TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

Thầy tu bị nữ sinh cắt phăng của quý

 Một nhà tu hành ở Ấn Độ có danh tính Swami Gangeshananda (55 tuổi) đã khiến nhiều người sửng sốt bởi hành động của mình.

Họp báo kỳ lạ
Gangeshananda (còn có tên gọi là Sreehari) vừa mở hàng loạt cuộc họp báo vào hôm 28/3 chỉ để thông báo tin vui của bản thân.
Ông mời tiến sĩ Vijayan (làm việc tại bệnh viện Specilists, là người đã phẫu thuật cho ông) cùng tham gia các buổi họp báo này.
Gangeshananda nói, trong một sự cố không may, ông đã bị một cô gái trẻ cắt đứt "cậu nhỏ" của mình. Ông không muốn đề cập tới hay bình luận gì về vụ việc này.
Ông chỉ muốn tuyên bố một tin vui rằng, bộ phận nhạy cảm của ông đã được thực hiện ghép nối sau khi tai nạn xảy ra và bây giờ bộ phận ấy đã có thể hoạt động bình thường. Sức khỏe của ông đã hoàn toàn hồi phục.
Thay tu bi nu sinh cat phang cua quy
Swami Gangeshananda trong buổi họp báo
Gangeshananda cho biết ông sẽ trả lời bất cứ câu hỏi nào của mọi người liên quan đến tình trạng sức khỏe của ông. Những ai cũng rơi vào trường hợp như ông sẽ có được các kinh nghiệm tốt.
Ông từng phải nhập viện và điều trị nhiều lần, trong đó phải tiến hành 3 cuộc phẫu thuật. Lý do vì "của quý" của ông chịu vết cắt sâu rộng, tổn thương nghiêm trọng và bị nhiễm trùng nặng.
Nhiều bác sĩ tưởng rằng bộ phận nhạy cảm của ông sẽ bị hư hỏng, mất chức năng, khó tiểu tiện bình thường nhưng sau hàng loạt sự kiên trì và nỗ lực chữa trị, "cậu nhỏ" của ông Gangeshananda đã được khôi phục trở lại.
Gangeshananda đã mở họp báo ở 3 nơi là Thiruvananthapuram (thủ phủ bang Kerala) và Kochi, Kozhikode (2 thành phố ở bang Kerala).
Thay tu bi nu sinh cat phang cua quy
Swami Gangeshananda và tiến sĩ Vijayan (áo trắng)
Bê bối với nữ sinh
Vào cuối tháng 5 năm ngoái, Gangeshananda bị một nữ sinh viên ở Thiruvananthapuram cáo buộc rằng ông đã sàm sỡ cô trong rất nhiều năm từ khi cô còn là trẻ vị thành niên và dọa nạt không cho cô nói ra với bất kỳ ai.
Theo lời kể của nữ sinh, nhà tu hành này thường xuyên gọi cô đến các buổi lễ tôn giáo hoặc đến tận nhà riêng của cô.
Ông ta đã cưỡng bức cô nhưng cha mẹ cô không hề biết về sự việc này dù có ở nhà hay không. Vì Gangeshananda được coi là bậc thầy, là người có chức sắc trong tôn giáo, được mọi người tôn kính và tin tưởng.
Giữa tháng 5/2017, khi Gangeshananda lại đến nhà, nữ sinh này đã giấu sẵn một con dao dưới gối trong phòng ngủ của cô. Lúc Gangeshananda vào phòng và giở trò đồi bại, nữ sinh này đã cắt phăng "cậu nhỏ" của ông ta.
Thay tu bi nu sinh cat phang cua quy
Swami Gangeshananda nhập viện vì của quý bị nữ sinh cắt đứt
Sau sự việc, cô gái đã kể mọi chuyện với cha mẹ và tự tử bất thành 2 lần. Mẹ của nữ sinh này đã trình báo lên cảnh sát địa phương.
Gangeshananda sau khi trải qua các thủ thuật y tế khẩn cấp, tình trạng tạm ổn định đã bị điều tra, bắt tạm giam và ra tòa án xét xử.
Tuy nhiên, nhà tu hành này phủ nhận toàn bộ cáo buộc của nữ sinh trên. Ông cho biết, vào hôm xảy ra vụ việc, ông quá mệt mỏi và ngủ quên ở phòng cô gái. Trong lúc ngủ say, ông đã bị nữ sinh trên bất ngờ tấn công mà không hiểu vì sao.
Sau đó, gia đình nữ sinh đột nhiên thôi kiện. Gangeshananda được bảo lãnh và phóng thích. Vụ việc khép lại trong sự thắc mắc của nhiều dư luận.
Thay tu bi nu sinh cat phang cua quy
Swami Gangeshananda khi bị cảnh sát bắt giữ
Thay tu bi nu sinh cat phang cua quy
Trà My (Theo Timesofindia, DM)

Mỹ tưởng niệm Ngày Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam đầu tiên

29/03/2018
Bức tường Đá đen - Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vừa loan báo sẽ cử hành lễ đặt vòng hoa với Bộ Cựu chiến binh Sự vụ tại Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam vào ngày 29 tháng 3 tới đây, lần đầu tiên kỷ niệm Ngày Quốc lễ Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam.
Tổng thống Donald Trump năm ngoái ký ban hành Đạo luật Công nhận Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam năm 2017. Theo đó, Ngày Quốc lễ Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam sẽ được kỷ niệm ngày 29 tháng 3 hàng năm.
Ngày này năm nay, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng sẽ hỗ trợ hàng trăm sự kiện ở nhiều bang trên khắp nước Mỹ để công nhận, tôn vinh và cảm tạ các cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam cùng gia đình họ vì sự phụng sự và hy sinh, thông cáo của Bộ cho biết.
Thông cáo nói thêm Thứ trưởng Quốc phòng Patrick M. Shanahan sẽ chủ trì buổi lễ tại Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam, tham dự cùng ông có Bộ trưởng Cựu chiến binh Sự vụ, David Shulkin.
Được Quốc hội phê chuẩn, được Bộ trưởng Quốc phòng xác lập, và được Tổng thống khởi xướng vào tháng 5 năm 2012, Hoạt động Kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam vinh danh tất cả những quân nhân nam nữ từng phục vụ chính quy trong Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ từ ngày 1 tháng 11 năm 1955 đến ngày 15 tháng 5 năm 1975. Chín triệu người Mỹ, khoảng 7 triệu người còn sống tới ngày nay, đã phục vụ trong thời kỳ đó.
Tuyên bố của Tổng thống ban hành vào ngày 25 tháng 5 năm 2012 xác lập Hoạt động Kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam kéo dài từ sự kiện đầu tiên vào Ngày Chiến sĩ Trận vong năm 2012 cho đến Ngày Cựu chiến binh năm 2025.

Bài của JohnVu: Chuyện chưa từng kể của GS John Vu

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018


GS John Vu. 
Giáo Sư John Vu, bút hiệu Nguyên Phong, là một nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới, đứng đầu là Bill Gates và Steve Jobs. Câu chuyện độc đáo, sâu sắc và góc nhìn thông thái của GS John Vu này về cuộc trò chuyện thú vị với Bill W. Gates, khi họ đi giảng ở hai quốc gia lớn Châu Á. Sau khi rời chức vice president của Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon, là dịch giả/tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành. (lou bowie) 
Hè năm ngoái tôi đã đi dạy với Bill G và học được rất nhiều qua kinh nghiệm của người giám đốc điều hành doanh nghiệp này. Khi đi qua nhiều nước, chúng tôi thường xếp hàng ở phi trường. Bill quan sát: “Ông có thể thấy ở một số nước, mọi người chờ đợi kiên nhẫn cho đến lượt họ nhưng ở một số các nước khác, người ta lại thường chen lấn xô đẩy. Mua vé là đều được xếp chỗ trên máy bay rồi, vậy sao họ phải xô đẩy người khác? Dường như là giáo dục của xứ họ thiếu đào tạo phép xã giao và sự tự trọng. Nước này (1) vẫn muốn trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới nhưng cứ nhìn vào dân chúng xô bồ, hỗn loạn, chen lấn và thiếu tự trọng như thế này thì còn lâu họ mới lấy được sự kính trọng của các quốc gia khác. Họ có thể có sức mạnh kinh tế nhưng muốn đi xa hơn thì còn lâu lắm vì kinh tế là một chuyện nhưng “dân trí” lại là một chuyện khác. Không phải to tát, lớn lao là quan trọng nhưng thường những điều nhỏ bé xác định ra hệ thống giáo dục của xứ họ tốt như thế nào. Chính hành vi của những người dân xứ đó xác định ra rằng liệu nước đó có là “Ðẳng Cấp Thế Giới” (World Class) hay không ? Một con heo có thể thoa son giồi phấn nhưng nó vẫn là một con heo, phải không?”

Khi rời khỏi nước này, Bill kết luận: “Quốc gia này còn phải học nhiều vì không có hệ thống dịch vụ tốt ở đây. Cả nước đang hội tụ vào phát triển sản phẩm để xuất cảng tối đa nhưng họ sẽ không đi xa được nữa. Họ có thể hiểu kinh doanh sản phẩm nhưng không hiểu kinh doanh con người. Toàn thể nền kinh tế là về xây dựng thật nhiều cơ xưởng, sao chép mọi thứ và xây dựng nhiều sản phẩm giá rẻ nhưng không cần phẩm chất cao, nghĩa là họ không nghĩ gì đến khách hàng mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của họ. Họ muốn xây dựng mọi thứ, sản phẩm lớn, sản phẩm nhỏ nhưng họ sẽ không bao giờ thành công vì không hiểu nhu cầu của khách hàng; họ không có ý tưởng nào về sự thỏa mãn của khách hàng. Từ người quản lý khách sạn tới nhân viên phục vụ nhà hàng, từ viên chức cao cấp tới nhân công mức thấp, tất cả họ đều hành động y hệt như nhau, cứ vội vàng làm gì đó cho nhanh chóng mà không suy nghĩ. Chúng ta đã đi tìm hiểu rất nhiều cơ xưởng và nếu chú ý, ông sẽ thấy rằng phần lớn các cơ xưởng đều có giám thị người ngoại quốc và phần lớn các công ty đều có người giao dịch ngoại quốc bởi vì người của họ không thể làm điều đó. Ðó là làm kinh doanh “nửa đường,” sản phẩm không thể thành công nếu không có dịch vụ, và chính dịch vụ mới đem khách hàng trở lại.”
Một ngày ở Ðại Hàn, chúng tôi đi lầm đường cách xa chỗ khách sạn của chúng tôi vài dãy phố. Trời tối khi chúng tôi hỏi đường nhưng không mấy ai nói được tiếng Anh. Cuối cùng một anh sinh viên đi tới, anh chỉ cho chúng tôi hướng đi tới khách sạn nhưng ngần ngại: “Dễ bị lạc lắm vì có vài chỗ rẽ phải và rẽ trái… và bây giờ đã khuya rồi nên rất khó đi khi trời tối, các ông có thể bị lạc lần nữa.” Thế là anh ta đề nghị đi cùng chúng tôi tới khách sạn để chắc rằng chúng tôi sẽ không bị lạc nữa. Chúng tôi bước đi khoảng mười lăm phút tới khách sạn. Khi chúng tôi cám ơn người sinh viên, Bill đề nghị anh ta ăn tối với chúng tôi nhưng anh từ chối vì cần về nhà. Lúc đó chúng tôi thấy rằng anh ta phải đi ngược lại và trở lại chỗ chúng tôi bị lạc.
Việc là một thanh niên sẵn lòng giúp người lạ cho dù phải đi ngược lại trong đêm tối đã gây xúc động cho cả hai chúng tôi. Bill bảo tôi: “Khi một thanh niên của một quốc gia hành động như vậy, nước đó có tương lai. Quốc gia đó có ‘Ðẳng Cấp Thế Giới (World Class).’”
Theo Bill: “Ðẳng Cấp Thế Giới” không phải là nền kinh tế mạnh hay có bao nhiêu triệu phú hoặc tỷ phú, bao nhiêu đại học, nhà chuyên môn mà đẳng cấp thế giới là về cách công dân xứ đó hành động ra sao.”
(Nguồn: Hạt Giống Tâm Hồn qua silverbayproperty@gmail. com)
–––––-
(1) Quốc gia nói bên trên là Trung Cộng. Buồn thay nước Việt Nam cũng copy giống y chang như vậy!

Bà Melania phản ứng vụ cô Daniels nói ‘ngủ’ với TT Trump

Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump lâu nay im lặng trong các vụ báo chí đưa tin Tổng Thống Donald Turmp có quan hệ với phụ nữ, ngay cả với vụ cô Stormy Daniels, ngôi sao phim người lớn, nói từng “ngủ” với ông.
Tuy nhiên, theo Newsweek, chỉ vài giờ sau khi cô Daniels, tên thật là Stephanie Clifford, kể câu chuyện này trên chương trình “60 Minutes” của đài CBS tối Chủ Nhật vừa qua, vị đệ nhất phu nhân có phản ứng qua phát ngôn viên của bà.
Ông bà Donald Trump và con trai Barron từ trên Air Force One bước xuống phi trường Palm Beach, Florida, hôm 23 Tháng Ba. (Hình: AP Photo/Carolyn Kaster)
“Trong khi tôi biết giới truyền thông thích thú chuyện đồn đãi và chuyện ngồi lê đôi mách tục tĩu, tôi muốn nhắc mọi người là có một trẻ vị thành niên. Nếu có thể được, quý vị nên bằng mọi cách đừng đề cập tên em trong các bản tin này,” bà Stephanie Grisham, phát ngôn viên của bà Melania Trump, tweet ra như vậy.
Theo Newsweek, ý bà Grisham muốn nói đến em Barron, người con duy nhất của ông Trump và bà Melania, và vừa được 12 tuổi tuần trước.
Một số bản tin liên quan đến vụ cô Daniels nói có quan hệ với ông Trump có đề cập đến cái tên Barron, khi cô kể thời điểm quan hệ này xảy ra.
Cô Daniels có nhắc lại quan hệ này trên chương trình “60 Minutes” bắt đầu vào mùa Hè năm 2006, chỉ vài tháng sau khi bà Melania sinh con.
Cô Daniels nói với phóng viên Anderson Cooper rằng cô có hỏi ông Trump về vợ ông và đứa con mới sanh, nhưng cô nói ông có vẻ không đặc biệt quan tâm.
Cô kể: “Tôi có hỏi, nhưng ông gạt sang một bên và nói ‘Phải rồi, phải, em biết đó, đừng lo chuyện này. Chúng tôi có phòng riêng và những thứ khác riêng.”
Ông Trump cũng bị tố cáo có quan hệ với cô Karen McDougal, cựu người mẫu Playboy, vào khoảng cùng thời gian đó.
Trả lời phỏng vấn CNN hồi tuần trước, cô McDougal xin lỗi đệ nhất phu nhân vì có quan hệ với chồng của bà.
“Tôi có thể nói gì đây ngoài câu xin lỗi?” cô McDougel nói. “Tôi xin lỗi. Đáng lẽ tôi không nên làm như vậy cho tôi.”
Barron không phải là người con duy nhất của Trump được đề cập trong cuộc phỏng vấn của cô Daniels trên “60 Minutes.”
Cô đào phim người lớn 39 tuổi này còn nói rằng sau khi cô cầm tờ tạp chí có hình ông Trump trên trang bìa đập vào ông, vị tổng thống tương lai so sánh cô với con gái của ông – mà có thể hiểu là cô con gái lớn nhất của ông, cô Ivanka, theo Newsweek.
Cô Daniels kể: “Ông ấy giống như là ‘Ối giời, em đặc biệt quá. Em làm anh nhớ đến con gái anh. Em thông minh và đẹp, một phụ nữ mà anh muốn. Anh thích em. Anh thích em.”

Cố vấn an ninh Mỹ vừa từ chức là nhân vật "khủng" tại Lầu Năm Góc

Ngày đăng : 09:24 - 23/03/2018
Ông McMaster được coi là một vị tướng có quan điểm cứng rắn với Nga vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đồng ý từ chức vào giữa tháng Tư này và sẽ được thay bằng cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc John Bolton. ​
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Tướng McMaster, Tổng thống Mỹ Donald Trump
Tướng Quân đội Hoa Kỳ Herbert Raymond McMaster sinh ngày 24/7/1962 tại Philadelphia, Pennsylvania. Năm 1980, ông tốt nghiệp học viện quân sự Valley Forge, năm 1984 ông kết thúc khóa học tại Học viện  ở West Point, một tổ chức giáo dục đại học của quân đội Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ lịch sử quân đội tại Đại học Bắc Carolina.
Ông cũng là tác giả của cuốn sách chỉ trích cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam: "Dereliction of Duty: Johnson, McNamara, the Joint Chiefs of Staff, and the Lies That Led to Vietnam" (tạm dịch: Sự xao lãng nhiệm vụ: Johnson, McNamara, tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, và những lời dối trá về Việt Nam).
Ông McMaster đã có nhiều năm phục vụ tại các căn cứ quân sự ở Đức và Hoa Kỳ. Ông phục vụ trong đội quân Eagle (Chim ưng) và tham gia chiến tranh vùng Vịnh. Năm 2003-2004, ông làm trong Bộ Tư lệnh trung ương Hoa Kỳ, năm 2007-2008 ông trở thành trợ lý đặc biệt cho chỉ huy lực lượng lượng liên quân quốc tế tại Iraq. Kể từ năm 2014, ông đồng thời giữ chức Phó Tư lệnh quân đội và là Giám đốc Trung tâm Tích hợp khả năng của quân đội Mỹ.
Tại Lầu Năm Góc, ông được coi là một trong những nhà tư tưởng chiến lược quan trọng nhất của quân đội.
Những khái niệm mới
Việc ông McMaster làm cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống có mang lại lợi ích chung cho nước Mỹ hay không. Tuy nhiên, danh tiếng của người chỉ huy quân đội này đã được khẳng định chắc chắn như "khắc ghi trên đá granit".
Tạp chí Politico của Mỹ từng lưu ý: "Ở Trung tướng Herbert Raymond McMaster có một cái đầu sáng suốt và tinh thần thiện chiến, điều đó giúp ông củng cố danh tiếng của mình như một nhà quân sự-thông thái hàng đầu của quân đội Hoa Kỳ, sánh ngang tầm với nhà lý luận quân sự Phổ nổi tiếng là Carl von Clausewitz. Sau thành công áp đảo của cuộc xâm lược được cáo buộc là của Nga đối với Ukraine, tướng McMaster lặng lẽ dẫn đầu một nhóm các chuyên gia quan trọng, nỗ lực tìm hiểu cách thức quân đội Mỹ thích ứng với các nguy cơ mới từ Nga. Điều này cũng có thể hiểu là một sự thừa nhận ngầm thất bại của quân đội Mỹ nói riêng và nhà nước Hoa Kỳ nói chung".
Ông McMaster sẵn sàng sửa chữa những sai lầm của người Mỹ bằng một kế hoạch cắt giảm lực lượng mặt đất từ 490.000 xuống 450.000 binh sĩ và dành ra 10 năm phát triển khái niệm mới về chiến tranh và một chiến lược toàn diện cho cuộc chiến nổi dậy ở Iraq và Afghanistan, vượt qua được hàng rào bảo thủ ở Lầu Năm Góc.
Ông Herbert McMaster thừa nhận: "Khi lực lượng bộ binh của chúng ta chiến đấu ở Afghanistan và Iraq, người Nga đã nghiên cứu những khả năng và thiếu sót của Hoa Kỳ, họ đã bắt tay vào một chương trình hiện đại hóa đầy tham vọng và đạt được nhiều thành công".
Không chỉ đơn giản chỉ trích đồng nghiệp, ông còn viết một cuốn sách nghiên cứu vùng hoạt động chiến sự Ukraine mang tên "Russia New Generation Warfare" (Cuộc chiến thế hệ mới của Nga). Trong những năm tới, công trình này có thể trở thành tiêu chuẩn cho quân đội Mỹ trong việc thay đổi phương pháp huấn luyện chiến đấu ở các đơn vị quân đội, cải thiện chiến thuật tình báo, phát triển các trận chiến mới và các hành động chiến thuật tương ứng, ứng dụng các phương tiện quốc phòng mới, đưa ra các giải pháp cho vấn đề thông tin liên lạc trên chiến trường trong điều kiện tấn công mạng. Đây là những vấn đề mà suốt 25 năm qua quân đội Mỹ chưa thực sự quan tâm nghiêm túc.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Tướng McMaster
Tướng McMaster đã thúc đẩy chiến thuật "tứ giác hỏa lực chéo"(cross domain fires), qua đó các lực lượng mặt đất có nhiều cơ hội đạt được mục tiêu phân bố sâu hơn. Tại Ủy ban về vấn đề Lực lượng vũ trang của Thượng viện, vị tướng này tuyên bố: "Nga sở hữu một loạt các tên lửa điều khiển và phi điều khiển cũng như hệ thống pháo binh, những vũ khí này dựa trên phạm vi và hiệu lực tiếp xúc thì vượt trội hơn hệ thống pháo binh của lực lượng mặt đất Mỹ và cung cấp đạn dược cho nó"
Đây quả là một sự so sánh hùng hồn, bởi hai nước chưa từng giáp chiến với tư cách đối thủ của nhau. Tướng McMaster cũng tỏ ra lo lắng về vũ khí nhiệt áp, hệ thống bảo vệ tích cực của xe tăng T-90, sự kết hợp hiệu quả của máy bay không người lái, hệ thống tác chiến điện tử do Nga sản xuất…
Hiện giờ, Lầu Năm Góc tin rằng những nỗ lực của Nga trong việc hiện đại hóa lực lượng hạt nhân và các sự kiện phía đông Ukraine và Syria của nước này sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong quân đội Mỹ.
Cuộc chiến lai căng
Năm 2005 tại Iraq, chỉ huy lữ đoàn Đại tá McMaster đã tham gia chiến dịch phát triển "Trong sạch, sửa chữa và nỗ lực tăng cường". Theo quy định, quân đội Mỹ dưới sự yểm trợ của không quân sẽ chiếm đóng các điểm dân cư, cố thủ ở đó rồi triển khai lực lượng an ninh từ người dân địa phương, và sẽ ở lại trong trường hợp lực lượng này không đủ sẵn sàng để bảo đảm an ninh cho giai đoạn hình thành của chính quyền địa phương.
Ông McMaster lưu ý rằng một cuộc nổi dậy bao hàm cả hành động thù địch, và cả chiến dịch "chinh phục trái tim và khối óc" kéo dài. Tuy nhiên, Lầu Năm góc hiện không có kế hoạch ở lại Trung Đông trong nhiều thập kỷ.
Thực tế ở Ukraine đã mang ông McMaster trở lại với khái niệm quân sự và chiến lược nổi dậy trên tầm cao mới - chấp thuận giải pháp chính sách đối ngoại. Mục tiêu là "ngăn chặn" trực tiếp và gián tiếp Nga trong lĩnh vực quân sự trong chiến tranh thế giới Ba mà không cần Mỹ phải nhúng tay vào .
Mùa xuân năm 2016 tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược quốc tế, tướng Herbert McMaster đã phát biểu rằng Nga là kẻ thù của Mỹ, và quân đội Mỹ ở Ukraine đã bí mật tham gia vào cuộc xung đột Donbass. Có lẽ, chiến lược hủy diệt người Xla-vơ cũng nằm trong lĩnh vực lợi ích chuyên nghiệp của ông McMaster.
Nếu đánh giá từ các kinh nghiệm lâu dài và các quan điểm về chính sách đối ngoại của vị cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, ông Herbert McMaster thì có thể dự đoán với xác suất cao trong vài năm tới, các cuộc xung đột vũ trang mới sẽ diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên hành tinh. Có lẽ lãnh đạo Lầu Năm Góc James Mattis sẽ ủng hộ các khái niệm lai căng và quyết định quân sự của người cùng chí hướng này.
Đức Dũng (Lược dịch)

Trump replaces VA Secretary Shulkin with Adm. Ronny Jackson




Trump fires Veterans Affairs Secretary Shulkin






MINH NGOC NGUYEN 

Cảm ơn bạn "Mike" đã chuyển đoạn Video Clip (Đạo đức giả của Obama trong vụ chúc mừng Putin đắc cử) trong đó Hannity của FoxNews nêu lên vào năm 2012 Obama đã chúc mừng Putin đắc cử Tổng Thống. 

Có một doạn Obama vỗ mu bàn tay Dmitry Medvedev (từ Tổng Thống xuống làm Thủ tướng cho Putin) trấn an: "Chúng tôi sẽ nhẹ nhàng với các bạn, không có gì đâu". Đoạn "hot mic' này - mà người nói tưởng là Microphone đã tắt, nhưng không ngờ vẫn còn mở - và đó là một chuyện. Chuyện kế tiếp khi Trump tố cáo hệ thống bầu cử của Mỹ có thể đã bị "rigged" để làm cho kết quả bầu cử không còn trung thực, thì con Khỉ Đột Obama nói: "Ông Trump làm ơn xì-tốp than phiền rên rỉ đi, làm gì mà có ông Nga nào ở đó để làm những chuyện ruồi bu này (vì cả đám đều cho mHillary sẽ chắc chắn đắc cử!), vả lại hệ thống bầu cử của Mỹ không tập trung vào một chỗ ở trung ương !" Nhưng sau đó cả Obama, cả Hillary và đám Dân Chủ (dấu hiệu Con Lừa chắc cũng có ý nghĩa gì đây?) KHI HILLARY BỊ THẤT CỬ đều nhất loạt cho là Nga có nhúng tay vào để giúp Trump đắc cử !!! Ôi thì thôi, Cái Lưỡi Không Xương, Nhiều Đường Lắt Léo !!! Đối với đám Con Lừa thì Ô-Bà-Má nói gì cũng đúng với Chân Lý của Đỉnh Cao Trí Tuệ Loài Khỉ Đột !

Những bản tin loại này đừng mong tờ báo Lá Cải CaliToday dám đăng vì sợ bị trừ lương !!!



Tường Giang.

Tại sao Trung Cộng sẽ thua cuộc chiến tranh thương mại với Trump

https://baomai.blogspot.com/
Bắc Kinh có thể dọa dẫm suông, nhưng Mỹ đang giữ các con bài lớn. Trung Cộng sẽ phải nhanh chóng lùi bước, hoặc chứng kiến nền kinh tế và hệ thống chính trị của họ sụp đổ.
***

https://baomai.blogspot.com/

Cui Tiankai, đại sứ Trung Cộng tại Hoa Kỳ, nói với tờ China Daily, tờ báo tiếng Anh chính thức của Bắc Kinh, "Tôi cam đoan với những người có ý định khai chiến một cuộc chiến tranh thương mại. Chúng tôi chắc chắn sẽ đánh trả. Chúng tôi sẽ trả đũa. Nếu người ta muốn chơi khó, chúng tôi sẽ chơi khó với họ và xem ai sẽ tồn tại lâu hơn."

Hầu hết cho rằng, khi mà tình trạng căng thẳng mậu dịch tăng lên, Trung Cộng sẽ tồn tại lâu hơn Hoa Kỳ - tuy nhiên chính nước Mỹ, vì đã quen thuộc với việc liên tục thâm hụt thương mại và vì những lý do khác, cuối cùng Mỹ sẽ thắng thế.

Hiệu lực vào ngày Thứ sáu này, Tổng thống Donald Trump đã áp thuế lên thép và nhôm từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Trung Cộng, theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962.

Đáng chú ý hơn, hôm thứ Năm ông Trump ký một bản ghi nhớ, theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, sẽ dẫn tới việc đánh thuế đối với hàng hóa Trung Cộng trị giá khoảng 60 tỷ đô la. Đồng thời, Trump chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét việc áp đặt các biện pháp hạn chế đầu tư của Trung Cộng vào Mỹ.

https://baomai.blogspot.com/

Hầu hết các phản ứng trên khắp thế giới đều là tiêu cực. Các nhà quan sát, các nhóm thương mại, và những người khác lo lắng rằng Trump đang bắt đầu một cuộc chiến thương mại. Thị trường hoảng sợ. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1149 điểm vào thứ Năm và thứ Sáu, trụt 4.66% so với ngày thứ Tư. Các sàn giao dịch châu Á cũng giảm mạnh vì lo ngại chiến tranh thương mại.

Sự việc chắc chắn giống như một cuộc chiến tranh thương mại đang manh nha. Để trả đũa mức thuế trong điều 232 của Trump, Bộ Thương mại Trung Cộng hôm thứ Sáu đã thông báo mức thuế 15% và 25% đánh lên 128 loại sản phẩm của Mỹ có trị giá gần 3 tỷ Mỹ kim.

https://baomai.blogspot.com/

Đồng thời các quan chức Trung Cộng đang đe dọa, đặc biệt là hứa sẽ không mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ hoặc giảm mua nợ của Ngân khố Hoa Kỳ.

Các chuyên gia tin rằng Trung Cộng nắm giữ nhiều lợi thế hơn đã bỏ qua những thực tế quan trọng. Thứ nhất, TC ngày càng phụ thuộc nhiều vào sự tiếp cận thị trường Mỹ. Trong năm 2016, 68% số thặng dư thương mại của Trung Cộng liên quan đến doanh số bán hàng vào Hoa Kỳ. Trong năm 2017 con số đó tăng lên 88,8%. Như lịch sử đã chứng minh, các quốc gia thặng dư thương mại thường bị thua thiệt nhiều hơn trong các cuộc chiến thương mại.

Do đó, nói chung Bắc Kinh dễ tổn thương khi bị Washington lấn áp. Alan Tonelson, nhà phân tích thương mại độc lập ở Washington, D.C., đã hỏi trong mục bình luận đăng ở báo The Daily Beast vào cuối tuần qua, "Nếu thương mại không quan trọng với Trung Cộng, tại sao việc khai thác trục lợi về thương mại của Trung Cộng lại kéo dài quá lâu và dưới rất nhiều hình thức khác nhau?"

Điểm thứ hai, nền kinh tế Mỹ lớn hơn nhiều so với Trung Cộng. Bắc Kinh tuyên bố tổng sản phẩm trong nước là 12,84 nghìn tỷ đô la vào năm 2017. Nền kinh tế Mỹ đạt con số 19,39 nghìn tỷ đô la năm ngoái.

Số liệu GDP của Trung Cộng chắc chắn là phóng đại quá mức vì, đặc biệt trong hai năm gần đây, mức tăng trưởng thực sự của nước này chỉ bằng một nửa so với con số báo cáo của Cục thống kê quốc gia. Nền kinh tế của Hoa Kỳ vào lúc này trên thực tế đang tăng trưởng nhanh hơn so với Trung Cộng.

Không cần nói cũng hiểu rằng các nền kinh tế lớn có thể chèn ép những nền kinh tế nhỏ, nhất là khi chênh lệch nhiều như vậy.

https://baomai.blogspot.com/

Điểm thứ ba, nền kinh tế Mỹ cho dù có những khuyết điểm vẫn ổn định, trong khi nền kinh tế của Trung Cộng trong hầu hết lãnh vực đều đang ở trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ nần. Tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Cộng nằm trong khoảng từ 350% đến 400%, tùy theo cách tính số nợ kín.

Người dân Trung Cộng lo âu về tình trạng kinh tế là nguyên nhân dẫn đến việc chuyển tiền ra nước ngoài vào những năm 2015 và 2016, ước tính lên đến 2,1 nghìn tỷ đô la. Sau đó các biện pháp kiểm soát tiền bạc khắt khe bắt đầu vào mùa thu năm 2016 đã ngăn chặn dòng vốn ào ạt tuôn ra nước ngoài.

Về mặt này, Bắc Kinh đã bán trái phiếu của Ngân khố Mỹ từ giữa năm 2014 để bảo vệ đồng nhân dân tệ, và điều này đã không gây ra bất kỳ ảnh hưởng đáng chú ý nào đối với khả năng của Mỹ trong việc cấp tiền bù đắp thâm hụt. Đại sứ Cui của Trung Cộng có thể đe dọa bán đô-la Mỹ để trả đũa việc đánh thuế của Trump như đã tuyên bố vào tuần trước, nhưng chính phủ của ông ta hoặc là phải bán đổ bán tháo tiền đô la hoặc kiểm soát chặt hơn nữa dòng tiền lưu thông. Việc kiểm soát dòng tiền chỉ hữu hiệu trong thời gian ngắn, do đó việc bán đô la rồi sẽ xảy ra, bất kể Trump làm gì về thương mại.

Ngoài việc bỏ qua yếu tố cân bằng quyền lực cơ bản giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ, các chuyên gia trong những ngày gần đây đã đưa ra các lập luận không thuyết phục. Trước hết chúng ta hãy nhìn vào các điểm do Joseph Stiglitz của Đại học Columbia đưa ra. Theo China Daily, nhà kinh tế này nói rằng "chính phủ Hoa Kỳ khó có thể làm gì được vì nước Mỹ rất phụ thuộc vào hàng nhập cảng giá rẻ."

https://baomai.blogspot.com/

"Ví dụ, nếu thuế suất đối với hàng may mặc và hàng dệt may của Trung Cộng tăng, chi phí sinh hoạt ở Mỹ sẽ tăng lên, và Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất, do đó làm kinh tế chậm lại và gây ra thất nghiệp", ông Stiglitz phát biểu tại Diễn đàn Phát triển Trung Cộng ở Bắc Kinh.

Chúng tôi nghe thấy một biến thể của lập luận này khi các nhà bán lẻ ở Mỹ, các chính trị gia, và những người khác cho rằng thuế của Trump sẽ trừng phạt người tiêu thụ Mỹ, vì những người này đã quen với việc mua hàng giá rẻ.

Tuy nhiên các nhà quảng cáo của Trung Cộng đã nói với chúng ta trong suốt nửa thập kỷ rằng TC không còn là nhà sản xuất chi phí thấp nhất của nhiều mặt hàng. Lấy ví dụ của Stiglitz về quần áo. Vào đầu thế kỷ này, khoảng 90% hàng may mặc được bán tại Walmart sản xuất tại Trung Cộng. Vào cuối năm 2012, sự chênh lệch giữa Trung Cộng và phần còn lại của thế giới hầu như đảo ngược. Vợ tôi khám phá ở các tiệm Walmarts tại địa phương của chúng tôi rằng những thứ mang nhãn hiệu George (là nhãn hiệu của Walmarts) đều được sản xuất ở Bangladesh. Áo quần ngủ hiệu Simply Basic đến từ Campuchia. Các mặt hàng có nhãn hiệu Hanes được may ở Guatemala và El Salvador. Hiệu áo quần jeans Wrangler được nhập cảng từ Nicaragua, và quần áo hiệu Fruit of the Loom đến từ Honduras. Còn áo quần hiệu Danskin thì được làm ở Trung Đông và Châu Phi: như Jordan, Ai Cập, và Kenya.

Thuế của Trump đối với hàng may mặc hoặc các mặt hàng khác, ngay cả khi nó làm cho hàng hóa của Trung Cộng đắt hơn hoặc không có, sẽ không làm tăng chi phí đáng kể sau một hoặc hai tháng. Người Mỹ sẽ mua các mặt hàng giá rẻ từ các nhà sản xuất khác mà lâu nay đã đánh bay hàng Tàu.

https://baomai.blogspot.com/

Thứ hai, Stiglitz cũng có lập luận là "các xã hội độc tài chịu đựng giông tố giỏi hơn". Theo tờ China Daily tóm tắt thì Stiglits nói, "Trung Cộng có vị thế tốt hơn và có nhiều công cụ hơn Hoa Kỳ để chịu đựng sự xáo trộn về kinh tế nếu căng thẳng thương mại giữa hai nước gia tăng. Trung Cộng có nhiều khả năng chỉ đạo một số bộ phận của nền kinh tế vì TC càng ngày càng chuyển sang nền kinh tế đáp ứng nhu cầu nội địa và nó có thể sử dụng các dự án của chính phủ để tăng nhu cầu trong những khu vực có thể bị ảnh hưởng của thuế quan."

Đúng là Trump trong một nền kinh tế thị trường tự do không thể làm được điều Stiglitz nói Bắc Kinh có thể đạt được. Tuy nhiên, nhà kinh tế đoạt giải Nobel này hiểu lầm những gì đã và đang xảy ra ở Trung Cộng.

Ngay cả khi số liệu thống kê của Bắc Kinh về sự đóng góp của tiêu dùng vào sản lượng kinh tế là chính xác - mặc dù điều này rất khó tin - thì tiêu dùng vẫn không phải là động lực tối hậu thúc đẩy tăng trưởng ở Trung Cộng. Động cơ căn bản vẫn là đầu tư. Tiêu thụ ở Trung Cộng giảm bất cứ khi nào Bắc Kinh làm giảm dòng đầu tư của nhà nước. Và vì lo ngại nợ nần, các nhà kỹ trị Trung Cộng đang mất dần khả năng tạo ra sự tăng trưởng bằng cách đầu tư.

https://baomai.blogspot.com/

Trong nhiều thập kỷ, tính chính danh của nhà nước TC hoàn toàn dựa vào khả năng tạo sự thịnh vượng liên tục. Trump không chỉ đe dọa nền kinh tế Trung Cộng mà còn đe dọa hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản. Điều đó là động cơ rất quan trọng khiến các nhà lãnh đạo Trung Cộng muốn kềm chế các biện pháp trả đũa.

Thứ ba, các nhà phân tích thích nêu rằng Trung Cộng có thể trả đũa bằng cách không mua các sản phẩm của Hoa Kỳ. Colin Grabow của Viện Cato viết đăng trên trang web của The National Interest như sau: "Các công ty Mỹ không có ích lợi gì từ một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Cộng, nhưng Airbus và nông dân Brazil đều thèm thuồng triển vọng này. Người Mỹ sẽ trả giá cho chính sách cứng rắn của Trump đối với Trung Cộng."

https://baomai.blogspot.com/

Các nhà điều hành của Boeing và các nhà sản xuất đậu nành Mỹ có lý khi lo lắng, nhưng chắc chắn họ biết thị trường thế giới hoạt động như thế nào. Nếu Trung Cộng không mua đậu nành từ Mỹ và thay vào đó mua từ Brazil, thì các nhà sản xuất Mỹ sẽ bán đậu nành cho Brazil.

Hiện tại chỉ có bấy nhiêu đậu nành trên thế giới và cũng chỉ có bấy nhiêu máy bay thương mại được sản xuất mỗi năm. Các hãng hàng không và các công ty cho thuê máy bay không thể chờ Airbus nhiều năm khi sản xuất của Airbus phải chuyển hướng sang Trung Cộng để thay thế cho Boeing. Trong hầu hết các trường hợp như thế, khách hàng Airbus sẽ chọn máy bay Boeing để đáp ứng nhu cầu trước mắt của mình.

https://baomai.blogspot.com/

Nói tóm lại, Trump nắm giữ những con bài lớn khi phải đối phó với Trung Cộng, và khác với những người tiền nhiệm, Trump biết điều đó.

Vì vậy, vâng thưa ngài Đại sứ Cui, chúng tôi sẽ xem ai tồn tại lâu hơn nếu ngài chọn đụng độ với vị tổng thống số 45.
Gordon G. Chang
Đỗ Tùng lược dịch

Mỹ tuyên bố sốc, sắp đặt lại bàn cờ chính trị Iraq?

Trong nền chính trị Iraq vận hành theo cơ chế xung đột, cho thấy "cốc Washington mò" cho "cò Tehran xơi",  điều này là không thể chấp nhận...

Iraqi News ngày 27/3 đưa tin, Đại sứ Mỹ tại Iraq Douglas Silliman cho biết từ nay lực lượng an ninh và quân đội Mỹ sẽ không giúp bảo việc bảo vệ an ninh cho các sự kiện chính trị quan trọng diễn ra tại Iraq nữa.
Ông Silliman cũng cho hay Mỹ không ủng hộ lực lượng nào trong cuộc bầu cử Quốc hội Iraq sẽ diễn ra ​​vào ngày 12/5 tới đây - sự kiện định hình cho chính trường Iraq, khi cử tri bầu 329 nghị sĩ Hội đồng đại biểu, định chế sẽ bầu Tổng thống, Thủ tướng.
Lý do không giúp bảo vệ an ninh cho các sự kiện chính trị tại Iraq được Washington lý giải là vì họ tin rằng quân đội và an ninh Iraq đủ sức làm việc đó, còn Mỹ không đứng về lực lượng nào vì muốn chính quyền tại Baghdad đại diện cho toàn dân Iraq.
My tuyen bo soc, sap dat lai ban co chinh tri Iraq?
Đại sứ Mỹ tại Iraq Douglas Silliman
Đây là một sự khác lạ của Washington.
Bởi theo Giáo sĩ Muqtada al-Sadr - người có quan điểm chống Mỹ - lực lượng an ninh Iraq không được Mỹ huấn luyện bài bản nên chưa đủ khả năng bảo vệ an ninh cho đất nước trong những sự kiện quan trọng.
Còn việc đứng ngoài đời sống chính trị Iraq được cho là rất mạo hiểm với Mỹ trong việc giữ tầm ảnh hưởng tại Iraq, sau 15 năm chế độ Saddam Hussein bị lật đổ.
Vậy đâu là nguyên nhân thực sự cho các quyết định của Washington?
Giới phân tích cho rằng hậu quả từ các nước đi không chuẩn xác của Washington, cụ thể là việc tạo thế chân vạc trên cả chính trường lẫn đời sống chính trị Iraq, là nguyên nhân khiến Mỹ phải có những thay đổi quan trọng với bàn cờ Iraq hậu Saddam.
Sự không chuẩn xác trong nước đi của Washington là luôn đặt mưu đồ Mỹ lên trước lợi ích của Iraq, khiến các chuyển động chính trị tại Iraq ngày càng lệch pha Mỹ, từ đó tầm ảnh hưởng của Mỹ ngày càng nhạt nhoà tại quốc gia Trung Đông này.
Thứ nhất, mưu đồ của Mỹ trong việc tạo cơ chế chính trị xung đột cho chính trường Iraq thời hậu Saddam trở thành dao hai lưỡi, mà Mỹ đã vô tình đưa chuôi dao cho Iran, còn mình nắm lưỡi dao.
Washington sắp đặt bàn cờ chính trị tại Iraq thời hậu Saddam chủ yếu dựa trên ý đồ chiến lược của Mỹ, chứ không dựa trên thực tế lợi ích của các thành phần trong xã hội Iraq, nên nó vận hành theo một cơ chế chính trị cực kỳ bất lợi cho Baghdad.
Mục đích của Washington là hướng tới sự phân rã quyền lực của chính quyền trung ương và tiếp theo sẽ là chia cắt đất nước Iraq, từ đó nâng cao địa vị chính trị cho người Kurd, mà cuối cùng sẽ là một nền độc lập cho tộc người này.
Tuy nhiên cho đến lúc này, thế chân vạc trên cả chính trường lẫn trong đời sống chính trị tại Iraq thời hậu Saddam - với sự chi phối của lực lượng chính trị Hồi giáo dòng  Shi'ite - đã không vận hành theo ý đồ của Mỹ.
My tuyen bo soc, sap dat lai ban co chinh tri Iraq?
Tạo điều kiện cho lực lượng Hồi giáo dòng Shi'ite chi phối đời sống chính trị Iraq thòi hậu Saddam là dao hai lưỡi với Mỹ
Hậu quả là sau 15 năm bất định, lực lượng người Kurd ở Iraq vẫn chưa thể nâng cao địa vị chính trị, thậm chí khát vọng độc lập đã bị chặn đứng, còn lực lượng Hồi giáo dòng Shi’ite thì ngày càng "ly tâm Mỹ, hướng tâm Iran".
Tehran được cho là đã nhanh chóng thực hiện các nước đi của mình và kết quả là hiện nay trên khắp đất nước Iraq đều có dấu vết của người Iran. Tehran đã biến Iraq thành nơi trung chuyển, tập trung lực lượng cho chiến trường Syria, Liban.
"Iran đã khéo léo lợi dụng sự tương đồng về tôn giáo để siết chặt hơn quan hệ với Iraq. Đài truyền hình do Iran tài trợ đã khắc họa Tehran là những người bảo vệ Iraq trong khi người Mỹ là những kẻ xâm lược", The New York Times bình luận.
Ông Hoshyar Zebari, một cựu quan chức Iraq đã khẳng định: “Iran đang hoàn toàn thống trị tầm ảnh hưởng ở Iraq”, còn lực lượng chính trị đương quyền tại Baghdad ngày càng thể hiện sự điểm đồng điệu với Tehran.
Trong khi chính quyền Tổng thồng Trump quyết tử bỏ Thoả thuận hạt nhân Iran, thì ngày 28/3 vừa qua, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi vẫn kêu gọi Washington tuân thủ thoả thuận lịch sử này.
Không những vậy, cùng ngày một quan chức cao cấp của Iraq còn cho biết trong một hay hai tuần tới, nước này sẽ đưa dầu thô bằng xe tải từ Kirkuk tới nhà máy lọc dầu Kermanshah của Iran, theo hợp đồng hoán đổi giữa Baghdad và Tehran.
Năm 2017, Iran và Iraq ký một hợp đồng hoán đổi, theo đó mỗi ngày Iraq chuyển 60.000 thùng dầu sang Iran, đổi lại Iran sẽ xuất khẩu từ cảng của mình trên Vịnh Ba Tư lượng dầu thô tương đương với lượng dầu nhận được từ Iraq và đứng tên Iraq.
Hai nước láng giềng này cũng có kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn dầu từ Kirkuk tới các nhà máy lọc dầu của Iran ở Kermanshah, Tabriz, Tehran và Arak, đảo ngược tuyến xuất khẩu hiện tại từ Kirkuk qua Thổ Nhĩ Kỳ tới Địa Trung Hải.
My tuyen bo soc, sap dat lai ban co chinh tri Iraq?
Ở Iraq hiện nay, cốc Washington đang mò cho cò Tehran xơi
Hơn thế nữa, hoà điệu cùng Iran là Nga - một đối tác chiến lược của Iran - cũng ngày càng toả tầm ảnh hưởng tại Iraq. Điều đó khiến cho vị thế Mỹ, lợi ích Mỹ tại Iraq nói riêng, tại Trung Đông nói chung, bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sau khi giới chính trị tại đất nước Ả-rập này đánh giá cao vai trò ngày càng lớn của Moscow tại khu vực Trung Đông, Baghdad đã nhanh chóng đẩy mạnh sự hợp tác với Moscow.
Dù tiềm lực của Nga được cho là còn rất kiêm tốn so với khả năng của Mỹ, song những nước đi của Moscow lại tỏ ra hiệu quả hơn rất nhiều những gì mà Washington đã thể hiện trong ván cờ Iraq thời hậu Saddam.
Thứ hai, nhận diện Baghdad ngày càng có nhiều chuyển động lệch chuẩn Mỹ, Washington đã có ý đồ cho quân đội Mỹ hiện diện thường trực và lâu dài tại Iraq, tuy nhiên ý đồ của Washington đã bị đồng minh bắt bài và kiên quyết từ chối.
Ngày 13/11/2014, chỉ 2 tháng sau khi Mỹ xuất hiện với tư cách khách không mời tại Syria với cái cớ tấn công IS, Phó Tổng thống Al-Maliki đã cáo buộc Mỹ đang tìm cách duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài ở Iraq.
"Người Mỹ bắt đầu cho sự hiện diện lâu dài ở Syria và sau đó mở rộng sang Iraq, thậm chí họ còn có ý định mở rộng sự hiện diện ở các nước khác trong tương lai", The Guardian dẫn lời ông Maliki.
Khi đó nhiều nhìn nhận cho rằng, dù là đồng minh của Mỹ, song chính vì Washington mà ông Maliki mất chức Thủ tướng Iraq đầy quyền lực, vì vậy nhà chính trị này phản ứng cực đoan với Washington cũng dễ hiểu.
My chuan bi sap dat lai ban co chinh tri tai Iraq?
Phó Tổng thống Iraq Maliki đã vạch trần mưu đồ của Mỹ
Tuy nhiên, ngày 5/2/2018, sau khi chính phủ Iraq tuyên bố chiến thắng IS, Trung tâm Điều hành hoạt động chống IS của Mỹ tại Iraq (OIS) đã thông báo rằng phái bộ quân sự Mỹ sẽ chuyển hướng các hoạt động chống IS tại quốc gia này.
Điều đáng nói là việc chuyển hướng như thế nào thì OIS không nêu rõ, nhất là việc xử lý như thế nào với 5.200 lính Mỹ đang hiện diện tại Iraq, nhưng mục đích chuyển hướng thì được khẳng định là đảm bảo có thể tấn công IS trong mọi trường hợp.
Trước sự mập mờ của Washington, ngay lập tức Baghdad đã khẳng định và làm rõ ý nghĩa thông báo của OIS là việc thay đổi hoạt động của phái bộ quân sự Mỹ tại Iraq thời hậu IS phải đi kèm với việc cắt giảm, dẫn đến rút hết quân Mỹ khỏi Iraq.
“Chính phủ Iraq sẽ chủ động xác định mức độ hiện diện của quân đội Mỹ và bàn chất của vấn đề trong giai đoạn chuyển hướng hành động của quân đội Mỹ là gì”, người phát ngôn chính phủ Iraq Saad al-Hadithi, cho biết.
Như vậy, sự mập mờ của Washington đã bị Baghdad bắt bài và đó dường như chỉ là che giấu ý định để quân đội Mỹ hiện diện lâu dài tại Iraq dưới cái cớ phòng-chống IS và việc đồn trú lâu dài sẽ dẫn tới mở căn cứ quân sự thường trực trong tương lai.
Và ngày 2/3, khi đang thăm Nga, Ngoại trưởng Iraq Ibrahim Jaafari đã quyết ngăn chặn ý đồ đó của Washinton với tuyên bố: "Trong bất kỳ tình huống nào, Baghdad cũng không cho phép Mỹ xây dựng căn cứ quân sự thường trực trên lãnh thổ Iraq".
Theo ông Jaafari: "Điều đó là vi phạm chủ quyền quốc gia của Iraq. Vì vậy, Baghdad kiên quyết từ chối việc xây dựng các căn cứ quân sự Mỹ trên đất Iraq và sẽ không khách sáo trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia là tối thượng".
Ngoại trưởng Iraq cũng cho hay chính quyền nước này khẳng định những đóng góp của Mỹ cho chiến dịch chống khủng bố của Baghdad không dẫn tới việc thành lập căn cứ quân sự hay sự hiện diện quân sự lâu dài của Mỹ trên lãnh thổ Iraq.
My chuan bi sap dat lai ban co chinh tri tai Iraq?
Ngoại trưởng Iraq Ibrahim Jaafari chặn đứng ý đồ Mỹ
Vậy là lực lượng chính trị đương quyền tại Baghdad - lực lượng phải nhờ tới Mỹ mới có thể nắm quyền lực - đã quyết không cho quân đội Mỹ hiện diện lâu dài tại Iraq, đặc biệt là phản đối Mỹ lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ quốc gia Trung Đông này.
Cho đến lúc này, nểu để chính trường Iraq vận hành theo cơ chế xung đột, dựa trên thế chân vạc thì rõ ràng "cốc Washington đang mò" cho "cò Tehran và Moscow xơi". Đây là điều không thể chấp nhận được với người Mỹ.
Phải chăng vì vậy mà Washington chuẩn bị có một nước đi mới với mục đích là sắp đặt lại bàn cờ chính trị tại Iraq, mà việc không hỗ trợ bảo vệ an ninh và đứng ngoài đời sống chính trị Iraq là khởi đầu cho nước đi đó?
Bởi những chuyển động chính trị sắp tới tại Iraq hoàn toàn có thể diễn ra trong bất ổn và bất lợi với Mỹ, khi đó hơn 5.200 lính Mỹ đang hiện diện tại Iraq sẽ là công cụ hữu hiệu giúp Washington cho các quân cờ di động.
Ngọc Việt

Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga nói về sự “sẵn sàng cho cuộc chiến”

Ngày đăng : 08:00 - 26/03/2018
Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, tướng Gerasimov cho rằng đặc điểm chính của những cuộc xung đột trong tương lai sẽ là việc sử dụng rộng rãi vũ khí có độ chính xác cao, các loại thiết bị kỹ thuật mới, bao gồm cả hệ thống robot chiến đấu.
Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Tướng Valery Gerasimov
Phát biểu tại một Hội nghị ở Học viện Quân sự Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Tướng Valery Gerasimov cho rằng đặc điểm chính của những cuộc xung đột trong tương lai sẽ là việc sử dụng hệ thống robot chiến đấu, lĩnh vực thông tin và không gian vũ trụ…
"Dĩ nhiên mỗi cuộc xung đột quân sự có những đặc thù riêng biệt của nó. Đặc điểm chính của những cuộc xung đột trong tương lai sẽ là việc sử dụng rộng rãi vũ khí có độ chính xác cao, các loại thiết bị kỹ thuật mới, bao gồm cả hệ thống robot chiến đấu. Ưu tiên hầng đầu là hủy diệt các mục tiêu kinh tế và hệ thống điều hành quốc gia của đối thủ. Ngoài những lĩnh vực truyền thống, sẽ tích cực sử dụng cuộc chiến tranh thông tin và trên không gian vũ trụ", Tướng Gerasimov nói.
Theo ông Gerasimov, hoạt động của các hệ thống thông tin, tình báo, định vị sẽ đóng một vai trò đặc biệt.
Đây mới chỉ là những phác thảo của cuộc chiến tranh có thể xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên phạm vi của cuộc xung đột có thể là vô cùng rộng lớn và Quân đội cần phải sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào", Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga cho biết.
Ông Gerasimov lưu ý rằng cần phải tính đến những xu hướng và sự thay đổi đặc thù của chiến tranh trong việc xây dựng và huấn luyện Quân đội.
Theo ông, việc hoàn thiện quân đội phải được thực hiện bằng sự phát triển cân bằng các lực lượng vũ trang, tăng mức độ hiện đại hóa của vũ khí và trang thiết bị quân sự.
Bình luận về phát biểu của Tổng tham mưu trưởng Gerasimov, chuyên gia quân sự hàng đầu Nga, Tổng biên tập Tạp chí "Tổ quốc" - Đại tá Viktor Murakhovski cho rằng, tuyên bố của Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga Valery Gerasimov cho thấy sự sẵn sàng của lượng vũ trang Nga tiến hành chiến đấu đa phương tiện - trên đất liền, trên biển, trên không, không gian vũ trụ và không gian mạng, trong đó có cả việc sử dụng các hệ thống robot chiến đấu..
Theo ông Viktor Murakhovski, luận điểm trong phát biểu của tướng Gerasimov không dựa trên mô hình cụ thể nào mà dựa vào một hệ thống tiến hành các chiến dịch và các hoạt động chiến đấu.
Ông Viktor Murakhovski nói thêm rằng vào năm 2017 Tổng tham mưu trưởng đã nói về cải cách các chiến dịch thông tin của quân đội, các cấu trúc đặc biệt có liên quan đến việc chuẩn bị dữ liệu cho các công cụ tác chiến, cũng như việc triển khai một hệ thống không gian vũ trụ thống nhất và môi trường, hệ thống chiếu sáng ở Bắc Cực, bao gồm cả bề mặt và dưới nước.
Đức Dũng (Lược dịch)

Mỹ cảm ơn Nga sau màn đụng độ hụt tại Deir Ezzor

Theo Al-Masdar News, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cảm ơn Nga vì đã can thiệp kịp thời khi toán lính Nga-Mỹ suýt đụng độ tại Deir Ezzor.

Tuyên bố trên được ông James Mattis đưa ra sau cuộc đụng độ hụt giữa toàn binh sĩ người Nga và Mỹ gần khu vực sông Euphrates ở Deir Ezzor hồi tuần trước.
Close
Bộ trưởng Mỹ cho rằng, nhờ có sự can thiệp kịp thời của Bộ Quốc phòng nên top lính Nga và Mỹ đã tránh được cuộc đụng độ đáng tiếc.
My cam on Nga sau man dung do hut tai Deir Ezzor
Binh sĩ Nga diễn tập.
Bộ trưởng James Mattis tuyên bố: "Nguy cơ xảy ra đụng độ tại Syria đã hiện hữu, nhưng nhờ có sự chỉ đạo kịp thời từ phía Nga ... nguy cơ đã được loại trừ lần này".
Theo tuyên bố của ông này, nhóm linh Nga được xác định là lính đánh thuê đã âm thầm di chuyển đến các vị trí sát tuyến giáp ranh 2 bên ở Deir ez-Zor với lực lượng liên minh và đối tác của Mỹ tại Deir Ezzor.
Nhưng rất may mắn, cả hai bên đều kịp rút lui sau cuộc thảo luận về giải quyết tranh chấp giữa các quan chức quốc phòng Mỹ và Nga. Cuộc xung đột tiềm năng được giải quyết thông qua đường dây truyền thông nóng giảm thiểu xung đột.
Ông nói: "Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra, bạn biết đấy, điều này có thể diễn ra như đã từng xảy ra một tháng trước đó".
Dù vụ việc đã được giải quyết ổn thỏa nhưng theo tờ Die Welt của Đức, Nga và Mỹ luôn trong tình trạng sẵn sàng đối đầu tại Deir Ezzor.
Báo Đức cho rằng những căng thẳng giữa quân đội Nga - Mỹ tại khu vực này diễn ra kể từ khi Moscow và Damascus dựng cầu vượt sông Euphrates cuối năm 2017.
Theo tác giả của bài viết, trước đây, con sông này được Moscow và Washington xác định là giới tuyến chia cắt phạm vi ảnh hưởng của Nga và Mỹ, đồng thời cũng là ranh giới đỏ phân định sự hiện diện của Quân đội Syria (SAA) và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) ở hai bên bờ sông Euphrates.
Theo tờ báo Đức, vi phạm thỏa thuận của Nga gần như là lời tuyên chiến. Quân đội Syria với sự hỗ trợ của Không quân Nga tiến lên từ phía khác, từ bờ Tây sang bờ đông.
Die Welt nhận định rằng, Nga và Mỹ vẫn đang đàm phán, đường dây nóng cả mặt đất lẫn trên không của quân đội hai bên ở Syria vẫn đang hoạt động thông suốt để tránh những đụng độ.
Điều này tạo ra hy vọng cho một kết quả hòa bình với lực lượng đối lập mà cả 2 bên đang hậu thuẫn là SAA và SDF.
Mặc dù như thế, quan điểm của hai bên là đối lập nhau, do đó, không dễ tìm được sự tương đồng về mục đích các cuộc chiến.
Như vậy, nguy cơ xung đột là vẫn còn bếu hai bên vẫn tiếp tục tranh đoạt quyền kiểm soát các vị trí chiến lược ở Deir Ezzor cũng như ở một số khu vực khác.
Tuấn Hưng

Mỹ chặn đứng bàn tay Nga thâu tóm Qatar và Trung Đông?

Trong bối cảnh đang có những mâu thuẫn với Mỹ và Saudi Arabia, UAE; Qatar đang có động thái xích lại gần Nga. Nhưng điều đó liệu có dễ dàng?

Tối ngày 25/3, Quốc vương Qatar Tamim Ben Hamad Al Thani đã tới Moscow, bắt đầu chuyến thăm Nga chính thức 2 ngày (từ ngày 26 đến 27/3). Ông đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Dimitri Medvedev, Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov, Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu...
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26/3, Quốc vương Qatar đã thảo luận về hợp tác trong lĩnh vực thương mại, kinh tế và nhân đạo, cũng như các vấn đề cụ thể trong chương trình nghị sự quốc tế và tất nhiên là các vấn đề của Qatar và Trung Đông.
Theo giới truyền thông Nga, chính quyền Moscow và Doha sẽ tăng cường các nỗ lực tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria, đạt được sự ổn định trong thị trường năng lượng và hợp tác chặt chẽ trong việc chuẩn bị cho World Cup vào năm 2018 và 2022.
Những đề tài này và một số chủ đề khác đã được thảo luận tại Moscow trong các cuộc đàm phán của Tổng thống Vladimir Putin với Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad al-Thani.
Chuyến thăm Nga là chuyến công du lần đầu tiên của Quốc vương Qatar với tư cách nguyên thủ quốc gia. Lý do cho chuyến thăm của ông chính trong thời điểm này là gì? Đoàn đại biểu cấp cao như vậy thảo luận vấn đề gì?
Bình luận về chuyến thăm này, một chuyên gia Qatar nhận định rằng, trọng tâm chuyến thăm của Quốc vương Qatar sẽ là cuộc khủng hoảng hiện nay ở Trung Đông và theo ông, Nga sẽ giúp đỡ nước này giải quyết tình trạng khủng hoảng ở Vùng Vịnh.
Viện sĩ Qatar, nhà báo Ali al Heil cho biết rằng, những nguyên nhân thúc đẩy nhà lãnh đạo tối cao của Qatar tiến hành chuyến thăm này bao gồm 3 nguyên nhân chính:
Thứ nhất: Chuyến thăm này là kết quả trực tiếp của những thay đổi chính trị ở Washington. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã có một quan điểm khách quan về cuộc khủng hoảng ở Vịnh Ba Tư, nhưng từ bây giờ mọi thứ sẽ khác.
Chức vụ người đứng đầu Bộ Ngoại giao rơi vào tay Mike Pompeo, người có định kiến về cuộc khủng hoảng ở Vịnh và đứng về phía Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Vương quốc Arabia Saudi. Do đó, Qatar rất quan ngại về chính sách Trung Đông sắp tới của chính quyền Donald Trump.
Trước đây, Giáo sư Atef Abdel Jawad thuộc Đại học George Washington, chuyên gia về quan hệ Mỹ-Trung Đông đã nhận xét về những lập trường mâu thuẫn của Mỹ đối với Qatar rằng: Nhà Trắng muốn giải quyết tình hình Qatar bằng phương pháp “cây gậy và cà rốt”, mà Trump là cây gậy còn Tillerson là củ cà rốt. Thế nhưng, hiện hay củ cà rốt đã bị thay bằng cây gậy thứ hai là Mike Pompeo.
Thứ hai: Viện sĩ Ali al Heil nhấn mạnh rằng, Quốc vương Qatar vừa trở về từ chuyến công du Washington. Theo nhận định của ông, dường như kết quả của chuyến thăm Hoa Kỳ cho thấy có rất nhiều điều thay đổi không có lợi cho Qatar.
My chan dung ban tay Nga thau tom Qatar va Trung Dong?
Mỹ đánh tiếng rời bỏ căn cứ không quân Al-Udeid để cảnh cáo Qatar đang “đi chệch đường”
Mới đây nhất, giới truyền thông Trung Đông cho biết, Mỹ đã quyết định di chuyển máy bay và lực lượng, phương tiện bảo đảm từ Al-Udeid ở Qatar tới Căn cứ Không quân Prince Sultan (Prince Sultan Air Base) ở trung tâm Saudi Arabia, gần Al Kharj, cách thủ đô Riyadh 77 km về phía Nam.
Nếu Mỹ rời khỏi căn cứ không quân Al-Udeid thì đây sẽ là đòn mạnh giáng vào chính quyền Doha, bởi từ lâu, căn cứ này chính là cái ô bảo vệ cho Qatar. Mặc dù ngay sau đó Lầu Năm Góc đã lên tiếng phủ nhận, nhưng rất có thể những tin đồn này là do chính Washington tung ra để cảnh cáo chính quyền Doha đang “đi chệch đường” trong quan hệ với Mỹ, khi xích lại gần Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thứ ba: Tháng 6 năm ngoái, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập đã buộc tội Doha hỗ trợ khủng bố Hamas của Palestine và “Anh em Hồi giáo” ở Ai Cập, có liên hệ mờ ám với Iran và phá vỡ quan hệ ngoại giao với Qatar.
Chính quyền Doha đã bác bỏ cáo buộc của họ và chính sách bao vây, trừng phạt nước này của Mỹ và các nước Saudi, UAE, liên quan đến việc họ đang phá hoại chính sách độc lập của Qatar cũng như ghen tức với sự thành công về kinh tế của quốc gia này.
Ông Ali al-Hale nhận xét rằng, Doha hiểu rằng, Washington có lợi lớn trong việc kéo dài cuộc khủng hoảng hiện tại ở vùng Vịnh, trong đó có khủng hoảng Qatar, bởi vì kim ngạch bán vũ khí đang tăng lên và các đồng minh của Hoa Kỳ ở đây càng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ.
Chuyến thăm Moscow của Quốc vương Qatar thể hiện với Hoa Kỳ và Saudi, UAE rằng, Doha vẫn có phương án lựa chọn, đó là Nga và Trung Quốc (tất nhiên điều này không có nghĩa là cần phải chấm dứt hợp tác chiến lược lâu dài với Hoa Kỳ và các nước Ả Rập trong Vịnh Persian).
Theo ông al-Hale, Nga đang gia tăng vị thế trên trường quốc tế, đặc biệt là ở Trung Đông. Qatar hiểu được điều đó và Doha muốn Nga có vị thế không kém hơn Mỹ ở Vịnh Ba Tư. Trong trường hợp Nga tăng cường can dự vào Trung Đông, sẽ có rất nhiều cơ hội để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria và Qatar.
Tuy nhiên, giữa mong muốn và hiện thực là khoảng cách rất xa, việc trung hòa được mối quan hệ giữa Mỹ và Nga sẽ là bài toán rất khó đối với chính quyền Doha, bởi Washington thường không cho phép ai được “xích lại gần” Moscow, chứ đừng nói là ngả về phe của Nga.
Washington không cho phép ai được lựa chọn con đường đi riêng cho mình, với bất cứ nước nào muốn xây dựng quan hệ tốt đẹp với Nga, Nhà Trắng chỉ có một khẩu hiệu duy nhất: “Hoặc là bạn Mỹ hoặc là đối thủ của Mỹ”. Nếu chọn Nga, Qatar chỉ có con đường trở thành kẻ thù của Mỹ, liệu Doha có đủ can đảm làm điều đó? Câu hỏi này chỉ có họ mới trả lời được.
Huy Bình

EU công bố kế hoạch triển khai nhanh quân đội

Cẩm Bình | 29/03/2018 21:08
EU công bố kế hoạch triển khai nhanh quân đội
Quan chức EU muốn việc di chuyển trang thiết bị quân đội và binh lính trong khu vực dễ dàng, nhanh chóng hơn - Ảnh: Yahoo News

Trong bối cảnh căng thẳng với Nga ngày càng tăng cao, Liên minh châu Âu (EU) ngày 28.3 đã công bố một kế hoạch giúp việc di chuyển trang thiết bị quân đội và binh lính trong khu vực dễ dàng, nhanh chóng hơn trước.

Với "Kế hoạch hành động về điều động quân sự" (Action Plan on Military Mobility), các quan chức EU muốn thông qua việc đơn giản hóa những quy định kiểm tra và cơ chế hải quan, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông để đẩy nhanh khả năng triển khai quân đội đến khắp nơi tại châu Âu.
Theo bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao về an ninh và chính sách đối ngoại EU: "Bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều động quân sự trong khối, chúng tôi sẽ ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng, triển khai các sứ mệnh hiệu quả hơn, và cũng ứng phó nhanh hơn khi có thách thức nổi lên".
Kế hoạch này sẽ được trình lên chính phủ các nước EU và Nghị viện châu Âu (EC) để thảo luận.
Các quốc gia vùng Baltic, gồm Estonia, Latvia và Lithuania, đã thí điểm thực hiện kế hoạch này. Ở các quốc gia còn lại, một số nước đã sắp xếp hợp lý những thủ tục di chuyển phương tiện và hàng hóa nguy hiểm như đạn dược...
Học giả Elisabeth Braw của nhóm chuyên gia cố vấn Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), cho biết: "Để đưa một xe tải quân sự chở hàng hóa thông thường vào Ý chỉ cần 48 tiếng đồng hồ thông báo, trong khi tại các quốc gia khác, bạn phải mất 14 ngày làm việc".
Dự kiến EC trong năm tới sẽ vạch ra tuyến đường xuyên châu Âu phục vụ cho việc vận chuyển quân sự tốt nhất, xem xét những khu vực cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, ước tính chi phí, tìm cách hợp lý hóa thủ tục hải quan cho quân nhu cùng hàng hóa nguy hiểm và giúp các cơ quan EU phối hợp tốt hơn.
EU công bố kế hoạch triển khai nhanh quân đội - Ảnh 1.
Đơn giản hóa những quy định kiểm tra và cơ chế hải quan là một phần của kế hoạch - Ảnh: Reuters
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, nhu cầu di chuyển quân đội đi khắp châu Âu đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sự kiện Nga sáp nhập Crimea năm 2014 và đẩy mạnh hoạt động quân sự ở khu vực Kaliningrad đã khiến các nước châu Âu phải tăng cường phòng bị.
Trong một diễn biến khác, Ba Lan, một thành viên của EU, ngày 28.3 đã ký thỏa thuận mua 4 hệ thống tên lửa phòng không Patriot từ nhà thầu Raytheon của Mỹ.
Thời gian qua, mối quan hệ giữa phương Tây và Moscow càng thêm căng thẳng vì vụ một cựu sĩ quan tình báo Nga bị đầu độc tại Anh. Hàng loạt nhà ngoại giao Nga đã bị trục xuất.

Chuyện lạ ở thượng đỉnh Trung-Triều: Ông Kim chăm chú ghi chép, ông Tập mỉm cười gật đầu


Nhật Bản bất ngờ đề xuất tổ chức hội nghị cấp cao với Triều Tiên

Thu Hoài | 29/03/2018 14:33
Nhật Bản bất ngờ đề xuất tổ chức hội nghị cấp cao với Triều Tiên
Nhật Bản bất ngờ đề xuất tổ chức hội nghị cấp cao với Triều Tiên. (Ảnh minh họa)

Chính phủ Nhật Bản vừa phát đi tín hiệu về một cuộc gặp cấp cao song phương và phía Triều Tiên đang thảo luận nội bộ về khả năng một cuộc gặp như thế.

Đây là thông tin được nhật báo Asahi của Nhật Bản đăng tải hôm 29/3. Dẫn lời một nguồn tin Triều Tiên giấu tên, tờ báo cho biết, chính quyền của Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thảo luận với các nhà lãnh đạo của đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền về khả năng một Hội nghị thượng đỉnh với Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản từng bày tỏ mong muốn tổ chức một cuộc họp lãnh đạo, thông qua Hiệp hội các cư dân Hàn Quốc tại Nhật Bản hoặc Tổng hội Liên hiệp người Triều Tiên tại Nhật Bản (Chongryon). 
Cũng theo nhật báo Asahi, chính quyền Triều Tiên trước đó cũng đã giải thích kế hoạch ngoại giao song phương của mình với cả Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga.
Thông tin đưa ra trong bối cảnh, bán đảo Triều Tiên những ngày qua liên tục nhận những tín hiệu tích cực từ tất cả các bên liên quan, từ khả năng một cuộc gặp cấp cao liên Triều vào tháng 4 tới, đến cuộc gặp cấp cao Mỹ- Triều sau đó dự kiến vào tháng 5 hay mới đây nhất là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Trung Quốc.
Cuộc thảo luận giữa ông Kim Jong-un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được đánh giá là tích cực, mở ra cơ hội cho nền hòa bình bền vững tại khu vực và trên thế giới./.


Cô giáo Việt Nam bị quì và giáo dục trung tiểu học Hoa Kỳ

* Tác giả là giáo viên toán, lý lớp 9, 10 trường công lập tại Việt Nam cách nay 50 năm và đang là trợ giáo trung tiểu học Hoa Kỳ được 15 năm

Nguyễn Tường Tâm (Danlambao) - Để chấm dứt bạo hành học đường giữa cô thầy giáo và học sinh cũng như phụ huynh học sinh, các cô thầy giáo tại Việt Nam phải bắt chước trung tiểu học Hoa Kỳ, vừa dậy học trò vừa tự áp dụng bảng nội qui 7 điểm dưới đây:

- Phải tôn trọng người khác (respect others).
- Không được dùng những lời làm tổn thương người khác (no hurtful words)
- Không được chửi thề (no bad words)
- Không được la lớn tiếng (no screeming)
- Không được lên giọng (no raising voice)
- Không được đụng tới thân thể hay tài sản của người khác (keep your hands for yourself)
- Luôn luôn tươi cười (smile)

Mấy tuần nay hầu như toàn xã hội xôn xao chuyện phụ huynh học sinh tới trường bắt cô giáo quì vì cô giáo đã phạt quì con cái họ. Đây có lẽ là hiện tượng xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục mấy nghìn năm của nhân loại và cũng mô tả sự xuống cấp tận cùng của một nền giáo dục. 

Trước sự kiện này có nhiều quan điểm trái ngược nhau. Việc phụ huynh tới trường bắt cô giáo quì thì toàn thể dư luận đều lên án. Nhưng nguyên nhân là do cô giáo phạt quì học sinh vô lý cũng bị dư luận lên án. Tuy nhiên, đa số người Việt Nam vẫn quan niệm giáo dục bằng hình phạt thể xác như phạt quì, đánh bằng thước kẻ vẫn là điều chấp nhận được nếu ở mức độ vừa phải không làm tổn thương nặng nề tới thể xác học sinh. Rất nhiều phụ huynh còn bày tỏ sự biết ơn đối với cô thầy đã răn dạy con mình bằng biện pháp mà họ cho là nghiêm minh như vậy. 

Thực sự ra, sự kiện cô giáo bị phụ huynh bắt quì cho thấy không những sự bất ổn trong giáo dục mà còn là sự bất ổn về văn hóa, bất ổn về pháp lý. Sở dĩ phụ huynh thay vì khiếu kiện nếu có bất đồng với giáo viên hay nhà trường nhưng lại "tự nắm luật vào tay mình" (take the law into their own hands) để tự mình xử cô thầy là vì họ không còn tin tưởng vào hệ thống giáo dục cũng như hệ thống pháp lý và an ninh trật tự hiện tại. 

Nhưng trong bài này, tôi chỉ bàn về khía cạnh giáo dục: "Làm thế nào để tình trạng bạo lực học đường giữa cô thầy, học trò và phụ huynh không bao giờ xảy ra nữa?"Các trường trung tiểu học Hoa Kỳ tuyệt đối không có bạo lực giữa cô thầy một bên và bên kia là học trò và phụ huynh nhờ hai biện pháp song hành áp dụng từ mẫu giáo tới lớp 12.


I. Biện pháp 1: Giảng dậy những điều khoản hiến pháp và luật pháp qui định bảo vệ nhân quyền trong trường trung tiểu học. Việc giảng dậy về quyền con người được các trường học Hoa Kỳ bắt đầu từ lớp 2 trong môn xã hội học (Social Studies). Hai lớp 2 và 3 được học cùng một cuốn sách về xã hội học. 

Khởi đầu học sinh được học về dân chủ.


Ở trang 116 cuốn khoa học xã hội, bài Công dân giáo dục (Citizenship) có chủ đề: Dân chủ: hợp tác và thỏa hiệp 

Các em học sinh ngay từ tuổi rất nhỏ (lớp 2), khoảng 7 tuổi đã được dậy rằng trong cuộc sống phải có dân chủ, có nghĩa là để giải quyết mọi bất đồng người ta phải tìm cách thỏa hiệp và hợp tác với nhau để đôi bên đều đạt được lợi ích chung nhiều nhất. Trong trang sách trích dẫn, học sinh các lớp sau nhiều cuộc họp đã đồng ý đưa vấn đề tranh chấp số giờ sử dụng sân bóng bằng cách đưa ra hội đồng học sinh (Student Council), ở đó đại diện các lớp đã biểu quyết chia đều số giờ sử dụng sân bóng cho các lớp.

Các em cũng được học tập "luật lệ để làm gì". Sách vở dậy các em rằng luật lệ (Rules and Laws) bảo vệ mọi người như hình dưới đây:


Nhìn trong hình ta thấy: Chương trình - mục 3.4: Học sinh biết vai trò của luật lệ (rules and laws) trong đời sống hàng ngày và trong cấu trúc nền tảng của chính quyền Hoa Kỳ.

Mục 3.4.1: Xác định vai trò của Luật & Lệ và hiến pháp Hoa Kỳ; vai trò của công dân trong việc cổ vũ luật lệ; và hậu quả đối với người vi phạm luật lệ. Tìm hiểu tại sao đất nước chúng ta (Hoa Kỳ) có luật lệ để bảo vệ công dân và tại sao chính quyền cũng phải tuân theo luật lệ. Hiểu tại sao người vi phạm luật lệ phải bị trừng phạt. 

Ở góc trái bên dưới của hình ghi "Bill of Rights là danh sách những quyền công dân tại Hoa Kỳ."


Chương trình mục 3.4.1: Lý do quan trọng phải tuân theo luật pháp là vì lợi ích chung (the common good). Hiến pháp Hoa Kỳ qui định những điều chính quyền có thể và không thể làm. Bills of Rights là một phần của Hiến pháp, liệt kê những quyền quan trọng của người dân. 

Cũng như người dân, chính quyền cũng phải tuân theo luật pháp (Tựa đề của bài là: Governments Follow Rules). Một số luật lệ quan trọng nhất chính quyền phải tuân thủ được qui định trong hiến pháp. Hiến pháp là bản kế hoạch hoạt động của chính quyền. Hiến pháp qui định những điều chính quyền được phép làm và không được phép làm. Những vị dân cử cam kết tôn trọng hiến pháp. Điều đó có nghĩa là họ không được thông qua đạo luật nào trái ngược với hiến pháp. 

Bills of Rights là một phần của hiến pháp Hoa Kỳ. Bills of Rights qui định những quyền quan trọng nhất mà dân chúng được hưởng. Ví dụ, tại một số quốc gia, người dân có thể bị bỏ tù chỉ vì nói lên những điều bất đồng với chính quyền. Tại Hoa kỳ, người dân không thể bị bắt vì bất đồng chính kiến. Bills of Rights bảo đảm rằng người dân được tự do nói bất cứ điều gì họ muốn nói. 

Tháng 12 là tháng Nhân Quyền nên các em học sinh được hướng dẫn làm những poster cổ vũ nhân quyền như hình dưới đây có nội dung: "Hãy biết các quyền của bạn". Các posters này được dán trên khắp các bức tường như hình dưới đây:


Học sinh cũng được học về tổ chức công quyền như 2 hình dưới đây:



Các ngành của chính quyền. Hiến pháp chia chính quyền Hoa kỳ làm ba ngành. Lập pháp còn gọi là quốc hội, là cơ quan làm luật. Hành Pháp có nhiệm vụ bảo đảm luật pháp được thi hành. Tổng thống đứng đầu hành pháp. Tư pháp còn gọi là tòa án có nhiệm vụ giải thích luật pháp và xem xét luật có hợp hiến hay không.


Học sinh cũng được dậy rằng: Trong một nền dân chủ người dân được quyền được thông tin đầy đủ (being informed). Được quyền được thông tin đầy đủ có nghĩa là tin tức do chính quyền hay báo chí, truyền hình cung cấp phải đầy đủ và đúng sự thật.

Học sinh cũng được học tiểu sử của những nhân vật tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền. Việc học tiểu sử các nhân vật (biography) giúp học sinh thấy vấn đề dân chủ và nhân quyền trở nên sống động và gần gũi. Trong hình dưới đây là tiểu sử Cesar Chavez.


Cesar Chavez, là nhà lãnh đạo nghiệp đoàn (Labor leader) và tranh đấu cho dân quyền (civil rights activist), cùng với Dolores Huerta thành lập Nghiệp đoàn công nhân nông nghiệp toàn quốc (the National Farm Workers Association) năm 1962. Ngày Thứ Bẩy 31 tháng 3 là ngày kỷ niệm Cesar Chavez vì thế học sinh và cô thầy, trong đó có tôi, được nghỉ học bù vào ngày Thứ Sáu (trước 1 ngày). 


Môn giáo dục công dân cũng dậy "Thế nào là một công dân tốt? Công dân tốt là người tuân theo luật pháp." Như vậy không chỉ học trò mà chính cô thầy, là người dậy, cũng phải tôn trọng luật pháp.

Vừa rồi là chương trình học về dân chủ và nhân quyền khá khá kỹ càng cho các học sinh lớp 2 và lớp 3. Ở những lớp cao hơn học sinh được học kỹ hơn về cấu trúc và hoạt động của một chính quyền dân chủ đồng thời kèm theo đó là các quyền của công dân được luật pháp bảo vệ. 

Việc dậy về nhân quyền như vậy giúp cho cả cô thầy lẫn học sinh dù nhỏ tuổi cũng biết về quyền của mình và quyền của người khác. Biết quyền của mình để tự bảo vệ; biết quyền của người khác để không được xâm phạm. Học sinh biết quyền của mình để tự bảo vệ chống lại mọi sự vi phạm kể cả sự vi phạm từ phía các cô thầy. Cô thầy giáo biết về quyền của học sinh để tôn trọng các em, không có những hành động hành hạ cơ thể hay tâm lý các em, không đe dọa các em để buộc các em tới học thêm ở nhà mình (một hiện tượng phổ biến tại Việt Nam từ nhiều chục năm nay mà trên thế giới không nước nào cô thầy hành động như vậy), không đánh đập các em như thường xảy ra, không có những hành động, cử chỉ hay lời nói xúc phạm nhân phẩm các em. 

II. Biện pháp 2: Không những chỉ dậy các học sinh về nhân quyền mà nhà trường còn phải thực thi việc bảo vệ nhân quyền cho học sinh. 

A. Quyền khiếu nại của phụ huynh.

Trong trường hợp cô thầy giáo vi phạm quyền của học sinh mà cần sự can thiệp của cha mẹ thì cha mẹ học sinh được quyền và biết thủ tục khiếu nại. Quyền và thủ tục khiếu nại của cha mẹ hay người giám hộ được trường thông báo ngay từ đầu năm học, đồng thời văn bản liên quan cũng được dán thường xuyên ở tường trong mỗi lớp học như dưới đây:

Quyền khiếu nại của phụ huynh

B. Nội qui trong lớp học.

Không những được giảng dậy về nhân quyền, tức là quyền của mình đồng thời cũng là quyền của những bạn đồng lớp, đồng trường, học sinh còn được nhắc nhở bởi những điều nội qui treo trên tường trong mọi lớp. Trong mỗi lớp đều có dán bản nội qui thật ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể và dễ nhớ. Mỗi lớp cô thầy giáo có thể có bảng nội qui khác nhau nhưng tựu trung chú trọng 7 điều được giới thiệu ở đầu bài. 

Điều cần lưu ý là mặc dù đây là nội qui áp dụng cho học sinh nhưng các cô thầy cũng phải tuân thủ bởi vì cô thầy không thể dậy các em những điều cô thầy không thực hiện. Do đó dưới đây tôi chỉ phân tích, nói rõ hơn bẩy (7) điều các cô thầy phải làm hay không được làm đối với học sinh.

1. Phải tôn trọng người khác: Bảng tôn chỉ của trường tôi đang làm việc như ghi trên tấm phướn treo ở cột điện trong sân trường dưới đây ghi tôn chỉ đầu tiên là "Tôn trọng người khác".


Một bảng nội qui trong lớp học ghi "Tôi phải chứng tỏ sự tôn trọng người khác".


Trong bảng nội qui trong lớp học khác dưới đây có 2 điểm đầu tiên là: Phải tôn trọng người khác và không được la lối.


Tôn trọng người khác là tiêu chuẩn công dân giáo dục đầu tiên được giảng dậy trong trường học. Sách Khoa học xã hội lớp mẫu giáo ở ngay bài đầu đã dậy học sinh phải tôn trọng người khác như hình dưới đây:


Văn hóa Hoa Kỳ và phương tây hoàn toàn khác Việt Nam. Họ không dậy học trò phải tôn trọng cô thầy mà họ dậy cả cô thầy lẫn học trò phải tôn trọng lẫn nhau cũng như phải tôn trọng tất cả mọi người. Đó là một trong các ưu điểm khiến ở trường học Hoa Kỳ và phương tây hầu như tuyệt đối không có sự kiện cô thầy bạo hành (thể xác và tinh thần) học sinh dưới bất cứ hình thức nào. Cũng vì vậy không có tệ nạn cô thầy dùng biện pháp khủng bố tâm lý học sinh để học sinh phải "tự nguyện dưới sự ép buộc" ghi tên học thêm tại nhà cô thầy. 

2. Không được dùng những lời làm tổn thương người khác (no hurtful words). 

Cô thầy không được nêu nhận xét tiêu cực về học sinh trước đám đông như lớp học, toàn trường hay buổi họp toàn thể phụ huynh. 

Khi học sinh có lỗi, cô thầy phải kêu em học sinh đó ra khỏi lớp để nói chuyện riêng với em đó mà không để ai nghe thấy, không bao giờ được nêu khuyết điểm của học sinh trước lớp hay trước bất cứ ai. 

Khi muốn trao đổi những khuyết điểm của học sinh với phụ huynh thì phải họp riêng với phụ huynh của em đó thôi chứ không được nêu những khuyết điểm của học sinh trong các phiên họp phụ huynh toàn lớp hay toàn trường. 

Không được loan báo các hình phạt đối với học sinh trước toàn thể lớp học hay toàn trường hay trước bất cứ ai, vì đó là hình thức làm nhục học sinh. Không được chê bai công khai trong lớp khi một em học sinh làm bài kém. 

Trường học Việt Nam làm trái lại và do đó khá thường xuyên xúc phạm tự ái và nhân phẩm của học sinh cũng như của phụ huynh.


3. Không được chửi thề. Dĩ nhiên cô thầy thì không được chửi thề. 

4. Không được la lớn tiếng (no screeming). Một khi đã dậy học sinh không được la lớn tiếng thì dĩ nhiên cô thầy cũng không được làm điều đó.

5. Không được lên giọng (no raising voice). 

Dĩ nhiên cô thầy cũng không được lên giọng khi nói với học sinh. Lúc nào cô thầy cũng phải nói nhẹ nhàng với học sinh cho dù là lúc khiển trách. Tuy nhiên, vì cũng là con người, nên thỉnh thoảng, (rất ít khi) cô thầy ở trường Mỹ cũng nóng giận lớn tiếng với học sinh. Nhưng không quá 5 phút sau cô thầy sẽ phải xin lỗi ngay (say sorry!) và nhận lỗi "Hồi nẫy tôi quá nóng, đáng lẽ tôi không nên lớn tiếng với em!".

6. Không được đụng tới thân thể hay tài sản của người khác (keep your hands for yourself)

Điều này là tuyệt đối cấm. Dĩ nhiên cô thầy cũng không bao giờ được đụng tới thân thể học sinh. Ngay cả một đụng nhẹ cũng không được. 

Lấy ví dụ, trong lúc hướng dẫn sinh hoạt vui chơi, khi cần đụng vào một em nào đó để bảo em đó xoay người cho đúng hướng thì phải xin phép (đúng nghĩa đen) và nói thế này: "Xin phép, tôi đụng vào lưng em được không?" (May I touch your back?). Nếu em học sinh đó không đồng ý thì dứt khoát không được đụng vào người em, đụng vào là đi tù dễ như chơi (nếu em đó hay mẹ em đó khiếu nại với hiệu trưởng). 

Để cho an toàn, không bao giờ cô (thầy) ngồi trong lớp học đóng kín cửa với chỉ một em học sinh khác phái. Trên đại học, ngay cả bà khoa trưởng khi tiếp một mình tôi văn phòng bà ấy cũng mở cửa. Cẩn thận cho an toàn; các cụ ta thường nói "Đi ở ruộng dưa không dừng lại sửa dép, ở dưới cây mận không dừng lại sửa mũ"vì làm như vậy sẽ dễ bị ngờ là hái trộm dưa, trộm mận (Trong bài "Quân tử hạnh" của Nguỵ Vũ Đế).

Ngay cả không nên dùng cầu tiêu, tiểu của học sinh. Tôi cũng không biết điều này cho tới một lần, để tiện, tôi dùng cầu tiểu của học sinh ở gần chỗ đứng. Khi trở ra, gặp viên cảnh sát, ông ta hỏi tôi làm gì trong đó. Tôi nói là đi tiểu. Ông ta hỏi tôi có học sinh trong đó không. Tôi nói "không!". Ông ta hỏi tôi sao không dùng cầu tiểu của thầy giáo. Tôi nói là quên mang chìa khóa. Ông ta bảo lần sau không nên dùng cầu tiêu tiểu của học sinh. 

Đánh học sinh là điều không bao giờ xảy ra. Ngay cả việc đánh bất cứ ai cũng bị cảnh sát còng tay ngay tức khắc. Khi xích mích người ta có thể chửi mắng, lớn tiếng, phùng mang trợn mắt, dí sát mặt vào nhau nhưng tuyệt đối không bao giờ nên đụng vào người đối phương trước. Nếu đụng vào người đối phương trước thì 5 phút sau cảnh sát được gọi tới sẽ còng người động thủ trước mà không cần hỏi lý do. 

Không những không được đụng vào thân thể học sinh mà ngay cả tài sản của học sinh như cặp, túi đeo lưng cũng không được tự ý mở ra (để lục soát khi có học sinh kêu mất đồ). 

Trong trường hợp có học sinh trong lớp kêu mất đồ mà nghi em nào đó lấy thì không được tự ý lục soát đồ đạc, quần áo, cặp hay túi đeo lưng của em. Muốn lục soát thì phải hỏi xem em đó có đồng ý không. Nếu em đó không đồng ý thì tuyệt đối không được đụng vào. Nếu em đó đồng ý cho lục soát thì mình cũng không được tự tay mở cặp hay túi đeo lưng của em mà phải yêu cầu chính em mở cặp (túi đeo lưng) của em để mình xem (cũng như khi đi qua cửa kiểm soát an ninh ở phi trường, để lục soát túi của hành khách nhân viên an ninh không bao giờ tự ý mở ví, túi xách của hành khách mà yêu cầu chính hành khách làm điều đó). 

Tuyệt đối không được lục túi quần, túi áo của học sinh. Nhiều lắm là cô thầy yêu cầu chính em học sinh lục túi áo, túi quần của em và lấy những đồ trong túi ra để xem xét. Thậm chí sách vở hay bài làm của học sinh cô thầy cũng không được tự ý cầm lên xem nếu không "xin phép" học sinh trước. 

Ví dụ khi đi vòng quanh lớp để xem các em học sinh làm bài, nếu thấy bài của em nào đó mình muốn cầm lên xem thì phải hỏi "Em cho tôi xem được không?" (May I see it?) Chứ không phải ỷ là cô thầy thích là cầm bài vở của học sinh lên mà xem. Nếu học sinh không đồng ý thì mình cũng không được đụng tới. 


7. Luôn luôn tươi cười (smile) 

Đây là điều khuyến khích nên làm. Dĩ nhiên cô thầy phải thực hiện trước. Phải nói là trong 1 tiết học có lẽ khoảng 80% thời lượng cô thầy Mỹ luôn nở nụ cười với các em. 

Buổi sáng khi các học sinh tới trường hay tới lớp hầu như các cô thầy phải cười chào với học sinh trước. Việc chào nhau cũng giản dị và vui vẻ thôi, cũng giống như bạn bè chào nhau chứ không có lễ nghi gì cả. 

Học trò không phải đứng nghiêm cúi đầu chào cô thầy. Khi học trò vào trường gặp thầy hiệu trưởng không bắt buộc phải chào. Nhưng khi đi gần thầy hiệu trưởng quá thì nếu thích chỉ cần chào "Hi!" hay "Morning!" và nở một nụ cười, thế là đủ. Và thầy hiệu trưởng cũng cười chào lại như vậy. Có khi cô thầy đứng ở cửa lớp đón chào các em học sinh. Câu chào thường kèm theo tên ví dụ "Hi! John." "Morning! Mari" và học trò cũng chào lại "Hi!" hay "Morning!" và cả hai cùng trao nhau nụ cười, thế thôi. 

Khi học sinh vào lớp mà cô thầy đang ngồi ở bàn cô (thầy) giáo thì thường học sinh không chào vì cũng hơi xa. Trong trường hợp đó thường thì cô thầy cười chào các em học sinh trước, khi đó các em chào lại. Các thầy giáo lại thường hay chào học sinh nam nữ bằng cách "high five" hay "hit fits" đó là cách chào không chính thức nhưng rất phổ biến giữa những người có một sự quan hệ thân tình.

Quan hệ giữa hiệu trưởng, cô thầy giáo với học sinh rất là vui vẻ, bình đẳng. Ví dụ giờ ra chơi thầy hiệu trưởng và cô thầy nhiều khi chơi bóng rổ với học trò. Hay trong những buổi party trong trường cô thầy giáo cũng tham gia nhẩy múa (dancing) với học sinh như trong 2 hình dưới đây: 



Vào những dịp tiệc tùng, ví dụ Giáng Sinh, thường thì cô thầy tự bỏ tiền túi mua quà bánh đãi các em học sinh một bữa tiệc nhẹ, cũng chẳng tốn bao nhiêu nhưng tuyệt đối không bao giờ có chuyện học sinh biếu xén cô thầy những món quà hay số tiền lớn, thường chỉ là một tấm thiệp hay một cái kẹo trị giá $1 đô. Nhưng việc tặng quà cô thầy (nếu có) dù nhỏ bé cũng hoàn toàn do quan hệ cá nhân, không bắt buộc hay không hướng dẫn học sinh làm như thế. 

Đặc biệt Giáng sinh vừa qua một em học sinh gốc Việt biếu tôi một bì thư khi mở ra tôi thấy ngoài tấm thiệp còn có $50 đô, tôi ngạc nhiên vì số tiền đó là quá lớn trong đời sống Hoa Kỳ. Hôm sau tôi cũng phải tặng lại em $40 đô và tôi bảo em mang về đưa bố mẹ em thấy. Hai hình dưới đây là mấy cái bánh cô thầy bỏ tiền túi ra mua cho học sinh trong lớp mình phụ trách. 



Kết luận: 

Chắc chắn rằng ông Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo không thể tự quyền đưa vấn đề giảng dậy nhân quyền vào chương trình giáo dục. Nhưng ông có quyền ra lệnh bắt buộc cô thầy tại tất cả mọi trường, lớp trung tiểu học trên cả nước phải áp dụng (cho cả chính bản thân cô thầy giáo) bảng nội qui 7 điểm nêu trên cùng với quyền khiếu nại của phụ huynh ngay tức khắc trong ngày mai và báo cáo ông trong thời gian một tuần sau. 

Nếu ông Bộ trưởng Giáo Dục & Đào Tạo áp dụng biện pháp này ngay hôm nay thì chắc chắn không quá một tháng sau tất cả mọi tệ nạn học đường như cô thầy bạo hành thể xác hay tinh thần học trò, khủng bố tinh thần học trò để buộc các em phải tự nguyện tới xin học thêm với cô thầy của mình, học trò đánh trả cô thầy, hay phụ huynh tới trường dùng bạo lực với cô thầy sẽ không tồn tại.





Trung Quốc nói Kim Jong Un cam kết giải trừ hạt nhân Triều Tiên

Quan hệ Hoa Kỳ - Trung cộng

VNCH-Ngọc Trương (Danlambao) - Trong tháng 3, 2018, một số quyết định của chính phủ Trump về kinh tế, thương mại khiến Trung cộng phải lo lắng:

1/ Trump ký Sắc luật của Hành pháp ngày 12 tháng 3, 2018 không cho Broadcom Ltd, chiếm hữu không thân thiện (hostile takeover) bằng cách mua công ty Qualcomm Inc. trực tiếp từ các cổ đông (shareholder), tổng cộng trị giá 117 tỷ đô la US.

Theo đề nghị của CFIUS (Ủy ban phụ trách đầu tư ngoại quốc trên lãnh thổ Hoa Kỳ), nếu để Broadcom Ltd chiếm đoạt Qualcomm, sẽ bất lợi cho Hoa kỳ vẻ mặt an ninh quốc gia.

Qualcomm cung cấp chính cho Ngũ giác đài và đang nắm giữ nhiều hợp đồng mật của Hoa kỳ. Nhân viên Qualcomm đều qua điều tra an ninh trước khi được thu nhận.

Qualcomm thành lập năm 1985, trụ sở chính tại San Diego, California, hoạt động khắp thế giới với 33500 nhân viên, lợi tức ở mức 23.55 tỷ US, chuyên về mạng lưới điện thoại vệ tinh, sản xuất mạch điện tử bán dẫn (semi conductor), hoặc trung ương điện não (processor), điện thoại di động, điện thoại vệ tinh, dụng cụ truy tìm (tracking device - dùng vệ tinh xác định vị trí xe trên đường đi). Qualcomm cũng sản xuất nhu phẩm cho điện thoại di động.

Broadcom Ltd. công ty Mỹ, trụ sở tại Singapore, trụ sở hành chánh đặt tại San Jose, California. 

Nhân viên: 15700 người, lợi tức 13.24 tỷ US, sản xuất mạch bán dẫn loại số (digital) và loại analog cho hệ thống thông tin vô tuyến và hữu tuyến.

Theo nhận định của CFIUS, Broadcom sẽ cắt giảm mạnh mẽ phí tổn sản xuất, chắc chắn sẽ giảm chi phí Nghiên cứu và Phát triển (R&D) để có lợi trước mắt. 

Điều này làm lợi cho Huawei Technologies Co. Ltd của Trung cộng, giành ưu thế độc quyền nghiên cứu, phát triển 5G (5-generation wireless system - thế hệ thứ 5 thông tin vô tuyến). Hiện nay smart phone đang ở 4G (thế hệ thứ tư).

Chúng tôi có đề cập đến Huawei qua các bài trên DLB: 

- Huawei liên quan mật thiết đến ngành an ninh và chính phủ Bắc kinh. Huawei nằm trong danh sách các công ty TC đánh cắp thông tin mật về quân sự, thương mại của Hoa kỳ.

- Được đánh giá là một trong những công ty viễn thông quan trọng toàn thế giới. Sản phẩm gồm dụng cụ viễn thông, điện thoại thông minh, an ninh mạng lưới (cyber security), luu trữ tính toán trên mây (cloud computing). Tổng số bán năm 2017 trị giá 600 tỷ Yuan (95 tỷ US). 

- Lợi tức Huawei vượt hơn hãng Boeing, hay Home Depot, và vượt hơn cả lợi tức gộp của hai công ty Broadcom và Qualcomm cộng lại.


Broadcom và Qualcomm đều cộng tác với Huawei, cung cấp chip điện tử cho Huawei dùng trong sản phẩm, Qualcomm trong tháng 2/2018 vừa hoàn thành việc thử nghiệm kỹ thuật 5G cho dịch vụ di động. 

Một khi Broadcom chiếm hữu Qualcomm, thế giới phải mua trang bị viễn thông tân tiến của Huawei hoặc ZTE corp. mặc nhiên TC tha hồ thao túng thị trường sản phẩm điện tử tinh vi cao đẳng, bị gài thêm chip gián điệp, theo dõi, sao chép và truyền đi thông tin mật.

2/ Cũng trong tháng 3 năm 2018, ngày 22 Trump chấp thuận đánh thuế xuất lên hàng hoá nhập cảng từ TC mức 60 tỷ US. 

Các biện pháp nhằm trừng phạt TC đánh cắp kỹ thuật của Mỹ, hoặc đánh cắp sở hữu bản quyền từ các công ty tư nhân, đặc biệt trong lãnh vực kỹ thuật TC có lợi thế hơn kỹ thuật của Hoa kỳ.

Thoạt đầu, chính phủ Mỹ đồng ý tăng thuế xuất lên 30 tỷ US, riêng Trump muốn con số phải lên 60 tỷ US, đánh thuế vào sản phẩm hàng không, đường rầy loại mới, xe năng lượng kiểu mới và sản phẩm kỹ thuật cao.

Chính phủ Trump nhiều lần kêu gào con số 375 tỷ US nhập cảng thặng dư về phía Mỹ, cho đó là bằng chứng không công bằng thương mại giữa TC và Hoa kỳ.

Robert Lighthizer đại diện thương mại Hoa kỳ, trình bày trước Ủy ban Ngân sách Hạ viện rằng: “…về lâu dài việc nhập cảng thặng dư sẽ biến đổi thị trường và ảnh hưởng bất lợi cho kinh doanh và nhân công Mỹ.”

Phó Thủ tướng TC Han Zheng (Hàn Chính) kêu gọi - dù không nêu đích danh Trump - hợp tác kinh tế toàn cầu có lợi cho mọi phía, chiến tranh thương mại là điều bất lợi và nguy hại toàn cầu. 

Zheng vừa được bổ nhiệm vào vai trò toàn quyền hoạch định kinh tế, cho rằng TC có thể trả đũa với thuế xuất trị giá 3 tỷ US đánh vào thịt heo, ống thép không rỉ nhập cảng từ Mỹ. 

Tuy nhiên đó chỉ là lời đe dọa chung chung, TC hiện chưa có hành động hay sách lược cụ thể để trả đũa kinh tế Mỹ về thép và kỹ thuật.

Tưởng cũng nên nhắc lại từ năm 2017, Hoa kỳ từng phàn nàn TC đổ thép giá rẽ vào Mỹ, thậm chí dùng nhãn hiệu Việt Nam để lừa quan thuế Hoa kỳ.

Giới sản xuất thép Mỹ, một thời oanh liệt đứng đầu thế giới về số lượng thép xuất cảng đi khắp thế giới, ngày nay số nhà máy luyện thép từ 23 rơi xuống con số 5. 

Nhiều nhà máy luyện thép phải đóng cửa ngừng hoạt động, hoặc giảm thiểu sản xuất. Tính từ 2015, mất 3500 việc.

Loại nhôm tinh sạch cao để sản xuất phi cơ F35 và F18, cũng như làm vỏ cho xe bọc thép tác chiến cũng bị ảnh hưởng, hiện còn một xưởng duy nhứt trên đất Mỹ, Century Aluminum’s Hawesville ở Kentucky hoạt động chỉ 40% năng suất. 

Toàn thế giới chỉ có vài nhà máy luyện nhôm tinh sạch cao: Nga, Trung đông và China. Đối với Hoa kỳ, niềm tự hào sụt giảm và có nguy cơ đe dọa an ninh quốc phòng, vì áp lực của giới quân sự, kỹ nghệ gia ngành luyện kim, nên Trump phải ra tay bảo vệ kinh tế nước nhà.


Câu chuyện thương mại liên quan đến an ninh và chính trị chưa ngã ngũ, thời gian nữa mới thấy được hiệu quả biện pháp của Trump, có giúp dẫn tới sự nhân nhượng của TC, hầu đạt một thoả thuận tránh cho Hoa kỳ số nhập siêu hàng năm.

Nếu kinh tế Hoa kỳ sụp đổ (rất khó), chẳng những Mỹ chống đỡ, cả Âu châu và mấy anh bán dầu Ả rập cũng phải tương trợ, trong khi TC vẫn cần Hoa kỳ mua hàng và hơn thế nữa cần đồng đô la Mỹ ổn định, đồng Yuan vẫn dựa vào US đô la để trao đổi trên thị trường (currency peg).

3/ Trump không có kinh nghiệm chính trị, chưa bao giờ cầm quyền các chức vụ công cử, hay "xì" tin tức mật trên Twitter mặc cho các cộng sự ngăn cản, chính phủ Trump thay đổi nhân sự liền liền. Kẻ vào người ra, người bị cất chức, người bị sa thải. 

Thay đổi cuối cùng (?) trong tháng 3 liên quan đến cố vấn An ninh HR McMaster, tướng 3 sao Bộ binh, thay vào đó là John Bolton, 69 tuổi, ngoại giao kỳ cựu, từng làm Đại sứ Hoa kỳ tại LHQ thời TTh George W. Bush (con), được xếp vào loại theo chủ nghĩa quốc gia, bảo thủ cực đoan và diều hâu cứng rắn.

Bolton từng viết bài kêu gọi oanh tạc tiêu diệt Bắc Hàn. 

Đối với Iran ương ngạnh, Bolton muốn Do thái tấn công bằng nguyên tử vào xứ Hồi giáo điên cuồng, tránh rắc rối trong khu vực.

Tháng 5 năm 2018, Trump sẽ hội đàm với Kim Jong-Un, tháp tùng Trump sẽ là John Bolton chứ không ai khác, vai trò cố vấn An ninh quốc gia khiến ý kiến của Bolton phải được lắng nghe. 

Dư luận thế giới cho rằng bổ nhiệm Bolton, đồng nghĩa là:

"Trump muốn chiến tranh".

Ngày 12 tháng 5 sắp đến, Trump phải quyết định có tái thuận thỏa hiệp nguyên tử với Iran không. Âu châu muốn thêm vào điều khoản ngăn cấm Iran sản xuất hỏa tiễn đạn đạo, trong khi Iran cho rằng ngoại quốc không đầu tư vào vì lời lẽ đe dọa của Trump. 

Trump từng nói phải hủy bỏ thoả hiệp. Sự hiện diện của John Bolton bên cạnh Trump, tay diều hâu cực đoan lâu đời, Iran phải dè chừng những lời "to nhỏ" của Bolton rót vào tai Trump.

John Bolton, tân cố vấn An ninh từ 9 tháng 4, 2018.

Có lẽ chúng ta chưa quên ảnh hưởng của cố vấn An ninh của Nixon (H. Kissinger) vào cuộc chiến tranh và sự bỏ rơi Việt Nam như thế nào.

John Bolton sẽ ngồi vào chiếc ghế đó ngày 9 tháng 4, 2018.

Chờ xem những biến chuyển kinh tế, an ninh, chính trị thế giới sắp đến.

Inline image
Trên Diễn đàn ảo này chúng ta thường đọc được những lời viết phê phán người khác, một tổ chức khác một cách rất bất công, mà hình như những người thích xét đoán người khác là chỉ là loại thích muốn tỏ cái ta giỏi hơn, tốt hơn, đúng hơn người khác.
Nhưng thực tế thì toàn những loại bất tài, tâm địa bẩn thỉu độc ác luôn sợ bị chê bai nên khi có một dịp nào là loại người này thường hay lên tiếng phê phán trước nhất, nhưng không có tính cách xây dựng mà toàn là luận điệu đả phá, chê bai, lên án chứ không hề theo dõi, tìm hiểu theo dõi cho cặn kẽ trước khi kết án người khác.
Câu chuyện Ông Bác Sĩ "đau khổ" dưới đây bị xét đoán vội vàng, liệu có làm cho những kẻ thích lên án, phê phán người khác một cách hồ đồ biết động tâm suy nghĩ không ?.
LQH

From: NANCY DANG <nancydang05@yahoo.com>
 
NANCY  DANG

-
From: Duc Nguyen <dukepn09@gmail.com>
 
ĐỪNG VỘI XÉT ĐOÁN

Vừa nhận được điện thoại, bác sĩ vội vã tới bệnh viện. Ông khoác vội trang phục giải phẩu và tới ngay phòng mổ. Lúc đó, người cha của cậu bé sắp sửa được mổ đang ngồi đợi tại cửa phòng.
Vừa nhìn thấy bóng bác sĩ, người cha nói ngay:
"Tại sao giờ này ông mới đến ? Ông không hay biết con trai tôi đang rất nguy kịch sao ? Thực lòng ông có trách nhiệm nghề nghiệp không vậy ?”
Bác sĩ điềm tĩnh trả lời:
"Thật xin lỗi, lúc này không phải ca tôi trực nên tôi không có mặt tại bệnh viện. Thế nhưng vừa nhận được điện báo tôi đến ngay đây… Và lúc này tôi muốn tịnh tâm một chút để chuẩn bị ca mổ”.
Người cha giận dữ:
"Tịnh tâm à ? Giả như con của ông đang nằm trong phòng cấp cứu thì ông có tịnh tâm được không ? Nếu như con trai ông sắp chết, ông sẽ làm gì ?”
Vị bác sĩ lại mỉm cười trả lời:
"Tôi sẽ nói điều mà ông Gióp đã nói trong Kinh Thánh: ‘Thân trần truồng sinh từ bụi đất, tôi sẽ trở về bụi đất thân trần truồng. Chúa đã sinh ra, Chúa lại lấy đi, xin chúc tụng Chúa’. Các bác sĩ chúng tôi không có khả năng giữ lại mạng sống. Ông hãy đi và cầu nguyện cho con trai ông. Chúng ta sẽ nỗ lực hết mình và cậy trông vào ân sủng Thiên Chúa”.
Người cha hậm hực phàn nàn:
"Hừm ! Khuyên lơn người khác khi mà bản thân mình chẳng dính dáng gì xem ra quá dễ dàng”.
Cửa phòng mổ khép lại. Vị bác sĩ miệt mài vài giờ liền trong phòng mổ. Và cuối cùng ông đã bước ra trong niềm hạnh phúc:
"Cảm tạ Chúa. Con trai ông đã được cứu. Nếu muốn biết thêm chi tiết, ông hãy hỏi cô ý tá vừa giúp tôi mổ cho bé nhé”.
Không chờ câu trả lời của người cha, vị bác sĩ vội vã rời khỏi bệnh viện.
Vừa thấy bóng cô y tá xuất hiện, người cha nói ngay:
"Loại người gì mà lại cao ngạo đến như thế kia chứ ! Thậm chí ông ta không thèm dành ra vài giây trả lời cho tôi biết tình trạng con trai tôi”.
Cô y tá cúi xuống, nghẹn ngào xúc động, chậm rãi trả lời:
"Con trai duy nhất của bác sĩ ấy vừa mới qua đời hôm qua do một tai nạn. Hôm nay ông ta đang lo tang sự cho cậu con trai. Thế nhưng vừa nhận được điện báo bác sĩ ấy đã vội tới ngay để cứu con trai ông. Bây giờ thì ông ấy phải trở về tiếp tục lo hậu sự cho đứa con yêu quý của mình”.
Người cha đứng lặng người, không nói thêm được một lời nào nữa. Ông ta đã khóc vì hối hận !
Đừng vội xét đoán và kết án ai. Vì bạn không biết cuộc sống của họ thế nào, điều gì đang diễn ra trong tâm hồn họ, và những gì họ đang phải nỗ lực vượt qua. “Anh em đừng xét đoán…” Chúa Giêsu đã chẳng dạy ta như thế sao?
Lm. Jac. THẾ HANH
Inline image 1

‘Thiên đường’ hàng nghìn cây hoa sen đá của mẹ Việt ở Mỹ

Khu vườn trước nhà của cô Lê Thị Yêu vô cùng đặc biệt bởi ở đó, mọi người không chỉ được ngắm hàng nghìn cây hoa sen đá xanh tươi mà còn được ngắm những tác phẩm nghệ thuật, những tiểu cảnh kết hợp cùng sen đá được sáng tạo từ bàn tay khéo léo của cô.
Cô Lê Thị Yêu hiện đang sinh sống ở một tiểu bang của California (Hoa Kỳ). Sống tại đây 17 năm thì có tới 7 năm say sưa với niềm đam mê chăm chút, cải tạo khu vườn trước nhà. Bởi thế, ai có dịp đến đây cũng sẽ vô cùng bất ngờ khi ngắm nhìn khu vườn vô cùng đặc biệt với hàng nghìn cây hoa sen đá.
Thời gian đầu mới sang Mỹ, cô Yêu gác niềm đam mê yêu thiên nhiên, thích trồng cây của mình để lo chăm sóc con cái. Khi cuộc sống đã dần ổn định, một lần nữa niềm đam mê ấy lại được nhen nhóm. Cô đã dành thời gian để bắt tay cho “dự án” yêu thích của chính mình.
Cô Lê Thị Yêu bên khu vườn đẹp như trong mơ với đủ các loài hoa sen đá.
Góc nhỏ trước thềm nhà xinh đẹp với tiểu cảnh cô Yêu tự tạo.Cô Yêu say mê tạo tiểu cảnh.Góc sen đá như tấm thảm rực rỡ trước nhà.
Những ngày đầu, cô Yêu mua đất gạch về tự tay thiết kế và trồng những cây hoa sen đá mà mình yêu thích. Cũng vì yêu thích, hoa sen đá cứ nhân lên, cây mẹ đẻ cây con, cô lại dành thời gian tách cây và trồng thêm tạo nên nhiều tiểu cảnh đẹp cho khu vườn của gia đình.
Trong khu vườn đủ loại sen đá ấy, cô Yêu thích nhất là hoa sen đá thạch ngọc. Cô cho biết, đây là loài cây vô cùng đặc biệt vì lá nếu được chăm sóc đầy đủ thì cây sẽ đẹp, đẻ nhiều nhánh và lá ửng đỏ. Lúc đầu cô chỉ mua vài nhánh nhỏ, sau đó mọc lan ra ngày càng nhiều khiến những góc vườn có sự hiện diện của loài sen đá này càng thêm nổi bật.
Khu vườn vô cùng ấn tượng.Sen đá được chăm sóc đầy đủ nên đẻ nhánh, đẻ cây con khá nhiều.
Khoảng sân nhỏ được bày biện với nhiều tiểu cảnh.
Khu vườn có khoảng hơn 10 loại, trong đó có 2 loại phát triển mạnh mẽ nhất vì sân rộng nên cây dễ dàng đẻ nhánh, đẻ cây con. Hàng ngày, ngoài việc chăm sóc gia đình, làm nail tại cửa hàng, trông cháu ngoại thì cô Yêu lại dành thời gian cho khu vườn. Với những ngày quá bận rộn, cô lại tranh thủ buổi tối đi làm về tưới nước, tỉa lá cho cây trong vườn.
Cô Yêu kể lại: “Trồng sen đá không mấy khó khăn vì chỉ cần trộn một ít cát vào đất là cây có thể phát triển tốt vì ưa khô cằn. Tuy nhiên, có những đợt hạn hán, cây trong vườn ủ rũ thiếu sức sống, cô đã lén lút giấu ông xã lấy nước tưới cho cây. Nhưng giờ đây khi ngắm nhìn thành quả là một khu vườn đẹp như tranh vẽ, hiểu hơn về niềm đam mê của vợ, chú đã dành thời gian phụ cô chăm sóc khu vườn”.
Bên cạnh khu vườn và khoảng hiên trước nhà đẹp duyên dáng với sắc màu hoa sen đá, cô Yêu còn dành thời gian tạo nên những tiểu cảnh sen đá giúp khu vườn thêm sinh động, bắt mắt.
Yêu loài hoa có sức sống mãnh liệt ngay cả khi thời tiết khắc nghiệt nhất nên cô luôn dành thời gian chăm sóc chúng, để được ngắm những loài cây ấy lớn lên, như tiếp thêm nhiều năng lượng và mang đến nhiều niềm vui cho cuộc sống của gia đình cô mỗi ngày.

Facebook cấp tốc đưa ra hướng dẫn người dùng cách tự bảo vệ tài khoản

ictnews
Theo đại diện Facebook tại Việt Nam, trước thực tế có nhiều người dùng gặp khó khăn khi tìm phần cài đặt và các công cụ bảo mật quan trọng, mạng xã hội này đưa ra loạt cập nhật, hướng dẫn nhằm giúp kiểm soát tài khoản tốt hơn.
  • Facebook nói không lấy thông tin cuộc gọi, tin nhắn của người dùng đem bán
  • Cách ngăn chặn Facebook ghi lại cuộc gọi và tin nhắn người dùng
  • Facebook vừa ra công nghệ mới giúp ngăn chặn lừa đảo tài chính

  • Facebook đang nỗ lực củng cố niềm tin của người dùng
    Với những cập nhật mới nhất, Facebook giúp cho phần Điều khiển (Controls) dễ tìm kiếm và sử dụng hơn, toàn bộ phần cài đặt trên thiết bị di động được thiết kế lại cho dễ tìm hơn.
    Thay vì các lựa chọn cài đặt dàn trải trên gần 20 trang, người dùng có thể truy cập tại một nơi duy nhất. Facebook cũng xóa bỏ những cài đặt đã lỗi thời để những hướng dẫn về thông tin có thể và không thể chia sẻ với các ứng dụng được trình bày rõ ràng.
    Ngoài việc đơn giản hóa phần cài đặt, người dùng cũng phản hồi rằng những thông tin về bảo mật, an ninh và quảng cáo nên dễ dàng được tìm thấy hơn. Do đó phím tắt quyền riêng tư mới là nơi người dùng có thể kiểm soát dữ liệu của mình chỉ bằng vài thao tác, với những giải thích rõ ràng hơn về cách của Facebook điều khiển các hoạt động.
    Trải nghiệm giờ đây trở nên trực quan, rõ ràng và dễ tìm hơn. Từ đó người dùng có thể điều chỉnh cho tài khoản của mình an toàn hơn.
    Người dùng có thể thêm nhiều lớp bảo vệ cho tài khoản như xác thực hai yếu tố. Khi bật tính năng này, nếu ai đó cố gắng đăng nhập vào tài khoản từ thiết bị mà Facebook không nhận ra, Facebook sẽ gửi cho người dùng yêu cầu xác nhận xem đó có phải là “chính chủ” hay không.
    Quản lý những ai có thể xem bài đăng và thông tin, kiểm soát thông tin cá nhân. Người dùng có thể xem lại những gì họ đã chia sẻ và xóa chúng nếu muốn, bao gồm những bài đăng mà họ chia sẻ hoặc tương tác, những yêu cầu kết bạn và những điều đã tìm kiếm trên Facebook.
    Cũng theo Facebook, một chính sách để giải thích những dữ liệu Facebook thu thập và sử dụng là điều cần thiết, nhưng sẽ hữu ích hơn khi người dùng có thể xem và quản lý thông tin của mình.
    Một số người muốn xóa những điều họ đã chia sẻ trong quá khứ, trong khi những người khác chỉ tò mò về thông tin của họ trên Facebook. Vì vậy Facebook ra mắt Truy cập thông tin của bạn (Access Your Information), đây là cách an toàn để mọi người có thể truy cập và quản lý thông tin của mình, như các bài đăng, biểu tượng cảm xúc, bình luận và những điều họ đã tìm kiếm.
    Facebook cũng hỗ trợ việc tải xuống những điều người dùng đã chia sẻ một cách dễ dàng hơn. Người dùng có thể tải xuống một bản sao bảo mật và thậm chí có thể chuyển nó sang một dịch vụ khác. Bao gồm các hình ảnh đã tải lên, các địa chỉ liên lạc đã lưu trữ trong tài khoản, các bài đăng trên dòng thời gian và những thông tin khác.
    Trong thời gian tới, Facebook sẽ đề xuất những cập nhật trong các điều khoản dịch vụ, bao gồm những cam kết đối với người dùng. Facebook cũng sẽ cập nhật chính sách dữ liệu để giải thích rõ hơn về những dữ liệu nào nền tảng thu thập và cách thức sử dụng dữ liệu đó.
    “Đây là những cập nhật về sự minh bạch, không phải về những quyền mới để thu thập, sử dụng hoặc chia sẻ dữ liệu”, Facebook bày tỏ.
    Nguyên Đức

Không có nhận xét nào: