TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

   GENERAL WORLD NEWS

Hội Biệt Động Quân Bắc California Tham Dự Đại Hội 58 Binh Chủng

Inline image
Lê Bình
Cali Today News – Để tăng cường khả năng tác chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước chiến thuật du kích của Cộng sản Bắc Việt, kể từ sau cái gọi là “phong trào Đồng khởi”, vào ngày 16 tháng 2 năm 1960, Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm chỉ thị thành lập các Đại đội Biệt Động Quân, những người lính được tuyển chọn từ binh sĩ các Sư đoàn Bộ Binh, Binh chủng Nhảy Dù, và Thủy Quân Lục Chiến, sau đó họ được huấn luyện kỹ thuật hành quân độc lập, tác chiến chống du kích. Một số Sĩ Quan người Việt thuộc Liên đoàn Quan sát số I được chuyển sang làm thành phần chỉ huy của Biệt động quân. Chiến thuật tác chiến ban đầu của các Đại đội Biệt Động Quân chỉ trang bị vũ khí gọn nhẹ với quần áo bà ba đen, di động nhanh để truy kích và tiêu diệt các đơn vị du kích Cộng quân hoạt động trên lãnh thổ VNCH.
Ngày 1 tháng 7 năm 1960, Binh Chủng Biệt Động Quân được chính thức thành lập, do Thiếu tá Lữ Đình Sơn làm Chỉ huy trưởng. Quân phục chính thức của Lực lượng Biệt động quân cũng chuyển sang quân phục rằn ri đốm hoa rừng và mũ nâu. Mặc dù hình thành Bộ chỉ huy riêng, nhưng trên thực tế, các Đại đội Biệt Động Quân tác chiến theo sự chỉ huy của các Tư lệnh Sư đoàn hoặc Tiểu khu trưởng tại vùng lãnh thổ đang hoạt động. Bộ Chỉ huy Trung ương chỉ có nhiệm vụ quản trị, điều hành, bổ sung quân số, huấn luyện, trang bị, thanh tra, theo dõi, thống kê, báo cáo các hoạt động của các đơn vị Biệt Động Quân trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa. Và kể từ ngày đó, 1/7/1960 được xem là ngày Sinh Nhật của binh chủng.
Vào ngày thứ Sáu 24/8/2018, Hội BĐQ Bắc California đã đi Nam California để tham dự sinh nhật thứ 58 của Binh Chủng, và tham dự Đại Hội Biệt Động Quân toàn thế giới.
Buổi sáng thứ Sáu, bầu trời chưa sáng hẳn, thành phố còn đang ngủ im, bến xe đò Hoa Phát tại khu thương mại Quimby-Tully 1994 Tully Rd., San Jose, CA 95122 đã nhộn nhịp khách bộ hành, những người khách đi xe đò về Nam Cali đã có mặt. Một chiếc bàn nhỏ bên trong văn phòng đã thơm mùi cà phê, khách đi xe được mời những ly cà phê thơm ngát. Tiếng cười nói rộn ràng, khói thuốc lãng đãng uốn lượn bay lên hòa quyện cùng hương thơm cà phê, làm nhớ lại những kỷ niệm một thời xa lắm; ngày đó, những đoàn quân, với quân trang, ba lô, súng đạn trên người, những chiến sĩ Mũ Nâu tập họp để chuyển quân vào trận đánh. Hôm nay, họ cùng nhau tập họp nơi đây để đi dự Đại Hội, đi gặp lại những đồng đội đã từng chiến đấu bên nhau.
Mọi người lên xe, người tài xế mang dến cho mỗi hành khách một chiếc túi giấy nhỏ, một chai nước lọc và một ổ bánh mì, là phần ăn trưa của hành khách. Chiếc xe đò Hoa Phát là phương tiện chuyên chở đi về cho những cựu quân BĐQ tham dự Đại Hội. Chủ nhân Hoa Phát là một cựu quân nhân BĐQ, phục vụ tại Đại Đội 35 Liên đoàn 6 BĐQ.
Khoảng 8:30 sáng, chiếc xe lăn bánh, có chút hơi lạnh từ vùng đồi chung quanh thunh lũng thổi về; có người đã kéo cao cổ áo. Ra khỏi bãi đậu, rẻ qua đường King, hướng về xa lộ 101 xuôi hướng nam. Những hàng cây vùn vụn chạy lùi bỏ lại thành phố sau lưng. Morgan Hill, rồi Gilroy, những cánh đồng đã gặt xong, những ruộng bắp, ruộng tỏi chỉ còn đất trống. Mùi sương sớm hòa cùng không khí trong lành. Thung lũng Silicon thật đẹp. Xe đã vào xa lộ 152 vượt đèo để về hướng Los Banos, xa lộ số 5.
Xa lộ 5 rộng rải, thẳng băng như thước thợ, hai bên là những cánh đồng mút tầm mắt. Đoạn đường dài hơn 500 dặm lùi dần, vượt đèo Tejon Pass (Portezuelo de Cortes) Fort Tejon để vào thành phố Hồ Ly Vọng (Hollywood) Los Angeles. Rồi cũng đến Little Sài Gòn lúc 3:30 chiều.
Theo chương trình, lúc 4:00 pm chiều, sẽ có “tiệc tẩy trần”, đêm sơ ngộ chào mừng các đồng đội, BTC đãi các chiến hữu về dự đại hội. Khu vườn nhà của BĐQ Bùi Duy Vinh ở Garden Grove tràn ngập tiếng cười, tiếng ly tách cụng vào nhau “lanh canh”…Bây giờ, hôm nay, những người lính “Cọp Ba Đầu Rằn” đã từng làm khiếp vía cộng quân, không còn trai trẻ, không còn ba lô súng đạn trên vai, nhưng họ còn một tấm lòng, một mối tình “Tình huynh đệ chi binh” nên tiếng cười vẫn rổn rảng, tiếng mời nhau vẫn nồng nàn…vẫn cạn ly hội ngộ. Từng nhóm ba bốn người, 5-10 người; chụm đầu vào nhau kể những câu chuyện cũ trong tiếng cười sảng khoái. Rượu bia chảy tràn…tiếng vỗ tay vang vang…Nhưng đâu đó, có nhiều chiến sĩ mất một phần thân thể, mái tóc đã chuyển sang màu mây trắng…Trong tiệc sơ ngộ chào đón đồng đội, người ta nhận thấy có người anh lớn, cựu Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất, Chỉ huy trường BCH/BĐQ vùng II. Ông trông còn khỏe, cười còn tươi…bắt tay anh em đồng đội. Các chị lo cho các anh những món ăn tươm tất. Những người phụ nữ một thời đã từng ngóng trông bóng chồng, thót tim khi nghe tin chiến sự nổ ra đâu đó trên quê hương…và sau năm 1975, họ đã “gánh gạo” nuôi chồng sau những năm mất nước. Hôm nay, gặp nhau đây, quý bà sung sướng phục vụ “đấng lang quân” và những anh hùng “không tên tuổi” còn sống sau cuộc chiến. Nụ cười đã nói lên tất cả.
Buổi sáng thứ Bảy, 25/8/2018, khu tượng đài Việt Mỹ tại Westminster, tràn ngập những bộ áo hoa rừng, mũ nâu, về tham dự Lễ Chào Cờ và tưởng nhớ đồng đội đã khuất. Một buổi lễ chào cờ và đặt vòng hoa sẽ diễn ra tại đây.
Dưới chân kỳ đài, nơi có hai tượng đồng, hình ảnh chiến sĩ đồng minh Việt Mỹ, một tấm biểu ngữ “Chào Mừng Đại Hội Biệt Động Quân lần Thứ 58”. Buổi Lễ bắt đầu lúc 9:00 sáng, diễn ra trọng thể với đầy đủ lễ nghi quân cách. Hàng quân danh dự dàn chào, tiếng kèn khai quân hiệu, vị chủ tọa đã đến, Cựu Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất là người chủ lễ hôm nay. Ông đến cùng với các vị cựu Chỉ Huy Trưởng, các vị Tiểu Đoàn Trưởng…Chuẩn tướng Tất duyệt hàng quân và vào vị trí hành lễ. Lễ rước Quốc Quân Kỳ, Hiệu kỳ Biệt Động Quân. Lễ Chào Cờ Việt Mỹ. Sau đó, BĐQ Nguyễn Minh Chánh, Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Biệt Động Quân, đã có lời phát biểu. Ông nói “Hôm nay đại gia đình Biệt Động Quân tập họp nơi đây để vọng bái hương linh các anh hùng tử sĩ, các chiến hữu Mũ Nâu, quân cán chính các cấp đã vì nước hy sinh, đem thân xác giữ gìn cho nền Tự Do, Dân Chủ cho quê hương và hạnh phúc cho toàn dân, đồng thời cũng để ghi ơn hơn 58 ngàn quân nhân Hoa Kỳ đã sát cánh cùng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu bảo vệ Miền Nam Việt Nam chống lại sự xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt. Chúng tôi trân trọng tuyên bố buổi lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong bắt đầu…”. Sau đó là lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh vì Tổ Quốc. Lễ Đặt Vòng Hoa và Lễ Truy Điệu. Bài văn truy điệu do BĐQ Phan Thành Đông cùng một phu nhân đọc trong tiếng kèn truy điệu…mới ai oán lâm ly làm sao! Cỏ cây như ủ rủ, mây trời như ngừng trôi…
Có lẽ, một quá khứ oai hùng, một cuộc chiến chấm dứt trong đau thương, con đường Liên Tỉnh số 7 đã vùi chôn bao chiến sĩ BĐQ…đồng bào và chiến sĩ các quân binh chủng đã mất…Tướng Tất rơi nước mắt khi đặt vòng hoa trước tượng đài, và đài tưởng niệm. Không chỉ một mình ông, mà đâu đó có nhiều người đã lau mắt kiếng, giấu đi một giòng lệ đang rơi.
Sau lễ Chào Cờ, mọi người có thời giờ đi thăm viếng khu Little Sài Gòn, mua sắm và thường thức món ngon quê hương. Và lúc 4:00pm chiều, tại Midway City (Thành phố Giữa Đàng) là buổi tiệc Tiền Đại Hội. Nói sao cho hết tình cảm hôm nay, nơi đây, một nơi xa quê hương nửa vòng trái đất. Những người đến hôm nay, gặp lại bạn bè đồng đội sau 45-50 năm chưa gặp lại kể từ khi xuống núi ra trường. Ca nhạc phong phú, chủ nhà hiếu khách. Nơi đây, anh Tổng Hội Trưởng có món quà dành cho Hội Bắc Cali tham dự đông nhất; tuy nhiên, cũng phải thấy có một “đơn vị” hiện diện 100% quân số: “Rừng Một Cọp!” Phần quà được chia đều mỗi người tham dự có một chút “tình”, những giọt rượu làm ấm lòng chiến sĩ. Đặc biệt, sau tiệc Tiền Đại Hội, BĐQ Bắc Cali được BĐQ Phát, (chủ nhân xe đò Hoa Phát) mời về tư gia dự tiệc sinh nhật của chị Hoa (phu nhân anh Phát). Hiện diện có hơn 10 BĐQ. Đêm có trăng thượng tuần, gió mát, khoảng sân nhỏ đầy ắp tiếng cười, những kỷ niệm được nhắc lại. Nói sao cho hết!
Có lẻ, người lính vẫn mang trong tim họ một tình yêu, những nỗi nhớ…và trách nhiệm. Bao nhiêu địa danh trên quê hương “nào thiếu dấu chân anh”, người lính Biệt Động Quân? Khắp 4 vùng chiến thuật họ đều có mặt; và giờ đây màu cờ và sắc áo, câu châm ngôn (motto) “Vì Dân Chiến Đấu, Vì Nước Hy Sinh” vẫn theo bước chân di tản. Buổi họp chính của Đại Hội diễn ra vào buổi sáng Chủ Nhật 26/8/2018 lúc 10:00am. Sau nghi thức khai mạc, chào cờ, mặc niệm là lời chào mừng Đại Hội của BTC, lời chào mừng của Tổng Hội Trưởng, một phút tâm tình của Niên Trưởng Chủ Tọa. Trong phòng hội có các đơn vị tham dự: Hoa Thịnh Đốn, Bắc California, Houston, Dallas, Nam California, Arizona…và các chiến hữu “Rừng” chỉ có “Một Cọp” (Những nơi xa xôi, vắng vẻ chưa có đủ nhân sự để lập Hội, nhưng với tinh thần BĐQ, các anh vẫn không thiếu mặt kỳ đại hội nào.)
Trên bàn chủ tọa có NT Phạm Duy Tất, THT Nguyễn Minh Chánh, THP Phan Thành Đông, TTK Nguyễn Thế Đỉnh, và những vị Chủ tịch các Hội BĐQ tại địa phương: BĐQ Trần Ngọc Thu (DC), BĐQ Trần Song Nguyên (Bắc CA), BĐQ Quốc Vượng (Houston), BĐQ Trần Thái (Dallas), BĐQ Ngô Dư (Nam CA), BĐQ Trần Nguyên Công.
Trong lời tâm tình, NT Phạm Duy Tất đã sơ lược sự hình thành Binh Chủng BĐQ. Điểm đặc biệt của BĐQ là đơn vị trang bị gọn nhẹ, di chuyển nhanh, chiến đấu đơn độc trong lòng địch…là đơn vị tăng phái cho các quân khu, tiểu khu để vào những nơi “đầu sóng ngọn gió”, vinh quang nhiều nhưng tổn thất không kém.
Chương trình sinh hoạt là tường trình các hoạt động của các hội tại các địa phương, chương trình Huynh Đệ Chi Binh mặc dù không có gây quỹ, nhưng anh em đã đóng góp giúp đỡ TPB/Quả phụ $125,000 trong thời gian qua.
Phần đóng góp ý kiến, thảo luận đề tài Hiện Tình Đất Nước rất sôi nổi. Với châm ngôn “Vì Dân Chiến Đấu , Vì Nước Hy Sinh”, chiến sĩ BĐQ tuy không còn cầm súng, tuổi đời đã cao…nhưng tất cả xác định lập trường: Trung thành với Lý Tưởng Quốc Gia Dân Tộc/ Không chấp nhận hòa hợp, hòa giải với cộng sản dưới mọi hình thức…
Đại Hội chấm dứt lúc 3:00pm, và đơn vị nhận sự ủy nhiệm tổ chức Đại Hội 59 là Hội BĐQ Dallas. BĐQ Trần Thái xúc động nhận vinh dự nầy và hứa cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
Trong buổi chiều cùng ngày, Dạ Tiệc mừng Đại Hội Kỷ Niệm 58 Năm Ngày Thành Lập Binh Chủng đã diễn ra lúc 6:00pm. Có hơn 550 người tham dự, gồm có quan khách, các đơn vị bạn tại địa phương, đại diện một số cựu SVSQ nhiều khóa tại Trường Võ Khoa Thủ Đức, Võ Bị Đà Lạt, các hội đoàn ái hữu… và hậu duệ BĐQ hiện diện. Dạ Tiệc diễn ra với đầy đủ lễ nghi, và một chương trình văn nghệ phong phú. Tiệc chấm dứt lúc 11:00pm.
Ba Ngày thật bận rộn, di chuyển liên tục, hội họp liên miên…nhưng tràn đầy tình chiến hữu cho nên thời gian trôi qua như phút giây. Ngày chia tay trở về “đơn vị gốc” thật lưu luyến. Trên chuyến xe đò Hoa Phát, BĐQ Phát Nguyễn tiễn đưa anh em ra tận xe. Chụp hình lưu niệm, những cái bắt tay thật chặc, xe lăn bánh. Hẹn Đại Hội 2019.
Tường cũng nên biết thêm: Tổng Hội BĐQ Hải Ngoại từ ngày thành lập cho đến ngày 16/7/2005, trong đại hội kỷ niệm thành lập binh chủng tại Houston Texas, Ban Chấp Hành Tổng Hội Nhiệm Kỳ 2005-2007 được tín nhiệm gồm có các vị Niên Trưởng sau đây:
1. NT Nguyễn thành Chuẩn………Tổng Hội Trưởng BĐQ Hài Ngoại
2. NT Ngô minh Hồng………………Chủ Tịch Hội Đồng Tư Vấn & Giám Sát
3. NT Nguyễn khoa Lộc……………PCT Hội Đồng Tư Vấn & Giám Sát
4. NT Đỗ đức Chiến…………………Tổng Thư Ký Hội Đồng Tư Vấn & Giám Sát
5. NT Lương văn Ngọ………………Phó Tổng Hội Trưởng Đặc Trách Ngoại Vụ
6. NT Trần Tiễn San………………..Chủ Nhiệm Tập San BĐQ
7. Luật Sư Nguyễn Hoàng Dũng, cũng được mọi thành viên hiện diện mời giữ chức Cố Vấn Luật Pháp cuả Tổng Hội BĐQ.
Năm 2010, tại Nam Cali, tân Ban Chấp Hành được tín nhiệm gồm có:
1- NT Nguyễn Minh Chánh………Tổng Hội Trưởng
2- BĐQ Phan Thành Đông……….Tổng Hội Phó
3- Nguyễn Thế Đỉnh……………….Tổng thư ký
4- NT Trần Tiễn San……………….Chủ nhiệm Tập San BĐQ
Ban chấp hành đương nhiệm gồm có:
1- NT Nguyễn Minh Chánh………Tổng Hội Trưởng
2- BĐQ Phan Thành Đông……….Tổng Hội Phó
3- NT Phạm Duy Tất……………….Cố Vấn Đặc Biệt
4- NT Nguyễn Khoa Lộc………….CT Hội Đồng Tư Vấn và Giám sát
5- NT Nguyễn Ngọc Khoan………PCT Hội Đồng Tư Vấn và Giám sát
6- NT Trần Tiễn San……………….Chủ Nhiệm Tập San BĐQ
Lịch Sử Binh Chủng Biệt Động Quân:
Ngày 1/7/1960, Binh chủng Biệt Ðộng Quân chính thức được thành lập. Các Sỹ Quan, Hạ Sỹ Quan và Binh Sỹ ưu tú được đưa từ các Sư Ðoàn Bộ Binh, các Binh Chủng thiện chiến về làm nòng cốt cho các Ðại Ðội BÐQ tân lập.
– Khởi đầu có 65 đại đội BĐQ được thành lập. Năm 1961, đã có 81 đại đội BĐQ hành quân biệt lập.
– Năm 1962, các Tiểu Đoàn BÐQ được thành lập
– Năm 1966, các Liên Đoàn 1, 2, 3, 4, 5 BÐQ được thành lập.
– Năm 1968, Liên Ðoàn 6 BĐQ được thành lập
– Năm 1970, Binh chủng BÐQ được chia thành các liên đoàn BÐQ tiếp ứng, các liên đoàn 1, 2, 3, 4, 5, 6, và các tiểu đoàn BÐQ Biên Phòng. Tổng cộng 51 tiểu đoàn BÐQ.
– Năm 1973, Liên Ðoàn 7 BĐQ được thành lập
– Năm 1973, một lần nữa, lại cải tổ thành các liên đoàn trừ bị:
Vùng 1: các Liên Ðoàn 11, 12, 14, 15.
Vùng 2: các Liên Ðoàn 21, 22, 23, 24, 25.
Vùng 3: các Liên Ðoàn 31, 32, 33.
và các Liên Ðoàn Tổng Trừ Bị: 4, 6, 7, 8 (thành lập cuối năm 1974), LĐ 9 (thành lập tháng 3 năm 1975).
– Năm 1975, Binh chủng đang chuẩn bị thành lập 2 Sư Ðoàn BÐQ 101, và 106.
Các vị Chỉ Huy Trưởng cuả Binh Chủng BĐQ từ ngày thành lập đến năm 1975 như sau:
Thiếu Tá Phan trọng Chinh, Đại Tá Phan đình Thứ (Lam Sơn), Đại Tá Tôn Thất Xứng, Đại Tá Phan xuân Nhuận, Đại Tá Trần văn Hai, Đại Tá Trần công Liễu, Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai. (Cấp bậc khi đang làm Chỉ Huy Trưởng)
Biệt Động Quân (Tiếng Anh: Vietnamese Rangers Corp, VNRC) là một Binh chủng Đặc Biệt của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, gồm những đơn vị Bộ binh tinh nhuệ, được huấn luyện để thực thi các nhiệm vụ tấn công và truy kích cơ động với lực lượng đối phương, bằng trực thăng vận. Biệt Động Quâncũng là lực lượng căn bản hình thành từ nhiều đơn vị tinh nhuệ trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa./. [LB]




Tang lễ John McCain ngập nước mắt và tiếng cười

Tang lễ của cố TNS john Mccain. Photo Credit: AP
Phoenix (Washington Post) — Cựu Phó Tổng thống Joseph Biden và ngôi sao NFL Larry Fitzgerald trong nước mắt và tiếng cười đã ca ngợi cố Thượng nghị sĩ John McCain là một anh hùng Mỹ đích thực.
Tang lễ ông John McCain bước sang ngày thứ hai, và diễn ra tại nhà thờ North Phoenix Baptist, với sự tham dự của hơn hai chục cựu đồng nghiệp và đồng nghiệp đương nhiệm tại Thượng viện cũng như cựu Phó Tổng thống Dan Quayle.
“Tôi là Joe Biden, tôi là một người Dân chủ, và tôi yêu thích John McCain,” ông Biden mở đầu bài điếu văn trước linh cữu Thượng nghị sĩ Cộng hoà, nhiều tiếng cười vang lên.
Cựu Phó Tổng thống bảo rằng, một số người tin rằng, McCain sống theo “quy tắc cổ đại, lâu đời, quy tắc mà trong đó danh dự, can đảm, tính cách, liêm chính và trách nhiệm quan trọng.”  “Nhưng sự thật là, quy tắc của John vĩnh cửu, mãi vĩnh cửu,” ông Biden nói. Quy tắc của McCain “căn cứ vào sự tôn trọng đối với đứng đắn, công bằng căn bản và bất khoan dung với lạm dụng quyền lực,” cựu Phó Tổng thống nói thêm.
Ông Biden và McCain cùng làm việc tại Thượng viện hơn hai thập niên. Hai Thượng nghị sĩ về chính sách đối ngoại nổi tiếng bất động về một số vấn đề an ninh quốc gia. Tình bằng hữu thân thiết vướng vào sự khác biệt về chính sách giữa hai bên. Hồi đầu tuần, cố vấn lâu năm của ông McCain, ông Rick Davis cho biết, Biden “trên cơ bản được đối xử như người trong nhà.”
Cựu Phó Tổng thống rất xúc động khi nói về căn bệnh ung thư não đã cướp đi mạng sống của ông McCain, cũng như con trai ông là Beau Biden và cố Thượng nghị sĩ Ted Kennedy (Dân chủ – Massachusetts). “Căn bệnh đã lấy đi rất nhiều từ những người chúng ta yêu thương và từ những gia đình yêu thương họ, và để vượt qua mất mát, chúng ta phải nhớ họ đã sống như thế nào chứ không phải họ qua đời ra sao,” ông Biden nói. Ông bảo mọi người “hãy tìm hình ảnh của John để nhớ,” hình ảnh nụ cười của Thượng nghị sĩ, hình ảnh niềm vui trên khuôn mặt ông khi “chuẩn bị ra sàn thượng viện để bắt đầu chiến đấu.”
Tang lễ của cố TNS john Mccain. Photo Credit: AP
Cầu thủ Fitzgerald – người từng đến Hà Nội thăm xà lim giam giữ John McCain và nơi ông bị bắn hạ – đã miêu tả cố Thượng nghị sĩ là người “chia vui sự khác biệt,” là người quan tâm đến “những gì trong trái tim tôi.”
“Tôi da đen, ông ấy da trắng. Tôi trẻ, còn ông ấy không trẻ lắm. Ông ấy sống với những hạn chế về thể chất do chiến tranh để lại, còn tôi lại là cầu thủ chuyên nghiệp. Ông ấy tranh đua tổng thống, còn tôi tranh đua ngoài biên. Ông ấy là hình ảnh thu nhỏ của sự cứng rắn, kiên cường, còn tôi thì lại làm mọi thứ để tránh đụng chạm,” Fitzgerald  nói. “Chúng tôi đến từ hai thế giới khác biệt, nhưng lại có một tình bạn đầy ý nghĩa.”
Ông Grant Woods – cựu Đổng lý của ông McCain – cũng chia sẻ những câu chuyện về Thượng nghị sĩ, một người lái xe rất dở và một chính trị gia biết mở lời xin lỗi khi sai.
Trước 8h tối thứ 5, quan tài ông John McCain đã được chuyển từ Arizona đến căn cứ quân sự Andrews, chuẩn bị cho tang lễ tại điện Capitol vào thứ Sáu. Vào thứ Bảy, tang lễ sẽ diễn ra tại nhà thờ Washington National Cathedral với sự tham dự của cựu Tổng thống George W. Bush và Barack Obama. Ông sẽ được an táng tại nghĩa trang Học viện Hải quân Hoa Kỳ ở Annapolis vào ngày Chủ nhật.
Ông Tri Lê cùng vợ Helene Nguyễn cầm tấm vé trên tay, chờ đến lượt vào viếng ông John McCain. Hai vợ chồng họ từ Việt Nam sang định cư tại Mesa, Arizona, một năm trước. Ông Lê cho hay, họ xin tị nạn vì ở Việt Nam ông làm mục sư Kito giáo và từng bị chính quyền địa phương bắt giữ.
Ông Lê chỉ là một đứa trẻ trong chiến tranh Việt Nam, và chỉ biết lờ mờ những câu chuyện về người Mỹ nổi tiếng bị Việt Cộng bắt giữ nhưng “rất yêu thương đồng đội, và từ chối được thả sớm hơn.”
“Tôi không nói về mặt tối của cuộc chiến,” ông Lê chia sẻ. “Tôi yêu người Mỹ, tôi yêu những người yêu thương người Mỹ,” và vì vậy, ông đã đến nhà thờ viếng cố Thượng nghị sĩ John McCain.
Hương Giang (Theo Washington Post)
John McCain có phải là anh hùng? (1/2)






Phạm Trần: Nhân cách John McCain và Việt Nam
Tổ tiên người Việt có câu:”Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”, có thể là tiếng “tốt” hay tiếng “xấu” tùy theo cách sống và hành động khi chưa lìa đời. Nhưng đối với Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain của Tiểu bang Arizona, người qua đời ngày 25/08/2018 ở tuổi thọ 81, sau một năm điều trị bất thành chứng ung thư não, thì sự ra đi của ông đã để lại một di sản chính trị không thay thế được của nước Mỹ.
Riêng đối với người Việt Nam, cả trong và ngoài nước, thì ông John McCain đã chiếm trọn trái tim yêu thương và kính phục của cả thù lẫn bạn ở cả hai bờ chiến tuyến.
DÒNG DÕI BINH NGHIỆP
Image result for History McCain Family with U.S. Navy
John Sidney McCain III (trái) và phụ mẫu bên phải. Phía trên là ông nội, tướng HQ 4 sao
Tiểu sử phổ biến cho thấy ông John Sidney McCain III sinh ngày 29/08/1936 tại căn cứ không vận Coco Solo, vùng kinh đào Panama khi còn thuộc quyền qủan trị của Mỹ. Cha ông khi ấy là Sỹ quan Hải quân John S. McCain Jr. Ông nội của ông, John S. McCain Sr cũng xuất thân từ Viện Hải quân (Naval Academy), Annapolis, Maryland. Cả hai vị, về sau đều là Tướng 4 sao, Tự lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Image result for History McCain Family with U.S. Navy
TNS McCain với con trai (đời thứ tư) John S. “Jack” McCain IV trong dịp thắng cấp HQ đại úy
Sự nghiệp chính trị của Nghị sỹ McCain có chiều dài dài 36 năm, bắt đầu với chức vụ Dân biểu 2 nhiệm kỳ  từ 1983 đến 1987, và sau đó đắc cử Nghị sỹ liên tiếp 6 lần, từ năm 1987 cho đến ngày qua đời.
Ông cũng 2 lần ra ứng cử  Tổng thống. Lần đầu vào năm 2000 khi ông tranh cử, nhưng thất bại trước Thống đốc George W. Bush của Tiểu bang Texas để đại diện đảng Cộng hòa chống ứng cử viên Dân chủ Al Gore, khi ấy là Phó Tổng thống.  Ông Bush sau đó  đã đánh bại ông Gore để trở thành Tổng thống thứ 43 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Lần thứ nhì, năm 2008, ông chính thức được đảng Cộng Hòa  đề cử tranh chức Tổng thống với đối thủ của đảng Dân Chủ, Thượng nghị sỹ da mầu Barack Obama của tiểu bang Illinois. Tuy nhiên, ông McCain, người chọn Bà Sarah Palin, Thống đốc Tiểu bang Alaska, làm ứng viên Phó Tổng thống đã thất bại, chỉ thu được 173 phiếu Cử tri đoàn, trong khi liên danh Barack Obama-Joe Biden chiếm được 365 phiếu với gần 53% phiếu đại chúng.
Sau cuộc bầu cử, Nghị sỹ John McCain thừa nhận ông đã có quyết định chính trị sai lầm khi chọn bà Palin, một người thiếu  kinh nghiệm chính trị tầm cỡ  quốc gia và ít kiến thức ngoại giao hơn đối thủ của bà, Nghị sỹ Joe Biden của tiểu bang Delaware, đương kim Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Thượng viện.
Tuy nhiên, dù thất bại tranh cử Tổng thống đến hai lần nhưng ông McCain vẫn không rời chính trường Mỹ. Ông tiếp tục củng cố vị trí chính trị  của một Nghị sỹ Cộng hòa cấp tiến nhưng không bảo thủ qúa khích như nhiều đồng viện khác.
Vào năm 2014, sau khi phe Cộng hòa chiếm  đa số ở Thượng viện, Nghị sỹ McCain được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban quân sự có nhiều uy quyền (Chairman of the Senate Armed Services Committee), sau khi từng làm Chủ tịch các Ủy ban người Mỹ bản thổ (Senate Indian Affairs Committee, đặc trách những vấn đế liên quan đến các sắc dân Native AmericanNative Hawaiian, and Alaska Nativevà Ủy ban Thương mại (Senate Commerce Committee)
Tại nghị trường, ông nổi tiếng là Nghị sỹ cương nghị, thẳng thắn và luôn luôn giữ vững lập trường về những quyết định lập pháp mà ông cho là đúng và có lợi cho người dân và đất nước Hoa Kỳ. Nhà lập pháp McCain cũng không ngần ngại chỉ trích gay gắt những sai lầm của các viên chức cầm quyền Cộng hòa, kể cả Tổng thống. Ông cũng đã nhiều lần bỏ phiếu ngược lại với ý muốn của lãnh tụ đảng mình tại Quốc hội, nhưng lại sẵn sàng thỏa hiệp với phe Dân chủ đối lập khi thấy tương nhượng sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho đất nước.
BẰNG CHỨNG
Image result for McCain and Reagan
TNS McCain với TT Reagan
Điển hình như vào năm 1983, thời Tổng thống Cộng hòa Ronald Reagan cầm quyền, ông đã yêu cầu rút Thủy quân lục chiến Mỹ khỏi chiến trường Li-Băng (Lebanon) vì thấy không có lý do gì lại để mạng sống của lính Mỹ bị đe dọa bởi các phe trong cuộc nội chiến ở Lebanon.
Ông cũng chỉ trích chính quyền Reagan đã vi phạm luật cấm vận của Quốc hội khi bí mật bán vũ khí cho Ba Tư (Iran) để, thứ nhất nhờ Iran cứu 7 con tin Mỹ bị phe Hồi giáo qúa khích Hezbollah, đồng minh của Iran, bắt giữ ở Lebanon. Thứ hai, dùng tiền bán vũ khí để giúp phe đối lập ở Nicaragua (Nam Mỹ) chống Chính quyền theo Xã hội Chủ nghĩa khuynh hướng Cộng sản Cuba của Danieal Ortega.
Sang thời Tổng thống Cộng hòa Gorge W. Bush, Nghị sỹ McCain công khai chỉ trích đường lối theo đuổi chiến tranh ở Iraq, bắt đầu tứ năm 2003, mà không tăng quân để chiến thắng. Ông gây ngạc trong cho dư luận và gây xáo trộn trong đảng Cộng hòa khi tuyên bố “bất tín nhiệm” Bộ trường Quốc phòng Donald Rumsfeld, người do chính Tổng thống Bush lựa chọn.
Đến năm 2004, khi ông Bush ra tái tranh cử chống lại ứng viên Dân Chủ, Nghị sỹ John Kerry, tiểu bang Massachusetts, một cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và là bạn của ông  thì Nghị sỹ McCain đã bênh vực thành tích tham chiến và lập trường của ông Kerry khi ông ta bị tấn công trong cuộc vận động tranh cử.
Nhưng quyết định lịch sử sẽ lưu truyền mãi tại Thượng viện, đồng thời phản chiếu tính cương quyết không thế lực nào có thể lay chuyển được ông McCain, đã  xẩy ra vào sáng sớm ngày 28/07/2017. Đó là  khi ông một mình rời ghế tiến lên trước mặt Phó Tổng thống Michael Pence, các lãnh tụ hai đảng và toàn thể Thượng viện  để “thumb down”, hay bỏ phiếu “không tán thành” Dự luật  của phe Cộng hòa nhằm xóa bỏ Đạo luật bảo hiểm Y tế của Tổng thống Dân chủ Barack Obama, hay còn được gọi là ObamaCare.
Vì quyết định bỏ hàng ngũ của 3 Nghị sỹ Cộng hòa John McCain, Susan Collins và Lisa Murkowski mà dự luật đã bị bác với số phiếu 49-51.
Lý do Nghị sỹ John McCain và hai đồng viện không đồng ý vì Dự luật chỉ bác bỏ Obamacare mà không có luật mới thay thế để bảo đảm người dân được liên tục bảo vệ.
MCCAIN-TRUMP
Image result for McCain and Trump
TNS McCain với TT Trump
Hành động cuối đời của Nghị sỹ McCain đã khiến Tổng thống Cộng Hòa Donal Trump tức giận vì ông đã hứa với cử tri trước cuộc bầu cử năm 2016 rằng việc làm đầu tiên của ông sau đắc cử là xóa bỏ ObamaCare.
Từ thất bại này, quan hệ giữa ông Trump và Nghị sỹ MacCain càng xa nhau hơn, nhất là khi ông Trump bị ông McCain chỉ trích có hành động thân thiện qúa mức với người đứng đầu chính quyền Nga, Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin, cựu Giám đốc cơ quan tình báo KGB của Nga.
Tình báo Mỹ đã cáo buộc ông Putin ra lệnh và chỉ huy KGB phá hoại cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 với kế hoạch đánh bại ứng cử viên Dân chủ, bà Hilarry Clinton bằng chiến dịch tin giả và bịa đặt để giúp ông Trump đặc cử.
Mặc dù ông Putin phủ nhận và Tổng thống Trump cũng bác bỏ tin nói ông và Ban tranh cử của ông đã toa rập với Nga để dành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2016, nhưng cuộc điều tra của Ủy viên đặc nhiệm Robert Mueller vẫn tiếp tục để tìm ta manh mối.
Khi còn sinh thời, Nghị sỹ McCain ủng hộ việc làm của ông Mueller và tuyên bố chống lại bất cứ quyết định nào nhằm ngăn cản, hay chấm dứt giữa đường cuộc điều tra.  Ông cũng ủng hộ việc làm của các cơ quan tình báo Mỹ trong việc thẩm định hành động phá hoại của Nga nhằm vào sinh hoạt chính trị ở Hoa Kỳ.
Nhưng không phải liên lạc giữa ông Trump và Nghị sỹ McCain chỉ rắc rối từ sau khi ông Trump bước vào Tòa Bạch Ốc mà đã có từ trước ngày bầu cử. Khi quan sát cuộc tranh cử của ông Trump, nghị sỹ McCain nói rằng ông Trump đã tạo ra những chuyện khùng điên trong đảng Cộng hòa (fired up the crazies). Ngay lập tức, ứng cử viên Donal Trump phản pháo chê bai danh hiệu “anh hùng” (hero) của ông McCain.
Danh hiệu này đã được báo chí, người dân Mỹ và nhiều đời chính khách của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trao tặng để ca tụng hành động can trường của ông khi máy bay oạnh tạc, do ông lái trong một phi vụ ném bom miền Bắc Việt Nam năm 1967,  bị bắn rơi và ông bị bắt làm tù binh và bị tra tấn cực hình nhiều lần trong 5 năm rưỡi (từ 1967 đến 1973).
Nghị sỹ McCain cũng đã nhiều lần từ chối được trả tự do sớm để hồi hương, sau khi phía Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội biết cha ông, tướng 4 sao John S. McCain Jr được Tổng thống Dân chủ Lyndon Johnson bổ nhiệm làm Tư lệnh lực lượng Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương vào năm 1968.  Tướng McCain Jr. cũng có nhiệm vụ chỉ huy các hoạt động của Hải Quân trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Theo hồi ký của ông McCain viết về thời gian bị bắt làm tù binh, ít nhất là hơn 2 năm ông đã bị biệt giam, bị đánh đập dã man, bị ngược đãi và không được chăm sóc sức khỏe theo đúng quy ước quốc tế về tù binh chiến tranh. Lý do vì ông không chịu khai báo hay nhìn nhận tội của mình mỗi khi bị hỏi cung dài giờ và bị bỏ đói.
Và cứ mỗi lần ông McCain nói với quản giáo trại tù rằng ông không muốn được thả trước những quân nhân vào tù trước ông thì ông lại bị biệt giam trong phòng tối oi bức, ẩm thấp, không có vệ sinh hay tắm rửa cá nhân mà còn bị đánh đập.
Nhưng đối với ông Trump thì khác. Ông ta chưa hề vào quân ngũ sau 4 lần được tạm hoãn để tiếp tục học vấn. Lần thứ 5 vào năm 1968, khi ông Trump 24 tuổi thì  ông  nhận được 1-Y medical deferment, sau khi Bác sỹ ông đi khám chứng minh không đủ sức khỏe để nhập ngũ. Bác sỹ chứng nhận cho ông  bị “bone spurs in his heels”, chứng đau xương ở gót chân. (theo Steve Eder and Dave Philipps, the New York Times, ngày 01/08/2016)
Trong thời gian tranh cử Tổng thống, báo chí cũng đã thảo luận và nghi vấn nhiều về trường hợp ông Trump, một con nhà triệu phú trong ngành xây cất ở New York thời bấy giờ, không phải nhập ngũ để tham chiến ở Việt Nam. Vì vậy, nhiều người, kể cả báo chí và các viên chức đảng Cộng hòa đã bất bình và phản đối khi nghe ông Trump coi thường người anh hùng John McCain.
Ông Trump nói với báo chí:”He was a war hero because he was captured…I like people who weren’t captured.” (Ông ta (McCain) là một anh hùng chiến tranh vì ông ta bị bắt…Tôi thích những người không bị bắt).
Mặc dù bị xúc phạm nhưng Nghị sỹ John McCain vẫn trung thành với đảng Cộng hòa để lên tiếng ủng hộ ứng cử viên Donald Trump. Ông chỉ rút lại quyết định chính trị này sau khi cuốn băng ghi âm lời nói của ông Trump vào năm 2005 được phơi bầy trên báo Washington Post, trong đó ông Trump đã có những lời lẽ coi thường phụ nữ và mô tả những hành động hôn hít và sờ mó lộ liễu thiếu đạo lý và vô nhân phẩm  của chính ông.
MCCAIN-VIỆT NAM
Image result for McCain and Viet Nam
TT Nixon đón McCain về từ hỏa ngục Hà Nội 1973 và McCain trước khi bị bắt tù tại HN năm 1967
Đới với Việt Nam Cộng sản và người Việt Nam trong nước thì nhân vật John McCain đã có một chỗ đứng đặc biệt trong lịch sử hòa giải và bình thường quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sau chiến tranh kết thúc ngày 30/04/1975.
Đối với người Việt tị nạn ở nước ngoài, đặc biệt ở Hoa Kỳ thì ông McCain không những chỉ được kính trọng về nhân cách của một Chính trị gia, một Nhà lập pháp lỗi lạc của nước Mỹ mà ông còn là một ân nhân đã giúp cư dân Việt Nam rất nhiều.
Trước hết hãy nói về máy bay ném bom của ông McCain bị bắn rơi ờ Hà Nội và tiến trình thiết lập bang giao giữa Hoa Thịnh Đồn và Hà Nội.
Chuyện của ông ở tù bắt đầu từ ngày 26 Tháng 10 năm 1967 và kéo dài cho đến ngày 14/03/1973 thì ông được thả. Chuyện này diễn ra sau Hiệp định Paris kết thúc chiến tranh và trao trả tù binh được ký giữa 4 phe, một bên là Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa và bên kia là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc) và Chình phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, hay Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.
Chuyện tù ở Hỏa Lò, hay “Hanoi Hilton” của ông McCain thì dài, nhắc lại chỉ thấy hổ thẹn trong tư cách là một người Việt Nam. Chỉ xin vắn tắt vài đoạn.
Sau khi cách dù kéo ông rơi xuống hồ Trúc Bạch thì, theo lời ông kể trong Hồi ký:”Vài cán binh Bắc Việt đã bơi ra kéo tôi vào bờ và ngay lập tức họ bắt đầu lột đồ tôi ra, theo như thủ tục chung của họ. Tất nhiên vì đây là ngay trung tâm thành phố nên có đông người tụ tập, và tất cả bọn họ đã hò reo, gào hét, chửi rủa, phun nước miếng và đá tôi túi bụi. Khi họ đã cởi gần hết quần áo của tôi ra, tôi mới bắt đầu thấy đau nhói nơi đầu gối phải. Tôi gượng dậy và nhìn xuống nó. Bàn chân phải nằm xéo lên đầu gối trái của tôi, gần như vuông góc. Tôi thốt lên, “Chúa ơi! Chân tôi”. Dường như điều này làm họ điên tiết dù tôi không biết lý do tại sao. Một kẻ trong số họ dộng báng súng trường xuống vai tôi một cú khá nặng. Một kẻ khác đâm lưỡi lê vào chân tôi. Đám đông này thực sự đang nổi cuồng….”
“…Trong ba hay bốn ngày sau, tôi tỉnh lại vài lần giữa cơn mê man bất tỉnh. Dù vậy tôi cũng bị đưa ra khảo cung nhiều lần – điều mà chúng tôi gọi là một cuộc “kiểm tra vấn đáp”. Đó là những lúc tôi bị đánh với đủ gán ghép về tội phạm chiến tranh. Bắt đầu bị đánh ngay ngày đầu tiên. Tôi không thèm khai bất cứ điều gì ngoại trừ họ tên, cấp bậc, số quân và ngày tháng năm sinh. Họ đánh tôi dập vùi, đánh tôi bất tỉnh. Họ liên tục hăm dọa, “Mày sẽ không nhận được bất kỳ chữa trị thuốc men gì cho đến khi mày mở miệng”. Tôi không tin lắm. Tôi nghĩ rằng nếu ráng cầm cự, thế nào rồi họ cũng đưa tôi đến bệnh viện. Tôi được tên lính canh cho ăn một tí thức ăn và uống chút nước. Nước thì tôi còn nuốt được, nhưng đồ ăn vẫn tiếp tục bị ói ra. Lúc đó, bọn họ chỉ muốn khảo tin tức quân sự chứ không phải tin tức chính trị. Nhưng mỗi khi họ hỏi tôi một cái gì đó, thì tôi cũng chỉ khai tên họ, cấp bậc, số quân và ngày tháng năm sinh chừng đó. …
 Người canh tôi là thằng bé 16 tuổi, chắc vừa lên khỏi ruộng lúa. Trò tiêu khiển ưa thích của thằng bé là ngồi cạnh giường tôi và đọc một cuốn truyện có vẽ hình một ông già cầm khẩu súng trường trong tay, đang ngồi trên thân máy bay một chiếc F-105 bị bắn hạ. Thằng bé chỉ trỏ gì đó vào mình, rồi tát và đánh tôi. Nó làm điều đó một cách đầy khoái trá. Nó đút tôi ăn vì cả hai cánh tay của tôi đã bị gãy. Nó bưng vào chén mì gói có chút xương sụn, rồi đút tôi. Các xương sụn rất khó nhai. Tôi ngậm đầy miệng đâu ba bốn muỗng gì đó rồi nuốt trống. Tôi chẳng ăn thêm được nữa, thế là thằng bé bưng ăn hết. Mỗi ngày hai lần tôi ăn khoảng ba hoặc bốn muỗng thức ăn như vậy.
(Theo bản dịch cùa Đinh Yên Thảo -Văn Việt, Việt Nam)
Image result for McCain at Hanoi Hilton
Ông John McCain đã nhiều lần được cai tù cho biết thượng cấp của anh ta muốn cho ông về nước sớm, sau khi họ biết cha ông, tướng 4 sao John S. McCain Jr, là Tư lệnh lực lượng Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương từ năm 1968. Nhưng ông McCain từ chối và muốn Bắc Việt thả những người bị bắt tù trước ông. Tất nhiên phía Chính quyền Việt Nam không đồng ý, nhưng cứ mỗi lần ông McCain từ khước yêu cầu thì liền bị hành hạ, bị bỏ vào phòng tối biệt giam khe khắt.
Ông kể tiếp: ”Tôi bị biệt giam từ thời điểm 1968 đó trong hơn hai năm trời. Tôi không được phép gặp mặt, nói chuyện hay giao tiếp với bất kỳ tù nhân đồng ngũ nào. Phòng giam của tôi tạm vừa phải- khoảng 10×10, có cửa ra vào chắc chắn mà không có cửa sổ. Hệ thống thông gió là hai lỗ nhỏ ở trên trần nhà, khoảng 6×4 inch. Mái nhà bằng thiếc nên phòng nóng như thiêu. Phòng mờ mờ đêm cũng như ngày, nhưng họ luôn bật một bóng đèn nhỏ để có thể quan sát tôi. Tôi bị nhốt trong đó suốt hai năm….”
Vế một đồng đội can đảm, ông McCain kế: ”Bây giờ để tôi kể với bạn câu chuyện của đại úy Dick Stratton. Anh bị bắn rơi vào Tháng Năm 1967, lúc vài nhóm phản chiến Mỹ đã nhao nhao la làng rằng Hoa Kỳ ném bom Hà Nội dù chúng tôi chưa làm vào thời điểm đó. Dick bị bắn rơi phía ngoài Hà Nội, nhưng họ muốn có một lời thú tội nhân lúc một ký giả Mỹ đang có mặt. Đó là vào mùa Xuân và mùa Hè năm 67 – chắc mọi người còn nhớ những câu chuyện rất giật gân về những thiệt hại do bom Mỹ? “Thỏ” và những tên khác thẩm vấn Dick Stratton rất tàn bạo. Tay Dick đầy các vết hằn dây thừng đã bị nhiễm trùng. Chúng thực sự bóp dẹp anh để có được một lời thú nhận rằng, anh đã ném bom Hà Nội như một bằng chứng sống. Chúng rút móng tay và gí tàn thuốc lá vào người anh. Dick bị dồn đến mức không thể nói “không”. Nhưng khi chúng đưa anh đến buổi họp báo, anh làm một hành động cúi chào – anh cúi chào 90 độ theo hướng này, anh cúi chào 90 độ theo hướng khác, đủ bốn góc. Với đám “gooks” thì không phải điều gì quá lạ lẫm vì chúng quen với việc cúi chào vậy. Nhưng bất kỳ người Mỹ nào nhìn thấy hình ảnh của một người Mỹ gập mình đến thắt lưng để cúi chào vậy cũng biết rằng có điều gì đó không ổn, có điều gì đó đã xảy ra với anh ta. Đó là lý do tại sao Dick làm những gì anh đã làm. Sau đó chúng tiếp tục tạo áp lực để anh ta nói rằng anh ta không bị tra tấn. Chúng tra tấn anh để buộc phải nói rằng anh không bị tra tấn. Dick vừa ra tuyên bố mạnh mẽ tại cuộc họp báo một vài tuần trước ở đây rằng anh muốn thấy Bắc Việt bị buộc tội là tội phạm chiến tranh. Anh ấy là một người cao quý….”(Đinh Yên Thảo, Văn Việt, Việt Nam)
Người tù John McCain đã bị đưa đi chỗ này chỗ kia nhưng điều kiện ăn ở và bị hành hạ, hầu như mỗi ngày, cũng không thay đổi
Sau  dịp quay lại thăm nhà tù Hỏa Lò, hay còn được gọi là Hanoi Hilton năm 2000, cựu tù binh John McCain đã nói với báo New York Times New York Times rằng chính phủ Việt Nam đã cố tình xóa đi những gì đã xẩy ra cho tù bình Mỹ trong nhà tù, trong đó có việc tra tấn mỗi ngày và bị nhồi sọ tuyên truyền.
Ông nói:”’I still bear them ill will,” he said of the prison guards, ”not because of what they did to me, but because of what they did to some of my friends — including killing some of them.” (Tạm dịch: Tôi vẫn buộc những kẻ canh tù là vô nhân đạo, không phải vì những gì họ đối xử với tôi mà những gì họ đã làm đối với một số trong các bạn tôi, kể cả hành động giết một số  tù binh.”
MCCAIN-NHÂN QUYỀN
Với tình cảnh như thế, và với thời gian dài 5 năm rưỡi bị hành hạ trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh thì chỉ một người  có lòng vị tha cao thượng và ý chí muốn quên đi quá khứ đau buồn của  chiến tranh như Nghị sỹ John McCain mới có thể tình nguyện đưa hai nước thù địch Mỹ-Việt xích lại gần nhau.
Ông John McCain đã làm việc này  từ chuyến thăm Hà Nội đầu tiên  năm 1985, nhân dịp kỷ niệm 10 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam.  Ông  đã cùng với hai Nghị sỹ John Kerry và Bob Kerry, cũng là các cựu chiến binh Việt Nam,  thực hiện nhiều chuyến  đi Việt Nam sau đó để đặt nền tảng cho thiết lập bang giao Việt-Mỹ vào năm 1995, dưới thời Tổng thống Dân chủ Bill Clinton.
Nhưng  sau hành động  ngoại giao là nỗ lực tìm kiếm những đồng đội của họ còn mất tích trong cuộc chiến, vì nếu chưa có bang giao thì công tác tìm kiếm còn nhiều khó khăn, nhất là khi Việt Nam không coi đó là nhiệm vụ của mình.
Riêng cá nhân ông McCain đối với Việt Nam không dừng ở đây. Trong nhiều dịp đến Hà Nội hay gặp  các viên chức Cộng sản Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn, ông đã thẳng thắn yều cầu Việt Nam tôn trọng nhân quyền, dân chủ, tự do và thả hết tù nhân chính trị.
Image result for McCain & Thượng tướng Võ Tiến Trung
Bằng chứng này đã được Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng nói với báo Dân Việt ở Việt Nam ngày 27/08/2018.
Ông Trung tiết lộ: ”Khi tôi sang Hoa Kỳ, ông John McCain đã mời tôi tới Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ. Tại cuộc gặp gỡ này ông có nói mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cần được nâng lên tầm đối tác chiến lược nhưng ông cũng đưa ra bốn vấn đề mà ông cho rằng Việt Nam phải làm”.
Đó là, ông Trung nói với Dân Việt:
“Yêu cầu đầu tiên họ nói chúng ta phải bỏ kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa để theo kinh tế tự do;
Thứ hai là Việt Nam phải thả ngay tù nhân chính trị hay còn gọi là tù nhân lương tâm. Việc này tôi nói lại với họ, đây không phải là tù nhân chính trị mà là những người vi phạm pháp luật Việt Nam;
Điều thứ ba họ nói Đảng CSVN bỏ vai trò lãnh đạo quân đội, quân đội phải phi chính trị, tôi nói chính trị Việt Nam là như vậy, không thể phi chính trị hóa quân đội được;
Thứ tư họ nói Việt Nam phải tự do báo chí, việc này tôi đã nói với họ: Việt Nam rất tự do báo chí, không có gì ngăn cấm báo chí cả, còn báo chí kích động bạo lực, kích động lật đổ chính quyền, xâm phạm quyền bí mật cá nhân thì mới ngăn cấm… Báo chí Việt Nam kể cả phản ánh những vấn đề tiêu cực, tham nhũng kể cả đối với cán bộ trung, cao cấp thì Đảng và Nhà nước Việt Nam đều ủng hộ chứ không ngăn cản. Tôi nói thẳng với họ chúng tôi chẳng có gì là không tự do báo chí cả.”
Quan điểm và điều kiện thiết lập quan hệ “chiến lược” giữa Hoa Kỳ và Việt Nam của Nghị sỹ John McCain  là bằng chứng lúc nào ông cũng muốn nhân dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền con người, điều mà Hà Nội vẫn từ chối để tiếp tục độc quyền lãnh đạo và cai trị dân theo điều kiện của đảng cầm quyền.
Còn những điều biện bạch và bao biện của ông Võ Tiến Trung không xóa được những đòi hỏi của ông McCain mà chỉ lột ra rõ hơn dự dối trá về dân chủ, nhân quyền và thiếu các quyền tự do ở Việt Nam.
Đối với người Việt ở hải ngọai, nhất là ở Mỹ, ông McCain đã có công rất lớn khi ông hoạt động không ngưng nghỉ để cứu các cựu tù nhân của Việt Nam Cộng hòa từng bị Cộng sản giam cầm và cưỡng bách lao động trong các trại được gọi là “Cải Tạo”.
Có khoảng 500,000 ngàn người tị nạn Việt Nam đã được đưa vào Mỹ qua chương trình Orderly Departure Program (ODP). Và qua tu chính án John McCain, hàng nghìn con cái của cựu tù nhân “lao động cải tạo” đã được đi theo cha mẹ sang Hoa Kỳ cho đến tháng 9/2009.
Ngoài ra Nghị sỹ John McCain còn có công trong việc thông qua Luật the Amerasian Homecoming Act, cho phép từ 23 đến 25 ngàn con lai và từ 60 đến 70 ngàn thân nhân nhập cư vào Hoa Kỳ.
Tóm lại, dù đứng bên này hay bên kia chiến tuyến, người Việt Nam nào cũng phải biết ơn Nhà lập pháp lỗi lạc đã có lòng thương người cao cả John McCain. Ông  đã đóng góp cho Việt Nam có được cuộc sống hôm nay, và cũng nhờ ông mà hàng ngàn gia đình các chiến hữu người Việt đồng minh của ông ở miền Nam Việt Nam mới dược sống tự do và dân chủ ở Hoa Kỳ.
Xin vĩnh biệt, tạ ơn và kính phục nhân cách lỗi lạc của Ngài John McCain. -/-
Phạm Trần (08/018)

Luật sư ông Trump chuẩn bị phản đối tính pháp lý của Robert Mueller

Ông Rudy Giuliani. Phtoo Credit: Reuters

The Daily Beast – Nhóm luật sư của Tổng thống Trump đang soạn thảo một “báo cáo phản đối,” đặt ra nghi vấn về tính pháp lý của cuộc điều tra Nga chen vào bầu cử Mỹ, trong đó trình bày những lập luận chống đối.
Ông Rudy Giuliani, trưởng nhóm cố vấn pháp luật của TT Trump, cho phóng viên của The Daily Beast hôm thứ năm 30/8 hay trong một cuộc phỏng vấn là một phần của bản báo cáo này sẽ tìm hiểu xem ‘ngay từ đầu cuộc điều tra nói trên có hợp pháp hay không’
Theo ông Giuliani thì bản báo cáo gồm có 2 phần, phần đầu là tìm hiểu xem chuyện điều tra như thế có hợp pháp hay không, phần thứ nhì đề cập đến chuyện thông đồng với Nga, đến chuyện cản trở công lý và chuyện ông cựu Giám Đốc FBI James Comey bị sa thải.
Ông Giuliani cũng thú nhận đối với phần thứ nhì, hiện nay ông cũng không rõ toán điều tra của ông Mueller đã tìm ra được những thông tin hay chứng cớ nào.
Chính vì thế ông Giuliani thừa nhận là tập hợp lại tất cả chi tiết nhằm hoàn thành tập hồ sơ ‘báo cáo phản đối’ này thực sự là một thách thức không nhỏ.
Ông Rudy Giuliani. Phtoo Credit: Reuters
Ông Giuliani nói: “Quả thực do chúng tôi chỉ đoán mò, bản báo cáo của chúng tôi cuối cùng sẽ phình to ra đấy, tôi sẽ bỏ hết thì giờ vào cuối tuần này làm giảm nó xuống một chút và chỉnh sửa lại công việc của toàn nhóm cố vấn của TT Trump”
Tuy nhiên ông cũng thú nhận là hiện nay toán luật sư của TT Trump cũng chưa tiến hành bất cứ cuộc phỏng vấn nào hay điều tra nào có thể cung ứng cái gì mới mẻ, nhưng sẽ có một phần nói về trường hợp của ông Michael Cohen trong ‘báo cáo phản đối.
Trường Giang

Tiết lộ tài liệu mật về Boris Yelsin và Bill Clinton những năm 90

SONG MINH | 31/08/2018 10:55 PM
Tiết lộ tài liệu mật về Boris Yelsin và Bill Clinton những năm 90
Tổng thống Bill Clinton gặp Tổng thống Boris Yeltsin ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18.11.1999. Ảnh: Reuters

Gần 600 trang bản ghi các cuộc gặp và điện đàm giữa cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và cựu Tổng thống Nga Boris Yelsin vẽ nên một bức tranh về thời điểm phương Tây thích Nga.

Nga-Mỹ: Đối tác bình đẳng
Thư viện Tổng thống Bill Clinton ở Little Rock, Arkansas công bố bản ghi 18 cuộc trò chuyện cá nhân và 56 cuộc điện đàm giữa ông Clinton và Yeltsin.
Các cuộc trò chuyện này diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 1.1993 - khi ông Clinton nhậm chức Tổng thống Mỹ, đến tháng 12.1999 - khi ông Yeltsin từ chức.
"Ông đã dẫn dắt đất nước đi qua một thời điểm lịch sử và ông đang để lại một di sản để Nga có thể phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo" - ông Clinton nói với cựu Tổng thống Boris Yeltsin trong cuộc điện đàm ngày 31.12.1999 - ngày ông Yeltsin bất ngờ tuyên bố từ chức.
"Tôi biết những thay đổi dân chủ mà ông dẫn dắt đã khiến Nga có thể hòa nhập vào cộng đồng quốc tế" - ông Clinton nói tiếp và nhấn mạnh rằng các nhà sử học sẽ gọi ông Yeltsin là "cha đẻ của nền dân chủ Nga", người đã làm việc "để đưa thế giới trở thành một nơi an toàn hơn".
Tiết lộ tài liệu mật về Boris Yelsin và Bill Clinton những năm 90 - Ảnh 1.
Bản chép cuộc điện thoại ông Clinton gọi Yeltsin ngày 31.12.1999, ngày cựu Tổng thống Nga từ chức.
Các tài liệu cho thấy mối quan hệ mà ông Clinton thể hiện với ông Yeltsin là "quan hệ đối tác hợp tác bình đẳng" giữa Mỹ và Nga , nhưng phần lớn là nhà lãnh đạo Mỹ yêu cầu và nhà lãnh đạo Nga thực hiện.
Nhưng điều đó không có nghĩa là ông Yeltsin không đưa ra yêu cầu nào với người đồng cấp Mỹ. Ngược lại, ông Yeltsin đã yêu cầu rất nhiều, từ việc Mỹ ủng hộ cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 1996 đến cam kết NATO không mở rộng sang các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Nhưng ông Clinton từ chối mọi "thỏa thuận quý ông" về việc mở rộng NATO, và nói với ông Yeltsin rằng ông phải thúc đẩy mở rộng NATO vì các vấn đề chính trị trong nước. Ông nói, phe Cộng hòa đã sử dụng vấn đề này để giành được sự ủng hộ của người Mỹ gốc Đông Âu ở vùng Trung Tây.
Tháng 6.1996, ông Yeltsin hỏi ông Clinton để vay tiền. "Bill, để phục vụ chiến dịch bầu cử của tôi, tôi cần gấp khoản vay 2,5 tỉ USD cho Nga. Tôi cần tiền để trả lương và lương hưu" - ông Yeltsin nói.
"Tôi sẽ kiểm tra với IMF và một số bạn bè của chúng tôi để xem có thể làm được gì" - ông Clinton trả lời.
Nhờ tài trợ của Mỹ, ông Yelsin đã thắng trong cuộc bầu cử năm 1996.
Rạn nứt vì Nam Tư
Để ngăn chặn sự phản đối của Nga trước cuộc tấn công của NATO vào Nam Tư năm 1999, ông Clinton lập luận rằng Tổng thống Slobodan Milosevic là "kẻ bắt nạt", và ông ta không được phép "phá hủy mối quan hệ chúng ta đã gây dựng trong 6 năm rưỡi".
Mặc dù cuối cùng ông Yeltsin đã trao cho Clinton những gì nhà lãnh đạo Mỹ đòi hỏi về vấn đề Kosovo và Nam Tư, nhưng ông cũng cảnh báo Tổng thống Mỹ rằng việc đánh bom sẽ làm mất đi tình cảm và lý trí của người Nga.
"Người dân Nga chúng tôi chắc chắn từ nay sẽ có thái độ tiêu cực với Mỹ và NATO" - ông Yelsin nói với Clinton vào tháng 3.1999.
"Tôi nhớ tôi đã vất vả thế nào để bản thân tôi và những người dân của tôi, những chính trị gia Nga hướng về phương Tây, về Mỹ. Tôi đã từng thành công khi làm điều đó, nhưng bây giờ tôi lại đánh mất tất cả" - ông Yeltsin nói.
Tiết lộ tài liệu mật về Boris Yelsin và Bill Clinton những năm 90 - Ảnh 2.
Ông Yeltsin giới thiệu ông Putin với ông Clinton.
Giới thiệu Putin
Cuối năm 1999, Tổng thống Yeltsin nói với Tổng thống Clinton rằng ông đã tìm được người kế nhiệm là Vladimir Putin .
Tháng 9.1999, ông Yeltsin giới thiệu ông Putin với Clinton như một "người đàn ông cứng rắn", nói thêm: "Tôi chắc chắn rằng ông sẽ thấy Putin là một đối tác có trình độ cao".
"Putin là một nhà dân chủ và ông ấy rất hiểu phương Tây" - ông Yeltsin nói với Clinton ở Istanbul vào tháng 11.1999 - lần cuối cùng hai người gặp nhau.
"Ông và Putin sẽ hợp tác với nhau. Putin sẽ tiếp tục con đường của Yeltsin về dân chủ, kinh tế và mở rộng quan hệ của Nga. Ông ấy có năng lượng và trí tuệ để thành công" - ông Yeltsin nói với Clinton.
Tiết lộ tài liệu mật về Boris Yelsin và Bill Clinton những năm 90 - Ảnh 3.
Ông Yeltsin đề nghị ông Clinton để Châu Âu cho Nga.
Cũng trong lần gặp đó, ông Yeltsin thỉnh cầu Clinton "hãy để Châu Âu cho Nga. Mỹ không ở Châu Âu. Châu Âu nên là việc của Châu Âu. Nga là một nửa Châu Âu, nửa Châu Á... Bill, tôi nghiêm túc đấy. Hãy để Châu Âu cho Châu Âu". Tuy nhiên, ông Clinton đã lịch sự phớt lờ đề nghị của Yeltsin.
Biển Azov

Nga kêu gọi Hoa Kỳ ngăn chặn "các nhân viên dưới quyền đang ngang ngược trên biển Azov"

© AFP 2018 / Alexander Khudoteply
CHÍNH TRỊ
14:51 31.08.2018URL rút ngắn
 0  0  0
WASHINGTON (Sputnik) - Đại sứ quán Nga tại Hoa Kỳ kêu gọi nhà chức trách Mỹ chấm dứt việc bảo vệ “các nhân viên dưới quyền mình đang hành động ngang ngược trên biển Azov”, trích thông cáo của đại diện cơ quan ngoại giao đáp lại tuyên bố của Bộ ngoại giao Mỹ.
"Bộ Ngoại giao với đại diện là phát ngôn viên chính thức Heather Nauert bày tỏ lo ngại về việc dừng tàu một cách bất hợp pháp để kiểm tra trên Biển Azov. Chỉ có việc dừng tàu. Không phải bắt hay giữ tàu. Đáng chú ý là trong "hàng trăm" tàu không nêu tên bất kỳ tàu nào (điều này rất quan trọng, để thấy được chính sách tiêu chuẩn kép). Bộ Ngoại giao Mỹ cố tình né tránh điều này", trích tuyên bố của đại sứ quán.
Đồng thời, như tin đưa, phía Mỹ không đề cập đến việc các nhân viên biên phòng của Ukraina bắt giữ tàu đánh cá "Nord" của Nga và việc các lực lượng công lực Ukraina chặn tàu chở dầu "Mechanic Pogodin" của Nga tại cảng Kherson.
Những cáo buộc này nhằm đánh lạc hướng sự chú ý vào tình trạng vi phạm nhân quyền tại chính Hoa Kỳ cũng như các nước vệ tinh- các nhà ngoại giao tuyên bố đồng thời nhắc nhớ vụ bắt giữ công dân Nga Maria Butina.
Đại sứ quán kêu gọi bắt đầu một cuộc đối thoại thực chất về vấn đề công dân Nga trong các nhà tù của Mỹ.

Người đứng đầu nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự tuyên bố, Alexandr Zakharchenko

Ông Zakharchenko tử vong trong vụ nổ tại quán cà phê ở trung tâm Donetsk

© Sputnik / Press Service of Alexander Zakharchenko
THẾ GIỚI
22:25 31.08.2018(cập nhật 23:45 31.08.2018)URL rút ngắn
DONETSK (Sputnik) - Nhà lãnh đạo CHND Donetsk, ông Alexandr Zakharchenko đã thiệt mạng trong vụ nổ tại nhà hàng "Separ" ở trung tâm Donetsk, - như nguồn tin trong cơ cấu công lực của nước Cộng hòa thông báo với Sputnik.
"Nhà lãnh đạo DNR, ông Alexandr Zakharchenko đã chết do vụ nổ tại quán cà phê "Separ". Bộ trưởng Thu nhập và thuế, ôngTimofeev thì bị thương", — nguồn tin cho biết.
Cơ quan thực thi pháp luật của CHND Donetsk đã bắt giữ các nghi can trong vụ ám sát nhà lãnh đạo NDR, — một nguồn tin trong cấu trúc công lực của CHND Donetsk nói với báo chí.
"Đã bắt giữ mấy đối tượng, biệt kích của Ukraina và những phần tử liên quan, bị nghi tham gia vụ ám sát người đứng đầu nước Cộng hòa", — nguồn tin cho biết.
 Alexander Zakharchenko
© SPUTNIK / IGOR MASLOV
Alexander Zakharchenko
Ông thông báo rằng vụ bắt giữ diễn ra trên Đại lộ Bogdan Khmelnitsky, lưu thông trên tuyến phố này đã bị phong tỏa.
"Các nghi phạm đã bị bắt giữ trong chiếc xe hơi", — người cung cấp tin nói thêm.
"Có mọi cơ sở để giả định rằng đứng sau vụ giết người này là chế độ Kiev, vốn đã nhiều lần sử dụng phương pháp tương tự để loại bỏ những nhân vật bất đồng chính kiến và những người mà họ không ưa", — phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova tuyên bố với các phóng viên.
Cơ quan An ninh Ukraina (SBU)

An ninh Ukraina chối bỏ cáo buộc tham gia vụ ám sát ông Zakharchenko

© Ảnh : Public Domain
CHÍNH TRỊ
00:29 01.09.2018URL rút ngắn
 0  0  0
KIEV (Sputnik) – Cơ quan An ninh Ukraina xác nhận cái chết của người đứng đầu CHND Donetsk Alexandr Zakharchenko, tuy nhiên, bác bỏ cáo buộc về phần tham gia trong vụ này, - Thư ký báo chí của Cơ quan là Elena Gitlyanskaya tuyên bố.
"Chúng tôi xác nhận thông tin về cái chết,  nhưng đặc nhiệm Ukraina không hề liên quan gì đến sự việc. Theo quan điểm của chúng tôi, đây là kết quả của cuộc đấu đá  giữa những người cầm đầu, người ta chia chác cái gì đó", — hãng tin UNN dẫn lời bà Gitlyanskaya. Bà này không đưa ra bất kỳ chi tiết nào khác.
Trước đó, hôm thứ Sáu, trong nhà hàng cách nơi cư ngụ của người đứng đầu DNR Alexandr Zakharchenko vài trăm mét đã xảy ra vụ nổ. Đại biểu Hội đồng Dân tộc của DNR Vladislav Berdichevsky khẳng định việc ông Zakharchenko tử vong do vụ nổ ở Donetsk. DNR tuyên bố rằng đặc nhiệm Ukraina đứng đằng sau vụ ám sát ông Zakharchenko.
Hải quân Ukraina

“Ukraina sẵn sàng tiêu diệt “bất kỳ hạm đội” trên biển Azov trong vòng 5 phút”

© Sputnik / Mikhail Voskresenskiy
CHÍNH TRỊ
23:48 31.08.2018(cập nhật 23:57 31.08.2018)URL rút ngắn
 0  0  0
MATXCƠVA (Sputnik) - Kiev đang có "mọi lực lượng và phương tiện" để phá tan bất kỳ hạm đội nào trên biển Azov, kể cả hạm đội của Nga. Đó là tuyên bố của nghị sĩ Verkhovnaya Rada Yuri Bereza trong cuộc phỏng vấn của cổng thông tin "Obozrevatel".
"Nếu nhìn vào bản đồ nơi có biển Azov, với bố trí chính xác và vững chắc của thế trận tên lửa, bất kỳ hạm đội nào ở đó cũng sẽ bị tiêu diệt chỉ trong vòng 5-10 phút", — ông nghị này tuyên bố.
Theo ý kiến ​​của ông ta, Hải quân Ukraina có khả năng xóa sổ các chiến hạm Nga trên biển Azov với sự giúp đỡ của vũ khí Liên Xô.
"Đo thử xem ở khoảng cách nào có bao nhiêu tàu, thậm chí chỉ cần lấy những vũ khí thời 1991 ở Liên Xô — mà trên thực tế chúng tôi đang có tất cả các loại — và  hệ thống tên lửa-pháo binh, là có thể đè bẹp bất kỳ hạm đội", — Bereza tuyên bố.
Biển Azov
© AFP 2018 / ALEXANDER KHUDOTEPLY
Biển Azov
Đây không phải lần đầu Kiev nảy sinh ý tưởng giao tranh với Nga trên biển. Đồng thời, như ghi nhận của Thứ trưởng Ukraina về các vấn đề của "vùng lãnh thổ bị chiếm đóng" là Georgi Tuka, Hải quân Ukraina dư sức chọi với Matxcơva trên biển Azov nếu chỉ "đấu tay đôi".

Chảo lửa Syria nóng lên từng giờ với nguy cơ Nga-Mỹ đối đầu trực diện

Phương Anh | 31/08/2018 08:03 PM
Chảo lửa Syria nóng lên từng giờ với nguy cơ Nga-Mỹ đối đầu trực diện
Tên lửa Mỹ, Anh, Pháp tấn công Syria hồi tháng 4. Ảnh: AP

Bộ Ngoại giao Nga tiếp tục đưa ra những tuyên bố đanh thép với Mỹ, nhằm ngăn chặn việc phương Tây tiến hành cuộc không kích nhằm vào Syria.

Tình hình Syria tiếp tục nóng lên từng giờ giữa lúc xuất hiện nguy cơ về một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa Mỹ và Nga tại quốc gia Trung Đông này. Đặc biệt sau khi Moscow cảnh báo Washington và các đồng minh phương Tây đang chuẩn bị hành động gây hấn mới, nhằm cản trở nỗ lực chống khủng bố ở Idlib (Syria).
Giữa lúc này, quân đội Syria và đồng minh Nga lại càng ráo riết chuẩn bị cho chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm quét sạch các tay súng phiến quân tại thành trì quan trọng cuối cùng của các phần tử khủng bố.
Nga đã đánh tiếng cảnh báo Mỹ "không nên đùa với lửa ở Syria". Theo đó, Bộ Ngoại giao Nga tiếp tục đưa ra những tuyên bố đanh thép với Mỹ, nhằm ngăn chặn việc phương Tây tiến hành cuộc không kích mới vào quốc gia vốn vẫn đang chìm trong chiến sự này.
Trước đó không lâu, Bộ Quốc phòng Nga cũng thông báo các phần tử khủng bố tại tỉnh Idlib có vẻ như đã sẵn sàng tiến hành một cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học nhằm vào dân thường để đổ lỗi cho chính quyền Damascus, từ đó tạo cớ để Mỹ và các đồng minh tấn công trừng phạt Syria.
Trước những nguy cơ hiện hữu, Syria và Nga - đồng minh chính của nước này đã báo hiệu rằng, một cuộc tấn công toàn diện để chiếm lại Idlib, thành trì phiến quân cuối cùng ở Syria chỉ còn là vấn đề thời gian.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Syria Walid al-Moualem ngày 30/8 nhấn mạnh, Syria đang trong giai đoạn cuối cùng để xóa sạch bóng dáng khủng bố.
"Quyết định của chính quyền Syria là tiêu diệt al-Nusra ở Idlib và chúng tôi sẽ làm điều đó bằng mọi cách. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tránh thương vong cho dân thường", Ngoại trưởng al-Moualem khẳng định.
Về phần mình, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh, sẽ là không thể chấp nhận được khi những kẻ khủng bố, đặc biệt là nhóm Mặt trận al-Nusra, sử dụng khu vực giảm leo thang căng thẳng ở Idlib để phát động cuộc tấn công vào quân đội Syria và cũng như các căn cứ quân sự của Nga trong khu vực.
Đề cập thế trận tại Syria hiện nay, Liên Hợp Quốc cũng dự đoán nguy cơ từ cuộc chiến căng thẳng lần này giữa phiến quân và chính phủ Syria.
Cảnh báo các tay súng nước ngoài đang đổ dồn về Idlib, giới chức Liên Hợp Quốc cho rằng, bất kỳ tính toán sai lầm nào cũng có thể kéo theo những hậu quả không mong muốn, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí hóa học.
Giữa lúc chảo lửa Syria nóng trở lại, Nga đã quyết định tổ chức một cuộc tập trận hải quân lớn trên Địa Trung Hải, với sự tham gia của 25 tàu chiến, 30 chiến đấu cơ, bao gồm máy bay ném bom chiến lược Tu-160. V
iệc cả lực lượng của Mỹ và Nga dồn dập tăng cường hiện diện trên Địa Trung Hải càng cho thấy rõ nét hơn cục diện đối đầu giữa hai ông lớn này tại khu vực.
Rõ ràng, hiện không dễ gì dự đoán được cuộc xung đột dai dẳng tại Syria sẽ tiếp tục kéo dài thêm bao lâu? Và liệu bàn cờ chính trị tại Syria có tiếp tục bị thay đổi khi tình trạng đối đầu nghiêm trọng giữa các bên can dự vào nội chiến này lại trở thành nguồn cơn kéo theo một cuộc xung đột vũ trang mới, với hậu quả được dự báo sẽ rất thảm khốc nếu thực sự xảy ra./.
Mỹ điều thủy quân lục chiến bảo vệ Viện Hoa Kỳ ở Đài Loan?


Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận lực lượng thủy quân lục chiến của nước này sẽ bảo vệ an ninh cho Viện Hoa Kỳ ở Đài Loan (AIT), theo SCMP.
Sau hơn một năm đồn đoán, một viên chức của Bộ Ngoại giao đã xác nhận với SCMP vào ngày 28/8 rằng nhân viên quân sự Mỹ sẽ đảm bảo an ninh cho Viện Hoa Kỳ ở quận Nội Hồ, Đài Bắc, dự kiến bắt đầu hoạt động vào cuối tháng 9.
Một quan chức giấu tên tiết lộ với SCMP rằng một số ít nhân viên người Mỹ sẽ làm việc tại AIT, cùng với một số lượng lớn nhân viên được thuê tại địa phương, lực lượng này sẽ cung cấp an ninh cho tòa nhà văn phòng mới hợp tác với chính quyền địa phương.
Vẫn chưa có báo cáo về việc “nhân viên Mỹ” chuyển sang AIT để làm công tác an ninh sẽ mặc đồng phục quân đội hay quần áo đơn giản để làm việc. Tất nhiên, đồng phục của quân đội Hoa Kỳ làm việc trên đất Đài Loan chắc chắn sẽ làm cho Bắc Kinh khó chịu, theo Taiwan News.
Vào cuối tháng 6, khi được hỏi về khả năng Thủy quân lục chiến bảo vệ AIT, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang) cảnh báo Hoa Kỳ phải “thận trọng”.
Vào cuối tháng 7, kênh tuyên truyền của nhà nước Trung Quốc, Global Times, đã xuất bản một bài báo cho rằng Trung Quốc sẽ nhìn nhận lính Mỹ đóng quân tại Đài Bắc là hành vi cố ý “lật đổ nghiêm trọng” hoặc thậm chí là “Mỹ xâm lược Trung Quốc. ”
Trong những tuần tới dự kiến sẽ có những tuyên bố minh bạch hơn từ AIT hoặc Bộ Ngoại giao Mỹ, theo Taiwan News.
Thanh Hiền

Anh, Pháp, Mỹ tăng cường đối trọng với Trung Quốc tại Thái Bình Dương


Hoa Kỳ, Úc, Pháp và Anh sẽ tăng cường hợp tác với các đảo quốc Thái Bình Dương nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, theo các nguồn tin của tờ Reuters.
Cuộc chiến tạo ảnh hưởng đang diễn ra tại các quốc gia nhỏ ở Thái Bình Dương vì mỗi quốc đảo có một lá phiếu tại các diễn đàn quốc tế như Liên Hợp Quốc, và họ cũng kiểm soát những vùng biển rộng lớn.
Trung Quốc đã chi 1,3 tỷ USD cho các khoản vay và quà tặng ưu đãi kể từ năm 2011 để trở thành nhà tài trợ lớn thứ hai ở Thái Bình Dương sau Australia, gây ra lo ngại ở phương Tây rằng một số quốc gia nhỏ có thể có kết cục quá tải nợ nần của Bắc Kinh.
Đáp lại, Australia, New Zealand và Mỹ nói rằng họ sẽ tăng viện trợ kinh tế và mở rộng sự hiện diện ngoại giao của họ cho các nước trong khu vực, các quan chức chính phủ và các nhà ngoại giao nói với Reuters.
Một nguồn tin chính phủ Mỹ có kiến ​​thức trực tiếp về kế hoạch của Washington cho khu vực này, đã nói với điều kiện giấu tên: “Chúng tôi lo lắng về các mưu đồ của Trung Quốc để dẫn đến nợ nần không bền vững”.
Quan chức Mỹ cho biết Washington cần phải có đại diện đầy đủ ở các nước Thái Bình Dương để chính phủ của họ biết những lựa chọn nào đã được mở ra cho họ và hậu quả của việc lựa chọn đề nghị từ nơi khác.
Nguồn tin chính phủ Mỹ cho biết, Washington sẽ tăng cường số lượng nhân viên ngoại giao tại Palau, Liên bang Micronesia và có khả năng là Fiji trong vòng hai năm tới.
Chính phủ Australia dự kiến ​​sẽ công bố Cao ủy đầu tiên của mình tại Tuvalu trong vòng vài tuần tới, một nguồn tin chính phủ nói với Reuters.
Anh sẽ mở các văn phòng cao uỷ mới tại Vanuatu, Tonga và Samoa vào cuối tháng 5/2019, trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang tìm cách tổ chức một cuộc họp lãnh đạo Thái Bình Dương vào đầu năm tới, các nguồn ngoại giao và chính phủ đã nói với Reuters.
Đến cuối năm 2018, Fiji hy vọng sẽ nhận được một tàu thủy văn có thể lập bản đồ đáy biển, Viliame Naupoto, người đứng đầu lực lượng vũ trang Fiji nói với Reuters. Đây sẽ là món quà quân sự đầu tiên từ Trung Quốc đến một quốc gia Thái Bình Dương, và các nhà ngoại giao phương Tây coi đây là một nỗ lực của Bắc Kinh để tìm kiếm sự ủng hộ với Fiji, một trong những nền kinh tế lớn nhất trong khu vực.
Các đồng minh phương Tây cũng đang làm việc về xây dựng các mối quan hệ. Các lực lượng từ Papua New Guinea, Fiji và Tonga tuần tới sẽ tham gia hai tuần tập trận quân sự ngoài khơi bờ biển phía bắc của Úc, cùng với các nhân viên đến từ Hoa Kỳ, Pháp và Nhật Bản. Trung Quốc cũng tham dự theo lời mời của nước chủ nhà Úc.
Andrea Thompson, thư ký An ninh quốc tế và kiểm soát vũ khí Hoa Kỳ nói với Reuters: “Có một sự thúc đẩy bền vững của các đồng minh trong khu vực. Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một khu vực biển rộng lớn; một lực lượng hải quân mạnh mẽ sẽ làm cho quốc phòng mạnh mẽ”.
Minh Đức

Nhật Ký Biển Đông: Chiến Lược Ngoại Giao Đa Phương

Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Tám ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
 
Tình hình Hoa Kỳ:
 
-Yahoo News ngày 16/8/2018: “Hơn 300 tờ báo khắp nước Mỹ đã đi bài xã luận riêng rẽ vào ngày hôm nay để chống lại những lời lẽ quá khích chống báo chí của Tổng Thống Donald Trump. Ông Trump đã chế giễu những bài tường thuật của báo chí là “tin ngụy tạo” và công kích các phóng viên là “kẻ thù của người dân”. ”
 
Trong khi đó theo Reuters, Thượng Viện Hoa Kỳ ngày hôm nay đã thông qua nghị quyết xác định hỗ trợ cho quyền tự do báo chí và nói rằng báo chí, truyền thông không phải kẻ thù của người dân. Đúng là nước Mỹ đại loạn. Nhưng nói đi phải nói lại. Đòi hỏi báo chí trung thực 100% chỉ là ảo tưởng. Nghề làm báo không phải là một nghề làm thiện nguyện mà là một nghề để kiếm ăn. Mỗi báo đều có khuynh hướng chính trị, kinh tế, tôn giáo khác nhau. Báo A ủng hộ đảng này, báo B ủng hộ đảng kia. Đó là khuynh hướng tự nhiên. Tuy nhiên dù khuynh hướng khác nhau, dù chống đối chính quyền…nhưng báo chí phải trung thực. Không trung thực, gian trá, bịa đặt tin tức… thì báo chí chính là kẻ thù, là thuốc độc, là ung nhọt của xã hội. Thật là bất hạnh nếu con người phải sống trong một xã hội gian trá như: hàng giả, tiền giả, lời nói giả dối, tin tức gian dối và những lời hứa, tình cảm gian dối! Chính quyền không phải là cỗ máy, mà là con người. Chính quyền nào cũng muốn ém nhẹm những khuyết điểm, những sai trái, hành vi nhũng lạm, thói hư tật xấu. Cho nên khi báo chí nói lên sự thực thường bị chụp mũ, đe dọa và có khi bị giết hại. Nói lên sự thực là một hành vi vô cùng can đảm chứ không phải chuyện chơi. Lịch sử cho thấy hầu hết những người nói lên sự thực/trung ngôn đểu chết thảm hoặc cuộc đời tan nát.
         
  -Houston Chronicle ngày 17/8/2018: “Giáo  phái thờ Quỷ Sa Tăng (Satanic Temple) khánh thành một bức tượng hình người,  đầu dê, có cánh  tên gọi Baphomet (tiêu biểu của Quỷ Sa Tăng) tại cuộc tập họp trước Dinh Thống Đốc và Quốc Hội của Tiểu Bang Arkansas để phản đối việc dựng một bảng đá có khắc Mười Điều Răn Của Chúa (Ten Commandments) tại đây. Với những người theo đạo thờ Quỷ Sa Tăng (Satanist), những người Vô Thần (Atheist) và cả những người theo Thiên Chúa Giáo hiện diện, một vài người đọc diễn văn kêu gọi dẹp bảng đá hoặc phải cho họ dựng tượng Quỷ Sa Tăng Baphomet. Những người theo đạo thờ Sa Tăng nói rằng bảng đá khắc Mười Điều Răn Của Chúa vi phạm nguyên tắc tự do tín ngưỡng ghi trong hiến pháp và việc dựng tượng Sa Tăng là bày tỏ sự khoan dung tôn giáo.”
 
            Nếu theo đúng tinh thần “tự do và bình đẳng tôn giáo” ghi trong hiến pháp thì không thể dựng tượng, trưng bày hình ảnh, kinh điển, điều răn dạy của bất kỳ tôn giáo nào tại những nơi công cộng. Những nơi này là tài sản chung của đất nước- tức tài sản của tín đồ mọi tôn giáo đang sống trên đất nước. Theo thống kê năm 2011, nước Anh có khoảng 3850 tín đồ theo đạo Sa-tăng. Còn ở Hoa Kỳ, đạo Sa Tăng đã có 15 chi nhánh trên toàn quốc và có khoảng 10,000 người nhận mình là tín đồ Sa Tăng qua mạng lưới điện tử. Sự phát triển tôn giáo thờ Sa Tăng rất phức tạp. Theo Wikipedia, ngay trong thời kỳ Đế Quốc La Mã, một số giáo sĩ Thiên Chúa Giao cũng đã lén lút thờ Sa Tăng qua cái tên Baphomet và Lucifer (Thiên Thần do Thiên Chúa tạo ra, sau trở thành phản đồ, bị ném xuống địa ngục và trở thành quỷ Sa Tăng) thường hiện ra dưới hình dáng con mèo (The Knights Templar were accused of worshipping an idol known as Baphomet, with Lucifer having appeared at their meetings in the form of a cat.)
 
            – Detroit Free Press ngày 17/8/2018: “Người đàn bà đứng dậy và nhìn thẳng vào người đàn ông Da Đen tên Powell bị kết tội 148 năm tù đã làm nhơ nhớp đời bà và làm cho nó trở nên đen tối khi người đàn ông này khủng bố, cướp và xâm phạm tiết hạnh bà và người yêu của bà (buộc hai người phải làm tình trước họng súng) sáu năm về trước. Bà nói rằng bản án này sẽ làm cho thủ phạm không còn có cơ hội nhìn lại ánh sáng cuộc đời. Cùng với tám nạn nhân khác- bốn đàn ông và bốn đàn bà- gọi hung thủ là “ác quỷ” khi người đàn bàn nói trước đám đông tại tòa án.”
 
            Theo giáo lý nhà Phật, trong thế giới này đang có sáu loài, sáu cảnh giới đó là Phật, Cõi Trời, Người, Địa Ngục, Ngạ Quỷ (Quỷ Đói) và Súc Sinh sống lẫn với nhau. Tất cả đều do Tâm mà hiện ra. Hiền lành, biết thương người, sống bằng Trí Tuệ, coi chúng sinh đều bình đẳng như nhau, đó là Phật. Lòng dạ hung hiểm, làm chuyện ác độc dị thường đó là Quỷ dù mang hình dáng con người (hung thủ ở trên chính là Quỷ mang hình dáng con người, có khi rất đẹp trai hay đẹp gái). Đất nước hay xã hội hiền hòa, không chiến tranh, không hơn thua, biết yêu thương nhau đó là Cõi Trời. Chiến tranh, thù hận, nghi kỵ, ghét bỏ, tàn sát lẫn nhau đó là Địa Ngục. Loạn luân, dâm dục quá độ, lấy lõa thể, phô diễn mông, vú, bộ phận sinh dục làm giá trị, tuy vẫn mang hình dáng con người nhưng có cuộc sống của Súc Sinh.
 
            -Yahoo News ngày 26/8/2018: “Ba trẻ vị thành niên từ 17-18 tuổi đập cửa sổ, xông vào nhà, hãm hiếp và bắt cóc một bà cụ 70 tuổi ở Memphis, Arkansas.”
 
            -Reuters ngày 26/8/2018: “Trong vòng 10 năm, sau khi việc bán và hút cần sa được hợp thức hóa, tổng số cần sa bán ra có thể lên tới 47 tỷ Mỹ Kim, ngang với thương vụ bán bia và rượu vang gộp lại.”
 
            Thật kinh hoàng! Không cần chiến tranh, không cần bom nguyên tử, dân Hoa Kỳ có thể bị suy đồi bởi loại ma túy này. Theo thống kê năm 2014, 15.6% học sinh Lớp Tám, 33.7% học sinh Lớp Mưởi và 44% học sinh Lớp Mười Hai hút cần sa. Còn theo thống kê của CBS, 80% trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi) hút cần sa. Đây là cái giá phải trả của Dân Chủ, Tự Do và Nhân Quyền. Ngăn cấm thì bị lên án là man rợ và vi phạm nhân quyền. Còn buông thả thì đất nước suy vong. Cho nên cái gì cũng phải Trung Dung. Nhân đạo quá, tự do quá là “tự hủy diệt”.
 
Tình hình thế giới:
 
            -Business Insider ngày 15/8/2018: Đã liệt kê những quốc gia “khó lòng chinh phục nhất” (most impossible to conquer), đó là Hoa Kỳ, Nga, A Phú Hãn, Trung Hoa và Ấn Độ. Bảng xếp hạng này tương đối khách quan. Riêng đối với A Phú Hãn, một nước rất nhỏ và lạc hậu nhưng lại được mệnh danh là Mồ Chôn Của Các Đế Quốc (The Graveyard of Empires). Các đế quốc Anh, Liên Bang Sô-viết đã ôm đầu máu tại đây. Hiện giờ siêu cường Hoa Kỳ đang lún sâu vào cuộc chiến 17 năm mà chiến thắng chưa hiện ra. Nếu Hoa Kỳ rút đi mà không có chiến thắng- tức Taliban bị tiêu diệt – thì có lẽ ngàn năm nữa không một đế quốc nào dám bén mảng tới quốc gia nằm trong hóc kẹt này. Các đế quốc giống như con sư tử, nhưng A Phú Hãn lại là con nhím. Gặm con nhím, gai đâm vào cổ, sư tử chết.
 
            -Reuters ngày 17/8/2018: “Vào ngày hôm nay Bộ Tài Chính Hoa Kỳ áp đặt trừng phạt lên một số giới chức quân sự và cảnh sát Miến Điện vì đã tham dự vào cuộc mà Hoa Kỳ gọi là ‘thanh lọc chủng tộc’ cùng những vi phạm nhân quyền khác đối với người thiểu số Hồi Giáo Rohinhgya. Thế nhưng các giới chức quân sự Miến Điện phủ nhận cáo buộc này và gọi đó là chiến dịch chống khủng bố.” Cũng theo Reuters ngày 29/8/2018,  “Miến Điện bác bỏ một bản báo cáo của thanh tra LHQ yêu cầu các ông tướng cao cấp phải bị truy tố về tội diệt chủng và nói rằng cộng đồng quốc tế đã phỏng đoán sai lầm. Bản báo cáo cho thấy đây là lần đầu tiên tổ chức này đã công khai kêu gọi các viên chức Miến Điện phải bị truy tố về cuộc đàn áp tàn bạo người Hồi Giáo Rohingya năm ngoái.”
 
            -Business Insider ngày 17/8/2018: “Hoa Lục phát động chiến dịch tẩy chay quán Cà-phê 85tại Los Angeles mà chủ nhân người Đài Loan đã nồng nhiệt tiếp đón bà Thái Anh Văn khi trên đường đi Nam Mỹ đã ghé ngang đây. Hệ thống quán cà-phê này ở Hoa Lục đã thiệt hại 120 triệu Mỹ Kim từ khi có chiến dịch tẩy chay.”
 
Quán cà-phê & bánh ngọt này ở Westminster được người Việt chiếu cố, xếp hàng để mua. Người Việt mình có cái tức cười. Chửi bới, căm thù, lên án Hoa Lục cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974, nhưng lại lặng thinh chuyện Đài Loan (Tàu Tưởng Giới Thạch) chiếm Đảo Ba Bình/Thái Bình của Việt Nam năm 1956. Hai ông ba Tàu cùng chiếm đảo của cha ông mình, nhưng lại thương ông Tàu Đài Loan, ghét ông Tàu Trung Quốc. Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Đài Loan vừa tập trận lớn tại Đảo Ba Bình.               
 
            Hiện nay Hoa Lục đang quyết tâm xóa tên Đài Loan trên mặt trận ngoại giao, tức có đó nhưng không được nước nào công nhận cả. Theo tôi, nếu Hoa Kỳ công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập, chắc chắn Hoa Lục sẽ tấn công Đài Loan. Hoa Lục không bao giờ chịu để Đài Loan biến thành một căn cứ quân sự của Mỹ để khống chế đại lục. Theo Reuters ngày 18/8/2018, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ một người đàn ông trên nhóm diễn đàn (social media) đã đặt câu hỏi tại sao không thể gọi Đài Loan là một quốc gia. 
            -Tổng Hợp ngày 18/8/2018: Lễ khai mạc Á Vận Hội (ASIAD 2018) đã long trọng diễn ra tại vận động trường Gelora Bung Karono của Thủ Đô Jakarta, Nam Dương. Tổng thống Nam Dương và phu nhân đã tham dự lễ khai mạc cùng 80,000 khán giả. Nước chủ nhà sẽ có 1000 lực sĩ tham gia các cuộc tranh tài. Việt Nam có 523. Khoảng 1 tỷ người trên khắp thế giới sẽ theo dõi những trận tranh tài được truyền đi qua hệ thống truyền hình trực tiếp hoặc mạng lưới điện tử.
 
            Ngày nay các Thế Vận Hội, Á Vận Hội, Đông Nam Á Vận Hội, được coi như những sự kiện lớn của hành tinh này. Ngoài việc tranh tài thể thao, đây còn là cơ hội để bày tỏ tình hữu nghị và trình bày những nét văn hóa đặc thù của từng quốc gia. Nam Dương đã huy động 100,000 binh sĩ và cảnh sát để bảo vệ an ninh cho Á Vận Hội, ra lệnh truy quét tội phạm và bắn bỏ những phần tử phá hoại chống lại lệnh của cảnh sát. Nam Dương còn dùng cả những đội bắn tỉa để triệt hạ thành phần khủng bố. Dường như có một công thức đi đôi như bóng với hình giữa sự phát triển của một quốc gia với sự phát triển của các bộ môn thể thao. Một quốc gia nghèo đói, kém phát triển thường “lẹt đẹt” về thể thao hoặc thể thao không có gì cả hoặc chỉ có bóng tròn, bóng chuyền, chạy bộ là cùng. Cùng là Á Châu nhưng thể thao của Nhật Bản phát triển vượt bực hơn hẳn Ấn Độ và Trung Hoa.
 
            -Yahoo News ngày 19/8/2018: “Tổng Thống Nga Putin dự trù thảo luận kế hoạch trợ giúp nhân đạo để người tỵ nạn Syria có thể trở về nước và cảnh báo bà Thủ Tướng Merkel là một đợt di dân mới sẽ tạo gánh nặng và xáo trộn. Bà Merkel tiếp Ô. Putin trong cuộc họp song phương lần đầu tiên tại Đức kể từ năm 2013 đã nói với Ô. Putin rằng Nga có trách nhiệm giúp để giải quyết một số những cuộc khủng hoảng như Syria và Ukraina. Trước khi có cuộc họp riêng với bà Merkel tại lâu đài của chính phủ ở bắc Bá Linh, Ô. Putin nói hiện nay tại Thổ Nhĩ Kỳ có 3 triệu người tỵ nạn, tại Jordanie có 1 triệu, khiến tạo gánh nặng khổng lồ lên Âu Châu cho nên điều tốt nhất là làm mọi cách để họ có thể hồi hương. Hai bên cũng đã thảo luận về ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 đã bị Hoa Kỳ và một vài nước Âu Châu chỉ trích vì sợ Âu Châu sẽ lệ thuộc vào Nga. Năm ngoái Đức đã nhập cảng 53 tỷ mét khối khí đốt từ Nga.”
 
            -AFP ngày 21/8/2018; “Mạc Tư Khoa và Cộng Hòa Trung Phi vừa ký văn kiện hợp tác quân sự vào ngày hôm nay, non một tháng sau khi ba nhà báo Nga bị giết ở quốc gia tao loạn này và đang điều tra việc có lính đánh thuê người Nga. Bộ Trưởng Quốc Phòng  Sergi Shoigu và người đồng cấp Cộng Hòa Trung Phi đã ký văn kiện này bên lề cuộc triển lãm vũ khí 2018 (exp. Army 2018) ở ngoài Mạc Tư Khoa. Ô. Shoigu nói rằng thỏa hiệp giúp gia tăng mối liên hệ quốc phòng.”
 
            Đây là xứ sở của Ô. Bocassa- trung sĩ quân đội Liên Hiệp Pháp sau trở thành tổng thống rồi tự phong mình là hoàng đế rồi bị lật đổ năm 1979, có con rơi tại Việt Nam tên gọi Cô Ba Xí gây ồn ào ở Miền Nam một thời.
 
            -Reuters ngày 25/8/2018: “Tổng Thống Donald Trump đột ngột ra lệnh ngưng chuyến đi Bắc Triều Tiên của Bộ Trưởng Ngoại Giao Mike Pompeo, công khai thừa nhận rằng nỗ lực để Bắc Triều Tiên hủy bỏ chương trình nguyên tử đã  bị đình trệ kể từ cuộc họp thượng đỉnh với Ô. Kim Jong Un.” Sau đó, có lúc Ô. Trump nói sẽ cho tổ chức lại cuộc tập chung với Nam Triều Tiên, có lúc không. Trong khi đó, nóng lòng với kết quả, dường như phái đoàn của Nhật Bản đã bí mật gặp phái đoàn Bắc Triều Tiên tại Hà Nội.  
 
Chiến Tranh Lạnh Mới:
 
            -Reuters ngày 24/8/2018: Cố Vấn An Ninh Quốc Gia John Bolton đã tới Mạc Tư Khoa để gặp gỡ giới chức an ninh của Nga kể từ cuộc họp thượng đỉnh Trump-Putin ở Helsinki và chuyến viếng thăm Mạc Tư Khoa của một số thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa. Thế nhưng sau cuộc họp hai bên đã không thể đưa ra bản thông cáo chung. Hoa Kỳ yêu cầu nêu vấn đề Nga can thiệp vào cuộc bầu cử, trong khi Nga yêu cầu đưa vấn đề Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác vào bản tuyên bố chung. Theo The Hill ngày 22/8/2018, “Tổng Thống của Bosnia Serb Republic cáo buộc Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc bầu cử của đất nước ông, điều mà Hoa Kỳ gọi là ” bàn tay bí mật” (Conspiracy Theory mà Miền Nam trước đây gọi là Bàn Tay Lông Lá). Ô. Milorad Dodik nói với Reuters rằng Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) đã dùng tổ chức phi chính phủ tại đây để ảnh hưởng tới cuộc bầu cử. Thế nhưng Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đã bác bỏ cáo buộc này.”
 
            – NextBigFuture.com ngày 23/8/2018: “Trung Hoa cần 10-20 năm để ngang hàng với Hoa Kỳ về kinh tế,  20-40 năm để ngang hàng với Hoa Kỳ về quân sự.” Thế nhưng theo Fox News cùng ngày, “Trung Hoa sẽ qua mặt Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đây là lúc chúng ta phải gia tăng tốc độ.”
 
            Gia tăng như thế nào đây? Phải giảm bớt chi phí quốc phòng để gia tăng kinh tế? Phải mở rộng thị trường và tránh dùng “ngọn roi nhân quyền và cấm vận” để khỏi mất lòng bè bạn và đồng minh? Có một nguy cơ chí tử là Hoa Kỳ có thể sản xuất mọi sản phẩm nhưng giá thành lớn quá, không cạnh tranh nổi với Trung Quốc và các nước nhỏ. Chính vì thế mà các đại công ty Hoa Kỳ muốn tồn tại phải chạy qua các nước nhân công rẻ khiến sản xuất đình trệ, nhân công thất nghiệp. Gia tăng thuế nhập cảng là để bảo vệ hàng nội địa. Nhưng đối thủ cũng gia tăng thuế nhập cảng khiến hàng của Mỹ không bán được hoặc bán chậm tại nước ngoài. Cuối cùng “chiến tranh kinh tế” không phải là giải pháp phát triển kinh tế. Hiện Hoa Kỳ và Trung Quốc đang phải đàm phán để chấm dứt cuộc chiến mậu dịch nhưng chưa đi tới đâu. Hiện nay Mỹ đang kiện Nga tại Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) vì Nga đã đánh thuế nhập cảng quá cao vào các hàng của Mỹ.
 
Hai nền kinh thế Mỹ-Hoa như nước với lửa. Một bên theo chế độ “Kinh tế tự do” chính quyền không được phép can thiệp vào các hoạt động kinh tế của tư nhân. Một bên theo chế độ “Kinh tế chỉ huy” chính quyền điểu khiển mọi hoạt động kinh tế của quốc gia. Từ một quốc gia nghèo đói, lạc hậu, nền “Kinh tế chỉ huy” đã đưa Hoa Lục lên địa vị ngang bằng Mỹ. Vậy thì trong trường kỳ chưa biết nền kinh tế nào hay hơn.
 
-AFP ngày 27/8/2018: “Tổng Thống Pháp Macron kêu gọi Âu Châu thôi ỷ lại vào Hoa Kỳ để bảo đảm an ninh trong lúc ông thúc đẩy một sự hợp nhất mới cho Âu Châu nơi khuynh hướng quốc gia đang gia tăng. Đức ủng hộ đề nghị thành lập một lực lượng phản ứng nhanh cỡ nhỏ và phi cơ chiến đấu được gom lại để điều khiển chung.”
 
Trên đời này “hết hợp rồi lại tan” là chuyện thường. Tại sao Âu Châu có thể tổ chức thành một “Liên Hiệp” dùng tiền chung, lại không thể tự lo về an ninh? An ninh ở đây là đối đầu với Nga. Tại sao không thể ký kết một thỏa ước bất tương xâm với Nga? Hiện nay Ô. Trump đang căng thẳng với các quốc gia Âu Châu qua các vấn đề thuế nhập cảng, chiến dịch cô lập Ba Tư và đòi hỏi chi phí quốc phòng phải là 3%. Nếu Hoa Kỳ rút chân ra khỏi Minh Ước Bắc Đại Tây Dương thì sức mạnh quân sự của Mỹ chỉ còn một nửa. Trong lúc Ô. Trump lạnh nhạt với Âu Châu thì Thổ Nhĩ Kỳ- một thành viên của NATO lại nồng ấm với Nga khiển nảy ra lo ngại về một sự rạn nứt trong liên minh này.
 
-Yahoo News ngày 28/8/2018: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Shoigu cho biết Nga sẽ tổ chức cuộc tập trận lớn nhất vào tháng tới kể từ đỉnh cao của cuộc Chiến Tranh Lạnh, triển khai khoảng 300,000 binh sĩ có cả sự tham dự của chục ngàn binh sĩ tới từ Hoa Lục. Cuộc tập trận Vostok-2018 kéo dài từ Rặng Ural tới bờ biển Thái Bình Dương từ 11-15 Tháng Chín, 2018 với 1/3 của quân số hiện dịch, 1000 máy bay, 36,000 chiến xa và xe bọc thép và các Hạm Đội Bắc và Thái Bình Dương.”
 
            Đây là dấu hiệu phô trương lực lượng để cho Hoa Kỳ và NATO biết sức mạnh quân sự của Nga như thế nào và cũng là biểu hiện rõ nét về sự hợp tác quân sự Nga-Hoa có thể có nếu nổ ra chiến tranh. Nếu Mỹ tiếp tục cấm vận và kiềm chế Nga, một liên minh quân sự Nga-Hoa sớm muộn cũng sẽ hình thành. Khi đó Mỹ phải đối đầu với hai siêu cường quân sự trong khi đang lún sâu vào cuộc chiến ở A Phú Hãn, Syria, cuộc xung đột Do Thái-Palestines và cuộc chiến có thể có với Ba Tư và bất hòa với NATO.
 
Tình hình Trung Đông:
 
            -Bloomberg News ngày 15/8/2018: “Sau khi gặp gỡ Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdorgan, Emir Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani của Qatar cam kết giúp đầu tư vào Thổ Nhĩ Kỳ 15 tỷ Mỹ Kim để ổn định tình hình tài chính của Thổ giữa lúc đồng lira mới vừa hồi phục.” CBS News ngày 16/8/2018 phổ biến hình ảnh cho thấy người dân Thổ xé đồng đô-la và dùng búa tạ đập nát điện thoại thông minh (iPhone) của hãng Apple sản xuất từ California để ủng hộ chính quyền trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Coi chừng cuộc chiến thương mại biến thành cuộc chiến ngoại giao và đưa tới tinh thần “bài Mỹ’. Tin tức mới nhất cho biết một chiếc xe hơi phóng qua và đã bắn một số phát đạn vào cổng tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Ankara. Theo Fox News ngày 20/8/2018, Hoa Kỳ từ chối đề nghị của Thổ sẽ thả mục sư Tin Lành nếu Hoa Kỳ ngưng cuộc điều tra và phạt Tukish Bank cả tỷ Mỹ Kim.
 
            Như tôi đã nói kỳ trước, phong tỏa kinh tế hay cấm vận dùng để bảo vệ an ninh, quyền lợi quốc gia hay quốc tế chứ không để bảo vệ quyền lợi của cá nhân. Nếu vì tự ái hai bên cứ kéo dài “cuộc chiến” như thế này thì bất lợi cho cả hai, trong khi Thổ là đồng minh chiến lược của NATO.
 
            -AFP ngày 18/8/2018: Tổng Thư Ký LHQ Antonio Guterres đề nghị bốn giải pháp để gia tăng bảo vệ  người Palestines ở trong khu vực Do Thái kiểm soát, từ việc gửi các toán giám sát nhân quyền và quan sát viên không vũ trang – tới việc triển khai binh sĩ hoặc cảnh sát dưới mạng lệnh của LHQ. Những đề nghị này nằm trong bản báo cáo mà Đại Hội Đồng đã yêu cầu để đối phó với việc gia tăng bạo động tại Gaza- nơi mà 171 người Palestines đã bị lính Do Thái bắn chết kể từ Tháng Ba, 2018.”
 
            -ABC News ngày 19/8/2018: “Trong một cuộc phỏng vấn với ABC News, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia John Bolton nói rằng ông rất chú ý tới ý kiến dùng nhà thầu tư nhân thay cho lính Mỹ để đảm đương cuộc chiến ở A Phú Hãn kéo dài đã 17 năm. Sáng kiến này đang được thảo luận tại Tòa Bạch Ốc.”
 
            Phải chăng đây lại là kiểu “chạy làng” giống như chiến tranh Việt Nam? Sau Hiệp Định Paris, để chuẩn bị cho cuộc rút lui (Ô. Nguyễn Tiến Hưng gọi là tháo chạy) Hoa Kỳ đã thi hành kế hoạch “Việt Nam Hóa Chiến Tranh” mà báo chí còn gọi là “Thay Màu Da Trên Xác Chết”. Giờ đây dùng nhà thầu chiến tranh, tức binh sĩ do nhà thầu tuyển dụng. Rồi xe tăng, máy bay, máy bay không người lái, đại bác…cũng do “binh sĩ” của nhà thầu điều khiển – thì tôi không biết phải gọi cuộc chiến này như thế nào? Ông chủ thầu này lấy mạng lệnh gì, lấy tư cách gì để tổ chức những cuộc hành quân, bình định, an dân, tổ chức các cuộc họp hay phối hợp hành quân với NATO với các tư lệnh quân đội A Phú Hãn? Cuối cùng thì ông nhà thầu này cũng chính là đại diện của tổng tư lệnh tối cao Hoa Kỳ (tổng thống) – chứ còn ai nữa? Thế rồi những “binh sĩ đánh mướn” này bị bắt, liệu có thể gọi họ là tù binh chiến tranh (POW) của Hoa Kỳ? Hay họ chỉ là nhân viên của công ty tư nhân cho nên mặc xác họ, nhà thầu tự lo lấy, chính phủ vô trách nhiệm? Thật nhức đầu! Nguyên do cũng chỉ vì Ô. Bush Con không tính toán kỹ lưỡng, đã lao vào cuộc chiến ở một nơi mà các sử gia gọi là “Mồ Chôn Của Các Đế Quốc” (The Graveyard of  Empires) cho nên đã 17 năm rồi, mỗi năm chi 5 tỷ Mỹ Kim mà chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Theo Reuters ngày 18/8/2018, Ngoại Trưởng Mike Pompeo nói rằng đây là thời điểm cho hòa bình giữa lúc chính phủ A Phú Hãn tuyên bố ngưng bắn với Taliban. Tuy nhiên Hoa Kỳ muốn thương thảo riêng với Taliban mà không có Nga. Theo Fox News ngày 21/8/2018, “Nga nói rằng Taliban vừa chấp thuận lời mời đàm phán vào tháng tới. Sự loan báo chương trình đàm phán diễn ra giữa lúc Taliban mở rộng sự có mặt khắp A Phú Hãn và liên tục tung ra những đợt tấn công đầu tháng này, bao gồm cả vùng Ghazni một thành phố chiến lược gần Thủ Đô Kabul. Ngoại Trưởng Nga Lavrov nói rằng Mạc Tư Khoa đã mời Taliban họp vào ngày 4/9/2018 và hy vọng sẽ là cuộc đối thoại xây dựng.”
 
            -New York Post ngày 18/8/2018: “Lính Nga hiện đang tuần tra trên Cao Nguyên Golan do một thỏa hiệp với Do Thái để tránh chí nguyện quân Ba Tư tiến vào đây.” Cuộc chiến Syria biến chuyển không sao lường trước được. 
 
            -Yahoo News UK. Ngày 22/8/2018:” Một phụ nữ hoạt động nhân quyền có thể bị thi hành án tử hình – một lần nữa làm nổi bật thành tích nhân quyền của Ả Rập Sê-út. Cô Asraa al-Ghomgham đòi hỏi chấm dứt phân biệt đối xử với những người Hồi Giáo Shia và thả những tù nhân chính trị đã bị tòa án kết tội tử hình vào Tháng Tám. Quyết định thi hành – phần lớn là chặt đầu – tùy thuộc vào Vua Salman.”
 
            -AP ngày 24/8/2018: “Tổng Thống Donald Trump vừa ra lệnh cắt số viện trợ 200 triệu Mỹ Kim cho người Palestines. Tổ Chức Giải Phóng Palestines (PLO) lập tức tố cáo quyết định này và gọi đó là thủ đoạn chính trị  rẻ tiền. Và người dân Palestines  và các nhà lãnh đạo sẽ không bị đe dọa và sẽ không chịu thua trước sự cưỡng ép.”
 
            -Reuters ngày 26/8/2018: “Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cam kết đem lại hòa bình và an ninh cho Iraq và những vùng của Syria không đặt dưới sự kiểm soát của Thổ và nói rằng những tổ chức khủng bố ở những khu vực này phải bị loại trừ. Thổ Nhĩ Kỳ đã hỗ trợ cho vài nhóm phiến quân tại Syira, nay hợp tác với Nga và Ba Tư là những nước ủng hộ Ô. Assad để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng.” Trong khi đó cũng theo Reuters, bộ trưởng quốc phòng Ba Tư đã gặp bộ trưởng quốc phòng  Syria tại Damascus. Bộ trưởng quốc phòng Ba Tư nói rằng bang giao giữa hai nước mạnh mẽ và ổn định.
 
            -Reuters ngày 27/8/2018: “Ngày hôm nay hai bộ trưởng quốc phòng Ba Tư và Syria đã ký văn kiện hợp tác quốc phòng.”
 
Tình hình Biển Đông:
            -Reuters ngày 15/8/2018: “Ủy Ban Sông Mekong hoan nghênh quyết định của chính phủ Lào đình chỉ
 
việc chấp thuận những dự án xây đập mới trong khi duyệt xét lại những đập đang xây cất, sau biến cố vỡ đập tháng vừa qua.”
 
            -Reuters ngày 16/8/2018: “Hoa Lục bác bỏ lời kêu gọi của Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte yêu cầu Bắc Kinh suy nghĩ lại lối hành xử tại Biển Đông và nói rằng Trung Quốc có quyền phản ứng với các tàu hay máy bay đến gần các đảo của họ. Ô. Duterte nói rằng Hoa Lục không có quyền trục xuất tàu hay máy bay đi ngang qua các đảo nhân tạo nằm trên hải lộ còn đang tranh chấp và hy vọng Bắc Kinh dịu bớt thái độ và ngưng những hành động ngăn cấm.” Theo Bloomberg News cùng ngày, Hoa Lục đã cho thiết kế những vệ tinh để nhận dạng và theo dõi các tàu, máy bay di chuyển qua các đảo nhân tạo.
 
            Ít ra Ô. Duterte cũng phải có những lời nói “ấm lòng chiến sĩ”như thế này chứ. Đầu tư  để phát triển đất nước quan trọng, nhưng hải phận bị xâm lấn, đất đai của Tổ Quốc mất rồi thì làm sao lấy lại được?
 
                -Business Insider ngày 16/8/2018: “Hoa Kỳ cảnh báo Phi Luật Tân hãy suy nghĩ cẩn thận về dự tính mua thiết bị quân sự từ Nga, bao gồm những tàu ngầm chạy bằng điện và dầu cặn và nhấn mạnh rằng Nga không phải là người hợp tác tốt lành. Bộ Trưởng Quốc Phòng Phi Luật Tân Lorenzana nói rằng Phi cần tàu ngầm để theo kịp các nước láng giềng vì Phi không có sức mạnh quân sự ở dưới biển. Còn Ô. Duterte nói rằng nếu Phi Luật Tân mua tầu ngầm của Mỹ thì nó sẽ nổ tung (implode).” Theo Eurasia Review ngày 23/8/2018, Tổng Thống Duterte lại lên tiếng đả kích Mỹ, nhưng tìm cách làm Mỹ yên tâm khi nói rằng tầu ngầm này không dùng để chống Mỹ.
 
Thực  ra tầu ngầm của Mỹ rất tốt không “nổ sảng” như Ô. Duterte nói. Nhưng kinh nghiệm cho thấy mua vũ khí của Mỹ sẽ phải lệ thuộc vào Mỹ. Cho nên một số quốc gia né tránh và chuyển qua mua vũ khí của Pháp hay Nga cho chắc ăn. Theo Sputnik News ngày 24/8/2018, Ô. Duterte đã từ chối lời mời chào mua phi cơ chiến đấu F-16 của Mỹ và nói rằng, “Đó chỉ là đồ vô dụng. Chúng ta là bạn, nhưng phải nhớ rằng sở dĩ như vậy là bởi nhiều năm trước đây quý vị đã biến chúng tôi thành thuộc địa. Chúng tôi không đồng ý với kiểu tình bạn như vậy”. Ký ức thuộc địa 1898- 1946 (42 năm) vẫn hằn sâu trong tâm trí người Phi Luật Tân. Tưởng cũng nên nhắc lại đây, vào ngày 18/10/2017 Nga đã tặng Phi Luật Tân 5000 khẩu AK-47 và 1 triệu viên đạn cùng 20 xe vận tải.   
 
            -Yahoo News ngày 17/8/2018: “Trong bản tường trình lượng giá sức mạnh quân sự của quốc gia trước quốc hội, Ngũ Giác Đài đã báo động về những chương trình của Hoa Lục dự định xây các nhà máy nguyên tử nổi trên những hòn đảo và bãi đá ngầm còn đang tranh chấp tại Biển Đông.”
 
-Tin trong nước ngày 20/8/2018: Đại Tướng Robert Brown – Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương và Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink đã tới thăm và dâng hương tại đền thờ Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nhân dịp này, Tướng Brown tuyên bố hai nước có thể học hỏi lẫn nhau để duy trì ổn định trong khu vực. Cùng lúc, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Việt Nam lần đầu tiên phối hợp với Hoa Kỳ tổ chức cuộc “Hội Thảo Điều Hành Lục Quân Thái Bình Dương thứ 42 (PAMS-42) gồm 27 nước trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trong đó có Hoa Lục, Nhật Bản.
 
Từ việc Phó Tổng Thống Jose Biden đọc Kiều, Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis lễ Chùa Trấn Quốc, tới ông tướng Brown dâng hương ở đền thờ Hai Bà Trưng…cho thấy Hoa Kỳ rất trân trọng với mối bang giao Việt -Mỹ.
 
Nhận Định:
                Ngày 18/8/2018 vừa qua, tại Áo đã diễn ra một đám cưới, chính ra phải ồn ào và linh đình, nhưng lại hết sức đơn sơ. Đó là đám cưới của bà Bộ Trưởng Ngoại Giao Karin Kneissl- một chính trị gia độc lập nhưng lại được Đảng Tự Do thân Nga bổ làm ngoại trưởng. Không hề có những vị khách danh dự của Âu Châu, nhưng một vị khách đặc biệt đã được mời, đó là tổng thống của Nga Putin. Ô. Putin đã đã khiêu vũ cùng với chú rể và cô dâu.
 
Đây không phải chuyện tình cờ vì cô dâu là bộ trưởng ngoại giao và hành động chứng tỏ hiện giờ (ngày mai chưa biết ra sao) Áo hiện có chính sách thân thiện, không thù nghịch với Nga. Một số quốc gia Âu Châu bày tỏ tức giận vì hành động làm suy yếu lập trường mạnh mẽ chống Nga của Âu Châu đối với vấn đề Ukraina.
 
Hiện nay Áo có hai chính đảng, thân Nga và thân Tây Phương. Theo tôi, hai đảng này hoàn toàn vì quyền lợi của tối thượng của Áo, đảng nào cũng yêu nước, chẳng có đảng nào “bán nước” cả. Đảng thì cho rằng thân Tây Phương để có chỗ dựa chống những cuộc xâm lăng nếu có từ Nga. Còn đảng thì cho rằng hòa hoãn với Nga để tránh dính líu vào cuộc chiến thảm khốc trong tương lai chẳng có lợi gì cho Áo. Trong Tam Quốc Chí, Ngô-Thục liên minh để chống Tào. Sau khi Tào Tháo thảm bại tại Xích Bích thì Ngô-Thục biến thành kẻ thù. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, Nga là đồng minh của Mỹ. Khi Thế Chiến II chấm dứt, Nga và Mỹ trở thành kẻ thù và thù cho tới ngày nay.
 
Do đó, liên minh, hòa hoãn hay chơi với quốc gia này, chơi với quốc gia kia…đều là sách lược ngoại giao của từng thời kỳ. Ngày xưa các nhà cách mạng Việt Nam cũng chạy sang Tàu làm chỗ nương tựa để chống Pháp. Nếu thù Tàu vì “ngàn năm đô hộ” thì chạy sang Tàu làm gì? Ngoại giao đa phương, tức trung lập, tức “đu dây”, tức “Lăng ba vi bộ” là chiến lược khôn ngoan nhất của các nước nhỏ. Tại Đông Nam Á, nếu đi theo Mỹ là chiến lược sinh tử ngàn đời của Thái Lan thì tại sao sau khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, lập tức Thái Lan đuổi Mỹ và từ từ ngả theo Hoa Lục? Xin thưa, kể từ sau 1975,  Mỹ mất hết ảnh hưởng ở Đông Nam Á trong lúc Hoa Lục nổi lên như một siêu cường ở vùng này về hai lãnh vực quân sự và kinh tế cho nên Thái Lan “Gió chiều nào theo chiều ấy”.
 
Chúng ta có thể không phục Thái Lan nhiều chuyện, nhưng Thái Lan là quốc gia khôn ngoan nhất về chiến lược ngoại giao, giữ gìn được độc lập trong khi tất cả các quốc gia Á Châu- ngoại trừ Nhật Bản đều bị các cường quốc thực dân đô hộ cả trăm năm. Nếu Nguyễn Ánh không dựa vào Pháp, cầu viện Pháp để có vũ khí, chiến thuyền đánh nhà Nguyễn Quang Trung thì Việt Nam với sự hiện diện của Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nhật Bản…có lẽ đã độc lập tự chủ, chứ không bị nô lệ tủi nhục Thực Dân Pháp cả trăm năm.
Nước nhỏ mà ôm cứng lấy một siêu cường thì sớm muộn cũng trở thành tay sai hoặc mất hết chủ quyền. Nhật Bản hùng cường như thế chỉ vì nhờ Mỹ che chở về an ninh mà không thể tự chủ trong chính sách đối ngoại. Chẳng hạn dưới áp lực của Mỹ, Thủ Tướng Abe cách đây vài tuần đã phải hủy bỏ những chuyến công du tới Nga và Ba Tư. Khuynh hướng ngoại giao của hầu hết các nước nhỏ trên thế giới ngày hôm này là “đa phương”, tức giao hảo với tất cả các cường quốc để cân bằng ảnh hưởng giữa các “ông kẹ”. Muôn đời, muốn giữ nước phải có hai quyết sách: Quân sự mạnh và ngoại giao khôn khéo. Quân sự mà không có ngoại giao là quân sự mù. Ngoại giao mà không có quân sự hoặc kinh tế tự chủ là ngoại giao trên thế yếu. Muốn “kinh bang tế thế”, muốn cứu nước hay giữ yên đất nước phải thuộc nằm lòng hai yếu tố này. Nếu không sẽ là một thảm họa – thảm họa chiến tranh hay thảm họa nô lệ. Ngoại giao đa phương còn có nghĩa là “Tứ hải giai huynh đệ”, chỉ có bạn, không có  thù. Không bao giờ lên tiếng chỉ trích bạn bè hay các “ông kẹ”, mặc cho các siêu cường giết nhau, muốn làm gì thì làm. Lo cho đất nước mình trước (Our Country First). Chính sách ngoại giao đa phương cũng có nghĩa là giả ngơ giả điếc, “Thủ khẩu như bình “. Nước nhỏ phải hiểu biết tất cả những diễn biến và chiều hướng quốc tế. Ngoại trừ những vấn đề liên quan đến quyền lợi của đất nước thì mới lên tiếng. Còn chuyện thế giới đều biết hết nhưng không nói ra. Trong ngoại giao, làm tức là nói. Chẳng hạn, mời tổng thống Hoa Kỳ tới thăm đất nước mình, tức là kết thân với Mỹ để làm đối trọng chống Hoa Lục mà không cần phải nói ra mà cả thế giới đều biết.
 
Hiện nay các quốc gia Đông Nam Á đang theo đuổi chiến lược ngoại giao”đu dây”. Điều đó có nghĩa là cần sự hiện diện quân sự của Mỹ ở mức vừa phải để duy trì ổn định, nhưng hợp tác với Hoa Lục để phát triển và cũng để không biến Hoa Lục thành kẻ thù. Và trong tương lai có thể hợp tác cả với Nga. Tân Thủ Tướng Mã Lai, mặc dù vừa hủy bỏ một số dự án đầu tư nhiều tỷ Mỹ Kim của Trung Quốc, nhưng cũng đã vội vã thăm viếng Bắc Kinh. Trong cuộc gặp gỡ với Chủ Tịch Tập Cận Bình ngày 22/8/2018,  Thủ Tướng Mã Lai Mahathir nói rằng chính sách của Mã Lai đối với Trung Hoa không có gì thay đổi. Ô. Mahathir đã cùng Thủ Tướng Lý Khắc Cường chứng kiến việc ký kết một số thỏa thuận giữa hai nước như gia tăng hoán đổi tiền tệ và nhập cảng nông phẩm của Mã Lai. Từ những diễn biến nói  trên, chúng ta có thể nói rằng Mã Lai vẫn cần sự hợp tác và đầu tư của Hoa Lục nhưng thận trọng hơn người tiền nhiệm.
 
Đã qua rồi thời kỳ “chỉ có Mỹ và không biết có ai hết ”. Nếu mai đây con hổ, con sư tử, con báo không còn ăn thịt con bò, con nai nữa…thì nước lớn mới thôi ăn hiếp nước nhỏ. Nước lớn nào cũng muốn lôi kéo các nước nhỏ để làm “đồng minh” nhưng thực tế là tay sai để chống lại nước lớn khác. Do đó, sách lược giữ nước muôn đời của các nước nhỏ là: “Ngả nghiêng như cây tre” để tránh gẫy đổ trong cơn bão tố. Trong cơn bão tố, cây cổ thụ trăm năm tróc gốc, nhưng cây tre vẫn đứng khơi khơi vì biết ngả nghiêng theo chiều gió. Thế nhưng phải hiểu rằng tuy thân tre mềm, nhưng gốc tre rất cứng và chằng chịt bám xuống đất. Điều đó có nghĩa là muốn “Đu dây”, “Lăng ba vi bộ”, “Đa phương” phải có bản lĩnh vững vàng, nội công phải thâm hậu, tức lãnh đạo phải tài giỏi và ổn định được dân tình. Đất nước hỗn loạn, chia năm xẻ bảy là mồi ngon cho ngoại bang. Thương trường gian trá, lừa đảo, tàn bạo như thế nào thì chính trường quốc tế cũng tàn bạo, gian trá và bất công như thế. Cứ thử đọc lại lịch sử nhân loại 100 năm nay sẽ thấy. Cá nhân thì còn có luật pháp che chở. Còn quốc gia thì ai che chở cho mình đây? Liên Hiệp Quốc chăng? Xin thưa, kể từ 1945 biết bao nhiêu quốc gia bị xâm lăng, lật đổ, chia cắt, dội lên đầu cả chục triệu tấn bom, chục triệu dân thường bỏ mạng…có thấy LHQ lên tiếng bênh vực không? Và nếu có bênh vực thì “chuyện đã rồi”, nước mất nhà tan. Cho nên Lão Tử dạy muốn sống thì phải biết . Biết thời biết thế và phải tự lo lấy: Lo trong và lo ngoài.
 
 
Lo trong là lo phát triển kinh tế, ổn định dân tình. Lo ngoài là một chính sách ngoại giao khôn khéo. Ngày nay nhà lãnh đạo cũng như nhà nông, lo toan trăm bề. Khi nào “Trời yên bể lặng, mới yên tấm lòng” như bài ca dao của dân ta dưới đây:
Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.
Nếu thái bình mà biết lo như Thượng Tướng Trần Quang Khải dạy:  “Thái bình nghi nỗ lực” thì “Vạn cổ thử giang san” tức núi sông này bền vững muôn đời.
Đào Văn Bình
(California 31/8/2018)

Liên tục điều B-52 đến Biển Đông và Biển Hoa Đông, Mỹ đang "chơi rắn" với Trung Quốc?

Hồng Anh | 31/08/2018 01:43 PM
Liên tục điều B-52 đến Biển Đông và Biển Hoa Đông, Mỹ đang "chơi rắn" với Trung Quốc?
Ảnh: Không quân Mỹ.

Theo lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ (PACAF), chỉ riêng trong tuần qua, các máy bay B-52 của nước này đã hoạt động ít nhất 2 lần trên Biển Đông.

Sự hiện diện của oanh tạc cơ B-52H Stratofortress
Business Insider đưa tin, trong vòng những tháng gần đây, một số oanh tạc cơ B-52H Stratofortress của Mỹ đã thực hiện 4 chuyến bay trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi thường xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực do những hành động trái phép của Bắc Kinh tại khu vực này.
Báo này nhận định động thái trên của Mỹ đã gửi thông điệp răn đe cứng rắn đến Trung Quốc, đặc biệt là sau cuộc khẩu chiến quyết liệt giữa hai nước hồi đầu tháng 6 vừa qua về hoạt động quân sự hóa và bồi đắp trái phép đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành trên Biển Đông.
Được biết, nhiệm vụ này nằm trong khuôn khổ chiến dịch của Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương có tên gọi Duy trì Hiện diện của Oanh tạc cơ (CBP) trong khu vực.
Theo tuyên bố chính thức của lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ (PACAF), hai pháo đài bay B-52 thuộc Phi đội máy bay ném bom viễn chinh số 96 đã tham gia nhiệm vụ diễn tập chống ngầm cùng hai máy bay trinh sát P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ vào ngày 1/8 vừa qua trên Biển Hoa Đông.
"[Nhiệm vụ này] được tiến hành với mục đích tăng cường tinh thần sẵn sàng, khả năng ứng phó và tái khẳng định sự hiện diện của chúng tôi trong khu vực", Thiếu tá John Radtke, người phụ trách về chiến lược của Phi đội máy bay ném bom viễn chinh số 96 giải thích với Business Insider.
Cũng theo tuyên bố trên, một chiếc oanh tạc cơ B-52 xuất phát từ căn cứ không quân Andersen đã tham gia nhiệm vụ diễn tập trên Biển Hoa Đông vào ngày 22/8, sau đó hai chiếc B-52 khác của Phi đội máy bay ném bom viễn chinh số 96 đã tham gia chiến dịch CBP trên Biển Đông vào ngày 27/8 vừa qua.
Tuy nhiên, do các mối lo ngại về an ninh, PACAF không đưa ra thông tin chi tiết về việc liệu những chiếc oanh tạc cơ này có bay qua các khu vực và thực thể do Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Biển Đông hay không.
Các chuyến bay của oanh tạc cơ B-52 được trang mạng Aircraft Spots, chuyên theo dõi hành trình và hoạt động của các máy bay quân sự, phát hiện.
Dữ liệu của trang mạng này cho thấy hôm thứ 5 vừa qua (30/8) đã có thêm 2 chiếc B-52 nữa tham gia diễn tập trên Biển Đông. Điều này có nghĩa là chỉ trong tuần qua, các oanh tạc cơ của Mỹ đã hoạt động ít nhất 2 lần trên vùng biển này. PACAF cũng đã xác nhận các hoạt động trên của máy bay B-52.
Trước những động thái trên của Mỹ, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã phản ứng: "Có phải Mỹ đang cố tình gia tăng áp lực trong vấn đề thương mại đối với Trung Quốc bằng cách điều oanh tạc cơ B-52 tới Biển Đông?"
Về phần mình, PACAF khẳng định các chuyến bay trong chiến dịch CBP hoàn toàn "tuân thủ luật pháp quốc tế" và nhất quán với "chính sách tự do hàng hải đã có từ lâu nay và được nhiều người biết đến" của Mỹ. Trung Quốc thường xuyên tỏ thái độ không đồng tình với Mỹ trong vấn đề này.
Xung đột Mỹ-Trung trên Biển Đông
Đầu tháng 6 vừa qua, trong bối cảnh Trung-Mỹ khẩu chiến quyết liệt vì vấn đề Biển Đông, Washington đã điều hai chiếc oanh tạc cơ B-52 tới khu vực này, khiến Bộ Ngoại giao Trung Quốc "nổi giận" và lên án Mỹ "hành động điên cuồng" trong khu vực.
Khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh tuyên bố Trung Quốc sẽ làm tất cả những gì cần thiết để bảo vệ an ninh và cái mà họ gọi là "toàn vẹn lãnh thổ" của nước này. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng đã liên tục đưa ra lời cảnh báo tương tự đối với Mỹ.
Trước đó, hồi cuối tháng 4 năm nay, Không quân Mỹ cũng điều 2 chiếc B-52 tới khu vực Biển Đông.
Thông tin về những hoạt động gần đây của các oanh tạc cơ B-52 trên Biển Đông và Biển Hoa Đông được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ công bố báo cáo thường niên về sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Báo cáo này đặc biệt lưu ý rằng các oanh tạc cơ của Trung Quốc đang tăng cường tần suất hoạt động tại những điểm nóng trong khu vực.
"[Quân đội Trung Quốc - PLA] đang nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động của các oanh tạc cơ, thu thập những kinh nghiệm trong khu vực có ý nghĩa chiến lược về hàng hải, và rất có thể đang diễn tập chuẩn bị tấn công Mỹ và các đồng minh của Mỹ", báo cáo trên cho biết.
"PLA có thể sẽ mở rộng các chiến dịch ra ngoài phạm vi chuỗi đảo đầu tiên nhằm chứng minh cho Mỹ thấy Trung Quốc có khả năng tấn công Mỹ - đồng minh, và các căn cứ quân sự của Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó bao gồm căn cứ đảo Guam.
Ngày 10/8 vừa qua, phóng viên CNN đã có cơ hội tham gia nhiệm vụ tuần tra Biển Đông trên máy bay trinh sát P-8A Poseidon của hải quân Mỹ và tận mắt chứng kiến các động thái quân sự hóa (trái phép) của Trung Quốc tại khu vực này ở độ cao hơn 5.000 m.
Khi chiếc máy bay đến gần khu vực các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép, quân đội Trung Quốc đã phát đi 6 thông điệp cảnh cáo và yêu cầu máy bay tuần tra Mỹ rời khỏi khu vực "ngay lập tức".
Trước động thái của Trung Quốc, quân đội Mỹ đã thề sẽ "kiên định" bám trụ Biển Đông, mặc Trung Quốc hung hăng.

Tuần tới, Mỹ có thể áp thuế 200 tỷ USD hàng Trung Quốc: Khi "diều hâu" lên tiếng

Minh Khôi | 31/08/2018 01:16 PM
Tuần tới, Mỹ có thể áp thuế 200 tỷ USD hàng Trung Quốc: Khi "diều hâu" lên tiếng

Động thái này được đưa ra khi phe "diều hâu" có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc đạt được ưu thế trong chính quyền Tổng thống Trump.

Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn tiến tới kế hoạch áp thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc ngay sau khi phiên điều trần công khai kết thúc vào tuần tới, theo 6 nguồn tin thân cận với sự kiện.
Trả lời hãng Bloomberg trong cuộc phỏng vấn hôm 30/8, ông Trump cho biết, điều này "hoàn toàn không sai".
Ông cũng chỉ trích việc quản lý đồng Nhân dân tệ, cho rằng Trung Quốc đã phá giá đồng tiền để phản ứng lại việc nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.
Thời gian để tập hợp các ý kiến về khoản thuế suất mà Tổng thống Trump đưa ra là 6/9, dự kiến áp lên từ gậy chụp ảnh "tự sướng" đến thiết bị bán dẫn.
"Diều hâu" đằng sau kế hoạch áp thuế
Việc mở rộng cuộc chiến thuế quan sẽ đánh dấu bước đi quan trọng nhất trong căng thẳng thương mại kéo dài nhiều tháng qua và làm giảm triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc.
Tuần tới, Mỹ có thể áp thuế 200 tỷ USD hàng Trung Quốc: Khi diều hâu lên tiếng - Ảnh 1.
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer - người được xem là thuộc phe "diều hâu" ủng hộ đánh thuế hàng Trung Quốc. Ảnh: The Straits Times.
Kế hoạch ra đòn tấn công "hạ gục" Trung Quốc của Tổng thống Trump được đưa ra khi các cuộc đàm phán thương mại giữa 2 nước không có nhiều dấu hiệu tiến bộ. Các cuộc thảo luận giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc tuần trước ở Washington đã cản trở hy vọng đạt được một thỏa thuận nhanh chóng.
Động thái này được đưa ra khi phe "diều hâu" có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc đã đạt được ưu thế trong chính quyền Tổng thống Trump.
Một trong số đó - Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer - vừa "ghi điểm" bằng một trong những chiến thắng thương mại lớn nhất của Tổng thống cho đến nay bằng cách đưa ra một thỏa thuận thương mại song phương với Mexico để thay thế Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
(Thỏa thuận này đã được công bố hồi đầu tuần và Canada hiện đang đàm phán để tham gia).
Quyết định thuế quan mới nhất lên Trung Quốc đang gây tranh luận nóng bỏng trong nội bộ chính quyền Tổng thống Trump.
Đại diện thương mại Mỹ Lighthizer và cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro đang thúc đẩy hành động nhanh chóng trong khi Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Larry Kudlow cho rằng cần thêm thời gian, Bloomberg thông tin.
Tổng thống Mỹ đã cắt đứt các cuộc đàm phán với Trung Quốc vì những gì ông cho là thiếu hợp tác của Bắc Kinh trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Triều Tiên, một nguồn tin cho hay.
Ông Trump hôm 29/8 đã cáo buộc Trung Quốc gây áp lực khiến Triều Tiên không khoan nhượng các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ.
Edward Alden, một thành viên cao cấp của Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở Washington, nói rằng những thành công của ông Lighthizer trong việc dàn xếp thỏa thuận thương mại NAFTA đã tăng cường ảnh hưởng của ông với Tổng thống.
Điều đó làm tăng khả năng rằng, kết quả các cuộc đàm phán với Trung Quốc có thể nằm trong tay của một trong những nhà đàm phán có khả năng nhất và cũng là một trong những người có thái độ cứng rắn nhất với Trung Quốc.
NAFTA rõ ràng là một chiến thắng cá nhân cho Lighthizer. Nếu Tổng thống đặt "hồ sơ" Trung Quốc vào tay Lighthizer, thì tiến bộ thực sự có thể xảy ra, hoặc ít nhất là mở ra khả năng một cuộc đàm phán "đáng sợ" với Trung Quốc mà chúng ta chưa từng thấy, ông Alden dự đoán.
Các kịch bản có thể xảy ra
Một số người lưu ý rằng, Tổng thống Trump chưa đưa ra quyết định cuối cùng và chính quyền có thể khởi động khoản thuế này theo từng phần. Mỹ hiện đã áp thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc.
Cũng có thể Tổng thống Mỹ sẽ tuyên bố mức thuế vào tuần tới nhưng lùi thời hạn có hiệu lực lại. Giữa tháng 6, chính quyền Tổng thống Trump từng chờ đến 3 tuần mới công bố áp thuế lên 34 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc. Tiếp theo đó là khoản thuế lên 16 tỷ USD có hiệu lực hồi tháng 8.
Trung Quốc đã đe dọa trả đũa bằng cách áp thuế lên 60 tỷ USD hàng hóa của Mỹ. Chính quyền Trump đang hoàn thiện danh sách các mục tiêu và thuế suất của Trung Quốc, có thể dao động từ 10% đến 25%, sau 6 ngày điều trần công khai.

Tổng thống Trump sẽ giáng đòn “vũ bão” vào nền kinh tế Trung Quốc?

Hồng Anh | 31/08/2018 10:20 PM
Tổng thống Trump sẽ giáng đòn “vũ bão” vào nền kinh tế Trung Quốc?
Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa đánh thuế mạnh tay với Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Trung Quốc đã lên tiếng trước ý định của Tổng thống Mỹ Trump thực hiện kế hoạch đánh thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hãng tin Bloomberg dẫn một số nguồn thạo tin cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang muốn triển khai kế hoạch đánh thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay khi thời gian khảo sát ý kiến người dân về vấn đề này kết thúc vào tuần tới.
Trả lời phỏng vấn Bloomberg tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng hôm 30/8, khi được hỏi về việc xác nhận thông tin nêu trên, ông Donald Trump mỉm cười và nói thông tin đó "không hoàn toàn sai".
Ông cũng chỉ trích việc Trung Quốc quản lý đồng Nhân dân tệ, đồng thời cho biết việc nước này giảm giá đồng nội tệ là nhằm phản ứng trước sự suy giảm tăng trưởng kinh tế thời gian gần đây.
Theo kế hoạch, các công ty và người dân Mỹ có thời gian đến ngày 6/9 để đưa ra ý kiến của mình về kế hoạch đánh thuế 200 tỷ USD hàng Trung Quốc, bao gồm nhiều loại mặt hàng từ gậy chụp ảnh selfie cho tới thiết bị bán dẫn. Ông Trump muốn chính thức áp thuế ngay khi thời hạn nêu trên kết thúc.
Nếu được triển khai, đây sẽ là đòn giáng mạnh mẽ nhất của Mỹ đối với Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại kéo dài nhiều tháng qua và sẽ làm suy giảm triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc.
Ngay sau khi tin tức này được công bố, chứng khoán Châu Á nối gót chứng khoán Mỹ lần lượt giảm điểm trong phiên giao dịch sáng nay (31/8), với chỉ số S&P 500 xuống gần ngưỡng 2.900 điểm.
Ngược lại, trái phiếu chính phủ Mỹ, đồng USD và đồng yen Nhật tiếp tục tăng. Tin tức mới đã khiến các nhà đầu tư lo ngại trong bối cảnh bất ổn trên thị trường tiền tệ ở Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trung Quốc phản ứng
Về phía Trung Quốc, nước này đã hối thúc chính quyền Tổng thống Donald Trump từ bỏ kế hoạch đánh thuế nêu trên.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Bắc Kinh hôm 30/8, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong nhấn mạnh: “Mỹ nên xem xét lời kêu gọi từ các doanh nghiệp và nhà tiêu dùng của cả hai quốc gia. Thực tế cho thấy cả Mỹ và Trung Quốc đều liên hệ chặt chẽ đến chuỗi cung ứng sản phẩm và Mỹ cần đưa ra quyết định đúng đắn để đảm bảo lợi ích cơ bản của người dân hai nước”.
Ông Cao Phong cũng lặp lại quan điểm của Trung Quốc cho rằng, hành động “gây hấn” của Mỹ sẽ không có hiệu quả và Trung Quốc luôn tin tưởng vào sự ổn định thương mại của nước này.
Ông Gai Xinzhe, nhà phân tích tài chính thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nhận định: “Lần này Trung Quốc sẽ chuẩn bị nhiều hơn về mặt tinh thần để đối phó với Mỹ so với các lần áp thuế trước. Quy mô là rất lớn và một khi việc áp đặt mức thuế mới được hiện thực hóa sẽ tạo ra những biến động trên thị trường tài chính”.
Kế hoạch gây nhiều tranh cãi
Một số người cho rằng, Tổng thống Donald Trump vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng và nhiều khả năng chính quyền Mỹ sẽ áp thuế lên từng khoản nhỏ một. Đến thời điểm hiện tại, Mỹ đã áp thuế 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong khi Bắc Kinh cũng đáp trả bằng việc đánh thuế tương tự.
Một số ý kiến khác lại nhận định, Tổng thống có thể công bố áp thuế tuần tới, nhưng phải sau một thời gian nữa mới chính thức thực thi.
Hồi giữa tháng 6 vừa qua, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố áp thuế đối với 34 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, nhưng phải chờ 3 tuần sau đó, kế hoạch này mới được thực hiện. Đợt thuế quan tiếp theo đánh vào 16 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu khẩu Trung Quốc cũng đã có hiệu lực vào hôm 23/8.
Hiện tại, chính quyền ông Trump đang hoàn tất danh mục hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế, với mức thuế dao động từ 10% đến 25%, sau 6 ngày tham khảo ý kiến công chúng.
Phe cứng rắn với Trung Quốc chiếm ưu thế
Một số nguồn thạo tin cho biết, kế hoạch áp thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đã gây ra cuộc tranh cãi “nảy lửa” trong chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro muốn đẩy nhanh việc thực thi, trong khi Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow thì muốn có thêm thời gian.
Hiện tại, phe cứng rắn về thương mại với Trung Quốc đang chiếm ưu thế trong chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Một trong những nhân vật này là Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, người đã góp phần tạo nên một trong những chiến thắng thương mại lớn nhất của Tổng thống Donald Trump đó là thúc đẩy thỏa thuận thương mại song phương giữa Mỹ với Mexico để thay thế Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Thỏa thuận này được công bố vào ngày 27/8 vừa qua và Canada hiện đang đàm phán để tham gia.
Cũng theo nguồn tin trên, ông Trump đã trì hoãn đối thoại với Trung Quốc vì cho rằng Bắc Kinh thiếu sự hợp tác trong các cuộc đàm phán về vấn đề phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Trump muốn gây sức ép với Trung Quốc, tin rằng Mỹ đang “trên cơ” so với Trung Quốc.
Dẫu vậy, ông vẫn khẳng định rằng, những bất đồng về thương mại giữa hai bên sẽ được giải quyết.
Edward Alden, chuyên gia thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại tại Washington cho biết, thành công của Robert Lighthizer liên quan đến thỏa thuận NAFTA giúp tiếng nói của ông có trọng lượng hơn đối với Tổng thống.
Điều này dẫn đến khả năng rằng, sau nhiều tháng qua tay giữa các nhân vật này và nhân vật khác trong chính quyền, vấn đề đàm phán thương mại với Trung Quốc có thể được trao cho Lighthizer - một trong những nhà đàm phán dày dặn kinh nghiệm và có ảnh hưởng đối với Tổng thống Trump.
“Nếu Tổng thống giao hồ sơ thương mại Trung Quốc cho Lighthizer thì có cơ hội tạo ra sự tiến triển thực sự. NAFTA rõ ràng là một chiến thắng về mặt cá nhân đối với ông Lighthizer. Nếu để ông Lighthizer phụ trách công việc này thì ít nhất sẽ mở ra cánh cửa dẫn tới cuộc đàm phán nghiêm túc với Trung Quốc-điều mà trước đó chúng ta chưa từng chứng kiến”, ông Edward Alden nói./.

Lo chiến tranh thương mại, người TQ đổ xô nhờ thầy bói xem ngày sinh 2 ông Trump, Tập để mách nước

Minh Khôi | 31/08/2018 04:21 PM
Lo chiến tranh thương mại, người TQ đổ xô nhờ thầy bói xem ngày sinh 2 ông Trump, Tập để mách nước
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang khiến nhiều người Trung Quốc lo lắng. Ảnh: CNN.

Qua hình ảnh và ngày sinh, người dân Trung Quốc hy vọng thầy bói sẽ đoán được các bước tiếp theo của ông Trump trong cuộc thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Khi các nhà nghiên cứu nghiền ngẫm số liệu và các nhà bình luận chính trị mổ xẻ các phát ngôn chính thức để tìm kiếm tín hiệu xem cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ diễn biến thế nào, người dân Trung Quốc lại sử dụng một nguồn khác để dự đoán động thái sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump: nhờ các thầy bói.
Tranh chấp thương mại không chỉ làm gia tăng sự bất ổn về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, mà còn làm xáo trộn cuộc sống của những người dân bình thường, những người đang tìm kiếm lời khuyên về đầu tư, cách điều hành doanh nghiệp và thậm chí họ có nên theo đuổi kế hoạch di cư sang Mỹ hay không.
Victor Ng, một thầy phong thủy nổi tiếng ở Hong Kong cho biết, ông thường xuyên phân tích ngày, giờ sinh của các khách hàng để dự đoán về tương lai. Khi căng thẳng thương mại leo thang, kéo theo gia tăng bất ổn về tương lai, ông đã thêm một số "thông số" vào để phân tích.
"Bởi vì lần này chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra, tôi cũng sẽ xem xét số phận của các nhà lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc - ví dụ, ngày sinh của ông Tập Cận Bình và ngày sinh của ông Donald Trump. Đây là cách chúng tôi phân tích tình hình", ông Victor Ng nói.
Ở thành phố Tây An, thầy bói Xie Xianglin cho biết, đã có nhiều người hơn tiếp cận ông để xin lời khuyên về tương lai của cuộc chiến thương mại. Hầu hết là các doanh nhân và nhà đầu tư. Mỗi lần xem bói như vậy, ông Xie thu mỗi người 500 Nhân dân tệ (73 USD).
"7 người đã hỏi về đầu tư và về quyết định di cư," ông nói về những người ghé thăm gần đây.
Người Trung Quốc có thói quen đặt niềm tin vào các môn bói toán, tìm kiếm lời khuyên từ các thầy phong thủy trong những lúc bối rối hay có sự kiện trọng đại.
Đối với nhà môi giới đầu tư Ricky Fong, lời phán của thầy phong thủy Victor Ng, đã giúp anh điều chỉnh tác động của cuộc chiến thương mại đến doanh nghiệp của mình.
"Khi nói đến các công cụ tài chính truyền thống, họ cũng cung cấp dữ liệu, nhưng các thầy phong thủy có thể sử dụng các phương pháp truyền thống để đọc số phận của tôi, và cho tôi biết cách xử lý tốt hơn tình hình", Fong nói thêm.
Gần đây, trong bối cảnh chiến tranh thương mại, ông Ng khuyên Fong đầu tư vào cổ phiếu của Kuangchi Science Ltd (0439.HK) sau khi xem mã cổ phiếu của công ty và ngày sinh của Fong. Điều này đã giúp anh kiếm lời khi mua ở mức 0.375 một cổ phiếu và bán ở mức 0.77 trên mỗi cổ phiếu.
Trong khi đó, thầy bói Xie, đã phán, cuộc chiến thương mại sẽ kết thúc với một sự hòa giải trong tương lai gần khi xem bói miễn phí cho Reuters.

Hồng Kông có thể sẽ bị Thung lũng Silicon của Trung Quốc "nuốt chửng"

Hương Giang | 31/08/2018 09:45 PM
Hồng Kông có thể sẽ bị Thung lũng Silicon của Trung Quốc "nuốt chửng"

Cây cầu dài nhất thế giới được hoàn thiện thể hiện cho sự thành công của Trung Quốc trong việc "thâm nhập" vào hai đặc khu của mình.

Câu cầu 55km - vắng vẻ một cách kì lạ bởi lễ cắt băng khánh thành sẽ diễn ra vào cuối năm nay - nối giữa Hồng Kông và Macao với 9 thành phố thuộc vùng phía nam Trung Quốc. Cây cầu có sức chứa 29 nghìn xe ôtô và xe tải di chuyển hàng ngày qua vùng biển nhiệt đới.
Cây cầu 15 tỷ USD này là một phần của kế hoạch của ông Tập, nhằm đưa nơi này trở thành khu đô thị công nghệ cao, cạnh tranh với Thung lũng Silicon ở California. Khu vực này có tên vùng vịnh Greater Bay Area - với 67 triệu cư dân - sẽ thúc đẩy nền kinh tế nghìn tỷ USD và cạnh tranh với Nhật Bản, theo HSBC Holdings.
Dự án có thể mang lại sự kết nối hiệu quả hơn giữa sức mạnh công nghiệp của Trung Quốc, thị trường vốn của Hồng Kông và các sòng bạc ở Macao.
Albert Wong, CEO của Hong Kong Science and Technology Parks Corp, cho hay: "Hồng Kông cần phải đa dạng hoá, nơi này có thể trở thành một San Francisco và còn hơn thế nữa là Thung lũng Silicon của vùng vịnh. Hồng Kông không thể bỏ lỡ cơ hội quý báu này."
Vùng vịnh Greater Bay Area có thể sẽ đóng vai trò chủ chốt cho sự tăng trưởng của Hồng Kông, Macao và Thâm Quyến. Dự án này thành công có thể mang đến điểm thúc đẩy cho Sáng kiến Vành đai, Con đường để hội nhập thương mại và hệ thống cơ sở hạ tầng trên khắp Châu Phi, Châu Á và Châu Âu.
Các doanh nhân đã quen với việc hoạt động tại cả hai phía biên giới, nói rằng những mối lo ngại về ý định liên quan đến chính trị của Bắc Kinh đã bị thổi phồng. Horace Zheng, phó chủ tịch công ty startup Youibot Robotics, cho biết, anh muốn vùng vịnh Greater Bay Area "cất cánh" có thể mang sản phẩm của mình đến toàn khu vực.
Duncan Turner, giám đốc điều hành của HAX tại Thâm Quyến, nói rằng: "Tôi nên lo lắng về điều gì? Người dân Hồng Kông cần phải cởi mở và bước đến Bay Area để có thể "đón chào" các công ty công nghệ Châu Á, với các nhà máy ở đại lục."
Sự thay đổi này đã khiến vai trò cửa ngõ của quốc gia đông dân nhất thế giới của Hồng Kông đối mặt với áp lực. Nền kinh tế địa phương hiện tại chỉ tương đương với mức dưới 3% của GDP Trung Quốc, so với 19% trong năm 1997.
Macao cũng phải chịu những áp lực tương tự, khi các đại gia Trung Quốc đổ xô đến các sòng bạc tại đây, theo đó là những đợt khủng hoảng do rửa tiền và tháo chạy vốn ở Bắc Kinh.
Tuy nhiên, việc thuyết phục nhiều người Hồng Kông chuyển đến làm việc tại đại lục sẽ đòi hỏi rất nhiều những dự án cầu và đường sắt hàng tỷ USD.
Đầu tuần này, Nội các Trung Quốc đã thông báo rằng, người dân Hồng Kông, Macao, cũng như Đài Loan sẽ nhận được chứng minh thư mới cho phép họ tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ của đại lục.
Một rào cản lớn khác là mức thuế tối đa 45%, cao gấp đôi tại Hồng Kông. Đó là lý do tại sao một số người ủng hộ vùng vịnh Greater Bay Area lại đang nỗ lực để thu hẹp khoảng cách về chính sách đó.
"Đó không phải là về việc Bắc Kinh "nuốt chửng" Hồng Kông, đó chỉ là một tin đồn vô lý", ông Holden Chow, phó chủ tịch Đảng ủng hộ Bắc Kinh, cho biết, "Hồng Kông cần hội nhập về kinh tế với đại lục và họ cần sự hỗ trợ từ chính quyền trung ương."

Gót chân Asin của Trung Quốc đã lộ rõ

Nguyễn Quang Dy
Trung Quốc hiện là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (đang leo thang) đã làm thị trường chứng khoán Trung Quốc xuống dốc, đồng NDT mất giá, xuất khẩu giảm sút, kinh tế phát triển chậm lại. Bên cạnh những hệ quả nhãn tiền đó, Trung Quốc đang bộc lộ “gót chân Asin” (Achilles’ Heel), như một tiếng chuông cảnh báo làm người Trung Quốc giật mình tỉnh ngộ. Tôi tin rằng nếu Trung Quốc bị suy sụp thì không phải từ bên ngoài như Biển Đông, là nơi họ có lợi thế so sánh tương đối, mà chính từ bên trong nơi họ dễ bị tổn thương vì “gót chân Asin”.
Gót chân Asin
Cách đây hơn hai năm, khi tôi viết bài “Gót chân Asin của Trung Quốc: Cơ hội thoát Trung” (Viet-studies, 12/2/2016) và bài “Nghịch lý Tập Cận Bình: Dr Jekyll or Mr Hyde” (Viet-studies, 17/5/2016), chưa ai hình dung được kết cục thế này. Tuy vẫn còn quá sớm để đánh giá và kết luận về cuộc chiến tranh thương mại (chưa có điểm dừng) nhưng sẽ quá muộn nếu không kịp thời rút ra bài học, để có đối sách thoát hiểm (trước khi quá muộn). Việt Nam cần nắm bắt cơ hội này để điều chỉnh chiến lược, đổi mới thể chế, và thoát Trung.
Trong các bài phân tích trước đây, tôi đã đề cập đến cảnh báo của các học giả hàng đầu về Trung Quốc (như Paul Krugman, David Shambaugh, Minxin Pei, Andrew Nathan). Về cơ bản, họ đều cho rằng Trung Quốc có nhiều vấn đề nghiêm trọng, và không mạnh như người ta tưởng. Trung Quốc có dấu hiệu sắp đổ vỡ, nhưng chưa biết khi nào. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là một bước ngoặt mới, làm bộc lộ “gót chân A-sin” như mở cái “hộp Pandora”, với những tử huyệt mà trước đây người ta mới đồn đoán, nhưng nay thành sự thật.
Cách đây 5 năm, Paul Krugman (môt chuyên gia kinh tế hàng đầu, được giải Nobel) đã nhận định rằng “Trung Quốc đang có vấn đề lớn” (China is in big trouble) vì mô hình phát triển của họ đã kịch đường, đang đụng phải bức tường lớn. Vấn đề chưa biết rõ là bao giờ Trung Quốc sẽ suy sụp. (Hitting China’s Wall, Paul Krugman, NYT, July 18, 2013).
Cách đây 3 năm, David Shambaugh (một học giả hàng đầu về Trung Quốc) cũng nhận định tương tự: “Trung Quốc sắp đổ vỡ” (crack up). Theo Shambaugh, “màn chót của Trung Quốc đã điểm, các biện pháp cứng rắn của Tập Cận Bình chỉ làm Trung Quốc tiến gần hơn đến chỗ đổ vỡ (breaking point). (The Coming Chinese Crackup, WSJ, March 6, 2015).
Gần đây, trong một bài phân tích mới, Minxin Pei (một chuyên gia hàng đầu về Trung Quôc) cũng nhận định rằng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang làm Trung Quốc bộc lộ các mặt yếu kém như “một người khổng lồ chân bằng đất sét” (as a giant with feet of clay). (China’s Summer of Discontent, Minxin Pei, Project Syndicate, August 2, 2018).
Biết mình biết người
Trong binh pháp, Tôn Tử từng răn “biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Nhưng những gì vừa diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm bộc lộ một thực tế khó phủ nhận là Bắc Kinh không biết mình biết người. Hay nói cách khác đó là “ngộ nhận chiến lược”. Bắc Kinh đã đánh giá thấp Trump, tưởng ông là “tổng thống con buôn” (dealer) nên chắc chỉ dọa già để đàm phán, chứ không dám đánh thuế thật. Vì vậy, khi Trump tuyên chiến và ra đòn quyết liệt, Bắc Kinh đã bị bất ngờ (caught off guard) và đối phó bị động và lúng túng.
Gần đây, khi các chuyên gia của Stratfor (một tổ chức nghiên cứu chiến lược) đến Trung Quốc, họ cảm thấy có sự bất ổn (uncertainty). Người Trung Quốc không còn nhắc đến “Made-in-China 2025” như trước, như có một cuộc “rút lui chiến lược” (tuy đã quá muộn). Cuộc chiến thương mại với Mỹ làm Bắc Kinh đau đầu, và nổ ra tranh luận về chính sách (đã bộc lộ sai lầm), về vị thế của Tập Cận Bình (đang bị nội bộ chỉ trích), về vai trò và tương lại của các cố vấn chủ chốt liên quan đến Mỹ, như Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) phó chủ tịch nước, là cánh tay phải của Tập, và Lưu Hạc (Liu He) phó thủ tướng, phụ trách đàm phán với Mỹ. Nếu Trung Quốc bị thất thế và thua cuộc thì sự nghiệp chính trị của họ cũng bị tổn thương.
Nay Tập Cận Bình nắm quyền lực tuyệt đối, như “Chủ tịch Mọi thứ” (Chairman of Everything) hay “Hoàng đế Đỏ” (Red Emperor). Xung quanh Tập không thiếu người tài, nhưng thể chế độc tài và tệ “sùng bái cá nhân” đang làm thui chột sáng tạo và vô hiệu hóa tài năng, vì vua không chịu lắng nghe, hoặc các quan không dám nói thật. Đó chính là nghịch lý Tập Cận Bình và “gót chân Asin” của Trung Quốc (và một số nước khác). Muốn khắc phục vấn nạn đó, phải thay đổi thể chế, vì chỉ thay người (như thay áo) sẽ không giải quyết được vấn đề. Einstein đã từng nói: “không thể giải quyết được vấn đề bằng chính tư duy đã tạo ra nó”.
Trung Quốc đã đi quá xa với tham vọng bành trướng ra toàn cầu để thách thức Mỹ. Tuy đã quá muộn để quay lại theo lời răn của Đặng Tiểu Bình là “dấu mình chờ thời”, nhưng “muộn còn hơn không”. Lúc này, dù Tập Cận Bình vẫn có thể tránh né được chỉ trích trực tiếp, nhưng chắc không tránh né được mãi. Các quyết định của Tập ẩn tàng rủi ro, vì ngộ nhận hoặc do “hệ quả không định trước” (unintended consequences), đang làm suy yếu quyền lực. Các quyết sách của Tập về kinh tế, đối ngoại, và quân sự đang chịu sức ép lớn của dư luận trong và ngoài nước, vì những ngộ nhận và nghịch lý đang làm Trung Quốc dễ bị tổn thương.
Trong khi chính quyền Trump điều chỉnh chiến lược để ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy thách thức Mỹ, Bắc Kinh vẫn ngộ nhận và coi thường (như dưới thời Obama). Vì vậy, khi Trump chuyển sang tấn công, Bắc Kinh đã sa vào thế bị động và thiếu chuẩn bị để đối phó. Trong khi Bắc Kinh đang tái cấu trúc nền kinh tế (để giảm núi nợ khổng lồ) nên dễ bị tổn thương như “rắn đang lột xác”, bộ máy tuyên truyền vẫn hùng hổ thách thức Mỹ. Nếu chiến tranh thương mại leo thang (như dự báo), Trung Quốc chắc càng bất ổn về kinh tế, và Tập càng bị thách thức nhiều hơn về chính trị. Nay dù Bắc Kinh có muốn xuống thang hay “rút lui chiến lược” cũng khó vì họ đã đi quá xa. (Xi Jinping’s Path for China, Stratfor, August 10, 2018).
Cao Biền dậy non
Trong bối cảnh Lưu Hạc thất bại (6/2018) không ngăn được Mỹ quyết định đánh thuế 34 tỷ USD, nhiều người kỳ vọng Vương Kỳ Sơn sẽ vào cuộc như “người chữa cháy số một” (fire fighter in chief). Tuy chưa rõ Vương Kỳ Sơn thực sự không dính líu sâu vào quan hệ với Mỹ, hay ông cố tránh xa quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi, nhưng chắc Vương không tham gia vào lúc này vì Mỹ tiếp tục đánh thuế cao hơn, ông sợ bị mất mặt. Nếu Lưu Hạc đã bị bỏng bởi đám cháy, Vương Kỳ Sơn có thể bị bỏng còn nặng hơn. Tuy Vương không tham gia lúc này là “dấu hiệu xấu trong quan hệ Mỹ-Trung”, nhưng ông có thể là lá bài chiến lược để dành (cho nước cờ cuối). Đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa thực sự biết Washington muốn gì, vì các quan chức Mỹ tham gia đàm phán chia rẽ sâu sắc, nên không có tiếng nói chung (reneging on one’s words). (China-US trade war: Vice-President Wang Qishan ‘the firefighter’ might not be sent to front line, Shi Jiangtao, South China Morning Post, August 22, 2018).
Nhưng Vương Hỗ Ninh (Wang Huning) lại là câu chuyện khác. Ông được coi là “quốc sư” vì phục vụ ba đời Tổng Bí Thư, là bộ óc đằng sau các chủ thuyết qua từng giai đoạn: Giang Trach Dân với thuyết “Ba Đại diện”, Hồ Cẩm Đào với thuyết “Xã hội Khá giả”, và Tập Cận Bình với thuyết “Giấc mộng Trung Hoa”. Tại Đại hội 19, Vương được Tập đưa vào thường vụ Bộ Chính Trị, phụ trách tuyên truyền (thay Lưu Vân Sơn). Mô hình chuyên chế có sức sống (authoritarian resilience) đã phát huy hiệu quả (sau Thiên An Môn). Nhưng khi mô hình “chuyên chế tập thể” biến thành “chuyên chế cá nhân”, khoác cái áo tư bản nhà nước với “đặc sắc Trung Quốc”, nó đã bộc lộ “gót chân Asin” khi bị Mỹ tấn công. Gần đây, Vương không xuất hiện, làm dấy lên tin đồn là Vương đã thất sủng vì chủ trương tuyên truyền phản tác dụng.
Thời xưa, Tào Tháo đã để lại một câu nổi tiếng: “ta thà phụ người còn hơn để người phụ ta”. Thời nay, Đặng Tiểu Bình cũng quyền biến không kém, khi trở mặt thí Triệu Tử Dương (là đệ tử của mình chủ trương cải cách ôn hòa) và ủng hộ phe cực đoan xuống tay đàn áp đẫm máu sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn. Tuy buộc phải nhúng tay vào chàm để giữ quyền lực, nhưng Đặng có lý khi để lại mấy lời răn nổi tiếng: “dấu mình chờ thời”, “quyết không đi đầu”, “lãnh đạo tập thể” và “mèo trắng mèo đen miễn là bắt được chuột”.
Nhưng đáng tiếc là Tập Cận Bình đã làm ngược lại các lời răn của Đặng Tiểu Bình, vì chủ quan tin rằng đã đến lúc Trung Quốc không cần giấu mình, sẵn sàng đi đầu, tập trung quyền lực tuyệt đối để trở thành độc tài và “sùng bái cá nhân” như thời Mao Trạch Đông. Sau Đại hội 19, Tập còn thay đổi hiến pháp để lãnh đạo suốt đời (như một hoàng đế Trung Hoa). Đó là một nghịch lý, không chứng tỏ sức mạnh mà là điểm yếu như “Cao Biền dậy non”. Đây là một cuộc cách mạng lộn ngược trở về quá khứ (chẳng khác gì cách mạng Hồi giáo Iran).
Cục diện tứ giác thương mại quốc tế Mỹ-Trung-Nhật-EU bắt đầu suy sụp với tiếng chuông báo động của WTO, mở ra một giai đoạn mới của trật tự kinh tế quốc tế, trong đó Trung Quốc đang bị các cường quốc khác cô lập. Lý Khắc Cường đã đề nghị hợp tác với EU để chống lại Mỹ, nhưng đã bị EU từ chối. Trong khoảng hai tháng qua, đồng tiền NDT đã liên tục mất giá trong khi đồng USD vẫn đang mạnh lên. Nhưng điều làm cho Bắc Kinh lo ngại nhất là các doanh nghiệp nước ngoài sẽ rút vốn ồ ạt ra khỏi Trung Quốc, làm cho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh. Trong hơn 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối hiện nay, dự trữ ngoại hối khả dụng không đến 50%, trong khi nợ nước ngoài khoảng 1.800 tỷ USD.
Lợi bất cập hại
Lãnh đạo Trung Quốc đã chủ quan tưởng rằng họ có thể thắng cuộc khi đối đầu thương mại với Mỹ (trade standoff). Bắc Kinh tưởng Washington sẽ bị mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại vì chịu sức ép của cử tri Mỹ đang bị thua thiệt do thương mại bị đình đốn. Trên thực tế, Bắc Kinh dễ bị tổn thương hơn, vì họ cần duy trì tăng trưởng kinh tế để có chính danh quyền lực, và luôn bị ám ảnh bởi bất ổn xã hội. Trong khi Bắc Kinh tăng cường bịt miệng những người bất đồng chính kiến, thì họ cũng bịt luôn những “thông tin trái chiều” (nhưng là sự thật cần biết). Việc Tập nắm quyền lãnh đạo độc tôn đã gây trở ngại cho việc hoạch định chính sách hiệu quả khi các quan chức không dám nói thật, đùn đẩy trách nhiệm ra quyết sách cho lãnh đạo, và thi hành mệnh lệnh một cách thụ động và máy móc (dù hệ quả tốt hay xấu).
Nếu chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang (như dự báo) sẽ dẫn đến những hệ quả khôn lường. Lòng tin của dân chúng vào nền kinh tế sẽ bị suy sụp, làm cho đất nước đứng trước các thách thức mới còn nghiêm trọng hơn nhiều so với xuất khẩu bị giảm sút. Theo quy luật, chiến tranh thương mại thường kéo theo chiến tranh tiền tệ. Lúc đó, không chỉ đồng tiền NDT sẽ tiếp tục phá giá, dẫn đến suy thoái, mà dòng vốn sẽ tháo chạy khỏi Trung Quốc, bất chấp các biện pháp kiểm soát, dẫn đến các hệ quả còn lớn hơn cả tài chính và kinh tế.
Một biện pháp truyền thống là bán nợ để đối phó với đòn trừng phạt thuế quan trong đối đầu thương mại. Tháng 4/2018, Nga đã quyết định bán 84% số công trái chính phủ Mỹ (US Treasury bonds) mà Nga đang nắm (trị giá 81 tỷ USD), để trả đũa và đối phó với Mỹ đánh thuế các hàng hóa của Nga (như thép). Quyết định này tưởng sẽ tác động đến thị trường và kinh tế Mỹ, nhưng lãi suất công trái 10 năm của Mỹ vẫn giữ ở mức 3%. Số công trái trị giá 81 tỷ USD mà Nga bán ra chỉ như muối bỏ biển, so với tổng số công trái Mỹ trị giá 21.000 tỷ USD.
Trung Quốc là nước chủ nợ lớn nhất của Mỹ, trong đó có 1.200 tỷ USD công trái (Treasury bonds), bằng 6% tổng số nợ (gấp 10 lần Nga). Nếu Bắc Kinh bán số công trái chính phủ Mỹ (như Nga) sẽ là một quả bom kích hoạt cuộc chiến tiền tệ, tác động đến thị trường tài chính Mỹ và toàn cầu. Đó sẽ là một cuộc chiến hủy diệt lẫn nhau (mutually assured destruction), nên ít có khả năng Tập Cận Bình sẽ trả đũa bằng “quả bom công trái Mỹ” (như dự đoán). Theo một tài liệu nghiên cứu của bộ Quốc phòng Mỹ (năm 2012), về mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ vì Trung Quốc mua quá nhiều công trái, đã kết luận rằng Trung Quốc không thể đem công trái Mỹ ra bán hàng loạt, vì Trung Quốc sẽ là bên thiệt hại nhiều hơn.
Song song với chiến tranh thương mại (đang leo thang), ngày 13/8/2018, Tổng thống Trump đã ký “Luật Chuẩn chi Quốc phòng cho năm tài chính 2019” (NDAA) được Quốc hội thông qua (1/8/2018) phê chuẩn ngân sách quốc phòng 716,3 tỷ USD (tăng 16 tỷ USD so với năm trước). NDAA nhằm ngăn chặn: (1) các hoạt động xâm chiếm lãnh thổ biển đảo của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á; (2) các hoạt động gián điệp của Trung Quốc chống lại Mỹ và quốc tế; (3) các kế hoạch của Trung Quốc nhằm làm suy yếu Mỹ. Quốc hội nhấn mạnh “cạnh tranh chiến lược lâu dài với Trung Quốc là ưu tiên chính của Mỹ”. NDAA cũng kêu gọi “xác định lại, mở rộng và kéo dài” (redesignation, expansion, and extension) Sáng kiến Hàng hải Đông Nam Á. (With a wary eye on China’s maritime expansion the US is switching up gear in the Indo Pacific, Emanuele Scimia, South China Morning Post, August 23, 2018).
Trí thức trỗi dậy
Theo các nguồn tin từ Trung Quốc, gần đây có một số sự kiện đáng chú ý: Giáo sư Hồ An Cương (Đại học Thanh Hoa) bị phê phán kịch liệt là tác giả thuyết “Trung Quốc đã vượt Mỹ”; Bộ phim “Amazing China” bị ngừng phát hành, sau mấy tháng gây sốt dư luận; Báo chí Trung Quốc được chỉ đạo không còn nhắc đến kế hoạch “Made in China 2025”.
Ông Hồ An Cương đang bị dư luận Trung quốc phê phán, coi lý thuyết của ông là thủ phạm và nguyên nhân trực tiếp làm Trump nổi giận, gây ra cuộc Chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Trong một báo cáo (năm 2016) Hồ An Cương khẳng định Trung Quốc đã trở thành nước chế tạo lớn nhất thế giới, nước xuất nhập khẩu nhiều nhất và thực thể kinh tế lớn nhất thế giới. Trong một báo cáo khác (tháng 4/2017) ông kết luận: “Trung Quốc đã bước vào thời kỳ đuổi kịp và vượt qua toàn diện nước Mỹ, trong đó thực lực kinh tế đã vượt Mỹ năm 2013, khoa học kỹ thuật đã vượt Mỹ năm 2015, sức mạnh quốc gia tổng hợp đã vượt Mỹ năm 2012. Đến năm 2016, ba thực lực trên so với Mỹ đã lớn gấp 1,15 lần về kinh tế, gấp 1,31 lần về khoa học kỹ thuật và 1,36 lần về sức mạnh quốc gia tổng hợp, nên Trung Quốc đứng đầu thế giới!”.
Gần đây, 27 học giả, nhà nghiên cứu, và cựu sinh viên Đại học Thanh Hoa đã ký tên vào một lá đơn yêu cầu Đại học Thanh Hoa cách chức Viện trưởng và tước bỏ học hàm giáo sư của Hồ An Cương. Sau đó, lá đơn này đã được 1.000 cựu sinh viên của trường đại học danh tiếng này hưởng ứng ký tên. Nội dung lá đơn tố cáo các nghiên cứu của Hồ An Cương đi ngược lại những kiến thức thông thường, đẻ ra cái gọi là “báo cáo học thuật về sức mạnh quốc gia tổng hợp của Trung Quốc đã vượt Mỹ”. Họ cho rằng Hồ An Cương không chỉ làm ô danh trường Đại học Thanh Hoa mà về lâu dài còn làm hại đất nước và nhân dân Trung Quốc.
Một sự kiện khác đáng chú ý là Giáo sư Tôn Lập Bình (Đại học Thanh Hoa) đã viết bài trên mạng Weibo (được lan truyền khắp cả nước), chỉ trích các hoạt động tuyên truyền nói trên là “vừa gây tai họa cho quốc gia, vừa mang tai ương cho nhân dân”. Theo ông, các trường đại học danh tiếng (Ivy League) và các cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Mỹ đã hội tụ được các nhân tài giỏi nhất toàn cầu, kiên trì nghiên cứu cơ bản suốt mấy chục năm nay, trong khi Trung Quốc chỉ mới trỗi dậy trong một thời gian ngắn, nên đừng mong đuổi kịp Mỹ. Ông cảnh báo nếu người Trung quốc suốt ngày tung hô kế hoạch “Made in China 2025”, và bộ phim “Amazing China”, là “Đại quốc Trọng khí” (vật quý, quan trọng của nước lớn) thì chẳng khác gì “gõ thanh la và đánh trống lôi người khác tỉnh dậy, để tìm cách kiềm chế chúng ta”.
Ông Long Vĩnh Đồ (cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Trung Quốc) cũng phê phán quan điểm của ông Hồ An Cương về “Trung Quốc đã vượt Mỹ về ba thực lực”. Ông Long viết: “Mới đây, một báo cáo kết quả nghiên cứu của Viện trưởng Hồ An Cương ở Đại học Thanh Hoa cho rằng 6 thực lực phát triển của Trung Quốc (kinh tế, khoa học kỹ thuật, sức mạnh tổng hợp, quốc phòng, ảnh hưởng quốc tế và văn hóa mềm) đều đã bước vào thời kỳ đuổi kịp và vượt Mỹ toàn diện, trong đó 3 thực lực đầu đã vượt Mỹ”. Theo ông, từ trước đến nay, Trung Quốc chưa bao giờ coi thực lực kinh tế vượt Mỹ là tiền đề để xử lý quan hệ với Mỹ. Về thực lực phát triển, tố chất con người, hay sức mạnh tổng hợp quốc gia đều còn khoảng cách rất xa so với người Mỹ. Nhưng ông Hồ An Cương đã làm lãnh đạo và xã hội Trung Quốc lầm lẫn.
Tuyên truyền ra sao
Trên Nhân dân Nhật báo (2/7/2018) có bài “Bàn về trào lưu thổi phồng tự đại”, cũng chỉ trích “cách nói 3 thực lực của Trung Quốc đã đuổi kịp và vượt Mỹ”. Bài báo phê phán một số bài viết tung hô “Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới về một số lĩnh vực, ai cũng khâm phục”, và “Trung Quốc hiện là nền kinh tế số 1 thế giới”, hoặc “Mỹ đã sợ chúng ta, Nhật cũng sợ, và châu Âu hối hận”. Những bài báo đó đã kích động tinh thần dân tộc cực đoan, làm nhiều người tự cao tự đại, xã hội sa đà vào thông tin sai lạc, vô tình cổ súy cho tư tưởng dân túy.
Sau khi nổ ra chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, “Sự kiện ZTE” bị Mỹ trừng phạt vì lấy cắp công nghệ Mỹ, trở thành một liều thuốc tỉnh ngủ, làm người Trung Quốc giật mình. Nhiều chuyên gia Trung Quốc lên tiếng cảnh báo cái gọi là “thành tựu trong lĩnh vực công nghệ cao” của Trung Quốc không đúng như tuyên truyền. Trong khi Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố cấm các công ty Mỹ trong vòng 7 năm không được bán linh kiện/cấu kiện cho công ty ZTE để phát triển công nghệ 5G cho điện thoại thông minh, làm ZTE đối mặt nguy cơ phá sản, bộ phim “Amazing China” lại tung hô công nghệ cao Trung Quốc, với nhiều tình tiết có thể làm bằng chứng Trung Quốc đã lấy cắp, dùng trộm và cưỡng bức chuyển giao công nghệ, làm các công ty công nghệ khác (như Huawei và Alibaba) lo ngại sẽ là nạn nhân tiếp theo (như ZTE).
Bộ phim “Amazing China” tràn ngập những hình ảnh về các “kỳ tích vượt bậc, gây nức lòng người” trong lĩnh vực khoa học công nghệ (như máy bay tàng hình J-20, tàu sân bay Liêu Ninh, cầu lớn vượt biển nối Hongkong với Ma Cao). Xuyên suốt bộ phim là những lời ca ngợi sức mạnh Trung Quốc, bừng bừng khí thế yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Phim được mô tả là “tác phẩm truyền đi sức mạnh Trung Quốc” gây cơn sốt cả trong nước và ngoài nước. Nhưng đến ngày 19/4/2018, bộ phim đó đột nhiên được thông báo rút khỏi hệ thống các rạp, và gỡ khỏi các trang phim trực tuyến, theo chỉ thị của Ban Tuyên truyền Trung ương.
Theo Tân Hoa Xã, ngày 25/7/2018, Tưởng Kiến Quốc (Phó ban Tuyên truyền TW) đã đột ngột bị cách chức, và ngày 30/7/2018, Lỗ Vỹ (Phó Ban Tuyên truyền TW), đã bị Tòa án đưa ra xét xử. Ủy ban Kiểm tra kỷ luật TW đã buộc tội ông với những lời lẽ nặng nề, như là người khởi xướng trào lưu sùng bái cá nhân và lừa dối lãnh đạo. Nhiều người cho rằng việc chỉnh lý công tác tuyên truyền phản ánh tình trạng Trung Quốc bị đòn đau trong Chiến tranh thương mại. Sai lầm về tuyên truyền dường như đã làm cho lãnh đạo bị bất ngờ (caught off guard), nay họ nhận ra thì đã quá muộn. Công tác tuyên truyền gắn với Tập Cận Bình, tuy vị thế chưa bi suy yếu, nhưng khả năng kiểm soát quyền lực chắc bị giảm sút. (Trumps trade war is rattling China’s leaders, Keith Bradsher & Steven Lee Myers, NYT, August 14, 2018).
Trong nghiên cứu người ta phải dựa trên sự thật, nhưng trong tuyên truyền người ta có thể dựa vào “một nửa sự thật” (half truth) hay “sự thật khác” (alternative facts), thậm chí “tin vịt” (fake news) để đạt mục đích. Nghiên cứu và tuyên truyền tồn tại song song nên dễ làm người ta ngộ nhận và nhầm lẫn. Joseph Goebbels (bộ trưởng tuyên truyền Đức) từng nói: “Nói dối một lần chỉ là nói dối, nhưng nói dối một ngàn lần sẽ thành sự thật” (a lie told once remains a lie, but a lie told a thousand times becomes the truth). Sử gia Yuval Harari gọi xã hội loài người là “hậu sự thật” (post-truth) và cho rằng fake news đã tồn tại từ lâu trước Facebook. (Humans are a post-truth speciesYuval Noah Harari, the Guardian, August 5, 2018).
Ngộ nhận và nhầm lẫn giữa nghiên cứu và tuyên truyền có thể gây tai họa. Điều đó thường xảy ra dưới chế độ chuyên chế khi vua không chịu lắng nghe sự thật và các quan không dám nói ra sự thật (vì sợ trái ý vua). Nó không chỉ xảy ra trong lịch sử, mà đang xảy ra tại Bắc Kinh (và một số nơi khác). Nhiều người đã nhận ra lãnh đạo Trung Quốc vừa qua bị bất ngờ và bị động đối phó với Mỹ trong cuộc chiến thương mại, vì họ đã ngộ nhận và nhầm lẫn lớn (hay còn gọi là “ngộ nhận chiến lược”). Không phải ì Trung Quốc thiếu người tài để đối phó với Mỹ, mà họ đã bị thể chế làm cho thui chột hoăc vô hiệu hóa. Muốn khắc phục vấn nạn này phải thay đổi thể chế, vì chỉ thay người (như thay áo) không thể giải quyết được vấn đề.
Thoát Trung thế nào
Trong khu vực, xu hướng “thoát Trung” và “theo Trung” xảy ra đồng thời, phản ánh sự phân hóa của các nước (như ASEAN) dưới tác động của Trung Quốc đang trỗi dậy, muốn thao túng khu vực này và Biển Đông (như cái ao riêng của họ). Miến Điện là một trường hợp điển hình đã dám “tái cân bằng” (rebalance) quan hệ với Trung Quốc. Nói cách khác, đó là quá trình “thoát Trung”, để tránh bị “Hán hóa” (sinicization) về kinh tế và chính trị thông qua “bẫy nợ” (debt trap). “Tái cân bằng” hay “thoát Trung” không có nghĩa là bài Trung hay chống Trung Quốc, vì đó là một cường quốc (láng giềng), có một nền văn hóa vĩ đại.
Quá trình “tái cân bằng” tại Miến Điện không phải ngẫu nhiên, mà do mấy thập kỷ kinh nghiệm quan hệ Miến-Trung làm người Miến tỉnh ngộ, buộc phải đảo ngược (push back), tuy họ vẫn phải giữ quạn hệ tốt với Trung Quốc. Nay quá trình đó đang lặp lại tại Triều Tiên sau cấp cao Liên Triều và Mỹ-Triều, tại Malaysia sau khi Mahathir Mohamad thắng Najib Razak và lên làm thủ tướng, và sẽ diễn ra tại các nước khác như một xu hướng mới. Trong khi quá trình “theo Trung” (như Cambodia, Lào, Thailand, Philippines) là do hoàn cảnh, và có thể đảo ngược, thì quá trình “thoát Trung” hầu như không thể đảo ngược (irreversible).
Một số học giả và nhà báo thiếu phê phán (uncritically) thường có quan điểm thân Trung Quốc, do thấy đầu tư và ảnh hưởng của Bắc Kinh ngày càng tăng trong khu vực. Nhưng đầu tư của Trung Quốc trong mấy năm qua đã dẫn đến phản ứng của dân chúng (public backlash) làm quan hệ song phương dễ đổ vỡ (fragile). Tại Malaysia, thủ tướng mới Mahathir Mohamad (93 tuổi) đang tái cân bằng (rebalance) quan hệ với Trung Quốc như một ưu tiên hàng đầu. Ông đã quyết hủy hai dự án lớn là tuyến đường sắt East Coast Rail Link (trị giá 20 tỷ USD) và đường ống dẫn khí Sabah Gas Pipeline (trị giá hơn 2 tỷ USD). Đây là một phép thử (litmus test) để xem Trung Quốc có mềm dẻo để tái cấu trúc quan hệ trong tương lai hay không.
Tuy Thủ tướng Mahathir công khai chỉ trích quan hệ Trung-Mã dưới thời Razak, nhưng trong chuyến thăm Trung Quốc (18-22/8/2018), ông đã khéo léo tránh đổ lỗi cho Trung Quốc, mà đổ trách nhiệm cho người tiền nhiệm là Rajib Razak. Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Mahathir nói rõ: “Chúng tôi luôn ghi nhớ trình độ phát triển của các nước không giống nhau…Chúng tôi không muốn có tình trạng chủ nghĩa thực dân kiểu mới vì các nước nghèo không thể cạnh tranh với các nước giàu. Vì vậy chúng tôi cần thương mại công bằng”.
Tuy quyết định của ông Mahathir là một thất bại lớn (big blow) cho kế hoạch “Vành đai & Con đường” của Trung Quốc tại khu vực, nhưng Tập Cận Bình vẫn phải vui vẻ chấp nhận và tuyên bố “hài lòng sâu sắc” (deeply satisfied) với chuyến thăm của thủ tướng Mahathir. Sau khi lên cầm quyền, ông Mahathir đã quyết đảo ngược các chính sách của Rajib Razak đã làm Malaysia nợ gần 250 tỷ USD do ký nhiều dự án bất lợi và vay Bắc Kinh hàng tỷ USD để cứu quỹ đầu tư nhà nước khỏi phá sản. (Malaysia cancels two big Chinese projects, fearing they will bankrupt the country, Amada Erickson, Washington Post, August 21, 2018).
Tại Philippines, phản ứng trái chiều của dân chúng sẽ xảy ra khi làn gió chính trị đổi chiều, hoặc khi sức khỏe của tổng thống có vấn đề. Duterte có lần thú nhận ông là “tổng thống vịt què” (lame duck president) và “sẵn sàng từ chức” nếu quân đội và cảnh sát tìm được người thay thế. Lào và Campuchia cũng không phải ngoại lệ. Lào đang sa vào “bẫy nợ” của Trung Quốc, với dự án đường sắt cao tốc (trị giá 6 tỷ USD). Tại Campuchia, ngày càng nhiều người bất bình vì Hun Sen cho Trung Quốc thuê cảng Sihanoukville and Koh Kong 99 năm, và một diện tích chiếm 20% bờ biển nước này. Tuy Hunsen đàn áp đảng đối lập và công khai thân Trung quốc, nhưng con trai Hun Sen lại học West Point (chứ không phải Thanh Hoa).
Đa dạng hóa quan hệ
Theo New York Times, các nước châu Á buôn bán với Trung Quôc nhiều hơn với Mỹ (thường với tỷ lệ “hai trên một”). IMF dự báo Trung Quốc có thể trở thành cường quốc kinh tế số một thế giới vào năm 2030. Theo NDS, “Trung Quốc muốn gạt Mỹ khỏi khu vực Indo-Pacific, mở rộng phạm vi mô hình kinh tế nhà nước, và lập lại trật tự khu vực có lợi cho họ… Cạnh tranh kiểu chiến tranh lạnh thường không thấy sự chênh lệch (imbalance) về vùng ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc tại khu vực. Đây là hệ quả do Mỹ đã lỡ bước (missteps) và do chính sách tùy tiện (ad hoc) dựa trên quan hệ song phương của Trump tại Đông Nam Á. (Does China really dominate Southeast Asia?, David Hunt, Asia Times, August 23, 2018).
Theo CNBC (23/8/2018), cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang tiếp tục “ăn miếng trả miếng”, đánh thuế 25% số hàng hóa của nhau trị giá 16 tỷ USD, đưa tổng số lên 50 tỷ USD (giai đoạn một, từ 6/7/2018), bất chấp đàm phán đang diễn ra (ở cấp thứ trưởng). Nếu đàm phán lần trước (6/2018) ở cấp bộ trưởng (với phó thủ tướng Lưu Hạc) đã thất bại, đàm phán lần này càng khó thành công. Trump nói ông “không hy vọng nhiều vào đàm phán”. Có nhiều khả năng Mỹ sẽ tiếp tục đánh thuế trị giá 200 tỷ USD (giai đoạn hai, từ 9/2018).
Nếu Trung Quốc vẫn không chịu thay đổi, Trump dọa sẽ đánh thuế trị giá hơn 500 tỷ USD (giai đoạn ba) trên toàn bộ hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ năm 2017. Theo Wilbur Ross (bộ trưởng thương mại Mỹ): “Họ sẽ không chịu thua một cách dễ dàng. Dĩ nhiên họ sẽ trả đũa đôi chút, nhưng cuối cùng, chúng ta có nhiều đạn hơn họ. Họ biết điều đó. Nền kinh tế của chúng ta mạnh hơn nhiều so với Trung Quốc, họ cũng biết điều đó”. (CNBC, 23/8/2018).
Theo một báo cáo của Hội Đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations), tuy Mỹ vẫn là đồng minh chính về an ninh của các nước khu vực, nhưng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang gia tăng, càng thúc đẩy các nước Đông Nam Á đa dạng hóa quan hệ đối tác chiến lược vượt ra khỏi quỹ đạo với Bắc Kinh hay Washington. Tại Malaysia, sau khi lên cầm quyền, Mahathir quyết định đi thăm Tokyo (chứ không phải Bắc Kinh hay Washington), trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của mình. Mahathir có thể quay lại chính sách “Hướng Đông” (Look East), vì ông tin rằng Nhật Bản có vai trò quan trọng hơn tại khu vực này. Đó là quan điểm được nhiều nước khác trong khu vực này chia sẻ (trong đó có Việt Nam).
Quá trình Hán hóa là chiến lược của Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng ra toàn cầu, nhằm cạnh tranh với Mỹ sau khi trỗi dậy thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, thông qua cho vay, đầu tư, xây dựng hạ tầng (theo sáng kiến “Vành đai & Con đường”) và dùng ảnh hưởng văn hóa tư tưởng (như Viện Khổng Tử và “Charm Offensive”). Đó là một loại chủ nghĩa thực dân mới (neo-colonization) dùng “bẫy nợ” thay “ngoại giao pháo hạm”, thường dễ thành công tại các nước có thể chế tương đồng (như độc tài, tham nhũng), nhưng về lâu dài sẽ phản tác dụng khi chủ nghĩa dân tộc và xu hướng dân chủ hóa tại các nước đó trỗi dậy để “thoát Trung”, chống lại sự nô dịch kinh tế và văn hóa (economic and cultural coercion).
Tham vọng Hán hóa nhằm nô dịch về kinh tế và văn hóa có thể thành công tại một số nước, nhưng thực tế chứng tỏ đó là một con dao hai lưỡi, có thể trở thành “gót chân Asin” của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế, khi Mỹ triển khai chiến tranh thương mại và chiến lược quốc phòng (NDS) nhằm ngăn chặn Trung Quốc. Xu hướng dân chủ hóa và “thoát Trung” theo chủ nghĩa dân tộc tại khu vực sẽ làm Trung Quốc bị cô lập. Những gì đang diễn ra sẽ làm người Trung Quốc giật mình tỉnh ngộ vì họ đã “ngộ nhận chiến lược”. Đó là một bài học lớn không chỉ cho người Trung Quốc, mà còn cho các quốc gia khác chưa tỉnh ngộ.
Lời cuối
Gần đây, Patrick Cronin (senior advisor, Center for New American Security) đã đưa ra một khái niệm mới để chỉ hành động của Trung Quốc tại Biển Đông là “insurgency” (bạo động). Theo Cronin, luật pháp quốc tế trên biển có đứng vững được hay không còn phụ thuộc vào lòng tin của người dân được tự do đi lại như thế nào và tới đâu mà người ta muốn trong phạm vi quyền hạn của họ theo luật quốc tế. Mỹ phải tư duy và hành động như “counterinsurgent” (chống bạo động) trên Biển Đông, để phát huy ảnh hưởng của mình trước Trung Quốc là “insurgent” (kẻ gây bạo động) để bảo vệ sự có mặt thường xuyên và liên tục của tàu bè dân sự tại khu vực này. (China is waging a Maritime insurgency in the South China Sea. It’s time for the United States to counter it, Patrick Cronin, National Interest, August 6, 2018).
Theo Cronin, Việt Nam là một đồng minh chủ chốt (key ally) của Mỹ tại khu vực, trong khi Mỹ ủng hộ chủ quyền các nước tại Biển Đông, cung cấp nhiều vũ khí, và coi việc ngăn chặn Trung Quốc là mục tiêu chính. Gần đây, các quan chức cấp cao Mỹ đến thăm Việt Nam ngày càng nhiều, như ngoại trưởng Mike Pompeo (cũng như Rex Tillerson), bộ trưởng quốc phòng Jim Mattis, và Tổng thống Trump (11/2017). Việt Nam vẫn thân thiện với Mỹ và lập trường này chắc không thay đổi… Đáng chú ý là gần đây đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình tại Việt Nam để phản đối luật đặc khu kinh tế, định cho nước ngoài thuê đất 99 năm.
Tuy Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh Mạng (12/6/2018), nhưng lại hoãn thông qua Luật ba Đặc khu (ít nhất là đến hết năm). Diễn biến này có thể liên quan đến những gì đang diễn ra tại Bắc Kinh cũng như trong quan hệ Mỹ-Trung, như một “hệ quả không định trước” (unintended consequence). Chắc phải có mối liên quan chặt chẽ giữa mục tiêu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và mục tiêu chiến lược mới của Mỹ (NDS). Nếu Trung quốc giật mình vì bộc lộ “gót chân Asin”, liệu Việt Nam có giật mình tỉnh ngộ hay không?
Tham khảo
1. Hitting China’s Wall, Paul Krugman, New York Times, July 18, 2013
2. The Coming Chinese Crackup, Wall Street Journal, March 6, 2015
3. China’s Summer of Discontent, Minxin Pei, Project Syndicate, August 2, 2018
4. Humans are a post-truth speciesYuval Noah Harari, the Guardian, August 5, 2018
5. China is waging a Maritime insurgency in the South China Sea. It’s time for the United States to counter it, Patrick Cronin, National Interest, August 6, 2018
6. Xi Jinping’s Path for China, Stratfor, August 10, 2018
7. Trumps trade war is rattling China’s leaders, Keith Bradsher & Steven Lee Myers, New York Times, August 14, 2018
8. Malaysia cancels two big Chinese projects, fearing they will bankrupt the country, Amada Erickson, Washington Post, August 21, 2018
9. China-US trade war: Vice-President Wang Qishan ‘the firefighter’ might not be sent to front line, Shi Jiangtao, South China Morning Post, August 22, 2018
10. Does China really dominate Southeast Asia? David Hunt, Asia Times, August 23, 2018
11. With a wary eye on China’s maritime expansion, the US is switching up gear in the Indo- Pacific, Emanuele Scimia, South China Morning Post, August 23, 2018
NQD. 25/8/2018
TRANG SỨC KHỎE - Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Bài 1- Rong biển
Giá trị dinh dưỡng

Từ lâu rong biển đã được dùng làm thực phẩm cho người và gia súc vì có nhiều chất dinh dưỡng và khi ăn cho một vị rất ngon.

 https://baomai.blogspot.com/   

Loại thực vật này chiếm tới 25% trong các món ăn của dân chúng Nhật. Người Việt Nam cũng đã biết thưởng thức rong biển từ lâu, tuy rằng ít người chú ý đến đặc tính bổ dưỡng và trị bệnh của nó. Rong biển rất giàu những chất dinh dưỡng căn bản như chất đạm, folic acid, beta carotene, calci, iod, natri, magnesium, kali, phosphor và sắt. Viện Nghiên Cứu Rong Biển ở Na Uy phân tích được tới gần 60 khoáng chất khác nhau trong rong biển.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Rong biển cung cấp rất ít năng lượng: một phần ăn trung bình chỉ cung cấp chừng 100 calori nên rất tốt cho những ai muốn giữ thân hình thon thả.

Loài rong biển wakame ở Nhật còn có nhiều loại amino acids như alanine, arginine, glutamic acid, glycine, leucine, isoleucine, v.v… Vì thế rong biển là một món ăn bổ dưỡng và ngon miệng..

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Bác sĩ người Ðức Heinz A.Hope, một chuyên gia nổi tiếng về rong biển, cho rằng rong biển là nguồn thực phẩm rất lớn, có khả năng giải quyết nạn khan hiếm thực phẩm ở các nước nghèo.

Trong rong có chất algin được dùng trong kỹ nghệ thực phẩm để làm cho các chất lỏng kết hợp với nhau. Chẳng hạn khi cho vào kem, algin làm nước trong sữa không kết tinh mà trộn đều với nhau.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Rong được bán tươi, phơi khô, hoặc xay thành bột hoặc làm thành dạng viên. Bột rong được rắc vào súp, xà lách, pho mát hoặc khoai tây bỏ lò để tăng hương vị món ăn. 

Tác dụng trị bệnh

Theo Jean Carpenter, khoa học hiện đại đã công nhận rong biển là một trong nhiều môn thuốc thiên nhiên có quanh năm, với nhiều công dụng như ngăn ngừa và chữa vài loại ung thư, làm giảm cholesterol và huyết áp, làm loãng máu, ngăn ngừa viêm loét bao tử, tiêu diệt vi trùng, và làm thông đại tiện.

Theo bác sĩ Jane Teas của Ðại Học Harvard, những vùng có tập quán ăn nhiều rong biển, như miền biển Sago và Hokkaido ở Nhật, thì nơi đó ung thư vú thấp hơn so với các địa phương khác

Bác sĩ Nhật Ichiro Yamamoto của Ðại Học Kitasato nghiên cứu rong biển trong 15 năm, và kết luận rằng rong biển có tác dụng chống ung thư vú, ung thư máu, ung thư ruột già và nhiều loại ung thư khác.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Rong biển còn có khả năng kháng sinh. Năm 1917, khoa học gia người Ðức R. Harder đã khám phá đặc tính kháng sinh của rong biển.

Ðến năm 1959 khoa học gia Mỹ J.M.N. Sieburth nhận thấy trong ruột của chim cánh cụt (penguin) không có vi khuẩn. Sau khi nghiên cứu, ông mới tìm ra nguyên do là chim cút ăn tôm, mà tôm thì có chất kháng sinh nhờ ăn rong biển. Từ đó tới nay, nhiều cuộc khảo cứu khác cho thấy rong biển có chứa những chất kháng sinh với đặc tính không kém gì các kháng sinh nhân tạo như penicillin, terramycin, và streptomycin.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Ngoài khả năng kháng sinh, rong biển còn có đặc tính hạ huyết áp, làm loãng máu và hạ cholesterol cho nên người Nhật xem rong biển là thực phẩm giúp sống lâu.

Loại rong biển wakame ở Nhật có đặc tính hóa giải chất độc nicotine trong thuốc hút. Rong biển có nhiều iod, cần cho các chức năng của tuyến giáp. Thiếu iod, tuyến giáp sưng to, kích thích tố của tuyến giảm, cơ thể suy nhược, da khô và thô, tóc rụng, trí tuệ giảm, người như mụ mẫm, buồn rầu.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Một nhược điểm của rong biển là tỷ lệ muối natri khá cao: Nửa ly rong biển tươi có tới 900 mg natri. Do đó, người cao huyết áp không nên ăn nhiều rong biển. Rong biển đôi khi cũng làm mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn.


BS Nguyễn Ý Đức



Bài 2-
Trái Cây và Sức Khỏe



Trái cây đã được hầu hết mọi người ưa thích vì mùi vị ngon ngọt và  nhiều chất dinh dưỡng. Trái cây cũng giúp cơ thể giảm thiểu rối loạn các chức năng và một số bệnh hoạn.

 
Ích lợi của trái cây

 
Ăn trái cây có nhiều điểm lợi như sau:
  1. Trước hết, ăn trái cây giải tỏa được sự ám ảnh với mặc cảm là đã giết các sinh  vật khác để lấy thực phẩm nuôi sống bản thân.
  2. Ăn trái cây là ta đã mang vào cơ thể một loại thực phẩm tuyệt hảo có sẵn trên trái đất., được thiên nhiên tạo ra để sẵn sàng phục vụ chúng ta khi đói khát. Sau khi ăn, ta có thể truyền rải hạt giống, tạo ra nhiều cây trái khác và như vậy càng tăng thêm nguồn thực phẩm thiên nhiên cho loài người.
  3. Các nhà nhân chủng học tin rằng  người tiền sử có cấu trúc cơ thể rất gần với loài đười ươi, vượn như ngày nay, nên đều ưa thích vị ngọt của trái cây vì trái cây ít bị nhiễm độc hơn những thực phẩm khác. Ăn trái cây, ta không còn sợ mắc phải những bệnh bò điên, bệnh long móng lở miệng, bệnh sán lãi.
  4. Trái cây có đến 70% là nước, cũng tương tự như trong cơ thể chúng ta có đến 80% trọng lượng là chất lỏng. Chất lỏng có vai trò rất quan trọng cho các chức năng của cơ thể. Vì thế,  ăn trái cây là  đáp ứng được một nhu cầu thiết yếu của cơ thể về chất lỏng.
  5. Ăn trái cây không còn e ngại gì về cholesterol, vì trái cây không có chất béo này. Cholesterol chỉ có trong thực phẩm động vật và nếu ăn nhiều quá có nguy cơ đưa tới các bệnh tim mạch.
  6. Chất xơ không phải là chất dinh dưỡng, không cho năng lượng và bao tử của con người không tiêu hóa được. Nhưng chất xơ góp phần tích cực trong việc bảo vệ sức khỏe, giúp ta tránh được nhiều bệnh chẳng hạn như ăn nhiều chất xơ có thể giúp giảm thiểu nguy cơ cao huyết áp, béo phì, ung thư ruột. Chất xơ có rất nhiều trong trái cây các loại.
  7. Trái cây với đường fructose là nguồn năng lượng rất tốt cho tế bào não bộ, giúp kích thích, tăng cường trí nhớ, làm giảm u sầu, buồn chán.
  8. Trái cây là thực phẩm tương đối vừa rẻ tiền, sẵn có mà lại tươi nguyên. Đây là món ăn thiên nhiên mà tạo hóa dành cho con người.
  9. Trái cây dễ tiêu hóa. Cơ thể chỉ cần một sức lao động rất nhỏ và một thời gian ngắn ngủi để biến hóa các chất dinh dưỡng trong trái cây. Ăn một miếng thịt bò, bao tử phải cần sáu bẩy giờ đồng hồ để tiêu hóa, trong khi đó ăn một hỗn hợp trái cây, chỉ cần nửa giờ. Vừa mau lẹ nhẹ nhàng vừa ít chất cặn bã không tốt mà hai trái thận phải vất vả thải ra khỏi cơ thể.
  10. Nhiều người  tin rằng  ăn trái cây giúp tinh thần minh mẫn, trí nhớ tốt, yêu đời chẳng phải lo âu sầu muộn, tình cảm lại rồi rào, da dẻ hồng hào, tươi mịn, ít đau ốm, ngũ quan tinh tường, lục phủ ngũ tạng hoạt động đều hòa và ngay cả đời sống ân ái lứa đôi cũng thêm phần hào hứng, thỏa mãn.

Trái cây và ích lợi y học

 
Nhiều nghiên cứu y học còn cho biết  trái cây cũng có ích lợi trong các bệnh sau đây:

1. Trái cây làm giảm nguy cơ đột quỵ và tai biến động mạch não.

Căn cứ vào  các báo cáo nghiên cứu sự liên hệ giữa việc ăn trái cây với bệnh tim mạch, nhóm bác sĩ người Anh Andrew R. Ness và John W. Powles đã đi đến kết luận rằng trái cây và rau có tác dụng bảo vệ tốt với tai biến mạch máu não và tác dụng bảo vệ yếu hơn đối với cơn suy tim (heart attack).

Theo các vị này, có nhiều lý do đưa tới tác dụng tốt như vậy.

Có thể một phần là khi ăn nhiều rau trái, người bệnh sẽ bớt ăn các thực phẩm được cho là có nguy cơ gây bệnh như mỡ béo trong thịt động vật, những món ăn vặt không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, kinh nghiệm cho hay là người ăn nhiều trái cây thường thường có đời sống lành mạnh hơn, không hút thuốc lá, bớt uống rượu, năng vận động cơ thể.

2. Khoa học thực nghiệm cho hay là, ngoài chất dinh dưỡng lớn như đạm, béo, đường tự nhiên, trái cây còn có chất dinh dưỡng với số lượng ít  nhưng rất cần thiết và ích lợi. Đó là các loại sinh tố, chất chống oxy hóa, khoáng chất  giúp cơ thể bảo trì, tăng trưởng, giảm thiểu hư hao, bệnh tật.

Nghiên cứu của Gioann Manson ở Boston cho thấy trái cây giảm nguy cơ tử vong của tai biến suy tim tới 26% so với người ít ăn trái cây; trong khi đó thì nghiên cứu của Paul Knert bên Phần Lan cho thấy nguy cơ suy tim giảm thiểu tới 34%.

Các chuyên gia khuyên nên ăn khoảng 400 gr rau trái mỗi ngày, đặc biệt là rau trái tươi thì tốt hơn, để có thể hưởng được lợi ích kể trên.

3. Trái cây chống táo bón, làm giảm nguy cơ  ung thư ruột già.

Nhiệm vụ của ruột già là hấp thụ một số lớn nước và khoáng chất, loại chất cặn bã của thực phẩm ra khỏi cơ thể. Kết quả nhiều nghiên cứu cho hay chất xơ trong trái cây giúp đại tiện dễ dàng, chống táo bón. Chất xơ làm phân mềm hơn, dễ thải ra ngoài nên giảm thời gian tiếp xúc giữa ruột già với hóa chất trong cặn bã tiêu hóa, do đó giảm nguy cơ ung thư ruột già.

4. Trái cây giúp giảm nguy cơ béo phì.

Vì trái cây cung cấp ít năng lượng, nên ăn nhiều không sợ bị tích lũy dư thừa thành béo phì. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của trường Đại học Yale  cho hay đường fructose trong trái cây làm giảm sự  ngon miệng và giảm tiêu thụ nhiều năng lượng trong bữa ăn tiếp theo đó.

 
Nước Trái Cây
 

Nói về trái cây mà không nói tới nước vắt của trái câysẽ là điều thiếu sót lớn. Vì nước vắt trái cây có nhiều chất dinh dưỡng đồng thời là món giải khát rất tốt.

Một ly cam vắt uống sau một hành trình nhiều giờ trong nóng bức, một ly chanh đường đá với người tình học trò dưới gốc cây là những thỏa mãn lớn lao.

Ngày nay, nước trái cây còn được chế biếnvô chai, đóng hộp, và đểu đã được diệt khuẩn nên rất an toàn.  Nhiều loại trái cậy, nhất là nho và táo, trong quá trình chế biến, cũng đã được loại bỏ những chất không cần thiết.

Nước trái cây có thể dùng nguyên chất, từ trái cây tươi vắt ra hoặc dùng dạng chế biến có độ đậm đặc cao, khi dùng thì pha loãng với nước.

Có nhiều loại nước trái cây chế biến được cho thêm dường, chất mầu hoặc hương vị khác. Khi mua, ta cần đọc kỹ nhãn hiệu để tránh những chất mà ta không thích hoạc có thể dị ứng.

Tốt nhất vẫn là mua trái cây tươi về, rồi tự vắt lấy nước để dùng. Vừa rẻ vừa bảo đảm nguyên chất, bổ dưỡng.

Nhưng uống  nước trái cây cũng có điểm bất lợi so với ăn trái cây, là vì ta sẽ bỏ phí đi khá nhiều chất xơ quý giá sẵn có trong trái cây.

 
Kết luận

 
Người Tây phương có câu nói  “Mỗi ngày ăn một quả táo, không cần đến thầy thuốc“ (An apple a day, keep the doctor away).

Mỗi ngày chỉ ăn một quả táo mà đã không cần đến thầy thuốc, thì khi  ăn nhiều trái khác nhau, hẳn sẽ chẳng bao giờ bao giờ bệnh tật.

Tuy nhiên, cũng không thể vì thế mà trái cây có thể hoàn toàn thay thế cho bữa ăn đa dạng với đủ các loại thực phẩm như thịt, cá, cơm rau...

 
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức 








NAFTA talks rocked by media leak of off-record Trump comments on Canada





Democratic presidential nominee Hillary Clinton speaks during a rally outside the University of Pittsburgh's Cathedral of Learning November 7, 2016 in Pittsburgh, Pennsylvania.

Trump 'Preparing Ground for Prosecution of Corrupt Deep State Actors' – Analyst

© AFP 2018 / Brendan Smialowski
OPINION
21:25 31.08.2018(updated 21:55 31.08.2018)Get short URL
Ekaterina Blinova
3171
A battle royal is about to erupt, Wall Street analyst Charles Ortel told Sputnik, commenting on The Daily Caller's report that ex-Secretary of State Hillary Clinton's private server was hacked. According to Ortel, the Clinton email case deserves further scrutiny despite the FBI's denial of the alleged intrusion.
The FBI has rebuked Donald Trump's tweet saying that Hillary Clinton's unsecured email servers were reportedly accessed by Chinese hackers; however, the agency has not yet clarified the point whether or not it had been informed by the Intelligence Community Inspector General about foreign intrusion of Clinton's private server back in 2015.
​"An FBI spokeswoman refused to confirm if Intelligence Community Inspector General (ICIG) officials — including Frank Rucker, its chief investigator — briefed top bureau officials about evidence of penetration of Clinton's private server by a Chinese government intelligence operation," Richard Pollock, an investigative journalist with The Daily Caller, reported on August 29.
He broke the news about the alleged Chinese intrusion on August 27, citing two sources informed on the matter. According to The Daily Caller's interlocutors, a Chinese firm embedded a malicious code into Clinton's private server and gained access to virtually all ex-secretary of state emails, including top secret government documents.
Earlier, during a July hearing with FBI official Peter Strzok, Republican Rep. Louie Gohmert of Texas pointed out that the government watchdog had found that nearly all of Clinton's emails were send to a "foreign entity," adding that it was "unrelated to Russia." He further said that the ICIG presented the finding to FBI agent Strzok, but that the latter had apparently swept the valuable information under the rug.
​Still, the FBI insists that its former chief James Comey had not found any traces of foreign intrusion while investigating the Clinton email case from 2015 to 2016. China has also denied the alleged hacking of Clinton's private server. 
Speaking to Sputnik, Charles Ortel, a Wall Street analyst and investigative journalist who has been looking into potential fraud cases involving the Clinton Foundation over the last few years, expressed confidence that the truth would find its way out.
What's Behind FBI's Stance on Alleged Hack?
One of the reasons behind the FBI's apparent unwillingness to confirm or deny whether it was briefed by the ICIG on the matter "may be that there is an active investigation ongoing," the analyst suggested.
Having referred to the publicly available FBI vault documents concerning Clinton's "emailgate," he explained that "the FBI has specific procedural requirements for all kinds of investigative work and maintains extensive records beyond those available to the public."
"These records should explain what truly happened with the FBI investigation that was opened on July 10, 2015 by a report issued July 6, 2015 when Intelligence Community Inspector General McCullough issued his findings," Ortel presumed.
According to the investigative journalist, it looks rather strange that ex-President Barack Obama and the Democratic Party pushed Clinton's candidacy hard, although the Clinton email scandal erupted in March 2015, a month before she threw her hat into the ring.
It was found out that the former secretary of state had used private unsecured email servers to conduct government business from 2009 to 2013 and handed a larger part of her emails over to the State Department only in 2014, reportedly withholding about 30,000 emails.
According to Ortel, it was similarly surprising that some FBI officials had apparently turned a blind eye to the ICIG's damning findings in 2015.
"In July 2015, many in the FBI and likely many in the Obama Administration knew that Hillary Clinton had serious outstanding 'issues', yet Barack Obama and Democrats pushed her candidacy hard, including letting her 'rig' the primaries in her favor, beginning with a formal agreement through law firm Perkins Coie giving her campaign special privileges," he underscored.
It appears that "one reason Obama and Democrats did this is that the Clintons had even more damaging information on the Obamas and their allies that all agreed would be kept hidden through, and after a Hillary Clinton victory in November 2016," the journalist presumed, adding that Trump's win had obviously spoiled their supposed game and paved the way for potential large-scale exposure.
Ortel has drawn attention to the fact that US mainstream media and NGOs, including Media Matters, backed by liberal billionaire George Soros, vehemently denied the alleged hack of Clinton's private server by a foreign entity, labeling it as "fake news" and "conspiracy."
"Soros, Media Matters and many other left-leaning 'charities' that are either improperly organized or partisan 'political action organizations' have much to lose once President Trump gains full control over the Justice Department and the IRS," he said. "As a guess, Media Matters and Soros are attacking to muddy the waters in the public's mind, thereby delaying the now inevitable prosecutions as long as possible."
Besides, the potential exposure of the Clinton Foundation's alleged fraud is still hanging above the heads of Hillary and Bill Clinton like the sword of Damocles, Ortel remarked.
'The Minute Clinton Set Up Her Private Server to Conduct Gov't Business, It Was Crime'
Meanwhile, prominent American attorney Sidney Powell told Fox News that "the minute Hillary set up her private email server to receive government emails, it was a crime."
​"Sidney Powell is a brave and wonderful person who is absolutely correct," the analyst underscored, referring to 18 US Code 793.
"Here it is important to note that certain subparagraphs starting with (c) appear not to require that persons breaking the law have 'intent'," he elaborated. "Considering the known record, I believe that Hillary Clinton, her associates, and whoever may have approved the absurd arrangements to let 100 percent of State Department business be conducted using private servers and non-secure electronic devices have exposures assuming fair reading of the statute."
Ortel believes that many parties inside and outside the US know "important truths regarding the gross criminal activities of the Clintons and their allies." It appears that the Trump administration is "preparing ground for prosecutions of these corrupt Deep State actors."
"The stage has been set for many months, and I fully expect a battle royal to erupt whose resolution will have historic consequences around the world, not simply inside America," the Wall Street analyst concluded.

The Silicon Valley area as seen from Monument Peak in near Milpitas, Calif., in this file photo. (Yuval Helfman/Shutterstock)

China’s Ministry of State Security Is Operating in Silicon Valley, Says Former Intel Officer

August 30, 2018 Updated: August 30, 2018   
The Chinese regime’s Ministry of State Security (MSS) and Russia’s intelligence services are running spy operations in Silicon Valley, says former senior U.S. Naval Intelligence officer John Jordan.
According to Jordan, the MSS and Russian spy networks have been active in Silicon Valley since the 1970s. The Russian networks initially focused on advancing Soviet interests for political and military espionage, particularly around a naval base in Alameda and an Army base in the Presidio.
The Chinese operations, on the other hand, have continued unabated. Their focus is on the theft of technology, with the long-term goal to help the Chinese Communist Party catch up with and surpass the United States technologically and economically. Over time, the Russian operations have also switched focus in a similar way to the Chinese operations, Jordan said.
In the current environment, he said, the Chinese MSS is engaged in many operations to steal U.S. innovation, and includes the use of controlled Chinese student associations, foreign investment, recruitment of innovators, and other methods.
The following Q&A is from the interview with Jordan.
Joshua Philipp: I haven’t heard of the Ministry of State Security operating in Silicon Valley. I know that they do United Front operations, where they have front companies or student groups, or “investors,” going in there and looking for technology to bring back to China. But, on the Ministry of State Security, what do you know about this?
John Jordan: Well, you would never associate California with Russian and Chinese spying operations, but the fact is that Silicon Valley has been a den of espionage activity going back to the 1970s and 80s. That was when the Bay Area—there was a big naval base in Alameda and a big Army base at the Presidio—the Russians outside of Washington had always invested more resources, first directed by the KGB into Northern California, than any other part of the United States.
Then, we move into China’s emergence as a world power in the post-Cold War era, and China’s rapid economic expansion. And unlike the Russians, whose interests were at the time solely military and political—but primarily military—in the Bay Area, China has come to understand the power of Silicon Valley innovation, and the technologies that come from there were a big piece of bootstrapping the Chinese economy into the 21st century. And the Chinese adopted a broad range of strategies that are in many ways far more sophisticated than anything the Russians have done or are doing today.
Philipp: What would you say the key difference is between the nature of the Russian intelligence operations and the Chinese intelligence operations?
Jordan: The Russian efforts have always been very traditional spying. It’s girl traps—”honey traps,” as they’re called in the trade—its very top-down directed, whether looking for specific information or specific technology, when the agents in place are given very specific taskings. Russian thinking on this is morphing now, and is more and more following the Chinese model.
But the Chinese model is far more comprehensive. Their efforts to penetrate American society in this respect and obtain technologies, there’s numerous different ways in which they do it. There are 300,000 Chinese students in the United States, and pretty much all of them are taking a hard science, a STEM discipline—science, technology, engineering, or math. They are not majoring in psych or social-justice outrage or whatever is the rage on American campuses today.
Moreover, there’s investors that come into Silicon Valley to hire talent to get people to want to go work in China; innovators to go work in China. They also want to buy companies in Silicon Valley. You also have the Chinese Student and Scholar Associations (CSSAs), which are run through Chinese embassies and consulates throughout the United States that kind of keep tabs on Chinese students, encourage them to keep tabs on them—whether it’s dealing with Falun Gong or Tibetans—but they make their presence known in their lives, too, and that’s another big piece of growing these technologies. The Chinese want to buy and bring it back and grow it, while the Russians, historically, have always wanted to just take a bite here and a bite there.
Philipp: This is an interesting topic because I would say one of the reasons why a lot of people can’t understand Chinese spy operations is because a lot of these spies are not official spies, right? You mentioned the Chinese Student and Scholar Associations. This is, of course, operated through the consulates, financed a lot of times through the consulates … it’s done with the intention of having them learning things that they can bring back to China, or intentionally placing them in key positions in government or business where they can “serve their country,” either staying in place or returning to China.
It’s the same thing with a lot of the economic theft. A lot of the people stealing, from what I understand, aren’t necessarily the main spies, but instead people being handled by the spies. Oftentimes, they only have to steal one or two things which makes it hard to prosecute them. Is this what you are seeing as well?
Jordan: It is. Successful spy rings are run when handlers are able to operate multiple agents in place, and certainly, the Chinese model has safety in numbers. One of the other differences between the Chinese efforts and the Russian efforts is that China has the industrial and technological know-how, from inside China, to make use of a lot of these technologies and integrate them into factories and construction processes and things of that nature; where the Russians really don’t. Russia’s economy is smaller than that of Texas, where China is truly an economic power, and is able to digest a lot of these technologies successfully.
Philipp: There are two angles on this we can go into. One is that we have given China our factories, we’ve given them the manufacturing know-how, right? In terms of the areas of industrial warfare where you are providing channels to establish production know-how and you’re making people who are capable of producing—you need to develop the supply chains, you need to develop the systems to develop the systems that manufacture management structures for those systems. It’s not easy to just go off and build these out of nothing, we’ve given them that.
The other interesting part is the nature of how information is stolen and transferred. I know how China has technology transfer centers that after thefts occur, it goes through, say, university-affiliated organizations which specialize in reverse-engineering technology.
You mentioned the differences between the Russian and Chinese methods of stealing tech, and there’s an interesting history there. What are your thoughts on this?
Jordan: Russia is coming out of a feudal society—you can argue that it still is one in many respects. But in terms of integrating and making itself part of Silicon Valley and facilitating these tech transfers, China has been very successful. That doesn’t mean that the Chinese economy, in many ways, has fully taken advantage of this. They’ve been successful, but China still has some very real challenges in terms of taking some of these technologies and making them effective weapons that we can discuss in the military sense.
The PLA [People’s Liberation Army] has some very big challenges in that respect, largely because it’s still a conscript military. But they have been successful and it’s something for us to watch and be cautious about, as Americans.
In 1996, the Economic Espionage Act was passed and no one was ever convicted of it until 2004, This law, for the first time, criminalizes not just the sale of national-security secrets by government insiders but also the theft and resale of technologies from the private sector. There have been a few high-profile prosecutions in California in district court there, but it has still got a long way to go. Law enforcement still has a lot of catching up to do.
Philipp: I’m interested in the conscript military angle. You mentioned that it’s one of the reasons why the Chinese military isn’t as effective as maybe we think it is. Can you explain?
Jordan: The Chinese military isn’t as effective as it’s largely perceived to be in the West, and largely for the same reasons that the Russian military had their challenges in the Cold War. Specifically, when you have someone in an army for two years, they can’t really learn to operate all of the technologies and learn to work as a team, and get that type of practical experience before they are out.
Inside the U.S. military, even as an enlisted person, the average [length of service] is four to seven years, while many people make entire careers out of it. In American society, being in the military is seen as an honorable profession. It’s desirable. It’s hard to get into a service academy or get a commission in the military.
In China, the military is where you go because its a place where you can get fed and can be kept warm, and it doesn’t place the emphasis on the training on the lower levels—the junior officers and the enlisted levels—that we certainly do.
Warfare has changed since our last encounter with the Chinese military in Korea in the early 50s. … Stalin said quantity has a quality all of its own. That is no longer true on the modern battlefield, where the emphasis is on technology and integrating that into a war-fighting system. A gadget doesn’t become a weapon until it’s able to be used effectively under stress by people that maybe aren’t engineers or scientists.
Philipp: In the United States, there have been arguments for and against the volunteer system we have. It’s interesting to understand the other side of that, that the conscript system also has its flaws—that maybe it’s not worth training people hard if they are going to be out in two years.
Jordan: You can’t train, you can’t create an effective warfighter in two years, in most military specialties.
Philipp: If we can switch back again to the Ministry of State Security, can you explain what your views are on the natures of its operations? How does the Ministry in its operations differ from the Chinese Student and Scholar Associations or other groups from the CCP [Chinese Communist Party] that we know are active in Silicon Valley.
Jordan: I’m not sure where the Ministry of State Security begins, I’m not sure where that line is, as an American. I tend to suspect that the ministry, at a minimum, has a say in all of these operations, so again I don’t think anybody’s sure where their purview begins and ends. But I think it’s safe to assume—and it would be dangerous to assume otherwise—that they aren’t involved as much as they can be, certainly in internal Chinese politics.
In Beijing, everyone seems to want a bigger share of the pie, so I have a hard time seeing the Ministry of State Security not being ambitious in terms of having as large a role as possible.
Philipp: The Ministry of State Security is government-side. If we talk about a lot of the cyberattacks and cyberthefts, much of that’s done through the military side. … The government spies and the military spies of the Chinese system, they don’t get along with each other, from what I’ve been told. In fact, they even sabotage each other and fight each other.
Jordan: China has an advantage, in that there is a Chinese population in the Bay Area. The Chinese language is nearly impossible for anglophones to learn, and there is a real shortage of Chinese speakers, let alone ones that have completed the vetting process for intelligence and counterintelligence operations. So that is muddying the waters—prosecutions become very difficult, as does rolling up a spy line.
This interview has been edited for clarity and brevity.



How The Specter of Communism Is Ruling Our World

The Epoch Times here begins serializing a translation from the Chinese of a new book, “How the Specter of Communism Is Ruling Our World,” by the editorial team of the “Nine Commentaries on the Communist Party.”
Chapters Published So Far
 

Không có nhận xét nào: