TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018



TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP


HEROES OF SOUTH VIETNAM MEMORIAL FOUNDATION
--0--

THƯ MỜI

Ngày 02-02-2018

Kính gởi:
- Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn giáo
- Quý tổ chức Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Dallas và Tarrant
- Quý hội đoàn Cựu Quân Nhân QLVNCH
- Quý hội đoàn, đoàn thể đấu tranh chính trị
- Quý hội đoàn Ái Hữu Từ Thiện 
- Quý Cơ Quan Truyền Thanh, Truyền Hình và Báo Chí
- Quý Thân Hào Nhân Sĩ
- Quý Đồng Hương

Kính thưa Qúy Vị:

Một lần nữa Mùa Xuân tha hương lại về với chúng ta trên đất khách quê người.  Để tưởng niệm 50 năm thảm cảnh Tết Mậu Thân cùng vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của Hồn Thiêng Sông Núi Việt Nam, Ủy Ban Bảo Tồn Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ cùng sự phối hợp của quý hội đoàn: Hội Cựu SVSQTB/TĐ - Hội Ái Hữu Hải Quân Trùng Dương - Hội Gia Đình Mũ Đỏ - Hội Nha Kỹ Thuật - Hội Lực Lượng Đặc Biệt - Hội Kỵ Binh Thiết Giáp - Hội Biệt Động Quân - Hội Gia Đình Pháo Thủ - Hội USND Support ....đồng kính mời quý vị đến tham dự Lễ Thượng Kỳ đầu năm Mậu Tuất sẽ được long trọng tồ chức tại:

    Địa Điểm:  Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ trong Arlington Veterans Park
                       3600 West Arkansas Lane, Arlington, TX  76016
    Thời Gian:  12 giờ trưa Thứ Bảy ngày 17-02-2018

Sự hiện diện của quý vị là biểu tượng sức mạnh đoàn kết của người Việt tha phương luôn nghĩ về Quốc Gia Dân Tộc khi đất nước vẫn còn trong ách cai trị buôn dân bán nước của bè lủ Cộng sản, quyết tâm bảo vệ cờ vàng mong ngày Tự Do, Độc Lập, Dân Chủ về với quê hương.  Xin cùng nhau thắp hương trước Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ cầu nguyện cho những anh linh Quân Dân Cán Chính VNCH đã hy sinh cho chúng ta, đã chết trong những ngày máu lửa của Tết Mậu Thân 1968, và trong hơn hai mươi năm dài khói lửa.

Trân trọng
TM Ban Tổ Chức
Bác Sĩ Đàng Thiện Hưng
 








 Lien Hoi ccsvnch dfw <lhccsvnch.dfw@gmail.com> wrote:
Kính Quý Vị,
Update vài tin hôm nay 7/2/2018:
1.  Như đã dự trù cả tháng trước tổ chức Tiệc Xuân Chiến Sĩ 2018, về việc thăm NT Lê Đình Luân. Tôi đã liên lạc với người con của Đại Tá, Thứ Bảy ngày 10 tháng 2 năm 2018 rất thuận tiện cho việc thăm viếng. Nhân tiên ngày đó Bến Thành Plaza khai mạc Xuân 2018, LH chào cờ cho CĐ trong khu Food Court và sau đó có ăn trưa khoản đãi do chủ nhân mời. Sau ăn là chúng ta đi, hy vọng đi đông đủ..  Quý Vị không lo gì cả, LH sẽ lo vài món quà Tết đến Đại Tá.

2.  ASIA TIME SQUARE (Grand Prairie) vừa cho tôi biết sẽ Khai Mạc Hội Chợ Hoa vào Thứ Sáu mùng 9 tháng 2 năm 2018, đúng lúc 6pm. Nếu Quý Vị có nhã ý đi, xin cho tôi biết tên đi bao nhiêu người, họ sẽ làm tên sẵn chỉ việc đến lấy tại cửa. Hạn chót là trưa 12pm, cho tôi tên. Họ cũng sẽ giới thiệu LH ...

Đa tạ,
Nguyễn Hữu Duyệt


2018-02-07 4:32 GMT-06:00 Lien Hoi ccsvnch dfw <lhccsvnch.dfw@gmail.com>:



UPDATE SINH HOẠT LIÊN HỘI

Kính Quý Vị,
Sau đây là lịch trình sinh hoạt của các Hội Đoàn trong thời gian tới,
gồm có:

1.     Liên Hội CCS/VNCH.DFW: Sẽ tổ chức tại Nhà Hàng Thanh-Thanh vào Chủ Nhật mùng 4 tháng 2 năm 2018, lúc 12 pm. 
2.   Liên Hội sẽ chào cờ cho Hội Chợ Tết (Không Toán QQK) tại Bến Thành Plaza Thứ Bảy ngày 10 tháng 2 năm 2018, lúc 11:00am.
 3.  Liên Hội Thượng Kỳ đầu năm Thứ Bảy ngày 17 tháng 2 năm 2018:
   - Tại Khu Chợ Nam-Hưng lúc 10:00am
   - Tại Trụ Sở Cộng Đồng Hạt Tarrant lúc 11:00am.
4.  Liên Hội Thượng Kỳ đầu năm Chủ Nhật ngày 18 tháng 2 năm 2018:
   - Tại Giáo Xứ Thánh Tử Đạo VN Arlington lúc 9am. Do Liên Hội phối hợp thượng kỳ Hoa Kỳ, VNCH, và Vatican với Giáo Xứ
   - Tại Nhà Thờ Thánh Phê-Rô Garland lúc 11:00am. Sẽ có Tổng Giám Mục Địa Phận Dallas trụ trì tham dự.
   - Tại Kỳ Đài VNCH, Bến-Thành Plaza lúc 1:00pm
   - Tại Kỳ Đài VNCH, ViệtNam Plaza lúc 2:30pm.

 5.   
  
 6.  Cộng Đồng NVQG tại Dallas/CVPC:
1.   Tết Mậu Tuất & Lễ Thượng Kỳ đầu năm: Thứ Sáu ngày 16 tháng 2 năm 2018, 11am.. Tại Trụ Sở CĐ Dallas  Garland. Thắp Hương Bàn Thờ Tổ Quốc. Hái Lộc/Hưởng Lộc đầu năm.
2.   Hội Xuân Mậu Tuất: Thứ Bảy và Chủ Nhật 24/25 tháng 2 năm 2018.. 12pm… Tại Cali SaiGon Mall Garland. 24/2 có Chào Cờ, Văn Nghệ Xuân, Lì Xì, Trò chơi…  25/2 có Chào Cờ, Múa Lân, Chúc Tết, Văn Nghệ Xuân. Lì Xì, Trò chơi, Xổ Số trùng ghế OSAKI ($3500.00).
 7.  Cộng Đồng NVQG Hạt Tarrant County:
1.   Khai mạc Hội Chợ Tết Mậu-Tuất 2018: Thứ Thứ Bảy ngày 10/2/2018 lúc 11am.. Tại Khu Thương Mại bến Thành Plaza. Chào Cờ VNCH do Liên Hội đảm trách. Nghi Lễ Cổ Truyền do Hội Cao Niên Ft.Worth phụ trách. Có Văn Nghệ…
2.   Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm và Lễ Tưởng Niệm 50 Năm thảm sát Mậu-Thân 1968-2018. Thứ Bảy ngày 17/2/2018: Thượng Kỳ tại Kỳ Đài Nam Hưng lúc 10am. Thượng Kỳ tại Trụ Sở Cộng Đồng Hạt Tarrant lúc 11am. Sau đó vào bên trong Hội Trường làm Lễ Tưởng Niệm Tết Mậu Thân 1968.
3.   Chủ Nhật ngày 18/2/2018: Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm tại Kỳ Đài Đức Thánh Trần tại Bên Thành Plaza lúc 1:00am. Kỳ Đài Việt Nam Plaza Haltom lúc 2:30pm…
(Các Lễ Thượng Kỳ do Liên Hội đảm trách).

7.  Hội Cao Niên Dallas: Sẽ tổ chức vào Chủ Nhật ngày 18 tháng 2 năm 2018 tại Nhà Hàng Quốc Hương Garland , lúc 12pm.
 8.  Hội CSVSQ/TVBQGVN/DFW: Sẽ tổ chức Tiệc Xuân vào Chủ Nhật ngày 25 tháng 2 năm 2018 tại Nhà Hàng Quốc Hương Garland , từ 11pm-4pm.
9.  Hội Biệt Động Quân/DFW: Sẽ tổ chức Tiệc Xuân vào Chủ Nhật ngày 25 tháng 3 năm 2018 tại Nhà Hàng Thanh-Thanh Arlington, lúc 12 pm. Có casĩ Quốc Khanh, Hoàng Thục Linh, Lý Băng Băng…Giá vé $45/65VIP.

Gửi đến các Hội Trưởng, BCH và Thân  Hữu xin phổ biến rộng rãi và sắp xếp thời giờ tham dự các ngày kể trên.

Đa tạ,
Nguyễn Hữu Duyệt
TTK Võ Tấn Y
 Updated 7/2/2018

-- 
PSCD-Cay Mua Xuan Chien si VNCH 2018 p1



Lo Hoang 

Cứu nhân như cứu hỏa
Cám ơn Cô Chúc & Xuân Orange County, California và nguyên Thiếu Tá Nguyễn Văn Bảo Tiểu Đoàn Trưởng tiểu đoàn 64 thuộc Liên Đoàn 33 Biệt Động Quân, Kirkland, Washington.
Tiền Bà Vãi ứng ra trước, em Đức Huỳnh con trai của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa từ Vũng Tàu lập tức chạy đến nơi trao tận tay cho anh TPB cựu Đại Đội Trưởng Đại Đội 53 Tiểu Đoàn 5 Sư Đoàn Nhảy Dù  Trung úy LÊ ANH BẰNG.
Tiền của quí Mạnh Thường Quân được trao đầy đủ, tận tay anh em TPB. Lệ phí chuyển tiền, lộ phí, cà phê cà pháo với anh em là tiền túi của anh chị em trong nhóm nhỏ chúng tôi.

Nhiệm vụ hoàn tất. Bà Vãi Giác Ngọc Phước & Sa Di Thích Quản Điền. 




Cô em Chúc & Xuân mở hàng thật đắt. Xin Ni Sư Giác Ngọc Phước vui lòng ứng thêm 100 dollars nữa. Tất cả là 200. 100 sau là của anh nguyên Thiếu Tá Nguyễn Văn Bảo Tiểu Đoàn Trưởng tiểu đoàn 64 thuộc Liên Đoàn 33 Biệt Động Quân, cũng gửi giúp anh Trung uý Lê Anh Bằng.
Chân thành cám ơn cô Chúc & Xuân và Thiếu Tá Nguyễn Văn Bảo, Kirland, Wa.
Thân kính.
Nguyễn Huy Điền



On Sunday, February 4, 2018, 10:31:58 AM PST, 'Dien H. Nguyen' dien.nguyen44@yahoo.com [wa_ldth] <wa_ldth@yahoogroups.com> wrote:


Bà Vãi Giác Ngọc Phước thân.

Xin Ni Cô vui lòng ứng ra trước 100 US dollars, số tiền nầy sẽ được đổi ra vào khoảng trên dưới 2.200.000 đồng bạc Việt Nam một chút xíu. Theo lời dặn dò trong thư của hai chị em cô Chúc & Xuân Orange County California, nhờ em Đức Huỳnh trở lại trao liền cho anh Trung uý Lê Anh Bằng 2.000.000 đồng, còn số tiền lẻ để Đức đổ đầy bình xăng cho con thiết mã. Anh Điền sẽ gửi hoàn tiền lại cho Cô.
Từ trước đến nay, hể mỗi lần chị em Chúc, Xuân mở hàng là đắt.
Cám ơn Ni Cô.
Anh Điền.


On Sunday, February 4, 2018, 9:16:31 AM PST, chuc nguyen <tamlo43@yahoo.com> wrote:


Anh Điền ,
Xin anh ứng trước cho em 100$
để tặng anh Trung uý 
Lê Anh Bằng được không? 
Em sẽ gửi tiền lên anh ngày mai. 
(Anh trích ra chút đỉnh cho cậu em đưa tiền dùm.Cám ơn anh Điền )

 
Tin vui..

Thưa Quý Vị, Quý NT và CH....

Theo tin của Anh Nguyễn Nam Lộc cho biết:

Cuối cùng Nhạc Sĩ Việt Khang, tác giả của hai bản nhạc nổi tiếng:Việt Nam Tôi Đâu  Anh Là Ai...

Đã thoát được ngục tù cộng sản, sẽ đến bến bờ tự do, qua phi trường Los Angeles (LAX) ,
hôm nay Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018 vào lúc 12:40 P.M..

Được biết nhạc sĩ Việt Khang , tên thật Võ Minh Trí, sinh năm 1978 tại Tiền Giang, đã lập gia đình. 
Không thấy nhắc đến vợ và con trai.. Hy vọng cả gia đình cùng được ra đi..

Xin chúc mừng Anh, và hy vọng Việt Khang mau chóng ổn định cuộc sống mới trên quê hương thứ hai...

So Happy For You.gif


BMH
Washington, D.C


-----Original Message-----
From: loc nguyen 
To: 
CC: 
Sent: Thu, 8 Feb 2018 3:21
Subject: Re: [kqvn] Tin Mừng vui.

Đúng vậy, xin xác nhận, theo lịch trình thì VK sẽ xuống phi trường LAX lúc 12:40PM trưa Thứ Năm, February 8, 2018.
Finally "Welcome to the USA Việt Khang" sau 2 lần bị hụt!!!
Nam Lộc


HRW kêu gọi Việt Nam ngưng đàn áp các nhà hoạt động tôn giáo

Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Bùi Văn Trung
Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Bùi Văn Trung
 Courtesy FB Đạo Tràng Út Trung
Việt Nam cần hoãn phiên xử 6 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, đồng thời điều tra xem các hành động của công an nhằm vào những tín đồ này được thực hiện có phải do phân biệt đối xử hoặc đàn áp tôn giáo hay không.
Đây là nội dung được Tổ chức Theo dõi nhân quyền Human Rights Watch đưa ra ngày 8/2/2018, một ngày trước khi phiên xử 6 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo được dự kiến diễn ra tại Tòa án Nhân dân huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho rằng vụ xử là biểu hiện mới nhất về chủ trương đàn áp của chính quyền nhằm vào các thành viên nhóm tôn giáo này. Ông nói thêm: “Chính quyền cần chấm dứt việc sách nhiễu và bắt bớ những người tham gia các nhóm tôn giáo không theo phái nhà nước và để cho người dân thực hành tín ngưỡng theo ý mình.”
Sáu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo sẽ bị đưa ra xử theo kế hoạch gồm ông Bùi Văn Trung (còn gọi là Út Trung) 54 tuổi; vợ ông là bà Lê Thị Hên, 56 tuổi; con gái ông là Bùi Thị Bích Tuyền, 36 tuổi; con trai ông là Bùi Văn Thâm, 31 tuổi; Nguyễn Hoàng Nam, 36 tuổi; và Lê Hồng Hạnh, 41 tuổi. Trong đó ông Bùi Văn Thâm bị cáo buộc về tội “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 của bộ luật hình sự và “chống người thi hành công vụ” theo điều 257. Năm người còn lại bị cáo buộc tội “gây rối trật tự công cộng.”
Vụ việc liên quan 6 người vừa nêu xảy ra vào ngày 18/4/2017, khi cảnh sát giao thông và nhiều người mặc thường phục đã dựng chốt chặn gần nhà ông Bùi Văn Trung ở huyện An Phú, tỉnh An Giang, để chặn xét và thu giữ giấy tờ  của các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập mà không trả lại.
Tình trạng tiếp diễn sang đến ngày 19 tháng tư, khiến ông Bùi Văn Trung và mấy chục đồng đạo khác phải mang khẩu hiệu ra khỏi nhà biểu tình chống tình trạng sách nhiễu của lực lượng chức năng địa phương đối với sinh hoạt tinh thần của các tín hữu Phật giáo Hòa Hảo không theo Ban Trị Sự, tức nhóm mà họ cho là do Nhà nước Việt Nam dựng lên.
Sau đó, vào ngày 26 tháng sáu năm 2017, ông Bùi Văn Trung và con trai bị công an, an ninh bắt đi mà không hề đọc lệnh bắt.
Trong những năm gần đây, có nhiều vụ việc biểu tình và chính quyền tấn công có đối tượng chính là các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo không theo Ban Trị Trự do Hà Nội lập nên.
Ông Brad Adams cho biết “Ba thành viên trong gia đình ông Bùi Văn Trung đã từng phải thụ án tù chỉ vì họ từ chối không thực hành tôn giáo của mình dưới sự kiểm soát của nhà nước. Và giờ đây có vẻ chính quyền lại đang đưa ông và các thành viên trong gia đình ông ra xử với cùng lý do đó.”

Lần đầu tiên sau 1 năm nhậm chức, tỷ lệ tín nhiệm của Tổng

 thống Trump tăng

Ngày đăng : 19:49 - 08/02/2018
Theo hãng tin CNN, tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng lên lần đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức, nhờ vào tăng trưởng kinh tế ổn định cũng như đạo luật mới thuế mà ông vừa ký duyệt.
Một khảo sát do Đại học Quinnipiac (Mỹ) cho thấy, tỷ lệ tín nhiệm của ông Trump đã đạt 40%, mức cao nhất trong vòng 7 tháng qua. Trong đó, 51% số người được hỏi cho biết họ ủng hộ các biện pháp kinh tế của ông Trump. Có đến 7 trong số 10 người Mỹ được hỏi nói rằng kinh tế Mỹ hiện đang rất tốt, và cứ 3 trong số 4 người được hỏi nói rằng tình hình tài chính của họ rất khả quan.
Tỉ lệ tín nhiệm đối với Tổng thống Trump đã tăng lên.
Trong các cuộc khảo sát gần đây, tỷ lệ ủng hộ đối với ông Trump đã tăng lên trong vòng 2 tháng qua. Cuộc khảo sát do công ty Gallup và hãng tin CNN tiến hành mới đây cũng cho thấy ông Trump có tỷ lệ tín nhiệm là 40%, còn cuộc thăm dò do Fox News và Monmouth tiến hành cũng cho thấy Tổng thống Mỹ đang nhận được sự tín nhiệm cao.
Đây là lần đầu tiên những người được hỏi nói rằng ông Trump chứ không phải cựu Tổng thống Barack Obama đã giúp nền kinh tế Mỹ phát triển, khi ông Trump đạt 48% còn ông Obama đạt 41%.
Các chính sách thuế của ông Trump cũng nhận được phản ứng trái chiều, khi có đến 45% số người được hỏi bày tỏ sự ủng hộ trong khi 47% nói rằng họ không ủng hộ. Như vậy, tỷ lệ người ủng hộ kế hoạch cải cách thuế đã tăng lên 10% kể từ khi ông Trump ký duyệt vào tháng 12 vừa qua. Bản thân kế hoạch này cũng có tỷ lệ người ủng hộ tăng lên từ 26 lên thành 39%.
Người Mỹ cũng có phản ứng trái ngược nhau khi được hỏi rằng liệu đạo luật thuế mới sẽ giúp tăng hay giảm thuế thu nhập của người dân, khi 28% số người nói tăng và 27% nói giảm. Dù vậy, 62% số người được hỏi nói rằng kế hoạch cải cách thuế của ông Trump chủ yếu làm lợi cho những người giàu có.
Trước khi đạo luật thuế được ký kết, tỷ lệ người có quan điểm tích cực với đảng Cộng hòa là 24%. Con số này giờ đây đã tăng lên thành 32%, mặc dù vẫn có 51% người được hỏi vẫn không thiện cảm với đảng này.
 Anh Tuấn (lược dịch)

Mỹ đẩy lui nguy cơ tình trạng bị tê liệt vì "shutdown"

Đăng ngày 08-02-2018 Sửa đổi ngày 08-02-2018 16:19
mediaThượng nghị sĩ Chuck Schumer (T) và Mitch McConnell, lãnh đạo hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, tại Thượng Viện Mỹ sau cuộc bỏ phiếu. Ảnh ngày 07/02/2018.Reuters
Thượng Viện Hoa Kỳ ngày 07/02/2018 đã thông qua một dự thảo ngân sách liên bang cho hai năm. Để đạt được đồng thuận, hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã quyết định gạt vấn đề di dân ra khỏi ngân sách. Hồ sơ này sẽ được đưa ra tranh luận trong khuôn khổ một dự luật khác.
Theo thông tín viên RFI Anne Corpet tại Washington, dự thảo ngân sách này còn phải được Hạ Viện thông qua.
Quyết định chấm dứt chính sách khắc khổ đã được thông báo trước:  Thỏa thuận đạt được dự kiến một mức tăng ngân sách quan trọng. Đặc biệt, dự thảo này giải ngân cho các quỹ bảo hiểm y tế trẻ em, cải thiện cơ sở hạ tầng, chống các loại chất gây nghiện và hỗ trợ các bang bị thiên tai. Nhưng đặc biệt là văn bản dự trù tăng ngân sách cho quân đội, theo như ý muốn của Donald Trump.
Ông Mitch McConnell, lãnh đạo các thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa khẳng định : Thỏa thuận vừa đạt được lần đầu tiên từ nhiều năm qua bảo đảm là quân đội của chúng ta sẽ có những nguồn tài chính cần thiết để bảo vệ an ninh cho nước Mỹ. Thỏa thuận của hai đảng chấm dứt việc cắt giảm ngân sách, vốn đã ảnh hưởng đến quân đội Mỹ trong vòng nhiều năm qua và đã làm tổn hại an ninh quốc gia.
Về phần mình, lãnh đạo phe Dân Chủ ở Thượng Viện cho đấy là một ngân sách có lợi cho người dân Mỹ. Ông Chuck Schumer mừng cho thỏa thuận đạt được nhưng cũng khéo chỉ trích tổng thống Trump:  Công việc của chúng ta ở Quốc Hội về ngân sách, giữa lãnh đạo của đảng Cộng Hòa và bản thân tôi đã hoàn tất, mà không có sự giúp đỡ gì nhiều của Nhà Trắng. Các lãnh đạo ở Quốc Hội đã hoàn thành nhiệm vụ đầy khó khăn là tìm kiếm một đồng thuận. Và tôi tin rằng chúng ta đã đạt được một thỏa thuận về ngân sách mà không ai hoàn toàn hài lòng nhưng tất cả chúng ta đều có thể tự hào.
Tuy nhiên, dự thảo này còn phải được Hạ Viện thông qua và chưa chắc có thể đạt được. Phe bảo thủ phản đối việc tăng mức dự báo thâm hụt ngân sách và Nancy Pelosi, lãnh đạo phe Dân Chủ tại Hạ Viện báo trước là bà sẽ bỏ phiếu chống nếu như một cuộc tranh luận về di dân không được đưa vào chương trình nghị sự.

Chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa lần nữa

Phương Hoa | 08/02/2018 21:28
Chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa lần nữa
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Mỹ ở Washington, DC. Ảnh: UPI/Yonhap/TTXVN

Việc lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu ngân sách cho hai năm tới, với khoản tăng 300 tỷ USD được coi là thắng lợi lớn, hóa giải những tranh cãi kéo dài nhiều tháng qua liên quan đến những bất đồng về các ưu tiên chi tiêu giữa các nghị sỹ của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.

Chính phủ Mỹ cũng thở phào khi thoát khỏi nguy cơ phải đóng cửa lần thứ hai trong vòng một tháng do hết kinh phí hoạt động.
Trước đó, một ngày sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu tạm thời đảm bảo ngân sách hoạt động cho Chính phủ Mỹ tới ngày 23/3 cũng như ngân sách tài khóa 2018 cho Bộ Quốc phòng, ngày 7/2 theo giờ Mỹ (tức rạng sáng 8/2 theo giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ cũng thông qua dự luật chi tiêu này với khoản tăng ngân sách 300 tỷ USD.
Mặc dù để có hiệu lực, dự luật này còn phải được Tổng thống Donald Trump ký thông qua, song việc vượt qua "ải" Thượng viện, Chính phủ Mỹ dường như đã "thoát hiểm" trong bối cảnh ngân sách chi tiêu tạm thời được lưỡng viện Quốc hội Mỹ nhất trí thông qua ngày 22/1 vừa qua chính thức hết hạn trong ngày 8/2.
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mich MCConnell cho rằng đây là một dự luật quan trọng, đáp ứng được yêu cầu của cả hai đảng bởi dự luật này bao gồm việc tăng chi tiêu cho quốc phòng - mục tiêu hàng đầu mà các nghị sỹ đảng Cộng hòa đã chờ đợi từ lâu, và tăng chi tiêu cho các chương trình trong nước như các nghị sỹ đảng Dân chủ mong muốn.
Theo dự luật vừa thông qua, chi tiêu quốc phòng sẽ tăng lên 80 tỷ USD trong tài khóa 2018 và 85 tỷ USD trong tài khóa tiếp theo, bắt đầu từ ngày 1/10. Những khoản chi cho các chương trình trong nước cũng sẽ tăng lên 63 tỷ USD trong năm nay và 68 tỷ USD vào năm tới. Dự luật này cũng sẽ trì hoãn mức trần nợ liên bang trong khoảng thời gian đang tiến hành xem xét.
Nói Thượng viện là "ải" khó khăn nhất bởi lẽ, trước đó Chính phủ Mỹ đã phải ngừng hoạt động trong 3 ngày không chỉ do ngân sách liên bang hết hiệu lực từ nửa đêm 19/1 giờ địa phương (trưa 20/1 theo giờ Việt Nam) và không thể gia hạn vì những bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và phe Dân chủ xung quanh vấn đề nhập cư, mà dự luật này đã không được Thượng viện thông qua do không đạt được con số tối thiểu 60 phiếu ủng hộ mặc dù đã được Hạ viện thông qua.
Theo quy định, Thượng viện Mỹ cần số phiếu "siêu đa số" với 3/5 thượng nghĩ sĩ (tức 60 trong tổng số 100 người), để dự luật được thông qua. Trong khi, đảng Cộng hòa chỉ nắm thế đa số ít ỏi (51-49) tại Thượng viện. Điều này có nghĩa ngay cả khi được toàn bộ thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa ủng hộ vẫn cần thêm 9 phiếu ủng hộ nữa để phá vỡ thế bế tắc.
Phải nói rằng những nỗ lực vào phút chót của lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch MCConnell và lãnh đạo phe Dân chủ đã đem lại kết quả vô cùng khả quan trong bối cảnh tranh cãi về ngân sách kéo dài có thể làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn vốn được xem khó giải quyết trên chính trường nước Mỹ.
Nguy cơ chính phủ phải đóng cửa đã trở thành nỗi ám ảnh trong các cuộc thương lượng về ngân sách tại Quốc hội Mỹ. Lịch sử Mỹ từng ghi nhận chính phủ đã phải đóng cửa nhiều lần.
Trước lần đóng cửa gần đây nhất tháng 1/2018, vào năm 2013, chính phủ nước này đã buộc phải đóng cửa trong 16 ngày do Nhà Trắng và Quốc hội không tìm được tiếng nói chung và không đạt được thỏa hiệp về ngân sách cho những cải cách chăm sóc y tế của Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Barack Obama. Trong hai năm 1995-1996, Chính phủ Mỹ cũng từng phải ngừng hoạt động 21 ngày.
Không cần bàn cãi về những hệ lụy của việc chính phủ liên bang bị đóng cửa đối với nền kinh tế số một thế giới. Hàng trăm nghìn nhân viên liên bang phải nghỉ việc tạm thời và hơn 1,3 triệu quân nhân vẫn phải thực hiện nhiệm vụ nhưng không được trả lương.
Theo ước tính, nền kinh tế Mỹ sẽ bị thiệt hại khoảng 6,5 tỷ USD nếu chính phủ bị đóng cửa chỉ trong một tuần. Goldman Sachs tính toán tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý I/2018 sẽ giảm 0,2%.
Với cá nhân Tổng thống Trump, việc chính phủ tạm đóng cửa ít nhiều cũng khiến ông "mất điểm" về đối nội trong năm đầu cầm quyền, đặc biệt khi vai trò của ông được đề cao qua các kết quả tăng trưởng kinh tế ấn tượng của nền kinh tế số 1 thế giới.

Tướng Mỹ cam kết hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương

Nhân chuyến thăm Thái Lan nhằm cải thiện quan hệ quân sự với nước này, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ (JCS), tướng Joseph F. Dunford cam kết sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương nhằm khẳng định Mỹ không là thế lực đang suy yếu.
Theo Washington Times ngày 7.2, khi Trung Quốc có chính sách hung hăng về Biển Đông và khiến các nước láng giềng lo ngại, Tướng Dunford nói chuyến thăm Thái Lan của ông, cùng cuộc tập trận rầm rộ Hổ Mang Vàng 2018 nhằm phát đi một thông điệp đến khu vực: “Bạn không thể cãi gì được về viễn cảnh an ninh có Mỹ hiện diện ở Thái Bình Dương, khả năng và cam kết của Mỹ với khu vực này. Chắc chắn sự hiện diện của một cấp độ quân sự phản ánh rằng chúng tôi không là một thế lực suy yếu”.
Vị tướng Mỹ còn nói: “Khi quý vị nhận thông tin rằng Mỹ đang là một thế lực suy yếu, thì đó là một âm mưu phá hoại uy tín của quan hệ liên minh và quan hệ của chúng tôi tại khu vực”.
Thái Lan không tranh chấp Biển Đông, nhưng Bangkok có thể giữ một vai trò ngoại giao trung lập giữa Mỹ với các nước Đông Nam Á. Trung Quốc đã mở chiến dịch lôi kéo Thủ tướng Thái Lan, và Mỹ - Trung được cho là đang cạnh tranh để có sự trung thành của Thái Lan.
Thái Lan từng là đồng minh tin cậy nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, nhưng quan hệ Thái - Mỹ xuống cấp sau khi tư lệnh quân đội Prayuth Chan-ocha (nay là Thủ tướng Thái Lan) thực hiện cuộc đảo chính lật đổ chính quyền dân cử hồi năm 2014.
Sau đó, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cắt Thái Lan khỏi cuộc tập trận chung hàng năm Hổ Mang Vàng.
Nhưng chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo JCS từ 6 năm qua phù hợp với ý muốn của chính phủ Mỹ: bàn việc giữ gìn an ninh với nhiều lãnh đạo, từ Tổng thống Ai Cập đến Tổng thống Philippines.
Tại thủ đô Bangkok hôm 7.2, tướng Dunford khen ngợi kế hoạch tổ chức bầu cử vào cuối năm nay của chính phủ quân sự Thái Lan, gặp Bộ trưởng Quốc phòng Prawit Wongsuwan và bàn khả năng đào sâu quan hệ quân sự Mỹ -Thái.
Lầu Năm Góc nói quan hệ quân sự Mỹ - Thái “được tái nạp năng lượng”, sau khi chính quyền Thái Lan hứa tổ chức bầu cử vào cuối năm nay, dù Thủ tướng Prayuth chưa chọn ngày tổ chức và nói bóng gió khả năng ông lùi cuộc bầu cử này chí ít đến cuối năm 2019.
Tướng Dunford nói điều quan trọng là phải duy trì quan hệ với Thái Lan, vì “họ có tầm nhìn nổi bật về lĩnh vực hàng hải trong thế giới hiện nhạy cảm. Họ từng là một đối tác tốt, và sức mạnh của Mỹ trên toàn cầu và nhất là khu vực Thái Bình Dương dựa trên mạng lưới đồng minh và đối tác”.
Lầu Năm Góc xác nhận Tướng Dunford khi còn là một lính thủy quân lục chiến Mỹ trẻ tuổi đã từng tham gia cuộc tập trận chung Hổ Mang Vàng đầu tiên (năm 1981).
Chuyến thăm Thái Lan của Tướng Dunford diễn ra trước khi Hổ Mang Vàng 2018 bắt đầu diễn ra ngày 13.2 tới. Sứ quán Mỹ nói 6.800 quân Mỹ cùng 4.000 quân Thái tham gia cuộc tập trận này, cùng với quân nhân Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Indonesia, và một số ít quân Trung Quốc và Ấn Độ, Úc, Canada, Bangladesh, Nepal. Cuộc tập trận này cũng có các quan sát viên của 30 quốc gia.
Bảo Vĩnh (theo Washington Times)

Nghi tin tặc Nga lấy cắp công nghệ quốc phòng Mỹ

Một cuộc điều tra của hãng tin AP cho thấy tin tặc Nga đã lợi dụng sự lỏng lẻo trong quản lý email để đánh cắp các bí mật về máy bay không người lái quân sự cùng nhiều công nghệ quốc phòng khác của Mỹ.
Theo APtin tặc đánh cắp công nghệ quân sự thuộc Fancy Bear, một trong hai nhóm bị nghi có dính líu đến nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016. Đối tượng mà nhóm này nhắm đến là những tài khoản email không được bảo vệ tốt và ít khi gửi thông báo trực tiếp đến người dùng.
Cuộc điều tra phát hiện Fancy Bear đã theo dõi ít nhất 87 người làm việc về máy bay không người lái quân sự, tên lửa, chiến đấu cơ tàng hình, nền tảng điện toán đám mây cùng nhiều hoạt động nhạy cảm khác. Nạn nhân phần lớn là nhân viên của nhiều công ty vũ khí lớn nhỏ như Lockheed Martin, Raytheon, Boeing và General Atomics, ngoài ra còn một số khác đang làm việc cho các nhóm thương mại hay cho nhà thầu ở những quốc gia đồng minh của Mỹ.
Charles Sowell, cựu cố vấn tình báo Mỹ, là người được xem qua danh sách nạn nhân mà cuộc điều tra của AP phát hiện. Chuyên gia này cho biết: “Những chương trình và người làm việc trong chương trình mà tin tặc nhắm vào nằm trong số các công nghệ tiên tiến nhất. Nếu những chương trình đó bị tổn hại thì lợi thế cạnh tranh và quốc phòng của chúng ta sẽ tổn hại. Đây là điều thực sự đáng sợ”.
Để phát hiện được những nạn nhân của Fancy Bear, AP đã nhờ công ty an ninh mạng Secureworks phát hiện và thu thập 19.000 dòng dữ liệu lừa đảo gửi qua email do nhóm tin tặc tạo ra. Đây chỉ là số được gửi đi trong khoảng thời gian tháng 3.2015 - 5.2016.
Qua phân tích, AP phát hiện có đến 40% người được gửi một đường liên kết “mồi nhử” từ tin tặc đã bấm vào đường dẫn này. Đây là bước đầu để tin tặc có thể mở tài khoản email hoặc tiếp cận với dữ liệu máy tính của nạn nhân. Tài khoản Gmail (dịch vụ email của Google) là mục tiêu chủ yếu của nhóm Fancy Bear.
Keven Gambold, một chuyên gia tư vấn về máy bay không người lái, đánh giá những tin tặc như Fancy Bear có thể giúp Moscow đuổi kịp Washington trong lĩnh vực công nghệ quân sự. Chuyên gia cho biết công ty ông đã rất lo lắng về nguy cơ bị ăn cắp thông tin, nên đã dùng một hệ thống độc lập để xử lý các dữ liệu độc quyền của khách hàng.
Theo cuộc điều tra của AP, 15 trong tổng số các nạn nhân của Fancy Bear là những chuyên gia làm việc trong lĩnh vực phát triển máy bay không người lái quân sự. Máy bay không người lái là vũ khí mà Nga đang chạy đua phát triển nằm đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại.
Cẩm Bình (theo CNBC)

Nóng Syria: Mỹ chính thức 'dùng chiến tranh nuôi

 dưỡng hoà bình'

Có thể nhận diện Chiến lược của Mỹ tại Syria là dùng chiến tranh nuôi dưỡng hoà bình, bởi hành động của họ khiến người Syria phải ngã xuống...

Liên quân do Mỹ đứng đầu lại tấn công quân đội Syria với cáo buộc gây hấn
Theo RT ngày 8/2, liên quân do Mỹ đứng đầu ở Syria đã thực hiện các cuộc không kích mà họ cho là hành động “tự vệ” nhằm vào quân đội Syria, sau khi cáo buộc lực lượng này tấn công Lực lượng Dân chủ Syria và cố vấn Mỹ.
Bộ Chỉ huy Trung tâm của Liên quân đã ra thông cáo báo chí rằng: “Để bảo vệ liên quân và lực lượng đồng minh, Liên quân đã tiến hành các cuộc không kích vào lực lượng đối nghịch để ngăn chặn những hành động gây hấn với lực lượng chống IS”.
Liên quân cho biết, hành động đáp trả của họ chi được thực hiện sau khi “lực lượng thân chính quyền Syria đơn phương tấn công một cơ sở chỉ huy của Lực lượng Dân chủ Syria”. Và họ có quyền hành động để tự vệ.
Nong Syria: My chinh thuc 'dung chien tranh nuoi duong hoa binh'
Liên quân Mỹ không kích quân đội Syria vì cho rằng bị gây hấn
Cuộc không kích được xác định là diễn ra tại vị trí cách sông Euphrates khoảng 8km về phía Đông.
Đây là động thái mới nhất liên quan đến hoạt động quân sự giữa các lực lượng nổi dậy được Mỹ hậu thuẫn và quân đội chính phủ Syria.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từng cho biết trên chiến trường Syria đã có giới tuyến, trong đó liên quân do Mỹ đứng đầu và lực lượng nổi dậy hoạt động ở phía đông sông Euphrates, còn quân đội Syria phải ở phía tây của con sông này.
Cuộc không kích bên dòng sông Euphrates là cuộc tấn công quân sự lần thứ hai của Mỹ và Liên quân do Mỹ đứng đầu tại Syria nhắm vào lực lượng quân đội của chính phủ nước này, xuất phát từ lý do bị đe doạ và phải tự vệ.
Lần thứ nhất, quân đội Mỹ bắn hạ một máy bay chiến đấu SU-22 của quân đội Syria trên vùng trời tỉnh Raqqa, miền nam Syria vào ngày 18/6/2017, được Lầu Năm Góc lý giải do chiến đấu cơ Syria đã thả bom xuống gần các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn.
"Bộ Chỉ huy Trung tâm của quân đội Mỹ ngày 18/6 ra tuyên bố cho biết máy bay tiêm kích F/A-18E Super Hornet của họ đã bắn rơi máy bay chiến đấu SU-22 của Syria, nhằm bảo vệ cho những lực lượng đối tác thuộc liên quân", theo Reuters.
Cũng theo tuyên bố của Bộ Chỉ huy Trung tâm, Liên quân không tìm cách chống lại Chính phủ Syria, Nga hay các lực lượng ủng hộ Chính phủ Syria, nhưng sẽ không do dự bảo vệ mình và các lực lượng đối tác trước bất cứ mối đe dọa nào.
“Ý định thù địch và hành động thù địch của các lực lượng ủng hộ chế độ Syria đối với liên minh và các lực lượng đối tác ở Syria đang tiến hành các hoạt động chống IS một cách hợp pháp sẽ không thể được dung thứ", tuyên bố ghi rõ.
Chưa biết thực hư việc quân đội Syria đe doạ Liên quân do Mỹ đứng đầu tại Syria như thế nào, nhưng rõ ràng hành động "đáp trả" của Liên quân là hành động gây hấn, bởi hoạt động của họ tại Syria là bất hợp pháp.
Nong Syria: My chinh thuc 'dung chien tranh nuoi duong hoa binh'
Mỹ bắn rơi SU-22 của Syria vì phải tự vệ họp pháp
Chính vì vậy, hành động của họ không thể được xem là hành động tự vệ hợp pháp, mà tính chất của hành động rõ ràng là xâm phạm chủ quyền của Syria, chứ không phải đảm bảo hiệu quả cho cuộc chiến chống IS, như họ loan tải thông tin.
Hành động quân sự mới nhất của Liên quân do Mỹ đứng đầu diễn ra trong bối cảnh quân đội Israel không kích gần Damascus với lý do an ninh của nhà nước Do Thái bị đe doạ, cho thấy dường như có sự hợp đồng tác chiến giữa Washington và Tel Aviv.
Chiến lược của Mỹ ở Syria chính là dùng chiến tranh nuôi dưỡng hoà bình?
Sau khi bị việt vị trước Tổng thống Putin trong "nước cờ tiêu huỷ vũ khí hoá học" của Syria, quân đội Mỹ không thể xuất hiện hợp pháp tại quốc gia Trung Đông này, Tổng thống Obama quyết định can thiệp vào Syria dưới danh nghĩa đánh IS.
Điều đó cho thấy mục đích hành động của Mỹ tại Syria là mang hoà bình cho Syria.
Tuy nhiên, kể từ khi can thiệp quân sự vào Syria hồi tháng 9/2014 đến nay, hành động của Washington luôn không hướng tới hoà bình. Tại sao lại nhận định như vậy?
Thứ nhất, Mỹ xâm phạm chủ quyền quốc gia của Syria và quyết làm khách không mời, chứ không muốn hợp thức hoá vị thế và hợp pháp hoá hành động của mình.
Mỹ tấn công IS tại Syria gần như cùng lúc với việc tham gia cuộc chiến chống IS tại Iraq, tuy nhiên tại Iraq thì Washington chỉ hành động sau khi Baghdad có lời kêu gọi giúp đỡ trước nguy cơ bị IS lật nhào, còn tại Syria thì Mỹ không cần điều đó.
Hành động chống IS của Mỹ tại Syria hoàn toàn là hành động xâm phạm chủ quyền quốc gia của Syria, vì vậy tính chất của nó không thể là hành động hướng tới việc mang lại hoà bình cho Syria, vì nó luôn bị phản đối và có thể bị đáp trả.
Trong trường hợp này, để mang lại hoà bình cho Syria thì Mỹ, hoặc phải kết nối với lực lượng chính phủ Syria, hoặc phải kết hợp với lực lượng chống IS hợp pháp tại Syria, mà ở đấy là Nga, để thành lập mặt trận chung chống IS.
Nong Syria: My chinh thuc 'dung chien tranh nuoi duong hoa binh'
Chỉ vì muốn sửa lỗi việt vị, mà Washington sẵn sàng xâm phạm chủ quyền của Syria
Song Washington không kết nối với Damascus và cũng không bắt tay với Moscow đánh IS tại Syria, điều đó khiến cho mục đích hành động của Mỹ thực sự không hướng tới hoà bình cho Syria, và bị nhìn nhận là nhằm "mục đích khác".
Thứ hai, Mỹ không ủng hộ hoà giải, hoà hợp giữa các lực lượng tại Syria, trong khi đây là hai chuyển động căn bản đảm bảo nền hoà bình cho đất nước Syria
Có thể thấy rằng, cuộc xung đột tại Syria xuất phát từ việc chính phủ Syria và lực lượng nổi dậy chống chính quyền không hoà hợp được với nhau trong vấn đề chia sẻ quyền lực và lợi ích chính trị, sau khi Tổng thống Assad bãi bỏ thiết quân luật.

Như vậy, để dập tắt lò lửa chiến tranh tại Syria, thì việc chiến thắng IS và các nhóm khủng bố khác chỉ là điều kiện đủ, còn điều kiện cần chính là sự hoà hợp giữa các phe phái trong cuộc chiến.
Do đó, mọi hành động của chính quyền Damascus và đồng minh, của phe đối lập và lực lượng bảo trợ phải hướng tới việc xây dựng cơ chế để các phe phái tại Syria có thể tiến hành hoà giải, từ đó tiến tới hoà hợp.
Cho đến lúc này, dường như chỉ có chính quyền Syria và đồng minh của mình là hướng tới vấn đề hoà giải, còn Mỹ và đồng minh cũng như phe đối lập Syria luôn đi theo chiều ngược lại.
Làm sao mà hoà giải được khi Mỹ và phương Tây luôn kêu gọi một Tổng thống hợp pháp, hợp hiến của một nhà nước Syria có chủ quyền phải ra đi trước khi có chuyển tiếp chính trị tại Syria?
 
Đòi gạt bỏ Tổng thống Assad là Mỹ không hướng tới hoà hợp tại Syria
Rõ ràng, hành động của Mỹ tại Syria không hướng tới ngày vui của quốc gia dân tộc này. Vì vậy, dù Washington có kêu gọi hoà bình cho Syria thì đó cũng chỉ là những khẩu hiệu suông mà thôi.
Thứ ba, Mỹ không ủng hộ, thậm chí còn có hành động thể hiện quyết tâm ngăn chặn người dân Syria thực hiện vai trò chủ thể của lịch sử dân tộc
Theo lịch sử các học thuyết chính trị, chiến tranh được thể hiện qua tiếng bom đạn, còn hoà bình thì được quyết định bởi tiếng dân. Nghĩa là một quốc gia chỉ có hoà bình khi người dân được thể hiện vai trò chủ thể của lịch sử dân tộc.
Trong khi đó, cho đến nay các cơ chế kiến tạo hoà bình và chính trị cho Syria đều được xác lập dựa trên thế về lực của các phe phái trong cuộc chiến chống IS cũng như trong cuộc nội chiến, chứ không dựa trên cấu trúc xã hội của Syria.
Điều đó cho thấy lợi ích của các bên tham gia hoà đàm chủ yếu là lợi ích của các phe phái chính trị chứ không hẳn là lợi ích của các thành phần trong cộng đồng dân tộc Syria, đồng nghĩa việc thương lượng chỉ nhắm đáp ứng quyền lợi của các phe phái.
Như vậy, người dân Syria như bị đặt bên lề lịch sử. Và để Syria có hoà bình thực sự, có giải pháp chính trị toàn diện thì mọi cơ chế nhằm giải quyết xung đột phải đảm bảo cho người dân Syria tự quyết định số phận của họ.
Đó là tất yếu lịch sử. Song Mỹ và đồng minh dường như không nhận diện vấn đề theo quan điểm ấy, nên hành động của họ không phù hợp với tất yếu lịch sử.
Họ không đảm bảo cho người dân Syria có điều kiện viết tiếp lịch sử dân tộc mình.
Ngoài việc mập mờ trong hỗ trợ lực lượng người Kurd khiến lực lượng này phải đứng ngoài mọi tiến trình chính tri tại Syria, Mỹ còn bác bỏ nhiều cơ chế hoà giải, đối thoại khiến cho lực lượng được họ bảo trợ cũng phải "theo lao" với họ.
 
Hành động của Mỹ khiến người Syria không thể hiện được vai trò của chủ thể lịch sử dân tộc và vẫn phải ngã xuống vì nền độc lập
Washington và đồng minh còn chủ động tạo ra những xung đột và biến Syria thành địa bàn giải quyết xung đột, khiến cả dân tộc Syria trở thành nạn nhân, thậm chí là con tin trong đổi trao lợi ích của họ.
Dù Mỹ vẫn khẳng định là muốn mang lại hoà bình cho đất nước Syria, giúp Syria tiến lên theo mô hình dân chủ, song hành động của Washington và các đồng minh lại khiến người Syria vẫn phải tiếp tục ngã xuống vì nền độc lập.
Theo giới phân tích, chiến lược của Mỹ tại Syria có thể được nhận diện là dùng chiến tranh nuôi dưỡng hoà bình. Và có lẽ đó là sự khái quát chuẩn xác nhất về hành động của vị khách không mời này tại Syria.
Ngọc Việt

Nga tin Mỹ có kế hoạch phân chia Syria

2 dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng, Mỹ có kế hoạch phânchia Syria, và Moscow sẽ thảo luận vấn đề này với Washington.
 >> Tên lửa bắn rơi Su-25 của Nga ở Syria bị nghi có nguồn gốc từ Ukraine
 >> Mỹ cảnh báo tấn công quân sự Syria
 >> Viết lại Hiến pháp Syria, tương lai nào cho ông Assad?

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov
"Có vẻ như ở Syria, người Mỹ đã bắt tay vào mục đích thực hiện phân chia đất nước này. Kế hoạch thực sự về việc phân chia Syria đang tồn tại, và chúng tôi biết điều đó. Chúng tôi sẽ thảo luận vấn đề này với đối tác Mỹ xem họ trả lời ra sao", Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói với những người lọt vào vòng chung kết cuộc thi Lãnh đạo Nga hôm 7-2.
Theo nhà ngoại giao hàng đầu của Nga, Mỹ đã không giữ lời hứa rằng, mục đích duy nhất của họ khi tham gia hoạt động quân sự ở Syria, mà không được sự cho phép của chính quyền Damascus hợp pháp, là đánh bại nhóm khủng bố tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
"Họ không tập trung vào việc tiêu diệt IS. Bây giờ họ lại nói là sẽ tiếp tục hiện diện ở Syria cho đến khi họ tin rằng, một tiến trình hòa giải ổn định chính trị, dẫn đến sự thay đổi chế độ (của Tổng thống Bashar al-Assad), đã bắt đầu tại Syria. Song, thực tế là Mỹ đang bắt tay với nhiều nhóm khác nhau ở Syria, thuyết phục họ chống lại chính phủ. Điều này sẽ dẫn đến những hậu quả rất nguy hiểm", ông Lavrov nhấn mạnh.
Theo Hoàng Nguyễn

Liên quân Mỹ không kích quân đội Syria, cáo buộc Damascus tấn công quân nổi dậy

Anh Tuấn | 08/02/2018 20:46
Liên quân Mỹ không kích quân đội Syria, cáo buộc Damascus tấn công quân nổi dậy
Mỹ vừa tiến hành không kích "đáp trả" nhằm vào quân đội Syria.

Theo hãng tin RT, liên quân do Mỹ đứng đầu vừa thực hiện các cuộc không kích “tự vệ” nhằm vào quân đội Syria sau khi họ cáo buộc Damascus tấn công Lực lượng Dân chủ Syria và các sĩ quan cố vấn của Mỹ.

Bộ Chỉ huy Trung ương của Liên quân do Mỹ đứng đầu đã đưa ra một thông cáo báo chí nói rằng: “Để bảo vệ liên quân và các lực lượng đồng minh, Liên quân đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các lực lượng đối địch để ngăn chặn các hành động gây hấn đối với lực lượng chống IS”.
Liên quân cho biết, các cuộc tấn công đáp trả được thực hiện sau khi “các lực lượng thân chính quyền Syria đơn phương tấn công một cơ sở chỉ huy của Lực lượng Dân chủ Syria”. Họ cũng nhấn mạnh rằng họ “có quyền hành động để tự vệ”, bởi quân đội Mỹ và “các lực lượng đồng minh” của họ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Cuộc không kích được cho là diễn ra tại vị trí cách sông Euphrates khoảng 8km về phía Đông. Hiện vẫn chưa có thông tin về thương vong của cả hai bên.
Cuộc tấn công này là động thái mới nhất liên quan đến các lực lượng nổi dậy được Mỹ hậu thuẫn và quân đội chính phủ Syria. Washington khẳng định rằng liên quân do Mỹ đứng đầu và lực lượng nổi dậy đồng minh của họ được phép hoạt động ở phía đông sông Euphrates, trong khi quân đội Syria phải ở phía tây của sông.
Damascus đã nhiều lần khẳng định rằng sự hiện diện của liên quân Mỹ là hành động gây hấn, xâm phạm chủ quyền của đất nước. Không quân Nga và Syria là lực lượng duy nhất được phép hoạt động ở Syria, và mặc dù Syria đã nhiều lần yêu cầu quân đội Mỹ rời khỏi đất nước sau khi IS gần như đã bị đánh bại, song Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết quân đội Mỹ sẽ còn ở lại Syria vô thời hạn để đối phó với chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad và ảnh hưởng của Iran trong khu vực.
Liên quân do Mỹ đứng đầu cũng đã xem xét thiết lập một lực lượng biên giới gồm 30.000 quân để bảo vệ khu vực mà lực lượng đồng minh của họ đang kiểm soát tại Syria. Lực lượng này có thành phần chủ đạo là các binh lính người Kurd, khiến Thổ Nhĩ Kỳ tức giận và bắt đầu chiến dịch quân sự tại Syria.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo rằng Washington dường như đang xa rời mục tiêu chống lại IS và đang khiến Syria chia rẽ hơn nữa.
“Rất có thể Mỹ đang bắt đầu chia cắt Syria. Họ từ bỏ lời hứa với chúng tôi rằng mục đích duy nhất của sự hiện diện của họ tại Syria, không có sự cho phép của chính phủ nước này, là để đánh bại IS và các phần tử khủng bố khác. Giờ đây họ lại tuyên bố rằng họ sẽ giữ nguyên sự hiện diện của mình cho đến khi một quá trình ổn định chính trị tại Syria được bắt đầu, dẫn đến sự thay đổi chính quyền”, ông Lavrov nói.

Thỏa thuận “Đại liên minh” tại Đức: Cuộc hôn nhân không có tình yêu

Dù đây là cái bắt tay đang được châu Âu mong đợi và giúp yên lòng các nhà đầu tư, nhưng giới quan sát lại ví đây là “cuộc hôn nhân không có tình yêu”.

Sau hơn 24 giờ đàm phán, liên đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ Đốc giáo (CDU/CSU) và đảng đối tác trung tả Dân chủ Xã hội (SPD) tại Đức đã đạt được thỏa thuận liên minh để thành lập chính phủ mới, chấm dứt bế tắc trên chính trước Đức kéo dài hơn 4 tháng qua.
Giới quan sát lại ví thỏa thuận Đại liên minh ở Đức là "cuộc hôn nhân không có tình yêu" và là lựa chọn cuối cùng khi không có giải pháp nào thay thế. Ảnh: DW
Một chính phủ mới được hình thành và một nhiệm kỳ lần thứ 4 liên tiếp dành cho Thủ tướng đương nhiệm Angela Merkel. Mặc dù đây là cái bắt tay đang được châu Âu mong đợi và giúp yên lòng các nhà đầu tư, nhưng giới quan sát lại ví đây là "cuộc hôn nhân không có tình yêu" và là lựa chọn cuối cùng khi không có giải pháp nào thay thế.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua hoan nghênh thỏa thuận thành lập chính phủ "đại liên minh" vừa đạt được. Phát biểu tại thủ đô Berlin, Thủ tướng Merkel tin tưởng rằng, thỏa thuận liên minh vừa nhất trí có thể hình thành nên nền tảng cho một chính phủ ổn định và xuất sắc mà Đức đang rất cần lúc này cũng như nhiều nước khác kỳ vọng.
Cao ủy châu Âu phụ trách kinh tế và tài chính Pierre Moscovici hoan nghênh thỏa thuận, cho rằng đây là một thông tin tốt lành không chỉ đối với người dân Đức mà còn cả châu Âu.
“Thỏa thuận liên minh này rất cần thiết cho nước Đức vì một chính phủ ổn định. Với thỏa thuận đạt được sẽ giúp tránh giai đoạn bất ổn chính trị hơn tại quốc gia này, giúp họ có nhiều thời gian hơn tập trung vào châu Âu. Đây cũng là thông tin tốt lành với châu Âu vì sẽ có một chính phủ ủng hộ châu Âu ổn định vững mạnh và đầy tham vọng, cho phép thúc đẩy các chính sách của châu Âu trong tương lai”, ông Moscovici nói.
Hiện Thỏa thuận này vẫn cần phải vượt qua vật cản cuối cùng đó là cần hơn 440.000 đảng viên của Đảng Dân chủ xã hội trên toàn quốc thông qua. Hiện tại, một số nhóm trong Đảng Dân chủ xã hội đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc tái lập chính phủ đại liên minh với CDU/CSU như nhiệm kỳ vừa qua. Mặc dù vậy, triển vọng tăng chi tiêu của chính phủ, trong đó có nguồn đầu tư cho các dự án giáo dục và kỹ thuật số hóa, có thể làm dịu quan điểm của một số đảng viên cánh tả trong Đảng Dân chủ xã hội.
Chủ tịch Đảng Dân chủ xã hội Martin Schulz hôm qua bày tỏ lạc quan về việc các thành viên trong đảng sẽ ủng hộ liên minh: “Cũng có những ý kiến chia rẽ trong đảng. Tuy nhiên chúng tôi vẫn lạc quan rằng có đủ khả năng thuyết phục đại đa số các thành viên cho phép chúng tôi tham gia vào một đại liên minh như vậy”.
Một sự thỏa hiệp giữa hai đảng có quan điểm chính trị đối lập là một tín hiệu tốt lành đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên giới quan sát cũng nhận định, cái bắt tay giữa CDU/CSU và SPD là một cuộc hôn nhân không tình yêu, là lựa chọn ít rủi ro nhất vì đơn giản không có giải pháp tốt hơn nào thay thế. Một chính phủ thiểu số được xem là không ổn định hay các cuộc bầu cử mới sẽ dẫn đến khoảng thời gian dài bất ổn, có thể tác động tiêu cực đến kế hoạch cải cách khu vực đồng euro đều là những lựa chọn không khả quan. Thủ tướng Đức Angela Merkel trước đó thừa nhận: “Mỗi người cần phải đưa ra những thỏa hiệp đau đớn”.
Vì vậy, giới quan sát nhận định, thỏa thuận đại liên minh đạt được không phải là một sự hào hứng của các đảng thúc đẩy một tầm nhìn lớn cho nước Đức mới, mà chỉ là một danh sách các thỏa hiệp giúp mang lại lợi ích cho các bên. Trong thỏa thuận liên minh cũng có những cam kết về chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ, có thể thúc đẩy nền kinh tế Đức và cắt giảm thuế làm tăng chi tiêu tiêu dùng của Đức.
Tuy nhiên, với việc các bộ quan trọng đều nằm trong tay của Đảng Dân chủ xã hội, trong đó có Bộ Tài chính, cũng có nghĩa là sẽ có nhiều hỗ trợ của Đức hơn cho các nền kinh tế đang gặp khó khăn trong khu vực đồng euro, thúc đẩy việc thực hiện hóa kế hoạch cải cách EU của Tổng thống Pháp cũng như thay đổi lập trường của Đức bấy lâu nay về vấn đề Brexit.
Điều này đặt ra câu hỏi về việc bất kì lợi thế nào mà “đại liên minh" mang lại cũng có thể trở thành bất lợi với các cử tri Đức.
Theo Phạm Hà

Mỹ tìm cách giải quyết xung đột Israel-Palestine: Thỏa thuận thế kỷ hay cú tát thế kỷ?

Đại sứ Nguyễn Quang Khai | 08/02/2018 19:33
Mỹ tìm cách giải quyết xung đột Israel-Palestine: Thỏa thuận thế kỷ hay cú tát thế kỷ?

Một sáng kiến liên quan đến những vấn đề sống còn của Israel và Palestine mà bị một bên bác bỏ hoàn toàn thì sáng kiến đó sẽ không có "đất sống".

"Thỏa thuận thế kỷ"...
Chính quyền Mỹ của Tổng thống Donald Trump sau khi tham vấn một số nước Ả rập, vừa qua đã đưa ra một kế hoạch mới nhằm giải quyết vấn đề Palestine mà các phương tiện thông tin gọi là "Thỏa thuận thế kỷ" (The deal of the century).
Thuật ngữ "Thỏa thuận thế kỷ" được giới chính trị sử dụng từ khi Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ.
Jared Kushner, con rể và là cố vấn của Donald Trump chính là cha đẻ của "Thoả thuận thế kỷ". Cùng làm việc với Jared Kouchner còn có Jason Greenblatt, đặc phái viên của Mỹ về Tiến trình Hoà bình Trung Đông. Jason Greenblatt là người Mỹ gốc Do Thái có quan hệ thân thiết với Donald Trump từ lâu.
Mỹ tìm cách giải quyết xung đột Israel-Palestine: Thỏa thuận thế kỷ hay cú tát thế kỷ? - Ảnh 1.
Ông Jason Greenblatt (ngoài cùng trái) và con rể ông Trump Jared Kushner (thứ 3 từ trái sang) gặp Thủ tướng Israel Netanyahu (ngoài cùng phải). Ảnh: ĐSQ Mỹ tại Israel
Jared Kushner đã đến thăm Ả rập Xê út, Ai cập và Israel, ba nước được coi là quan trọng nhất ở khu vực Trung Đông, để đề xuất và vận động cho ý tưởng của kế hoạch này.
Mặc dù đến nay "Thỏa thuận thế kỷ" chưa được công bố chính thức, nhưng nhiều nội dung chi tiết đã được tiết lộ. Các quan chức Mỹ cho biết, Tổng thống Donald Trump sẽ chính thức đưa ra một kế hoạch giải pháp cho cuộc xung đột Palestine-Israel vào giữa năm nay.
Chính quyền Mỹ cho đây sẽ là một kế hoạch toàn diện, hoàn toàn khác với ý tưởng cả các chính quyền Mỹ trước đây. Ả rập Xê út và các nước vùng Vịnh khác sẽ hỗ trợ tài chính 10 tỷ đô la cho Palestine để thực hiện kế hoạch này.
Kế hoạch này đã được phía Palestine tiết lộ trong cuộc họp của Hội đồng Trung ương Palestine ngày 14-15/1/2018 với nội dung chính như sau:
- Công nhận Jerusalem là Thủ đô của Israel và chuyển đại sứ quán Mỹ về đây.
- Sáp nhập các khu định cư lớn ở Bờ Tây vào Israel.
- Tuyên bố thành lập Nhà nước Palestine phi quân sự ở dải Gaza và một số vùng thuộc Bờ Tây, Israel giữ quyền kiểm soát về an ninh.
- Công nhận Israel là quốc gia Do Thái.
- Israel sẽ rút dần khỏi các khu vực Palestine bị chiếm đóng.
- Vấn đề người tị nạn Palestine sẽ được đàm phán sau.
- Thủ đô của Nhà nước Palestine sẽ nằm ở vùng ngoại ô thành phố Jerusalem, ngoài biên giới năm 1967 sáu km.
- Muộn nhất là sau 2 đến 3 tháng, chính quyền Mỹ sẽ tuyên bố chấp thuận việc sáp nhập các khu định cư và sau đó sẽ đưa ra một "khái niệm an ninh chung" cho cả hai nhà nước Israel và Palestine như hai đối tác của hoà bình.
Thực chất của đề nghị này là nhằm xoá bỏ vấn đề Palestine và thành lập một liên minh mới chống Iran với sự tham gia của Israel.
...hay "cú tát thế kỷ"?
Đề nghị này có 4 điểm hoàn toàn mới đã bị phía Palestine bác bỏ hoàn toàn.
Đó là Nhà nước Palestine sẽ là một nhà nước phi quân sự, thiết lập quan hệ hợp tác an ninh chung giữa Israel và Palestine với sự tham gia của Wahington và một số nước khu vực, các lực lượng Israel sẽ đóng dọc theo sông Jordan và dãy núi miền Trung để bảo vệ an ninh cho hai nhà nước và Israel chịu trách nhiệm hoàn toàn về an ninh trong các trường hợp khẩn cấp.
Theo kế hoạch này, các nước trên thế giới sẽ công nhận quốc gia Israel là tổ quốc của người Do Thái và quốc gia Palestine là tổ quốc của người Palestine. Israel sẽ đảm bảo tự do thờ đạo cho tất cả mọi người ở các vùng thánh địa.
"Thỏa thuận thế kỷ" thực chất là xoá bỏ giải pháp hai nhà nước, bỏ qua những hồ sơ quan trọng nhất của cuộc xung đột như vấn đề người tị nạn, các khu định cư, nghiễm nhiên quyết định Jerusalem là Thủ đô vĩnh viễn của Israel.
Đây là một giải pháp mang tính chất áp đặt đối với Palestine không qua đàm phán, đi ngược lại hoàn toàn với các điều khoản của Thỏa thuận Oslo ký năm 1993 giữa Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine PLO và được chính Mỹ và cộng đồng quốc tế công nhận.
Chính quyền Palestine và các tổ chức Palestine đề đã lên tiếng bác bỏ hoàn toàn kế hoạch này của Mỹ.
Mỹ tìm cách giải quyết xung đột Israel-Palestine: Thỏa thuận thế kỷ hay cú tát thế kỷ? - Ảnh 2.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abass mô tả kế hoạch này là một "cú tát thế kỷ" ( tiếng Ả rập "Thỏa thuận thế kỷ" là "Safqa Al-Qarn", "Cú tát thế kỷ" là Safaa Al-Qarn" phát âm gần giống nhau). Ông khẳng định, với kế hoạch này, Israel đã chấm dứt tiến trình Oslo và Palestine không thể nhân nhượng vì Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Palestine tương lai.
Một sáng kiến liên quan đến những vấn đề sống còn của Israel và Palestine mà bị một bên bác bỏ hoàn toàn thì sáng kiến đó sẽ không có "đất sống". Đây không phải ý kiến của riêng tôi mà một chuyên gia nổi tiếng của Israel về các vấn đề Ả rập Yoni Ben-Menachem.
Chuyên gia Yoni Ben-Menachem cũng cho rằng: "Thỏa thuận thế kỷ" rất khó có cơ hội thành công bởi nó hoàn toàn không có một triển vọng chính trị nào giữa người Palestine và người Israel, đặc biệt trong tình hình Mỹ và các nước Ả rập đang vướng vào những mâu thuẫn và chia rẽ nội bộ, chưa nói đến cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh vẫn chưa có triển vọng giải quyết.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định 'con đường ngoại giao' trong vấn đề Triều Tiên

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định 'con đường ngoại giao' trong vấn đề Triều Tiên
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: AP/TTXVN

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ngày 7/2 khẳng định các nỗ lực phi hạt nhân hóa Triều Tiên vẫn "chắc chắn trên con đường ngoại giao”, cùng với phương án quân sự dự phòng.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc đưa ra tuyên bố trên trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng. Trả lời câu hỏi của báo giới về nhận định của ông đối với những ý kiến cho rằng khả năng xảy ra chiến tranh với Triều Tiên đã gia tăng kể từ khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lên lãnh đạo một năm trước đây, ông Mattis nêu rõ tình hình với Triều Tiên "chắc chắn trên đường ngoại giao", theo đó Washington ủng hộ các nỗ lực trong chính sách ngoại giao của Ngoại trưởng Rex Tillerson như chỉ đạo của Tổng thống Donald Trump, cùng với phương án quân sự khả thi. 
Theo ông Mattis, sự tập trung vào ngoại giao thể hiện rõ qua việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhất trí thông qua 3 nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng hồi năm ngoái.
Theo kế hoạch, một phái đoàn cấp cao của Triều Tiên sẽ tới Hàn Quốc ngày 9/2 dự lễ khai mạc Olympic mùa Đông PyeongChang 2018, trong đó có em gái của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Phái đoàn Mỹ tham dự Olympic sẽ do Phó Tổng thống Mike Pence dẫn đầu, làm dấy lên đồn đoán hai bên có thể gặp nhau bên lề sự kiện thể thao này. 
Tuy nhiên, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 8/2 cho biết phái đoàn cấp cao của Triều Tiên tham dự Olympic PyeongChang không sẵn sàng gặp các đại diện Mỹ. Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 6/2 cũng cho biết Washington không có kế hoạch gặp giới chức Bình Nhưỡng trong thời gian tham dự Olympic.
Trả lời câu hỏi của báo giới về khả năng tiếp xúc giữa giới chức Mỹ và Triều Tiên bên lề Olympic PyeongChang, ông Mattis nói: "Phó Tổng thống Pence hoàn toàn có thể đưa ra đề nghị về việc đó trong thời gian ông ở Hàn Quốc".
Hai miền Triều Tiên đã xúc tiến ngoại giao thể thao sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chìa "nhành ô liu" về phía Seoul trong thông điệp Năm mới. Việc hai bên phối hợp tích cực trong công tác chuẩn bị cho sự kiện thể thao nói trên được kỳ vọng sẽ tạo nền tảng thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. 37 chính quyền bang và thành phố của Mỹ cũng đã thông qua các nghị quyết bày tỏ ủng hộ Olympic mùa Đông PyeongChang 2018 tại Hàn Quốc, hy vọng rằng sự kiện thể thao này sẽ thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng cho cả Bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á.
Olympic mùa Đông PyeongChang 2018 sẽ khai mạc ngày 9/2 và kéo dài đến ngày 25/2 tới. Dự kiến, khoảng 3.000 vận động viên sẽ tranh tài tại sự kiện thể thao này.
Link gốc bài viết tại đây.

Phó Tổng thống Mỹ bình luận gì về Triều Tiên trước khi sang Hàn?

Vân Trang | 08/02/2018 21:46
Phó Tổng thống Mỹ bình luận gì về Triều Tiên trước khi sang Hàn?
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence

Mỹ và các đồng minh cố gắng để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên một cách hoà bình.

Ngày 8/2, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết, Mỹ và các đồng minh cố gắng để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên một cách hoà bình và xoa dịu những khó khăn của người dân nơi đây.
Tuy nhiên, ông Pence vẫn nhấn mạnh, mọi lựa chọn đều được cân nhắc. Nói trong một bài phát biểu trước binh lính Mỹ ở căn cứ không quân Yokota tại Nhật Bản, ông Mike Pence nói, Mỹ luôn bên cạnh đồng minh Hàn Quốc.
Trước đó một ngày, ông cho biết Washington sẽ sớm áp đặt các lệnh trừng phạt khắc nghiệt đối với Bình Nhưỡng.
Bình luận được đưa ra trước khi ông Pence tới Bình Nhưỡng để tham gia Thế Vận Hội chuẩn bị khai mạc vào thứ

Hàn Quốc xếp em gái ông Kim Jong-un ngồi gần Phó tổng thống Mỹ

Tại lễ khai mạc Olympic mùa đông 2018 ở Pyeongchang (Hàn Quốc) vào ngày mai 9.2, bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un, sẽ được xếp chỗ chỉ cách Phó tổng thống Mike Pence vài mét, mặc dù các quan chức cấp cao Mỹ-Triều đều nói ông Pence và bà Kim không muốn gặp nhau.
Theo Guardian ngày 8.2, việc xếp ghế VIP cho lễ khai mạc là “nỗi nhức đầu về nghi lễ” cho Hàn Quốc chủ nhà Olympic 2018. Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) để chuyện tế nhị xếp ghế VIP cho ban tổ chức Hàn Quốc. Chủ tịch IOC Thomas Bach nói ông không nên “phạm sai lầm nếu can thiệp vào chuyện này”, khi nó có thể là một thảm họa.
Một quan chức biết kế hoạch xếp ghế nói với hãng tin Reuters: “Làm sao có thể xếp đoàn Triều Tiên gần đoàn Mỹ, khi Washington nói thẳng chuyện trừng phạt, ép Triều Tiên? Và ai sẽ ngồi ghế cao hơn?”.
Lễ khai mạc Olympic rất có thể trở thành một vấn đề khó xử cho ban tổ chức. Bà Kim Yo-jong, 29 tuổi, sẽ lần đầu tiên ra mắt với thế giới, hiện là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên. Bà phụ trách công tác tuyên truyền-văn hóa nghệ thuật. Có sự đồn đoán rằng bà sẽ chuyển một thông điệp của người anh ruột nhân dịp này.
Trong khi đó, Phó tổng thống Mỹ đã hứa sẽ chặn ông Kim Jong-un “cướp thông điệp và hình ảnh của Olympic”. Trước khi đến Hàn Quốc, ông Pence nói Mỹ sẽ sớm công bố “lệnh trừng phạt kinh tế Triều Tiên cứng rắn nhất từ trước đến nay” nhằm ép Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Ông Pence cũng nói với các quân nhân Mỹ trú đóng tại Nhật Bản “Mỹ sẵn sàng với bất kỳ tình huống nào”. Đi cùng ông đến Hàn Quốc là cha của Otto Warmbier, sinh viên Mỹ từng bị Triều Tiên kết án tù, sau đó vào năm 2017 đã được trả tự do về Mỹ khi bị hôn mê và vài ngày sau thì qua đời.
Phó tổng thống Pence nói hôm 7.2: “Chúng tôi sẽ đến để cổ vũ các VĐV Mỹ, nhưng cũng để đứng cạnh các đồng minh và nhắc thế giới nhớ rằng Triều Tiên là chế độ độc tài, tàn ác nhất trái đất. Chúng tôi sẽ không cho phép cơ quan tuyên truyền Triều Tiên cướp thông điệp và hình ảnh Olympic. Chúng tôi sẽ không cho phép Triều Tiên giấu thực tế nước họ và đe dọa khu vực dưới lá cờ Olympic”.
Hai đoàn Mỹ-Triều đều nói không có cuộc gặp nhau, dù có thể xảy ra vài cuộc trao đổi tại một bữa chiêu đãi trước lễ khai mạc Olympic. Theo hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA, quan chức ngoại giao Triều Tiên Cho Yong-sam nói: “Trong chuyến thăm Hàn Quốc, chúng tôi không hề có ý định gặp chính quyền Mỹ”.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã thúc đẩy đối thoại liên Triều, nói ông hy vọng “bầu khí hòa bình” sẽ tiếp diễn sau sự kiện thể thao quốc tế sẽ được ghi nhớ là “Olympic của hòa bình” này. Đoàn thể thao Triều-Hàn sẽ cùng diễu hành dưới cùng một lá cờ.
Nhật Bản là đồng minh của Mỹ thì có quan điểm cứng rắn hơn. Thủ tướng Shinzo Abe cũng sẽ dự lễ khai mạc, nói các nước chớ nên bị “chiến dịch gây thiện cảm của Bình Nhưỡng hớp hồn”.
Bước đột phá hợp tác liên Triều không xuôi chèo mát mái: Chiếc phà chở đoàn văn công Triều Tiên qua Hàn đã yêu cầu tiếp xăng, buộc Hàn Quốc phải tính chuyện xử lý sao cho không vi phạm lệnh trừng phạt Triều Tiên của LHQ.
Một ủy ban của LHQ cũng đang xem xét việc miễn trừng phạt ông Choe Hwi, Chủ tịch Ủy ban hướng dẫn thể thao quốc gia Triều Tiên, một trong những quan chức tháp tùng bà Kim Jo-yong và Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên Kim Jong-nam.
Bà Kim Jo-yong có tên trong danh sách đen trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ hồi năm 2017, với lý do chế độ Triều Tiên kiểm duyệt và ngược đãi nhân quyền. Ông Choe Hwi thì bị cấm xuất cảnh, theo lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an LHQ.
Bảo Vĩnh (theo Guardian)

Cử em gái tới Hàn Quốc, ông Kim Jong-un quá cao tay

Phó Chủ tịch Ủy ban Tuyên truyền và Cổ động của Đảng Lao động Triều Tiên có thể làm lu mờ hình ảnh Phó Tổng thống Mỹ tại PyeongChang 2018...

Sự kiện đặc biệt
Nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên Kim Jong-un dường như vẫn khai thác tốt hiệu ứng tích cực từ Olympic mùa Đông PyeongChang 2018 tại Hàn Quốc, nhằm phục vụ cho các nước cờ chính trị tuyệt hảo của mình.
Điều này thể hiện một lần nữa qua việc Bình Nhưỡng cử bà Kim Yo-jong, Phó Chủ tịch Ủy ban Tuyên truyền-Cổ động, Đảng Lao động Triều Tiên - em gái ông Kim Jong-un, tham gia phái đoàn Triều Tiên tới dự Thế vận hội mùa Đông 2018. Thông tin này mau chóng được CNN cho biết.
Tin từ Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho hay, theo thông báo ngày 6/2 của phía Bình Nhưỡng, bà Kim Yo-jong, sẽ góp mặt trong đoàn đại biểu gồm 22 thành viên của Triều Tiên.
Cu em gai toi Han Quoc, ong Kim Jong-un qua cao tay
Kim Yo-jong, Phó Chủ tịch Ủy ban Tuyên truyền và cổ động, Đảng Lao động Triều Tiên
Đoàn do ông Kim Yong Nam, Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên, dẫn đầu. Ngoài ra còn có ông Choe Hwi, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo thể thao quốc gia, ông Ri Son-gwon, Chủ tịch Ủy ban Thống nhất hòa bình đất nước.
Phái đoàn Triều Tiên tới Hàn Quốc theo 3 đợt, trước khi Thế vận hội khai mạc. Ngày 6/2, nhóm đầu tiên đã tới Hàn Quốc trên tàu Mangyongbong 92 gồm 140 thành viên đoàn văn công biểu diễn tại Olympics mùa đông Pyeongchang.
Ngày 7/2, nhóm thứ hai gồm 280 người thành viên khác cũng đã đến Hàn Quốc, tạo nên một trong những cuộc di chuyển qua biên giới lớn nhất trong thời gian không có giao tranh quân sự giữa hai bên.
Hiệp định đình chiến tạm thời khiến cho Triều Tiên và Hàn Quốc trên lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Vì vậy,  lần đầu tiên một thành viên trong gia tộc họ Kim đến Hàn Quốc đã tạo nên một sự kiện sự lịch sử.
Động thái cho thấy quan hệ liên Triều ngày càng trở nên lạc quan và cởi mở hơn, kể từ khi được kích hoạt bởi "Thông điệp bất ngờ" của Chủ tịch Kim Jong-un gửi tới người dân và chính quyền Hàn Quốc nhân dịp năm mới 2018.
Khi đó, ông Kim Jong-un được cho là bắn 1 mũi tên trúng 2 đích: ngăn chặn giải pháp quân sự của Mỹ và phá vòng vây bao quanh Triều Tiên bằng lợi ích trong ngoại giao nước lớn giữa Mỹ-Nga–Trung.
Dù chỉ Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên được cử đến Hàn Quốc trong sự kiện Thế vận hội mùa Đông 2018, "chính sách ngoại giao chính trị" của Kim Jong-un không chỉ hoá giải nguy hiểm cho Nam - Bắc Hàn, mà còn giữ gìn lợi ích cho cả dân tộc Triều Tiên.
Và nay, khi bà Kim Yo-jong - em gái nhà lãnh đạo trẻ và được xem là nhân vật có thực quyền thứ 2 tại Triều Tiên khi anh trai bà bị bệnh gout- xuất hiện tại Olympics Pyeongchang 2018, vấn đề không còn là thủ thuật chính trị nữa.
Có thể nhận định, với việc tiến cử em gái "công cán" xứ Nam Hàn, Chủ tịch Kim Jong-un đã nâng những nước cờ chính trị của mình lên tầm nghệ thuật, bởi bất cứ "quân cờ nào được nhà lãnh đạo cho di động" đều tạo ra hiệu ứng tích cực.
Cu em gai toi Han Quoc, ong Kim Jong-un qua cao tay
Người tên lửa vẫn xuất sắc trước vị tổng thống doanh nhân
Hơn thế nữa, những nước đi của "người tên lửa" đều khiến đối phương không thể hoá giải, nên hoặc bị động đối phó, hoặc phải đồng điệu, từ đó mang lại nhiều điều tích cực cho cả Nam-Bắc Hàn, trong đó có vấn đề chủ quyền và độc lập dân tộc.
Ông Kim Jong-un thể hiện hoàn hảo vai trò đạo diễn sự kiện thể thao chính trị Olympics PyeongChang 2018
Với những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, liên quan đến chương trình kỹ thuật tên lửa và tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, ít ai dám tin sự bế tắc được khai thông nhanh như vậy, khi những chuyển động tích cực cứ liên tục diễn ra.
Hàn Quốc và Mỹ thì quyết định lùi thời gian tổ chức các cuộc tập trận chung thường niên, gồm "Giải pháp then chốt" và "Đại bàng non," cho đến sau Olympic mùa Đông PyeongChang và Paralympic PyeongChang dành cho các vận động viên khuyết tật.
Đặc biệt, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence sau khi nhận thấy ý định hoãn tham dự Olympic mùa Đông PyeongChang 2018 không thể cản trở những tiến triển trong quan hệ liên Triều, nên đã phải thay đổi ý định.
CNN cho biết, sau khi quyết định tham dự Thế vận hội mùa Đông 2018, Phó Tổng thống Mỹ đã gợi ý ông sẽ có cuộc gặp gỡ các chính khách Bắc Hàn bên lề sự kiện thể thao chính trị này.
Cho dù cảnh báo nước Mỹ sẽ áp đặt "vòng kiểm tra kinh tế nghiêm khắc và khắc nghiệt nhất với Triều Tiên", song ông Pence cũng đã chuyển đi thông điệp "Tổng thống Donald Trump luôn tin tưởng vào việc đối thoại".
"Triều Tiên có thể có một tương lai tốt đẹp hơn con đường phát triển quân sự, đường lối khiêu khích và đối đầu đang diễn ra. Tốt hơn cho người dân của mình, tốt hơn cho khu vực và tốt hơn cho hòa bình", ông Pence nhấn mạnh.
Theo CNN, sự cởi mở của Phó Tổng thống Mỹ đối lập hoàn toàn với ý định ban đầu của ông khi quyết định đến Thế vận hội, đó là gạt bỏ bất kỳ ý tưởng nào về bình thường hóa các mối quan hệ của Triều Tiên với thế giới bên ngoài.
Với những chuyển tích cực trong lập trường của giới chính trị tại xứ cờ hoa về vấn đề Triều Tiên, được nhìn nhận bị tác động bởi "Thông điệp bất ngờ", cho thấy nhà lãnh đạo trẻ đã thể hiện hoàn hảo vai trò nhạc trưởng của mình.
Cu em gai toi Han Quoc, ong Kim Jong-un qua cao tay
Mike Pence có thể bị lu mở trước Kim Yo-jong
Đặc biệt, việc cử em gái tham gia Thế vận hội mùa Đông 2018, sau khi Phó Tổng thống Mỹ quyết định tham dự, cho thấy Kim Jong-un quá cao tay, thể hiện xuất sắc vai trò đạo diễn trong sự kiện thể thao chính trị này.
Bởi với hiệu ứng truyền thông, Kim Yo-jong hoàn toàn làm lu mờ Mike Pence, bóng của Phó Chủ tịch Ủy ban Tuyên truyền và Cổ động của Đảng Lao động Triều Tiên hoàn toàn có thể che lấp hình ảnh của Phó Tổng thống Mỹ tại PyeongChang 2018.
  • Ngọc Việt

Lộ điểm yếu “không ngờ” của quân đội Mỹ trước Triều Tiên

Ngày đăng : 15:30 - 08/02/2018
Lực lượng lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ có kế hoạch diễn tập trong điều kiện thời tiết giá lạnh để chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh với Nga và Triều Tiên do tình hình căng thẳng không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Trong hàng thập niên qua, cả lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ đã quen với điều kiện chiến đấu trên sa mạc tại Trung Đông. Tuy nhiên, cả hai lực lượng này đang phải dần làm quen với điều kiện chiến đấu trong giá lạnh do mối quan hệ giữa Nga – Mỹ đang ở mức thấp và căng thẳng Washington - Bình Nhưỡng cũng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
“Chúng tôi không muốn ngủ đông. Chúng tôi muốn chuẩn bị cả tâm lý và thể chất”, Trung sĩ Daniel Bryan chia sẻ với Business Insider.
Lính thủy quân lục chiến Mỹ ở Na Uy. 
Trên thực tế, chiến đấu trong điều kiện giá lạnh là điều không hề dễ dàng do binh sĩ phải mặc nhiều quần áo.
“Cần phải tăng cường huấn luyện trong thời tiết giá lạnh, bạn không chỉ có việc khoe mẽ và hy vọng sống sót”, Brian Eifler, phó Sư đoàn núi số 10 của quân đội Mỹ chia sẻ.
Sư đoàn núi số 10 là sư đoàn bộ binh hạng nhẹ của quân đội Mỹ đóng tại Fort Drum, New York. Sư đoàn này là một trong những lực lượng được huấn luyện chuyên sâu để chiến đấu trong điều kiện giá rét và núi non hiểm trở. Trong vài tuần qua, các binh sĩ của Sư đoàn núi số 10 cũng đã tham gia đợt huấn luyện mùa đông và được trang bị các trang thiết bị chiến đấu kiểu mới như găng tay, tất, đồ bảo vệ đầu, đồ bảo hộ, áo da có mũ trùm đầu và quần dài.  
Ngoài ra, Sư đoàn núi số 10 còn nhận được các ván trượt tuyết được thiết kế dài hơn và rộng hơn nhằm giúp những binh sĩ chưa có kinh nghiệm hoạt động trong điều kiện tuyết rơi có thể di chuyển dễ dàng.
Trong khi đó, thủy quân lục chiến đang tập trung huấn luyện trong điều kiện cực giá rét.
Cụ thể, hồi tháng trước, thủy quân lục chiến Mỹ đã đề nghị cấp mũ và găng tay chuyên dụng để các binh sĩ có thể hoạt động ngoài thời tiết cực giá lạnh. Thủy quân lục chiến Mỹ còn đề ra tiêu chuẩn găng tay cần khô nhanh và chống thấm nước ở mức nhiệt dưới -50 độ F. Bên cạnh đó, găng tay cần có khả năng nhạy với màn hình cảm biến.
Thủy quân lục chiến Mỹ còn có kế hoạch chi 12,47 triệu USD vào năm nay để mua 2.648 bộ trượt tuyết của NATO phục vụ lính bắn tỉa trinh sát, lính thủy quân lục chiến do thám và lính bộ binh.
Theo Tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ, Tướng Robert Neller, lực lượng luân chuyển của thủy quân lục chiến Mỹ đóng tại Na Uy sẽ là đơn vị đầu tiên thử nghiệm hoạt động của bộ trượt tuyết tiêu chuẩn NATO.
“Không một lính thủy quân lục chiến nào có thể rời khỏi đây mà không biết cách trượt tuyết”, ông Neller nói hồi tháng 12/2017.
Trong bài phát biểu trước thủy quân lục chiến Mỹ đóng tại Na Uy hồi tháng 12 năm ngoái, ông Neller nhấn mạnh: “Tôi hy vọng mình đã sai nhưng chiến tranh đang đến gần. Tôi nghĩ tâm điểm giờ không còn ở Trung Đông. Tâm điểm giờ chuyển về khu vực Thái Bình Dương và Nga”.
Trong cuộc chiến liên Triều (1950 – 1953), quân đội Mỹ đã không được trang bị sẵn khả năng chịu giá lạnh. Do đó, nhiều binh sĩ đã bị tê cóng hoặc bị thương dưới tác động của băng giá.
Thậm chí, một số binh sĩ từng trải qua giá lạnh trong giai đoạn chiến tranh liên Triều đã phải chịu những ảnh hưởng sức khỏe trầm trọng trong suốt hàng thập niên như bị nhiễm trùng, ung thư da, nhạy cảm quá mức với thời tiết lạnh. Không ít trường hợp cựu binh còn phải cắt bỏ chân tay.
“Tôi luôn gặp vấn đề với sức khỏe nhưng lại không hề chú ý tới vấn đề này cho tới khi về già. Tôi bắt đầu cảm thấy ngày càng ốm yếu”, ông Ernest J. Pappenheimer, một cựu binh thủy quân lục chiến Mỹ đã phải cắt bỏ toàn bộ ngón chân trong giai đoạn tham chiến ở bán đảo Triều Tiên chia sẻ với tờ Los Angeles Times.
Minh Thu (lược dịch)
Chương trình nghệ thuật của đoàn Triều Tiên “cháy vé” ở Hàn Quốc






Tàu chiến Mỹ tới Ấn Độ Dương: Thêm răn đe Trung Quốc

Ấn Độ và Mỹ tăng cường các hợp tác về mặt quân sự, đặc biệt là hải quân song liên minh Mỹ- Ấn chống Trung Quốc khó thành.

Sputniknews đưa tin, Hải quân Mỹ ngày 7/2 thông báo đã triển khai những tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Dewey và USS Sterett tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm hỗ trợ một nhóm tấn công "hỏa lực", bao gồm tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp vừa tới cảng của căn cứ Mỹ tại tỉnh Nagasaki hồi tháng 1/2018.
Theo thông cáo báo chí, các tàu chiến "tăng cường khả năng của lực lượng đổ bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng yếu tại những vùng ven biển, đặc biệt trong khu vực tranh chấp".
Tau chien My toi An Do Duong: Them ran de Trung Quoc
Tàu chiến USS Sterett của Mỹ.
Trong khi triển khai, các tàu Dewey và Sterett sẽ huấn luyện với các tàu đổ bộ được triển khai ở tuyến trên trong mọi nhiệm vụ và cải thiện hơn nữa những chiến thuật, kỹ thuật và những thủ tục hợp nhất với một nhóm tấn công viễn chinh.
Lợi ích của Mỹ và Ấn Độ ở khu vực Ấn Ðộ Dương - Thái Bình Dương đang ngày càng thúc đẩy hai bên tìm kiếm tiếng nói chung trong nỗ lực kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc.
Trong chuyến thăm mới nhất tới Ấn Độ hôm 4/2, Tướng David Goldfein, Tư lệnh Không quân Mỹ đã có cuộc hội đàm với Tư lệnh Không quân Ấn Ðộ Dharmo BS Dhanoa cũng đã nhắc tới tầm quan trọng của khu vực Ấn Ðộ Dương - Thái Bình Dương trong chính sách của hai nước nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược.
Tướng Goldfein cũng cho biết, liên minh bộ tứ giữa Mỹ, Ấn Ðộ, Nhật Bản và Australia sẽ đem lại hợp tác sâu rộng hơn giữa lực lượng không quân hai nước.
Dẫu có nhiều quan điểm tương đồng về khu vực hàng hải chiến lược ở Ấn Độ Dương nhưng theo giới quan sát, ít có khả năng cho thấy Ấn Độ và Mỹ tìm được tiếng nói chung để thành lập một liên minh đối trọng với Trung Quốc ở châu Á.
Bình luận về quan hệ Mỹ-Ấn Độ, mạng tin của tổ chức phân tích thông tin tình báo Stratfor có bài viết cho rằng  Washington và New Delhi có những mục tiêu khác nhau trong nỗ lực kiềm chế Bắc Kinh. Sự khác biệt trong các chiến lược rốt cuộc sẽ cản trở Mỹ và Ấn Độ cải thiện quan hệ hợp tác tại khu vực dẫn tới việc thành lập một liên minh là điều rất ít có khả năng xảy ra.
Bởi trước hết, Ấn Độ có truyền thống tự chủ về chiến lược và không thích thành lập các liên minh. New Delhi đã nhất trí chỉ ký một trong ba hiệp định căn bản với Washington để trở thành đối tác quốc phòng của Mỹ.
Mỹ và Ấn Độ cũng có những quan điểm khác nhau đối với các vùng biển tranh chấp. Dù quan ngại về sự bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông nhưng Ấn Độ nhưng không làm gì nhiều để hỗ trợ cho chiến dịch mà Washington quảng bá là đảm bảo an ninh hàng hải tại khu vực.
Theo quan điểm của New Delhi, làm như vậy có nguy cơ sẽ chọc giận Bắc Kinh, có thể thổi bùng sự trả đũa dọc biên giới tranh chấp hay dẫn đến các cuộc tuần tra chung giữa Trung Quốc-Pakistan tại vùng biển Arập.
Trong bối cảnh cả hai bên đều tăng cường quân sự dọc biên giới, có lẽ Ấn Độ sẽ tránh vượt quá ranh giới với Bắc Kinh. Thay vào đó, New Delhi sẽ tập trung vào Ấn Độ Dương - một ưu tiên cao hơn đối với Ấn Độ do tầm quan trọng kinh tế của vùng biển này đối với họ.
Tau chien My toi An Do Duong: Them ran de Trung Quoc
Tư lệnh Không quân Mỹ, Tướng Goldfein (bên phải) tại cuộc gặp Tư lệnh Không quân Ấn Ðộ Dhanoa.
Giống như Mỹ, Ấn Độ phải bảo vệ các tuyến đường biển phục vụ những hoạt động mậu dịch then chốt của mình như nhập khẩu xăng dầu và tinh lọc dầu ở ngoài khơi. Tương tự như ở Biển Đông, Trung Quốc cũng đang tăng cường hiện diện tại Ấn Độ Dương.
Bắc Kinh không chỉ có kế hoạch phát triển cảng Gwadar ở Pakistan và cảng Hambantota của Sri Lanka mà còn triển khai mỗi năm 8 tàu Trung Quốc tới khu vực dưới danh nghĩa là chống cướp biển. Chưa hết, Trung Quốc đã ký thỏa thuận với Pakistan, Bangladesh và Thái Lan để bán cho những nước này tàu ngầm, trong đó có các tàu chạy bằng dầu diesel.
Những diễn biến này lý giải tại sao năm ngoái Ấn Độ tuyên bố họ sẽ tăng cường các cuộc tuần tra tại Ấn Độ Dương bằng cách triển khai ít nhất 12 tàu để giám sát tất cả các tuyến hàng hải trọng yếu.
Điều đó trước mắt cho thấy việc thành lập liên minh với Mỹ như cách tướng Mỹ gợi ý sẽ còn rất xa.
Sơn Dương


Tên lửa siêu thanh BrahMos Ấn-Nga đe dọa Trung Quốc

Đăng ngày 08-02-2018 Sửa đổi ngày 08-02-2018 13:52
mediaBrahmos, loại hỏa tiễn siêu thanh lợi hại có thể phóng đi từ tàu ngầm, mà Ấn Độ định bán cho Việt Nam.wikipedia
BrahMos là sản phẩm của công ty Hàng không-Vũ trụ BrahMos, một liên doanh Nga-Ấn Độ, và được đánh giá là tên lửa hành trình siêu thanh nhanh nhất thế giới với tầm bắn gần 300 km. Hiện đang được trưng bày và chào hàng tại Triển lãm Hàng không Airshow Singapore, ý định xuất khẩu tên lửa BrahMos của Ấn Độ khiến Trung Quốc lo ngại.
Phát ngôn viên của BrahMos tại triển lãm Singapore cho biết nhiều cuộc đàm phán đang được tiến hành « với một số nước », nhưng tập đoàn chỉ muốn bán cho những quốc gia « đáng tin cậy » thân thiết với cả New Delhi lẫn Matxcơva.
Theo thông tin báo chí, nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Malaysia, Indonesia và Việt Nam, quan tâm đến việc mua tên lửa BrahMos. Trang CNBC của Úc chỉ đơn cử trường hợp Việt Nam để cho thấy lo ngại của Bắc Kinh trước việc tên lửa siêu thanh nằm trong tay các nước láng giềng.
Hà Nội hiện đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Bắc Kinh. Vì vậy, nếu thỏa thuận bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam thành hiện thực, Trung Quốc sẽ coi đó là một hành động leo thang vì « lần đầu tiên, Ấn Độ cho thấy ý định trang bị vũ khí cho một quốc gia ngay ở cửa ngõ Trung Quốc », theo nhận định của ông Shashank Joshi, phụ trách quan hệ quốc tế của Viện Tony Blair.
Chính quyền của thủ tướng Narendra Modi vẫn bác bỏ những thông tin cho rằng New Delhi sẽ bán tên lửa BrahMos cho Hà Nội. Một số quan chức Việt Nam lại nói úp mở rằng hai bên đang đàm phán.
Trung Quốc hoàn toàn có lý do để lo lắng trước loại tên lửa được mệnh danh là « sát thủ hành trình ».
BrahMos rất cơ động vì có thể được phóng đi từ trên bộ, trên biển và trên không, đồng thời có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu của đối phương, như lô cốt, hệ thống radar, với hiệu quả tương tự như tên lửa hành trình Tomahawk được Mỹ sử dụng chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Vẫn theo giải thích của ông Shashank Joshi, trong trường hợp « Ấn Độ muốn bắn từ ngoài khơi, tên lửa có thể bắn tới bờ biển của kẻ thù. Nếu bắn từ trên không, tên lửa có thể tấn công được một số mục tiêu ở vùng Tây Tạng ». Chưa dừng ở đó, « Nga và Ấn Độ vẫn đang nghiên cứu để tăng gấp đôi tầm bắn của tên lửa. Nếu thành công, BrahMos còn linh hoạt hơn và nguy hiểm hơn », trong bối cảnh Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được một số tranh chấp biên giới và luôn tỏ ra đối đầu trong những tham vọng chính trị.
Ngoài ra, giá bán cũng là một lợi thế khác của BrahMos. Theo nhà sản xuất, do công việc bảo trì ít tốn kém nên loại vũ khí này có giá cả hợp lý nhất trong số các hệ thống tên lửa hành trình đang tồn tại.
Ông Sameer Patil, giám đốc Trung tâm An ninh Quốc tế của tổ chức tư vấn Gateway House tại Mumbai, cũng cho rằng việc xuất khẩu loại tên lửa này sẽ khiến Bắc Kinh lo ngại vì BrahMos « sẽ nâng cấp đáng kể năng lực quân sự của bất kỳ nước nào mua chúng. Điều này còn đúng hơn đối với một số nước Đông Nam Á, hiện đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ».
BrahMos là một dự án đặc biệt hữu hiệu đối với Matxcơva, theo nhà phân tích quốc phòng Zoe Stanley-Lockman tại Singapore, và cũng là một trong số ít dự án hợp tác Nga-Ấn mà Matxcơva muốn tận dụng để thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng và hy vọng thay thế Hoa Kỳ trong việc cung cấp một số loại vũ khí cho Ấn Độ. Tuy nhiên, theo nhận định của CNBC, Matxcơva cũng duy trì quan hệ chiến lược với Bắc Kinh, vì vậy tổng thống Putin sẽ tỏ ra thận trọng trước những quan ngại của Trung Quốc về việc xuất khẩu « sát thủ hành trình »BrahMos.

Trung Quốc triển khai tiêm kích Su-35 ở Biển Đông

Đăng ngày 08-02-2018 Sửa đổi ngày 08-02-2018 11:23
mediaTiêm kích Nga Sukhoi 35 tại triển lãm hàng không Châu Hải, Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 10/11/2014AFP
Hôm qua, 07/02/2018, Không quân Trung Quốc thông báo các máy bay tiêm kích phản lực Su-35 do Nga sản xuất đã được triển khai ở vùng Biển Đông để « thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu hỗn hợp ».
Theo thông báo nói trên, đây là một phần trong nỗ lực của Không quân Trung Quốc tiến hành các cuộc tập huấn «trong điều kiện thực tế chiến đấu» để tăng cường khả năng tác chiến của các máy bay tiêm kích phản lực này ở vùng biển sâu hoặc ở khoảng cách xa. Nhưng thông báo không nói rõ là có bao nhiêu chiếc Su-35 tham gia cuộc thao dượt này.
Vào cuối năm 2015, Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 24 máy bay tiêm kích Su-35 của Nga và đến cuối năm ngoái đã tiếp nhận 14 chiếc đầu tiên và 10 chiếc còn lại sẽ được giao trong năm nay.
Su-35 là phiên bản nâng cấp của chiến đấu cơ đa năng Su-27, có tải trọng cất cánh tối đa 34,5 tấn, bay với tốc độ tối đa 2390 km/h, và có tầm bay có thể đạt tới 4500 km. Ngoài chiếc J-20, chiến đấu cơ phản lực tàng hình thế hệ thứ tư do Trung Quốc sản xuất, Su-35 là chiến đấu cơ tối tân nhất mà Không quân Trung Quốc hiện có.
Theo đánh giá của một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ, Su-35 là một chiếc máy bay rất nguy hiểm và ngay cả F-15 Eagle hay F/A-18E/F Super Hornet của Hoa Kỳ cũng sẽ gặp khó khăn khi đối phó với máy bay tiêm kích này.
Công an Trung Quốc đeo kính giám sát



ĂN CHAY

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Từ Chay của ta bắt nguồn từ chữ “Trai” trong tiếng Hán, có nghĩa là giữ cho lòng dạ thanh tịnh để đạt đến một trạng thái tinh thần nào đó. Thường thì khi người có tâm nguyện gì lớn lao, hay muốn tập trung tinh thần vào một việc gì, người xưa thường luôn bắt đầu bằng cách “giữ gìn trai giới
Mỗi tôn giáo có thể hiểu về ăn chay theo cách hơi khác nhau. Chẳng hạn ăn chay theo Hồi giáo ( như trong tháng Ramadan) khác với ăn chay theo Thiên Chúa giáo và cũng không giống với ăn chay theo Phật giáo.
Khái niệm ăn chay đề cập tới trong chương sách này được hiểu là “không ăn thịt, cá hoặc bất cứ thức ăn nào có nguồn gốc động vật”. Như vậy người ăn chay chỉ ăn rau, trái, các loại hạt, củ...được thu hái từ thực vật. Tuy nhiên cũng có người ăn chay chấp nhận dùng thêm trứng, sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa.
Ăn chay đã được thực hiện từ nhiều ngàn năm. Những năm gần đây phong trào không ăn thịt, chỉ ăn rau trái được nhiều người quan tâm, ngay cả các nhà nghiên cứu khoa học và giới y học. Và do có nhiều kết quả tích cực mang lại sức khỏe đã được chứng minh, nên việc ăn chay hiện đang được rất nhiều ngưới áp dụng.
Một nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng ở Trung Hoa thấy rằng đa số dân chúng ở nông thôn ăn nhiều rau trái, ít thịt động vật, nhiều bột, nhiều chất xơ. Mức độ cholesterol trong máu của họ rất thấp, họ ít bị các bệnh tim, béo phì, tiểu đường, loãng xương...
Từ nhận xét đó, một nhà nghiên cứu về dinh dưỡng và sức khỏe,  bác sĩ Collin Campbell của trường Đại học  Cornell đã kết luận: “ Nói về nguồn gốc, con người thuộc loại ăn rau trái. Do đó ta nên ăn nhiều loại thực phẩm rau trái, thực vật  và giới hạn thực phẩm từ động vật để có sức khỏe tốt”.

Những lý do ăn chay:
            Người ăn chay có thể do nhiều động lực, lý do khác nhau. Nói chung, có thể kể ra những lý do phổ biến nhất như sau đây:
1-Ăn chay vì quan tâm tới môi trường.
Quan điểm của những người ăn chay vì quan tâm đến môi trường có thể tóm tắt ở mịt số vấn đề chính là:
a-Việc nuôi súc vật để lấy thịt sẽ làm ô nhiễm môi trường vì các chất phế thải của chúng;
b- Thủy sản bị đánh bắt nhiều đến nỗi các loài tôm cá đang rơi vào tình trạng diệt chủng;
c-Không nên phí phạm quá nhiều thực phẩm để nuôi súc vật trong khi còn có nhiều người đói vì thiếu lúa gạo.
2- Ăn chay vì lòng nhân từ
Những người ăn ăn chay vì lòng nhân từ chủ trương làm giảm sự đau khổ của súc vật cũng như không giết chúng để làm thức ăn cho con người.
Đối với những người này, súc vật cũng có cảm xúc như con người: sợ hãi khi thấy sinh mạng bị đe dọa; mừng vui khi được nuôi ăn; đau đớn khi bệnh tật; quyến luyến chủ nuôi thân thương... Đôi khi chúng cũng tỏ ra rất thông minh và hữu dụng cho đời sống  con người.
 Họ cũng bất mãn khi thấy động vật bị nhốt trong những chuồng chật hẹp, gò bó, nuôi bằng thực phẩm nhiều hóa chất, cho mau béo lớn rồi đưa tới lò giết không nương tay.
 Vì thế, họ cho rằng giết súc vật để ăn thịt là hành động tàn ác và không cần thiết. Còn ăn rau trái là giúp nuôi dưỡng lòng nhân từ, mang lại sự bình an và hạnh phúc cho đời sống muôn loài. Hơn nữa, khi chúng ta săn bắt động vật để giết thịt, chúng ta dồn loài vật đến chỗ diệt chủng. Còn khi chúng ta chọn các loại rau trái làm thực phẩm, ta vẫn có thể gieo trồng, chăm sóc làm cho chung lan ttàn khắp nơi và ngày càng xanh tốt, phong phú hơn.

3-Ăn chay vì lý do tôn giáo.
Một số tơn giáo dạy tín đồ ăn chay như một trong các phương thức tu tập. Các vị tu sĩ giảng rằng  sinh vật nào cũng có sự sống, cũng đáng quý như nhau nên giết một loại này để nuôi một loại khác là trái với đạo lý. Người ăn chay trường chỉ ăn  rau, củ, trái cây và uống nước thiên nhiên. Cuộc sống đơn giản như thế giúp họ nuôi dưỡng các điều lành và phát triển tình thương bao la tới mọi sinh vật.
Tín đồ đạo Phật, đạo Hồi còn tin ở sự luân hồi. Sau khi chết thì linh hồn sinh vật đó sẽ nhập vào sinh vật khác. Khi súc vật bị giết thịt nhiều thì những linh hồn sẽ không có nơi nương tựa Cấm sát sinh là để giảm thiểu những linh hồn bơ vơ này.
            4- Ăn chay vì sở thích.
Những người có sở thích ăn chay muốn  tận hưởng hương vị đặc biệt nhẹ nhàng và dễ tiêu của rau trái cũng như tránh được các bệnh nhiễm độc do thịt, cá gây ra. Chẳng hạn, họ biết rằng  không ăn thịt bò thì chẳng bao giờ lây bệnh bò điên, bệnh lở móng lở miệng... hoặc không ăn thịt heo thì sẽ không có nguy cơ bị lây nhiễm sán lãi từ thịt heo... Cũng có người ăn chay vì thói quen gia đình hoặc ảnh hưởng của bạn bè
5- Ăn chay vì lý do kinh tế.
Một số người ăn chay đơn giản chỉ vì rau trái tương đối rẻ tiền hơn hoặc không có điều kiện nuôi súc vật để lấy thịt ăn. Một bữa trưa ở tiệm chay bao giờ cũng rẻ hơn là một mâm cơm thịnh soạn trong nhà hàng đắt tiền.
6- Ăn chay vì ý ích lợi cho sức khỏe
Ảnh hưởng tích cực của việc ăn chay đến sức khỏe con người gần đây đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng, và những kết quả đã được công bố luôn luôn khích lệ người ăn chay. Vì thế, rất nhiều người ở phương Tây hiện áp dụng chế độ ăn chay chỉ vì muốn tốt cho  sức khỏe, tránh được nhiều được nhiều bệnh ngặt nghèo đang phát triển tràn lan trong các xã hội công nghiệp. Họ thấy rõ tác hại của việc ăn nhiều thịt động vật giầu chất béo, cùng với những chất phụ gia luôn dễ dàng gây bệnh cho cơ thể.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn chay có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì, ung thư, bệnh động mạch tim, tiểu đường, sâu răng, bệnh chi nang đại tràng...
.
Các hình thức ăn chay.
Có nhiều cách ăn chay khác nhau nhưng món ăn căn bản vẫn là từ thực vật.
1-Ăn rau trái thuần túy.
 Những người ăn chay thuần túy chỉ ăn các sản phẩm của thực vật như rau, trái cây, hoa, củ, hạt. Họ không dùng bất cứ thứ gì từ động vật như các loại thịt, cá, trứng và các thực phẩm chế biến từ  trứng như bơ, sữa, pho mát... Một số người không dùng  cả mật ong vì cho rằng đây là chất do sinh vật tạo ra. Họ cũng không tiêu thụ món ăn nấu nướng với chất béo động vật như chiên xào với mỡ.           
2-Ăn hỗn hợp rau -trái- trứng-sữa
Những người ăn chay thuộc nhóm này cũng ăn uống giống như người ăn chay thuần túy , chỉ khác là họ chấp nhận bổ sung vào thực đơn của mình hai món trứng và sữa (dĩ nhiên là kèm theo các sản phẩm chế biến từ sữa).  Những người chủ trương không giết súc vật đều thuộc nhóm này, vì họ cho rằng việc ăn trứng không làm hại đến con vật đẻ trứng, cũng như dùng sữa khjông làm hại tới con vật cho sữa, bởi vì chúng vẫn có thể duy trì được cuộc sống tự nhiên.
Nhóm ăn chay loại này thường tiêu thụ khoảng 35% năng lượng từ chất béo so với nhóm ăn thịt thì tới 40%.
Trong nhóm này lại có một số người không chấp nhận ăn trứng , vì họ cho rằng trứng là hình thức khởi đầu của sụ sống.
Ngoài ra còn một số người không ăn thịt đỏ nhưng ăn một ít thịt gà, cá cùng với rau trái các loại, ăn rau trái còn sống, chỉ ăn trái cây, hạt, dầu olive, mật ong hoặc  chỉ ăn thực phẩm nuôi trồng tự nhiên mà không dùng phân bón, thuốc sát trùng hóa học...
Lợi ích việc ăn chay.
 Con số người ăn chay trên thế giới hiện nay lên rất cao . Nếu một chế độ ăn chay mà cân bằng với đủ các chất dinh dưỡng thì cũng tốt, nhưng cho tới nay chưa có bằng chứng là ăn chay làm con người khỏe hơn hoặc làm tăng tuổi thọ.
Về những tác dụng tích cực của chế độ ăn chay đối với sức khỏe, chuyên gia dinh dưỡng Johana Dwyer của Đại học Y khoa Tufts  ở Boston tóm tắt như sau : “ Có nhiều dữ kiện cho thấy ăn rau trái rất tốt để làm giảm nguy cơ mập phì, táo bón, ung thư phổi và ghiền rượu. Cũng có bằng chứng là nguy cơ về cao huyết áp, bệnh động mạch vành, tiểu đường loại II, sạn túi mật cũng giảm thiểu. Một số bằng chứng khác cũng cho là rau trái có thể giảm nguy cơ ung thư vú, bệnh nang chi ruột, ung thư ruột già, sạn thận, loãng xương, hư răng”.
            Số người ăn chay trên yoan thế giới hiện nay da04 chiếm một tỷ lệ rất cao. Mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng là ăn chay có thể giúp con người tăng thêm tuổi thọ, nhưng nếu chế độ ăn chay được cân bằng với đủ các chất dinh dưỡng thì cũng tốt cho sức khỏe và không có nguy cơ suy dinh dưỡng như nhiều người vẫn lầm tưởng. Một số lợi ích cụ thể của việc ăn chay có thể được kể ra như sau:        

1-.Giảm ngu cơ mắc bệnh tim.
Hầu hết các loại thực vật đều không có cholesterol và chất béo bão hòa.  Các chất béo này chỉ có nhiều trong thịt động vật.Vì vậy, người ăn chay ít bị cao cholesterol, một chất dinh dưỡng mà nếu có tỷ lệ quá cao trong máu, đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, vữa xơ động mạch, nhồi máu cơ tim. Nhiều nghiên cứu cho hay, nếu giảm cholesterol trong máu xuống 10% thì nguy cơ bệnh động mạch vành sẽ giảm đến 30%.
Bác sĩ Dean Ornish ở California thấy rằng một chế độ ăn uống ít chất béo với rau trái đồng thời lại vận động cơ thể, sống tích cực có thể đảo ngược diễn biến của một số bệnh tim. Lý do là khi cholesterol giảm sẽ đưa tới giảm các mảnh xơ vữa bám vào thành động mạch.
            Kết quả một nghiên cứu mang tên Oxford Vegetarian Study ở Anh quốc được công bố năm 1994, thực hiện trong 12 năm với đối tượng nghiên cứu là 6000 người ăn chay và 5000 người ăn thịt, cho thấy bệnh động mạch vành ở nhóm ăn chay thấp hơn nhóm kia tới 28%.
Các nhà nghiên cứu M. Burr và B. Butland đã nhận thấy rằng tỷ lệ người ăn chay chết vì nhồi máu cơ tim thấp hơn so với những người không ăn chay tới 57%.
Nhà nghiên cứu Claude Chang đã quan sát 1900 người Đức ăn chay và nhận thấy tỷ lệ chết vì bệnh tim mạch của đàn ông thấp hơn 60% và đàn bà thấp hơn 44%, so với những người không ăn chay.
             
2-Giảm nguy cơ béo phì.
 Nghiên cứu của Hiệp Hội Y Khoa Anh Quốc (British Medical Association) cho hay người ăn chay thường có trọng lượng cơ thể vừa phải hơn so với những người ăn nhiều thịt, cá.
Một thành viên tham gia trong cuộc nghiên cứu mang tên Oxford Vegetarian Study là  P. Applebycho hay người không ăn thịt thường có vóc dáng mảnh mai hơn người ăn thịt.
Có nhiều lý do dẫn đến thực tế này:
-Thức ăn thực vật thường có rất ít chất béo. Chất béo cung cấp một lượng calori nhiều hơn các chất dinh dưỡng khác như tinh bột, đạm. Năng lượng do rau trái cung cấp chỉ đủ dùng cho cơ thể mà không có dư thừa để tích trữ dưới dạng mỡ béo.
-Rau trái có nhiều chất xơ với rất ít calori, làm cho người ăn mau no nên không ăn quá nhiều.
 Tuy nhiên, nếu không ăn thịt mà lại ăn nhiều sữa, bơ, phó mát thì  cũng khó mà giữ cho cơ thể được mảnh mai.

            3- Ít bị rối loạn  tiêu hóa.
 Ăn rau trái đã được chứng minh là rất tốt để không bị táo bón và bị bệnh chi nang ruột (diverticulosis) với các túi nhỏ lồi ra ở niêm mạc ruột. Nhà nghiên cứu J. S. Gear nhận thấy chỉ có  12% người ăn chay bị bệnh này trong khi tỷ lệ mắc bệnh này ở người không ăn chay là 33%. Lý do là chất xơ trong rau trái hút nhiều nước, giúp cho phân lớn, mềm,  dễ dàng cho việc đại tiện,  đồng thời lại kéo theo chất cặn bã độc trong ruột già để thải ra ngoài.
Nhưng cũng xin lưu ý là nếu đột nhiên tăng lượng chất xơ lên quá nhiều trong chế độ ăn sẽ có thể đưa tới tắc ruột.
           
4- Giảm nguy cơ bị cao huyết áp.
Huyết áp cao có thể đưa tới bệnh tim, tai biến động mạch não, suy thận.
 Các chuyên gia dinh dưỡng F.M. Sacks và B. Armstrong nhận thấy người ăn chay có huyết áp thấp hơn người không ăn chay.
Một chuyên gia dinh dưỡng khác thấy ăn chay cũng có thể làm giảm huyết áp ở người đang bị bệnh cao huyết áp. Hiện tượng này được giải thích là có thể do ăn chay người ta ít mập béo hoặc do ăn rau trái có ít muối, hoặc cũng có thể do người ăn chay thường có nếp sống điều độ, lành mạnh hơn.

5- Sỏi túi mật.
Thành phần hóa học của sạn túi mật là cholesterol, mật và muối calci .Các sạn này được tạo ra trong túi mật và gây đau cho người bệnh.
 Nghiên cứu ở một nhóm 750 phụ nữ, người ta thấy nhóm ăn chay chỉ có 12% bị sỏi túi mật, trong khi đó nhóm không ăn chay tỷ lệ lên tới 25%.
Các nhà nghiên cứu giải thích là người ăn chay tương đối ít béo mỡ hơn, thực phẩm của họ ít cholesterol và nhiều chất xơ, tất cả đều giúp giảm nguy cơ sỏi túi  mật.

6- Giảm nguy cơ loãng xương.
Loãng xương gây ra do mất khoáng calci trong xương, làm cho xương trở nên giòn, dễ gẫy. Bệnh thường thấy ở nữ giới vào thời kỳ mãn kinh.
Kết quả nghiên cứu của A.G. Marsh công bố năm 1988 cho biết là sự mất calci ở người ăn chay ít xẩy ra hơn ở người không ăn chay. Theo Marsh, chất đạm động vật có nhiều sulphur, chất này làm tăng độ acid trong máu, đưa đến tăng lượng calci thải ra trong nước tiểu, do đó làm giảm calci trong xương.
Khoa học gia B.J. Abelow nhận thấy hiện tượng  gẫy xương hông do loãng xương thường xẩy ra ở dân chúng thuộc các quốc gia ăn nhiều thịt động vật.

7- Giảm nguy cơ mắc bệnh ung Thư.
Đã có nhiều chứng minh là chế độ ăn uống có nhiều liên hệ nhân quả với các loại ung thư . Tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở người ăn  thịt động vật cao hơn so với ở những người ăn nhiều rau trái hoặc ăn chay. Tỷ lệ tử vong vì ung thư cũng cao hơn ở người ăn nhiều thịt đỏ. (1)
(1)Thịt đỏ là các loại thịt heo, bò, cừu ...có màu đỏ, khác với thịt trắng là các loại thịt gà, vịt...

Giáo sư Tim Byers thuộc trường Đại học Colorado ở Denver cho biết: “ Nhiều luận cứ khoa học cho rằng trái cây và rau là những thành phần có khả năng bảo vệ cơ thể đối với tất cả bệnh ung thư tiêu hóa và các ung thư do hút thuốc lá gây ra”.
Một nghiên cứu của P. Willet năm được công bố 1990 với đối tượng nghiên cứu là trên 88.000 phụ nữ tuổi từ 34 tới 59 cho thấy là nhóm phụ nữ ăn nhiều thịt đỏ bị ung thư ruột già gấp đôi so với nhóm người chỉ ăn thịt đỏ một lần trong tháng và tỷ lệ này càng thấp hơn nữa ở những người ăn chay. Lý do có thể vì thức ăn chay có nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa. Một lý do nữa có thể là người ăn chay có lượng acid mật  thấp hơn ở người ăn nhiều thịt và acid này là đã bị coi như một trong nhiều chất có thể đưa tới nguy cơ bị ung thư.
 Bệnh ung thư vú cũng ít hơn ở những phụ nữ ăn chay. Lý do là rau trái làm thay đổi lượng kích thích tố nữ estrogen trong máu và làm thiếu nữ chậm có kinh lần đầu, và sự trễ kinh lần đầu này đã được coi như là có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Nhà nghiên cứu P. K. Mills cũng nhận thấy là ung thư nhiếp tuyến và tụy tạng ít hơn ở nhóm người ăn rau, trái cây.

Những điều người ăn chay cần lưu ý.
Một người khỏe mạnh bình thường và ăn chay với một chế độ dinh dưỡng cân bằng thì sẽ không có vấn đề gì về sức khỏe. Nhưng đối với những nguoì ăn chay thuần túy, nếu không có sự quan tâm đúng mức đến thực đơn hàng ngày, sẽ có nguy cơ thiếu sót một vài chất dinh dưỡng.
Người ăn chay có dùng thêm trứng, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa có  thể dễ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn là ăn chay thuần túy. Vì thế chế độ ăn chay này thích hợp với các đối tượng như trẻ em đang thời kỳ tăng trưởng, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú sữa mẹ, hoặc người bệnh mới phục hồi. Người ăn chay thuần túy có thể có nguy cơ thiếu một số amino acid thiết yếu mà rau trái không có cũng như  một số sinh tố, khoáng chất như sinh tố B2, B12, D, Calcium, sắt và kẽm.
Cần lưu ý là nhu cầu của cơ thể về chất đạm khá phức tạp, không phải chỉ là thịt với cá,  mà còn ở hơn hai chục amino acid trong đócó 11 thứ được coi như cần thiết vì cơ thể không thể tổng hợp được, phải được cung cấp trực tiếp từ thức ăn. Thực phẩm động vật có đủ các amino acid, trong khi đó rau trái các loại lại không có đủ ngoại trừ đậu nành. Thành ra người ăn chay cần lưu ý tới tính chất quý giá này của đậu nành nói riêng, và tất cả các loại đậu, hạt có nhiều chất đạm nói chung, vì chúng đều có thể dùng thay thế cho thịt, cá.
Người ăn chay có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách pha trộn các loại rau, trái, hạt, củ với nhau trong bữa ăn hằng ngày. Thí dụ,  hạt ngũ cốc thiếu lysine nhưng nhiều methioninethì ta có thể ăn thêm các loại đậu có nhiều lysine, ít methionine.
Một điều khác cần lưu ý là chất đạm thực vật thường có tỷ lệ hấp thụ thấp hơn chất đạm động vật, cho nên người ăn chay cần tiêu thụ một số lượng nhiều hơn. Thí dụ, một người nặng 70 kí cần 54g chất đạm mỗi ngày, để đáp ứng nhu cầu này, người ăn chay cần ăn vào nhiều hơn 25%, tức là khoảng 68 g chất đạm. Trẻ em đang tăng trưởng, phụ nữ có thai hoặc cho con bú sữa cần nhiều hơn nữa.
Calci cần thiết cho sự tăng trưởng xương và răng, cho sự đông máu, truyền tín hiệu thần kinh và sự co duỗi của bắp thịt. Calci có nhiều trong sữa, bơ, pho mát, cá trích, cá hồi khi ăn cả xương. Người ăn chay thuần túy cần ăn nhiều loại rau có lá mầu xanh đậm và các loại thực phẩm có bổ sung calci.
Sinh tố D giúp cơ thể hấp thụ calci. Sinh tố này có nhiều trong lòng đỏ trứng, dầu cá, hoặc được cơ thể tạo ra khi da tiếp xúc với ánh nắng. Người ăn chay cần ăn thực phẩm có pha thêm sinh tố D hoặc tiếp xúc với nắng nhiều hơn một chút.
Sinh tố B12 cần thiết cho sự cấu tạo hồng cầu và cho việc hoàn tất các chức năng của hệ thần kinh. Sinh tố này có nhiều trong thịt động vật, sữa, bơ, pho mát, trứng, thủy sản. Thực vật không có sinh tố B 12,  nên người ăn chay cần ăn thực phẩm có bổ sung sinh tố này hoặc dùng thêm thuốc có B 12, dạng ống tiêm hay viên uống cũng được.
Sinh tố B2 có nhiều trong sữa, bơ, trứng, pho mát, tim, gan, thịt động vật, hạt ngũ cốc, rau có lá màu xanh đậm và các loại rau đậu... Người ăn chay cần có sinh tố này bằng cách ăn rau có lá đậm, các loại đậu, hạt hoặc thực phẩm có pha thêm sinh tố B2.
Sắt là một thành phần của huyết cầu tố và các men cần cho sự chuyển hóa thực phẩm.  Sắt có nhiều trong gan động vật, thịt bò, thịt gà, tôm cá. Thực phẩm thực vật có nhiều sắt là đậu phụ, các loại hạt, lá rau có mầu xanh đậm, nước trái mận khô (prune), vỏ khoai tây...
Kẽm cần thiết trong các men để chuyển hóa chất đạm, cho cơ quan sinh dục, cho sự miễn dịch. Kẽm có nhiều trong tôm, gan, thịt bò, thịt gà, lòng đỏ trứng, rau trái như các loại hạt...

Trường hợp đặc biệt

Có hai trường hợp mà người ăn chay cần phải lưu ý. Đó là phụ nữ đang thai hoặc đang cho con bú sữa mẹ và trẻ em đang thời kỳ tăng trưởng.
1-Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú sữa mẹ.
Ăn chay thuần túy thường phải đặc biệt lưu ý cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho  những người mẹ này. Mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần nhiều hơn mức bình thường  300 calori, và nếu đang cho con bú thì cần nhiều hơn mức bình thường 500 calori. Nhu cầu về chất đạm cũng tăng thêm khoảng 10 đến 15g mỗi ngày. Như vậy, nếu  dùng thêm sữa thì có đủ số chất đạm, còn nếu ăn chay thuần túy rau trái thì nên chú ý dùng thêm các thưc phẩm từ đậu nành, vì loại đậu này có đủ các  chất đạm như thịt động vật. Ngoài ra, phụ nữ mang thai  cũng cần uống thêm Sắt, Calci, kẽm, các sinh tố D và B12.
2- Trẻ em đang thời kỳ tăng trưởng
Trẻ em đang tuổi tăng trưởng cần được cung cấp đủ số năng lượng. Vì thế, nếu ăn chay thuần túy thì phải lưu ý cung cấp đuủ số năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng.
Một điểm đáng lưu ý nữa là các em có bao tử chưa phát triển hoàn chỉnh, nên bữa ăn no của các em thường vẫn chưa cung cấp đủ nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng. Chẳng hạn như, một bát đậu làm các em đầy bụng chỉ cung cấp được chừng 240 calori. Do đó, trẻ em ăn chay nên uống thêm sữa- một ly sữa cung cấp thêm cho các em khoảng 150 calori. các thực phẩm nhiều đạm và chất béo như đậu nành, đậu xanh, đậu phọng...cũng cần được lưu ý bổ sung thường xuyên vào thực đơn của các em. Cuối cùng, các bậc cha mẹ muốn con ăn chay nên tham khảo ý kiến các chuyên viên dinh dưỡng để có thể cung cấp một chế độ ăn uống đấy đủ  và hợp lý cho trẻ.

Kết luận

Như đã nói, ăn chay hiện bây giờ là một khuynh hướng phổ biến,  được rất nhiều người ủng hộ vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, một chế độ ăn chay cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể là một bài toán không dễ giải quyết, mà cần có sự quan tâm thích hợp cũng như những hiểu biết đầy đủ. Do đó, việc tham khảo các chuyên viên dinh dưỡng khi có nghi ngờ là điều cần thiết.
Theo ông John Vanderveen, Giám Đốc Cơ quan Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ thì :
“ Việc giới hạn chế độ ăn uống sẽ làm khó khăn hơn cho việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Do đó. để được khỏe mạnh, người ăn chay cần phải có kế hoạch quy mô, chính xác để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể ”.
Tổ chức American Dietetic Association khuyên người  ăn chay nên làm các điều sau đây:
1- Tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề ăn uống trong các trường hợp đặc biệt, nhất là khi có thai, nuôi con sữa mẹ, hồi phục sau cơn bệnh hoặc trẻ em đang  thời kỳ tăng trưởng.
2- Giảm thiểu tiêu thụ các thức ăn cung cấp nhiều năng lượng nhưng ít bổ dưỡng.
3- Ăn nhiều loại hạt , đậu, trái cây, rau khác nhau.
4- Nếu dùng thêm trứng, sữa thì nên lựa loại sữa ít chất béo.
5- Phụ nữ có thai nên dùng thêm sắt và folate
6-Trẻ em cần tăng cường thêm chất đạm, sinh tố D, calci, sắt, kẽm....
7- Cho con bú sữa mẹ cân bổ sung nhiều chất đạm, sinh tố D và calci.
Nếu thực hiện được các hướng dẫn trên đây thì người ăn chay có thể loại bỏ  được những quan điểm sai lầm từ trước vẫn cho rằng ăn chay sẽ thiếu dinh dưỡng, chẳng hạn  như ăn chay sẽ thiếu chất đạm, thiếu sinh tố D, B 12, thiếu calci, sắt, kẽm...Thực tế đã chứng tỏ rằng những người ăn chay biết cân bằng dinh dưỡng còn khỏe mạnh và ít bệnh tật hơn cả những người ăn nhiều thịt, cá./

Smart TV của Samsung, TCL chứa lỗ hổng cho phép hacker điều khiển TV từ xa

ictnews
Theo thông tin trên CNET, tổ chức Consumer Reports vừa phát hiện ra các mẫu smart TV của Samsung và TCL có lỗ hổng, cho phép hacker điều khiển TV từ xa.
Theo thông tin trên CNET, tổ chức Consumer Reports, một tổ chức phi chính phủ chuyên bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đã tiến hành một cuộc đánh giá tổng quan đối với các dòng TV thông minh của Samsung, TCL, LG, Sony, Vizio... sử dụng nền tảng TV thông minh Roku TV, cũng như thiết bị truyền hình trực tiếp như Roku Ultra.
TV thông minh với nền tảng truyền hình trực tuyến (Nguồn: CR)
Consumer Reports đã phát hiện ra hàng triệu smart TV có thể bị hacker điều khiển thông qua các lỗi bảo mật đơn giản. Một hacker với trình độ bình thường có thể chuyển kênh, bật các nội dung kích động hay tăng giảm âm lượng, gây hoang mang cho người dùng sản phẩm vốn không có kiến thức về hiện tượng đang xảy ra. Thông tin tích cực là các hacker sẽ không thể sử dụng các lỗ hổng đó của hệ thống bảo mật cho TV để theo dõi hoặc ăn cắp thông tin người dùng.
Những cái tên lớn được nêu danh với khả năng bị tấn công qua giao diện lập trình ứng dụng (API) như Samsung hay TCL tích hợp dịch vụ Roku. Samsung đã phản hồi với Consumer Report về việc cập nhật API ngay khi có thể. Còn Roku cho rằng cuộc đánh giá này không chính xác và người dùng của dịch vụ truyền hình trực tuyến này không gặp phải nguy cơ mất an toàn. “Roku cho phép các nhà phát triển lập trình tạo ra các ứng dụng điều khiển từ xa nhằm điều khiển sản phẩm Roku của người tiêu dùng”, Gary Ellison, Phó Chủ tịch phụ trách kỹ thuật an toàn của Roku khẳng định, “Chính giao diện mở mà Roku thiết kế và triển khai cho phép điều này. Khách hàng của chúng tôi sẽ không phải đối mặt với sự mất an toàn cho tài khoản của họ trên nền tảng Roku”.
Bên cạnh đó, hầu hết các TV thông minh đều khiến người dùng cảm thấy sự riêng tư bị đe dọa bằng việc thu thập nhiều thông tin cá nhân. Tháng 2/2017, hãng chuyên sản xuất TV thông minh Vizio đã bị phạt hơn 2 triệu USD vì thu thập dữ liệu của khách hàng dùng Smart TV của mình khi chưa được phép. Trước đó,  Samsung và LG cũng phải đối mặt với cáo buộc tương tự.
Người dùng vẫn có tùy chọn để hạn chế bị thu thập thông tin, đồng nghĩa với việc từ bỏ sử dụng một số tính năng của chiếc TV thông minh. Tùy chọn hạn chế có thể bao gồm: cài đặt lại TV về factory setting, tắt chế độ ACR trong menu cài đặt, hay tắt kết nối wifi của TV. Đây là những điều Consumer Reports gợi ý cho người tiêu dùng, hướng tới tính năng an toàn bảo mật của những chiếc TV thế hệ mới.
A.M (Theo Cnet, Consumer Report)

Không có nhận xét nào: