TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018



TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP



Vietnamese American Community of Greater Dallas
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Dallas và các vùng Phụ Cận
A Non-Profit Organization 501©-(3)  v 3221 Beltline Rd., Garland, TX 75044  v 972.666.1168
www.congdongdallas.org  v facebook: Cong Dong Dallas  v vacofdallas@gmail.com
THƯ MỜI
Tham Dự Đại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tưởng Niệm Hai Bà Trưng

Kính gởi:
Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần Các Tôn Giáo
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hạt Tarrant & VPC
Quý Liên Hội,  UBXDTD, Hội Đoàn, Đoàn Thể, Hội Ái Hữu
Quý Vị Đại Diện các Cơ Quan Truyền Thông và Báo Chí 
Quý Đồng Hương

Kính thưa quý vị,

Nhằm mục đích phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và duy trì di sản văn hóa  tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Dallas và các vùng Phụ Cận sẽ phối hợp với Hội Cao Niên Dallas và Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương DFW long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tưởng Niệm Hai Bà Trưng:

Thời gian: 10:00 AM Thứ Bảy ngày 31 tháng 3 năm 2018

Tại: Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Dallas tọa lạc tại 3221 Belt Line Road, Garland, Texas 75044

Kính mong quý vị và gia đình đến tham dự, đồng thời khuyến khích các em thanh thiếu niên sinh trưởng tại hải ngoại cùng tham gia vì đây là một ngày lễ truyền thống để tưởng nhớ đến công ơn Dựng Nước và Giữ Nước của các bậc tiền nhân.

Sự hiện diện đông đủ của quý vị sẽ làm buổi lễ tăng thêm phần long trọng. Xin chân thành cảm ơn!

Trân Trọng,

T.M Ban Quản Trị                             T.M Ban Tổ Chức

Jason Lý                                              Phú Lâm
Chủ Tịch                                             Trưởng Ban Tổ Chức



BMH
Washington, D.C 


BMH
Washington, D.C 



Tin ngắn...

Thưa Quý Vị, Quý NT và CH....

Hôm nay, Bộ Quốc Phòng và Bộ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ sẽ đặt vòng hoa tại Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam (the Vietnam Memorial Wall)
lần đầu tiên kỷ niệm Ngày Cựu Chiến Binh Phục Vụ trong cuộc chiến tại Việt Nam (National Vietnam War Veterans Day).

Tổng Thống Donald Trump đã ký ban hành đạo luật này năm ngoái, 
chọn ngày 29/03 là Ngày Cựu Chiến Binh Phục Vụ trong cuộc chiến tại Việt Nam hàng năm..

March 29th marks the first observance of National War Veterans Day. The Department of Defense has scheduled a wreath-laying ceremony at the Vietnam Memorial Wall in Washington, D.C.
President Donald Trump recently signed into law the Vietnam War Veterans Recognition Act of 2017 which established the special day.
Trân trọng.. 




BMH
Washington, D.C 



Thần linh đã bảo hộ người Việt và ban cho quốc ấn, bảo kiếm đầu tiên như thế nào?

Có bài thơ rằng: 
“Sông Đằng một dải dài ghê
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông
Những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”
(Bạch Đằng Giang Phú – Trương Hán Siêu) 
Lịch sử như dòng sông dài cuốn đi trong lớp sóng của nó bao nhiêu sự tích, chiến công, thành bại của cả một dân tộc. Thế kỷ 21 hiện đại với quá nhiều thú vui và dục vọng, mấy ai còn lưu tâm đến những huy hoàng của quá khứ, những tinh hoa của cổ nhân hay những bài học sâu sắc từ ngàn xưa? 
Việt Nam 4.000 năm văn hiến với nhiều triều đại kiệt xuất thấm đẫm văn hóa Phật Đạo Thần đã đem đến cho dải đất xinh đẹp này biết bao nhiêu kỳ tích và truyền kỳ vẫn còn rọi sáng đến tận hôm nay. Chúng tôi tiến hành loạt bài viết về lịch sử Việt Nam mong muốn đem đến cho quý độc giả một góc nhìn mới về sử Việt, chính là ôn cũ biết mới, ngẫm chuyện xưa nhìn chuyện nay, tự đúc rút cho mình những trải nghiệm riêng. 
Khởi đầu là Kinh Dương Vương tu hành đắc Đạo, cho đến vua Rồng Long Quân kết hôn Tiên Nữ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng mà sinh thành dân Việt. Dường như lịch sử Việt Nam luôn thấm đẫm Thần tích, khiến cho sử Việt trở nên khác biệt và đẹp tuyệt vời trái ngược hẳn với ấn tượng cố hữu về một dòng thời gian toàn là chiến tranh chết chóc. 
Sau mùa Tết thưởng thức bánh Chưng bánh dày huyền thoại của Lang Liêu, giờ chúng ta hãy cùng ôn lại một số điển tích hấp dẫn nữa về ông, vị vua có vẻ được ông Trời và Thần Tiên ưu ái nhiều nhất trong lịch sử.
Vua Rồng Long Quân kết hôn Tiên Nữ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng mà sinh thành dân Việt. (Ảnh: thivien.net)
Thánh Nhân trị vì, thần tích triển hiện
Sau khi vâng mệnh Trời lên ngôi với cuộc thi làm bánh lịch sử, Lang Liêu quả thực đã chứng minh rằng ông chính là chân mệnh Thiên Tử trời chọn cho nước Việt. Vốn dĩ là một người tu Tiên, sống thuận Thiên Đạo nên Thời ông trị vì đất nước thanh bình phồn vinh, cả xã hội hài hòa với người dân lương thiện hiền lành.
Ngọc Phả Hùng Vương chép:
“Thái tử là Chiêu vương nối ngôi kế thừa đại thống. Vua cố gắng chuyên tinh chính trị, sau khi được kế thừa thanh thế đánh giặc vang lừng của vua cha bèn cho cất cung khoá giáp, tỏ ý không dùng binh nữa, chỉ lo an dưỡng muôn dân, sửa sang giáo hoá. Rồi đó lấy chuyện trước làm răn, không dám làm càn dâng lễ uế tạp khiến cho hoàng thiên giận giáng tai ương, giặc ngoài biên mấy lần xâm phạm, sáu đời thừa huởng thái bình bỗng trở thành thời loạn. Từ đó vua kính sùng thiên đạo, kính thờ quỷ thần, phàm các nơi trên núi dưới biển ở đâu có hiển ứng linh thiêng đều sai trăm quan văn võ đến xây cất miếu điện, hoạ vẽ thánh tượng, thành tâm phụng thờ”.
Do kính phụng Thần linh, chăm lo giáo hóa dân chúng sống theo Thiên Đạo, nên Thiên Thượng đặc biệt chú ý đến nhà vua, và cũng cho phép Thần tích triển hiện trên vùng đất này 1 lần nữa:
“Hùng Chiêu vương lại sai quần thần mồng một và ngày Rằm dâng lễ chay (trai lễ), hai ban văn võ đứng chầu nghiêm trang, vua kính cẩn đọc sớ dâng quả. Tháp cửu tiêu tuy cao, nhưng đèn hương dễ thấu áng mây lành; một tấm thành tâm cảm cách thông đến thiên địa. Cầu tất ứng, ước nguyện đều được tòng tâm. Bỗng thấy một lão ông mình vàng mặt ngọc cưỡi mây bay xuống. Vua lạy chào rồi mời lão ông vào trong điện chùa.
Lão ông nói: “Ta là thần miền Tây vực, cư trú lâu ngày ở Biển Giác, chu du trên thuyền Bát nhã (Trí tuệ), không nhiễm lòng trần. Nay ta đang đi phơi thuốc ở đường đến Niết Bàn, thấy nơi đây dân chúng lòng thành cảm cách, râm ran tiếng cầu kinh xướng kệ, cho nên ta cảm ứng mà đến đây. Vua mừng thầm: “Nhân tâm thành ý, thiên ý tất thông”.
Trong chốc lát, cụ già lấy trong ống tay áo ra một chiếc móng rồng (long trảo) bằng ngọc đem trao cho vương. Liền đó một đám mây ngũ sắc hiện ra sáng loá cả núi rừng. Lão ông bước lên đám mây ấy mà bay lên trời”.
Bảng trên bia mộ Hùng Chiêu Vương ngày nay. (Ảnh: soha.vn)
Quốc ấn và bảo kiếm đầu tiên của quốc gia do Thần ban cho 
Xưa có câu “Quân quyền Thần thụ” nghĩa là quyền lực của Vua là do Trời ban. Nên nếu không có sự xác nhận từ Trời thì vua sẽ không đủ tư cách cai trị quốc gia và quốc gia đó cũng không tồn tại được.
May mắn cho dân tộc ta có được sự dẫn dắt từ dòng dõi của Thần, các vị vua Hùng, đến thời Hùng Chiêu Vương, với sự trị vì sáng suốt và thành kính thờ Trời mà 1 lần nữa Trời giáng hạ điềm lành xác nhận quân quyền của nước Nam:
“Ngày hôm ấy vua truyền cho bách quan triều thần ăn ở chay tịnh rồi lập đàn cúng ở chùa, cung thỉnh bách thần đến hội ở núi Thượng Linh. Lời chúc văn viết rằng: “Ngày hôm nay Chiêu vương tôi may mắn được gặp một vị lão ông tặng cho một cặp kỳ vật, không biết nên đem làm gì cho được quý báu? Chư vị thần linh nếu hay biết nguyện xin chỉ giáo cho”.
Chiêu vương vừa khấn xong bỗng thấy trên không rực sáng, rồi một đám mây lành sà xuống, Tứ đại thiên vương hiện lên giữa đàn. Thiên vương mình cao bảy thước, mày râu bạc trắng, đầu đội mũ hoa màu sắc rực rỡ. Chiêu vương lạy chào rồi mời thiên vương vào trong điện. Chiêu vương sửa sang áo mũ lạy chào. Thiên vương nói:
– Hai vật quý Lão ông đem tặng là của Hoàng Thiên Thượng Đế, vua hãy dùng vật ấy để chế ra một cái chuôi kiếm và một quả ấn phù, cần phải mài dũa cho thật sáng để làm vật quốc bảo. Nói xong Thiên vương lại bước lên mây mà đi.
Hùng Chiêu vương hướng về phía đầu núi mà vái vọng. Cũng nhân việc này vua cho đắp thánh tượng đặt ở trong chùa để phụng thờ. Rồi đó Chiêu vương ngự giá về cung, sai đem khối ngọc khắc thành quả bảo ấn, đem chiếc móng rồng bằng ngọc tạc thành cái chuôi kiếm. Trên mặt ấn khắc 3 chữ “Thiên Linh ấn”, trên chuôi gươm cũng khắc 3 chữ “Thiên Lĩnh nhẫn” (nhẫn cũng là kiếm)”.
Kiếm thần Thiên Vương ứng ban cho Chiêu Vương. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Đắc Đạo thành Tiên, vĩnh sinh bất diệt
Hùng Chiêu Vương được Thần linh triển hiện cho thấy Thần tích nhiều lần, tự nghiệm thấy người phàm quá nhỏ bé và kiếp người quá ngắn ngủi nên càng dốc lòng tu hành và cầu đắc Đạo.
“Từ đó xã tắc vô lo, triều đình yên tĩnh. Vua nghiệm ra một điều rằng lẽ trời rất mực huyền vi, đối với đạo trời vua dốc lòng ngày một thêm sùng chuộng. Một ngày kia tiết trời tạnh sáng, muôn cảnh đều tươi mới, quần hồng áo tía đầy thành, người và cảnh vật dịu yên trong ánh thiều quang. Quần thần dâng lời tâu:
– Chúng thần nghe nói núi Tam Đảo là nơi quần Tiên thường hay đến hội. Vua vốn trọng việc quỷ thần, nên một phen đến đó ngoạn thưởng.
Vua bèn truyền cho xa giá đi ngắm xem phong cảnh. Xe loan đến nơi, Chiêu vương mừng thấy đồi vóc núi gấm, lâu đài lớp lớp toả sáng ngàn tầm; suối biếc khe xanh lặng tung bọt sóng. Cảnh vật tranh sắc, hoa cỏ đua thơm. Đầu ngọn núi nhỏ có ngôi chùa cổ tên là chùa Tây Thiên dựng trên khoảnh núi địa thế như con rồng trắng bay sà xuống.
Vua bèn cho dựng đàn tràng, sửa dọn lễ chay, sai quần thần dâng tiến đứng chầu. Vua làm lễ bái yết, mở một tràng công đức ở trong chùa, vua thân đến dâng lễ, sớm cầu tối nguyện trong bảy ngày bảy đêm, trai gái bốn phương kéo về dự hội đông như mây họp. Mọi người cùng vui thăm xem cảnh vật. Dẫu chim chóc chốn sơn lâm cũng được nghe kinh, tuy cá tôm dưới khe suối cũng vui nghe giảng kệ. Công đức viên thành, vương lại đến bên khe Thạch Bàn để xem tiên cảnh.
Bỗng thấy trên lầu điện nguy nga khói sương lấp lánh, bốn phía quần hội rồng mây, mông lung lâu đài đất Phật hiện lên. Một bầu núi non, đúng là cảnh Bồng Lai thú vị. Vua bèn vào chùa Phù Nghi, đứng xem Tiên Đàn, khấn nhẩm lời cầu nguyện Hoàng Thiên thượng đế. Rồi vua truyền gọi triều thần văn võ đến hội chầu. Khi mọi người đã sửa sang áo mũ nghiêm trang, vua đọc văn khấn chúc: “Cúi nguyện Hoàng thiên cho các vị thần tiên giáng xuống cho Chiêu vương tôi cùng triều thần có dịp hạnh ngộ, thoả lòng mong uớc ba sinh”.
Bồng lai tiên cảnh chợt hiện ra. (Ảnh: pinterest.co.uk)
Đọc chúc xong vua sụp xuống lạy tạ. Nhưng sau ba ngày vẫn không thấy bóng dáng của các vị Tiên. Hùng Chiêu vương hồi hộp lo lắng, nhưng không biết phải làm thế nào? Vua bèn đến chỗ núi Long Đầu hướng về Tiên Đàn mật khấn. Đêm ấy vua chiêm bao thấy một vị thần linh hiện lên bảo rằng:
“Tây đại sơn nhân thượng”
Bất kiến tâm hạ tướng.
Hội đông túc danh nhân,
Doãn cư thượng khẩu vượng.
Chiêu vương nhận đựoc bài thơ thần bốn cấu đó xong liền xa giá về cung. Về đến dưới núi thấy một mỹ nhân phong tư xinh đẹp, cốt cách thanh cao đang đứng bên điện Cẩm Miếu xem xa giá nhà vua. Vương thích nhan sắc cô gái ấy, bèn lấy làm vợ. Đến khi về cung, Chiêu vương hỏi: “Nhà nàng ở đâu?” Cô gái đáp:
– Thiếp là tiên nhân giáng sinh xuống trần ở Đông Lộ làm con của Ông Trưởng. Thiếp đã mấy mùa hoa vịnh sử ngâm kinh, che châu giấu ngọc để đợi bậc anh hùng. Gần đây trộm nghe bệ hạ làm kinh động đến cả Tây Thiên, dựng đàn tràng muốn cầu Tiên tử. Thiếp vì thế dẫu chẳng phải xa xôi cũng đến xem, may duyên trời tiền định cho thiếp được gặp quân vương, xin nguyện phụng hầu nơi màn trướng không phụ nguyện ước ba sinh.
Chiêu vương nghe lời kể của mỹ nhân, biết Hoàng Thiên sai đưa tiên nữ đến cho mình. Thế là Chiêu vương sai quần thần sắm sửa sính lễ, rồi ngự xa giá đến nhà Trưởng Ông ở Đông Lộ xin nạp sính lễ. Rồi đó vương lên xe trở về kinh đô Phong Châu lập tiên nương làm vương phi chính nhất.
Chưa đầy năm vương phi mang thai, rồi sinh một trai tư chất bẩm sinh thông minh, anh tài trác việt, đến tuổi trưởng thành được vua cha lập làm Thái tử nối quốc thống, hiệu là Hùng Vĩ vương. Về sau, Chiêu vương cùng hoàng phi nhờ có tiên thuật hưởng nước được 200 năm, tuổi thọ sánh ngang tuế nguyệt Kiều Bành, hoá sinh bất diệt”.
Trong “Hi Cương xã thần tích” còn gọi là “Cổ Việt Hùng thị nhất thập bát thể thánh vương ngọc phả cổ truyền” cũng cho biết:
“Vua lập đàn ở núi Tam Ðảo, đến chùa Tây Thiên mở hội 7 ngày, 7 đêm để cho trai gái bốn phương dự hội vui. Lại đến chùa Phù Nghì lập vọng Tiên đàn cầu trời đất, mong được gặp Tiên. Trên đường trở về, gặp được nàng Ngọc Tiêu, con gái nuôi của vị Trưởng ông thôn Ðông Lộ rồi kết duyên, sinh ra Hùng Vĩ Vương, lập làm con trưởng”.
Chùa Tây Thiên, Tam Đảo. (Ảnh: duli.vn)
Theo thần tích ở đền Tam Ðảo, bà họ Lăng tên là Tiêu, còn gọi là Cẩm Giang, người thôn Ðông Lộ vốn do khí núi linh thiêng mà sinh ra không phải người thường thoắt ẩn, thoắt hiện thiêng liêng khắp mọi nơi. Bao đời nay, các triều đại phong kiến từ Ðinh, Lý, Trần, Lê đều sắc phong Người là: Tam Ðảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Ðại Vương, Thượng đẳng phúc thần, hàng năm cử các quan đại thần lên cúng tế. Người dân gọi bà là Quốc Mẫu Tây Thiên và trong hệ thống đạo Mẫu, bà cũng là một thánh nữ được thờ phụng
Lời kết:
Thần thoại hay Truyền thuyết đôi khi là những câu chuyện hoàn toàn có thật, chẳng qua sự vô tình của thời gian và sự truyền miệng thêu dệt đã khiến người đời sau không tin tưởng vào nó nữa, cho nó chỉ là chuyện huyền hoặc.. Vì lẽ con đường tu Đạo chân chính không còn rộng mở cho chúng sinh như thời thượng cổ – thời mà Nhân Thần đồng tại – nên người ta dần cho rằng những điều huyền diệu về Thần chỉ là chuyện cổ tích, càng làm cho Thần tích không thể triển hiện lần nữa nơi cõi đời này.
Và kết quả con người ngày càng tuyệt vọng trong vòng xoáy bất tận của thế giới công nghiệp hiện đại, mãi mãi không tìm thấy được niềm hạnh phúc thật sự. Thật may mắn thay cho những ai còn yêu thích sự kỳ diệu của thế giới cổ tích, mãi giữ cho tim mình một sự thuần khiết như trẻ thơ để có thể thấy được vẻ đẹp chân chính của thế giới này – một thế giới đã từng huy hoàng vì đã từng được Thần tạo ra.
Tĩnh Thủy

Tinh thần Hai Bà Trưng gần 2000 năm vẫn truyền cảm hứng cho phụ nữ Việt

Phụ nữ là phần quan trọng nhất trong xã hội loài người, không có họ thì sẽ không có nhân loại hôm nay bởi vì bất kỳ ai cũng phải do mẹ sinh ra. Vì thế nên những gì bao la vĩ đại và đẹp đẽ nhất đều có thể ví với phụ nữ. 
Là một nước văn hiến với 4.000 năm lịch sử, lẽ dĩ nhiên phụ nữ của Việt Nam cũng không thể tầm thường được. Vì thế mà đất nước ta trong lịch sử mới sản sinh ra những người phụ nữ rất vĩ đại, những người luôn dịu dàng nhã nhặn nhưng một khi đứng lên thì có thể thay đổi cả thế giới. Thế mới đúng là:
“Quần hồng Giao Chỉ nghiêng Đông Hán
Dồn ngược mây thành xuống Bắc phương
Ôi dáng lệ kiều lưng chiến tượng
Long Biên thẳng trỏ mũi gươm vàng
Tiếng hô diệt tặc sông truyền núi
Cuộn thủy triều theo lệnh nữ vương”
Những phụ nữ thừa kế và duy trì tinh hoa thời Hùng Vương
Nhà Triệu tiêu diệt An Dương vương và thiết lập quyền cai trị trên lãnh thổ Âu Lạc cũ, nhưng họ chỉ cai trị với đại diện là 2 viên quan sứ ở 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Đến khi nhà Tây Hán diệt nhà Triệu (111 TCN), giai đoạn đầu vẫn duy trì cấp độ thống trị ở cấp quận. Chế độ các Lạc hầu, Lạc tướng của người Việt với quyền thế tập trên lãnh thổ Âu Lạc cũ được nhà Hán chấp nhận cho duy trì, nhưng ngày càng suy yếu.
Trong khi đó, có một người phụ nữ gọi là Man Thiện quê ở tổng Cam Giá, trấn Sơn Tây. Theo Việt Nam danh nhân tự điển của Nguyễn Huyền Anh thì bà Thiện (cháu ngoại của Vua Hùng) có tên thật là Trần Thị Đoan, vợ của quan lạc tướng Họ Hùng ở Mê Linh. Bà là một trong những quý tộc lớn còn bảo lưu được quyền lực ảnh hưởng cũng như những tinh hoa của thời Hùng Vương như võ công binh pháp sau khi mất nước.
Bà cũng chính là mẹ ruột của Trưng Trắc và Trưng Nhị. Bà nuôi chí lớn nên từ nhỏ đã nuôi dạy hai con, đào luyện họ thành những lãnh đạo tương lai của lực lượng khởi nghĩa chống lại nhà Hán. Trưng Trắc, Trưng Nhị lớn lên thành những thiếu nữ xinh đẹp lại giỏi võ nghệ cùng khả năng lãnh đạo kiệt xuất đủ để kế thừa ý chí của mẹ.
Trưng Trắc, Trưng Nhị lớn lên thành những thiếu nữ xinh đẹp lại giỏi võ nghệ cùng khả năng lãnh đạo kiệt xuất đủ để kế thừa ý chí của mẹ. (Ảnh: britannica.com)
Anh hùng nữ kiệt thành đôi – Nhất dạ phu thê nhất dạ ân
Có gia nhân tất phải có anh hùng sánh đôi. Cùng chung ý chí quật khởi chống quân xâm lược và cùng mến tài võ nghệ của nhau, câu chuyện tình yêu tuyệt vời mà bi thương giữa đôi anh hùng nữ kiệt Thi Sách và Trưng Trắc vẫn còn ghi trong huyền sử:
“Thù hận đôi lần chau khoé hạnh
Một trời loáng thoáng bóng sao rơi
Dồn sương vó ngựa xa non thẳm
Gạt gió chim bằng vượt dặm khơi”
Thời đó, nhà Hán đô hộ nước ta, cử Tô Định làm thái thú Giao Chỉ – bộ phận trung tâm của nước Âu Lạc cũ. Tô Định vốn nổi tiếng tham lam, tàn bạo, gây nên bao nỗi oán thán, uất hận trong nhân dân.
Thi Sách là con trai lạc tướng Chu Diên, cũng là người quật cường và giàu lòng yêu nước. Nghe tiếng hai chị em, chàng tìm đến Mê Linh. Hai Bà Trưng vốn biết vài điều về Thi Sách nên đón tiếp niềm nở, mời chàng dự cuộc săn diệt hổ.
Khi đến gần sào huyệt thú dữ, Thi Sách xông vào đánh nhau với nó. Trong lúc con hổ mãi vờn nhau với chàng, Trưng Trắc vận dụng tài bắn cung, nhanh tay bắn một mũi tên xuyên qua một mắt hổ. Thấy nó khựng lại, Thi Sách lập tức bồi thêm hai mũi lao hiểm. Trưng Trắc chạy tới gần thú dữ trước tiên. Bà kín đáo rút mũi tên của mình, nhường chiến công lại cho chàng trai trẻ.
Tin Thi Sách giết được hổ dữ giúp uy tín chàng tăng cao, tiếng tăm càng thêm lừng lẫy. Cùng chung chí hướng chống Hán, chàng kết hôn với Trưng Vương. Cuộc hôn nhân này tập hợp thế lực hai miền đất nước, gia tăng sức mạnh của cả hai nhà.
Thế nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Vừa mới thành hôn không lâu, do e ngại trước lực lượng lớn mạnh của hai nhà sau khi thông gia, Thái thú Tô Định giả mời Thi Sách đến dự tiệc rồi giết chết ông.
“Lạc tướng quên đâu lời tuyết hận
Non hồng quét sạch bụi trần ai
Cờ tang điểm tướng nghiêm hàng trận
Gót ngọc gieo hoa ngát mấy trời…”
Vào một ngày của mùa xuân năm 40, Cửa sông Hát (Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay) lúc này gió thổi mạnh làm tung bay những lá nghĩa kỳ phất phới trong ánh nắng xuân vẫn còn cái se lạnh của mùa đông chưa dứt hẳn. Cơ man nào là người, đông nghìn nghịt cửa sông. Không ai bảo ai mà tất cả đều xếp thành đội ngũ và đứng trầm mặc.
Hai Bà Trưng cùng nghĩa quân xuất trận đánh giặc. (Ảnh: tistory.com)
Họ là những đạo quân ứng nghĩa đến từ khắp nơi trên cố quốc Văn Lang. Cái không khí trong lành và ấm áp của một buổi sáng mùa xuân vẫn không mảy may làm xao động những gương mặt cương nghị của các binh sĩ với những ngọn giáo sáng loáng, lưng đeo thủ đao đang sắp hàng trước lễ đài.
Không khí im phăng phắc, chỉ còn nghe tiếng tim đập khe khẽ cùng sự thành kính của làn hương trầm đang bay lên từ những nén hương trên đài cao kia. Trên đó có 2 bóng hình mảnh mai trong bộ giáp trận màu vàng kim đang hành lễ, họ khấn tuy không to nhưng lời lẽ đủ để lọt vào tai những chiến binh bên dưới:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”
(Theo Thiên Nam ngữ lục)
Người đứng trên đài dần dần quay lại sau khi khấn, một gương mặt vô cùng diễm lệ trong bộ nhung trang chỉnh tề, hông đeo thanh bảo kiếm gia truyền toát lên một vẻ đẹp rực rỡ mà mạnh mẽ. Đó là Trưng Trắc, kế bên bà là người em gái cũng thu hút không kém – Trưng Nhị – họ là những người phụ nữ mà chỉ trong ít ngày nữa sẽ làm cho thiên hạ nhà Đông Hán đảo lộn chưa từng có…
“Trang Sử oai hùng thêu nếp gấm
Môi son hòa điệu hát đăng trình
Lĩnh Nam một cõi đôi vầng nguyệt
Hai lưỡi gươm vàng dựng đế kinh
Gợn nét mày chau cơn gió hú
Rung lên địa chấn xóa mây thành
Trò làn thư kiếm an thiên hạ
Áo chiến mây choàng vóc liễu xinh
Tay ngọc vờn cao, giông bão nổi
Sáu lăm thành quách hết điêu linh”
Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ. Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu. Sử sách ghi lại rất sơ lược diễn biến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà từ khi bắt đầu tới khi thắng lợi. Sách Hậu Hán thư chép:
“Năm Kiến Vũ thứ 16 (40), người con gái ở Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị làm phản, đánh phá quận. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, là vợ Thi Sách người Chu Diên, rất hùng dũng. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng pháp luật trói buộc, Trưng Trắc phẫn nộ, vì thế mà làm phản. Do vậy, những người Man, người Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Gồm chiếm được 65 thành tự lập làm vua. Thứ sử Giao Chỉ và các thái thú chỉ giữ được thân mình mà thôi”.
Chúng ta có thể tóm lược trình tự cuộc khởi nghĩa như sau:
“Quân Hai Bà trước tiên tấn công đô úy trị quận Giao Chỉ ở Mê Linh. Chiếm được nơi đây, Hai Bà Trưng tiến đánh huyện Tây Vu, chiếm thành Cổ Loa. Trên đà thắng lợi, từ Cổ Loa, Hai Bà Trưng mang quân vượt sông Hoàng, sông Đuống đánh trị sở Giao Chỉ ở Luy Lâu bên bờ sông Dâu (làng Lũng Khê, Thuận Thành, Bắc Ninh).
Quân khởi nghĩa tấn công quá nhanh khiến Tô Định không kịp trở tay. Trước thế mạnh của quân Hai Bà, các viên quan cầm đầu không trở tay kịp và không dám chống cự, bỏ chạy về phương Bắc.
Trước thế mạnh của quân Hai Bà, các viên quan cầm đầu không trở tay kịp và không dám chống cự, bỏ chạy về phương Bắc. (Ảnh: motthegioi.vn)
Thái thú Giao Chỉ là Tô Định hoảng hốt cũng tháo chạy. Để thoát thân, Tô Định phải cạo tóc, cạo râu, trà trộn vào loạn quân, vứt bỏ ấn tín mà chạy. Tương truyền người Việt đương thời vẫn có tục lệ phổ biến là cạo tóc, nên Tô Định làm như vậy để bắt chước cho khỏi bị phát hiện trên đường trốn. Cuối cùng Tô Định thoát về quận Nam Hải, bị Mã Viện dâng sớ lên Hán Quang Vũ Đế hạch tội “thấy tiền thì giương mắt lên, thấy giặc thì cụp mắt xuống”. Vua Hán hạ ngục trị tội Tô Định.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được nhân dân khắp nơi hưởng ứng rất nhiều. Sau khi Luy Lâu bị hạ, các thành khác nhanh chóng tan vỡ và quy phục. Cuộc khởi nghĩa lan rộng vào Cửu Chân, Nhật Nam, sang Uất Lâm, Hợp Phố…
Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, xưng vương. Thần phả cho biết Trưng Nhị được phong làm Phó Vương”.
“Máu đỏ cốt xong thù vạn cổ
Ngai vàng đâu tính chuyện tương lai
Hồn người chín suối cười an ủi
Lệ nến năm canh rỏ ngậm ngùi”
Tuy rằng khởi nghĩa thành công nhanh chóng, nhưng than ôi dân Việt hãy còn tội nghiệt quá nặng nên lòng trời chưa thông. Cuộc quật khởi rốt cuộc cũng bì dìm vào biển máu:
Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy Trưng Trắc xưng Vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó tướng sang xâm lược.
Cánh quân bộ tiến vào vùng Đông Bắc Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (ở phía tây Tây Nhai của La Thành) đánh nhau với vua. Quân Nam bấy giờ ô hợp, rất nhiều thủ lĩnh không phục hai vua là đàn bà, lớp tan rã, lớp tự ly khai.
Hai bà thấy thế giặc mạnh lắm, không chống nổi, bèn lui quân về giữ Cấm Khê. Năm Quý Mão (43), Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán ở Cấm Khê, thế cuộc bị thua, đều tử trận.
Tướng Đô Dương tiếp tục cầm quân chống lại quân Hán đến cuối năm 43. Mã Viện đuổi theo đánh quân còn sót lại huyện Cư Phong, cuối cùng lực lượng này cũng bị dẹp. Ngoài các tướng lãnh giỏi nhất bị giết, hơn 300 tướng súy người Việt bị bắt và đày sang Linh Lăng (Hồ Nam).
Từ đây, nước Việt lại thuộc quyền kiểm soát của nhà Hán, bắt đầu thời Bắc thuộc lần 2. Thời kỳ Hai Bà Trưng chỉ kéo dài được hơn 3 năm.
“Ai hay quốc vận còn hưng phế
Chớp mắt ba thu mộng thái bình
Biển dấy cuồng lưu cao núi hận
Cẩm Khê ngọc nát đá tan tành
Có nghe tiếng gọi hồn sông Hát
Sóng cuộn Đồng Nhân tạc bóng hình”
Lời kết
“Vằng vặc ngàn sao gương nữ kiệt
Hai mươi thế kỷ bỗng nghiêng mình
Mùa xuân Lạc Việt năm nào nhỉ
Ngây ngất mùi thơm vương giả hương”
Trong dòng sông dài của lịch sử dựng nước và giữ nước bi tráng của dân Việt, giữa những màn chiến tranh đẫm máu và mồ hôi vô vị, dã man của cánh đàn ông, hai bà Trưng vụt sáng lên như 2 ngôi sao băng diễm lệ mà huy hoàng. Tuy chỉ có 3 năm ngắn ngủi nhưng không vì thế mà lại kém đấng mày râu.
Chỉ với 2 người phụ nữ vào thời điểm 2 ngàn năm trước lại dám đối đầu với Đế quốc hùng mạnh nhất thế giới mà còn có thể chiến thắng bằng vũ lực và thành lập nên quốc gia của riêng mình. Đó là một điểm mà cho đến nay vẫn ít thấy trong lịch sử nhân loại.
Trong dòng sông dài của lịch sử dựng nước và giữ nước bi tráng của dân Việt, hai bà Trưng vụt sáng lên như 2 ngôi sao băng diễm lệ mà huy hoàng. (Ảnh: soha.vn)
Thế nhưng vũ lực chỉ nên là giải pháp cuối cùng khi tất cả biện pháp không còn giá trị, đặc biệt là với phụ nữ càng không nên động binh đao nếu muốn có một đời sống yên vui hạnh phúc. Vì thiên chức của họ là làm mẹ làm vợ, là người tô điểm cho gia đình, là người làm đẹp thêm cho nền hòa bình nhân loại chứ không phải dương uy nơi sa trường kia.
Nên tôi nghĩ rằng, dẫu rằng cuộc khởi nghĩa này là điều bắt buộc phải làm và tuy thành công ngay, nhưng thực chất nó không đem lại niềm vui cho hai bà. Vì sau bao nhiêu vinh quang trên chiến trường, ngai báu chót vót nhưng cô độc kia, chắc không thích hợp lắm dành cho những phụ nữ trẻ. Trên hết họ vẫn cần tình yêu thương và hạnh phúc mà thôi, như nữ sĩ Ngân Giang đã viết:
“Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa
Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi
Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá,
Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi”
(Chú thích: 2 bài thơ dùng trong bài viết trên gồm có Trưng Nữ Vương của Ngân Giang Nữ Sĩ và Hương Phấn Mê Linh của nhà thơ Đinh Hùng). 
Tĩnh Thủy 

Dũng tướng Đại Việt đánh bại quân Nguyên Mông 2 lần trên đất Triều Tiên, ông là ai?

Có bài thơ rằng: 
“Sông Đằng một dải dài ghê
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông
Những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”
(Bạch Đằng Giang Phú – Trương Hán Siêu) 
Lịch sử như dòng sông dài cuốn đi trong lớp sóng của nó bao nhiêu sự tích, chiến công, thành bại của cả một dân tộc. Thế kỷ 21 hiện đại với quá nhiều thú vui và dục vọng, mấy ai còn lưu tâm đến những huy hoàng của quá khứ, những tinh hoa của cổ nhân hay những bài học sâu sắc từ ngàn xưa? 
Việt Nam 4.000 năm văn hiến với nhiều triều đại kiệt xuất thấm đẫm văn hóa Phật Đạo Thần đã đem đến cho dải đất xinh đẹp này biết bao nhiêu kỳ tích và truyền kỳ vẫn còn rọi sáng đến tận hôm nay. Chúng tôi tiến hành loạt bài viết về lịch sử Việt Nam mong muốn đem đến cho quý độc giả một góc nhìn mới về sử Việt, chính là ôn cũ biết mới, ngẫm chuyện xưa nhìn chuyện nay, tự đúc rút cho mình những trải nghiệm riêng. 
Lịch sử hay nhắc đến nhà Trần với 3 lần thắng quân Mông Cổ như một thần tích. Nhưng ít ai biết là trên xứ Cao Ly xa xôi, một dũng tướng Đại Việt cũng đường hoàng đánh bại quân Nguyên Mông đến 2 lần. Đó chính là hoàng tử Lý Long Tường.
Hàn Quốc hay Cao Ly ngày xưa là một xứ sở xinh đẹp và có nền văn hóa lịch sử rất đáng ngưỡng mộ. Trong thời đại ngày nay, họ đã thành công khi phần nào khôi phục văn hóa cổ và định hình văn hóa hiện đại, đồng thời còn xuất khẩu văn hóa “Made in Korea” ra khắp thế giới.
Những chàng trai cô gái Hàn Quốc xinh tươi trong các series phim truyền hình trở nên vô cùng nổi tiếng và hút khán giả, đặc biệt ở Việt Nam.
Hưởng ứng theo làn sóng hâm mộ các nam tài tử Hàn Quốc, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả câu chuyện độc đáo về “Bạch mã Hoàng tử” thật sự ở Cao Ly nhưng lại đến từ Việt Nam khoảng… 800 năm trước.
Chúng tôi đang kể về Hoàng tử Lý Long Tường (李龍祥, Hàn ngữ: 이용상/ Yi Yong-sang). Ông là hoàng tử triều Lý nước Đại Việt, sau trở thành Hoa Sơn Tướng quân (Hwasan Sanggun) nước Cao Ly và là ông tổ của dòng họ Lý Hoa Sơn (Hoa Sơn Lý thị) ngày nay tại Hàn Quốc.
Từ Đại Đô Đốc Hải Quân đến người tỵ nạn xứ Cao Ly
Lý Long Tường sinh năm 1174 (Giáp Ngọ), là con thứ bảy của vua Lý Anh Tông (trị vì 1138-1175) và Hiền phi Lê Mỹ Nga. Ông được ban chức Thái sư Thượng trụ quốc, Khai phủ nghị đồng tam tư, Thượng thư tả bộc xạ, lĩnh đại đô đốc hải quân, tước Kiến Bình vương. Ông là em trai vua Lý Cao Tông và là chú của Lý Huệ Tông.
Với tư cách là con vua Anh Tông, em trai vua Cao Tông, chú Huệ Tông nên có thể nói Lý Long Tường là một trong những hoàng thất quan trọng có vai vế vào hàng cao nhất của nhà Lý. Ông lại nắm trong tay lực lượng trên biển hùng mạnh nhất trong khu vực thời bấy giờ, đó là hạm đội hải quân nhà Lý (trú đóng tại Đồ Sơn).
Nhưng cuộc đời vốn không như là mơ, một vị hoàng thất tôn quý quyền uy như vậy cũng không thoát khỏi số phận trầm luân trong thời khắc biến động của lịch sử. Năm 1225, Trần Thủ Độ lật đổ nhà Lý bằng cách đưa cháu là Trần Cảnh vào hầu Lý Chiêu Hoàng, dàn xếp để Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và nhường ngôi để lập ra nhà Trần. Sau đó Trần Thủ Độ tiến hành tàn sát con cháu nhà Lý, buộc con cháu nhà Lý đổi qua họ Nguyễn, đày con cháu nhà Lý đi lên vùng núi non hiểm trở phía bắc.
Năm 1226 (tức niên hiệu Kiến Trung thứ hai đời vua Thái Tông nhà Trần), để bảo toàn tính mạng và lo việc thờ cúng tổ tiên, Lý Long Tường đã bí mật về Kinh Bắc, vái lạy tạ biệt lăng miếu Đình Bảng, tới Thái miếu thu gom các bài vị, các đồ tế khí, rồi trở lại Đồ Sơn cùng sáu ngàn gia thuộc qua cửa Thần Phù, Thanh Hóa chạy ra biển Đông trên ba hạm đội. Vậy là hoàng tử nhà Lý đã trở thành một trong những thuyền nhân tỵ nạn đầu tiên của nước ta.
Trần Thủ Độ lên ngôi, Lý Long Tường bái tạ đất Việt rồi lưu vong. (Ảnh: Youtube)
Điềm lành đến từ phương Nam
Cuộc hành trình rời bỏ quê hương không bao giờ là dễ dàng. Đó không phải là những chuyến ra khơi đánh cá, cũng không phải những cuộc viễn chinh huyền thoại của Lý Thường Kiệt, tuy vất vả nhưng sau đó đều khải hoàn quay về. Đoàn thuyền chiến gồm 3 hạm đội từng lừng lẫy biển cả năm xưa giờ phải tháo chạy vô định trên biển, không biết ngày mai sẽ ra sao. 52 tuổi nhưng vẫn phải đem cả gia quyến lưu lạc, mỗi khi nghĩ về cố hương, lòng của vị hoàng tử đô đốc vẫn quặn lên từng hồi, vì nỗi nhớ quê và vì không biết ngày mai điều gì đang chờ đợi ông và đoàn quân vong quốc này.
Sau một tháng lênh đênh trên biển, đoàn thuyền gặp bão lớn phải ghé vào Đài Loan. Khi Lý Long Tường quyết định lên đường thì một chuyện buồn khác lại đến, con trai ông là Lý Long Hiền ốm nặng nên phải ở lại đảo Đài Loan cùng 200 gia thuộc. Sau nhiều tháng lênh đênh trên biển, cuối cùng đoàn thuyền bị bão dạt vào Trấn Sơn, huyện Bồn Tân, tỉnh Hoàng Hải, trên bờ biển phía tây Cao Ly.
Trời đúng là không tuyệt đường con người, một điềm trùng hợp kỳ lạ báo trước số phận của đoàn người nhà Lý đã diễn ra ngay trước khi họ đến vương quốc Cao Ly.
Đất nước Cao Ly lúc này đang dưới thời Cao Ly Cao Tông (trị vì 1213–1259) là vị vua thứ 23 của Cao Ly trong lịch sử Triều Tiên. Ông là con trai duy nhất của Cao Ly Khang Tông và Nguyên Đức Vương hậu, được Thôi Trung Hiến đưa lên làm vua, nguyên danh là Vương Hạo, tự Thiên Hựu.
Dù lên ngôi năm 1213, vua Cao Tông không có nhiều quyền lực cho đến khi các quân sư đầy quyền lực bị giết hết. Năm 1216, Đế quốc Khiết Đan xâm lược nhưng đã bị đánh lui. Nhưng quốc gia lại đứng trước nguy cơ xâm lăng của một kẻ thù còn mạnh hơn gấp bội, đó là người Mông Cổ. Vị vua trẻ Cao Tông đầy hùng tâm tráng chí đang rất đau đầu khi quốc gia còn yếu, không thể có vị đại tướng tài ba giúp ông chống ngoại xâm.
Ông trời đã mỉm cười với Cao Tông, vào đêm nọ ông nằm mơ thấy một con chim phượng hoàng cực lớn bay đến từ phương Nam và đậu xuống bờ biển Cao Ly.
Điềm lành từ phượng hoàng báo mộng cho Lý Long Tường ở xứ Cao Ly. (Ảnh: medium.com)
Thấy giấc mơ quá lạ, ông kể lại cho quan chiêm tinh của mình nghe, các quan nghe xong rồi đều đồng loạt tâu rằng:
“Xin chúc mừng hoàng thượng. Phượng Hoàng là vua của loài chim, còn có nghĩa là dòng dõi hoàng tộc cao quý và mang điềm lành. Nay nó đậu xuống nước ta nghĩa là bệ hạ là vị Thiên Tử được lòng Trời, nên ông Trời cho chim Phượng đến, cũng có nghĩa là thời gian ngắn sắp tới sẽ có người tài giỏi thuộc dòng dõi cao quý đến từ phương Nam, không phải phía Nam của nước ta (Cao Ly) mà là đến từ một quốc gia phía Nam. Người này chắc là mãnh tướng mà bệ hạ đang mong chờ”.
Cao Tông nghe vậy mừng rỡ vô cùng, liền xuống chiếu cho người đi tìm khắp nơi. Trùng hợp vào thời điểm đó, hạm đội lưu vong của Lý Long Tường cũng vừa cập bến Cao Ly.
Thông qua bút đàm và đàm thoại bằng Hán tự mà Lý Long Tường có thể trình bày thân thế và sự việc của mình, và cũng qua giấc mộng nói trên nên vua Cao Ly lệnh cho chính quyền địa phương tiếp đón ân cần, và đồng ý cho Lý Long Tường ở lại dung thân.
Tại đây Lý Long Tường cùng tướng sĩ, gia thuộc trồng trọt, đánh cá, chăn nuôi. Triều Lý là triều đại huy hoàng của Đại Việt, phát triển vượt bậc cả văn trị lẫn võ công, nên Lý Long Tường lại càng là vị võ tướng tài kiêm văn võ.
Cảm cái ân tri ngộ của vua Cao Tông, ông đem hết những sở học đắc ý cả đời mở ra để dạy cho dân xứ này, mong muốn biến họ thành một dân tộc lễ nghi văn võ như triều Lý vào thời hoàng kim. Do đó ông mô phỏng theo cách thức nhà Lý, cho mở độc thư đường dạy văn (thi phú, lễ nhạc, tế tự) và giảng võ đường dạy võ (binh pháp, võ thuật). Học trò theo học rất đông, lúc nào cũng trên nghìn người. Kể từ thời đại này mãi đến vài trăm năm sau, hầu như những danh tướng danh thần phần lớn đều xuất thân từ các ngôi trường này. Đây quả là điềm lành và món quà từ Thiên thượng dành cho vua và dân Cao Ly vậy.
Lý Long Tường cập bến Cao Ly dùng những kiến thức và kinh nghiệm có được, mở Độc Thư Đường. (Ảnh: Pinterest)
Hai lần chiến thắng quân Nguyên Mông
Lịch sử hay nhắc đến nhà Trần với 3 lần thắng quân Mông Cổ như một thần tích. Nhưng ít ai biết là trên xứ Cao Ly xa xôi kia có một dũng tướng Đại Việt cũng đường hoàng đánh bại chính diện quân Nguyên Mông đến 2 lần. Đó chính là hoàng tử tỵ nạn Lý Long Tường.
Vào năm 1225, dưới triều vua Cao Tông (trị vì từ 1213-1259), vị vua thứ 23 của nhà Cao Ly, Đế quốc Mông Cổ gửi sứ giả đến Cao Ly yêu cầu cống nộp nhưng Cao Ly từ chối, đồng thời còn giết chết sứ giả của Mông Cổ là Trứ Cốc Dư (Chu-ku-yu).
Năm 1232, Đại hãn Oa Khoát Đài (Ogotai) đem quân tiến đánh Cao Ly bằng hai đường thủy bộ. Về đường thủy, quân Nguyên Mông vượt biển tiến đánh tỉnh Hoàng Hải nhưng bị Lý Long Tường lãnh đạo tướng sĩ, gia thuộc và quân dân địa phương đẩy lui. Khi ra trận, ông thường cưỡi ngựa trắng mặc áo giáp trắng bào trắng đôn đốc quân sĩ, nên nhân dân gọi ông là Bạch Mã Tướng quân.
Nói vui một chút, bản thân ông cũng từng là hoàng tử, chẳng lẽ nào xưng hiệu “Bạch Mã Hoàng Tử” xuất hiện từ đây? Chỉ có điều là hơi trái với mơ ước thực tế của chị em về một anh chàng trẻ trung lịch lãm, tướng quân Lý Long Tường vẫn oai hùng lịch lãm nhưng năm đó đã 58 tuổi rồi.
Nhà Nguyên nổi tiếng với các chiến dịch trên bộ nhưng sau này đã phát triển thêm thủy quân để tấn công các nước như Đại Việt, Cao Ly, Nhật Bản. Lúc ấy lực lượng gửi đến Cao Ly cũng là lực lượng hùng mạnh ghê gớm. Xứ Cao Ly thời đó hải quân không mạnh lắm, vậy vì sao trong thời gian ngắn lại có thể đánh bại quân Nguyên Mông cường như thế? Điều này có được hoàn toàn nhờ công của Lý Long Tường.
Cũng cần nhấn mạnh một chút là, xét về khả năng chiến đấu của Hải quân thì Hải quân nhà Lý thời đó là không có đối thủ ở châu Á (lục quân cũng không kém khi có thể đánh bại nhà Tống xâm lược). Nước mạnh nhất châu Á thời đó là nhà Tống cũng chịu nhục khi Lý Thường Kiệt ngang nhiên mang hải quân viễn chinh hoành hành vô địch ngay trong lãnh thổ Tống ở Khâm Liêm 2 châu.
Vì thế Lý Long Tường khi ấy là Đại Đô Đốc Hải Quân, ông đã đem đi 3 hạm đội mạnh nhất gồm 6000 thủy thủ và gia thuộc, đó là những tinh anh trong Hải quân nhà Lý. Cái cần thiết nhất để xây dựng hải quân tinh nhuệ chính là lực lượng thủy thủ nòng cốt tinh thông hải chiến và một vị đô đốc cùng bộ chỉ huy chuyên tác chiến biển xa. Lý Long Tường đã đem cả hai thứ này dâng lên cho vua Cao Ly, đồng thời lại thành lập giảng võ đường chuyên đào tạo võ công và binh pháp cho sĩ quan cả thủy lẫn bộ.
Sự hung hãn của quân Mông. (Ảnh: khoahoc.tv)
Quân Nguyên Mông cay cú không phục nên lại đánh phục thù lần nữa vào 21 năm sau. Nhưng có lẽ người Việt Nam trời sinh là khắc tinh của dân du mục Mông Cổ, quả đúng là:
“Địa chuyển ngã Việt chủng cư Bắc phương, Âu châu cảnh nội vô Mông kỵ tung hoành thiên vạn lý.
Thiên sinh thử lương tài ư Tống thất, Trung quốc sử tiền miễn Nguyên triều đô hộ nhất bách niên”.
Tạm dịch:
“Đất mà chuyển dân Việt ta sống phương Bắc, vó ngựa Mông Cổ không thể tung hoành châu Âu ngàn vạn dặm.
Trời mà sinh thiên tài này ở nhà Tống, sử Trung Hoa đâu ghi dấu đô hộ Nguyên Triều một trăm năm”.
Vì đụng phải khắc tinh vĩ đại nhất lịch sử của mình nên Nguyên Mông đành phải nuốt hận lần nữa dù kẻ địch của chúng đã gần 80 tuổi.
Năm 1253, Đại hãn Mông Ca lại đem quân đánh Cao Ly lần thứ hai. Quân Nguyên Mông do Đường Cơ chỉ huy tấn công Hoàng Hải cả đường thủy lẫn đường bộ. Lý Long Tường lãnh đạo quân dân trong vùng chống trả quân Nguyên Mông suốt 5 tháng ròng. Các đệ tử và tướng lãnh quân dân trong vùng bằng binh pháp của Đại Việt do ông truyền dạy đã đánh cho quân giặc nhiều trận thua đau. Quân Mông Cổ hết cách bèn bày mưu ám sát ông, chúng giả vờ giảng hòa, tặng ông năm hòm vàng bạc châu báu lớn để làm lễ vật, nhưng chúng cho thích khách núp ở bên trong để khi mở hòm ra là ám sát.
Đoán biết âm mưu của giặc, ông cho người khoét lỗ hòm rồi đổ nước sôi vào, cả năm tên thích khách bị “luộc” chín, sau đó ông cho xe trả quân giặc. Quân Mông Cổ không còn cách nào khác và đã thua quá nhiều nên vì thế phải xin được rút về nước và lập đàn thề không xâm lược Cao Ly. Nơi quân Mông Cổ đầu hàng được gọi là Thụ hàng môn và vua Cao Ly cũng cho lập bia tại đây để ghi công ông (di tích này hiện nay vẫn còn).
Sau chiến công này, vua Cao Ly đổi tên Trấn Sơn thành Hoa Sơn, phong Lý Long Tường làm Hoa Sơn Quân hay Hoa Sơn Tướng Quân (Hwasan Sang Gung) ban cho vùng Hoa Sơn làm thực ấp để sinh sống và thờ cúng tổ tiên. Kể từ đó đã bắt đầu huyền thoại của một trong những dòng họ cổ xưa và danh giá nhất Hàn Quốc – Hoa Sơn Lý Thị.
Vinh hoa phú quý như mây nổi, quê nhà đau đáu mỗi chiều về
Bản thân lập đại công được phong tước vị, gia tộc định cư hưởng vinh hoa phú quý đời đời ở Cao Ly, những tưởng Lý Long Tường sẽ hài lòng với những gì đã đạt được những năm tháng cuối đời nơi xứ người. Nhưng trong lòng ông, dẫu có xa xôi cách trở thì nỗi nhớ quê nhà vẫn thắt ruột mỗi chiều về.
Sống ở Hoa Sơn, Lý Long Tường đặt hiệu là Vi Tử Động. Mục đích ra đi của Lý Long Tường là để giữ việc thờ cúng tổ tiên như trường hợp Vi Tử đời Ân đã làm, nên ông đặt hiệu là Tiểu Vi Tử và nơi ở là Vi Tử Động.
Tại đây ông cho xây một ngôi đình làng y như kiểu đình làng ở quê hương. Hàng năm vào dịp Tết và hội, người Lý Hoa thôn dù đi làm ăn xa khắp lãnh thổ Cao Ly cũng trở về làng ăn Tết, cũng có “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” như phong tục Đại Việt.
Khi dân làng cúng lễ dâng hương tại đình thì vị tiên chỉ mở Quốc phả ra đọc cho con cháu nghe về nguồn gốc của người Lý Hoa thôn. Ba hồi chuông, trống âm vang trong không khí thiêng liêng. Sau khi dâng hương, người dân Lý Hoa thôn khấn vái, đầu phủ phục trước đình, hướng về phương Nam cố quốc. Phong tục ấy được nối tiếp đời đời qua nhiều thế hệ.
Tại Hoa Sơn có một ngọn núi cao nhất gọi là Quảng Đại Sơn. Tương truyền rằng ngày ngày lão tướng quân Lý Long Tường dẫu tuổi cao sức yếu nhưng vẫn lên đó ngóng trông về phương Nam mà khóc. Vì thế, ngọn núi mang tên “Vọng Quốc Đàn” hay “Vọng Cố Hương”. Có lẽ kế thừa tình cảm yêu quê hương da diết từ vị tổ Lý Long Tường, mà các thế hệ con cháu họ Lý Hoa Sơn luôn hướng về quê cha đất tổ.
Ngày nay trên đại lộ từ phi trường Gimpo về thủ đô Seoul, du khách được chiêm ngưỡng pho tượng Bạch Mã Tướng Công do chính phủ Hàn Quốc xây dựng từ thập niên 1960.
Dù là vương của xứ người nhưng trong ông nỗi nhớ quê hương lúc nào cũng trong lòng. (Ảnh: ĐKN)
Gia tộc truyền thừa 800 năm, nhân tài lớp lớp
Lý Long Tường có hai người con trai trên đất Cao Ly, sau này đều làm quan cho triều đình. Hậu duệ của Lý Long Tường là một danh gia vọng tộc ở Hàn Quốc, từng nhiều đời làm quan to trong triều, được ca ngợi là những người trung nghĩa. Khi triều đại ở Cao Ly thay đổi, trong họ có hai vị hiền sĩ về quê quy ẩn, không ra làm quan với triều đại mới, giữ lòng trung với vua cũ, được sử sách Cao Ly ngợi khen là tiết liệt.
Đặc biệt trong dòng họ có Tổng thống Lý Thừa Vãn – vị Tổng thống đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc. Trong chuyến viếng thăm Sài Gòn ngày 6/11/1958 ông đã nói: “Tổ tiên tôi là người Việt Nam đấy”. Câu nói này hồi đó được báo chí Sài Gòn đăng tải rầm rộ trên trang nhất. Ông chính là cháu đời thứ 25 của Lý Long Tường.
Gia phả của họ Lý Hoa Sơn lại chia làm hai nhánh rẽ. Trải qua cuộc chiến Triều Tiên năm 1950 – 1953, một nhánh đi từ Hoa Sơn xuống Hàn Quốc ngày nay, định cư tại vùng Andong và BongHwa (gần thành phố DaeGu) có khoảng 4.000 người. Nhánh còn lại ở Bắc Triều Tiên còn khoảng 1.500 hộ.
“Bao giờ rừng Báng hết cây, Tào khê hết nước, Lý nay lại về”
Lời sấm truyền hàng trăm năm đã được ứng nghiệm sau 768 năm kể từ ngày Lý Long Tường đặt chân lên Cao Ly. Rừng Báng giờ đã thành đồng ruộng xanh ngắt, ngòi Tào Khê giờ cạn trơ không còn nữa, cũng đã đến lúc những cánh chim xa quê được quay trở về với quê cha đất Tổ.
Ngày 18/5/1994, Lý Xương Căn – hậu duệ đời thứ 31 chính là người họ Lý đầu tiên làm được “sứ mệnh tổ tiên” – đã làm lễ cúng bái tổ tiên ở nơi thờ cúng 8 vị vua nhà Lý – ở TX. Từ Sơn, Bắc Ninh.
Năm 2000, ông Lý Xương Căn đã đưa cả gia đình gồm cụ thân sinh (Lý Khánh Huân), vợ và 3 con về Hà Nội sinh sống. Cậu con trai út sinh ra vào năm ông về thăm quê nên đặt tên là Lý Quốc Việt.
Ngoài gia đình ông Lý Xương Căn, một hậu duệ khác nổi tiếng tại Seoul là ông Lý Hy Luận (Chủ tịch cộng đồng họ Lý xuất thân từ Hoa Sơn), cựu Tổng giám đốc Tập đoàn xây dựng lớn Booyoung lẫn tham gia Tập đoàn công nghiệp chế tạo Hyundai cũng có nhiều đóng góp xây dựng kinh tế ở Việt Nam.
Năm 2003, Chủ tịch tập đoàn tài chính Golden Bridge (tức Cầu Vàng) Lý Tường Tuấn, một hậu duệ của Lý Long Tường sang Việt Nam, về đền Đô bái yết tổ tiên. Năm 2006, ông thành lập văn phòng đại diện ở Hà Nội. Năm 2008 ông được vinh danh là một trong những nhà tài trợ lớn nhất của châu Á.
Quang cảnh Đền Đô ngày nay. (Ảnh: Wikipedia)
Lời kết:
Dân gian có câu: “Phúc đức tại mẫu”, họ Lý Hoa Sơn thịnh vượng suốt 800 năm cũng là có lý do của nó. Triều Lý lập quốc trong lúc nước nhà rối ren nhưng Thái Tổ vẫn quyết dời đô ra Thăng Long, xác lập nền đại thống cho ngàn đời sau. Dẫu quốc gia còn nhiều khó khăn, các đời vua Lý từ cha đến con vẫn cai trị hết sức nhân từ và tận tâm, ngoài ra còn ra sức hoằng dương Chính Pháp, dùng đức hạnh của bản thân mình làm gương cho thiên hạ, chính tín Thần Phật, sống đời đạo đức, khiến cho ngàn vạn dân được ấm no an lạc, nhà nhà sống cuộc đời yên vui.
Nền tảng mà họ Lý đã gây dựng ấy, đến ngày nay dân ta vẫn còn phải nhớ ơn. Đức hạnh của họ đâu chỉ ban ân cho con dân Đại Việt, chỉ một người cháu 7 đời của Thái Tổ cũng khiến cho toàn dân Cao Ly được phúc khỏi xâm lăng, lại còn dạy dỗ cho binh lính và vua quan được khai sáng tâm trí cả văn lẫn võ. Ai đã dùng bản thân mình làm gương, 80 tuổi vẫn xông pha nơi tiền tuyến? Ai cả đời thờ vua cúc cung tận tụy không màng phú quý vinh hoa, đến chết vẫn không lúc nào quên hình ảnh quê nhà?
Chính lối sống, đạo đức và tâm nguyện xuyên suốt từ Thái Tổ đến Long Tường mà ghi dấu son cho Lý Triều cũng như tạo nên phúc ấm suốt 800 năm đằng đẵng cho Hoa Sơn Lý Gia vậy. Hãy đọc câu lưu bút của hậu duệ đời thứ 31 khi lần đầu tiên về Việt Nam, chúng ta sẽ cảm nhận được tinh thần này của họ Lý và hiểu được nguyên do hưng thịnh lâu dài của họ.
“Cháu chắt xin thề nguyện không làm điều gì tổn thương đến vong linh tổ tiên bằng cả tinh thần và sứ mệnh đặc biệt” – lưu bút của ông Lý Xương Căn (Chủ tịch Ủy ban Người họ Lý gốc Việt ở Hàn Quốc) ghi trong sổ lưu niệm tại đền Lý Bát Đế năm 1994.
Tĩnh Thuỷ

9 thời điểm dễ mắc sai lầm nhất trong đời người, hãy thay đổi trước khi quá muộn

Sống trên đời, danh lợi, tài phú thực sự là vật ngoại thân. Đừng vì quá truy đuổi những điều này mà làm nguy hại bản thân. Như vậy chính là “bỏ gốc lấy ngọn”, cái được không bù nổi cái mất. 
1. Quá vui dễ lỡ lời 
Nói nhiều tất nói hớ, đặc biệt là trong lúc vui mừng. Kỳ thực trong khi vui mừng thì tâm người ta rất thiện, hoàn toàn không có ác ý nào, dường như gặp ai cũng muốn chia sẻ hết ra những gì muốn nói. Nhưng ngay cả khi tâm bị kích động thì lời nói vẫn phải trầm ổn, bởi vì lời một khi đã nói ra thì không thể thu hồi lại được.
Cổ nhân nói: “Vui không thể vui đến cực điểm”. Bởi vì khi con người ở vào cực độ của vui thì sự nghiêm nghị bình thường sẽ không còn, tư thế cũng không còn đoan chính. Thông thường người ta sẽ không giữ được miệng mà nói những lời làm tổn thương người khác hoặc những lời không phù hợp dẫn đến chuyện thị phi.
Quá vui dễ lỡ lời (Ảnh minh họa: insemah.pl)
2. Quá giận dễ thất lễ
Tức giận với người khác không chỉ làm tổn hại đến mối quan hệ tình cảm giữa hai người mà còn làm tổn hại lớn đến sức khỏe của bản thân. Thời điểm tức giận, mọi người thường quên mất hạn độ mà làm ra những việc thất lễ và hối hận. Vì vậy, mỗi người nên học cách tự kiềm chế bản thân mình, bình tĩnh, nhẫn nại hơn trước mọi sự việc xảy ra.
3. Quá kinh động dễ đánh mất trạng thái 
Con người khi bị kinh động bởi một việc nào đó thì dễ dàng đánh mất trạng thái của bản thân. Muốn luôn luôn giữ được trạng thái dáng vẻ của mình, phải luôn luôn bảo trì được tâm bình an.
Người xưa nói, không quan tâm hơn thua, núi Thái Sơn sụp đổ trước mắt mà sắc mặt không đổi, tư tưởng, nhân tâm bất động… Đây đều là muốn nói cho mọi người biết rằng phải tu dưỡng một tâm thái ổn định, bình thản, không động lòng trước những vinh nhục, những biến cố trong cuộc đời.
Quá kinh động dễ đánh mất trạng thái (Ảnh minh họa: susumagirl)
4. Quá buồn đau dễ mất nhan sắc, tinh thần
“Nhan” ở đây không chỉ là dáng vẻ bề ngoài mà còn chỉ trạng thái tinh thần. Cho nên, khi đối mặt với đủ loại buồn đau trong cuộc đời cần phải biết tiết chế, suy nghĩ tích cực hướng về phía trước, đừng để tinh thần suy sụp không vực dậy được.
Trung y cho rằng, đau buồn có thể làm tổn hại đến sức khỏe. Biểu hiện là sắc mặt thảm đạm, thê lương, thần khí không đủ, làm suy giảm nguyên khí, nội tạng của bản thân.
5. Quá sợ hãi dễ đánh mất khí tiết 
Khi người ta quá sợ hãi, bị sợ hãi trấn áp nội tâm thì sẽ dễ đánh mất nguyên tắc và lập trường của mình. Vì thế họ cũng không thể tìm ra được lựa chọn chính xác, không biết cách nào giải quyết được vấn đề.
6. Quá tham lam ắt sẽ mất mát nhiều 
Người chất chứa quá nhiều dục vọng danh lợi thì nhất định sẽ phải lao tâm lao lực, hao tổn tinh thần, kết quả cái mất đi sẽ càng lớn. Người tham lợi lộc nhất định sẽ yêu thích vật phẩm quý giá, nhưng khi chất chứa càng nhiều những vật phẩm quý giá thì lại khiến cho người oán giận, đố kỵ càng nhiều lên. Kết quả sẽ khiến bản thân bị tai họa bất ngờ.
Sống trên đời, danh lợi, tài phú thực sự là vật ngoại thân. Đừng vì quá truy đuổi những điều này mà làm nguy hại bản thân. Như vậy chính là “bỏ gốc lấy ngọn”, cái được không bù nổi cái mất.
Quá tham lam ắt sẽ mất mát nhiều (Ảnh minh họa: 8tracks.com)
7. Quá say mê dễ mất đức
Điều này xảy ra ở cả lời nói và hành vi. Nếu một người quá say mê điều gì đó, thì lời nói của họ sẽ có phần dối trá, xiên xẹo, hành vi sẽ thường khác người và đi quá giới hạn. Điều đó sẽ gây ra những việc mất đức.
8. Quá khoác lác dễ đánh mất lòng tin
Người xưa có câu: “Đừng dễ dàng đem lời nói ra miệng!”. Bởi vì họ quan niệm rằng, một khi lời đã nói ra khỏi miệng rồi mà không làm được thì là một việc rất đáng xấu hổ. Một người luôn tùy tiện hứa hẹn, tùy tiện nhận lời nhưng lại không thể có khả năng hoàn thành được thì sẽ đánh mất lòng tin ở người khác.
Quá khoác lác dễ đánh mất lòng tin (Ảnh minh họa singlemum.vn)
9. Quá nhiều dục vọng dễ mất mạng
Lão Tử nói: “Ngũ sắc sẽ làm cho mắt bị mù, ngũ âm sẽ làm cho tai bị điếc, ngũ vị sẽ làm cho lưỡi bị tê, rong ruổi săn bắn sẽ khiến lòng người phát cuồng, của cải có được khiến người bị tai hại”.
Điều này nói cho chúng ta biết rằng, quá nhiều dục vọng sẽ làm bại hoại thân thể, thậm chí vì vậy mà bị mất mạng.
Biển chứa trăm sông, có dung nạp nên thành to lớn, không muốn lại được. Một người khi khống chế được dục vọng, ham muốn của bản thân thì trí tuệ được khai sáng và sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Văn Nhược

Giữa người với người, chân thành mới đáng quý, đố kỵ chỉ gây nghiệp

Lời người khác nói đừng để trong tâm,
Việc người khác làm đừng bàn luận sau lưng họ.
Lời châm biếm ắt đố kỵ nhiều,
Lời có cánh sẽ khoa trương không ít.
Miệng cười giấu dao thì đừng tin. Lời tổn thương đến người khác chớ nói, nỗi đau của người khác đừng tùy tiện tiết lộ.
Chẳng hợp thì chớ cưỡng cầu, mỉm cười rồi lướt qua nhau.
Bước chân đi thì vẫy tay chào, đừng níu kéo.
Đã đến rồi hãy nắm chặt tay, đừng hời hợt.
Chẳng thể hòa nhập thì chớ bước vào, đi hay đến cứ để tùy duyên,
Trong tâm không có người thương nhớ cũng đừng truy cầu, tùy cơ mà an. (Ảnh: danviet.vn)
Trong tâm không có người thương nhớ cũng đừng truy cầu, tùy cơ mà an.
Trong tâm có bóng dáng bạn mới nhung nhớ.
Liên lạc hay không cũng chẳng quan trọng,
Bạn có việc là giúp mới thực là tấm chân tình!
Mối quan hệ được xây đắp từng ngày, bạn bè như người bạn diễn. Nếu chỉ để ý đến bản thân, chẳng hiểu nhân tình thế thái, thì ai nấy sẽ đều tránh bạn thật xa!
Kiếp nhân sinh đắng cay, ngắn ngủi, hà tất phải diễn quá nhập tâm?
Tùy tâm tùy duyên, thuận theo tự nhiên mới có thể hưởng phúc!
Theo Soundofhope
Minh Nguyệt biên dịch




Inline image

Trump wants ‘out’ of Syria ‘very soon,’ contradicting top officials

'We’ll be coming out of Syria, like, very soon,' the president said Thursday, in what would be an apparent change in U.S. policy.




President Donald Trump said Thursday that the United States will end its military presence in Syria “very soon”—contradicting his secretaries of state and defense, who have said U.S. troops should stay in the Arab country for the foreseeable future.
Trump’s declaration was just the latest instance in which the president has publicly undercut or defied his foreign policy team, to the frustration and confusion of U.S. officials and America’s allies.
Speaking in Ohio Thursday, Trump boasted that U.S. is winning its battle against the Islamic State terrorist group, and vowed that once the fight is finished, American troops will leave Syria. The Pentagon has acknowledged a presence of about 2,000 troops in Syria, many of them Special Forces working closely with Kurdish and Arab militias against ISIS, which has lost nearly all its captured territory in the country over the past year.
“We’re knocking the hell out of ISIS. We’ll be coming out of Syria, like, very soon,” the president said during an event in Ohio. “Let the other people take care of it now.”
“We got to get back to our country where we belong, where we want to be,” he added.
Trump’s view runs contrary to the crux of a detailed speech on Syria by Secretary of State Rex Tillerson, whom Trump has since fired, as well as multiple comments by Secretary of Defense James Mattis. Both men have argued that the U.S. must remain involved in the country—not only to prevent ISIS's return but as part of a larger battle of influence underway there among multiple nations including Russia and Iran, which have backed the regime of Syrian president Bashar Assad.
CIA director Mike Pompeo, whom Trump has tapped to succeeed Tillerson, and Trump's incoming national security adviser John Bolton have both also suggested that the U.S. has interests in Syria that extend beyond militarily defeating ISIS.
Trump: US to Leave Syria 'Very Soon' to Let Others Take Care of It










Cố vấn cũ của ông Trump có quan hệ với cựu điệp viên Nga

Theo cáo trạng vừa được Công tố viên đặc biệt Robert Muller trình, hai cựu trưởng-phó ban tranh cử tổng thống Mỹ 2016 của ông Donald Trump từng quan hệ với một đối tác làm ăn liên quan với tình báo quân đội Nga (GRU).
Theo báo Guardian ngày 28.3, cáo trạng được trình vào lúc khuya 27.3 cũng nêu cựu phó ban Rick Gates đã thú nhận đối tác làm ăn từng là cựu quan chức GRU. Nhân vật này được đặt là "Người A" trong cáo trạng.
Người A làm việc cho trường đào tạo điệp viên
Các cáo trạng trước đó do nhóm điều tra của ông Muller trình, mô tả Người A là “một đồng nghiệp Nga lâu năm... hiện sống ở ga và đã nhận có quan hệ với cơ quan tình báo Nga”.
Cáo trạng mới xác định rõ đó là GRU, kết luận quan hệ giữa Người A với hai ông Manafort - Gates vẫn còn tiếp tục trong thời kỳ diễn ra cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2016. Lúc này, ông Manafort đề nghị cung cấp thông tin cập nhật cuộc tranh cử cho đại gia tỉ phú Oleg Deripaska, một người thân cận Điện Kremlin.
Theo báo Guardian, Người A gần giống ông Konstantin Kilimnik, một giám đốc người Nga ở công ty vận động hành lang tại Ukraine của ông Gates và ông Paul Manafort, cựu trưởng ban tranh cử của Tổng thống Trump. Ông Kilimnik từng làm việc cho văn phòng ông Manafort cho đến khi ông này rời Ukraine năm 2014, rồi ông Kilimnik tiếp tục tham gia các hoạt động thân Nga ở Ukraine.
Ông Kilimnik phủ nhận có quan hệ với GRU, nhưng ông từng phục vụ quân đội Nga, sau đó là giảng viên dạy ngoại ngữ cho một trường đại học quân sự Nga. Trường này được cho là cơ quan đào tạo điệp viên GRU.
Một cáo trạng khác cũng đã buộc tội luật sư Alex van der Zwaan (người Hà Lan, sống ở Anh) khai man về mối quan hệ của ông với ông Gates và Người A, vào các tháng 9 và 10.2016. Ông Van der Zwaan đã thú nhận ông Gates có cho ông biết Người A là cựu sĩ quan tình báo GRU.
Một cấp tòa liên bang Mỹ sẽ xét xử bị cáo Van der Zwaan vào ngày 3.4 tới. Việc nhận tội có thể giúp ông ta được tuyên một bản án nhẹ, so với mức án tù tối đa 5 năm.
Ngày 20.10.2017, hai ông Manafort - Gates đã bị Công tố viên Muller buộc tội rửa tiền và vi phạm luật vận động hành lang nước ngoài. Cáo trạng buộc tội hai ông trong nhiều năm hoạt động cho các chính khách Ukraine thân Nga, đã giấu hàng triệu USD tiền công nhưng không khai báo với chính quyền Mỹ.
Cáo trạng ghi rõ hai ông Gates - Manafort “rửa tiền thông qua nhiều tổ chức, đối tác và tài khoản ngân hàng ở Mỹ và nước ngoài, đồng thời thực hiện các bước trốn nộp thuế Mỹ”.
Ông Manafort là một luật sư lâu năm ở Washington D.C, cùng ông Gates là đồng nghiệp suốt 10 năm trong lĩnh vực tư vấn chính trị, vận động hành lang.
Ông Manafort đã không chịu nhận tội rửa tiền, trốn thuế và gian lận ngân hàng liên quan sự làm việc cho các chính khách Ukraine thân Nga. Ông sẽ bị xử án vào ngày 10.7 tới.
Ông Gates thì nhận tội khai man với Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), đồng ý hợp tác với nhóm điều tra của ông Muller và sẽ làm chứng chống lại ông Manafort.
Cựu cố vấn chính sách đối ngoại George Papadopoulos cũng đạt thỏa thuận với nhóm điều tra của FBI dưới quyền Công tố viên Muller, về hai nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 và việc nhóm tranh cử của ông Trump thông đồng với các quan chức Nga.
Ông Gates nhận tội khai man, sẽ làm chứng chống lại ông Manafort - Ảnh: EPA
Nhà Trắng phủ nhận thông tin tha tội cho hai cựu cố vấn tranh cử
Báo New York Times ngày 28.3 (giờ Mỹ) đưa tin luật sư John Dowd đã bàn khả năng ông Trump tha tội cho hai cựu thành viên nhóm tranh cử là ông Manafort và cựu Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Michael Flynn. Ông Flynn bị ông Trump cách chức hồi tháng 2.2017, cũng đã thỏa thuận hợp tác với cuộc điều tra của Công tố viên Muller, nhận tội khai man FBI.
Tờ Times cũng dẫn 3 nguồn tin giấu tên nói ông Trump đã yêu cầu các trợ lý tìm hiểu khả năng ông dùng quyền ân xá.
Nhà Trắng phủ nhận thông tin trên, người phát ngôn của ông Manafort từ chối bình luận. Luật sư Dowd nói với Times: “Làm gì có vụ bàn luận đó”.
Người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders nhắc lại lời phủ nhận của ông Trump rằng không hề có việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ để giúp ông thắng cử. Bà Sanders cũng nhắc lại một tuyên bố của luật sư Ty Cobb của ông Trump: “Tôi chỉ được báo chí hỏi chuyện ân xá, và tôi đã luôn trả lời có ghi âm rằng Nhà Trắng không bàn hoặc xem xét sử dụng quyền ân xá”.
Luật sư Dowd hồi tuần trước đã từ chức trưởng nhóm pháp lý của ông Trump, sau khi kêu gọi Công tố viên Muller kết thúc cuộc điều tra, trước khi ông phải đính chính rằng ông không nói thay Tổng thống Mỹ.
Tờ báo Mỹ bình luận vụ bàn bạc khả năng tha tội có thể dẫn đến thắc mắc liệu ông Trump có phạm tội cản trở công lý, dù tờ báo nêu không có chứng cứ ông Dowd đã bàn việc này với vị chủ nhân Nhà Trắng.
Luật sư Dowd đã từ chức trưởng ban pháp lý Nhà Trắng - Ảnh: AP
Bảo Vĩnh (theo Guardian)

Mỹ cần vay mượn gần 300 tỉ USD tuần này

Phương Võ | 30/03/2018 09:16
Mỹ cần vay mượn gần 300 tỉ USD tuần này
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại lễ ký ban hành luật chi tiêu 1.300 tỉ USD vào tuần rồi Ảnh: Reuters

Chính phủ Mỹ cần mượn gần 300 tỉ USD trong tuần này giữa lúc đang xảy ra đối đầu với chủ nợ lớn nhất - Trung Quốc.

Theo đài CNN, Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố kế hoạch bán khoảng 294 tỉ USD trái phiếu chính phủ. Đây sẽ là lượng trái phiếu có giá trị cao nhất được bán trong một tuần kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Nguồn thu của Washington đang sụt giảm vì những biện pháp cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump nên chính phủ cần vay mượn tiền để chi tiêu. Cùng lúc đó, chi phí vay mượn của Mỹ cũng tăng nhanh trong những tháng gần đây.
Kế hoạch trên được công bố không lâu sau khi ông Trump ký bản ghi nhớ về việc đánh thuế lên số hàng hóa nhập khẩu trị giá 60 tỉ USD của Trung Quốc. Điều đáng nói là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đang nắm nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ hơn bất kỳ quốc gia nào khác và Bắc Kinh cam kết sẽ đáp trả đến cùng nếu chiến tranh thương mại nổ ra.
Khi được hỏi liệu Bắc Kinh có cân nhắc bán trái phiếu chính phủ Mỹ để trả đũa, Đại sứ Trung Quốc tại Washington Thôi Thiên Khải cho biết nước này đang xem xét "mọi lựa chọn".

Đề xuất khối ngân sách khổng lồ, ông Trump đẩy nước Mỹ vào vòng luẩn quẩn nợ công, nợ TQ?

Trung Quốc hiện nắm giữ lượng trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá 1.170 tỉ USD. Dữ liệu mới nhất cho thấy lượng trái phiếu này đã giảm khoảng 1,4% trong 2 tháng 12-2017 và 1-2018. Tuy nhiên, một số chuyên gia giảm nhẹ nỗi lo Trung Quốc từ bỏ mua trái phiếu Mỹ.
Bắc Kinh đang có thặng dư thương mại lớn với Washington và họ cần đầu tư khoản tiền mặt kiếm được này vào những tài sản an toàn, như trái phiếu Mỹ.
Ngoài ra, 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới đang thương thảo về một thỏa thuận nhằm ngăn nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại toàn diện.
Cùng lúc đó, Washington dự kiến chi nhiều tiền hơn nữa trong thời gian tới. Vào tuần rồi, ông Trump đã ký ban hành luật chi tiêu 1.300 tỉ USD khiến nhu cầu vay mượn của Mỹ tiếp tục gia tăng, dẫn đến nỗi lo ngân sách Mỹ thêm thâm hụt. Con số này trong tháng 2 là 215 tỉ USD, mức cao nhất trong 6 năm qua.
Một tổ chức độc lập có tên Ủy ban Ngân sách liên bang trách nhiệm dự báo thâm hụt ngân sách thường niên của Mỹ có thể vượt quá 1.000 tỉ USD ngay trong năm tới. Chưa hết, tổ chức này cũng cảnh báo Washington có thể sẽ phải chi hơn 1.000 tỉ USD để trả lãi các khoản vay vào năm 2028 nếu chính sách hiện nay vẫn được duy trì.
"Sẽ không có ai từ bỏ trái phiếu của Mỹ nhưng họ có thể yêu cầu mức lãi suất cao hơn" - ông Guy LeBas, chuyên gia tại Công ty Quản lý vốn Janney Capital (Mỹ), nhận định.

Tổng thư kí Liên Hợp Quốc: Chiến tranh Lạnh đang tới rất gần

Tất Đạt | 30/03/2018 01:41
Tổng thư kí Liên Hợp Quốc: Chiến tranh Lạnh đang tới rất gần
Bộ Ngoại giao Nga. Ảnh: Sputnik

Trả lời phóng viên ít phút sau khi Nga tuyên bố lệnh trừng phạt, ông Guterres cho biết ông "rất quan ngại".

Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhận định thế giới đang tiến rất gần tới tình cảnh tương tự như thời Chiến tranh Lạnh khi căng thẳng giữa Nga và Mỹ đang leo thang tới đỉnh điểm.
Nhưng theo ông Guterres, có 2 điểm khác biệt rõ rệt nhất tại thời điểm hiện tại: có nhiều quốc gia tham gia vào mâu thuẫn hơn so với thời kì chỉ có 2 cường quốc lớn; có ít các kênh đàm phán hơn để ngăn cản căng thẳng leo thang.
Trả lời phóng viên ít phút sau khi Nga tuyên bố lệnh trừng phạt, ông Guterres cho biết ông "rất quan ngại".

Nga trả đũa quyết liệt chưa từng thấy: Đóng cửa lãnh sự quán Mỹ, trục xuất 150 nhà ngoại giao phương Tây

Mỹ, các nước phương Tây và khối NATO đã trục xuất hơn 150 nhà ngoại giao Nga bị cáo buộc là gián điệp sau khi một cựu điệp viên Nga tại Anh bị ám sát bằng chất độc thần kinh. 
Để đáp trả, Nga tuyên bố đóng cửa lãnh sự quán Mỹ, trục xuất 150 nhà ngoại giao phương Tây và đe dọa sẽ còn trả đũa nặng nề hơn nếu Moskva tiếp tục bị trừng phạt.
AP dẫn lời đại diện y tế Anh cho biết cô Yulia Skripal, 33 tuổi, một trong 2 nạn nhân chính trong vụ việc, đã qua khỏi tình trạng nguy kịch và đang hồi phục nhanh chóng. 
Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu cô có đủ tỉnh táo để trả lời các câu hỏi về vụ việc xảy ra ngày 4/3 tại thành phố Salisbury hay không.
Tại một cuộc họp ở Moskva, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tiết lộ "Nga đã yêu cầu được tiếp cận công dân Nga Yulia Skripal. Tôi hi vọng Anh sẽ tuân thủ các điều lệ theo công ước Vienna về quan hệ ngoại giao."
Tổng thư kí Liên Hợp Quốc: Chiến tranh Lạnh đang tới rất gần

Tổng thư kí Liên Hợp Quốc: Chiến tranh Lạnh đang tới rất gần

Quan chức Mỹ ám chỉ Nga là "quái vật"

Hòa Bình | 29/03/2018 23:48
Quan chức Mỹ ám chỉ Nga là "quái vật"
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kiêm quyền Thứ trưởng Heather Nauert.

Theo Ria Novostia ngày 28/3, các nhà ngoại giao Nga - Mỹ tiếp tục đáp trả nhau trong những ngày qua.

Theo Ria Novostia ngày 28/3, các nhà ngoại giao Nga - Mỹ tiếp tục đáp trả nhau trong những ngày qua. Mới nhất là bình luận của đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khi so sánh Nga với "quái vật ở đáy biển".
Phía Moscow ngay lập tức cũng có phản ứng, đồng thời cho biết, Đại sứ quán Nga ở Hoa Kỳ cho rằng, các hình ảnh so sánh khiếm nhã như vậy từng được sử dụng trong cách thức tuyên truyền của Đức quốc xã trước đây.

Những cuộc khủng hoảng ngoại giao Nga - Mỹ

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Heather Nauert đã không hề kiêng nể khi gọi Nga bằng cụm từ như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ. Khi được nhà báo Matt Lee hỏi, liệu cuộc bầu cử sắp tới của Mỹ vào tháng 11 sẽ an toàn hơn sau khi Washington trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga hay không, bà Nauert nói rằng:
"Chúng tôi không thể nói liệu kết quả cuộc bầu cử ở Mỹ sẽ an toàn hay không. Nga có tay dài. Nga có nhiều xúc tu. Chúng tôi tin rằng, họ sẽ tiếp tục quan tâm đến cuộc bầu cử của chúng tôi, cũng như trong cuộc bầu cử của nhiều nước khác", bà Nauert nói.
Chưa dừng lại, khi nhà báo Lee hỏi lại về hàm ý của cụm từ "cánh tay và xúc tu", đại diện cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ đã xác nhận lời nói của mình và nói rằng: "Nga là quái vật từ đáy biển".
Về phần mình, vài tiếng sau cuộc họp báo, Đại sứ quán Nga ở Mỹ đã lên mạng trích dẫn những từ ngữ của bà Heather Nauert cùng với bức ảnh áp phích chống Bolshevik của Đức quốc xã được sử dụng những năm 1930.
590 tiêm kích F-35 có thể bị 'khai tử' nếu Không quân Mỹ không làm nổi điều này

590 tiêm kích F-35 có thể bị 'khai tử' nếu Không quân Mỹ không làm nổi đ...

Mỹ đã ‘xây từng viên gạch cứng rắn’ chống Nga

Theo phân tích của Reuters ngày 27.3, việc Mỹ trục xuất hàng loạt nhà ngoại giao Nga xem ra là gia tăng căng thẳng giữa Mỹ - Nga, nhưng từ nhiều tháng qua, Mỹ đã “xây từng viên gạch cứng rắn” chống Nga.
Theo hãng tin Anh, trong lúc nỗ lực hòa hoãn với Nga của Tổng thống Mỹ Donald Trump thống trị các luồng tin nóng, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ,Lầu Năm Góc và Nhà Trắng trong năm 2017 đã có những quyết định kín tiếng để đối đầu với Nga trên toàn thế giới, từ Afghanistan đến CHDCND Triều Tiên và Syria.
"Từng viên gạch" cứng rắn chống Nga
Đầu tháng 3, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố kế hoạch cung cấp tên lửa chống tăng Mũi Lao cho Ukraine chống quân ly khai thân Nga ở miền đông nước này. Chính phủ Tổng thống Barack Obama không làm thế vì ngại khiêu khích Moscow.
Hồi tháng 2 tại Syria, quân đội Mỹ tiêu diệt 300 tay súng thuộc đạo quân đánh thuê Wagner (Nga) sau khi họ tấn công quân đặc nhiệm Mỹ và lực lượng có Mỹ chống lưng. Trong khi đó, Nhà Trắng đổ tội Nga không kích giết chết hàng ngàn dân thuờng ở khu ngoại ô Đông Ghouta của thủ đô Damascus.
Các tài liệu chính sách hàng đầu của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc-công bố hồi đầu năm 2018 -đều mô tả Nga là kẻ thù, một trung tâm cho kế hoạch an ninh quốc gia của Mỹ.
Ngày 26.3 thì Mỹ tuyên bố sẽ trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga. 14 nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) cũng tuyên bố sẽ trục xuất nhân viên ngoại giao Nga ở nước họ trong ngày 26.3, cùng với lý do Nga đứng sau vụ cựu điệp viên Nga Sergei Skripal cùng con gái Yulia bị đầu độc bằng chất độc thần kinh cấp quân dụng Novichok hôm 4.3 ở thành phố Salisbury (Anh).
Người phát ngôn Sứ quán Mỹ Maria Olson nói với báo Moscow Times: Sứ quán đã cảnh báo có thể sẽ phản ứng với “sự trả thù của Nga”, và Mỹ thực hiện cuộc trục xuất vì Nga tấn công đồng minh Anh thân cận của Mỹ, và Nga đang trên đà thực hiện những hoạt động gây bất ổn ở Mỹ và các nước khác: “Chúng tôi có quyền phản ứng trước bất kỳ sự trả thù nào của Nga”.
Nga đã cực lực bác bỏ sự dính líu vụ đầu độc này. Ông Vladimir Dzhabarov, Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Thượng viện Nga, tuyên bố Nga sẽ trục xuất ít nhất 60 nhân viên đoàn ngoại giao Mỹ ở Nga để trả đũa. Ông nói: “Lãnh đạo chính trị sẽ ra quyết định, nhưng rõ ràng biện pháp này sẽ phản ánh hành động của Mỹ”.
Thượng nghị sĩ Alexei Pushkov báo trước quan hệ Mỹ - Nga sẽ càng xuống cấp, trong khi Phó Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng Hạ viện Nga, ông Yury Shvytkin nói Mỹ theo đuổi chính sách phá vỡ quan hệ ngoại giao ở cấp độ lớn, và sự đối đầu này - từ một lệnh đơn phương của Mỹ và Anh - không có lợi cho toàn thế giới.
Ông Alexei Chepa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban khoa học công nghệ Hạ viện Nga, nói: “Đó là sự thông đồng của phương Tây, vì họ thất vọng trước việc dân Nga tiếp tục tín nhiệm Tổng thống Vladimir Putin.
Năm 2017, Nga đã trục xuất hơn 400 nhân viên ngoại giao Mỹ, tiếp sau việc ông Trump quyết định tăng cường trừng phạt Nga, với lý do Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.
Quan hệ Mỹ - Nga sẽ càng xuống cấp trầm trọng
Vẫn theo Reuters, chưa thể rõ với tuyên bố trục xuất 60 nhân viên ngoại giao Nga, ông Trump đang cổ động quan điểm cứng rắn chống Nga do các cố vấn và các tướng Mỹ xây dựng nên.
Giới chỉ trích ông Trump đã cố gắng “vẽ” ông là một diễn viên miễn cưỡng trong bất kỳ giải pháp cứng rắn nào đối với Nga, dù một quan chức cấp cao mô tả ông Trump “ngay từ đầu” đã tham gia kế hoạch trục xuất các nhà ngoại giao Nga.
Nhưng các hành động của chính phủ Mỹ đã chống lại nhận định chung rằng những tuyên bố của ông Trump đã “mềm hóa” quan điểm Mỹ đối với ông Putin.
Các chuyên gia đã cảnh báo những thông điệp mâu thuẫn của vị tỉ phú chủ nhân Nhà Trắng có thể gây hại cho chiến lược Mỹ trong việc ngăn chặn hành vi của Moscow. Ngày 20.3, ông Trump đã gọi điện chúc mừng ông Putin tái trúng cử Tổng thống Nga, khiến nhiều đảng viên Cộng hòa kịch liệt chỉ trích ông. Nhưng hai ngày sau, ông Trump lại cử “diều hâu chống Nga” John Bolton làm tân Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng.
Dù vụ đầu độc cựu điệp viên Nga là lý do chính thức để Mỹ trục xuất nhân viên ngoại giao Nga, các quan chức chính phủ Mỹ đều cảnh báo chớ nên xem vụ này đơn lẻ, và dẫn chứng nhiều hành động gây bất ổn của Nga:
Tuần trước, Tướng John Nicholson chỉ huy quân NATO ở Afghanistan nói Nga chống lưng và thậm chí cung cấp vũ khí cho quân khủng bố Taliban, để phá nỗ lực Mỹ gìn giữ hòa bình cho Afghanistan, dù Mỹ - Nga đều chung mục tiêu chống khủng bố và buôn lậu ma túy. Ông còn nói: “Chúng tôi có các loại vũ khí do những lãnh đạo Afghanistan đem đến và nói chúng là do người Nga cấp cho bọn Taliban”.
Sứ quán Nga ở Kabul tuyên bố bình luận này là “phát tin giật gân vì quá rảnh”, đồng thời nhấn mạnh tuyên bố của tướng Nicholson hoàn toàn thất thiệt, và kêu gọi các quan chức không nên nói những điều vô nghĩa.
Hồi đầu tháng 1, chính ông Trump nói với Reuters: Nga giúp Triều Tiên lách lệnh cấm vận của LHQ. Và chưa đầy 2 tuần trước, chính phủ Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đầu tiên, với lý do Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016 và tấn công mạng, dù lệnh cấm vận này chỉ trừng phạt các đại gia kinh tế thân cận Tổng thống Putin.
Các quan chức Mỹ và các chuyên gia nhận định quan hệ Mỹ - Nga sẽ càng xuống cấp, ít nhất trong tương lai gần. Họ cảnh báo các động thái tiếp theo của Nga có thể mở rộng qua khỏi sự trả đũa các nhà ngoại giao Mỹ.
Ông Matthew Rojansky, một chuyên gia về Nga ở tổ chức nghiên cứu Wilson Center (ở Washington) nói: “Nguy cơ gia tăng thù địch không đến chỉ từ những trừng phạt lẫn nhau”, và nêu khả năng Nga sẽ tăng cường hành động ở Trung Đông và tấn công mạng.
Các quan chức Mỹ đều nói chính phủ Mỹ vẫn đang tìm cách tránh sự đổ vỡ hoàn toàn quan hệ Mỹ - Nga. Một quan chức nói sự hợp tác của Nga vẫn cần thiết, để giúp Mỹ giải quyết những vấn nạn ngoại giao phức tạp như Triều Tiên và Iran.
Bảo Vĩnh (theo Reuters)

Chiến lược “trong nóng ngoài lạnh” của Tổng thống Trump với ông Putin

Tổng thống Donald Trump có thể không công khai chỉ trích Nga hoặc gây căng thẳng với người đồng cấp Vladimir Putin, song nhà lãnh đạo Mỹ có thể theo đuổi một cách tiếp cận khác với Moscow phía sau hậu trường.

Tổng thống Trump (phải) trò chuyện cùng Tổng thống Putin trong cuộc gặp vào tháng 11/2017 (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Trump (phải) trò chuyện cùng Tổng thống Putin trong cuộc gặp vào tháng 11/2017 (Ảnh: Reuters)
Theo nguồn tin từ nhiều quan chức cấp cao trong chính phủ Mỹ, các cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump đã dành nhiều tháng để thuyết phục ông ký thông qua kế hoạch cung cấp vũ khí của Mỹ cho Ukraine nhằm hỗ trợ cho cho Kiev trong cuộc chiến chống lại phe ly khai do Nga hậu thuẫn. Tuy nhiên, sau khi chính thức thông qua chính sách này, Tổng thống Trump đã yêu cầu các trợ lý không tuyên bố công khai quyết định của ông. Theo các quan chức Nhà Trắng, nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng nếu công khai như vậy, ông có thể chọc giận Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Ông ấy không muốn chúng tôi rùm beng vấn đề đó lên. Đó không phải chủ đề mà ông ấy muốn nói”, một quan chức Nhà Trắng tiết lộ.
Giới chức Mỹ nhận định sự mâu thuẫn khó hiểu ngày càng tăng giữa các quyết định chính sách của Tổng thống Trump với thái độ công khai của ông với Nga bắt nguồn từ việc nhà lãnh đạo Mỹ hy vọng rằng, ông có thể cải thiện quan hệ với Tổng thống Putin. Trong khi đó, giới truyền thông và những người chỉ trích vẫn luôn hoài nghi về sự im lặng hoặc những lời “có cánh” mà ông chủ Nhà Trắng dành cho ông chủ Điện Kremlin.
Giới chỉ trích cho rằng cách tiếp cận mềm mỏng của Tổng thống Trump với ông Putin có liên quan tới nghi vấn Nga can thiệp cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 cũng như những đồn đoán về việc chiến dịch tranh cử của ông Trump đã thông đồng với Moscow, mặc dù đây là những cáo buộc mà ông Trump một mực bác bỏ.
Theo tiết lộ của các quan chức Mỹ, phía sau hậu trường, Tổng thống Trump gần đây đã tỏ ra cứng rắn hơn với người đồng cấp Nga. Tuy nhiên, sự chuyển biến này xuất phát từ việc Tổng thống Putin “thách thức” sức mạnh của ông Trump, chứ không phải do nhà lãnh đạo Mỹ coi ông Putin là đối thủ của mình.
Tổng thống Putin hồi đầu tháng tuyên bố Nga có trong tay các loại vũ khí hạt nhân mới mà theo giới phân tích chúng hoàn toàn có thể tấn công lãnh thổ Mỹ. Nhà lãnh đạo Nga thậm chí còn chiếu một đoạn video mô phỏng hoạt động của các vũ khí uy lực này, trong đó có hình ảnh đầu đạn tên lửa hướng về phía Mỹ. Một quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Trump rất giận dữ trước vụ việc này.
NBC dẫn lời hai quan chức Mỹ tiết lộ, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Putin sau khi nhà lãnh đạo Nga tái cử hồi tuần trước, ông Trump đã tuyên bố với người đồng cấp Nga rằng: “Nếu ông muốn một cuộc chạy đua vũ trang, chúng ta có thể làm điều đó. Nhưng tôi sẽ giành chiến thắng”.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump sau đó không hề hé lộ bất kỳ sự căng thẳng nào liên quan tới cuộc điện đàm với ông Putin. Thậm chí, ông Trump còn nói với các phóng viên rằng ông có cuộc điện đàm “tuyệt vời” và ông đang lên kế hoạch gặp mặt tổng thống Nga để thảo luận về việc giảm nhiệt cuộc chạy đua vũ trang.
Sự thiếu nhất quán
Hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ bắt tay tại Đức năm 2017 (Ảnh: Reuters)
Hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ bắt tay tại Đức năm 2017 (Ảnh: Reuters)
Trong những ngày gần đây, sự thiếu nhất quán giữa chính sách của Tổng thông Trump với Nga và những tuyên bố công khai của ông với Moscow tiếp tục lộ rõ.
Nhà Trắng ngày 26/3 thông báo Mỹ sẽ trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga để đáp trả vụ cựu điệp viên Nga nghi bị đầu độc ở Anh. Đây là số lượng trục xuất lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh và cũng là “đòn tấn công” mạnh nhất của Mỹ nhằm vào Nga kể từ khi ông Trump nhậm chức hồi tháng 1 năm ngoái. Tuy nhiên, Tổng thống Trump không bình luận về vấn đề này, thậm chí ông còn khẳng định “vẫn muốn hợp tác với Nga”.
Sau khi Nga hôm qua 29/3 thông báo sẽ trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ và đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở St. Petersburg để đáp trả việc Mỹ trục xuất các nhà ngoại giao Nga, Tổng thống Trump vẫn chưa vội vã đưa ra tuyên bố nào.
Cách đây hai tuần, chính quyền Mỹ công bố lệnh trừng phạt nhằm vào các cá nhân và tổ chức Nga vì cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 và các cuộc tấn công mạng toàn cầu năm 2017. Một quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Trump ban đầu phản đối đề xuất trừng phạt Nga vì cho rằng sự can thiệp của Moscow thực chất không ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Mỹ. Tuy nhiên ông chủ Nhà Trắng bắt đầu tỏ ý chấp thuận sau khi Tổng thống Putin “khoe” các vũ khí hạt nhân của Nga.
Mặc dù đồng ý thông qua lệnh trừng phạt Nga, song Tổng thống Trump vẫn đưa ra những thông điệp mâu thuẫn cho giới chức Nhà Trắng về việc liệu ông có cần lên tiếng công khai về lệnh trừng phạt này hay không. Đôi lúc nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng ông cảm thấy ổn với việc đó, nhưng cũng có lúc ông chỉ đạo các trợ lý không được phát ngôn về các lệnh trừng phạt Nga.
Các trợ lý của Tổng thống Trump bắt đầu nghĩ cách đưa ra lời khuyên cho ông về cách tiếp cận với Nga. Theo Washington Post, trong các tài liệu được chuẩn bị sẵn cho Tổng thống Trump trước khi ông bắt đầu cuộc điện đàm với Tổng thống Putin hồi tuần trước, các trợ lý đã viết cụm từ “Không chúc mừng” để nhắc nhở nhà lãnh đạo Mỹ về việc không chúc mừng chiến thắng của ông Putin sau cuộc bầu cử Nga.
Rốt cuộc, Tổng thống Trump vẫn chúc mừng ông Putin. Mặc dù cảm thấy không hài lòng, song các cố vấn an ninh quốc gia cấp cao của ông Trump không bất ngờ với động thái này của nhà lãnh đạo Mỹ. Các trợ lý của Tổng thống Trump cũng không rõ liệu cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ sắp tới có diễn ra hay không, vì ông Trump thường có thói quen đề xuất gặp mặt trong tất cả các cuộc điện đàm của ông với các nhà lãnh đạo nước ngoài.
“Ông ấy (Tổng thống Trump) là người bảo thủ. Ông ấy nghĩ rằng một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Nga sẽ là điều tốt cho Mỹ và ông ấy thực sự tin rằng ông ấy có thể làm được điều đó”, một quan chức Mỹ cho biết.
Trong khi đó, một quan chức khác cho rằng Tổng thống tin một mối quan hệ ổn định giữa Nga và Mỹ sẽ đóng vai trò quan trọng nếu Washington muốn tìm kiếm giải pháp cho các cuộc xung đột, chẳng hạn cuộc chiến tại Syria.
Thành Đạt

Ông Kim Jong-un muốn gì ở Tổng thống Donald Trump?

Nếu diễn ra, cuộc gặp thượng đỉnh tháng 5 tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un sẽ là cuộc gặp mang tính lịch sử, nhưng các chuyên gia lo ngại hai nhà lãnh đạo sẽ lập kế hoạch gì, nhằm có được bước đột phá sau hơn 50 năm không có quan hệ ngoại giao.
Sau một năm khẩu chiến Mỹ-Triều, hồi đầu năm 2018, ông Kim Jong-un đề nghị đối thoại song phương liên Triều, trước thềm Olympic mùa đông 2018 ở Pyeongchang (Hàn Quốc).
Quan hệ hai miền được cải thiện, hai bên cùng tham gia vài sự kiện, nhưng Mỹ ngại ủng hộ cuộc đối thoại và tăng trừng phạt nhằm chặn Triều Tiên làm ăn với láng giềng Nga, Trung Quốc. Ông Trump cáo buộc hai nước này vi phạm lệnh cấm vận kinh tế nhưng Bắc Kinh và Moscow đều bác bỏ.
Hoàn toàn cô lập thương mại Triều Tiên là cốt lõi trong chủ trương “gây sức ép tối đa” của ông Trump đối với Triều Tiên, và ông nói chủ trương này đã khiến ông Kim Jong-un ngỏ ý gặp ông Trump.
Sau cuộc gặp ông Kim Jong-un ở Bình Nhưỡng, đặc sứ Hàn Quốc Chung Eui-yong bay qua Mỹ gặp các quan chức Mỹ, và tại cuộc họp báo ngày 8.3 tại Nhà Trắng, ông cho biết lãnh đạo Triều Tiên muốn gặp Tổng thống Mỹ.
Cho đến nay, Bình Nhưỡng vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều. Nhưng khi cuộc gặp đến gần, những yêu sách của Bình Nhưỡng đối với Mỹ đã ngày càng rõ ràng đối với người chú ý tình hình.
Ông Kim Jong-un đã công bố Triều Tiên chính thức hoàn tất thế lực hạt nhân hồi tháng 11.2017, tiếp sau những thành công trong việc thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) được cho là có thể phóng tới lãnh thổ Mỹ.
Bất chấp những lệnh trừng phạt quốc tế nghiêm khắc, Bình Nhưỡng biện hộ việc phát triển các vũ khí hạt nhân nhằm ngăn chặn nguy cơ Mỹ xâm lược, vào lúc Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự và tăng sức ép lên Bình Nhưỡng.
Theo ông Joel Witt, cựu quan chức ngoại giao Mỹ và là đồng sáng lập dự án 38 Vĩ độ Bắc ở Viện Đại học John Hopkins, Triều Tiên, nói tại một hội thảo do Viện tổ chức hôm 19.3: “Nếu quý vị hỏi một người Triều Tiên rằng họ muốn gì, thì câu trả lời sẽ là Mỹ cần có hành động tiến tới bình thường hóa quan hệ Mỹ-Triều, dỡ bỏ lệnh cấm vận và tiến đến một hiệp định hòa bình”.
Một thỏa thuận hòa bình sẽ có ý nghĩa, vào lúc Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh với Hàn Quốc có Mỹ ủng hộ, sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) tạm ngưng bằng một thỏa thuận ngưng bắn. Kết quả là bán đảo Triều Tiên có một vùng phi giới tuyến phi quân sự (DMZ) vũ trang dày đặc, quan chức mỗi nước hiếm khi vượt qua, dù liên Triều chính thức ủng hộ khả năng bán đảo Triều Tiên tái thống nhất.
Bà Suzanne DiMaggio, nhà nghiên cứu cấp cao ở tổ chức nghiên cứu New America (Mỹ) nói tại cuộc hội thảo: sự thành bại của cuộc gặp thượng đỉnh cực kỳ cao, vì lệ thuộc vào hai nhà lãnh đạo vẫn đang cố gắng tự chứng tỏ là nguyên thủ quốc gia. Bà nói hai bên cần tích cực làm việc, để bảo đảm cuộc gặp không có nguy cơ trở thành một “vở diễn”.
Bà DiMaggio nói điều nghiêm trọng hơn là chuyện gì sẽ xảy ra nếu cuộc gặp không thành công? Bà cho rằng nó sẽ có thể phá hỏng viễn cảnh đạt được quan hệ ngoại giao, và đột nhiên xem ra phương án quân sự là không thể tránh khỏi: “Tôi nghĩ đó là kịch bản tệ nhất, và chúng ta cần thật sự làm việc để tránh điều đó”.
Đã có những phân tích cảnh báo về giả thiết Mỹ-Triều đánh nhau: số người chết sẽ là một triệu người, bất kể đấy không là cuộc chiến tranh hạt nhân. Còn nếu là chiến tranh hạt nhân thì các nhà ngoại giao ước tính số tử vong phải là hàng triệu người. Đó còn là cuộc chiến mà quân Mỹ chưa bao giờ tham gia, và là một thách thức nghiêm trọng cho quân đánh chiếm dù Lầu Năm Góc có ưu thế quân sự mạnh hơn.
Bà DiMaggio nói thêm: “Bất chấp các quan ngại này, tôi phải thừa nhận ông Trump đã có động thái nghiêm túc nhắm tới ngoại giao. Nên nếu cuộc gặp thượng đỉnh có kết quả, tôi cho rằng có thể kết quả là một bước đột phá lịch sử. Và theo quan điểm riêng của tôi, chúng ta ngay lúc này phải làm mọi điều để bảo đảm cuộc gặp thành công”.
Ngày 21.3, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói có thể diễn ra cuộc gặp 3 bên gồm ông với ông Kim Jong-un và ông Trump. Mục tiêu là kết thúc mối đe dọa hạt nhân và đem lại hòa bình cho bán đảo Triều Tiên.
Tháng 4 tới, ông Moon jae-in sẽ gặp lãnh đạo Triều Tiên. Và những ngày qua, Hàn Quốc cử các đoàn đến các nước có liên quan để bàn việc sớm thúc đẩy cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Bảo Vĩnh (theo Newsweek)

Liên Hợp Quốc: Triều Tiên sử dụng động cơ tên lửa do Ukraine sản xuất

Ngày đăng : 16:35 - 29/03/2018
Một chuyên gia làm việc cho Liên Hợp Quốc xác nhận, các bộ phận động cơ tên lửa do Ukraine sản xuất đã được chuyển giao cho Triều Tiên và giúp Bình Nhưỡng hiện thực hóa tham vọng phát triển các thế hệ tên lửa đạn đạo.
Chia sẻ với Sputnik, ông Dmitry Kiku, một thành viên của nhóm chuyên gia Liên Hợp Quốc phụ trách lệnh trừng phạt với Triều Tiên cho hay, Kiev xác nhận khả năng cao là các bộ phận tên lửa do Ukraine sản xuất đã được các kỹ sư phát triển tên lửa đạn đạo của Triều Tiên sử dụng.
“Trả lời câu hỏi của nhóm chuyên gia, Ukraine xác nhận các động cơ tên lửa Triều Tiên đang sử dụng chủ yếu là những bộ phận do Ukraine sản xuất”, ông Kiku nói.
Một chuyên gia Liên Hợp Quốc thừa nhận Triều Tiên sử dụng các động cơ tên lửa do Ukraine sản xuất.
Cũng theo ông Kiku, trong năm 2017, hàng loạt hãng tin cho rằng chương trình sản xuất tên lửa đạn đạo của Triều Tiên có thể đã sử dụng các loại động cơ bao gồm tên lửa RD-250 do Liên Xô cũ chế tạo, được sản xuất ở nhà máy Yuzhmash hiện đang nằm trên lãnh thổ Ukraine. 
Tuy nhiên, vào tháng 8/2017, Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Ukraine đã cho công bố bản báo cáo nhấn mạnh, Ukraine không cấp phép cung cấp các mặt hàng quân sự hoặc sử dụng cả trong lĩnh vực dân sự và quân sự liên quan tới động cơ tên lửa RD-250 cũng như các phiên bản nâng cấp và phụ tùng của loại tên lửa này.
Tuy nhiên, tác giả của bản báo cáo trên cũng thừa nhận, khả năng các thành phần cấu tạo của động cơ tên lửa RD-250 đã có mặt tại Triều Tiên. 
Minh Thu (lược dịch)

Mỹ công khai danh tính lãnh đạo lực lượng do thám mạng Trung Quốc


Hoạt động của một trong những sĩ quan chỉ đạo công tác do thám mạng của Trung Quốc lần đầu tiên được tiết lộ trong một báo cáo của chính phủ Mỹ về các hoạt động thương mại không công bằng của Bắc Kinh, trang The Washington Times đưa tin.
Nhân vật bị nhắc đến trong báo cáo là tướng Lưu Hiểu Bắc, người đứng đầu Cục 3 trực thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc (3PLA).
Theo báo cáo được Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer công bố tuần trước (cơ sở để Tổng thống Donald Trump lên kế hoạch áp thuế với hàng hóa Trung Quốc để trả đũa), tướng Lưu đã chỉ đạo thực hiện các chiến dịch gián điệp mạng nhắm vào những công ty Mỹ đang thương lượng làm ăn với Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Cụ thể, báo cáo dẫn ra 2 vụ công ty dầu khí Mỹ bị 3PLA tấn công mạng. Trong vụ thứ nhất, tin tặc 3PLA xâm nhập vào mạng máy tính của một doanh nghiệp (không cho biết tên) rồi ăn cắp thông tin về kế hoạch đàm phán với CNOOC của đơn vị này.
“CNOOC xác định thành công trong đàm phán giữa họ với công ty Mỹ này là nhờ thông tin nhận được từ các cơ quan tình báo (3PLA), báo cáo viết.
Báo cáo cho biết thêm rằng “nhiều quan chức tình báo cấp cao Trung Quốc, trong đó có ông Lưu Hiểu Bắc, chấp thuận việc sử dụng thông tin tình báo” trong những cuộc đàm phán của CNOOC với công ty Mỹ.
Với vụ thứ 2, CNOOC lại nhờ đến 3PLA tìm kiếm dữ liệu về hoạt động, quản lý tài sản, lịch đi lại của nhân viên cấp cao, công nghệ đá phiến và công nghệ thủy lực cắt phá của một số công ty dầu khí Mỹ.
Theo báo cáo: “Những ví dụ trên cho thấy cách Trung Quốc dùng những nguồn lực tình báo thúc đẩy các lợi ích thương mại của doanh nghiệp quốc doanh, gây hại cho đối tác và đối thủ nước ngoài của nước này”.
3PLA được các cơ quan tình báo Mỹ xác định có dính líu đến nhiều cuộc tấn công mạng và ăn cắp dữ liệu nhắm vào chính phủ, quân đội và các đơn vị tư nhân của Washington trong hơn 1 thập niên qua. Hiện tại, 3PLA là đơn vị nòng cốt của Lực lượng hỗ trợ chiến lược (SFF), cơ quan hợp nhất năng lực tác chiến điện tử, không gian và chiến tranh mạng của quân đội Trung Quốc, có thành phần chính là Quân đoàn tác chiến mạng (Cyber Corps).
Theo The Washington Times, đây là lần đầu tiên chính phủ Mỹ công khai xác định danh tính một nhân vật chỉ đạo hoạt động do thám mạng của Bắc Kinh. Tướng Lưu có nguy cơ bị Washington áp các biện pháp trừng phạt trong tương lai.
Tướng Lưu Hiểu Bắc, người đứng đầu Cục 3 trực thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc (3PLA) - Ảnh: Baidu
Bốn năm trước, Washington đã truy tố 5 tin tặc cấp cao của quân đội Trung Quốc, là thành viên của Đơn vị 61398 đóng tại Thượng Hải.
Quân đoàn tác chiến mạng được cho rằng có 100.000 tin tặc, chuyên gia ngôn ngữ và nhà phân tích. Trụ sở lực lượng tọa lạc ở quận Hải Điến, thủ đô Bắc Kinh. Các đơn vị trực thuộc đóng tại Thượng Hải, Thanh Đảo, Tam Á, Thành Đô và Quảng Châu.
Một tổ chức tác chiến mạng quan trọng khác của Bắc Kinh là Bộ An ninh quốc gia (MSS), điều hành 6 đơn vị tình báo mạng nói trên và 22 đơn vị đang bị nghi vấn khác.
Ngoài ăn cắp thông tin phục vụ cho doanh nghiệp quốc doanh, hoạt động tấn công mạng còn là một phần trong chính sách hỗ trợ phát triển.
Phạm vi và thiệt hại to lớn mà những cuộc tấn công mạng của Trung Quốc đã được đề cập trong một tài liệu bị tiết lộ của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA). Tài liệu liệt kê một loạt công nghệ quân sự bị Bắc Kinh lấy cắp, bao gồm thiết kế radar, thông tin chi tiết về các động cơ phản lực, một số công nghệ của máy bay tàng hình.
“Nhiều terabytes dữ liệu đã bị đánh cắp”, NSA tuyên bố.
Trong một đoạn phim tuyên truyền năm 2013, tướng Lưu từng cho biết Mỹ là mục tiêu chính của hoạt động tấn công mạng Trung Quốc, vì Washington là nơi khai sinh và nắm giữ nhiều nguồn lực cốt lõi của mạng internet.
Tướng Lưu cáo buộc Mỹ cố gắng lật đổ đảng Cộng sản Trung Quốc bằng cách ảnh hưởng đến công chúng thông qua mạng internet. Ông khẳng định Bắc Kinh đang tham gia vào một cuộc chiến thông tin chống lại Mỹ.
Cẩm Bình (theo The Washington Times)

Trung Quốc siết gọng kềm kiểm duyệt doanh nghiệp nước ngoài

Đăng ngày 30-03-2018  Sửa đổi ngày 30-03-2018 14:37
mediaẢnh minh họa© gettyimages
Tại Trung Quốc, sử dụng phần mềm vượt tường lửa kiểm duyệt trở thành phức tạp hơn : người dân Hoa lục và các công ty quốc tế nhận thêm một vòng kim cô kể từ ngày 31/03/2018. Mạng ảo VPN bị nghiêm cấm. Muốn sử dụng phải thuê đường dây của….Nhà nước. Từ ngày Tập Cận Bình lên cầm quyền, không gian tự do tương đối của thời mở cửa khép lại dần dần.
Từ năm 2009, khi chính quyền Trung Quốc khóa chận các mạng xã hội như Facebook, Google, Twitter, Youtube…vẫn có hàng chục triệu cư dân mạng sử dụng mạng lưới ảo VPN (virtual private network) để vượt bức tường kiểm duyệt, nối kết, tiếp cận thông tin đa chiều.
Nhưng từ ngày 31/03/2018, những « con đường hầm thông tin » này sẽ bị đặt trong sự quản lý của « Tường thành lửa » Trung Quốc. Lệnh mới bắt buộc tư nhân và doanh nghiệp phải chọn một trong số dịch vụ VPN ít ỏi được chế độ Cộng Sản cho phép. Hồi tháng Giêng, giới phóng viên ở Bắc Kinh được một quan chức của bộ Công Nghiệp và Công Nghệ Thông Tin cho biết « mọi công ty nước ngoài muốn trang bị một hệ thống tiếp cận thông tin riêng phải gắn một đường dây « đối tiếp » hoặc thuê của cơ quan viễn thông Nhà nước ».
Cho đến nay, để tránh kiểm duyệt, nhiều công ty ngoại quốc thuê công cụ VPN riêng đặt ở ngoài Hoa lục. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp này có thể liên lạc qua các mạng xã hội bị cấm hoạt động tại Trung Quốc và để quản trị công ty qua internet. Từ nay, họ phải qua dịch vụ trung gian của ba công ty Trung Quốc.
Chủ tịch Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Thượng Hải, Kenneth Jarret, dự báo : các doanh nghiệp nước ngoài và nhân viên của họ có nguy cơ bị thiệt hại do các biện pháp trói buộc mới này. Hầu hết các công ty nước ngoài, nhất là các doanh nhân và công ty nhỏ dùng công cụ kỹ thuật số của Google Analytics, Google Scholar. Họ càng thêm bất bình khi bị hạn chế sử dụng VPN giá rẻ.
Dụng ý của chính quyền Trung Quốc
Một chuyên gia « tường lửa » của GreatFire.org, nhóm tranh đấu chống kiểm duyệt cho rằng Bắc Kinh dùng chiến thuật « một công hai việc » : thứ nhất là loại trừ đối thủ cạnh tranh VPN giá thấp, một mình chiếm lĩnh lợi nhuận và thứ hai là để siết chặt hơn nữa quyền tự do thông tin. Nói cách khác, giới doanh nghiệp nước ngoài nằm trong quyền sinh sát của các công ty dịch vụ Trung Quốc.
Giới doanh nhân ngoại quốc phản ứng ra sao ? Một nữ giám đốc xin dấu tên nhìn nhận « là phải chịu thôi, nếu không muốn hoạt động bị xáo trộn, bị trừng phạt ».
Tháng 12/2207, một công dân Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng VPN « bất hợp pháp » và bị tuyên án 5 năm tù cộng thêm 500.000 tệ ( 70.000 đôla).
Nói và…làm ngược
Theo tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, gọng kềm kiểm duyệt thông tin từngười bước siết chặt từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền vào năm 2012. Vào năm 2013, tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc của Tập Cận Bình cam kết « tăng cường » các biện pháp bảo đảm tự do ngôn luận và tự do báo chí được manh nha xuất hiện dưới thời Hồ Cẩm Đào, phá rào đề cập đến ý kiến phản biện, thông tin đa chiều. Thế nhưng, thay vì « tăng cường tự do » thì Tập Cận Bình « củng cố kềm kẹp ». Ngay từ 2013, qua chiến dịch « chống tin đồn », chủ tịch Trung Quốc bắt đầu siết lại kiểm duyệt. Báo chí Nhà nước và tư nhân bị đặt dưới sự quản chế trực tiếp của Ban Tuyên truyền của đảng Cộng Sản, đầy thế lực. Mỗi ngày, cơ quan này triệu tập tổng biên tập từng nhật báo để trao một danh sách sự kiện nào cần đưa ưu tiên, thông tin nào bị cấm.
Đến tháng 7/2016, trong bối cảnh Panama Papers tiết lộ tên tuổi những người dấu tiền ở các thiên đường thuế, Bắc Kinh cấm trích dẫn thông tin trên mạng để viết bài.
Tháng 6/2017,Cơ quan không gian mạng Trung Quốc ACC buộc các cơ quan truyền thông mỗi khi muốn phổ biến thông tin trên các diễn đàn xã hội liên quan đến chính phủ, quân đội, kinh tế, xã hội…. đều phải xin phép. Một đạo luật mới được ban hành tăng cường sự thống trị của đảng Cộng Sản trên các cơ quan truyền thông trên mạng : Khóa chặt « con đường hầm vượt tường lửa » cuối cùng là điều tất yếu đối với chủ tịch Tập Cận Bình, sau khi chiếm được thế độc tôn với nhiệm kỳ không giới hạn. Lần này, giới đầu tư nước ngoài được thấm thía.

Mỹ đến tháng 6 mới đánh thuế hàng hóa Trung Quốc

Hàng hóa Trung Quốc có thể đến đầu tháng 6 mới bị Washington áp thuế, vì thời gian tham vấn dự kiến kéo dài đến 60 ngày.
Phát biểu trên đài CNBC, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết các mặt hàng công nghệ cao chiếm đa số trong danh sách hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế. Chúng được chọn bởi thuật toán máy tính để tối đa hóa thiệt hại của những nhà xuất khẩu Trung Quốc, nhưng giảm thiểu thiệt hại cho người tiêu dùng Mỹ.
“Chúng tôi sẽ thông báo trước rất lâu, rồi sau đó sẽ có một khoảng thời gian 60 ngày để công chúng có cơ hội bình luận về những điều tốt và xấu”, ông Lighthizer cho biết thêm.
Trước đó, ông Lighthizer xác định thời gian tham vấn chỉ có 30 ngày, tính từ ngày danh sách hàng hóa bị đánh thuế được công bố (hạn chót công bố danh sách này là ngày 6.4).
Theo một quan chức chính quyền Tổng thống Donald Trump: “60 ngày là khung thời gian dự kiến để nhận phản hồi từ công chúng. Quyết định về danh sách cuối cùng và thời điểm chính thức có hiệu lực sẽ được đưa ra sau đó”. Quan chức này nói thêm rằng quá trình đầy đủ sẽ dài hơn 60 ngày.
Khi được hỏi rằng liệu những cuộc đàm phán với Bắc Kinh có thể giúp tránh việc đánh thuế hay không, ông Lighthizer cho biết: “Tôi nghĩ là có hy vọng”.
Thời gian tham vấn dài đem lại cơ hội để Trung Quốc thương lượng với Mỹ - Ảnh: China Daily
Trước đó, báo The Wall Street Journal ngày 26.3 đưa tin Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Robert Lighthizer đã gửi một bức thư liệt kê những biện pháp Bắc Kinh cần thực hiện nhằm làm giảm bất cân bằng trong thương mại Mỹ - Trung cho Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc. Trong thư, Washington yêu cầu Bắc Kinh giảm thuế nhập khẩu ô tô, mua nhiều linh kiện bán dẫn hơn và nới lỏng quy định để công ty Mỹ dễ dàng tiếp cận lĩnh vực tài chính hơn.
Ngay sau đó, phía Trung Quốc ngỏ ý sẽ giảm mua linh kiện bán dẫn từ Hàn Quốc và Đài Loan, chuyển sang mua của Mỹ, đồng thời khẩn trương hoàn thành các quy định mới vào tháng 5 tới, cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài sở hữu được sở hữu số cổ phần lớn trong những công ty chứng khoán Trung Quốc.
Cẩm Bình (theo Reuters)

Thomas Bass: 'Phạm Xuân Ẩn không đưa tin giả'


'Những gì chúng ta có đến nay chỉ là tranh cãi về di sản của Phạm Xuân Ẩn'Bản quyền hình ảnhAFPImage caption'Những gì chúng ta có đến nay chỉ là tranh cãi về di sản của Phạm Xuân Ẩn'
Trả lời BBC, tác giả Thomas Bass nói ông Phạm Xuân Ẩn đầu tiên là một nhà báo giỏi và dùng kỹ thuật báo chí cho hoạt động của một điệp viên.
Nói chuyện với Tina Hà Giang của BBC Tiếng Việt hôm 23/02/2018, ông Bass cũng nêu những điều bất đồng của ông với hai tác giả khác viết về Phạm Xuân Ẩn là Larry Berman và Luke Hunt.
BBCĐược biết ông sẽ cho phát hành ấn bản mới của cuốn "The Spy Who Loved Us" vào cuối năm nay, có phải ông có thêm nhiều dữ kiện về nhân vật Phạm Xuân Ẩn?
Thomas Bass: Sách của tôi sẽ được tái xuất bản vào cuối năm nay ở dạng nguyên thủy, mặc dù tôi có viết thêm một lời nói đầu mới. Cuốn 'The Spy Who Loved Us' xuất hiện năm 2009, lúc ấy Phạm Xuân Ẩn đã qua đời, vì vậy, chúng ta không biết gì nhiều thêm về cuộc đời ông ta so với lúc sách mới xuất bản. Tôi tái xuất bản cuốn sách vì Phạm Xuân Ẩn là một nhân vật đáng chú ý, và 'The Spy Who Loved Us' chưa bao giờ được xuất bản dưới dạng bìa mềm. Tôi nghĩ sách bìa mềm có thể hữu ích cho một số người.
BBC: Ông có biết là tác giả Luke Hunt vừa xuất bản một cuốn sách mới về Phạm Xuân Ẩn tên là ''The Spy Who Did Not Love Us,'' không?
Thomas Bass: Vâng, đúng vậy. Ông Luke Hunt có vẻ đang muốn bình phẩm về cuốn sách của tôi qua một số nhận xét trong sách của ông ấy. Tôi đã đọc cuốn sách này. Tôi nghĩ sách của tác giả Luke Hunt đưa ra nhiều tuyên bố vô căn cứ mà tôi nghĩ không đúng. Hiện có bảy cuốn sách viết về Phạm Xuân Ẩn, và tôi tưởng tượng chúng ta sẽ có thêm bảy cuốn nữa. Ông Ẩn là một nhân vật đáng chú ý, và thực sự là đề tài thu hút được nhiều người viết.
Thomas BassBản quyền hình ảnhSILVIA DE SWAANImage captionThomas Bass, tác giả cuốn 'The Spy Who Loved Us: The Vietnam War and Pham Xuan An's Dangerous Game', 2009
BBC: Chúng tôi vừa phỏng vấn ông Luke Hunt hôm qua. Ông ấy nói rằng Phạm Xuân Ẩn muốn trốn khỏi Việt Nam, ông nghĩ gì về điều này?
Thomas Bass: Ông Luke Hunt thực sự đã tuyên bố như vậy trong cuốn sách của mình. Ông ấy nói rằng Phạm Xuân Ẩn đã hai lần tìm cách trốn khỏi quê hương bằng thuyền và trở thành một thuyền nhân. Tôi tin rằng điều này là hoàn toàn hư cấu, vô căn cứ, không đúng sự thật. Tôi đơn giản là không tin. Tôi khuyên bạn không nên trích dẫn Luke Hunt về vấn đề này. Mặt khác, có phải Phạm Xuân Ẩn đã hối tiếc hoặc hoang mang? Để tôi đặt câu hỏi này một cách khác, có phải ông ta đã chỉ trích chế độ cộng sản sau năm 1975? Câu trả lời chắc chắn là có. Chiến thắng của Cộng Sản trong Chiến tranh Việt Nam đã làm Phạm Xuân Ẩn thất vọng về nhiều phương diện. Điều đó là sự thật.
BBC: Nhưng ông Luke Hunt khá cả quyết về điều đó. Ông ấy nói đã nghe việc ông n muốn trốn khỏi Việt Nam từ một vài người ông phỏng vấn, trong đó có Bác sĩ Trần Kim Tuyến?
Thomas Bass: Vâng, Phạm Xuân Ẩn như bạn biết, đã giúp ông Tuyến trốn thoát khỏi Việt Nam. Tôi không tin rằng sau đó họ nói chuyện với nhau. Vì vậy, ông Tuyến, cựu giám đốc tình báo của miền Nam Việt Nam, có lẽ đã có những lý do riêng của mình để đưa ra những tuyên bố này khác, nhưng tôi không tin rằng ông Tuyến, vào thời điểm đó đang sống ở nước Anh, có thể có điều kiện để biết rằng Phạm Xuân Ẩn muốn trở thành một thuyền nhân.
BBC: Trước khi viết sách, ông đã có dịp làm việc với Phạm Xuân Ẩn tại Việt Nam?
Thomas Bass: Không, tôi không đủ tuổi để gia nhập quân ngũ hay làm một nhà báo trong thời chiến tranh Việt Nam. Tôi gặp Phạm Xuân Ẩn lần đầu tiên vào năm 1992 khi tôi bắt đầu đến thăm nước này. Trước đó tôi chưa bao giờ làm việc với Phạm Xuân Ẩn.
Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về ông Phạm Xuân Ẩn ở Sài Gòn trước 1975Image captionHiện vẫn còn nhiều tranh cãi về ông Phạm Xuân Ẩn ở Sài Gòn trước 1975
BBC: Được biết đang làm việc với ông cho cuốn sách về mình, thì ông Phạm Xuân Ẩn đổi ý và hợp tác với người khác, hình như là ông Larry Berman, theo ông thì lý do tại sao?
Thomas Bass: Vâng, Larry Berman là nhà viết cuốn tiểu sử được cho là chính thức của Phạm Xuân Ẩn. Thoạt đầu, tôi tiếp xúc với Phạm Xuân Ẩn để viết một bài cho tạp chí The New Yorker, nhưng sau một loạt bài phỏng vấn và nhiều nghiên cứu cho tạp chí The New Yorker, tôi quyết định chuyển những tài liệu đó thành một cuốn sách. Phạm Xuân Ẩn cũng đã làm việc với Larry Berman về một cuốn sách. Sách của Berman phát hành trước sách của tôi. Tôi tin rằng sách của ông Berman có nhiều điều không chính xác. Tôi từng thảo luận và chỉ trích cuốn sách của ông ta, và đưa một số điều này vào cuốn ''Censorship in Vietnam,'' cuốn sách mới nhất về của tôi về Việt Nam.
BBC: Ông có thể nói qua về một vài bất đồng với Larry Berman về nhân vật Phạm Xuân Ẩn như được mô tả trong cuốn ''The Perfect Spy''?
Thomas Bass: Vâng, chẳng hạn Larry Berman nói Phạm Xuân Ẩn được 4 huy chương quân sự, trên thực tế ông Ẩn được trao 16 huy chương quân sự. Người ta muốn phải chính xác về số lượng huy chương quân sự mà ông Ẩn được trao, chính xác về quân hàm và cấp bực của những huy chương đã được cấp để đánh giá sự tham gia và vai trò của Phạm Xuân Ẩn trong cuộc chiến. Chẳng hiểu ông Berman vì sao mà không có thông tin chính xác, và chắc chắn ông đã không điều tra tình hình một cách kỹ lưỡng đúng mức.
BBC: Ngoài số huy chương quân sự mà ông cho là ông Larry Berman viết sai, khác biệt chính giữa cuốn sách của ông và sách của Larry Berman là gì?
Thomas Bass: Vâng, cuốn sách của tôi là một nỗ lực mô tả con người đa diện của Phạm Xuân Ẩn về nhiều mặt. Hình ảnh của Phạm Xuân Ẩn trong tiểu sử chính thức của ông không sâu sắc và không toàn diện. Ngoài ra, tôi đã dành rất nhiều thời gian nói chuyện với mạng lưới gián điệp của Phạm Xuân Ẩn, và tất cả những thông tin xung quanh đến từ những người khác làm việc với Phạm Xuân Ẩn tạo ra một kết cấu phong phú cho câu chuyện không có trong 6 tiểu sử khác của ông ấy. Cuốn sách của Larry Berman vẽ lên hình ảnh rực rỡ của Phạm Xuân Ẩn như một 'gián điệp hoàn hảo'. Tôi không biết như thế nào là một gián điệp hoàn hảo.
BBC: Theo ông thì Phạm Xuân Ẩn đã làm thế nào để tránh không bị phát giác?
Thomas Bass: Có một câu ông Ẩn thường hay nói để giải thích phương pháp của mình. Ông nói 'Tôi không bao giờ nói dối với ai. Tôi luôn nói sự thật.' Tất nhiên, cả cuộc đời của ông Ẩn là một gian dối, vì thế chúng ta phải hiểu ngữ cảnh của câu nói này. Tôi cho rằng ông ta nói đúng. Nếu bạn đưa ra cùng một thông tin cho tất cả 4 cơ quan tình báo mà bạn làm việc với, họ sẽ không phát giác ra vai trò điệp viên của bạn. Đó là phương pháp làm việc của ông ta. Phạm Xuân Ẩn phân tích tình hình rồi nói với mọi người về điều ông nhận xét, nghĩa là ông nói người cộng sản sẽ chiến thắng cuộc chiến đó, và rằng đây là một phong trào chống thực dân, họ sẽ thắng thế, tôi nghĩ ông ta đã nói thế với tất cả mọi người.
BBC: Ông gọi Phạm Xuân Ẩn là gián điệp tứ trùng. Tại sao? Ông có thể nói rõ về quan hệ của của ông Ẩn với CIA không?
Thomas BassVâng, Phạm Xuân Ẩn đã làm việc với tất cả bốn cơ quan tình báo được đề cập trong cuốn sách của tôi. Ông làm việc cho người Pháp một thời gian trong vai trò kiểm duyệt tại bưu điện. Ông làm việc trong lãnh vực tâm lý chiến với Edward Lansdale và CIA của Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn. Ông Lansdale chính là người giúp Phạm Xuân Ẩn đến Hoa Kỳ để theo học ngành báo chí.
Trở về Việt Nam sau khi được đào tạo như một nhà báo, ông Ẩn làm việc cho tình báo của Nam Việt Nam, và dĩ nhiên, ông là một điệp viên tầm cỡ của Bắc Việt trong cuộc chiến Việt Nam. Chúng ta phải hiểu rằng, khi là một gián điệp tứ trùng thì bạn nhận được tin tức từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời cũng cung cấp tin tức cho những nguồn này, đấy là một quá trình hết sức phức tạp. Đó là lý do tại sao Phạm Xuân Ẩn chắc chắn phải là một trong những điệp viên vĩ đại nhất của thế kỷ thứ 20, người có thể tung hứng công việc của một gián điệp tứ trùng thì phải là một người xuất sắc.''
BBC: Có vẻ như ông đã rất 'yêu' ông ấy. Phải chăng ông đã yêu, hoặc ít nhất là yêu quý tài năng của Phạm Xuân Ẩn?
Thomas Bass coi Phạm Xuân Ẩn trước hết là một nhà báo giỏiImage captionThomas Bass coi Phạm Xuân Ẩn trước hết là một nhà báo giỏi
Thomas Bass: Vâng, tôi nghĩ thế (cười). Trước khi ông Ẩn ngừng nói chuyện với tôi, chúng tôi đã có được một mối quan hệ rất thân thiết. Ông Ẩn làm tôi nghĩ nhiều đến cha tôi. Cha tôi không phải là một gián điệp, nhưng ông ấy cũng là một nhà đàm luận rất thu hút, một người du lịch đó đây khắp nơi, và là một nhà phân tích giỏi về các vấn đề thế giới. Tôi thích ngồi đối diện với Phạm Xuân Ẩn trong phòng khách nhà ông và nghe ông nói chuyện hàng giờ đồng hồ, lắng nghe những phân tích thế giới của ông, mà tôi cho là rất chính xác. Ông Ẩn là một nhà phân tích đại tài về các vấn đề thế giới.
BBC: Chuyện gì đã xảy ra giữa hai người? Tại sao ông ta lại đột ngột thay đổi ý định cộng tác với ông về cuốn sách?
Thomas Bass: Chẳng biết tại sao. Đột nhiên ông Ẩn nói với tôi rằng cuốn sách của tôi được viết quá nhiều từ phía bên trong, rằng tôi đã dành quá nhiều thời gian nói chuyện với người Việt trong mạng lưới của ông ấy. Cũng có thể ông ta nhận được lệnh từ người chỉ huy về việc nói chuyện với tôi, không ai biết được, nhưng đến một lúc nào đó, chúng tôi không trò chuyện nữa.
BBCÔng đánh giá tình bạn của Phạm Xuân Ẩn với Đại Tá Phạm Ngọc Thảo và ông Trần Kim Tuyến như thế nào?
Thomas Bass: Đây là những câu hỏi rất hay. Đánh giá gián điệp rõ ràng là một khoa học chưa phát triển, bởi vì điệp viên, theo bản chất của họ, là những người ẩn mình, bí mật, có những câu chuyện chúng ta sẽ không bao giờ biết rõ. Miền Nam Việt Nam bị biết bao nhiêu là gián điệp trà trộn, toàn bộ hành chính bị gián điệp len lỏi vào từ trên xuống dưới, trong đó có rất nhiều điệp viên giỏi, như ông Phạm Ngọc Thảo. Thảo là một gián điệp nhị trùng có khả năng và hiệu quả cao.
Ông là một điệp viên giỏi và sau chiến tranh, được nâng lên vị trí tướng và chôn cất trong nghĩa trang chiến sĩ của Việt Nam. Nhưng chúng tôi không biết nhiều về mạng lưới mà Phạm Ngọc Thảo hoạt động, và dĩ nhiên ông đã gặp một kết cục khủng khiếp, bị tra tấn đến chết. Về Trần Kim Tuyến, bản thân ông ta không phải là gián điệp, nhưng ông điều hành mạng gián điệp tình báo của miền Nam Việt Nam, cho đến khi bị quản thúc tại gia và cuối cùng phải trốn khỏi Việt Nam.
BBC: Tình bạn giữa Phạm Xuân Ẩn và Phạm Ngọc Thảo có chân thật không? Họ có biết nhau là điệp viên không?
Thomas Bass: Tôi không biết việc Phạm Xuân Ẩn làm việc với Đại tá Phạm Ngọc Thảo, và việc Phạm Xuân Ẩn có biết Phạm Ngọc Thảo cũng là một điệp viên cộng sản không, tôi không có câu trả lời. Bạn biết là gián điệp họ hoạt động trong từng chi bộ, với mục đích giữ mỗi chi bộ tách biệt với nhau, bởi vì nếu chúng không tách rời thì toàn bộ mạng gián điệp có thể bị phá hủy nếu một chi bộ bị phát hiện.
Về việc Trần Kim Tuyến có biết Phạm Xuân Ẩn là gián điệp không? Tôi cho là không, tôi xin nói rằng Phạm Xuân Ẩn đã không tiết lộ cho Trần Kim Tuyến ông ta là một điệp viên của miền Bắc Việt Nam.
BBCChắc là quan hệ giữa Phạm Xuân Ẩn và Trần Kim Tuyến phải thân thiết, thì ông ấy mới giúp ông Tuyến rời Việt Nam, đúng không?
Thomas Bass: Vâng, nhưng một lần nữa, bạn biết đấy, ở giữa cuộc chiến, khi bạn cố dò tìm tin tức để giết quân địch và chiếm ưu thế quân sự cho phe mình, thì tình bạn là cái gì? Tình bạn ấy có thực sự, có chân thành không, hay là thứ tình bạn giúp người ta có thông tin quan trọng tới mức chết người? Phạm Xuân Ẩn và bác sĩ Trần Kim Tuyến quen biết nhau trong một thời gian rất dài, và bác sĩ Tuyến giúp nhiều cho sự nghiệp của Phạm Xuân Ẩn, nhưng đây cũng có thể là thứ tình bạn mang lại lợi ích song phương. Chúng ta không thể biết được.
BBC: Ông có nghĩ ông Phạm Xuân Ẩn rất cay đắng sau năm 1975, khi ông không được phép theo gia đình sang Mỹ, mà bị cải tạo và dường như không được chính quyền cộng sản tin tưởng?
Thomas Bass: Đúng, sau năm 1975, khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, Phạm Xuân Ẩn lẽ ra là được chuyển đến Washington DC cùng với gia đình và tiếp tục làm việc cho tạp chí Times để làm gián điệp cho Bắc Việt.
Thế nhưng, ông Ẩn đưa gia đình ông rời Việt Nam đến Washington DC và sau đó chính ông cũng dự định lên đường thì vào phút chót, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam không cho ông ra khỏi đất nước. Dĩ nhiên họ làm thế, hoặc vì không tin tưởng ông ta, hoặc vì ông ta biết quá nhiều và họ không thể chấp nhận rủi ro trong việc để ông thoát đi, hoặc một phe của cộng sản đã đánh bại phe khác trong việc tranh dành quyền lực. Không ai biết chuyện gì đã thực sự xảy ra, nhưng đó chắc hẳn phải là một dấu hiệu cho Phạm Xuân Ẩn thấy rằng những ngày là một gián điệp được tin tưởng của ông đã qua, và ông ta phải triệu tập gia đình về Việt Nam.
Phải mất một năm gia đình của ông Ẩn mới về lại được Việt Nam và vào thời điểm đó, Phạm Xuân Ẩn nói chung đã bị gạt qua một bên, được đưa đến sống trong một biệt thự và ít có ảnh hưởng đến chính quyền Bắc Việt. Ông ấy có cay đắng không, có nghĩ rằng chính quyền Việt Nam sau năm 1975 có nhiều sai lầm không? Tôi nghĩ là có. Ông Ẩn chỉ trích họ không đủ năng lực, tham nhũng, và có nhiều quyết định sai lầm, và một lần nữa, ông ấy phân tích rất chính xác.
BBC: Ông Ẩn có công khai chỉ trích chính quyền không?
Thomas Bass: Chắc chắn với một số khách phương Tây ông đã đưa ra những nhận định này. Ông có công khai chỉ trích chính quyền không? Tôi không chắc lắm. Sau khi bình luận với tôi, có thể ông đã hối tiếc khi nói chuyện quá thẳng thắn. Tôi nghĩ với người phương Tây ông sẽ không dấu chỉ trích của mình. Tôi không rõ ông đã bình luận như thế nào với đồng nghiệp Việt Nam.
BBC: Ông có thể đưa ra một số ví dụ về những lời chỉ trích mà Phạm Xuân Ẩn nói với ông không?
Thomas Bass: Vâng, có quá nhiều chỉ trích nên rất khó xác định. Sau năm 1975 [chính quyền] Việt Nam đã mắc nhiều sai lầm dốt nát. Một là toàn bộ mạng lưới các trại cải tạo cưỡng bách lao động, hay nhà tù, trong đó họ giam giữ những người miền Nam đến mười bảy năm hay không biết là bao lâu. Cách hành xử này sau khi chiến tranh chấm dứt đã làm Phạm Xuân Ẩn kinh ngạc. Nỗ lực loại bỏ người Hoa khỏi việc kiểm soát thị trường gạo đã gây ra cuộc khủng hoảng cho thuyền nhân và làm cho nền kinh tế bị kiệt quệ, tạo ra nạn đói ở Nam Việt Nam. Việc điều hành nền kinh tế là một tai họa sau năm 1975, Phạm Xuân Ẩn chắc chắn phê bình về điều đó, quan hệ với Trung Quốc là một điều khác, cả một danh sách dài...
BBC: Nói tóm lại, ông Phạm Xuân Ẩn có hối tiếc đã dành cả cuộc đời của mình, chấp nhận bao nguy hiểm làm điệp viên để theo chủ nghĩa cộng sản?
Thomas Bass: Tôi phải nói rằng câu trả lời là không. Ông Ẩn là một người quan sát tinh tế về lịch sử, và trong hoàn cảnh lịch sử của đất nước mình, ông đánh những lá bài mình được chia. Trong trường hợp của ông, Việt Nam ở trong một khoảnh khắc cách mạng muốn lấy lại vị thế của một quốc gia có chủ quyền, ở giữa không chỉ một, mà hai cuộc chiến giữa đế quốc và thuộc địa. Lựa chọn duy nhất ông mà Phạm Xuân Ẩn có là ủng hộ cộng sản, và ông đã làm điều đó một cách hiệu quả và trung thành. Tôi không nghĩ rằng ông ta hối tiếc một quyết định như vậy. Ông ấy có lấy làm tiếc với những gì xẩy ra sau khi chiến tranh kết thúc, nhưng hối tiếc thì không!
BBCCó ý kiến cho rằng, các tác giả ngoại quốc có khuynh hướng đánh giá quá cao vai trò của Phạm Xuân Ẩn trong Chiến tranh Việt Nam. Tựa đề như 'người Điệp Viên xoay chuyển tình thế cuộc chiến Việt Nam' có thể nghe rất hấp dẫn, nhưng có phải là quá lời không, chắc chắn phải có những điệp viên khác ngoài Phạm Xuân Ẩn?
Thomas Bass: Trước tiên, là một nhà báo bạn biết rất rõ rằng tựa đề phần lớn không phải do tác giả viết. Tờ The Daily Beast có khuynh hướng hay đưa ra những tựa đề rất giật gân, rất kém. Tôi không ủng hộ tựa đề đó, nó thật vô lý. Đó không phải là tựa đề của tôi, không phải là lời của tôi. Phạm Xuân Ẩn là điệp viên có hiệu quả cao, là người đóng vai trò rất quan trọng trong việc Bắc Việt thắng nhiều trận đánh và cuối cùng chiến thắng. Liệu Bắc Việt có thắng không nếu không có Phạm Xuân Ẩn? Có lẽ thế! Nhưng trong phân tích cuối cùng, ông được Việt Nam đánh giá cao. Ông đã cứu được nhiều mạng sống bằng cách cảnh báo trước về sự di chuyển của quân đội Mỹ và các cuộc tấn công từ [phe phản chiến] Mỹ và Đảng Cộng hòa về chiến tranh Việt Nam.
'Những gì chúng ta có đến nay chỉ là tranh cãi về di sản của Phạm Xuân Ẩn'Bản quyền hình ảnhAFPImage caption'Những gì chúng ta có đến nay chỉ là tranh cãi về di sản của Phạm Xuân Ẩn'
BBC: Ông ấy có thể đã cứu được nhiều người lính Bắc Việt, nhưng tôi chắc chắn, Phạm Xuân Ẩn cũng chịu trách nhiệm về nhiều cái chết của lính Mỹ. Là một người Hoa Kỳ, ông có ghét Phạm Xuân Ẩn?
Thomas Bass: Không, cuộc chiến Việt Nam là một sự việc bị dẫn dắt sai và phạm pháp từ ngày Hoa Kỳ nhúng tay vào. Vì vậy, về vấn đề này, tôi chắc chắn cảm thấy một thông cảm nhất định nào đó với Phạm Xuân Ẩn. Ông chiến đấu cho đất nước mình. Nếu bàn cờ đảo ngược, tôi cũng làm y như Phạm Xuân Ẩn.
BBC: Bí quyết thành công của Phạm Xuân Ẩn là gì? Có phải ông ta đã đưa tin giả để giúp Bắc Việt thắng cuộc?
Thomas Bass: Niềm say mê ban đầu của tôi đối với người đàn ông đó là việc ông ấy là một nhà báo, và là một nhà báo giỏi. Tôi tin rằng ông Ẩn đã sử dụng kỹ thuật báo chí trong việc làm tình báo. Vì thế phần lớn trong cuốn sách The Spy who Loved Us của tôi nói về mối quan hệ giữa gián điệp và báo chí. Này nhé, các phóng viên tường trình khám phá của họ cho thế giới, còn gián điệp thì tường trình khám phá cho chủ nhân của họ.
Vì vậy, tuy các kênh thông tin rất khác nhau, nhưng tôi tin rằng kỹ thuật và phương pháp thì tương tự. Cũng đúng là nhiều nhà báo đã làm gián điệp, và nhiều gián điệp đã cố gắng làm phóng viên, nhưng tôi không biết ai có hiệu quả như Phạm Xuân Ẩn.
Câu hỏi khác là có phải Xuân Ẩn đã đưa thông tin sai lệch? Có phải ông ấy đã có những tường trình dối trá, đã đưa tin giả? Câu trả lời là không, tôi nghĩ rằng ông ấy đưa tin thực. Tôi nghĩ Hoa Kỳ đã bị tấn công nặng nề trong Tết Mậu Thân và trong trận Ấp Bắc.
Tôi nghĩ tường trình của Phạm Xuân Ẩn về những trận này hoàn toàn chính xác. Việc tường trình rằng cuộc chiến Việt Nam có thể thắng được, với ánh sáng cuối đường hầm, tôi nghĩ đó mới là tin giả. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng Phạm Xuân Ẩn, dưới bất kỳ hình thức nào, đã tường trình giả mạo hoặc đưa thông tin sai lệch.
BBC: Vậy thì theo ông, trong tận đáy tâm hồn mình, ông Phạm Xuân Ẩn là một nhà báo hay một gián điệp?
Thomas Bass: Vâng đó chính là tiêu đề cuốn sách của tôi, The Spy Who Loved Us, có nghĩa là điệp viên yêu Hoa Kỳ. Tôi nghĩ theo nhiều cách, Phạm Xuân Ẩn được đào tạo ngành báo ở Hoa Kỳ và làm báo như một nhà báo phương Tây. Tôi nghĩ ông ấy thích thảo luận cởi mở, công khai và tự do xuất bản. Phạm Xuân Ẩn thật sự yêu thích điều đó. Vì vậy, trong tâm hồn của ông, tôi nghĩ ông là một nhà báo. Ông yêu những phong cách của phương Tây. Nhưng ông cũng là một người theo chủ nghĩa dân tộc và là người Việt Nam, và trong hoàn cảnh lịch sử đất nước, lựa chọn duy nhất mà ông ta có là ủng hộ nỗ lực của cộng sản nhằm đẩy lực lượng thực dân ra khỏi Việt Nam.
BBC: Ông có chi tiết nào thêm về cuộc đời sau chiến tranh của ông ấy mà bây giờ mới tiết lộ được không?Thomas Bass: Trước hết, chúng ta sẽ không có bất kỳ thông tin mới nào về Phạm Xuân Ẩn cho tới năm mươi, bảy mươi, hay một trăm năm nữa, khi các kho lưu trữ tài liệu may ra được bạch hóa, mà chúng ta có thể đọc được, những tường trình mà ông ta gửi đi cho quân đội Bắc Việt, sẽ rất thú vị khi chúng ta được đọc, và tìm hiểu ý nghĩa thực sự của những huy chương quân sự ông ta đã được trao... Huy chương chiến đấu là huy chương cao nhất được cấp cho những ai thực sự thắng trận, vậy thì chính xác là Phạm Xuân Ẩn làm được gì để được cấp đến 2 huy chương chiến đấu.
Cho đến khi chúng ta có được những tài liệu đó, những gì chúng ta sẽ có chỉ là tranh cãi về di sản của Phạm Xuân Ẩn. Chúng ta sẽ có những người tuyên bố rằng ông ấy muốn trở thành thuyền nhân, và tôi đoán đó sẽ là quan điểm của người miền Nam Việt Nam, hay từ Hà Nội, rằng ông Ẩn tiếp tục làm gián điệp cho đến ngày ông qua đời. Tôi nghĩ những gì đang xảy ra vào thời điểm này là một cuộc tranh cãi về di sản thực sự của ông.
Về tác giả Thomas Bass: ông ra cuốn 'The Spy Who Loved Us: The Vietnam War and Pham Xuan An's Dangerous Game' năm 2009 và sẽ bổ sung thêm nhiều chi tiết cho lần tái bản cuối năm 2018.
Chúng tôi sẽ giới thiệu phỏng vấn của Tina Hà Giang với hai tác giả còn lại:
Larry Bermanngười viết cuốn 'Perfect Spy: The Incredible Double Life of Pham Xuan An, Time Magazine Reporter and Vietnamese Communist Agent' (2008). Bản tiếng Việt của sách đã bị kiểm duyệt nhiều đoạn ở Việt Nam.
Luke Hunt, tác giả cuốn 'The Punji Trap: Pham Xuan An - The Spy Who Didn't Love Us', đầu tháng 2/2018, gọi Phạm Xuân Ẩn là 'Điệp viên không hề yêu quý chúng ta', như để bác bỏ cách nhìn của Thomas Bass.