TIN
TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
Minh Đỗ
Xin lưu ý Virus !!!
Những ngày tới xin nhớ: không mở bất kỳ tin nhắn có chứa tin đính kèm : "Cập nhật cho Windows Live" bất kể ai gửi cho bạn. Nó là virus đốt cháy toàn bộ ổ cứng. Virus xuất phát từ 1 người biết danh sách địa chỉ của bạn.
Nên gửi tin nhắn này cho tất cả các địa chỉ liên lạc của bạn.
Nếu nhận tin nhắn với file đính kèm"Windows Live Update",
Ngay cả khi nó gửi bởi 1 người bạn thân của bạn, không mở, lập tức tắt máy.
Đây là virus tệ nhất do CNN công bố, và được phân loại theo Microsoft như là virus phá hoại nhất bao giờ hết.
Virus này được phát hiện bởiMcAfee hôm qua.
Không có khả năng sửa chữa cho loại virus.
Nó phá hủy Sector Zero từ đĩa cứng.
Những ngày tới xin nhớ: không mở bất kỳ tin nhắn có chứa tin đính kèm : "Cập nhật cho Windows Live" bất kể ai gửi cho bạn. Nó là virus đốt cháy toàn bộ ổ cứng. Virus xuất phát từ 1 người biết danh sách địa chỉ của bạn.
Nên gửi tin nhắn này cho tất cả các địa chỉ liên lạc của bạn.
Nếu nhận tin nhắn với file đính kèm"Windows Live Update",
Ngay cả khi nó gửi bởi 1 người bạn thân của bạn, không mở, lập tức tắt máy.
Đây là virus tệ nhất do CNN công bố, và được phân loại theo Microsoft như là virus phá hoại nhất bao giờ hết.
Virus này được phát hiện bởiMcAfee hôm qua.Không có khả năng sửa chữa cho loại virus.Nó phá hủy Sector Zero từ đĩa cứng.
|
Ngọc Tấn Bùi shared a link.
|
MINH NGOC NGUYEN
Mởi xem cho biết./
Dư luận Mỹ gần đây xôn xao về một tài liệu mật, có tên là “Bản ghi nhớ FISA” (FISA Memo), được cho rằng nếu tiết lộ có thể khiến nhiều nhân vật cao cấp trong chính quyền Obama bị buộc tội, trong khi giải oan hoàn toàn cho ông Trump về cái gọi là “Hồ sơ Trump-Nga”.
FISA Memo là gì?
FISA Memo là bản ghi nhớ tình báo mật về sự lạm dụng FISA (Foreign Intelligent Surveillance Act – Đạo luật Theo dõi Tình báo nước ngoài) trong cuộc điều tra Trump-Nga.
Bản ghi nhớ này đã được Ủy ban Tình báo Hạ viện đọc qua, vạch ra hành vi lạm dụng của Cục Điều tra Liên bang (FBI) và của Bộ Tư pháp (DOJ) thuộc chính quyền Obama về cách thực hành điều tra về ứng cử viên Donald Trump.
Hiện nay, các đảng viên Cộng hòa đang vận động cho hồ sơ mật được công bố để tất cả thành viên của Hạ viện được đọc trong buổi điều trần riêng.
“Nếu dân chúng Mỹ đã biết chuyện gì đã xảy ra, nếu họ thấy nội dung của hồ sơ này, họ sẽ biết rõ ràng tin tức mà mọi người đã bàn luận suốt vài tháng qua”, Nghị sĩ Matt Gaetz (đảng Cộng hòa – Florida) nói. “Tôi nghĩ rằng điều này không chỉ kết thúc bằng việc sa thải. Tôi tin rằng những người này phải đi tù. Anh không thể cố gắng phá hoại đất nước chúng ta, phá hoại cuộc bầu cử của chúng ta, rồi chỉ bị sa thải”.
‘Người trong cuộc’ hé lộ nội dung
Mới đây, tờ True Pundit đã dẫn nguồn tin từ các nguồn thực thi pháp luật liên bang có kiến thức nội bộ về những gì liên quan đến các âm mưu của cơ quan tình báo Mỹ về nội dung khái quát của FISA Memo:
- 6 cơ quan Mỹ đã tạo ra một lực lượng đặc nhiệm ngầm, do Brennan của CIA đứng đầu, để thực hiện theo dõi hoạt động trong nước của các cộng sự của ông Trump và có thể cả ông Trump.
- Giả vờ không biết và làm như hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Mỹ, lực lượng này đã chuyển các dữ liệu giám sát cộng sự của ông Trump cho cơ quan gián điệp Anh GCHQ.
- Họ muốn dùng GCHQ như một cánh cửa sau để nghe trộm, sau khi FBI bị thất bại trong việc xin giấy phép FISA để theo dõi điện thoại các cộng sự của ông Trump.
- GCHQ không làm việc ở London hay Anh. Trên thực tế, cơ quan gián điệp đã làm việc tại trụ sở của NSA tại Fort Meade, MD với sự giám sát trực tiếp và hướng dẫn của NSA để thực hiện theo dõi sâu rộng đối với các cộng sự của ông Trump.
- Hoạt động nghe lén phi pháp đã được triển khai vài tháng trước khi cựu gián điệp Anh Christopher Steele biên soạn “hồ sơ Trump” gây tranh cãi.
- Bộ Tư pháp và FBI đã thiết kế cuộc họp tại Tháp Trump giữa Trump Jr., Manafort và Kushner với các quan chức Nga đang gây tranh cãi để lấy cớ tấn công các cộng sự của ông Trump.
- Sau khi những người ở Tháp Trump ngồi xuống nói chuyện, GCHQ bắt đầu nghe lén Manafort, Trump Jr. và Kushner.
- Sau đó, Cơ quan gián điệp của Anh có thể chính thức xác minh việc nghe lén các cộng sự của ông Trump như một mặt trận tình báo cho NSA vì luật sư Nga tại cuộc họp, Natalia Veselnitskaya, được coi là một nguy cơ an ninh quốc tế và thậm chí không được phép nhập cảnh vào Mỹ hoặc Anh.
- Bằng cách sử dụng GCHQ, NSA và các đối tác tình báo của họ đã khắc phục được một lỗ hổng để nghe lén ông Trump mà không cần giấy phép của FISA. Mặc dù các cơ quan của Mỹ theo dõi điện thoại và email của công dân Mỹ bên trong nước Mỹ không có giấy phép là phi pháp, thì tình báo Anh lại không vi phạm điều đó, ngay cả khi GCHQ đang theo dõi cộng sự của ông Trump trên đất Mỹ tại Fort Meade.
- Các băng nghe lén, có được bằng các biện pháp phi pháp, đã được Công tố viên đặc biệt Robert Mueller sử dụng trong điều tra Trump-Nga, dù chúng được coi là “quả độc”.
Ai cấp visa cho Veselnitskaya?
Veselnitskaya, người có mặt trong cuộc họp tại Tháp Trump, đã không được nhập cảnh vào Mỹ do có mối quan hệ với FSB Nga.
Nhưng chỉ vài ngày trước cuộc họp tháng 6/2016, Veselnitskaya đã được cấp thị thực hiếm hoi để vào Mỹ. Người cấp là Preet Bharara, công tố viên quận phía Nam của New York.
Các nguồn thực thi luật liên bang cho biết Bharara chỉ đơn giản làm theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lynch, người vận động hành lang cho Bộ Ngoại giao Mỹ phát hành thị thực nhập cảnh không nhập cư B1 / B2. Điều này cho phép Veselnitskaya nhập cảnh vào Mỹ với mục đích duy nhất là dụ các cộng sự của ông Trump vào tròng.
Veselnitskaya cũng có thể đã được chính phủ Mỹ thanh toán tiền, theo các nguồn tin của FBI. Theo báo cáo hồi tuần trước, Steele đã biên soạn hồ sơ của ông Trump cũng đã được trả ít nhất 100.000 USD từ các quỹ FBI. Nhưng điều đó đã xảy ra sau đó, sau khi việc nghe lén được tiến hành.
Mỹ Khánh
Tình báo viên FBI chứng thật bà Loretta Lynch áp đặt lệnh "Bịt miệng" để che dấu âm mưu giữa Moscow và bà Clinton
Author: Martin Walsh
Phỏng dịch : Điền Phong Source: CDP Posted on: 2018-02-09
Lệnh "bịt miệng" ông Douglas Campbell đã được dỡ bỏ vào tháng Mười và ông ấy có rất nhiều điều để nói.
Bà Lynch bị phơi bày trong vụ âm mưu che đậy
Một nhân viên tình báo FBI bí mật đã trình bày văn bản cho Quốc hội khẳng định ông có bằng chứng về tiền hối lộ được nhét vào vali cho cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton liên quan đến vụ tai tiếng Uranium One.
Người cung cấp thông tin giá trị đó, ông Douglas Campbell, cho biết Kremlin đã bỏ tiền trực tiếp vào Quỹ Clinton để đổi lấy việc Clinton chấp nhận một hợp đồng bán một phần năm uranium của Hoa Kỳ cho Nga.
Và ông nói rằng cựu Tổng chưởng lý Loretta Lynch đã đưa ra lệnh bịt miệng để che giấu toàn bộ kế hoạch Moscow-Clinton.
Chi tiết trong bản tường trình của Campbell trình lên các nhà điều tra của Quốc hội, cho thấy vụ thỏa thuận Uranium One trong năm 2010 có liên quan đến việc Quỹ Clinton nhận khoản thanh toán đáng kể để đổi lấy việc Bộ Ngoại giao Mỹ chấp thuận bán 20% uranium của Hoa Kỳ cho công ty hạt nhân Rosatom lớn nhất của Nga .
Các quan chức và người trong trong cuộc liên quan đến việc giao dịch này đã hiến tặng số tiền lên đến 145 triệu USD cho Quỹ Clinton, và cựu Tổng thống Bill Clinton đã được trả 500.000 USD từ ngân hàng Kremlin cho một bài diễn văn tại Moscow.
Sau khi Clintons nhận được các khoản thanh toán, hợp đồng đã được chấp thuận và thông qua.
Trước khi có tuyên bố của Campbell, thì nhiều người đã không biết rằng Moscow đã thuê công ty vận động hành lang của Mỹ APCO Worldwide vào thời điểm đó để đặc biệt ảnh hưởng đến chính quyền cũ của Tổng thống Barack Obama để thông qua thỏa thuận này.
Trong khi Clinton nhận được tiền hối lộ, Campbell cho rằng Obama đã đính líu nhiều hơn vào thỏa thuận này so với những gì mà nhiều người biết đến lúc ban đầu.
Campbell đã xác nhận rằng, các quan chức hạt nhân Nga đã "nói với tôi nhiều lần rằng họ mong đợi APCO dùng một phần trong khoản tiền 3 triệu USD vận động hàng năm mà họ đã nhận được từ Nga để hỗ trợ cho Sáng kiến Toàn cầu của Clinton".
"Hợp đồng đã yêu cầu bốn khoản thanh toán là 750.000 đô la trong mười hai tháng. APCO dự kiến sẽ hỗ trợ miễn phí cho Sáng kiến Toàn cầu của Clinton như là một phần của nỗ lực của họ để tạo ra một môi trường thuận lợi để đảm bảo chính quyền Obama đưa ra quyết định chắc chắn về mọi thứ từ Uranium One đến Hiệp định Hợp tác hạt nhân Dân sự Hoa Kỳ-Nga ", ông nói .
Trong khi đảng Dân chủ tuyên bố vụ này là một cuộc tấn công đảng phái của Đảng Cộng hòa, thì FBI cho rằng tin tức này rõ ràng là đáng tin cậy vì họ (chính quyền Obama) đã thưởng cho Campbell một chi phiếu 50,000 đô la vào năm 2016 cho công việc của ông ta.
Rõ ràng hơn nữa là lời khai của ông đã dẫn đến một bản cáo trạng chống lại cựu đồng minh của Clinton. Như đã báo cáo trước đó, một bản cáo trạng gồm 11 chữ ký đã được trao cho ông Mark Lambert tháng trước (ông này là giám đốc sở giao thông vận tải Maryland đã giúp Clinton chuyển tiền hối lộ cho một viên chức Nga).
Bộ Tư pháp tiết lộ rằng họ có bằng chứng đáng kể kêt tội Lambert, và thêm rằng có một vụ lớn cho thấy rằng có âm mưu tham nhũng quan trọng đã xảy ra, mà tất cả vụ việc đều dẫn tới Clinton.
Riêng bà Lynch thì đã làm phần của mình để chôn vùi tất cả những điều này để chúng khỏi bị lộ ra như bằng chứng chống lại Obama và Clinton.
Mặc dù những bằng chứng ngày càng nhiều thêm về việc Clintons bán đứng ảnh hưởng của Mỹ và uranium hạt nhân cho Nga để bỏ túi hàng triệu đô la, nhưng chính quyền Obama không bao giờ đưa ra bất kỳ cáo buộc nào mà ngược lại quét nó vào dưới tấm thảm để che dấu.
Campbell đã viết trong bản khai báo của mình rằng các nhà điều hành hạt nhân Nga đã "khoe khoang" trong các cuộc họp bị FBI theo dỡi về việc " chính phủ Hoa Kỳ yếu kém ra sao trong việc bán uranium ra ngoài, và tin tưởng rằng Nga sẽ đảm bảo lợi thế chiến lược mà họ đang tìm kiếm trên thị trường uranium của Hoa Kỳ. "
Trong khi Clinton đã xem bị cáo buộc trong nhiều năm qua thì nay lời khai của Campbell trước Quốc hội - do các đảng viên Cộng hòa dẫn dắt - đã dẫn đến kết quả là cáo buộc được các đồng minh của Clinton.
Clinton, Lynch và Obama đã vi phạm luật pháp, và nhiều người đồng ý rằng họ nên ở trong tù vì những gì họ đã làm.
Author: Martin Walsh Phỏng dịch : Điền Phong | Source: CDP | Posted on: 2018-02-09 |
Bà Lynch bị phơi bày trong vụ âm mưu che đậy
Vũ Linh: Điều tra tới đâu rồi?
Cách đây 9 tháng, bộ Tư Pháp bổ nhiệm công tố đặc biệt Robert Mueller, điều tra về sự can dự của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Cuộc điều tra này được kích động bởi những tố giác liên tục của đảng DC và TTDC là Nga đã can dự vào cuộc bầu cử để giúp ứng cử viên CH, ông Donald Trump. Vì áp lực chính trị, cuộc điều tra trở thành chuyện bắt buộc khi TT Trump sa thải ông giám đốc FBI (Comey) khi ông này bắt đầu điều tra.
Dựa trên việc ông Mueller được TT Bush bổ nhiệm làm giám đốc FBI trước đây, ông được TTDC gọi là ‘thành phần CH’ thật ra là muốn bao che trước cho ông Mueller, vì ông này trước đây là quan tòa, chưa bao giờ là đảng viên CH. Điều rõ ràng hơn là việc ông Mueller là bạn chí thân với giám đốc FBI, James Comey, bị TT Trump sa thải.
Công tố Mueller được giao trách nhiệm ‘điều tra tất cả mọi hình thức can dự của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, cùng tất cả những tội liên hệ có thể được khám phá ra trong cuộc điều tra’. Cuộc điều tra của ông Mueller không có giới hạn về thời gian cũng như chi phí. Vì là ‘công tố đặc biệt’ (Special Prosecutor) được bổ nhiệm bởi bộ Tư Pháp, ông chịu trách nhiệm trước bộ này, phải nộp báo cáo cuối cùng cho bộ, và bộ sẽ quyết định việc công bố hay không công bố, cũng như việc trừng phạt ai hay không. Hoàn toàn trong phạm vi Hành Pháp, dưới quyền của TT Trump.
Đây là điểm khác biệt với ‘công tố độc lập’ (Independent Prosecutor) bổ nhiệm bởi quốc hội, mà báo cáo phải nộp cho quốc hội, như trường hợp công tố Ken Starr điều tra TT Clinton trước đây.
Thượng Nghị Sĩ DC Mark Warner la hoảng “TT Trump sa thải ông Mueller sẽ tạo khủng hoảng hiến pháp”, constitutional crisis. Fake news! Ngay cả tạp chí TIME cũng nhận định trên phương diện pháp lý, ông Mueller có thể bị giải nhiệm bất cứ lúc nào bởi bộ Tư Pháp theo lệnh của tổng thống. Hiến Pháp cho ông toàn quyền đó. Dĩ nhiên, dưới khiá cạnh chính trị, sa thải ông Mueller sẽ là đại họa cho TT Trump, không khác gì TT Nixon đã sa thải công tố đặc biệt Archibald Cox khi đó đang điều tra về vụ Watergate. [TT Nixon ra lệnh bộ Tư Pháp giải nhiệm ông Cox; cả bộ trưởng lẫn thứ trưởng Tư Pháp đều bất tuân lệnh, từ chức. Cả nước bị sốc. Các thượng nghị sĩ và dân biểu CH đồng ý với khối DC, đi gặp TT Nixon và cho biết họ sẽ chấp nhận đàn hặc và truất phế ông, khiến ông này phải từ chức trước].
Ngay sau khi được bổ nhiệm, ông Mueller đã mướn hơn một tá đại luật sư tên tuổi nhất, một nửa công khai ủng hộ và yểm trợ tiền cho bà Hillary (trong đó có một bà luật sư trước đây là luật sư của bà Hillary, và một ông luật sư trước đây đã truy tố con rể TT Trump), nửa còn lại không có quan điểm chính trị rõ rệt, không có một người nào ủng hộ CH hay TT Trump hết. Ai nghĩ đây là một cuộc điều tra vô tư, công bằng, xin giơ tay!
Qua 9 tháng điều tra, ông Mueller đã truy tố 4 phụ tá của TT Trump, trong đó có hai người nổi bật nhất là tướng Micheal Flynn, cựu Cố Vấn An Ninh, và ông Paul Manafort, cựu giám đốc Ủy Ban Vận Động Tranh Cử của ông Trump. Cả bốn người đều bị truy tố vì những chẳng dính dáng gì đến việc Nga can dự.
Ông Manafort bị tố về vài tội liên quan đến hoạt động kinh doanh của ông trước khi ông quen biết và làm việc cho ông Trump. Ông này đã chính thức kiện ông Mueller ra tòa vì tội lạm quyền, truy tố ông về những việc làm không liên quan gì đến trách nhiệm điều tra Nga can dự vào cuộc bầu cử.
Ông Flynn bị truy tố về tội ‘khai gian’ một tiểu tiết, khai lộn ngày đi gặp đại sứ Nga. Ông đi gặp một cách chính thức, công khai, có biên bản, hoàn toàn hợp pháp, theo chỉ thị của TT Trump (sau khi đã đắc cử), không có gì là ‘thông đồng với Nga trong việc tranh cử’. Ông Flynn nhận tội khai sai, hứa sẽ hợp tác với ông Mueller. Dù vậy cũng có một cụ tỵ nạn mau mắn bóp méo ngay “ông Flynn cam kết sẽ nhận tội có liên lạc với người Nga về việc nhờ họ giúp cuộc tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ”. Bệnh fake news đã lan qua TTTN (truyền thông tỵ nạn)! Nếu đã “cam kết sẽ nhận tội” thì có nghĩa là đã nhận tội rồi, còn gì mà phải “cam kết sẽ nhận tội”nữa? Hơn nữa, tướng Flynn chưa bao giờ nhận có liên lạc với Nga để nhờ họ giúp việc tranh cử.
Thật ra, đây chỉ là cách ông Mueller bắt chẹt họ để họ khai ra những chuyện lớn hơn về vận động tranh cử.
Gần đây, ông Mueller đánh tiếng sẽ xin phỏng vấn TT Trump. Ngay sau đó, TT Trump tuyên bố ông “mong chờ một cuộc phỏng vấn, hữu thệ nếu cần”. Ông cũng nói thêm là dù sao ông cũng phải tham khảo luật sư của ông.
TTDC theo đúng mô thức gian trá, chạy tít trang nhất câu đầu, nhưng giấu nhẹm việc TT Trump nói sẽ tham khảo luật sư. Mai này, nếu luật sư khuyến cáo ông không nên để cho ông Mueller chất vấn, TTDC sẽ có dịp hô hoán TT Trump tráo trở, nói một đàng làm một nẻo. Nhìn vào kinh nghiệm ông Flynn, việc TT Trump chấp nhận cho ông Mueller phỏng vấn cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần TT Trump nhớ lộn ngày, hay bỏ quên một chi tiết, hay nhớ sai một câu nói, là ông Mueller và hơn một tá đại luật sư của ông sẽ vồ lấy để truy tố TT Trump nói láo, khai gian, ngăn cản công lý ngay. Các luật sư của TT Trump đang khuyến cáo ông chỉ nhận trả lời qua giấy trắng mực đen, để các luật sư và phụ tá xét lại kỹ trước khi trao cho công tố Mueller. Họ cũng cho biết ông Mueller chưa đạt được tiêu chuẩn pháp lý tối thiểu để có quyền phỏng vấn tổng thống, vì chưa chứng minh rõ ràng tổng thống bị nghi ngờ tội gì, dựa trên dữ kiện cụ thể nào?
Phỏng vấn tổng thống có quy luật rõ ràng, không phải muốn giăng bẫy đi mò cua là có quyền bắt tổng thống ra hỏi cung.
Ngoài những việc trên, cuộc điều tra được giữ kín như bưng, không ai biết đã đi đến đâu.
New York Times cũng đã tung tin giựt gân là tháng Sáu vừa qua, TT Trump đã tính giải nhiệm ông Mueller, nhưng giờ chót, đổi ý vì gặp phản đối mạnh của Cố Vấn Pháp Luật Tòa Bạch Ốc, và ông này đã đe dọa sẽ từ chức.
Sau khi tin này được bung ra, TT Trump đã chính thức tố đây là fake news. Không hề có chuyện ông ‘dự tính’ sa thải ông Mueller. Một thượng nghị sĩ DC, Joe Manchin, nói đây vẫn chỉ là loại tin dân New York đồn đại cho nhau mà ông Manchin miệt thị là “New York talk”.
Phe DC trong quốc hội nhẩy nhổm vào cơ hội, đốc thúc việc ra luật ‘bảo vệ’ ông Mueller để TT Trump không thể sa thải ông này được.
Chỉ là tiểu xảo chính trị để đám dân chống Trump… tự sướng!
Cho dù quốc hội có thông qua được một luật bảo vệ ông Mueller –hầu như không thể vì CH ủng hộ TT Trump vẫn nắm đa số — thì TT Trump cũng sẽ không bao giờ ký, do đó, sẽ không bao giờ thành luật. Không có gì vô lý bằng chuyện quốc hội ra luật cấm tổng thống không được đụng đến nhân viên của mình. Có thưa lên đến Tối Cao Pháp Viện thì TT Trump cũng thắng thôi vì lập pháp không thể can dự vào quyền hạn của tổng thống đối với nhân viên trong nội các của ông, vi phạm nguyên tắc tam quyền phân lập. Tất cả vẫn chỉ là màn xiếc của các chính trị gia che mắt dân ngu khu đen.
Bàn về cuộc điều tra, có một điều kẻ này thắc mắc không thể hiểu nổi. Nên đọc cho kỹ: trách nhiệm của ông Mueller là “điều tra việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử”, tuyệt đối không hề nói gì về ông Trump hay bà Hillary.
Thế nhưng theo những tin báo chí, cho đến nay, ông công tố Mueller hình như chỉ điều tra có đúng một bên CH và ban vận động tranh cử của ông Trump thôi. Thế còn bên DC và ban vận động của bà Hillary thì sao? Tại sao chỉ điều tra có một bên? Thắng mới bị điều tra, còn thua thì tha sao?
Điều quái lạ là theo báo chí, hình như việc phe DC và bà Hillary hợp tác với Nga có nhiều dữ kiện khá rõ rệt, rõ hơn quan hệ của Nga với phe ông Trump nhiều.
Trước hết là vụ Wikileaks xì ra hàng chục ngàn emails của ban vận động của bà Hillary, và của ông John Podesta, giám đốc ban vận động đó. Không ai biết chính xác những emails đó bị đánh cắp bằng cách nào, từ trong máy nào, do ai làm, nhưng tất cả những dự đoán của các chuyên gia đều chỉa mũi dùi vào bàn tay lông lá của Putin. Ngay cả bà Hillary cũng tố đó là hành động của Nga. Ông Mueller có điều tra không?
Rồi đến vụ bà Hillary xóa hơn 30.000 emails (hay 300.000 ai biết được?) mà chẳng ai biết có gì trong đó? Biết đâu có vài cái trao đổi với Putin hay vài viên chức Nga, hay với tòa đại sứ Nga? Ai biết được? Sao không điều tra?
Rồi mới đây đã nổ bùng ra vụ ‘Hồ Sơ Nga’, Russian Dossier.
Trước đây, mọi người đều nghĩ hồ sơ có tính vớ vẩn, nhưng bây giờ đã biến thành một vụ xì-căng-đan vĩ đại sau khi Hạ Viện công bố báo cáo cho thấy FBI có thể đã dùng tài liệu cuội được bà Hillary trả tiền cho công ty Fusion GPS mua lại từ một cựu gián điệp Anh để xin phép tòa án đi theo dõi một cố vấn cao cấp của Trump trong những ngày quyết liệt cuối của cuộc vận động tranh cử.
Bỏ qua những chi tiết bậy bạ, một số vấn đề đang chờ câu trả lời:
- Nếu nội vụ có thật, đúng là mật vụ Nga đã thu hình và cung cấp hồ sơ cho anh gián điệp và Fusion, thì như vậy có phải là Nga đã thực sự can thiệp vào cuộc bầu cử để hại Trump, chứ không phải thông đồng để giúp Trump không? Ông Mueller có điều tra không?
- Làm sao ngay từ 2013, Nga đã biết ông Trump sẽ là ứng cử viên rồi đắc cử tổng thống ba năm sau để ‘thu hình làm tài liệu sau này bắt chẹt’ ông?
- Sau khi tin ban vận động của bà Hillary trả 9 (hay 12?) triệu đô cho Fusion để đi lục thùng rác của ông Trump bị bung ra, bà Hillary, ông John Podesta (giám đốc Ủy Ban Vận Động), ông Joel Benenson (giám đốc Chiến Lược) và bà Debbie Wasserman Schultz (chủ tịch Ủy Ban Quốc Gia của đảng Dân Chủ) đều tuyên bố chẳng hay biết gì. Vậy ai là người có quyền và đã ký chi phiếu tới cả chục triệu đô trong khi cả bốn vị lãnh đạo tối cao không ai hay biết gì hết? [Tin giờ chót: hai TNS Cộng Hòa đã gửi thư cho bốn vị này, cùng với 30 viên chức cao cấp nhất của đảng DC, chính thức hỏi chi tiết về vụ trả tiền và quan hệ với Fusion].
- Bà Hillary trả tiền mua một hồ sơ do Nga cung cấp, như vậy có thể gọi là thông đồng với Nga được không?
- Việc FBI dùng hồ sơ này làm căn bản để xin theo dõi ban vận động của ông Trump có vi phạm luật không, và có thể bị trừng phạt không?
- Câu hỏi quan trọng nhất: vai trò của bà Hillary và TT Obama trong toàn bộ câu chuyện như thế nào? Họ biết những gì, khi nào, và quyết định những gì?
Hạ Viện cho biết cuộc điều tra vẫn tiến hành, bước qua giai đoạn 2, và hiện nay nhiều bộ trong đó có cả bộ Ngoại Giao dưới bà Hillary và ông Kerry cũng đang bị điều tra. Trong khi đó, quốc hội cũng đang điều tra ông công tố Mueller luôn, gọi là điều tra cái ông lo việc điều tra.
Ông Mueller trở thành đối tượng điều tra khi câu chuyện ông Strzok (đọc như Strok, không có chữ z) nổ bùng ra. Ông này khi là một nhân viên cao cấp của FBI, có một tình nhân là luật sư cũng của FBI, Hai người trao đổi emails với nhau hàng ngày, nếu không phải là hàng giờ, toàn là để sỉ vả Trump. Chắc vì vậy nên hợp nhau, tối tối nằm ôm nhau tâm sự bằng cách chửi Trump để … cùng sướng? Ông Strzok và cả bà tình nhân sau đó được bổ nhiệm làm những nhân vật hàng đầu trong nhóm của công tố Mueller điều tra về sự can dự của Nga.
Mùa hè vừa qua, không rõ cách nào, ông Mueller biết được ông Strzok đã từng viết email đả kích TT Trump ngay từ ngày còn tranh cử, khi ông này còn làm cho FBI. Ông Mueller sợ mang tiếng phe đảng, trả cả ông Strzok và bà tình nhân về lại FBI. Trước đó, ông Strzok đã là người chất vấn tướng Flynn, cựu chánh văn phòng của TT Trump, để rồi dựa trên báo cáo của ông Strzok, ông Mueller đã truy tố ông Flynn. Việc ông Strzok, tác giả của báo cáo dùng để truy tố tướng Flynn, có thành kiến nặng với ông Trump, bảo đảm luật sư của ông Flynn sẽ nêu lên khi ông Flynn bị ra tòa.
Ông Mueller kín đáo sa thải cặp tình nhân, nhưng rồi nội vụ cũng bị xì ra. Người ta khám phá ra ông Strzok và người tình đã trao đổi cỡ 50.000 emails trong đó vô số kể bàn chuyện phải hạ Trump bằng mọi giá.
Từ đó, Hạ viện nhẩy vào cuộc, đòi FBI giao nộp tất cả các emails và tin nhắn của ông Strzok.
Quốc hội khám phá ra có email bàn về việc bà Hillary sẽ chẳng bị FBI kết tội gì ngay trước khi FBI phỏng vấn bà, tức là bộ Tư Pháp và FBI của TT Obama đã quyết định không đụng tới bà Hillary, chỉ là điều tra cho có, vì áp lực chính trị thôi. Cũng có email bàn việc TT Obama đòi phải phúc trình thường xuyên cho ông về vụ điều tra emails của bà Hillary (trong khi TT Obama tuyên bố trước báo chí ông không dính dáng gì và không hay biết gì về cuộc điều tra đó).
Một email khác bàn đến một hội bí mật –secret society- trong nội bộ FBI và bộ Tư Pháp nhằm phối hợp các hoạt động để cản không cho ông Trump đắc cử. Đây có lẽ là bằng chứng quan trọng nhất về sự hiện diện của một “Nhà Nước Ngầm” –Deep State — tìm đủ cách phá TT Trump.
Quan trọng hơn, quốc hội khám phá là không nhận được email nào trong khoảng 5 tháng từ tháng Chạp 2016 tới tháng 5, 2017, là khoảng thời gian then chốt, chuyển tiếp từ chính quyền Obama qua Trump, và cũng là thời điểm ông Mueller được bổ nhiệm làm công tố đặc biệt.
Y chang như khối emails của bà Hillary, biến mất mà không ai biết bao nhiêu và có gì trong đó. FBI giải thích bị mất vì lý do kỹ thuật, điện thoại Samsung ông Strzok dùng bị trục trặc.
Sau khi tin ‘mất emails’ nổ ra, thiên hạ chỉ trích tứ phiá, quốc hội dọa điều tra, bất thình lình FBI loan báo đã tìm lại được (!) mấy emails mất, tuy chẳng ai biết có tìm lại đủ hết không, và bây giờ đang ‘truy cứu’.
Đây là tuyệt chiêu của đám Deep State. Thế mới thấy việc làm của tân bộ trưởng Tư Pháp hay tân giám đốc FBI không dễ chút nào khi chung quanh họ, toàn là những viên chức kỳ cựu quan trọng nhất, phần lớn thuộc khối Deep State.
Ở đây, phải nói cho rõ: phần lớn các viên chức cao cấp trong chính quyền Trump hiện nay là những người có khuynh hướng cấp tiến hay thiên tả đã leo nấc thang cầm quyền dưới tám năm của TT Obama. Họ không chấp nhận chính sách thiên hữu của TT Trump và ra công phá. Ngay cả trong quân lực và các cơ quan an ninh, các tướng không đồng với ý thức hệ của TT Obama đều bị cách chức (tướng McChrystal) hay nhẹ lắm là không được thăng chức (tướng Mattis). Chỉ có các tướng cấp tiến mới thăng tiến (như James Clapper, cựu giám đốc An Ninh Quốc gia, bây giờ suốt ngày lên CNN sỉ vả TT Trump). Bây giờ những ông tướng này ra công đánh TT Trump luôn.
Tin tốt là hình như chính quyền Trump đã chặn được phần nào đám Deep State này rồi. Cả mấy tháng qua, đã không còn thấy tin gì bị xì ra nữa.
TTDC mô tả việc quốc hội điều tra FBI như cách phe CH phá cuộc điều tra của ông Mueller, đỡ đòn cho TT Trump.
Tin mới nhất: hình như có một tài liệu khác liên quan trực tiếp đến Hồ Sơ Nga, được đúc kết từ những nguồn tin Nga, được một nhà báo thân cận với bà Hillary tên là Cody Shearer, chuyền qua cho ông Sydney Blumenthal, là phụ tá đặc biệt của bà Hillary, chuyên viên ‘hành động đen’ trong hậu trường, rồi được chuyển tiếp qua một viên chức bộ Ngoại Giao, Jonathan Winer. Cả ba người này đều từ chối trả lời câu hỏi của báo chí. Chưa biết tài liệu có gì, chỉ biết là rõ ràng đã có nhiều cố gắng trong ban vận động của bà Hillary để truy lùng tin xấu về ông Trump, dính líu tới mật vụ Nga.
Để tóm gọn câu chuyện: qua tin loạn xà bần của báo chí, chẳng ai biết chuyện gì đã xẩy ra, do đó điều tra là điều cần thiết. Cần thiết để mai này có thể ngăn ngừa Nga hay Trung Cộng, hay bất cứ ai khác, như Iran hay al-Qaeda,… xâm phập và phá các cuộc bầu cử của xứ này. Cần thiết để hiểu rõ vai trò của FBI, của bộ Tư Pháp, của bà Hillary, của TT Obama, và cả của TT Trump luôn. Điều hiển nhiên ai cũng biết là những chuyện ‘lộn xộn’ xẩy ra trong cả hai ban vận động tranh cử. Nếu công tố Mueller chỉ điều tra một bên, thì bất cứ kết quả gì, kết luận như thế nào cũng đều vô giá trị vì một chiều.
Trump ngăn công bố bản ghi chú của phe Dân chủ về cuộc điều tra Nga
10/02/2018
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu đã ngăn chặn công bố một bản ghi chú mật của phe Dân chủ trong Quốc hội bác bỏ một bản ghi chú của phe Cộng hòa mà ông đã cho phép công bố vào tuần trước, trong đó cáo buộc FBI và Bộ Tư pháp thiên vị chống lại ông trong cuộc điều tra liên bang về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.
Quyết định của tổng thống Cộng hòa - tranh cãi mới nhất liên quan đến một cuộc điều tra đã đeo bám ông suốt năm đầu tiên tại nhiệm - khiến phe Dân chủ phẫn nộ. Lãnh đạo Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer nói, "Hàng triệu người Mỹ đang đặt một câu hỏi đơn giản: ông ta đang giấu giếm cái gì?"
Luật sư của Nhà Trắng Don McGahn nói Bộ Tư pháp đã xác định một số phần của bản ghi chú 10 trang do các thành viên Dân chủ của Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ soạn thảo "sẽ gây nên những lo ngại đặc biệt đáng kể cho an ninh quốc gia và các lợi ích của giới chấp pháp" của đất nước.
Nhà Trắng cũng công bố một bức thư của giám đốc FBI và quan chức cao cấp thứ hai của Bộ Tư pháp bày tỏ lo ngại về việc công bố bản ghi chú này liên quan đến việc bảo vệ các nguồn tin tình báo và phương pháp thu thập tình báo của Mỹ.
Một tuần trước, ông Trump đã bất chấp những phản đối tương tự từ Cục điều tra Liên bang và Bộ Tư pháp để công bố bản ghi chú được viết bởi các thành viên Cộng hòa của ủy ban chĩa mũi dùi vào các quan chức chấp pháp cao cấp.
"Tiêu chuẩn kép của tổng thống khi nói đến sự minh bạch thật hết sức tệ hại," ông Schumer nói.
Ông Trump hôm 2 tháng 2 cho phép công bố bản ghi chú của phe Cộng hòa mà không bôi đen bất kỳ thông tin nào. Phe Dân chủ nói bản ghi chú của phe Cộng hòa mô tả sai lệch các thông tin mật có tính nhạy cảm cao và nhằm mục đích làm mất uy tín cuộc điều tra của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller về sự thông đồng khả dĩ giữa ban vận động tranh cử tổng thống năm 2016 của ông Trump với Nga.
Ông Mueller cũng đang điều tra liệu ông Trump có cản trở công lý hay không trong việc tìm cách ngăn chặn cuộc điều tra này.
Ông McGahn nói tổng thống sẽ sẵn sàng xem xét lại việc công bố bản ghi chú nếu ủy ban quyết định sửa đổi nó "để giảm bớt những rủi ro" được Bộ Tư pháp xác định.
Thành viên Dân chủ cao cấp nhất trong ủy ban, Adam Schiff, cho biết bản ghi chú bị ông Trump chặn lại đưa ra những dữ kiện mà công chúng cần biết, bao gồm việc FBI đã hành động thỏa đáng trong việc xin phép một tòa án đặc biệt để theo dõi Carter Page, một cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Trump có những liên hệ với Nga.
Ông Schiff nói các thành viên Dân chủ của ủy ban "cân nhắc nghiêm túc" những lo ngại của Bộ Tư pháp và FBI và sẽ xem xét những khuyến nghị bôi đen thông tin mà hai cơ quan này đưa ra. Ông nói ông hy vọng vấn đề này có thể được giải quyết nhanh chóng để ủy ban có thể quay trở lại cuộc điều tra Nga.
Ủy ban Tình báo Hạ viện hôm thứ Hai đã đồng lòng biểu quyết công bố tài liệu này do các thành viên Dân chủ soạn thảo, nhưng việc công bố tùy thuộc vào quyết định của tổng thống Cộng hòa có đồng ý giải mật nó hay không.
Bản ghi chú của phe Cộng hòa mô tả cuộc điều tra Nga là sản phẩm của sự thiên vị chính trị tại FBI và Bộ Tư pháp chống lại ông Trump. Tổng thống nói tài liệu này "hoàn toàn minh oan" cho ông trong cuộc điều tra Nga, một tuyên bố mà phe Dân chủ và một số nghị sĩ Cộng hòa bác bỏ.
Phe Dân chủ tuần trước cảnh báo ông Trump chớ sử dụng bản ghi chú của phe Cộng hòa như một cái cớ để sa thải ông Rosenstein, người bổ nhiệm ông Mueller và đang giám sát cuộc điều tra Nga, hoặc sa thải chính ông Mueller. Bản ghi chú của phe Cộng hòa nêu đích danh ông Rosenstein và một số quan chức khác, bao gồm cựu giám đốc FBI James Comey, người mà ông Trump đã sa thải vào tháng 5 năm 2017 khi cơ quan này điều tra vụ việc liên quan đến Nga.
Ông Mueller tiếp quản cuộc điều tra từ FBI.
Các cơ quan tình báo Mỹ đã kết luận rằng Nga can thiệp vào chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 bằng cách tấn công tin tặc và tuyên truyền nhằm nghiêng cuộc đua về phía có lợi cho ông Trump. Nga phủ nhận can thiệp vào cuộc bầu cử và ông Trump phủ nhận thông đồng với Moscow.
NYT: Một người Nga đề nghị cấp thông tin về Trump lừa moi tiền điệp viên Mỹ
11/02/2018
Hàn Quốc: Kim Jong Un mời TT Moon đến dự hội nghị thượng đỉnh
11/02/2018
Các nhà hàng Hàn Quốc bán đầy thịt chó tại Thế vận hội Pyeongchang
Bất chấp yêu cầu của chính phủ Hàn Quốc, gần như tất cả các nhà hàng đều phục vụ món thịt chó ở Pyeongchang, nơi diễn ra Thế vận hội mùa đông từ thứ Sáu (9/2).
Trong số 12 nhà hàng có bán thịt chó trong khu vực, chỉ có hai nhà hàng tuân thủ yêu cầu của chính quyền địa phương về việc rút loại thức ăn gây tranh cãi này ra khỏi danh sách thực đơn trong suốt Thế vận hội, tờ Channel News Asia đưa tin.
Ăn thịt chó là một tập quán phổ biến và hợp pháp ở Hàn Quốc và nhiều nơi ở châu Á, mặc dù nhiều nhà hoạt động đang đấu tranh để cấm tiêu thụ loại thịt đỏ này. Trên khắp Hàn Quốc, có hàng ngàn nhà hàng phục vụ các món thịt chó, còn gọi là gaegogi, theo tờ USA Today.
Các món thịt chó ở Hàn Quốc (Ảnh: AP)
Để chuẩn bị đón tiếp dòng khách du lịch tới xem Thế vận hội, các quan chức ở Pyeongchang đã chi hàng triệu đô la để cố gắng “phương Tây hóa” các dịch vụ tiện ích trong khu vực, theo Fox News. Điều này bao gồm việc cung cấp các thực đơn ngoại ngữ tại các nhà hàng, nhà vệ sinh, nhà bếp và khu ăn uống, đồng thời yêu cầu các nhà hàng tạm ngừng phục vụ thịt chó.
Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp không cảm thấy họ cần phải thay đổi thực đơn của mình chỉ để thích ứng với người nước ngoài.
Bà Park Young-ae, chủ nhà hàng Young Hoon gần sân vận động Olympic, cho biết: “Tôi đã bán thịt chó trong nhiều thập kỷ qua. Thật khó để tôi thay đổi thực đơn của mình chỉ vì Thế vận hội”.
Ăn thịt chó là tập quán phổ biến ở Hàn Quốc (Ảnh: Reuters)
Viên chức chính phủ quận Pyeongchang, ông Lee Yong-bae nói với AFP rằng họ đã nhận được rất nhiều phản hồi từ những người bán thịt chó.
Ông nói: “Chúng tôi đã phải đối mặt với rất nhiều phàn nàn từ các chủ nhà hàng rằng chúng tôi đang đe dọa cuộc sống của họ”.
“Một số người trong số họ bước đầu chuyển sang bán thịt lợn hoặc những thứ khác thay vì thịt chó, nhưng lại thấy doanh số bán hàng của họ sụt giảm mạnh, và sau đó họ quay trở lại bán thịt chó”.
Trong một tuyên bố gửi tới tờ USA Today, Ban Tổ chức Thế vận hội 2018 cho biết: “Chúng tôi nhận thức được mối quan ngại quốc tế về việc tiêu thụ thịt chó ở Hàn Quốc, đây là vấn đề mà chính phủ nên giải quyết. Chúng tôi hy vọng rằng vấn đề này sẽ không ảnh hưởng đến các cuộc tranh tài và danh tiếng của tỉnh. Chúng tôi sẽ hỗ trợ công việc của tỉnh và chính phủ về vấn đề này khi cần thiết. Và thịt chó sẽ không được phục vụ tại bất kỳ địa điểm nào tổ chức các cuộc thi”.
Thu Phương
Hồn lá không lìa rừng
Trần Quốc Việt (Danlambao) - Mất nước chỉ là vấn đề thời gian. Người Trung Quốc giờ hiện diện khắp nơi ở Việt Nam, đông nhất ở Đà Nẵng, nơi tôi lớn lên và sống gần nửa cuộc đời. Ngày hôm qua đứa em ruột nói: "Anh Việt ơi, người Trung Quốc giờ đầy ở Đà Nẵng." Lời nói vô tình ấy như cây kim ẩn trong lòng thỉnh thoảng bất chợt nhói lên.
Sau Đà Nẵng là Nha Trang, nơi người Trung Quốc mua nhà rất nhiều. Cuộc xâm lăng mềm không tiếng súng diễn ra khốc liệt trên nhiều phương diện từ kinh tế, môi trường, văn hóa, ngôn ngữ theo lộ trình Thành Đô. Từ việc báo Văn Nghệ đăng truyện ngắn ca ngợi Trần Ích Tắc mới đây rồi sau đấy tin về hệ thống "hai quốc gia một trạm kiểm soát" ở cửa khẩu tháng năm này sẽ đi vào hoạt động... Sau khi ném những hòn đá dò dường dư luận, bọn xâm lược ngụy trang dưới hoa lá cành 16 chữ vàng theo sát chân bọn Việt gian đưa đường chỉ lối tiến vào Việt Nam. Từ đấy mất nước chỉ là vấn đề thời gian.
Dòng người mang mặc cảm tự ti từ bao lâu nay xuống đường "đi bão" mừng chiến thắng bóng đá có biết chăng cơn bão xâm lược mềm đã làm thủng lưới tương lai Việt Nam.
Hiệp ước Thành Đô là quan tài của Việt Nam đang chờ đóng vội những chiếc đinh cuối cùng.
Hôm nay trước viễn cảnh sinh tử ấy những chiếc lá mà hồn vẫn thương nhớ rừng Việt Nam sinh thành có cảm thấy lòng mình trào dâng bao đau đớn.
Hỡi những hồn lá không lìa rừng hãy tỉnh thức. Hãy tỉnh thức để nghe những tiếng búa đang đập dồn dập vào quan tài mang tên Việt Nam.
6 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tại An Giang bị kết án tù
Tường trình phiên xử 6 đồng đạo PGHH ở An Giang ngày 09/02/2018
Fb Bùi Văn Trung - Lúc 12 giờ 30 trưa hôm nay, 09/02/2018, trong một phiên xử không công khai, bất công và ngắn ngủi kéo dài 3 tiếng rưỡi (sau khi trừ thời gian nghị án và đọc lại ghi chép phiên xử), Tòa án Nhân dân huyện An Phú đã đưa những bản án bất công đối với 6 đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) ở tỉnh An Giang:
1) Ông Bùi Văn Trung (chủ Đạo tràng Út Trung, sinh năm 1964): 6 năm tù giam;
2) Ông Bùi Văn Thâm (con ông Trung, sinh năm 1987): 6 năm tù giam;
3) Ông Nguyễn Hoàng Nam (sinh năm 1982): 4 năm tù giam;
4) Bà Lê Thị Hồng Hạnh (sinh năm 1979): 3 năm tù giam;
5) Bà Bùi Thị Bích Tuyền (con ông Trung, sinh năm 1982): 3 năm tù giam;
6) Bà Lê Thị Hên (vợ ông Trung, sinh năm 1962): 2 năm tù giam cho hưởng án treo.
Tất cả 6 đồng đạo bị vu khống tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Bộ luật Hình sự 1999. Riêng đồng đạo Bùi Văn Thâm bị vu khống thêm tội "Chống người thi hành công vụ" theo Điều 257 Bộ luật Hình sự 1999. Các đồng đạo Trung và Thâm đã từng bị giam giữ 4 năm và 2 năm rưỡi vì tội tranh đấu bảo vệ cho đạo tràng trong vụ đàn áp tôn giáo hồi năm 2012.
Phiên xử không công khai hôm nay diễn ra dưới quyền chủ tọa của thẩm phán Lê Thanh Hoàng là người thiên vị về phía công tố và các nhân chứng buộc tội. Các kiểm sát viên Hứa Thoại Khương và Huỳnh Văn Thanh giữ quyền công tố. Ở phía ngoài, công an, cảnh sát cơ động và những người mặc thường phục vây kín tòa án. Ban đầu 2 bị cáo tại ngoại và một số thân nhân bị cáo đã bị công an chặn không cho vào dự phiên xử. Khi thấy đồng đạo bị cáo Lê Thị Hên lên cơn đau tim thì công an mới cho nhóm thân nhân vào tòa. Trong phòng xử bà Hên bị đau tim nên phải nằm. Một số thân nhân và bạn bè không được vào tòa. Khi vào phòng xử các đồng đạo PGHH bị người của chính quyền bắt ngồi vào chỗ chỉ định và kèm chặt. Các luật sư Đoàn Thái Duyên Hải, Nguyễn Mạnh Phong và Nguyễn Minh Đức thuộc Đoàn Luật sư TP. HCM đã đảm nhiệm phần bào chữa.
Kiểm sát viên Hứa Thoại Khương đề nghị mức án 6-7 năm tù cho ông Trung; 5-6 năm (l/q Điều 245) và 9 tháng đến 1 năm tù (l/q Điều 257) - gom lại thành 6-7 năm tù - cho ông Thâm; 3-4 năm tù cho ông Nam; 3-4 năm tù cho bà Hạnh; 3-4 năm tù cho bà Bích Tuyền; 2-3 năm tù cho bà Hên. Hứa Thoại Khương từ chối tranh luận với luật sư để làm rõ sự thật cho nên cuối cùng chánh án đọc bản án có sẵn.
Những cảnh sát giao thông Đại Hải Đăng, Huỳnh Thanh Hùng, Nguyễn Văn Hiền, Giang Văn Tảng và công an Huỳnh Văn Nhã (Phó trưởng công an xã Phước Hưng) tham gia trong vai trò biện minh cho hành vi dùng biện pháp kiểm tra hành chánh để ngăn cản đồng đạo đến đạo tràng vào ngày 19/04/2017. Đăng là tên CSGT chặn xe trái phép trong cả 2 ngày 18 và 19/04/2017, và là nguyên nhân gây ra rối loạn. CSGT Nguyễn Văn Hiền thú nhận với luật sư rằng ông Thâm chưa đánh Hiền nên luật sư cho như vậy là chưa đủ kết tội. Tòa làm ngơ các phản bác của luật sư về những chứng cứ không có khả năng buộc tội.
Tòa đã chỉ mời 5 nhân chứng buộc tội và chứ không cho bất cứ nhân chứng gỡ tội nào vào tham dự. Nguyễn Hoàng Tâm (kẻ mạo nhận là họ hàng với ông Trung) và Võ Văn Sanh là 2 người viết 2 lá đơn tố cáo được phô tô giống hệt nhau nên bị luật sư chất vấn đến nỗi cuối cùng tên Sanh từ chối trả lời tiếp và được tòa chấp nhận. Lữ Chí Út xưng là hàng xóm và tố cáo ông Trung gây rối trật tự.
Sáu đồng đạo PGHH nói trên là những người đứng ra tranh đấu bảo vệ cho các đồng đạo bị một nhóm người mặc thường phục do chính quyền thuê mướn cùng công an mật vụ ra đường chặn xe đồng đạo PGHH về tham dự lễ giỗ mẹ của ông Trung tại Đạo tràng Út Trung vào ngày 18 và 19/04/2017 ở ấp Phước Hòa (xã Phước Hưng, huyện An Phú). Công an và cảnh sát giao thông mặc sắc phục có mặt tại chỗ đã không làm gì để ngăn chặn hành động phi pháp này mà còn lợi dụng cơ hội để tịch thu giấy tờ xe và xe gắn máy của đồng đạo .
Tổng cộng trong ngày 18/04/2017 đã có ít nhất 20 đồng đạo bị chặn không cho đến đạo tràng Út Trung và ngày 19/04/2017 đã có ít nhất 20 đồng đạo PGHH bị chính quyền đe đọa, xô đẩy hay hành hung có thương tích, trong đó có 2 người bị đánh ngất xỉu, 2 người bị lấy xe máy, 2 người bị cướp chìa khóa xe, 2 người bị lấy giấy tờ xe. Vào ngày 03/05/2017, có 2 đồng đạo PGHH đến lấy xe bị thu giữ thì bị một nhóm người chặn đánh trên đường về. Ngày 15/05/2017 có 2 đồng đạo cũng bị 8 kẻ lạ mặt đánh đến ngất xỉu sau khi dự đám giỗ của đồng đạo ở xã Phước Hưng. Ngày 26/06/2017 công an chặn bắt ông Bùi Văn Trung và ông Bùi Văn Thâm trên đường về từ một đám giỗ PGHH. Trong khi bắt họ công an đã bóp cổ con gái út ông Trung đến ngất xỉu và phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Ngày 27/06/2017 ông Nguyễn Hoàng Nam bị bắt tại nhà ở thành phố Châu Đốc. Ngày 13/11/2017 bà Lê Hồng Hạnh bị bắt ở thị trấn An Phú. Ngày 24/07/2017 và ngày 18/10/2017 bà Lê Thị Hên (vợ ông Trung) và bà Bùi Thị Bích Tuyền (con ông Trung) nhận quyết định khởi tố nhưng cho tại ngoại và cấm đi khỏi nơi cư trú.
Nhiều mặt hàng hình chú chó may mắn được săn lùng những ngày cuối năm
Chuẩn bị đón Tết Mậu Tuất, những loại hàng hóa có hình chú chó được nhiều người ráo riết săn lùng để làm đồ trang trí hoặc quà tặng dịp Tết.
Những ngày cuối năm, chỉ cần dạo một vòng trên Facebook, người tiêu dùng rất dễ bắt gặp những quảng cáo về các loại tiền lì xì có hình chú chó như tiền xu của Úc, tiền 2 USD in hình chó, tiền Macau, tiền Belarus… với nhiều giá bán khác nhau.
Tờ tiền Belarus có giá 35.000 đồng/tờ.
Cụ thể, tiền Macau 10 có giá 25.000 đồng; tiền 2 USD in hình chó có giá dao động từ 100.000-500.000 đồng; xu hình chó của Đài Loan giá 100.000 đồng/cặp; tiền in hình chó của Belarus giá 35.000 đồng/tờ; đồng xu chất liệu niken mạ vàng của Australia bán với giá 300.000 đồng/cặp.
Tờ tiền 2 USD in hình chó có giá từ 100.000-500.000 đồng
Bên cạnh các loại tiền có in hình chó, nhiều người còn sưu tầm các bộ tiền khác như tứ linh Long Lân Quy Phụng là tập hợp 4 tờ tiền tại nước Bhutan (rồng, phụng), Myanmar (lân), Brazil (rùa); hay đồng 5 Rufiyaa của Maldives in hình chiếc buồm căng gió như lời chúc “thuận buồm xuôi gió”, mọi việc đều tốt đẹp.
Chia sẻ với phóng viên, anh Tuấn Anh (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết ngày Tết việc lì xì chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, may mắn. Do đó, thay vì sử dụng các loại tiền trong nước để đi mừng tuổi mọi người, năm nào anh cũng cố gắng săn các loại tiền độc, lạ để mừng tuổi. Năm nay, thấy trên mạng rộ lên phong trào lì xì tiền in hình chó nên anh cũng mua hơn 100 tờ tiền Macau để mừng tuổi.
Chai rượu cognac hình chó của Nga hút khách
Bên cạnh các loại tiền mừng tuổi hút khách, thị trường năm nay còn xuất hiện thêm loại rượu hình cho của Nga cũng rất được lòng người tiêu dùng.
Là một người chuyên bán rượu hình 12 con giáp qua các năm, anh Nguyễn Hạnh (Long Biên, Hà Nội) cho biết các loại chai rượu hình chó của Nga đều được sản xuất hoàn toàn bằng tay bởi các nghệ nhân vùng Armenia nổi danh với nghề chế tác thủy linh, pha lê lâu đời của Nga. Chính vì vậy mỗi chai rượu được coi như 1 tác phẩm nghệ thuật thực sự với các tư thế khác nhau tùy theo sự sáng tạo của mỗi nghệ nhân. Rượu đựng bên trong, là loại cognac thượng hạng của Nga với vị thơm đặc trưng. Nhiều người tìm mua những chai rượu hình chó này để làm quà tặng Tết như một lời chúc may mắn trong năm mới.
Tượng đồng hình chó bày bán trên phố hàng lược. (Ảnh: Soha)
Ngoài ra, dịp cận Tết, các loại tượng chó bằng đồng cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Tại chợ hoa Hàng Lược (Hà Nội) có khá nhiều gian hàng bày bán tượng chó làm bằng đồng cho khách hàng trưng bày trong dịp Tết đang cận kề. Giá mỗi bức tượng hình chó có giá giao động từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng.
Diệu Thu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét