TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP


BMH
Washington, D.C


Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH...

Bài viết mới nhận được của anh Nam Lộc về Việt Khang: " Việt Khang: Người gieo hạt nhân ! "

Xin mời Quý Vị xem để tường, và tùy nghi thẩm định...

Trân trọng...


BMH
Washington, D.C


-----Original Message-----
From: loc nguyen <>
To: BMH <>
Sent: Sun, 11 Feb 2018 13:04
Subject: VIỆT KHANG: Người gieo hạt nhân!

Thân gởi anh Hùng bài viết về nhạc sĩ Việt Khang,
Nam Lộc


VIỆT KHANG: Người gieo hạt nhân!
                              Nam Lộc
Có hai người đàn ông trẻ đang gieo những hạt nhân xuống thế gian. Một là ông Kim Jong-un, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, đang mang những hạt nhân nguyên tử ra để dọa dẫm thế giới, làm điên đầu các nhà lãnh đạo ở Hoa Kỳ. Còn người kia là nhạc sĩ Việt Khang, người chỉ gieo những hạt nhân từ, nhân hậu, nhân nghĩa, nhân bản cũng như nhân quyền. Ấy thế mà cũng làm điên đảo nhà cầm quyền Việt Nam ở trong nước, khiến họ đã phải giam giữ anh suốt 4 năm tù cộng 2 năm “quan chế”! Và cuối cùng đành phải thả anh đi ra nước ngoài dưới áp lực của chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt là sự can thiệp mạnh mẽ của Thượng Nghị Sĩ John McCain.
Tôi chỉ được trao đổi với nhạc sĩ Việt Khang (VK) có đôi lần. Một lần anh vừa text, vừa email cho tôi khi mới ra tù để gời lời chúc Tết, và cảm ơn những điều mà tôi đã giới thiệu về anh trên các chương trình video của trung tâm Asia cùng những phát biểu khác. Còn lần thứ hai thì anh em chúng tôi nói chuyện qua điện thoại, anh tâm sự về hoàn cảnh gia đình của mình! Và lúc ấy tôi chỉ nhận xét được, anh là một người nhạc sĩ trẻ, với trái tim nhân hậu và tranh đấu cho nhân quyền qua những ca khúc làm rung động trái tim của hàng triệu người trên thế giới!
Tuy nhiên cho đến khi tiếp xúc và gặp gỡ trực tiếp VK, tôi lại càng ngưỡng mộ và khám phá thêm ở anh những khía cạnh khác của một con người đầy lòng nhân bản. VK tên thật là Võ Minh Trí, là một người miền Nam, ăn nói thật giản dị, thành thật và từ tốn. Nhưng khi quan sát VK trả lời những câu hỏi rất tò mò và phức tạp của các phóng viên báo chí, truyền hình trực tiếp ngay tại phi trường sau hơn 30 giờ không ngủ, vừa bay, vừa đợi chờ ở phi cảng, trong một hoàn cảnh thật tế nhị, đầy xúc động, tôi mới biết anh là một người thật sâu sắc, cẩn thận và kỹ lưỡng. VK không từ chối bất cứ một câu hỏi nào và quan trọng hơn cả là không hề phát biểu một điều gì thừa thãi hay vấp váp hoặc “đụng chạm”! Từ chuyện gia đình, tù tội, chính trị, đến hận thù và nhân nghĩa, không thiếu bất cứ một câu hỏi nào mà người ta không đặt ra cho VK tại phi trường Los Angeles, ngay khi vừa xuống máy với nét mặt còn xanh xao, mệt mỏi.

Inline image
VK đang trả lời phỏng vấn
Bước ra khỏi phi trường và đi cùng với những người nghệ sĩ đồng chí hướng, đã chia sẻ cùng một lý tưởng và phổ biến những ca khúc yêu nước của anh trên khắp thế giới như Trúc Hồ, Quốc Khanh, Nguyên Khang, Mai Thanh Sơn... Nhìn VK tươi cười và huyên thuyên nói chuyện, tôi có cảm tưởng như một cánh chim, đã vừa tìm được tổ ấm mới ở hải ngoại. Vì thật sự khi sinh hoạt chung, tôi biết các anh chị em nghệ sĩ vừa kể, cộng với Diễm Liên, Đoàn Phi, Y Phương, v..v.. vẫn thường âm thầm trao đổi và nói chuyện qua điện thoại với VK, có khi hàng ngày. Qua các buổi trình diễn nhạc VK, những lúc tinh thần khán giả lên cao độ, tôi còn thấy họ lén lút “livestream” cho VK cùng chứng kiến. Họ chia sẻ, giúp đỡ và bảo bọc người nhạc sĩ yêu nước này như chính người thân trong gia đình của mình. Chả thế mà họ đã, đang và sẽ khắng khít với nhau. Họ đã kiên nhẫn, bỏ ngoai tai những lời đồn đãi nhảm nhí để sống với nhau một cách chân thành và tình nghĩa của những con người có tư cách và trái tim yêu nước.

Inline image
VK cùng thân hữu và cô phụ tá TNS McCain
Lúc đoàn người đông đảo đang ồn ào và sôi nổi vây quanh VK ở phi trường, nào là hội ngộ, thăm hỏi, phỏng vấn trong một cảnh tượng vô cùng náo nhiệt, thì ở một góc xa tôi nhìn thấy có một thiếu nữ đang đứng khóc, và vội chùi nước mắt khi tôi bước đến hỏi thăm, thì ra đó chính là cô luật sư người Mỹ gốc Việt, phụ tá của TNS John McCain và cũng là người chính thức được ông McCain giao phó trọng trách đảm nhiệm hoàn toàn việc thương thảo, sắp đặt và can thiệp cho VK được ra khỏi VN, cô xin được dấu tên. Tìm hiểu sâu hơn nữa tôi còn biết thêm cô chính là một người “đàn em” của NS Trúc Hồ. Vì cảm phục tấm lòng son sắt với quê hương, đất nước của TH và VK cho nên cô đã cam kết với NS Trúc Hồ là sẽ cáng đáng công tác đầy thử thách này và cô đã âm thầm hoạt động một cách thật kín đáo và gian truân trong suốt hơn hai năm trời, trước những đòi hỏi phức tạp của “phía bên kia”. Cô nói, đã nhiều lần tưởng VK được đi nhưng lai bị hủy bỏ, thậm chí VK đã cầm vé để chuẩn bị lên mày bay một tuần trước đó, nhưng rồi cũng bị “làm khó”, khiến cô bé lại vất vả, ngược xuôi! Chả trách cô đang khóc trong hạnh phúc khi nhìn thấy VK đang tươi cười gặp gỡ đồng bào, cùng những người bạn đồng chí hướng với mình trên đất khách. Biết đâu cũng có thể cô khóc vì chợt nghĩ, đến khi nào thì cảnh này sẽ diễn ra ngay trên đất nước VN yêu dấu mà “giặc Tầu đang ngang tàng trên quê hương của chúng ta”?
Tôi ngưỡng mộ và mang ơn cô, vì thì theo tôi một nhân tài yêu nước như nhạc sĩ Việt Khang, cần phải đến một nơi để được tự do sáng tác, để tiếp tục nói dùm những người không được nói và hát thay cho những người không được hát. Chỉ với 2 ca khúc “Anh Là Ai” và “Việt Nam Tôi Đâu” đầy tình yêu nước mà anh đã trả giá bằng 6 năm tù tội, chính vì thế mà 2 bản nhạc mà anh lén lút sáng tác sau đó là “Trả Lại Cho Dân” và “Con Đường Việt Nam”, trung tâm Asia đã phải dùng tên khác để tôi giới thiệu tác giả!
Tôi gọi anh là “người gieo hạt nhân”, là vì:
Đối với những người bách hại anh, VK dùng những lời lẽ nhân từ để nói về họ: “anh là ai, tại sao lại đánh tôi...”?
Đối với đồng bào ở trong nước, anh can đảm đứng lên để đòi hỏi nhân quyền cho họ, và chỉ xin “quyền được nhìn, được nghe, và được nói...”!
Đối với những bạn tù, anh giữ trọn nhân nghĩa khi viết: “anh Trần Huỳnh Duy Thức vẫn dấn thân dẫu ngục tù đọa đầy...”!
Đối với những người nhạc sĩ cùng chí hướng mà anh luôn kính phục như NS Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng hoặc cùng hoạt động như Việt Dzũng, dù đã khuất nhưng với tấm nhân tình, anh xin được đến viếng thăm và cầu nguyện cho họ ngay khi xe vừa rời khỏi phi trường.

Inline image
Việt Khang đứng trước mộ Việt Dzũng
Và tôi tin chắc rằng một con người nhân văn, với tấm lòng nhân hâu như anh, lại được sống trong môi trường tự do, VK sẽ cùng những người đồng chí hướng tiếp tục sáng tác, tiếp tục tranh đấu cho quê hương VN tránh khỏi “bị ngoại xâm và hiểm họa diệt vong”, và cùng đưa đất nước Việt Nam vào con đường nhân bản!
Nam Lộc
(tặng Việt Khang, những ngày cuối năm Dậu)

Thêm 2 cảnh sát giỏi nghiệp vụ của Mỹ thiệt mạng

Sau khi nhận được cuộc gọi khẩn cấp, hai cảnh sát đã tới hiện trường và bị bắn tử vong.

CNN ngày 10/2 dẫn lời giới chức tại Westerville (bang Ohio) một khu ngoại ô phía Bắc của Thành phố Columbus cho biết 2 cảnh sát địa phương đã bị bắn chết sau khi nhận được một cú gọi 911.
Cảnh sát trưởng Cục cảnh sát Westerfield, Joe Morbitzer, đã khóc khi nhắc đến 2 cảnh sát vừa hy sinh. Ông cho biết hai cảnh sát này bị đã bị bắn khi họ đang bước vào một căn hộ ở Westerville.
Them 2 canh sat gioi nghiep vu cua My thiet mang
Hai cảnh sát Mỹ thiệt mạng sau cuộc gọi khẩn cấp 911.
Ngay khi tới hiện trường, một cảnh sát đã bị tay súng bắt chết, còn một cảnh sát khác thiệt mạng khi đang trên đường tới bệnh viện.
Ông Morbitzer cho biết, một trong số 2 cảnh sát thiệt mạng là một cán bộ giỏi nhất của ông.
Họ được xác định là Eric Joering, 39 tuổi, người đã làm việc với bộ phận này trong 17 năm, và Anthony Morelli, 54 tuổi, đã từng phục vụ 30 năm.
Phát ngôn viên của cảnh sát Christa Dickey cho hay một nghi can nam giới đã bị thương và đã nhập viện.
Them 2 canh sat gioi nghiep vu cua My thiet mang
Cuộc gọi 911 đã bị treo máy, hai nhân viên cảnh sát tới hiện trường và bị bắn chết.
Ngay sau vụ việc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết lên twitter dòng cảm thông của mình.
"Xin gửi lời cầu nguyện của tôi đối với 2 cảnh sát và gia đình của họ cũng như những người tại Westerville" - Tổng thống Mỹ viết.
Theo Officer Down Memorial Page - một tổ chức phi lợi nhuận nhằm ghi nhớ những người đã hy sinh trong nhiệm vụ cho biết, 11 nhân viên thực thi pháp luật Mỹ đã bị giết chết trong năm nay.
Sơn Dương

Nga “úp mở” khả năng bán dàn tên lửa S-400 hiện đại cho Mỹ

Ngày đăng : 16:01 - 11/02/2018
Theo hãng tin RT, người đứng đầu tập đoàn công nghiệp quốc phòng Rostec của Nga cho biết, Moscow sẵn sàng bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho bất kỳ quốc gia nào, trong đó có cả Mỹ.
Vào cuối năm ngoái, Nga đã đồng ý cung cấp S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, qua đó nước này trở thành quốc gia NATO đầu tiên sử dụng hệ thống phòng không do Nga sản xuất. Ngày 7/2, giám đốc điều hành tập đoàn công nghiệp quốc phòng Rostec là ông Sergey Chemezov cho biết Nga sẵn sàng bán S-400 (tên gọi NATO là SA-21 Growler) cho Lầu Năm Góc.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga đang được nhiều nước trên thế giới để ý.
“S-400 không phải là loại vũ khí tấn công, nó là vũ khí phòng vệ. Chúng tôi có thể bán nó cho Mỹ nếu họ muốn”, ông Chemezov trả lời phỏng vấn báo Wall Street Journal khi được hỏi về lý do Nga bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
S-400 đã được đưa vào sử dụng trong quân đội Nga từ năm 2007. Là loại vũ khí cơ động, S-400 được trang bị 4 quả tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu của đối phương từ khoảng cách 40 đến 400km. Việc triển khai S-400 đến Syria là một trong những nguyên nhân chiến dịch chống lại các phần tử khủng bố IS của Nga và Syria diễn ra thành công.
Trong lúc hệ thống phòng không S-500 đang được phát triển, nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt mua hệ thống S-400. Bên cạnh Trung Quốc và Triều Tiên, Ấn Độ, Qatar và Ả Rập Xê út cũng đang đàm phán với Nga để mua loại khí tài quân sự này.
Dòng tên lửa phòng không S từ lâu đã là một trong những loại vũ khí được nhiều nước ưa chuộng nhất trên thế giới. Hệ thống S-200, được thiết kế từ thập niên 1960, đến nay vẫn được nhiều quốc gia sử dụng. Vào ngày 11/2, một hệ thống S-200 của Syria được cho là đã bắn rơi một máy bay F-16 của Israel.
“Khi tình hình chính trị trên thế giới trở nên căng thẳng, quốc gia nào cũng phải đảm bảo an ninh của chính mình và đảm bảo không phận được kiểm soát chặt chẽ. Đây là lý do vì sao nhu cầu sở hữu hệ thống phòng không đang rất cao”, ông Chemezov cho biết. “Nhiều quốc gia trên thế giới muốn mua tên lửa phòng không và chúng tôi cũng được nhiều nước hỏi mua. Theo thông tin mà tôi có được, hệ thống của chúng tôi tốt hơn của Mỹ nhiều lần”.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của S-400 là hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ. Tuy nhiên, hệ thống của Nga có thể phát hiện mục tiêu trên không từ khoảng cách 600km và đánh chặn nó từ khoảng cách 400km, trong khi đối với Patriot các con số trên lần lượt là 180 và 130km. Tên lửa của S-400 có thể đạt vận tốc 17.280km/giờ, trong khi của Patriot là 7.920km/giờ. Thêm vào đó, S-400 có thể triển khai để phòng vệ nhanh hơn Patriot.
Ông Chemezov cho biết Nga sẵn sàng cung cấp cho Mỹ các loại vũ khí phòng không do Nga sản xuất. “Về mặt chiến lược, giữa chúng tôi và Mỹ thật sự không có vấn đề gì cả”, ông nói
“Nếu một nước có thể bảo vệ không phận của mình, họ sẽ cảm thấy an toàn hơn. Trong khi đó, kẻ thù của họ sẽ phải nghĩ kỹ trước khi tiến hành tấn công”, ông Chemezov kết luận.
Anh Tuấn (lược dịch)

Nghi vấn vụ Mỹ không kích khiến 177 lính Nga thiệt mạng?

Mới đây Không quân Mỹ đã thực hiện một vụ không kích quy mô chưa từng có vào lực lượng Syria khi họ tổ chức tấn công vào căn cứ người Kurd.

Điều đáng chú ý đó là trong trận đánh trên ngoài các lực lượng thuộc Quân đội chính phủ Syria còn được cho là có sự góp mặt của một đơn vị lính đánh thuê mang quốc tịch Nga hay còn gọi bằng cái tên Wagner.
Theo diễn biến thu được từ một cuộc hội thoại trên chiến trường, phía SAA cùng 5 đại đội lính đánh thuê mang quốc tịch Nga dưới sự yểm trợ của xe tăng, thiết giáp đã tiến hành tấn công vào vị trí của người Kurd do Mỹ bảo trợ.
Trước nguy cơ bị tiêu diệt, người Kurd đã cầu viện tới hỏa lực của Mỹ, kết quả đã đến ngay sau đó.
Ban đầu pháo binh Mỹ đã bắn cấp tập để đẩy lui cánh quân Syria và Wagner, nhưng sau đó nhận thấy hiệu quả thấp nên Mỹ bắt đầu sử dụng không quân.
Nghi van vu My khong kich khien 177 linh Nga thiet mang?
Máy bay yểm trợ hỏa lực AC-130 Gunship của Mỹ
Đầu tiên là sự xuất hiện của các máy bay yểm trợ hỏa lực AC-130 Gunship, chúng liên tục nã các loại phi pháo vào lực lượng mặt đất gây ra những thương vong đầu tiên, nhưng đáng ngại nhất nằm ở đợt oanh kích tiếp theo.
Sau AC-130, từng tốp trực thăng tấn công AH-64 Apache đã xuất hiện tại khu vực, hỏa lực cực mạnh cùng khả năng quần vòng rất lâu của biên đội trên khiến liên quân dưới mặt đất của Syria không thể tiến lên.
Bên cạnh đó, Quân SAA lẫn Wagner không có vũ khí phòng không, tất yếu dẫn tới kết cục thiệt hại nặng.
Theo các nguồn tin Trung Đông và phương Tây, các máy bay Mỹ đã quần thảo trên khu vực suốt 4 tiếng đồng hồ, gây thiệt mạng tới 177 lính đánh thuê người Nga. Tiếp theo, máy bay không người lái của Mỹ còn tiếp tục phá hủy trận địa pháo của SAA.
Nghi van vu My khong kich khien 177 linh Nga thiet mang?
Số lượng lớn trực thăng vũ trang AH-64 Apache đã được Mỹ huy động cho trận đánh trên
Nếu thông tin trên được Nga xác nhận thì đây rõ ràng là hành động "chơi rắn" nhất của Mỹ từ trước tới giờ đối với Syria - Nga, quy mô lớn hơn rất nhiều so với việc chiếc Su-22M4 của Syria bị F/A-18 bắn rơi vào năm ngoái.
Trong một diễn biến liên quan, phía Syria cũng vừa tổ chức tang lễ cho khoảng 30 lính ISIS Hunter thiệt mạng vì không kích của Mỹ, không thấy nhắc tới việc có lính đánh thuê gốc Nga thiệt mạng trong vụ việc trên.
Tình hình Syria rõ ràng chưa hề yên tĩnh sau khi phần lớn IS bị tiêu diệt khi lực lượng người Kurd, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Israel và một số nhóm đối lập do Mỹ bảo trợ vẫn đang hoạt động, trong khi Nga không thể hỗ trợ hỏa lực cho SAA khi đối đầu với lực lượng này.
Chí Linh

Đòn thù của Israel: Mỹ mang dầu chữa cháy, Nga lạnh giọng

Mỹ "ủng hộ mạnh mẽ" quyền tự vệ của Israel. Trong khi Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo Israel đe dọa cuộc sống của quân nhân Nga ở Syria.

Thêm dầu vào lửa
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm 10/2 về việc phòng không Syria bắn hạ F-16I, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi các nhà lãnh đạo "tránh mọi bước đi có thể dẫn đến vòng đối đầu mới, nguy hiểm cho tất cả mọi người trong khu vực".
Trong khi đó, Thủ tướng Netanyahu tuyên bố với nhà lãnh đạo Nga rằng, Israel sẽ bảo vệ đất nước chống lại mọi mối đe dọa của Iran từ lãnh thổ Syria.
Tel Aviv cho rằng, điều quan trọng đối với an ninh quốc gia là nhằm mục tiêu vào những lợi ích của Iran ở Syria, cũng như ngăn chặn các chuyến xe vận chuyển vũ khí cho lực lượng Hezbollah do Iran hậu thuẫn ở Syria.
"Tôi nhắc lại với ông Putin về quyền và nghĩa vụ của chúng tôi phải bảo vệ mình trước bất kỳ hành động gây hấn nào từ lãnh thổ Syria. Chúng tôi nhất trí phối hợp an ninh giữa các quân đội", ông Netanyahu phát biểu tại cuộc họp báo tối 10/2.
Thủ tướng Israel cũng thông báo đã nói chuyện với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sau khi căng thẳng leo thang.
Don thu cua Israel: My mang dau chua chay, Nga lanh giong
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (giữa), Bộ trưởng Quốc phòng Avigdor Lieberman (phải) và Tổng tham mưu trưởng Trung tướng Gadi Eizenkot (trái)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert khi bình luận về hành động của Israel ở Syria nhấn mạnh, Mỹ "ủng hộ mạnh mẽ" quyền tự vệ của Israel.
"Mối đe dọa leo thang có toan tính của Iran và tham vọng của nước này về quyền lực và thống trị, đặt mọi người dân trong khu vực từ Yemen đến Lebanon vào vòng nguy hiểm", bà Nauert nói.
Đồng quan điểm, Người phát ngôn Lầu Năm Góc Adrian Rankine-Galloway nói với các phóng viên rằng, Mỹ ủng hộ cuộc tấn công của Israel nhằm vào mười hai vị trí của Lực lượng phòng không Syria và lực lượng Iran ở Syria. Mỹ ủng hộ hoàn toàn "Quyền tự vệ của Israel".
"Israel là đối tác an ninh thân cận nhất của chúng tôi trong khu vực và chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quyền tự vệ của Israel để chống lại các mối đe dọa đối với lãnh thổ và người dân của họ", Thiếu tá Rankine-Galloway nói, theo Reuters.
Rankine-Galloway lưu ý, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cũng cảnh báo "những hoạt động gây bất ổn" của Iran ở Trung Đông.
"Chúng tôi chia sẻ mối quan tâm của người dân trong khu vực về các hoạt động gây bất ổn của Iran. Những hành động này đang đe doạ hòa bình và an ninh quốc tế. Chúng tôi đang tìm kiếm giải pháp quốc tế mạnh mẽ hơn để chống lại các hoạt động nguy hiểm của Iran", Rankine-Galloway nói.
Chỉ là bước khởi đầu
Trong khi đó, đồng minh của Damascus, Hezbollah Lebanon tuyên bố, việc bắn hạ máy bay chiến đấu của Israel của Lực lượng Phòng không Syria chỉ là "bước khởi đầu của một giai đoạn chiến lược mới".
Mục đích chính của giai đoạn này là làm hạn chế các can thiệp của Israel vào không phận Syria.
"Chúng tôi lên án sự ủng hộ của Israel đối với chủ nghĩa khủng bố và các nhóm cực đoan và cách họ can thiệp vào cuộc khủng hoảng Syria (bằng cách tấn công và đe doạ). Chúng tôi khẳng định rằng, những hành động mới đây sẽ đặt dấu chấm hết cho những gì Israel từng thực hiện ở Syria'', Hezbollah tuyên bố.
Về phía Nga, Bộ Ngoại giao Nga đã bày tỏ mối quan ngại về cuộc không kích của Israel đối với Syria trong một tuyên bố chính thức và kêu gọi tất cả các bên tránh tình hình leo thang. Trong tuyên bố của mình, Bộ cũng cảnh báo Israel đe dọa cuộc sống của quân nhân Nga ở Syria.
Theo tờ Washington Post, Bộ Ngoại giao Nga nói rằng, hoàn toàn không thể chấp nhận việc Israel gây ra những mối đe dọa cho cuộc sống và an ninh của những quân nhân người Nga đang ở Syria theo lời mời của chính phủ hợp pháp của Syria.
Hà Phong

Tổng thống Mỹ Donald Trump thay đổi Trung Đông như thế nào?

Theo ông Ben Wedeman, nhà báo quốc tế cấp cao của đài CNN, trong năm đầu của nhiệm kì Tổng thống Mỹ, Donald Trump tuy rất có khả năng thực hiện được cam kết đánh bại tổ chức khủng bố IS, nhưng chính sách Trung Đông của ông đầy sự nhầm lẫn và mâu thuẫn, gây ngạc nhiên cho đồng minh tại đây trong khi lại tạo lợi thế cho những đối thủ của Mỹ.
Ông Wedeman xem quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô Israel chính là ví dụ gần nhất cho chính sách Trung Đông của Tổng thống Trump. Quyết định này được đưa ra bất chấp những lời khuyên trước đó của nhiều đồng minh thân cận nhất của Washington tại khu vực, bao gồm Ả Rập Saudi và Jordan.
Các cuộc biểu tình phản đối có thể biến mất, nhưng các đối thủ của Mỹ tại khu vực đã biết lợi dụng tác động tiêu cực mà quyết định về Jerusalem đem lại. Một tuần sau khi Mỹ công bố quyết định, lãnh đạo các nước Hồi giáo qua một cuộc họp khẩn đã tuyên bố quyết định về Jerusalem của Washington là vô hiệu, và động thái này của Mỹ đã khiến nước này không còn đủ tư cách làm trung gian hòa giải trong tiến trình hòa bình Israel- Palestine.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas chỉ trích: “Mỹ đã chọn từ bỏ vai trò trung gian hòa giải, và tự hủy đi tư cách của mình tham gia quá trình hòa giải. Chúng tôi sẽ không chấp nhận bất cứ vai trò nào của Mỹ. Họ cho thấy thái độ thiên vị hoàn toàn với Israel”. Trước đó chuyến thăm Mỹ tháng 5, ông Abbas còn tuyên bố Palestine có hy vọng khi có Washington làm hòa giải.
Không chỉ có ông Abbas, lãnh đạo nhiều nước trong khu vực cũng có thái độ gay gắt với Mỹ, bao gồm Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Iran Hassan Rouhani, Quốc vương Jordan Abdullah II, Quốc vương Qatar Tamim Al Thani.
Trong bối cảnh này, công việc soạn thảo và thực hiện chính sách Trung Đông lại được giao cho Jared Kushner, con rể của Tổng thống Trump, phụ trách. Nhà báo Wedeman đánh giá ông Kushner là “người mới” và không có lập trường trung lập. Ông Kushner từng là đồng giám đốc của một quỹ tài trợ cho các công trình khu định cư mà Israel xây tại Bờ Tây, một hoạt động vi phạm luật pháp quốc tế.
Không những vậy, những vị trí ngoại giao chủ chốt của Mỹ tại khu vực vẫn còn để trống. Tám Đại sứ quán Mỹ ở Trung Đông, trong đó Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Ả Rập Saudi, vẫn chưa có Đại sứ. Dưới sự lãnh đạo không chắc chắn của ông Rex Tillerson, Bộ Ngoại giao Mỹ đang lâm vào tình trạng “chảy máy người tài”.
Khó lập liên minh ngăn Iran tăng ảnh hưởng ở Trung Đông
Theo nhà báo Wedeman, đồng minh Ả Rập thân cận nhất của Tổng thống Trump trong thời điểm này là Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed Bin Salman, người đang thực hiện nhiều cải cách mạnh mẽ trong nước như cho phép phụ nữ lái xe và đến rạp chiếu phim, chống tham nhũng. Ngoài ra, Thái tử Salman còn được cho là người khởi xướng cuộc chiến tại Yemen, cuộc cấm vận Qatar (khiến nước này xích gần hơn với Iran), động thái từ chức kì lạ của Thủ tướng Lebanon Saad Al-Hariri và gần đây nhất là vụ bắt giữ tỷ phú người Palestine Sabih Al-Masri (người điều hành Ngân hàng Ả Rập, nhà tài trợ chính của chính phủ Jordan và cũng là nhà đầu tư chủ yếu của Palestine).
Nhà báo Wedeman đánh giá tất cả những hành động trên đều là nỗ lực vụng về của Ả Rập Saudi với ý đồ buộc các quốc gia Ả Rập tuân theo những luật lệ mà nước này đặt ra. Nhưng thay vào đó, chúng lại tạo ra một làn sóng chống Ả Rập Saudi trên toàn khu vực.
Đồng minh Ả Rập thân cận nhất của Tổng thống Trump trong thời điểm này là Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed Bin Salman - Ảnh: The Wall Street Journal
Mỹ, với sự thúc giục của Ả Rập Saudi và Israel, đang cố lập một liên minh chống lại sức mạnh ngày càng tăng của Iran. Nhưng sau hàng thập kỷ dùng cấm vận và cô lập ngoại giao nhưng vẫn không triệt tiêu được sức ảnh hưởng của Tehran, một tập hợp các quốc gia thường xuyên xung đột với nhau, được một siêu cường đang rối loạn dẫn dắt, càng khó mà thực hiện được.
Nga tăng cường hiện diện
Sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran trùng hợp với sự gia tăng hiện diện của Nga tại Trung Đông. Vào tháng 9.2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xuất hiện giải cứu Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Quân đội Moscow cùng với lực lượng của Iran, Hezbollah và Iraq đã đảo ngược tình hình cuộc chiến kéo dài 6 năm của Syria.
Vào tháng 12.2017, ông Putin trong chuyến thăm bất ngờ đến căn cứ không quân Hmeimim đã tuyên bố “hoàn thành sứ mệnh” và yêu cầu quân đội Nga rút dần khỏi Syria.
Tổng thống Nga Putin (trái) tiếp đón Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại Nga vào tháng 11 - Ảnh: CNN
Trong khi đó, Nga cũng tiếp tục cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hai nước này trở thành nhà tài trợ chính của những cuộc đàm phán hòa bình cho Syria khi mà Mỹ chỉ là nhà quan sát thụ động. Lần đầu tiên, Moscow và Ankara ký thỏa thuận bán hệ thống tên lửa đất đối không S-400.
Ngược lại, quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ lại xấu đi vì Washington ủng hộ cho lực lượng người Kurd tham gia chống IS ở miền bắc Syria.
Ngoài những vấn đề trên, theo nhà báo Wedeman, sự nhầm lẫn và mâu thuẫn trong chính sách Trung Đông của ông Trump còn thể hiện qua động thái đe dọa rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế đạt được với Iran. Ngoài ra, Washington còn có dấu hiệu cho thấy sẽ có lập trường cứng rắn hơn với Tehran. Đó chính là hành động bà Nikki Haley, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, đưa ra mảnh vũ khí này được cho là của tên lửa đạn đạo Iran được chuyển sang Yemen cho nhóm dân quân Houthi và nhóm dân quân này đã bắn tên lửa sang lãnh thổ Ả Rập Saudi.
Bà cho rằng đây là bằng chứng Iran gia tăng vũ khí bất hợp pháp, và kêu gọi lập một liên minh quốc tế chống lại sự ảnh hưởng của Iran tại Trung Đông.
Với tình hình ở Trung Đông hiện tại, ông Wedeman đánh giá Mỹ đã có một chuyến phiêu lưu “gập ghềnh” ở khu vực này trong năm 2017, và sẽ phải chuẩn bị nhiều cho năm 2018 có thể tệ hơn sắp tới.
Cẩm Bình (theo CNN)




Ông Duterte bất ngờ "cứng" với TQ: Sẽ ra lệnh hải quân khai hỏa nếu bị chiếm tài nguyên


Đêm nhạc “lấy nước mắt” của đoàn nghệ thuật Triều Tiên tại Hàn Quốc

Ngoại trưởng Mỹ: Triều Tiên quyết định thời điểm sẵn sàng đàm phán

Vietnam+ | 12/02/2018 22:26
Ngoại trưởng Mỹ: Triều Tiên quyết định thời điểm sẵn sàng đàm phán
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. (Nguồn: nationalinterest.org)

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 12/2 khẳng định tùy thuộc vào Triều Tiên quyết định thời điểm nước này sẵn sàng tham gia vào các cuộc thảo luận thẳng thắn với Mỹ.

Phát biểu trong chuyến thăm Ai Cập, Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết còn quá sớm để kết luận liệu một tiến trình ngoại giao có thể bắt đầu hay không.
Trước đó, trả lời phỏng vấn, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố Washington và Seoul đã nhất trí tiếp tục mặt trận ngoại giao với Bình Nhưỡng, để ngỏ khả năng tiến tới đàm phán trực tiếp Mỹ-Triều Tiên mà không cần điều kiện tiên quyết.
Các phát biểu trên của giới chức Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Hàn Quốc đang lên kế hoạch triển khai những nỗ lực ngoại giao nhằm đảm bảo cuộc đối thoại liên Triều có thể dẫn đến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên cũng như các hình thức đối thoại khác nhằm thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, với quan điểm thận trọng hơn, cùng ngày, Nhật Bản cảnh báo cái gọi là "đòn tấn công quyến rũ" về ngoại giao của Triều Tiên tại Olympic PyeongChang 2018, cho rằng việc Triều Tiên có từ bỏ vũ khí hạt nhân hay không vẫn là điều khó đoán định.
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Bản Toshihide Ando cho rằng cộng đồng quốc tế cần tối đa hóa sức ép đối với Triều Tiên bằng việc thực thi đầy đủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Quan chức này nêu rõ Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp với Mỹ và Hàn Quốc.
Mối quan hệ liên Triều đang ấm lên sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đề nghị cử đoàn tới tham dự Olympic mùa Đông PyeongChang 2018 đang diễn ra ở Hàn Quốc.
Sự "xích lại gần nhau" này đã được thể hiện mạnh mẽ khi thế giới chứng kiến các vận động viên Hàn Quốc và Triều Tiên cùng diễu hành trong lễ khai mạc Thế vận hội PyeongChang tối 9/2 vừa qua./.

Mỹ bất ngờ đổi chiến lược, sẵn sàng đối thoại phi điều kiện với Triều Tiên

Hà Kim | 12/02/2018 18:19
Inline image
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (Ảnh: AP)

Mới đây, Phó Tổng thống Mỹ bất ngờ cho biết Nhà Trắng sẵn sàng đối thoại với Bình Nhưỡng mà không cần đưa ra điều kiện tiên quyết.

Washington Post đưa tin, khi trở về nước sau lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông ở PyeongChang ở Hàn Quốc, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết ông đã đồng ý với Tổng thống Moon Jae-in về khả năng Mỹ đàm phán với Triều Tiên.
Theo ông Pence, Nhà Trắng có thể áp dụng chính sách vừa gia tăng áp lực vừa bỏ ngỏ cánh cửa đối thoại với Bình Nhưỡng mà không cần điều kiện tiên quyết.
Ông Pence cho biết, áp lực Mỹ nhằm vào Triều Tiên sẽ không bị giảm đi, chiến dịch tối đa hóa áp lực vẫn tiếp tục và được tăng cường. Nhưng nếu Bình Nhưỡng muốn nói chuyện, Mỹ sẽ nói chuyện.
Theo giới phân tích, sự chuyển biến trong chiến lược của Mỹ diễn ra sau các cuộc gặp giữa Phó tổng thống Mike Pence và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ông chủ Nhà Xanh được cho đã bảo đảm với phó tổng thống Mỹ các cuộc tiếp xúc với Triều Tiên sẽ chỉ nhằm hướng đến việc phi hạt nhân hóa và không có sự nhượng bộ nào được đưa ra với nước này.
Trước đó, Mỹ cho biết sẽ không đối thoại với Triều Tiên chừng nào Bình Nhưỡng chưa có bước đi nhằm phi hạt nhân hóa. Khi ở thăm Nhật Bản trong chuyến công du châu Á tuần trước, ông Pence cũng tiết lộ Washington đang chuẩn bị các lệnh cấm vận mạnh tay nhất nhằm vào Triều Tiên.
Phó Tổng thống Pence cho hay, Mỹ sẽ tiếp tục gây áp lực về kinh tế và ngoại giao với Triều Tiên, đồng thời xem xét tất cả các lựa chọn quân sự để tự vệ. Ông Pence cũng nhắc đến cuộc diễn tập chung với Hàn Quốc điều mà Triều Tiên luôn phản đối mạnh mẽ.

Thế vận hội bị tấn công mạng, ban tổ chức quyết không tiết lộ thủ phạm

Anh Tuấn | 11/02/2018 20:33
Thế vận hội bị tấn công mạng, ban tổ chức quyết không tiết lộ thủ phạm
Ban tổ chức Thế vận hội tiết lộ rằng một cuộc tấn công mạng đã xảy ra vào ngày 9/2 vừa qua.

Theo hãng tin Reuters, ban tổ chức Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang xác nhận rằng họ vừa bị tấn công mạng trong lúc lễ khai mạc đại hội thể thao diễn ra, tuy nhiên họ không tiết lộ thủ phạm vụ việc.

Được biết, hệ thống mạng internet và truyền hình của Thế vận hội đã bị ảnh hưởng, song ban tổ chức cho biết cuộc tấn công không tổn hại đến bất kỳ hoạt động quan trọng nào của đại hội.
“Việc đảm bảo sự kiện được diễn ra an toàn là một trong những mục tiêu của chúng tôi”, phát ngôn viên Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Mark Adams cho biết. “Chúng tôi sẽ không bình luận về vấn đề này. Chúng tôi đang đảm bảo hệ thống mạng được an toàn và hiện nay nó đang rất an toàn”.
Khi được hỏi liệu ban tổ chức biết ai đang đứng đằng sau vụ tấn công, ông Adams nói: “Tôi không biết, nhưng tốt hơn hết là chúng ta không nên nói nhiều về vấn đề này”.
Thế vận hội Mùa đông năm nay diễn ra chỉ cách biên giới với Triều Tiên 80 km. Triều Tiên và Hàn Quốc về cơ bản vẫn đang có chiến tranh với nhau bởi hai nước mới chỉ ký lệnh ngừng bắn thay vì hiệp định hòa bình sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc.
Tại kỳ Thế vận hội năm nay, vận động viên Triều Tiên và Hàn Quốc đã lần đầu tiên sánh bước với nhau kể từ năm 2006 tới nay. Hàn Quốc coi Thế vận hội Pyeongchang là cơ hội để phá băng quan hệ với Triều Tiên, mới đây vẫn đưa ra những lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân với Mỹ.
Ông Sung Baik-you, một phát ngôn viên ban tổ chức Thế vận hội trả lời trước báo giới rằng: “Tất cả các vấn đề kỹ thuật đã được khắc phục vào sáng ngày hôm qua. Chúng tôi biết nguyên nhân của vấn đề nhưng đây là vấn đề thường xảy ra trong các kỳ Thế vận hội. Chúng tôi đã quyết định cùng với IOC rằng chúng tôi sẽ không tiết lộ thủ phạm”.
Vài ngày trước lễ khai mạc Thế vận hội, Nga (quốc gia đã bị cấm tham dự đại hội) nói rằng bất kỳ cáo buộc nào nói Nga tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng của Thế vận hội đều là vu khống.
“Chúng tôi biết rằng truyền thông phương Tây đang tiến hành các cuộc điều tra giả mạo để tìm “dấu vết Nga” trong các vụ tấn công nhằm vào dữ liệu liên quan đến Thế vận hội Mùa đông ở Hàn Quốc”, Bộ Ngoại giao Nga cho biết. “Đương nhiên, cho đến giờ vẫn không có bằng chứng xác thực nào được đưa ra”.
Các chuyên gia an ninh mạng khẳng định họ đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy các hacker từ Nga có thể đang lên kế hoạch tấn công các cơ quan Olympic và phòng chống doping để trả đũa Nga bị tước quyền tham dự Thế vận hội Pyeongchang. Một số nhà tài trợ của đại hội đã có những biện pháp bảo hiểm để đề phòng một cuộc tấn công mạng lớn xảy ra.

Ngoại trưởng Mỹ mang thông điệp gì tới Trung Đông?

Phạm Huân | 12/02/2018 15:54
Ngoại trưởng Mỹ mang thông điệp gì tới Trung Đông?
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Đông. Ảnh: AP

Ngoại trưởng Mỹ mang trọng trách “xốc” lại quan hệ đồng minh của Mỹ ở Trung Đông, khi vị thế của Mỹ đang bị "đuối" đi.

Dư luận đang quan tâm tới chuyến thăm Trung Đông của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong 6 ngày, bắt đầu từ ngày 11/2. Ông Tillerson có mang tới thông điệp gì đặc biệt cho Trung Đông?
Trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Đông lần này, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson có chặng dừng chân đầu tiên tại Ai Cập. Tiếp đó sẽ là Kuwait, Lebanon, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyến thăm không nằm ngoài mục đích thảo luận các cách thức giải quyết các vấn đề khu vực như cuộc khủng hoảng Syria, cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, cũng như tiến trình hòa bình Trung Đông giữa Israel và Palestine.
Trong bối cảnh, chính sách của Mỹ đối với khu vực Trung Đông có nhiều thay đổi kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, dường như thông qua chuyến thăm, Ngoại trưởng Mỹ mang một trọng trách trong việc "xốc" lại quan hệ đồng minh của Mỹ ở Trung Đông, đồng thời nâng cao vị thế của Mỹ vốn đang bị đánh giá là "đuối" hơn so với các lực lượng khác, ví dụ như trục Nga-Iran-Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là nhiệm vụ không mấy dễ dàng đối với Ngoại trưởng Mỹ Tillerson.
Tổng thống Donald Trump đã phá vỡ chiến lược Trung Đông
Bên cạnh vấn đề hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên thì Trung Đông trở thành ưu tiên chính sách lớn nhất của chính quyền Trump, đặt trên các khu vực khác như châu Âu hay cuộc chiến tại Afghanistan, Iraq. Điều này thể hiện qua hành động cụ thể như hàng loạt các chuyến công du đến khu vực này của lãnh đạo các cấp.
Sau khi nhậm chức, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Trump không phải là các đồng minh châu Âu mà là Trung Đông với các chặng dừng chân tại Saudi Arbia và Israel. Mới đây nhất, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang có chuyến công du khu vực này từ ngày 11-16/2. Trước đó, Phó Tổng thống Mike Pence cũng vừa đến Trung Đông trong 3 ngày từ 21-23/1.
Trong suốt chiến dịch tranh cử ông Trump cũng đưa ra một số cam kết về Trung Đông, trong đó tập trung vào 3 nội dung chính, thứ nhất là từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran, thứ hai là thúc đẩy hiệp định hòa bình giữa Israel và Palestine sau hơn 20 năm bế tắc và thứ ba là đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS.
Để thực hiện các mục tiêu này, chính quyền Tổng thống Trump gần như đảo ngược chính sách không chỉ của chính quyền tiền nhiệm mà còn của nước Mỹ đang theo đuổi hàng chục năm qua. Điểm mới nhất trong chính sách của chính quyền Trump là tăng cường quan hệ với các đồng minh thân cận, đặc biệt là quan hệ với Israel và Saudi Arabia, củng cố mạng lưới liên minh, duy trì kiểm soát khu vực thông qua tăng cường vai trò của đồng minh. Bên cạnh đó, ngoài việc thay đổi quan điểm về tiến trình hòa bình Trung Đông, chính quyền Trump cũng đang chuẩn bị cho việc cạnh tranh chiến lược với các cường quốc khác, đặc biệt là Nga tại khu vực.
Theo đó, chính quyền Tổng thống Trump đã bày tỏ sự ủng hộ gần như tuyệt đối với hai đồng minh thân cận nhất của mình. Đối với Israel là chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Do thái, điều mà chính quyền thủ tướng Netaneyahu mong đợi đã lâu. Đối với Saudi Arabia là các hợp đồng vũ khí hàng tỷ đô la cộng với chính sách cứng rắn nhằm vào Iran, quốc gia được xem là đối thủ số một của Riyadh. Như vậy, liên minh với các nước khu vực, chính quyền Trump đặt nước Mỹ ở vị thế lãnh đạo, coi lợi ích của nước Mỹ là hàng đầu, không tính toán đến lợi ích của các nước nhỏ hơn hoặc không phải là đồng minh của Mỹ.
Cục diện địa chính trị Trung Đông đang có sự thay đổi mạnh mẽ
Nhiều chuyên gia cho rằng vị thế của Mỹ tại khu vực đang giảm sút khi so sánh với Nga và Trung Quốc.
Các chiến dịch quân sự của cả Mỹ và Nga cộng với nỗ lực chống khủng bố của các nước khu vực đang dần quét sạch tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tại Trung Đông. Nếu không tính toán đến các nhân tố khác như tiến trình hòa bình Palestine, nguy cơ xung đột Mỹ-Iran thì diễn biến tại Syria đang thể hiện rõ nhất các thay đổi địa chính trị trong khu vực.
Có thể thấy rằng, thực lực các nước lớn trong khu vực như Ai Cập, Syria, Iraq có xu hướng giảm sút trong khi vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Saudi Arabia, Israel tăng lên đang kể. Ảnh hưởng của các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, EU cũng thay đổi theo nhiều xu hướng khác nhau.
Đối với Mỹ, chính quyền Trump đang có sự chuyển dịch trọng tâm chiến lược toàn cầu về phía đông, thu hẹp chiến lược ở Trung Đông với chính sách can thiệp có lựa chọn. Trong khi đó, Nga đang tận dụng thời cơ để trở lại khu vực và thu được không ít kết quả tích cực, đặc biệt là việc hỗ trợ thành công chính quyền Tổng thống Syria Assad duy trì quyền lực.
Vai trò của Trung Quốc cũng đang tăng lên đáng kể khi nước này là thị trường xuất khẩu lớn nhất và một trong những đối tác hàng đầu của Trung Đông. Trung Quốc cũng đang nổi lên như một nhà trung gian hòa giải có trọng lượng, có quan hệ tốt với nhiều nước lớn trong khu vực.
Tuy nhiên, việc chính quyền Trump thu hẹp chiến lược tại Trung Đông không có nghĩa là vai trò của nước này tại khu vực giảm bớt. Bên cạnh việc tiếp tục duy trì lực lượng quân sự lớn tại khu vực, thì chính quyền Trump đang củng cố, tăng cường sức mạnh cho các đồng minh thân cận bằng việc bán thêm vũ khí, thảo luận xây dựng hệ thống tên lửa phòng thủ khu vực.
Như đã nói ở trên, chính quyền Trump sẽ tiếp tục can dự tích cực, kiểm soát tình hình Trung Đông một cách gián tiếp thông qua chính mạng lưới liên minh với các đồng minh thân cận của mình. Ngoài ra, mặc dù giành được một số ảnh hưởng, nhưng rõ ràng Nga không thể nào một mình giải quyết hết được các vấn đề tại Trung Đông.
Nga vẫn cần sự hợp tác của Mỹ và sự hỗ trợ của Trung Quốc trong việc duy trì ổn định tại khu vực. Chính vì thế, xu hướng sắp tới tại Trung Đông có thể chuyển từ cạnh tranh giữa các cường quốc khu vực sang đối đầu lưỡng cực với hai ông lớn đằng sau là Mỹ và Nga. Việc cạnh tranh ảnh hưởng sẽ thể hiện rõ nhất khi khu vực đang bước vào giai đoạn hậu IS với, giải quyết cuộc khủng hoảng Syria chuyển từ chiến trường sang bàn đàm phán nhưng không kém phần quyết liệt.
Đau đầu vì đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ
Trong số các đồng minh khu vực, có thể nói quan Thổ Nhĩ Kỳ khiến chính quyền Trump đau đầu nhất, đặc biệt là thế đối đầu về vấn đề người Kurd ở Syria. Liệu chuyến thăm khu vực đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ có mở ra hướng đi nào nhằm thu hẹp bất động Mỹ- Thổ trong vấn đề này hay không?
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đến 5 nước Trung Đông đang thu hút sự chú ý của dư luận Mỹ cũng như khu vực. Điểm nhấn trong chuyến thăm lần này của ông Tillerson sẽ là chặng dừng chân tại Thổ Nhĩ Kỳ khi căng thẳng trong quan hệ hai nước lại có xu hướng leo thang nghiêm trọng, liên quan đến các chiến dịch chống lại người Kurk do Mỹ hậu thuẫn tại Syria.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R.McMaster cũng đã có chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tuần qua nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Tillerson. Liên quan đến căng thẳng mới nhất giữa hai nước, ngày 20/1, Thổ Nhĩ Kỹ đã mở chiến dịch “Nhành Ô liu” tại khu vực miền bắc Syria nhằm tiêu diệt các tay súng của tổ chức Đảng liên minh Dân chủ người Kurk tại Syria và lực lượng Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurk. Từ lâu Thổ Nhĩ Kỳ đã xem hai lực lượng này có liên quan đến đảng Công nhân người Kurk, vốn bị xếp vào danh sách các tổ chức khủng bố quốc tế.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng lo ngại các lực lượng này đang có ý định thành lập một nhà nước độc lập cho người Kurk tại khu vực. Trong khi đó, hai lực lượng này lại được chính quyền Trump ủng hộ, cung cấp vũ khí, tài chính, huấn luyện quân sự và xem họ là các thành phần nòng cốt đối phó với chính quyền Tổng thống Syria Assad cũng như đối phó với tổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan.
Chính vì thế, chuyến thăm của ông Tillerson đến Thổ Nhĩ Kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai nước. Mục tiêu đặt ra trong chuyến công du của ông Tillerson không có gì khác là muốn Thổ Nhĩ Kỳ ngừng các chiến dịch tấn công lực lượng người Kurk tại miền bắc Syria.
Tuy nhiên, mục tiêu này khó có thể thành hiện thực hoặc nếu không, chính quyền Tổng thống Trump phải có các nhượng bộ đủ để làm Thổ Nhĩ Kỳ hài lòng, ví dụ như đáp ứng một trong những yêu cầu bức thiết của Ankara, cho phép dẫn độ giáo sỹ Gullen về nước. Mặc dù được xem là đồng minh thân cận, nhưng cả Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đều tính toán đến các lợi ích riêng của mình. Chính vì thế, chuyến đi của ông Tillerson có lẽ cũng chỉ nhằm lắng nghe hơn hơn là đưa ra được giải pháp tháo gỡ bế tắc trong quan hệ hai nước./.

Sự bất đồng giữa Mỹ và châu Âu về Trung Quốc

Các quốc gia châu Âu từ lâu đã là đối tác và đồng minh thân cận nhất của Mỹ, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, cách thức nhìn nhận những thách thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc giữa châu Âu và Mỹ lại rất khác nhau.
Dù mới chính thức nhậm chức được hơn một năm nhưng chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump không giấu diếm ý định thiết lập một cuộc cạnh tranh địa chính trị dài hạn với Trung Quốc. Sự thay đổi về chính sách này nhận được sự hoan nghênh sau 2 nhiệm kỳ được đánh giá là khá rụt rè trong việc kiềm chế Trung Quốc của Tổng thống Barack Obama, nhất là khi cường quốc Đông Á đang không ngừng gia tăng sức mạnh và tầm ảnh hưởng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Và mặc dù sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc tập trung chủ yếu ở khu vực Thái Bình Dương, nhưng khu vực Đại Tây Dương vẫn là một yếu tố quan trọng trong một cuộc cạnh tranh vị thế giữa hai siêu cường quốc trên toàn cầu. Các quốc gia châu Âu từ lâu đã là đối tác và đồng minh thân cận nhất của Mỹ, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, cách thức nhìn nhận những thách thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc giữa châu Âu và Mỹ lại đang rất khác nhau.
Trên thực tế, những khác biệt về quan điểm giữa hai bờ Đại Tây Dương đối với vấn đề Trung Quốc không phải là điều mới mẻ. Sự phản đối của Mỹ về sự kiện diễn ra ở quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989 đã từng mạnh mẽ hơn hẳn so với ở châu Âu. Năm 2005, Liên minh châu Âu (EU) đã gần như dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, và đã chỉ duy trì trở lại sau sự can thiệp vào phút chót của Tổng thống Mỹ khi đó là George W.Bush. Nhưng, trong vài năm trở lại đây, sự khác biệt quan điểm về vấn đề Trung Quốc giữa hai bờ Đại Tây Dương đang có dấu hiệu tăng lên đáng kể.
Đầu tiên là về địa lý. Mỹ với tư cách là một cường quốc Thái Bình Dương với nhiều đồng minh thân thiết trong khu vực tất yếu sẽ có nhiều va chạm về chính trị-quân sự-kinh tế với Trung Quốc hơn là giữa Bắc Kinh với các đồng minh của Mỹ ở châu Âu. Nói một cách đơn giản, so với Mỹ thì châu Âu ít có động lực và nhu cầu để nhìn nhận vấn đề sự trỗi dậy của Trung Quốc có ảnh hưởng gì lớn đối với mình.
Thứ hai, các quốc gia châu Âu vì không có nhiều lý do để tập trung vào các thách thức địa chính trị mà sự trỗi dậy của Trung Quốc tạo ra, lại đang tập trung nhiều hơn vào các lợi ích kinh tế mà nước này đem lại. Cựu Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố vào năm 2015 rằng một kỷ nguyên vàng giữa Anh và Trung Quốc đã mở ra với mục tiêu đưa London trở thành điểm đến của giới đầu tư, thương mại và khách du lịch Trung Quốc. Đó không phải là một nỗ lực đơn lẻ, khi hầu hết các nước châu Âu hiện nay đều đang xếp hàng để thiết lập các mối quan hệ có lợi với Bắc Kinh.
Thứ ba, ngay cả khi các chính phủ châu Âu muốn đóng một vai trò lớn hơn trong vấn đề an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương, thì họ cũng khó có thể thực hiện được. Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, vai trò an ninh chính ở châu Âu chủ yếu là phụ trợ cho các kế hoạch quân sự do Mỹ đứng đầu, phần lớn là các cuộc chiến ở khu vực Trung Đông. Ngoài ra, hầu hết các nước châu Âu đều đang cắt giảm ngân sách quốc phòng một cách đáng kể do hệ quả từ việc cấm vận kinh tế và thương mại với nước Nga. Ngoài ra, các nước châu Âu cũng vấp phải khó khăn về địa lý trong việc triển khai vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Pháp và Anh đã tuyên bố tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông và đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân với Mỹ và Nhật Bản. Đó có thể là những nỗ lực lớn nhất mà các thành viên NATO ở châu Âu có thể làm được cho sự đảm bảo an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương.
Tất cả những điều trên cũng góp phần kìm hãm sự hợp tác trong các vấn đề mà Mỹ và châu Âu cùng đồng ý. Một số tờ báo như Financial Times đã chỉ ra rằng một số quan chức và tầng lớp doanh nhân ở châu Âu chia sẻ mối quan tâm của Mỹ về việc vi phạm sở hữu trí tuệ của Trung Quốc và các đòi hỏi về bắt buộc chuyển giao công nghệ khi nhận đầu tư của Bắc Kinh. Tuy nhiên, họ vẫn thận trọng và e dè khi hợp tác với Mỹ trong việc đưa ra các biện pháp trả đũa ở WTO. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã hỗ trợ các nước châu Âu về những phàn nàn của họ đối với các chính sách kinh tế của Trung Quốc, trong đó đáng chú ý nhất là việc ủng hộ EU từ chối công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường. Nhưng có thể đó sẽ là tất cả những gì mà EU có thể làm được trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc mà Mỹ đang khởi xướng và muốn châu Âu tham gia.
Có một thực tế là việc thực hiện một chiến lược cạnh tranh về kinh tế của Mỹ với Trung Quốc sẽ trở nên khó khăn hơn. Thách thức chủ yếu trong vấn đề này nằm ở quy mô quá lớn của nền kinh tế Trung Quốc và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và thương mại giữa Bắc Kinh và Washington. Tuy nhiên, nếu muốn cạnh tranh hiệu quả với Trung Quốc, Mỹ sẽ phải tránh một kịch bản về một cuộc chiến thương mại tay đôi giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Thay vào đó, các chính sách này phải có tính đa phương để có hiệu quả lớn nhất, và một trong số đó là sự ủng hộ của các nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện đang ở châu Âu mà Mỹ là đồng minh.
Khoảng cách xuyên Đại Tây Dương cũng có thể làm giảm hiệu quả chiến lược của Mỹ. Về dài hạn, Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc ngăn cản EU gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Trung Quốc, vốn được xem là một bước đi làm tăng thêm sự thách thức của Bắc Kinh đối với ưu thế về quân sự của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Cũng tương tự trong các lĩnh vực khác, việc gia tăng kim ngạch thương mại và đầu tư giữa hai bên cũng đang khiến cho châu Âu kín đáo hơn trong việc phản đối Trung Quốc về các vấn đề như nhân quyền hay đàn áp chính trị. Chẳng hạn như việc gần đây EU đã đưa ra những chỉ trích Trung Quốc về vấn đề trên các vùng biển tranh chấp, nhưng điều đó đang được nhìn nhận theo cách như một sự mặc cả, trong đó Trung Quốc cần phải gia tăng đầu tư và thương mại vào châu Âu để giảm thiểu các quan điểm phản đối này.
Có lẽ, cách tốt nhất mà Mỹ có thể làm để lôi kéo châu Âu vào mối quan tâm chung về sự trỗi dậy của Trung Quốc, đó là làm cho EU hiểu rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc không chỉ đơn thuần là một thách thức chính trị-quân sự với Mỹ ở Thái Bình Dương, mà rộng hơn, đó còn là mấu chốt của một thách thức lớn hơn theo nghĩa đe dọa lên trật tự quốc tế tự do mà Mỹ và châu Âu xây dựng nên sau Thế chiến thứ hai và đặc biệt là sau chiến tranh lạnh. Chỉ khi nhận thức được sự trỗi dậy của Trung Quốc là một thách thức mang tính toàn cầu, thì EU mới có thể tham gia sâu rộng hơn vào chiến lược của Mỹ.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)

Ông Trump cấm công bố văn bản mật liên quan đến Nga

Reuters ngày 10.2 đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không cho công bố một văn bản ghi nhớ mật do các nghị sĩ đảng Dân chủ soạn, khiến một thượng nghị sĩ của đảng này hỏi kháy: “Dân Mỹ muốn biết Tổng thống che giấu điều gì?”.
Văn bản ghi nhớ của đảng Dân chủ nhằm phản đối “Bản ghi nhớ FISA” do đảng Cộng hòa soạn và ông Trump cho phép công bố hôm 2.2.
“Bản ghi nhớ FISA” 4 trang cáo buộc Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) lạm dụng quyền lực, biến luật Giám sát tình báo nước ngoài (FISA) thành công cụ theo dõi ông Carter Page, một thành viên trong chiến dịch tranh cử của ông Trump.
Tài liệu này còn kết luận FBI và DOJ chống đối ông Trump, trong cuộc điều tra 2 nghi án Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, và nhóm tranh cử của ông Trump thông đồng với các quan chức Nga.
Cuộc điều tra này do FBI tiến hành, dưới sự giám sát của Công tố viên đặc biệt Robert Muller, người cũng đang điều tra liệu ông Trump có cản trở công lý bằng cách cố cản trở điều tra hai nghi án trên.
Luật sư Nhà Trắng Don McGahn nói lý do ông Trump cấm công bố văn bản mật của các nghị sĩ Dân chủ thuộc Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ: DOJ đã phát hiện nhiều đoạn có thể “gây quan ngại đặc biệt cho an ninh quốc gia và quyền lợi của các cơ quan bảo vệ pháp luật Mỹ”.
Luật sư McGahn còn nói Tổng thống sẵn sàng xem xét lại việc công bố văn bản này, nếu Ủy ban tình báo Hạ viện quyết xem xét lại nhằm “hạn chế những nguy cơ” mà DOJ đã phát hiện.
Trong thư gửi Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Devin Nunes (Cộng hòa, người soạn “Bản ghi nhớ FISA”), luật sư Nhà Trắng giải thích: “Dù Tổng thống đã quyết công bố Bản ghi nhớ ngày 5.2, vì tài liệu chứa nhiều đoạn nội dung mật và cực kỳ nhạy cảm, lần này ngài không thể cho phép công bố tài liệu của đảng Dân chủ”.
Nhà Trắng cũng công bố thư gửi giám đốc FBI Christopher Wray và thứ trưởng DOJ Rod Rosenstein, bày tỏ sự lo ngại việc công bố văn bản mật của đảng Dân chủ “có liên quan việc bảo vệ các phương pháp và các nguồn tin của tình báo Mỹ, các cuộc điều tra đang tiến hành và những thông tin nhạy cảm khác”.
Hạ nghị sĩ Adam Schiff là đại diện đảng Dân chủ trong Ủy ban tình báo Hạ viện, nói văn bản mật mà ông Trump cấm công bố mang những thông tin mà dân Mỹ cần biết, gồm FBI hành động hợp lệ khi xin Tòa án giám sát tình báo nước ngoài (FISC) cấp trát cho phép theo dõi ông Page, cựu cố vấn đối ngoại trong tranh cử của ông Trump bị nghi ngờ làm gián điệp cho Nga.
Ông Schiff nói các nghị sĩ Dân chủ trong Ủy ban “ghi nhận nghiêm túc” những lo ngại của DOJ và FBI về nguy cơ lộ nguồn tin tình báo và các phương pháp hoạt động tình báo, và các nghị sĩ sẽ xem xét việc biên soạn (theo như yêu cầu của Nhà Trắng). Ông hy vọng chuyện này sớm được giải quyết, để Ủy ban có thể quay lại cuộc điều tra nghi án Nga.
Hai quyết định khác nhau của Tổng thống Mỹ đã chọc tức đảng Dân chủ. Thượng nghị sĩ Chuck Miller-thủ lĩnh đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ-nói: “Hàng triệu dân Mỹ đang chỉ hỏi một câu: tổng thống đang giấu che điều gì?”.
Ông Miller còn nói “về chuyện minh bạch, kiểu nước đôi của ông Trump quả là kinh hoàng”, trong khi Hạ nghị sĩ Ted Lieu viết Twitter bày tỏ sự phẫn nộ với việc ông Trump “cố tình che giấu thông tin, không cho dân Mỹ biết là lừa bịp công luận. Một người vô tội sẽ không chặn văn bản mật”.
Tuần trước, đảng Dân chủ cảnh báo ông Trump dùng “Bản ghi nhớ FISA” làm cớ sa thải thứ trưởng DOJ Rosenstein, người tuyển ông Muller chỉ huy cuộc điều tra 2 nghi án Nga, hoặc để đuổi chính ông Muller.
Trung Trực (theo Reuters)

Tiến sĩ Việt tìm ra cách trị bệnh thế giới bó tay

Sau 7 năm nghiên cứu, TS. Trần Phương Thảo đã phát hiện ra chất dẫn mới để ngăn chặn bệnh Alzheimer gây ra hội chứng suy giảm trí nhớ mà thế giới chưa có thuốc chữa.
TS. Trần Phương Thảo (33 tuổi) là giảng viên Bộ môn Hóa dược, Trường đại học Dược Hà Nội, đã có thời gian là nghiên cứu sinh tại Hàn Quốc.
Tien si Viet tim ra cach tri benh the gioi bo tay
TS. Trần Phương Thảo ( thứ 4 từ trái qua) được nhận Giải thưởng nhà khoa học trẻ tài năng dành cho phụ nữ của L’Oreal - UNESCO. Ảnh: Thanh niên
"Đề tài được triển khai từ năm 2011, khi tôi làm nghiên cứu sinh tại Hàn Quốc. Sau đó tôi mang về Việt Nam tiếp tục nghiên cứu từ năm 2015, đến nay đã phát hiện ra một số chất dẫn có khả năng ngăn chặn nguy cơ gây ra bệnh này. Nếu như trong thời gian tới các nghiên cứu này được thử nghiệm tiền lâm sàng và có được kết quả như mong muốn thì khả năng tìm ra thuốc chữa bệnh là rất cao" - TS. Thảo cho biết.
Nữ Tiến sĩ cho biết, ở Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ nhưng bệnh suy giảm trí nhớ ngày càng tăng. Đặc biệt là người già bị lẫn khá phổ biến. Trong khi đó tất cả các sản phẩm dùng để điều trị hiện nay đều chỉ là điều trị triệu chứng.
Nghiên cứu của TS. Thảo "Nghiên cứu phát triển dẫn chất mới ức chế enzyme Glutaminyl cyclase hướng điều trị bệnh Alzheimer" đã được Giải thưởng nhà khoa học trẻ tài năng dành cho phụ nữ của L’Oreal - UNESCO.
TS. Trần Phương Thảo đã công bố 12 bài báo đăng trên tạp chí SCI, là báo cáo viên tại 7 hội thảo quốc tế chuyên nghành và là đồng tác giả của 9 bài báo tạp chí quốc gia và quốc tế. TS. Thảo hiện chủ trì 1 đề tài cấp nhà nước (NAFOSTED) và là thư ký khoa học, thành viên nghiên cứu chủ chốt của 2 đề tài cấp nhà nước khác.
"Đây là căn bệnh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của mỗi người, nên tôi khát khao tìm ra thuốc chữa" - TS. Thảo nói.
Tien si Viet tim ra cach tri benh the gioi bo tay
Nữ tiến sĩ trẻ với đam mê suốt 7 năm nghiên cứu.
Theo đánh giá của Hội đồng giải thưởng, đề tài của TS. Thảo có nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn vì ở VN, bệnh Alzheimer sẽ gia tăng trong vài thập kỷ tới, khi dân số VN ngày càng già và áp lực công việc ngày càng cao. Đặc biệt, tỷ lệ mắc căn bệnh này tỷ lệ thuận với số tuổi. 
Nữ Tiến sĩ chia sẻ, vì đam mê nghiên cứu và nguy cơ độc hại từ hóa chất nên chị cũng không dám sinh con sớm.
“Do phải làm việc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nguy cơ nhiễm độc rất cao nên sau khi lấy chồng, chúng tôi phải kế hoạch 5 năm liền” - TS. Thảo chia sẻ. Mới đây, khi ngoài 30 tuổi, TS. Thảo mới sinh con đầu lòng.
Nữ Tiến sĩ tâm sự, trong quá trình nghiên cứu có sự ủng hộ rất lớn của gia đình.
Quế Chi (Tổng hợp)


Họ là những Tù Nhân Lương Tâm và họ đã chiến thắng

Hải Âu (Danlambao) - Trong năm 2017 và những ngày đầu năm 2018, chế độ cộng sản đã gia tăng trấn áp, bắt bớ và giam cầm hàng loạt những người bất đồng chính kiến với đảng cộng sản. Sự khốn nạn, tàn độc của chế độ cộng sản được thể hiện rất rõ qua các bản án nặng nề mang tính trả thù trong những phiên tòa rừng rú của nhà cầm quyền. Nhiều người tham gia phản đối “chế độ Formosa”, phản đối sự nhu nhược của tà quyền cộng sản trước sự bành trướng của Tàu cộng đã phải chịu cảnh lao tù.

Họ là những người mẹ đang chăm sóc những đứa con thơ nhưng bị nhà cầm quyền chia cách tình mẫu tử chỉ vì ước mong tương lai tốt đẹp cho những đứa con. Họ là những sinh viên trẻ nhiệt huyết với tương lai rộng mở nhưng “hào phóng” từ bỏ tuổi thanh xuân để hành động vì quê hương. Họ là những người anh, người chị, người cha, người chồng nặng tình cảm với gia đình nhưng chấp nhận hy sinh vì tương lai dân tộc.

Họ can đảm dẫn thân để phản đối Tàu cộng âm mưu xâm lược lãnh hải Việt Nam trong khi những kẻ cầm quyền cộng sản lại cấu kết bán rẻ giang sơn. Họ chấp nhận sự đàn áp của chế độ độc tài toàn trị để đòi quyền tự quyết cho nhân dân. Họ sẵn sàng sàng đón nhận cảnh tù đầy để mưu cầu quyền được sống và được thở một bầu không khí trong lành và tự do.

Họ là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Nguyễn Thị Thúy Nga, Trần Hoàng Phúc, Hoàng Đức Bình…

Kết quả những phiên tòa man rợ mà cộng sản giáng xuống họ nhằm mục đích triệt tiêu tinh thần phản kháng của những người hoạt động dân chủ và nhân quyền. Thế nhưng cộng sản đã hoàn toàn thất bại bởi những bản án tù tàn nhẫn đó không hề làm suy giảm ý chí của những Người đòi quyền làm Người. Bởi lẽ những con người can đảm đó hiểu được cái giá phải trả cho cho một nền “luân lý phổ quát” khi nghĩ tới một “cộng đồng nhân loại”. Chính vì lẽ ấy họ đã trở thành Tù Nhân Lương Tâm. Họ hy vọng những phiên tòa tàn nhẫn cùng những điều tồi tệ mà họ phải trải qua nơi chốn lao tù sẽ được cộng đồng cảm nhận chút gì đó vừa ngọt ngào, vừa cay đắng, vừa dịu dàng, vừa kinh khủng. Đó là cái giá cần thiết, đó là sự hy sinh đúng đắn để mưu cầu sự tự do cho hàng chục triệu người đang sống dưới sự cai trị của chế độ độc tài cộng sản.

Nhà cầm quyền cộng sản gia tăng trấn áp phong trào dân chủ bằng những đợt bắt bớ những người hoạt động nhân quyền, bằng những bản án tù nặng nề. Thế nhưng điều ấy lại càng khơi dậy lòng can đảm của nhiều người bất phục tùng trong chế độ độc tài. Trước khi trở thành Tù Nhân Lương Tâm, họ đã từng bị đàn áp, họ vẫn can đảm dẫn thân dẫu biết rằng con đường của họ chỉ toàn chông gai. Họ tin rằng trong nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền, dẫu có mò mẫn từng bước đi trong bóng tối của tà quyền nhưng Quyền Con Người nằm trong tầm tay chúng ta, nơi Bạn và Tôi.

Chắc chắn Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Thúy Nga, Hoàng Phúc, Hoàng Bình… không cô đơn khi những phiên tòa rừng rú của cộng sản xét xử họ. Cho dù khi đó một mình họ phải đối diện trước thế lực tà quyền đang áp đặt những bản án vô nhân dành cho mình. Nhưng ngay chính lúc ấy, những Tù Nhân Lương Tâm đã chiến thắng.

“Ngày hôm nay là ngày đẹp nhất đời của những Tù Nhân Lương Tâm. Họ bị kết án chỉ vì họ muốn được làm Người. Họ bị kết án chỉ vì họ chống lại cái ác và sự sai trái trong cuộc sống. Thế có nghĩa là họ bị xét xử vì đã yêu mến sự thật và con người. Còn gì cao cả hơn trong cuộc đời chúng ta là yêu quí con người, tự do và phẩm giá của con người? Đấu tranh cho nhân quyền là bản tình ca đẹp nhất, ước gì bản tình ca ấy luôn vang lên trong lòng mỗi người. Số phận dành cho họ thật vẻ vang, không những được đấu tranh cho nhân quyền và công lý, mà họ còn được “chịu” kết án bởi thế lực tà quyền cộng sản. Bản án tù của chế độ cộng sản dành cho họ chính là chiến thắng của những Tù Nhân Lương Tâm”.

Vùng lên đòi lại Quyền Làm Người không chỉ là trách nhiệm của họ mà là của mỗi người. Những Tù Nhân Lương Tâm họ đang chờ đợi chúng ta, Bạn và Tôi.
  

Họ là những Tù Nhân Lương Tâm và họ đã chiến thắng

Hải Âu (Danlambao) - Trong năm 2017 và những ngày đầu năm 2018, chế độ cộng sản đã gia tăng trấn áp, bắt bớ và giam cầm hàng loạt những người bất đồng chính kiến với đảng cộng sản. Sự khốn nạn, tàn độc của chế độ cộng sản được thể hiện rất rõ qua các bản án nặng nề mang tính trả thù trong những phiên tòa rừng rú của nhà cầm quyền. Nhiều người tham gia phản đối “chế độ Formosa”, phản đối sự nhu nhược của tà quyền cộng sản trước sự bành trướng của Tàu cộng đã phải chịu cảnh lao tù.

Họ là những người mẹ đang chăm sóc những đứa con thơ nhưng bị nhà cầm quyền chia cách tình mẫu tử chỉ vì ước mong tương lai tốt đẹp cho những đứa con. Họ là những sinh viên trẻ nhiệt huyết với tương lai rộng mở nhưng “hào phóng” từ bỏ tuổi thanh xuân để hành động vì quê hương. Họ là những người anh, người chị, người cha, người chồng nặng tình cảm với gia đình nhưng chấp nhận hy sinh vì tương lai dân tộc.

Họ can đảm dẫn thân để phản đối Tàu cộng âm mưu xâm lược lãnh hải Việt Nam trong khi những kẻ cầm quyền cộng sản lại cấu kết bán rẻ giang sơn. Họ chấp nhận sự đàn áp của chế độ độc tài toàn trị để đòi quyền tự quyết cho nhân dân. Họ sẵn sàng sàng đón nhận cảnh tù đầy để mưu cầu quyền được sống và được thở một bầu không khí trong lành và tự do.

Họ là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Nguyễn Thị Thúy Nga, Trần Hoàng Phúc, Hoàng Đức Bình…

Kết quả những phiên tòa man rợ mà cộng sản giáng xuống họ nhằm mục đích triệt tiêu tinh thần phản kháng của những người hoạt động dân chủ và nhân quyền. Thế nhưng cộng sản đã hoàn toàn thất bại bởi những bản án tù tàn nhẫn đó không hề làm suy giảm ý chí của những Người đòi quyền làm Người. Bởi lẽ những con người can đảm đó hiểu được cái giá phải trả cho cho một nền “luân lý phổ quát” khi nghĩ tới một “cộng đồng nhân loại”. Chính vì lẽ ấy họ đã trở thành Tù Nhân Lương Tâm. Họ hy vọng những phiên tòa tàn nhẫn cùng những điều tồi tệ mà họ phải trải qua nơi chốn lao tù sẽ được cộng đồng cảm nhận chút gì đó vừa ngọt ngào, vừa cay đắng, vừa dịu dàng, vừa kinh khủng. Đó là cái giá cần thiết, đó là sự hy sinh đúng đắn để mưu cầu sự tự do cho hàng chục triệu người đang sống dưới sự cai trị của chế độ độc tài cộng sản.

Nhà cầm quyền cộng sản gia tăng trấn áp phong trào dân chủ bằng những đợt bắt bớ những người hoạt động nhân quyền, bằng những bản án tù nặng nề. Thế nhưng điều ấy lại càng khơi dậy lòng can đảm của nhiều người bất phục tùng trong chế độ độc tài. Trước khi trở thành Tù Nhân Lương Tâm, họ đã từng bị đàn áp, họ vẫn can đảm dẫn thân dẫu biết rằng con đường của họ chỉ toàn chông gai. Họ tin rằng trong nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền, dẫu có mò mẫn từng bước đi trong bóng tối của tà quyền nhưng Quyền Con Người nằm trong tầm tay chúng ta, nơi Bạn và Tôi.

Chắc chắn Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Thúy Nga, Hoàng Phúc, Hoàng Bình… không cô đơn khi những phiên tòa rừng rú của cộng sản xét xử họ. Cho dù khi đó một mình họ phải đối diện trước thế lực tà quyền đang áp đặt những bản án vô nhân dành cho mình. Nhưng ngay chính lúc ấy, những Tù Nhân Lương Tâm đã chiến thắng.

“Ngày hôm nay là ngày đẹp nhất đời của những Tù Nhân Lương Tâm. Họ bị kết án chỉ vì họ muốn được làm Người. Họ bị kết án chỉ vì họ chống lại cái ác và sự sai trái trong cuộc sống. Thế có nghĩa là họ bị xét xử vì đã yêu mến sự thật và con người. Còn gì cao cả hơn trong cuộc đời chúng ta là yêu quí con người, tự do và phẩm giá của con người? Đấu tranh cho nhân quyền là bản tình ca đẹp nhất, ước gì bản tình ca ấy luôn vang lên trong lòng mỗi người. Số phận dành cho họ thật vẻ vang, không những được đấu tranh cho nhân quyền và công lý, mà họ còn được “chịu” kết án bởi thế lực tà quyền cộng sản. Bản án tù của chế độ cộng sản dành cho họ chính là chiến thắng của những Tù Nhân Lương Tâm”.

Vùng lên đòi lại Quyền Làm Người không chỉ là trách nhiệm của họ mà là của mỗi người. Những Tù Nhân Lương Tâm họ đang chờ đợi chúng ta, Bạn và Tôi.

Không có nhận xét nào: