỹ đang mong muốn "tin tưởng, và có thể kiểm chứng".
Từ góc nhìn của ông Kim, Mỹ thường xuyên không giữ lời. Ông Trump hủy bỏ Thỏa thuận Hạt nhân Iran được thiết lập bởi ông Obama. Các quan chức dưới quyền ông Trump gây nên mâu thuẫn lớn khi nói Triều Tiên có thể chịu chung số phận với Libya.
Libya đã từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, nhưng lãnh đạo quốc gia này đã bị lật đổ bởi liên quân do Mỹ dẫn đầu. Chính quyền ông Saddam Hussein cũng bị Mỹ lật đổ bởi lo ngại Iraq có "vũ khí hủy diệt hàng loạt".
Cuối cùng, dưới thời ông Obama, Mỹ không thể bảo vệ Ukraine trước đòn tấn công của Nga, thậm chí cả sau khi Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Tuy vậy, có lẽ niềm tin đang được gây dựng. Trong lời phát biểu, ông Kim cho rằng ông đã vượt qua những cản trở lớn để tới được Singapore. Ông Trump thừa nhận điều đó, và nói: "Đúng là như vậy".
Những người tung tin giả cho rằng ông Kim giờ đây đã cảm thấy an toàn sau khi "hạ gục" đối thủ tại Triều Tiên và không còn e ngại một cuộc đảo chính.
Tính biểu tượng
Cũng như trong mọi sự kiện ngoại giao, biểu tượng xuất hiện ở mọi nơi. Triều Tiên muốn xuất hiện ngang bằng với Mỹ. Triều Tiên đã thành công.
Ông Kim tới Singapore trên một chiếc máy bay của hãng Air China. Đây có phải là biểu tượng của sự ảnh hưởng từ Trung Quốc?
Ông Kim tới kì thượng đỉnh trước ông Trump. Phải chăng điều đó có nghĩa rằng ông nhượng lại vinh dự "về nhì" cho ông Trump? Truyền thông đều tập trung vào cái bắt tay của Trump – Kim. Ông Trump đã thực hiện cái bắt tay "có kiểm soát". Trước đây, ông Trump thậm chí còn tránh bắt tay với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Ảnh: AP
Ông Trump có thắng không? Bữa ăn trưa được bày biện với món ăn từ cả Triều Tiên và phương Tây. Ông Kim có thắng không? Tại khách sạn, mọi người đều có thể thấy đủ 12 lá cờ, tương đương 6 lá cờ từ mỗi nước. Ông Kim có thắng không khi đứng chụp cùng vị tổng thống Mỹ ngay đằng trước loạt quốc kì thể hiện sự bình đẳng giữa hai quốc gia?
Điểm đáng kinh ngạc nhất của kì Thượng đỉnh
Rất nhiều bài phân tích từ báo giới ghi nhận sự "rò rỉ" của những thông tin "bí mật" tiêu cực để hạ thấp ông Trump. Nhiều thông tin xuất phát từ Bộ Ngoại giao và các cơ quan tình báo. Không có thông tin nào rò rỉ trước kì thượng đỉnh. Rất tuyệt vời!
"Cuộc trò chuyện vui vẻ"
Thượng đỉnh kết thúc với việc kí thỏa thuận chung. Cả hai nhà lãnh đạo tỏ ra rất hài lòng. Ông Trump đặc biệt hứng thú khi bình luận về ông Kim. Ông Trump mời ông Kim tới Nhà Trắng; ông Kim cũng có lời mời đáp lại.
Ông Trump ngầm hàm ý rằng đã phát triển một "sự liên kết đặc biệt" và "mối quan hệ đặc biệt". Ông Trump gọi ông Kim là "tài năng". Trước đó, tổng thống Mỹ cũng vỗ vai ông Kim và cười với báo giới xung quanh. Truyền thông gọi đây là "Cuộc trò chuyện vui vẻ". Ông Trump không thất vọng.
Những điểm đã được đồng thuận
Tuyên bố bất ngờ cho thấy cả hai quốc gia đều theo đuổi...
1. Bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao song phương
2. Hòa bình lâu dài, ổn định trên bán đảo liên Triều.
3. Phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo liên Triều.
4. Trao trả hài cốt các tù nhân chiến tranh về Mỹ.
Ông Trump gọi tuyên bố chung này "rất toàn diện", nhưng rõ ràng không phải.
Bản tuyên bố không đề cập tới nhân quyền, việc trao trả những con tin người Nhật, dân chủ hóa, Mỹ rút quân khỏi bán đảo, tập trận quân sự chung Mỹ - Triều, kết thúc chiến tranh Triều Tiên, gỡ bỏ cấm vận kinh tế....
Theo như tôi biết, vấn đề tù binh chiến tranh chỉ là khoản nhỏ và chưa bao giờ là đề tài thảo luận chính. Ông Trump nói người thân của những người lính Mỹ chưa trở về từ Chiến tranh Triều Tiên thường xuyên yêu cầu ông can thiệp để có thể lấy lại hài cốt.
Phi hạt nhân hóa là điểm chính của kì thượng đỉnh, nhưng lại khá mờ nhạt và không được chú trọng.
Nếu hòa bình đồng nghĩa với việc thống nhất hai miền Triều Tiên, thì đó sẽ là điểm chính yếu và có thể xuất phát từ Tổng thống Moon Jae-in. Nhưng không lời đảm bảo an ninh nào được nhắc tới.
Quan hệ ngoại giao có thể sẽ dễ dàng đạt được nếu mọi thứ đều được giải quyết.
Nếu quá khứ là "lời nói đầu", thì đây sẽ là sự bắt đầu của một quá trình diễn ra trong nhiều năm. Đây là khởi đầu tốt trên hành trình dài.
Ông Trump và ông Kim Jong Un cùng kí kết văn kiện quan trọng trong kì thượng đỉnh.
00:00:56
Ông Trump và ông Kim Jong Un cùng kí kết văn kiện quan trọng trong kì thượng đỉnh.
Làm rõ những điểm quan trọng trong cuộc họp báo
Trong cuộc họp báo kéo dài hai giờ đồng hồ sau kì thượng đỉnh, ông Trump làm rõ những vấn đề cần giải đáp. Về quyền con người, ông Trump cho rằng họ đang thảo luận vấn đề đó, nhưng trong tương lai, ông Trump thấy chuyện sẽ có tiến triển một khi Triều Tiên giải quyết được chương trình phi hạt nhân hóa.
Cùng lúc đó, đội ngũ của ông Trump cho ông Kim xem một video cho thấy tương lai tiềm năng của Triều Tiên. Điều này sẽ thúc đẩy quyền con người.
Ông Trump đồng ý hoãn tập trận quân sự chung Mỹ - Hàn như một cách thức để bày tỏ thiện chí với thỏa thuận, nhưng cũng đồng thời là cách tiết kiệm tiền. Ông Kim thông báo Triều Tiên đang trong quá trình hủy bỏ chương trình thử nghiệm động cơ tên lửa được sử dụng cho việc vận chuyển các đầu đạn hạn nhân.
Khi được hỏi về việc ông Trump không đề cập tới chuyện giải trừ hạt nhân "hoàn toàn, có thể xác nhận được và không thể đảo ngược", ông Trump ám chỉ rằng họ không có đủ thời gian để thêm cụm từ này vào thỏa thuận. Các nhà phân tích lo lắng và nói rằng cụm từ này là cần thiết để đảm bảo Triều Tiên tuân thủ cam kết.
Ông Trump ca ngợi nỗ lực của Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng hạ thấp vai trò của Trung Quốc. Một cách rất điển hình, ông Trump đề cao nỗ lực của riêng ông tại thượng đỉnh và sự thất bại của người tiền nhiệm Bill Clinton, George Bush và Barack Obama.
Ông Trump rất hài lòng với những gì ông thể hiện.
Đây là họp báo duy nhất trong những tháng gần đây mà ông Trump không chỉ trích sự tiêu cực của báo chí và tin tức giả. Hơn nữa, ông Trump dường như đã chuẩn bị rất kĩ lưỡng để đối đáp lại phóng viên, né tránh "các câu hỏi dài dòng" một cách rất khéo léo.
Chướng ngại vật tới thành công
Không ai nói về những trở ngại trước Quốc hội khi ông Trump phải trình một Hiệp định để được thông qua. Hiệp định phải nhận được 2/3 số phiếu từ các Thượng nghị sĩ.
Nhưng Mỹ đang có cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới vào tháng 11 và bầu cử tổng thống vào năm 2020. Hiện tại, ứng cử viên cho quốc hội và tổng thống đã khởi động. Rất khó có khả năng Quốc hội sẽ thông qua Hiệp định mà ông Trump đề xuất.
Trước đây, Tổng thống Barack Obama đã gặp trường hợp tương tự về Thỏa thuận Khí hậu Paris và Thỏa thuận Giải trừ hạt nhân Iran. Ông Obama giải quyết vấn đề bằng cách kí không thông qua Quốc hội. Hành động này có thể được coi là bất hợp pháp.
Đó là lí do tại sao ông Trump có thể lật ngược lại cả hai thỏa thuận nói trên. Ông Trump sẽ đạt được ít thành tựu nếu ông dùng lại phương cách của ông Obama.
Có thể ông Trump sẽ không quan tâm. Ông chỉ cần một giải Nobel hòa bình vì những nỗ lực của mình.
*Tiêu đề do tòa soạn đặt lại
* For English version, click here.
* Đọc bản gốc bài viết bằng tiếng Anh tại đây.
Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim
Hình ảnh và ghi chú do VOA đăng tải sáng sớm ngày 12/6/2018 – www.baotgm.net đăng lại.
Ông Trump và ông Kim đang dùng bữa trưa làm việc. Thực đơn gồm xà lách tôm, bạch tuộc, dưa leo nhồi, sườn bò, cơm chiên Dương Châu, cá tuyết.
Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in nói trong cuộc họp nội các sáng nay: “Tôi nghĩ mọi sự chú ý của người dân Nam Hàn đều hướng về Singapore. Đêm qua tôi cũng không ngủ được. Tôi thật lòng hi vọng hội nghị thượng đỉnh sẽ thành công và đem tới cho chúng ta sự việc giải trừ nguyên tử toàn bộ, hòa bình, và một kỷ nguyên mới cho miền Nam, miền Bắc và Hoa Kỳ,” phóng viên Jonathan Cheng của báo The Wall Street Journal tường trình.
Ông Kim được nghe thấy nói với ông Trump lúc hai người bước cùng nhau ngang qua những hàng cột rằng: “cả thế giới đang theo dõi sự kiện này, và nhiều người xem cuộc họp không tưởng này giống như phim khoa học viễn tưởng.”
Một năm trước, ông Trump và ông Kim dành cho nhau những lời lẽ hằn học (ông Trump gọi ông Kim là “Ông Hỏa tiễn” và ông Kim gọi ông Trump là “lão già lú lẫn”). Căng thẳng Mỹ-Triều tăng vọt giữa lo ngại chiến tranh bùng nổ. Nhưng hôm nay: hai vị lãnh đạo bắt tay cười.
AI & AI: Phái đoàn Bắc Hàn gồm có Ri Su Yong, quan chức ngoại giao hàng đầu/cựu đại sứ Bắc Hàn tại Thụy Sĩ khi Kim Jong Un còn đi học ở đây. Kim Yong Chol, cựu trưởng phụ trách tình báo và giờ là phó chủ tịch Đảng Lao động. Ri Yong Ho, bộ trưởng ngoại giao.
Phái đoàn Mỹ gồm: Chánh Văn phòng Bạch Ốc, John Kelly; Ngoại trưởng Mike Pompeo; Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton.
“Chúng ta sẽ thành công,” ông Trump nói khi ngồi tại bàn đối diện ông Kim trong một cuộc họp với các phụ tá của cả hai bên.
Sau cuộc gặp tay đôi, ông Trump và ông Kim bước ra ban-công. “Rất rất tốt, mối quan hệ xuất sắc,” ông Trump trả lời khi được một phóng viên CNN hỏi mọi chuyện diễn ra thế nào. CNN nói ông Kim không trả lời câu hỏi liệu ông có từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình hay không.
Ông Trump, ngồi cạnh ông Kim, nói với báo chí rằng ông “rất vinh dự… Chúng tôi sẽ có một mối quan hệ tuyệt vời.” Ông Kim, thông qua thông ngôn, nói: “Đã có rất nhiều trở ngại…và chúng tôi đã vượt qua được.”
KHOẢNH KHẮC LỊCH SỬ: Ông Trump và ông Kim lần đầu tiên bắt tay nhau trước hàng loạt ống kính của giới truyền thông.
Tổng thống Trump đến địa điểm hội nghị thượng đỉnh.
Lãnh tụ Kim Jong Un đã đến địa điểm hội nghị thượng đỉnh – Khách sạn Capella.
TIN MỚI NHẬN: Tổng thống Trump loan báo Cố vấn Kinh tế Bạch Ốc ông Larry Kudlow, bị nhồi máu cơ tim và hiện đang trong Bệnh viện Walter Reed ở tiểu bang Maryland, Mỹ.
Nhật báo hàng đầu của BH Rodong Sinmun sáng ngày thứ Ba đăng một loạt những bức hình màu về chuyến đi dạo buổi tối của ông Kim hôm thứ Hai ở Singapore. Các nhà báo đặc trách về BH nhận định tờ báo này đưa tin nhanh một cách bất thường vì BH thường đợi mấy ngày sau đó mới loan tin.
“Thông điệp: Lãnh đạo Đáng Kính của chúng ta được ngưỡng mộ và kính nể khắp thế giới. Ngài là một chính khách toàn cầu,” nhà báo Anna Fifield của báo The Washington Post nhận định về quyết định của Rodong Sinmun.
TT Trump đã đến Khách sạn Capella, địa điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh với ông Kim, theo tường thuật của đoàn phóng viên tháp tùng.
Mời các bạn theo dõi những hình ảnh từ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Bắc Triều Tiên năm 2018, truyền trực tiếp từ đảo quốc Singapore, với phần bình luận của phóng viên VOA Tiếng Việt. Bạn đã sẵn sàng cho cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un?
Trong những giờ phút tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh lịch sử trên Đảo Sentosa của Singapore để bàn về vấn đề giải trừ nguyên tử Bán đảo Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ và một lãnh tụ BH ngồi mặt đối mặt hội đàm với nhau. VOA sẽ tường thuật trực tiếp những diễn biến mới nhất tại đây.
Đây là một bức hình “selfie” mà Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan đăng trên tài khoản Twitter của mình. Đó cũng là bức hình selfie đầu tiên của ông Kim khi ông đi dạo vào buổi tối thứ Hai.
Họp báo của Tổng thống Trump và kết thúc ngày gặp gỡ lịch sử đầu tiên của 2 ông Trump-Kim
TT Trump nói ở phần cuối họp báo: Có thể 6 tháng nữa tôi thừa nhận đã mắc sai lầm về vấn đề Bắc Hàn và ông Kim.
TT Trump: Tôi làm bất cứ điều gì cần để bảo vệ hòa bình thế giới
TT Trump: Chúng tôi đã cho ông Kim xem 1 video về tương lai phát triển kinh tế. Triều Tiên muốn quy mô phát triển thế nào là do họ lựa chọn. (Nội dung video ở bài 3)
TT Trump: Chúng tôi có thể cần gặp thượng đỉnh nữa. Cuộc gặp hôm nay thành công, chúng tôi xây dựng quan hệ.
TT Trump: Tôi nghĩ các hoạt động phi nguyên tử hóa sẽ diễn ra sớm để mọi người thấy.
TT Trump: Mỹ sẽ vẫn bảo đảm rằng các nước liên quan trong đó có TQ thực hiện nghiêm túc lệnh cấm vận.
TT Trump: Nam Hàn, Nhật Bản có thể giúp đỡ rất nhiều để BH phát triển kinh tế. Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng.
TT Trump: Đến một thời điểm bảo đảm rằng BH không thể quay lại việc chế tạo vũ khí nguyên tử, Mỹ sẽ dỡ bỏ cấm vận.
TT Trump: Chúng tôi cũng phối hợp với Nam Hàn, Nhật Bản.
TT Trump: Ngoại trưởng Mỹ và quan chức BH sẽ gặp nhau tuần tới để bàn các chi tiết.
TT Trump: Trước đây, Mỹ đã quản trị về quan hệ thương mại với TQ, các nước G7. Mỹ gặp bất công về buôn bán với các nước. Tôi muốn thay đổi. Bức ảnh chụp tôi với các lãnh đạo G7 nhìn thì không thân thiện, nhưng lúc đó mọi người đều thân thiện. Tôi muốn nói là các nước không thể lợi dụng Mỹ được nữa.
TT Trump: Tuyên bố chung không quá nhiều chi tiết về phi NT hóa có thể xác minh được vì cuộc gặp có quá ít thời gian.
TT Trump: Chúng tôi đã đưa được các con tin về từ BH mà không mất 1,8 tỉ đôla như đã xảy ra với Iran trước đây.
TT Trump: Đã 7 tháng BH không thử TN, phi đạn.
TT Trump: Tôi đã không ngủ trong 25 tiếng, nhưng đây là việc đáng làm. Phía BH cũng làm việc rất tích cực.
TT Trump: Về tập trận Mỹ-Hàn, đó là việc rất có tính khiêu khích. Hiện chúng tôi đang bàn thảo. Nếu dừng, sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền cho Mỹ.
TT Trump: về lập quan hệ ngoại giao Mỹ-BH, còn quá sớm.
TT Trump: Iran khác với BH. Iran ngày hôm nay cũng khác với trước. Hiện còn quá sớm để bàn về Iran.
TT Trump: Chính quyền hiện nay, tổng thống hiện nay của Mỹ khác trước. Tôi tin lần này BH nghiêm túc thực hiện cam kết, không như trong quá khứ.
TT Trump: Về thời hạn phi NT hóa, về mặt khoa học sẽ mất rất nhiều thời gian. Nhưng chúng tôi sẽ tiến hành sớm. Về cấm vận, sẽ bàn bạc về dỡ bỏ sớm.
TT Trump: Về nhân quyền tại BH, tôi vẫn cho rằng tình hình rất tệ. Hai bên sẽ còn bàn thảo nhiều bên cạnh vấn đề NT.
TT Trump: Vấn đề ký kết hiệp định hòa bình sẽ được bàn thảo sau hôm nay.
TT Trump: Sẽ có ngày tôi đến Bình Nhưỡng. Tôi cũng đã mời ông Kim đến Bạch Ốc. Ông ấy đã nhận lời.
TT Trump: Hai bên đã thảo luận và sẽ thảo luận về tìm kiếm hài cốt binh sĩ tử trận, chủ yếu ở Bắc Hàn (BH). Còn hàng ngàn hài cốt của lính Mỹ chưa tìm thấy.
TT Trump: Ông Kim muốn có cuộc gặp thượng đỉnh còn hơn cả tôi. Tôi nghĩ ông ấy nhìn thấy tương lai tốt đẹp cho BH.
TT Trump: Hai bên có thảo luận về việc xác minh hoạt động phi NT hóa của BH, sẽ kết hợp việc Mỹ và quốc tế xác minh.
TT Trump: Chúng tôi chưa ngừng tập trận.
Ông Trump: Cái chết của công dân Otto Warmbier không uổng phí. Tôi nghĩ thậm chí cái chết của anh ý đã góp phần mang lại sự kiện hôm nay.
Tổng thống Trump chuyển sang trả lời câu hỏi của phóng viên.
Tương lai chung của nhân dân Nam Hàn và Bắc Hàn (BH) rất tươi sáng.
Ông Trump: Các biện pháp trừng phạt vẫn còn hiệu lực.
Ông Trump: ngày hôm nay là sự khởi đầu của một quá trình khó khăn nhưng là điều đáng làm vì hòa bình.
Tổng thông Trump nói BH sẽ có cơ hội chưa từng có để phát triển kinh tế với an ninh được bảo đảm.
Tổng thống Trump đang họp báo. Ông cảm ơn ông Kim về cuộc gặp, nói hai nước đang viết trang sử mới. Ông cũng cảm ơn các nhà lãnh đạo Singapore, Nhật, Hàn, Trung Cộng đã giúp tạo nên cuộc gặp lịch sử này.
Mỹ và CHDCND (BH) cam kết tiến hành các cuộc đàm phán tiếp nối cuộc gặp thượng đỉnh. Các cuộc đàm phán sẽ do Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và một quan chức cấp tương đương của CHDCND (BH), vào thời điểm sớm nhất có thể được, để thực thi các kết quả của cuộc họp thượng đỉnh. – nhà báo Jenniffer Jacobs, Bloomberg.
“Dường như hai nhà lãnh đạo đồng ý tiếp tục đối thoại. Tuyên bố chung dường như chưa đạt đến mức độ của một thỏa thuận có tính ràng buộc. Đây là sự khởi đầu của đàm phán, chứ không phải sự kết thúc” – nhà báo Jim Acosta, CNN.
Vẫn chưa rõ về chi tiết của điều khoản bảo đảm an ninh mà ông Trump hứa với ông Kim.
Hai nội dung quan trọng khác của tuyên bố chung là Mỹ và BH cam kết thiết lập “mối quan hệ mới” phù hợp với nguyện vọng của hai dân tộc “vì hoà bình và thịnh vượng”, và hai nước cam kết tái thực hiện việc tìm kiếm hài cốt của tù binh và binh sĩ mất tích.
Tuyên bố chung đã ký của tổng thống Mỹ và lãnh tụ BH nói Mỹ bảo đảm an ninh cho BH và BH cam kết phi NT hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
Tuyên bố cũng nói hai ông Trump, Kim đã thảo luận cách thức xây dựng cơ chế hòa bình lâu dài, vững mạnh trên bán đảo Triều Tiên.
Lãnh tụ Kim Jong Un rời Đảo Sentosa sau hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Donald Trump.
“Tôi biết được là ông ấy là một người rất tài năng. Tôi cũng biết được là ông ấy rất yêu đất nước của mình,”ông Trump nói về ông Kim sau lễ ký kềt, với ông Kim đứng bên cạnh tươi cười, trước khi hai người đường ai nấy đi.
“Ông ấy là một nhà thương thuyết rất xứng tầm,” ông Trump phát biểu cạnh ông Kim. “Chúng tôi sẽ còn gặp nhiều lần nữa.”
“Chắc chắn,” ông Trump trả lời khi được hỏi liệu ông sẽ mời ông Kim tới Bạch Ốc không.
“Chúng tôi sắp sửa ký một văn kiện lịch sử,” ông Kim nói trong lời phát biểu trước khi cùng ông Trump ký kết. “Thế giới sẽ thấy một sự thay đổi quan trọng.”
Ông Trump: “Rất toàn diện…Tôi nghĩ cả hai phía sẽ rất có ấn tượng với kết quả… Chúng tôi rất tự hào về sự kiện diễn ra hôm nay.”
Tổng thống Trump và Lãnh tụ Kim sẽ ký một thỏa thuận ghi nhận tiến bộ của cuộc hội đàm và cam kết duy trì đà tiến triển, CNN loan tin dẫn lời một giới chức Mỹ.
Lễ ký kết diễn ra
“Một cuộc họp thật sự tuyệt vời — rất nhiều tiến bộ. Bây giờ chúng tôi sẽ đi tới lễ ký kết,” ông Trump nói trong khi đi cùng ông Kim ngang qua báo giới sau bữa ăn trưa làm việc.
Nhà báo: “Ký cái gì?”
Ông Trump: “Quí vị sẽ sớm biết.”
THÔNG ĐIỆP TIỀM ẨN: Các nhà quan sát nhận định rằng hình ảnh những cái bắt tay và quốc kỳ của Mỹ, Bắc Hàn (BH) làm phông nền đánh dấu một khoảnh khắc hệ trọng trong mối quan hệ giữa hai nước địch thủ. Nhưng nó cũng tạo nên ấn tượng về một cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo, có vị thế ngang bằng và có quan hệ ngoại giao bình thường, điều mà Bình Nhưỡng mong mỏi từ lâu nay.
Và Bình Nhưỡng đạt được thành tựu đó bằng cách liên tục thử nghiệm NT cho tới khi đạt được năng lực hủy diệt khủng khiếp, các chuyên gia nói.
Tạm kết: Có lẽ quý độc giả Việt ngữ quan tâm tới thời sự quốc tề, bên này bán cầu (vì khác múi giờ), đã thức gần sáng để theo dõi tin tức thượng đỉnh Mỹ – Bắc Hàn trên các đài truyền hình như Fox News, CNN, CBS, ABC… — Dĩ nhiên là BBT của Thế Giới Mới cũng đã làm việc cật lực từ những ngày cuối tuần qua để theo dõi cuộc biều tình lịch sử – chống Tàu Cộng, chống VC trong vụ 3 đặc khu kinh tế sắp bán cho ngoại bang –. Cho đến hôm nay, 12/6/2018, chúng tôi vẫn tiếp tục thức đêm để theo dõi tin tức và những diễn biến của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Bắc Hàn, nói gọn là cuộc gặp gỡ lịch sử giữa 2 ông Trump và Kim tại Singapore. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của hai ông đã diễn ra rất lớp lang từ đầu đến khi chấm dứt cùng ngày 12/6, được mô tả là thành công vượt mức dự trù mà quý độc giả đã chứng kiến qua các hệ thống TV và hình ảnh được loan tải khắp thề giới, trước khi TT Trump lên phi cơ (AF One) trở về Mỹ, sau nhiều ngày mất ngủ vì khác múi giờ của địa cầu.
Quả đất vẫn quay không ngừng nghỉ và loài người cũng loay hoay theo vòng quay của nó để tranh sống mà không hề được bình an từ cổ chí kim, vì chiến tranh, hận thù giữa người với người từ khi còn bộ lạc bán khai, vẫn không hề thay đổi. Hận thù giữa hai miền Nam Bắc Hàn và sự can dự của Hòa Kỳ trong cuộc chiến hơn 65 năm qua, với quá nhiều máu xương, nay đã có thể sống chung hòa bình — ít nhất cũng sẽ tạo được cho 24 triệu dân BH được hít thở bầu không khí Tự Do, được no cơm ấm áo như người dân anh em Nam Hàn. Mong thay!
Khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngồi xuống để thuyết phục về hòa bình với lãnh tụ Bắc Hàn (BH) Kim Jong Un, hôm 12/6, ông đã giới thiệu một đoạn video có hình ảnh của hai nhà lãnh đạo.
Ông Trump cho ông Kim xem video vẽ ra viễn cảnh tươi sáng của Bắc Hàn
Ông Trump cho biết ông đã mời ông Kim và các quan chức BH xem một đoạn video dài 4 phút được sản xuất trước cuộc gặp thượng đỉnh hôm 12/6 ở Singapore. Ông Trump nói ông Kim và các thành viên cao cấp khác của phái đoàn BH đã vây quanh chiếc iPad để xem video.
“Tôi nghĩ ông ấy thích video đó”, ông Trump nói, hàm ý về ông Kim.
Video của ông Trump chiếu cho phái đoàn BH là một trong những khoảnh khắc không có trong phác thảo của cuộc gặp đã được lên kế hoạch cẩn thận giữa hai nhà lãnh đạo. Đoạn video, có cả hai thứ tiếng BH và tiếng Anh, cho thấy hình ảnh của hai ông Trump và Kim mỉm cười. Có lúc đoạn video chiếu hình ảnh các em bé và các nhà máy ô-tô, gợi ý về tương lai thịnh vượng hơn mà BH có thể đạt được, nếu họ đồng ý dỡ bỏ kho vũ khí Nguyên tử (NT).
Để minh họa cho quan điểm này, các phi đạn đạn đạo được thể hiện với hình thức là chúng chuyển động ngược trở về các bệ phóng.
“Quá khứ không bắt buộc phải là tương lai”, đoạn thuyết trình được đọc kèm hình ảnh cho thấy khu phi quân sự đã tách đôi Bắc và Nam Hàn kể từ khi kết thúc Chiến tranh Nam Bắc Hàn năm 1953.
Sau đó, người thuyết trình nói: “Một thế giới mới có thể bắt đầu ngày hôm nay”, cùng lúc có các hình ảnh kỹ xảo gợi ý BH nghèo khó có thể sẽ trông như thế nào nếu nước này cũng được chiếu sáng vào ban đêm giống như Nam Hàn hiện đang thịnh vượng hơn nhiều.
Một số đoạn trong video dường như muốn nói trực tiếp với ông Kim, gợi ý rằng ông ta có thể lựa chọn mở cửa BH để đón các khoản đầu tư mới và bước vào một khoảnh khắc lịch sử cùng ông Trump trong vai trò là hai người quyết định chính.
“Nhân vật chính là Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un, trong một cuộc họp để tái tạo lịch sử, tỏa sáng trong ánh mặt trời. Một khoảnh khắc, một sự lựa chọn”, tiếng người thuyết trình nói.
Bảng chữ của video cho biết do Destiny Pictures sản xuất. Đây là một công ty có trụ sở ở Los Angeles.
TT Trump: Thỏa thuận với Bắc Hàn ‘có lợi’ cho TC
Tổng thống Trump hôm 12/6 ca ngợi Chủ tịch TC Tập Cận Bình đã giúp đỡ để có được một thỏa thuận phi NT hóa với Bắc Hàn, và ông nói rằng nó sẽ có lợi cho Bắc Kinh.
Ông Trump nói với các phóng viên ở Singapore sau cuộc gặp lịch sử với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un: “Đạt được một thỏa thuận là một điều tuyệt vời cho thế giới và nó cũng là một điều tuyệt vời cho TC. Tôi không thể hình dung được TC vui khi một quốc gia láng giềng gần như vậy, mà có vũ khí NT.”
Bộ Ngoại giao TC đã ra một tuyên bố ca ngợi giải pháp của ông Trump và ông Kim, theo Reuters.
Ông Trump nói ông sẽ gọi điện thoại cho ông Tập, có thể là trên đường từ Singapore trở lại Washington, để nói với chủ tịch TC về kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh. Ông nói rằng ông sẽ mời Bắc Kinh tham gia trong các cuộc thảo luận tiếp theo.
TC hiện là bạn hàng thương mại lớn nhất của BH và luôn là một đồng minh chính trị truyền thống của quốc gia bị cô lập này.
Phát biểu sau cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TC gợi ý rằng, việc dỡ bỏ các chế tài áp lên BH có thể được xem xét nếu nước này tuân thủ các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, trong khi nói thêm rằng “chúng tôi đã luôn tuân thủ chặt chẽ các nghị quyết này”.
Tổng thống Trump nói, ông tin rằng TC trong những tuần gần đây đã nới lỏng các chế tài đối với Bắc Hàn và cho phép nhiều luồng giao thương hơn giữa hai quốc gia. Ông Trump còn cho rằng việc đáp trả yếu ớt này có thể là cách mà Bắc Kinh muốn Hoa Kỳ biết rằng họ không vui với quan điểm cứng rắn của Washington đối với Bắc Kinh trong các cuộc đàm phán về thương mại.
Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo có nhiều ảnh hưởng của nhà nước TC, nhận định trong một bài xã luận rằng đã đến lúc để xem xét “một sự cắt giảm hợp lý các chế tài” áp đặt lên Triều Tiên.
(Theo VOA, Reuters)
Macedonia quyết định đổi tên nước để có thể gia nhập EU, NATO
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras ngày 12/6 thông báo Athens và Skopje đã nhất trí đổi tên nước của Macedonia thành "Cộng hòa Bắc Macedonia," nhằm chấm dứt một cuộc tranh cãi kéo dài 27 năm qua giữa hai nước này.
Athens phản đối tên gọi của nước láng giềng phía Bắc do một tỉnh miền Bắc của Hy Lạp cũng có tên là "Macedonia."
Trong khi đó, Macedonia hy vọng rằng việc giải quyết tranh cãi trên sẽ giúp dọn đường cho nước này gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Trong một phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Tsipras nêu rõ: "Chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận, một thỏa thuận tốt đáp ứng mọi điều kiện do Hy Lạp đặt ra."
Trong khi đó, Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev hoan nghênh thỏa thuận này là một "giải pháp lịch sử."
Athens lo ngại sự trùng hợp về tên gọi có thể dẫn đến tranh chấp về lãnh thổ với quốc gia láng giềng.
Hy Lạp phản đối việc sử dụng tên gọi của quốc gia láng giềng là "Macedonia," cho rằng điều này đồng nghĩa với việc Skopje có yêu sách lãnh thổ với vùng đất cùng tên gọi này nằm ở miền Bắc Hy Lạp, nơi có 2 thành phố Thessaloniki và Kavala.
Athens coi vùng đất này là di sản văn hóa tôn nghiêm.
Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra ở Bucharest (Romania) năm 2008, Hy Lạp đã bỏ phiếu phủ quyết đơn xin gia nhập NATO của Macedonia, đồng thời yêu cầu giải quyết vấn đề tranh cãi này./.
Hoa Kỳ trừng phạt lãnh đạo đội Cận Vệ của thủ tướng Hun Sen
Tướng Cam Bốt Hing Bun Hieng. Ảnh chụp ngày 27/04/2018, tại Phnom Penh.REUTERS/Stringer
Bộ Tài Chính Mỹ ngày 12/06/2018 cho biết đưa tên lãnh đạo đội Cận Vệ của thủ tướng Cam Bốt vào danh sách đen. Hoa Kỳ cáo buộc người này sử dụng bạo lực đe dọa đối lập từ nhiều thập niên qua.
Theo Reuters, tướng Hing Bun Hieng sẽ là thành viên đầu tiên trong ban lãnh đạo Cam Bốt bị Mỹ trừng phạt. Hoa Kỳ chỉ trích ông Bun Hieng đã « vi phạm nghiêm trọng nhân quyền » khi dùng vũ lực trấn áp người biểu tình và các đảng chính trị đối lập kể từ năm 1997, trong đó có một sự cố làm một công dân Mỹ bị thương.
Tướng Hing Bun Hieng đã không lời bình luận nào, nhưng trợ lý của ông trả lời câu hỏi của Reuters qua điện thoại đã chỉ trích quyết định này của Mỹ. Về phần mình, bộ Quốc Phòng Cam Bốt lên án thông báo trừng phạt của Mỹ là một sự vi phạm luật lệ và chủ quyền Cam Bốt.
Theo quy định của đạo luật Magnitsky Act, ban hành năm 2012, những cá nhân nào nằm trong danh sách đen của bộ Tài Chính Mỹ sẽ bị phong tỏa tài sản hay lợi ích nào nằm trong vòng kiểm soát của tư pháp Mỹ. Đạo luật cũng nghiêm cấm những ai có ý định giao dịch với đối tượng bị phạt.
Philippines: Tổng thống Duterte bị lên án « phản bội đất nước »
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lúc đọc diễn văn nhân kỷ niệm 120 năm ngày Độc Lập, 12/06/2018 tại Kawit, phía nam Manila.REUTERS/Erik De Castro
Một nhóm thành viên cánh tả đã gây xáo trộn bài diễn văn Ngày quốc khánh hôm 12/06/2018 của tổng thống Philippines trong lúc thu hình. Bị lên án « bán nước cho Trung Quốc », tổng thống Duterte tỏ thái độ hoà dịu, kêu gọi cảnh sát tôn trọng quyền tự do phát biểu của người không cùng chính kiến.
Vụ việc xảy ra tại Kawit, ở phía nam Manila, vào lúc tổng thống Philippines đọc diễn văn nhân kỷ niệm 120 năm ngày Độc Lập, trước một cử tọa gồm các đại sứ nước ngoài.
Một nhóm nhà hoạt động đối lập đã xông vào hội trường, lên án tổng thống Duterte với lời lẽ nặng nề « phản bội đất nước », « phát-xít »…
Tổng thống Duterte phải tạm ngưng bài diễn văn trong nhiều phút trong khi chờ cảnh sát đẩy tóan biểu tình ra xa.
Điểm đặc biệt được AP ghi nhận là thay vì cáu giận, vị tổng thống có tiếng hay tuyên bố hung hăng này đã nhắc nhở cảnh sát phải « dung thứ một cách tối đa, để cho dân phát biểu, vì Hiến Pháp Philippines bảo đảm các quyền tự do báo chí, hội họp và ngôn luận ».
Sau nhiều phút gián đoạn, tổng thống Duterte tiếp tục bài diễn văn với lời trần tình : Người Philippines có thể không hiểu nhau nhưng tất cả có một mẫu số chung, đó là tình yêu nước.
Tổng thống Duterte bị chỉ trích nhu nhược nhượng bộ để Bắc Kinh lấn chiếm biển đảo. Hiện nay tại Philippines có hai phe : phe ủng hộ tổng thống cho rằng chính nhờ thái dộ thân thiện này mà Philippines được Trung Quốc giúp vốn xây cơ sở hạ tầng, buôn bán và đầu tư.
Trái lại, đối lập Philippines cho rằng thái độ nhượng bộ của tổng thống đã khuyến khích Trung Quốc gia tăng lấn chiếm tuyến giao thông huyết mạch và liên tục tấn công, cướp phá ngư dân Philippines, cụ thể là ở khu vực Scarborough, ngư trường truyền thống của Philiipnes ở Biển Đông.
Đài Loan: Mũi tiến công thứ hai của Mỹ nhắm vào Trung Quốc?
Cơ quan mới của Viện Mỹ Quốc tại Đài Loan (AIT) tại Đài Bắc. Ảnh 02/06/2018.REUTERS/Tyrone Siu
Vào lúc mọi sự chú ý được dồn vào cuộc gặp lịch sử giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại Singapore, Hoa Kỳ vào hôm qua, 12/06/2018, đã khánh thành một cơ quan đại diện mới ở Đài Bắc trị giá 256 triệu đô la. Cơ quan mặc nhiên đóng vai trò đại sứ quán của Mỹ, đã nêu bật quan hệ chiến lược Mỹ-Đài Loan trong tình hình căng thẳng tăng cao giữa Đài Bắc và Bắc Kinh.
Động thái mới nhất này của Mỹ đã được giới phân tích gắn liền với một loạt « tin đồn » và « sự kiện thật » về việc Washington củng cố thêm sự hiện diện quân sự tại khu vực quanh Đài Loan và quan hệ quốc phòng với Đài Bắc, xem đấy là một trong hai mũi dùi nhằm đối phó với thái độ ngày càng hung hăng của Bắc Kinh nhằm khống chế tất cả các vùng biển bao quanh Trung Quốc. Mũi tiến công còn lại của Mỹ liên quan đến Biển Đông, mà Đài Loan cũng là một bên có tuyên bố chủ quyền.
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters ngày 12/06, tuy đã cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan vào năm 1979, nhưng Hoa Kỳ vẫn là đồng minh mạnh mẽ nhất và là nguồn cung cấp vũ khí ngoại quốc chủ yếu cho Đài Loan.
Để duy trì liên lạc với chính quyền Đài Bắc, Washington đã cho mở một cơ sở mang tên gọi chính thức là American Institute of Taiwan AIT – Viện Mỹ Quốc tại Đài Loan. Cơ quan vừa được khánh thành, phần lớn chính là xây trên cơ sở được nâng cấp của viện này.
« Quan hệ then chốt » Mỹ - Đài Loan
Đối với Reuters, trong một tuyên bố rõ ràng là để chọc tức Trung Quốc, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, đã đánh giá rằng cơ sở mới của Mỹ một sự tái khẳng định quyết tâm của hai bên nhằm vun bồi một mối « quan hệ then chốt ».
Bà nói thêm : « Tình hữu nghị giữa Đài Loan và Hoa Kỳ chưa bao giờ đầy hứa hẹn như hiện nay. Câu chuyện tuyệt vời về quan hệ Mỹ-Đài Loan còn phải được viết tiếp bằng nỗ lực của những người, một ngày nào đó đến cơ quan này…Và khi nào mà hai bên Mỹ và Đài Loan còn sát cánh bên nhau thì không gì có thể xen vào giữa ».
Theo lời giám đốc AIT, ông Mai Kiện Hoa (Kin Moy), người Mỹ gốc Hoa đầu tiên được cử lãnh đạo cơ quan này, thì khu nhà mới được xây lên từ một cơ sở quân sự bình thường mà AIT sử dụng từ hàng thập niên qua, sẽ trở thành văn phòng đại diện của Mỹ tại Đài Loan vào cuối mùa hè này.
Cơ sở mới của Mỹ tại Đài Bắc trải rộng trên 6,5 ha. Nói chung, văn phòng của AIT ở Đài Bắc có khoảng 500 nhân viên Mỹ và người địa phương, trong lúc chi nhánh ở Cao Hùng có hơn 30 người.
Phát biểu trong buổi lễ khánh thành, bà Marie Royce, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề giáo dục và văn hóa, thông báo là cơ sở mới của Hoa Kỳ là biểu tượng cho sức mạnh và sự năng động của quan hệ đối tác Mỹ-Đài Loan.
Theo bà : « Chúng ta đã đối mặt với bao nhiêu thách thức trong hành trình này, và mỗi lần chúng ta đều vươn lên từ các thách thức đó trên cơ sở nhận thức rõ được rằng quyết tâm phát huy dân chủ được chia sẻ sẽ giúp chúng ta đi lên ». Bà Royce là quan chức cao cấp nhất của chính quyền Mỹ đến Đài Loan từ năm 2015.
Bắc Kinh « cực lực phản đối »
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết đã gởi công hàm « cực lực phản đối » đến Washington về cơ sở mới này cũng như chuyến thăm Đài Loan của nhà ngoại giao Mỹ cao cấp.
Trong buổi họp báo thường kỳ vào hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng xác định : « Chúng tôi thúc giục Hoa Kỳ tuyệt đối hành động theo đúng lời hứa với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, sửa đổi hành động sai trái và cố gắng không gây tổn hại đến quan hệ Mỹ-Trung, hòa bình và ổn định ở vùng eo biển Đài Loan ».
Bắc Kinh luôn khẳng định Đài Loan là phần đất Trung Quốc và không loại trừ khả năng dùng vũ lực chiếm đóng. Và Trung Quốc càng bực tức thêm từ khi bà Thái Anh Văn đắc cử tổng thống năm 2016. Bắc Kinh nghi ngờ bà Thái Anh Văn muốn thúc đẩy cho một sự độc lập chính thức của đảo và như thế vượt làn ranh đỏ mà lãnh đạo Trung Quốc đã vạch ra.
Trong bài xã luận về ngày khai trương cơ sở mới của Mỹ tại Đài Bắc, Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc cho là Bắc Kinh nên cảnh cáo cả Mỹ lẫn Đài Loan về mọi hành vi khiêu khích mới, cho rằng Bắc Kinh « phải tiếp tục tăng cường sức răn đe nhắm vào chính quyền Đài Loan, cho Đài Loan hiểu rõ là Hoa Kỳ không thể là cứu tinh của họ ».
Trong thời gian qua, Trung Quốc đã tăng cường tập trận gần Đài Loan, huy động đủ loại oanh tạc cơ, chiến đấu cơ, Đài Loan đã lên tiếng tố cáo những hành vi hù dọa, đồng thời tiếp tục vận động Mỹ bán cho họ trang thiết bị tối tân, có cả chiến đấu cơ đời mới hầu tăng cường khả năng phòng thủ.
Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực quanh Đài Loan ?
Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành vi và lời lẽ hù dọa Đài Loan, Mỹ đã liên tiếp có những động thái ủng hộ Đài Bắc.
Lễ khánh thành cơ quan ngoại giao trên thực tế của Mỹ tại Đài Loan diễn ra trong bối cảnh Quốc Hội Mỹ vừa thông qua một đạo luật bật đèn xanh cho các quan chức chính quyền Mỹ thăm viếng Đài Loan. Trước đó, tổng thống Mỹ Donald Trump đã chấp thuận bán thêm một khối lượng vũ khí trị giá 1,4 tỷ đô la cho Đài Loan. Cả hai động thái đều đã làm Bắc Kinh tức giận.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều thông tin về khả năng Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực quanh Đài Loan, mà gần đây nhất là « tin đồn » về dự định của Mỹ đưa một tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan.
Theo Reuters hôm 05/06 vừa qua, một số quan chức Mỹ đã tiết lộ rằng Hoa Kỳ trong năm nay, đã từng cân nhắc việc đưa một tàu sân bay đến eo biển Đài Loan nhưng cuối cùng đã không thực thiện kế hoạch đó. Thay vào đó là phương án cho một chiến hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan, như tàu Trung Quốc vẫn thường làm.
Lầu Năm Góc dĩ nhiên đã từ chối bình luận về bất kỳ hoạt động tương lai nào, và chưa biết là khi nào thì tàu Mỹ sẽ đi qua eo biển Đài Loan, nhưng đối với Reuters, nếu diễn ra, sự kiện đó sẽ là một dấu hiệu mới của chính quyền Mỹ trong việc hậu thuẫn Đài Loan, sau khi Trung Quốc liên tục tập trận trong khu vực.
Đài Loan vàBiển Đông: Chiến thuật lưỡng diện giáp công?
Trùng hợp ngẫu nhiên, hay là chiến thuật lưỡng diện giáp công, sự năng động của Mỹ trên mặt trận Đài Loan, ở phía Bắc đã diễn ra đồng thời với một loạt những hành động cứng rắn của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Mới nhất là sự kiện hôm 04/06, Mỹ đã cho hai oanh tạc cơ chiến lược B-52 bay qua Biển Đông, gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc chiếm giữ ở Trường Sa, một động thái nối tiếp theo một bình luận trước đó vài hôm (ngày 31/05) của trung tướng Kenneth McKenzie, giám đốc Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ, theo đó « Quân đội Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm đánh chiếm các đảo nhỏ ở khu vực Tây Thái Bình Dương ».
Và trong một động thái đã trở thành thường xuyên, ngày 27/05/2018, hai chiến hạm Mỹ - khu trục hạm USS Higgins và tuần dương hạm USS Antietam đã đi vào bên trong vùng 12 hải lý quanh một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, và đã thực hiện các hoạt động diễn tập gần Đảo Cây, đảo Linh Côn, đảo Tri Tôn và đảo Phú Lâm.
Đây là một hoạt động định kỳ, nhưng giới phân tích đã ghi nhận quy mô lớn hơn của chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông của Mỹ, với sự tham gia của hai chiến hạm.
Sự kiện trên đặc biệt có ý nghĩa vì diễn ra chỉ vài hôm sau khi Lầu Năm Góc, ngày 23/05 cho biết là đã hủy lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vành Dai Thái Bình Dương RIMPAC sắp mở ra, với lý do Trung Quốc tăng cường việc quân sự hóa tại Biển Đông.
Ông Donald Trump: Tấn công Syria là thông điệp gửi Trung Quốc
Khánh Minh | 13/06/2018 09:02 PM
Tổng thống Donald Trump nhớ lại vụ tấn công Syria bằng tên lửa hành trình diễn ra khi ông tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, Florida.
Cuộc tấn công Syria bằng tên lửa hành trình hồi tháng 4.2017 diễn ra sau cáo buộc lực lượng chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học.
Mỹ phóng 58 tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat của Syria - bị nghi là nơi máy bay Syria cất cánh để thực hiện vụ tấn công hóa học.
"Vụ tấn công cho thấy Washington sẽ đáp trả hành vi sử dụng vũ khí hóa học và các loại vũ khí hủy diệt khác của bất cứ ai" - Tổng thống Donald Trump nói trên Fox New hôm 12.6.
Ông Donald Trump nhớ lại, vụ tấn công diễn ra khi ông đang tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình.
"Tôi nói với ông ấy rằng ngài Chủ tịch, chúng tôi vừa bắn 58 quả tên lửa vào Syria, đánh trúng một số mục tiêu. Ông ấy bảo: Làm ơn nói lại lần nữa. Tôi lặp lại: Chúng tôi vừa bắn 58 tên lửa. Mỗi tên lửa bắn từ tàu ngầm trên biển cách xa 700 dặm. 58 tên lửa. 58 lần bắn" - ông Donald Trump nói.
Ông Trump nói thêm, chính quyền Mỹ chống lại việc sử dụng các loại vũ khí nguy hiểm và giết người như vậy.
"Nhưng Mỹ phải làm thế vì chính quyền ông Assad sử dụng vũ khí hóa học với trẻ em. Nếu Tổng thống Obama vượt qua lằn ranh đỏ thì tôi nghĩ có thể ông ấy đã có một câu chuyện khác ở Trung Đông, nhưng ông ấy không làm thế" - ông Trump nói.
"Tôi nói với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng hoặc là ông ấy sẽ rời đi, hoặc chúng tôi sẽ là bạn tốt. Ông ấy không đi. Ông ấy đã hiểu, thực sự đã hiểu" - ông Trump bổ sung.
Trước đó, Mỹ cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học trong vụ tấn công ngày 4.4.2017 ở làng Khan Sheikhoun - cáo buộc mà Syria và Nga bác bỏ.
Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố phản đối sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế sau các vụ không kích vào Syria. Cùng với Nga, Trung Quốc cũng nhiều lần phủ quyết dự thảo trừng phạt Syria tại Liên Hợp Quốc.
Lại thêm một nước châu Âu mời quân Mỹ đổ bộ: E sợ Nga động binh?
An Bình | 13/06/2018 03:20 PM
Na Uy - nước láng giềng với Nga - đã tuyên bố có kế hoạch mời thêm lính Mỹ tới nước này.
Sau khi khoảng 300 lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ được triển khai tới Na Uy năm ngoái — đánh dấu lần đầu tiên nước này có quân đội nước ngoài trú đóng bên trong biên giới kể từ Thế chiến II - Oslo đã tuyên bố họ có kế hoạch mời hơn gấp đôi số lượng lính Mỹ vào lãnh thổ.
Động thái này có thể sẽ khiến Nga chỉ trích – nước có chung biên giới với Na Uy và coi quân đội Mỹ là một mối đe dọa.
Quyết định của Na Uy được xem là một nỗ lực nhằm ngăn chặn mọi hành động leo thang có thể đến từ Moscow – nước láng giềng lớn hơn của Oslo. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ chỉ được dự kiến ở lại Na Uy cho đến cuối năm nay, nhưng hiện tại, nước này đang muốn tăng sự hiện diện quân sự của Washington tại đây sau năm 2019. Quân đội Mỹ sẽ được yêu cầu ở lại ít nhất năm năm sau đó, theo các tài liệu, và dự kiến sẽ được gửi tới các vùng biên giới Na Uy tiếp giáp với Nga.
Các nước láng giềng của Moscow, như Na Uy, Thụy Điển, Estonia, Latvia và Lithuania, đều bày tỏ lo ngại về sức mạnh gia tăng của Nga sau khi sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine và sự ủng hộ của Moscow đối với lực lượng li khai ở miền Đông Ukraine.
Na Uy là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và do đó được bảo vệ khỏi bất kỳ cuộc tấn công từ lực lượng nước ngoài nào theo Điều 5 của liên minh về phòng vệ tập thể. Tuy nhiên, nhiều thông tin chỉ ra rằng, chính phủ nước này đã lo ngại kể từ khi Tổng thống Donald Trump năm ngoái từng nói rằng Mỹ sẽ xem xét nghĩa vụ bảo vệ đồng minh NATO khi đang có sự không công bằng trong việc đóng góp cho liên minh này.
Theo nhiều nhà phân tích, việc Na Uy mời thêm nhiều lính Mỹ vào nước này là để đảm bảo sự tham gia của NATO nếu một cuộc đối đầu quân sự diễn ra.
Na Uy và Mỹ đều đã nói rằng Thủy quân lục chiến đóng quân tại quốc gia này để thực hiện nhiệm vụ đào tạo trong điều kiện thời tiết đóng băng. Hiện tại chưa có kế hoạch thiết lập một căn cứ quân sự vĩnh viễn của Mỹ tại nước này.
Tuy nhiên, các thành viên của phe đối lập chính trị Na Uy đã bày tỏ một số lo ngại về sự hiện diện của quân đội Mỹ tại quốc gia của họ. Năm ngoái, phe đối lập đã đặt câu hỏi cho chính phủ rằng, nếu việc sử dụng thủy quân lục chiến Mỹ là để bù đắp cho những điểm yếu trong năng lực phòng thủ của Na Uy thì tự nước này có thể giải quyết bằng việc đầu tư nhiều hơn. Quân đội Na Uy được cho là đang thiếu nhân sự.
Mỹ mở rộng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
Hoài Vy | 13/06/2018 01:45 PM
Bộ Thương mại Mỹ hôm 12-6 vừa mới tiến hành cuộc điều tra đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, với cáo buộc các nhà sản xuất bồn chứa propan bằng thép bán phá giá và nhận trợ cấp không công bằng.
Theo ước tính của bộ này, mặt hàng bồn chứa propan bằng thép nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá khoảng 89,8 triệu USD trong năm 2017. Trong khi đó, mặt hàng này nhập khẩu từ Đài Loan trị giá 10,1 triệu USD, còn từ Thái Lan là 14,1 triệu USD.
Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ thực hiện cuộc điều tra trên, để xác định xem liệu các bồn chứa nhiên liệu nêu trên có được bán ở Mỹ với giá thấp hơn giá trị hay không và liệu các nhà sản xuất Trung Quốc có nhận tiền trợ cấp không công bằng của chính phủ hay không.
Cuộc điều tra được tiến hành sau khi có đơn kiện đề ngày 22-5 của 2 công ty Mỹ Worthington Industries (ở Ohio) và Manchester Tank & Equipment (ở Tennessee). Đơn kiện tố cáo nhà sản xuất Trung Quốc bán phá giá và nhận trợ cấp không công bằng đối với mặt hàng bồn chứa bằng thép nên đã bán tại thị trường Mỹ với giá thấp, tạo ra cuộc cạnh tranh không công bằng đối với các công ty Mỹ.
Theo đó, phía Trung Quốc trợ cấp cho việc sản xuất mặt hàng trên khoảng 55%-109% qua nhiều chương trình khác nhau - bao gồm thuế, trợ cấp và tín dụng xuất khẩu đối với gần 90 triệu USD hàng xuất khẩu.
Trong trường hợp cuộc điều tra tìm ra chứng cứ của hành động bán phá giá hoặc nhận trợ cấp không công bằng, Mỹ sẽ áp đặt các loại thuế chống bán phá giá. Kết quả sơ bộ sẽ được công bố trước ngày 7-6.
Kể từ khi nhậm chức hồi tháng 1-2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tập trung vào việc giảm thâm hụt thương mại của nước này và đã có lập trường đặc biệt khắt khe đối với Trung Quốc.
Tính đến nay, Bộ Thương mại dưới thời Tổng thống Trump đã mở 118 cuộc điều tra chống bán phá giá và khoản trợ cấp thiếu công bằng của chính phủ.
Trên đây là vụ mới nhất trong một loạt tranh cãi thương mại với Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Trump. Lớn nhất trong số đó là vụ áp thuế 25% đối với 50 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc do nước này bị cáo buộc đánh cắp công nghệ của Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét