TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018


TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP


Đặc biệt Quý NT và CH cựu Phi Công Trực Thăng và Phi Hành Đoàn...

Thông báo : Lễ Khánh Thành Đài Tưởng Niệm Phi công và Phi hành đoàn Trực Thăng Hoa Kỳ 
đã hy sinh trong nhiệm vụ bảo vệ tự do cho Việt Nam Cộng Hòa.

Lúc 4:00 P.M, ngày Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018, tại Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington, Virginia.

** Thư mời được Ban Tổ Chức gởi đến CH Chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa vùng HTĐ và Phụ cận.

(Xin mời xem Thư Mời Mẫu).

Xin mời Quý Vị, Quý NT và CH...xem Thông Báo, Thư Mời để tường và tùy nghi...

Trân trọng...


BMH
Washington, D.C



VHPA's Sample Invitation Letter 1.jpg

VHPA's Sample Invitation Letter 2.jpg




-----Original Message-----
*************************************************************
-----Original Message-----
From: Robert Hesselbein <beaner1138@aol.com>
To: 'BMH' <amsfv@aol.com>
Sent: Mon, 5 Mar 2018 19:00
Subject: RE: May I ask you.......Fwd: Vietnam Helicopter Pilot and Crewmember Monument Dedication
Hùng Mạnh Bùi:
 
Please be advised the Vietnam Helicopter Pilots Association invites former Viet Nam Air Force (VNAF) helicopter pilots and crewmembers, Republic of Vietnam military veterans, and their families join us for the dedication of the Vietnam Helicopter Pilot and Crewmember Monument. 

The ceremony will commence at 4:00 PM, April 18, 2018 at the Arlington National Cemetery Memorial Amphitheater (located directly behind the Tomb of The Unknown Soldier). No tickets are required, and there are no fees. All are warmly invited to attend. As a formal event, we ask attendees to wear clothing appropriate to the honor and location of Arlington National Ceremony.
 
We recommend all attendees plan on arriving at 2:30 PM for the event. Arlington National Cemetery (ANC) has instituted airport-style screening which may cause a brief delay, and the walk to the Memorial Amphitheater takes approximately 20 minutes. Transportation will be available for those unable to make the walk to/from the dedication site.
 
At 4:50 PM following the retiring of the colors, a wreath-laying ceremony will commence with flowers carried from the amphitheater to the nearby monument located on Memorial Drive in Section 35, a short 75-yard walk. Those wishing to honor their lost loved one or military unit with flowers are welcome to join the procession with their wreath or bouquet.    
 
Following the dedication ceremony, a reception will be held at 5:30 to 7:00 PM at The Women In Military Service For America Memorial (WMSAM) located near the cemetery Welcome Center at the west end of Memorial Avenue. All VHPA members and their families, Vietnam Veterans, Gold Star Families and distinguished visitors are invited to attend the post-dedication event.
 
The Vietnam Helicopter Pilots Association (VHPA) North Carolina Chapter will provide a combat UH-1 for display in front of the WMSAM for the April 18th ceremonies. The helicopter is the perfect symbol to complement the event and will remind all visiting ANC of the courage and sacrifice of those who operated rotary-wing aircraft in the Vietnam War. Our thanks in advance to the North Carolina Chapter for this worthy contribution.
 
Funding for the April 18th activities must be paid for with private donations and contributions. Although the VHPA has paid for the construction and installation of the monument, the day’s events still need funding. We ask for your financial support. Please consider donating to cover the expenses of complementary souvenir programs, transportation, and reception expenses. All donations are tax-deductible, and any funds remaining after expenses are met will go to the VHPA scholarship fund. Checks can be made out to: VHPA Monument Fund. Please mail your donation to:
 
VHPA HQ
2100 N HWY 360, Suite 907
Grand Prairie, TX 75050-1030 
 
Accommodations in the immediate area of Arlington National Cemetery are likely to be expensive due to cherry blossom season and Congress being in session on April 18th. For those on a tight budget, we suggest considering hotels away from the downtown district having access to the great Washington Metro system (ANC has it own station stop). The closer to the Washington Mall, the more expensive hotels become, most near ANC are all well over $200 a night. The best locations found under $200 are:
 
1.            Marriott Courtyard Springfield 6710 Commerce Street Springfield, Virginia 22150
2.            Falls Church Marriott Fairview Park 3111 Fairview Park Drive Falls Church, Virginia 22042
3.            Fairfield Inn & Suites Alexandria 6421 Richmond Highway Alexandria, Virginia 22306
4.            Residence Inn Alexandria Old Town/Duke Street 1456 Duke Street Alexandria, Virginia 22314
5.            Courtyard Arlington Crystal City/Reagan National Airport 2899 Jefferson Davis Highway Arlington, Virginia 22202
6.            Holiday Inn Express Springfield 6401 Brandon Ave, Springfield, VA, 22150 United States, 866-925-4143
7.            Courtyard Potomac Mills Woodbridge 14300 Crossing Pl.  Woodbridge, VA 22192 USA
8.            Holiday Inn Express Hotel & Suites Woodbridge 14030 Telegraph Road, Woodbridge, VA 22192
 
 
It will be an honor to share this event with the courageous Vietnamese who stood shoulder-to-shoulder with us in battle. Please join us on April 18, 2018, as we conclude the four-year effort to build and place the Vietnam Helicopter Pilot and Crewmember Monument within the nation’s most hallowed ground: Arlington National Cemetery. All are welcome to join us as we honor the young men who gave “…the full measure of devotion” operating rotary-wing aircraft in the Vietnam War.
 
I look forward to meeting you on April 18th,
 
Bob
 
Bob Hesselbein, Chairman
Legacy Committee
Vietnam Helicopter Pilots Association
2100 N HWY 360, Suite 907
Grand Prairie, TX 75050-1030
608.628.9024
 
******************************************************************

Tượng đài vinh danh phi công trc thăng tham chiến Vit Nam
02/05/2017

Quốc hội Hoa Kỳ vừa thông qua dự luật chuẩn thuận việc xây dựng một đài tưởng niệm tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, bang Virginia, để vinh danh các phi hành đoàn lái máy bay trực thăng đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam.
Hôm 30/4, báo The Military Times cho biết Quốc hội đã phê chuẩn việc xây đài tượng niệm đặt gần Mộ các chiến sĩ Vô danh, thuộc khu 35 dọc theo Memorial Drive.
Theo AP, người khởi xướng vận động xây đài tưởng niệm là Trung tá Không quân hồi hưu Bob Hesselbein, từng là một phi công lái máy bay trực thăng AH-1 Cobra trong chiến tranh Việt Nam. Ông Hesselbein nói Nghĩa trang Quốc gia Arlington là nơi tập hợp nhiều mộ của phi công lái trực thăng hy sinh trong chiến tranh Việt Nam nhất.
Vào tháng 4/ 2014, ông Hesselbein, chủ tịch Hội cựu Phi công và các thành viên khác trong hội đã tới nghĩa trang Arlington để thảo luận việc tặng một cây xanh cho nghĩa trang để tướng nhớ các phi công đã nằm xuống. Sau đó một trong các sử gia đề nghị nên xây một tượng đài.
Ông Hesselbein nói với tờ The Military Times: "Chúng tôi phát hiện ra rằng nghĩa trang này là nơi tập trung nhiều nhất các mộ chiến sĩ không quân từng tham chiến tại Việt Nam."
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Tammy Baldwin đại diện cho bang Wisconsin nói rằng tượng đài sẽ là một "cơ hội để giáo dục" mọi người hiểu câu chuyện của các phi công và nhân viên trong phi hành đoàn. Hoa Kỳ phụ thuộc nhiều vào máy bay trực thăng để chuyển quân và tiếp liệu hỗ trợ cho lực lượng bộ binh gần căn cứ của địch ở Việt Nam.
Kinh phí xây dựng đài tưởng niệm Phi công Trực thăng hy sinh trong chiến tranh Việt Nam do Hiệp hội Phi công Trực thăng tham chiến tại Việt Nam tài trợ.
Hiệp hội Phi công Trực thăng tham chiến tại Việt Nam đã vận động Quốc hội, và thông qua sự hỗ trợ từ các cộng đồng trên toàn quốc, đạo luật Đài tưởng niệm Phi công Trực thăng tham chiến tại Việt Nam được thông qua vào tháng 3, do thượng nghị sĩ Tammy Baldwin thuộc đảng Dân chủ - đại diện bang Wisconsin, và Dân biểu Dan Sullivan, đảng Cộng hòa, đại diện bang Alaska, giới thiệu dự luật được sự ủng hộ của lưỡng đảng. Dân biểu Mark Amodei, đảng Cộng hòa – đại diện bang Nevada là người giới thiệu dự luật tại Hạ viện.
Bà Baldwin nói với tờ Army Times rằng bà cảm thấy xúc động khi được nghe những mẫu chuyện của ông Hesselbein về những trải nghiệm của cá nhân ông tại Việt Nam, và "những câu chuyện về bạn bè và đồng đội của ông, những người đã vĩnh viễn ra đi.”
Một tượng đài tôn vinh các đội bay trực thăng tham chiến ở Việt Nam mang ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với thân nhân đến nghĩa trang Arlington thăm viếng người thân yêu, mà còn đối với những người không trực tiếp bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến.
Thượng nghị sĩ Baldwin nói tượng đài tôn vinh những sự hy sinh của các phi hành đoàn trực thăng trong chiến tranh Việt Nam là điều lẽ ra nên được xây dựng từ lâu.
Ước tính có khoảng 40.000 phi công trực thăng được đưa sang phục vụ trong chiến tranh Việt Nam. Hiệp hội Phi công Trực thăng Mỹ tham chiến ở Việt Nam hiện có hơn 15.700 thành viên

Quan hệ Mỹ – ViệtLòng tin và quyền lợi

TS Nguyễn Tiến HưngGửi tới BBC từ Virginia, United States
Bàn tới lịch sử của Cuộc chiến Việt Nam và kinh nghiệm bang giao với Mỹcần nhớ lại và mở một dấu ngoặc về “Lessons” cũ của Việt Nam Cộng Hòa.
Sự kiện Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tới thăm Việt Nam đầu tháng 3/2018 được quốc tế chú ýBản quyền hình ảnh GETTY IMAGESSự kiện Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tới thăm Việt Nam đầu tháng3/2018 được quốc tế chú ý
Viết về hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Tiên Sa ở Đà Nẵngbáo Lao Động thuật lại việc ông Timothy ListonPhó Tổng Lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn lên thăm tàu và bế một cậu bé để cùng vỗ tay với những người bạn nhỏ.
Họ cùng hoà ca bài “Trái đất này là của chúng mình”. Câu hát “màu da nào cũng quý cũng yêunhư chính thông điệp của cuộc gặp gỡ.
Tờ báo dẫn lời ông Liston về nỗ lực xây dựng niềm tin giữa hai nước khi ông nói: “Không chỉ có con tàuchúng tôi đến để xây dựng lòng tin.
Nghe câu nàychắc nhiều người có thể phản hồi và đặt câu hỏi “nhưng liệu Việt Nam có tin được Mỹ hay không?”
Đây cũng là câu hỏi của chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đặt ra cho Mỹ vào tháng Ba, 1975 (xem cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy, chapter 9).
Chỉ có quyền lợi là vĩnh viễn
Như chúng tôi đã có dịp bình luận: the answer is “tin được nếu” niềm tin ấy được xây dựng trên căn bản chắc chắn và bền vững là Quyền lợi chung của cả hai nước.
Tôi thật ấn tượng về câu nói của ông Henry John Palmerstoncựu Thủ tướng Anh nói tại Quốc Hội nước này ngày 1 months 3 year 1848:
Nước Anh không có đồng minh vĩnh cửuvà chúng ta cũng chẳng có kẻ thù vĩnh viễnQuyền lợi của chúng ta mới là vĩnh viễn và vĩnh cửu.
Trong những thập niên 1950-60, vì quyền lợi của Mỹ đòi hỏi phải ngăn chặn Trung Quốc tràn xuống Biển Đông nên Mỹ nhảy vào Việt Nam.
Không chỉ có con tàuchúng tôi đến để xây dựng lòng tin
Timothy Liston
By the year 1972 Nixon-Kissinger hòa hoãn được với TQ vì Kissinger nói với Mao và Chu khi bay qua Bắc Kinh là Mỹ sẵn sàng ký thỏa hiệp để ra đi khỏi Việt Nam và nếu sau khi chúng tôi đã ra đi vài năm mà Cộng sản tiến tới chiếm trọn Miền Nam Việt Nam thì Mỹ cũng không trở lại nữa.
Tin rằng Mỹ sẽ không trở lại nên TQ biến thành bạn và hành động ra vẻ như không còn đe dọa Mỹ ở Biển Đông nữađể còn được hưởng những ân huệ lớn lao của Mỹ.
Khi Trung Quốc trở thành bạn rồi thì Mỹ không còn lý do gì để đổ xương máu tiếp tục ở Miền Nam Việt Namcho nên đã bỏ Miền Nam không thương tiếc.
Một trong những bài học rút ra từ cuộc chiến là như thế nàyMỹ nhảy vào Việt Nam không phải là để “bảo vệ tự do của nhân dân Miền Nam” như Washington luôn luôn tuyên bố (và nhân dân Miền Nam luôn luôn tin tưởngmà là để bảo vệ Quyền lợi của chính Mỹ.
Trên boong tàu USS Carl Vinson
Cho nên sau khi ông Nixon bắt tay được với ông Mao thì quyền lợi của Mỹ không còn đòi hỏi phải có một “tiền đồn” để chống Trung Quốc ở Biển Đông nữamở cửa Bắc Kinh đóng cửa Sài Gòn đơn giản là như vậy.
Hai ông Nixon-Kissinger đã hùng hồn biện hộ cho Trung Quốc khi Kissinger soạn bài cho Tổng thống Nixon trả lời Quốc Hội Hoa Kỳ rằng:
Trung quốc và Hoa Kỳ chia sẻ nhiều quyền lợi song hành và có thể cùng nhau hành động để làm cho đời sống của nhân dân hai nước thêm phong phú.
Nhưng lịch sử đã diễn ra ngược lại: after 40 năm ru ngủ được Mỹhứa hẹn sẽ tuân hành các quy tắc của luật kinh tế thị trường để Mỹ chấp thuận cho TQ vào WTO (Tổ Chức Thương Mại Toàn Cầu)giúp sản xuất và bán thật nhiều hàng qua Mỹ và thị trường thế giớiTQ đã làm giàu quá nhanhtrở thành cường quốc kinh tế số hai.
Vì Trung Quốc cạnh tranh bất chính với Mỹkhông tuân thủ các quy luật thị trường cho nên bây giờ nhiều người Mỹ tiếc rẻ đã cho Trung Quốc vào WTOgiúp nước này mạnh đủ để ra mặt chống Mỹ.
Nixon-Kissinger đã sai lầm mà cho rằng quyền lợi của Mỹ đi đối với quyền lợi của TQ vì nước này đã thành bạn đồng phường của Mỹ (Kissinger quá siêu trong việc thuyết phục Nixon về điểm này).

Hoa Kỳ đang hối tiếc?

Bây giờ Mỹ rất hối tiêc về sự sai lầm ấyVà Kissinger phải chịu trách nhiệm rất lớn cho sự sai lầm này cùng những thiệt hại to lớn của nước Mỹ về địa chính trị và chiến lược toàn cầu.
Hải quân Mỹ -Việt giao lưuBản quyền hình ảnh US NAVYGiao lưu hải quân Mỹ – Việt nhân sự kiện các tàu chiến Hoa Kỳ tới Đà Nẵng đầu tháng 3/2018
Mỹ bừng tỉnh nhưng đã quá muộn! Du sao “better late than never:” (thà rằng muộn còn hơn là không bao giờ), Mỹ phải gấp rút xoay trục về Biển Đông.
Và khi muốn quay về Biển Đông thì Mỹ rất cần Việt Nam vì đây là “địa điểm chiến lược quan trọng nhất” như Bộ Ngoại Giao đã phân tích ngay từ năm 1950 (xem ‘Khi Đồng Minh Nhảy Vào,’ chapter 3).
Một điều chắc chắnđó là từ naysẽ không bao giờ Trung Quốc bỏ tham vọng đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đôngrồi ra khỏi Tây Thái Bình Dươngrồi khỏi các đại dương khác.
Cho nên vì quyền lợi an ninh lãnh thổ của chính mìnhMỹ sẽ không bao giờ phạm phải lầm lỗi lần thứ hai là tháo chạy khỏi Biển Đông nữa.
Tại sao Trung Quốc sẽ không bao giờ ngừng đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông để rút về tới bờ California?
Lý do là vì Bắc Kinh đã đặt ra một mục tiêu chiến lược bí mật và quan trọng nhấtđó là tới năm2049 khi kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoanước này sẽ thay thế Mỹ để trở thành cường quốc số một trên thế giới.
Tác giả nổi tiếng về Trung Quốcông Michael Pillsbury đã ra cuốn sách ‘The Hundred Year Marathon’ (Cuộc chạy đua 100 year – published in 2015) làm thức tỉnh các nhà chiến lược Mỹ.
Pillsbury là một chuyên gia về Trung Quốc đã từng làm việc với tất cả các tổng thống Hoa Kỳ kể từ thời Nixonvà như ông viết, “tôi đã có thể có nhiều thông tin của các cơ sở tình báo và quân sự của Trung Quốc hơn bất kỳ người phương Tây nào khác”.
He wrote:
Từ hàng thập kỷ naychính phủ Hoa Kỳ đã quá hào phóngtrao thật nhiều thông tincông nghệbí quyết quân sựthông tin tình báo và những lời cố vấn về các khía cạnh chuyên môn cho người Trung Quốc. Indeed, rất nhiều điều đã được cung cấp và cung cấp quá lâu. . . không thể có kế toán đầy đủ được về việc nàyVà những gì chúng ta đã không đưa cho người Trung Quốcthì họ đã ăn cắp.
USS Carl VinsonBản quyền hình ảnh US NAVYGS Nguyễn Tiến Hưng: “Mỹ sẽ phải luôn luôn việc tập trung vào chiến lược ‘chặn lại tham vọng của Trung Quốc.
Tất cả chỉ để phục vụ cho tham vọng trở thành siêu cường số một để thay thế cho Mỹ khi Trung Quốc kỷ niệm 100 năm ngày ông Mao Trạch Đông tiến vào Bắc Kinh.
Only 31 năm nữa là tới năm 2049 cho nên từ nay Mỹ sẽ phải luôn luôn việc tập trung vào chiến lược ‘chặn lại tham vọng của TQ.’ Vì vậy mới có kế hoạch điều động tới 60% của hải lực Mỹ về Thái Bình Dương vào năm 2020.
All 14 Tổng thống Mỹ kể từ Harry Truman tới Donald Trump đều muốn duy trì vai trò lãnh đạo số một của nước Mỹ trên thế giới này – một vai trò phát xuất từ sau Thế Chiến 2, but 13 ông trước chỉ nói úp úp mở mở.
Tới thời ông Trump – một con người bộc trực , bị coi là đồng bóng – thì ông thẳng thừng đưa ra chính sách “America First” – không chỉ có nghĩa là dành mọi ưu tiên kinh tế, commercial, nhập cư để phục vụ quyền lợi vật chất của người Mỹ mà nó còn có một ý nghĩa chiến lược sâu xaông Trump muốn vãn hồi vai trò lãnh đạo của Mỹ vốn đã phai mờ đi trong thập niên vừa qua.
Lập trường này làm cho tất cả các đồng minh đều nhìn vào Trump với con mắt nghi ngờ.
Nhưng Washington đồn rằng Trung Quốc rất e ngại tính “homophobic” ấy của Tổng thống Trump,nhất là vì họ biết rằng về hải lực thì Trung Quốc còn thua Mỹ quá xa về mọi mặttừ chiến hạmtầu ngầmhàng không mẫu hạm tới kinh nghiệm hải chiếnkhông chiến nên không có đòn bẩy răn đe là bao nhiêu đối với Mỹ.
Khi ông Trump ân cần tiếp đón ông Tập Cận Bình ở Florida ngay từ đầu nhiệm kỳvà ông Tập nghênh tiếp ông Trump hết sức linh đình ở Bắc Kinhngược hẳn với việc đón tiếp cựu Tổng thống Barack Obama đầu tháng 11/2017, dư luận cho rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến lại gần nhau hơn nữa.
Nhưng chỉ bốn tháng sau chuyến đidư luận đã giật mình khi nghe tin ông Trump thông báo sẽ đánh thuế thép 25% và nhôm 10% – chủ yếu nhắm vào Trung Quốc vì nước này đã xuyên qua nhiều nước để lợi dụng những kẽ hở của WTO, APEC, NAFTA gián tiếp nhập thépnhôm vào Mỹ– việc mà ông Trump gọi là “trans-shipment” (thực ra là re-export).
Đằng sau lệnh tăng thuế chính là ông Peter Navarromột ngôi sao đang sáng lên ở Tòa Bạch Ốc.Navarro nổi tiếng về lập trường chống Bắc KinhCuốn sách của ông “Death By China” (Chết bởi tay Trung Quốcđã giúp vào việc đánh thức nước Mỹ và được ông Trump đặc biệt chú ýNavarro cáo buộc Trung Quốc đã “biến thành kẻ sát nhân hiệu quả nhất trên hành hành tinh này.” (original: “turning into the planet’s most efficient assassin”).
Navarro đang thuyết phục Trump áp dụng thêm những biện pháp chế tài đối với vi phạm của Trung Quốc về quyền sở hữu trí tuệRồi tới hai biện pháp khácngăn chặn Bắc Kinh ép buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho các đối tácvà ngăn chặn các công ty quốc doanh Trung Quốc(doanh nghiệp nhà nướcmua lại các công ty của Hoa Kỳ.
Tàu Liêu NinhBản quyền hình ảnh AFP/GETTY IMAGESHàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc trong một lần đến Hong Kong
Vậy ta có thể kết luận rằng ít nhất trong Thế kỷ 21 quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông đi song hành và trực tiếp với quyền lợi của Việt Nam.
Việt Nam là địa điểm chiến lược quan trọng nhất ở Biển Đông, but at the same time, cái vị thế ấy luôn đặt nước này vào cái thế gọng kìm giữa các cường quốc.
Hơn nữa Việt Nam lại nằm sát cạnh Trung Quốc nên áp lực của Trung Quốc rất là mạnh mẽVì vậy có lẽ Việt Nam không còn một con đường nào khác ngoài chiến lược cân bằng (“đu dây”) giữa hai cường quốc để sống còn.
Tuy nhiên vì áp lực của Trung Quốc càng ngày càng gia tăng nhanh – một cách nguy hiểm – cho nên chính cái chiến lược cân bằng lại là lý do thúc đẩy Việt Nam nên gần Mỹ hơn để lấy lại và duy trì thế cân bằng.

Những lý do để tin được Hoa Kỳ

So, có khả năng là quan hệ Việt – Mỹ sẽ sớm tiến tới “đối tác chiến lược toàn diện” – trở thành quan hệ thứ tư sau ba quan hệ Việt – By, Vietnamese – Trung và Việt -Ấn.
Nếu như vậy thì Việt Nam có cả ba cường quốc: By, Ấn và Mỹ để đối đầu với Trung Quốc.
Sự lo ngại còn lại của Việt Nam làViệt Nam Cộng Hòa từng là đồng minh thân thiết như vậy mà còn bị bỏ rơi thì nước Việt Nam hiện nay làm sao có quan hệ tốt bằng đượcNếu Việt Nam nghiêng về Mỹ thì có chắc chắn khônghay Mỹ Trung lại bắt tay nhau thì Việt Nam lại bị bỏ rơi?
Đây là câu hỏi thật chính đángnhưng phân tích lịch sử cho kỹ và nhìn vào bối cảnh ngày nay thì thấy Việt Nam không cần phải e ngạiĐó là vì ba lý do:
First, vấn đề bỏ rơi không đặt ra vì hai hoàn cảnh lịch sử khác hẳn nhau: ago, vì vấn đề kinh tế khó khăn (cảnh nghèo sau 10 năm Chiến tranh Đông Dương 1945-1955) VNCH phải lệ thuộc vào Mỹ hầu như hoàn toàn cả về quân sự lẫn kinh tế (xem KDMTC, Chapter 19).
In fact, VNCH trở thành “client state” (quốc gia lệ thuộcvà Mỹ thành “patron state” (quốc gia bảo trợ). VN ngày nay đã hoàn toàn tự lậpcòn xuất siêu sang Mỹ tới trên $38 billion (2017). Về quân sự thì VN cũng đã có một lực lượng đáng kể và sẵn sàng bỏ tiền ra mua khí giớikể cả của Mỹ.
Trong dịp TT Trump thăm viếng Hà NộiVN đã đặt $10 tỷ mua hàng của Mỹ (hy vọng cán cân thương mại Mỹ – Việt năm 2018 sẽ giảm xuống còn – $30 billion).
Monday, chắc chắn rằng Mỹ sẽ không bao giờ yêu cầu VN cho đóng quân hay duy trì căn cứ quân sự lâu dàiVì vậy Mỹ sẽ không phải đổ máu và tốn kém tiền bạc như trong ‘Vietnam War’ cho nên dân chúng Mỹ không chống đốingược lại còn ủng hộ việc Mỹ nối tay với Việt Nam để chống Trung Quốc;
Thứ ba, như đề cập trên đâyngày trước Mỹ xây tiền đồn chống Trung Quốc ở Miền Nam vì Trung Quốc đe dọa quyền lợi an ninh của mình ở Biển Đông.
So, khi hòa hoãn được với Trung Quốc thì Mỹ sai lầm mà tưởng rằng hiểm họa Trung Quốc đã chấm dứt cho nên rút khỏi Miền Nam và ra khỏi Biển ĐôngBây giờ thì Mỹ hối tiếc vì nhận thức rằngtrong Thế kỷ 21, Trung Quốc còn đe dọa Mỹ gấp mấy lần như đã đe dọa trong Thế Kỷ 20.
Phó Đô đốc Phillip G. Sawyer, Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, chào đón các quan chức Việt Nam sau khi hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng hôm 5/3/2018.Bản quyền hình ảnh LINH PHAM/AFP/GETTY IMAGESPhó Đô đốc Phillip GSawyerTư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹchào đón các quan chức Việt Nam sau khi hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng hôm 5/3/2018.
Việc Tổng thống Trump vừa chỉ định Giám đốc CIA Mike Pompeo thay thế Ngoại trưởng Rex Tillerson – theo Jim Cramer từ CNCB bình luận là để gửi một thông điệp gây sửng sốt cho Trung Quốc: “Các ông là kẻ thù của chúng tôi.” Pompeo cho rằng Trung Quốc là kẻ thù cả về tinh thần lẫn vật chất.
Khi Việt-Mỹ đi tới đối tác chiến lược toàn diệnViệt Nam sẽ có nhiều lợi ích vì “toàn diện” bao gồm cả an ninh cả kinh tếVề an ninh quốc phòngkhi có hàng không mẫu hạm Mỹ ra vào Đà Nẵng và chiến hạmtàu ngầm Mỹ ra vào Cam Ranhtất nhiên Trung Quốc sẽ phải cân nhắc cho thật kỹ khi muốn gây hấn với Việt Nam – thí dụ như khi Trung Quốc tính toán để gây thảm hại ở Trường Sa lần thứ hai?
Dĩ nhiên là về mặt chính sáchViệt Nam cũng phải để cho hàng không mẫu hạm của mọi quốc gia ra vào Đà Nẵng tự do như Mỹ, but in reality, Trung Quốc chỉ có một con tàu cũ Liêu Ninh – mua lại của Ukraine – thì ra vào để làm gì?
Economic, thì thị trường Mỹ – hiện đã là thị trường để Việt Nam xuất cảng nhiều nhất – sẽ mở rộng ra thêm nữa cho Việt Nam với những lợi ích về đầu tư, technical, communication, và ưu đãi về thuế nhập cảngnhư thép, aluminum – miễn là không phải xuất xứ từ Trung Quốc.
Dĩ nhiên là Mỹ cũng sẽ yêu cầu Việt Nam nhập thêm hàng Mỹ giúp cho cán cân thương mại bớt chênh lệch.
Từ Thế Chiến 2, chưa có nước nào trên thế giới này từ Đức, France, English, Ý tới Trung Quốc, Japan, South Korea, Djai Loan, Singapore, Thái Lan giàu mạnh lên được mà không nhờ thị trường Mỹ.
On the other hand, qua cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979 và việc TQ gây thảm sát trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988, cùng với việc Chủ tịch Mao – người đã cáo buộcChủ nghĩa đế quốc Mỹ là kẻ thù hung ác nhất của nhân loại” đã ôm thật chặt Nixon năm 1972,Việt Nam cũng đã thấy rõ ràng rằng Trung Quốc chẳng có bạn vĩnh cửuvà cũng chẳng có thù vĩnh viễnQuyền lợi của Trung Quốc mới là vĩnh viễn và vĩnh cửu.
Cách ứng xử của Việt Nam đang phản ánh sự thay đổi trong nhận thức như thế.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giảtiến sỹ Nguyễn Tiến HưngCựu Tổng trưởng Kế hoạch VNCH từ năm 1973 to 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn ThiệuHiện định cư tại Hoa Kỳông đã xuất bản các cuốn sách Khi Đồng minh tháo chạy (2005) và Khi Đồng minh nhảy vào (2016).

Kính gởi Qúy vị một bài viết của TG Vĩnh Tường hơi dài nhưng cố gắng đọc để thấy bọn Dân chủ cấp tiến với những trò bẩn thiểu của đám TTTT.

Và riêng tặng đám bút tre núp sau lưng người Việt chân chính, đám phản chiến, đám a dua theo TTTT/HK để chứng tỏ  mình là những bình lận gian - Người Mỹ gọi  "Copycat". 
Trong 8 năm thời Obama "ăn xin xã hội' sung sướng qúa. Nay vì sợ TT Trump giảm thuế cúp "phân" nên  a dua ăn có.

Tội của Tổng Thống Donald Trump Và Những Lời Cảm Ơn Không Cần Nói


Nói Chuyện Với Bình Dân Kỳ 9

Để biết sự thật, bình dân Việt nam thường nói: “Một trăm lần nghe không bằng một lần thấy - một trăm lần thấy không bằng một lần làm”. Và câu nói bất hủ trong thế kỷ 20 của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, không chỉ là lời nhắc nhở cách nhìn sự thật riêng về chính trị ở một thời, mà bình dân đã dùng giá trị của nó trong mọi sinh hoạt: ‘Đừng nghe mà hãy nhìn kỹ!’ . Hiện nay, trong giới truyền thông và chính trị gia cũng như dân chúng Hoa Kỳ, kẻ binh người chống ông Trump có thể tính đến hàng triệu, và không ai bảo đảm con số chính xác hơn kém bao nhiêu. Cứ gửi niềm tin vào mấy con số tỉ lệ lượng giá (Poll) có khác nào người mù được dắt đi sờ voi, bỡi lẽ cái máy tính chỉ cộng - trừ - nhân - chia theo lệnh của người sử dụng. Bao giờ cũng vậy, chính con người là vấn đề và ở đó luôn luôn là câu hỏi.
Có thể nào mỗi cá nhân chúng ta, một mình - tự một mình, nhìn kỹ các vấn đề hiện xảy ra trước mắt xem những gì ảnh hưởng, hay không ảnh hưởng đến hạnh phúc của ta hôm nay và ngày mai, hay đến đời sau của con cháu chúng ta. Nhất là tự đặt câu hỏi, trong tám năm trước khi ông Trump vào Bạch Ốc, xã HK đã đi về đâu, và hơn một năm qua đất nước này tại sao phải chuyển động một cách khó khăn đến thế. Những ai còn hăng say mắng chửi, có nên lắng đọng một chút xem trong lòng mình là ông bụt, là thánh thiện hay là con gì đang chỉ huy lối suy nghĩ, và hành vi hiện tại của mình. Ông Trump có tội gì đối với đất nước, đối với dân HK, trong đó có cả chính mình và gia đình mình, cũng như gia đình, tương lai con cháu của chính ông ta?
Vực dậy một nền kinh tế trì trệ, mang về cũng như tạo ra nhiều việc làm cho dân, là một tội. Giảm siêu cao thuế nặng cho dân mọi giới, là một tội. Lược bỏ, không thương tiếc những qui luật đã trói cẳng kinh tế, là một tội. Đối đầu với nước ngoài từ lâu đã lạm dụng tự do mậu dịch qua các hiệp định, gian lận, móc túi tiền mồ hôi của chúng ta, là một tội. Chỉnh đốn lại hệ thống công quyền mà chúng ta hãnh diện đã bị lạm dụng đến biến chất, mục ruỗng, kể cả ông xăm mình đối đầu với một thứ vô cùng nguy hiểm cho chế độ dân chủ như chính phủ ngầm là một tội. Thi hành luật pháp do Quốc hội của chúng ta làm ra để chỉnh đốn lại di trú bị lạm dụng, đất nước ngày càng không kiểm soát được, là một tội. Cũng cố lại an ninh nội địa và quốc phòng, là một tội.  Giải quyết những vấn đề quốc tế tồn đọng như những căn bệnh nan y đến thời kỳ cuối, ảnh hưởng đến hoà bình cả thế giới, là một tội. Đặt chính sách bảo vệ thai nhi, khuyến khích bảo trợ, là một tội. Lo cho tương lai thanh niên, rường cột của nước nhà khỏi bị ma túy đầu độc, là một tội. Xây tường để giảm người canh giữ, giảm chi phí và hạn chế nguy hiểm cho lính biên phòng; cắt đường xâm nhập ma túy, tội phạm và di dân không rõ lai lịch tràn vào ảnh hưởng tệ hại đến xã hội lâu dài, không có ngày chấm dứt, là một tội.  Xây tường để giúp cả cho phía Mễ giảm bớt người từ thập phương, đổ về nằm chờ vượt biên, mang theo đủ thứ bất an cho đời sống dân ở ở đó, là một tội. Xã hội Mỹ hấp dẫn người khắp nơi, Hoa Kỳ phải tỏ ra có trách nhiệm, làm tường để ngăn vì không thể lãnh hết hậu quả nhân tai của các nước khác là vô nhân đạo, là một tội nữa, vân vân, kể cả ngày không hết … Nếu tất cả đều không phải, thì tội của một ông ở tuổi “cổ lai hy” bỏ đàng sau sự nghiệp tài chánh của mình để làm những việc ấy đến mất ăn, mất ngủ là tội gì? Phải có chỗ chỉ chứ! Lương tri chưa mất thì tự đặt câu hỏi, chứ đâu có lý gì dễ dãi, để cho con ma sân si trong lòng nó hoành hành, ngăn cản chúng ta qua sông để xem bờ bên kia người ta đang dự hội như thế nào. Có phải không?
Là người đã may mắn được sống ở xứ sở văn minh, ta muốn giúp cho người khác, hay nói đúng ra là giúp cho đồng bào thân thương của mình ở bên kia bờ đại dương, theo lẽ thường thì phải xem ta đã văn minh chưa. Tự do nói bừa, chửi bậy thực ra không phải là tự do, bỡi chính đó đã là sự trói buộc của tư tưởng bệnh hoạn rồi, và đó chính là nguồn gốc giết chết tự do. Người bình dân thì đơn giản mộc mạc, nên họ tự lo được việc này. Nhưng, chuyện quái dị của thế kỷ lại là người có nhiều chữ nghĩa hay quên lẽ phải thông thường, đã tự đánh mất mình mà còn muốn lôi kéo người khác đi theo.  Đã trễ, nhưng có còn hơn không, cần biết đâu là thực chất của những vấn đề chúng ta đang đối mặt. Và trước mắt, người được mướn vào Toà Bạch Ốc - trung tâm chuyển dịch xã hội để lãnh đạo đất nước này, ông TT Donald Trump đang làm gì và ông nên cảm ơn ai?
Khi thành công, người ta thường cảm ơn Thượng đế, Trời Phật hay tổ tiên tùy theo tín ngưỡng. Người ta còn ghi nhận lời cảm ơn có thể nghe - thấy đối với con người. Nhưng ít ai nghĩ đến cơ duyên đưa đến sự thành công, trong khi yếu tố then chốt lại nằm ở đó.
Không phải lúc bấy giờ (2015) vì thích làm tổng thống hay được đảng ủng hộ nên ông Trump mới ra ứng cử. Như nhiều bài viết đã nhắc, ông Donald Trump chuẩn bị làm Tổng thống từ hơn ba thập niên về trước, qua các câu trả lời trên các chương trình truyền hình của Oprah Winfrey, Rona Barrette rằng “ông chỉ ra ứng cử khi nào thấy đất nước trở nên tồi tệ”. Dù bị người ta diễn dịch thế nào, thì sự thật cũng đã được chứng minh rõ như ban ngày, cả đứa trẻ tiểu học cũng thấy.
Dĩ nhiên có nhiều người không đồng ý, nhất là đối với những ai chỉ ở bên này sông và ít khi muốn thấy bờ bên kia có gì. Nói gì đi nữa thì sự thật vẫn như chính nó. Ông Trump có những chỗ cần cảm ơn mà ông không cần nói lời nào.
Trước hết là cảm ơn cựu TT Obama.
Năm 2016 là một trang hiếm có trong lịch sử bầu cử của Hoa Kỳ. Cựu TT Obama để lại gia tài khá đồ sộ làm nền móng cho phong trào xã hội chủ nghĩa của ông cụ Bernie Sander và cho cả phong trào cách mạng Trump. Xin nhắc lại cho dễ hiểu, là gia tài đầy gai gốc này đã đẻ ra hai phong trào. Một là phong trào xã hội chủ nghĩa, toàn cầu hoá của cụ Sanders, và hai là phong trào Quốc gia, dân túy (Dân vi qúi)(American First) của Donald Trump.
Ngọn lửa hướng về xã hội chủ nghĩa nhen nhóm từ bên trong đảng DC, bùng lên khá mạnh bắt đầu vào mùa bầu cử 2015 - 2016, tiếp sau nhiệm kỳ TT Obama. Người dẫn đầu là nghị sĩ ứng viên Bernie Sanders với những khẩu hiệu vận động như “free healthcare” “Free College”, tăng thuế nhà giàu và giới 1%, vân vân . . .
Ở đâu và thời kỳ nào có nhiều bất công (xin mở ngoặc, có khi chỉ là tuyên truyền), nghèo khó, nợ nần chồng chất ngày một nhiều đến mức khó ngóc đầu lên, xã hội chia rẽ, phân hoá thì cuộc sống trở nên bất an; tâm tư người dân lo sợ cho hiện tại và sợ luôn những gì chưa biết ở ngày mai; niềm tự tin sẽ mất dần và họ chắc chắn sẽ mong có nơi nương tựa. Có hai nơi con người tìm đến: - về mặt tinh thần thì con người tìm đến Thần, Phật, hay đấng Tạo hoá để cầu xin. Về nhu cầu vật chất cho đời sống thường ngày, thì người dân mong cầu ở một xã hội khác hơn, từ đó chính phủ sẽ nắm quyền “xin – cho”. Một khi, được sự đãi ngộ của chính phủ, thì lại có nỗi sợ khác. Đó là sợ chính quyền. Thói quen dựa dẫm dần hồi gặm nhấm niềm tự tin và ý chí tự túc, tự cường; có khi ngay cả tự do dân chủ cũng dễ dàng chấp nhận từ từ từng bước hy sinh vào tay chính quyền. Đây chính là miền đất và thời tiết thuận lợi nhất cho phong trào XHCN, CSCN “đấu tranh” để mọc mầm, phát triển. Tin rằng người gốc Việt ở hạng có tuổi, đã là tỵ nạn chắc hầu hết ai cũng biết lẽ này. Phong trào xhcn được hưởng ứng càng mạnh thì càng chứng tỏ cái nền móng ấy đã hiển lộ rõ ràng – đó chính là hiện tình xã hội xảy ra sau tám năm trước khi ông Trump đắc cử. Căn cứ địa này có phải tự nhiên mà có hay không có, hoặc cứ che mắt lại, để nói không có gì cả, tùy ở mỗi người. Sự thật nó không theo ai cả.
Một điều nghe lạ, nhưng nhìn kỹ thì sẽ thấy không lạ chút nào. Cũng từ trên miền đất ấy, loại cây khác hẳn, mọc lên – tuyệt đối không phải là cây xhcn. Nỗi lo sợ cho một viễn ảnh tương lai đã đánh thức người dân Hoa Kỳ thầm lặng, và một phong trào khác, tương phản hoàn toàn với phong trào xhcn của ông Sanders, cùng lúc nổi lên như giông bão. Đó là chính là phong trào Trump. Ông Trump đánh mạnh, đánh thẳng với những lời táo bạo chưa bao giờ thấy. Chính giới có đầu óc thâm căn cố đế với mớ lý thuyết chính trị (political ingrained), không ít người hoang mang, hay xốc nổi, ngứa ngáy, ngồi đứng chẳng yên vì cho rằng hiện tượng phi lý, và Hoa Kỳ không thể có một ông tổng thống như ông Trump. Nhưng bình dân, ai đã biết lẽ thường: 'không có việc gì xảy ra mà không có nguyên do của nó,' thì vẫn bình chân như vại mà xem. Ở chỗ cực âm, cũng là nơi chứa mầm dương để sinh trưởng. Đó là quan hệ tồn vong, sinh diệt giữa âm dương không bao giờ dừng (negative and positive). Ở chế độ lưỡng đảng như Hoa Kỳ, - một tả, môt hữu (một trái, một phải) nên nguyên lý này càng hiển hiện rõ nét hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới.  

Bảo người dân HK phải hy sinh những những giá trị tự do tinh thần đích thực cho con người trong nền dân chủ pháp trị tuyệt vời mà họ đã quen sống, để có những thứ tự do xin cho, mị dân làm thoả mãn những đòi hỏi của bản năng là điều có thể có, nhưng không dễ chút nào. Bỡi thứ nhất - nền tảng văn hoá của dân Hoa Kỳ là niềm tin Thiên Chúa tuy bị mưa gió dập vùi, nhưng nó vẫn tồn tại vững chắc như định luật thiên nhiên. Thứ hai - đa số dân bản xứ (miễn trừ di dân mới đến gần đây), người ta đã có tập quán theo nguyên tắc giữ gìn tự do - chính là tư tưởng thực tế kiểu cowboy, tự túc, tự cường, tự đứng trên đôi chân của mình, không ngại đối đầu với cuộc đời đầy chông gai phía trước. Hầu hết, họ là những người có tư tưởng hạnh phúc ở hiện tiền, lòng không mong chờ dựa dẫm vào những lời hứa lâu dài từ chủ thuyết chính trị nào. Thứ ba, - là người dân Hoa Kỳ im tiếng, không đồng nghĩa với vô cảm. Lâu nay họ ngậm bồ hòn để nhìn chính trị gia của mình quen thói phải đạo chính trị (Political correctness). Chính trị gia thì ỷ lại chiếc đũa thần chính trị mị dân như bùa phép tà quyền mà quên rằng nó không còn mấy tác dụng trong thế kỷ 21 - thời đại của kỹ thuật thông tin. Bên nào sử dụng thứ này thành tập quán, bình dân hãy nhìn cho kỹ mà tự trả lời. Từ lâu đã ở trong cái kén chính trị bài bản, nên họ quên rằng người dân đang nhẫn nhịn những điều chướng tai, gai mắt, chứ không phải là họ không biết gì - tức là chính trị gia đã thái quá mà không coi chừng bất cập.  

Ba điều trên đây chính là nền tảng cử tri mà ông Trump khéo vận dụng chứ không phải Nga - Tàu nào rót mật vào tai hoặc cầm tay họ bỏ phiếu vào thùng cả. Phong trào xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa toàn cầu hoá nổi lên càng mạnh bao nhiêu thì nỗi lo sợ gia tăng bấy nhiêu, và nền tảng cử tri của cuộc cách mạng Trump càng mạnh bấy nhiêu. Cái thế lưỡng cực – âm, dương (- /+) của cục bin điện ta dùng hàng ngày cũng vậy. Còn nhớ, trong khi vận động có lần, ngay sau lời khen cử tri của ông rất thông minh và chắc chắn trung thành, ông Trump tỏ sự tự tin đến mức tuyên bố nảy lửa rằng “Dù tôi có bắn người trên Đại lộ Năm tôi cũng không mất cử tri của tôi.”. Truyền thông cứ tự do xô nghiêng, đá ngữa. Còn bình dân cứ tự nhìn, nhìn kỹ, thật kỹ và chắc chắn sẽ rất lý thú khi thấy sự thật này.
TTTT (truyền thông thiên tả) và qúi vị DC tha hồ bôi bẩn, ném bùn ông Trump tơi tả đến chó nhà cũng sủa vì không còn nhận ra ông. Ý tưởng, cách mạng ủng hộ ông Trump mạnh và chắc đến mức không gì lay chuyển nổi, người ta không cần nghe TTTT bôi bát nữa. Những hình ảnh chặn đường, rấp ngõ, có tác dụng ngược lại – ông Trump trở thành nạn nhân của lòng ngay thẳng, và phong trào bảo vệ giá trị của tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh và lòng yêu nước ngày càng tôi thành thép, dưới sự lãnh đạo của một người chứng tỏ có gan, đứng thẳng lưng, dám nói, dám làm để xóa bàn xây dựng lại, đưa đất nước trở về đúng vị thế xứng đáng.  Ngoài cụ xã nghĩa Sanders – tuy không thành công, còn có ông Trump và dân Hoa Kỳ dĩ nhiên phải cảm ơn mâm bát đầy xương xóc của ông Obama để lại.
Nhờ đất ấy mà ông Trump có nơi dụng võ.   – và - cũng chính vì nó, - vì nó mà ông rất khổ công sửa cho Hoa Kỳ ngay ngắn trở lại chứ có sung sướng gì cho cam!
Thứ hai, lượng giá một kẻ thiện trí, cần phải chờ xem họ ứng xử thế nào trong nhiều trường hợp khác nhau. Tình hình chính trị sôi động khiến nhiều người kể cả nhà văn hay các cụ tỵ nạn từng có chức sắc mất luôn tự chủ, để rồi thố lộ nhưng câu như nước đổ xuống đất, không thể thu về. Chẳng hạng như: “tôi bầu cho Obama bỡi vì ông ta là người da đen, và bầu cho bà Clinton vì là đàn bà – vì đã đến lúc nước Mỹ phải có đàn bà làm tổng thống.”! Chao ôi! Hóa ra, đối với họ, ghế tổng thống là phần thưởng chứ không phải cho người nắm vận mệnh quốc gia! Cái lẽ thường “chọn mặt gửi vàng” mà người chữ nghĩa một bụng cũng đành quên! Phải chăng thế kỷ này nhân loại tiếp tục thuyết tiến hoá, nên có nhiều điều thật quái lạ như thế xảy ra! Rốt cuộc bình dân sống với “đạo thường” lại thấy khác. Đối với ông Trump, ơn của bà Clinton còn đó, và ơn này phải chia làm năm phần:
Ơn số một:  ban vận động của bà Clinton đã chơi trò gian lận, ma giáo để hạ đối thủ trong đảng là ông Sanders. Phong trào của ông đang lên đến đỉnh thì đùng một cái - tắt ngủm! Tội nghiệp, ông cụ này phải lom khom ôm hết nghị trình sang hợp tác với bà Clinton. Trọn gói nghị trình của bà Clinton là của Obama cũng như của cụ xã nghĩa. Ông Trump liền lái hướng vận động, đem đò sang sông rước một số cử tri bất mãn từ phía ông Sanders sang phía mình.
Ơn số hai, bà Clinton tấn công ông Trump quấy rối, khinh thường phụ nữ mà quên rằng làm như thế là tự mình làm sống dậy cái bản quyền Monica scandal - suy đồi đạo đức của gia đình bà, có sách, có chứng đầy đủ, một thời chấn động thiên hạ, đã mồ yên mả đẹp cách đây 20 năm. Than ôi! Như vậy có khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”. Rõ ràng, có khác nào trên võ đài, cứ xông vào đánh đại mà không biết thủ. Chỉ mặt người ta có chút lọ do vui chơi, trong lúc mình đã có lần rơi vào ống khói. Bình dân thấy tiếc! Tiền của bà nên để dành cho cháu ngoại tốt hơn là trả cho ban vận động kém cỏi như thế. Còn cái đám TTTT trống kèn inh ỏi cũng góp phần ăn hại, chứ có giúp gì cho bà Clinton. Trách ông Trump thiếu lịch sự khi ông đem cả một đoàn nạn nhân của ông chồng bà lên sân khấu, như một dàn đại pháo, là chuyện buồn cười hết sức. Có luật lệ nào bảo đối thủ khoanh tay cho mình đánh trên võ đài đâu?
Ơn số ba, chưa chắc thắng cử mà nhận tiền làm gì, từ các nước ngoài, kể cả những nước vi phạm nhân quyền có chính sách hẳn hòi - coi thường phụ nữ, phân biệt đối xử với đồng tính – trái ngược hoàn toàn với những chiêu bài vận động then chốt của chính mình.  Về điểm này, ông Trump khỏe nhất, chỉ cần khèo nó ra để bà đã tự đánh mình. Chửi cử tri ủng hộ ông Trump là thứ tồi bại hết thuốc chữa (deplorable, irredeemable), chỉ để bớt cơn giận của phụ nữ, và lãnh hậu quả tác dụng ngược chứ có ích gì đâu.
Ơn thứ tư, bà tự gây rắc rối, làm kho riêng lưu trữ và xóa trên dưới ba ngàn email của chính phủ, trong đó có chứa tài liệu mật, để làm gì cho phải bị điều tra rối loạn cả hệ thống công quyền. Điều lạ là người ủng hộ DC, không thấy ai lên tiếng rằng có hại cho uy tín của đảng mình, mà cứ chỉ trích Nga khui email mới biết phe bà gian lận đối với phe ông Sanders. Vấn đề là làm bậy, hay không chứ sao lại trách người khui. Sự bao che những sai trái, kiểu trách nhiệm tập thể có khác nào cha chung không ai khóc, có lợi nhất thời; nhưng dù đốt đuốc đi tìm hết thảy thế gian, cũng sẽ không bao giờ tìm thấy bình dân nào nói rằng không có hại lâu dài. DC không khổ sao được!  

Ơn số năm, phải chăng Toà Bạch Ốc có nợ chưa trả hay sao mà ông bà loanh quanh mãi, không chịu rút lui, về hưu hưởng đời nhàn hạ để được hơn hàng triệu người ngưỡng mộ, trong đó có cả người thưa chuyện hôm nay! Tiếc quá! Thật đáng tiếc! Phải chăng ông bà sợ không ai có khả năng, hay không ai yêu nước bằng mình. Nghĩ như thế thì tội cho những tài năng mới của DC. Và hơn ba trăm triệu dân của nước văn minh nhất thế giới mà không có ai tài giỏi thì đất nước này còn gì nữa!  

Thấy sự tình cong queo như thế, ông Trump đem ra cái búa tạ để đập rất mạnh. Ông đặt tên cho bà là người quanh co (crooked) và lặp đi, lặp lại cho lọt vào tai cử tri. Loại sắt cứng mà cong queo thì phải dùng búa mà gò, tức là dùng ngay cái qui luật trời cho để kiếm sống hàng ngày của thợ rèn; đem cái đạo thường ra xài đúng lúc, khiến nó phát huy tác dụng, chứ có cao siêu gì đâu. Ông Trump và dân Hoa Kỳ không nói nhưng chắc phải cảm ơn ứng viên này của DC, đã cho họ một cơ hội gìn giữ đất nước này.
Thứ ba, Khủng bố tung hoành, ngày càng lấn tới, ăn hiếp khi Hoa Kỳ tỏ ra yếu nhược.  Đã biết hoà với khủng bố không thể được, nhưng chính quyền cũ đánh thì không ra tay đủ mạnh và không dứt khoát. Trong khi đó, ông Trump tỏ ra là người không sợ trời, không sợ đất. Ông tuyên bố mạnh là sẽ quét sạch khủng bố khỏi địa cầu và ông đã làm thiệt. Nhờ có khủng bố mà ông có chút uy tín với bình dân HK, mặc dù TTTT và truyền thông lẻ tẻ ăn theo, đã keo kiệt không cho chút nào.
Thứ Tư, di dân chạy loạn khắp thế giới. Nhờ đó, người ta mới thấy rõ ông Trump là người dám nói, dám làm. Ông ký ngay sắc lệnh tạm ngưng nhận di dân 6 nước, làm cho TTTT và bên DC càng đoàn kết chống chế, buộc tội ông vi hiến, phi pháp, kỳ thị.  Và cuối cùng ông cũng đúng nốt! Dù ưa hay không ưa ông, rồi ra bình dân vẫn thấy rõ đâu ra đó. Ai thực sự lo cho an ninh của dân, và mặc cho ai hát, cứ hát rằng “vì giá trị của người Mỹ ta cứ việc mở cửa cho di dân tràn mà không cần chi thanh lọc kỹ và rất kỹ” 

Thứ Năm, Di dân bất hợp pháp – Dĩ nhiên không ai ghét những người trong hoàn cảnh khốn khó nhưng còn luật pháp quốc gia không thể không thi hành. Do chính sách bắt rồi thả (catch and release), biên giới lỏng lẻo và phát triển thành phố bảo hộ như tuyên chiến với cơ quan Di trú và Hải quan liên bang mà di dân khắp nơi không rõ lai lịch tràn vào HK ngày càng nhiều hơn. Vấn nạn không giải quyết được mà khiến cho ảnh hưởng trực tiếp an ninh lẫn kinh tế, xã hội ngày càng mạnh. Có chính sách dễ dãi thì ắt có người đang chờ sẵn tràn vào là điều đương nhiên chứ cần gì đọc báo “kiểm tra sự thật” (Factcheck) để xem người ta vặn vẹo kiểu nào!  Nhờ vấn nạn này ngày càng leo thang mà ông Trump vận động thêm phần ăn khách, và ông đã không thất nghiệp trong năm qua. Trong chữ luật đâu có chữ tình, mất lòng đảng DC thì đành chịu, nhưng rốt cuộc thì ông Trump sẽ có thêm uy tín ở cuối con đường. Có việc làm không hết, chắc ông Trump phải cảm ơn chính phủ trước đã để lại cho.
Thứ Năm, truyền TTTT. Ông Trump từ trong sào huyệt của truyền thông mà ra, ông có lạ gì ngõ ngách bịp bợm của TTTT đối với quần chúng. Cái khổ của TTTT là bây giờ ông lại phản bội, sang đứng chung chiến tuyến với người dân. Một số nhà báo tép riêu của chúng ta, cứ vội nói bừa nên chi đã liên tục sụp bẫy, nhưng vẫn không chịu chừa. Thông cảm cho kẻ học nhiều hay quên, nhưng bình dân thì nhớ rằng: “Có ở trong chăn, mới biết chăn có rận”. Lâm trận này làm sao TTTT thắng nổi. Ông Trump không tweet thì còn đường nào bắn thông điệp gốc cho dân vượt qua bức tường loa phóng thanh của TTTT như ở giữa Nam - Bắc Hàn. Ông Trump làm cho kẻ bất thiện hoàn lương được chút nào hay chút ấy cho xã hội. Nếu không có Trump, chẳng bao lâu nữa cái gọi là đệ tứ quyền của qúi vị trở thành giàn loa tuyên truyền y như kiểu mà qúi vị thường chê trách. Như vậy đối với người dân, là oán hay ân?
Thứ Sáu, chuyện điều tra Nga Trump.  Bây giờ sự thật như cây kim đã lòi ra khỏi áo. Bầu đoàn DC chung quanh bà Clinton, có cả quan chức an ninh, họ đã chi hàng triệu dollars để dàn dựng hồ sơ giả nhằm ngăn chặn và làm hại ông Trump trước, sau bầu cử. Trống kèn, nhạc đệm hàng ngày ai mà không nghe thấy. Những người ở đằng đuôi cứ theo kịch bản mà hì hục đòi đào tận gốc cho biết tay. Ngờ đâu đào mãi lại lòi ra bằng chứng bí mật sắp xép ở đằng đầu của phe mình.  Có gì đắng hơn sự thật phủ phàng như thế!  Và thật rõ khổ cho các ban bệ lãnh nhiệm vụ bới lông tìm vết! “Sorry thôi!” Sao qúi ông bà không chịu nói sớm! Hoá ra, ông Trump nói đâu có đó.
Bây giờ có lẽ DC nên cảm ơn Ủy ban tình báo Hạ viện phía CH đã đưa ra bản dự thảo để kết thúc cuộc điều tra sau một năm, thẩm vấn hàng khối người, công khai cũng như không công khai, và xét hàng nghìn tài liệu, cuối cùng tìm thấy không có bằng chứng nào để cáo buộc ban vận động của ông Trump thông đồng với Nga – như tiêu đề của kịch bản. Sự kết thúc này, phe DC ta cũng có lợi chút đỉnh vì được dịp đổ trách nhiệm cho phe bên kia, chứ không lẽ mình đòi kết thúc cuộc đào bới do mình hùng hổ bày ra, và rút lui tay trắng. Không biết ông Trump có nên thông cảm cho bên thua cuộc lần nữa không, nhưng có lẽ ông cũng nên cảm ơn chuyện Nga Trump đã làm cho cử tri của ông thấy đâu là bến bờ, qua đám khói mù dày đặc trên sân khấu chính trị.
Hôm nay (16/3/2018), Bộ Tư pháp, ông Sesson chắc phải uống cả vỉ Advil để cân nhắc mãi đến giờ chót mới đuổi Thứ trưởng Cục Điều tra Liên bang, ông Mc Cabe. Nghe ai biện bạch, chỉ đông, chỉ tây, nói hươu nói vượn, không bằng tự hỏi, đuổi việc một viên chức có dễ như đuổi gà, đuổi vịt không. Bộ trưởng Tư pháp đã dựa trên bằng chứng và kết luận có văn bản của Văn phòng Tổng Trưởng Thanh tra (OIG) và Văn phòng Trách nhiệm Chuyên môn (OPR), rằng ông này đã nhiều lần tiết lộ ra truyền thông trái phép và thiếu sự liêm chính kể cả đối với sự tuyên thệ. Đây mới chỉ là sự khai mương đầu tiên cho cái đầm, vì còn nhiều trường hợp cần xả nữa. Bình dân chỉ việc chờ xem.
Thứ bảy, Kim jong Un, “Cậu nhóc bướng bĩnh”. Ông Trump đã giăng lưới bom tứ phía, và chừa cho họ Kim một cửa. BH, họ Kim bắn hoả tiễn như chơi pháo bông đe doạ nền an ninh của đồng minh và nhất là đối với HK. Bên Trump và đồng minh thì tập trận sát nách và phô diễn sức mạnh quân sự. Trung Quốc, Nga và chính trị gia tai to mặt lớn, kêu gọi ông hạ nhiệt. Một số quí anh bình luận gia, nhà báo anam ta cũng khua chiêng, chỉ trích Trump làm tầm bậy, gây nguy hiểm, mất ổn định trong vùng! Không biết họ có nghĩ qua, cái ổn định mà họ đang có mấy chục năm qua là gì. Bình dân biết uống thuốc tạm thời giảm đau, không phải là cách chữa bịnh. Nhưng kẻ có học lại hay quên! Cách giải quyết 25 năm đã quá đủ để chuẩn bị cho kết quả đầu hàng. Ông Trump đứng trước hậu quả nào nên chọn, chứ không phải là nguyên nhân. Và ông đã làm thế nào? Câu trả lời bình dân chúng ta đã bàn ở bài trước, nay xin tóm lại một chút.
Thứ nhất -  Cố tình làm cho cả thế giới lo sợ. Thứ hai - đấu khẩu mạnh hơn và lập lờ quyết định. Thứ ba, là phô trương lực lượng. Thứ tư là siết chặt vòng vây kinh tế, từng đợt tăng dần, và quyết không buông. Thứ năm, gọi Thượng viện nhóm họp khẩn, bất thường, cấm tiết lộ nội dung. Thế giới thót ruột. Và kết quả Hội đồng LHQ nhất tề bầu theo Trump. Cửa còn lại do Ngoại trưởng Tillerson gắn bảng “HÃY ĐI LỐI NÀY!”. Họ Kim còn chạy đi đâu? Sang Tàu, Nga à?  Tàu - Nga cũng đang loay hoay với bài toán kinh tế để đối đầu với ông Trump. Họ giật dây, xúi dại, lợi dụng cái xác khô BH, thì được chứ dại gì chịu gánh của nợ mà không tính toán. Trump chỉ chờ, và sau cùng là họ Kim đã xin chọn Trump, như chúng ta đã biết.  Đàm phán thế nào thì hãy chờ xem, vì còn nhiều yếu tố quan trọng liên hệ đến ván bài, mà ông Trump nắm con bài chủ như chính tên của ông. Yếu tố quan trọng quanh vấn đề là từ quân đội Mỹ ở Nam hàn, sự giao thương, dàn chống hoả tiễn THAAD, sự cấm vận, chương trình nguyên tử của Bắc Hàn, Trung Cộng, Đài loan, vị thế của Việtnam và biển đảo vân vân. . .  Nhưng tin rằng quyết tâm đòi “phi hạt nhân” BH của tổng thống sẽ có kết quả nhất định ở mức độ nào đó, chứ không còn kiềm chế (contain) kiên nhẫn nằm chờ cho đến khi đầu hàng, theo kiểu nghiện ma túy như trước. Có điều là bước đi nào về phía BH cũng đều ảnh hưởng đến Việt nam, vì vị thế chiến lược và vì Nam - Bắc Hàn nằm trong mô thức tiền thân của Việt nam hôm nay.
Các vị tiền nhiệm đã để lại cục nợ BH, cái thế bất khả từ, và Tổng thống Trump nhất định phải làm nên lịch sử.   

Thứ tám, NATO,  từ lúc thành lập (1949) nhằm chống Liên Bang Sô Viết đến giờ mới có một ông Trump cho rằng lỗi thời. TTTT và TT lẻ tẻ tả khuynh nửa vời ăn theo, lập tức chửi mắng xối xả. Trump ngu, Trump khùng! Bình dân tự hỏi không lỗi thời (obsolete) thì chữ nào thích hợp trong khi LBSV không còn nữa. Rốt cuộc, mỗi thành viên phải đóng góp 2% GDP của họ để giải quyết bất công mà Hoa Kỳ phải gánh chịu từ lâu. TTTT lại há miệng mắc quai lần nữa! Ông Trump cũng nên cảm ơn hiện tình lỗi thời của NATO.
Khổng Minh trong Tam Quốc Chí, sau khi dùng kế dụ quân Tào bắn tên qua màn sương mù và thu được hàng ngàn tên bắn trong thời gian ngắn, mà không cần dùng chút sức, đã bảo quân mình hô lên “Cảm ơn Thừa tướng cho tên!”. Cứ thế, ông Trump đã mắc nợ không kể hết những lời cảm hơn không cần nói. Và biết đâu, có một ngày ông sẽ tweet ra, cảm ơn sự tệ hại của TTTT đã tiếp tay ông, đánh thức bình dân chân chính của Hoa Kỳ bằng gương phản chiếu, giúp ông ngày càng nổi tiếng là người làm việc có kế hoạch, bất chấp khó khăn và nhất là nổi rõ chính nghĩa vì dân, vì nước.
“Hoặc vì như thế nào”, bình dân chúng ta sẽ cùng tóm tắt đại nghị trình của tổng thống Trump ở kỳ sau.  

Vĩnh Tường

Sự va chạm giữa đại chiến lược của các cường quốc

Hoa Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc trên Biển Đông
Hoa Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc trên Biển Đông
 Courtesy photo
Thế giới hiện nay đang dần hình thành trật tự đa cực mới, với hàng loạt chính sách đối ngoại - an ninh toàn cầu của các nước lớn. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến các nước nhỏ và những khu vực địa chính trị chiến lược quan trọng - trong đó có Việt Nam và khu vực Biển Đông. Trong quá trình hình thành trật tự thế giới mới, sự va chạm giữa đại chiến lược của các cường quốc là khó tránh khỏi.

Trật tự thế giới và Châu Á nay đã khác

Trong bối cảnh thế giới hiện nay đang xoay vần liên tục, nhanh chóng với sự chạy đua về khoa học - kỹ thuật ngày càng tân tiến, cạnh tranh về kinh tế, các cường quốc trên thế giới liên tục hoạch định và thay đổi chính sách đối ngoại - an ninh quốc gia của mình theo hướng bảo đảm lợi ích quốc gia tối ưu và tranh giành ảnh hưởng, vai trò chi phối trên toàn cầu.
Ấn Độ đang ngày càng chú ý đến sự lấn lướt của Trung Quốc tại các khu vực mà trước đến giờ là "sân sau" của Ấn Độ.
- TS. Đinh Hoàng Thắng
Trung Quốc có chiến lược "Vành đai - Con đường" ("One Belt – One Road" / BRI); Mỹ - Nhật - Ấn - Úc có chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" ("Indo – Pacific" / IPS); bản thân Mỹ tiếp tục chuyển hướng mạnh mẽ sang Châu Á; Ấn Độ có "Hành động hướng Đông" nhắm tới hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương; Nga có chiến lược tiến xuống phía Nam, quay trở lại Thái Bình Dương…
Tại khu vực Châu Á, trải trên hai đại dương, trong nhiều năm gần đây, cấu trúc an ninh khu vực liên tiếp có sự thay đổi bởi những căng thẳng leo thang tại các điểm nóng, gắn liền với tranh chấp chủ quyền, tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc. Trong đó nổi bật là sự tham gia Trung Quốc và Ấn Độ - hai quốc gia đông dân nhất hành tinh và siêu cường của thế giới là Hoa Kỳ. Các nước nhỏ hơn liên tiếp bị kéo vào vòng xoay tạo trật tự mới, tạo thế cân bằng lực lượng trong khu vực và bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia của chính họ.

Những va chạm của các đại chiến lược tại Châu Á

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương chưa bao giờ "nóng" như lúc này, bởi sự va chạm giữa hai đại chiến lược lớn của Trung Quốc và "tứ giác an ninh kim cương" Mỹ - Nhật - Ấn - Úc trên các khu vực địa chính trị trọng yếu mà chúng được vạch ra.
Kể từ khi ông Tập Cận Bình đề ra và Trung Quốc bắt đầu thực hiện sáng kiến "Vành đai - Con đường", nhiều nước đã cảm nhận được khát vọng "trỗi dậy" của Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc an ninh khu vực và quyền lợi quốc gia của họ. Nhằm đối phó lại, trong tuần lễ cấp cao APEC tại Việt Nam, tháng 11/2017, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nói về "Indo-Pacific" lần đầu tiên và chính thức tuyên bố ra đời chiến lược này với sự đồng thuận của Ấn - Nhật - Úc tại Manila vài ngày sau đó, bên lề Hội nghị cấp cao giữa ASEAN và các nước đối tác.
Trên Ấn Độ Dương, từ lâu Trung Quốc đã có kế hoạch "chuỗi ngọc trai" từ Miến Điện, xuống Sri Lanka, Maldives, lên Pakistan, vòng qua Trung Đông, Đông Phi để "vây hãm" Ấn Độ. Từ cuối năm 2017 đến nay, qua cuộc đảo chính ở Maldives và Trung Quốc điều tàu chiến tới, câu chuyện đó càng nóng hổi và rõ ràng hơn. Ngay lập tức, Ấn Độ không ngồi yên mà đã bắt tay xây dựng căn cứ quân sự liên hợp trên quốc đảo Seychelles nhằm đối trọng lại.
Theo Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu các vấn đề phát triển Việt Nam, đây không phải là lần đầu các nước lớn có sự tranh giành ảnh hưởng tại các quốc đảo nhỏ, hoặc các khu vực có vị trí chiến lược quan trọng trong giao thương toàn cầu.
Trung Quốc ngộ ra vai trò của cường quốc biển và nhiệm vụ lẽ ra của quốc gia ấy trong việc chinh phục biển muộn rồi và chậm chân, nên hành xử nhiều khi là thô bạo để tranh giành lấy không gian biển, ưu thế trên biển cho mình.
- GS. Trần Ngọc Vương
"Điều này cho thấy, Ấn Độ đang ngày càng chú ý đến sự lấn lướt của Trung Quốc tại các khu vực mà trước đến giờ là "sân sau" của Ấn Độ. Đây là nơi tập trung các tuyến đường thương mại, không chỉ liên quan đến Châu Á, Châu Phi, Trung Đông, Châu Đại Dương, mà còn Châu Âu đều phải đi qua tuyến đường."
Giáo sư Trần Ngọc Vương nhìn nhận, các động thái trên Ấn Độ Dương như vậy là sự tiếp nối của "chủ nghĩa thực dân mới" và Trung Quốc bị xem là gây ra "ác cảm hơn" bởi mọi hành động của nước này chỉ phục vụ cho mưu đồ ích kỷ và sự lớn mạnh của mình.
"Chủ nghĩa ích kỷ đó Ấn Độ cũng có một phần, nhưng họ không gây ra ác cảm cho thế giới và các thế lực dân chủ, mà trong một ý nghĩa khác, người ta còn coi là yếu tố đối trọng cần thiết để mà tạo ra thế cân bằng giữa các thế lực chính trị khác nhau trên bàn cờ chính trị hiện đại. Đó là khắc chế lẫn nhau giữa hai nước, các thế lực chính trị."
Phân tích sâu hơn về chiến lược và hành động của Trung Quốc, Giáo sư Vương nhấn mạnh, Trung Quốc muốn "chinh phục thế giới", mà để làm được điều này thì cần phải thực hiện bằng con đường trên biển là chính yếu, nên Trung Quốc sẽ còn nỗ lực tạo ưu thế trên biển bằng việc phát triển, mở rộng lực lượng hải quân và phạm vi hoạt động của họ một cách nhanh chóng.
"Trung Quốc ngộ ra vai trò của cường quốc biển và nhiệm vụ lẽ ra của quốc gia ấy trong việc chinh phục biển muộn rồi và chậm chân, nên hành xử nhiều khi là thô bạo để tranh giành lấy không gian biển, ưu thế trên biển cho mình."
Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng chia sẻ quan điểm với Giáo sư Trần Ngọc Vương và ông phân tích thêm, chuỗi sự kiện trên Ấn Độ Dương là sự cọ sát của hai mô thức phát triển, hai chiến lược toàn cầu đang tác động mạnh đến Châu Á và toàn cầu. Tuy nhiên, truyền thông thế giới đã loan tải những "trái đắng" của "Vành đai - Con đường" mà Trung Quốc mang lại, nên nhiều quốc gia đã không còn mặn mà với chiến lược này. Còn Ấn Độ đã sẵn sàng bước vào giai đoạn "lật ngược thế cờ" và tiến vào những vùng sát với Trung Quốc, như trên Biển Đông trong những năm gần đây.
"Tóm lại, cuộc cọ sát giữa "Indo-Pacific" và "Vành đai - Con đường" ngày càng trực diện, mở rộng ra quy mô không chỉ khu vực mà toàn cầu."
Điều Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng nói tới hoàn toàn hợp lý với những diễn biến ngoại giao, quân sự tấp nập tại khu vực Châu Á từ đầu năm 2018 đến nay và cả trước đó. Chuyến thăm của Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Hoa Kỳ tới Việt Nam tuy đã được lên kế hoạch từ trước, nhưng vẫn có thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc và các nước trong khu vực Thái Bình Dương như lời ông John Kirby - Phó Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ đã hồi hưu nói trên CNN ngày 5/3/2018 rằng, "the United States is here and we're here to stay" - "Nước Mỹ ở đây và chúng tôi ở tại đây".
Bên cạnh đó, Nhật Bản và Úc cũng có những động thái liên quan đến những điểm nóng trong chuỗi những va chạm, đặc biệt là bảo vệ và thực thi quyền tự do đi lại, an ninh, an toàn hảng hải, hàng không trong khu vực Biển Đông - vốn đang bị Trung Quốc thay đổi hiện trạng, quân sự hóa nhằm kiểm soát vùng biển huyết mạch thương mại toàn cầu này.

Việt Nam và sự va chạm chiến lược

Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng nằm ở vị trí địa chính trị chiến lược quan trọng, là điểm giao thoa, xung đột khi là điểm bắt đầu của "Vành đai - Con đường" và trung tâm về mặt địa lý và chiến lược của "Indo-Pacific". Đặc biệt, Giáo sư Trần Ngọc Vương nhấn mạnh đến vị trí "yết hầu" trên con đường vươn ra biển rộng của Trung Quốc chính là Việt Nam với Biển Đông đang tranh chấp.
Cuộc cọ sát giữa "Indo-Pacific" và "Vành đai - Con đường" ngày càng trực diện, mở rộng ra quy mô không chỉ khu vực mà toàn cầu.
- TS. Đinh Hoàng Thắng
Trong chuyến thăm Đà Nẵng, đã có ít nhất hai lần, nữ thủy thủ Hải quân Hoa Kỳ phục vụ trên tàu USS Carl Vinson đã hát bằng tiếng Việt bài "Nối vòng tay lớn" của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Đây có lẽ là một thông điệp nữa nhắn tới Việt Nam trong việc củng cố quan hệ đối tác chiến lược với Washington. Cũng là thêm một lần nữa, nước Mỹ muốn thúc đẩy Việt Nam nâng cao tinh thần bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia.
Tuy nhiên, để làm được điều này, Giáo sư Trần Ngọc Vương vẫn đau đáu nghĩ về nội lực của Việt Nam.
"Tôi chỉ muốn là làm thế nào để Việt Nam phát triển lành mạnh, ổn định, với tốc độ xứng đáng với tiềm lực quốc gia, để không vừa lạc hậu, vừa lạc điệu với thế giới."
Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng cho rằng, Việt Nam là một quốc gia nhỏ, có nhiều khó khăn và thách thức trong hoàn cảnh hiện nay, đặc biệt là những mối quan hệ đan cài, phức tạp và nhạy cảm với các phía.
"Phải có một chính sách, ứng xử thế nào để vẫn thúc đẩy hội nhập, nhưng vẫn duy trì, bảo vệ được sự độc lập, tự chủ, thì đây là một bài toán không đơn giản. Nó đòi hỏi một tầm nhìn, một quyết tâm và sự minh triết về chính trị của lãnh đạo quốc gia. Vì thế, chúng ta đã tiến hành chính sách đa phương, nhưng phải đa phương có trọng điểm. Đây là động thái mà chúng ta đang chứng kiến, Việt Nam và các nước trong khu vực đang thúc đẩy mạnh."
Giáo sư Trần Ngọc Vương nói rõ hơn, Việt Nam nhu nhược là điều không thể được, nhưng hành xử cần khôn ngoan và điều quan trọng nhất là chính kiến của lãnh đạo về chủ quyền quốc gia.
"Nhà lãnh đạo nào không nói lên được tinh thần lợi ích quốc gia, dân tộc là tối thượng, chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, thì nhà lãnh đạo ấy còn đáng bị nghi ngờ. Còn thì tất cả những thứ khác, trước câu chuyện này là phải lui xuống, nhường quyền ưu tiên cho việc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc."
Hoa Kỳ: Di tản hàng loạt vì lo vỡ đập


Pompeo liệu có thành công sau bài học thất bại của Tillerson?

Hùng Cường | 20/03/2018 08:45
Pompeo liệu có thành công sau bài học thất bại của Tillerson?
Ngoại trưởng Rex Tillerson (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đường ai nấy đi. Ảnh: AP.

Tổng thống Mỹ Trump dường như vẫn chỉ luôn muốn bảo vệ quan điểm của riêng mình và sẵn sàng loại bỏ bất kỳ ai trái ý dù đó là cố vấn thân cận nhất.

Quyết định “không lẫn vào đâu được” của Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho thấy rõ ràng ông vẫn là một nhà lãnh đạo “không lẫn vào đâu được” vì những quyết định mang tính bản năng, táo bạo và thậm chí là “liều lĩnh”. Vụ sa thải Ngoại trưởng Rex Tillerson mới đây, khi ông này vừa kết thúc chuyến công du châu Phi là một ví dụ điển hình nhất. Tuy nhiên, quyết định này của Tổng thống Trump được cho có thể là một trong những quyết định mang tính định mệnh của Trump.
Pompeo liệu có thành công sau bài học thất bại của Tillerson? - Ảnh 1.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ảnh: National Interest.
Tổng thống Trump đã cho thấy ông không có cùng quan điểm với Ngoại trưởng Mỹ trong nhiều vấn đề quan trọng như thỏa thuận hạt nhân Iran và cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều. Điều này đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về quá trình đưa ra các quyết định trong chính sách đối ngoại của nước Mỹ.
Khi công khai thừa nhận có sự “lệch pha” với Ngoại trưởng Tillerson, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định chọn Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo làm nhân vật thay thế với lý do vì “chúng tôi luôn có cùng quan điểm”. Điều này cho thấy, ông Trump dường như chỉ muốn nhận được những lời khuyên từ những người “tâm đầu ý hợp”.
Điều này trong việc hoạch định chính sách đối ngoại là đặc biệt nguy hiểm. Trump dường như không muốn tìm kiếm hay để ý đến những lời khuyên của những chuyên gia trong lĩnh vực đối ngoại khi những quan điểm đó xung đột với quan điểm của ông. Ông Trump có vẻ như cũng không hiểu sự cần thiết phải đảm bảo rằng các nước đồng minh và bạn bè được tham vấn trong các quyết sách về đối ngoại.
Dù ông Tillerson không thành công trong quá trình làm việc tại Bộ Ngoại giao, việc ông bị sa thải có thể dẫn tới nguy cơ Tổng thống Trump sẽ nhận được ngày càng ít hơn những lời tư vấn hữu ích và điều này khiến cho thế giới ngày càng trở nên bất ổn hơn vào thời điểm vai trò lãnh đạo của Mỹ đang hết sức cần thiết.
Cái kết được báo trước?
Nhiệm vụ của Tillerson đã rất khó khăn ngay từ khi ông nhậm chức. Bản thân ông không có kinh nghiệm ngoại giao hay thậm chí là phục vụ trong cơ quan công quyền bởi công việc của ông là quản lý một tập đoàn quốc tế khổng lồ. Điều đáng nói là Tillerson lại nhận lời đứng trong hàng ngũ của một trong những vị Tổng thống “phi truyền thống” nhất trong lịch sử nước Mỹ - người đã nói rằng muốn tự đưa ra tất cả các quyết định quan trọng.
Việc ông Tillerson bị sa thải có lẽ là điều không thể tránh khỏi sau khi ông gọi Tổng thống Trump là “người khờ khạo”. Bất đồng giữa Ngoại trưởng và Tổng thống Mỹ chủ yếu liên quan đến thỏa thuận khí hậu Paris, vấn đề Triều Tiên và thỏa thuận hạt nhân Iran.
Ngoại trưởng Mỹ Tillerson phải ra đi ngay sau Chủ tịch của Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ Gary Cohn – người cũng đã rời bộ máy chính quyền Trump sau những bất đồng với Tổng thống về chính sách áp thuế mặt hàng thép và nhôm. Đó là còn chưa kể đến khả năng Cố vấn an ninh quốc gia H. R. McMaster cũng có thể sẽ rơi vào tình cảnh tương tự.
Vụ ra đi đột ngột của Ngoại trưởng Tillerson diễn ra trong bối cảnh cuộc điều tra của Cố vấn đặc biệt phụ trách điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ, ông Robert Mueller đang tiến gần hơn đến Nhà Trắng; ánh mắt nghi ngại của bạn bè, đồng minh sau khi Mỹ áp thuế với nhôm và thép; mối quan hệ đang ở điểm “nguy hiểm” với Nga liên quan đến tình hình Syria… Nhiều người cho rằng, trong hoàn cảnh phải đối mặt với những yếu tố phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, rủi ro thì ông Trump sẽ lựa chọn sự ổn định trong chính quyền nhưng cuối cùng, ông chủ Nhà Trắng đã làm điều ngược lại.
Trump lựa chọn phương án loại bỏ những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa và đưa ông Pompeo vào vị trí lãnh đạo ngành ngoại giao. Với động thái này, có thể thấy ông Trump muốn xung quanh mình phải là những cá nhân có cùng quan điểm trong việc đối phó với Iran, Triều Tiên hay những thách thức trong các chính sách đối ngoại khác.
Pompeo có tránh được “vết xe đổ”?
Được Tổng thống Trump “chọn mặt gửi vàng”, vậy đâu là triển vọng của Mike Pompeo trong việc khôi phục lại vị thế của Bộ Ngoại giao Mỹ và mang lại sự gắn kết chặt chẽ hơn trong việc hoạch định chính sách và triển khai ở nước ngoài?
Theo đánh giá của nhiều người, Mike Pompeo đã làm tốt công việc của mình trong vai trò Giám đốc CIA và nhận được sự tôn trọng của cấp dưới. Pompeo luôn giúp đỡ và lắng nghe quan điểm của các nhân viên. Được biết, Pompeo cũng đã có cuộc nói chuyện thẳng thắn với Tổng thống Trump về những mối đe dọa mà nước Mỹ phải đối mặt, bao gồm cả những nỗ lực can thiệp chính trị của Nga trong quá khứ và hiện tại.
Ông Pompeo dường như lấy được lòng tin của Tổng thống Trump, không giống như Tillerson và chia sẻ quan điểm cứng rắn về Iran và Triều Tiên. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng có khác biệt rõ rệt trong việc cung cấp các thông tin tình báo cho Tổng thống với việc giúp ông chủ Nhà Trắng đưa ra quyết định quan trọng về chính sách đối ngoại và sau đó là thực hiện chúng.
Câu hỏi đặt ra là liệu Pompeo có thể thay đổi tâm trí của Tổng thống hoặc ít nhất là gây ảnh hưởng đến ông Trump? Liệu ông có hành động như một người khôn ngoan dù đôi khi có bất đồng với Tổng thống như Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã làm hay chọn cách đơn giản là đóng vai một lãnh đạo ngành thuần phục hoàn toàn theo mọi ý kiến chỉ đạo? Thượng viện Mỹ chắc chắn sẽ phải nghiên cứu kỹ những câu hỏi này khi tiến hành các bước chuẩn thuận để ông Pompeo chính thức trở thành tân Ngoại trưởng Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như vẫn luôn sẵn sàng để bảo vệ quan điểm cá nhân, phản đòn những quan điểm trái ý ông và thậm chí là loại bỏ những người không song trùng về quan điểm dù đó là cố vấn thân cận nhất. Sự ra đi của Tillerson, Cohn và nhiều khả năng là McMaster rõ ràng không hề có lợi cho quan điểm “toàn cầu”.
Theo giới quan sát, có lẽ mối nguy lớn nhất đối với Mỹ chính là Triều Tiên và dân Mỹ chỉ có thể hy vọng ông Trump sẽ tiếp nhận một cách cởi mở các quan điểm khác nhau và cả những ý kiến phê bình; trọng dụng những chuyên gia có chuyên môn tốt để phục vụ cho công tác hoạch định chính sách đối ngoại của nước Mỹ trong thời gian tới, qua đó giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn./.

Hình ảnh ấn tượng về lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ

Trung Hiếu | 20/03/2018 08:30
Hình ảnh ấn tượng về lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ

Trong năm 2017, lực lượng không quân của Mỹ hiện diện ở rất nhiều nơi trên toàn cầu.


Hình ảnh ấn tượng về lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ - Ảnh 2.
Quân nhân Jacqueline D’urso thuộc phi đoàn tiếp nhiên liệu trên không số 91 chuẩn bị cho máy bay tiếp xúc với một chiếc phi cơ C-17 Globemaster III trên bầu trời đông nam nước Mỹ.
Hình ảnh ấn tượng về lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ - Ảnh 3.
Nhân viên tiếp đạn của không quân Mỹ, tại căn cứ không quân Misawa ở Nhật Bản, đang khiêng một trái bom lên máy bay F-16 Fighting Falcon.
Hình ảnh ấn tượng về lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ - Ảnh 4.
Trung sĩ Jason Caswell chuẩn bị nâng tạ tại sân bay Bagram, Afghanistan.
Hình ảnh ấn tượng về lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ - Ảnh 5.
Quân nhân của Không đoàn tiêm kích 138 gắn vòi dẫn oxy lỏng vào một chiếc phi cơ F-16 Fighting Falcon.
Hình ảnh ấn tượng về lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ - Ảnh 6.
Nhân viên cứu hộ thuộc phi đoàn cứu hộ tầm xa số 82 chuẩn bị nhảy dù trong đêm từ máy bay C-130 Hercules.
Hình ảnh ấn tượng về lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ - Ảnh 7.
Quân nhân thuộc Đơn vị Bảo dưỡng Trực thăng số 41 đây một chiếc HH-60G Pave Hawk lên một chiếc máy bay C-17 Globemaster III.
Hình ảnh ấn tượng về lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ - Ảnh 8.
Quân nhân phụ trách chó nghiệp vụ thuộc phi đoàn An ninh số 35 vác một chú chó trong đơn vị đánh giá năng lực tác chiến ở căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam.
Hình ảnh ấn tượng về lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ - Ảnh 9.
Chiếc phi cơ F-16 Fighting Falcon cất cánh trên bầu trời Las Vegas để huấn luyện.
Hình ảnh ấn tượng về lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ - Ảnh 10.
Các giảng viên quân sự thực hiện nhảy thị phạm từ máy bay MC-130H Combat Talon II khi đang bay trên bầu trời tây bắc Florida, Mỹ.
Hình ảnh ấn tượng về lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ - Ảnh 11.
Đơn vị bảo dưỡng máy bay đang điều chỉnh cửa số của một bộ phận tiếp nhiên liệu của máy bay KC-135 trước chuyến bay hỗ trợ cho một cuộc tập trận ở Qatar.
Hình ảnh ấn tượng về lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ - Ảnh 12.
Một viên Đại úy Mỹ - học viên phi công lái máy bay F-35, trèo lên chiếc máy bay loại này tại căn cứ không quân Luke ở Arizona, Mỹ.
Hình ảnh ấn tượng về lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ - Ảnh 13.
Máy bay C-130J Super Hercules chuẩn bị thiết lập cầu hàng không ở Đông Phi, trong một đêm mà bầu trời đầy sao./.

Dọa chế tạo VK hạt nhân trước thềm thăm Mỹ: Saudi Arabia "giội bom" rúng động Washington?

QS | 20/03/2018 07:45
Dọa chế tạo VK hạt nhân trước thềm thăm Mỹ: Saudi Arabia "giội bom" rúng động Washington?
Ảnh biếm họa: Iran không thể làm suy yếu Saudi Arabia (Nguồn: memri.org)

Cách đây vài ngày, Thái tử Mohammed bin Salman đã khiến nhiều bên sửng sốt khi tuyên bố Saudi Arabia sẽ phát triển bom hạt nhân nếu Iran sở hữu loại vũ khí này.

Trước đó, Saudi Arabia đã sử dụng 1 trong 2 chiến lược dưới đây để ngăn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân: hoặc thông qua các cuộc đàm phán và áp lực quốc tế, hoặc dựa vào sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Giờ thì chính sách của Saudi đã thay đổi. Thái tử Mohammed bin Salman đã lựa chọn phương thức thông qua một kênh truyền hình Mỹ (cụ thể là CBS) để tuyên bố chính sách mới trước cả khi có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 20/3.
Song cũng chính vì thế, Thái tử Mohammed bin Salman sẽ có một nhiệm vụ khó khăn là thuyết phục Quốc hội và các cơ quan chính trị khác tại Washington.
Theo nhà phân tích Abdulrahman Al-Rashed, cựu tổng biên tập tờ Asharq Al-Awsat, khả năng Washington đồng ý để Saudi Arabia phát triển vũ khí hạt nhân sẽ gần như bằng 0, bởi rất nhiều quốc gia phản đối hành động này, trong đó có Israel.
Tuy nhiên, do Thái tử Mohammed bin Salman đã liên hệ tuyên bố của mình với tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân của Iran nên trường hợp này gần giống với viễn cảnh giữa Pakistan-Ấn Độ.
Chính sách mới của Saudi sẽ khiến nhiều quốc gia châu Âu và Mỹ, đặc biệt là những nước đang duy trì lập trường mềm dẻo với Iran, nhận thức được rằng, bất cứ biện pháp bảo vệ nào cũng không thể khiến Riyadh thỏa mãn nếu Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Vương quốc này sẽ thực hiện điều tương tự nếu cần để duy trì mức độ răn đe.
Dọa chế tạo VK hạt nhân trước thềm thăm Mỹ: Saudi Arabia giội bom rúng động Washington? - Ảnh 1.
Thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia được đánh giá là một lãnh đạo trẻ cứng rắn. Ảnh: Reuters
Saudi Arabia dọa suông hay sẽ làm thật?
Theo ông Abdulrahman Al-Rashed, trong bối cảnh hiện nay, có nhiều vấn để cần được thảo luận thêm.
Đầu tiên, Saudi Arabia có khả năng chế tạo bom hạt nhân không?
Không ai có thể khẳng định điều này, nhưng phải thừa nhận rằng Saudi Arabia có nhiều tài năng khoa học. Trong năm nay, họ sẽ thiết lập các dự án xây dựng lò phản ứng, phòng thí nghiệm và cơ sở hạ tầng để phát triển năng lượng hạt nhân phục vụ các mục đích hòa bình.
Saudi Arabia có lợi thế hơn Iran bởi vùng sa mạc của họ có uranium, vì thế, họ không cần bỏ tiền ra mua chúng. Trên thực tế, Saudi đã thông qua kế hoạch chiết xuất uranium trong chương trình Vision 2030.
Thứ hai, Vương quốc này sẽ đối phó với sự phản đối từ cộng đồng quốc tế như thế nào, và họ có thể vấp phải những rủi ro nào về chính trị?
Theo nhà phân tích Abdulrahman Al-Rashed, Saudi Arabia có lẽ sẽ không đi nước cờ trên nếu không có sự đồng tình của các cường quốc lớn liên quan. Tuy nhiên, các nước này cũng không thể phủ nhận một sự thật là Iran đang nhằm vào Saudi Arabia, và Iran đã tiến tới giai đoạn sẵn sàng chế tạo vũ khí hạt nhân.
Vì thế, nếu Iran quyết định tái làm giàu uranium và hoàn thiện chương trình hạt nhân vì mục đích quân sự thì tuyên bố của Thái tử Mohammed bin Salman sẽ là chính đáng.
Dọa chế tạo VK hạt nhân trước thềm thăm Mỹ: Saudi Arabia giội bom rúng động Washington? - Ảnh 2.
Nhà máy hạt nhân Bushehr của Iran. Ảnh: Reuters
Các bên phản đối Thái tử Mohammed bin Salman không chỉ có ở Iran mà còn có ngay ở Washington.
Nghị sĩ Ed Markey (D-MA), thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, đã nhanh chóng phản ứng trước tuyên bố của Thái tử Mohammed bin Salman:
"Thái tử Saudi đã khẳng định điều mà nhiều phía nghi ngờ từ lâu, đó là năng lượng hạt nhân tại Saudi Arabia không chỉ đơn thuần nhằm cung cấp năng lượng điện, nó còn là năng lượng 'địa-chính trị'... Tôi nghĩ Hoa Kỳ không nên bỏ đi yêu cầu 'không làm giàu uranium' trong bất cứ thỏa thuận 123 nào đạt được".
Thỏa thuận 123 được xem là điều kiện tiên quyết trước khi xác lập các thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và bất cứ quốc gia nào khác, nhằm buộc họ cam kết không làm giàu uranium hay tái sản xuất plutonium. Tuy nhiên, Saudi Arabia đã từ chối ký thỏa thuận này.
Trong một chuỗi các hoạt động liên quan, cần lưu ý rằng Saudi đưa ra tuyên bố hùng hồn trên trước khi Thái tử Mohammed bin Salman tiến hành chuyến thăm tới Washington để thông qua chương trình năng lượng hạt nhân quốc gia, tái khẳng định cam kết của mình đối với các thỏa thuận quốc tế, đảm bảo tính minh bạch và mục đích sử dụng dân sự.
Tuyên bố của Thái tử Mohammed bin Salman là một lời nhắc nhở cho tất cả những ai có mặt tại Washington rằng, trước thềm chuyến thăm lần này, sự im lặng, cũng như thái độ thỏa mãn của các bên đối với vấn đề Iran có thể sẽ tạo cơ hội cho Tehran sản xuất vũ khí hạt nhân. Vì thế, Saudi Arabia sẽ làm điều tương tự, đó là chế tạo bom hạt nhân.
Ông Abdulrahman Al-Rashed cho rằng, trên thực tế, chúng ta có thể lý giải tuyên bố này từ 2 góc độ: Một là Thái tử Saudi không có ý định phát triển vũ khí hạt nhân nếu Iran tuân thủ cam kết không chế tạo vũ khí hạt nhân.
Hai là đây được xem như một lời cảnh báo trước mọi thái độ khoan hồng đối với Iran, bởi Saudi Arabia sẽ phát triển vũ khí hạt nhân để phòng vệ, và để đạt được sự cân bằng trong khả năng răn đe.
Hiện tại, các bên đều nhìn nhận thận trọng tuyên bố của Thái tử Mohammed bin Salman.
Trước tuyên bố về chính sách hạt nhân trên, khoảng 6 tháng trước, Saudi Arabia đã có cuộc thảo luận với Trung Quốc về việc xây dựng cơ sở năng lượng hạt nhân phục vụ mục đích dân sự.
Ban đầu, vấn đề này dự kiến sẽ được đề cập lại trong cuộc thảo luận của Thái tử Mohammed bin Salman tại Washington, tuy nhiên, mọi việc sẽ trở nên không hề dễ dàng bởi sự hiện diện của những bên nghi ngờ mục tiêu và mục đích của Saudi Arabia.
Theo ông Abdulrahman Al-Rashed, các bên phản đối lập trường của Thái tử Mohammed bin Salman có 2 lựa chọn: hoặc nỗ lực tìm cách ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, khiến Saudi Arabia và thế giới cảm thấy không có mối đe dọa hạt nhân nào; hoặc chấp nhận rằng Saudi Arabia có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân giống như Iran để tự vệ.
Dọa chế tạo VK hạt nhân trước thềm thăm Mỹ: Saudi Arabia 'giội bom' rúng động Washington?








Nga lên tiếng việc Tổng thống Trump không chúc mừng ông Putin tái đắc cử

Moscow không coi việc Tổng thống Mỹ Donald Trump không chúc mừng Tổng thống Nga Vladimir Putin tái đắc cử là "động thái thiếu hữu nghị", Điện Kremlin bình luận hôm nay 20/3

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và người đồng cấp Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Phát biểu với phóng viên hôm nay, người phát ngôn Điện Kremlin nói: "Chúng tôi không coi đây là hành động thiếu hữu nghị. Như quý vị đã biết, Tổng thống Putin để ngỏ khả năng bình thường hóa quan hệ".
Những bình luận trên đưa ra không lâu sau khi Tổng thống Putin đắc cử nhiệm kỳ 4. Ông Putin giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 18/3 với hơn 76% phiếu bầu.
Ngay sau chiến thắng này, ông Putin đã nhận được lời chúc mừng từ các nguyên thủ thế giới trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Moldova, Ả rập Xê út… Trong khi đó Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây vẫn im lặng về kết quả bầu cử tổng thống Nga.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Hogan Gidley chỉ bình luận: "Chúng tôi sẽ làm việc để phát triển mối quan hệ với Nga và áp đặt những biện pháp cần thiết nếu Nga đe dọa lợi ích của Mỹ. Tuy nhiên chúng tôi cũng sẽ hợp tác trên những lĩnh vực mang lại lợi ích cho đôi bên. Chúng tôi không ngạc nhiên về kết quả bầu cử tổng thống Nga".
Minh Phương

SCMP: Trump-Kim tái hiện cuộc gặp "ác mộng" với Liên Xô, nhưng lần này TQ là người bẽ mặt

Hải Võ | 20/03/2018 19:55
SCMP: Trump-Kim tái hiện cuộc gặp "ác mộng" với Liên Xô, nhưng lần này TQ là người bẽ mặt
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Reuters)

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) chỉ ra, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un xúc tiến cuộc gặp tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng chưa hề tiếp xúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Theo SCMP, việc lãnh đạo hai nước "đồng minh xương máu" trong quá khứ chưa hề gặp nhau sau 7 năm cho thấy mức độ lạnh nhạt trong quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên.
Nếu cuộc gặp giữa lãnh đạo Kim Jong Un với tổng thống Trump và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae in được tổ chức thành công thì đây sẽ là thắng lợi cho tất cả các bên - Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, cùng hai miền bán đảo. Căng thẳng cùng đe dọa chiến tranh hạt nhân sẽ được đẩy lùi.
Giải pháp hòa bình cho chương trình hạt nhân-tên lửa của Bình Nhưỡng là phù hợp với lợi ích của các nước tham gia vòng đàm phán 6 bên ở Bắc Kinh trong thập kỷ trước.
Đó là lý do cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim được so sánh với hội nghị Nixon-Mao Trạch Đông vào năm 1972, sự kiện ngoại giao thế kỷ giúp hai cường quốc Mỹ-Trung bình thường hóa quan hệ và hóa giải rủi ro xung đột Đông-Tây.
SCMP: Trump-Kim tái hiện cuộc gặp ác mộng với Liên Xô, nhưng lần này TQ là người bẽ mặt - Ảnh 1.
Cơ chế đàm phán 6 bên là di sản nổi bật nhất mà Trung Quốc để lại trong nỗ lực giải quyết vấn đề hạt nhân bán đảo, nhưng chưa mang lại kết quả thực chất nào (Ảnh: Guang Niu)
Trung Quốc bị gạt ra?
Các lãnh đạo, từ ông Trump đến chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đều đề cao hợp tác giữa các bên liên quan. Trong năm qua, tổng thống Mỹ đã "xoay đi chuyển lại" giữa việc ca ngợi và chỉ trích ông Tập về nỗ lực của Trung Quốc để kiểm soát Bình Nhưỡng, qua đó hé lộ quan hệ có hợp tác lẫn cạnh tranh giữa Mỹ-Trung về vấn đề bán đảo.
Trong các bên chủ chốt, Bắc Kinh tuyên bố đóng vai trò trung gian hòa giải với sáng kiến đàm phán 6 bên - dù chương trình đối thoại đã thất bại và bị dang dở từ sau năm 2006, khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ nhất.
Trước, trong và sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) cho đến nay, Trung Quốc đóng vai trò là đối tác trọng yếu của Triều Tiên, giúp quốc gia bán đảo sinh tồn và chống đỡ trước các lệnh cấm vận nhiều thập kỷ của phương Tây. Nhưng sau khi ông Tập Cận Bình lên năm quyền năm 2012, Trung Quốc còn đóng vai trò tích cực trong thực thi các lệnh cấm vận do Mỹ khởi xướng ở Liên hợp quốc nhằm vào Triều Tiên, dù về mặt chính trị Bắc Kinh vẫn coi người láng giềng là một đồng minh quan trọng.
SCMP: Trump-Kim tái hiện cuộc gặp ác mộng với Liên Xô, nhưng lần này TQ là người bẽ mặt - Ảnh 2.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vui vẻ chào mừng đoàn đại biểu của tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In thăm nước này, ngày 6/3/2018 (Ảnh: KCNA)
Bất kỳ tiến triển nào trong quan hệ Mỹ-Triều sẽ tạo bước ngoặt trong trật tự địa chính trị ở bán đảo Triều Tiên, cũng như toàn khu vực Đông Bắc Á.
SCMP chỉ ra, triển vọng đối thoại trực tiếp Mỹ-Triều cho thấy Bắc Kinh đã mất đi "đòn bẩy" trong vai trò nhà hòa giải, đặc biệt khi các cuộc gặp giữa ông Kim Jong Un với ông Moon Jae In và Donald Trump đều đang được dàn xếp mà không hề có phần của Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng gần như sẽ bị gạt ra ngoài khỏi tất cả các cuộc hòa đàm tiềm năng trong tương lai, như hệ quả tất yếu của việc Washington, Seoul và Bình Nhưỡng đã thiết lập được liên hệ trực tiếp.
SCMP bình luận, vụ bẽ mặt ngoại giao của Bắc Kinh còn thể hiện đặc biệt ở chỗ, hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim có thể diễn ra trước bất kỳ khả năng gặp mặt nào giữa ông Kim Jong Un và ông Tập Cận Bình - vốn vẫn còn hết sức mờ mịt. Điều này đồng nghĩa, trục quan hệ với Mỹ hiện đã được Bình Nhưỡng đánh giá cao hơn quan hệ với Trung Quốc.
Ngay cả Nhật Bản cũng đã tỏ ra lo ngại về việc "bị gạt ra", khi thủ tướng Shinzo Abe phải đánh tiếng rằng ông sẵn lòng hướng đến một cuộc gặp với lãnh đạo Triều Tiên.
"Ác mộng ngoại giao" của Bắc Kinh
Luận điểm của Trung Quốc từ trước đến nay là phi hạt nhân hóa bán đảo đạt được khi và chỉ khi Mỹ-Hàn Quốc ngưng tập trận chung, đồng thời Triều Tiên ngưng thách thức bằng hạt nhân và tên lửa. Nhưng trong diễn biến mới nhất đầy bất ngờ, ông Kim Jong Un cam kết Triều Tiên sẽ không tiếp tục thử hạt nhân và tên lửa, và ông chấp nhận việc Mỹ-Hàn nối lại tập trận chung từ tháng 4.
Quan hệ Mỹ-Triều cải thiện đã tới vào thời điểm tệ hại nhất với Trung Quốc, khi quan hệ Bắc Kinh-Bình Nhưỡng chạm đáy thấp nhất sau nhiều thập kỷ khăng khít. Triều Tiên chỉ trích Trung Quốc vì bỏ phiếu thuận trong các nghị quyết trừng phạt ở HĐBA LHQ hồi năm ngoái.
SCMP: Trump-Kim tái hiện cuộc gặp ác mộng với Liên Xô, nhưng lần này TQ là người bẽ mặt - Ảnh 3.
Cuộc gặp lịch sử Mao-Nixon được cho là đã làm thay đổi cục diện địa chiến lược thế giới sau năm 1972 (Ảnh: AP)
Theo SCMP, ông Kim đang ngày càng cảnh giác trước người láng giềng. Truyền thông quốc tế tin rằng một số vụ thử của Triều Tiên gần đây được tiến hành nhằm làm bẽ mặt ban lãnh đạo Trung Quốc, ví dụ như vụ thử hạt nhân ngày 3/9 ngay trước hội nghị BRICS tổ chức ở Hạ Môn, Trung Quốc.
Không khó nhận thấy lãnh đạo Triều Tiên kỳ vọng "chốt" một thỏa thuận với Mỹ và thoát khỏi "cái bóng" quá lớn của Trung Quốc, nhờ nguồn viện trợ kinh tế hứa hẹn từ Mỹ và Hàn Quốc.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc có lý do để đánh giá nghiêm túc khả năng hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim có thể là một nỗ lực chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc, giống như Mao và Nixon nối lại quan hệ Mỹ-Trung Quốc năm 1972 trong bối cảnh hai nước cùng mâu thuẫn lớn với Liên Xô.

Nga quyết giành con át chủ bài trong giải quyết hồ sơ hạt nhân Triều Tiên

Hồng Anh | 20/03/2018 09:10
Nga quyết giành con át chủ bài trong giải quyết hồ sơ hạt nhân Triều Tiên
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều là bước đi đúng hướng. Ảnh: Aljazeera.

Nga dù không thể đơn phương giải quyết được vấn đề Triều Tiên song nước này có thể phối hợp với các quốc gia liên quan xoay chuyển tình thế.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong tháng 5/2018, bước ngoặt bất ngờ giữa hai quốc gia vốn căng thẳng suốt nhiều năm qua. Phản ứng trước thông tin này, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, đề xuất xúc tiến hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều là bước đi đúng hướng và là bước đột phá trong các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm mang lại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Ngay sau tuyên bố, Nga đã tăng cường đối thoại với các quan chức Hàn Quốc về giải quyết khủng hoảng Triều Tiên, nhất trí tạo nền tảng cho cuộc đối thoại giữa Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ. Động thái của Nga, một mặt góp phần giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên, mặt khác cũng là khẳng định vai trò của nước này trong vấn đề Triều Tiên. Nhiều bài học trong quá khứ khiến Nga nhận ra rằng, nếu không khẳng định vị thế và bảo vệ các lợi ích của nước này trong vấn đề bán đảo Triều Tiên, Nga sẽ bị loại khỏi cuộc chơi và trở thành bên thứ yếu.
Nga có lý do để hoài nghi cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều
Theo giới quan sát, dù Ngoại trưởng Lavrov đưa ra những tuyên bố lạc quan về hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, song nhìn nhận ở góc độ sâu hơn, Nga vẫn thể hiện sự hoài nghi về triển vọng của cuộc đối thoại.
Lý do đầu tiên là sự đối lập quan điểm giữa Nga và Mỹ về hiệu quả của việc thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên. Nga xem việc Mỹ tiếp tục áp đặt biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Triều Tiên mà không được sự thông qua của Liên Hợp Quốc, là rào cản đối với hòa bình. Gạt bỏ những quan ngại của Nga, chính quyền Tổng thống Donald Trump khẳng định sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nếu như không đạt được những bước tiến trong giải trừ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Nga mặc dù phản đối mạnh mẽ việc Triều Tiên là một nhà nước hạt nhân nhưng cũng không thể phủ nhận thực tế hạt nhân là cách duy nhất để Triều Tiên đảm bảo an ninh trước những mối đe dọa bên ngoài, đặc biệt khi Mỹ để ngỏ khả năng áp dụng hành động quân sự trong các lựa chọn mà nước này đưa ra. Theo các nhà hoạch định chính sách và nhà phân tích Nga, việc phi hạt nhân hóa khó có thể thực hiện được trong tương lai vì tình hình thực tế nêu trên.
Lý do thứ hai dẫn đến sự hoài nghi của Nga là việc Mỹ và Hàn Quốc quyết định nối lại cuộc tập trận chung sau Thế vận hội Olympic Mùa Đông – vốn được coi là động thái sẽ phá vỡ lập trường hòa giải của hai miền Triều Tiên thời gian gần đây.
Ngoại trưởng Lavrov nhiều lần nhắc lại rằng, việc đóng băng vĩnh viễn các cuộc tập trận quân sự chung của Hoa Kỳ với Hàn Quốc có thể khiến Triều Tiên đưa ra sự thỏa hiệp về chương trình hạt nhân của nước này. Do đó nếu những cuộc tập trận chung này tiếp tục diễn ra sẽ khiến Triều Tiên tức giận lên án hoặc đáp trả. Điều đó không có lợi cho nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình.
Các cơ quan truyền thông nhà nước Nga, như RT và Sputnik, đã nhiều lần đề cập đến những ảnh hưởng tiêu cực của các cuộc tập trận này trong thời gian gần đây. Những báo cáo tiêu cực này đã được đưa kèm theo tuyên bố cứng rắn và có phần “hiếu chiến” của các nhà lập pháp trong Đảng Cộng hòa, Mỹ cho rằng “một cuộc chiến tiềm tàng”giữa Mỹ và Triều Tiên là khó có thể tránh khỏi và sẽ sớm xảy ra.
Nga sẽ làm gì nếu cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều thất bại?
Vấn đề Triều Tiên là một trong số ít những vấn đề ở Châu Á mà Nga tham gia chặt chẽ trong tiến trình ngoại giao đa phương cùng với Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Các nhà phân tích cho rằng, mặc dù Nga không thể đơn phương giải quyết được vấn đề Triều Tiên, nước này có thể xoay chuyển tình thế với việc ủng hộ hoặc phản đối với bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ và đồng minh nhằm giải quyết nó.
Từ trước đến nay, Điện Kremlin luôn bày tỏ mong muốn đóng vai trò then chốt trong hoạt động ngoại giao trong cuộc khủng hoảng Triều Tiên. Vì thế, trong trường hợp cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump thất bại hoặc không xảy ra, Nga có thể hợp tác với Trung Quốc tạo ra một khuôn khổ đa phương mới để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Hiện tại, chính phủ Trung Quốc đang tìm cách xoa dịu những quan ngại trong nước về vai trò mờ nhạt của nước này trong tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Chính vì thế nếu Nga đưa ra đề nghị này, Trung Quốc có thể nhanh tay nắm bắt lấy cơ hội.
Thời gian gần đây, Nga và Trung Quốc đã thể hiện tiếng nói chung trong vấn đề Triều Tiên. Chẳng hạn như trong cuộc gặp thượng đỉnh tháng 7/2017, hai bên đều thể hiện lập trường cho rằng “quan hệ đồng minh giữa các nước riêng biệt phải không gây tổn hại tới các lợi ích của bên thứ ba” và bày tỏ sự phản đối “bất kỳ sự hiện diện quân sự nào của các lực lượng ngoài khu vực ở Đông Bắc Á” cũng như “việc triển khai các Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD)”.
Thế vận hội Olympics 2018 – ván cờ cân não trên bán đảo Triều Tiên VOV.VN - Trái ngược với kỳ vọng Hàn Quốc, Mỹ lại tỏ ra thận trọng và có phần e dè trước quyết định của Triều Tiên tham gia Thế vận hội Olympics 2018.
Cuộc gặp kết thúc với cam kết của hai bên đảm bảo một sự cân bằng chiến lược trong khu vực”. Giới quan sát cho rằng, cả Nga và Trung Quốc đều có tầm ảnh hưởng đối với Triều Tiên, do vậy các hành động phối hợp nhanh chóng của hai nước sẽ dẫn đến kết quả khả quan.
Ngoài phối hợp với Trung Quốc, Nga có thể thúc đẩy việc nối lại Đàm phán 6 bên, coi đó là cơ chế thích đáng nhất để đạt được một giải pháp toàn diện và lâu dài cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Trong phát biểu hôm 16/3, Ngoại trưởng Lavrov khẳng định: “Chúng tôi thường thảo luận cách tiếp cận này với tất cả các quốc gia liên quan, đồng thời hy vọng họ sẽ tham gia cuộc đàm phán. Phía Nga thường xuyên tổ chức các cuộc tham vấn giữa các nhà ngoại giao phụ trách đàm phán 6 bên. Tôi hy vọng rằng việc tìm kiếm giải pháp hòa bình trên bán đảo Triều Tiên sẽ nhận được sự ủng hộ của các bên.”/.

Nội các Trung Quốc gây bất ngờ

Thu Hằng | 20/03/2018 09:30
Nội các Trung Quốc gây bất ngờ
Các tân phó thủ tướng (từ trái sang phải) Hồ Xuân Hoa, Hàn Chính, Tôn Xuân Lan và Lưu Hạc Ảnh: REUTERS

Quốc hội Trung Quốc đã đưa cố vấn kinh tế quan trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình lên một trong những vị trí hàng đầu chính phủ ngày 19-3 giữa lúc Bắc Kinh đang thẳng tay với các hoạt động tài chính rủi ro và vay nợ.

Việc ông Lưu Hạc được bầu làm phó thủ tướng Trung Quốc cũng diễn ra giữa lúc Mỹ đang thúc ép Trung Quốc cắt giảm thặng dư thương mại khoảng 100 tỉ USD. Vị cố vấn kinh tế 66 tuổi này từng tốt nghiệp Trường ĐH Harvard (Mỹ) vừa tới thăm Washington trong nỗ lực ngăn chặn chiến tranh thương mại bùng phát giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Ông Lưu hiện là chủ nhiệm Tổ lãnh đạo Tài chính - Kinh tế trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia (NDRC) - cơ quan hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế tại đất nước đông dân nhất thế giới. Ngoài ông Lưu, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua 3 đề cử phó thủ tướng khác, gồm ông Hàn Chính, bà Tôn Xuân Lan và ông Hồ Xuân Hoa.
Trong khi phần lớn thay đổi nhân sự trong đội ngũ kinh tế không nằm ngoài dự đoán, việc Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Dịch Cương được bầu làm Thống đốc thay ông Chu Tiểu Xuyên có phần bất ngờ. Lý do là ông Dịch chỉ mới là ủy viên dự khuyết trung ương đảng.
Nhận định về sự thăng tiến của ông Dịch, chuyên gia Tommy Xie tại Ngân hàng OCBC Singapore nói với Reuters: "Ý nghĩa của việc này là chúng ta sẽ thấy sự tiếp nối về chính sách (tiền tệ), ông Dịch sẽ hỗ trợ ông Lưu Hạc lèo lái cải cách kinh tế. Cả hai đều là những nhân vật then chốt của công cuộc cải cách tại Trung Quốc những năm qua".
Giới quan sát cũng không khỏi bất ngờ khi vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát quốc gia được trao cho ông Dương Hiểu Độ - Bộ trưởng Bộ Giám sát Trung Quốc kiêm Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Đảng (CCDI). Các dự đoán trước đó cho rằng đây sẽ là chỗ của ông Triệu Lạc Tế, cấp trên của ông Dương ở CCDI. Ông Dương từng là trợ lý của ông Tập khi nhà lãnh đạo này giữ vị trí Bí thư Thành ủy Thượng Hải một thập kỷ trước.
Cũng theo danh sách bổ nhiệm thành viên chính phủ được Quốc hội Trung Quốc thông qua ngày 19-3, ông Vương Nghị tiếp tục làm Bộ trưởng Ngoại giao, đồng thời được bổ nhiệm chức Ủy viên Quốc vụ viện. Điều này đồng nghĩa chính trị gia 64 tuổi giữ cùng lúc 2 chức vụ ngoại giao hàng đầu.
Theo báo South China Morning Post, Trung Quốc đang cải tổ cơ cấu ngoại giao để nâng cao vị thế cũng như đối phó nhiều áp lực quốc tế, trong đó có chỉ trích liên quan đến hoạt động xây dựng phi pháp ở biển Đông.
Một nhân vật đáng chú ý khác là tướng Ngụy Phượng Hòa, cựu Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược, được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng. Hồi đầu tháng này, Bắc Kinh đã thông báo tăng 8,1% đối với chi tiêu quốc phòng năm 2018.

Hướng dẫn bảo mật Facebook 2 lớp chống hack 2018

ictnews
Gần đây giao diện Facebook có một chút thay đổi nên hãy cùng điểm lại quá trình thiết lập bảo mật 2 lớp mới nhất và nhanh chóng nhất cho đến thời điểm này của năm 2018.
Đến nay việc cài lớp bảo mật Facebook thứ 2 hay còn gọi là hệ thống xác thực 2 yếu tố vẫn là cách hiệu quả nhất để chúng ta ngăn chặn nguy cơ bị lấy cắp tài khoản. Lớp bảo mật Facebook thứ 2 sẽ được yêu cầu khi có sự đăng nhập vào tài khoản Facebook của bạn trên một thiết bị lạ, hơn nữa lớp bảo mật bổ sung này còn tạo ra cơ chế báo tin khá nhạy ngay khi có bất kỳ sự xâm nhập nào.
Thông thường mật khẩu Facebook lớp thứ 2 sẽ được gửi theo tin nhắn SMS về số điện thoại bạn đã đăng ký sẵn, nhưng bên cạnh đó bạn cũng có thể lấy mã xac nhận thông qua chính ứng dụng Facebook trong smartphone của mình, trong mục công cụ Trình tạo mã (Code Generator). Việc công cụ Code Generator bật sẵn khi bạn bật bảo mật 2 lớp cũng tạo ra sự thuận tiện hơn.
Gần đây giao diện Facebook có một chút thay đổi nên hãy cùng điểm lại quá trình thiết lập bảo mật 2 lớp mới nhất và nhanh chóng nhất cho đến thời điểm này của năm 2018 để đảm bảo khả năng chống hack Facebook. Nếu cần tham khảo thêm toàn diện hơn bao gồm cả thiết lập trên điện thoại bạn có thể xem ở đây.

Hướng dẫn bảo mật FB 2 lớp chống hack 2018

a1-cach-bao-mat-facebook-2-lop-2018-tranh-bi-hack-cach-cai-bao-mat-fb-2018-tot-nhat-cach-bao-mat-fb-chong-hack.jpg
Vào phần "Cài đặt" bằng cách bấm mũi tên nhỏ góc trên bên phải giao diện Facebook.
a2-cach-bao-mat-facebook-2-lop-2018-tranh-bi-hack-cach-cai-bao-mat-fb-2018-tot-nhat-cach-bao-mat-fb-chong-hack.jpg
Vào mục "Bảo mật" và đăng nhập rồi bấm nút "Chỉnh sửa" đối với phần "Sử dụng xac thực 2 yếu tố".
a3-cach-bao-mat-facebook-2-lop-2018-tranh-bi-hack-cach-cai-bao-mat-fb-2018-tot-nhat-cach-bao-mat-fb-chong-hack.jpg
Nếu chưa có số điện thoại làm địa chỉ nhận mật khẩu Facebook lớp thứ 2 thì chúng ta chọn "Thêm điện thoại".
a6-cach-bao-mat-facebook-2-lop-2018-tranh-bi-hack-cach-cai-bao-mat-fb-2018-tot-nhat-cach-bao-mat-fb-chong-hack.jpg
Nhập số điện thoại của bạn và bấm "Tiếp tục".
a8-cach-bao-mat-facebook-2-lop-2018-tranh-bi-hack-cach-cai-bao-mat-fb-2018-tot-nhat-cach-bao-mat-fb-chong-hack.jpg
Điền mã xac nhận mà bạn nhận được qua tin nhắn SMS gửi về điện thoại và bấm "Chấp nhận".
a9-cach-bao-mat-facebook-2-lop-2018-tranh-bi-hack-cach-cai-bao-mat-fb-2018-tot-nhat-cach-bao-mat-fb-chong-hack.jpg
Bấm "Lưu cài đặt" để lưu số điện thoại vào tài khoản.
a10-cach-bao-mat-facebook-2-lop-2018-tranh-bi-hack-cach-cai-bao-mat-fb-2018-tot-nhat-cach-bao-mat-fb-chong-hack.jpg
Bấm "Bật" đối với số điện thoại đã lưu.
a12-cach-bao-mat-facebook-2-lop-2018-tranh-bi-hack-cach-cai-bao-mat-fb-2018-tot-nhat-cach-bao-mat-fb-chong-hack.jpg
Nhập lại mật khẩu Facebook theo yêu cầu.
a15-cach-bao-mat-facebook-2-lop-2018-tranh-bi-hack-cach-cai-bao-mat-fb-2018-tot-nhat-cach-bao-mat-fb-chong-hack.jpg
Bấm "Bật" lần nữa để cài đặt bảo mật 2 lớp. Lưu ý bạn có thể bỏ đánh dấu "Trong 7 ngày tới, không yêu cầu yếu tố thứ hai để xác thực 2 yếu tố", như vậy bảo mật 2 lớp sẽ áp dụng luôn.
Anh Hào (Tổng hợp)

Bảo mật Facebook bằng điện thoại và SMS

ictnews
Nếu chưa yên tâm với độ mạnh mật khẩu, bạn có thể tăng cường bảo mật Facebook bằng cách dùng điện thoại hay smartphone tạo ra tầng lớp an ninh thứ 2.
Lớp bảo mật Facebook thứ 2 bằng điện thoại được dùng khi có sự đăng nhập vào tài khoản Facebook của bạn trên một thiết bị lạ. Lớp bảo mật bổ sung ngày không những ngăn chặn cho bạn tối đa nguy cơ bị chiếm mất tài khoản Facebook mà còn tạo ra cơ chế báo tin ngay khi có bất kỳ sự xâm nhập nào.
Facebook cung cấp cho người sử dụng khá nhiều cách thức để điều hành lớp bảo mật thứ 2, nhưng cách cơ bản nhất vẫn là nhận mã bảo mật qua tin nhắn SMS gửi đến điện thoại. Dưới đây sẽ là hướng dẫn cụ thể:

Hướng dẫn cách bảo mật Facebook 2 lớp

Khai báo số điện thoại cho tài khoản Facebook

Để sử dụng điện thoại cho lớp bảo mật Facebook thứ 2, trước hết bạn cần khai báo một số điện thoại.
Bước 1: Vào mục Giới thiệu trong trang Facebook cá nhân của bạn rồi vào tiếp mục Thông tin cơ bản và liên hệ, rồi bấm đường dẫn Thêm một số di động.
a2-2-cach-bao-mat-facebook-2-lop-bao-mat-facebook-2-lop-cach-cai-bao-mat-2-lop-cho-facebook-cach-bao-mat-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-cach-bao-ve-tai-khoan-facebook-bang-so-.jpg
Bảo mật Facebook 2 lớp: Vào mục Giới thiệu trong trang Facebook cá nhân của bạn rồi vào tiếp mục Thông tin cơ bản và liên hệ, rồi bấm đường dẫn Thêm một số di động.
Bước 2: Lựa chọn mã Việt Nam, nhập số điện thoại rồi bấm nút Lưu thay đổi. Bạn có thể tùy chọn mức độ công khai của số điện thoại này nếu muốn.
a3-2-cach-bao-mat-facebook-2-lop-bao-mat-facebook-2-lop-cach-cai-bao-mat-2-lop-cho-facebook-cach-bao-mat-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-cach-bao-ve-tai-khoan-facebook-bang-so-.jpg
Bảo mật Facebook 2 lớp: Lựa chọn mã Việt Nam (khung 1), nhập số điện thoại (khung 2) rồi bấm nút Lưu thay đổi. Bạn có thể tùy chọn mức độ công khai của số điện thoại này nếu muốn (khoanh đỏ).
Bước 3: Số điện thoại của bạn đã có trong hồ sơ. Bây giờ hãy bấm đường dẫn Xác nhận bên cạnh số điện thoại này.
a5-2-cach-bao-mat-facebook-2-lop-bao-mat-facebook-2-lop-cach-cai-bao-mat-2-lop-cho-facebook-cach-bao-mat-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-cach-bao-ve-tai-khoan-facebook-bang-so-.jpg
Bảo mật Facebook 2 lớp: Số điện thoại của bạn đã có trong hồ sơ. Bây giờ hãy bấm đường dẫn Xác nhận bên cạnh số điện thoại này (khoanh đỏ).
Bước 4: Kiểm tra đúng số điện thoại của mình rồi bấm Tiếp tục.
a6-2-cach-bao-mat-facebook-2-lop-bao-mat-facebook-2-lop-cach-cai-bao-mat-2-lop-cho-facebook-cach-bao-mat-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-cach-bao-ve-tai-khoan-facebook-bang-so-.jpg
Bảo mật Facebook 2 lớp: Kiểm tra đúng số điện thoại của mình rồi bấm Tiếp tục.
Bước 5: Một tin nhắn SMS chứa mã xác nhận sẽ được gửi đến số điện thoại bạn đăng ký. Hiện nay, thời gian chờ tin nhắn này từ hệ thống Facebook có thể lên đến… 12 tiếng, dù với các smartphone Android hay iPhone thì có vẻ nhận được nhanh hơn. Khi đã nhận được tin nhắn, hãy nhập mã xác nhận vào khung trống và bấm Chấp nhận.
a8-2-cach-bao-mat-facebook-2-lop-bao-mat-facebook-2-lop-cach-cai-bao-mat-2-lop-cho-facebook-cach-bao-mat-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-cach-bao-ve-tai-khoan-facebook-bang-so-.jpg
Bảo mật Facebook 2 lớp: Nhập mã xác nhận vào khung trống và bấm “Chấp nhận” (mũi tên).
*Trên điện thoại: Khi dùng app Facebook trên iPhone hoặc điện thoại Android, chúng ta cũng hoàn toàn có thể kê khai số điện thoại bằng cách vào mục Giới thiệu trong trang cá nhân.
g1-cach-bao-mat-facebook-2-lop-bao-mat-facebook-2-lop-cach-cai-bao-mat-2-lop-cho-facebook-cach-bao-mat-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-cach-bao-ve-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-img_0202.jpg
Bảo mật Facebook 2 lớp: Khi dùng app Facebook trên iPhone hoặc điện thoại Android, chúng ta cũng hoàn toàn có thể kê khai số điện thoại bằng cách vào mục Giới thiệu trong trang cá nhân. Sau đó hãy vào mục Thông tin liên hệ.
g2-cach-bao-mat-facebook-2-lop-bao-mat-facebook-2-lop-cach-cai-bao-mat-2-lop-cho-facebook-cach-bao-mat-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-cach-bao-ve-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-img_0203.jpg
Bảo mật Facebook 2 lớp: Bấm Chỉnh Sửa đối với phần thông tin liên hệ nếu cần thêm số điện thoại.
g3-cach-bao-mat-facebook-2-lop-bao-mat-facebook-2-lop-cach-cai-bao-mat-2-lop-cho-facebook-cach-bao-mat-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-cach-bao-ve-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-img_0204.jpg
Bảo mật Facebook 2 lớp: Bấm Thêm một số điện thoại khác nếu cần thêm số điện thoại.

Hướng dẫn cách bảo mật tài khoản Facebook bằng số điện thoại

Bước 1: Giờ đến các bước thiết lập bảo mật Facebook bằng điện thoại. Trước hết, bên ngoài trang chủ Facebook của bạn, hãy bấm mũi tên nhỏ góc trên bên trái rồi chọn Cài đặt.
b1-2-cach-bao-mat-facebook-2-lop-bao-mat-facebook-2-lop-cach-cai-bao-mat-2-lop-cho-facebook-cach-bao-mat-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-cach-bao-ve-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai.jpg
Bảo mật Facebook 2 lớp: Bên ngoài trang chủ Facebook của bạn, hãy bấm mũi tên nhỏ góc trên bên trái rồi chọn Cài đặt.
Bước 2: Vào mục Bảo mật và bấm đường dẫn Chỉnh sửa trong mục con Xét duyệt đăng nhập.
b2-2-cach-bao-mat-facebook-2-lop-bao-mat-facebook-2-lop-cach-cai-bao-mat-2-lop-cho-facebook-cach-bao-mat-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-cach-bao-ve-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai.jpg
Bảo mật Facebook 2 lớp: Vào mục Bảo mật và bấm đường dẫn Chỉnh sửa trong mục con Xét duyệt đăng nhập.
Bước 3: Bấm Bật đối với phần Xac thực 2 yếu tố và Xác nhậnđối với số điện thoại nào dùng mà chưa được xac nhận.
b3-2-cach-bao-mat-facebook-2-lop-bao-mat-facebook-2-lop-cach-cai-bao-mat-2-lop-cho-facebook-cach-bao-mat-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-cach-bao-ve-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai.jpg
Bảo mật Facebook 2 lớp: Bấm Bật đối với phần Xac thực 2 yếu tố và Xác nhận đối với số điện thoại nào dùng mà chưa được xac nhận.
Bước 4: Facebook có thể sẽ giới thiệu qua cho bạn về cơ chế phê duyệt đăng nhập. Hãy bấm nút Bắt đầu.
b5-2-cach-bao-mat-facebook-2-lop-bao-mat-facebook-2-lop-cach-cai-bao-mat-2-lop-cho-facebook-cach-bao-mat-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-cach-bao-ve-tai-khoan-facebook-bang-so-.jpg
Bảo mật Facebook 2 lớp: Facebook có thể sẽ giới thiệu qua cho bạn về cơ chế phê duyệt đăng nhập. Hãy bấm nút Bắt đầu.
Bước 5: Lựa chọn loại điện thoại của bạn rồi bấm Tiếp tục. Như đã nói ở trên thì smartphone Android và iPhone có vẻ nhận tin nhắn SMS từ Facebook nhanh nhạy hơn hẳn.
b6-2-cach-bao-mat-facebook-2-lop-bao-mat-facebook-2-lop-cach-cai-bao-mat-2-lop-cho-facebook-cach-bao-mat-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-cach-bao-ve-tai-khoan-facebook-bang-so-.jpg
Bảo mật Facebook 2 lớp: Lựa chọn loại điện thoại của bạn rồi bấm Tiếp tục.
Bước 6: Facebook sẽ gửi cho bạn một tin nhắn chứa một mã xác nhận khác. Hãy nhập mã xác nhận này vào khung trống rồi bấm nút Chấp nhận.
b8-2-cach-bao-mat-facebook-2-lop-bao-mat-facebook-2-lop-cach-cai-bao-mat-2-lop-cho-facebook-cach-bao-mat-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-cach-bao-ve-tai-khoan-facebook-bang-so-.jpg
Bảo mật Facebook 2 lớp: Facebook sẽ gửi cho bạn một tin nhắn chứa một mã xác nhận khác. Hãy nhập mã xác nhận này vào khung trống rồi bấm nút Chấp nhận.
Bước 7: Tích chọn Yêu cầu mã ngay lập tức và bấm nút Đóng là xong.
b9-2-cach-bao-mat-facebook-2-lop-bao-mat-facebook-2-lop-cach-cai-bao-mat-2-lop-cho-facebook-cach-bao-mat-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-cach-bao-ve-tai-khoan-facebook-bang-so-.jpg
Bảo mật Facebook 2 lớp: Tích chọn Yêu cầu mã ngay lập tức và bấm nút Đóng là xong.
*Trên điện thoại: Tương tự như việc khai báo số điện thoại thì việc bật bảo mật 2 lớp cho Facebook cũng có thể được thực hiện khi chúng ta dùng app Facebook trên smartphone. Để như vậy chúng ta cũng vào mục Cài đặt.
g5-cach-bao-mat-facebook-2-lop-bao-mat-facebook-2-lop-cach-cai-bao-mat-2-lop-cho-facebook-cach-bao-mat-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-cach-bao-ve-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-img_0205.jpg
Bảo mật Facebook 2 lớp: Tương tự như việc khai báo số điện thoại thì việc bật bảo mật 2 lớp cho Facebook cũng có thể được thực hiện khi chúng ta dùng app Facebook trên smartphone. Để như vậy chúng ta cũng vào biểu tượng danh mục rồi bấm mục Cài đặt.
g6-cach-bao-mat-facebook-2-lop-bao-mat-facebook-2-lop-cach-cai-bao-mat-2-lop-cho-facebook-cach-bao-mat-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-cach-bao-ve-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-img_0206.jpg
Bảo mật Facebook 2 lớp: Bấm chọn Cài đặt tài khoản.

Bảo mật 2 lớp Facebook hoạt động thế nào?

Sau khi thiết lập xong, mỗi lần có sự đăng nhập vào tài khoản Facebook của bạn trên một thiết bị lạ hay một trình duyệt lạ thì hệ thống đều sẽ yêu cầu nhập mã bảo mật lớp thứ 2. Mã bảo mật cấp 2 này được gửi đến số điện thoại của bạn, trong trường hợp bạn thực sự đang đăng nhập thì hãy dùng nó.
d1-2-cach-bao-mat-facebook-2-lop-bao-mat-facebook-2-lop-cach-cai-bao-mat-2-lop-cho-facebook-cach-bao-mat-tai-khoan-facebook-bang-so-dien-thoai-cach-bao-ve-tai-khoan-facebook-bang-so-.jpg
Sau khi thiết lập xong, mỗi lần có sự đăng nhập vào tài khoản Facebook của bạn trên một thiết bị lạ hay một trình duyệt lạ thì hệ thống đều sẽ yêu cầu nhập mã bảo mật lớp thứ 2.

10 nốt ruồi vượng vận của phụ nữ, ai có sẽ giàu sang và may mắn

  • 13/03/2018 15:55
Nếu may mắn sở hữu 3 trong 10 nốt ruồi dưới đây, phụ nữ chắc chắn có số mệnh giàu sang, làm gì cũng giàu có, may mắn.
Nốt ruồi trong lòng bàn tay
Người có nốt ruồi ở lòng bàn tay là người thông minh, tiền bạc sung túc, đạt được nhiều thành tựu khi về già, còn người có nốt ruồi ở mu bàn tay sẽ là người rất giỏi trong việc quản lý tài chính, hơn nữa khi kết hôn họ sẽ là người nắm kinh tế trong gia đình và là người có tính chiếm hữu cao.
Nốt ruồi ở dáy tai
Dáy tai đầy đặn được gọi là thùy châu, đây là một dạng phúc tướng. Người có dáy tai đã đầy đặn lại có thêm nốt ruồi thường là người hiền lương, có phúc khí, hay gặp may mắn, tài vận vượng phát, sự nghiệp thuận lợi, có thể đạt được vinh hoa phú quý.
Nốt ruồi ở xương bả vai
Người có nốt ruồi ở xương bả vai rất giỏi trong giao tiếp, tài vận cũng vô cùng tốt đẹp. Họ là người đàng hoàng, đầu óc linh hoạt, biết nắm bắt thông tin, lại rất giỏi trong kinh doanh nên thường không bỏ lỡ cơ hội do đó thường kiếm được rất nhiều tiền.
Nốt ruồi mọc ở ngực
Với những người phụ nữ có nốt ruồi mọc ở ngực được gọi là nốt ruồi giàu sang phú quý. Nốt ruồi mọc ở vị trí này thường tốt về đường tình duyên lại dễ sinh quý tử. Ở những vị trí này tốt nhất là nên có nốt ruồi đỏ, còn nốt ruồi đen thì không được tốt lắm.
Nốt ruồi trên đỉnh đầu
Nốt ruồi phụ nữ mọc ở đâu thì giàu có? Nốt ruồi ở đỉnh đầu khá hiếm gặp và đây là nốt ruồi tượng trưng cho quyền lực và vận số tốt đẹp nhất đối với người phụ nữ. Những người phụ nữ có nốt ruồi mọc trên đỉnh đầu thường sẽ có vai vế lớn trong xã hội. được quý nhân phù trợ tai qua nạn khỏi.
Nốt ruồi ở cằm
Nhắc đến nốt ruồi giàu sang phú quý thì phải nhắc đến nốt ruồi ở cằm. Với phụ nữ có nốt ruồi ở cằm thường là người có số hưởng điền sản, nghĩa là nhiều ruộng đất, nhà cửa, bất động sản nói chung. Kinh nghiệm đúc rút cộng với nhiều nhà Nhân tướng học cho biết, những người phụ nữ có nốt ruồi vị trí này bao giờ cũng có cuộc sống giàu sang, ấm no và hạnh phúc.
Tuy nhiên không phải nốt ruồi mọc ở cằm nào cũng là nốt ruồi giàu sang phú quý. Yêu cầu da dẻ phải mịn màng, nốt ruồi không quá to, không phải là bớt và không mọc lông. Có như vậy thì người phụ nữ ấy mới may mắn về điền sản, gặp nhiều tài lộc.
Nốt ruồi ở hõm nách
Đây được cho là một trong những nốt ruồi phú quý hay còn gọi là Nốt ruồi Kim Quỹ nghĩa là nhiều tiền tài, tài vận. Đa phần họ được sinh trưởng trong gia đình giàu sang, phú quý nên cuộc sống không mấy khi phải lo toan đến chuyện tiền nong. Ngoài ra, phụ nữ có nốt ruồi ở nách cũng là người rất đào hoa và thường là đào hoa tốt.
Nốt ruồi ở bụng
Những người phụ nữ có nốt ruồi ở bụng thì không cần phải lo lắng về tài chính, kinh tế và kể cả là ẩm thực. Nốt ruồi ở bụng không chỉ là một trong những những nốt ruồi phú quý mà còn biểu hiện cho việc ăn uống no đủ, gia đình sung túc.
Nốt ruồi càng mọc gần rốn thì tài lộc càng nhiều gấp bội phần. Mọc giữa rốn thì ăn sung mặc sướng cả đời, không bận tâm chuyện tiền nong.
Nốt ruồi ở trước cổ
Cô gài nào sở hữu nốt ruồi ở trước cổ, đặc biệt là ở phía bên phải thì cả đời không phải lo chuyện tiền nong. Ví tiền lúc nào cũng như ví thạch sanh, hết lain có, ập đến liên tục.
Nhưng nếu nốt ruồi mọc sang bên trái thì không còn là nốt ruồi giàu sang phú quý nữa mà lại là nốt ruồi xui không mang lại tiền tài, may mắn cho chủ nhân.
Nốt ruồi mọc trên lông mày
Nốt ruồi phụ nữ mọc trên lông mày thì giàu sang. Nốt ruồi ở chân mày thường may mắn quý quý. Những người phụ nữ có nốt ruồi mọc ở giữa chân mày thường có khả năng giao tiếp, giỏi về nghệ thuật và văn học, không phú thì quý, nhất là với phụ nữ thì người này có số vượng phu ích tử.
Theo Kiến Thức

Xót xa trước hình ảnh tiều tụy, lưng còng của Lý Liên Kiệt ở tuổi 54

Tuệ Như | 20/03/2018 19:31
Xót xa trước hình ảnh tiều tụy, lưng còng của Lý Liên Kiệt ở tuổi 54

Hình ảnh già nua, lưng còng của siêu sao võ thuật một thời khiến những người yêu mến ông không khỏi xót xa.

Mới đây, Lý Liên Kiệt cùng trợ lý bất ngờ xuất hiện tại một cửa hàng rượu ở nước ngoài. Ở tuổi 54, nam diễn viên tiều tụy đi trông thấy.
Người ta không còn nhìn thấy vẻ hùng dũng, khí thế của siêu sao võ thuật một thời, mà thay vào đó là hình ảnh của một ông lão lưng còng, già nua.
Rất nhiều người có mặt tại cửa hàng rượu đã nhận ra và xin chụp hình cùng Lý Liên Kiệt. Tuy nhiên quản lý của nam diễn viên cho biết vì lý do sức khỏe nên ông chỉ có thể chụp ảnh kỷ niệm cùng 10 fan hâm mộ.
Xót xa trước hình ảnh tiều tụy, lưng còng của Lý Liên Kiệt ở tuổi 54 - Ảnh 1.
Xót xa trước hình ảnh tiều tụy, lưng còng của Lý Liên Kiệt ở tuổi 54 - Ảnh 2.
Lý Liên Kiệt khiến nhiều người xót xa với hình ảnh lưng còng, tiều tụy.
Xót xa trước hình ảnh tiều tụy, lưng còng của Lý Liên Kiệt ở tuổi 54 - Ảnh 3.
So với hình ảnh tham gia buổi quảng bá phim "Công thủ đạo" vào năm ngoái, Lý Liên Kiệt đã già đi khá nhiều.
Lý Liên Kiệt phát hiện mắc bệnh cường giáp từ năm 2010. Kể từ đó sức khỏe và ngoại hình của ông thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của thuốc cũng khiến ông mắc bệnh về tim mạch.
Bạn bè sau mỗi lần gặp lại đều nhận xét Lý Liên Kiệt già yếu và hom hem đi trông thấy. Ông phải điều trị bằng nhiều phương pháp Trung và Tây y kết hợp, thậm chí ngồi thiền để điều dưỡng.
Giờ đây, Lý Liên Kiệt cũng không thể đóng những pha hành động nguy hiểm như xưa. Khi ở trường quay, bên cạnh ông luôn có nhân viên y tá túc trực.
Xót xa trước hình ảnh tiều tụy, lưng còng của Lý Liên Kiệt ở tuổi 54 - Ảnh 4.
Vẻ oai hùng, khí thế của Lý Liên Kiệt thời kỳ đỉnh cao.

Không có nhận xét nào: