TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
   GENERAL WORLD NEWS


Viết cho ngày Tổng Biểu Tình của toàn Người Việt toàn Thế Giới 7/7/2018

Phan Văn Song: Phục Việt để Phục Quố
VIỆT NAM: Bỏ Ý Thức hệ về với Quốc Duy!
Chiến đấu không hiểm nguy, chiến thắng không huy hoàng
À vaincre sans péril, on triomphe sans gloire (Le Cid 1637 – Pierre Corneille 1606-1684)
Từ hôm Chúa Nhựt 10 tháng 6 năm 2018, liên tục suốt cả tháng 6, và nay đã qua tháng 7, tại Việt Nam, quê hương thân yêu của chúng ta, đã nổi lên các cuộc biểu tình lớn; Hà nội, Sài gòn, và nhiều thành phố khác. Các người biểu tình đã trương lên những biểu ngữ và hô to những khẩu hiệu chống Luật Đặc Khu Kinh Tế dành riêng cho người lạ và nước ngoài – ai? – Ngoài Tàu Cộng – thuê đất 99 năm và Luật An Ninh Mạng để kiểm soát việc sử dụng tất cả các mạng thông tin, để bịt miệng toàn dân, tiêu diệt quyền tự do ngôn luận.
Những cuộc «Tổng biểu tình» nầy, ngày nay tiếp tục lan rộng, thoạt đầu ở Hà nội, Sài gòn, Quỳnh Lưu, Nghệ An, Thạch Hà, Hà Tĩnh, nay đã Đà Nẵng, Huế, qua các Giáo xứ Thiên Chúa Giáo La Mã của địa phận Vinh, Giáo hạt Can Lộc, Giáo xứ Văn Hạnh, Giáo xứ Song Ngọc, sang đến các tỉnh Bình Thuận, nhập vào các thành phố Phan Rí, Phan Rang, Nha Trang, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa, Vũng Tàu, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Gạo, Gò Công, Phú Quốc … Riêng ở Sài gòn ta, biểu tình nhiều đoàn, nhiều chỗ như ở Phú Nhuận, sân vận động Tao Đàn, quận Tân Bình, khu nhà thờ Đức Bà, công viên Hoàng Văn Thụ…Cuộc biểu tình ở Sài gòn dai dẳng từ sáng sớm đến 5 giờ chiều vẫn còn đông người, gây kẹt xe, nghẽn giao thông tất cả các tuyến đường quan trọng của thành phố. Các biểu ngữ và nhiều tiếng hô khẩu hiệu đều nói rõ: “Cho mướn đặc khulà bán nước cho Tàu Cộng”. Riêng tỉnh Mỹ Tho, dân biểu tình hàng mấy trăm người đã tụ tập trước cổng Bộ Chỉ Huy Quân Sự Tỉnh Tiền Giang, giương cao biểu ngữ và hô to nhiều lần khẩu hiệu: “Đả đảo Công Sản, Đả đảo Cộng Sản bán nước”.
Và đây cũng là lần đầu tiên, xảy ra những cuộc biểu tình lớn chưa từng thấy như vầy – kể từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam, nuốt lời, xóa chữ ký, tự ý, vi phạm Hiệp Định Đình Chiến Paris 1973, giữa hai Quốc gia, giữa hai Miền Nam Bắc, xô quân vượt tuyến biên giới xâm lăng chiếm quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, cưởng chiếm Miền Nam và dân chúng Việt Nam Tự Do, và cướp chánh quyền, giành quyền cai trị toàn đất nước từ 1975!
Lần nầy thật rõ ràng, kể từ đây, từ ngày 10 tháng 06 của năm 2018, đã bắt đầu, bằng những cuộc biểu tình, đánh dấu khởi đầu của một cuộc Tổng Nổi Dậy của một số đông đồng bào Việt Nam và tương lai hy vọng sẽ của toàn thể dân tộc người Việt ta, mà một số đông các thân hữu ở hải ngoại và trong nước đã hãnh diện đặt tên là “Cuộc Cách Mạng Mùa Hè 2018 ở Việt Nam
  1. Cộng Sản Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản quốc tế đã đưa dân tộc Việt Nam ta tới vòng tự huỷ, mù quáng, suy nhược, mất gốc, diệt chủng trước Hán họa.
Ngày 18/1/2018 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cộng Sản Hà nội nói thẳng thừng và rõ ràng, tại Hội nghị Phát triển, rằng vị trí chiến lược của Đặc Khu Kinh tế Vân Đồn là: Hành lang nối Việt Nam – ASEAN – và Trung Cộng là một nút quan trọng trong đề án “Một vành đai, một con đường –  Nhứt đái, Nhứt Lộ – One Belt One Road” của Trung Cộng, một giấc mơ tạo lại Con đường Lụa của thời vàng son của những thời xa xưa. Như vậy, rõ ràng Đặc Khu Kinh tế Vân Đồn, chính là mắc xích đầu tiên, nằm tại đất Việt Nam của con lộ OBOR, cũng là mắc xích đầu tiên của tiến trình Hán hóa Việt Nam của Tàu Cộng qua sự phối hợp của Đảng Cộng Sản Hà Nội đương quyền Việt Nam, thái thú biết nói tiếng Việt của Tàu.
Chúng tôi xin trích bài viết «Tiến trình Hán hóa qua các Đặc khu kinh tế» của người bạn thân, anh Tiến sĩ Hóa học Mai Thanh Truyết đã nói rõ cái mưu toan cướp nước của Tàu Cộng và bán nước của Việt Cộng: «Theo định nghĩa, Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone) là tên gọi những vùng trong đó việc quản lý, điều hành được thực hiện theo phương thức ưu đãi đặc biệt, nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư ở cả bên trong lẫn bên ngoài lãnh thổ của một quốc gia, tạo thêm việc làm, tăng nguồn thu cho công quỹ (sic)» – người viết chúng tôi cùng tác giả Mai Thanh Truyết xin trích đúng từ ngữ và văn phong Việt Cộng – . Trong chiều hướng đó, Cộng Sản Hà Nội đương quyền tại Việt Nam đã chánh thức công bố việc khai sanh ra ba Đặc Khu đầu tiên của Việt Nam là: Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang). Tuy nhiên, trên thực tế, kể từ khoảng 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã có 18 Đặc khu rồi trong số này có 15 Đặc khu Kinh tế ven biển và ba Đặc khu Kinh tế trong đất liền (Thái Bình, Ninh Cơ, Đông Nam Quảng Trị). 18 đặc khu ấy đang chiếm 730.553 hectare (7305,5 km2) mặt đất và mặt biển … »
Do đó, Luật Đặc khu Kinh tế cho 3 Đặc Khu này chỉ là một cách hợp thức hóa cho tất cả những Đặc khu Kinh tế đã được thiết lập hơn 10 năm qua giữa Việt Cộng và Tàu Cộng.
Hay hoặc giả, (một giả thuyết của hai chúng tôi) là một cách thăm dò phản ứng của người Việt trước những sự đã rồi. Và phản ứng của người dân Việt ta đã rõ rệt, và đã được thể hiện vào ngày 10/6 trở đi: Toàn dân Việt Nam trên toàn quốc đã đứng lên phản đối mãnh liệt Dự luật Đặc khu Kinh tế với 99 năm cho Tàu Cộng thuê mướn.
Thế nhưng, có người trong nước lẫn hải ngoại, vẫn tự hỏi cho rằng người dân Việt ta phản ứng có quá khích lắm không? Chỉ vì hiểu (lầm?) định nghĩa của Đặc khu Kinh tế (Special Economic Zone) là những vùng được quản trị, điều hành, thực hiện, theo phương thức ưu đãi đặc biệt, nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư cả quốc nội lẫn hải ngoại của một quốc gia, tạo thêm việc làm, tăng  thu nhập quốc gia? – chúng tôi xin dịch thành từ ngữ việt của người mình để dễ hiểu! Và bạn Mai Thanh Truyết đã trả lời rõ ràng bằng những dẫn chứng: với hai thí dụ :
  1. Dự án Bauxite ở Tân Rai (Bảo Lộc) và Nhân Cơ (Đắk Nông)Ngày 26-7-2008, Lễ khởi công dự án Tân Rai với một số vốn đầu tư là 687 triệu USD và sử dụng tới 2297 ha (23 km2) đất đang trồng cà phê, chè, cây ăn trái… của các xã Lộc Phú, Lộc Ngãi và thị trấn Lộc Thắng thuộc huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc; và trên 120 km2 cho Nhân Cơ và 6 địa điểm khác ở tĩnh Đắk Nông. Kết quả hiện nay sau tại cả hai nơi, từ năm 2014, là hàng năm phải chịu lỗ trên dưới 5 triệu $US!
  2. 2. Dự án Formosa Vũng Áng (Hà Tĩnh): Ra đời năm 2006, rộng 228 Km2 nằm tại Hà Tĩnh chạy dọc theo quốc lộ 1 xuôi về phía Nam. Đặc khu Vũng Áng đã được chính thức xem như là “một vùng tự trị đầu tiên của TC tại Việt Nam” kể từ ngày 14/7/2014, vốn đầu tư 97 tỷ Mỹ kim và cho thuê đất trong vòng 70 năm. Tuy mang danh là một công ty Đài loan, nhưng thật sự có mặt tại Vũng Áng đã có 15 nhà thầu Tàu Cộng, so với 12 nhà thầu Đài Loan. Số nhân công Tàu cộng là 4.568 người / 5.917 công nhân gốc ngoại quốc (77%). Đúng là một lực lượng người Tàu vừa Tàu cộng &Tàu Đài loan đang xâm chiếmViệt Nam, tạo thành một khu “nội bất xuất ngoại bất nhập”.
Kết quả, hiện nay chưa có 1 kg gang thép nào sản xuất từ nơi này, nhưng hệ lụy cá chết hàng loạt từ ngày 6/4/2016 ảnh hưởng suốt cả vùng biển từ Hà Tĩnh đến tận Đà Nẵng và di hại đang di chuyển dần theo dòng hải lưu… như chúng ta đã biết.
Qua hai thí dụ trên, chúng ta thấy rõ là các đặc khu kinh tế đang thực hiện đó chỉ là những lãnh thổ quốc gia của ta đã bị Tàu “xâm thực”, trá hình để Việt Cộng giao đất nước cho Tàu Cộng! Những «khu Tàu trị»! Người dân Việt Nam chẳng những không được hưởng thành quả kinh tế của các đặc khu – như định nghĩa – mà còn bị nhiều thiệt hại do mất đất mất nhà, ô nhiễm, và tệ nạn xã hội do sự hiện diện của “công nhân” Tàu. Tóm lại:
Cộng Sản Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản quốc tế đã đưa dân tộc Việt tới vòng tự huỷ, mù quáng, suy nhược, mất gốc, diệt chủng trước Hán hoạ.
Do đó: Từ ngày 10 tháng 06 của năm 2018, đã bắt đầu, bằng những cuộc biểu tình, khởi đầu của Cuộc Tổng Nổi Dậy của một số đông đồng bào Việt Nam và trong tương lai hy vọng sẽ của toàn thể người dân Việt Nam ta, làm thành  “Cuộc Cách Mạng Mùa Hè 2018 ở Việt Nam” chống Tàu diệt Việt Cộng lấy lại Độc Lập và Tự Chủ cho Đất Nước Việt, Tự Do va Quyền Tự Quyết cho Việt tộc!
Cùng với bạn Mai Thanh Truyết chúng tôi góp ý kêu gọi:
Đã hết giờ rồi! Bỏ đi những phân tích, bỏ những xin xỏ, nhờ vã ngoại nhân, nào Ông Trump, nào các lãnh tụ các quốc gia, khi Úc châu, lúc Liên Âu… Để làm cái gì! Không ai thương người Việt bằng người Việt! Không ai giúp người Việt bằng người Việt!
Hãy vứt đi những tuyên ngôn, tuyên cáo, kiến nghị… Nhứt định «Không nói chuyện với Tàu! Không nói chuyện với Việt Cộng!
Trong lúc bà con trong nước đang chịu đựng sự đàn áp dã man của Cộng Sản Việt Nam với sự tiếp tay của quân lính Tàu Cộng, trong lúc máu đã đổ khắp nơi bởi bạo quyền, chúng ta, những người con Việt hải ngoại phải gánh chung phần trách nhiệm và bổn phận đối với Đất Nước với bà con ở trong nước.
Hải ngoại: Hãy và Phải
– Đóng góp tài chánh (xuyên qua cá nhân hay đoàn thể tin tưởng chứ không qua trung gian Việt Cộng) để hỗ trợ bà con trong nước một cách cụ thể: mua nước lương thực, giúp đỡ người bị thương v.v…
– Viết truyền đơn để đi gặp các bạn bè đoàn thể tại địa phương với ngôn ngữ địa phương, để cắt nghĩa cuộc đấu tranh tại Việt Nam và nhờ họ giúp mình bằng:
–  Cùng chúng ta Boycott, tẩy chay hàng hóa, lương thực Made in China, Made in Vietnam!
Image result for tẩy chay hàng trung cộng
Trong nước: Hãy và Phải
– tiếp tục đẩy mạnh công cuộc Cách Mạng bằng Bất Tuân Dân Sự : đình công, không trả tiền lộ phí BOT, đốt Chợ, … biểu tình kẹt xe, nghẽn đường phố, biểu tình chạy, tụ tập ngắn hạn đủ gây rối xong tan hàng chạp sang tụ tập chỗ khác… như hồi vừa mất nước thua trận tụ tập chợ trời  Chợ Cũ hay chợ Trương Minh Giảng vậy ! Hay, nếu liều lĩnh hơn, chịu chơi hơn… sắp hàng trước các trụ sở Công An đòi… vào tù. Công Sản dám nhốt hết toàn thể quần chúng không?
– Chúng ta thử hình dung: công nhân sở rác Hà Nội và Sài Gòn ngưng hốt rác! Công nhân ở các công ty điện nước,… và cả cây xăng… đồng loạt đình công.
– Người dân buôn thúng bàn bưng đình công không nhóm chợ.
– Nhơn viên y tế, bác sĩ, nhà bảo sanh … ngưng việc
– Sanh viên và học sanh cùng thầy giáo đồng loạt không đến trường, không đến lớp.
– Vận động các cơ quan hành chánh nơi quý vị cư trú cho họ hiểu rõ tình trạng đàn áp và bán nước của Đảng Cộng Sản – Địch Vận, kéo họ trở về với dân tộc, với lẽ phải… với Nước với Dân!
– Dứt khoát không gởi tiền về Việt Nam. Cộng Sản Hà Nội đang khủng hoảng về tài chánh do kinh tế kiệt quệ. Nhiều nơi không có tiền trả lương cho công nhân viên chức, thậm chí công an cũng không có lương như tình trạng ở Bà Rịa.
– Và thử hè nầy không về du lịch Việt Nam! Hay về tham gia biểu tình, nên nhớ gởi Thông Hành cho Sứ quán của quốc tịch mình. Tạo thế khó ngoại giao!
Tạo 10, 100, 1000…Will Nguyễn nếu được!
Mỗi một sự kiện trên đều sẽ là một ngòi nổ chấm dứt độc tài tập thể của Cộng Sản tại Việt Nam. 
 Và hôm nay, hãy vận động cho Cuộc Tổng Biểu Tình ngày 7/7 /2018 tới cùng khắp thế giới, cùng một ngày, đánh động lưu tâm toàn thế giới!
hải vận động để Đảng Cộng Sản phải tự sụp đổ.
Đã đến lúc, đây là thời cơ để chính các Đảng Viên phải tỉnh ngủ, thức dậy, cùng nhau, đánh đổ, vứt bỏ, các lãnh đạo, các đầu não đã dùng ý thức hệ Cộng sản Quốc tế đã lường gạt họ, đưa dân tộc Việt tới vòng tự huỷ, mù quáng, suy nhược, mất gốc, diệt chủng rước quân Hán vào nhà.
Sau đó, họp cùng với toàn dân trở về với Dân tộc, với Văn hóa Đại Việt, với truyền thống Đại Việt, với cái Đạo Đức Tử Tế của Đạo Việt, với Tôn Giáo Đạo Việt Thờ Ông Thiên, Thờ Ông Bà Tổ Tiên,  Biết Ơn Đất Nước, Biết Nghĩa Đồng Bào!
Image result for biee16t ơn tổ tiên đã dựng nước VN
Lúc xưa, trước năm 1975, chúng ta người dân Miền Nam Việt Nam cũng theo ý thức hệ Dân Chủ Tự do – libéralisme, nhưng lại quá lai căng Âu Mỹ, quá xa với văn hóa gia đình của dân tộc Đại Việt, vì lúc thì triết lý mơ hồ với chủ thuyết Nhân Vị nhập cảng từ phương tây, khi thì tư bản thực tiễn do Hoa Kỳ dẫn dắt, tuy với cả hai đã ít nhiều gì xây dựng được một chế độ đầy nhân bản, đầy sáng tạo, nhưng đã bị phá sản ngay lúc nhập cuộc vi thiếu căn bản dân tộc Việt, một phần do hoàn cảnh chiến tranh bất bình đẳng, dân quân Miền Nam không chủ động hoàn toàn, chỉ vì bằng mọi giá phải đỡ, phải chốngBe bờ chống lũ lụt Cộng Sản, do đó, mãi rồi, cũng phải có ngày vỡ đê, nên một sáng đẹp trời của năm 1972, vì cái đê chống lụt Tàu Cộng không cần thiết nữa, vì chiến thuật be bờ chống làn sóng đỏ cộng sản cũng không còn thời sự nữa, nên nhà thầu Hoa Kỳ bèn cắt vật liệu làm đê. Thế là thân phận dân chúng Miền Nam Việt Nam ta cũng nhưng chế độ một quốc gia Nhân Bản, Ôn Hòa, Đạo Đức trở thành thân phận  thua kém, đắm đuối nổi trôi [swim or sink] cuốn theo chiều gió (gone with the wind ) của cái nhìn chánh trị thực tiển (real politic) của Hoa Kỳ !
Bài học nầy, người Việt chúng ta PHẢI nhớ đời và truyền cho con cháu!
Người Do Thái bị Đức với chủ thuyết Quốc Xã Nazi tàn sát diệt chủng với 6 triệu nạn nhân thật là một thảm họa! Ngày nay hằng năm, toàn dân  Do Thái khắp thế giới nhớ mãi cái SHOAH- שואה – thảm hoạ – catastrophe – disaster – ấy! Một Viện Shoah, những đài kỷ niệm Shoah đều được lập ra để con dân Do Thái mãi mãi cảnh giác không quên.
Người dân hai Miền Nam Bắc Việt Nam ta, Nam với 20 năm chiến tranh tự vệ be bờ, Bắc với 20 năm khi bị đấu tố hành hạ, lúc bị lường gạt xuôi Nam lấy thân lót đường Trường Sơn cho xe Molotova xâm lược Miền Nam, khi lấy thân lấp lỗ châu mai hàng rào Tòa Lãnh Sự Mỹ Sài gòn năm 1968 …hay phơi thây xâm lược, chơn xích vào đại liên trên hào hố chung quanh An Lộc, Bình Long… Kẻ ở Nam, khi thì bị người ở Bắc đập đầu chết trên các nẻo đường thành phố Huế, lúc bị pháo Bắc quân bắn đuổi trên đường tỵ nạn, nát thây trên đại lộ Kinh hoàng Quảng Trị xuôi nam, hay trên đường 19 khi vượt Sông Ba tháng Tư năm 75, hay chìm tàu, hay làm mồi cho cá lúc vượt biên những năm 79/80… Shoah Việt Nam chắc chắc nhiều nạn nhân cũng không kém 6 triệu nạn nhơn  Shoah Do Thái đâu! Thế mà hằng năm vẫn còn lắm kẻ đòi đổi tên Ngày Quốc Hận…
Do đó, ngày mai, phải tự tin, Aide – toi le Ciel t’aidera, ngạn ngữ pháp ngữ nầy học từ thuở hàn vi vẫn theo đuổi thằng tui. Hãy tự lo cho mình, Trời Phật Chúa sẽ phụ thêm!
Do đó chúng tôi phản đối tất cả  những cái xin, cái xỏ ! Xin nào Ông Trump! Xỏ nào ông Macron! Nhờ vã nào ông
Vì Việt Cộng? Cũng với chế độ Xin Cho, cũng nào đi lại, ngoại giao Xin Cho Tài Trợ. Cũng và cũng… nay qua Mỹ, xin cho nào ông Trump, mốt qua Tàu khấu đầu… nào ông Tâp!
Và dĩ nhiên mình trách, mình chưởi họ được ! Nhưng tại sao mình lại làm giống họ!
  1. 2Tái lập thể chế Quốc Duy: Quốc Gia Tự Quyết, Dân Tộc Tự Duy
Ta thử đặt tiềm lực tự quyết trên căn bản lịch sử, địa chính [Thống Nhất Lãnh Thổ Trên Đất Tổ]; tạo nỗ lực tự chủ trên giá trị khai phóng dân tộc nhơn bản, tử tế, bình đẳng, kết sanh [dân lành, nước mạnh]; đặt khả năng dân tộc sanh tồn, an sanh tự duy trên giao kết bình đẳng, trọng thể [TựThắng để Duy Toàn].
Nhưng cái ngày mai tươi sáng ấy đặt cho toàn thể người Việt lắm điều kiện. Thoạt nhìn thì thấy không khó. Mà thực hiện thì khó khăn vô cùng. Đó là không mất gốc, là còn người Việt, và đặc biệt còn là con người Đại Việt, dân tộc cuối cùng không bị Hán hóa của nhóm Bách Việt!
Do đó chúng ta phải  là Phục Việt để Phục Quốc.
Đặt vấn đề tuổi trẻ và ngày mai của đất nước PHẢI đặt vấn đề  CÒN ».
CÒN thanh niên Việt. Còn người Việt. CÒN dân tộc Việt. CÒN dân tộc Đại Việt.
Còn mà liên lập, chớ khồng Còn mà gây hấn và cô lập.
CÒN mà chung sống, đáng sống, của Con người. CÒN để làm, cho Đạo lớn không bị đè bẹp, làm Chủ trong thế điều hợp.
Mà trước tiên, người Việt phải biết tiếng Việt,
Tuổi trẻ Việt phải nói tiếng Việt, để còn gốc, còn Dân Tộc Việt, còn Văn Hóa Việt, còn Hồn Việt, còn ĐẠO VIỆT, với Tứ Ơn hay đúng hơn Hai Thờ: Thờ Ông Thiên (Phật, Chúa, Trời, Đất) Thờ Ông Bà Tổ Tiên, và một Ơn một Nghĩa, Ơn Đất Nước, Nghĩa Đồng Bào!
Để Kết Luận. Xin một lời kêu gọi:
Đồng bào, bà con trong nước đã đồng Một lòng đứng lên, hãy nói Tiếng nói Dân Tộc, hãy giữ Tấmlòng Dân Tộc, hãy giữ linh hồn Dân Tộc, hãy Bảo vệ Đất Nước Việt Nam, Chủ quyền Việt Nam – Chống Luật Đặc Khu Bán Nước cho Tàu là Giữ Chủ quyền nước Việt ta! Giữ Độc Lập, Tự Chủ Tự Do bằng chống Luật An Ninh Mạng đang bịt miệng Dân, khóa linh hồn Nước!
Quý anh Đảng Viên, quý anh Chiến sĩ Quân đội Nhân dân, quý anh Công an, quý viên chức Đảng!
Tất cả các anh Đảng Viên Đảng Cộng Sản Việt Nam!
Các anh hãy vứt bỏ «cái áo Đảng Bán Nước, cái áo Đảng ngoại lai» đang máng vào thân thể các anhđi ! Hãy trở về với cái thân thể người Việt! Hãy trở về với cái linh hồn người Đại Việt đi!
Các anh nên nhớ trong suốt lịch sử Việt Nam ta, đất nước chúng ta đã bị ngoại xâm 23 lần
21 lần là do Tàu người anh em láng giềng môi hỡ răng lạnh 16 chữ vàng Mà lần cuối cùng đối với các đồng đội của các anh! Các Chiến sĩ Quân Đôi Nhân Dân của các anh!
Các anh quên sao ngày 17 tháng Hai năm 1979? Các anh quên sao ngày 14/03/1988 các chiến sĩ Hải quân Nhân dân bảo vệ đảo Gạc Ma – Trường Sơn? Và 10 năm, giữ biên giới 1979 -1989, chiến trường Cam bốt Chia  Tàu-Ta? Bạn hay Thù?
Như một anh Tướng của các anh đã nói: Chiến tranh chống Tàu bảo vệ biên giới dài hơn chiến tranh chống Pháp giải phóng đất nước – 10 đánh Tàu/9 năm đánh Pháp!
Ngày nay các anh dám đành đoạn nở tâm sao để Tàu xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam? Hãm hiếp, đàn áp đánh đập đồng bào Việt Nam? Chỉ vì các đàn anh hay các ông chủ của các anh Quyết Bán Nước Bán Dân để Giữ Đảng!
Các anh có chắc ngày mai, Nước Mất, các anh còn đảng viên của một Đảng Việt Nam không?
Tỉnh dậy đi!
Hãy về với dân tộc Đại Việt! Hãy cùng toàn dân Việt dẹp Cộng đuổi Tàu!
Mong lắm!
Hồi Nhơn Sơn, 7/7/2018, Ngày Sinh Nhựt 76 tuổi
Phan Văn Song

Hồng Kông: Joshua Wong tố bị thẩm vấn khi "không mảnh vải che thân"

P.Võ | 10/07/2018 08:41 AM
Hồng Kông: Joshua Wong tố bị thẩm vấn khi "không mảnh vải che thân"
Joshua Wong Chi-fung và đơn kiện. Ảnh: South China Morning Post

Joshua Wong Chi-fung (Hoàng Chi Phong), một thủ lĩnh sinh viên tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 2014, hôm 9-7 đệ đơn kiện đòi Sở Tư pháp Hồng Kông bồi thường 16.000 HKD.

Trong đơn kiện, Wong cáo buộc anh ta bị buộc phải ngồi xổm trong tình trạng không mảnh vải che thân tại một nhà tù vào năm ngoái. Đây là nơi anh ta thụ án 6 tháng tù vì vai trò của mình trong các cuộc biểu tình.
Wong cho biết vụ kiện của mình, nếu thành công, sẽ giúp ngăn được những trường hợp tương tự tái diễn trong tương lai. "Tại sao tôi không được phép mặc quần áo khi bị thẩm vấn? Tại sao tôi lại phải trả lời thẩm vấn trong lúc ngồi xổm?" - anh ta thắc mắc.
Giám đốc Sở Tư pháp Teresa Cheng Yeuk-wah bị nêu là một bị đơn trong đơn kiện.
Hồng Kông: Joshua Wong tố bị thẩm vấn khi không mảnh vải che thân - Ảnh 1.
Joshua Wong Chi-fung và đơn kiện. Ảnh: South China Morning Post
Cùng với 2 nhà hoạt động khác là Alex Chow Yong-kang và Nathan Law Kwun-chung, Wong bị kết tội năm 2016 vì vai trò trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 2014. Wong, Chow và Law ban đầu lần lượt bị kết án 6,7 và 8 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Tuy nhiên, tòa phúc thẩm hồi tháng 8-2017 phán quyết 3 người này phải ngồi tù.
Theo đơn kiện, Wong bị thẩm vấn khoảng 3 phút khi trên người không còn mảnh vải nào sau khi bị lục soát người tại nhà tù Tung Tau hồi tháng 10-2017. Wong cho biết thêm mình khi đó đối mặt những câu hỏi về gia đình và mối quan hệ với các băng đảng xã hội đen.
Phiên tòa xem xét đơn kiện mới nhất dự kiến diễn ra vào ngày 8-8. Người thanh niên 22 tuổi này từ chối phỏng đoán về cơ hội thắng kiện của mình.
Trước đó, một đơn kiện của Wong đã bị Cơ quan quản lý nhà tù Hồng Kông bác với lý do cáo buộc không có căn cứ.

Giải cứu đội bóng Thái: Tất cả các em và HLV đã ra ngoài



Các cầu thủ nhí Thái Lan không thể sang Nga xem Chung kết World Cup, dù sức khỏe đã tiến triển tốt



Tối Cao Pháp Viện Mỹ : Trump bổ nhiệm thẩm phán bảo thủ Kavakaugh

Đăng ngày 10-07-2018 Sửa đổi ngày 10-07-2018 14:09
mediaThẩm phán Brett Kavanaugh (T), người vừa được Donald Trump bổ nhiệm vào Tối Cao Pháp Viện.REUTERS/Leah Millis TPX IMAGES OF THE DAY
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 09/07/2018 thông báo quyết định bổ nhiệm Brett Kavanaugh, một luật gia bảo thủ vào ghế trống của Tối Cao Pháp Viện, thay thế thẩm phán Anthony Kennedy từ chức.
Năm nay 53 tuổi, tốt nghiệp đại học Yale lừng danh của Hoa Kỳ, Brett Kavanaugh là thành viên trẻ nhất trong số 9 vị thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện Mỹ .
Trước khi lọt vào mắt xanh của tổng thống Donald Trump, luật gia Brett Kavanaugh từng là chánh án tòa phúc thẩm Washington, cố vấn tư pháp của cựu tổng thống George W. Bush, trợ lý của thẩm phán Anthony Kennedy, cho đến khi ông Kennedy, có tiếng là chừng mực, tuyên bố từ chức hồi tháng Sáu.
Qua nhân vật Công Giáo bảo thủ, từng trải qua 12 năm ở toà phúc thẩm Washington, định chế có ảnh hưởng lớn tại Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump muốn tăng cường kiểm soát Tối Cao Pháp Viện. Trong số 9 thẩm phán hiện nay, 5 người thuộc phe Cộng Hòa.
Đây là nhân vật bảo thủ thứ hai mà chủ nhân Nhà Trắng đưa vào Tối Cao Pháp Viện từ khi nhậm chức.
Gần đây, Brett Kavanaugh tuyên bố chống phá thai và ủng hộ giảm nhẹ các biện pháp kiểm soát động cơ xe hơi gây ô nhiễm môi trường.
Sự kiện Brett Kavanaugh được bổ nhiệm không làm thay đổi ý thức hệ ở Tối Cao Pháp Viện, vì đa số vốn đã thuộc xu hướng bảo thủ. Tuy nhiên, khác với thẩm phán Anthony Kennedy trước đây, đôi khi bỏ phiếu theo phe « cấp tiến » trong các hồ sơ xã hội nóng bỏng như quyền của giới đồng tính, phá thai… , thẩm phán tân cử Brett Kavanaugh không chắc sẽ có thái độ chừng mực tương tự.
Thủ tục bổ nhiệm còn dài. Sau đề nghị của tổng thống, đến lượt Quốc Hội biểu quyết. Trong bối cảnh tổng thống Donald Trump chỉ có đa số sít sao tại Thượng Viện. Một số thượng nghị sĩ Dân Chủ cho biết sẽ cản trở.
Bush Loyalist, Clinton Investigator: Who is 
Trump Supreme Court Pick Kavanaugh?




Johnson ra đi trước giờ Trump đến London

Nguyễn Giangbbcvietnamese.com
Tuần này, Anh Quốc chuẩn bị đón Tổng thống Donald Trump trong không khí đáng ra phải rất vui.
Ngoại trưởng Anh Boris Johnson nay sẽ không còn tại chức để đón Tổng thống Donald Trump sang London 12-13 tháng 7Bản quyền hình ảnhEPA/AFPImage captionNgoại trưởng Anh Boris Johnson nay sẽ không còn tại chức để đón Tổng thống Donald Trump sang London 12-13 tháng 7
Thời điểm ông Trump sang là lúc nước Anh vừa đang vui mùa bóng đá World Cup, giải tennis ở sân cỏ xanh tươi Wimbledon vào tuần thứ nhì.
Nhưng thời tiết nóng nực kéo dài, đồng khô, cỏ cháy, cá ở sông Teme cần được giải cứu vì nước cạn.
Trong đợt nóng kéo dài nhiều ngày trên dưới 30 độ C, các tuyến hỏa xa Anh liên tục gặp sự cố, từ mất điện hộp tín hiệu tới 'đường ray nóng phải dừng tàu'.
Không ít lần sau giờ làm tôi ra ga Charing Cross để chỉ thấy biển thông báo là 'sự cố' trên tuyến tàu về Kent, phải chờ 1-2 tiếng.
Trèo được lên là gặp cảnh chen chúc, nóng như trên 45 độ C vì tàu ở Anh thường thiếu máy lạnh, không rõ có phải công nghệ ứng phó chậm với biến đổi khí hậu.
TrumpBản quyền hình ảnhBARCROFT MEDIAImage captionBúp bê hình ông Trump đã được bày bán ở London
Một phong trào phản đối ông Trump lại đang hình thành, đẩy thêm không khí oi bức lên cao hơn.
Cảnh sát Đô thành London dự kiến phải điều ra phố ngày 12/07 này số quân đông hơn năm 2011 khi có bạo loạn.
Trump Baby over LondonBản quyền hình ảnhJASON HAWKESImage captionNhóm phản đối Tổng thống Mỹ xin phép thành phố London để thả khinh khí cầu thể hiện ông Trump là 'em bé giận dữ'
Chính phủ bà May thì cũng đang điêu đứng vì Brexit.
Đầu tuần, Bộ trưởng phụ trách Brexit, ông David Davis tuyên bố từ chức vì không đồng ý với Thủ tướng May, để lại "một lỗ hổng lớn" trong nội các Anh.
Bà May nhanh chóng bổ nhiệm Dominic Raab, 44 tuổi, thay ông Davis để gánh vác nhiệm vụ lịch sử đưa Anh ra khỏi EU.
Nhưng cuộc khủng hoảng trong chính phủ May chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Một dân biểu thuộc đảng Bảo thủ đang cầm quyền, bà Andrea Jenkyns, nói nội các của bà May có thể sụp đổ bất cứ lúc nào vì thiếu sự ủng hộ của phe Brexiteer.
Một thống kê cho hay từ tháng 11/2017, cứ trung bình sáu tuần chính phủ Anh có một bộ trưởng hoặc thứ trưởng "chào nhé ra đi" vì mâu thuẫn quanh Brexit.
Mà Trump lại là một yếu tố quan trọng khiến cuộc ly hôn Brexit của Anh với EU thêm phần bất định.

Yếu tố Trump

Tờ Financial Times nói về tâm trạng bất an tại Anh và EU mà ông Trump gây ra.
Cho đến gần đây, EU có vẻ 'tự sướng' đứng nhìn Anh gặp vấn đề, bị cô lập.
Lãnh đạo EU tin rằng càng phạt Anh vì Brexit thì các phái ly khai nổi lên khắp châu Âu sẽ càng nhận được bài học đích đáng.
Nhưng bầu cử ở Áo, Đức và Ý cho thấy kết quả ngược lại.
Phe hữu chống di dân, đòi lập lại biên giới - một tiêu chí của phái Brexit là Anh giành lại quyền kiểm soát biên giới - đã thắng cử liên tiếp ở ba nước trên.
Anh từng tin sẽ sớm ký được thỏa thuận thương mại với Washington, bù vào chỗ trống EU để lại, nhờ 'quan hệ đặc biệt' (special relationship) với Hoa Kỳ.
Merkel và TrumpBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionMâu thuẫn EU - Hoa Kỳ lộ rõ trong kỳ họp G7 ở Quebec, Canada gần đây
Đáng tiếc là sự việc không đơn giản như vậy.
Cuộc họp gần nhất với phía Mỹ của Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh, ông Liam Fox chưa đem lại gì cụ thể.
Tính khí khó lường của ông Trump đã khiến cả Anh và EU phải làm lại bài toán.
Mâu thuẫn Hoa Kỳ - EU thể hiện rõ tại Hội nghị G7 ở Canada gần đây cũng khiến bà Angela Merkel thấy cần xuống thang với Anh hơn.
Yếu tố Trump đã và đang làm chính trị Anh rung chuyển.
Anh Quốc nay phải xích lại gần EU và bà May đành chọn phương án 'Brexit mềm' vì "viễn cảnh ký một thỏa thuận thương mại với tổng thống tính khí bất thường của Hoa Kỳ thật xa vời", theo Financial Times.
Càng lại gần EU, nội các Anh càng chia rẽ giữa hai phái chống và ủng hộ Brexit.
Nhưng Anh Quốc không phải là nước duy nhất đang lo lắng vì ông Trump.
Trung Quốc không chỉ chuẩn bị né đòn hàng trăm tỷ USD thuế quan ông Trump tung ra mà còn phải tính cách đáp trả.
Các đồng minh Canada, Hàn Quốc cũng bị cuốn vào cuộc chiến của ông, và Việt Nam nếu không cải tổ kinh tế mạnh cũng sẽ bị 'dính đòn', theo William Pesek.

Trump luôn luôn thắng?

Như tờ Sunday Times ở Anh bình luận, Trump đã và đang áp dụng nguyên tắc "được ăn cả, ngã về không" (zero-sum game) trong quan hệ quốc tế.
Và trong cuộc chơi với Trump, không có khái niệm, "đôi bên cùng có lợi" mà chỉ có "một người chiến thắng, và người đó sẽ phải là ông ta", theo tờ báo Anh.
Câu chuyện của Anh và Brexit không nằm ngoài bối cảnh chung về chiến tranh thương mại mà cuộc đọ găng Mỹ - Trung là nét chính.
Hai nhà Trump và TậpBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionHai nhà Trump và Tập: mới hôm nào còn thắm thiết, hôm sau đã có chiến tranh thương mại
Có tin nói Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa xuất khẩu nhằm né tránh các đòn 'tariff' của Mỹ.
Mặt khác, theo một báo Hong Kong, để trả đũa lại Trump, Trung Quốc muốn xé lẻ từng bang của Hoa Kỳ và gây "đau đớn" cho cử tri bỏ phiếu ủng hộ Trump.
Ví dụ, theo một báo Anh, tờ Guardian, Bắc Kinh phân loại ra các mặt hàng của Mỹ. tùy vào bang sản xuất ra và đánh thuế tương ứng.
Ví dụ, đậu nành của Iowa và Nebraska, hai bang ủng hộ cho Trump, sẽ chịu thuế nhập cao hơn khi bán vào Trung Quốc.
Rượu bourbon từ Kentucky, bang nhà của Mitch McConnell, lãnh đạo đảng Cộng hòa trong Thượng viện, và cam của Florida, có thể là đối tượng của mức thuế 25%.
Ngay cả nhân sâm Mỹ trồng ở Wisconsin, bang đã hạ bệ phe Dân chủ và đem lại chiến thắng cho Trump năm 2016, sẽ bị Trung Quốc trả đũa.
Nhưng theo tờ South China Morning Post ở Hong Kong, cách "gây đau đớn" này sẽ chỉ phản pháo tai hại.
Cử tri yêu mến Trump sẽ tiếp tục ủng hộ ông, cho dù Trung Quốc hay EU đánh thuế 'trả đũa' kiểu gì đi nữa.
Từ thứ Sáu tuần trước, sau khi Hoa Kỳ khai hỏa, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã mất giá cùng đồng won của Hàn Quốc và một loạt tiền châu Á.
Tuần này, Thủ tướng Lý Khắc Cường đáp xuống Berlin và sẽ gặp các đối tác châu Âu để bàn về cách đối phó với cuộc chiến thương mại mà Hoa Kỳ khởi sự.

Quan hệ đặc biệt Anh - Mỹ

Trở lại với nước Anh, tin mới nhất cho hay ông Trump sẽ tránh khu trung tâm London, nơi đông đảo người biểu tình dự kiến sẽ có mặt ngày 12 và 13/7 này.
Ông Trump nói sẽ đem tới món quà là thỏa thuận thương mại với Anh.
Theresa MayBản quyền hình ảnhPA
Đây là Brexit đúng đắn và chúng ta sẽ rời EU 
ngày 29/03/2019Thủ tướng Theresa May nói tại 
Hạ viện hôm 9/07
Nhưng văn bản 500 trang Bộ Thương mại Mỹ công bố tuần trước bị báo Anh, tờ The Independent nói là "đọc rất khó vào".
Nội dung chính là Hoa Kỳ đề cao tự do thương mại nhưng hoàn toàn theo các tiêu chuẩn kiểu Mỹ.
Ngoài 'gà ngâm chlorine' và thực phẩm biến đổi gene (GM foods), Mỹ muốn bán vào Anh một số sản phẩm cùng tên vốn đã có tại Anh như bánh Cornish pasties, xúc xích Cumberland.
Theo luật EU hiện nay, chỉ Anh Quốc mới được dùng các nhãn hiệu hàng mang tính địa phương cụ thể theo các vùng ở Anh.
Chết nỗi, vì nguồn gốc văn hóa, sắc tộc chung với Anh, ai dám bảo người Mỹ không được dùng tên hàng từ Cornwall và Cumberland?
Quan hệ Anh - Mỹ quả là đặc biệt nhưng tốt cho Anh đến đâu còn tùy vào việc ông Trump có tranh thủ ép bà May đang trong cơn nguy khốn hay không.
Tin mới nhận nói Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Boris Johnson, nhân vật hàng đầu của phe Brexit cũng tuyên bố từ chức.
Ai sẽ cùng bà May đón vị khách Number One từ Mỹ đây?

Khuyên ông Trump không nên gọi cho ông Putin, cố vấn Mỹ bị mắng là ngớ ngẩn

Nguyễn Tiến | 10/07/2018 07:15 PM
Khuyên ông Trump không nên gọi cho ông Putin, cố vấn Mỹ bị mắng là ngớ ngẩn
Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017. (Ảnh: Reuters)

Truyền thông Mỹ mới đây cho biết ông Trump mắng các cố vấn là ngớ ngẩn khi những người này khuyên ông không nên gọi điện chúc mừng ông Putin sau chiến thắng Bầu cử Tổng thống Nga 2018.

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi những cố vấn đưa ra lời khuyên không nên điện đàm với ông Putin là “những kẻ ngớ ngẩn”, New York Times đưa tin.
“Họ là những kẻ ngớ ngẩn, ông không cần để ý đến họ”, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc điện đàm vào tháng 3/2018, theo nguồn tin riêng của New York Times.
Washington Post đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định bỏ qua lời cảnh báo của các cố vấn an ninh Mỹ khi những người này khuyên ông Trump không nên gọi điện chúc mừng ông Putin sau chiến thắng tại Bầu cử Tổng thống Nga 2018. Điện Kremlin ra thông cáo cho biết cuộc điện đàm này do Washington chủ động thực hiện.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ gặp mặt vào ngày 16/7 tại thủ đô Helsinki, Phần Lan. Theo thông cáo của Điện Kremlin, ông Putin và ông Trump sẽ thảo luận về các giải pháp cải thiện quan hệ Nga – Mỹ và các vấn đề nóng trên thế giới.
Đây sẽ là lần đầu ông Putin gặp ông Trump chính thức, trước đó 2 ông chỉ tranh thủ thảo luận bên lề các sự kiện lớn như Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Đức và Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Việt Nam.

Ông Donald Trump "đòi nợ" Thủ tướng Đức 1 nghìn tỉ USD

NGỌC VÂN | 10/07/2018 01:59 PM
Ông Donald Trump "đòi nợ" Thủ tướng Đức 1 nghìn tỉ USD
Bức ảnh "gây bão" cho thấy mối quan hệ căng thẳng giữa Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Angela Merkel tại hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Canada tháng 6.2018. Ảnh: Getty Images

Tổng thống Donald Trump "chào mừng" Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc gặp lần đầu tiên bằng cách "đòi nợ" 1 nghìn tỉ USD.

Ông Donald Trump đã gặp bà Angela Merkel không lâu sau khi trở thành chủ nhân Nhà Trắng.
"Angela, bà nợ tôi 1 nghìn tỉ USD" - ông Donald Trump nói, nhắc đến khoảng cách giữa số tiền mà Đức đồng ý đóng góp cho quốc phòng theo một thỏa thuận của NATO và số tiền mà nước này thực chi trong 14 năm qua. Thông tin được tờ The Wall Street Journal đăng tải.
Cuộc trò chuyện của ông Donald Trump với bà Angela Merkel hơn 1 năm trước cho thấy quyết tâm của Mỹ yêu cầu đồng minh chi nhiều hơn cho quốc phòng - lập trường mà nhà lãnh đạo Mỹ kiên quyết trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO được tổ chức vào ngày 11-12.7.
"Mỹ chi cho NATO nhiều hơn bất cứ nước nào. Điều này thật không công bằng và không thể chấp nhận được" - ông Donald Trump viết trên Twitter hôm 9.7. "Mặc dù những nước này có tăng đóng góp kể từ khi tôi nhậm chức, nhưng họ phải làm nhiều hơn nữa. Đức đang chi ở mức 1% GDP, trong khi Mỹ chi tới 4%".
Tổng thống Donald Trump cho rằng Châu Âu hưởng lợi từ NATO nhiều hơn là Mỹ.
"Mỹ đóng góp tới 90% kinh phí của NATO, trong khi nhiều nước không chi đến 2% GDP như cam kết. Hơn thế, EU có thặng dư thương mại tới 151 triệu USD với Mỹ, với những rào cản thương mại lớn đối với hàng hóa Mỹ. KHÔNG!" - ông Donald Trump viết trên Twitter.
Tổng thống Mỹ đã phàn nàn về NATO kể từ năm 2016 khi ông thực hiện chiến dịch tranh cử và cho biết Mỹ có thể từ chối cam kết bảo vệ quốc phòng chung vì các nước đồng minh không chịu đóng góp 2% GDP như đã cam kết.
Kể từ cuộc gặp đầu tiên với Thủ tướng Angela Merkel, quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo đã căng thẳng trông thấy.
Khi bà Merkel thăm Nhà Trắng hồi tháng 4, ông Donald Trump nói: "Angela, bà cần dừng mua khí đốt của ông Putin" - hàm ý nhắc đến đường ống dẫn khí tự nhiên giữa Nga và Đức.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đáp rằng bà muốn mở rộng mua khí tự nhiên và sẽ cố gắng thuyết phục các thành viên EU thảo luận về vấn đề này trong các cuộc đàm phán thương mại.

Ông Trump nghi Trung Quốc 'phá đám' đàm phán Mỹ - Triều

Cẩm Bình | 10/07/2018 12:24 PM
Ông Trump nghi Trung Quốc 'phá đám' đàm phán Mỹ - Triều
Tổng thống Trump nêu khả năng Trung Quốc muốn làm gián đoạn tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa vì bất đồng thương mại với Mỹ - Ảnh: SCMP

Tổng thống Donald Trump ngày 9.7 cho rằng Trung Quốc có thể đang tìm cách làm gián đoạn nỗ lực phi hạt nhân hóa CHDCND Triều Tiên của Mỹ, nhưng ông tin tưởng lãnh đạo Kim Jong-un sẽ làm đúng những gì đã cam kết trong thượng đỉnh Mỹ - Triều.

Ông Trump viết trên Twitter: “Tôi tin lãnh đạo Kim Jong-un tôn trọng thỏa thuận mà chúng tôi đã ký, và quan trọng hơn là cái bắt tay của chúng tôi. Chúng tôi nhất trí giải trừ hạt nhân Triều Tiên. Trung Quốc, trái ngược lại, có thể gây áp lực tiêu cực vì những gì chúng tôi làm với họ trên lĩnh vực thương mại. Hy vọng là không”.
Ông Trump nghi Trung Quốc phá đám đàm phán Mỹ - Triều - Ảnh 1.
Ông Trump tin lãnh đạo Kim sẽ tuân thủ cam kết - Ảnh: Twitter

Dòng tweet được Tổng thống Trump đưa ra hai ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sang Bình Nhưỡng làm việc về chi tiết thỏa thuận mà hai lãnh đạo đạt được trong cuộc gặp thượng đỉnh.
Kết thúc hai ngày đàm phán, ông Pompeo cho biết hai bên đạt được tiến bộ trong nhiều vấn đề quan trọng, bao gồm cả việc xây dựng một lộ trình phi hạt nhân hóa.
Tuy nhiên, phía Bộ Ngoại giao Triều Tiên lại chỉ trích: “Mỹ đến đây với yêu cầu phi hạt nhân hóa đơn phương và sặc mùi côn đồ”.
Ông Trump nghi Trung Quốc phá đám đàm phán Mỹ - Triều - Ảnh 2.
Mỹ - Triều đưa ra tuyên bố khác nhau về kết quả cuộc đàm phán hai ngày 6 - 7.7 - Ảnh: Reuters

Chính quyền Washington đã phải dành ra khoảng thời gian dài để thuyết phục Bắc Kinh tham gia chiến dịch trừng phạt nhằm gây áp lực với Bình Nhưỡng.
Nhưng trong khi cố gắng giữ được sự ủng hộ của Trung Quốc trong đàm phán với Triều Tiên, ông Trump lại áp dụng cách tiếp cận cứng rắn trong lĩnh vực thương mại bằng động thái đánh thuế hàng hóa.
Căng thẳng giữa hai nước còn tăng cao khi Mỹ vừa cho hai tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan. Phản ứng lại hành động này, Trung Quốc chỉ trích Washington dùng “lá bài Đài Loan” hòng gây sức ép buộc nước này nhượng bộ thương mại.
Đây không phải lần đầu Tổng thống Trump tỏ ý nghi ngờ Trung Quốc khi đàm phán phi hạt nhân không đạt được tiến bộ. Chỉ vài tuần trước khi thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra, nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố Chủ tịch Tập Cận Bình đang âm thầm gây ảnh hưởng với ông Kim.

"Chia để trị": Trung Quốc đang âm thầm chinh phục châu Âu hiệu quả

Đại sứ Trần Đức Mậu | 10/07/2018 07:38 AM
"Chia để trị": Trung Quốc đang âm thầm chinh phục châu Âu hiệu quả
Ảnh EPA

Cuộc chinh phục này thầm lặng nhưng hiệu quả và không ít lần phía EU phải dùng luật bảo hộ và chống độc quyền để đối phó và ngăn cản Trung Quốc.

Vừa rồi, báo chí và truyền thông ở nước Đức đồng loạt đưa tin về việc Trung Quốc hoạt động gián điệp trong quốc hội Đức. Dân biểu và nhân viên liên quan trong quốc hội Đức không bị nêu danh cụ thể nhưng vụ việc rất cụ thể, cách thức hoạt động tình báo của Trung Quốc rất cụ thể, mức độ tiền bạc rất cụ thể.
Cơ quan bảo vệ hiến pháp Đức, tức là cơ quan phản gián của Đức, cũng đã lên tiếng, mà không hề nhẹ nhàng và cũng chẳng phải lần đầu tiên, cảnh báo về việc Trung Quốc tăng cường hoạt động tình báo chính trị ở nước Đức, bên cạnh tình báo kinh tế. Đến khi báo chí và giới truyền thông biết thì chuyện này xem ra không phải là mới nữa.
Điều đáng chú ý giới truyền thông Đức tung chuyện này ra công khai ngay trước khi diễn ra lần tham vấn thứ 7 giữa chính phủ Đức và chính phủ Trung Quốc tại Berlin (Đức). Thủ tướng Trung Quốc và gần 10 bộ trưởng Trung Quốc tham dự.
Đức thận trọng trong quan hệ với Trung Quốc
Chia để trị: Trung Quốc đang âm thầm chinh phục châu Âu hiệu quả - Ảnh 1.
Bóng đen phủ bóng xuống cuộc tham vấn giữa hai chính phủ khi Đức tố Trung Quốc hoạt động tình báo chính trị. Ảnh: Reuters
Hai năm trước đây, Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng nhiều thành viên chính phủ Đức trong tham vấn chính phủ với Trung Quốc đã để cập vấn đề này với phía Trung Quốc. Hai bên thoả thuận thành lập cơ chế tham vấn chung để xử lý.
Sự trùng hợp về thời điểm của cuộc tham vấn chính phủ giữa hai nước và những công bố của giới truyền thông Đức không thể tình cờ. Giới truyền thông Đức xem ra được bật đèn xanh cho việc phát đi thông điệp cảnh báo cả phía Trung Quốc lẫn những đối tác ở châu Âu được Trung Quốc tranh thủ từ lâu nay.
Đối với Trung Quốc, đó là thông điệp về điểm dừng. Đối với các nước châu Âu kia, đó là thông điệp về phải cảnh giác và thận trọng trong quan hệ với Trung Quốc.
Trên phương diện chính thức, Đức cũng như EU nói chung đều tỏ ra rất coi trọng và tranh thủ Trung Quốc. Nhưng rõ ràng trong thực chất vẫn luôn có sự nghi ngại rất lớn về Trung Quốc.
Cho tới nay, Trung Quốc đã tiến hành khá thành công cuộc chinh phục châu lục về kinh tế và thương mại. Hàng hoá của Trung Quốc đã ngập tràn thị trường châu Âu. Nhiều thương hiệu lừng danh của châu Âu cứ dần lọt vào tay Trung Quốc.
Cuộc chinh phục này thầm lặng nhưng hiệu quả và không ít lần phía EU phải dùng luật bảo hộ và chống độc quyền để đối phó và ngăn cản.
Mức độ chinh phục châu lục về kinh tế và thương mại như thế tự khắc sản sinh ra nhu cầu chinh phục châu lục cả về chính trị nữa đối với Trung Quốc. Hoạt động tình báo chính trị phục vụ cho chinh phục châu lục về chính trị. Trong cuộc chinh phục ấy, nước Đức đương nhiên là một trong những trọng tâm đối với Trung Quốc.
Quan hệ của Trung Quốc với Mỹ càng khó khăn, phức tạp và trắc trở thì các nước châu Âu càng thêm quan trọng đối với Trung Quốc, tức là cuộc chinh phục châu lục này có ý nghĩa càng thêm sống còn đối với Trung Quốc.
Chia để trị: Trung Quốc đang âm thầm chinh phục châu Âu hiệu quả - Ảnh 3.
Giữa Mỹ và các đồng minh, đối tác ở châu Âu càng thêm xa lạ và phân cách, như chiều hướng diẽn biến hiện tại, thì Trung Quốc càng dễ dàng và thuận lợi trong việc chinh phục các nước châu Âu.
Một trong những sách lược được Trung Quốc sử dụng thường xuyên nhất là "chia để trị", cụ thể là phân hoá nội bộ các nước châu Âu với nhau và các thành viên EU với EU.
Từ 7 năm nay, Trung Quốc khá thành công với sách lược ấy sau khi gây dựng được khuôn khổ diễn đàn tiếp xúc và tham vấn thường niên với 16 nước thành viên EU ở khu vực Trung và Đông Âu.
Việc phía Đức công khai đưa tin và cáo buộc Trung Quốc hoạt động tình báo chính trị vào thời điểm hiện tại và trong bối cảnh tình hình hiện tại ở châu Âu và nước Đức không thể không phủ bóng đen xuống cuộc tham vấn giữa hai chính phủ.
Nó cho thấy giữa hai nước này hiện còn cách rất xa mối quan hệ đối tác chiến lược thật sự và mức độ tin cậy lẫn nhau trong thực chất hiện còn cách rất xa như hai phía biểu lộ ra bên ngoài.

Triều Tiên từng ra giá 1 tỉ USD để ngừng bán tên lửa cho "kẻ thù" của Israel?

HẢI ANH | 10/07/2018 02:59 PM
Triều Tiên từng ra giá 1 tỉ USD để ngừng bán tên lửa cho "kẻ thù" của Israel?
Triều Tiên dọa bán tên lửa cho Iran. Ảnh: Getty.

Một cuốn sách mới tiết lộ Triều Tiên đe dọa bán công nghệ tên lửa đạn đạo cho Iran trừ khi Israel chịu chi cho nước này 1 tỉ USD.

Theo cựu quan chức ngoại giao Triều Tiên Thae Yong-ho - người đào thoát sang Hàn Quốc năm 2016, Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ ngừng giúp Tehran phát triển chương trình tên lửa để đổi lấy việc Israel chi 1 tỉ USD tiền mặt, Wall Street Journal đưa tin.
Ông Thae cho biết, lời đề nghị này được đại sứ Triều Tiên tại Thụy Điển Son Mu-sin thông báo cho người đồng cấp Israel Gideon Ben Ami tại một quán cà phê ở Stockholm năm 1999.
Theo cuốn sách, Israel từ chối thỏa thuận, nhưng vài ngày sau đó đề nghị viện trợ lương thực cho Triều Tiên.
Tờ Wall Street Journal cho biết chưa xác nhận được cuộc gặp cũng như lời đề nghị được nêu trong cuốn sách nói trên cũng như không thể liên lạc với Ben Ami hoặc Son Mu-sin để xác minh những thông tin này.
Tuần trước, đại sứ Ben Ami tiết lộ trên đài Kan của Israel rằng, ông tổ chức một số cuộc gặp bí mật với nhà ngoại giao Triều Tiên từ năm 1999-2002. Các cuộc gặp này do phía Bình Nhưỡng đề xuất.
Tzvi Gabbai - người khi đó là phó phụ trách vụ Châu Á của Bộ Ngoại giao Israel tiết lộ với Kan rằng, nước này đề nghị giúp Triều Tiên bằng “nông nghiệp hoặc có lẽ là về tài chính, nhưng chỉ khi nước này ngừng bán vũ khí cho Syria, Iran hoặc nếu nước này lập quan hệ ngoại giao với Israel". Ông Tzvi Gabbai cho biết đề xuất đã bị từ chối.

Chiến tranh thương mại : Hậu quả nghiêm trọng không kém suy thoái 2008

Đăng ngày 06-07-2018 Sửa đổi ngày 06-07-2018 15:18
mediaRượu vang nhập từ Mỹ tại cửa hàng Alexander Wine ở Thượng Hải. Ảnh chụp ngày 6/07/2018.REUTERS/Aly Song
Hôm nay 06/07/2018, Washington và Bắc Kinh chính thức bước vào cuộc chiến thương mại. Vào 04 giờ GMT, quyết định của Mỹ tăng thuế lên thành 25% đối với 818 mặt hàng với tổng trị giá 34 tỉ đô la nhập từ Trung Quốc - trong đó có xe hơi, ổ cứng máy tính, linh kiện máy bay - chính thức có hiệu lực. Bắc Kinh gọi đây là « cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế từ trước tới nay » và tuyên bố Trung Quốc không khai chiến với Hoa Kỳ, nhưng vì Mỹ áp thuế mới, Trung Quốc cũng đáp trả tương tự và Bắc Kinh sẽ kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới OMC.
Báo Le Monde gọi đây là cuộc chiến thương mại « điên rồ ». Hội đồng phân tích kinh tế Pháp - đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của thủ tướng Pháp - thì cảnh báo là chiến tranh Mỹ-Trung sẽ dẫn tới « cuộc chiến thượng mại diện rộng », thậm chí là « chiến tranh thương mại toàn diện ». Đây không còn là cuộc « song đấu » Mỹ-Trung mà sẽ liên quan tới cả thế giới, nhất là châu Âu và gây ra những hậu quả nghiêm trọng không kém gì Đại suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009.
Theo dự báo của Hội đồng phân tích kinh tế Pháp, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Mỹ, Trung Quốc và châu Âu sẽ giảm 3-4%, riêng Pháp sẽ mất 3% GDP, trong khi GDP của Pháp chỉ giảm 2,2% do khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy nhiên, các quốc gia nhỏ hoặc kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng hóa mới là những nước bị tác động nhiều nhất, chẳng hạn Irland, Mêhicô và Hàn Quốc sẽ mất ít nhất 10% GDP.
Hôm qua 05/07, phát ngôn viên bộ Thương Mại Trung Quốc Cao Phong cảnh báo việc Mỹ tăng thuế trên hàng hóa Trung Quốc sẽ là « gánh nặng » trên vai các tập đoàn quốc tế cung ứng hàng hóa, nhất là các sản phẩm có giá trị cao, trong đó có các công ty của Mỹ trên toàn thế giới và các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc. Phát ngôn viên bộ Thương Mại Trung Quốc nhấn mạnh là cũng có nhiều tập đoàn Mỹ lắp ráp sản phẩm tại Trung Quốc trước khi đưa về bán tại Hoa Kỳ.
Theo ông Cao Phong, trong số 34 tỉ hàng hàng hóa nhập từ Trung Quốc mà Mỹ áp thuế mới, hàng hóa của các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất tại Trung Quốc - trong đó có nhiều công ty Mỹ - chiếm tới 20 tỉ đô la, tức là 59% tổng giá trị hàng hóa bị Mỹ áp thuế mới. Như vậy là « gậy ông đập lưng ông », hay nói cách khác là theo Bắc Kinh, Washington đang « tự bắn vào chân mình ».
Nhưng một câu hỏi đặt ra là nếu kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng thì tại sao Washington vẫn quyết tâm « khai hỏa » chiến tranh thương mại ? Theo kết quả một cuộc họp hồi tháng 06/2018 của Cục Dự trữ Liên bang ( Ngân Hàng Trung Ương ) Mỹ (FED), nhưng mới được công bố hôm qua 05/07, cho dù sự bất định và các nguy cơ do các chính sách về thương mại của tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng trong thời gian qua và có thể khiến giới doanh nghiệp mất lòng tin, gây thiệt hại cho đầu tư, nhưng kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục tăng trưởng và vẫn vững chắc.

Sạt lở đồng bằng Cửu Long: Kịch bản không hồi kết

Phát Thứ Hai, ngày 09 tháng 7 năm 2018
Sạt lở đồng bằng Cửu Long: Kịch bản không hồi kết
 
Một phần tỉnh An Giang bên bờ sông Cửu Long chìm trong lũ lụt. Ảnh chụp ngày 28/9/2011REUTERS/Duc Vinh

    Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi sinh sống của khoảng 20 triệu người, là vùng canh tác nông nghiệp lớn nhất nước, nhưng do những tác động gây ra bởi các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người, cũng như những đặc tính thiên nhiên của vùng châu thổ, nên bờ sông, bờ biển của khu vực bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng.

    Sạt lở không chỉ xảy ra vào mùa mưa lũ mà ngay cả trong mùa khô, đe dọa trực tiếp đến sinh mạng, tài sản và cuộc sống của cư dân và các công trình cơ sở hạ tầng.
    Theo những tài liệu của hai Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn và Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, ĐBSCL có 562 vị trí ở bờ sông, bờ biển bị sạt lở với tổng chiều dài gần 800km, trầm trọng nhất ở An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Bạc Liêu và Cà Mau.
    Trước đây sạt lở chỉ xảy ra ở bờ biển phía Đông của bán đảo Cà Mau nhưng trong vòng vài năm gần đây cả ở phía Tây nằm trong vịnh Thái Lan. Vào tháng 5 vừa qua một số vị trí nằm trên bờ kinh Thạnh Đông, quận Cái Răng, vàm sông Ô Môn (Thành Phố Cần Thơ), bờ sông Chợ Mới Cái Côn, thuộc thị trấn Mái Dầm (Tỉnh Hậu Giang) và bờ kinh Hai Quý, thị xã Bình Minh (Tỉnh Vĩnh Long) cũng bị sạt lở, khiến nhiều nhà cửa sụp chìm trong đáy nước.
    Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn Tiến sĩ Huỳnh Long Vân, Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc châu.
    Tiến sĩ Huỳnh Long Vân09/06/2018Nghe
    RFI: Xin kính chào ông Huỳnh Long Vân, trước hết ông có thể cho biết là những nguyên nhân nào khiến bờ sông, bờ biển ĐBSCL bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng như thế?
    TS Huỳnh Long Vân: Sạt lở ở ĐBSCL do tác động cộng hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau:
    1. Các đập thủy điện thượng nguồn của Trung Quốc (TQ) giữ lại khoảng 50% khối lượng phù sa thô.
    2. Khai thác bừa bãi bùn cát làm biến dạng lòng sông và thay đổi dòng chảy (không chỉ Việt Nam mà Cam Bốt và Lào cũng nạo vét cát sông Mêkông để xuất khẩu).
    Hai nguyên nhân nêu trên phá vỡ trạng thái cân bằng có từ lâu đời của các lớp phù sa trầm tích ở ĐBSCL, khiến bờ sông bị sạt lở và bờ biển bị xói mòn khủng khiếp, riêng Cà Mau mỗi năm mất đến hàng trăm ha đất dọc bờ biển.
    3. Khai phá rừng ở thượng nguồn tạo ra lũ có tác động xói mòn trong khi đó hệ thống đê bao khép kín hầu hết những vị trí thoát lũ.
    4. Ghe máy có mã lực cao vận chuyển trên sông rạch.
    5. Địa hình và những đặc tính địa chất của ĐBSCL: ĐBSCL có địa thế thấp dễ bị ngập nước và cấu tạo bởi những lớp than bùn, phù sa xốp, đất cát pha lộn, nên có độ kết dính rất thấp, do đó dễ tan rã trước những tác động của các dòng nước xoáy và sóng to. Ngoài ra ĐBSCL có nhiều sông rạch chằng chịt thẳng góc với sông Tiền và sông Hậu, điều kiện để dòng chảy ở những nơi hợp lưu tạo ra những luồng xoáy ngầm bào khoét các bờ sôngĐiển hình là vụ sạt lở bờ sông trong tháng 5 vừa qua ở phường Thới Lợi, huyện Ô Môn, Thành Phố Cần Thơ.
    RFI: Vậy cho tới nay chính quyền Việt Nam đã thực hiện những giải pháp nào để ứng phó với tình trạng sạt lở này?
    TS Huỳnh Long Vân: Trong nhiều năm qua, chính quyền trung ương và địa phương đã đề ra những biện pháp ứng phó như xây dựng đê biển, kè bê tông, phục hồi các rừng phòng hộ, trồng các loại cây dọc bờ sông nơi có nguy cơ sạt lở, chỉ thị thiết lập bản đồ những khu vực có nguy cơ sạt lở để gia cố và thiết lập các khu tái cư. Và trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng trong tháng qua, thủ tướng đã đồng ý hỗ trợ 2.500 tỷ đồng đề khắc phục sạt lở vùng ĐBSCL.
    RFI: Nhưng vì sao những giải pháp đó không có tác động gì đáng kể trong việc ngăn chận tình trạng sạt lở ở ĐBSCL?
    Bờ biển ĐBSCL bị sạt lở nghiêm trọng do việc Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn Mêkông, khai thác nước ngầm và những tác động của biến đổi khí hậu mực nước dâng cao, mưa bão và sóng to, gió mạnh. Còn sạt lở các bờ sông là do việc khai thác bùn cát thiếu kiểm soát, bên cạnh những tác động của các đập thủy điện thượng nguồn.
    Trong khi đó những giải pháp chống sạt lở hiện nay rất tạm bợ, không mang tính chiến lược bền vững và sau đây là một số dẫn chứng cho thấy Việt Nam có vẻ thiếu tự tin, kém phần tích cực trong việc khắc phục những nguyên nhân sạt lở cốt lõi nêu trên.
    RFI : Phản ứng của Việt Nam đối với việc Trung Quốc, Lào và Cam Bốt xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông Mêkông ra sao?
    TS Huỳnh Long Vân: Ở Trung Đông, khi chính phủ Jordani công bố ý định xây đập trên dòng chính sông Jordan, Israel đã dọa sẽ dùng vũ lực và đã ngăn chặn được kế hoạch này. Trong khi đó, Việt Nam vì quá yếu so với Trung Quốc nên e dè và không đưa ra những phản đối hay đe dọa trả đũa nào.
    Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc xác định quyền sử dụng tài nguyên nước của các quốc gia nằm trong lưu vực của một dòng sông quốc tế, nhưng với điều kiện không gây tổn hại cho các quốc gia khác trong cùng lưu vực. Nhưng Việt Nam không đưa vấn đề này ra trước Liên Hiệp Quốc hay một Tòa án Quốc Tế, vì biết rằng ở diễn đàn Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc có quyền phủ quyết và thái độ trịch thượng của Trung Quốc bất chấp phán quyến của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực về đường chữ U chín đoạn (đường lưỡi bò) ở Biển Đông cho thấy con đường pháp lý sẽ không mang lại kết quả mong muốn. Ấy là chưa kể hành động này sẽ làm mất lòng ông láng giềng khổng lồ ở phía Bắc.
    Lào và Cam Bốt sẽ xây 11 đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mekong và khi đưa vào sử dụng sẽ giữ thêm 30% khối lượng phù sa, vì thế tình trạng sạt lở ở ĐBSCL sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Điều ngạc nhiên là trong số các đơn vị trúng thầu xây đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mekong lại có một công ty của Việt Nam bên cạnh nhiều tập đoàn của Trung Quốc.
    Như vậy là Việt Nam phải bó tay và chịu lép vế trước việc các quốc gia thượng nguồn khai thác tài nguyên nước gây tác hại cho ĐBSCL
    RFI : Đó là nói về nguyên nhân bên ngoài, còn về những nguyên nhân nội tại, những biện pháp đã được thực hiện cũng chẳng có tác động gì? Vì sao vậy, thưa ông?
    TS Huỳnh Long Vân: Nguyên nhân chủ yếu là tình trạng khai thác thiếu ý thức tài nguyên thiên nhiên.
    Khai thác nước ngầm phục vụ sản xuất nông ngư nghiệp khiến nền đất ĐBSCL sụt lún, làm gia tốc những tác động gây sạt lở do nước biển dâng cao dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Người dân được khuyến cáo chuyển đổi canh tác lúa sang sản xuất hoa màu tiết kiệm nước; nhưng hoa quả sản xuất không có thị trường tiêu thụ, được mùa thì mất giá gây thua lỗ, nên người dân cứ tiếp tục trồng lúa. Lúa thóc bán không hết không sợ ế ẩm, vì có thể dự trữ, không bị hư hao như rau quả.
    Việt Nam đang trên đà phát triển cần tiếp tục xây dựng các cơ sở hạ tầng, các khu kỹ nghệ, nên rất cần cát bùn để làm nền nhà và mặt bằng, vì thế việc khai thác cát sẽ không bị đình chỉ và tệ hại hơn nữa là mỗi tỉnh thành trong ĐBSCL được quyền tùy tiện cấp phép nạo vét cát trong sông.
    Phải chăng người dân ĐBSCL cam chịu số phận ngậm bồ hòn làm ngọt!
    RFI: Thưa ông Huỳnh Long Vân, như vậy tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở ĐBSCL sẽ không thể nào chấm dứt ?
    TS Huỳnh Long Vân: Mặc dù chính quyền trung ương và địa phương rất quan tâm về những tai họa này, nhưng toàn thể bờ sông, bờ biển của ĐBSCL không thể được bao bọc bởi các hệ thống đê, kè dựa trên các công nghệ tân tiến kiên cố, vì phạm vi rộng lớn, nên quá tốn kém, vượt quá khả năng tài chính của Việt Nam.
    Giả sử có thực hiện được đi nữa thì bất cứ công trình nào cũng có tuổi thọ, nên sau một thời gian sẽ suy sụp, không còn hữu dụng như trường hợp đê biển ở Gành Hào, Cà Mau là một bằng chứng cụ thể. Vì thế phải chấp nhận giải pháp tìm cách gia cố những nơi có nguy cơ sạt lở. Nhưng gia cố chỗ này, thì chỗ khác sẽ bị tác động, phá sóng nơi này, thì sóng sẽ đập vào các vị trí kế cận.
    Tóm lại tình trạng sạt lở ĐBSCL là một kịch bản gần như không có hồi kết, hay nói khác hơn đây là một chứng bệnh trầm kha nhưng không có phương cách trị liệu hữu hiệu. Như thế thử hỏi "Con đường phát triển bền vững ĐBSCL" sẽ đi về đâu?

    Bắc Kinh ra lệnh cho báo chí bớt chỉ trích Trump



    Trung Quốc lừa Mỹ và châu Âu ở WTO như thế nào?

     Đăng ngày 09-07-2018 Sửa đổi ngày 09-07-2018 16:51
    mediaPhát ngôn viên Phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc giới thiệu văn bản "Trung Quốc và Tổ chức Thương Mại Thế Giới" trong một hội nghị ngày 28/06/2018 tại Bắc Kinh.REUTERS/Stringer
    « Trung Quốc đã lừa Mỹ và châu Âu như thế nào ở Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ? » Đây là câu hỏi lớn được nhật báo kinh tế Les Echos đặt ra trong chuyên mục « Ý kiến & Bình luận » trong số ra ngày 09/07/2018.
    Năm 2001, khi Trung Quốc được kết nạp vào định chế này, cả Hoa Kỳ lẫn Liên Hiệp Châu Âu ngây thơ tin rằng Trung Quốc sẽ hướng đến nền kinh tế thị trường, phi tập trung và tôn trọng các quy định của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới - WTO. Thị trường hơn 1 tỉ dân Trung Quốc chuộng hàng Mỹ và châu Âu sẽ được mở rộng.
    Sau gần 20 năm, Mỹ và châu Âu mới tỉnh ngộ, thấy mình bị lừa. Cả hai đang trả giá vì quá ngây thơ trước thực tế của thế giới Trung Hoa, theo nhận định của bài viết trên Les Echos.
    Những lời hứa, cam kết rất chặt chẽ mà tổng thống Mỹ Bill Clinton khẳng định nhận được từ phía Bắc Kinh, càng thúc ông nhiệt tình ủng hộ ứng viên Trung Quốc năm 1999. Tuy nhiên, từ khi chính thức được kết nạp, những lời hứa đó trở thành vô nghĩa vì Trung Quốc đi theo một hướng hoàn toàn khác của định chế vì « WTO hướng đến việc tạo điều kiện cho thương mại giữa các nền kinh tế thị trường, trong đó vai trò của Nhà nước bị hạn chế ».
    Năm 2001, Trung Quốc đứng trước một thách thức lớn vì nền kinh tế nước này chủ yếu dựa vào lĩnh vực công và các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Phương Tây đưa ra thời hạn 15 năm để Bắc Kinh cổ phần hóa và tự do hóa các doanh nghiệp quốc doanh. Nếu không, toàn bộ hệ thống của WTO sẽ gặp nguy. Lời cảnh báo đang trở thành hiện thực !
    Thực vậy, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay được đánh dấu với việc tăng cường quyền lực của chủ tịch Tập Cận Bình, một chế độ ngày càng chuyên quyền, Nhà nước có mặt khắp nơi trong lĩnh vực kinh tế, trợ cấp rộng rãi và sự tồn tại dai dẳng của các doanh nghiệp Nhà nước. Thực tế này khác hoàn toàn với chuẩn của phương Tây. Và điều này cũng giải thích tại sao vào năm 2016, Washington và Bruxelles đã từ chối việc công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường, như từng hứa năm 2001.
    Sai lầm đầu tiên của phương Tây là nghĩ rằng tại Trung Quốc, tư bản Nhà nước có thể sẽ nhường chỗ cho tư bản thị trường và Bắc Kinh sẽ chấp nhận những giá trị dân chủ của phương Tây. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại cho rằng mô hình phương Tây đã lỗi thời.
    Một điểm khác biệt nữa là phương Tây và Trung Quốc không có chung « khái niệm thời gian ». Một doanh nghiệp phương Tây có thể sẽ không đầu tư vào một dự án không mang lại lợi nhuận tức thì. Tuy nhiên, Trung Quốc lại không chú trọng vào lợi nhuận trước mắt nếu như cần đến lợi ích chiến lược lâu dài. Điều này cũng giải thích tại sao Bắc Kinh lại tác động đến nền kinh tế.
    Một ví dụ cụ thể chứng tỏ kinh tế thế giới mất cân đối và sản xuất dư thừa chính là cách Trung Quốc sản xuất không tuân theo nguyên tắc của thị trường. Từ năm 2001, Bắc Kinh triển khai nhiều chương trình hỗ trợ có quy mô lớn đối với các ngành công nghiệp thép, thủy tinh, giấy và thiết bị trong lĩnh vực sản xuất ô tô. Bà Elvire Fabry, chuyên gia thuộc Viện Jacques Delors (Pháp), thẩm định « doanh nghiệp Nhà nước hiện chiếm gần 40% các tập đoàn công nghiệp chính của Trung Quốc và chiếm đến 80-90% thị phần trong các ngành công nghiệp chiến lược ».
    Trả lời Le Monde hồi tháng 06/2018 về sự ngây thơ của phương Tây, ông Pascal Lamy, cựu tổng giám đốc của WTO, cho rằng « lẽ ra chúng ta phải điều chỉnh tốt hơn ở hai điểm : trợ cấp của Nhà nước cho các doanh nghiệp và sự thâm nhập vào thị trường công ngay khi Trung Quốc phát triển nhanh chóng ».
    Chiến lược « Made in China 2025 » gây lo ngại
    Vẫn theo Les Echos, kế hoạch « Made in China 2025 » phản ánh rõ cách làm của Trung Quốc và đi ngược hoàn toàn với quy luật của nền kinh tế thị trường : « Chính phủ can thiệp có hệ thống vào thị trường Nhà nước để tạo điện kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc các doanh nghiệp Trung Quốc thống trị nền kinh tế ».
    Les Echos kết luận, đã đến lúc phải xem lại sự cân đối trong quan hệ thương mại và cải cách quy định của WTO. Có lẽ Bruxelles và Washington cũng phải mời Bắc Kinh ngồi lại vào bàn đàm phán.
    Hạt nhân : Bắc Triều Tiên lên giọng
    Hạt nhân Bắc Triều Tiên là chủ đề được Le Figaro quan tâm. Ngay sau cuộc đàm phàn thứ nhất với ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, « Bình Nhưỡng đã lên giọng » tố cáo « các phương pháp gangster » của chính quyền Mỹ.
    Thông cáo của bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên lên án những yêu cầu « đơn phương », cảnh cáo Hoa Kỳ về « sai lầm không tránh được » liên quan đến mục tiêu « phi hạt nhân hóa hoàn toàn, kiểm chứng được và không thể đảo ngược » của Washington. Ngoại trưởng Mỹ cũng đáp trả ngay lập tức tại Tokyo : « Nếu đó là những yêu cầu của bọn gangster thì cả thế giới là gangster vì Hội Đồng Bảo An hoàn toàn nhất trí về những việc cần làm »đối với Bắc Triều Tiên.
    Le Figaro cho biết các cuộc đàm phán song phương rất tế nhị. Phía Mỹ chỉ trích chế độ Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân căn cứ vào ảnh vệ tinh chụp gần đây. Bắc Triều Tiên đòi được nương tay ngay lập tức trong khi Washington yêu cầu Bình Nhưỡng giao đầu đạn hạt nhân và phi hạt nhân hóa trước đã.
    Đằng sau những phát biểu cứng rắn, « cả hai lãnh đạo có một lợi ích chung là khai thác vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên phục vụ kế hoạch trong nước », theo đánh giá của chuyên gia Cheong Seong Chang của Viện Sejong ở Seoul. Phía tổng thống Mỹ cần quảng bá thành công ngoại giao trong bối cảnh bầu cử bán phần Nghị Viện. Phía lãnh đạo Kim Jong Un cần sự giảm nhẹ trừng phạt của quốc tế để thúc đẩy nền kinh tế bấp bênh và tiếp tục duy trì quyền lực.
    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chính thức thâu tóm quyền lực
    Thời sự quốc tế được chú ý với sự kiện « tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan chính thức thâu tóm quyền lực » ngày hôm nay, như nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos, sau khi thắng ngay từ vòng 1 cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện trước thời hạn. « Tại Thổ Nhĩ Kỳ, thêm một đợt thanh trừng mới trước khả năng dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp », theo thông tin của La Croix, với hơn 18.000 công chức bị sa thải.
    Trong khi đó, « phe đối lập bị chia rẽ vì thất bại trước Erdogan » là bài viết trên Le Monde. Liên minh tình thế hình thành từ các phe đối lập, Cộng Hoà, dân tuý và phe Hồi Giáo, ngừng hoạt động. Phe dân túy Thổ Nhĩ Kỳ không loại trừ khả năng liên kết với đảng cầm quyền AKP của tổng thống Erdogan.
    Luân Đôn chọn « Brexit mềm »
    Hạn chế tự do đi lại của công dân để lấy lại quyền kiểm soát chính sách nhập cư nhưng không giới hạn lưu thông hàng hòa để tiếp tục trao đổi thương mại với Liên Hiệp Châu Âu nhằm hạn chế thiệt hại mà các doanh nghiệp Anh có thể bị liên đới. Ngày 06/07/2018, « Luân Đôn đã chọn con đường "soft Brexit" », theo thông tin của Les Echos. Còn với Le Monde, thủ tướng « May buộc chính phủ theo "Brexit mềm" ».
    Cụ thể, theo thông cáo sau buổi họp nội các, chính phủ Anh đề xuất « hình thành vùng tự do trao đổi giữa Anh Quốc và Liên Hiệp Châu Âu với các quy định chung về tài sản công nghiệp và nông phẩm ». Tuy nhiên, đề xuất của chính phủ đã bị phe đối lập Công Đảng và nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chỉ trích gay gắt suốt cuối tuần qua. Vấn đề ở chỗ Bruxelles sẽ chào đón đề xuất của chính phủ Anh như thế nào ?
    Trang nhất : Tổng thống Pháp tìm hơi thở mới
    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đọc bài diễn văn thường niên trước Quốc Hội lưỡng viện ngày 09/07 tại điện Versailles là sự kiện được các báo chú ý trên trang nhất.
    Le Monde cho rằng « Trước Nghị Viện, Macron tìm đà tiến mới ». Le Figaro có cùng nhận định : « Đang gặp khó khăn, Macron muốn tìm hơi thở mới ». Libération đăng chân dung ông Macron trên trang nhất với hàng tựa « Tình trạng thất sủng » vì tổng thống Pháp ngày càng bị chỉ trích vì cách điều hành quân chủ và tỉ lệ tín nhiệm sụt giảm, dù vẫn được 1/3 dân Pháp ủng hộ
    Theo nhận định của Le Monde, đây cũng là dịp để tổng thống Pháp trấn an phe đa số, mà trong nội bộ đang có nhiều tiếng nói yêu cầu tập trung đến mảng xã hội, trong khi ông Macron giữ ý định thiên về cánh hữu nhằm chia rẽ đối lập. Ngoài ra, ông Macron cũng nhấn mạnh đến những cải cách đang được tiến hành, trình bày tầm nhìn về hiện trạng của nước Pháp, của châu Âu và đưa ra các triển vọng phát triển.
    Sau bài diễn văn, sẽ có tranh luận nhưng không bỏ phiếu. Chính điều này khiến một bộ phận nghị sĩ lên án cách điều hành « theo kiểu quân chủ ».
    World Cup 2018 : « Những con Quỷ đỏ » đấu với « Gà trống Gaulois »
    Hai nước láng giềng Pháp và Bỉ sẽ đối đầu nhau trong khuôn khổ bán kết Cúp Bóng đá thế giới vào ngày 10/07. Một trận đấu được Le Monde so sánh là « ngày hội xóm giềng ». Vương Quốc Bỉ vẫn là một đối thủ khó nhằn của đội tuyển Pháp kể từ năm 1904.
    Một trận đấu hứa hẹn gay cấn vì theo Libération, hiện Bỉ đang có « những tài năng của mọi con Quỷ đỏ ». Đội tuyển Bỉ đã đạt được trình độ như mong đợi và huấn luyện viên Roberto Martinez đã thành công trong việc để những con quỷ đơn độc cùng đoàn kết thi đấu.

    Lầu Năm Góc phản pháo cáo buộc “quân bài Đài Loan” của Trung Quốc

    Đỗ Quyên | 10/07/2018 10:56 AM
    Lầu Năm Góc phản pháo cáo buộc “quân bài Đài Loan” của Trung Quốc
    Khu trục hạm USS Benfold. Ảnh: Hải quân Mỹ.

    Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 9-7 khẳng định việc đưa 2 tàu chiến Mỹ qua eo biển Đài Loan hồi cuối tuần rồi là hợp pháp, sau khi Trung Quốc cáo buộc Mỹ chơi "quân bài Đài Loan" khi tranh chấp thương mại giữa hai nước tăng nhiệt.

    Theo Reuters, Đại tá Robert Manning, Giám đốc hoạt động báo chí của Lầu Năm Góc nói rằng hành trình của các tàu chiến Mỹ qua eo biển Đài Loan nằm trong vùng biển quốc tế nên Hải quân Mỹ có quyền đi qua.
    Ông Manning từ chối bình luận về thời gian cụ thể của chuyến đi. "Chúng tôi có thể bay, đi lại và vận hành ở nơi chúng tôi muốn"- ông Manning nói. "Điều đó hoàn toàn được phép theo pháp luật".
    Theo tuyên bố từ Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, hai tàu khu trục USS Mustin và USS Benfold đã thực hiện chuyến đi thường lệ qua các vùng biển quốc tế của eo biển Đài Loan hôm 7 và 8-7.
    "Hải quân Mỹ sẽ nhiều lần đi từ biển Hoa Đông sang biển Đông qua khu vực này vì nhiều lý do tác chiến khác nhau"- Trung tá Christopher Logan, người phát ngôn Lầu Năm Góc nói với The South China Morning Post.
    Ông Logan không cho biết những lý do tác chiến của những chuyến đi này là gì.
    Hôm 8-7, quan chức đứng đầu của Trung Quốc về các vấn đề Đài Loan lên tiếng phản đối chuyến đi của tàu chiến Mỹ và cáo buộc Washington chơi "quân bài Đài Loan".
    Ông Liu Jieyi, Giám đốc Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc – đồng thời là cựu đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, nói rằng Mỹ đang sử dụng "quân bài" này một số lần với những mục đích rõ ràng.
    "Chúng tôi kiên quyết phản đối bất kỳ động thái nào gây tổn hại đến lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Chúng tôi sẽ không chấp nhận điều đó "- ông Liu nói bên lề một diễn đàn về các mối quan hệ qua eo biển ở Hàng Châu.
    Ông này nhấn mạnh thêm: "Công chúng Đài Loan nên hiểu rõ mục đích thực sự đằng sau những động thái của Mỹ và không giúp họ chơi "quân bài Đài Loan".
    Trong khi đó, thông cáo từ cơ quan phòng vệ Đài Loan hôm 7-7 nói rằng hai tàu Mỹ di chuyển theo hướng Đông Bắc, đồng thời khẳng định chuyến đi này phù hợp với quy định quốc tế. Đây là chuyến đi đầu tiên của tàu Hải quân Mỹ tới khu vực này trong một năm qua sau một loạt các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc xung quanh hòn đảo này, vốn cũng gây ra căng thẳng giữa Đài Bắc và Bắc Kinh.
    Theo Reuters, các quan chức Mỹ trước đó tiết lộ rằng nước này đã xem xét những kế hoạch đưa tàu sân bay vào khu vực nói trên một lần trong năm nay nhưng cuối cùng đã không chốt kế hoạch này, có thể bởi lo ngại về Trung Quốc. Lần cuối cùng một tàu sân bay Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan là vào năm 2007, trong thời gian của chính quyền của Tổng thống George W. Bush và một số quan chức quân sự Mỹ cho rằng việc đưa tàu sân bay qua khu vực này quá chậm trễ.
    Theo Giám đốc chương trình châu Á tại Trung tâm Wilson, ông Abraham Denmark, Mỹ đưa tàu quân sự qua eo biển Đài Loan nhằm thể hiện sự ủng hộ tiếp tục với Đài Loan và sự sẵn sàng thực hiện quyền trên biển tại vùng sát bên Trung Quốc.

    Trong chiến tranh thương mại với Mỹ, Bắc Kinh lo sợ về lĩnh vực tài chính

    Tổng thống Donald Trump (Trái) và Chủ tịch Tập Cận Bình
    Tổng thống Donald Trump (Trái) và Chủ tịch Tập Cận Bình
    Hôm 9/7, tờ ‘The Diplomat’ cho đăng một bài viết, trong đó cho rằng Bắc Kinh lo sợ về lĩnh vực tài chính trong chiến tranh thương mại với Mỹ.
    Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc – 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới – chính thức bắt đầu vào tuần trước. Tuy nhiên, ngay cả trước khi 2 quốc gia bắt đầu áp đặt thuế quan đối với hàng hóa của nhau, thì thị trường tài chính của Trung Quốc cũng đã trải qua những biến động nghiêm trọng. Đối mặt với triển vọng thị trường ảm đạm như vậy, các cơ quan quản lý tài chính Trung Quốc đã nhiều lần thể rằng Trung Quốc sẽ “kiên quyết ngăn chặn rủi ro tài chính hệ thống”.
    Theo ‘The Diplmat’ thị trường chứng khoán và tiền tệ của Trung Quốc cho đến nay đã chịu áp lực đáng kể.
    Ví dụ như, chỉ số chứng khoán tổng hợp Thượng Hải, đã giảm từ 3.200 điểm vào cuối tháng 5, xuống còn gần 2.700 điểm.
    Ngày 2/7, đồng Nhân dân tệ Trung Quốc (RMB) đã giảm qua mốc tâm lý 6,7 RMB so với đồng đô la Mỹ, chạm mức thấp nhất trong gần một năm qua.
    Cũng trong ngày 2/7, Trung Quốc thành lập lại Ủy ban Phát triển và Ổn định Tài chính, với sự tham gia của tất cả các quan chức tài chính hàng đầu của Trung Quốc, bao gồm ông Lưu Hạc (Phó thủ tướng, cố vấn kinh tế hàng đầu của chủ tịch Trung Quốc), ông Dịch Cương (Thống đống ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc), và ông Quách Thụ Thanh (Chủ tịch Ủy ban Điều hành Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc.
    Theo Tân Hoa Xã, ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Ủy ban này là “thực hiện triển khai để giành chiến thắng trong các trận đánh kiểm soát rủi ro lớn”.
    Ủy ban đã thực hiện một “kế hoạch hành động 3 năm”, trong đó thúc đẩy cải cách tài chính và mở cửa, duy trì chính sách tiền tệ ổn định và trung lập, duy trì tính thanh khoản hợp lý và đầy đủ trên thị trường tài chính.
    Tân Hoa Xã nhấn mạnh Ủy ban “hoàn toàn tự tin” rằng Trung Quốc có “điều kiện thuận lợi để chiến thắng trong các trận chiến kiểm soát rủi ro lớn, và giải quyết các rủi ro bên ngoài”.
    Cùng ngày, Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải đã tổ chức một cuộc họp cán bộ, thúc giục tất cả các nhân viên “giữ vững điểm mấu chốt không có rủi ro hệ thống, với một ý chí mạnh mẽ như sắt thép”.
    Ngày 3/7, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố một cuộc phỏng vấn với Thống đốc Dịch Cương về tình hình thị trường ngoại hối gần đây, trong đó ông Dịch nói rằng sự biến động của đồng Nhân dân tệ “chủ yếu bị ảnh hưởng bởi sức mạnh của đồng Đô la Mỹ và những bất ổn bên ngoài”, trong khi “toàn bộ những rủi ro tài chỉnh đang được kiểm soát”.
    “Chúng tôi sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ trung lập và lành mạnh … và duy trì tỷ giá nhân dân tệ đại thể ổn định ở mức độ thích ứng và cân bằng”, ông Dịch nhấn mạnh.
    Ngày 5/7, ông Quách Thụ Thanh cũng có một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với các phương tiện truyền thông Trung Quốc, trong đó ông đặc biệt nói đến cuộc chiến thương mại với Mỹ, cũng như nói về nền kinh tế Trung Quốc.
    “Cuộc chiến chống lại thương mại và đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, nói chung là một cú đánh vào các công ty đa quốc gia, bao gồm rất nhiều doanh nghiệp Mỹ. Cuối cùng, chiến tranh thương mại tất phải thất bại”, ông Quách ‘huênh hoang’ tuyên bố.
    Trong khi chiến tranh thương mại đang thu hút tất cả sự chú ý, và đổ lỗi cho sự bất ổn của khu vực tài chính, các chuyên gia tài chính từ lâu đã cảnh báo về khả năng biến động. Vào cuối năm 2017, trước khi nghỉ hưu, ông Chu Tiểu Xuyên (Zhou Xiaochuan), cựu thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, đã công khai cảnh báo về những rủi ro tài chính mang tính hệ thống của Trung Quốc trong những hoàn cảnh khác nhau.
    Như tờ ‘The Diplomat’ trước đây đã lưu ý, ông Chu thậm chí đã viết một bài báo dài, giải thích những rủi ro hệ thống của Trung Quốc với những ngôn từ ngay ngắt khác thường. Ông Chu cho rằng: “Ngành tài chính của Trung Quốc đang và sẽ ở trong một giai đoạn có rủi ro cao, dễ nổ ra. Dưới áp lực của nhiều yếu tố ở trong nước và nước ngoài, rủi ro là rất nhiều, rộng khắp, ẩn giấu, phức tạp, đột ngột, dễ lây lan và nguy hiểm. Sự mất cân bằng về cơ cấu là nổi bật; vi phạm pháp luật và rối loạn đang lan tràn; rủi ro tiềm ẩn đang tích luỹ; [và tính dễ bị tổn thương của hệ thống tài chính] rõ ràng đang tăng lên”.
    Bây giờ những rủi ro tài chính có hệ thống đó, như ông Chu đã dự đoán, dường như hiện ra ‘lù lù’ trên đường chân trời, theo ‘The Diplomat’.
    Phạm Duy

    Chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh nhất thế giới trước cuộc chiến thương mại với Mỹ

    Inline image
    Chứng khoán Trung Quốc đại lục đang trở thành thị trường hoạt động kém nhất thế giới trong năm nay, một dấu hiệu thể hiện những lo ngại của giới đầu tư đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, mức độ tồi tệ sẽ chưa kết thúc chừng nào cuộc chiến thương mại giữa chính quyền Bắc Kinh và Washington chưa dừng lại.
    Một ngày trước khi Mỹ và Trung Quốc khai hỏa một cuộc chiến thương mại, các chỉ số chứng khoán đang dẫn đầu danh sách những thị trường hoạt động tồi tệ nhất thế giới.
    Cụ thể, hãng tin CNBC cho biết chỉ số Shanghai Composite Index giảm 23% kể từ mức đỉnh đạt được ngày 24/1, còn chỉ số Shenzen giảm 22%. Tại Mỹ, chỉ số S&P 500 mới giảm 5% kể từ mức đỉnh ghi nhận ngày 26/1.
    Chứng khoán Trung Quốc đang giảm mạnh nhất thế giới, nhưng có thể chưa dừng ở đóChứng khoán Trung Quốc giảm mạnh nhất từ đầu năm (tính đến hết ngày 6/7). (Nguồn: Indexq)
    Sự sa sút của thị trường cổ phiếu Trung Quốc diễn ra ngay cả trước khi quyết định đánh thuế của Mỹ trị giá 34 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 6/7, phát súng khởi đầu cho một cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
    Trong đợt đánh thuế lần này, Mỹ nhắm 818 mặt hàng, từ thiết bị nông nghiệp cho đến thiết bị bán dẫn và các linh kiện máy bay nhập khẩu từ Trung Quốc.
    Liên quan đến việc giải quyết vụ xung đột thương mại này, các chiến lược gia của ngân hàng Wells Fargo nhận định rằng có 80% khả năng các cuộc đàm phán về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian rất lâu, và điều đó sẽ khiến cho thị trường chứng khoán Trung Quốc còn tiếp tục chịu áp lực.
    “Kịch bản cơ bản mà chúng tôi đưa ra là: Hãy thắt chặt dây an toàn,” chiến lược gia Peter Donisanu của Wells Fargo khuyến nghị các nhà đầu tư, cho rằng cuộc đàm về thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ kéo dài và căng thẳng thương mại có thể sẽ biến thành một cuộc chiến toàn diện.
    Sau khi Mỹ chính thức áp mức thuế 25% đối với hàng nhập của Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh cũng tuyên bố đáp trả với quy mô tương đương và có hiệu lực ngay từ ngày 6/7.
    Chứng khoán Trung Quốc đang giảm mạnh nhất thế giới, nhưng có thể chưa dừng ở đóMỹ áp mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc, Bắc Kinh trả đũa. (Ảnh: Shutterstocks)
    Theo chiến lược gia Donisanu, cuộc chiến thương mại leo thang sẽ ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng kinh tế vốn đang giảm tốc của Trung Quốc.
    “Đà tăng trưởng vốn đã chậm lại có thể còn sa sút hơn nữa và dẫn đến một loạt những lo ngại mà chúng ta đang cảm nhận, rằng kinh tế Trung Quốc sẽ rơi khỏi vách đá.”
    Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới suy yếu do một cuộc chiến thương mại có thể tác động đến tất cả những nước làm ăn với nó.
    Chiến lược gia Donisanu cho rằng mối lo ngại lớn là điều gì sẽ xảy ra tiếp nếu Mỹ tiếp tục tiến hành áp mức thuế 10% đối với lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc sau khi chính quyền Bắc Kinh trả đũa gói đánh thuế thứ nhất từ Washington.
    Có lẽ không chỉ 200 tỷ USD, Tổng thống Donald Trump trong một phát biểu với các phóng viên ngày 5/7 (giờ Mỹ) còn cảnh báo rằng tổng giá trị các thuế có thể sẽ lên đến 550 tỷ USD, vượt xa kim ngạch nhập khẩu hàng hóa hàng năm của Mỹ từ Trung Quốc.
    Kể từ đầu năm nay, quan hệ thương mại Mỹ – Trung đã đi từ đe dọa đánh thuế cho đến hiện thực, rồi lại đến đe dọa.
    Lo ngại chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh của các doanh nghiệp, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại để tăng cường cho vay.
    Và trước tình trạng căng thẳng leo thang, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã một chủ đề để phỏng đoán khi đồng tiền này gần đây đã rớt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.
    Diễn biến đó đã tạo ra đồn đoán rằng Trung Quốc có thể đang cố ý phá giá đồng Nhân dân tệ để giành “cửa trên” nếu hàng hóa nước này tiếp tục bị đánh thuế.
    Tuy nhiên, chiến lược gia Dylan Riddle của hãng IFF cho rằng đồng Nhân dân tệ giảm giá gần đây là do sau khi đã được giữ ở mức quá cao, và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung kích hoạt đợt giảm giá của đồng tiền này.
    Nhiều chiến lược gia tiền tệ cũng cho rằng Trung Quốc sẽ không dùng Nhân dân tệ làm vũ khí, do đó kịch bản phá giá tiền tệ khó có thể xảy ra, vì nếu xảy ra nó sẽ khiến dòng tiền rời khỏi Trung Quốc.
    Trang tin SCMP dẫn lời một số chuyên gia phân tích nhận định mối lo ngại lớn nhất đối với thị trường hiện nay là không thể đoán trước được cuộc chiến thương mại sẽ diễn biến theo chiều hướng nào và mức độ leo thang của nó sẽ đến đâu.
    Minh Tuệ

    "Siêu vũ khí" của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

    Ngọc Nguyễn - Thi Anh | 23/06/2018 07:28 AM
    "Siêu vũ khí" của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ
    Người dân xếp hàng bên ngoài một cửa hàng Apple tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters

    Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu tẩy chay các sản phẩm của Mỹ? Ngừng uống Starbucks? Ngừng dùng iPhones?

    Với số dân lên tới 1,4 tỷ, Trung Quốc sở hữu 1 loại vũ khí không một quốc gia nào trên thế giới có thể so sánh được và đặc biệt hiệu quả trong các cuộc chiến thương mại.
    Năm ngoái, do thất vọng trước quyết định của chính quyền Seoul về việc triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ trong lãnh thổ, Trung Quốc đã gia tăng sức ép bằng một chiêu thức: Tẩy chay các loại hàng hóa và dịch vụ đến từ xứ kim chi.
    Siêu vũ khí của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ - Ảnh 1.
    Một loạt các chiến dịch tẩy chay do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn đã khiến doanh số bán hàng của hãng Hyundai tại Trung Quốc giảm hơn 1/2, lượng khách du lịch Trung Quốc tới Hàn Quốc giảm tới hơn 60%. 55 siêu thị do hãng Lotte quản lý ở Trung Quốc cũng phải tạm ngừng hoạt động.
    Chiêu thức nào cho Trung Quốc?
    Nhiều công ty lớn của Mỹ đang đặt vận mệnh của mình vào thị trường Trung Quốc, nơi tầng lớp trung lưu đang phình lớn và thu nhập thì tăng cao. Đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi trong 6 năm từ năm 2009 - năm 2015. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ của Mỹ tại thị trường Trung Quốc là 550 tỷ USD.
    "Mọi việc có thể trở nên khá tồi tệ", bà Deborah Elms, nhà sáng lập tổ chức Trung tâm Thương mại Châu Á, một công ty tư vấn thương mại có trụ sở tại Singapore nhận định.
    "Thậm chí kịch bản đen tối cho các công ty còn không liên quan tới chính phủ. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu tẩy chay các sản phẩm của Mỹ? Ngừng uống Starbucks? Ngừng dùng iPhones?"
    "Chính phủ Trung Quốc có thể dễ dàng yêu cầu thắt chặt kiểm duyệt hải quan, kéo dài thời gian xử lý giấy tờ và áp hàng loạt quy định mà trước nay chưa từng sử dụng".
    Trước đe dọa tăng thuế của Tổng thống Trump, Trung Quốc đã đáp trả bằng đe dọa áp thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu như đậu tương, máy bay và nhiều sản phẩm khác của Mỹ. Tuy nhiên, với số lượng hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ ít hơn so với lượng hàng Trung Quốc mà Mỹ nhập về, Bắc Kinh có thể "trả đũa" bằng nhiều cách khác.
    Siêu vũ khí của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ - Ảnh 2.
    Chính phủ Trung Quốc có thể đề nghị người dân tẩy chay hàng hóa Mỹ. Ảnh minh họa: Cửa hàng McDonald's ở Trung Quốc - Reuters
    Chính phủ Trung Quốc có thể đề nghị người dân "ngừng tới ăn uống tại hệ thống đồ ăn nhanh KFC hoặc mua sắm bất cứ loại sản phẩm nào nhập khẩu từ nước Mỹ", ông Bill Reinsch, cố vấn cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho hay. 
    Siêu vũ khí của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ - Ảnh 3.
    Điều đó có thể gây khó khăn trong kế hoạch tăng gấp đôi con số 3.300 cửa hàng hiện tại của hãng Starbuck tại Trung Quốc, đe dọa mức tăng trưởng gần 8% mà hãng ô tô General Motors vừa đạt được trong quý 1/2018 và khiến cho kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Mỹ ảnh hưởng nghiêm trọng.
    Giới chức Trung Quốc cũng có thể gây trở ngại cho các công ty này thông qua các đạo luật chống độc quyền và phản gián nhằm tăng cường khả năng kiểm soát hoạt động của các công ty. Họ có thể vô hiệu hóa bằng sáng chế, ban hành nhiều loại giấy phép bắt buộc để điều chế thuốc gốc.
    Theo ông Reinsch, Trung Quốc có thể gây gián đoạn cho hoạt động cung ứng của các công ty Mỹ khiến cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc bị chậm trễ. Trong trường hợp của iPhone, họ có thể kiểm tra cơ sở sản xuất của Foxconn và tìm ra những sai phạm để buộc Apple ngừng sản xuất trong 3 tháng.
    Đều là kẻ thua cuộc
    Nhà Trắng cho biết chính quyền Mỹ đã sẵn sàng đón đợi các đòn trả đũa từ Trung Quốc ngoài động thái tăng cường thuế quan, nhưng khẳng định rằng Trung Quốc có nhiều thứ để mất hơn Mỹ trong một cuộc chiến thương mại.
    Hội đồng kinh doanh Mỹ - Trung Quốc, đại diện cho các công ty Mỹ kinh doanh tại Trung Quốc, cho biết thị trường thực tế lớn hơn nhiều so với con số 130 tỷ USD giá trị hàng hóa Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc mà chính quyền tổng thống Trump đang tập trung vào.
    Riêng trong năm ngoái, tổng giá trị dịch vụ xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc trị giá khoảng 60 tỷ đô la Mỹ và giá trị lượng hàng hóa xuất khẩu sang Hong Kong trị giá tới 40 tỷ USD, phần lớn số hàng hóa này cuối cùng sẽ được tiêu thụ tại thị trường nội địa Trung Quốc.
    Khi kết hợp các con số này với nhau, Trung Quốc sẽ là 1 thị trường trị giá khoảng 550 tỷ USD đối với các công ty Mỹ. Đây là nhận định của bà Erin Ennis, phó chủ tịch cấp cao tại Hội đồng kinh doanh Mỹ-Trung Quốc.
    Trung Quốc cũng có thể mở cửa thị trường một cách chọn lọc trong nhiều khu vực nhất định cho các công ty thuộc Liên minh châu Âu hoặc Nhật Bản, nhưng loại trừ Mỹ.
    Tuy nhiên, bà Ennis không đồng tình với giả thiết Trung Quốc sẽ "giành chiến thắng" một cuộc chiến thương mại chống lại Mỹ, bởi vì "Tôi nghĩ cả hai nước đều là kẻ thua cuộc trong trường hợp xảy ra chiến tranh thương mại".
    Tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu tất nhiên sẽ bị giảm sút vài phần trăm từ cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
    Cũng có nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ không muốn sử dụng các biện pháp cực đoan đẩy tình thế đi qua xa, tới mức không thể kiểm soát được và phá vỡ các quy tắc thương mại của quốc tế.
    Tính đến thời điểm hiện tại, chính quyền Bắc Kinh vẫn đưa ra các tuyên bố thận trọng bằng cách "kết hợp hiệu quả các biện pháp trả đũa cả về số lượng và chất lượng" để đáp trả quyết định áp thuế mới nhất của ông Trump.
    "Tôi nghĩ rằng Trung Quốc vẫn muốn được thế giới nhìn nhận là bên tuân thủ nguyên tắc", ông Edward Alden, chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại nhận định.

    Đạo nghĩa vợ chồng và con đường trở về cõi hạnh phúc bất diệt

    Inline image
    Hàng trăm nghìn năm nay, trong truyền thuyết và lịch sử nhân loại có rất nhiều câu chuyện về tình yêu và hôn nhân. Có vô số đôi nam nữ đã dùng sinh mệnh và tinh thần của mình để diễn những cảnh vui buồn hợp tan, yêu hận tình thù, lưu lại cho người đời sau suy ngẫm và thức tỉnh.
    Nội hàm văn hoá của các câu chuyện tình yêu và hôn nhân
    Những lịch sử, thời không và cơ duyên khác nhau biểu hiện nội hàm văn hóa khác nhau. Bi kịch của “Romeo và Juliet” đã thể hiện một  tình yêu dũng cảm có thể hóa giải mọi sự gián cách và hận thù nơi thế gian. “Ngưu Lang – Chức Nữ” thể hiện phẩm đức hiếu thuận, cần cù lao động sẽ được Thần giúp đỡ quan tâm, lưu lại một tác phẩm kinh điển cho người đời. “Bá Vương biệt Cơ” biểu đạt người anh hùng đến bước đường cùng và cận kề cái chết. Tình yêu chân thành của “Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài” có thể siêu việt cõi âm dương, linh hồn của họ hóa thành đôi bướm.
    Sự khác nhau về địa vị, chủng tộc, tình cảm cũng sẽ biểu hiện những quy phạm xã hội khác nhau. Đường Thái Tông Lý Thế Dân cùng vợ là Trưởng Tôn hoàng hậu, Tạng Vương Tùng Tán Can Bố cùng với công chúa Văn Thành đã trở thành hình mẫu được các quân vương đời sau kính ngưỡng. Nhạc Vũ Mục đối đãi với người vợ trước vì chiến loạn mà phải lìa xa, đối đãi với người vợ sau không sợ bần hàn, ân nghĩa thủy chung, đó thật là bản tính chân thành của bậc hào kiệt. Trác Văn Quân cùng với Tư Mã Tương Như bán rượu nơi phố chợ ồn ào, không chút tơ màng đến giai tầng giàu sang, đã trở thành giai thoại nghìn thu của biết bao cặp đôi tài tử giai nhân phong lưu đa tình.
    Đạo chung sống giữa vợ chồng cũng cần phải tuân theo ý nghĩa vĩnh hằng, không thay đổi. (Ảnh: pinterest.com)
    Những con người với các vai diễn, cảnh giới và sứ mệnh khác nhau thể hiện những sự lựa chọn khác nhau của sinh mệnh. Con gái của Tần Mục Công cùng chàng thanh niên thổi tiêu sống ẩn cư ở núi Hoa Sơn, cầm sắc cùng chung nhịp điệu, ý hợp tâm đầu, dùng đạo nghệ để mà thăng hoa tầng thứ sinh mệnh, sau cả hai đều cưỡi rồng cưỡi phượng mà trở về thiên giới.
    Vợ chồng tráng sĩ cải cách Đàm Tự Đồng, nàng gảy đàn, chàng múa kiếm, người khẳng khái hy sinh vì chính nghĩa, người thủ tiết tới già. Vợ chồng đệ tử Phật Thích Ca Mâu Ni là Ma Ha Ca Diếp và thiện nữ Diệu Hiền cùng nhau cầu Đạo, 14 năm tuân thủ giới luật, cuối cùng tu thành chính quả, lưu lại một truyền kỳ về sự tinh tấn tu hành.
    Ngược lại, Thương Trụ bị con cáo chín đuôi mê hoặc phóng túng dục vọng mà hủy mất cả cơ nghiệp của tổ tiên, Ngô Vương Phù Sai bị mỹ sắc làm cho mê muội mà nước mất nhà tan, cha con Đổng Trác với Lã Bố tranh nhau nàng Điêu Thuyền, Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên dâm loạn giết người, giết hại người thân, lưu lại tiếng ác muôn đời. Những chuyện như vậy nhiều không kể xiết.
    Đạo nghĩa vợ chồng trong văn hóa Thần truyền
    Chuyện yêu đương kết hôn của nam nữ, là kết quả của duyên phận quá khứ và hiện tại, có mối quan hệ với cả dân tộc, gia đình, cha mẹ, con cái; có tác dụng sâu sắc và ý nghĩa trọng đại ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức, sức khỏe, lễ nghĩa, luân lý, cảm thụ của con người. Cho nên, tự cổ các bậc Thánh hiền giảng rằng, cái đạo giữa vợ chồng là luân thường đạo lý to lớn nơi thế gian con người.
    Cảm xúc giữa nam nữ xuất phát từ sự công bình, thuần khiết và tịnh hóa tâm linh; vợ chồng sống chung với nhau cốt ở trách nhiệm, tôn trọng và trân quý nhau. Lấy kinh nghiệm của cha mẹ làm gương để quan sát tâm hồn, thói quen trong sinh hoạt, sức khỏe của bản thân, đoan chính dung mạo, phẩm đức tài hoa của tự mình. Những tiêu chuẩn và điều kiện này đã tổng hợp nên kinh nghiệm và giáo huấn, lý trí và tình cảm, tiên thiên và hậu thiên của con người. Nó cũng trở thành điều tất yếu của cuộc hôn nhân mỹ mãn, bền vững, chứng minh cho đạo lý “nhân lành quả ngọt”. Cũng là vì để bảo vệ sự phát triển và sinh tồn của loài người, cũng là Thần đã lưu lại văn hóa tình yêu và hôn nhân cho nhân loại.
    Muốn yêu thì phải nắm cho toàn diện cái tâm của người ta, chính là phải thấu hiểu người bạn đời của mình, có như thế mới là tri âm tri kỷ. (Ảnh: pixabay.com)
    Hôn nhân là điều cần thiết để nhân loại sinh sôi phát triển, cũng là lời hứa đối với Thần linh, trời đất, cha mẹ và nửa kia của mình. Phong tục, nghi lễ cưới xin ở phương Tây và phương Đông đều thể hiện ý nghĩa thần thánh này. Dù cuộc hôn nhân đó có quá trình dài lâu hay ngắn ngủi thì đều yêu cầu cả người nam lẫn người nữ phải một lòng chung thủy son sắt, dù nghèo khó, bệnh tật hay trong những lúc nguy nan, sống chết cũng không được phản bội và từ bỏ nhau. Vợ chồng phải tuân thủ lời thề đối với Thần, tôn trọng bù đắp cho nhau, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, sát cánh cùng nhau tới già để thực hiện lời hứa của mình.
    Trong mối hôn nhân thiện duyên, nam nữ cũng phải thời khắc cảnh giác, không được vì tình ái mà phóng túng dục vọng, không vì tình ái mà công tư không phân minh, không vì tình ái mà quá đau thương mất đi chí hướng; cần phải bình hòa giữ lấy trung tâm, tiết chế dục vọng, nam cương nữ nhu, âm dương tương hợp, sinh sôi nảy nở đời sau, kế thừa cơ nghiệp tổ tiên, đi xong chặng đường mỹ mãn của đời người.
    Trong mối hôn nhân ác duyên, cả hai vợ chồng cần tự xét bản thân mình, không nên vì tranh đấu mà tổn thương lẫn nhau, không nên vì mỹ sắc mà phản bội nhau, không nên vì giàu sang mà ruồng bỏ nhau, càng không nên vì lúc gặp tai ương mà bỏ nhau đi; nên cùng nhau chịu nhục chịu khổ, kiềm chế nóng giận, tránh xa những nơi ô uế, chịu khổ tiêu nghiệp, nếu làm được vậy, thì hôn nhân vợ chồng mới có thể thăng hoa trong quá trình tôi luyện.
    Từ góc độ tu hành mà luận bàn, quan hệ vợ chồng của nhân loại đã bao hàm những yêu cầu và khuôn phép về đặc điểm sinh lý, tâm lý, luân lý, lẽ phải, pháp lý, thiên lý mà Thần Phật đã đề ra cho con người. Nam nữ trong quá trình tình yêu và hôn nhân, lời hứa trong ngôn hành, niềm tin vững chắc trong tâm linh, sự tôn trọng nhau trong hành vi, đã duy hộ sự tôn nghiêm và giới hạn làm người, thực tiễn con đường giáng hạ và thăng hoa, trong nhẫn nại và tiết chế mà giữ trọn Thần tính trời ban, đợi chờ sự cứu rỗi cuối cùng!
    Người xưa tin rằng duyên vợ chồng là nhờ có sự ban ơn của Trời cao, vậy nên trong cuộc sống hôn nhân cũng cần tuân theo các chuẩn tắc của Thần truyền cho con người. (Ảnh: trithucvn.net)
    Tu luyện trong Đại Pháp, ngộ thêm cái đạo giữa vợ chồng, mới hiểu được con đường mà Thần Phật thành tựu cho nhân loại, đó là con đường tu luyện trở về.
    Đúng là:
    Bi hoan ly hợp khiên kim cổ,
    Truyền kỳ thoại bản kỷ quyển thư
    Oán si sân nộ hí trung lệ
    Sinh tử luân hồi vô nhân độ
    Nhất sự nhất lý vi Thần tạo
    Phu thê chi đạo tu hành lộ
    Đại Pháp hoán tỉnh mê trung nhân
    Tình dục nam nữ thùy năng ngộ.
    Tạm dịch:
    Vui buồn ly hợp dẫn dắt từ xưa cho đến tận hôm nay,
    Truyền kỳ thoại bản viết nên biết bao quyển sách.
    Sân si oán hận trong vở kịch thấm đẫm nước mắt,
    Sinh tử luân hồi không ai cứu độ.
    Mỗi một sự việc, mỗi một lý niệm đều là Thần tạo nên,
    Cái đạo giữa vợ chồng cùng là con đường tu hành.
    Đại Pháp thức tỉnh người trong mê,
    Những đôi nam nữ đang đắm mình trong dục vọng, mấy ai có thể ngộ được đây.
    Theo zhengjian.org
    Dương Anh biên dịch

    Vì sao nói: ‘Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng’?

    Hôn nhân người xưa. Ảnh minh họa
    Người xưa có câu: “Tu trăm năm mới đi chung một chuyến thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng”. Tình nghĩa vợ chồng đi qua nhiều kiếp mới đến được với nhau. Vậy phải làm thế nào để trọn đạo vợ chồng và trân quý mối nhân duyên ấy?
    Hôn nhân là việc đại sự lớn trong đời mỗi con người. Tuy nhiên trong xã hội ngày nay thái độ và hành vi của chúng ta đối với hôn nhân đã gây ra rất nhiều vấn đề trong xã hội. Ví dụ như bạo lực gia đình, chiến tranh lạnh, ngoại tình, sống thử… Tất cả những điều đó dẫn tới đạo đức xã hội bại hoại, tạo càng nhiều nghiệp từ đó dẫn tới xuất hiện các loại bệnh ác tính kỳ lạ…
    Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi thái độ của con người ngày nay với hôn nhân có lẽ là bởi chúng ta quá đề cao cái tôi cá nhân, phóng túng dục vọng, và không tin vào luật nhân quả. Nếu muốn giải quyết chúng ta phải bắt đầu từ gốc. Hãy cùng nhìn lại và tìm hiểu xem người xưa nhìn nhận và đối đãi với vấn đề hôn nhân như thế nào.
    (Hôn nhân trong trang phục truyền thống. Ảnh minh họa theo: kisswe.com)
    Bàn về hôn nhân, ngoài chữ “tình” vợ chồng sống với nhau còn vì hai chữ “ân nghĩa”. Người xưa nói “Tu trăm năm mới đi chung một chuyến thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng”. Hai con người xa lạ không quen biết có thể được đi chung đường với nhau, đó đều là nhân duyên.
    Trong thời cổ đại, những nghi thức lễ giáo hoàn thiện và luân lý đạo đức thường cao hơn và chế ước quan hệ tình cảm nam nữ. Họ đều cho rằng “tình yêu” được xây dựng trên cơ sở hôn nhân, như vậy mới theo đúng trật tự, mới được củng cố vững chắc, hợp tình hợp lý và cũng mới được xã hội công nhận và tôn trọng. Tất cả các loại “tình yêu” không dựa trên cơ sở hôn nhân đều không được cho phép, và đều là vi phạm đạo lý lễ giáo.
    Hôn nhân là việc lớn trong đời mỗi người chứ không phải trò đùa con trẻ, nên từ thời nhà Chu đã đặt định ra những lễ pháp chính trước khi tiến đến một đám cưới:
    Lễ nạp thái: Sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp “nhạn” để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy.
    Lễ vấn danh: Là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của người con gái.
    Lễ nạp cát: Lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi.
    Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): Là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn.
    Lễ thỉnh kỳ: Là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới.
    Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): Đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến để rước dâu về.
    Người xưa rất kính Thần tín Phật, coi trọng chữ hiếu. Vì vậy khi kết hôn thường phải bái trời đất để trời đất chấp nhận, bái cha mẹ để cha mẹ thừa nhận.
    Cũng từ quan niệm đó nên thái độ của người xưa đối với vấn đề hôn nhân là nhân nghĩa đặt lên đầu, duyên phận đặt lên trước, lễ giáo đặt lên trước, và tình dục là cuối cùng. Thái độ của con người ngày nay là ngược lại hoàn toàn, đầu đuôi lẫn lộn.
    Hãy cùng đọc hai câu chuyện nhỏ dưới đây để xem người xưa đã đối đãi ra sao với hôn nhân
    Nghĩa tình vợ chồng thấm đượm
    Thời Xuân Thu – Chiến Quốc, ở nước Tề có một vị hiền tướng nổi tiếng tài giỏi tên là Yến Anh. Tề Cảnh Công là vua nước Tề muốn gả con gái yêu cho Yến Anh, bèn đến nhà ông uống rượu. Trong lúc nghe rượu thưởng nhạc, Cảnh Công trông thấy vợ của Yến Anh, liền hỏi: “Đây là thê tử của khanh à?”.
    Ảnh minh họa
    Yến Anh trả lời: “Đúng vậy”. Cảnh Công nói: “Cô ta vừa già vừa xấu. Ta có một đứa con gái, tuổi còn trẻ lại xinh đẹp, muốn xin gả cho tiên sinh”.
    Yến Tử lập tức đứng dậy, cung kính trả lời: “Vợ của tôi nay vừa già vừa xấu, nhưng xưa kia khi nàng còn trẻ đẹp tôi đã cùng nàng chung sống lâu dài. Khi nàng còn trẻ đẹp, nàng đã trao thân gửi phận cho tôi nguyện cùng chung sống trọn đời. Nàng đã phó thác cuộc đời cho tôi, và tôi đã tiếp nhận lòng tin cậy của nàng. Nay chúa công muốn ban con gái của ngài cho tôi, nhưng làm sao tôi có thể phụ bạc lòng tin của thê tử cho được?”. Yến Tử bái mấy bái xin tạ ơn và từ chối.
    Có một lần, Điền Vô Vũ gặp Yến Tử ở nhà một mình và gặp một người phụ nữ trong nhà bước ra, quần áo giản tiện, mái tóc đã bạc. Điền Vô Vũ chế giễu Yến Tử, nói: “Người đàn bà đó là ai vậy?
    Yến Tử trả lời: “Là thê tử của ta”.
    Điền Vô Vũ nói: “Ngài là quan lớn đầu triều, thực ấp điền thuế thu vào bảy mươi vạn, tại sao lại nhận bà lão này làm vợ?”.
    Yến Tử trả lời, “Ta nghe nói, bỏ rơi một người vợ già là loạn đạo, thú vui lấy thêm thê thiếp trẻ tuổi là dâm đãng. Thấy sắc đẹp quên điều đại nghĩa, thấy phú quý vứt bỏ nhân luân, đó là xa rời đạo đức. Yến Anh ta làm sao có thể hành vi dâm loạn, bất chấp nhân luân, chà đạp đạo đức cổ kim như thế được?”.
    Một lần khác, có một thợ khéo là nữ nhân xin làm tôi tớ cho nhà Yến Tử, nói rằng: “Tôi là dân thường đến từ cửa đông thành, mong được gửi thân nơi nhà Ngài, xin được làm hầu thiếp”.
    Yến Tử nói: “Đến hôm nay ta mới nhận ra mình không phải là kẻ hiền đức! Thời xưa kẻ chấp chưởng việc triều chính, đều để nhân sỹ, nông phu, nhân công, lái buôn ở tại chốn riêng biệt, nam nữ phân biệt không giao vãng với nhau. Thế nên nhân sỹ không phạm điều tà ác, nữ nhân không phạm điều dâm ô. Ngày nay ta quản lý quốc gia trăm họ, lại có nữ nhân muốn làm người của ta, nhất định là do ta có biểu hiện háo sắc, có hành vi không liêm chính”. Vì thế không tiếp nạp nữ nhân này.
    Câu chuyện vợ chồng “tương kính như tân”
    Vào thời Hán gia đình họ Mạnh sinh được một cô con gái tên là Mạnh Quang. Cô gái từ khi sinh ra đã có tướng mạo xấu xí nhưng lại khỏe mạnh, hiền thục, thông minh và hiểu biết lễ nghĩa.
    Gia cảnh nhà Mạnh gia cực kỳ giàu có, số người đến xin cầu hôn Mạnh Quang cũng không phải ít, nhưng mỗi lần có người đến cầu hôn, cô đều không ưng ý. Dung mạo của Mạnh Quang mặc dù xấu xí nhưng cô cũng không vì thế mà cảm thấy tự ti và cũng không vì giàu có mà kiêu căng. Cô không muốn truy cầu một cuộc sống danh lợi phú quý. Trong nội tâm của cô chỉ coi trọng việc tu dưỡng đạo đức. Mặc dù tuổi đã lớn mà vẫn chưa thành thân nhưng cô cũng không vì thế mà lo lắng, hàng ngày đều hiếu kính cha mẹ, an phận với cuộc sống.
    Mạnh Quang có tín niệm kiên định như vậy nên cha mẹ cô rất lo lắng, thấy con gái mỗi năm một nhiều tuổi hơn, cha mẹ sốt ruột mà hỏi cô: “Đã nhiều năm như vậy, cũng có nhiều người đến cầu hôn như thế, trong đó người giàu cũng có, người khôi ngô tuấn tú cũng có, người có địa vị cũng có, người tài hoa cũng có. Nhưng con đều không ưng ý, rốt cuộc là con muốn một người như thế nào?”. Mạnh Quang liền trả lời: “Con hy vọng người đó có tính nết như Lương Hồng!
    Lương Hồng là một vị thư sinh hiếu học, gia cảnh bần hàn, cha mẹ sớm đã qua đời. Lúc ấy, Lương Hồng tuy tuổi còn trẻ nhưng rất kiên nghị, chăm chỉ học hành và còn được đưa đến trường cao nhất thời đó để học tập. Bởi vì ông thông minh hiếu học, tinh thông kinh sử lại có đức hạnh khiến cho ai trong thời đó cũng đều kính nể.
    Sau này, Lương Hồng trở về quê quán, tiếp tục học tập để tự nâng cao bản thân mình. Ở quê nhiều người gặp Lương Hồng tuấn tú lịch sự, khí chất nho nhã, lại có học vấn cao nên rất ngưỡng mộ thậm chí đều muốn gả con gái cho ông. Người đến xin thành thân cũng rất nhiều, trong đó không thiếu những cô gái con nhà cao quý, giàu có và xinh đẹp, nhưng đều bị Lương Hồng từ chối một cách khéo léo. Trong lòng Lương Hồng, từ trước đến nay chỉ tôn sùng đạo đức chứ không ham danh lợi tài sắc. Ông hy vọng có thể tìm được một người cùng chung chí hướng với mình.
    Sau khi Lương Hồng được biết Mạnh Quang là người phẩm đức hiền lương, ông có chút ngạc nhiên nhưng cũng cảm thấy bội phục trong lòng liền mời người đến cầu hôn. Mạnh Quang cũng ưng ý mà chấp thuận.
    Đến ngày kết hôn, Mạnh Quang ăn mặc và trang điểm vô cùng xinh đẹp, ai nấy đều vô cùng bất ngờ và vui vẻ, duy chỉ có Lương Hồng là không thèm nhìn ngắm vợ. Nguyên do là vì điều Lương Hồng kỳ vọng chính là một người vợ có thể cùng ông sống một cuộc sống “áo vải” đơn giản. Hôm nay, Mạnh Quang ăn mặc diêm dúa, tô son đánh phấn vẽ lông mày khiến Lương Hồng có chút hồ nghi thất vọng.
    (Ảnh minh họa: Theo tiin.vn)
    Hiểu ý chồng, Mạnh Quang quay trở lại phòng thay một bộ trang phục vải thô bước ra, Lương Hồng biết rõ vợ có cùng chí hướng với mình nên vui mừng nói: “Đây mới thực sự là vợ của Lương Hồng chứ!”. Cũng từ đó ông đặt cho vợ một tên chữ là Đức Diệu.
    Về sau, hai người cùng nhau đến núi Bá Lăng sinh sống ẩn cư, sống một cuộc sống đồng ruộng. Lương Hồng hàng ngày ra ruộng cày cấy còn Mạnh Quang ở nhà dệt vải, làm nội trợ, rất chăm chỉ. Những lúc nhàn rỗi, hai vợ chồng lại cùng nhau đọc sách, đánh đàn, học tập đạo đức. Cuộc sống của họ tuy rất đơn giản nhưng lại vô cùng vui vẻ hạnh phúc.
    Mỗi lần Lương Hồng trở về nhà thì Mạnh Quang đã chuẩn bị xong cơm canh đầy đủ. Hơn nữa mỗi lần đưa cơm canh cho chồng, Mạnh Quang thường giơ cao mâm cơm lên ngang lông mày và cúi đầu xuống một cách cung kính. Lương Hồng cũng cúi người và cung kính nhận lấy, hai vợ chồng họ tương kính như tân, dùng lễ mà đối đãi với nhau.
    Có một lần Cao Bá nhìn thấy cảnh này, ông cảm thấy vô cùng ngạc nhiên nói: “Vị này thật biết “đào tạo” người, có thể khiến cho vợ của mình tôn trọng mình như vậy, nhất định không phải là một người bình thường. Đây nhất định là hai vị quân tử ẩn cư rồi!
    Qua hai câu chuyện trên mới thấy rằng, bậc trượng phu không chỉ thể hiện qua tài cao chí lớn, mà còn ở tấm lòng thủy chung, son sắt và cách cư xử có đạo với hiền thê, cho dù vợ mình có già nua theo năm tháng, họ vẫn một mực giữ trọn tình phu thê mà chối bỏ nữ sắc trẻ trung hấp dẫn hơn. Bởi họ hiểu và tôn trọng lời thề nguyền giao bôi trước Trời Đất khi kết hôn, trân trọng những hi sinh của người bạn đời cho mình.
    Vợ chồng đến được với nhau là nhờ nhân duyên tiền định, cho dù đó là thiện duyên hay ác duyên. Nếu là thiện duyên bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, nếu là ác duyên thì đấy là cơ hội để bạn thiện giải và bồi hoàn lại những món nợ cũ.
    Vậy nên khi phải đối diện với những mâu thuẫn trong cuốc sống vợ chồng đừng rơi vào cảm giác đau khổ bất hạnh, hãy hiểu rằng chịu khổ không phải là điều bất hạnh, thực ra đó là lúc nợ vay phải trả, hãy đối diện với những khó khăn đó bằng thiện tâm và thái độ bình tĩnh. Một khi bạn thấy lòng mình không dậy sóng nữa, bạn sẽ thấy những sự việc tiếp theo sẽ có kết quả tốt hơn.
    Kiên Định

    Không có nhận xét nào: