TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018



TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP


































Toàn cảnh 5 ngày ở Đà Nẵng của hơn 6.000 thủy thủ đoàn tàu sân bay Mỹ

Gặp gỡ lãnh đạo chính quyền địa phương, biểu diễn âm nhạc đường phố, thăm trẻ em thiệt thòi, thi bóc tỏi với người dân, trao đổi kỹ thuật cứu hỏa,... là những hoạt động của đoàn tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ trong chuyến thăm Đà Nẵng kéo dài 5 ngày từ 5/3 - 9/3.

11h30 trưa 5/3, tàu sân bay USS Carl Vinson cùng tuần dương hạm USS Lake Champlain và tàu khu trục USS Wayne E.Meyer với hơn 6.000 thủy thủ đoàn đã vào đến vịnh Đà Nẵng
11h30 trưa 5/3, tàu sân bay USS Carl Vinson cùng tuần dương hạm USS Lake Champlain và tàu khu trục USS Wayne E.Meyer với hơn 6.000 thủy thủ đoàn đã vào đến vịnh Đà Nẵng
Lễ đón tiếp đoàn được tổ chức trọng thể ngay tại Cảng Tiên Sa - Đà Nẵng
Lễ đón tiếp đoàn được tổ chức trọng thể ngay tại Cảng Tiên Sa - Đà Nẵng
Đoàn chào xã giao lãnh đạo chính quyền thành phố. Trong ảnh là Phó Đô đốc Philip G. Sawyer- Tư lệnh Hạm đội 7, Hạm đội Thái Bình dương của Mỹ và ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.
Đón tiếp các đoàn ở Đà Nẵng tham quan tàu sân bay, các thủy thủ đoàn tổ chức bán hàng lưu niệm. Bật lửa Zippo có giá 12 đô la Mỹ là món hàng đắt khách nhất. Có khoảng hơn 1.000 chiếc bật lửa đã được bán hết trong những ngày tàu neo đậu ở cầu phao số 0 ngoài Cảng Tiên Sa - Đà Nẵng.
Khí tài hiện đại trên tàu sân bay USS Carl Vinson. Có khoảng 70 tiêm kích, trực thăng, máy bay các loại trên tàu.
Ban nhạc Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đã biểu diễn hòa nhạc ngay trên đường phố Đà Nẵng, thu hút hàng ngàn người dân và du khách thưởng thức. Nữ binh sĩ Emily Kershow - giọng ca chính của ban nhạc đã dành hai tuần trước đó để luyện hát các ca khúc “Xin chào Việt Nam”, “Nối vòng tay lớn” bằng tiếng Việt - phần trình diễn hấp dẫn nhất khi ban nhạc tiếp tục biểu diễn khi thăm các em nhỏ ở làng trẻ SOS - Đà Nẵng và trong các buổi giao lưu văn hóa, thể thao khác của đoàn ở Đà Nẵng
Ban nhạc Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đã biểu diễn hòa nhạc ngay trên đường phố Đà Nẵng, thu hút hàng ngàn người dân và du khách thưởng thức. Nữ binh sĩ Emily Kershow - giọng ca chính của ban nhạc đã dành hai tuần trước đó để luyện hát các ca khúc “Xin chào Việt Nam”, “Nối vòng tay lớn” bằng tiếng Việt - phần trình diễn hấp dẫn nhất khi ban nhạc tiếp tục biểu diễn khi thăm các em nhỏ ở làng trẻ SOS - Đà Nẵng và trong các buổi giao lưu văn hóa, thể thao khác của đoàn ở Đà Nẵng
Các thủy thủ đoàn tàu sân bay Mỹ giao lưu văn nghệ với các em nhỏ ở làng trẻ SOS
Nhiều thủy thủ đoàn tàu sân bay Mỹ chia sẻ xúc động và sẽ nhớ mãi kỷ niệm chuyến thăm các em nhỏ là nạn nhân chất độc da cam ở Đà Nẵng
Thủy thủ đoàn cùng tham gia các trò chơi tập thể như đá bóng, nhảy sạp... với các em nhỏ ở Đà Nẵng
Cuộc thi bóc tỏi giữa các thủy thủ đoàn và người dân ở Trung tâm xã hội Đà Nẵng rất thú vị
Các đầu bếp tàu sân bay Mỹ - những người có thể đảm đương 5.000 suất ăn 4 lần mỗi ngày trên tàu hào hứng học cách đổ bánh xèo, nấu mì Quảng với sự hướng dẫn của các đầu bếp ở Đà Nẵng.
Các đầu bếp tàu sân bay Mỹ - những người có thể đảm đương 5.000 suất ăn 4 lần mỗi ngày trên tàu hào hứng học cách đổ bánh xèo, nấu mì Quảng với sự hướng dẫn của các đầu bếp ở Đà Nẵng.
Các thủy thủ đoàn giao lưu với cán bộ, chiến sĩ ở Sở Cảnh sát PCCC Đà Nẵng
Trao đổi kỹ thuật, diễn tập phòng cháy, chữa cháy
Trao đổi kỹ thuật, diễn tập phòng cháy, chữa cháy
Ngày 9/3, đoàn tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ đã rời cảng Tiên Sa, kết thúc chuyến thăm hữu nghị Đà Nẵng với nhiều kỷ niệm đẹp.
Tâm An


Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đánh thuế nhập khẩu thép, nhôm

Đăng ngày 09-03-2018 Sửa đổi ngày 09-03-2018 12:10
mediaTổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu nhôm và thép, Washington, ngày 08/03/2018REUTERS
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 08/03/2018 đã ký hai sắc lệnh, áp đặt mức thuế nhập khẩu 25% đối với thép và 10% đối với nhôm. Tuy vậy ông cho biết các hàng rào thuế quan mới này hơn hai tuần sau mới có hiệu lực, và sẵn sàng tỏ ra linh hoạt với một số đồng minh. Canada và Mêhicô được miễn các thuế này trong khi thương lượng về hiệp định ALENA.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình :
« Việc ký kết được dàn cảnh kỹ lưỡng. Donald Trump đã mời những đại diện ngành luyện kim đến dự lễ ký, họ đứng phía sau tổng thống, tay cầm nón bảo hộ. Và khi loan báo các sắc thuế mới đánh vào thép và nhôm nhập khẩu, ông Trump lại nói về chủ đề đã đưa ông đến đỉnh cao quyền lực : một nước Mỹ bị bao vây, cần phải tự vệ.
Tổng thống Mỹ tuyên bố : « Các ngành kỹ nghệ của chúng ta trong rất, rất nhiều năm qua, thậm chí nhiều thập niên, đã là nạn nhân của những biện pháp cạnh tranh thương mại không lành mạnh, khiến cho các nhà máy phải đóng cửa, hàng triệu công nhân bị mất việc, có những địa phương hoàn toàn trở nên tiêu điều. Đây không chỉ là thảm họa kinh tế, mà còn là thảm họa về an ninh. Chúng ta muốn sản xuất ra những con tàu, những phi cơ, thiết bị quân sự với thép và nhôm của đất nước chúng ta ».
Sau đó tổng thống tươi cười hỏi một trong những công nhân, bạn có muốn nói gì không ? Dusty Steven, công nhân luyện kim ở Kentucky bèn cầm lấy micro. Anh nói : « Cách đây hai năm chúng tôi đã ngưng 60% năng lực nhà máy khi thị trường sụt giảm. Nhưng khi các sắc thuế này được thiết lập, chúng tôi có thể hoạt động 100% và thêm 300 chỗ làm sẽ lại được tạo ra ở địa phương ».
Với việc đánh thuế nhập khẩu thép và nhôm, tổng thống Donald Trump muốn bảo đảm số phiếu của giới công nhân người da trắng ở Rust Belt, khu vực kỹ nghệ đang suy sụp, chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc Hội giữa kỳ ».

Ông Trump kiện bang California: Thêm căng thẳng "exit"

Thúc ép California bằng cách kiện chính quyền phải tuân thủ chính sách người nhập cư có càng khiến California "exit".

Hôm 6/3, Chính quyền Tổng thống Donald Trump đâm đơn kiện lên tòa án liên bang vào cuối tuần này, với yêu cầu vô hiệu hóa 3 luật của bang California bị cáo buộc cản trở luật nhập cư của liên bang và vi hiến.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions dự kiến công bố vụ kiện tại TP Sacramento, thủ phủ bang California, ngày 7/3 (giờ địa phương).
Ong Trump kien bang California: Them cang thang 
Bộ Trưởng Tư Pháp Mỹ Jeff Sessions, người vừa nộp đơn kiện tiểu bang California. Ảnh: AP
3 đạo luật được bang California thông qua vào năm ngoái hạn chế sự hợp tác của cảnh sát địa phương với nhà chức trách liên bang trong việc trấn áp người nhập cư.
Các luật sư của Bộ Tư pháp Mỹ lập luận trong đơn kiện rằng, những quy định trên cản trở giới chức nhập cư liên bang hoàn thành nhiệm vụ của mình ở bang California, cũng như ngăn chặn việc thực thi luật nhập cư của chính phủ.
Đơn kiện nêu rõ tên Thống đốc Edmund G. Brown và Tổng chưởng lý Xavier Becerra của bang California.
Ngay sau thông tin này, cả hai đã lập tức chỉ trích vụ kiện là vô giá trị.
"Những chiêu trò chính trị này có thể là tiêu chuẩn ở Washington nhưng chúng không có tác dụng ở đây" - Thống đốc Brown chỉ trích.
Ông Brown cũng nhắc đến các chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ kể từ khi ông Donald Trump lên nắm quyền và giờ đây lại tiếp tục gây chia rẽ lên nước Mỹ.
"Vào thời điểm chính trường hỗn loạn chưa từng có, ông Jeff Sessions lại đến California để tiếp tục gây chia rẽ và phân cực nước Mỹ hơn nữa" - ông Brown nhấn mạnh. 
Trong khi đó, ông Becerra viết trên mạng xã hội Twitter rằng cho dù chuyện gì có xảy ra ở Washington, bang California vẫn sẽ tiếp tục thực thi mọi luật lệ và bảo vệ người dân của mình.
Vụ kiện mới nhất của chính quyền ông Trump được xem là sự đối đầu trực diện nhất của Washington đối với chính sách nhập cư của bang California.
Chính quyền ông Trump cho rằng có những "thành phố an toàn" cho những người nhập cư trái phép ẩn náu, tránh các lực lượng thực thi pháp luật Mỹ thực hiện nhiệm vụ của mình theo lệnh.
Ong Trump kien bang California: Them cang thang 
Ông Trump đang khiến California "exit" khỏi Mỹ?
Nhưng với chính sách riêng của tiểu bang, California đã nhiều lần chỉ trích các chính sách về nhập cư đến chính sách về môi trường và bức tường biên giới với Mexico theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
Từng đưa ra quan điểm "exit" khỏi lãnh thổ Mỹ sau khi phong trào Brexit diễn ra ở Anh, California đang có ngày càng nhiều hơn các bất đồng với chính quyền hiện tại.
Vụ kiện mới nhất chống lại California có thể là căng thẳng mới nhất khiến ý định "exit" ở California được nhắc lại.
Huy Vũ

Chiến tranh thương mại : Đối thoại là giải pháp « số một » của Châu Âu

Đăng ngày 09-03-2018 Sửa đổi ngày 09-03-2018 14:49
mediaỦy viên Thương Mại châu Âu, Cecilia Malmström, tại Bruxelles, ngày 07/03/2018REUTERS/Eric Vidal
Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện lời đe dọa tăng thuế nhập khẩu thép và nhôm (25% và 10%) mở đường cho một cuộc chiến tranh thương mại. Canada và Mêhicô, hai nước láng giềng của Mỹ được tạm thời « miễn trừ ». Liên Hiệp Châu Âu rất lo ngại. Nhưng trước khi bắt buộc phải trả đũa, Bruxelles xem « đối thoại » là giải pháp tối ưu.
Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường thuật :
Liên Hiệp Châu Âu cần được miễn trừ những biện pháp tăng thuế này. Ủy viên Thương Mại Liên Hiệp Châu Âu Cecilia Malmström đã phản ứng như trên. Bruxelles chưa nói đến chuyện ban hành biện pháp trả đũa đã được Ủy Ban Châu Âu chuẩn bị, nhưng sẽ đòi phía Mỹ giải thích.
Theo Philippe Lambert, đồng chủ tịch khối nghị sĩ bảo vệ môi trường ở Nghị viện Châu Âu thì Liên Hiệp Châu Âu không nên phản ứng hấp tấp. Trước hết, phải chờ Washington lý giải, biện minh như thế nào tại Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO.
Ông nói : « Châu Âu phải phản đối, đó là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc hành động, đừng đổ thêm dầu vào lửa khiến tình hình rối loạn thêm. Một mặt, châu Âu không để cho Mỹ áp đặt, nhưng mặt khác, cũng không nên để cách phản ứng của chúng ta làm Tổ Chức Thương Mại Thế Giới suy yếu thêm. Nói cách khác, phải sử dụng tối đa khuôn khổ của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới để đáp trả chiến tranh thương mại mà Hoa Kỳ phát động chống toàn cầu »
Kiện nước Mỹ ra trước Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO là một trong ba biện pháp mà Liên Hiệp Châu Âu dự tính nhằm trả đũa Hoa Kỳ. Bruxelles còn dự trù tăng thuế nhập khẩu trên nhiều sản phẩm của Mỹ từ nông sản, công nghiệp biến chế cho đến nhôm và thép, để bảo hộ thị trường.
Trung Quốc : thương mại đa phương bị « tấn công »
Tuy thông báo áp đặt thuế quan, nhưng tổng thống Mỹ tỏ ra tương đối hoà dịu với Bắc Kinh. Donald Trump nói đến « thương lượng » để làm giảm thâm thủng trong cán cân thương mại với Trung Quốc. Phản ứng về các biện pháp tăng thuế nhôm, thép, bộ Thương Mại Trung Quốc gọi đây là « một cuộc tấn công vào thương mại đa phương » và cho biết « phản đối mạnh mẽ ».

Cuộc gặp lịch sử giữa ông Trump - Kim Jong-un sẽ diễn ra ở đâu?

 Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát tín hiệu đồng ý gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong tháng 5 tới, một câu hỏi được đặt ra là địa điểm nào sẽ được chọn để tổ chức cuộc gặp lịch sử này.

Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về Tổng thống Donald Trump (trái) và nhà lãnh đạo Kim Jong-un ở thủ đô Seoul (Ảnh: AFP)
Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về Tổng thống Donald Trump (trái) và nhà lãnh đạo Kim Jong-un ở thủ đô Seoul (Ảnh: AFP)
Việc Tổng thống Donald Trump ngày 8/3 đồng ý gặp mặt trực tiếp ông Kim Jong-un, người mà ông chủ Nhà Trắng từng đặt biệt danh là “Người tên lửa”, trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên liên tục leo thang trong thời gian gần đây đã đặt ra một câu hỏi: Hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau ở đâu?
Đây sẽ là một trong những cuộc gặp ngoại giao được chờ đợi nhất kể từ khi cố Tổng thống Richard Nixon đón cố Chủ tịch Mao Trạch Đông ở Trung Quốc hay cố Tổng thống Ronald Reagan hội đàm với nhà lãnh đạo Mikhail Gorbachev ở Thụy Sĩ.
“Điều này có nghĩa là Chủ tịch Kim sẽ tới Washington hay có nghĩa là Tổng thống Mỹ sẽ tới Triều Tiên? Cũng có một vài lựa chọn khác: Có thể họ sẽ gặp nhau ở Hàn Quốc. Hiện chưa ai lên kế hoạch. Vẫn còn nhiều việc phải làm từ nay cho tới tháng 5”, nhà nghiên cứu Jim Walsh tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết.
Gặp nhau tại nước thứ ba
Cựu Tổng thống Mỹ George W Bush (trái) và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã gặp nhau trên một con tàu neo đậu tại cảng ở Malta năm 1989 (Ảnh: AP)
Cựu Tổng thống Mỹ George W Bush (trái) và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã gặp nhau trên một con tàu neo đậu tại cảng ở Malta năm 1989 (Ảnh: AP)
Cuộc gặp lịch sử đầu tiên giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể diễn ra tại những địa điểm trung lập, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra, một số phương án khác cũng có thể được đưa ra xem xét như trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ hoặc Khu Phi quân sự liên Triều (DMZ) chia tách biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết Tổng thống Trump chấp thuận lời mời gặp mặt ông Kim Jong-un và sẽ ấn định thời gian, địa điểm cụ thể. Một số nhà phân tích cho rằng địa điểm cuộc gặp mặt này không nên diễn ra ở cả Mỹ lẫn Triều Tiên.
“Lời khuyên của tôi là Tổng thống không nên đến Bình Nhưỡng. Ông ấy cũng không nên mời ông Kim Jong-un tới Washington”, cựu Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Christopher Hill nói với MSNBC.
Theo ông Hill, hai bên có thể đưa ra những phương án sáng tạo trong việc lựa chọn địa điểm tổ chức cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim như một số cuộc gặp lịch sử từng diễn ra trong quá khứ, trong đó có “hội nghị thượng đỉnh trên tàu”. Vào năm 1989, cựu Tổng thống Mỹ George W Bush và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã gặp nhau trên một con tàu neo đậu tại cảng ở Malta và cuộc gặp mặt này được xem như sự kiện góp phần chấm dứt thời kỳ chiến tranh Lạnh. Các nhà lãnh đạo Franklin Roosevelt (Mỹ), Winston Churchill (Anh) và Joseph Stalin (Liên Xô) cũng từng gặp nhau tại Crimea vào đầu năm 1945 để sắp xếp lại trật tự châu Âu thời hậu Thế chiến 2.
“Tôi nghĩ chưa có ai thực sự xem xét vấn đề này, nhưng tôi chắc chắn họ sẽ đưa ra phương án có lợi cho cả hai bên. Địa điểm gặp mặt không nên diễn ra ở Trung Quốc vì tôi nghĩ người Triều Tiên cũng không muốn thể hiện ra rằng, họ có thể đàm phán với Mỹ mà không cần thông qua Trung Quốc”, ông Hill, trưởng phái đoàn Mỹ tham dự cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, nhận định.
Trại David - nơi diễn ra các cuộc gặp nhạy cảm tại Mỹ (Ảnh: Getty)
Trại David - nơi diễn ra các cuộc gặp nhạy cảm tại Mỹ (Ảnh: Getty)
“Theo tôi biết, ông Kim Jong-un chưa bao giờ rời khỏi đất nước kể từ khi ông ấy lên nắm quyền (2011), vì vậy tôi không nghĩ là cuộc gặp sẽ diễn ra ở nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Mỹ. Trong khi đó, rất khó để Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Bình Nhưỡng”, Frank Aum, chuyên gia cấp cao về Triều Tiên tại Viện Hòa bình Mỹ ở thủ đô Washington, nhận định.
Chuyên gia Aum nhận định một phương án khả thi khác cho địa điểm tổ chức cuộc gặp lịch sử Mỹ - Triều là làng đình chiến Panmunjom ở Khu Phi quân sự liên Triều (DMZ). Hàn Quốc và Triều Tiên cũng dự định tổ chức một hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào tháng tới tại Nhà Hòa bình Panmunjom bên phía Hàn quốc tại DMZ.
“Có rất nhiều thuận lợi và hạn chế. Một số người nghĩ rằng nên chọn một địa điểm trung lập. Cũng có một vài điểm tích cực nếu cuộc gặp diễn ra trên lãnh thổ Mỹ vì ông ấy (Donald Trump) sẽ có lợi thế sân nhà. Tôi không nghĩ ông Trump nên tới Bình Nhưỡng hoặc thậm chí cả Seoul. Địa điểm đó nên ở một nơi nào đó như Tokyo”, Trung tá nghỉ hưu Daniel Davis nhận định.
Gặp nhau tại Mỹ?
Theo một số chuyên gia, cuộc gặp có thể diễn ra tại Nhà Trắng - nơi ông Trump từng tổ chức những cuộc gặp khiến dư luận xôn xao với Tổng thống Ai Cập hay Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - những nhà lãnh đạo được xem là ủng hộ mạnh mẽ nhất cho các giá trị của Mỹ. Một vấn đề có thể gây nhiều tranh cãi và thậm chí còn khó xảy ra hơn, đó là liệu ông Kim Jong-un có được cấp thị thực vào Mỹ hay không?
Mỹ cũng có một số địa điểm chuyên tổ chức các cuộc họp nhạy cảm như Trại David - nơi diễn ra cuộc đàm phán hòa bình dưới thời Tổng thống Jimmy Carter giữa chính quyền Israel và Ai Cập. Năm 1905, cố Tổng thống Roosevelt cũng đóng vai trò trung gian bảo trợ hòa bình giữa Nga và Nhật Bản tại một nơi ít người nghĩ tới - thị trấn nhỏ New England. Năm 1995, thành phố Dayton, bang Ohio, Mỹ được chọn làm nơi tổ chức các cuộc hòa đàm để chấm dứt cuộc chiến Bosnia. Tuy nhiên, tất cả các địa điểm trên là nơi giải quyết xung đột giữa các quốc gia khác chứ không phải của nước Mỹ.
Một gợi ý khác được đưa ra là khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của gia đình ông Trump ở bang Florida - nơi nhà lãnh đạo Mỹ từng đón các nguyên thủ nước ngoài như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Mặc dù vậy rốt cuộc, việc lựa chọn địa điểm cũng không quan trọng bằng nội dung của các cuộc đàm phán.
“Tôi vừa mừng vừa lo. Đó có thể là khởi đầu của một điều gì đó quan trọng, hoặc nó có thể đổ vỡ và tất cả chúng ta có thể rơi vào tình thế nguy hiểm”, nhà nghiên cứu Jim Walsh, người từng tới Triều Tiên, cho biết.
Thành Đạt

Chuyên gia dự đoán kết quả cuộc gặp gỡ "lịch sử" Donald Trump - Kim Jong-un

Ngày đăng : 14:14 - 09/03/2018
Theo hãng tin Reuters, Tổng thống Donald Trump đã sẵn sàng gặp mặt lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 5 tới, sau khi ông Kim ngỏ lời tổ chức một hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần đầu tiên trong lịch sử.
Dưới đây là phản ứng của một loạt quan chức Mỹ cùng nhiều chuyên gia phân tích có uy tín trên thế giới trước thông tin bất ngờ trên.
Tổng thống Trump và lãnh đạo Kim Jong-un đã đồng ý gặp nhau vào tháng 5 tới.
Ông Robert Gallucci, người dẫn đầu phái đoàn đàm phán của Mỹ trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên năm 1994 cho biết: “Đây là một tín hiệu bất ngờ và rất đáng hoan nghênh. Nếu đại diện của chính phủ hai nước có thể gặp mặt và tổ chức một hội nghị, đó sẽ là một bước tiến đáng kể nằm giảm bớt căng thẳng và nguy cơ chiến tranh”.
“Nếu các cuộc đàm phán giữa hai nước giúp dẫn đến việc vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên được hủy bỏ và chấm dứt chương trình phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa, nguồn cơn chính dẫn đến căng thẳng giữa Triều Tiên cũng như của toàn thế giới cũng sẽ chấm dứt”, ông Gallucci nói thêm.
Ông Takashi Kawakami, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Takushoku ở Tokyo cho biết: “Tôi nghĩ rằng Mỹ sẽ chờ đợi kết quả của các cuộc thảo luận giữa Hàn Quốc và Triều Tiên trong tháng 4 trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Tôi nhận thấy 3 kịch bản có thể xảy ra: Thứ nhất là Triều Tiên sẽ đồng ý giải giáp vũ khí hạt nhân, thứ hai là Triều Tiên sẽ đồng ý đóng băng hạt nhân với Mỹ và thứ ba là họ sẽ rút lui và tiếp tục phóng thử tên lửa”.
“Trong ba khả năng này, khả năng thứ hai có thể xảy ra nhất. Nhật Bản không thể làm gì hơn ngoại trừ ủng hộ Mỹ tiếp tục kêu gọi sức ép đối với Triều Tiên”, ông Kawakami nói thêm.
Trên trang Twitter cá nhân của mình, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham viết rằng: “Sau nhiều cuộc thảo luận với Tổng thống Trump, tôi tin rằng quan điểm cứng rắn của ông ấy trước Triều Tiên và hoạt động hạt nhân của nước này đã mang cho chúng ta hi vọng rõ ràng nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây nhằm giải quyết hiểm họa này”.
“Tôi tin Triều Tiên hiện nay thực sự tin rằng Tổng thống Trump sẽ dùng vũ lực. Tôi có lời cảnh báo muốn gửi đến lãnh đạo Kim Jong-un, đó là ông nhất định không được tìm cách qua mặt Tổng thống Trump khi gặp mặt ông ấy. Nếu ông Kim làm vậy, chính ông Kim và chính phủ của mình sẽ phải nhận kết cục không mấy tốt đẹp”, ông viết.
Bà Bonnie Glaser, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Mỹ (CSIS) cho biết: “Ông Trump có lẽ tin rằng ông có thể tự mình thuyết phục ông Kim Jong-un từ bỏ vũ khí hạt nhân. Một cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ và cơ hội. Mỹ sẽ phải rất, rất cẩn thận và biết những gì mình cần đạt được cũng như những gì mà Mỹ có thể nhượng bộ”.
Ông Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Ngoại vụ Hạ viện Mỹ của đảng Cộng hòa cho biết: “Mong muốn đàm phán của ông Kim Jong-un cho thấy lệnh trừng phạt mà chính phủ Mỹ áp dụng đang bắt đầu có hiệu lực. Chúng ta có thể theo đuổi các biện pháp ngoại giao thông thường, đồng thời gây thêm sức ép hơn nữa. Cần phải hiểu rằng Triều Tiên đã có những lời hứa suông và kêu gọi đàm phán để tìm cách buộc các nước tham gia nhượng bộ và kéo dài thời gian”.
Lần cuối cùng Triều Tiên thử nghiệm tên lửa là vào tháng 11/2017.
“Đây có thể là cơ hội để Triều Tiên thúc đẩy chương trình tên lửa và hạt nhân của mình. Chúng ta phải phá vỡ vòng luẩn quẩn này. Mỹ và Hàn Quốc phải sát cánh với nhau để gây thêm sức ép cần thiết để chấm dứt mối đe dọa này. Bắc Kinh cũng phải thực hiện điều họ phải làm”, ông Royce nói thêm.
Ông Daniel Russel, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nói rằng: “Hãy thử nghe những điều mà Triều Tiên đề xuất. Chúng ta có nhiều lý do để cẩn trọng trước những gì họ làm. Cần phải nhớ rằng Triều Tiên đã từng đưa ra đề xuất hòa bình nhưng không bao giờ thực hiện. Họ cũng yêu cầu Tổng thống Mỹ đối thoại với lãnh đạo Triều Tiên như những người ngang hàng, giữa các quốc gia có vũ khí hạt nhân với nhau. Chúng ta phải có phản ứng khác với những lần trước đây”.
Ông Mark Dubowitz, Giám đốc Điều hành của Quỹ Quốc phòng vì Dân chủ của Mỹ nói rằng: “Chiến dịch gây sức ép tối đa của chính phủ Mỹ dường như đang mang lại kết quả tích cực. Tuy vậy chúng ta phải rất cẩn trọng: Đây là những điều mà Triều Tiên từng nói, khi trong quá khứ ông Kim Jong-il nói rằng ông ta muốn gặp Tổng thống Clinton. Bình Nhưỡng phải nghiêm túc trong việc giải giáp vũ khí hạt nhân. Trong khi đó chính quyền Trump cần phải tiếp tục các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất trước khi cuộc gặp mặt diễn ra vào tháng 5 tới”.
Một số chuyên gia kinh tế cũng đưa ra những ý kiến của mình. Ông Rodrigo Catril, cố vấn tài chính của Ngân hàng Quốc gia Úc (NAB) cho biết: “Chúng tôi tin rằng dao động giữa đồng USD và yên đang có chiều hướng tốt sau khi tin Tổng thống Trump sẽ gặp gỡ ông Kim Jong-un được công bố. Điều này cũng có thể thấy trên thị trường chứng khoán khi sáng nay sàn giao dịch mở cửa rất tích cực”.
Ông Ko Kwang-hee, một giám đốc tại Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết: “Đây là một thông tin đáng mừng, tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài vẫn sẽ chờ cho đến tháng năm trước khi đưa ra quyết định của mình khi kết quả cuộc gặp mặt sẽ rõ ràng”.
Ông Hong Chun-uk, nhà kinh tế của hãng Kiwoom Securities của Hàn Quốc cũng có ý kiến khá lạc quan: “Chắc chắn đây là tin tốt. Tuy nhiên hiệu quả của nó sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn trừ phi một động thái rõ ràng hơn được thực hiện. Phản ứng của thị trường chứng khoán hôm nay tốt hơn bình thường, tuy nhiên nguyên nhân của hiện tượng này không chỉ vì Triều Tiên”.
Bà Trinh Nguyen, nhà kinh tế học của tập đoàn ngân hàng đầu tư Natixis cho biết: “Đây là tin tốt cho thị trường tài chính, đặc biệt là với Hàn Quốc, tuy nhiên mức độ phá băng quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn còn cần phải theo dõi thêm. Chúng tôi và các nhà đầu tư khác luôn tin rằng tình hình Triều Tiên sẽ không tác động lớn đối với Hàn Quốc bởi khả năng xung đột xảy ra là rất thấp trong mọi tình huống. Các nhà dầu tư vẫn sẽ đề phòng không lạc quan quá mức trước tình hình hiện tại”.
Anh Tuấn (lược dịch)

Donald Trump nhận lời mời gặp của Kim Jong Un

Đăng ngày 09-03-2018 Sửa đổi ngày 09-03-2018 12:02
mediaChung Eui-Yong (G) cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc, tại Nhà Trắng, Washington, ngày 08/03/2018, loan báo tổng thống Mỹ Donald Trump nhận lời mời gặp của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong UnREUTERS
Một diễn tiến tích cực sau 2 năm căng thẳng giữa Washington và Bình Nhưỡng xung quanh chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên. Hôm qua, 08/03/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump đã chấp nhận tham gia cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.
Tại Nhà Trắng, cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc, ông Chung Eui-Yong sau cuộc gặp với tổng thống Mỹ, đã long trọng thông báo, ông Donald Trump chấp nhận lời mời gặp của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Ông Chung tuyên bố :
« Tôi đã nói với tổng thống Trump rằng trong cuộc gặp của chúng tôi (ở Bình Nhưỡng), lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un cho biết cam kết giải trừ hạt nhân. Ông Kim đã hứa là Bắc Triều Tiên sẽ không tiến hành một vụ thử tên lửa hay hạt nhân nào nữa. Ông ta đã hiểu cuộc tập trận chung thường kỳ giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ vẫn được tiếp tục và ông ngỏ ý mong muốn gặp tổng thống Trump sớm nhất có thể.
Tổng thống Trump đánh giá cao báo cáo và cho biết, từ nay đến cuối tháng Năm, sẽ gặp Kim Jong Un, để tiến tới việc giải trừ hạt nhân lâu dài. Hàn Quốc và Hoa Kỳ cũng như đông đảo các đối tác của chúng tôi trên thế giới luôn quyết tâm hướng tới giải trừ hạt nhân hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Cùng với tổng thống Trump, chúng tôi lạc quan tin tưởng vào tiến trình ngoại giao để có thể tìm được một cách giải quyết hòa bình.
Hàn Quốc, Hoa Kỳ và các đối tác của chúng tôi cùng khẳng định chúng tôi sẽ không lặp lại sai lầm của quá khứ và áp lực sẽ vẫn tiếp tục cho tới khi Bắc Triều Tiên thể hiện các tuyên bố của mình bằng những hành động cụ thể ».
Ngay lập tức thông báo trên đã được các nước liên quan trực tiếp hoặc ít nhiều đến hồ sơ Bắc Triều Tiên lên tiếng đón nhận tích cực. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố, « cuộc gặp tháng Năm sẽ là bước ngoặt lịch sử, giúp cho có được hòa bình trên bán đảo Triều Tiên».
Trung Quốc, qua lời phát ngôn viên ngoại giao Cảnh Sảng, kêu gọi Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên hãy chứng tỏ « can đảm chính trị » sau tiến triển ngoạn mục này. Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đánh giá, « đây là bước đi đúng hướng » và hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh này sẽ diễn ra.

Thượng đỉnh Donald Trump - Kim Jong Un : Mỹ-Hàn-Triều đều hưởng lợi

Đăng ngày 09-03-2018 Sửa đổi ngày 09-03-2018 15:07
mediaLãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (T), tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh ghép của Reuters)Reuters
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng chấp nhận đề nghị của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un về một cuộc gặp thượng đỉnh mà không đôi co điều kiện tiên quyết.
Tiến triển ngoạn mục trong hồ sơ Bắc Triều Tiên được đích thân cố vấn an ninh Hàn Quốc thông báo và được Nhà Trắng xác nhận hôm qua 08/03/2018 đã khiến giới quan sát không khỏi bất ngờ. Có gì được mất, khi mỗi bên tự nhún mình một chút để tiến bước dài hơn?
Thông báo về một cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Bắc Triều Tiên là bước đột phá tích cực nhất trong một chuỗi các diễn tiến ngoại giao làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng đồng ý tham gia Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang hồi tháng Hai. Song song với chiến dịch ngoại giao thể thao là những cuộc tiếp xúc trong không khí hòa dịu hiếm có giữa hai miền Triều Tiên.
Không ít các chuyên gia phân tích tỏ hoài nghi cho rằng chấp nhận nguyên tắc một cuộc gặp thượng đỉnh trong khi mà chưa đàm phán ngoại giao gì trong hậu trường tức là Mỹ đã cho không Bắc Triều Tiên những gì mà họ đang tìm kiếm.
Ông Jeffrey Lewis, thuộc viện nghiên cứu chiến lược Middlebury nhận định : «Bắc Triều Tiên từ 20 năm qua đã cố gắng có được một cuộc gặp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ. Đó chính xác là mục tiêu ưu tiên của chính sách đối ngoại của Bình Nhưỡng».
Theo chuyên gia Lewis thì Kim không mời gặp Trump để giao nộp vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên mà là nhằm để « chứng minh rằng đầu tư vào khả năng hạt nhân và tên lửa đạn đạo đã buộc Hoa Kỳ đối xử với Bắc Triều Tiên bình đẳng ».
Chuyên gia Antoine Bondaz, giảng viên trường Khoa học Chính trị Pháp thì cho rằng, một cuộc gặp thượng đỉnh như vậy có lợi cho cả hai bên. Trả lời phỏng vấn RFI, chuyên gia Bondaz phân tích :
«Bắc Triều Tiên và Kim Jong Un đã đạt được mục tiêu chính trị của mình. Ngay từ tháng 11 năm 2016, Kim Jong Un đã tuyên bố hoàn thiện sức mạnh quân sự và hạt nhân. Giờ đây ông ta triển khai sáng kiến ngoại giao. Còn ông Trump tỏ cho thấy cũng là người thắng. Bởi vì sau ông là cộng đồng quốc tế gây áp lực tối đa với Bắc Triều Tiên, vì ông không phải là người đầu tiên nhượng bộ, Bắc Triều Tiên đã thông báo ngừng tạm thời các cuộc thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo».
Lời mời của Kim Jong Un được Donald Trump đón nhận nhanh chóng không theo các thể thức ngoại giao thông thường để chuẩn bị cho một cuộc gặp thượng đỉnh. Vì thế mà dư luận vẫn rất thận trọng, nhất là khi tính tới những khả năng nhượng bộ. Chuyên gia Bondaz khẳng định :
«Phía Mỹ sẽ không có nhượng bộ về các trừng phạt quốc tế chừng nào chưa có các biện pháp cụ thể hướng tới giải trừ hạt nhân. Vì thế vẫn phải tôn trọng trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Vấn đề đặt ra giờ đây không còn là chuyện có đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng nữa mà là các nhượng bộ mà Mỹ và Bắc Triều Tiên sẵn sàng chấp nhận.»
Cốt lõi của mọi cuộc đàm phán trong hồ sơ Bắc Triều Tiên vẫn là giải trừ hạt nhân của Bình Nhưỡng. Liệu mục tiêu này có đạt được trong cuộc đối thoại tay đôi giữa Kim Jong Un và Donald Trump hay không ? Về điểm này chuyên gia Bondaz nhận định :
«Vấn đề giải trừ hạt nhân trong ngắn hạn không phải là kịch bản khả tín hiện nay. Nhưng cái mà Bắc Triều Tiên có thể làm, ngoài việc ngưng các vụ thử, là ngừng cả chương trình hạt nhân. Tức là không chế tạo vũ khí hạt nhân, làm giàu thêm urnium nữa. Ngừng cả chương trình nhất thiết phải có các cuộc thị sát và thanh sát quốc tế nhất là của AIEA. Đây chính là điều mà Bắc Triều Tiên trong quá khứ cực kỳ hay thay đổi.»
Những cử chỉ thiện chí của hai bên đang củng cố bầu không khí hòa dịu trên bán đảo Triều Tiên. Sau các nỗ lực ngoại giao làm cầu nối cho đối thoại, chính quyền Moon Jae-in dường như đã được Washington và Bình Nhưỡng lắng nghe thấu hiểu hơn. Seoul trở thành nhân tố tích cực tìm kiếm cơ hội giải quyết hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, một trong những hồ sơ gai góc nhất thế giới hiện nay.
Vẫn còn quá sớm để nói đến nội dung hay kết quả được đặt lên bàn cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim. Có điều chắc chắn là cuộc đối thoại, nếu diễn ra, sẽ không hề dễ dàng chút nào, như ngoại trưởng Trung Quốc, hôm nay đã cảnh báo, đó sẽ không phải là «ván bài giải trí».

Tướng Mỹ nhận định khi nào Nga trở nên mạnh hơn Mỹ ở châu Âu

Ngày đăng : 13:30 - 09/03/2018
Defense One dẫn tuyên bố của Tư lệnh các lực lượng NATO ở châu Âu, tướng Mỹ Curtis Scaparotti cho biết, Lực lượng Mỹ tại châu Âu vào năm 2025 có thể mất ưu thế quân sự trước Nga.
Tư lệnh các lực lượng NATO ở châu Âu, tướng Mỹ Curtis Scaparotti
"Tính đến tốc độ mà quân đội Nga đang tiến hành hiện đại hóa, chúng ta không thể cho phép mình làm chậm tiến độ đổi mới lực lượng vũ trang của chúng ta, nếu không vào năm 2025, họ sẽ thách thức sự thống trị của quân đội chúng ta trong mọi hướng", tướng Scaparotti nói.
Ngoài ra, tướng Scaparotti cũng ghi nhận những nỗ lực của Nga nhằm thiết lập sự kiểm soát các tuyến đường biển ở Bắc Cực. Theo ông, Moscow, nếu họ muốn, sẽ có thể thiết lập sự kiểm soát đường biển Bắc trong vòng hai đến ba năm, trong khi Mỹ "chậm lại theo hướng này".
Năm nay, theo Defense One, Bộ Quốc phòng đã yêu cầu 6,5 tỷ USD (hơn 2 tỷ so với năm trước) để tài trợ Sáng kiến Ngăn chặn Châu Âu, nhằm mục đích kình hãm quân sự của Nga. Số tiền này dự kiến sẽ chi cho việc tăng cường "khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng không quân, bộ binh và hải quân".
Defense One nhắc lại rằng, trước đây Trung tâm phân tích Rand Corporation tiết lộ một bản báo cáo, theo đó Nga trong 10 năm qua đã giảm khoảng cách công nghệ với NATO. Đồng thời, Moscow đang xây dựng nhóm châu Âu và đang đạt được những kinh nghiệm chiến đấu có giá trị tại chiến trường Syria.
Tổng thống Nga Putin
Tuần trước (1/3), Tổng thống Nga Putin đã đọc Thông điệp liên bang trước lưỡng viện Quốc hội, trong bài phát biểu của mình, ông đã nói về các loại vũ khí chiến lược mới nhất của Liên bang Nga.
Tổng thống Putin nói rằng các lực lượng hạt nhân chiến lược Nga bao gồm 80 tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, 102 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và ba tàu ngầm mang tên lửa chiến lược lớp Borey.
Trong Thông điệp liên bang 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga đã thử nghiệm tên lửa hoạt động bằng nhiên liệu hạt nhân mới vào cuối năm 2017 và tên lửa này có thể vươn tới hầu hết mọi địa điểm trên thế giới.
Theo ông, Nga đang phát triển đầu đạn hạt nhân nhỏ có thể lắp vào tên lửa hành trình và với đầu đạn này, các hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ rất khó để có thể đánh chặn tên lửa của Nga.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nga cũng cho biết Moscow đang thử nghiệm các thiết bị không người lái dưới nước mới có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Tổng thống Putin cũng tiết lộ, các vũ khí chiến lược mới đang được phát triển, sẽ không sử dụng quỹ đạo đường đạn như tên lửa đạn đạo. Tổng thống Nga cho biết thêm hệ thống vũ khí siêu thanh mới của Nga đã được triển khai tại miền Nam nước này từ ngày 1/12/2017.
Đức Dũng (Lược dịch)

Mỹ sắp lập bộ chỉ huy tác chiến vũ trụ

Lo ngại Nga, Trung Quốc quân sự hóa vũ trụ, Mỹ tăng cường phương án đối phó.

Govexec.com ngày 7/3 thông tin, Lầu Năm Góc đang xem xét thành lập một bộ chỉ huy tác chiến vũ trụ bởi lực lượng vũ trụ của Mỹ đang phân tán trong toàn bộ quân đội và cộng đồng tình báo.
Đây là động thái mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm phản ứng trước việc Nga và Trung Quốc tăng sức mạnh quân sự khoảng không gian nằm trên Trái Đất.
My sap lap bo chi huy tac chien vu tru
Mỹ tăng cường năng lực lực lượng vũ trụ đối phó sự cạnh tranh ngày càng tăng của Nga và Trung Quốc.
Ý định này nằm trong một số đề xuất đang được cân nhắc và đề cập đến trong một báo cáo mới của Lầu Năm Góc trình Quốc hội Mỹ vào tuần trước.
Báo cáo nêu rõ các quan chức Lầu Năm Góc đang xem xét "cách thức tốt nhất để bố trí các lực lượng không gian chung nhằm hỗ trợ các chiến dịch chung, bao gồm cả những chiến dịch liên khu vực từ hai hoặc nhiều bộ chỉ huy tác chiến theo vùng địa lý, các hoạt động đa vùng và tác chiến trong không gian vũ trụ".
Việc thành lập lực lượng vũ trụ trong quân đội Mỹ đã được thảo luận sôi nổi trong những tháng gần đây.
Một số nhà lập pháp đã cố gắng thành lập một Quân đoàn Vũ trụ, một tổ chức chuyên biệt tương tự như Quân đoàn Lính thủy đánh bộ Mỹ được phiên chế trong hải quân.
Dù công tác này sau đó thất bại nhưng các nhà tài trợ đã cam kết tiếp tục thúc đẩy và rất nhiều thay đổi đang được tiến hành. Thứ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan đang theo dõi những nỗ lực này.
Một thay đổi quan trọng khác là tốc độ phát triển vũ khí không gian của Mỹ.
Các quan chức Lầu Năm Góc đang tìm kiếm "làm thế nào để lấy lại được sự đổi mới và tốc độ phát triển" và làm thế nào để biến Trung tâm Hệ thống Vũ trụ và Không gian của Không lực Mỹ - nơi chuyên mua vệ tinh và tên lửa thành "trung tâm thu thập thiết bị không gian".
Báo cáo trước đó của Lầu Năm Góc nhấn mạnh tới nguy cơ Mỹ bị lép vế trước Nga và Trung Quốc trong cuộc chạy đua vào không gian.
Cục trưởng Cục Tình báo Mỹ, Trung tướng Robert Ashley cũng đề cập vấn đề này trong một cuộc gặp với Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats. Cả hai đều đồng ý cho rằng, Mỹ hiện đang bị tranh giành các lợi thế đối với khả năng chinh phục không gian của Nga và Trung Quốc.
Ông Ashley nhận định, Trung Quốc hiện đang xem xét khả năng về không gian của mình như là một phần của hàng rào chống lại "sự can thiệp của bên thứ ba" trong một cuộc xung đột khu vực nếu có.
Còn Moscow "đã kết luận rằng, việc đạt được và duy trì sự tối cao trong không gian sẽ mang tính quyết định tới kết quả của các xung đột trong tương lai".
Ông Ashley cho rằng, Moscow đang phát triển các hệ thống trên không gian để thu giữ các tài sản vũ trụ mà Mỹ đang gặp rủi ro.
Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats nhấn mạnh tới việc Nga và Trung Quốc đã tiếp tục công khai ngoại giao thúc đẩy các hiệp định quốc tế về không vũ trang hóa không gian.
Nhưng nhiều loại vũ khí sẽ không thể can thiệp theo cách từ không gian nên tạo điều kiện cho Nga và Trung Quốc tiếp tục theo đuổi khả năng chiến tranh không gian trong khi công khai duy trì nó là vì mục tiêu hòa bình.
Mỹ tin rằng cả hai đối thủ của nước này là Nga và Trung quốc đều có ý định trung hòa ảnh hưởng của Mỹ trên không gian và ngày càng tìm kiếm vũ khí chống vệ tinh của Mỹ.
My sap lap bo chi huy tac chien vu tru
Cục trưởng Cục Tình báo Hoa Kỳ, Trung tướng Robert Ashley (trái) và Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats (phải)
"Môi trường an ninh ngày càng trở nên phức tạp hơn khi những kẻ thù của chúng tôi theo đuổi các công nghệ tiên tiến trên nhiều lĩnh vực để đưa vào không gian, vũ trụ và vũ khí hủy diệt hàng loạt, mở rộng tham vọng khu vực và toàn cầu, gia tăng mối nguy khủng bố" - ông Ashley nhấn mạnh.
Các ý tưởng nâng cao năng lực của lực lượng vũ trụ Mỹ được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc bản Thông điệp liên bang thông báo nước Nga đã và đang tăng cường tiềm lực quân sự và phát triển nhiều loại vũ khí mới.
Nhiều loại vũ khí mới được ông nhắc tới có các tính năng kỹ thuật cho phép chúng có thể xuyên thủng hoặc vô hiệu hóa các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Đông Phong

Tướng Mỹ: Chúng ta giải phóng Trung Đông khỏi IS

Các hệ thống tên lửa phòng không “Pantsir”,“S-400” và “Buk” ngăn cản phi công Mỹ “thống trị” ở Trung Đông.

Người đứng đầu Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ (CENCOM), tướng Joseph Votel mới đây có bài phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng Viện Mỹ.
Trong đó, ông thông báo về các mục tiêu đã đạt được ở Syria cùng với sự khó khăn tại khu vực mà Mỹ đang vướng phải. Ông khẳng định rằng, việc giải phóng 98% lãnh thổ của Iraq và Syria khỏi lực lượng khủng bố IS là do công hàng đầu của quân đội Mỹ và đồng minh.
Tại Afghanistan, Mỹ đã cơ bản hoàn thành công việc đánh bại Taliban.
Tuy nhiên hiệu quả sứ mệnh làm “hòa bình” của Mỹ có thể cao hơn nữa nếu như Nga không can thiệp vào công việc mà Mỹ đang làm.
Tuong My: Chung ta giai phong Trung Dong khoi IS
Hệ thống tên lửa- pháo phòng không Pantsir-S1 của Nga.
“Ngày càng có nhiều hệ thống tên lửa phòng không của Nga đe dọa đến khả năng chiếm ưu thế vùng trời của Mỹ”, vị tướng nói.
Joseph Votel cáo buộc Nga đã không cho phép người Syria loại bỏ chế độ Assad, cố gắng ngăn cản Mỹ ở Iraq và Afghanistan, đồng thời xúi giục Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Hoa Kỳ.
Hơn nữa Moscow đã “bám chắc” vào các quốc gia ở Trung Á và không cho phép Hoa Kỳ mở rộng tầm ảnh hưởng của họ ở khu vực này.
Bản báo cáo của Votel lưu ý về Trung Quốc, khi họ đang nỗ lực tăng cường quân sự- chính trị của mình để cạnh tranh với Mỹ. Votel nhấn mạnh, kẻ thù thứ 3 của Hoa Kỳ là Iran.
Nhìn chung Nga đang ngăn cản sự "thống trị" của Hoa Kỳ cả trong lĩnh vực chính trị, quân sự và kinh tế. Và từ “thống trị” được sử dụng nhiều lần trong báo cáo của tướng Votel. Ông ủng hộ chiến lược Quốc phòng Hoa Kỳ vừa được công bố gần đây: “cạnh tranh, kiềm chế và giành chiến thắng trong các cuộc xung đột để tăng cường quyền lực quốc gia và những lợi thế quân sự vốn có”.
Và một trong những phương tiện kỹ thuật ngăn chặn Mỹ đó là các thiết bị phòng không của Nga.
Trong trường hợp này, chúng ta cần thiết phân biệt rõ những hệ thống tên lửa phòng không của Nga cung cấp cho quân đội Syria và của quân đội Syria, cũng như các hệ thống để bảo vệ các căn cứ của Nga và binh lính Nga, tướng Votel cẩn thận đánh giá phân loại chúng.
Trong lực lượng phòng không của quân đội Syria có các tổ hợp do Liên Xô chuyển giao. Hệ thống tên lửa phòng không S-75 là lâu đời nhất với khoảng 50 tiểu đoàn. Hệ thống này được đưa vào sử dụng ở Liên Xô vào năm 1957. Một hệ thống nữa đáng chú ý là S-125, hệ thống này có tầm hoạt động tương đương với S-200.
Tuy nhiên trong lực lượng phòng không của Syria có hai hệ thống khá hiện đại, tuy số lượng không nhiều. Đó là hệ thống tên lửa phòng không “Buk-M2” (có 8 thiết bị phóng) và hệ thống tên lửa phòng không “Pantsir-S1” (với 36 thiết bị phóng). Đây là những loại có khả năng gây ra một mối đe dọa cho các máy bay hiện đại của Mỹ và NATO.
“Pantsir” cũng có trong thành phần của lực lượng phòng không Nga ở Syria, chúng do binh lính Nga khai thác sử dụng để bảo vệ 2 căn cứ của Nga. Đầu tiên là căn cứ không quân Khmeimim và căn cứ của Hải quân Nga ở Tartus.
Nhưng ở đây người Nga có hệ thống tên lửa phòng không mới hơn, “Pantsir-S2”, quân đội đã tiếp nhận hệ thống này vào năm 2015. Tổ hợp này khá toàn diện khi nó có thể chiến đấu với tất cả các thiết bị bay ở tốc độ cận âm, và cơ động với quá tải lớn.
Ngoài ra để bảo vệ các mục tiêu ở Tartus, còn có hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300VM “Antey-2500”. Hệ thống cho phép đánh chặn các mục tiêu khí động trong phạm vi đến 200 km và ở độ cao lên đến 30 km.
Khi S-300VM xuất hiện ở Tartus, người Mỹ bắt đầu than phiền rằng, những kẻ khủng bố không có máy bay, do đó Nga triển khai hệ thống tên lửa phòng không/ phòng thủ chống tên lửa này để chống lại Mỹ.
Tuy nhiên câu trả lời hợp lý được Nga đưa ra đó là, những máy bay của Mỹ không có lý do gì hoạt động trong khu vực căn cứ của họ.
Ở căn cứ không quân Khmeimim được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công bằng hệ thống hiện đại S-400 “Triumph”. Hệ thống này có thể đảm đương được công việc như của S-300VM nhưng ở mức độ cao hơn. Radar có thể phát hiện mục tiêu thông thường ở khoảng cách 600 km, các các mục tiêu được sản xuất dựa trên công nghệ tàng hình là 150 km. Chúng có thể đồng thời theo dõi 100 mục tiêu.
Đặc biệt Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ việc Ai Cập mua S-300VM, Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400. Washington yêu cầu Ankara phải từ bỏ thỏa thuận này, nếu không sẽ bị áp đặt các biện pháp trừng phạt.
Nguyễn Giang

LHQ : Tổng thống Philippines cần được kiểm tra tâm thần

Đăng ngày 09-03-2018 Sửa đổi ngày 09-03-2018 13:53
mediaTheo Liên Hiệp Quốc, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cần được kiểm tra tâm thần.REUTERS/Dondi Tawatao
Cao Ủy Nhân Quyền hôm nay 09/03/2018 nhận định, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người đã sỉ nhục các báo cáo viên Liên Hiệp Quốc, cần được « kiểm tra về tâm thần ».
Ông Zeid Ra’ad Al Hussein khi liệt kê trước báo chí ở Genève một danh sách những đả kích của ông Duterte đối với các nhân viên Liên Hiệp Quốc – trong đó có một báo cáo viên bị cáo buộc là «khủng bố » - đã tuyên bố: «Chúng tôi tin rằng tổng thống Philippines đang cần được kiểm tra sức khỏe tâm thần».
Ông Zeid dẫn ra các bài báo của Manila tháng 11/2017, cho biết, tổng thống Duterte dọa sẽ «tát tai» bà Agnes Callamard, báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc về các vụ giết người bừa bãi ở Philippines, và không ngớt lăng mạ bà.
Từ khi Duterte lên nắm quyền năm 2016, khoảng 4.100 người buôn bán và sử dụng ma túy đã bị cảnh sát giết chết, nhưng các nhà bảo vệ nhân quyền ước tính con số thật sự lớn gấp ba số liệu chính thức.
Cao Ủy Nhân Quyền cũng nêu ra trường hợp báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc về quyền của người thiểu số, bà Victoria Tauli Carpuz. Tháng trước, bộ Tư Pháp Philippines đã cáo buộc bà Carpuz là «khủng bố». Bà bị cho là «thành viên đảng Cộng Sản Philippines và NPA (Tân quân đội nhân dân – nhánh vũ trang của đảng Cộng Sản)».
Theo ông Zeid, bà Carpuz bị tấn công vì đã phê phán việc thảm sát người thiểu số ở Mindanao, nơi ông Duterte ban bố tình trạng thiết quân luật để chống quân thánh chiến.

Hướng dẫn thêm nút Download cho video trên YouTube, Facebook...

ictnews
Bạn có biết có một extension khá hữu ích, giúp thêm nút Download trong trình phát video khi xem trình duyệt Chrome, Firefox hoặc Opera.
Thông thường để xuất hiện nút Download tải video về từ YouTube, Facebook hay Dailymotion, chắc chắn bạn sẽ cần cài đặt các phần mềm download như Internet Download Manager, hoặc sử dụng những loại trình duyệt có tích hợp sẵn tính năng này như Cốc Cốc.
Tuy nhiên bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn một extension khá hữu ích, giúp thêm nút Download trong trình phát video khi xem bằng Chrome. Firefox và Opera cài đặt extension này tương tự các tiện ích mở rộng khác, nhưng cài trên Chrome phức tạp hơn và cần hướng dẫn cụ thể hơn.

Hướng dẫn thêm nút Download cho video trên YouTube, Facebook...

*Nguồn: techrum.vn.
Bước 1: Hãy cài đặt tiện ích mở rộng Chameleon cho Chrome (nếu trên Firefox thì chỉ cần tải ở đây, trên Opera tải ở đây là xong).
Hãy cài đặt tiện ích mở rộng Chameleon cho Chrome.
Bước 2: Nhấn chuột trái vào biểu tượng Chameleon và chọn mục Opera add-ons.
Nhấn chuột trái vào biểu tượng Chameleon và chọn mục Opera add-ons.
Bước 3: Trong giao diện cửa hàng tiện ích dành cho Opera, bạn nhập từ khóa SaveFrom.net helper.
Trong giao diện cửa hàng tiện ích dành cho Opera, bạn nhập từ khóa SaveFrom.net helper.
Bước 4: Nhấn vào nút Add to Chameleon để tiến hành cài đặt tiện ích trên trình duyệt Chrome.
Nhấn vào nút Add to Chameleon để tiến hành cài đặt tiện ích trên trình duyệt Chrome.
Bước 5: Tắt và mở lại Chrome, truy cập vào YouTube, Facebook để tải video mà bạn thích.
Tắt và mở lại Chrome, truy cập vào YouTube, Facebook để tải video mà bạn thích.
H.A.H (Tổng hợp)

Phát hiện 50.000 trang web nhiễm mã độc đào tiền mã hóa

Trong số này, mã độc Coinhive phổ biến hơn cả, chiếm tới 91%.
 
Theo nhà nghiên cứu bảo mật Troy Mursch của hãng Bad Packets Report, gần 50.000 trang web đã bị nhiễm mã độc đào tiền mã hóa. 
Bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm mã nguồn PublicWWW để quét trang web nhằm tìm ra mã độc đào tiền mã hóa, Mursch đã xác định được ít nhất 48.953 trang web bị nhiễm. Ông nói thêm rằng tối thiểu 7.368 trang web bị nhiễm sử dụng nền tảng WordPress.

Phát hiện 50.000 trang web nhiễm mã độc đào tiền mã hóa - Ảnh 1.
Nhà nghiên cứu này còn ghi nhận rằng Coinhive vẫn tiếp tục là mã độc đào tiền mã hóa phổ biến nhất. Nó xuất hiện trên gần 40.000 trang web, chiếm 81%. Đáng nói hơn, Mursch đã tìm thấy ít nhất 30.000 trang web nhiễm Coinhive hồi tháng 11 năm ngoái.
Những mã độc khác như Crypto-Loot, CoinImp, Minr và deepMiner chia sẻ nhau 19% còn lại. Nghiên cứu của Mursch cho thấy 2.057 trang bị nhiễm Crypto-Loot, 4.119 trang nhiễm CoinImp, 692 trang nhiễm Minr và 2.160 trang nhiễm deepMiner.

Phát hiện 50.000 trang web nhiễm mã độc đào tiền mã hóa - Ảnh 2.
Hồi tháng 2, các nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện ra số lượng lớn các trang web hợp pháp, bao gồm các cổng thông tin của chính phủ và các dịch vụ công cộng, bị nhiễm mã độc đào tiền mã hóa.
Bad Packets Report cũng vừa đăng tải chi tiết hơn 7.000 trang web nhiễm mã độc đào tiền ảo mà họ phát hiện ra trong khoảng thời gian từ 20/1 tới nay lên PasteBin. "Một số trong những trang này đã gỡ bỏ mã độc cài tiền mã hóa", Bad Packets Report viết. "Tuy nhiên, rất nhiều trong số đó vẫn chưa bị gỡ".
Theo Trí thức trẻ

Nóng: Xuất hiện lời thách đấu Tổng đàn chủ phái Vịnh Xuân Nam Anh

Tiểu Mã | 09/03/2018 15:45
Nóng: Xuất hiện lời thách đấu Tổng đàn chủ phái Vịnh Xuân Nam Anh

Trong khi cuộc giao lưu võ thuật giữa Flores và Trương Đình Hoàng còn chưa diễn ra thì vừa có thêm một lời thách đấu gửi tới phái Vịnh Xuân Nam Anh.

Ít ngày vừa qua, trên một số diễn đàn của môn phái Vịnh Xuân tại Việt Nam lại xôn xao câu chuyện về việc võ sư Nam Anh Kiệt - Tổng đàn chủ phái Vịnh Xuân Nam Anh tại TP.HCM được một võ sĩ môn tán thủ ở Hà Nội thách đấu.
Võ sư Nam Anh Kiệt được coi là người đại diện của môn phái Vịnh Xuân Nam Anh tại Việt Nam. Anh là đồng môn với chuẩn võ sư Flores khi hai người cùng là đệ tử của đại sư Nam Anh (hiện đang định cư tại Canada). Tuy nhiên, xét về vai vế trong môn phái thì võ sư Nam Anh Kiệt được đánh giá cao hơn nhiều so với Flores.
Nóng: Xuất hiện lời thách đấu Tổng đàn chủ phái Vịnh Xuân Nam Anh - Ảnh 1.
Võ sư Nam Anh Kiệt (đứng mặc áo đen) chính là Tổng đàn chủ của phái Vịnh Xuân Nam Anh tại Việt Nam.
Nóng: Xuất hiện lời thách đấu Tổng đàn chủ phái Vịnh Xuân Nam Anh - Ảnh 2.
Xét về vai vế và trình độ, võ sư Nam Anh Kiệt đều được đánh giá cao hơn hẳn so với chuẩn võ sư Flores.
Được biết, người thách đấu Tổng đàn chủ Nam Anh Kiệt là võ sĩ thuộc môn tán thủ - kickboxing. Mặc dù không có nhiều tên tuổi nhưng võ sĩ sinh năm 1988 này từng là người có ít nhất 2 lần muốn giao đấu với Flores song bất thành.
Theo chia sẻ của võ sĩ này, anh có khá nhiều lý do để muốn được ngỏ ý mời giao đấu đến Tổng đàn chủ Nam Anh Kiệt, quan trọng nhất là anh muốn kiểm chứng trình độ võ thuật của nhân vật hàng đầu phái Vịnh Xuân Nam Anh - phái võ được báo chí nhắc tới khá nhiều trong khoảng gần 1 năm trở lại đây.
Hiện tại chưa biết câu chuyện thách đấu sẽ đi đến đâu nhưng chắc chắn đây sẽ là chủ đề thu hút sự quan tâm rất lớn trong cộng đồng môn phái Vịnh Xuân cũng như võ thuật Việt Nam.

Không có nhận xét nào: