TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
GENERAL WORLD NEWS
Blogger Mẹ Nấm lo ngại an nguy tính mạng của mình trong trại giam - Dân Làm Báo
Tù nhân lương tâm Blogger Mẹ Nấm bị đe dọa tinh thần trong tù
Tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh-Blogger Mẹ Nấm nói với thân mẫu rằng bà muốn mẹ đến thăm nuôi hàng tháng để biết sinh mạng của bà còn hay đã mất, vì bà cảm thấy tính mạng đang bị đe dọa.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan thuật lại lời của con gái Nguyễn Ngọc Như Quỳnh như vừa nêu trong lần thăm gặp mới nhất vào ngày 26 tháng 6, tại trại 5 , huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Trong lần thăm gặp này, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nói với thân mẫu rằng bản thân không còn sức chịu đựng được nữa nên quyết định buộc phải nói với gia đình về hoàn cảnh bà bị tra tấn tinh thần cả ngày lẫn đêm. Vào tối ngày 27 tháng 6, từ Nha Trang, Khánh Hòa, Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan kể lại chi tiết với RFA lời của Blogger Mẹ Nấm nói:
“Lần này từ ngoài bước vô, nhìn thấy sắc mặt của con rất là mệt mỏi. Sau đó, Quỳnh mới nói rằng:
'Con xin mẹ hàng tháng phải thăm con một lần để mẹ biết con thế nào, tính mạng con ra sao. Khi con ở trại tạm giam Khánh Hòa, họ từng nhốt con hai tháng trong một phòng không có lỗ thông hơi mà con vẫn chịu đựng được. Nhưng ở trong đây bây giờ con không chịu nỗi nữa.
Con ở trong phòng có 3 người, có một cô luôn luôn gây sự với con, chửi rủa con bằng những ngôn từ tệ hại nhất, kinh khủng nhất mà con chưa bao giờ được nghe và con không thể nào nói lại được gì với chị ấy hết. Sau đó, giám thị làm biên bản, viết là gây gổ nhau. Con nói với giám thị trại giam một là chuyển chị đó qua phòng khác, hai là nếu không chuyển chị đó được thì chuyển con đi bất cứ phòng nào cũng được để tránh chuyện này. Con đã trình bày với ba giám thị nhưng họ không đổi cho con.
Và, điều nguy hiểm nhất là con đang ở trong phòng biệt giam thì tới giờ người ta khóa lại, nhưng thông thường chìa khóa để phía trước đó, còn bây giờ chìa khóa để chỗ nào thì con không biết. Khi cần mở thì mở không được. Giám thị nói rằng ổ khóa này bị bỏ xà bông, bị bỏ cát vào và nếu gọi thợ sửa khóa đến thì thợ sửa khóa ở trên thành phố không thể xuống được ngay. Con rất sợ cho sự an nguy tính mạng của con. Còn có tình trạng bị cúp điện một cách bất thường. Cho nên mẹ phải thăm con hàng tháng nghe mẹ.'
Điều đó làm cho tôi lo lắng nhiều nhất.”
Kể từ khi Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị chuyển từ trại tù Khánh Hòa đến trại 5, Thanh Hóa vào hôm 27 Tết Âm Lịch Mậu Tuất, bà được gặp mặt thân mẫu của mình 3 lần.
Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang phải thi hành bản án 10 năm tù giam, với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự bởi các hoạt động dân sự vì môi trường và dân chủ tại Việt Nam.
Và cũng qua những hoạt động dân sự này, Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhận được các giải thưởng nhân quyền quốc tế như Giải “Người Bảo vệ Quyền Dân sự” năm 2015, của Tổ chức Civil Rights Defender và Giải “Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm” của Hoa Kỳ năm 2017.Tổ chức Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả- CPJ, cũng trao cho Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh Giải "Tự do Báo chí Quốc tế" năm 2018.
Ls. Hoàng Anh Thư: Tình Yêu Đồng Bào
Lời Phát biểu của Cộng Đồng:
Trước những sai phạm liên tiếp về luật đất đai, nhưng một dự luật về an ninh mạng lại vừa được Quốc Hội bù nhìn Cộng Sản thông qua, bóp chết quyền Tự Do ngôn luận, đã bị các Cộng Đồng Quốc Tế và người dân Việt Nam khắp nơi lên án quyết liệt.
Đã đến lúc người dân trong và ngoài nước đồng loạt đứng lên biểu tình phản đối sự cai trị ươn hèn khiếp nhược và âm mưu dâng đất dâng biển cho Tàu cộng. Việc chuyển nhượng 3 đặc khu kinh tế hành chính 99 năm từ Vân Đồn qua Bắc Vân Phong đến tận biển đảo Phú Quốc là một hành động bán nước rõ ràng dù ngụy biện che giấu dưới bất cứ hình thức nào.
Một thế kỷ gồm 3 thế hệ người Việt Nam sẽ ra sao? Gương Tân Cương và Tây Tạng vẫn còn đó… Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu nhưng ông cha chúng ta, dù hao tốn biết bao xương máu, vẫn giữ gìn được giang sơn gấm vóc hình chữ S như hôm nay. Ai có quyền dâng đất liền và biển đảo cho giặc? Bọn Cộng Sản hiện nay là một tập đoàn bán nước không đại diện được cho ai!
Mộng xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam là giấc mơ ngàn đời của quân xâm lược Trung Hoa hầu giải quyết nạn di dân vẫn còn đó. Chúng đã tóm gọn Hoàng Sa; Trường Sa; Gạt Ma ở Biển Đông … Chúng đã hình thành các đặc khu như Vũng Áng, Bauxit Tây Nguyên, Fomosa Hà Tĩnh, Đặc Khu Đà Nẵng v.v… Chúng đã đặt ra luật lệ riêng cho mỗi khu hành chính tự trị, ngang tàng khắp nơi trước sự khiếp nhược của một tập đoàn bán nước: đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Hôm nay Cộng đồng Người Việt Quốc Gia hạt Tarrant và khắp nơi tại hải ngoại cùng nhau Đồng Hành với nhiều cuộc biểu tình, quy tụ hàng trăm ngàn người quốc nội, đã và đang diễn ra khắp mọi nơi, để chống bọn Cộng Sản bán nước. Lòng dân như bão tố, như thủy triều đang cuồn cuộn dâng cao để xóa tan một chế độ buôn dân bán nước chưa từng xảy ra hơn 43 năm qua!
Giờ lịch sử đã điểm…như giọt nước tràn ly… Huế, Saigon, Hà Nội và nhiều tỉnh thành của dân tộc Việt Nam đang làm nên lịch sử, liên tiếp xuống đường với nhiều máu và nước mắt. Một đạo luật khác thường cũng vừa mới ra đời là cho phép cá độ trong mùa Word Cup đang diễn ra tại Nga để kềm hãm người biểu tình. Nhà cầm quyền CSVN đã khinh thường lòng yêu nước của người dân như cỏ rác!
Hãy hướng về quê hương Việt Nam và cùng nhau nắm tay nhau chống bọn Cộng Sản bán nước. Chúng ta sẽ nói không 2 điều sau đây:
- Không chấp nhận an ninh mạng dù chỉ một giây.
- Không chấp nhận cho Trung Cộng thuê đất dù chỉ một ngày.
Triều đại nào gian ác nào rồi cũng sẽ đi qua, nhưng đất nước và dân tộc sẽ mãi mãi trường tồn!
Thành thật cám ơn sự hiện của quý vị đêm Chủ nhật 24/6 vừa qua tại khu phố Bến Thành Plaza, Arlington, Texas với khoảng 400 đồng hương tham dự, rực lửa đấu tranh yểm trợ quốc nội.
Xin trang trọng giới thiệu bài phóng sự Tình Yêu Đồng Bào của Ls. Hoàng Anh Thư dưới đây, viết về đêm văn nghệ đấu tranh của Cộng Đồng NVQG Hat Tarrant tổ chức để tiếp tay, thêm sức cho đồng bào quốc nội, đã và đang ngày đêm xuống đường chống lại bạo quyền CSVN gian ác, sử dụng mọi phương tiện và vũ khí trong tay để đàn áp dân lành một cách dã man không khoan nhượng. Thế nhưng, chúng tôi tin rằng, giờ lịch sử đã điểm, chế độ tàn bạo này sẽ phải sụp đổ một ngày không xa.
Mũ xanh Phạm Văn Tiền
♦♦
Trong cái nắng gay gắt cháy da, cháy thịt của một ngày hè Texas hôm Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018 vừa qua, giọt nước mắt ấy làm tâm hồn tôi bỗng nghe mộ cảm giác dịu mát khó tả. Đó là lần đầu tiên tôi được gặp mặt chị, nhưng hình ảnh chị, tiếng chị nói sao mà thân thương, gần gũi quá.
Tiếng nhạc đấu tranh hùng tráng. Cờ vàng ba sọc đỏ tung bay. Người biểu tình như hòa thành một khối keo sơn với nhau. Ánh mắt rạng ngời, hừng hực lửa đấu tranh trên khuôn mặt lấm tấm mồ hôi của những người tham dự. Trong giây phút đó, bao nhiêu nhu cầu, lo toan của cuộc sống cá nhân được tạm gác qua một bên để mọi người cùng hòa mình trong tình tự dân tộc khi không chịu nổi cảnh đồng bào trong nước biểu tình bị đàn áp: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
Tôi rất vui khi được Ban Tổ Chức cho biết tin về buổi biểu tình, đốt nến cầu nguyện.
Một người phụ nữ tuổi trung niên trong chiếc áo dài vàng tiến đến bên tôi giữa những người biểu tình. Mắt mũi chị đỏ hoe, trong tiếng nói nghẹn ngào, chị ôm vai tôi tâm sự: “Em ơi hôm nay chị đã khóc khi có mặt và được chứng kiến tình yêu dân tộc của cộng đồng người Việt mình ở đây, và chị thật sự cảm thấy uất nghẹn với những nỗi khổ mà đồng bào trong nước đang phải gánh chịu.”
Thú nhận vì thời tiết hè ở Dallas/Fort Worth của những ngày vừa qua quá nóng bức, nên tôi cũng khá e ngại cho sự cực khổ của ban tổ chức và sợ số lượng người tham gia không nhiều. Nhưng hoàn toàn trái ngược. Tôi thật sự cảm xúc khi thấy các anh chị trong Ban Tổ Chức và tình nguyện viên trong áo trắng với logo vàng, đỏ, khẩu hiệu “Không Đặc Khu” chạy ngược chạy xuôi để dựng lên, bài trí, sắp xếp sân khấu và khu vực biểu tình. Dù gió to, nhưng nhiệt độ quá cao làm không gian giống như một lò nướng quạt (convection oven) để thịt chín đều hơn. Cái nắng, gió cháy da cháy thịt đã không làm nản chí các anh, các chị trong Ban Tổ Chức. Họ kê từng cái ghế, từng chiếc loa nặng nề, từng miếng gỗ cho sân khấu, đóng cọc dựng lều, v.v… Họ bỏ một ngày Chủ Nhật vui chơi, họ có mặt từ sáng! Tình yêu đồng bào là đây!
Một hình ảnh rất cảm động là có lúc gió quá lớn, thổi bạt hai bình hoa và lư hương trên sân khấu, hai chị trong Ban Tổ Chức đã quì gối, rồi ngồi xoải xuống nền gỗ lấm lem để cắm lại bình hoa. Trong ánh nắng lung linh của chiều tà, gò má các chị ửng hồng, tôi thật sự nhận ra cái đẹp của người phụ nữ không hẳn là gương lược.
Bên cạnh đó các anh trong Ban Tổ Chức cùng phụ giúp lấy băng keo dán chung quanh bình hoa, gắn chặt chúng vào cột để không bị đổ ngã trong khi làm lễ. Ngay lúc ấy, tôi thèm ôm chầm các chị, các anh.
Chương trình được chính thức bắt đầu khoảng 8:00 p.m. Trời vẫn còn sáng trưng, tuy nhiên ánh nắng đã bắt đầu dịu hơn. Dòng người tấp nập đổ về khu biểu tình. Người thì trong tà áo dài, người thì đồ Âu phục, xen kẽ đó là những chiếc áo trắng đồng phục của anh chị em tình nguyệt viên và Ban Tổ Chức. Ông Nguyễn Hữu Duyệt (Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa DFW) khai mạc, mời dàn chào danh dự lên sân khấu và tóm tắt chương trình. Sau đó ông Phạm Văn Tiền (Võ Bị) chào mừng quan khách và tuyên bố lý do buổi biểu tình/đốt nết, cũng như điều khiển phần chào cờ Hoa Kỳ & chào cờ Việt Nam, cũng như lễ mặc niệm.
Tiếp theo, ông Ngô Văn Tuận (Hội Cao Niên) lên đốt 3 nén hương và cầu nguyệt cho dân tộc và 3 miền quê hương. Các đoàn thể tôn giáo lên dâng hương, cũng như đồng bào nào muốn lên đốt nén hương đều được đón nhận. Tiếp theo, ông Nguyễn Văn Lang (Hải Quân) là MC điều khiển chương trình. Phần quan khách phát biểu rất ngắn ngọn, súc tích của các ông Hồ Văn Điền (Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt của vùng Tarrant), ông Andy Nguyễn (County Commissioner), ông Trương Minh Ẩn (Phó Thị Trưởng thành phố Haltom, Texas), ông Nguyễn Hữu Duyệt (Liên Hội), ông Đỗ Văn Phúc (Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ), Bác sĩ Phạm Văn Chất, ông Lê Quang Dũng (Hội Trưởng Hội Quảng Ngãi), và tôi- Ls. Anh Thư.
Đặc biệt nhất là chương trình văn nghệ đấu tranh đầy tinh thần vì dân vì nước của rất nhiều anh chị em tham gia. Trong khu lều bên cạnh sân khấu là hai giàn keyboard, đàn guitar, trống, và sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng đầy đủ, nổi bật. Người tham gia với cờ VNCH giơ cao trong cùng một tinh thần yểm trợ cho đồng bào trong nước.
Rồi sau đó là giây phút trầm lắng đốt nến nguyện cầu cho đồng bào quốc nội. Tiếng nhạc da diết vang, nét ưu tư hằn trên khuôn mặt của người tham gia biểu tình được phản chiếu bởi ánh nến lung linh. Trong muôn vàn cách thức thì sự có mặt để góp một ngọn nến sáng, một tiếng hô cũng là một đóng góp ý nghĩa cho sự đấu tranh.
Cuối cùng Ban Tổ Chức ngỏ lời cám ơn quan khách và quí đồng hương. Mọi người tuần tự ra về với tâm trạng sẵn sàng tiếp tục tiếp lửa cho đồng bào quốc nội.
Ls. Hoàng Anh Thư
01 Cộng Đồng NVQG Hạt Tarrant : Đồng Hành Cùng Đồng Bào Quốc Nội . 24-06-2018 Arlington TXMưa lũ bắc Việt Nam gây thiệt hại nặng nề
Bản quyền hình ảnhREUTERSImage caption
Ít nhất 30 người chết và mất tích sau cơn mưa lũ tại phía bắc Việt Nam với Lào Cai là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Truyền thông trong nước đưa tin tính tới 16:00 ngày 26/06 đã có ít nhất 19 người chết, 11 người mất tích và 12 người bị thương do các cơn lũ và sạt lở đất.
Nhà chức trách cảnh báo nguy cơ có lũ quét tại Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái và Hà Giang.
Thống kê ban đầu nói hàng trăm ngôi nhà bị hư hại hoặc bị cuốn trôi với hàng trăm hecta lúa và hoa màu bị ngập úng cùng hàng chục hecta ao nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại.
Một số tuyến quốc lộ tại Hà Giang, Lai Châu và Lào Cai bị sạt lở.
Cho tới nay Lai Châu là tỉnh được cho là chịu thiệt hại nặng nề nhất với ước tính sơ bộ khoảng 300 tỉ đồng.
Bản quyền hình ảnhREUTERSImage caption
Truyền hình nhà nước đưa tin Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng sáng 26/06 thị sát một số khu vực bị thiệt hại trong đó có huyện Tam Đường, Lai Châu.
Ông Dũng được dẫn lời chia buồn sâu sắc tới thân nhân các gia đình có người bị chết, mất tích và yêu cầu chính quyền nhanh chóng đảm bảo đời sống cho người dân bị thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Trong một diễn biến liên quan, mưa lớn kéo dài gây ra một vụ sạt lở vào tối hôm 26/06 khoảng hơn 2.000 m3 đất đá, khiến tuyến giao thông tại Km15, thuộc địa phần xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trên Quốc lộ 4D đoạn từ thành phố Lào Cai đi huyện Sa Pa này bị tê liệt hoàn toàn.
Tuy nhiên khu vực này không có người ở nên đánh giá ban đầu là chưa có thiệt hại về tính mạng.
|
|
|
|
Ex-FBI Agent: This Looks Like Sting Operation Against Trump
June 26, 2018 8:10 pm Last Updated: June 26, 2018 8:10 pm
A pattern of contacts between the campaign of then-candidate Donald Trump and people connected to the FBI, CIA, and other Western intelligence agencies suggest a sting operation to manufacture evidence of collusion between the campaign and Russia, according to a former FBI agent.
“What appear to have been repeated attempts to implicate the Trump campaign, in some sort of quid pro quo arrangement with the Russians who claimed to have ‘dirt’ on Hillary [Clinton], look like efforts to manufacture evidence against members of the Trump campaign or create pretexts to investigate it,” former agent Mark Wauck told RealClearInvestigations.
At least five people contacted Trump campaign staffers and volunteers and discussed or offered compromising information on Clinton linked to Russia. Yet there’s no evidence the info was provided or even existed.
The first was Joseph Mifsud, a Maltese academic closely affiliatedwith a spy school frequented by national security and intelligence officials of Western nations, including the United States, the UK, and Italy.
Around April 26, 2016, Mifsud told volunteer adviser to the Trump campaign George Papadopoulos that “the Russians” had “dirt” on rival presidential candidate Hillary Clinton and “thousands” of her emails, according to Papadopoulos’s guilty plea. Papadopoulos had tried to downplay his talks with Mifsud when interviewed by the FBI, thus perjuring himself.
Mifsud went into hiding after his name was outed by the media.
The second was Alexander Downer, then-Australian ambassador to London.
On May 6, 2016, shortly after Trump secured the GOP candidacy, Downer’s counselor Erika Thompson contacted Papadopoulos and asked him to meet Downer, The Daily Caller reported. Around May 10, the three met at a restaurant in London. After some drinks, Papadopoulos told Downer that the Russians had damaging information on Clinton.
“It is unclear whether Mr. Downer was fishing for that information,” The New York Times reported.
Downer reported the conversation to Canberra “a day or two after” as “it seemed quite interesting,’’ he told The Australian.
After July 22, when Wikileaks started publishing emails stolen from the Democratic National Committee (DNC) server, Joe Hockey, Australian ambassador to the United States, passed the info from Downer to the FBI, thus prompting the opening of the investigation into Trump-Russia links on July 31, based on reports in The Sydney Morning Herald and The New York Times.
That timeline, however, was shattered by later revelations.
A “diplomatic source” told The Wall Street Journal that Downer “at some point” delivered the info straight to the U.S. Embassy in London, where it was obtained by then-chargé d’affaires Elizabeth Dibble, who previously served as Clinton’s principal deputy assistant secretary at the U.S. State Department.
The Agalarovs previously worked with Trump on the 2013 Ms. Universe Pageant held near Moscow, and that’s how Trump Jr. knew Goldstone. Trump Jr. testified to Congress that he didn’t know if Goldstone’s message was credible, but still agreed to meet Veselnitskaya, whom he only knew as “the Russian lawyer.”
Trump Jr. and Veselnitskaya met on June 9, 2016, in Trump Tower. Veselnitskaya started to talk about “individuals connected to Russia supporting or funding” Clinton and the DNC, but then switched her pitch to voicing objection to the Magnitsky Act, under which a number of prominent Russians were sanctioned for human rights abuses. Goldstone later said he didn’t know this was Veselnitskaya’s goal and that he apologized to Trump Jr. for wasting his time.
Veselnitskaya was aided in her quest against the Magnitsky Act by Fusion GPS. She met with the firm’s founder, Glenn Simpson, hours before her Trump Tower meeting, and a day or two after, Simpson testified to Congress. He said he didn’t know about the Trump Tower meeting until it was reported by the media.
The fifth was Stefan Halper, a Cambridge University professor with links to the CIA and British intelligence. He was de facto outed in the media as an FBI informant in the Trump–Russia investigation.
Halper met with Carter Page, a volunteer adviser to the Trump campaign, at a Cambridge symposium held July 11–12, 2016. Page had just returned from a trip to Russia a few days before that and said he remained in contact with Halper for months to come, The Daily Caller reported.
Halper also, on Sept. 2, 2016, offered Papadopulos $3,000 and a paid trip to London for writing a paper on a gas field in the Mediterranean Sea. Papadopoulos accepted and flew to London, where he met Halper and his assistant, The Daily Caller reported.
During the meeting, Halper asked, “George, you know about hacking the emails from Russia, right?” Papadopoulos told Halper he didn’t know anything about emails or Russian hacking, and Halper dropped the topic.
Former FBI agent Marc Ruskin, a columnist for The Epoch Times, said that if the FBI indeed baited the Trump campaign with promises of Clinton dirt, it would be an entrapment and therefore inadmissible in a criminal case. The Trump–Russia investigation, however, seems to be run as a counterintelligence investigation, which requires less of a probable cause to launch, he explained.
He said it could also be that a third party entrapped members of the campaign and fed the resulting info to the FBI as legitimate intelligence.
Former British Spy Gave Secret Briefing at State Department on ‘Trump Dossier’
June 26, 2018 4:55 pm Last Updated: June 26, 2018 5:45 pm
Just weeks before Americans headed to the polls to elect Donald Trump, former British spy Christopher Steele gave a secret briefing at the State Department in Washington.
Steele is the author of the infamous “Trump dossier,” for which he was paid $160,000 by the Clinton campaign and the Democratic National Committee (DNC)—through law-firm Perkins Coie and Fusion GPS.
It was previously revealed that Steele provided the dossier’s unsubstantiated and uncorroborated allegations to the FBI as well as major media organizations such as The New York Times, The Washington Post, and CNN, in an effort to spread the narrative that then-candidate Trump colluded with Russia to win the election.
Up to now, however, Steele’s connection to other officials in the Obama administration had been unclear.
The existence of the briefing Steele gave at the State Department was revealed by the chairman of the U.S. Senate Select Committee on Intelligence, Sen. Richard Burr (R-N.C.), during a hearing on June 20 with Victoria Nuland, who served as assistant secretary of state for European and Eurasian affairs under the Obama administration.
“Based upon our review of the visitor logs at the State Department, Mr. Steele visited the State Department, briefing officials on the dossier in October of 2016,” Burr said during the hearing.
However, when asked by Burr whether she was aware of the meeting, Nuland said, “I was not aware of it until afterwards,” contradicting her earlier statement that she had actively chosen not to be part of the meeting.
Nuland revealed in the hearing that she read some of Steele’s memos in mid-July 2016.
“I was first shown excerpts from the dossier, I believe, in mid-July of 2016. It wasn’t the complete thing, which I didn’t see until it was published in the U.S. press,” she said.
In February, it was already revealed that Jonathan Winer, the State Department’s special envoy for Libya, had been receiving information from Steele during the summer of 2016, and met with Steele in person in Washington. Winer is currently being investigated by the House intelligence committee.
Weeks after that meeting, in late September, Winer met with long-time Clinton confidant Sidney Blumenthal and discussed the information Steele provided.
Blumenthal, in turn, provided Winer with notes written by Cody Shearer, a former journalist with ties to the Clintons, that made allegations similar to those contained in Steele’s dossier.
Winer then provided these notes to Steele, who shared them with the FBI, Winer himself wrote in an opinion article for The Washington Post.
The way the information traveled between agencies could have been part of an intentional effort to create seemingly corroborated information, in order to justify an FBI investigation that otherwise relied on little more information than opposition research.
Steele’s information was highly questionable, not just because of the fact that he was paid by the Clinton campaign and the DNC, but also because his memos relied almost exclusively on Kremlin-linked Russian officials.
In their application for a FISA warrant to spy on Trump campaign volunteer Carter Page, the FBI and the Department of Justice hid the fact that key information used in the application came from the Trump dossier and was paid for by political actors.
However, the FBI did obtain the FISA warrant, which was extended several times, including after Trump was sworn into office, by Deputy Attorney General Rod Rosenstein. Under the so-called “two hop rule,” which allows FISA warrant holders to spy on those who are separated from the initial warrant subject by two degrees, Trump and much of his campaign staff could have been surveilled.
The Justice Department Office of the Inspector General, in a report released on June 14, revealed text messages sent by the lead FBI agent on the Trump campaign case, Peter Strzok, in which he vowed to stop Trump from becoming president.
Strzok has been subpoenaed by Congress to testify before the House judiciary committee.
Tối Cao Pháp Viện Mỹ chuẩn y sắc lệnh cấm nhập cảnh của tổng thống Trump
Biểu tình trước Tòa Án Tối Cao sau phán quyết chấp thuận sắc lệnh cấm nhập cảnh của tổng thống Mỹ, Washington, ngày 26/06/2018Mark Wilson/Getty Images/AFP
Vào hôm qua, 26/06/2018, với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, Tòa Án Tối Cao Liên Bang Hoa Kỳ đã tán đồng sắc lệnh của tổng thống Donald Trump, cấm nhập cảnh đối với công dân 6 quốc gia, bao gồm các nước Yemen, Syria, Libya, Iran, Somalia và Bắc Triều Tiên. Một số lãnh đạo Venezuela cũng bị cấm cửa.
Tối Cao Pháp Viện Mỹ cho rằng tổng thống Trump chỉ sử dụng quyền của ông một cách chính đáng, và chính phủ đã đưa ra lý lẽ đầy đủ về an ninh quốc gia. Quyết định này kết thúc một quá trình kiện cáo kéo dài, và là một thắng lợi mang tính biểu tượng cao đối với tổng thống Mỹ.
Thông tín viên RFI Anne Corpet, tường thuật từ Washington:
"Quyết định của Tòa án vang lên như một sự phục hận đối với tổng thống Mỹ đã bị buộc phải lùi bước trên chính sách chia cắt gia đình nhập cư. Bây giờ ông Trump cảm thấy vững tin hơn trong việc áp đặt chế độ kiểm tra nghiêm khắc ở biên giới. Trong một tuyên bố đắc thắng, chủ nhân Nhà Trắng đã lợi dụng cơ hội để chê bai Châu Âu.
Ông nói : “Liên Hiệp Châu Âu đang họp vào lúc này để siết chặt thêm chính sách nhập cư vì họ bị quá tải, quá tải. Và phải nói nhiều nước không còn như lúc trước. Nhưng ngày hôm nay, chúng ta đã giành được thắng lợi, một thắng lợi lớn mà đất nước đang cần. Đây là một thắng lợi lớn đối với đất nước.”
Tổng thống đã phải sửa đổi sắc lệnh của ông đến 3 lần, giảm nhẹ câu chữ để Tư Pháp thông qua. Nhưng phía đảng Dân Chủ vẫn bàng hoàng. Corey Brocker, thượng nghị sĩ bang New Jersey khẳng định : “Tôi vẫn không đồng ý với sắc lệnh và việc Tòa Án Tối Cao thông qua. Khi ông Trump nói là cấm cửa những người đến từ những quốc gia Hồi Giáo thì đó là một sự phá hoại về mặt đạo đức. Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể làm để bảo vệ những giá trí của chúng ta”.
Có điều là không ai có thể kháng cáo nữa, sau quyết định của cấp cao nhất của ngành Tư Pháp. Chỉ có Tòa Án Tối Cao mới có thể bãi bỏ phán quyết mà chính Tòa Án đưa ra. Và điều này chỉ có thể xẩy ra trong trường hợp thay đổi đa số trong một định chế mà các thẩm phán giữ chức suốt đời.
Một tòa án buộc chính quyền đoàn tụ các gia đình bị chia cắt
Theo tin AFP, một tòa án ở San Diego, vào hôm qua, 26/06/2018 đã ra lệnh đoàn tụ các gia đình người nhập cư đã bị cảnh sát di trú chia cắt. Chính sách không khoan nhượng của tổng thống Trump cũng đã bị lên án nhân dịp này.
Theo quyết định của tòa án nói trên, những trẻ em dưới 5 tuổi phải được đoàn tụ với cha mẹ trong vòng 14 ngày, những trẻ em khác thì trong vòng 30 ngày.
Hiệp hội bảo vệ quyền công dân ACLU đã đệ đơn kiện cảnh sát di trú. Thẩm phán tòa án đã yêu cầu họ “làm mọi cách để liên lạc được dễ dàng giữa thành viên các gia đình bị chia cắt”.
Từ tháng 5, việc truy bắt những người vượt biên giới với trẻ em đã khiến hơn 2.300 trẻ bị tách rời khỏi cha mẹ. Dư luận Mỹ đã rất phẫn nộ.
Tuy nhiên vào hôm thứ Hai, 25/06, cảnh sát cho biết đã ngưng việc truy bắt vì đã không còn chỗ để cầm giữ.
Lệnh cấm nhập cảnh vượt cửa ải pháp lý, Tổng thống Trump thắng lớn
Hồng Anh | 27/06/2018 04:09 PM
Với phán quyết ủng hộ lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ của Tòa án Tối cao, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có chiến thắng pháp lý quan trọng.
Tòa án Tối cao Mỹ ngày 26/6 đã trao cho Tổng thống Donald Trump chiến thắng pháp lý quan trọng nhất trong nhiệm kỳ của ông khi ủng hộ ủng hộ sắc lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với công dân từ một số quốc gia có đông người Hồi giáo.
Theo CNN, lệnh cấm nhập cảnh được giữ nguyên với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống từ hội đồng thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ, trong đó Chánh án John Roberts bỏ phiếu ủng hộ sắc lệnh.
Đây là phiên bản thứ 3 của sắc lệnh cấm nhập cảnh, được ban hành vào tháng 9/2017, sau khi hai sắc lệnh trước đó không vượt qua được “cửa ải” pháp lý. Theo sắc lệnh, công dân từ 7 quốc gia Iran, Syria, Libya, Yemen, Somalia, Triều Tiên và Venezuela sẽ bị hạn chế nhập cảnh vào Mỹ. Cộng hòa Chad ban đầu có tên trong danh sách nhưng mới đây nước này được đưa ra khỏi danh sách vì đáp ứng các yêu cầu an ninh cơ bản.
Lý do sắc lệnh được thông qua
Theo phán quyết của Tòa án Tối cao, sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump ban hành vào tháng 9/2017 nhằm cải thiện tính hiệu quả của các thủ tục kiểm tra, giám sát của Mỹ đối với công dân nước ngoài vào nước này, giúp phát hiện chính xác những cá nhân có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.
Hơn nữa, sắc lệnh này cũng căn cứ vào sự hợp tác giữa các cơ quan liên quan trong chính phủ. Theo đó, Bộ An ninh Nội địa xác định những quốc gia không tích cực hợp tác trong chia sẻ thông tin với Mỹ, còn Bộ Ngoại giao đã thực hiện các nỗ lực ngoại giao trong thời gian 50 ngày để khuyến khích những quốc gia nằm trong danh sách tăng cường thực thi pháp luật của họ.
Chánh án John Roberts cho biết: “Việc ban bố lệnh cấm nhập cảnh chắc chắn nằm trong thẩm quyền của Tổng thống và dựa trên các mục đích chính đáng đó là ngăn chặn những công dân không đủ tiêu chuẩn vào Mỹ và thúc đẩy các quốc gia khác cải thiện luật pháp của họ”.
Ông Roberts biện minh rằng, sắc lệnh không liên quan đến tôn giáo: “Nguyên đơn (tức các bang kiện sắc lệnh của ông Trump) và những người bất đồng chính kiến cho rằng 5 trong số 7 quốc gia nằm trong danh sách có đa số dân là người Hồi giáo. Tuy nhiên họ không có cơ sở để suy luận rằng sắc lệnh được đưa ra dựa trên sự phân biệt về tôn giáo vì trên thực tế, chính sách đưa ra chỉ thu hẹp ở mức 8% dân số Hồi giáo trên thế giới và được giới hạn ở những quốc gia từng bị Quốc hội hoặc chính quyền trước đây chỉ định là có nguy cơ gây tổn hại an ninh của Mỹ”.
Quyền lực của Tổng thống được mở rộng
Theo CNN, phán quyết của tòa tối cao gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng Tổng thống Trump có quyền hạn rộng rãi theo luật di trú khi thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc gia.
Tổng thống Trump hoan nghênh Tòa tối cao giữ nguyên lệnh cấm nhập cảnh VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/6 hoan nghênh Tòa án Tối cao Mỹ ủng hộ lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân các nước Hồi giáo.
Trong thông báo đăng tải trên trang mạng Twitter, Tổng thống Donald Trump viết: “Phán quyết của tòa án là chiến thắng to lớn đối với người dân Mỹ và Hiến pháp. Trong thời đại chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan lan rộng ra toàn thế giới, làm hại người dân vô tội, chúng ta phải xem xét và giám sát chặt chẽ những đối tượng nhập cảnh vào Mỹ. Phán quyết này cho thấy sự nhận thức tình hình sâu sắc sau thời gian dài xuất hiện những lời phản đối từ giới truyền thông và các chính trị gia Đảng Dân chủ - những người từ chối đóng góp vào việc đảm bảo an ninh biên giới và quốc gia.”
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions cũng ca ngợi phán quyết nêu trên, coi đây là “chiến thắng tuyệt vời cho sự an toàn và an ninh của người dân Mỹ”. Ông nhấn mạnh, “Hiến pháp và Các điều luật của Quốc hội trao cho Tổng thống toàn quyền đưa ra các quyết định để bảo vệ lợi ích của Mỹ. Động thái ngày hôm nay đóng vai trò quan trọng trong tăng cường quyền lực của Tổng thống Trump, cũng như các nhà lãnh đạo trong tương lai, nhằm bảo vệ người dân Mỹ”.
Cây bút Chris Cillizza của CNN cho biết, lịch sử nước Mỹ từng chứng kiến nhiều nhà lãnh đạo tìm cách mở rộng quyền hạn của họ trong khi hạn chế thẩm quyền của Quốc hội, Tổng thống Mỹ George W. Bush, Barack Obama là những tấm gương điển hình và giờ là Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Phán quyết của Tòa án Mỹ đã cho thấy vai trò ngày càng to lớn của ông Trump. Stephen Vladeck – nhà phân tích của CNN đồng thời là giáo sư tại Trường Đại học Luật Texas của Mỹ gọi đây là “chiến thắng lớn” của Nhà Trắng.
“Tòa án Tối cao đã tái khẳng định quyền điều hành của Tổng thống để quyết định ai có thể và ai không thể nhập cảnh vào Mỹ, thẩm quyền mà cả Tổng thống Trump và các Tổng thống tương lai chắc chắn sẽ dựa vào để biện minh cho việc đưa ra những hạn chế cứng rắn hơn đối với vấn đề nhập cư”.
Những người phản đối nói gì?
Phía không đồng ý với phán quyết vừa qua có các thẩm phán Stephen Breyer, Ruth Bader Ginsburg, Elena Kagan và Sonia Sotomayor.
Thẩm phán Sonia Sotomayor nói rằng: “Một người quan sát bình thường cũng đi đến kết luận rằng sắc lệnh được đưa ra do sự ghét bỏ Hồi Giáo. Sắc lệnh này làm xói mòn các nguyên tắc vốn được coi là nền tảng của sự tôn trọng và chấp thuận nhiều ngưỡng, tôn giáo khác nhau”. Cũng theo bà Sotomayor, các thẩm phán ủng hộ đã không để ý đến những tuyên bố mâu thuẫn của ông Trump và “nhắm mắt trước sự đau khổ mà sắc lệnh đã gây ra cho nhiều cá nhân và gia đình, với nhiều người trong số này là công dân Mỹ”.
Nghị sĩ đảng Dân chủ Minnesota Keith Ellison, người Hồi giáo đầu tiên được bầu vào Quốc hội, cho biết quyết định của Tòa án tối cao hôm 26/6 đã đưa ra tính hợp pháp để phân biệt đối xử với người theo đạo Hồi giáo.
Neal Katyal, một trong những luật sư chính của bang Hawaii trong vụ kiện sắc lệnh cấm đi lại cho biết, ông đã "thất vọng" trong quyết định của tòa án và kêu gọi Quốc hội đảo ngược sắc lệnh của Tổng thống. “Tôi tin rằng sắc lệnh thứ 3 này sẽ tiếp tục thất bại như 2 sắc lệnh trước đó bởi nó là vi hiến và không thể hiện được giá trị của nước Mỹ”.
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ Tom Perez nói: "Phân biệt đối xử không phải là một chiến lược an ninh quốc gia, và thành kiến không phải là lòng yêu nước. Chúng ta hãy gọi lệnh cấm này là: một cuộc tấn công hoàn toàn vào cộng đồng Hồi giáo, vi phạm cam kết tự do và công lý của nước Mỹ”./.
Tiền Mỹ “hồi hương” về đất Mỹ
Lượng tiền cao kỷ lục đổ vào Hoa Kỳ tính từ thời điểm Tổng thống Donald Trump công bố Dự luật Cắt giảm Thuế và Đạo luật Việc làm.
Theo Epoch Times, chỉ tính riêng quý Một năm 2018, hơn 300 tỷ USD đã quay trở lại Hoa Kỳ, dựa trên số liệu mới nhất từ Cục Phân tích Kinh tế (BEA). Theo đó, “thu nhập đầu tư trực tiếp là 130,6 tỷ USD, lợi nhuận cổ tức và rút vốn là 305,6 tỷ USD, và thu nhập tái đầu tư là 175 tỷ USD”.
Lượng lớn tiền đến ngay sau nhiều tin tức kinh tế tích cực như tăng lương, tuyển dụng tăng, và đầu tư vốn. Ông Kevin Hassett, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng Thống, ngày 26/6 vừa qua trao đổi với Fox Business rằng: “Các doanh nghiệp Mỹ từng xây nhà máy ở nước ngoài để tránh thuế, nhờ dự luật thuế mới mà họ không tiếp tục nữa, do đó mang một lượng tiền lớn về lại quê nhà”.
Theo BEA, động lực chính đưa đến việc doanh nghiệp Mỹ “hồi hương” nằm ở chỗ các công ty này không còn bị đánh thuế trên lợi nhuận nước ngoài khi mang tiền về lại Hoa Kỳ. Lượng tiền “hồi hương” chính xác là bao nhiêu không được BEA đề cập. Nhưng theo Fox Business, con số cao kỷ lục trên cho thấy các CEO có lẽ sẽ hoàn thành được cam kết mang tiền từ nước ngoài về lại Hoa Kỳ sau khi dự luật thuế mới được Tổng thống Trump ký vào tháng 12/2017 vừa qua.
Người dân Mỹ cũng hài lòng khi nền kinh tế chuyển biến tích cực. Theo một cuộc thăm dò vào ngày 25/6 của CNBC, 54% người dân Mỹ nhận xét nền kinh tế hiện nay đang ở mức “tốt” hoặc “tuyệt vời”. Đây là tỷ lệ hài lòng cao nhất từng được CNBC ghi nhận trong 10 năm lịch sử cuộc khảo sát. Chỉ 43% người Mỹ cho rằng nền kinh tế hiện tại ở mức “trung bình” hoặc “nghèo”, đây cũng là con số thấp nhất từng được ghi lại trong lịch sử cuộc khảo sát.
Thanh Hiền
Hoa Kỳ phát hiện siêu núi lửa mới, mắc ma hiện đang dâng lên
Một khối đá nóng chảy khổng lồ đang dâng dần lên phía dưới các bang phía đông bắc khiến các nhà địa chất Hoa Kỳ không khỏi lo ngại.
Các nhà địa chất Hoa Kỳ phát hiện một khối đá nóng chảy khổng lồ đang dâng lên bên dưới các bang Massachusetts, Vermont và New Hampshire khiến người ta liên tưởng đến một siêu núi lửa Yellowstone thứ hai, Fox news hôm 25/6 đưa tin
“Sự nổi lên chúng tôi phát hiện giống như một quả bóng khí nóng, và chúng tôi suy luận rằng một cái gì đó đang dâng lên ở phần sâu hơn của hành tinh chúng ta, ngay bên dưới New England,” Giáo sư địa vật lý Vadim Levin thuộc Đại học Rutgers nói.
Mắc ma đang dâng dần lên bên dưới tầng địa chất của các bang vùng đông bắc Hoa Kỳ (Ảnh: Greentech Media)
Dấu vết của khối lượng mắc ma này chỉ trở nên rõ ràng thông qua một nghiên cứu địa chấn quy mô lớn.
Tuy nhiên, khả năng xảy ra một vụ nổ siêu núi lửa ở Massachusetts, Vermont và New Hampshire là một điều bất ngờ. Việc tạo lên các khối mắc ma khổng lồ cần tới hàng chục triệu năm. Vùng này ổn định về địa chất, không có núi lửa đang hoạt động nên rất khó lý giải khả năng này.
Giáo sư Levin nói: “Nghiên cứu của chúng tôi thách thức khái niệm được thiết lập về cách các châu lục hành xử “Nó thách thức các khái niệm sách giáo khoa đề cập trong các lớp học về địa chất.”
Núi lửa lớn nhất ở Mỹ là núi lửa Yellowstone thuộc dãy Rocky, phía Tây Hoa Kỳ (Ảnh: movieweb)
Nghiên cứu mới đã giúp xác định các điểm nóng chảy đang được tập trung ở Vermont, với các bộ phận của phía tây New Hampshire và Massachusets.
Giáo sư Levin nói: “Nó không giống như Yellowstone, nhưng nó là một họ hàng xa xôi”. Sẽ cần nhiều thời gian hơn để nghiên cứu và đưa ra các kết luận cụ thể hơn.
Nhật Minh
Phản đối ông Trump thăm Anh, người dân Anh chuẩn bị hình nộm Em bé Trump
|
Hé lộ thời gian, địa điểm tổ chức thượng đỉnh Trump - Putin
Thanh Hà | 25/06/2018 04:23 PM
Giới chức Áo đang chuẩn bị tổ chức cuộc họp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Vienna vào ngày 15.7, tờ Kronen Zeitung của Áo đưa tin hôm 24.6.
Theo các nguồn tin của tờ báo này, vài ngày trước, các đại diện ngoại giao của Washington và Mátxcơva đã tới thủ đô Áo để thảo luận chi tiết về việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh song phương đầu tiên giữa Nga và Mỹ, dự kiến sẽ được tổ chức tại Vienna vào ngày 15.7.
Các quan chức an ninh cấp cao của Nga và Mỹ đã đến Áo để chuẩn bị cho cuộc họp cũng như bắt đầu theo dõi tình hình để tổ chức các cuộc đàm phán. Quyết định cuối cùng về ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh Trump - Putin có thể được đưa ra vào giữa tuần sau, bản tin cho biết.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 24.5 nói rằng, ông chưa sẵn sàng thông tin cho truyền thông về địa điểm và ngày tổ chức cuộc gặp giữa ông Vladimir Putin và ông Donald Trump.
"Chúng tôi sẽ thông báo cho các bạn ngay khi chúng tôi sẵn sàng", ông Peskov nói khi được yêu cầu bình luận về bài viết của tờ Kronen Zeitung.
Tổng thống Putin và Tổng thống Trump đã có cuộc điện đàm hôm 20.3. Theo Điện Kremlin, sau cuộc điện đàm, các nhà ngoại giao cấp cao Nga - Mỹ đã được yêu cầu chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh này.
Đến ngày 10.6, Tổng thống Nga xác nhận sẵn sàng gặp ông Donald Trump ngay khi Washington sẵn sàng cho hội nghị thượng đỉnh. Vào ngày 21.6, người phát ngôn Dmitry Peskov, nói rằng “cả điện Kremlin lẫn Nhà Trắng đều không đưa ra bất kỳ tuyên bố chính thức nào” về cuộc họp Putin-Trump có thể xảy ra.
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cho biết trong một cuộc phỏng vấn với OE-24.TV rằng, Vienna đã đề nghị tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ. "Cả hai tổng thống (Nga và Mỹ) đều sẵn sàng tổ chức đối thoại. Chúng tôi đề nghị tổ chức cuộc họp ở Vienna", ông Sebastian Kurz nói.
Ngoại trưởng Áo Karin Kneissl chia sẻ với Tass trước chuyến thăm Nga vào tháng 4 rằng, Vienna có thể là địa điểm tốt nhất cho cuộc đàm phán giữa Putin và Trump . Theo bà, việc bình thường hóa quan hệ Nga và Mỹ có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu.
Nhiễu thông tin địa điểm diễn ra cuộc gặp giữa Putin và Trump
Tùng Dương | 27/06/2018 02:34 PM
Nhà Trắng đang xem xét lựa chọn thủ đô Helsinki của Phần Lan làm địa điểm tổ chức cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Theo tờ Politico, địa điểm có thể diễn ra cuộc gặp được cả thế giới chờ đợi có thể là Helsinki, thủ đô Phần Lan.
Tuy nhiên, tờ Politico cũng khẳng định, hiện cả Nga và Mỹ “chưa đưa ra quyết định cuối cùng về cuộc gặp”, nhưng “tất cả mọi người đang chuẩn bị cho một cuộc gặp đặc biệt ở Helsinki”.
Trước đó, tờ Financial Times thông tin cuộc gặp giữa hai ông Putin và Trump diễn ra sau khi tổng thống Mỹ thăm Vương Quốc Anh vào ngày 13/7.
Được biết, ông Trump dự kiến sẽ đến Brussels (Bỉ) dự hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 11/7, rồi tiếp tục di chuyển đến London (Anh) vào ngày 13/7.
Tờ The Times lại dẫn lời một quan chức chính quyền Anh cho biết cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Nga Putin có thể sẽ diễn ra trước, hoặc sau khi ông Trump kết thúc chuyến thăm Anh.
Trong khi đó, tờ Financial Times cho biết, trụ sở của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu tại thủ đô Vienna của Áo có thể phù hợp hơn để tổ chức cuộc gặp.
Tuy nhiên, cả Nhà Trắng và Điện Kremlin hiện vẫn chưa xác nhận thông tin này.
Oanh tạc cơ B-52 của Mỹ sẽ mang theo “mẹ của các
loại bom”
Theo hãng tin Sputnik, Không quân Mỹ có ý định cải tạo máy bay ném bom B-52 để có thể mang theo và triển khai loại bom GBU-43/B MOAB, còn có biệt danh khác là “mẹ của các loại bom”.
Loại bom này đã thu hút rất nhiều sự chú ý vào tháng 4 năm ngoái, khi một máy bay quân sự lần đầu tiên thả bom MOAB xuống một vị trí được cho là trại huấn luyện của IS tại Afghanistan. MOAB được coi là loại bom phi hạt nhân có sức công phá lớn nhất mà Mỹ đang sở hữu.
Máy bay B-52 sẽ được cải tạo để mang theo bom phi hạt nhân MOAB có trọng lượng rất lớn. |
Trong một văn bản mời thầu, Không quân Mỹ đang thu thập thông tin từ các các hãng công nghiệp quốc phòng nhằm “tìm kiếm bất kỳ công ty và chuyên gia có kiến thức, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết” để phục vụ cho việc trang bị bom MOAB cho máy bay B-52, một trong những loại khí tài quân sự lâu đời nhất mà Mỹ vẫn đang sử dụng.
Khi quả bom được thả vào năm 2017, tổ bay chỉ thả nó từ một máy bay chở hàng C-130 và phụ thuộc hoàn toàn vào trọng lực và hệ thống định hướng toàn cầu GPS để đảm bảo rơi trúng mục tiêu.
Được biết, B-52 có giới hạn nhất định trong việc mang theo những loại bom hạng nặng, khi nó cần phải được cải tiến mới có thể mang theo các loại bom có trọng lượng trên 2,2 tấn. Các loại bom và tên lửa thường được trang bị bên trong khoang chứa của B-52, song cửa khoang chỉ dài 8,5 m trong khi MOAB dài 9 m.
“Khi khung giữ bom ở dưới cánh máy bay được áp dụng, không ai có thể dự đoán trước rằng sẽ có lúc máy bay quân sự sẽ phải mang các loại vũ khí có trọng lượng trên 2,2 tấn”, văn bản mời thầu của Không quân Mỹ cho biết. Văn bản này cũng nói rằng khung giữ bom mới sẽ phải mang được “nhiều loại vũ khí có trọng lượng từ 2,2 đến 10 tấn” cùng lúc. Mỗi quả bom MOAB có trọng lượng lên đến 10 tấn.
Xét về sức công phá, bom MOAB không phải là bom phi hạt nhân mạnh nhất trên thế giới. Nga hiện sở hữu “cha của các loại bom”, có sức công phá tương đương gần 40 tấn thuốc nổ TNT và gấp 4 lần bom MOAB.
B-52 có thể mang theo các loại vũ khí hạt nhân có kích thước nhỏ hơn MOAB rất nhiều nhưng lại có sức công phá lớn hơn rất nhiều lần. Bom hạt nhân B53 mà B-52 có thể mang theo 2 quả chỉ có trọng lượng vào khoảng gần 4 tấn.
Nga phẫn nộ khi dàn xe tăng của NATO bất ngờ tung hỏa lực
Hà Kim | 27/06/2018 11:31 AM
Mới đây, NATO đã tiến hành một cuộc thi chiến đấu bằng xe tăng với kịch bản chống Nga. Cuộc thi này tiếp tục làm trầm trọng hơn nữa mối quan hệ vốn đã vô cùng căng thẳng giữa Nga và NATO hiện nay.
RT dẫn lời Giám đốc phụ trách Huấn luyện Chiến đấu trong lực lượng Lục quân Nga, Thiếu tướng Roman Binyukov 25/6 cáo buộc rằng, cuộc đua xe tăng của NATO có kịch bản chống Nga một cách rõ ràng.
Bộ Quốc phòng Nga dẫn lời ông Binyukov cho hay, các nước thành viên NATO đã từ chối lời mời đến tham gia giải đua xe tăng quốc tế trong khuôn khổ Hội thi Quân sự Quốc tế (International Army Games) của Nga.
Tuy nhiên, thành công về mặt quốc tế của giải đua xe tăng của Nga đã khiến các đồng nghiệp NATO buộc phải tổ chức một cuộc đua tương tự ở một trong những trường bắn Bundeswehr và không mời đội Nga tham gia.
Vị tướng Nga tức giận chỉ trích, cuộc thi của NATO thể hiện rõ lập trường chống Nga ở trong đó.
Thậm chí, trong bài thi hoàn thành nhiệm vụ bắn đại bác, các binh sĩ của NATO cũng thực hiện nhiệm vụ bằng cách bắn vào vũ khí cũ thời Liên Xô thay vì bắn vào các mục tiêu huấn luyện. Được biết, Ukraine cũng nằm trong số 8 đội tham gia vào giải đua xe tăng của NATO.
Giới chuyên gia cho rằng, việc Nga tức giận lên tiếng chỉ trích cuộc đua xe tăng của NATO một lần nữa phơi bày quan hệ đối đầu gay gắt giữa Nga và NATO. Diễn biến này cũng cho thấy, viễn cảnh Nga và NATO hàn gắn quan hệ có lẽ vẫn còn rất xa khi hai bên tiếp tục có những động thái quân sự làm gia tăng sự hoài nghi và kình địch với nhau.
"Ngủ quên trên chiến thắng", NATO sợ Nga trỗi dậy tại "tử huyệt"
An Bình | 25/06/2018 03:55 PM
Các chỉ huy Mỹ đang lo ngại rằng, trong trường hợp phải đối mặt trong một cuộc xung đột với Nga thì lực lượng của họ có thể gặp khó khăn về hậu cần và di chuyển quân.
Những chiếc humvees có thể phải nhọc nhằn lê bước trên những con đường hẹp trên khắp châu Âu. Các xe tăng của Mỹ có thể đè bẹp các cây cầu rỉ sét yếu ớt với trọng lượng khổng lồ của chúng còn lực lượng quân đội có thể bị giữ lại bởi nhân viên kiểm tra hộ chiếu và các công ty đường sắt quản lí nghiêm khắc.
NATO rời rạc về hậu cần
Mặc dù những rào cản sẽ giảm đi nếu có một tuyên bố chiến tranh, giai đoạn lờ mờ trước khi diễn ra xung đột quân sự sẽ là một vấn đề lớn. NATO chỉ tổ chức một lực lượng vũ trang được triển khai tới các nước thành viên có chung biên giới với Nga.
Những lực lượng hỗ trợ khác sẽ cần phải di chuyển hàng trăm dặm đường. Và sự chậm trễ- kết quả tổng thể của quan liêu, lên kế hoạch thiếu chu đáo và cơ sở hạ tầng xuống cấp - có thể cho phép Nga kiểm soát các vùng lãnh thổ NATO ở Balticstrong khi các nhà hoạch định quân đội Hoa Kỳ vẫn đang điền vào 17 mẫu đơn cần thiết để đưa quân đội vượt qua lãnh thổ nước Đức và sang Ba Lan.
Trong ít nhất một cuộc diễn tập mà Nhà Trắng tính toán về một cuộc chiến tranh tại châu Âu với Nga, những trở ngại về hậu cần đã góp phần vào sự mất mát của NATO.
Những trở ngại trong quá trình di chuyển có thể khiến NATO đến muộn trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga.
"Chúng tôi phải có khả năng di chuyển nhanh hoặc ít ra là hơn Nga để có thể ngăn chặn hiệu quả," Ben Hodges, cựu chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu nói.
Kể từ khi nghỉ hưu vào tháng 12 và tham gia Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu tại Washington, Hodges đã gia tăng các thông điệp cảnh báo về vấn đề trên, và ông đã thành công trong việc đưa việc tăng cường khả năng di chuyển của quân đội vào chương trình nghị sự của thượng đỉnh NATO tại Brussels vào tháng tới.
Mỹ và NATO, Hodges cho biết, cần phải có sức mạnh "đủ lớn ngay tại chỗ để Nga không thực hiện một tính toán sai lầm khủng khiếp."
Lý do ban đầu cho liên minh NATO là để phòng ngừa chống lại một cuộc chiến tranh tiềm năng với Nga. Quân đội phương Tây thường xuyên diễn tập chuẩn bị cho các xung đột quy mô lớn - và tuyến đầu tiên giữa Đông và Tây Đức chỉ cách vài dặm nơi hơn 200 nghìn quân đội Mỹ được triển khai.
Nhưng khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, các nhà lập kế hoạch phương Tây vui vẻ bỏ đi các chính sách này với hy vọng hợp tác mới với Moscow. Trong nhiều năm sau sự mở rộng năm 2004 của NATO vào các vùng lãnh thổ đã từng là của Liên Xô, liên minh này không có kế hoạch làm thế nào để bảo vệ các thành viên mới của mình.
"Chúng tôi không nghĩ đến việc mở rộng các điều khoản quân sự", Douglas Lute, một tướng lĩnh 3 sao trong quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu và cựu đại sứ Mỹ tại NATO nói.
Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014 đã gây ra một sự bất ngờ. Các nhà lập kế hoạch phương Tây đã tìm lại sách lược về thời kỳ Chiến tranh Lạnh nhưng những mũi nhọn của họ nhằm vào Nga đã bị mài mòn đến mức khó thể phục hồi và khả năng di chuyển của họ trên khắp châu Âu đã bị phân hủy.
Trong một số trường hợp, các nhà hoạch định quân sự ở Moscow đã có một cái nhìn tốt hơn về các cây cầu, đường xá và những điểm yếu tại các lãnh thổ mới của NATO - bởi vì họ từng thuộc Liên bang Xô viết.
Và trong khi Nga không gặp thách thức nào trong việc di chuyển quân đội của mình bên trong lãnh thổ riêng của mình, thì một quy tắc phong phú thời hòa bình có thể làm phức tạp hoạt động di chuyển quân ở châu Âu.
Ví dụ, Đức cho phép các xe tải được trang bị xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác trên đường cao tốc chỉ vào ban đêm vào các ngày trong tuần. Thụy Điển, không phải là thành viên của NATO nhưng hoạt động chặt chẽ với liên minh này, yêu cầu thông báo ba tuần trước khi phần lớn các nhân viên quân sự và thiết bị có thể tiến vào nước này.
Các đường ray trên đường sắt Baltic được đặt cách nhau rộng hơn so với tiêu chuẩn phương Tây, có nghĩa là tàu hỏa phải được điều chỉnh, sau đó lại phải thay đổi khi đã áp sát biên giới Ba Lan với Lithuania. Điều đó có thể tốn thêm nhiều thời gian cho quá trình hành quân.
"Nếu bạn đến nơi trong 45 ngày, bạn có thể đã đến muộn cuộc chiến," Tướng Steven Shapiro chịu trách nhiệm bố trị hoạt động di chuyển của quân đội Mỹ ở châu Âu. Shapiro lưu ý rằng gần đây ông đã phải nộp 17 mẫu đơn để đưa quân từ cảng Bremerhaven của Đức đến Ba Lan.
Điển hình, một phi đội Hoa Kỳ đã phải hoàn tất rất nhiều thủ tục để mang thiết bị của họ từ Georgia đến Đức vào năm ngoái.
"Vào ngày 15/ 8, chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình", Lackey, chỉ huy của phi đoàn trên nói. "Nhưng một số phương tiện đã không được đưa trở lại cho đến cuối tháng 12."
Nhanh chóng cải tổ, NATO e sợ Nga đột phá “tử huyệt”
Các nhà lãnh đạo NATO chỉ mới bắt đầu giải quyết các vấn đề cơ bản. Họ đã làm việc với Liên minh châu Âu trong năm qua để gia tăng kinh phí cho cơ sở hạ tầng và giảm rào cản quan liêu.
Tại hội nghị thượng đỉnh Brussels vào tháng tới, NATO dự kiến sẽ phê chuẩn hai bộ chỉ huy quân sự mới có thể tăng tốc việc quá cảnh từ Bờ Đông Hoa Kỳ tới khu vực biên giới của NATO với Nga.
Trong một động thái có liên quan, các nhà lãnh đạo cũng dự kiến sẽ phê duyệt kế hoạch tăng số lượng quân đội NATO có thể thực hiện hành trình di chuyển nhanh nếu cần, tới khoảng 30.000 lính sẵn sàng trong vòng 30 ngày. NATO hiện đang có một lực lượng phản ứng nhanh với 5.000 binh sĩ sẵn sàng triển khai trong vòng 10 ngày, và các nhà hoạch định quân sự lo sợ điều đó là không đủ.
Khi kết hợp với nhau, những thay đổi này sẽ đánh dấu một nỗ lực đáng kể của NATO nhằm ngăn chặn Nga. NATO hy vọng là họ có thể tránh được chiến tranh bằng cách có thể tăng cường quân đội để đe dọa đối thủ ở biên giới.
"Miễn là chúng tôi có thể thể hiện sự ngăn chặn đáng tin cậy và mạnh mẽ, bao gồm cả khả năng di chuyển lực lượng, thì chúng tôi đang ngăn chặn được xung đột", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết trong tháng này.
Điểm khó khăn nhất để bảo vệ tất cả NATO là một dải đất hẹp nối Lithuania với Ba Lan. Hành lang rộng 40 dặm này được bao bọc bởi vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga ở một bên và Belarus, một đồng minh của Nga, ở bên kia.
Đây là con đường sống còn nối các quốc gia Baltic với phần còn lại của NATO thông qua một tuyến đường sắt duy nhất và một đường cao tốc hai làn trên một khu vực địa hình từ hồ sang các khu rừng và cả khu vực đất nông nghiệp.
Các quan chức phương Tây đã gọi khu vực này là Lỗ hổng Suwalki- lấy cảm hứng từ Lỗ hổng Fulda - điểm yếu nhất trong hàng rào phòng thủ thời Chiến tranh Lạnh của Tây Đức.
Khu vực Suwalki được cho là nằm trong tầm bắn của các tên lửa phòng thủ của Nga đóng tại Kaliningrad, vì vậy trong các bài tập mô phỏng chiến đấu, các chỉ huy NATO đã ngần ngại gửi các máy bay chiến đấu tới gần khu vực này. Điều đó dẫn đến việc Baltics sẽ nhanh chóng bị kiểm soát.
Bất kỳ lực lượng nào của NATO tham chiến trên bộ tại đây sẽ phải chiến đấu mà không có sự hỗ trợ của không quân - và việc họ tiến vào khu vực này có thể bị ngăn chặn bởi một thứ đơn giản như một chiếc xe tải lật ngược trên con đường cao tốc duy nhất.
"Nơi nhạy cảm nhất đối với một cuộc tấn công nhanh là khu vực hành lang Suwalki," Hodges cho biết.
Lỗ hổng này đồng nghĩa với việc nếu quân Nga ồ ạt băng qua biên giới tại đây, NATO sẽ cần phải triển khai lực lượng rất nhanh chóng. Một nghiên cứu năm 2016 từ Tập đoàn Rand phát hiện ra rằng, Nga có thể chiếm được thủ đô Riga của Latvia trong vòng 60 giờ hoặc ít hơn.
"Chúng tôi không thể thay đổi tình hình địa lý," Trung tá Mindaugas Petkevicius, phó chỉ huy một đội hậu cần NATO có trụ sở tại Lithuania, nói. "Đó là một điểm nghẹt thở tự nhiên."
"Baltics có thể là nơi Nga kiểm nghiệm tổng lực của NATO," quan chức phụ trách hậu cần cho Bộ Quốc phòng Lithuania - Trung tá Valdas Dambrauskas nói. “Nếu nơi này thất bại, tất cả NATO sẽ thất bại.”
Lịch sử Crimea về Nga năm 1783: Moscow nhắc nhở ai?
(Quan hệ quốc tế) - Vì Mỹ và phương Tây hay quên nên hàng năm nhắc nhở họ cần nhớ rằng bán đảo Crimea từng thuộc về nước Nga, là việc làm rất hay của Moscow...
Nga chọn ngày Crimea lần đầu sát nhập vào Nga hồi thế kỷ 18 là ngày lễ lớn
The Moscow Times ngày 26/6 cho hay, những nhà lập pháp Nga - đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko - đang chuẩn bị Dự luật về chọn ngày bán đảo Crimea lần đầu sát nhập Nga hồi thế kỷ 18 là ngày lễ lớn của tại Nga.
Bán đảo Crimea nằm ở phía nam phần đất liền của Ukraine, về phía tây vùng Kuban thuộc Nga. Bán đảo Crimea nằm giữa biển Azov và biển Đen, được nối với đất liền của Ukraina bằng eo đất Perekop.
Theo lịch sử ghi nhận, các sắc dân như Kimmeri, Hy Lạp, Scythia, Goth, Hung, Bulgar, Khazar, Đế quốc Đông La Mã của người Hy Lạp, Kim Trướng hãn quốc của người Tatar và người Mông Cổ đều từng kiểm soát Crimea.
Crimea từng thuộc về Nga hàng trăm năm trước khi được cắt chuyển cho Ukraine bằng một quyết định chính trị |
Vào thế kỷ 13, Cộng hòa Venezia và Cộng hòa Genova chia nhau kiểm soát bán đảo Crimea. Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, Đế quốc Ottoman hùng mạnh đã kiểm soát hoàn toàn bán đảo chiến lược này.
Cuối thế kỷ 18, Đế quốc Ottoman bị Đế quốc Nga đánh bại và năm 1783 Crimea được tiếp quản bởi Catherine Đại đế. Từ đó đến năm 1954, Crimea là thực thể của nhà nước Nga, dù Nga là đế quốc hùng mạnh hay là nước cộng hoà thuộc Liên Xô.
Song có một sự kiện mang tính bước ngoặt đối với Crimea, đó là ngày 19/2/1954, theo đề xuất của Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev, Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô đã ra sắc lệnh cắt tỉnh Crimea chuyển sang Ukraine.
Việc chuyển giao Crimea từ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga sang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine được miêu tả là "món quà" của chính quyền Liên Xô dành tặng cho Ukraine.
Món quà của chính quyền Liên Xô được cho là nhằm "củng cố và tăng cường mối quan hệ vĩ đại" giữa hai dân tộc Nga và Ukraine, bởi nó "được trao" đúng vào dịp kỉ niệm tròn 300 năm Ukraine trở thành một phần của Đế quốc Nga.
Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã, những lực lượng chính trị nắm quyền tại Kiev ngày càng tỏ ra lệch pha với Moscow vì "khát vọng Tây tiến", muốn đưa Ukraine sớm hoà nhập vào không gian Châu Âu-Đại Tây Dương.
Vào tháng 2/2014, một cuộc "Cách mạng quyền lực từ đường phố" - EuroMaidan - đã lật nhào chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovych - được cho là thân Nga - và một chính quyền của những chính trị gia Maidan đã lên nắm quyền.
Chính quyền Ukraine thời hậu Yanukovych đã gạt bỏ "mối quan hệ vĩ đại" giữa hai dân tộc Nga-Ukraine, thực hiện chính sách "bài Nga cực đoan" khiến cho Crimea như rơi vào cửa từ, bởi hơn 75% dân số tại bán đảo này là người nói tiếng Nga.
Chủ tích Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko |
Đứng trước bối cảnh nguy hiểm đó, giới lãnh đạo Cộng hoà Crimea độc lập đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về quy chế cho bán đảo này. Kết quả là hơn 95% những người tham gia cuộc trưng cầu ủng hộ Crimea trở về với nước Nga.
Ngày 18/3/2014 đại diện Cộng hoà Crimea độc lập ký Hiệp ước gia nhập Liên bang Nga và Tổng thống Putin, đại diện cho nhà nước Nga, tuyên bố tiếp nhận Crimea và chính thức xác lập chủ quyền với bán đảo chiến lược này.
Hành động của Moscow đã ngay lập tức bị Kiev và phương Tây lên án là xâm phạm chủ quyền quốc gia của Ukraine, Mỹ và các nước đồng minh đã nhanh chóng áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga vì sự kiện này.
Bất chấp trừng phạt, chính quyền Nga vẫn tạo mọi điều kiện để giúp cho Crimea hoà nhập nhanh chóng và ngày càng sâu rộng vào không gian nước Nga, từ kinh tế-chính trị đến văn hoá-xã hội.
Ngày 15/5 vừa qua, chính quyền Nga đã cho khánh thành cầu Kerch, nối bán đảo Crimea với khu vực Bắc Caucasus, giúp cho Crimea-Nga liền một dài, qua đó làm thay đổi ý nghĩa và giá trị địa chính chính trị-địa chiến lược của Crimea.
Phản ứng với sự việc này, Kiev, Washington cùng các đồng minh đã lên án Moscow và tiếp tục gia tăng, gia hạn trừng phạt Nga và cả Crimea, quyết không cho Moscow kết thúc vấn đề Crimea.
Song theo Moscow thì : “Cuộc trưng cầu dân ý để tái hợp Crimea với Nga là sự tiếp tục hợp lý về lịch sử của Crimea-Nga", Dự luật về việc chọn ngày Crimea lần đầu về với Nga hồi thế kỷ 18 là ngày lễ lớn của nước Nga, đã ghi rõ.
Moscow muốn gì qua hành động tô son lại cột mốc lịch sử sát nhập Crimea?
Theo giới phân tích, việc những nhà lập pháp Nga, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Matvienko, đưa ra Dự luật về chọn ngày Crimea lần đầu về với Nga hồi thế kỷ 18 là một ngày lễ của nước Nga, có ý nghĩa chính trị rất lớn.
Kiev và những người anh em xa hay quên nên Moscow phải nhắc nhở Crimea trở về với nước Nga chỉ là sự tái hợp giữa hai thực thể sau 60 năm bị lạc trôi |
Thứ nhất, qua sự việc này Moscow muốn nhắc nhở cho Kiev và "những người anh em xa" luôn phải nhớ rằng việc tái sát nhập Crimea vào lãnh thổ nước Nga chỉ là một sự tái hợp giữa hai thực thể sau 60 năm lạc trôi.
Bản thân Crimea từng là một thực thể nằm trong nhà nước Nga thống nhất hàng trăm năm, trước khi nó được nhà nước Liên Xô cắt chuyển cho Ukraine bằng một quyết định chính trị, chứ không phải dựa trên ý nguyện của người dân.
Tuy nhiên, khi tái sát nhập bán đảo này thì Tổng thống Putin đã dựa trên ý nguyện của người dân Crimea thông qua cuộc trưng cầu dân ý, sau khi chính quyền Ukraine thời hậu Yanukovych đưa Crimea vào cửa tử bởi chính sách bài Nga.
Điều đó cho thấy, Crimea chủ động tìm về đất mẹ Nga, còn chính quyền Tổng thống Putin chỉ thực hiện các bước đi đã cần thiết, hợp lý và hợp pháp cho việc tái hợp hai thực thể đã bị lạc trôi mà thôi.
Thứ hai, qua sự việc này, Moscow muốn nhắc nhở Washington và các đồng minh hãy tìm cách sửa chữa những sai lầm của mình trong những sự kiện tương tự, trước khi lên án hay chỉ trích hành động của Moscow.
Có thể thấy rằng, Tổng thống Putin quyết định tái sát nhập Criema vào lãnh thổ nước Nga là dựa trên những "tiền lệ pháp" của phương Tây, chỉ có điều nhà lãnh đạo Nga đã làm đúng, còn các đố thủ thì làm không đúng, thậm chí làm sai.
Bởi việc Crimea tái sát nhập vào Nga không khác gì Đông Đức và Tây Đức tái sát nhập với nhau, song người Crimea thì được thể hiện ý nguyện, còn người dân Đức thì không được tạo điều kiện làm việc đó.
Mỹ và phương Tây cần xem lại vấn đề Kosovo tách khỏi Serbia trước khi lên án Nga về vấn đề Crimea |
Hay việc Cộng hoà Kosovo tuyên bố độc lập, tách khỏi Cộng hoà Serbia, hoàn toàn do ý chí chính trị của lực lượng cầm quyền được tạo dựng nhờ bom đạn của NATO, nhờ Toà án Công lý Quốc tế và cả nghị quyết của LHQ.
Bên cạnh đó, Moscow cũng muốn nhắc nhở Tbilisi và "những người anh em xa" cần nhìn nhận lại việc Nga công nhận nền độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia, và tạo điều kiện cho hai thực thể chính trị này hoà nhập vào không gian nước Nga.
Bởi Abkhazia và Nam Ossetia từng thuộc về Gruzia không khác bao nhiêu việc bán đảo Crimea thuộc về Ukraine trong 60 năm. Điều đó cho thấy Moscow hành động thuận theo lịch sử và nguyên lý - những điều mà phương Tây luôn đề cao giá trị.
Thứ ba, qua sự việc này, một động lực rất lớn cho hội nhập và phát triển được khơi dậy ngay trong lòng xã hội Crimea, khi chính quyền Nga đã tôn trọng dòng chảy lịch sử của bán đảo này.
Giới phân tích từng nhìn nhận, Tổng thống Putin đã khắc phục được thiếu sót của các bậc tiền bối - cả lãnh đạo Liên Xô và Nga - đó là biết cách lưu giữ giá trị lịch sử dân tộc và biến giá trị lịch sử thành nguồn lực phát triển đất nước.
Trong thời điểm mà Mỹ và phương Tây vẫn gia tăng và gia hạn trừng phạt đối với Crimea thì việc chọn ngày Crimea lần đầu tiên về với nước Nga là một ngày lễ lớn tại tại nước Nga rõ ràng là một cách biến niềm tự hào thành sức mạnh quốc gia.
Biến giá trị lịch sử thành nguồn lực phát triển đất nước là một nét đặc biệt của chính quyền Putin |
Có nhiều ý kiến cho rằng Kiev, Washington và các đồng minh không phải là không biết Crimea từng là thực thể của một nhà nước Nga thống nhất, vậy thì việc tô son lại cốt mốc lịch sử sát nhập của Crimea vào Nga đâu có cần thiết và chẳng ý nghĩa gì.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, vì Mỹ và phương Tây "hay quên" - mà việc họ tự đưa ra luật chơi rồi vô tư phạm luật chơi là ví dụ điển hình - nên việc hàng năm nhắc nhở họ cần nhớ rằng Crimea từng thuộc về nước Nga, là việc làm rất hay của Moscow.
Ngọc Việt
Israel hủy diệt máy bay Il-76 Iran chở tên lửa sang Syria
Theo giới truyền thông Israel, không quân nước này đã không kích phá hủy 1 chiếc Il-76 Iran chở tên lửa sang Syria, ở sân bay Damascus.
Theo thông tin của tờ DEBKAfile - Israel, các máy bay chiến đấu nước này đã tấn công máy bay vận tải quân sự Il-76 của Iran, khi nó đang dỡ đạn dược tại sân bay quân sự ở Damascus.
Nguồn tin quân sự Syria cho biết, các tên lửa của không quân Israel tấn công một máy bay vận tải quân sự Ilyushin Il-76 của Iran đang bốc dỡ tên lửa tại sân bay quân sự Damascus vào hôm 26 tháng 6. Các vụ nổ làm cho chiếc máy bay bốc cháy, con số thương vong chưa xác định được.
Ở các địa điểm khác, có những vụ nổ lớn ngay phía bắc biên giới Israel với Syria trên phàn lãnh thổ cao nguyên Golan.
Người phát ngôn của quân đội Syria nói, những vụ nổ này là do các tên lửa phòng không của Syria ngắm bắn các máy bay Israel xâm nhập lãnh thổ Syria để tấn công Quân đội Syria ở làng Khader, trong “cái túi” Beit Jinn, đối diện với tiền đồn IDF ở Mt. Hermon.
Israel cho rằng, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã thiết lập một trung tâm chỉ huy ở khu vực này, để chỉ huy các hoạt động của lực lượng vũ trang thân Iran ở khu vực Tây Nam của Syria.
Các nguồn quân sự của DEBKAfile không loại trừ khả năng vụ tấn công vào máy bay vận tải quân sự Il-76 của Iran được thực hiện bởi các tên lửa đất đối đất của Israel chứ không phải là lực lượng không quân thực hiện. Hình thức tấn công này đã được IDF thực hiện nhiều lần trong những tuần gần đây để chống lại các mục tiêu của Iran và Syria trên biên giới.
Trong chiến trường thứ ba, quân đội Syria và lực lượng dân quân Hezbollah và các nhóm vũ trang người Shiite khác ủng hộ chính quyền của ông Assad hôm 26/6 đã mở chiến dịch tiến công trên biên giới Iraq và đã bắt được cao điểm 400 tại đường biên giới tạm thời.
Theo một nguồn tin quân sự Syria, điều này đã mở cửa cho việc xâm nhập vào Syria lần thứ hai của lực lượng dân quân Shiite của Iraq dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh thuộc lực lượng đặc nhiệm Al-Qods, đơn vị đảm nhận các nhiệm vụ tác chiến ngoài lãnh thổ của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.
Máy bay vận tải Il-76 do Nga sản xuất của Không quân Iran
|
Nỗ lực trước đây của họ để dánh chiếm cứ điểm này để vượt qua biên giới Syria-Iraq vào ngày 17-18 tháng 6 đã bị lực lượng không quân Israel tấn công, buộc các dân quân Iraq phải rút lui, nhưng lần này, sự hợp lực của các lực lượng Syria-Iraq đã mang lại thành công.
Nếu tuyên bố của quân đội Syria về việc bắt giữ Cao điểm 400 là sự thực thì Syria có thể cung cấp cho Tehran một cơ hội khác để mở một hành lang trên bộ từ Iran (vịnh Persian, tức vịnh Ba Tư) qua Iraq, Syria tới Lebanon (Địa Trung Hải) và đảo ngược những cố gắng của Israel.
Ở ciến trường miền Nam, giới chức lãnh đạo Israel cho rằng, phong trào dân quân Lebanon là Hezbollah và các lực lượng dân quân Shiite ủng hộ Iran vẫn hiện diện ở miền Nam Syria và đang dẫn đầu trong cuộc tấn công vào Daraa, sau khi thay đổi màu áo quân đội SAA.
Giới tình báo Israel nhận định, bộ máy tuyên truyền của Nga và Syria tuyên bố rằng Hezbollah và các nhóm dân quân Shiite ủng hộ Iran đang bị rút khỏi biên giới Israel và Jordan, trong khi thực tế họ không di chuyển một tấc nào, sau khi được cải trang bằng đồng phục quân đội Syria.
Tháng trước, một nỗ lực như vậy đã được thực hiện để lừa Israel, sau khi Tel Avip đồng ý với kế hoạch trước đây của Moscow về việc để Quân đội Syria đánh chiếm khu vực từ Beit Jinn đến Núi Hermon, bằng cách cung cấp quân phục của Sư đoàn 4 Quân đội Syria cho Hezbollah.
Theo Israel, tình trạng tương tự lại tiếp tục được lặp lại ở các tỉnh Daraa và Quneitra phía tây nam Syria hiện nay. Do đó, bất kể lời hứa của Mỹ và Nga để ngăn chặn điều này xảy ra, Israel sẽ sớm phải đối mặt với Hezbollah và các lực lượng ủng hộ Iran trên biên giới phía bắc của mình.
Toàn ThắngTập trận hải quân RIMPAC 2018 : Không có tàu Việt Nam tham dự
Tàu chiến của Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines và Singapore đang trên đường tới Haiwaii, để tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2018@ Singapore Ministry of Defence.
Vào hôm nay, 27/06/2018, cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới do Mỹ đứng ra tổ chức mang tên RIMPAC 2018 « Vành Đai Thái Bình Dương » chính thức khai mạc ngoài khơi quần đảo Hawaii (Hoa Kỳ) với sự tham gia của các lực lượng hải quân đến từ 26 quốc gia.
Năm nay, Việt Nam chính thức được Mỹ mời tham dự, nhưng chỉ gởi một phái đoàn sĩ quan đến, trong lúc Trung Quốc đã tham dự hai lần trước đây (2014, 2016), thì năm nay không được mời.
Theo thông báo từ phía Mỹ, cuộc tập trận RIMPAC 2018 kéo dài hơn một tháng, từ ngày 27/06 cho đến ngày 02/08, sẽ diễn ra tại hai khu vực chính: Vùng biển quanh quần đảo Hawaii, và phía nam tiểu bang California (Hoa Kỳ).
Lực lượng tham gia rất hùng hậu, bao gồm 47 tàu mặt nước đủ loại, từ tàu sân bay, tàu khu trục, cho đến tàu đổ bộ, tàu tiếp liệu, cùng với 5 tầu ngầm. Bên cạnh đó, còn có hơn 200 phi cơ đủ loại, cùng với 25.000 quân nhân.
Trong một bản thông cáo, Hạm Đội 3 của Mỹ xác nhận, nội dung các bài tập bao gồm các kịch bản cứu trợ thiên tai, đổ bộ, chống cướp biển, bắn tên lửa, tháo gỡ mìn, an ninh hàng hải, chống tàu ngầm và phòng không. Nhiều cuộc tập trận bắn đạn thật cũng được dự trù, từ việc phóng tên lửa tầm xa chống hạm do chiến đấu cơ Mỹ thực hiện, hay bắn tên lửa chống hạm từ đất liền do một đơn vị Lục Quân Nhật Bản tiến hành. Lần đầu tiên Lục Quân Hoa Kỳ cũng tham gia tập trận.
Cùng với Sri Lanka, Brazil và Israel, Việt Nam năm nay lần đầu tiên được Mỹ mời tham gia tập trận (hai năm 2012 và 2016, Việt Nam chỉ dự trong tư cách quan sát viên). Cho dù vậy, Việt Nam cũng quyết định chỉ gởi một phái đoàn sĩ quan đến tham gia tập trận mà thôi.
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 26/06, đó là một đoàn gồm 8 sĩ quan tham mưu, tới đảo Hawaii, tham gia nội dung « diễn tập Sở chỉ huy hợp phần Hỗ trợ nhân đạo - giảm nhẹ thiên tai ».
Sự tham gia của Việt Nam như vậy là quá khiêm tốn, nếu so sánh với các nước Đông Nam Á khác, từ Indonesia, Malaysia, cho đến Singapore, thậm chí Philippines, tất cả đều cử một hoặc hai tàu đến tập trận.
Một sự kiện nổi bật khác là việc Trung Quốc đã bị Mỹ loại ra khỏi cuộc tập trận RIMPAC vì những hành vi quân sự hóa Biển Đông.
Khi loan báo quyết định không mời Trung Quốc, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Christopher Logan nói rõ, đó là « phản ứng bước đầu đối với tình trạng Trung Quốc liên tục quân sự hóa Biển Đông… đẩy căng thẳng leo thang và gây bất ổn cho khu vực… không phù hợp với nguyên tắc và mục đích của cuộc tập trận Vành Đai Thái Bình Dương ».
Cuộc tập trận RIMPAC 2018 mở ra đúng vào lúc bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis công du Bắc Kinh.
Vào hôm nay, sau buổi hội đàm với đồng nhiệm Ngụy Phượng Hòa, ông James Mattis đã có một cuộc hội kiến với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh.
Theo hãng Reuters, trong cuộc gặp giữa hai bộ trưởng, ông Ngụy Phượng Hòa đã nói với phía Mỹ rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ chỉ có thể cùng nhau phát triển bằng cách duy trì sự tôn trọng lẫn nhau, hợp tác và không đối đầu. Theo nhân vật này, quân đội của hai nước nên thắt chặt quan hệ và kiểm soát các nguy cơ rủi ro.
Bản thông cáo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc cũng cho biết là phía Trung Quốc đã nói rõ cho phía Mỹ biết lập trường và mối quan ngại của Bắc Kinh trên ba hồ sơ Đài Loan, Biển Đông và Bắc Triều Tiên.
Úc dự kiến thông qua luật chống nước ngoài can thiệp
Bản quyền hình ảnhJOHN MACDOUGALL/AFP/GETTY IMAGESImage caption
Chính phủ Úc dự kiến thông qua luật chống can thiệp của chính phủ nước ngoài hôm 27/6, một hành động có nguy cơ làm căng thẳng thêm quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Phản ánh các quy tắc tương tự của Hoa Kỳ, Úc sẽ yêu cầu người vận động hành lang cho chính phủ nước ngoài phải đăng ký và có thể bị truy tố hình sự nếu bị coi là can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Úc, theo Reuters.
Thủ tướng Malcolm Turnbull năm ngoái đã đề cập đến "các báo cáo đáng lo ngại về ảnh hưởng Trung Quốc" như cách biện minh cho luật này.
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc can thiệp vào công việc của Úc, nhưng tại Úc, lo ngại Trung Quốc can thiệp chính trị và mối quan hệ giữa các nhà lập pháp Úc với doanh nghiệp Trung Quốc đã gia tăng.
"Tựu trung vấn đề sẽ nằm ở chỗ liệu Trung Quốc có được nêu tên khi luật được thông qua hay không. Trung Quốc sẽ không muốn lại một lần nữa bị phân biệt đối xử". Ông James Laurenceson, Phó giám đốc Viện Quan hệ Úc - Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney, nói.
Gói dự luật để trình Thượng viện bao gồm Dự luật minh bạch hóa ảnh hưởng của nước ngoài, trong đó yêu cầu giới vận động hành lang cho chính phủ nước ngoài phải đăng ký.
Một sửa đổi luật khác mở rộng các nguy cơ phạm tội bao gồm can thiệp của giới vận động hành lang.
Sau khi qua được Hạ viện, gói dự luật này dự kiến sẽ được Thượng viện thông qua, với đảng đối lập chính - Đảng Lao động - đã nói sẽ ủng hộ.
Một dự luật khác đã được lên kế hoạch, nhằm cấm các khoản quyên góp chính trị của nước ngoài, nhưng vẫn chưa được đưa vào Hạ viện.
Rạn nứt ngoại giao giữa Australia và Trung Quốc ảnh hưởng tới 125 tỷ đôla thương mại hai chiều do các nhà xuất khẩu rượu vang của Úc như Treasury Wine Estates bị trì hoãn khi thông quan một số sản phẩm tại hải quan Trung Quốc.
Mặc dù Úc nỗ lực để giảm bớt các rào cản, rượu vang mới chỉ được nhập khẩu 'nhỏ giọt' vào thị trường Trung Quốc, dự kiến trị giá hơn 1 tỷ đô la trong năm nay.
Những người nuôi trâu bò và trồng cam quýt ở Úc cũng lo sợ bị Trung Quốc cho ra rìa.
Bản quyền hình ảnhCHINA PHOTOS/GETTY IMAGESImage caption
Trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang nguội lạnh, công ty viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies Co Ltd [HWT.UL] trở thành mối lo ngại chính cho an ninh của Úc.
Là nhà sản xuất thiết bị mạng viễn thông lớn nhất thế giới và nhà cung cấp điện thoại thông minh số ba, Huawei đã gần như bị đóng cửa tại thị trường của Hoa Kỳ vì lo ngại của nước này về an ninh.
Tập đoàn này đang vận động hành lang để tránh có số phận tương tự ở Úc, bằng cách tài trợ các chuyến công du nước ngoài cho chính trị gia nhiều hơn bất kỳ công ty nào khác trong những năm gần đây, và sắp xếp cho John Lord, chủ tịch chi nhánh tại Úc, phát biểu tại Canberra hôm thứ Tư.
Lord, một cựu phó đô đốc hải quân Úc, cho biết các lo ngại về an ninh dựa trên mối liên hệ Huawei với Trung Quốc là "thiếu hiểu biết hoặc chỉ đơn giản là sai".
Huawei cung cấp thiết bị 4G cho ba trong số bốn hãng viễn thông lớn nhất là Vodafone, Optus của SingTel và TPG Telecom Ltd, nhưng đã bị cấm cung cấp thiết bị băng thông rộng vào năm 2012.
Ông Turnbull nói chính phủ Úc vẫn đang cân nhắc vai trò của Huawei đối với mạng mới phát triển 5G của Úc và đang tham khảo ý kiến từ các cơ quan an ninh về vấn đề này.
Mỹ bóp nghẹt kinh tế Iran
Một dàn khoan dầu của Iran ở vùng Vịnh, ngày 25/07/2005REUTERS/Raheb Homavandi/File Photo
Hoa Kỳ yêu cầu tất cả các nước trên thế giới ngưng mua dầu hỏa của Iran trễ nhất là từ ngày 04/11/2018, nếu không muốn bị trừng phạt. Một viên chức cao cấp của bộ Ngoại Giao Mỹ vừa đi một vòng châu Á và châu Âu để thúc giục các đối tác theo con đường duy nhất : bỏ Iran là điều kiện để chơi với Mỹ.
Sau quyết định rút bỏ hiệp định hạt nhân 2015, nước Mỹ của Donald Trump tiến hành chiến lược bóp nghẹt kinh tế Iran. Trong cuộc trao đổi với báo chí tại Washington ngày 26/06/2018, một nhà ngoại giao Mỹ mà AFP không cho biết danh tính, khẳng định « vì an ninh quốc gia, Hoa Kỳ cảnh báo các đối tác là phải ngưng nhập khẩu dầu hỏa Iran một cách « tuyệt đối » chậm lắm là vào ngày 04 tháng 11 tới» . Nhà ngoại giao này cho biết đã đi một vòng châu Âu và châu Á và sẽ trao đổi với Ấn Độ và Trung Quốc để đưa ra yêu cầu tương tự .
Thời điểm này là đúng sáu tháng theo kỳ hạn mà tổng thống Donald Trump tuyên bố khi thông báo quyết định rút khỏi hiệp định hạt nhân được chính quyền Barack Obama ký với Iran vào năm 2015.
Vào ngày 08/05, Donald Trump thông báo quyết định « xé » hiệp định mà ông cho là thiếu hiệu quả ngăn chận Iran chế tạo bom hạt nhân. Cùng lúc tổng thống Mỹ tái lập những biện pháp trừng phạt trực tiếp Iran và các nhà đầu tư, xí nghiệp quốc tế tiếp tục kinh doanh với Iran. Các công ty này có từ 90 ngày đến 180 ngày để rút khỏi thị trường Iran nếu muốn được tiếp tục buôn bán với Mỹ. Chỉ riêng nước Pháp, các công ty lớn như Peugeot, Renault, Total chọn giải pháp này vì không có hy vọng gì thuyết phục được Mỹ đặc cách. Washington cho biết « không dung thứ » một lĩnh vực nào.
Áp lực của Mỹ dường như đạt được hiệu quả trông thấy. Theo viên chức Mỹ nói trên, con số xí nghiệp quốc tế bỏ Iran « không ngờ nhiều như vậy ».
Iran mới là « kẻ thù nguy hiểm số một »
Câu hỏi then chốt là vì sao Washington muốn bóp nghẹt kinh tế Iran ?
Theo lập luận của Washington, Iran là thủ phạm gây rối loạn tình hình Trung Cận Đông qua các tổ chức võ trang thuộc hệ phái Shia như lực lượng dân quân Hồi giáo ở Irak, tổ chức Hezbollah ở Liban, tổ chức Hamas ở Gaza và trực tiếp tham chiến ở Syria, ủng hộ triệt để lãnh đạo Bachar Al Assad qua lực lượng vệ binh cách mạng do tướng Kacem Soleimani chỉ huy. Cũng chính Iran đòi « xóa sổ » Israel và kêu gọi lật đổ vương triều Ả Rập Xê Út, hai đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Nếu dựa vào tuyên bố của tổng thống Donald Trump muốn « làm thay đổi chế độ chính trị » ở Iran thì rõ ràng không phải Nga, Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên mà chính Iran mới là kẻ thù nguy hiểm số một.
Theo Mediapart, chiến lược của Washington xoay chung quanh bốn trục trong đó « bóp nghẹt kinh tế » chỉ là một : vô hiệu hóa tiến công của Iran về biên giới Israel, cắt đứt dưỡng khí kinh tế, ủng hộ các phong trào đối lập và thúc đẩy thành lập « trục » Israel- Ả Rập Xê Út.
Gây thêm khó khăn
Chưa có thể dự báo kế hoạch này sẽ đạt hiệu quả đến đâu ? Tuy nhiên, với một nền kinh tế mong manh vì nhiều thập niên cấm vận, tỉ lệ thất nghiệp cao, đời sống dân chúng khó khăn, tiền mất giá, thì sự kiện Teheran tập trung nhân lực, tài lực vào cuộc chiến ở Syria, ủng hộ các tổ chức Hồi Giáo Shia ở Irak, Liban… là nguyên nhân gây bất bình trong dân chúng với những cuộc biểu tình phản kháng từ cuối năm 2017 và cuộc đình công của tiểu thương Iran đang diễn ra.
Được đặt câu hỏi về cuộc đình công của tiểu thương Iran, từng làm cho chế độ vương quyền Iran sụp đổ vào năm 1978, viên chức ngoại giao Mỹ nói trên thẩm định : dân chúng quá mệt mỏi và bất bình thái độ của chính quyền cũng như tình trạng tham ô làm giàu của thành phần chỉ huy Vệ binh cách mạng và giáo quyền. Bản thân ngoại trưởng Mike Pompeo cũng gửi nhiều thông điệp trên mạng nhấn mạnh đến « các cuộc biểu tình ngày càng nhiều tố cáo đời sống khó khăn, tệ nạn bất công xã hội và tham ô ».
Sau khi chận nguồn đầu tư, chiến thuật bóp nghẹt kinh tế bước sang giai đoạn hai : cắt nguồn ngoại tệ từ dầu hỏa.
Ảnh vệ tinh : Bắc Triều Tiên vẫn nâng cấp một cơ sở hạt nhân
Photo satellite prise en mai 2009 du site nucléaire de Yongbyon en Corée …Cơ sở hạt nhân Bắc Triều Tiên Yongbyon (Ảnh vệ tinh chụp hồi tháng 05/2009)(Photo : AFP)
Bình Nhưỡng vẫn nâng cấp cơ sở nghiên cứu hạt nhân cho dù đã cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo tại thượng đỉnh thượng đỉnh Singapore. Theo hãng tin Pháp AFP vào hôm nay, 27/06/2018, trang mạng Mỹ chuyên về Bắc Triều Tiên 38° Bắc đã cho biết như trên.
Theo nguồn tin trên, hình ảnh vệ tinh gần đây, cho thấy nhiều hoạt động ở trung tâm hạt nhân Yongbyon, cơ sở hạt nhân chính của Bắc Triều Tiên, trong đó có những công trình xây dựng về hạ tầng cơ sở.
« Hình ảnh vệ tinh ngày 21/06 cho thấy hạ tầng cơ sở trung tâm nghiên cứu của Yongbyon tiếp tục được cải thiện ở mức độ nhanh chóng.»
Ngoài ra, trang mạng 38° Bắc cũng ghi nhận các hoạt động được tiếp tục ở nhà máy làm giàu uranium, cũng như việc xuất hiện một số cơ sở mới, trong đó có một văn phòng kỹ thuật (ingénierie) và một hành lang dẫn đến một tòa nhà bên trong chứa một lò phản ứng hạt nhân.
Tuy nhiên nguồn tin tên rất thận trọng, xác định rằng « không nên xem những hoạt động này có liên quan đến những lời hứa phi hạt nhân hóa của Bắc Triều Tiên », vì « như thông lệ, những ê kíp đặc trách hạt nhân vẫn làm công việc của họ trong khi chờ đợi lệnh của Bình Nhưỡng.»
Hãng tin Pháp cũng nhắc lại là khái niệm phi hạt nhân hóa bán đảo chưa được định nghĩa rõ ràng, vẫn còn rất mơ hồ. Cuộc gặp thượng đỉnh cũng không đưa ra một lịch trình cụ thể nào để tháo gỡ kho vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Mỹ không ấn định lịch trình phi hạt nhân hóa của Bắc Triều Tiên
Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo tại New York. Ảnh ngày 31/05/2018.Reuters
Vấn đề phi hạt nhân hóa của Bắc Triều Tiên sẽ không có lịch trình cố định. Thông tin được ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định ngày 25/06/2018, trái ngược với phát biểu một ngày trước đó của một quan chức bộ Quốc Phòng khi cho rằng Washington sắp gửi « một số yêu cầu đặc biệt » đến Bình Nhưỡng.
Trả lời phỏng vấn đài CNN qua điện thoại, ông Mike Pompeo cho biết muốn tiếp tục theo dõi những tiến triển trong lộ trình từ bỏ hạt nhân từ phía Bình Nhưỡng. Ông nói : « Tôi sẽ không ấn định lịch trình, dù có thể kéo dài hai tháng hoặc sáu tháng, chúng tôi đã cam kết đi theo một lộ trình nhanh chóng để xem liệu có thể đạt được những gì hai nhà lãnh đạo đã thống nhất ».
Reuters nhắc lại, vào tuần trước, ngoại trưởng Mỹ cho biết muốn sớm quay lại Bắc Triều Tiên để cụ thể hóa những cam kết được lãnh đạo hai nước ký tại thượng đỉnh ngày 12/06 tại Singapore.
Cứng rắn với Nhật
Bình Nhưỡng tiếp tục thể hiện cứng rắn với Tokyo. Truyền thông Nhà nước Bắc Triều Tiên ngày 25/06/2018 cho biết sẽ tiếp tục « phớt lờ » Nhật Bản cho đến khi nước này « phải ngừng các cuộc tập trận quy mô lớn và tăng cường khả năng tấn công quân sự, từ bỏ chính sách thù nghịch đối với Bắc Triều Tiên, đoạn tuyệt với quá khứ và tỏ ra thành thực mong muốn hòa bình ».
Báo Mỹ phơi bày sự dối trá của chính Mỹ
Thời báo New York mượn hình ảnh ông Kim để đả kích chính sách đối ngoại xem đối thủ như điên như dại của Mỹ.
Từ sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều được tổ chức tại Singapore hôm 12/06 vừa qua, ông Kim từ một nhà lãnh đạo bí mật, được cho là rất tàn bạo bỗng chốc trở thành một nhà lãnh đạo nghiêm túc và có tầm cỡ thế giới.
Trước thềm hội nghị, tờ Thời báo New York đã cho xuất bản một bài viết có tựa đề “Hình ảnh Kim Jong-un: Từ quý ngài hạt nhân trở thành nhà lãnh đạo đất nước tài ba”.
Thực tế, tờ Times muốn mượn hình ảnh ông Kim để đả kích chính sách đối ngoại của Mỹ được ví như là sản phẩm của các xung đột lợi ích và chính trị. Các quan chức Mỹ giàu kinh nghiệm và các chuyên gia hiểu biết đều xem những chính sách này một sự phản ánh sai lệch, hoang tưởng về đối thủ.
Thật ra, xu hướng coi đối thủ như điên dại của Mỹ đã có một lịch sử lâu dài.
Người Mỹ đã từng coi các nhà lãnh Cộng sản là những người cuồng tín, phi lý. Ngoại trưởng Edward Lansing từng gọi hệ tư tưởng Bôn-sê-víc là “điều ghê tởm và quái dị nhất mà tâm trí con người đã từng thụ thai”.
Trong những năm 1960, Ngoại trưởng Dean Rusk thì mô tả “trạng thái của tâm trí” của Bắc Kinh là sự kết hợp của sự kiêu ngạo và ám ảnh của chính mình, và nói rằng Trung Quốc được lãnh đạo bởi những người sẵn sàng sử dụng bạo lực.
Gần đây, các học giả Hoa Kỳ biện minh cho hành vi tấn công Iraq bằng một tuyên bố rất bất hợp lý rằng “Saddam Hussein là một kẻ xâm lược”, và những người ủng hộ chiến tranh với Iran đã sử dụng luận điệu tương tự để nói về giới lãnh đạo tại Tehran.
Cựu giám đốc CIA, James Woolsey từng mô tả các nhà lãnh đạo của Iran là “kẻ giết người diệt chủng”, Michael Rubin thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ thì tin rằng các nhà lãnh đạo không thể ngăn cản một cuộc tấn công hạt nhân trả thù của Iran.
Tương tự, nhiều người Mỹ xem những kẻ khủng bố quốc tế như những cá nhân điên rồ thay vì thấy họ như những người hành động có lý tưởng, tính toán, và sử dụng một chiến thuật cụ thể bởi vì họ tin rằng những hành động đó sẽ mang lại cơ hội tốt cho mục tiêu chính trị của họ.
Người Mỹ đã thay đổi cách nhìn về nhà lãnh đạo Triều Tiên sau Hội nghị thượng đỉnh diễn ra hôm 12/6 vừa qua |
Và không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người Mỹ dù được tiếp cận đầy thông tin cũng có khuynh hướng suy nghĩ theo cách này.
Họ tự thuyết phục rằng đất nước họ là độc đáo, đặc biệt, khôn ngoan, đạo đức và vị tha, và chính sách đối ngoại của Mỹ là tốt cho tất cả mọi người. Họ tin rằng những người không đồng ý với chính sách của Mỹ là loại đang phải đối mặt với chứng rối loạn tâm thần.
Tổng thống George W. Bush là người nắm bắt được quan điểm này một cách hoàn hảo khi ông thừa nhận sau ngày 11 tháng 11 rằng, “thật ngạc nhiên khi mọi người ghét chúng tôi ... bởi vì tôi biết chúng tôi tốt đến mức nào!”.
Thật không may là xu hướng đối xử với những đối thủ của Mỹ như vậy vốn không hợp lý và thực tế đã phải trả giá.
Nếu kẻ thù thực sự điên rồ, thì họ sẽ không bị đe dọa bởi ưu thế quân sự một cách rõ ràng của Mỹ và các chiến lược ngăn chặn thông thường có thể không hiệu quả. Nếu đúng như vậy, thì chiến tranh phòng ngừa sẽ trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn.
Như đã nói ở trên, đây chính xác là những gì đã xảy ra trong trường hợp của Iraq và là một phần quan trọng trong công thức chống lại Iran. Những người ủng hộ các cuộc tấn công quân sự chống Triều Tiên - bao gồm cả Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton - đã đưa ra những tranh luận tương tự về ông Kim.
Người Mỹ xem việc theo đuổi vũ khí hủy diệt hàng loạt của các quốc gia như Triều Tiên, Iran, hoặc Libya điên rồ. Với một đất nước nghèo như Bắc Hàn các nguồn lực khổng lồ để phát triển vũ khí hạt nhân chỉ cho thấy gia đình Kim kỳ lạ, hoang tưởng và nguy hiểm.
Nhưng ông Kim vừa chứng minh điều ngược lại. Có một quả bom hạt nhân hóa ra lại là một cách khá tốt để thu hút sự chú ý của Washington và thậm chí còn nhận được sự tôn trọng.
Ông Kim Jong-Un dường như đã chứng minh rằng để được nhiều sự tôn trọng từ Trump cần chống lại thay vì cố gắng thỏa hiệp cùng ông ta. Gia đình ông Kim chưa bao giờ điên rồ hay phi lý, tờ Times nhận định.
Và nếu các nhà lãnh đạo khác cũng hành động tương tự, thay vì nỗ lực để duy trì các điều khoản với Hoa Kỳ họ sẽ tập trung xây dựng các thỏa thuận hợp tác với nhau.
- Như Ý
|
Lãnh đạo Lầu Năm Góc đến Bắc Kinh vào lúc Mỹ-Trung nhiều căng thẳng
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis tại sân bay Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 26/06/2018.Reuters
Tướng James Mattis đến Bắc Kinh ngày 26/06/2018 trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên từ khi ông nhậm chức.
Cho dù chuyến công du diễn ra vào thời điểm quan hệ Mỹ-Trung đang bộc lộ nhiều căng thẳng, từ thương mại cho đến các vấn đề liên quan đến Biển Đông và Đài Loan, ông Mattis vẫn xác định mục tiêu là sẽ cố tìm kiếm những lãnh vực mà hai bên có thể đẩy mạnh hợp tác, đặc biệt trong hồ sơ Bắc Triều Tiên.
Theo chương trình dự kiến, trong chuyến thăm sẽ kéo dài đến ngày 28/06, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ sẽ tiếp xúc lần đầu tiên với đồng nhiệm Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe), cùng với nhiều quan chức cao cấp khác của Trung Quốc.
Theo hãng tin Pháp AFP, phát biểu với các nhà báo tháp tùng ông nhân chuyến công du châu Á, (ngoài Trung Quốc còn có Nhật Bản và Hàn Quốc), ông James Mattis cho biết mục tiêu của ông là làm sao « thẩm định » được các tham vọng chiến lược của Trung Quốc.
Chuyến công du Trung Quốc đầu tiên của một bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ từ năm 2014 đến nay, diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung đang căng thẳng trên nhiều mặt, từ tranh chấp thương mại đến an ninh chiến lược, với việc chính quyền của tổng thống Trump đã tăng cường giúp đỡ Đài Loan, đồng thời có những động thái cứng rắn cảnh cáo Bắc Kinh về việc quân sư hóa Biển Đông.
Cho dù vậy, ông James Mattis vẫn xác định sẽ tìm kiếm các mẫu số chung để tăng cường hợp tác, trong đó có việc thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Đối với ông, hai bên cần có « một cuộc đối thoại chiến lược minh bạch ».
Mong muốn ổn định quan hệ Mỹ-Trung cũng được phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc bày tỏ, theo đó hai bên nên cố « biến quan hệ quân sự song phương thành một nhân tố ổn định quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. »
Tuy nhiên, như để dằn mặt bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, nhật báo diều hâu Trung Quốc, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, vào hôm nay đã đăng một bài xã luận khuyên ông Mattis không nên chỉ trích, mà phải lắng nghe Bắc Kinh.
Tờ báo này không ngần ngại đe dọa: « Nếu Hoa Kỳ không hiểu được tâm trạng bất an của Trung Quốc, hoặc hiểu sai những hành động cần thiết mà Trung Quốc đã thực hiện để giảm bớt cảm giác bất an đó, căng thẳng sẽ không thể tránh khỏi trong quan hệ Trung-Mỹ ».
Tướng James Mattis đến Bắc Kinh ngày 26/06/2018 trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên từ khi ông nhậm chức.
Cho dù chuyến công du diễn ra vào thời điểm quan hệ Mỹ-Trung đang bộc lộ nhiều căng thẳng, từ thương mại cho đến các vấn đề liên quan đến Biển Đông và Đài Loan, ông Mattis vẫn xác định mục tiêu là sẽ cố tìm kiếm những lãnh vực mà hai bên có thể đẩy mạnh hợp tác, đặc biệt trong hồ sơ Bắc Triều Tiên.
Theo chương trình dự kiến, trong chuyến thăm sẽ kéo dài đến ngày 28/06, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ sẽ tiếp xúc lần đầu tiên với đồng nhiệm Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe), cùng với nhiều quan chức cao cấp khác của Trung Quốc.
Theo hãng tin Pháp AFP, phát biểu với các nhà báo tháp tùng ông nhân chuyến công du châu Á, (ngoài Trung Quốc còn có Nhật Bản và Hàn Quốc), ông James Mattis cho biết mục tiêu của ông là làm sao « thẩm định » được các tham vọng chiến lược của Trung Quốc.
Chuyến công du Trung Quốc đầu tiên của một bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ từ năm 2014 đến nay, diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung đang căng thẳng trên nhiều mặt, từ tranh chấp thương mại đến an ninh chiến lược, với việc chính quyền của tổng thống Trump đã tăng cường giúp đỡ Đài Loan, đồng thời có những động thái cứng rắn cảnh cáo Bắc Kinh về việc quân sư hóa Biển Đông.
Cho dù vậy, ông James Mattis vẫn xác định sẽ tìm kiếm các mẫu số chung để tăng cường hợp tác, trong đó có việc thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Đối với ông, hai bên cần có « một cuộc đối thoại chiến lược minh bạch ».
Mong muốn ổn định quan hệ Mỹ-Trung cũng được phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc bày tỏ, theo đó hai bên nên cố « biến quan hệ quân sự song phương thành một nhân tố ổn định quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. »
Tuy nhiên, như để dằn mặt bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, nhật báo diều hâu Trung Quốc, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, vào hôm nay đã đăng một bài xã luận khuyên ông Mattis không nên chỉ trích, mà phải lắng nghe Bắc Kinh.
Tờ báo này không ngần ngại đe dọa: « Nếu Hoa Kỳ không hiểu được tâm trạng bất an của Trung Quốc, hoặc hiểu sai những hành động cần thiết mà Trung Quốc đã thực hiện để giảm bớt cảm giác bất an đó, căng thẳng sẽ không thể tránh khỏi trong quan hệ Trung-Mỹ ».
Vì sao 5 năm trước Tổng thống Obama không tấn công Syria vào phút chót?
Thu Hằng | 27/06/2018 02:22 AM
Cựu Tổng thống Barack Obama lau mồ hôi khi phát biểu tại Đại học Georgetown. Ảnh: AP
Thu Hằng | 27/06/2018 02:22 AM
Năm 2013, chỉ 4 giờ trước lúc các máy bay chiến đấu Mỹ và Pháp cất cánh, khởi động chiến dịch tấn công Syria, Tổng thống Mỹ Barack Obama đột ngột thay đổi ý kiến.
Sau khi nhận được thông tin lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Asad bị tình nghi giết hại hơn 1.300 người dân Syria trong một vụ tấn công nghi ngờ sử dụng vũ khí hóa học, điều mà được coi là vượt qua “giới hạn đỏ” mà Tổng thống Obama đã đề ra, lãnh đạo Nhà Trắng đã cân nhắc triển khai một cuộc không kích nhằm vào quốc gia Trung Đông này.
Tuy nhiên, trong buổi đi dạo vườn Nhà Trắng với Chánh Văn phòng Denis McDonough ngày 31/8/2013, Tổng thống Obama có quyết định bất ngờ, tạm hoãn cuộc tấn công và nhất trí chờ Quốc hội bỏ phiếu thông qua trước khi tiến hành không kích. Tổng thống Obama cho biết ông phải nghe các thành viên trong Quốc hội bày tỏ mong muốn, tiếng nói của mình và được chấp thuận thực hiện vụ tấn công.
Trong thời điểm đó, Tổng thống Obama khẳng định việc trì hoãn tấn công không mang lại bất kỳ hậu quả nào về mặt chiến lược. Cố vấn an ninh cấp cao của ông giải thích cuộc tấn công “dù cho là tiến hành ngày mai, tuần sau hay tháng sau đều hiệu quả”.
Sau khi nhận được thông tin lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Asad bị tình nghi giết hại hơn 1.300 người dân Syria trong một vụ tấn công nghi ngờ sử dụng vũ khí hóa học, điều mà được coi là vượt qua “giới hạn đỏ” mà Tổng thống Obama đã đề ra, lãnh đạo Nhà Trắng đã cân nhắc triển khai một cuộc không kích nhằm vào quốc gia Trung Đông này.
Tuy nhiên, trong buổi đi dạo vườn Nhà Trắng với Chánh Văn phòng Denis McDonough ngày 31/8/2013, Tổng thống Obama có quyết định bất ngờ, tạm hoãn cuộc tấn công và nhất trí chờ Quốc hội bỏ phiếu thông qua trước khi tiến hành không kích. Tổng thống Obama cho biết ông phải nghe các thành viên trong Quốc hội bày tỏ mong muốn, tiếng nói của mình và được chấp thuận thực hiện vụ tấn công.
Trong thời điểm đó, Tổng thống Obama khẳng định việc trì hoãn tấn công không mang lại bất kỳ hậu quả nào về mặt chiến lược. Cố vấn an ninh cấp cao của ông giải thích cuộc tấn công “dù cho là tiến hành ngày mai, tuần sau hay tháng sau đều hiệu quả”.
Mỹ sắp lún sâu ở Syria?
Nhà Trắng gửi dự thảo đề xuất tới các ban lãnh đạo Thượng viện và Hạ viện, đề nghị cho phép hành động để ngăn chặn mối đe dọa vũ khí hóa học của Syria. Bản dự thảo còn nhấn mạnh chính quyền Mỹ không có ý định dấn thân thêm sâu vào cuộc nội chiến Syria đang ngày một mở rộng hơn.
Bước đi này thực sự là một canh bạc chính trị lớn cho Tổng thống Obama. Không có gì đảm bảo Quốc hội sẽ thông qua phương án quân sự và Tổng thống Obama cũng không khẳng định sẽ ra lệnh tấn công bất chấp việc Quốc hội có đồng ý hay không. Nếu như không được Quốc hội thông qua, đó sẽ là một cú giáng mạnh đối với chính quyền Tổng thống Obama.
Một số nhà quan sát chính trị cho rằng điều này có thể khiến uy tín của của người đứng đầu đất nước giảm rõ rệt trong việc tự ra quyết định độc lập đối với các hành động quân sự. Một tâm lý chung nổi lên là ông Obama không còn đủ tự tin trong việc tự mình giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Kết quả “chuyền bóng” cho Quốc hội để tấn công Syria đã không xảy ra. Trong khoảng thời gian chờ Quốc hội Mỹ lên kế hoạch bỏ phiếu, Mỹ và Nga đã đạt được những thỏa thuận đầu tiên về việc đặt ra hạn chót giao nộp vũ khí hóa học ở Syria vào tháng 11 năm đó.
Tổng thống Obama tin rằng với cương vị là tổng thống, ông có quyền ra lệnh tấn công song ông vẫn cần sự ủng hộ dân chủ và muốn tìm được sự cho phép từ những người đại diện dân Mỹ trong Quốc hội.
Quyết định đảo ngược của Tổng thống Obama là kết quả sau lần đi dạo với Chánh Văn phòng McDonough. Theo tác giả Glenn Thrush viết bài trên tạp chí Politico, Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chuck Hagel và Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice đều không được Tổng thống Obama hỏi tư vấn.
Tác giả Thrush cho rằng ngay từ đầu Tổng thống Obama chưa bao giờ có ý định lật đổ ông Assad. Bị ám ảnh bởi cuộc chiến tranh Iraq và chiến dịch thảm khốc tại Libya, Tổng thống Obama luôn không tỏ ý dứt khoát với mục tiêu hạ bệ người đồng cấp Syria.
Cả Tổng thống Obama và Chánh Văn phòng McDonough đều “dị ứng” với việc can thiệp quân sự. Thậm chí trước khi cuộc bỏ phiếu về kế hoạch tấn công Syria diễn ra tại Quốc hội Mỹ, ông McDonough thừa nhận chính quyền của Tổng thống Obama vẫn chưa có bằng chứng "không thể chối bỏ" về cuộc tấn công hóa học mà lực lượng Syria bị cáo buộc đứng đằng sau.
Nhà Trắng gửi dự thảo đề xuất tới các ban lãnh đạo Thượng viện và Hạ viện, đề nghị cho phép hành động để ngăn chặn mối đe dọa vũ khí hóa học của Syria. Bản dự thảo còn nhấn mạnh chính quyền Mỹ không có ý định dấn thân thêm sâu vào cuộc nội chiến Syria đang ngày một mở rộng hơn.
Bước đi này thực sự là một canh bạc chính trị lớn cho Tổng thống Obama. Không có gì đảm bảo Quốc hội sẽ thông qua phương án quân sự và Tổng thống Obama cũng không khẳng định sẽ ra lệnh tấn công bất chấp việc Quốc hội có đồng ý hay không. Nếu như không được Quốc hội thông qua, đó sẽ là một cú giáng mạnh đối với chính quyền Tổng thống Obama.
Một số nhà quan sát chính trị cho rằng điều này có thể khiến uy tín của của người đứng đầu đất nước giảm rõ rệt trong việc tự ra quyết định độc lập đối với các hành động quân sự. Một tâm lý chung nổi lên là ông Obama không còn đủ tự tin trong việc tự mình giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Kết quả “chuyền bóng” cho Quốc hội để tấn công Syria đã không xảy ra. Trong khoảng thời gian chờ Quốc hội Mỹ lên kế hoạch bỏ phiếu, Mỹ và Nga đã đạt được những thỏa thuận đầu tiên về việc đặt ra hạn chót giao nộp vũ khí hóa học ở Syria vào tháng 11 năm đó.
Tổng thống Obama tin rằng với cương vị là tổng thống, ông có quyền ra lệnh tấn công song ông vẫn cần sự ủng hộ dân chủ và muốn tìm được sự cho phép từ những người đại diện dân Mỹ trong Quốc hội.
Quyết định đảo ngược của Tổng thống Obama là kết quả sau lần đi dạo với Chánh Văn phòng McDonough. Theo tác giả Glenn Thrush viết bài trên tạp chí Politico, Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chuck Hagel và Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice đều không được Tổng thống Obama hỏi tư vấn.
Tác giả Thrush cho rằng ngay từ đầu Tổng thống Obama chưa bao giờ có ý định lật đổ ông Assad. Bị ám ảnh bởi cuộc chiến tranh Iraq và chiến dịch thảm khốc tại Libya, Tổng thống Obama luôn không tỏ ý dứt khoát với mục tiêu hạ bệ người đồng cấp Syria.
Cả Tổng thống Obama và Chánh Văn phòng McDonough đều “dị ứng” với việc can thiệp quân sự. Thậm chí trước khi cuộc bỏ phiếu về kế hoạch tấn công Syria diễn ra tại Quốc hội Mỹ, ông McDonough thừa nhận chính quyền của Tổng thống Obama vẫn chưa có bằng chứng "không thể chối bỏ" về cuộc tấn công hóa học mà lực lượng Syria bị cáo buộc đứng đằng sau.
Thủ tướng Malaysia: "Trung Quốc thì có gì phải sợ"
Hải Võ | 27/06/2018 08:02 AM
Hải Võ | 27/06/2018 08:02 AM
"Không có gì phải sợ" là điều thủ tướng 92 tuổi của Malaysia, ông Mahathir Mohamad, nói về Trung Quốc khi đề cập người láng giềng khổng lồ và quan điểm đối ngoại với Bắc Kinh.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) vào tháng 6/2018, thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã chia sẻ về quan hệ với Trung Quốc cùng những ý tưởng của ông để giúp đất nước tiếp tục đi lên.
Dưới đây là trích lược nội dung bài phỏng vấn tại văn phòng của ông Mahathir ở Putrajaya.
---
Ông nghĩ thế nào về Trung Quốc?
Chúng tôi luôn có liên hệ với Trung Quốc. Trên thực tế, trong suốt thời gian qua, chúng tôi phát triển quan hệ rất tốt với Trung Quốc. Đôi khi chúng tôi còn trở thành phát ngôn viên cho Trung Quốc bởi vì đi đến đâu người ta cũng hỏi tôi "Ông nghĩ như thế nào về Trung Quốc? Ông có sợ không?". Tôi đáp rằng, "Không có gì phải sợ cả".
Hai nước đã là láng giềng suốt 2.000 năm qua và các anh (Trung Quốc) vẫn chưa chinh phục được chúng tôi. Nhưng người Bồ Đào Nha đã xuất hiện vào năm 1509, hai năm sau đó họ tới và khuất phục chúng tôi.
Bởi vậy, tôi luôn kể lại câu chuyện này mỗi khi mọi người hỏi. Tôi luôn coi Trung Quốc là láng giềng tốt, đồng thời là thị trường rất lớn đối với mọi mặt hàng chúng tôi sản xuất. Malaysia là một đất nước thương mại, chúng tôi cần các thị trường và do đó không thể gây bất hòa với thị trường lớn như thế được.
Một số ý kiến nói ông "bài Trung Quốc", có đúng như vậy không?
Có một số chuyện rõ ràng đã được [Trung Quốc] thực hiện mà không hướng tới lợi ích hay thậm chí là không mang lại điều gì tốt đẹp cho Malaysia.
Chúng tôi chào đón đầu tư nước ngoài từ bất kỳ đâu, tất nhiên cả từ Trung Quốc.
Nhưng đối với các hợp đồng được trao cho Trung Quốc và các khoản tiền lớn vay từ Trung Quốc, khi Trung Quốc nhận được các gói thầu, thì nhà thầu của họ lại muốn sử dụng nhân công từ Trung Quốc, muốn dùng mọi thứ nhập khẩu từ Trung Quốc, ngay cả việc thanh toán cũng không thực hiện ở đây mà ở Trung Quốc.
Như thế thì chúng tôi không được gì cả. Loại thỏa thuận như vậy không phải điều tôi hoan nghênh.
Một điều nữa là họ phát triển "trọn gói" những thành phố hết sức tân tiến và đắt đỏ, mà người Malaysia không thể mua nổi. Vậy là họ sẽ đưa người nước ngoài đến các thành phố đó, mà hiện nay thì không nước nào trên thế giới lại cho phép quá nhiều người nhập cư vào quốc gia mình. Mọi người có thể thấy điều này ở Mỹ, châu Âu hay bất cứ nơi nào.
Vì thế chúng tôi không muốn có những "thành phố trọn gói" mọc lên tại Malaysia, nơi nhà đầu tư bỏ tiền mua những khu đất lớn của Malaysia rồi đưa người nước ngoài đến sống. Đó là điều tôi phản đối.
Tôi cũng phản đối nếu việc đầu tư như thế đến từ Ấn Độ, các nước Ả Rập hay châu Âu. Không một ai muốn thấy làn sóng nhập cư ồ ạt, rõ ràng ở Malaysia cũng vậy.
Thủ tướng Mahathir Mohamad và ông Jack Ma tại Kuala Lumpur. Ảnh: SCMP
Mặt khác, nếu đầu tư nước ngoài đi kèm những ý tưởng như ông Jack Ma (người đứng đầu tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc Alibaba - PV) đề cập - đó là đào tạo người Malaysia, để người Malaysia vận hành công việc, và thúc đẩy người Malaysia buôn bán ở Trung Quốc - thì tốt.
Trung Quốc đã có 300 triệu dân thuộc tầng lớp trung lưu. Đó là thị trường lớn. Ông ấy (Jack Ma) nói nếu mọi thứ đều được sản xuất ở Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ rất ô nhiễm.
Vì vậy cách tiếp cận và giới thiệu đề án của ông ấy hoàn toàn khác với những nhà thầu Trung Quốc khác - những người chỉ muốn lấy hợp đồng, rồi không thèm thuê công nhân [Malaysia]; mà đưa tất cả nhân công từ Trung Quốc qua. Đó là điều không được hoan nghênh.
Liệu Malaysia có hưởng lợi từ sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc?
Từ trước đây tôi đã nêu ý tưởng phát triển Con đường tơ lụa. Khi tàu bè phải chở nhiều dầu hơn thì chúng sẽ được chế tạo ngày càng lớn hơn... đến 500.000 tấn, trong khi tàu hỏa vẫn giữ nguyên kích cỡ như thế.
Vậy là tôi viết thư cho ông Tập Cận Bình, gợi ý ông xây dựng một đoàn "siêu tàu", có thể là gấp rưỡi kích cỡ hiện nay, với toa tàu dài hơn và có thể di chuyển từ Trung Quốc sang châu Âu, bởi công nghệ ngày nay đã cho phép làm điều đó.
Ông Mahathir Mohamad gặp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình năm 2013. Ảnh: news.cn
Sau đó thì hiển nhiên ông ấy đã đưa ra sáng kiến Vành đai, Con đường, [bao gồm] cả một tuyến hàng hải tới châu Âu.
Chúng tôi cần có tuyến đường "mở" cho tất cả tàu bè, bởi chúng tôi giao thương với tất cả các nước và cần vùng biển khai phóng với tất cả mọi người, chúng tôi không cần tạo ra căng thẳng bằng các chiến hạm hiện diện.
Nhưng chúng ta cũng cần có các tàu nhỏ để bảo đảm vùng biển an toàn trước hải tặc. Đó là điều mà các nước Đông Nam Á, Trung Quốc và các nước phương Đông khác có thể phối hợp, nhằm gìn giữ an ninh hàng hải cho tàu thuyền qua lại. Đây là ý kiến của chúng tôi.
Chúng tôi không chống lại sáng kiến Vành đai, Con đường, nhưng sáng kiến này cần mở cửa đối với tất cả thương thuyền trên thế giới.
Theo ông, đâu là cách tốt nhất để gìn giữ hòa bình ở biển Đông?
Tôi cho rằng không cần có quá nhiều tàu chiến. Các chiến hạm sẽ gây ra căng thẳng. Đến lúc nào đó, ai đó có thể phạm sai lầm và dẫn đến xung đột, một vài tàu chiến sẽ thiệt hại, thậm chí có khả năng chiến tranh. Chúng tôi không muốn điều đó.
Điều chúng tôi mong muốn là các vùng biển được giám sát bởi những nhóm tàu tuần tra nhỏ, được trang bị để đối phó với cướp biển chứ không phải để đánh trận.
Ý tưởng tàu nhỏ này sẽ là một phần trong cơ chế hợp tác của ASEAN?
Tất nhiên là như thế, bởi vì toàn bộ biển Đông được bao quanh bởi các quốc gia Đông Nam Á. Nhưng nếu Trung Quốc muốn gửi các tàu cỡ nhỏ tham gia thì họ cũng được chào đón. Bất kỳ ai, bao gồm Mỹ, cũng được hoan nghênh nếu muốn tham gia, nhưng đừng đưa các chiến hạm đến đây.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) vào tháng 6/2018, thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã chia sẻ về quan hệ với Trung Quốc cùng những ý tưởng của ông để giúp đất nước tiếp tục đi lên.
Dưới đây là trích lược nội dung bài phỏng vấn tại văn phòng của ông Mahathir ở Putrajaya.
---
Ông nghĩ thế nào về Trung Quốc?
Chúng tôi luôn có liên hệ với Trung Quốc. Trên thực tế, trong suốt thời gian qua, chúng tôi phát triển quan hệ rất tốt với Trung Quốc. Đôi khi chúng tôi còn trở thành phát ngôn viên cho Trung Quốc bởi vì đi đến đâu người ta cũng hỏi tôi "Ông nghĩ như thế nào về Trung Quốc? Ông có sợ không?". Tôi đáp rằng, "Không có gì phải sợ cả".
Hai nước đã là láng giềng suốt 2.000 năm qua và các anh (Trung Quốc) vẫn chưa chinh phục được chúng tôi. Nhưng người Bồ Đào Nha đã xuất hiện vào năm 1509, hai năm sau đó họ tới và khuất phục chúng tôi.
Bởi vậy, tôi luôn kể lại câu chuyện này mỗi khi mọi người hỏi. Tôi luôn coi Trung Quốc là láng giềng tốt, đồng thời là thị trường rất lớn đối với mọi mặt hàng chúng tôi sản xuất. Malaysia là một đất nước thương mại, chúng tôi cần các thị trường và do đó không thể gây bất hòa với thị trường lớn như thế được.
Một số ý kiến nói ông "bài Trung Quốc", có đúng như vậy không?
Có một số chuyện rõ ràng đã được [Trung Quốc] thực hiện mà không hướng tới lợi ích hay thậm chí là không mang lại điều gì tốt đẹp cho Malaysia.
Chúng tôi chào đón đầu tư nước ngoài từ bất kỳ đâu, tất nhiên cả từ Trung Quốc.
Nhưng đối với các hợp đồng được trao cho Trung Quốc và các khoản tiền lớn vay từ Trung Quốc, khi Trung Quốc nhận được các gói thầu, thì nhà thầu của họ lại muốn sử dụng nhân công từ Trung Quốc, muốn dùng mọi thứ nhập khẩu từ Trung Quốc, ngay cả việc thanh toán cũng không thực hiện ở đây mà ở Trung Quốc.
Như thế thì chúng tôi không được gì cả. Loại thỏa thuận như vậy không phải điều tôi hoan nghênh.
Một điều nữa là họ phát triển "trọn gói" những thành phố hết sức tân tiến và đắt đỏ, mà người Malaysia không thể mua nổi. Vậy là họ sẽ đưa người nước ngoài đến các thành phố đó, mà hiện nay thì không nước nào trên thế giới lại cho phép quá nhiều người nhập cư vào quốc gia mình. Mọi người có thể thấy điều này ở Mỹ, châu Âu hay bất cứ nơi nào.
Vì thế chúng tôi không muốn có những "thành phố trọn gói" mọc lên tại Malaysia, nơi nhà đầu tư bỏ tiền mua những khu đất lớn của Malaysia rồi đưa người nước ngoài đến sống. Đó là điều tôi phản đối.
Tôi cũng phản đối nếu việc đầu tư như thế đến từ Ấn Độ, các nước Ả Rập hay châu Âu. Không một ai muốn thấy làn sóng nhập cư ồ ạt, rõ ràng ở Malaysia cũng vậy.
Thủ tướng Mahathir Mohamad và ông Jack Ma tại Kuala Lumpur. Ảnh: SCMP
Mặt khác, nếu đầu tư nước ngoài đi kèm những ý tưởng như ông Jack Ma (người đứng đầu tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc Alibaba - PV) đề cập - đó là đào tạo người Malaysia, để người Malaysia vận hành công việc, và thúc đẩy người Malaysia buôn bán ở Trung Quốc - thì tốt.
Trung Quốc đã có 300 triệu dân thuộc tầng lớp trung lưu. Đó là thị trường lớn. Ông ấy (Jack Ma) nói nếu mọi thứ đều được sản xuất ở Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ rất ô nhiễm.
Vì vậy cách tiếp cận và giới thiệu đề án của ông ấy hoàn toàn khác với những nhà thầu Trung Quốc khác - những người chỉ muốn lấy hợp đồng, rồi không thèm thuê công nhân [Malaysia]; mà đưa tất cả nhân công từ Trung Quốc qua. Đó là điều không được hoan nghênh.
Liệu Malaysia có hưởng lợi từ sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc?
Từ trước đây tôi đã nêu ý tưởng phát triển Con đường tơ lụa. Khi tàu bè phải chở nhiều dầu hơn thì chúng sẽ được chế tạo ngày càng lớn hơn... đến 500.000 tấn, trong khi tàu hỏa vẫn giữ nguyên kích cỡ như thế.
Vậy là tôi viết thư cho ông Tập Cận Bình, gợi ý ông xây dựng một đoàn "siêu tàu", có thể là gấp rưỡi kích cỡ hiện nay, với toa tàu dài hơn và có thể di chuyển từ Trung Quốc sang châu Âu, bởi công nghệ ngày nay đã cho phép làm điều đó.
Ông Mahathir Mohamad gặp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình năm 2013. Ảnh: news.cn
Sau đó thì hiển nhiên ông ấy đã đưa ra sáng kiến Vành đai, Con đường, [bao gồm] cả một tuyến hàng hải tới châu Âu.
Chúng tôi cần có tuyến đường "mở" cho tất cả tàu bè, bởi chúng tôi giao thương với tất cả các nước và cần vùng biển khai phóng với tất cả mọi người, chúng tôi không cần tạo ra căng thẳng bằng các chiến hạm hiện diện.
Nhưng chúng ta cũng cần có các tàu nhỏ để bảo đảm vùng biển an toàn trước hải tặc. Đó là điều mà các nước Đông Nam Á, Trung Quốc và các nước phương Đông khác có thể phối hợp, nhằm gìn giữ an ninh hàng hải cho tàu thuyền qua lại. Đây là ý kiến của chúng tôi.
Chúng tôi không chống lại sáng kiến Vành đai, Con đường, nhưng sáng kiến này cần mở cửa đối với tất cả thương thuyền trên thế giới.
Theo ông, đâu là cách tốt nhất để gìn giữ hòa bình ở biển Đông?
Tôi cho rằng không cần có quá nhiều tàu chiến. Các chiến hạm sẽ gây ra căng thẳng. Đến lúc nào đó, ai đó có thể phạm sai lầm và dẫn đến xung đột, một vài tàu chiến sẽ thiệt hại, thậm chí có khả năng chiến tranh. Chúng tôi không muốn điều đó.
Điều chúng tôi mong muốn là các vùng biển được giám sát bởi những nhóm tàu tuần tra nhỏ, được trang bị để đối phó với cướp biển chứ không phải để đánh trận.
Ý tưởng tàu nhỏ này sẽ là một phần trong cơ chế hợp tác của ASEAN?
Tất nhiên là như thế, bởi vì toàn bộ biển Đông được bao quanh bởi các quốc gia Đông Nam Á. Nhưng nếu Trung Quốc muốn gửi các tàu cỡ nhỏ tham gia thì họ cũng được chào đón. Bất kỳ ai, bao gồm Mỹ, cũng được hoan nghênh nếu muốn tham gia, nhưng đừng đưa các chiến hạm đến đây.
Trung Quốc thọc sâu "bàn tay vô hình" vào nền kinh tế lớn nhất châu Phi
Liệu Trung Quốc có để các vùng biển mở cửa tự do?
Tôi nghĩ các vùng biển mở mang lại lợi ích cho chính Trung Quốc, bởi như vậy sẽ có nhiều giao thương hơn. Anh không thể đòi hỏi mọi hàng hóa chuyển đến Trung Quốc phải đổi sang vận chuyển bằng tàu Trung Quốc trước khi tiến vào eo Malacca và biển Đông.
Hàng hóa từ châu Âu và Mỹ sẽ đi qua eo Malacca, và những tàu thuyền này cần được tự do đi qua eo biển, rồi tiến vào biển Đông để tới Trung Quốc. Anh không thể bắt một tàu chở dầu của người Mỹ dừng lại để bơm dầu sang tàu Trung Quốc, chuyện đó quá nực cười. Vùng biển phải luôn luôn rộng mở.
Chúng tôi có Malacca - một eo biển rất hẹp, chỉ rộng khoảng 20 dặm (32 km) và khá cạn. Chúng tôi chưa từng tìm cách chặn tàu đi qua. Mọi người đều được chào đón.
Mặc dù eo biển này nằm giữa Malaysia và Indonesia, và chúng tôi có thể đặt tên nó là "biển Malaysia-Indonesia", nhưng đã không làm vậy. Chúng tôi muốn vùng biển này mở bởi điều này tốt cho thương mại. Biển Đông cũng tốt cho các nước giao thương với nhau.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc leo thang sẽ tác động đến khu vực như thế nào?
Tôi thấy tư duy rằng anh có thể bảo vệ điều gì đó bằng cách đe dọa chiến tranh là sai lầm. Chiến tranh không giúp giải quyết vấn đề mà nó tạo ra vấn đề, gây nên chết chóc và hủy diệt toàn bộ nền văn minh.
Nếu một cuộc chiến xảy ra thì tôi nghĩ không chỉ Mỹ và Trung Quốc thiệt hại, mà cả thế giới cũng tổn thất. Do đó chúng ta nên suy nghĩ theo phương diện giúp đại dương an toàn, chứ không phải là các tàu chiến, mẫu hạm Trung Quốc đối đầu với tàu chiến và mẫu hạm Mỹ, hay một bên có đánh bại bên kia, chế tạo các tàu chiến lớn hơn... và tiêu tốn rất nhiều tiền.
Ngày nay, chế tạo một phi cơ không hề rẻ. Từng có thời một chiến đấu cơ như chiếc Spitfire chỉ tốn 1 triệu ringgit. Bây giờ thì một chiếc máy bay ngốn đến 200 triệu ringgit (khoảng 50 triệu USD). Chúng tôi không thể đáp ứng được những thứ như vậy. Cho nên giá thành sản xuất vũ khí thấp hơn sẽ tốt cho nền kinh tế toàn cầu.
Dĩ nhiên các nhà buôn vũ khí sẽ kém vui, nhà sản xuất vũ khí không hài lòng, nhưng rồi họ sẽ sớm biết tận dụng cơ sở của mình để chế tạo ra các công cụ hòa bình.
Khảo sát gần đây cho thấy lá phiếu của cử tri Malaysia ngả theo ba hướng, giữa đảng Pakatan Harapan của ông, đảng Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO) và đảng Hồi giáo PAS? Đảng Pakatan đã thu hút cử tri bằng cách nào?
Trong cuộc bầu cử lần thứ 13 (năm 2013), cử tri hoàn toàn không ủng hộ phe đối lập. Còn trong cuộc tuyển cử lần thứ 14, đã có đủ số phiếu ngả về phía đối lập để giúp giành thắng lợi. Như vậy là đã có những chuyển biến trong người dân Malaysia.
Người Malaysia chia thành ba nhóm: Người thành thị - những người hết sức phức tạp và độc lập; Người ngoại ô; và Người ở nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Ở những nơi vùng sâu vùng xa, người dân ủng hộ chính đảng một cách trung thành. Họ không quan tâm đến những chuyện đang diễn ra và có thể không hiểu cả chuyện gì đang xảy ra. Nhưng ở khu vực thành thị và ngoại thành, dân chúng biết được những hành động sai trái của chính phủ và quay lưng với chính phủ. Chính lá phiếu của họ đã giúp chúng tôi chiến thắng.
Người Malaysia đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử. Ảnh: Reuters
Các cử tri ở vùng nông thôn vẫn còn cần được giải thích nhiều. Họ hiểu về giá sinh hoạt đắt đỏ, nhưng không hiểu thế nào là 1 nghìn tỉ ringgit. 1 nghìn tỉ ringgit là gì? Đó là rất nhiều số 0, đến 12 số 0. Không dễ để họ nắm được điều đó. (Theo số liệu của chính quyền Mahathir, 1 nghìn tỉ ringgit là số nợ của Malaysia dưới thời cựu thủ tướng Najib Razak.)
Vậy nên họ không quan tâm và tin là chính phủ nào thì cũng tham nhũng vậy thôi. Nghĩa là [họ tin] tôi cũng đã rất thoái hóa khi tôi làm việc trong chính phủ. Đó là cách nhận thức của họ. Và nhận thức chính là điều phân hóa người Malaysia: Nông thôn, ngoại ô, và thành thị.
Trong tương lai đảng Pakatan có thể làm gì khi không còn nhân tố Mahathir hỗ trợ?
Tôi không thể giữ tiếng tốt mãi được đâu. Sẽ có ngày tôi mang tiếng xấu, bởi vì khi anh công tác trong chính phủ thì anh sẽ phải làm những việc không được ủng hộ. Vậy nên đây không phải là một điều cố định.
Nhưng ở thời điểm hiện tại thì tất nhiên, so sánh giữa thời kỳ của tôi với thời ông Najib, người dân sẽ thích cuộc sống được mang lại trong nhiệm kỳ của tôi hơn.
Khi nào sẽ có những buộc tội trong vụ quỹ 1MDB?
Chúng tôi biết vụ 1MDB là một bê bối rất lớn, chúng tôi là tiền bị đánh cắp và hàng tỉ ringgit đã bị mất. Nhưng khi đưa ra tòa án thì anh cần bằng chứng rõ ràng.
(Quỹ phát triển 1Malaysia Development Berhad (1MDB), được ông Najib Razak thành lập và điều hành từ năm 2009. Scandal 1MDB nổ ra năm 2016 khi Bộ tư pháp Mỹ khẳng định một quan chức cấp cao Malaysia cùng thân nhân đã bòn rút đến 4,5 tỉ USD từ quỹ này, thông qua các ngân hàng tại Mỹ-PV)
Các công tố viên lúc này đang thu thập bằng chứng để khi đưa ra xét xử, các thẩm phán không đánh giá dựa trên cảm tính mà nhờ vào thực tế cùng bằng chứng đưa ra. Đó là lý do chúng ta phải mất nhiều thời gian hơn dự kiến.
Liệu Trung Quốc có để các vùng biển mở cửa tự do?
Tôi nghĩ các vùng biển mở mang lại lợi ích cho chính Trung Quốc, bởi như vậy sẽ có nhiều giao thương hơn. Anh không thể đòi hỏi mọi hàng hóa chuyển đến Trung Quốc phải đổi sang vận chuyển bằng tàu Trung Quốc trước khi tiến vào eo Malacca và biển Đông.
Hàng hóa từ châu Âu và Mỹ sẽ đi qua eo Malacca, và những tàu thuyền này cần được tự do đi qua eo biển, rồi tiến vào biển Đông để tới Trung Quốc. Anh không thể bắt một tàu chở dầu của người Mỹ dừng lại để bơm dầu sang tàu Trung Quốc, chuyện đó quá nực cười. Vùng biển phải luôn luôn rộng mở.
Chúng tôi có Malacca - một eo biển rất hẹp, chỉ rộng khoảng 20 dặm (32 km) và khá cạn. Chúng tôi chưa từng tìm cách chặn tàu đi qua. Mọi người đều được chào đón.
Mặc dù eo biển này nằm giữa Malaysia và Indonesia, và chúng tôi có thể đặt tên nó là "biển Malaysia-Indonesia", nhưng đã không làm vậy. Chúng tôi muốn vùng biển này mở bởi điều này tốt cho thương mại. Biển Đông cũng tốt cho các nước giao thương với nhau.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc leo thang sẽ tác động đến khu vực như thế nào?
Tôi thấy tư duy rằng anh có thể bảo vệ điều gì đó bằng cách đe dọa chiến tranh là sai lầm. Chiến tranh không giúp giải quyết vấn đề mà nó tạo ra vấn đề, gây nên chết chóc và hủy diệt toàn bộ nền văn minh.
Nếu một cuộc chiến xảy ra thì tôi nghĩ không chỉ Mỹ và Trung Quốc thiệt hại, mà cả thế giới cũng tổn thất. Do đó chúng ta nên suy nghĩ theo phương diện giúp đại dương an toàn, chứ không phải là các tàu chiến, mẫu hạm Trung Quốc đối đầu với tàu chiến và mẫu hạm Mỹ, hay một bên có đánh bại bên kia, chế tạo các tàu chiến lớn hơn... và tiêu tốn rất nhiều tiền.
Ngày nay, chế tạo một phi cơ không hề rẻ. Từng có thời một chiến đấu cơ như chiếc Spitfire chỉ tốn 1 triệu ringgit. Bây giờ thì một chiếc máy bay ngốn đến 200 triệu ringgit (khoảng 50 triệu USD). Chúng tôi không thể đáp ứng được những thứ như vậy. Cho nên giá thành sản xuất vũ khí thấp hơn sẽ tốt cho nền kinh tế toàn cầu.
Dĩ nhiên các nhà buôn vũ khí sẽ kém vui, nhà sản xuất vũ khí không hài lòng, nhưng rồi họ sẽ sớm biết tận dụng cơ sở của mình để chế tạo ra các công cụ hòa bình.
Khảo sát gần đây cho thấy lá phiếu của cử tri Malaysia ngả theo ba hướng, giữa đảng Pakatan Harapan của ông, đảng Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO) và đảng Hồi giáo PAS? Đảng Pakatan đã thu hút cử tri bằng cách nào?
Trong cuộc bầu cử lần thứ 13 (năm 2013), cử tri hoàn toàn không ủng hộ phe đối lập. Còn trong cuộc tuyển cử lần thứ 14, đã có đủ số phiếu ngả về phía đối lập để giúp giành thắng lợi. Như vậy là đã có những chuyển biến trong người dân Malaysia.
Người Malaysia chia thành ba nhóm: Người thành thị - những người hết sức phức tạp và độc lập; Người ngoại ô; và Người ở nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Ở những nơi vùng sâu vùng xa, người dân ủng hộ chính đảng một cách trung thành. Họ không quan tâm đến những chuyện đang diễn ra và có thể không hiểu cả chuyện gì đang xảy ra. Nhưng ở khu vực thành thị và ngoại thành, dân chúng biết được những hành động sai trái của chính phủ và quay lưng với chính phủ. Chính lá phiếu của họ đã giúp chúng tôi chiến thắng.
Người Malaysia đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử. Ảnh: Reuters
Các cử tri ở vùng nông thôn vẫn còn cần được giải thích nhiều. Họ hiểu về giá sinh hoạt đắt đỏ, nhưng không hiểu thế nào là 1 nghìn tỉ ringgit. 1 nghìn tỉ ringgit là gì? Đó là rất nhiều số 0, đến 12 số 0. Không dễ để họ nắm được điều đó. (Theo số liệu của chính quyền Mahathir, 1 nghìn tỉ ringgit là số nợ của Malaysia dưới thời cựu thủ tướng Najib Razak.)
Vậy nên họ không quan tâm và tin là chính phủ nào thì cũng tham nhũng vậy thôi. Nghĩa là [họ tin] tôi cũng đã rất thoái hóa khi tôi làm việc trong chính phủ. Đó là cách nhận thức của họ. Và nhận thức chính là điều phân hóa người Malaysia: Nông thôn, ngoại ô, và thành thị.
Trong tương lai đảng Pakatan có thể làm gì khi không còn nhân tố Mahathir hỗ trợ?
Tôi không thể giữ tiếng tốt mãi được đâu. Sẽ có ngày tôi mang tiếng xấu, bởi vì khi anh công tác trong chính phủ thì anh sẽ phải làm những việc không được ủng hộ. Vậy nên đây không phải là một điều cố định.
Nhưng ở thời điểm hiện tại thì tất nhiên, so sánh giữa thời kỳ của tôi với thời ông Najib, người dân sẽ thích cuộc sống được mang lại trong nhiệm kỳ của tôi hơn.
Khi nào sẽ có những buộc tội trong vụ quỹ 1MDB?
Chúng tôi biết vụ 1MDB là một bê bối rất lớn, chúng tôi là tiền bị đánh cắp và hàng tỉ ringgit đã bị mất. Nhưng khi đưa ra tòa án thì anh cần bằng chứng rõ ràng.
(Quỹ phát triển 1Malaysia Development Berhad (1MDB), được ông Najib Razak thành lập và điều hành từ năm 2009. Scandal 1MDB nổ ra năm 2016 khi Bộ tư pháp Mỹ khẳng định một quan chức cấp cao Malaysia cùng thân nhân đã bòn rút đến 4,5 tỉ USD từ quỹ này, thông qua các ngân hàng tại Mỹ-PV)
Các công tố viên lúc này đang thu thập bằng chứng để khi đưa ra xét xử, các thẩm phán không đánh giá dựa trên cảm tính mà nhờ vào thực tế cùng bằng chứng đưa ra. Đó là lý do chúng ta phải mất nhiều thời gian hơn dự kiến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét