TIN
TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
SBTN SPECIAL: Nhạc phẩm "Con Đường Việt Nam"
Đinh Yên Thảo (DYT): Mỗi người tị nạn hay di dân đều có một câu chuyện của riêng mình. Hành trình và câu chuyện một người tị nạn gốc Việt theo học các đại học Ivy League, trở thành bác sĩ rồi ra tranh cử vào Quốc Hội Hoa Kỳ của chị như thế nào? Điều gì quan trọng nhất đã giúp cho chị đạt đến những gì đang có?
Bác Sĩ Trần Mai Khanh (BS TMK): – Câu chuyện của Mai Khanh cũng không mấy khác so với những câu chuyện của các gia đình tị nạn Cộng sản trên đất nước Hoa Kỳ này. MK đã rời Việt Nam trong những ngày cuối tháng Tư 1975 trên chuyến bay được nhiều người biết đến là “Baby Lift” dành cho các trẻ nhỏ sơ sinh cho tới vị thành niên. Sau đó MK mới được đoàn tụ với gia đình cha mẹ anh chị em và định cư tại tiểu bang Oregon. Trong thời gian đầu khó khăn như bao gia đình di dân khác, mọi thành viên trong nhà đều đóng góp làm những công việc tay chân để mưu sinh. MK nhớ rất rõ ba mẹ và MK đã đi làm ngoài đồng hái trái berry. Không những vậy họ còn làm nhiều việc tay chân khác để lo cho các con có điều kiện học hành thăng tiến. Khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học, MK đã làm nhiều công việc khác nhau như giúp phụ việc, làm vệ sinh để trang trải chi phí cho việc học.
Trần Mai Khanh và song thân ngày tốt nghiệpTừ những hình ảnh đầu tiên các người lính TQLC Mỹ đã săn sóc tận tụy cho các em nhỏ trên chuyến bay Baby Lift đến những hình ảnh thế hệ ba mẹ đã làm lụng từ sáng sớm cho đến tối mịt với vốn liếng tiếng Anh quá ít ỏi và phát âm nặng đã thôi thúc MK phải chăm chỉ học hành, tạo cho mình một kiến thức vững vàng cũng như tài chánh để MK có thể trả ơn cưu mang bằng cách tham gia các công tác từ thiện phục vụ trẻ em kém may mắn từ trong nước Mỹ cho tới các quốc gia như Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân hay ở Châu Phi. Và hơn hết phục vụ cộng đồng trong các dịch vụ khám bệnh miễn phí cho các gia đình lợi tức thấp đến các cụ cao niên.
ĐYT: – Cảm ơn chị, quả đó là một hành trình đầy ý chí và mang đầy tâm thức phục vụ từ lâu. Theo Pew Research Center thì từ sau cuộc bầu cử Tổng thống 2016, số phụ nữ quan tâm đến chính trị đã tăng cao hơn. Tạp chí Time ngày 29 Tháng Một cũng vừa đưa hình chị trong số nhiều phụ nữ thuộc đảng Dân Chủ sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử giữa khóa năm nay. Lý do nào chị ra tranh cử và muốn tham gia vào con đường chính trường đầy gai góc này?
BS TMK: – Với nhiều thay đổi áp chế cho các dự luật bảo hiểm y tế và di dân sau cuộc bầu cử 2016, MK quyết định tham gia giòng chính vì những thay đổi này sẽ gây ảnh hưởng nặng đến nhiều cộng đồng thiểu số, trong đó có cộng đồng người Việt của chúng ta. Nhiều gia đình sẽ không có bảo hiểm hay nếu có thì nhiều dịch vụ sẽ không được hỗ trợ. MK thiết nghĩ chỉ có cách để thay đổi và phục vụ người dân tốt hơn là phải ngồi trong bàn nghị hội và phải có tiếng nói mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi cho người dân không phân biệt tôn giáo, phái tính hay chủng tộc.
Trong một chuyến công tác thiện nguyệnĐYT: – Khẩu hiệu tranh cử đăng trên trang mạng của chị là “Time to stand up for our values” -“Đến lúc để bảo vệ các giá trị của chúng ta”. Đó là những giá trị gì và tại sao, thưa chị Mai Khanh?
BS TMK: – Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là một quốc gia khá non trẻ trên thế giới nhưng rất thành công về kinh tế, khoa học… Ðây là do nỗ lực của người di dân từ khắp nơi trên thế giới đến định cư nơi đây từ thời lập quốc. Chúng ta không thể quay mặt với những người di dân kém may mắn hơn chúng ta. Sự thành công của nước Mỹ là do đóng góp của nhiều thế hệ di dân của các cộng đồng thiểu số khác nhau, trong đó có cộng đồng người Việt chúng ta. Gốc di dân là giá trị của nhiều gia đình trong chúng ta, là nền tảng của sự thành đạt trong học đường, là nỗ lực phấn đấu thành công trong các ngành nghề từ khoa học nhân văn đến khoa học xã hội. MK rất tin tưởng vào sự công bằng. Khi một người di dân lậu phạm pháp, họ sẽ bị chế tài bởi luật pháp và sẽ bị trục xuất về quê quán. Nhưng còn những người di dân lậu khác không hề phạm pháp, họ nên được hưởng cơ hội quy chế để trở thành công dân Mỹ.
Giá trị thứ hai MK muốn đề cập đến là quyền bình đẳng (là một trong đệ tứ quyền trong Hiến Pháp quy định). Nước Mỹ luôn luôn là tiên phong trong việc tôn trọng nhân quyền, quyền bình đẳng không kỳ thị tôn giáo, sắc tộc. Quyền bình đẳng MK muốn nói tới là sự bình đẳng phái tính trong lãnh vực nghề nghiệp. Trong thời gian gần đây nhiều tin tức được phổ biến rộng rãi về sự chênh lệch lương bổng giữa phái nam và nữ với khác biệt là 21% cho cùng một công việc tương tự. Ðây là thống kê do tờ báo Business Insider phát hành. Ðó là một trong những bất công cần được thay đổi. MK sẽ là một trong những tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh, đòi hỏi những công ty nên xem lại và giám định mức lương bình đẳng cho nhân viên mà không phân biệt phái tính hay sắc tộc. Nhưng những gì xảy ra sau cuộc bầu cử 2016 đã đi ngược hoàn toàn các giá trị nêu trên.
Tham gia vinh danh cựu quân nhân – – nguồn twitterĐYT: – Đó là cuộc tranh luận vẫn đang tiếp diễn, tùy thuộc vào góc nhìn, quan điểm chính trị của mỗi người mà những dân biểu sẽ thay mặt cử tri để lên tiếng tại nghị trường. Trở lại cuộc tranh cử hiện nay thì theo như tin tức báo chí, dân biểu đương nhiệm và kỳ cựu Ed Royce thuộc đảng Cộng Hòa đã tuyên bố không tái tranh cử trong địa hạt bầu cử quốc hội 39 mà chị đang ra tranh cử. Vậy chị đánh giá về các ứng viên còn lại và đặc tính nhóm cử tri địa hạt cùng cơ hội thành công của chị như thế nào?
BS TMK: – Ða số các ƯCV Dân Chủ đều là những gương mặt mới trong chính trường. MK là người phụ nữ gốc Á Châu duy nhất trong các ƯCV Dân Chủ và là người Mỹ gốc Việt đầu tiên ra tranh cử chức vị Dân Biểu Liên Bang tại Quận Cam, thủ đô của người Việt Tị Nạn, cũng là bác sĩ Nhi Khoa duy nhất tham gia trong cuộc tranh cử cho Ðịa Hạt 39. Trong địa hạt 39 này thì tổng dân số là 711,645 người, bao gồm 50.3% phụ nữ và 49.7% nam giới. Về sắc tộc thì 55.1% người Mỹ trắng, 28.3% Á Châu, 2.4% Mỹ Phi Châu và 34.6% người Mỹ La Tinh. MK tin tưởng rằng mỗi lá phiếu rất quan trọng trong các cuộc tranh cử.
ĐYT: – Vậy thì chị có sự hậu thuẫn nào trong cuộc vận động tranh cử này nói chung và từ cộng đồng cử tri gốc Việt nói riêng?
BS TMK: – Mai Khanh là người Mỹ gốc Việt đầu tiên ra tranh cử chức vị Dân Biểu Liên Bang tại Quận Cam, thủ đô của người Việt Tị Nạn. MK cũng nhận được nhiều hỗ trợ từ tài chánh cho đến thiện nguyện viên của một số hội đoàn xa gần trong nước Mỹ. Một số vị dân cử địa phương cũng như các tiểu bang xa đã tích cực liên lạc, ủng hộ và cố vấn giúp ý kiến.
Trong một talkshow nói về việc giữ an toàn và duy trì sức khỏe tốt nhất trong mùa cúm – nguồn twitterĐYT: – Câu chuyện của chị và nữ dân biểu gốc Việt Stephanie Murphy Ngọc-Dung tại Florida vừa trở thành Dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ trong năm qua cũng có những điểm tương đồng, chị có nghĩ rằng tìm kiếm sự liên kết, chia sẻ các kinh nghiệm tranh cử với nhau sẽ ít nhiều giúp thêm vào chiến dịch tranh cử của chị hiện nay hay không?
BS TMK: – Mai Khanh và nữ dân biểu gốc Việt Stephanie Murphy Ngọc-Dung tại Florida có rất nhiều nét tương đồng vì chúng tôi là những phụ nữ thật bình thường, là mẹ của con chúng tôi, coi sóc chúng và nhìn chúng lớn từng ngày. Chúng tôi có cùng một lo âu là liệu ngày mai bọn trẻ trưởng thành có một môi trường lành mạnh không? Xã hội bọn trẻ phát triển có công bình và bác ái không? Ðó là những thôi thúc để MK cũng như những người phụ nữ bình thường khác như Murphy, Bee Nguyễn, Kathy Trần (Chú thích của KTT: các nữ dân biểu đã đắc cử cấp Liên Bang hay Tiểu Bang) dấn thân tranh cử vào dòng chính. MK luôn luôn cần kinh nghiệm và ý kiến của nhiều anh chị em dân cử người Việt đi trước để học hỏi và làm tốt hơn.
ĐYT: – Xu hướng giới trẻ gốc Việt tham gia vào chính trường Hoa Kỳ ngày càng nhiều hơn. Chỉ tháng 12 vừa qua đã có đến bốn dân biểu gốc Việt, bao gồm ba phụ nữ mà chị vừa kể tên, đắc cử vào Hạ Viện các tiểu bang và thành phố lớn nước Mỹ. Chị có thể chia sẻ vài suy nghĩ của mình về xu hướng này thưa chị?
BS TMK: – Cộng đồng người Việt hải ngoại càng ngày càng lớn mạnh và phát triển mọi mặt, trong đó có việc tham gia chính trường. Ðây là một hướng đi đúng. Một cộng đồng mạnh cần có nhiều người đại diện từ các cấp như thành phố, quận hạt, tiểu bang và liên bang để có tiếng nói mạnh, đem lại nhiều phúc lợi cho cư dân nói chung và cộng đồng nói riêng.
Một buổi vận động bầu cửĐYT: – Đúng vậy thưa chị, đó là tín hiệu đầy hứa hẹn và chúng ta vẫn cần thêm những khuôn mặt tích cực dự phần vào chính trường. Trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn này thì nhân dịp chúng ta đang đón chào cái Tết Mậu Tuất 2018, chị có tâm tình gì thêm để riêng gởi đến giới trẻ gốc Việt và đồng hương nói chung hay không thưa chị?
BS TMK: – Là thế hệ một rưỡi, Mai Khanh rất hãnh diện những sự thành công mà Cộng Ðồng Người Việt Tị Nạn CS đã gặt hái được suốt 42 năm qua. Cuối năm 2017, chúng ta đã có nữ Dân Biểu Liên Bang người Mỹ gốc Việt đầu tiên từ tiểu bang Florida. Nhưng chúng ta chưa có ai ra ứng cử chức vị Liên Bang tại Quận Cam, nơi đông đảo người Việt sinh sống nhất trên thế giới ngoài VN. Cộng đồng người Việt của chúng ta cần có tiếng nói mạnh mẽ đại diện và MK rất mong nhận được sự tin tưởng của quý vị đồng hương. Gởi đến các bạn trẻ, chúng ta thành đạt trên nước Mỹ là nhờ những sự hy sinh của các thế hệ đi trước. Họ đã tạo những viên gạch trên con đường bằng phẳng để chúng ta được thành công dễ dàng hơn. Và vì vậy chúng ta có trách nhiệm tiếp tục xây đắp cho các thế hệ tiếp nối thành công hơn, phát triển cộng đồng vững mạnh hơn. Muốn làm được như vậy, chúng ta phải tích cực hơn tham gia vào các công tác xã hội hay chính trường.
ĐYT: – Vâng, xin cảm ơn bác sĩ Trần Mai Khanh đã dành thời gian quý báu của mình cho cuộc trò chuyện cuối năm này. Chúc chị sẽ thành công trong cuộc tranh cử này, cũng như trong ý nguyện phục vụ xã hội và cộng đồng về lâu dài.
Jared Kushner, con rể của Tổng thống Donald Trump là cố vấn cao cấp của Nhà Trắng
Nhân viên an ninh Hàn Quốc xem các bảng điện tử giám sát các vụ tấn công WannaCry hồi tháng 5/2017. (PHOTO: YUN GON-JIN / YONHAP / ASSOCIATED PRESS)
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull và Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: AP/APP)
Tàu sân bay Liêu Ninh của quân đội Trung Quốc (Ảnh: Reuters)
|
Bác Sĩ Trần Mai Khanh
ứng cử viên Hạ Viện
Liên Bang
Đến Mỹ lúc 9 tuổi năm 1975, Bác Sĩ Trần Mai Khanh theo học tại Viện Đại Học Harvard cùng các ĐH Ivy League và UCLA trước khi tốt nghiệp bác sĩ Nhi Khoa. Cư ngụ và làm việc tại Quận Cam, Nam California hiện nay, BS Mai Khanh đã quyết định ra tranh cử vào Hạ Viện Liên Bang Hoa Kỳ tại địa hạt cử tri 39 tại California trong cuộc bầu cử giữa mùa vào tháng 11 năm 2018 này, qua tư cách một ứng viên thuộc đảng Dân Chủ. Trong những ngày cuối năm Âm Lịch, BS Mai Khanh đã dành cho chuyên mục một cuộc phỏng vấn đặc biệt về hành trình cùng mục tiêu của mình. Xin mời các bạn cùng theo dõi trên số báo Tất Niên hôm nay.
Đinh Yên Thảo (DYT): Mỗi người tị nạn hay di dân đều có một câu chuyện của riêng mình. Hành trình và câu chuyện một người tị nạn gốc Việt theo học các đại học Ivy League, trở thành bác sĩ rồi ra tranh cử vào Quốc Hội Hoa Kỳ của chị như thế nào? Điều gì quan trọng nhất đã giúp cho chị đạt đến những gì đang có?
Trần Mai Khanh và song thân ngày tốt nghiệpTừ những hình ảnh đầu tiên các người lính TQLC Mỹ đã săn sóc tận tụy cho các em nhỏ trên chuyến bay Baby Lift đến những hình ảnh thế hệ ba mẹ đã làm lụng từ sáng sớm cho đến tối mịt với vốn liếng tiếng Anh quá ít ỏi và phát âm nặng đã thôi thúc MK phải chăm chỉ học hành, tạo cho mình một kiến thức vững vàng cũng như tài chánh để MK có thể trả ơn cưu mang bằng cách tham gia các công tác từ thiện phục vụ trẻ em kém may mắn từ trong nước Mỹ cho tới các quốc gia như Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân hay ở Châu Phi. Và hơn hết phục vụ cộng đồng trong các dịch vụ khám bệnh miễn phí cho các gia đình lợi tức thấp đến các cụ cao niên.
ĐYT: – Cảm ơn chị, quả đó là một hành trình đầy ý chí và mang đầy tâm thức phục vụ từ lâu. Theo Pew Research Center thì từ sau cuộc bầu cử Tổng thống 2016, số phụ nữ quan tâm đến chính trị đã tăng cao hơn. Tạp chí Time ngày 29 Tháng Một cũng vừa đưa hình chị trong số nhiều phụ nữ thuộc đảng Dân Chủ sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử giữa khóa năm nay. Lý do nào chị ra tranh cử và muốn tham gia vào con đường chính trường đầy gai góc này?
BS TMK: – Với nhiều thay đổi áp chế cho các dự luật bảo hiểm y tế và di dân sau cuộc bầu cử 2016, MK quyết định tham gia giòng chính vì những thay đổi này sẽ gây ảnh hưởng nặng đến nhiều cộng đồng thiểu số, trong đó có cộng đồng người Việt của chúng ta. Nhiều gia đình sẽ không có bảo hiểm hay nếu có thì nhiều dịch vụ sẽ không được hỗ trợ. MK thiết nghĩ chỉ có cách để thay đổi và phục vụ người dân tốt hơn là phải ngồi trong bàn nghị hội và phải có tiếng nói mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi cho người dân không phân biệt tôn giáo, phái tính hay chủng tộc.
Trong một chuyến công tác thiện nguyệnĐYT: – Khẩu hiệu tranh cử đăng trên trang mạng của chị là “Time to stand up for our values” -“Đến lúc để bảo vệ các giá trị của chúng ta”. Đó là những giá trị gì và tại sao, thưa chị Mai Khanh?
BS TMK: – Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là một quốc gia khá non trẻ trên thế giới nhưng rất thành công về kinh tế, khoa học… Ðây là do nỗ lực của người di dân từ khắp nơi trên thế giới đến định cư nơi đây từ thời lập quốc. Chúng ta không thể quay mặt với những người di dân kém may mắn hơn chúng ta. Sự thành công của nước Mỹ là do đóng góp của nhiều thế hệ di dân của các cộng đồng thiểu số khác nhau, trong đó có cộng đồng người Việt chúng ta. Gốc di dân là giá trị của nhiều gia đình trong chúng ta, là nền tảng của sự thành đạt trong học đường, là nỗ lực phấn đấu thành công trong các ngành nghề từ khoa học nhân văn đến khoa học xã hội. MK rất tin tưởng vào sự công bằng. Khi một người di dân lậu phạm pháp, họ sẽ bị chế tài bởi luật pháp và sẽ bị trục xuất về quê quán. Nhưng còn những người di dân lậu khác không hề phạm pháp, họ nên được hưởng cơ hội quy chế để trở thành công dân Mỹ.
Giá trị thứ hai MK muốn đề cập đến là quyền bình đẳng (là một trong đệ tứ quyền trong Hiến Pháp quy định). Nước Mỹ luôn luôn là tiên phong trong việc tôn trọng nhân quyền, quyền bình đẳng không kỳ thị tôn giáo, sắc tộc. Quyền bình đẳng MK muốn nói tới là sự bình đẳng phái tính trong lãnh vực nghề nghiệp. Trong thời gian gần đây nhiều tin tức được phổ biến rộng rãi về sự chênh lệch lương bổng giữa phái nam và nữ với khác biệt là 21% cho cùng một công việc tương tự. Ðây là thống kê do tờ báo Business Insider phát hành. Ðó là một trong những bất công cần được thay đổi. MK sẽ là một trong những tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh, đòi hỏi những công ty nên xem lại và giám định mức lương bình đẳng cho nhân viên mà không phân biệt phái tính hay sắc tộc. Nhưng những gì xảy ra sau cuộc bầu cử 2016 đã đi ngược hoàn toàn các giá trị nêu trên.
Tham gia vinh danh cựu quân nhân – – nguồn twitterĐYT: – Đó là cuộc tranh luận vẫn đang tiếp diễn, tùy thuộc vào góc nhìn, quan điểm chính trị của mỗi người mà những dân biểu sẽ thay mặt cử tri để lên tiếng tại nghị trường. Trở lại cuộc tranh cử hiện nay thì theo như tin tức báo chí, dân biểu đương nhiệm và kỳ cựu Ed Royce thuộc đảng Cộng Hòa đã tuyên bố không tái tranh cử trong địa hạt bầu cử quốc hội 39 mà chị đang ra tranh cử. Vậy chị đánh giá về các ứng viên còn lại và đặc tính nhóm cử tri địa hạt cùng cơ hội thành công của chị như thế nào?
BS TMK: – Ða số các ƯCV Dân Chủ đều là những gương mặt mới trong chính trường. MK là người phụ nữ gốc Á Châu duy nhất trong các ƯCV Dân Chủ và là người Mỹ gốc Việt đầu tiên ra tranh cử chức vị Dân Biểu Liên Bang tại Quận Cam, thủ đô của người Việt Tị Nạn, cũng là bác sĩ Nhi Khoa duy nhất tham gia trong cuộc tranh cử cho Ðịa Hạt 39. Trong địa hạt 39 này thì tổng dân số là 711,645 người, bao gồm 50.3% phụ nữ và 49.7% nam giới. Về sắc tộc thì 55.1% người Mỹ trắng, 28.3% Á Châu, 2.4% Mỹ Phi Châu và 34.6% người Mỹ La Tinh. MK tin tưởng rằng mỗi lá phiếu rất quan trọng trong các cuộc tranh cử.
ĐYT: – Vậy thì chị có sự hậu thuẫn nào trong cuộc vận động tranh cử này nói chung và từ cộng đồng cử tri gốc Việt nói riêng?
BS TMK: – Mai Khanh là người Mỹ gốc Việt đầu tiên ra tranh cử chức vị Dân Biểu Liên Bang tại Quận Cam, thủ đô của người Việt Tị Nạn. MK cũng nhận được nhiều hỗ trợ từ tài chánh cho đến thiện nguyện viên của một số hội đoàn xa gần trong nước Mỹ. Một số vị dân cử địa phương cũng như các tiểu bang xa đã tích cực liên lạc, ủng hộ và cố vấn giúp ý kiến.
Trong một talkshow nói về việc giữ an toàn và duy trì sức khỏe tốt nhất trong mùa cúm – nguồn twitterĐYT: – Câu chuyện của chị và nữ dân biểu gốc Việt Stephanie Murphy Ngọc-Dung tại Florida vừa trở thành Dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ trong năm qua cũng có những điểm tương đồng, chị có nghĩ rằng tìm kiếm sự liên kết, chia sẻ các kinh nghiệm tranh cử với nhau sẽ ít nhiều giúp thêm vào chiến dịch tranh cử của chị hiện nay hay không?
BS TMK: – Mai Khanh và nữ dân biểu gốc Việt Stephanie Murphy Ngọc-Dung tại Florida có rất nhiều nét tương đồng vì chúng tôi là những phụ nữ thật bình thường, là mẹ của con chúng tôi, coi sóc chúng và nhìn chúng lớn từng ngày. Chúng tôi có cùng một lo âu là liệu ngày mai bọn trẻ trưởng thành có một môi trường lành mạnh không? Xã hội bọn trẻ phát triển có công bình và bác ái không? Ðó là những thôi thúc để MK cũng như những người phụ nữ bình thường khác như Murphy, Bee Nguyễn, Kathy Trần (Chú thích của KTT: các nữ dân biểu đã đắc cử cấp Liên Bang hay Tiểu Bang) dấn thân tranh cử vào dòng chính. MK luôn luôn cần kinh nghiệm và ý kiến của nhiều anh chị em dân cử người Việt đi trước để học hỏi và làm tốt hơn.
ĐYT: – Xu hướng giới trẻ gốc Việt tham gia vào chính trường Hoa Kỳ ngày càng nhiều hơn. Chỉ tháng 12 vừa qua đã có đến bốn dân biểu gốc Việt, bao gồm ba phụ nữ mà chị vừa kể tên, đắc cử vào Hạ Viện các tiểu bang và thành phố lớn nước Mỹ. Chị có thể chia sẻ vài suy nghĩ của mình về xu hướng này thưa chị?
BS TMK: – Cộng đồng người Việt hải ngoại càng ngày càng lớn mạnh và phát triển mọi mặt, trong đó có việc tham gia chính trường. Ðây là một hướng đi đúng. Một cộng đồng mạnh cần có nhiều người đại diện từ các cấp như thành phố, quận hạt, tiểu bang và liên bang để có tiếng nói mạnh, đem lại nhiều phúc lợi cho cư dân nói chung và cộng đồng nói riêng.
Một buổi vận động bầu cửĐYT: – Đúng vậy thưa chị, đó là tín hiệu đầy hứa hẹn và chúng ta vẫn cần thêm những khuôn mặt tích cực dự phần vào chính trường. Trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn này thì nhân dịp chúng ta đang đón chào cái Tết Mậu Tuất 2018, chị có tâm tình gì thêm để riêng gởi đến giới trẻ gốc Việt và đồng hương nói chung hay không thưa chị?
BS TMK: – Là thế hệ một rưỡi, Mai Khanh rất hãnh diện những sự thành công mà Cộng Ðồng Người Việt Tị Nạn CS đã gặt hái được suốt 42 năm qua. Cuối năm 2017, chúng ta đã có nữ Dân Biểu Liên Bang người Mỹ gốc Việt đầu tiên từ tiểu bang Florida. Nhưng chúng ta chưa có ai ra ứng cử chức vị Liên Bang tại Quận Cam, nơi đông đảo người Việt sinh sống nhất trên thế giới ngoài VN. Cộng đồng người Việt của chúng ta cần có tiếng nói mạnh mẽ đại diện và MK rất mong nhận được sự tin tưởng của quý vị đồng hương. Gởi đến các bạn trẻ, chúng ta thành đạt trên nước Mỹ là nhờ những sự hy sinh của các thế hệ đi trước. Họ đã tạo những viên gạch trên con đường bằng phẳng để chúng ta được thành công dễ dàng hơn. Và vì vậy chúng ta có trách nhiệm tiếp tục xây đắp cho các thế hệ tiếp nối thành công hơn, phát triển cộng đồng vững mạnh hơn. Muốn làm được như vậy, chúng ta phải tích cực hơn tham gia vào các công tác xã hội hay chính trường.
ĐYT: – Vâng, xin cảm ơn bác sĩ Trần Mai Khanh đã dành thời gian quý báu của mình cho cuộc trò chuyện cuối năm này. Chúc chị sẽ thành công trong cuộc tranh cử này, cũng như trong ý nguyện phục vụ xã hội và cộng đồng về lâu dài.
ĐYT – thực hiện
Linh mục Đặng Hữu Nam: sẽ tiếp tục bảo vệ các nạn nhân Formosa dù bị thuyên chuyển
Chân Như
2018-02-20
2018-02-20
Linh mục Đặng Hữu Nam, phụ trách giáo xứ Phú Yên, tỉnh Nghệ An vừa nhận được quyết định thuyên chuyển sang phụ trách giáo xứ Mỹ Khánh, xã Khánh Thành, huyện Yên thành, tỉnh Nghệ An hôm 7/2. Ông là người đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích chính quyền về việc giải quyết thảm họa môi trường Formosa. Ông cũng đã từng bị báo chí nhà nước lên án là người kích động giáo dân và yêu cầu ông phải bị thuyên chuyển đi nơi khác. Nhân dịp này đài Á Châu Tự Do có cuộc phỏng vấn ngắn với linh mục Đặng Hữu Nam về quyết định thuyên chuyển mới. Trước hết linh mục Đặng Hữu Nam cho biết hoàn cảnh ông nhận được quyết định như sau:
Đặng Hữu Nam: trước đấy một tuần thì có nghe thống báo của Đức Giám mục là sẽ bổ nhiệm, thuyên chuyển đi chức khác. Vào ngày mùng 7 tháng 2 tức là vào ngày 23 Tết thì hôm ấy là tất niên của Giáo phận. Các linh mục trong toàn Giáo phận về bên Tòa Giám để tất niên. Sau buổi tất niên đấy thì Ngài cho bằng bổ nhiệm để đến Giáo xứ Mỹ Khánh và tất cả các thủ tục đều làm xong trong ngày 23 đấy. Nhưng rồi vì sau những ngày đó là Tết truyền thống cho nên tất cả mọi sự em vẫn im lặng để cho người dân ăn Tết để khỏi xáo trộn trong Giáo xứ. Hôm nay, sau khi những ngày nghỉ Tết đã xong và với lệnh của Đức cha phải đi sớm thì em cũng cố sắp xếp để đến với Giáo xứ mới sớm hơn và sẽ rời xa Giáo xứ Phú Yên nầy sớm hơn.
RFA: Ông có biết nguyên nhân vì sao có quyết định thuyên chuyển này không?
Đặng Hữu Nam: Ở Giáo phận Vinh thì không có hạn định là bao nhiêu năm của một linh mục coi xứ. Ở đây, chúng ta cũng biết là theo nguyên tắc thì Giám mục Giáo phận có quyền thuyên chuyển và bổ nhiệm các linh mục đi đến các Giáo xứ, các nhiệm sở khác trong từng thời kỳ và tùy theo mục vụ của Giáo xứ và Giáo phận. Đó là nguyên tắc. Còn trong vấn đề của em ngày hôm nay, chúng ta cũng biết trước đó bên nhà cầm quyền không chỉ bằng văn bản giấy tờ mà còn trực tiếp yêu cầu và làm sức ép lên Đức cha Phao-lô Nguyễn Thái Hợp. Họ đã công khai làm điều đó là yêu cầu trục xuất Linh mục Đặng Hữu Nam ra khỏi địa bàn của tỉnh Nghệ An. Đặc biệt, họ yêu cầu là cùng lắm thì đưa đi chỗ khác chứ không thể để tại Giáo xứ Phú Yên vì nó có môi trường Formosa và người dân Phú Yên làm ngư nghiệp. Và họ không chỉ nhiều lần ép lên Hội đồng Bề Trên của Giáo phận, Vinh mà cón ép lên Hội đồng Giám mục Việt Nam. Thậm chí, họ còn vươn vòi đến cả Vatican. Chúng ta đã thấy họ công khai nói đến điều đó rất nhiều lần. Việc ngày hôm nay em nhận bằng bổ nhiệm đến một Giáo xứ khác thì em không bình luận gì ngoài việc là em vâng lời vì Giám mục Giáo phận có toàn quyền để quyết định điều nầy. Giáo xứ là của Giám mục và chúng em là linh mục thì chúng em sẽ vâng lời theo quyết định của Giám mục. Còn vấn đề như thế nào thì người ra quyết định đấy mới có thể trả lời cho chúng ta chính xác được. Với em là người vâng lời để làm trong chương trình, bổn phận cũng như vai trò của người linh mục.
RFA: Ông có chuẩn bị gì cho những thuận lợi và khó khăn sắp tới ở giáo xứ mới?
Đặng Hữu Nam: việc truyền giáo ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ có những khó khăn và thuận lợi và nói chung tại Việt Nam chúng ta ở đâu cũng vậy, vì môi trường chính trị ở Việt Nam không tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo, đặc biệt người ta coi công giáo là kẻ thù số 1 của chế độ vậy thì đi bất cứ nơi đâu cũng gặp khó khăn. Nhưng thánh paolo đã dặn với chiến sĩ của tin mừng thì dù thuận tiện hay không thuận tiện thì chúng ta vẫn phải loan báo tin mừng mà tin mừng đó là tin mừng cứu độ con người, tin mừng của chân lý và sự thật và linh mục phải là tín nhân của tin mừng về chân lý và sự thật đó. Cho nên bất cứ nơi đâu, hoàn cảnh nào ở Việt Nam thì đâu cũng có khó khăn cả.
RFA: ông có kế hoạch gì ở giáo xứ mới liên quan đến những gì mà ông đã làm từ trước tới nay trong việc giúp đỡ các nạn nhân của Formosa ở Nghệ An?
Đặng Hữu Nam: điều thứ nhất là nguyên tắc và đường hướng của linh mục như tôi đã nhiều lần khẳng định là làm chứng cho sự thật… những vui mừng, hy vọng, u sầu và âu lo của người nghèo, những người bị loại ra bên lề của xã hội thì cũng phải là vui mừng, hy vọng, u sầu và âu lo của những người môn đệ Chúa. Vậy đã là linh mục thì bất cứ đâu, bất cứ ai đau khổ thì phải trở thành tiếng nói của những người không có tiếng nói, phải nói lên tiếng nói nguyện vọng của những người cùng khổ, những người bị loại ra bên lề xã hội, và đấu tranh cho công lý sự thật và nhân quyền và nhân phẩm của con người. Vậy thì đi bất cứ nơi đâu có bất công thì là linh mục em sẽ lên tiếng. Còn với các nạn nhân của thảm họa Formosa, mặc dầu đến nhiệm sở mới, họ không là những ngư dân nhưng em vẫn tiếp tục hỗ trợ nhưng sẽ khác hơn so với khi em là cha xứ ở giáo xứ mà người dân của mình là nạn nhân trực tiếp. Bây giờ họ là những giáo dân gián tiếp của mình chứ không phải thuộc quyền trực tiếp. Chắc chắn một điều là với những nạn nhân của Formosa thì em sẽ tiếp tục đồng hành với họ để tìm cách đòi quyền lợi chính đáng cho họ, và bảo vệ họ trước pháp lý.
RFA: Xin cảm ơn ông đã dành cho đài RFA buổi phỏng vấn
Trường quân sự Mỹ tuyển 'người hùng' thiệt mạng
Bản quyền hình ảnhBBC (SUPPLIED)Image caption
Peter Wang, 15 tuổi, một trong số 17 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng tại Florida, được nhận vào trường học em từng mơ ước - Học viện Quân sự West Point khóa 2025.
Thiếu niên này là thành viên của Quân đoàn huấn luyện sĩ quan dự bị Hoa Kỳ (JROTC), một chương trình học cho các sĩ quan quân đội tiềm năng.
Tang lễ Peter Wang diễn ra hôm thứ Ba 20/2.
Nhà trường sẽ trao thư tuyển sinh và thẻ danh dự cho gia đình Peter Wang.
Thống đốc Florida Rick Scott được cho hay cũng đã chỉ đạo Lực lượng An ninh Quốc gia tôn vinh Peter và hai thành viên khác của JROTC trong lễ tang của họ.
Quân đội Hoa Kỳ đã trao Huân chương Anh hùng cho ba sinh viên thiệt mạng, trong đó có Peter, theo truyền thông Mỹ.
Peter mặc trên người bộ quân phục khi em bị bắn chết lúc đang cố giữ cánh cửa cho những bạn khác chạy trốn tay súng tại trường trung học Marjory Stoneman Douglas, các nhân chứng cho biết.
Sự công nhận này được đưa ra sau một thỉnh nguyện thư online kêu gọi Peter cần được yên nghỉ với danh dự quân đội, rằng em xứng đáng được chôn cất như một anh hùng, bởi "những hành động anh hùng và quên mình của em đã cứu mạng sống hàng chục người."
Peter, người trải qua thời thơ ấu bên cha mẹ ở quê hương Trung quốc, từng mơ ước được học ở Học viện Quân sự West Point, bạn bè em cho biết.
Jesse Pan, hàng xóm và bạn lâu năm của gia đình Peter, nói với BBC ông đã rất cố gắng hỗ trợ cha mẹ thiếu niên này trong thời điểm mất mát.
"Tôi ở đó với bố mẹ Peter, giúp phiên dịch và tìm nhà tang lễ", ông nói.
"Bố mẹ cậu ấy ngất đi ngay khi nhìn thấy cơ thể Peter. Cậu ấy có nhiều vết đạn bắn ở trước ngực ... Thật khủng khiếp."
Trong khi đó, khoảng 100 sinh viên từ Stoneman Douglas đã tới thủ phủ bang Florida để biểu tình phản đối bạo lực bằng súng.
Cha mẹ nuôi của kẻ xả súng, Nikolas Cruz, nói với truyền thông Mỹ rằng Cruz bị trầm cảm.
Trump thúc đẩy lệnh cấm lẫy đạn bắn liên thanh
Bản quyền hình ảnhMICHELE EVE SANDBERG/GETTY IMAGESImage caption
Tổng thống Trump ký lệnh cấm 'bump stock', các thiết bị cho phép một khẩu súng bắn liên thanh hàng trăm phát đạn trong vòng một phút.
Thiết bị bump stock được hung thủ vụ xả súng buổi hòa nhạc ở Las Vegas năm ngoái sử dụng để giúp súng bán tự động của ông ta bắn nhanh và liên tục như súng máy.
Phát biểu tại Nhà Trắng, ông Trump cho biết đã chỉ đạo Sở Tư pháp soạn thảo một đạo luật để cấm các thiết bị này.
Ông Trump nói sự an toàn của trường học là "ưu tiên hàng đầu" đối với chính quyền của ông.
Tranh cãi về kiểm soát súng lại được xới lên sau vụ xả súng trường học tuần trước ở Florida.
Trump nói gì?
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage caption
Trong một sự kiện hôm thứ Ba 20/2, ông Trump nói đã chỉ đạo Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Jeff Sessions hoàn tất các hướng dẫn mới để ban hành lệnh cấm thiết bị bump stock.
Ông nói: "Chìa khoá của tất cả những nỗ lực này, như tôi nói trong các bài phát biểu sau vụ xả súng, là chúng ta không thể chỉ hành động để cảm thấy như đang tạo ra sự khác biệt. Chung ta phải thực sự tạo ra sự khác biệt."
"Chúng ta phải bỏ qua những mâu thuẫn và tranh luận mệt mỏi, tập trung vào các giải pháp và các biện pháp an ninh hiệu quả và làm cho những người thực thi pháp dễ dàng hơn trong việc bảo vệ con cái và sự an toàn của chúng ta."
Thiết bị bump stock là gì
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage caption
Là các lẫy đạn có thể làm cho súng bán tự động bắn nhanh như súng máy.
Chúng có thể được mua với giá chỉ 100 đôla mà không cần kiểm tra lý lịch hình sự.
Thiết bị này được tay cờ bạc 64 tuổi sử dụng để bắn liên tiếp vào đám đông nghe hòa nhạc ngoài trời ở Las Vegas tháng 10/2017, khiến 58 người chết, hơn 500 người bị thương.
Đây được coi là vụ xả súng tồi tệ nhất tại Hoa Kỳ do một cá nhân thực hiện.
Phân tích âm thanh cho thấy kẻ tấn công, Stephen Paddock, đã bắn 90 viên đạn trong vòng 10 giây từ phòng của ông ta ở khu nghỉ mát Mandalay Bay.
Tại sao Quốc hội không cấm bump stock?
Image caption
Cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều đồng tình cấm thiết bị bump stock sau vụ xả súng kinh hoàng ở Las Vegas.
Tuy nhiên, luật cấm bump stock và các thiết bị khác dùng để đẩy nhanh tốc độ bắn của súng bán tự động đã bị đình trệ.
Cục Rượu, Thuốc lá, Vũ khí và Chất nổ Hoa Kỳ đã xem xét một quy định về thiết bị bump stock từ tháng 12/2017, thu hút hơn 35.000 ý kiến.
Các đề xuất cấm bump stock được đưa ra với kết quả trái ngược ở cấp tiểu bang, bao gồm ở Nam Carolina, Illinois, Washington và Colorado.
Những nỗ lực trước đây nhằm đưa ra biện pháp kiểm soát súng sau nhiều vụ xả súng hàng loạt đã không thành công trong Quốc hội Hoa Kỳ.
Trump xem xét các biện pháp kiểm soát súng khác?
Thứ Ba 20/2, Nhà Trắng cho biết đã nghĩ đến việc xem xét lại độ tuổi giới hạn của người mua súng trường tấn công kiểu AR-15, giống loại được sử dụng trong vụ xả súng tuần trước ở Parkland, Florida.
Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Sarah Sanders, khi được hỏi về yêu cầu độ tuổi, nói: "Tôi nghĩ chắc chắn đó sẽ là điều chúng tôi sẽ đặt lên bàn để thảo luận và chúng tôi hy vọng sẽ bàn thảo về vấn đề này trong vài tuần tới."
Giới hạn độ tuổi ở hầu hết các tiểu bang Hoa Kỳ khi mua AR-15 là 18.
Vào cuối tuần, ông Trump nói rằng ông ủng hộ một dự luật lưỡng đảng nhằm cải thiện việc kiểm tra tại chỗ trước khi ai đó có thể mua một khẩu súng.
Đạo luật này dự kiến sẽ vá lỗ hổng trong hệ thống kiểm tra lý lịch của FBI, nơi đã xử lý hơn 25 triệu đơn đăng ký sở hữu súng vào năm ngoái.
Những sai sót trong cơ sở dữ liệu này bị phơi bày sau vụ xả súng trường học ở Florida tuần trước, được cho là thực hiện bởi tay súng 19 tuổi có tiền sử rối loạn sức khỏe tâm thần. Thiết bị bump stock không được sử dụng trong cuộc tấn công này.
Tổng thống Trump công kích FBI
TT Trump lại công kích Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) và các nhà lập pháp đang điều tra việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.
Trong một loạt các đoạn tweet đăng trên Twitter vào cuối tuần, ông Trump chỉ trích người tiền nhiệm TT Barack Obama đã không hành động đủ mạnh để ngăn chặn sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử, đồng thời, gọi Dân biểu Adam Schiff thuộc Ủy ban Tình báo Hạ viện, vốn đang điều tra hành động của Nga, là một “con quái vật” làm rò rỉ tin tức.
“Ông chủ” Bạch Ốc còn nói rằng FBI đã “dành quá nhiều thời gian” để điều tra xem liệu chiến dịch vận động tranh cử của ông có thông đồng với Nga hay không.
Bình luận của TT Trump xuất hiện sau thông báo hôm 16/2 của công tố viên đặc biệt Robert Muller về việc truy tố 13 người Nga và ba công ty Nga vì âm mưu gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử của Mỹ.
Trong một đoạn tweet hôm 17/2, ông Trump đã chỉ trích FBI vì đã bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo về trường hợp Nikolas Cruz, 19 tuổi, nghi can sát hại 17 người tuần trước tại trường trung học ở Parkland, Florida. “Rất đáng buồn khi FBI bỏ qua nhiều dấu hiệu mà kẻ nổ súng ở trường học phát đi. Điều này không thể chấp nhận được”, ông Trump viết trên Twitter.
“Họ dành quá nhiều thời gian để chứng minh sự thông đồng của Nga với chiến dịch tranh cử của Trump – mà không có sự thông đồng nào”.
Kremlin: Mỹ không có bằng chứng Nga can thiệp bầu cử
Điện Kremlin hôm 19/2 tuyên bố rằng cáo trạng của Mỹ đối với 13 công dân và 3 công ty Nga bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 không có bất kỳ bằng chứng nào về sự can dự của Nga. Đây là bình luận đầu tiên của phía Nga trước các cáo buộc của văn phòng Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller của Mỹ, theo Reuters.
Cáo trạng công bố hôm 16/2 cho rằng một cơ quan tuyên truyền của Nga đã giám sát một âm mưu tác động tới cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 để ủng hộ ông Donald Trump và làm mất thể diện của bà Hillary Clinton. Phát ngôn viên Kremlin, Dmitry Peskov nói rằng, ông chú ý tới việc bản cáo trạng chỉ tập trung vào các cá nhân thay vì nhà nước Nga, và không đưa ra bằng chứng cụ thể Kremlin hoặc các cơ quan chính phủ Nga có liên quan.
“Họ nói về các công dân Nga, nhưng chúng tôi lại nghe thông báo từ Washington về các cáo buộc can dự của nhà nước Nga, Điện Kremlin và chính phủ Nga”, ông Peskov nói.
“Không có bất kỳ chỉ dấu nào cho thấy rằng nhà nước Nga có thể đã can dự hoặc có bất kỳ sự can dự nào. Nga không can thiệp, không có thói quen can dự vào công việc nội bộ của các nước khác, và hiện cũng không làm vậy”.
Kremlin đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, giúp ông Trump giành thắng lợi.
Ông Peskov hôm 19/2 nói rằng các cáo buộc đó vô căn cứ và không công bằng.
Theo Reuters
Con rể ông Trump vẫn làm cố vấn dù thiếu giấy phép an ninh
Thùy Dương | 21/02/2018 16:35
Con rể ông Trump, Jared Kushner được đặc cách tiếp tục công việc dù thiếu giấy phép an ninh.
Reuters ngày 21/2 cho hay, Nhà Trắng vừa thông báo con rể của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Jared Kushner, có thể tiếp tục vai trò cố vấn cao cấp của Nhà Trắng ngay cả khi ông Kushner không có giấy phép an ninh.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders nói với các phóng viên rằng, ông Kushner sẽ tiếp tục công việc đã làm trong năm vừa qua cho dù ông có đầy đủ giấy phép an ninh hay không. Vị cố vấn cao cấp này đang cố gắng đưa người Israel và người Palestine trở lại bàn đàm phán.
Hiện, ông Kushner đang sử dụng giấy phép tạm thời cho năm trước trong khi Cục Điều tra Liên bang tiến hành một cuộc điều tra cơ bản.
Trước đó, theo lệnh của Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly hôm thứ Sáu (16/2), giấy phép tạm thời của ông Kushner sẽ chỉ có hiệu lực trong vòng chưa đầy một tuần.
Tại sao Kremlin không làm to chuyện người Nga bị Mỹ oanh kích ở Syria?
Trung tâm Quân y Thứ ba Vishnevskiy ở Krasnogorsk, gần Matxcơva, nơi được cho là đang điều trị một số công dân Nga bị thương ở Deir Ezzor (Syria), trong vụ oanh kích của liên quân quốc tế ngày 07/02/2018. Ảnh chụp ngày 16/02/2018.REUTERS/Sergei Karpukhin
Nhiều chiến binh mang quốc tịch Nga bị chết hoặc bị thương ngày 07/02/2018 tại Deir Ezzor, Syria, trong trận oanh kích của quân đội Mỹ được triển khai trong vùng. Sau một tuần nhùng nhằng, ngày 15/02, Matxcơva chính thức xác nhận có 5 công dân Nga bị thiệt mạng (Vladimir Loginov, Kirill Ananyev, Igor Kosoturov, Stanislav Matveev, Alexei Ladygin), trong khi Reuters nêu con số vài trăm người chết và bị thương. Điều ngạc nhiên là cả Nga và Mỹ đều tránh làm ầm vụ việc. Tại sao? Câu trả lời được đài France 24 phân tích ngày 16/02/2018.
Theo bộ Quốc Phòng Mỹ, ít nhất 100 chiến binh ủng hộ chế độ Syria đã bị thiệt mạng trong trận oanh kích ngày 07/02 nhằm đáp trả một vụ tấn công vào trụ sở của Lực Lượng Dân Chủ Syria (SDF), được liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu yểm trợ. Ngày 13/02, tướng Jeffrey Harrigian, chỉ huy lực lượng không quân Mỹ tại Trung Đông, xác nhận là liên quân quốc tế đã “tự vệ chính đáng” trong cuộc oanh kích kéo dài hơn 3 giờ, huy động nhiều chiến đấu cơ, oanh tạc cơ chiến lược, máy bay trực thăng chiến đấu và máy bay tự hành.
Tướng Harrigian không nêu rõ các mục tiêu bị tấn công là của nước nào, mà chỉ khẳng định : “Chúng tôi chỉ nhắm đến một kẻ thù duy nhất : tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo. Chúng tôi không tìm cách chiến đấu với bất kỳ lực lượng nào khác, như bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis đã phát biểu vào tuần trước”. Như nhiều tướng lĩnh Mỹ khác, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cho biết không có bất kỳ thông tin nào liên quan đến các nạn nhân, được cho là người Nga.
300 công dân Nga chết và bị thương ở Deir Ezzor?
Điện Kremlin cũng khẳng định không được thông tin về bất kỳ sự mất mát nào bên phía Nga, đồng thời cảnh báo sự lan truyền “thông tin thất thiệt” về chủ đề này. Cho đến khi nhiều tổ chức bán quân sự và dân tộc chủ nghĩa Nga thống kê số nạn nhân trong hàng ngũ của họ sau loạt tấn công ngày 07/02. Phát ngôn viên đảng Nước Nga Khác theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa cực tả, Alexander Averin, thông báo Kirill Ananyev, một chiến binh thuộc đảng này đã bị thiệt mạng và khẳng định “người này không chết một mình”. Vẫn theo nguồn tin nói trên, nhiều người Nga khác thiệt mạng là “chuyện thật”.
Sau nhiều lần phủ nhận, cuối cùng ngày 15/02, bộ Ngoại Giao Nga, thông qua phát ngôn viên Maria Zakharova, khẳng định với báo giới : “Theo những thông tin sơ bộ, có thể nói là 5 người chết, được cho là công dân Nga, vì đụng độ có vũ trang và nguyên nhân vẫn đang được tìm hiểu”. Bà cũng khẳng định “đó không phải là quân nhân của Nga”, đúng với phát biểu của bộ Quốc Phòng Nga là không có “bất kỳ quân nhân Nga nào ở Deir Ezzor”.
Tuy nhiên, nhiều nguồn tin khác được hãng tin Reuters phỏng vấn, lại nhắc đến số nạn nhân Nga ở một quy mô lớn hơn : khoảng 300 người làm việc cho công ty quân sự tư nhân Wagner đã bị chết hoặc bị thương trong loạt oanh kích trên không và trên bộ của liên quân quốc tế. Trước hết, theo một bác sĩ quân y Nga được Reuters đặt câu hỏi, có ít nhất ba máy bay chở người bị thương từ Syria về Matxcơva từ ngày 09 đến 12/02.
Ngoài ra, ông Yevgeny Shabayev, một lãnh đạo của tổ chức bán quân sự Cozack, có quan hệ với lính đánh thuê, cho Reuters biết là vào ngày 14/02, ông đã đến thăm một số người bị thương được đưa từ Syria về và được điều trị ở viện quân y trung ương của bộ Quốc Phòng ở Khimki, ngoại ô Matxcơva. Những người bị thương này kể lại là khoảng 550 tay súng của công ty Wagner đã tham gia vào trận đánh hôm 07/02. Vẫn theo ông Yevgeny Shabayev, khoảng 300 người trong số họ đã bị chết hoặc bị thương. Nhiều tay súng đánh thuê khác được điều trị ở ba nơi khác nhau : Trung tâm Quân y Thứ ba Vishnevskiy ở Krasnogorsk, gần Matxcơva, Bệnh viện Burdenko ở thủ đô và ở Viện Hàn lâm Quân y ở Saint-Peterburg. Nhưng khi được Reuters liên lạc, các cơ sở này đều bác bỏ thông tin hoặc từ chối bình luận.
Wagner, công ty ngầm và “không tồn tại” với Matxcơva
Thực ra, Matxcơva khó có thể công nhận rằng nhiều công dân Nga chết khi chiến đấu ở Syria. Để tránh bị mang tiếng là có quân nhân tham chiến ở Syria, trên thực tế, Nga luôn khẳng định chỉ can thiệp bằng cách tiến hành oanh kích trên không và từ ngoài khơi. Theo lập trường chính thống này, nếu công dân Nga tham chiến trên thực địa, thì chỉ có thể là những tay súng độc lập, đến chiến đấu tại Syria vì lợi ích riêng của họ.
Ngoài ra, Matxcơva còn phủ nhận sự tồn tại của công ty Wagner vì việc đánh thuê bị cấm ở Nga, vì vậy, công ty này không tồn tại một cách hợp pháp. Nhưng thực ra, công ty Wagner đã từng được nhắc đến vào năm 2014 khi điều lính đánh thuê đến miền đông Ukraina. Sau đó, kể từ năm 2015, Wagner có lẽ đã gửi lính đến Syria, thường là trong số chiến binh đã hoạt động ở Ukraina.
Thông tín viên đài France 24 tại Matxcơva, Elena Volochine, đã gặp một người trong số họ. Người này cho biết : “Tôi đến chiến đấu ở Ukraina vì nước Nga, tôi sẽ đến chiến đấu ở Syria vì tiền”. Quả thực, lính đánh thuê của công ty Wagner được trả thù lao hậu hĩnh, có thể gấp 10 lần so với mức lương trung bình ở Nga. Nhưng không phải tất cả những người đó sống sót trở về, và những người đã hồi hương thì nhắc đến “một lò sát sinh” với thiệt hại rất lớn về nhân mạng. Trước khi đến chiến đấu ở Syria, những lính đánh thuê này được huấn luyện tại một căn cứ bí mật ở miền nam nước Nga.
“Không bên nào muốn khiêu chiến”
Theo nhiều nhà quan sát, các cuộc đụng độ xảy ra giữa một bên là vài trăm tay súng Nga, chiến đấu cùng lực lượng thân chính phủ Syria, và bên kia là quân nhân Hoa Kỳ vào ngày 07/02 tại Syria, có quy mô chưa từng có kể từ sau Chiến Tranh lạnh. Nhưng phải giải thích thế nào về việc cả Matxcơva và Washington đều không đưa ra phản ứng ?
Phóng viên của France 24 đã liên lạc với ông Vladimir Frolov, một cựu quan chức ngoại giao Nga hiện là nhà phân tích chính trị độc lập ở Matxcơva. Theo ông, lời giải thích rất đơn giản : “Nga, cũng như Mỹ, tìm cách giảm thiểu những gì đã xảy ra, vì không bên nào muốn gây chiến”. Và chắc chắn tổng thống Vladimir Putin cũng không muốn làm to chuyện này, vì ông đang vận động tranh cử để tiếp tục nhiệm kỳ thứ tư. Vì vậy, ông Vladimir Frolov đánh giá đây không phải là sự xung đột giữa Nga và Mỹ, mà là “sự nhầm lẫn của chiến tranh”.
Tổng thống Vladimir Putin và đồng nhiệm Donald Trump đã điện đàm vào thứ Hai 12/02, nhưng không đề cập đến hồ sơ Syria, theo thông báo của phát ngôn viên điện Kremlin Dimitri Peskov. Do Washington chấp nhận quan điểm của Matxcơva, theo đó Nga không liên can với vụ tấn công hôm 07/02, nên vấn đề đối đầu quân sự giữa hai cường quốc chính thức được gác sang một bên. Tuy nhiên, sau trận oanh kích của Mỹ, Nga đã chỉ trích Washington về “sự hiện diện bất hợp pháp” tại Syria và ý đồ “kiểm soát các nguồn lợi kinh tế của Syria”.
Ngoài ra, theo truyền thông Nga, lính đánh thuê của công ty Wagner có thể là do tổng thống Bachar Al Assad hoặc do các lực lượng đồng minh của chính quyền Syria tuyển mộ để bảo vệ nguồn năng lượng của nước này, như các giếng dầu, các khu khai thác khí đốt, có rất nhiều trong vùng Deir Ezzor.
Công luận liệu có bao giờ biết được những bí mật và bối cảnh của vụ đối đầu ngày 07/02 tại Deir Ezzor hay không? Hãng tin Mỹ Bloomberg nhận định, giai đoạn này cho thấy mọi “phức tạp của cuộc xung đột tại Syria”: từ chuyện về “cuộc đàn áp của chính phủ đã biến thành một cuộc chiến uỷ nhiệm”.
Triều Tiên cơ cấu lại các nhóm tin tặc để tấn công những mục tiêu toàn cầu
Tóm tắt bài viết
- Hãng an ninh mạng FireEye cho biết nhóm tin tặc Reaper có địa chỉ IP ở Triều Tiên gần đây đã chuyển hướng mục tiêu từ Hàn Quốc sang toàn cầu.
- Các công cụ tấn công của họ rất phức tạp và đắc đỏ, củng cố cho lập luận họ được chính quyền Bình Nhưỡng hỗ trợ.
- Thường các nhóm tin tặc quốc gia muốn che giấu dấu vết để tránh những cú sốc về kinh tế và ngoại giao, nhưng trong bối cảnh Triều Tiên bị trừng phạt nặng nề, các nhóm tin tặc Triều Tiên dường như ít quan tâm đến vấn đề này.
Nhóm “Reaper” (Thần chết) không cố gắng che giấu dấu vết của mình bằng các cuộc tấn công không gian mạng phức tạp, theo báo cáo của hãng an ninh mạng FireEye.
Theo một báo cáo mới, 1 trong 3 nhóm tin tặc (hacker) lớn của Triều Tiên đang săn lùng các mục tiêu ở nước ngoài và không che giấu các dấu vết, một dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng đang mở rộng các cuộc tấn công không gian mạng của mình trong bối cảnh phải hứng chịu các biện pháp trừng phạt nặng nề.
Trong một thời gian dài, nhóm này (được công ty an ninh mạng FireEye Inc. gọi là “Reaper”) đã tập trung vào việc sách nhiễu các cơ quan công quyền, quân đội và các công ty tư nhân của Hàn Quốc.
Nhưng vào năm ngoái, đơn vị này đã tấn công Nhật Bản, Việt Nam và Trung Đông, nắm bắt những kỹ năng tinh vi đáng ngạc nhiên trong việc tìm kiếm thông tin bí mật cho chế quyền của Kim Jong Un, FireEye cho biết trong một báo cáo hôm thứ Ba 20/2.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đang “vọc” máy vi tính. (Ảnh: AFP/GETTY)
Sự nổi lên của nhóm Reaper có nghĩa là hai đơn vị không gian mạng Triều Tiên lớn đã được tung ra để tấn công toàn cầu. Một nhóm khác, thường được gọi là “Lazarus”, đã được liên kết với các chiến dịch tẩy chay hàng đầu của Triều Tiên, ví dụ như cuộc tấn công ransomware WannaCry năm ngoái và vụ hack Sony Pictures năm 2014.
Không giống Lazarus, với tin tặc được triển khai trên khắp thế giới, nhóm Reaper dường như chủ yếu ở Bình Nhưỡng, FireEye nói. Theo FireEye, các phần mềm độc hại của họ thường có cường độ tấn công cao theo giờ giấc một ngày làm việc của Triều Tiên, cao điểm vào lúc 11 giờ sáng và 3 giờ chiều tại Triều Tiên, trong khi yên tĩnh đáng kể vào buổi trưa.
John Hultquist, Giám đốc phân tích tình báo của FireEye, nói: “Trong trường hợp này, Reaper xuất đầu lộ diện từ không gian IP của Bình Nhưỡng”. IP chính là giao thức internet xác định vị trí của máy tính.
Hầu hết các nhóm hacker quốc gia sẽ tránh những cuộc tấn công táo bạo do lo ngại sẽ dẫn tới những cú sốc kinh tế hoặc ngoại giao. Tuy nhiên, khi các biện pháp trừng phạt bắt đầu bủa vây Triều Tiên, “họ không quan tâm nhiều đến việc bị phát hiện”, ông Hultquist nói.
Các chuyên gia về không gian mạng của Hàn Quốc, nơi thường xuyên chịu đựng các cuộc tấn công của Bình Nhưỡng trong 2 thập kỷ, đã sắp xếp quân đội không gian Triều Tiên thành 3 đội: nhóm A, hoặc Lazarus, đã tấn công các ngân hàng nước ngoài và các công ty nước ngoài; nhóm B, hay Reaper, tập trung vào Hàn Quốc (cho đến gần đây); và nhóm C chuyên phá hủy các email và thu thập thông tin.
Triều Tiên từ trước đến nay luôn phủ nhận việc tham gia vào các cuộc tấn công tin tặc.
Các vụ tấn công nước ngoài mới của Reaper đã nhắm vào các công ty tư nhân trong ngành hóa chất, hàng không vũ trụ, ô tô và chăm sóc sức khỏe, FireEye nói.
Một vụ tấn công như vậy đã nhắm vào một công ty Trung Đông liên doanh với chính phủ Triều Tiên để cung cấp dịch vụ viễn thông. Vụ tấn công, theo FireEye, là một nỗ lực của chính phủ Triều Tiên để thu thập thông tin về công ty sau khi thỏa thuận kinh doanh bị cấm vận.
FireEye đã không tiết lộ tên của công ty. Tuy nhiên, Orascom Telecom Media and Technology của Ai Cập đã liên doanh với chính phủ Triều Tiên trong năm 2008 để vận hành mạng lưới điện thoại di động Koryolink của nước này.
Chủ tịch Orascom Naguib Sawiris nói với The Wall Street Journal rằng ông không hề hay biết về bất kỳ vụ tấn công không gian mạng nào của Triều Tiên vào năm ngoái, và nghi ngờ chuyện xảy ra. Ông nói rằng một nhóm Ukraine đã phát động một cuộc tấn công vào Orascom, nhưng không thành công.
Nhóm Reaper vẫn tiếp tục theo đuổi các mục tiêu ở Hàn Quốc, mặc dù các cuộc tấn công gần đây đáng lưu ý vì mức độ kỹ năng của họ, FireEye nói.
Trong những tháng gần đây, Reaper nhắm tới người Hàn Quốc khi họ thực hiện một cuộc tấn công “zero-day” khai thác các lỗ hổng chưa được biết trước đó với Adobe Flash, trình phát đa phương tiện được nhiều trình duyệt internet sử dụng.
Những cuộc tấn công như vậy rất hiếm hoi và được xem là một trong những vũ khí máy tính tinh vi và tốn kém nhất trên thế giới vì phần mềm độc hại rất khó tạo ra. Bằng cách nhúng phần mềm độc hại vào tệp Adobe Flash, tin tặc Triều Tiên có thể truy cập từ xa các máy tính bị nhiễm.
Ông Hultquist nói: “Bây giờ họ (Reaper) có thể có một nhiệm vụ toàn cầu và chính phủ đang thúc đẩy họ ngày càng nhiều hơn cho các nhiệm vụ khác”.
Triều Thiên
Tổng thống Trump sắp hội đàm với thủ tướng Úc về sự bành trướng của Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull sẽ hội đàm về cách thức chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, theo The Guardian.
Một cuộc đối thoại về an ninh khu vực giữa Đối Thoại An Ninh Tứ Giác (Quadrilateral Security Dialogue) bao gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ – được xem là một đối trọng tới sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương – sẽ là một chủ đề chính trong cuộc thảo luận giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Úc Malcom Turnbull tại Washington trong tuần này.
Đối Thoại An Ninh Tứ Giác được hình thành vào năm 2007, tuy nhiên Úc đã rời khỏi liên minh này trong năm kế tiếp vì sự phản đối của Trung Quốc. Tuy nhiên, Liên minh đã được hồi sinh bởi sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Liên minh Bộ Tứ Kim cương được hình thành giữa 4 nước: Úc, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản (Hình ảnh: indiatoday)
Dường như ngoài phạm vi an ninh, Bộ Tứ đang nỗ lực để tạo nên một kế hoạch về hạ tầng khu vực như là một phương án thay thế cho sáng kiến hàng tỷ USD “Một Vành đai, một Con đường” của Trung Quốc.
Một quan chức Hoa Kỳ cho biết kế hoạch cơ sở hạ tầng vẫn còn “mới mẻ” và “chưa được chín muồi để công bố” trong chuyến viếng thăm chính thức của Thủ tướng Úc, tuy nhiên kế hoạch này đã được xem xét nghiêm túc, theo Australian Financial Review.
Trung Quốc đã phản đối Bộ Tứ từ trước đó và coi sự thành lập liên minh này là một nỗ lực chống lại Bắc Kinh.
Tuy nhiên, Bộ Tứ cũng là một đại diện cho phong trào địa chính trị của Ấn Độ – Thái Bình Dương, và là một minh chứng cho quyết tâm của Úc trong việc đối mặt và cân bằng các mối quan hệ với đồng minh an ninh truyền thống là Hoa Kỳ, và đối tác thương mại đang tăng trưởng là Trung Quốc.
Thủ tướng Úc, ông Turnbull đã xác nhận cuộc thảo luận về an ninh khu vực sẽ là chủ đề nổi bật khi ông gặp Tổng thống Mỹ vào thứ Năm (22/2): “Nó đã nằm trong chương trình nghị sự khi tôi thảo luận với Donald Trump”.
“Giữ an toàn cho người Úc và người Mỹ là ưu tiên hàng đầu của thủ tướng Úc và tổng thống Mỹ”, ông Euan Graham, giám đốc chương trình bảo vệ an ninh quốc tế tại Lowy Institute cho biết, và ông cũng cho hay Úc đã thực sự phải cân bằng giữa sự cạnh tranh của hai cường quốc, theo The Guardian.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Úc, ông Harry Harris, đã bày tỏ lo ngại về sự hiếu chiến và gia tăng quân sự của Trung Quốc và ảnh hưởng kinh tế đang tăng trưởng, cảnh báo trước Nghị viện Mỹ rằng Trung Quốc đã có “mục đích rất rõ ràng trong khu vực”. Ông nói: “Trung Quốc xây dựng lực lượng quân đội mạnh mẽ có thể sớm thách thức Hoa Kỳ trên hầu hết mọi lĩnh vực”.
Ông nói thêm: “Tôi nghĩ điều quan trọng phải lập kế hoạch và nguồn lực để giành chiến thắng cùng lúc với việc lên kế hoạch ngăn chặn nó”.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Úc – Ông Harry Harris (Hình ảnh: afr)
Nước Úc sẽ đón 1.500 lính thủy quân lục chiến trong năm nay và cùng các máy bay chiến đấu Raptor.
Minh Nguyễn
Maldives trong tình trạng khẩn cấp, 11 chiến hạm Trung Quốc rầm rộ tiến vào Ấn Độ Dương
Hải Võ | 21/02/2018 13:18
11 tàu chiến của Hải quân Trung Quốc được báo cáo đã tiến vào Đông Ấn Độ Dương trong tháng 2, giữa bối cảnh Maldives đặt trong tình trạng khẩn cấp.
Theo Sina, hạm đội gồm các tàu khu trục của Quân giải phóng nhân dân (PLA), cùng ít nhất 1 tàu hộ vệ, 1 tàu đổ bộ lưỡng cư 30.000 tấn và 3 tàu chở dầu hỗ trợ đã tiến vào Ấn Độ Dương. Hãng tin Trung Quốc không liên hệ động thái này với cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra tại Maldives, và cũng không nêu lý do việc triển khai tàu chiến.
Reuters cho hay, Trung Quốc và Ấn Độ đang trong cuộc cạnh tranh gay gắt để giành tầm ảnh hưởng đối với Maldives - quốc gia nằm trên chuỗi đảo nhiệt đới có vị trí chiến lược hết sức quan trọng.
Từ hôm 5/2, tổng thống Maldives Abdulla Yameen đã đặt đất nước trong tình trạng khẩn cấp, nhằm đảo ngược phán quyết của Tòa án tối cáo - liên quan đến việc hủy bỏ bản án chống lại 9 lãnh đạo phe đối lập và yêu cầu chính phủ trả tự do cho những thủ lĩnh đối lập bị giam giữ.
Chính quyền của ông Yameen sau đó đã bắt giữ Chánh án cùng một thẩm phán của Tòa tối cao và cựu tổng thống Maumoon Abdul Gayoom với cáo buộc "âm mưu đảo chính".
Người biểu tình Maldives bị trấn áp khi xuống đường đòi chính phủ tuân thủ phán quyết của Tòa án tối cao (Ảnh: AP/Mohamed Sharuhaan)
Trang Sina bình luận khi đưa tin về hạm đội Trung Quốc tới Ấn Độ Dương - "Nếu nhìn vào tàu chiến và các trang bị khác thì khoảng cách giữa hải quân Ấn Độ và Trung Quốc là không lớn". Báo cáo không hé lộ hạm đội Trung Quốc sẽ hoạt động ở đây trong bao lâu.
Tình trạng đối địch giữa hai "đối thủ truyền kiếp" Trung-Ấn leo thang rõ rệt từ sau khi tổng thống Maldives quyết định tham gia sáng kiến Vành đai & Con đường của Bắc Kinh, nhằm xây dựng các liên kết thương mại và vận tải trải khắp châu Á và xa hơn.
Ấn Độ - quốc gia có bề dày lịch sử về các liên hệ chính trị-an ninh với Maldives - cố gắng đẩy lùi ảnh hưởng ngày càng tăng từ Bắc Kinh, trong khi các lãnh đạo đối lập Maldives thúc giục New Delhi can thiệp vào cuộc khủng hoảng hiện nay.
Bộ quốc phòng Trung Quốc chưa phản hồi đề nghị bình luận trước thông thông tin đưa hạm đội tới Ấn Độ Dương, nhưng vào tuần trước PLA công bố trên tài khoản Weibo chính thức loạt hình ảnh và ký sự về các cuộc huấn luyện giải cứu diễn ra ở Đông Ấn Độ Dương.
Hồi đầu tháng, chính phủ Trung Quốc khuyến cáo công dân hạn chế du lịch tới Maldives cho đến khi căng thẳng lắng xuống.
Những niềm tin huyễn hoặc về sức khỏe
Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh
LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà: www.bacsihongocminh.com.
Qua nhiều năm tháng, chúng ta thu thập được khá nhiều kiến thức về các “tập tục” hay thói quen được tin là tốt cho sức khoẻ. Một số khiến thức được truyền miệng từ thế hệ trước sang qua thế hệ sau, gọi là kiến thức “dân gian”. Một số khác thoạt nghe rất ư là khoa học, rất ư là logic, nhưng thật ra không có một bằng chứng khoa học nào hỗ trợ hết, hoặc nếu có thì đã lỗi thời. Ở thời đại Internet và mạng xã hội, kiến thức “dân gian” và kiến thức “khoa học” về sức khoẻ, lẫn lộn với nhau, loạn cào cào, thượng vàng hạ cám, khó phân biệt chính tà. Những quan niệm, tập tục, thói quen về sức khoẻ cần phải được định nghĩa lại cho đúng. Một số niềm tin huyễn hoặc nầy đã được tác giả đề cập qua nhiều bài viết trước đây.
- Giải độc và tẩy rửa cơ thể
Những luận cứ về giải độc và tẩy rửa nội tạng của cơ thể là vô căn cứ. Gần đây rất nhiều người trong giới thượng lưu Mỹ, các “ngôi sao” điện ảnh, gọi là celebrities và nhiều công ty sản xuất thực phẩm đã không ngừng cổ xuý cho ý tưởng dùng một số nước trái cây, sinh tố, trà, hay bột dược thảo để tẩy uế, để tẩy độc ra khỏi cơ thể.
Ý tưởng sạch sẽ và mạnh khoẻ, không có độc tố thoạt nghe rất ư là hấp dẫn và quyến rũ, nhưng, thật ra cơ thể của chúng ta đã thường xuyên giải độc từng phút từng giây nhờ vào năm cơ phận chính, lá gan, hai trái thận, đường ruột, lá phổi, và lớp da, trong đó lá gan và trái thận đóng phần quan trọng nhất. Bạn không cần làm một điều gì khác, có chăng chỉ tạo thêm việc cho cơ thể phải… giải độc vì những thứ lằng nhằng nầy.
Để tiết kiệm tiền, nên uống nước lạnh để giúp cơ thể giải độc là đủ.
- Uống nước trái cây, nước rau cải
Ở đây muốn nói đến loại “máy sinh tố juicer” chỉ vắt nước trái cây nhưng bỏ chất xơ. Thật ra, chất xơ mới là thành phần chính có lợi cho sức khoẻ, giúp ta no lâu, giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu. Nước juice trái lại chỉ chứa nhiều đường trong đó. Tốt hơn hết là ăn và nhai trái cây, rau cải tươi.
Nước juice trái cây chứa nhiều đường. Tốt hơn hết là ăn và nhai trái cây, rau cải tươi. (Hình minh họa: Getty Images)- Uống nước lạnh có vắt chanh để giải độc và điều hoà độ pH
Hiểu theo thuyết âm dương, ngũ hành, hay hiểu theo sự cân bằng giữa nồng độ acid và kiềm, các tế bào trong cơ thể bao giờ cũng ở mức độ bão hòa, không nóng không lạnh, không âm không dương, không acid hay kiềm tính quá độ. Một cơ thể khỏe mạnh, là một cơ thể không bị mất cân bằng đi xa quá điểm trung hoà, thí dụ như nồng độ acid pH hơi kiềm một chút chẳng hạn.
Nước chanh không thay đổi độ pH, của cơ thể. Chỉ cần nước lạnh là đủ. Có chút chanh để dễ uống nước, nhưng không nhất thiết phải có để giải độc.
- Uống thuốc vitamin C để trị cảm cúm
Lý thuyết uống vitamin C để trị cảm cúm được đề xuất bởi khoa học gia từng lãnh giải Nobel, Linus Pauling, nhưng không có một nghiên cứu nào chứng minh điều ấy. Có chăng, uống nhiều vitamin C lại tăng oxidant free radicals chứ không giảm đi so với ăn trái cây. Khi cảm thì nên uống nước nhiều, và ăn cam tươi.
- Uống nhiều thuốc bổ, antioxidants
Khoảng 40% dân Mỹ, rất trung kiên, uống thuốc bổ mỗi ngày. Tuy nhiên nghiên cứu mới năm 2013, cho thấy không có một bằng chứng nào chứng tỏ uống thuốc bổ, thậm chí đa sinh tố multivitamin, có thể giúp chống bệnh tật như đau tim hay ung thư, hay làm cho ta khỏe hơn cả.
Thuốc antioxidants cũng thế. Mặc dù một số thức ăn như trái cây, có chứa antioxidants giúp đỡ cho cơ thể, nhưng uống thuốc thì, ngược lại, có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư, vì chính thuốc làm tăng oxidants do phản ứng dây chuyền.
- Uống thuốc bổ biotin để bớt rụng tóc và tốt móng tay
Đúng, là những người thiếu chất biotin thì sẽ rụng tóc và móng tay dễ bị gãy. Nhưng, tình trạng thiếu biotin chỉ xảy ra khi chúng ta bị đói dài hạn, lâu ngày. Ở Mỹ, không dễ gì bị đói như ở những nơi bị chiến tranh như Phi Châu hay Syria. Uống thuốc bổ chỉ mắc công cho cơ thể phải, giải độc mà thôi.
- Sợ ăn bột ngọt
Rất nhiều websites của Mỹ, đả phá, cho rằng bột ngọt là chất độc. Thật ra không có một bằng chứng ngộ độc bột ngọt nào xảy ra cả. Theo những nghiên cứu mới, một số người than phiền bị bị nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, hồi hộp vì ăn bột ngọt, trên thực tế họ chỉ ăn đường mà không biết. Dĩ nhiên, cũng không nên nấu nướng quá nhiều bột ngọt, không tốt, nhưng một tí để thêm hương vị cũng chẳng sao.
- Súc rửa âm đạo
Hiện nay ở các hiệu thuốc Tây đều có bán các loại thuốc, nước để súc rửa âm đạo. Thật ra, môi trường âm đạo luôn luôn được tự động giữ sạch. Càng súc với rửa, càng làm xáo trộn môi trường ấy, dễ đưa đến bệnh nhiễm trùng.
- Súc rửa ruột già
Có nhiều người tin rằng phải bơm nước, có khi “tưới vòi” cả 15 gallons, để tẩy rửa ruột già. Thật ra, đường ruột của chúng ta làm việc rất đắc lực để tẩy uế hằng ngày. Xịt nước với áp suất cao vào ruột già, chỉ làm cho ta dễ bị lủng ruột, hại thận mà thôi.
- Xem nhiều hình ảnh trên mạng xã hội, Instagram về xuống cân
Không thiếu gì những hình ảnh được “ chia sẻ” trên mạng lưới xã hội khoe thân thể gọn, đẹp, eo thon này nọ. Mạng xã hội có thể giúp ta động viên tinh thần trong thời gian ngắn, nhưng sự đua tranh cuối cùng sẽ làm tổn thương về tâm thần, mất tự tin, gây bệnh trầm cảm, vì nghĩ là mình không thể đạt được một thân hình đẹp như người trên mạng.
Người Mỹ có câu “If it ain’t broke, don’t fix it.” và “Keep it simple” có nghĩa là, nếu không hư thì đừng có sửa, và hãy giữ mọi thứ đơn giản. Càng đơn giản càng tốt khi nói đến sức khoẻ.
From: Loi Le
THẬT XẤU HỔ
Nhật Bản thuê cả máy bay riêng để trục xuất hàng chục người về Việt Nam ngay tức khắc.
Quá bức xúc vì số người từ VN sang Nhật Bản gây rối, ăn cướp, ăn trộm... ngày một đông, chính phủ Nhật Bản thuê cả máy bay riêng để trục xuất những người này về Việt Nam ngay tức khắc.
Bộ Tư pháp Nhật Bản công bố vào ngày 8 tháng 2 rằng, 47 nam giới và nữ giới người Việt Nam đã bị cưỡng chế đưa về nước bằng máy bay thuê riêng.
Được biết, việc cưỡng chế về nước bằng máy bay thuê riêng được bắt đầu từ năm 2013 và đây là lần thứ 7.
Sau khi thông tin này được đăng tải đã có rất nhiều người Nhật bức xúc gửi phản hồi trên trang Yahoo New của Nhật rằng:
– Chi phí thuê máy bay này là nước Nhật phải chịu ah? Đây là tiền thuế của dân??!
– Có thể gửi về theo máy bay vận chuyển bình thường, việc gì phải thuê máy bay riêng?! Có nhiều người còn bảo rằng: Cho lên tầu gửi theo đường biển cũng được không cần phải gửi về theo đường hàng không!!
– Người nước ngoài phạm tội ở Nhật ngoài Việt Nam ra còn cả Trung Quốc phải siết chặt việc xin visa! Ngoài ra bỏ hẳn visa theo tour du lịch cho người Việt cũng được…
– Việc xử lý đồng loạt là cần thiết nhưng việc thuê máy bay riêng bằng tiền thuế của dân là không được…!!
Theo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật thì số người ngước ngoài ở Nhật nhiều nhất là Trung Quốc, đứng thứ 2 là Việt Nam. Nhưng trong những năm gần đây số người Việt Nam phạm tội đã nhiều hơn người Trung Quốc với chiều hướng tăng mạnh.
Nhật Bản thuê cả máy bay riêng để trục xuất hàng chục người về Việt Nam ngay tức khắc.
Quá bức xúc vì số người từ VN sang Nhật Bản gây rối, ăn cướp, ăn trộm... ngày một đông, chính phủ Nhật Bản thuê cả máy bay riêng để trục xuất những người này về Việt Nam ngay tức khắc.
Bộ Tư pháp Nhật Bản công bố vào ngày 8 tháng 2 rằng, 47 nam giới và nữ giới người Việt Nam đã bị cưỡng chế đưa về nước bằng máy bay thuê riêng.
Được biết, việc cưỡng chế về nước bằng máy bay thuê riêng được bắt đầu từ năm 2013 và đây là lần thứ 7.
Sau khi thông tin này được đăng tải đã có rất nhiều người Nhật bức xúc gửi phản hồi trên trang Yahoo New của Nhật rằng:
– Chi phí thuê máy bay này là nước Nhật phải chịu ah? Đây là tiền thuế của dân??!
– Có thể gửi về theo máy bay vận chuyển bình thường, việc gì phải thuê máy bay riêng?! Có nhiều người còn bảo rằng: Cho lên tầu gửi theo đường biển cũng được không cần phải gửi về theo đường hàng không!!
– Người nước ngoài phạm tội ở Nhật ngoài Việt Nam ra còn cả Trung Quốc phải siết chặt việc xin visa! Ngoài ra bỏ hẳn visa theo tour du lịch cho người Việt cũng được…
– Việc xử lý đồng loạt là cần thiết nhưng việc thuê máy bay riêng bằng tiền thuế của dân là không được…!!
Theo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật thì số người ngước ngoài ở Nhật nhiều nhất là Trung Quốc, đứng thứ 2 là Việt Nam. Nhưng trong những năm gần đây số người Việt Nam phạm tội đã nhiều hơn người Trung Quốc với chiều hướng tăng mạnh.
Pham Thai To Xin thưa không phải 1 con sâu mà cả bầy Sâu đã thấm nhuần tư tưởng của Hôi Cứt Mèo với cách trồng Người theo Chủ nghĩa quái đản thường gọi là CNXH Đười Ươi 9 phần Khỉ 1 phần Người.
Manage
Phuong Phan Cả một rừng sâu... của Việt cộng... làm xấu nhục cho QUÝ ÔNG BÀ ANH CHỊ EM không Việt cộng trên TOÀN THẾ GIỚI... lũ Việt cộng đâu hết rồi... Hãy ngừng ngay cái trò bán đứng đạo đức của NHỮNG Người con không Việt cộng và còn lương tri.. nhân phẩm đối với QUÊ HƯƠNG & DÂN TỘC.... Phân nô......
Manage
Show more reactions · Reply ·
Dự kiến đầu tư hơn 37 tỷ USD cho Khu đô thị thông minh Nhật Tân-Nội Bài
Chính phủ Nhật Bản và hơn 20 công ty cùng hợp tác với Việt Nam để xây dựng một đô thị thông minh ở Hà Nội từ nay đến năm 2023, với các xe buýt tự lái và một loạt các công nghệ tiết kiệm năng lượng.
Theo tờ Nikkei, tập đoàn kinh doanh tổng hợp Sumitomo, hãng sản xuất máy móc Mitsubishi Heavy Industries và công ty vận hành tàu điện ngầm Tokyo Metro là 3 trong số doanh nghiệp tham gia dự án.
Theo lãnh đạo của các công ty Nhật Bản, ước tính giá trị dự án lên đến gần 4 nghìn tỷ Yên, tương đương 37,3 tỷ USD, và là dự án lớn nhất do Nhật Bản đứng đầu ở nước ngoài.
Tổ hợp liên doanh do Sumitomo dẫn đầu đã ký hợp đồng với tập đoàn bất động sản BRG của Việt Nam. Công ty kiến trúc Nhật Nikken Sekkei sẽ thiết kế đô thị, dự kiến được xây dựng trên 310 hecta ở khu vực Nhật Tân-Nội Bài, phía bắc của Hà Nội. Thời gian lái xe từ đó vào trung tâm thủ đô mất khoảng 15 phút.
Giai đoạn đầu tiên có thể bắt đầu vào tháng 10, với 7.000 căn hộ và các cơ sở thương mại sẽ được xây dựng vào cuối năm tới.
Các căn hộ nhắm đến người có thu nhập trung bình, với giá sẽ từ khoảng 93.000-140.000 USD.
Mitsubishi Heavy sẽ cung cấp xe buýt tự hành và các trạm sạc cho xe điện. Điều này sẽ giúp cho đường phố vắng bóng ô tô và xe máy phun ra khí thải.
Các thiết bị thông minh của Panasonic và KDDI sẽ giúp đô thị tiết kiệm năng lượng.
Các căn nhà sẽ được trang bị các tấm pin mặt trời và thiết bị tái chế chất thải thực phẩm.
Tuyến đường sắt đô thị số 2 của Hà Nội, được xây dựng với vốn ODA Nhật Bản, sẽ được kéo dài đến khu vực này. Dự kiến tuyến này cũng sẽ được kéo dài đến sân bay quốc tế Nội Bài, như vậy có thể sẽ giúp đưa khách nước ngoài đến khu đô thị.
Ngoài các tòa nhà và thiết bị công nghệ cao, các công ty Nhật còn dự định để lại dấu ấn nữa của mình là 3.000 cây anh đào thích ứng với môi trường địa phương.
Quang Minh
bí ẩn ký tự chử x trên lòng bàn tay''NÓI LÊN DIỀU GÌ''sướng khổ sang hèn xem thì
|
Năm Tuất kể chuyện Quỷ
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nếu như Hồ Chí Minh đã thấy “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”, thì không cần phải là “người bắc có lý luận”, người nào còn chút lương tri cũng thấy, không có gì quỷ (dấu hỏi) bằng tên đao phủ đã tự phán cho mình sắp“về trời” (Sic) mà vẫn còn đổ tội mình cho người khác.
Tên đao phủ đó là Hoàng Phủ Ngọc Tường, và người khác là dân Huế, đồng bào của chính y chứ không ai khác.
Hoàng Phủ Ngọc Tường đao phủ ở chỗ nào ra sao, thiết nghĩ không cần phải dẫn chứng ra đây; nếu ai chưa “ngộ”, chỉ cần vào Google oánh mấy chữ “Tên đao phủ Hoàng Phủ Ngọc Tường” là có ngay đủ thứ chứng cứ. Trong bài này, tác giả chỉ bàn về hai “khâu” Phủ “ về trời” và “khâu” Phủ đổ tội..
Đọc nguyên vặn Lá thư của Hoàng Phủ Ngọc Tường đăng trên FB Nguyễn Quang Lập, hàng thứ 5 có câu:
“Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời.”
Và từ hàng thứ 26 trở đi có đoạn:
“Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân.”
“Khâu” Phủ “về trời” thì không còn gì để bàn, vì đó là quyền của Phủ tự “oánh giá” cho mình... sẽ về trời, chứ không chịu mang “thành quả cắt mạng” đi chầu Diêm Vương. Ở đây chỉ cần đề cập “khâu chủ đạo” là đổ tội.
Tường viết, “... những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân.”
Nói đến “Quân nổi dậy” thì phải hiểu đó là một đám người địa phương; người địa phương ở đây là người Huế. Như mọi người đã biết, thành công của chiến dịch đánh phá Miền Nam năm Mậu Thân mang tên“ Tổng Công Kích, Tổng Khởi Nghĩa” chỉ thành công ở “Dzế” đầu là gây kinh hoàng cho nhân dân Miền Nam giữa lúc họ đang đón mừng Năm Mới, đặc biệt giết được một số khoảng 6 ngàn dân Huế, nhưng thất bại hoàn toàn ơ “Dzế” thứ hai là không có ai nổi dậy ráo. Nếu có nổi dậy chăng, thì đám đó là bọn nằm vùng hay một số kẻ vì tư thù cá nhân, rồi nhân cơ hội chỉ điểm cho đám quân chính quy từ rừng xuống và từ Bắc kéo vào “xử lý”.
Người Huế đâu có mấy ai vô nhân tính như anh em nhà họ Hoàng Phủ, Ngọc Phan, Ngọc Tường cộng thêm Nguyễn Đắc Xuân để “nổi dậy” thành một đạo quân vũ trang đầy mình, thừa sức sục bắt, dẫn đi, đập đầu, đâm lưng chôn sống hàng mấy ngàn đồng bào Huế, gây nên “những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu “ như lời đao phủ Tường “thật thà khai báo” vậy.
Chết đến nơi, đòi về trời mà đao thủ phủ cứ đổ tội mình đã rành rành cho kẻ khác. Đúng là một kẻ coi trời bằng vung. Quỷ thật!
Những ngôi mộ tập thể ở Huế
1. Bộ đội cộng sản bị đẩy lui
Không tổ chức được cuộc tổng khởi nghĩa (chữ của cộng sản), Việt cộng còn bị quân đội Việt Nam Công Hòa (VNCH) và Đồng minh phản công mạnh mẽ, đẩy lui ra khỏi Huế.
Dù bị bất ngờ, quân đội VNCH bắt đầu phản công vào mồng 3 Tết (1-2-1968). Ngày mồng 5 Tết (3-2), các chiến sĩ Nhảy Dù VNCH tái chiếm cửa An Hòa. Cũng trong ngày nầy, Thủy quân lục chiến (TQLC) Hoa Kỳ đổ bộ ở Bến tàu Hải quân bên hữu ngạn (phía Đài phát thanh Huế), đến đóng tại Bộ Chỉ huy MACV.
Lo ngại cánh quân Hoa Kỳ từ hữu ngạn kéo sang tả ngạn (phía Thành nội), cộng quân đánh sập cầu Trường Tiền tối mồng 9 Tết (7-2-1968).
(Hình Internet)
Ngày 14-2, tình hình hữu ngạn được xem là yên ổn, chỉ còn bộ chỉ huy của Thân Trọng Một trốn tránh tại vùng lăng Tự Đức cho đến ngày 25-2. Khi tình hình hữu ngạn được ổn định, lực lượng Nhảy Dù rút vào nam, và các chiến sĩ TQLC đến thay thế.
Ngày 12-2, TQLC / VNCH và TQLC Hoa Kỳ đổ bộ lên bến Bao Vinh, nằm trên bờ sông Gia Hội, gần đồn Mang Cá, cùng mở “chiến dịch Sóng Thần 739/ 68” ngày 14-2, tảo thanh quân cộng sản (CS) trong Thành nội.
Trận chiến càng ngày càng ác liệt, có khi TQLC và bộ đội CS chỉ cách nhau vài chục thước, giành nhau từng căn nhà. Ngày 18-2, TQLC Hoa Kỳ chiếm được cửa Đông Ba (đường Mai Thúc Loan). Cộng quân đóng trong Thành nội chỉ còn liên lạc với cánh quân Gia Hội của họ bằng cửa Thượng Tứ.
Trước nguy cơ thất bại, cộng quân tính chuyện rút lui. Ngày mồng 8 Tết (6-2), CS bắt đầu di chuyển thương binh, tù binh, chiến lợi phẩm ra khỏi Huế. Lúc đó, tại miền núi phía tây tỉnh Quảng Trị, cộng quân đã chiếm được Làng Vei, một vị trí chiến lược ở tiền đồn Khe Sanh ngày 7-2. Phi cơ Hoa Kỳ tái oanh tạc vùng phụ cận Hà Nội ngày 14-2, nên ngày 15-2, Quân uỷ Trung ương ở Hà Nội, gởi vào đảng uỷ CS Thừa Thiên Huế một công điện nội dung như sau: “Phải giữ Thành nội, không được rút ra ngoài để phục vụ nhiệm vụ chính trị chung cả nước.”(Chính Đạo, Mậu Thân 68: thắng hay bại, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1998, tr. 146.)
Tình hình càng lúc càng bất lợi cho CS. Lê Minh, bí thư Thừa Thiên Huế, giữ trách nhiệm trực tiếp mặt trận Huế, tỏ ý muốn rút lui trong cuộc họp ngày 19-2, nhưng còn phải chờ lệnh trên.
Quân đội VNCH và Đồng minh Hoa Kỳ đẩy dần quân CS ra khỏi Thành nội. Sáng sớm 23-2, lá cờ VNCH tung bay trên kỳ đài, thay thế cờ của MTDTGPMNVN. Quân đội VNCH và Đồng minh có thể nói đã làm chủ được tình hình Thành nội từ đây.
(Hình Internet)
Phía cộng sản, “về sau có lệnh: chuẩn bị rút lui lên vùng rừng núi phía Tây, cố bảo toàn lực lượng, mang theo đủ vũ khí chưa sử dụng đến. Khi lệnh rút lui ban bố vào đêm 25 tháng 2, một không khí có phần hoảng loạn diễn ra...” (Thành Tín [Bùi Tín], Mặt thật, hồi ký chính trị, California: Nxb. Saigon Press, 1993, tr. 184.)
Gia Hội là khu vực hoàn toàn dân sự, không có cơ sở quân sự, cơ sở hành chánh hay kinh tế gì quan trọng. Những nhà chỉ huy hành quân VNCH cũng như Đồng minh nghĩ rằng cần phải thanh toán trước những cứ điểm đầu não do bộ đội cộng sản đang chiếm đóng trong Thành nội, thì tức khắc cộng quân ở vùng Gia Hội sẽ tự tan hàng rút lui.
Mãi đến ngày 22-2, hai tiểu đoàn Biệt Động Quân của Quân lực VNCH mới được tung vào Gia Hội để đẩy lui cộng quân. Vì quân đội VNCH đến giải tỏa trễ, và cộng sản chiếm đóng vùng Gia Hội lâu ngày, nên cộng sản có thời gian tàn sát đồng bào nơi đây nhiều nhất trong thành phố Huế.
2. Cộng sản tàn sát đồng bào
Trong lúc hai bên đánh nhau, thống kê ước lượng cho thấy tại mặt trận Huế, quân đội VNCH có 384 tử trận, 1, 830 bị thương; Bộ binh Mỹ 74 tử trận, 507 bị thương; Thủy quân lục chiến Mỹ 142 tử trận, 857 bị thương, Bộ đội Bắc Việt và Việt cộng khoảng 5, 000 tử trận, số bị thương không tính được. (David T. Zabecki, “Huê, Battle of (1968)”, đăng trong Encyclopedia of the Vietnam War, a political, Social, and Military History, California: Volume 1, Spencer C. Tucker chủ biên, 1998, tr. 304.)
Trong chiến tranh, chiến sĩ các bên lâm chiến bị thương vong là chuyện không thể tránh khỏi, nhưng trong biến cố Mậu Thân (1968) tại Huế, rất nhiều nạn nhân bị cộng quân giết hại thảm khốc trong thời gian CS tạm chiếm Huế, nhiều nhất là các nhân viên chính quyền, cảnh sát, binh sĩ và sĩ quan Quân lực VNCH đang nghỉ Tết, không ở vị trí chiến đấu, và một số khá lớn thường dân không cầm súng, chỉ chạy tỵ nạn chiến tranh.
Cho đến nay, không ai có thể kiểm kê đích xác số thường dân cũng như số người không ở vị trí chiến đấu (đang nghỉ Tết) bị phía CS giết hại. Theo sự phân tích của Nguyễn Trân, một nhà hoạt động chính trị thời VNCH, đưa ra trong quyển hồi ký của ông ta thì:
“Về phía dân chúng, có 5, 800 người chết, trong đó có 2, 800 người bị Việt cộng giết và chôn tập thể: 790 hội viên các Hội đồng tỉnh, thị xã và xã bị gán cái tội “cường hào ác bá”, 1892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, hằng trăm thanh niên tuổi quân dịch, một linh mục Việt (Bửu Đồng), hai linh mục Pháp, một bác sĩ Đức và vợ, và một số Phi Luật Tân.” (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, Nxb. Xuân Thu, California,1992, tr. 642.)
Trong sách Thảm sát Mậu Thân ở Huế, tuyển tập - tài liệu, Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại (PTGDVNHN), California, in lần thứ 2, 1999, tt. 85-86, tt. 94-99, và tt. 135-136 thì: Hai linh mục Pháp là: Urbain, 52 tuổi và Guy 48 tuổi bị bắt ở tu viện Thiên An và bị dẫn đi ngày 25-2; sau xác tìm được ở gần lăng Đồng Khánh. Bốn người Đức bị giết là: bác sĩ và bà Hort Gunther Krainick, bác sĩ Raimund Discher, và bác sĩ Alois Alterkoster. Ba bác sĩ Tây Đức tình nguyện đến dạy tại Đại học Y khoa Huế. Cả 4 người nầy đều bị bắt ngày 5-2-1968.
Những con số trên đây có thể sai biệt chút ít, nhưng chắc chắn số thường dân cũng như số người nghỉ phép nhân dịp Tết tại Huế, bị giết chôn trong các hầm tập thể rất nhiều. Sau đây là thống kê tóm tắt số hài cốt tìm được trong các mồ chôn tập thể sau khi cộng quân rút lui do một bác sĩ người nước ngoài ghi lại. (PTGDVNHN, sđd. tr. 222.) Số liệu nầy rút ra từ sách The Vietcong Massacre at Hue của nữ bác sĩ Elje Vannema, New York: Nxb. Vintage Press, 1976. Lúc xảy ra biến cố Mậu Thân, bà có mặt tại Huế, và viết lại những điều tai nghe mắt thấy.
3. Những ngôi mộ tập thể
Dưới đây là địa điểm những ngôi mộ tập thể ở phụ cận thành phố Huế và số lượng xác nạn nhân tìm thấy được. (Trích PTGDVNHN, sđd. tr. 131.)
Địa điểm và số nạn nhân (trong ngoặc): Trường Gia Hội (203 người), Chùa Theravada [Gia Hội] (43), Bãi Dâu [Gia Hội] (26), Cồn Hến [Gia Hội] (101), Tiểu Chủng Viện [số 11 đường Đống Đa] (6), Quận Tả ngạn (21), Phía đông Huế (25), Lăng Tự Đức, Đồng Khánh (203), Cầu An Ninh (20) Cửa Đông Ba (7), Trường An Ninh Hạ (4), Trường Văn Chí (8), Chợ Thông (102), Lăng Gia Long (200), Chùa Từ Quang (4), Đồng Di (110), Vinh Thái (135), Phù Lương (22), Phú Xuân (587), Thượng Hòa (11), Thủy Thanh - Vinh Hưng (70), Khe Đá Mài (428).
Tổng cộng: 2, 326 người.
4. Trường hợp Hoàng Phủ Ngọc Tường
Trong cuộc tàn sát tại Huế, cảnh tượng dã man nhất là vụ Việt cộng tùng xẻo thiếu tá Từ Tôn Khán, tỉnh đoàn trưởng Xây dựng Nông thôn (XDNT) tỉnh Thừa Thiên, được một tác giả ở Huế mô tả như sau: “Thiếu tá tá Từ Tôn Khán, tỉnh đoàn trưởng Xây dựng Nông thôn Thừa Thiên, nhà ở 176 Bạch Đằng (gần cầu Đông Ba Huế), trốn trong nhà đã ba, bốn ngày. VC [Việt Cộng] vào nhà bắt vợ con ra đứng giữa sân và tuyên bố nếu ông Khán không ra trình diện thì sẽ tàn sát cả nhà. Vì thề ông phải ra nộp mạng. VC đã trói tay ông, cột ông vào cọc giữa sân, xẻo tai, cắt mũi, tra tấn cho đến chết, thật là dã man kinh hoàng." (Nguyện Lý Tưởng, “Mậu Thân ở Huế”, PTGDVNHN, sđd. tr. 89.).
Ở đây, xin thêm vài chi tiết: Đường Bạch Đằng nằm ở Gia Hội, thuộc thành phố Huế, bắt đầu từ cầu Gia Hội (nối chợ Đông Ba với Gia Hội) đi về hướng chùa Diệu Đế, dọc theo bờ sông Gia Hội. Đường nầy thời nhà Nguyễn gọi là đường Hàng Đường, song song với đường Hàng Bè tức đường Huỳnh Thúc Kháng, bờ bên kia sông Gia Hội.
Theo nguồn tin khả tín từ những cán bộ XDNT, nhà của thiếu tá Khán do cha mẹ để lại, là một ngôi nhà xưa, xây dựng từ thời Pháp, có một cái trần nhà rất kín đáo. Thiều tá Khán cùng ba cán bộ XDNT lên trốn trên trần nhà. Viêt cộng không tìm ra. Cũng theo nguồn tin của giới cán bộ XDNT, khoảng tuần sau, Hoàng Phủ Ngọc Tường dẫn du kích CS đến nhà, đe dọa sẽ giết cả gia đình nếu thiếu tá Khán không ra trình diện. Vì thương yêu vợ con, thiếu tá Khán phải trình diện ngày 10-2-1968 (12 tháng Giêng năm Mậu Thân) và bị tùng xẻo thê thảm như tác giả Nguyễn Lý Tưởng đã mô tả. Khi hy sinh, thiếu tá Khán 37 tuổi (sinh năm 1931), để lại vợ trẻ và 7 con gái, em lớn nhứt 12 tuổi, em trẻ nhứt mới được vài tháng.
Về phía Hoàng Phủ Ngọc Tường, hiện nay Tường phủ nhận việc có mặt tại Huế trong biến cố Tết Mậu Thân, nghĩa là Tường tự cho rằng Tường không liên hệ đến các vụ thảm sát ở Huế. Tuy nhiên, có nhiều chứng liệu cho thấy Tường có mặt tại Huế trong Tết Mậu Thân, hoạt đông rất kín đáo.
Đầu tiên là bút ký “The Vietcong Massacre at Hue” của nữ bác sĩ Elje Vannema, người Hòa Lan, có mặt ở Huế trong thời gian nầy. Bút ký của bà do Nxb. Vintage Press ấn hành tại New York năm 1976, và được báo chí Việt Nam Hải ngoai dịch lại dưới tựa đề “Thảm sát Tết Mậu Thân”. Phong trào GDVNHN đăng lại đầy đủ bản dịch bài viết của Elje Vannema trong tuyển tập - tài liệu Thảm sát Mậu Thân ở Huế đã dẫn trên.
Trong bút ký, có đoạn bác sĩ Elje Vannema kể lại rằng: “Tòa án ở Tiểu chủng viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh nầy tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy ban Phật giáo chống chính quyền trước đây.”(PTGDVNHN, sđd. tr. 125.) Tài liệu của nữ bác sĩ Elje Vannema xuất bản năm 1976 và được dịch qua tiếng Việt, nên có thể Tường đã đọc bút ký nầy, hay nghe bạn bè đề cập đến bút ký nầy. Tường hoàn toàn không lên tiếng cải chính.
Sau đó, vào năm 1981, lần đầu tiên trả lời cuộc phỏng vấn quốc tế, Hoàng Phủ Ngọc Tường hãnh diện cho đài WGBH-TV Boston (Hoa Kỳ) biết rằng Tường có mặt ở Huế trong vụ CS tấn công vào Tết Mậu Thân. Tường còn kể rằng lúc ở Huế, có lần vào buổi tối, Tường đi trên một con hẻm lầy lội, tưởng là bùn, nhưng khi bấm đèn lên, thì thấy toàn máu. Như vậy chính Tường xác nhận Tường đã có mặt ở Huế trong vụ Mậu Thân.
Lời phát biểu của Tường bị đả kích nặng nề. Tường bị bà con Huế kết án là người con xứ Huế đã phản bội Huế, dẫn giặc về giết đồng bào Huế. Có thể vì bị đả kích nhiều quá, nếu không muốn nói là bị nguyền rủa nhiều quá, mười sáu năm sau, trong cuộc phỏng vấn của Thụy Khê trên đài RFI (Paris) năm 1897, Tường lại cải chính, và nói rằng Tường bị vu oan, vì Tường không có mặt tại Huế trong Tết Mậu Thân. Thật lạ lùng! Chính Tường nói ra là đã về Huế, dẫm lên máu đồng bào, rồi Tường lại hô hoán là bị vu oan. Hám danh chi ác dữ, vu oan cho chính mình?
Ngoài vụ án thiếu tá Từ Tôn Khán mà những cán bộ XDNT kể lại ở trên, ở Huế còn lan truyền câu chuyện giáo sư lão thành tên T. là thầy của Hoàng Phủ Ngọc Tường, bị du kích CS bắt, đưa đến gặp Tường. Theo mưu kế CS dùng để lừa dân chúng, Tường thả giáo sư T. ra về, và yêu cầu thầy kêu gọi các con của thầy ra trình diện để được “cách mạng khoan hồng”, nhưng cả gia đình nầy bỏ trốn luôn.
Có người còn kể rằng Tường tìm gặp một vài giáo chức ở Huế để vận động thành lập “Hội (hay Liên đoàn) giáo chức yêu nước” hoặc “Hội giáo chức ly khai” theo kiểu Nguyễn Đác Xuân lập hội “Quân nhân Sư đoàn 1 ly khai”. Đây là nhiệm vụ của Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ Và Hòa Bình tại Huế do Tường làm tổng thư ký. Tuy nhiên các giáo chức sợ liên hệ đến chuyện chính trị nên kiếm cách thoái thác. Dự tính của Tường chưa thực hiện được thì CS bỏ chạy. Chuyện nầy râm ran trong giáo giới Huế, chưa tiện công khai mà thôi.
Gần đây, cảm thấy “còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời” (lời của Tường), Tường trần tình lần cuối, tự nhận có lỗi là vì hám danh, để chứng tỏ là người trong cuộc. Tường tự thú rằng đã kể lại với đài WGBH-TV Boston những chuyện do người khác kể lại, rồi vơ vào làm như chuyện do Tường chứng kiến, chứ Tường không có về Huế Tết Mậu Thân.
Có ai tin nổi lời trần tình của Tường không? Thôi thì sự thật lịch sử luôn luôn còn có đó. Rồi đây, khi có sự thay đổi chính trị, chắc chắn những sự thật nầy và nhiều sự thật khác nữa, sẽ được đưa ra ánh sáng.
Nói cho cùng, trong sinh hoạt chính trị quan trọng nhứt là vấn đề nhận thức và quan điểm. Từ nhận thức và quan điểm đưa đến hành động. Dầu có hay không có về Huế, dầu công khai hay giấu mặt, những kẻ ăn cơm Quốc gia, kể cả những tên có học vị cử nhân hay tiến sĩ, lại đi thờ ma cộng sản, tiếp tay với bọn khát máu, giết hại đồng bào, phản bội chính những người đã nuôi dưỡng và bảo bọc mình, cũng đáng để thiên hạ lên án rồi. Gieo gió thì gặt bảo. Tạo nhân thì lãnh nghiệp. Đó là lẽ tự nhiên của trời đất.
Nỗi đau Mậu Thân lớn quá, đau nhứt là vì “đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng”. (Nhạc “Cơn mê chiều” của Nguyên Minh Khôi.) Nguyên Minh Khôi còn chấm dứt bản nhạc bằng một lời nhắn nhủ thật thấm thía: “Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên”. Xin chớ quên để người ơi xin đừng tái phạm. Đây là lời tâm tình tha thiết, luôn luôn âm vang như hồi chuông nguyện cầu trong tâm tư người Việt, còn ở trong nước hay tha phương trên khắp nẻo toàn cầu.
Kết luận
Khoảng trên 80 năm trước, ngày 4-7-1885 (23 tháng 5 ất dậu), Tôn Thất Thuyết lãnh đạo cuộc tấn công Pháp ở kinh thành Huế, bị thất bại, phải cùng vua Hàm Nghi bỏ chạy lên Tân Sở (Quảng Trị), rồi ra Hà Tĩnh, mở cuộc Cần vương.
Trong biến cố nầy, một tác giả Pháp có mặt tại chỗ, thuật lại như sau: “Người Việt thiệt hại lớn lao. Người ta đã chôn hay thiêu hơn tám trăm người chết.” (Nhiều tác giả, Les grands dossiers de l’illustration: L’Indochine, l’Histoire d’un siècle 1843-1944, Paris: Le Livre de Paris, 1987, tr. 78. Nguyên văn: Les Annamites ont du faire des pertes énormes. On a enterré ou brulé plus de huit cent de leurs.)
Để tưởng niệm những người đã chết vì cuộc chiến chống Pháp, dân chúng Huế lập Miếu Âm Hồn ở góc đường Đông Ba và đường Âm Hồn (thời VNCH là đường Mai Thúc Loan và đường Nguyễn Hiệu), và chính quyền nhà Nguyễn đã lập Đàn Âm Hồn ở Cầu Đất để hàng năm dâng hương cúng tế, tưởng niệm những nạn nhân trong trận kinh thành thất thủ ngày 4-7-1885.
Xin chú ý, những nạn nhân năm 1885 ở Huế đã hy sinh trong lửa đạn chiến tranh. Người Pháp là thực dân ngoại quốc đến xâm lăng nước ta, nhưng không giết hại bừa bãi dân Việt. Sau khi trận đánh chấm dứt, là chấm dứt luôn việc chém giết.
Trong khi đó, cũng tại Huế, trong biến cố Mậu Thân năm 1968, sau khi tạm chiếm Huế, cộng sản đã giết hại một cách dã man, tùng xẻo nạn nhân như thời Trung cổ, chôn sống hàng ngàn thường dân vô tội, chôn sống cả những ân nhân nước ngoài. Thế cũng chưa đủ. Sau năm 1975, nghĩa trang những nạn nhân Tết Mậu Thân bị cộng sản dẹp bỏ, san phẳng, không còn dấu tích. Những miếu mạo thờ phượng oan hồn uổng tử Tết Mậu Thân cũng bị đập nát. Nhà cầm quyền cộng sản thì hằng năm ăn mừng biến cố Mậu Thân như những người man rợ thời hoang dã nhảy múa quay cuồng khi giết được con mồi. Xem như thế, cộng sản Việt Nam quá sức tàn ác, tàn ác gấp trăm lần thực dân Pháp nữa.
Tội lỗi nầy không bao giờ phai trong ký ức của người Việt và trong lịch sử dân tộc Việt.
(Toronto, 19-2-2018)
Kính mời quý vị đồng hương vùng Toronto và phụ cận tham dự LỄ TƯỞNG NIỆM NẠN NHÂN CỘNG SẢN TẾT MẬU THÂN do Liên hội Người Việt Canada cùng các Tôn giáo và Hội đoàn trong Cộng đồng, tổ chức lúc 01 giờ trưa ngày Thứ Bảy 3-3-2018 tại Northwood Community Centre, số 15 Clubhouse Crt., North York, Ontario, điện thoại: 416-395-7876.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét