TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
GENERAL WORLD NEWS
Tướng gốc Việt đầu tiên chỉ huy quân đội Mỹ tại Nhật Bản
Phạm Nghĩa | 29/08/2018 02:30 PM
Thiếu tướng Lương Xuân Việt. Ảnh: U.S. Army
Thiếu tướng Lương Xuân Việt, cựu Phó Tư lệnh Quân đoàn 8 của Mỹ tại Hàn Quốc, vừa tiếp nhận chức vụ chỉ huy quân đội Mỹ tại khu vực đất liền cũng như đảo Okinawa của Nhật Bản.
Hôm 28-8, ông Việt tiếp nhận vị trí mới từ thiếu tướng James Pasquarette trong một buổi lễ tại trại Zama, Nhật Bản. Ông Việt sẽ chịu trách nhiệm quản lý 2.500 binh sĩ, dân thường và các thành viên trong gia đình họ tại 16 cơ sở quân sự ở khu vực đất liền cũng như đảo Okinawa của Nhật Bản.
"Thưa các nhà lãnh đạo và binh sĩ Mỹ tại Nhật Bản, tôi đã sẵn sàng gia nhập gia đình của các bạn và vinh dự được chiến đấu bên cạnh mọi người" – ông Việt phát biểu trước hàng trăm người tham dự buổi lễ.
Thiếu tướng Lương Xuân Việt phát biểu tại trại Zama hôm 28-8. Ảnh: Stars And Stripes
Ông Việt đến Mỹ khi mới 9 tuổi cùng cha mẹ và 7 anh chị em. Năm 2014, ông Việt trở thành quân nhân gốc Việt đầu tiên được phong tướng tại Mỹ.
Từ năm 2005-2006, ông Việt chỉ huy Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Bộ binh Lính dù 505 của quân đội Mỹ tại Iraq. Từ năm 2010-2011, ông Việt là người dẫn đầu Lữ đoàn 3, Sư đoàn Bộ binh 101 ở Afghanistan.
Tướng Robert Brown, chỉ huy quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương, cho rằng trách nhiệm mà ông Việt sắp nắm giữ là rất nặng nề.
"Chỉ huy quân đội Mỹ tại Nhật Bản là một nhiệm vụ rất lớn và là một công việc tuyệt vời. Jim Pasquarette đã làm rất tốt khi dẫn dắt lực lượng này vượt qua những thời điểm khó khăn. Một số chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) nói với tôi rằng họ nghĩ (Pasquarette) là chỉ huy quân đội Mỹ tại Nhật Bản tốt nhất mà họ từng làm việc chung" – tướng Robert nói.
Ông Pasquarette sẽ trở thành Phó Tổng Tham mưu phụ trách giám sát hoạt động tài trợ và bảo vệ các chương trình của quân đội Mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu của toàn bộ lực lượng này.
Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH....
Video clip và Bản tin Thiếu tướng Lương Xuân Việt nhận bàn giao chức vụ Tư lệnh Lục Quân Hoa Kỳ tại Nhật Bản, vào ngày Thứ Ba 28/08/2018..
Video clip do NT Lê Xuân Vũ, cậu của Tướng Lương Xuân Việt chuyển đến..
Xin mời Quý Vị xem để tường...
Trân trọng..
BMH
Washington, D.C
-----Original Message-----
From: Vu Le <
To: Binh <amsfv@aol.com>
Sent: Tue, 28 Aug 2018 7:16
Subject: Fwd: [HNC] Lê nhận chức Tư Lệnh Lục Quân và Quân Đoàn Một của thiếu tướng Lương Xuân Việt
Kinh chuyển đến quý Niên Trưởng , Chiến Hữu , quý Đồng Hương về lễ nhận chức Tư Lệnh Lục Quân kiêm Tư Lệnh Đệ Nhất Quân Đoàn ở Nhật Bản của thiếu tướng Lương Xuân Việt
Lễ nhân chức đã được cử hành vào lúc 9 giờ sáng ngày 28 tháng 8 năm 2018 tại căn cứ Jano Field , Camp Zama và được đặt dưới quyền chủ tọa của đại tướng Robert B .Brown Tư Lệnh Lúc Quân vùng Thái Bình Dương
Buổi lễ tổ chức đơn giản nhưng rất trang trọng và đầy đủ lễ nghi quân cách
Lê Xuân Vũ
Video clip của buổi lễ:
USARJ Change of Command
Hôm 28-8, ông Việt tiếp nhận vị trí mới từ thiếu tướng James Pasquarette trong một buổi lễ tại trại Zama, Nhật Bản. Ông Việt sẽ chịu trách nhiệm quản lý 2.500 binh sĩ, dân thường và các thành viên trong gia đình họ tại 16 cơ sở quân sự ở khu vực đất liền cũng như đảo Okinawa của Nhật Bản.
"Thưa các nhà lãnh đạo và binh sĩ Mỹ tại Nhật Bản, tôi đã sẵn sàng gia nhập gia đình của các bạn và vinh dự được chiến đấu bên cạnh mọi người" – ông Việt phát biểu trước hàng trăm người tham dự buổi lễ.
Thiếu tướng Lương Xuân Việt phát biểu tại trại Zama hôm 28-8. Ảnh: Stars And Stripes
Ông Việt đến Mỹ khi mới 9 tuổi cùng cha mẹ và 7 anh chị em. Năm 2014, ông Việt trở thành quân nhân gốc Việt đầu tiên được phong tướng tại Mỹ.
Từ năm 2005-2006, ông Việt chỉ huy Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Bộ binh Lính dù 505 của quân đội Mỹ tại Iraq. Từ năm 2010-2011, ông Việt là người dẫn đầu Lữ đoàn 3, Sư đoàn Bộ binh 101 ở Afghanistan.
Tướng Robert Brown, chỉ huy quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương, cho rằng trách nhiệm mà ông Việt sắp nắm giữ là rất nặng nề.
"Chỉ huy quân đội Mỹ tại Nhật Bản là một nhiệm vụ rất lớn và là một công việc tuyệt vời. Jim Pasquarette đã làm rất tốt khi dẫn dắt lực lượng này vượt qua những thời điểm khó khăn. Một số chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) nói với tôi rằng họ nghĩ (Pasquarette) là chỉ huy quân đội Mỹ tại Nhật Bản tốt nhất mà họ từng làm việc chung" – tướng Robert nói.
Ông Pasquarette sẽ trở thành Phó Tổng Tham mưu phụ trách giám sát hoạt động tài trợ và bảo vệ các chương trình của quân đội Mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu của toàn bộ lực lượng này.
Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH....
Video clip và Bản tin Thiếu tướng Lương Xuân Việt nhận bàn giao chức vụ Tư lệnh Lục Quân Hoa Kỳ tại Nhật Bản, vào ngày Thứ Ba 28/08/2018..
Video clip do NT Lê Xuân Vũ, cậu của Tướng Lương Xuân Việt chuyển đến..
Xin mời Quý Vị xem để tường...
Trân trọng..
BMH
Washington, D.C
-----Original Message-----
From: Vu Le <
To: Binh <amsfv@aol.com>
Sent: Tue, 28 Aug 2018 7:16
Subject: Fwd: [HNC] Lê nhận chức Tư Lệnh Lục Quân và Quân Đoàn Một của thiếu tướng Lương Xuân Việt
From: Vu Le <
To: Binh <amsfv@aol.com>
Sent: Tue, 28 Aug 2018 7:16
Subject: Fwd: [HNC] Lê nhận chức Tư Lệnh Lục Quân và Quân Đoàn Một của thiếu tướng Lương Xuân Việt
Kinh chuyển đến quý Niên Trưởng , Chiến Hữu , quý Đồng Hương về lễ nhận chức Tư Lệnh Lục Quân kiêm Tư Lệnh Đệ Nhất Quân Đoàn ở Nhật Bản của thiếu tướng Lương Xuân ViệtLễ nhân chức đã được cử hành vào lúc 9 giờ sáng ngày 28 tháng 8 năm 2018 tại căn cứ Jano Field , Camp Zama và được đặt dưới quyền chủ tọa của đại tướng Robert B .Brown Tư Lệnh Lúc Quân vùng Thái Bình DươngBuổi lễ tổ chức đơn giản nhưng rất trang trọng và đầy đủ lễ nghi quân cáchLê Xuân VũVideo clip của buổi lễ:
USARJ Change of Command
U.S. Army in Japan
First Vietnamese-American general takes command of US Army Japan
Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ Tại Nhật Bản
Thiếu Tướng Lương Xuân Việt Làm Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ Tại Nhật Bản
SAIGON ENTERTAINMENT TELEVISION (SET CHANNEL) PO Box 127. Garden Grove CA 92842 Tel: 714-609-6678 Email: khoales...
TƯỚNG LƯƠNG XUÂN VIỆT LÀM TƯ LỆNH LỤC QUÂN MỸ TẠI NHẬT
Maj. Gen. Viet Xuan Luong speaks to soldiers after taking the helm of U.S. Army Japan at Camp Zama, Japan,
5 hours ago - Tuesday, Aug. 28, 2018.
By LEON COOK | STARS AND STRIPES Published: August 28, 2018
CAMP ZAMA, Japan — The U.S. military’s first Vietnamese-American general has assumed command of U.S. Army Japan.
Maj. Gen. Viet Xuan Luong, the former deputy commanding general for operations at Eighth Army in South Korea, took over from Maj. Gen. James Pasquarette during a Tuesday morning change-of-command ceremony at Camp Zama.
Luong will be responsible for 2,500 soldiers, civilians and family members throughout 16 installations in mainland Japan and Okinawa.
“To the leaders and troopers of U.S. Army Japan, I’m ready to join your family, and it will be an honor to fight by your side,” he told hundreds of people attending the ceremony.
It’s been a long journey for the son of a Republic of Vietnam Marine Division major who as a 9-year-old evacuated from Saigon with his parents and seven siblings a day before the city fell to North Vietnamese forces.
He credits his father with inspiring him to serve the country that rescued his family. He was selected as a Carnegie Foundation Great Immigrant in 2016.
Luong, who in 2014 became the first Vietnamese-American general, has commanded from rifle platoon up to flag level.
He commanded the 2nd Battalion, 505th Parachute Infantry Regiment during a deployment to Iraq from 2005 to 2006, as well as the 3rd Brigade, 101st Infantry Division in Afghanistan in 2010-11. He also served as chief of staff at U.S. Army Central.
Gen. Robert Brown, U.S. Army Pacific commander, told Luong he was stepping into big shoes.
“Commanding U.S. Army Japan is an enormous task and awesome responsibility and Jim Pasquarette really did a tremendous job leading this force through some challenging times,” Brown said. “Several [Japanese Ground Self-Defense Force] commanders told me they think he was the best U.S. Army Japan commander they’d ever worked with.”
Pasquarette will soon pin on a third star and become the Army’s deputy chief of staff, G8, in charge of overseeing the funding and fielding of Army programs to meet force needs.
cook.leon@stripes.com
Twitter: @LeonCook12
|
TƯỚNG LƯƠNG XUÂN VIỆT LÀM TƯ LỆNH LỤC QUÂN MỸ TẠI NHẬT
Maj. Gen. Viet Xuan Luong speaks to soldiers after taking the helm of U.S. Army Japan at Camp Zama, Japan,
5 hours ago - Tuesday, Aug. 28, 2018.
By LEON COOK | STARS AND STRIPES Published: August 28, 2018
CAMP ZAMA, Japan — The U.S. military’s first Vietnamese-American general has assumed command of U.S. Army Japan.
Maj. Gen. Viet Xuan Luong, the former deputy commanding general for operations at Eighth Army in South Korea, took over from Maj. Gen. James Pasquarette during a Tuesday morning change-of-command ceremony at Camp Zama.
Luong will be responsible for 2,500 soldiers, civilians and family members throughout 16 installations in mainland Japan and Okinawa.
“To the leaders and troopers of U.S. Army Japan, I’m ready to join your family, and it will be an honor to fight by your side,” he told hundreds of people attending the ceremony.
It’s been a long journey for the son of a Republic of Vietnam Marine Division major who as a 9-year-old evacuated from Saigon with his parents and seven siblings a day before the city fell to North Vietnamese forces.
He credits his father with inspiring him to serve the country that rescued his family. He was selected as a Carnegie Foundation Great Immigrant in 2016.
Luong, who in 2014 became the first Vietnamese-American general, has commanded from rifle platoon up to flag level.
He commanded the 2nd Battalion, 505th Parachute Infantry Regiment during a deployment to Iraq from 2005 to 2006, as well as the 3rd Brigade, 101st Infantry Division in Afghanistan in 2010-11. He also served as chief of staff at U.S. Army Central.
Gen. Robert Brown, U.S. Army Pacific commander, told Luong he was stepping into big shoes.
“Commanding U.S. Army Japan is an enormous task and awesome responsibility and Jim Pasquarette really did a tremendous job leading this force through some challenging times,” Brown said. “Several [Japanese Ground Self-Defense Force] commanders told me they think he was the best U.S. Army Japan commander they’d ever worked with.”
Pasquarette will soon pin on a third star and become the Army’s deputy chief of staff, G8, in charge of overseeing the funding and fielding of Army programs to meet force needs.
cook.leon@stripes.com
Twitter: @LeonCook12
Twitter: @LeonCook12
|
TNS John McCain trong suy nghĩ của người Little Saigon: Anh hùng hay không anh hùng?
Đằng-Giao/Người Việt
TNS John McCain và phu nhân Cindy McCain trong một lần gặp gỡ cộng đồng Việt Nam tại Little Saigon, thành phố Westminster, vào ngày 1 Tháng Ba, năm 2000. (Hình tài liệu: David McNew/Getty Images)
LITTLE SAIGON, California (NV) – Sự qua đời của TNS John McCain, đối với nhiều người gốc Việt, là một sự mất mát to lớn. Phải nói “dân H.O.” ở khắp nơi trên đất Mỹ đều mang ơn ông.
Hầu hết cư dân gốc Việt tại Little Saigon đều tỏ ý thương tiếc cho sự ra đi của ông McCain, một thượng nghị sĩ bản xứ hết sức gắn bó với cộng đồng gốc Việt.
Rất nhiều người nhắc lại tính anh hùng và lòng nhân đạo của ông.
Ông Nguyễn Ngọc Bạch, cựu sĩ quan Hải Quân, chia sẻ: “Tôi vô cùng quí và kính trọng ông McCain. Ông từng là đồng minh của chúng tôi trong thời chiến. Khi bị Việt Cộng bắt, ông đã cư xử như một quân nhân có tư cách. Sau khi trở thành một nhà lập pháp, những đóng góp của ông cho đất nước nói chung và cho cộng đồng gốc Việt chúng ta vô cùng đáng quí. Xin lập lại rằng ông McCain là người tôi hết sức quí và trọng.”
Ông khẳng định: “Đây là một mất mát lớn lao của Hoa Kỳ và cộng đồng chúng ta.”
“Bị Việt Cộng tra tấn dã man trong tù, ông không hề giữ chuyện này trong lòng. Một quân nhân bị bắt làm tù binh mấy năm trời như vậy mà không hề thù hận, ông phải là người có tấm lòng vị tha hơn người,” ông cảm thán.
Ông Bạch cho biết ông rất tiếc vì không thể đi Arizona chào TNS McCain lần cuối. “Anh bạn tôi là Tuyến Trần, con trai lớn của cựu Chuẩn Tướng Trần Văn Hai cho biết Thứ Tư, lúc 5 giờ sáng, ngay trước đền Đức Thánh Trần có xe đò Hoàng miễn phí chở đồng hương đi Arizona và về trong ngày.”
Vẫn theo ông Bạch, ngay bây giờ mọi người có thể ghi danh tại Đền Đức Thánh Trần. Hiện giờ chưa rõ hiệp hội hay đoàn thể nào đứng ra tổ chức chuyện này. “Nhưng thế nào cũng phải có sự can thiệp của ông Phan Kỳ Nhơn,” ông phỏng đoán.
Ông Trí Tạ, thị trưởng Westminster, phát biểu: “Đóng góp của ông quá lớn lao đối với mọi người trên toàn quốc chứ không riêng gì cho cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta sẽ ghi nhớ ơn ông mãi mãi. Cuộc đời ông là một tấm giương đáng được hậu thế noi theo. Riêng tôi, tôi biết tất cả những gia đình qua đây diện H.O. mà có con lớn đều luôn luôn chịu ơn ông. Sự khí khái và dũng cảm của ông thật đáng khâm phục.”
Ông Trí Tạ: “Một cách gián tiếp, ông McCain đã giúp tôi có một gia đình tuyệt vời.” (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
Ông hạ giọng: “Về phương diện cá nhân, tôi cũng rất mang ơn ông. Nếu không có sự can thiệp của ông về diện tuổi của con em H.O. thì hai người chị của vợ tôi đã phải ở lại Việt Nam hồi 1990 rồi, và rất có thể cả nhà sẽ ở lại theo vì không ai chịu bỏ con lại mà đi Mỹ đâu.”
“Và như thế, tôi đã không được gặp vợ tôi. Có nghĩa là, một cách gián tiếp, ông McCain đã giúp tôi, và bao nhiêu đồng hương, có một gia đình tuyệt vời như tôi đang có,” thị trưởng Westminster suy ngẫm.
Bà Phan Hồng Hạnh, ở Fountain Valley, nói: “Nghe tin ông ‘Bác Ken’ qua đời, gia đình chúng tôi buồn cả buổi. Mới đêm trước cả nhà cùng cầu nguyện cho ông chóng khỏi thì chiều hôm sau được tin ông mất. Thật, tin như sét đánh ngang tai. Ông tốt là thế mà Chúa bắt đi sớm quá. Người tài giỏi và nhân hậu, Chúa bắt về hầu ngài.”
Bà làm dấu thánh, mắt long lanh cảm xúc rồi lặng lẽ cúi đầu, không nói nữa.
Ông Hoàng Trung Hoa, ngụ tại Hungtington Beach, bày tỏ bằng giọng trầm buồn: “Có những người qua đời năm 60 tuổi, tôi đã cho là sống đủ rồi, nhưng trong trường hợp ông McCain, nếu có sống 15 năm nữa, tôi vẫn cho là chưa đủ. Ông là một bạn quý của cộng đồng Việt Nam. Những người biết ơn, sẽ không bao giờ quên được công lao của ông.”
“Ông đã can thiệp cho biết bao nhiêu người trong diện H.O. có con trên 21 tuổi được định cư tại Mỹ. Chưa hết, mới đây, ông còn cản trở ý định của Tổng Thống Trump, không cho ông này hủy bỏ Obamacare,” ông Hoa tiếp.
Bà Tuyến Trần, cư dân Westminster, buồn bã nói: “Nếu không có ông McCain thì gia đình tôi tám người đã không được qua đây rồi. Lúc ấy, nhà tôi có ba đứa con, 24, 25, 26 tuổi. Mới trước đó, phải dưới 18 tuổi mới được đi. Mà nếu con ở lại thì cả nhà sẽ ở lại thôi. Chúng tôi ‘ơn’ ông từ dạo đó.”
Ông Nguyễn Ngọc Bạch: “John McCain là người tôi hết sức quí và trọng.” (Hình; Đằng-Giao/Người Việt)
Ông Nguyễn Phúc Lâm, cựu thiếu tá Không Quân, ở Santa Ana, thở dài rồi nói: “Ông vừa là chiến hữu, vừa là bạn tù của chúng tôi. Sang năm, ngày Rằm Tháng Bảy, gia đình tôi sẽ làm giỗ đầu tưởng nhớ ông. Nhóm tụi tôi ở Houston, San Francisco, New Orlean và Boston, và nhiều nơi khác sẽ bay về đây, đến nhà tôi và cùng thắp nén nhang cúng ông.”
Ông Trung Nguyễn, cư dân Palm Springs, nói ngắn gọn: “Không có ông can thiệp thì Việt Khang đâu được qua bên này. Tôi chỉ thấy ông là người tốt, đầy nhân bản và tình người bao la.”
Cô Nancy Phạm, học sinh Golden West, nói: “Nhà ông nội, ông ngoại em cả thảy 14 người qua Mỹ là do ông MacCain. Chúng em sẽ không quên được ông và những đóng góp của ông, nhất là dám chống ông Trump để giữ Patient Protection and Affordable Care Act của ông Obama cho người nghèo trên toàn nước Mỹ.”
Nhưng cũng có những người có suy nghĩ khác.
Ông Hưng Vũ, ở Westminster, thẳng thắn nói: “Là một quân nhân, ông bị bắt rồi được thả ra thì có gì là đặc biệt? Nếu gọi ông là anh hùng thì sao không gọi tất cả những cựu tù Cộng Sản là anh hùng?”
Ông thêm: “Bao nhiêu người cựu chiến binh Mỹ cũng bị Việt Cộng bắt mà sao chỉ mình ông McCain lại là anh hùng? Tôi cho rằng ông trải qua chiến tranh như bao nhiêu chiến sĩ khác. Có khác chăng là ông xuất thân từ gia đình giàu và có tiếng mà thôi.”
Ông Trần Văn Nghị, ở Santa Ana, cũng không nghĩ cố Thượng Nghị Sĩ McCain xứng đáng được ca ngợi thái quá: “Ông ấy có bị ‘tụi nó’ bắt giam, nhưng vì sao mà nhiều người lại cho rằng như vậy là giỏi? Tôi nghĩ, nếu giỏi hơn, ông đã không bị bắn rớt máy bay. Vụ ‘H.O.’ thì coi như ông ấy có nghĩ tới chiến hữu đồng minh, có tăng thêm ba năm trong hạn tuổi cho thân nhân cựu tù đi Mỹ, nhưng đó là hành động của một người bạn trung thành chứ chưa thể gọi là của một người cứu nhân, độ thế.”
Ông tóm tắt: “Ông McCain không là người xấu nhưng chưa thể là anh hùng.”(Ðằng-Giao)
Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực ngày thứ 15, gia đình lo lắng
28/08/2018
Ông Tân nói ông biết thông tin này do nhận được cuộc gọi điện của ông Thức từ trại giam vào cuối buổi chiều 27/8, trong đó ông Thức nói vẫn đang tuyệt thực.
Hồi tuần trước, ông Tân nói với VOA và một số cơ quan báo chí rằng anh trai mình tuyên bố tuyệt thực mười ngày từ 14 đến 23/8 để phản đối việc trại giam ra quy định mới hạn chế về thư tín đối với ông, cũng như phản đối sức ép từ nhà chức trách buộc ông phải nhận tội.
Hiện ông Thức đang bị giam ở Trại 6 đặt ở tỉnh Nghệ An. Tù nhân lương tâm này đang thi hành án 16 năm tù giam về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Tính từ khi bị bắt, đến nay ông Thức đã bị giam hơn 9 năm.
Sau cuộc thăm ông Thức hôm 18/8 tại trại giam, ông Tân cho VOA biết từ sau tháng 6, trại giam đã gây nhiều khó khăn cho ông Thức “trong mọi vấn đề”, nhất là việc gửi thư tín ra ngoài.
Tới ngày hôm qua là 14 ngày và hôm nay là ngày thứ 15, như vậy, chắc chắn một điều là trong trại giam họ vẫn còn gây khó khăn cho anh Thức và không đáp ứng yêu cầu của anh Thức.ông Trần Huỳnh Duy Tân
Ông Tân nói thêm rằng lý do lớn hơn của việc anh trai mình tuyệt thực là ông Thức “yêu cầu nhà nước thượng tôn pháp luật, yêu cầu trả tự do và miễn hoàn toàn án còn lại cho tất cả những người phạm tội ‘chuẩn bị hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân’ theo Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể là Khoản 3 Điều 109”.
Vẫn theo lời ông Tân, ông Thức nhấn mạnh rằng đến hết ngày 23/8, nếu nhà tù còn gây khó khăn, ông “sẽ tiếp tục tuyệt thực”.
Chiều tối hôm 28/8, ông Tân cập nhật thông tin với VOA:
“Tới ngày hôm qua là 14 ngày và hôm nay là ngày thứ 15, như vậy, chắc chắn một điều là trong trại giam họ vẫn còn gây khó khăn cho anh Thức và không đáp ứng yêu cầu của anh Thức. Do vậy, anh Thức vẫn còn đang tuyệt thực”.
Trong cuộc thăm tù cách đây 10 ngày, ông Tân quan sát thấy anh trai mình yếu ớt khác thường, đi lại chậm chạp, khó khăn, dù lúc đó mới là ngày thứ tư ông Thức tuyệt thực.
Gia đình cũng đang rất là sốt ruột. Gia đình cũng sẽ sớm lên trại giam và yêu cầu trại giam để họ cung cấp thông tin về anh Thức, và cũng sẽ yêu cầu họ đáp ứng yêu cầu của anh Thức, không gây khó khăn như vậy nữa.ông Trần Huỳnh Duy Tân
Việc ông Thức theo đuổi hình thức phản đối mang tính quyết liệt, một mất một còn, đang làm gia đình ông lo lắng. Em trai ông Thức nói:
“Gia đình cũng đang rất là sốt ruột. Gia đình cũng sẽ sớm lên trại giam và yêu cầu trại giam để họ cung cấp thông tin về anh Thức, và cũng sẽ yêu cầu họ đáp ứng yêu cầu của anh Thức, không gây khó khăn như vậy nữa. Gia đình dự kiến trong tháng này sẽ đi ra thăm anh Thức”.
Hồi cuối tháng 4, gia đình ông Thức đã làm việc cùng luật sư Ngô Ngọc Trai để gửi đơn đến Chủ tịch nước Việt Nam, thủ tướng và một số nhà chức trách liên quan, đề nghị họ xem xét việc đặc xá cho tù nhân lương tâm này chiểu theo các điều khoản của luật hình sự mới.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi cuối tháng 5, luật sư Trai cho VOA biết nỗ lực xin đặc xá cho ông Thức dựa trên cơ sở là có thay đổi về luật pháp được xem là “có lợi” cho ông.
Bộ luật Hình sự mới của Việt Nam, có hiệu lực từ ngày đầu năm 2018, có điểm thay đổi trong điều luật về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Một khoản bổ sung của điều luật nói về “chuẩn bị phạm tội” với mức hình phạt 1 đến 5 năm tù, nhẹ hơn rất nhiều so với hành vi phạm tội.
Theo luật sư Trai, nếu căn cứ vào luật mới, toàn bộ hành vi của ông Thức chỉ có thể bị quy là “chuẩn bị phạm tội” và Nhóm nghiên cứu Chấn do ông Thức lập ra “không hẳn là một tổ chức chính trị để lật đổ chính quyền”.
Từ những lập luận này, vị luật sư nói với VOA rằng bản án nặng hồi năm 2010 dành cho ông “rất cần được xem xét lại”.
Tuy nhiên, cho đến ngày 6/8, theo các văn bản phúc đáp từ Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao của Việt Nam gửi đến luật sư Ngô Ngọc Trai và được ông công bố qua Facebook cá nhân, các cơ quan này nói hiện nay nhà nước “chưa có chủ trương đặc xá” năm 2018 nên “không có căn cứ để xem xét, đề nghị đặc xá cho phạm nhân Trần Huỳnh Duy Thức”.
Trong cuộc phỏng vấn với VOA hôm 28/8, ông Trần Huỳnh Duy Tân một lần nữa đề nghị chính quyền Việt Nam cần thực hiện điều luật phù hợp trong Bộ luật Hình sự mới để trả tự do cho ông Thức ngay lập tức.
Hoa Kỳ tổ chức quốc tang cho John McCain
Người dân Mỹ đặt hoa tưởng niệm thượng nghị sĩ John McCain tại văn phòng của ông ở Phoenix, Arizona, ngày 26/08/2018.REUTERS/Conor Ralph
Hoa Kỳ treo cờ rủ từ ngày 26/08/2018 ngay sau khi được tin thượng nghị sĩ Cộng Hòa John McCain qua đời, thọ 81 tuổi. Giống như hai cố tổng thống John F. Kennedy và Ronald Reagan, nhà hoạt động dân chủ Rosa Park và một số thượng nghị sĩ nổi tiếng, linh cữu của người hùng chiến tranh John McCain sẽ được quàn tại tòa nhà Quốc Hội ở Washington.
Đám tang của thượng nghị sĩ John McCain được tổ chức ra sao ? Ông có công lao như thế nào để linh cữu có vinh dự được quàn tại tòa nhà Quốc Hội ?
Từ Washington, nhà báo Phạm Trần giải thích :
Bắt đầu từ thứ Tư này (29/08), tại tiểu bang Arizona, nơi mà ông là đại diện cho dân chúng, vừa là dân biểu vừa là thượng nghị sĩ gần 40 năm trời và ông là người rất nổi tiếng ở tiểu bang đó, họ sẽ tổ chức một lễ tang tại văn phòng ở thủ đô bang Arizona. Tất nhiên là những viên chức của chính phủ địa phương và người dân sẽ đến đó để truy điệu, bày tỏ lời cảm ơn sự đóng góp và sự giúp đỡ của ông thượng nghị sĩ John McCain cho dân chúng của tiểu bang Arizona.
Một điều đặc biệt khác là trong buổi lễ đó, ông cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden, là người của đảng Dân Chủ, sẽ đọc một bài điếu văn. Lý do ông Joe Biden được mời là vì ông là bạn rất thân của ông John McCain tại Thượng Viện trong mấy chục năm trời.
Linh cữu quàn tại tòa nhà Quốc Hội ở Washington
Sau buổi lễ ở tiểu bang Arizona, quan tài của ông John McCain sẽ được di chuyển đến Thánh đường đạo Tin Lành của thành phố đó (Phoenix) để làm lễ truy điệu ông. Ngay sau đó, lĩnh cữu sẽ được di chuyển về Washington. Vào thứ Sáu (31/08), quan tài của ông sẽ được quàn tại tòa nhà Quốc Hội Hoa Kỳ.
Lý do mà ông thượng nghị sĩ John McCain được quàn tại đó là vì công lao đóng góp cho nước Mỹ của ông, vì ông là một anh hùng trong cuộc chiến tranh của Việt Nam. Người Mỹ rất quý mến và tôn trọng ông.
Hơn nữa, ông là một trong những lãnh tụ của đảng Cộng Hòa, là cựu ứng cử viên tổng thống hai lần. Rất tiếc là ông không đắc cử tổng thống, nhưng ông là một người đấu tranh cho nước Mỹ, luôn luôn bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ. Ông đặt quyền lợi của nước Mỹ lên trên quyền lợi cá nhân. Ông cũng là người hợp tác rất chặt chẽ với đảng Dân Chủ đối lập khi cần thiết để thông qua những đạo luật có lợi cho người dân và nước Mỹ.
Thành ra, ông là một trong mười ba thượng nghị sĩ trong lịch sử nước Mỹ được đặt quan tài tại tòa nhà Quốc Hội. Đó là một điều rất đặc biệt !
Mời hai cựu « đối thủ » tranh cử tổng thống Mỹ đọc điếu văn
Sau ngày thứ Sáu, quan tài của ông sẽ được chuyển đến Thánh đường của thành phố Washington, gọi là Thánh đường Quốc gia, vào thứ Bẩy 01/09. Tại đó, có hai vị cựu tổng thống đặc biệt, là một Cộng Hòa, một Dân Chủ : George W. Bush và Barack Obama, sẽ đọc điếu văn.
Ông John McCain khi còn sống đã ngỏ ý muốn hai vị này đọc điếu văn và phát biểu tại đám tang của ông. Gia đình của thượng nghị sĩ John McCain đã xác nhận điều đó.
Tổng thống đương nhiệm Donald Trump không được mời dự tang lễ
Có một điều đặc biệt khác nữa, lần đầu tiên trong lịch sử đương đại của Hoa Kỳ, vị tổng thống đương nhiệm của đảng Cộng Hòa, tức là ông Donald Trump, cùng đảng với ông John McCain, thì chính cá nhân ông John McCain đã không muốn mời ông Donald Trump dự lễ tang của ông. Thành ra, gia đình ông John McCain phải theo lời dặn của ông John McCain. Tuy nhiên, phó tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ dự lễ tang.
Báo chí, dư luận Mỹ cho đây là một thông điệp rất cá nhân nhưng cương quyết, không thay đổi quan điểm và lập trường của thượng nghị sĩ John McCain đối với những việc làm của tổng thống Donald Trump. Vì chính ông Donald Trump, trong thời gian tranh cử và sau khi đắc cử, đã có những lời lẽ không tốt đẹp đối với cá nhân John McCain. Một trong những lời nói đó là không nhìn nhận thượng nghị sĩ John McCain là một anh hùng của nước Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Yên nghỉ bên đồng đội Chuck Clarkson
Cuối cùng, đến Chủ Nhật 02/09, quan tài của ông sẽ được đưa đến trường Hải Quân Hoa Kỳ, tại thành phố Annapolis. Đây là nơi ông được đào tạo và cũng là nơi bố và ông nội của ông cũng được đào tạo trở thành sĩ quan, tư lệnh của Hải Quân Mỹ. Tại đó cũng sẽ có một buổi lễ của Hải Quân Hoa Kỳ, đặc biệt dành cho các vị cựu sĩ quan tốt nghiệp trường này. Sau đó ông sẽ được mai táng tại nghĩa trang của Hải Quân Mỹ, ngay tại trường Hải Quân.
Ông John McCain muốn khi qua đời sẽ được chôn bên cạnh người bạn thân quý của ông, cũng là một đồng đội, đồng thời cũng học chung với ông, đó là tư lệnh Chuck Clarson.
Từ Washington, nhà báo Phạm Trần giải thích :
Bắt đầu từ thứ Tư này (29/08), tại tiểu bang Arizona, nơi mà ông là đại diện cho dân chúng, vừa là dân biểu vừa là thượng nghị sĩ gần 40 năm trời và ông là người rất nổi tiếng ở tiểu bang đó, họ sẽ tổ chức một lễ tang tại văn phòng ở thủ đô bang Arizona. Tất nhiên là những viên chức của chính phủ địa phương và người dân sẽ đến đó để truy điệu, bày tỏ lời cảm ơn sự đóng góp và sự giúp đỡ của ông thượng nghị sĩ John McCain cho dân chúng của tiểu bang Arizona.
Một điều đặc biệt khác là trong buổi lễ đó, ông cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden, là người của đảng Dân Chủ, sẽ đọc một bài điếu văn. Lý do ông Joe Biden được mời là vì ông là bạn rất thân của ông John McCain tại Thượng Viện trong mấy chục năm trời.
Linh cữu quàn tại tòa nhà Quốc Hội ở Washington
Sau buổi lễ ở tiểu bang Arizona, quan tài của ông John McCain sẽ được di chuyển đến Thánh đường đạo Tin Lành của thành phố đó (Phoenix) để làm lễ truy điệu ông. Ngay sau đó, lĩnh cữu sẽ được di chuyển về Washington. Vào thứ Sáu (31/08), quan tài của ông sẽ được quàn tại tòa nhà Quốc Hội Hoa Kỳ.
Lý do mà ông thượng nghị sĩ John McCain được quàn tại đó là vì công lao đóng góp cho nước Mỹ của ông, vì ông là một anh hùng trong cuộc chiến tranh của Việt Nam. Người Mỹ rất quý mến và tôn trọng ông.
Hơn nữa, ông là một trong những lãnh tụ của đảng Cộng Hòa, là cựu ứng cử viên tổng thống hai lần. Rất tiếc là ông không đắc cử tổng thống, nhưng ông là một người đấu tranh cho nước Mỹ, luôn luôn bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ. Ông đặt quyền lợi của nước Mỹ lên trên quyền lợi cá nhân. Ông cũng là người hợp tác rất chặt chẽ với đảng Dân Chủ đối lập khi cần thiết để thông qua những đạo luật có lợi cho người dân và nước Mỹ.
Thành ra, ông là một trong mười ba thượng nghị sĩ trong lịch sử nước Mỹ được đặt quan tài tại tòa nhà Quốc Hội. Đó là một điều rất đặc biệt !
Mời hai cựu « đối thủ » tranh cử tổng thống Mỹ đọc điếu văn
Sau ngày thứ Sáu, quan tài của ông sẽ được chuyển đến Thánh đường của thành phố Washington, gọi là Thánh đường Quốc gia, vào thứ Bẩy 01/09. Tại đó, có hai vị cựu tổng thống đặc biệt, là một Cộng Hòa, một Dân Chủ : George W. Bush và Barack Obama, sẽ đọc điếu văn.
Ông John McCain khi còn sống đã ngỏ ý muốn hai vị này đọc điếu văn và phát biểu tại đám tang của ông. Gia đình của thượng nghị sĩ John McCain đã xác nhận điều đó.
Tổng thống đương nhiệm Donald Trump không được mời dự tang lễ
Có một điều đặc biệt khác nữa, lần đầu tiên trong lịch sử đương đại của Hoa Kỳ, vị tổng thống đương nhiệm của đảng Cộng Hòa, tức là ông Donald Trump, cùng đảng với ông John McCain, thì chính cá nhân ông John McCain đã không muốn mời ông Donald Trump dự lễ tang của ông. Thành ra, gia đình ông John McCain phải theo lời dặn của ông John McCain. Tuy nhiên, phó tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ dự lễ tang.
Báo chí, dư luận Mỹ cho đây là một thông điệp rất cá nhân nhưng cương quyết, không thay đổi quan điểm và lập trường của thượng nghị sĩ John McCain đối với những việc làm của tổng thống Donald Trump. Vì chính ông Donald Trump, trong thời gian tranh cử và sau khi đắc cử, đã có những lời lẽ không tốt đẹp đối với cá nhân John McCain. Một trong những lời nói đó là không nhìn nhận thượng nghị sĩ John McCain là một anh hùng của nước Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Yên nghỉ bên đồng đội Chuck Clarkson
Cuối cùng, đến Chủ Nhật 02/09, quan tài của ông sẽ được đưa đến trường Hải Quân Hoa Kỳ, tại thành phố Annapolis. Đây là nơi ông được đào tạo và cũng là nơi bố và ông nội của ông cũng được đào tạo trở thành sĩ quan, tư lệnh của Hải Quân Mỹ. Tại đó cũng sẽ có một buổi lễ của Hải Quân Hoa Kỳ, đặc biệt dành cho các vị cựu sĩ quan tốt nghiệp trường này. Sau đó ông sẽ được mai táng tại nghĩa trang của Hải Quân Mỹ, ngay tại trường Hải Quân.
Ông John McCain muốn khi qua đời sẽ được chôn bên cạnh người bạn thân quý của ông, cũng là một đồng đội, đồng thời cũng học chung với ông, đó là tư lệnh Chuck Clarson.
John McCain và ‘bên thắng cuộc’ ngược đời
28/08/2018
Thượng Nghị sỹ John McCain, người qua đời hôm 25/8 ở tuổi 81 do ung thư não, là một trong những người Mỹ được chính quyền Việt Nam đánh giá cao.
Cùng các cựu binh Cuộc chiến Việt Nam và cựu Thượng Nghị sỹ như John Kerry và Chuck Hagel (ông Hagel sau còn là bộ trưởng quốc phòngvà ông Kerry là bộ trưởng ngoại giao), ông McCain đã góp phần “bắc cầu qua dòng sông đau khổ” ngăn cách hai cựu thù như lời một cựu tù nhân khác và cũng là Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên ở Việt Nam Douglas Pete Peterson đã nói.
Ông McCain cũng từng hai lần ra tranh cử tổng thống bất thành và có lẽ những người “bạn” của ông ở Việt Nam từng mong ông thắng cử. Nhưng dù ủng hộ bình thường hoá quan hệ và rồi nâng cấp quan hệ với Việt Nam, ông McCain cũng không ngại ngần gì mà không nói thẳng những gì ông nghĩ về những người cộng sản.
Trong dịp tiến tới kỷ niệm 25 năm Cuộc chiến Việt Nam kết thúc, ông McCain nói “những kẻ không xứng đáng” đã thắng cuộc. Báo Los Angeles Times dẫn lời ông hồi năm 2000: “Tôi nghĩ họ [chính quyền Hà Nội] đã mất hàng triệu người ưu tú vốn bỏ đi bằng thuyền, mất hàng ngàn người do họ [chính quyền cộng sản] hành hình và hàng trăm ngàn người trong các trại cải tạo.”
Vô số thuyền nhân Việt Nam thiệt mạng trên biển trong khi rời bỏ đất nước bết bát về kinh tế và ngột ngạt về chính trị trong những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80. Thậm chí ngay cả những người từng được coi là cộng sản trung kiên về sau này cũng bỏ đi. Một trong những người như thế là Đại tá Bùi Tín, người cũng mới qua đời ở Paris, nơi ông tới công cán với tư cách Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân hồi năm 1990 và không bao giờ trở về. Trước khi mất vài tháng, ông nói:
“Tôi xưa kia tôi cũng đã lên án Việt Nam Cộng hoà và bây giờ tôi cũng phải phản tỉnh là sai – đó là một chế độ tiến bộ hơn miền Bắc. Thống nhất ở Đức là anh tiến bộ thống nhất với anh [lạc hậu] nên cái anh tiến bộ bao trùm và nước Đức lên. Ở Việt Nam cái anh lạc hậu lại thắng anh tiến bộ, một chế độ hơn. Chế độ miền Nam rõ ràng là hơn chứ - có dân chủ, có nền tư pháp độc lập, tam quyền phân lập, có luật sư, toà án, không có tù nhân chính trị dễ dãi như miền Bắc.”
Trên thực tế ông John McCain không chỉ nói thẳng, nói thật với những người cộng sản Việt Nam. Ông cũng bất đồng với Tổng thống Donald Trump tới mức gia đình ông sẽ không mời đương kim tổng thống tới tang lễ của ông trong khi nhiều cựu tổng thống trong đó có ông Barack Obama sẽ tới dự. Điều này cũng cho thấy sự khác nhau một trời một vực giữa không gian tự do của cá nhân, ngay cả của người đã khuất, và không gian của chính quyền ở Hoa Kỳ và Việt Nam. Một ngày sau khi ông John McCain qua đời, nhà văn và cựu tù chính trị Vũ Thư Hiên, tác giả cuốn Đêm Giữa Ban Ngày, đăng lại bài của con trai Trung Tướng Trần Độ thuật lại quang cảnh đám tang ông Trần Độ hồi năm 2002:
“Sáng 14/8/2002, gia đình, họ hàng, thân bằng quyến thuộc của Cha tôi đã có mặt rất sớm ở nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông. Cảm nhận đầu tiên là vấn đề an ninh: không hiểu sao công an, bộ đội, người đứng chỉ trỏ… rất đông. Cảm nhận tiếp theo là: không khí rất căng thẳng như có gì đó chống đối nhau. Cảm nhận nữa là: tại sao việc kiểm soát vòng hoa tang, băng tang, các bức trướng… lại nghiêm ngặt đến vậy?
“Nhiều vòng hoa phải thay băng tang hoặc sửa câu chữ, nhiều bức trướng bị thu giữ…Tôi và mọi người tang phục chỉnh tề bước vào nhà tang lễ. Đập thẳng vào mắt tôi là dòng chữ “Lễ tang ông Trần Độ” trên một tấm bảng lớn phủ kín dòng chữ “Vô cùng thương tiếc…” lâu nay vẫn gắn trên tường. Đi tới bàn ghi sổ tang tôi thấy trên 5 bàn có 5 tập giấy trắng khổ A4. Tôi hỏi cán bộ Ban lễ tang: Sổ tang đâu? Anh ta nói: Sau đám tang sẽ đóng thành sổ. Tôi nói: Đã thống nhất sổ tang là sổ tang, ban tổ chức không có gia đình sẽ đưa tới. Một lúc sau, 5 quyển sổ tang đã đóng được đưa vào thay cho 5 tập giấy rời.
“Đám tang được cử hành, các đoàn, các nhóm, các cá nhân lần lượt vào viếng. Băng tang hầu hết không có chữ “vô cùng thương tiếc” hoặc “Trung tướng Trần Độ”.
Trong khi đó sau khi ông John McCain nằm xuống, chính quyền Việt Nam tỏ ra văn minh hơn hẳn đối với người đã tố cáo chính quyền cộng sản “tra tấn” ông ở Hoả Lò và thậm chí gọi những người đánh đập ông và đồng đội là “những tên mọi vàng” mà ông sẽ ghét bỏ tới cuối đời. Trang tin VTC dẫn lời Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh viết trong sổ tang của Đại sứ quán Hoa Kỳ: “Đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, ngài Thượng nghị sỹ John McCain luôn là biểu tượng cho thế hệ nghị sỹ – cựu binh chiến tranh Việt Nam, là người đi đầu và có nhiều đóng góp to lớn trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ.
“Chúng tôi luôn trân trọng những nỗ lực của ngài Thượng nghị sỹ trong việc xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam và Mỹ trong những thập kỷ qua”.
VTC cũng viết thêm: “Với lòng tiếc thương vô hạn, Phó Thủ tướng mong ngài Thượng nghị sỹ an nghỉ và mong gia đình sớm vượt qua nỗi mất mát lớn lao này.”
Chỉ còn hai năm nữa sẽ tới kỷ niệm 45 năm ngày Cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Hơn bốn thập niên đã qua đi nhưng Việt Nam thống nhất mà ông John McCain đã góp phần nâng cấp quan hệ với cựu thù Hoa Kỳ vẫn chưa tìm được lối thoát trong cải tổ chính trị dù đã có những thành công nhất định về cải cách kinh tế. Thế hệ cựu binh với lý tưởng tự do và lý tưởng cộng sản ở các phía đang lần lượt nằm xuống và chưa thấy tín hiệu nào cho thấy họ sẽ sớm thấy một ngọn hải đăng về tự do dân chủ ở dải đất đã thấm đẫm máu của hàng triệu người trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn.
Cùng các cựu binh Cuộc chiến Việt Nam và cựu Thượng Nghị sỹ như John Kerry và Chuck Hagel (ông Hagel sau còn là bộ trưởng quốc phòngvà ông Kerry là bộ trưởng ngoại giao), ông McCain đã góp phần “bắc cầu qua dòng sông đau khổ” ngăn cách hai cựu thù như lời một cựu tù nhân khác và cũng là Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên ở Việt Nam Douglas Pete Peterson đã nói.
Ông McCain cũng từng hai lần ra tranh cử tổng thống bất thành và có lẽ những người “bạn” của ông ở Việt Nam từng mong ông thắng cử. Nhưng dù ủng hộ bình thường hoá quan hệ và rồi nâng cấp quan hệ với Việt Nam, ông McCain cũng không ngại ngần gì mà không nói thẳng những gì ông nghĩ về những người cộng sản.
Trong dịp tiến tới kỷ niệm 25 năm Cuộc chiến Việt Nam kết thúc, ông McCain nói “những kẻ không xứng đáng” đã thắng cuộc. Báo Los Angeles Times dẫn lời ông hồi năm 2000: “Tôi nghĩ họ [chính quyền Hà Nội] đã mất hàng triệu người ưu tú vốn bỏ đi bằng thuyền, mất hàng ngàn người do họ [chính quyền cộng sản] hành hình và hàng trăm ngàn người trong các trại cải tạo.”
Vô số thuyền nhân Việt Nam thiệt mạng trên biển trong khi rời bỏ đất nước bết bát về kinh tế và ngột ngạt về chính trị trong những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80. Thậm chí ngay cả những người từng được coi là cộng sản trung kiên về sau này cũng bỏ đi. Một trong những người như thế là Đại tá Bùi Tín, người cũng mới qua đời ở Paris, nơi ông tới công cán với tư cách Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân hồi năm 1990 và không bao giờ trở về. Trước khi mất vài tháng, ông nói:
“Tôi xưa kia tôi cũng đã lên án Việt Nam Cộng hoà và bây giờ tôi cũng phải phản tỉnh là sai – đó là một chế độ tiến bộ hơn miền Bắc. Thống nhất ở Đức là anh tiến bộ thống nhất với anh [lạc hậu] nên cái anh tiến bộ bao trùm và nước Đức lên. Ở Việt Nam cái anh lạc hậu lại thắng anh tiến bộ, một chế độ hơn. Chế độ miền Nam rõ ràng là hơn chứ - có dân chủ, có nền tư pháp độc lập, tam quyền phân lập, có luật sư, toà án, không có tù nhân chính trị dễ dãi như miền Bắc.”
Trên thực tế ông John McCain không chỉ nói thẳng, nói thật với những người cộng sản Việt Nam. Ông cũng bất đồng với Tổng thống Donald Trump tới mức gia đình ông sẽ không mời đương kim tổng thống tới tang lễ của ông trong khi nhiều cựu tổng thống trong đó có ông Barack Obama sẽ tới dự. Điều này cũng cho thấy sự khác nhau một trời một vực giữa không gian tự do của cá nhân, ngay cả của người đã khuất, và không gian của chính quyền ở Hoa Kỳ và Việt Nam. Một ngày sau khi ông John McCain qua đời, nhà văn và cựu tù chính trị Vũ Thư Hiên, tác giả cuốn Đêm Giữa Ban Ngày, đăng lại bài của con trai Trung Tướng Trần Độ thuật lại quang cảnh đám tang ông Trần Độ hồi năm 2002:
“Sáng 14/8/2002, gia đình, họ hàng, thân bằng quyến thuộc của Cha tôi đã có mặt rất sớm ở nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông. Cảm nhận đầu tiên là vấn đề an ninh: không hiểu sao công an, bộ đội, người đứng chỉ trỏ… rất đông. Cảm nhận tiếp theo là: không khí rất căng thẳng như có gì đó chống đối nhau. Cảm nhận nữa là: tại sao việc kiểm soát vòng hoa tang, băng tang, các bức trướng… lại nghiêm ngặt đến vậy?
“Nhiều vòng hoa phải thay băng tang hoặc sửa câu chữ, nhiều bức trướng bị thu giữ…Tôi và mọi người tang phục chỉnh tề bước vào nhà tang lễ. Đập thẳng vào mắt tôi là dòng chữ “Lễ tang ông Trần Độ” trên một tấm bảng lớn phủ kín dòng chữ “Vô cùng thương tiếc…” lâu nay vẫn gắn trên tường. Đi tới bàn ghi sổ tang tôi thấy trên 5 bàn có 5 tập giấy trắng khổ A4. Tôi hỏi cán bộ Ban lễ tang: Sổ tang đâu? Anh ta nói: Sau đám tang sẽ đóng thành sổ. Tôi nói: Đã thống nhất sổ tang là sổ tang, ban tổ chức không có gia đình sẽ đưa tới. Một lúc sau, 5 quyển sổ tang đã đóng được đưa vào thay cho 5 tập giấy rời.
“Đám tang được cử hành, các đoàn, các nhóm, các cá nhân lần lượt vào viếng. Băng tang hầu hết không có chữ “vô cùng thương tiếc” hoặc “Trung tướng Trần Độ”.
Trong khi đó sau khi ông John McCain nằm xuống, chính quyền Việt Nam tỏ ra văn minh hơn hẳn đối với người đã tố cáo chính quyền cộng sản “tra tấn” ông ở Hoả Lò và thậm chí gọi những người đánh đập ông và đồng đội là “những tên mọi vàng” mà ông sẽ ghét bỏ tới cuối đời. Trang tin VTC dẫn lời Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh viết trong sổ tang của Đại sứ quán Hoa Kỳ: “Đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, ngài Thượng nghị sỹ John McCain luôn là biểu tượng cho thế hệ nghị sỹ – cựu binh chiến tranh Việt Nam, là người đi đầu và có nhiều đóng góp to lớn trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ.
“Chúng tôi luôn trân trọng những nỗ lực của ngài Thượng nghị sỹ trong việc xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam và Mỹ trong những thập kỷ qua”.
VTC cũng viết thêm: “Với lòng tiếc thương vô hạn, Phó Thủ tướng mong ngài Thượng nghị sỹ an nghỉ và mong gia đình sớm vượt qua nỗi mất mát lớn lao này.”
Chỉ còn hai năm nữa sẽ tới kỷ niệm 45 năm ngày Cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Hơn bốn thập niên đã qua đi nhưng Việt Nam thống nhất mà ông John McCain đã góp phần nâng cấp quan hệ với cựu thù Hoa Kỳ vẫn chưa tìm được lối thoát trong cải tổ chính trị dù đã có những thành công nhất định về cải cách kinh tế. Thế hệ cựu binh với lý tưởng tự do và lý tưởng cộng sản ở các phía đang lần lượt nằm xuống và chưa thấy tín hiệu nào cho thấy họ sẽ sớm thấy một ngọn hải đăng về tự do dân chủ ở dải đất đã thấm đẫm máu của hàng triệu người trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn.
Ý tưởng tên đường, tượng ông McCain ở VN gây tranh cãi
27/08/2018
Về mặt nhà nước, truyền thông Việt Nam cho hay Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vào chiều ngày 27/8 đã đến Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội để chia buồn về việc Thượng nghị sĩ McCain từ trần ở tuổi 81, sau một thời gian chống chọi với bệnh ung thư não.
Phó Thủ tướng Việt Nam viết vào sổ tang tại đại sứ quán rằng đối với chính phủ và nhân dân Việt Nam, “ngài Thượng nghị sĩ John McCain luôn là biểu tượng cho thế hệ nghị sĩ – cựu binh chiến tranh Việt Nam, là người đi đầu và có nhiều đóng góp to lớn trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ”.
Ông Minh nhấn mạnh Việt Nam “luôn trân trọng những nỗ lực của ngài Thượng nghị sĩ trong việc xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ trong những thập kỷ qua”.
Trước đó, tuyên bố hôm 26/8 của phái bộ ngoại giao Mỹ ở Việt Nam viết: “Trong nhiều thập kỷ, ông ủng hộ mạnh mẽ mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, dũng cảm tạo dựng bước đường để hai quốc gia chúng ta chuyển đổi từ kẻ thù thành đối tác”.
Báo chí trong và ngoài nước dịp cuối tuần vừa qua đưa tin các kiều dân Mỹ và nhiều người Việt Nam đã mang hoa đến đặt tại một bức phù điêu bên hồ Trúc Bạch để tưởng nhớ ông McCain.
Bức phù điêu mô tả một phi công quỳ gối giơ tay đầu hàng, với các hàng chữ cho biết vào ngày 26/10/1967, tại hồ Trúc Bạch, “quân và dân thủ đô Hà Nội bắt sống phi công John Sydney McCain, Thiếu tá không quân thuộc lực lượng Hải quân Hoa Kỳ”.
Vào thời điểm máy bay của ông bị tên lửa đối phương bắn rơi, ông McCain đang thực hiện phi vụ oanh tạc thứ 23 của ông ở miền bắc Việt Nam.
Viên phi công, khi đó 30 tuổi, đã bị giam trong nhà tù của Bắc Việt Nam trong hơn 5 năm và được trao trả hồi đầu năm 1973, sau khi các bên tham gia chiến tranh Việt Nam ký Hiệp định Paris.
Trong hồi ký của mình, vị thượng nghị sĩ Mỹ nói ông đã bị “tra tấn” và không được chữa trị phù hợp trong thời gian bị cầm tù đó. Việt Nam phủ nhận những cáo buộc này.
Trên mạng xã hội Facebook trong những ngày này, không ít người đưa ra đề xuất rằng sự đóng góp của viên phi công thời chiến tranh Việt Nam mà sau này trở thành một thượng nghị sĩ Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn cần được ghi nhận tương xứng.
Nhà báo, nhà thơ Bùi Hoàng Tám, một Facebooker có tổng cộng hơn 8.000 người theo dõi, viết trên trang cá nhân rằng ông “đề nghị Hà Nội có một con đường mang tên John McCain”.
Ông Tám nêu ra lý do một cách ngắn gọn: “Từ kẻ thù, trở thành bạn và nói thẳng, là ân nhân. Vượt qua thù hận, quên oán, tạo ơn... Ông xứng đáng được đặt tên đường phố tại Thủ đô Hà Nội”.
Cùng suy nghĩ như ông Tám, trên diễn đàn mang tên Góc nhìn Báo chí – Công dân có hơn 69.500 thành viên, một người tên là Nguyễn Thành Long viết “John McCain là người có công rất lớn trong việc hòa giải mối quan hệ Việt - Mỹ. Rất mong Nhà nước Việt Nam mạnh dạn lấy tên ông đặt cho con đường chạy quanh hồ Trúc Bạch”.
Chính phủ Việt Nam không bao giờ thực hiện điều đó. Nhà nước chỉ muốn tận dụng những con người như vậy, lợi dụng lòng thương yêu, tầm nhìn chiến lược của người ta.Luật sư Lê Quốc Quân
Những ý kiến như vậy nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo những người khác. Bên cạnh đó, còn có một số người đưa ra quan điểm rằng Hà Nội nên dựng một bức tượng ông McCain có hình thức đàng hoàng hơn, thay cho bức phù điêu bên hồ Trúc Bạch hiện nay, được xem là có tính chất sỉ nhục cả cá nhân ông McCain lẫn nước Mỹ.
Nhận xét về việc nhiều người đặt hoa tại bức phù điêu, một người sử dụng Facebook có tên Nam Hai viết: “Độc tài lập bia để đề cao mình và hạ nhục người khác, nhưng ngờ đâu nơi đây lại thành chỗ biểu tượng cho một nền văn minh dân chủ thông qua cách ứng xử cao thượng của một con người mà trước đây chúng ta coi là kẻ thù”.
Cựu tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân, người đã nhiều lần gặp gỡ Thượng nghị sĩ McCain và coi ông là “bạn thân”, nhận định với VOA về khả năng chính quyền đón nhận những gợi ý, đề xuất kể trên:
“Chính phủ Việt Nam không bao giờ thực hiện điều đó. Nhà nước chỉ muốn tận dụng những con người như vậy, lợi dụng lòng thương yêu, tầm nhìn chiến lược của người ta. Chứ còn thực tâm mà nói, tôi chưa nhìn thấy sự ghi nhận đến mức đặt tên đường hay là thay phù điêu”.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh, người vẫn thường lên tiếng phản biện về các vấn đề chính trị, xã hội ở Việt Nam, nêu ra “lòng kiêu ngạo” và “quan điểm cố hữu” của những người cộng sản để đưa ra nhận định rằng việc đặt tên đường hay dựng tượng sẽ “không trở thành sự thật”.
Cho dù như vậy, hai ông Quân và Khanh lưu ý rằng những gì người dân bày tỏ ra đã cho thấy tình cảm của người Việt dành cho vị thượng nghị sĩ quá cố là như thế nào.
Luật sư Lê Quốc Quân nói:
“Bản thân ông chắc chắn được người dân Việt Nam ghi nhận. Và rất nhiều người đã biết đến ông vì ngay từ 1985, thì ông đã đến Hà Nội, tức là ông trở nên một con người rất là gần gũi đối với nhân dân Việt Nam”.
Theo nhạc sĩ Tuấn Khanh, ngoài tình cảm dành cho cá nhân ông McCain về những đóng góp giúp hàn gắn quan hệ hai nước, cũng cần xét đến việc nhiều người Việt thường có thiện cảm hơn với các giá trị và các chính khách phương Tây. Ông nói với VOA:
“Người Việt Nam vẫn chờ đợi một sự thân thiện của phương Tây và người ta tin rằng nền dân chủ và nhân quyền phương Tây có giá trị nằm trong trái tim người ta. Mặc dù đằng sau nhân dân này là chế độ cộng sản, nhưng tình cảm của người dân thể hiện đối với một người như ông John McCain, tôi nghĩ rằng nó có thể nhiều hơn mức hiện thực ông John McCain đã làm được cho Việt Nam”.
Ngược lại với nhiều ý kiến tưởng nhớ, tôn vinh hay bày tỏ biết ơn vị thượng nghị sĩ Mỹ, trong một trang Facebook có tên Diễn đàn độc giả trẻ gồm hơn 32.500 thành viên, đã có một số cuộc thảo luận theo hướng nhắc nhở rằng ông John McCain từng nhiều lần ném bom “gây tội ác” ở Bắc Việt Nam, cũng như đã có những phát biểu miệt thị, xúc phạm những binh sĩ đã giam giữ ông.
Những con người đó không có tầm nhìn về tương lai, và theo tôi thì không thể hiện rõ ràng lòng yêu nước Việt Nam. Yêu nước Việt Nam có nghĩa là mong cho một Việt Nam tốt đẹp hơn, mà điều đó John McCain đã và đang làm.Luật sư Lê Quốc Quân
Nhắc đến thực tế là ông McCain đã quay trở lại Việt Nam để xây đắp tình hữu nghị giữa hai nước, luật sư Lê Quốc Quân cho rằng những người có quan điểm thù địch hay tức tối dành cho vị thượng nghị sĩ Mỹ mới qua đời là những người “cố ăn mày về quá khứ, không có đủ lòng bao dung, hoặc không có hiểu biết bằng chính ông ấy”.
Ông Quân nói thêm:
“Những con người đó không có tầm nhìn về tương lai, và theo tôi thì không thể hiện rõ ràng lòng yêu nước Việt Nam. Yêu nước Việt Nam có nghĩa là mong cho một Việt Nam tốt đẹp hơn, mà điều đó John McCain đã và đang làm. Chẳng qua họ nói vậy để khơi lại quá khứ, và như vậy không tốt một tí nào cả”.
Còn về phần nhạc sĩ Tuấn Khanh, ông bình luận:
“Ngày hôm nay mà đặt lại vấn đề những tội ác và những sai lầm của một người hôm qua trong bối cảnh chiến tranh, thì ngày hôm nay thực sự chúng ta khó có chuyện hòa giải. Ngày hôm nay mà cứ giở lại những vấn đề quá khứ mà không nhìn thấy những giá trị của hiện tại thì chúng ta sẽ mãi mãi không đi đến được tương lai”.
Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội hôm 26/8 cho biết sẽ mở cửa đón người Việt tới gửi lời chia buồn tới gia đình Thượng nghị sĩ John McCain. Cơ quan đại diện ngoại giao này cho hay “sẽ mở sổ chia buồn” từ ngày 27 tới 29/8, và sẽ “chào đón tất cả những ai mong muốn có lời chia sẻ với gia đình ông McCain”.
Cùng thời gian, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Hà Kim Ngọc, được Đài Tiếng nói Việt Nam dẫn lời nói rằng ông McCain là “biểu tượng của quá trình hòa giải của quan hệ Việt - Mỹ”.
‘Các lãnh đạo Việt Nam cần học tập TNS John McCain’
28/08/2018
Tấm gương cho lãnh đạo Việt Nam
Bà Lê Thu Hà, một phụ nữ ở Hà Nội, có dịp gặp Thượng Nghị sĩ John McCain cách nay mười mấy năm, nói với VOA rằng ông là nhân cách đáng trân trọng mà các lãnh đạo Việt Nam cần học tập.
“Ngài thượng nghị sĩ mà tôi từng gặp tại thủ đô Hà Nội đã ra đi rồi. Tôi rất ấn tượng khi trong những cuộc tranh luận tại thượng nghị viện Mỹ, ông thúc bách chính phủ Mỹ hãy thiết lập mối quan hệ với Việt Nam và gạt bỏ những đau thương trong chiến tranh. Tôi rất ngưỡng mộ vì ông, một cựu tù binh tại Hỏa Lò Hà Nội, lại là người đi đầu trong việc gạt bỏ những đau thương này. Tôi nghĩ chính phủ Việt Nam cần phải học ở ông John McCain. Những người cầm quyền, những vị lãnh đạo ở Hà Nội cần phải nhìn vào tính cách của ông John McCain mà học tập.”
Tôi nghĩ chính phủ Việt Nam cần phải học ở ông John McCain. Những người cầm quyền, những vị lãnh đạo ở Hà Nội cần phải nhìn vào tính cách của ông John McCain mà học tập.Bà Lê Thu Hà ở Hà Nội
“Ông muốn người Việt Nam dùng sức lực và tâm quyết của mình vượt lên trên các khuôn khổ hạn hẹp để phấn đấu đi lên bằng trí tuệ, học hành.”
Ủng hộ giới tranh đấu
Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, đã đôi lần gặp ông John McCain, chia sẻ rằng ngài thượng nghị sĩ Hoa Kỳ là một người đầy bao dung, quan tâm đến từng cá nhân cụ thể:
“Ông ấy là một người tuyệt vời. Ông John McCain không chỉ quan tâm đến những vấn đề lớn, tầm quốc gia, mà còn quan tâm đến những con người cụ thể, trao đổi cụ thể đối với chính phủ Việt Nam.
“Cá nhân tôi là một bằng chứng rất rõ ràng. Khi tôi bị bắt thì ông lên tiếng, và ông lên tiếng với từng điều khoản cụ thể với phía Việt Nam. Và cuối cùng là tôi được trả tự do.
“Có lần tôi đến thăm ông về thì tôi bị đánh. Tôi kể câu chuyện đó cho ông và ông bảo Việt Nam phải tiến hành một cách rõ ràng để sự việc đó không bị lặp lại. Tôi nghĩ ông John McCain quan tâm đến từng người một và đầy lòng nhân hậu, bao dung và có tầm nhìn chiến lược.”
Vào cuối tháng 5/2017, ông John McCain cùng các nhà lập pháp thuộc Ủy ban Quân vụ Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ đã thăm Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng, và đồng thời, khẳng định lập trường bênh vực nhân quyền.
Thượng nghị sĩ bang Azrizon đã nhiều lần đến thăm Hà Nội, nơi ông từng bị giam cầm từ năm 1967 đến 1973 trong chiến tranh Việt Nam.
Từ Đức, luật sư Nguyễn Văn Đài kể lại những lần thượng nghị sĩ Mỹ lên tiếng ủng hộ cho các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam
“Vào năm 2007, khi Chủ tịch Nguyễn Minh Triết thăm Hoa Kỳ, chính quyền Việt Nam có bắt một số người bất đồng chính kiến như tôi, luật sư Lê Quốc Quân, và một số người khác. Ông John McCain đã gây áp lực rất là mạnh lên chuyến thăm của ông Nguyễn Minh Triết, buộc nhà cầm quyền phải trả tự do cho ông Lê Quốc Quân, ông Nguyễn Vũ Bình. Sau này, các vụ đàn áp, bắt giữ các blogger, các nhà hoạt động, những người bất đồng chính kiến xảy ra ở Việt Nam thì lần nào ông John McCain cũng lên tiếng rất mạnh và kêu cầu Việt Nam trả tự do cho họ ngay lập tức.”
Lên tiếng trước Trung Quốc
Luật sư Lê Quốc Quân nhận định những đóng góp to lớn của ông John McCain trong việc tạo ra sự e dè từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam.
“Tôi cho rằng ông John McCain có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đóng góp cho quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, không chỉ là các nạn nhân của chiến tranh, nạn bách hại, mà còn đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của Việt Nam nói chung. Đặc biệt đóng góp quan trọng nhất là nỗ lực của ông để Việt Nam có mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, mua sắm được một số trang thiết bị nhằm tự chủ tự cường trước sự xâm lấn của Trung Quốc. Chính ông đã tạo ra một cảm giác e dè nào đó từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam.”
Chính ông đã tạo ra một cảm giác e dè nào đó từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam.Luật sư Lê Quốc Quân
Ông John McCain ủng hộ mạnh mẽ chủ trương hải quân Mỹ tiến hành thường xuyên tuần tra tự do hàng hải, đặc biệt là chiến hạm Mỹ đi vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp, cải tạo trái phép trên biển Đông, nơi có tranh chấp với Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Đài nhận định:
Tôi đánh giá rằng ông John McCain là một trong những người có sự quan tâm và lo lắng nhất đối với chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.Luật sư Nguyễn Văn Đài
Góc khuất Truyền thông
Đài truyền hình Việt Nam VTC dẫn lời nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết ông John McCain chính là người tiên phong trong “ngoại giao cựu chiến binh,” góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ sau chiến tranh.
Các nhà quan sát nói truyền thông trong nước ca ngợi những công lao to lớn của Thượng nghị sĩ Mỹ trong mối quan hệ Việt – Mỹ, nhưng dường như không nhắc đến những năm tháng ông bị giam cầm và tra tấn tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội.
Ông Lê Quốc Quân nói:
Những câu chuyện ngày xưa đối xử tệ đối với ông John McCain thì cũng không đưa lên báo chí được, ví dụ hồi ký của John McCain kể rất rõ là ông đã bị đánh liên tục, bị tra trấn, nhục mạ.Luật sư Lê Quốc Quân
“Những câu chuyện ngày xưa đối xử tệ đối với ông John McCain thì cũng không đưa lên báo chí được, ví dụ hồi ký của John McCain kể rất rõ là ông đã bị đánh liên tục, bị tra trấn, nhục mạ…. Nhưng sau đó họ đối xử tử tế, rất tốt, đó là lúc rất nhiều máy ảnh giương lên, phóng viên báo chí đến… đó là câu chuyện truyên truyền…”
Luật sư Trịnh Hữu Long viết trên Facebook hôm 27/8 rằng có ít nhất 3 điều mà chính quyền Việt Nam và và báo chí chính thống không muốn đề cập là: ông John McCain cáo buộc chính quyền Việt Nam tra tấn ông trong trại giam; bảo trợ cho một chương trình tị nạn cho người Việt Nam, trong đó cho phép con cái đã trưởng thành của những cựu sĩ quan Việt Nam Cộng hoà bị đi học tập cải tạo sau năm 1975 được đi định cư ở Mỹ; và việc ông thường xuyên gặp các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam.
Tuy nhiên, Luật sư Quân cho biết chính quyền Việt Nam dường như hiểu được tấm lòng nhân ái và lòng yêu mến đất nước Việt Nam của ông McCain.
“Tôi nghĩ rằng chính quyền Việt Nam hiểu ông, và hiểu những đóng góp của ông cho đất nước, và ông có lòng nhân ái thực sự, và yêu mến đất nước Việt Nam.”
Việt Nam nói TNS John McCain giúp “hàn gắn vết thương chiến tranh”
28/08/2018
“Bia” tưởng niệm John McCain ở Hà Nội đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của ông
Các lãnh đạo nhà nước Việt Nam gửi lời chia buồn tới gia đình Thượng nghị sỹ John McCain và chính phủ Mỹ đồng thời ca ngợi những đóng góp của ông vào việc giúp bình thường hóa mối quan hệ của hai cựu thù Việt-Mỹ.Cùng với TNS John Kerry, ông McCain đã giúp tác động và thúc đẩy chính quyền của Tổng thống Mỹ Bill Clinton dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận đối với Việt Nam vào năm 1994 và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với quốc gia cựu thù này vào năm 1995.
TNS McCain là một biểu tượng của thế hệ Nghị sỹ-cựu binh chiến tranh Việt Nam, là người đi đầu và có nhiều đóng góp to lớn trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh.Bộ Ngoại giao Việt Nam
“Đối với cả chính phủ và người dân Việt Nam, Thượng nghị sỹ McCain là một biểu tượng của thế hệ Nghị sỹ-cựu binh chiến tranh Việt Nam, là người đi đầu và có nhiều đóng góp to lớn trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, bình thường hóa và xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ,” theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao.
Bà Hằng cũng nói rằng Việt Nam “trân trọng những nỗ lực của Thượng nghị sỹ John McCain trong việc xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trong những thập kỷ qua.”
Ông McCain đã rất “tự hào” khi được Việt Nam dựng “bia” tại Hồ Trúc Bạch.Nguyễn Quốc Cường, Cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ
Ông McCain bị gãy hai tay và một chân rồi sau đó bị đâm và đánh trọng thương sau khi được kéo lên từ Hồ Trúc Bạch nơi máy bay của ông rơi xuống. Ông bị giam trong nhà tù Hỏa Lò – còn được gọi là Hanoi Hilton, trong hơn 5 năm.
“Bia” John McCain
Một bức tượng – mà người Việt Nam gọi là “bia” – đã được dựng lên cạnh hồ Trúc Bạch, ngay gần nơi máy bay của ông bị bắn rơi.
Theo nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường, ông McCain đã rất “tự hào” khi được Việt Nam dựng “bia” tại Hồ Trúc Bạch. Ông chỉ đề nghị chỉnh sửa cho chính xác ông là “phi công của Hải quân Mỹ” chứ không phải là “phi công của Không lực Mỹ” và cũng mong Hà Nội quan tâm giữ gìn vệ sinh quanh tấm bia này, theo bài viết tưởng niệm ông McCain trên Facebook của ông Cường.
A tribute to late US Senator John McCain!
Thượng nghị sĩ John McCain là một trong những biểu tượng và đã có những đóng góp quan trọng vào tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Hoa kỳ. Trong hơn 3 năm làm Đại sứ tại Mỹ (4/2011-11/2014), tôi đã có rất nhiều lần gặp gỡ TNS, khi tháp tùng các lãnh đạo VN, và các cuộc gặp riêng để trao đổi về đủ các loại vấn đề, khi thì về Biển Đông, khi thì về các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, TPP... Tôi cũng thích tính cách thẳng thắn trong các phát biểu của TNS, không khoan nhượng, luôn đi vào thẳng vấn đề.
Còn nhớ, có lần gặp đề nghị TNS lên tiếng mạnh mẽ phản đối việc Chính phủ Mỹ áp thuế phi lý vào mặt hàng cá tra, cá basa của VN, TNS đáp lời đồng ý ngay và đề nghị cung cấp thêm các lập luận. Một thời gian ngắn sau, TNS mời tôi đến và lần này không tiếp tại Văn phòng của TNS mà ngay tại hành lang của phòng họp Thượng viện nơi có rất nhiều người đứng chờ để gặp mặt các TNS Mỹ. TNS McCain giải thích chính vì lý do đó mà ở Mỹ có tử “lobyists”, tức là những người “vận động hành lang” và hôm nay TNS mời Đs VN tới gặp để thông báo TNS chuẩn bị đưa ra THượng viện dự luật phản đối Chính phủ Mỹ áp thuế cao với cá tra, cá basa của VN. Đại sứ Mỹ tại VN thời đó là David Shear cho tôi biết lần đầu được gặp TNS và câu đầu tiên TNS McCain nhắn nhủ tới Đs Mỹ cũng là “Vietnam’s catfish”!
TNS McCain cũng rất “tự hào” được VN dựng “bia” tại Hồ Trúc bạch, nơi máy bay của ông bị VN bắn rơi và viên phi công McCain bị bắt trong chiến tranh. Ông chỉ đề nghị ta chỉnh sửa cho chính xác ông là “phi công của Hải quân Hoa kỳ” chứ không phải là “phi công của Không lực Hoa kỳ” và cũng mong Hà Nội quan tâm giữ gìn vệ sinh quanh tấm bia này. Mỗi lần thăm VN, ông thường dẫn các TNS và bạn bè của ông tới để “khoe” về tấm bia kỷ niệm này.
Cũng có lần ông bày tỏ lo lắng là sau thế hệ của ông và những người như TNS John Kerry thì trong Quốc hội Mỹ sẽ không còn nhiều người hiểu biết đầy đủ và quan tâm thúc đẩy quan hệ V-M nhiều nữa, vì thế mỗi lần thăm VN, ông đều chủ ý dẫn theo các TNS Mỹ trẻ để họ sẽ tiếp tục là những cầu nối cho quan hệ hai nước sau khi ông ra đi.
Còn nhiều câu chuyện liên quan đến ông nhưng chưa thể kể hết ra được.
Senator John McCain, R.I.P!
Thượng nghị sĩ John McCain là một trong những biểu tượng và đã có những đóng góp quan trọng vào tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Hoa kỳ. Trong hơn 3 năm làm Đại sứ tại Mỹ (4/2011-11/2014), tôi đã có rất nhiều lần gặp gỡ TNS, khi tháp tùng các lãnh đạo VN, và các cuộc gặp riêng để trao đổi về đủ các loại vấn đề, khi thì về Biển Đông, khi thì về các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, TPP... Tôi cũng thích tính cách thẳng thắn trong các phát biểu của TNS, không khoan nhượng, luôn đi vào thẳng vấn đề.
Còn nhớ, có lần gặp đề nghị TNS lên tiếng mạnh mẽ phản đối việc Chính phủ Mỹ áp thuế phi lý vào mặt hàng cá tra, cá basa của VN, TNS đáp lời đồng ý ngay và đề nghị cung cấp thêm các lập luận. Một thời gian ngắn sau, TNS mời tôi đến và lần này không tiếp tại Văn phòng của TNS mà ngay tại hành lang của phòng họp Thượng viện nơi có rất nhiều người đứng chờ để gặp mặt các TNS Mỹ. TNS McCain giải thích chính vì lý do đó mà ở Mỹ có tử “lobyists”, tức là những người “vận động hành lang” và hôm nay TNS mời Đs VN tới gặp để thông báo TNS chuẩn bị đưa ra THượng viện dự luật phản đối Chính phủ Mỹ áp thuế cao với cá tra, cá basa của VN. Đại sứ Mỹ tại VN thời đó là David Shear cho tôi biết lần đầu được gặp TNS và câu đầu tiên TNS McCain nhắn nhủ tới Đs Mỹ cũng là “Vietnam’s catfish”!
TNS McCain cũng rất “tự hào” được VN dựng “bia” tại Hồ Trúc bạch, nơi máy bay của ông bị VN bắn rơi và viên phi công McCain bị bắt trong chiến tranh. Ông chỉ đề nghị ta chỉnh sửa cho chính xác ông là “phi công của Hải quân Hoa kỳ” chứ không phải là “phi công của Không lực Hoa kỳ” và cũng mong Hà Nội quan tâm giữ gìn vệ sinh quanh tấm bia này. Mỗi lần thăm VN, ông thường dẫn các TNS và bạn bè của ông tới để “khoe” về tấm bia kỷ niệm này.
Cũng có lần ông bày tỏ lo lắng là sau thế hệ của ông và những người như TNS John Kerry thì trong Quốc hội Mỹ sẽ không còn nhiều người hiểu biết đầy đủ và quan tâm thúc đẩy quan hệ V-M nhiều nữa, vì thế mỗi lần thăm VN, ông đều chủ ý dẫn theo các TNS Mỹ trẻ để họ sẽ tiếp tục là những cầu nối cho quan hệ hai nước sau khi ông ra đi.
Còn nhiều câu chuyện liên quan đến ông nhưng chưa thể kể hết ra được.
Senator John McCain, R.I.P!
Đó là phát biểu của ông Randall Shriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực châu Á Thái Bình Dương, với giới báo chí tại Đại sứ quán Mỹ ở Manila hôm 16/8.
Các phóng viên đã hỏi ông Shriver rằng liệu Hoa Kỳ có giúp Philippines theo như hiệp ước quốc phòng song phương trong trường hợp Trung Quốc xâm chiếm đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát ở Trường Sa hay không?
Ông Shriver nói Hoa Kỳ sẽ là một đồng minh tốt và không có bất cứ một sự hiểu lầm nào về tính rõ ràng trong tinh thần của cam kết này. Ông khẳng định Hoa Kỳ sẽ giúp Philippines đáp trả một cách tương ứng.
Vào năm 2012, Trung Quốc đã chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines ở Biển Đông. Hoa Kỳ lúc đó đã lên tiếng phản đối nhưng vẫn không thể ngăn cản được Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn này từ Philippines.
Trung Quốc thời gian qua đã gia tăng xây lấp các đảo nhân tạo ở Biển Đông và triển khai vũ khí ra các thực thể này. Nhiều nhà quan sát Philippines bày tỏ lo ngại khi trong vài tuần gần đây Trung Quốc liên tục cảnh báo các máy bay nước ngoài không được tiến gần các đảo này.
Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục cho máy bay và tàu đi qua vùng nước tranh chấp, bất chấp những thách thức gia tăng từ Trung Quốc.
Kể từ khi nhậm chức vào giữa năm 2016, Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte đã tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc và Nga trong khi giảm nhẹ mối quan hệ với đồng minh Hoa Kỳ.
Giành sò điệp, ngư dân Anh - Pháp đại chiến ở eo biển Manche
Cao Lực | 29/08/2018 03:45 PM
Ngư dân Pháp bị cáo buộc xúc phạm, ném đá và bom khói nhằm vào ngư dân Anh trên eo biển Manche vì tranh giành sò điệp.
BBC ngày 29-8 đưa tin vụ việc trên diễn ra tại vùng biển dồi dào sò điệp cách bờ biển Normandy khoảng 22 km, gần vịnh Seine.
Mặc dù tàu cá Anh được phép đánh bắt hải sản tại khu vực trên, sự hiện diện của họ khiến ngư dân Pháp "sôi máu".
Khoảng 40 tàu cá Pháp đã tập tập trung vào đêm 28-8 để phản đối điều mà họ khẳng định là "sự cướp bóc" của người Anh.
"Ngư dân Pháp tiến đến để yêu cầu ngư dân Anh ngừng khai thác hải sản và ẩu đả xảy ra. Dường như có ném đá nhưng không ai bị thương" – người đứng đầu cơ quan phụ trách vấn đề khai thác hải sản Normandy, ông Dimitri Rogoff, chia sẻ.
Các hình ảnh được chia sẻ cho thấy một vài tàu bị hư hại trong vụ việc, bao gồm 3 chiếc bị thủng. Theo BBC, do bị lấn át về số lượng nên 5 tàu cá Anh đã bỏ chạy.
Hai tàu cá Anh, Golden Promise và Joanna C, đã quay lại cảng Brixham trong tình trạng cửa kính bị vỡ. Họ khẳng định bị ngư dân Pháp bao vây, ném đá và xích kim loại trúng tàu.
Đoạn video được truyền thông Pháp chia sẻ cho thấy dường như tàu đánh bắt sò điệp của Anh, Honeybourne 3, va chạm với các tàu cá gần nó.
Theo BBC, mâu thuẫn giữa ngư dân Pháp và ngư dân Anh hoạt động tại khu vực nói trên đã tồn tại suốt 15 năm. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, mâu thuẫn đã xuống thang theo sau một thỏa thuận yêu cầu các tàu cá lớn hơn của Anh tránh xa khu vực. Đổi lại, họ được trao nhiều quyền đánh bắt hải sản hơn.
Khoảng 40 tàu cá Pháp đã bao vây 5 tàu cá Anh để phản đối điều mà họ gọi là "sự cướp bóc của người Anh". Ảnh: BBC
Ngư dân Anh khai thác sò điệp quanh năm trong khi ngư dân Pháp bị giới hạn trong quãng thời gian từ ngày 1-10 đến ngày 15-5. Năm nay, vì quá chán ngán nên ngư dân Pháp đã hủy thỏa thuận.
"Với ngư dân Anh, đó là một khu vực mở. Họ đánh bắt hải sản bất cứ khi nào họ muốn, bất cứ nơi nào họ muốn và bất kể số lượng. Chúng tôi không muốn ngăn cản họ khai thác hải sản nhưng lẽ ra họ nên chờ ít nhất là đến ngày 1-10 để chúng tôi có thể cùng nhau khai thác." – ông Rogoff than phiền.
Sò điệp, hải sản được ưa chuộng tại nhiều quốc gia. Ảnh: Reuters
Nói về vụ xô xát nói trên, Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà sản xuất cá trắng Scotland Mike Park khẳng định đó là "một vụ cướp trắng trợn".
"Tàu cá Anh được quyền tiến vào khu vực đó của Pháp. Điều này không trái pháp luật" – ông Park nhấn mạnh.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành Liên đoàn các tổ chức ngư dân Anh, ông Barrie Deas, khẳng định "đã nêu vấn đề với chính phủ Anh và yêu cầu sự bảo vệ cho các tàu cá của ngư dân Anh, vốn săn bắt hải sản hợp pháp".
Mỹ ra điều kiện để rút quân khỏi Syria, Damascus thẳng thừng từ chối
Song Hy | 29/08/2018 05:26 PM
Damacus từ chối các điều kiện Washington đưa ra để rút quân khỏi căn cứ Al Tanf ở phía Đông nam Syria và khu vực bờ Đông sông Euphrates.
Nhật báo Al Akhbar của Lebanon ngày 28/8 đưa tin, các quan chức của cơ quan tình báo và an ninh Mỹ cuối tháng 6/2018 đã tới Syria để gặp Thiếu tướng Ali Mamlouk, người đứng đầu Cục an ninh quốc gia Syria.
"Theo đánh giá của tôi thì các báo cáo này hoàn toàn đáng tin cậy", cựu đại sứ Anh tại Syria Peter Ford nói với Sputnik. Tuy nhiên, Damacus đã bác bỏ những đề nghị này.
Trong cuộc gặp kéo dài 4 giờ đồng hồ, hai bên đã thảo luận về cuộc nội chiến kéo dài suốt 7 năm qua ở quốc gia Trung Đông trước khi các quan chức Mỹ đưa ra đề nghị rút quân khỏi Al Tanf và vùng Đông Euphrates với 3 điều kiện: Iran phải rút toàn bộ quân khỏi Syria; Mỹ nhận được một phần từ nguồn lợi dầu mỏ của Syria; Syria phải cung cấp các thông tin tình báo về khủng bố.
Theo ông Ford, trong bối cảnh thế trận chống khủng bố ở Syria sắp ngã ngũ, Damascus sẽ chỉ quan tâm tới các đề nghị của Mỹ nếu Washington đưa lên bàn đàm phán không chỉ việc rút quân mà còn là các vấn đề liên quan tới vũ khí hóa học, chi phí tái thiết, các lệnh trừng phạt và có thể là cao nguyên Golan đang bị Israel chiếm đóng.
"Việc Syria bác bỏ các thỏa thuận này cho thấy Damascus không đánh giá cao các đề nghị hạn chế từ Mỹ. Nó cũng phản ánh quan điểm chiến lược của Damascus rằng họ sẽ không hy sinh quan hệ đối tác với Iran trong mọi trường hợp", ông Ford phân tích.
Cựu đại sứ Anh cũng nhận định rằng Mỹ khó có khả năng chịu nhún nhường đến vậy với Syria./.
Mỹ thỏa thuận riêng với Mexico, tưởng Canada bất lợi nhưng Trung Quốc mới thiệt nặng
Minh Khôi | 29/08/2018 01:37 PM
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sửa đổi có thể đặt Trung Quốc vào thế bất lợi, thậm chí là bị cô lập.
Khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố thỏa thuận thương mại mới với Mexico thay thế NAFTA - ban đầu bao gồm 3 nước Mỹ, Mexico, Canada - tất cả đều tập trung vào Canada. Nhưng Trung Quốc, không được nhắc đến, mới là nước chịu ảnh hưởng lớn nhất.
Cụ thể, thỏa thuận với Mexico buộc nước này siết chặt quy định, trong đó 40 - 45% thành phần mặt hàng phải được sản xuất bởi các công ty trong nước mà công nhân được hưởng lương ít nhất 16 USD/giờ.
Điều này giới hạn phạm vi sử dụng các bộ phận sản xuất ở Trung Quốc để lắp ráp ô tô tại Mexico, ưu tiên các sản phẩm có giá trị cao hơn từ các nhà sản xuất khác.
Thông báo về quy định mới này, Nhà Trắng cho rằng, điều này sẽ giúp các nhà sản xuất sử dụng đầy đủ và đáng kể các bộ phận và vật liệu mà chỉ Mỹ và Mexico mới được hưởng ưu đãi thuế quan ưu đãi.
Một khía cạnh khác dường như nhắm vào quan ngại về Trung Quốc trực tiếp hơn. Đó là quy định về tài sản trí tuệ. Quy định này nhấn mạnh về bản quyền quốc gia, điều khoản về tên phổ biến và bảo hộ nhãn hiệu - tất cả các vấn đề lâu dài giữa Washington và Bắc Kinh.
Khi bất cứ ai đi qua một thị trường đường phố Trung Quốc đều biết, các phiên bản "nhái" những thương hiệu nổi tiếng của Mỹ như Apple là rất phổ biến.
Trong các dịch vụ kỹ thuật số, dự thảo cũng giới hạn khả năng "yêu cầu tiết lộ mã nguồn và các thuật toán máy tính độc quyền" của chính phủ - điều mà Trung Quốc đã bắt buộc đối với hầu hết các nhà cung cấp công nghệ thông tin.
Nhắm vào lĩnh vực lao động, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và tiếp cận hồ sơ tài chính cho thấy các điều khoản này tập trung ngăn chặn Trung Quốc nhiều hơn là Mexico hoặc Canada.
Khả năng quan trọng nhất, thỏa thuận với Mexico có thể giúp Mỹ nằm trong liên minh chống lại Trung Quốc.
Nếu chính quyền Tổng thống Trump tạo được một khối với Canada, điều này không chỉ tạo động lực mới cho tranh chấp thương mại Mỹ - Trung mà có thể mở đường cho các thỏa thuận tương tự với châu Âu.
Kết quả này có thể sẽ cô lập Trung Quốc hay ở mức tối thiểu, điều này sẽ tạo ra một thỏa thuận có nền tảng tiêu chuẩn cao mà Bắc Kinh rất khó đạt được.
Bị Mỹ tạo sức ép, Trung Quốc "ngậm bồ hòn làm ngọt" bắt tay đối thủ truyền kiếp
Minh Khôi | 29/08/2018 07:50 PM
Những bất đồng trong lịch sử, tầm nhìn thương mại khác nhau và việc hợp tác chống lại Washington vẫn chưa đủ hấp dẫn để Nhật Bản hợp tác với Trung Quốc.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso sẽ đến Bắc Kinh vào cuối tuần này để gặp người đồng cấp Trung Quốc Liu Kun, cho thấy khả năng cải thiện quan hệ giữa nền kinh tế thứ 2 và thứ 3 thế giới.
Ông Aso, 77 tuổi, cũng là phó thủ tướng Nhật Bản, dự kiến thảo luận với ông Lưu về việc nối lại và mở rộng một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ tại các cuộc đàm phán.
Trung Quốc đang thúc đẩy việc thay đổi các mối quan hệ căng thẳng với các nước láng giềng trong bối cảnh Mỹ gia tăng áp lực về thương mại và an ninh.
Liu Jiangyong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, chuyên nghiên cứu Nhật Bản cho biết: "Chủ nghĩa bảo hộ thương mại đơn phương của Mỹ gây tổn hại cho rất nhiều quốc gia. Các nước này cần tăng cường hợp tác, bao gồm hợp tác giữa Trung Quốc và Nhật Bản, để giảm bớt thiệt hại".
Nhưng sự hợp tác sâu sắc hơn giữa Bắc Kinh và Tokyo về thương mại hoặc một sự liên minh vững chắc chống lại thuế quan của Mỹ là không chắc chắn, do những bất đồng trong lịch sử, tầm nhìn thương mại khác nhau và không đủ hấp dẫn để hợp tác chống lại Washington.
Nhưng những trở ngại đối với khả năng hợp tác giữa Nhật Bản và Trung Quốc vẫn còn rất sâu sắc. Những bất đồng lịch sử và tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết sẽ là các vấn đề bao phủ mối quan hệ giữa hai nước. Việc hiện đại hoá quân sự của Bắc Kinh cũng khiến Tokyo cảm thấy lo lắng.
"Trong ngắn hạn, mọi thứ có thể diễn ra suôn sẻ hơn. Nhưng thật khó để thấy động lực cơ bản tạo ra một sự thay đổi bền vững hơn đối với hội nhập kinh tế", Tobias Harris, Công ty tư vấn chính trị và kinh tế Teneo Intelligence ở Washington nhận định.
Ngay cả trong lĩnh vực kinh tế, giữa 2 nước không thiếu sự bất đồng. Đầu năm nay, Nhật Bản đã đứng về phía Mỹ và Liên minh châu Âu trong một vụ tranh chấp tại Tổ chức Thương mại Thế giới về các quy định sở hữu trí tuệ của Trung Quốc.
Bắc Kinh và Tokyo cũng khác nhau về quan điểm đối với khuôn khổ thúc đẩy thương mại trong khu vực. Nhật Bản ủng hộ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và đã có vai trò đi đầu sau khi Tổng thống Trump rút ra khỏi hiệp định này, trong khi Trung Quốc ủng hộ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà Bắc Kinh là một thành viên chủ chốt.
Cohen Lawyer Admits To Being Source Behind CNN’s Trump Tower Report
OAN Newroom
UPDATED 1:18 PM PT — Tues. August 28, 2018
Michael Cohen’s attorney Lanny Davis lands in hot water after admitting he was the anonymous source behind a CNN report claiming the president had prior knowledge of a controversial 2016 Trump tower meeting.
On Monday, Davis told Buzzfeed News — “I made a mistake” — after he appeared to back-peddle on the story during an interview on CNN last week.
The lawmaker appeared to change his story following Cohen’s guilty pleas, saying he “could not independently confirm” the president had knowledge of the supposed meeting between his son and a Russian lawyer. He followed up, saying he “regretted his error.”
Other legal experts on Capitol Hill have questioned where Davis’ loyalties lie in the past, calling him a long-time Clinton loyalist after having served as the White House special counsel during the Clinton administration.
Former Utah Representative Jason Chafetz also called Davis’ involvement “suspicious” after the lawyer recently released a book entitled — “The Unmaking of the President 2016: How FBI Director James Comey Cost Hillary Clinton the Presidency.”
This comes after Davis claimed he and Cohen “were not the source of the story” during the same Buzzfeed interview.
Critics have slammed CNN following the report as the network initially reported Davis had “declined to comment on the story.”
Cohen’s sentencing is due to be finalized later this year in December.
|
|
|
|
Report: FBI Leaked Info To Media, Used For FISA
OAN Newroom
UPDATED 12:55 PM PT — Tues. August 28, 2018
That’s according to documents released Tuesday, which outlined closed-door testimony from former FBI Agent Jonathan Moffa, who appeared before two House committees last week.
While speaking in front of the House Oversight Committee and Judiciary Committee on Friday, Moffa admitted that he took part in the practice of leaking info to justify surveillance applications
However, Moffa did not confirm whether it was used for the Steele dossier.
On Monday, House Freedom Caucus chairman Mark Meadows tweeted “it was unreal to learn about the FBI’s practice,” and went on to say it makes Tuesday’s Ohr hearing even more crucial.
President Trump Slams Google For Censoring GOP Voices And Positive White House Coverage
OAN Newroom
UPDATED 8:10 AM PT — Tues. August 28, 2018
Google is facing new accusations of censorship — this time from President Trump –following a report revealing the site may be favoring coverage from left-wing news organizations.
The president slammed the tech giant for “rigging” search results to suppress conservative voices.
In a tweet Tuesday, the president said search results for “Trump News” only return negative stories on the administration by the left-wing media.
The president accused the site of “shutting out fair conservative media” in an effort to paint the GOP in a negative light.
He specifically called out CNN as a repeat offender, calling it a “very serious situation.”
This comes after a recent report showed Google may be favoring left-leaning outlets over conservative ones in the rankings on their search engine.
“Every one of us is sort of like a newspaper…you have Twitter, you have whatever you have, Facebook, but everyone you can’t have censorship. You can’t pick one person and say: well we don’t like what he’s saying he’s out.” — President Donald Trump on online censorship
Newly published findings from PJ Media allege Google searches under the ‘news tab’ containing the key-word ‘Trump’ returned negative stories on the administration by the left-wing media 96-percent of the time.
The company reportedly determined the bias of the publications by using a partisan spectrum from the Sharyl Attkisson’s media bias chart. Using the spectrum, the media group found stories by CNN appeared the most frequently in Google searches, followed by The Washington Post and NBC.
This comes after Google announced last year they would alter their search engine to combat fake news.
This is far from the first time the site has been called out for censoring conservative viewpoints.
In March of this year, the online giant narrowly avoided a lawsuit after a federal judge dismissed a suit by Prager University claiming the site placed age restrictions on videos reporting on conservative politics in an effort to censor the GOP.
For now — the president has suggested he may address the issue in the near future.
U.S. Second-Quarter GDP Growth Raised To 4.2 Percent; Consumer Spending Cut
People stream into the Apple store on 5th Avenue on Black Friday in New York November 28, 2014. REUTERS/Carlo Allegri/File Photo
August 29, 2018
By Lucia Mutikani
WASHINGTON (Reuters) – U.S. economic growth was a bit stronger than initially thought in the second quarter, notching its best performance in nearly four years and putting the economy on track to hit the Trump administration’s goal of 3 percent annual growth.
Gross domestic product increased at a 4.2 percent annualized rate, the Commerce Department said on Wednesday in its second estimate of GDP growth for the April-June quarter. That was slightly up from the 4.1 percent pace of expansion reported in July and was the fastest rate since the third quarter of 2014.
The slight upward revision to growth last quarter reflected more business spending on software than previously estimated and less imports of petroleum. Stronger software spending and a smaller import bill offset a downward revision to consumer spending.
Compared to the second quarter of 2017, the economy grew 2.9 percent instead of the previously reported 2.8 percent. Output expanded 3.2 percent in the first half of 2018, rather than the 3.1 percent estimated last month. The Trump administration has set a target of 3 percent annual growth, which economists say is unsustainable because of structural constraints.
Robust growth in the second quarter was driven by one-off factors such as a $1.5 trillion tax cut package, which provided a jolt to consumer spending after a lackluster first quarter, and a front-loading of soybean exports to China to beat retaliatory trade tariffs.
There are signs some of the momentum was lost early in the third quarter. The government reported on Tuesday that the goods trade deficit jumped 6.3 percent to $72.2 billion in July as a 6.7 percent plunge in food shipments weighed on exports.
While consumer spending has remained strong early in the third quarter, the housing market has weakened further with homebuilding rising less than expected in July and sales of new and previously owned homes declining.
The Trump administration’s “America First” policies, which have led to an escalation of a trade war between the United States and China as well as tit-for-tat tariffs with the European Union, Canada and Mexico, pose a risk to the economy.
Economists had expected second-quarter GDP growth would be revised down to a 4.0 percent pace. The economy grew at a 2.2 percent rate in the January-March period.
The U.S. dollar <.DXY> held near a session high against a basket of currencies after the data. U.S. stock index futures were largely flat while prices of longer-dated U.S. Treasuries were slightly higher.
INCOME GROWTH SLOWS
An alternative measure of economic growth, gross domestic income (GDI), increased at a rate of 1.8 percent in the second quarter, slowing from the first quarter’s brisk 3.9 percent pace.
The average of GDP and GDI, also referred to as gross domestic output and considered a better measure of economic activity, increased at a 3.0 percent rate in the April-June period. That followed a 3.1 percent growth pace in the first quarter.
The income side of the growth ledger was restrained by after-tax corporate profits, which grew at an 2.4 percent rate last quarter, decelerating from the 8.2 percent pace logged in the first quarter.
Growth in consumer spending, which accounts for more than two-thirds of U.S. economic activity, was lowered to a 3.8 percent rate in the second quarter instead of the previously reported 4.0 percent pace. Consumer spending increased at a 0.5 percent pace in the first quarter.
Soybean exports were accelerated in the second quarter to beat Chinese tariffs that took effect in July. Overall exports rose at a 9.1 percent rate in the second quarter instead of the previously estimated 9.3 percent pace.
Imports declined at a 0.4 percent rate, with petroleum accounting for much of the drop. The decrease in imports was the biggest since the fourth quarter of 2015. Imports were previously reported to have grown at a 0.5 percent pace in the second quarter.
The drop in imports sharply narrowed the trade deficit. Trade added 1.17 percentage points to GDP growth in the second quarter rather than the previously reported 1.06 percentage points.
The front-loading of soybean exports, however, depleted farm inventories. Overall, inventories declined at a rate of $26.9 billion instead of the $27.9 billion pace reported last month.
Inventories subtracted 0.97 percentage point from GDP growth in the second quarter instead of the previously estimated 1.0 percent.
(Reporting by Lucia Mutikani; Editing by Paul Simao)
Manafort Excused From Pre-Trial Hearing
OAN Newroom
UPDATED 6:28 AM PT — Tues. August 28, 2018
Paul Manafort is avoiding showing up at pre-trial hearing arranged by Mueller’s team to hash out legal issues before his second trial next month.
According to a Politico report, the judge accepted a signed waiver from Manafort on Monday afternoon allowing him to be excused from Tuesday’s hearing.
This is not the first time Manafort has passed up appearing in court prior to trial.
He made a similar request back in June before his first trial in order to avoid a nearly two hour drive inside a jail van to the court house and appearing in a prison jumpsuit.
Manafort’s attorneys did not give a specific reason for the latest absence and did not say if he will attend next week’s hearing.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét