TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
GENERAL WORLD NEWS
|
|
Republicans Optimistic Senate Will Confirm Any of Trump’s Supreme Court Picks
July 8, 2018 5:49 pm Last Updated: July 9, 2018 3:03 am
Trump is scheduled to announce his nomination to replace Supreme Court Justice Anthony Kennedy at 9 p.m. on July 9. The president has said that he narrowed the list of potential candidates from 25 to two or three.
The front-runners are conservative federal circuit court judges Amy Coney Barrett, Thomas Hardiman, Brett Kavanaugh, and Raymond Kethledge, according to people who are assisting the president with the nomination process or are familiar with the process.
“Republicans are holding four lottery tickets, and all of them are winners,” said Sen. Lindsey Graham (R-S.C.) said on “Fox News Sunday.”
“If you’re a conservative Republican, the four people named—particularly Thomas Hardiman, I’m glad he’s on the list—are all winners, and every Republican should embrace these picks.”
Republicans outnumber Democrats, 51 to 49, in the Senate. With Sen. John McCain (R-Ariz.) on sick leave, a single “no” vote by a Republican could ruin the confirmation. But four Democrats from states Trump won in 2016 voted to confirm Supreme Court Justice Neil Gorsuch last year, leaving the Republicans room for error.
“This is a nightmare for red-state Democrats to oppose a highly qualified nominee, and all four of these people are highly qualified, been on the court, know what they’re doing, mainstream judges,” Graham said. “So red-state Democrats are going to have a very hard decision.”
Sen. Roy Blunt (R-Mo.) told NBC’s “Meet the Press” that the Senate will be able to confirm Barrett, Hardiman, Kavanaugh, or Kethledge, but said picking a candidate who can be confirmed quickly is important.
“I’m not sure I’m leaning anywhere on those four nominees. They’re good judges. I think they’d be fine justices of the Supreme Court,” Blunt said. “I do think the president has to think about who is the easiest to get confirmed here and I expect we’ll do that on sort of a normal timetable of a couple of months.”
Leonard Leo, who took leave from the Federalist Society to advise Trump on the nomination process, told ABC’s “This Week” that Trump could line up conservative support for any of the four picks.
Leo, who had helped Trump compile the original list of nominees, said that he would pick Kavanaugh, with Kethledge and Barrett a close second.
Senate Majority Leader Mitch McConnell advised Trump that Kethledge and Hardiman would be easiest to confirm, according to multiple news reports citing administration officials. Kavanaugh has an extensive paper trail that could potentially enable Democrats to stretch the confirmation beyond the 2018 midterm election.
Democrats are ramping up opposition to the president’s eventual pick with a focus on the prospect that the candidate that’s confirmed would vote to overturn Roe v. Wade, a decades-old ruling that struck down laws that criminalized or restricted access to abortions.
While on the campaign trail, Trump said that if he gets to nominate one or two conservative justices, the court would “automatically” overturn Roe v. Wade. But in terms of selecting his nominee, the president said he would not use Roe v. Wade as a litmus test for a nominee.
Leo said that rallying Democrats on the issue of Roe v. Wade is a “scare tactic.” Leo pointed out that in the 36 years after the decision, only one justice on the Supreme Court, Clarence Thomas, has explicitly said that e would overturn Roe v. Wade.
“My goal, first and foremost, has always been to find people to serve on the court who believe in the Constitution as it’s written, and that’s really what drives the conservative legal movement,” Leo said.
“You want judges on the court who understand that the best way to preserve freedom and dignity, and prosperity in this country is to have people who are going to interpret the Constitution as it’s written and not play politics when they’re judges.”
Two Republican senators, Lisa Murkowski of Alaska and Susan Collins of Maine, are pro-abortion and have said they would vote against a candidate who would overturn Roe v. Wade. Previously, Collins voted for Gorsuch because of his belief in the significance of precedent.
During Trump’s presidential campaign, he emphasized that he would appoint conservative justices to the Supreme Court bench if he was elected. Many, including Leo, believe that it was a major contributing factor to his victory in 2016.
Kavanaugh, 53, was appointed to the Washington-based appeals court in 2003 by former President George W. Bush. Kethledge, 51, is a judge for the Sixth Circuit Court of Appeals. Hardiman, 52, who was also appointed by Bush, serves on the Third Circuit Court of Appeals. Barrett, in her mid-40s, is a judge for the Seventh Circuit Court of Appeals; she was nominated by Trump.
While Kethledge and Hardiman may be easier to confirm, Barrett and Kavanaugh have the biggest name recognition among conservatives.
Barrett has a thin resume as a judge but has amassed a formidable and respected body of scholarly work. Kavanaugh has ties to the Bush family, which has often drawn ire from Trump, but he has investigated the Clintons and recommended the impeachment of former President Bill Clinton. Lacking a brand name, Kethledge has a strong conservative track record after 10 years on the federal bench. Hardiman was counted as a front runner during last year’s nomination that ultimately went to Gorsuch.
“We are close to making a decision,” Trump said on July 8. “Let’s just say it’s the four people. Every one, you can’t go wrong. I’ll be deciding tonight or tomorrow sometime by 12 o’clock, and we’re all gonna be meeting at 9 o’clock. And we have a great country, folks.”
FOX NEWS FIRST: Trump vows Supreme pick will be 'exceptional'; Rescue mission for trapped boys, coach in Phase 2
Developing now, Monday, July 9, 2018
- President Trump is set to announce his nominee for the Supreme Court in a primetime address Monday. On Sunday, the president said he 'was close to making a decision,' and sources say four appeals court judges are in final consideration
- Phase 2 of the effort to rescue a soccer team and coach trapped in a flooded Thailand cave are underway, a day after four boys were pulled out safely
- Trump's trip to Europe this week, with the NATO summit and a closely-watched sit-down with Vladimir Putin, could test strained relationships with U.S. allies
- The U.S. Embassy in Haiti has urged Americans to stay inside following two days of violent protests and looting over the government's attempt to raise fuel prices
The Trump administration has been preparing information materials on four potential nominees: appeals court judges Brett Kavanaugh, Raymond Kethledge, Amy Coney Barrett, and Thomas Hardiman. Sources who talked to Trump Sunday morning tell Fox News that the president's top two choices are Kavanaugh and Hardiman, though a GOP source said late Sunday that Barrett still has a good chance of being the pick. Hardiman was the runner-up when Trump nominated Neil Gorsuch to replace the late Justice Antonin Scalia last year. He also has a personal connection to the president, having served with Trump's sister on the 3rd U.S. Circuit Court of Appeals in Philadelphia.
Rescuers bring eighth person out of Thai cave on second day of...
|
Tổng thống Trump ca ngợi
những người cứu hộ đội
bóng Thái Lan
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm Chủ nhật (8/7) đã đăng tải trên Twitter để ủng hộ hoạt động cứu trợ tại hang Tham Luang, nơi mà lực lượng quân đội Mỹ cũng được cử tới tham gia hỗ trợ.
“Hoa Kỳ đang làm việc rất chặt chẽ với Chính phủ Thái Lan nhằm giúp đưa tất cả những đứa trẻ ra khỏi hang và được an toàn. [Họ là] những người rất can đảm và tài năng!”, Tổng thống Mỹ viết trên Twitter trên tài khoản @realDonaldTrump.
Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương đã giao nhiệm vụ cho đội Giải cứu Hang động tham gia giúp đỡ Thái Lan từ cuối tháng trước, nhằm xác định vị trí của 12 cậu bé cùng huấn luyện viên, và giải cứu họ khỏi hang động.
Thứ Năm ngày 28/6/2018 tại Mae Sai, Chiang Rai, lực lượng giải cứu đặc nhiệm đã tới tham gia cuộc tìm kiếm đội bóng Thái Lan bị mắc kẹt trong hang động ngập lụt. (Ảnh AP/ Sakchai Lalit)
Thứ Năm ngày 28/6/2018 tại Mae Sai, Chiang Rai, lực lượng giải cứu đặc nhiệm đã tới tham gia cuộc tìm kiếm đội bóng Thái Lan bị mắc kẹt trong hang động ngập lụt. (Ảnh AP/ Sakchai Lalit) Đội đặc nhiệm Mỹ và các chuyên gia hang động của Anh đã tham gia nỗ lực giải cứu đội bóng Thái Lan mắc kẹt trong hang động Tham Luang. (Ảnh: 28/6/2018 – AP Photo/Sakchai Lalit)
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm Chủ nhật (8/7) đã đăng tải trên Twitter để ủng hộ hoạt động cứu trợ tại hang Tham Luang, nơi mà lực lượng quân đội Mỹ cũng được cử tới tham gia hỗ trợ.
“Hoa Kỳ đang làm việc rất chặt chẽ với Chính phủ Thái Lan nhằm giúp đưa tất cả những đứa trẻ ra khỏi hang và được an toàn. [Họ là] những người rất can đảm và tài năng!”, Tổng thống Mỹ viết trên Twitter trên tài khoản @realDonaldTrump.
Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương đã giao nhiệm vụ cho đội Giải cứu Hang động tham gia giúp đỡ Thái Lan từ cuối tháng trước, nhằm xác định vị trí của 12 cậu bé cùng huấn luyện viên, và giải cứu họ khỏi hang động.
Thứ Năm ngày 28/6/2018 tại Mae Sai, Chiang Rai, lực lượng giải cứu đặc nhiệm đã tới tham gia cuộc tìm kiếm đội bóng Thái Lan bị mắc kẹt trong hang động ngập lụt. (Ảnh AP/ Sakchai Lalit)
[ĐỒ HỌA] Hành trình ra khỏi hang "căng thẳng hơn phim kinh dị" của các cầu thủ Thái Lan
Tất Đạt | 09/07/2018 12:08 PM
Để ra được khỏi hang, các cầu thủ nhí phải vượt qua một đoạn "thắt cổ chai" vô cùng nguy hiểm.
Anmar Mirza, điều phối viên quốc gia của Chiến dịch Giải cứu Hang động, chia sẻ: "Tôi không nghĩ có bộ phim kinh dị nào có thể so sánh với những gì xảy ra trong hang... Tôi đã tham gia cứu hộ trong hang động hơn 30 năm nay và tôi chưa bao giờ trải qua tình huống nào phức tạp tới mức như thế này".
"Sự tin tưởng giữa các em nhỏ và thợ lặn chiếm tới 90% khả năng thành công của việc cứu hộ," Mirza nói.
Đồ họa dưới đây cho thấy hành trình căng thẳng của các thành viên đội bóng nhí cùng những thợ lặn xuất sắc của Hải quân Anh và quốc tế.
"Sự tin tưởng giữa các em nhỏ và thợ lặn chiếm tới 90% khả năng thành công của việc cứu hộ," Mirza nói.
Đồ họa dưới đây cho thấy hành trình căng thẳng của các thành viên đội bóng nhí cùng những thợ lặn xuất sắc của Hải quân Anh và quốc tế.
Lũ lụt khủng khiếp ở Nhật Bản: Hơn 160 người chết, mất tích
Lan Anh | 09/07/2018 19:33
Tính đến chiều tối 8/7, ngày thứ ba của trận lũ lụt lịch sử tại miền Trung và Tây nam Nhật Bản khiến hơn 70 người chết và 92 người mất tích. Số người chết vì mưa lũ dự kiến còn tăng.
Cơ quan khí tượng thủy văn Nhật Bản cho biết, trận mưa kéo dài ba giờ đồng hồ ở tỉnh Kochi đạt mức 26,3 cm, cao nhất kể từ năm 1976.
Ngày 8/7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho thiết lập một trung tâm cứu trợ khẩn cấp. Người phát ngôn của chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, 54.000 nhân viên cứu hộ đã được huy động, bao gồm cảnh sát, cứu hỏa, quân đội và cảnh sát biển Nhật Bản. 40 trực thăng cũng được huy động cứu người tại các hòn đảo chính của Kyushu và Shikoku. Phần lớn những người mất tích sống ở phía nam tỉnh Hiroshima. Theo Guardian, đã có 76 người thiệt mạng và 92 người mất tích.
Bộ Ðất đai Nhật Bản đã lên kế hoạch huy động 20 xe tải bơm suốt ngày đêm nhưng có thể phải mất khoảng hai tuần mới hết ngập.
Theo Kyodonews, có lúc lệnh sơ tán và khuyến cáo sơ tán đã được ban bố tới 4,72 triệu người tại 23 tỉnh ở miền trung và Tây nam Nhật Bản.
Việc đánh giá thương vong rất khó khăn do mưa, lũ lụt và sạt lở đất xảy ra trên diện rộng. Các nhà chức trách cảnh báo, sạt lở đất có thể vẫn diễn ra ngay cả sau khi mưa giảm.
Ngập lụt lớn đã nhấn chìm toàn bộ nhiều ngôi làng, đường phố. Các cây cầu bị cuốn trôi. Một số nơi, nước lũ dâng cao khiến đường sá không thể đi lại được, các nhân viên cứu hộ phải dùng thuyền và trực thăng để đưa người dân tới nơi an toàn. Các chuyến tàu cao tốc đã phải tạm ngừng hoạt động tại hầu hết miền Tây Nhật Bản. Một số nhà máy lớn, trong đó có nhà máy sản xuất xe hơi của hãng Daihatsu và Mitsubishi phải ngừng hoạt động.
Kyodo News đưa tin, hàng trăm người bị thương và hàng chục căn nhà bị phá hủy, một vài người chết được tìm thấy trong đám lở đất ở Hiroshima và thêm nhiều thi thể được lôi ra từ trong các ngôi nhà đổ nát ở cố đô Kyoto.
Các cư dân ở Hiroshima cho biết, tình hình tồi tệ hơn cả trận lụt mùa hè năm 2014 làm 77 người thiệt mạng. Một cụ ông 71 tuổi cho biết: “Trận mưa này khủng khiếp hơn trận mưa cách đây 4 năm. Tôi sợ lắm”.
Tại tỉnh Ehime, một phụ nữ được phát hiện chết trên tầng hai của một ngôi nhà bị đất chôn vùi. Hai nữ sinh tiểu học và mẹ đã được đưa ra trong đống đất lở, nhưng không sống sót.
Nhà chức trách Nhật cho biết, đây có thể là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất tại Nhật Bản trong vòng vài thập kỷ trở lại đây.
Ngày 8/7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho thiết lập một trung tâm cứu trợ khẩn cấp. Người phát ngôn của chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, 54.000 nhân viên cứu hộ đã được huy động, bao gồm cảnh sát, cứu hỏa, quân đội và cảnh sát biển Nhật Bản. 40 trực thăng cũng được huy động cứu người tại các hòn đảo chính của Kyushu và Shikoku. Phần lớn những người mất tích sống ở phía nam tỉnh Hiroshima. Theo Guardian, đã có 76 người thiệt mạng và 92 người mất tích.
Bộ Ðất đai Nhật Bản đã lên kế hoạch huy động 20 xe tải bơm suốt ngày đêm nhưng có thể phải mất khoảng hai tuần mới hết ngập.
Theo Kyodonews, có lúc lệnh sơ tán và khuyến cáo sơ tán đã được ban bố tới 4,72 triệu người tại 23 tỉnh ở miền trung và Tây nam Nhật Bản.
Việc đánh giá thương vong rất khó khăn do mưa, lũ lụt và sạt lở đất xảy ra trên diện rộng. Các nhà chức trách cảnh báo, sạt lở đất có thể vẫn diễn ra ngay cả sau khi mưa giảm.
Kyodo News đưa tin, hàng trăm người bị thương và hàng chục căn nhà bị phá hủy, một vài người chết được tìm thấy trong đám lở đất ở Hiroshima và thêm nhiều thi thể được lôi ra từ trong các ngôi nhà đổ nát ở cố đô Kyoto.
Các cư dân ở Hiroshima cho biết, tình hình tồi tệ hơn cả trận lụt mùa hè năm 2014 làm 77 người thiệt mạng. Một cụ ông 71 tuổi cho biết: “Trận mưa này khủng khiếp hơn trận mưa cách đây 4 năm. Tôi sợ lắm”.
Tại tỉnh Ehime, một phụ nữ được phát hiện chết trên tầng hai của một ngôi nhà bị đất chôn vùi. Hai nữ sinh tiểu học và mẹ đã được đưa ra trong đống đất lở, nhưng không sống sót.
Ðược tin trong những ngày qua tại các tỉnh miền Tây Nhật Bản, mưa lớn xảy ra trên diện rộng, kéo theo nhiều hệ quả trong đó có lũ lụt và sạt lở đất, gây tổn thất nặng nề về người và tài sản, ngày 8/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện thăm hỏi tới Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã gửi điện thăm hỏi tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono.
|
|
Tàu chiến Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc
Hải quân Mỹ khẳng định nhiều lần đi lại giữa Biển Đông và biển Hoa Đông thông qua eo biển Đài Loan trong nhiều năm qua - Ảnh: CNN
Hai tàu chiến của Hoa Kỳ đi qua Eo biển Đài Loan từ ngày 7 đến 8/7/2018, trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung đang ngày càng căng thẳng. Hành động này làm tăng thêm sự chú ý trong mối quan hệ giữa Đài Bắc-Washington, mặc cho sự kích động từ Trung Quốc.
Thông báo về chuyến tàu thứ 7 đến từ Đài Bắc, chứ không phải từ Washington, mà các nhà phân tích cho đó là một dấu hiệu rõ ràng về sự hợp tác giữa hai chính phủ trong các đợt diễn tập, theo Latimes.
Ông Andrew Yang, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan, Tổng thư ký của Hội đồng Nghiên cứu Chính sách Nâng cao Trung Quốc, cho biết đây có thể là cơ hội để truyền tín hiệu đến những người ngoài cuộc hoặc cho Bắc kinh thấy được mối quan hệ khắng khít giữa Đài Loan và quân đội Mỹ.
Ông Yang lưu ý, cũng vào tháng này cách đây 1 năm, các tàu Mỹ đã đi qua Eo biển Đài Loan, nhưng Đài Loan đã không nhận ra điều này ngay lúc đó.
Bộ Ngoại giao Đài Loan thông báo các khu trục hạm Mustin và Benfold đã đi về hướng Bắc qua Eo biển rộng 100 dặm vào thứ Bảy (7/7).
Chỉ huy Chiến dịch Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ tại Honolulu cho biết vào hôm thứ Sáu (6/7), trục hạm Mustin đã đi qua Biển Đông ở phía nam eo biển, nhưng không đề cập đến việc đi vào eo biển ngày thứ Bảy. Trục hạm Benfold cũng không được đề cập đến.
Chính phủ Đài Loan cho biết các tàu chỉ có hai tuyến và không đề cập việc Đài Loan biết thông tin về các tàu như thế nào. Chính phủ cũng nói Bộ Ngoại giao “sẽ hợp tác với các sở an ninh của các quốc gia khác”.
Có vẻ như quân đội Mỹ và Đài Loan không chính thức làm việc với nhau về hành trình của các chuyến tàu. Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết Đài Loan biết được các hoạt động của tàu qua radar.
Tuy nhiên, quyền công bố các hoạt động là một “đặc quyền” dành cho Đài Loan, ông Alexander Huang, một giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Tamkang ở Đài Loan cho biết.
Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Mustin của Mỹ. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Hoa Kỳ đã điều các tàu vào Biển Đông ít nhất 7 lần dưới thời Tổng thống Trump để cho thấy Mỹ xem tuyến đường thủy là một tuyến quốc tế. Trung Quốc nói 90% Biển Đông thuộc về họ và đã xây dựng một số đảo nhân tạo dùng cho mục đích quân sự. Bắc Kinh cũng đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự trên biển này trong năm nay.
Tuy nhiên, trục hạm Benfold đã đến thăm một cảng ở Trung Quốc cách đây hai năm để giúp xây dựng lòng tin giữa hai quân đội. Con tàu 22 tuổi này có tên lửa phòng không, và nó có thể tham gia chiến tranh chống tàu ngầm.
Mối quan hệ Mỹ – Đài Loan được thắt chặt thông qua các tàu chiến trong 6 tháng qua bất chấp sự oán giận của Trung Quốc.
Một đạo luật Hoa Kỳ đã hoàn tất vào tháng 3 nhằm khuyến khích nhiều đợt viếng thăm hơn giữa các lãnh đạo cấp cao Hoa Kỳ – Đài Loan, và Washington công khai phản đối yêu sách của Trung Quốc đề nghị 44 hãng hàng không quốc tế xóa bỏ Đài Loan như là một “quốc gia” trên các trang web.
Hoạt động Hải quân Mỹ ở Eo biển Đài Loan không có gì mới, nếu không nói là hiếm. Vào năm 2007, một tàu sân bay của Mỹ đã đi qua eo biển trên đường đến cảng nhà ở Nhật Bản, một lộ trình mà Washington cho là an toàn do thời tiết thuận lợi. Mặc dù vậy, Trung Quốc đã bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” về hành trình này.
Các tàu chiến Mỹ đi qua Eo biển vào năm 1996 khi Đài Loan chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống trực tiếp, dân chủ đầu tiên sau một đợt thử nghiệm tên lửa của Trung Quốc ở Eo biển.
Sau đó, Ngoại trưởng Warren Christopher cáo buộc Trung Quốc “đe dọa và cưỡng chế” chống lại Đài Loan. Washington cáo buộc Trung Quốc can thiệp nước ngoài trong các vấn đề giao thiệp của mình.
Tính đến đầu Chủ nhật (8/7), Trung Quốc đã không phản ứng với chuyến tàu Hoa Kỳ thông qua các phương tiện truyền thông nhà nước hàng đầu hoặc Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh.
Trung Quốc thường nổi giận với các hành trình như vậy. Bắc Kinh xem Đài Loan tự trị như là lãnh thổ Trung Quốc bị ly khai và phẫn nộ với Hoa Kỳ vì đã duy trì quan hệ không chính thức với Đài Loan.
Trung Quốc và Đài Loan tách riêng kể từ cuộc nội chiến Trung Quốc vào những năm 1940, khi những người theo chủ nghĩa dân tộc chạy đến hòn đảo này. Trung Quốc nhấn mạnh vào sự thống nhất cuối cùng, mặc dù Tổng thống Đài Loan ngày nay phản đối mục tiêu đó.
Bắc Kinh đã điều máy bay ném bom và nhiều máy bay quân sự khác vờn quanh đảo này, đưa tàu sân bay Liêu Ninh đi qua Eo biển Đài Loan.
Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết vào hôm thứ Bảy, các chuyến tàu của Mỹ sẽ “hoàn thành trách nhiệm của mình như người tham gia trong khu vực, cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực.”
Chuyên cơ riêng của ông Kim Jong-un bất ngờ xuất hiện tại Vladivostok, Nga
Thi Anh | 09/07/2018 03:51 PM
Thông tin làm nảy sinh đồn đoán rằng nhiều khả năng công tác chuẩn bị cho chuyến công du Nga của ông Kim Jong-un đang được tiến hành.
Yonhap đưa tin, một chiếc máy bay được cho là chuyên cơ riêng của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã xuất hiện tại Vladivostok, Nga.
Theo trang Flightradar24, chuyên cơ riêng của ông Kim, còn được biết tới với tên gọi Chammae-1 đã đáp xuống một sân bay ở Vladivoskok và cất cánh về Bình Nhưỡng sau đó 3 giờ đồng hồ.
Hiện vẫn chưa rõ liệu ông Kim Jong-un có ở trên chiếc máy bay này không.
Yonhap cho hay, hiện có nhiều đồn đoán rằng có thể chiếc máy bay này chở các quan chức Triều Tiên tới Vladivostok để chuẩn bị cho chuyến công du của lãnh đạo Triều Tiên vào thời điểm diễn ra một diễn đàn kinh tế lớn tại đó.
"Không có gì đảm bảo rằng Chủ tịch Kim có mặt trên chuyến bay chỉ bởi vì Chammae-1 đã được sử dụng", nguồn tin của Yonhap tiết lộ, "Có vẻ các quan chức Triều Tiên tới đó để chuẩn bị cho khả năng ông Kim tới tham dự Diễn đàn Kinh tế Phương Đông diễn ra ở Vladivostok vào tháng 9 này".
Hồi tháng 5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời ông Kim tới dự diễn đàn thường niên. Tuy nhiên, ông Kim vẫn chưa hồi đáp lời mời này.
Sự kiện năm nay thu hút sự chú ý đặc biệt bởi nó diễn ra sau khi Triều Tiên, Hàn Quốc và Mỹ cam kết thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa toàn diện trên bán đảo Triều Tiên.
Nga cũng đã gửi lời mời tới Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nếu tất cả các lãnh đạo này, gồm cả ông Kim, tới tham dự diễn đàn thì đây sẽ là một dịp hiếm hoi 5 thành viên trong cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên gặp gỡ và thảo luận bên lề hội nghị.
Theo trang Flightradar24, chuyên cơ riêng của ông Kim, còn được biết tới với tên gọi Chammae-1 đã đáp xuống một sân bay ở Vladivoskok và cất cánh về Bình Nhưỡng sau đó 3 giờ đồng hồ.
Hiện vẫn chưa rõ liệu ông Kim Jong-un có ở trên chiếc máy bay này không.
Yonhap cho hay, hiện có nhiều đồn đoán rằng có thể chiếc máy bay này chở các quan chức Triều Tiên tới Vladivostok để chuẩn bị cho chuyến công du của lãnh đạo Triều Tiên vào thời điểm diễn ra một diễn đàn kinh tế lớn tại đó.
"Không có gì đảm bảo rằng Chủ tịch Kim có mặt trên chuyến bay chỉ bởi vì Chammae-1 đã được sử dụng", nguồn tin của Yonhap tiết lộ, "Có vẻ các quan chức Triều Tiên tới đó để chuẩn bị cho khả năng ông Kim tới tham dự Diễn đàn Kinh tế Phương Đông diễn ra ở Vladivostok vào tháng 9 này".
Hồi tháng 5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời ông Kim tới dự diễn đàn thường niên. Tuy nhiên, ông Kim vẫn chưa hồi đáp lời mời này.
Sự kiện năm nay thu hút sự chú ý đặc biệt bởi nó diễn ra sau khi Triều Tiên, Hàn Quốc và Mỹ cam kết thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa toàn diện trên bán đảo Triều Tiên.
Nga cũng đã gửi lời mời tới Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nếu tất cả các lãnh đạo này, gồm cả ông Kim, tới tham dự diễn đàn thì đây sẽ là một dịp hiếm hoi 5 thành viên trong cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên gặp gỡ và thảo luận bên lề hội nghị.
Hoa Kỳ khẳng định liên minh Mỹ-Nhật-Hàn đối với
vấn đề Triều Tiên
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo đã bác bỏ những cáo buộc của Triều Tiên rằng ông đã sử dụng ngoại giao “xã hội đen” trong các cuộc đàm phán ở Bình Nhưỡng, đồng thời cho biết ông sẽ tiếp tục theo đuổi các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Triều Tiên.
Sau khi gặp các đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc vào hôm Chủ nhật, ông Pompeo cho biết vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhưng ông tin rằng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ giữ cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân mà ông Kim đã ký kết tại hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Singapore vào tháng trước.
Ông Pompeo phát biểu tại một cuộc họp báo sau hai ngày đàm phán ở Bình Nhưỡng hôm thứ Bảy: “Khi chúng tôi nói chuyện với họ về việc phi hạt nhân, họ không đẩy lùi việc đó. Con đường phía trước sẽ khó khăn và thách thức, chúng tôi biết rằng các nhà phê bình sẽ cố gắng giảm thiểu kết quả mà chúng tôi đã đạt được”.
Ngoại trưởng Pompeo nói rằng trong khi ông nhìn thấy sự tiến bộ ở Bình Nhưỡng, Hoa Kỳ đã không giảm nhẹ các chế tài trừng phạt hiện tại hoặc thay đổi cam kết “áo giáp sắt” để bảo vệ các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trong chuyến thăm Bình Nhưỡng lần này, ông Pompeo cho biết ông đã không gặp Kim Jong-un nhưhai lần trước đây. Nhà Trắng nói trước chuyến đi rằng ông sẽ gặp lãnh đạo Kim, theo Reuters.
Trong một bài phát biểu hôm Chủ nhật tại Việt Nam, ông Pompeo kêu gọi Triều Tiên theo gương Việt Nam và nói rằng ông tin rằng Bình Nhưỡng có thể tái hiện con đường của Hà Nội để cải biến quan hệ bình thường với Washington và tiến tới thịnh vượng.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha cho biết nước này không tin rằng Washington đã hạ thấp yêu cầu của mình, như một số quan chức Mỹ và các nhà phân tích đã đưa ra.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono và Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha bắt tay khi họ gặp nhau ở Tokyo ngày 8/7/2018. (Ảnh: Andrew Harnik/Reuters)
Sau khi gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono, ông Pompeo cho biết ông đang ở Tokyo để thảo luận về liên minh với Nhật Bản và duy trì “áp lực tối đa” đối với Triều Tiên.
Ngoại trưởng Pompeo cho biết ông đã thúc đẩy Triều Tiên thực hiện lời hứa phá hủy một địa điểm thử nghiệm tên lửa động cơ.
Các quan chức hai bên sẽ gặp nhau vào tuần tới tại Bàn Môn Điếm, để thảo luận về sự hồi hương các hài cốt của khoảng 7.000 lính Mỹ mất tích kể từ Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Ba binh sĩ Mỹ thương vong vì lính Afghanistan tấn công
Trang Southfront dẫn tuyên bố của Phái bộ hỗ trợ NATO cho biết, ba binh sĩ Mỹ bị thương vong hôm 7/7 do dính đòn tấn công của tay súng Afghanistan.
Theo nguồn tin này, hai quân nhân Mỹ bị thương trong tình trạng sức khỏe ổn định, hiện đang được điều trị tại bệnh viện. Trong khi đó danh tính binh sĩ không may thiệt mạng được giữ kín trong vòng 24 tiếng đồng hồ cho đến khi người thân được thông báo.
Cuộc tấn công bằng súng diễn ra ở Tarinkot, thủ phủ tỉnh Uruzgan khi một lính quân đội Afghanistan bất ngờ đã bất ngờ dùng súng tấn công binh sĩ Mỹ. Dù chưa rõ nguyên nhân dẫn đến hành động của tay súng này nhưng sự việc đã nhận được sự tán dương của lực lượng Taliban.
Bình sĩ Mỹ thiệt mạng tại Afghanistan vẫn không ngừng tăng. |
Được biết, đây là thiệt hại mới nhất về người với lực lượng Mỹ tại Afghanistan kể từ tháng 1/2018. Ngày 11/1, hãng tin Taliban, Voice of Jihad tuyên bố, 2 thành viên của Taliban đã thâm nhập vào quân đội Afghanistan và tấn công các lính Mỹ trong một cuộc họp ở huyện Spin Ghar, phía đông của Nangarhar.
Các phương tiện truyền thông tuyên bố rằng, 16 lính Mỹ đã thiệt mạng và một số người khác bị thương trong vụ tấn công. Taliban tiết lộ danh tính 2 thành viên của lực lượng này được cài cắm trong hàng ngũ của quân đội Afghanistan là "Pacha Khan" và "Mindar".
Hai thành viên này đã tham gia quân đội Afghanistan từ lâu, thậm chí còn được thăng cấp chỉ huy. Sau đó, hai tay súng Taliban nói trên đã sử dụng sự tin tưởng của quân đội Afghanistan để tiến hành cuộc tấn công đẫm máu nhằm vào quân đội Mỹ.
Tuy nhiên, Đại diện sứ mệnh "Hỗ trợ kiên quyết" của NATO tại Afghanistan đã phủ nhận việc 16 lính Mỹ bị thiệt mạng trong vụ tấn công của Taliban. Bên cạnh đó, NATO khẳng định rằng, chỉ một người lính Mỹ bị thương sau khi tích cực tham gia vào một trận chiến.
Ông Tom Gresback, Giám đốc công vụ của phái đoàn "Hỗ trợ Tạm thời" của NATO, nói với Associated Press rằng, sực việc diễn ra tại huyện Achin của tỉnh Nangarhar.
"Không có thành viên nào bị giết trong vụ tấn công. Một thành viên của Hoa Kỳ bị thương và đang trong tình trạng ổn định tại một cơ sở điều trị y tế ... Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin vào thời điểm thích hợp", Gresback nói, theo AP.
Cuộc tấn công mới nhất của Taliban nhằm vào quân đội Mỹ ở Afghanistan diễn ra sau khi một video bị rò rỉ cho thấy, một binh sĩ Mỹ bắn vào một chiếc taxi đang chạy trên con đường ở Afghanistan. Nhiều nhà quan sát coi cuộc tấn công tại Achin như là một lời đáp trả của Taliban với video bị rò rỉ.
Sau 16 năm tham chiến, Mỹ vẫn chưa thể rút chân hoàn toàn khỏi cuộc chiến ở Afghanistan. Các chuyên gia nhận định Tổng thống Trump không có cơ hội "chiến thắng" vẹn toàn tại đây. Mỹ chỉ có thể lật đổ được chính quyền Taliban nhưng không thể tiêu diệt Taliban.
Được biết, hôm 21/8/2017, chính quyền Tổng thống Donald Trump thông báo sẽ gửi thêm 4.000 binh sĩ tới Afghanistan.
Nước Mỹ đã phải đổ số tiền khổng lồ vào cuộc chiến tại Afghanistan, Washington phải đánh đổi tính mạng của gần 10.000 binh sĩ Mỹ cho cuộc chiến này, nhưng đổi lại là con số Không tròn trĩnh, bởi cái giá mà Mỹ phải trả vẫn không ngừng tăng lên.
Tuấn Vũ
Dọa trả đũa Mỹ: Iran "lấy đá chọi chân", nguy cơ bùng phát chiến tranh khu vực - toàn cầu
Đại sứ Nguyễn Quang Khai | 09/07/2018 01:40 PM
Mục tiêu của Mỹ là gây sức ép tối đa đối với Tehran, kích động dân chúng bên trong nổi dậy lật đổ chế độ của nước Cộng hoà Hồi giáo Iran.
Bóng ma chiến tranh dầu mỏ đang hiện ra ở khu vực vùng Vịnh trong trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Washington và Tehran, giá dầu tăng lên trên 70 đô la/thùng, mức cao nhất kể từ mấy năm nay.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã bác bỏ mạnh mẽ các tuyên bố của Mỹ đe dọa "đưa xuất khẩu dầu mỏ của Iran về số không", thề sẽ quyết ngăn cản các tàu chở dầu trong khu vực. Eo biển Hormuz, một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất của thế giới liệu có trở thành tâm điểm của cuộc xung đột mới?
Trong chuyến thăm các nước châu Âu gồm Thụy Sỹ và Áo từ ngày 2-6/7 vừa qua, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã tuyên bố: "Không nước nào ở vùng Vịnh có thể xuất khẩu được dầu mỏ nếu Iran bị ngăn cản làm việc đó."
Ngay sau đó, tướng Qasem Soleimani, Tư lệnh quân đoàn Al-Quds thuộc Vệ binh cách mạng Hồi giáo (IRGC) nói sẵn sàng thực hiện việc phong tỏa eo biển Hormuz nếu Mỹ cấm Iran bán dầu.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ không cho phép Iran xuất khẩu dầu mỏ. Ả rập Saudia và các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất bày tỏ sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của Mỹ tăng sản lượng để bù đắp sự thiếu hụt trên thị trường do Iran bị đình chỉ xuất khẩu.
Bị Mỹ dọa cấm xuất khẩu dầu mỏ
Dầu mỏ là nguồn thu nhập chính của Iran. Iran hiện sản xuất 3,8 triệu thùng/ngày và được Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cấp cô-ta xuất khẩu 2,4 triệu thùng/ngày. Việc cấm Iran bán dầu có nghĩa là cắt đứt động mạch chính của nền kinh tế Iran.
Mục tiêu của Mỹ là gây sức ép tối đa đối với Tehran, kích động dân chúng bên trong nổi dậy lật đổ chế độ của nước Cộng hoà Hồi giáo.
Iran đang ở trong tình trạng hết sức khó khăn. Các biện pháp cấm vận của Mỹ chống Iran lần này mang tính chất toàn diện và khắc nghiệt nhất trong khi Tehran đang đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, các cuộc biểu tình chống chính phủ đã bắt đầu nổ ra ở Thủ đô Tehran và nhiều thành phố của Iran.
Hơn thế nữa, Mỹ, Israel và một số nước vùng Vịnh liên tục đe dọa sử dụng vũ lực chống Iran. Tuy vậy, Iran vẫn đang cố gắng tìm ra một giải pháp để vừa có thể xuất khẩu được dầu mỏ, động mạch chính của nền kinh tế vừa tránh được sự đối đầu toàn diện về quân sự cũng như về chính trị với Mỹ, Israel và các nước vùng Vịnh.
Nhiều người coi sự đe doạ của Iran là tuyên chiến. Một số người khác lại cho đây chủ yếu là đòn chiến tranh tâm lý. Nhưng một điều có thể khẳng định được là ông Trump đang tìm mọi cách để thực hiện các biện pháp trừng phạt ác liệt nhất đối với Iran, còn Iran thì sử dụng mọi con bài họ có trong tay để làm thất bại các cố gắng của Trump.
Eo biển Hormuz là cửa ngõ của vùng Vịnh, là con đường biển chiến lược quan trọng và rất hẹp, nằm giữa Iran, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Oman và biển Ả rập. Chỗ hẹp nhất của eo biến này chỉ rộng khoảng 54 km.
Hàng ngày có khoảng 20-30 tàu vận chuyển dầu thô xuất khẩu của các nước khu vực đi qua đây. Hơn 40% lượng dầu mỏ của thế giới, tức khoảng 18-19 triệu thùng/ ngày và 90% xuất khẩu dầu mỏ của các nước vùng Vịnh được chuyên chở qua con đường này.
Hiện nay, eo biển Hormuz là tuyến đường biển duy nhất cho phép xuất khẩu dầu và hơi đốt của các nước vùng Vịnh đến các nước trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Tây Âu.
Iran phản pháo có thể đóng cửa eo biển Hormuz
Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã nhiều lần khẳng định sẵn sàng đóng cửa eo biển Hormuz khi cần thiết. Các chuyên gia cho rằng, xét về tiềm lực quân sự, đặc biệt là sức mạnh hải quân, Iran hoàn toàn có thể đóng cửa eo biển này bất cứ lúc nào họ muốn.
Iran hiện có một hạm đội hải quân đồng bộ và hiện đại gồm tàu chiến, tàu ngầm, tàu cao tốc, tên lửa, tàu phóng ngư lôi và rải mìn, máy bay thuộc binh chủng hải quân....
Các nhà quan sát quân sự cho rằng, Iran có nhiều sự lựa chọn. Họ chỉ cần sử dụng một phần sức mạnh hải quân của mình là có thể đóng cửa hoàn toàn eo Hormuz. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc đóng cửa eo Hormuz khó có thể kéo dài và không giải quyết được các vấn đề liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran.
Đây là sự lựa chọn Iran sẽ phải trả giá cao. Đóng cửa eo Hormuz có nghĩa là châm ngòi cho một cuộc chiến tranh khu vực và có thế dẫn đến khả năng mở rộng ra phạm vi toàn cầu.
Mặt khác, mặc dù cộng đồng quốc tế ủng hộ duy trì thỏa thuận hạt nhân JCPOA và chống lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Iran nhưng chắc chắn sẽ không có ai ủng hộ Tehran đóng cửa eo Hormuz bởi vì kinh tế thế giới sẽ bị thiệt hại nặng nề nếu việc cung cấp dầu mỏ từ các nước vùng Vịnh bị gián đoạn.
Eo biển Hormuz bị đóng cửa không chỉ gây thiệt hại cho các nước xuất khẩu và nhập khẩu dầu mỏ mà Iran cũng mất đi một nguồn thu nhập lớn từ các khoản dịch vụ cung cấp cho các con tàu đi qua cửa ngõ này.
Về pháp lý, theo công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, Hormuz được coi là eo biển quốc tế, bởi vì đây là cửa ngõ duy nhất của các nước vùng Vịnh đi ra biển.
Theo công ước này, tất cả tàu bè đều có quyền tự do qua lại eo biển này và các nước ven bờ không được phép ngăn cản. Chính phủ Iran đã ký UNCLOS phải có trách nhiệm tránh các hành động vi phạm công ước.
Mới đây Washington đã nhắc lại 12 điều kiện đối với Iran, trong đó có việc đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân, ngừng chương trình tên lửa đạn đạo, rút quân khỏi Syria, chấm dứt hỗ trợ các lực lượng Houthi ở Yemen và các phong trào vũ trang chống Israel, trước hết là Hezbollah và Hamas.
Đây là những điều kiện Iran khó có thể chấp nhận, bởi vì chấp nhận các điều kiện này có nghĩa là từ bỏ thỏa thuận JCPOA và một loạt các lợi ích khác, thực chất là một sự đầu hàng.
Đây không phải lần đầu tiên Iran bị cấm vận. Trước đây Iran đã từng bị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận 25 năm và đã từng nhiều lần đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz để trả đũa, nhưng để tránh xảy ra một cuộc chiến tranh, Iran đã không đáp ứng các đòi hỏi của Mỹ và phương Tây và cũng không thực hiện việc đóng cửa eo biển Hormuz mà tìm cách bán dầu qua trung gian để nuôi sống nền kinh tế của mình.
Nhiều nước, trong đó có Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước châu Âu đã bác bỏ sức ép của Washington, tiếp tục ủng hộ Iran xuất khẩu dầu.
Washington cấm Iran xuất khẩu dầu mỏ và thắt chặt các biện pháp cấm vận chống Tehran đang đẩy Iran vào chân tường.
Không ai có thể nói được điều gì sẽ xảy ra tại khu vực vùng Vịnh nếu Thỏa thuận hạt nhân JCPOA bị đổ vỡ, Iran không xuất được dầu, nhưng những gì đang diễn ra đang đẩy khu vực lên một bậc thang căng thẳng mới với những hậu quả không thể lường trước được.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã bác bỏ mạnh mẽ các tuyên bố của Mỹ đe dọa "đưa xuất khẩu dầu mỏ của Iran về số không", thề sẽ quyết ngăn cản các tàu chở dầu trong khu vực. Eo biển Hormuz, một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất của thế giới liệu có trở thành tâm điểm của cuộc xung đột mới?
Trong chuyến thăm các nước châu Âu gồm Thụy Sỹ và Áo từ ngày 2-6/7 vừa qua, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã tuyên bố: "Không nước nào ở vùng Vịnh có thể xuất khẩu được dầu mỏ nếu Iran bị ngăn cản làm việc đó."
Ngay sau đó, tướng Qasem Soleimani, Tư lệnh quân đoàn Al-Quds thuộc Vệ binh cách mạng Hồi giáo (IRGC) nói sẵn sàng thực hiện việc phong tỏa eo biển Hormuz nếu Mỹ cấm Iran bán dầu.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ không cho phép Iran xuất khẩu dầu mỏ. Ả rập Saudia và các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất bày tỏ sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của Mỹ tăng sản lượng để bù đắp sự thiếu hụt trên thị trường do Iran bị đình chỉ xuất khẩu.
Bị Mỹ dọa cấm xuất khẩu dầu mỏ
Dầu mỏ là nguồn thu nhập chính của Iran. Iran hiện sản xuất 3,8 triệu thùng/ngày và được Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cấp cô-ta xuất khẩu 2,4 triệu thùng/ngày. Việc cấm Iran bán dầu có nghĩa là cắt đứt động mạch chính của nền kinh tế Iran.
Mục tiêu của Mỹ là gây sức ép tối đa đối với Tehran, kích động dân chúng bên trong nổi dậy lật đổ chế độ của nước Cộng hoà Hồi giáo.
Dầu mỏ là nguồn thu nhập chính của Iran.
Hơn thế nữa, Mỹ, Israel và một số nước vùng Vịnh liên tục đe dọa sử dụng vũ lực chống Iran. Tuy vậy, Iran vẫn đang cố gắng tìm ra một giải pháp để vừa có thể xuất khẩu được dầu mỏ, động mạch chính của nền kinh tế vừa tránh được sự đối đầu toàn diện về quân sự cũng như về chính trị với Mỹ, Israel và các nước vùng Vịnh.
Nhiều người coi sự đe doạ của Iran là tuyên chiến. Một số người khác lại cho đây chủ yếu là đòn chiến tranh tâm lý. Nhưng một điều có thể khẳng định được là ông Trump đang tìm mọi cách để thực hiện các biện pháp trừng phạt ác liệt nhất đối với Iran, còn Iran thì sử dụng mọi con bài họ có trong tay để làm thất bại các cố gắng của Trump.
Eo biển Hormuz là cửa ngõ của vùng Vịnh, là con đường biển chiến lược quan trọng và rất hẹp, nằm giữa Iran, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Oman và biển Ả rập. Chỗ hẹp nhất của eo biến này chỉ rộng khoảng 54 km.
Hàng ngày có khoảng 20-30 tàu vận chuyển dầu thô xuất khẩu của các nước khu vực đi qua đây. Hơn 40% lượng dầu mỏ của thế giới, tức khoảng 18-19 triệu thùng/ ngày và 90% xuất khẩu dầu mỏ của các nước vùng Vịnh được chuyên chở qua con đường này.
Hiện nay, eo biển Hormuz là tuyến đường biển duy nhất cho phép xuất khẩu dầu và hơi đốt của các nước vùng Vịnh đến các nước trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Tây Âu.
Iran phản pháo có thể đóng cửa eo biển Hormuz
Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã nhiều lần khẳng định sẵn sàng đóng cửa eo biển Hormuz khi cần thiết. Các chuyên gia cho rằng, xét về tiềm lực quân sự, đặc biệt là sức mạnh hải quân, Iran hoàn toàn có thể đóng cửa eo biển này bất cứ lúc nào họ muốn.
Iran hiện có một hạm đội hải quân đồng bộ và hiện đại gồm tàu chiến, tàu ngầm, tàu cao tốc, tên lửa, tàu phóng ngư lôi và rải mìn, máy bay thuộc binh chủng hải quân....
Các nhà quan sát quân sự cho rằng, Iran có nhiều sự lựa chọn. Họ chỉ cần sử dụng một phần sức mạnh hải quân của mình là có thể đóng cửa hoàn toàn eo Hormuz. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc đóng cửa eo Hormuz khó có thể kéo dài và không giải quyết được các vấn đề liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran.
Đây là sự lựa chọn Iran sẽ phải trả giá cao. Đóng cửa eo Hormuz có nghĩa là châm ngòi cho một cuộc chiến tranh khu vực và có thế dẫn đến khả năng mở rộng ra phạm vi toàn cầu.
Iran đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz trước sức ép từ Mỹ. Ảnh: AP
Eo biển Hormuz bị đóng cửa không chỉ gây thiệt hại cho các nước xuất khẩu và nhập khẩu dầu mỏ mà Iran cũng mất đi một nguồn thu nhập lớn từ các khoản dịch vụ cung cấp cho các con tàu đi qua cửa ngõ này.
Theo công ước này, tất cả tàu bè đều có quyền tự do qua lại eo biển này và các nước ven bờ không được phép ngăn cản. Chính phủ Iran đã ký UNCLOS phải có trách nhiệm tránh các hành động vi phạm công ước.
Mới đây Washington đã nhắc lại 12 điều kiện đối với Iran, trong đó có việc đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân, ngừng chương trình tên lửa đạn đạo, rút quân khỏi Syria, chấm dứt hỗ trợ các lực lượng Houthi ở Yemen và các phong trào vũ trang chống Israel, trước hết là Hezbollah và Hamas.
Đây là những điều kiện Iran khó có thể chấp nhận, bởi vì chấp nhận các điều kiện này có nghĩa là từ bỏ thỏa thuận JCPOA và một loạt các lợi ích khác, thực chất là một sự đầu hàng.
Đây không phải lần đầu tiên Iran bị cấm vận. Trước đây Iran đã từng bị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận 25 năm và đã từng nhiều lần đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz để trả đũa, nhưng để tránh xảy ra một cuộc chiến tranh, Iran đã không đáp ứng các đòi hỏi của Mỹ và phương Tây và cũng không thực hiện việc đóng cửa eo biển Hormuz mà tìm cách bán dầu qua trung gian để nuôi sống nền kinh tế của mình.
Nhiều nước, trong đó có Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước châu Âu đã bác bỏ sức ép của Washington, tiếp tục ủng hộ Iran xuất khẩu dầu.
Washington cấm Iran xuất khẩu dầu mỏ và thắt chặt các biện pháp cấm vận chống Tehran đang đẩy Iran vào chân tường.
Không ai có thể nói được điều gì sẽ xảy ra tại khu vực vùng Vịnh nếu Thỏa thuận hạt nhân JCPOA bị đổ vỡ, Iran không xuất được dầu, nhưng những gì đang diễn ra đang đẩy khu vực lên một bậc thang căng thẳng mới với những hậu quả không thể lường trước được.
Erdogan tái đắc cử: Mỹ và NATO dự báo điềm xấu
Việc ông Erdogan giành chiến thắng trong cuộc bầu cử mới đây khiến Mỹ và phương Tây lo lắng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gây sóng gió với họ.
Nhà phân tích tại Tổ chức Bảo vệ dân chủ ở Hoa Kỳ, Aikan Erdemir nói rằng, kết quả bầu cử tổng thống sẽ làm phức tạp mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây.
Ông Erdemir nhấn mạnh rằng, sự phụ thuộc của ông Erdogan đối với Đảng Phong trào Dân tộc sẽ dẫn đến sự gia tăng hơn nữa chủ nghĩa dân tộc và đưa Ankara đến con đường trực tiếp đối đầu với liên minh NATO và Mỹ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. |
Trong khi đó người Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng, nền kinh tế của họ trong những năm gần đây dần được phục hồi và chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể là nhờ ông Erdogan.
Những công dân bỏ phiếu nước này tin rằng, ông Erdogan có thể đưa Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua những khó khăn về kinh tế hiện tại, khôi phục và duy trì vị trí của đất nước có ảnh hưởng trên thế giới.
Đặc biệt người dân nước này rất ấn tượng vì ông Erdogan có nhiều chính sách khuyến khích phát triển Hồi giáo.
Bài phát biểu sau thắng lợi của ông Erdogan đã thể hiện điều đó. Trong bài phát biểu của mình, ông Erdogan cùng với những người ủng hộ ông đã hô vang: “Một dân tộc, một lá cờ, một đất nước, một quốc gia”.
Ông Erdogan hứa sẽ tiếp tục thực hiện cải cách và tăng cường sự ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Lãnh đạo nước láng giềng Syria, Tổng thống Bashar Assad nói rằng chiến thắng của Erdogan không làm họ lo lắng. Mặc dù thực tế ông Erdogan ủng hộ các cuộc nổi dậy chống lại Assad, tuy nhiên gần đây ưu tiên của lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria là chống lại lực lượng người Kurd.
Đối với các quan chức Hoa Kỳ, mối quan hệ giữa ông Erdogan và Tổng thống Mỹ Donald Trump không quá căng thẳng, nhưng các nhà lập pháp Mỹ đang cố gắng ngăn chặn việc bán các máy bay chiến đấu F-35A cho lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Hoa Kỳ không hài lòng với sự can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chống lại người Kurd ở miền bắc Syria và việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm mua hệ thống phòng không S-400.
Nên nhớ rằng, người Kurd là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống lại khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS của Mỹ ở Syria. Tuy nhiên hiện nay họ là lực lượng được Mỹ hỗ trợ nhằm kiểm soát các khu vực trên lãnh thổ Syria.
Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại về việc xuất hiện các dấu hiệu nối lại mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ không thực hiện nghĩa vụ của họ đối với NATO, các chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ cũng khiến lợi ích của Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, việc Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với Nga sẽ làm cho mối quan hệ giữa họ với cả NATO và Mỹ trở nên căng thẳng hơn.
Đối với các nước phương Tây khác, mối quan hệ giữa họ và Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng đi xuống không chỉ do Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường quan hệ với Nga mà còn liên quan đến vấn đề nhân quyền và pháp luật, cũng như các hoạt động chống lại người Kurd ở Syria.
Trong một báo cáo gần đây của Viện Brooklyn, nhà phân tích Amanda Slout nói rằng, mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây là “vấn đề nan giải”.
Ông nhấn mạnh rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt với những mối đe dọa thực sự. Họ phải giải quyết hàng loạt vấn đề của đất nước sau cuộc đảo chính vào tháng 7/2016 và những hậu quả từ cuộc chiến ở Syria.
Ngoài ra, lãnh đạo nước này ngày càng trên đên độc đoán, dùng lời lẽ chống lại phương Tây và thực hiện các chính sách đối ngoại hoàn toàn trái ngước với lợi ích của NATO.
Chính vì vậy, việc ông Erdogan tái đắc cử tổng thống cho phép ông tiếp tục thực hiện các kế hoạch và chính sách của mình, điều này sẽ khiến mối quan hệ giữa nước này với NATO và Mỹ trở nên xấu đi, thậm chí không loại trừ khả năng nước này có thể rời khỏi liên minh NATO.
Nguyễn GiangTổng thống đắc cử Mexico từ bỏ cận vệ với lý do: "Người dân sẽ bảo vệ tôi!"
Yến Chi | 08/07/2018 01:59 PM
Mặc dù vừa trở thành nhà lãnh đạo một quốc gia mà 145 chính trị gia - hầu hết các quan chức địa phương đã bị sát hại kể từ tháng 9 năm ngoái, Tổng thống đắc cử của Mexico Andres Manuel Lopez Obrador mới đây tuyên bố ông sẽ từ bỏ lực lượng cận vệ để được gần dân hơn.
Tổng thống đắc cử của Mexico Andres Manuel Lopez Obrador ngày 3-7 đã tới dự một trong những cuộc họp quan trọng trên một chiếc xe ô tô nhỏ gọn, cửa kính kéo xuống và gần như không thấy nhân viên an ninh xung quanh.
Đó là một phong cách hoàn toàn mới mà nhiều người lo ngại cho sự an toàn của nhà lãnh đạo này.
Thay vì hàng rào cảnh sát đứng bên ngoài, gần chục quay phim vây quanh xe của ông Lopez Obrador khi ông trên đường tới cuộc họp với Tổng thống sắp mãn nhiệm Enrique Peña Nieto tại trung tâm thành phố.
“Người dân sẽ bảo vệ tôi!”, ông Lopez Obrador nói với các phóng viên khi được hỏi về biện pháp an ninh đơn giản dành cho ông, thậm chí ông còn đùa rằng: “Tôi vừa bị máy quay đập vào mấy lần. Đừng đánh tôi chứ!”.
Ông Lopez Obrador (64 tuổi), gặp Tổng thống Pena Nieto để thảo luận về việc chuyển giao quyền lực vào ngày 1-12, một sự chuyển giao hy vọng diễn ra với “tinh thần hòa giải” và vì lợi ích của tất cả mọi người.
Ông đã giành chiến thắng vang dội khi đánh bại 3 đối thủ với 53% số phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử hôm 1-7. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông đã nhiều lần hứa sẽ củng cố hình ảnh của một nhà lãnh đạo vì 53 triệu người dân nghèo Mexico.
“Tôi không muốn đi đâu cũng bao quanh là vệ sĩ. Tôi muốn người dân sẽ chăm sóc cho tôi”, ông từng nói trong một cuộc vận động bầu cử tại bang Hidalgo hồi tháng 5-2018.
Cách tiếp cận của ông Lopez Obrador đối với vấn đề an ninh là một trong những thay đổi nổi bật trong kế hoạch xây dựng chính phủ của ông. Vị Tổng thống đắc cử xác nhận, về cơ bản ông sẽ giải thể cơ quan mật vụ, đưa trở lại thành một đơn vị của quân đội.
“Ai đấu tranh cho công lý thì không có gì để sợ hãi. Tôi không muốn có vệ sĩ”, vị Tổng thống đắc cử cho biết. Ông còn đề xuất loại bỏ sự hiện diện của binh sỹ trên đường phố, thay vào đó là chuyên nghiệp hóa lực lượng cảnh sát.
Ngày 3-7, Tổng thống đắc cử Mexico Andres Manuel Lopez Obrador rời khỏi cuộc họp với Tổng thống sắp mãn nhiệm và bước vào ghế trước của một chiếc Volkswagen Jetta, bao quanh bởi những người ủng hộ nhưng không có vệ sĩ nào cả. "Sẽ có một thay đổi thực sự, một sự thay đổi sâu sắc, một sự thay đổi triệt để, nhưng không ai phải sợ hãi", Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador nói.
Polimnia Romana Sierra, chỉ huy đội an ninh gồm 6 thành viên toàn nữ bảo vệ ông Lopez Obrador khi ông là Thị trưởng Mexico từ năm 2000-2006 kể rằng: “Ông Lopez Obrador không bao giờ bỏ bắt tay với bất kỳ ai. Ông chấp nhận mọi thứ gồm quà, thực phẩm và bùa hộ mệnh tôn giáo mà người ủng hộ tặng”.
Dù rất khó thiết lập phương án an ninh lý tưởng, nhưng nhóm của Romana Sierra chưa bao giờ phải rút súng.
Tuy nhiên, theo chuyên gia này: “Ông ấy không còn là Andres Manuel của ngày xưa nữa mà là đại diện của cả quốc gia. Đối với các biện pháp an ninh truyền thống, ông ấy không phải nên mà phải có nghĩa vụ tuân theo”.
Tương tự, ông José Antonio Crespo, một nhà phân tích chính trị tại Trung tâm Nghiên cứu và Giảng dạy Kinh tế Mexico cũng cho rằng, ông Lopez Obrador có thể phát đi thông điệp ông chỉ là một công dân trung bình, không có đặc quyền gì cả nhưng thực tế ông là người đứng đầu Nhà nước, một phần của sự ổn định và luật pháp của đất nước Mexico sẽ phụ thuộc vào an ninh và sức khỏe của ông.
Vì thế, quyết định không có lực lượng bảo vệ không phải là hay.
Ngoài ra, Tổng thống đắc cử Mexico cũng có một số cam kết bất ngờ khác, đó là từ chối sống trong Dinh Tổng thống sang trọng có từ thế kỷ XIX ở Thủ đô Mexico City và hứa hẹn chuyển đổi khu nhà này thành trung tâm nghệ thuật dành cho người Mexico.
Bên cạnh đó, ông Lopez Obrador còn cam kết bán bớt chuyên cơ Tổng thống và cấm các quan chức hàng đầu đi công cán trong nước bằng máy bay phản lực tư nhân hay máy bay trực thăng. “Tất cả điều này sẽ kết thúc... Chúng ta không thể có một chính phủ giàu có còn người dân thì nghèo”, ông nói.
Cử tri cũng đang dõi theo việc Tổng thống đắc cử sẽ thực hiện cam kết về cắt giảm lương Tổng thống cùng những quyền lợi của giới quan chức cao cấp.
“Tôi sẽ chỉ nhận một nửa so với những gì ông Peña Nieto được hưởng. Chúng ta sẽ giảm lương của những người lãnh đạo để có thể nâng lương cho những người dưới thấp. Các giáo viên, y tá, bác sĩ, nhân viên vệ sinh, cảnh sát, binh lính, thủy quân lục chiến… sẽ có thu nhập khá hơn”, Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador cam kết.
Các cựu tướng lĩnh Nga đòi chính phủ ngưng nói dối về quân ngầm Nga ở Syria
Bảo Vĩnh | 08/07/2018 10:59 AM
Trong lời tuyên bố có cả một cựu đại tướng lão thành Nga kêu gọi chính phủ Tổng thống Vladimir Putin thừa nhận đã cử đạo quân tư nhân bí mật đến Syria chiến đấu giúp chế độ của Tổng thống Bashar Al-Assad.
Theo báo Moscow Times ngày 6.7, tuyên bố ngày 5.7 của các cựu binh nhằm vận động cho hàng ngàn tay súng và gia đình họ được hưởng những phúc lợi tài chính và y tế.
Trong tuyên bố có chữ ký cựu đại tướng Leonid Ivashov, cựu đại tá Vladimir Petrov và thủ lĩnh Yevgeni Shabayev của người Cossack.
Tuyên bố biết: “Trong 3 năm qua, chúng tôi đã nhận nhiều phàn nàn từ các công dân Nga bị thương ở Syria và không được chữa trị y tế ở Nga. Những người lính và sĩ quan của các đơn vị chiến đấu này không được nhà nước hỗ trợ tài chính-xã hội và y tế... Chúng tôi đề nghị phải công nhận thân thế của các người tham gia chiến đấu ở các công ty quân sự tư nhân”.
Theo luật Nga, việc đi lính đánh thuê là một tội phạm. Nhưng Hội Cựu binh Nga nói có các tay súng tư nhân Nga hoạt động cả ở Sudan, Yemen, Libya và Cộng hòa Trung Phi. Tuyên bố viết:
“Các nhà tuyển dụng đã tích cực làm việc, kéo công dân Nga trở thành các quân binh tư nhân. Và khi từ Syria trở về, họ bị cảnh sát và cơ quan tình báo theo dõi kỹ.
Họ thường bị kiểm tra, gia đình của lính và sĩ quan chết trận đều phải giấu sự tham gia chiến đấu của họ, vì không có các thủ tục pháp lý nào”.
Điện Kremlin và Bộ Quốc phòng không bình luận trước tuyên bố của các cựu binh.
Theo Moscow Times, phe đối lập thường chỉ trích Điện Kremlin về các hoạt động quân sự ở nước ngoài. Nhưng hiếm có chuyện giới quân sự Nga phản đối chính phủ, vì giới này hài lòng với việc Nga đang xung đột với phương Tây.
Tuyên bố của 3 đại diện Hội Cựu binh Nga đã phá vỡ nhiều năm im lặng về việc hàng ngàn dân thường Nga hoạt động chiến đấu bí mật giúp chế độ Syria, từ khi ông Putin ra lệnh cho quân đội Nga can thiệp quân sự hồi tháng 9.2015.
Trước đó, Reuters từng đưa tin có khoảng 100 quân tư nhân Nga chết trận ở Syria. Hồi tháng 11.2016, hãng tin Anh cũng tiết lộ gia đình một lính chết trận được chính phủ Nga đền bù 100.000 USD.
Hồi tháng 4.2018, Reuters tiết lộ có những chuyến bay bí mật từ thành phố Rostov (Nga) chở quân đến Syria.
Theo báo New Yorker dẫn lời giới nhà báo điều tra Nga, có khoảng từ 2.000 đến 3.000 tay súng tư nhân Nga chiến đấu cạnh quân đội Syria, và nhiều người thuộc công ty bảo vệ tư nhân Wager của ông Yevgeny Prigozhin, một người thân cận ông Putin.
Cũng trong tháng 2, khoảng 300 người thuộc đạo quân tư nhân Wagner (Nga) bị chết và bị thương, trong một cuộc tấn công của liên quân do Mỹ dẫn đầu. Các quan chức Nga khẳng định số thương vong không phải quân chính quy Nga.
Nhiều tay súng tư nhân Nga cũng được cho là chiến đấu cùng quân ly khai ở miền Đông Ukraine.
Điện Kremlin phủ nhận không có hoạt động của quân tư nhân, nói có thể một vài dân thường Nga qua Syria theo ý muốn riêng của họ, và không liên quan tới quân đội Nga vốn hiện diện quân sự hạn chế ở Syria, chủ yếu chỉ không kích, huấn luyện quân đội Syria và có một vài lính đặc nhiệm.
Hồi cuối năm 2017, ông Putin đã ra lệnh rút một phần lớn quân Nga khỏi cuộc nội chiến Syria, tuyên bố nhiệm vụ can thiệp quân sự giúp chính phủ Assad hoàn thành phần lớn nhiệm vụ.
Nhưng tổn thất vẫn tiếp tục xảy ra với số quân Nga được giữ lại. Hồi tháng 2, quân nổi dậy Syria bắn rơi một chiến đấu cơ Nga và bắn chết viên phi công đã nhảy dù tiếp đất.
Chiến thuật Mỹ-Nga nhắm tới thế trận mới tại Trung Đông
Hồng Nhung | 15/06/2018 09:55 PM
Ynetnews đưa ra định hướng cho chính sách Trung Đông của Tổng thống Trump và các đàm phán bí mật giữa Israel và các quốc gia vùng Vịnh.
Chính sách Trung Đông của Tổng thống Trump
Tờ New Yorker đưa ra nhận định về chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump đối với Trung Đông. Tờ báo cho rằng, Thủ tướng Nenjamin Netanyahu đang thúc đẩy mối quan hệ với Tổng thống Trump từ trước khi bầu cử Tổng thống Mỹ và đưa ra các thông tin chi tiết liên quan đến quan hệ giữa Israel và các quốc gia Ả rập trong nỗ lực đối phó với Iran.
Tổng thống Trump
Theo các nhà quan sát, mối quan hệ phức tạp bí mật giữa Israel và các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) liên tục thúc đẩy qua nhiều năm nhưng chưa trọn vẹn. Các căng thẳng giữa Israel và Iran gần đây đã đẩy mối quan hệ các quốc gia Trung Đông gặp nhiều ảnh hưởng.
Theo Nytimes, Israel coi Iran là một mối đe dọa hiện hữu và là mối nguy lớn nhất đối với tương lai của đất nước. Israel đã theo dõi sát sao ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran ở Trung Đông - từ Iraq, Lebanon cho tới Syria và kêu gọi Nga, Mỹ cùng các nước khác hành động. Tuy nhiên, Israel phần lớn đơn thương độc mã khi cố gắng hạn chế sự hiện diện của Iran tại Syria. Trong khi đó, Iran cũng thường xuyên đe dọa Israel. Trong bối cảnh đó, Israel lo lắng rằng khi vị thế của Assad ngày càng trở nên mạnh hơn và Iran sẽ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự có thể giúp họ đối đầu với Israel trong tương lai. Nếu Israel tấn công Iran, họ có thể bị trả đũa bởi Hezbolla và các lực lượng dân quân khác đang hoạt động tại Syria.
Mặc dù Tổng thống Donald Trump luôn chỉ ra ít quan tâm đến Trung Đông, nhưng rõ ràng Mỹ luôn có động thái gần Israel, điều đó thấy rõ kể từ khi Mỹ quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
“Ông Trump có ít lợi ích trong việc can thiệp vào Trung Đông”, một nhà phân tích cho biết.
Tuy nhiên, mối đe dọa của Iran ai cũng có thể nhìn thấy và các nhà lãnh đạo Trung Đông luôn hướng đến Mỹ tìm cứu cánh đồng thời buộc Tổng thống Trump phải tính đến một chính sách Trung Đông.
Thủ tướng Israel Netanyahu đã liên tục nỗ lực thúc đẩy quan hệ với ông Trump từ trước lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ. Thủ tướng Israel đã từng cử ông Yossi Cohen, cựu giám đốc cơ quan tình báo nước ngoài Israel đến Washington vào thời cựu Tổng thống Obama.
Ông Cohen sau đó đã giữ liên lạc với cựu cố vấn an ninh quốc gia về vấn đề Iran Michael Flynn nhằm đảm bảo hai chính quyền Mỹ và Israel thúc đẩy quan hệ chặt chẽ.
Theo ông Adam Entous, tác giả bài báo này cho biết, các cựu tình báo cho biết, chuyến thăm của ông Cohen là một sự vi phạm nghi thức ngoại giao và mục đích của chuyến thăm chỉ để thúc đẩy quan hệ giữa Israel và Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Việc Tổng thống Trump lựa chọn đại sứ Mỹ đến Israel là ông David Friedman – một luật sư người Do Thái chuyên về luật phá sản và đầu tư tài chính vào Bờ Tây cùng nằm trong tính toán.
Ông Netanyahu có thể tự tin rằng, Tổng thống Trump sẽ tìm kiếm lợi ích của mình và đưa ra chính sách Trung Đông khác với thời cựu Tổng thống Obama
Thế trận Nga tại Trung Đông
Đánh giá của ông Entous thuyết phục rằng, các lo lắng của Israel về Iran trong các chương trình vũ khí hạt nhân đã khiến cho quan hệ hai nước trở nên căng thẳng.
Các quan chức Mỹ nghi ngờ ông Netanyahu đã tham gia cuộc gặp bí mật mà trọng tâm là đối phó với thỏa thuận hạt nhân Iran thời cựu Tổng thống Obama”, thông báo cho biết.
Một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Họ không nói sự thật cuộc gặp bí mật trước đó giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Đây là điều bí mật đối với công chúng. Đây cũng là một điều trong bí mật từ Mỹ với hai đồng minh thân thiết.“Các cơ quan tình báo Mỹ đã có các cuộc điện đàm với các quan chức UAE và Israel đồng thời hai bên đã có cuộc gặp bí mật tại Cyprus.
Mỹ liên tục cam kết có thái độ cứng rắn đối với Iran. Và các Tiểu vương quốc Ả rập hứa hẹn sẽ giúp người Palestine trong chương trình mới.
“Trong những năm gần đây, Saudi và Emirate liên tục kéo Nga ra khỏi quỹ đạo của Iran bằng việc đầu tư hàng tỷ đôla vào kinh tế Nga. Lý do quan trọng hơn của Thủ tướng Netanyahu và Tổng thống Putin là đảm bảo rằng quân đội Israel có thể hoạt động trong không phận Syria và thực hiện các hoạt động nhằm chấm dứt xung đột tại đây cùng với Nga.
Theo ông Netanyahu, Tổng thống Putin có thể là chìa khóa để khiến Iran rút khỏi Syria.
Chuyên gia Entous cho rằng, Tổng thống Trump sẽ cố gắng giảm căng thẳng với ông Putin, tuy nhiên, các nỗ lực đó chỉ là thúc đẩy động cơ của ông Trump.
Theo các nhà quan sát, mối quan hệ giữa Nga, Israel và Iran không bình thường. Iran và Israel đã từng thề sẽ là kẻ thù. Và Syria nhanh chóng trở thành mặt trận nguy hiểm cho các xung đột leo thang giữa Iran và Israel. Nga và Iran là đồng minh quân sự chính của chính quyền Tổng thống Assad tại Syria. Nếu không có Moscow và Tehran, Syria có thể đã bị “thổi tung” trong quá khứ.
Tuy nhiên, Moscow cũng có quan hệ gần gũi với Israel. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từng là khách mời danh dự trong dịp kỷ niệm Ngày chiến thắng tại Nga.
Tổng thống Assad cáo buộc 6 nước gây ra cuộc chiến Syria
Hồng Anh | 24/06/2018 07:59 PM
|
Tổng thống Assad cho biết phương Tây và đồng minh đã gây ra cuộc chiến tại Syria, và khẳng định Nga đã đúng khi nhận thấy sự nguy hiểm của các phần tử khủng bố.
Trả lời câu hỏi về quan điểm đối với sự hiện diện của quân đội Nga tại Syria, Tổng thống Bashar al-Assad khẳng định Nga đã đúng khi nhận thấy sự nguy hiểm của các phần tử khủng bố.
Theo Tổng thống Syria, khi chiến đấu chống lại khủng bố, quân đội Nga không chỉ bảo vệ người dân Syria, bảo vệ các công dân Nga trên lãnh thổ Syria, mà còn bảo vệ cả những người dân sinh sống trên đất Nga.
Ông Assad khẳng định, việc Nga hiện diện quân sự và chính trị tại Syria ngày nay cũng là một yếu tố quan trọng để khôi phục sự cân bằng địa chính trị trên toàn cầu. Theo ông, cán cân địa chính trị đã mất cân bằng kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô.
Khi được hỏi về bản chất cuộc chiến tranh tại Syria, Tổng thống Assad đã nhấn mạnh đó không còn là cuộc nội chiến, mà đã trở thành cuộc chiến giữa người Syria với những tên lính tay sai và bọn khủng bố:
"Cuộc chiến hiện nay không phải là một cuộc nội chiến, bởi nội chiến phải bắt nguồn từ những xung đột bên trong như xung đột sắc tộc hay tôn giáo. Nhưng ở Syria thì không phải như vậy. Anh có thể đến bất kì khu vực nào, đặc biệt là các khu vực do chính phủ Syria kiểm soát, và anh sẽ thấy những nhóm người trong xã hội Syria chung sống hòa bình bên nhau...
Cuộc chiến đã dạy chúng tôi một bài học rất quan trọng. Bởi vậy, nên xã hội của chúng tôi tuy đa dạng, nhưng đã trở nên đoàn kết hơn trước khi cuộc chiến nổ ra rất nhiều.
Không phải người Syria chống lại nhau, mà là chúng tôi chống lại bọn lính tay sai và khủng bố. Ở Nga cũng có các phần tử khủng bố người Nga, nhưng những kẻ đó không đại diện cho cả xã hội Nga. Chúng chỉ là hiện thân cho một lý tưởng nào đó. Và ở Syria cũng vậy", ông Assad giải thích.
Ngoài ra, trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Nga, Tổng thống Assad còn cho biết ông tin rằng các quốc gia như Mỹ, Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Qatar là những kẻ đứng sau cuộc chiến và gây ra tình hình bất ổn tại Syria.
Ủng hộ Tổng thống Syria Assad duy trì quyền lực: Israel mưu tính gì?
Hồng Anh | 08/07/2018 08:59 AM
Các nhà phân tích đã chỉ ra nguyên nhân khiến chính phủ Israel cởi mở hơn đối với việc duy trì quyền lực của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Israel bất ngờ thay đổi quan điểm?
Vị thế của Israel trong cuộc chiến tại Syria từ lâu là chủ đề tranh cãi giữa các nhà phân tích chính trị và người dân trong khu vực. Một số chuyên gia nhận định, Israel muốn Tổng thống Syria Bashar al-Assad tiếp tục nắm quyền.
Bởi dưới sự điều hành của chính phủ Syria, cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng đến thời điểm hiện tại vẫn yên lặng và chưa xảy ra bất cứ cuộc xung đột nghiêm trọng nào.
Trái lại, một số người khác cho rằng, mối quan hệ gần gũi của Tổng thống Assad với Iran sẽ cho phép Iran can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tại Syria, mở rộng tầm ảnh hưởng về phía biên giới Israel, tạo ra mối đe dọa lớn hơn với quốc gia Do Thái này.
Trong bối cảnh lực lượng của Tổng thống Assad đang siết chặt gọng kìm đối với phiến quân tại phía Nam Syria, nhằm đưa cuộc chiến nhanh chóng đến hồi kết, các nhà phân tích vẫn thiên về xu hướng cho rằng, chính phủ Israel đã cởi mở hơn đối với việc duy trì quyền lực của Tổng thống Assad, bất chấp lời kêu gọi của một số chính trị gia Israel đòi lật đổ ông Assad.
Tờ Hareetz của Israel cho biết, cách đây vài tuần, giới chức Israel thông báo với Nga rằng họ sẽ không phản đối đà tiến của quân đội Syria. Các văn bản chính trị do quân đội Israel và Bộ Ngoại giao nước này soạn thảo trong 2 năm qua đều cho rằng, việc ông Assad tiếp tục cầm quyền là phù hợp, thậm chí cần thiết cho an ninh Israel.
Tờ Alaraby dẫn phân tích của nhà quan sát Zvi Bar’el ngày 3/7 nhấn mạnh, Israel hành động như thể nước này đang cải cách chính sách của mình và trở nên hòa giải với chính quyền của Tổng thống Assad. Điều này đánh dấu bước đột phá so với quan điểm ban đầu của Israel là duy trì sự trung lập trong suốt cuộc chiến tại Syria.
Thủ tướng Israel hội đàm với Tổng thống Nga. Ảnh: Sputnik.
|
Israel muốn gì?
|
Nhiều nhà phân tích cho rằng, lý do sâu xa khiến Israel thay đổi quan điểm đối với chính quyền Tổng thống Assad nằm ở quan hệ giữa nước này với Nga.
“Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Assad đang trên đà chiến thắng, có khuynh hướng tại Israel và có lẽ là kết quả cuộc tham vấn giữa Nga-Israel-Mỹ, nhằm đảm bảo sự chấp nhận chế độ cầm quyền của ông Assad”, Elie Podeh, chuyên gia Trung Đông tại Đại học Hebrew nói với tờ Al Jazeera.
“Điểm mấu chốt là Israel muốn đảm bảo sự ổn định tại khu vực biên giới giữa Israel với Syria. Nếu chính quyền ông Assad đảm nhận được nhiệm vụ này, Israel sẽ rất hài lòng”, Elie Podeh cho biết.
Sự can dự của Israel tại Syria từ trước đến nay nhằm mục đích ngăn chặn Iran mở rộng tầm ảnh hưởng về phía cao nguyên Golan. Nước này đã hỗ trợ một lực lượng nhỏ phe đối lập Syria, với hy vọng đảm bảo an toàn tại vùng đệm nằm ở khu vực biên giới Syria giáp cao nguyên Golan.
Thêm vào đó, mục tiêu của Israel nhằm kiềm chế sự hiện diện quân sự tại Syria chỉ có thể đạt được nhờ một thỏa thuận với chính quyền Syria thông qua vai trò trung gian của Nga.
Theo chuyên gia Zvi Bar'el: “Nga là quốc gia duy nhất có khả năng hạn chế hoạt động của Iran hoặc khiến nước này rút quân khỏi Syria”. Nhưng đổi lại, Israel phải cam kết với Nga không làm phương hại đến chính quyền Tổng thống Syria.
Israel vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Nga kể từ khi Moscow can thiệp vào cuộc chiến tại Syria theo đề nghị của Tổng thống Assad năm 2015.
Trên chiến trường, Nga và Israel cũng thiết lập một số quy tắc chung mà theo cách nói của Bộ trưởng Quốc phòng Israel là quan hệ có qua có lại: “Israel không can thiệp vào hoạt động của Nga, đổi lại Nga cũng không can thiệp vào hoạt động của Israel.
Nhờ quy tắc này mà Israel có thể tiến hành các cuộc không kích nhằm vào cứ điểm của Iran, Hezbollah ở sâu trong lòng Syria mà không vấp phải sự phản đối của Nga”.
Xét đến vai trò của Nga làm trung gian hòa giải cho các phe phái liên quan cuộc chiến Syria, trả lời hãng tin Al Jazeera, Aron Lund, thành viên của Century Foundatuon - trung tâm phân tích độc lập có trụ sở tại New York cho biết:
“Sự can thiệp của Nga vào cuộc chiến Syria đã buộc chính phủ Israel phải tiến tới đối thoại. Nga và Israel đã thiết lập những thỏa thuận nhằm đảm bảo hoạt động của Israel tại Syria mà không gây suy yếu kế hoạch quân sự của Nga”.
Cùng chung quan điểm này, Ofer Zalzberg, nhà phân tích Israel/Palestine tại Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế cho biết, hồi cuối năm 2016, hầu hết nhà lãnh đạo và quan chức Israel đều nghĩ rằng đất nước Syria sẽ bị “chia 5 xẻ 7” và điều này sẽ khiến Syria trở nên suy yếu hơn.
Nhưng khi chính quyền ông Assad trở nên lớn mạnh hơn nhờ sự hỗ trợ của Nga, “Israel đã thiết lập các cơ chế giảm xung đột và phối hợp với Moscow, học cách cân bằng quan hệ giữa Nga và Mỹ”.
Ông Ofer Zalzberg cho rằng, trong khi Israel đang gây sức ép buộc Mỹ duy trì lực lượng tại Syria, nước này cũng làm mọi cách để Moscow phải nhượng bộ để có thể sử dụng vũ lực chống lại những gì mà Israel cho là mối đe dọa tại Syria.
Theo nhà phân tích này, mối quan hệ tốt của Nga với Israel, Syria, Iran và lực lượng Hezbollah đồng nghĩa với việc Nga đang ở vị trí tốt nhất để nắm bắt nhu cầu và thu hẹp bất đồng giữa các bên.
Chuyên gia Zvi Bar'e nhấn mạnh, Israel không cảm thấy lo ngại khi Tổng thống Assad tiếp tục nắm quyền, bởi Nga có ảnh hưởng to lớn đối với chính phủ Syria, vì thế chính sách đối ngoại tương lai của Syria, bao gồm cả chính sách với Israel sẽ được điện Kremlin xem xét, do đó mối đe dọa đối với Israel sẽ giảm đáng kể./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét