TIN
TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
Ngày Lễ Tình Nhân - Mai Thanh Thúy - NTB
|
Những lời chúc Valentine cho
người yêu hay và giản dị nhất
Báo điện tử Infonet xin giới thiệu những lời chúc valentine cho người yêu hay nhất, giản dị, chân thành và ngọt ngào nhất. Đây sẽ như là mật ngọt dành cho người yêu ngoài những món quà và bông hoa hồng sẽ "xâm chiếm" trái tim người bạn yêu thương.
Những lời chúc Valentine cho người yêu là một món quà đặc biệt không thể thiếu trong ngày 14/2. Con gái yêu bằng tai! Hãy nhớ dành tặng cho bạn gái của mình những lời có cánh ngọt ngào và chân thành nhất nhé!
Valentine này mình không ở bên nhau
Anh có nhớ những gì anh đã hứa
Là sẽ yêu em, yêu mãi muôn đời
Em sẽ chờ một ngày anh lại đến.
Anh có nhớ những gì anh đã hứa
Là sẽ yêu em, yêu mãi muôn đời
Em sẽ chờ một ngày anh lại đến.
Ảnh: minh họa |
- Em! Với thế giới em chỉ là một ai đó. Nhưng với anh, em lại là cả thế giới. Anh biết mình không giàu để đảm bảo một cuộc sống đầy đủ cho em. Anh biết, mình không ga lăng để tự hào về anh. Anh biết, mình không đẹp trai để em hãnh diện với mọi người. Nhưng anh lại có một tình yêu chân thành dành cho em với tất cả tấm lòng
- Ngốc à! Thế là một Valentine nữa lại đến rồi. Tình yêu đã trải qua rất nhiều thử thách để được hạnh phúc như ngày hôm nay. Anh rất hạnh phúc khi được ở bên Em, lo lắng - yêu thương Em.
- Xuân này anh không còn cô đơn nữa, vì đã có em. Cảm ơn em! Người mang cho anh niềm vui trong cuộc sống và hứng khởi trong công việc. Năm mới chúc em luôn xinh tươi, yêu đời, thành công trong cuộc sống. Anh sẽ luôn bên em!
- Thời gian có thể trôi đi, nhưng tình yêu anh dành cho em là không gì thay đổi được.Trời đã lạnh hơn nhiều, em hãy ăn nhiều vào, mặc thật ấm khi ra đường và đi lại cẩn thận em nhé. Hãy tin rằng, ở đâu đó vẫn có một người vẫn chờ đợi em. Hãy cho anh thêm thời gian và cơ hội. Chúc em mọi điều tốt lành!
- Từ ngày gặp em lần đầu tiên anh đã biết thế nào gọi là T/Y. Thứ mà cả những người tiến sĩ giáo sư cũng không giãi thích được, và cũng từ lúc ấy mỗi ngày khi gặp em anh sẽ xếp 1 trái tim bằng giấy, và đến ngày thứ 30 anh sẽ cầm hộp trái tim ấy trao cho em
- Anh sẽ nói với em rằng mỗi trái tim là 3% tình cảm và trái tim anh dành cho em. Hôm nay là ngày thứ 30, là ngày hộp trái tim ấy tròn 99%, anh sẽ trao nó cho em và muốn em giữ lấy. Anh muốn em mãi là người cất giữ trái tim anh em nhé.
- “Châu Âu ngủ, Châu Á cũng đang ngủ, Châu Mỹ đang tối dần, chỉ có đôi mắt đẹp nhất trên thế giới này đang đọc tin nhắn của anh. Happy Valentine Day!”.
- “Anh đã luôn mơ những giấc mơ thật đẹp, những giấc mơ trong đó có em…Em đến bên anh thật nồng nàn, say đắm như sự sắp đặt của số phận. Trong mơ, anh là người hạnh phúc, và anh cứ muốn kéo dài giấc mơ hạnh phúc ấy, kéo dài mãi mãi…Chúc em yêu một Valentine thật vui vẻ và hãy nhớ đến anh.”
- Anh sẽ luôn nắm tay em ở chỗ đông người, không phải vì sợ em lạc mất, mà để mọi người nhìn vào trầm trồ rằng “hai đứa nó đang yêu nhau đấy”.
- Anh sẽ ngồi im nhìn em khóc và làm nhiệm vụ tiếp tế khăn giấy cho em mỗi khi chúng mình xem phim buồn, dù anh thấy cái cảnh ấy chả có gì đáng rỏ nước mắt cả.
- Trên thiên đường có 10 thiên thần: 5 thiên thần đang chơi đùa, 4 thiên thần đang nói chuyện và 1 thiên thần đang đọc tin nhắn này…
- Anh sẽ thức dậy vào lúc 4h sáng để nhắn tin cho em rằng: “Anh yêu em nhiều lắm”.
- Nếu có bản án dành cho anh vì đã yêu em thì anh xin đứng trước toà và nhận bản án chung thân được bên em suốt đời…”
- Anh muốn nói rằng anh yêu và nhớ em rất nhiều… Nhưng anh hứa chúng ta sẽ cùng ăn mừng ngày này với thật nhiều tình yêu và hạnh phúc.
- Chúng ta đã cùng vượt qua những khoảng thời gian khó khăn, em yêu. Anh chỉ muốn cho tất cả mọi người biết rằng: em là duy nhất của anh… Anh yêu em rất nhiều.
- Em là người đặc biệt trong đời đối với anh và anh yêu em tự đáy lòng. Em ở đây…trong anh, và trong những giấc mơ của anh. Thiếu em..cuộc sống của anh không còn ý nghĩa. Nếu 1 giờ thiếu em..trái tim anh sẽ đau nhói. Anh ước chúng ta sẽ không bao giờ là quá khứ.
- Nếu anh không bao giờ gặp em, anh sẽ không thích em. Nếu anh không thích em, anh sẽ không yêu em. Nếu anh không yêu em, anh sẽ không nhớ em. Nhưng anh đã làm, đang làm và sẽ làm đó là mãi yêu em và yêu em thật nhiều. Hôn em…
- Anh, người yêu của em. Em biết rằng mình đã chờ đợi anh “mấy chục” năm nay và anh cũng như vậy. Chúng ta vẫn tiếp tục cuộc hành trình để cuối cùng sẽ có một ngày chúng ta nhận ra nhau.
- Anh à! Valentine thứ 3 và cũng là Valentine xa cách đầu tiên của anh em mình anh nhỉ? Cảm ơn anh rất nhiều vì đã yêu em, đến bên em.
- Gần hai năm đã trôi qua, thời gian đó không dài nhưng đủ để em hiểu rằng em yêu anh và anh là sự lựa chọn cuối cùng của cuộc đời em. Người ta yêu nhau muốn tìm đủ mọi lời hoa mĩ. Còn em, em chỉ muốn nói rằng em yêu anh và yêu anh nhiều lắm...
- Em không biết phải nói sao để anh hiểu hết được tình yêu mà em đã dành trọn cho anh. Em biết tương lai chúng mình còn găp nhiều khó khăn và thử thách, nhưng em tin vào tình yêu mà anh dành cho em, anh cũng vậy nhé! Em yêu anh nhiều lắm và luôn tự hào vì yêu anh và được anh yêu. Hãy cố găng làm những gì như anh đã nói và hãy làm những gì anh thích nhé anh yêu!
- Anh yêu! Em yêu anh không vì anh đẹp trai, không vì anh giàu có … mà đơn giản là em yêu anh chứ không vì một lý do nào khác cả. Em không biết sẽ dành tặng cho anh món quà gì vì em nghĩ rằng chúng sẽ không thể hiện hết tất cả tình cảm em dành cho anh.
- “Trên Trái Đất có 8.000.000.000 người. Và em không hiểu vì sao em chỉ nhắn tin cho mỗi mình anh. Có lẽ vì 7.999.999.999 người còn lại không thể thay thế được anh.”
- “Thuê bao quý khách đang dùng hiện đang bị 1 thuê bao xinh đẹp khác để ý. Đề nghị quý khách chú ý.”
- Em mong rằng em sẽ nhận được món quà rất lớn từ anh – Đó chính là tình yêu của anh, có được không anh?
- “Xin chào bạn. Đây là tổng đài tin nhắn. Ấn phím 1 để có 1 lời khen. Phím 2 cho một lời chúc tốt đẹp. Phím 3 cho 1 nụ hôn. Phím 4 cho 1 cuộc hẹn. Nếu muốn tất cả hãy bấm số của tôi”.
- Em xin lỗi anh hôm nay em bị hạn chế nhắn tin cho anh rồi… Hôm nay khám bệnh, bác sĩ bảo em phải hạn chế với những gì ngọt ngọt… mà anh lại ngọt ngào số một. Em đang liều mạng với tin nhắn này đấy. Happy Valentine-Day.
- “Nếu em là gió… thì tình anh là thảo nguyên mênh mông… Gió có thể vui chơi với mây trắng, đùa giỡn với cánh diều nhỏ…Nhưng gió không thể nhận ra chính mình nếu ngọn cỏ của thảo nguyên không lay động… Em rất vui vì đã có mặt trong giấc mơ của anh – giấc mơ mà anh là người hạnh phúc. Nhưng em mong rằng mình sẽ có mặt trong cuộc sống của anh – nơi mà cả hai chúng ta đều hạnh phúc…Em sẽ nhớ đến anh…sẽ cố nhớ đến anh…Vì em…(Chính em mà thôi)…”
- Trong mắt anh, em nhìn thấy ngày mai… Trong vòng tay của anh, em tìm thấy tình yêu. Yêu anh hôm nay và mãi mãi.
- Lần đầu tiên em nhìn thấy anh, em đã thấy tình yêu… Lần đầu tiên anh chạm vào em, em đã cảm nhận được tình yêu. Và sau những khoảng thời gian đó, anh vẫn là người duy nhất em yêu.
Hy vọng các bạn sẽ có một ngày 14/2 vui vẻ, hạnh phúc và ngọt ngào và nhớ gửi những lời chúc Valentin này tới tình yêu của mình nhé!
Món ăn nào tuyệt đối không được hâm lại trong dịp tết?
Ngày tết nhiều gia đình có thói quen nấu một lần rất nhiều thức ăn rồi hâm đi hâm lại để dùng dần. Tuy nhiên, hãy chú ý những món ăn sau đây bởi nếu hâm lại quá nhiều lần chúng sẽ gây ra những vấn đề cho sức khỏe của bạn.
Nấm
Các loại nấm nên được tiêu thụ ở trong ngày bởi thành phần protein trong nấm khá phức tạp. Tuyệt đối không nên hâm nóng nấm lại sang ngày hôm sau, kể cả chỉ là một lần duy nhất.
Thịt gà
Dù theo các nhà dinh dưỡng, thịt gà rất bổ dưỡng bởi ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, phospho, sắt... tốt cho sức khỏe. Nhưng khi bạn hâm thịt gà nhiều lần, các protein trong thịt sẽ biến đổi và có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa.
Cơm nguội
Cơm chỉ nên ăn ngay sau khi nấu. Bảo quản cơm trong tủ lạnh sau đó hâm nóng lại sẽ biến các bào tử gạo thành chất gây hại cho dạ dày. Các bào tử này sản sinh ra vi khuẩn và làm người ăn cảm thấy buồn nôn hoặc đổ bệnh.
Trứng
Trứng là nguồn cung cấp dồi dào protein, chất béo, vitamin và các khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng rất thích hợp và cân đối.
Nhưng trứng cũng là món ăn không nên đun lại, bởi nếu đun lại nhiều lần, các protein trong trứng sẽ bị phá hủy. Thậm chí, trứng có thể biến đổi thành phần dinh dưỡng thành chất gây hại và gây rối loạn tiêu hóa.
Củ dền
Loại rau màu đỏ ngon ngọt này chứa sắt, magiê, canxi và một phần của nitrat cao và bạn cũng không nên nấu hay hâm nóng lại. Bởi khi được hâm lại, chúng có thể sinh ra các tế bào ung thư trong cơ thể.
Nước
Nhiều người có thói quen đun đi đun lại nước uống nhiều lần mà không hề biết rằng, việc làm này có thể gây hại đến sức khỏe. Các hàm lượng kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, candimium và nitrat khi đun lại nhiều lần sẽ trải qua quá trình thủy phân.
Khi nước bốc hơi liên tục cũng là lúc hàm lượng chất kể trên tăng lên, khi hấp thu vào cơ thể sẽ gây nguy hại đến sức khỏe.
Cần tây
Cần tây chứa nhiều canxi, sắt, phospho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), axít amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, vitamin… Nhờ vậy, thường xuyên ăn cần tây có tác dụng tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não.
Nhưng nếu muốn hâm lại món chứa cần tây, bạn hãy loại bỏ hết loại rau này trong món ăn trước khi tác động nhiệt.
Rau bina
Rau bina được ví như “siêu thực phẩm” cho bé vì hàm lượng dinh dưỡng phong phú với 20 loại vitamin và khoáng chất. Nhờ đó, loại rau xanh này có công dụng phòng các chứng bệnh thiếu canxi, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Tuy nhiên, món rau bina được hâm lại nhiều lần có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do nhiệt độ khiến các gốc nitrat trong rau bina biến đổi thành nitrit - một hợp chất gây ung thư.
Vì vậy, để hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng trong rau bina và đảm bảo sức khỏe, bạn nên ăn rau bina ngay sau khi chế biến, tránh đun lại nhiều lần.
Hà Anh (tổng hợp)
Thiên thạch mang tới trái đất vũ khí diệt ung thư?
Các nhà khoa học đang phát triển một công nghệ tiêu diệt tế bào ung thư nhanh chóng, hiệu quả và gần như không có tác dụng phụ bằng kim loại Iridi.
Iridi là một nguyên tố hóa học với số nguyên tử 77 và ký hiệu là Ir. Là một kim loại chuyển tiếp, cứng, màu trắng bạc thuộc nhóm platin, Iridi là nguyên tố đặc thứ 2 (sau osmi) và là kim loại có khả năng chống ăn mòn nhất, thậm chí ở nhiệt độ cao khoảng 2.000°C.
Nhiệt độ nóng chảy của loại kim loại này rất lớn vào khoảng 2.400°C. Trong tự nhiên, Iridi là một kim loại cực hiếm trong bề mặt vỏ Trái đất, và dù rất quan trọng, mỗi năm con người chỉ sử dụng 3 tấn kim loại này trong công nghiệp mà thôi.
Iridi được tìm thấy nhiều trong sét thuộc ranh giới địa chất K-T (kỷ Creta - kỷ Trias) đã đưa đến giả thuyết Alvarez, mà theo đó sự ảnh hưởng của một vật thể lớn ngoài không gian đã gây ra sự tiệt chủng của khủng long và các loài khác cách đây 66 triệu năm. Cụ thể thì các thiên thạch từng bắn phá Trái đất thường có hàm lượng cao hơn hàm lượng trung bình trong vỏ Trái đất.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Warwick (Anh) và Đại học Sun Yat-Sen ở Trung Quốc phát triển một phương pháp mới để phá hủy các tế bào ung thư sử dụng kim loại Iridi.
Đầu tiên họ tạo ra một khối u ung thư phổi trong phòng thí nghiệm. Sau đó họ phát triển một dung dịch hữu cơ có chứa Iridi, có khả năng biến đổi oxy thành một loại chất độc tên oxy singlet làm phá hủy tế bào ung thư.
Oxy singlet (Oxy mức đơn) là tên gọi cho các phân tử O2 ở mức năng lượng cao, ở mức đó các tất cả electron spin đều có cặp, có khuynh hướng linh động hơn đối với phân tử hữu cơ thông thường. Trong tự nhiên, oxy singlet thường được tạo thành từ nước qua quá trình quang hợp sử dụng năng lượng mặt trời. Nó cũng được tạo ra trong tầng đối lưu bằng phản ứng quang phân ozone dưới ánh sáng bước sóng ngắn, và từ hệ thống miễn dịch với vai trò là nguồn oxy chủ động.
Các carotinoit trong các sinh vật quang hợp (và cũng có thể trong các động vật) đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu năng lượng từ oxy singlet và chuyển hóa nó thành trạng thái ổn định không bị kích thích trước khi nó có thể gây hại cho các tế bào.
Theo Peter Sadler từ Đại học Warwick thì hiện 50% hóa trị liệu ung thư hiện nay dùng bạch kim như một loại thuốc chỉ thị mục tiêu. Điều này có nghĩa là khá nhiều cơ hội để cho các loại kim loại quý khác như Iridi có thể trở thành "thuốc chỉ thị mục tiêu" mới nhằm tấn công các tế bào ung thư.
"Đã đến lúc chúng ta cần phải sử dụng Iridi từ một tiểu hành tinh đâm xuống trái đất cách đây 66 triệu năm", Sadler cho hay.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ đang ở mức sơ khởi và chưa có khả năng sớm trở thành một phương pháp điều trị ung thư được ứng dụng trong thực tế.
Thiên Hà
Lý giải được sự xuất hiện của các hình thái sự sống phức tạp
Một trong những câu hỏi hóc búa về sự tiến hóa là làm thế nào và tại sao các tế bào của sinh vật đơn bào lại tự tổ chức để sống trong một nhóm, qua đó hình thành các dạng sống đa bào.
Theo trang web EurekAlert, các nhà khoa học thuộc Đại học Witwatersrand, Nam Phi, đã giải mã được bộ gien của một trong những dạng sống đa bào đơn giản nhất - tảo xanh Tetrabaena socialis, chỉ bao gồm có 4 tế bào. Điều này cho phép xác định các cơ chế di truyền góp phần vào sự xuất hiện đa bào. Bài báo của các nhà sinh học được công bố trên tạp chí Molecular Biology and Evolution.
Các nhà khoa học so sánh bộ gien của tảo với ADN một loài liên quan, chỉ bao gồm một tế bào. Việc giải mã toàn bộ ADN của tảo cho phép xác định sự khác biệt trong cái gọi là con đường ubiquitin proteasomal (the ubiquitin proteasomal pathway (UPP). Họ đã xác định được đây là một quá trình đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá của đa bào.
Theo các nhà sinh vật học, trong lịch sử sự sống trên Trái đất, đa bào đã phát triển độc lập, ít nhất 25 lần. Các dòng khác nhau của sinh vật sống có thể có cơ chế chung chịu trách nhiệm cho sự xuất hiện phức tạp, nhưng các gien trong từng trường hợp đều độc đáo.
Ở tảo Tetrabaena socialis, các gien đóng góp vào sự phân chia tế bào gấp đôi, ở tảo đa bào cùng họ, các gien giúp vào việc phân chia tế bào 12 lần.
Vũ Trung Hương
Luật sư nộp hồ sơ 600 trang kiện Apple tại Việt Nam
Nổ súng gần cổng vào Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ
14/02/2018
Tổng thống Mỹ-Nga điện đàm về vấn đề Triều Tiên
Reuters ngày 13.2 đưa tin hai vị Tổng thống Mỹ-Nga đã nói chuyện điện thoại với nhau, và ông Donald Trump nói với ông Vladimir Putin rằng cần tăng cường sức ép, buộc CHDCND Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân.
Theo Nhà Trắng ngày 12.2, hai lãnh đạo Mỹ-Nga điện đàm, sau khi Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đề cập khả năng Mỹ-Triều đàm phán. Khi trả lời phỏng vấn của báo Washington Post, ông Pence còn nói Mỹ sẽ tăng cường “chiến dịch gây sức ép tối đa” đối với Bình Nhưỡng, cho đến khi Triều Tiên chấp nhận từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
Tháng trước, khi trả lời phỏng vấn của Reuters, ông Trump từng phàn nàn Moscow “không hề giúp chúng ta về chuyện Triều Tiên”. Ông cáo buộc Nga giúp Triều Tiên tránh sự trừng phạt của quốc tế để tiếp tục theo đuổi tham vọng sở hữu tên lửa có thể gắn đầu đạn hạt nhân nhằm có thể tấn công lãnh thổ Mỹ.
Nga đã khẳng định sự hoàn toàn tuân thủ các lệnh trừng phạt Triều Tiên của LHQ. Năm ngoái, Nga ủng hộ các lệnh trừng phạt của Hội đồng bảo an LHQ, gồm cấm Triều Tiên xuất khẩu than, một nguồn thu ngoại tệ mạnh quan trọng để Bình Nhưỡng theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân.
Nhưng theo 3 nguồn tin tình báo Tây Âu cho Reuters biết, Triều Tiên đã ít nhất 3 lần giao than qua Nga trong năm 2017, sau khi lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 5.8.
Cũng theo Guardian ngày 13.2, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hoan nghênh "bầu không khí hòa giải-đối thoại ấm cúng”, sau khi đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên qua Hàn Quốc 3 ngày dự khán Olympic mùa đông 2018 trở về nước.
Theo hãng tin nhà nước KCNA, ông Kim Jong-un tỏ ra hài lòng với chuyến thăm vốn có sự tham gia của em gái ông, bà Kim Yo-jong. Ông cũng cảm ơn “sự chân thành và nỗ lực rất ấn tượng” mà chính quyền Hàn Quốc đã thực hiện khi tiếp đón đoàn Triều Tiên.
KCNA không đề cập lời mời gặp thượng đỉnh giữa ông Kim Jong-un với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Em gái ông đã chuyển lời mời của anh trai và ông Moon Jae-in đáp cả hai miền liên Triều cần đưa ra những điều kiện để có thể diễn ra chuyến thăm Bình Nhưỡng.
Chưa rõ Mỹ có ủng hộ ông Moon Jae-in thăm Triều Tiên hay không, vì Mỹ vẫn muốn cô lập Bình Nhưỡng, và Mỹ cùng Hàn Quốc đều yêu cầu Bình Nhưỡng xem xét thực hiện những nhượng bộ liên quan chương trình vũ khí hạt nhân, nếu như có những cuộc đàm phán trong tương lai.
Lãnh đạo Triều Tiên cũng nói em gái ông đã báo cáo “những động thái của phía Mỹ” cho ông biết, ý nói cuộc chạm mặt thoáng qua giữa bà Kim Yo-jong với phó Tổng thống Mỹ ở lễ khai mạc Olympic 2018.
Thông tin của KCNA còn nêu ông Kim Jong-un đã ra “những chỉ đạo quan trọng” về các biện pháp duy trì hòa giải và đối thoại, nhưng không cho biết chi tiết.
Ngày 12.2, Hàn Quốc nói sẽ thúc đẩy kế hoạch đoàn tụ các gia đình bị ly tán thời Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) nhằm duy trì cuộc đối thoại liên Triều, tiếp sau chuyến thăm của đoàn Triều Tiên.
Bích Ngọc (theo Reuters)
Thượng viện Mỹ lo ngại gián điệp về sở hữu trí tuệ từ Trung Quốc
Trung Quốc đang cố gắng tiếp cận các công nghệ nhạy cảm của Hoa Kỳ thông qua các công ty viễn thông, học viện và các doanh nghiệp liên doanh.
Hãng thông tấn Reuters hôm thứ Tư 14/2 dẫn lời cảnh báo của Các Thượng nghị sĩ và điệp viên của Mỹ đưa ra tại phiên điều trần của Thượng viện vào ngày trước đó 13 tháng 2.
Theo lời Thượng Nghị Sĩ Richard Burr, Chủ tịch Uỷ ban Tình báo Thượng viện, thì ông lo lắng về sự lan truyền ở Hoa Kỳ hoạt động mà ông gọi là " phản gián và các nguy cơ về an ninh thông tin đi kèm hàng hoá, dịch vụ của một số nhà cung cấp nước ngoài".
Ông Richard nhấn mạnh rõ thêm ông đặc biệt quan tâm đến các công ty viễn thông của Trung Quốc, như Hoa Vi và ZTE Corp, là những công ty được biết đến với mối quan hệ đặc biệt với chính phủ Trung Quốc.
Theo Reuters, các công ty Trung Quốc trong những năm gần đây đã bị kiểm soát chặt chẽ hơn ở Hoa Kỳ bởi chính phủ Mỹ lo ngại rằng có thể có đường dây gián điệp trong các công ty đó. Tuy nhiên phía Trung Quốc luôn phản đối điều này.
Sai lầm cay đắng của tình báo Mỹ khi đánh giá về ông Kim Jong Un 7 năm trước
|
Lính hải quân Mỹ tại Nhật bị điều tra sử dụng và buôn bán ma túy
Hạm đội 7 hải quân Mỹ ngày 11.2 xác nhận đang tiến hành điều tra nhiều binh sĩ Mỹ đồn trú ở Nhật Bản bị cáo buộc sử dụng và buôn bán ma túy.
Thông tin này được tờ The Wall Street Journal đưa tin trước đó. Cục Điều tra Tội phạm hình sự hải quân Mỹ (NCIS) là đơn vị tiến hành điều tra. Ít nhất hàng chục nhân viên hải quân (con số The Wall Street Journal đưa ra là 12 người) bị tình nghi có dính đến thuốc gây ảo giác LSD, thuốc lắc cùng nhiều loại khác.
Theo The Wall Street Journal, trong các đối tượng bị tình nghi có một số là binh sĩ phục vụ trên tàu sân bay USS Ronald Reagan cũng như căn cứ trên bờ của Nhật Bản. Do nghi ngờ các loại thuốc được bán cho người dân Nhật thông qua liên lạc trên mạng internet, nên giới chức nước này cũng tham gia điều tra.
Ông Clay Doss, người phát ngôn của Hạm đội 7, khẳng định: “Hải quân không dung thứ hoạt động lạm dụng ma túy và rất nghiêm túc xem xét những cáo buộc với thủy thủ, nhân viên dân sự, thành viên gia đình thuộc lực lượng hải quân”.
Hạm đội 7 là hạm đội lớn nhất của hải quân Mỹ, có căn cứ tại Yokosuka (Nhật Bản) và được đặt dưới quyền chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương. Nếu các cáo buộc được xác minh là đúng, thì đây là vụ mới nhất trong một loạt những bê bối mà Hạm đội 7 dính phải thời gian qua.
Năm 2017, hai tàu khu trục có trang bị tên lửa hành trình của hạm đội này đã xảy ra va chạm gây chết người với các tàu chở hàng. Ngoài ra, cũng đã có báo cáo cho biết các thủy thủ phải làm việc trong điều kiện căng thẳng và mệt mỏi, còn hàng chục cựu quan chức vướng vào bê bối tham nhũng với quy mô toàn Thái Bình Dương.
Cũng trong ngày 11.2, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo Tổng thống Donald Trump đã đề cử Phó đô đốc John Aquilino, chỉ huy Hạm đội 5 của Mỹ hoạt động ở Bahrain, làm tư lệnh mới của Hạm đội Thái Bình Dương, thay thế Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương. Đề cử trên cần được Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua.
Cẩm Bình (theo CNN, Military)
Sự thật thông tin "hàng trăm người Nga chết ở Syria"?
Công Hoan | 14/02/2018 19:56
Báo chí Mỹ loan tin đã có "hàng trăm người chết", kể cả người Nga.
Chính quyền phản bác tin thất thiệt trên phương tiện truyền thông, cho rằng “có hàng trăm người Nga bị chết ở Syria” như kết quả của trận không kích mà liên minh quốc tế do Mỹ lãnh đạo thực hiện.
"Đây là thông tin ngụy tạo sai lệch kinh điển", - nguồn trong Bộ Ngoại giao tuyên bố với các phóng viên.
Như nhận xét của ông Vladimir Shamanov đứng đầu Ủy ban Quốc phòng của Duma quốc gia, khi đăng tải thông tin về số người thiệt mạng trong cuộc tấn công ở tỉnh Deir-e-Zor, ai đó đã "cố tình phóng đại tô màu".
Trước đó, theo báo Sputnik, rạng ngày 8/2, liên minh do Mỹ dẫn đầu đã giáng đòn tấn công vào các dân quân Syria đang tiến hành chiến dịch chống các "hạt nhân ngầm của IS".
Liên minh tuyên bố lý do không kích là bởi đã có cuộc tấn công vào đội ngũ chỉ huy của "Các lực lượng Dân chủ Syria".
Do đòn không kích này có 25 người bị thương. Trong khi đó báo chí Mỹ loan tin đã có "hàng trăm người chết", kể cả người Nga. Tổ chức không đăng ký "Nước Nga khác" thông báo về cái chết của nhà hoạt động Kirill Ananyev, kèm theo lưu ý rằng ông này ở Syria như là một tình nguyện viên.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov tuyên bố rằng Điện Kremlin chỉ có dữ liệu về số quân nhân đang phục vụ ở Syria. Với ai muốn biết thông tin về những người Nga khác, ông Peskov khuyên nên hướng tới Bộ Quốc phòng.
Mỹ tiêu diệt nhiều lính Nga ở Syria
Báo Guardian ngày 14.2 dẫn lời một quan chức Mỹ và 3 quan chức Nga biết chuyện, cho biết trong tuần qua, quân đặc nhiệm Mỹ đã giết hàng trăm lính đánh thuê Nga ở Syria.
Nếu các thông tin trên đúng, thì đó là vụ đụng độ chết nhiều người nhất giữa công dân Mỹ-Nga kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Và vào lúc các nhóm quân ủy nhiệm của cả Nga lẫn Mỹ ngày càng có nguy cơ đụng độ, do nỗ lực tái chiếm những khu vực mà bọn khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bỏ lại.
Mỹ đổ trách nhiệm quân Syria tấn công căn cứ
Hãng tin Bloomberg ngày 13.2 dẫn các nguồn tin Nga, nói khoảng 200 công dân Nga bị tiêu diệt, trong trận đánh hai ngày 8 và 9.2 ở quanh các giếng dầu ở vùng Deir Ezzor, giữa quân trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad với quân SDF người Kurd có sự yểm hộ của các cố vấn quân sự Mỹ.
2 nguồn tin Nga nói hơn 200 lính đánh thuê, chủ yếu là người Nga chiến đấu cho Tổng thống Syria, đã bị tiêu diệt sau một vụ tấn công một căn cứ Mỹ và quân SDF ở vùng Deir Ezzor nhiều dầu thô ở miền đông Syria.
Ngày 13.2, Bộ chỉ huy quân Mỹ nói lính Mỹ tại một căn cứ bị một xe tăng tấn công, nên họ phản ứng bằng 3 giờ ném bom mãnh liệt, dùng máy bay không người lái và máy bay ném bom B-52 để đánh trả một đơn vị khoảng 300-500 tay súng.
Trung tướng không quân Mỹ Jeffrey Harrigan nói các cố vấn quân sự Mỹ có mặt trong căn cứ cùng một số đơn vị Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đã bị xe tăng tấn công.
Quan chức Mỹ nói số lính chết khoảng 100 người, và từ 200 đến 300 người bị thương, nhưng không thể nói có bao nhiêu người Nga chết trong những vụ không kích của Mỹ.
Người phát ngôn của quân đội Mỹ, Đại tá Thomas F. Veale ra tuyên bố cho biết trận đánh xảy ra khuya 7.2, khi các tay súng thân chính phủ Syria nã đạn và dàn đội hình cỡ tiểu đoàn có xe tăng và pháo yểm trợ để tấn công căn cứ, buộc Mỹ phải dùng bom và pháo binh để phản công.
Quân đặc nhiệm Mỹ ở Syria - Ảnh: New York Times
Nga, Syria lên án Mỹ “hành động dã man”
Báo New York Times nói các quan chức Nga-Syria ước tính có hàng chục người Nga bị giết. Một chỉ huy lính đánh thuê cho Bloomberg biết: hàng chục lính của ông bị thương, đang được chữa trị ở các bệnh viện quân y ở Moscow và St Petersburg.
Còn theo ông Alexander Ionov, người điều hành một quỹ từ thiện và từng chiến đấu cho quân chính phủ Syria, đa số người chết và bị thương vì trúng bom Mỹ là công dân Nga, Ukraine, đa số là cựu binh ở cuộc chiến ly khai ở miền Đông Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga không nói đến lính đánh thuê trong tuyên bố, chỉ cho biết 25 “tay súng Syria bị thương” và cáo buộc Mỹ “lợi dụng sự hiện diện trái phép” ở Syria để “vơ vét tài sản kinh tế”, dù Nga vẫn duy trì kênh liên lạc với Mỹ.
Chính phủ Syria tuyên bố hành động quân sự Mỹ là “dã man, là tội ác chiến tranh”.
Theo Guardian, hôm 13.2, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov không đề cập vụ người Nga bị bom Mỹ giết chết. Ông cảnh cáo: “Người Mỹ đang thực hiện những bước đơn phương nguy hiểm” ở Syria, cùng với quân SDF đang kiểm soát một vùng lớn ở miền Bắc Syria.
Ông Lavrov nói thêm: “Các động thái đó là một phần nỗ lực lập ra một quốc gia ngay trên lãnh thổ Syria, từ bờ đông sông Euphrates dọc biên giới giáp Iraq”.
Lơi cảnh cáo công dân Nga đến Syria kiếm tiền
Tuy nhiên, chính khách đối lập Grigory Yavlinsky ở Nga, nói nếu công dân Nga bị giết quá nhiều, thì Tổng thống Putin và các quan chức Nga nợ đồng bào một lời giải thích và xác quyết ai phải chịu trách nhiệm”.
Ông Yavlinsky nói: “Tôi đề nghị giải thích tại sao công dân Nga tham gia hoạt động quân sự trên bộ ở Syria, dù Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói các đơn vị quân Nga sẽ rút khỏi nước này”.
Ông Yavlinsky là một trong những ứng viên tranh cử tổng thống Nga 2018, với hy vọng mong manh ông Putin sẽ không thể có nhiệm kỳ tổng thống thứ tư sau ngày bầu cử 18.3.2018.
Ông Igor Strelkov, một cựu binh Nga từng tham gia hoạt động quân sự ở miền Đông Ukraine nhưng nay chống Điện Kremlin, tuyên bố trên một trang web: “Những cái chết nên là sự cảnh báo bất kỳ công dân Nga nào đang muốn đến Syria kiếm tiền”.
Không thể rõ ai trả lương cho lính đánh thuê Nga: Syria, Iran, Nga hay một bên thứ ba. Giới truyền thông Nga đưa tin Tổng thống Assad hoặc đồng minh đã thuê đạo quân tư nhân Wagner (Nga) để bảo vệ các mỏ dầu Syria, đổi lại là họ hưởng lợi từ dầu thô.
Ông Yury Barmin, nhà phân tích Trung Đông ở Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga (một tổ chức nghiên cứu của Điện Kremlin) nói Nga nỗ lực hỗ trợ chính phủ Syria thu hồi vùng Deir Ezzor, để có tiền bán dầu mỏ cho công việc tái thiết đất nước và hòa giải.
Hồi tháng 1, Nga ký một thỏa thuận “lộ trình hòa bình” với chính phủ Syria, để Nga giúp tái thiết mạng lưới điện Syria. Ngày 13.2, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nói các công ty Nga quan tâm việc giúp Syria phục hồi các giếng dầu và tuyến ống dẫn dầu bị tổn hại.
Trung Trực (theo Guardian, Bloomberg)
Syria: Bí ẩn vai trò của Nga trong cuộc chiến sau khi tiêm kích Israel bị bắn hạ
Vũ Thu Hương | 13/02/2018 22:41
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thường xuyên đàm phán với Moscow để tìm cách chia rẽ Nga với Iran. Tuy nhiên, Nga dường như vẫn đứng ngoài cuộc chiến mới ở Syria do Tel Aviv phát động.
Theo Washington Post, một trong những leo thang căng thẳng trong cuộc chiến dài và tàn khốc của Syria đã xảy ra vào tuần qua. Hôm 10/2, Israel bắn hạ một máy bay không người lái của Iran khi máy bay này xâm phạm không phận Israel từ một căn cứ ở Syria.
Không lâu sau đó, Israel tiến hành một đợt không kích lớn nhất kể từ khi nước này tấn công Lebanon vào năm 1982 nhằm vào các mục tiêu ở Syria. Và phòng không Syria bắn rơi một chiếc F-16 của Israel.
Sự việc mới diễn ra dấy lên lo ngại về việc làm sao để ngăn cản tình trạng bạo lực tại Syria. Khi cuộc nội chiến của Syria đã bước sang năm thứ bảy, cuộc chiến dường như không những không suy giảm mà còn có phần gia tăng mạnh.
Israel đã đánh bom Syria nhiều lần với mục đích ngăn chặn ảnh hưởng của Iran, dưới nhóm vũ trang Hezbollah - ở sát biên giới nước mình. Trong khi đó, Nga liên tục không kích các nhóm nổi dậy Syria.
Năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ cũng bắt đầu ném bom lực lượng người Kurd. Mỹ không kích Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Và quân đội Syria không ngừng ném bom quân nổi dậy trên cả nước.
Giới chức Liên Hợp Quốc cảnh báo làn sóng nối tiếp của các đợt không kích chết chóc đang đe doạ Syria.
Israel lâu nay vẫn đứng bên lề cuộc xung đột tại Syria nhiều năm qua. Tuy nhiên, các cuộc không kích dữ dội diễn ra ngày 10/2 cho thấy dù sớm hay muộn, Israel cũng sẽ dễ bị cuốn vào vòng xoáy giao tranh vốn đang trở nên nghiêm trọng hơn tại Syria sau khi tổ chức khủng bố IS bị đánh bại ở quốc gia Trung Đông này.
Hôm 10/2, Israel bắn hạ một máy bay không người lái của Iran khi máy bay này xâm phạm không phận Israel từ một căn cứ ở Syria.
Giới quan sát lo ngại rằng, nếu sự can thiệp của Israel không có điểm dừng thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho Syria nói riêng và toàn bộ khu vực Trung Đông nói chung.
Có điều Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dường như không có nhiều lựa chọn. Tel Aviv thường xuyên đàm phán với Moscow để tìm cách chia rẽ Nga với Iran. Tuy nhiên, Nga dường như vẫn đứng ngoài cuộc chiến mới ở Syria do Tel Aviv phát động.
Một trong các căn cứ Syria bị Israel không kích hôm 10/2 có cả binh lính Syria và Nga đồn trú. Và giới quan sát nhận định thật khó mà nói rằng người Nga không biết chuyện máy bay không người lái của Iran xuất phát trong khu vực này hay chuyện Syria triển khai lưới phòng không sau đó.
"Israel không còn cách nào khác ngoài chấp nhận luật chơi của Nga. Họ có thể tiếp tục bay vào không phận Syria để tấn công các mục tiêu nhưng phải cẩn thận hơn rất nhiều. Nga không cản trở máy bay Israel cũng như không ngăn quân đội Syria tìm cách bắn hạ đối thủ", cây bút Anshel Pfeffer của báo Haaretz (Israel) chia sẻ.
Hiện Nga một mặt can thiệp quân sự để bảo vệ chính quyền Syria, mặt khác vẫn duy trì quan hệ tốt đẹp với Israel.
Và rõ ràng khi Mỹ vẫn còn hiện diện ở Syria, Nga vẫn sẽ cần đến sự hậu thuẫn của Iran để giữ vững ảnh hưởng ở miền Trung và miền Tây Syria.
Israel đánh phủ đầu Syria-Iran, giúp Mỹ trả đũa Nga?
Israel đánh phủ đầu Iran-Syria khi chỉ còn hơn 1 tháng là diễn ra bầu cử Tổng thống Nga, khiến Moscow không thể cứu giúp Damascus và chia lửa với Tehran...
Đúng như dự đoán của giới phân tích, sau khi Thủ tướng Israel bất ngờ thăm Cao nguyên Golan và đưa ra lời cảnh báo cứng rắn với những đối thủ bị nhận diện là có thái độ thù địch với nhà nước Do Thái, quân đội Israel đã không kích Syria.
Tuy nhiên, khác với những lần trước, lần này quân đội Israel đã phải trả giá khi lực lượng phòng không Syria đáp trả và bắn hạ một máy bay chiến đấu F-16 của Israel, chấm dứt kỷ nguyên thống trị của không quân Israel tại khu vực này sau 35 năm.
Ngay lập tức quân đội Israel đã đồng loạt tấn công 12 mục tiêu trên lãnh thổ Syria, mà bị cho là những cứ điểm của đối phương nhằm đe doạ đến an ninh của nhà nước Do Thái và an toàn của cuộc sống người dân Israel.
Xe quân sự Israel trên Cao nguyên Golan hướng về Syria |
Không những vậy, Tel Aviv còn có những động thái cho thấy có thể phát động một cuộc chiến tranh toàn diện với Syria-Iran, chứ không chỉ là những màn đánh phủ đầu như đã từng thực hiện.
Jerusalem Post ngày 12/2 đưa tin, Israel đã triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa ở phía bắc biên giới Israel-Syria, gần Baka al-Gharbiya. Hình ảnh những chiếc "xe tải chở tên lửa trên đường cao tốc ở miền bắc Israel" đã được truyền thông đăng tải.
Ngày 10/2, quân đội Israel cũng đã triển khai 8 máy bay chiến đấu để phục vụ cho hoạt động quân sự tại Syria. Hành động của Israel như châm ngòi thùng thuốc súng Trung Đông và một "Cuộc chiến 6 ngày lần 2" đã được đề cập tới.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, hành động Israel dù có quyết liệt thế nào đi nữa thì nó không chỉ xuất phát từ thái độ thù địch với nhà nước Do Thái, mà đó là Israel trả ơn Mỹ, giúp cho Mỹ trả đũa và dằn mặt Nga.
Nỗ lực tuyệt vọng cố biến chiến công của Moscow tại Syria thành nỗi thất vọng
Có thể thấy rằng, việc Israel đánh phủ đầu Iran-Syria tại thởi điểm chỉ còn hơn 1 tháng nữa là diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Nga đã đưa Moscow vào thế khó trong việc cứu giúp Damascus và chia lửa với Tehran.
Tổng thống Putin không thể mạo hiểm với cuộc chiến hao tài tốn của tại Syria một lần nữa, vốn đã không nhận được sự ủng hộ rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội Nga, bởi nó diễn ra trong thời kỳ nước Nga bị cấm vận.
Vì vậy, sau khi IS đại bại, Tổng thống Putin đã nhanh chóng quyết định giảm quân số tại Syria, đồng nghĩa hoàn tất mục đích can thiệp vào Syria, khi đáp lại lời kêu gọi của chính quyền Syria, giúp đánh đuổi khủng bố IS.
Nay Israel tấn công Syria, đánh phủ đầu Iran, làm mịt mù khói lửa Trung Đông thì Nga cũng khó có thể tăng quân trở lại giúp đối tác, cứu đồng minh. Vẫn như thường lệ, Moscow chỉ trích hành động của Tel Aviv, kêu gọi tôn trọng chủ quyền của Syria.
Đánh phủ đầu Iran-Syria cố gắng biến thành quả của Nga trở nên mờ nhạt... |
Tuy nhiên, lần này thì việc Moscow không hành động sẽ có tác hại rất lớn, bởi hậu của mà hành động của Tel Aviv gây ra cho Syria sẽ khiến cho việc Moscow bỏ sức người, sức của vào cuộc chiến chống IS tại Syria trở nên mờ nhạt.
Thực tế đó sẽ tạo ra hiệu ứng bất lợi với những chuyển động chính trị tiếp theo của Nga liên quan đến việc kiến tạo hoà bình và giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Syria. Nghĩa là Moscow mất nhiều mà chẳng được bao nhiêu ở Syria.
Đây chính là điều mà Washington mong mỏi.
Cố gắng làm mờ nhạt hình ảnh của Nga trong các chuyển động chính trị tại Trung Đông
Quan hệ Nga - Israel khó có thể được nâng tầm, sau khi Tel Aviv làm giảm giá trị thành quả Moscow có được tại Syria. Điều này sẽ khiến cho việc tạo ưu thế của Nga trước Mỹ tại Trung Đông sẽ bị hạn chế rất nhiều.
Mỹ, Israel cố gắng làm suy giảm uy tín của Nga trong việc Nga đóng vai trò trung gian hoà giải cho các cuộc khủng hoảng tại Trung Đông như hoà bình cho Israel và Palestine, xung đột giữa Iran và A-rập Saudi, cuộc khủng hoảng Qatar hay cuộc khủng hoảng chính trị Li-băng.
Tel Aviv khiến Moscow khó có thể thành công trong vai trò hoà giải tại trung Đông |
Rõ ràng đó là cách Israel trả ơn tốt nhất cho việc Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel và quyết tìm cách huỷ bỏ thoả thuận hạt nhân Iran.
Iran sẽ bị Israel dạy cho một "bài học nhớ đời"?
Trịnh Ngọc Tiến | 14/02/2018 13:18
Israel khẳng định không muốn khiến căng thẳng trong khu vực leo thang, tuy nhiên Tehran sẽ phải trả giá đắt nếu dám vượt qua "lằn ranh đỏ", xâm phạm lãnh thổ Israel.
"Israel sẽ dạy cho Iran một bài học nhớ đời"
Một ngày sau khi giao tranh xuyên biên giới xảy ra ở miền Bắc Israel và miền Nam Syria; tình hình đã tạm yên trở lại. Tuy nhiên, trước đó phía Israel đã nhiều lần đưa ra lời cảnh báo rằng nước này sẽ không bao giờ chấp nhận việc Iran thiết lập những căn cứ quân sự tại miền Nam Syria, nơi giáp biên giới phía Bắc của Israel; được cho là bước đệm trong kế hoạch chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại Israel.
"Nếu Iran tiếp tục đe dọa và tiến hành các hoạt động tấn công chống lại nhà nước Israel từ lãnh thổ Syria, Israel sẽ dạy cho Iran một bài học nhớ đời", ông Katz tuyên bố trong bài phỏng vấn được đăng tải trên trang tin tiếng Ả Rập Elaph có trụ sở tại London (Anh).
Theo ông Othman Al Omeir, tổng biên tập báo Elaph, cuộc phỏng vấn này được coi là dấu hiệu về một mối quan hệ hợp tác bí mật giữa Ả Rập Saudi và Israel nhằm kiềm chế Iran ở khu vực Trung Đông.
Nhiều nhà phân tích cho rằng trận giao tranh hôm thứ Bảy (10/2) vừa qua là cuộc đối đầu công khai đầu tiên giữa Israel và Iran sau nhiều thập kỷ căng thẳng. Trước kia, hai nước chỉ có những màn "đấu khẩu" qua lại giữa các quan chức cấp cao; hoặc những hoạt động gián điệp phá hoại ngầm.
Iran đã phá vỡ "lằn ranh đỏ"
Nguyên nhân dẫn đến cuộc giao tranh hôm thứ Bảy (10/2) là do một chiếc máy bay không người lái (UAV) của Iran, từ Syria đã bay vào lãnh thổ Israel từ hướng Jordan. Chiếc UAV này đã bị một máy bay trực thăng Apache của Israel bắn hạ gần thành phố Beit Shean, phía Bắc Israel.
Quân đội Mỹ gọi vụ xâm nhập này là "vi phạm nghiêm trọng và bất thường chủ quyền của Israel", và tuyên bố Iran sẽ phải chịu trách nhiệm về vi phạm này. Sự kiện này đã khiến căng thẳng leo thang dọc theo biên giới phía Bắc của Israel.
Lực lượng Không quân Israel sau đó đã tiến hành một loạt các cuộc phản công trả đũa ở Syria. Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) cho biết, không quân Israel đã tiêu diệt và phá hủy 4 mục tiêu của quân đội Iran và 8 mục tiêu của quân đội Syria, gây thiệt hại đáng kể cho đối phương. Trong số các mục tiêu bị tiêu diệt, có 1 xe điều khiển chiếc máy bay không người lái của Iran xâm nhập vào không phận Israel.
Tuy nhiên trong cuộc tấn công trả đũa, lực lượng không quân Israel đã phải trả giá đắt khi một chiếc máy bay chiến đấu F-16I Sufa hai chỗ của lực lượng không quân Israel bị lực lượng phòng không Syria bắn rơi. Hai phi công trên chiếc chiến cơ này đã kịp bung dù thoát hiểm.
Israel cũng tuyên bố rằng lực lượng không quân nước này đã tiến hành một cuộc tấn công lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây. Nhiều máy bay chiến đấu hiện đại của không quân Israel đã được huy động để tấn công trả đũa vụ chiếc F-16 bị bắn rơi.
Bộ trưởng Tình báo Israel Yisrael Katz cho biết, Iran đã "phá vỡ lằn ranh đỏ" và "đùa với lửa" khi gây nguy hiểm không chỉ đối với những người lính của mình, mà cả các đồng minh Syria. Người Syria cũng đang đùa với lửa khi họ cho phép Iran tấn công Israel trên lãnh thổ của họ.
"Quân đội Syria sẽ nếm đòn đau nếu còn tiếp tục hợp tác và cho phép Iran đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Syria", Bộ trưởng Katz nói.
Bộ trưởng Giao thông và Tình báo Yisrael Katz Israel tham dự một cuộc họp báo tại Bộ Giao thông vận tải ở Jerusalem ngày 14 tháng 3 năm 2017. Ảnh: Yonatan Sindel / Flash90
Ông này còn cho biết sự hiện diện quân sự của Iran tại Syria, cũng như kế hoạch xây dựng các căn cứ tên lửa tiên tiến ở Lebanon, hoặc động thái vận chuyển khí tài cho nhóm khủng bố Hezbollah là các "lằn ranh đỏ" mà Israel sẽ kiên quyết ngăn chặn. Ông đặc biệt nhấn mạnh rằng những vấn đề này đe dọa trực tiếp đến an ninh của Israel.
Trước đó vào Chủ Nhật (11/2), trong buổi phỏng vấn với phóng viên của Đài phát thanh IDF, Bộ trưởng Katz khẳng định Israel không quên những gì mà Iran và Syria đã gây ra cho Israel trong những ngày vừa qua; và các cơ quan tình báo của Israel biết về âm mưu tiêu diệt Israel của Iran, cũng như các căn cứ Iran đã thiết lập trên đất Syria. Và động thái của Israel hôm thứ Bảy (10/2) đã chứng tỏ điều đó.
"Israel sẽ không dung thứ nếu bị xâm phạm chủ quyền"
Khu vực biên giới giữa hai nước Israel và Syria đã tạm yên ổn trở lại sau vụ giao tranh. Tuy vậy, các quan chức Israel vẫn tiếp tục khẳng định đanh thép rằng họ không ngần ngại triển khai lực lượng quân đội lần nữa.
Ông Naftali Bennett, Bộ trưởng Giáo dục kiêm thành viên cơ quan An ninh Israel đã nhắc lại những cảnh báo nghiêm khắc của Israel nhằm chống lại sự gia tăng hiện diện quân sự của Iran ở Syria: "Chúng tôi sẽ không dung thứ nếu bị xâm phạm chủ quyền. Chúng tôi có quyền hành động tại bất cứ địa điểm và thời điểm nào khi chúng tôi cần tự bảo vệ mình".
Ông Bennett nói rằng các cuộc tấn công trả đũa chỉ là "một ví dụ nhỏ về phản ứng chúng tôi trước những động thái khiêu khích".
Israel gần đây đã đưa ra một số cảnh báo nghiêm khắc về sự hiện diện quân sự của Iran đang có xu hướng gia tăng dọc biên giới với Syria và Lebanon. Điều này cho thấy sự tự tin ngày càng tăng của Iran, sau khi Tổng thống Syria Bashar Assad đạt được thành công trong cuộc nội chiến Syria nhờ có sự hỗ trợ đắc lực của các đồng minh chính là Nga và Iran.
Mặc dù Israel được cho hầu như không can dự đến các xung đột tại Syria; tuy nhiên nước này lo ngại Iran có thể sử dụng lãnh thổ Syria làm bàn đạp tấn công, hoặc tạo ra một hành lang trên đất liền từ Iran tới Lebanon nhằm chuyển giao vũ khí một cách dễ dàng hơn cho lực lượng Hezbollah của Lebanon. Hezbollah là lực lượng chống đối Israel rất quyết liệt, và là một trong các nhóm khủng bố cần phải tiêu diệt tận gốc hiện đang nằm trong tầm ngắm của Israel và phương Tây.
Phần còn lại của một chiếc máy bay không người lái của Iran đã bị Không lực Israel bắn rơi sau khi nó xâm nhập không phận Israel vào ngày 10 tháng 2 năm 2018. (Lực lượng Quốc phòng Israel). Ảnh: Times of Israel.
Hiện nay, ngoài các nhóm chiến binh Hezbollah đang chiến đấu cùng lực lượng quân đội trung thành với Tổng thống Assad trong cuộc nội chiến Syria còn có lực lượng người Shiite của Iran. Theo báo cáo của Cơ quan tình báo Israel, quy mô lực lượng Hezbollah tham chiến tại Syria đã tăng trưởng cả về quân số và trang bị vũ khí gấp hàng chục lần kể từ năm 2012.
Hai "ông lớn" Mỹ và Nga phản ứng trái chiều trước đòn phản công của Israel
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tổ chức một số cuộc hội đàm cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin, người ủng hộ chính phủ Assad và duy trì sự hiện diện quân sự lớn của Nga ở Syria. Sau những cuộc tấn công của Israel vào lãnh thổ Syria gần đây, lãnh đạo hai nước đã tổ chức hội đàm hôm thứ Bảy (10/2). Thủ tướng Netanyahu vẫn khẳng định rằng Israel quyết tâm chống lại các ý định của Iran nhằm biến Syria thành bàn đạp tấn công Israel.
Tuy nhiên, theo Sputnik, Bộ Ngoại giao Nga đã chỉ trích đòn tấn công của Israel và kêu gọi nước này kiềm chế và tôn trọng chủ quyền của Syria. Việc Israel tấn công Syria là điều không thể chấp nhận được, bởi nó tạo ra các mối đe dọa đến những căn cứ quân sự và những sĩ quan quân sự Nga đang thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố tại Syria theo lời mời của Chính phủ Syria.
Tuy nhiên, Mỹ - đồng minh thân cận nhất của Israel đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ nước này. Ông Heather Nauert, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu: "Những tham vọng và toan tính nâng tầm ảnh hưởng trong khu vực của Iran đã đặt những người từ Yemen đến Lebanon vào vòng nguy hiểm. Mỹ sẽ sát cánh cùng Israel và các đồng minh để ngăn chặn các động thái nguy hiểm của Iran, và kêu gọi Iran chấm dứt các hành động đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực".
Pháp doạ tấn công nếu phát hiện Syria dùng vũ khí hoá học
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đe dọa tấn công Syria nếu có bằng chứng rằng chính phủ Damascus sử dụng vũ khí hóa học đối với dân thường.
“Chúng tôi sẽ tấn công những nơi đã chế tạo ra hoặc sử dụng loại vũ khí này. Hiện tại chúng tôi chưa có đủ bằng chứng, nhưng nếu đã nắm chắc thông tin thì tôi sẽ thực hiện chính xác những điều đã nói”, Tổng thống Macron nói trước nhóm phóng viên.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters. |
Ông Macron cho biết đã trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin rất rõ về quan điểm của nước Pháp với chính quyền Syria, cũng như những lo ngại của Paris về hành vi của chính quyền Assad.
Ông cũng cho biết Pháp và Mỹ “có cùng quan điểm về ‘lằn ranh đỏ’ với việc Syria sử dụng vũ khí hoá học” và hai bên thường xuyên liên lạc với nhau.
Chính phủ Syria liên tiếp bác bỏ những cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học, và khăng khăng các mục tiêu tấn công chỉ là phe nổi dậy và những nhóm phiến quân.
Tuy nhiên, những tuần gần đây, các nhóm cứu trợ quốc tế và Mỹ lại cáo buộc Syria tiếp tục sử dụng khí độc chlorine, vốn là thành phần hợp pháp nhằm khử trùng nước, nhằm vào người dân ở hai tỉnh Ghouta và Idlib.
Vào tuần qua, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley lên án Nga khi cố gắng ngăn chặn thông qua một nghị quyết kêu gọi điều tra khả năng chính quyền Assad sử dụng vũ khí hoá học.
Trung Quốc dùng Pakistan để trị bộ tứ Mỹ-Ấn-Nhật-Úc
Phát triển quan hệ với Pakistan và đảm bảo nước này cân bằng về mặt quân sự với Ấn Độ, chính là một phần trong chiến lược phá chính sách ngăn chặn Trung Quốc của bộ tứ Mỹ-Ấn-Nhật-Úc, theo trang Global Research của Trung tâm nghiên cứu Toàn cầu hóa.
Trong chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của mình, Mỹ đã cùng với Ấn Độ, Nhật Bản và Úc lập nên Đối thoại an ninh bốn bên, qua đó lập nên “Bộ tứ” liên minh đối phó với Trung Quốc. Các thành viên của bộ tứ đã công khai tuyên bố đóng góp vào việc ngăn chặn các hoạt động của Bắc Kinh ở khu vực và cạnh tranh với nỗ lực tăng cường quan hệ với láng giềng của quốc gia này.
Cụ thể, Úc và Nhật cam kết thúc đẩy công tác tuần tra trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, còn Ấn Độ, nước tìm kiếm vị thế cường quốc lớn hơn ở Ấn Độ Dương, cũng tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với hành động hung hăng của Trung Quốc tại biên giới hai nước.
Theo Global Research, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược phá chính sách của bộ tứ này. Kiềm chế Ấn Độ bằng cách phát triển quan hệ với Pakistan là một trong những biện pháp nằm trong chiến lược này.
Để siết chặt hơn nữa quan hệ Bắc Kinh-Islamabad, Trung Quốc thúc đẩy hàng loạt dự án cơ sở hạ tầng quan trọng khắp Pakistan. Những dự án này nằm trong khuôn khổ Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC), một mạng lưới đầy tham vọng kết nối cảng Gwadar của Pakistan trên biển Ả Rập với biên giới Trung Quốc-Pakistan gần khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc.
Với đường sắt và đường sá được xây dựng, Bắc Kinh có thể tiếp cận biển Ả Rập mà không cần đi qua Singapore và eo biển Malacca. Không những vậy, CPEC còn cung cấp một đường ống dẫn khí đốt từ Gwadar đến Nawabshah, nơi được cho phép nhập khẩu khí đốt từ Iran. Ngoài CPEC, nhiều nhà máy điện cũng được Trung Quốc xây dựng tại Pakistan. Tất cả những dự án trên khiến quan hệ trong các ngành nghề, đơn vị và thậm chí quân sự hai nước đều phát triển vượt bậc.
Cả hai đều có chung mối quan ngại về tình trạng đòi li khai. Với Trung Quốc là ở Tân Cương và tại Pakistan là tỉnh Balochistan. Đặc biệt, các phong trào đòi li khai hoạt động ở Balochistan đang xem các dự án mà Trung Quốc triển khai ở Pakistan là mục tiêu tấn công. Điều này càng khiến Bắc Kinh-Islamabad hợp tác quân sự chặt chẽ.
Hợp tác quân sự Trung Quốc-Pakistan là lời đáp trả hoàn hảo cho ý định dùng Ấn Độ chống Pakistan của Washington. Islamabad và New Delhi đã duy trì mối quan hệ đầy xung đột trong hàng thập kỉ, nhưng những cuộc xung đột đều không kéo dài vì cả hai đều sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn đáng gờm và lực lượng quân đội lớn gây thiệt hại lớn nếu giao tranh nghiêm trọng diễn ra.
Thông qua các chương trình cùng phát triển vũ khí thông thường lẫn vũ khí hạt nhân, Bắc Kinh đảm bảo Pakistan duy trì được thế cân bằng về quân sự với người láng giềng Ấn Độ, cũng như thế cân bằng quyền lực tại Nam Á.
Bắc Kinh giúp Islamabad giữ thế cân bằng về quân sự với New Delhi - Ảnh: VICE News
Trong mối quan hệ này, Islamabad phát triển được nền kinh tế, tạo được nhiều việc làm dài hạn từ các dự án cơ sở hạ tầng, có thể đối trọng với New Delhi. Trong khi đó, Bắc Kinh không chỉ tiếp cận được biển Ả Rập mà còn có thể phát triển kinh tế Tân Cương. Đặc biệt, quan hệ tốt với nước sát bên Ấn Độ đem lại nhiều lợi thế cho Trung Quốc khi đối đầu với quốc gia Nam Á trên mặt trận ngoại giao.
Tạp chí Politico trong năm 2017 từng đánh giá quan hệ Trung Quốc-Pakistan đủ sức kiềm chế Ấn Độ, và rộng hơn là kiềm chế nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ.
Thế khó cho bộ tứ
Sự thống trị của Mỹ ở châu Á được xây dựng bằng chênh lệch kinh tế giữa nước này với các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, khi Trung Quốc cùng nhiều cường quốc khu vực khác trỗi dậy, chênh lệch này đang giảm dần, và sự thống trị của Washington cũng vậy.
Mỹ đã có nhiều nỗ lực cạnh tranh với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc nhưng hầu hết đều thất bại. Trong khi đó, phong trào đòi li khai đang gây bất ổn ở Pakistan là cơ hội để Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng.
Các thành viên khác của bộ tứ, bao gồm Nhật, Úc và Ấn, đều được giao những nhiêm vụ riêng lẻ và có thể phải trả giá cao về ngoại giao lẫn kinh tế khi cố hoàn thành chúng. Theo Global Research, những xung đột mà bộ tứ dùng để ngăn chặn Trung Quốc sẽ có khả năng gây tổn hại cho toàn khu vực.
Cẩm Bình (theo Global Research)
Bi kịch châu Phi: Giàu của cải nhưng đang bị thế giới "đánh cắp"
Hồng Anh | 13/02/2018 20:00
Bình luận trên Al Jazeera, ông Nick Dearden cho rằng những hành động tưởng chừng là "giúp đỡ" của các quốc gia khác lại gây hại đến châu Phi, châu lục luôn được cho là nghèo đói.
"Châu Phi nghèo nhưng chúng ta có thể cố gắng giúp đỡ họ"
Hằng năm, khẩu hiệu này được lặp lại nhiều lần trên các phương tiện truyền thông, báo đài, và chương trình từ thiện, khiến hình ảnh châu Phi trong suy nghĩ của nhiều người luôn là một lục địa nghèo đói, khó khăn.
Nhưng châu Phi liệu có nghèo thật không? Ta hãy cùng nhìn sự việc theo một chiều hướng khác: Châu Phi thực ra nhiều của cải nhưng chúng ta đang "đánh cắp" của cải của họ.
Đó là nội dung chính của một báo cáo được phát hành hồi tháng 5/2017. Dữ liệu trong bản báo cáo này cho thấy tiểu vùng Sahara Châu Phi là con nợ của nhiều quốc gia khác trên thế giới, với khoản nợ lên đến 41 tỉ USD. Tuy nhiên khoản tiền họ thu về cũng không hề nhỏ: 161 tỉ USD mỗi năm từ nhiều nguồn như các khoản vay, kiều hối (từ những lao động châu Phi ở nước ngoài) và các khoản viện trợ.
Thế nhưng châu lục này vẫn thất thoát khoảng 203 tỉ USD mỗi năm. Một phần trong số tiền đó thất thoát theo con đường trực tiếp, ví dụ như trốn thuế (68 tỉ USD). Các tập đoàn đa quốc gia lớn "đánh cắp" số tiền này một cách hợp pháp, bằng cách khai khống rằng họ tạo ra lợi nhuận tại các điểm tránh thuế.
Hiện tượng "dòng chảy tài chính trái phép" này chiếm khoảng 6,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của châu Phi, cao gấp 3 lần so với số tiền viện trợ mà châu lục này nhận được.
Tiếp theo là khoản "hồi vốn" 30 tỉ USD được các công ty và tập đoàn lớn chuyển về trụ sở chính hoặc đầu tư vào thị trường khác. Thành phố London là một trong những ví dụ được hưởng lợi từ vùng đất châu Phi và nguồn nhân lực của nó.
Ngoài những cách thức kể trên, của cải ở châu Phi còn bị thất thoát thông qua nhiều con đường gián tiếp khác. Theo một báo cáo tháng 5/2017, ước tính châu Phi thất thoát 29 tỉ USD mỗi năm do vấn nạn khai thác gỗ, đánh bắt cá và buôn bán động vật hoang dã trái phép.
Châu lục này cũng thiệt hại thêm khoảng 36 tỉ USD nữa do biến đổi khí hậu tác động lên xã hội và kinh tế khu vực. Do biến đổi khí hậu, họ không thể sử dụng các nhiên liệu hóa thạch giống như châu Âu. Mặc dù người dân châu Phi không phải là nguyên nhân gây ra khủng hoảng biến đổi khí hậu nhưng họ lại là những người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất.
Khoảng cách giàu nghèo
Thực tế, báo cáo này cũng không thực sự chính xác, vì nó được thực hiện dựa trên giả định rằng tất cả người dân châu Phi đều được hưởng lợi từ nguồn của cải tại khu vực này. Tuy nhiên các khoản vay từ chính phủ và tư nhân (trên 50 tỉ USD) có nguy cơ biến thành khoản nợ mà châu Phi không thể hoàn trả.
Điển hình là Ghana đang phải "hy sinh" 30% doanh thu chính phủ để trả các khoản vay và khoản phí "không cố định" dựa trên giá trị hàng hóa đắt đỏ. Các khoản này thường có lãi suất vô cùng cao.
Ví dụ, một nhà máy nhôm tại Mozambique được xây dựng bằng các khoản vay và tiền trợ cấp, hiện đang là gánh nặng cho chính phủ nước này, với lãi suất gấp 20 lần doanh thu của chính phủ.
Các khoản viện trợ của Anh được sử dụng để xây dựng các trường tư thục và trung tâm dịch vụ y tế, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng các dịch vụ công cộng chất lượng tốt. Đó là lí do các trường tư thục tại Uganda và Kenya buộc phải dừng hoạt động.
Nhưng tất nhiên, một bộ phận người dân châu Phi vẫn được hưởng lợi từ nền kinh tế này. Hiện nay có khoảng 165.000 người châu Phi thuộc tầng lớp giàu có, sở hữu tổng giá trị cổ phần lên đến 860 tỉ USD.
Và sự thật là những người giàu tại châu Phi cũng hưởng lợi từ những điểm tránh thuế.
Số liệu năm 2014 cho thấy những người giàu có ở châu Phi sở hữu khối tài sản khoảng 500 tỉ USD và đầu tư kinh doanh tại những điểm tránh thuế. Như vậy, tài sản của những người dân nghèo châu Phi đang bị "đánh cắp" bởi một nền kinh tế cho phép một bộ phận thiểu số tại khu vực này làm giàu bằng cách đầu tư tại nước ngoài.
Cần thay đổi cách nhìn nhận về châu Phi
Các nước phương Tây muốn được coi là những người hưởng lợi hào phóng và luôn làm hết khả năng để "giúp đỡ những người không thể tự giúp chính mình". Tuy nhiên, các quốc gia này cần chấm dứt những hành động có nguy cơ gây họa tiềm ẩn, ví dụ như việc thúc ép chính phủ châu Phi mở cửa nền kinh tế của họ nhằm tư hữu hóa và ép họ mở cửa thị trường cho những cuộc cạnh tranh không lành mạnh.
Nếu các quốc gia châu Phi được hưởng lợi từ các khoản đầu tư nước ngoài, thì họ phải được cho phép – thậm chí là tạo điều kiện – điều hòa khoản đầu tư đó và điều phối các nhà đầu tư. Rất có thể họ sẽ suy nghĩ lại về việc đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng.
Trừ một số trường hợp ngoại lệ, thì hầu hết các quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào tại châu Phi thường yếu kém về chính trị, kinh tế và phát triển chậm. Để phòng tránh tình trạng trốn thuế, chính phủ các nước phải ngừng thoái thác trách nhiệm và "tấn công" trực diện vào những điểm tránh thuế. Các quốc gia này cần mạnh tay với những công ty sở hữu chi nhánh tại điểm tránh thuế đang hoạt động tại nước họ.
Các khoản viện trợ khá ít ỏi, nhưng nếu được sử dụng đúng cách, thì các khoản này có thể bù đắp một phần thất thoát của châu Phi. Chúng ta nên coi đây là một hình thức bồi thường và tái phân phối, cũng giống như hệ thống thuế thực chất là hình thức phân phối lại tài sản của người giàu cho những người nghèo hơn. Xã hội của chúng ta cũng nên áp dụng hình thức này trên quy mô toàn cầu.
Và để bắt đầu một chương trình đầy tham vọng như thế, thì chúng ta cần thay đổi cách nhìn nhận về châu Phi. Chúng ta không cần đổ lỗi cho người khác nhưng cần phải "bắt đúng bệnh" để tìm được ra giải pháp đúng đắn cho những vấn đề nhức nhối.
Điều chúng ta đang làm hiện nay không phải là "giúp đỡ" châu Phi. Bản thân châu Phi đã có rất nhiều của cải rồi. Chúng ta cần chấm dứt những hành động khiến châu Phi thất thoát của cải.
*Bài viết được đăng trên trang Al Jazeera thể hiện quan điểm và góc nhìn của ông Nick Dearden, Giám đốc tổ chức vận động Global Justice Now của Vương quốc Anh.
Kìa xuân đang tới
Tiểu mục Văn thơ là bức ký họa thơ ca mà chuyên mục Nghệ Thuật Đại Kỷ Nguyên muốn dành tặng độc giả, để tìm về với nơi thuần khiết sâu thẳm nhất của trái tim mình, như một nốt lặng trầm quý giá trong bản nhạc cuộc sống thường nhật ồn ào, sôi động.
Thoáng thấy cái giá buốtKhẽ luồn qua kẽ tay
Chấm lạnh vẫn thoảng bay
Mơ hồ hàng mi ướt.
Bờ đê chưa cỏ mướt
Xanh chưa vỗ chân trời
Đào, Mai e ấp gió
Chờ chúm nụ hồng môi.
Đào, Mai e ấp gió. Chờ chúm nụ hồng môi. (Ảnh: Phunutoday.vn)Thế rồi sắc xuân lơi
Trên nhành hoa tim tím
Thế rồi hương xuân chín
Mọng ngọt bờ môi thơm.
Xanh chẳng thể xanh hơn
Vàng óng vàng mật nắng
Xám không còn trống vắng
Đỏ thắm duyên gọi mời.
Thế rồi hương xuân chín. Mọng ngọt bờ môi thơm. (Ảnh: Facebook.com)Muôn sắc màu non tươi
Náo nức trào nhựa sống
Nồng nàn hơi thở ấm
Gọi đất trời vào xuân.
Biết là em đã gần
Biết là vui đang tới
Bao nhiêu là chờ đợi
Xuân lắng vào trong nhau.
Bao nhiêu là chờ đợi. Xuân lắng vào trong nhau. (Ảnh: Roosterteeth.com)Minh Huyền
|
|
Vì sao nói: Khí tiết của người quân tử như hoa mai ngạo nghễ nở trong gió tuyết?
Hoa mai là loài hoa nằm trong Tứ Quân tử đại diện cho những phẩm chất, khí tiết hơn người của bậc đại trượng phu. Bạch mai (hoa mai trắng) là biểu tượng của sự thuần khiết, thanh cao, vươn mình lên khoe sắc giữa nghịch cảnh nhưng lại không quá phô trương. Đất trời hẳn là hữu ý, nên mỗi nhành cây, nụ hoa đều có nhắn gửi đạo lý cho con người. Chỉ đợi người nán lại, nhìn mà cảm nhận để rồi vỡ òa trong sự giác ngộ mà thôi.
“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”
(Mười năm chu du tìm gươm báu
Một đời chỉ cúi lạy hoa mai)
Một đời chỉ cúi lạy hoa mai)
Hai câu thơ bất hủ về hoa mai này được cho là của Tri phủ Hán Dương, Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tử Giản, nhưng cũng lại được người đời gán cho là của Chu Thần Cao Bá Quát. Bởi nó quá phù hợp với hình ảnh người quân tử khí phách, cốt cách thanh cao của ông.
Không rõ nguồn gốc thật sự của những câu thơ này là từ đâu, thế nhưng nó đã trở thành một “tuyên ngôn” kính ngưỡng đối với triết lý nhân sinh mà Thiên Địa đã gửi gắm vào trong loài hoa khiêm nhường này.
(Ảnh: Pinterest)
Khai nở đầu xuân khi tiết trời còn lạnh, tuyết chưa ngừng rơi và băng giá trên mặt đất vẫn còn chưa tan. Tuy thân mình gầy guộc đen đúa, cánh hoa mỏng manh, nhỏ bé, nhưng trắng muốt tinh khôi, hương thơm thì vô cùng dịu dàng thanh khiết hàm chứa sự kiêu dũng của người quân tử.
Vượt qua mọi gió sương băng hàn của mùa đông khắc nghiệt, vẫn kết nụ, đơm hoa, chồi lên từ tuyết lạnh, khi các loài hoa khác còn đang co ro và trụ lại cho tới khi những bông hoa cuối cùng của mùa xuân đã lụi tàn.
Vừa có cả sắc cả hương, lại có sức sống mãnh liệt, dáng vẻ thanh tao, tinh khiết, mai được phong là bách hoa khôi, đứng đầu trăm hoa, ví như thanh niên ưu tú, tuấn tài. Mai cũng lại thuộc bộ Tứ Quân tử (lan, cúc, trúc, mai) đại diện cho những phẩm chất của người quân tử: lan thanh khiết, trúc chính trực, cúc khiêm nhường và mai kiên cường, cao quý.
Cành mai có những nét uốn lượn, đâm xổ đến bất ngờ. Vừa cương nghị đâm ngang, xổ dọc mạnh mẽ, vừa uốn cong dịu dàng. Người xưa thích chơi mai trong chiếc chậu nhỏ như loại cây thế cũng là bởi đường nét làm “đã mắt” người thưởng thức.
Nó bất ngờ đâm ngoạc, vút lên đơn độc giữ không trung và nở một nụ hoa trinh bạch. Lúc lại đi sang trái rồi quặt lại sang phải hay buông lơi nghiêng ngả một góc trời và để lại sự bất ngờ thích thú đầy cảm xúc cho người ngắm bằng một chùm hoa mãn khai chen lẫn nụ hàm tiếu e ấp.
Vừa cương nghị đâm ngang, sổ dọc mạnh mẽ, vừa uốn cong dịu dàng. Người xưa thích chơi mai trong chiếc chậu nhỏ như loại cây thế cũng là bởi đường nét làm “đã mắt” người thưởng thức. (Ảnh: Zing)
Trước những cao nhân mặc khách, hoa mai không chỉ là một biểu tượng tuyệt đẹp của khí chất quân tử, mà còn là người bạn tâm giao, là bậc thầy gửi gắm triết lý nhân sinh cho bậc tu hành ngộ đạo.
Hiền sỹ Lâm Hòa Tĩnh đời nhà Tống xem mai là vợ, hạc là con. Nhà nho Lee Hwang, hiệu Thụy Khê thời Joseon khi trút hơi thở cuối cùng, đã nói: “Hãy tưới nước cho nhành mai!”.
Thiền sư Mãn Giác đời thứ 8 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông lại dùng hoa mai để nói lên đạo lý mà mình ngộ được từ tầng thứ của mình trước khi viên tịch.
Nhà thơ Ngô Tất Tố có dịch lại bài “Cáo tật thị chúng” của Thiền sư như sau:
Xuân qua trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một nhành mai.
Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một nhành mai.
Vũ trụ vốn có quy luật bất biến của mình, thiên nhiên hay con người luôn phải tuân theo mà chẳng thể thay đổi. Quy luật với thiên nhiên là “Xuân qua trăm hoa rụng/Xuân tới trăm hoa cười”. Quy luật với con người là “Trước mắt việc đi mãi/Trên đầu già đến rồi”. Thế nhưng vẫn có những điều huyền diệu, thần kỳ xảy ra.
Vì Pháp lý của vũ trụ có vô số tầng thứ, tầng trên có thể siêu xuất tầng dưới. Con người có thể vượt qua được sự chi phối của quy luật sinh tử bằng cách tu luyện, rũ bỏ dục vọng, nhân tâm, để trong sạch hơn mà thăng thượng lên các tầng thứ cao hơn. Thế nên “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết/Đêm qua, sân trước, một nhành mai”.
Hoa mai không chỉ quá đẹp trong áng thơ, văn cổ, nó còn là một biểu tượng của sự kiên cường đến từ sức mạnh nội tâm và lòng dũng cảm dám nói lên sự thật, tìm lại chính nghĩa trong chính thời đại ngày nay.
Mai thuộc bộ Tứ Quân tử (lan, cúc, trúc, mai) đại diện cho những phẩm chất của người quân tử: lan thanh khiết, trúc chính trực, cúc khiêm nhường và mai kiên cường, cao quý. (Ảnh: Twitter)
Ca khúc “Ngạo tuyết xuân mai” do Randall Effner sáng tác, mê đắm lòng người chính là kết tinh thành âm thanh mỹ diệu, day dứt mà hào sảng của câu chuyện hoàn toàn có thật.
Bài hát có ca từ:
Vào lúc giao mùa, tiết trời u ámKhi người người mỏi mệt, chịu lạnh thấu xương đều ngóng trông mùa xuân đếnDấu hiệu của sự sống tái sinh vừa tới, mang theo hy vọng và niềm vui
Từ Washington, Paris tới Bắc KinhNhững cây mai mong manh bị lãng quên khi sắc xanh phủ khắp nơiKhiêm nhường dưới cái nắng gắt của mùa hè
Nhưng trong cái lạnh tái tê, những đoá hoa mai bừng nở
Báo hiệu một mùa xuân mới đã lại bắt đầu
Ồ, mùa đông đã lùi xa, mặc cho gió mùa đông bắc vẫn thổi
Những bông mai mùa xuân nở bừng trên tuyết
Báo hiệu một mùa xuân mới đã lại bắt đầu
Ồ, mùa đông đã lùi xa, mặc cho gió mùa đông bắc vẫn thổi
Những bông mai mùa xuân nở bừng trên tuyết
Người phụ nữ tị nạn bồng con trên tay
Kiên cường ngày đêm dãi dầu sương gió
Tưởng nhớ người chồng quá cố, kể về quá trình anh bị bức hại
Rằng anh đã bị sát hại vì tu luyện Pháp Luân Công
Kiên cường ngày đêm dãi dầu sương gió
Tưởng nhớ người chồng quá cố, kể về quá trình anh bị bức hại
Rằng anh đã bị sát hại vì tu luyện Pháp Luân Công
Nối tiếp sứ mệnh của người đã chết vì đức tin, vợ anh vẫn luôn chân thành
Nói cho người dân trên khắp thế giới
Về điều mà những gia đình tan nát ở Trung Quốc phải trải qua
Nói cho người dân trên khắp thế giới
Về điều mà những gia đình tan nát ở Trung Quốc phải trải qua
Khi cha mẹ bị tra tấn, bị bỏ tù, và bức hại
Những hạt giống của chính nghĩa mà họ gieo trồng sẽ nảy mầm và lớn lênNhững bông mai mùa xuân nở bừng trên tuyết
Những hạt giống của chính nghĩa mà họ gieo trồng sẽ nảy mầm và lớn lênNhững bông mai mùa xuân nở bừng trên tuyết
Trung Hoa huy hoàng xưa kia đang nhạt phai từng giờ
Trên phố tối tăm đồng tiền được tôn thờ
Những điều tốt đẹp nhất bị nhốt ở trong tù, khi những thứ tồi tệ nhất đang dựng xây quyền lực
Văn hoá cổ xưa bị dẹp lui vào ẩn dật
Trên phố tối tăm đồng tiền được tôn thờ
Những điều tốt đẹp nhất bị nhốt ở trong tù, khi những thứ tồi tệ nhất đang dựng xây quyền lực
Văn hoá cổ xưa bị dẹp lui vào ẩn dật
Nhưng mùa đông đã đi qua rồi, những bông mai đang nở rộ
Loài người ngẩng đầu hướng lên trời cao
Người tốt sẽ được phúc báo, kẻ xấu sẽ bị tiêu diệt, mặt trời chiếu rọi phá tan màn đêm tăm tối
Loài người ngẩng đầu hướng lên trời cao
Người tốt sẽ được phúc báo, kẻ xấu sẽ bị tiêu diệt, mặt trời chiếu rọi phá tan màn đêm tăm tối
Khảo nghiệm qua rồi, những ngày an vui đang tới
Ngàn hoa điểm đất trời, để dâng lên những gì tinh tuý nhất
Những bông mai nở bừng trên tuyết.
Ngàn hoa điểm đất trời, để dâng lên những gì tinh tuý nhất
Những bông mai nở bừng trên tuyết.
Đó là câu chuyện về một người đàn ông đã phải mất mạng chỉ vì niềm tin vào Chân Thiện Nhẫn của mình. Bất chấp những lời vu khống, bịa đặt của chính quyền từ trong ra ngoài nước, vợ anh vẫn âm thầm ngày đêm truyền đi những thông điệp thiện lành.
Tiếp bước chồng mình, chị nói lên sự thật để cả thế giới đều được biết tới những giá trị tốt đẹp với tâm thái không hề ai oán, hận thù.
Bất chấp những lời vu khống, bịa đặt của chính quyền từ trong ra ngoài nước, vợ anh vẫn âm thầm ngày đêm truyền đi những thông điệp thiện lành. (Ảnh: ZhenShanRen Art)
Họ như những cây mai khiêm nhường để cho các loài hoa khác đua sắc, đua hương trong tiết trời ấm áp. Nhưng khi bão tuyết ập đến, giá buốt muôn trùng, hoa lại bừng tỉnh để đánh thức thế nhân, báo hiệu một mùa xuân đang đến.
Giữa những mất mát đến tận cùng, hạt giống của chính nghĩa vẫn được ươm trồng và nảy mầm sinh sôi. Giữa sự cuồng quay thật thật giả giả của những tuyên truyền ác độc, sự thiện lương vẫn âm thầm vươn lên, mãn khai và tỏa hương thanh khiết.
Bằng cốt cách thanh cao, phẩm hạnh khiêm nhường mà mạnh mẽ, hoa mai vẫn ngạo nghễ trên tuyết trắng mà không cần phải có một sự cố gắng, phô trương gì. Như người vợ kia và như cả những người tin tưởng vào Chân Thiện Nhẫn vẫn đang bị bức hại tại quê nhà kia, họ là đóa hoa mai mang tới hy vọng cho mùa xuân ấm áp.
Lại cũng có câu chuyện về cây tùng và cây mai, đều kiên cường bất chấp khắc nghiệt. Nhưng tùng có suy tư rằng người ta chỉ ca tụng màu xanh lá biếc của tùng và hương thơm, vẻ đẹp tinh khiết của mai mà mấy ai hiểu được những gì chúng phải chịu đựng.
Mai bèn nói: “Anh tùng ơi, nào có cần chi ai biết, nào cần kể lưu danh. Đông đến, xuân qua, hạ về, thu tới, chúng ta hiên ngang giữa đất trời. Chẳng phải đó đã là một điều mỹ diệu rồi sao? Chẳng phải như thế đã là mang đến cho đời một dư vị rồi sao?”.
Mai quân tử chính là như thế, trời cho ở vào địa vị nào, chức phận gì thì cứ làm tốt nhất có thể với địa vị, chức phận đó. Không hữu cầu, bon chen, nhưng cũng không ca thán, oán hờn. Đâu phải làm việc gì cũng tìm ra điểm lợi thì mới làm, gian khó quá thì không làm.
Giữa xã hội đầy biến động, người có khí chất luôn giữ cho mình phẩm chất như cây mai, cây tùng chống chịu tuyết sương (Ảnh: Falun Art)
Người quân tử chính là yêu cầu bản thân chứ không yêu cầu người khác. Là kiên định chứ không dễ dàng biến loạn theo thời cuộc. Là hòa chứ không đồng. Là không so bì thiệt hơn mà chỉ cần làm tốt những gì phải làm. Là trọng nghĩa chứ không trọng lợi. Là ung dung tự tại chứ không u sầu, ủ dột. Là khiêm nhường dù thắng hay thua.
Giống như hoa mai kia, ngạo nghễ trên tuyết nhưng vẫn nhường tuyết một phần trắng. Tỏa đi mùi hương nhẹ nhàng không dễ nhận biết nhưng đầy lưu luyến. Chịu đựng giá buốt, khắc nghiệt, vượt lên nghịch cảnh để báo tin vui cho thế nhân mà không đòi hỏi gì. Đã nở hoa thì tươi tắn, tinh khôi cho đến tận giờ phút cuối cùng.
Hoa là tạo vật của Đất Trời, nên hoa cũng chứa trong mình cái đạo của tạo hóa. Hoa không cần cố gắng, vẫn thuận theo đạo mà truyền đi ý nghĩa nhân sinh vô thường. Người lại không được như hoa, đã biến đổi, mê mờ trong vòng đời sinh tử.
Thế nhưng ngắm hoa lại có thể nhớ được mà quay trở về. Xuân này, chơi hoa, ngắm hoa, xin hãy dành cho Bạch Mai một chút chân tình. Bởi người nhún mình trước hoa sẽ ngửi được hương thơm thật mà như không thật, thấy được sắc tình đậm đà mà lại thoát tục, thanh cao. Hoa mà không phải chỉ là hoa, đó là lúc bạn đã đắc được vậy.
Thuần Dương
Truyền thuyết hoa thủy tiên: Sự ích kỷ của cái đẹp là khởi nguồn của những bi kịch thương đau
Những đoá hoa thuỷ tiên mà chúng ta vẫn thường thấy trong ngày đầu xuân, thì ra, lại mang trong mình bí mật bất ngờ đến vậy…
Thuỷ tiên là một loài hoa đẹp. Từ rễ, củ, cho đến lá và hoa đều là tuyệt phẩm mà thiên nhiên ban tặng. Rễ hoa trắng tinh khôi, lá hoa thon dài xanh mướt, cánh hoa mảnh mai trắng ngần trinh khiết, nhuỵ hoa vàng rực như một chiếc ly ngan ngát hương thơm. Quả thật, thuỷ tiên là loài hoa đẹp, sang trọng, và kiêu sa.
Một loài hoa mỹ lệ như vậy, đáng lẽ thuỷ tiên sẽ ngẩng mặt tự hào, vậy vì sao đoá hoa lại thường hay cúi đầu nhìn xuống? Thói quen kỳ lạ này của thuỷ tiên bắt nguồn từ một câu chuyện trong Thần thoại Hy Lạp…
Hoa Thủy Tiên rất đẹp nhưng vì sao đoá hoa lại thường hay cúi đầu nhìn xuống dưới. (Ảnh: pinterest.com)
Sự tích hoa thuỷ tiên
Truyện kể rằng, chàng Narcissus là con trai của thần sông Cephissus và nữ thần Liriope. Chàng có một vẻ đẹp kỳ lạ hiếm thấy, vượt xa tất cả các vị Thần của Hy Lạp. Narcissus đẹp đến nỗi, nữ thần Liriope vì lo sợ vẻ đẹp ấy sẽ làm hại con trai mình, nên đã sai người giấu đi tất cả gương soi trong nhà. Nhờ đó, Narcissus mới có thể sống yên bình, và dĩ nhiên, chàng không hề hay biết gì về khuôn mặt hoàn hảo của mình.
Vẻ đẹp của Narcissus đã khiến nữ thần Echo thầm thương trộm nhớ. Nhưng mãi mãi Echo chỉ có thể yêu Narcissus trong lặng lẽ, bởi chàng luôn tỏ ra lạnh lùng lãnh đạm, chàng sẽ không bao giờ đáp lại tấm chân tình của nàng.
Một ngày Narcissus đi lang thang trong rừng, đến bên một hồ nước trong vắt. Đây là lần đầu tiên chàng soi mình xuống nước. Vẻ đẹp của chàng dưới nước – quá hoàn hảo đến nỗi – Narcissus không thể yêu ai khác ngoài hình ảnh phản chiếu của chính mình.
Narcissus cúi xuống, nhưng những gì chàng cảm nhận được chỉ là làn nước lạnh buốt. Và chỉ trong tíc tắc, khuôn mặt khả ái kia đã tan ra thành từng gợn sóng nhỏ. Narcissus buồn bã, tuyệt vọng, phải chăng người ấy cũng đang chạy trốn chàng?
Đến khi các sóng nước lắng lại và khuôn mặt kia xuất hiện, Narcissus lại say sưa nhìn ngắm chính mình. Nhưng cái bóng chỉ là hư ảnh, hễ đụng vào là tan biến, nó hiển hiện ngay trước mắt mà vẫn luôn nằm ngoài tầm tay.
Ngày qua ngày, đêm nối đêm, Narcissus không hề rời đi một bước. Chàng vẫn quỳ bên hồ, đắm đuối nhìn ngắm và thì thầm bày tỏ với vị thần trong hồ – người mà chàng đã yêu say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nhưng tình yêu ấy sẽ mãi mãi, mãi mãi không bao giờ được đáp lại.
Ngày qua ngày, đêm nối đêm, Narcissus không hề rời đi một bước. (Ảnh: maicar.com)
Cho đến khi gục xuống, Narcissus vẫn không ngừng thì thầm gọi tên mình: “Narcissus… Narcissus…”. Cuối cùng, bên dòng nước chỉ còn lại một thân xác khô kiệt, cùng với âm thanh vọng từ đá núi “Narcissus… Narcissus…”. Đó chính là tiếng của nữ thần Echo (Tiếng Vọng) đang khắc khoải gọi theo chàng.
Bên hồ, nơi chàng gục xuống mọc lên một đoá hoa trắng trong như tuyết với nhụy vàng và hương thơm dịu dàng. Bông hoa này luôn cúi xuống để ngắm nhìn hình ảnh phản chiếu của mình, bởi vậy những nàng tiên trong rừng đã gọi đó là hoa Thủy Tiên (Narcissus).
Hoa gương, trăng nước
Người phương Tây nhắc đến câu chuyện chàng Narcissus như một sự tích về thuỷ tiên – loài hoa kiều diễm mỹ lệ nhưng chỉ biết yêu thương bản thân mình. Ai hay chăng, vẻ đẹp ấy dẫu hoàn hảo đến mấy, yêu kiều đến mấy, thì cuối cùng vẫn chỉ như hoa trong gương, như trăng dưới nước.
Cái đẹp khiến người ta mê đắm, dành cả cuộc đời để theo đuổi, đáng tiếc thay lại hoàn toàn là hư ảnh, huyễn ảo mà thôi. Gần 300 năm trước, đại văn hào Tào Tuyết Cần đã phải thốt lên rằng:
“Một bên ngầm ngấm than phiền,
Một bên theo đuổi hão huyền uổng công.
Một bên trăng rọi bên sông,
Một bên hoa nở bóng lồng trong gương.”
Một bên theo đuổi hão huyền uổng công.
Một bên trăng rọi bên sông,
Một bên hoa nở bóng lồng trong gương.”
Con người sống trên cõi đời này, âu cũng chỉ là “thuỷ nguyệt kính hoa”. Càng dệt nên mộng đẹp, càng mơ tưởng về những thứ hão huyền, đến khi giật mình tỉnh dậy, mới ngỡ ngàng ta chỉ là mộng nhân.
Khi vẻ đẹp tự hào toả sáng
Nếu tất cả cái đẹp của thế gian chỉ phù du như ảo ảnh, vậy thì ích kỷ giữ riêng cho mình, yêu thương một mình mình, chỉ quan tâm đến bản thân mình, chẳng phải sẽ trở thành thứ bi kịch xót xa nhất sao? Thế nên, một nhà văn nổi tiếng của Ireland là Oscar Wilde đã viết thêm phần kết cho câu chuyện chàng Narcissus, để nhắn nhủ với chúng ta rằng:
(Ảnh: dkn.tv)Cái đẹp chỉ có ý nghĩa khi nó giúp cho Người – chứ không phải cho Ta – toả sáng.
Và đây là phần kết trong câu chuyện của Oscar Wilde, được thuật lại qua lời văn của Paulo Coelho trong tác phẩm “Nhà giả kim”:
Narziss xinh trai vẫn ngày ngày soi mặt trên hồ nước để tự chiêm ngưỡng sắc đẹp của mình. Chàng say mê chính mình đến nỗi một ngày kia nghiêng quá đà, ngã xuống hồ và chết đuối. Thế là từ nơi đó mọc lên một bông hoa đẹp, mang tên chàng.
Sau khi chàng chết, những nàng tiên trong rừng hiện ra, thấy hồ nước ngọt kia giờ đã biến thành một đầm lầy mặn vì nước mắt.
“Vì sao em khóc?” – các nàng tiên hỏi.
“Vì em thương tiếc chàng Narziss”, hồ nước đáp.
“Phải rồi. Các chị chẳng ngạc nhiên tí nào. Và tuy tất cả chúng ta đều theo đuổi chàng nhưng chỉ mình em được chiêm ngưỡng sắc đẹp tuyệt vời ấy”.
“Chàng xinh trai đến thế ư?”, hồ nước ngơ ngác hỏi.
“Còn ai biết điều này rõ hơn là em chứ?” – các nàng tiên ngạc nhiên – “Ngày nào mà chàng chẳng cúi người soi mình trên mặt hồ!”.
Nghe thế, hồ nước im lặng hồi lâu rồi mới đáp: “Đúng là em khóc chàng Narziss, nhưng em chưa bao giờ để ý rằng chàng đẹp trai đến thế. Em khóc chàng vì mỗi lần chàng soi người trên mặt hồ thì em mới thấy được sắc đẹp của chính em hiện lên rõ trong đôi mắt chàng”.
Hồng Liên
|
Viết cho ngày tình nhân
Tiểu mục Văn thơ là bức ký họa thơ ca mà chuyên mục Nghệ Thuật Đại Kỷ Nguyên muốn dành tặng độc giả, để tìm về với nơi thuần khiết sâu thẳm nhất của trái tim mình, như một nốt lặng trầm quý giá trong bản nhạc cuộc sống thường nhật ồn ào, sôi động.
Nhắn nhủ gì nữa cố nhân
Khi người đã để một lần mất ta?
Ta từ trong nỗi xót xa
Đã trồng được những khóm hoa của mình.
Ta từ trong nỗi xót xa. Đã trồng được những khóm hoa của mình. (Ảnh: Zoom.org)Khi người đã để một lần mất ta?
Ta từ trong nỗi xót xa
Đã trồng được những khóm hoa của mình.
Ta chưa đếm ngói đầu đình
Thì rêu đã phủ, thì tình đã xa.
Đốt làm chi đám lá đa
Không gom được lửa chỉ nhòa khói bay.
Thì rêu đã phủ, thì tình đã xa.
Đốt làm chi đám lá đa
Không gom được lửa chỉ nhòa khói bay.
Cám ơn người đã buông tay
Để ta có được kiếp này bình yên!
Ta chưa đếm ngói đầu đình. Thì rêu đã phủ, thì tình đã xa. (Ảnh: Pinterest.com)Để ta có được kiếp này bình yên!
Hồng Oanh
Hoa hậu Ngọc Hân mặc áo dài Xuân nền nã khi du lịch Đài Loan
Vừa qua, Hoa hậu Ngọc Hân đã có chuyến công tác ở Đài Loan để làm giám khảo một cuộc thi nhan sắc, cô đã có một bộ ảnh đẹp khi có dịp đi tham quan nơi này và giới thiệu bộ sưu tập mới do chính cô thiết kế.
Sau khi kết thúc lịch làm việc, cô đã dành thời gian để đi thăm qua một số địa danh du lịch nổi tiếng của Đài Loan, đồng thời ghi lại một số hình ảnh kỷ niệm.
Khi ghé thăm ngôi chùa Quan Âm ở núi Trúc Lâm, người đẹp đã diện các trang phục áo dài nằm trong bộ sưu tập 'Cánh én mùa xuân' mà cô tự thiết kế. Ngọc Hân còn rủ model nhí Thục Đình (8 tuổi) cùng làm mẫu trước ống kính. Bé Thục Đình mang trong mình hai dòng máu Hoa - Việt và là gương mặt hot trên sàn catwalk khi tham gia rất nhiều chương trình thời trang dành cho thiếu nhi như Asian Kids Fashion Week tại Singapore, Technology Fashion Festival trên phố đi phộ Nguyễn Huệ, Festival Lụa Bảo Lộc, VietNam Junior Fashion Week... Đây là lần đầu tiên Hoa hậu Việt Nam 2010 làm việc chung với model nhí Thục Đình nhưng cả hai nhanh chóng gần gũi, thân thiết. Ngọc Hân đánh giá, bé Thục Đình rất thông minh, có tố chất làm mẫu và tạo dáng rất chuyên nghiệp theo đúng ý tưởng mà cô mong muốn.
Bộ sưu tập áo dài Tết 'Cánh én mùa xuân' được Ngọc Hân lên ý tưởng và thiết kế. Hoa hậu cho biết, các mẫu áo dài vẫn trung thành với phom dáng truyền thống nhưng vẫn mang nét hiện đại nhờ kỹ thuật cắt may và cách xử lý vải in. Bộ sưu tập có cả những mẫu áo cho người lớn và trẻ em với màu sắc phong phú từ đỏ, đen, xanh đậm đến pastel... Trên nền vải trơn, những họa tiết chim én, hoa đào... gợi nhớ không khí rộn ràng của mùa xuân khiến áo dài trở nên bay bổng hơn.
Từ nhiều năm nay, Ngọc Hân dành tình yêu đặc biệt cho áo dài khi thường xuyên ra mắt nhiều bộ sưu tập có nguồn cảm hứng từ những sự kiện văn hóa lớn của đất nước. Cô từng tham gia Lễ hội Áo dài Hà Nội, Festival Làng nghề truyền thống Huế... thậm chí được mời sang trụ sở của UNESCO (Pháp) và trình diễn tại Hội nghị cấp cao APEC 2017 để giới thiệu về nét đẹp trang phục truyền thống của Việt Nam. Cũng vì gắn bó sâu đậm với áo dài mà Ngọc Hân còn được ưu ái gọi là 'Hoa hậu của áo dài'.
Dạ Thảo - Ảnh: Lý Võ Phú Hưng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét