TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
GENERAL WORLD NEWS
Bị tuyên án tù oan sai, người dân tự thiêu để minh oan - Dân Làm Báo
Bị tuyên án tù oan sai, người dân tự thiêu để minh oan - ...
Vài giải pháp sau những cuộc biểu tình tháng 6/2018
1. Để các cuộc biểu tình an toàn và kiểm soát được, không chỉ sớm ban hành Luật Biểu Tình (LBT), mà cả Luật Về Hội (LVH) phải ban hành song song.
Vì nhờ có LVH, các Hội sẽ dễ dàng quản lý, quán xuyến và chịu trách nhiệm về những người trong hội mình thông qua những logo, trang phục và các dấu hiệu khác dễ nhận biết. Điều này sẽ góp phần làm nhẹ gánh trách nhiệm cho lực lượng CA.
Nếu chỉ riêng ban hành LBT, tình trạng mất kiểm soát và bạo động vẫn dễ xảy ra. Bên cạnh đó, có Hội hoạt động theo pháp luật càng đúng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, nó đáp ứng cho các hiệp định EVFTA, CPTPP và có thể là hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (sau này) sẽ có căn cứ dễ đàm phán và khả năng thành công cao hơn.
Cũng nhờ có LVH mà XHDS sẽ phát triển lành mạnh vì "có chỗ" để cho các giai tầng theo đó mà thực hiện quyền công dân và đòi hỏi các yêu cầu một cách hợp pháp, bảo đảm cả an toàn trật tự xã hội, văn minh đô thị (không còn cảnh người dân lếch thếch hàng chục năm trời bao quanh các cơ quan công quyền, rồi bị gán cho là làm xấu thủ đô v.v...).
Cũng nhờ có LVH mà XHDS sẽ phát triển lành mạnh vì "có chỗ" để cho các giai tầng theo đó mà thực hiện quyền công dân và đòi hỏi các yêu cầu một cách hợp pháp, bảo đảm cả an toàn trật tự xã hội, văn minh đô thị
Cũng nhờ vậy mà không còn cần đến "lực lượng thường phục", vốn dĩ làm cho tình hình rối ren càng thêm rối ren (trang facebook của võ sư Đoàn Bảo Châu cho biết có một người cũng nhận là võ sư mà tham gia đàn áp người dân Hà Nội biểu tình vừa qua. Võ sư Châu và người này hình như có ý định thách đấu với nhau - rất nguy hiểm, nó dễ làm người ta hình dung thời "Máu nhuộm bến Thượng Hải" với việc "ký giấy - đánh chết bỏ, không khiếu nại", tức là làm xã hội quay đầu thụt lùi ghê gớm hơn).
2. Đối với những điều luật trong BLHS không rõ ràng (như 109, 117, 331 v.v...) cần phải giải thích và chỉnh sửa cho rõ, nếu không thì hủy bỏ. Bởi vì nó "hình sự hóa" quyền con người, quyền công dân và mâu thuẫn với điếu 163, 167 cũng trong BLHS.
3. Có kế hoạch cụ thể với lộ trình rõ ràng về việc trả tự do cho tất cả các tù nhân (về chính trị, tôn giáo, nhân quyền). Điều này hoàn toàn đủ căn cứ theo Cương lĩnh ĐCSVN là "tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia dân tộc" và HP đã quy định tại điều 14 cũng như các điều khác.
4. Ban hành sắc lệnh nghiên cấm trả thù từ mọi phía dưới mọi hình thức. Đây là việc vô cùng quan trọng và phải cấp thiết làm trong tình hình hiện nay. Chính sắc lệnh này mới cần ghi rõ câu "Nghiêm trị bất cứ ai vi phạm".
5. Vào tháng 5/2017, ông Võ Văn Thưởng cho biết [1] "...Ban Tuyên giáo Trung ương đang chờ Ban Bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn về việc tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước....". Điều này nghĩa là ông Thưởng cũng lấy Cương lĩnh ĐCSVN làm căn cứ, chứ không phải phát biểu ngẫu nhiên.
Tuy vậy, đối thoại với "những cá nhân" là không cần thiết, dù đó là "những cá nhân" rất nổi tiếng đi chăng nữa. Bởi "đối thoại" ở đây phải hiểu đó là một "quốc đề" lớn lao mang tính "đối thoại chính trị", không phải "giải đáp thắc mắc" hay "đả thông tư tưởng" như lâu nay. Do đó, phải cần đối thoại với các tổ chức (ở đây là đại diện của các Hội), điều đó mới giải quyết được vấn đề.
"Những cá nhân" theo ông Thưởng nói, nhất định sẽ đứng trong các Hội cụ thể một khi LVH có hiệu lực.
Về "Luật đặc khu" tôi nghĩ nhà cầm quyền VN nên dừng lại vô thời hạn. Hãy để nó trôi vào dĩ vãng lặng lẽ và không đề cập tới nữa. Cách này cũng giữ được hình ảnh của nhà cầm quyền. Riêng "Luật an ninh mạng" thì hoãn lại để chỉnh sửa.
Như vậy mới là cách giải quyết tận cùng vấn đề "đối thoại". Bởi đối thoại là để tìm ra tiếng nói chung giữa nhà cầm quyền và người dân (thông qua Hội) rồi giải quyết, không phải "đối thoại" chỉ lắng nghe, giải thích một chiều rồi... để đó.
6. Về "Luật đặc khu" tôi nghĩ nhà cầm quyền VN nên dừng lại vô thời hạn. Hãy để nó trôi vào dĩ vãng lặng lẽ và không đề cập tới nữa. Cách này cũng giữ được hình ảnh của nhà cầm quyền. Riêng "Luật an ninh mạng" thì hoãn lại để chỉnh sửa. BLHS và Luật BHXH cũng đã từng như vậy, do vậy "Luật an minh mạng" cũng hoàn toàn có thể theo cách này.
Tuy nhiên, nên nghiên cứu và ghép một phần nào đó trong "Luật an ninh mạng" vào trong "Luật an toàn thông tin mạng". Không cần thiết ban hành một luật riêng như vậy, bởi đã có nhiều phân tích chỉ ra những hậu quả nặng nề về kinh tế - xã hội- chính trị - ngoại giao - quốc phòng mà Việt Nam có thể gánh lấy trong tương lai gần.
7. Tuy nhiên, điều đáng băn khoăn nhất là vấn đề "thượng tôn pháp luật". Nếu nói về luật, có lẽ Việt Nam không thiếu luật nào cả. Nhiều người nói chỉ cần áp dụng đúng và nghiêm túc luật hiện hành là VN ổn định ngay. Nhưng làm sao được như vậy khi mà ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng "nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế" mà "cơ chế một đảng" hiện nay thì nhốt bằng cách nào, nếu không có "cơ chế tam quyền phân lập"? Phải nói đây là một nan đề!
8. Về phần đối ngoại, cũng cho thấy nhà cầm quyền đang đối mặt với nhiều vấn đề rất nghiêm trọng. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một trong số đó. Những biện pháp hiện nay như nhiều người biết (ví dụ: thả LS Nguyễn Văn Đài đi lưu vong tại Đức hay chuẩn bị cho TXT sang Đức đoàn tụ gia đình v.v...) chỉ là một góc rất nhỏ, chưa giải quyết tận gốc vấn đề.
Tôi không nghĩ EVFTA có thể thành công với vài động thái như vậy. Nhà cầm quyền cần tìm ra giải pháp trọn vẹn, khả tín hơn và nên hiểu về văn hóa phương Tây trong hành xử chính trị - ngoại giao.
9. Việc Hoa Kỳ rút khỏi UNHRC sau khi đã quyết định rút khỏi UNESCO, có nhiều ý kiến ngược chiều nhau.
Về bề nổi, Hoa Kỳ có vẻ bảo vệ Israel, nhưng ở góc độ khác, dường như Hoa Kỳ muốn chuyển thông điệp đến toàn thế giới rằng: cơ chế hợp tác và đối thoại đa phương không còn hiệu quả. Hoa Kỳ không tin vào cơ chế này nữa. Do đó, rất có thể Hoa Kỳ sẽ hành động đơn phương về vấn đề nhân quyền theo phong cách "American first" - thông điệp của Tổng thống Trump.
Nhà cầm quyền VN nên suy xét vấn đề Hoa Kỳ rút khỏi UNHRC theo cách khác với "vui mừng" như một số nhà quan sát cho rằng như vậy.
Tóm lại, hiện trạng VN đang lâm vào bế tắc. Nhà cầm quyền VN mà cụ thể là Bộ Chính Trị và BCHTƯĐ nên ngồi lại và bàn thảo cho ra những hành động cụ thể và khả thi, điều đó tốt hơn là duy trì những biện pháp đàn áp, bởi nó mang tính chất đối phó. Điều này chỉ làm tình hình căng thẳng và mệt mỏi thêm cho cả những người thi hành công vụ và người dân. Tôi e ngại đến một lúc nào đó "có ai biết trong tro còn lửa..." [2] từ trong dân chúng.
1. Để các cuộc biểu tình an toàn và kiểm soát được, không chỉ sớm ban hành Luật Biểu Tình (LBT), mà cả Luật Về Hội (LVH) phải ban hành song song.
Vì nhờ có LVH, các Hội sẽ dễ dàng quản lý, quán xuyến và chịu trách nhiệm về những người trong hội mình thông qua những logo, trang phục và các dấu hiệu khác dễ nhận biết. Điều này sẽ góp phần làm nhẹ gánh trách nhiệm cho lực lượng CA.
Nếu chỉ riêng ban hành LBT, tình trạng mất kiểm soát và bạo động vẫn dễ xảy ra. Bên cạnh đó, có Hội hoạt động theo pháp luật càng đúng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, nó đáp ứng cho các hiệp định EVFTA, CPTPP và có thể là hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (sau này) sẽ có căn cứ dễ đàm phán và khả năng thành công cao hơn.
Cũng nhờ có LVH mà XHDS sẽ phát triển lành mạnh vì "có chỗ" để cho các giai tầng theo đó mà thực hiện quyền công dân và đòi hỏi các yêu cầu một cách hợp pháp, bảo đảm cả an toàn trật tự xã hội, văn minh đô thị (không còn cảnh người dân lếch thếch hàng chục năm trời bao quanh các cơ quan công quyền, rồi bị gán cho là làm xấu thủ đô v.v...).
Cũng nhờ có LVH mà XHDS sẽ phát triển lành mạnh vì "có chỗ" để cho các giai tầng theo đó mà thực hiện quyền công dân và đòi hỏi các yêu cầu một cách hợp pháp, bảo đảm cả an toàn trật tự xã hội, văn minh đô thị
Cũng nhờ vậy mà không còn cần đến "lực lượng thường phục", vốn dĩ làm cho tình hình rối ren càng thêm rối ren (trang facebook của võ sư Đoàn Bảo Châu cho biết có một người cũng nhận là võ sư mà tham gia đàn áp người dân Hà Nội biểu tình vừa qua. Võ sư Châu và người này hình như có ý định thách đấu với nhau - rất nguy hiểm, nó dễ làm người ta hình dung thời "Máu nhuộm bến Thượng Hải" với việc "ký giấy - đánh chết bỏ, không khiếu nại", tức là làm xã hội quay đầu thụt lùi ghê gớm hơn).
2. Đối với những điều luật trong BLHS không rõ ràng (như 109, 117, 331 v.v...) cần phải giải thích và chỉnh sửa cho rõ, nếu không thì hủy bỏ. Bởi vì nó "hình sự hóa" quyền con người, quyền công dân và mâu thuẫn với điếu 163, 167 cũng trong BLHS.
3. Có kế hoạch cụ thể với lộ trình rõ ràng về việc trả tự do cho tất cả các tù nhân (về chính trị, tôn giáo, nhân quyền). Điều này hoàn toàn đủ căn cứ theo Cương lĩnh ĐCSVN là "tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia dân tộc" và HP đã quy định tại điều 14 cũng như các điều khác.
4. Ban hành sắc lệnh nghiên cấm trả thù từ mọi phía dưới mọi hình thức. Đây là việc vô cùng quan trọng và phải cấp thiết làm trong tình hình hiện nay. Chính sắc lệnh này mới cần ghi rõ câu "Nghiêm trị bất cứ ai vi phạm".
5. Vào tháng 5/2017, ông Võ Văn Thưởng cho biết [1] "...Ban Tuyên giáo Trung ương đang chờ Ban Bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn về việc tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước....". Điều này nghĩa là ông Thưởng cũng lấy Cương lĩnh ĐCSVN làm căn cứ, chứ không phải phát biểu ngẫu nhiên.
Tuy vậy, đối thoại với "những cá nhân" là không cần thiết, dù đó là "những cá nhân" rất nổi tiếng đi chăng nữa. Bởi "đối thoại" ở đây phải hiểu đó là một "quốc đề" lớn lao mang tính "đối thoại chính trị", không phải "giải đáp thắc mắc" hay "đả thông tư tưởng" như lâu nay. Do đó, phải cần đối thoại với các tổ chức (ở đây là đại diện của các Hội), điều đó mới giải quyết được vấn đề.
"Những cá nhân" theo ông Thưởng nói, nhất định sẽ đứng trong các Hội cụ thể một khi LVH có hiệu lực.
Về "Luật đặc khu" tôi nghĩ nhà cầm quyền VN nên dừng lại vô thời hạn. Hãy để nó trôi vào dĩ vãng lặng lẽ và không đề cập tới nữa. Cách này cũng giữ được hình ảnh của nhà cầm quyền. Riêng "Luật an ninh mạng" thì hoãn lại để chỉnh sửa.
Như vậy mới là cách giải quyết tận cùng vấn đề "đối thoại". Bởi đối thoại là để tìm ra tiếng nói chung giữa nhà cầm quyền và người dân (thông qua Hội) rồi giải quyết, không phải "đối thoại" chỉ lắng nghe, giải thích một chiều rồi... để đó.
6. Về "Luật đặc khu" tôi nghĩ nhà cầm quyền VN nên dừng lại vô thời hạn. Hãy để nó trôi vào dĩ vãng lặng lẽ và không đề cập tới nữa. Cách này cũng giữ được hình ảnh của nhà cầm quyền. Riêng "Luật an ninh mạng" thì hoãn lại để chỉnh sửa. BLHS và Luật BHXH cũng đã từng như vậy, do vậy "Luật an minh mạng" cũng hoàn toàn có thể theo cách này.
Tuy nhiên, nên nghiên cứu và ghép một phần nào đó trong "Luật an ninh mạng" vào trong "Luật an toàn thông tin mạng". Không cần thiết ban hành một luật riêng như vậy, bởi đã có nhiều phân tích chỉ ra những hậu quả nặng nề về kinh tế - xã hội- chính trị - ngoại giao - quốc phòng mà Việt Nam có thể gánh lấy trong tương lai gần.
7. Tuy nhiên, điều đáng băn khoăn nhất là vấn đề "thượng tôn pháp luật". Nếu nói về luật, có lẽ Việt Nam không thiếu luật nào cả. Nhiều người nói chỉ cần áp dụng đúng và nghiêm túc luật hiện hành là VN ổn định ngay. Nhưng làm sao được như vậy khi mà ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng "nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế" mà "cơ chế một đảng" hiện nay thì nhốt bằng cách nào, nếu không có "cơ chế tam quyền phân lập"? Phải nói đây là một nan đề!
8. Về phần đối ngoại, cũng cho thấy nhà cầm quyền đang đối mặt với nhiều vấn đề rất nghiêm trọng. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một trong số đó. Những biện pháp hiện nay như nhiều người biết (ví dụ: thả LS Nguyễn Văn Đài đi lưu vong tại Đức hay chuẩn bị cho TXT sang Đức đoàn tụ gia đình v.v...) chỉ là một góc rất nhỏ, chưa giải quyết tận gốc vấn đề.
Tôi không nghĩ EVFTA có thể thành công với vài động thái như vậy. Nhà cầm quyền cần tìm ra giải pháp trọn vẹn, khả tín hơn và nên hiểu về văn hóa phương Tây trong hành xử chính trị - ngoại giao.
9. Việc Hoa Kỳ rút khỏi UNHRC sau khi đã quyết định rút khỏi UNESCO, có nhiều ý kiến ngược chiều nhau.
Về bề nổi, Hoa Kỳ có vẻ bảo vệ Israel, nhưng ở góc độ khác, dường như Hoa Kỳ muốn chuyển thông điệp đến toàn thế giới rằng: cơ chế hợp tác và đối thoại đa phương không còn hiệu quả. Hoa Kỳ không tin vào cơ chế này nữa. Do đó, rất có thể Hoa Kỳ sẽ hành động đơn phương về vấn đề nhân quyền theo phong cách "American first" - thông điệp của Tổng thống Trump.
Nhà cầm quyền VN nên suy xét vấn đề Hoa Kỳ rút khỏi UNHRC theo cách khác với "vui mừng" như một số nhà quan sát cho rằng như vậy.
Tóm lại, hiện trạng VN đang lâm vào bế tắc. Nhà cầm quyền VN mà cụ thể là Bộ Chính Trị và BCHTƯĐ nên ngồi lại và bàn thảo cho ra những hành động cụ thể và khả thi, điều đó tốt hơn là duy trì những biện pháp đàn áp, bởi nó mang tính chất đối phó. Điều này chỉ làm tình hình căng thẳng và mệt mỏi thêm cho cả những người thi hành công vụ và người dân. Tôi e ngại đến một lúc nào đó "có ai biết trong tro còn lửa..." [2] từ trong dân chúng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/ReadersOpinions/comments-on-june-10-protests-07022018110428.html
Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của cuộc đấu tranh của chúng ta hiện nay
Phạm Văn (Danlambao) - Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của cuộc đấu tranh của chúng ta, của toàn thể nhân dân Việt Nam hướng đến kiến tạo một cuộc sống mới đang được thể hiện ngày một rõ ràng. Những cuộc biểu tình-xuống đường của nhân dân trong những ngày tháng 6 năm 2018 oi bức vừa qua đã thể hiện rất rõ điều này. Tuy vậy, để cho cuộc đấu tranh không ngừng lớn lên đủ sức biến thành ngọn lửa thiêu rụi tất cả những gì cũ nát, dối trá, đớn hèn, trờ thành bàn tay có sức mạnh lớn lao có thể kiến tạo cuộc sống mới, rất cần phải nhận thức, làm rõ hơn mục tiêu, nhiệm vụ, nhất là mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của nó. Nói cách khác đơn giản hơn, chúng ta, toàn thể nhân dân cần phải biết rốt cuộc chúng ta được gì và mất gì trong cuộc đấu tranh mang nội dung và ý nghĩa hết sức lớn lao, chưa từng có, liên quan đến tiền đồ, vận mệnh của mỗi con người Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam lúc này.
1. Tự do – Sáng tạo – Phát triển
Có lẽ chẳng cần phải chứng minh thì mọi người cũng thấy rõ rằng con người, nhân loại sẽ không thể tồn tại, nếu không có Tiến bộ-Phát triển. Nhưng không thể có tiến bộ-phát triển nếu không có Sáng tạo và không thể sáng tạo nếu không có Tự do. Một nhà triết học Ấn Độ trong thế kỷ XX, Osho (trong cuốn sách Sáng tạo. Bừng cháy sức mạnh bên trong), đã xem sáng tạo như một thứ “hương thơm của tự do”. Tự do chính là ngọn nguồn, động lực cơ bản của Sáng tạo, nhờ có những sáng tạo không ngừng mà con người đã có một lịch sử hàng ngàn năm nay, đó là sự tiến bộ-phát triển không ngừng. Mặc dù, ở mọi nơi, lúc này hay lúc khác, con người vẫn còn là kẻ thù của chính mình với những tội lỗi, cái ác, thậm chí khủng khiếp hơn, nhưng không thể phủ nhận một sự thực là con người ngày một văn minh hơn, con người hơn, yêu mình và yêu người hơn, có trách nhiệm với chính mình và đồng loại nhiều hơn. Tất cả những điều này đều gắn với Tự do và Sáng tạo. Tự do chính là giá trị cơ bản, phổ quát nhất của con người.
Vậy cần hiểu như thế nào là Tự do và Sáng tạo? Trước hết nói về Sáng tạo. Cần phải hiểu Sáng tạo không phải là làm ra những cái gì hoàn toàn khác, mới so với tự nhiên, so với những gì đã và đang có. Có thể hiểu một cách vắn tắt, Sáng tạo có nghĩa là có khả năng, năng lực kết nối những gì còn dưới dạng khả năng để làm cho chúng trở thành hiện thực, tức là tạo ra những tư tưởng, quan niệm và những sự vật mới. Như thế, Sáng tạo luôn dựa trên, căn cứ vào những gì đã có, vấn đề là ở chỗ tìm ra, khám phá ra những khả năng của chúng để kết nối chúng thành cái mới, tức là biến chúng thành hiện thực. Nhưng để có thể sáng tạo, con người phải Tự do, phải có Tự do. Tự do là việc con người tự mình ý thức, lựa chọn, quyết định những hành động, việc làm hoặc bày tỏ thái độ, tình cảm của mình, không ý thức, lựa chọn, quyết định việc làm hoặc bày tỏ thái độ, tình cảm theo sự thúc đẩy, yêu cầu của người khác hoặc của những điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài. Tự do trước hết phải dựa trên việc tự ý thức, nhận thức được (những gì là đúng-sai, tốt-xấu), sau đó mới có thể tự lựa chọn và tự quyết định. Sự tự mình này liên quan, dựa trên những đòi hỏi, thúc đẩy bên trong (nội tâm), đặc biệt là lương tâm: tôi tự biết, tự thấy điều tôi làm là đúng, là tốt, nên tôi phải làm và do đó, tôi không thấy hổ thẹn, ân hận, trái lại thấy tự tin, yên tâm, tự hào, thanh thản, thậm chí rất tự hào, thanh thản với điều tôi làm. Tự do của con người tồn tại dưới nhiều hình thức, nhiều mặt: tự do thân thể, tự do đi lại, tự do hành động, hoạt động, tự do đạo đức, tự do bày tỏ ý kiến, tự do biểu tình, hội họp, tự do tư tưởng v.v..
Vậy, trong những hình thức, những yếu tố khác nhau ấy của tự do, thì tự do nào có ý nghĩa nhất đối với Sáng tạo? Đó là tự do tư tưởng, tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, nhận thức của mình, gọi chung là tự do tư tưởng. Tự do tư tưởng là một biểu hiện quan trọng chứng tỏ rằng con người đã tự thấy mình tồn tại với tư cách con người, với tư cách một cá nhân, một nhân cách và vì thế nó thấy mình bình đẳng với cá nhân khác, nó thấy ra trách nhiệm của mình trong quan hệ với các cá nhân khác và xã hội. Tự do tư tưởng là tự do đầu tiên của con người, là tự do đầu tiên chứng tỏ sự trưởng thành của con người về văn hóa. Nhưng cái quan trọng của tự do tư tưởng trước hết là ở chỗ nó đòi hỏi con người phải tự mình tôn trọng sự thật, chân lý, vì chỉ có như thế mới có thể tạo ra tiền đề, thúc đẩy sáng tạo. Vì sáng tạo phải dựa trên những hiểu biết mang tính chân lý, tức là những hiểu biết đúng, không thể sáng tạo nếu không có những hiểu biết đúng. Hiểu biết đúng là hiểu được, nắm được sự thật, là những hiểu biết được xem là chân lý. Mọi con người dù ở bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, nếu không có tự do tư tưởng thì họ sẽ không thể tiếp cận, nắm bắt sự thật, chân lý và do đó không thể nói đến sáng tạo, chứ chưa nói gì đến việc hình thành khả năng sáng tạo trong thực tế. Nếu không có tự do tư tưởng người ta sẽ rơi vào sự ngộ nhận, chủ quan trong nắm bắt sự thật, chân lý, có thể xuyên tạc, bóp méo hoặc bị xuyên tạc, bị bópchân lý, sự thật, nhất là khi người ta bị áp đặt tư tưởng, hay bị tước đoạt tự do tư tưởng. Tất nhiên, chúng ta hiểu tự do tư tưởng là tôn trọng sự thật, chân lý không mang tính tuyệt đối, cái quan trọng ở đây là mọi phát biểu, bày tỏ, nhận thức hay ý thức nói chung của chúng ta là nhằm đến sự thật, chân lý. Như vậy, có thể thấy tự do tư tưởng là tiền đề, cơ sở cho mọi tự do của con người.
2. Mục tiêu cơ bản, lâu dài của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam hiện nay là xác lập Quyền Tự do
Có thể nói một cách tổng quát, mục tiêu của cuộc đấu tranh của nhân dân ta lúc này là giành lấy-xác lập quyền làm người của mình. Nhưng từ đây cần phải thấy rõ trong những quyền làm người ấy cái quyền nào là cơ bản, mang nội dung, ý nghĩa làm cơ sở hay quyết định những quyền khác. Và khi xác định được cái quyền cơ bản nhất ấy, có thể xem đấy là mục tiêu cơ bản, cuối cùng của toàn bộ cuộc đấu tranh. Từ quan niệm về nội dung, ý nghĩa của Tự do như đã thấy, cho phép ta khẳng định Quyền Tự do, trong đó là trước hết là Quyền Tự do tư tưởng, là quyền cơ bản nhất của con người. Quyền tự do, trước hết quyền tự do tư tưởng chính là tiền đề, là cơ sở của mọi quyền con người.
Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần hiểu thế nào là Quyền Tự do để phân biệt với Tự do. Chúng ta hiểu quyền tự do được nói đến ở đây là quyền pháp lý, tức là khi tự do được đảm bảo bằng luật, hệ thống luật của một chế độ nhà nước nhất định. Trong đời sống hàng ngày con người có thể tự do suy nghĩ, tình cảm, đi lại hoặc làm việc này, việc kia. Nhưng muốn cho những tự do ấy trở thành, mang nội dung, ý nghĩa của quyền (có quyền hoặc không có quyền tự do) thì chúng phải được đảm bảo bằng các điều luật hay những quy tắc, quy định nào đó giữa người ta với nhau. Nhưng những điều luật hay những quy định này chỉ mang tính chất hay ý nghĩa pháp lý khi chúng được ban bố bởi một thể chế nhà nước nhất định. Cho đến nay, trên thực tế quyền tự do (cũng như rất nhiều quyền khác của con người) với tư cách là một quyền pháp lý, nói chung chỉ được xác lập trong thể chế dân chủ với tư cách một chế độ chính trị xã hội. Khi nhân dân tự do đấu tranh vì mục tiêu là giành quyền tự do (và những quyền khác) thì có nghĩa là họ “chỉ mới có” tự do trong đấu tranh, là thứ tự do mà họ phải tự thiết lập cho mình, còn tự do trong các sinh hoạt và hoạt động khác cùng với những quyền lợi, giá trị khác, có thể là những cái hoặc họ chưa có, hoặc bị tước đoạt. Vì thế, cuộc đấu tranh của họ là tạo ra những cái mà mình cần, là giành lấy những gì đã bị tước đoạt. Nhưng muốn giữ được, thực hiện những cái được tạo ra ấy, những cái giành được ấy, người ta phải làm cho chúng được đảm bảo bằng hệ thống pháp luật của nhà nước, tức là làm cho chúng trở thành các quyền, căn cứ vào đó người dân có thể (có quyền) rèn dưỡng, sử dụng, thực hiện đối với tự do của mình. Vì vậy, việc giành lấy và xác lập quyền làm người, nhất là quyền tự do, trong đó trước hết là quyền tự do tư tưởng, là mục tiêu cơ bản, cuối cùng của nhân dân. Đây là mục tiêu, những mục tiêu sẽ dẫn đường cho cuộc đấu tranh mới, lớn lao, bền bỉ, kiên cường, ngày càng mạnh mẽ nhằm đi đến thắng lợi cuối cùng của con người, của nhân dân Việt Nam.
3. Tự do đấu tranh xóa bỏ chế độ độc tài-toàn trị, tức Chế độ Đảng “cộng sản” trị để xây dựng Chế độ Dân chủ
Mục tiêu giành và xác lập quyền tự do, trước hết là quyền tự do tư tưởng nói trên sẽ chỉ là lý thuyết hoặc sự tưởng tượng, nếu như không tiến hành một cuộc đấu tranh kiên cường để đạt được mục tiêu ấy, cuộc đấu tranh với hai nội dung hay hai nhiệm vụ cơ bản liên quan mật thiết với nhau, đó là đấu tranh xóa bỏ chế độ độc tài-toàn trị, Chế độ Đảng “cộng sản” trị để xây dựng Chế độ Dân chủ.
Trước đây cuộc đấu tranh chống thực dân-đế quốc và phong kiến của nhân dân Việt Nam được định hướng là nhằm đến mục tiêu cuối cùng, lâu dài là xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, là hướng đến những xã hội được coi là thiên đường hạnh phúc của mọi con người. Con đường hay phương thức thực hiện được vạch ra là trước hết phải tiến hành cách mạng vô sản xóa bỏ chính quyền thực dân-phong kiến để thiết lập nền chuyên chính vô sản – chính quyền của công nông làm điều kiện cho xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng cả mục tiêu và phương thức tiến hành cuộc đấu tranh như đã nói, là dựa trên một lý thuyết, tức học thuyết Marx-Lenin, khiếm khuyết, sai lầm từ căn bản, từ nguyên lý của nó. Vì vậy, mục tiêu của cuộc đấu tranh được vạch ra là lệch lạc, thậm chí là không có thực, là hư ảo, còn phương thức tiến hành cuộc đấu tranh mang tính chất áp đặt-bạo lực, trong đó có cả sự “tuyên truyền dối trá”. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trên thực tế đã sụp đổ không thể cứu vãn. Các nước xã hội chủ nghĩa trước đây ở châu Âu đã chuyển sang kiến tạo thể chế chính trị dân chủ, hội nhập với thế giới văn minh nhằm đem lại-thực hiện những quyền cơ bản của con người, đặc biệt là quyền Tự do. Tiếc thay, trong bối cảnh ấy ở Việt Nam dưới sự cầm quyền của Đảng “cộng sản” các “ní nuận gia” của Đảng vẫn khẳng định con đường của “chúng ta”, của “nhân dân Việt Nam” là đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, mặc dù không biết “đến cuối thế kỷ XXI này thiên đường xã hội chủ nghĩa đã có ở Việt Nam hay chưa”. Nhưng đừng có tin các “ní nuận gia” ấy mà hãy nhìn vào thực tế.
Thứ nhất, các “ní nuận gia” cùng với những kẻ ăn theo họ chỉ là những kẻ bưng bô cho Đảng “cộng sản”, cho chế độ mà Đảng “cộng sản” đang đứng trên đầu nhân dân. Nhìn chung, bọn họ như những kẻ KHÔNG ĐẦU, chỉ có những cái LƯỠI dài ngắn khác nhau gắn vào những cái LOA với khả năng phát ra các âm thanh với những tần xuất khác nhau. Nói một cách văn minh: họ không có tự do hiểu theo nghĩa họ “tự nguyện” làm nô lệ cho Đảng “cộng sản”, cho chế độ để kiếm miếng ăn, để “vinh thân phì gia”, chứ không phải Đảng tước quyền tự do của họ, vì họ có tự do đâu mà tước! Thứ hai, “cộng sản” nhất là “cộng sản” có quyền chức trên thực tế là những tên “tư bản đỏ” (Red Capitalist…) [bọn này ở Trung Quốc được gọi là “tư bản thân hữu” (Crony Capitalist)], nói chung đó là tư bản hình thành từ hệ thống quyền lực, hay cũng có thể gọi là “tư bản con ông cháu cha”. “Tư bản đỏ” hay “tư bản thân hữu” là những loại tư bản được sản sinh ra một cách không bình thường, không tự nhiên. Đó là những kẻ lợi dụng quyền lực do chiếm được-cướp được từ cuộc “cách mạng vô sản” hoặc “cách mạng giải phóng dân tộc” dưới sự lãnh đạo của Đảng “cộng sản”, để chiếm đoạt-ăn cướp tài sản của nhân dân-đất nước cho thỏa lòng tham vô độ của chúng, chứ không phải tư bản hình thành từ, bằng con đường tự mình tích lũy dựa trên lao động, tổ chức lao động, giao thương v.v.. Đây là loại tư bản không có tính người, ngoài việc vục mặt vào những “giá trị” vật chất-kinh tế ra, bọn chúng không còn biết đến những giá trị nào khác nữa, nếu có cũng chỉ là giả tạo, hình thức hoặc vô cùng hẹp hòi. Chúng hoàn toàn, hay về cơ bản, không biết gì về Tự do – một giá trị lớn lao, phổ biến của con người, của nhân loại. Vì thế, nền kinh tế ở Việt Nam cho đến nay vẫn không được thế giới công nhận là nền kinh tế thị trường, vì nó thiếu một yếu tố rất cơ bản là Tự do. Cựu Tổng thống Mỹ B. Obama từng nói: “Prosperity without freedom is a form of poverty” (Sự thịnh vượng mà không có tự do thì cũng chỉ là một hình thức của sự khốn cùng). Thứ ba, do đó trong toàn bộ hệ thống từ việc học tập của trẻ em, thanh thiếu niên trong các nhà trường, đến các lĩnh vực hoạt động-lao động khác nhau, cho đến mọi ngõ ngách của đời sống, hay nói chung, toàn thể nhân dân, đất nước bị áp đặt về tư tưởng và giá trị bởi một nhóm người, một tổ chức, thậm chí một cá nhân bất kỳ. Thật tàn bạo, ác độc khi chế độ còn xua công an ra tay bắt bớ, đàn áp dã man những người biểu tình, ngay cả khi họ đứng lên phản đối Trung Cộng xâm lược, phản đối nhà máy Formosa xả thải chất độc làm “biển chết” và quy kết họ vào những tội mà họ không hề có để rồi phạt tù họ rất nặng, thậm chí có những người bị chết ngay khi mới bị tạm giam với những giải thích đáng ngờ của chế độ về nguyên nhân. Không những thế, người ta-công an còn tự cho mình cái quyền đột nhập nhà riêng bất cứ khi nào cần để theo dõi, ăn cắp thông tin, dữ liệu, thậm chí còn trơ trẽn “tín hiệu” lại là đã nắm được những thông tin, dữ liệu ấy, liều lĩnh-lì lợm đem sự dã man vào thế giới văn minh khi cả gan sang bắt cóc người ở nước khác, bất chấp hậu quả để lại cho đất nước, nhân dân v.v..
Có thể thấy, tính chất độc tài-toàn trị thực sự choán ngợp mọi sinh hoạt xã hội, nhất là đời sống tinh thần, khiến cho người dân khi chợt nhận ra mình đang bị chặn đứng các khao khát về những giá trị con người, đã phải thốt lên ngao ngán, mỉa mai, thậm chí trong đó có cả sự bất lực, rằng “đất nước mình ngộ quá…”. Nhưng mỉa mai thay, khi chính những tên tư bản này, những kẻ đại diện cho chúng về quyền lực, phát ngôn cho chúng về tư tưởng, vẫn tự cho mình là những người “cộng sản” lãnh sứ mệnh dẫn đường cho nhân dân, đất nước, dân tộc ở nơi mình được sinh ra, tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, tức là tiến đến những cái xã hội mà ở đó chính chúng sẽ bị tiêu diệt! Khốn thay, cái thể chế mang tên “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam được thao túng bởi Đảng “cộng sản” ở Việt Nam, được gọi là chế độ Đảng “cộng sản” trị, đang bảo vệ-bảo kê chúng vì được chúng dung dưỡng, nuôi nấng. Đây là một hình thức khác-mới của chế độ độc tài, một chế độ toàn trị, một chế độ “quân chủ” trong đó vua là “kẻ giấu mặt” hoặc là “vua ảo” (không phải “vua tập thể”), một chế độ hoàn toàn lỗi thời mà đứng đầu là những kẻ vừa ngu dốt, vừa tham lam, hèn hạ và dối trá (trí trá, biến báo). Vậy, nhân dân Việt Nam hãy tự hỏi mình đã được gì trong chế độ này? Không, trong chế độ Đảng “cộng sản” trị này người dân đã và đang mất, mất rất nhiều. Những tiếng hô, những tiếng hát vang lên trong các cuộc biểu tình của hàng vạn người hôm 10 tháng 6: “Trả lại đây, trả lại cho dân tôi: quyền tự do, quyền con người, quyền phúc quyết...”, đã nói lên tất cả. Một cách tóm quát, nhân dân không có, đúng hơn đã mất quyền làm người, đó là cái mất lớn lao, căn bản nhất. Vậy, khi quyền làm người của người dân đã mất thì làm sao dân có thể giàu, nước có thể mạnh, làm sao có xã hội công bằng, dân chủ và văn minh! Không chỉ có thế, trong chế độ độc tài - Đảng “cộng sản” trị hiện nay nguy cơ mất nước đã hiển hiện hết sức rõ ràng. Trung Cộng đang âm mưu xâm chiếm và trên thực tế đang xâm chiếm Việt Nam bằng “phương thức xâm lược mềm”, bằng “sức mạnh mềm”, bằng một cuộc chiến không có tiếng súng, cuộc chiến “kinh tế-pháp lý” cụ thể là thông qua các đầu tư để chiếm đất, chiếm những vị trí then chốt và chiến lược về kinh tế-quốc phòng và được “đảm bảo” về mặt pháp lý (như yêu cầu ban hành “luật đặc khu” chẳng hạn) và bằng cả sự mua chuộc, đe dọa, sự độc ác ngấm ngầm hoặc công khai. Vào lúc này mà không thấy rõ âm mưu và tiến trình xâm lược như đã nói của Trung Cộng thì hoặc là quá ngu muội, hoặc đã và đang trực tiếp hoặc gián tiếp, công khai hoặc giấu mặt tiếp tay cho kẻ xâm lược. Cần hiểu rằng một khi nước đã mất thì sẽ mất tất cả!
Như thế, cái thứ nhà nước vốn sinh ra từ xã hội, nhân dân, nhưng lại trở thành vật đứng trên, đối lập với nhân dân, “ngày càng xa lạ với nhân dân”, một chế độ được sản sinh ra một cách trái mùa, trái thời, đã hết sức lỗi thời, không bao giờ là của nhân dân nữa, chỉ tồn tại bằng sự dối trá, đã và đang tước đi những quyền cơ bản của nhân dân, chế độ độc tài-toàn trị ấy phải bị xóa bỏ. Con đường của chúng ta, của toàn thể nhân dân Việt Nam hiện giờ là rất rõ ràng: phế truất, xóa bỏ chế độ độc tài-toàn trị, chế độ Đảng “cộng sản” trị, để xây dựng Chế độ Dân chủ. Chỉ có Chế Dân chủ là lựa chọn tối ưu, duy nhất của nhân dân. Một chính trị gia từng nói, đại ý: nền dân chủ cũng chẳng hoàn hảo, nhưng cũng chẳng có thể chế nào hơn nó. Chế độ dân chủ, như đúng tên gọi của nó, là chế độ thực sự của dân, do dân và vì dân. Với chế độ này nhân dân sẽ xác lập quyền tự do, trước hết là quyền tự do tư tưởng làm cơ sở cho mọi quyền con người của mình. Trong thể chế dân chủ nhân dân sẽ tự thiết lập hệ thống luật pháp của mình và sẽ sống, hoạt động theo nền luật pháp ấy, vì thế được tự do, có quyền tự do thực sự.
Trong cuộc đấu tranh này nhân dân cũng cần đến một yếu tố quan trọng là Tự do – Tự do đấu tranh. Bởi vì, chúng ta không thể cậy nhờ, không thể chờ đợi ai đó đem cho chúng ta cái quyền đứng lên đấu tranh. Chỉ có tự do đấu tranh chúng ta mới có đủ tự tin vào chính mình, mới có thể tự mình tạo nên sức mạnh, nghị lực, tinh thần quyết tâm để giành thắng lợi cuối cùng. Bởi vì tự do đấu tranh là nhằm đến những mục tiêu do chính chúng ta đề ra, để giành lấy quyền lợi của chính chúng ta chứ không phải cho ai khác. Cái được của chúng ta, của nhân dân trong cuộc đấu tranh này thật lớn lao, đó là quyền làm người, quyền tự do, trước hết là quyền tự do tư tưởng. Hơn ai hết, chúng ta, nhân dân hãy vượt lên những đòi hỏi về những quyền lợi vật chất-kinh tế và những quyền lợi trực tiếp khác trong cuộc đấu tranh này, hướng đến mục tiêu lớn lao, căn bản là đòi quyền tự do, vì điều đó biểu hiện sự trưởng thành của chúng ta, của con người Việt Nam. Vì chính điều đó xây dựng niềm tin, sự bền bỉ, kiên cường và sức mạnh thật sự của nhân dân. Còn cái mất của nhân dân, cái mất chẳng có gì phải tiếc nuối, ân hận, đó là mất đi xiềng xích là chế độ độc tài-toàn trị lâu nay đã giam hãm nhân dân trong vòng nô lệ khốn cùng, là mất đi cái thể chế đã tước đoạt của nhân dân quyền làm người. Trong cái được, cái mất ấy chúng ta chia sẻ với những người “có công” với chế độ cũ, những đảng viên cộng sản. Đối với họ, có thể có những đau đớn, xót xa, thậm chí có cả sự uất hận, khủng hoảng, nhưng các “đồng chí” cần hiểu rằng chẳng có cuộc mổ xẻ-phủ định nào mà không mất mát, đớn đau. Rồi sẽ có một ngày, những ngày các “đồng chí” sẽ nhìn lại, nhận ra và thấy rùng mình trước những sự ngộ nhận, dối trá mà mình đã rơi vào, đã từng chịu đựng, thậm chí còn tìm cách biện minh, bảo vệ chúng. Đó là khi những quyền cơ bản của con người, quyền làm người, nhất là Quyền Tự do của con người được xác lập, do đó, là khi cả dân tộc sẽ hòa hợp lại, không còn hận thù, không còn những giới tuyến-chiến tuyến ngăn cách tình cảm và tư tưởng, là khi cả dân tộc được trở về, được sống trong một mái nhà chung và ngẩng đầu đi lên hội nhập với sự tiến bộ, phát triển - văn minh chung của loài người, lúc đó mọi đau đớn, khủng hoảng sẽ qua đi, những vết thương lòng sẽ lành lại.
Hiện giờ những kẻ độc tài-toàn trị ngu xuẩn và tàn bạo nghĩ đơn giản rằng chỉ cần giam cầm, thậm chí tiêu diệt được thân xác những người đấu tranh cho lẽ phải, tìm cách ngăn chặn những phương thức, phương tiện hùng mạnh-văn minh của loài người vốn được sinh ra từ nhu cầu tự do tư tưởng, là tiêu diệt được tư tưởng của nhân dân . Họ đã nhầm, họ ngây thơ và ngu xuẩn hơn cả những hiệp sĩ “chiến đấu” với những chiếc cối xay gió trong thời đại phong kiến, họ cần phải biết rằng chỉ có thể tiêu diệt được tư tưởng khi giết hết nhân dân và đó là điều không thể và là điên rồ ngay trong ý nghĩ. Bởi vì, tư tưởng, tư tưởng tự do sống trong nhân dân và sống trong những tiến bộ không ngừng của nền văn minh con người.
Phạm Văn (Danlambao) - Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của cuộc đấu tranh của chúng ta, của toàn thể nhân dân Việt Nam hướng đến kiến tạo một cuộc sống mới đang được thể hiện ngày một rõ ràng. Những cuộc biểu tình-xuống đường của nhân dân trong những ngày tháng 6 năm 2018 oi bức vừa qua đã thể hiện rất rõ điều này. Tuy vậy, để cho cuộc đấu tranh không ngừng lớn lên đủ sức biến thành ngọn lửa thiêu rụi tất cả những gì cũ nát, dối trá, đớn hèn, trờ thành bàn tay có sức mạnh lớn lao có thể kiến tạo cuộc sống mới, rất cần phải nhận thức, làm rõ hơn mục tiêu, nhiệm vụ, nhất là mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của nó. Nói cách khác đơn giản hơn, chúng ta, toàn thể nhân dân cần phải biết rốt cuộc chúng ta được gì và mất gì trong cuộc đấu tranh mang nội dung và ý nghĩa hết sức lớn lao, chưa từng có, liên quan đến tiền đồ, vận mệnh của mỗi con người Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam lúc này.
1. Tự do – Sáng tạo – Phát triển
Có lẽ chẳng cần phải chứng minh thì mọi người cũng thấy rõ rằng con người, nhân loại sẽ không thể tồn tại, nếu không có Tiến bộ-Phát triển. Nhưng không thể có tiến bộ-phát triển nếu không có Sáng tạo và không thể sáng tạo nếu không có Tự do. Một nhà triết học Ấn Độ trong thế kỷ XX, Osho (trong cuốn sách Sáng tạo. Bừng cháy sức mạnh bên trong), đã xem sáng tạo như một thứ “hương thơm của tự do”. Tự do chính là ngọn nguồn, động lực cơ bản của Sáng tạo, nhờ có những sáng tạo không ngừng mà con người đã có một lịch sử hàng ngàn năm nay, đó là sự tiến bộ-phát triển không ngừng. Mặc dù, ở mọi nơi, lúc này hay lúc khác, con người vẫn còn là kẻ thù của chính mình với những tội lỗi, cái ác, thậm chí khủng khiếp hơn, nhưng không thể phủ nhận một sự thực là con người ngày một văn minh hơn, con người hơn, yêu mình và yêu người hơn, có trách nhiệm với chính mình và đồng loại nhiều hơn. Tất cả những điều này đều gắn với Tự do và Sáng tạo. Tự do chính là giá trị cơ bản, phổ quát nhất của con người.
Vậy cần hiểu như thế nào là Tự do và Sáng tạo? Trước hết nói về Sáng tạo. Cần phải hiểu Sáng tạo không phải là làm ra những cái gì hoàn toàn khác, mới so với tự nhiên, so với những gì đã và đang có. Có thể hiểu một cách vắn tắt, Sáng tạo có nghĩa là có khả năng, năng lực kết nối những gì còn dưới dạng khả năng để làm cho chúng trở thành hiện thực, tức là tạo ra những tư tưởng, quan niệm và những sự vật mới. Như thế, Sáng tạo luôn dựa trên, căn cứ vào những gì đã có, vấn đề là ở chỗ tìm ra, khám phá ra những khả năng của chúng để kết nối chúng thành cái mới, tức là biến chúng thành hiện thực. Nhưng để có thể sáng tạo, con người phải Tự do, phải có Tự do. Tự do là việc con người tự mình ý thức, lựa chọn, quyết định những hành động, việc làm hoặc bày tỏ thái độ, tình cảm của mình, không ý thức, lựa chọn, quyết định việc làm hoặc bày tỏ thái độ, tình cảm theo sự thúc đẩy, yêu cầu của người khác hoặc của những điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài. Tự do trước hết phải dựa trên việc tự ý thức, nhận thức được (những gì là đúng-sai, tốt-xấu), sau đó mới có thể tự lựa chọn và tự quyết định. Sự tự mình này liên quan, dựa trên những đòi hỏi, thúc đẩy bên trong (nội tâm), đặc biệt là lương tâm: tôi tự biết, tự thấy điều tôi làm là đúng, là tốt, nên tôi phải làm và do đó, tôi không thấy hổ thẹn, ân hận, trái lại thấy tự tin, yên tâm, tự hào, thanh thản, thậm chí rất tự hào, thanh thản với điều tôi làm. Tự do của con người tồn tại dưới nhiều hình thức, nhiều mặt: tự do thân thể, tự do đi lại, tự do hành động, hoạt động, tự do đạo đức, tự do bày tỏ ý kiến, tự do biểu tình, hội họp, tự do tư tưởng v.v..
Vậy, trong những hình thức, những yếu tố khác nhau ấy của tự do, thì tự do nào có ý nghĩa nhất đối với Sáng tạo? Đó là tự do tư tưởng, tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, nhận thức của mình, gọi chung là tự do tư tưởng. Tự do tư tưởng là một biểu hiện quan trọng chứng tỏ rằng con người đã tự thấy mình tồn tại với tư cách con người, với tư cách một cá nhân, một nhân cách và vì thế nó thấy mình bình đẳng với cá nhân khác, nó thấy ra trách nhiệm của mình trong quan hệ với các cá nhân khác và xã hội. Tự do tư tưởng là tự do đầu tiên của con người, là tự do đầu tiên chứng tỏ sự trưởng thành của con người về văn hóa. Nhưng cái quan trọng của tự do tư tưởng trước hết là ở chỗ nó đòi hỏi con người phải tự mình tôn trọng sự thật, chân lý, vì chỉ có như thế mới có thể tạo ra tiền đề, thúc đẩy sáng tạo. Vì sáng tạo phải dựa trên những hiểu biết mang tính chân lý, tức là những hiểu biết đúng, không thể sáng tạo nếu không có những hiểu biết đúng. Hiểu biết đúng là hiểu được, nắm được sự thật, là những hiểu biết được xem là chân lý. Mọi con người dù ở bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, nếu không có tự do tư tưởng thì họ sẽ không thể tiếp cận, nắm bắt sự thật, chân lý và do đó không thể nói đến sáng tạo, chứ chưa nói gì đến việc hình thành khả năng sáng tạo trong thực tế. Nếu không có tự do tư tưởng người ta sẽ rơi vào sự ngộ nhận, chủ quan trong nắm bắt sự thật, chân lý, có thể xuyên tạc, bóp méo hoặc bị xuyên tạc, bị bópchân lý, sự thật, nhất là khi người ta bị áp đặt tư tưởng, hay bị tước đoạt tự do tư tưởng. Tất nhiên, chúng ta hiểu tự do tư tưởng là tôn trọng sự thật, chân lý không mang tính tuyệt đối, cái quan trọng ở đây là mọi phát biểu, bày tỏ, nhận thức hay ý thức nói chung của chúng ta là nhằm đến sự thật, chân lý. Như vậy, có thể thấy tự do tư tưởng là tiền đề, cơ sở cho mọi tự do của con người.
2. Mục tiêu cơ bản, lâu dài của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam hiện nay là xác lập Quyền Tự do
Có thể nói một cách tổng quát, mục tiêu của cuộc đấu tranh của nhân dân ta lúc này là giành lấy-xác lập quyền làm người của mình. Nhưng từ đây cần phải thấy rõ trong những quyền làm người ấy cái quyền nào là cơ bản, mang nội dung, ý nghĩa làm cơ sở hay quyết định những quyền khác. Và khi xác định được cái quyền cơ bản nhất ấy, có thể xem đấy là mục tiêu cơ bản, cuối cùng của toàn bộ cuộc đấu tranh. Từ quan niệm về nội dung, ý nghĩa của Tự do như đã thấy, cho phép ta khẳng định Quyền Tự do, trong đó là trước hết là Quyền Tự do tư tưởng, là quyền cơ bản nhất của con người. Quyền tự do, trước hết quyền tự do tư tưởng chính là tiền đề, là cơ sở của mọi quyền con người.
Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần hiểu thế nào là Quyền Tự do để phân biệt với Tự do. Chúng ta hiểu quyền tự do được nói đến ở đây là quyền pháp lý, tức là khi tự do được đảm bảo bằng luật, hệ thống luật của một chế độ nhà nước nhất định. Trong đời sống hàng ngày con người có thể tự do suy nghĩ, tình cảm, đi lại hoặc làm việc này, việc kia. Nhưng muốn cho những tự do ấy trở thành, mang nội dung, ý nghĩa của quyền (có quyền hoặc không có quyền tự do) thì chúng phải được đảm bảo bằng các điều luật hay những quy tắc, quy định nào đó giữa người ta với nhau. Nhưng những điều luật hay những quy định này chỉ mang tính chất hay ý nghĩa pháp lý khi chúng được ban bố bởi một thể chế nhà nước nhất định. Cho đến nay, trên thực tế quyền tự do (cũng như rất nhiều quyền khác của con người) với tư cách là một quyền pháp lý, nói chung chỉ được xác lập trong thể chế dân chủ với tư cách một chế độ chính trị xã hội. Khi nhân dân tự do đấu tranh vì mục tiêu là giành quyền tự do (và những quyền khác) thì có nghĩa là họ “chỉ mới có” tự do trong đấu tranh, là thứ tự do mà họ phải tự thiết lập cho mình, còn tự do trong các sinh hoạt và hoạt động khác cùng với những quyền lợi, giá trị khác, có thể là những cái hoặc họ chưa có, hoặc bị tước đoạt. Vì thế, cuộc đấu tranh của họ là tạo ra những cái mà mình cần, là giành lấy những gì đã bị tước đoạt. Nhưng muốn giữ được, thực hiện những cái được tạo ra ấy, những cái giành được ấy, người ta phải làm cho chúng được đảm bảo bằng hệ thống pháp luật của nhà nước, tức là làm cho chúng trở thành các quyền, căn cứ vào đó người dân có thể (có quyền) rèn dưỡng, sử dụng, thực hiện đối với tự do của mình. Vì vậy, việc giành lấy và xác lập quyền làm người, nhất là quyền tự do, trong đó trước hết là quyền tự do tư tưởng, là mục tiêu cơ bản, cuối cùng của nhân dân. Đây là mục tiêu, những mục tiêu sẽ dẫn đường cho cuộc đấu tranh mới, lớn lao, bền bỉ, kiên cường, ngày càng mạnh mẽ nhằm đi đến thắng lợi cuối cùng của con người, của nhân dân Việt Nam.
3. Tự do đấu tranh xóa bỏ chế độ độc tài-toàn trị, tức Chế độ Đảng “cộng sản” trị để xây dựng Chế độ Dân chủ
Mục tiêu giành và xác lập quyền tự do, trước hết là quyền tự do tư tưởng nói trên sẽ chỉ là lý thuyết hoặc sự tưởng tượng, nếu như không tiến hành một cuộc đấu tranh kiên cường để đạt được mục tiêu ấy, cuộc đấu tranh với hai nội dung hay hai nhiệm vụ cơ bản liên quan mật thiết với nhau, đó là đấu tranh xóa bỏ chế độ độc tài-toàn trị, Chế độ Đảng “cộng sản” trị để xây dựng Chế độ Dân chủ.
Trước đây cuộc đấu tranh chống thực dân-đế quốc và phong kiến của nhân dân Việt Nam được định hướng là nhằm đến mục tiêu cuối cùng, lâu dài là xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, là hướng đến những xã hội được coi là thiên đường hạnh phúc của mọi con người. Con đường hay phương thức thực hiện được vạch ra là trước hết phải tiến hành cách mạng vô sản xóa bỏ chính quyền thực dân-phong kiến để thiết lập nền chuyên chính vô sản – chính quyền của công nông làm điều kiện cho xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng cả mục tiêu và phương thức tiến hành cuộc đấu tranh như đã nói, là dựa trên một lý thuyết, tức học thuyết Marx-Lenin, khiếm khuyết, sai lầm từ căn bản, từ nguyên lý của nó. Vì vậy, mục tiêu của cuộc đấu tranh được vạch ra là lệch lạc, thậm chí là không có thực, là hư ảo, còn phương thức tiến hành cuộc đấu tranh mang tính chất áp đặt-bạo lực, trong đó có cả sự “tuyên truyền dối trá”. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trên thực tế đã sụp đổ không thể cứu vãn. Các nước xã hội chủ nghĩa trước đây ở châu Âu đã chuyển sang kiến tạo thể chế chính trị dân chủ, hội nhập với thế giới văn minh nhằm đem lại-thực hiện những quyền cơ bản của con người, đặc biệt là quyền Tự do. Tiếc thay, trong bối cảnh ấy ở Việt Nam dưới sự cầm quyền của Đảng “cộng sản” các “ní nuận gia” của Đảng vẫn khẳng định con đường của “chúng ta”, của “nhân dân Việt Nam” là đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, mặc dù không biết “đến cuối thế kỷ XXI này thiên đường xã hội chủ nghĩa đã có ở Việt Nam hay chưa”. Nhưng đừng có tin các “ní nuận gia” ấy mà hãy nhìn vào thực tế.
Thứ nhất, các “ní nuận gia” cùng với những kẻ ăn theo họ chỉ là những kẻ bưng bô cho Đảng “cộng sản”, cho chế độ mà Đảng “cộng sản” đang đứng trên đầu nhân dân. Nhìn chung, bọn họ như những kẻ KHÔNG ĐẦU, chỉ có những cái LƯỠI dài ngắn khác nhau gắn vào những cái LOA với khả năng phát ra các âm thanh với những tần xuất khác nhau. Nói một cách văn minh: họ không có tự do hiểu theo nghĩa họ “tự nguyện” làm nô lệ cho Đảng “cộng sản”, cho chế độ để kiếm miếng ăn, để “vinh thân phì gia”, chứ không phải Đảng tước quyền tự do của họ, vì họ có tự do đâu mà tước! Thứ hai, “cộng sản” nhất là “cộng sản” có quyền chức trên thực tế là những tên “tư bản đỏ” (Red Capitalist…) [bọn này ở Trung Quốc được gọi là “tư bản thân hữu” (Crony Capitalist)], nói chung đó là tư bản hình thành từ hệ thống quyền lực, hay cũng có thể gọi là “tư bản con ông cháu cha”. “Tư bản đỏ” hay “tư bản thân hữu” là những loại tư bản được sản sinh ra một cách không bình thường, không tự nhiên. Đó là những kẻ lợi dụng quyền lực do chiếm được-cướp được từ cuộc “cách mạng vô sản” hoặc “cách mạng giải phóng dân tộc” dưới sự lãnh đạo của Đảng “cộng sản”, để chiếm đoạt-ăn cướp tài sản của nhân dân-đất nước cho thỏa lòng tham vô độ của chúng, chứ không phải tư bản hình thành từ, bằng con đường tự mình tích lũy dựa trên lao động, tổ chức lao động, giao thương v.v.. Đây là loại tư bản không có tính người, ngoài việc vục mặt vào những “giá trị” vật chất-kinh tế ra, bọn chúng không còn biết đến những giá trị nào khác nữa, nếu có cũng chỉ là giả tạo, hình thức hoặc vô cùng hẹp hòi. Chúng hoàn toàn, hay về cơ bản, không biết gì về Tự do – một giá trị lớn lao, phổ biến của con người, của nhân loại. Vì thế, nền kinh tế ở Việt Nam cho đến nay vẫn không được thế giới công nhận là nền kinh tế thị trường, vì nó thiếu một yếu tố rất cơ bản là Tự do. Cựu Tổng thống Mỹ B. Obama từng nói: “Prosperity without freedom is a form of poverty” (Sự thịnh vượng mà không có tự do thì cũng chỉ là một hình thức của sự khốn cùng). Thứ ba, do đó trong toàn bộ hệ thống từ việc học tập của trẻ em, thanh thiếu niên trong các nhà trường, đến các lĩnh vực hoạt động-lao động khác nhau, cho đến mọi ngõ ngách của đời sống, hay nói chung, toàn thể nhân dân, đất nước bị áp đặt về tư tưởng và giá trị bởi một nhóm người, một tổ chức, thậm chí một cá nhân bất kỳ. Thật tàn bạo, ác độc khi chế độ còn xua công an ra tay bắt bớ, đàn áp dã man những người biểu tình, ngay cả khi họ đứng lên phản đối Trung Cộng xâm lược, phản đối nhà máy Formosa xả thải chất độc làm “biển chết” và quy kết họ vào những tội mà họ không hề có để rồi phạt tù họ rất nặng, thậm chí có những người bị chết ngay khi mới bị tạm giam với những giải thích đáng ngờ của chế độ về nguyên nhân. Không những thế, người ta-công an còn tự cho mình cái quyền đột nhập nhà riêng bất cứ khi nào cần để theo dõi, ăn cắp thông tin, dữ liệu, thậm chí còn trơ trẽn “tín hiệu” lại là đã nắm được những thông tin, dữ liệu ấy, liều lĩnh-lì lợm đem sự dã man vào thế giới văn minh khi cả gan sang bắt cóc người ở nước khác, bất chấp hậu quả để lại cho đất nước, nhân dân v.v..
Có thể thấy, tính chất độc tài-toàn trị thực sự choán ngợp mọi sinh hoạt xã hội, nhất là đời sống tinh thần, khiến cho người dân khi chợt nhận ra mình đang bị chặn đứng các khao khát về những giá trị con người, đã phải thốt lên ngao ngán, mỉa mai, thậm chí trong đó có cả sự bất lực, rằng “đất nước mình ngộ quá…”. Nhưng mỉa mai thay, khi chính những tên tư bản này, những kẻ đại diện cho chúng về quyền lực, phát ngôn cho chúng về tư tưởng, vẫn tự cho mình là những người “cộng sản” lãnh sứ mệnh dẫn đường cho nhân dân, đất nước, dân tộc ở nơi mình được sinh ra, tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, tức là tiến đến những cái xã hội mà ở đó chính chúng sẽ bị tiêu diệt! Khốn thay, cái thể chế mang tên “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam được thao túng bởi Đảng “cộng sản” ở Việt Nam, được gọi là chế độ Đảng “cộng sản” trị, đang bảo vệ-bảo kê chúng vì được chúng dung dưỡng, nuôi nấng. Đây là một hình thức khác-mới của chế độ độc tài, một chế độ toàn trị, một chế độ “quân chủ” trong đó vua là “kẻ giấu mặt” hoặc là “vua ảo” (không phải “vua tập thể”), một chế độ hoàn toàn lỗi thời mà đứng đầu là những kẻ vừa ngu dốt, vừa tham lam, hèn hạ và dối trá (trí trá, biến báo). Vậy, nhân dân Việt Nam hãy tự hỏi mình đã được gì trong chế độ này? Không, trong chế độ Đảng “cộng sản” trị này người dân đã và đang mất, mất rất nhiều. Những tiếng hô, những tiếng hát vang lên trong các cuộc biểu tình của hàng vạn người hôm 10 tháng 6: “Trả lại đây, trả lại cho dân tôi: quyền tự do, quyền con người, quyền phúc quyết...”, đã nói lên tất cả. Một cách tóm quát, nhân dân không có, đúng hơn đã mất quyền làm người, đó là cái mất lớn lao, căn bản nhất. Vậy, khi quyền làm người của người dân đã mất thì làm sao dân có thể giàu, nước có thể mạnh, làm sao có xã hội công bằng, dân chủ và văn minh! Không chỉ có thế, trong chế độ độc tài - Đảng “cộng sản” trị hiện nay nguy cơ mất nước đã hiển hiện hết sức rõ ràng. Trung Cộng đang âm mưu xâm chiếm và trên thực tế đang xâm chiếm Việt Nam bằng “phương thức xâm lược mềm”, bằng “sức mạnh mềm”, bằng một cuộc chiến không có tiếng súng, cuộc chiến “kinh tế-pháp lý” cụ thể là thông qua các đầu tư để chiếm đất, chiếm những vị trí then chốt và chiến lược về kinh tế-quốc phòng và được “đảm bảo” về mặt pháp lý (như yêu cầu ban hành “luật đặc khu” chẳng hạn) và bằng cả sự mua chuộc, đe dọa, sự độc ác ngấm ngầm hoặc công khai. Vào lúc này mà không thấy rõ âm mưu và tiến trình xâm lược như đã nói của Trung Cộng thì hoặc là quá ngu muội, hoặc đã và đang trực tiếp hoặc gián tiếp, công khai hoặc giấu mặt tiếp tay cho kẻ xâm lược. Cần hiểu rằng một khi nước đã mất thì sẽ mất tất cả!
Như thế, cái thứ nhà nước vốn sinh ra từ xã hội, nhân dân, nhưng lại trở thành vật đứng trên, đối lập với nhân dân, “ngày càng xa lạ với nhân dân”, một chế độ được sản sinh ra một cách trái mùa, trái thời, đã hết sức lỗi thời, không bao giờ là của nhân dân nữa, chỉ tồn tại bằng sự dối trá, đã và đang tước đi những quyền cơ bản của nhân dân, chế độ độc tài-toàn trị ấy phải bị xóa bỏ. Con đường của chúng ta, của toàn thể nhân dân Việt Nam hiện giờ là rất rõ ràng: phế truất, xóa bỏ chế độ độc tài-toàn trị, chế độ Đảng “cộng sản” trị, để xây dựng Chế độ Dân chủ. Chỉ có Chế Dân chủ là lựa chọn tối ưu, duy nhất của nhân dân. Một chính trị gia từng nói, đại ý: nền dân chủ cũng chẳng hoàn hảo, nhưng cũng chẳng có thể chế nào hơn nó. Chế độ dân chủ, như đúng tên gọi của nó, là chế độ thực sự của dân, do dân và vì dân. Với chế độ này nhân dân sẽ xác lập quyền tự do, trước hết là quyền tự do tư tưởng làm cơ sở cho mọi quyền con người của mình. Trong thể chế dân chủ nhân dân sẽ tự thiết lập hệ thống luật pháp của mình và sẽ sống, hoạt động theo nền luật pháp ấy, vì thế được tự do, có quyền tự do thực sự.
Trong cuộc đấu tranh này nhân dân cũng cần đến một yếu tố quan trọng là Tự do – Tự do đấu tranh. Bởi vì, chúng ta không thể cậy nhờ, không thể chờ đợi ai đó đem cho chúng ta cái quyền đứng lên đấu tranh. Chỉ có tự do đấu tranh chúng ta mới có đủ tự tin vào chính mình, mới có thể tự mình tạo nên sức mạnh, nghị lực, tinh thần quyết tâm để giành thắng lợi cuối cùng. Bởi vì tự do đấu tranh là nhằm đến những mục tiêu do chính chúng ta đề ra, để giành lấy quyền lợi của chính chúng ta chứ không phải cho ai khác. Cái được của chúng ta, của nhân dân trong cuộc đấu tranh này thật lớn lao, đó là quyền làm người, quyền tự do, trước hết là quyền tự do tư tưởng. Hơn ai hết, chúng ta, nhân dân hãy vượt lên những đòi hỏi về những quyền lợi vật chất-kinh tế và những quyền lợi trực tiếp khác trong cuộc đấu tranh này, hướng đến mục tiêu lớn lao, căn bản là đòi quyền tự do, vì điều đó biểu hiện sự trưởng thành của chúng ta, của con người Việt Nam. Vì chính điều đó xây dựng niềm tin, sự bền bỉ, kiên cường và sức mạnh thật sự của nhân dân. Còn cái mất của nhân dân, cái mất chẳng có gì phải tiếc nuối, ân hận, đó là mất đi xiềng xích là chế độ độc tài-toàn trị lâu nay đã giam hãm nhân dân trong vòng nô lệ khốn cùng, là mất đi cái thể chế đã tước đoạt của nhân dân quyền làm người. Trong cái được, cái mất ấy chúng ta chia sẻ với những người “có công” với chế độ cũ, những đảng viên cộng sản. Đối với họ, có thể có những đau đớn, xót xa, thậm chí có cả sự uất hận, khủng hoảng, nhưng các “đồng chí” cần hiểu rằng chẳng có cuộc mổ xẻ-phủ định nào mà không mất mát, đớn đau. Rồi sẽ có một ngày, những ngày các “đồng chí” sẽ nhìn lại, nhận ra và thấy rùng mình trước những sự ngộ nhận, dối trá mà mình đã rơi vào, đã từng chịu đựng, thậm chí còn tìm cách biện minh, bảo vệ chúng. Đó là khi những quyền cơ bản của con người, quyền làm người, nhất là Quyền Tự do của con người được xác lập, do đó, là khi cả dân tộc sẽ hòa hợp lại, không còn hận thù, không còn những giới tuyến-chiến tuyến ngăn cách tình cảm và tư tưởng, là khi cả dân tộc được trở về, được sống trong một mái nhà chung và ngẩng đầu đi lên hội nhập với sự tiến bộ, phát triển - văn minh chung của loài người, lúc đó mọi đau đớn, khủng hoảng sẽ qua đi, những vết thương lòng sẽ lành lại.
Hiện giờ những kẻ độc tài-toàn trị ngu xuẩn và tàn bạo nghĩ đơn giản rằng chỉ cần giam cầm, thậm chí tiêu diệt được thân xác những người đấu tranh cho lẽ phải, tìm cách ngăn chặn những phương thức, phương tiện hùng mạnh-văn minh của loài người vốn được sinh ra từ nhu cầu tự do tư tưởng, là tiêu diệt được tư tưởng của nhân dân . Họ đã nhầm, họ ngây thơ và ngu xuẩn hơn cả những hiệp sĩ “chiến đấu” với những chiếc cối xay gió trong thời đại phong kiến, họ cần phải biết rằng chỉ có thể tiêu diệt được tư tưởng khi giết hết nhân dân và đó là điều không thể và là điên rồ ngay trong ý nghĩ. Bởi vì, tư tưởng, tư tưởng tự do sống trong nhân dân và sống trong những tiến bộ không ngừng của nền văn minh con người.
19 Tháng Tám - Ngày cáo chung chế độ Cộng sản bán nước!
Lê Thiên (Danlambao) - Bài này gợi nhắc ngày 19 Tháng Tám. Lẽ ra nó trình làng đúng ngày 19/8. Nhưng chờ tới ngày ấy, bài viết sẽ giảm hoặc mất tác dụng. Vây, mạn phép cho nó xuất hiện sớm, ước mong nó góp phần vào ngòi nổ “chào ngày 19/8”.
Bố cục và luận cứ của người viết có thể chưa đủ sức thuyết phục. Nhưng chính biến cố 19/8/1991 tại Liên Xô là động lực! Biến cố này hy vọng sẽ khuấy lên lòng yêu nước và tinh thần quật khởi của toàn dân Việt Nam chống họa xâm lăng của Tàu cộng qua sự hà hơi tiếp sức và mưu đồ bán nước đầy trí trá của tập đoàn CSVN. Ước gì bài này được chuyển tải đến mọi người dân trong nước kể cả cán bộ, bộ đội, công an/cảnh sát của chế độ đương quyền. Hết thảy chúng ta - con dân Việt Nam, đều cùng chung trách nhiệm cứu nước khỏi tay Tàu cộng.
Ngày 19/8/1991 trên đất Nga và với CSVN
Với CSVN, ngày 19/8 là ngày lịch sử trọng đại, ngày kỷ niệm Cách mạng Mùa Thu 1945, khi Việt Minh (tiền thân CSVN) cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim khi Chính phủ này vừa tuyên bố Độc lập thoát ách nô lệ thực dân. Từ “cướp” này được sách “sử” CSVN dùng chính thức. để diễn tả Viêt Minh ăn cướp bằng cả gian trá lẫn bạo lực, xin không dài dòng ở đây.
Đến đầu thập niên 1990, một biến cố 19/8 khác tái hiện không phải tại Việt Nam, mà là tại Liên Xô, pháo đài kiên cố của chủ nghĩa Cộng sản Quốc tế. Đích xác ngày 18 Tháng Tám, năm 1991, khi Tổng Bí Thư Liên Xô Mikhail Gorbachev cùng gia đình đang nghỉ hè tại đảo Crimea (thuộc nước Ukraine, một trong 14 nước chư hầu Liên Bang Xô Viết lúc bấy giờ) thì một nhóm các quan chức cao cấp CS Xô Viết kết thành Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước kéo đến Crimea, gặp Gorbachev, và sau đó giam lỏng cô lập hóa ông này rồi cùng trở về Thủ đô Mạc Tư Khoa (Moskva) để hôm sau 19/8/1991 tiến hành cuộc binh biến/chính biến.
Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước gồm: Gennady Yanayev, Phó chủ tịch Liên bang Xô viết; Vladimir Kryuchkov, Giám đốc Cơ quan Mật vụ Xô Viết KGB; Boris Pugo, Bộ trưởng Nội Vụ; Dmitriy Yazov, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Phần thắng chắc chắn sẽ thuộc về cái bộ sậu đầy quyền uy nắm cả Quân đội lẫn Công an/Cảnh sát và Mật vụ Tình Báo của Đảng và Nhà Nước Liên Xô.
CSVN vững tin như vậy. Từ ngày 18/9/1991, khi cuộc đảo chánh chỉ vừa hé lộ, giới cầm quyền CSVN hân hoan mở cờ. Truyền thanh đảng và Nhà nước CSVN phóng tin “tiên tri” về sự thành công rực rỡ của Cách mạng 19 Tháng Tám Liên Xô, sẽ hạ bệ “bè lũ” Gorbachev, đập tan chủ trương đổi mới về kinh tế (perestroika) và mở cửa về chính trị (glasnost) “thân Tây phương” của ông này.
CSVN coi “Cách mạng 19 Tháng Tám (1991) tại Liên Xô là sự lặp lại một cách kỳ diệu Cách mạng Mùa Thu ngày 19/8/1945” của CS tại Việt Nam tiền đề của cuộc chiến thắng 30/4/1975 trên Miền Nam Việt Nam! Nhưng người dân Việt Nam thì lại không quên, sau khi cướp đoạt Miền Nam Việt Nam, CSVN đã biến Miền Nam VN thành nhà tù khổng lồ chôn vùi cuộc sống không những của Quân Cán Chính Miền Nam VN mà còn của cả nhân dân Miền Nam VN, dĩ nhiên trừ bọn nằm vùng và đám a dua vô liêm sĩ. Hàng triệu người dân Miền Nam VN đã phải băng núi, băng rừng, lội sông, lội suối, vượt biên, vượt biển đi tìm tự do, thà chết hơn là sống dưới sự kìm kẹp của CS.
Nhắc lại vào thời điểm 1975, tập đoàn CSVN đi theo đường lối cai trị sắt máu của CS Quốc tế, đứng đầu là Liên Xô và Tàu cộng. Nhưng năm 1982, khi trùm Liên Xô Brezhnev chết, Yuri Andropov, đầu sỏ KGB lên ngai chưa được hai năm rồi cũng chết năm 1984. Konstantin Chernenko lên nắm quyền TBT vừa hơn một năm thì cũng vĩnh viễn ra đi vào đầu năm 1985. Tháng Ba 1985, Ủy viên Bộ Chính trị CS Liên Xô Mikhail Gorbachev trở thành Tổng Bí Thư Đảng kiêm Chủ tịch Nhà nước Liên bang Xô viết.
Chính sách Perestroika (đổi mới kinh tế) và đường lối Glatnost (mở cửa về chính trị) của Gorbachev có phần cởi mở. Người dân VN cảm thấy nhẹ nhõm phần nào, hy vọng CSVN sẽ theo Liên Xô mà nới rộng một chút quyền sống đang bi bóp nghẹt trong cả nước. Nhưng CSVN thì lại cay cú Gorbachev, coi ông là lực cản của chế độ Cộng sản toàn trị.
Dầu vậy, từ đầu năm 1986, nhà cầm quyền CSVN có vẻ chùn tay, tiến hành vài cải cách. TBT Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói” cho văn nghệ sĩ. Ông cũng viết báo dưới mục “Nói Và Làm” (Nguyễn Văn Linh), xem ra tán dương “cuộc đổi mới”! Nhưng NVL cuối cùng đã cùng bè đảng CS của ông lùa dân Việt Nam vào rọ sắt, siết chặt giới cầm bút, cũng như xích chặt toàn dân VN vào cái chuỗi xích sắt đảng trị qua cái gọi là Hiến pháp xã nghĩa Cộng sản trị.
Trong khi đó, tại Liên Bang Xô Viết và Đông Âu càng về cuối thập niên 1980, vị thế của Chủ nghĩa Cộng sản toàn cầu càng lung lay trước sức quật khởi, đầu tiên là của nhân dân các nước Đông Âu chư hầu Cộng sản khiến phe chủ trương toàn trị cực đoan càng ra sức vùng vẫy. Phía chóp bu CSVN thì tin cuộc đảo chánh ngày 19/8/1991 của Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước Liên Xô sẽ là một cuộc cách mạng “tất yếu” và “tất thắng” của bạo lực Cách mạng.
CSVN tung hô cuộc đảo chánh ở Liên Xô như là “sự lặp lại kỳ diệu” cuộc “Cách mạng Mùa Thu 19/8/1945” của CSVN. Họ tin chắc với “3 công cụ bạo lực cách mạng” nồng cốt gồm Bộ Quốc Phòng với Quân đội hùng hậu, Bộ Nội Vụ với Công an Cảnh sát trung với Đảng và Cơ quan Tình báo Chiến lược KGB, phe đảo chánh tức Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước Liên Xô sẽ đập tan “bè lũ” Gorbachev cùng “bọn phản động tay sai đế quốc Mỹ”, giành lấy thắng lợi vẻ vang về cho chủ nghĩa CS quốc tế anh hùng.
Bất ngờ, nhân dân trong Liên Bang Xô Viết vốn bị ức chế suốt 3 phần tư thế kỷ không kiên nhẫn nổi nữa. Toàn dân nhất tề vùng lên viết lên trang sử: Khai tử chủ nghĩa Cộng sản, mở ra quyền tự do làm người không phải chỉ riêng cho người dân Nga mà còn cho các dân tộc khác khắp vùng Ban-Nhĩ-Cán cùng nhiều quốc gia khác khắp thế giới!
Chính vào ngày 19/8/1991, đang khi Gorbachev bị phe đảo chánh với danh nghĩa Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước cầm chân trên đảo Crimea, thì nhân dân Liên Xô lại tràn ra Thủ đô Mạc Tư Khoa (Moskva) lật ngược thế cờ một cách ngoạn mục. Quân đội đứng về phía dân biểu tình. Công an/Cảnh sát án binh bất động. Cuộc “Cách mạng Dân chủ Nhân dân” đúng nghĩa toàn thắng bạo quyền..
Người ta nói tới vai trò của Boris Yeltsin lúc bấy giờ đang là người đứng đầu đảng và Nhà nước Nga khi ông ta hiên ngang đứng trên nóc chiếc xe tăng do Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước điều tới để cổ vũ nhân dân giành lấy quyền làm dân, quyền làm người! Boris Yeltsin được xem là người hùng. Nhưng sự thật, chính nhân dân Liên Xô mới là anh hùng của cả nước Nga lẫn Liên Bang Xô Viết và toàn thế giới, mở ra trang sử tự do dân chủ ngay bên trong sào huyệt Cộng đảng độc tài chuyên chế.
Bám đuôi Tàu Cộng
CSVN thất vọng ê chề! Họ vội vàng tìm phao! Mất Liên Xô thì còn chỗ dựa nào khác ngoài Cộng đảng Tàu phù, dù rằng Tàu cộng chỉ mới đánh cướp quần đảo Hoàng Sa của VN (năm 1974). Đến năm 1979 chúng lại xua quân tràn qua biên giới Việt-Hoa, tấn công Việt Nam, giết chết hàng vạn quân dân VN, chiếm đoạt của Việt Nam nhiều phần đất dọc biên giới phía bắc, rồi năm 1988 đánh chiếm đảo Gạc Mạc thuộc quần đảo Trường Sa (năm 1988).
Vậy mà chỉ 2 năm sau, năm 1990, những kẻ đứng đầu Đảng và Nhà nước CSVN chấp hành lệnh triệu tập của Hán triều, lục tục kéo nhau sang Tàu bái yết thượng hoàng tại Thành Đô. Gọi đó là Hội nghị Thành Đô, song chẳng có lấy một chương trình nghị sự song phương mang tính “hội nghị” bình đẳng giữa hai bên, mà chỉ thấy một bên trịch thượng truyền lệnh, một bên khúm núm, cúi đầu vâng dạ. Cả bộ sâu đảng quyền CSVN sang Tàu hầu Hán, đầu Đảng là Nguyễn Văn Linh (Tổng Bí Thư Đảng CSVN); đứng đầu Nhà nước CHXHCNVN là Đỗ Mười; Cố vấn tối cao là Phạm Văn Đồng!
Sau cái Hội nghị mờ ám ấy, Việt Nam mất Ải Nam Quan, mất Thác Bản Giốc về tay Trung Quốc! Lãnh thổ Việt Nam mất đi nhiều kilômét sâu vào nội địa VN dọc biên giới Việt Hoa. “Mật ước Thành Đô” ra đời, nhưng đố người dân VN biết được những cái “bí mật” gì, ngoại trừ 16 chữ vàng và 4 tốt do thiên triều ban cho:
+ Ổn định lâu dài – Hướng tới tương lai – Láng giềng hữu nghị – Hợp tác toàn diện!
+ Láng giềng tốt – Bạn bè tốt – Đồng chí tốt - Đối tác tốt!
Tàu cộng hoành hành trên Biển Đông, ngang ngược xua đuổi, tấn công ngư thuyền, ngư dân Việt Nam, hoặc cấm cản phía Việt Nam khai thác dầu khí trên chính vùng lãnh hải của mình, thậm chí Tàu cộng đưa những máy bay quân sự loại mang bom hạng nặng tối tân, cùng tàu chiến, hàng không mẫu hạm hoặc ồ ạt xây dựng các hải đảo chúng cướp của ta biến thành những cơ sở quân sự cao cấp tối tân… một cách ngang nhiên tác oai tác quái. Nhưng đã trót nhận 16 chữ vàng và 4 tốt làm khuôn vàng thước ngọc, CSVN câm như hến. Họa hoằn “người phát ngôn” lắp bắp mấy công thức phản đối ngoại giao chiếu lệ!
Bá quyền Đại Hán càng gia tăng mưu đồ thôn tính toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, hà hơi tiếp sức tập đoàn CSVN lươn lẹo luật hóa hai dự luật An ninh mạng và Đặc khu Kinh tế để cho Hán triều dễ dàng thâu tóm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam mà không phải gặp sự phản kháng nào trong khi ba địa điểm gọi là ba đặc khu kinh tế toan tính cho thuê lên tới ngót trăm năm lại là trọng điểm chiến lược của quê hương Việt Nam (Vân Đồn ở bắc, Bắc Vân Phong ở Trung và Phú Quốc ở Nam). Trong khi dự luật Đặc khu là mưu đồ bán nước của tập đoàn CSVN thì luật An ninh mạng hỗ trợ bằng thủ đoạn bịt mồm, bịt mắt, bịt tai, trói chân tay người dân.
Chúng ta không quên vụ Nga đánh cướp Crimea thuộc quốc gia Ukraine hồi năm 2014.
Crimea, bài học gì cho Việt Nam từ lập luận của tướng Cương?
Vladimir Putin, Tổng thống Nga từng đưa ra lập luận rằng “người Nga sống trên đất Crimea nói tiếng Nga, sinh hoạt theo tập tục văn hóa Nga cần được Nga bảo vệ” thoát khỏi vòng vây nước Ukraine. Năm 2014, Putin xua quân Nga tiến chiếm Crimea. Và ngày nay Crimea là đất Nga của người Nga! Chuyện Crimea hồi đó có lẽ người Việt Nam ít ai để tâm tới. Nhưng lúc bấy giờ, chúng tôi đã có bài “Bài học Ukraina [Ukraine] – Nước ta trước họa Tàu-Nga” đăng tải trên Dân Làm Báo ngày 30/4/2014.
Qua bài trên, chúng tôi chứng minh tham vọng của cả Tàu lẫn Nga trong mưu đồ cướp đất các nước nhược tiểu xung quanh hầu mở rộng quyền bá chủ vốn tiềm ẩn trong não trạng Cộng sản nước lớn xưa nay. Chúng tôi cũng đã báo động về cái não trạng “cuồng Nga”, “vọng Tàu” cực đoan, mù quáng trong hàng ngũ cán bộ quan chức CSVN xưa nay. Nơi đoạn “ Ai học được chữ ngờ?” chúng tôi có nêu câu hỏi: “Nếu trong nước nổ ra một biến động bất thường, như một cuộc biểu tình đòi hỏi thay đổi nhân sự chẳng hạn, thì nhà cầm quyền CSVN sẽ làm gì nếu phía Nga và Tàu viện cớ “bảo vệ lợi ích hợp pháp” của người Nga, người Tàu, bảo đó là một hành động “công khai và đúng luật”, hay ngụy biện rằng đó “không phải là hành động ‘gây sự’”?
“Chưa cần bàn tới việc Trung Cộng hay Nga Cộng đã cài sẵn tình báo, ngụy tạo một biến động nào đó để chơi trò tầm ăn dâu trên khắp đất nước Việt Nam,” chúng tôi chỉ đưa ra lời phát biểu của tướng CACS Lê văn Cương trả lời cho VTC News trong cuộc phỏng vấn ngày 03/03/2014, để mọi người Việt Nam nhận rõ sự đốn hèn của CSVN và mối nguy đang rình rập Việt Nam như thế nào từ não trạng lệ thuộc và tầm nhìn “chiến lược” bán nước ấy.
Tướng Cương biện hộ việc “người bạn láng giềng” khổng lồ Nga đánh cướp lãnh thổ Crimea của nước nhỏ Ukraine bằng lời phán chắc nịch: “Nga có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình và hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.”
Thay vì chứng minh cụ thể thế nào là “phù hợp với luật pháp quốc tế”, tướng Cương ỡm ờ: “Đây được xem là hành động bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nga tại Crưm [Crimea] nói riêng và Ukraine nói chung.” Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược CA/CSVN còn khẳng định: “Đây không phải là hành động ‘gây sự’ của Nga như chính quyền mới của Ukraine cáo buộc, mục đích của Nga công khai và đúng luật.”
Hiểm họa Tàu Cộng và có thể cả hiểm họa Nga Cộng là ở chỗ đó. Ta thử đặt câu nói trên vào số phận 3 Đặc khu Kinh tế tương lai trên lãnh thổ VN và cho rằng “Đây không phải là hành động ‘gây sự’ của Tàu/Nga như người dân Việt Nam cáo buộc, mục đích của Tàu/Nga công khai và đúng luật.” Bấy giờ đất nước ta sẽ như thế nào?!
Miệng lưỡi Lê Văn Cương rõ ràng phản ánh chính xác tâm lý phò Nga, vọng Tàu của tập đoàn CSVN trước sau như một mà Lê Duẩn đã thú nhận: “Ta đánh là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô”.
Nỗi đau nào cho dân tộc Việt Nam?
Nhìn lại cục diện Việt Nam từ sau 30/4/1975, chúng ta thấy người dân trong nước cam chịu khổ nhục, hầu như hoàn toàn bị dìm tận đáy địa ngục trần gian dưới chính sách toàn trị độc tài, độc đoán và áp bức ác độc của tập đoàn CSVN. Không ít lần, người dân VN hết sức chịu đựng, đã vùng lên đòi đất, đòi quyền, đòi sự sống… nhất là đòi lại giang san của Tổ quốc như Hoàng Sa, Trường Sa, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc… Nhưng rồi, mọi cuộc xuống đường của dân đều bị đàn áp dã man. Kẻ chiến thắng là Tàu Cộng!
Gần đây nhờ phương tiện internet toàn cầu, nhờ cả dân trí, dân khí lẫn dân tâm được phát huy, người dân Việt Nam can đảm hơn, cương quyết hơn trong các cuộc biểu tình gần đây nhất như chống Công ty Formosa xả thải, như chống dự luật Đặc khu và luật An ninh mạng. Không phải chỉ tại hai thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn như trước đây, mà còn tại khắp các tỉnh, huyện từ nam chí bắc, mà quyết liệt nhất là trước Trụ sở Đảng CS tỉnh Bình Thuận và thị trấn Phan Rí vào ngày 10/6 rồi 16/6/2018….
Âm mưu của tập đoàn CSVN bán nước giao đất cho Tàu cộng ngày càng lộ liễu, bọn Hán tộc càng ngang nhiên thách thức ý chí quật cường của người dân Việt Nam, cường độ biểu tình “chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam” ắt càng gia tăng cao, cả về khí thế lẫn số lượng người dân tham gia, nhất là giới trẻ sinh sau 1975 nay đã nhận rõ bộ mặt thật đảng CSVN: Ánh sáng tự do dân chủ đang ló dạng.
Tức nước vỡ bờ: Toàn dân vùng lên!
Trong bài “Chớ cao giọng dạy dân lòng yêu nước” trên Báo Tiếng Dân ngày 24/6/2018, Gs Tương Lai viết: “Nay thì việc Trung Quốc chiếm đảo, chiếm biển, hàng ngày đâm chìm tàu cá, đánh đập ngư dân hành nghề trên biển mà cha ông mình bao đời vẫn ra khơi vào lộng thì làm sao không căm hận? Lại thêm chứng kiến thái độ ngang ngược của bọn Tàu đến làm ăn, du lịch như ở Bình Thuận, nơi dân đang quá bức xúc và phẫn nộ khiến cho sự nhẫn nhục đã bục vỡ. Nay lại nghe nói trong dự thảo Luật có điều khoản Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có khả năng giao đất cho nhà đầu tư nước ngoài, mà thật ra là nhà đầu tư Tàu, đến 99 năm thì mối hận trên càng trào dâng.”
Cuộc xuống đường của người dân Nga tại thủ đô Mạc Tư Khoa (Moskva) vào ngày 19/8/1991 không chỉ nhắm vào Ủy ban Khẩn cấp Nhà Nước. Chính đó là cơ hội giúp người dân giải tỏa nỗi đau dồn nén tâm lý suốt 74 năm ròng dưới ách thống trị của Cộng sản Liên Xô bằng áp bức, bách hại, che mắt, bịt miệng, bít tai, trói cả chân tay… Dân Nga vùng lên, quật khởi và đã đạt được mục tiêu: Giải thế chế độ Cộng sản, giành lại quyền làm dân, làm người, đem lại tự do, dân chủ và thịnh vượng cho quê hương họ.
Tin chắc không phải chỉ người dân bình thường, mà cả quân nhân, công an/cảnh sát của chế độ CSVN cũng sẽ bừng tỉnh vùng lên, noi gương nhân dân, quân đội, công an/cảnh sát Liên Xô ngày 19/8/1991 làm nên trang sử diệt cộng cứu nước, cứu dân, cứu chính bản thân mình cùng gia đình mình và các lớp hậu sinh thoát ách độc đảng độc tài tàn ác, gian manh, cùng mưu dồ cầu vinh bán nước cho ngoại bang, cụ thể là cho lũ Hán tộc bá quyền đầy tham vọng bành trướng!
Báo động khẩn cho Việt Nam
Báo Giáo Dục Việt Nam ngày 24/6/2018 có bài “Tướng James Mattis tin Trung Quốc muốn các nước xung quanh thần phục thiên triều”. Chúng tôi cho đây là bài báo mang tính báo động khẩn cấp cho toàn dân Việt Nam, dù đó là tờ báo thuộc lề đảng.
Bài báo cho biết tướng James Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ vừa lên tiếng cảnh báo: “Triều đại nhà Minh là mô hình Trung Quốc ngày nay hướng đến, họ muốn các nước xung quanh ‘thần phục’ thông qua ngoại giao bẫy nợ lẫn sức mạnh quân sự ép buộc.”
Tướng James Mattis khẳng định: "Mỹ có đủ bằng chứng cho thấy Trung Quốc triển khai (bất hợp pháp) tên lửa chống hạm YJ-12B và tên lửa phòng không HQ-9, thiết bị gây nhiễu điện từ ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) cũng như cất hạ cánh máy bay ném bom H-6K ở Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam)".
Ngày 30/6/2018, một bài báo khác cũng trên tờ Giáo Dục Việt Nam gây chấn động không kém trong tâm can người dân VN: bài “Khi đã thành con nợ của Trung Quốc, chủ quyền lãnh thổ cũng khó giữ được”. Bài báo cảnh giác: “Trung Quốc sẽ liên tục cho con nợ vay đến mức đủ lớn để không tổ chức tài chính nào dám cho vay thêm. Đến lúc đó họ ép đàm phán các hợp đồng chuyển nhượng đất.” Tờ báo này lại gợi ý độc giả vào đọc bài “Trung Quốc đã bẫy và ép Sri Lanka ‘hai tay dâng cảng chiến lược’ như thế nào?”để nhận rõ âm mưu của bá quyền Trung Quốc. Người dân Việt Nam không thể xem nhẹ mưu đồ của Hán tộc, nhất là nó trực tiếp tác động đến sự tồn vong của đất nước và dân tộc Việt Nam. Chúng ta hãy khẩn cấp bày tỏ thái độ dứt khoát đối với nhà cầm quyền CSVN đang tiếp tay Tàu cộng thôn tính đất nước ta trong âm mưu bá quyền bành trướng của bắc phương!
Lê Thiên (Danlambao) - Bài này gợi nhắc ngày 19 Tháng Tám. Lẽ ra nó trình làng đúng ngày 19/8. Nhưng chờ tới ngày ấy, bài viết sẽ giảm hoặc mất tác dụng. Vây, mạn phép cho nó xuất hiện sớm, ước mong nó góp phần vào ngòi nổ “chào ngày 19/8”.
Bố cục và luận cứ của người viết có thể chưa đủ sức thuyết phục. Nhưng chính biến cố 19/8/1991 tại Liên Xô là động lực! Biến cố này hy vọng sẽ khuấy lên lòng yêu nước và tinh thần quật khởi của toàn dân Việt Nam chống họa xâm lăng của Tàu cộng qua sự hà hơi tiếp sức và mưu đồ bán nước đầy trí trá của tập đoàn CSVN. Ước gì bài này được chuyển tải đến mọi người dân trong nước kể cả cán bộ, bộ đội, công an/cảnh sát của chế độ đương quyền. Hết thảy chúng ta - con dân Việt Nam, đều cùng chung trách nhiệm cứu nước khỏi tay Tàu cộng.
Ngày 19/8/1991 trên đất Nga và với CSVN
Với CSVN, ngày 19/8 là ngày lịch sử trọng đại, ngày kỷ niệm Cách mạng Mùa Thu 1945, khi Việt Minh (tiền thân CSVN) cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim khi Chính phủ này vừa tuyên bố Độc lập thoát ách nô lệ thực dân. Từ “cướp” này được sách “sử” CSVN dùng chính thức. để diễn tả Viêt Minh ăn cướp bằng cả gian trá lẫn bạo lực, xin không dài dòng ở đây.
Đến đầu thập niên 1990, một biến cố 19/8 khác tái hiện không phải tại Việt Nam, mà là tại Liên Xô, pháo đài kiên cố của chủ nghĩa Cộng sản Quốc tế. Đích xác ngày 18 Tháng Tám, năm 1991, khi Tổng Bí Thư Liên Xô Mikhail Gorbachev cùng gia đình đang nghỉ hè tại đảo Crimea (thuộc nước Ukraine, một trong 14 nước chư hầu Liên Bang Xô Viết lúc bấy giờ) thì một nhóm các quan chức cao cấp CS Xô Viết kết thành Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước kéo đến Crimea, gặp Gorbachev, và sau đó giam lỏng cô lập hóa ông này rồi cùng trở về Thủ đô Mạc Tư Khoa (Moskva) để hôm sau 19/8/1991 tiến hành cuộc binh biến/chính biến.
Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước gồm: Gennady Yanayev, Phó chủ tịch Liên bang Xô viết; Vladimir Kryuchkov, Giám đốc Cơ quan Mật vụ Xô Viết KGB; Boris Pugo, Bộ trưởng Nội Vụ; Dmitriy Yazov, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Phần thắng chắc chắn sẽ thuộc về cái bộ sậu đầy quyền uy nắm cả Quân đội lẫn Công an/Cảnh sát và Mật vụ Tình Báo của Đảng và Nhà Nước Liên Xô.
CSVN vững tin như vậy. Từ ngày 18/9/1991, khi cuộc đảo chánh chỉ vừa hé lộ, giới cầm quyền CSVN hân hoan mở cờ. Truyền thanh đảng và Nhà nước CSVN phóng tin “tiên tri” về sự thành công rực rỡ của Cách mạng 19 Tháng Tám Liên Xô, sẽ hạ bệ “bè lũ” Gorbachev, đập tan chủ trương đổi mới về kinh tế (perestroika) và mở cửa về chính trị (glasnost) “thân Tây phương” của ông này.
CSVN coi “Cách mạng 19 Tháng Tám (1991) tại Liên Xô là sự lặp lại một cách kỳ diệu Cách mạng Mùa Thu ngày 19/8/1945” của CS tại Việt Nam tiền đề của cuộc chiến thắng 30/4/1975 trên Miền Nam Việt Nam! Nhưng người dân Việt Nam thì lại không quên, sau khi cướp đoạt Miền Nam Việt Nam, CSVN đã biến Miền Nam VN thành nhà tù khổng lồ chôn vùi cuộc sống không những của Quân Cán Chính Miền Nam VN mà còn của cả nhân dân Miền Nam VN, dĩ nhiên trừ bọn nằm vùng và đám a dua vô liêm sĩ. Hàng triệu người dân Miền Nam VN đã phải băng núi, băng rừng, lội sông, lội suối, vượt biên, vượt biển đi tìm tự do, thà chết hơn là sống dưới sự kìm kẹp của CS.
Nhắc lại vào thời điểm 1975, tập đoàn CSVN đi theo đường lối cai trị sắt máu của CS Quốc tế, đứng đầu là Liên Xô và Tàu cộng. Nhưng năm 1982, khi trùm Liên Xô Brezhnev chết, Yuri Andropov, đầu sỏ KGB lên ngai chưa được hai năm rồi cũng chết năm 1984. Konstantin Chernenko lên nắm quyền TBT vừa hơn một năm thì cũng vĩnh viễn ra đi vào đầu năm 1985. Tháng Ba 1985, Ủy viên Bộ Chính trị CS Liên Xô Mikhail Gorbachev trở thành Tổng Bí Thư Đảng kiêm Chủ tịch Nhà nước Liên bang Xô viết.
Chính sách Perestroika (đổi mới kinh tế) và đường lối Glatnost (mở cửa về chính trị) của Gorbachev có phần cởi mở. Người dân VN cảm thấy nhẹ nhõm phần nào, hy vọng CSVN sẽ theo Liên Xô mà nới rộng một chút quyền sống đang bi bóp nghẹt trong cả nước. Nhưng CSVN thì lại cay cú Gorbachev, coi ông là lực cản của chế độ Cộng sản toàn trị.
Dầu vậy, từ đầu năm 1986, nhà cầm quyền CSVN có vẻ chùn tay, tiến hành vài cải cách. TBT Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói” cho văn nghệ sĩ. Ông cũng viết báo dưới mục “Nói Và Làm” (Nguyễn Văn Linh), xem ra tán dương “cuộc đổi mới”! Nhưng NVL cuối cùng đã cùng bè đảng CS của ông lùa dân Việt Nam vào rọ sắt, siết chặt giới cầm bút, cũng như xích chặt toàn dân VN vào cái chuỗi xích sắt đảng trị qua cái gọi là Hiến pháp xã nghĩa Cộng sản trị.
Trong khi đó, tại Liên Bang Xô Viết và Đông Âu càng về cuối thập niên 1980, vị thế của Chủ nghĩa Cộng sản toàn cầu càng lung lay trước sức quật khởi, đầu tiên là của nhân dân các nước Đông Âu chư hầu Cộng sản khiến phe chủ trương toàn trị cực đoan càng ra sức vùng vẫy. Phía chóp bu CSVN thì tin cuộc đảo chánh ngày 19/8/1991 của Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước Liên Xô sẽ là một cuộc cách mạng “tất yếu” và “tất thắng” của bạo lực Cách mạng.
CSVN tung hô cuộc đảo chánh ở Liên Xô như là “sự lặp lại kỳ diệu” cuộc “Cách mạng Mùa Thu 19/8/1945” của CSVN. Họ tin chắc với “3 công cụ bạo lực cách mạng” nồng cốt gồm Bộ Quốc Phòng với Quân đội hùng hậu, Bộ Nội Vụ với Công an Cảnh sát trung với Đảng và Cơ quan Tình báo Chiến lược KGB, phe đảo chánh tức Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước Liên Xô sẽ đập tan “bè lũ” Gorbachev cùng “bọn phản động tay sai đế quốc Mỹ”, giành lấy thắng lợi vẻ vang về cho chủ nghĩa CS quốc tế anh hùng.
Bất ngờ, nhân dân trong Liên Bang Xô Viết vốn bị ức chế suốt 3 phần tư thế kỷ không kiên nhẫn nổi nữa. Toàn dân nhất tề vùng lên viết lên trang sử: Khai tử chủ nghĩa Cộng sản, mở ra quyền tự do làm người không phải chỉ riêng cho người dân Nga mà còn cho các dân tộc khác khắp vùng Ban-Nhĩ-Cán cùng nhiều quốc gia khác khắp thế giới!
Chính vào ngày 19/8/1991, đang khi Gorbachev bị phe đảo chánh với danh nghĩa Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước cầm chân trên đảo Crimea, thì nhân dân Liên Xô lại tràn ra Thủ đô Mạc Tư Khoa (Moskva) lật ngược thế cờ một cách ngoạn mục. Quân đội đứng về phía dân biểu tình. Công an/Cảnh sát án binh bất động. Cuộc “Cách mạng Dân chủ Nhân dân” đúng nghĩa toàn thắng bạo quyền..
Người ta nói tới vai trò của Boris Yeltsin lúc bấy giờ đang là người đứng đầu đảng và Nhà nước Nga khi ông ta hiên ngang đứng trên nóc chiếc xe tăng do Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước điều tới để cổ vũ nhân dân giành lấy quyền làm dân, quyền làm người! Boris Yeltsin được xem là người hùng. Nhưng sự thật, chính nhân dân Liên Xô mới là anh hùng của cả nước Nga lẫn Liên Bang Xô Viết và toàn thế giới, mở ra trang sử tự do dân chủ ngay bên trong sào huyệt Cộng đảng độc tài chuyên chế.
Bám đuôi Tàu Cộng
CSVN thất vọng ê chề! Họ vội vàng tìm phao! Mất Liên Xô thì còn chỗ dựa nào khác ngoài Cộng đảng Tàu phù, dù rằng Tàu cộng chỉ mới đánh cướp quần đảo Hoàng Sa của VN (năm 1974). Đến năm 1979 chúng lại xua quân tràn qua biên giới Việt-Hoa, tấn công Việt Nam, giết chết hàng vạn quân dân VN, chiếm đoạt của Việt Nam nhiều phần đất dọc biên giới phía bắc, rồi năm 1988 đánh chiếm đảo Gạc Mạc thuộc quần đảo Trường Sa (năm 1988).
Vậy mà chỉ 2 năm sau, năm 1990, những kẻ đứng đầu Đảng và Nhà nước CSVN chấp hành lệnh triệu tập của Hán triều, lục tục kéo nhau sang Tàu bái yết thượng hoàng tại Thành Đô. Gọi đó là Hội nghị Thành Đô, song chẳng có lấy một chương trình nghị sự song phương mang tính “hội nghị” bình đẳng giữa hai bên, mà chỉ thấy một bên trịch thượng truyền lệnh, một bên khúm núm, cúi đầu vâng dạ. Cả bộ sâu đảng quyền CSVN sang Tàu hầu Hán, đầu Đảng là Nguyễn Văn Linh (Tổng Bí Thư Đảng CSVN); đứng đầu Nhà nước CHXHCNVN là Đỗ Mười; Cố vấn tối cao là Phạm Văn Đồng!
Sau cái Hội nghị mờ ám ấy, Việt Nam mất Ải Nam Quan, mất Thác Bản Giốc về tay Trung Quốc! Lãnh thổ Việt Nam mất đi nhiều kilômét sâu vào nội địa VN dọc biên giới Việt Hoa. “Mật ước Thành Đô” ra đời, nhưng đố người dân VN biết được những cái “bí mật” gì, ngoại trừ 16 chữ vàng và 4 tốt do thiên triều ban cho:
+ Ổn định lâu dài – Hướng tới tương lai – Láng giềng hữu nghị – Hợp tác toàn diện!
+ Láng giềng tốt – Bạn bè tốt – Đồng chí tốt - Đối tác tốt!
Tàu cộng hoành hành trên Biển Đông, ngang ngược xua đuổi, tấn công ngư thuyền, ngư dân Việt Nam, hoặc cấm cản phía Việt Nam khai thác dầu khí trên chính vùng lãnh hải của mình, thậm chí Tàu cộng đưa những máy bay quân sự loại mang bom hạng nặng tối tân, cùng tàu chiến, hàng không mẫu hạm hoặc ồ ạt xây dựng các hải đảo chúng cướp của ta biến thành những cơ sở quân sự cao cấp tối tân… một cách ngang nhiên tác oai tác quái. Nhưng đã trót nhận 16 chữ vàng và 4 tốt làm khuôn vàng thước ngọc, CSVN câm như hến. Họa hoằn “người phát ngôn” lắp bắp mấy công thức phản đối ngoại giao chiếu lệ!
Bá quyền Đại Hán càng gia tăng mưu đồ thôn tính toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, hà hơi tiếp sức tập đoàn CSVN lươn lẹo luật hóa hai dự luật An ninh mạng và Đặc khu Kinh tế để cho Hán triều dễ dàng thâu tóm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam mà không phải gặp sự phản kháng nào trong khi ba địa điểm gọi là ba đặc khu kinh tế toan tính cho thuê lên tới ngót trăm năm lại là trọng điểm chiến lược của quê hương Việt Nam (Vân Đồn ở bắc, Bắc Vân Phong ở Trung và Phú Quốc ở Nam). Trong khi dự luật Đặc khu là mưu đồ bán nước của tập đoàn CSVN thì luật An ninh mạng hỗ trợ bằng thủ đoạn bịt mồm, bịt mắt, bịt tai, trói chân tay người dân.
Chúng ta không quên vụ Nga đánh cướp Crimea thuộc quốc gia Ukraine hồi năm 2014.
Crimea, bài học gì cho Việt Nam từ lập luận của tướng Cương?
Vladimir Putin, Tổng thống Nga từng đưa ra lập luận rằng “người Nga sống trên đất Crimea nói tiếng Nga, sinh hoạt theo tập tục văn hóa Nga cần được Nga bảo vệ” thoát khỏi vòng vây nước Ukraine. Năm 2014, Putin xua quân Nga tiến chiếm Crimea. Và ngày nay Crimea là đất Nga của người Nga! Chuyện Crimea hồi đó có lẽ người Việt Nam ít ai để tâm tới. Nhưng lúc bấy giờ, chúng tôi đã có bài “Bài học Ukraina [Ukraine] – Nước ta trước họa Tàu-Nga” đăng tải trên Dân Làm Báo ngày 30/4/2014.
Qua bài trên, chúng tôi chứng minh tham vọng của cả Tàu lẫn Nga trong mưu đồ cướp đất các nước nhược tiểu xung quanh hầu mở rộng quyền bá chủ vốn tiềm ẩn trong não trạng Cộng sản nước lớn xưa nay. Chúng tôi cũng đã báo động về cái não trạng “cuồng Nga”, “vọng Tàu” cực đoan, mù quáng trong hàng ngũ cán bộ quan chức CSVN xưa nay. Nơi đoạn “ Ai học được chữ ngờ?” chúng tôi có nêu câu hỏi: “Nếu trong nước nổ ra một biến động bất thường, như một cuộc biểu tình đòi hỏi thay đổi nhân sự chẳng hạn, thì nhà cầm quyền CSVN sẽ làm gì nếu phía Nga và Tàu viện cớ “bảo vệ lợi ích hợp pháp” của người Nga, người Tàu, bảo đó là một hành động “công khai và đúng luật”, hay ngụy biện rằng đó “không phải là hành động ‘gây sự’”?
“Chưa cần bàn tới việc Trung Cộng hay Nga Cộng đã cài sẵn tình báo, ngụy tạo một biến động nào đó để chơi trò tầm ăn dâu trên khắp đất nước Việt Nam,” chúng tôi chỉ đưa ra lời phát biểu của tướng CACS Lê văn Cương trả lời cho VTC News trong cuộc phỏng vấn ngày 03/03/2014, để mọi người Việt Nam nhận rõ sự đốn hèn của CSVN và mối nguy đang rình rập Việt Nam như thế nào từ não trạng lệ thuộc và tầm nhìn “chiến lược” bán nước ấy.
Tướng Cương biện hộ việc “người bạn láng giềng” khổng lồ Nga đánh cướp lãnh thổ Crimea của nước nhỏ Ukraine bằng lời phán chắc nịch: “Nga có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình và hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.”
Thay vì chứng minh cụ thể thế nào là “phù hợp với luật pháp quốc tế”, tướng Cương ỡm ờ: “Đây được xem là hành động bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nga tại Crưm [Crimea] nói riêng và Ukraine nói chung.” Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược CA/CSVN còn khẳng định: “Đây không phải là hành động ‘gây sự’ của Nga như chính quyền mới của Ukraine cáo buộc, mục đích của Nga công khai và đúng luật.”
Hiểm họa Tàu Cộng và có thể cả hiểm họa Nga Cộng là ở chỗ đó. Ta thử đặt câu nói trên vào số phận 3 Đặc khu Kinh tế tương lai trên lãnh thổ VN và cho rằng “Đây không phải là hành động ‘gây sự’ của Tàu/Nga như người dân Việt Nam cáo buộc, mục đích của Tàu/Nga công khai và đúng luật.” Bấy giờ đất nước ta sẽ như thế nào?!
Miệng lưỡi Lê Văn Cương rõ ràng phản ánh chính xác tâm lý phò Nga, vọng Tàu của tập đoàn CSVN trước sau như một mà Lê Duẩn đã thú nhận: “Ta đánh là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô”.
Nỗi đau nào cho dân tộc Việt Nam?
Nhìn lại cục diện Việt Nam từ sau 30/4/1975, chúng ta thấy người dân trong nước cam chịu khổ nhục, hầu như hoàn toàn bị dìm tận đáy địa ngục trần gian dưới chính sách toàn trị độc tài, độc đoán và áp bức ác độc của tập đoàn CSVN. Không ít lần, người dân VN hết sức chịu đựng, đã vùng lên đòi đất, đòi quyền, đòi sự sống… nhất là đòi lại giang san của Tổ quốc như Hoàng Sa, Trường Sa, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc… Nhưng rồi, mọi cuộc xuống đường của dân đều bị đàn áp dã man. Kẻ chiến thắng là Tàu Cộng!
Gần đây nhờ phương tiện internet toàn cầu, nhờ cả dân trí, dân khí lẫn dân tâm được phát huy, người dân Việt Nam can đảm hơn, cương quyết hơn trong các cuộc biểu tình gần đây nhất như chống Công ty Formosa xả thải, như chống dự luật Đặc khu và luật An ninh mạng. Không phải chỉ tại hai thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn như trước đây, mà còn tại khắp các tỉnh, huyện từ nam chí bắc, mà quyết liệt nhất là trước Trụ sở Đảng CS tỉnh Bình Thuận và thị trấn Phan Rí vào ngày 10/6 rồi 16/6/2018….
Âm mưu của tập đoàn CSVN bán nước giao đất cho Tàu cộng ngày càng lộ liễu, bọn Hán tộc càng ngang nhiên thách thức ý chí quật cường của người dân Việt Nam, cường độ biểu tình “chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam” ắt càng gia tăng cao, cả về khí thế lẫn số lượng người dân tham gia, nhất là giới trẻ sinh sau 1975 nay đã nhận rõ bộ mặt thật đảng CSVN: Ánh sáng tự do dân chủ đang ló dạng.
Tức nước vỡ bờ: Toàn dân vùng lên!
Trong bài “Chớ cao giọng dạy dân lòng yêu nước” trên Báo Tiếng Dân ngày 24/6/2018, Gs Tương Lai viết: “Nay thì việc Trung Quốc chiếm đảo, chiếm biển, hàng ngày đâm chìm tàu cá, đánh đập ngư dân hành nghề trên biển mà cha ông mình bao đời vẫn ra khơi vào lộng thì làm sao không căm hận? Lại thêm chứng kiến thái độ ngang ngược của bọn Tàu đến làm ăn, du lịch như ở Bình Thuận, nơi dân đang quá bức xúc và phẫn nộ khiến cho sự nhẫn nhục đã bục vỡ. Nay lại nghe nói trong dự thảo Luật có điều khoản Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có khả năng giao đất cho nhà đầu tư nước ngoài, mà thật ra là nhà đầu tư Tàu, đến 99 năm thì mối hận trên càng trào dâng.”
Cuộc xuống đường của người dân Nga tại thủ đô Mạc Tư Khoa (Moskva) vào ngày 19/8/1991 không chỉ nhắm vào Ủy ban Khẩn cấp Nhà Nước. Chính đó là cơ hội giúp người dân giải tỏa nỗi đau dồn nén tâm lý suốt 74 năm ròng dưới ách thống trị của Cộng sản Liên Xô bằng áp bức, bách hại, che mắt, bịt miệng, bít tai, trói cả chân tay… Dân Nga vùng lên, quật khởi và đã đạt được mục tiêu: Giải thế chế độ Cộng sản, giành lại quyền làm dân, làm người, đem lại tự do, dân chủ và thịnh vượng cho quê hương họ.
Tin chắc không phải chỉ người dân bình thường, mà cả quân nhân, công an/cảnh sát của chế độ CSVN cũng sẽ bừng tỉnh vùng lên, noi gương nhân dân, quân đội, công an/cảnh sát Liên Xô ngày 19/8/1991 làm nên trang sử diệt cộng cứu nước, cứu dân, cứu chính bản thân mình cùng gia đình mình và các lớp hậu sinh thoát ách độc đảng độc tài tàn ác, gian manh, cùng mưu dồ cầu vinh bán nước cho ngoại bang, cụ thể là cho lũ Hán tộc bá quyền đầy tham vọng bành trướng!
Báo động khẩn cho Việt Nam
Báo Giáo Dục Việt Nam ngày 24/6/2018 có bài “Tướng James Mattis tin Trung Quốc muốn các nước xung quanh thần phục thiên triều”. Chúng tôi cho đây là bài báo mang tính báo động khẩn cấp cho toàn dân Việt Nam, dù đó là tờ báo thuộc lề đảng.
Bài báo cho biết tướng James Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ vừa lên tiếng cảnh báo: “Triều đại nhà Minh là mô hình Trung Quốc ngày nay hướng đến, họ muốn các nước xung quanh ‘thần phục’ thông qua ngoại giao bẫy nợ lẫn sức mạnh quân sự ép buộc.”
Tướng James Mattis khẳng định: "Mỹ có đủ bằng chứng cho thấy Trung Quốc triển khai (bất hợp pháp) tên lửa chống hạm YJ-12B và tên lửa phòng không HQ-9, thiết bị gây nhiễu điện từ ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) cũng như cất hạ cánh máy bay ném bom H-6K ở Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam)".
Ngày 30/6/2018, một bài báo khác cũng trên tờ Giáo Dục Việt Nam gây chấn động không kém trong tâm can người dân VN: bài “Khi đã thành con nợ của Trung Quốc, chủ quyền lãnh thổ cũng khó giữ được”. Bài báo cảnh giác: “Trung Quốc sẽ liên tục cho con nợ vay đến mức đủ lớn để không tổ chức tài chính nào dám cho vay thêm. Đến lúc đó họ ép đàm phán các hợp đồng chuyển nhượng đất.” Tờ báo này lại gợi ý độc giả vào đọc bài “Trung Quốc đã bẫy và ép Sri Lanka ‘hai tay dâng cảng chiến lược’ như thế nào?”để nhận rõ âm mưu của bá quyền Trung Quốc. Người dân Việt Nam không thể xem nhẹ mưu đồ của Hán tộc, nhất là nó trực tiếp tác động đến sự tồn vong của đất nước và dân tộc Việt Nam. Chúng ta hãy khẩn cấp bày tỏ thái độ dứt khoát đối với nhà cầm quyền CSVN đang tiếp tay Tàu cộng thôn tính đất nước ta trong âm mưu bá quyền bành trướng của bắc phương!
Thư của dân đen Đàm Ngọc Tuyên gởi ngài thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Kính thưa Ngài Thủ tướng Phúc!
Tiên thư, tôi kính chúc Ngài sức khỏe! Và tôi cũng xin tự giới thiệu về mình, bởi, tôi thiển nghĩ, đây là điều lịch sự tối thiểu cần phải có! Tôi tên Đàm Ngọc Tuyên, quê Quảng Ngãi. Nghề nghiệp đã và đang làm: nuôi heo, nấu rượu, buôn chổi đót, chạy xe ôm, kể cả bán nước... mía! Trình độ hiểu biết, nhận thức: biết phân biệt ba bài thơ "Quê Hương" của nhà thơ Giang Nam, "Quê Hương" của nhà thơ Đỗ Trung Quân, và bài "Con Sông Quê Hương" của nhà thơ Tế Hanh. Sức khoẻ: không có bệnh lí về xương! Sở thích: Ăn phở và tự móc tiền túi ra trả!
Thưa Ngài Thủ tướng!
Phần giới thiệu cá nhân tôi chỉ có vậy! Tiếp theo, tôi xin được trình bày lí do tại sao tôi viết thư này cho Ngài! Ngày hôm qua (2/7/2018), tôi đọc được bài viết có tựa "Thủ tướng: 91% người dân ủng hộ, tin tưởng vào nỗ lực phòng chống tham nhũng" của tác giả, nhà báo N. Huyền, đăng trên tờ Infonet.vn. Bài báo có trích dẫn lời nói của Ngài trong cuộc họp trực tuyến, mà Ngài làm chủ cuộc họp với tất cả các địa phương để bàn về tình hình kinh tế - xã hội, như sau:
“Ở một vài địa phương, có việc biểu tình nhưng là số ít, còn nói chung, nhà đầu tư, người dân đều yên tâm sản xuất. Viện nghiên cứu dư luận xã hội nhận định, đa số người dân ghi nhận chuyển biến tích cực về đối thoại, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phòng chống tham nhũng lãng phí đã tăng. Đặc biệt, 91% người dân ủng hộ, tin tưởng vào nỗ lực phòng chống tham nhũng”. Đọc xong trích dẫn lời nói của Ngài, tôi vô cùng ngạc nhiên, từ ngạc nhiên đến lo lắng, từ lo lắng đến hoảng sợ, tim đập chân run, khi tôi nghĩ rằng: có lẽ nào, tác giả N. Huyền cố tình trích dẫn sai lời của Ngài để chơi xỏ Ngài Thủ tướng đáng kính của tôi chăng? (Còn với nhân dân, họ nghĩ gì về Ngài, tôi chịu, nên không dám dùng tư duy, suy nghĩ chủ quan mà nói bừa bãi, lạm dụng từ nhân dân!). Đó là tất cả lí do mà tôi mạo muội, bỏ cả việc chạy xe ôm, vội vã kính thư này đến Ngài!
Thưa Ngài Thủ tướng!
Dân xứ Quảng mình, con nít 10 tuổi đã thuộc lòng 2 câu tục ngữ: "Ăn nên đọi, nói nên lời", "Miệng nhà quan có gang có thép". Mà Ngài là bậc phụ mẫu chi dân, đức cao vọng trọng! Cho nên, tôi thề là tôi không bao giờ tin câu nói được trích dẫn ở trên do chính miệng Ngài nói ra đâu! Bởi vì sao tôi không tin Ngài nói như vậy? Thưa Ngài, cho tôi được trình bày những lí do, sau đây:
- Thứ nhất, nếu Ngài nói: "“Ở một vài địa phương, có việc biểu tình nhưng là số ít,...". Trời đất, chẳng lẽ kiến thức Ngài mà chỉ đếm được từ 1 đến 5 thôi sao? Vô lí! Rõ ràng, trong văn nói, từ ghép "một vài" hàm ý rất ít, nhưng lớn hơn 1. Đằng này, thực tế cho thấy, từ ngày 10/6/2018 đến ngày 24/6/2018, người dân của những tỉnh thành sau đây đồng loạt xuống đường biểu tình: Bắc Ninh, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tỉnh, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh,...! Ít nhất là 12 tỉnh, thành phố! Vì vậy, tôi không tin Ngài nói "Ở một vài...."!
- Thứ hai, nếu Ngài nói: ".... người dân, nhà đầu tư đều yên tâm sản xuất". Thật ư? Vậy Ngài không biết sàn chứng khoán VN Index trong 3 tuần vừa qua, bốc hơi trên 15 tỷ usd sao? Còn nếu tính 6 tháng đầu năm nay, thì hơn 35 tỷ usd đấy! Tôi tin Ngài biết! Cho nên, tôi không tin Ngài nói như trên!
- Thứ ba, nếu Ngài nói: "... Đặc biệt, 91% người dân ủng hộ, tin tưởng vào nỗ lực phòng chống tham nhũng" thì chắc chắn Ngài phải có danh sách, tên tuổi của 91% người dân ủng hộ, tin tưởng vào nỗ lực phòng chống tham nhũng. Tổng dân số nước ta hiện nay là 94,3 triệu dân. Tạm tính dân số từ 18 tuổi trở lên là 2/3 trên tổng dân số, tính sơ sơ 91% của 2/3 này sẽ không dưới 55 triệu người, phải không thưa Ngài? Nếu có danh sách 91% này, Ngài công bố cho thiên hạ biết ạ! Mà làm gì có chứ!! Do đó, tôi càng không tin, ở cương vị là Thủ tướng một đất nước, mà Ngài nói bừa, nói ẩu được! Thề trước bàn thờ Bác Hồ, tôi không tin Ngài nói như ri!
Thưa Ngài Thủ tướng!
Với những suy nghĩ thiển cận của tôi vừa nêu, cũng như tấm lòng kính trọng đối với Ngài của một dân đen, tôi tha thiết Ngài xem và nhớ lại Ngài có nói thế không? Chứ Ngài cũng biết, chừ "cái đám quần chúng" ghê gớm lắm, báo chí không gạt được họ đâu! Họ sẽ bảo vệ Thủ tướng, và nói:
" - Mi (báo chí) đừng có mà gạt ta! Reng Thủ tướng lại núa loạ rứa tề!"
Dạ! Thưa Thủ tướng! Tôi xin phép chào tạm biệt Ngài và dừng bút ở đây ạ! Vì thư viết cũng đã dài, với lại tôi còn phải lo đi chạy xe ôm, phần nuôi bản thân, phần nộp thuế! Chứ không, bà Chủ tịch Quốc hội lại mắng: "Bạn đã làm gì cho đất nước chưa!? Rõ khổ!
Trân trọng kính thư!
Sài Gòn, 3/7/201
Kính thưa Ngài Thủ tướng Phúc!
Tiên thư, tôi kính chúc Ngài sức khỏe! Và tôi cũng xin tự giới thiệu về mình, bởi, tôi thiển nghĩ, đây là điều lịch sự tối thiểu cần phải có! Tôi tên Đàm Ngọc Tuyên, quê Quảng Ngãi. Nghề nghiệp đã và đang làm: nuôi heo, nấu rượu, buôn chổi đót, chạy xe ôm, kể cả bán nước... mía! Trình độ hiểu biết, nhận thức: biết phân biệt ba bài thơ "Quê Hương" của nhà thơ Giang Nam, "Quê Hương" của nhà thơ Đỗ Trung Quân, và bài "Con Sông Quê Hương" của nhà thơ Tế Hanh. Sức khoẻ: không có bệnh lí về xương! Sở thích: Ăn phở và tự móc tiền túi ra trả!
Thưa Ngài Thủ tướng!
Phần giới thiệu cá nhân tôi chỉ có vậy! Tiếp theo, tôi xin được trình bày lí do tại sao tôi viết thư này cho Ngài! Ngày hôm qua (2/7/2018), tôi đọc được bài viết có tựa "Thủ tướng: 91% người dân ủng hộ, tin tưởng vào nỗ lực phòng chống tham nhũng" của tác giả, nhà báo N. Huyền, đăng trên tờ Infonet.vn. Bài báo có trích dẫn lời nói của Ngài trong cuộc họp trực tuyến, mà Ngài làm chủ cuộc họp với tất cả các địa phương để bàn về tình hình kinh tế - xã hội, như sau:
“Ở một vài địa phương, có việc biểu tình nhưng là số ít, còn nói chung, nhà đầu tư, người dân đều yên tâm sản xuất. Viện nghiên cứu dư luận xã hội nhận định, đa số người dân ghi nhận chuyển biến tích cực về đối thoại, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phòng chống tham nhũng lãng phí đã tăng. Đặc biệt, 91% người dân ủng hộ, tin tưởng vào nỗ lực phòng chống tham nhũng”. Đọc xong trích dẫn lời nói của Ngài, tôi vô cùng ngạc nhiên, từ ngạc nhiên đến lo lắng, từ lo lắng đến hoảng sợ, tim đập chân run, khi tôi nghĩ rằng: có lẽ nào, tác giả N. Huyền cố tình trích dẫn sai lời của Ngài để chơi xỏ Ngài Thủ tướng đáng kính của tôi chăng? (Còn với nhân dân, họ nghĩ gì về Ngài, tôi chịu, nên không dám dùng tư duy, suy nghĩ chủ quan mà nói bừa bãi, lạm dụng từ nhân dân!). Đó là tất cả lí do mà tôi mạo muội, bỏ cả việc chạy xe ôm, vội vã kính thư này đến Ngài!
Thưa Ngài Thủ tướng!
Dân xứ Quảng mình, con nít 10 tuổi đã thuộc lòng 2 câu tục ngữ: "Ăn nên đọi, nói nên lời", "Miệng nhà quan có gang có thép". Mà Ngài là bậc phụ mẫu chi dân, đức cao vọng trọng! Cho nên, tôi thề là tôi không bao giờ tin câu nói được trích dẫn ở trên do chính miệng Ngài nói ra đâu! Bởi vì sao tôi không tin Ngài nói như vậy? Thưa Ngài, cho tôi được trình bày những lí do, sau đây:
- Thứ nhất, nếu Ngài nói: "“Ở một vài địa phương, có việc biểu tình nhưng là số ít,...". Trời đất, chẳng lẽ kiến thức Ngài mà chỉ đếm được từ 1 đến 5 thôi sao? Vô lí! Rõ ràng, trong văn nói, từ ghép "một vài" hàm ý rất ít, nhưng lớn hơn 1. Đằng này, thực tế cho thấy, từ ngày 10/6/2018 đến ngày 24/6/2018, người dân của những tỉnh thành sau đây đồng loạt xuống đường biểu tình: Bắc Ninh, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tỉnh, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh,...! Ít nhất là 12 tỉnh, thành phố! Vì vậy, tôi không tin Ngài nói "Ở một vài...."!
- Thứ hai, nếu Ngài nói: ".... người dân, nhà đầu tư đều yên tâm sản xuất". Thật ư? Vậy Ngài không biết sàn chứng khoán VN Index trong 3 tuần vừa qua, bốc hơi trên 15 tỷ usd sao? Còn nếu tính 6 tháng đầu năm nay, thì hơn 35 tỷ usd đấy! Tôi tin Ngài biết! Cho nên, tôi không tin Ngài nói như trên!
- Thứ ba, nếu Ngài nói: "... Đặc biệt, 91% người dân ủng hộ, tin tưởng vào nỗ lực phòng chống tham nhũng" thì chắc chắn Ngài phải có danh sách, tên tuổi của 91% người dân ủng hộ, tin tưởng vào nỗ lực phòng chống tham nhũng. Tổng dân số nước ta hiện nay là 94,3 triệu dân. Tạm tính dân số từ 18 tuổi trở lên là 2/3 trên tổng dân số, tính sơ sơ 91% của 2/3 này sẽ không dưới 55 triệu người, phải không thưa Ngài? Nếu có danh sách 91% này, Ngài công bố cho thiên hạ biết ạ! Mà làm gì có chứ!! Do đó, tôi càng không tin, ở cương vị là Thủ tướng một đất nước, mà Ngài nói bừa, nói ẩu được! Thề trước bàn thờ Bác Hồ, tôi không tin Ngài nói như ri!
Thưa Ngài Thủ tướng!
Với những suy nghĩ thiển cận của tôi vừa nêu, cũng như tấm lòng kính trọng đối với Ngài của một dân đen, tôi tha thiết Ngài xem và nhớ lại Ngài có nói thế không? Chứ Ngài cũng biết, chừ "cái đám quần chúng" ghê gớm lắm, báo chí không gạt được họ đâu! Họ sẽ bảo vệ Thủ tướng, và nói:
" - Mi (báo chí) đừng có mà gạt ta! Reng Thủ tướng lại núa loạ rứa tề!"
Dạ! Thưa Thủ tướng! Tôi xin phép chào tạm biệt Ngài và dừng bút ở đây ạ! Vì thư viết cũng đã dài, với lại tôi còn phải lo đi chạy xe ôm, phần nuôi bản thân, phần nộp thuế! Chứ không, bà Chủ tịch Quốc hội lại mắng: "Bạn đã làm gì cho đất nước chưa!? Rõ khổ!
Trân trọng kính thư!
Sài Gòn, 3/7/201
9 người bị đâm tại Boise, Idaho
NGUỒN TIN: CBS NEWS
Cảnh sát bao vây chung cư Boise, Idaho. Ảnh: CBS News
Cảnh sát Idaho đưa tin: 9 người vừa được đưa vào bệnh viện, vì bị đâm trọng thương trong đầu ngày 1 tháng 7, tại chung cư ở Boise, Idaho. Cảnh sát trưởng Bill Bones cho truyền thông báo chí biết, bốn người trong số 9 nạn nhân nói trên bị thương trầm trọng, nguy hiểm đến tánh mạng. Nhà chức trách chưa cho biết vì sao các nạn nhân bị tấn công, cũng không cho biết danh tánh người bị thương, chỉ cho biết nghi can bị bắt giữ là một người đàn ông 30 tuổi.
Cảnh sát bao vây chung cư xảy ra vụ đâm người trọng thương. Ảnh: WGME
Cảnh sát nhận được tin về vụ đâm chém người từ lúc 8 giờ 46 phút tối ngày 30 tháng 6. Khi đến nơi, các nhân viên thực thi pháp luật tìm thấy người bị thương ở công viên và trong nhà. Chung cư xảy ra vụ đâm chém nói trên, ở ngay trên tuyến đường nhộn nhịp, phức tạp nhất của thành phố Boise. Đây cũng là nơi cư ngụ của nhiều gia đình nhập cư. Cảnh sát phong tỏa một tuyến đường, trong lúc tiến hành điều tra.
Hình bên trái: Người đàn ông được cho là nghi can đâm trọng thương 9 người tại chung cư Boise, Idaho. Ảnh: Fox News
Ông Trump gửi thư gay gắt cho đồng minh NATO, yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng
Hồng Anh | 03/07/2018 03:04 PM
Thư gửi tới hầu hết các lãnh đạo NATO sử dụng giọng điệu tương tự nhau, nhưng riêng thư gửi bà Merkel thì có thì giọng điệu đặc biệt chỉ trích.
CNN dẫn thông tin từ New York Times cho biết, tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi thư 'dằn mặt' các lãnh đạo các quốc gia NATO, gồm Đức, Bỉ, Na Uy và Canada ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO sắp diễn ra tuần tới tại Brussels, Bỉ.
Trong đó, ông Trump đã yêu cầu các quốc gia này tăng chi tiêu quốc phòng để giảm bớt gánh nặng lên Washington, đồng thời đe dọa rằng Mỹ sẽ thay đổi sự hiện diện quân sự của nước này trên toàn cầu nếu các quốc gia NATO không thực hiện yêu cầu của Mỹ.
Một nguồn thân cận với chính phủ đã xác nhận ông Trump gửi thư đến các nhà lãnh đạo NATO, nhưng không đưa ra bình luận về nội dung và thái độ của Tổng thống Mỹ trong những bức thư ấy.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin ngoại giao khác, nội dung thư cho thấy một thái độ "rất cứng rắn" khi nhắc đến vấn đề chi tiêu quốc phòng, kèm lời cảnh báo rằng Mỹ đang mất dần kiên nhẫn.
Mỹ ngày càng bất mãn
Theo NYT, hầu hết những bức thư tay của ông Trump gửi tới các nhà lãnh đạo thuộc khối NATO đều có giọng điệu tương tự nhau, nhưng thư cho bà Merkel thì có giọng điệu đặc biệt chỉ trích.
Sau đây là một số đoạn trong bức thư được tờ Times trích dẫn từ một số nguồn thạo tin:
"Như chúng ta đã thảo luận trong chuyến thăm của bà hồi tháng 4 vừa qua, gần đây nước Mỹ ngày càng bất mãn về việc một số đồng minh không hoàn thành đúng nghĩa vụ.
Việc nước Đức chi tiêu cho quốc phòng ít hơn hạn mức đề ra có ảnh hưởng xấu tới an ninh chung của liên minh, hơn nữa điều này còn tạo tiền đề xấu khiến cho các đồng minh khác cũng không tuân thủ cam kết, bởi họ coi nước Đức là hình mẫu".
Theo NYT, ông Trump sau đó còn ngầm cảnh báo rằng Mỹ có thể thay đổi sự hiện diện quân sự của nước này trên toàn cầu, nếu như các đồng minh NATO không chịu tăng chi tiêu quốc phòng như đã cam kết.
"[Nếu tình trạng hiện nay vẫn tiếp diễn] thì Mỹ sẽ rất khó giải thích với các công dân của mình về việc các quân nhân Mỹ vẫn tiếp tục bị thương hay hy sinh tính mạng ở nước ngoài, trong khi một số quốc gia lại không chịu chia sẻ gánh nặng về an ninh chung của toàn khối liên minh NATO", ông Trump viết trong thư gửi bà Merkel.
Ngoài ra, không chỉ riêng bà Merkel, mà trong bức thư gửi Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Thủ tướng Na Uy Erna Solberg, Tổng thống Mỹ đều nói rằng ông hiểu rõ các nhà lãnh đạo này đang phải chịu sức ép chính trị rất lớn trước quyết định gia tăng chi tiêu quân sự.
Theo đó, ông Trump đã gợi ý các nhà lãnh đạo NATO học tập cách làm của nước Mỹ, đó là "cắt bớt từ ngân quỹ dành cho chính trị để bù vào khoản chi tiêu quân sự".
Ảnh: AP
Mỹ muốn đồng minh chia sẻ gánh nặng
Phía Nhà Trắng đã từ chối bình luận về những bức thư của Tổng thống Trump, nhưng một phát ngôn viên thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia đã phát biểu với CNN: "Tổng thống [Trump] vẫn duy trì cam kết với liên minh [NATO], và ông cũng đã nhiều lần khẳng định điều đó.
Tổng thống Trump cũng đã tuyên bố rất rõ ràng lập trường của Mỹ, rằng chúng tôi kỳ vọng các đồng minh sẽ cùng chia sẻ một phần gánh nặng về quốc phòng, và nỗ lực nhiều hơn trong các lĩnh vực ảnh hưởng nhiều đến họ. Cách tốt nhất để NATO chứng tỏ quyết tâm của mình là các thành viên trong liên minh hoàn thành nghĩa vụ của mình trong vấn đề chi tiêu quốc phòng".
Động thái gửi thư dằn mặt các đồng minh NATO của ông Trump không phải là điều bất ngờ, bởi trong thời gian qua Tổng thống Mỹ cũng từng nhiều lần chỉ trích NATO, đặc biệt là trong vấn đề chi tiêu quốc phòng.
Tại hội nghị thượng đỉnh năm 2014 được tổ chức tại Wales, các thành viên NATO đã kí cam kết sẽ chi tiêu 2% GDP hằng năm cho lĩnh vực quốc phòng. Tuy nhiên, Tổng thống Trump luôn chỉ trích rằng các đồng minh NATO không tuân thủ cam kết này.
Trong cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra hồi tháng 5/2017 tại Brussels, Tổng thống Trump đã tuyên bố có 23/28 thành viên NATO không đóng góp cho quốc phòng theo đúng cam kết năm 2014, và theo ông đây là điều không công bằng đối với những đối tượng nộp thuế ở Mỹ".
Trước đó ông Trump từng phát biểu NATO là một tổ chức lỗi thời, tuy nhiên sau này ông đã thay đổi ý kiến của mình.
Những hàng không mẫu hạm "khủng" nhất của NATO
Hoa Kỳ và WTO
NGUỒN TIN: CNN
Bộ Trưởng Tài Chánh Steven Mnuchin s. Ảnh: REUTERS/Jonathan Ernst
Trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình CNN, trong chương trình “Mornings With Maria,” Bộ Trưởng Tài Chánh Steven Mnuchin cho biết, nguồn tin nói rằng Tổng Thống Donald Trump đang xem xét việc đưa Hoa Kỳ ra khỏi Tổ Chức Thương Mại Thế Giới không thật, chỉ là bản tin có tính cách cường điệu. Ông cho biết, quả thật Tổng Thống có những lo ngại về tổ chức thương mại quốc tế, vì tổ chức này có nhiều vấn đề không công bằng.
Ảnh: Southern Crop Production Association
Tháng Ba năm 2017, Tổng Thống Trump yêu cầu Bộ Thương Mại Hoa Kỳ lập danh sách các quốc gia “gian lận,” khiến thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ quá lớn. Ông đe dọa đàm phán lại hiệp định tự do thương mại với Mexico và Canada. Ông yêu cầu xem lại hiệp định với Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế, gồm 164 quốc gia, mà đa số là những nước xuất cảng sang Hoa Kỳ nhiều hơn là nhập cảng từ Hoa Kỳ. Tổng Thống cũng yêu cầu tìm hiểu những vi phạm và lạm dụng của các hiệp định thương mại song phương và đa phương, mà Hoa Kỳ đã ký kết, trong đó có hiệp định với Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.
Tổng Thống Donald Trump. Ảnh: World Economic ForumThượng đỉnh Trump – Putin hứa hẹn điều gì ?
Hai ông Donald Trump (P) và Vladimir Putin trong lần gặp bên lề thượng đỉnh APEC, ngày 11/11/2017, Đà Nẵng, Việt NamREUTERS/Jorge Silva
Thượng đỉnh Mỹ - Nga rút cục sẽ diễn ra vào ngày 16/07/2018 tới tại Helsinki, thủ đô Phần Lan. Đây là lần đầu tiên hai tổng thống Mỹ - Nga gặp chính thức, kể từ khi ông Trump vào Nhà Trắng, và cũng là lần đầu tiên nguyên thủ hai nước hội kiến chính thức kể từ 2009. Thượng đỉnh Trump – Putin hứa hẹn gì ?
Thượng đỉnh diễn ra trong bầu không khí gần như Chiến tranh Lạnh giữa phương Tây và Nga được giới quan sát đặc biệt quan tâm. Tổng hợp báo chí quốc tế, trước và sau khi có tin chính thức về thượng đỉnh, cho thấy cuộc gặp dường như chủ yếu mang ý nghĩa biểu tượng, lãnh đạo Mỹ - Nga khó đạt thỏa thuận cụ thể về hàng loạt vấn đề bất đồng sâu sắc. Tuy nhiên, lập trường nước Mỹ trước hết của Donald Trump gây bất an, Liên Hiệp Châu Âu rất có thể sẽ trở thành mục tiêu tấn công của cặp Trump-Putin.
Về quan hệ Trump – Putin, một nhận định chung được nhiều nhà quan sát chia sẻ, đó là một quan hệ đầy biến động và mâu thuẫn. Trong những năm gần đây, Donald Trump liên tục đưa ra các phát biểu trái ngược về tổng thống Nga Putin. Trước chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, ông Trump tỏ vẻ ngưỡng mộ người hùng điện Kremlin, nhưng đồng thời lại lên án chính sách quá mềm yếu của chính quyền Obama với Nga.
Trong chiến dịch tranh cử, Donald Trump liên tục ca ngợi Putin và hy vọng cải thiện quan hệ với Matxcơva. Tuy nhiên, sau khi giành chiến thắng, tổng thống Mỹ lại tỏ ra xa cách với Putin, do các áp lực trong nước đòi điều tra về nghi án Nga can thiệp bầu cử, và trong nhiều hồ sơ Nhà Trắng đã có thái độ hết sức cứng rắn với chính quyền Putin, đến mức quan hệ song phương ngày thêm xấu đi, như các đợt trục xuất nhân viên ngoại giao qua lại.
Câu hỏi đặt ra là : với cuộc thượng đỉnh sắp tới, hai lãnh đạo Mỹ - Nga sẽ đạt được một đồng thuận, hay cuộc chơi hai mặt - vừa là đối thủ, vừa tỏ ra thân thiện - sẽ tiếp tục ? Dù kết quả ra sao, đông đảo giới quan sát tin rằng cuộc hội kiến Trump – Putin sẽ để lại các hệ quả lớn hơn rất nhiều so với cuộc thượng đỉnh Trump – Kim, vốn được quảng bá rầm rộ.
Khó có thỏa thuận cụ thể
Một ngày trước khi có thông báo chính thức về thượng đỉnh Mỹ-Nga, kênh truyền thông CNBC có bài tập hợp ý kiến chuyên gia, với tựa đề «Chờ đợi gì ở thượng đỉnh Trump-Putin ». Trả lời CNBC, ông Eugene Chausovsky, nhà địa chính trị học thuộc văn phòng Stratfor, so sánh thượng đỉnh sắp tới với cuộc hội kiến đình đám với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un ở Singapore diễn ra hồi giữa tháng 6. Chuyên gia của Stratfor lưu ý tổng thống Mỹ đang tranh thủ sự chú ý của công luận quốc tế để tiếp tục đánh bóng hình ảnh bản thân.
Theo nhà nghiên cứu Mathieu Boulegue, Viện tư vấn chính trị độc lập Chatham House, Anh Quốc, về các vấn đề khẩn cấp như Ukraina hay Syria, Washington và Matxcơva vốn có lập trường mâu thuẫn, hai bên có thể sẽ chỉ đưa ra trước hết các tuyên bố mang tính ngoại giao, có ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn (1). Điện Kremlin chắc chắn sẽ vận động để Hoa Kỳ hỗ trợ giảm nhẹ các trừng phạt kinh tế của phương Tây, sau vụ can thiệp vào miền đông Ukraina và sáp nhập bán đảo Crimée. Tuy nhiên, ông Mathieu Boulegue cũng dự đoán sẽ rất ít có cơ hội là « các vấn đề nan giải sẽ được thảo luận và quyết định » trong khuôn khổ thượng đỉnh này, ngược lại, điều chắc chắn là cuộc gặp gỡ này sẽ được dùng làm « bàn đạp » giúp quan hệ song phương tan băng.
Cơ hội thúc đẩy quan hệ cá nhân
Trở lại với ý nghĩa biểu tượng của thượng đỉnh Mỹ-Nga, vẫn theo nhà phân tích của Stratfor, chỉ riêng việc tổ chức cuộchọp này đã có lợi cho hai ông Donald Trump và Vladimir Putin. Nhiều nhà quan sát cho rằng tổng thống Mỹ sẽ tìm cách phát triển « quan hệ cá nhân » với nguyên thủ Nga, giống như điều đã làm với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, qua đó củng cố uy tín của bản thân về khả năng thiết lập các đối thoại song phương với lãnh đạo các nước vốn bị lên án là độc tài.
Tổng thống Mỹ có thể vừa tỏ ra hòa dịu với nguyên thủ Nga, với khẳng định sẵn sàng tìm cách tăng cường quan hệ, nhưng mặt khác cũng có thể tỏ ra « cứng rắn » với Matxcơva, nhằm tranh thủ tình cảm của một bộ phận đông đảo cử tri Mỹ. Nghi án Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 dự kiến cũng sẽ được ông Trump đưa ra trong dịp này, với dụng ý hai mặt như trên.
Tương tự như CNBC là quan điểm của chuyên gia James J. Coyle, giám đốc chương trình nghiên cứu về Trung Đông, Viện quân sự Mỹ U.S Army War College. Theo ông, cho đến nay, về hàng loạt vấn đề chiến lược quốc tế, từ bắc chí nam, từ đông sang tây, từ khủng hoảng Ukraina, Syria, Iran, đến hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, hay vấn đề Venezuela, lợi ích của Mỹ và Nga là hết sức khác biệt, nếu không muốn nói là đối lập nhau. Chính vì vậy, mục tiêu của cuộc thượng đỉnh này rất khó là các thỏa hiệp cụ thể, thay vào đó Trump và Putin sẽ tìm kiếm lập trường chung trong một số vấn đề nhằm trước hết giảm căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Nga.
Bẻ gẫy Liên Âu : Trump và Putin tâm đầu ý hợp ?
Vấn đề nào mà hai ông Donald Trump và Vladimir Putin có thể đi đến chỗ tâm đầu ý hợp ? Theo nhà báo François Clemenceau, nhật báo Pháp Journal du Dimanche, tìm cách « bẻ gẫy » sự đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu rất có thể sẽ là mục tiêu chung của hai lãnh đạo Mỹ-Nga. Một Liên Hiệp Châu Âu và khối NATO suy yếu, Hoa Kỳ rút lui khỏi Trung Cận Đông là nằm trong lợi ích của nước Nga Putin. Về phía chính quyền Mỹ, viễn cảnh này là khó xảy ra hơn nhiều, nhưng không phải là không thể. Cho dù lợi ích của Trump và Putin là rất khác nhau, nhưng trên thực tế, hai bên, bằng cách này hay cách khác đều cố gắng phá vỡ sự thống nhất của Liên Âu, sự thống nhất mà tổng thống Nga coi như « một đe dọa », còn với tổng thống Mỹ là « một thế lực cạnh tranh ».
Đồng quan điểm với báo Pháp JDD, xã luận của báo Mỹ The Washington Post hôm 28/06 của nhà báo Josh Rogin, với tựa đề « Trump is trying to destabilize the European Union » cảnh báo về mưu toan không hề mới của tổng thống Trump. The Washington Post nhắc lại một chi tiết là, trong cuộc gặp riêng với tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Nhà Trắng hồi tháng 4/2018, Donald Trump từng khuyên nguyên thủ Pháp, hãy chia tay với Liên Âu, đổi lại Washington sẽ ký kết với Paris một thỏa thuận thương mại song phương có lợi hơn nhiều.
Thái độ thù ghét Liên Âu của tổng thống Mỹ ngày càng gia tăng, thể hiện đặc biệt rõ trong lĩnh vực thương mại, khi đổ hoàn toàn trách nhiệm của thâm hụt thương mại song phương cho Liên Hiệp Châu Âu (2). Và cho dù Trump và Putin, hai bên không ra một tuyên bố chung chống lại châu Âu, lập trường hiện nay của chính quyền Trump với Liên Âu và quan hệ hai bờ Đại Tây Dương suy yếu đã mang lại một « mối lợi vô cùng lớn » cho chính quyền Putin.
Helsinki – một lựa chọn nhiều ẩn ý
Thượng đỉnh Trump – Putin sẽ đưa thế giới đi về đâu là câu hỏi để ngỏ. Trong lúc một bộ phận chính giới phương Tây nhìn cuộc thượng đỉnh này với con mắt hết sức hoài nghi, thì một số nhà quan sát lại tỏ ý hy vọng. Việc thủ đô Phần Lan được lựa chọn làm nơi đăng cai cuộc gặp có thể là một chỉ báo đáng chú ý. Phần Lan, quốc gia được coi là « trung lập », từng được chọn làm địa điểm thương lượng giữa Washington và Matxcơva trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Thỏa thuận Mỹ-Xô tại Helsinki năm 1975 từng góp phần cho sự sụp đổ của « bức màn sắt », ngăn cách khối cộng sản với các nước phương Tây.
Tuy nhiên, giờ đây Phần Lan không hoàn toàn trung lập, cũng chính Phần Lan đang ngày càng gần gũi với NATO, với nước Mỹ, với các đối tác châu Âu, và cảnh giác trước các nguy cơ can thiệp từ Nga. Chọn lựa Phần Lan phải chăng chính là một động thái của tổng thống Mỹ nhằm trấn an « các đồng minh châu Âu » trước cuộc hội kiến lịch sử đầy bất trắc với tổng thống Nga ?
****
(1) Về triển vọng đạt được một thỏa thuận cụ thể, cũng có một số quan điểm khác. Theo nguồn tin của CNN, tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ bàn với lãnh đạo Nga về khả năng « rút quân Mỹ nhanh chóng khỏi Syria ». Về điểm này, báo mạng Sputnik của chính quyền Nga dẫn lời người phát ngôn của phủ tổng thống Nga, bác bỏ một thỏa thuận bí mật giữa Trump và Putin, trong lúc thừa nhận lãnh đạo hai bên có kế hoạch thảo luận sâu về khủng hoảng Syria. Dù sao việc triệt thoái quân Mỹ khỏi Syria là điều được tổng thống Mỹ nhiều lần nhấn mạnh trong thời gian gần đây.
(2) Theo nhà nghiên cứu Frédéric Charillon, một chuyên gia về quan hệ quốc tế, thân thuộc với chính trị Hoa Kỳ, thì ưu tiên trước mắt của tổng thống Mỹ là bảo vệ được đa số của phe Cộng Hòa tại Quốc Hội trong kỳ bầu cử giữa kỳ tháng 11/2018. Ông Trump chắc chắn sẽ tỏ ra rất cứng rắn với Liên Âu, bởi theo một bộ phận đông đảo cử tri bầu cho Donald Trump, Liên Hiệp Châu Âu là một tấm gương xấu, một thất bại (Báo l’Opinion, 1/7/2018).
TT Trump: 'WTO đối xử với Mỹ rất tệ'
Phòng Thương mại Mỹ lên án chính sách thương mại của ông Trump
Phòng Thương mại Mỹ hôm thứ Hai 2/7 đã lên án cách Tổng thống Donald Trump xử lý các tranh cãi thương mại toàn cầu trong một báo cáo cho rằng các chính sách thuế mà Washington đưa ra và các biện pháp trả đũa của các đối tác thương mại sẽ tác động tiêu cực ngược trở lại nền kinh tế Mỹ.
Phòng Thương mại Mỹ, tổ chức vận động kinh doanh lớn nhất của Mỹ và là đồng minh truyền thống của Đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump, nói rằng Nhà Trắng đang có nguy cơ gây ra một cuộc chiến thương mại toàn cầu với nỗ lực bảo vệ các ngành công nghiệp và nhân công Mỹ bằng biện pháp thuế quan.
Phân tích của tổ chức này về những thiệt hại mà từng tiểu bang của Mỹ phải gánh chịu do các biện pháp trả đũa của các đối tác thương mại Mỹ đã vẽ nên một bức tranh u ám vốn có thể khiến Đảng Cộng hòa gây áp lực lên Nhà Trắng trước cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ vào tháng 11.
Chẳng hạn như gần 4 tỷ đô la hàng xuất khẩu của bang Texas sẽ bị đánh thuế trả đũa, tổ chức này cho biết, trong đó có 321 triệu đô la thịt mà bang này xuất sang Mexico mỗi năm và 494 triệu đô la hạt cao lương xuất sang Trung Quốc.
Chính quyền Donald Trump đã áp thuế lên hàng tỷ đô la nhôm và thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Canada và các nước khác, khiến cho các nước này có động thái trả đũa đối với hàng xuất khẩu của Mỹ. Tổng thống Trump đang xem xét mở rộng việc áp thuế sang ngành công nghiệp ô tô.
Phòng Thương mại Mỹ với ba triệu thành viên từng ca ngợi ông Trump vì đã cắt giảm thuế doanh nghiệp hồi tháng 12, nhưng căng thẳng thương mại leo thang đã mở rộng sự chia cách giữa họ với Nhà Trắng.
“Chính quyền đang đe dọa phá hoại những tiến bộ kinh tế mà họ phải vất vả mới có được,” Chủ tịch phòng Tom Donohue cho biết trong một thông cáo. “Chúng ta nên tìm kiếm thương mại tự do và công bằng, nhưng đây không phải là cách làm.”
Khi được hỏi về báo cáo này tại một cuộc họp báo, nữ phát ngôn nhân Nhà Trắng nói: “Tổng thống đang tập trung giúp đỡ những người lao động và các ngành công nghiệp Mỹ và tạo ra một sân chơi công bằng.”
Tổ chức này dự định sẽ bỏ ra hàng triệu đô la trước kỳ bầu cử vào tháng 11 tới để giúp cho các ứng cử viên ủng hộ thương mại tự do, di cư và thuế thấp. Họ đã hậu thuẫn cho các ứng cử viên chia sẻ các mục tiêu này trong các cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa.
Có lẽ điều khiến cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư lo lắng nhất là việc Washington và Bắc Kinh đã có các biện pháp trả đũa thuế qua lại vốn dẫn đến viễn cảnh một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Hoa Kỳ sắp sửa áp đặt thuế lên thêm 34 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc kể từ ngày 6/7. Trung Quốc đã đe dọa sẽ đáp trả tương xứng bằng việc áp thuế lên các sản phẩm nông nghiệp và các mặt hàng khác của Mỹ.
Mặc dù Tổng thống Trump trước đây đã được thuyết phục lùi bước trong những lời đe dọa chiến tranh thương mại với lý do là việc này sẽ gây tổn thương đến các tiểu bang đã từng bầu cho ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, nhưng ông đã có lập trường mạnh mẽ hơn trong những tháng vừa qua.
Hôm 2/7, ông đã đe dọa sẽ có hành động chống lại Tổ chức Thương mại Thế giới sau khi truyền thông đưa tin ông muốn rút khỏi tổ chức điều phối thương mại toàn cầu này. Ông cho rằng WTO đã để cho Mỹ bị lợi dụng trong thương mại toàn cầu.
Lúc đầu, ông Trump cho Canada và các thành viên EU và các quốc gia khác được miễn trừ thuế suất 25% lên thép và 10% lên nhôm. Tuy nhiên ông đã bỏ việc miễn trừ này trong tuần lễ ông gặp các nhà lãnh đạo các nước G7 ở Quebec, Canada, hồi tháng trước.
Ông Trump đã đả kích các đối tác thương mại của Mỹ trong cuộc họp thượng đỉnh, theo các nguồn tin, và đã rút lại sự ủng hộ cho một thông cáo chung sau khi rời khỏi cuộc họp – một động thái đã khiến những đồng minh gần gũi nhất của Mỹ tức giận và hoang mang.
Các biện pháp trả đũa đối với thuế quan của ông đã xảy ra nhanh chóng.
Hồi đầu tháng, Mexico đã áp đặt thuế quan lên các mặt hàng của Mỹ từ thép, thịt lợn cho đến rượu trong khi EU đã áp thuế lên 25% thuế lên 2,8 tỷ euro hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm quần jean và xe mô tô Harley-Davidson.
Harley-Davidson, vốn chi phối thị trường xe hai bánh gắn máy của Mỹ, ngay sau đó đã loan báo họ sẽ chuyển một số hoạt động sản xuất của họ ra nước ngoài để tránh bị EU đánh thuế. Ông Trump đã lên án động thái này của công ty và nói rằng hành động này không khác gì là đầu hàng và đe dọa sẽ có các biện pháp thuế trừng phạt.
Canada, một thành viên của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cùng với Mỹ và Mexico, hôm 1/7 đã áp thuế trả đũa lên 16,6 tỷ đô la Canada giá trị hàng hóa nhập khẩu Mỹ, trong đó có cà phê, nước sốt và rượu whiskey.
Chứng khoán toàn cầu hôm 2/7 đã sụt giảm khhi các nhà đầu tư lo lắng về các tranh chấp thương mại leo thang.
Ai sẽ thắng trận chiến mậu dịch
Làm thế nào để biết được khi nào thì chiến tranh mậu dịch thật sự nổ ra? Theo nhà nghiên cứu về địa kinh tế Marianne Schneider-Petsinger thuộc viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Chatham House ở London thì một trận chiến mậu dịch thật sự đòi hỏi phải có hai yếu tố: thứ nhất, những cuộc trả đũa đánh thuế qua lại châm ngòi cho một cuộc leo thang để rồi đưa đến tình trạng bảo hộ mậu dịch; thứ hai, khi những cuộc thương thuyết đi đến bế tắc, không còn giải pháp nào có thể giúp cứu vãn để làm hạ nhiệt cuộc tranh chấp.
Nói như vậy thì tình hình hiện nay giữa Mỹ và các nước liên quan chỉ mới ở mức tranh chấp thương mại không hơn không kém. Nhưng nếu như các bên không thể đạt được những thoả thuận mới và để cho tình trạng đánh thuế lẫn nhau tiếp tục leo thang thì một cuộc chiến mậu dịch có thể bùng nổ rất nhanh.
Hôm Thứ Sáu 22/6 vừa qua, khối Liên Âu chính thức cho áp đặt thuế lên $3.6 tỷ hàng hoá nhập cảng từ Mỹ, từ những mặt hàng công nghệ đến sản phẩm nông nghiệp, trong đó có rượu whiskey và mỹ phẩm. Riêng cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc thì đến ngày 6 Tháng 7 tới đây, một số hàng hoá, từ thép đến thịt heo, sẽ phải chịu mức thuế nhập cảng từ 10% đến 25%.
Trump và cuộc chiến mậu dịch – nguồn PressTV
Hiện tại thì chưa thấy ảnh hưởng của cuộc tranh chấp, nhưng các kinh tế gia cho biết có ba chỉ dấu mà ta cần theo dõi.
Thứ nhất là thị trường chứng khoán. Tuần qua, thị trường có xuống nhưng không bao nhiêu. Tuy nhiên, cổ phần của những công ty có hàng xuất cảng nhiều như công ty chế tạo máy móc công nghệ nặng Caterpillar và công ty chế tạo phi cơ hành khách Boeing trong tuần vừa qua đã rớt hơn 4%. Trên thực tế, phản ứng của thị trường chính là tín hiệu cho biết cuộc tranh chấp đã đi quá đà hay chưa.
Thứ nhì là cử tri, đặc biệt là ở những khu vực có nhiều công việc lệ thuộc vào thương mại quốc tế. Cho đến nay cũng chưa thấy có gì, tuy nhiên việc áp đặt thuế từ phía Liên Âu hay Trung Quốc có thể tạo ra dư luận xấu biểu lộ trong các cuộc trưng cầu dân ý hay qua bầu cử.
Thứ ba là những công ty bị ảnh hưởng bởi mức thuế mới. Lời phàn nàn từ những ngành kỹ nghệ bị ảnh hưởng thì lúc nào cũng có, nhưng điều quan trọng là khi những công ty này bắt đầu nói đến tình trạng gián đoạn trong việc kinh doanh của họ. Một vài dấu hiệu cho thấy tình trạng này đang xảy ra. Tại một cuộc họp với các nhà đầu tư mới đây, công ty Lennox International, chuyên sản xuất máy lạnh và máy sưởi, cho biết vì tình hình tranh chấp thương mại chưa ngã ngũ nên buộc công ty phải ngưng kế hoạch mở rộng việc sản xuất tại Mexico.
Nói chung, cuộc tranh chấp về mậu dịch được nói đến nhiều hiện nay là sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, vì ở mức độ lớn hơn nhiều so với những nước khác, và cuộc tranh chấp này nay đang bước vào thời điểm buộc các nhà đầu tư phải chú ý nhiều hơn trong mấy ngày vừa qua. Thị trường cổ phiếu, lúc đầu còn thờ ơ vì cho rằng đó chỉ là cuộc đấu khẩu giữa đôi bên, thì nay cũng đã bắt đầu không còn dám coi thường nữa về nguy cơ của một cuộc chiến mậu dịch có thể bùng nổ giữa hai nền kinh tế nhất nhì thế giới.
Tuần qua, thị trường Dow Jones rớt 509.59 điểm, tương đương 2%, xuống còn 24,580.89. Thị trường S&P 500 rớt 0.9%, xuống còn 2,754.88, và thị trường Nasdaq giảm 0.7%, xuống còn 7,692.82, chấm dứt bốn tuần lễ tăng liên tiếp của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, nếu nhìn sang phía Trung Quốc, thị trường cổ phiếu Thượng Hải tuần qua đã rớt 4.4%, xuống còn 2,889.76, và tính từ đầu năm 2018 tới nay đã giảm sút 13%. Ngược lại, thị trường S&P 500 tăng 3.3% trong năm nay.
Vậy có thể nói Mỹ đang thắng keo đầu, một phần là do thị trường chứng khoán của Mỹ trưởng thành và phát triển hơn, có nhiều chỗ để các nhà đầu tư tạm lánh nếu trong trường hợp tình trạng tranh chấp thương mại trở nên tồi tệ. Một ví dụ là thị trường Russell 2000 trong năm nay đã tăng 9.8% là vì các nhà đầu tư đã chuyển tiền đầu tư của họ từ những công ty lớn quốc tế sang các công ty nhỏ phần lớn làm ăn trong nội địa nước Mỹ.
Tình trạng tương đối ổn định của thị trường chứng khoán Mỹ cho thấy một điều là các nhà đầu tư tin rằng Hoa Kỳ đang ở trên cơ. Cho đến nay, những lời tuyên bố về việc đánh thuế lên một số món hàng nhập cảng có thể xem như là những cuộc trả đòn lẫn nhau, với việc Hoa Kỳ tuyên bố đánh thuế lên các hàng hoá của Trung Quốc có trị giá $50 tỷ, và Trung Quốc đáp trả lại với thuế đánh lên $50 tỷ hàng hoá của Mỹ. Chính quyền Tổng thống Trump hiện nay cũng đang xem xét có thể đánh thuế thêm lên $200 tỷ hàng hoá của Trung Quốc. Trong khi đó Trung Quốc có thể phản công đánh thêm thuế, nhưng nếu không cẩn thận thì sẽ không còn mặt hàng nào để đánh thuế thêm nữa là vì trong năm 2017 Trung Quốc chỉ nhập cảng $130 tỷ từ Hoa Kỳ.
Nền kinh tế Hoa Kỳ dựa phần lớn vào sức tiêu thụ nội địa hơn là xuất cảng như Trung Quốc. Dân số nước Mỹ chỉ chiếm khoảng 5% dân số thế giới nhưng tiêu thụ khoảng 24% năng lượng của cả thế giới. Người Mỹ ăn khoảng 815 tỷ calories thực phẩm mỗi ngày, nhiều hơn khoảng 200 tỷ cần thiết. Họ cũng vất đi 200,000 tấn thực phẩm trong tình trạng còn ăn được mỗi ngày. Trung bình một người Mỹ cho đến tuổi 75 thải ra khoảng 52 tấn rác. Người Mỹ tiêu thụ tới một phần ba số lượng giấy của cả thế giới. Vậy khi chính phủ Mỹ cho áp đặt thuế lên các sản phẩm nhập cảng, nói chung, nó gây thiệt hại cho các nhà sản xuất ngoại quốc hơn là các nhà sản xuất nội địa.
Trung Quốc có thể cho áp dụng một vài biện pháp khác, nhưng những biện pháp này có nhiều khả thể bị hiệu ứng ngược. Nếu muốn, Trung Quốc có thể hạ thấp trị giá đồng bạc của họ xuống từ 6% đến 10% để giữ cho hàng xuất cảng của họ có giá thấp, cân bằng lại với mức thuế mới, nhưng làm vậy có thể gây ra tình trạng là các nhà đầu tư sẽ bỏ thị trường tài chánh của Trung Quốc đi đầu tư nơi khác. Hoặc Trung Quốc có thể bán số trái phiếu của công khố Hoa Kỳ mà họ có trong tay để tạo áp lực, tuy nhiên nếu họ bán từng phần nhỏ một thì thị trường Mỹ có dư khả năng để thu nhận lại mà không bị ảnh hưởng bao nhiêu, và nếu như họ bán tống bán tháo cùng một lúc, họ có thể không tìm ra người mua ngay làm cho thị trường công khố phiếu bị sụt giá thì phần thiệt hại là về họ. Không ai lại làm chuyện ngu dại đó. Hay chính phủ Trung Quốc có thể kêu gọi dân chúng trong nước tẩy chay hàng hoá của Mỹ – như họ đã từng làm như vậy năm 2012 với hàng hoá của Nhật Bản – nhưng biện pháp này sẽ làm tổn hại đến công nhân Trung Quốc, là vì những công ty như Apple, Procter & Gamble và Caterpillar sản xuất phần lớn hàng hoá của họ cho thị trường Trung Quốc ở ngay tại địa phương, trong khi công ty McDonald’s bán bánh mì thịt hamburger chỉ sở hữu có 20% phần kinh doanh của họ ở Trung Quốc.
“Ai thắng ai” trong trận chiến mậu dịch – nguồn AZModerateRants
Điều này không có nghĩa là Bắc Kinh không tìm cách phản đòn. Nhưng hiệu quả sự phản đòn sẽ giới hạn và nguy cơ bị thiệt hại lại cao.
Tuy nhiên cũng cần phải nói là Trung Quốc có một lợi điểm. Tập Cận Bình không phải lo lắng về bầu cử vì người dân Trung Quốc không có quyền bỏ phiếu để đánh hạ ông ta khỏi chức vụ chủ tịch nước nếu cuộc tranh chấp mậu dịch gây thiệt hại cho người tiêu thụ trong nước. Nhưng ông Trump thì phải lo lắng cho cuộc tái tranh cử năm 2020, trong khi các thành viên của hạ viện Hoa Kỳ phải đối đầu với các cuộc bầu cử mỗi hai năm một lần.
Vậy ta cũng có thể nói trận chiến mậu dịch hiện nay mới chỉ manh nha và còn lâu lắm mới kết thúc. Sẽ còn nhiều điều kỳ thú để ta theo dõi.
Quốc gia ít ai ngờ tới biết cách hóa giải cuộc chiến thương mại với Tổng thống Trump
Quỳnh Mai | 03/07/2018 01:47 PM
Thuế quan "phản đòn" của Mexico là đòn đánh trực diện vào nền tảng chính trị của ông Trump.
Donald Trump đã quay lưng lại với nhiều đồng minh lâu năm của nước Mỹ. Ông coi họ là những mối đe doạ đối với nền an ninh quốc gia, và lấy đó là cớ để áp dụng mức thuế quan thép 25% và nhôm 10%.
Với quốc gia láng giềng Mexico, động thái này sẽ lấy đi 3 tỉ USD doanh thu từ xuất khẩu của Mexico. Dù vậy, con số này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số hơn 300 tỉ USD doanh thu xuất khẩu của Mexico tới các nước láng giềng phía bắc mỗi năm.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của thuế quan không chỉ dừng lại ở đó. Thuế quan đã chính thức chôn vùi hiệp định NAFTA vốn đã "hấp hối".
Thuế quan còn đe doạ tới các ngành tích hợp với hoạt động xuất nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cơ bản qua biên giới, gây tổn thất cho các nhà sản xuất, công nhân và cả người tiêu dùng. Thêm vào đó, thuế quan còn cho thấy giành chiến thắng trong chiến tranh thương mại không hề dễ dàng.
Hãy lấy Mexico, quốc gia dùng chính thuế quan để phản đòn, làm ví dụ. Rất nhiều người đang trông chờ một cuộc chiến giữa Mỹ và EU, nhưng lại không mấy ai ngờ đòn đáp trả từ phía Mexico.
Mexico là quốc gia phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Là một trong những quốc gia với nền thương mại mở, Mexico đã biến thương mại thành động lực kinh tế chính. Trước những rào cản thương mại ngày càng nhiều của Trump, Mexico có thể sẽ là quốc gia dễ gục ngã nhất.
Tuy vậy, Mexico đã sẵn sàng cho trận chiến. Sau khi Mỹ tuyên bố áp dụng thuế quan, Bộ trưởng Kinh tế Ildefonso Guajardo từng phát biểu: "Chúng tôi luôn nói rằng chúng tôi sẽ đáp trả." Và tuyên bố này chính là tín hiệu cho các biện pháp trừng phạt.
Mexico tuyên bố sẽ áp dụng thuế quan với thép, phô mai, thịt lợn, táo và nho. Đây không phải là một động thái ngẫu hứng; thay vào đó, với hành động này, Mexico không chỉ giành được công bằng kinh tế và đòn bẩy chính trị, mà còn nhắm tới các hạt quan trọng tại Mỹ và những người ủng hộ Trump.
Mexico cũng từng áp dụng biện pháp tương tự trong cuộc chiến trong lĩnh vực vận tải đường bộ xuyên biên giới kéo dài một thập kỉ. Ngoài hàng hoá và dịch vụ, NAFTA cam kết sẽ mở cửa thị trường vận tải.
Sau một thời gian tiến hành, lẽ ra các đoàn xe tải của Mexico và Mỹ đã có thể vận chuyển hàng trực tiếp từ nhà sản xuất tới khách hàng ở bên kia biên giới. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ vẫn chặn xe tải Mexico do những lo ngại về an ninh và áp lực trong nước.
Sau nhiều năm đàm phán, sau khi xây dựng và bãi bỏ các chương trình thử nghiệm, vào năm 2009, Mexico quyết định áp dụng thuế quan. Gần 100 loại mặt hàng chịu tổn thất trước mức thuế quan 5-25%. Khi thuế quan tăng, số lượng cuộc gọi tới các đại diện và nghị sĩ có sức ảnh hưởng cũng tăng theo.
Và hai năm sau đó, chính quyền Obama đã xây dựng một chương trình thử nghiệm cho phép các công ty vận tải đường bộ và tài xế đủ tiêu chuẩn di chuyển qua biên giới. Và từ đó, thuế quan chấm dứt.
Trước khả năng một cuộc chiến thương mại mới bùng nổ, chính phủ Mexico hiện đang xem xét chiến lược tương tự. Và lần này Mexico không đơn độc. Nhiều nhà sản xuất và các chuỗi cung ứng phát triển của Mỹ cũng ủng hộ quốc gia láng giềng. Canada và EU cũng tham chiến, và danh sách thuế quan của họ cũng không có nhiều khác biệt so với Mexico.
Tại Mexico, dù đang giữa thời điểm tranh cử, nhưng mọi ứng viên đều ủng hộ hành động của Bộ Thương Mại Mexico. Cộng đồng doanh nghiệp Mexico cũng ủng hộ quyết định của chính phủ.
Tình hình này trái ngược hoàn toàn với Mỹ. Phòng Thương Mại Mỹ đã lên án hành động của Trump, và nhiều người cho rằng thuế quan sẽ đẩy các trang trại Mỹ tới giới hạn sụp đổ.
Không ai có thể biết trước kết quả của chiến lược này. Trái với sự quả quyết ban đầu, Mexico sẽ vẫn chịu tổn thất, đặc biệt là nếu Mỹ áp dụng thêm thuế quan hoặc đe doạ phá huỷ NAFTA. Mexico cũng đang phải đối mặt với một sự chuyển đổi chính trị có thể gây ra nhiều hậu quả kinh tế nghiêm trọng.
Tuy nhiên, tình hình hiện nay cho thấy chiến thắng chiến tranh thương mại là không hề dễ dàng, và chính phủ Mỹ sẽ
Đã hết mối đe dọa Nga?
Tờ The National Interest mới đây có bài viết phân tích về cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, dự kiến vào ngày 16/7 tới tại Helsinki, Phần Lan.
Theo bài viết của tác giả Doug Bandow, trợ lý đặc biệt của cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, Nga và Mỹ cần hóa giải những vấn đề gây chia rẽ để thiết lập mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Theo nhà phân tích này, cuộc gặp là điều mà Tổng thống Trump mong đợi lâu nay khi cho rằng đối thoại sẽ tốt hơn là im lặng. Tuy nhiên, khi không có bất kỳ thay đổi nào trong chính sách của Mỹ đối với Nga thì khả năng có đạt được những kết quả tích cực hay không là điều chưa rõ ràng.
Hệ thống phòng không Tor-M2 tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ |
Khi nhiều ý kiến ở Washington coi Nga là kẻ thù nguy hiểm nhất của Mỹ thì ông Trump cần đến với cuộc gặp này với đánh giá thực tế về năng lực và ý định của Moscow. Theo Doug Bandow, các chính sách hiện nay của Tổng thống Putin cho thấy những tham vọng của ông cũng là tham vọng của nước Nga thời hiện đại.
Tổng thống Putin muốn những lợi ích của Nga được tôn trọng, muốn tình hình an ninh biên giới được đảm bảo, muốn ngăn chặn các mối đe dọa quân sự và muốn có chỗ đứng trong các ủy ban quyền lực toàn cầu.
Chuyên gia Mỹ khẳng định, không có dấu hiệu nào cho thấy Moscow có kế hoạch xâm lược châu Âu, song bản thân châu Âu lại không tin vào điều này.
Moscow hiện không còn là một siêu cường do thiếu yếu tố sức mạnh về dân số và kinh tế cần thiết. Tuy nhiên, Nga lại có khả năng tự khẳng định thế mạnh của mình, mà biểu hiện là các sự kiện ở Gruzia và Ukraine.
Mặc dù vậy, Doug Bandow cho rằng tham vọng của Moscow đối với Gruzia và Ukraine cũng chỉ ở mức hạn hẹp khi chỉ kiểm soát được các vùng lãnh thổ nhất định và ngăn chặn hai nước này gia nhập NATO.
Mặc dù quan hệ Mỹ - Nga xấu đi nhưng chưa tồi tệ đến mức quay trở lại thời Chiến tranh Lạnh. Để cải thiện quan hệ song phương, lãnh đạo hai nước cần bắt đầu từ việc so sánh các mục tiêu mang tính quốc gia. Mặc dù hai bên tỏ ra khác biệt về các vấn đề như Syria, Triều Tiên song những khác biệt đó có thể xử lý được, Doug Bandow đánh giá.
Mỹ tin Nga không xâm lược châu Âu |
Về vấn đề Syria, truyền thông Mỹ cho biết Tổng thống Trump muốn dùng cuộc gặp để đạt được một thỏa thuận với Nga mà theo đó giúp Mỹ rút khỏi cuộc xung đột ở quốc gia Trung Đông này. Ngoài ra, giới phân tích Mỹ cho rằng hai bên có thể ký kết một thỏa thuận về Iran, khi Moscow dường như muốn hất Tehran khỏi Syria.
Theo Doug Bandow, một vấn đề quan trọng hơn sẽ có thể là hai bên bắt tay nhau để kiềm chế Trung Quốc bằng cách dung hòa những tham vọng và tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh. Washington đã đẩy Moscow vào vòng tay của Bắc Kinh nhưng căng thẳng Trung - Nga là rõ ràng. Nga có thể muốn hướng nhiều hơn về phương Tây - nơi mà lợi ích kinh tế và lãnh thổ của Moscow không bị lấn át như đối với Trung Quốc.
Thừa nhận lợi ích Nga
Doug Bandow nhấn mạnh, để thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp hơn, Washington và Moscow cần giải quyết những vấn đề vốn gây chia rẽ hai bên sâu sắc. Khi mà ít có khả năng Tổng thống Putin thừa nhận Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ thì hai nhà lãnh đạo này cần nhất trí không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Theo chuyên gia này, thực ra, Mỹ là nước can thiệp vào công việc của nước khác nhiều hơn Nga. Washington đã can thiệp ít nhất vào 81 cuộc bầu cử trên thế giới trong đó có cuộc bầu cử năm 1996 ở Nga. Vì vậy, việc thừa nhận cách hành xử sai trái trong quá khứ sẽ đem lại uy tín lớn hơn cho Washington để sau này có thể chỉ trích hành động can thiệp của các nước khác.
không đánh giá thấp một loại vũ khí nhìn có vẻ yếu ớt.Mỹ tin Nga không xâm lược châu Âu
Chuyên gia Mỹ khẳng định, không có dấu hiệu nào cho thấy Moscow có kế hoạch xâm lược châu Âu, song bản thân châu Âu lại không tin vào điều này.
Đã hết mối đe dọa Nga?
Tờ The National Interest mới đây có bài viết phân tích về cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, dự kiến vào ngày 16/7 tới tại Helsinki, Phần Lan.
Theo bài viết của tác giả Doug Bandow, trợ lý đặc biệt của cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, Nga và Mỹ cần hóa giải những vấn đề gây chia rẽ để thiết lập mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Theo nhà phân tích này, cuộc gặp là điều mà Tổng thống Trump mong đợi lâu nay khi cho rằng đối thoại sẽ tốt hơn là im lặng. Tuy nhiên, khi không có bất kỳ thay đổi nào trong chính sách của Mỹ đối với Nga thì khả năng có đạt được những kết quả tích cực hay không là điều chưa rõ ràng.
Hệ thống phòng không Tor-M2 tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ |
Khi nhiều ý kiến ở Washington coi Nga là kẻ thù nguy hiểm nhất của Mỹ thì ông Trump cần đến với cuộc gặp này với đánh giá thực tế về năng lực và ý định của Moscow. Theo Doug Bandow, các chính sách hiện nay của Tổng thống Putin cho thấy những tham vọng của ông cũng là tham vọng của nước Nga thời hiện đại.
Tổng thống Putin muốn những lợi ích của Nga được tôn trọng, muốn tình hình an ninh biên giới được đảm bảo, muốn ngăn chặn các mối đe dọa quân sự và muốn có chỗ đứng trong các ủy ban quyền lực toàn cầu.
Chuyên gia Mỹ khẳng định, không có dấu hiệu nào cho thấy Moscow có kế hoạch xâm lược châu Âu, song bản thân châu Âu lại không tin vào điều này.
Moscow hiện không còn là một siêu cường do thiếu yếu tố sức mạnh về dân số và kinh tế cần thiết. Tuy nhiên, Nga lại có khả năng tự khẳng định thế mạnh của mình, mà biểu hiện là các sự kiện ở Gruzia và Ukraine.
Mặc dù vậy, Doug Bandow cho rằng tham vọng của Moscow đối với Gruzia và Ukraine cũng chỉ ở mức hạn hẹp khi chỉ kiểm soát được các vùng lãnh thổ nhất định và ngăn chặn hai nước này gia nhập NATO.
Mặc dù quan hệ Mỹ - Nga xấu đi nhưng chưa tồi tệ đến mức quay trở lại thời Chiến tranh Lạnh. Để cải thiện quan hệ song phương, lãnh đạo hai nước cần bắt đầu từ việc so sánh các mục tiêu mang tính quốc gia. Mặc dù hai bên tỏ ra khác biệt về các vấn đề như Syria, Triều Tiên song những khác biệt đó có thể xử lý được, Doug Bandow đánh giá.
Mỹ tin Nga không xâm lược châu Âu |
Về vấn đề Syria, truyền thông Mỹ cho biết Tổng thống Trump muốn dùng cuộc gặp để đạt được một thỏa thuận với Nga mà theo đó giúp Mỹ rút khỏi cuộc xung đột ở quốc gia Trung Đông này. Ngoài ra, giới phân tích Mỹ cho rằng hai bên có thể ký kết một thỏa thuận về Iran, khi Moscow dường như muốn hất Tehran khỏi Syria.
Theo Doug Bandow, một vấn đề quan trọng hơn sẽ có thể là hai bên bắt tay nhau để kiềm chế Trung Quốc bằng cách dung hòa những tham vọng và tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh. Washington đã đẩy Moscow vào vòng tay của Bắc Kinh nhưng căng thẳng Trung - Nga là rõ ràng. Nga có thể muốn hướng nhiều hơn về phương Tây - nơi mà lợi ích kinh tế và lãnh thổ của Moscow không bị lấn át như đối với Trung Quốc.
Thừa nhận lợi ích Nga
Doug Bandow nhấn mạnh, để thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp hơn, Washington và Moscow cần giải quyết những vấn đề vốn gây chia rẽ hai bên sâu sắc. Khi mà ít có khả năng Tổng thống Putin thừa nhận Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ thì hai nhà lãnh đạo này cần nhất trí không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Theo chuyên gia này, thực ra, Mỹ là nước can thiệp vào công việc của nước khác nhiều hơn Nga. Washington đã can thiệp ít nhất vào 81 cuộc bầu cử trên thế giới trong đó có cuộc bầu cử năm 1996 ở Nga. Vì vậy, việc thừa nhận cách hành xử sai trái trong quá khứ sẽ đem lại uy tín lớn hơn cho Washington để sau này có thể chỉ trích hành động can thiệp của các nước khác.
Bất kỳ thỏa thuận nào đạt được giữa hai bên trong cuộc gặp thượng đỉnh tới đây cũng cần bao gồm một kế hoạch bố trí lại đầy đủ nhân sự cho các đại sứ quán của mỗi bên. Đây là bước đi cần thiết hướng tới bình thường hóa quan hệ. Điều này cũng khích lệ hai bên tăng cường mối liên lạc và mở rộng các lĩnh vực hợp tác.
Một vấn đề được Doug Bandow đánh giá là cần thiết hơn là giải quyết bất đồng liên quan Ukraine.
Với vấn đề Ukraine và Gruzia nói chung, các đồng minh phương Tây nên cam kết không mở rộng NATO để đổi lại việc Nga chấm dứt can thiệp vào tình hình Ukraine.
Quân nhân Mỹ tham gia huấn luyện binh sĩ Ukraine |
Gruzia và Ukraine cần duy trì tình trạng trung lập về mặt quân sự đồng thời được tự do phát triển kinh tế. Tbilisi và Kiev có thể không thích một thỏa thuận như vậy, song ưu tiên hàng đầu của Mỹ và châu Âu vẫn là an ninh của chính họ.
Còn về vấn đề Triều Tiên, Doug Bandow cho rằng cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ sẽ không phải là dịp để đội ngũ ngoại giao đưa ra các kế hoạch chi tiết rồi tiến tới ký kết thỏa thuận, mà là dịp để hai vị tổng thống tìm ra một điều gì đó để cùng thực hiện.
Trong khi đó, Hiệp hội kiểm soát vũ khí của Mỹ (ACA) cho rằng hai cường quốc hạt nhân này sẽ thảo luận việc kiểm soát vũ khí và giảm rủi ro hạt nhân, đặc biệt là về tương lai của Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới 2010 (New START) sẽ hết hạn vào năm 2021, và về tranh cãi trong việc tuân thủ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung năm 1987 (INF).
Ông Kingston Reif, Giám đốc ACA về chính sách giải trừ quân bị, nói: “Việc gia hạn New START sẽ là chiến thắng dễ dàng cho Tổng thống. Nó có thể giúp tạo ra một môi trường tích cực cho việc cải thiện quan hệ Mỹ - Nga mà không cần đưa ra những nhượng bộ phi thực tế hoặc thiếu khôn ngoan cho Moscow. Nếu không làm vậy, khả năng thu thập tin tình báo của Mỹ đối với kho vũ khí hạt nhân của Nga sẽ bị hạn chế.”
Binh sĩ và vũ khí Mỹ tập trận tại Estonia |
Ông Daryl Kimball, Giám đốc điều hành ACA, cảnh báo: “Nếu không có một quyết định tích cực về việc gia hạn New START và nếu Hiệp ước INF kết thúc, thì sẽ không có giới hạn pháp lý ràng buộc nào đối với hai siêu cường hạt nhân lớn nhất thế giới này cho lần đầu tiên kể từ năm 1972 và rủi ro cạnh tranh hạt nhân Mỹ - Nga sẽ tăng lên".
Giới chuyên gia quốc tế hầu hết nhất trí quan điểm cho rằng việc lựa chọn Helsinki cho hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ là rất hợp lý vì đây là nơi Hiệp ước Helsinki được Mỹ, Liên Xô và 33 nước châu Âu thông qua năm 1975.
Hiệp ước này đã khẳng định ý nghĩa, mục đích của nó và được cài đặt theo lộ trình nhằm cải thiện quan hệ giữa Đông và Tây, đồng thời ngăn chặn một thảm họa hạt nhân và tiến tới xây dựng an ninh chung.
- Đông Triều
Tổng thống Trump: “Nếu không nhờ tôi, chiến tranh với Triều Tiên đã xảy ra”
Tổng thống Donald Trump cho biết các cuộc đối thoại với Triều Tiên đang tiến triển tích cực và việc Mỹ tránh được cuộc xung đột với Triều Tiên là nhờ vai trò của ông.
>> Ông Trump và Kim Jong-un có thể gặp lần hai ở New York
Khoảnh khắc bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un
00:01:31
Khoảnh khắc bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un
Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong cuộc gặp tại Singapore (Ảnh: Reuters)
“Nhiều cuộc đối thoại tốt đẹp với Triều Tiên - chuyện đó đang tiến triển tốt! Trong khi đó, không có vụ phóng tên lửa hay thử hạt nhân nào trong 8 tháng”, Tổng thống Trump viết trên mạng xã hội Twitter hôm nay 3/7.
“Cả châu Á vui mừng. Chỉ có đảng đối lập, bao gồm cả phe truyền thông giả mạo, phàn nàn. Nếu không nhờ tôi, chúng ta bây giờ đã xảy ra chiến tranh với Triều Tiên rồi!”, ông Trump viết tiếp.
Bình luận trên của Tổng thống Trump được đưa ra sau khi một số nguồn tin tiết lộ với truyền thông rằng ông chủ Nhà Trắng có thể tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Mỹ. Theo các nguồn tin này, cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo có thể diễn ra trong thời gian họp thường niên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc của các nguyên thủ thế giới tại New York từ ngày 18-30/9.
Nhà Trắng hôm qua cũng thông báo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ tới thăm Triều Tiên vào ngày 5/7 tới. Trước đó, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ đã có chuyến thăm Triều Tiên đầu tiên vào đầu tháng 4 và chuyến thăm thứ hai vào đầu tháng 5. Trong chuyến đi thứ hai, ông Pompeo trở về Mỹ cùng 3 công dân Mỹ bị Triều Tiên bắt giữ.
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có cuộc gặp lịch sử đầu tiên hôm 12/6 tại Singapore. Sau hội nghị, Tổng thống Trump đã để ngỏ khả năng mời ông Kim Jong-un tới thăm Nhà Trắng vào một thời điểm thích hợp. Hai nhà lãnh đạo cũng đã ký tuyên bố chung về giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Hàn - Triều thi đấu giao hữu bóng rổ
Triều Tiên hôm nay đã tổ chức bữa tiệc tối để chào đón đoàn vận động viên và quan chức chính phủ Hàn Quốc tới thăm Bình Nhưỡng để tham dự trận đấu bóng rổ giao hữu liên Triều.
Trước đó, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon đã dẫn đầu phái đoàn gồm các nam, nữ vận động viên bóng rổ, các huấn luyện viên, nhân viên hỗ trợ và truyền thông tới Bình Nhưỡng. Thứ trưởng Bộ Thể thao Triều Tiên Won Kil-u đã đón phái đoàn Hàn Quốc.
Hàn Quốc và Triều Tiên dự kiến tổ chức 4 trận đấu bóng rổ tại Bình Nhưỡng vào các ngày 4-5/7. Ngoài ra sẽ có các trận đấu mà mỗi bên đều có sự kết hợp của vận động viên Hàn Quốc và Triều Tiên.
Đây là lần thứ 4 trong lịch sử Hàn Quốc và Triều Tiên tổ chức các trận bóng rổ giao hữu. Lần cuối cùng hai nước tổ chức sự kiện này là vào tháng 10/2003.
Bộ trưởng Cho hy vọng các hoạt động thể thao phi chính trị sẽ giúp tăng cường quan hệ song phương giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 4, nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng bày tỏ mong muốn được tổ chức các trận giao hữu bóng rổ với Hàn Quốc. Bóng rổ cũng là môn thể thao yêu thích của ông Kim.
Hồi tháng 2, Triều Tiên đã cử đoàn vận động viên sang Hàn Quốc tham dự Thế vận hội mùa Đông Pyeongchang. Khi đó, đoàn vận động viên hai nước đã cùng nhau diễu hành dưới lá cờ thống nhất và thành lập một đội khúc côn cầu nữ cùng thi đấu tại Thế vận hội.
Thành Đạt
Cuộc gặp Trump-Kim lần thứ 2 sẽ diễn ra ở New York vào tháng 9 tới?
Tướng Mỹ bác quan ngại về việc ngưng tập trận Mỹ-Hàn
Người đứng đầu lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc hôm thứ Tư ngày 27/6 bác quan ngại rằng quyết định gần đây của Seoul và Washington dừng tập trận quân sự sẽ dẫn đến chấm dứt tất cả các cuộc diễn tập khác của đồng minh và làm suy yếu năng lực răn đe.
Tướng Vincent Brooks đã bênh vực cho quyết định này và lưu ý rằng việc dừng tập trận có mục đích là để giúp các đồng minh xây dựng tin tưởng với Bắc Triều Tiên và giúp cho tiến trình ngoại giao đang diễn ra có được ‘sự hiệu quả hơn’ trên vấn đề phi hạt nhân hóa quốc gia này.
“Tôi không dự đoán rằng đây sẽ là chấm dứt tất cả mọi cuộc tập trận và huấn luyện mà chúng ta biết, mà thay vào đó những cuộc tập trận quá rõ ràng trước mắt có thể sẽ chọc giận không cần thiết vào lúc mà nhu cầu xây dựng lòng tin quan trọng đến như vậy,” ông phát biểu ở một diễn đàn đồng minh ở Seoul.
“Tôi sẽ loại bỏ nghi ngờ và quan ngại về việc các cuộc tập trận sẽ biến mất. Tôi không nhận được chỉ thị nào như vậy cả. Tôi không cảm thấy đó là tinh thần của các nhà lãnh đạo chúng ta mà thay vào đó là cho phép họ có không gian để có thể tiến về phía trước… cho họ có không gian nếu như điều này giúp xác lập các điều kiện để họ có thể đàm phán và đối thoại hiệu quả hơn,” ông nói thêm.
Để tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại về phi hạt nhân hóa với Bình Nhưỡng, các đồng minh đã quyết định hoãn vô thời hạn Chương trình Diễn tập Hải quân Hàn Quốc và cuộc tập trận Người Bảo vệ Tự do Ulchi (UFG) vốn dự trù sẽ diễn ra tương ứng vào tháng tới và tháng Tám.
Động thái này đã dẫn đến phỏng đoán rằng Seoul và Washington có thể sẽ chấm dứt tất cả các cuộc tập trận khác vốn sẽ phá hoại liên minh an ninh đã được duy trì qua hàng chục năm và và làm tổn hại đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của đồng minh vào lúc Bắc Triều Tiên vẫn chưa có bước đi quan trọng nào hướng đến phi hạt nhân hóa.
Trước những lo lắng về tác động có thể xảy ra của việc dừng tập trận, Tướng Brooks chỉ ra rằng các đồng minh có ‘lý do để nghi ngờ’ nếu xem xét đến mối đe dọa vẫn còn hiện hữu từ Bắc Triều Tiên.
“Chúng ta không nên né tránh thực tế rằng năng lực quân sự của họ vẫn chưa được triệt thoái. Chúng ta vẫn chưa nhìn thấy họ phá hủy các tên lửa, chúng ta vẫn chưa nhìn thấy việc tiêu hủy vũ khí hạt nhận. Chúng ta vẫn chưa nhìn thấy họ giảm quy mô quân đội. Chúng ta chưa nhìn thấy các đơn vị được triển khai trở về doanh trại. Do đó, các điều kiện vật chất vẫn không hề thay đổi,” ông nói.
Tuy nhiên ông cũng lưu ý rằng có lý do để ‘trông chờ’.
“Nên nhớ rằng, việc nhượng bộ này là hai chiều. Bắc Triều Tiên cũng đang chờ đợi những dấu hiệu từ phía chúng ta. Tôi cho rằng quyết định về cuộc tập trận sắp tới, cuộc tập trận UFG, có liên quan đến việc này để tỏ dấu hiệu về ý định tiến về phía trước theo một hướng tích cực khác với phương hướng mà chúng ta đã đi trước đây,” ông nói.
Ông Brooks cũng chỉ ra một số cách để duy trì tính sẵn sàng chiến đấu vào lúc các cuộc tập trận quy mô lớn bị tạm hoãn. Trong đó có sự linh động diễn tập trong việc tiến hành tập trận.
“Các cuộc tập trận là linh hoạt. Đó là điều mà Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã nói tới. Có bốn đòn bẩy để đạt được tính linh hoạt này – đó là thời điểm, quy mô, phạm vi và mức độ thông tin. Đó là cách mà chúng tôi đang làm và sẽ làm,” ông cho biết.
Đề cập đến mức độ thông tin, ông Brooks đã ngầm đưa ra lời kêu gọi đối với các nhà báo.
“Cuối cùng chúng ta có lựa chọn là điều chỉnh mức độ thông tin. Điều đó có thể là một thách thức đối với các nhà báo. Chúng tôi tôn trọng những gì quý vị làm với tư cách là nhà báo trong chế độ dân chủ. Điều đó rất quan trọng. Nhưng thật lòng mà nói, đôi khi chúng ta cần phải lặng lẽ nhiều hơn.”
“Đó không phải là che giấu công chúng điều gì đó nhưng thay vào đó để đảm bảo môi trường cho những quyết định quốc gia có tầm quan trọng đối với tất cả chúng ta… đôi khi tốt hơn là nên giảm âm lượng xuống,” ông nói thêm.
Cũng tại diễn đàn này, ông Brooks đã bác bỏ những đồn đoán về khả năng Mỹ rút quân ra khỏi Hàn Quốc trong bối cảnh quan hệ tan băng với miền bắc.
“Chúng ta không nên có lo lắng hay nghi ngờ gì về việc Mỹ rút quân. Tổng thống Trump nói ông không muốn làm việc đó vào lúc này. Tổng thống Moon cũng nói ông không muốn làm việc đó vào lúc này. Cả Quốc hội Hàn Quốc lẫn Quốc hội Mỹ đều không muốn làm việc đó vào lúc này,” ông nói.
Trước câu hỏi liệu mối quan hệ đồng minh có chấm dứt khi hòa bình bền vững được thiết lập trên bán đảo Triều Tiên hay không, ông nói: “Hãy để cho liên minh sống.”
Ông Brooks cũng trấn an Hàn Quốc rằng Mỹ ‘sẵn sàng đổ máu nếu cần thiết’.
“Nhưng cũng cần phải nói rõ rằng Mỹ biết cái giá của đổ máu. Đó không chỉ là nhân mạng. Đó còn là thiệt hại về xã hội, thiệt hại về cơ sở hạ tầng,” ông nói. “Đó là tác động đối với thế giới khi chúng ta mất nhiều sinh mạng giống như trong chiến tranh Triều Tiên.”
Thí nghiệm đáng hổ thẹn của Mỹ: "Bom dơi" phản chủ, tự quay đầu đốt phá căn cứ, nổ tung xe
Tất Đạt | 03/07/2018 07:29 PM
Loài dơi ăn quả sở hữu một khả năng "siêu nhiên" là hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi những loại virus nguy hiểm nhất thế giới.
"Bom dơi"
Từ lâu, quân đội Mỹ đã sử dụng động vật trong chiến tranh. Hệ thống sóng âm phản xạ của loài cá heo mũi chai đã giúp Hải quân Mỹ phát hiện và xử lí được bom dưới nước trong chiến tranh Iraq. Trong khi đó, loài chim bồ câu đóng vai trò then chốt trong việc gửi thông điệp bí mật giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Nhưng có một loài động vật mà Lầu Năm Góc chưa thực sự "thuần hóa" được: loài dơi.
Khi trận đánh Trân Châu Cảng nổ ra năm 1941, phía Mỹ đã nghĩ tới phương án dùng hàng trăm con dơi Mexico để tấn công các thành phố của Nhật Bản.
Theo kế hoạch, quân đội sẽ gắn bom cỡ nhỏ lên loài thú này và sau đó thả hàng loạt từ máy bay xuống. Chúng sẽ bay vào các công trình của người Nhật, phát nổ vào buổi đêm khi không ai đề phòng. Nhưng kế hoạch này hoàn toàn thất bại.
Không nản chí, các nhà khoa học tiếp tục cuộc thử nghiệm có tên "Dự án X-ray" vào tháng 6/1943. Mọi chuyện trở nên mất kiểm soát khi hàng loạt "bom dơi" bay không kiểm soát, phát nổ và gây hỏa hoạn lớn tại các doanh trại, tháp điều khiển và một số tòa nhà khác tại Carlsbad, New Mexico.
Vì phải giữ kín bí mật quân sự, quân đội không thể gọi lính cứu hỏa vào xử lí đám cháy. Lửa lan rộng khắp nơi và gần như thiêu hủy hết căn cứ. Chưa dừng ở đó, hai con dơi bay lạc còn hạ cánh bên dưới gầm xe của một vị tướng lĩnh trước khi phát nổ và khiến xe hư hại nặng.
Sau đó, dự án X-ray bị hủy bỏ.
Hệ miễn dịch độc đáo
Ngày nay, quân đội Mỹ lại tiếp tục nghiên cứu ứng dụng trong quân sự của loài dơi, nhưng không phải để tấn công, mà nhằm mục đích tự vệ trước vũ khí sinh học của nước ngoài.
Loài dơi ăn quả sở hữu một khả năng "siêu nhiên" là hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi những loại virus nguy hiểm nhất thế giới.
Nếu tiêm virus Marburg vào một con dơi ăn quả Ai Cập - virus gây nên căn bệnh xuất huyết và có họ hàng với virus Ebola - không hề có chuyện gì xảy ra với loài vật này. Nhưng nếu làm điều tương tự lên con người, bệnh nhân sẽ chảy máu đến chết chỉ trong vòng một tuần.
Siêu kháng thể của loài dơi từ lâu đã khiến các nhà nghiên cứu về virus kinh ngạc, và một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra cách dơi sở hữu năng lực tuyệt vời ấy.
Đại diện nhóm các nhà khoa học tại Đại học Boston và Viện Nghiên cứu Quân y về Bệnh truyền nhiễm của Mỹ, ông Thomas Kepler, giáo sư vi sinh nói: "Chúng tôi cố gắng tìm hiểu về hệ miễn dịch của dơi, nhưng mọi chuyện khó hơn chúng tôi tưởng".
Ảnh: News Ltd.
Sau nhiều thí nghiệm phức tạp, nhóm của ông Kepler nhận ra rằng loài dơi có một cơ chế chống lại virus rất đặc biệt. Khi phát hiện tế bào nhiễm bệnh, các tế bào "tiêu diệt bệnh" thông thường ở người và các loài khác sẽ tìm và tiêu diệt mầm bệnh, gây ra một loạt các phản ứng viêm ở vật chủ.
Trong khi đó, tế bào ở dơi lại làm giảm sự chuyển hóa ở tế bào nhiễm bệnh, khiến virus "đói" và bị vô hiệu hóa.
Cách xử lí độc đáo của tế bào dơi đối với bệnh truyền nhiễm cũng lí giải tại sao virus truyền từ dơi sang người, bao gồm virus Ebola, lại nguy hiểm đến vậy.
Ông Kepler tin rằng việc nghiên cứu về hệ siêu miễn dịch của dơi có thể giúp tạo ra thuốc chữa trị cho virus Marburg. "Phát triển các loại thuốc giúp làm giảm tình trạng viêm tế bào, cô lập virus bằng cách làm suy kiệt hệ thống chuyển hóa của chúng là điều có thể thực hiện."
Dự án vũ khí sinh học của Liên Xô
Đại dịch virus Marburg từng xảy ra tại các nước châu Phi với tỉ lệ tử vong lên tới 90%. Không có thuốc đặc trị cho virus này - và đó là lí do biến Marburg thành "ứng cử viên" hàng đầu cho vũ khí sinh học.
Trong những năm 1980, Liên Xô đã để mắt tới virus Marburg và quyết định phát triển vũ khí sau một tai nạn đáng tiếc tại học viện Vector - trung tâm nghiên cứu vũ khí sinh học tại Siberia. Trong lúc bất cẩn, một nhà khoa học có tên Nikolai Ustinov đã đâm mũi tiêm chứa virus này vào ngón cái của ông thay vì con vật thí nghiệm ông đang giữ.
Ông Ustinov thiệt mạng ít lâu sau đó vì căn bệnh quái ác. Tuy nhiên, các mẫu virus thu được từ nội tạng của nhà khoa học này còn mạnh hơn cả virus phiên bản gốc.
Theo một sĩ quan từng làm việc tại đây, các nhà khoa học Liên Xô đã đặt tên virus mới là "Biến thể U" và gửi lại cho Bộ Quốc phòng hồi đầu những năm 1990.
Virus Marburg được xếp vào loại vũ khí khủng bố sinh học loại A bởi Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh dịch. Nghiên cứu của ông Kepler đã nhận được sự hỗ trợ từ Cơ quan Giảm thiểu Hiểm họa Quốc phòng, một cơ quan của Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm đối phó với những tai họa từ vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Nếu virus Marburg được sử dụng trong chiến tranh sinh học, thì hệ siêu miễn dịch của dơi sẽ nắm chìa khóa then chốt để ngăn chặn thảm cảnh này.
Mỹ hoài nghi sao vẫn đối thoại Triều Tiên?
Truyền thông, giới chức và tình báo Mỹ đồng loạt lên tiếng hoài nghi về thiện chí của Triều Tiên trong việc phi hạt nhân hóa như đã cam kết
Tình báo Mỹ lên tiếng
Các cơ quan tình báo của Mỹ cho rằng trong những tháng gần đây, Triều Tiên đã và đang tăng cường sản xuất nhiên liệu sử dụng cho vũ khí hạt nhân tại nhiều cơ sở bí mật, và có thể tìm cách che giấu kỹ những hoạt động này, trong khi vẫn tìm cách có được nhượng bộ từ các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ.
Thông tin được hãng tin NBC đăng tải, theo tiết lộ của các quan chức Mỹ về báo cáo tình báo mới nhất hoàn toàn đối lập với những bình luận đầy hào hứng của Tổng thống Donald Trump sau hội nghị thượng đỉnh ngày 12/6 với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rằng “không còn bất kỳ mối đe dọa hạt nhân nào từ Triều Tiên”.
Hãng tin NBC dẫn lời 5 quan chức Mỹ đề nghị giấu tên cho biết trong vài tháng qua, Triều Tiên đã đẩy mạnh việc làm giàu urani tới mức đủ để sản xuất vũ khí, ngay cả khi họ đang tham gia tiến trình ngoại giao với Mỹ.
Cái bắt tay lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên tại Singapore hôm 12/6 |
Theo lời các quan chức Mỹ, giới tình báo kết luận rằng Triều Tiên có nhiều hơn 1 cơ sở hạt nhân bí mật ngoài tổ hợp hạt nhân Yongbyon.
Một quan chức được NBC dẫn lời nói: “Có những bằng chứng rõ ràng cho thấy họ đang cố qua mặt Mỹ”.
Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từ chối bình luận về thông tin này, trong khi đó Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết không thể khẳng định thông tin này là thật hay giả, đồng thời cũng không có bình luận về các vấn đề tình báo. Nhà Trắng chưa phản hồi các câu hỏi của báo giới.
Thông tin mà NBC đưa ra càng làm dấy lên những câu hỏi rằng liệu Triều Tiên đã sẵn sàng bước vào các cuộc đàm phán nghiêm túc về việc từ bỏ chương trình hạt nhân đe dọa nước Mỹ hay chưa, cho dù Tổng thống Trump đã hào hứng nói về kết quả của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều đến thế nào.
Triều Tiên tuyên bố dừng các vụ thử tên lửa, hạt nhân và sau đó là cam kết phi hạt nhân hóa |
NBC dẫn lời một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ nói rằng quyết định mà Triều Tiên đưa ra trước khi tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh hôm 12/6, cụ thể là đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa, là điều người ta không dự đoán trước và cũng là thực tế cho thấy việc hai bên gặp gỡ thực sự là bước tiến tích cực.
Tuy nhiên, ông cho rằng “(Triều Tiên) vẫn đang tìm cách che giấu chúng tôi về sự tồn tại và hoạt động của nhiều cơ sở, nhiều vũ khí và tên lửa… Chúng tôi vẫn đang theo dõi sát sao”.
Jeffrey Lewis, Giám đốc phụ trách Chương trình Chống phổ biến vũ khí tại Đông Á của Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury cho rằng có 2 "vấn đề nóng đáng chú ý” trong thông tin mà NBC đưa ra.
Theo ông, từ lâu người ta vẫn tin là Triều Tiên còn có ít nhất một cơ sở làm giàu nguyên liệu hạt nhân khác ngoài Yongbyon, và theo thông tin mới, “có hơn một cơ sở bí mật… có nghĩa là họ có tới 3, nếu không muốn nói là nhiều hơn, các cơ sở kiểu này”.
Triều Tiên phá hủy một số hạng mục quan trọng tại bãi thử Punggye-ri hôm 24/5 để bày tỏ thiện chí đối thoại |
Tờ Washington Post ngày 30/6 cũng đưa tin các quan chức tình báo Mỹ đã kết luận rằng Triều Tiên không có ý định từ bỏ hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân của mình và đang tìm cách che giấu số lượng vũ khí mà họ sở hữu. Tờ báo cho biết thêm dựa theo bằng chứng mới nhất mà họ có được thì hiện Bình Nhưỡng đang duy trì những cơ sở sản xuất bí mật.
Ngoài ra, các thông tin cũng nhấn mạnh tới thực tế là theo nhận định của giới tình báo Mỹ, Triều Tiên không hề có ý định công bố về sự hiện diện của dù chỉ một cơ sở làm giàu urani khác.
Chuyên gia Mỹ cho rằng hai thực tế này cho thấy Triều Tiên chỉ công bố một phần quy mô chương trình hạt nhân của mình để phục vụ tiến trình phi hạt nhân hóa, trong khi vẫn giữ kín những gì còn lại.
Người Mỹ hoài nghi
Hồi tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết ông nhiều khả năng sẽ tới Triều Tiên sớm nhất có thể để xúc tiến các cam kết mà hai bên đưa ra sau thượng đỉnh.
Bruce Klingner, cựu chuyên gia về Triều Tiên tại CIA, hiện làm việc tại Viện nghiên cứu chính sách Quỹ Heritage, cho rằng các thông tin mà NBC đưa ra cho thấy tuyên bố của Tổng thống Trump rằng Triều Tiên đã không còn là mối đe dọa hạt nhân trở nên rất “lố bịch”, và rằng người ta buộc phải xây dựng một cơ chế kiểm chứng chặt chẽ.
Trong khi đó, Cố vấn An ninh Nhà Trắng John Bolton cũng bày tỏ thái độ “hai mặt” khi cho biết ông tin tưởng rằng phần lớn chương trình vũ khí của Triều Tiên sẽ được dỡ bỏ trong vòng 1 năm, đồng thời cũng tỏ rõ ý hoài nghi đối với thiện chí của Triều Tiên.
Phát biểu trong chương trình “Face the Nation” của Đài CBS, ông Bolton nói Washington đã lên một kế hoạch tiêu hủy kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên – bao gồm vũ khí hóa học, sinh học và hạt nhân – cùng chương trình tên lửa đạn đạo trong vòng 1 năm nếu như có sự hợp tác đầy đủ và trung thực từ phía Bình Nhưỡng.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton |
Ông Bolton nói: “Nếu họ đã đưa ra quyết định chiến lược để làm điều này và hoàn toàn hợp tác thì mọi thứ sẽ tiến triển rất nhanh. Xét trên thực tế thì chúng ta có thể dỡ bỏ hầu hết kho vũ khí của họ trong vòng 1 năm”.
Theo Cố vấn An ninh Nhà Trắng, Mỹ “nhận thức rõ về những rủi ro” và nhận định Triều Tiên có thể đang lợi dụng các cuộc đàm phán để kéo dài thời gian nhằm tiếp tục các chương trình vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học và tên lửa đạn đạo của mình.
Ông Bolton nói: “Thực tế không hề có một tư tưởng hão huyền nào ở những người thuộc ê-kíp phụ trách vấn đề này. Chúng tôi biết rất rõ những gì Triều Tiên từng làm trong quá khứ”.
Một số chuyên gia lại đặt nghi vấn về khung thời gian đầy lạc quan mà ông Bolton đưa ra. Thomas Countryman, sĩ quan cấp cao phụ trách vấn đề vũ khí dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama cho biết: “Một năm là có thể tiêu hủy được hầu hết kho vũ khí của Triều Tiên ư? Tôi không tin vào khả năng đó, và tôi cũng chưa thấy bất cứ bẳng chứng nào về một quyết định chắc chắn để giải giáp hoàn toàn vũ khí từ phía Triều Tiên”.
Siegfried Hecker, một nhà khoa học hạt nhân và là giảng viên trường Đại học Stanford, cũng dự đoán phải mất tới khoảng 10 năm để dỡ bỏ và thu dọn hầu hết bãi thử hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên.
Mỹ hoài nghi nhưng chấp nhận đối thoại vì không rõ thực hư sức mạnh hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên? |
Thượng Nghị sĩ Cộng hòa Susan Collins cho biết bà rất khó chịu với các tin tức trên. Phát biểu trên chương trình “State of the Union” của kênh CNN, bà cho biết “Triều Tiên có tiền sử vi phạm các thỏa thuận đã ký kết với các chính quyền Mỹ trước đây”, đồng thời nhấn mạnh cần phải có “sự thanh sát chính xác, tin cậy và không bị cản trở” đối với các chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Lindsey Graham, nhân vật Cộng hòa thân tín của Trump tại Thượng viện Mỹ, cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có thái độ hoài nghi. Ông nói trên chương trình “Meet the Press” của NBC: “Nếu đúng là họ đang 'nói một đằng làm một nẻo' thì cũng chẳng ai lấy làm ngạc nhiên về điều đó cả”.
Trên thực tế, giới tình báo Mỹ hiện chưa chắc chắn về số lượng đầu đạn hạt nhân mà Triều Tiên sở hữu. Cơ quan Tình báo Quốc phòng thì phỏng đoán khoảng 50 đầu đạn hạt nhân, song tất cả các cơ quan khác lại tin rằng Bình Nhưỡng đang che giấu một số lượng khó đoán, đặc biệt là các đầu đạn nhỏ tầm ngắn, trong các hang động và các cơ sở hạt tầng dưới lòng đất ở trên khắp cả nước.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, Triều Tiên đã chấp nhận “hành động hướng tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên”, song tuyên bố chung mà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump ký hôm 12/6 không nêu chi tiết cách thức và thời gian Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình.
Người Mỹ rõ ràng vừa đối thoại nhưng vừa hoài nghi Triều Tiên. Có lẽ động cơ chính khiến Mỹ theo đuổi con đường này là không biết rõ mối đe dọa thực sự từ vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng mà thôi.
- Đông Triều
Tình báo Mỹ đang chuẩn bị kịch bản Iraq-Libya tại Triều Tiên?
Tuyên bố chung Mỹ-Triều không quy định chi tiết cách thức và điều kiện để Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân, đó là cái cớ cho tình báo Mỹ...
Tình báo Mỹ cáo buộc Triều Tiên vẫn bí mật phát triển kỹ thuật hạt nhân
The Telegraph ngày 29/6 cho hay, cộng đồng tình báo Mỹ tin rằng Triều Tiên vẫn tiếp tục chương trình phát triển kỹ thuật hạt nhân tại nhiều địa điểm bí mật, bất chấp cam kết đưa ra với Tổng thống Donald Trump.
Theo tình báo Mỹ, Triều Tiên có nhiều hơn một cơ sở hạt nhân, ngoài cơ sở sản xuất được biết đến tại Yongbyon, và đang đẩy mạnh làm giàu uranium. "Bằng chứng cho thấy rõ ràng họ đang đánh lừa Mỹ", lời một quan chức tình báo Mỹ.
Dù Tổng thống Trump đã ký Tuyên bố chung Mỹ-Triều, nhưng tình báo Mỹ vẫn cho rằng vị thổng thống doanh nhân bị nhà lãnh trẻ xứ Bắc Hàn qua mặt |
Báo cáo của cộng đồng tình báo Mỹ hoàn toàn khác với khẳng định của Tổng thống Trump hôm 1/7 rằng Triều Tiên đang "rất nghiêm túc" trong nỗ lực hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa.
Tại cuộc gặp Thượng đỉnh liên Triều đầu tiên dười thời Kim Jong-un, Bình Nhưỡng đã cam kết hướng tới việc phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên, để dân tộc Triều Tiên được sống trong hoà bình.
Sau đó, tại cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần đầu tiên trong lịch sử ở Singapore ngày 12/6 vừa qua, trong tuyên bố chung cũng có nội dung Bình Nhưỡng cam kết hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ luôn bày tỏ niềm tin vào thiện chí của nhà lãnh đạo trẻ xứ Bắc Hàn. Tại cuộc họp nội các ngày 22/6, ông Trump còn khẳng định Bình Nhưỡng đã cho nổ 1 trong 4 bãi thử hạt nhân lớn của Triều Tiên.
Tuy nhiên, trong Tuyên bố chung Mỹ-Triều có chữ ký của Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un, đã không có quy định chi tiết về cách thức và điều kiện để Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Đây được cho là lý do chính khiến tình báo Mỹ cho rằng vị thổng thống doanh nhân của nước Mỹ đã bị nhà lãnh xứ Bắc Hàn lừa dối và báo cáo mới nhất của cộng đồng tình báo Mỹ đã xác nhận quan điểm đó.
Tình báo Mỹ đang chuẩn bị cho việc lặp lại kịch bản Iraq-Libya?
Từ quan điểm của cộng đồng tình báo Mỹ về việc Bình Nhưỡng vẫn bí mật phát triển kỹ thuật hạt nhân, nhiều chuyên gia cho rằng một kịch bản Iraq-Libya đang chuẩn bị được lặp lại ở Triều Tiên.
Theo giới phân tích, chương trình phát triển vũ khí huỷ diệt hàng loạt của chính quyền Iraq dười thời Saddam Hussein - theo cáo buộc của Mỹ - hoàn toàn khác chương trình phát triển vũ khí bí của Libya dưới thời Muammar Gaddafi.
Tuy nhiên, nếu xâu chuỗi các sự kiện thì có thể thấy Mỹ và đồng minh đã xử lý vấn đề như giải quyết 2 giai đoạn của 1 quá trình - Iraq là giai đoạn 1, Libya là giai đoạn 1 trong tiến trình xử lý vấn đề phát triển vũ khí huỷ diệt của một thực thể đối nghịch.
Ông Hans Blix - người đứng đầu Ủy ban Thanh sát vũ khí của LHQ tại Iraq |
Cho nên, dù tình báo Mỹ chỉ dựng kịch bản trong xử lý chương trình phát triển vũ khí huỷ diệt hàng loạt của Iraq, nhưng thực ra cái kịch bản đó bao gồm cả việc xử lý chương trình phát triển vũ khí bí mật của Libya.
Xin ngược dòng lịch sử để thấy rõ vấn đề. Mặc dù chính quyền Tổng thống Hussein khẳng định không sở hữu vũ khí huỷ diệt hàng loạt (WMD), nhưng Washington và London không tin nên yêu cầu tiến hành LHQ thanh tra.
Ngày 5/12/2002 khi Ủy ban Thanh sát vũ khí của LHQ chuẩn bị kết thúc điều tra và được dự báo là sẽ đưa ra kết luận chính quyền Baghdad không sở hữu WMD, song Washington không hài lòng với kết quả như vậy.
Và một lời đe doạ rằng nếu Washington không hài lòng với báo cáo về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq dự kiến được đệ trình lên HĐBA ngày 7/12/2002, thì một cuộc tấn công Iraq sẽ được phát động mà không cần cần LHQ cho phép.
Một năm sau ngày Washington đe doạ về việc không hài lòng với kết quả thanh tra vũ khí huỷ diệt hàng loạt của Iraq, ngày 20/12/2003 Tổng thống Muammar Gaddafi tuyên bố dỡ bỏ chương trình vũ khí bí mật của Libya và chấp nhận thanh sát quốc tế.
Quyết định của nhà lãnh đạo Libya đã được các cường quốc đón nhận nồng nhiệt, xem đây như một bài học điển hình trong việc gìn giữ môi trường hòa bình cho nhân loại, thuận theo xu thế hợp tác cùng phát triển.
Ngày 29/12/2003, các thanh sát viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã tới Libya giám sát việc tiêu hủy các thiết bị từng được sử dụng trong những chương trình vũ khí bí mật. Ngày 21/2/2004, thanh sát được cho là hoàn tất.
Tổng thống Gaddafi cho biết, quyết định của ông đã bị nhiều nước đồng minh trong khối Ả-rập chỉ trích vì cam kết dỡ bỏ chương trình vũ khí hủy diệt mà không cần sự nhượng bộ nào của Mỹ về một số vấn đề, như Israel chẳng hạn, theo Reuters.
Là một bên ký Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân, Tripoli đã công bố mọi kế hoạch trong chương trình hạt nhân với LHQ, đồi lại phương Tây cam kết chuyển đổi chương trình vũ khí hạt nhân của Libya thành chương trình năng lượng dân sự.
Sự chân thành của Tổng thống Gaddafi đã khiến chế độ của ông bị lật đổ, còn ông thì mất mạng |
Tuy nhiên, 4 năm sau, Tổng thống Gaddafi đã phải tức giận tuyên bố rằng phương Tây nuốt lời khi Libya không hề nhận được sự hoán đổi tương xứng cho quyết định từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình.
Có nguồn tin cho biết, ngay thời điểm chính quyền Gaddafi chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân thì cũng chính là lúc tình báo Mỹ và phương Tây hoàn tất kịch bản và chỉ chờ ngày công diễn.
Khi cuộc nội chiến nổ ra, LHQ đã thông qua nghị quyết cho phép NATO ném bom Libya và cuối cùng chế độ Gaddafi đã bị lật đổ. Trước nay dư luận luôn nhìn nhận tình báo Mỹ đã có một kịch bản tồi trong vấn đề vũ khí huỷ diệt hàng loạt của Iraq.
Song nếu kết nối với vấn đề vũ khí bí mật của Libya thì có thể thấy tình báo Mỹ đã có một kịch bản thành công. Đó là từ việc bất chấp LHQ trong chiến tranh Iraq, Mỹ và đồng minh đã được LHQ cho phép ném bom Libya.
Vì vậy, lời cảnh báo của cộng đồng tình báo Mỹ được nhìn nhận là một sự chuẩn bị cho việc lặp lại kịch bản Iraq-Libya trong vấn đề xử lý chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Đáng nói là là Bình Nhưỡng đã gạt cơ chế đa phương, còn Tổng thống Trump thì bị bao quanh bởi lồng nhốt quyền lực, trong đó có góp sức của tình báo Mỹ, vì vậy nếu Washington lật kèo thì vấn đề sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Có thể không có lọ bột giặt ném vào Triều Tiên, nhưng tình báo Mỹ luôn dựa trên niềm tin sâu sắc để đánh giá vấn đề nên kịch bản Iraq-Libya có thể lặp lại |
Ngày 25/4/2017, ông Richard Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ đã cảnh báo cả Iraq và Libya đều bị xâm lược sau khi từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, Triều Tiên không theo đuổi chương trình vũ khí hạt cũng khó tránh bị tấn công.
Hội đồng Quan hệ Đối ngoại của Mỹ là một tổ chức thường cung cấp thông tin quan trọng, giúp cho Bộ Ngoại giao Mỹ tham khảo để điều chỉnh hay định hình lại chính sách đối ngoại của nước Mỹ. Vì vậy lời nhận xét của ông Haass là rất đáng lưu tâm
Nay cộng đồng tình báo Mỹ cáo buộc Bình Nhưỡng vẫn phát triển kỹ thuật hạt nhân, dù đã cam kết sẽ làm việc để hướng tới phi hạt nhân hoá Triều Tiên, phải chăng lời nhận định của Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ đã chuẩn bị phát huy giá trị?
Chưa biết diễn tiến của vấn đề sẽ như thế nào, chúng ta cùng chờ xem.
- Ngọc Việt
Đoàn xe quân sự Mỹ lọt ổ phục kích của khủng bố IS ở Syria: Thương vong rất lớn?
Bảo Lam | 03/07/2018 19:45
Theo kênh Telegram-Channel Directorate 4 chuyên về Trung Đông, Mỹ vừa có những thiệt hại về người tại khu vực biên giới Syria-Iraq khi 1 đoàn xe của họ lọt ổ phục kích của IS.
Kênh này đưa tin rằng hôm 21/6/2018, gần khu dân cư Rabik (thuộc tỉnh Hasaka của Syria), một đoàn xe chở binh lính Mỹ đã rơi vào ổ phục kích của quân khủng bố "IS". Sau đó, quân khủng bố đã khoe bắn cháy một trong số các xe Humvee của quân đội Mỹ khiến 03 lính Mỹ thiệt mạng.
Tạm thời chưa rõ thông tin này đáng tin cậy tới mức nào khi mà Telegram-Channel cho biết rằng bức hình minh hoạ mà IS có kèm theo lời thông báo của mình là những hình ảnh cũ chụp từ năm 2017.
Trong bức ảnh là chiếc xe bọc thép của Nga bị rơi vào ổ phục kích của IS tại tỉnh Deir Ezzor của Syria. Tuy nhiên, việc có sử dụng đúng hình ảnh hay không cũng không khẳng định hay phủ nhận điều gì.
IS giả mạo thông tin hay không khi tự vỗ ngực không quan trọng, một điều rõ ràng – hoặc sự việc đúng là đã xảy ra, hoặc IS muốn bắn tin cho các ông chủ phía bên kia đại dương của mình.
Tuy nhiên, các vụ sát hại những công dân Mỹ do quân khủng bố IS gây ra không phải ít – thậm chí cả những vụ chặt đầu rồi ghi hình và tung lên cho toàn thế giới chứng kiến. Những gì liên quan tới chính nước Mỹ thì họ không thích nói về các mất mát tương tự.
Thứ nhất, đó là yếu tố gây mất tinh thần của người dân Mỹ khiến họ có thể đưa ra một câu hỏi: Có phải lúc thực hiện lời hứa của Donald Trump và rút quân khỏi Syria?
Thứ hai, chính Washington tiếp tay cho tổ chức như IS được ra đời (sau cuộc chiến tranh tại Iraq) và sau đó lớn mạnh nhờ sự hỗ trợ của Mỹ nhằm chống lại chính quyền Syria.
Phiến quân Syria chọc "ổ kiến lửa" Nga ở Khmeimim: Âm mưu nham hiểm hay sự liều lĩnh?
Bình Nguyên | 03/07/2018 19:30
Trong 3 đêm liên tiếp, phiến quân Syria tổ chức các đợt tấn công bằng máy bay không người lái vũ trang vào căn cứ sân bay Khmeimim, khiến phòng không Nga căng mình ra trực chiến.
Căn cứ đầu não của KQ Nga bị tấn công liên tiếp
Ngay khi Nga rút phần lớn binh sĩ và vũ khí trang bị của lực lượng quân sự viễn chinh đồn trú ở Syria về nước, lập tức phiến quân đối lập đã tổ chức các đòn tập kích đường không bằng máy bay không người lái (UAV) vũ trang mang theo chất nổ tập kích vào căn cứ sân bay Khmeimim - đầu não của Không quân Nga ở Syria.
Mặc dù phòng không Nga với chủ công là các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 đã đánh bại các đòn tập kích này nhưng ít nhiều căn cứ không quân Khmeimim đã có sự náo loạn và hết sức căng thẳng.
Các tổ hợp Pantsir-S1 Nga đã thể hiện xuất sắc đẳng cấp "sát thủ không đội trời chung" của UAV, bắn hạ toàn bộ các mục tiêu lạ tiếp cận Khmeimim.
Bên cạnh đó, các binh sĩ Quân đội Syria cũng thu giữ được một số chiếc máy bay không người lái lạ còn tương đối nguyên ven dường như là bị mất điều khiển bởi sự can thiệp của các tổ hợp tác chiến điện tử hiện đại mà Nga triển khai để bảo vệ các căn cứ đầu não của mình ở Syria.
Âm mưu nham hiểm?
Với chuỗi sự kiện nghiêm trọng này đã khiến có người đặt ra câu hỏi phải chăng có một âm mưu nham hiểm của phiến quân Syria khi tập kích liên tiếp trong 3 đêm (30/06, 01 & 02/07) hay đơn thuần chỉ là sự liều lĩnh của chúng mà thôi?
Đến nay vẫn có 2 luồng tranh cãi kịch liệt theo 2 hướng khác nhau kể trên, tuy nhiên có thể thấy một số điểm nhấn thiên về một âm mưu có tính toàn hết sức bài bản của phiến quân như sau:
Thứ nhất, tại sao khi Nga tuyên bố rút phần lớn lực lượng quân sự của mình ở Syria thì lập tức phiến quân tấn công Khmeimim. Dường như đây là động thái thăm dò một cách có tính toán về binh lực và mức độ sẵn sàng chiến đấu của phòng không ở Khmeimim xem xem tên lửa Nga có rút về nước hay vẫn giữ nguyên vị trí và luôn sẵn sàng chiến đấu cao.
Thức tế đã chứng minh cho phiến quân và những thế lực đứng đằng sau biết rằng chúng đã chọc phải "ổ kiến lửa" để rồi bị sát thủ Pantsir-S1 quất cho sấp mặt. Hiệu quả chiến đấu cao của phòng không Nga trong mấy ngày qua đã gửi thông điệp cứng rắn cho các thế lực thù địch rằng Nga vẫn còn đây, đừng dại có bất cứ sự manh động nào.
Thứ hai, tại sao lại là 3 đêm liên tiếp Khmeimim nai lưng ra chịu đòn? Có thể phiến quân và các thế lực đứng đằng sau chúng muốn phòng không Nga phải liên tục báo động và sẵn sàng chiến đấu cao, duy trì sự căng thẳng trong nhiều ngày liền.
Để rồi từ đó, chúng rình rập cơ hội khi mà các lực lượng phòng không Nga trùng xuống là chúng sẽ bất ngờ ra đòn tất tay với hàng chục UAV khiến các tổ hợp phòng thủ ở đây quá tải, bắn không xuể và thế là lực lượng Nga sẽ có thiệt hại.
Thứ ba, UAV mà phiến quân tự chế tạo có giá rất rẻ, chỉ vài chục nghìn USD mỗi chiếc mà thôi. Nếu chúng cứ liên tục sử dụng để chơi trò "mèo vờn chuột" thì quả thật cũng là bài toán khá nan giải với phòng không Nga. Phiến quân chọn cách 1 UAV đổi 1 hoặc 2 tên lửa phòng không Nga phải nói là quá hời, một khi mà nguồn tiếp tế cho chúng vẫn còn chưa bị chặt đứt.
"Đánh rắn phải đánh dập đầu"
Mặc dù giá thành đạn tên lửa của Pantsir-S1 không đắt lắm, nhưng cũng phải tới hàng trăm nghìn USD mỗi quả, khiến Nga chẳng thể chịu trận liên tiếp như thế. Lối đánh kiểu du kích bất ngờ và không thể đoán trước được của phiến quân rồi sẽ còn khiến phòng không Nga vất vả thêm nhiều đêm nữa.
Vì vậy, chắc chắn Nga sẽ phải có những động thái quyết liệt, "đánh rắn phải đánh dập đầu", diệt trừ tận gốc nguồn xuất phát từ những chiếc UAV tuy đơn sơ những cũng không thể coi thường được.
Trên thực tế, Nga đã có những động thái đầu tiên thể hiện quyết tâm trả đũa những kẻ đã dám liều lĩnh tập kích vào Khmeimim - đầu não của Không quân Nga ở Syria.
Trong ngày hôm nay, chiến đấu cơ của Nga đã mở màn bằng một loạt không kích nhằm vào các khu vực do lực lượng Hồi giáo thánh chiến nước ngoài đang kiểm soát ở huyện Jisr Al-Shughour dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Nơi đây được cho là sào huyệt của những kẻ đã sử dụng UAV xuất kích đánh vào căn cứ Khmeimim của Nga ở Syria trong những ngày qua.
Nga ồ ạt rút quân khỏi Syria: "Quân tử phòng thân" - Moscow lùi 1 bước, không bỏ rơi Assad
Ngọc Huy | 03/07/2018 14:13
Hiện thực hóa tuyên bố kết thúc chiến dịch chống khủng bố tại Syria của TT Nga Vladimir Putin hồi cuối năm 2017, QĐ Nga đang từng bước rút bớt lực lượng hiện diện tại Syria.
Tuy nhiên, các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 và S-300VM3 đang triển khai tại Tartus và Khmeimin không nằm trong chương trình rút quân.
Động thái trên của Moscow rõ ràng ấn chứa nhiều thông điệp. S-400 và S-300VM3 không phải là vũ khí phòng thủ thông thường, mà với tầm bao phủ và giám sát rộng tới hơn 600km, nó có thể đóng vai trò như vũ khí răn đe đối với các thế lực thù địch.
Có thể nói S-400 và S-300VM3 của Nga tại Syria sẽ như điểm chốt chặn phòng ngừa mọi biến cố có thể xảy ra, cũng như khẳng định sự hiện diện lâu dài của Moscow tại Syria trong thời gian sắp tới.
"Quân tử phòng thân"…
Dù cuộc nội chiến Syria đang dần đi vào hồi kết và nguy cơ can thiệp quân sự, cụ thể là các đợt không kích chớp nhoáng của Mỹ và liên quân vào Syria, không còn là mối nguy cơ hiện hữu, nhưng Nga có lý do để tiếp tục duy trì các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 và S-300VM3 tại căn cứ Tartus và Khmeimim.
Xét về mặt chiến lược, các tổ hợp tên lửa phòng không Nga triển khai tại Syria là một phần trong trận địa phòng thủ liên hoàn không chỉ đóng vai trò phòng thủ cho các căn cứ quân sự Nga tại Syria, mà còn là giám sát toàn bộ khu vực bờ Đông Địa Trung Hải, cũng như các căn cứ quân sự của Mỹ và NATO trong khu vực.
Nếu nói các đơn vị chiến hạm, chiến đấu cơ của Nga tại Syria là thanh kiếm, thì S-400 chính là chiếc khiên và thậm chí còn hơn thế nữa!
Với tầm giám sát tới 600km, tầm bắn tới 400km, S-400 khi triển khai tại Syria gần như giám sát hoàn toàn khu vực phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ với căn cứ Incirlik, cũng như các căn cứ quân sự khác của Mỹ và NATO tại Cận Đông và Địa Trung Hải. Điều này tạo ra sức mạnh răn đe rất lớn đối với Mỹ và NATO.
Một vấn đề nữa cần tính tới là tình hình Syria dù đang dần đi vào quỹ đạo ổn định, nhưng với đặc biệt phức tạp về sắc tộc và tôn giáo, cũng như quyền lợi đan xen của nhiều nước tại quốc gia Cận Đông này, rất khó có thể nói có khả năng xảy ra biến cố quân sự hay không.
Thực tế đã chứng minh, chính các tổ hợp S-400 và S-300VM3 của Nga dù không tham chiến trực tiếp chống lại đợt không kích của Mỹ- liên quân nhằm vào Syria hồi tháng 4/2018, nhưng chính là các thành phần quan trọng giúp xác định sớm và chỉ thị mục tiêu giúp hệ thống PK Syria làm nên điều thần kỳ, ngăn chặn được hơn 50% tên lửa "mới, đẹp và thông minh".
Và nếu Nga rút S-400 về nước, sẽ không có "điều thần kỳ" xảy ra trong trường hợp Syria bị không kích quy mô lớn. Tình huống đó thật đúng với câu "nước xa không cứu được lửa gần" và Nga chắc chắn đã tính tới kịch bản này. Chính vì thế, S-400 và S-300VM3 sẽ tiếp tục…yên vị tại Syria.
Bên cạnh những lý do trên, với việc tiếp tục duy trì các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại của mình tại Syria, Nga đang gửi đi một thông điệp…
Nga công bố bằng chứng bắn hạ và bắt sống tên lửa Tomahawk và tên lửa hành trình khác của Mỹ và liên quân tại Syria.
Nga sẽ hiện diện lâu dài ở Syria!
Cả Nga và NATO đều hiểu giá trị và vai trò của S-400, S-300VM3 Nga triển khai tại Syria. Việc Nga triển khai được S-400 tới Syria cũng không dễ dàng, nếu không có sự kiện máy bay Su-24M2 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi.
Và khi S-400 đã ở Syria, giá trị của chúng không chỉ nằm ở khả năng chiến đấu, mà còn là sự hiện hữu quân sự của Nga tại khu vực Cận Đông.
Không giống như các loại vũ khí thông thường Nga có thể triển khai và thu hồi tại Syria khi cần, S-400 mang giá trị hoàn toàn khác. Tại Syria, tên lửa phòng không S-400 vừa là vũ khí phòng thủ, vừa là vũ khí có đủ năng lực để răn đe, lại vừa có khả năng quảng bá về năng lực chiến đấu thực tế vượt trội so với các sản phẩm cùng loại của Mỹ và phương Tây.
Tên lửa phòng không Syria đánh trả đòn tập kích bằng tên lửa hành trình của Mỹ và liên quân hôm 14/04/2018.
Còn xét về mặt sâu xa hơn, S-400 giống như điểm chốt chặn chiến lược khẳng định sự hiện diện lâu dài của Nga tại Syria.
Điều này càng được khẳng định qua tuyên bố tái lập lại Hạm đội 5 hay Hạm đội Địa Trung Hải của Nga mới đây. Sau tuyên bố này, mọi con mắt lại đổ dồn về Syria.
Còn nơi nào khác đang hội tụ đủ các yếu tố về cơ sở vật chất, con người và trang bị quân sự phù hợp để đặt đại bản doanh của Hạm đội 5 phù hợp hơn Syria.
Xét về mặt tổng thể, Nga đã có những bước đi rất bài bản ở Syria và việc triển khai được S-400 tới quốc gia Cận Đông này chính là một mắt xích rất quan trọng.
Vậy liệu Nga có tự phá đi thế cờ của mình đã dày công xây dựng ở Syria với việc rút S-400 về nước. Câu trả lời rõ ràng là không!
Câu chuyện về S-400 và hiện diện lâu dài ở Syria rõ ràng chỉ là một phần nhỏ trong chiến lược tạo dựng ảnh hưởng và vị thế của Nga tại Trung Đông.
Tên lửa phòng không S-400, gồm cả radar cảnh giới nhìn vòng tầm siêu xa 91N6E và tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 Nga triển khai ở Khmeimim, Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi Afrin: Điềm dữ với Syria
Thổ rút quân khỏi Afrin nhưng không bàn giao cho chính quyền Damascus mà giúp FSA xây dựng cơ cấu quản lý và lực lượng quân sự mạnh để bảo vệ.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dần rút khỏi Afrin
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rút khỏi khu vực thành phố Afrin - nguyên là một trong ba Khu tự trị tự tuyên bố thành lập của người Kurd Syria ở tây bắc Aleppo (cùng với Kobani ở đông bắc Aleppo và Cirize ở al-Hasakah), sau khi đảm bảo quét sách lực lượng người Kurd trong khu vực này.
Theo tin đưa của tờ Arti Gerçek hôm 03/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ là ông Hami Aksoy nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo rằng, Quân đội nước này sẽ rút ra khỏi Afrin và trao trả lại thành phố cho người dân Syria.
Aksoy sau đó nói rõ hơn là lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bàn giao vùng Afrin cho “các lực lượng cảnh sát địa phương”. Tuy nhiên, họ sẽ không rút ngay lập tức, mà sẽ di chuyển dần dần theo thời gian, sau khi “các lực lượng an ninh nhân dân” ở dây đủ khả năng bảo đảm an ninh cho khu vực.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã mở một chiến dịch quân sự mang tên “Cành Ô liu” (Operation Olive Branch) tấn công vào các lực lượng của Đảng Liên đoàn Dân chủ (PYD) do người Kurd ở Syria lãnh đạo và nhóm vũ trang của họ là Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG), cũng như Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), ở khu vực thành phố Afrin, thuộc tỉnh Aleppo của Syria
Chiến dịch này được bắt đầu vào ngày 20 tháng 1 năm 2018 và kết thúc vào ngày 18 tháng 3 năm 2018, khi Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cùng với nhóm phiến quân Syria mang tên Quân đội Syria Tự Do (FSA) đã chiếm toàn bộ quyền kiểm soát thành phố Afrin (trung tâm hành chính của quận Afrin).
Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân do người Kurd dẫn đầu (YPG) đã rút khỏi vùng Afrin, đồng thời cũng di dời hàng ngàn cư dân sang khu vực Manbij ở phía Đông Aleppo, thành phố mà họ đã chiếm được từ tay tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) hồi tháng 7 năm 2016.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi Afrin là điều tất yếu sẽ xảy ra
|
Nhưng ngay sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đạt được thỏa thuận với Mỹ hồi tháng 6 vừa qua về việc buộc các đơn vị người Kurd phải tiếp tục rời khỏi thành phố Manbij, để Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ phân chia quyền kiểm soát tỉnh này.
Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong bối cảnh vào ngày 02/7, tờ báo Ả rập ở Anh là Araby al-Jadeed đưa tin rằng, Hội đồng Dân chủ Syria (SDC) - cánh chính trị của Lực lượng Dân chủ Syria, hiện đang đàm phán với chính phủ Damascus để chuẩn bị bàn giao thành phố Raqqa cho SAA kiểm soát.
Vào ngày 30 tháng 6, cánh truyền thông Hezbollah ở Syria đã báo cáo rằng, người dân địa phương của bộ lạc Ả Rập Abu Shaaban đã nâng cờ Syria lên một số tòa nhà quan trọng bên trong Raqqa. Điều này có thể xác nhận tính chính xác trong tuyên bố al-Araby al-Jadeed.
Việc SDF bàn giao thành phố Raqqa cho chính phủ Damascus sẽ là một sự phát triển lớn và một dấu hiệu mạnh mẽ khác về sự cải thiện mối quan hệ giữa Damascus và SDF nói chung, cũng như người Kurd nói riêng.
Tuy nhiên, hành động rút quân khỏi Afrin của Thổ Nhĩ Kỳ thoạt nhìn có vẻ tích cực nhưng về bản chất, nó không được đánh giá với góc nhìn tích cực như ở Raqqa, mà ngược lại, hành động này sẽ làm phức tạp hóa tiến trình hỏa giải dân tộc ở Syria sau này.
Nỗi lo của Syria khi FSA đủ vây cánh
Trước Afrin, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã hậu thuẫn FSA đánh chiếm được các vùng đất thuộc tỉnh Aleppo từ thành phố Azaz đến thành phố al-Bab thuộc tỉnh Aleppo vào năm 2017, sau chiến dịch quân sự khác mang tên “Lá chắn Euphrates” (Operation Euphrates Shield), kéo dài từ 24/8/2016 đến 29/3/2017, và sau đó, họ đã tiếp tục kéo quân áp sát Manbij và đạt được thỏa thuận “cùng kiểm soát” thành phố này với Mỹ.
Hành động này của Thổ Nhĩ Kỳ được coi là tương tự như việc Mỹ hậu thuẫn người Kurd lấy danh nghĩa “chống khủng bố IS” để đánh chiếm toàn bộ tỉnh al-Hasakah và Raqqa; chiếm đóng một phần tỉnh Aleppo và nửa phía Đông tỉnh Deir Ezzor của Syria.
Từ khi chiếm được các vùng đất ở tỉnh Aleppo của Syria, kéo dài từ Afrin qua Azaz, đến al-Bab và tới Manbij, Thổ Nhĩ Kỳ không trao trả nó cho chính quyền Syria mà tiếp tục hỗ trợ FSA quản lý chúng.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdpgan tuyên bố rằng, Ankara không có âm mưu xâm lược Syria mà chỉ trục xuất người Kurd ra khỏi biên giới phía Bắc Syria, giáp với phía Nam của nước này. Sau khi hoàn thành sứ mệnh, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rút về nước, “trao trả các vùng lãnh thổ đã chiếm được cho nhân dân Syria”.
Ankara đã hậu thuẫn FSA tuyển mộ thêm quân, cung cấp vũ khí, trang bị và huấn luyện cho FSA thành lập cái gọi là “Cảnh sát Syria Tự do” (Free Syria Police - FSP) để đảm bảo an ninh cho các khu vực này; đồng thời thành lập các cơ cấu cộng đồng địa phương để quản lý các khu vực này, độc lập với chính quyền trung ương ở Damascus.
Giới quan sát cho rằng, rõ ràng là Thổ Nhĩ Kỳ đã hậu thuẫn một nhóm phiến quân phiến quân đối lập được cho là cho mạnh nhất Syria, nhằm tiến hành hoạt động xâm lược Syria, núp dưới danh nghĩa “chống khủng bố IS” và “chống khủng bố người Kurd”.
Đây thực chất là hành động “bảo kê” của Ankara đối với FSA, tránh cho chúng khỏi bị SAA tiêu diệt. Sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí, huấn luyện chúng trở thành lực lượng mạnh và trao quyền quản lý các khu vực ở Syria cho lực lượng đang chống chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi Afrin là điều đáng lo chứ không phải đáng mừng của Syria
|
Như vậy rõ ràng cái gọi là “nhân dân Syria” trong tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan chính là các nhóm phiến quân đối lập được gọi là “lực lượng nổi dậy chống chính quyền Assad” hay còn được gọi là “đối lập ôn hòa”, còn chính quyền Damascus trong con mắt Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng là một thế lực “bị nhân dân ghét bỏ, đáng bị lật đổ”.
Nhóm đối lập FSA hiện đã trở thành thế lực chống chính quyền Assad có thực lực quân sự mạnh nhất, được trang bị vũ khí tốt, tương đối thiện chiến và ít nhiều đã có kinh nghiệm tác chiến cùng với một lực lượng quân đội chính quy (Thổ Nhĩ Kỳ).
Kể cả là sau này Thổ Nhĩ Kỳ có rút quân thì chắc chắn nước này vẫn sẽ bảo vệ cho FSA thành lập “Quốc gia riêng” ở phía Bắc Syria, để làm phên giậu cho biên giới phía Nam của họ, chống sự áp sát của người Kurd.
Việc nhóm đối lập này nắm giữ một khu vực rất rộng ở biên giới phía Bắc Syria sẽ giúp chúng có tiếng nói tương đối quan trọng trong tiến trình hòa giải dân tộc và từng bước chen chân vào chính trường Syria. Một nhóm đối lập có tiềm lực quân sự lớn, khu vực kiểm soát rộng sẽ là đối thủ đáng lo ngại của chính quyền Damascus.
Do đó, việc ông Erdogan tuyên bố rút quân khỏi Afrin cũng không phải là điều đáng mừng. Nó cho thấy là FSA dã xây dựng được cơ cấu quản lý và lực lượng bảo vệ Afrin đủ mạnh để Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể bàn giao quyền quản lý và bảo vệ Afrin cho chúng.
Có thể nhận thấy rằng, cùng với cuộc đấu tranh chống lực lượng người Kurd được Mỹ hỗ trợ và lực lượng FSA dưới sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ, giai đoạn khó khăn, phức tạp nhất của chính phủ Syria, là giai đoạn đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, đã bắt đầu.
Thiên NamHậu World Cup, Nga sẽ động binh với Ukraine vì tranh chấp nguồn nước tại Crimea?
Hồng Anh | 03/07/2018 07:30 AM
Một cuộc đối đầu vì tranh chấp nguồn nước giữa Nga-Ukraine có thể sẽ nổ ra sau khi kỳ World Cup 2018 kết thúc, nhà báo James Brooke nhận định trên The Atlantic.
Năm 2014, không lâu sau kì Thế vận hội Mùa đông Sochi, Nga đã tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea dù bị nước láng giềng Ukraine và phương Tây phản đối kịch liệt. Tháng 6 năm nay, Nga lại là nước chủ nhà của World Cup - một sự kiện thể thao tầm cỡ - và trở thành tâm điểm chú ý không chỉ đối với người hâm mộ bóng đá, mà cả giới chính trị gia toàn thế giới.
Theo nhà báo James Brooke, có thể Tổng thống Vladimir Putin sẽ lại tung ra một nước cờ quyết liệt vào thời điểm hậu World Cup năm nay, giống như việc ông đã từng làm với Crimea sau Thế vận hội Mùa đông Sochi năm 2014.
Xung đột âm ỉ giữa Nga và Ukraine
Hiện nay, căng thẳng trên vùng Biển Đen - Biển Azov và khu vực lân cận đang ngày càng leo thang. Việc Ukraine xây đập cắt nguồn cung nước sạch tới Crimea, cùng đợt hạn hán kéo dài đã khiến bán đảo này lâm vào tình trạng khan hiếm nước ngọt trầm trọng.
Trong khi đó, Nga lại âm thầm siết chặt tuyến đường biển tới hai cảng Berdyansk và Mariupol - hai cảng lớn của Ukraine trên Biển Azov. Động thái này của Nga có thể khiến dẫn đến việc hai bên động binh nhằm giải quyết xung đột.
Đối với các quan chức Nga tại Crimea, việc Ukraine chặn nguồn nước sẽ là một cái cớ rất thuận lợi. Hiện tại người dân trên bán đảo này không thể canh tác do không có nguồn cung nước ngọt từ sông Dnipro (Ukraine) thông qua kênh đào Bắc Crimea.
Theo một báo cáo mới của Euromaidan, với tình hình hạn hán kéo dài như hiện nay, Crimea chỉ có đủ nước sạch để phục vu nhu cầu sinh hoạt của 1 triệu trong tổng số 2,5 triệu dân trên đảo, chứ chưa nói đến các hoạt động canh tác và sản xuất nông nghiệp.
Kênh đào Bắc Crimea (đường màu đỏ). Nguồn: Euromaidan Press
Tuy nhiên, thậm chí ngay cả trước khi Ukraine cắt nguồn cung nước ngọt tới Crimea, thì kênh đào Bắc Crimea vốn đã không còn hoạt động tốt như trước. Sau khi Liên Xô sụp đổ, việc tu sửa và bảo trì kênh đào này cũng đã ngừng lại. Đến năm 2013, lưu lượng nước chảy qua dòng kênh chỉ bằng 1 phần 3 mức lưu lượng lịch sử của những năm 1980.
Ngoài ra, hiện nay nguồn nước này còn được chia về nhánh kênh phục vụ cho việc tưới tiêu các đồng ruộng tại khu vực Kherson của Ukraine, nơi cũng đang phải chịu đợt hạn hán kéo dài.
Quân bài mặc cả mới của Nga
Ukraine đã khẳng định rõ ràng lập trường của mình: Nguồn nước sạch sẽ lại chảy về Crimea, nếu như bán đảo này quay lại với Ukraine. Nhằm giải quyết vấn đề này, Nga dường như đang tạo ra một quân bài mặc cả mới, đó là tự do hàng hải trên Biển Azov.
Ngày 15/5 vừa qua, ông Putin đã tham dự lễ khánh thành cây cầu mới bắc ngang qua eo biển Kerch, nối liền Crimea với Nga. Theo giám đốc cảng Mariupol, cây cầu mới này có gầm khá thấp, khiến 144 trong số các tàu thường xuyên cập cảng này trong vòng 2 năm qua không thể tiếp cận cảng như trước.
Ngoài Mariupol, Nga còn chặn tuyến đường đến cảng Berdyansk. Đây là hai cảng giao thương của hai vùng sản xuất thép lớn của Ukraine - Donetsk và Zaporizhia.
Việc vận chuyển thép từ hai cảng này tới Kherson - cảng gần nhất của Ukraine trên Biển Đen - bằng đường bộ hay đường sắt đều tốn nhiều thời gian cũng như chi phí, và chắc chắn sẽ khiến mặt hàng thép đội giá rất cao. Chính quyền ông Putin biết rất rõ hạn chế này.
Cùng với việc siết chặt đường vận tải trên biển, gần đây Nga cũng tăng cường hiện diện quân sự trên Biển Azov bằng các tàu tuần dương. Đội tàu tuần tra Nga trên Biển Azov hiện nay bao gồm 6 tàu pháo, 6 tàu đổ bộ, và 2 tàu tên lửa nhỏ.
Trong tháng 5 vừa qua, lực lượng Hải quân và Cảnh sát biển Nga đã tăng cường yêu cầu dừng các tàu thuyền của Ukraine trên biển Azov để "kiểm tra". Về mặt pháp lý, Nga có quyền làm điều này bởi Moskva và Kiev từng kí kết một văn bản đồng thuận coi Biển Azov là "tuyến đường thủy nội địa của hai nước".
Tuy nhiên, việc Nga dừng tàu đã khiến Ukraine chịu thêm một số tổn thất đáng kể về kinh tế. Kể từ tháng 4 năm nay, phía Nga đã yêu cầu dừng tàu kiểm tra gần 50 tàu, thuyền của Ukraine. Việc "kiểm tra" này có thể kéo dài hơn 20 giờ, khiến các chủ tàu không thể giao hàng đúng hẹn, và khoản bồi thường có thể lên đến 15.000 USD mỗi tàu, đại diện cảng Mariupol cho hay.
Các chuyến hàng vận chuyển tới hai cảng này đều sụt giảm, trong khi đó áp lực lại ngày càng tăng cao. Cuối tháng 5, số tàu hàng cập bến tại cảng Mariupol đã giảm 14% so với cùng kì năm ngoái. Các chủ tàu và doanh nghiệp hiện nay đều phải xoay sở tìm cảng khác, và một số chủ tàu cũng đã bắt đầu từ chối đến Biển Azov.
Hơn nữa, Ukraine không có tàu hải quân, mà chỉ có rất ít tàu tuần tra lưu thông trên vùng biển này.
Trước tình trạng leo thang căng thẳng, hơn nữa Nga và Ukraine không hề tương quan về lực lượng trên biển, một số nhà chiến lược học Ukraine đã đề ra giải pháp sử dụng "hạm đội muỗi". Cụ thể, theo chuyên gia quân sự Mykhailo Samus, Ukraine nên sử dụng các thuyền máy nhỏ được trang bị các tên lửa đối hạm vác vai trong vùng biển này.
Con tàu thuộc đội tàu Biển Đen của Nga. Ảnh: Sputnik.
Ông Putin sẽ gây bất ngờ hậu World Cup?
Hy vọng trong bối cảnh hiện nay, chính quyền ông Putin sẽ tiếp tục áp dụng chiêu cũ của Xô viết: Chủ động gây hấn, sau đó lại tự đưa ra giải pháp. Hai điều kiện trao đổi sẽ là nguồn cung nước ngọt tới Crimea và tự do hàng hải cho Ukraine trên Biển Azov.
Tuy nhiên Nga vẫn có thể đáp trả các động thái của Ukraine bằng các biện pháp quân sự.
Thứ nhất là quân đội Nga có thể dồn đòn tấn công vào bờ trái của Dnipro. Tuy nhiên, cách này sẽ gây ra nhiều tổn hại cả về người và của. Quân đội Nga sẽ phải di chuyển 350 km từ Donetsk và dàn trải lực lượng mỏng vì điều kiện đường xá không thuận lợi, do đó lực lượng của Nga sẽ dễ bị quân đội Ukraine mai phục và tấn công trên đường di chuyển.
Hơn nữa, Ukraine sẽ không thể nào bỏ qua một kịch bản tấn công kiểu Trân Châu Cảng như vậy. Kiev từng tập trận nhiều lần để thử các chiến lược phòng vệ trước kịch bản bị Nga tấn công bất ngờ. Ngoài ra, Mỹ và các nước đồng minh châu Âu cũng sẽ không dễ đàng nhắm mắt làm ngơ, mà họ sẽ gây áp lực tối đa cho Nga.
Nga có thể lựa chọn kịch bản dễ dàng hơn, đó là cho quân đội xuất phát từ phía Bắc Crimea về phía thượng nguồn sông Dnipro.
Kỳ World Cup 2018 sắp kết thúc vào ngày 15/7 tới. Có thể coi đây là hạn chót để Nga và Ukraine đưa ra những quyết định cần thiết cho những vấn đề hiện nay.
Trước hạn chót đó 1 tuần, tại hội nghị thượng đỉnh Ukraine-EU, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko dự định sẽ đề cập đến vấn đề Nga tăng cường hiện diện trên Biển Azov với các lãnh đạo EU.
Tuần trước, ông Poroshenko cũng nhắc đến vấn đề này trên Facebook: "Chúng tôi hy vọng EU sẽ có lập trường vững vàng trước những thách thức về an ninh của Nga trên Biển Đen và Biển Azov".
Một tuần sau đó, ông Putin sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Helsinki ngày 16/7. Vấn đề nguồn cung nước ngọt cho Crimea và tự do hàng hải trên biển Azov rất có thể sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc họp này.
* Bài viết được đăng tải trên trang The Atlantic, thể hiện ý kiến và quan điểm riêng của tác giả James Brooke, Tổng biên tập báo Ukraine Business. Trước đây ông Brooke từng là phóng viên của tờ New York Times.
Nga triển khai binh lực hùng hậu tới Crimea năm 2014.
Việt Nam dự Rimpac 'đáng kể nhưng không mới'
Bản quyền hình ảnhPETTY OFFICER 2ND CLASS DANIEL LANARI/US NAVYImage caption
Việc Hà Nội lần đầu góp mặt tại Rimpac có thể xem là "bước tiến trong quan hệ Việt - Mỹ" nhưng "không phải là điều mới", tác giả Prashanth Parameswaran viết trên trang The Diplomat.
Rimpac - cuộc tập trận trên biển đa quốc gia với quy mô lớn nhất thế giới do hải quân Hoa Kỳ dẫn đầu, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1971. Năm nay, Việt Nam cùng Brazil, Israel, Sri Lanka là các quốc gia lần đầu tiên tham gia Rimpac, trong lúc Trung Quốc bị loại khỏi sự kiện này, sự kiện khiến truyền thông tốn nhiều giấy mực.
Tác giả Prashanth Parameswaran viết trên trang The Diplomat rằng sự hiện diện của Việt Nam "có thể xem là bước tiến trong quan hệ Việt - Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump và Chiến lược "Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở" (Foips) của Washington".
"Việc Việt Nam tham gia cuộc tập trận diễn ra mỗi hai năm một lần không phải là điều mới. Hà Nội từng cử sỹ quan đến tham dự quan sát diễn tập quân y trong cả hai đợt Rimpac năm 2012 và 2016, tương tự động thái của các nước Đông Nam Á khác," ông Parameswaran cho hay.
Bộ Quốc phòng Việt Nam cho hay Hà Nội cử tám sĩ quan đến Rimpac năm nay và xem đây là "cơ hội cho lực lượng hải quân Việt Nam học hỏi kinh nghiệm của các nước và cải thiện kỹ năng cứu trợ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn".
Tác giả này viết thêm: "Việc Việt Nam dự Rimpac cần được nhìn trong bối cảnh Hà Nội và Washington tăng cường hoạt động quốc phòng trong những năm gần đây. Việc này được đẩy nhanh dưới chính quyền Trump, dù có những bất ổn và thách thức."
Bản quyền hình ảnhU.S. NAVYImage caption
"Trong lúc Washington tìm cách xây dựng Foips, Việt Nam được xem là đối tác quan trọng."
Bộ Quốc phòng Việt Nam cử tám sĩ quan chỉ huy tới Hawaii, nhưng không đưa tàu hay phi cơ nào tới.
Truyền thông trong nước nói rằng việc cử chiến hạm đi sẽ khiến gây tốn kém kinh phí.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói nước này lấy làm tiếc về việc Hoa Kỳ rút lời mời Trung Quốc dự cuộc tập trận hải quân lớn cho Mỹ chủ trì.
Mục đích của sự kiện năm nay là nhằm tạo "cơ hội huấn luyện độc đáo, được thiết kế nhằm nuôi dưỡng và duy trì lâu bền các quan hệ hợp tác cần thiết để đảm bảo an toàn đường biển và an ninh liên đại dương trên thế giới", bản thông cáo viết, và chủ đề của Rimpac 2018 là "Năng lực, Thích ứng, Đối tác".
Tập Cận Bình chỉ huy tập trận Biển Đông từ tàu Liêu Ninh
Lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình tới dự một cuộc tập trận hải quân lớn nhất từ trước tới nay trên vùng Biển Đông mà hiện vẫn có các tranh chấp chủ quyền.
Hơn 10.000 binh sỹ hải quân, 76 máy bay chiến đấu và hạm đội gồm 48 tàu và tàu ngầm tham gia vào cuộc diễn tập.
Phát biểu từ một địa điểm không tiết lộ, ông Tập nói rằng nhu cầu cho một lực lượng hải quân mạnh "chưa bao giờ bức thiết hơn", theo CCTV 12/04.
Cuộc tập trận hải quân này diễn ra trước các cuộc diễn tập bắn đạn thật của quân đội Trung Quốc ở vùng eo biển chia cách nước này với Đài Loan vào 18/4.
Bản quyền hình ảnhCCTVImage caption
Đoạn phim phát trên đài truyền hình Trung Quốc cho thấy ông Tập chỉ huy các lực lượng trên tàu khu trục trước khi xem các máy bay phản lực cất cánh từ hàng không mẫu hạm duy nhất của nước này.
Truyền thông Trung Quốc mô tả đây là cuộc tập trận lớn nhất từ trước tới nay.
Tuy truyền thông Trung Quốc không nói địa điểm tàu Liêu Ninh hoạt động khi đón ông Tập lên thăm và chỉ huy tập trận, nhưng ảnh vệ tinh từ cuối tháng 3 cho thấy đội tàu đi về phía Nam của đảo Hải Nam.
Ảnh vệ tinh chụp hôm 26/3 do Planet Labs Inc cung cấp cho thấy hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đang cùng chừng 40 tàu chiến và tàu ngầm đã đi vào phía Nam đảo Hải Nam trong đợt phô trương sức mạnh mới nhất của Trung Quốc.
Kể từ hôm đó cho đến khi CCTV của Trung Quốc công bố hình ông Tập trên chiếc Liêu Ninh, có khả năng đội tàu này đã đi xa hơn nữa.
Xếp theo đội hình thẳng, một đội hình phù hợp hơn với phô diễn quân sự hơn là tác chiến, nhóm tàu có vẻ được dẫn đầu bởi các tàu ngầm, với phi cơ bay ở phía trên.
Bản quyền hình ảnhREUTERSImage captionBản quyền hình ảnhREUTERSImage caption
Bắc Kinh có quân đội đông quân nhất thế giới và tìm cách mở rộng lực lượng hải quân trong những năm gần đây.
Bản quyền hình ảnhXINHUAImage caption
Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông liên quan đến một số quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền một phần trên Biển Đông và đã tham gia vào việc xây dựng đảo.
Trong khi đó Hoa Kỳ đã gửi các tàu quân sự và máy bay đến khu vực này trong cái mà nước này mô tả là "tự do hoạt động hàng hải".
Mới đây nhất, một hàng không mẫu hạm năng lượng hạt nhân của Mỹ đã vượt qua vùng biển tranh chấp trên Biển Đông hồi tháng Ba.
Trung Quốc thay vòi rồng bằng pháo hạm, Biển Đông sắp "dậy sóng"?
Anh Tuấn | 03/07/2018 08:49
Thời báo Hoàn cầu (TQ) đưa tin, quyền chỉ đạo lực lượng hải cảnh Trung Quốc sẽ được chuyển từ Cục Quản lý Hải dương sang Quân đội Trung Quốc từ ngày 1/7, qua đó các tàu của lực lượng này sẽ được trang bị pháo hạng nhẹ thay vì vòi rồng như trước.
Quyết định trên được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc đưa ra. Theo đó, lực lượng tuần duyên Trung Quốc sẽ chịu sự chỉ đạo của Quân uỷ Trung ương, cho phép họ tham gia trực tiếp vào các cuộc diễn tập với Hải quân Trung Quốc.
Trước đó, lực lượng tuần duyên Trung Quốc là lực lượng được coi là "phi vũ trang" thuộc sự chỉ đạo của Cục Quản lý Hải dương Quốc gia.
Theo Song Zhongping, một chuyên gia quân sự có uy tín người Trung Quốc, lực lượng này sẽ có nhiệm vụ phòng chống các hoạt động tội phạm trên biển, tìm kiếm cứu nạn trong trường hợp thiên tai hoặc có biến cố xảy ra và thực thi hành pháp đối với các hoạt động khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường biển, đánh cá và ngăn chặn hành vi buôn lậu.
Điều đáng chú ý hơn cả, lực lượng tuần duyên Trung Quốc sẽ chính thức là một lực lượng vũ trang và các tàu của lực lượng này sẽ được trang bị các loại pháo hạng nhẹ thay vì vòi rồng phun nước như trước đây. Thêm vào đó, thủy thủ đoàn cũng sẽ được trang bị vũ khí.
Ông Song cho biết, lực lượng Hải cảnh Trung Quốc sẽ không phải là mối đe dọa đối với các nước lân cận, chừng nào các quốc gia này "không xâm phạm chủ quyền trên biển của Trung Quốc".
Có điều, cả thế giới đều hiểu cái gọi là "chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông" hiện nay đường xác định bằng "đường lưỡi bò" phi pháp bao trùm hơn 80% diện tích Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Việc Trung Quốc chính thức "vũ trang hoá" lực lượng Hải tuần đã khiến cho các nguy cơ đụng độ trên biển được nâng lên một mức nguy hiểm mới.
Việc đặt Hải cảnh dưới quyền của Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã ngay lập tức làm dấy lên sự lo ngại ở nhiều nước Đông Á. Nhật Bản, quốc gia thường xuyên có các cuộc chạm trán với Hải cảnh Trung Quốc ở quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku tỏ ra cảnh giác trước động thái từ Bắc Kinh.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành liên quan, bao gồm cả Lực lượng tuần duyên Nhật Bản để tiến hành tất cả các việc có thể làm liên quan tới việc thu thập thông tin tình báo và giám sát", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera khẳng định hồi tuần rồi.
Thương mại : Châu Âu cảnh báo Mỹ nguy cơ leo thang căng thẳng
Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker họp báo tại Bruxelles ngày 29/06/2018.REUTERS/Francois Walschaerts
Cảnh báo, trả đũa, phản ứng và leo thang : Đây là những từ được nhắc đến trong bức thư của Liên Hiệp Châu Âu gửi đến chính quyền Mỹ ngày 02/07/2018 nhằm cảnh báo những hậu quả nếu Nhà Trắng khơi mào một cuộc chiến thương mại mới trong lĩnh vực xe hơi nhập khẩu từ châu Âu.
Trước đó, khi trả lời đài Fox News, tổng thống Donald Trump đã khẳng định « Liên Hiệp Châu Âu gây thiệt hại cho Mỹ nhiều hơn cả Trung Quốc », ám chỉ đến thâm hụt thương mại giữa hai bên.
Thông tín viên RFI Pierre Bénazet tường trình từ Bruxelles :
« Nếu Hoa Kỳ áp dụng mức thuế 20% đối với ô tô của châu Âu, Liên Hiệp Châu Âu sẽ áp dụng các biện pháp đáp trả, tương đương với khoảng 19% hàng xuất khẩu của Mỹ. Tổng giá trị của các mặt hàng Mỹ bị tác động có thể lên đến 294 tỉ đô la.
Liên Hiệp Châu Âu luôn khẳng định không có ý định dấn sâu vào một cuộc chiến tranh thương mại. Nhưng sau khi các cuộc đàm phán với Mỹ về thép và nhôm bị thất bại và biểu thuế mới bắt đầu có hiệu lực, từ ngày 22/06/2018, Bruxelles đã áp dụng các biện pháp đáp trả đối với 182 mặt hàng Mỹ. Chính vì lý do này tổng thống Donald Trump dự trù loạt trừng phạt mới và buộc Liên Hiệp Châu Âu phải tính đến các biện pháp trả đũa khác.
Đức : Merkel nhượng bộ về di dân để cứu chính phủ
Thủ tướng Đức Angela Merkel và bộ trưởng Nội Vụ Horst Seehofer (T) đến cuộc họp hai đảng CDU và CSU tại Berlin, ngày 3/07/2018.REUTERS/Hannibal Hanschke
Bộ trưởng Nội Vụ Đức Horst Seehofer không từ chức như từng dọa trước đó vì tối 02/07/2018 đã tìm được một thỏa hiệp mới với thủ tướng Angela Merkel về hồ sơ nhập cư, theo đó người nhập cư sẽ được đưa về các khu vực tạm trú ở biên giới Đức. Như vậy, bà Merkel phải từ bỏ hẳn chính sách nhập cư quá hào phóng, được thực hiện từ năm 2015.
Thông tín viên RFI Pascal Thibaut tại Berlin giải thích :
« Đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) của bà Angela Merkel và đảng Liên minh Xã hội Thiên Chúa Giáo Bayern (CSU) do bộ trưởng Nội Vụ Horst Seehofer đứng đầu đã đạt được một thỏa thuận. Sau khi đe dọa từ chức nếu không tìm được thỏa thuận trong buổi đàm phán cuối cùng, ông Horst Seehofer thông báo sẽ tiếp tục vị trí bộ trưởng ngay khi rời khỏi trụ sở của đảng CDU.
Thỏa thuận đạt được giữa hai đảng bảo thủ bao gồm việc thành lập các trại tạm cư ở biên giới giữa Đức và Áo dành cho người xin tị nạn đã đăng ký ở những nước khác. Từ những trung tâm này, người xin tị nạn có thể sẽ được chuyển sang các nước có thẩm quyền để xử lý hồ sơ.
Vì không có thỏa thuận với Ý, hiện vẫn từ chối, người nhập cư sẽ được gửi về Áo, quốc gia cuối cùng mà di dân vượt qua để đến Đức, căn cứ theo một thỏa thuận với Vienna.
Bộ trưởng Nội Vụ từng đe dọa đưa hết người nhập cư đến biên giới Đức. Còn thủ tướng Merkel thì bác bỏ biện pháp đơn phương, không bàn bạc với các nước láng giềng, đồng thời bà cũng sợ sẽ gây ra phản ứng dây chuyền.
Một rào cảnh chính trị khác, mang tính nội bộ, cho thỏa thuận đạt được giữa hai đảng CDU và CSU, là văn bản đó phải được đảng Xã Hội-Dân Chủ (SPD), đứng thứ ba trong liên minh cầm quyền, chấp nhận. Trong quá khứ, đảng SPD từng bác một biện pháp tương tự. Lãnh đạo của liên minh cầm quyền đã họp vào tối cùng ngày ».
Áo sẽ bảo vệ biên giới
Chính phủ Áo ngay lập tức đã phản ứng về thỏa thuận hạn chế nhập cư của chính phủ Đức. Ngày 03/07/2018, Vienna cho biết « sẵn sàng áp dụng các biện pháp bảo vệ » đường biên giới, đặc biệt là đường biên giới phía nam với Ý và Slovania.
Malaysia : Cựu thủ tướng Najib Razak bị câu lưu
Trụ sở Ủy ban chống tham nhũng Malaysia. Ảnh chụp ngày 03/07/2018.REUTERS/Stringer
Trong khuôn khổ cuộc điều tra chống tham nhũng, cảnh sát Malaysia đã đến tận nhà riêng để bắt cựu thủ tướng Najib Razak, bị tình nghi biển thủ khoảng 1 tỷ đôla trong 9 năm cầm quyền.
Theo AFP, vào sáng ngày 03/07/2018, Cơ quan quốc gia chống tham nhũng MACC đã bắt cựu thủ tướng Najib Razak tại nhà riêng và dẫn về trụ sở cơ quan ở Kuala Lumpur, trong khuôn khổ cuộc điều tra nghi án rửa tiền, biển thủ công quỹ thông qua ngân hàng đầu tư 1MDB.
Trong vụ ngân hàng 1MDB, cựu thủ tướng bị tố cáo biển thủ hơn 750 triệu đôla. Ngân hàng do chính ông Najib Razak thành lập ngay sau khi lên nắm quyền vào năm 2009, hiện mang nợ 10 tỷ đôla, và đang là đối tượng bị điều tra tại sáu nước.
Từ khi đối lập Malaysia chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc Hội và chính phủ mới lên thay hồi tháng 5 vừa qua, vợ chồng cựu thủ tướng bị cấm xuất cảnh và bị cảnh sát thẩm vấn nhiều tiếng đồng hồ. Cũng trong tháng năm, cảnh sát chống tham nhũng đã hai lần lục soát các căn nhà riêng của Najib Razak, tịch thu nhiều loại tiền mặt, xách tay, đồng hồ, nữ trang… trị giá không dưới 250 triệu đôla.
Reuters cho biết ông Najib Razak sẽ chính thức bị truy tố vào thứ tư 04/07.
|
Lo ngại về an ninh quốc gia, Mỹ ‘chặn’ tập đoàn Trung Quốc
Chính phủ Mỹ đang tìm cách chặn tập đoàn điện thoại di động của Trung Quốc, China Mobile, cung cấp dịch vụ tại Hoa Kỳ vì công ty này gây ra các nguy cơ về an ninh quốc gia.
Chính quyền của Tổng thống Trump hành động như vậy trong bối cảnh gia tăng căng thẳng quan hệ thương mại song phương, nhất là khi Mỹ chuẩn bị áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 34 tỷ đôla vào ngày 6/7, và Bắc Kinh cũng dự định sẽ đáp trả.
Reuters dẫn một tuyên bố của Cơ quan Quản lý Thông tin và Viễn thông Liên bang (NTIA) nói rằng Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) nên bác đơn gửi năm 2011 của tập đoàn nhà nước Trung Quốc, xin cung cấp các dịch vụ viễn thông giữa Mỹ và các nước khác.
Thông cáo dẫn lời ông David Redl, trợ lý Bộ trưởng Thương mại phụ trách về truyền thông và thông, vốn quản lý NTIA, nói rằng China Mobile gây ra các nguy cơ đối với các cơ quan thực thi pháp luật và các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.
Reuters cho biết rằng China Mobile, hãng viễn thông lớn nhất thế giới với 899 triệu người thuê bao, chưa hồi đáp ngay đề nghị bình luận của hãng tin này.
Trong khi đó, khi được hỏi về China Mobile, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong cuộc họp báo thường kỳ rằng Hoa Kỳ nên “từ bỏ kiểu suy nghĩ thời Chiến tranh Lạnh”.
Báo Mỹ vạch trần cách Trung Quốc gài bẫy thâu tóm Sri Lanka
Cảng biển Hambantota mà Sri Lanka cho Trung Quốc thuê 99 năm.©Lakruwan WANNIARACHCHI / AFP
Trong một tuyên bố được báo chí Sri Lanka công bố hôm 02/07/2018, Đại SứQuán Trung Quốc tại Colombo đã gay gắt bác bỏ bài phóng sự điều tra ngày 25/06 trên nhật báo Mỹ The New York Times. Bài báo mang tựa đề rất tượng hình : « Trung Quốc làm thế nào để buộc Sri Lanka nhả ra một cảng - How China Got Sri Lanka to Cough Up a Port »
Đối với Trung Quốc, bài viết của New York Times « đầy định kiến chính trị » và « hoàn toàn sai sự thật ». Phản ứng gay gắt đó xuất phát từ việc tờ báo Mỹ đã vạch trần được thủ đoạn gọi là « bẫy nợ » mà Trung Quốc giăng ra để lừa những nước gặp khó khăn, khuyến khích các nước này vay mượn của Bắc Kinh, để rồi sau đó khi con nợ không trả được thì bắt bí, đòi nhượng những vùng đất hay cơ sở chiến lược, và chấp nhận làm theo Trung Quốc trên nhiều điểm, tựu chung là để mất chủ quyền vào tay Bắc Kinh.
Bản tuyên bố « cải chính » của Đại Sứ Quán Trung Quốc ở Sri Lanka như đã xác nhận điều đó khi nhấn mạnh rằng Bắc Kinh luôn theo đuổi chính sách thân thiện đối với Sri Lanka, « hỗ trợ vững chắc nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ » của nước bạn, và phản đối sự can thiệp của bất kỳ nước nào vào các vấn đề nội bộ của Sri Lanka, ám chỉ đến Ấn Độ.
Và bản tuyên bố đã nhắc nhở Sri Lanka là phải tích cực thực thi các « đồng thuận quan trọng » đạt được giữa lãnh đạo hai nước…, tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ chương trình Một Vành Đai, Một Con Đường của Trung Quốc, và tuân thủ các « quy tắc vàng » về « tham vấn rộng rãi, cùng nhau đóng góp và chia sẻ lợi ích ».
Thủ đoạn cho vay thả giàn để đưa con nợ vào bẫy
Bài điều tra của tờ New York Times, được tuần báo Pháp Courrier International tóm lược hôm 28/06, đã nêu bật các khoản tiền khổng lồ mà cựu tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapakse (2005-2015) thân Bắc Kinh đã vay mượn của Trung Quốc để xây dựng hạ tầng cơ sở, trong đó có cảng chiến lược Hambantota ở phía nam đảo quốc ở vùng Ấn Độ Dương này.
Để thưởng công cho con nợ dễ bảo, năm 2015, Trung Quốc đã không ngần ngại rót hàng triệu đô la cho cựu tổng thống Rajapakse để vận động tái tranh cử. Đây là một hành động vô ích, vì ông Rajapakse đã bị người dân loại bỏ bằng lá phiếu. Tuy nhiên, đất nước Sri Lanka đã bị ông đưa vào tình thế không thể trả nợ, và tân chính quyền nước này vào năm 2017 đã phải đồng ý cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong 99 năm.
Phóng sự của New York Times đã tóm lược thủ đoạn của Bắc Kinh như sau :
« Mỗi lần tổng thống Sri Lanka, Mahinda Rajapakse, quay sang đồng minh Trung Quốc để vay vốn và xin hỗ trợ cho dự án xây cảng đầy tham vọng của ông, câu trả lời của Bắc Kinh đều là « đồng ý ».
Đồng ý, bất chấp việc nghiên cứu khả thi cho biết là cảng sẽ không hoạt động. Đồng ý, mặc dù những nước tài trợ thường xuyên khác như Ấn Độ đã từ chối. Đồng ý, cho dù nợ công của Sri Lanka đang phình to nhanh chóng dưới thời ông Rajapakse.
Qua nhiều năm xây dựng và đàm phán đi, đàm phán lại với Công Ty Kỹ Thuật Cảng Trung Quốc (China Harbor Engineering Company), một trong tập đoàn nhà nước lớn nhất của Bắc Kinh, Dự Án Phát Triển Cảng Hambantota của Sri Lanka nổi bật lên thành ví dụ điển hình của một sự thất bại, đúng như dự đoán. Với hàng chục ngàn chiếc tàu đi dọc theo một trong những tuyến hàng hải đông đúc nhất thế giới, vào năm 2012, cảng này chỉ thu hút được 34 chiếc tàu mà thôi.
Và thế rồi cảng Hambatota lọt vào tay Trung Quốc.
Tập Cận Bình dùng nợ làm vũ khí thúc đẩy Con Đường Tơ Lụa
Theo tờ New York Times, các hành vi của Bắc Kinh tại Sri Lanka là « một trong những ví dụ đập mắt nhất của phương pháp cấp tín dụng và tài trợ của Trung Quốc để gia tăng ảnh hưởng trên thế giới ».
Đó cũng là một trường hợp điển hình về cách thức mà chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sử dụng nợ như là vũ khí để thực hiện đề án Con Đường Tơ Lụa Mới của ông, và là bằng chứng rõ rệt cho thấy là « các chương trình đầu tư của Trung Quốc là những cạm bẫy thực thụ đối những quốc gia nhỏ yếu, nuôi dưỡng tham nhũng và những hành vi chuyên chế tại những nền dân chủ đang gặp khó khăn ».
Theo Courrier International, trong nhiều tháng trời, nhật báo New York Times đã điều tra về sự hiện diện của Trung Quốc tại Sri Lanka. Nhờ các cuộc phỏng vấn, cũng như những tài liệu mật mà tờ báo thu thập được, người ta đã hiểu rõ hơn về cách thức mà Bắc Kinh và những tập đoàn Trung Quốc dùng đến để thâu tóm đảo nhỏ ở vùng Ấn Độ Dương này.
Tất cả bắt đầu vào năm 2005, khi ông Rajapakse lên nắm quyền. Sri Lanka đã lâm vào nội chiến từ nhiều năm và tân nhân vật số một tại Colombo đã chấm dứt tình trạng chiến tranh bằng cách thảm sát hàng ngàn người Tamoul.
Tờ báo Mỹ nhắc lại là lúc ấy « Sri Lanka ngày càng bị cô lập do những lời tố cáo vi phạm nhân quyền’ nhắm vào vị tổng thống, và « đã phải dựa vào Trung Quốc để được hỗ trợ về mặt kinh tế, quân sự, cũng như hậu thuẫn về chính trị ở Liên Hiệp Quốc để ngăn chặn khả năng Sri lanka bị trừng phạt ».
Mahinda Rajapakse nắm chặt quyền lực trong tay, nhờ vào nhiều người thân trong gia đình đã nắm giữ « 80% ngân sách nhà nước ». Ngay vào năm 2007, phe nhóm nắm quyền đã xin Trung Quốc trợ giúp để xây dựng một thương cảng ở Hambantota, cứ địa của gia đình Rajapakse, nằm trên bờ biển phía nam Sri Lanka.
Và cho dù các « báo cáo nghiên cứu khả thi đều kết luận rằng đề án Hambantota không sinh lợi », năm 2010, Trung Quốc đã tháo khoán cho Sri Lanka khoản tín dụng 307 triệu đô la, với điều kiện là công trình phải được giao cho một công ty Trung Quốc là China Harbor thực hiện.
Cho vay thả giàn, bắt chọn nhà thầu và nhân công Trung Quốc, nâng cao lãi suất
Báo New York Times nhấn mạnh rằng đây là « một yêu cầu thông thường từ phía Trung Quốc cho các đề án của họ trên thế giới, để né tránh việc kêu gọi đấu thầu công khai ».
Bên cạnh đó, theo ghi nhận của New York Times : « Trong toàn khu vực, chính quyền Bắc Kinh cho vay hàng tỷ đô la và yêu cầu hoàn trả với giá cao để rồi thu dụng hàng ngàn nhân công Trung Quốc ».
Trong trường hợp của Sri Lanka, hai năm sau lần vay đầu tiên, ông Rajapakse lại được một khoản tín dụng mới, nhưng với điều kiện là tỷ lệ lãi suất khoản vay trước phải tăng lên 6,3%, một tỷ lệ rất cao.
Đến tháng Giêng 2015, tình hình Sri Lanka thay đổi bất ngờ. Tổng thống Rajapakse triệu tập bầu cử trước thời hạn, và trong những tuần lẽ trước ngày bầu cử, tập đoàn Trung Quốc China Harbor đã « chuyển từ một tài khoản tại ngân hàng Standard Chartered Bank, ít ra là 7,6 triệu đô la vào những trương mục tài trợ cho cuộc vận động tranh cử của ông Rajapakse».
10 ngày trước cuộc bỏ phiếu, những tờ ngân phiếu hàng mấy trăm ngàn đô la đã được phân phát cho những người sản xuất tee shirt, sari để phát cho các ủng hộ viên của tổng thống ứng cử viên. Một tu sĩ Phật Giáo ủng hộ ông Rajapakse chẳng hạn đã nhận được 38000 đô la.
Nhưng vô hiệu. Cử tri Sri Lanka đã loại bỏ ông Rajapakse, bị họ xem là độc tài và bầu lên một bộ trưởng của ông, ông Maithripala Sirisena.
Vừa nhậm chức, tân tổng thống Sri Lanka đã phải đối mặt với một núi nợ tích lũy của nhà nước.
Ngoài cảng Hambantota, Trung Quốc còn được giao phó một đề án khổng lồ là một thành phố ven hồ trị giá đến 1 tỷ đô la, trước bờ biển Colombo.
Bị siết nợ, Sri Lanka bị mất một thế kỷ chủ quyền cho Trung Quốc
Vào tháng 12 năm 2017, theo New York Times « Dưới áp lực nặng nề và sau nhiều tháng đàm phán, chính phủ đương nhiệm tại Sri Lanka đã phải nhượng cảng Hambantota cho Trung Quốc trong thời hạn 99 năm, cộng thêm với 6.000 ha đất xung quanh. »
Và nhờ đó, Bắc Kinh, vốn tuyên bố chỉ có « mục tiêu thương mại » ở Sri Lanka, đã bảo đảm được một thế kỷ chủ quyền trên một vùng đất bên bờ một trong những tuyến hàng hải bận rộn nhất trên thế giới, với một cơ sở có khả năng tiếp nhận lực lượng hải quân, tàu ngầm và các cơ quan tình báo của Trung Quốc.
Đối với Sri Lanka, tình hình không sáng sủa chút nào vì đang nhìn thấy món nợ của mình tăng vọt. Vào năm 2015, quốc gia nhỏ bé 22 triệu dân này phải hoàn trả tới 4,68 tỷ đô la cho các chủ nợ. Năm nay, số nợ tăng lên thành 12,3 tỷ đô la, trong đó có khoảng 5 tỷ đô la nợ riêng Trung Quốc.
Và vòng xoáy nợ tăng vọt tiếp tục. Theo New York Times : « Vào tháng Năm, Sri Lanka đã phải vay 1 tỷ đô la từ Ngân Hàng Phát Triển Trung Quốc để trả các khoản nợ đáo hạn ».
Bài học rút ra được từ Sri Lanka, theo tờ báo Mỹ rất cay đắng : Đó là một khi đã là con nợ của Trung Quốc, lãnh thổ và chủ quyền rất khó được bảo toàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét