TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018



TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP


Ns Tuấn Khanh: Những gì còn lại…

Trong đám tang của Chris Kyle, tay bắn tỉa lừng danh nhất nước Mỹ, qua đời năm 2015 ở Texas, người ta nhìn thấy chiếc xe tang đi qua một đoạn đường dài hơn 300 cây số mà suốt hai bên đường, luôn có người dân đứng vẫy cờ hoặc nghiêm chào tiễn biệt.
Related image
Đó là một hình ảnh xúc động hiếm có về cái chết của một con người. Chris Kyle là người lính SEAL (Biệt Hải) được ca ngợi như một thiên thần hộ mạng vì đã cứu cả trăm đồng đội của mình trên chiến trường Trung Đông nhờ tài bắn tỉa. Anh giải ngũ, trở về nước và sau đó chết như một người lính.
Rằm tháng Giêng Mậu Tuất, tức ngày 2/3/2018 tại Sài Gòn, đám tang của nhạc sĩ, đại tá Nguyễn Văn Đông cũng xuất hiện một cảnh tượng xúc động tương tự. Khi lễ di quan diễn ra, nhiều người đàn ông mặc thường phục, không ai bảo ai, đã bất ngờ đưa tay lên chào theo kiểu nhà binh. Thấp thoáng trong những hàng khác, cũng có những cá nhân im lặng đưa tay chào, không cần hiệu lệnh. Hầu hết đó là những cựu thiếu sinh quân VNCH cùng trường với ông, và những người khác là cựu quân nhân đã chào tiễn biệt ngài đại tá Chánh Văn phòng của Tổng Tham mưu Phó quân lực Việt Nam Cộng Hòa về nơi an nghỉ cuối cùng.
Hàng người đứng chào theo kiểu nhà binh trước đám tang của nhạc sĩ – đại tá Nguyễn Văn Đông, đem lại niềm xúc động lạ thường, tương tự như hình ảnh tiễn xe tang của Chris Kyle. Nhưng có lẽ còn đặc biệt hơn với câu chuyện Việt Nam, khi mọi thứ về con người và hệ thống của chính quyền miền Nam bị săn lùng, giam giữ và hủy diệt nhiều năm, nhưng vẫn ẩn khuất đâu đó, rồi bất ngờ hiển lộ.
Nhưng ngoài âm nhạc, vẫn còn đôi chuyện về đại tá Nguyễn Văn Đông chưa được nói hết. Bài viết này là những gì còn lại, chưa kể, sau cuộc tiễn đưa đó.
Image result for ĐÁM TANG ns nGUYỄN vĂN đÔNG, SAIGON
Đọc tiểu sử cá nhân sau năm 1975, người ta chỉ biết ngắn gọn rằng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đi trại tù của Nhà nước Bắc Việt trong 10 năm, và sau đó không đi Mỹ theo diện H.O (Humanitarian Operation). Đó là một chiến dịch nhân đạo do tổng thống Mỹ Ronald Reagan bật đèn xanh nhằm giải thoát hàng trăm ngàn quân nhân cựu quân nhân VNCH bị đưa đi tù, dưới danh nghĩa cải tạo (Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program). Mọi thứ về cuộc đời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, lâu nay vẫn được mô tả thoáng qua, y như cách mà báo chí Nhà nước đưa tin ông mất. Ấy vậy mà vài ngày sau đám tang, nhiều tờ báo vẫn còn bị khiển trách vì đã có thái độ trân trọng thái quá với một “sĩ quan ngụy”.
Năm 1975, ngay sau khi đại tá Nguyễn Văn Đông ra trình diện, dù được chính quyền quân quản tuyên bố là chỉ đi “học tập tư tưởng mới” trong vài tháng. Thế nhưng, sự thật sau đó là 10 năm dài tù đày ở trại Suối Máu, Biên Hòa. Cho đến sau năm 1980 thì đưa về Chí Hòa. Đại tá Nguyễn Văn Đông được trả về nhà vào năm 1985 để được chết ở nhà, theo chính sách khoan hồng của cách mạng. Bà Nguyệt Thu, vợ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kể rằng khi chia tay ông 10 năm trước, bà vẫn còn nhớ hình dáng một người đàn ông gầy nhưng khỏe mạnh, để rồi khi nhận lại ông, thì lúc đó gần như chỉ là một cái xác, chỉ còn thoi thóp.
Image result for ĐÁM TANG ns nGUYỄN vĂN đÔNG, SAIGON
Bà Nguyệt Thu, vợ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kể lại rằng gia đình lúc đó chỉ còn đợi ngày để chôn ông, vì do ông mang quá nhiều căn bệnh cũng như thuốc men lại quá đắt đỏ và khan hiếm vào thời đó.
Rồi nhiều năm sau, ông sống lại như một kỳ tích, khỏe mạnh. Hai người im lặng sống trong căn nhà nhỏ chỉ có đôi vợ chồng già, không con cái, không nhiều sinh hoạt với xã hội. Bà Nguyệt Thư nói rằng cho đến nhiều năm sau khi ông được thả về, bà vẫn còn khả năng sinh con nhưng ông không còn có thể. Vì vậy hai người đã chọn sống cô đơn cùng nhau đến ngày chung cuộc.
Lời của bà kể như tiếng chuông chùa xa xăm về một nỗi đau không lời. Về với ông được 2 năm, thì bà bị chia cắt với đại tá bởi 10 năm tù không hề tòa án, cũng như không hề có lời giải thích. Khi được trả về nhà, thì ông đã như một phế nhân.
Bà nói rằng không muốn sinh con vì ông quá yếu. Nhưng cũng có thể bà không muốn có một đứa con, bởi cuộc sống như ác mộng mà bà và ông trải qua, nếu có đơm hoa kết trái thì chắc cũng không thể có được lúc tỏa hương.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông bị đưa đến trại Suối Máu ngay sau khi trình diện. Thực tế là trại này tên là trại Tân Hiệp, Biên Hòa, từng là nơi giam giữ các binh sĩ Bắc Việt chờ trao trả theo các thỏa ước. Tên Suối Máu là do các tù nhân sau năm 1975 gọi thành quen mặc dù bị quản giáo cấm. Bởi năm 1968, cuộc đột kích thất bại ở cứ điểm này, mà dân trong vùng mô tả máu dân thường và của hai bên Nam Bắc chảy như suối, từ đó mà thành tên.
Trại Suối Máu giam giữ khoảng 5000 người, chia làm năm trại theo ký hiệu K. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ở K5.
Chỉ một năm ở trại này, do điều kiện giam giữ và ăn uống khắc nghiệt, không chỉ đại tá Nguyễn Văn Đông mang bệnh, mà rất nhiều người cũng đổ ra đủ thứ bệnh từ nội khoa đến ngoại khoa. Mà thuốc thì chủ yếu là một loại dược phẩm dân tộc được bào chế ở miền bắc có tên là Xuyên Tâm Liên. Bệnh gì cũng uống một loại ấy.
Image result for ĐÁM TANG ns nGUYỄN vĂN đÔNG, SAIGON
Nhà văn Hà Thúc Sinh, tác giả của tác phẩm Đại Học Máu, đã kể rằng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vì bị mang bệnh ghẻ nhầy nhụa kỳ lạ, khiến cả mảng lưng của ông lở loét. Đã vậy nhiều chứng bệnh khác như đau bao tử, thấp khớp, huyết áp… ập tới hành hạ ông liên tục nhiều năm. Vào lúc thập tử nhất sinh, anh em khiêng lên trạm xá được ít bữa thì y tá ở đó đuổi về. Lý do là ở bệnh xá không có thuốc điều trị, cũng như cho về thì khỏi mang trách nhiệm.
Nhà văn Hà Thúc Sinh viết rằng mấy người bạn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông khiêng ông ra hố nước để tắm lại sau nhiều ngày nằm liệt, như một cách giúp duy nhất có thể. Nhưng do phải đi lao động nên mọi người chỉ kịp nhìn thấy ông Nguyễn Văn Đông nằm sấp trên mặt đất, chứ không còn đứng nổi, cố múc nước rồi nằm quơ quào cố tắm rửa một mình như vậy.
Nói về sáng tác trong giai đoạn đó, đại tá Nguyễn Văn Đông đã cố giữ lại cảm hứng của mình trong những năm đầu bị tù, vì nghĩ rằng cùng lắm 2-3 năm gì đó sẽ ra. Nhưng rồi dần dần mọi thứ thui chột theo sức khỏe và niềm hy vọng. Ngay lúc bệnh đã nặng, nhưng phát hiện tù nhân Đỗ Văn Phúc là em họ của ca sĩ Duy Khánh cũng bị tù chung trại, ông đã vui đến mức sáng tác lại. Cảm mến giọng hát của người này mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông viết riêng một bài hát để tặng, có tựa đề là “Sài Gòn trong trái tim tôi”. Tác phẩm này, giờ chắc đã tuyệt bút, chỉ còn được nhắc lại với đôi ba câu với những ai từng nghe qua như “Sài Gòn tiếc nuối không thôi, Hà Nội héo hắt răng môi, cho nhớ thương vời vợi. Ôi, Sài gòn trong trái tim tôi…”
Image result for BÀ tHU nGUYỆT VỢ NS nGUYỄN vĂN đÔNG
Bà Thu Nguyệt (bên phải)
Năm 1985, khi khiêng ông về nhà, bà Nguyệt Thu nói rằng không nghĩ ông sống qua được năm đó. Sự tuyệt vọng tràn ngập đến mức khi nhận được hồ sơ ghi danh đi chương trình H.O ngay trong nhóm đầu, ông đã từ chối vì muốn được chết trên quê hương mình. Bà cũng thuận theo ý ông. Ấy vậy mà với sự chăm sóc nhẫn nại và yêu thương của người vợ hiền, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã chậm chạp sống lại một lần nữa, cho đến ngày buộc phải chia tay trần thế.
Khác với cuộc đưa tiễn người lính Chris Kyle, buổi chia tay nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông không có nhiều người khóc. Chỉ có những cánh tay đưa lên, im lặng chào đưa tiễn ông. Động tác rất quen thuộc khiến những người xa lạ nhau như gần lại. Có điều gì đó dâng lên trong suy nghĩ, đầy xúc động. Quả là có những triều đại nguy nga lộng lẫy, nhưng mọi thứ đã không còn. Nhưng cũng có những chế độ đã mất nhưng con người và tinh thần quốc gia thì còn sống mãi.
Ns Tuấn Khanh


Thứ hạng các tiểu bang nơi Giấc mơ Mỹ có thể trở thành hiện thực

Mỹ
Khu resort Núi Cranmore ở New Hampshire, tiểu bang nhiều cơ hội nhất để hoàn thành Giấc mơ Mỹ. (Ảnh: Facebook)
Giấc mơ Mỹ đã chết. Hoặc có thể nó đang phát triển mạnh mẽ. Điều đó có lẽ phụ thuộc vào người bạn gửi gắm yêu cầu và nơi họ sinh sống. Giấc mơ Mỹ và làm gì để đạt được nó đã biến đổi theo thời gian.
Ở một số tiểu bang, Giấc mơ Mỹ sống động hơn nhiều so với những bang khác. Ít nhất, đó là kết luận của tạp chí US News, xếp hạng các tiểu bang về cơ hội hoàn thành Giấc mơ Mỹ dựa trên dữ liệu từ McKinsey & Company.
Cơ hội là 1 trong 8 yếu tố để tạp chí US News xếp hạng cho các tiểu bang tốt nhất. Trên thực tế, những người tham gia khảo sát coi cơ hội là thước đo quan trọng thứ tư trong phương pháp luận của bảng xếp hạng.
Để xác định xếp hạng, mỗi bang được đo bằng nhiều chỉ số phù hợp với 3 tiêu chí: cơ hội kinh tế, bình đẳng và khả năng chi trả. Hai tiêu chí sau chiếm 40% cân nhắc/tiêu chí, trong khi khả năng chi trả chiếm 20%.
Sự bất bình đẳng về thu nhập, thu nhập trung bình của hộ gia đình, tỷ lệ đói nghèo, và tỷ lệ mất an ninh lương thực dùng để đánh giá cơ hội kinh tế cho mỗi tiểu bang. Bình đẳng được đo lường thông qua giáo dục, việc làm, và khoảng cách thu nhập dựa trên giới tính, chủng tộc, và tàn tật. Chi phí sinh hoạt và nhà ở được tính bằng khả năng chi trả.
Các bang miền Nam – cả ở vùng cực  Nam và phía Tây Nam – đều có tình trạng  xếp hạng cơ hội kinh tế là kém. Những bang đi đầu trong bảng xếp hạng cũng như vậy, dù khả năng chi trả là tương đối. Tiểu bang có giá cả phải chăng nhất nằm ở giữa bảng danh sách- thứ 25.
Dưới đây, hãy thử nhìn xem những tiểu bang nào có thể mang lại cơ hội tốt nhất để hoàn thành Giấc mơ Mỹ.
50. Louisiana
Cơ hội kinh tế: 49
Bình đẳng: 42
Khả năng chi trả: 19
LouisianaLouisiana (Ảnh: Megastealer/Wikimedia Commons)
49. Mississippi
Cơ hội kinh tế: 50
Bình đẳng: 27
Khả năng chi trả: 13
48. Alabama
Cơ hội kinh tế: 48
Bình đẳng: 39
Khả năng chi trả: 17
47. Texas
Cơ hội kinh tế: 37
Bình đẳng: 45
Khả năng chi trả: 24

46. ​​CaliforniaCơ hội kinh tế: 30
Bình đẳng: 22
Khả năng chi trả: 49
45. Arizona
Cơ hội kinh tế: 38
Bình đẳng: 37
Khả năng chi trả: 34
ArizonaArizona (Ảnh: Shutterstock)
44. New Mexico
Cơ hội kinh tế: 46
Bình đẳng: 17
Khả năng chi trả: 27
43. New York
Cơ hội kinh tế: 35
Bình đẳng: 5
Khả năng chi trả: 48
42. Idaho
Cơ hội kinh tế: 28
Bình đẳng: 48
Khả năng chi trả: 25
41. Arkansas
Cơ hội kinh tế: 47
Bình đẳng: 19
Khả năng chi trả: 12
40. Bắc Carolina
Cơ hội kinh tế: 43
Bình đẳng: 24
Khả năng chi trả: 23
North CarolinaNorth Carolina (Ảnh: Shutterstock/digidreamgrafix)
39. Nam Carolina
Cơ hội kinh tế: 36
Bình đẳng: 28
Khả năng chi trả: 26
38. Oklahoma
Cơ hội kinh tế: 39
Bình đẳng: 44
Khả năng chi trả: 6
37. Montana
Cơ hội kinh tế: 31
Bình đẳng: 41
Khả năng chi trả: 32
36. Florida
Cơ hội kinh tế: 40
Bình đẳng: 8
Khả năng chi trả: 37
35. Utah
Cơ hội kinh tế: 7
Bình đẳng: 50
Khả năng chi trả: 30
Utah Utah (Ảnh: Aqua Mechanical/Flickr)
34. Đảo Rhode
Cơ hội kinh tế: 23
Bình đẳng: 30
Khả năng chi trả: 42
33. Georgia
Cơ hội kinh tế: 42
Bình đẳng: 13
Khả năng chi trả: 16
32. Oregon
Cơ hội kinh tế: 24
Bình đẳng: 20
Khả năng chi trả: 45
31. Tennessee
Cơ hội kinh tế: 41
Bình đẳng: 11
Khả năng chi trả: 21
30. Kentucky
Cơ hội kinh tế: 45
Bình đẳng: 6
Khả năng chi trả: 8
Kentuckey Kentucky (Ảnh: silicon640c/Flickr)
29. Connecticut
Cơ hội kinh tế: 19
Bình đẳng: 34
Khả năng chi trả: 41
28. Colorado
Cơ hội kinh tế: 12
Bình đẳng: 38
Khả năng chi trả: 43
27. Washington
Cơ hội kinh tế: 16
Bình đẳng: 32
Khả năng chi trả: 44
26. Maine
Cơ hội kinh tế: 25
Bình đẳng: 16
Khả năng chi trả: 36
25. Ohio
Cơ hội kinh tế: 34
Bình đẳng: 29
Khả năng chi trả: 1
OhioOhio (Ảnh: f11photo/Shutterstock)
24. South Dakota
Cơ hội kinh tế: 20
Bình đẳng: 46
Khả năng chi trả: 11
23. West Virginia
Cơ hội kinh tế: 44
Bình đẳng: 4
Khả năng chi trả: 9
22. Illinois
Cơ hội kinh tế: 22
Bình đẳng: 31
Khả năng chi trả: 22
21. Missouri
Cơ hội kinh tế: 32
Bình đẳng: 23
Khả năng chi trả: 10
20. Michigan
Cơ hội kinh tế: 33
Bình đẳng: 21
Khả năng chi trả: 4
MichiganMichigan (Ảnh: Maria Dryfhout/Shutterstock)
19. Nevada
Cơ hội kinh tế: 27
Bình đẳng: 7
Khả năng chi trả: 38
18. Hawaii
Cơ hội kinh tế: 4
Bình đẳng: 10
Khả năng chi trả: 50
17. North Dakota
Cơ hội kinh tế: 5
Bình đẳng: 49
Khả năng chi trả: 15
16. Pennsylvania
Cơ hội kinh tế: 26
Bình đẳng: 26
Khả năng chi trả: 18
15. Wyoming
Cơ hội kinh tế: 9
Bình đẳng: 43
Khả năng chi trả: 29
WyomingWyoming (Ảnh: Shutterstock)
14. Massachusetts
Cơ hội kinh tế: 8
Bình đẳng: 15
Khả năng chi trả: 47
13. Nebraska
Cơ hội kinh tế: 17
Bình đẳng: 47
Khả năng chi trả: 5
12. Kansas
Cơ hội kinh tế: 21
Bình đẳng: 40
Khả năng chi trả: 7
11. Indiana
Cơ hội kinh tế: 29
Bình đẳng: 35
Khả năng chi trả: 2
10. New Jersey
Cơ hội kinh tế: 10
Bình đẳng: 25
Khả năng chi trả: 40
New Jersey
(Ảnh: mandritoiu/Shutterstock)
9. Virginia
Cơ hội kinh tế: 13
Bình đẳng: 12
Khả năng chi trả: 31
8. Wisconsin
Cơ hội kinh tế: 11
Bình đẳng: 33
Khả năng chi trả: 14
7. Delaware
Cơ hội kinh tế: 14
Bình đẳng: 9
Khả năng chi trả: 28
6. Vermont
Cơ hội kinh tế: 18
Bình đẳng: 2
Khả năng chi trả: 33
5. Alaska
Cơ hội kinh tế: 2
Bình đẳng: 18
Khả năng chi trả: 46
Alaska Alaska (Ảnh:Flickr/Joseph)
4. Iowa
Cơ hội kinh tế: 15
Bình đẳng: 3
Khả năng chi trả: 3
3. Minnesota
Cơ hội kinh tế: 6
Bình đẳng: 14
Khả năng chi trả: 20
2. Maryland
Cơ hội kinh tế: 3
Bình đẳng: 3
Khả năng chi trả: 39
MarylandMaryland (Ảnh: m01229/Flickr)
1. New Hampshire
Cơ hội kinh tế: 1
Bình đẳng: 1
Khả năng chi trả: 35
An Tuệ

Trung Quốc và ASEAN tổ chức nhóm họp về Biển Đông tại Nha Trang

Ông Lục Khảng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ảnh: VOAÔng Lục Khảng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ảnh: VOA
Trung Quốc và các quốc gia thuộc Hiệp hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN,  vừa tổ chức họp Nhóm Công Tác Chung Lần Thứ 23 từ ngày 01 đến ngày 02 tháng 03 tại thành phố Nha Trang, về việc thực hiện Tuyên Bố Cách Ứng Xử Của Các Bên Tại Biển Đông, với hy vọng có thể hoàn tất Bộ Quy Tắc Ứng Xử Tại Biển Đông. Tân Hoa Xã trích dẫn lời ông Lục Khảng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc,  nói trong một cuộc họp báo ngày28/2 rằng, các bên liên quan sẽ trao đổi quan điểm về việc thực hiện Tuyên Bố Cách Ứng Xử Của Các Bên Tại Biển Đông, thúc đẩy hợp tác hàng hải cũng như tư vấn về Bộ Quy Tắc Ứng Xử.
Nha Trang, nơi tổ chức họp giữa Trung Quốc và ASEAN. Ảnh: Sassy Hong KongNha Trang, nơi tổ chức họp giữa Trung Quốc và ASEAN. Ảnh: Sassy Hong Kong
Cũng theo lời ông Lục Khảng, tình hình hiện nay trên Biển Đông đã ổn định “nhờ nỗ lực của Trung Quốc, và các nước khác trong khu vực.” Ông nói thêm rằng Trung Quốc và các nước ASEAN có ý chí và sự tự tin, để tiếp tục đối thoại và hợp tác, nỗ lực đạt được nhiều tiến bộ hơn cũng như củng cố việc cải thiện tình hình trong khu vực. Trang Moneycontrol của Ấn Độ, trích dẫn lời đặc phái viên Tôn Sinh Thành của Việt Nam nhận định như sau:  Tình hình Biển Đông vẫn “phức tạp.” Việc khởi động đàm phán về Bộ Quy Tắc Ứng Xử là “một bước tích cực.” Theo giám đốc Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á, không có dấu hiệu gì chứng tỏ Trung Quốc muốn đàm phán một cách nghiêm túc. Nếu các nước khác ngưng hành động trên Biển Đông, Bắc Kinh vẫn tiếp tục quân sự hóa khu vực để giành lợi thế.
Ảnh: InfonetẢnh: Infonet

Chợ Tết VN & Thế hệ hậu duệ

 
Có lẽ thế hệ cha anh trong cộng đồng người Việt tị nạn hải ngoại trên toàn thế giới nói chung đã đến lúc an tâm mà trao trọng trách bảo tồn văn hóa ngàn đời cho thế hệ con cháu của mình. Chúng tôi muốn dẫn chứng một điển hình là thế hệ con cháu đã làm và làm rất giỏi công việc này, đó là giới trẻ đã thực hiện một chợ Tết tại thủ đô tị nạn của người Việt mà bà con người Việt ở đây quen gọi là “chợ Tết sinh viên”. Và đây là một chợ Tết quy mô nhất về phẩm lẫn lượng tại toàn hải ngoại, chứ không chỉ ở Hoa Kỳ.
cho-tet11Vua quan ngày xưa
Mồng hai, tôi theo bạn bè dạo chơi chợ Tết sinh viên để tìm lại không khí những ngày đầu xuân ở quê nhà. Hơn thế nữa, tôi muốn đến đây để được hoà mình vào không khí vui nhộn, tươi trẻ và đầy sức sống của thế hệ con cháu, thứ hai, thứ ba tưng bừng hiện diện ở đây.
cho-tet10Quang cảnh chợ Tết đông hàng ngàn người
Mới bước vào, tiếng chiêng trống rộn ràng của đoàn múa lân khai mạc lễ hội đã làm tôi nức lòng. Pháo nổ đinh tai, những xác pháo rải hoa trên không như những đốm confetti đỏ bay phơi phới trong nắng xuân. Tôi đến đúng buổi trưa Thứ Bảy vào lúc lễ khai mạc được rầm rộ bắt đầu. Ði chợ Tết sinh viên mỗi năm, chưa bao giờ tôi thấy đông như lần này. Ðiều làm tôi choáng ngợp là những tà áo dài phất phới ở khắp nơi, già cũng như trẻ, hầu như ai cũng diện cho mình một bộ áo dài đẹp và nổi bật nhất, kể cả nam giới.
cho-tet8NV Doãn Quốc Sỹ 95 tuổi cầm bài vừa hát vừa đánh nhịp.
Có hai sân khấu để trình diễn văn nghệ, một trong rạp và một ngoài trời, cùng khai mạc vào lúc 1 giờ. Bên trong thì các vị dân cử cùng ban tổ chức lên thưa chuyện cùng quan khách. Lân, trống, múa, hát, các tiết mục đặc sắc đã làm chương trình thật súc tích. Như mọi năm màn lễ rước Tổ với đủ bá quan văn võ, nhà vua và hoàng hậu, võng lọng, quân hầu luôn gây nhiều ấn tượng cho người xem vì trang phục nhiều màu và rất đặc sắc.
cho-tet6Xe bánh mìcho-tet7Xe hủ tiếu gõcho-tet3Quán Thả Thơ
Tôi rất yêu “Làng Việt Nam” trong chợ, vì đây là nét đặc thù của chợ Tết sinh viên mỗi năm mà trong đó những hình thức văn hoá truyền thống được lưu giữ, lặp lại, nhưng luôn luôn được làm mới. Năm nay cái làng này được mở rộng và tăng cường với rất nhiều vật trang trí mới mang biểu tượng sinh hoạt của xã hội Việt Nam: xe xích lô, xe taxi kiểu cổ, xe mì gõ, xe bánh mì ổ, quang gánh của người buôn thúng bán bưng, tiệm may y phục, cầu tre lắt lẻo, nhà sàn, quán nước v.v… Ai cũng tranh nhau xếp hàng để được đứng bán mì gõ, bánh mì ổ, đạp xích lô, gánh hàng rong, và say sưa chụp hình. Sự tham gia trực tiếp vào các thiết kế này tự nó tạo nên một cuốn phim hay bức tranh sống động đáng yêu hơn cả những bức tranh Tết, chợ quê mà chúng ta thường thấy. Nhìn các em gái trẻ, đẹp, xinh xắn ngồi vào bàn máy may làm dáng chụp hình, hệt như cô thợ may tỉnh lẻ trông dễ thương vô cùng. Xe mì gõ và xe bánh mì ổ, được chiếu cố kỹ nhất. Bởi nó có một cái gì rất quen thuộc, rất quê hương đặc thù, mà ở đây nếp sống văn minh không có. Nó gợi nhớ Sài Gòn, nhớ quá khứ, và đặc biệt là món ăn thức uống, hàng ăn vặt đường phố, những mảng đời sống mà người Việt tha hương đã bỏ lại phía bên kia đại dương.
cho-tet5Xe xích lô đạpcho-tet4Xe xích lô
Sân khấu ngoài trời có đoàn Du Ca Nam Cali hát khai mạc. Rất đông người ngồi nghe và có bài hát để hát theo một cách hào hứng, vì lối tổ chức của du ca là cho cộng đồng nên ai cũng hát theo được. Tôi bắt được hình ảnh nhà văn Doãn Quốc Sỹ ngồi dưới hàng khán giả, một tay cầm bài hát, một tay đánh nhịp, lẩm bẩm hát theo. Một hình ảnh thật cảm động. Nhìn ông mạnh khoẻ, tráng kiện như thế không ai ngờ hôm nay là ngày sinh nhật thứ 95 của ông. Ngày xưa ông cũng là một Du Ca viên. Sau năm 1975, ông bị chính quyền CS Việt Nam giam cầm nhiều lần vì tội “viết văn chống phá cách mạng”, tổng cộng là 14 năm. Ông có tên trong danh sách những tên “biệt kích văn hóa”, bị bắt trong chiến dịch khởi động ngày 3 tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc, cùng hàng trăm nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, nhân sĩ miền Nam bị xếp hạng là “phản động”.
cho-tet9Du ca Nam Cali
Tôi gặp Phạm Minh và ban tổ chức của Chợ Tết Sinh Viên, hỏi và được các em giải đáp một số thắc mắc như sau:
– Xin em cho biết số thiện nguyện viên của năm nay? Họ làm gì?
– Năm nay chúng em có khoảng chừng 1,000 thiện nguyện viên. Trong số thiện nguyện viên đó khoảng 250 thành viên thuộc khoảng 14 ban ngành như sau: Các Cuộc Thi, Trang Trí, Văn Nghệ, Tài Chánh, Tiếp Tân, Kỹ Thuật v.v… Họ là các học sinh, sinh viên, kể cả các anh chị đã ra trường đến để góp một bàn tay. Họ từng tham gia Hội Tết Sinh Viên khi còn bé và nay tiếp tục góp tay trong phần tổ chức. Có người chưa từng tham gia. Tất cả làm những công việc khác nhau tuỳ theo sở trường. Các em nào muốn học thêm những kỹ năng lãnh đạo thì được chủ động trong phần lãnh đạo các nhóm. Chúng em cùng làm việc trong tinh thần dân chủ, nhất là phải đến nơi đến chốn để tập thói quen và tích lũy kinh nghiệm cho việc ra đời sau này.
cho-tet2Cầu tre lắt lẻocho-tet1Hai câu thơ cạnh đồ dùng bằng tre nứa
Riêng Làng Việt Nam, chúng em có sự hợp tác của hơn 30 hội đoàn (bao gồm các liên đoàn hướng đạo, các trung tâm Việt ngữ, và nhiều hội đoàn khác nhau) từ mọi lứa tuổi đến để đóng góp những kinh nghiệm và giúp dựng lên một ngôi làng VN. Mục tiêu tạo cho người đến có những cơ hội để nhớ lại hình ảnh quê hương Việt Nam. Chúng em có 300-400 thiện nguyện viên giúp những việc như làm cảnh cho các quan khách chụp hình, các quân binh lính canh gác những cổng làng.
– Ngoài tiền vé thâu được ngoài cửa và gian hàng cho thuê các em có nhận được tài trợ nào từ phía chính phủ hay cơ quan thiện nguyện nào không?
– Thưa chị, ngoài các khoản tiền vé và tiền cho thuê gian hàng, hằng năm tại Hội Tết Sinh Viên chúng em luôn nhận được sự giúp đỡ trong việc quảng bá từ các đài truyền thông báo chí, các cơ sở thương mại, các nhà tài trợ và các cá nhân có lòng hảo tâm mà muốn giúp những thế hệ trẻ chúng em gìn giữ văn hoá Việt Nam và để tiếp tục dấn thân phục vụ cho cộng đồng. Còn phần tài trợ từ phía chính phủ thì chúng em mong rằng trong tương lai sẽ có nhiều cơ quan biết đến công việc làm của các em và sẽ tài trợ nhiều hơn.
cho-tetCác em võ sinh
– Khi thiết lập các gian lều mang đậm phong tục tập quán VN, các em tự tìm hiểu văn hoá truyền thống để làm hay có người lớn chỉ bảo? Em và các bạn có thể kể cho độc giả một vài kỷ niệm vui đáng nhớ lúc trang trí, thiết kế hay sửa soạn cho hội chợ không ?
– Thưa chị, để dựng nên một chợ Tết mang đậm phong tục tập quán Việt Nam chúng em vừa tự tìm hiểu văn hóa truyền thống qua những sách vở, mạng truyền thông xã hội và rồi xác nhận lại với những thế hệ đi trước, như các vị giáo sư từ các trường đại học, các chuyên gia, các vị đại diện các hội đoàn, những anh chị cựu sinh viên của Tổng Hội Sinh Viên và người trong gia đình chúng em cố vấn.
cho-tet12Gian hàng may mặccho-tet13Á khôi duyên dáng của Hoa hậu áo dài
Ðáng nhớ nhất là ngày Thứ Bảy với lễ khai mạc vì khi ấy ai nấy trong làng Việt Nam và các anh chị em của Tổng Hội Sinh Viên đều mặc những bộ áo dài để cử hành nghi lễ chào quốc kỳ Hoa Kỳ và Việt Nam trước cả ngàn quan khách. Có các vị dân cử chức vụ cao cấp từ liên bang đến địa phương tham dự. Chúng em thích xem các bạn từ Làng Việt Nam làm lễ rước Tổ trong trang phục VN trông rất oai.
Dĩ nhiên là tình anh chị em biết giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn thật là quý. Tuy là các em đã trải qua 37 năm, các anh chị vẫn trở lại để phụ các em, bỏ tiền túi của mình mà mua đồ ăn cho các em, những điều đó thật là quý và khó quên khi mình được gần gũi với các anh chị như một đại gia đình.
cho-tet14Các thiếu nhi Hướng Đạo múa
Chợ Tết Sinh Viên 2018 kéo dài 3 ngày và đã kết thúc hôm 18 tháng 2, nhưng ấn tượng về mùa xuân từ giới trẻ đã truyền qua tôi dường như không chấm dứt. Xin quý bạn hãy một lần về thủ đô tị nạn tham dự chợ Tết do các em thực hiện để tận mắt thấy các em xứng đáng là thế hệ hậu duệ và chúng ta có thể an tâm lẫn hãnh diện về con cháu của chúng ta.

Nét đẹp quê hương qua thi ca Xứ Quảng

 
“Trời hành cơn lụt mỗi năm”. Miền Trung nước Việt. Một bên núi, một bên biển, thế đất nghiêng nên mùa mưa bão, nước từ núi cao đổ xuống, lụt ngập quá mái nhà. Mùa Hè thì cái nắng rát da từ gió Lào thổi qua, cái nóng từ biển mặn mang vào làm đất khô cằn. Vùng đất nghèo, chinh chiến điêu linh lại chịu nhiều thiên tai, người dân miền Trung hay xứ Quảng nói riêng phải vượt lên những thách đố của thiên nhiên để sinh tồn. Và trong cái khát vọng vươn lên đó, người dân miền Trung vẫn luôn nồng nàn, lãng mạn với vùng đất yêu thương của mình. Vẫn trong không khí ngày Xuân, chúng tôi xin giới thiệu một số ca dao, thi ca tôn vinh cái đẹp xứ Quảng do bà Phạm Thị Lập chọn lọc và Đinh Yên Thảo chấp bút.
net-dep-que-huong3
Phạm Thị Lập – Đinh Yên Thảo
Một trong những tiết mục được dàn dựng công phu trong ngày hội mừng Xuân do Hội Quảng Ðà Dallas-Fort Worth tại Texas là Nét Ðẹp Quê Hương – Ðêm Hội Phố Hoài với sự tham gia trình diễn của khoảng gần ba mươi người. Trong cái lung linh, lãng mạn tái hiện một đêm hội Phố Hoài – tức Hội An, tiết mục do bà Phạm Thị Lập, một nhà giáo văn chương gốc Quảng Nam kiêm trưởng ban tổ chức chương trình Hội Xuân Quảng Ðà biên soạn và dàn dựng, giới thiệu về nhiều địa danh của Quảng Nam qua ca dao, thi ca do các văn nghệ sĩ xứ Quảng đã ca ngợi về nét đẹp quê hương mình – cái đẹp không chỉ về non sông hữu tú mà cả cái đẹp của tấm lòng người dân, theo như lời bà Lập dẫn giải.
Mời các bạn cùng các thi sĩ gốc Quảng làm một chuyến hồi hương tâm tưởng về từng phố thị, con sông, ngôi làng của Quảng Nam, của những tha thiết nồng nàn, một thời tuổi thơ khốn khó gắn bó với những người con xứ Quảng.
net-dep-que-huong4
Duy Xuyên, điện Bàn
Sáng Duy Xuyên tơ vàng giăng nghẽn lối
Chiều Ðiện Bàn xe đạp nước thay mưa
Sông Thu chẳng thiếu đò đưa
Ngọt khoai Tiên Ðỏa, mát dừa Kiến Tân
(Hai Miền Thương – Tường Linh)

Hội An
Hội An đất hẹp người đông
Nhân tình thuần hậu là bông đủ màu
Dạo từ sông trước, xóm sau
Dưới thì Âm Bổn, chùa Cầu ở trên.
(Ca dao Quảng Nam)

Đà nẵng, Nam ô
Ðêm Ðà Nẵng vọng buồn con sóng biển
Bún chợ Chùa thương nước mắm Nam Ô
Tôi muốn về Trung Phước giữa mùa ngô
Thăm quê ngoại Ðại Bình cam đỏ ối.
(Tường Linh)
net-dep-que-huong2MC Kathie Lê và MC Đinh Yên Thảo
Tam Kỳ
Tôi đã ghé Tam Kỳ trong nỗi nhớ
Phố tuy nghèo, sao chan chứa yêu thương
bé xinh xinh, chỉ có một con đường
mãi tha thiết tâm tình người viễn xứ
 (Tam Kỳ Phố Nhỏ – Mạc Phương Đình)

Quế Sơn, Tiên Phước
Quảng Nam đất nước bao dung ấy
Sông núi muôn đời tiếng thủy chung
Quế Sơn đường ngọt, tiêu Tiên Phước
Dâu bể sông Thu sóng chập chùng
(thơ Phạm Cây Trâm)

Đại Lộc
Tay em cầm nón, tay em chọn bòn bon
Trái nào vừa ngọt, vừa ngon
Dành riêng cho bạn nghĩa nhơn nặng tình
Quế Sơn cau mít mấy tầng
Thương bòn bon Ðại Lộc,nhớ rượu Cần Trà Mi
(Ca dao Quảng Nam)
net-dep-que-huong1Hồ Phú Ninh ở Tam Kỳ- nguồn báo Quảng nam
Trung Phước
Trung Phước ơi, sông sâu dài uốn khúc,
Tình cheo leo cao vút một con đèo,
Núi Chèo Bẻo vươn mình trong khói đục,
Hòn Cà Tang thương nhớ vọng tình theo.
(Trung Phước Ơi – Tạ Ký)

Duy Xuyên
Ðiện Bàn, Ðại Lộc, Duy Xuyên
Xiết bao tình nghĩa thần tiên mộng đầu
Vĩnh Trinh Lệ  Trạch Thanh Châu
Thi Lai Hà Mật nhìn đâu dáng người
Người đầu tiên đã mỉm cười
Nhìn tôi tưởng thấy niềm vui vô cùng
(Ký Ức – Bùi Giáng) 

Câu Lâu
Câu Lâu, chỗ Thu Bồn tan rồi hợp,
để cùng xuôi về biển mẹ mênh mông
(thơ Hoàng Định Nam)
hoặc
Mai có về soi bóng Thu Giang
Tắm bến sông An Trường, Hà Mật
Nước có rửa sạch đôi chân cát đất
Thì lòng ta cũng đã bụi giang hồ
(thơ Hoàng Định Nam)

Giao Thủy
Ai đứng đó bên kia bờ Giao Thủy
Khăn lụa vàng còn chít ở ngang vai
Nghiệp tầm tơ khuya sớm vẫn đeo hoài
Nghề canh cửi chắc còn nhiều cực khổ
(Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng – Trần Trung Đạo)
net-dep-que-huongHội An – nguồn báo Quảng Ninh
Bảo An
Bảo An tơ lụa một thời
Trai hùng, gái đảm tiếng đời còn ghi
Hò ơi! Cây đa mô cao cho bằng cây đa Bàng Lãnh…
Gái mô bảnh cho bằng gái Bảo An
(Ca Dao Quảng Nam)

Trà Mi
Ven đồi uốn khúc bờ lau
Sông Trường ngược chảy, hương cau đượm tình
Tiên Trà vui đón Thượng Kinh
Chợ Phiên mua bán đượm tình ngược xuôi
(Đây Trà Mi – Nguyên Hà Võ văn Viên)

Hoà Vang
Hoà Vang ,Cẩm Lệ quê nhà
Dẫu xa xôi mấy không xa tấc lòng
(Ca Dao Quảng Nam)

Đà Nẵng giới thiệu món ngon gì cho siêu tàu sân bay Mỹ?

Ba món được TP Đà Nẵng giới thiệu với đội ngũ đầu bếp của tàu sân bay USS Carl Vinson sẽ là những món truyền thống đặc sắc của thành phố và Việt Nam.
Đà Nẵng giới thiệu món ngon gì cho siêu tàu sân bay Mỹ? - Ảnh 1Ngày 6/3, Sở Du lịch TP Đà Nẵng sẽ tổ chức buổi giao lưu, quảng bá ẩm thực địa phương với các đầu bếp của tàu sân bay USS Carl Vinson tại nhà hàng Madame Lân. Ảnh: Madamelan.Đà Nẵng giới thiệu món ngon gì cho siêu tàu sân bay Mỹ? - Ảnh 2Ba món ăn được chọn là nem rán, mì Quảng và bánh xèo, do bếp trưởng của nhà hàng Madame Lân và đầu bếp chuyên món Việt của khách sạn Furama Resort thực hiện. Ảnh: Thegravy.Đà Nẵng giới thiệu món ngon gì cho siêu tàu sân bay Mỹ? - Ảnh 3Trong đó, nem rán là một trong những món ăn Việt được du khách và cộng đồng quốc tế yêu thích. Món ăn này được đánh giá là tập trung các tinh hoa và chứa đựng nguyên tắc cơ bản của ẩm thực Việt Nam. Sự cân bằng và tươi ngon của các nguyên liệu đem lại hương vị riêng cho món nem. Món ăn này từng được CNN bình chọn vào top 10 món ăn ngon nhất Việt Nam. Ảnh: Asiavacations.Đà Nẵng giới thiệu món ngon gì cho siêu tàu sân bay Mỹ? - Ảnh 4Mì Quảng là đặc sản được lòng du khách khi đến Đà Nẵng, với sự tinh tế trong từng sợi mì. Sự hài hòa của vị ngon, hấp dẫn của hình thức trình bày khiến món ăn này ngày càng được khách quốc tế yêu thích. Ảnh: Focus:Snap:Eat.Đà Nẵng giới thiệu món ngon gì cho siêu tàu sân bay Mỹ? - Ảnh 5Bánh xèo là món ăn chơi vừa rẻ vừa ngon, từng được CNN vinh danh và đem đến các hội chợ ẩm thực quốc tế. Bánh xèo là món ăn đặc sắc của Việt Nam và mỗi vùng miền lại có biến tấu khác nhau. Trong đó bánh xèo miền Trung có những nét riêng như nhân ít, bánh nhỏ, bột đậm đà ăn kèm với rau sống và nước chấm thơm ngon đã khiến nhiều du khách mê mẩn. Ảnh: Delightful Plate.Đà Nẵng giới thiệu món ngon gì cho siêu tàu sân bay Mỹ? - Ảnh 6Tàu sân bay USS Carl Vinson cùng 3.000 nhân sự có các hoạt động giao lưu và trao đổi chuyên môn ở Đà Nẵng từ 5/3 đến 9/3. Ảnh: CNN.
Hoàng Linh (Tổng hợp)

Tâm sự quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt trên tàu sân bay USS Carl Vinson

 
NGUỒN TIN: REUTERS
Trung Tá Hiền Trịnh, người Mỹ gốc Việt, trên Chiến Hạn USS Carl Vinson. Ảnh: VOATrung Tá Hiền Trịnh, người Mỹ gốc Việt, trên Chiến Hạn USS Carl Vinson. Ảnh: VOA
Ông Hiền Trịnh, Hải Quân Trung Tá Hoa Kỳ người Mỹ gốc Việt,  có cha từng chiến đấu cho Việt Nam Cộng hòa, nói với đài VOA Tiếng Việt rằng: Ông “thực sự vui mừng” cùng hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson trở lại Việt Nam, nơi cả gia đình ông bỏ đi khi ông mới hai tuổi. Trung Tá Hiền Trịnh nói thêm rằng, thời gian giúp ông xóa bỏ “cảm xúc tiêu cực” về Việt Nam, thay thế bằng “tình yêu mến dành cho văn hóa và người dân ở đó. Ông cho biết “rất vui” được trở lại nơi mình sinh ra, trên một trong số những chiếc tàu sân bay tốt nhất thế giới, đã trở thành một phần của sự kiện lịch sử trong quan hệ Việt – Mỹ. Trung Tá Hiền Trịnh hiện làm việc trong phòng nha khoa trên  Chiến Hạm USS Carl Vinson.
Ảnh: The Latest World NewsẢnh: The Latest World News
Khi được hỏi: Vì sao ông lại quyết định gia nhập hải quân và phục vụ trên USS Carl Vinson? Nhiều quân nhân Mỹ gốc Việt hay nói rằng, họ làm như vậy để trả ơn quê hương thứ hai đã đón nhận gia đình họ. còn ông nghĩ như thế nào? Trung Tá Hiền Trịnh cho biết; Ông cũng có lý do giống như vậy. Như những gì ba mẹ ông kể lại, sau khi trốn chạy, tàu đánh cá của họ tới được Singapore. Nhưng nước này không nhận người tỵ nạn, họ lại cho phép chiếc thuyền ra khơi. Gia đình ông may mắn được một tàu Hải Quân Hoa Kỳ  tìm thấy,  đưa tới Vịnh Subic, Wake Island, nằm giữa Honolulu và Guam, thuộc tiểu bang Hawaii, rồi cuối cùng là trại tị nạn Fort Chaffee ở Arkansas.
Ảnh: United States Department of DefenseẢnh: United States Department of Defense
Một nhà thờ Cơ Đốc ở Lansing, Michigan, bảo lãnh gia đình ông, và họ bắt đầu giấc mơ Mỹ.  Thoạt đầu, gia đình ông cũng chật vật, nhưng sau đó anh em của ông đều tốt nghiệp đại học Michigan State University, lập gia đình và thành công trong cuộc sống. Nếu không có sự cứu giúp của Hải Quân Hoa Kỳ, và quan trọng hơn là cơ hội ở Hoa Kỳ, tất cả những điều đó có lẽ đã không thể xảy ra.

Dàn tiêm kích, máy bay do thám trên tàu sân bay Mỹ ở Đà Nẵng

Có khoảng 70 máy bay, trong đó có nhiều tiêm kích trên tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ đang neo đậu ở vịnh Đà Nẵng.

USS Carl Vinson đang neo đậu ở vịnh Đà Nẵng
USS Carl Vinson đang neo đậu ở vịnh Đà Nẵng
USS Carl Vinson USS Carl Vinson (CVN 70) là tàu sân bay lớp Nimitz thứ ba của Mỹ. Tàu này có biệt danh “Đại bàng Vàng” (Golden Eagle), lấy khẩu hiệu là “Sức mạnh từ biển cả” (Vis Per Mare). Tàu có khả năng chở 90 máy bay, trong đó có 60 tiêm kích.
Tàu sân bay USS Carl Vinson đang đậu tại vịnh Đà Nẵng có mang theo các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet, máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye và máy bay trực thăng hải quân SH-60/MH-60 Seahawk.
Có khoảng 70 máy bay trên tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ đang neo đậu ở vịnh Đà Nẵng.
Có khoảng 60 tiêm kích trên tàu
Trên tàu cũng có nhiều máy bay do thám cỡ lớn
Dàn trực thăng trên tàu sân bay. USS Carl Vinson có thể chuyên chở 90 máy bay các loại bao gồm tiêm kích, trực thăng
Nhà chứa máy bay bên trong tàu
Tâm An

Dàn máy bay 'khủng' trên tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson ở Đà Nẵng: Có treo vũ khí không?



1 giờ 'la cà' trên USS Carl Vinson và cuộc gặp với cô gái Việt phục vụ trên tàu sân bay Mỹ



Cận cảnh tàu sân bay Mỹ tại vịnh Đà Nẵng

Sự kiện tàu sân bay USS Carl Vinson (được ví như “một thành phố nổi”) của Hải quân Mỹ đến Đà Nẵng đang thu hút sự quan tâm rất lớn của báo giới và người dân... Dưới đây là những hình ảnh cận cảnh tàu USS Carl Vinson đang neo đậu tại cầu phao số 0, cách bờ cảng Tiên Sa khoảng 1km.


Tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ đang neo đậu ở vịnh Đà Nẵng
Tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ đang neo đậu ở vịnh Đà Nẵng
USS Carl Vinson được ví như một thành phố nổi với đầy đủ khí tài hiện đại và tiện nghi trên tàu
USS Carl Vinson được ví như một "thành phố nổi" với đầy đủ khí tài hiện đại và tiện nghi trên tàu
Tàu này có biệt danh “Đại bàng Vàng” (Golden Eagle), lấy khẩu hiệu là “Sức mạnh từ biển cả” (Vis Per Mare)
Tàu này có biệt danh “Đại bàng Vàng” (Golden Eagle), lấy khẩu hiệu là “Sức mạnh từ biển cả” (Vis Per Mare)
Tàu có chiều dài 332,8 mét và chiều rộng 76,8 mét.
Tàu có chiều dài 332,8 mét và chiều rộng 76,8 mét.
Chiều cao từ ky tàu đến cột buồm là 74,4 mét (tương đương tòa nhà 24 tầng).
Trên tàu hiện có khoảng 70 chiếc máy bay
Đường băng trên tàu sân bay USS Carl Vinson
Đường băng trên tàu sân bay USS Carl Vinson
Đi cùng tàu sân bay USS Carl Vinson đến thăm Đà Nẵng tuần này là tuần dương hạm có tên lửa dẫn đường USS Lake Champlain (CG 57)...
Đi cùng tàu sân bay USS Carl Vinson đến thăm Đà Nẵng tuần này là tuần dương hạm có tên lửa dẫn đường USS Lake Champlain (CG 57)...
... và tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer (DDG 108)
... và tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer (DDG 108)
Chiều 5/3, tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70) cùng tuần dương hạm có tên lửa dẫn đường USS Lake Champlain (CG 57) và tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer (DDG 108) đã đến cảng Tiên Sa, chính thức chuyến thăm hữu nghị TP. Đà Nẵng.
Chuyến thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng của đoàn tàu sân bay USS Carl Vinson (Hải quân Mỹ) lần này nhằm thực hiện theo thỏa thuận của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam hồi tháng 11/2017.
Theo Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink, chuyến đi đánh dấu cột mốc quan trọng mang tính biểu tượng trong mối quan hệ song phương của hai nước và thể hiện sự ủng hộ của Mỹ cho một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, với nỗ lực, sự tôn trọng lẫn nhau và bằng cách giải quyết các vấn đề trong quá khứ cùng lúc hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn.
Trước thông tin đoàn tàu sân bay USS Carl Vinson được ví như “một thành phố nổi” của Hải quân Mỹ đến thăm Đà Nẵng, báo chí trong nước và quốc tế rất quan tâm sự kiện. Nhiều người dân cũng cất công tìm nơi quan sát từ Đồi Vọng Cảnh trên bán đảo Sơn Trà - điểm dừng chân có thể nhín khá bao quát vịnh Đà Nẵng - từ sáng sớm ngày 5/3 để xem tàu sân bay của Hải quân Mỹ.
Tâm An

Tiêm kích Su-57, F-22, J-20, "mèo nào cắn mỉu nào”?

Ngày đăng : 15:35 - 05/03/2018
Chuyên gia quân sự Mỹ Michael Kofman đã so sánh máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của Nga - Su-57 với các mẫu máy bay chiến đấu tương tự của Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Máy bay tiêm kích thế hệ 5 Su-57 của Nga
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Business Insider, chuyên gia quân sự Mỹ, chuyên viên nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học Quốc tế Woodrow Wilson - Michael Kofman đã đã so sánh máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5- Su-57 của Nga với các mẫu máy bay chiến đấu tương tự của Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Chuyên gia Kofman nhận xét, rằng máy bay tiêm kích thế hệ 5 Su-57 của Nga có ưu thế vượt trội so với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư nhưng thua kém máy bay chiến đấu F-22 và F-35 của Mỹ. Tuy nhiên, theo lời vị chuyên gia Mỹ, mức giá của chiếc chiến đấu cơ Nga lại thấp hơn nhiều so với máy bay chiến đấu của Mỹ.
Tiêm kích Su-57 của Nga và Tiêm kích F-22 của Mỹ
Ngoài ra, chuyên gia Mỹ cũng chỉ ra các ưu điểm khác của máy bay tiêm kích Su-57, đó là chất lượng bay. Ông Kofman nhấn mạnh “về tính cơ động, máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga luôn cho thấy kết quả xuất sắc".
Chuyên gia Mỹ cho rằng đối thủ cạnh tranh trực tiếp của tiêm kích thế hệ 5 Su-57 của Nga là mẫu chiến đấu cơ J-20 thế hệ thứ năm của Trung Quốc. Theo quan điểm của ông Kofman, dù có hàng loạt phẩm chất tốt nhưng tiêm kích J-20 của Trung Quốc vẫn kém hơn so với chiến đấu cơ Su-57 của Nga, vì động cơ của máy bay tiêm kích Trung Quốc là phiên bản cũ của những mẫu thiết kế từ Nga.
Tiêm kích F-35 của Mỹ và Tiêm kích Su-57 của Nga
Ngoài ra, chuyên gia Mỹ tỏ ra nghi ngờ về đặc tính tàng hình của máy bay chiến đấu Trung Quốc J-20 bởi kích thước lớn và đặc điểm kết cấu của nó.
Su-57 - máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm của Nga, được trang bị hệ thống điện tử mới nhất và radar tiên tiến. Lô hàng đầu tiên gồm 12 chiếc Su-57 sẽ được chuyển giao cho Lực lượng Không quân vũ trụ Nga vào năm 2019.
Đức Dũng (Lược dịch)

Mời tàu sân bay Mỹ, Việt Nam muốn gửi thông điệp gì cho Trung Quốc?


USS Carl Vinson
Tàu sân bay USS Carl Vinson vào vịnh Đà Nẵng trưa 5/3 (Ảnh: TRƯỜNG TRUNG/Tuổi Trẻ)

Tóm tắt bài viết

  • Tàu USS Carl Vinson đánh dấu sự hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam kể từ năm 1975 khi nó đậu tại Đà Nẵng trong 5 ngày viếng thăm.
  • Việt Nam vẫn muốn duy trì 'công thức cân bằng' trong vấn đề Biển Đông.
Chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh kết thúc là một biểu tượng mạnh mẽ của mối quan hệ chiến lược đang gia tăng giữa 2 từng ở 2 chiến tuyến, theo Reuters.
Nhưng sự xuất hiện vào hôm nay (5/3) của tàu USS Carl Vinson cũng minh họa cho mối quan hệ phức tạp của Hà Nội với Bắc Kinh đối với Biển Đông đang tranh chấp.
Theo các nhà ngoại giao và những người quen thuộc về vấn đề này, trong nhiều tháng nay, các phái viên Việt Nam đã làm việc để giảm bớt mối lo ngại của người láng giềng khổng lồ Trung Quốc về chuyến thăm và triển vọng hợp tác an ninh rộng rãi giữa Hà Nội và Washington, Reuters đưa tin.
Các nguồn tin cho hay các nhà ngoại giao và quân nhân Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh chính sách đối ngoại độc lập của đất nước và mong muốn có quan hệ ngoại giao rộng lớn với hy vọng duy trì mối quan hệ ổn định với Trung Quốc trong khi kiên quyết về vấn đề Biển Đông.
USS Carl VinsonUSS Carl Vinson neo trong cảng Tiên Sa. (Ảnh: Tùng Đinh/VTC)
Tàu Vinson đánh dấu sự hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam kể từ năm 1975 khi nó đậu tại Đà Nẵng trong 5 ngày viếng thăm.
Thành phố cảng trên bờ biển miền Trung Việt Nam gần với mỏ dầu Cá Voi Xanh đang được hãng Exxon Mobil của Mỹ phát triển, cũng như các hòn đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng, dù Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Việc xây dựng và bồi đắp nhanh chóng của Trung Quốc ở 7 điểm do Bắc Kinh chiếm giữ tại quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở phía Nam là một sự báo động đối với Việt Nam và các chính phủ khác trong khu vực.
Với tham vọng độc chiếm cả Biển Đông, hải quân Trung Quốc và đội tuần tra thực hiện tuần tra thường xuyên một khu vực rộng lớn, tuyến đường thương mại hàng hải trị giá tới 3.000 tỷ USD/năm.
Trong khi một số nhà bình luận Trung Quốc đã sử dụng sự hiện diện của tàu Vinson để kêu gọi một sự gia tăng quân sự của Trung Quốc thậm chí còn lớn hơn trên tuyến hàng hải này, phản ứng chính thức từ Bắc Kinh tương đối yên ắng kể từ khi tin tức chuyến thăm được xác nhận vào tháng Giêng.
USS Carl VinsonNgười dân đứng trên cầu Thuận Phước để ngắm Tàu sân bay lớp Nimitz USS Carl Vinson. (Ảnh: Người Lao Động)
Các tàu sân bay của Mỹ thường xuyên tập trung Biển Đông như một phần của mô hình triển khai hải quân ngày càng tăng, và giờ đây đã được các tàu hải quân Trung Quốc theo dõi thường xuyên.
Theo ông Lê Hồng Hiệp, một chuyên gia về Việt Nam tại Viện ISEAS Yusof Ishak, ngay cả khi tiến tới với Mỹ, Việt Nam phải dè chừng Trung Quốc về các căng thẳng ở Biển Đông.
“Họ có thể muốn thúc đẩy, nhưng chỉ thực hiện một cách dần dần. Việt Nam sẽ chỉ nắm lấy Mỹ với tốc độ không gây phản ứng quá mức từ Trung Quốc”, ông Hiệp nói.
Công thức cân bằng
Zhang Baohui, một chuyên gia về an ninh Trung Quốc đại lục tại Đại học Hồng Kông Lingnan, cho biết ông tin rằng Bắc Kinh sẽ không bị hoảng sợ bởi chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ, một phần do ngoại giao thành công ở Việt Nam.
Ông nói: “Bắc Kinh có một sự hiểu biết tốt hơn về công thức cân bằng của Việt Nam”.
Tàu Vinson đến giữa những tín hiệu lặp đi lặp lại từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng họ mong muốn phát triển mối quan hệ an ninh với Việt Nam như là một phần của một loạt mối quan hệ chính trị và quân sự để giám sát sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Theo lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Bắc Kinh, lãnh đạo Đảng Cộng sản Hà Nội đã tạo ra một loạt các mối quan hệ an ninh để cân bằng mối quan hệ của mình với Trung Quốc.
Cho đến nay, Moscow vẫn là nhà cung cấp chính cho nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Việt Nam, và Ấn Độ và Israel ngày càng trở nên quan trọng.
Chính ông Trump đã chào bán tên lửa phòng thủ và các loại vũ khí tiên tiến khác trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 11/2017, nhưng cho đến nay vẫn chưa có thỏa thuận vũ khí quan trọng nào hoàn tất.
Chiến lược An ninh Quốc giacủa Tổng thống Trump, công bố vào tháng 12/2017, liệt kê Việt Nam là “đối tác hợp tác hàng hải “.
TrumpChiến lược An ninh Quốc gia của Tổng thống Trump, công bố vào tháng 12/2017, liệt kê Việt Nam là “đối tác hợp tác hàng hải”. (Ảnh: Benjamin Chasteen / Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cao cấp của tổ chức RAND tại Mỹ, cho biết họ không chắc chắn về mức độ sẵn sàng của Việt Nam cho dù họ muốn ngăn Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông nói: “Có vẻ như phía Mỹ vẫn không chắc chắn về những gì Việt Nam muốn, nhưng trọng tâm có thể sẽ là cách để nâng cao nhận thức về hàng hải ở Việt Nam và khả năng an ninh hàng hải”.
Một nghiên cứu gần đây về hiện đại hóa quân sự của Việt Nam do Grossman xuất bản bởi Văn phòng Nghiên cứu Châu Á tại Seattle cho thấy Hà Nội sẽ phải vật lộn để duy trì một cuộc xung đột quy mô lớn nếu chiến lược ngăn chặn của họ thất bại.
Mặc dù đã mua được tàu ngầm, máy bay phản lực và tên lửa từ Nga, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc triển khai và hội nhập.
Nam Thiên

Báo Nga viết gì về chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Mỹ?

TÙNG DƯƠNG | 06/03/2018 08:48
Báo Nga viết gì về chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Mỹ?
Ảnh: US Navy

Lần đầu tiên trong vòng 40 năm qua, tàu sân bay Mỹ Carl Vinson đến một cảng của Việt Nam. Trong cuộc phỏng vấn hãng tin Sputnik, ông Vladimir Terekhov, chuyên gia về châu Á-Thái Bình Dương, đã lý giải về chuyến thăm đầu tiên của một tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam kể từ năm 1975.

Vào hôm qua 5/3, tàu sân bay USS Carl Vinson, tuần dương USS Lake Champlain, tàu khu trục USS USS Wayne E. Meyer và 6.000 thủy thủ Mỹ đã tiến vào vịnh Đà Nẵng (vùng biển Việt Nam). Tàu sân bay neo đậu cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 1km.
Theo chuyên gia Nga, Việt Nam giữ lập trường thiện chí trong quan hệ với Mỹ cũng như Trung Quốc, quốc gia láng giềng và là đối tác kinh tế lớn.
Chuyên gia Vladimir Terekhov cho rằng, hiện nay đang diễn ra quá trình xây đắp quan hệ toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ, vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi các tàu Mỹ ghé thăm hải cảng Việt Nam.
“Việc xây đắp quan hệ tốt đẹp của Việt Nam và Mỹ đã có ngay từ đầu thập niên vừa qua và đang dần phát triển. Không thể nói Mỹ và Việt Nam là những đồng minh, nhưng Việt Nam đang thể hiện lập trường khá thiện chí với Mỹ, và hoan nghênh chuyến thăm của tàu Mỹ.
Trước đây Việt Nam từng đón các tàu chiến, khu trục hạm mang tên lửa của Mỹ, còn bây giờ lần đầu tiên đón chuyến thăm của tàu sân bay hạt nhân. Việc con tàu với kích thước khổng lồ như vậy thả neo tại một trong những hải cảng chính của Việt Nam có thể xem là sự kiện, nhưng nhìn chung không có gì đáng ngạc nhiên trong hoạt động này”, chuyên gia Vladimir Terekhov kết luận.
Tàu Carl Vinson mang theo 74 máy bay chiến đấu, giám sát và vận tải, gồm F18C, F18E/F Super Hornet, EA-18G Growler, E-2 Hawkeye, Sikorsky MH-60S Seahawk và Grumman C-2 Greyhound.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong chương trình dự kiến của chuyến thăm sẽ có hoạt động chào xã giao, lễ đón, họp báo, trao đổi kỹ thuật, giao lưu thể thao và một số hoạt động cộng đồng.
Cũng theo Bộ Ngoại giao, chuyến thăm của đội tàu sân bay Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước phù hợp với khuôn khổ đối tác toàn diện, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định an ninh, hợp tác và phát triển ở trong khu vực.
Tàu sân bay USS Carl Vinson: Sức mạnh tác chiến 'bất khả xâm phạm' của Hải quân Mỹ




Mỹ bố trí 400 tên lửa xung quanh Nga

Hồng Hạnh | 05/03/2018 21:42
Mỹ bố trí 400 tên lửa xung quanh Nga
Hệ thống phóng tên lửa Patriot Advanced Capability-3 (PAC-3). Ảnh: Reuters

Trong khi phương Tây chỉ trích Moskva mở một cuộc chạy đua vũ trang mới thì Mỹ lại âm thầm vây quanh biên giới Nga hàng trăm tên lửa.

Kênh truyền hình RT trích lời một quan chức quốc phòng Nga đưa tin hiện có khoảng 400 tên lửa đánh chặn ở cửa ngõ quốc gia. Động thái này nằm trong kế hoạch tăng cường quân sự của Mỹ trên toàn cầu.
“Một nỗ lực quy mô lớn đang diễn ra nhằm vây quanh Nga với lá chắn tên lửa. Các cơ sở phòng thủ tên lửa đã được thiết lập sẵn sàng tại California và Alaska”, Alexander Fomin – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Russia 24 TV ngày 2/3.
Trên thực tế Washington từ lâu đã mở rộng lá chắn tên lửa tới châu Âu. Năm 2016, một cơ sở phòng thủ tên lửa với chi phí xây dựng lên tới 800 triệu USD đi vào hoạt động tại Romania.
Năm ngoái, Mỹ lần đầu tiên triển khai tên lửa phòng không tầm xa Patriot tới các quốc gia vùng Baltics với mục đích tham gia các cuộc tập trận của NATO tại Lithuania.
Tháng 7, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ám chỉ Mỹ đang cân nhắc triển khai hệ thống Patriot tới Estonia. Ba Lan cũng vừa ký một thỏa thuận vũ khí trị giá 10,5 tỷ USD với Washington mua 208 tên lửa Patriot PAC-3 cùng với 16 bệ phóng và 4 hệ thống radar.
“Các điểm triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Nhật Bản và Hàn Quốc của Mỹ cũng sẽ tham gia vòng vây chống Nga”, Thứ trưởng Fomin nhấn mạnh, “tổng cộng sẽ có khoảng 400 tên lửa đánh chặn được triển khai, đặc biệt nhằm thu hẹp sức mạnh hạt nhân tiềm tàng của Nga".
Cụ thể, Tokyo đã chấp thuận việc triển khai hệ thống Aegis Ashore trên lãnh thổ nước mình để “tự vệ trước các cuộc tấn công bất ngờ” trong khi Seoul lắp đặt xong hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).
Cũng theo ông Fomin, Moskva nhiều lần kêu gọi Washington thảo luận về những mối quan tâm chung, song lại nhận được phản ứng hờ hững từ những người đồng cấp Mỹ. Nga đã mời Mỹ triển khai các cuộc đối thoại chính trị trong nhiều năm qua song lời mời bị “phớt lờ”.
Trước đó, trong bài Thông điệp Liên bang cuối cùng trong nhiệm kỳ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giới thiệu kho vũ khí hạt nhân mới của Nga, trong đó có tên lửa đạn đạo liên lục địa hạt nhân Sarmat.
Phản ứng trước Thông điệp Liên bang của ông Putin, truyền thông Mỹ chỉ trích Nga đang châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang mới. Tổng thống Putin ngay lập tức bác bỏ cáo buộc, khẳng định Nga buộc lòng phải phát triển vũ khí hạt nhân như một lời đáp trả trước động thái phương Tây mở rộng sự hiện diện quân sự trên toàn cầu, bao gồm cả khu vực gần biên giới nước Nga.

Nhóm Mueller điều tra vai trò của Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất trong chiến dịch Trump

tài trợ, tranh cử, điều tra
(Bản quyền năm 2018 The Associated Press. Mọi quyền được bảo lưu.)
Theo báo cáo, các nhà điều tra của Công tố viên đặc biệt RobertMueller đang xem xét liệu Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) có tài trợ tiền cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump hay không.
Nhóm này hiện đang điều tra về việc liệu UAE, với sự giúp đỡ từ một cố vấn hàng đầu, có phải đã cố gắng tăng thêm ảnh hưởng chính trị bằng cách tài trợ tiền vào chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của ông Donald Trump hay không. Và ông Mueller tiếp tục mở rộng chiến thuật điều tra về việc liệu các quan chức của chiến dịch tranh cử có thông đồng với Nga hay không.
Theo tờ the New York Times (NYT), trong những tuần gần đây các nhà điều tra của ông Mueller đã thẩm vấn người cố vấn, ông George Nader – một doanh nhân người Mỹ gốc Lebanon.
Theo Nhà Trắng, ông Nader là khách thường xuyên đến thăm Nhà Trắng của ông Trump. Và tổng thống đã ca ngợi UAE về nỗ lực của Vịnh Ba Tư khi làm việc với Hoa Kỳ về vấn đề kinh tế và trấn áp khủng bố ở vùng này. Mới tuần trước, Tổng thống Trump đã cám ơn Hoàng thái tử Mohammed bin Zayed đã rất nỗ lực.
Ông Nader được cho là cố vấn của Hoàng thái tử. Đầu tiên ông Axios báo cáo rằng các nhà điều tra của Mueller đã nói chuyện với ông Nader.
Ông Mueller đã tiếp quản vụ điều tra của Bộ Tư pháp vào tháng 5/2017. Và trong vài tuần gần đây, ông đã thực hiện một số đề xuất về việc điều tra của ông sẽ mở rộng ra ngoài khả năng thông đồng, bao gồm cả việc buộc tội cựu Chủ tịch chiến dịch tranh cử của ông Trump là ông Paul Manafort với cáo buộc gian lận về thuế và ngân hàng; đồng thời buộc tội 13 người Nga liên quan đến việc cố tình gieo sự bất hòa chính trị trong cuộc bầu cử 2016.
Ông Nader được cho là thân thiết với ông Steve Bannon, là chiến lược gia chính trị hàng đầu của ông Trump. Ông Steven Bannon đã bị sa thải khỏi Nhà Trắng vào tháng 8/2017.
Mueller Cựu Tổng thống Barack Obama nói chuyện với cựu Giám đốc FBI Robert Mueller trong một cuộc họp tại trụ sở của FBI tại Washington, DC, ngày 28/4/2009. Mueller đã lãnh đạo FBI 12 năm. (Ảnh: SAUL LOEB / AFP / Getty Images)
NYT cũng nói rằng nhóm điều tra của ông Mueller liên quan đến ông Nader cũng muốn xem xét liệu số tiền từ nước ngoài đã chảy vào Mỹ gần đây có tác động đến chính sách của Washington hay không.
Tờ Times cũng báo cáo rằng có một bản sao thông báo nội bộ Nader nhận về cuộc họp của Phòng Bầu dục giữa ông Trump và Elliott Broidy, về những hợp đồng bảo vệ an ninh – cá nhân với UAE có trị giá hàng triệu đô.
Ông Mueller trước đây là Giám đốc FBI. Theo điện tín của chính phủ bị rò rỉ trên trang WikiLeaks, ông Mueller có quan hệ gần gũi với ông Comey (Giám đốc FBI bị sa thải), và đã bay tới Moscow trong năm 2009 để cung cấp cho Nga 10 mẫu Uranium giàu (HEU). “Đại sứ quán ở Moscow được yêu cầu cảnh báo ở mức cao nhất tới Liên bang Nga rằng Giám đốc FBI Mueller có kế hoạch đưa mẫu HEU một khi ông đến Moscow vào ngày 21/9”, điện tín viết.
Việc ông có liên hệ với Nga của ông Mueller khiến nhiều người đặt vấn đề liệu ông có xứng đáng làm Công tố viên đặc biệt điều tra vụ Trump-Nga hay không.
Trong phiên điều trần ngày 18/10/2017, Thượng nghị sĩ Chuck Grassley cũng lưu ý rằng Phó Tổng chưởng lý hiện nay Rod Rosenstein, người đã bổ nhiệm ông Mueller vào phụ trách cuộc điều tra ông Trump, cũng bị ràng buộc với chiến dịch hối lộ uranium của Nga. Khi đó, ông Rosenstein giám sát việc điều tra các hành vi phạm tội trong chiến dịch của Nga.
Thanh Hiền

Trì hoãn khai báo hàng ngàn email của bà Clinton, FBI có toan tính gì?

Andrew McCabe
(Cựu) Phó Giám đốc FBI Andrew McCabe. (Ảnh: PETE MAROVICH/GETTY IMAGES)
Phó Giám đốc FBI Andrew McCabe biết hàng ngàn email được phát hiện trên máy tính xách tay của Anthony Weiner ít nhất 1 tháng trước khi cảnh báo các nhà lập pháp.
Các quan chức hàng đầu của FBI đã biết trước ít nhất 1 tháng mới cảnh báo Quốc hội rằng các email có khả năng liên quan đến một cuộc điều tra của Hillary Clinton, theo các tin nhắn Nhật báo Phố Wall (WSJ) tiếp cận được.
Phó Giám đốc FBI Andrew McCabe đã biết được hàng ngàn email ít nhất từ ngày 28/9/2016, nhưng tới ngày 28/10 cùng năm Giám đốc James Comey mới thông báo với Nghị viện, 11 ngày trước bầu cử tổng thống.
Ông Comey sau đó nói trong những email mới đó không có gì làm thay đổi quyết định của Cục điều tra Liên bang rằng bà Clinton “không phạm những tội có thể bị truy tố”.
Hillary Clinton (Ảnh: Getty)Cựu ứng viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton (Ảnh: Getty)
Theo WSJ, sự chậm trễ này là một trong những trọng tâm cuộc điều tra của Tổng Thanh tra Bộ Tư pháp, hoặc cơ quan giám sát Hạ viện, về một loạt hành động của FBI trước cuộc bầu cử năm 2016.
Ông McCabe đã từ chức trong tuần này, và Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết ông sẽ không bình luận về cuộc điều tra của Tổng Thanh tra. Ông McCabe cũng từ chối bình luận về sự ra đi của ông và cuộc điều tra của Tổng Thanh tra.
Trong tin nhắn văn bản được WSJ tiếp cận, quan chức phản gián FBI Peter Strzok, người dẫn đầu cuộc điều tra máy chủ email cá nhân của bà Clinton, nói với luật sư FBI là Lisa Page vào ngày 28/9 rằng ông vừa được triệu tập để nói chuyện với ông McCabe về những email mới được phát hiện.
Các nhân viên ở New York đã tìm chúng trên một máy tính xách tay thuộc về Anthony Weiner, cựu nghị sĩ và chồng của Huma Abedin – một trong những cố vấn thân cận của bà Clinton.
FBI lúc đó đang điều tra ông Weiner vì đã chiêu mộ một cô gái 15 tuổi; sau đó ông ta đã nhận tội chuyển những tài liệu khiêu dâm đến trẻ vị thành niên và bị kết án 21 tháng tù.
“Đã gọi điện cho Andy sớm hơn”, ông Strzok đã viết trong một tin nhắn ngày 28/9. Ông tiếp tục: “Hàng trăm ngàn email từ Weiner đã được chuyển sang SDNY, bao gồm hàng tấn tài liệu từ người phối ngẫu. Gửi nhóm vào ngày mai để xem lại … điều này sẽ không bao giờ kết thúc ….”.
SDNY đề cập đến Văn phòng Chưởng lý Quận Nam New York, nơi đang điều tra ông Weiner.
Những người phe Cộng hòa và những người chỉ trích FBI cho rằng SDNY có thể đã cố ém nhẹm số email để tránh làm tổn thương bà Clinton trước cuộc bầu cử vào ngày 8/11.
Họ đặc biệt nghi ngờ ông McCabe, vợ ông đã không thành công trong cuộc chạy đua Thượng nghị sĩ bang Virginia với tư cách là một đảng viên Dân chủ với sự giúp đỡ của cựu Thống đốc Virginia Terry McAuliffe – một đồng minh lâu năm của bà Clinton.
Những người ủng hộ ông McCabe lại cho rằng ông cần thời gian để cân nhắc về tầm quan trọng của những email mới được phát hiện. Và các hướng dẫn của Bộ Tư pháp đề nghị chống lại những hành động công cộng đáng kể ngay trước một cuộc bầu cử vì có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Đảng Dân chủ nói rằng sai lầm thực sự là quyết định của ông Comey vào cuối tháng 10 khi nói với Nghị viện rằng FBI đã mở lại cuộc điều tra với bà Clinton vì những email mới, một động thái mà họ tin đã góp phần làm bà Clinton bị thua cuộc.
Anthony WeinerÔng Anthony Weiner và vợ Huma Abedin, trợ lý thân cận của bà Clinton. (Ảnh: ABC)
Trong những ngày sau khi ông Comey tiết lộ, FBI đã cố gắng truy cập máy tính xách tay của ông Weiner để tìm kiếm các email liên quan đến Clinton. Ông Strzok, trong các tin nhắn 2 ngày tiếp theo, đề cập tới việc xem xét một bản tuyên thệ.
Ông Strzok và một nhóm các nhân viên đã dành ngày thứ Bảy (5/11/2016), kéo dài đến sáng Chủ nhật, xem xét khoảng 3.000 email từ máy tính xách tay Weiner, theo các tin nhắn văn bản.
“3 người trong chúng tôi đang phải đọc 3k email (1.000 mỗi người) để thu hẹp lại, giúp nhóm có thể trở lại vào ngày mai sớm”, ông Strzok đã viết cho bà Page vào Chủ nhật, ngày 6/11/2016.
“Hoàn thiện”, ông viết ngay sau 1 giờ khuya ngày Chủ nhật. “Cuối cùng cũng được đi”, ông nói thêm 30 phút sau, lưu ý rằng các nhân viên không tìm thấy “email nhạy cảm mới”.
Cùng ngày, ngày 6/11 – hai ngày trước cuộc bầu cử – ông Comey đã viết một bức thư khác cho Nghị viện, cho biết các email mới không có gì để làm thay đổi kết luận trước đây của FBI rằng không cần truy tố bà Clinton.
Vài tháng trước đó, vào tháng 7/2016, ông Comey đã triệu tập một cuộc họp báo cho biết ông đề xuất không có cáo trạng nào chống lại bà Clinton vì cách bà quản lý tài liệu mật trên máy chủ email cá nhân của bà.
Trong số 30.000 email liên quan đến việc làm do các luật sư của bà Clinton chuyển sang Bộ Ngoại giao, có khoảng 110 email được xác định có mức phân loại mật khác nhau, theo ông Comey. Ông gọi việc xử lý những thông tin như vậy của bà Clinton và các trợ lý của bà là “cực kỳ bất cẩn”, nhưng không đáng bị truy tố.
Mỹ Khánh

‘Dính chàm’ với Nga, nhà Clinton và nhiều quan chức cố công kích ông Trump để đánh lạc hướng dư luận

Hillary Clinton (phải) bắt tay Vladimir Putin
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton (phải) bắt tay Thủ tướng Nga Vladimir Putin (trái) vào ngày 19/3/2010. (Ảnh: ALEXEY NIKOLSKY / AFP / Getty Images)
Các cựu quan chức Mỹ cật lực cáo buộc Tổng thống Trump thông đồng với Nga trong cuộc bầu cử năm 2016 đều có liên quan đến một chiến dịch hối lộ, lại quả, rửa tiền và tống tiền của Nga, theo NTD.
Những người này bao gồm cựu Tổng thống Bill Clinton và vợ ông, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller, cựu Giám đốc FBI James Comey, cựu Tổng chưởng lý Loretta Lynch và những người khác. Tất cả những người này thời gian qua đã thúc đẩy nỗ lực cáo buộc ông Trump có liên hệ với Nga. Trong đó, ông Mueller thậm chí còn dẫn đầu cuộc điều tra đặc biệt.
The Hill đã đem mọi chuyện ra ánh sáng vào ngày 17/10, cho biết FBI đã có bằng chứng nhà Clintons có liên quan với vụ mua Uranium One – công ty cung cấp cho Nga 20% nguồn cung uranium của Mỹ. Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton lúc đó đang dẫn đầu một ủy ban có vai trò trong việc cấp phép cho thỏa thuận. Trong tháng thỏa thuận được chấp thuận lần đầu tiên, Quỹ Clinton được Nga “ủng hộ” 500.000 USD cho một bài phát biểu của ông Bill Clinton. Khi thỏa thuận tiến triển, 2,35 triệu USD đã được trả cho quỹ này từ năm 2009 đến năm 2013.
Vào ngày 19/10, The Hill còn cho biết ông Bill Clinton đã tìm cách gặp các quan chức hạt nhân Nga trong năm 2010 trong khi thỏa thuận đang được xem xét. Ông đã xin phép Bộ Ngoại giao để làm điều này, trong khi người đứng đầu Bộ Ngoại giao lúc đó không ai khác hơn chính là vợ ông, bà Hillary Clinton.
Citizens United đã công bố các tài liệu bổ sung (công bố theo yêu cầu của Đạo luật Tự do thông tin) vào ngày 20/10, cho thấy trong khi chồng bà muốn gặp các quan chức hạt nhân Nga, bà Hillary Clinton lại bàn việc gặp gỡ với cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Tổng thống Nga hiện tại Vladimir Putin. Trong một email vào ngày 1/3/2010, bà đã hỏi liệu mình có thể bỏ qua kỳ nghỉ của Nhà Trắng trong Ngày Thánh Patrick để gặp các nhà lãnh đạo Nga.
FBI có nhân chứng về chiến dịch hối lộ và tống tiền của Nga xung quanh các thỏa thuận hạt nhân, nhưng dưới thời cựu Giám đốc FBI James Comey, nhân chứng này đã được yêu cầu ký một bản thỏa thuận không tiết lộ (NDA). Thậm chí, nhân chứng này còn bị Bộ Tư pháp (lúc đó do bà Loretta Lynch đứng đầu) đe dọa kết án hình sự nếu nói chuyện này với Quốc hội.
Loretta Lynch (trái) và Bill Clinton (phải) (Ảnh: Chip Somodevilla và Jamie McCarthy/Getty Images)
Ông Robert Mueller hiện là Công tố viên Đặc biệt đứng đầu ủy ban điều tra ông Trump về mối quan hệ với Nga. Theo điện tín của chính phủ bị rò rỉ trên trang WikiLeaks, ông Mueller có quan hệ gần gũi với ông Comey, và đã bay tới Moscow trong năm 2009 để cung cấp cho Nga 10 mẫu Uranium giàu (HEU). “Đại sứ quán ở Moscow được yêu cầu cảnh báo ở mức cao nhất tới Liên bang Nga rằng Giám đốc FBI Mueller có kế hoạch đưa mẫu HEU một khi ông đến Moscow vào ngày 21/9”, điện tín viết
Trong phiên điều trần ngày 18 tháng 10, Thượng nghị sĩ Chuck Grassley cũng lưu ý rằng Phó Tổng chưởng lý hiện nay Rod Rosenstein, người đã bổ nhiệm ông Mueller vào phụ trách cuộc điều tra ông Trump, cũng bị ràng buộc với chiến dịch hối lộ uranium của Nga. Khi đó, ông Rosenstein giám sát việc điều tra các hành vi phạm tội trong chiến dịch của Nga.
Ông Grassley nói trong phiên điều trần: “Tôi nghĩ sẽ không hợp lý khi để ông Rosenstein giám sát các cuộc điều tra liên quan đến Nga, vì ông cũng tham gia vào vụ án uranium của Nga”.
Liên quan cả chính phủ Obama
Không chỉ nhà Clinton dính líu đến thỏa thuận Uranium One với Nga làm tổn hại đến các lợi ích an ninh quốc gia, mà có thể cả chính phủ của ông Barack Obama cũng liên quan, theo National Review (NR).
Để đạt được thỏa thuận Uranium One, Nga đã chi một số tiền lớn cho nhà Bill Clinton, lớn gấp nhiều lần số tiền họ dành cho những quảng cáo trên Facebook mà giới truyền thông và đảng Dân chủ cho rằng dùng để tác dộng đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 theo hướng có lợi cho ông Donald Trump.
Theo NR, việc Nga mua quảng cáo trên Facebook bắt đầu vào tháng 6/2015 – trước khi ông Donald Trump bước vào cuộc đua – và chủ yếu để cổ súy tư tưởng cánh tả (thúc đẩy tư tưởng quá khích về phân biệt chủng tộc, nhập cư, súng ống…) hơn là việc tranh cử.
Tổng thống Barack Obama nói chuyện với Giám đốc FBI Robert Mueller trong một cuộc họp tại trụ sở của FBI tại Washington, DC, ngày 28/4/2009. Mueller đã lãnh đạo FBI 12 năm. (Ảnh: SAUL LOEB / AFP / Getty Images)
Tờ NR cho rằng chính quyền Obama, với Ngoại trưởng Clinton đứng đầu, đã thỏa hiệp với Nga về lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Chính phủ đã bật đèn xanh cho việc chuyển giao quyền kiểm soát 1/5 nguồn cung uranium của Mỹ sang Nga – một chế độ thù địch. Tệ hơn nữa, vào thời điểm chính quyền chấp thuận việc chuyển giao, họ biết rằng công ty con của Rosatom ở Hoa Kỳ đã tham gia vào một doanh nghiệp gian lận đã từng phạm tội gian lận, tống tiền và rửa tiền.
Chính quyền Obama cũng biết các nghị sĩ Cộng hòa trong Quốc hội đang cố gắng ngăn chặn thỏa thuận. Do đó, Bộ Tư pháp đã che giấu những gì nó biết. Bộ này cho phép các doanh nghiệp gian lận để tiếp tục thỏa hiệp với ngành công nghiệp uranium của Mỹ, thay vì bắt đầu khởi tố mà có thể đã chấm dứt thỏa thuận. Các công tố viên đợi 4 năm trước khi âm thầm kiến ​​nghị xóa trường hợp này, vi phạm các nguyên tắc tố tụng của Bộ Tư pháp. Trong khi đó, chính quyền đã ngăn cản Quốc hội, đe dọa người cung cấp thông tin của FBI không được tiết lộ công khai.
Triều Thiên

Tổng thống Assad: 'Mặt nạ đã rơi, phương Tây đang bảo trợ khủng bố'




Hàn Quốc trao đổi với Hoa Kỳ kế hoạch gửi phái viên tới Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có cuộc điện đàm ngày 1.3. (Ảnh: Yonhap)
Hàn Quốc có kế hoạch gửi một phái viên đặc biệt đến Triều Tiên để đáp lại lời mời của lãnh đạo Kim Jong Un, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói với Tổng thống Donald Trump trong một cuộc điện đàm hôm thứ Năm, theo Reuters.
Hai vị Tổng thống thảo luận về chuyến thăm của các quan chức cao cấp Triều Tiên gần đây ở Hàn Quốc, ông chủ Nhà Xanh nói trong một tuyên bố.
Thế vận hội mùa đông ở Pyeongchang tháng trước đã tăng cường mối quan hệ gần đây giữa hai miền Triều Tiên sau hơn một năm căng thẳng gia tăng trong chương trình tên lửa của Triều Tiên và lần thử hạt nhân lần thứ 6 và lớn nhất của nước này nhằm chống lại các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
“Ông Moon và Tổng thống Trump đã đồng ý tiếp tục nỗ lực hướng tới việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bằng cách duy trì đà phát triển của đối thoại liên Triều”, theo tuyên bố của Nhà Xanh.
Tại Washington, một bài phát biểu của Nhà Trắng về cuộc điện đàm của hai nhà lãnh đạo cho hay, ông Moon đã giới thiệu với Tổng thống Trump “về những diễn biến liên quan đến Triều Tiên và các cuộc đàm phán liên Triều” nhưng không phức tạp.
“Tổng thống muốn tiếp tục làm việc với Hàn Quốc. Đó là một đồng minh mạnh mẽ. Chúng tôi sẽ tiếp tục những cuộc đối thoại này”, phát ngôn viên Nhà Trắng bà Sarah Sanders nói với các phóng viên sau đó.
“Mục đích cuối cùng là phi hạt nhân hoá bán đảo. Đó là những gì chúng tôi tập trung vào và chúng tôi rất vui mừng về bất kỳ bước nào tiến lên trong quá trình đó”, bà nói.
Tổng thống Mỹ Donald TrumpTổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In bắt tay nhau tại cuộc gặp ở Nhà Xanh ngày 7/11. (Ảnh: Reuters)
Trong khi cử một phái viên tới Bình Nhưỡng, ông Moon nói ông sẽ tìm cách đối phó với các phái đoàn cấp cao do Kim Jong Un đưa tới Thế vận hội vừa qua, bao gồm cả em gái Kim Yo Jong, chuyến thăm đầu tiên của một thành viên gia đình cai trị của Triều Tiên từ Chiến tranh Triều Tiên những năm 1950-53.
Phái đoàn cấp cao Triều TiênPhái đoàn cấp cao Triều Tiên, trong đó có em gái lãnh đạo Kim Jong-un là Kim Yo-jong, tới Hàn Quốc nhân dịp Olympic Mùa đông Pyeongchang 2018. (Ảnh: NY Times)
Các quan chức cao cấp của Bình Nhưỡng thăm Hàn Quốc trong Thế vận hội cho biết chính phủ của họ đã mở ra các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ, trong khi Nhà Trắng nói bất kỳ cuộc đàm phán nào với Triều Tiên đều phải đi tới chấm dứt chương trình hạt nhân.
Tổng thống Moon đã kêu gọi Triều Tiên và Hoa Kỳ thảo luận để giải quyết vấn đề chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng, mà Kim Jong Un nói sẽ không bao giờ từ bỏ.
Trong nỗ lực mới nhất để xoa dịu cuộc khủng hoảng về chương trình vũ khí của Triều Tiên, Seoul kêu gọi Washington và Bình Nhưỡng đàm phán.
“Cả hai nhà lãnh đạo đều đồng ý tiếp tục tham vấn chặt chẽ về tiến bộ của cuộc đối thoại Liên Triều sẽ tiếp diễn”, tuyên bố nói.
Minh Đức

Triều Tiên đang âm mưu ‘hạ gục’ Hoa Kỳ từ bên trong?

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gặp các thành viên của phái đoàn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc vào ngày 5/3/2018. (Ảnh: KCNA)
Các hacker được nhà nước bảo vệ ở Triều Tiên đang đặt tầm ngắm của họ vào các cơ sở hạ tầng quan trọng ở Hoa Kỳ với mục đích đánh gục sức mạnh bên trong Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu về an ninh mạng đã cảnh báo, theo Newsweek.
Theo một nghiên cứu từ công ty Dragos của Mỹ, một nhóm hacker có tên là Covellite đang phát triển phần mềm độc hại có thể làm nhiễm các lưới điện, gây ra tình trạng cúp điện tương tự như những vụ xảy ra ở Ukraine vào năm 2016.
Các hacker Triều Tiên trước đây đã tấn công tàn phá các hệ thống CNTT trên khắp thế giới, gây ra thiệt hại hàng tỷ USD. Nhóm hacker Lazarus do chính phủ hậu thuẫn đã tung ra phần mềm độc hại được gọi là WannaCry vào năm ngoái, đây là một trong những vụ tấn công ransomware lan rộng nhất từng xảy ra.
Triều TiênTriều Tiên sắp tấn công các nhà máy điện của Mỹ? (Ảnh: Newsweek)
Nhóm hacker này cũng đã đạt được những tiếng tăm sau khi tấn công vào công ty Sony Pictures vào năm 2014 , sau khi bộ phim The Interview trình chiếu đã làm bất lợi đến hình ảnh của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Dragos xác định những điểm tương đồng giữa tin tặc Covellite và Lazarus trong báo cáo gần đây nhất, cho thấy mối liên hệ mạnh mẽ giữa các nhóm hacker.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã xác định những điểm tương đồng trong cơ sở hạ tầng và phần mềm độc hại với Nhóm Lazarus.
“Mặc dù Dragos không bình luận gì hoặc không thực hiện việc phân bổ quốc gia theo quốc gia truyền thống, sự kết hợp của khả năng kỹ thuật với sự sẵn sàng tung ra các cuộc tấn công phá hoại được hiển thị bởi Lazarus làm cho nhóm tin tặc Covellite trở thành một nhóm đáng quan tâm”.
hacker Triều TiênCác hacker Triều Tiên trước đây đã tấn công tàn phá các hệ thống CNTT trên khắp thế giới. (Ảnh: KCNA)
Theo Dragos, một trong những điểm tương đồng giữa hai nhóm này là phương pháp tấn công được sử dụng bởi Lazarus nhằm mục đích trao đổi bitcoin tại Hàn Quốc vào năm ngoái. Các hacker có thể ăn cắp được khoảng 72 triệu USD giá trị của bitcoin, dẫn đến sự phá sản của giao dịch Youbit trong tháng 4/2017.
Một kỹ thuật tương tự đã được xác định trong một chiến dịch lừa đảo trực tuyến nhỏ nhằm vào một công ty lưới điện của Hoa Kỳ vào tháng 9/2017. Dragos cũng phát hiện ra các cuộc tấn công có cùng đặc điểm trên khắp Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ.
Minh Đức

Trung Quốc hối thúc Mỹ – Triều Tiên hội đàm trực tiếp

Trung Quốc
Trung Quốc hối thúc Mỹ - Triều Tiên hội đàm trực tiếp (Ảnh: Getty).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng, trong buổi họp báo ngày 27/2, đã kêu gọi Mỹ và Triều Tiên sớm hội đàm trực tiếp.
Tân Hoa xã dẫn tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng khẳng định tình trạng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên gần đây đã giảm bớt và Trung Quốc hy vọng điều này có thể được duy trì sau thời gian diễn ra Thế vận hội mùa Đông và Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic), giúp các bên liên quan quay trở lại quỹ đạo giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên thông qua đàm phán. Điều này hoàn toàn phù hợp với mong muốn chung của Triều Tiên, Hàn Quốc, các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
Theo người phát ngôn Lục Khảng, Bắc Kinh hy vọng đối thoại giữa Triều Tiên và Hàn Quốc có thể được mở rộng thành đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên.
Ông Lục nêu rõ: “Sau tất cả, vấn đề cốt lõi trên Bán đảo Triều Tiên là an ninh và Mỹ cùng Triều Tiên là 2 nước nắm chìa khóa để giải quyết vấn đề”. Vì vậy, Bắc Kinh mong muốn các cuộc đối thoại kiểu này giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ sớm được tổ chức. Washington và Bình Nhưỡng cần hợp tác nhằm đạt được các kết quả có lợi thông qua đối thoại hiệu quả.
Trung Quốc Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (Ảnh: Getty).
Cùng ngày, phát biểu tại Hội nghị Giải trừ quân bị ở Geneva (Thụy Sĩ), Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha khẳng định các biện pháp trừng phạt Triều Tiên là nhằm gây sức ép buộc Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân.
Theo bà, thông điệp nhất quán của Seoul là Bình Nhưỡng phải đưa ra quyết định đúng đắn. Nếu Triều Tiên làm được điều đó, Hàn Quốc sẵn sàng cùng phối hợp hướng tới một tương lai tươi sáng hơn và thịnh vượng cho Triều Tiên.
Hàn QuốcNgoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha (Ảnh: Getty).
Về phía Triều Tiên, theo THX, ngày 27/2, tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, khẳng định Mỹ là quốc gia phải xóa bỏ kho vũ khí hạt nhân trước tiên nếu nước này thực sự mong muốn một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Theo tờ Rodong Sinmun, Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới chế tạo vũ khí hạt nhân và thậm chí là nước duy nhất sử dụng vũ khí này. Tờ báo này đã gọi Mỹ là “tội phạm hạt nhân.” Tờ nhật báo chính thức của đảng Lao động Triều Tiên này khẳng định: “Chính Mỹ phải là nước từ bỏ tham vọng hạt nhân trước các nước khác.” Cáo buộc Washington duy trì “tham vọng thống trị thế giới bằng vũ khí hạt nhân vượt trội,” tờ này cho rằng: “Nếu Mỹ lựa chọn việc xóa bỏ vũ khí hạt nhân thì vấn đề phi hạt nhân hóa của thế giới sẽ dễ dàng được giải quyết.”
Triều Tiên Ảnh minh họa: Daily Star..
Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 27/2, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết nước này đã báo cáo lên Liên Hợp Quốc (LHQ) về hoạt động tình nghi chuyển hàng hóa ở ngoài khơi Biển Hoa Đông hồi cuối tuần qua giữa các tàu chở dầu đăng ký ở Triều Tiên và Maldives, vốn vi phạm các lệnh trừng phạt của LHQ. Đây là vụ thứ 4 mà máy bay Nhật Bản phát hiện khi tuần tra vùng biển này trong những tuần gần đây.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, máy bay P-3C thuộc Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản đã quan sát thấy 2 tàu sáng đèn đậu sát cạnh nhau trong đêm 24/2, ở khu vực cách thành phố Thượng Hải của Trung Quốc khoảng 250 km về phía Đông.
Triều Tiên Tàu Triều Tiên lại bị phát hiện lén giao dịch trên biển (Ảnh: NK News).
Tàu chở dầu của Triều Tiên được xác định là tàu Chon Ma San, có tên trong danh sách trừng phạt đơn phương mới nhất được Mỹ công bố hôm 23/2 nhằm vào Bình Nhưỡng. Bộ này cho biết thêm tên Chon Ma San đã bị xóa khỏi thân tàu. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đã công bố các bức ảnh ghi lại hai con tàu sát cạnh nhau vào đêm 24/2 và di chuyển riêng rẽ vào sáng 25/2.
Nguyên Linh

Triều Tiên dính ‘đòn nặng’ từ người anh em Trung Quốc

Trung Quốc giáng một cú đánh mạnh lên nguồn thu ngoại tệ chính của Triều Tiên
Trung Quốc giáng một cú đánh mạnh lên nguồn thu ngoại tệ chính của Triều Tiên (Ảnh: Thoibao)
Sáu tháng trước, trạm kiểm soát cửa khẩu Quanhe trên biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc là một tổ hợp hoạt động thương mại quan trọng giúp Bình Nhưỡng có nguồn tài trợ cho chương trình vũ khí hạt nhân của mình, theo Nhật báo Phố Wall.
Hàng trăm xe xếp hàng ở phía Trung Quốc mỗi buổi sáng mang theo thực phẩm, vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng tới Triều Tiên, rồi sau đó trở lại với các mặt hàng xuất khẩu của Triều Tiên như hải sản, hàng may mặc và than đá.
Giờ đây cảnh tượng này đã không còn nữa. Trung Quốc, bị Mỹ chỉ trích vì ủng hộ chế độ Triều Tiên, dường như đang đẩy mạnh việc thực thi các lệnh trừng phạt quốc tế mà Washington hy vọng sẽ buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình.
Một chuyến đi kéo dài một tuần tới các khu vực biên giới của Trung Quốc cho thấy các biện pháp trừng phạt đang đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc địa phương gặp khó khăn và bắt đầu tác động tới Triều Tiên, với việc đóng cửa các nhà máy, tăng giá và thiếu điện ở một số khu vực.
Biên giới Trung-TriềuBiên giới Trung-Triều từ Dandong tới Quanhe. (Ảnh: WST)
Theo các du khách, các nhà nghiên cứu và các quan chức nước ngoài quan sát Triều Tiên, sự ảnh hưởng này ở Triều Tiên có thể tăng lên vào cuối năm nay vì họ thiếu dự trữ ngoại tệ, và có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2019.
Vào một buổi sáng gần đây, chỉ có hơn mười người đang đợi ở trạm kiểm soát Quanhe. Một người Trung Quốc đang kiểm tra thiết bị mắc kẹt trong nhà máy may mặc ở cảng kinh tế Rason của Triều Tiên, đã đóng cửa vào tháng 11 sau khi Trung Quốc bắt đầu áp dụng lệnh cấm xuất khẩu quần áo của Triều Tiên. Việc ngừng hoạt động của nhà máy đã làm cho 200 công nhân Triều Tiên bị mất việc làm, thông thường một nửa số tiền lương của họ được chuyển cho chính phủ Bình Nhưỡng.
Trong một chuyến thăm tới cảng kinh tế Rason vài ngày trước đó, các nhà kinh doanh cho biết, giá các mặt hàng như pin của Trung Quốc đã tăng ít nhất 50% so với năm ngoái vì các biện pháp chế tài mới đây đã ngăn cản việc nhập khẩu các mặt hàng mới, trong khi giá hải sản Triều Tiên giảm một nửa kể từ khi lệnh cấm xuất khẩu của Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái đã gây ra sự chênh lệch trên thị trường địa phương.
“Có hơn một chục nhà máy may mặc giống như của chúng tôi ở Rason, và hàng ngàn người trong ngành thủy sản,” ông nói. “Bây giờ, không ai trong số những người đó có việc làm”.
Cảng biển trong vùng kinh tế Rason của Triều Tiên. (Ảnh: Yonhap)
Các thương nhân Trung Quốc khác cũng cùng cảnh ngộ, một số nói rằng cua và mực của họ đã bị tồn trong các kho hàng ở Rason trong nhiều tháng. Vào tháng Giêng, họ nói, các lính biên phòng Trung Quốc ngừng cho phép các nhà buôn đưa vào Trung Quốc thậm chí cả với một khoản trợ cấp cá nhân nhỏ cho thuốc lá của Triều Tiên.
Ở vùng lân cận Yanji, Trung Quốc, người Triều Tiên làm việc như những người hầu bàn và ca sĩ trong các khách sạn, nói họ không chắc chắn khi nào họ quay trở lại. Một số nhà hàng Triều Tiên gần đây đã đóng cửa.
Tại Đan Đông, Trung Quốc, điểm trung chuyển lớn khác trên biên giới, lưu lượng qua biên giới hàng ngày đã giảm khoảng 80%. Một cư dân ở Sinuiju, thành phố Triều Tiên, cho biết giá xăng đã tăng gấp đôi, và điện được sử dụng để cung cấp cả ngày lẫn đêm giờ chỉ còn khoảng 3-5 giờ mỗi ngày.
Sự cắt giảm này không phản ánh được tổng thể hình ảnh thương mại xuyên biên giới giữa hai nước. Việc buôn lậu kéo dài theo các con sông tạo thành biên giới với Trung Quốc có quy mô lớn hơn cả buôn lậu trên biển. Từ cuối tháng 1, các máy bay quân sự của Nhật Bản đã phát hiện ra bốn trường hợp các tàu của Triều Tiên xuất hàng từ các tàu khác trong vùng biển quốc tế.
Tuy nhiên, sự sụt giảm trong thương mại chính thức với Trung Quốc, thường chiếm 90% tổng số của Triều Tiên, là một đòn nặng cho Bình Nhưỡng. Nhập khẩu của Trung Quốc từ Triều Tiên giảm 1/7 vào năm 2017, chính phủ Trung Quốc cho biết, và trong tháng 12 đã giảm 82% so với một năm trước đó. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên giảm so với cùng kỳ năm ngoái kể từ tháng 7, với xuất khẩu sản phẩm dầu giảm xuống gần như bằng 0 kể từ tháng 10.
Nhiều quan chức ngoại giao theo dõi hoạt động của biên giới hoài nghi về số liệu chính thức của Trung Quốc, lưu ý rằng họ không bao gồm dầu thô mà Triều Tiên tiếp tục xuất khẩu, và Bắc Kinh có thể nới lỏng vào bất cứ lúc nào ngay cả khi họ đồng ý giảm mạnh thương mại với Triều Tiên trong những tháng gần đây.
Chuyến tàu tới Bình Nhưỡng hiện nay thường chứa đầy các công nhân Triều Tiên về nhà, khi các quốc gia từ Ba Lan đến các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất áp dụng lệnh trừng phạt áp đặt các giới hạn đối với các thành viên của LHQ sử dụng lao động từ Triều Tiên. Tại Yanji, một thành phố của Trung Quốc gần biên giới, nhiều doanh nghiệp địa phương đang gửi công nhân trở về Triều Tiên khi thị thực của họ hết hạn, theo những người quen thuộc với vấn đề này cho biết.
Kết quả là một cú đánh mạnh khác lên nguồn thu ngoại tệ chính của Triều Tiên. Các quan chức Mỹ tin rằng các biện pháp trừng phạt thương mại đã làm giảm xuất khẩu hàng hoá và lao động của Triều Tiên xuống hơn 2 tỷ USD.
Câu hỏi bây giờ là liệu cơn đau kinh tế sẽ thuyết phục lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thay đổi chiến lược hạt nhân của mình hay không? Giới quan chức Triều Tiên đã nhiều lần nói rằng các lệnh trừng phạt sẽ không bao giờ thuyết phục quốc gia này từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của họ.
Biên giới Triều TiênCầu Hữu Nghị nối giữa Đan Đông, Trung Quốc và Sinuiju, Triều Tiên. (Ảnh: Getty)Biên giới Triều TiênNhiều xe tải đã đi qua Cầu Hữu nghị 6 tháng trước. (Ảnh: AP)
Thực tế, các biện pháp trừng phạt thương mại sẽ khó ngăn cản Triều Tiên tìm các nguồn tiền cho kho vũ khí hạt nhân, theo các chuyên gia và các quan chức Mỹ. Triều Tiên vẫn tiếp tục kiếm được tiền mặt bằng những phương thức khác như bán vũ khí trên mạng và bán vũ khí bí mật sang Trung Đông và Châu Phi.
Trong khi tuyên bố sẵn sàng đàm phán sơ bộ với Bình Nhưỡng, Washington đang theo đuổi chiến lược áp lực tối đa thông qua Liên Hợp Quốc và các biện pháp trừng phạt đơn phương buộc ông Kim phải đình chỉ các cuộc thử nghiệm về bom, tên lửa và cam kết phi hạt nhân hóa. Cách đây một tuần, chính quyền Tổng thống Trump đã áp đặt các trừng phạt lên Triều Tiên với số lượng lớn nhất từ trước tới nay, nhắm vào các công ty vận chuyển và kinh doanh.
“Cuối cùng, chúng tôi muốn đến một nơi mà [Mr. Kim] hiểu rằng lựa chọn duy nhất của ông ta là phi hạt nhân hoá và đàm phán”, bà Sigal Mandelker, chuyên gia hàng đầu của Hoa Kỳ, nói trong một cuộc phỏng vấn tại Bắc Kinh. “Chúng tôi không có nhiều lựa chọn, vì vậy nếu điều này không thành công, chúng tôi sẽ ở vào vị trí rất khác biệt”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp tục áp dụng lệnh trừng phạt của LHQ mặc dù điều đó có nghĩa là tổn thất đối với Trung Quốc, đặc biệt là ở các khu vực biên giới.
Bà Mandelker nói rằng Trung Quốc đã thực hiện những bước chưa từng có để thực thi các biện pháp trừng phạt nhưng kêu gọi đẩy mạnh hơn nữa, bao gồm cả việc trục xuất các “nhân viên trợ giúp tài chính của Triều Tiên”. Bà lưu ý rằng Bắc Kinh gần đây đã ngăn chặn Liên Hiệp Quốc khỏi các tàu Trung Quốc đang bị cấm vận.
Minh Đức

Tổ chức tập trận hải quân quy mô lớn với 23 quốc gia, Ấn Độ muốn ‘dằn mặt’ Trung Quốc

Hải quân Ấn độ sẽ tổ chức cuộc tập trận hải quân đa phương Milan 2018
Hải quân Ấn độ sẽ tổ chức cuộc tập trận hải quân đa phương Milan 2018 (Ảnh: PTI)

23 quốc gia bao gồm Úc, Malaysia, và Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc tập trận hải quân với quy mô lớn do Ấn Độ tổ chức, một động thái khiến Trung Quốc lo lắng, theo tờ Defence Lover ngày 3/3.

Bắc Kinh đã đưa ra một cảnh báo với Ấn Độ rằng không được ‘diễn trò chơi chiến tranh’ trên vùng biển Ấn Độ Dương. Thời báo Hoàn Cầu (Global Times), một tờ báo ‘diều hâu’ của Trung Quốc, đe dọa cuộc tập trận này có thể khiến căng thẳng Trung-Ấn “lan từ đất liền ra biển”.
Tờ Hoàn Cầu kêu gọi quân đội Trung Quốc cần có phản ứng đáp trả, chẳng hạn như tập trận với quy mô tương tự.
Hải quân Trung Quốc tại Ấn Độ Dương (Ảnh: Getty)Hải quân Trung Quốc tại Ấn Độ Dương (Ảnh: Getty)
‘Milan’ là một cuộc tập đa phương, kéo dài 8 ngày, bắt đầu từ ngày 6/3, được tổ chức trên các hòn đảo Andaman và Nicobar ở Đông Ấn Độ Dương. Quần đảo Andamar và Nicobar nằm ở điểm giao nhau giữa vịnh Bengal và biển Andaman, tọa lạc phía Đông Ấn Độ Dương. Đã có 9 cuộc tập trận đa phương Milan diễn ra tại đây kể từ năm 1995.
“Đối với cuộc tập trận này trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ sẽ tiếp đón lực lượng hải quân 16 quốc gia”, hãng tin Press Trust of India (PTI) của Ấn Độ cho hay.
Cuộc tập trận 'Milan' năm 2014. (Ảnh: Economic Times)Cuộc tập trận Milan năm 2014. (Ảnh: Economic Times)
Sự đe dọa của Bắc Kinh có thể là lý do cho sự tham dự của các đại diện và tư lệnh hải quân của các nước tham gia tập trận, và các cuộc thảo luận về những diễn tập quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.
Dẫn lời phát ngôn viên hải quân Ấn Độ, Đại úy DK Sharma, hãng PTI cho hay 16 quốc gia sẽ tham dự cuộc tập trận hải quân quy mô lớn sắp tới là Úc, Malaysia, Maldives, Mauritius, Myanmar, New Zealand, Oman, Việt Nam, Thái Lan, Tanzania, Sri Lanka, Singapore, Bangladesh, Indonesia, Kenya và Campuchia.
Theo các nhà phân tích, đây là một sự kiện hiếm thấy khi lần đầu tiên có rất nhiều quốc gia đến từ châu Á-Thái Bình Dương lẫn từ nhiều vùng khác tập trung tại Ấn Độ Dương để cùng tập trận.
Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh suy đoán rằng khu vực biển rộng lớn này có thể biến Biển Đông thành một điểm nóng tiếp theo, khi một Bắc Kinh ‘thô bạo’ tìm cách thực hiện các tham vọng của mình trước các đường biên giới của họ.
Hải quân Nam Phi, Philippines, Mozambique, Papua New Guinea, Brunei, Seychelles và Đông Timor cũng là hải quân của các nước tham gia vào các cuộc tuần tra, cứu hộ hàng hải và các sứ mệnh nhân đạo khác.
Sau sự kiện tranh chấp tại khu vực Dokalam, khi mà cả Trung Quốc và Ấn Độ đưa quân đội trở lại, gây leo thang căng thẳng thành một cuộc chiến khu vực, Ấn Độ đã phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Agni-V vào tháng 1/2018. Tên lửa đạn đạo này có thể tấn công các phần cực Bắc của Trung Quốc trong phạm vi bán kính 5.000km.
Ngoài ra, cuối tháng 1/2018, Ấn Độ tiếp tục cho phóng thử tên lửa Prithvi-II tại bang Odisha, có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.
Ông Hồ Chí Dũng, nhà nghiên cứu thuộc Viện Quan hệ quốc tế Học viện Khoa học xã hội Thượng Hải, nhận định: “Ấn Độ đang khiêu khích Trung Quốc. Trung Quốc nên phản ứng bằng quân sự để gửi đi thông điệp rằng nước này quyết làm mọi cách để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình”.
Cũng theo ông Hồ, Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) theo truyền thống tập trận ở Biển Hoa Đông và Biển Hoàng Hải,  nhưng “mong đợi các tàu chiến của Trung Quốc sẽ đến nhiều nơi khác trên thế giới.”
Nhận xét này của ông Hồ Chí Dũng là lặp lại ‘luận điệu’ gần đây của tờ Nhật báo PLA, rằng lực lượng này nên tham gia vào các cuộc tập trận, và tăng cường sự hiện diện của nó trong năm 2018.
Phạm Duy

Ấn Độ xây căn cứ đảo khổng lồ để khống chế Trung Quốc

Ấn Độ đang ra sức xây dựng một căn cứ đảo khổng lồ mới trong bối cảnh căng thẳng với nước láng giềng Trung Quốc leo thang.
Ấn Độ xây căn cứ đảo khổng lồ để khống chế Trung Quốc - Ảnh 1Sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương đang khiến Ấn Độ vô cùng lo ngại.
Căn cứ quân sự khổng lồ mới của Ấn Độ được đặt ở Seychelles, phía bắc Madagascar đang được xem là một nỗ lực lớn nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.
Căn cứ nằm ngoài khơi bờ biển châu Phi này cũng sẽ bao gồm cả một căn cứ không quân và chứa cả các thiết bị hải quân.
Đảo quốc Seychelles không mang tính địa – chính trị chiến lược nhưng đang nổi lên như một nhân tố chủ chốt đối với Ấn Độ trong nỗ lực chống lại sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
Thỏa thuận sửa đổi giữa Ấn Độ và Seychelles ký cuối tháng trước đã cho phép New Delhi xây dựng một cơ sở quân sự trên đảo Assumption của Seychelles, cách lục địa Đông Phi khoảng 1.650km về phía Đông. Thỏa thuận đạt được sau nhiều năm đàm phán ngoại giao này sẽ giúp Ấn Độ có được một cứ điểm quan trọng tại nơi đang nhanh chóng trở thành một khu vực chiến lược.
Căn cứ được thành lập trong bối cảnh căng thẳng giữa New Delhi và Trung Quốc ngày càng gia tăng trầm trọng khi cả 2 cường quốc châu Á ra sức tranh ảnh hưởng lớn hơn đối với Maldives, theo báo Anh Express.
Sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa Ấn Độ và Trung Quốc đối với Maldives gia tăng sau khi Tổng thống Maldives Malaixia Abdulla Yameen gần đây đã ký kết sáng kiến “Một Vành đai, một con đường” với Trung Quốc.
Giống như Sri Lanka, Maldives từ lâu đã được coi là đồng minh thân cận của Ấn Độ, nhưng trong những năm gần đây, Tổng thống Abdulla Yameen của Maldives đã bắt đầu gần gũi hơn với Trung Quốc. Điều này đã gây ra quan ngại ở Ấn Độ khi lãnh đạo phe đối lập Mohamed Nasheed công khai cáo buộc, Trung Quốc đang “mua Maldives” dưới quyền cai trị của ông Yameen.
Các quan chức cao cấp thuộc Hải quân Ấn Độ tuyên bố rằng việc phát triển căn cứ quân sự ở Seychelles là để cạnh tranh với chiến lược Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương – vốn là một phần trong sáng kiến “Một Vành đai, một con đường”.
Căn cứ này được đặt tại một khu vực chiến lược quan trọng, nằm giữa các tuyến đường vận chuyển lớn toàn cầu.
Ngoài ra, việc căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng leo thang còn được phản ánh trong tháng này sau khi 11 tàu chiến Trung Quốc đi vào Đông Ấn Độ Dương phô trương lực lượng.
Phương Đăng (theo Daily Star)

‘Tham vọng không gian’ của Trung Quốc sẽ tan tành trong vài tuần tới

Tram không gian của Trung Quốc
Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho biết mô-đun này sẽ rơi xuống từ ngày 24/3 đến ngày 19/4. (Ảnh: KK news)
Các chuyên gia nói rằng không thể mô tả được nơi mà mô-đun này sẽ nhập lại bầu khí quyển, nhưng khả năng cao là rơi ở các khu vực của Châu Âu, Mỹ, Úc và New Zealand, theo The Guardian.
Trạm không gian đầu tiên của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ rơi xuống Trái Đất trong vòng vài tuần tới, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể dự đoán được nơi mà mô-đun nặng 8,5 tấn sẽ rơi xuống.
Tổng công ty Hàng không vũ trụ Hoa Kỳ ước tính Trạm Tiangong-1 sẽ nhập lại bầu khí quyển trong khoảng tuần đầu tiên của tháng Tư. Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho biết mô-đun này sẽ rơi xuống từ ngày 24/3 đến ngày 19/4.
Vào năm 2016, Trung Quốc thừa nhận đã mất quyền kiểm soát Trạm không gian Tiangong-1 và sẽ không thể tiến hành kiểm soát lại được.
Trung Quốc thừa nhận đã mất quyền kiểm soát Trạm không gian Tiangong-1. (Ảnh: NY Post)
Tuyên bố của hãng Aerospace cho biết “có thể có một lượng nhỏ các mảnh vụn” từ mô-đun còn sót lại sẽ rơi xuống trái đất.
Aerospace, một tổ chức nghiên cứu tư vấn cho chính phủ và doanh nghiệp tư nhân về chuyến bay vũ trụ, cho biết: “Nếu điều này xảy ra, bất kỳ mảnh vỡ nào còn sót lại sẽ nằm trong một khu vực có phạm vi vài trăm cây số”.
Aerospace đã cảnh báo rằng trạm không gian có thể mang một loại chất độc ăn mòn mạnh được gọi là hydrazine trên tàu.
Bản báo cáo bao gồm bản đồ cho thấy mô-đun này dự kiến ​​sẽ rơi xuống nơi nào đó giữa vĩ độ 43° bắc và 43° vĩ độ phía nam. Khả năng rơi xuống ở Trung Quốc, Trung Đông, Trung tâm Ý, Tây Bắc Tây Ban Nha và các bang phía Bắc của Hoa Kỳ, New Zealand, Tasmania, các khu vực ở Nam Mỹ và Nam Phi là cao hơn một chút.
Tuy nhiên, Aerospace khẳng định cơ hội các mảnh vỡ rơi trúng bất cứ ai sống trong các quốc gia này là rất nhỏ bé. “Khi xem xét trường hợp xấu nhất … xác suất mà một người cụ thể (tức là bạn) sẽ bị tấn công bởi các mảnh vỡ Tiangong-1 nhỏ hơn khoảng một triệu lần so với tỷ lệ thắng của Jackpot Powerball.
“Trong lịch sử của chuyến bay, không từng biết đến người nào đã từng bị tổn thương do bị các mảnh vụn không gian rơi trúng. Chỉ có một người đã từng bị ghi lại là bị trúng một mảnh vỡ và may mắn thay, cô ấy không bị thương”.
Jonathan McDowell, một nhà thiên văn học thuộc Đại học Harvard và những người đam mê ngành công nghiệp vũ trụ, cũng có vẻ thận trọng. Ông cho biết các mảnh vỡ từ một tên lửa cỡ tương tự đã trở lại bầu khí quyển và đổ bộ vào Peru vào tháng Giêng. “Vài năm lại có một điều như thế này xảy ra, nhưng trạm Tiangong-1 là to và nặng, vì vậy chúng ta cần phải theo dõi nó”, ông nói với Guardian.
Phòng thí nghiệm Tiangong-1 hoặc Heavenly Palace đã được đưa ra vào năm 2011 và được miêu tả là một “biểu tượng chính trị mạnh mẽ” của Trung Quốc – một phần của nỗ lực khoa học cho ‘tham vọng’ trở thành một siêu cường không gian.
Phòng thí nghiệm Tiangong-1 hoặc Heavenly Palace đã được đưa ra vào năm 2011. (Ảnh: TechSign)
Minh Đức

Chủ tịch Trung Quốc có thể ‘giữ ghế’ vô thời hạn, thế giới nên mừng hay nên lo?


Bắc Ninh: Xuất hiện ‘siêu’ sập gỗ cẩm đẹp có tuổi đời nghìn năm giá tiền tỷ
"Siêu" sập gỗ Cẩm đẹp như bức bình phong xuất hiện ở Bắc Ninh. (Ảnh: Dân Việt)
Anh Cường cho biết, đây là lần đầu tiên một chiếc sập gỗ Cẩm Lai rộng như vậy xuất hiện ở Việt Nam. Chiếc sập gụ có giá bán hơn 4 tỷ đồng. Sập gỗ khi dựng đứng đẹp như một bức bình phong với vân chun, vân rối được đánh giá là một trong những chiếc sập gỗ “siêu” đẹp và hiếm có.
Chiếc sập gỗ độc đáo này hiện đang được trưng bày tại Hội chợ triển lãm Bắc Ninh 2018, thu hút rất đông sự chú ý của du khách đến chiêm ngưỡng.
sập gỗ,gỗ quý,giường đại gia
Xuất hiện tại Hội chợ triển lãm Bắc Ninh 2018, chiếc sập gỗ Cẩm Lai đang gây chú ý với nhiều du khách
Anh Nguyễn Mạnh Cường (Thường Tín, Hà Nội), một người chuyên nhập khẩu gỗ quý từ Nam Phi về Việt Nam, cho biết: “Nhiều năm nhập gỗ Cẩm Lai qua đường biển về Việt Nam nhưng đối với anh đây là tấm phản gỗ đặc biệt quý bởi độ lớn của thân cây cũng như hoa văn đẹp hiếm có của nó”.
Khi về đến Việt Nam, thân gỗ được người thợ đánh bóng và mài rũa kỳ công, riêng hình dáng vẫn được giữ nguyên như trong tự nhiên. “Khối gỗ này không dài như những tấm gỗ Cẩm Lai khác nhưng rất rộng và vân gỗ có hoa văn rất đẹp nên khi để dựng đứng nhìn đẹp như một bức bình phong”, anh Cường chia sẻ.
sập gỗ,gỗ quý,giường đại gia
Anh Cường bên chiếc sập gụ Cẩm Lai, mà theo anh nó đẹp như bức bình phong khi đặt dựng đứng
Theo chủ nhân, chiếc sập nặng hơn 3 tấn, có chiều dài 3,36m, rộng 2,72m và dày hơn 20cm với hoa văn chun, vân rối mềm mại. Để vận chuyển chiếc sập này, anh Cường phải sử dụng xe tải 10 tấn và huy động rất nhiều nhân viên hỗ trợ.
Anh Cường cho biết, đây là lần đầu tiên một chiếc sập gỗ Cẩm Lai rộng như vậy xuất hiện ở Việt Nam. Chiếc sập gụ có giá bán hơn 4 tỷ đồng.
Chủ nhân của sập gỗ “siêu” hiếm này cho cho biết thêm, trong thực tế có khá nhiều sập gỗ tự nhiên lớn nhưng để tìm được một gốc gỗ có tuổi đời lâu năm, hoa văn đẹp lại không bị hỏng lỗi như thế này rất hiếm có. Một tấm phản gỗ có kích thước như thế này, cây phải có tuổi đời cả nghìn năm.
Anh Cường cho rằng, gỗ Cẩm Lai là dòng gỗ quý, nổi bật bởi đường vân đẹp và độ bền cao nên rất được ưa chuộng. Loại gỗ này thường được dùng để đóng đồ đạc cao cấp như bàn, ghế, giường tủ, đồ mỹ nghệ hay tiện khảm với mức giá dao động từ vài triệu cho đến vài trăm triệu, thậm chí lên tới cả tiền tỷ.
Gỗ càng có tuổi đời lâu năm, kích thước lớn, hoa văn đẹp càng được định giá cao. Hiện ở Việt Nam, những cây gỗ Cẩm Lai cổ thụ không còn nhiều mà chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài.
sập gỗ,gỗ quý,giường đại gia
Chiếc sập gỗ Cẩm Lai được cho là có tuổi đời nghìn năm được dựng trên một khung gỗ, nẹp sắt
sập gỗ,gỗ quý,giường đại gia
Chiếc sập gỗ này được đánh giá là “siêu” hiếm ở Việt Nam vì độ rộng lên đến 2,72m của nó
sập gỗ,gỗ quý,giường đại gia
Hoa văn bề mặt rất đẹp- vân chun, vân rối trải đều
sập gỗ,gỗ quý,giường đại gia
Tuy không nu nhưng vỏ bên ngoài rất đẹp
sập gỗ,gỗ quý,giường đại gia
Theo anh Cường, đã có khách hàng đặt mua sập gỗ đặc biệt này.
(Ảnh: Dân Việt)
Hoàng Kỳ

Chữa gút bằng cách cấy chỉ

Cấy chỉ là phương pháp châm cứu đặc biệt giúp cải thiện bệnh gút an toàn và có thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Gút (gout) là một bệnh do rối loạn chuyển hóa gây ra, bệnh gây đau đớn cho bệnh nhân, đặc biệt là có thể gây suy thận. Bệnh gây đau, gây tâm lý hoang mang, mất ăn, mất ngủ cho người bệnh. Tại Việt Nam, số người bị bệnh gút ngày càng gia tăng.
Chữa gút bằng cách cấy chỉ(ảnh: Sức khỏe và Đời sống).
Nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội trong vòng 10 năm, từ 1991-2000, bệnh gút chiếm tỉ lệ 8,57%, vươn lên đứng hàng thứ tư các bệnh về khớp được điều trị tại đây, theo VTV.
Nguyên nhân gây bệnh gút là do axít uric trong máu tăng cao. Khi lượng axít uric tăng trên 420mmol/L (trên 7mg/dL) với nam và 360mmol/L (trên 6mmg/dL) với nữ là dấu hiệu báo nguy cơ mắc gút.
Đa số bệnh nhân mắc gút là nam giới (90-95%), tuổi thường trên 30. Các nguy cơ gây gút bao gồm:
Tình trạng uống rượu bia: có tới trên 75% bệnh nhân gút uống rượu ia thường xuyên từ 7-10 năm. Nghiện rượu thúc đẩy cơn gút cấp ở người nhạy cảm; làm tăng axít uric máu, làm giảm khả năng đào thải của thận.
Người béo phì: có nguy cơ mắc bệnh gút gấp 5 lần so với người bình thường.
Rối loạn chuyển hóa: tăng glucose máu, rối loạn lipid máu thường kết hợp với bệnh gút.
Một số bệnh lý: bệnh thận, tăng huyết áp cũng làm tăng nguy cơ bị gút.
Dược phẩm: khi dùng kéo dài làm ảnh hưởng đến tổng hợp hoặc đào thải axít uric. Nhóm thuốc này gồm: Thiazide, Furosemide, thuốc chống lao như Pyrazynamid.
Yếu tố gia đình: có thể do yếu tố gen, hoặc do cùng trong môi trường sinh hoạt, ăn uống.
Diễn biến bệnh
Diễn tiến chung của bệnh qua 4 giai đoạn: tăng axít máu đơn thuần; cơn gút cấp; khoảng cách giữa gút cấp và mạn; gút mạn.
Tăng axít máu đơn thuần thường bắt đầu từ tuổi dậy thì, kéo dài 20-40 năm mà không có triệu chứng gì, chiếm tỉ lệ 2-4 % số người lớn,
Cơn gút cấp: thường bắt đầu từ viêm đau khớp ngón cái bàn chân (chiếm 75%) và các khớp khác; đôi khi cơn gút cấp bắt đầu bằng cơn đau quặn thận.
Khoảng cách giữa các cơn gút cấp: từ cơn đầu tiên đến cơn thứ hai có thể vài tháng đến vài năm, có khi lên tới 10 năm. Càng về sau khoảng cách này càng ngắn lại.
Viêm khớp mạn: viêm nhiều khớp, có thể đối xứng, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp. Giai đoạn này có thể thấy các hạt tôphi ở sụn vành tai, phần mềm cạnh khớp…; biểu hiện toàn thân: thiếu máu mạn, suy thận mạn, sỏi thận…
Trao đổi với Sức khỏe và Đời sống, BS.CKII Đỗ Tân Khoa, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Tp.HCM cho biết: Cấy chỉ là phương pháp châm cứu đặc biệt giúp bệnh nhân cải thiện chứng bệnh và có thể hồi phục sức khỏe hoàn toàn.
Cấy chỉ là phát triển kỹ thuật cao của phương pháp châm cứu của y học cổ truyền, bằng cách đưa sợi chỉ tự tiêu vô huyệt (chỉ catgut hoặc chỉ tiêu khác), khi chỉ tiêu tan dần trong huyệt giúp gia tăng thời gian kích thích lên huyệt và kích thích tăng chuyển hóa, tăng tuần hoàn nuôi dưỡng tại vùng được cấy chỉ. Khi dùng phương pháp cấy chỉ mang lại 2 lợi ích cho người bệnh.
Đầu tiên là tăng hiệu quả của các huyệt ở cả 2 nhóm tác dụng chống viêm, giảm đau và tăng cường kích thích lên tạng phủ liên quan để điều hòa công năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Cụ thể: trong bệnh gút khi cấy vào các huyệt bổ tỳ – bổ thận giúp điều hòa công năng của tạng tỳ giúp chống rối loạn vận hóa (giúp điều hòa chuyển hóa axít uric), giúp bổ thận (điều hòa thải trừ axít uric).
Thứ hai là tiết kiệm thời gian cũng như tài chính, do liệu trình cấy chỉ trung bình 2-4 tuần cấy 1 lần, thường chỉ cấy 3 lần.
Cấy chỉ nhằm mục đích giúp cho điều hòa chức năng thận; từ đó tăng thải trừ axít u ric. Khi bệnh nhân bị đau biến dạng khớp cấy chỉ tại các huyệt tại chỗ (gần vùng khớp bị sưng đau), ví dụ ở khớp gối với các huyệt: Âm lăng tuyền, Dương lăng tuyền, Huyết hải, Lương khâu…; toàn thân cấy chỉ vào các huyệt bổ thận, bổ tỳ: Thận du, Can du, Phi dương, Dương lăng tuyền (huyệt chủ để bổ gân), Tuyệt cốt (bổ xương), tỳ du, vị du, túc tam lý (bổ tỳ)…
Phương Nam

Không có nhận xét nào: