TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018


TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP


Nguyễn Văn Đông: 'Đường đời mưa bay gió cuốn'

Jason GibbsViết cho BBC Tiếng Việt
Nguyễn Văn ĐôngBản quyền hình ảnhSBTNImage captionNhạc sĩ Nguyễn Văn Đông từng là sĩ quan Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tôi được gặp và nói chuyện với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông hai lần, năm 2009 và năm 2015. Ông ngoài 75 tuổi nhưng đầy nhiệt huyết như một con hùm.
Ông Đông nói rằng ông có đọc sách của tôi. Hình như dù có vài thắc mắc không tiện nói về sách này, ông thấy tôi là một người đáng tin. Ông nhấn mạnh rằng gần như không cho ai phỏng vấn ông.
Trong bài này tôi sẽ không nói nhiều về các tác phẩm của nhạc sĩ tài hoa này. Tôi muốn nói đến hiện tượng của Nguyễn Văn Đông trong bối cảnh thị trường nhạc thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa.
Đời ông bị làm chia đôi. 43 năm (1932-1975) ông làm hết mình - ông học hỏi, sản xuất, và làm việc nước. 43 năm nữa (1975-2018) ông im lặng để tồn tại.
Mặc dù sau năm 1975 ông sống như một người vô hình, nhưng tôi đã được gặp một đàn ông rất tự tin và biết giá trị của mình. Trong nửa đời sản xuất tròn 43 năm, ông đạt được những thành công phi thường.
Nguyễn Văn Đông sinh ở quận 1, Sài Gòn. Bố mẹ gốc Tây Ninh là điền chủ từng bị bắt tù thời chiến tranh chống Pháp. Lúc bấy giờ có một sĩ quan Pháp, đại úy Vieux coi Nguyễn Văn Đông như người em kết nghĩa nhận ông là con nuôi và cho học tại École d'enfants de troupe (Trường Thiếu sinh quân Đông Dương). Đây là một ngôi trường ưu tú, chỉ có con cái của sĩ quan Pháp được vào học.
Trường này dạy về văn hóa và quân sự. Giáo sư âm nhạc là Charles Martin, một nhạc sĩ Pháp từng dạy hòa âm và phối khí từ những năm 1920 ở Sài Gòn.
Thuở ấy Nguyễn Văn Đông đã học thổi kèn trompette và tham gia dàn nhạc fanfare của ngôi trường.
Năm 1948 khi lên tuổi 16 ông cũng sáng tác "Thiếu sinh quân hành khúc" đã được nhận là bài ca của trường.
Năm 1951 ông thi vào École Militaire Cap Saint Jacques (Trường Võ bị sĩ quan Vũng Tầu) và năm 1952 ông học xong với cấp sous lieutenant (thiếu úy).
Năm 1952 ông học thêm ở École Militaire Interarmes de Dalat (Trường võ bị liên quân Đà Lạt) và năm sau ông lên cấp trung úy. Rồi sau đó ông ra Bắc và học tiếp ở École Tactique Hanoi (Trường chiến thuật Hà Nội).
Trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh Đông Dương thứ nhất, ông chỉ huy một Đại đội Trọng Pháo ở hai tỉnh Móng Cái và Lạng Sơn. Sau biến cố thua trận ở Điện Biên Phủ, ông được chuyển về miền Nam.
Từ năm 1954 đến 1958 Nguyễn Văn Đông đóng quân ở Đồng Tháp Mười. Khu này được coi như một "chiến trường ác liệt" suốt 30 năm chiến tranh ở Đông Dương. Nó cũng là căn cứ địa của bên cộng sản vì nằm cạnh ranh giới Việt Nam - Cambodia.
Nguyển Văn Đông là một hiện tượng rất hiếm là một nhạc sĩ chuyên nghiệp nhưng đã từng cầm súng trên trận địa. Năm 1956, Nguyễn Văn Đông soạn hai tác phẩm "Chiều mưa biên giới" và "Phiên gác đêm xuân." Các ca khúc này phản ánh đời sống của lính chiến ở khu ấy.
Ông nói với tôi rằng ông "viết thực tế về lính." Ông "có thấy chết nhiều lắm, đau khổ nhiều lắm." Khi mới cho phổ biến hai bài ca ấy ông đề tên bút Vì Dân như nửa muốn giấu tên mình. Hai ca khúc đều có lời giới thiệu: Kính tặng các Chiến sĩ một nắng hai sương lao mình nơi tiền tuyến, dâng mình cho đất nước và các Bạn thanh-niên sắp khoác chiến y.
Chiều mưa biên giớiBản quyền hình ảnhTƯ LIỆU NGUYỄN VĂN ĐÔNGImage captionNhạc phẩm ''Chiều mưa biên giới''

Chiều mưa biên giới

Tôi hỏi ông về ca khúc "Chiều mưa biên giới" ông suy nghĩ sâu. Cũng có thể ca khúc của mình đã làm giảm sức chiến đấu của quân lực miền Nam ít hay nhiều. Nhưng ông nói là "trong người có trách nhiệm với lương trí."
Ông "không làm chủ - không lãnh đạo được cái trí của mình." Ông muốn biểu lộ cảm xúc thực của mình. "Tôi không có ý muốn phản bội. Tôi muốn người ta hiểu mình."
"Chiều mưa biên giới" được xuất bản năm 1959 rồi không biết bao nhiêu lâu sau đó lại bị cấm chung với các bài ca "Phiên gác đêm xuân," "Mấy dặm sơn khê," và "Nhớ một chiều xuân."
Trên bìa sau ca khúc "Nhớ người viễn xứ" (sáng tác chung với Lâm Tuyền và được cấp phép xuất bản 26 tháng 4 1963) có danh sách bốn ca khúc này với lời nhắn các "quí bạn yêu nhạc đừng gởi thơ về xin chữ ký trên các nhạc phẩm này nữa."
Trên bìa cũng đã đề cập đến hai ca khúc "Cuốn theo chiều gió" về "Bến đò biên giới" mà "chúng tôi cũng không xuất bản. Hẹn ra mắt quí vị khi có hoàn cảnh thuận tiện."
Nhạc phẩmBản quyền hình ảnhTƯ LIỆU NGUYỄN VĂN ĐÔNGImage captionMột số nhạc phẩm bị cấm của Nguyễn Văn Đông
Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ thì lúc "thuận tiện" mới đến và các tác phẩm ấy được phổ biến rộng rãi. Thực ra "Chiều mưa biên giới" đươc nghe khắp mọi nơi như làm khuây với dân miền Nam đã cảm thấy khó phù hợp với phong cách cai trị chặt chẽ của chế độ ấy.
Nguyễn Văn Đông tâm sự: "Làm văn nghệ rất là khó - không được sự hỗ trợ vì không vào cuộc chiến tranh tâm lý."
Vì vụ bài ca "Chiều mưa biên giới" ông bị quân đội phạt, nhưng ông cũng giỏi về việc tự lăng-xê mình. Các bài hát bị cấm thì một điều tất nhiên là quần chúng sẽ càng thích và tìm đến.
ContinentalBản quyền hình ảnhTƯ LIỆU NGUYỄN VĂN ĐÔNGImage captionHãng đĩa hát Continental năm 1960

Nhạc sĩ - doanh nhân

Ông là sĩ quan quân đội, là nhạc sĩ sáng tác, nhưng cùng thời ông là một doanh nhân. Ông đã từng lập ra một số hãng đĩa và nhà xuất bản. Ông mở hãng đĩa hát Continental năm 1960 (167 thương xá Nguyễn Huệ). Hãng đĩa Continental có nhãn hiệu chữ viết hoa in đệm và gọn. Tên Continental là tên gọi có tính quốc tế mà có nghĩa Lục Địa được viết thế trông oai nghi và nghiêm trang.
Trăm Hoa Miền NamBản quyền hình ảnhTƯ LIỆU NGUYỄN VĂN ĐÔNGImage captionNhà xuất bản Trăm Hoa Miền Nam
Sau đó năm 1966 ông lập nhà xuất bản Trăm Hoa Miền Nam (103 đường Nguyễn Thái Học).
Nhãn hiệu Trăm Hoa Miền Nam được tao nhã in với chân chữ trang điểm với hình lá cây. Một thiếu nữ tóc bay thổi hạt và cánh của nụ hoa. "Trăm hoa" chắc gốc từ chữ "bách hoa" nghĩa là nhiều loài hoa.
Sơn CaBản quyền hình ảnhTƯ LIỆU NGUYỄN VĂN ĐÔNGImage captionHãng đĩa hát Sơn Ca
Năm 1967 có thêm hãng đĩa hát Sơn Ca (135/116 đường Nguyễn Huệ) "do nhạc sĩ Phượng Linh trình bày" (Phượng Linh là tên bút chính của Nguyễn Văn Đông). Nhãn hiệu Sơn Ca hiện đại hơn, hai chữ ghép với nhau trên hình trái đất có con chim hót trên. Ở dưới có hình đàn guitar lập thể nhiều sắc màu.
Đông Phương TửBản quyền hình ảnhTƯ LIỆU NGUYỄN VĂN ĐÔNGImage captionChủ trương do Đông Phương Tử
Ông sáng lập thêm một nhà xuất bản năm 1967 là "chủ trương do Đông Phương Tử." Đông Phương Tử là tên bút của Nguyễn Văn Đông khi làm cổ nhạc hay soạn lời tân cổ. Chữ của nhãn hiệu vừa tròn, vừa nét kẻ.
Hoa Bốn PhươngBản quyền hình ảnhTƯ LIỆU NGUYỄN VĂN ĐÔNGImage captionNhà xuất bản Hoa Bốn Phương
Nguyễn Văn Đông lập nhà xuất Hoa Bốn Phương năm 1971 với nhãn hiệu có phong cách thí nghiệm. Chữ màu cam khó đọc trên nền cây cỏ nâu. Phông chữ cũng hỗn độn chữ hoa với chữ thường, chân chữ với sans serif trông rất hiện đại.
Năm 1966 Việt Nam bắt đầu có kỹ thuật mới để phát thành nhạc là băng cát xét. Đến năm 1969 thì kỹ thuật này đã thành phương tiện chính của người tiêu thụ âm nhạc vì được sản xuất và bán rẻ tiền hơn.
Hãng Continental thực hiện các chương trình mới và chương trình được biên soạn theo các đĩa hát 45 tua từ trước. Hãng Sơn Ca đã từng làm các chương trình cát xét chỉ có một nghệ sĩ (nổi tiếng nhất là Sơn Ca 7 với Khánh Ly ca nhạc Trịnh Công Sơn). Các băng cát xét Sơn Ca có nhạc đề ("Sơn Ca, Sơn Ca, Sơn Ca" với ba giọng ca nữ hát hợp âm xuống) của Nguyễn Văn Đông soạn và Lê Văn Thiện phối khí.
Hãng băng nhạc Premier mà Nguyễn Văn Đông lập năm 1971 không sản xuất đĩa. Chữ Premier viết hoa được uốn cong như hình tròn của cuốn băng.
PremierBản quyền hình ảnhTƯ LIỆU NGUYỄN VĂN ĐÔNGImage captionHãng băng nhạc Premier
Quãng thời gian hữu ích nhất trong sự nghiệp văn nghệ của Nguyễn Văn Đông là khi ông được chuyển làm ở Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài Gòn. Mặc dù Bộ Quốc phòng không thích ông làm văn nghệ, nhưng mỗi cuối tuần Nguyễn Văn Đông làm âm nhạc và xếp chương trình đĩa băng. Ông tự mô tả mình là "người chia làm hai." Đến trưa thứ Bảy ông làm quân sự, nhưng "tối thứ Bảy, Chủ Nhật thì thuộc về mình."

Thị trường âm nhạc

Là doanh nhân thì Nguyển Văn Đông phải nghiên cứu và tìm hiểu về thị trường âm nhạc.
Hãng của ông phân phối đĩa với 36 đại lý khắp miền Nam. Ông hỏi kỹ ở các đại lý về sở thích của người mua đĩa để sắp xếp các chương trình ăn khớp với thị hiếu của quần chúng nghe nhạc.
Ông kể rằng một chương trình cải lương được phát hành với 10,000 đĩa mỗi lượt, nhưng một chương trình tân nhạc chỉ có phát hành 5,000. Thường lệ một chương trình cải lương hay tân cổ sẽ bán được 70,000 đĩa và một chương trình tân nhạc chỉ bán được 5,000 đĩa.
Ông giải thích rằng lúc bấy giờ "cải lương nuôi tân nhạc."
Ông thừa nhận "tân nhạc chỉ ăn ở thành phố." Quần chúng ở các tỉnh chỉ ưa mua đĩa vọng cổ và cải lương.
Ông thực sự là một nhà sản xuất tài ba. Mỗi chương trình đĩa tân nhạc gồm bốn ca khúc thì ông chọn từng bài, tuyển các ca sĩ và dàn nhạc. Với các đĩa cải lương ông làm đạo diễn chọn đề tài chọn nghệ sĩ và thuê tác giả soạn kịch.
Mỗi việc xảy ra từ khuya đêm thứ Bảy. Sau mỗi buổi cải lương kết thúc thì các nghệ sĩ đi đến phòng thâu ở cơ quan hãng Continental tại 167 thương xá Nguyễn Huệ. Các ca sĩ tân nhạc thường hát phòng trà rồi cũng đến phòng thâu từ khuya và làm việc suốt ngày Chủ Nhật.
Để giúp vui ông đãi các nghệ sĩ những đồ ăn và uống ngon nhất. Các nhạc công rất vui mừng khi được làm việc với ông mặc dù là đêm khuya vì được tăng lương thêm một nửa.
Băng nhạc ContinentalBản quyền hình ảnhTƯ LIỆU NGUYỄN VĂN ĐÔNGImage captionBăng nhạc Continental
Nguyễn Văn Đông làm việc tích cực ở nhiều lĩnh vực - soạn cổ nhạc, viết ca khúc, sản xuất đĩa, xuất bản nhạc phẩm, phân phối đĩa và bản nhạc, và điều hành một phòng thu âm. Tài năng chính của ông là "có tổ chức lắm."
Nhờ Nguyễn Văn Đông làm kinh doanh giỏi, nhiều nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhạc công, kể cả kỹ sư âm thanh, họa sĩ, tiệm bán đĩa và bản nhạc cũng được kiếm sống.
Nhưng ông cũng làm các việc nhỏ nhoi như viết chapeau (tức "cái nón), thực là lời giới thiệu cho các chương trình băng nhạc.

Sau 1975

Sau 1975 ông mất hết. Vì ông là đại tá của quân đội Việt Nam Cộng Hòa từng nhận mề đay của quân đội Mỹ tặng thưởng, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông bị giam 10 năm.
Trong những năm đầu ông ở một trại tại Biên Hòa, nhưng từ năm 1978-1985 ông ở Khám Chí Hòa.
Tại các trại ở ngoài trời có chế độ lao động thì ông sung sướng hơn, khi bị giam ở nhà tù phải ngồi đợi trong im lặng. Là một con người ham hành động thì bị bắt phải ngồi không rất là đau khổ.
Khi được thả tự do và được sum họp với gia đình ông sống rất khép kín. Một điều tất nhiên là ông từng thường bị công an thăm hỏi và theo dõi.
Không muốn bị nghi ngờ thì ông phải tiếp xúc với mỗi người rất cẩn thận. Một thí dụ là khi mở tài khoản email ông chọn một công ty Việt Nam để được công khai và dễ kiểm soát hơn.
Tôi nghĩ rằng ông hiểu rõ vị trí của một người lính bên thua cuộc và chấp nhận hay chịu đựng cái đời sống mới ấy mặc dù đời sống ấy chưa có chỗ đứng cho mình được hoạt động.
Nhưng ông đã tồn tại. Ngay sau biến cố năm 1975 các sản phẩm văn nghệ ông từng thực hiện bị xã hội mới coi xấu, thậm chí là độc ác. Hàng hóa của các công ty ông bị tịch thu luôn.
Nhưng mới đây thì nền tân nhạc thời Việt Nam Cộng Hòa được xét lại và dần dần được chấp nhận kể cả tán dương.
Hiện nay nhiều người than phiền về thị trường lộn xộn của âm nhạc Việt Nam. Song thị trường ấy chỉ khởi đầu từ những năm 1990 mà được xây lại từ đầu trong những năm đổi mới.
Trước năm 1975 thì miền Nam Việt Nam đã từng có một thị trường âm nhạc mà cũng có những nét lộn xộn. Nhưng thị trường ấy cũng có mặt tao nhã.
Nguyễn Văn Đông là một tay mạnh ở đằng sau thị trường âm nhạc miền Nam lúc bấy giờ. Ông soạn ca khúc theo kiểu phương Tây, nhưng ông cũng là một "Phương Đông tử" nâng cao nhạc truyền thống.
Các chương trình ông được thực hiện rất kỹ càng. Ông chú ý đến kỹ thuật âm thanh và họa tiết từng bìa và quảng cáo để hiện đại hóa văn nghệ Việt Nam. Thực ra ông chế tạo những sản phẩm văn hóa hậu tân thời và rất cá tính.
Jason Gibbs có bằng tiến sĩ về Lý thuyết và Sáng tác âm nhạc từ Đại học Pittsburgh, chuyên nghiên cứu âm nhạc Việt Nam. Bài viết gửi BBC được ông viết trực tiếp bằng tiếng Việt
Phỏng vấn Nhạc sĩ Việt Khang: Những ngày đầu tiên ở Mỹ
Nhạc sĩ Việt Khang ngày đầu tiên ở Mỹ.
Nhạc sĩ Việt Khang ngày đầu tiên ở Mỹ.
 RFA
RFA: Chào Việt Khang. Trước tiên chúng tôi xin gửi lời chúc mừng anh đã đến nơi mà người ta hay gọi đó là bến bờ tự do. Xin được hỏi vào những giây phút anh bước ra khỏi chiếc phi cơ và đặt chân vào nước Mỹ, người đầu tiên và điều đầu tiên anh nghĩ đến là gì?
Việt Khang: Người đầu tiên mà Việt Khang muốn gặp nhất là anh Trúc Hồ. Anh Trúc Hồ đã mất rất nhiều thời gian và công sức để vận động cho Việt Khang suốt thời gian qua, từ khi Việt Khang còn trong tù lận. Cái sự cảm nhận của Việt Khang đối với anh Trúc Hồ là tình nghệ sĩ với nhau. Anh Trúc Hồ cảm nhận được Việt Khang, và Việt Khang cũng cảm nhận được anh Trúc Hồ. Tất cả những chuyện anh Trúc Hồ làm vì Việt Khang, Việt Khang cảm nhận được tấm chân tình. Cho đến khi Việt Khang qua đến được Hoa Kỳ thì người đầu tiên Việt Khang muốn gặp, muốn ôm để thoả cái tình cảm biết ơn của mình, là anh Trúc Hồ.
Bên cạnh đó là những anh em nghệ sĩ của Asia trước đây, cũng là những anh em đã hát những bài hát của Việt Khang trong những lần trình diễn để cho đồng bào luôn nhớ đến Việt Khang.  Bên cạnh đó là cô Thục Minh, là luật sư làm việc cho ông Thượng Nghị sĩ John Mc Cain, đã bỏ nhiều công sức giúp cho Việt Khang qua được bên đây.
Cái điều mà Việt Khang nghĩ đầu tiên là mình được tự do, bình an ở 1 xứ sở chưa bao giờ mình nghĩ đến nó là gì, hình dung được nó là gì, không thể nào tưởng tượng được cái đất nước Hoa Kỳ nó rộng lớn, rất là đẹp như thế này.
Nhưng đó là những cảm xúc bên ngoài.
Còn trong nội tâm của Việt Khang khi bước chân xuống Hoa Kỳ là vừa vui vừa buồn.
Buồn, lo lắng khi nghĩ đến anh em khi còn trong trại tù cũng như những anh em mới vừa ra toà. Mình thì được như vầy, còn những anh em đó thì chịu những bản án quá nặng. Cảm xúc nó như vậy đó.
RFA: Một câu hỏi có thể là cũ với một số người, nhưng sẽ luôn mới với 1 số người trong những hoàn cảnh khác nhau. Xin được hỏi anh nghĩ thế nào khi có người cho rằng “ra đi cũng có nghĩa là ngừng đấu tranh”?
Việt Khang: Đối với Việt Khang đơn giản lắm. Thượng đế ban cho, đấng tạo hoá ban cho mỗi người 1 tài năng, 1 khả năng, 1 cái lập trường hay 1 cái sở trường khác nhau hoàn toàn. Có nghĩa là ở môi trường nào thích hợp cho người đó thì người đó mới có thể phát huy được. Thì đối với Việt Khang đơn giản mỗi người có khả năng khác nhau, thì tuỳ họ biết được vai trò của mình, trách nhiệm của mình. Ở đâu cũng được cả, miễn sao mình phát huy được khả năng của mình, để mình làm 1 điều gì đó cho cái nguyện vọng của mình. Còn cao lớn hơn nữa, to tát hơn nữa Việt Khang không dám nói. Chỉ biết là mình làm được cái gì thì mình nên làm, chứ không có những cái tuyên bố hoặc những cái hứa hẹn trong lúc mà mình chưa ổn định được.
Cuộc sống chưa ổn định được, mọi thứ nó sẽ diễn ra trong tương lai. Việt Khang luôn luôn là 1 người nghệ sĩ. Những hoài bão còn đó. Những dự tính còn đó. Những ước mơ còn đó, ước nguyện còn đó thì Việt Khang sẽ thực hiện nó tốt nhất có thể.
RFA: Như anh vừa nói, mỗi người được thượng đế, tạo hoá ban cho 1 sở trường khác nhau. Điều này đã chứng minh qua những ca khúc của anh đã đi vào trái tim của triệu triệu người Việt Nam. Quan điểm của riêng anh về vai trò của âm nhạc trong con đường đấu tranh như thế nào?
Việt Khang: Âm nhạc là tiếng nói thổn thức của lương tâm. Ví dụ những câu chuyện bình thường người ta nghe qua, đọc qua, thoáng qua thôi, nhưng âm nhạc thì nó đọng lại, đọng lại trong tâm tư của mỗi con người. Nó đọng lại và dần dần người ta cảm nhận nó 1 cách toàn diện hơn. Nó thấm từ từ để người ta hiểu được nó toàn diện hơn. Có những bài hát mấy mươi năm rồi, nhạc miền Nam Việt Nam, đến giờ này người ta hát mà tuổi Việt Khang nghe cũng hiểu được phần nào không gian thời gian thời điểm đó.
Là 1 người nghệ sĩ, ca hát, sáng tác, Việt Khang hiểu được là âm nhạc có linh hồn. Nó có 1 cái gì đó làm cho người ta thổn thức.
RFA: Hai năm trước, khi anh vừa mãn án 2 năm tù giam, chúng tôi đã có dịp phỏng vấn anh về hoàn cảnh ra đời của 3 ca khúc Việt Nam tôi đâu; Anh là ai và Trả lại cho dân. Tất cả những sáng tác đó đều là những sáng tác có thể gọi là  “đối diện trực tiếp” với hiện tình của đất nước. Bây giờ rời quê hương, anh có nghĩ rằng những ca từ trong sáng tác của mình vẫn sẽ đủ sức mạnh chuyển tải thông điệp như thế?
Việt Khang: Theo Việt Khang, mỗi 1 bài hát được ra đời nó có cái duyên của nó, bắt buộc nó phải có mặt. Nói về cảm nhận của 1 người sáng tác, không phải là tự nhiên nó ra đâu, mà nó có 1 điều gì rất thiêng liêng, nó thổn thức được người tác giả và bắt buộc nó phải ra đời bằng tình cảm rất đặc biệt.
Sau này cũng vậy. Việt Khang không còn ở Việt Nam, nếu ơn trên soi sáng thì Việt Khang nghĩ Việt Khang cũng sẽ làm được.
Mình làm gì cũng vậy, nếu có ơn trên soi sáng, dìu dắt là mình làm được tất cả.  Nếu không hội tụ được những điều đó thì không thể làm được. Với đức tin của Việt Khang là như vậy. Chứ Việt Khang cũng bao nhiêu người khác thôi, tại sao là có những ca khúc làm cho đồng bào thương mình đến như vậy. Việt Khang rất bất ngờ vì điều đó.
RFA: Việt Khang có thể chia sẻ câu chuyện về ca khúc Việt Nam tôi đâu của anh được 1 nhạc sĩ Nauy thực hiện trong album Unsongs gồm 12 ca khúc bị cấm hát ở 12 quốc gia?
Việt Khang: Có 1 anh nhạc sĩ tên là Pal Moddi Knutsen người Na Uy, ảnh thực hiện 1 CD gồm 12 ca khúc của 12 quốc gia khác nhau, toàn là những ca khúc bị cấm, chủ đề là Unsongs.
Ảnh được 1 đồng hương người Việt Nam ở Na Uy giới thiệu ảnh nghe bài Việt Nam tôi đâu. Ảnh vừa nghe xong thì muốn thực hiện ca khúc này trong album đó. Anh có sang Việt Nam, gặp Việt Khang tại nhà của Việt Khang để trò chuyện và làm 1 cái video. Hiện có trên Youtube cuộc phỏng vấn của ảnh với Việt Khang.
Ảnh có nhã ý lấy ca khúc đó, dịch ra tiếng Anh và hoà âm lại theo phong cách Châu Âu, đánh với lại 1 dàn nhạc rất lớn của NaUy.  Ảnh lấy những ca khúc đó đi diễn 1 vòng Châu Âu và được sự đón nhận của nhiều khán thính giả khắp nơi.
Đây là 1 thông tin mà Việt Khang cũng xin chia sẻ với khán thính giả. Vừa rồi, lúc mà Việt Khang chuẩn bị đi sang Hoa Kỳ là bên đó có 1 người, thay mặt cho anh nhạc sĩ này gọi cho Việt Khang, mời Việt Khang đi lưu diễn ở Nauy vào mùa hè năm nay, cùng hát với anh nhạc sĩ này và dàn nhạc ở NaUy vào khoảng tháng 6, tháng 7 năm 2018 này. Việt Khang cảm thấy mình vinh dự và hạnh phúc lắm. Ai cũng vậy, đặt trường hợp ai trong hoàn cảnh của Việt Khang lúc này cũng thấy vinh dự, rất hạnh phúc. Điều đó càng cho Việt Khang cảm thấy mình cảm ơn ơn trên đã cho mình 1 đặc ân rất lớn.
RFA: Xin cảm ơn Việt Khang. Một lần nữa chúng tôi xin chúc mừng anh và chúc cho mọi chuyện luôn tốt đẹp ở phía trước.

Công nhân Pouchen Việt Nam đình công phản đối thang lương mới

Cảnh công nhân Công ty Pouchen VN tràn xuống đường đình công sáng 24/3Bản quyền hình ảnhOTHERImage captionCảnh công nhân Công ty Pouchen VN tràn xuống đường đình công sáng 24/3
Hàng ngàn công nhân của Công ty TNHH Pouchen VN tràn xuống quốc lộ 1K đình công sáng 24/3, truyền thông Việt Nam đưa tin.
Phản ứng mức thang lương mới của công ty gia công giày đóng tại Biên Hòa này, các công nhân đã không vào xưởng làm việc mà tụ tập phản đối trước cổng công ty rồi kéo xuống đường quốc lộ, theo các báo Việt Nam.
Trước đó hôm 23/3, rất đông các công nhân đã ngưng việc tập thể sau khi công ty này tuyên truyền về thang lương mới.
"Tháng qua công ty [Pouchen] phát giấy tuyên truyền về thang lương mới trong năm 2019 cho người lao động. Trong đó có kế hoạch sẽ thay đổi từ 24 bậc lương xuống còn 10-15 bậc, nên ít nhiều ảnh hưởng quyền lợi và thu nhập của người lao động", tờ VN Express dẫn lời một nữ công nhân.
Một số công nhân nói theo cơ chế mới, những công nhân làm việc lâu năm có bậc lương cao sẽ bị ảnh hưởng nhiều và không được tăng lương 5%/năm. Còn các công nhân thâm niên thấp cũng chỉ được tăng lương 5%/năm đến mức "sàn" rồi dừng lại.
Vì vậy, dù công ty mới chỉ tuyên truyền 'mang tính chất tham khảo' về mức thang lương mới, các công nhân đã phản đối không đồng tình.
Theo tờ Người lao động, đến gần trưa ngày 24/3, Công ty Pouchen đã thông báo sẽ hủy bỏ dự thảo và tuyên truyền về cải cách thang lương, giữ nguyên các chế độ chính sách, tiền lương cho công nhân và đề nghị họ trở lại làm việc bình thường.
Hàng ngàn công nhân Pouchen VN tụ tập ở khu vực cầu vượt quốc lộ 1K để phản đối đề xuất thang lương mớiBản quyền hình ảnhOTHERImage captionHàng ngàn công nhân Pouchen VN tụ tập ở khu vực cầu vượt quốc lộ 1K để phản đối đề xuất thang lương mới
Hồi tháng 2/2016, hàng ngàn công nhân Pouchen đã đổ ra Quốc lộ 1K phản đối chính sách đánh giá hiệu quả công việc.
Khi đó công ty Pouchen đề nghị xếp loại lao động A-B-C để tính ra mức lương, thưởng mà theo các công nhân là quá khắt khe.
Sau ba ngày đình công, lãnh đạo công ty Pouchen quyết định xóa bỏ chính sách đánh giá hiệu quả công việc và trả lương cho nhân viên trong cả 3 ngày.
Công ty Pouchen Việt Nam, đóng tại xã Hóa An, TP. Biên Hòa, Đồng Nai, là doanh nghiệp 100% vốn Đài Loan, chuyên gia công giày.

Việt Nam 'bỏ dự án Cá Rồng Đỏ' ở Biển Đông

Bill HaytonBBC News
This picture taken on 14 May shows a Chinese coast guard ship (back) sailing next to a Vietnamese coast guard vessel (front) near China's oil drilling rig in disputed waters in the South China Sea.Bản quyền hình ảnhAFPImage captionHai nước đã có cuộc đối đầu căng thẳng hồi 2014, khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng biển có tranh chấp
Lần thứ hai chỉ trong vòng một năm, Việt Nam phải hủy bỏ một dự án dầu khí quan trọng ở Biển Đông do áp lực từ Trung Quốc, BBC được biết.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) yêu cầu hãng năng lượng của Tây Ban Nha, Repsol, ngưng một dự án ở khu vực ngoài khơi phía đông nam, một nguồn đáng tin cậy trong ngành nói.
Điều này đồng nghĩa với việc Repsol và các đối tác có thể sẽ thiệt hại khoảng 200 triệu đô la đã đầu tư vào dự án.
Đây là tin không ai ngờ, bởi vì các công tác chuẩn bị cuối cùng cho việc khoan thương mại đã diễn ra.
Có thể Trung Quốc xem diễn tiến này là thắng lợi quan trọng.
Quyết định của Việt Nam dường như cho thấy sự phô trương sức mạnh của Hoa Kỳ tại Biển Đông trong thời gian gần đây đã không làm thay đổi các tính toán chiến lược của Việt Nam.

'Trả giá đắt'

Kể từ 2009, Việt Nam đã tìm cách thăm dò, phát triển mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ.
BBC
Một phần của dự án Cá Rồng Đỏ, giàn khoan có tên Ensco 8504, theo dự kiến lẽ ra khởi hành từ Singapore tới địa điểm khoan vào hôm thứ Năm.
Địa điểm đặt giàn khoan nằm trong Lô 07/03, nơi Việt Nam và các công ty con của Repsol trước đó từng ước tính là có trữ lượng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí gas.
Hãng đã thuê công ty Yinson của Malaysia cung cấp một bể chứa dầu nổi (Floating Production Storage and Offloading - FPSO) tại địa điểm này trong 10 năm, với chi phí ước tính trên 1 tỷ đô la.
Hơn nữa, Repsol đã thuê hãng Keppel FloaTEC của Mỹ xây một giàn kỹ thuật (production platform) để phục vụ cho địa điểm này với mức chi phí có lẽ là hàng chục triệu đô la.
Theo nguồn tin BBC có được, nhìn chung, Repsol và các đối tác trong dự án (gồm Mubadala Petroleum và PetroVietnam) nhiều khả năng bị thiệt hại khoảng 200 triệu đô la.
Repsol và các công ty liên đới hiện chưa hồi đáp các câu hỏi của BBC về những diễn biến mới nhất này.
Đây là lần thứ hai Repsol bị yêu cầu ngưng hoạt động khoan.
Lô 07/03 nằm ngay cạnh Lô 136/03, nơi mà Repsol bị chính phủ Việt Nam yêu cầu ngưng hoạt động khoan thăm dò hồi tháng Bảy năm ngoái.
Ban do dau khi VN 12/2016Bản quyền hình ảnhBAN DO DAU KHI VN 12/2016Image captionLô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017
Hồi đó, có tin nói quyết định được đưa ra sau khi Trung Quốc dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam ở vùng nước nông gần đó, Bãi Tư Chính.
Các tường thuật từ tháng 07/2017 nói rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch là những người đưa ra quan điểm rằng việc khoan thăm dò ở Lô 136/03 phải dừng lại để tránh đối đầu với Trung Quốc.
Có thể những toan tính giống vậy cũng đã tác động tới quyết định lần này.
Đã có một số quan điểm trong khu vực cho rằng cách tiếp cận cứng rắn hơn của ông Donald Trump đối với Trung Quốc cùng thái độ hành xử quyết liệt hơn của Hải quân Hoa Kỳ tại Biển Đông có thể tạo ra những khoảng không chính trị để chính phủ các nước Đông Nam Á vững tâm bảo vệ quyền trên biển một cách hiệu quả hơn.
Chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Việt Nam hồi cuối năm ngoái cùng các cuộc trao đổi sau đó giữa ông với giới lãnh đạo Việt Nam dường như cho thấy chính phủ hai nước đang hợp tác để đối phó với áp lực từ Trung Quốc.
Các nước khác trong khu vực cũng rất muốn khai thác nguồn trữ lượng dầu khí ngoài khơi của mình.
Malaysia, Brunei và Philippines đang đều bị áp lực từ phía Trung Quốc trong việc phải chấp nhận "khai thác chung" trong các khu vực mà theo Công ước Luật Biển của Liên hiệp quốc (UNCLOS) là hoàn toàn thuộc quyền của các nước đó.
Cho đến nay, toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á đều chống lại áp lực này.
Việt Nam đã chọn phát triển các mỏ khí một mình, và kết quả là đã bị Trung Quốc đe dọa về quân sự.
Nay, với việc lần thứ hai Hà Nội phải xuống thang, người ta đang đặt câu hỏi về khả năng khai thác ngoài khơi của Việt Nam.
Giờ đây người ta sẽ đồn đoán về số phận của dự án khí Cá Voi Xanh của Exxon Mobil ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam.
Tuy nhiên, dự án này nằm gần bờ hơn và do đó có thể sẽ không khiến cho Trung Quốc tức giận.

Điệp viên Phạm Xuân Ẩn: Ông là ai?

Tina Hà Giangbbcvietnamese.com
Phạm Xuân ẨnImage captionĐiệp viên Phạm Xuân Ẩn có vỏ bọc là nhà báo cho Time
Hơn 40 năm sau Cuộc chiến Việt Nam, các góc độ về cuộc đời ông Phạm Xuân Ẩn (1927-2006), điệp viên cộng sản nổi tiếng thời chiến, vẫn thu hút nhiều chú ý.
Điều này có thể thấy qua chuyện vừa có thêm cuốn 'The Punji Trap: Pham Xuan An - The Spy Who Didn't Love Us' của tác giả Luke Hunt, mới được Talisman Publishing xuất bản đầu tháng 2 năm 2018.
"Chúng ta có thể có thêm một trăm cuốn sách nữa về nhân vật này, và vẫn còn rất nhiều điều chưa ai biết về cuộc đời của ông ta...,'' Luke Hunt nói với BBC Tiếng Việt.
Sử gia Larry Berman thì trong lúc trả lời phỏng vấn của BBC, đang có kế hoạch về Việt Nam để nói chuyện về nhân vật mà giới nghiên cứu chiến tranh Việt Nam coi là 'kỳ bí', ông Phạm Xuân Ẩn.

Phạm Xuân Ẩn làm việc với những ai?

Cuộc đời ông Phạm Xuân Ẩn đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Trong khi Thomas Bass gọi Phạm Xuân Ẩn là một gián điệp tứ trùng (quadruple agent) thì Luke Hunt và Larry Berman quả quyết ông Ẩn chỉ trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về quan hệ của Phạm Xuân Ẩn với CIA, Thomas Bass nói:
''Ông Ẩn làm việc trong lãnh vực tâm lý chiến với Edward Lansdale và CIA của Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn. Ông Lansdale chính là người giúp Phạm Xuân Ẩn đến Hoa Kỳ để theo học ngành báo chí. Trở về Việt Nam sau khi được đào tạo như một nhà báo, ông Ẩn làm việc cho tình báo của Nam Việt Nam, và dĩ nhiên, ông là một điệp viên tầm cỡ của Bắc Việt trong cuộc chiến Việt Nam.'
Phạm Xuân ẨnBản quyền hình ảnhAFP
Ông tin vào một nền báo chí tự do, thế mới chết!Larry Berman nói về Phạm Xuân Ẩn
''Chúng ta phải hiểu rằng, khi là một gián điệp tứ trùng thì bạn nhận được tin tức từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời cũng cung cấp tin tức cho những nguồn này, đấy là một quá trình hết sức phức tạp. Đó là lý do tại sao Phạm Xuân Ẩn chắc chắn phải là một trong những điệp viên vĩ đại nhất của thế kỷ thứ 20, người có thể tung hứng công việc của một gián điệp tứ trùng thì phải là một người xuất sắc.''
Larry Berman bác bỏ quan điểm của Thomas Bass. Ông nói với BBC:
''Thomas Bass làm gì có bằng chứng nào về việc đó. Tôi đã thảo luận về điều này trong cuốn sách của tôi. Thực ra Phạm Xuân Ẩn đã được CIA và vài cơ quan khác tuyển dụng, nhưng đó chỉ là vì họ thấy ông ta là một nhà báo người Việt Nam làm việc cho tạp chí Time. Ẩn nói với tôi rằng anh ta đã hỏi ý cấp trên xem có nên nhận việc của CIA không. Nhưng vai trò của ông Ẩn rất quan trọng cho sự thành công chiến lược của cộng sản, và làm việc với CIA quả là điều quá nguy hiểm.
Phạm Xuân ẨnImage captionPhạm Xuân Ẩn đã làm việc cho những ai? Các tác giả Phương Tây cho đến nay vẫn không thống nhất quan điểm về điều này
''Với Thomas Bass, hoặc bất cứ ai tuyên bố rằng Phạm Xuân Ẩn là một gián điệp tứ trùng hoặc thậm chí nhị trùng, tôi sẽ hỏi họ là bằng chứng của bạn đâu? Là một học giả, tôi thấy không có bằng chứng gì cho thấy Ẩn làm việc cho bất kỳ cơ quan tình báo nào khác.''
Phạm Xuân Ẩn và những người bạn
Với quan hệ thường được nhắc đến giữa Phạm Xuân Ẩn với các ông Phạm Ngọc Thảo và bác sĩ Trần Kim Tuyến, ba vị tác giả đều thú nhận không có nhiều tin tức về ông Phạm Ngọc Thảo, một điệp viên cộng sản sau khi bị lộ diện đã bị VNCH tra tấn và giết chết, rồi sau này được Bắc Việt phong tướng.
Tác giả Thomas Bass nói với BBC:
"Tôi không biết về việc Phạm Xuân Ẩn làm việc với Đại tá Phạm Ngọc Thảo, và liệu ông Ẩn có biết Phạm Ngọc Thảo cũng là một điệp viên cộng sản không. Bạn biết rằng gián điệp hoạt động trong từng chi bộ tách biệt, bởi vì nếu không thế thì toàn bộ mạng lưới có thể bị phá hủy nếu một chi bộ bị lộ.''
Luke Hunt cho rằng: ''Tình bạn của họ với nhau rất chân thực. Trần Kim Tuyến và Phạm Xuân Ẩn nói với tôi rằng họ không biết là Phạm Ngọc Thảo là gián điệp.''
Nếu Đại tá Phạm Ngọc Thảo là nhân vật ít được biết đến, thì cả ba tác giả đều hiểu khá rõ về quan hệ giữa Phạm Xuân Ẩn và bác sỹ Trần Kim Tuyến, người chỉ huy hệ thống an ninh mật vụ của nền Đệ Nhất Cộng Hoà.
''Sau khi học xong báo chí ở Hoa Kỳ, ông Phạm Xuân Ẩn trở về Việt Nam năm 1961, trong một giai đoạn hết sức khó khăn, lúc chính quyền Ngô Đình Diệm đang bắt giam rất nhiều Việt Cộng. Phạm Xuân Ẩn nương náu tại nhà ông Tuyến khoảng 30, 35 ngày, vì sợ bị mật vụ của ông Diệm bắt nhốt. Bác sĩ Trần Kim Tuyến là người đã giúp ông Ẩn tìm được việc làm đầu tiên trong làng báo Việt Nam, rồi từ đó họ trở thành bạn.''
''Dĩ nhiên sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt tháng 4 năm 1975, Phạm Xuân Ẩn là người đã cứu mạng Bác sĩ Trần Kim Tuyến bằng cách giúp ông ta trốn khỏi Việt Nam. Ẩn luôn luôn nói rằng ông làm thế vì tình bạn. Tôi thì tôi ngờ rằng ông ấy làm điều đó vì họ là bạn cũng có, và cũng bởi vì, và đây là điều rất quan trọng, cả hai đều biết nhiều bí mật về nhau."
Tác giả Thomas Bass đặt vấn đề:
''Giữa cuộc chiến, khi bạn cố dò tìm tin tức để giết quân địch và chiếm ưu thế quân sự, thì tình bạn là cái gì? Tình bạn ấy có thực sự, có chân thành không, hay là thứ tình bạn giúp người ta có thông tin quan trọng tới mức chết người? Phạm Xuân Ẩn và bác sĩ Trần Kim Tuyến quen biết nhau trong một thời gian rất dài, và bác sĩ Tuyến giúp nhiều cho sự nghiệp của Phạm Xuân Ẩn, nhưng đây cũng có thể là thứ tình bạn mang lại lợi ích song phương.''
Thất vọng và uẩn ức sau năm 1975
Dù sau này được phong thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông Phạm Xuân Ẩn đã bị buộc phải cải tạo tư tưởng và bị cấm tiếp xúc với báo chí, nhất là các nhà báo nước ngoài, trong nhiều năm sau 1975.
Larry Berman giải thích:
''Tất nhiên Phạm Xuân Ẩn không phải vào những trại tù cải tạo lao động như người miền Nam, nhưng họ cố gắng cải tạo lại suy nghĩ của ông ấy. Ông ta không còn tư duy của một người cộng sản nữa, vì đã tiếp xúc với cách suy nghĩ và giáo dục về báo chí của người Mỹ. Ông tin vào một nền báo chí tự do, thế mới chết! Và với những người cộng sản, đó là những ý tưởng phải được xóa sạch ngay ra khỏi tâm trí.''
Phạm Xuân ẨnImage captionDù được phong thiếu tướng, ông Phạm Xuân Ẩn cũng không được tiếp xúc với báo chí nước ngoài, trong nhiều năm sau 1975
Đặt nghi vấn có thể vì không muốn để bác sĩ Trần Kim Tuyến bị chính quyền mới bắt mà ông Ẩn đã giúp để ông Tuyến trốn đi khi Sài Gòn sụp đổ, ông Larry Berman nói với BBC Tiếng Việt:
''Giả thuyết của tôi là, Ẩn sợ nếu bác sĩ Tuyến bị bắt, ông ta sẽ bị tra tấn và sẽ tiết lộ những điều về Ẩn mà Ẩn không muốn lộ ra, như việc ông đã cứu mạng sống của nhiều người Mỹ trong chiến tranh, bảo vệ bạn bè người Mỹ. Cộng sản rất tức giận về việc Ẩn giúp bác sĩ Tuyến trốn thoát, đó là một trong những lý do khiến ông Ẩn bị bắt phải cải tạo.''
Nhà báo Úc Luke Hunt, người đã gặp và phỏng vấn ông Phạm Xuân Ẩn ở TPHCM đầu thập niên 1990, nói về nỗi thất vọng của Phạm Xuân Ẩn về chính quyền mới:
''Vâng, ông ấy đã rất thất vọng. Tôi nghĩ rằng có những kỳ vọng về những gì sẽ xảy ra khi chiến tranh kết thúc, và khi những kỳ vọng này không được đáp ứng, mọi người bắt đầu tự hỏi họ đã đấu tranh cho cái gì. Có phải đó là một cuộc chiến giành độc lập hay là một cuộc chiến cho chủ nghĩa cộng sản? Và tôi nghĩ không bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi đó.''
Thomas Bass chia sẻ những gì Phạm Xuân Ẩn nói với ông về tình hình Việt Nam sau 1975 và sự chỉ trích với các nhà lãnh đạo khi đó, mà ông nói là "rất nhiều".
''Vâng, có quá nhiều chỉ trích nên rất khó xác định. Sau năm 1975 [chính quyền] Việt Nam đã mắc nhiều sai lầm dốt nát. Một là toàn bộ mạng lưới các trại cải tạo cưỡng bách lao động, hay nhà tù, trong đó họ giam giữ những người miền Nam đến mười bảy năm hay không biết là bao lâu. Hành xử kiểu này sau khi chiến tranh chấm dứt đã làm Phạm Xuân Ẩn kinh ngạc."
"Nỗ lực loại bỏ người Hoa khỏi việc kiểm soát thị trường gạo đã gây ra cuộc khủng hoảng cho thuyền nhân và làm cho nền kinh tế bị kiệt quệ, tạo ra nạn đói ở Nam Việt Nam. Việc điều hành nền kinh tế là một tai họa sau năm 1975, Phạm Xuân Ẩn chắc chắn phê bình về điều đó, quan hệ với Trung Quốc là một điều khác... cả một danh sách dài..."

Phạm Xuân Ẩn thất vọng đến mức nào?

Còn Larry Berman cho rằng, dù không đồng ý với một số việc làm của chính quyền mới, Phạm Xuân Ẩn vẫn dành nhiều nỗ lực hoà giải giữa Hoa Kỳ và Việt Nam:
"Phạm Xuân Ẩn có một sứ mệnh, sứ mệnh ấy là đẩy quân đội nước ngoài ra khỏi Việt Nam, và trong trường hợp này là quân đội Mỹ. Ông đã hoàn thành sứ mệnh của mình và dành nỗ lực vào việc hòa giải. Khoảng 50 trang sách của tôi đã được dành cho đề tài này, vai trò của Phạm Xuân Ẩn trong quá trình hòa giải, mà hầu như không ai nói đến."
Với tác giả Luke Hunt, nỗi thất vọng của Phạm Xuân Ẩn trầm trọng hơn nhiều, đến nỗi ông đã 'nhiều lần tìm cách trốn khỏi Việt Nam'.
Tác giả người Úc nói với BBC:
''Bác sĩ Trần Kim Tuyến và ông Phạm Ngọc Đình, một nhân viên của Reuters tại Sài Gòn, cho tôi biết rằng Phạm Xuân Ẩn đã ba lần tìm cách trốn khỏi Việt Nam, giống như ông Bùi Tín, người đã trốn qua Paris năm 1992. Phạm Xuân Ẩn muốn theo bước chân ông ấy.''
Nhưng Thomas Bass hoàn toàn bác bỏ điều này.
Dù có những nhận định khác nhau, tựu trung các tác giả nước ngoài đều cảm phục lý tưởng cuộc đời của Phạm Xuân Ẩn.
Nhà báo Luke Hunt khẳng định rằng dù đã làm gì, ông Ẩn vẫn là một 'nhà báo vĩ đại', và không phải điệp viên cho nhiều bên:
Ông không bao giờ có nhiều tiền, bởi vì ông không phải là một người tham lam. Ông tin ở Hồ Chí Minh và tận tụy với niềm tin của mìnhLuke Hunt nói về Phạm Xuân Ẩn
''Không, tôi không tin ông ấy làm việc cho ai khác. Chắc chắn là một nhà báo, ông ấy sẽ chia sẻ và cung cấp thông tin cho mọi phía, nhưng ưu tiên hàng đầu của ông ấy là Hà Nội. Phạm Xuân Ẩn không phải là người phản bội hay có thể bị mua chuộc. Ông không bao giờ có nhiều tiền, bởi vì ông không phải là một người tham lam. Ông tin vào Hồ Chí Minh và tận tụy với niềm tin của mình. Tôi có bằng chứng cụ thể rằng ông là một nhà báo vĩ đại.''
Họ còn đồng ý ở một điểm nữa là cuộc đời Phạm Xuân Ẩn vẫn còn nhiều bí ẩn.
''Cho đến khi chính phủ Việt Nam chính thức giải mật hồ sơ Phạm Xuân Ẩn hiện được niêm phong tại Hà Nội, không ai trong chúng ta sẽ biết sự thật, vì vậy chúng ta chỉ có thể suy đoán. Sự suy đoán của tôi khác hẳn với hai tác giả khác đã viết về Phạm Xuân Ẩn, " ông Larry Berman nói.
Về ba tác giả:
Larry Berman là tác giả cuốn 'Perfect Spy: The Incredible Double Life of Pham Xuan An, Time Magazine Reporter and Vietnamese Communist Agent' (2008). Bản tiếng Việt của sách đã bị kiểm duyệt nhiều đoạn ở Việt Nam.
Thomas A. Bass ra cuốn 'The Spy Who Loved Us: The Vietnam War and Pham Xuan An's Dangerous Game' năm 2009 và sẽ bổ sung thêm nhiều chi tiết cho lần tái bản cuối năm 2018.
Luke Hunt ra cuốn 'The Punji Trap: Pham Xuan An - The Spy Who Didn't Love Us', đầu tháng 2/2018, gọi Phạm Xuân Ẩn là 'Điệp viên không hề yêu quý chúng ta', như để bác bỏ cách nhìn của Thomas Bass.
BBC Tiếng Việt sẽ lần lượt đăng tải toàn bộ ba cuộc phỏng vấn với ba tác giả này do Tina Hà Giang thực hiện trong tháng 2/2018.
Xem thêm về Cuộc chiến Việt Nam:

Mỹ: Hàng trăm ngàn học sinh tuần hành đòi kiểm soát súng đạn

Đăng ngày 24-03-2018 Sửa đổi ngày 24-03-2018 14:48
mediaCuộc "Tuần hành vì sinh mạng của chúng ta" tại trường trung học Miami Beach Senior, Florida, ngày 24/03/2018.REUTERS/Javier Galeano
Trên nguyên tắc, trong ngày 24/03/2018, có hàng trăm ngàn học sinh xuống đường tuần hành trên toàn nước Mỹ để đòi chính quyền kiểm soát súng đạn. Cuộc biểu tình mang tên « Tuần hành vì sinh mạng của chúng ta » diễn ra tại Washington và nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, ban tổ chức hy vọng có đến 500.000 học sinh và phụ huynh đổ về thủ đô Washington để tham gia sự kiện với khẩu hiệu « Không bao giờ như vậy nữa ». Bên cạnh đó, hơn 800 cuộc tuần hành lớn nhỏ khác sẽ diễn ra khắp nước Mỹ.
Các cuộc biểu tình tuần hành được tổ chức trong bối cảnh dư luận Mỹ chưa hết chấn động trước các vụ xả súng liên tiếp trong các trường học, nhất là sau thảm kịch đẫm máu ngày 14/02 tại một trường trung học ở Parkland, bang Florida, khiến 17 người thiệt mạng.
Mỹ chính thức đề xuất cấm hoàn toàn thiết bị cải biến súng
Trong tình hình đó, ngày 23/03, chính quyền Donald Trump đã chính thức đề xuất cấm hoàn toàn loại thiết bị gọi là cải biến súng, cho phép chuyển đổi những khẩu súng bán tự động thành súng tự động có khả năng bắn lien thanh (tiếng Mỹ gọi là "bump stock").

Vụ Cambridge Analytica: Trụ sở công ty tại Luân Đôn bị khám xét

Đăng ngày 24-03-2018 Sửa đổi ngày 24-03-2018 14:07
mediaTòa nhà nơi có trụ sở của công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica ở Luân Đôn, ngày 24/03/2018.REUTERS/Peter Nicholls
Các nhà điều tra Anh Quốc ngày 23/03/2018 đã khám xét trụ sở ở Luân Đôn của công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica. Doanh nghiệp này bị tố cáo đã thu thập trái phép các dữ liệu cá nhân của hàng chục triệu người sử dụng mạng xã hội Facebook ở Hoa Kỳ.
Theo AFP, khoảng 20 nhân viên của ICO, cơ quan bảo vệ dữ liệu cá nhân của Anh Quốc, đã tới khám xét trụ sở của công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica tại trung tâm thủ đô Luân Đôn, sau khi được phép của một thẩm phán Tòa án Tối cao.
Nhà chức trách Anh đang điều tra để xác định liệu Facebook, mạng xã hội Facebook lớn nhất toàn cầu, có các biện pháp đủ mạnh để bảo vệ dữ liệu cá nhân của người sử dụng hay không.
Ngày 23/03, các dân biểu Mỹ cũng đã yêu cầu Mark Zuckerberg, chủ tập đoàn Facebook, điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ để giải thích tại sao dữ liệu cá nhân của hơn 50 triệu người sử dụng tại Mỹ lại lọt vào tay công ty Cambridge Analytica.

Mỹ và châu Âu đoàn kết với Anh, Nga hứng đòn?

 Dù chưa có bằng chứng nào cho thấy Nga thực hiện vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal nhưng Mỹ và châu Âu vẫn xem xét chuẩn bị trừng phạt Nga.

Thông tin về kế hoạch Mỹ xem xét chuẩn bị trừng phạt Nga được hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho biết, để chứng tỏ các nước đoàn kết với Anh và buộc Nga phải chịu trách nhiệm vì liên quan đến vụ đầu độc Skripal, Mỹ đang xem xét áp dụng một số biện pháp trừng phạt Nga.
Bà Heather Nauert cho biết: "Hoa Kỳ đang cân nhắc một loạt các lựa chọn để đối phó với các hành động của Nga tại Anh. Chúng ta sẽ thể hiện tình đoàn kết với đồng minh của chúng ta và để Nga phải chịu trách nhiệm về sự vi phạm rõ ràng các quy tắc và hiệp định quốc tế".
My va chau Au doan ket voi Anh, Nga hung don?
Cựu điệp viên Skripal trước khi bị đầu dộc.
Cùng với tuyên bố của bà Heather Nauert, một đại diện chính thức của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ tại Nhà Trắng cũng cho biết, Chính phủ Mỹ đang xem xét khả năng áp dụng một số biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Moscow.
Vị đại diện này cho biết: "Chúng tôi đang cân nhắc một loạt các lựa chọn cho hành động nhằm đảm bảo Nga có trách nhiệm giải trình".
Những tuyên bố liên tiếp về kế hoạch trừng phạt Nga của Mỹ được đưa ra không còn là thông tin bất ngờ bởi trước đó đúng 1 ngày, CNN cũng đã cho rằng, chính phủ của Tổng thống Donald Trump sẽ trục xuất một số nhà ngoại giao Nga tại Mỹ .
Tuy nhiên, vị đại diện Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng đã từ chối làm rõ về biện pháp trừng phạt Nga được CNN nhắc tới. Theo nguồn tin này, lựa chọn khó nhất là trục xuất các nhà ngoại giao Nga khỏi Mỹ. CNN cũng cho rằng, người Mỹ cũng hiểu, Nga sẽ trả lời thế nào.
Dẫu vậy, cho đến thời điểm hiện tại, không có gì chắc chắn rằng Tổng thống Trump sẽ quyết định thực hiện bất kỳ bước đi nào liên quan đến vụ việc Skripal.
Về phần Anh, hôm thứ Năm, người đứng đầu cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao Anh nói rằng Washington không loại trừ các biện pháp trừng phạt bổ sung vào Moscow với lý do tham gia vào nỗ lực ám sát Skripal.
Không chỉ Mỹ bày tỏ tình đoàn kết với Anh trong vụ Skripal mà cả khối EU thống nhất trừng phạt Nga vì vụ việc chưa thực sự rõ ràng này. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Donald Tusk tuyên bố hôm 22/3 rằng: "Nhiều biện pháp đáp trả mới sẽ được công bố trong một vài ngày tới ở mức từng quốc gia trong khối".
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố có thể sẽ áp đặt một số biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan tới vụ việc, đồng thời kêu gọi EU đoàn kết với nhau để cùng hành động. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định đây là mối đe dọa tới an ninh châu Âu nên cần có sự hành động đồng thời của EU.
Dù hàng loạt tuyên bố và biện pháp trừng phạt được cả Anh, Mỹ và châu Âu đưa ra nhưng đến nay, những nước này chưa cung cấp được bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Nga liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên người Nga Skripal tại Anh hồi đầu tháng 3/2018.
Bất chấp những căng thẳng đang diễn ra, Nga hối thúc Anh họp chung về vụ việc Skripal nhưng đã bị London từ chối. Hôm 21/3, Bộ Ngoại giao Nga đã mời tất cả đại sứ nước ngoài ở Moscow tham dự một cuộc họp liên quan tới vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal với các quan chức cấp cao, chuyên gia thuộc cơ quan kiểm soát vũ khí và chống phổ biến vũ khí hạt nhân.
Bất chấp thiện chí của Nga, Đại sứ quán Anh tại Moscow cho biết sẽ không tham gia bất kỳ cuộc họp nào liên quan đến vụ việc.
Đan Nguyên

Nga tố máy bay NATO liên tục áp sát biên giới

Nga vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại khi liên tiếp bị máy bay Mỹ và NATO áp sát trong khi đó, Mỹ cũng có động thái tương tự nhằm vào Nga.

Hãng thông tấn TASS ngày 23/3 dẫn lời Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Artyom Kozhin đã bày tỏ quan ngại về sự xuất hiện khá thường xuyên của các máy bay chiến đấu NATO ở khu vực gần biên giới Nga.
Vị phát ngôn viên này cho biết: "Điều tiếp tục khiến chúng tôi quan ngại là sự tăng cường hiện diện các chuyến bay của quân đội các nước thành viên NATO cũng như Thụy Điển và Phần Lan gần biên giới của chúng tôi ở khu vực biển Baltic.
Hơn nữa, 2/3 máy bay của các nước NATO, Phần Lan và Thụy Điển hiện diện ở khu vực này trong khoảng thời gian từ tháng 9-11/2017 đều tắt hệ thống phát tín hiệu. Những hành động này có nguy cơ tạo ra những tình huống nguy hiểm với hệ quả không thể lường trước".
Nga to may bay NATO lien tuc ap sat bien gioi
Chiến đấu cơ Nga trong một lần áp sát máy bay Mỹ.
Hiện Mỹ chưa có bất cứ phản ứng chính thức nào trước những cáo buộc này. Điều này cũng có phần trớ trêu bởi rước đó không phải Nga mà chính Mỹ là người tố bị máy bay của Nga nhiều lần áp sát gần tới mức độ nguy hiểm.
Theo vị quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert, lần gần đây nhất máy bay Su-27 Nga áp sát một chiếc EP-3 của Mỹ trên Biển Đen là hồi cuối tháng 1/2018.
Bà Heather Nauert tuyên bố: "Bộ tư lệnh các lực lượng Hạm đội Mỹ ở châu Âu khẳng định, máy bay Su-27 của Nga đã áp sát nguy hiểm chiếc máy bay EP-3 của Mỹ trên không phận quốc tế, phi công Nga đã tiến sát ở khoảng cách 1,5m và bay cắt mặt chiếc EP-3".
Theo bà Heather Nauert, máy bay Mỹ đã hành động đúng theo luật pháp quốc tế, trong khi phía Nga vi phạm thô bạo các thỏa thuận và quy tắc quốc tế hiện hành, trong trường hợp này là thoả thuận về "các sự cố trên biển" (INCSEA) năm 1972".
Bà Heather Nauert nhấn mạnh: "Chúng tôi kêu gọi Nga dừng các hành động không an toàn làm tăng nguy hiểm tiềm ẩn cho phi hành đoàn hai bên và các va chạm trên không. Sự cố trên Biển Đen là ví dụ mới nhất về hoạt động quân sự không theo các quy tắc và thoả thuận quốc tế của Nga".
Được biết, đây là lần thứ 2 từ cuối năm 2017, máy bay Mỹ bị chiến đấu cơ Nga áp sát ở phía với khoảng cách quá gần có thể cảm nhận được sức nóng từ động cơ máy bay Nga thổi ra. Theo CNN, trong khi bay tuần tra trên không phận quốc tế tại Biển Đen hồi tháng 11/2017, máy bay P-8A Mỹ bị Su-30 Nga bay ngay trước mặt và bật chế độ tăng lực.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Michelle Baldanza cho biết: "Vụ việc xảy ra trên Biển Đen ngày 25/11 khi máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ đang bay tuần tra trên không phận quốc tế và không có bất cứ hành động khiêu khích nào đối với máy bay Nga".
Bà Baldanza cho biết, hành động của chiến đấu cơ Nga Su-30 là "không an toàn" bởi nó "bay cắt ngang phi cơ Mỹ P-8A từ phải sang trái rồi kích hoạt chế độ tăng lực, khiến chiếc P-8A bị nghiêng 15 độ và rung lắc mạnh".
Vị phát ngôn viên này cho biết có lúc chiến đấu cơ Nga cách phi cơ Mỹ chỉ hơn 15 m và vụ việc kéo dài 24 phút. Bà Baldanza nhấn mạnh: "Những hành động nguy hiểm có thể gây thiệt hại nghiêm trọng và thương vong tới các phi công liên quan".
Đan Nguyên

20 quốc gia EU sẽ trục xuất các nhà ngoại giao Nga, Moscow phản ứng ra sao?

Ngày đăng : 14:38 - 24/03/2018
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga Konstantin Kosachev tuyên bố Moscow không nên đáp trả sự “ngu ngốc” của EU, song không thể không có biện pháp trả đũa đối với bất cứ hành động thù địch thực sự nào.
20 quốc gia EU sẽ trục xuất các nhà ngoại giao Nga, Moscow phản ứng mạnh ra sao?
Tờ báo Anh (Times) đưa tin, khoảng 20 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị trục xuất các nhà ngoại giao Nga liên quan tới vụ ám độc cựu điệp viên hai mang Anh Sergei Skripal và con gái Julia.
Theo Times, các nước EU sẽ bắt đầu một  động thái - "một đợt trục xuất chưa từng có" vào thứ Hai (26/3) tới với việc đầu tiên triệu hồi đại sứ EU tại Nga Markus Ederer trong thời hạn bốn tuần.
Đặc biệt, tờ báo dẫn nguồn tin riêng giấu tên cho biết: có thể cả Pháp, Đức, Ba Lan, Ireland, Hà Lan, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Latvia và Litva, sẽ tham gia hành động "phối hợp trục xuất hàng loạt".
Trước đó, các nhà lãnh đạo 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) tại Hội nghị Thượng đỉnh EU diễn ra ngày 22/3 tại Thủ đô Brussels, Bỉ, đã đưa ra phản ứng chung về vụ cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái ông bị đầu độc tại Salisbury, Anh.
Tuyên bố chung Hội đồng châu Âu (EC) nhấn mạnh lãnh đạo EU nhất trí với đánh giá của Chính phủ Anh rằng “rất có thể” Nga có trách nhiệm và không có “bất cứ lời giải thích đáng tin nào khác”. Ngoài ra, lãnh đạo EU còn nhất trí triệu hồi Đại sứ EU tại Liên bang Nga Marcus Ederer để tham vấn.
Ngày 4/3, tại Salisbury (Anh), cựu đại tá tình báo Sergei Skripal và con gái Yulia đã bị ám độc. Phía Anh khẳng định Mosocw tham gia vào vụ "đầu độc" Skripal bằng chất A234, tuy nhiên, không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ Nga dính líu vào việc này. Nga kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc của London cho rằng Moscow dính líu trong "vụ Skripal".
Liên quan đến vụ việc ở Salisbury, Thủ tướng Anh Theresa May đã công bố một số biện pháp chống lại Moscow, bao gồm có việc trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga và đóng băng tất cả các cuộc tiếp xúc song phương ở cấp cao.
Đáp lại, ngày 17/3, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố các biện pháp trả đũa đối với Anh: 23 nhà ngoại giao của Đại sứ quán Anh tại Nga cũng không được hoan ngênh và phải về nước trong vòng 1 tuần, cũng như đóng cửa Hội đồng Anh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng việc cáo buộc Nga dính líu vào vụ đầu độc Skripal là chuyện nhảm nhí, bởi vì không ai có thể cho phép mình hành động như vậy, đặc biệt là trước thềm cuộc bầu cử tổng thống và sự kiện giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup 2018) được tổ chức tại Nga.
Người đứng đầu nhà nước Nga nhấn mạnh rằng Nga không có vũ khí hóa học, nó đã bị tiêu hủy dưới sự giám sát của các nhà quan sát quốc tế vào năm 2017. Ông Putin cũng tuyên bố sẵn sàng hợp tác trong việc điều tra trường hợp của Skripal.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện) Konstantin Kosachev
Ngày 23/3, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện) Konstantin Kosachev tuyên bố người châu Âu đang giải quyết những vấn đề nội bộ của mình một cách trơ trẽn bằng cách làm xấu quan hệ với Nga vì cho rằng “thừa cơ chống Nga” có thể xóa bỏ tất cả bổn phận đối với người dân của mình.
Theo ông Kosachev, đây là động thái mang tính biểu tượng ủng hộ London về đường lối cứng rắn đối với Nga trong vụ việc xảy ra tại Salisbury. Tuy nhiên, thậm chí sự việc này xác nhận khuynh hướng đáng lo ngại trong chính sách của phương Tây. Moscow không nên đáp trả sự “ngu ngốc” của EU, song không thể không có biện pháp trả đũa đối với bất cứ hành động thù địch thực sự nào.
Ông Kosachev kết luận tất cả những hành động chống Nga đều nhằm mục đích thực sự là giải quyết những vấn đề nội bộ như đánh lạc hướng dư luận về chi phí của Anh rút khỏi EU, tăng ngân sách quốc phòng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), chính sách kinh tế sụp đổ.
Đức Dũng (Lược dịch)

Tấn công khủng bố tại miền nam nước Pháp, Daech nhận trách nhiệm

Đăng ngày 23-03-2018 Sửa đổi ngày 23-03-2018 17:45
mediaSiêu thị Super U, thành phố Trèbes, Aude, Pháp, nơi xẩy ra vụ bắt con tin ngày 23/03/2018 và cảnh sát tại hiện trường - Ảnh chụp từ màn hình BFMMTV(Capture d'image: BFMTV)
Một vụ bắt con tin đã xảy ra vào sáng 23/03/2018, tại một siêu thị ở thành phố Trèbes, vùng Aude của Pháp. Vào khoảng 11giờ15, giờ địa phương, một người đàn ông đã đi vào siêu thị Super U ở Trèbes và nổ súng, khiến 2 người chết và 2 người bị thương. Thủ phạm, được biết có tên là Redouane Lakdim, 26 tuổi, sau đó đã bị bắn chết khi cảnh sát tấn công vào siêu thị
Trước khi vào siêu thị ở Trèbes, thủ phạm đã cướp một chiếc xe ở Carcassonne, giết một người trong xe và làm bị thương người lái xe. Tiếp đến, hung thủ đã nổ súng vào một nhóm cảnh sát, bắn bị thương một cảnh sát, khi lái xe chạy trốn.
Theo viện công tố Carcasonne, kẻ bắt con tin trong siêu thị này tự nhận là thuộc tổ chức Nhà nước Hồi Giáo Daech. Một nhân chứng kể lại là, khi bước vào siêu thị, thủ phạm đã hô "Allah Akbar" (Thượng đế vĩ đại ). Tổ chức Daech vừa lên tiếng nhận trách nhiệm về các vụ tấn công này.
Bộ phận chống khủng bố của Viện Công tố Paris vừa được giao đặc trách vụ này. Đây sẽ là vụ tấn công khủng bố đẩm máu đầu tiên tại Pháp kể từ tháng 10 năm ngoái, tức là kể từ vụ hai cô gái bị đâm chết tại ga xe lửa Marseille.
Quy định của bộ Tư Pháp được đưa ra tham khảo ý kiến của dân (có thể dẫn tới sửa đổi quy định) trong vòng 90 ngày, sau đó sẽ trở thành luật tại Mỹ, buộc người sở hữu súng giao nộp, phá hủy hoặc hoàn trả các thiết bị cải biến súng.
Bộ Tư Pháp Mỹ ước lượng có khoảng 520.000 thiết bị loại này được lưu hành tại Mỹ kể từ khi được tung ra thị trường khoảng năm 2008.
Tổng thống Mỹ ký luật ngân sách, chính phủ không bị đóng cửa lần thứ ba
Trong một lãnh vực hoàn toàn khác, vài tiếng đồng hồ sau khi đe dọa sẽ phủ quyết dự luật vì không chi cho việc xây bức tường biên giới Mỹ-Mêhicô, tổng thống Trump đã ký ban hành luật ngân sách mới, tránh việc chính phủ phải đóng cửa.
Dự luật này cung cấp 1,3 nghìn tỷ đô la cho chính phủ liên bang cho đến ngày 30/9/2018, chi 700 tỷ đô la cho quân đội và 591 tỷ cho các cơ quan trong nước. So với mức năm 2017, chi tiêu cho quân sự tăng 66 tỷ, và chi tiêu phi quốc phòng là 52 tỷ.
Tổng thống Donald Trump mong muốn có 25 tỷ đô la chi cho bức tường biên giới Mỹ-Mêhicô mà ông đề xuất, nhưng đã không toại nguyện. Ông chỉ nhận được 1,6 tỷ đô la chi cho vấn đề an ninh biên giới trong năm 2018, bao gồm việc thay thế và sửa chữa các hàng rào dọc theo biên giới phía nam nước Mỹ.

Mỹ kiện Trung Quốc lên WTO vì vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Đăng ngày 24-03-2018 Sửa đổi ngày 24-03-2018 11:17
mediaTổng thống Mỹ Donald Trump lên chuyên cơ Air Force One về nghỉ cuối tuần ở Palm Beach, Florida, ngày 23/03/2018.REUTERS/Joshua Roberts
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục. Ngày 23/03/2018, Hoa Kỳ thông báo đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO/OMC) vì « vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Mỹ ».
Theo AFP, đây là bước tiếp theo trong loạt hành động đe dọa từ ngày 22/03 của tổng thống Donald Trump nhắm vào Trung Quốc. Trong bản thông cáo, đại diện về Thương Mại của Mỹ ở WTO đã gửi « yêu cầu tham vấn » với Trung Quốc trước tổ chức WTO về « nhiều biện pháp của Trung Quốc liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ». Cụ thể, Washington chỉ trích Bắc Kinh đã không tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ tự bảo vệ trước việc kết quả sáng chế của họ bị doanh Trung Quốc khai thác bất hợp pháp.
Không chỉ bất bình về « việc người Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ », tổng thống Mỹ đã công bố nhiều biện pháp trừng phạt nhắm vào hàng nhập khẩu Trung Quốc. Bà Valérie Niquet, phụ trách khu vực châu Á tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược, phân tích về điểm này trên đài RFI :
« Dĩ nhiên là các vấn đề kinh tế liên quan đến thâm hụt thương mại, nhưng cũng liên quan đến những thách thức về an ninh và ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc.
Hoa Kỳ, sau chuyến công du châu Á của tổng thống Donald Trump vào tháng 11/2017, muốn tái khẳng định trọng lượng của các đồng minh, hình thành khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, mối liên kết với Ấn Độ, Úc, Nhật Bản. Phía Mỹ thể hiện ý định tái cân bằng và nói chung là ngăn sự trỗi dậy của cường quốc Trung Hoa, đang khiến toàn bộ đối tác châu Á của Mỹ lo ngại. Vì vậy, thách thức hoàn toàn mang tính chiến lược.

Cuộc tấn công thương mại của Donald Trump thử lửa "tình bạn" với Tập Cận Bình

Đăng ngày 23-03-2018 Sửa đổi ngày 23-03-2018 15:00
mediaDonald Trump ký quyết định áp thuế nhập khẩu nhắm vào thép và nhôm ngày 08/03/2018.REUTERS/Leah Millis TPX IMAGES OF THE DAY
Người Việt có câu : Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.Phải chăng tổng thống Mỹ Donald Trump đâm sau lưng « ông bạn » Tập Cận Bình khi cuối cùng chỉ tăng thuế đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc ? Chủ nhân Nhà Trắng đã quyết định tạm ngừng áp dụng mức thuế mới với sáu nước và đồng minh (Liên Hiệp Châu Âu, Canada, Mêhicô, Úc, Achentina, Brazil và Hàn Quốc).
Quyết định tăng mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh ông Donald Trump, nguyên là doanh nhân 71 tuổi, kể từ khi vào Nhà Trắng không ngừng ca ngợi « mối quan hệ tuyệt vời » với nhiều nhà lãnh đạo thế giới : tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, tổng thống Nga Putin hay tổng thống Achentina Mauricio Macri. Nhưng « mối quan hệ tốt đẹp nhất », có vẻ được ông Trump tâm huyết nhất, vẫn là với chủ tịch Tập Cận Bình, người trở thành nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông (1949-1976).
« Tình bạn » và « tình đoàn kết » giữa hai nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới vẫn còn lưu trong hình ảnh chuyến công du Hoa Kỳ vào tháng 04/2017 của chủ tịch Trung Quốc : cô cháu ngoại Abella hát tiếng Trung tặng chủ tịch Tập Cận Bình tại Nhà Trắng ; cả hai nguyên thủ thưởng thức chiếc bánh sôcôla « tuyệt vời nhất » tại tư dinh Mar-a-Lago (Florida)…
Tổng thống Trump chấp nhận cư xử bình đẳng với Trung Quốc và chủ tịch Tập cũng tỏ ý cùng chí hướng với chủ nhân Nhà Trắng khi hai quốc gia có chung lợi ích. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, nguyên thủ Trung Quốc không chú trọng đến « việc chăm chút cho quan hệ cá nhân » với tổng thống Mỹ mà chỉ tỏ vẻ như vậy nếu điều đó mang lại lợi ích cho Trung Quốc. Vì « Ông Tập không để tình cảm chi phối », theo phân tích của Ryan Hass, cựu cố vấn về châu Á của Barack Obama.
Đúng là « mối quan hệ tốt đẹp » giữa hai nhà lãnh đạo đã mang lại một số kết quả, như tiến triển trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, thương mại song phương dường như đang trở thành vật cản chính.
Tổng thống Trump luôn lên án Trung Quốc là nguyên nhân của mọi khó khăn trên lĩnh vực kinh tế Mỹ, trong đó nhiều cáo buộc là có căn cứ. Khi công bố « giác thư » bao gồm những biện pháp trừng phạt đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc ngày 22/03, tổng thống Mỹ không ngại « vừa đấm vừa xoa »« ông bạn » Tập Cận Bình : ông lên án đích danh « sự xâm lược kinh tế của Trung Quốc », nhưng vẫn tuyên bố « vô cùng tôn trọng chủ tịch Tập ».
Chuyên gia Hass cho rằng việc công bố « giác thư » dường như mới mang tính chất cảnh cáo tại thời điểm này hơn là những biện pháp tức thì, vì văn bản này, sau khi được tổng thống ký, sẽ cho phép bộ Thương Mại tiến hành tham vấn về các sản phẩm sẽ bị đánh thuế. Tuy nhiên, sự phản công của chủ tịch Trung Quốc sẽ nhắm vào tâm điểm cử tri ủng hộ tổng thống Trump.
Trường hợp này đã xảy ra khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm máy giặt được sản xuất tại Trung Quốc vào tháng 01/2018. Chính quyền Bắc Kinh đã cho mở điều tra chống bán phá giá hạt bo bo Mỹ, một loại nông phẩm được trồng ở miền trung nước Mỹ, nơi cử tri đã ồ ạt bỏ phiếu cho tỉ phú Trump.
Nếu căn cứ vào một số trường hợp trước đây, ông Trump thường « giơ cao đánh khẽ ». Ví dụ gần đây nhất là tuyên bố tăng thuế vào ngày 08/03 đối với mặt hàng thép và nhôm, cuối cùng mức thuế mới lại được tạm hoãn áp dụng đối với nhiều nước, trong đó có Mêhicô, Canada, Úc, Brazil, Liên Hiệp Châu Âu, Hàn Quốc, New Zealand.
Các biện pháp trừng phạt mà Washington công bố ngày 22/03 nhắm vào hàng nhập khẩu vẫn chưa có gì cụ thể. « Khoản tiền 60 tỉ đô la » không được nêu rõ là tổng giá trị hàng nhập khẩu sẽ bị đánh thuế, hay tổng số tiền thuế thu từ hàng nhập khẩu Trung Quốc. Thêm vào đó, bộ Thương Mại Mỹ có 15 ngày để lập danh sách chính xác các sản phẩm và các loại thuế áp dụng.
Liệu tổng thống Mỹ sẽ « giơ cao đánh khẽ » với hàng Trung Quốc ? Và mối quan hệ Trump-Tập sẽ ra sao sau quyết định đơn phương của chủ nhân Nhà Trắng ? Thời gian tới sẽ trả lời hai câu hỏi này.

Thị trường chứng khoán châu Á oằn mình vì ý định áp thuế của TT Mỹ

Đăng ngày 23-03-2018 Sửa đổi ngày 23-03-2018 16:53
mediaThị trường chứng khoán châu Á chao đảo trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.Nicol
Toàn cảnh chung trên đây đã tác động đến châu Âu. Vào khoảng 12 giờ giờ quốc tế hôm nay, chỉ số CAC40 của thị trường Paris mất đi 1,56%, trong lúc tại Frankfurt, chỉ số Dax mất đi 1,73%.
Theo ghi nhận của giới phân tích, nỗi lo ngại của các nhà đầu tư sẽ tác hại mạnh nhất đến các thị trường Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan, vì lẽ các công ty tại các thị trường này chiếm một phần quan trọng trong dây chuyền sản xuất toàn cầu của hàng xuất khẩu Trung Quốc.
as ASFOURI / AFP
Các thị trường châu Á ngày 23/03/2018 đã sụt giá nặng nề, đi theo bước chân của Wall Street ngày hôm trước. Vào trưa nay, các thị trường chứng khoán châu Âu chính của châu Âu cũng bị hạ giá theo xu hướng chung.
Nguyên do là mối lo ngại đang tăng cao của giới đầu tư trước nguy cơ chiến tranh thương mại nổ ra sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump cho thấy ý định áp thuế lên tới 60 tỷ đô la với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tại châu Á, thị trường chứng khoán Tokyo bị sụt nặng nề nhất, mất đến 4,51% vào lúc đóng cửa. Cùng số phận với Nhật Bản, thị trường Thẩm Quyến giảm 4,49%, Thượng Hải mất 3,39%, Hồng Kông 3,12%.
Tại những khác, Hàn Quốc mất 3,18%, Úc rơi 1,99%, Đài Loan khi chưa đóng cửa đã bị giảm 2%
Châu Á đồng loạt sụt giảm sau khi New York trải qua một ngày đen tối với cả ba chỉ số đều lao đao : Dow Jones giảm 2,93%, S&P 500 mất 2,52%, trong lúc Nasdaq lùi 2,43%,.
Toàn cảnh chung trên đây đã tác động đến châu Âu. Vào khoảng 12 giờ giờ quốc tế hôm nay, chỉ số CAC40 của thị trường Paris mất đi 1,56%, trong lúc tại Frankfurt, chỉ số Dax mất đi 1,73%.
Theo ghi nhận của giới phân tích, nỗi lo ngại của các nhà đầu tư sẽ tác hại mạnh nhất đến các thị trường Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan, vì lẽ các công ty tại các thị trường này chiếm một phần quan trọng trong dây chuyền sản xuất toàn cầu của hàng xuất khẩu Trung Quốc.

Chiến hạm Mỹ tuần tra gần đá Vành Khăn: Bắc Kinh phản ứng gay gắt

Đăng ngày 24-03-2018 Sửa đổi ngày 24-03-2018 11:31
mediaKhu trục hạm USS Mustin thuộc Hạm Đội 7 của Hải Quân Mỹ tham gia tập trận với Hải Quân Hàn Quốc năm 2015.CC/Quân đội Hàn Quốc
Khu trục hạm USS Mustin thuộc Hạm Đội 7 của Hải Quân Mỹ ngày 23/03/2018 đã tiến vào tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn (Mischief Reef) đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng. Hoạt động của chiến hạm Mỹ đã lập tức làm dấy lên những phản ứng gay gắt từ phía Bắc Kinh.
Theo hãng tin Anh Reuters, bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho biết đã cử 2 tàu chiến ra để nhận diện và xua đuổi tàu Mỹ, bị cho là có hành động gây hại nghiêm trọng cho an ninh và chủ quyền của Trung Quốc, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực.
Theo bộ Quốc Phòng Trung Quốc: “Hành vi khiêu khích của phía Mỹ sẽ chỉ khiến quân đội Trung Quốc tăng cường củng cố năng lực phòng thủ ở mọi nơi”.
Trong một tuyên bố riêng, bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng cho biết là Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện tất cả các bước cần thiết để bảo vệ chủ quyền, hòa bình và ổn định ở Biển Đông, nơi tình hình đang chuyển biến tốt hơn nhờ nỗ lực của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Bắc Kinh tố cáo Mỹ cố tình “tạo ra căng thẳng”, trái ngược với mong muốn của các quốc gia trong khu vực là hợp tác và phát triển, và do đó không được ủng hộ.
Đối với nữ trung tá Nicole Schwegman, phát ngôn viên Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ, chiếc USS Mustin chỉ thực hiện một hoạt động bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) bình thường, theo đúng luật quốc tế, một hoạt động mà Mỹ đã và sẽ tiếp tục tiến hành trong tương lai.
Đây không phải là lần đầu tiên mà chiến hạm Mỹ tiến hành tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải gần các thực thể trong tay Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng hoạt động lần này lại diễn ra cùng lúc với việc quan hệ thương mại Mỹ-Trung đột nhiên căng thẳng hẳn lên.
Trên nhật báo Hồng Kông South China Morning Post (24/03/2018), chuyên gia quân sự Trung Quốc Nghê Nhạc Hùng (Ni Lexiong) cho rằng Mỹ đã cân nhắc kỹ thời điểm thực hiện cuộc tuần tra hôm 23/03, vào đúng ngày Trung Quốc phản pháo trước quyết định tăng thuế của Hoa Kỳ.

Thượng đỉnh Liên Triều: Bình Nhưỡng đồng ý đối thoại cấp cao với Seoul

Đăng ngày 24-03-2018 Sửa đổi ngày 24-03-2018 12:30
mediaTrưởng đoàn đàm phán Hàn Quốc (trái) và Bắc Triều Tiên trong cuộc họp tại Bàn Môn Điếm ngày 09/01/2018.Reuters
Ngày 24/03/2018, Bắc Triều Tiên đã chấp nhận tổ chức đối thoại cấp cao với Seoul vào tuần tới để bàn về công tác tổ chức thượng đỉnh liên Triều. Trên đây là thông báo của bộ Thống Nhất của Hàn Quốc.
Theo AFP, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên sẽ cử mỗi bên một phái đoàn gồm 3 thành viên tới làng Bàn Môn Điếm ở biên giới hai miền Nam - Bắc vào thứ Năm 29/03 để thảo luận về công tác tổ chức thượng đỉnh Liên Triều dự kiến diễn ra vào cuối tháng 04/2018.
Seoul gợi ý là các cuộc thảo luận sẽ được tổ chức tại Tòa nhà Đoàn kết ở phía bắc làng Bàn Môn Điếm.
Trong khi đó, trong khuôn khổ các cuộc thảo thuận ba bên về quốc phòng (DTT) lần thứ 10, bộ Quốc Phòng Hàn Quốc ngày 23/03 thông báo là Séoul, Washington và Tokyo cam kết hợp tác chặt chẽ, không lơ là đấu tranh để ngăn chặn Bình Nhưỡng vi phạm các lệnh cấm quốc tế trong các hoạt động thương mại, nhất là xuất khẩu qua đường hàng hải.

Thượng đỉnh Trump – Kim : Liệu Thụy Điển có thể có một vai trò then chốt ?

Đăng ngày 23-03-2018 Sửa đổi ngày 23-03-2018 14:06
mediaNgoại trưởng Bắc Triều Tiên, Ri Yong-ho đến Thụy Điển chuẩn bị cho thượng đỉnh Trump - Kim, Stockholm, ngày 16/03/2018,TT News Agency/Vilhelm Stokstad via REUTERS
Ngày 15/03/2018, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho đã đến Stockholm gặp đồng nhiệm Margot Wallström và thủ tướng Stefan Löfven của Thụy Điển, quốc gia đại diện cho các lợi ích của Mỹ ở Bắc Triều Tiên. Trên phương diện ngoại giao, Bình Nhưỡng – Stockholm đã có mối bang giao từ lâu. Thụy Điển là quốc gia đầu tiên công nhận nền độc lập của Bắc Triều Tiên. Nhìn từ góc độ lịch sử, France 24 đặt câu hỏi : Liệu Thụy Điển có thể đóng một vai trò chủ chốt trong việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều tới đây ?
Kể từ khi Nhà Trắng, thông qua lời đặc sứ Hàn Quốc, thông báo rằng ông Donald Trump đã nhận (và đã chấp nhận) lời mời gặp của Kim Jong-Un, nhiều câu hỏi đang được đặt ra : Cuộc gặp đó sẽ diễn ra ở đâu, lúc nào và như thế nào.
Vào cuối tuần trước, ngoại trưởng Thụy Điển, bà Margot Wallström, sau chuyến thăm hi hữu 3 ngày của đồng nhiệm Bắc Triều Tiên có phát biểu rằng « Nếu như chúng tôi có thể sử dụng được các mối liên hệ của chúng tôi (tại Bắc Triều Tiên) một cách tốt nhất, thì chúng tôi sẽ làm ». Bản thân thủ tướng Thụy Điển, ông Stefan Löfven khi tiếp phái đoàn Bắc Triều Tiên cũng bày tỏ hy vọng có thể « tạo thuận lợi » cho việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh trên.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France 24, ông Bjorn Jerden, phụ trách chương trình châu Á tại Viện Quan Hệ Quốc Tế Thụy Điển giải thích rằng vai trò của Thụy Điển như là « chiếc cầu nối » giữa Bình Nhưỡng và Washington đã được củng cố cách nay nhiều thập niên nhờ vào những quyết định quý hiếm và đôi khi cũng rất vụng về.
Từ những chiếc Volvo trả chậm
Ngược dòng thời gian, Thụy Điển là quốc gia phương Tây duy nhất đã có thái độ trung lập trong suốt cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), đồng thời vẫn bảo đảm duy trì quan hệ với tất cả các bên tham chiến. Tuy nhiên phải đợi đến năm 1973 Thụy Điển mới thật sự thiết lập bang giao với Bắc Triều Tiên.
Với nhiều nước vào thời kỳ đó, đấy quả là một quyết định bất thường. Theo giải thích của France 24, cánh tả Thụy Điển lúc ấy chủ trương nước này phải giữ quan hệ với tất cả các nước khác trên thế giới, bất kể những quốc gia đó ủng hộ hay chống Mỹ. Thêm vào đó, quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra như vũ bão tại Bắc Triều Tiên (nhưng bất hạnh thay chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi), giới doanh nhân Thụy Điển đánh hơi thấy có nhiều cơ hội đầu tư.
Một hội chợ công nghiệp lớn còn được chính phủ Thụy Điển tổ chức vào năm 1975. Tham gia hội chợ có sự góp mặt của hãng công nghiệp lớn, trong đó có nhà sản xuất xe hơi Volvo và tập đoàn công nghiệp Atlas Copco.
Chế độ Bắc Triều Tiên thời kỳ đó thông báo ký hợp đồng mua hàng hóa của Thụy Điển trị giá khoảng một tỷ krona Thụy Điển (tương đương 100 triệu euro), trong số này có hợp đồng mua 1.000 chiếc Volvo. Cũng tại hội chợ này, Thụy Điển thông báo mở tòa đại sứ, trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập một cơ quan ngoại giao tại Bình Nhưỡng.
Thế nhưng, niềm phấn khởi của các doanh nhân Thụy Điển cũng nhanh chóng lụi tàn, do việc Bắc Triều Tiên không có khả năng chi trả cho các khoản mua sắm của mình. Bộ trưởng Công Nghiệp Thụy Điển thời bấy giờ có giải thích với nhật báo Dagens Nyheter năm 1975 như sau : « Những vấn đề này có liên quan đến việc Bắc Triều Tiên chưa quen với nền thương mại quốc tế và các luật lệ được áp dụng trong lĩnh vực này. Trong một giai đoạn ngắn, họ đã có những vụ mua sắm quan trọng ở nước ngoài ».
Ngày nay, dù vẫn còn nợ Thụy Điển hàng trăm triệu krona, nhưng mối quan hệ bang giao giữa Bình Nhưỡng và Stockholm vẫn chưa hề bị suy suyển.
Một người đàn ông nhỏ thó đi đôi giầy có gót
Mối quan hệ đó lại càng được củng cố hơn khi vào năm 2001, thủ tướng Goran Persson dẫn đầu một phái đoàn châu Âu đến Bắc Triều Tiên. Ông trở thành nguyên thủ phương Tây đầu tiên có chuyến thăm chính thức quốc gia khép kín nhất hành tinh.
Sau này, trong một bộ phim tài liệu nói về sự nghiệp của mình, ông Persson hồi tưởng lại ấn tượng lần đầu tiên gặp Kim Jong Il, cha của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un hiện nay, một con người nhỏ thó đi đôi giầy có gót, trang phục tầm thường, rất lạc quan và hơi độc tài.
Theo cựu thủ tướng Thụy Điển, những gì như người ta tuyên truyền mô tả Kim Jong Il « như là một người có vấn đề về tâm thần, nghiện ngập, ám ảnh phim ảnh khiêu dâm, không có khả năng để lý luận về chính trị, chắc là không nên đếm xỉa đến ».
Theo quan điểm của Bjorn Jerden, chính thái độ trung lập của Thụy Điển trong suốt cuộc chiến Triều Tiên là một trong những yếu tố mang tính quyết định cho phép Thụy Điển tiếp tục duy trì quan hệ bang giao với Bắc Triều Tiên cho đến tận ngày nay.
Ông nói : « Khi nghĩ đến điều này, cuộc chiến Triều Tiên vẫn là nguyên nhân chính cho những vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt ngày nay », hàm ý đến tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên và sự hiện diện liên tục của lính Mỹ tại Hàn Quốc. Chuyên gia này khẳng định : « Với Bắc Triều Tiên, đây là một mối đe dọa nhắm vào sự tồn tại của chế độ ».
Ông Bjorn Jerden lưu ý là binh sĩ Thụy Điển cũng hiện diện ở Hàn Quốc nhưng ít đe dọa hơn. Bởi vì, nhiệm vụ của nhóm binh sĩ này giúp giám sát đường biên giới phân chia hai miền Triều Tiên trong khuôn khổ Ủy ban Giám sát của các nước trung lập, đảm trách việc duy trì hiệp định đình chiến, chấm dứt sự đối đầu giữa hai miền vào năm 1953.
Trả tự do tù nhân
Bjorn Jerden giải thích rằng do có cơ quan đại diện ngoại giao từ lâu tại Bình Nhưỡng, Thụy Điển cũng đã khẳng định được vị trí rất đặc biệt như là người đàm phán với Bắc Triều Tiên, nhất là làm đại diện cho các quốc gia khác với tư cách là quốc gia bảo trợ. Thụy Điển không chỉ làm đại diện lãnh sự cho Hoa Kỳ mà còn cho cả Úc, Canada và các nước láng giềng Bắc Âu và Baltic.
Năm 2017, Thụy Điển đã giúp Hoa Kỳ đàm phán trả tự do cho sinh viên Mỹ Otto Warmbier, bị kết án năm 2016 tại Bình Nhưỡng 15 năm khổ sai, với cáo buộc là đã tìm cách đánh cắp một tấm áp phích tuyên truyền trong một khách sạn. Trong thời gian ở tù, sinh viên này đã bị hôn mê và qua đời ít lâu sau khi trở về Hoa Kỳ.
Cũng trong năm 2017, Thụy Điển đã tham gia vào việc trả tự do cho mục sư người Canada Soo Lim, bị kết án khổ sai chung thân hồi năm 2015, và theo cáo trạng, là đã âm mưu lật đổ chế độ Bắc Triều Tiên. Theo đài truyền hình CNN, trong cuộc gặp phái đoàn Bắc Triều Tiên ở Stockholm, chính phủ Thụy Điển đã can thiệp mạnh mẽ cho ba công dân Mỹ hiện đang bị giam giữ tại Bắc Triều Tiên.
Bjorn Jerden cho rằng nếu Thụy Điển có thể gây tác động, nhất là trong hồ sơ này, để trả tự do cho họ, thì vụ việc sẽ rất có trọng lượng đối với các cuộc thảo luận giữa Trump và Kim.
Ông nói : « Điều này sẽ cho thấy thiện chí nhân danh Bắc Triều Tiên, mang tính biểu tượng và sẽ là một lá bài quan trọng để giới thiệu với Trump và để qua đó, tổng thống Mỹ có thể nói rằng kiểu đàm phán này là điều tốt nhất cần phải làm. »
Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên còn phải chính thức khẳng định là đã thực sự gửi lời mời tới Donald Trump.
Hiện đang có nhiều suy đoán về địa điểm diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh này. Theo các tin đồn, thì nước có thể đón tiếp và tổ chức thượng đỉnh là Na Uy, Thụy Sĩ và đương nhiên là Thụy Điển. Nhưng theo Bjorn Jerden, nơi có nhiều khả năng nhất là khu vực phi quân sự hóa giữa hai miền Triều Tiên.
Ông nhận định : « Kim không có chuyến công du chính thức nào ở nước ngoài, kể từ khi lên cầm quyền cách nay 7 năm. Do vậy, tôi không nghĩ rằng ông ta muốn công du xa như vậy ».

Thương mại : Trump tuyên chiến với Bắc Kinh, tạm tha châu Âu

Đăng ngày 23-03-2018 Sửa đổi ngày 23-03-2018 17:14
mediaTổng thống Mỹ Donald Trump ký chỉ thị áp thuế về sở hữu trí tuệ đối với hàng công nghệ cao của Trung Quốc, Washington ngày 22/03/2018.REUTERS/Jonathan Ernst
"Dịu giọng với châu Âu", "tập trung hỏa lực nhắm vào Trung Quốc", tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ "chiến lược trên trận địa thương mại". "Trump chống Bắc Kinh, chiến tranh thương mại leo thang gây lo ngại" là đề tài nổi bật trên các trang báo lớn của Pháp ngày 23/03/2018.
"Châu Âu thở phào, viễn cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ tạm thời được xua tan", Le Monde trích lời nhiều quan chức châu Âu đến Washington tiếp tục đàm phán với bộ Tài Chính và Thương Mại để tránh bị áp thuế lên mặt hàng nhôm thép như ông Trump loan báo từ hôm mồng 8 tháng 3. Tờ báo đặt câu hỏi, phải chăng thái độ cứng rắn dọa "ăn miếng, trả miếng" của Bruxelles đã đem lại hiệu quả ?
Le Figaro đưa ra một lập luận khác : Hoa Kỳ "tha châu Âu" để lôi kéo thêm đồng minh nhắm vào chính sách cạnh tranh bất bình đẳng của Trung Quốc.
Trong bài báo mang tựa đề "Lệnh hưu chiến Mỹ ban cho châu Âu" La Croix nói rõ : Washington tạm thời không đánh thuế nhôm và thép của châu Âu nhập sang thị trường Hoa Kỳ. Tờ báo tập trung vào các luồng giao thương giữa hai bờ Đại Tây Dương, chẳng hạn như là trung bình, mức thuế nhập khẩu của Mỹ đánh vào hàng châu Âu là 2,4 % còn Bruxelles đánh thuế đến 3 % vào các sản phẩm made in USA nhập vào thị trường chung của 28 nước thành viên. Nhưng khi nhìn vào chi tiết thì theo La Croix không hẳn là Mỹ bị thua thiệt như điều được Donald Trump khẳng định để làm vừa lòng cử tri.
Dù sao đi chăng nữa cuộc chiến thương mại mà Donald Trump vừa châm ngòi ít nhất đã làm một người hài lòng. Đòn "tấn công thẳng thừng" này của chủ nhân Nhà Trắng đã thuyết phục được lãnh đạo đảng Dân Chủ ở Thượng Viện, Chuck Sumer. Les Echos trích lời thượng nghị sĩ bang New York tuyên bố : Không mấy khi đồng ý với ông Trump nhưng lần này, đối với Trung Quốc, tổng thống Mỹ đã "làm đúng điều những gì cần làm".
Trung Quốc không được may mắn như châu Âu
Le Figaro ghi nhận, Trump "lao vào một cuộc đọ sức trực tiếp với Trung Quốc", "khai chiến" và tố cáo các tập đoàn Trung Quốc "ăn cắp bằng sáng chế", "vi phạm quyền sở hữu trí tuệ"...
Trung Quốc đương nhiên sẽ không khoanh tay ngồi nhìn. Trong bài viết đề tựa "Bắc Kinh sẵn sàng trả đũa đánh vào đậu nành", phóng viên của Le Figaro nêu lên hai lợi thế nghiêng về phía Trung Quốc : thứ nhất Bắc Kinh thừa biết là Mỹ lệ thuộc tới mức độ nào vào "công xưởng của thế giới" và cuộc chiến tranh thương mại này, rồi sẽ làm chính người dân Hoa Kỳ hao mòn sức lực.
Thứ hai, đảng Cộng Sản Trung Quốc chờ đợi "hiệu ứng boomerang"  tức là gậy ông đập lưng ông, khi mà dây chuyền sản xuất của bản thân Hoa Kỳ bị tác động.
Báo Les Echos nói tới 4 lĩnh vực kinh tế của Mỹ sẽ "ăn đòn" nếu nổ ra chiến tranh thương mại với Trung Quốc : Đó là các siêu thị và dây chuyền phân phối, ngành vải sợi, công nghệ cao, công nghiệp sản xuất đồ chơi.
Nhật báo kinh tế nhắc lại năm 2015, 90 % đồ chơi bán ra trên thị trường Mỹ đều ra lò từ các nhà máy Trung Quốc. Tương tự như vậy trong ngành vải sợi, quần áo, giầy thể thao của những "thương hiệu" được người Mỹ ưa chuộng nhất đều thấm mồ hôi của công nhân Trung Quốc trong đó.
Súng, đạn, NRA trong tầm ngắm của thanh niên Mỹ
Vẫn về Hoa Kỳ, thủ đô Washington sôi động một ngày trước cuộc tuần hành March For Our Lives của giới thanh thiếu niên diễn ra vào ngày 24/03/2018.
La Croix trong bài phóng sự nói tới "Thế hệ Parkland lên đường" từ Florida, và tất cả những nơi khác trên toàn nước Mỹ cùng hẹn nhau tại Washington.
Sau vụ thảm sát cướp đi sinh mạng 17 học sinh tại trường trung học Marjory Stoneman Douglas, tại Parkland, bang Florida hôm 14/02/2018, thanh niên Mỹ không còn "khoanh tay ngồi nhìn".
Ban tổ chức March for Our Lives chờ đợi nửa triệu người tham gia, phần lớn là giới trẻ. Số này tỏ ra "quyết tâm hơn bao giờ hết", để "không bao giờ nữa, học trò, sinh viên phải đến trường trong nỗi lo sợ, không biết rằng có toàn mạng trở về nhà với gia đình hay không".
Một nữ sinh trung học tại New York nói vói phóng viên Pháp : "Giới trẻ sẽ không ngừng cuộc đấu tranh ngày nào mà các chính khách Mỹ còn nhận tiền của tổ chức Hiệp Hội Súng Trường Quốc Gia NRA".
Cũng La Croix điểm những vụ nổ súng ở trường học ở Mỹ làm học sinh và các thầy cô giáo thiệt mạng : Columbine (1999) - 12 học sinh và một nhà giáo tử vong ; Virginia Tech (2007) - 33 người chết ; Sandy Hook (2012) - 20 đưa trẻ và 7 người lớn buổi sáng đến trường nhưng không bao giờ trở về nhà.
Ở Nhà Trắng, tổng thống Trump đưa ra sáng kiến trang bị súng ống cho các thầy cô giáo !
Pháp : Một ngày đình công, hai cách nhìn
Trở lại với cuộc đình công ngày 22/03 tại Pháp của giới công nhân viên chức và nhân viên ngành xe lửa, Le Figaro thiên hữu nói đến "thành công nửa vời" về khả năng huy động người biểu tình của các công đoàn, trong lúc chính các tổ chức công đoàn này đang bị "chia rẽ hơn bao giờ hết".
Điều đó lợi cho chính phủ. Lập luận bảo vệ sức mua của người lao động, bảo vệ các dịch vụ công cộng, bảo vệ những thụ đắc xã hội ... đã lỗi thời, như ghi nhận trong xã luận của tờ báo.
Libération thiên tả có một cái nhìn hoàn toàn khác với hàng tựa lớn trên trang nhất "Đường phố đã thức tỉnh". "Từ Paris đến Marseille, từ Rennes đến Grenoble, hơn 320.000 người tuần hành trên đường phố, theo thống kê cảnh sát, chống lại đường lối của tổng thống Macron". Dù vậy tờ báo này phải nhìn nhận : cuộc biểu tình ngày hôm qua không hy vọng làm "trật đường rầy con tàu cải tổ của chính phủ, nhưng ít ra nó cũng khiến bên hành pháp phải lo ngại".
Dưới lăng kính của báo kinh tế Les Echos, tỷ lệ đình công trong ngành xe lửa hôm qua là "khúc dạo đầu" báo trước quyết tâm của nhân viên tập đoàn SNCF muốn bảo vệ những ưu đãi vốn có, từ lương bổng, đến phúc lợi xã hội, quy chế hưu bổng .... Chiến dịch đình công của ngành đường sắt chỉ bắt đầu vào ngày 03/04/2018 và kéo dài trong hai tháng.
Châu Âu đọ sức với Nga
Quan hệ giữa Bruxelles và Matxcơva hậu vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Skripal và con gái tại Anh Quốc là hồ sơ bất ngờ chen vào chương trình nghị sự của thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu trong hai ngày 22 và 23/03/2018.
"Châu Âu ủng hộ thủ tướng May để đối phó với Matxcơva" tựa của Le Figaro. Brexit hay không Brexit, thủ tướng Anh "trắc nghiệm xem quan hệ giữa Luân Đôn với các đối tác còn lại trong Liên Âu vững chắc tới mức độ nào". Nếu như Pháp, Đức và nhiều lãnh đạo cao cấp nhất trong Liên Hiệp Châu Âu đã đứng hẳn về phía thủ tướng May trong cuộc đọ sức với tổng thống Nga, Vladimir Putin, thì một số thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu khác như là Hy Lạp và cả Ý hay Luxembourg, Hungary ... tỏ ra thận trọng hơn. Không ai tán đồng lời lẽ của ngoại trưởng Anh Boris Johnson ví Putin với Hitler.
Dù vậy vẫn theo Le Figaro, thái độ ủng hộ Luân Đôn của các đối tác châu Âu khác hẳn với việc tổng thống Mỹ đã gọi điện chúc mừng ông Vladimir Putin tái đắc cử tổng thống Nga mà không hề nhắc tới vụ Skripal. Tờ báo coi đây là một dấu hiệu cho thấy "một sự lung lay" trong quan hệ giữa Luân Đôn và Washington.
Chủ nhà sách Hồng Kông thách thức Bắc Kinh
"Trong vài tháng, dòng đời êm ả của chủ một nhà sách ở Hồng Kông bỗng trở nên sôi động không thua gì một cuốn tiểu thuyết trinh thám". Phóng viên báo Le Figaro, Patrick Saint Paul mở đầu bài phóng sự về chủ hiệu sách Lâm Vĩnh Cơ (Lam Wing Kee) như trên.
Bị Trung Quốc "bắt cóc" cuối 2015, bặt vô âm tín trong vòng 5 tháng, bị giam tổng cộng 8 tháng, khi được "thả" ông Lâm, 63 tuổi, không còn được sống bình yên. Mỗi khi ra đường ông phải hóa trang, cải dạng. Vậy họ Lâm đã phạm tội gì ?
Đơn giản là vì ông đã bán sách tiết lộ nhiều chi tiết về đời tư của "tân hoàng đế đỏ Trung Quốc Tập Cận Bình". Vẫn theo lời ông Lâm Vĩnh Cơ, người quyền lực nhất ở Hoa Lục "chột dạ" vì nội dung có nguy cơ gây sóng gió giữa ông Tập Cận Bình và đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viên.
Ai Cập, một cuộc bầu cử với kết quả được biết trước
Nga và Ai Cập có ít nhất 1 mẫu số chung. Đây là nơi mà kết quả bầu cử tổng thống được biết trước. Libération trong bài phóng sự dài nói về cuộc bầu cử trên xứ sở của các vì vua Ai Cập, bầu cử tổng thống diễn ra từ ngày 26 đến 28/03/2018 : "Kết quả đã được biết trước, tất cả các ứng cử viên đều bỏ cuộc, ngoại trừ một người". Ứng cử viên duy nhất đó, gần đây, trên trang Facebook đã không ngớt lời tung hô tổng thống mãn nhiệm, tướng al Sissi ...
Trong bài báo trên Libération đọc mãi mới tìm thấy tên ứng cử viên tổng thống Ai Cập lần này ra đọ sức với tướng al Sissi. Đó là lãnh đạo một đảng nhỏ tại Cairo, ông Moussa Mostafa Moussa. Ứng viên đối lập mà nhật báo Le Figro gọi là một nhà đối lập "quá kín đáo".
Một người cháu của cố tổng thống Ai Cập el Sadate bị ám sát năm 1981, là ông Mohamed Anouar el Sadate, 63 tuổi, được coi là một trong những đối thủ xứng đáng của đương kim tổng thống al Sissi thì đã phải bỏ cuộc vào giữa tháng Giêng, lý do ông "bị quá nhiều áp lực".
Những nhân vật sáng giá khác có một chút triển vọng đe dọa chiếc ghế tổng thống của tướng Al Sissi thì đều đã bị loại, hoặc bị tống giam. Trên Libération, cháu của cố tổng thống Ai Cập này than thở : đời sống dưới thời đại của tướng al Sissi khó thở hơn nhiều so với những năm tháng dưới triều đình của ông Hosni Moubarak.
Vườn Giverny, địa điểm hành hương của giới yêu hội họa
Ngôi nhà và khu vườn của danh họa Claude Monet ở Giverny, là thánh đường cho những người yêu tranh vẽ Monet. Năm 2017, có 637.988 người mua vé vào cửa. Le Figaro ví von, Giverny mê hoặc du khách bốn phương không kém hang đá thiêng ở Lourdes, nơi năm 1858 cô bé Bernadette Soubirou đã trông thấy Đức Mẹ hiện thân. Còn nếu so với một danh lam thắng cảnh khác của vùng Normandie là Đồi Mont Saint Michel, thì vườn Giverny về thứ nhì.
Vào những ngày giữa tháng Ba năm nay, gió rét, nhiệt độ xuống đến âm 10°C, trời có khi mưa tầm tã, vẫn có hàng chục chiếc xe ca đưa khách du lịch đến Giverny ... 20 % khách tham quan từ Mỹ sang, 3 % là người Nhật.
Năm 2018 là năm vườn Giverny dành để vinh danh những nét đẹp của văn hóa Nhật Bản từng làm xiêu lòng họa sĩ Claude Monet. Vô số những tác phẩm của ông chịu ảnh hưởng của hội họa và nghệ thuật phương Đông mà kiến trúc của khu vườn Giverny là bằng chứng rõ rệt nhất...

Trung Quốc sắp từ bỏ chính sách hạt nhân “không sử dụng trước”?

Ngày đăng : 14:38 - 23/03/2018
Một số chuyên gia cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ từ bỏ nguyên tắc thi hành lâu nay đó là chính sách hạt nhân “không sử dụng trước” để đối phó với nguy cơ Đài Loan tuyên bố giành độc lập hoặc đảo chính.
Theo tạp chí Diplomat, trong bối cảnh quân đội Trung Quốc đang hiện thực hóa tham vọng trở thành “lực lượng đẳng cấp thế giới” và tiến hành hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân, một số chuyên gia cho rằng Bắc Kinh có thể sẽ từ bỏ nguyên tắc thi hành lâu nay đó là chính sách hạt nhân “không sử dụng trước”.
Giới chuyên gia cho rằng trong thời gian tới Trung Quốc có thể tính tới chuyện từ bỏ chính sách hạt nhân "không sử dụng trước".
Trong cuộc diễu binh hồi tháng 9/2015 tại Bắc Kinh, Lực lượng Tên lửa Trung Quốc đã cho ra mắt loại tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 có khả năng mang theo cả đầu đạn thường và đầu đạn hạt nhân với tầm bắn vươn tới khu vực Tây Thái Bình Dương. Ngoài ra, Trung Quốc còn tiếp tục phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) DF-41. Theo giới phân tích phương Tây, DF-41 có thể được trang bị công nghệ đa đầu đạn phân hướng (MIRV). Cho tới nay, một tờ báo của quân đội Trung Quốc mới chỉ chính thức xác nhận tên lửa DF-5C được trang bị MIRV.
Chưa dừng lại, Trung Quốc cũng đang phát triển năng lực phòng thủ hạt nhân trên biển với thế hệ tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp Jin Type 094. Trong giai đoạn năm 2020, quân đội Trung Quốc sẽ còn triển khai sản xuất một thế hệ tàu ngầm hạt nhân mới là Type 096 trang bị các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm thế hệ mới JL-3.
Tất cả những hành động trên nhằm giúp mở rộng quy mô kho phòng thủ hạt nhân của Trung Quốc. Cụ thể, theo bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong giai đoạn năm 2015 – 2016, lực lượng ICBM của Trung Quốc đã tăng từ con số 50 – 60 lên thành 75 – 100 tên lửa.
Vào năm 2010 và 2013, Tân Hoa Xã cũng đã đưa tin xác nhận Trung Quốc lần đầu tiên thử nghiệm thành công công nghệ phòng thủ tên lửa trong chương trình Dự án 863. 
Một số học giả Trung Quốc nhận định, chính sách hạt nhân “không sử dụng trước” không nên chỉ mình Trung Quốc thi hành mà các quốc gia sở hữu hạt nhân khác cũng nên làm theo.
Ông Zhou Bo tại Viện Khoa học quân sự Trung Quốc nhấn mạnh: “Trung Quốc không phải là quốc gia mạnh nhất về cả vũ khí hạt nhân và vũ khí truyền thống. Do đó, nếu Trung Quốc có thể cam kết thi hành chính sách “không sử dụng trước”, vậy tại sao Mỹ, Nga, Anh và Pháp lại không làm như vậy? Thật đáng xấu hổ đối với những quốc gia sử hữu đội quân hùng mạnh nhất thế giới với ưu thế về các loại vũ khí truyền thống lại đi nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trước”.
Nhà bình luận an ninh Nan Li tại Đại học quốc gia Singapore thì cho rằng, “bằng chứng cho thấy, Trung Quốc đang tiến hành hiện đại hóa lực lượng hạt nhân và giới chức Bắc Kinh cũng đang tranh luận về việc thay đổi chiến lược quân sự bao gồm từ bỏ chính sách hạt nhân ‘không sử dụng trước’”. 
Bởi theo ông Li, một số chuyên gia nhận định chính sách hạt nhân “không sử dụng trước” đã làm giảm độ tin cậy đối với các lực lượng hạt nhân quy mô nhỏ của Trung Quốc. Do đó, một khi chính sách này bị xóa bỏ, năng lực phòng thủ hạt nhân của Trung Quốc sẽ được tăng cường.
Cũng theo ông Li, không ít chiến lược gia Trung Quốc đã tính tới chuyện sử dụng vũ khí hạt nhân trong một số tình huống cụ thể như ngăn cản Đài Loan giành độc lập, phản công trước các đợt tấn công nhằm vào trụ sở điều hành và kiểm soát vũ khí hạt nhân cũng như các loại vũ khí hạt nhân của nước này, hay một cuộc tấn công bằng vũ khí truyền thống nhưng cần tới một cuộc phản công bằng hạt nhân và thậm chí là để ngăn chặn đảo chính. 
Trên thực tế, Trung Quốc hoàn toàn nắm quyền chủ động quyết định từ bỏ chính sách hạt nhân “không sử dụng trước” bất cứ lúc nào và sử dụng vũ khí hạt nhân cho mục đích riêng như ngăn Đài Loan tuyên bố độc lập hoặc ngăn chặn Mỹ hỗ trợ Đài Loan giành độc lập. Còn hiện tại, chưa có dấu hiệu nào cho thấy, Trung Quốc muốn thay đổi chính sách hạt nhân “không sử dụng trước”. 
Minh Thu (lược dịch)

Không có nhận xét nào: