TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Ba, 13 tháng 2, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP


Đề đốc Lâm Ngươn Tánh qua đời




'Nước Mỹ trên hết' - cách giành quyền hay nhất?

trumpImage captionTổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Nga Vladimir Putin cạnh tranh quyền lực
Một bài xã luận của tác giả Benn Steil trên tờ Foreign Affairs gần đây, đặt câu hỏi không biết chính sách "Nước Mỹ trên hết" có phải là cách tranh giành quyền lực hay nhất.
Tác giả Benn Steil mở đầu bài viết của mình bằng cách nhắc lại sự kiện đã xẩy ra cách đây hơn 70 năm:

'Ảnh hưởng toàn cầu'

Một nhân viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ từng viết:
"Hoa Kỳ đang phải đối mặt với tình trạng mà thế giới đang có quan điểm trái với những giả định về chính sách đối ngoại của chúng ta". "Thay vào việc thống nhất các cường quốc là sự hoàn toàn chia rẽ." Ngoại trưởng Hoa Kỳ kết luận rằng người Nga đã" làm mọi thứ có thể tạo ra được sự đổ vỡ hoàn toàn. "Tổng thống kêu gọi hành động đơn phương để chống lại những kẻ thù của Hoa Kỳ. Ông nói với Quốc Hội: "Việc chúng ta chùn bước trong vai trò lãnh đạo của mình chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho lợi ích của quốc gia này ".
Những lời trên đã được lần lượt nói lên vào năm 1947, bởi ông Chip Bohlen, một chuyên gia về Nga, Ngoại trưởng George C. Marshall, và Tổng Thống Harry S. Truman.
Những lời này ngày nay đang được chính phủ mới thành lập của Hoa Kỳ lập lại, báo trước một kỷ nguyên của cuộc cạnh tranh quyền lực to lớn, trong đó các kẻ đối nghịch cạnh tranh để giành lấy ảnh hưởng toàn cầu.
Chiến lược an ninh quốc gia của chính sách "nước Mỹ trên hết" của Tòa Bạch Ốc là một sự pha trộn không thoải mái về quan điểm của Marshall, Acheson, cũng như Truman với tầm nhìn mà Tổng Thống Trump đã quảng bá khi vận động tranh cử.
Chiến lược gia về An ninh Quốc gia của Trump tuyên bố: "Sau khi bị bác bỏ như một hiện tượng của một thế kỷ trước," cuộc chiến quyền lực lớn đã trở lại ". Tuy nhiên, chiến lược của Truman và Trump hoàn toàn khác nhau.
Phân tích nguồn gốc chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong vòng hơn bảy thập niên qua, Benn Steil viết:
Cách đây 71 năm, sau Thế Chiến II, cuộc cạnh tranh quyền lực nguy hiểm mới đã khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ chấp nhận nhu cầu phải can thiệp với các nước trên thế giới để bảo vệ an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ. Trọng tâm của chiến lược này là kết thân với các nước đồng minh ở Tây Âu và châu Á mạnh mẽ, độc lập, có nền dân chủ và có khả năng chống lại các mối đe dọa cũng như cám dỗ của một chính thể độc tài. Từ đó Hoa Kỳ có thể bảo vệ lợi ích kinh tế và an ninh của mình, mà không cần dựa vào sức mạnh quân đội.
Tầm nhìn đó đã được duy trì trong suốt Chiến tranh Lạnh và sau đó, qua nhiều chính quyền tiếp nối của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa - cho đến nay. Benn Steil kết luận.
NaftaBản quyền hình ảnhAFPImage captionCựu Tổng thống Hoa Kỳ George Bush ký thỏa thuận Nafta năm 1992

'Những nhà quốc tế'

Benn Steil vạch ra:
Nhưng chính quyền của Trump hiện đang tranh cãi với chính nó về ý nghĩa của khẩu hiệu "nước Mỹ trên hết" và tính nhất quán với tầm nhìn đó, và kết quả của tranh cãi này sẽ quyết định là chính sách cấp tiến thời hậu chiến sẽ sống sót, hay một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt sẽ xẩy ra, trong đó Hoa Kỳ sẽ chỉ đơn thuần là một trong nhiều cường quốc muốn giành lợi thế cho mình.
Sự mỉa mai châm biếm là ngay lúc chính quyền Donald Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên mới của cuộc cạnh tranh quyền lực lớn, nó lại đe dọa loại bỏ những công cụ đã giúp Hoa Kỳ giành chiến thắng trong cuộc giằng co trước đó.
Hoa Kỳ giờ đây phải quyết định liệu sự thỏa hiệp như vậy có đáng được duy trì để đạt được trật tự thế giới đang có hay không, hoặc chỉ cần cạnh tranh với Trung Quốc và Nga để dành lấy ảnh hưởng của các quốc gia và các khối khác.
Trong khoảng thời gian ngắn vài năm sau Thế Chiến thứ II, Hoa Kỳ đã tạo ra những cơ chế lớn cho đến giờ vẫn còn xác định trật tự thế giới ngày nay - một trật tự đã đưa đến cho Hoa Kỳ một nền hòa bình và thịnh vượng. Liên Hiệp Quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và những người tiền nhiệm của Tổ chức Thương mại Thế giới và Liên minh châu Âu đều được Hoa Kỳ đưa ra trong khoảng thời gian từ 1945 đến 1949.
Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump nghĩ rằng các tổ chức này là mối đe dọa với chủ quyền của Hoa Kỳ. Với ông, WTO là "thảm hoạ... Chúng ta sẽ phải đàm phán lại hoặc chúng ta sẽ phải rút lui". Hiệp ước Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), theo Donald Trump, là lỗi thời, và là những sai lầm lịch sử tội tệ nhất. Về Liên Hiệp Âu Châu (EU), ông Trump tuyên bố, "đã được hình thành, một phần, để đánh bại Hoa Kỳ về mặt thương mại... Tôi không thực sự quan tâm là châu Âu có liên hiệp hay tách rời."
"Lý luận của ông là ông có thể làm giảm thâm hụt thương mại - vốn liên quan mất thiết đến sự tăng trưởng của Hoa Kỳ - bằng cách thương thảo lại các thoả thuận thương mại song phương với các đối tác nhỏ hơn.
trumpBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionTổng thống Donald Trump nói: "WTO là thảm họa. Chúng ta sẽ phải đàm phán lại hoặc chúng ta sẽ phải rút lui"

'Thỏa hiệp'

Những người trong chính quyền muốn giữ gìn trật tự quốc tế hiện tại, như Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Giám đốc của Hội đồng Kinh tế Quốc gia Gary Cohn, đã được cả bạn và thù gán cho cái nhãn là "những nhà quốc tế".
Tuy nhiên, những người sáng lập ra chiến lược quyền lực mềm đến từ can thiệp ngoại giao là những người như Bộ Trưởng Ngoại Giao George C. Marshall, người kế nhiệm ông là Dean Acheson là những người thực sự thực tế một cách cứng đầu. Chính George Marshall là người lập ra chiến lược quân sự của Thế Chiến II. Những người này hầu như không hy sinh tài sản và chủ quyền của Hoa Kỳ để lợi dụng các lợi ích nước ngoài; mà họ tham gia vào một sứ mệnh đầy tham vọng để tìm ra một trật tự thế giới do người Mỹ lãnh đạo, dựa trên cơ sở luân lý của những chính phủ dân chủ và trao đổi kinh tế tự do.
Chiến lược an ninh quốc gia của chính sách "nước Mỹ trên hết" của Tòa Bạch Ốc là một sự pha trộn không thoải mái về quan điểm của Marshall, Acheson, cũng như Truman với tầm nhìn mà Tổng Thống Trump đã quảng bá khi vận động tranh cử. Nó chứa, một mặt, nhiều tham chiếu đến tầm quan trọng của các liên minh và ăn mừng sự thành công trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong thế kỷ XX - bao gồm cả việc tạo ra Kế hoạch Marshall và NATO.
Mặt khác, Tổng thống Donald Trump nói rằng "đặt nước Mỹ trên hết là nghĩa vụ của chính phủ và là nền tảng cho sự lãnh đạo (thế giới) của Hoa Kỳ" và than thở về những việc các nước khác đã "khai thác các tổ chức quốc tế mà chúng tôi giúp xây dựng". Điều này phản ánh điều mà tác giả Benn Steil gọi là sự "tâm thần phân liệt" trong một nội các đang kêu gào được điều trị.
Tác giả Benn Steil kết luận:
"Trật tự toàn cầu hiện nay được xây dựng dựa trên sự hiểu biết rằng có các đồng minh - trái ngược với việc có thuộc địa hoặc các nước chư hầu - đòi hỏi nhất thiết phải có sự thỏa hiệp với các quốc gia có chủ quyền khác. Hoa Kỳ giờ đây phải quyết định liệu sự thỏa hiệp như vậy có đáng được duy trì để đạt được trật tự thế giới đang có hay không, hoặc chỉ cần cạnh tranh với Trung Quốc và Nga để dành lấy ảnh hưởng của các quốc gia và các khối khác.
Lựa chọn một cách khôn ngoan ngày nay có nghĩa là bạn đã hiểu cách thức và lý do tại sao Hoa Kỳ đã chọn chiến lược mềm dẻo từ trước đến giờ."
Mỹ : Nhà Trắng muốn tăng ngân sách quốc phòng

Đăng ngày 13-02-2018 Sửa đổi ngày 13-02-2018 14:31
mediaDự thảo ngân sách Mỹ trong tài khóa 2019.REUTERS/ Leah Millis
Ngày 12/02/2018, chính quyền tổng thống Donald Trump đã công bố đề nghị ngân sách cho tài khóa 2019, theo hướng tăng chi tiêu quân sự và giảm nguồn tài chính cho ngành ngoại giao.
Theo đề nghị của Nhà Trắng, ngân sách quốc phòng sẽ tăng từ 612 tỷ đôla năm 2018 lên 686 tỷ cho năm 2019, tức là tăng hơn 10%. Trong khi đó, ngân sách dành cho các hoạt động nhân đạo và ngoại giao của Mỹ sẽ bị cắt giảm mạnh.
Cho tới nay, chính quyền Trump vẫn chủ trương dành ưu tiên cho quốc phòng, trong bối cảnh mà, theo Lầu Năm Góc, sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc và Nga trong lĩnh vực quân sự ngày càng gay gắt.
Trong đề nghị ngân sách công bố hôm qua, chính quyền Trump muốn tuyển mộ thêm 25.900 binh lính và đầu tư nhiều vào các phi cơ, chiến hạm, tên lửa phòng thủ và các hệ thống trên đất liền.
Theo hãng tin AFP, ngân sách cho tài khóa 2019 mà Nhà Trắng đề nghị khó được Quốc Hội Mỹ thông qua nguyên trạng, nhưng văn bản này thể hiện những ưu tiên của chính quyền Trump.
Hiện giờ các dân biểu lưỡng viện đang làm việc về ngân sách 2018 và 2019, tiếp theo sau thỏa thuận giữa hai phe Cộng Hòa và Dân Chủ. Các nghị sĩ Mỹ sẽ khó mà chấp nhận việc cắt giảm ngân sách của bộ Ngoại Giao. Theo các dân biểu của cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, việc cắt giảm quá mạnh ngân sách sẽ gây nguy hại cho nền ngoại giao của cường quốc hàng đầu thế giới, hiện đang can thiệp vào nhiều cuộc khủng hoảng quốc tế.

Lo sợ Nga-Trung, Lầu Năm Góc muốn có ngân sách lớn bậc nhất trong lịch sử

Anh Tuấn | 13/02/2018 16:38
Lo sợ Nga-Trung, Lầu Năm Góc muốn có ngân sách lớn bậc nhất trong lịch sử
Lầu Năm Góc vừa đề xuất gia tăng ngân sách quốc phòng với mục đích chính là phát triển các loại vũ khí hiện đại.

Theo hãng tin CNN, Lầu Năm Góc mới đây đã đề xuất một dự thảo ngân sách chi tiêu lên đến 686 tỉ USD lên Quốc hội Mỹ cho năm 2019, với lý do rằng Trung Quốc, Nga và cả Triều Tiên đang trở thành những hiểm họa lớn với Mỹ.

Cùng lúc đó, chính quyền Trump cũng đề xuất cắt giảm một khoản ngân sách lớn đối với các hoạt động ngoại giao quốc tế và viện trợ nước ngoài. Nói về việc mong muốn gia tăng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết quân đội Mỹ sẽ là lực lượng vũ trang mạnh nhất từ trước tới nay, “với số lượng vũ khí hiện đại ngày càng tăng”.
Theo Lầu Năm Góc, đề xuất gia tăng quốc phòng này chủ yếu là nhằm đối phó với Nga và Trung Quốc. “Sự cạnh tranh giữa các cường quốc, chứ không phải chủ nghĩa khủng bố, mới là thách thức lớn nhất đối với an ninh và sự phát triển của Hoa Kỳ”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ David L. Norquist phát biểu trước báo giới sau khi công bố đề xuất tăng ngân sách.
“Có thể thấy rằng Trung Quốc và Nga muốn tạo ra một thế giới phù hợp với ý đồ tác động vào kinh tế, ngoại giao và an ninh của các nước khác trên thế giới”, văn bản đề xuất ngân sách khẳng định.
Cụ thể, văn bản này nói Bắc Kinh “đang sử dụng biện pháp kinh tế áp đặt để đe dọa các nước lân cận, trong khi đó họ tiếp tục quân sự hóa các đảo ở Biển Đông”. Trung Quốc “muốn có vị thế độc tôn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” và về lâu dài họ muốn “có ảnh hưởng chính trị toàn cầu” hơn Mỹ.
Trong khi đó, văn bản của Mỹ nói “Nga đã vi phạm biên giới của các nước lân cận và muốn có quyền lực bác bỏ quyết định kinh tế, chính trị và an ninh của các nước này”. Moscow được cho là đang cố “chia rẽ Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO”.
Đề xuất ngân sách này cũng nhấn mạnh đến việc nâng cấp hệ thống phòng không, được xác định có vai trò quan trọng nhằm đáp trả hiểm họa do chương trình tên lửa hạt nhân Triều Tiên mang lại.
Cụ thể, đề xuất kêu gọi mua về 37 tên lửa Block 1B cho hệ thống phòng không Aegis được trang bị trên tàu chiến cũng như căn cứ trên bờ. Tại Thái Bình Dương, hệ thống Aegis đã được trang bị cho nhiều tàu chiến các loại, và trên lý thuyết chúng có thể tiêu diệt tên lửa mà triều Tiên phóng đi.
Ngoài ra, đề xuất này cũng đề cập đến việc mua thêm 82 hệ thống Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD). THAAD đã gây ra nhiều tranh cãi khi triển khai ở Hàn Quốc vào năm ngoái, và Trung Quốc đã bày tỏ sự bất bình khi nói rằng radar của hệ thống này có thể theo dõi vào sâu lãnh thổ của Trung Quốc. Đề xuất cũng kêu gọi mua thêm 20 tên lửa cho Hệ thống phòng không GMD có thể đánh chặn tên lửa ngoài không gian.
“Thành thật nói, chúng ta phải đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng vì nước khác cũng đang làm vậy”, ông Trump nói. “Nếu họ ngừng, chúng ta cũng sẽ ngừng, nhưng họ không làm vậy. Vì vậy trong trường hợp đó, chúng ta cần phải vượt trội hơn họ về vũ khí hạt nhân”.
Bên cạnh đó, đề xuất ngân sách quốc phòng cũng nhắc đến việc mua 10 tàu chiến Hải quân Mỹ và hàng chục máy bay chiến đấu F-35 cùng vài máy bay F/A-18 có thể hoạt động trên biển. Đề xuất này cũng bao gồm quá trình phát triển máy bay ném bom B-21, được coi là loại phi cơ sẽ thay thế oanh tạc cơ tàng hình B-2 hiện nay, cũng như việc phát triển các loại tàu ngầm mới.
Đề xuất gia tăng ngân sách quốc phòng này được đưa ra trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cảnh báo rằng việc cắt ngân sách chi tiêu sẽ khiến khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang đi xuống.

Hải quân Anh sẽ tuần tra Biển Đông, bất chấp Trung Quốc

Đăng ngày 13-02-2018 Sửa đổi ngày 13-02-2018 14:37
mediaBộ trưởng Quốc Phòng Anh Gavin Williamson tại Luân Đôn. Ảnh ngày 23/01/2018.REUTERS/Toby Melville
Bộ trưởng Quốc Phòng Anh Gavin Williamson đang thăm Sydney ngày 13/02/2018 tuyên bố Luân Đôn sẽ gởi chiến hạm tuần tra Biển Đông vào tháng tới, để khẳng định quyền tự do hàng hải. Quyết định này có thể chọc giận Trung Quốc, hiện đang khẳng định chủ quyền với hầu như toàn bộ vùng biển chiến lược này.
Hãng tin AP dẫn lời ông Williamson khi trả lời báo Úc The Australian cho biết, chiến hạm chống tàu ngầm HMS Sutherland đang thăm Úc, trên đường về sẽ làm nhiệm vụ tuần tra Biển Đông, khẳng định quyền của Hải quân Anh.
Bộ trưởng Quốc Phòng Anh không nói rõ chiếc Sutherland có đi gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc tự ý đào đắp ở Biển Đông hay không. Tuy nhiên ông tuyên bố Anh hoàn toàn ủng hộ việc các chiến hạm Mỹ đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của các đảo nhân tạo này.
Hiện chưa rõ Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào, nhưng phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 13/02/2018 tuyên bố : « Nhờ các nỗ lực phối hợp giữa Trung Quốc và các quốc gia ven biển, không hề có vấn đề gì về tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông ».
Dù đang có những căng thẳng với Hoa Kỳ và các nước khác, ông Cảnh Sảng vẫn cho rằng « tình hình khu vực đang tiến triển » Bắc Kinh « hy vọng các bên liên quan, đặc biệt là các nước bên ngoài vùng này tôn trọng các cố gắng của các quốc gia trong khu vực ».
Tuy bộ Ngoại Giao Trung Quốc tỏ ra hòa dịu, nhưng AP dẫn lời Thì Ân Hoằng (Shi Yinhong), giáo sư về quan hệ quốc tế ở trường đại học Nhân Dân (Renmin) nhận định, việc Hải quân Anh tuần tra Biển Đông có nguy cơ gây rạn nứt mối quan hệ được gọi là « kỷ nguyên vàng »với Trung Quốc hiện nay.
Lầu Năm Góc : Trung Quốc đe dọa Ấn Độ - Thái Bình Dương
Trong dự thảo ngân sách cho năm tài chính 2019 trình lên Quốc Hội hôm 12/02/2018, bộ Quốc Phòng Mỹ nhận định Trung Quốc đang tăng cường hiện đại hóa quân đội nhằm thống trị khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Bản báo cáo nhận xét « Trung Quốc nay là một đối thủ cạnh tranh về chiến lược, sử dụng các biện pháp kinh tế thô bạo để đe dọa các nước láng giềng, đồng thời quân sự hóa các đảo tại Biển Đông ».
Cũng theo báo cáo này, Trung Quốc và Nga đang rút ngắn khoảng cách với Hoa Kỳ về công nghệ quân sự, nên nước Mỹ cần phải có những phương cách mới và sáng tạo hơn.

Bi kịch châu Phi: Giàu của cải nhưng đang bị thế giới "đánh cắp"

Hồng Anh | 13/02/2018 20:00
Inline image
Ảnh minh họa: Youtube.

Bình luận trên Al Jazeera, ông Nick Dearden cho rằng những hành động tưởng chừng là "giúp đỡ" của các quốc gia khác lại gây hại đến châu Phi, châu lục luôn được cho là nghèo đói.

"Châu Phi nghèo nhưng chúng ta có thể cố gắng giúp đỡ họ"
Hằng năm, khẩu hiệu này được lặp lại nhiều lần trên các phương tiện truyền thông, báo đài, và chương trình từ thiện, khiến hình ảnh châu Phi trong suy nghĩ của nhiều người luôn là một lục địa nghèo đói, khó khăn.
Nhưng châu Phi liệu có nghèo thật không? Ta hãy cùng nhìn sự việc theo một chiều hướng khác: Châu Phi thực ra nhiều của cải nhưng chúng ta đang "đánh cắp" của cải của họ.
Đó là nội dung chính của một báo cáo được phát hành hồi tháng 5/2017. Dữ liệu trong bản báo cáo này cho thấy tiểu vùng Sahara Châu Phi là con nợ của nhiều quốc gia khác trên thế giới, với khoản nợ lên đến 41 tỉ USD. Tuy nhiên khoản tiền họ thu về cũng không hề nhỏ: 161 tỉ USD mỗi năm từ nhiều nguồn như các khoản vay, kiều hối (từ những lao động châu Phi ở nước ngoài) và các khoản viện trợ.
Thế nhưng châu lục này vẫn thất thoát khoảng 203 tỉ USD mỗi năm. Một phần trong số tiền đó thất thoát theo con đường trực tiếp, ví dụ như trốn thuế (68 tỉ USD). Các tập đoàn đa quốc gia lớn "đánh cắp" số tiền này một cách hợp pháp, bằng cách khai khống rằng họ tạo ra lợi nhuận tại các điểm tránh thuế. 
Hiện tượng "dòng chảy tài chính trái phép" này chiếm khoảng 6,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của châu Phi, cao gấp 3 lần so với số tiền viện trợ mà châu lục này nhận được.
Tiếp theo là khoản "hồi vốn" 30 tỉ USD được các công ty và tập đoàn lớn chuyển về trụ sở chính hoặc đầu tư vào thị trường khác. Thành phố London là một trong những ví dụ được hưởng lợi từ vùng đất châu Phi và nguồn nhân lực của nó.
Ngoài những cách thức kể trên, của cải ở châu Phi còn bị thất thoát thông qua nhiều con đường gián tiếp khác. Theo một báo cáo tháng 5/2017, ước tính châu Phi thất thoát 29 tỉ USD mỗi năm do vấn nạn khai thác gỗ, đánh bắt cá và buôn bán động vật hoang dã trái phép. 
Châu lục này cũng thiệt hại thêm khoảng 36 tỉ USD nữa do biến đổi khí hậu tác động lên xã hội và kinh tế khu vực. Do biến đổi khí hậu, họ không thể sử dụng các nhiên liệu hóa thạch giống như châu Âu. Mặc dù người dân châu Phi không phải là nguyên nhân gây ra khủng hoảng biến đổi khí hậu nhưng họ lại là những người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất.
Bi kịch châu Phi: Giàu của cải nhưng đang bị thế giới đánh cắp - Ảnh 1.
Người dân Zimbabwe đào kim cương. Ảnh: DW.
Khoảng cách giàu nghèo
Thực tế, báo cáo này cũng không thực sự chính xác, vì nó được thực hiện dựa trên giả định rằng tất cả người dân châu Phi đều được hưởng lợi từ nguồn của cải tại khu vực này. Tuy nhiên các khoản vay từ chính phủ và tư nhân (trên 50 tỉ USD) có nguy cơ biến thành khoản nợ mà châu Phi không thể hoàn trả.
Điển hình là Ghana đang phải "hy sinh" 30% doanh thu chính phủ để trả các khoản vay và khoản phí "không cố định" dựa trên giá trị hàng hóa đắt đỏ. Các khoản này thường có lãi suất vô cùng cao. 
Ví dụ, một nhà máy nhôm tại Mozambique được xây dựng bằng các khoản vay và tiền trợ cấp, hiện đang là gánh nặng cho chính phủ nước này, với lãi suất gấp 20 lần doanh thu của chính phủ.
Các khoản viện trợ của Anh được sử dụng để xây dựng các trường tư thục và trung tâm dịch vụ y tế, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng các dịch vụ công cộng chất lượng tốt. Đó là lí do các trường tư thục tại Uganda và Kenya buộc phải dừng hoạt động.
Nhưng tất nhiên, một bộ phận người dân châu Phi vẫn được hưởng lợi từ nền kinh tế này. Hiện nay có khoảng 165.000 người châu Phi thuộc tầng lớp giàu có, sở hữu tổng giá trị cổ phần lên đến 860 tỉ USD.
Và sự thật là những người giàu tại châu Phi cũng hưởng lợi từ những điểm tránh thuế.
Số liệu năm 2014 cho thấy những người giàu có ở châu Phi sở hữu khối tài sản khoảng 500 tỉ USD và đầu tư kinh doanh tại những điểm tránh thuế. Như vậy, tài sản của những người dân nghèo châu Phi đang bị "đánh cắp" bởi một nền kinh tế cho phép một bộ phận thiểu số tại khu vực này làm giàu bằng cách đầu tư tại nước ngoài.
Bi kịch châu Phi: Giàu của cải nhưng đang bị thế giới đánh cắp - Ảnh 2.
Khoảng cách giàu - nghèo tại châu Phi rất lớn. Ảnh: RT.
Cần thay đổi cách nhìn nhận về châu Phi
Các nước phương Tây muốn được coi là những người hưởng lợi hào phóng và luôn làm hết khả năng để "giúp đỡ những người không thể tự giúp chính mình". Tuy nhiên, các quốc gia này cần chấm dứt những hành động có nguy cơ gây họa tiềm ẩn, ví dụ như việc thúc ép chính phủ châu Phi mở cửa nền kinh tế của họ nhằm tư hữu hóa và ép họ mở cửa thị trường cho những cuộc cạnh tranh không lành mạnh.
Nếu các quốc gia châu Phi được hưởng lợi từ các khoản đầu tư nước ngoài, thì họ phải được cho phép – thậm chí là tạo điều kiện – điều hòa khoản đầu tư đó và điều phối các nhà đầu tư. Rất có thể họ sẽ suy nghĩ lại về việc đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng.
Trừ một số trường hợp ngoại lệ, thì hầu hết các quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào tại châu Phi thường yếu kém về chính trị, kinh tế và phát triển chậm. Để phòng tránh tình trạng trốn thuế, chính phủ các nước phải ngừng thoái thác trách nhiệm và "tấn công" trực diện vào những điểm tránh thuế. Các quốc gia này cần mạnh tay với những công ty sở hữu chi nhánh tại điểm tránh thuế đang hoạt động tại nước họ.
Các khoản viện trợ khá ít ỏi, nhưng nếu được sử dụng đúng cách, thì các khoản này có thể bù đắp một phần thất thoát của châu Phi. Chúng ta nên coi đây là một hình thức bồi thường và tái phân phối, cũng giống như hệ thống thuế thực chất là hình thức phân phối lại tài sản của người giàu cho những người nghèo hơn. Xã hội của chúng ta cũng nên áp dụng hình thức này trên quy mô toàn cầu.
Và để bắt đầu một chương trình đầy tham vọng như thế, thì chúng ta cần thay đổi cách nhìn nhận về châu Phi. Chúng ta không cần đổ lỗi cho người khác nhưng cần phải "bắt đúng bệnh" để tìm được ra giải pháp đúng đắn cho những vấn đề nhức nhối.
Điều chúng ta đang làm hiện nay không phải là "giúp đỡ" châu Phi. Bản thân châu Phi đã có rất nhiều của cải rồi. Chúng ta cần chấm dứt những hành động khiến châu Phi thất thoát của cải.
*Bài viết được đăng trên trang Al Jazeera thể hiện quan điểm và góc nhìn của ông Nick Dearden, Giám đốc tổ chức vận động Global Justice Now của Vương quốc Anh.

Mike Pence nói về khả năng đối thoại với Bắc Hàn


Lãnh đạo Triều Tiên hoan nghênh Hàn Quốc hiếu khách và nồng ấm

Ngày đăng : 11:00 - 13/02/2018
Theo hãng tin Sputnik, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đề cao “không khí hòa giải nồng ấm” mà Triều Tiên và Hàn Quốc đã tạo ra và được củng cố hơn nữa sau khi đoàn đại biểu Triều Tiên gặp gỡ các quan chức Hàn Quốc tại Thế vận hội Mùa đông.
Hãng tin KCNA cho biết, ông Kim cũng nói rằng ông đã “rất ấn tượng” trước những nỗ lực của Seoul nhằm thể hiện sự hiếu khách đối với những người Triều Tiên, dựa trên những báo cáo từ phái đoàn đại diện Triều Tiên đang có mặt tại Hàn Quốc.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã hoan nghênh sự "nồng ấm" trong quan hệ liên Triều hiện nay.
“Có mặt trong cuộc gặp mặt bao gồm Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên Kim Yong-nam, Phó Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yo-jong, Chủ tịch Ủy ban Định hướng Thể thao Quốc gia Triều Tiên Choe Hi-wi, Chủ tịch Ủy ban Hòa giải Ri Son-gwon cùng các quan chức khác”, hãng tin KCNA cho biết.
Cái tên nổi bật nhất là bà Kim Yo-jong, em gái của lãnh đạo Kim Jong-un, khi trong chuyến thăm lần này bà đã có một bữa ăn tối cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Theo KCNA, lãnh đạo Triều Tiên cũng khen ngợi những nỗ lực của đoàn đại biểu, trong đó bao gồm sự xuất hiện của họ trong lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông, đồng thời bày tỏ sự hài lòng đối với những gì họ đã và đang làm.
Đáng chú ý hơn cả, ông Kim đã hoan nghênh lòng hiếu khách của các quan chức Hàn Quốc và cảm ơn họ vì đã tạo điều kiện tốt nhất cho phái đoàn đại diện của Triều Tiên.
“Nhận thấy cần phải tiếp tục những kết quả tốt đẹp bằng cách xây dựng không khí hòa giải nồng ấm có được từ mong muốn chung của cả hai nước, lãnh đạo Kim Jong-un đã đề ra phương hướng nhằm cải thiện quan hệ Bắc – Nam và đã ra những chỉ thị quan trọng nhằm thực hiện điều này”, hãng tin KCNA cho biết. Tuy vậy, chi tiết kế hoạch này vẫn chưa được tiết lộ.

Phân tích ngôn ngữ cơ thể của bà Kim Yo Jong, các chuyên gia thấy gì?

Phân tích ngôn ngữ cơ thể của bà Kim Yo Jong, các chuyên gia thấy gì?

Cục diện bán đảo Triều Tiên sẽ ra sao sau kỳ Thế vận hội Mùa đông PyeongChang 2018?

Cục diện bán đảo Triều Tiên sẽ ra sao sau kỳ Thế vận hội Mùa đông Pyeong...

Ông Mike Pence phạm sai lầm, Mỹ thua đau trước "sức mạnh mềm Triều Tiên" Kim Yo Jong

Hồng Anh | 13/02/2018 07:17
Ông Mike Pence phạm sai lầm, Mỹ thua đau trước "sức mạnh mềm Triều Tiên" Kim Yo Jong
Phó Tổng thống Mike Pence luôn tìm cách tránh mặt phái đoàn Triều Tiên. Ảnh: Doug Mills/The New York Times

Giới phân tích cho rằng sự xuất hiện của bà Kim Yo Jong hoàn toàn khiến ông Mike Pence lu mờ trên đất Hàn, hơn nữa ông còn sai lầm khi lạnh lùng "né" đoàn Triều Tiên.

Cuộc đua ngoại giao Mỹ-Triều
Khi lãnh đạo Kim Jong Un quyết định cử một phái đoàn lớn đến Hàn Quốc để tham dự Thế vận hội mùa đông, cả thế giới đã lo sợ ông sẽ "chiếm trọn" sự chú ý của dư luận và truyền thông.
Nếu đó thực sự là mục đích của lãnh đạo Triều Tiên, thì việc ông lựa chọn bà Kim Yo Jong, người em gái duyên dáng, tài giỏi của mình làm sứ giả ngoại giao là quyết định vô cùng hợp lý.
Người phụ nữ quyền lực này được truyền thông Hàn Quốc mệnh danh là "Ivanka Trump của Triều Tiên" do ảnh hưởng của bà đối với ông Kim Jong Un có nhiều điểm tương đồng với con gái tổng thống Mỹ Donald Trump với cha mình.
Kể từ khi đặt chân đến Hàn Quốc, em gái ông Kim đã trở thành chủ đề nóng và gần như "phủ sóng" báo đài địa phương cùng nhiều cơ quan truyền thông thế giới, dù chuyến thăm Hàn Quốc của bà chỉ kéo dài 3 ngày.
Với phong thái nhẹ nhàng, nụ cười mỉm thường trực trên môi, sự xuất hiện của bà Kim hoàn toàn khiến Phó tổng thống Mỹ Mike Pence - sứ giả của ông Trump tại Thế vận hội - lu mờ, dù bà hầu như không hề phát biểu trước công chúng.
Nếu đây là cuộc đua về ngoại giao và quyền lực mềm, thì rõ ràng Triều Tiên đã giành được chiến thắng áp đảo.
Ông Mike Pence phạm sai lầm, Mỹ thua đau trước sức mạnh mềm Triều Tiên Kim Yo Jong - Ảnh 1.
Hai đại biểu cấp cao Triều Tiên bao gồm Chủ tịch Quốc hội Kim Yong Nam và bà Kim Yo Jong (góc trái bên trên) được sắp xếp chỗ ngồi khá gần vợ chồng Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (góc phải bên dưới). Ảnh: Reuters
Trong khi ông Mike Pence đến Hàn Quốc với thông điệp cũ "tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh nhất" cho đến khi Bình Nhưỡng chấp nhận từ bỏ chương trình hạt nhân của mình, thì bà Kim Yo Jong đưa ra thông điệp hòa giải, cùng lời mời viếng thăm Bình Nhưỡng bất ngờ từ ông Kim Jong Un gửi đến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In.
Dù xuất hiện ở bất cứ địa điểm nào, bà cũng thu hút mọi sự chú ý và gây ấn tượng tốt – tại lễ khai mạc Thế vận hội, trên khán đài tại lễ ra mắt của đội khúc côn cầu liên Triều, và trong buổi trình diễn của đoàn nghệ thuật Triều Tiên tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Ngược lại, Phó Tổng thống Mỹ Pence dường như luôn "tỏ thái độ" trong các sự kiện. Ông không xuất hiện tại bữa chiêu đãi tổ chức trước thềm lễ khai mạc Thế vận hội do Tổng thống Moon chủ trì. Điều này có nghĩa là Phó Tổng thống Mỹ muốn tránh mặt phái đoàn Triều Tiên, trong đó bao gồm cả ông Kim Yong Nam, Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên.
Và trong khi đoàn vận động viên (VĐV) liên Triều nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ phía khán giả khi tiến vào lễ đài trong lễ khai mạc Olympic Pyeongchang hôm thứ Sáu vừa qua (9/2), thì ông Pence lại không hề phản ứng và đứng chào các VĐV như những người khác. Nhiều người cho rằng hành động của ông Pence là thiếu tôn trọng các VĐV và đất nước chủ nhà, cũng như tổng thống Moon.
Ông Mike Pence phạm sai lầm, Mỹ thua đau trước sức mạnh mềm Triều Tiên Kim Yo Jong - Ảnh 2.
Vợ chồng ông Pence (góc phải bên dưới) không đứng dậy vỗ tay chào mừng các VĐV thuộc đoàn thể thao liên Triều. Ảnh: Yonhap.
Theo ông Mintaro Oba, người từng phụ trách các vấn đề tại bán đảo Triều Tiên tại Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Pence đang vô tình "tiếp tay cho Triều Tiên" khi tỏ ra xa cách với chính đồng minh của mình, và trực tiếp ngăn chặn nỗ lực hàn gắn mối quan hệ liên Triều.
Mặt khác, bà Kim Yo Jong lại là "vũ khí cực kì lợi hại, đại diện cho chiêu ‘tấn công quyến rũ’của Triều Tiên", ông Oba nhận định.
Mềm nắn, rắn buông
Giới phân tích về các vấn đề Hàn – Triều cho rằng ông Pence đã bỏ lỡ một cơ hội.
Bà Alexis Dudden, Giáo sư lịch sử tại Đại học Connecticut, cho biết: "Tôi nghĩ rằng nếu ông Pence hoan nghênh đội VĐV liên Triều, thì điều đó sẽ rất có ích cho cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa giữa các bên. Và điều đó không hề hạ thấp vị thế của Mỹ. Việc ông Pence và vợ không đứng dậy cổ vũ đoàn VĐV liên Triều đã khiến tình hình thêm rắc rối."
Đại diện cho những người ủng hộ Phó Tổng thống Pence, ông David C. Kang, giám đốc Viện Nghiên cứu Hàn – Triều thuộc Đại học Nam California cho biết: "Tôi nghĩ rằng phe bảo thủ ở Mỹ sẽ cho rằng hành động của ông Pence là bình thường."
Theo ông Kang, cái bắt tay lịch sử hay hình ảnh Tổng thống Moon trò chuyện vui vẻ với em gái ông Kim Jong Un rất có thể sẽ bị chỉ trích là "rơi vào bẫy tấn công quyến rũ" của Triều Tiên, khi Hàn Quốc đang nỗ lực giảm căng thẳng và phá băng trong mối quan hệ hai miền.
Ông Mike Pence phạm sai lầm, Mỹ thua đau trước sức mạnh mềm Triều Tiên Kim Yo Jong - Ảnh 3.
Đoàn VĐV liên Triều trong buổi lễ khai mạc Thế vận hội. Ảnh: Doug Mills/The New York Times
Trong khi nhiều người trông đợi vào triển vọng Hàn – Triều phá băng, một cuộc biểu tình với quy mô vài trăm người đã diễn ra tại trung tâm thủ đô Seoul ngày Chủ nhật vừa qua (11/2). Ông Yang Sun Woo, 55 tuổi, một người tham gia biểu tình, cho biết, "Tôi e là rất nhiều người Hàn Quốc đã bị chuyến viếng thăm của bà Kim Yo Jong đánh lừa."
"Thật không may là Thế vận hội Pyeongchang đang bị biến thành Thế vận hội Pyongyang (Bình Nhưỡng), trong khi Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn tiếp tục đối nghịch về ý thức hệ", ông Yang nói.
Tuy nhiên, nhiều người lại có ấn tượng tốt về bà Kim Yo Jong bởi cách tiếp cận lặng lẽ và thân thiện, và nhất là nụ cười của bà tại Hàn Quốc.
Ông Lee Hwa Ik, Chủ tịch Hiệp hội Triển lãm Hàn Quốc, đã tham dự buổi hòa nhạc tại Seoul tối Chủ nhật vừa qua (11/2) cùng Tổng thống Moon và bà Yo Jong. Ông này cho biết em gái ông Kim Jong Un "có vẻ là người chúng ta có thể làm thân được trên mức độ cá nhân, và mức độ người với người."
Một nhóm sinh viên đại học Hàn Quốc đã đến cổ vũ cho đội tuyển khúc côn cầu nữ liên Triều vào tối thứ Bảy vừa qua (10/2), và cho biết họ cảm thấy rất vui mừng khi có cơ hội chứng kiến thời khắc lịch sử, khi các nữ VĐV Hàn – Triều thi đấu chung.

Mỹ cảnh báo IS đang tìm cách chiếm lãnh thổ ở nhiều nơi trên thế giới

Mỹ cảnh báo IS đang tìm cách chiếm lãnh thổ ở nhiều nơi trên thế giới
Phiến quân của IS. Ảnh: The Telegraph

Các chiến dịch chính chống tổ chức Nhà nước hồi giáo (IS) tự xưng kết thúc không có nghĩa là Mỹ và các đồng minh đã đánh bại hoàn toàn tổ chức khủng bố này. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã tuyên bố như vậy tại cuộc họp của liên quân chống khủng bố do Mỹ đứng đầu diễn ra ngày 13/2 ở Kuwait.

Ông Tillerson nhấn mạnh IS vẫn là mối đe dọa đáng kể đối với nước Mỹ và các khu vực khác của thế giới. Theo ông Tillerson, IS đã mất tất cả lãnh thổ chiếm được tại Iraq và đã bị đánh bại tại Syria, nhưng tổ chức này đang tìm cách chiếm lãnh thổ tại các nước khác.
Ngoại trưởng Mỹ khẳng định: "Tại Iraq và Syria, IS đang tìm cách trỗi dậy. Tại những nơi như Afghanistan, Philippines, Libya, Tây Phi và những nơi khác, IS đang tìm cách chiếm lãnh thổ và có được nơi trú ẩn an toàn".
Ông Tillerson cũng bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây tại khu vực Tây Bắc của Syria, nơi Thổ Nhĩ Kỳ mở cuộc tấn công hồi tháng 1 vào lực lượng người Kurd được Mỹ ủng hộ mà Ankara xem là mối đe dọa đối với biên giới phía Nam của nước này. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ cũng bày tỏ sự cảm thông về những quan ngại an ninh chính đáng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cũng tại cuộc họp này, ông Tillerson cho biết Mỹ đã quyết định viện trợ thêm 200 triệu USD để "ổn định các khu vực được giải phóng" ở Syria.
https://baotintuc.vn/quan-su/my-canh-bao-is-dang-tim-cach-chiem-lanh-tho-o-nhieu-noi-tren-the-gioi-20180213174213534.htm

Nữ phi công ngăn chặn vụ 2 máy bay đâm nhau trên không, cứu sống gần 300 người

Phương Anh | 13/02/2018 20:50
Nữ phi công ngăn chặn vụ 2 máy bay đâm nhau trên không, cứu sống gần 300 người
Máy bay của hãng hàng không Air India.

Hai máy bay chở khách suýt va chạm trên bầu trời Mumbai nếu không có phản ứng nhanh chóng và chính xác vào phút chót của nữ phi công hãng hàng không Air India.

Theo RT, hành khách trên hai chiếc máy bay Ấn Độ trải qua sự cố đáng sợ nhất nhưng cũng may mắn nhất trong cuộc đời họ khi chiếc Airbus A320neo của Vistara bay gần quá mức an toàn với chiếc A319 của Air India.
Máy bay hãng Vistara bay từ Delhi đến Pune chở theo 152 người, trong khi đó máy bay hãng Air India bay từ Mumbai đến Bhopal chở theo 109 người.
Giữa chuyến bay, cơ trưởng máy bay Vistara tạm rời buồng lái đi vệ sinh, để lại nữ đồng nghiệp một mình. Để tránh vi phạm luật hàng không quốc tế yêu cầu có 2 thành viên phi hành đoàn trong buồng lái, một tiếp viên bước vào.
Đến gần Mumbai, bộ phận điều khiển hàng không (ATC) được cho là hướng dẫn máy bay Vistara hạ độ cao, tuy nhiên độ cao này chỉ cách máy bay Air India khoảng 30 m.
Hai máy bay gần nhau đến nỗi phi công của Air India nhìn thấy rõ máy bay kia đang đến gần và nghe thấy ATC hỏi Vistara trên hệ thống rằng tại sao họ lại hạ máy bay đến độ cao như vậy. Nữ phi công của Vistara đáp: "Không, các anh hướng dẫn tôi hạ đến độ cao này."
Nữ phi công ngăn chặn vụ 2 máy bay đâm nhau trên không, cứu sống gần 300 người - Ảnh 1.
Nữ phi công phản ứng nhanh chóng giúp 2 máy bay trở hàng trăm hành khách thoát khỏi va chạm.

Ngay trước khi vụ va chạm trên không có thể xảy ra, nữ cơ trưởng Kohli của máy bay Air India phản ứng nhanh chóng, lái máy bay tránh khỏi chiếc máy bay của hãng Vistara.
Sau sự cố, truyền thông địa phương cho rằng, có trục trặc nào đó giữa hệ thống của phi công Vistara với ATC vì máy bay của họ liên tục hạ độ cao trong khi ATC đưa ra chỉ dẫn khác.
 

Bước đầu giải mã nguyên nhân vụ rơi máy bay thảm khốc ở Nga


Choáng ngợp kho vàng 1.800 tấn của Nga

Nga hiện sở hữu kho vàng với khối lượng ước tính lên tới hơn 1.800 tấn và đứng vị trí thứ 6 trên thế giới.
 

Các nhà báo của tờ Komsomolskaya Pravda là những nhà báo đầu tiên được phép tiếp cận kho vàng dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga. Tổng khối lượng vàng trong kho dự trữ của Nga đã vượt qua mức 1.800 tấn, đưa Nga trở thành quốc gia đứng thứ 6 thế giới về dự trữ vàng.
Các nhà báo của tờ Komsomolskaya Pravda là những nhà báo đầu tiên được phép tiếp cận kho vàng dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga. Tổng khối lượng vàng trong kho dự trữ của Nga đã vượt qua mức 1.800 tấn, đưa Nga trở thành quốc gia đứng thứ 6 thế giới về dự trữ vàng.
Những thùng chứa vàng được gia cố bằng lưới và những thanh kim loại xếp chồng lên nhau, tạo thành những tầng vàng ngăn nắp. Quy mô của kho vàng Nga rất ấn tượng.
Những thùng chứa vàng được gia cố bằng lưới và những thanh kim loại xếp chồng lên nhau, tạo thành những tầng vàng ngăn nắp. Quy mô của kho vàng Nga rất ấn tượng.
Mỗi thùng sẽ chứa khoảng 20 thỏi vàng và mỗi thỏi đều được niêm phong riêng. Mặc dù nhìn có vẻ nhỏ gọn nhưng mỗi thỏi vàng có trọng lượng từ 12-13 kg.
Mỗi thùng sẽ chứa khoảng 20 thỏi vàng và mỗi thỏi đều được niêm phong riêng. Mặc dù nhìn có vẻ nhỏ gọn nhưng mỗi thỏi vàng có trọng lượng từ 12-13 kg.
Mỗi thỏi vàng đều có chứng nhận về chất lượng và tỷ lệ vàng tinh chất trong mỗi thỏi thường là 99,95%. Phần còn lại có thể là các tạp chất như sắt, bạch kim hay bạc,…
Mỗi thỏi vàng đều có chứng nhận về chất lượng và tỷ lệ vàng tinh chất trong mỗi thỏi thường là 99,95%. Phần còn lại có thể là các tạp chất như sắt, bạch kim hay bạc,…
Các thông tin quan trọng như tên nhà sản xuất, địa chỉ, thời điểm sản xuất và trọng lượng đều được đánh dấu trên mỗi thỏi vàng.
Các thông tin quan trọng như tên nhà sản xuất, địa chỉ, thời điểm sản xuất và trọng lượng đều được đánh dấu trên mỗi thỏi vàng.
Công việc của các nhân viên bên trong kho vàng của Nga được cho là không hề dễ dàng khi họ phải vận chuyển hàng loạt thỏi vàng nặng tới 13 kg mỗi ngày.
Công việc của các nhân viên bên trong kho vàng của Nga được cho là không hề dễ dàng khi họ phải vận chuyển hàng loạt thỏi vàng nặng tới 13 kg mỗi ngày.
Các nhân viên cũng phải luôn tuân thủ những quy tắc nhất định trong quá trình vận chuyển để đảm bảo vàng luôn ở trạng thái tốt nhất.
Các nhân viên cũng phải luôn tuân thủ những quy tắc nhất định trong quá trình vận chuyển để đảm bảo vàng luôn ở trạng thái tốt nhất.
Một trong những quy tắc làm việc tại kho vàng là các nhân viên phải kê vàng trên những tấm vải xanh đặc biệt để tránh làm xây xước cũng như biến dạng vàng.
Một trong những quy tắc làm việc tại kho vàng là các nhân viên phải kê vàng trên những tấm vải xanh đặc biệt để tránh làm xây xước cũng như biến dạng vàng.
Sự ngăn nắp và quy củ bên trong kho dự trữ vàng của Nga.
Sự ngăn nắp và quy củ bên trong kho dự trữ vàng của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cầm trên tay một thỏi vàng (Ảnh: Getty)
Tổng thống Nga Vladimir Putin cầm trên tay một thỏi vàng (Ảnh: Getty)
Thành Đạt
Ảnh: Vladimir Velengurin/RBTH

Bên trong kho vàng lớn nhất thế giới tại Mỹ










Bổn phận của những người đấu tranh là dậy nên tinh thần yêu nước

Nguyên Thạch (Danlambao) - Trong hiện trạng rất là bi đát của Việt Nam hầu như về mọi mặt, hãy cố tránh những lời chúc vu vơ theo quán tính mà so ra là trái ngược với thực tế. "Cống hỉ phạt sồi", "Chúc Mừng Năm Mới phát tài phát lộc", "An khang, thịnh vượng, hạnh phúc...". Làm sao có thể phát tài trong điều kiện của một nền kinh tế vỡ nợ? Làm sao có lộc khi nhà cầm quyền là một bọn sâu mọt tham nhũng? Làm sao có thể bình an khi dân chúng sống trong nghèo khó, ăn uống vô số chất độc? Làm sao có được hạnh phúc khi bệnh tật tràn lan gây bao thảm trạng chia lìa?.

*

Như nhiều người đã luôn tự nhủ "Mỗi người là một chiến sĩ thông tin", và câu châm ngôn ấy luôn đập vào mắt mỗi khi bạn đọc vào trang Dân Làm Báo.

Dưới một cơ chế độc đảng toàn trị thì những đảng, những tổ chức đối lập là không tưởng. Cơ chế độc quyền này sẽ sẵn sàng trừ khử bất cứ tổ chức nào đối nghịch lại với đảng cùng guồng máy cầm quyển của nó qua cái gọi là "Bạo lực cách mạng chuyên chính" dưới sự chỉ đạo của ĐCSVN. Bạo quyền CSVN sẽ bắt giam tù những cá nhân mà họ cho là mầm mống chống đối để triệt tiêu ngay từ trứng nước và thậm chí sẽ tử hình những người mà họ cho là nguy hiểm trên bình diện quốc gia như anh hùng Trần Văn Bá, hay ngay cả những người có tầm ảnh hưởng địa phương như những anh hùng phục quốc vô danh khác đã bị xử bắn.

Hãy đơn cử dăm ba cá nhân cùng tổ chức làm thí dụ để dẫn chứng cho điều mà người viết đã khẳng định:

1- Linh mục Nguyễn Văn Lý

Tađêô Nguyễn Văn Lý (sinh ngày 15 tháng 5 năm 1946) là một linh mục Công giáo và một nhân vật bất đồng chính kiến ở Việt Nam, đã nhiều lần bị Chính phủ Việt Nam bắt. Năm 2007, ông bị Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế xét xử công khai với tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", theo Khoản 1, Điều 88 - Bộ luật hình sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[1]

Hoạt động

Tháng 9 năm 1977, vì có liên quan đến việc phổ biến hai bài tham luận của Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền với nội dung lên án chính quyền Việt Nam "chủ trương tiêu diệt tôn giáo", Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt và kết án 20 năm tù với tội danh "chống phá cách mạng" và bị giam tại Thừa Phủ (Huế).

Tháng 12 năm 1977, Linh mục Nguyễn Văn Lý được mãn hạn tù nhưng không được phép thi hành nhiệm vụ linh mục.

Tháng 7 năm 1978 Toà Tổng Giám mục Huế can thiệp với chính quyền tỉnh Thừa Thiên và đưa Linh mục Nguyễn Văn Lý về làm linh mục quản xứ Đốc Sơ, thuộc xã Hương Sơ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.

Tháng 1 năm 1983 chính quyền tỉnh Thừa Thiên ra quyết định trục xuất Linh mục Nguyễn Văn Lý khỏi giáo xứ Đốc Sơ, lý do vì linh mục không chấp hành lệnh cấm của chính quyền tỉnh, tiếp tục việc dạy giáo lý trong giáo xứ.

Tháng 5 năm 1983, Linh mục Lý bị bắt và kết án 10 năm tù và 4 năm quản chế với tội danh "gây rối trật tự xã hội". Linh mục Lý bị đưa về giam tại Thanh Cẩm (Thanh Hóa) và Ba Sao (Nam Hà).

Tháng 7 năm 1992, Linh mục Lý được trả tự do và cho về cư ngụ tại Tòa Giám mục Huế, nhưng bị cấm không được làm nhiệm vụ linh mục.

Tháng 11 năm 1994, Linh mục Lý đã công bố "Tuyên ngôn 10 điểm về vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam".

Năm 1997, Linh mục Lý về nghỉ dưỡng bệnh tại giáo xứ Nguyệt Biều của linh mục quản xứ Trần Văn Quý.

Ngày 24 tháng 11 năm 2000, Linh mục Lý phổ biến bản "Tuyên ngôn về thực trạng Giáo hội Công giáo tại giáo phận Huế"[cần dẫn nguồn] và lời kêu gọi "Chúng tôi cần có tự do tôn giáo thật sự tại Việt Nam".

Ngày 5 tháng 2 năm 2001, Toà Tổng Giám mục Huế thuyên chuyển Linh mục Nguyễn Văn Lý về làm linh mục quản xứ An Truyền thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Ngày 26 tháng 2 năm 2001, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ra quyết định quản chế hành chính 2 năm đối với Linh mục Nguyễn Văn Lý tại xã Phú An vì lý do "sử dụng tòa giảng để kích động giáo dân chống phá chính quyền".

Ngày 19 tháng 10 năm 2001, toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã xét xử và tuyên án Linh mục Nguyễn Văn Lý 15 năm tù giam, 5 năm quản chế tại địa phương nơi cư trú về hai tội "phá hoại chính sách đoàn kết" và "không chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc quản chế hành chính" (Điều 87 và 269 Bộ Luật Hình sự). Linh mục Lý sau đó bị đưa về giam tại Ba Sao (Nam Hà).

Ngày 8 tháng 12 năm 2002, Linh mục Nguyễn Văn Lý và Hòa thượng Thích Quảng Độ được trao Giải Nhân quyền Việt Nam của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam.

Ngày 26 tháng 6 năm 2004, Linh mục Lý được trao Giải Shalom khiếm diện tại Đại học Công giáo Eichstätt-Ingolstadt (Đức).

Tháng 2 năm 2005, Linh mục Lý được giảm án và được đặc xá.

Ngày 8 tháng 4 năm 2006, Linh mục Lý đã thành lập "Khối 8406", cùng với một số người biên soạn nhiều tài liệu có nội dung chống lại chính quyền và kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội vào năm 2007.[cần dẫn nguồn]

Ngày 22 tháng 8 năm 2006, Linh mục Lý đã cùng ký tên vào bản công bố của "Khối 8406" về "Tiến trình dân chủ hoá Việt Nam".

Ngày 8 tháng 9 năm 2006, Linh mục Lý đã công bố "Tuyên bố nhân dịp đảng Thăng Tiến Việt Nam công bố tự thành lập tại Việt Nam ngày 8-9-2006". Ông cùng với một số người thành lập Đảng Thăng Tiến Việt Nam[cần dẫn nguồn] và liên kết với Đảng Vì Dân cùng với một số tổ chức chính trị ở nước ngoài, thành lập "Liên Đảng Lạc Hồng". (1)

2- Nhà đấu tranh cho Nhân quyền, Luật sư Lê Quốc Quân

Một luật sư nhân quyền nổi tiếng tuyên bố bản án hai năm rưỡi tù giam anh vừa hoàn tất càng tô đậm thêm ý chí tranh đấu của anh cho một đất nước Việt Nam tự do - dân chủ thật sự.

Vào ngày 13/6/2013, Chủ tịch Trung tâm Công lý và Nhân quyền Robert F. Kennedy (RFK Center) gửi thư cho Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu bảo vệ quyền chính đáng cho Ls LQQ đang bị giam cầm. Bức thư đề ngày 13/6 của bà Kerry Kennedy, cháu gái cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, bày tỏ quan ngại về tình trạng của nhà hoạt động Lê Quốc Quân và kêu gọi Việt Nam bảo đảm ông không bị ngược đãi, cho phép ông được tiếp xúc với người nhà cũng như được chăm sóc sức khỏe cần thiết, theo đúng các chuẩn mực nhân quyền trong Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị của công dân mà Việt Nam đã tham gia ký kết vào tháng 9 năm 1982.

Ngày 27/06/2013, 12 nghị sĩ thuộc cả hai đảng ở Hạ viện Hoa Kỳ gửi thư cho Ô. Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi phóng thích Ls LQQ và cảnh báo tình trạng tiếp diễn vi phạm nhân quyền trầm trọng của Hà Nội sẽ làm phương hại quan hệ Việt-Mỹ. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ nói họ hết sức bất bình về việc giam giữ Ls LQQ, bị bắt đã nửa năm nay mà người thân vẫn chưa được thăm gặp.

Ngày 13/9/2013, Dân Biểu Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ là bà Loretta Sanchez chúc sinh nhật Ls LQQ và kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho Luật Sư. Bà Sanchez viết: "Hầu hết chúng ta mừng sinh nhật của mình quây quần với gia đình và bạn bè. Nhưng ngày hôm nay, Ls LQQ, một blogger người Việt, đã qua ngày sinh nhật 42 tuổi của mình cô đơn trong nhà tù."

Ngày 18/9/2013, Dân Biểu Canada Wayne Marston chúc mừng sinh nhật Ls LQQ và kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho Luật Sư.

Ngày 14/9/2013, Ls LQQ được tờ tuần báo Pháp Le Nouvel Observateur vinh danh là 1 trong 50 người góp phần làm cho bộ mặt nhân loại thay đổi trong tương lai. 50 người này là những nhà chính trị, kỹ nghệ gia, nhà khoa học và những nhà đấu tranh ở các quốc gia còn bị cai trị bởi những chế độ hà khắc.

Ngày 27/9/2013, Dân biểu Úc Luke Simpkins viết thư cho Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu thả Ls. LQQ và nói ông Nguyễn Tấn Dũng hãy tôn trọng những cam kết về nhân quyền mà CSVN đã ký kết.

Ngày 30/9/2013, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam cần hủy bỏ các cáo buộc vì mục đích chính trị đối với Ls LQQ.

Ngày 2/10/2013, Hội Ân Xá Quốc Tế chỉ trích bản án đối với Ls LQQ và đòi hỏi nhà nước CSVN trả tự do tức khắc cho Luật Sư.

Ngày 2/10/2013, Đại sứ Quán Hoa Kỳ tuyên bố: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết tội và tuyên án 30 tháng tù về tội trốn thuế đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân. Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại. Việc kết án này không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế. Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa."

Ngày 4/10/2013, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Rupert Colville bày tỏ quan ngại về bản án đối với Ls Lê Quốc Quân và kêu gọi nhà cầm quyền CSVN xét lại bản án vi phạm các quyền tự do phát biểu tại VN.

Ngày 11/10/2013, trong một Thông cáo/Kháng thư phổ biến trên Mạng Lưới Hành Động Khẩn Cấp, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn Bị Cầm Tù lên tiếng phản đối bản án 30 tháng tù giam và số tiền lớn mà tòa sơ thẩm Hà Nội đã tuyên phạt Ls LQQ.

Ngày 16/10/2013, 57 Nghị Sĩ Quốc Hội Na Uy gửi thư tới Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trả tự do cho Ls LQQ và trả lại cho Ls LQQ quyền được gặp gia đình

Văn Bút Quốc Tế PEN đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Luật Sư Nhân Quyền và tác giả nhựt ký điện tử Lê Quốc Quân.

Tờ Wall Street Journal cho rằng bản án này sẽ ảnh hưởng xấu cho quan hệ Mỹ và Việt Nam

Ngày 5 tháng 12, 2013, 12 tổ chức bảo vệ tự do ngôn luận và tự do thông tin kêu gọi thả Ls LQQ sau khi Liên Hiệp Quốc có ý kiến. Đó là các tổ chức Media Legal Defence Initiative, Media Defence-Southeast Asia, Lawyers for Lawyers, Avocats Sans Frontières, Front Line Defenders, Access, English PEN, Reporters Without Borders, the Electronic Frontier Foundation, ARTICLE 19, Index on Censorship và Lawyers’ Rights Watch Canada.

3- Nhà bất đồng chính kiến, Luật sư Nguyễn Văn Đài

Nguyễn Văn Đài (sinh năm 1970) là một luật sư và nhân vật bất đồng chính kiến người Việt Nam. Ông từng bảo vệ nhiều vụ án nhân quyền và tôn giáo như vụ xử Mục sư Nguyễn Hồng Quang và nhà truyền đạo Phạm Ngọc Thạch năm 2004. Ông Đài năm 2007 đã bị xử tù 4 năm về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam", thời gian quản chế 4 năm, từ ngày 16.12.2015 ông lại bị bắt giam lần thứ 2 về cùng tội trên.

Tuy đang bị Việt Nam khởi tố, tạm giam, ông Đài được tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier trao giải Nhân quyền 2017 của Hiệp hội Thẩm phán Đức vào ngày 5 tháng 4 năm 2017. (3)

4- Nhà hoạt động Đảng Dân chủ Việt Nam, Khối 8406, Trung tá Trần Anh Kim

Trần Anh Kim là một nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam, cựu Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ông đã hai lần bị xử tù giam theo điều 79 BLHS, lần đầu tiên 5 năm 6 tháng tù, lần thứ hai 13 năm.

Tù lần 1

Ngày 28 tháng 12 năm 2009, ông bị đưa ra tòa án tỉnh Thái Bình[5]. Theo cáo trạng, ông bị cho rằng đã soạn thảo, phát tán trên mạng 85 bài viết, trong đó đã thừa nhận viết và phát tán hơn 60 đầu tài liệu có nội dung chống chính quyền Việt Nam [2]. Tòa đã tuyên án xử phạt Trần Anh Kim 5 năm 6 tháng tù giam vì tội hoạt động nhằm Lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự, và ra tù vào ngày 7.01.2015.

Trần Anh Kim được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) trao giải thưởng Hellman/Hammett năm 2009.

Một nhóm gồm 12 nhà hoạt động và bất đồng chính kiến, trong đó có tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang và nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Kim Chi, tố cáo bị công an kết hợp với côn đồ đánh đập dã man họ vào sáng ngày 21/1/2015, khi họ đến thăm ông Trần Anh Kim mới được ra tù.

Tù lần 2

AFP ngày 5/10/2015 tường thuật rằng ông Trần Anh Kim, 66 tuổi, lại bị bắt hôm 21/9. Trong một cuộc phỏng vấn, nhà văn hoạt động tranh đấu cho dân chủ ở Việt Nam, Nguyễn Xuân Nghĩa, cho biết ông Trần Anh Kim bị bắt vì đã lập ra một tổ chức quy tụ một số quân nhân của cả hai miền Nam, Bắc mang tên là “Quân nhân Dựng cờ Dân chủ”, nhưng ông Nghĩa cho rằng điều đó không có gì sai trái. 

Ngày 16/12/2016, ông Trần Anh Kim và đồng sự Lê Thanh Tùng bị tuyên phạt 13 và 12 năm tù giam trong phiên xử sơ thẩm tại Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo khoản 1, Điều 79 Bộ luật Hình sự.

Ngày 26/5/2017, tại tỉnh Thái Bình, ông Trần Anh Kim và đồng sự Lê Thanh Tùng bị Tòa án nhân dân cấp cao tuyên phạt giữ nguyên án tù sơ thẩm. (4)

5- Nhà đấu tranh cho công nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh

Một nhà hoạt động nữ ở tuổi đôi mươi đang đối diện với nguy cơ một căn bệnh hiểm nghèo trong nhà tù Việt Nam với bản án 7 năm tù về tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân”, theo điều 89 Bộ luật Hình sự, vì tham gia các hoạt động cổ súy đa đảng-dân chủ, bênh vực quyền lợi cho công nhân bị bóc lột sức lao động mà không có công đoàn độc lập bảo vệ.(5)

6- Nhà đấu tranh cho xã hội dân sự, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (sinh năm 1979 tại Khánh Hòa, Việt Nam), được biết nhiều với biệt danh Mẹ Nấm, là một người viết blog, hoạt động xã hội và là người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.

Từ năm 2009 đến năm 2016 Mẹ Nấm đã bị bắt giữ nhiều lần do tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, và biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo tại biển Đông, phản đối công ty Formosa trong vụ là nguyên nhân việc cá chết hàng loạt tại miền Trung. Bà là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam. Theo báo Công an, bà còn là thành viên của các tổ chức “Người Việt yêu nước”, “Tuyên bố công dân tự do”.

Mẹ Nấm bị bắt và khởi tố ngày 10 tháng 10 năm 2016 tại Nha Trang với tội danh theo điều 88 khoản 1 - tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và bị tòa sơ thẩm kết án 10 năm tù. Ngày 30 tháng 11 năm 2017 tòa phúc thẩm tuyên án giữ nguyên án tù 10 năm của tòa sơ thẩm. (6)

Năm hết, Tết đến là thời gian mà người ta ngẫm lại những gì đã xảy ra trong năm cũng như nhiều năm trước, đồng thời nghĩ đến những gì sẽ đến, sẽ làm cho năm tới cùng những năm sắp tới. Tuy nhiên, trong một xã hội điên đảo đầy bất ổn như xã hội Việt Nam hôm nay, không phải ai cũng có thời gian làm những điều đó, trong tình trạng hiện tình kinh tế cực kỳ xuống dốc dọc theo nhiều nan đề khác của đất nước dưới sự vận hành tệ hại của ĐCSVN, dân chúng phải phải đầu tắt mặt tối, phải đối mặt với bao vấn nạn đang đe dọa một cách trầm trọng và tưởng như không còn lối thoát, không còn hy vọng.

Để giải quyết tình trạng này, người hiểu biết san sẻ cho những người không có dịp để tìm hiểu và đó là nhiệm vụ của những chiến sĩ thông tin để tất cả cùng nhau nắm bắt tình hình thực tế của đất nước mà cùng nhau tìm giải pháp cho những lối thoát.

Trong hiện trạng rất là bi đát của Việt Nam hầu như về mọi mặt, hãy cố tránh những lời chúc vu vơ theo quán tính mà so ra là trái ngược với thực tế. "Cống hỉ phạt sồi", "Chúc Mừng Năm Mới phát tài phát lộc", "An khang, thịnh vượng, hạnh phúc...". Làm sao có thể phát tài trong điều kiện của một nền kinh tế vỡ nợ? Làm sao có lộc khi nhà cầm quyền là một bọn sâu mọt tham nhũng? Làm sao có thể bình an khi dân chúng sống trong nghèo khó, ăn uống vô số chất độc? Làm sao có được hạnh phúc khi bệnh tật tràn lan gây bao thảm trạng chia lìa?.

Trong thôn Dân Làm Báo này, hãy còn bao nhân chứng sống như tác giả Cánh Dù lộng gió đã nêu lên những thảm trạng của VN, như nhiều tuổi trẻ đã gióng lên sự uất hận trên trang báo này hoặc qua nhiều video clip trên các trang mạng xã hội như Facebook, như bao bạn đọc, còm sĩ còn trong nước, họ là những chứng nhân phải đối mặt với bao khó khăn, bao đau đớn trong cuộc sống hàng ngày, hàng giờ. Họ là khối dân phải nhai chiếc bánh vẽ ròng rã theo dòng thời gian dai dẳng và chán ngán.

Không, ngàn lần không, chúng ta không thể lần lựa để trở thành chai lì và phó mặc cho một chế độ cực kỳ tệ hại. Cuối năm 2017 hãy nói cho nhau nghe những uẩn ức của năm tháng cũ dưới một chế độ đầy nghịch lý để trang bị cho những hành động trong những năm tháng sắp đến hầu nhắm đến một tương lai không cộng sản.

Bánh chưng, bánh tét ở ta, ở Mỹ?

Vũ Thế Thành
Làm bánh chưng cho ngày Tết ở Việt NamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionLàm bánh chưng cho ngày Tết ở Việt Nam
Tôi chưa từng được thưởng thức cái thú "trông bánh chưng chờ trời sáng". Chỉ mãi đến sau này khi về Đà Lạt, tôi mới biết thế nào là giá trị của "ngồi quanh bếp hồng" trong cái rét của vùng cao, khi ông hàng xóm cứ đến những ngày cận Tết lại nấu bánh. Ông không gói bánh chưng, mà là bánh tét chay. Bánh chay để được lâu hơn bánh nhân thịt.
Bánh chưng, hay bánh tét, là thứ bánh ăn chơi (mà no thiệt) mấy ngày Tết, chưng hay tét gì cũng làm bằng nếp, đậu xanh, thịt ba rọi…. Chỉ có mấy ngày, nhưng dân Việt mình ăn Tết… dai lắm. Không kể những ngày nôn nao trước Tết, sau Tết vẫn còn lai rai cả chục ngày. Nhưng bánh chưng thì "thọ" được bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thực tế hơn, bảo quản bánh chưng, bánh tét thế nào để còn ăn tết… dai được?

Chuyện xảy ra ở Mỹ năm 2016

Quy định về an toàn thực phẩm ở tiểu bang California (Mỹ) yêu cầu thực phẩm chế biến bày bán phải được bảo quản ở dưới 5 độ hoặc trên 62 độ C. Ở khoảng nhiệt độ này (5-62 độ), vi sinh vật rất dễ phát triển và có thể gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Chẳng hạn, cửa hàng nếu bán bánh sinh nhật, phải bảo quản bánh ở ngăn mát tủ lạnh. Nếu bán bánh bao, bánh phải luôn ở tình trạng được hấp trên bếp..
Nhưng bánh chưng, bánh tét bỏ trong tủ lạnh, người mua lại không thích. Bánh trong tủ lạnh sẽ bị sượng, dân gian gọi là "lại gạo".
Với quy định này, bánh chưng, bánh tét, kể cả bánh trung thu, coi như không có cửa bày bán ở Mỹ. Nhưng đó lại là những loại bánh truyền thống mà người Việt vẫn thường dùng trong các lễ hội. Tết Nguyên đán không có bánh chưng, tết Trung thu không có bánh nướng, bánh dẻo… thì còn gì là Tết.
Một bà nghị người Mỹ gốc Việt đã dắt cả cậu con trai đến Thượng Viện California để nộp dự luật cho phép bán bánh chưng ở nhiệt độ thường (không cần bỏ vào tủ lạnh). Vận động cả năm, cuối cùng được lưỡng viện thông qua. Thống đốc bang California đã ban hành luật SB 969, nhưng dân Việt bên đó vẫn quen gọi là luật Bánh chưng, có hiệu lực từ 1/11/2017, vừa kịp để người Việt ăn Tết Con khỉ bên Mỹ.
Luật cho phép bày bán bánh chưng ở nhiệt độ thường trong 24 tiếng, kể từ khi nấu xong bánh. Bánh phải được ghi nhãn thành phần sử dụng, tương tự như các loại thực phẩm chế biến ở nhà máy.
Quy định đành phải nhượng bộ văn hóa truyền thống.
Tết là dịp 'ăn, chơi' sau một năm lao độngBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionTết là dịp 'ăn, chơi' sau một năm lao động

Chuyện xảy ra ở Việt Nam cả ngàn năm

24 tiếng, chứ 72 tiếng, với người Việt trong nước cũng chẳng nhằm nhò gì.
Thực ra, tuổi thọ của bánh chưng phần lớn là tùy vào thời tiết. Khí hậu nóng quanh năm như miền Nam chỉ được vài ba ngày. Lạnh như ngoài Bắc được cỡ chục ngày.
Dấu hiệu bị hư của bánh là mốc. Bánh chưng bị mốc từ lá vào trong là coi như bỏ. Nặng hơn, cắt bánh ra, bên trong bị nhớt và có mùi thiu.
Nhân bánh có thịt, hầm cả nửa ngày, nước thịt ngấm ra ngoài, cùng với tinh bột từ nếp và đậu hòa tan lẫn vào nước nấu và vỏ lá. Protein hút nước tạo độ nhớt ở vỏ lá. Khi đó, bánh là môi trường dinh dưỡng hấp dẫn để vi sinh vật phát triển, nhất là nấm mốc. Bánh tét chay để lâu được hơn bánh tét mặn là vì thế.
Để có thể kéo dài thời gian bảo quản bánh, vài cao thủ nấu bánh chưng cho biết như sau:
  • Rửa lá dong hoặc lá chuối kỹ và để ráo nước trước khi gói.
  • Nhân bánh càng nằm ở giữa bánh càng tốt. Nhân nằm sát vỏ bánh, có khi thò ra ngoài vỏ, thì bánh dễ hư.
  • Sau khi nấu bánh, cần rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ nước nhớt bám trên mặt lá.
  • Ép bằng vật nặng để loại thêm nước (với bánh chưng).
Nhưng đó là công việc của người làm bánh chưng, bánh tét để kéo dài tuổi thọ bánh. Còn người tiêu dùng mua bánh về nhà thì bảo quản thế nào? Nếu người nấu bánh làm không kỹ, làm vội, thì coi như "trong nhờ đục chịu".
Đúng là bảo quản bánh chưng, bánh tét trong ngăn mát tủ lạnh có hiện tượng "lại gạo". Nên để bánh còn bọc nguyên lá trong tủ lạnh, hoặc nếu bánh cắt dở, thì bọc mặt cắt bằng màng plastic, để tránh mất nước. Khi ăn, để bánh còn nguyên lá đem hấp lại, hơi nước thoát ra được lá giữ lại sẽ làm mềm bánh. Cũng có thể dùng lò vi ba để hâm lại bánh.
Tết mà nhìn thấy thịt mỡ, bánh chưng bánh tét là tôi… sợ, nhưng sau Tết cả tháng là bắt đầu… thèm. Bởi vậy tôi vẫn thường để bánh chưng trong ngăn (làm) đá tủ lạnh cho chắc ăn. Dĩ nhiên bánh cứng ngắc như đá. Khi muốn ăn chỉ cần rã đông, hấp hoặc chiên lại, ăn cũng chấp nhận được (có thể do lúc đó đói và thèm), nhưng ít ra cũng không thấy sượng.

Sao người ta lại tử tế với dân của họ thế nhỉ?

Tôi không hiểu tại sao các ông dân biểu, nghị sĩ Mỹ ở California lại quan tâm tới thứ bánh truyền thống của một sắc dân chẳng nhiều nhặn gì, chỉ chiếm cỡ 1% dân số ở địa hạt của họ. Vậy mà họ cũng… chiều, ra hẳn một đạo luật được xem là khá linh hoạt so với quy định về an toàn thực phẩm, tạo điều kiện cho người dân làm ăn buôn bán cái loại thực phẩm năm thì mười họa mới ăn.
Mà ra luật bên đó đâu phải đơn giản. Bà nghị khởi xướng, Janet Nguyen, phải soạn thảo dự luật, tham khảo ý kiến các nhà khoa học, vận động đồng liêu, điều trần lên xuống ở cả Thượng viện, Hạ viện mới ra được luật Vietnamese rice cakes.
Bà dân cử này hãnh diện xem đạo luật Bánh chưng là đã vinh danh các truyền thống, phong tục tập quán của người Việt, quảng bá và thừa nhận rộng rãi hơn các nền văn hóa đa dạng.
Còn trong nước, quy định ép các nhà chế biến thực phẩm phải dùng muối trộn iod trong sản xuất, vô lý quá cỡ, mà nhì nhằng cả nửa năm nay vẫn chưa chịu bỏ.
Tết nào, ông hàng xóm ở Đà Lạt cũng biếu tôi hai đòn bánh tét chay, chưng trên bàn thờ. Ông vừa mất năm ngoái. Tết này, tôi không còn dịp ngồi bên nồi bánh tét, nhâm nhi ly rượu, chuyện vãn với ông về Đà Lạt hồi xưa nữa, từ chuyện ông là thợ hồ xây "biệt điện" cho bà Nhu, cho đến chuyện ông là hương chức ở đình làng Mỹ Thành…
Đà Lạt năm nay lạnh bất thường. Lạnh hơn nữa khi không còn "ngồi quanh bếp hồng" nấu bánh tét, với củi thật bự, cháy liu riu. Có những niềm vui thật nhỏ. Mất rồi, thấy tiếc!
Tác giả, có chuyên môn về Hóa học và quản trị chất lượng, đã từng in cuốn tạp bút "Ăn để sướng hay ăn để sợ" (2016) ở Việt Nam.

Cai nghiện điện tử bằng Vovinam


Phần mềm độc hại tấn công Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018

ictnews
3 công ty an ninh mạng của Mỹ vừa cho biết, một virus có tên Olympic Destroyer đã tấn công vào máy tính trong lễ khai mạc Thế vận hội Pyeongchang 2018 vào thứ 6 vừa qua. Hậu quả là một số người không in được vé từ trang chủ và các nguồn Wi-Fi tại đây bị mất.
Theo thông tin từ một số công ty an ninh mạng của Mỹ cho biết, vừa phát hiện ra virus máy tính có tên "Olympic Destroyer" có thể đã được sử dụng trong cuộc tấn công vào lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018 vào thứ 6 tuần trước.
Vào Chủ nhật qua, các nhà tổ chức Thế vận hội đã chính thức xác nhận cuộc tấn công gây ảnh hưởng tới các dịch vụ Internet và truyền hình song những hoạt động quan trọng vẫn đang trong tình trạng an toàn. Tuy không nói rõ ai là người đứng sau vụ việc hay cung cấp chi tiết về virus "Olympic Destroyer", người phát ngôn của tổ chức nói rằng tất cả các vấn đề đã được giải quyết vào thứ 7 tuần trước - một ngày sau khi lễ khai mạc diễn ra.
Các nhà nghiên cứu đã phối hợp với các công ty an ninh mạng như Cisco Systems, CrowdStrike và FireEye Inc để phân tích mật mã bí ấn này trên máy tính có thể đã được sử dụng trong vụ tấn công. Cả 3 công ty an ninh mạng cho biết, phần mềm độc hại Olympic Destroyer được tạo ra để phá hủy máy tính ngoại tuyến bằng cách xóa các tập tin quan trọng mang tính hệ thống, làm cho máy tính bị vô hiệu hóa. Thế nhưng cả 3 công ty đều không tìm ra được người nào đứng sau vụ tấn công này.
"Âm mưu làm gián đoạn là mục tiêu rõ ràng trong kiểu tấn công như thế này, chúng tôi tin tưởng thế lực đứng sau muốn làm Uỷ ban tổ chức Olympic trở nên túng túng trong buổi lễ khai mạc", công ty an ninh mạng Cisco cho biết trong blog của mình.
Theo Cisco, cuộc tấn công đã diễn ra tại trang chủ của Olympics ngoại tuyến, khiến một số người không thể in được vé tham dự khai mạc và mạng Wi-Fi dành cho các phóng viên, cũng như các trò chơi cũng không hoạt động được.
Tuy cuộc tấn công trên lý thuyết là không ảnh hưởng đến hiệu suất của drone (máy bay không người lái) - thiết bị mà theo dự kiến sẽ được sử dụng trong lễ khai mạc, thế nhưng sau đó nó đã bị rút khỏi chương trình. Lấy lý do là buổi trình chiếu bị hủy bỏ vì có quá nhiều khán giá đứng trong khu vực được quy định sẽ diễn ra, Ban tổ chức cho biết trong bản tuyên bố.
Nga và Triều Tiên có nguy cơ đứng sau cuộc tấn công?
Trước khi diễn ra Thế vận hội Mùa đông 2018, các chuyên gia bảo mật đã cảnh báo về nguy cơ tin tặc Triều Tiên và Nga sẽ can thiệp vào sự kiện thể thao này.
Vài ngày trước khi thế vận hội diễn ra, chính phủ Nga cũng lên tiếng bác bỏ mọi cáo buộc liên quan tới hoạt động tấn công mạng liên quan tới Olimpic 2018 của vì “không có cơ sở”.
Triều Tiên cũng là nước bị nghi ngờ nhiều nhất. Song quốc gia này đã cử hàng trăm ngươi tới thăm dự Thế vận hội Mùa đông 2018 cùng đoàn quan chức cao cấp nhất, thật khó xảy ra việc tin tặc nước này vẫn ra tay.
Phát ngôn viên IOC, Mark Adams, cho biết các hoạt động Olympics Mùa đông 2018 vẫn diễn ra bình thường. Sự cố đã được khắc phục và sự việc đang được điều tra làm rõ. Hiện tại vẫn chưa có thêm bất cứ thông tin về mức độ thiệt hại và "nhân tố bí ẩn" đã gây ra virus "Olympic Destroyer" trong lễ khai mạc.
Quỳnh Như (Theo Reuters)

Một khoảng lặng miền Tây trước Tết cổ truyền qua ống kính OPPO F5

ictnews
Chúng tôi rời Sài Gòn về miền Tây trong một buổi sáng mưa trái mùa – chuyến xe gồm những con người lạ lẫm với miền Tây. Tôi là người chụp ảnh đường phố và tư liệu – cầm chiếc điện thoại Oppo F5 nhỏ gọn cho mục đích ghi nhận lại cảnh sinh hoạt của người dân miền Tây dịp giáp tết Nguyên đán 2018.
Rời cao tốc Trung Lương, chúng tôi ghé làng hoa Mỹ Phong – Tiền Giang, tại đây người nông dân đang chuẩn bị cho vụ hoa tết.
Các nữ nông dân đang bứt lá cúc để hoa nở đẹp nhất sau 3 tuần nữa. Có lẽ ai lần đầu ghé nơi này cũng dễ bị hoang mang không biết chụp thế nào, bởi lẽ nhìn quanh đều hoa và hoa… Mình bèn lưu lại một tấm với chế độ Panorama
Với chiếc điện thoại gọn nhẹ, người chụp dễ dàng tiếp cận đối tượng để có hình ảnh sinh động, nhanh gọn và có thể chia sẻ được ngay tức thì. Người ta cũng ít có cảm giác đang “bị” chụp hình, người làm & người du khách có thể hỏi chuyện với nhau, thêm nhiều thông tin và thông cảm.
Ngoài hoa cúc, Mỹ Phong cũng là vựa hoa giấy rất lớn. Hoa giấy sẽ được mùa nếu trời xuân nắng tốt. Những ngày u ám cuối năm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hy vọng một cái tết khấm khá của người đầu tư hoa giấy.
Sau hai giờ ngắm làng hoa cùng các bác nông dân thân thiện, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cùng nỗi lo gây ra bởi cơn mưa trái mùa, chúng tôi lên đường tới xứ dừa Bến Tre.
Vì muốn ngắm miền Tây ở những nơi ít du khách, khi tới Cái Mơn, chúng tôi “chui” vào một đường làng. Khung cảnh các cô gái làm việc trên đồng hoa làm mọi người trên xe không thể dừng được việc rút máy ra ngay lập tức.
Điểm đặc trưng ở miền Tây là người đã khuất thường được yên nghỉ trong vườn nhà.
Nhiều gia đình vẫn sống trên ghe, họ chỉ lên bờ mua các vật dụng cần thiết. Bạn chỉ đứng chiêm ngắm cảnh sống gần gũi với thiên nhiên, với sông nước của người dân nơi đây, bạn sẽ hiểu phần nào sự đơn giản, phóng khoáng và rộng lượng của người Miền Tây. Họ ít nề hà kiểu cách, họ ít tích trữ lo xa, họ sống giản đơn và rất người.
Đây, chúng tôi gặp những ngôi nhà đơn sơ nhưng khung cảnh xung quanh thật trữ tình. Chẳng phải bê tông nhựa đường bao bọc, người miền Tây và thiên nhiên có gì đó chưa rạn nứt, cái mà thế giới đô thành thèm khát ước ao. Chẳng thể nói ai đang hạnh phúc hơn ai đâu!
Thử chụp action cho những việc xảy ra ven đường với Oppo f5
Chia tay ngôi làng nhỏ ở Cái Mơn, chúng tôi thẳng tiến Sa Đéc nghỉ đêm. Vì muốn dành thật nhiều thời gian để ngắm cảnh và giao tiếp với người dân, chúng tôi dậy từ 4 rưỡi sáng lang thang khu trung tâm Sa Đéc.
Hai mẹ con chờ ghe hàng tại chợ nông sản Sa Đéc buổi sáng sớm
Rời khu trung tâm, chúng tôi không chọn làng hoa Sa Đéc nhằm né du khách mà chọn một ngôi làng nhỏ cách trung tâm thành phố chục cây số. Tôi đặt tên ngôi làng này là “ngôi làng sắc màu”
Điểm đặc trưng của các làng hoa ở Sa đéc là hoa được đặt trên giàn, phía dưới ngập nước
Người nông dân khi chăm sóc cây phải di chuyển bằng thuyền.
Một vật đặc trưng của miền Tây là chiếc xe lôi
Rời Sa Đéc, chúng tôi tiếp tục hành trình tới chợ nổi Phong Điền, Cần thơ. Trên đường đi, một người nảy ý định muốn đi thăm làng gạch Mang Thít. Nơi đây từng là một làng nghề sung túc, nhưng giờ đây việc sản xuất gạch ngày một ít đi do cạnh tranh với các nhà máy gạch hiện đại sử dụng công nghệ cao không bị ô nhiễm.
Dọc đường từ Vĩnh Long tới Mang Thít, có nhiều xưởng đóng tàu
Tới Mang Thít, cảnh sản xuất đìu hiu tạo cho chúng tôi một nỗi buồn bởi một làng nghề sắp mất đi…
Rời Mang Thít, chúng tôi ghé chợ nổi Phong Điền nghỉ đêm và tham quan chợ vào sáng sớm hôm sau. Trước đây, khi chưa có hệ thống cầu-đường, Phong Điền là chợ nổi đông đúc, sáng nào cũng tấp nập cảnh kẻ bán người mua. Ngày nay, Phong Điền chỉ còn vài chục ghe hàng nhỏ vào ngày thường.
Người phụ nữ chuẩn bị hàng cho phiên chợ sớm
Cảnh chèo đò tay khá hiếm. Theo một chiếc xuồng thế này, loanh quanh chợ nổi mới thấy cầm một chiếc điện thoại đủ khả năng lưu hình nhanh là một sự thuận tiện. Oppo F5 có thể cho là một chiếc như thế.
Tràm là một loại cây được sử dụng nhiều ở miền Tây – gần mỗi khu chợ đều có một vựa tràm
Một vòng miền Tây, tuy chỉ như kẻ cưỡi ngựa xem hoa, tôi cũng cảm nhận phần nào những mảng tối của cuộc sống người dân những ngày cận Tết này. Từ những vựa hoa, lò gạch, lao động, chợ nổi… Những gia sản miền Tây đang có, thiên nhiên hoà quyện với sự chân chất của con người, những ước ao đơn giản xen lẫn sự mộc mạc của họ vẫn không khuất được một sự man mác buồn nào đó.
Đông Hường

Làm sao Google biết được mạng Wi-Fi nhanh hay chậm từ trước khi kết nối?

Đây là một trong những tính năng mới của Android 8.1 Oreo cho biết tốc độ mạng Wi-Fi công cộng trước khi bạn kết nối.
  • Android 8.1 sẽ “chấm điểm” mạng Wi-Fi công cộng nào nhanh nhất, chậm nhất
  • Hướng dẫn chia sẻ mật khẩu Wi-Fi bằng QR Code
  • Khi nâng cấp lên Android 8.1, phía dưới tên mỗi mạng Wi-Fi công cộng đang có sẽ hiển thị tốc độ của mạng Wi-Fi đó như Slow (chậm), OK (cũng được), Fast (nhanh) và Very Fast (cực nhanh). Nhìn vào tốc độ, bạn có thể quyết định mình có nên kết nối vào mạng Wi-Fi đó hay không hoặc tiếp tục dùng 3G/4G.
  • Public Wi-Fi can be spotty. For the first time, #AndroidOreo 8.1 lets you take out the guesswork & see the speed of networks before you hit connect. Rolling out now: https://t.co/lSzvCFgNk7 pic.twitter.com/60EmoPxUX4
    — Android (@Android) Ngày 22 tháng 01 năm 2018
    Đó là nhờ tính năng chia sẻ Usage & Diagnostics (Sử dụng & Chẩn đoán) để thu thập các dữ liệu này. Khi kết nối vào một mạng Wi-Fi công cộng (không có mật khẩu), ví dụ Wi-Fi ở quán cà phê, phố đi bộ hay nhà hàng, tốc độ của chúng (cùng những thông tin khác) được chia sẻ với Google. Thông tin được thu thập dần dần và khi đã đủ, người dùng tiếp tục kết nối vào mạng và thông tin được chia sẻ với Google, thông số cơ bản về tốc độ và độ tin cậy sẽ được đưa ra.
    Khi thông tin đã có cơ sở rõ ràng, tính năng Xếp hạng mạng (Network Ratings) có thể cho bạn biết mạng Wi-Fi đó có tốt hay không trước khi bấm kết nối. Lưu ý rằng chỉ có các mạng Wi-Fi phổ biến, được kết nối nhiều mới có thông tin này, những mạng ít phổ biến có thể phải chờ lâu hơn để thông số được thu thập đầy đủ, chính xác nhất.
    Theo How-To Geek, trong một thế giới mà việc bảo mật thông tin cá nhân là điều được nhiều người quan tâm, bạn sẽ cần biết rằng tính năng hiển thị tốc độ mạng Wi-Fi trước khi kết nối của Google có đảm bảo an toàn bảo mật thông tin cá nhân hay không.
    Câu trả lời ngắn gọn là dữ liệu, giống như hầu hết những dữ liệu chia sẻ khác, đều ẩn danh. Google không thu thập những gì bạn làm trong khi kết nối, tất nhiên điều đó còn phụ thuộc vào bản thân mạng Wi-Fi mà bạn đang kết nối có an toàn hay không.
    Tất nhiên, tính năng thu thập dữ liệu Usage & Diagnostics không chỉ thu thập dữ liệu mạng. Nó là công cụ tổng quát giúp Google "cải thiện sản phẩm và dịch vụ cho mọi người" với nhiệm vụ thu thập thời lượng pin, tần suất mở ứng dụng, chất lượng mạng Wi-Fi/Bluetooth.
    Google có công bố chi tiết những thông tin được thu thập từ Usage & Diagnostics, bạn đọc quan tâm có thể xem thêm tại đây.
    Nếu vì lý do nào đó không muốn Google tiếp tục thu thập dữ liệu của mình, rất may là bạn có thể tắt nó.
    Để tắt tính năng này, bật ứng dụng Cài đặt (Settings).
    Tiếp theo, kéo xuống và chọn mục Google.
    Nhấn nút menu ở góc trên bên phải, chọn Usage & Diagnostics.
    Chuyển nút gạt sang Off. Sau này thông tin từ điện thoại của bạn sẽ không được gửi về Google nữa, dù vậy bạn vẫn sẽ thấy tốc độ mạng Wi-Fi công cộng trên điện thoại (từ thông tin thu thập của người dùng khác).
    • Theo VnReview

Không có nhận xét nào: