TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

Video Thủ Đức DFW Mừng Xuân Mậu Tuất 2018 P1/6














Sống một đời để yêu thương

Bác sĩ Quân (mặc áo blouse trắng) trong 1 buổi tầm soát sức khoẻ, khám chữa bệnh cho TPB tại văn phòng Công lý - Hoà Bình thuộc DCCT
Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Dẫu biết sinh tử là quy luật của đời người, nhưng vẫn bàng hoàng khi nghe tin ông đột ngột qua đời. Gặp ông nhiều lần trong chương trình Tri Ân Thương Phế Binh VNCH, nhưng những gì tôi biết về ông còn quá ít ỏi. Ông từng là một sĩ quan Quân Y của sư đoàn nhảy dù Quân lực VNCH. Thời kỳ cuối cuộc chiến, ông là bác sĩ phục vụ chiến trường thuộc Tiểu đoàn 6 nhảy dù. Ông còn là một cựu Hướng đạo sinh năng nổ, dễ mến, sau năm 1975, ông vẫn dấn thân trong phong trào Hướng Đạo dù gặp muôn vàn khó khăn. Và, một ông già ngoài 70 tuổi (*) sống nghèo khó trong căn nhà tuềnh toàng, đi đi về về mỗi ngày với những vui buồn của tha nhân, bộn rộn với các công việc bác ái ngoài xã hội.

Đấy là những gì tôi biết về ông, bác sĩ Quân. 

Khi tôi vào Sài Gòn cuối năm 2015, có dịp tham gia một vài buổi tầm soát sức khoẻ, khám chữa bệnh cho TPB tại văn phòng Công lý - Hoà Bình thuộc DCCT, đã thấy ông ở đấy. Ông là một trong số rất ít bác sĩ dám mạo hiểm tham gia chương trình này. Tôi dùng từ “mạo hiểm” vì không phải bác sĩ nào, không phải ai cũng sẵn sàng làm việc này dù trong lòng rất muốn. Họ sợ, sợ chế độ, sợ công an. Có một vài bác sĩ cũng từng tham gia khám chữa bệnh cho Thương phế binh nhưng bị đe dọa, bị gây sức ép nên đành thôi. 

- Bác vừa bị chúng nó ép xe, đạp bác xuống lòng đường. Bác cũng đạp lại, chúng nó ngã rúi rụi. 

Vừa nói, ông vừa kéo ống quần lên, chỉ cho tôi thấy vết trầy xước còn đang rỉ máu ở chân. Không quan tâm đến vẻ lo lắng của tôi, không để tôi kịp xuýt xoa lấy vài câu, ông nhè nhẹ đập vào chỗ đau: 

- Không sao, quen rồi. Kệ chúng nó muốn làm gì thì làm. Mình chả sao. Chúa che chở cho mình hết. Và ông cười. Nụ cười tươi rói và hồn nhiên như trẻ thơ. 

Tôi nhớ nhất hôm ấy, cái hôm mà tôi đang ôm bụng, nhăn nhó kêu đau, ông đến. Không hiểu sao ông lại tới khu nhà trọ chỗ anh chị em chúng tôi tá túc, vào buổi tối muộn như thế. Một cách rất tự nhiên, ân cần, ông bảo: 

- Đừng lo, em bé lớn, chèn vào các dây thần kinh nên đau. Tại con lớn tuổi, mang thai lần đầu, sức khoẻ yếu lại chịu cảnh tù đày nên đau hơn người khác. Ráng chịu nhé.

Rồi ông phân tích cho tôi hiểu những triệu chứng mà một thai phụ thường gặp phải, nhất là gần đến ngày sinh nở. Ông cũng hướng dẫn cho tôi tập một vài động tác để giảm bớt cơn đau. 

Hôm ấy ông phải trèo tường, qua mặt bọn mật vụ đang lượn lờ quanh nhà để trốn đi, đến chỗ chúng tôi ngủ. Ông không muốn bỏ lỡ buổi khám chữa bệnh cho Thương phế binh VNCH vào ngày hôm sau, nên phải “dạt vòm” đi từ tối hôm trước như thế. Cú trèo tường lại làm ông què chân một lần nữa. Nhìn vết thương ở cả chân lẫn cánh tay ông chảy máu, tôi không dám xuýt xoa, sợ ông lại bảo “không sao”, rồi đổi ý không chịu xức thuốc. Ông là thế, rủi ro hoặc tai họa nào của bản thân cũng xem nhẹ, cũng đều “không sao cả”. Hôm ấy có lẽ là lần tâm sự dài nhất của ông với vợ chồng tôi. Những lần gặp gỡ khiến tôi luôn có ấn tượng rằng hình như ông không bao giờ biết buồn. 

Ngoài công việc khám chữa bệnh của một bác sĩ, lúc nào tôi cũng thấy ông cười, ông hát hoặc đùa giỡn với những người xung quanh. Vui lắm, chan hoà lắm. Vì thế, chẳng mấy ai nghĩ đến một ngày nào đó ông sẽ bỏ chúng tôi mà đi. Cũng buổi tối hôm ấy, trong những câu chuyện ông kể, chúng tôi thấy gợn một chút buồn. Ông không kể chuyện đời tư ngoài việc ông từng là một bác sĩ quân y thời Việt Nam Cộng Hoà. Tôi cảm nhận được nỗi buồn ấy. Nỗi buồn, niềm xót thương cho những phận người, phận mình đã chẳng còn được những ngày tươi đẹp. Sau biến cố năm 1975, không còn là một bác sĩ nữa. Ông cũng không làm việc cho một bệnh viện nào thời cộng sản. Nhưng cuộc đời dầu sao vẫn luyến thương ông, để ông vẫn được là bác sĩ của những TPB VNCH. Ông có cơ hội để phục vụ, để sống nốt với hoài bão và lý tưởng của mình. Cho dù hoài bão ấy, lý tưởng ấy đôi khi còn rỉ máu. 

Nét hồn nhiên, vui tính của bác sĩ Quân nhiều lúc khiến không ít người lầm tưởng rằng ông không mấy quan tâm đến tâm sự của người khác. 

- Ba mẹ Tôm đừng lo, có ông Quân đây, không ai bắt nạt được bé Tôm hết. Ông là ông của Tôm, là gia đình của Tôm. Đừng sợ không có ai, mọi người đều thương cả nhà Tôm mà. 

Ông nựng nịu đứa trẻ vẫn còn nằm trong bụng như là cách để ông vỗ về ba mẹ nó. Có lẽ, vị bác sĩ già thương cảm cho hoàn cảnh của vợ chồng tôi từ lâu, hôm nay mới có dịp tỏ bày. Chúng tôi đã cảm động, và vui lắm. 

Gia đình bác sĩ Quân hầu hết theo đạo Phật nhưng ông gắn bó với những người Công giáo. Ông tin Chúa. Ngoài việc khám chữa bệnh trong chương trình Tri ân TPB VNCH, từ nhiều năm nay, mỗi sáng ông đều thức dậy từ sớm, dắt chiếc xe gắn máy cũ kỹ ra khỏi nhà, bắt đầu một ngày với nhiều công việc bác ái khác nhau. Ông tham gia nhiều công việc phục vụ Hội thánh và hướng dẫn nhiều bạn trẻ Công giáo những việc như thế. Cho tới tận khi ông qua đời, người ta mới biết ông đã được cha phó Giáo xứ Tân Định làm nghi thức rửa tội cách nay chừng hai năm, tên thánh là Joseph. Thông tin này được một người bạn thân của ông chia sẻ. Trang facebook Tri Ân TPB VNCH có đưa tin “Vì bác sĩ Quân là trưởng tộc nên có khó khăn. Bác sĩ Quân có dặn người bạn về ước muốn theo Chúa của ông và dặn khi mất giúp làm tang lễ theo nghi thức Công giáo”. Chính vì thế nên một số Linh mục DCCT đã trao đổi với gia đình bác sĩ Quân về việc sẽ tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho ông và gia đình đã đồng ý. Vậy là mong muốn cuối cùng của cuộc đời ông, mong muốn được về với Chúa cũng được toại nguyện. 

Trong một lần chia sẻ lời Chúa với chúng tôi, cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành - Nguyên Giám tỉnh DCCT VN, có nói rằng "khi ta chết đi, điều duy nhất Chúa sẽ hỏi là "khi sống, ngươi có yêu thương mọi người không?” Chúa không hỏi khi sống ta làm được gì. Không quan tâm ta là ai, là Linh mục, bác sĩ, nhà văn hay công nhân. Chúa sẽ không hỏi ta xây được bao nhiêu ngôi nhà từ thiện, cứu được bao nhiêu con người v.v... Điều Chúa quan tâm là khi sống, ta có yêu thương người khác như Chúa đã yêu thương ta không. Vì Chúa muốn chúng ta yêu thương nhau. Vì chỉ có tình yêu thương mới có ý nghĩa, mới đem lại hạnh phúc, đem lại hoà bình và đem lại sự sống đời đời”. 

Bác sĩ Quân là một người như thế. Cho dù ông đã trải qua nhiều biến cố khổ đau và chết trong nghèo khó. Nhưng ông đã sống một đời để yêu thương. 


Cầu cho linh hồn ông được hưởng phúc đời đời trên thiên đàng.

 ♫ “Anh Về Với Em” (Nhật Trường Trần Thiện Thanh) - Video 4K: Trần Ngọc


Trần Thiện Thanh (12 tháng 6 năm 1942 – 13 tháng 5 năm 2005) là một trong những nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất giai đoạn trước 1975. Ông viết khoảng 200 tác phẩm về tình yêu, tình quê hương và tình lính. Ông là một trong số rất hiếm những nghệ sĩ vừa sáng tác giỏi vừa hát hay vừa đóng phim nhạc cảnh rất thành công.

Kính mời quý vị thưởng thức nhạc phẩm “Anh Về Với Em” của Ca Nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh, kể lại câu chuyện một người Lính nghỉ phép, về thăm người yêu nơi hậu phương.

Nhưng ngày vui cũng qua thật mau và người trai lính chiến đã phải chia tay người yêu để trở về đơn vị, sau khi đã cùng nhau ước hẹn ngày hạnh phúc trăm năm.


Nhạc phẩm này được Trần Ngọc trình bày và thực hiện với phần hình ảnh minh họa 4K.

Xin bấm LINK để xem hình ảnh rõ nét:

Trần Ngọc Autumn Youtube Channel https://www.youtube.com/ channel/UCSSO... Kể từ Video này, tác giả xin ghi biệt hiệu đầy đủ là Trần Ngọc ...


Cám ơn
TN
 …………………………………………………………………………

Tiểu sử Ca Nhạc Sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh
(Theo Wikipedia)

Trần Thiện Thanh sinh năm 1942 tại Phan Thiết (Bình Thuận). Ông đến Sài Gòn năm 1958, sau khi học xong thì làm giáo viên trung học. Sau đó, ông tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan năm 1965, phục vụ tại Cục Tâm lý chiến Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến cuối tháng 4 năm 1975. Ông cũng làm việc tại Ðài Phát thanh và Truyền hình Quân Ðội, từng là Trưởng ban văn nghệ của đài và sau năm 1968 còn phụ trách thêm chương trình phóng sự chiến trường.
Đầu thập niên 1960, Nhật Trường lập ban Tứ Ca Nhật Trường gồm ông và 3 nữ ca sĩ: Như Thủy (em gái của ông), Vân Quỳnh vàDiễm Chi ("nữ hoàng" của phong trào du ca chuyên hát nhạc Nguyễn Đức QuangNgô Mạnh ThuMiên Đức ThắngBùi Công Thuấn). Ngoài ra, ông còn điều hành trung tâm phát hành nhạc và thu băng tên là "Tiếng Hát Đôi Mươi".
Trong những năm cuối thập niên 1960Hùng CườngChế Linh và Nhật Trường thường mặc quân phục lên sân khấu để hát nhạc lính. Ông hoạt động rất nhiều với các đài phát thanh VTVN và đài Truyền hình Việt Nam thời đó. Trong các phim kịch với đề tài người lính, Nhật Trường hay diễn chung với Thanh Lan.

Đầu thập niên 1970, ông thực hiện một số nhạc cảnh về Đại úy Nguyễn Văn Đương trong đó ông đóng vai người lính còn Thanh Lan đóng vai người vợ hậu phương Nguyễn Thị Lệ. Đây là một tiết mục thu hút nhiều khán giả xem TV thời kì đó và loạt nhạc cảnh này đã được chuyển thành phim với tên Trên đỉnh mùa đông.
Sau 1975, ông nằm trong danh sách những nghệ sĩ bị Nhà nước CHXHCN Việt Nam cấm hoạt động. Năm 1984, Trần Thiện Thanh được phép hoạt động lại. Nhưng ông từ chối làm việc dưới chế độ mới mặc dù ông vẫn soạn nhạc.
Năm 1993, ông di cư sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình ODP. Sau một thời gian sống tại Mỹ thì ông kết hôn với nữ ca sĩ Mỹ Lan.
Tại Mỹ ông lập hãng đĩa riêng Nhật Trường Productions và đồng thời cộng tác với Trung tâm AsiaTrung tâm Làng Văn, Mây Productions, Hoàn Mỹ Productions...
Trần Thiện Thanh qua đời vào ngày 13 tháng 5 năm 2005 tại nhà riêng ở thành phố WestminsterQuận CamCalifornia (Hoa Kỳ) do bệnh ung thư phổi.

USS Carl Vinson - Chiếc bóng cô đơn

Mai Hữu Tín (Danlambao) - Trong ánh nắng chói chang miền nhiệt đới, và làn nước trong xanh của vùng biển thành phố Đà Nẵng, tàu sân bay USS Carl Vinson hiện lên sừng sững như một dấu chấm than (exclamation marsk) khổng lồ nhìn từ trên cao. Trong tiếng gầm rú cực đại giữa những đợt lên xuống của những chiếc tiêm kích F/A-18 và E/F Super Hornet, đám bọt nước trắng xoá phía dưới tàu, tiếng nhạc du dương của ban nhạc đang chơi bài Nối Vòng Tay Lớn của nhạc sĩ họ Trịnh, như được nhấn mạnh thêm ở nốt cao, trong vũ điệu cuồng say giữa cuộc giao hoan đầy kịch tính giữa hai cựu thù, từng bắn giết lẫn nhau một cách điên dại, cũng tại chính vùng đất có hình cong chữ S, với những bãi biển dài tuyệt đẹp mà giờ đây tàu sân bay đang đậu, để nghỉ ngơi dưỡng sức sau cuộc hành trình dài nhiều ngày trên biển Đông.

Lịch sử đang lập lại.

Tất cả như đang lên cơn sốt, một thứ Air-Carrier Syndrome làm say mê, huyễn hoặc tất cả mọi người dù đang hiện diện tại Đà Nẵng, hoặc đang theo dõi sự kiện này bằng những dòng tin tức trên mặt báo, internet hoặc mạng xã hội. Tầm mức ồn ào của cuộc đón tiếp "những kẻ xâm lược này" diễn ra trong "thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ nhất lịch sử dân tộc", thời đại của những kẻ luôn miệng hô "chống Mỹ" lại to lớn hơn nhiều so với cuộc đón tiếp tương tự xảy ra cùng một nơi, khi những toán quân đầu tiên của Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ, đặt bước chân đầu tiên trên mặt cát của bãi biển xinh đẹp này vào tháng 3-1965. 

Trớ trêu thay, lần này, đón những chàng thuỷ thủ đẹp trai không còn là những gương mặt mệt nhoài vì chiến sự của những quân nhân của quân đội VNCH năm xưa, mà là những gương mặt xinh đẹp, hớn hở và những chiếc áo dài đỏ với ngôi sao vàng năm cánh trên khuôn ngực căng phồng đầy kích thích của các cô gái. Cùng với họ, là những gương mặt rạng rỡ của những cán bộ của Quân Đội Giải Phóng, trong màu áo xanh với mũ kết lưỡi trai cũng đính ngôi sao vàng năm cánh như những cô gái tươi tắn kia. Những vòng tay, những cái bắt tay nắm chặt đầy tình cảm của những chàng chiến binh Cộng Sản dành cho những thuỷ thủ Hoa Kỳ, những kẻ mà tưởng như những dòng thơ tanh mùi máu của Tố Hữu "giết, giết nữa, giết mãi" cũng không diễn tả hết nỗi căm thù của họ dành cho "kẻ xâm lược" đang đứng đối diện, giờ đây đã trở thành "quá khứ xa vời". 

Thế sự đảo điên, kẻ cựu thù ngày xưa, bọn đế quốc xâm lược, giờ trở thành thượng khách mang lại niềm hy vọng cứu rỗi. Kẻ xâm lược, mà lòng căm thù giành cho nó từ nhà cầm quyền CSVN, đã có lúc ví "tựa biển Đông" giờ trở thành cứu cánh, người anh hùng, kẻ bảo vệ một vùng không gian, vùng lãnh thổ rộng lớn, một vùng biển mênh mông thừa kế từ mồ hôi nước mắt của Tổ tiên, mà giờ đây đang sắp mất bởi kẻ xâm lược mang tên Đồng chí, người anh em, hàng xóm tốt với 16 chữ vàng. 

Nước Mỹ một lần nữa lại thành công, ít nhất là trong việc chinh phục cảm tình của người Việt, mang lại cho họ niềm hy vọng dù nhỏ nhoi trong lúc họ đang tiếp tục làm cái công việc mà Cha Ông, Tổ Tiên họ đã thành công trong hàng ngàn năm qua dù chỉ với "tay không tấc sắt" đó là "Chống Ngoại Xâm" hoặc nói trắng ra là chống Trung Quốc xâm lược, cướp đất đai, chiếm biển đảo. Người Việt khấp khởi, mừng thầm, hy vọng với tiềm lực quân sự khổng lồ của USS-Carl Vinson, đại diện cho Hoa Kỳ một quốc gia vừa thương vừa ghét sẽ giúp họ giữ được cái ao làng, nơi hàng triệu ngư dân đang ngày đêm vất vả lao động để kiếm sống. Và cùng lúc đó, thở dài ngao ngán cho một thứ được gọi là Chính quyền CS, lúc nào cũng xun xoe, bợ đỡ, chỉ biết cúi đầu trước láng giềng khổng lồ phía Bắc, nhưng lại cùng hung cực ác trong việc đàn áp, tấn công đồng bào của mình. 

Sự chuyển hướng trong quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ với VN đặc biệt là về mặt quân sự, từ mềm dẻo, dẫn dụ và Thúc đẩy Hợp Tác - chuyển sang phô trương sức mạnh quân sự, chủ động liên kết, tạo mọi điều kiện dễ dàng để Mời gọi Hợp Tác. Từ vài tàu chiến nhỏ, nhẹ, chạy vòng vòng khiêu khích, phô trương - chuyển sang đưa cả một tiền đồn quân sự với sức mạnh khổng lồ tiến sâu và cắm neo (dù là tạm thời) tại vùng biển mang tính chiến lược của biển Đông và thế giới, đã thành công trong việc lấy lại nơi người Việt ở cả 2 phía QUỐC CỘNG sự tin tưởng vào mục đích vào mục đích của Hoa Kỳ trong việc thành tâm giúp người Việt, nước Việt lớn mạnh về quân sự, để có thể tự bảo vệ lãnh thổ khỏi sự xâm lăng của láng giềng phương Bắc, dù ai cũng biết, quyền lợi của Hoa Kỳ luôn là trên hết. Sự kiện này đã mang lại sự hỗ trợ Chính trị, Quân sự và Ngoại vận to lớn trong việc củng cố sức mạnh cứng và mềm của HK tại khu vực địa chính trị quan trọng nay của châu Á nói chung. Trong riêng tư, nó mang đến cho ngài Đại sứ HK mới nhậm chức tại Việt Nam sự hậu thuẫn Chính trị mạnh mẽ cần thiết, gia tăng sức mạnh và tiếng nói của Toà Đại sứ HK tại VN. 

Trong lúc đó, trên bờ...

Giữa những ồn ào của cuộc giao hoan Nối Vòng Tay Lớn Việt - Mỹ, ẩn khuất đâu đây chiếc bóng lặng lẽ của một cô gái đang ngồi ôm đàn. Tiếng đàn guitare vang lên trong âm thầm của Đoan Trang, người bị liệt nhà cầm quyền CSVN liệt vào hàng "cực kì nguy hiểm" cho chế độ và hiện đang bị truy lùng một cách gắt gao vẫn đang vang vọng đâu đây trong một căn phòng nhỏ nào đó trên đất nước VN. Cuộc truy bắt của nhà cầm quyền CS với nhà báo Đoan Trang, tác giả của quyển sách Chính Trị Bình Dân vẫn đang diễn ra quyết liệt trong âm thầm. Hiện giờ cô gái nhỏ nhắn này, vẫn phải đang trốn tránh sự truy bắt của nhà cầm quyền CS với lí do hết sức vô lý "xuất bản và truyền bá sách nhạy cảm". 

Tôi đã có hân hạnh được đọc Chính Trị Bình Dân của Đoan Trang (mua từ Amazon). Quyển sách được viết với ngòi bút chuyên nghiệp của một nhà báo, viết cho đại chúng đọc. Ngôn ngữ sạch, dễ hiểu, đơn giản và thực tiễn. Có thể nói, sách đã góp phần gia tăng, hướng dẫn nhận thức Chính trị của người dân bình thường, giúp họ hiểu được và làm quen với các vấn đề Chính trị mà họ đang phải đối diện hàng ngày trong cuộc sống. Giúp họ tự nhận thức và tư duy và tự tìm cho mình con đường đi cho cuộc sống của bản thân và gia đình, cho xã hội mà họ là một thành viên trong đó 

Thế nhưng, nhà cầm quyền CSVN, những người hết sức tài giỏi trong việc đàn áp, tấn công đồng bào của mình, lại sợ hãi quyển sách đến nỗi, nó chẳng những bị cấm, mà tác giả còn bị truy đuổi, tìm bắt để xử tội, để bỏ tù, khiến Đoan Trang phải bỏ trốn. Quyển sách đã khiến Hà Nội nhức đầu vì họ chẳng bao giờ muốn người Dân thức tỉnh và có thêm hiểu biết về cái gọi là Chính quyền mà ho là đại diện. Âm mưu của họ rất đơn giản và dễ hiểu: truy bắt, đe dọa, để buộc Đoan Trang phải rời khỏi Việt Nam, rời bỏ lý tưởng và công việc giúp đỡ người dân Việt nam gia tăng nhận thức Chính trị và hiểu biết về hệ thống Chính trị CS mà nhà báo chân chính này đang theo đuổi. 

Trớ trêu thay, một lần nữa, thay vì xuôi theo dòng chảy của Tiến Bộ, Văn Minh, Dân Chủ, nhà cầm quyền CSVN lại làm ngược lại. Thay vì thuận theo lòng Dân đang vui mừng vì sự hiện diện của USS-Carl Vinson sẽ mang lại tiếng nói đối trọng mạnh mẽ trong việc chống Tàu, giữ nước. Thay vì đọc và học thuộc lòng Chính trị Bình Dân để từ đó áp dụng nó trong việc hướng dẫn và hỗ trợ người Dân trong tiến trình phát triển Dân chủ, Độc Lập, Tự do cho nước Việt. Nhà cầm quyền lại lợi dụng sự kiện ồn ào của tàu sân bay, âm thầm truy bắt Đoan Trang - cấm xuất bản Chính Trị Bình Dân. Việc làm phản Dân chủ và vi phạm Quyền Tự do Ngôn Luận mà họ đã giả vờ tôn trọng khi đưa nó vào Hiến Pháp của nước Việt nam này cần phải bị vạch trần, phản đối, và lên án một cách mạnh mẽ để chiếc bóng hình than (!), không phải của USS-Carl Vinson mà là của cô gái đánh đàn Đoan Trang, của Chính Trị Bình Dân được ngả dài mạnh mẽ, được nhấn mạnh lan rộng trên mọi diễn đàn, trong mọi tầng lớp dân chúng, giúp họ gia tăng nhận thức, hiểu được màn kịch gì đang diễn ra đằng sau cuộc giao hoan Việt Cộng - Hoa Kỳ dưới chiếc bóng hình than (!) của USS-Carl Vinson, đang neo đậu nơi bờ biển rực nắng của miền Trung - Đà Nẵng, Việt Nam. 

Mỹ có ra sao, người Việt mới đón chào như vậy

Cu Tèo (Danlambao) - “Mình có ra sao, người ta mới… như vậy” - Nguyễn Phú Trọng

Cảnh đồng bào mình “nối vòng tay lớn” Thủy thủ Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Carl Vinson đêm mùng 5 tháng Ba năm vừa qua là giọt nước làm tràn ly “bức xúc” của Cu Tèo: Mỹ có ra sao, người Việt mới đón chào họ như vậy?

Từng một thời là cháu ngoan bác Hồ, siết khăn đỏ đến trường để, thay vì được “Tiên học lễ, hậu học văn” như con nít Miền Nam trước ngày bị phỏng hai hòn, Cu Tèo đã bị tiên học Mác Bác - hậu học Bá Láp, nên rất thấm nhuần “tội ác Mỹ Ngụy”. 

Nói đến tội ác Mỹ Ngụy mà cu cũng như hĩm bị học thì khỏi chê; “lấy hết trúc trên rừng làm bút, múc cạn nước Biển Đông làm mực, cũng không đủ liệt kê cho xiết”. Nên, chỉ cần nhắc đến bốn lời, à quên, bốn chữ “Tội, Ác, Mỹ, Ngụy” mà người ta đem so nó to như cái mả Ba Đình là ai cũng đinh ninh “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Thế nhưng bao nhiêu năm qua, nhìn vào tinh thần “Trọng Mỹ” của không riêng gì dân Nam Kỳ “khởi nghĩa” mà cả của dân Bắc Kỳ “có lý luận”, ngày một “phát triển bền vững”, không thể đảo ngược được, Cu Tèo “bức xúc” hỏi, sao kỳ vậy ta?

Tinh thần “Trọng Mỹ” được thể hiện thế nào là một việc cực kỳ khó tả cho đến nơi đến chốn, nhất là với một kẻ trình độ cỡ Cu Tèo chỉ có khả năng hành nghề quét rác. Tuy nhiên, có một điều cu ta quán triệt là, tinh thần trọng Mỹ của giai cấp “đầy tớ nhân dân” cao vượt trội giai cấp “ông chủ bà chủ” đất nước - tất nhiên nước ở đây là nước CHXHCNVN.

Tinh thần Trọng Mỹ của giai cấp “đầy tớ nhân dân” cao vượt trội giai cấp “ông chủ bà chủ” đất nước! Khi khẳng định như thế, đương nhiên là Cu Tèo không “sủa khống” là “nghề của chàng/nàng” Dờ Lờ Vờ, nhưng làm theo lời bác Thiệu dạy, “Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn những gì CS làm”, nên nói có sách mách có chứng dưới đây: 

- “Đầy tớ nhân dân” có nhiều Đô-la Mỹ hơn “ông bà chủ đất nước” (https://vivi099.wordpress.com/2015/11/01/danh-sach-tren-300-can-bo-cong-san-co-tai-san-vai-tram-trieu-my-kim/);

- Con cháu “Đầy tớ” du học Mỹ nhiều hơn con cái “Ông, bà Chủ”;

- Thủ tướng CS (NgT Dũng) gã con gái cho Việt kiều Mỹ thay vì gã cho Việt Cộng trong nước (http://phovui.vietbao.com/yaf_postsm41029_Lai-Lich-Con-Re-Thu-Tuong-vc-Nguyen-Tan-Dung.aspx#post41029);

- Thủ tướng CS (NgX Phúc) cho con trai du học Mỹ và mua nhà Mỹ tại chỗ vừa cho con ở vừa cho mình làm "hậu sự" mai rày trên đất đế quốc (http://viendongdaily.com/pho-thu-tuong-csvn-chuyen-tai-san-qua-my-mua-hai-nha-tri-gia-tren-8wWi5kbW.html);

-Và vân vân và vân vân...

Mổ đến đây, Cu Tèo chịu hết nổi vì điên cái đầu với câu hỏi: Mỹ nó gian ác cực kỳ như bài học sách vỏ rành rành, nhưng cớ sao/ mần răng người Việt lại nồng nhiệt đón chào mỗi lần họ xuất hiện (như các lần TT Mỹ, Clinton, Bush, Obama, Trump đến VN trước đây), và nhất là lãnh đạo đảng ta lại khoái đủ thứ Ma-dze in USA, đến cả cái thứ “đồ quẹt” như bật lửa Zippo trên USS Carl Vinson mà cũng dành độc quyền (chỉ có cán bộ mới được tham quan) mua sạch (1000 cái) vậy? (https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/tranh-nhau-mua-qua-luu-niem-uss-carl-vinson-ban-lai-kiem-loi/)



Việt Nam, con thuyền không bến

Chuyến viếng thăm Việt Nam bốn ngày của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và đoàn hộ tống hùng hậu đã gây nên nhiều tranh luận. Bỏ qua bên các tâm trạng xin quẻ, dâng sớ thượng nguyên, không ít ý kiến rất tích cực, thật sự thiết tha với tương lai đất nước.
Nhiều người mong USS Carl Vinson sẽ tạo nên lớp sóng phản hồi trong cuộc tranh chấp gần như thụ động, một chiều cha nói con nghe giữa Trung Cộng và CS Việt Nam. Sự hiện diện của USS Carl Vinson thể hiện chính sách cứng rắn của chính phủ Mỹ trên Biển Đông bất chấp đường lưỡi bò, lưỡi trâu do Trung Cộng vẽ. Tranh chấp chủ quyền Biển Đông có khả năng cao hơn dẫn đến quốc tế hóa, và chỉ quốc tế hóa mới đem lại công bằng cho các nước nhỏ.
con-thuyen-khong-ben
Do đó, yếu tố quốc tế rất cần thiết. Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay khi sự phát triển của một quốc gia tùy thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các quốc gia khác, yếu tố quốc tế chưa bao giờ quan trọng và hữu hiệu hơn.
Lịch sử nhân loại thời hiện đại cho thấy, yếu tố quốc tế thậm chí còn đóng vai trò quyết định trong hướng đi của dân tộc như trường hợp Ai Cập sau chiến tranh 1967, Thổ Nhĩ Kỳ sau thế chiến thứ hai và Nam Hàn sau thời Lý Thừa Vãn.
Anwar Sadat của Ai Cập là một lãnh tụ can đảm. Không ai từng chống Mỹ quyết liệt hơn cố tổng thống Anwar Sadat và là một anh hùng của toàn thế giới Á Rập. Tuy nhiên để mưu cầu một nền hòa bình và hạnh phúc cho nhân dân Ai Cập, năm 1976, ông đã bỏ đồng minh Liên Sô để bước sang phía thế giới tự do cho dù ông biết trước sự chọn lựa đó có thể trả giá bằng nhiều rủi ro như ông tiên đoán trong diễn văn đọc trước Quốc hội Israel ngày 20 tháng 11 năm 1967.
Mustafa Kemal là cha đẻ của nền cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại sau khi đế quốc Ottoman tan rã. Những cải tổ tận gốc về văn hóa, giáo dục của vị tướng tài ba này đã đưa Thổ từ một nước Hồi Giáo với 99 phần trăm dân theo đạo Hồi sống khép kín tôn giáo thành một quốc gia hiện đại. Nhưng quan trọng nhất là tầm nhìn xa. Ông rất quan tâm đến việc tạo một thế đối lực với Liên Sô luôn nuôi tham vọng độc chiếm Eo Biển ĐịaTrung Hải, mạch máu của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông qua đời năm 1938, và người chiến hữu tin cẩn của ông là Mustafa İsmet İnönü tiếp tục hành trình để đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào quỹ đạo của dân chủ Tây Phương. Cuối cùng Thổ đã trở thành một thành viên của Minh Ước Bắc Đại Tây Dương dù quốc gia này cách bờ phía Đông của Đại Tây Dương tới hai ngàn dặm. Stalin đành ngậm đắng nuốt cay.
Gần Việt Nam có Nam Hàn. Nhiều người biết vào năm 1950 nền cộng hòa non trẻ này sống sót là nhờ quân đội Mỹ lúc đó còn mạnh ở Thái Bình Dương đổ bộ để tái chiếm Nam Hàn và xác định lần nữa việc chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 38. Tuy nhiên, ít người để ý, quốc gia dân chủ này suýt trở thành CS lần nữa không phải do Bắc Hàn tấn công mà do chủ trương khuynh tả trong thời gian đảng Dân Chủ Nam Hàn do Chang Myon làm thủ tướng. Xung đột ý thức hệ tại Nam Hàn đã diễn ra kịch liệt do các thành phần tả khuynh chủ động. Phản ứng lại, dân chúng yêu tự do tổ chức các cuộc biểu tình chống tả khuynh tại nhiều nơi. Ngày 16 tháng 5, 1961, tướng Park Chung Hee (Phác Chính Hy) và quân đội đảo chánh, thiết lập một chính phủ cứng rắn và xác định một hướng đi mới: Phát triển kinh tế trước, thống nhất đất nước sau. Chính sách đó đã tạo không gian cho Nam Hàn cất cánh, từ lợi tức đầu người năm 1960 chỉ vỏn vẹn 76 dollars lên đến 35 ngàn đô la năm 2016.
Tuy nhiên, ba ví dụ trên cho thấy, yếu tố quốc tế có một điều kiện tiền đề: hoặc lãnh đạo sáng suốt, can đảm, thấy rõ nhu cầu của đất nước trong hướng đi dân chủ và cường thịnh thời đại, hoặc tinh thần người dân của quốc gia đó đủ mạnh để gây áp lực dẫn đến sự thay đổi quốc gia.
Việt Nam, cả đảng lẫn chống đảng đều không thỏa mãn được điều kiện tiền đề đó.
Về phía đảng CS.
Đảng CSVN là một đảng (1) bán nước, (2) không có tính chính danh, (3) bám lấy quyền lực và (4) ngu dốt trong điều hành đất nước.
Bốn đặc điểm này của chế độ CS không cần phải phân tích dài dòng, ngoại trừ những người phải chịu khuyết tật về thể xác hay tâm hồn mới không thấy và không biết.
Sự kiện một nước Việt Nam có trên ba ngàn cây số bờ biển và từ bao đời sống nhờ vào biển nay chỉ còn đủ rộng để đi câu là kết quả của sự thần phục Trung Cộng của bao thế hệ cầm quyền CS.
Trước đây, ý thức hệ CS làm mù lương tri Việt Nam của giới cầm quyền CS, ngày nay ý thức hệ CS đã chết nhưng họ vẫn tiếp tục dùng các phương pháp CS dã man do Lenin, Stalin, Mao nghĩ ra để tuyên truyền tẩy não và trấn áp người dân nhằm củng cố chiếc ghế quyền lực.
Tạm gác qua một bên chuyện đúng sai trong chiến tranh trước 1975, thử hỏi sau 43 năm đưa đất nước vào ngõ cụt của lạc hậu về kinh tế, chậm tiến về giáo dục, băng hoại về đạo đức, ung thối trong tận cùng của xã hội, họ có xứng đáng để tiếp tục cha truyền con nối cai trị trên đầu trên cổ của hơn 90 triệu người Việt hay không? Ai bầu họ ra? Ai cho phép họ sống trên xa hoa, phung phí giữa sự lầm than của đại đa số người dân Việt?
Chuyện các lãnh chúa CS ngu dốt cũng cũng không phải là chụp mũ hay bôi nhọ. Nhìn cảnh một Phan Văn Khải rút trong túi ra một tờ giấy viết sẵn để đọc cho TT G.W. Bush nghe một người Việt dù chống Cộng cũng không khỏi mắc cỡ giùm. Nội dung tờ giấy đó không phải là văn bản cần ký kết, cũng chẳng chứa đựng một thuật ngữ kinh tê’ chính trị gì dễ bị hiểu sai mà chỉ đôi lời thăm hỏi xã giao. Rồi mấy lớp cai trị khác theo sau cũng ngu ngơ không kém. Nếu không có thành phân phên dậu, thành phần xăng nhớt thì bộ máy CS đã ngừng chạy từ lâu rồi.
Về phía chống đảng CS.
Phía những người chống đảng cũng chưa có một hướng đi chung.
Những người chống CS cả trong và ngoài nước đều muốn lật đổ chế độ CS và xây dựng một Việt Nam dân chủ và cường thịnh. Nhưng nếu câu hỏi tiếp là làm thế nào để “lật đổ chế độ CS và xây dựng một Việt Nam dân chủ và cường thịnh” thì người viết nghĩ rằng không phải mọi người đều trả lời giống nhau.
Phải chăng câu hỏi quá khó để trả lời? Không.
Các quốc gia cựu CS, rộng như Ba Lan, hẹp như Estonia, xa xôi như Ethiopia, chậm tiến như Mông Cổ đã trở thành những nước dân chủ dù mức độ còn khác nhau bởi vì họ trả lời giống nhau câu hỏi thứ hai.
Những lãnh đạo phong trào dân chủ tại các nước này thấy rõ mục đích cần phải đạt trong từng giai đoạn của tiến trình dân chủ hóa và chỉ tập trung vào từng mục đích mà thôi.
Họ không phải là những chính trị gia chuyên nghiệp, nhà cách mạng nổi tiếng mà là những giáo sư, văn nghệ sĩ, công nhân, nông dân, sinh viên rất bình thường. Chỉ khác, họ không tham lam, không lãng phí thời gian và công sức vào những chuyện chỉ có thể giải quyết sau khi giải thể chế độ CS.
Việt Nam có hầu hết các yếu tố để dẫn đến một cuộc cách mạng, tuy nhiên vẫn còn thiếu lực lượng của những người nhận thức đúng hướng đi để chèo chống con thuyền qua cơn bão tố CS.
Xây dựng và phát triển tập hợp những người Việt vượt qua được mọi tiêu cực để tập trung vào việc tháo gỡ bộ máy cai trị của đảng CS trở thành nhu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Và mãi cho tới khi lực lượng dân chủ đó ra đời, Việt Nam vẫn còn là một con thuyền không bến.

Đường dây đánh bạc liên quan tướng Công an đã bị phanh phui như thế nào?

Thế Kha

Từ trình báo của một người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng thẻ cào điện thoại, Công an tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an bóc gỡ đường dây đánh bạc nghìn tỷ, trong đó ông Nguyễn Thanh Hóa - nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - đã bị khởi tố ngày 11/3 về tội tổ chức đánh bạc.

Theo thông tin được đăng tải trên Tạp chí Cảnh sát (www.tapchicanhsat.vn) thuộc Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, ngày 25/5/2017 Công an tỉnh Phú Thọ nhận được đơn trình báo của bà Võ Minh Phương (trú tại phường Nông Trang, TP. Việt Trì, Phú Thọ) về việc ngày 16/5/2017 bà Phương bị một đối tượng sử dụng nick Facebook để lừa đảo, chiếm đoạt 110 thẻ cào điện thoại trị giá 55 triệu đồng.
Ngay sau đó, Công an tỉnh Phú Thọ đã lập chuyên án đấu tranh và đến ngày 26/7/2017 xác minh, bắt giữ đối tượng Lê Văn Huy (SN 1997, quê tỉnh Quảng Trị) là người lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của bà Phương.
Đối tượng Huy khai nhận, sau khi chiếm đoạt tài sản của bà Phương, Huy đổi thành tiền ảo của đại lý Lê Anh Dũng (ở TP Đà Nẵng) để đánh bài trực tuyến qua hình thức game bài Rikvip.
Đánh bài trực tuyến qua hình thức game bài Rikvip. Ảnh nhỏ, ông Phan Sào Nam- nguyên Chủ tịch HĐQT VTC Online (Ảnh: Trần Thanh).
Tiếp tục đấu tranh mở rộng chuyên án, Phòng An ninh kinh tế, Phòng An ninh điều tra phối hợp với Cục An ninh mạng (Bộ Công an) đã tiến hành khám xét, bắt giữ các đối tượng cầm đầu tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng internet tại Công ty TNHH Dịch vụ phát triển đầu tư Nam Việt và Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC) và bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Văn Dương (SN 1975, Chủ tịch Hội đồng quản trị CNC) và Lưu Thị Hồng (SN 1976, Giám đốc CNC).
Kết quả điều tra ban đầu, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố 37 bị can; bước đầu làm rõ số tiền các đối tượng thu lợi bất chính từ hành vi đánh bạc là 2.777 tỷ đồng; tạm giữ, kê kiên, phong tỏa tài khoản ngân hàng 381 tỷ đồng tiền mặt và sổ tiết kiệm, 20 căn hộ trị giá gần 190 tỷ đồng và 13 xe ô tô các loại.
Như Dân trí phản ánh, sáng hôm qua (11/3), Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để nghe Đảng ủy Công an trung ương và các cơ quan chức năng liên quan báo cáo kết quả điều tra vụ án “Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền”
Ban Bí thư đánh giá, đây là vụ án có quy mô đặc biệt lớn, sử dụng công nghệ cao, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều địa phương, liên quan đến cán bộ của lực lượng công an, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Chính vì thế, Ban Bí thư đã yêu cầu Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã chủ động, tích cực chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố, điều tra vụ án và báo cáo kết quả bước đầu với Ban Bí thư.
Ông Nguyễn Thanh Hoá (Ảnh tư liệu).
Ông Nguyễn Thanh Hoá (Ảnh tư liệu).
Chiều tối cùng ngày, Bộ Công an ra thông báo cho biết Cơ quan An ninh điều tra- Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Thanh Hóa- nguyên Cục trưởng Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50- Bộ Công an) về tội “Tổ chức đánh bạc” quy định tại khoản 2, Điều 249 - Bộ luật Hình sự năm 1999. Chủ tịch nước đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Nguyễn Thanh Hóa.
Ông Nguyễn Thanh Hoá được cho là đã phát hiện đường dây đánh bạc nghìn tỷ nhưng không ngăn chặn, xử lý mà còn tiếp tay và có dấu hiệu “bảo kê” cho đường dây này. Cơ quan điều tra cũng đã khởi tố ông Phan Sào Nam- nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty VTC Online.
Ông Phan Sào Nam và ông Nguyễn Văn Dương được xác định là 2 đối tượng điều hành, cầm đầu đường dây đánh bạc qua mạng internet có quy mô nghìn tỷ, với sự tham gia của hàng nghìn người trong và ngoài nước. Hai ông này thành lập chung một công ty với danh nghĩa nhập khẩu thiết bị công nghệ nhưng thực chất tổ chức đánh bạc trá hình với quy mô lớn qua mạng để thu lời bất chính.
Thông tin chúng tôi nắm được cho thấy, đến nay cơ quan công an đã khởi tố trên 70 bị can, tiến hành bắt giữ 38 người về các hành vi tổ chức đánh bạc; đánh bạc; rửa tiền; lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tình tiết mới trong ‘vụ đánh bạc triệu đô’

12/03/2018

Vụ bắt giữ cựu quan chức công an Nguyễn Thanh Hóa trong “vụ đánh bạc nghìn tỷ” tiếp tục gây “rúng động” dư luận ở Việt Nam, trong bối cảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu “xử nghiêm”.
Tính đến ngày 11/3, cơ quan điều tra Công an tỉnh Phú Thọ, một trong những địa phương phát hiện các vụ đánh bạc và rửa tiền quy mô lớn, đã “khởi tố và bắt tạm giam 74 đối tượng”, tính cả ông Hóa, theo truyền thông trong nước.
Trong một động thái dường như đã được “bật đèn xanh”, báo chí Việt Nam rầm rộ đăng tải nhiều thông tin liên quan tới ông Hóa, với những hàng tít như “Tướng công an bảo kê đánh bạc: Khi con sâu bự làm rầu nồi canh” hay “Ông Nguyễn Thanh Hóa đã ‘phản bội’ lại lòng tin của cán bộ nhân dân”.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với thân nhân hay luật sư của ông Hóa để phỏng vấn.
Tin cho hay, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát công nghệ cao này bị bắt tại Bệnh viện 198 của Bộ Công an hôm 11/3, “sau hơn hai tháng nhập viện chữa trị bệnh liên quan vấn đề thần kinh”.
Vài giờ trước đó, ông vẫn nói với một số tờ báo, trong đó có VnExpress, là mình “không biết gì” về tin bị truy tố.
Về điều này, luật sư Trần Thu Nam đặt câu hỏi về việc liệu “công an Phú Thọ có vi phạm”. Ông viết trên Facebook cá nhân: “Bị can bị khởi tố, bị áp dụng biện pháp tạm giam nhưng lại không hề biết, nhận được các quyết định tố tụng này. Trong khi đó, báo chí, truyền hình lại đưa tin ầm ầm, mạng xã hội lan truyền chóng mặt. Nếu bị can bỏ trốn, tự tử, tẩu tán tài sản, tiêu huỷ chứng cứ tài liệu liên quan đến vụ án thì ai chịu trách nhiệm đây? Biết cũng chả nói, chỉ thấy buồn cười thôi”.
Công an Phú Thọ chưa thấy hồi đáp trước nhận định trên của luật sư Nam.
Một ngày sau khi ông Hóa bị giữ, hôm 12/3, ngôi biệt thự mà tờ Tiền Phong nói là “khác lạ” của gia đình ông đã “bị phá dỡ phần xây sai phép”.
Vụ “đánh bạc triệu đô” liên quan tới cựu quan chức công an là một trong các chủ đề được tìm kiếm và đọc nhiều nhất trên Facebook và Google trong hai ngày qua.
Facebooker Khanh Nguyen gửi bình luận về cho VOA Việt Ngữ: “Chống tham nhũng, tức nhà nước nói đến làm trong sạch bộ máy của mình, vì vậy một số cán bộ cấp cao bị bắt là chuyện thường, còn không chống tham nhũng chỉ là hình thức”.
Một trang với gần 50 nghìn người “like” (thích), có tên gọi “Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm Sử dụng Công nghệ cao – C50” nhưng không rõ có thuộc quản lý của Bộ Công an hay không, dẫn một bài viết về việc “Ban Bí thư chỉ đạo xử lý vụ án 'tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền', đồng thời cho biết rằng “lực lượng cảnh sát công nghệ cao vẫn hoạt động bình thường theo chức năng, nhiệm vụ được phân công và sự chỉ đạo của lãnh đạo các cấp”.
Cũng trên mạng xã hội được nhiều người Việt Nam sử dụng nhiều nhất này, một luật sư người Việt có tên Nguyễn Thanh Bình viết: “Vụ này đã có cách đây hàng hơn nửa năm rồi. Nhưng nghe đâu có khá nhiều tướng lĩnh liên quan. Thậm chí còn cao hơn cả tướng Nguyễn Thanh Hoá này. Hơn nữa số tiền thu lợi bất chính vô cùng lớn. Có lẽ không ém nhẹm, chia chác được, lại bị ban bí thư chỉ đạo phải xử lý nên buộc phải khởi tố, thí một con tốt cho xong chuyện”. VOA Việt Ngữ không thể ngay lập tức xác thực độc lập thông tin này.
Ông Nguyễn Thanh Hóa trong thông báo của Bộ Công an Việt Nam hôm 11/3.
Ông Nguyễn Thanh Hóa trong thông báo của Bộ Công an Việt Nam hôm 11/3.
Truyền thông dẫn nguồn tin chính quyền cho biết đã “nhận diện” được hai đối tượng “cầm đầu” đường dây đánh bạc khiến ông Hóa rơi vào vòng lao lý.
Báo điện tử VietNamNet đưa tin, đó là ông Phan Sào Nam và ông Nguyễn Văn Dương, dù Bộ Công an chưa chính thức công bố thông tin. Hiện chưa rõ tình cảnh của hai người được cho là đều làm trong lĩnh vực công nghệ cao này.
Không chỉ báo chí trong nước, mà truyền thông nước ngoài cũng quan tâm tới vụ ông Hóa.
Hãng tin AFP của Pháp viết rằng nhân vật “phụ trách chống đánh bạc trên mạng này” tới nay là “quan chức công an cấp cao nhất bị nhắm mục tiêu trong chiến dịch rộng khắp chống tình trạng tham nhũng tràn lan”.
Còn hãng tin Reuters của Anh thì cho rằng cuộc chiến này hiện đã lan từ ngành ngân hàng và dầu khí sang công an.

Chổi đót Việt Nam được rao bán giá cao "ngất ngưởng" ở Nhật Bản

Ngày đăng : 14:22 - 12/03/2018
Chổi chít (chổi đót), một sản phẩm rất quen thuộc ở Việt Nam, đang được rao trên trang bán hàng Amazon ở Nhật Bản với mức giá hơn 2,5 triệu đồng.
Lá chuối được giao bán trên trang Amazon của Nhật
Thời gian gần đây rất nhiều thứ tưởng không đáng giá ở Việt Nam nhưng được bạn bè quốc tế ưa thích và được bày bán với giá "trên trời".
Mới đây, nhiều tài khoản bán hàng trên trang bán lẻ trực tuyến Amazon đã rao bán chổi chít Việt Nam với giá khá cao, từ 17 – 24 USD (khoảng 400.000 – 550.000 đồng) mỗi chiếc.
Thậm chí, nhiều người rất ngạc nhiên khi phát hiện chổi chít Việt Nam được giao bán trên Amazon Nhật Bản với giá lên đến hơn 12.000 yên Nhật (tương đương hơn 2,5 triệu đồng).
Trong khi đó, tại Việt Nam, giá mỗi cây chổi chít chỉ vào khoảng 25.000 - 35.000 đồng chưa bằng 1/100 so với giá rao bán trên Amazon Nhật.
Theo đó, món hàng được quảng cáo là chổi bông cỏ thủ công Việt Nam mềm, cán cầm chắc chắn.
Mỗi cây chổi được rao bán trên Amazon có chiều dài khoảng 40 inch (khoảng 1 mét), độ rộng mặt chổi 15 inch (khoảng 30 cm). Cán chổi được bọc bằng nhựa hoặc nilon với hơn nhiều màu sắc khách có thể lựa chọn.

Nhiều người mua hàng đã dành lời khen cho sản phẩm đến từ Việt Nam và đánh giá 5 sao, thứ hạng cao nhất trong thang đánh giá sản phẩm. Một người dùng Nhật Bản, Hykinlady, bình luận rằng cô đã mua và sử dụng chốt bông cỏ Việt Nam quét dọn cửa hàng sơn móng tay của mình nhiều năm qua. Chổi mềm, chắc chắn cô rất ưng ý và khuyên mọi người nên sử dụng chổi chít Việt Nam.
Một người khác có tài khoản là Francine cho rằng chổi chít Việt Nam là sản phẩm quét dọn tốt nhất. Chổi cầm vừa tay, không tốn quá nhiều công sức, một đường chổi là quét sạch được khoảng dài.
Chổi chít Việt Nam (chổi bông cỏ) được giao bán trên Amazon Nhật
Ngoài ra, còn có nhiều sản phẩm khác của Việt Nam cũng được rao bán với giá "ngất ngưởng". Nếu như ở Việt Nam chỉ là quả dại thì qua đến Nhật Bản, quả tầm bóp được bán với giá 700.000 đồng/ kg trong các siêu thị lớn. Chúng được gọi là "strawberry tomato" (tạm dịch: cà chua dâu tây), không chỉ dùng để làm cảnh mà nó còn được sử dụng thay thế cà chua bởi giá trị dinh dưỡng mang lại.

Trên trang bán hàng trực tuyến Amazone của Nhật, một trong những trang kinh doanh lớn nhất ở đất nước này, lá chuối Việt Nam, túi cám con cò và gần đầy nhất là chổi chít được giao bán với giá hàng trăm, thậm chí hàng triệu đồng. Giá cả của chúng đã được thổi cao gấp nhiều lần sau khi sang nước bạn.
Ví dụ như lá chuối có giá hơn 1.000 yên/ lá (tương đương khoảng 500.000 đồng/ lá), túi cám con cò khoảng 800 yên/ túi (khoảng 400.000 đồng/ túi).
Hoàng Dung (tổng hợp)

KIỂM CHỨNG: Trump nói về thương mại, súng, và nhuệ khí trong Nhà Trắng

11/03/2018
Dù chật vật với tình trạng nhân viên rời đi ở tần suất cao chưa từng thấy, Tổng thống Donald Trump vẽ nên một bức tranh về một chính quyền vận hành suôn sẻ và làm được nhiều việc, thúc đẩy các hạn chế về súng và đưa công ăn việc làm trở lại Mỹ, với những tuyên bố khoa trương của ông trong tuần này.
Phát biểu tại cuộc họp Nội các, ông Trump đã tuyên bố sai rằng các biện pháp kiểm tra lí lịch đang được Quốc hội thông qua để đáp lại lại vụ nổ súng trường học ở Florida, và khẳng định sai trái rằng các quốc gia NATO "không trả nợ" bằng việc không đóng góp phần ngân quỹ của mình trong liên minh quân sự với Mỹ.
Tất cả những phát biểu đó khép lại một tuần mà trong đó ông mô tả sai về nỗ lực của ông tạo ra công ăn việc làm cho người lao động Mỹ như một phần trong loan báo về các biện pháp trừng phạt thương mại mới, và quy trách cựu Tổng thống Barack Obama về các hoạt động của Nga trong cuộc bầu cử ở Mỹ.
Nhìn lại những phát biểu của ông và kiểm chứng sự thật:
ÔNG TRUMP: "Kiểm tra lí lịch đang thông qua ở Quốc hội, và tôi nghĩ nó đang thông qua khá nhanh." — họp Nội các ngày thứ Năm.
SỰ THẬT: Đã có rất nhiều bàn luận về các hạn chế súng ống, nhưng một luật hạn chế súng ống đang không thông qua "khá nhanh." Một biện pháp về kiểm tra lí lịch đang bị đình trệ một phần là do lập trường hay thay đổi của ông Trump. Sau vụ nổ súng trường học, ông Trump đã kêu gọi luật kiểm soát súng chặt chẽ hơn và gợi ý là ông sẽ ủng hộ một dự luật kiểm tra lí lịch sâu rộng hơn của hai Thượng nghị sĩ Pat Toomey (Cộng hòa, Pennsylvania) và Joe Manchin (Dân chủ, West Virginia). Nhưng sau khi ông Trump gặp gỡ những đại diện của Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA), Nhà Trắng cho biết ông Trump ủng hộ các cuộc kiểm tra lí lịch hạn hẹp hơn.
Quan điểm hay thay đổi của ông Trump đã khiến phe Cộng hòa bị chia rẽ trong Thượng viện, nơi mà đảng này duy trì thế đa số 51-49. Không có một con đường rõ ràng hướng phía trước, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell (Cộng hòa, Kentucky) đã tạm thời gác lại cuộc tranh luận về súng ống. Trước đó ông đã chuẩn bị thúc đẩy một biện pháp hạn hẹp hơn được đề xuất bởi Thượng nghị sĩ John Cornyn (Cộng hòa, Texas), và Chris Murphy (Dân chủ, Connecticut) để củng cố hệ thống kiểm tra lí lịch hiện hành. Dự luật này đã bị đình trệ giữa sự chống đối của một số thượng nghị sĩ Cộng hòa xem nó là một sự xâm phạm quyền của chủ sở hữu súng, và của các thượng nghị sĩ Dân chủ, dẫn đầu bởi Thượng nghị sĩ Chuck Schumer của bang New York, người nói rằng dự luật này đi chưa đủ xa.
___
ÔNG TRUMP, nói về các nước NATO: "Một số nước nợ hàng tỉ và hàng tỉ đôla. Họ nợ hàng tỉ đôla từ những năm trước. Không bao giờ trả, và chuyện đó không công bằng. Họ muốn chúng tôi bảo vệ, và họ muốn chúng tôi là một đối tác tốt. Rồi họ không trả nợ hoặc chưa trả. Hoặc họ chưa thanh toán những khoản công bằng." — họp Nội các ngày thứ Năm.
SỰ THẬT: Hầu hết phát biểu này là sai hoàn toàn. Các nước NATO không nợ liên minh bất cứ khoản tiền nào. Họ không phải không trả nợ. Không có tranh chấp nào về "các khoản thanh toán."
Vấn đề là các nước NATO chi bao nhiêu cho lực lượng vũ trang của riêng họ. Ông Trump muốn họ tăng ngân sách quân sự để giảm bớt một phần gánh nặng phòng vệ tập thể mà Mỹ đang gánh, vì Mỹ chi cho lực lượng vũ trang của mình nhiều hơn so với các thành viên NATO khác cộng lại. Vì thế có thể đưa ra lập luận rằng các nước này chưa đóng góp một phần "công bằng."
Dù ông Trump nhận công là đã thuyết phục được các đối tác NATO chi tiêu nhiều hơn, song kết quả hãy còn chưa rõ ràng.
Các nước đã nhất trí vào năm 2014, từ lâu trước khi ông Trump trở thành tổng thống, rằng họ sẽ ngừng cắt giảm chi tiêu quân sự, và họ đã thi hành việc này. Lúc đó họ cũng nhất trí về một mục tiêu là "hướng tới" chi tiêu 2 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội của mình cho quốc phòng đến trước năm 2024. Hầu hết các nước chưa đạt được và mục tiêu đó không phải là nhất định phải đạt được.
___
ÔNG TRUMP: "Bạn biết đấy, tôi đọc ở đâu đó nói, 'Ôi chà, có lẽ người ta không muốn làm việc cho Trump.' Và tin tôi đi, mọi người đều muốn làm việc trong Nhà Trắng. Tất cả họ đều muốn có mặt trong Văn phòng Bầu dục, có mặt trong Cánh Tây. Và không chỉ hồ sơ xin việc nhìn rất oách; đây là một nơi tuyệt vời để làm việc. ... Tôi có biết bao nhiêu người để chọn." — phát biểu ngày thứ Ba trong cuộc họp báo với Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven.
SỰ THẬT: Không phải như vậy, nếu so sánh với các tổng thống tiền nhiệm. Trong năm đầu tiên của ông Trump, tỉ lệ đào thải nhân viên cao cấp trong chính quyền của ông là 34 phần trăm. Tỉ lệ đó cao hơn bất cứ tổng thống nào trong 40 năm qua, theo một phân tích của Kathryn Dunn-Tenpas thuộc Viện Brookings. Ví dụ, tỉ lệ đào thải nhân viên cao cấp trong năm đầu của Tổng thống Bill Clinton và Obama thấp hơn ba lần so với ông Trump, lần lượt là 11 phần trăm và 9 phần trăm.
Tỉ lệ đào thải nhân viên hàng đầu của ông Trump đã tăng lên từ mốc một năm nắm quyền của ông vì những vụ nhân viên rời đi hồi gần đây. Tỉ lệ hiện tại là 43 phần trăm, theo Viện Brookings. Trong số những vụ ra đi mới nhất có cố vấn kinh tế Gary Cohn, phó giám đốc truyền thông Josh Raffel và giám đốc truyền thông Hope Hicks, người thứ ba giữ chức vụ này trong chính quyền Trump.
___
ÔNG TRUMP: "Bạn thấy rồi đó — hôm trước, Chrysler thông báo họ đang rời khỏi Mexico, họ sẽ trở lại Michigan với một nhà máy lớn. Lâu lắm rồi bạn mới thấy chuyện này." — phát biểu ngày thứ Năm khi loan báo áp thuế quan mới lên thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ
SỰ THẬT: Ông Trump thường lặp đi đi lặp lại phát biểu này để cho thấy ông đang đưa công ăn việc làm trở lại Mỹ, nhưng nó không hoàn toàn đúng. Chrysler có thông báo sẽ đưa hoạt động sản xuất xe tải pickup hạng nặng từ Mexico về bang Michigan, nhưng nhà máy không đóng cửa ở Mexico. Nhà máy này sẽ bắt đầu sản xuất các loại xe thương mại khác để bán khắp toàn cầu và họ dự trù không có thay đổi nào trong lực lượng lao động của mình.
___
ÔNG TRUMP: "Từ Bush 1 đến nay, nước ta đã mất hơn 55.000 nhà máy, 6.000.000 việc làm trong ngành chế tạo và Thâm hụt Thương mại tích lũy là hơn 12 ngàn Tỉ Đôla. Năm ngoái, Thâm hụt Thương mại của chúng ta gần 800 Tỉ Đôla. Chính sách & Lãnh đạo Tồi. Phải THẮNG trở lại!" — tweet ngày thứ Tư.
SỰ THẬT: Ông Trump thường xuyên mô tải sai lạc cân bằng thương mại. Thâm hụt thương mại của Mỹ năm ngoái là 566 tỉ đôla, không phải gần 800 tỉ đôla. Ông chỉ trích dẫn thâm hụt về hàng hóa, nhưng phớt lờ thặng dư về dịch vụ.
Mỹ năm 2017 mua hàng hóa nước ngoài nhiều hơn một khoản 810 tỉ đôla so với các nước khác mua từ Mỹ, theo Cục Điều tra Dân số. Thâm hụt về hàng hóa đã được bù lại bằng thặng dư 244 tỉ đôla trong các dịch vụ như vận tải, dịch vụ máy tính và tài chính, tiền bản quyền và các hợp đồng quân sự và hợp đồng chính phủ.
Về lĩnh vực sản xuất, ông Trump phớt lờ điều được coi là lý do chính khiến cho công việc nhà máy bị mất đi: tự động hóa và các hình thức hiệu dụng khác. Thương mại chắc chắn cũng là một yếu tố.
Ông đưa ra con số trong khoảng gần đúng khi đề cập đến số lượng việc làm trong nhà máy bị mất kể từ tháng 1 năm 1989, khi George H.W. Bush trở thành tổng thống: 5,5 triệu, theo Bộ Lao động. Điều mà ông Trump không nói là mặc dù mất 5.5 triệu việc làm trong nhà máy, nền kinh tế Mỹ nói chung đã bổ sung thêm con số 40,6 triệu việc làm thuần trong thời gian đó.
___
ÔNG TRUMP: "Nếu E.U. muốn tăng thêm mức thuế quan và các rào cản vốn đã hết sức to lớn của mình đối với các công ty Mỹ đang kinh doanh ở đó, thì chúng ta chỉ cần đánh Thuế lên Xe hơi của họ đang ào ạt đổ vào Mỹ. Họ làm xe hơi của chúng ta (và những thứ khác nữa) không thể bán được ở đó. Mất cân bằng thương mại lớn!" — tweet ngày 3 tháng 3.
SỰ THẬT: Ông sai khi nói rằng các nhà sản xuất xe hơi không thể bán được xe hơi của Mỹ ở Châu Âu trong khi xe hơi của Châu Âu "ồ ạt" đổ vào Mỹ. Ông nói đúng về sự mất cân bằng thương mại lớn, nhưng nói quá lên. EU áp mức thuế 10 phần trăm đối với xe hơi sản xuất tại Mỹ. Mỹ áp mức thuế 2,5 phần trăm đối với xe hơi sản xuất tại Châu Âu. Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ cho thấy kim ngạch 13.8 tỉ đôla trị giá xe hơi và phụ tùng của Mỹ xuất khẩu năm ngoái đến bốn thị trường hàng đầu ở Châu Âu trong khi Mỹ đã nhập khẩu 51,3 tỉ đôla xe hơi và từ năm nước Châu Âu.
___
ÔNG TRUMP: "Tại sao chính quyền Obama khởi động một cuộc điều tra nhắm vào Chiến dịch tranh cửa của Trump (với zero bằng chứng về hành vi sai trái) từ lâu trước cuộc bầu cử vào tháng 11? Muốn hạ uy tín để H Gian trá chiến thắng. Chưa từng có. Lớn hơn vụ Watergate!" - tweet ngày thứ Hai.
SỰ THẬT: Dù ông Trump gợi ý có âm mưu nhắm vào ông, song không phải là điều bất thường khi các cuộc điều tra bắt đầu mà không có bằng chứng. Chúng có khuynh hướng khởi sự từ những nghi ngờ.
Các cáo buộc hình sự được đưa ra trong sáu tháng qua cho thấy vào tháng 7 năm 2016, khi FBI mở cuộc điều tra phản gián về Nga và ban vận động tranh cử của ông Trump, thực ra đã có những lý do khiến cơ quan chấp pháp lo ngại.
Ví dụ, tới thời điểm đó, một cố vấn về chính sách đối ngoại của ban vận động Trump, George Papadopoulos, đã biết được người Nga tin là họ đã có trong tay thông tin gây tổn hại về ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton dưới hình thức hàng ngàn email. Papadopoulos đã nhận tội khai man với FBI về những liên hệ của anh ta với những người tuyên bố họ có quen biết các quan chức Nga.
Tới giờ không có bằng chứng nào cho thấy ông Obama đã sử dụng vấn đề này để giúp bà Clinton trong cuộc bầu cử. Ông Obama thật ra đã bị một số người theo Đảng Dân chủ - và cả ông Trump trong dòng tweet này - quy lỗi vì đã không làm đủ mạnh về mức độ can thiệp của Nga mà ông đang được báo cáo vào thời điểm đó.
Ví dụ, FBI đã không tiết lộ cuộc điều tra nhắm vào ban vận động Trump và Nga trước cuộc bầu cử. Nếu chuyện đó xảy ra, nó có thể đã có lợi cho bà Clinton, trong khi ông Obama có thể bị cáo buộc tìm cách thao túng cuộc bầu cử. Dù gì thì ông Trump cũng cáo buộc ông Obama làm chuyện này.
___
ÔNG TRUMP: "Thêm nữa, Obama đã KHÔNG làm gì cả về sự can thiệp của Nga." - cùng dòng tweet, ngày thứ Hai.
SỰ THẬT: Không phải vậy. Ông Obama dường như đã làm nhiều hơn ông Trump về sự can thiệp của Nga.
Trước cuộc bầu cử, ông Obama đã công bố phát hiện rằng email của Ủy ban Đảng Dân chủ Toàn quốc và chủ tịch ban vận động tranh cử của bà Clinton, John Podesta, đã bị tấn công bởi những hoạt vụ có liên hệ tới Nga và ông đã cảnh báo về nguy cơ thao túng phòng phiếu trong cuộc bầu cử tháng 11.
Sau cuộc bầu cử, ông Obama trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga bị tình nghi là điệp viên và tịch thu hai điền trang của Nga ở bang Maryland và New York, mà Bộ Ngoại giao Mỹ nói là được dùng cho các hoạt động tình báo.
Chính quyền Trump vẫn chưa trừng phạt bất cứ quan chức Nga nào can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016. Ông Trump chỉ thi thoảng công nhận sự can thiệp của Nga. Mike Rogers, giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian Mạng Hoa Kỳ, gần đây đã nói với các nhà lập pháp rằng ông vẫn chưa được trao thẩm quyền tấn công các hoạt động trên mạng của Moscow trong khi các cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ năm nay đang đến gần.

Mỹ không đổi chiến lược vì Nga có tên lửa Kinzhal

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tin Nga mất vài năm mới có vũ khí như quảng cáo.

Tờ Washington Post dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis bình luận về các vũ khí chiến lược của Nga mới được Tổng thống Vladimir Putin giới thiệu.
Theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng, các vũ khí được Tổng thống Putin giới thiệu "thuộc về tương lai nhiều năm nữa".
My khong doi chien luoc vi Nga co ten lua Kinzhal
Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis
"Tôi không thấy có sự thay đổi nào về khả năng quân sự của Nga và mỗi hệ thống mà ông ấy nhắc đến vẫn thuộc về tương lai nhiều năm nữa. Tôi không thấy họ thay đổi sự cân bằng quân sự" - Bộ trưởng Mattis khẳng định.
"Tôi được trả lương để đánh giá chiến lược. Và tôi chỉ nói với bạn rằng tôi không nhìn thấy sự thay đổi về khả năng quân sự của Nga" - ông nói trước các phóng viên. 
Vì điều đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định, quan điểm của Lầu Năm Góc là không có gì thay đổi về các chiến thuật của mình.
"Họ không ảnh hưởng đến các nhu cầu của chúng tôi, hay làm thay đổi tư thế phòng thủ của chúng tôi" - ông Mattis khẳng định.
Khi giới truyền thông đặt câu hỏi về nhiều vũ khí mà ông Putin nhắc tới có sức mạnh vượt trội trên thế giới, thậm chí có cả hình ảnh minh họa đoạn tên lửa mới nhất của Nga nhằm hướng một thành phố của Mỹ, Bộ trưởng Mattis cho rằng "không có gì khác biệt".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng, Nga đã có thể tấn công thành phố cảng của Mỹ bằng một tên lửa từ rất lâu.
"Chẳng có gì thay đổi (về các vũ khí của Nga- PV) ngoài số tiền mà họ muốn chi cho một cái gì đó vẫn không thay đổi cán cân quân sự chiến lược. Chúng không làm thay đổi tính toán chiến lược của tôi. Tôi chỉ thấy rằng, nó sẽ khiến người Nga phải chịu các chi phí rất lớn" - ông Mattis nói.
Trong khi đó, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo cũng bình luận rằng "không có gì bất ngờ" trong lời giới thiệu vũ khí của Tổng thống Nga được đề cập trong Thông điệp Liên bang.
My khong doi chien luoc vi Nga co ten lua Kinzhal
Mỹ không coi nặng tính "nguy hiểm" của vũ khí Nga.
"Người Mỹ nên yên tâm rằng chúng ta có một sự hiểu biết rất rõ về các chương trình của Nga và biết làm thế nào để đảm bảo người dân Mỹ được an toàn trước các mối đe dọa từ ông Vladimir Putin" - Giám đốc CIA khẳng định.
Các bình luận của giới chức quân sự Mỹ được đưa ra gần 2 tháng sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đưa ra một Chiến lược quốc phòng mới nhằm ưu tiên chuẩn bị cho quân đội trước các cuộc cạnh tranh với Nga và Trung Quốc bên cạnh tất cả các mối đe dọa khác.
Đông Phong

Khoảnh khắc đứng tim: Bị tấn công trên bầu trời Chechnya, ông Putin tưởng là pháo hoa

Chuyên gia Sivkov: Mỹ đang đối phó với Nga theo 3 hướng

Sơn Nguyễn | 12/03/2018 11:13
Chuyên gia Sivkov: Mỹ đang đối phó với Nga theo 3 hướng
Ảnh: CNN

Theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các nước Trung Đông và Trung Á, nhà chính trị học người Nga, ông Semenov Bagdasarov, Mỹ sẽ không bao giờ là bạn của Nga, do đó Moscow cần bảo vệ chặt chẽ các lợi ích của Nga trên trường quốc tế.

Hướng đầu tiên bao gồm việc hình thành một cụm quân mạnh từ các tên lửa chiến lược và chiến thuật với tầm xa khác nhau.
Hướng thứ hai là thành lập lực lượng tên lửa hạt nhân có khả năng tiến hành đòn tấn công được gọi là “giải giáp và trảm” vào Nga nhờ các đầu đạn cỡ lớn, nhằm tiêu diệt lực lượng tên lửa - hạt nhân của Nga tại các trung tâm chỉ huy.
Và hướng thứ ba đó là ứng dụng những công nghệ của các cuộc chiến lai tạp, tức là sử dụng cách “phá hoại từ bên trong” và chỉ trích về việc sử dụng các thành tố quân sự, đặc biệt là lực lượng hạt nhân, chuyên gia Sivkov thông báo.
Xuất phát từ vấn đề này, cần hiểu rằng cuộc chiến tranh đã được bắt đầu và nó đang diễn ra theo các hướng này, chuyên gia này bổ sung.
Theo Sivkov, trong những năm gần đây, Nga rất chú trọng vấn đề bảo đảm an ninh của mình, trong đó là nhờ vào việc hiện đại hóa khả năng hạt nhân. Rõ ràng, không một ai ở Mỹ mong muốn bị tấn công hạt nhân từ Nga. Do đó, chiến lược của Mỹ còn bao gồm tính tới triển khai các phương tiện phòng thủ tên lửa tại châu Âu.
Mặc cho sự đảm bảo từ Mỹ rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa không hướng tới chống Nga, nhưng không ai tin vào điều này. Bởi Mỹ hiện không có các đối thủ cạnh tranh địa chính trị khác trong khu vực này và tương lai cũng không. Do đó Nga cần tiếp tục sử dụng nguyên tắc “kiềm chế hạt nhân” và phát triển khả năng phòng thủ vững chắc của mình.

Ra tay ở Syria, Israel lộ “lằn ranh đỏ”

Hồng Nhung | 12/03/2018 10:14
Ra tay ở Syria, Israel lộ “lằn ranh đỏ”
Tiêm kích F-16 của không quân Israel. Ảnh: National Interest

Bạn sốc vì Israel và Iran, hai kẻ thù không đội trời chung ở Trung Đông, sẽ tiếp tục chỉ trích và thử thách ranh giới đỏ của nhau? Không nên sốc. Cách mọi chuyện diễn ra ở Syria, cho thấy đây chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi hai nước này trực tiếp giao chiến với nhau, National Interest nhận định.

Trong chuyến thăm biên giới Israel-Syria ở cao nguyên Golan ngày 6/2, sau khi bày tỏ sự cảm thông với các sĩ quan quân đội Israel đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới và kiểm tra trang thiết bị, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã thông qua báo chí gửi đi lời cảnh cáo nghiêm khắc tới Iran, chính quyền Assad, Hezbollah, IS hay bất kỳ thế lực nào khác trên chiến trường Syria đang cố gắng thách thức nhà nước Do Thái.
Ông Netanyahu khẳng định Israel mong muốn hòa bình cho tất cả người dân trong khu vực. Nhưng nếu ai đó dám tấn công Israel dưới bất cứ hình thức nào, thì nên biết "chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào xảy ra, và tôi không khuyến cáo bất cứ ai thử thách chúng tôi".
Rõ ràng người Iran không hiểu được thông điệp này. Hoặc có lẽ họ chỉ mặc kệ và cho rằng Netanyahu sẽ không mạo hiểm châm ngòi một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn thông qua hành động trả đũa mạnh mẽ như vậy. Nhưng ngay sau đó, thực tế đã chứng minh lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã sai, và họ đã nhận được một bài học đắt giá.
Ra tay ở Syria, Israel lộ “lằn ranh đỏ” - Ảnh 1.
Xác chiếc F-16 bị bắn rơi. Ảnh: kuruc.info
Sau khi một máy bay không người lái của Iran xâm nhập không phận của Israel vào khoảng 4 giờ 30 sáng ngày 10/2, nó đã bị một trực thăng tấn công của Israel bắn rơi. Nhưng Israel chưa dừng tại đó; 8 chiến đấu cơ của nước này đã cất cánh và tiến vào không phận Syria, oanh tạc một căn cứ quân sự của Syria, nơi bị cho là đã điều khiển máy bay không người lái xâm nhập Israel.
Hệ thống phòng không của Syria đã bắn rơi một trong những chiếc máy bay này. Đây là lần đầu tiên kể từ những năm 1980 một máy bay chiến đấu của Israel bị hỏa lực của kẻ thù bắn hạ. May mắn là các phi công của Israel đã thoát khỏi máy bay, miễn cho chính phủ Netanyahu phải tổ chức tang lễ cấp nhà nước cho các quân nhân. Tuy nhiên, việc không bị tổn thất về người cũng không ngăn cản được Israel tiếp tục thực hiện hành động trả đũa. Vào cuối ngày hôm đó, hàng chục địa điểm tại Syria, trong đó có 4 mục tiêu Iran , đã bị tấn công.
Bạn sốc vì Israel và Iran, hai kẻ thù không đội trời chung ở Trung Đông , sẽ tiếp tục chỉ trích và thử thách ranh giới đỏ của nhau? Bạn không nên sốc. Cách mọi chuyện diễn ra ở Syria, cho thấy đây chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi hai nước này trực tiếp giao chiến với nhau.
Suốt cuộc nội chiến 7 năm qua ở Syria, ông Netanyahu đã nhắc nhở bất cứ ai xem truyền hình rằng Israel sẽ không sợ hãi khi đối diện với mối nguy hiểm phát sinh từ xung đột ở Syria . Chính sách của Netanyahu không phải là một thứ vô lý. Sự vô lý xảy ra sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
Nếu súng cối bắn nhầm vào cao nguyên Golan, Israel sẽ đáp lại bằng một đợt pháo kích. Nếu tình báo của Israel phát hiện một chuyến hàng gồm các tên lửa phòng không SA-17 được một đoàn xe vận chuyển cho Hezbollah, Không quân Israel sẽ truy tìm và phá hủy đoàn xe. Nếu chế độ Assad bị phát hiện đang sản xuất đạn hóa học, nhà máy sản xuất sẽ bị ném bom. Và trong trường hợp người Iran xây dựng một căn cứ quân sự ở phía tây nam Damascus, các phi công của Israel sẽ được lệnh phá hủy cơ sở này, hoặc chí ít là khiến nơi này bị thiệt hại nặng nề.
Ra tay ở Syria, Israel lộ “lằn ranh đỏ” - Ảnh 2.
Chiến đấu cơ F-16 của Israel. Ảnh: National Interest
Các nhân vật quyền lực của Syria không giống như thể không lường trước được chuyện này. Các biện pháp trả đũa của Israel ở Syria chắc chắn có mức độ lớn hơn so với các hành động trước đây. Đây không phải là đang nói về việc đánh bom vào một mục tiêu nhỏ giống như một đoàn xe không được bảo vệ của Hezbollah di chuyển từ điểm A đến điểm B. Thay vào đó, người ta đang nói đến các mục tiêu, bao gồm tấn công một loạt các vị trí có hệ thống phòng không, như căn cứ quân sự T- 4 gần thành phố Palmyra của Syria. Song dù cho chuyên nghiệp và tài năng như không quân Israel (quả thật họ giỏi nhất khu vực), chiến dịch này cũng không dễ thực hiện. Nếu mà dễ thì Israel đã không thiệt hại một chiếc F-16 trên đường quay về căn cứ.
Và dẫu cho phải chịu chi phí và rủi ro, Israel vẫn tiến hành chiến dịch. Khác với Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, Israel không có quyền lợi khi lựa chọn người thắng, kẻ thua trong cuộc nội chiến Syria. Nhưng Israel có được lợi ích an ninh quốc gia quan trọng khi đảm bảo Tehran không thể lợi dụng được quyền lực của họ đối với chế độ Assad để củng cố và sau đó mở rộng sự hiện diện quân sự lâu dài của Iran ở Syria.
Trên thực tế, ngoại trừ việc ngừng vận chuyển vũ khí tối tân vào kho vũ khí của Hezbollah, cản trở kế hoạch của Iran là lợi ích an ninh quốc gia duy nhất mà Israel có được tại Syria. Netanyahu đã nhiều lần làm rõ lợi ích này. Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong những lần xuất hiện trước công chúng tại các ban tham mưu ở phương Tây, và thông qua những trung gian có tiếp xúc với Bashar al-Assad, Thủ tướng Israel vẫn giữ kịch bản và nhấn mạnh thông điệp: nếu Tehran cố gắng biến Syria thành một Lebanon nữa, Israel sẽ buộc phải sử dụng lực lượng quân sự để ngăn chặn thảm họa xảy ra.
Ra tay ở Syria, Israel lộ “lằn ranh đỏ” - Ảnh 3.
Thủ tướng Israel Netanyahu thăm Cao nguyên Golan. Ảnh: RT
Vào đầu tháng 2, chính phủ Israel đã cụ thể hóa khái niệm này. Các cuộc tấn công ở Syria đã chứng tỏ cho Iran, Assad, Hezbollah và bất cứ phe phái nào chống Israel thấy rằng Israel có những ranh giới đỏ mà Israel sẽ bắt các bên phải tôn trọng.
Là đồng minh quân sự, tình báo và chính trị thân thiết nhất của Israel trong khu vực, Mỹ chắc chắn sẽ đóng một vai trò nào đó. Trong hoàn cảnh hiện nay, cách ứng xử khôn ngoan nhất của Mỹ không phải là tham gia không kích cùng với Israel, mà là giúp đỡ Israel giảm leo thang bạo lực và gây sức ép để tất cả các bên gồm Israel, Iran, Assad và Nga kiềm chế.
Mặc dù có rất ít ảnh hưởng đối với chính quyền Assad và Iran, Washington có thể gửi công hàm đến Moscow để ngăn chặn cuộc phản công của Iran hoặc Syria trên lãnh thổ Israel. Có thể ông Putin còn quan tâm đến việc vận động hành lang nhằm giảm leo thang nhiều hơn cả Mỹ, khi mà các binh sĩ Nga đang đóng quân tại một số căn cứ có thể trở thành mục tiêu trong quá trình leo thang. Điều cuối cùng Nga quan tâm là 3 năm đầu tư quân sự ủng hộ Damascus có thể bị hủy hoại bởi các cuộc không kích của Israel.
Trong bối cảnh quan hệ song phương Nga-Mỹ đang rơi vào tình trạng tồi tệ như hiện nay, càng ngày lại càng khó xác định bất kỳ sự tương đồng nào giữa Washington và Moscow. Tuy nhiên, National Interest cho rằng, ngăn chặn một cuộc đối đầu giữa Israel và Iran ở Syria ngay từ trong trứng nước là một mục tiêu mà cả hai nước có thể thực hiện.

2 ông Donald Trump, Kim Jong-un "xé rào" ngoại giao, chấp nhận rủi ro mưu đại sự

Đại sứ Trần Đức Mậu | 12/03/2018 13:42
2 ông Donald Trump, Kim Jong-un "xé rào" ngoại giao, chấp nhận rủi ro mưu đại sự

Hai bên Mỹ-Triều chấp nhận rủi ro vì muốn tận dụng cơ may thành công và vì thật ra bên nào cũng lại có cái lợi riêng trong trường hợp cuộc đối thoại thất bại.

Phá vỡ thông lệ ngoại giao
Việc hai miền trên bán đảo Triều Tiên đi vào hoà dịu với nhau đã gây bất ngờ lớn trong những ngày tháng đầu tiên của năm 2018, nhưng bất ngờ còn lớn hơn là Mỹ và Triều Tiên đồng ý có cuộc gặp cấp cao đầu tiên trong lịch sử. Phía Triều Tiên chủ động đưa ra lời mời gặp gỡ, thận trọng và kín kẽ bằng thông điệp miệng gửi nhờ Hàn Quốc chuyển tới Mỹ bởi giữ dư địa để lùi trong trường hợp thiện chí bị tổng thống Mỹ Donald Trump thẳng thừng bác bỏ.
Ông Trump đã nhanh chóng nhận lời mời, quyết đoán và bất chấp truyền thống ngoại giao của Mỹ cũng như thông lệ trong thế giới ngoại giao nói chung. Truyền thống ngoại giao của Mỹ là coi cuộc gặp của tổng thống Mỹ với lãnh đạo Triều Tiên như một phần thưởng của Mỹ cho việc Triều Tiên đáp ứng mọi yêu cầu và điều kiện của Mỹ. Chẳng phải những người tiền nhiệm của ông Trump như Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama đều đã hành xử như thế với Triều Tiên hay sao?
2 ông Donald Trump, Kim Jong-un xé rào ngoại giao, chấp nhận rủi ro mưu đại sự - Ảnh 1.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phá vỡ truyền thống ngoại giao trong tuyên bố đối thoại với Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters
Truyền thống ở Mỹ cũng còn là tổng thống trao đổi với cộng sự trước đã rồi mới quyết định theo khuôn mẫu "câu trả lời thích hợp sẽ được người thích hợp đưa ra theo cách thích hợp vào thời điểm thích hợp". 
Khi ông Trump nhận lời gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson công cán châu Phi và người này bị bất ngờ không kém gì mọi người khác. Ông Trump không những chỉ quyết đoán và quyết hết mà còn chẳng coi trọng gì Bộ Ngoại giao và Ngoại trưởng Mỹ.
Thông lệ trong thế giới ngoại giao là cuộc thượng đỉnh thường không phải là cuộc đàm phán mà chỉ để chính thức hoá kết quả đàm phán, lãnh đạo cấp cao chỉ hội đàm chứ không đàm phán, bởi thế thường đàm phán thành công hoặc phải chắc chắn thành công thì mới có cuộc gặp cấp cao.
Trước ông Trump không có cuộc cấp cao Mỹ - Triều nào vì không bên nào chịu đáp ứng điều kiện tiên quyết của phía bên kia và đàm phán không được tiến hành chứ chưa nói đến kết thúc với kết quả nào. Bây giờ, ông Trump hành xử khác hẳn.
Cho tới nay, chưa có tổng thống đương nhiệm nào của Mỹ điện đàm thôi chứ không nói đến gặp trực tiếp với lãnh đạo Triều Tiên. Jimmy Carter năm 1994 và Bill Clinton năm 2009 đã đi Triều Tiên nhưng đều sau khi không còn tại vị nữa. George W. Bush nguyền rủa Triều Tiên là "ma quỷ" còn Barack Obama thà "kiên nhẫn chiến lược" chứ không chấp nhận đối thoại trực tiếp với Triều Tiên.
Các ông Clinton, Bush và Obama đều muốn chắc ăn, đều muốn nắm dao đằng chuôi, đều không tin Triều Tiên và đều theo phương châm Mỹ không bằng vai phải lứa với Triều Tiên. Ông Trump thì lại chấp nhận rủi ro để mưu thành đại sự. Cả phía Triều Tiên cũng vậy khi chủ động mời chào Mỹ đi vào đối thoại và tiếp xúc trực tiếp.
Chấp nhận rủi ro mưu đại sự
2 ông Donald Trump, Kim Jong-un xé rào ngoại giao, chấp nhận rủi ro mưu đại sự - Ảnh 2.
Thông điệp đối thoại từ Triều Tiên được gửi qua phái đoàn Hàn Quốc tới Mỹ. Ảnh: KCNA
Cái rủi ro ở đây hiện hữu trên hai phương diện. Thứ nhất là hiện chưa thể chắc chắn được là cuộc cấp cao Donald Trump - Kim Jong-un sẽ diễn ra. Chỉ cần một động thái nhỏ ở phía này hay bên kia, một tweet của ông Trump hay một phát biểu của Triều Tiên thôi với nội dung nhạy cảm chứ không cần đến hành động lớn cũng có thể đủ để huỷ hoại cuộc gặp. Rủi ro luôn tiềm ẩn ở câu hỏi về điều kiện tiên quyết.
Cho tới nay, mọi thông tin đều không phải chính thức từ phía Triều Tiên mà đều qua thông báo của Hàn Quốc và được phía Mỹ xác nhận. Ông Trump đề cập "cam kết của Triều Tiên" chứ không nhắc đến điều kiện tiên quyết của Mỹ hay Triều Tiên. Cái mập mờ này giúp cho cả hai phía đều vẫn luôn có thể dễ dàng và nhanh chóng thoái lui từ nay cho tới tận thời điểm tiến hành cuộc thượng đỉnh, dự kiến vào cuối tháng 5 này.
Thứ hai là cuộc gặp có thể thành công nhưng cũng có thể thất bại. Tính cách cá nhân của ông Trump và ông Kim Jong-un, mức độ phức tạp, nan giải và nhạy cảm của vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng như sự tin cậy lẫm nhau không có giữa Mỹ và Triều Tiên làm cho cuộc gặp này vô cùng khó thành công. Vì thế, hai bên nhằm tới thành công nhưng rõ ràng không thể không chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp bị thất bại.
Hai bên chấp nhận rủi ro vì muốn tận dụng cơ may thành công và vì thật ra bên nào cũng lại có cái lợi riêng trong trường hợp thất bại. Ông Trump và ông Kim Jong-un đều nắm thực quyền và toàn quyền trong tay, có thể quyết ngay và luôn. Người nào cũng có cái lý riêng biện minh cho thế của mình trong cuộc cấp cao này.
Ông Trump cho rằng Triều Tiên bị Mỹ làm cho khó khăn quá nên mới xuống thang. Triều Tiên lại tính vì đã có được tên lửa và vũ khí hạt nhân như thế nên mới buộc được Mỹ chấp nhận đối thoại.
2 ông Donald Trump, Kim Jong-un xé rào ngoại giao, chấp nhận rủi ro mưu đại sự - Ảnh 3.
Nếu cuộc gặp cấp cao thất bại, bên này sẽ đổ hết trách nhiệm cho bên kia. Ai cũng sẽ quả quyết là đã thiện chí hết mức, kiên nhẫn tột cùng và nỗ lực tối đa nên nếu Mỹ sử dụng biện pháp quân sự thì không ai có thể nói Mỹ hiếu chiến và nếu Triều Tiên có tiếp tục chương trình tên lửa và hạt nhân thì cả thế giới không thể phản đối được nữa.
Chấp nhận rủi ro để mưu thành chuyện lớn, ông Trump và ông Kim Jong-un rất có thể giải quyết được vấn đề nan giải dai dẳng lâu nay. Cuộc gặp này thành công thì chính trị thế giới và quan hệ quốc tế sẽ thay đổi rất nhiều và cơ bản, khu vực Đông Bắc Á sẽ khác hẳn về mọi phương diện, vấn đề hạt nhân và tên lửa của Iran cũng bị tác động mạnh.
Thiên hạ sẽ nhìn ông Trump bằng con mắt hoàn toàn khác trước. Suy diễn một cách lô gic thì sẽ thấy trước cuộc thượng đỉnh Mỹ - Triều đầu tiên sẽ phải diễn ra cuộc thượng đỉnh liên Triều thứ ba.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên đang ở trước cơ hội có bước ngoặt lịch sử.


Những thách thức “cản đường” lãnh đạo Mỹ - Triều tìm tiếng nói chung

Ngay cả khi Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đồng ý gặp mặt và đối thoại trực tiếp, tâm lý ngờ vực giữa hai quốc gia từng trải qua hàng chục năm căng thẳng có thể sẽ khiến kết quả của các cuộc đàm phán không được như kỳ vọng.
 >> Chính quyền Trump “chạy đua” chuẩn bị cho cuộc gặp lịch sử với Triều Tiên
 >> Ông Trump có thể “bắt bài” Triều Tiên trong cuộc đàm phán lịch sử?
 >> Chặng đường đàm phán chông gai giữa Mỹ và Triều Tiên

Binh sĩ Hàn Quốc bước qua màn hình lớn chiếu bản tin về Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại một nhà ga ở Seoul (Ảnh: Getty)
Binh sĩ Hàn Quốc bước qua màn hình lớn chiếu bản tin về Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại một nhà ga ở Seoul (Ảnh: Getty)
Thông qua chuyến đi của đặc phái viên Hàn Quốc tới Washington, Triều Tiên trong tuần này đã đánh tiếng rằng nước này sẵn sàng đàm phán với Mỹ về vấn đề phi hạt nhân hóa - điều mà Bình Nhưỡng chưa bao giờ nhượng bộ trước đây. Chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un được cho là cam kết sẽ không tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa trong thời gian đối thoại với Mỹ, đổi lại Triều Tiên cần sự đảm bảo về an ninh. Tín hiệu “xuống thang” của Bình Nhưỡng dẫn tới một quyết định gây xao dư luận của Tổng thống Donald Trump. Theo đó, ông chủ Nhà Trắng chấp thuận lời mời tổ chức cuộc gặp cấp cao với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Trong hàng chục năm qua, Mỹ và Triều Tiên đã chứng kiến nhiều nỗ lực thất bại trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng. Do vậy, hội nghị thượng đỉnh sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo được kỳ vọng có thể mang lại những tiến triển tích cực. Tuy nhiên, ngay cả khi gạt sang một bên những quan ngại về phong cách lãnh đạo khó đoán của Tổng thống Trump và đặt giả thiết Triều Tiên thực sự nghiêm túc về việc phi hạt nhân hóa, triển vọng thành công của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều vẫn phải tính đến một số rào cản lớn.
Khoảng cách lòng tin
Theo Washington Post, để Triều Tiên có thể từ bỏ vũ khí hạt nhân, nhà lãnh đạo Kim Jong-un phải thực sự cảm thấy chắc chắn một điều rằng, Mỹ sẽ không làm tổn hại tới chính quyền của ông. Điều này được cho là không dễ dàng, nhất là sau các động thái can thiệp của Washington tại Iraq và Libya trước đây.
Để có thể củng cố lòng tin vào Mỹ, Triều Tiên cần một sự bảo đảm từ chính cá nhân Tổng thống Trump, một nghị quyết từ Quốc hội Mỹ, hoặc vai trò của Trung Quốc như một bên bảo lãnh cho bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Washington và Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, ngay cả khi những yêu cầu “khó khăn” trên được đáp ứng, điều đó cũng chưa chắc sẽ làm hài lòng Triều Tiên - một chính quyền luôn bị “ám ảnh” bởi tâm lý rằng Mỹ đang tìm cách lật đổ họ.
Về phần mình, Triều Tiên cũng gặp thách thức trong việc chứng minh sự tin cậy của họ sau hàng loạt vụ vi phạm thỏa thuận do chính Bình Nhưỡng đặt bút ký trong quá khứ. Phần lớn các nhà quan sát tin rằng Triều Tiên sẽ “lật lọng” và tiếp tục mở rộng chương trình hạt nhân trong vài tháng tới.
Để chứng minh thực sự nghiêm túc với việc phi hạt nhân hóa, chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un phải chấp thuận để các thanh tra viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tới Triều Tiên, không chỉ để thanh tra các cơ sở hạt nhân mà còn các căn cứ quân sự chưa được công bố của nước này. Đối với nhiều nước, đây đã là điều kiện khó chấp nhận, chứ chưa nói đến một quốc gia bí ẩn như Triều Tiên.
Hố sâu kỳ vọng
Các quan chức Mỹ, Triều Tiên, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tham gia đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên năm 2008 tại Bắc Kinh (Ảnh: Getty)
Các quan chức Mỹ, Triều Tiên, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tham gia đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên năm 2008 tại Bắc Kinh (Ảnh: Getty)
Đối với Mỹ, viễn cảnh lý tưởng mà nước này mong muốn đạt được là chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẵn sàng quay trở lại Tuyên bố chung tháng 9/2005 của cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, trong đó Bình Nhưỡng đồng ý phi hạt nhân hóa để đổi lại sự bảo đảm về an ninh và kinh tế. Tuy nhiên, văn bản này không cấm Triều Tiên tiến hành các động thái khiêu khích khác như các hoạt động quân sự thông thường hay tấn công mạng.
Trong khi đó, điều Triều Tiên chờ đợi nhất ở Mỹ là Washington sẽ không áp đặt thêm các lệnh trừng phạt hay tiến hành các biện pháp gây khó dễ khác cho Bình Nhưỡng trong quá trình đàm phán. Năm 2005, Triều Tiên từng rút khỏi các cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân khi Bộ Tài chính Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào một ngân hàng ở Macau vì nghi ngờ rửa tiền cho Triều Tiên. Mỹ khi đó cho rằng các lệnh trừng phạt Triều Tiên là hợp lý và không liên quan tới các vòng đàm phán 6 bên. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng không nghĩ như vậy.
Lịch sử dường như đã lặp lại. Vào ngày 6/3, khi Triều Tiên loan tin sẵn sàng đối thoại với Mỹ, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thông báo lệnh trừng phạt mới nhằm vào Bình Nhưỡng với cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học.
Không cùng tiếng nói
Đối thoại Mỹ - Triều sẽ không đi đến đâu nếu cả hai nước không tìm được tiếng nói chung về mục tiêu cuối cùng sau các cuộc đàm phán. Rốt cuộc Mỹ có thể sẵn sàng ký thỏa thuận hòa bình với Triều Tiên, trong đó cam kết không gây khó khăn cho chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong un và sẽ bình thường hóa quan hệ để đổi lại cam kết phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng. Tuy vậy, Triều Tiên có thể đang chờ đợi một cái kết hoàn toàn khác.
Chẳng hạn, ông Kim Jong-un có thể yêu cầu Mỹ chấm dứt liên minh với Hàn Quốc và rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên. Đây được cho là điều bất khả thi với Washington và Seoul, dù cho Bình Nhưỡng có sẵn sàng chấp nhận đánh đổi bằng cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân đi chăng nữa.
Để có thể thu hẹp khoảng cách, Mỹ và Triều Tiên có thể cùng nhau vạch ra những nguyên tắc chi tiết về cam kết chung nhằm ngăn ngừa việc đàm phán sụp đổ. Điều này đòi hỏi hai bên phải có các cuộc đàm phán “tiền trạm” toàn diện. Trên bàn đàm phán, Mỹ có thể tìm cách thúc đẩy một thỏa thuận toàn diện vượt ra ngoài phạm vi của chương trình hạt nhân Triều Tiên để tránh việc hai nước “vỡ mộng” về nhau như sau thỏa thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng nhiều khả năng sẽ không đồng ý mở rộng phạm vi đàm phán sang các lĩnh vực phi hạt nhân.
Thành Đạt

Ông Trump 'lường trước rủi ro' khi gặp ông Kim




Hé lộ nơi ông Donald Trump gặp gỡ ông Kim Jong Un

Làng đình chiến Panmunjeom là một lựa chọn rất tiềm năng cho cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Ngày 11/3, một quan chức Hàn Quốc cho biết, khu vực An ninh Chung (JSA) của làng đình chiến Panmunjeom nằm trên đường phân định ranh giới giữa 2 miền Triều Tiên, là một trong những địa điểm có thể sẽ diễn ra hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Một quan chức giấu tên của Văn phòng tổng thống Hàn Quốc nói với phóng viên rằng, "các địa điểm như Thụy Sĩ, Thụy Điển hay đảo Jeju đã thu hút nhiều sự chú ý (về khả năng diễn ra hội nghị này), nhưng chúng tôi cũng xem xét JSA như một lựa chọn rất tiềm năng.
Nếu Triều Tiên và Mỹ, những nước là các bên có liên quan trực tiếp tới thỏa thuận đình chiến, tổ chức hội nghị thượng đỉnh này ở Panmunjeom, điều này sẽ mang ý nghĩa quan trọng trong việc biến một biểu tượng của sự chia rẽ thành biểu tượng của hòa bình".
He lo noi ong Donald Trump gap go ong Kim Jong Un
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
Ngoài ra, quan chức trên cho biết, địa điểm diễn ra hội nghị nói trên sẽ được Bình Nhưỡng và Washington thảo luận sâu hơn, cũng như phải xem xét nhiều yếu tố khác, trong đó có các vấn đề an ninh.
Dự kiến, cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ diễn ra vào tháng 5 tới. Giữa những cảnh báo về khả năng "thất thường" của Bình Nhưỡng, ông Trump vẫn đầy tự tin.
Hôm 10/3, Tổng thống Trump cho biết, ông tin rằng Triều Tiên "muốn thực thi hòa bình", đồng thời dự báo cuộc gặp sẽ đạt "thành công lớn".
Ông Trump cũng bày tỏ tin tưởng vào tuyên bố của Triều Tiên là "sẽ không phóng tên lửa" trong lúc hai bên tiến hành công tác chuẩn bị cho cuộc gặp lịch sử sắp tới và "họ dự tính phi hạt nhân hóa. Đó sẽ là điều tuyệt vời".
Trước đó, Mỹ đã đặt điều kiện mới với Triều Tiên về cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Trump và ông Kim Jong Un.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết: "Tổng thống sẽ không có bất kỳ cuộc gặp nào nếu Triều Tiên không có các bước đi cụ thể và hành động chắc chắn".
Bà Sanders không nói rõ các "hành động chắc chắn" mà Bình Nhưỡng cần làm. Người Mỹ trước đó nói sẽ chỉ đàm phán với Triều Tiên khi và chỉ khi nước này từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi.
Tuy nhiên, có vẻ như lời cam kết trước đó của nhà lãnh đạo Kim Jong Un rằng sẽ ngừng thử hạt nhân với điều kiện an ninh quốc gia được bảo đảm không chiếm được lòng tin của chính giới Mỹ.
An Nhiên

Báo Hàn Quốc: Ông Kim Jong-un muốn ký hiệp ước hòa bình sau hội đàm với ông Trump


Báo Hàn Quốc: Triều Tiên "mời" Mỹ mở đại sứ quán tại Bình Nhưỡng

Ngày đăng : 14:24 - 12/03/2018
Tờ Dong-A Ilbo đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã bày tỏ mong muốn bình thường hóa quan hệ cũng như ký kết một thỏa thuận hòa bình với Mỹ bao gồm việc Washington mở đại sứ quán tại thủ đô Bình Nhưỡng.
Một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho hay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bày tỏ sẵn sàng ký kết một thỏa thuận hòa bình với Mỹ cũng như thiết lập các mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Hôm nay (12/3), tờ Dong-A Ilbo của Hàn Quốc đưa tin ông Kim đã nhắc tới ý định bình thường hóa các mối quan hệ với Washington trong cuộc gặp phái đoàn cấp cao Hàn Quốc tới thăm Bình Nhưỡng mới đây.
Hình ảnh nhà lãnh đạo Mỹ - Triều xuất hiện trên bản tin của truyền thông Hàn Quốc. 
Trong đó, mục tiêu cuối cùng của nhà lãnh đạo Triều Tiên là ký kết một thỏa thuận hòa bình với Mỹ cũng như thiết lập các mối quan hệ ngoại giao bao gồm việc Mỹ mở đại sứ quán tại thủ đô Bình Nhưỡng, Dong-A Ilbo nhấn mạnh.
Trước đó, hôm 8/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chấp nhận lời mời gặp mặt của ông Kim vào cuối tháng Năm tới. Động thái bất ngờ này được đưa ra sau nhiều tháng Mỹ – Triều căng thẳng liên quan tới chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Thậm chí, không ít lần hai nhà lãnh đạo Mỹ – Triều đã lên tiếng đe dọa tấn công quân sự.
Tổng thống Mỹ Trump cũng khẳng định ông hy vọng đạt được “thành công lớn” trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên và hy vọng Bình Nhưỡng sẽ từ bỏ các vụ thử hạt nhân và tên lửa để tiến tới giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Hôm 11/3, giới chức Mỹ khẳng định quyết định gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un của Tổng thống Donald Trump không phải là để khoe mẽ hay là món quà tặng cho Bình Nhưỡng.
“Tổng thống Trump không làm như vậy chỉ để khoe mẽ. Ông ấy muốn giải quyết vấn đề”, Reuters dẫn lời Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ Mike Pompeo chia sẻ trong chương trình “Fox News Sunday”.
 Minh Thu (lược dịch)

Tổng thống Philippines dọa ném các điều tra viên LHQ cho cá sấu ăn thịt

Hồng Hạnh | 12/03/2018 20:39
Tổng thống Philippines dọa ném các điều tra viên LHQ cho cá sấu ăn thịt
Cá sấu tại một trang trại của chính phủ ở Palawan, phía tây Philippines. Ảnh: Reuters

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa có phát ngôn gây tranh cãi nhằm vào các quan chức nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) điều tra về cáo buộc nhà lãnh đạo nước này “giết người không qua xét xử” đối với tội phạm ma túy.

Phát ngôn bùng nổ nhằm vào các quan chức quốc tế đưa ra chỉ một ngày sau khi Cao ủy Nhân quyền LHQ Zeid Ra'ad Al Hussein cho rằng nhà lãnh đạo Philippines cần phải đi kiểm tra sức khỏe tâm thần.
Ngày 10/3, Tổng thống Duterte một lần nữa khẳng định sẽ tự bảo vệ mình và quyền thi hành pháp luật bằng cách không hợp tác trong vụ điều tra do LHQ dẫn đầu liên quan tới các cáo buộc giết người không xét xử đối với các nghi phạm ma túy.
Tổng thống Duterte còn đưa ra những lời lẽ xúc phạm Cao ủy Zeid và nhấn mạnh có quyền không trả lời câu hỏi của nhóm điều tra nhân quyền, hiện do Agnes Callamard – báo cáo viên đặc biệt của LHQ – chỉ đạo.
“Đừng trả lời câu hỏi của họ. Hãy làm công việc của mình… trong phạm vi luật pháp cho phép”, Tổng thống Duterte phát biểu trước nhóm binh lính tại thành phố Zamboanga, khẳng định sẽ nhận mọi “trách nhiệm” liên quan đến chiến dịch chống ma túy của ông. “Hãy để việc đó cho tôi. Họ đang đến đây. Các bạn có cá sấu không, loại ăn thịt người ấy? Hãy ném những người đó đến đó. Những người hoạt động nhân quyền đó đều ngu ngốc. Tôi nói không được phá hủy đất nước của tôi, thành phố của tôi, vì tôi sẽ giết các người…”.
Tổng thống Duterte hiện đang là đối tượng nhân chỉ trích từ các quốc gia khác trên thế giới do hành động trong chiến dịch phòng chống ma túy. Theo số liệu của chính phủ, ít nhất 4.000 người thiệt mạng trong chiến dịch truy quét của cảnh sát từ tháng 7/2016. Tuy nhiên, theo các tổ chức nhân quyền như PAHRA, con số trở thành nạn nhân của chính sách Duterte lên tới 12.000 người.
Sau nhiều tháng đe dọa, đầu tháng này, Tòa án Hình sự Quốc tế chính thức mở một cuộc điêu tra đối với chiến dịch của Tổng thống Duterte.
Sinh viên TQ chăng áp phích phản đối Tập Cận Bình

Trung Quốc, Tập Cận Bình
Bản quyền hình ảnhTWITTER/STOPXIJINPINGImage captionÁp phích phản đối Tập Cận Bình ở một số trường đại học nước ngoài
Trong những ngày gần đây, các áp phích chống ông Tập được viết bằng tiếng Trung và tiếng Anh xuất hiện ở một số trường đại học phương Tây.
Trên áp phích là các thông điệp như 'không phải chủ tịch nước của tôi' và 'tôi phản đối.'
Trung Quốc kiểm duyệt gắt gao các chỉ trích về quyết định của nước này dỡ bỏ giới hạn nhiệm kỳ cho chức chủ tịch nước.

Ai đứng sau những áp phích?

Trung Quốc, Tập Cận BìnhBản quyền hình ảnhWU LEBAOImage captionMột sinh viên Trung Quốc treo áp phích phản đối ông Tập ở một trường đại học ÚcTrung Quốc, Tập Cận BìnhBản quyền hình ảnhTWITTER
Các áp phích bắt đầu xuất hiện ở một số trường đại học Hoa Kỳ vào tuần trước và sau đó ở Anh, Pháp, Hà Lan, Úc và Canada.
Một tài khoản Twitter @StopXiJinping đăng các liên kết tới các áp phích để tải xuống và khuyến khích mọi người tham gia vào 'chiến dịch của chúng tôi'.
Chủ tài khoản nói với BBC rằng chiến dịch do sinh viên Trung Quốc hoặc người Trung Quốc tốt nghiệp đại học nhưng đang sống tại nước ngoài thực hiện, nhưng mong muốn ẩn danh.
"Chúng tôi lên tiếng vì chúng tôi thực sự tin tưởng rằng công dân Trung Quốc, trong hay ngoài nước, có quyền bày tỏ ý kiến mà không sợ hãi", theo dòng thông tin trên tài khoản Twitter này hôm 9/3.
Cụm từ "không phải chủ tịch/tổng thống của tôi" từng được sử dụng trong các bối cảnh khác, như trong chiến dịch của những người phản đối Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.




50 loại thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Sau khi phân tích hơn 1.000 loại thực phẩm ở dạng nguyên liệu thô khác nhau, các nhà nghiên cứu đã xếp hạng các món có độ cân bằng tốt nhất cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của chúng ta, trong đó có một số thứ khá đáng ngạc nhiên.
Hãy tưởng tượng về những loại thực phẩm lý tưởng, thứ thực phẩm chứa đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà không nạp quá nhiều năng lượng cho nhu cầu hàng ngày của chúng ta.
Nếu như có thứ thực phẩm như thế tồn tại, thì việc tiêu thụ nó mà không ăn các loại thực phẩm khác có thể giúp cơ thể chúng ta được tiếp nhận đủ các dưỡng chất cần thiết, cân đối.
Thứ thực phẩm như thế hẳn nhiên là không tồn tại. Nhưng chúng ta có thể tính đến những thứ gần được hoàn hảo như vậy.
Điều quan trọng là bạn cần phải ăn uống một cách cân đối các thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao, không ăn quá nhiều một loại dinh dưỡng nào đó, nhằm tránh nạp quá mức cần thiết mỗi ngày.
Các khoa học gia nghiên cứu hơn 1.000 loại thực phẩm và tính điểm dinh dưỡng đối với mỗi loại. Điểm càng cao thì thực phẩm đó càng nhiều khả năng đáp ứng nhưng không tới mức gây quá tải nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của chúng ta khi nó được kết hợp cùng những thứ khác.
Theo tính toán và xếp hạng của các khoa học gia, dưới đây là 50 loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng nhất:
50. ĐẬU HẠT NGUYÊN VỎ (PODDED PEAS) (rau củ quả)
42kcal, $0,62, tính trên 100g
Hạt đậu là nguồn cung cấp rất tốt các chất protein, carbohydrates, chất xơ, khoáng chất và các loại vitamin hòa tan trong nước.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 58
49. ĐẬU ĐŨA (COWPEAS) (rau củ quả)
44kcal, $0,68, tính trên 100g
Giàu chất carbohydrate, chứa nhiều protein hơn cereals.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 58
48. XÀ LÁCH MỠ (BUTTERHEAD LETTUCE) (rau củ quả)
13kcal, $0,39, tính trên 100g
Chứa rất ít calories, đây là món rau phổ biến ở châu u.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 58
47. ANH ĐÀO ĐỎ (RED CHERRIES) (rau củ quả)
50kcal, $0,33, tính trên 100g
Là loại anh đào chua, chưa qua chế biến, không bị đông lạnh. Gốc từ vùng châu u và châu Á.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 58
Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionHạt óc chó
46. HẠT ÓC CHÓ (WALNUTS) (rau củ quả)
619kcal, $3,08, tính trên 100g
Hạt óc chó chứa những phần đáng kể chất acid a-linolenic, là acid béo omega-3 thực vật.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 58
45. RAU CHÂN VỊT TƯƠI (FRESH SPINACH) (rau củ quả)
23kcal, $0,52, tính trên 100g
Có chứa nhiều khoáng chất và các loại vitamin (đặc biệt là vitamin A, calcium, phosporus và sắt) hơn nhiều loại rau ăn sống khác. Rau chân vịt xuất hiện hai lần trong danh sách các loại thực phẩm tốt (ở vị trí 45 và 24) bởi cách thức chế biến có tác động lớn tới giá trị dinh dưỡng của nó.
Chẳng hạn như rau chân vịt Pháp có thể mất đi các giá trị dinh dưỡng nếu được cất giữ ở nhiệt độ trong phòng, và xếp hạng thấp hơn so với các rau chân vịt được giữ ở dạng đông lạnh.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 59
44. RAU MÙI TÂ(PARSLEY) (rau củ quả)
36kcal, $0,26, tính trên 100g
Có họ với cây cần tây, rau mùi tây được dùng phổ biến trong thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Chứa hàm lượng cao nhiều loại khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 59
OtherBản quyền hình ảnhOTHERImage captionRắc chút mùi tây lên món ăn sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn
43. CÁ TRÍCH (HERRING)
158kcal, $0,65, tính trên 100g
Là loại cá ở vùng Đại Tây Dương, cá trích nằm trong nhóm 5 loại cá được đánh bắt nhiều nhất. Rất giàu chất omega-3.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 59
42. CÁ VƯỢC (SEA BASS)
97kcal, $1,98, tính trên 100g
Thật ra sea bass là tên gọi chung cho một số loại cá nhiều dầu có kích thước trung bình, như cá vược, cá mú... Là thực phẩm rất phổ biến ở vùng Địa Trung Hải.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 59
41. CẢI THÌA(CHINESE CABBAGE) (rau củ quả)
13kcal, $0,11, tính trên 100g
Thuộc họ Brassica rapa, còn được gọi là cải bẹ trắng. Có ít calorie.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 60
40. RAU CẢI MẦM (CRESS) (rau củ quả)
32kcal, $4,49, tính trên 100g
Là rau cải brassica thuộc họ Lepidium sativum, ta chớ nhầm nó với cải xoong thuộc họ Nasturtium officinale. Rất giàu chất sắt.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 60
39. QUẢ MƠ (rau củ quả)
48kcal, $0,36, tính trên 100g
Là loại quả có chứa nhiều đường, phytoestrogens và các chất chống lão hóa, trong đó có carotenoid beta-carotene.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 60
Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionQuả mơ
38. TRỨNG CÁ
134kcal, $0,17, tính trên 100g
Trứng cá chứa nhiều vitamin B-12 và acid béo omega-3. Trứng cá tầm đen được gọi là caviar.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 60
37. CÁ THỊT TRẮNG
134kcal, $3,67, tính trên 100g
Gồm các loài cá nước ngọt có họ với cá hồi. Có phổ biến tại Bắc bán cầu. Giàu các chất omega-3.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 60
36. RAU MÙI (rau củ quả)
23kcal, $7.63, tính trên 100g
Là loại rau thời giàu chất carotenoids, được dùng để chữa các chứng khó tiêu, ho, tức ngực và sốt.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 61
35. XÀ LÁCH ROMAINE (ROMAINE LETTUCE) (rau củ quả)
17kcal, $1,55, tính trên 100g
Còn được gọi là rau diếp cốt, đây là một loại thuộc họ Lactuca sativa. Lá càng tươi càng chứa nhiều dinh dưỡng.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 61
34. CẢI BẸ XANH (rau củ quả)
27kcal, $0,29, tính trên 100g
Là một trong những loài rau cổ nhất được con người ghi nhận. Có chứa sinigrin, một hóa chất được cho là giúp chống sưng tấy.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 61
33. CÁ TUYẾT ĐẠI TÂY DƯƠNG (ATLANTIC COD)
82kcal, $3,18, tính trên 100g
Là loại các lớn, ít chất béo, giàu protein. Gan cá tuyết là nguồn cung cấp dầu cá, giàu acid béo và vitamin D.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 61
32. CÁ ĐỤC (CÁ BỐNG BIỂN - WHITING)
90kcal, $0,60, tính trên 100g
Whiting là từ gọi chung cho một số loại cá khác nhau, nhưng thường được dùng để chỉ giống cá ở Bắc Đại Tây Dương, Merlangius merlangus có họ với cá tuyết.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 61
31. RAU CẢI XOĂN (KALE) (rau củ quả)
OtherBản quyền hình ảnhOTHERImage captionRau cải xoăn
49kcal, $0,62, tính trên 100g
Là loại rau ăn lá, có thể ăn sống như salad, giàu các khoáng chất phosphorous, sắt và calcium, cùng các loại vitamin A và C.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 62
30. BÔNG CẢI XANH CON (BROCCOLI RAAB) (rau củ quả)
22kcal, $0,66, tính trên 100g
Không nên nhầm lẫn giữa loại rau này với bông cải xanh. Nó có cuộng mảnh hơn, và có hoa nhỏ hơn. Loại cây này có họ với cải củ chúa turnips.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 62
29. ỚT CAY (rau củ quả)
324kcal, $1,20, tính trên 100g
Giàu chất capsaicinoid, carotenoid và acid ascorbic chống lão hoá.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 62
28. TRAI HẾN
86kcal, $1,78, tính trên 100g
Loài nhuyễn thể giàu protein. Thường được ăn theo kiểu nấu chín tới, nhưng ta cần cẩn thận để tránh ngộ độc thực phẩm.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 62
27. CẢI XANH (COLLARDS) (rau củ quả)
32kcal, $0,74, tính trên 100g
Là một loại rau salad nữa thuộc họ nhà Brassica. Loại cải không cuộn thành bắp này có họ gần gũi với cải kale.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 63
26. RAU HÚNG (rau củ quả)
23kcal, $2,31, tính trên 100g
Loại rau thơm có vị ngọt, thường được dùng để tăng cường sức khỏe tim mạch. Được cho là có khả năng kháng nấm và kháng khuẩn.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 63
25. ỚT BỘT (rau củ quả)
282kcal, $5,63, tính trên 100g
Là một nguồn hóa chất thực vật tự nhiên với các vitamin C, E và A, cùng các thành phần phenolic và carotenoids.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 63
Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
24. RAU CHÂN VỊT ĐÔNG LẠNH (FROZEN SPINACH) (rau củ quả)
29kcal, $1,35, tính trên 100g
Là loại rau salad đặc biệt giàu magnesium, folate, vitamin A và carotenoids beta carotene cùng zeazanthin. Việc đông lạnh khiến các chất dinh dưỡng trong rau chân vịt ít bị thất thoát hơn, cho nên rau đông lạnh được xếp hạng cao hơn rau chân vịt tươi (vị trí 45).
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 64
23. LÁ BỒ CÔNG ANH (DANDELION GREENS) (rau củ quả)
45kcal, $0,27, tính trên 100g
Từ 'bồ công anh' (dandelion) có nghĩa là răng sư tử. Lá cây rất nhiều vitamin A, vitamin C và calcium.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 64
22. BƯỞI HỒNG (rau củ quả)
42kcal, $0,27, tính trên 100g
Chứa nhiều carotenoid và lycopene pigments.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 64
21. SÒ ĐIỆP (SCALLOPS)
69kcal, $4,19, tính trên 100g
Là một loài nhuyễn thể ít chất béo, giàu protein, acids béo, potassium và sodium.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 64
20. CÁ TUYẾT THÁI BÌNH DƯƠNG (PACIFIC COD)
72kcal, $3,18, tính trên 100g
Có liên hệ gần gũi với cá tuyết Thái Bình Dương. Gan cá là nguồn quan trọng cung cấp dầu cá giàu acid béo và vitamin D.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 64
19. BẮP CẢI ĐỎ (RED CABBAGE) (rau củ quả)
31kcal, $0,12, tính trên 100g
Giàu vitamin. Có nguồn gốc từ một loài cây mọc ven biển ở châu u hoặc vùng Địa Trung Hải.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 65
18. HÀNH LÁ (rau củ quả)
27kcal, $0,51, tính trên 100g
Hành lá giàu chất đồng, phosphorous và magnesium. Là một trong những nguồn giàu vitamin K nhất.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 65
Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
17. CÁ POLLOCK ALASKA
92kcal, $3,67, tính trên 100g
Còn gọi là cá minh thái, loài động vật có tên khoa học Gadus chalcogrammus thường được đánh bắt tại Biển Bering và Vịnh Alaska. Thịt cá chứa chưa tới 1% chất béo.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 65
16. CÁ CHÓ (PIKE)
88kcal, $3,67, tính trên 100g
Một loài cá săn mồi nước ngọt rất nhanh nhẹn. Giàu dinh dưỡng nhưng phụ nữ có thai không nên ăn do loại cá này có chứa thủy ngân.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 65
15. HẠT ĐẬU XANH (như đậu Hà Lan(GREEN PEAS) (rau củ quả)
77kcal, $1,39, tính trên 100g
Hạt đậu có chứa nhiều thành phần phosphorous, magnesium, iron, kẽm, đồng và chất xơ.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 67
14. QUÍT TANGERINE (rau củ quả)
53kcal, $0,29, tính trên 100g
Là loại quýt có hình dẹt. Giàu chất đường và carotenoid cryptoxanthin, một tiền tố của vitamin A.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 67
Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionQuít tangerine
13. CẢI XOONG (rau củ quả)
11kcal, $3,47, tính trên 100g
Là một loại rau độc đáo, cải xoong là loại cây dại sinh sống ở nơi nước chảy. Thường được ăn để trị chứng thiếu khoáng chất.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 68
12. CẦN TÂY VỤN SẤY (rau củ quả)
319kcal, $6,10, tính trên 100g
Cần tây sấy khô xắt vụn được dùng làm đồ gia vị. Là một nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp các chất vitamin, khoáng chất và acid amino.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 68
11. MÙI TÂY SẤY KHÔ (DRIED PARSLEY) (rau củ quả)
292kcal, $12.46, tính trên 100g
Mùi tây được sấy khô nghiền nhỏ được dùng nhưu một loại gia vị. Giàu chất boron, fluoride và calcium, giúp chắc răng, khỏe xương.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 69
Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionCá hồng
10. CÁ HỒNG (SNAPPER)
100kcal, $3,75, tính trên 100g
Trong họ cá biển thì loại cá hồng được nhiều người ưa chuộng. Giàu dinh dưỡng nhưng cũng chứa những độc tố nguy hiểm.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 69
9. RAU CỦ DỀN (BEET GREENS) (rau củ quả)
22kcal, $0,48, tính trên 100g
Là lá của củ dền. Giàu calcium, iron, vitamin K và các vitamin thuộc nhóm B (đặc biệt là chất riboflavin).
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 70
8. MỠ HEO
632kcal, $0,95, tính trên 100g
Là nguồn phong phú vitamin B và các khoáng chất. Mỡ heo có mức không bão hòa cao hơn, tốt cho sức khỏe hơn so với mỡ cừu và mỡ bò.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 73
Fact & StoryBản quyền hình ảnhFACT & STORYImage captionMỡ heo được đánh giá là tốt hơn so với mỡ cừu và mỡ bò
7. CẢI CẦU VỒNG (SWISS CHARD) (rau củ quả)
19kcal, $0,29, tính trên 100g
Là một nguồn thực phẩm hiếm có chứa betalains, là các loại hóa chất thực vật tự nhiên được cho là có khả năng chống lão hóa và có nhiều tác dụng tốt khác cho sức khỏe.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 78
6. HẠT BÍ (rau củ quả)
559kcal, $1,60, tính trên 100g
Bao gồm cả hạt của các loại bí ngô, bầu. Là một trong những nguồn giàu chất sắt và chất mangan nhất.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 84
5. HẠT CHIA (rau củ quả)
486kcal, $1,76, tính trên 100g
Thứ hạt màu đen nhỏ xíu rất giàu chất xơ, protein, chất acid a-linolenic, acid phenolic và các loại vitamin.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 85
4. CÁ THÂN BẸT
70kcal, $1,15, tính trên 100g
Chẳng hạn như cá bơn. Thường không có chất thủy ngân và giàu chất vitamin B1 cần thiết cho cơ thể.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 88
3. CÁ VƯỢC ĐẠI DƯƠNG (OCEAN PERCH)
79kcal, $0,82, tính trên 100g
Loài cá sống ở Đại Tây Dương, ở vùng nước sâu, còn được gọi là cá quân. Giàu thành phần protein, ít chất mỡ béo bão hòa.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 89
2. MÃNG CẦU TÂY (CHERIMOYA) (rau củ quả)
75kcal, $1,84, tính trên 100g
Quả mãng cầu tây Cherimoya có lớp cơm thịt dày, trắng, ngọt. Giàu chất đường và vitamin A, C, B1, B2 và chất potassium.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 96
1. HẠNH NHÂN (rau củ quả)
579kcal, $0,91, tính trên 100g
Giàu các acid béo không bão hòa dạng đơn thể. Hữu ích cho sức khỏe tim mạch và tiểu đường.
ĐIỂM DINH DƯỠNG: 97
NGUỒN
Các thực phẩm được lựa chọn, xếp hạng và tính giá dựa trên nghiên cứu khoa học "Khám phá Dưỡng chất trong Thực phẩm" được công bố trên tạp chí PLoS ONE.
Giá trị dinh dưỡng được tính theo tiêu chuẩn của Bộ Nông Nghiệp và Trung tâm Lưu trữ Dữ liệu Dinh dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ, bản công bố số 28.
Nội dung phân tích giá trị dinh dưỡng dựa trên Bách khoa Toàn thư về Thực phẩm và Sức khỏe (2016), do Elsevier Science xuất bản.
Nội dung do Fact & Story thực hiện cho BBC Future.
Bài tiếng Anh với danh sách đầy đủ 100 thực phẩm tốt nhất đã đăng trên BBC Future.

Bill Gates đã "giúp" Jeff Bezos trở thành tỷ phú số 1 thế giới như thế nào?

ictnews
Tỷ phú số 1 thế giới hiện nay là Jeff Bezos - người đã vượt qua được Bill Gates vào tháng 10 năm ngoái. Thế nhưng, nếu Bill Gates không cho đi số tiền của mình thì tài sản của ông hiện nay sẽ là 150 tỷ USD, hơn hẳn của Bezos là 105,1 tỷ USD.
  • Bill Gates cảnh báo: "Tiền ảo Bitcoin giống như một loại ma túy chết người"
  • Khám phá Instagram con gái Bill Gates: khả năng cao sẽ là tỷ phú thế giới như bố!
  • 10 sự kiện công nghệ "nóng hổi" tuần qua

  • CEO Jeff Bezos của Amazon đang là người giàu nhất thế giới hiện nay với tổng tài sản lên tới 105,1 tỷ USD. Vào tháng 10 năm ngoái, khi Bezor công bố sở hữu 93,8 triệu USD thì ông cũng chính thức vượt qua Bill Gates của Microsoft - người lập kỷ lục từ năm 1999. Video tóm tắt lại khối tài sản khổng lồ của 2 nhà tỷ phú thế giới:
    Nhìn lại lịch sử, Gates đã trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới ở độ tuổi 31 vào năm 1987, ngay sau Microsoft được ra mắt công chúng. Năm 1995, Bill Gates một lần nữa công bố tổng tài sản 12,9 tỷ USD khi ông mới 39 tuổi và tiếp tục giữ vững trong nhiều năm.
    Thế nhưng, có một lý do đơn giản khiến Gates không còn là tỷ phú số một nữa, "giúp" Jeff Bezos lên thay thế vị trí của mình. Không phải là do sự tăng trường mức "khổng lồ" của Amazon "chống lưng" cho Bezos, mà hầu hết Gates đã cho đi số tiền mà mình sở hữu. Hãy cùng điểm lại những điều to lớn mà Bill Gates đã làm:

    Năm 2000 sau khi từ chức khỏi vị trí CEO của Microsoft, Gates cùng vợ mình đã sáng lập ra Qũy Bill & Melinda Gates với mục đích nâng cao chất lượng sống của người dân trên toàn thế giới. 2 vợ chồng Gate đã tập trung toàn thời gian để dành cho hoạt động từ thiện cũng như trao tặng 2,9 tỷ USD tiền mặt và 700 triệu cổ phần tại Microsoft cho quỹ từ thiện này (theo Bloomberg).
    Khơi lòng hảo tâm cho các nhà tỷ phú khác
    Qũy do Bill Gates sáng lập ra đã bao gồm 150 triệu phú và tỷ phú nổi tiếng đã kêu gọi được 500 tỷ USD.
    Không chỉ cho đi tài sản của chính mình, Bill Gates cũng khơi nguồn cảm hứng "ban phước lành" cho những người khác. Năm 2010, Gates hợp tác với tỷ phú Warren Buffett nổi tiếng của Mỹ để quyên góp ít nhất 1/2 số tiền mà mỗi người sở hữu cho Qũy thiện nguyện đảm bảo diễn ra trong suốt cuộc đời. Hoạt động này được gọi là "The Giving Pledge - Lời cam kết".
    Hơn 150 triệu phú và tỷ phú cũng đã ký vào bản cam kết, bao gồm cả Mark Zuckerberg, Richard Branson và Elon Musk. Vào năm 2000, Qũy đã chi ra 1 tỷ USD để gửi 20 nghìn trẻ em đến các trường đại học.
    Một trong những thành tựu mà Quỹ đã đạt được chính là tiêu diệt triệt để bệnh bại liệt. Năm 1998, virut bại liệt có mặt ở hơn 125 quốc gia và làm tê liệt 350 nghìn người mỗi năm, chủ yếu là trẻ em. Từ năm 2007, Quỹ Gates Foudation của riêng ông đã chi 3 tỷ USD với mục tiêu đẩy lùi căn bệnh vào năm 2020. Quỹ đã cung cấp nguồn lực về mặt kỹ thuật và tài chính để đẩy nhanh các chiến dịch tiêm phòng, cũng như giúp cho việc tiêm chủng vaccin định kỳ trở nên hiệu quả hơn. 
    Kể từ đó, các ca bệnh bại liệt đã được giảm 99%, tương đương với con số 13 triệu trẻ em bị bại liệt. Bill Gates cũng tin rằng mục tiêu của mình sẽ được hoàn thành.
    Theo Bloomberg, nếu Gates không dành hầu hết tài sản của mình cho các quỹ từ thiện, thì ước tính nhà tỷ phú này đang sở hữu 150 tỷ USD. Hơn hẳn số tiền mà tỷ phú số 1 thế giới Jeff Bezor công bố vào tháng 1/2018 là gần 106 tỷ USD.
    Thế nhưng, Bill Gates vẫn muốn sử dụng tiền của mình vào việc có ích. Tuy chưa công bố một con số hay quỹ từ thiện chính thức nào nhưng tháng 6/2017 vừa qua, Bezos cũng đưa ra ý tưởng về việc thiện nguyện trên Twitter cá nhân. Ngoài ra, Bezos và vợ ông MacKenzie đã tặng 1 triệu USD để cung cấp nơi ở cho người vô gia cư tại  Seattle, Mỹ.
    Tuy nhiên, so với số tiền quyên góp "khổng lồ" của Bill Gates, thì 1 triệu USD của Jeff Bezos vẫn chưa là gì!
    Quỳnh Như (Theo CNBC)
  • Lịch thi IOE cấp quận huyện, cấp tỉnh năm 2018

    ictnews
    IOE là cuộc thi Olympic Tiếng Anh nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học tại các trường phổ thông trên toàn quốc; tạo điều kiện cho học sinh làm quen và sử dụng Internet như một phương tiện và công cụ học tập...

  • Hiện nay cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet dành cho học sinh phổ thông (IOE) năm học 2017/2018 đang bước đến những vòng thi cuối cùng. Hôm nay (12/3) đã diễn ra vòng thi 27 của cuộc thi IOE này.
  • IOE là cuộc thi nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học tại các trường phổ thông trên toàn quốc; tạo điều kiện cho học sinh làm quen và sử dụng Internet như một phương tiện và công cụ học tập; đồng thời tạo sân chơi trực tuyến môn Tiếng Anh cho học sinh phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12.
    Bên cạnh đó IOE cũng tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để học sinh học tập, giao lưu, không gây áp lực cho học sinh, gia đình và nhà trường; tạo điều kiện cho học sinh tăng cường năng lực tự học, tự đánh giá, tự điều chỉnh cách học của mình nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy những mặt mạnh.
    Như đã nhắc qua ở trên, đối tượng có thể đăng ký tham gia thi IOE là học sinh phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 trên toàn quốc, có điều kiện truy cập Internet và có nguyện vọng dự thi Olympic Tiếng Anh trên Internet.
    Mỗi năm học có 4 vòng thi Olympic chính thức cho cấp Tiểu học và THCS; 3 vòng thi Olympic chính thức cho cấp PTTH và các vòng tự luyện cho học sinh; các vòng tự luyện được Ban tổ chức cuộc thi cấp toàn quốc cập nhật hàng tuần trên trang web.
    Ở các vòng tự luyện, học sinh làm 4 bài với kết quả tối đa là 330 điểm trong thời gian 60 phút, hệ thống thông báo kết quả ngay sau mỗi câu hỏi. Trong trường hợp không có điều kiện về máy tính hoặc kết nối mạng Internet, học sinh có thể tự luyện qua các hình thức phù hợp khác.
    Vòng thi chính thức các cấp (quận huyện, tỉnh) có thời gian 30 phút với số lượng câu hỏi tùy theo tốc độ làm bài của học sinh. Hệ thống không thông báo kết quả sau từng câu và không hiển thị lại các câu hỏi kể cả trường hợp sự cố.
    Trong vòng thi chính thức, học sinh có thể nộp bài trước khi kết thúc thời gian thi. Kết quả chỉ hiển thị sau khi học sinh nộp bài hoặc kết thúc thời gian thi. Thời gian bắt đầu thi được thống nhất trên toàn quốc cho từng vòng thi chính thức, không phụ thuộc thời điểm học sinh bắt đầu làm bài.
    Khi gặp sự cố bất kỳ ở vòng thi chính thức, học sinh có thể thi lại ngay nhưng phải kết thúc thời gian làm bài theo quy định chung hoặc phải thi lại vào một đợt khác (nếu có). Hệ thống không tính số lần thi tại các vòng thi chính thức.
    Để đồng hành cùng cuộc thi IOE, các bạn học sinh và phụ huynh có thể tham khảo lịch thi các vòng cuối dưới đây.
    za1-lich-thi-ioe-tren-mang-cap-quan-huyen-cap-tinh-nam-2018-lich-thi-ioe-tieng-anh-la-gi-lich-thi-olympic-tieng-anh-tren-mang-ioe.jpg
    IOE là cuộc thi Olympic Tiếng Anh nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học tại các trường phổ thông trên toàn quốc; tạo điều kiện cho học sinh làm quen và sử dụng Internet như một phương tiện và công cụ học tập...

    Lịch thi Olympic Tiếng Anh trên mạng IOE

    Vòng thiNgày thi
    Vòng quận huyện3-4/3
    Vòng 265/3
    Vòng 2712/3
    Vòng 2819/3
    Vòng 2926/3
    Vòng 302/4
    Vòng tỉnh14-15/4/2018
    Anh Hào (Tổng hợp)


Không có nhận xét nào: