TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018


TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

   GENERAL WORLD NEWS

468 -LK -Chúng đi Buôn - Nhac Phan văn Hưng -HD


Tù chính trị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tuyệt thực sang ngày thứ 6

Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại một tòa án ở thành phố Nha Trang vào ngày 29 tháng 6 năm 2017.
Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại một tòa án ở thành phố Nha Trang vào ngày 29 tháng 6 năm 2017.
AFP photo
Tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, thường được biết đến với tên Blogger Mẹ Nấm, tuyệt thực trong tù đến ngày 12 tháng 7 là sang ngày thứ sáu.
Bà Nguyễn thị Tuyết Lan, thân mẫu của tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, vào ngày 12 tháng 7, đến Trại 5, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa để gặp con gái.
Khi đang trên đường trở về Nha Trang bằng tàu, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, cho Đài Á Châu Tự Do biết cuộc gặp diễn ra 1 tiếng đồng hồ và bà nhận thấy con gái ốm đi, sức khỏe rất kém. Theo lời bà Nguyễn Thị Tuyết Lan thì Trại 5 có đáp ứng yêu cầu chuyển con gái của bà sang một phòng giam khác, không có những đối tượng thường xuyên gây gỗ, mạt sát cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Tuy nhiên phòng giam mới lại tồi tệ hơn phòng giam cũ ở chỗ không được che chắn đầy đủ; ngay cả nơi đi vệ sinh; từ bên ngoài có thể nhìn thấy tất cả.
Theo lời bà Nguyễn thị Tuyết Lan thì lần gặp vào ngày 12 tháng 7, Trại 5 cho con gái bà nhận một bộ đồ và cuốn sách văn phạm Tiếng Anh; còn một cuốn Kinh Thánh thì họ giữ lại nói để kiểm tra.
Bà Nguyễn thị Tuyết Lan cũng chuyển lời của những thân hữu bên ngoài kêu gọi tù nhân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ngưng tuyệt thực nhằm bảo toàn sức khỏe; tuy nhiên cô này nói mọi người nên tôn trọng quyết định của cô vì cô ý thức được việc đang làm.
Tại Trại 5 Yên Định hiện có tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn đang thụ án 8 năm tù với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ trong vụ án 14 Thanh Niên Công Giáo và Tin Lành hồi năm 2011.
Bà Tuyết Lan cho biết khi cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị chuyển đến Trại 5 thì hai cô ở sát phòng nhau và có thể nói chuyện.
Cũng liên quan tù chính trị, thì tin cho biết mục sư Nguyễn Trung Tôn, thuộc Hội Anh Em Dân Chủ, người bị kết án 12 năm tù cùng với 5 người khác vào ngày 5 tháng 4 trong phiên sơ thẩm, và tòa phúc thẩm vào ngày 4 tháng 6 y án, vừa bị chuyển trại từ Hà Nội lên Dak Lak. Vừa qua, một tù nhân trong cùng vụ là ký giả độc lập Trương Minh Đức bị chuyển đến Trại 6, Thanh Chương, Nghệ An.

Mục sư Tin Lành Lutheran bị án tù với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’

Hình chụp màn hình trang web của tổ chức chính phủ quốc gia VN lâm thời của ông Đào Minh Quân
Hình chụp màn hình trang web của tổ chức chính phủ quốc gia VN lâm thời của ông Đào Minh Quân
 Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời
Mục sư Tin Lành Đinh Diêm thuộc Hội Thánh Lutheran không được Hà Nội thừa nhận ở Quảng Ngãi vào hôm 12 tháng 7 bị tòa án tỉnh này tuyên án 16 năm tù trong phiên sơ thẩm với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.’
Truyền thông trong nước loan tin này cho biết người bị tuyên án 56 tuổi, ngụ tại xã Sơn Hạ, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
Cáo trạng cho rằng ông Đinh Diêm là mục sư tự phong của Hội thánh Tin Lành Lutheran Việt Nam – Hoa Kỳ và đã tham gia tổ chức ‘Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời’ tại Mỹ. Tổ chức này do ông Đào Minh Quân cầm đầu và bị Hà Nội cáo buộc là tổ chức khủng bố, kích động, phá hoại nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Cơ quan điều tra cho rằng ông Đinh Diêm đã được ông Đào Minh Quân bổ nhiệm chức vụ ‘Chủ tịch lâm thời Hội đồng liên tôn tại Việt Nam’ và sau đó đã vận động, kêu gọi một số chức sắc tôn giáo tham gia vào tổ chức ‘Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời.’ Mục đích được nói là nhằm phát triển lực lượng và tiến hành hoạt động lật đổ chế độ.
Ông Đinh Diêm bị Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Quảng Ngãi bắt giam và khởi tố vào ngày 5/1.
Theo báo trong nước, ông Đinh Diêm trước đây từng tham gia tổ chức Fulro ở Tây Nguyên và đã bị đưa đi cải tạo. Tổ chức Fulro cũng bị Hà Nội cáo buộc là tổ chức phản động.
Tin cũng cho biết vào ngày 16 đến 19 tháng này, cơ quan chức năng Việt Nam cũng sẽ đưa một nhóm gồm 12 người bị cáo buộc thuộc nhóm ‘Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời’ ra xét xử với cùng tội danh.

Chắt nội Tưởng Giới Thạch: Chỉ có Quốc dân đảng mới có thể khiến Đài Loan hạnh phúc

Thủy Thu | 12/07/2018 07:18 AM
Chắt nội Tưởng Giới Thạch: Chỉ có Quốc dân đảng mới có thể khiến Đài Loan hạnh phúc
Ổng Tưởng Vạn An. Ảnh tư liệu

Chắt nội của Tưởng Giới Thạch cho rằng, về năng lực chính trị hay giải quyết phát triển kinh tế, quan hệ hai bờ, chính sách của đảng Dân tiến đều kém xa Quốc dân đảng.

Nhân dân nhật báo (bản quốc tế - Trung Quốc) dẫn China Review (Hồng Kông) cho biết, tại một hoạt động vận động tranh cử diễn ra vào hôm 9/7 vừa qua, chắt nội của Tưởng Giới Thạch - tức Tưởng Vạn An đã chỉ trích sai lầm của đảng Dân tiến - hiện do lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đứng đầu.
Theo ông này, chính quyền bà Thái Anh Văn hiện nay đang mắc sai lầm trong các chính sách về năng lượng, môi trường, xã hội cũng như gặp khó khăn trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp.
"Ông Tưởng Vạn An bày tỏ tin tưởng rằng, người dân Đài Loan đều nhận thấy, về năng lực chính trị hay khả năng giải quyết phát triển kinh tế và quan hệ hai bờ, [chính sách] của đảng Dân tiến đều kém xa Quốc dân đảng nên có thể đem lại hạnh phúc cho người dân Đài Loan chỉ có Quốc dân đảng", báo Hồng Kông viết.
Tờ này cũng cho hay, tại buổi vận động tranh cử, ông Tưởng Vạn An thể hiện mong muốn cử tri Đài Loan ủng hộ Quốc dân đảng, giúp đảng này giành được nhiều ghế lãnh đạo chủ chốt tại các địa phương, tạo đà cho sự trở lại cầm quyền của Quốc dân đảng vào năm 2020.
Tưởng Vạn An sinh năm 1977, là chắt nội của cố lãnh đạo Đài Loan Tưởng Giới Thạch, được đánh giá là ngôi sao ưu tú của Quốc dân đảng.
Hồi cuối năm 2017, ông Tưởng Vạn An đã trúng cử vào danh sách thành viên chính quyền của bà Thái Anh Văn. Nhiều nhà phân tích coi đây tín hiệu cho thấy sự nghiệp chính trị của nhà họ Tưởng bắt đầu trỗi dậy tại Đài Loan.

Người dân Mỹ lạc quan hơn dưới thời Tổng thống Trump

Cậu bé tị nạn nghèo biết 4 thứ tiếng giúp đội bóng Thái Lan thoát nạn

Khánh Minh | 12/07/2018 04:50 PM
Cậu bé tị nạn nghèo biết 4 thứ tiếng giúp đội bóng Thái Lan thoát nạn
Adul Sam-on (phải) là người giao tiếp bằng tiếng Anh với các thợ lặn. Ảnh: Royal Thai Navy SEAL

Cậu bé tị nạn người Myanmar lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó chính là người đã giúp cả đội bóng nhí Thái Lan giao tiếp với nhân viên cứu hộ bằng tiếng Anh.

Adul Sam-on, một thành viên của đội bóng nhí Thái Lan, ngoài thông thạo tiếng Anh còn biết 3 ngôn ngữ khác. Cậu được ca ngợi với vai trò là người duy nhất giao tiếp với các thợ lặn Anh, giúp toàn đội bóng được giải cứu an toàn sau 17 ngày mắc kẹt trong hang.
Kỹ năng tiếng Anh của Adul đặc biệt ấn tượng, bởi cậu đến từ Myanmar, đất nước có ít hơn 1/3 dân số nói tiếng Anh.
Trong đoạn video được cả thế giới biết đến khi đội bóng được các thợ lặn Anh tìm thấy, Adul hỏi: "Hôm nay là thứ mấy ạ?", và nói với các thợ lặn rằng cả nhóm đang đói.
Hình ảnh đôi mắt to của cậu bé tị nạn được phát đến hàng triệu người trên thế giới khi cậu cùng các bạn được phát hiện còn sống trong hang Tham Luang.
"Cháu là Adul, cháu vẫn khỏe" - cậu bé 14 tuổi nói bằng tiếng Thái cùng cử chỉ chào theo kiểu Thái truyền thống trong đoạn video được phát sau vài giờ đội bóng được tìm thấy.
"Điều đầu tiên tôi nghĩ đến khi nói về cậu bé là phong cách lịch sự. Cậu ấy chào tất cả giáo viên mỗi khi đi ngang qua, lần nào cũng vậy" - thầy giáo Phannee Tiyaprom của trường Ban Pa Moead nói với AFP.
Sinh ra ở khu tự trị Wa State của Myanmar, Adul ngoài tiếng Anh còn biết nói tiếng Thái, Myanmar và tiếng Trung. Cậu theo học ở trường Ban Pa Moead từ năm 7 tuổi.

Vừa xuất sắc giải cứu đội bóng nhí Thái Lan, "vị anh hùng" người Australia nhận hung tin

Cậu rời bỏ gia đình để mong được học hành tốt hơn ở miền bắc Thái Lan và bố mẹ vẫn đến thăm cậu ở một nhà thờ Thiên chúa giáo nơi cậu được đưa vào.
Wa State là bang tự trị không được Myanmar cũng như quốc tế công nhận, không được phép cấp hộ chiếu hợp pháp.
Cuộc chiến giữa các phiến quân thiểu số của Wa State với quân đội Myanmar đã khiến hàng nghìn người từ bang này tìm kiếm tị nạn ở những nơi an toàn hơn, kể cả Thái Lan gần đó.
Adul là một trong số hơn 400.000 người đăng ký không quốc tịch ở Thái Lan, theo Cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc UNHCR, dù con số thực ước tính lên đến 3.5 triệu người.
"Mặc dù đã có một số tiến bộ, nhưng những người không quốc tịch ở Thái Lan vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức về các quyền cơ bản" - Hannah Macdonald, phát ngôn viên UNHCR nói với AFP.
Không có giấy khai sinh, thẻ căn cước hay hộ chiếu, Adul không thể kết hôn hợp pháp, kiếm việc làm, mở tài khoản ngân hàng, đi du lịch, sở hữu tài sản hoặc đi bầu cử.
Thái Lan đã cam kết đăng ký cho tất cả những người không quốc tịch vào năm 2024, nhưng từ giờ cho đến lúc đó những người như Adul vẫn bị mắc kẹt trong tình trạng khập khiễng pháp lý.
Nhưng những điều đó không cản trở Adul đam mê bóng đá, chơi piano, ghita và học giỏi.
"Cậu bé là một viên ngọc quý" - hiệu trưởng Phunawhit Thepsurin nói với AFP. "Cậu ấy vừa học giỏi vừa chơi thể thao giỏi. Cậu bé đã đem về cho trường chúng tôi một số huy chương và chứng nhận thành tích".

"Kèo" phụ thú vị của World Cup 2018 trước trận chung kết

ictnews
Về khả năng đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất World Cup 2018, Kylian Mbappe của đội tuyển Pháp đang dẫn đầu với tỷ lệ cược là 1.9; trong khi Luka Modric bên phía Croatia cũng bám khá sát phía sau với tỷ lệ 3.25.
World Cup 2018 sau gần 1 tháng tranh tài đã sắp đi đến trận chung kết ngày 15/7 tới. Ngày hội bóng đá đã mang lại nhiều niềm vui nhưng cũng để lại nhiều niềm tiếc nuối, những "trái tim tan vỡ", và giờ chỉ còn lại niềm hy vọng sáng ngời cho Pháp và Croatia.
Trước trận chung kết chắc hẳn chúng ta đều muốn nhìn lại một chút về kỳ World Cup 2018, và chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng như thường lệ chúng ta có thể tham khảo nhận định của nhà cái quốc tế về cái nhìn tổng quan khi đang hướng đến trận chung kết.
Ví dụ về khả năng đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất World Cup 2018, Kylian Mbappe đang dẫn đầu với tỷ lệ 1.9; nhưng cũng có thể Mbappe dẫn đầu cũng vì khả năng tỏa sáng giúp Pháp thắng trong trận chung kết là cao hơn (4.40), trong khi Luka Modric bên phía Croatia cũng bám khá sát phía sau với tỷ lệ 3.25.
Trong khi Harry Kane của đội tuyển Anh đã quá chắc chắc cho danh hiệu Vua phá lưới, một kèo thú vị là sau hành trình vào chung kết bằng toàn các chiến thắng trong thời gian thi đấu hiệp phụ và trên chấm luân lưu 11m, tỷ lệ cược cho Croatia tiếp diễn điều này trong trận chung kết là khá thấp (nghĩa là khả năng khá cao), chỉ là 7.5.

Kèo nhà cái World Cup 2018 trước trận chung kết

Danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất World Cup 2018:

Kylian Mbappe: 1.90
Luka Modric: 3.25
Antoine Griezmann: 11.00
N’Golo Kante: 21.00
Paul Pogba: 26.00
Hugo Lloris: 34.00
Eden Hazard: 41.00
Ivan Rakitic: 51.00
Ivan Perisic: 51.00

Vua phá lưới World Cup 2018:

Harry Kane: 1.05
Romelu Lukaku: 19.00
Antoine Griezmann: 34.00
Kylian Mbappe: 34.00
Mario Mandzukic: 251.00
Luka Modric: 251.00

Giải Găng tay vàng của World Cup 2018:

Hugo Lloris: 1.50
Danijel Subasic: 2.87
Jordan Pickford: 7.50
Thibaut Courtois: 26.00

Người ghi bàn nhiều nhất cho Pháp:

Antoine Griezmann: 1.85
Kylian Mbappe: 2.00
Olivier Giroud: 201.00
Paul Pogba: 251.00

Người ghi bàn nhiều nhất cho Croatia:

Mario Mandzukic: 2.85
Ivan Perisic: 3.00
Luka Modric: 3.00
Ante Rebic: 21.00
Andrej Kramaric: 29.00
Ivan Rakitic: 29.00

Một số kèo phụ thú vị khác:

Phải đá luân lưu penalty trong trận chung kết: 3.25
Trận chung kết giải quyết trong hiệp phụ: 6.00
Trận chung kết Croatia sẽ lại thắng trong hiệp phụ hoặc loạt sút penalty: 7.50
Griezmann và Mandzukic cùng ghi bàn trong trận chung kết: 13.50
Mbappe ghi bàn trong trận chung kết giúp Pháp giành chiến thắng: 4.40
*Nguồn: Tổng hợp.

Mbappé à, sân cỏ cũng cần những người quân tử

Inline image
Là cầu thủ thứ hai trong lịch sử World Cup ghi được hai bàn thắng trong một trận khi chưa tròn 20 tuổi, Kylian Mbappé được mệnh danh là “Henry tiếp theo” hay “tiểu Pele”. Sở hữu tốc độ được ví như nhân vật siêu anh hùng Flash, khiến những người đam mê túc cầu phải trầm trồ, nín thở mỗi khi có bóng, nhưng với những gì đang thể hiện tại sân chơi lớn nhất hành tinh, nhiều người mong rằng đôi chân ấy của Mbappé hãy tiếp tục giữ trên mặt đất.
‘Ngôi sao’ đang lên của một thế hệ cầu thủ mới
Bước vào vòng chung kết World Cup với cái mác là cầu thủ trẻ đắt giá nhất hành tinh, Mbappé có giá chuyển nhượng chỉ đứng sau Neymar, 166 triệu bảng Anh. Nhưng không chỉ là những con số ấn tượng, chàng thanh niên 19 tuổi đã chứng minh thực lực của mình qua các trận đấu.
Trong trận với đương kim Á quân Argentina, Mbappé đã khiến người hâm mộ khắp thế giới phải công nhận màn trình diễn quá ấn tượng của mình. Đó như là một thời điểm chuyển giao giữa hai thế hệ, M10 của Pháp đã tỏa sáng và tiễn M10 huyền thoại Argentina về nước. Tất nhiên không thể so sánh về tài năng giữa hai cầu thủ này, nhưng kết quả đầy mỉa mai trên sân cỏ luôn khiến người ta có nhiều liên tưởng đầy tính chiêm nghiệm.
Chứng kiến những màn phản công thần tốc đầy uy lực của Mbappé trước khung thành Argentina, bình luận trên kênh truyền hình BBC, bộ tứ huyền thoại một thời Didier Drogba, Alan Shearer, Jurgen Klinsmann và Gary Lineker cũng phải thán phục đàn em tuổi teen này. Shearer đã công nhận rằng: “Tốc độ khủng khiếp, kỹ thuật, khả năng dứt điểm, sự liên lạc tốt, cậu ấy có quá nhiều thứ vũ khí”.
Mbappé có tốc độ và thể lực đáng để các bậc đàn anh nể phục. (Ảnh: Pinterest)
Mới tỏa sáng, ‘ngôi sao’ đã thể hiện tham vọng học hỏi không chọn lọc từ đàn anh
Người hâm mộ môn thể thao vua trên thế giới bắt đầu quên đi nỗi buồn phải tiễn những đại diện của phong cách cầm bóng đầy nghệ thuật về nước. Một niềm hy vọng mới về những pha dẫn bóng siêu tốc của một “Ninja Rùa” (cái tên Mbappé thích được gọi) hứa hẹn ở những vòng trong khiến khán giả kỳ vọng.
Thế nhưng trong hai trận liên tiếp sau đó, Mbappé lãnh hai chiếc thẻ vàng lãng xẹt đều vì câu giờ, khi đội nhà đang chiếm ưu thế và thời gian của trận đấu không còn nhiều.
Trước đó người đồng đội tại giải câu lạc bộ của Mbappé là Neymar đã bị lên án bởi màn lăn lộn trên sân cỏ khi bị cầu thủ đội bạn dẫm lên cổ chân. Nhìn từ góc máy quay lại, có thể thấy cú dẫm bằng dầy đinh lên vị trí xương chày (Tibia hay Shin-bone) là rất đau đớn, nhưng màn lăn lộn của Neymar vẫn gợi cảm giác hơi quá.
Màn lăn lộn của Neymar có thể gây tranh cãi được, nhưng những gì Mbappé thể hiện trong trận gặp Uruguay khiến người xem khó mà thông cảm hay tìm ra được lý lẽ gì để bảo vệ cậu. Sau khi nâng tỷ số lên 2-0 và đội tuyển Pháp đã chắc chắn hơn về một suất vào vòng Tứ kết, Mbappé bắt đầu thoải mái tinh thần hơn và thể hiện kỹ thuật điêu luyện rườm rà không cần thiết. Nó giống như một sự trêu ngươi trước tuyển Uruguay đang tận dụng từng giây từng phút cuối hiệp 2 để tìm kiếm hy vọng ngày một xa vời.
Mbappé lãnh hai chiếc thẻ vàng lãng xẹt đều vì câu giờ, khi đội nhà đang chiếm ưu thế. (Ảnh: Shaun Botterill / Getty)
Cristian Rodriguez đã vỗ nhẹ vào bụng Mbappé như một nhắn nhủ rằng “Cậu thể hiện quá rồi đấy, hãy tỏ ra tôn trọng đi nhóc!”. Ngay lập tức Mbappé lăn đùng ra sân cỏ, quằn quại ôm bụng như thể vừa hứng một pha đánh nguội đầy đau đớn. Và tất nhiên, màn câu giờ vụng về đó không thể qua mắt được trọng tài và công nghệ VAR, thiên tài 19 tuổi nhận ngay một tấm thẻ vàng dù đội nhà đang thắng thế và cậu đang là một trong những người chơi nổi bật nhất trên sân. Tất cả những pha đi bóng tuyệt đẹp của Mbappé từ đầu mùa giải chẳng đọng lại nhiều sau ấn tượng về mong muốn diễn xuất của cậu trên sân cỏ.
Những tưởng rằng đã học được bài học về tài năng phải đi kèm với nhân cách, nhưng Ninja Rùa tiếp tục có động tác lấy bóng của đội bạn dê đi rất xa trong khi Bỉ đang được hưởng một quả ném biên ở trận Tứ kết nghẹt thở.
Chắc hẳn đã từng chứng kiến nhiều ngôi sao thành công khi còn trẻ và vướng vào cái bẫy của danh vọng và đánh mất nhân cách một cách rất đáng tiếc, huyền thoại bóng đá Đức Klinsmann đã từng gửi gắm niềm tin cũng như cảnh báo với ngôi sao đang lên thế này: “Rất nhiều tiềm năng trong con người Mbappé. Bạn chỉ có thể hy vọng rằng cậu ấy sẽ giữ đôi chân của mình trên mặt đất, nhưng có rất nhiều điều đáng chờ đợi ở cậu ấy”.
`Mbappé với pha ăn vạ gây tranh cãi. (Ảnh: Reuters)
Sân cỏ cũng cần những bậc quân tử 
Chưa có dấu hiệu nào về một Mbappé ngạo mạn, tự kiêu, nhưng một Mbappé tiểu xảo và tinh ranh đã hình thành. Có lẽ sau khi đến với thế giới bóng đá chuyên nghiệp, cậu bé lớn lên ở vùng ngoại ô Bondy đầy phức tạp của Pháp quên mất rằng bóng đá chân chính là cống hiến. Và ở đời, có một quy luật vô hình nhưng hiện hữu rằng có cống hiến thì mới có đền đáp xứng đáng.
Bóng đá có thể đã biến đối quá nhiều, những phong cách đổ bê tông, pressing, chặt chẽ, kỷ luật, bài bản dần thay thế cho bóng đá dê dắt, cầm giữ bóng đầy nghệ thuật. Nhưng dù bóng đá có biến hóa đến đâu, người hâm mộ vẫn luôn ca ngợi và tôn vinh những nhân cách cao thượng, fair play lâu dài hơn những kẻ lắm tài nhiều tật. Nếu cầu thủ nghĩ rằng chơi bóng đá cũng chỉ là một nghề kiếm tiền, làm sao để có nhiều danh vị, hợp đồng nhiều con số 0 đằng sau nhất bất chấp phương cách, thì sớm muộn anh ra cũng sẽ mất đam mê với trái bóng mà thay vào đó là sự cuồng vọng và cạnh tranh.
Hy vọng Mbappé sẽ mãi nhớ mong muốn của mình khi bắt đầu chơi bóng như trong phỏng vấn độc quyền của Parismatch có viết về cậu ấy như sau: “Tôi bắt đầu chơi bóng lúc 4 tuổi. Không phải để làm ngôi sao! Tôi muốn làm một cầu thủ xuất sắc, chia sẻ niềm vui sống và niềm vui được chơi bóng…”
Bóng đá có thể đã biến đối quá nhiều, từ đẳng cấp có phải chăng chuyển sang thực dụng. (Ảnh: Gsp)
Mbappé đang trên con đường trở thành một ngôi sao, còn quá sớm để nói về sự thay thế Messi hay Ronaldo, nhưng có lẽ không hề quá sớm để nói về hình ảnh một người quân tử trên sân cỏ. Bởi dù là cái nghiệp quần đùi, áo số, cầu thủ bóng đá cũng phải gìn giữ những giá trị đạo đức cơ bản của con người.
Người xưa phân biệt người quân tử với kẻ tiêu nhân ở nhiều điểm, trong đó về trí tuệ không chỉ nói đến sự thông minh, khôn khéo, ứng biến giỏi hay học thức cao. Cái khôn vặt, giảo hoạt, dù có thu được chút lợi lộc nhất thời, thì cũng chỉ là của kẻ tiểu nhân đắc chí. Trí tuệ của người quân tử trên sân cỏ là ở những đường chuyền sáng tạo, thoáng đãng, ở cách chạy sân hiệu quả, ở việc tính toán sao cho va chạm, lấy bóng mà không phạm lỗi, ở sự nhạy bén trong di chuyển và phối hợp đồng đội… chứ không phải ở những tiểu xảo, ngón nghề kín đáo mà thiếu trung thực và coi thường đội bạn.
Người quân tử còn khác kẻ tiểu nhân ở cái khí chất ngời ngời: Tĩnh tại trước được mất, không sốt sắng lanh chanh giành phần thắng, không ủy khuất gục ngã khi thua đau, thành công quá không tha hóa, thất bại quá cũng không chuyển lay.
Chí hướng của người quân tử cao xa, trải dài bốn bể, tầm nhìn phóng ra ngoài mối lợi nhỏ nhen trước mắt. Tu dưỡng đức hạnh, ngày càng đề cao trong lĩnh vực quan tâm của mình, ngày càng thăng hoa. Kẻ tiểu nhân, trái lại ngày càng tập trung vào những ham hố thấp hèn đến bất chấp phương thức, bất chấp giá trị con người mình.
Điều người quân tử một đời theo đuổi, truy cầu chính là đức hạnh. Điều kẻ tiểu nhân cun cút lo âu chỉ là làm lợi bất chấp thủ đoạn. Sự tu dưỡng đức hạnh là nền tảng tạo ra khí chất, phong thái, tinh thần quân tử. Còn những mối lợi nhỏ chỉ rặt tạo thành những kẻ trọng lợi khinh nghĩa, không phân phải trái, đúng sai.
Mbappé từng là người rất hâm mộ tài năng của CR7, và đẳng cấp đó là thứ mà anh luôn muốn ao ước. (Ảnh: Tin Thể Thao)
Hãy trở thành môt biểu tượng đẹp
Mbappé đã là một biểu tượng thành công cho vùng ngoại ô Bondy, là hy vọng của những người dân nhập cư thấp cổ bé họng. “Khi tôi nói tôi đến từ Bondy, họ sẽ hỏi về bạo lực và ma túy. Nhưng giờ họ nói về Kylian Mbappé”, Huấn luyện viên Elfilali Ahmed của câu lạc bộ AS Bondy đã nói như vậy về cậu học trò cũ của mình.
Mbappé đã mang về một loạt các danh hiệu cho AS Bondy, và giờ đây cậu đang mang tới hy vọng cho những đứa trẻ đang theo đuổi ước mơ thi đấu chuyên nghiệp. Nhờ có Mbappé mà bọn trẻ tránh xa được bạo lực và ma túy. “Và giờ khi tôi đến đây tôi nhận ra rằng tôi có sức ảnh hưởng đến lũ trẻ. Nếu các em muốn tôi làm người đại diện thì tôi luôn sẵn sàng”, Mbappé đã nói như vậy.
Và nếu cậu thật sự muốn trở thành một người đại diện vĩ đại, một hình mẫu ngời sáng để các cậu bé noi theo, vậy thì trước tiên, hãy làm một cầu thủ chân chính. Một cầu thủ chơi bóng để mang lại niềm vui, hạnh phúc và những màn cống hiến cho đến phút cuối cùng của mỗi trận đấu. Chứ không phải là một cầu thủ khôn lanh, đầy tiểu xảo và chiến thắng bằng mọi giá.
Thuần Dương
Bức ảnh Tổng thống Trump chụp cùng các lãnh đạo NATO gây sốt


T Trump tuyên bố chiến thắng trong đàm phán khủng hoảng NATO

TT Trump tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels, Bỉ, hôm 12/7/2018.
“Tôi nói với mọi người rằng tôi sẽ rất không hài lòng nếu họ không thực hiện cam kết của họ,” ông Trump nói với các phóng viên báo chí sau ngày thứ hai của thượng đỉnh NATO tại Brussels, “tôi cho họ biết rằng tôi vô cùng không hài lòng.”
Nhưng ông nói thêm rằng các cuộc đàm phán đã kết thúc với những điều khoản tốt nhất: “Cuối cùng tất cả đã đồng ý với nhau sau một chút khó khăn trong một lúc. ”
Các giới chức tại cuộc họp cho biết ông Trump đã gây sốc nhiều đại diện tại hội nghị và đã phá vỡ giao thức ngoại giao khi gọi thủ tướng Đức bằng tên, thay vì bằng họ: “Angela, bà cần phải có hành động về điều này”.
Hầu hết các giới chức và các nhà lãnh đạo của Afghanistan và Gruzia, hai nước không thuộc NATO, được mời đều có mặt tại cuộc họp. Trong số các khách mời còn có tổng thống Lithuania, một trong những nước đang lo sợ nhất trước tham vọng của Nga, phủ nhận một gợi ý rằng Tổng thống Trump đe dọa sẽ rút khỏi liên minh.
Khi được hỏi về ý định rút khỏi liên minh, Tổng thống Trump nói rằng ông tin là ông có thể làm điều đó mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ, nhưng điều đó “không cần thiết.”
Thay vào đó, ông nói rằng 28 đồng minh NATO đã đồng ý tăng chi tiêu quốc phòng nhanh hơn để đáp ứng mục tiêu chi tiêu hai phần trăm thu nhập quốc gia dành cho chi phí quốc phòng trong vòng một vài năm. Cam kết của các đồng minh hiện nay là sẽ chi tiêu quốc phòng lên đến hai phần trăm từ nay cho đến năm 2024, với một số ngoại lệ cho phép vài quốc gia kéo dài thời gian đến năm 2030 để đạt đến mức chi tiêu đó.
Tổng thống Trump nhấn mạnh rằng chi tiêu ngân sách cho NATO không công bằng đối với Hoa Kỳ, nhưng bây giờ ông chắc chắn nó sẽ công bằng. Ông cho biết các đồng minh sẽ tăng chi tiêu lên thêm 33 tỷ đô la.
Ông Trump cũng bày tỏ rằng chi tiêu 4 phần trăm thu nhập quốc gia cho quốc phòng – như mức chi tiêu của Hoa Kỳ hiện nay – sẽ là mức phù hợp.
“Chúng ta có một NATO rất hùng mạnh và hùng mạnh hơn nhiều so với hai ngày trước,” ông Trump nói. Dẫn lời Tổng thư ký NATO, ông nói: “Tổng thư ký Jens Stoltenberg nói tất cả thành công đó là nhờ chúng tôi, có nghĩa là tôi, trong trường hợp này là tôi. Bởi vì tôi đã nói là nó không công bằng.”
“Những con số đã tăng nhanh lên như tên lửa … và sẽ còn tăng nhiều hơn nữa,” ông Trump nói. “Mọi người tại hội nghị đều đồng lòng, và họ đồng ý chi tiêu nhiều hơn và họ đồng ý chi tiêu nhanh hơn.”
Thủ tướng Đức Merkel nói: “Chúng tôi đã có một hội nghị thượng đỉnh rất quyết liệt.”
Tổng thống Trump đã mở đầu cuộc đàm phán tại Brussels hôm thứ tư bằng việc công khai công kích Đức, nước lớn thứ hai trong liên minh phòng thủ phương Tây. Ông chỉ trích Đức phụ thuộc vào khí đốt nhập cảng của Nga và không chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng.
Không khí dường dịu xuống trong ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh khi các nhà lãnh đạo tập trung vào các vấn đề ngoài châu Âu. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết, ông Trump đã quay trở lại với đòi hỏi các nước khác phải ngay lập tức tăng đóng góp cho chi tiêu cho quốc phòng của NATO nhiều hơn.
Ngoài Thủ tướng Đức, ông Trump còn chỉ trích Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez và Thủ tướng Bỉ Charles Michel về mức đóng góp của hai nước này chưa tương xứng cho chi tiêu quốc phòng của NATO.
(Theo VOA)

Nguyễn Quang Duy: TT Trump: “Đánh Cho Trung Ngã, Cộng Nhào”.

Khi tranh cử ông Trump liên tục dùng cụm từ “America First” tạm dịch là “Nước Mỹ Trên Hết” có người cho rằng đây là khẩu hiệu tranh cử, người khác cho rằng đó là chính sách ngoại giao.
Khi thắng cử các quyết định của ông Trump lại liên tục thay đổi gây nhiều thắc mắc: Chiến lược của ông là gì? Ông sẽ đưa nước Mỹ và thế giới đi về đâu? Và làm sao ông có thể thực hiện được chiến lược này?

Trong khi Trung cộng đối thủ chiến lược của Hoa Kỳ thì ngày càng mạnh hơn về kinh tế và quân sự, ảnh hưởng thế giới hơn về ngoại giao và chính trị, và mở rộng “lãnh thổ” bằng cách tung tiền mua nhiều vị trí chiến lược trên toàn thế giới.

Sức mạnh của Tổng Thống Trump
Sau một năm rưỡi cầm quyền kinh tế Hoa Kỳ ngày một khả quan hơn, giờ là lúc ông Trump bắt đầu trừng phạt các quốc gia đối xử bất công với nước Mỹ.

Đối thủ chiến lược được ông Trump nêu đích danh là Trung cộng với những hành vi thương mại không công bằng, ăn cắp công việc của người Mỹ, làm thâm hụt cán cân thương mại, ăn cắp các tài sản sở hữu trí tuệ và trên hết là an ninh cho nước Mỹ.

Để được toàn quyền quyết định ông Trump sử dụng hai Đạo Luật cho quyền Tổng Thống đánh thuế trừng phạt tất cả các hàng hóa nhập cảng từ Trung cộng mà không cần Quốc Hội biểu quyết:

Mục 232 Đạo luật Thương mại mở rộng năm 1962 (Trade Expansion Act 1962) về an ninh quốc gia; và Mục 301 Đạo luật Thương mại năm 1974 (Trade Act 1974) về trả đũa những hành vi thương mại không công bằng của nước khác;

Trung cộng Xấu Xí

Sau hơn 15 năm gia nhập WTO Trung cộng vẫn không mở cửa thị trường, tiếp tục tài trợ các doanh nghiệp nhà nước, phân biệt đối xử với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài, ăn cắp tài sản trí tuệ của các quốc gia khác và vẫn không chấp nhận cho thành lập các công đoàn tự do.

Trung cộng giữ đồng tiền yếu hơn thực giá, làm hàng xuất khẩu rẻ hơn giành lợi thế trên thị trường Mỹ, còn hàng Mỹ xuất khẩu sang Trung cộng mắc hơn nên Mỹ mất thế cạnh tranh. Cán cân thương mãi giữa hai nước càng ngày càng mở rộng.

Theo thống kê năm 2017, Trung cộng nhập khẩu 129 tỉ Mỹ kim hàng hóa từ Mỹ nhưng lại xuất khẩu sang Mỹ đến 506 tỉ Mỹ kim, làm thâm hụt mậu dịch Mỹ lên tới 307 tỉ Mỹ kim.

Khoản thặng dư này được dùng để giữ giá đồng tiền hay mua trái phiếu tiếp tục ảnh hưởng lên kinh tế Hoa Kỳ và thế giới.

Trước đây, Trung cộng chỉ sản xuất hàng công nghệ tiêu dùng dựa trên lao động rẻ phục vụ xuất khẩu nên chưa phải là nỗi lo âu quá đáng cho nước Mỹ..

Nhưng gần đây Trung cộng đưa ra kế hoạch mang tên “Made in China 2025”, muốn chuyển đổi thành một một nước dẫn đầu về công nghệ cao cấp trực tiếp cạnh tranh với Mỹ.
Để thực hiện kế hoạch này thay vì đầu tư cho nghiên cứu các ý tưởng mới và phát triển thành các sản phẩm mới, Bắc Kinh lại đi ăn cắp bí mật công nghiệp nước khác.
 Một mặt Trung cộng ép buộc các công ty nước ngoài muốn làm ăn phải chuyển giao kỹ thuật trước khi cấp phép khai thác thị trường tại đây.

Mặt khác, Bắc Kinh cho gián điệp công nghệ xâm nhập và đánh cắp kỹ thuật gây thiệt hại nặng nề cho công nghệ các nước tiên tiến.

Với khoản mậu dịch thặng dư Bắc Kinh lại dùng tăng cường quân sự, lấn chiếm Biển Đông, mua cảng, xây đặc khu, gây ảnh hưởng chính trị và công khai thực hiện tham vọng bành chướng toàn cầu. Trung cộng đã trở thành mối đe dọa hòa bình và an ninh toàn thế giới.

Chiến Tranh Thương Mãi Bắt Đầu.

Ngày 6/7/2018, Hoa Kỳ bắt đầu trừng phạt Bắc Kinh bằng cách đánh 25% thuế lên một số mặt hàng Trung cộng nhập cảng vào Hoa Kỳ, tổng giá trị lên đến 34 tỷ Mỹ Kim.

Đáp lại Trung cộng cũng đánh 25% thuế trên hàng nhập cảng từ Hoa Kỳ với giá trị tương đương 34 tỷ Mỹ Kim. Chiến tranh thương mãi Mỹ – Trung bắt đầu.

Tổng thống Trump đang xem xét đánh thuế trên 16 tỷ Mỹ Kim hàng hóa khác và cảnh cáo nếu Bắc Kinh trả đũa sẽ đánh thuế trên 550 tỷ Mỹ kim hàng hóa ước tính nhập cảng vào Hoa Kỳ năm nay.

Tổng thống Trump tin tưởng sẽ dễ dàng chiến thắng vì Trung cộng không có nhiều hàng hóa Mỹ nhập khẩu để đánh thuế.

Từ đầu năm 2018 đến nay tỷ giá Nhân dân tệ liên tục giảm chỉ riêng tháng 6 đã giảm 3% làm nhiều người tin rằng Bắc kinh đang sử dụng đồng tiền mệnh giá yếu để sửa soạn đánh trả việc áp đặt thuế trên hàng nhập khẩu từ Trung cộng vào Mỹ.

Nhưng kết quả không như mong muốn, kinh tế Mỹ đang tăng trưởng mạnh do đó hàng hóa tiêu thụ cũng gia tăng, nhưng số hàng nhập cảng từ Trung cộng vào Mỹ lại tăng lên rất chậm chỉ 5.4% so với 19.3% số tăng năm ngoái. Chứng tỏ ông Trump đang được dân Mỹ ủng hộ trừng phạt Bắc Kinh.

Ngay khi thuế quan có hiệu lực Bắc Kinh cho biết sẽ hỗ trợ các công ty chịu ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt này. Điều này giúp cổ phiếu tại Hồng Kông, Trung cộng và nhiều quốc gia châu Á khác hiện thời tăng đôi chút.

Nhưng từ đầu năm 2018 đến nay chứng khoán Trung cộng đã mất gần 2.000 tỷ Mỹ kim, chỉ số Shanghai Composite Index giảm hơn 20%, phần chính do giới đầu tư lo ngại nền kinh tế Trung cộng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực khi chiến tranh thương mại gia tăng nên bán chứng khoán rút tiền đầu tư nơi khác.

Ngược lại thị trường chứng khoán Hoa Kỳ tiếp tục tăng mặc dầu giữa tháng 6/2018 FED quyết định cho tăng lãi suất.

Trung cộng có thể trả đũa bằng cách chịu lỗ bán tháo trái phiếu. Nhưng trái phiếu Mỹ lại luôn được giới đầu tư tin tưởng nên khi giá trái phiếu hạ xuống, lãi suất sẽ tăng lên, các nhà đầu tư khác cảm thấy có lời thì nhảy vào mua, thay vì chính phủ Mỹ phải mua ảnh hưởng đến đồng Mỹ Kim.

Trung cộng cũng có thể tuyên truyền chống lại hàng Mỹ những cửa hàng McDonald, Starbucks ở Trung cộng sẽ bị tẩy chay hay Coca-Cola sản xuất ở Trung cộng sẽ gặp khó khăn. Phương cách này lại trực tiếp ảnh hưởng đến kinh tế Trung cộng.

Nhìn chung mọi cách trả đũa của Trung cộng đều dẫn đến kết quả không tốt cho chính Trung cộng. Nên ngay cả Bắc Kinh cũng đã thấy rõ họ sẽ thua cuộc chiến.

Chiến Tranh Thương Mãi ảnh hưởng các mặt khác.
Hàng hóa Trung cộng trong thời gian đầu còn có thể bán được sang các thị trường khác nhưng về lâu dài các hãng xưởng sẽ phải đóng cửa, công nhân sẽ bị sa thải. Khi kinh tế suy thoái sẽ ảnh hưởng giây chuyền đến xã hội, chính trị và có thể là quân sự.

Trung cộng hiện đang chìm ngập trong khoản nợ công lên đến trên 30.000 tỉ Mỹ Kim (tương đương 259% GDP).. Phần lớn khoản nợ nói trên do các khoản vay của doanh nghiệp nhà nước và vay của các chính quyền địa phương.

Nợ hộ gia đình cũng rất cao, trong đó có vay mượn để tiêu dùng, mua bất động sản và đầu tư. Riêng nợ đầu tư cổ phiếu bằng tiền đi vay ở Trung cộng đã lên đến 760 tỷ Mỹ Kim.

Cảnh vỡ nợ sẽ kéo theo khủng hoảng tài chánh đẩy Trung cộng vào khủng hoảng kinh tế một điều chưa từng xảy ra từ khi nước này từ bỏ kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

Nền kinh tế Mỹ đủ lớn, tự nó có thể điều chỉnh mà không gây thiệt hại đến tăng trưởng. Các doanh nghiệp Mỹ có cơ xưởng sản xuất tại Trung cộng sẽ tìm cách quay về nước Mỹ nơi cơ hội làm ăn vừa tốt, vừa an toàn, lại được chính phủ khuyến khích.

Những doanh nghiệp bị thiệt hại do thuế quan như các chủ trang trại sẽ được chính phủ bù lỗ. Giá cả có gia tăng đôi chút nhưng kinh tế phục hồi, thuế quan sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến các hộ gia đình Mỹ trung bình.

Trở lại với Trung cộng khi nền kinh tế không còn tăng trưởng mạnh như xưa và cán cân mậu dịch sẽ bị hẹp dần, Bắc Kinh mặt khác phải chi tiền lo việc nội trị nên không còn khả năng để thực hiện chiến lược đầy tham vọng “Một Vòng Đai, Một Con Đường” nhờ thế an ninh của thế giới sẽ tốt hơn.

Trung cộng một quốc gia bị phân hóa trầm trọng: dân Mông Cổ, dân Mãn Châu, dân Duy Ngô Nhĩ và nhất là dân Tây Tạng đang đòi độc lập, Hong Kong đòi trở về với Anh Quốc. dân oan mất đất, dân nghèo lao động chiếm đa số ngấm ngầm bất mãn,… kinh tế suy sụp cũng là lúc mối bất an xã hội trỗi dậy thách thức nền chính trị Bắc Kinh.

Những điều nói trên chắc chắn giới lãnh đạo Bắc Kinh đều nhận thấy, nhưng chưa ai biết rõ ông Trump thật sự muốn gì.

Hai năm về trước không ai tiên đoán sẽ có chiến tranh thương mãi Mỹ – Trung nên cũng khó có thể đoán được khi kinh tế và ngoại giao không giải quyết được sẽ dẫn đến chiến tranh quân sự.

Cần nhớ chiến tranh quân sự đã được ông Trump đặt ưu tiên hàng đầu. Chả thế đầu tháng 3/2018, ông Trump cho công bố mức thuế 25% trên tất cả các mặt hàng thép nhập khẩu và 10% trên nhôm với lý do nước Mỹ dựa quá nhiều vào các quốc gia khác về kim lọai nên không thể tự sản xuất đủ vũ khí hoặc xe cộ một khi chiến tranh nổ ra.

Việt Nam trong cuộc chiến Mỹ – Trung.
https://i1.wp.com/gdb.voanews.com/B1556D0C-1AEE-4D24-B9DE-078269690396_cx5_cy0_cw87_w1200_r1_s.jpg?resize=665%2C374&ssl=1
Mô hình phát triển Việt Nam rập khuôn mô hình Trung Cộng. Bởi thế mọi việc xẩy ra với Trung cộng đều có thể xảy ra với Việt Nam. Ông Trump từng công khai nhắc nhở ông Nguyễn Xuân Phúc nên tìm cách cân bằng cán cân mậu dịch hai quốc gia.

Việt Nam còn là sân sau để Trung cộng tuồn hàng ra thế giới. Cuối tháng 5/2018, Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra tuyên bố sẽ thu thuế chống bán phá giá 199,76% và thuế chống trợ cấp 256,44% đối với thép cuộn cán nguội được sản xuất tại Việt Nam sử dụng chất nền có nguồn gốc Trung Cộng.

Hà Nội thay vì lo cải cách cả kinh tế lẫn chính trị để giảm thiểu ảnh hưởng xấu của chiến tranh thương mãi Mỹ – Trung lại chọn con đường chiến tranh.

Theo tờ South China Morning Post, một kế hoạch hợp tác rộng lớn được ký kết giữa Bắc Kinh và Hà Nội vào năm ngoái, Trung cộng sẽ sản xuất hàng hóa của họ dọc theo biên giới Việt Trung và dán nhãn “Made in Vietnam” để né thuế của Hoa Kỳ.

Ký kết này nằm chiến lược “Một Vành đai, Một Con đường”, một chiến lược mà ông Trump đang thẳng tay tận diệt.

Kết
Chiến lược “Nước Mỹ Trên Hết” đã được đưa ra từ 70 năm về trước nhưng các vị Tổng Thống Mỹ tiền nhiệm đã không thể thực hiện để Trung cộng càng ngày càng vươn lên và sửa soạn qua mặt Hoa Kỳ.

Sở trường của ông Trump là chiến thuật. Trong lần tranh cử Tổng Thống các đối thủ của ông đều là những chính trị gia lỗi lạc nhiều kinh nghiệm chính trường. Họ thua ông vì không hiểu bước kế tiếp ông sẽ làm gì.

Mục tiêu của Tổng Thống Trump là xây dựng lại một trật tự mới với “Nước Mỹ Trên Hết”. Cuộc chiến thương mãi Mỹ – Trung vừa khai mạc thật khó nói thế giới sẽ đi về đâu.

Điều chắc chắn rằng Bắc Kinh sẽ yếu đi và ngay cả việc nội trị không chắc còn nắm được nếu cuộc chiến tiếp diễn lâu dài. Trung cộng đang yếu đi lại là cơ hội để Việt Nam thoát Trung theo hướng tự do và dân chủ.

Hoa Kỳ luôn nhắc nhở muốn có tự do và dân chủ chính người Việt phải giành lại đừng ngồi mà đợi Hoa Kỳ mang tới. Tổng Thống Trump lại luôn đòi hỏi sự công bằng, nên nếu muốn Việt Nam có tự do và dân chủ chúng ta phải hiểu rõ sự đóng góp và phải công bằng nhìn nhận nỗ lực của Tổng Thống Trump và của Hoa Kỳ.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
11/07/2018

TT Trump đòi NATO tăng chi tiêu, báo Nga giễu cợt: Bỏ 10.000 USD mua nắp toilet như QĐ Mỹ?

Thi Anh | 12/07/2018 07:34 PM
Inline image
Ảnh minh họa

Không lực Mỹ phải bỏ ra 10.000 USD để mua nắp toilet dành cho các máy bay vận tải C-17 Globemaster.

Chi 10.000 USD cho nắp toilet? 1.200 USD cho mỗi chiếc cốc dùng để cafe? Chẳng trách các nước NATO không muốn làm theo tiêu chuẩn chi tiêu quốc phòng của Mỹ, RT nhận định trong bài viết mới đây.
Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi các đồng minh NATO tăng chi tiêu quân sự thì Bộ Quốc phòng Mỹ lại chi rất nhiều tiền thuế cho các vật dụng thường nhật mà mình có thể dễ dàng mua được, thậm chí tự tạo nếu được phép.
Tại hội nghị thượng đỉnh NATO đang diễn ra tại Bỉ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề nghị các nước thành viên của khối liên minh quân sự tăng chi tiêu quốc phòng từ mức 2% lên 4%. 
Trong một thông tin mới được đăng tải gần đây, các phi đội điều khiển máy bay tiếp dầu và vận tải tại căn cứ Không quân Travis, Nam California nơm nớp lo sợ làm rơi cốc bởi chiếc cốc được thiết kế đặc biệt để hâm nóng cà phê hoặc trà trong những chuyến bay dài có phần tay cầm bằng nhựa rất "mong manh", dễ rơi và không có phương án thay thế.
Tình cảnh này sẽ khiến Không lực Mỹ phải chi tới 1.220 USD cho mỗi chiếc cốc hoàn toàn mới.
Theo tờ Air Force Times, Phi đoàn Cảng Hàng không số 60 đã chi gần 56.000 USD trong vòng 3 năm qua để mua cốc mới. Chỉ trong năm nay, Không lực Mỹ đã chi 32.000USD cho vỏn vẹn 25 chiếc cốc.
Trong khi Lầu Năm Góc tiến hành cuộc kiểm toán nội bộ đầu tiên trong lịch sử, chi phí choáng váng của những vật dụng như cốc cà phê, nắp toilet chắc chắn có thể lý giải được câu hỏi: Một phần của khoản thuế hơn 700 tỉ USD của người dân đã đi đâu mỗi năm?
Gốc gác của vấn đề là Lầu Năm Góc có những thỏa thuận tồi tệ, đúng như ông Trump nói.
Dan Grazier, một cựu lính thủy đánh bộ, hiện là học giả của Project On Government Oversight, cho hay: Khi Lầu Năm Góc ký thỏa thuận mua bán, các hợp đồng này hiếm khi bao gồm quyền sở hữu trí tuệ nên các nhà thầu sẽ có thể ra giá "trên trời" để sửa chữa và thay thế.
Ông Will Roper, trợ lý bộ trưởng phụ trách Thu mua, Công nghệ và Hậu cần chia sẻ với Defense One rằng: Không lực Mỹ có thể sử dụng máy in 3D để tạo ra nhiều vật dụng nhưng họ lại không có quyền làm như vậy.
Ông Roper cũng nhắc tới chuyện Không lực Mỹ phải bỏ ra 10.000 USD để mua nắp toilet dành cho các máy bay vận tải C-17 Globemaster bởi họ không được phép in 3D dù cách này chỉ tiêu tốn 300 USD.
"Anh sẽ nghĩ rằng, ôi chẳng đời nào lại tốn kém như vậy", Roper nói, "Không đâu, nhưng anh đang đề nghị một công ty sản xuất nó và họ thì làm ra một thứ khác".
Chuyện này đã khiến Thượng nghị sĩ Mỹ Chuck Grassley phải để tâm. Ông Grassley đã gửi thư cho phó tổng thanh tra của Lầu Năm Góc và nói rằng: "Không thể nào biện minh được mức giá 10.000 USD cho một chiếc nắp toilet. Không thể tin nổi. Việc này cần được xem xét kỹ lưỡng".
Tới nay, ông Grassley vẫn chưa nhận được phản hồi.

Baltimore trở thành thành phố "chết chóc"

Minh Hạnh | 12/07/2018 09:02 PM
Baltimore trở thành thành phố "chết chóc"
Cảnh sát Baltimore trở nên "thờ ơ" với các vụ phạm tội trong thành phố.

Một làn sóng bạo lực đã biến Baltimore trở thành thành phố lớn nguy hiểm nhất Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Điều kỳ lạ ở đây là các cảnh sát Baltimore dường như không còn chú tâm vào giải quyết các vụ phạm tội nữa.

Mùa xuân năm 2015, Baltimore từng phải đối mặt với một làn sóng nổi loạn sau khi Freddie Gray, một người da đen, chết sau khi bị xe cảnh sát đâm phải. Điều đáng nói là dường như cảnh sát ở mọi nơi trong thành phố này đã ngó lơ các cuộc nổi loại và tấn công bạo lực này. Họ vẫn trả lời các cuộc gọi khẩn cấp đến đường dây nóng, nhưng dường như số tội phạm bạo lực đã bị giảm một nửa khi cảnh sát Baltimore đưa ra báo cáo. Điều này đã góp phần biến Baltimore thành một thành phố bạo lực kể từ đó.
Sự bùng nổ của vụ nổ súng và giết người sau đó đã khiến Baltimore trở thành thành phố lớn nguy hiểm nhất ở Hoa Kỳ. Tỷ lệ những vụ giết người tại đây cũng đạt đến mức báo động vào năm 2017 với con số người thiệt mạng lên đến 342. Số vụ nổ súng ở một số khu phố đã tăng gấp ba lần. Người ta có thể bị sát hại bất cứ lúc nào, tại bất cứ đâu. Một người đàn ông bị bắn chết trên bậc thềm trước đồn cảnh sát. Người khác lại bị giết khi tham gia tang lễ.

Bộ Ngoại giao Nga: NATO là 'khối quân sự vô dụng'

Nguyễn Tiến | 12/07/2018 07:58 PM
Bộ Ngoại giao Nga: NATO là 'khối quân sự vô dụng'
Bộ Ngoại giao Nga gọi NATO là khối quân sự vô dụng. (Ảnh: Reuters)

Bộ Ngoại giao Nga chính thức phản ứng việc NATO cáo buộc Nga có các hoạt động khiêu khích gần biên giới của thành viên tổ chức này.

Sau khi NATO cáo buộc Nga có các hành động khiêu khích gần biên giới các nước thành viên của tổ chức này, Bộ Ngoại giao Nga đăng bình luận trên trang Twitter chính thức và gọi thẳng NATO là ''khối quân sự vô dụng''.
“Trong khi khối quân sự vô dụng NATO cáo buộc Nga về những hoạt động khiêu khích và nghiến răng kèn kẹt ở Brussels, chúng ta đang chuẩn bị xem World Cup 2018”, trang Twitter của Bộ Ngoại giao Nga đăng tải.
Sau khi Hội nghị Thượng đỉnh NATO diễn ra trong ngày 11/7 kết thúc, lãnh đạo của các quốc gia thành viên NATO ra tuyên bố chung trong đó có phản ứng mạnh trước các hoạt động quân sự của Nga, bao gồm cả các hoạt động trong lãnh thổ Nga như việc triển khai tên lửa hiện đại tại vùng lãnh thổ Kaliningrad và động thái tăng cường hiện diện quân sự tại bán đảo Crưm.
Tuyên bố này cho rằng: “Các hành động hung hăng của Nga, bao gồm việc đe dọa và sử dụng vũ lực để đạt được các mục tiêu chính trị, thách thức Liên minh cũng như phá hoại an ninh khu vực châu Âu – Đại Tây Dương và các trật tự quốc tế khác”, tuy nhiên NATO vẫn để ngỏ việc đối thoại với Matxcơva.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi các quốc gia thành viên không nên cô lập Nga bởi những vấn đề đang tồn tại giữa Nga và các quốc gia này, đồng thời ông Stoltenberg nhấn mạnh sự cần thiết của đối thoại.


Hoa Kỳ giúp kịch bản Gruzia tái diễn ở Ukraine?

Việc Hoa Kỳ tuyên bố sẽ tăng cường hỗ trợ quân sự cho các nước Ukraine và Gruzia có thể dẫn đến hậu quả khôn lường, giống kịch bản “Gruzia năm 2008”.

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng cường cung cấp vũ khí, trang thiết bị quân sự cho Gruzia và Ukraine để giúp họ trong cuộc chiến chống lại Nga, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề về châu Âu và Á-Âu Wess Mitchell cho biết.
Hoa Ky giup kich ban Gruzia tai dien o Ukraine?
Tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ cung cấp cho Ukraine và Gruzia.
“Chúng tôi cung cấp vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật quân sự cho Ukraine và Gruzia, bởi vì gần đây Nga đe dọa sử dụng lực lượng vũ trang tấn công các quốc gia này. Mục đích của chúng tôi là tăng khả năng phòng thủ cho họ”, ông Mitchell nói.
Ông Mitchell cho biết thêm rằng, Nhà trắng đã dỡ bỏ các lệnh cấm do chính quyền ông Obama đặt ra đối với việc hỗ trợ quân sự cho Gruzia và Ukraine.
Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Hoa Kỳ thực hiện các kế hoạch của mình.
Nhớ lại rằng, năm ngoái Hoa Kỳ đã chính thức công khai thông tin về việc sẽ cung cấp hệ thống tên lửa chống tăng Javelin cho Georgia. Loạt vũ khí này đã được bàn giao cho Georgia vào đầu năm nay.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Gruzia cũng đã thừa nhận rằng, họ sẽ cùng với Hoa Kỳ thực hiện một chương trình đào tạo nâng cao khả năng chiến đấu cho quân đội Gruzia.
Sau Gruzia, Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp tổ hợp chống tăng này cho quân đội Ukraine. Hoa Kỳ cũng đã họp và thông qua việc sẽ cung cấp các loại vũ khí sát thương khác cho Ukraine.
Đặc biệt gần đây nhất Kiev bày tỏ mong muốn sở hữu hệ thống phòng thủ chống tên lửa Patriot của Mỹ.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine đã xác nhận thông tin này và cho rằng, ngân sách dùng để mua tổ hợp này có thể thu được từ các hoạt động chống buôn lậu.
Việc Hoa Kỳ tích cực tăng cường hỗ trợ quân sự cho các nước này khiến các chuyên gia lo ngại một cuộc chiến quy mô lớn sắp bùng nổ.
Nên nhớ rằng, Nga đã nhiều lần tuyên bố cứng rắn về vấn đề này, họ nói sẽ sẵn sàng tham chiến nếu Mỹ tiếp tục cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine.
Một hệ quả khác đáng buồn nữa đó là hành động này có thể khiến kịch bản “Gruzia năm 2008” lặp lại.
Nhớ lại rằng, năm 2008 khi Hoa Kỳ cung cấp vũ khí, huấn luyện quân đội và giúp Gruzia hiện đại hóa quân đội, ông Mikheil Saakashvili sử dụng lực lượng này tấn công vào Nam Ossetia - nước Cộng hòa đòi ly khai khỏi Gruzia trong những năm 1990, dẫn đến sự bùng phát “Cuộc chiến tranh 5 ngày” Nga-Gruzia.
Kết quả chỉ sau 5 ngày quân đội Gruzia thất bại. Tuy nhiên cuộc chiến đã khiến rất nhiều dân thường ở Nam Ossetia và các chiến sỹ gìn giữ hòa bình quốc tế thiệt mạng.
Hiện nay, tại Ukraine, thậm chí cả Gruzia cũng đang xảy ra tình trạng tương tự. Hoa Kỳ đang tìm mọi cách hỗ trợ chính quyền Kiev và kêu gọi họ tiến hành các hoạt động chống lại các cuộc nổi dậy ở miền Đông nước này. Tất nhiên chúng ta thừa hiểu rằng, mục đích sau cùng của Hoa Kỳ là nhằm vào Nga.
Bài học “Gruzia năm 2008” đã rõ rằng, nếu Ukraine cũng như Gruzia và các nhà lãnh đạo hiện tại vẫn đi theo con đường cũ, sớm hay muộn họ cũng sẽ nhận thất bại nặng nề, đặc biệt là người dân của họ.
Nguyễn Giang

Mỹ ra đòn nặng hơn quyết phá Nord Stream-2?

Chỉ trích Đức và NATO thậm tệ, Tổng thống Mỹ muốn mạnh tay hơn người tiền nhiệm với Nord Stream-2.

Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, Mỹ đã cảnh báo, bất kỳ công ty nào làm việc trong dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream-2 của Nga đều phải đối mặt với rủi ro bị trừng phạt.
My ra don nang hon quyet pha Nord Stream-2?
Dự án Nord Stream-2 bị chỉ trích kịch liệt.
"Mỹ phản đối dự án Nord Stream-2... Chúng tôi không bình luận về các hành động trừng phạt trong tương lai. Nhưng chúng tôi rõ ràng đã cảnh báo rằng, các công ty làm việc với dự án đường ống xuất khẩu năng lượng của Nga, tức là họ đang tham gia vào một ngành kinh doanh có nguy cơ trừng phạt lớn" - Sputnik dẫn lời phát ngôn viên cho biết.
Bộ Ngoại giao Mỹ tin rằng tuyến đường ống Nord Stream-2 của Nga sẽ làm suy yếu an ninh và ổn định năng lượng tổng thể của châu Âu bằng cách coi nó là một công cụ để gây sức ép về chính trị với các nước châu Âu.
Hơn nữa, Nga biết rằng dự án của họ đang chia tách châu Âu và sẽ sử dụng công cụ này để tạo ra lợi thế của mình.
Trước đó, khi dự hội nghị thượng đỉnh NATO hôm thứ 4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích Đức hợp tác làm dự án đường ống Nord Stream-2 với Nga và mua khí đốt của Nga.
Tổng thống Trump cho biết Đức phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung cấp dầu và khí đốt của Nga là "không phù hợp". Ông đồng thời kêu gọi NATO thảo luận về việc để cho "hàng tỷ USD" sẽ trả cho Moscow. Hơn nữa, ông Trump còn gọi Đức là "chịu sự giam giữ" của Nga.
Trong khi đó, Tổng Thư ký NATO  Jens Stoltenberg khẳng định rằng, việc xây dựng Nord Stream-2 không phải là vấn đề của NATO.
"Vấn đề đó không do NATO quyết định. Đây là vấn đề của những quốc gia thành viên" - ông Stoltenberg tuyên bố.
Vị Tổng Thư ký phản đối quan điểm cho rằng, các đồng minh NATO có "quan điểm khác nhau" và mâu thuẫn. Ông Stoltenberg nhấn mạnh, đôi khi đồng minh NATO có quan điểm khác nhau nhưng luôn luôn có thể "đoàn kết vì nhiệm vụ cốt lõi để bảo vệ lẫn nhau".
Phản ứng lại, Tổng thống Mỹ nói: "Làm thế nào mà các bạn có thể kề vai bên nhau để chiến đấu khi một người đang mua năng lượng từ kẻ thù?".
Còn Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bác bỏ các cáo buộc của ông Trump. Bà Merkel cho rằng, Đức không bị ai hay Nga kiểm soát và chính Berlin đưa ra các quyết định và chính sách độc lập riêng của mình.
Bà Merkel thậm chí nói thêm rằng kinh nghiệm của bà khi lớn lên ở miền Đông Đức có nghĩa là bà không cần những bài học từ ông Trump trong việc giải quyết các vấn đề của một chế độ độc tài.
Nhiều đời Tổng thống Mỹ đã chỉ trích việc Nga đưa "vòi bạch tuộc" là các đường ống dẫn khí đốt sang châu Âu.
Cựu Tổng thống Barack Obama đã phản đối Nord Stream-2 và cựu Tổng thống George W. Bush chống lại dự án Nord Stream đầu tiên trước khi nó hoàn thành vào năm 2011.
Giống như các nước trung và Đông Âu, Mỹ lo ngại Nga có thể gia tăng ảnh hưởng vào khu vực.
Số liệu từ cơ quan thống kê của Ủy ban châu Âu cho thấy, Nga cung cấp từ 50- 75% lượng nhập khẩu khí đốt của Đức vào năm 2017.
Tại một cuộc họp đầu tuần này với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết: “Nord Stream-2 là một sai lầm và sẽ không phục vụ tốt nhất lợi ích của châu Âu. Đó là chống lại lợi ích chiến lược của chúng tôi, an ninh của chúng tôi, và cũng là quy tắc của chúng tôi. ”
Sơn Dương

Daraa, một 'Đông Ghuta' mang tên CIA Mỹ

Sự sụp đổ nhanh chóng của lực lượng do Mỹ-Israel nuôi dưỡng hỗ trợ đã khiến giới quan sát choáng váng… 

Daraa, mot 'Dong Ghuta' mang ten CIA My Phóng to
Hãy dành một chút để nhắc lại chiến dịch Đông Ghouta (Guta).
Đông Guta là căn cứ sào huyệt chủ yếu của lực lượng được Anh và Pháp nuôi dưỡng, huấn luyện tài trợ, tồn tại bên cạnh Damascus. Tại đây, để giải phóng nó, Nga phải dùng những loại vũ khí tối tân nhất, kể cả SU-57 và, chúng ta đã chứng kiến Anh và Pháp phản ứng cuồng loạn như thế nào, đặc biệt là Anh…
Anh đã tạo ra cớ “SAA sử dụng VKHH tại Đông Guta” để tạo điều kiện cho Mỹ thử tên lửa Tomahawk “mới, thông minh” tấn công vào Syria ngày 14/4/2018…Anh đã tạo ra vụ bê bối trong vụ “Nga đầu độc 2 cha con vị đại tá tình báo” để trục xuất ngoại giao…Anh đe tẩy chay World Cup…
Tất cả sự cay cú, căm thù Nga đều sau vụ Nga san phẳng sào huyệt Đông Guta mà người Anh đã dày công xây dựng; hy vọng…đã tan thành mây khói cùng với sự ra đi của hàng trăm chuyên gia, cố vấn và lính đặc nhiệm…
Nếu như Đông Guta thất thủ bị san bằng khiến cho CIA Mỹ vuốt râu chê đồng nghiệp, thì lần này ở Tây Nam Syria, tại thành trì mang tên Daraa, CIA bị một cú choáng váng khi chưa đến 55 ngày như Đông Guta, gần như toàn bộ cơ sở của phiến quân được CIA và Lầu Năm Góc bí mật tài trợ…đã bị Nga và SAA sắp sửa xóa sổ.
Tấm giáp kiên cố bảo vệ Daraa
Có thể nói Daraa và Quneitra phía Tây Nam Syria là 2 sào huyệt của lực lượng phiến quân bao gồm FSA, IS và Al-Qeada…(gọi tắt là phiến quân) tin cậy, được CIA và Israel nuôi dưỡng, được CIA lựa chọn đưa về từ các nơi như ở Raqqa, Homs…và cả từ Iraq…
Daraa, Quneitra và khu vực Al Tanf tạo ra một vùng đệm an ninh cho Israel và Mỹ ngăn chặn trục Iran-Hezbollah, đồng thời làm bàn đạp để gây bất ổn cho Syria. Chính vì vậy nên lực lượng phiến quân ở đây được huấn luyện và trang bị vũ khí rất hiện đại như một đội quân nhà nghề.
Không như Đông Guta, sự bảo vệ các sào huyệt này dựa trên 3 cơ sở: Thỏa thuận của Nga-Mỹ; chống lưng của Israel và tuyên bố tấn công đáp trả trực tiếp của Mỹ-Israel vào không chỉ Iran-Hezbolla mà cả SAA nếu bị tấn công.
Vì vậy, mở chiến dịch tấn công vào đây sẽ có nguy cơ đụng đầu trực tiếp Nga-Mỹ, và chiến tranh sẽ mở rộng bởi sự phản ứng rất quyết liệt của Israel…là những tình huống có thể xảy ra trong khi lên kế hoạch tác chiến của Nga-Syria.
Chiến dịch giải phóng Tây Nam Syria của Damascus
Mục tiêu của chiến dịch, đúng như Assad đã tuyên bố là “kiểm soát toàn bộ tuyến biên giới Tây Nam và giải phóng mỗi inch lãnh thổ Syria có chủ quyền”, sau đó di chuyển các lực lượng chuyển hướng tấn công về biên giới phía Bắc Syria…
Đồng thời, do Mỹ sẽ không rút khỏi al-Tanf để đổi lấy việc không có sự xuất hiện của lực lượng Iran và Hezbolla tại Tây Nam, cho nên, chiến dịch này, Assad muốn “đàm phán bằng vũ lực” để đạt được sự rút lui của Mỹ khỏi al-Tanf.
Có thể nói Mỹ đang rất khó xử, dở tiến dở lùi tại al-Tanf.
Tại đây, khu vực biên giới giữa Syria và Iraq, Mỹ có hàng ngàn phiến quân được đào tạo, hỗ trợ và nuôi dưỡng. Lực lượng này là một gánh nặng nếu Mỹ quyết định rút lui vì họ là những người Ả Rập và không phải người Kurd, cho nên, bất kỳ thỏa thuận nào trả lại al-Tanf cho chính quyền Assad có nghĩa là rút lui của hàng nghìn phiến quân này đến khu vực được kiểm soát bởi các lực lượng người Kurd ở tỉnh phía bắc al-Hasakah. Điều này có thể gây ra các trận chiến dân tộc giữa người Kurd và các bộ lạc Ả Rập trong khu vực từ chối sự thống trị của người Kurd.
Nhưng nếu như không rút lui, khi Nga-Syria kiểm soát toàn bộ Tây Nam Syria thì al-Tanf trở nên vô nghĩa. Vì thế Mỹ sẽ rút, không chỉ tại al-Tanf mà cả Syria, như Tổng thống Trump đã tuyên bố, vấn đề là Mỹ đang tính sao cho có lợi mà thôi…
Để thực hiện chiến dịch, Damascus bỏ qua tất cả các cảnh báo của Mỹ và Israel. Bộ tham mưu Nga- Syria đã điều động các lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến hợp đồng tác chiến với lực lượng Iran-Hezbollah, trong đó đặc biệt có lực lượng con Hổ (Tiger Force) do tướng Suhail al-Hasan chỉ huy.
Về sự tham gia của Nga. Cũng như trong chiến dịch Đông Guta, Nga tham gia bởi 2 mũi giáp công chủ yếu là (1) sử dụng không quân hỗ trợ cho quân đội Syria và liên minh cực kỳ mãnh liệt và (2) là binh vận.
Trên mặt đất, Tiger Force là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ hoạt động dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nga với sự đồng ý và thỏa thuận của Tổng thống Syria Assad. Do đó, lực lượng này có mặt hay không có mặt trong khu vực là do yêu cầu đặc biệt của Nga (theo nguồn tin quân sự phía Tây Nam Syria cho biết).
Diễn biến chiến dịch…
Có rất nhiều tin từ các báo đã đưa, ở đây chúng ta chỉ quan tâm, phân tích đến một vài diễn biến, kết quả cơ bản mang tính đột phá…
Thật không ngờ chỉ chưa đầy tháng sào huyệt Daraa của FSA, IS và al-Qeada “lừng danh” đã sụp đổ nhanh chóng đến thế. Hơn 80% tinh lỵ Daraa đã rơi vào tay Damascus. Sự tiến bộ của quân chính phủ đã khiến cho các nhà quan sát choáng váng.
Sự sụp đổ của phiến quân tại Tây Nam Syria bởi 2 nguyên nhân, (1) từ đòn tấn công mạnh và (2) thỏa thuận đầu hàng, quy phục chính phủ, bàn giao vũ khí, khu vực chiếm đóng đã tạo ra một chiến thắng ngoạn mục cho Damascus.
Nguyên nhân vì sao, vì sự bạc nhược, mất hết ý chí chiến đấu của phiến quân hay sự bỏ rơi của Mỹ-Israel thì chúng ta sẽ phân tích sau, chỉ biết rằng điều thú vị nhất là quân đội Syria mạnh lên trong thấy khi hơn 10 triệu USD vũ khí bao gồm các loại tiên tiến hiện đại nhất của Mỹ, Israel và NATO đã được CIA và Lầu Năm Góc bí mật tài trợ đã lọt vào tay SAA.
Lưu ý, nói rằng “CIA và Lầu Năm Góc bí mật tài trợ” là vì từ tháng 7 năm ngoái, Tổng thống - Tổng tư lệnh quân đội Mỹ Donald Trump đã ra lệnh ngừng cung cấp tài trợ cho phiến quân tại Syria nhưng CIA và Lầu Năm Góc bất tuân thượng lệnh…
Nay các loại vũ khí từ xe tăng, tên lửa chống tăng…với giá hơn 10 triệu USD tiền thuế dân Mỹ đã phơi ra giữa thanh thiên bạch nhật cho quân đội Syria như những bức ảnh dưới đây, đã khiến tổng thống Trump nổi giận.
 
 
 
 
 
Diễn biến đáng lưu ý tiếp theo từ Nga. Nga thông báo cuộc tập trận Hải quân tại Biển Địa Trung Hải. Cuộc tập trận hải quân sẽ bắt đầu vào ngày 11 tháng 7, chỉ năm ngày trước khi Tổng thống Nga và Putin Vladimir Putin và Donald Trump gặp nhau tại thủ đô Helsinki của Phần Lan để thảo luận về tình hình phức tạp ở Syria.
Theo đó:
Vị trí của cuộc tập trận sẽ ở Đông Địa Trung Hải giữa bờ biển Syria và phần phía Nam của Síp qua cảng Tartus, sẽ được dành cho 10 đến 20 tàu chiến tiến hành các cuộc tập trận tên lửa từ ngày 11, 12, 18, 19, 25 và 26
Trong thời gian tập trận, không phận sẽ ngừng hoạt động từ 10:00 sáng đến 6:00 chiều theo giờ Moscow
Các tàu chiến sẽ tiến hành các cuộc tập trận tên lửa với nhiều loại vũ khí có hướng dẫn chính xác. Đặc biệt, có sự tham gia của tàu khu trục Admiral Essen của Nga, tàu khu trục tên lửa Admiral Grigorovich, cùng với Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol, trang bị hệ thống tên lửa Kalibr
Văn phòng báo chí của Hạm đội Biển Đen Nga báo cáo vào ngày 18 tháng 6, các tàu hộ tống lớp Buyan Grad Sviyazhsk và Veliky Ustyug trang bị hệ thống tên lửa Kalibr bắt đầu hành trình đến Biển Địa Trung Hải từ Sevastopol.
Cuộc tập trận này Nga có nhiều ý đồ, nhưng có 2 điểm chính mà chúng ta cần quan tâm trong diến biến chiến dịch tại Tây Nam Syria :
Thứ nhất, Nga đóng cửa không phận, hải phận này nhằm loại bỏ bất kỳ trở ngại nào từ bên ngoài có ý đồ cản trở quân đội Syria dứt điểm Quneitra đối diện biên giới Golan của Israel và củng cố kiểm soát tỉnh Daraa và biên giới Syria-Jordan.
Thứ hai, đây là một thông điệp cảnh báo nghiêm khắc cho Lầu Năm Góc và CIA.
Như vậy, muốn chiến thắng tại Syria thì Nga-Syria phải vượt qua Anh, Pháp và cuối cùng phải là Mỹ. Mỹ là nút chặn cuối cùng của sự nghiệp hòa bình, thống nhât toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa Ả rập Syria.
  • Lê Ngọc Thống

Trung Quốc: Nga-Mỹ là một phần của phương Tây

Giới phân tích Trung Quốc cho rằng Nga và Mỹ đã hình thành quán tính tư duy coi thường nhau trên cơ sở sự tự tin về văn hóa tôn giáo.

Gà cùng một mẹ?
Tạp chí “Hòa bình và phát triển” của Trung Quốc mới đây có bài viết phân tích về mối quan hệ Nga-Mỹ, trong đó đưa ra nhận định cả hai cường quốc này đều thuộc một phần của văn hóa phương Tây.
Tuy nhiên, giới phân tích Trung Quốc đã chỉ ra những hướng phát triển khác nhau trong lịch sử để đi đến đánh giá phân biệt giữa Nga với phương Tây, trong đó có Mỹ.
Tạp chí Trung Quốc cho rằng xem xét về thuộc tính tôn giáo, thì đạo Tin Lành được người Anh hoặc người Anglo – Saxon sùng tín, được coi là nguồn gốc chủ yếu của tôn giáo và văn hóa Mỹ cũng như Chính thống giáo mà người Nga tôn sùng đều thuộc Kito giáo. Cùng với sự chia rẽ của Giáo hội Roma, đã dần dần hình thành các nhánh Thiên chúa giáo, Chính thống giáo phương Đông và Tin Lành..., có giáo lý tôn giáo vừa giống lại vừa khác nhau.
Trung Quoc: Nga-My la mot phan cua phuong Tay
Dưới con mắt của người Trung Quốc, cả Nga và Mỹ đều thuộc về phương Tây
Theo tạp chí Trung Quốc, cả Chính thống giáo và Tin Lành đều nhận là phái “chính tông nhất” và hình thành ngọn nguồn chủ yếu về quan niệm đối lập tôn giáo và văn hóa giữa người Nga và người Mỹ, trên cơ sở đó nảy sinh hàng loạt khác biệt và đối đầu giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực như tôn giáo, triết học, tư tưởng, văn hóa...
Ví dụ được nêu ra là trong cuốn sách “Người Mỹ - Tiến trình phát triển”, giáo sư nổi tiếng của Đại học Havard (Mỹ) Daniel J.Boorstin đã trích dẫn một số câu ở cuốn sách “Vườn ươm nước Anh mới” của giáo sư Francis Lee Higginson Đại học Chicago (Mỹ) để chứng minh quan niệm tôn giáo tự tin của người Mỹ: “Điều chúng ta tôn thờ là tôn giáo đích thực…do đó... ai có thể đối đầu với chúng ta?”.
Còn sự tự tin của người Nga về tín ngưỡng tôn giáo được tạp chí Trung Quốc chứng minh bằng sự kiện từ đầu thế kỷ XVI, người Nga đã giương cao ngọn cờ Moscow là “Roma thứ ba” sau Roma và Constantinople, nhằm thể hiện sự chính tông và tự tin của mình.
Trung Quoc: Nga-My la mot phan cua phuong Tay
Nhà thờ Thánh Basil trên Quảng trường Đỏ ở Moscow được xây dựng từ giữa thế kỷ XVI
Từ những luận giải trên, giới phân tích Trung Quốc cho rằng Nga và Mỹ đã hình thành quán tính tư duy coi thường nhau trên cơ sở sự tự tin về văn hóa tôn giáo, cũng là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến quan hệ song phương luôn khó hòa hợp.
Cũng theo tạp trí Trung Quốc, truyền thống bài xích lẫn nhau về thể chế chính trị kinh tế giữa Nga và Mỹ vẫn đang kéo dài, trở thành một trong những nhân tố đối lập lâu dài và mang tính cơ cấu của quan hệ song phương.
Ngay sau khi Thế chiến I kết thúc, khi ký Hiệp định Versailles, các nước theo chế độ tư bản chủ nghĩa trong đó có Mỹ đã xem xét đối phó với Liên Xô.
Tuy Mỹ và Liên Xô đã gác lại sự đối lập về chế độ chính trị, liên kết thành phe đồng minh để đánh bại phe “trục” phát xít gồm Đức, Italy và Nhật Bản, nhưng sau Thế chiến II, cùng với bài phát biểu của cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Mỹ về chống Liên Xô, đồng thời Mỹ đưa ra “chủ nghĩa Truman” vào tháng 3/1947, sự đối kháng giữa hai phe lớn là phe tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu đã khai cuộc, Chiến tranh Lạnh bắt đầu.
Trong thời kỳ này, hai nước đã chạy đua vũ trang, cạnh tranh về vũ trụ và công nghệ cũng như đối lập và đối kháng toàn diện trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao... Sự đối kháng, cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau liên tục kéo dài đến khi Liên Xô tan rã vào cuối năm 1991, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, cuộc đối đầu Nga-Mỹ vẫn tiếp diễn dù sau khi Liên Xô tan rã, Nga trở thành nước kế thừa Liên Xô theo ý nghĩa luật pháp quốc tế, nhưng họ đã kế thừa một Liên Xô mất đi 23,8% lãnh thổ, 48,5% dân số, 41% GDP, 39,4% tiềm lực công nghiệp, 44,6% năng lực quân sự.
Không tồi tồi tệ nhất, chỉ tồi tệ hơn
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hai phe quân sự lớn là NATO do Mỹ đứng đầu và Khối Warsaw do Liên Xô đứng đầu đã thiết lập lực lượng quân sự hùng mạnh, hình thành thế cân bằng chiến lược với tiền đề là đảm bảo hủy diệt lẫn nhau.
Sau khi Liên Xô và Khối Warsaw tan rã, NATO vẫn chưa bị giải thể, mà trở thành liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới. Nhưng do Nga kế thừa lực lượng quân sự chủ yếu, đặc biệt là lực lượng hạt nhân chiến lược, vẫn có năng lực tiềm ẩn để tiêu diệt Mỹ và NATO, đồng thời cũng có khả năng răn đe tương ứng về lực lượng vũ khí thông thường, nên đã trở thành mối đe dọa lớn đối với Mỹ và NATO.
Binh sĩ Nga tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ
Theo giới phân tích Trung Quốc, đây là nguyên nhân chính khiến các chính phủ, giới quân sự và hoạch định chiến lược của Mỹ trong nhiều thời kỳ khác nhau chưa từng nới lỏng chính sách kiềm chế quân sự đối với Nga.
Trong thời gian đó, hai bên ngoài việc tiếp tục hối thúc đối phương tuân thủ hiệp định cắt giảm vũ khí hạt nhân đã ký, Mỹ và Nga còn lần lượt đạt được “Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược giai đoạn 2” vào tháng 1/1993, ký “Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược giai đoạn 3” vào năm 1997, đạt được “Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược” vào tháng 5/2002 và ký “Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới” vào tháng 4/2010.
Thông qua thực hiện giám sát lẫn nhau đối với những hiệp ước này, số lượng vũ khí chiến lược của hai bên cũng được cắt giảm tương ứng. Ví dụ như Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới vào tháng 4/2010 quy định Mỹ và Nga sẽ cắt giảm số lượng đầu đạn hạt nhân ở mức dưới 1.550, cắt giảm số lượng tên lửa và máy bay ném bom chiến lược xuống còn 800.
Theo tạp chí Trung Quốc, đối với Nga và Mỹ, ý nghĩa của cắt giảm vũ khí chiến lược hoặc vũ khí thông thường đối với việc xóa bỏ mối đe dọa lẫn nhau là không lớn, bởi vì hai bên đều không muốn phá vỡ “giới hạn đỏ cân bằng” là “đảm bảo khả năng tiêu diệt lẫn nhau”.
Điều then chốt là thông qua đàm phán cắt giảm vũ khí và giám sát lẫn nhau thực hiện hiệp định cắt giảm vũ khí để duy trì lòng tin quân sự ở mức tối thiểu, nhằm tránh hai bên xảy ra xung đột trực tiếp.
Quan hệ Nga-Mỹ không tồi tệ nhất mà chỉ tồi tệ hơn?
Đối với Nga, với tiền đề sức mạnh tổng hợp của đất nước không bằng Mỹ, việc duy trì khả năng răn đe quân sự to lớn không những là nhu cầu bảo đảm an ninh quốc gia, mà còn thể hiện lợi thế của địa vị nước lớn khi đối đầu với Mỹ.
Đối với Mỹ, cắt giảm kho vũ khí hạt nhân chiến lược hùng mạnh của Nga, ép giảm số lượng vũ khí thông thường có khả năng răn đe nhất định là giảm thiểu tối đa mối đe dọa chiến lược của Nga đối với Mỹ và phương Tây.
Ngoài cuộc chiến xung quanh lĩnh vực cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược và hệ thống phòng thủ tên lửa, tạp chí Trung Quốc cũng nêu ra hàng loạt sự kiện tác động tới quan hệ Nga-Mỹ, đặc biệt là kể từ khi ông Putin lên nắm quyền vào năm 2000.
Các sự kiện được đánh giá là quan trọng gồm cuộc tấn công khủng bố tại Mỹ vào ngày 11/9/2001, cách mạng sắc màu ở Ukraine từ năm 2004 đến 2005, cuộc chiến Gruzia năm 2008, cuộc khủng hoảng Ukraine và Crimea năm 2014, Nga can thiệp quân sự tại Syria, các hành động trục xuất ngoại giao giữa hai nước năm 2017…
Theo giới phân tích Trung Quốc, những tranh chấp nêu trên tạo thành đường hướng chủ yếu của quan hệ Nga-Mỹ gần 20 năm qua. Tuy hai bên có hợp tác ít nhiều trong một số sự kiện và thời điểm nào đó, cũng có thể duy trì âm thầm sự nhẫn nhịn và ổn định nhất thời, nhưng chủ lưu và xu thế lớn của quan hệ song phương Nga-Mỹ luôn đi theo hướng tụt dốc, rơi vào lời nguyền khó gỡ “không tồi tệ nhất, chỉ tồi tệ hơn”.
  • Đông Triều

DNA

Phân tích về DNA cổ đại tiết lộ nguồn gốc của cư dân Đông Nam Á

© Sputnik / Valeriy Melnikov
KHOA HỌC
21:47 10.07.2018URL rút ngắn
 0  0  0
Đông Nam Á là một trong những khu vực đông dân nhất thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa rõ về quá trình con người đã đến đây định cư như thế nào. Bức màn bí ẩn đã vén lên khi phân tích DNA chiết xuất từ bộ xương cổ.
Các chuyên gia trong hơn 100 năm đã tranh luận về vấn đề con người chiếm lĩnh khu vực Đông Nam Á. Trải qua nhiều năm đã hình thành hai giả thuyết chính: theo giả thuyết đầu tiên, những người săn bắn hái lượm địa phương đã xây dựng nền nông nghiệp một cách độc lập với các nước láng giềng, còn lý thuyết thứ hai khẳng định rằng họ đã được thay thế bởi nông dân trồng lúa di cư từ lãnh thổ Trung Quốc hiện nay.
Một nghiên cứu quốc tế do các chuyên gia từ Cambridge dẫn đầu đã chứng minh rằng không có lý thuyết nào trong số này là hoàn toàn đúng. Theo các chuyên gia, dân số hiện tại của khu vực Đông Nam Á tối thiểu có nguồn gốc từ bốn nhóm cư dân cổ đại.
Trong quá trình làm việc, các nhà nghiên cứu đã phân tích DNA chiết xuất từ ​​nhiều mảnh xương tìm thấy ở Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Lào và Philippines. Hóa ra là sự đóng góp vào dân số hiện nay của khu vực có sự tham gia của những người săn bắn hái lượm từng xuất hiện ở đây 44.000 năm trước và những người nông dân Trung Quốc đến sau.
Tóm lại, người Việt Nam, Thái Lan và các cư dân khác của Đông Nam Á xuất phát từ bốn quần thể. Các dòng riêng biệt liên tục giao nhau và trộn lẫn, đặc biệt là trong quá trình di cư và định cư trên các đảo.
Жители Канады спасаются от жары в фонтанах Монреаля

Các nhà khoa học: Nắng nóng kéo dài khiến não hoạt động kém

© AFP 2018 / Eva Hambach
KHOA HỌC
04:34 12.07.2018URL rút ngắn
 0  0  0
Các nhà khoa học Mỹ từ Đại học Harvard đi đến kết luận rằng nắng nóng ảnh hưởng xấu đến khả năng trí tuệ con người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và thanh thiếu niên. Điều này được nêu trong bài báo đăng trên tạp chí PLoS Medicine.
Các nhà nghiên cứu cho rằng trước đó khoa học chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên chức năng não người cao tuổi.
"Có ấn tượng rằng nhiệt độ cao thường ít ảnh hưởng đến cuộc sống của thế hệ trẻ. Chúng tôi đã kiểm tra xem điều này có đúng không, qua các sinh viên một trong những ký túc xá ở Boston" — tác giả của công trình khoa học, ông Jose Cedeno-Laurent nói.
Một nhóm 48 tình nguyện viên đã được lựa chọn cho mục đích này. Một nửa trong số họ sống ở các phòng máy lạnh, phần còn lại sống trong tòa nhà cũ, nơi không có "điều kiện xa xỉ" như vậy. Kết quả là, những người sống không có máy điều hòa không khí giảm đáng kể khả năng trí tuệ — họ nhớ thông tin kém hiệu quả và phản ứng chậm hơn với các câu hỏi.

Donald Trump

Nga hoàn toàn kiểm soát Đức thông qua nguồn cung cấp khí đốt, Trump nói

© REUTERS / Kevin Lamarque
THẾ GIỚI
16:21 11.07.2018URL rút ngắn
 0  0  0
BRUSSELS (Sputnik) -Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng Đức bị Nga điều khiển hoàn toàn, Berlin chi trả cho Moskva số tiền hàng tỷ USD cho khí đốt, và trong tình huống này việc Hoa Kỳ vẫn phải bảo vệ Liên bang Đức sẽ không công bằng.
Vào sáng thứ Tư, Tổng thống mỹ Donald  Trump đã có bữa ăn trưa- làm việc ngắn với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
"Đức trả hàng tỷ đô la một năm cho Nga, còn chúng ta phải bảo vệ đất nước này trước Nga. Họ xây dựng đường ống dẫn khí, với mục đích —để trả hàng tỷ đô la vào ngân khố của Nga. Tôi nghĩ rằng điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận.  Thêm vào đó, cựu thủ tướng Đức đang làm việc cho công ty khí đốt của Nga",-Trump tuyên bố.
"Đức lẽ ra  không được phép làm điều đó. Đức bị Nga điều khiển hoàn toàn, và hãy nói cho tôi biết điều đó  liệu có chấp nhận được hay không", — Tổng thống  Mỹ tiếp tục.
"Đức trả chỉ hơn 1% vào NATO, trong khi chúng tôi phải trả rất nhiều tiền, và việc này kéo dài trong nhiều năm, và không ai trong số các tổng thống trước đó đã làm gì trong lĩnh vực này. Tôi nghĩ rằng đây là điều  rất không công bằng đối với nước ta và  không công bằng đối với người nộp thuế,  bởi vì Đức là một quốc gia giàu có", — Trump bổ sung.
Angela Merkel

Merkel đáp trả phát biểu của Trump về việc Đức phụ thuộc vào Nga

© Sputnik / Sergey Guneev
THẾ GIỚI
21:46 11.07.2018(cập nhật 23:21 11.07.2018)URL rút ngắn
Moskva (Sputnik) -Angela Merkel phản ứng với những lời phát biểu của Donald Trump về việc Đức phụ thuộc Nga bởi khí đốt. Trước đó, nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng Berlin bị Moskva kiểm soát thông qua việc cung cấp khí đốt của Nga.
"Tôi muốn nói thêm rằng bản thân tôi còn nhớ một phần nước Đức từng phụ thuộc sự kiểm soát của Liên Xô. Tôi rất vui vì hôm nay đất nước chúng tôi thống nhất, và có thể nói rằng chúng tôi đang theo đuổi một chính sách độc lập và đưa ra quyết định của riêng mình." — bà Merkel bình luận phát biểu của Trump tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels.
Bà nói thêm rằng Đức mắc nợ NATO rất nhiều, và "sự thống nhất nước Đức, cũng như thực tế châu Âu thống nhất" phần nhiều là nhờ Liên minh.
"Nhưng Đức cũng đang làm rất nhiều điều cho NATO. Chúng tôi đưa hầu hết khả năng quân sự của chúng tôi vào việc phục vụ NATO" — Thủ tướng Đức kết luận.

Trump 'cảm thấy ổn' với biểu tình ở Anh

Inline image
Bản quyền hình ảnhEPAImage captionTổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Theresa May
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp Thủ tướng Anh Theresa May, người thúc đẩy một thỏa thuận thương mại hậu Brexit, chỉ vài ngày sau khi ông nói nước Anh đang hỗn loạn.
Ông Trump vừa đáp phi cơ xuống sân bay Stansted, phía Bắc London vào chiều thứ Năm trong chuyến công du hai ngày - lần đầu tiên kể từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 - và sẽ gặp Nữ hoàng Elizabeth II.
An ninh đã được bổ sung ở nhiều nơi vì có thể diễn ra biểu tình quy mô lớn.
TrumpBản quyền hình ảnhLEON NEALImage captionTổng thống Donald Trump và đệ nhất phu nhân Melania đáp xuống sân bay Stansted để bắt đầu chuyến thăm Anh hai ngày
Chuyến thăm diễn ra khi bà May công bố Sách Trắng (White Paper) thiết lập kế hoạch chi tiết cho quan hệ của Anh với EU.
Phóng viên ngoại giao BBC James Robbins mô tả chuyến đi này là "chuyến thăm gây tranh cãi nhất tới Anh của một tổng thống Mỹ".
Bà May cho biết chuyến thăm sẽ là cơ hội để thúc đẩy các liên kết thương mại và tăng cường hợp tác an ninh.
Nhưng bà cũng cảnh báo ông Trump không nên làm ngơ "hành vi gây tổn hại" của Nga khi ông gặp Vladimir Putin ở Helsinki vào tuần tới.
Biểu tình ở London phản đối chuyến thăm Anh của Tổng thống TrumpBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionBiểu tình ở London phản đối chuyến thăm Anh của Tổng thống Trump
Ông Trump đã nói đùa hồi đầu tuần rằng cuộc gặp của ông với lãnh đạo Nga "có thể là phần dễ nhất" trong chuyến công du châu Âu lần này.
Cùng với liên kết thương mại và an ninh, chính phủ Anh cho biết các lĩnh vực quan trọng khác sẽ được hai nhà lãnh đạo thảo luận là Brexit và Trung Đông.
Trước chuyến thăm của ông Trump, bà May nói: "Là hai quốc gia - chúng ta an toàn hơn, thịnh vượng hơn và sáng tạo hơn khi hợp tác với nhau và tôi mong đợi các cuộc thảo luận quan trọng trong tuần này".
Bà nói rằng khi Anh rời Liên minh Châu Âu "sẽ không có đồng minh nào quan trọng hơn trong những năm tới".
Tổng thống Trump và vợ MelaniaBản quyền hình ảnhAFPImage captionTổng thống Trump và vợ Melania sẽ dự tiệc chiêu đãi tối tại Cung điện Blenheim ở Oxfordshire
Chính phủ Anh khẳng định bà May hoan nghênh quyết định của ông Trump khi "tham gia" với nhà lãnh đạo Nga tại thủ đô của Phần Lan hôm thứ Hai.
Tuy nhiên, chính phủ Anh cũng nói rõ rằng bà hy vọng ông sẽ nêu các vấn đề như vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái ở Salisbury.
Bà May nói: "Mục tiêu lâu dài của chúng ta vẫn là mối quan hệ mang tính xây dựng với Moscow. Nếu thành công, chúng ta phải tiếp tục tham gia với vai trò riêng rẽ và cả liên minh.
"Đó là lý do tại sao tôi hoan nghênh cuộc họp sắp tới của Tổng thống Trump với Tổng thống Putin - các kênh giao tiếp cởi mở giữa Mỹ và Nga là chìa khóa để kiểm soát rủi ro đối đầu."
Ông Trump sẽ đến Vương quốc Anh cùng với vợ, Melania, vào chiều thứ Năm, sau Hội nghị Thượng đỉnh NATO.
Sau đó, vợ chồng ông sẽ tham dự bữa tối do bà May chiêu đãi tại Cung điện Blenheim, ngôi nhà tổ tiên của Ngài Winston Churchill.
Các thành viên Nội các, gồm có Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond và tân Bộ trưởng Ngoại giao Jeremy Hunt, cũng như các lãnh đạo doanh nghiệp, sẽ là khách mời.
Biểu tình ở London phản đối chuyến thăm của Tổng thống Trump tới AnhBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionBiểu tình ở London phản đối chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Anh
Hôm thứ Sáu, bà May và ông Trump sẽ cùng xem buổi diễn tập chống khủng bố chung của các lực lượng đặc biệt của Anh và Mỹ tại một căn cứ quân sự.
Tổng thống và đệ nhất phu nhân sẽ tới Windsor vào chiều thứ Sáu để gặp Nữ hoàng Anh, trước chuyến đi mang tính cá nhân tới Scotland để nghỉ cuối tuần tại khu nghỉ mát chơi golf Turnberry của ông Trump.
Liên đoàn Cảnh sát cảnh báo chuyến đi sẽ tạo ra "áp lực không thể nghi ngờ" lên lực lượng cảnh sát Anh.
Hàng chục nghìn người dự kiến sẽ biểu tình phản đối tổng thống ở London hôm thứ Năm và thứ Sáu - và ở Glasgow vào thứ Sáu.
Các cuộc biểu tình nhỏ hơn cũng được dự kiến tổ chức trên khắp nước Anh, bao gồm Devon, Dundee, Edinburgh, Belfast, Norwich, Manchester, Leeds và Liverpool.
Trong khi đó, Thị trưởng London Sadiq Khan đã cho phép một quả bóng bay khổng lồ mô tả ông Trump như một đứa trẻ bay ở Westminster trong hai giờ vào ngày thứ hai trong chuyến thăm của tổng thống.
Những người biểu tình ở LondonBản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGESImage captionNhững người biểu tình ở London chuẩn bị một quả bóng bay khổng lồ mô tả ông Trump như một đứa trẻ
Christopher Ruddy, giám đốc điều hành công ty truyền thông Mỹ Newsmax Media và một người bạn của ông Trump, nói với BBC rằng tổng thống Mỹ sẽ "sốc" với quy mô của các cuộc biểu tình.
Shaista Aziz, ủy viên hội đồng thành phố và là thành viên đảng Lao động ở Oxford, và là một trong những người tổ chức cuộc biểu tình 'Cùng chống Trump' ở London, nói rằng cuộc biểu tình là về dân chủ.
Cá mập

Cá mập tấn công người mẫu khi chụp ảnh ở Bahamas

© Ảnh : pixabay.com
XÃ HỘI
02:15 12.07.2018URL rút ngắn
 0  0  0
Cô gái nói rằng cá mập cát thường rất bình tĩnh và nhiều du khách bơi cùng với chúng.
Katarina Zarutskie, 19 tuổi, học ngành kinh doanh và điều dưỡng quốc tế tại Đại học Miami và từ năm 14 tuổi đã làm người mẫu. Cô cũng viết blog trên Instagram nói về du lịch và đời sống của mình.
Cùng với bạn trai và gia đình anh, cô gái đến Bahamas, nơi cô chia sẻ những bức ảnh tuyệt vời. Sau khi đi ăn tối, trở về khách sạn, Katarina thấy một cảnh khác thường có thể chụp những bức ảnh đẹp. Một số người bơi trong vịnh với cá mập và cô cũng muốn làm thế. Cô xuống nước, bơi ngửa, quay đầu lại và những bức ảnh cho thấy những gì xảy ra tiếp theo.

Một trong những con cá mập chộp lấy bàn tay của cô gái và kéo cô xuống dưới nước. May mắn thay, Katarina đã thoát ra ngoài và không thu hút sự chú ý của những  con cá hung dữ khác.
Lực lượng Taliban của Afghanistan.

Nga tuyên bố có bằng chứng về việc Lầu Năm Góc tài trợ cho Taliban*

MOSKVA (Sputnik) - Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova gọi những cáo buộc của Washington rằng Nga hợp tác với phong trào cực đoan Taliban* ở Afghanistan là vô căn cứ, đồng thời tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang cố gắng dùng hành động như vậy để che giấu thất bại của họ trong nước, đặc biệt là thực tế "tài trợ" cho Taliban*.
Maria Zakharova lưu ý rằng  bà nhiều lần  bình luận những cáo buộc như vậy, và bày tỏ lấy làm tiếc rằng "các đối tác Mỹ không nghe hoặc không muốn nghe về lý lẽ của chúng tôi hoặc giải thích của chúng tôi."
"Một lần nữa chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng liên lạc của chúng tôi với Taliban* theo đuổi chỉ hai mục tiêu: để đảm bảo sự an toàn của công dân Nga ở Afghanistan và thúc đẩy quá trình hòa giải dân tộc, mà thật đáng tiếc điều này chưa nhích khỏi điểm chết", — Zakharova nói.
Bà lưu ý rằng có những bằng chứng cho thấy "một trong những nhà tài trợ thực sự của phong trào Taliban* chính là Lầu Năm Góc".
"Cụ thể, trong báo cáo của Tổng Thanh tra đặc biệt của Quốc hội Mỹ về việc tái thiết Afghanistan, cũng như báo cáo tháng Ba của Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng viện trợ quân sự của Mỹ cho Kabul được tiến hành mà không có quyết toán thích đáng và chỉ đơn giản là bị ăn cắp ngay tại chỗ", — bà nói.
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga
© AP Photo /
THẾ GIỚI
Kirill Vyshinski

Bộ Ngoại giao Nga yêu cầu thả Vyshinski ngay lập tức

© Sputnik / Stringer
NGA
20:51 12.07.2018URL rút ngắn
MOSKVA (Sputnik) — Liên Bang Nga yêu cầu giải phóng lãnh đạo cổng thông tin RIA Novosti Ukraina Kirill Vyshinski ngay lập tức, Moskva đang chờ sự phản ứng dữ dội hơn từ phía các tổ chức quốc tế trước hành động tùy tiện của Kiev, đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố.
Trước đó, tòa án ở Kherson gia hạn việc giam giữ Vyshinski thêm hai tháng nữa — cho đến ngày 13 tháng 9.
"Chúng tôi một lần nữa yêu cầu thả nhà báo ngay lập tức. Chúng tôi chờ đợi sự phản ứng cứng rắn hơn của các tổ chức quốc tế trước sự tùy tiện tiếp tục  đối với Vyshinski",- bà  Zakharova nói.
Các tổ chức quốc tế chia sẻ trách nhiệm về số phận của nhà báo và hậu quả có thể xảy ra, bà lưu ý.
Trước đó, Dmitry Kiselev, Tổng giám đốc MIA "Rossiya Segodnya" (Sputnik) nói rằng: MIA "Rossiya Segodnya" sẽ tiếp tục hỗ trợ cho lãnh đạo cổng thông tin RIA Novosti Ukraina Kirill Vyshinski.
Hôm thứ Ba 15 tháng 5 các nhân viên công lực Ukraina đã đột nhập văn phòng, nơi làm việc của các phóng viên hãng RIA Novosti tại Kiev, việc lục soát kéo dài  trong gần 8 giờ đồng hồ. Cũng vào ngày thứ Ba, có tin tại Kiev đã bắt giữ người phụ trách cổng thông tin RIA Novosti Ukraina là nhà báo Kirill Vyshinski. Ông Vyshinski bị cáo buộc ủng hộ các nước Cộng hòa tự tuyên bố độc lập vùng  Donbass và phản bội Tổ quốc. Nhà báo Kirill Vyshinski có thể phải chịu án tù 15 năm. An ninh Ukraina cũng lục soát căn hộ của nữ phóng viên RIA Novosti Ukraina Lyudmila Lysenko. Ngoài ra, người đứng đầu văn phòng đại diện RIA Novosti tại Ukraina là ông Andrei Borodin đã mất liên lạc từ sáng thứ Ba. Trong khi đó, trên trang web của Tổng Công tố Ukraina Yuri Lutsenko, trong số những bức ảnh tư liệu thu giữ khi lục soát văn phòng RIA Novosti Ukraina tại Kiev, có đăng cả các giấy tờ cá nhân của ông Borodin.
Tổng Giám đốc hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" (Sputnik), ông Dmitry Kiselev tuyên bố rằng chính quyền Ukraina cần lập tức phóng thích nhà báo Vyshynski và chấm dứt truy bức báo chí. Tổng biên tập của hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" (Sputnik) và kênh truyền hình RT, bà Margarita Simonyan cho rằng vụ việc vừa qua là đòn thù của Kiev vì cầu Crưm. Bà lưu ý rằng về mặt pháp lý tài nguyên RIA Novosti Ukraina không gắn với hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" nhưng hiện là đối tác truyền thông của hãng.
Bộ Ngoại giao Nga nhận định, hành động của Kiev chống RIA Novosti Ukraina là sự chuyên quyền tự tiện vô lý. Đại sứ quán Nga đã gửi công hàm phản đối cho Bộ Ngoại giao Ukraina, đòi chấm dứt hành vi vũ lực chống các đại diện báo giới.  Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cũng thông báo rằng Điện Kremlin chờ đợi phản ứng cứng rắn của các tổ chức quốc tế lên án hành động của An ninh Ukraina.
Đây không phải là sự tùy tiện đầu tiên về phía SBU trong thời gian gần đây. Vào cuối tháng Tư, lực lượng an ninh đã bắt giữ Odnovol Elena, người đứng đầu chi nhánh Crưm của tổ chức "Các tình nguyện viên Ngày chiến thắng", giúp đỡ các cựu chiến binh. Bà đã đến Ukraina thăm người thân và thậm chí theo điều luật mới của đất nước — cấm đeo dải băng Georgi,  cô cũng không có điều gì là bất hợp pháp. Ngoài ra Elena cũng bị buộc tội phản quốc.

Hy Lạp trục xuất 2 nhà ngoại giao Nga vì can thiệp nội bộ

Hy Lạp trục xuất nhà ngoại giao Nga, Moscow thề đáp trả tương xứng. Trong ảnh là trụ sở Bộ Ngoại giao Nga tại thủ đô Moscow, Nga. (Ảnh: Sputnik)
Hy Lạp đã trục xuất 2 nhà ngoại giao Nga và cấm 2 nhà ngoại giao khác nhập cảnh, tờ Katimerini của Hy Lạp ngày 11/7 dẫn nguồn tin từ quan chức ngoại giao cấp cao cho biết.
 
Athens thi hành các biện pháp chống lại các nhà ngoại giao Nga do “những hoạt động phi pháp ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Hy Lạp”. Đây là lời đáp cho “các hành vi bất hợp pháp trên lãnh thổ Hy Lạp và can thiệp vào nội bộ” quốc gia này.
Hy Lạp cho rằng, các nhà ngoại giao Nga đã cố gắng thu thập và truyền bá thông tin, thậm chí hối lộ các quan chức chính phủ.
“Biện pháp mà Athens thi hành không phải “bỗng dưng từ trên trời rơi xuống”, mà là phản ứng sau hàng loạt hành động phối hợp nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Nga tại Hy Lạp”, tờ Katimerini nêu rõ.
Mặc dù vậy, Hy Lạp muốn duy trì quan hệ tốt với Nga, thúc đẩy tình hữu nghị giữa 2 dân tộc, cũng như thắt chặt hợp tác giữa 2 chính phủ và công dân 2 nước. Tuy nhiên, theo Katimerini, điều này chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau trong vấn đề chủ quyền, độc lập của 2 nước.
Athens đặc biệt thận trọng trong mối quan hệ với Moscow. Trong “vụ đầu độc cựu điệp viên 2 mang Skripal và con gái Yulia”, Hy Lạp đã không trục xuất các nhà ngoại giao Nga.
Theo tờ báo, nguồn tin ngoại giao trên đã đánh giá quyết định của Athens “chỉ áp dụng riêng đối với 4 người này và không phải là thái độ chung của Hy Lạp đối với Nga”.
Hơn nữa, Moscow ủng hộ Athens trong nhiều vấn đề, đặc biệt là việc đảm bảo lợi ích của Hy Lạp tại vùng Balkan cũng như vấn đề liên quan đến tên gọi Macedonia.
Bình luận về điều này, Moscow cho biết sẽ đáp trả tương xứng và đưa ra các biện pháp cụ thể.
RIA Novosti dẫn lời Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang về quan hệ quốc tế Andrei Klimov cho hay, Nga sẽ trục xuất 2 nhà ngoại giao Hy Lạp. Theo ông, nếu không đáp trả như vậy, Moscow sẽ “không thể đảm bảo an toàn công việc cho nhân viên của mình”.
Thượng nghị sĩ Klimov nói thêm, Nga chưa bao giờ coi Hy Lạp là đồng minh và đối tác của châu Âu. “Hy Lạp đã trở thành thành viên của NATO, nhưng điều này là chưa đủ”, ông Klimov nhấn mạnh.
Hồng Hạnh
Ngoại trưởng Pompeo tại Bình Nhưỡng

Nước nào sẽ bắt đầu phi hạt nhân hóa trước tiên?

© AP Photo / Andrew Harnik/Pool
QUAN ĐIỂM-Ý KIẾN
20:49 12.07.2018URL rút ngắn
Piotr Tsvetov
Chuyến thăm Bình Nhưỡng gần đây của Ngoại trưởng Pompeo và cuộc thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên đã dấy lên suy nghĩ: Phải chăng đã đến lúc các nước khác cũng phải bắt đầu từ bỏ vũ khí hạt nhân?
Như đã biết, Washington đang yêu cầu Bình Nhưỡng ngay lập tức (trong vòng vài ngày) phải hủy bỏ tất cả bom hạt nhân, cũng như cơ sở chế tạo những quả bom đó. Trong chuyến thăm Bắc Triều Tiên, ngoại trưởng Mỹ Pompeo yêu cầu Bình Nhưỡng lập danh sách tất cả các cơ sở lưu trữ, sản xuất và phát triển vũ khí hạt nhân. Đại diện Bắc Triều Tiên từ chối làm điều đó, và Kim Jong-un đã không tiếp Pompeo.
Bắc Triều Tiên có lý trong quan điểm của mình. Trong tất cả các cuộc đàm phán của đại diện hai nước, Washington không hề nói về những gì Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Bình Nhưỡng để đổi lấy phi hạt nhân hóa. Câu trả lời cần kèm theo đảm bảo an ninh và cam kết dỡ bỏ lệnh trừng phạt, và nói chung phải bao gồm cả cung cấp viện trợ kinh tế cho Bắc Triều Tiên. Còn nếu như Mỹ không đưa ra đảm bảo an ninh, Bình Nhưỡng không từ bỏ vũ khí hạt nhân là sáng suốt, vì ngày nay đó là thứ có thể bảo vệ chủ quyền và độc lập của Bắc Triều Tiên.
Đối với các nước sở hữu vũ khí hạt nhân khác, đó cũng là phương tiện an ninh quốc gia. Ví dụ, Ấn Độ đã bắt đầu chế tạo vũ khí hạt nhân của mình sau cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc trong những năm 1960 và lưu ý rằng ngày hôm nay, ngoài Trung Quốc, nước này có vấn đề chưa được giải quyết với cường quốc hạt nhân khác là Pakistan.
Trong số các nước sở hữu vũ khí hạt nhân, CHDCND Triều Tiên có gần 6000 đầu đạn nguyên tử. Con số này của Mỹ là 6800, Pháp — 300, Trung Quốc — 270. Tại sao Bình Nhưỡng cần nhiều vũ khí như vậy?
Thật ra, số lượng vũ khí hạt nhân tích lũy lớn mức độ như thế là rất nguy hiểm. Số lượng như vậy có thể dẫn đến cái chết của toàn nhân loại. Nhưng những người phản đối quan điểm hòa bình sẽ tranh luận: trong thời đại chúng ta, muốn đảm bảo an ninh quốc gia thì phải làm cách nào? Gaddafi và Saddam Hussein từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình, chẳng phải họ đã mất đất nước và mất mạng hay sao?
Gần đây, các nhà khoa học Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã tính toán rằng,  để không kích hoạt một thảm họa toàn cầu, khi cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ khiến phần lớn nhân loại bị tiêu diệt, dẫn đến giai đoạn mùa đông hạt nhân và bắt đầu biến đổi khí hậu, mỗi quốc gia sở hữu cần giới hạn trong khoảng 100 đơn vị đầu đạn hạt nhân.
Do đó, người đứng đầu nhóm các nhà khoa học này, giáo sư Joshua Pearce đưa ra đề xuất như sau: "Hoa Kỳ cần làm gương cho CHDCND Triều Tiên và cắt giảm kho vũ khí của mình." Tại sao Bình Nhưỡng không đề xuất Washington một thỏa thuận như thế này: CHDCND Triều Tiên và Mỹ cùng đồng thời phi hạt nhân hóa? Hoa Kỳ hãy hủy bỏ tiềm năng hạt nhân của mình, ít nhất là trong khu vực Đông Nam Á.
Phải chăng các cường quốc hạt nhân khác cũng nên nêu gương cho Bình Nhưỡng trong việc phi hạt nhân hóa mà không ảnh hưởng gì đến an ninh quốc gia?

Triều Tiên cần viện trợ nhân đạo

Triều Tiên đang có nhu cầu viện trợ nhân đạo – đó là kết luận của Phó Tổng Thư ký Liên hiệp quốc (TTK LHQ) phụ trách công tác nhân đạo và viện trợ của LHQ, ông Mark Lowcock.
Phó Tổng thư ký LHQ phụ trách các vấn đề về nhân đạo và điều phối cứu trợ khẩPhó Tổng thư ký LHQ phụ trách các vấn đề về nhân đạo và điều phối cứu trợ khẩn cấp Mark Lowcock
Ông Lowcock đã đến Triều Tiên hôm 9-7, chuyến thăm đầu tiên của một quan chức LHQ đến nước này kể từ năm 2011 và gặp ông Kim Yong- nam, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao Triều Tiên vào ngày 11-7.
Theo Reuters, ông Lowcock đăng một video trực tuyến sau khi đi tham quan một số khu vực ở phía Tây Nam của Triều Tiên trên tài khoản Twitter chính thức của mình và trang web của LHQ.
Theo Phó TTK LHQ, bên cạnh việc nhiều trẻ em không có nguồn nước sạch do nguồn nước bị ô nhiễm, có khoảng 20% trẻ em ở Triều Tiên bị suy dinh dưỡng.
Theo thống kê của LHQ, hơn 10 triệu người, khoảng 40% dân số của Triều Tiên cần được trợ giúp nhân đạo. Dự kiến vào tháng 11 tới, LHQ phải ngừng hỗ trợ dinh dưỡng cho các trường mẫu giáo ở Triều Tiên vì thiếu tiền.
KHÁNH MINH

Bạn của Tổng thống Trump muốn mở sòng bạc tại Triều Tiên

Kim Jong-un
Ngày 26/5, lãnh đạo Kim Jong-un có chuyến thị sát công trình xây dựng tại khu du lịch ven biển ở thành phố cảng Wonsan ở miền Đông Triều Tiên. (Ảnh: KCNA)
Giám đốc điều hành Sheldon Adelson của khách sạn casino Las Vegas Sands, một người bạn của Tổng thống Trump mong muốn mở một sòng bạc tại Triều Tiên, nơi ông vốn là một cựu chiến binh thời Chiến tranh Triều Tiên, theo Quartz.com.
Sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử của mình với Kim Jong Un tháng trước, Tổng thống Donald Trump đã ghi nhận tiềm năng kinh doanh của Triều Tiên từ quan điểm của ông về kinh doanh bất động sản. Nói chuyện với các phóng viên, ông nói: “Hãy nghĩ về Triều Tiên từ góc độ bất động sản. Một bên là Hàn Quốc, một bên là Trung Quốc, họ (Triều Tiên) sở hữu vùng đất ở giữa. Làm sao mà không tốt, phải không? Thật tuyệt vời”.
Cuối tháng trước, ông Sheldon Adelson, một ông chủ sòng bạc lớn của Mỹ và là bạn của Tổng thống Trump, cũng đề cập đến tiềm năng kinh tế của Triều Tiên, theo một báo cáo ngày (8/7) tại Casino News Daily. Phát biểu tại một sự kiện từ thiện ở Jerusalem, ông Adelson cho biết ông hy vọng Tổng thống Trump có thể đạt được đàm phán để chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, mà ông từng là một cựu chiến binh. Nếu điều đó xảy ra, ông có thể quay trở lại Triều Tiên một lần nữa, không phải để chiến đấu, mà để mở một sòng bạc ở đây.
Tổng thống TrumpTổng thống Trump và vợ chồng ông bà Sheldon Adelson. (Ảnh: Twitter)
Ông Adelson là chủ tịch và giám đốc điều hành của Las Vegas Sands, có giá trị hơn 40 tỷ USD, theo Forbes. Ông cũng là nhà tài trợ lớn cho đảng Cộng hòa Mỹ, ông đã chi 5 triệu USD cho ủy ban tổ chức lễ nhậm chức của Tổng thống Trump – mức đóng góp lớn nhất cho loại hình này.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore tháng 6 vừa qua, Kim Jong-un đã viếng thăm các địa điểm du lịch, đặc biệt là Marina Bay Sands, một khách sạn-casino thuộc sở hữu của ông Adelson, và hình ảnh về tour du lịch của ông Kim sau đó đã được đăng trên truyền thông của nhà nước Triều Tiên. Trong khi Triều Tiên đã phải đối mặt với một loạt các biện pháp trừng phạt vì các thử nghiệm vũ khí của mình, ngành du lịch lại không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt quốc tế. Đây là một nguồn tiền mặt quan trọng cho chế độ Kim Jong-un, một trong những nhà lãnh đạo trẻ đang cố gắng vươn lên.
Kim Jong-un đã ra lệnh hoàn thành khu du lịch ven biển Wonsan-Kalma của nước này vào tháng 4 năm sau. Địa điểm này nằm trên bờ biển phía đông, cách Bình Nhưỡng khoảng 180 km, nó sẽ thu hút khách du lịch nước ngoài, kể cả những người đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc.
Ngày 26/5, trong chuyến thị sát công trình xây dựng tại khu du lịch ven biển ở thành phố cảng Wonsan ở miền Đông Triều Tiên
Cuối tuần qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đến thăm Triều Tiên để thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hóa. Sau khi ông rời đi, Bình Nhưỡng chỉ trích các cuộc đàm phán, cáo buộc Hoa Kỳ có hành vi “xã hội đen”. Ông Pompeo đã bác bỏ điều đó và thừa nhận quá trình phi hạt nhân hóa là một thách thức. Ông cũng chỉ ra một “phép lạ” về phát triển kinh tế ở Việt Nam kể từ khi nước này bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1995.
Phát biểu với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ-Việt tại Hà Nội hôm Chủ nhật, ông nói: “Với sự thịnh vượng và hợp tác mà chúng tôi có với Việt Nam hôm nay, tôi có một thông điệp cho Chủ tịch Kim Jong Un: Tổng thống Trump tin rằng đất nước của ông có thể tái tạo con đường này”.
Khi Tổng thống Trump gặp Kim Jong-un vào tháng trước, ông đã cho ông Kim xem một đoạn video quảng bá những hứa hẹn về phát triển kinh tế của Triều Tiên, với những chiếc tàu cao tốc và tòa nhà chọc trời.
Kim Jong-unKim Jong-un đã ra lệnh hoàn thành khu du lịch ven biển Wonsan-Kalma của nước này vào tháng 4 năm sau. (Ảnh: KCNA)
Ông Trump đã nói với các phóng viên sau đó: “Ví như họ có những bãi biển tuyệt vời. Bạn thấy rằng bất cứ khi nào họ bắn đại bác của họ vào đại dương. Tôi nói, này cậu bé, hãy nhìn vào nơi đó. Không phải nó sẽ tạo nên một toà chung cư tuyệt vời phải không? Và tôi đã giải thích, tôi nói, cậu biết đấy, thay vì bắn đại bác, cậu có thể có những khách sạn tốt nhất trên thế giới ngay tại đó”.
Minh Đức

Người Philippines nổi đóa khi bị gọi là "một tỉnh của Trung Quốc" ngay giữa thủ đô Manila

Linh Anh | 12/07/2018 04:12 PM
Người Philippines nổi đóa khi bị gọi là "một tỉnh của Trung Quốc" ngay giữa thủ đô Manila

Kẻ nào đó đã treo những tấm băng rôn gọi Philippines là một tỉnh của Trung Quốc trên các câu cầu đi bộ giữa thủ đô nước này.

Tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ "Welcome to the Philippines, Province of China" (Chào mừng tới Philippines, tỉnh của Trung Quốc) được viết bằng cả chữ tiếng Anh và tiếng Trung Quốc đúng dịp kỷ niệm 2 năm Manila thắng kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Được treo trên những cây cầu đường bộ ở thủ đô Manila, những tấm băng rôn này được thiết kế y hệt nhau với màu đỏ. Hiện tại, nhà chức trách Philippines chưa thể xác định kẻ nào đã thiết kế và treo những tấm băng rôn này.
Ngoài thủ đô Manila, những tấm băng rôn tương tự cũng được nhìn thấy ở Đại lộ Quezon thuộc thành phố Quezon, thủ đô cũ của Philippines.
Sự việc ngay lập tức gây ra làn sóng giận dữ của người Philippines. Cựu Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Pháp luật Philippines Florin Hilbay đã kêu gọi nhà chức trách phải gỡ bỏ những tấm băng rôn này và điều tra vụ việc.
"Đây không phải chuyện đùa. Chúng xuất hiện đúng ngày 12/7, dịp kỷ niệm 2 năm người Philippines chiến thắng cuộc chiến pháp lý chống lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông tại tòa Trọng tài", ông Hilbay, người có công lớn trong chiến thắng pháp lý của Philippines, nhấn mạnh.

Đi ngược lại với Trung Quốc, Đài Loan trở thành mảnh đất lưu giữ văn hoá Thần truyền

Inline image
Người Trung Quốc và Đài Loan đều là con cháu của Tam Hoàng Ngũ Đế, đều trải qua 5.000 năm văn hóa Thần truyền. Trong khi Trung Quốc dường như đang đánh mất những nét tinh hoa trong văn hóa truyền thống, đạo đức nhân tâm suy đồi, thì Đài Loan lại trở thành cái nôi nuôi dưỡng văn hóa Thần truyền một cách vẹn nguyên nhất.
Điều này được công nhận bởi nhiều du khách thế giới du lịch đến Đài Loan. Đặt chân đến quốc đảo xinh đẹp này, bất kì ai cũng giật mình ngạc nhiên về những nét đẹp văn hóa mà người Đài Loan còn lưu giữ được.
Làng cổ Cửu Phần ở Đài Loan (Ảnh: Bucketlisting)
Nét đẹp văn hóa thể hiện qua những công trình kiến trúc được người Đài Loan trân trọng và bảo tồn. Điển hình như Cố Cung, những kiến trúc cổ kính, trang nghiêm như nơi thâm cung Tử Cấm Thành trong những bộ phim cổ trang của Trung Quốc…
Truyền thống này có lẽ bắt nguồn từ một câu nói của cố lãnh đạo Tưởng Giới Thạch: “Đất nước bị diệt vong rồi còn có thể phục hưng, văn hóa bị tiêu hủy thì tất cả sẽ bị hủy diệt“.
Vào những năm 60 thế kỷ trước, Trung Quốc chìm trong khói lửa tang thương của các cuộc vận động chính trị, đặc biệt là “Đại Cách mạng văn hóa”. Nhà cầm quyền ra lệnh hủy diệt nhiều di sản văn hóa, đào xới, phá hủy tận gốc rễ tinh thần văn hóa Thần truyền 5000 năm.
Cố lãnh đạo Tưởng Giới Thạch: “Đất nước bị diệt vong rồi còn có thể phục hưng, văn hóa bị tiêu hủy thì tất cả sẽ bị hủy diệt“. (Ảnh: DKN)
Chỉ cách đó một eo biển, Đài Loan dưới sự dẫn dắt của Tưởng Giới Thạch lại tiến hành phong trào “Phục hưng văn hóa Trung Hoa”, biến Đài Loan thành “nhà bảo tàng” lớn nhất của văn hóa Á Đông 5000 năm. Ngay cả người Trung Quốc ngày nay tới đây cũng phải ngỡ ngàng thốt lên: “Tới Đài Loan, tôi có thể tìm lại những gì không còn tồn tại ở đại lục”.
Người Đài Loan lưu giữ văn hóa ông cha của họ qua từng ánh mắt cử chỉ
Những gì tinh hoa của văn hóa Thần truyền đều được Đài Loan lưu lại và nuôi dưỡng trong tâm hồn những người dân của họ. Người Đài Loan niềm nở và hiếu khách, nhiệt tình một cách kì lạ là những gì mà mọi du khách đến đây đều đồng ý. Du khách từ nhiều nước không tiếc những lời lẽ mỹ miều để hình dung về văn hóa ứng xử của người dân nơi đây:
“Con người Đài Bắc, có thể bạn chưa biết, họ hiền hòa và nhiệt tình. Họ không quá kính cẩn như người Nhật, không thật kiểu cách như người Hàn, với tôi họ có 1 sự quan tâm nhẹ nhàng và không quá vồn vã”, một du khách nước ngoài đến Đài Loan nhận xét trên blog của mình.
Cách mà người Đài Loan để những chiếc ô ở 1 vài nơi trên đường, khiến du khách hay cả những người bản xứ đều cảm thấy ấm áp vì bạn được quan tâm đến tận những cơn mưa bất chợt. (Ảnh: UpwardClass)
McCarthy, một người nước ngoài vượt vạn trùng dương để tới Đài Loan cho biết, anh đã bị thuyết phục hoàn toàn bởi tình cảm nồng ấm mà người dân ở đây thể hiện. Anh gọi nét đẹp văn hóa của Đài Loan là “nét đẹp chỉ có ở một nơi vô cùng văn minh”.
Người Đài Loan lịch sự và trân trọng mỗi người khách hàng mà họ phục vụ. Một sinh viên đến từ Thiên Tân đang theo học tại Đại học Thanh Hoa tại Tân Trúc nói rằng, khi mua cơm ở cửa hàng ăn dù là trả tiền hay gọi đồ thì cũng nghe thấy những lời “cảm ơn” không ngớt, nhiều tới mức cậu bắt đầu thấy ngại ngùng, sau đó cậu cũng bắt đầu học cách nói lời cảm ơn với họ.
Du khách đến Đài Loan có cảm giác như đang được trở về nhà (Ảnh: Travelpx.net)
Đó chỉ là một vài trong vô vàn những lời bình luận mỹ miều mà du khách mô tả về Đài Loan khi họ đặt chân đến quốc đảo xinh đẹp này. Mấy ai có thể hình dung một khái niệm Đài Loan chưa phát triển trong mắt nhiều người, một Đài Loan mà Trung Quốc luôn cố gắng làm lu mờ, hóa ra lại đẹp và khiêm nhường đến thế.
Chữ Hán giản thể mất đi nhiều nét, tựa như người hiện đại đánh mất nội hàm chân chính làm người
Cả thế giới từ lâu đã thừa nhận sự kì diệu của chữ Hán xưa, thâm ý sâu xa ẩn trong từng nét chữ Hán chính thể là điều mà cả nhân loại phải “ngả mũ thán phục”. Thế nhưng ở Trung Quốc, những ý nghĩa đó giờ đây đã biến dị theo cái gọi là “cuộc cách mạng Văn Hóa” của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Một người Trung Quốc đã từng chỉ ra những điềm báo tồi tệ ẩn trong chữ Hán được cải tổ.
Chẳng hạn như chữ “Tiến” (進) chính thể gồm bộ Sước (辶): bước đi, và bộ Giai: tốt đẹp. Tiến bộ là bước đi hướng đến những điều tốt đẹp. Thế nhưng chữ Tiến (进) giản thể lại gồm bộ Sước (辶) và bộ Tỉnh (井): cái giếng, tức là tiến bộ thay vì đi lên lại là nhảy xuống hố. Điều này khiến nhiều người liên tưởng đến cuộc cách mạng Đại Nhảy Vọt do Mao Trạch Đông thực hiện làm chết 43 triệu người từ 1958 đến 1960.
Những điềm báo của chữ Hán giản thể đã trở thành sự thực, chuẩn xác một cách đáng sợ!. (Ảnh: DKN)
So với chữ “Ái” chính thể (愛), chữ “Ái” giản thể (爱) mất chữ “Tâm” (心) – trái tim. Phải chăng mang hàm nghĩa  “ái vô tâm”, yêu mà không xuất phát từ trái tim. Ngày nay thử hỏi có mấy người còn giữ tấm chân tình son sắt, hay là chỉ quen chạy theo thời thế xô bồ.
Hay chữ “Thân” chính thể (親) (người thân). Chữ “Thân” giản thể (亲), mất chữ “Kiến”. Thân bất kiến: Người thân không gặp được nhau. Một năm chẳng biết cha mẹ, con cái, người thân được đoàn tụ bao nhiêu lần?
Chữ Hán mất đi nhiều nét, tựa như người hiện đại đánh mất nội hàm chân chính làm người. May mắn thay, nét chữ chính thể ấy vẫn được người Đài Loan lưu truyền qua từng thế hệ. Người Đài Loan sử dụng chữ Hán chính thể truyền thống như một văn tự chính thống của đất nước.
Người Đài Loan sử dụng chữ Hán chính thể để lưu giữ nét đẹp văn hóa dân tộc (Ảnh: Shutterstock)
Quay ngược lịch sử về những năm 1950, bất chấp làn sóng phản đối rộng khắp đất nước, ĐCSTQ tận dụng mọi  biện pháp để thúc đẩy việc sử dụng chữ Hán giản thể, từ bỏ chữ Hán chính thể, tuyên bố rằng việc thực hiện đơn giản hóa chữ viết để giải quyết vấn đề tiếng Trung khó viết khó học, tạo thuận lợi xóa nạn mù chữ.
Sự thực không phải thế: Chữ Hán chính thể không hề khó học, ngược lại cấu trúc chặt chẽ, cân đối, các bộ đều có quan hệ mật thiết và lô gic với nhau, vừa có nội hàm, vừa dễ nhớ. Chữ Hán giản thể kết cấu chông chênh, dễ vỡ, ko có lô gic, học rất khó vào, còn bị chêm nhiều ý nghĩa xấu.
Cần lưu ý rằng khái niệm “phồn thể” và “giản thể” là không chính xác, hai khái niệm sai lầm này sinh ra dưới thời Đại cách mạng Văn Hóa, vì mục đích khiến người nghe tin rằng chữ Hán xưa phức tạp và chữ Hán do ĐCSTQ vẽ ra đơn giản. Nói đúng hơn, chỉ có chữ Hán xưa mới là “chính thể”.
Sự thật chứng minh, người Hoa ở Hồng Kông, Macao, Đài Loan và nhiều nơi trên thế giới vẫn sử dụng chữ Hán chính thể, nhưng tỷ lệ người mù chữ ít hơn nhiều so với Trung Quốc đại lục, mọi người không cảm thấy học chữ Hán chính thể có khó khăn gì.
Việc cải cách chữ Hán đã chặt đứt mối liên kết cội nguồn văn hoá của con dân Trung Hoa với tổ tiên. Bởi lẽ văn tự, văn vật và tín ngưỡng đều là cái nôi nuôi dưỡng nội hàm, sức mạnh văn hoá tiềm ẩn. Người Trung Quốc không còn biết chữ Hán chính thể, không còn khả năng tìm lại hình dạng văn hóa truyền thống. Lịch sử xưa có bị sửa đổi cũng chẳng hề gì, vì đâu còn ai kiểm chứng.
***
Có thể nói, đất nước Đài Loan thịnh vượng, phát triển nhưng không kém phần thuần phác và lễ nghi là hình ảnh chân thực của con người Trung Hoa thấm đẫm văn hoá Thần truyền. Trong lịch sử, các triều đại Trung Quốc đều kính Thiên trọng Đạo, Trung Quốc được mệnh danh là “lễ nghi chi bang”, được các dân tộc khác nể trọng và kính ngưỡng. Soi vào đó, dễ thấy được những mất mát và hư hoại to lớn về đạo đức, nhân tâm và mọi mặt của đời sống xã hội mà người Trung Hoa ở Trung Quốc đại lục phải gánh chịu ngày hôm nay. 
Tuệ Minh

‘Phát súng’ mới trong ‘cuộc chiến’ thương mại Mỹ – Trung

Mỹ và Trung Quốc đã có thêm những động thái mới trong cuộc chiến tranh thương mại đang gia tăng giữa 2 nước, với việc Mỹ đe dọa đánh thuế thêm 200 tỉ USD hàng hóa từ Trung Quốc và Bắc Kinh cũng đã tuyên bố sẽ trả đũa.
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer tại Trung Quốc hồi tháng 5Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer tại Trung Quốc hồi tháng 5
Theo AFP, tuyên bố mới của giới chức Mỹ được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Mỹ và Trung Quốc đã có động thái “ăn miếng trả miếng”, cùng đánh thuế lên 34 tỉ USD hàng hóa từ nước đối tác, dấy lên những cảnh báo rằng căng thẳng thương mại leo thang giữa 2 nước sẽ có tác động xấu tới nền kinh tế toàn cầu.
Trong tuyên bố được đưa ra ngày 10/7, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cáo buộc Trung Quốc đã trả đũa việc đánh thuế của Mỹ mà “không có bất cứ căn cứ pháp lý nào”. Theo ông Lighthizer, Tổng thống Mỹ Donald Trump vì thế đã yêu cầu Bộ thương mại Mỹ “chuẩn bị tiến trình áp thuế 10% đối với 200 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nữa”.
Thông báo trên được đưa ra trong lúc Mỹ vẫn đang hoàn tất làn sóng thuế thứ 2 đánh lên 16 tỉ USD hàng hóa của Trung Quốc. Khoản thuế được loan báo ngày 10/7 sẽ là làn sóng thứ 3, có thể có hiệu lực vào khoảng 1/9 tới.
Theo một quan chức Mỹ, mục tiêu cuối cùng của chính quyền Mỹ hiện nay là đánh thuế lên 40% hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, tương đương với lượng hàng hóa của Mỹ hiện bị Trung Quốc áp thuế trả đũa. Nếu biện pháp đánh thuế mới được thực hiện, hàng nghìn hàng hóa của Trung Quốc, bao gồm từ cá tới hóa chất, kim loại và lốp xe sẽ phải chịu thêm những khoản thuế mới.
Bộ thương mại Trung Quốc trong một tuyên bố cho biết đã bị sốc trước hành động của Mỹ. Phản ứng được danh sách “hoàn toàn không thể chấp nhận được” của Washington, Bộ trên cho rằng Trung Quốc buộc phải tiến hành các biện pháp trả đũa.
“Hành vi của Mỹ đang gây tổn hại tới Trung Quốc, tổn hại thế giới và làm tổn hại chính bản thân nước này. Để bảo vệ các lợi ích cốt lõi của đất nước và những lợi ích cơ bản của người dân, Chính phủ Trung Quốc sẽ không còn lựa chọn nào khác là thực hiện các biện pháp đáp trả cần thiết”, tuyên bố của Bộ thương mại Trung Quốc nêu rõ.
Bắc Kinh cũng cho biết sẽ ngay lập tức tiếp tục vụ kiện chống lại hành vi “đơn phương” của Washington tại Tổ chức thương mại thế giới. Phát biểu tại một diễn đàn ở Bắc Kinh, trợ lý bộ trưởng thương mại Trung Quốc Li Chenggang cáo buộc Mỹ đang là tổn hại trật tự kinh tế thế giới. “Sự bùng nổ việc đánh thuế lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không thể tránh được việc hủy diệt quan hệ thương mại Trung – Mỹ”, ông Li nói.
Đối đầu thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã leo thang trong nhiều tháng gần đây, bất chấp tuyên bố của ông Trump rằng ông có quan hệ tốt với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trung Quốc cáo buộc Mỹ đã khơi mào chiến tranh thương mại lớn nhất lịch sử sau khi vòng đánh thuế đầu tiên có hiệu lực hồi tuần trước. Trong khi đó, ông Trump cáo buộc Trung Quốc đã lợi dụng nền kinh tế Mỹ và tuyên bố muốn đánh thuế lên gần như toàn bộ các sản phẩm của Trung Quốc với tổng trị giá là 450 tỉ USD.
Tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trong lúc Washington cũng đang đối đầu với các đồng minh và đối tác thương mại khác, bao gồm Canada, Mexico và EU. Sau khi Mỹ áp thuế lên mặt hàng thép và nhôm, các nước này cũng đã có những biện pháp trả đũa. Tranh cãi thương mại mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến thị trường chứng khoán trên khắp châu Á giảm hơn 1%.
Thanh Tâm

Chiến tranh thương mại cản bước hành trình soán ngôi USD của đồng nhân dân tệ

Khánh Ly | 12/07/2018 04:20 PM
Chiến tranh thương mại cản bước hành trình soán ngôi USD của đồng nhân dân tệ

Những lo ngại xung quanh cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể sẽ khiến giới chức Trung Quốc kiên định hơn với quyết tâm kiểm soát các thị trường tài chính trong nước và trì hoãn việc thả nổi đồng NDT.

Đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đã lao dốc trong vài tuần trở lại đây trước những lời đe dọa về cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong phiên giao dịch ngày 11/7, giá trị đồng NDT được giao dịch trên các thị trường tài chính bên ngoài Trung Quốc đã giảm xuống 6,6918 NDT/USD, tiến gần đến mức thấp nhất trong 11 tháng qua là 6,7344 NDT/USD ghi nhận trong phiên này 3/7.
Không những thế, đồng NDT còn chịu áp lực hơn nữa với những lo ngại về khả năng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Sự "yếu đuối" của đồng NDT trước những mối đe dọa từ bên ngoài như vậy đang đặt ra vấn đề về triển vọng NDT thách thức vị thế đồng tiền dự trữ chủ yếu trên toàn thế giới của đồng USD.
Ông Chen Siqing, chủ tịch Ngân hàng Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc đang dần trở thành một lực lượng quan trọng trong quản trị tài chính toàn cầu, kể từ khi đồng NDT được đưa vào giỏ tiền tệ dự trữ quốc tế được biết đến với tên gọi Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF hồi tháng 10/2016. Đồng NDT rõ ràng cũng là đồng tiền duy nhất có tiềm năng thách thức vị thế là đồng tiền dự trữ trên toàn thế giới của đồng USD.
Tuy nhiên, kể từ năm 2016 vẫn chưa có những tiến triển đáng kể trong việc xóa bỏ những biện pháp kiểm soát vốn đối với đồng NDT, một điều kiện tiên quyết để quốc tế hóa đồng tiền này.
Sự chần chừ của giới chức Trung Quốc trong việc thả nổi đồng NDT là điều dễ hiểu. Những lo ngại về việc các dòng vốn ồ ạt thoái lui khỏi thị trường Trung Quốc và sự sụt giảm của thị trường chứng khoán vào mùa hè năm 2015 đã khiến Bắc Kinh thận trọng với những tác động có thể xảy ra từ việc thả tự do hơn nữa đồng NDT.
Nếu các kiểm soát đối với đồng NDT được dỡ bỏ ngay bây giờ, phần lớn các nhà phân tích tin rằng giá trị đồng tiền này sẽ rơi xuống mức thấp hơn cả 7 NDT/USD.
Điều thú vị là, ngay cả khi Chính phủ Trung Quốc vẫn đang "chần chừ" với kế hoạch quốc tế hóa đồng NDT, thì đồng tiền này vẫn đang được sử dụng rộng rãi ở bên ngoài biên giới Trung Quốc, đặc biệt trong việc thanh toán.
Ông Rob Koepp, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Economist Intelligence Unit ở Hong Kong cho biết đồng NDT là đồng tiền được được giao dịch rộng rãi nhất trong hoạt động du lịch nước ngoài. Ông Koepp nhận định thông qua hoạt động thanh toán, người Trung Quốc đang quốc tế hóa đồng tiền của mình.
Ông Ge Huayong, chủ tịch China Union Pay, công ty phát hành thẻ tín dụng hàng đầu Trung Quốc, cho biết hiện có 50 quốc gia chấp nhận thẻ của Union Pay, trong khi 26 triệu khách hàng của công ty này không sống ở Trung Quốc.
Ngay cả những người di chuyển bằng tàu điện ngầm ở Nga cũng có thể thanh toán bằng thẻ Union Pay. Trong khi đó, 4 triệu công ty ở Mỹ đã chấp nhận Alipay, một hệ thống thanh toán khác của Trung Quốc, chủ yếu để phục vụ các khách hàng đến từ nước này.
Là yếu tố đang làm chao đảo các thị trường chứng khoán và tiền tệ trên khắp châu Á, những lo ngại xung quanh cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể sẽ khiến giới chức Trung Quốc kiên định hơn với quyết tâm kiểm soát các thị trường tài chính trong nước và trì hoãn việc thả nổi đồng NDT.
Trong trung hạn, tình hình sẽ phụ thuộc nhiều vào Tổng thống Trump. Không thể lường trước được hậu quả của một cuộc chiến thương mại khốc liệt, nhưng một cuộc khủng hoảng thương mại gây tổn hại cho tăng trưởng và cán cân thanh toán của Trung Quốc có thể lại làm dấy lên những lo ngại về các dòng vốn tháo chạy khỏi thị trường và đẩy lùi hơn nữa ngày mà đồng NDT được quốc tế hóa.
Tuy nhiên, nếu "thảm họa" này không xảy ra, thì việc đồng NDT tăng giá chỉ là vấn đề thời gian. Sự mạnh lên của đồng tiền này, song song với sự nổi lên của Trung Quốc, sẽ được hoan nghênh, đặc biệt khi mà nó sẽ góp phần bình ổn hệ thống tài chính thế giới có nguy cơ bị tổn thương bởi một vị tổng thống Mỹ dường như không quan tâm gì đến những ảnh hưởng mà những chính sách "nước Mỹ là trên hết" của ông có thể gây ra cho cộng đồng quốc tế.

Trung Quốc ngăn truyền thông đưa tin về chiến tranh thương mại với Mỹ?

Theo hãng tin Reuters, Trung Quốc vô cùng tức giận trước biện pháp đánh thuế của Mỹ nhưng lại không muốn vấn đề này được đề cập nhiều trên truyền thông và ngăn chặn mọi nội dung chỉ trích chính sách của Mỹ và cá nhân Tổng thống Trump.
Hãng tin Reuters dẫn một vài nguồn tin cho biết, Bắc Kinh đang cố ngăn chặn các hãng truyền thông địa phương đề cập đến vấn đề chiến tranh thương mại với Mỹ do nó có thể tạo ra sự mất ổn định trên thị trường tài chính.
“Khi nhắc tới các tuyên bố và hành động của Mỹ, phải cẩn thận để nó không liên quan đến Tổng thống Trump hay nhằm vào chính quyền Mỹ. Các hãng truyền thông phải giúp ổn định kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và bình ổn suy nghĩ của người dân…”, nguồn tin từ truyền thông Trung Quốc trích dẫn văn bản chỉ đạo từ chính phủ nước này cho hay.
Nếu thông tin trên là sự thật thì đây được cho là biện pháp kiểm soát chưa từng có của Trung Quốc.
Trong những vụ tranh chấp và căng thẳng leo thang với Hàn Quốc và Nhật Bản trước đây, các hãng truyền thông Trung Quốc thường xuyên có những bài viết bày tỏ quan điểm cứng rắn hơn cả tuyên bố của chính phủ nước này.
Trung Quốc rất thận trọng trong chiến tranh thương mại với MỹTrung Quốc rất thận trọng trong chiến tranh thương mại với Mỹ
Theo các chuyên gia phân tích, tương quan sức mạnh trong tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, cùng với đó là sự thiệt hại kinh tế có thể là nguyên nhân dẫn đến việc Bắc Kinh muốn tiếp cận vấn đề một cách thận trọng hơn.
Trong khi đó, Wang Jiangyu, chuyên gia trong lĩnh vực thương mại ở Đại học quốc gia Singapore cho biết, việc tấn công vào các công ty Mỹ có thể gây ra hậu quả. “Trung Quốc có thể hạn chế các công ty Mỹ tiếp cận thị trường nhưng tấn công vào các công ty Mỹ đang hoạt động ở Trung Quốc là ý tưởng tồi tệ. Những công ty này tạo ra việc làm và doanh thu cho Trung Quốc”.
Đặng Vũ (Theo Reuters)

Dấu ấn tuần qua: Vì sao Tổng thống Trump quyết ‘ăn thua đủ’ với Trung Quốc về thương mại?

Mỹ
Ảnh minh họa: Tehran Times
Ngày 6/7, Mỹ và Trung Quốc chính thức bước vào cuộc chiến thương mại “lớn nhất lịch sử”, theo cách gọi của Trung Quốc.
Washington và Bắc Kinh đồng thời tăng thuế 25% lên các mặt hàng nhập khẩu của đối phương trị giá 34 tỷ USD. Đây là một phần trong gói áp thuế 50 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa ngày 15/6.
Gói thuế 14 tỷ USD nữa sẽ được Mỹ xem xét công bố trong 2 tuần tới. Chính quyền Trump cũng cảnh báo sẽ tăng thuế lên tổng cộng 500 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc nếu Bắc Kinh có động thái trả đũa.
TrumpTổng thống Mỹ Donald Trump.
Ngoài mục tiêu cân bằng thương mại Mỹ-Trung, ông Trump nhiều lần nhấn mạnh việc “lấy lại công bằng” cho các doanh nghiệp Mỹ. Bản báo cáo dài 200 trang của Đại diện Thương mại Mỹ công bố hôm 22/3 nêu rõ Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Trước đó, ông Trump và nhiều quan chức cấp cao Nhà Trắng từng nói thẳng Trung Quốc “ăn cắp tài sản trí tuệ” Mỹ.
Lo ngại với “Made in China 2025”
Người Mỹ càng cảm thấy lo lắng hơn, khi biết Trung Quốc đã vạch hẳn kế hoạch trung và dài hạn để vươn lên dẫn đầu công nghệ. Kế hoạch này có tên “Made in China 2025” (sản xuất tại Trung Quốc 2025). Theo đó, Trung Quốc sẽ chuyển đổi thành một nước dẫn đầu về công nghệ, bước đầu là năm 2025, tiếp đó là năm 2035 và 2049.
“Made in China 2025” đặc biệt chú trọng nâng cấp ngành sản xuất của Trung Quốc trong 10 lĩnh vực chiến lược như: Công nghệ thông tin, máy công nghệ cao và robot, hàng không vũ trụ, thiết bị hàng hải và tàu biển, vận tải đường sắt tiên tiến, thiết bị vận tải sử dụng năng lượng mới, năng lượng, máy móc nông nghiệp, vật liệu mới và y sinh học.
Trung Quốc(Ảnh: Zhai Haijun/China.org.cn])
Việc một nền kinh tế hướng tới công nghệ cao là điều đáng khuyến khích. Tuy nhiên, cách để Trung Quốc đạt được trình độ công nghệ cao lại có vấn đề.
Thay vì bỏ tiền của, công sức và thời gian để nghiên cứu và phát triển, Bắc Kinh bị cáo buộc đã tìm cách “đánh cắp công nghệ” của các nước khác, thông qua tin tặc, gián điệp, thôn tính công ty và chèn ép các công ty đầu tư vào Trung Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 17/1, Tổng thống Trump và Cố vấn kinh tế Gary Cohn nói Trung Quốc đã ép các công ty Mỹ phải chuyển giao tài sản trí tuệ cho Trung Quốc như “chi phí” để được làm ăn tại nước họ.
Ngày 1/6, Liên minh châu Âu (EU) đã khởi kiện Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vì cho rằng nước này đặt ra quy định trái phép, ép buộc các công ty châu Âu phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc như điều kiện để được quyền làm ăn ở Trung Quốc.
“Chúng tôi không thể để bất cứ nước ngoài ép buộc các công ty của chúng tôi phải giao các kiến thức chuyên môn khó kiếm tại biên giới của họ. Điều này đi ngược với các quy tắc quốc tế mà chúng tôi đã nhất trí khi gia nhập WTO. Nếu các bên tham gia không tuân thủ luật chơi, hệ thống có thể sụp đổ”, Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmström phát biểu.
Cao ủy Thương mại EU Cecilia MalmströmCao ủy Thương mại EU Cecilia Malmström phát biểu tại cuộc họp ở Brussels, Bỉ ngày 1/6/2018. (Ảnh: AFP)
Vào tháng 12/2017, một công ty công nghệ Mỹ là Micron đã đệ đơn kiện một công ty Trung Quốc, với cáo buộc đánh cắp 900 tệp dữ liệu bí mật thông qua mua chuộc và gián điệp, nhằm ứng dụng phát triển các dự án công nghệ tại Trung Quốc.
Micron Technology là một công ty Mỹ sở hữu các thiết kế vi mạch có vai trò sống còn cho khả năng lưu trữ và truy xuất bộ nhớ của điện thoại và máy tính.
Cao ủy Thương mại EU Cecilia MalmströmCao ủy Thương mại EU Cecilia Malmström phát biểu tại cuộc họp ở Brussels, Bỉ ngày 1/6/2018. (Ảnh: AFP)
Vào tháng 12/2017, một công ty công nghệ Mỹ là Micron đã đệ đơn kiện một công ty Trung Quốc, với cáo buộc đánh cắp 900 tệp dữ liệu bí mật thông qua mua chuộc và gián điệp, nhằm ứng dụng phát triển các dự án công nghệ tại Trung Quốc.
Micron Technology là một công ty Mỹ sở hữu các thiết kế vi mạch có vai trò sống còn cho khả năng lưu trữ và truy xuất bộ nhớ của điện thoại và máy tính.
Theo đơn kiện của Micron tới Tòa án liên bang tại quận phía Bắc California, Công ty Vi mạch Kim Hoa Phúc Kiến (Fujian Jinhua Integrated Circuit – FJIC), Trung Quốc đã ăn cắp bí mật công nghệ của hãng. Những bí mật bị đánh cắp nhằm xây dựng 1 nhà máy trị giá 5,7 tỷ USD tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Trong báo cáo của Đại diện Thương mại Mỹ ngày 22/3, có đến hơn 100 lần cụm từ “Made in China 2025” được nhắc tới. Điều này cho thấy, quan ngại lớn nhất của Tổng thống Trump với Trung Quốc không phải thâm hụt thương mại, mà chính là kế hoạch “Made in China 2025”.
Bảo vệ doanh nghiệp và người lao động Mỹ
Một vũ khí lợi hại mà Tổng thống Trump đang xem xét là hạn chế đầu tư nhằm vào Trung Quốc.
Hồi tháng 3, Tổng thống Trump đã chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nghiên cứu một kế hoạch nhằm hạn chế hoạt động đầu tư của Trung Quốc “vào các ngành công nghiệp và kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng của Mỹ”.  
Steven MnuchinBộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin.
CNN dẫn lời một cá nhân am hiểu kế hoạch của Nhà Trắng nói rằng các công ty có tối thiểu 25% vốn sở hữu của Trung Quốc sẽ bị cấm mua lại những công ty liên quan tới công nghệ mà Washington đánh giá là quan trọng, ví dụ như không gian vũ trụ, robot, công nghiệp ô tô.
Một nguồn tin giấu tên từ chính quyền Mỹ cho hay quy định hạn chế đầu tư mới có thể sẽ “khép chặt cánh cửa” tiếp cận của Trung Quốc đối với khoảng 1.000 công ty và doanh nghiệp Mỹ.
Các doanh nghiệp Mỹ nói rằng họ thiệt hại đến hàng trăm tỷ USD về công nghệ và hàng triệu công việc vì các hành vi gian lận của Trung Quốc.
Ngày 6/7, một tòa án Mỹ đã phạt nhà sản xuất tuabin gió Trung Quốc Sinovel Wind Group 1,5 triệu USD và đặt công ty này vào quản chế trong một năm, với cáo buộc trộm cắp bí mật thương mại và gian lận.
Theo các tài liệu của tòa án, Sinovel đã ăn cắp phần mềm điều chỉnh dòng điện từ tuabin tới lưới điện của AMSC, một công ty công nghệ năng lượng ở Ayer, Massachusetts.
Vì vụ trộm, doanh thu của AMSC giảm, giá trị thị trường giảm từ 1,6 tỷ USD xuống còn khoảng 200 triệu USD và công ty buộc phải loại bỏ gần 700 việc làm, hơn một nửa lực lượng lao động toàn cầu của công ty.
Sinovel Wind GroupSinovel đã ăn cắp phần mềm điều chỉnh dòng điện từ tuabin tới lưới điện của AMSC.
Ông Trump từng nói rằng ông muốn Mỹ có quan hệ tốt với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh cần đối xử “công bằng” với đối tác.
Với việc “khai hỏa” cuộc chiến thương mại ngày 6/7, Tổng thống đã chọn phương án cuối cùng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ, qua đó bảo vệ việc làm cho người Mỹ trước sự đe dọa từ Trung Quốc.
Ai là người thắng cuối cùng?
Nhiều chuyên gia cảnh báo một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất-nhì thế giới sẽ khiến cả hai “lưỡng bại câu thương”, và ảnh hưởng xấu đến kinh tế thế giới.
Trong khi đó, Tổng thống Trump từng cho rằng Mỹ “dễ thắng trong các cuộc chiến tranh thương mại” (trade wars are easy to win). Riêng với Trung Quốc, niềm tin đó của ông càng cao.
Lý thuyết của ông khá đơn giản: Hiện Mỹ xuất khoảng 200 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc, trong khi Trung Quốc xuất sang Mỹ khoảng 500 tỷ USD hàng hóa, chênh lệch khoảng 300 tỷ USD.
Vì vậy, nếu Mỹ áp thuế hàng hóa Trung Quốc trong vòng 200 tỷ USD, Bắc Kinh có thể đáp trả tương ứng, nhưng nếu Washington áp thuế trên 200 tỷ USD hàng hóa, Trung Quốc lại chẳng thể nâng thêm.
trade war(Ảnh: SHUTTERSTOCK)
Hồi tháng 5, Trung Quốc đã từng điều đình với Mỹ để ngăn chặn một cuộc chiến thương mại. Theo giới phân tích, việc Bắc Kinh nhượng bộ trước rất đáng chú ý, vì nước này dường như ngầm thừa nhận sự yếu kém.
Milton Ezrati, kinh tế trưởng của Vested ở New York kiêm biên tập viên tạp chí The National Interest, cho rằng khó khăn rõ thấy nhất của Trung Quốc nằm ở mô hình tăng trưởng thiên về xuất khẩu, điều mà nhiều người ở phương Tây nhầm lẫn là sức mạnh của cường quốc đông dân nhất thế giới.
Do Trung Quốc quá chú trọng đến việc sản xuất, họ đã tạo ra sự dư thừa, có thể dẫn đến lãng phí nếu các công ty quốc doanh không thể bán hết được chúng.
Không có người mua, các bó cốt thép, động cơ phản lực và những sản phẩm tương tự sẽ trở nên han gỉ trong các sân kho nhà máy. Điện thoại iPhone và hàng triệu áo phông in sẵn logo sẽ gây ra vấn đề lưu kho nghiêm trọng.
Mô hình tăng trưởng như trên phụ thuộc vào sự thịnh vượng ở các nước khác, những nơi tiêu thụ sản phẩm của Trung Quốc. Các báo cáo về tăng trưởng kinh tế gần đây của Trung Quốc đã chỉ rõ sự phụ thuộc này.
Ngay cả Tổng cục Thống kê Trung Quốc cũng quy tốc độ tăng trưởng ở Mỹ và châu Âu là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhảy vọt của nước này.
Dĩ nhiên, chiến tranh thương mại sẽ có những tổn hại trước mắt cho một số doanh nghiệp Mỹ, nhưng lợi ích về lâu dài có thể lớn hơn.
Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang ở trong giai đoạn “nở rộ” với tốc độ tăng trưởng cao và thất nghiệp thấp sẽ cho Tổng thống Trump thêm nhiều “vũ khí” để chiến đấu với Trung Quốc.
Mỹ Khánh

20 điều đơn giản giúp cuộc sống của bạn viên mãn hơn

Inline image
Bạn luôn mong muốn có một cuộc sống thành công, hạnh phúc, nhưng điều đó không tự nhiên mà có được. Hãy ghi nhớ 20 điều đơn giản dưới đây, sẽ khiến cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.
1.
Có thể trước mặt một người nào đó, bạn chẳng là gì cả, nhưng với một người khác bạn lại là bảo vật vô giá. Hãy biết giá trị của bản thân ở đâu, đó chính là đạo lý sống của con người.
2.
Cái cảm giác nhớ nhung đau khổ nhất, không phải khi đối phương không biết nỗi nhớ nhung của bạn, mà là khi đối phương đã biết rồi mà chẳng mảy may để tâm. Có những người dù bạn đối tốt với họ thế nào chăng nữa, người đó cũng chẳng buồn để ý, bởi trong cuộc sống của họ, bạn chỉ chiếm một phần vô cùng nhỏ bé.
3.
Nếu kết quả tồi tệ nhất là bị một ai đó từ chối, vậy thì sao không thử một lần.
4.
Thông thường, đằng sau một người phụ nữ cá tính mạnh mẽ, luôn có một người đàn ông khiến họ trưởng thành. Một mối tình khiến họ hoàn toàn tỉnh ngộ, là một quá trình khiến họ bị dồn đến tuyệt vọng để rồi lột xác thành con người khác. Một người phụ nữ có nội tâm mạnh mẽ, lúc bình thường sẽ rất mạnh mẽ, uy nghiêm khiến người khác phải nể sợ, nhưng ngược lại họ có thể rất dịu dàng, mỉm cười, từ tốn, bình tĩnh và điềm đạm.
Sau cơn mưa thường là ánh Cầu vồng rực rỡ. Hoàn cảnh khó khăn cũng là lúc tôi luyện, hoàn thiện bản thân mình. (Ảnh: lowgif.com)
5.
Một cô bé nhoài người trên bệ cửa sổ, nhìn ra người bên ngoài cửa sổ đang chôn con chó yêu quý của mình, không cầm lòng được, bèn khóc òa lên, đau khổ tột độ. Ông nội của cô thấy vậy, nhanh chóng dẫn cô đến một cửa sổ khác để cô ngắm nhìn khu vườn hoa hồng của mình. Ông già ôm lấy cô cháu gái và nói: “Con à, con đã mở nhầm cửa sổ rồi”. Hãy mở ra cánh cửa sổ lạc quan cho bản thân và làm cho hạnh phúc trong cuộc sống rõ ràng hơn.
6.
Một sự việc, dù cho có tốt đẹp hơn nữa, nhưng nếu không có kết quả, thì không cần phải quá vướng mắc. Nếu cứ thế mãi, lâu dần bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi chán chường. Một người, dù bạn có quyến luyến hơn nữa, nhưng nếu không nắm bắt được, chúng ta phải biết buông tay một cách kịp thời. Còn như cứ chấp trước thế mãi, lâu rồi bạn sẽ tổn thương, đau lòng. Đôi khi, từ bỏ là một loại kiên trì khác.
Nếu bạn bỏ lỡ những bông hoa rực rỡ mùa hè, bạn chắc chắn sẽ bước vào những chiếc lá mùa thu tĩnh lặng. Bất cứ điều gì, bất cứ ai, đều sẽ trở thành quá khứ, đừng để bị nó dẫn động, không kể khó khăn thế nào, chúng ta phải học cách thoát ra.
7.
Mỗi ngày, trong lúc thức dậy, bạn có hai lựa chọn: hoặc thức dậy, ngủ một lần nữa, tiếp tục giấc mơ chưa hoàn thành; hoặc thức dậy, đứng lên và thực hiện ước mơ của bạn.
8.
Có những người, mỗi ngày đều tranh cãi với bạn, nhưng họ lại không bao giờ đổ lỗi hay trách móc bạn. Có những người, thậm chí không có cãi vã, nhưng đã biến mất vào biển người mênh mông. Hóa ra, sự thờ ơ còn đáng sợ hơn cả tranh cãi.
9.
Bạn quen biết rất nhiều người trên thế giới này. Vì vậy, nhiều người có liên quan đến bạn, bạn không thể thay đổi tất cả mọi người và bạn cũng không thể để mọi người giống như bạn, vì vậy tốt hơn là tự trở thành người bạn muốn.
Thay vì thay đổi người khác hãy tự thay đổi bản thân, đó mới chính là con đường đi tới hạnh phúc gần nhất! (Ảnh: pixabay.com)
10.
Thỉnh thoảng hãy ngoảnh đầu nhìn lại, nếu không bạn sẽ luôn tìm kiếm, mà không biết bản thân đã mất những gì.
11.
Đời người, có rất nhiều con đường để lựa chọn. Chọn một con đường để đi, bạn sẽ gặp con người và cảnh vật trên con đường này. Còn nếu chọn con đường khác, nó sẽ là phong cảnh và con người hoàn toàn khác.
Có những người, có thể đi cùng bạn, có những người, thì ở lại nơi ban đầu. Người đi cùng bạn, cũng có thể tách khỏi bạn ở ngã tư tiếp theo. Không có gì phải than thở cả, đó là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Hãy biết trân trọng người ở bên cạnh thưởng ngoạn phong cảnh cùng bạn, và tại ngã tư đường phía trước, thoải mái dùng sức vẫy tay chào tạm biệt nhau.
12.
Nếu bạn muốn một cái gì đó, hãy để nó đi. Nếu nó có thể trở lại với bạn, nó sẽ luôn thuộc về bạn, nếu nó không quay trở lại, nó vốn dĩ không thuộc về bạn chút nào.
13.
Tín nhiệm giống như một cục tẩy, mỗi một lần thất tín khiến nó dần dần hao mòn và trở nên nhỏ hơn.
14.
Khi cảm xúc của con người đang trong lúc đi xuống, họ không quan tâm đến bất cứ điều gì. Cần phải học biết chuyển dời sự chú ý. Bây giờ nó đã trở thành hiện thực, cố gắng chấp nhận nó và đối mặt với nó. Một người vốn không thể thay đổi cả thế giới, và thế giới cũng sẽ không đổi thay vì bạn. Tất cả những gì chúng ta có thể làm được là thích ứng với thế giới này, không dùi sâu vào sừng bò, đừng nên bất mãn với hiện trạng, cũng đừng nên so sánh bản thân với những người khác.
Đối mặt với hiện tại, hiểu thấu và coi nhẹ – đó chính là quá trình để chúng ta trưởng thành, đứng vững trước cuộc sống. (Ảnh: unsplash.com)
15.
Cuộc sống chính là như vậy, người ta trêu chọc bạn, nhưng bạn lại cho là thật.
16.
Lời hứa, có những lúc chỉ là những lời của kẻ nói dối nói cho người ngốc nghe.
17.
Có thể đối xử tốt với những người bạn không thích lắm, điều này vốn không có nghĩa bạn là kẻ đạo đức giả, mà có nghĩa là bạn đủ trưởng thành để tiếp ứng với những người bạn không thích này.
18.
Bắt đầu từ bây giờ, hãy quên đi tất cả những sai lầm mà bạn đã từng phạm phải, và sau đó cố gắng bù đắp lại những thiếu sót đó.
19.
Với những việc bạn không chắc chắn thì tốt nhất là đừng ôm giữ hy vọng, thế thì bạn sẽ không phải thất vọng. Có những thất vọng là không thể tránh khỏi, nhưng hầu hết sự thất vọng đều là bởi bạn đánh giá quá cao bản thân.
20.
Có phải bạn đã luôn không ngừng thay đổi bản thân vì một ai đó? Không ngừng cố gắng tha thứ, viện đủ lý do cho người ta… Nhưng thực tế, người ta lại không thích bạn nhiều như bạn đã nghĩ.
Vũ Dương biên dịch
















































































































Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Inline image


Không có nhận xét nào: