TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
GENERAL WORLD NEWS
Tang lễ Thượng nghị sĩ John McCain được cử hành trang trọng tại Điện Capitol
Nghị sĩ Mitch McConnell, thủ lĩnh đảng Cộng hòa tại Thượng viện, phát biểu tại lễ tang: “Ông ấy đấu tranh mạnh mẽ cho tầm nhìn về lợi ích chung. Tùy vào từng vấn đề, bạn sẽ biết John sẽ là đồng minh thân cận nhất hay kẻ thủ cố chấp nhất của bạn. Ông có tinh thần chiến đấu, lý tưởng cao quý, lòng yêu nước thiêng liêng của Mỹ”.
Hai Thượng nghị sĩ McConnell và McCain thường đối đầu nhau về các vấn đề y tế và cải cách quy định tài chính cho các chiến dịch tranh cử.
Tổng thống Donald Trump không có mặt, nhưng Phó tổng thống Mike Pence cho biết nhà lãnh đạo này nhờ ông thay mặt viếng Thượng nghị sĩ McCain.
“Mọi người sẽ nhớ ông (McCain). Như Tổng thống Trump đã nói, chúng ta tôn trọng sự phụng sự của ông với đất nước”, Phó tổng thống Pence khẳng định.
Giới chính trị Washington tề tựu tại Điện Capitol - Ảnh: Reuters
Bà Roberta McCain (phải), người mẹ 106 tuổi của Thượng nghị sĩ McCain - Ảnh: Reuters
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence (ngoài cùng bên trái) đến viếng - Ảnh: Reuters
Ông Trump cũng không dự lễ tưởng niệm tại Nhà thờ quốc gia Washington ngày 1.9, nhưng hai cựu Tổng thống Barack Obama và George W.Bush sẽ đến.
Người phát ngôn Paul Ryan của Hạ viện chia sẻ đôi lúc ông phải hứng chịu “sự thẳng thừng đặc trưng” của Thượng nghị sĩ McCain. Theo Ryan: “Đây là một trong những linh hồn dũng cảm nhất mà đất nước chúng ta từng sản sinh”.
Nghị sĩ Chuck Schumer, thủ lĩnh đảng Dân chủ tại Thượng viện - Ảnh: Reuters
[Ảnh] Mưa và nước mắt trong lễ viếng Thượng nghị sĩ John McCain tại Điện Capitol
Hồng Anh | 01/09/2018 11:23
Trời đổ mưa lớn trong lễ viếng Thượng nghị sĩ John McCain. Ảnh: New York Times.
Vào 10 giờ sáng hôm qua (31/8 - theo giờ địa phương), lễ viếng Thượng nghị sĩ John McCain đã được tổ chức trọng thể dưới mái vòm Điện Capitol.
Người thân, các nghị sĩ và quan chức có mặt trong lễ viếng Thượng nghị sĩ John McCain tại Điện Capitol, Washington D.C. Ảnh: Morry Gash.
Tang lễ của ông McCain được tổ chức theo nghi thức dành cho người xuất chúng nhất. Ảnh: New York Times.
Thượng nghị sĩ Chuck Schumer và Mitch Mcconnell bày tỏ lòng thành kính trước linh cữu ông McCain. Ảnh: USA Today.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã có mặt tại sân bay để đón linh cữu ông McCain từ Arizona. Ảnh: USA Today.
Bà Cindy McCain và 2 con trai, Jack và Jimmy McCain, chờ linh cữu ông John McCain tại Điện Capitol. Ảnh: USA Today.
Người thân, các nghị sĩ và quan chức có mặt trong lễ viếng Thượng nghị sĩ John McCain tại Điện Capitol, Washington D.C. Ảnh: Morry Gash.
Tang lễ của ông McCain được tổ chức theo nghi thức dành cho người xuất chúng nhất. Ảnh: New York Times.
Thượng nghị sĩ Chuck Schumer và Mitch Mcconnell bày tỏ lòng thành kính trước linh cữu ông McCain. Ảnh: USA Today.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã có mặt tại sân bay để đón linh cữu ông McCain từ Arizona. Ảnh: USA Today.
Bà Cindy McCain và 2 con trai, Jack và Jimmy McCain, chờ linh cữu ông John McCain tại Điện Capitol. Ảnh: USA Today.
Lễ viếng TNS John McCain diễn ra tại Nhà thờ Quốc gia Washington
Thi Anh | 01/09/2018 09:13 PM
Linh cữu của ông John McCain được đưa tới Nhà thờ Quốc gia Washington. Ảnh: CNN
Các cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush và Barack Obama sẽ đọc điếu văn đưa tiễn cố Thượng nghị sĩ John McCain tại lễ viếng ở Nhà thờ Quốc gia Washington.
Bạn bè, gia đình và nhiều chính trị gia Mỹ đã có mặt để vinh danh cuộc đời của cố Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain tại lễ tưởng niệm trọng thể ở Nhà thờ Quốc gia Washington ngày hôm nay, 1/9. Lễ tưởng niệm bắt đầu vào lúc 10h00 sáng theo giờ địa phương (21h00 theo giờ Hà Nội).
Hiện diện ở hàng ghế đầu là 3 cựu Tổng thống của Mỹ: Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton, cùng các Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, Laura Bush và Hillary Clinton. Được biết, các cựu Phó Tổng thống Al Gore và Dick Cheney cũng tới tham dự lễ tưởng niệm.
Theo đúng nguyện vọng của ông McCain, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, người đã đánh bại ông trong cuộc đua giành vị trí ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa năm 2000, và cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, người đã vượt qua ông trong cuộc bầu cử 2008, sẽ đọc điếu văn trong lễ viếng.
Bạn bè, gia đình và nhiều chính trị gia Mỹ đã có mặt để vinh danh cuộc đời của cố Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain tại lễ tưởng niệm trọng thể ở Nhà thờ Quốc gia Washington ngày hôm nay, 1/9. Lễ tưởng niệm bắt đầu vào lúc 10h00 sáng theo giờ địa phương (21h00 theo giờ Hà Nội).
Hiện diện ở hàng ghế đầu là 3 cựu Tổng thống của Mỹ: Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton, cùng các Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, Laura Bush và Hillary Clinton. Được biết, các cựu Phó Tổng thống Al Gore và Dick Cheney cũng tới tham dự lễ tưởng niệm.
Theo đúng nguyện vọng của ông McCain, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, người đã đánh bại ông trong cuộc đua giành vị trí ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa năm 2000, và cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, người đã vượt qua ông trong cuộc bầu cử 2008, sẽ đọc điếu văn trong lễ viếng.
John McCain: Người gọi Biển Đông là "East Sea" và ủng hộ Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam
Theo CNN, việc trao nhiệm vụ đọc điếu văn cho các cựu Tổng thống từ cả Đảng Dân chủ và Cộng hòa, những người từng là đối thủ của McCain, là một thông điệp rõ ràng về sự đoàn kết và hòa hợp hai đảng trong thời điểm Washington bị chia rẽ sâu sắc.
Thượng nghị sĩ John McCain, đã từ trần ở tuổi 81 hôm 25/8 vừa qua, sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh ung thư não. Ông McCain là một nhân vật biểu tượng trong chính trường Mỹ, một cựu binh từng tham gia chiến tranh Việt Nam và sau này đã có rất nhiều đóng góp cho quá trình xây dựng quan hệ Việt - Mỹ.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, cựu Thượng nghị sĩ Joe Lieberman và con gái Meghan McCain cũng nằm trong danh sách những người phát biểu trong lễ tưởng niệm tại Nhà thờ Quốc gia.
Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump vắng mặt trong sự kiện này. Như truyền thông Mỹ đã đưa tin trước đó, ông McCain không muốn Tổng thống Trump tham dự lễ tang của mình.
Theo CNN, việc trao nhiệm vụ đọc điếu văn cho các cựu Tổng thống từ cả Đảng Dân chủ và Cộng hòa, những người từng là đối thủ của McCain, là một thông điệp rõ ràng về sự đoàn kết và hòa hợp hai đảng trong thời điểm Washington bị chia rẽ sâu sắc.
Thượng nghị sĩ John McCain, đã từ trần ở tuổi 81 hôm 25/8 vừa qua, sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh ung thư não. Ông McCain là một nhân vật biểu tượng trong chính trường Mỹ, một cựu binh từng tham gia chiến tranh Việt Nam và sau này đã có rất nhiều đóng góp cho quá trình xây dựng quan hệ Việt - Mỹ.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, cựu Thượng nghị sĩ Joe Lieberman và con gái Meghan McCain cũng nằm trong danh sách những người phát biểu trong lễ tưởng niệm tại Nhà thờ Quốc gia.
Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump vắng mặt trong sự kiện này. Như truyền thông Mỹ đã đưa tin trước đó, ông McCain không muốn Tổng thống Trump tham dự lễ tang của mình.
Tự lên kế hoạch tang lễ, ông McCain cố ý dành lời cuối cho Tổng thống Trump
Minh Khôi | 01/09/2018 09:02 PM
Tổng thống Trump nhiều lần phản đối Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain. Ảnh: New York Times.
Ông McCain đã tự mình sắp xếp 4 ngày để kỷ niệm cuộc đời ông - nhưng đó cũng là một sự quở trách đối với Tổng thống Trump và chương trình nghị sự của ông.
Mùa hè năm ngoái, không lâu sau khi Thượng nghị sĩ John McCain biết tin ông mắc căn bệnh ung thư não giai đoạn cuối, ông đã bắt đầu triệu tập các cuộc họp vào thứ Sáu hàng tuần tại văn phòng với một nhóm phụ tá tin cậy. Nội dung là lễ tang của ông.
Ông bị ám ảnh bởi âm nhạc, lựa chọn bản ballad "Danny Boy" của Ireland và một số bài thánh ca yêu nước. Ông chuẩn bị cho lộ trình rước quan tài của mình từ bang nhà Arizona đến Washington D.C.
Và vào tháng 4, khi ông biết kết thúc của mình đang đến gần, ông bắt đầu tiếp cận với đảng Cộng hòa, đảng Dân chủ và thậm chí là một nhà hoạt động người Nga, nhờ họ đọc điếu văn và đi bên quan tài.
Trong đám tang của mình, ông McCain đã tìm ra cách để có lời cuối cùng, một sự quở trách đối với Tổng thống Trump và chương trình nghị sự của ông.
Mùa hè năm ngoái, không lâu sau khi Thượng nghị sĩ John McCain biết tin ông mắc căn bệnh ung thư não giai đoạn cuối, ông đã bắt đầu triệu tập các cuộc họp vào thứ Sáu hàng tuần tại văn phòng với một nhóm phụ tá tin cậy. Nội dung là lễ tang của ông.
Ông bị ám ảnh bởi âm nhạc, lựa chọn bản ballad "Danny Boy" của Ireland và một số bài thánh ca yêu nước. Ông chuẩn bị cho lộ trình rước quan tài của mình từ bang nhà Arizona đến Washington D.C.
Và vào tháng 4, khi ông biết kết thúc của mình đang đến gần, ông bắt đầu tiếp cận với đảng Cộng hòa, đảng Dân chủ và thậm chí là một nhà hoạt động người Nga, nhờ họ đọc điếu văn và đi bên quan tài.
Trong đám tang của mình, ông McCain đã tìm ra cách để có lời cuối cùng, một sự quở trách đối với Tổng thống Trump và chương trình nghị sự của ông.
John McCain: Người gọi Biển Đông là "East Sea" và ủng hộ Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam
"Công bằng mà nói, họ có quan điểm rất khác về đất nước này và đất nước này có ý nghĩa gì", Mark Salter, người bạn lâu năm của ông McCain nói, với tiếng nấc trong cổ họng.
Những người bạn thân nhất của ông McCain đã nhấn mạnh rằng Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa không có mối hận thù cá nhân nào đối với Tổng thống.
Nhưng họ cũng thừa nhận rằng, hai người liên tục đụng độ, đôi khi theo những cách cá nhân nhất. Như vậy, có lẽ điều đó là không thể tránh khỏi, rằng việc tôn vinh thế giới quan của ông McCain sẽ được xem như một lời phê phán với Tổng thống.
"Ông Trump là chất xúc tác cho John McCain lên tiếng mạnh mẽ hơn về những điều mà ông Trump không thực hiện với tư cách là một Tổng thống", John F. Lehman Jr., cựu Bộ trưởng Hải quân Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan nói.
Ông Lehman không cho rằng việc sắp xếp tang lễ là nhằm "chống lại Tổng thống Trump" nhưng ông Trump là chất xúc tác để ông McCain tập trung hơn vào việc thúc đẩy những vấn đề mang tính biểu tượng đó.
Vào tháng Tư, ông đã tiếp cận cựu Tổng thống Barack Obama và George W. Bush - 2 cựu đối thủ từ cả đảng Dân chủ và Cộng hòa trên con đường vào Nhà Trắng, yêu cầu họ phát biểu trong đám tang của mình.
Ông McCain mời cựu Tổng thống Obama phát biểu nhưng lại không muốn ông Trump có mặt trong đám tang của mình. Ảnh: New York Times.
Những người hộ tang bên quan tài gồm có bạn bè thân thiết của ông McCain trong những năm qua như nam diễn viên Warren Beatty và Frederick W. Smith, người sáng lập của FedEx….
Cựu Phó Tổng thống Joseph R. Biden Jr. là người đọc điếu văn tại đám tang tại Arizona. Vladimir Kara-Murza, một nhà hoạt động người Nga có quan điểm trái chiều cũng được yêu cầu làm một người hộ tang bên quan tài.
Tại Washington, nơi ông Trump vừa trao một lời mời đến thăm với ông Putin, một người Nga lại nhận được nhiệm vụ đưa một người đàn ông Mỹ đến "miệng hố" - đây quả thật là một hình ảnh có tính biểu tượng.
Hay những thông điệp không khoan nhượng của ông McCain, được hiểu là nhắc đến không ai khác ngoài Tổng thống: "Chúng ta làm suy yếu sự vĩ đại của đất nước khi chúng ta trốn đằng sau bức tường, thay vì xé chúng đi, khi chúng ta nghi ngờ thay vì tin tưởng rằng, sức mạnh lý tưởng chính là động lực cho sự thay đổi".
Các thông điệp khác ít rõ ràng hơn nhưng rõ ràng ông Trump đã "xù lông nhím". Sau khi ông McCain qua đời, Tổng thống Trump đã không tuyên bố chính thức ca ngợi sự phục vụ của ông McCain đối với quốc gia.
Sau đó, ngày 27/8, quốc kỳ Mỹ đã bị kéo lên quá sớm làm dấy lên làn sóng phản đối từ các cựu binh Mỹ và thành viên Quốc hội.
Theo luật pháp Mỹ, quốc kỳ nước này sẽ được hạ xuống một nửa vào ngày một thành viên của Quốc hội Mỹ qua đời và duy trì vị trí đó trong suốt ngày hôm sau. Áp lực buộc Tổng thống Donald Trump phải ra lệnh đưa lá cờ trở về vị trí cũ để tưởng niệm ông McCain.
"Công bằng mà nói, họ có quan điểm rất khác về đất nước này và đất nước này có ý nghĩa gì", Mark Salter, người bạn lâu năm của ông McCain nói, với tiếng nấc trong cổ họng.
Những người bạn thân nhất của ông McCain đã nhấn mạnh rằng Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa không có mối hận thù cá nhân nào đối với Tổng thống.
Nhưng họ cũng thừa nhận rằng, hai người liên tục đụng độ, đôi khi theo những cách cá nhân nhất. Như vậy, có lẽ điều đó là không thể tránh khỏi, rằng việc tôn vinh thế giới quan của ông McCain sẽ được xem như một lời phê phán với Tổng thống.
"Ông Trump là chất xúc tác cho John McCain lên tiếng mạnh mẽ hơn về những điều mà ông Trump không thực hiện với tư cách là một Tổng thống", John F. Lehman Jr., cựu Bộ trưởng Hải quân Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan nói.
Ông Lehman không cho rằng việc sắp xếp tang lễ là nhằm "chống lại Tổng thống Trump" nhưng ông Trump là chất xúc tác để ông McCain tập trung hơn vào việc thúc đẩy những vấn đề mang tính biểu tượng đó.
Vào tháng Tư, ông đã tiếp cận cựu Tổng thống Barack Obama và George W. Bush - 2 cựu đối thủ từ cả đảng Dân chủ và Cộng hòa trên con đường vào Nhà Trắng, yêu cầu họ phát biểu trong đám tang của mình.
Ông McCain mời cựu Tổng thống Obama phát biểu nhưng lại không muốn ông Trump có mặt trong đám tang của mình. Ảnh: New York Times.
Những người hộ tang bên quan tài gồm có bạn bè thân thiết của ông McCain trong những năm qua như nam diễn viên Warren Beatty và Frederick W. Smith, người sáng lập của FedEx….
Cựu Phó Tổng thống Joseph R. Biden Jr. là người đọc điếu văn tại đám tang tại Arizona. Vladimir Kara-Murza, một nhà hoạt động người Nga có quan điểm trái chiều cũng được yêu cầu làm một người hộ tang bên quan tài.
Tại Washington, nơi ông Trump vừa trao một lời mời đến thăm với ông Putin, một người Nga lại nhận được nhiệm vụ đưa một người đàn ông Mỹ đến "miệng hố" - đây quả thật là một hình ảnh có tính biểu tượng.
Hay những thông điệp không khoan nhượng của ông McCain, được hiểu là nhắc đến không ai khác ngoài Tổng thống: "Chúng ta làm suy yếu sự vĩ đại của đất nước khi chúng ta trốn đằng sau bức tường, thay vì xé chúng đi, khi chúng ta nghi ngờ thay vì tin tưởng rằng, sức mạnh lý tưởng chính là động lực cho sự thay đổi".
Các thông điệp khác ít rõ ràng hơn nhưng rõ ràng ông Trump đã "xù lông nhím". Sau khi ông McCain qua đời, Tổng thống Trump đã không tuyên bố chính thức ca ngợi sự phục vụ của ông McCain đối với quốc gia.
Sau đó, ngày 27/8, quốc kỳ Mỹ đã bị kéo lên quá sớm làm dấy lên làn sóng phản đối từ các cựu binh Mỹ và thành viên Quốc hội.
Theo luật pháp Mỹ, quốc kỳ nước này sẽ được hạ xuống một nửa vào ngày một thành viên của Quốc hội Mỹ qua đời và duy trì vị trí đó trong suốt ngày hôm sau. Áp lực buộc Tổng thống Donald Trump phải ra lệnh đưa lá cờ trở về vị trí cũ để tưởng niệm ông McCain.
Đảng Dân chủ khai thác "vận đen" của Tổng thống Donald Trump
Nhân cơ hội Tổng thống Donald Trump gặp "vận đen" vì hai cộng sự thân tín bị truy tố về tội trốn thuế, đảng Dân chủ sử dụng chiến thuật tập trung tố cáo phe đa số Cộng hòa dung túng tham ô trong chính quyền của nhà tỉ phú Donald Trump.
Thứ Tư 23.8.2018 là ngày xui xẻo của tổng thống thứ 45 của Mỹ Donald Trump . Trong vòng vài phút đồng hồ, lần lượt hai nhân vật tín cẩn của chủ nhân Nhà Trắng bị truy tố.
Paul Manafort, cựu giám đốc ủy ban vận động tranh cử phạm 8 tội hình sự, từ gian lận thuế đến che giấu tài khoản ngân hàng ở nước ngoài.
Michael Cohen, nguyên là luật sư riêng của tổng thống nhìn nhận vi phạm 6 tội về khai gian thuế và có dùng tiền, mua chuộc sự im lặng của 2 phụ nữ có quan hệ tình ái với ứng cử viên Donald Trump, theo chỉ thị của chính "thân chủ".
Một số chính trị gia đối lập xem đây là cơ hội tốt thu hút cử tri giành đa số ở nghị viện trong kỳ bầu cử sắp tới với lời hứa truy tố, truất phế tổng thống mà người Mỹ. Tuy nhiên, đảng Dân chủ gạt bỏ chiến thuật này.
Trong thông điệp ngày 23.8, Chủ tịch đảng Dân chủ Tom Perez kêu gọi dân Mỹ đi bầu thật đông, mỗi hạ nghị sĩ, mỗi thượng nghị sĩ đảng Dân chủ là một "hàng rào" chống nạn tham ô của phe Cộng hòa.
Phe chống tổng thống không dùng vũ khí luận tội, phế truất tổng thống, mà đã tính toán để phất ngọn cờ chống tham nhũng, bởi cho đến giờ này chưa hội đủ tất cả những yếu tố pháp lý để truy tố ông Donald Trump tại Quốc hội.
Nhân cơ hội Tổng thống Donald Trump gặp "vận đen" vì hai cộng sự thân tín bị truy tố về tội trốn thuế, đảng Dân chủ sử dụng chiến thuật tập trung tố cáo phe đa số Cộng hòa dung túng tham ô trong chính quyền của nhà tỉ phú Donald Trump.
Thứ Tư 23.8.2018 là ngày xui xẻo của tổng thống thứ 45 của Mỹ Donald Trump . Trong vòng vài phút đồng hồ, lần lượt hai nhân vật tín cẩn của chủ nhân Nhà Trắng bị truy tố.
Paul Manafort, cựu giám đốc ủy ban vận động tranh cử phạm 8 tội hình sự, từ gian lận thuế đến che giấu tài khoản ngân hàng ở nước ngoài.
Michael Cohen, nguyên là luật sư riêng của tổng thống nhìn nhận vi phạm 6 tội về khai gian thuế và có dùng tiền, mua chuộc sự im lặng của 2 phụ nữ có quan hệ tình ái với ứng cử viên Donald Trump, theo chỉ thị của chính "thân chủ".
Một số chính trị gia đối lập xem đây là cơ hội tốt thu hút cử tri giành đa số ở nghị viện trong kỳ bầu cử sắp tới với lời hứa truy tố, truất phế tổng thống mà người Mỹ. Tuy nhiên, đảng Dân chủ gạt bỏ chiến thuật này.
Trong thông điệp ngày 23.8, Chủ tịch đảng Dân chủ Tom Perez kêu gọi dân Mỹ đi bầu thật đông, mỗi hạ nghị sĩ, mỗi thượng nghị sĩ đảng Dân chủ là một "hàng rào" chống nạn tham ô của phe Cộng hòa.
Phe chống tổng thống không dùng vũ khí luận tội, phế truất tổng thống, mà đã tính toán để phất ngọn cờ chống tham nhũng, bởi cho đến giờ này chưa hội đủ tất cả những yếu tố pháp lý để truy tố ông Donald Trump tại Quốc hội.
Tổng thống Trump vắng mặt hàng loạt hội nghị châu Á
Đó là thông báo ngày 31-8 của Nhà Trắng. Cũng theo thông cáo, ông Pence sẽ "nhấn mạnh tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở, dựa trên sự tôn trọng chủ quyền, luật pháp và các nguyên tắc thương mại tự do, công bằng, tương hỗ".
Việc vắng mặt tại các hội nghị nêu trên sẽ khiến ông Trump bỏ lỡ dịp gặp các nhà lãnh đạo thế giới như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe…
Theo Straits Times, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2013 một tổng thống Mỹ bỏ qua hội nghị Mỹ - ASEAN và EAS (năm nay tổ chức tại Singapore). Vào năm 2013, Tổng thống khi đó là ông Barack Obama phải ở lại Washington để xử lý vụ chính phủ Mỹ bị đóng cửa và cử Phó Tổng thống Joe Biden đi thay.
Thật ra, ngay từ sau cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12-6, giới ngoại giao đã nghi ngờ khả năng ông Trump trở lại đảo quốc sư tử lần thứ hai để dự 2 hội nghị nói trên và tiếp sau đó là bay tới Papua New Guinea dự thượng đỉnh APEC. Ông Trump vốn không hứng thú với các chuyến bay đường dài.
Theo Nhà Trắng, ông Trump sẽ dự lễ diễu binh ở Paris vào ngày 11-11 để kỷ niệm 100 năm thỏa thuận đình chiến kết thúc Thế chiến I. Sau đó cùng tháng, ông bay sang thăm Ireland, tiếp theo là tới Argentina dự hội nghị của Nhóm 20 và có mặt ở Colombia để bàn về các vấn đề an ninh, chống ma túy cùng chương trình nghị sự khu vực.
Chưa hết, lịch trình bận rộn của ông chủ Nhà Trắng còn bao gồm phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào nửa sau tháng 11. Kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ vào ngày 6-11 cũng tạo thêm gánh nặng đáng kể cho vị tổng thống đảng Cộng hòa này.
Đó là thông báo ngày 31-8 của Nhà Trắng. Cũng theo thông cáo, ông Pence sẽ "nhấn mạnh tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở, dựa trên sự tôn trọng chủ quyền, luật pháp và các nguyên tắc thương mại tự do, công bằng, tương hỗ".
Việc vắng mặt tại các hội nghị nêu trên sẽ khiến ông Trump bỏ lỡ dịp gặp các nhà lãnh đạo thế giới như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe…
Theo Straits Times, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2013 một tổng thống Mỹ bỏ qua hội nghị Mỹ - ASEAN và EAS (năm nay tổ chức tại Singapore). Vào năm 2013, Tổng thống khi đó là ông Barack Obama phải ở lại Washington để xử lý vụ chính phủ Mỹ bị đóng cửa và cử Phó Tổng thống Joe Biden đi thay.
Thật ra, ngay từ sau cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12-6, giới ngoại giao đã nghi ngờ khả năng ông Trump trở lại đảo quốc sư tử lần thứ hai để dự 2 hội nghị nói trên và tiếp sau đó là bay tới Papua New Guinea dự thượng đỉnh APEC. Ông Trump vốn không hứng thú với các chuyến bay đường dài.
Theo Nhà Trắng, ông Trump sẽ dự lễ diễu binh ở Paris vào ngày 11-11 để kỷ niệm 100 năm thỏa thuận đình chiến kết thúc Thế chiến I. Sau đó cùng tháng, ông bay sang thăm Ireland, tiếp theo là tới Argentina dự hội nghị của Nhóm 20 và có mặt ở Colombia để bàn về các vấn đề an ninh, chống ma túy cùng chương trình nghị sự khu vực.
Chưa hết, lịch trình bận rộn của ông chủ Nhà Trắng còn bao gồm phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào nửa sau tháng 11. Kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ vào ngày 6-11 cũng tạo thêm gánh nặng đáng kể cho vị tổng thống đảng Cộng hòa này.
Tổng thống Trump giơ thẻ đỏ về phía phóng viên
Đây là một trong những khoảnh khắc hài hước của nhà lãnh đạo Mỹ với các phóng viên đang đưa tin.
Tổng thống Trump giơ thẻ đỏ về phía phóng viên trong phòng Bầu Dục
Hôm 28/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp với Chủ tịch FIFA Gianni Infantino tại Nhà Trắng, nhằm chuẩn bị cho World Cup 2026 sẽ diễn ra tại Mỹ, Mexico và Canada.
Trong buổi trò chuyện, Infantino trao cho Tổng thống một cặp thẻ đỏ và vàng – thường được sử dụng trong các trận bóng đá, với lời nói đùa rằng “2 chiếc thẻ có thể sẽ hữu dụng với người đứng đầu nước Mỹ”.
Tấm thẻ này do Chủ tịch FIFA Gianni Infantino tặng Tổng thống Trump
“Thẻ vàng là cảnh cáo, còn thẻ đỏ sẽ được dùng khi ông muốn đuổi một ai đó”, Chủ tịch FIFA giải thích.
“Hay đấy! Tôi thích nó”, Trump nói và ngay sau đó, Tổng thống Mỹ giơ thẻ đỏ về phía các phóng viên đang tập trung đưa tin, khiến những người này bật cười.
Thu Trang
Đây là một trong những khoảnh khắc hài hước của nhà lãnh đạo Mỹ với các phóng viên đang đưa tin.
Tổng thống Trump giơ thẻ đỏ về phía phóng viên trong phòng Bầu Dục
Hôm 28/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp với Chủ tịch FIFA Gianni Infantino tại Nhà Trắng, nhằm chuẩn bị cho World Cup 2026 sẽ diễn ra tại Mỹ, Mexico và Canada.
Trong buổi trò chuyện, Infantino trao cho Tổng thống một cặp thẻ đỏ và vàng – thường được sử dụng trong các trận bóng đá, với lời nói đùa rằng “2 chiếc thẻ có thể sẽ hữu dụng với người đứng đầu nước Mỹ”.
Tấm thẻ này do Chủ tịch FIFA Gianni Infantino tặng Tổng thống Trump
“Thẻ vàng là cảnh cáo, còn thẻ đỏ sẽ được dùng khi ông muốn đuổi một ai đó”, Chủ tịch FIFA giải thích.
“Hay đấy! Tôi thích nó”, Trump nói và ngay sau đó, Tổng thống Mỹ giơ thẻ đỏ về phía các phóng viên đang tập trung đưa tin, khiến những người này bật cười.
Thu Trang
Phương án khủng khiếp kế tiếp của Ngày tận thế
© Fotolia / Sdecoret
Các đại diện của ĐHTH Princeton vừa công bố bài viết nêu giả thiết kế tiếp về Apocalypse – Ngày tận thế. Theo quan điểm của họ, hành tinh chúng ta có thể bị một lỗ đen nuốt chửng, và tuyệt nhiên không có cứu cánh nào. Nhưng cộng đồng Internet, tuy vậy, cũng đừng vội hoảng loạn, - Newsweek thông báo.
Các nhà khoa học khẳng định rằng lỗ đen có thể phát sinh do kết quả sự va chạm của sóng hấp dẫn. Về sự tồn tại của sóng hấp dẫn thì bác học Einstein cũng đã nói đến từ lâu. Giả thuyết của nhà vật lý vĩ đại được sự xác nhận của nhóm các nhà nghiên cứu từ châu Âu và Hoa Kỳ vào năm 2016.
"Sóng hấp dẫn có thể so sánh với những gợn sóng phát sinh trên bề mặt không gian và thời gian", — các nhà vật lý viết.
"Nếu những con sóng này đủ lớn, thì sự va chạm của chúng có thể tạo ra một lỗ đen, một vùng trong vũ trụ với trường hấp dẫn mạnh đến mức từ đó thậm chí cả ánh sáng cũng không thể thoát ra nổi", — các nhà khoa học cho biết thêm.
Tuy nhiên, các chuyên gia từ ĐHTH Princeton, chưa cho biết mốc thời gian cụ thể của Ngày tận thế Apocalypse.
Khá kỳ quặc là hầu hết người dùng Internet tiếp nhận thông tin khủng khiếp này một cách hài hước.
"Tôi cá 10 USD là chúng ta sẽ không bị lỗ đen nuốt chửng", — một blogger khẳng định.
© Fotolia / Sdecoret
Các đại diện của ĐHTH Princeton vừa công bố bài viết nêu giả thiết kế tiếp về Apocalypse – Ngày tận thế. Theo quan điểm của họ, hành tinh chúng ta có thể bị một lỗ đen nuốt chửng, và tuyệt nhiên không có cứu cánh nào. Nhưng cộng đồng Internet, tuy vậy, cũng đừng vội hoảng loạn, - Newsweek thông báo.
Các nhà khoa học khẳng định rằng lỗ đen có thể phát sinh do kết quả sự va chạm của sóng hấp dẫn. Về sự tồn tại của sóng hấp dẫn thì bác học Einstein cũng đã nói đến từ lâu. Giả thuyết của nhà vật lý vĩ đại được sự xác nhận của nhóm các nhà nghiên cứu từ châu Âu và Hoa Kỳ vào năm 2016.
"Sóng hấp dẫn có thể so sánh với những gợn sóng phát sinh trên bề mặt không gian và thời gian", — các nhà vật lý viết.
"Nếu những con sóng này đủ lớn, thì sự va chạm của chúng có thể tạo ra một lỗ đen, một vùng trong vũ trụ với trường hấp dẫn mạnh đến mức từ đó thậm chí cả ánh sáng cũng không thể thoát ra nổi", — các nhà khoa học cho biết thêm.
Tuy nhiên, các chuyên gia từ ĐHTH Princeton, chưa cho biết mốc thời gian cụ thể của Ngày tận thế Apocalypse.
Khá kỳ quặc là hầu hết người dùng Internet tiếp nhận thông tin khủng khiếp này một cách hài hước.
"Tôi cá 10 USD là chúng ta sẽ không bị lỗ đen nuốt chửng", — một blogger khẳng định.
Okinawa thu hồi giấy phép bồi đất cho căn cứ Mỹ tại Nhật
Dự án bồi đất nhằm tái bố trí căn cứ không quân Futenma của Thủy quân Lục chiến Mỹ ở thành phố Ginowan tới khu vực Henoko dân cư thưa thớt hơn.
Hôm 31-8, chính quyền Okinawa đã thông báo việc thu hồi với Cục Phòng vệ tại tỉnh này. Chính quyền tỉnh cho biết quyết định như trên thể theo di nguyện của cựu Tỉnh trưởng Okinawa, ông Takeshi Onaga, người vừa qua đời hôm 8-8 do bệnh ung thư.
Sau đó cùng ngày, Phó Tỉnh trưởng Okinawa, ông Kiichiro Jahana, phát biểu với báo giới rằng biện pháp của chính phủ trung ương trong bảo tồn san hô và các loài quý hiếm là có vấn đề.
Dự án bồi đất nhằm tái bố trí căn cứ không quân Futenma của Thủy quân Lục chiến Mỹ ở thành phố Ginowan tới khu vực Henoko dân cư thưa thớt hơn.
Hôm 31-8, chính quyền Okinawa đã thông báo việc thu hồi với Cục Phòng vệ tại tỉnh này. Chính quyền tỉnh cho biết quyết định như trên thể theo di nguyện của cựu Tỉnh trưởng Okinawa, ông Takeshi Onaga, người vừa qua đời hôm 8-8 do bệnh ung thư.
Sau đó cùng ngày, Phó Tỉnh trưởng Okinawa, ông Kiichiro Jahana, phát biểu với báo giới rằng biện pháp của chính phủ trung ương trong bảo tồn san hô và các loài quý hiếm là có vấn đề.
Căng thẳng tiếp tục bùng phát trên dải Gaza, 240 người bị thương
Người phát ngôn Bộ Y tế Gaza Ashraf al-Qedra, cho biết các lực lượng Israel đã trấn áp người biểu tình Palestine khiến hàng trăm người bị thương, trong đó có ít nhất 82 người bị thương phải nhập viện.
Căng thẳng leo thang trên dải Gaza kể từ khi bắt đầu bùng phát làn sóng biểu tình chống Israel mang tên "Cuộc tuần hành sự trở về vĩ đại" hôm 30/3 vừa qua sau khi Mỹ chuyển Đại sứ quán tại Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem.
Người phát ngôn Bộ Y tế Gaza Ashraf al-Qedra, cho biết các lực lượng Israel đã trấn áp người biểu tình Palestine khiến hàng trăm người bị thương, trong đó có ít nhất 82 người bị thương phải nhập viện.
Căng thẳng leo thang trên dải Gaza kể từ khi bắt đầu bùng phát làn sóng biểu tình chống Israel mang tên "Cuộc tuần hành sự trở về vĩ đại" hôm 30/3 vừa qua sau khi Mỹ chuyển Đại sứ quán tại Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem.
Dự án "khủng": Ả Rập Saudi quyết xóa sạch biên giới trên bộ, cô lập Qatar thành quốc đảo
"Dự án lịch sử"
Mới đây quan chức Ả Rập Saudi đã tiết lộ thông tin cho biết, nước này sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch đào kênh nhằm biến nước láng giềng Qatar thành một quốc đảo. Đây được coi là động thái gây căng thẳng mới nhất trong bối cảnh mâu thuẫn ngoại giao giữa các nước vùng Vịnh.
"Tôi đang nôn nóng chờ đợi các thông tin chi tiết về việc tiến hành dự án đảo Salwa, một dự án lịch sử sẽ làm thay đổi địa lý của khu vực", Saud al-Qahtani, cố vấn cấp cao của Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman đăng tải trên Twitter.
Ả Rập Saudi, UAE, Bahrain và Ai Cập đã cắt đứt quan hệ thương mại lẫn ngoại giao với Qatar vào tháng 6,2017, cáo buộc nước này ủng hộ khủng bố và tỏ ra thân thiết với Iran, đối thủ của Riyadh.
Hồi tháng 4, trang mạng ủng hộ chính phủ Ả Rập Saudi Sabq đã đưa tin về kế hoạch này. Theo đó, Riyadh dự tính xây một kênh đào dài 60km và rộng 200m - trải dài dọc theo biên giới của nước này với Qatar.
Một phần của kênh đào, với chi phí xây dựng lên tới 2,8 tỉ riyal (tương đương 750 triệu USD) sẽ được sử dụng để làm cơ sở chứa chất thải hạt nhân.
Theo tờ Makkah, 5 công ty chuyên về thi công kênh đào đã được mời đấu thầu cho dự án và bên thắng thầu sẽ được công bố vào tháng 9.
Kênh đào Hàng hải Salwa sẽ được đào hoàn toàn trong lãnh thổ Ả Rập Saudi và để lại một dải đất khoảng 1km bên cạnh biên giới với Qatar.
Ả Rập Saudi dự tính đào kênh ở biên giới với Qatar. Ảnh: Gulfnews
Thông điệp của Ả Rập Saudi
Trang Sabq khẳng định, dự án này nhằm hướng tới khả năng mở ra những kênh vận tải mới và thúc đẩy du lịch. Tuy nhiên, tờ Gulf News lại đưa tin rằng, dải đất ở biên giới Qatar - Saudi sẽ được dùng để thiết lập một căn cứ quân sự và cơ sở chứa chất thải hạt nhân cho lò phản ứng của Ả Rập Saudi.
Globalnews cho hay, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), đồng minh thân cận của Ả Rập Saudi, cũng sẽ xây một cơ sở chứa chất thải hạt nhân gần với biên giới Qatar nhất có thể.
Trước dòng tweet thể hiện quan điểm ủng hộ dự án kênh đào, ông al-Qahtani cũng tweet lại một số quan điểm cho rằng dự án là một phương án để cô lập Qatar. Trong đó còn có tweet so sánh việc xây dựng kênh đào tương tự như loại bỏ "một khối u ung thư ác tính".
Về mặt kinh tế, kênh đào được cho là sẽ đem về một lượng lớn thương mại và du lịch trên biển ở khu vực ven biển phía Đông của Ả Rập Saudi.
Đây sẽ là nơi xuất hiện các khu biệt thự bãi biển, những bến du thuyền xa hoa, các khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng ở hai bờ và các địa điểm phục vụ du lịch khác. Dự án sẽ đem lại hàng nghìn công việc và trở thành chất xúc tác cho nền kinh tế của Ả Rập Saudi.
Nếu được xây dựng, kênh đào Salwa sẽ trở thành tuyến vận tải trực tiếp và ngắn nhất giữa các cảng biển chính của UAE, Dammam và Bahrain, cho tới Kuwait, Basra, tránh được tuyến hàng hải nhạy cảm giữa Qatar và Iran.
Về mặt chính trị, đây là một bước lùi khổng lồ đối với Qatar, vốn vẫn đam tìm cách xoay xở với mâu thuẫn vùng Vịnh. Kênh đào Salwa của Ả Rập Saudi sẽ cô lập, cắt đứt sự kết nối giữa nước này với lục địa và biến Qatar trở thành một hòn đảo nhỏ. Biên giới trên bộ duy nhất của Qatar cũng sẽ bị đóng chặt.
Sau khi vụ mâu thuẫn bùng phát hồi năm ngoái, biên giới duy nhất trên đất liền của Qatar đã bị đóng cửa, hãng hàng không của nước này bị cấm sử dụng không phận của nước láng giềng và công dân Qatar cũng bị trục xuất từ các nước tẩy chay quan hệ.
Nỗ lực hòa giải do Kuwait và Mỹ dẫn đầu hiện vẫn chưa đạt được thành quả nào khả quan.
"Dự án lịch sử"
Mới đây quan chức Ả Rập Saudi đã tiết lộ thông tin cho biết, nước này sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch đào kênh nhằm biến nước láng giềng Qatar thành một quốc đảo. Đây được coi là động thái gây căng thẳng mới nhất trong bối cảnh mâu thuẫn ngoại giao giữa các nước vùng Vịnh.
"Tôi đang nôn nóng chờ đợi các thông tin chi tiết về việc tiến hành dự án đảo Salwa, một dự án lịch sử sẽ làm thay đổi địa lý của khu vực", Saud al-Qahtani, cố vấn cấp cao của Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman đăng tải trên Twitter.
Ả Rập Saudi, UAE, Bahrain và Ai Cập đã cắt đứt quan hệ thương mại lẫn ngoại giao với Qatar vào tháng 6,2017, cáo buộc nước này ủng hộ khủng bố và tỏ ra thân thiết với Iran, đối thủ của Riyadh.
Hồi tháng 4, trang mạng ủng hộ chính phủ Ả Rập Saudi Sabq đã đưa tin về kế hoạch này. Theo đó, Riyadh dự tính xây một kênh đào dài 60km và rộng 200m - trải dài dọc theo biên giới của nước này với Qatar.
Một phần của kênh đào, với chi phí xây dựng lên tới 2,8 tỉ riyal (tương đương 750 triệu USD) sẽ được sử dụng để làm cơ sở chứa chất thải hạt nhân.
Theo tờ Makkah, 5 công ty chuyên về thi công kênh đào đã được mời đấu thầu cho dự án và bên thắng thầu sẽ được công bố vào tháng 9.
Kênh đào Hàng hải Salwa sẽ được đào hoàn toàn trong lãnh thổ Ả Rập Saudi và để lại một dải đất khoảng 1km bên cạnh biên giới với Qatar.
Ả Rập Saudi dự tính đào kênh ở biên giới với Qatar. Ảnh: Gulfnews
Thông điệp của Ả Rập Saudi
Trang Sabq khẳng định, dự án này nhằm hướng tới khả năng mở ra những kênh vận tải mới và thúc đẩy du lịch. Tuy nhiên, tờ Gulf News lại đưa tin rằng, dải đất ở biên giới Qatar - Saudi sẽ được dùng để thiết lập một căn cứ quân sự và cơ sở chứa chất thải hạt nhân cho lò phản ứng của Ả Rập Saudi.
Globalnews cho hay, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), đồng minh thân cận của Ả Rập Saudi, cũng sẽ xây một cơ sở chứa chất thải hạt nhân gần với biên giới Qatar nhất có thể.
Trước dòng tweet thể hiện quan điểm ủng hộ dự án kênh đào, ông al-Qahtani cũng tweet lại một số quan điểm cho rằng dự án là một phương án để cô lập Qatar. Trong đó còn có tweet so sánh việc xây dựng kênh đào tương tự như loại bỏ "một khối u ung thư ác tính".
Về mặt kinh tế, kênh đào được cho là sẽ đem về một lượng lớn thương mại và du lịch trên biển ở khu vực ven biển phía Đông của Ả Rập Saudi.
Đây sẽ là nơi xuất hiện các khu biệt thự bãi biển, những bến du thuyền xa hoa, các khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng ở hai bờ và các địa điểm phục vụ du lịch khác. Dự án sẽ đem lại hàng nghìn công việc và trở thành chất xúc tác cho nền kinh tế của Ả Rập Saudi.
Nếu được xây dựng, kênh đào Salwa sẽ trở thành tuyến vận tải trực tiếp và ngắn nhất giữa các cảng biển chính của UAE, Dammam và Bahrain, cho tới Kuwait, Basra, tránh được tuyến hàng hải nhạy cảm giữa Qatar và Iran.
Về mặt chính trị, đây là một bước lùi khổng lồ đối với Qatar, vốn vẫn đam tìm cách xoay xở với mâu thuẫn vùng Vịnh. Kênh đào Salwa của Ả Rập Saudi sẽ cô lập, cắt đứt sự kết nối giữa nước này với lục địa và biến Qatar trở thành một hòn đảo nhỏ. Biên giới trên bộ duy nhất của Qatar cũng sẽ bị đóng chặt.
Sau khi vụ mâu thuẫn bùng phát hồi năm ngoái, biên giới duy nhất trên đất liền của Qatar đã bị đóng cửa, hãng hàng không của nước này bị cấm sử dụng không phận của nước láng giềng và công dân Qatar cũng bị trục xuất từ các nước tẩy chay quan hệ.
Nỗ lực hòa giải do Kuwait và Mỹ dẫn đầu hiện vẫn chưa đạt được thành quả nào khả quan.
Đem chuyện cưỡng hiếp ra đùa, Tổng thống Philippines lại gây bức xúc
“Họ nói có nhiều vụ cưỡng hiếp ở Davao. Chừng nào còn có nhiều phụ nữ đẹp, sẽ còn có thêm nhiều vụ cưỡng hiếp” – ông Duterte nói đùa.
Các nhóm phụ nữ chỉ trích bài phát biểu nói trên, cho rằng ông Duterte đã đổ lỗi cho nạn nhân khi cho rằng những vụ cưỡng hiếp xuất hiện là do phụ nữ đẹp hiện diện. Trong khi đó, người phát ngôn của tổng thống nói rằng không nên đặt quá nặng vấn đề tổng thống nói vì đó chỉ là một câu đùa, theo New York Times.
“Họ cảm thấy không ổn với những trò đùa về cưỡng hiếp, nhưng cứ cho rằng có lẽ tiêu chuẩn giữa điều gì xúc phạm và điều gì không xúc phạm ở miền Nam thoải mái hơn” – người phát ngôn nói.
Thị trưởng thành phố Davao, con gái ông Duterte là Sara Duterte Carpio cũng bênh vực cho ông. “Hiệu ứng tích cực từ hành động của chính phủ không nên bị những tranh cãi về tổng thống và những người ghét sự dũng cảm và hài hước của ông ấy làm mờ đi. Tôi có thể khẳng định rằng đã có những hành động và kết quả tích cực” – bà Sara Duterte Carpio nói.
“Đối với những người dường như muốn thành phố Davao sụp đổ - những người đó đã làm được gì để giúp cải thiện tình hình?” – bà nói thêm.
Carpio dẫn chứng những hành động can thiệp của chính quyền thành phố và các cơ quan đối tác để đẩy lùi nạn cưỡng hiếp. Một trong số đó là những cộng đồng nơi trẻ em được dạy về giới tính và xâm hại, bao gồm khi nào sự đụng chạm từ thành viên gia đình trở nên không phù hợp và không chấp nhận được.
Theo bà, sự can thiệp đã giúp số vụ cưỡng hiếp giảm từ 120 trong kỳ đầu tiên năm 2017 xuống còn 95 trong cùng kỳ năm 2018.
Theo Stuff, Tổng thống Duterte đã từng có nhiều bình luận gây tranh cãi tương tự kể từ khi nhậm chức năm 2016. Năm 2017, ông từng đùa rằng các binh sỹ làm việc trong khu vực có quân luật được tuyên bố có thể cưỡng hiếp 3 phụ nữ mà không bị phạt. Ông gọi con gái là "kịch" (drama queen) trước câu hỏi của truyền thông về việc con gái ông từng là nạn nhân bị tấn công.
“Họ nói có nhiều vụ cưỡng hiếp ở Davao. Chừng nào còn có nhiều phụ nữ đẹp, sẽ còn có thêm nhiều vụ cưỡng hiếp” – ông Duterte nói đùa.
Các nhóm phụ nữ chỉ trích bài phát biểu nói trên, cho rằng ông Duterte đã đổ lỗi cho nạn nhân khi cho rằng những vụ cưỡng hiếp xuất hiện là do phụ nữ đẹp hiện diện. Trong khi đó, người phát ngôn của tổng thống nói rằng không nên đặt quá nặng vấn đề tổng thống nói vì đó chỉ là một câu đùa, theo New York Times.
“Họ cảm thấy không ổn với những trò đùa về cưỡng hiếp, nhưng cứ cho rằng có lẽ tiêu chuẩn giữa điều gì xúc phạm và điều gì không xúc phạm ở miền Nam thoải mái hơn” – người phát ngôn nói.
Thị trưởng thành phố Davao, con gái ông Duterte là Sara Duterte Carpio cũng bênh vực cho ông. “Hiệu ứng tích cực từ hành động của chính phủ không nên bị những tranh cãi về tổng thống và những người ghét sự dũng cảm và hài hước của ông ấy làm mờ đi. Tôi có thể khẳng định rằng đã có những hành động và kết quả tích cực” – bà Sara Duterte Carpio nói.
“Đối với những người dường như muốn thành phố Davao sụp đổ - những người đó đã làm được gì để giúp cải thiện tình hình?” – bà nói thêm.
Carpio dẫn chứng những hành động can thiệp của chính quyền thành phố và các cơ quan đối tác để đẩy lùi nạn cưỡng hiếp. Một trong số đó là những cộng đồng nơi trẻ em được dạy về giới tính và xâm hại, bao gồm khi nào sự đụng chạm từ thành viên gia đình trở nên không phù hợp và không chấp nhận được.
Theo bà, sự can thiệp đã giúp số vụ cưỡng hiếp giảm từ 120 trong kỳ đầu tiên năm 2017 xuống còn 95 trong cùng kỳ năm 2018.
Theo Stuff, Tổng thống Duterte đã từng có nhiều bình luận gây tranh cãi tương tự kể từ khi nhậm chức năm 2016. Năm 2017, ông từng đùa rằng các binh sỹ làm việc trong khu vực có quân luật được tuyên bố có thể cưỡng hiếp 3 phụ nữ mà không bị phạt. Ông gọi con gái là "kịch" (drama queen) trước câu hỏi của truyền thông về việc con gái ông từng là nạn nhân bị tấn công.
Mỹ - Triều Tiên hòa giải: Đừng quá bi quan nhưng không loại trừ kịch bản xấu!
Quan hệ Mỹ-Triều Tiên
Những diễn biến mới đây nhất trong mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên khiến cho trên thế giới có không ít ý kiến cho rằng cái hào khí của sự khởi đầu mới và cuộc khởi hành mới cho mối quan hệ song phương này có được nhờ cuộc thượng đỉnh đầu tiên trong lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên ở Singapore ngày 12.6 vừa qua đã nguội lắng.
Hai bên có những biểu hiện thái độ không hài lòng về nhau. Tổng thống Mỹ Donald Trump không cho Ngoại trưởng nước này Mike Pompeo công du Triều Tiên lần thứ ba.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết phía Mỹ có thể lại tiến hành tập trận chung với Hàn Quốc như ờ thời trước cuộc thượng đỉnh lịch sử kia.
Quá trình hoà giải giữa hai nước dường như đang bị chững lại và có nguy cơ bị đảo ngược. Lại thấy rộ lên những tiếng nói cho rằng phía Mỹ đã bị phía Triều Tiên "gài bẫy" và "lừa" với cuộc thượng đỉnh và với chuyện hoà giải.
Họ nhấn mạnh việc Triều Tiên cam kết "phi hạt nhân hoá" nhưng trong thực chất chưa chuyển động gì nhiều mà thậm chí vẫn còn tiếp tục chương trình hạt nhân. Cả các cơ quan tình báo, an ninh và mật vụ của Mỹ cũng cho là như vậy.
Nhìn vào biểu hiện bề ngoài thì những ý kiến và đánh giá nói trên không phải không có cơ sở. Từ sau sự kiện ở Singapore chưa thấy có được bước tiến đáng kể nào trên phương diện "phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên".
Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singpore. Ảnh: AP
Mỹ và Triều Tiên chưa cùng nhau xác định ra được lộ trình cụ thể về nội dung cũng như thời gian cho các bước đi tiếp theo trong quá trình hoà bình và hoà giải.
Không đạt được kết quả cụ thể và tích cực thì lòng tin lẫn nhau rất khó được gây dựng và củng cố, thiện chí hoà bình và hoà giải khó được duy trì, toàn bộ tiến trình khó có thể nhanh chóng có được tính ổn định và bền vững đủ mức để nó không bị đảo ngược.
Tiếp xúc và đối thoại trực tiếp không được duy trì, khẩu chiến lại bùng phát và tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc được khôi phục thì phía trước dễ sẽ là quá khứ và khó là tương lai của mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên.
Kỳ vọng và sóng gió
Nhưng nếu nhìn vào thực chất của mọi diễn biến thì thực trạng mối quan hệ song phương này không hẳn hoàn toàn như thế.
Thù địch quá sâu và quá lâu giữa Mỹ và Triều Tiên, các vấn đề cần giải quyết đều rất nan giải, nhạy cảm và tương tác lẫn nhau, lại còn liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến một số đối tác khác nữa cũng như bị chi phối rất nặng bởi chính trị đối nội ở cả hai bên nên sẽ chỉ là ảo tưởng khi cho rằng và mong đợi rằng một cuộc thượng đỉnh giải quyết được ổn thoả hết mọi vấn đề và mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ chuyển đổi nhanh chóng.
Nhận thức một cách khách quan và tỉnh táo sẽ thấy hai bên sẽ phải và còn phải thăm dò và dền dứ nhau, thử nhau và thận trọng. Hiện chưa phải lúc và đến thời hai bên cùng đưa ra những nhượng bộ quyết định nhất cho nhau.
Thiên hạ thất vọng bởi kỳ vọng nhiều từ sau cuộc thượng đỉnh ở Singapore nên nhiều khi không đánh giá được đúng và đầy đủ ý nghĩa quan trọng và tác động tích cực của việc giữa Mỹ và Triều Tiên trong thời gian gần đây hoà dịu và yên bình rõ rệt.
Thực chất mối quan hệ song phương này hiện không hẳn như biểu hiện ra bên ngoài vì những lý do sau đây.
Thứ nhất, ông Mattis mới chỉ tuyên cáo rằng Mỹ "có thể" chứ chưa phải Mỹ "sẽ" lại cùng Hàn Quốc tập trận chung. Ông Trump cho thấy không mặn mà với việc lại tiến hành tập trận chung này cho dù vẫn không loại trừ hoàn toàn.
Phía Mỹ muốn cảnh báo và răn đe Triều Tiên nhiều hơn bằng đề cập đến kịch bản có thể xảy ra trong tương lai chứ không phải chủ định quyết định làm theo kịch bản ấy trong tương lai.
Thứ hai, những tuyên cáo chính sách của các cộng sự của ông Trump không phải luôn luôn khi nào cũng phản ánh đúng chủ ý thực sự của ông Trump mà ông Trump lại hay dễ dàng thay đổi quan điềm.
Vì thế, cần nhìn nhận những tuyên bố của phía Mỹ trong tính tương đối của hiệu lực của chúng. Những phát biểu và hành động của ông Trump mới đáng được chú ý đến hơn cả.
Thứ ba, giữa Hàn Quốc và Triều Tiên tiến triển rõ rệt và tích cực. Mối quan hệ song phương này càng được cải thiện thì càng có cả tác động ngăn cản mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên bị đẩy trở lại thời kỳ trước, Hàn Quốc sẽ tác động để giảm căng thẳng và đối đầu giữa Mỹ và Triều Tiên cũng như Triều Tiên sẽ có thể nhìn nhận mối quan hệ đồng minh chiến lược giữa Mỹ và Hàn Quốc bằng con mắt khác và từ giác độ khác.
Cuối cùng là tác động của mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Mối quan hệ này hiện không được ổn thoả và Triều Tiên không thể không luôn phải lưu ý đến nhân tố Trung Quốc trong xử lý quan hệ với Mỹ. Cũng chính vì thế mà ông Trump phê trách Trung Quốc nặng nề trong khi mới chỉ có những phàn nàn nhất định về Triều Tiên.
Vì vậy, cho dù mọi kịch bản xấu vẫn không thể loại trừ nhưng thiên hạ không nên quá bi quan về chuyện hoà giải giữa Mỹ và Triều Tiên.
Quan hệ Mỹ-Triều Tiên
Những diễn biến mới đây nhất trong mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên khiến cho trên thế giới có không ít ý kiến cho rằng cái hào khí của sự khởi đầu mới và cuộc khởi hành mới cho mối quan hệ song phương này có được nhờ cuộc thượng đỉnh đầu tiên trong lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên ở Singapore ngày 12.6 vừa qua đã nguội lắng.
Hai bên có những biểu hiện thái độ không hài lòng về nhau. Tổng thống Mỹ Donald Trump không cho Ngoại trưởng nước này Mike Pompeo công du Triều Tiên lần thứ ba.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết phía Mỹ có thể lại tiến hành tập trận chung với Hàn Quốc như ờ thời trước cuộc thượng đỉnh lịch sử kia.
Quá trình hoà giải giữa hai nước dường như đang bị chững lại và có nguy cơ bị đảo ngược. Lại thấy rộ lên những tiếng nói cho rằng phía Mỹ đã bị phía Triều Tiên "gài bẫy" và "lừa" với cuộc thượng đỉnh và với chuyện hoà giải.
Họ nhấn mạnh việc Triều Tiên cam kết "phi hạt nhân hoá" nhưng trong thực chất chưa chuyển động gì nhiều mà thậm chí vẫn còn tiếp tục chương trình hạt nhân. Cả các cơ quan tình báo, an ninh và mật vụ của Mỹ cũng cho là như vậy.
Nhìn vào biểu hiện bề ngoài thì những ý kiến và đánh giá nói trên không phải không có cơ sở. Từ sau sự kiện ở Singapore chưa thấy có được bước tiến đáng kể nào trên phương diện "phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên".
Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singpore. Ảnh: AP
Mỹ và Triều Tiên chưa cùng nhau xác định ra được lộ trình cụ thể về nội dung cũng như thời gian cho các bước đi tiếp theo trong quá trình hoà bình và hoà giải.
Không đạt được kết quả cụ thể và tích cực thì lòng tin lẫn nhau rất khó được gây dựng và củng cố, thiện chí hoà bình và hoà giải khó được duy trì, toàn bộ tiến trình khó có thể nhanh chóng có được tính ổn định và bền vững đủ mức để nó không bị đảo ngược.
Tiếp xúc và đối thoại trực tiếp không được duy trì, khẩu chiến lại bùng phát và tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc được khôi phục thì phía trước dễ sẽ là quá khứ và khó là tương lai của mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên.
Kỳ vọng và sóng gió
Nhưng nếu nhìn vào thực chất của mọi diễn biến thì thực trạng mối quan hệ song phương này không hẳn hoàn toàn như thế.
Thù địch quá sâu và quá lâu giữa Mỹ và Triều Tiên, các vấn đề cần giải quyết đều rất nan giải, nhạy cảm và tương tác lẫn nhau, lại còn liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến một số đối tác khác nữa cũng như bị chi phối rất nặng bởi chính trị đối nội ở cả hai bên nên sẽ chỉ là ảo tưởng khi cho rằng và mong đợi rằng một cuộc thượng đỉnh giải quyết được ổn thoả hết mọi vấn đề và mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ chuyển đổi nhanh chóng.
Nhận thức một cách khách quan và tỉnh táo sẽ thấy hai bên sẽ phải và còn phải thăm dò và dền dứ nhau, thử nhau và thận trọng. Hiện chưa phải lúc và đến thời hai bên cùng đưa ra những nhượng bộ quyết định nhất cho nhau.
Thiên hạ thất vọng bởi kỳ vọng nhiều từ sau cuộc thượng đỉnh ở Singapore nên nhiều khi không đánh giá được đúng và đầy đủ ý nghĩa quan trọng và tác động tích cực của việc giữa Mỹ và Triều Tiên trong thời gian gần đây hoà dịu và yên bình rõ rệt.
Thực chất mối quan hệ song phương này hiện không hẳn như biểu hiện ra bên ngoài vì những lý do sau đây.
Thứ nhất, ông Mattis mới chỉ tuyên cáo rằng Mỹ "có thể" chứ chưa phải Mỹ "sẽ" lại cùng Hàn Quốc tập trận chung. Ông Trump cho thấy không mặn mà với việc lại tiến hành tập trận chung này cho dù vẫn không loại trừ hoàn toàn.
Phía Mỹ muốn cảnh báo và răn đe Triều Tiên nhiều hơn bằng đề cập đến kịch bản có thể xảy ra trong tương lai chứ không phải chủ định quyết định làm theo kịch bản ấy trong tương lai.
Thứ hai, những tuyên cáo chính sách của các cộng sự của ông Trump không phải luôn luôn khi nào cũng phản ánh đúng chủ ý thực sự của ông Trump mà ông Trump lại hay dễ dàng thay đổi quan điềm.
Vì thế, cần nhìn nhận những tuyên bố của phía Mỹ trong tính tương đối của hiệu lực của chúng. Những phát biểu và hành động của ông Trump mới đáng được chú ý đến hơn cả.
Thứ ba, giữa Hàn Quốc và Triều Tiên tiến triển rõ rệt và tích cực. Mối quan hệ song phương này càng được cải thiện thì càng có cả tác động ngăn cản mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên bị đẩy trở lại thời kỳ trước, Hàn Quốc sẽ tác động để giảm căng thẳng và đối đầu giữa Mỹ và Triều Tiên cũng như Triều Tiên sẽ có thể nhìn nhận mối quan hệ đồng minh chiến lược giữa Mỹ và Hàn Quốc bằng con mắt khác và từ giác độ khác.
Cuối cùng là tác động của mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Mối quan hệ này hiện không được ổn thoả và Triều Tiên không thể không luôn phải lưu ý đến nhân tố Trung Quốc trong xử lý quan hệ với Mỹ. Cũng chính vì thế mà ông Trump phê trách Trung Quốc nặng nề trong khi mới chỉ có những phàn nàn nhất định về Triều Tiên.
Vì vậy, cho dù mọi kịch bản xấu vẫn không thể loại trừ nhưng thiên hạ không nên quá bi quan về chuyện hoà giải giữa Mỹ và Triều Tiên.
Nastya Rybka tuyên bố không tiết lộ "dữ liệu về sự can thiệp của Nga" vào bầu cử ở Mỹ
NGA
20:16 01.09.2018URL rút ngắn
Nữ công dân Belarus Anastasia Vashukevich (dưới biệt danh Nastya Rybka), bị giam giữ tại Thái Lan, không còn ý định công bố bản ghi âm mà cô ta đang có về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Cô nói điều này trong cuộc phỏng vấn với các nhà báo The New York Times, như tờ báo đưa tin.
Như đã nêu trong ấn phẩm, Vashukevich "nói rằng bây giờ cô ấy không có kế hoạch công bố chúng". Theo khẳng định của tờ báo, Vashukevich nói rằng cô đã gửi bản sao hồ sơ cho doanh nhân Oleg Deripaska, và hy vọng rằng ông sẽ giúp cô ra khỏi tù. "Bây giờ tôi chỉ muốn chờ đợi trả lời của Oleg", — tờ báo trích dẫn lời Vashukevich, "Tôi chỉ muốn làm bạn".
© AP PHOTO / GEMUNU AMARASINGHE
10 người — gồm 8 người Nga, cũng như 1 nữ công dân Belarus và Litva- đã bị bắt giam tại Thái Lan vào cuối tháng 2 vì phạm tội tiến hành huấn luyện tình dục bất hợp pháp. Vashukevich bị cáo buộc là một trong những người tổ chức vụ việc này.
Trước đó, Vashukevich đề nghị cung cấp thông tin cho truyền thông Mỹ về sự can thiệp của Nga trong các cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ và về Pole Manaforte, cựu thủ lĩnh chiến dịch tranh cử của Donald Trump để đổi lấy sự trợ giúp trong việc giải phóng khỏi nhà tù ở Thái Lan. Vào tháng 3, người đứng đầu bộ phận báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Naouert nói rằng Bộ Ngoại giao không biết bất kỳ kế hoạch nào về việc nhận thông tin từ Vashukevich.
NGA
20:16 01.09.2018URL rút ngắn
Nữ công dân Belarus Anastasia Vashukevich (dưới biệt danh Nastya Rybka), bị giam giữ tại Thái Lan, không còn ý định công bố bản ghi âm mà cô ta đang có về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Cô nói điều này trong cuộc phỏng vấn với các nhà báo The New York Times, như tờ báo đưa tin.
Như đã nêu trong ấn phẩm, Vashukevich "nói rằng bây giờ cô ấy không có kế hoạch công bố chúng". Theo khẳng định của tờ báo, Vashukevich nói rằng cô đã gửi bản sao hồ sơ cho doanh nhân Oleg Deripaska, và hy vọng rằng ông sẽ giúp cô ra khỏi tù. "Bây giờ tôi chỉ muốn chờ đợi trả lời của Oleg", — tờ báo trích dẫn lời Vashukevich, "Tôi chỉ muốn làm bạn".
© AP PHOTO / GEMUNU AMARASINGHE
10 người — gồm 8 người Nga, cũng như 1 nữ công dân Belarus và Litva- đã bị bắt giam tại Thái Lan vào cuối tháng 2 vì phạm tội tiến hành huấn luyện tình dục bất hợp pháp. Vashukevich bị cáo buộc là một trong những người tổ chức vụ việc này.
Trước đó, Vashukevich đề nghị cung cấp thông tin cho truyền thông Mỹ về sự can thiệp của Nga trong các cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ và về Pole Manaforte, cựu thủ lĩnh chiến dịch tranh cử của Donald Trump để đổi lấy sự trợ giúp trong việc giải phóng khỏi nhà tù ở Thái Lan. Vào tháng 3, người đứng đầu bộ phận báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Naouert nói rằng Bộ Ngoại giao không biết bất kỳ kế hoạch nào về việc nhận thông tin từ Vashukevich.
Việt Nam bị mất 5% diện tích lãnh thổ
© Sputnik / Petrukhin
Cái chết của Thượng nghị sĩ John McCain và bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam, việc củng cố sự hợp tác quân sự và tăng trưởng kinh tế, Việt Nam bị mất một phần diện tích lãnh thổ và những vấn đề của ngành du lịch...
Đây chỉ là một số trong những chủ đề báo chí và thông tin về Việt Nam trên những phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua. Chúng tôi gửi tới bạn đọc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Vào tuần này đã xảy ra hai sự kiện liên quan đến Việt Nam được phản ánh rộng rãi trên báo chí thế giới. Ở Hoa Kỳ thượng nghị sĩ John McCain qua đời vì căn bệnh ung thư não. Ở Nga, ông được biết đến như một người ủng hộ lệnh trừng phạt cứng rắn hơn của Mỹ chống lại Matxcơva. Nhưng, Việt Nam gửi lời chia buồn chân thành tới gia đình thượng nghị sĩ McCain, cựu phi công hải quân Mỹ bị bắn hạ vì ném bom xuống Hà Nội và đã trải qua 5,5 năm là tù nhân chiến tranh tại Việt Nam, như các ấn phẩm trên toàn thế giới nhấn mạnh. Lý do cho điều này là thực tế rằng, ông đã đóng một vai trò trung tâm trong quá trình hòa giải quan hệ Mỹ — Việt. "Có thể nói rằng, John McCain là biểu tượng của sự đối đầu gay gắt nhất giữa hai nước trong thời gian cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài cả thập kỷ, cũng như của sự hợp tác mức độ cao giữa hai nước ở giai đoạn hiện nay, tờ Asia Times cho biết.
Hôm thứ Năm, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu Monsanto và các công ty khác của Mỹ chuyên sản xuất hóa chất bồi thường nạn nhân chất độc da cam. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nhắc nhở về việc, vào đầu tháng 8 tòa án ở San Francisco, California, Mỹ đã đưa ra phán quyết yêu cầu công ty hóa chất Monsanto phải nộp 289 triệu USD tiền bồi thường cho một người làm vườn của một trường học vì đã không ghi cảnh báo "sản phẩm có thể gây bệnh ung thư" trên loại thuốc diệt cỏ của họ, khiến ông này đã bị mắc căn bệnh nan y này, Newser đưa tin. Trong giai đoạn 1961-1971, các máy bay Mỹ đã rải khoảng 75 triệu lít chất độc da cam và thuốc diệt cỏ trên lãnh thổ Việt Nam, Campuchia và Lào. Tại Việt Nam có hơn 4,8 triệu người bị phơi nhiễm, trong đó 3 triệu người bị bệnh nặng. Trong năm 2015, Bộ Cựu Chiến binh Mỹ đã bồi thường 24 tỷ USD cho 1,3 triệu cựu chiến binh Mỹ có những thương tật trong thời gian chiến tranh Việt Nam, trong đó có người bị nhiễm chất độc dioxin. Tuy nhiên, các nạn nhân Việt Nam vẫn không nhận được gì.
Trên báo chí nước ngoài có những bài viết về việc Việt Nam đang tăng cường hợp tác quân sự với nước ngoài. Tuần này, đội máy bay của Không quân Pháp đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam, theo tờ The Diplomat . Tờ Times of India viết về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, bà Sushma Swaraj.
Khi các con voi chiến đấu, những con kiến bị giết hại. Tờ New York Timesnhắc nhở câu tục ngữ Khmer trong bài viết dài về ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đến khu vực Đông Nam Á, và cụ thể đến Việt Nam. Nhưng, có vẻ trong cuộc chiến này Việt Nam có thể không chỉ gặp bất lợi, mà cuộc chiến này cũng có thể "có lợi" cho Hà Nội. Nikkei Asian Review đưa tin rằng, hãng thời trang bán lẻ nổi tiếng của Nhật Bản Uniqlo vừa thông báo sẽ mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam vào mùa thu năm 2019. TTR Weekly cho biết rằng, như dự kiến, dự án nhà ga hành khách công suất 5 triệu hành khách/năm của Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên — Huế) sẽ khởi công xây dựng vào quý II/2019 và sẽ kéo dài 18 tháng.
Asia Times có bài viết về "cuộc ly hôn thập kỷ trong ngành cà phê tại Việt Nam — vụ ly hôn của vợ chồng ông chủ Trung Nguyên.
Còn Euronews rất phấn khởi với tin rằng, Chính phủ Việt Nam ủng hộ ý tưởng tổ chức giải đua Công thức 1 trên các đường phố Hà Nội.
Trên báo chí Nga ngày càng có nhiều thông tin về Việt Nam. Tờ báo Vladivostok Zolotoy Rog viết rằng, Vietjet đang tuyển dụng tiếp viên và đây là một cơ hội tuyệt vời cho những người trẻ từ Nga tiến vào môi trường làm việc năng động, sáng tạo và cảm hứng tạo khả năng thực hiện các ước mơ của họ.
Rambler News cho biết rằng, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới về diện tích lãnh thổ của các quốc gia trong những năm 1961-2014, Việt Nam bị mất 5% diện tích lãnh thổ. Tất nhiên, nguyên nhân chính là mực nước biển dâng cao. Trên trang Rambler News có bài viết về những vấn đề của ngành du lịch đang ngày càng tăng trưởng ở Việt Nam. Theo ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 2,5 triệu lao động làm trong ngành du lịch. Ông nhận xét rằng, nói chung, triển vọng phát triển ngành du lịch Việt Nam là rất hứa hẹn, nhưng, ngành này có bốn vấn đề chính: thiếu nhân viên lành nghề, thiếu chuyên nghiệp trong việc hợp tác, và việc nhiều nhân viên không có khả năng sử dụng công nghệ kỹ thuật số để làm việc với khách du lịch. Năng suất lao động trong ngành du lịch Việt Nam chỉ bằng 1/15 của Singapore, 1/10 của Nhật Bản và 1/5 của Malaysia.
© Sputnik / Petrukhin
Cái chết của Thượng nghị sĩ John McCain và bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam, việc củng cố sự hợp tác quân sự và tăng trưởng kinh tế, Việt Nam bị mất một phần diện tích lãnh thổ và những vấn đề của ngành du lịch...
Đây chỉ là một số trong những chủ đề báo chí và thông tin về Việt Nam trên những phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua. Chúng tôi gửi tới bạn đọc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Vào tuần này đã xảy ra hai sự kiện liên quan đến Việt Nam được phản ánh rộng rãi trên báo chí thế giới. Ở Hoa Kỳ thượng nghị sĩ John McCain qua đời vì căn bệnh ung thư não. Ở Nga, ông được biết đến như một người ủng hộ lệnh trừng phạt cứng rắn hơn của Mỹ chống lại Matxcơva. Nhưng, Việt Nam gửi lời chia buồn chân thành tới gia đình thượng nghị sĩ McCain, cựu phi công hải quân Mỹ bị bắn hạ vì ném bom xuống Hà Nội và đã trải qua 5,5 năm là tù nhân chiến tranh tại Việt Nam, như các ấn phẩm trên toàn thế giới nhấn mạnh. Lý do cho điều này là thực tế rằng, ông đã đóng một vai trò trung tâm trong quá trình hòa giải quan hệ Mỹ — Việt. "Có thể nói rằng, John McCain là biểu tượng của sự đối đầu gay gắt nhất giữa hai nước trong thời gian cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài cả thập kỷ, cũng như của sự hợp tác mức độ cao giữa hai nước ở giai đoạn hiện nay, tờ Asia Times cho biết.
Trên báo chí nước ngoài có những bài viết về việc Việt Nam đang tăng cường hợp tác quân sự với nước ngoài. Tuần này, đội máy bay của Không quân Pháp đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam, theo tờ The Diplomat . Tờ Times of India viết về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, bà Sushma Swaraj.
Asia Times có bài viết về "cuộc ly hôn thập kỷ trong ngành cà phê tại Việt Nam — vụ ly hôn của vợ chồng ông chủ Trung Nguyên.
Còn Euronews rất phấn khởi với tin rằng, Chính phủ Việt Nam ủng hộ ý tưởng tổ chức giải đua Công thức 1 trên các đường phố Hà Nội.
Rambler News cho biết rằng, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới về diện tích lãnh thổ của các quốc gia trong những năm 1961-2014, Việt Nam bị mất 5% diện tích lãnh thổ. Tất nhiên, nguyên nhân chính là mực nước biển dâng cao. Trên trang Rambler News có bài viết về những vấn đề của ngành du lịch đang ngày càng tăng trưởng ở Việt Nam. Theo ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 2,5 triệu lao động làm trong ngành du lịch. Ông nhận xét rằng, nói chung, triển vọng phát triển ngành du lịch Việt Nam là rất hứa hẹn, nhưng, ngành này có bốn vấn đề chính: thiếu nhân viên lành nghề, thiếu chuyên nghiệp trong việc hợp tác, và việc nhiều nhân viên không có khả năng sử dụng công nghệ kỹ thuật số để làm việc với khách du lịch. Năng suất lao động trong ngành du lịch Việt Nam chỉ bằng 1/15 của Singapore, 1/10 của Nhật Bản và 1/5 của Malaysia.
"Tình không biên giới": Bí mật thế giới 'đèn mờ' thỏa lòng "mây mưa, trăng gió" ở Sài Gòn
Khi màn nhung khép lại, "cuộc vui" của họ mới chính thức bắt đầu. 2 nữ tiếp viên chẳng nói chẳng rằng, tự động cởi bỏ y phục, ánh mắt đung đưa mời gọi. Và cứ thế, trong ánh đèn lu mờ, họ bày ra những "trò chơi quái chiêu" với những hành động cùng âm thanh mà chắc chắn rằng, những từ ngữ sạch sẽ không thể nào diễn tả được!
Trung tuần tháng 5-2018, phóng viên Báo CATP đã nhập vai, đến xin việc ở những quán cà phê, hớt tóc, mát xa như vậy…
Một điều trùng hợp, đây cũng là thời gian Công an Q2 đang xác lập một chiến dịch truy quét những tụ điểm phức tạp nêu trên. Chính vì thế, quá trình thâm nhập của phóng viên đã được sự đồng hành, giúp sức rất đắc lực từ các trinh sát hình sự Công an Q2, từ đó phơi bày sự thật kinh tởm ở bên trong.
Sau bức màn nhung…
3 giờ chiều 17-5, bác tài xe ôm chở Kiều Trinh (tên giả của phóng viên Báo CATP — trong vai gái quê đi xin việc) tấp vào quán hớt tóc đèn mờ Thanh Trúc, nằm trên đường Nguyễn Thị Định, Q2.
"Này, tìm ai?" — bà Hạnh, chủ quán, hỏi cộc lốc người đối diện sau một hồi liếc dọc liếc ngang. Kiều Trinh rụt rè đáp: "Em đi xin việc". Thế là cô liền được mời vào bên trong và cuộc "phỏng vấn" bắt đầu:
"Có biết quán này làm gì không?". Thấy Kiều Trinh ngơ ngác, bà Hạnh tiết lộ nửa vời rằng đây là quán hớt tóc nhưng thực chất lại… không hành nghề hớt tóc (!?). "Nói để em biết trước, vào làm quán chị là phải chấp nhận "chiều" khách. Em có làm được không?" — bà Hạnh úp mở.
Một số quán đèn mờ khác ở Q2, Q9 mà phóng viên Báo CATP ghi nhận được trong quá trình điều tra
"Chiều" — theo nghĩa của nữ chủ quán, đó là tiếp viên nếu muốn có tiền, phải thực hiện việc kích dục để "thư giãn" cho khách. Theo "luật" bà Hạnh đưa ra, giá của một lần "tiếp khách" như vậy là 200 ngàn đồng và tiếp viên sẽ được "ăn" 50% số tiền đó, phần còn lại là của chủ.
Kiều Trinh nghe vậy, gật đầu lia lịa, nhưng để "quen đường nước", cô đề nghị chủ quán được phép "học việc" một ngày trước khi "vào nghề" chính thức.
Màn đêm buông xuống, quán xá lên đèn. Giữa dòng xe tải đang ầm ĩ chen bánh vào cảng Cát Lái, lấp ló một vài gã đàn ông ghé vào quán hớt tóc Thanh Trúc. Có khách, các tiếp viên trong trang phục mát mẻ, lả lướt dẫn lối họ vào bên trong.
Điểm đến của các cặp đôi là những chiếc giường chỉ đủ một người nằm, được ngăn cách nhau bằng tấm vải mỏng tang mà có lẽ, "bên này làm gì" thì "bên kia cũng đều nghe thấy" (!).
Khi màn nhung khép lại, "cuộc vui" của họ mới chính thức bắt đầu. 2 nữ tiếp viên chẳng nói chẳng rằng, tự động cởi bỏ y phục, ánh mắt đung đưa mời gọi. Và cứ thế, trong ánh đèn lu mờ, họ bày ra những "trò chơi quái chiêu" với những hành động cùng âm thanh mà chắc chắn rằng, những từ ngữ sạch sẽ không thể nào diễn tả được!
Một số quán đèn mờ khác ở Q2, Q9 mà phóng viên Báo CATP ghi nhận được trong quá trình điều tra
Kiều Trinh lúc này trong vai "học hỏi kinh nghiệm", đã chứng kiến toàn bộ cảnh tượng ô uế. Màn kích dục táo bạo trước mắt khiến cô không thể trụ lại lâu thêm được nữa. Viện một lý do đột xuất, cô đã bước ra khỏi quán đèn mờ này để leo lên xe của một chiến sĩ cảnh sát hình sự Công an Q2, đang chờ sẵn cách đó vài trăm mét…
"Tình không biên giới"
Trưa hôm sau, Kiều Trinh tiếp tục tìm đến một quán đèn mờ khác có tên Yến Nhi (cũng nằm đường Nguyễn Thị Định, Q2) để tìm hiểu, với hy vọng mọi chuyện sẽ khá khẩm hơn.
"Quán cà phê mình giờ giấc làm việc sao nhỉ?" — nghe Kiều Trinh hỏi, chủ quán bỗng cười khoái chí, nói bóng gió: "Ở đây không có "cà" mà chỉ có… "phê" thôi".
"Thế việc của em là phải làm gì?" — Kiều Trinh thắc mắc và ngay lập tức, cô được các "đàn chị" giải đáp bằng một loạt "kiến thức chiều chuộng đàn ông". Không nghi ngờ gì nữa, rõ ràng đây cũng là một địa điểm kinh doanh "nghề khó nói".
8 giờ tối, dàn tiếp viên của quán lượn lờ đi ra, đi vô để "câu" khách qua đường. Nửa tiếng sau, có 2 thanh niên, hình như là dân thợ xây, miệng nồng nặc mùi rượu, lủi thẳng xe vào trong. Mặc cho 2 "thượng đế" lúc này không còn được bình tĩnh, miệng chửi bới liên tục, các tiếp viên vẫn vui vẻ dìu họ vào những căn phòng máy lạnh tối thui, chật hẹp, có lót sẵn những tấm nệm ngủ bên trong.
"Nè, vào đây tụi em làm cho 2 anh tỉnh luôn nha" — một tiếp viên nũng nịu, nói với khách như một người tình.
Chỉ ít phút sau, bên trong "bãi đáp" của 2 vị khách bắt đầu phát ra những "tiếng động quái dị" và cực kỳ "khó nghe". Thấy người mới đến hơi ngỡ ngàng, một tiếp viên tên N. mới ghé tai nói cho Kiều Trinh biết khách đã chọn dịch vụ "tình không biên giới" (cách nói bóng gió của việc bán dâm tại chỗ) và mỗi "suất" như vậy là 500 ngàn đồng.
"Thế phải chia cho chủ bao nhiêu?". "Một "suất" phải trích cho chủ 200 ngàn. Đó là "luật bất thành văn" rồi!" — N. khai, mặt lộ rõ sự không hài lòng.
Cũng theo lời các tiếp viên của quán này, dường như hầu hết các quán cà phê, hớt tóc hoặc đấm bóp, xông hơi có mô hình đèn mờ nằm trên cung đường Nguyễn Thị Định (Q2) đều là tụ điểm hoạt động kích dục, mại dâm theo kiểu trá hình, núp bóng.
"Ở con đường này, làm gì có quán đèn mờ nào mà làm ăn đàng hoàng, 100% là làm nghề này hết! Vô đây cứ có tiền là có tình. Tiền nhiều thì tình cứ thế được phục vụ tăng theo" — N. quả quyết.
Truy quét
Theo thông tin chúng tôi nắm được, mặc dù thời gian qua, cơ quan chức năng liên tục ra quân xử lý nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, thực trạng các quán đèn mờ hoạt động trá hình ở vùng ven TPHCM đến thời điểm hiện tại vẫn còn là điểm đen khiến lực lượng chức năng căng mình phòng chống bấy lâu nay..
Một số quán đèn mờ khác ở Q2, Q9 mà phóng viên Báo CATP ghi nhận được trong quá trình điều tra
Các tụ điểm này tạo thành một hệ thống có liên kết. Thông thường, để tránh gây sự chú ý, ông chủ của các quán đèn mờ chỉ "nuôi" tầm vài tiếp viên, nhưng nếu khách vào đông, họ có thể điều "đào" qua lại để "cộng sinh" lẫn nhau.
Cũng chính vì "mối quan hệ mật thiết" đó nên khi quán này có "động" bị kiểm tra, thì các ổng chủ sẽ "mật báo" cho nhau để đồng loạt cùng đóng cửa. Chính điều này đã gây ra khó khăn rất lớn cho lực lượng cảnh sát mỗi khi xác lập kế hoạch kiểm tra.
Không chỉ ở Q2, theo điều tra của phóng viên, hiện tượng nêu trên còn xảy ra ở tuyến đường Dương Đình Hội, Q9 (TP.HCM), khiến người dân địa phương nơi đây rất lo lắng. Đã có những quan ngại về "hậu quả khôn lường" của nạn mại dâm, khi bạn đọc phản hồi đến Báo CATP.
Toàn cảnh cuộc truy quét các tụ điểm đèn mờ hoạt động kích dục, mại dâm ở bên trong của Đoàn liên kiểm tra liên ngành Q2
Nhiều ý kiến bày tỏ mong muốn cơ quan chức năng sớm xoá bỏ những mô hình kinh doanh nhơ nhuốc nêu trên, để lấy lại hình ảnh văn minh cho vùng ven thành phố, mang lại bình yên cho người dân. Quá trình thâm nhập của phóng viên Báo CATP đã nhận được sự đồng hành, giúp sức rất đắc lực của các trinh sát thuộc Đội CSHS Công an Q2, bởi đây cũng là thời gian mà các anh đang âm thầm nắm bắt thông tin để lên phương án truy quét tụ điểm này, theo chỉ đạo trực tiếp của trung tá Trần Văn Hiếu (Trưởng Công an Q2).
Khi đã có đủ tư liệu, từ ngày 22 đến 29-5-2018, một đoàn kiểm tra liên ngành Q2 (với chủ công là Đội CSHS Công an Q2), đã bắt quả tang nhiều nữ tiếp viên có hành vi kích dục cho khách bên trong các quán cà phê, hớt tóc, xông hơi đèn mờ trên tuyến đường Nguyễn Định Định (kéo dài từ P.Cát Lát đến P.Thạnh Mỹ Lợi, Q2).
Tiếp viên ở tiệm gội đầu Vân Nhi trên đường Nguyễn Thị Định, Q2 đang kích dục và nhận tiền của khách
Trong chiến dịch kiểm tra lần này, có tổng tộng 8 cơ sở kinh doanh bị lực lượng chức năng bắt quả tang hành vi vi phạm pháp luật, trong đó 7 tụ điểm hoạt động kích dục và 1 tụ điểm hoạt động bán dâm, đúng theo quá trình thâm nhập mà trinh sát hình sự Công an Q2 và phóng viên Báo CATP đã ghi nhận trước đó. Tất cả đều bị xử lý nghiêm!
Điểm đen nhức nhối xem như đã bị triệt xoá sau khi vừa nhen nhóm bùng phát. Sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng đã hoá giải mọi đồn đoán về nghi vấn bảo kê mà người dân và phóng viên đã được nghe trước đó.
Nói về hoạt động của các tụ điểm này, trung tá Trần Văn Hiếu (Trưởng Công an Q2) kể rằng, quá trình trinh sát thu thập thông tin về quán quán đèn mờ, đích đồng chí cũng đã nghe thuộc cấp báo cáo thông tin cho thấy, một số chủ quán rêu rao chúng đã "có chung chi" với lực lượng chức năng.
Tuy nhiên, đây thật ra là chiêu bài mà các đối tượng tổ chức bày ra để lấy niềm tin nhân viên và dụ dỗ khách "an tâm sử dụng dịch vụ", giúp chúng kiếm tiền bằng thủ đoạn phi pháp.
Các nữ tiếp viên của một tụ điểm kích dục trá hình tiệm hớt tóc nằm trên đường Dương Đình Hội, Q9 đang đón khách.
"Chiến dịch kiểm tra với 8 tụ điểm bị bắt quả tang lần này, và trước đó là hàng chục vụ tương tự khác, đã nói lên tất cả sự quyết liệt của lực lượng công an. Chúng tôi làm rất nghiêm, tuy nhiên, quy định pháp lý hiện nay đang có một số vướng mắc nhất định, và chính điều đó đã khiến lực lượng công an dù muốn xử lý dứt điểm các hành vi này, cũng rất khó…" — trung tá Hiếu chia sẻ.
Khi màn nhung khép lại, "cuộc vui" của họ mới chính thức bắt đầu. 2 nữ tiếp viên chẳng nói chẳng rằng, tự động cởi bỏ y phục, ánh mắt đung đưa mời gọi. Và cứ thế, trong ánh đèn lu mờ, họ bày ra những "trò chơi quái chiêu" với những hành động cùng âm thanh mà chắc chắn rằng, những từ ngữ sạch sẽ không thể nào diễn tả được!
Trung tuần tháng 5-2018, phóng viên Báo CATP đã nhập vai, đến xin việc ở những quán cà phê, hớt tóc, mát xa như vậy…
Một điều trùng hợp, đây cũng là thời gian Công an Q2 đang xác lập một chiến dịch truy quét những tụ điểm phức tạp nêu trên. Chính vì thế, quá trình thâm nhập của phóng viên đã được sự đồng hành, giúp sức rất đắc lực từ các trinh sát hình sự Công an Q2, từ đó phơi bày sự thật kinh tởm ở bên trong.
Sau bức màn nhung…
3 giờ chiều 17-5, bác tài xe ôm chở Kiều Trinh (tên giả của phóng viên Báo CATP — trong vai gái quê đi xin việc) tấp vào quán hớt tóc đèn mờ Thanh Trúc, nằm trên đường Nguyễn Thị Định, Q2.
"Này, tìm ai?" — bà Hạnh, chủ quán, hỏi cộc lốc người đối diện sau một hồi liếc dọc liếc ngang. Kiều Trinh rụt rè đáp: "Em đi xin việc". Thế là cô liền được mời vào bên trong và cuộc "phỏng vấn" bắt đầu:
"Có biết quán này làm gì không?". Thấy Kiều Trinh ngơ ngác, bà Hạnh tiết lộ nửa vời rằng đây là quán hớt tóc nhưng thực chất lại… không hành nghề hớt tóc (!?). "Nói để em biết trước, vào làm quán chị là phải chấp nhận "chiều" khách. Em có làm được không?" — bà Hạnh úp mở.
Một số quán đèn mờ khác ở Q2, Q9 mà phóng viên Báo CATP ghi nhận được trong quá trình điều tra
Kiều Trinh nghe vậy, gật đầu lia lịa, nhưng để "quen đường nước", cô đề nghị chủ quán được phép "học việc" một ngày trước khi "vào nghề" chính thức.
Màn đêm buông xuống, quán xá lên đèn. Giữa dòng xe tải đang ầm ĩ chen bánh vào cảng Cát Lái, lấp ló một vài gã đàn ông ghé vào quán hớt tóc Thanh Trúc. Có khách, các tiếp viên trong trang phục mát mẻ, lả lướt dẫn lối họ vào bên trong.
Điểm đến của các cặp đôi là những chiếc giường chỉ đủ một người nằm, được ngăn cách nhau bằng tấm vải mỏng tang mà có lẽ, "bên này làm gì" thì "bên kia cũng đều nghe thấy" (!).
Khi màn nhung khép lại, "cuộc vui" của họ mới chính thức bắt đầu. 2 nữ tiếp viên chẳng nói chẳng rằng, tự động cởi bỏ y phục, ánh mắt đung đưa mời gọi. Và cứ thế, trong ánh đèn lu mờ, họ bày ra những "trò chơi quái chiêu" với những hành động cùng âm thanh mà chắc chắn rằng, những từ ngữ sạch sẽ không thể nào diễn tả được!
Một số quán đèn mờ khác ở Q2, Q9 mà phóng viên Báo CATP ghi nhận được trong quá trình điều tra
"Tình không biên giới"
Trưa hôm sau, Kiều Trinh tiếp tục tìm đến một quán đèn mờ khác có tên Yến Nhi (cũng nằm đường Nguyễn Thị Định, Q2) để tìm hiểu, với hy vọng mọi chuyện sẽ khá khẩm hơn.
"Quán cà phê mình giờ giấc làm việc sao nhỉ?" — nghe Kiều Trinh hỏi, chủ quán bỗng cười khoái chí, nói bóng gió: "Ở đây không có "cà" mà chỉ có… "phê" thôi".
"Thế việc của em là phải làm gì?" — Kiều Trinh thắc mắc và ngay lập tức, cô được các "đàn chị" giải đáp bằng một loạt "kiến thức chiều chuộng đàn ông". Không nghi ngờ gì nữa, rõ ràng đây cũng là một địa điểm kinh doanh "nghề khó nói".
"Nè, vào đây tụi em làm cho 2 anh tỉnh luôn nha" — một tiếp viên nũng nịu, nói với khách như một người tình.
Chỉ ít phút sau, bên trong "bãi đáp" của 2 vị khách bắt đầu phát ra những "tiếng động quái dị" và cực kỳ "khó nghe". Thấy người mới đến hơi ngỡ ngàng, một tiếp viên tên N. mới ghé tai nói cho Kiều Trinh biết khách đã chọn dịch vụ "tình không biên giới" (cách nói bóng gió của việc bán dâm tại chỗ) và mỗi "suất" như vậy là 500 ngàn đồng.
"Thế phải chia cho chủ bao nhiêu?". "Một "suất" phải trích cho chủ 200 ngàn. Đó là "luật bất thành văn" rồi!" — N. khai, mặt lộ rõ sự không hài lòng.
Cũng theo lời các tiếp viên của quán này, dường như hầu hết các quán cà phê, hớt tóc hoặc đấm bóp, xông hơi có mô hình đèn mờ nằm trên cung đường Nguyễn Thị Định (Q2) đều là tụ điểm hoạt động kích dục, mại dâm theo kiểu trá hình, núp bóng.
"Ở con đường này, làm gì có quán đèn mờ nào mà làm ăn đàng hoàng, 100% là làm nghề này hết! Vô đây cứ có tiền là có tình. Tiền nhiều thì tình cứ thế được phục vụ tăng theo" — N. quả quyết.
Truy quét
Theo thông tin chúng tôi nắm được, mặc dù thời gian qua, cơ quan chức năng liên tục ra quân xử lý nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, thực trạng các quán đèn mờ hoạt động trá hình ở vùng ven TPHCM đến thời điểm hiện tại vẫn còn là điểm đen khiến lực lượng chức năng căng mình phòng chống bấy lâu nay..
Một số quán đèn mờ khác ở Q2, Q9 mà phóng viên Báo CATP ghi nhận được trong quá trình điều tra
Cũng chính vì "mối quan hệ mật thiết" đó nên khi quán này có "động" bị kiểm tra, thì các ổng chủ sẽ "mật báo" cho nhau để đồng loạt cùng đóng cửa. Chính điều này đã gây ra khó khăn rất lớn cho lực lượng cảnh sát mỗi khi xác lập kế hoạch kiểm tra.
Không chỉ ở Q2, theo điều tra của phóng viên, hiện tượng nêu trên còn xảy ra ở tuyến đường Dương Đình Hội, Q9 (TP.HCM), khiến người dân địa phương nơi đây rất lo lắng. Đã có những quan ngại về "hậu quả khôn lường" của nạn mại dâm, khi bạn đọc phản hồi đến Báo CATP.
Toàn cảnh cuộc truy quét các tụ điểm đèn mờ hoạt động kích dục, mại dâm ở bên trong của Đoàn liên kiểm tra liên ngành Q2
Nhiều ý kiến bày tỏ mong muốn cơ quan chức năng sớm xoá bỏ những mô hình kinh doanh nhơ nhuốc nêu trên, để lấy lại hình ảnh văn minh cho vùng ven thành phố, mang lại bình yên cho người dân. Quá trình thâm nhập của phóng viên Báo CATP đã nhận được sự đồng hành, giúp sức rất đắc lực của các trinh sát thuộc Đội CSHS Công an Q2, bởi đây cũng là thời gian mà các anh đang âm thầm nắm bắt thông tin để lên phương án truy quét tụ điểm này, theo chỉ đạo trực tiếp của trung tá Trần Văn Hiếu (Trưởng Công an Q2).
Khi đã có đủ tư liệu, từ ngày 22 đến 29-5-2018, một đoàn kiểm tra liên ngành Q2 (với chủ công là Đội CSHS Công an Q2), đã bắt quả tang nhiều nữ tiếp viên có hành vi kích dục cho khách bên trong các quán cà phê, hớt tóc, xông hơi đèn mờ trên tuyến đường Nguyễn Định Định (kéo dài từ P.Cát Lát đến P.Thạnh Mỹ Lợi, Q2).
Tiếp viên ở tiệm gội đầu Vân Nhi trên đường Nguyễn Thị Định, Q2 đang kích dục và nhận tiền của khách
Điểm đen nhức nhối xem như đã bị triệt xoá sau khi vừa nhen nhóm bùng phát. Sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng đã hoá giải mọi đồn đoán về nghi vấn bảo kê mà người dân và phóng viên đã được nghe trước đó.
Nói về hoạt động của các tụ điểm này, trung tá Trần Văn Hiếu (Trưởng Công an Q2) kể rằng, quá trình trinh sát thu thập thông tin về quán quán đèn mờ, đích đồng chí cũng đã nghe thuộc cấp báo cáo thông tin cho thấy, một số chủ quán rêu rao chúng đã "có chung chi" với lực lượng chức năng.
Tuy nhiên, đây thật ra là chiêu bài mà các đối tượng tổ chức bày ra để lấy niềm tin nhân viên và dụ dỗ khách "an tâm sử dụng dịch vụ", giúp chúng kiếm tiền bằng thủ đoạn phi pháp.
Các nữ tiếp viên của một tụ điểm kích dục trá hình tiệm hớt tóc nằm trên đường Dương Đình Hội, Q9 đang đón khách.
"Chiến dịch kiểm tra với 8 tụ điểm bị bắt quả tang lần này, và trước đó là hàng chục vụ tương tự khác, đã nói lên tất cả sự quyết liệt của lực lượng công an. Chúng tôi làm rất nghiêm, tuy nhiên, quy định pháp lý hiện nay đang có một số vướng mắc nhất định, và chính điều đó đã khiến lực lượng công an dù muốn xử lý dứt điểm các hành vi này, cũng rất khó…" — trung tá Hiếu chia sẻ.
Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc
Mặt khác, ông nói các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng khó khăn là do Triều Tiên phải chịu sức ép khủng khiếp từ Trung Quốc. Phản ứng lại, Trung Quốc nói tuyên bố của chính quyền Mỹ là “vô trách nhiệm” và “phi lý”.
Các bình luận của ông Trump xuất hiện chỉ một ngày sau khi bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc có thể sớm được khởi động lại.
Reuters đưa tin, ông Trump đã tung lên Twitter một văn bản của Nhà Trắng, trong đó ông một lần nữa đặt dấu hỏi đối với vai trò của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên vốn luôn bị coi là mối đe dọa đối với nước Mỹ.
Văn bản cũng nói ông Trump tin rằng Triều Tiên đang chịu áp lực rất lớn từ Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh cũng đang cung cấp cho Triều Tiên “hỗ trợ đáng kể”, bao gồm xăng dầu, phân bón và các loại hàng hóa thiết yếu.
“Tuy nhiên, tổng thống tin rằng quan hệ giữa ông với Kim Jong-un là tốt đẹp và nồng ấm, và lúc này không có lý do gì để phải chi nhiều tiền cho các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn”, văn bản nói. “Bên cạnh đó, tổng thống có thể ngay lập tức khởi động việc tập trận chung với Hàn Quốc và Nhật Bản, nếu ông muốn vậy. Và khi đó, các cuộc tập trận sẽ lớn hơn bao giờ hết”.
Văn bản cũng nói rằng cuộc tranh chấp thương mại Mỹ-Trung và những khác biệt khác “sẽ được tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giải quyết kịp thời. Mối quan hệ cá nhân của các ông vẫn còn rất bền chặt”.
Lời tuyên bố ngừng tập trận chung của ông Trump rõ ràng đi ngược hẳn với tuyên bố một ngày trước đó từ bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.
Hôm thứ Ba, ông Mattis đã nói việc treo lại các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc như một cử chỉ thiện chí đối với Triều Tiên sẽ không tiếp diễn. Chỉ một ngày sau, lãnh đạo Lầu Năm Góc tái khẳng định chưa có quyết định hoãn các tập trận trong tương lai với Hàn Quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của liên minh Mỹ-Hàn.
Trung Quốc phản ứng
Hôm qua, 30/8, Trung Quốc lên tiếng chế giễu “lý luận kỳ cục” của tổng thống Trump, SCMP đưa tin.
“Rất nhiều người, giống như tôi, cảm thấy rằng nước Mỹ đứng đầu thế giới về chuyện bẻ cong sự thật, đưa ra những bình luận phi lý và vô trách nhiệm”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong một cuộc họp báo. “Lý luận của họ rất khó hiểu đối với đa số chúng ta”.
Mặt khác, ông nói các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng khó khăn là do Triều Tiên phải chịu sức ép khủng khiếp từ Trung Quốc. Phản ứng lại, Trung Quốc nói tuyên bố của chính quyền Mỹ là “vô trách nhiệm” và “phi lý”.
Các bình luận của ông Trump xuất hiện chỉ một ngày sau khi bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc có thể sớm được khởi động lại.
Reuters đưa tin, ông Trump đã tung lên Twitter một văn bản của Nhà Trắng, trong đó ông một lần nữa đặt dấu hỏi đối với vai trò của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên vốn luôn bị coi là mối đe dọa đối với nước Mỹ.
Văn bản cũng nói ông Trump tin rằng Triều Tiên đang chịu áp lực rất lớn từ Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh cũng đang cung cấp cho Triều Tiên “hỗ trợ đáng kể”, bao gồm xăng dầu, phân bón và các loại hàng hóa thiết yếu.
“Tuy nhiên, tổng thống tin rằng quan hệ giữa ông với Kim Jong-un là tốt đẹp và nồng ấm, và lúc này không có lý do gì để phải chi nhiều tiền cho các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn”, văn bản nói. “Bên cạnh đó, tổng thống có thể ngay lập tức khởi động việc tập trận chung với Hàn Quốc và Nhật Bản, nếu ông muốn vậy. Và khi đó, các cuộc tập trận sẽ lớn hơn bao giờ hết”.
Văn bản cũng nói rằng cuộc tranh chấp thương mại Mỹ-Trung và những khác biệt khác “sẽ được tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giải quyết kịp thời. Mối quan hệ cá nhân của các ông vẫn còn rất bền chặt”.
Lời tuyên bố ngừng tập trận chung của ông Trump rõ ràng đi ngược hẳn với tuyên bố một ngày trước đó từ bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.
Hôm thứ Ba, ông Mattis đã nói việc treo lại các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc như một cử chỉ thiện chí đối với Triều Tiên sẽ không tiếp diễn. Chỉ một ngày sau, lãnh đạo Lầu Năm Góc tái khẳng định chưa có quyết định hoãn các tập trận trong tương lai với Hàn Quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của liên minh Mỹ-Hàn.
Trung Quốc phản ứng
Hôm qua, 30/8, Trung Quốc lên tiếng chế giễu “lý luận kỳ cục” của tổng thống Trump, SCMP đưa tin.
“Rất nhiều người, giống như tôi, cảm thấy rằng nước Mỹ đứng đầu thế giới về chuyện bẻ cong sự thật, đưa ra những bình luận phi lý và vô trách nhiệm”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong một cuộc họp báo. “Lý luận của họ rất khó hiểu đối với đa số chúng ta”.
Tham vọng "siêu cường": Trung Quốc có nỗ lực phấn đấu, nhưng so với Mỹ vẫn còn kém xa!
* Bài viết được đăng tải trên trang Bloomberg, thể hiện phân tích và nhận định của hai tác giả Marc Champion và Adrian Leung.
---
Trong cuốn "Binh pháp Tôn Tử" được viết từ hơn 2.500 năm trước, Tôn Tử, nhà chiến lược gia kiệt xuất của Trung Quốc đã viết: "Muốn tranh đấu, thì trước hết cần tính đến cái giá phải trả".
Là một siêu cường, hẳn nước Mỹ hiểu rất rõ rằng việc trở thành một siêu cường tốn kém đến nhường nào. Sự tốn kém ấy đến từ cái giá nước này phải bỏ ra để duy trì lực lượng quân đội hùng mạnh, dẫn đầu về ngoại giao, và để viện trợ cho các quốc gia khác nhằm 'tạo quan hệ'.
Như vậy, nếu Trung Quốc càng mở rộng ảnh hưởng toàn cầu, thì gánh nặng trên vai họ sẽ càng tăng lên.
Đúng là Bắc Kinh sở hữu nguồn ngân sách lớn, nhưng nước này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế và tài chính cả trong và ngoài nước. Và nếu những vấn đề trong nước vượt quá tầm kiểm soát, thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ khó lòng đạt được những tham vọng 'siêu cường' của mình.
Vậy Trung Quốc đang muốn trở thành siêu cường như thế nào? Một điều chắc chắn là Bắc Kinh muốn thống trị châu Á, và biến khu vực này thành sân sau của mình. Ở cấp độ khu vực như thế, thì tốc độ tăng trưởng về kinh tế, dân số và chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc hoàn toàn có khả năng vượt Mỹ vào năm 2030.
Tuy nhiên, trở thành một cường quốc trong khu vực không giống như trở thành một siêu cường trên quy mô toàn cầu.
Theo bà Alice Lyman Miller, học giả về Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Hoover thuộc Đại học Stanford, định nghĩa "siêu cường" từng được đưa ra để miêu tả Đế quốc Anh, Liên Xô và Mỹ có nội dung như sau:
"Một quốc gia được gọi là 'siêu cường' có khả năng phô trương sức mạnh và ảnh hưởng tới bất cứ nơi nào trong phạm vi toàn thế giới, và có thể ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên thế giới trong cùng một thời điểm".
Nghĩa là, một quốc gia cần có sức mạnh vượt trội hơn hẳn so với các nước khác trong cả lĩnh vực kinh tế, quân sự, và quyền lực mềm (chính trị và văn hóa).
Sức mạnh kinh tế
Trung Quốc hiện đã là một siêu cường về kinh tế. Xét về sức mua tương đương (PPP) - tỉ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước - thì Trung Quốc hiện nay đã vượt hẳn Mỹ. Trung Quốc sẽ còn nới rộng khoảng cách này, bởi họ có số lao động và số người tiêu dùng đông đảo hơn Mỹ. Có lẽ trong tương lai họ sẽ còn giàu hơn hiện tại.
Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu chỉ đánh giá quy mô của một nền kinh tế dựa vào sức mua trong nước. Không chỉ mua hàng hóa, các siêu cường còn phải phân bổ ngân sách để mua các căn cứ quân sự và ảnh hưởng ở nước ngoài.
Trong khi đó, số tiền Trung Quốc đầu tư vào các quốc gia khác trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường để kết nối với các thị trường nước ngoài chỉ là đồng USD, với sức mua tương đương như các quốc gia khác.
Tuy nhiên, nếu xét về mức tăng sức mua của Trung Quốc trên thị trường quốc tế thông qua tăng trưởng GDP hàng năm theo đồng USD, mà không điều chỉnh theo mức lạm phát hay PPP, thì Trung Quốc dường như đang thua kém Mỹ.
Từ trước đến nay, lực lượng lao động đông đảo của Trung Quốc đã là bí quyết phía sau thành công vượt bậc của nền kinh tế nước này.
Tuy nhiên, do Bắc Kinh quyết định áp dụng chính sách một con, nên có thể nước này sẽ sớm mất đi "bí quyết" ấy. Theo dự đoán của Liên Hợp Quốc, dân số 1,4 tỉ người của Trung Quốc như hiện nay sẽ bắt đầu giảm mạnh từ năm 2023.
Trước viễn cảnh ấy, Trung Quốc đang tích cực tìm cách thúc đẩy những mục tiêu dài hạn của nền kinh tế nước này và mở rộng ảnh hưởng trên thế giới, bằng sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) - dự án đầu tư nước ngoài được cho là tham vọng nhất trong lịch sử.
Theo đó, BRI đã bắt đầu nhiệm vụ kết nối thị trường lục địa Á-Phi-Âu thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trên đất liền và trên biển.
Thông qua dự án này, Bắc Kinh đã có thêm được nhiều mối quan hệ, và những quốc gia phụ thuộc vào khoản vay của họ, mà nhiều chuyên gia gọi là "chính sách ngoại giao bẫy nợ" của Trung Quốc.
Tuy nhiên chính nhu cầu thúc đẩy các khoản đầu tư trải rộng này đã ngăn bước Trung Quốc trở thành siêu cường tiếp theo của thế giới trong tương lai gần.
Sức mạnh quân sự
Quân đội Trung Quốc đã có nhiều biến chuyển rõ rệt kể từ sau năm 1979. Họ đã được trang bị các loại vũ khí tiên tiến, và phát triển, sao chép hoặc mua các công nghệ chế tạo tên lửa và công nghệ tàng hình thiết yếu đối với một siêu cường của thế kỷ 21.
Hiện nay, ngân sách dành cho quốc phòng của Trung Quốc đang nhiều gấp 3 lần so với Nga, và nước này cũng đang dần thu hẹp khoảng cách về chi tiêu quốc phòng so với Mỹ.
Tuy Trung Quốc vẫn chưa sở hữu những đội tàu sân bay và những thiết bị giúp nước này phô trương sức mạnh ở mọi nơi trên thế giới, và vẫn chưa thể sản xuất động cơ phản lực tiên tiến nhất, nhưng sức mạnh quân sự của nước này trong khu vực đã khiến Mỹ bắt đầu thay đổi những tính toán của họ trên Biển Đông và eo biển Đài Loan.
Đáng chú ý nhất là khả năng cân đối chi tiêu quốc phòng so với GDP của Trung Quốc, ngay cả khi khoản chi tiêu quốc phòng tăng lên gấp nhiều lần, từ 19 tỉ USD trong năm 1989 lên 228 tỉ USD trong năm 2016.
Tuy nhiên, so với tổng GDP hàng năm, thì khoản chi tiêu này luôn ở mức dưới 2%. Xét về chi tiêu chính phủ thì gánh nặng này đã giảm đi còn 1/3 so với trước đây.
Trong một số lĩnh vực như việc sở hữu hoặc xuất khẩu các máy bay không người lái (UAV) hạng nặng, thì Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ. Lực lượng hải quân của Bắc Kinh cũng đang phát triển rất nhanh chóng.
Bằng cách tập trung vào một số lĩnh vực như công nghệ tàu ngầm và tên lửa, Trung Quốc đã đạt được tương quan về lực lượng với Mỹ, và chỉ với chi phí khá thấp.
Tuy nhiên, xét về các loại khí tài quân sự hạng nặng như tàu sân bay, thì Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài để đuổi kịp Mỹ. Nhưng Trung Quốc đang nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân và các công nghệ mới như tên lửa siêu thanh hay trí thông minh nhân tạo để trở thành đối thủ của Mỹ, và thậm chí cả Nga.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang nỗ lực mở rộng ảnh hưởng bằng các căn cứ quân sự tại nước ngoài, cạnh tranh với nước Mỹ hiện có 516 cơ sở quân sự tại 41 quốc gia trên thế giới, trong đó có 42 căn cứ quy mô lớn hoặc trung bình. Năm ngoái, Trung Quốc đã thành lập căn cứ đầu tiên ở Djibouti - quốc gia châu Phi hiện đang mang nợ Trung Quốc.
Tuy nhiên, ảnh hưởng chính của Trung Quốc vẫn chủ yếu là ở trong khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông. Bắc Kinh cũng đang nỗ lực tăng cường hiện diện tại Ấn Độ Dương, nhưng có lẽ con đường tiến đến vị trí siêu cường của nước này vẫn còn khá xa.
Tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Sina.
Quyền lực mềm
Một yếu tố quyết định việc Mỹ là một siêu cường sau Chiến tranh Lạnh là mạng lưới đồng minh trên toàn thế giới của nước này. So với Mỹ, thì Trung Quốc có khá ít đồng minh chính thức, ngay cả trong 'sân nhà' châu Á.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã tìm kiếm những con đường khác nhằm tăng cường ảnh hưởng của nước này trên thế giới. Từ một quốc gia hầu như mờ nhạt trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ) 20 năm trước, ngày nay Trung Quốc đã trở thành quốc gia có đóng góp lớn nhất về lực lượng trong nhiệm vụ này.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng mạnh tay đầu tư hơn 10% cho tổng ngân sách của LHQ, nhiều thứ 2 sau Mỹ (28,5%).
Bên cạnh đó, quyền lực mềm và quyền lực chính trị của một quốc gia còn phụ thuộc vào các hoạt động ngoại giao của quốc gia đó ở nước ngoài. Số nhân viên ngoại giao của Trung Quốc khá nhỏ, nhưng con số này đang tăng dần lên theo các năm. Ngân sách dành cho ngoại giao của Bắc Kinh sắp sửa gấp đôi so với thời điểm ông Tập trở thành lãnh đạo hồi năm 2013.
Mặc dù vậy, ngân sách 9,5 tỉ USD của Trung Quốc vẫn thấp hơn rất nhiều so với số tiền Mỹ bỏ ra cho các hoạt động này - dù chính quyền ông Trump đã cắt giảm khoản này xuống còn 37,8 tỉ USD vào năm 2019.
Văn hóa cũng là một yếu tố giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu. Chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của ông Trump vô hình chung đã nâng cao hình ảnh Trung Quốc trong vị thế của nhà lãnh đạo mới ủng hộ mở cửa biên giới và thương mại tự do. Thế nhưng Bắc Kinh vẫn thua kém Mỹ về ảnh hưởng văn hóa, kể cả trong khu vực láng giềng.
Nói đến công nghệ, Trung Quốc không hề giấu giếm ý định chiếm lĩnh ngôi vị bá chủ của Mỹ và trở thành cường quốc công nghệ hàng đầu thế giới với sáng kiến "Made in China 2025". Tương tự, Bắc Kinh cũng muốn soán ngôi Mỹ trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo vào năm 2030.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng phát biểu hồi năm ngoái: "Quốc gia nào đi đầu về trí thông minh nhân tạo sẽ trở thành bá chủ thế giới". Điều đó hoàn toàn khả thi, đặc biệt là khi Trung Quốc đang vượt qua Mỹ trong lĩnh vực siêu máy tính.
Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh còn tiếp tục phụ thuộc vào dây chuyền sản xuất chip máy tính của Mỹ thì tất nhiên là nước này vẫn chưa thể đạt được tham vọng của mình trong thời gian tới.
Chắc chắn sẽ có ngày Trung Quốc trở thành một siêu cường và có ảnh hưởng lớn tới việc định hình thế kỷ 21. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định Trung Quốc sẽ "vượt mặt" Mỹ trên mọi lĩnh vực.
Bắc Kinh vẫn còn phải vượt qua một con đường dài để đạt được tham vọng của mình, và họ không thể chỉ dựa vào sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ trong 20 năm qua. Dân số đang già hóa và suy giảm nhanh chóng có thể là nguy cơ lớn nhất đối với tham vọng của Trung Quốc.
Trước đây, khi Washington từng ở trong cùng hoàn cảnh như Bắc Kinh hiện nay, họ đã phải tìm cách gia tăng dân số lên gấp 3 lần để chiếm được ngôi vị bá chủ thế giới của Đế quốc Anh.
* Bài viết được đăng tải trên trang Bloomberg, thể hiện phân tích và nhận định của hai tác giả Marc Champion và Adrian Leung.
---
Trong cuốn "Binh pháp Tôn Tử" được viết từ hơn 2.500 năm trước, Tôn Tử, nhà chiến lược gia kiệt xuất của Trung Quốc đã viết: "Muốn tranh đấu, thì trước hết cần tính đến cái giá phải trả".
Là một siêu cường, hẳn nước Mỹ hiểu rất rõ rằng việc trở thành một siêu cường tốn kém đến nhường nào. Sự tốn kém ấy đến từ cái giá nước này phải bỏ ra để duy trì lực lượng quân đội hùng mạnh, dẫn đầu về ngoại giao, và để viện trợ cho các quốc gia khác nhằm 'tạo quan hệ'.
Như vậy, nếu Trung Quốc càng mở rộng ảnh hưởng toàn cầu, thì gánh nặng trên vai họ sẽ càng tăng lên.
Đúng là Bắc Kinh sở hữu nguồn ngân sách lớn, nhưng nước này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế và tài chính cả trong và ngoài nước. Và nếu những vấn đề trong nước vượt quá tầm kiểm soát, thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ khó lòng đạt được những tham vọng 'siêu cường' của mình.
Vậy Trung Quốc đang muốn trở thành siêu cường như thế nào? Một điều chắc chắn là Bắc Kinh muốn thống trị châu Á, và biến khu vực này thành sân sau của mình. Ở cấp độ khu vực như thế, thì tốc độ tăng trưởng về kinh tế, dân số và chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc hoàn toàn có khả năng vượt Mỹ vào năm 2030.
Tuy nhiên, trở thành một cường quốc trong khu vực không giống như trở thành một siêu cường trên quy mô toàn cầu.
Theo bà Alice Lyman Miller, học giả về Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Hoover thuộc Đại học Stanford, định nghĩa "siêu cường" từng được đưa ra để miêu tả Đế quốc Anh, Liên Xô và Mỹ có nội dung như sau:
"Một quốc gia được gọi là 'siêu cường' có khả năng phô trương sức mạnh và ảnh hưởng tới bất cứ nơi nào trong phạm vi toàn thế giới, và có thể ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên thế giới trong cùng một thời điểm".
Nghĩa là, một quốc gia cần có sức mạnh vượt trội hơn hẳn so với các nước khác trong cả lĩnh vực kinh tế, quân sự, và quyền lực mềm (chính trị và văn hóa).
Sức mạnh kinh tế
Trung Quốc hiện đã là một siêu cường về kinh tế. Xét về sức mua tương đương (PPP) - tỉ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước - thì Trung Quốc hiện nay đã vượt hẳn Mỹ. Trung Quốc sẽ còn nới rộng khoảng cách này, bởi họ có số lao động và số người tiêu dùng đông đảo hơn Mỹ. Có lẽ trong tương lai họ sẽ còn giàu hơn hiện tại.
Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu chỉ đánh giá quy mô của một nền kinh tế dựa vào sức mua trong nước. Không chỉ mua hàng hóa, các siêu cường còn phải phân bổ ngân sách để mua các căn cứ quân sự và ảnh hưởng ở nước ngoài.
Trong khi đó, số tiền Trung Quốc đầu tư vào các quốc gia khác trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường để kết nối với các thị trường nước ngoài chỉ là đồng USD, với sức mua tương đương như các quốc gia khác.
Tuy nhiên, nếu xét về mức tăng sức mua của Trung Quốc trên thị trường quốc tế thông qua tăng trưởng GDP hàng năm theo đồng USD, mà không điều chỉnh theo mức lạm phát hay PPP, thì Trung Quốc dường như đang thua kém Mỹ.
Từ trước đến nay, lực lượng lao động đông đảo của Trung Quốc đã là bí quyết phía sau thành công vượt bậc của nền kinh tế nước này.
Tuy nhiên, do Bắc Kinh quyết định áp dụng chính sách một con, nên có thể nước này sẽ sớm mất đi "bí quyết" ấy. Theo dự đoán của Liên Hợp Quốc, dân số 1,4 tỉ người của Trung Quốc như hiện nay sẽ bắt đầu giảm mạnh từ năm 2023.
Trước viễn cảnh ấy, Trung Quốc đang tích cực tìm cách thúc đẩy những mục tiêu dài hạn của nền kinh tế nước này và mở rộng ảnh hưởng trên thế giới, bằng sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) - dự án đầu tư nước ngoài được cho là tham vọng nhất trong lịch sử.
Theo đó, BRI đã bắt đầu nhiệm vụ kết nối thị trường lục địa Á-Phi-Âu thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trên đất liền và trên biển.
Thông qua dự án này, Bắc Kinh đã có thêm được nhiều mối quan hệ, và những quốc gia phụ thuộc vào khoản vay của họ, mà nhiều chuyên gia gọi là "chính sách ngoại giao bẫy nợ" của Trung Quốc.
Tuy nhiên chính nhu cầu thúc đẩy các khoản đầu tư trải rộng này đã ngăn bước Trung Quốc trở thành siêu cường tiếp theo của thế giới trong tương lai gần.
Sức mạnh quân sự
Quân đội Trung Quốc đã có nhiều biến chuyển rõ rệt kể từ sau năm 1979. Họ đã được trang bị các loại vũ khí tiên tiến, và phát triển, sao chép hoặc mua các công nghệ chế tạo tên lửa và công nghệ tàng hình thiết yếu đối với một siêu cường của thế kỷ 21.
Hiện nay, ngân sách dành cho quốc phòng của Trung Quốc đang nhiều gấp 3 lần so với Nga, và nước này cũng đang dần thu hẹp khoảng cách về chi tiêu quốc phòng so với Mỹ.
Tuy Trung Quốc vẫn chưa sở hữu những đội tàu sân bay và những thiết bị giúp nước này phô trương sức mạnh ở mọi nơi trên thế giới, và vẫn chưa thể sản xuất động cơ phản lực tiên tiến nhất, nhưng sức mạnh quân sự của nước này trong khu vực đã khiến Mỹ bắt đầu thay đổi những tính toán của họ trên Biển Đông và eo biển Đài Loan.
Đáng chú ý nhất là khả năng cân đối chi tiêu quốc phòng so với GDP của Trung Quốc, ngay cả khi khoản chi tiêu quốc phòng tăng lên gấp nhiều lần, từ 19 tỉ USD trong năm 1989 lên 228 tỉ USD trong năm 2016.
Tuy nhiên, so với tổng GDP hàng năm, thì khoản chi tiêu này luôn ở mức dưới 2%. Xét về chi tiêu chính phủ thì gánh nặng này đã giảm đi còn 1/3 so với trước đây.
Trong một số lĩnh vực như việc sở hữu hoặc xuất khẩu các máy bay không người lái (UAV) hạng nặng, thì Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ. Lực lượng hải quân của Bắc Kinh cũng đang phát triển rất nhanh chóng.
Bằng cách tập trung vào một số lĩnh vực như công nghệ tàu ngầm và tên lửa, Trung Quốc đã đạt được tương quan về lực lượng với Mỹ, và chỉ với chi phí khá thấp.
Tuy nhiên, xét về các loại khí tài quân sự hạng nặng như tàu sân bay, thì Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài để đuổi kịp Mỹ. Nhưng Trung Quốc đang nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân và các công nghệ mới như tên lửa siêu thanh hay trí thông minh nhân tạo để trở thành đối thủ của Mỹ, và thậm chí cả Nga.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang nỗ lực mở rộng ảnh hưởng bằng các căn cứ quân sự tại nước ngoài, cạnh tranh với nước Mỹ hiện có 516 cơ sở quân sự tại 41 quốc gia trên thế giới, trong đó có 42 căn cứ quy mô lớn hoặc trung bình. Năm ngoái, Trung Quốc đã thành lập căn cứ đầu tiên ở Djibouti - quốc gia châu Phi hiện đang mang nợ Trung Quốc.
Tuy nhiên, ảnh hưởng chính của Trung Quốc vẫn chủ yếu là ở trong khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông. Bắc Kinh cũng đang nỗ lực tăng cường hiện diện tại Ấn Độ Dương, nhưng có lẽ con đường tiến đến vị trí siêu cường của nước này vẫn còn khá xa.
Tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Sina.
Quyền lực mềm
Một yếu tố quyết định việc Mỹ là một siêu cường sau Chiến tranh Lạnh là mạng lưới đồng minh trên toàn thế giới của nước này. So với Mỹ, thì Trung Quốc có khá ít đồng minh chính thức, ngay cả trong 'sân nhà' châu Á.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã tìm kiếm những con đường khác nhằm tăng cường ảnh hưởng của nước này trên thế giới. Từ một quốc gia hầu như mờ nhạt trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ) 20 năm trước, ngày nay Trung Quốc đã trở thành quốc gia có đóng góp lớn nhất về lực lượng trong nhiệm vụ này.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng mạnh tay đầu tư hơn 10% cho tổng ngân sách của LHQ, nhiều thứ 2 sau Mỹ (28,5%).
Bên cạnh đó, quyền lực mềm và quyền lực chính trị của một quốc gia còn phụ thuộc vào các hoạt động ngoại giao của quốc gia đó ở nước ngoài. Số nhân viên ngoại giao của Trung Quốc khá nhỏ, nhưng con số này đang tăng dần lên theo các năm. Ngân sách dành cho ngoại giao của Bắc Kinh sắp sửa gấp đôi so với thời điểm ông Tập trở thành lãnh đạo hồi năm 2013.
Mặc dù vậy, ngân sách 9,5 tỉ USD của Trung Quốc vẫn thấp hơn rất nhiều so với số tiền Mỹ bỏ ra cho các hoạt động này - dù chính quyền ông Trump đã cắt giảm khoản này xuống còn 37,8 tỉ USD vào năm 2019.
Văn hóa cũng là một yếu tố giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu. Chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của ông Trump vô hình chung đã nâng cao hình ảnh Trung Quốc trong vị thế của nhà lãnh đạo mới ủng hộ mở cửa biên giới và thương mại tự do. Thế nhưng Bắc Kinh vẫn thua kém Mỹ về ảnh hưởng văn hóa, kể cả trong khu vực láng giềng.
Nói đến công nghệ, Trung Quốc không hề giấu giếm ý định chiếm lĩnh ngôi vị bá chủ của Mỹ và trở thành cường quốc công nghệ hàng đầu thế giới với sáng kiến "Made in China 2025". Tương tự, Bắc Kinh cũng muốn soán ngôi Mỹ trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo vào năm 2030.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng phát biểu hồi năm ngoái: "Quốc gia nào đi đầu về trí thông minh nhân tạo sẽ trở thành bá chủ thế giới". Điều đó hoàn toàn khả thi, đặc biệt là khi Trung Quốc đang vượt qua Mỹ trong lĩnh vực siêu máy tính.
Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh còn tiếp tục phụ thuộc vào dây chuyền sản xuất chip máy tính của Mỹ thì tất nhiên là nước này vẫn chưa thể đạt được tham vọng của mình trong thời gian tới.
Chắc chắn sẽ có ngày Trung Quốc trở thành một siêu cường và có ảnh hưởng lớn tới việc định hình thế kỷ 21. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định Trung Quốc sẽ "vượt mặt" Mỹ trên mọi lĩnh vực.
Bắc Kinh vẫn còn phải vượt qua một con đường dài để đạt được tham vọng của mình, và họ không thể chỉ dựa vào sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ trong 20 năm qua. Dân số đang già hóa và suy giảm nhanh chóng có thể là nguy cơ lớn nhất đối với tham vọng của Trung Quốc.
Trước đây, khi Washington từng ở trong cùng hoàn cảnh như Bắc Kinh hiện nay, họ đã phải tìm cách gia tăng dân số lên gấp 3 lần để chiếm được ngôi vị bá chủ thế giới của Đế quốc Anh.
Watch live: Lawmakers gather for McCain funeral in DC
Sen. John McCain funeral service takes place at Washington National Cath...
John McCain's mother, 106, stoic at son's memorial service
Roberta McCain, the 106-year-old mother of late US senator John McCain, is a maverick in her own right, having traveled the world and endured the anguish and turbulence of her son's political career and life (AFP Photo/Andrew Harnik)
Washington (AFP) - When John McCain's flag-draped casket was carried into the US Capitol Friday, among those honoring the senator was a woman who lived through the turbulence of his iconic career and life: his 106-year-old mother.
Half a century after she was told her son had been shot down over Vietnam -- where he was held prisoner for five years -- Roberta McCain cut a stoic figure at the memorial for the statesman, who died last weekend following a battle with brain cancer.
The silver-haired family matriarch kept her composure as she was wheeled into the Capitol Rotunda where she comforted her weeping granddaughter Meghan McCain, holding her hand and whispering in her ear.
It was the first time Roberta McCain joined the ceremonies, which began earlier this week in McCain's adopted home state of Arizona, to honor her son.
Roberta McCain, the 106-year-old mother of late US senator John McCain, is a maverick in her own right, having traveled the world and endured the anguish and turbulence of her son's political career and life (AFP Photo/Andrew Harnik)
Washington (AFP) - When John McCain's flag-draped casket was carried into the US Capitol Friday, among those honoring the senator was a woman who lived through the turbulence of his iconic career and life: his 106-year-old mother.
Half a century after she was told her son had been shot down over Vietnam -- where he was held prisoner for five years -- Roberta McCain cut a stoic figure at the memorial for the statesman, who died last weekend following a battle with brain cancer.
The silver-haired family matriarch kept her composure as she was wheeled into the Capitol Rotunda where she comforted her weeping granddaughter Meghan McCain, holding her hand and whispering in her ear.
It was the first time Roberta McCain joined the ceremonies, which began earlier this week in McCain's adopted home state of Arizona, to honor her son.
John McCain's mother, 106, stoic at son's memorial service
When John McCain's flag-draped casket was carried into the US Capitol Friday, among those honoring the senator w...
Dressed in a translucent polka dot outer blouse, she remained composed throughout the hour-long Capitol tribute as Vice President Mike Pence lauded her "American patriot" son and congressional colleagues praised him as a national treasure.
When she finally approached the casket, she crossed herself somberly and quietly exited the Rotunda.
McCain was a brash US Navy fighter pilot who cheated death on multiple occasions. But in 1967, Roberta McCain was convinced she had lost her son forever.
She and her husband were in London, dressing for a party at the Iranian ambassador's residence, when they got a call saying her "Johnny," as she continues to call him, was shot down over Hanoi, and there was no evidence of an ejection.
The following day, a steward broke the news to them that McCain had been captured as a prisoner of war.
"Can you believe that's the best news I ever had in my life?" she said in a 2008 interview when her son was running for president.
- 'Strong, determined' -
McCain's mother often travelled with him on the campaign trail, a loving but unvarnished supporter who called things as she saw them.
"I'm worried that whatever I would tell you would be true," she told Time magazine in 2000.
McCain, in one of his books, wrote that his mother was "raised to be a strong, determined woman who thoroughly enjoyed life, and always tried to make the most of her opportunities."
"She was encouraged to accept, graciously and with good humor, the responsibilities and sacrifices her choices have required of her."
But Mrs. McCain, who lives in an elegant Washington apartment, never suppressed her adventurous spirit.
Her father, a successful wildcat oilman, took Roberta and her twin sister Rowena on lengthy trips.
She eloped in Tijuana, Mexico at age 19, marrying her sweetheart Jack who rose to the rank of admiral.
Roberta kept her desire for travel, often renting a car with her sister and driving through Europe, or to India, for months on end.
She traveled to Hungary, Turkey, Australia, Thailand, Japan and beyond. She crossed the Jordanian desert in a bus in the dead of night.
And she has also displayed a stubborn streak. When she was in her nineties, she sought to rent a car in France, but was denied because of her age.
Undeterred, she bought a car and tooled around Europe, then shipped it to the US east coast and drove it to California, she told the New York Times.
Roberta McCain has often been asked how she coped with her son's lengthy detention in Vietnam.
"My husband chose his profession, and so did Johnny," she told Time of the ordeal.
"People work on high bridges. When an accident happens, you can't bellyache. You chose the profession."
|
Dressed in a translucent polka dot outer blouse, she remained composed throughout the hour-long Capitol tribute as Vice President Mike Pence lauded her "American patriot" son and congressional colleagues praised him as a national treasure.
When she finally approached the casket, she crossed herself somberly and quietly exited the Rotunda.
McCain was a brash US Navy fighter pilot who cheated death on multiple occasions. But in 1967, Roberta McCain was convinced she had lost her son forever.
She and her husband were in London, dressing for a party at the Iranian ambassador's residence, when they got a call saying her "Johnny," as she continues to call him, was shot down over Hanoi, and there was no evidence of an ejection.
The following day, a steward broke the news to them that McCain had been captured as a prisoner of war.
"Can you believe that's the best news I ever had in my life?" she said in a 2008 interview when her son was running for president.
- 'Strong, determined' -
McCain's mother often travelled with him on the campaign trail, a loving but unvarnished supporter who called things as she saw them.
"I'm worried that whatever I would tell you would be true," she told Time magazine in 2000.
McCain, in one of his books, wrote that his mother was "raised to be a strong, determined woman who thoroughly enjoyed life, and always tried to make the most of her opportunities."
"She was encouraged to accept, graciously and with good humor, the responsibilities and sacrifices her choices have required of her."
But Mrs. McCain, who lives in an elegant Washington apartment, never suppressed her adventurous spirit.
Her father, a successful wildcat oilman, took Roberta and her twin sister Rowena on lengthy trips.
She eloped in Tijuana, Mexico at age 19, marrying her sweetheart Jack who rose to the rank of admiral.
Roberta kept her desire for travel, often renting a car with her sister and driving through Europe, or to India, for months on end.
She traveled to Hungary, Turkey, Australia, Thailand, Japan and beyond. She crossed the Jordanian desert in a bus in the dead of night.
And she has also displayed a stubborn streak. When she was in her nineties, she sought to rent a car in France, but was denied because of her age.
Undeterred, she bought a car and tooled around Europe, then shipped it to the US east coast and drove it to California, she told the New York Times.
Roberta McCain has often been asked how she coped with her son's lengthy detention in Vietnam.
"My husband chose his profession, and so did Johnny," she told Time of the ordeal.
"People work on high bridges. When an accident happens, you can't bellyache. You chose the profession."Meghan McCain: John McCain was defined by love
Newt Gingrich: Why John McCain was such an inspiration to me
Hundreds of People Pay Last Respects to Senator McCain in Washington, DC
© REUTERS / Chris Wattie
WASHINGTON (Sputnik) - Hundreds of people came to Washington, DC on Saturday morning to pay their last respect to Senator John McCain, who died a week ago, a Sputnik correspondent reports from the capital’s downtown.
Most people gathered near the US Capitol where McCain’s coffin rested at the Vietnam Veterans Memorial not far from the White House. Only a few mourners have dispersed along Constitution Avenue where the procession with a dozen police motorcyclists in front of a black catafalque, and several minivans and microbuses behind it passed.
Police did not block the street in advance. Officers asked motorists to clear the way only as the procession neared.
Motorcade made a brief stop at the Vietnam Veterans Memorial where McCain’s widow – Ms. Cindy McCain – laid a ceremonial wreath honoring all whose lives were lost during the Vietnam War. Her late husband was a Vietnam veteran.
The memorial was closed for the public at the time of wreath-laying, but hundreds of people gathered there could observe the ceremony from a distance of several hundred meters. Many of them approached the black wall with the names of those killed when the memorial was reopened.
"It is very emotional. Senator McCain was a giant example for everybody," Chris Singleton from the state of Maryland told Sputnik after the ceremony.
He said that he came to respect McCain.
Mr. Singleton brought his self-made American flag. "This is my ‘protest flag.' But today I protest for, not against. I protest for John McCain," he explained.
A US Marines Corps veteran, who introduced himself as Steve from the state of West Virginia, told Sputnik that he came to appreciate McCain’s service. "he was a veteran, and it is also important for me," he said.
The motorcade proceeded to the Washington National Memorial for the funeral service.
McCain died at the age of 81 of brain cancer last Saturday.He will be buried on Sunday at the Naval Academy in Annapolis, Maryland.
© REUTERS / Chris Wattie
WASHINGTON (Sputnik) - Hundreds of people came to Washington, DC on Saturday morning to pay their last respect to Senator John McCain, who died a week ago, a Sputnik correspondent reports from the capital’s downtown.
Most people gathered near the US Capitol where McCain’s coffin rested at the Vietnam Veterans Memorial not far from the White House. Only a few mourners have dispersed along Constitution Avenue where the procession with a dozen police motorcyclists in front of a black catafalque, and several minivans and microbuses behind it passed.
Police did not block the street in advance. Officers asked motorists to clear the way only as the procession neared.
Motorcade made a brief stop at the Vietnam Veterans Memorial where McCain’s widow – Ms. Cindy McCain – laid a ceremonial wreath honoring all whose lives were lost during the Vietnam War. Her late husband was a Vietnam veteran.
The memorial was closed for the public at the time of wreath-laying, but hundreds of people gathered there could observe the ceremony from a distance of several hundred meters. Many of them approached the black wall with the names of those killed when the memorial was reopened.
"It is very emotional. Senator McCain was a giant example for everybody," Chris Singleton from the state of Maryland told Sputnik after the ceremony.
He said that he came to respect McCain.
Mr. Singleton brought his self-made American flag. "This is my ‘protest flag.' But today I protest for, not against. I protest for John McCain," he explained.
A US Marines Corps veteran, who introduced himself as Steve from the state of West Virginia, told Sputnik that he came to appreciate McCain’s service. "he was a veteran, and it is also important for me," he said.
The motorcade proceeded to the Washington National Memorial for the funeral service.
McCain died at the age of 81 of brain cancer last Saturday.He will be buried on Sunday at the Naval Academy in Annapolis, Maryland.
Trump: 'No Necessity to Keep Canada in New NAFTA Deal'
© AP Photo / Marco Ugarte
US President Donald Trump warned that Congress shouldn't interfere in the future of the NAFTA free trade agreement, threatening to "entirely terminate it."
Donald Trump wrote on Twitter that "There is no political necessity to keep Canada in the new NAFTA," also noting that the agreement was "one of the worst Trade Deals ever made." According to Trump, the US had "lost thousands of businesses and millions of jobs" due to the agreement.
Earlier this week, the US president said that August 31 was the deadline for concluding the trade talks with Canada. He later said during a speech in North Carolina that Canada had taken advantage of the United States "for many years."
On Friday, the Toronto Star published leaked off-the-record remarks made by Trump during a recent interview with Bloomberg. According to the newspaper, Trump had stressed that a possible deal with Ottawa would be entirely on US terms.
The current NAFTA agreement has been in place since 1994; however, in 2017 the countries restarted negotiations on the deal, as Washington claimed that NAFTA needed to be replaced with better deals, repeatedly threatening to leave it.
In March the US announced tariffs on aluminum and steel imports. Addressing the move, Canadian foreign minister has announced that Ottawa will impose 10% to 25% trade tariffs on US goods in response, beginning July 1, adding that Canada’s actions were worked out in close collaboration with Mexico and the European Union.
© AP Photo / Marco Ugarte
US President Donald Trump warned that Congress shouldn't interfere in the future of the NAFTA free trade agreement, threatening to "entirely terminate it."
Donald Trump wrote on Twitter that "There is no political necessity to keep Canada in the new NAFTA," also noting that the agreement was "one of the worst Trade Deals ever made." According to Trump, the US had "lost thousands of businesses and millions of jobs" due to the agreement.
Earlier this week, the US president said that August 31 was the deadline for concluding the trade talks with Canada. He later said during a speech in North Carolina that Canada had taken advantage of the United States "for many years."
On Friday, the Toronto Star published leaked off-the-record remarks made by Trump during a recent interview with Bloomberg. According to the newspaper, Trump had stressed that a possible deal with Ottawa would be entirely on US terms.
In March the US announced tariffs on aluminum and steel imports. Addressing the move, Canadian foreign minister has announced that Ottawa will impose 10% to 25% trade tariffs on US goods in response, beginning July 1, adding that Canada’s actions were worked out in close collaboration with Mexico and the European Union.
How a Little-Known FBI Unit Helped to Disseminate the Steele Dossier
A little-known FBI unit played an outsized role in allowing controversial claims by a former MI6 Spy about Donald Trump to reach the highest levels of the FBI and State Department.
The Eurasian Organized Crime Unit, which at the time was headed by Michael Gaeta, specializes in investigating criminal groups from Georgia, Russia, and Ukraine.
Gaeta, an FBI agent and Assistant Legal Attaché at the US Embassy in Rome, has known the former spy, Christopher Steele—who authored the controversial dossier on then-candidate Donald Trump—since at least 2010, when Steele provided assistance in the FBI’s investigation into the FIFA Corruption scandal over concerns Russia might have been engaging in bribery to host the 2018 World Cup.
According to Guardian journalist Luke Harding in a Nov. 15, 2017, article, Steele played a central role in establishing the FIFA investigation:
“Steele discovered that Fifa corruption was global. It was a stunning conspiracy. He took the unusual step of briefing an American contact in Rome, the head of the FBI’s Eurasian serious crime division.”
Also involved in the FIFA Investigation were two other familiar names.
Loretta Lynch, who served as Attorney General from 2015 to 2017 under then-President Barack Obama, was at the time “on her second tour as U.S. attorney for the Eastern District” and was seen as an advocate for Gaeta’s team:
“Loretta Lynch was the one who said, ‘Go get it,'” a source told ESPN in a February 2016 article. “She was the one to speak with higher-ups in DC when that needed to happen.”
U.S. District Judge Raymond Dearie oversaw the FIFA case. Dearie was also a Foreign Intelligence Surveillance Act (FISA) Judge and would later sign the third and final FISA renewal allowing the continued surveillance of Trump campaign volunteer Carter Page.
In May 2015, Lynch, who had become the Attorney General, announced the indictment of 14 defendants in the FIFA case.
A little-known FBI unit played an outsized role in allowing controversial claims by a former MI6 Spy about Donald Trump to reach the highest levels of the FBI and State Department.
The Eurasian Organized Crime Unit, which at the time was headed by Michael Gaeta, specializes in investigating criminal groups from Georgia, Russia, and Ukraine.
Gaeta, an FBI agent and Assistant Legal Attaché at the US Embassy in Rome, has known the former spy, Christopher Steele—who authored the controversial dossier on then-candidate Donald Trump—since at least 2010, when Steele provided assistance in the FBI’s investigation into the FIFA Corruption scandal over concerns Russia might have been engaging in bribery to host the 2018 World Cup.
According to Guardian journalist Luke Harding in a Nov. 15, 2017, article, Steele played a central role in establishing the FIFA investigation:
“Steele discovered that Fifa corruption was global. It was a stunning conspiracy. He took the unusual step of briefing an American contact in Rome, the head of the FBI’s Eurasian serious crime division.”
Also involved in the FIFA Investigation were two other familiar names.
Loretta Lynch, who served as Attorney General from 2015 to 2017 under then-President Barack Obama, was at the time “on her second tour as U.S. attorney for the Eastern District” and was seen as an advocate for Gaeta’s team:
“Loretta Lynch was the one who said, ‘Go get it,'” a source told ESPN in a February 2016 article. “She was the one to speak with higher-ups in DC when that needed to happen.”
U.S. District Judge Raymond Dearie oversaw the FIFA case. Dearie was also a Foreign Intelligence Surveillance Act (FISA) Judge and would later sign the third and final FISA renewal allowing the continued surveillance of Trump campaign volunteer Carter Page.
In May 2015, Lynch, who had become the Attorney General, announced the indictment of 14 defendants in the FIFA case.
Russian Mafia Investigation
Gaeta also oversaw the investigation of Russian mafia boss Alimzhan Tokhtakhounov
Beginning in 2011, and continuing for two years, Gaeta was in charge of a major federal investigation into a money-laundering operation allegedly run by Tokhtakhounov, whose Russian ring was suspected of moving more than $50 million in illegal money into the United States.
According to a May 2017 ABC News report, as part of the investigation, the FBI put a wiretap on Trump Tower for two years ending in 2013, to “eavesdrop on a sophisticated Russian organized crime money-laundering network that operated out of unit 63A.” The case was unrelated to Donald Trump.
Gaeta also oversaw the investigation of Russian mafia boss Alimzhan Tokhtakhounov
Beginning in 2011, and continuing for two years, Gaeta was in charge of a major federal investigation into a money-laundering operation allegedly run by Tokhtakhounov, whose Russian ring was suspected of moving more than $50 million in illegal money into the United States.
According to a May 2017 ABC News report, as part of the investigation, the FBI put a wiretap on Trump Tower for two years ending in 2013, to “eavesdrop on a sophisticated Russian organized crime money-laundering network that operated out of unit 63A.” The case was unrelated to Donald Trump.
Fusion GPS connection
The founder of opposition research firm Fusion GPS, Glenn Simpson, has known Steele since 2009.
According to Harding, Simpson and Steele “knew some of the same FBI people and shared expertise on Russia.”
Harding wrote that Simpson, a former Wall Street Journal reporter, “specialized in post-Soviet murk” and similar to Gaeta’s FBI unit, focused on the “intersection between organised crime and the Russian state.”
The relationship between their two firms—Simpson’s Fusion GPS and Steele’s Orbis—dates back almost as long. Shortly after meeting, “Fusion and Orbis began a professional partnership. The Washington- and London-based firms worked for oligarchs litigating against other oligarchs.”
Following Steele’s involvement in the FIFA Scandal, Steele began to provide reportsinformally to the State Department, Harding reported:
“These were written for a private client but shared widely within the US state department, and sent up to secretary of state John Kerry and assistant secretary of state Victoria Nuland, who was in charge of the US response to Putin’s annexation of Crimea and covert invasion of eastern Ukraine.”
According to an Oct. 24, 2017, letter by law firm Perkins Coie, they were approached by Simpson in early March 2016 on the possibility of hiring Fusion GPS to continue opposition research into the Trump Campaign. Simpson’s overtures were successful. In April 2016, Perkins Coie hired Fusion GPS on behalf of the DNC.
Sometime in April or May 2016, Fusion GPS hired Christopher Steele. During this same period, Fusion also reportedly hired Nellie Ohr, the wife of Department of Justice Associate Deputy Attorney General Bruce Ohr. New information now indicates Nellie Ohr may have joined Fusion sometime in 2015.
Steele would complete his first Memo on June 20, 2016, and send it to Fusion via enciphered mail.
It is at this point that Steele reportedly began to reconnect with his old FBI contacts from the Eurasia Serious Crime Division:
“In June, Steele flew to Rome to brief the FBI contact with whom he had cooperated over Fifa,” the Guardian reported. “His information started to reach the bureau in Washington.”
It’s not entirely clear if Steel met with the head of the Eurasia Division, Gaeta, or another FBI Agent. Either way, Steele met with Gaeta shortly thereafter in London.
The purpose of the London visit was clear. Steele was personally handing the first Memo in his Dossier to Gaeta for ultimate transmission back to the FBI and the State Department.
For this visit, the FBI sought permission from the office of Victoria Nuland, Assistant Secretary of State for European and Eurasian Affairs, at the State Department.
Nuland, who had been the recipient of many of Steele’s reports, gave permission for the more formal meeting. On July 5, 2016, Gaeta traveled to London and met with Steele at the office’s of Steele’s firm, Orbis.
Nuland provided this version of events during a Feb. 4, 2018, appearance on Face the Nation:
“In the middle of July, when he [Steele] was doing this other work and became concerned, he passed two to four pages of short points of what he was finding and our immediate reaction to that was, this is not in our purview. This needs to go to the FBI if there is any concern here that one candidate or the election as a whole might be influenced by the Russian Federation. That’s something for the FBI to investigate.”
In September 2016, Steel would travel back to Rome to meet with the FBI Eurasian Squad once again. It’s likely the meeting contained several other FBI officials as well:
“In September, Steele went back to Rome. There he met with an FBI team. Their response was one of ‘shock and horror,’ Steele said,” according to the Guardian. “The bureau asked him to explain how he had compiled his reports, and to give background on his sources. It asked him to send future copies.”
According to a House Intelligence Committee Minority Memo, Steele’s reporting did not reach the FBI Counterintelligence Team until mid-September 2016—the same time as Steele’s September trip to Rome.
There’s one other central figure in the Trump-Russia Investigation who had meaningful overlap with the FBI’s Eurasian Crime Squad. Former FBI Deputy Director Andrew McCabe:
“McCabe began his career as a special agent with the FBI in 1996,” the FBI states on its website. “He first reported to the New York Division, where he investigated a variety of organized crime matters. In 2003, he became the supervisory special agent of the Eurasian Organized Crime Task Force.”
McCabe remained with the Eurasian Squad until 2006, when he was moved to FBI Headquarters in Washington.
The founder of opposition research firm Fusion GPS, Glenn Simpson, has known Steele since 2009.
According to Harding, Simpson and Steele “knew some of the same FBI people and shared expertise on Russia.”
Harding wrote that Simpson, a former Wall Street Journal reporter, “specialized in post-Soviet murk” and similar to Gaeta’s FBI unit, focused on the “intersection between organised crime and the Russian state.”
The relationship between their two firms—Simpson’s Fusion GPS and Steele’s Orbis—dates back almost as long. Shortly after meeting, “Fusion and Orbis began a professional partnership. The Washington- and London-based firms worked for oligarchs litigating against other oligarchs.”
Following Steele’s involvement in the FIFA Scandal, Steele began to provide reportsinformally to the State Department, Harding reported:
“These were written for a private client but shared widely within the US state department, and sent up to secretary of state John Kerry and assistant secretary of state Victoria Nuland, who was in charge of the US response to Putin’s annexation of Crimea and covert invasion of eastern Ukraine.”
According to an Oct. 24, 2017, letter by law firm Perkins Coie, they were approached by Simpson in early March 2016 on the possibility of hiring Fusion GPS to continue opposition research into the Trump Campaign. Simpson’s overtures were successful. In April 2016, Perkins Coie hired Fusion GPS on behalf of the DNC.
Sometime in April or May 2016, Fusion GPS hired Christopher Steele. During this same period, Fusion also reportedly hired Nellie Ohr, the wife of Department of Justice Associate Deputy Attorney General Bruce Ohr. New information now indicates Nellie Ohr may have joined Fusion sometime in 2015.
Steele would complete his first Memo on June 20, 2016, and send it to Fusion via enciphered mail.
It is at this point that Steele reportedly began to reconnect with his old FBI contacts from the Eurasia Serious Crime Division:
“In June, Steele flew to Rome to brief the FBI contact with whom he had cooperated over Fifa,” the Guardian reported. “His information started to reach the bureau in Washington.”
It’s not entirely clear if Steel met with the head of the Eurasia Division, Gaeta, or another FBI Agent. Either way, Steele met with Gaeta shortly thereafter in London.
The purpose of the London visit was clear. Steele was personally handing the first Memo in his Dossier to Gaeta for ultimate transmission back to the FBI and the State Department.
For this visit, the FBI sought permission from the office of Victoria Nuland, Assistant Secretary of State for European and Eurasian Affairs, at the State Department.
Nuland, who had been the recipient of many of Steele’s reports, gave permission for the more formal meeting. On July 5, 2016, Gaeta traveled to London and met with Steele at the office’s of Steele’s firm, Orbis.
Nuland provided this version of events during a Feb. 4, 2018, appearance on Face the Nation:
“In the middle of July, when he [Steele] was doing this other work and became concerned, he passed two to four pages of short points of what he was finding and our immediate reaction to that was, this is not in our purview. This needs to go to the FBI if there is any concern here that one candidate or the election as a whole might be influenced by the Russian Federation. That’s something for the FBI to investigate.”
In September 2016, Steel would travel back to Rome to meet with the FBI Eurasian Squad once again. It’s likely the meeting contained several other FBI officials as well:
“In September, Steele went back to Rome. There he met with an FBI team. Their response was one of ‘shock and horror,’ Steele said,” according to the Guardian. “The bureau asked him to explain how he had compiled his reports, and to give background on his sources. It asked him to send future copies.”
According to a House Intelligence Committee Minority Memo, Steele’s reporting did not reach the FBI Counterintelligence Team until mid-September 2016—the same time as Steele’s September trip to Rome.
There’s one other central figure in the Trump-Russia Investigation who had meaningful overlap with the FBI’s Eurasian Crime Squad. Former FBI Deputy Director Andrew McCabe:
“McCabe began his career as a special agent with the FBI in 1996,” the FBI states on its website. “He first reported to the New York Division, where he investigated a variety of organized crime matters. In 2003, he became the supervisory special agent of the Eurasian Organized Crime Task Force.”
McCabe remained with the Eurasian Squad until 2006, when he was moved to FBI Headquarters in Washington.
The CIA’s Joint Agency Taskforce
Less known, but probably of greater importance, is the CIA’s Joint Agency Taskforce, also known as the Fusion Center, which was created by former CIA Director John Brennan. As Brennan described it in an interview with MSNBC’s Rachel Maddow earlier this month, the Fusion Center was located within the CIA and brought NSA and FBI officers together with the CIA to make sure “that those proverbial dots would be connected.”
What Brennan was outlining is the Multi-Agency Task Force referred to in a BBC article:
“Last April, the CIA director was shown intelligence that worried him…It was passed to the US by an intelligence agency of one of the Baltic States. The CIA cannot act domestically against American citizens so a joint counter-intelligence taskforce was created. The taskforce included six agencies or departments of government.”
Brennan united these normally separate Agencies and funneled information to the various analysts that had been selected for the taskforce—which served as a clearinghouse of sorts. From a Feb. 4, 2018, appearance on Meet the Press with Chuck Todd:
“We, the CIA and the intelligence community had collected a fair amount of information in the summer of 2016 about what the Russians were doing on multiple fronts. And we wanted to make sure that the FBI had full access to that.”
As Brennan would note in his May 23, 2017, House Intelligence testimony, “I was aware of intelligence and information about contacts between Russian officials and U.S. persons that raised concerns in my mind about whether or not those individuals were cooperating with the Russians, either in a witting or unwitting fashion, and it served as the basis for the FBI investigation.”
For Congressional investigators looking for a pathway to determine the genesis of the Trump-Russia Investigation, the actions of the FBI’s Eurasian Squad and the CIA’s Fusion Center might be an excellent place to start.
Less known, but probably of greater importance, is the CIA’s Joint Agency Taskforce, also known as the Fusion Center, which was created by former CIA Director John Brennan. As Brennan described it in an interview with MSNBC’s Rachel Maddow earlier this month, the Fusion Center was located within the CIA and brought NSA and FBI officers together with the CIA to make sure “that those proverbial dots would be connected.”
What Brennan was outlining is the Multi-Agency Task Force referred to in a BBC article:
“Last April, the CIA director was shown intelligence that worried him…It was passed to the US by an intelligence agency of one of the Baltic States. The CIA cannot act domestically against American citizens so a joint counter-intelligence taskforce was created. The taskforce included six agencies or departments of government.”
Brennan united these normally separate Agencies and funneled information to the various analysts that had been selected for the taskforce—which served as a clearinghouse of sorts. From a Feb. 4, 2018, appearance on Meet the Press with Chuck Todd:
“We, the CIA and the intelligence community had collected a fair amount of information in the summer of 2016 about what the Russians were doing on multiple fronts. And we wanted to make sure that the FBI had full access to that.”
As Brennan would note in his May 23, 2017, House Intelligence testimony, “I was aware of intelligence and information about contacts between Russian officials and U.S. persons that raised concerns in my mind about whether or not those individuals were cooperating with the Russians, either in a witting or unwitting fashion, and it served as the basis for the FBI investigation.”
For Congressional investigators looking for a pathway to determine the genesis of the Trump-Russia Investigation, the actions of the FBI’s Eurasian Squad and the CIA’s Fusion Center might be an excellent place to start.
David Horowitz Explains How George Soros and the ‘Shadow Party’ Rule Over Democrats
In 2006, New York Times Best best-selling author David Horowitz wrote an explosive book on “The Shadow Party” detailing how billionaire George Soros and radicals from the 1960s took over the Democratic Party, according to evidence he obtained with co-writer Richard Poe—also a New York Times-bestselling author.
Now, more than a decade later, Soros’s influence has become increasingly visible in today’s Democratic Party.
Horowitz explained in an interview with The Epoch Times how the party has changed completely from its roots.
“Because the left has always dominated the cultural institutions, people don’t even know what communism is anymore,” he said. “But that’s what the Democratic Party is: the redistribution of their racist ideology called ‘identity politics,’ where the first thing you want to know about people is the color of their skin, or their gender, or their sexual orientation. Everything else is secondary.”
Horowitz said Soros gets a sense of “fake virtue” from political manipulation, his version of “saving the world.”
Last year Soros transferred nearly $18 billion of his fortune to his Open Society Foundations, making it one of the world’s largest organizations for political activism.
Horowitz said that funding from Soros’s foundations shape much of the culture in today’s American society, but the end goal behind it is much more sinister. “I’m a former radical so I know how sinister and evil and malevolent the left is,” he said.
The true agenda behind Soros and the “Shadow Party” Horowitz said, is to “make America a one-party state and to silence people like myself.”
“[Soros] put together a coalition like the Working Party, and then he has things like the Democracy Alliance, which is a $50 million operation where he funnels money into Democratic candidates,” Horowitz said. “He’s very obsessed with Secretaries of State because they control the election process.”
“He owns the Democratic Party, [through] his networks,” Horowitz said, adding that “it really would be impossible for any democratic congressman or woman to run for office—even an incumbent—and get elected without the support of the Soros network.”
He said the foundations infiltrate into every sector of society. “The so-called philanthropic foundations, it’s a cultural machine—writers, awards… This leftist coalition has a stranglehold on all these things.”
Horowitz said that the changes within the Democratic party first started after Soros bought his influence in the party around the time of George McGovern’s 1972 presidential campaign.
“The Democratic Party changed over many years. It began in the McGovern campaign where he found the left during the ’60s was trying to burn the country down and so he formed aggressive caucuses, Hispanic caucuses, these were all radical caucuses that gradually took over the Democratic Party.”
Horowitz also describes a strategy called “Above and Below” that Soros and his party have used.
“Create violence in the street then have your own guys come in to fix it,” he said. “These violent people making anarchy sound like its attractive, all it means is that innocent people get killed. And then they get invited to the White House by Obama, and Soros is funding both the criminals in the streets and Obama.”
Perhaps the most striking example of such a strategy used today is the far-left extremist group, Antifa, whose members are known for wearing all black and concealing their identity with face masks. Despite its name being short for “anti-fascist,” the organization often uses fascist tactics, resorting to violence against conservatives, supporters of President Donald Trump, and other people considered by them to be right-wing.
“The power the left has through the philanthropic so-called foundations needs to be reined in,” Horowitz said. “The left-wing foundations, they conceal the donors and they fund all of the Ruckus Society [a nonprofit that claims to share “non-violent direct action” training] and all these people creating mayhem.”
In 2006, New York Times Best best-selling author David Horowitz wrote an explosive book on “The Shadow Party” detailing how billionaire George Soros and radicals from the 1960s took over the Democratic Party, according to evidence he obtained with co-writer Richard Poe—also a New York Times-bestselling author.
Now, more than a decade later, Soros’s influence has become increasingly visible in today’s Democratic Party.
Horowitz explained in an interview with The Epoch Times how the party has changed completely from its roots.
“Because the left has always dominated the cultural institutions, people don’t even know what communism is anymore,” he said. “But that’s what the Democratic Party is: the redistribution of their racist ideology called ‘identity politics,’ where the first thing you want to know about people is the color of their skin, or their gender, or their sexual orientation. Everything else is secondary.”
Horowitz said Soros gets a sense of “fake virtue” from political manipulation, his version of “saving the world.”
Last year Soros transferred nearly $18 billion of his fortune to his Open Society Foundations, making it one of the world’s largest organizations for political activism.
Horowitz said that funding from Soros’s foundations shape much of the culture in today’s American society, but the end goal behind it is much more sinister. “I’m a former radical so I know how sinister and evil and malevolent the left is,” he said.
The true agenda behind Soros and the “Shadow Party” Horowitz said, is to “make America a one-party state and to silence people like myself.”
“[Soros] put together a coalition like the Working Party, and then he has things like the Democracy Alliance, which is a $50 million operation where he funnels money into Democratic candidates,” Horowitz said. “He’s very obsessed with Secretaries of State because they control the election process.”
“He owns the Democratic Party, [through] his networks,” Horowitz said, adding that “it really would be impossible for any democratic congressman or woman to run for office—even an incumbent—and get elected without the support of the Soros network.”
He said the foundations infiltrate into every sector of society. “The so-called philanthropic foundations, it’s a cultural machine—writers, awards… This leftist coalition has a stranglehold on all these things.”
Horowitz said that the changes within the Democratic party first started after Soros bought his influence in the party around the time of George McGovern’s 1972 presidential campaign.
“The Democratic Party changed over many years. It began in the McGovern campaign where he found the left during the ’60s was trying to burn the country down and so he formed aggressive caucuses, Hispanic caucuses, these were all radical caucuses that gradually took over the Democratic Party.”
Horowitz also describes a strategy called “Above and Below” that Soros and his party have used.
“Create violence in the street then have your own guys come in to fix it,” he said. “These violent people making anarchy sound like its attractive, all it means is that innocent people get killed. And then they get invited to the White House by Obama, and Soros is funding both the criminals in the streets and Obama.”
Perhaps the most striking example of such a strategy used today is the far-left extremist group, Antifa, whose members are known for wearing all black and concealing their identity with face masks. Despite its name being short for “anti-fascist,” the organization often uses fascist tactics, resorting to violence against conservatives, supporters of President Donald Trump, and other people considered by them to be right-wing.
“The power the left has through the philanthropic so-called foundations needs to be reined in,” Horowitz said. “The left-wing foundations, they conceal the donors and they fund all of the Ruckus Society [a nonprofit that claims to share “non-violent direct action” training] and all these people creating mayhem.”
For China, Tech Advancement is a Double-Edged Sword
China aims to become the global leader in automation, artificial intelligence (AI), and robotics. It’s a goal set forth in its “Made in China 2025” program and is reiterated during each economic policy update.
But there will be collateral damage in achieving those goals, which has already manifested in the country’s manufacturing sector, the backbone of China’s economy.
In Beijing’s efforts to pursue an ambitious technological agenda, the narrative from state-run media and authorities have concentrated on the positives. In reality, automation has already replaced up to 40 percent of workers in some Chinese industrial companies, including “several companies in China’s export-manufacturing provinces of Zhejiang, Jiangsu, and Guangdong,” according to a Aug. 30 Financial Times report.
Quietly, Chinese authorities are concerned about the long-term impact of such layoffs on social—and ultimately, political—stability.
China aims to become the global leader in automation, artificial intelligence (AI), and robotics. It’s a goal set forth in its “Made in China 2025” program and is reiterated during each economic policy update.
But there will be collateral damage in achieving those goals, which has already manifested in the country’s manufacturing sector, the backbone of China’s economy.
In Beijing’s efforts to pursue an ambitious technological agenda, the narrative from state-run media and authorities have concentrated on the positives. In reality, automation has already replaced up to 40 percent of workers in some Chinese industrial companies, including “several companies in China’s export-manufacturing provinces of Zhejiang, Jiangsu, and Guangdong,” according to a Aug. 30 Financial Times report.
Quietly, Chinese authorities are concerned about the long-term impact of such layoffs on social—and ultimately, political—stability.
100 Million Workers
The rapid development of AI and automation will permanently change China’s employment and economic landscape.
Around 40 to 50 million workers will be replaced within the next 15 years, and nearly 100 million workers will need to change their field of work, according to a recent research report released jointly by the China Development Research Foundation (CDRF), a government-controlled think thank, and Sequoia Capital China, China arm of the Silicon Valley venture-capital firm, as quoted by the China Daily, an official media outlet.
“If we decide to go on the path towards a future with AI, we must emphasize human capital investment, and this must be done at an early stage,” Lu Mai, Vice Chairman and Secretary General of CDRF, said at the release of the report.
“Actions should be taken as soon as possible to address these potential challenges.”
While the new report focuses on the manufacturing sector, it echoes the conclusions reached in a March report—published jointly between the CDRF and consulting firm Boston Consulting Group (BCG)—on the impact of AI on the financial services industry in China.
In that report BCG estimated that by 2027, 23 percent of all jobs in China’s financial sector will either be cut or transformed into a position requiring a different skillset. Insurance companies will be the hardest hit, with 25 percent of jobs affected, followed by banking (22 percent), and capital markets (16 percent). In total, that translates to around 2.3 million full-time financial jobs displaced, using 2017 sector employment levels.
Advancement in AI will impact jobs in almost every sector in every country, but China’s existing political framework and employment structure are especially vulnerable to the effects of automation.
(Source: BCG)
The rapid development of AI and automation will permanently change China’s employment and economic landscape.
Around 40 to 50 million workers will be replaced within the next 15 years, and nearly 100 million workers will need to change their field of work, according to a recent research report released jointly by the China Development Research Foundation (CDRF), a government-controlled think thank, and Sequoia Capital China, China arm of the Silicon Valley venture-capital firm, as quoted by the China Daily, an official media outlet.
“If we decide to go on the path towards a future with AI, we must emphasize human capital investment, and this must be done at an early stage,” Lu Mai, Vice Chairman and Secretary General of CDRF, said at the release of the report.
“Actions should be taken as soon as possible to address these potential challenges.”
While the new report focuses on the manufacturing sector, it echoes the conclusions reached in a March report—published jointly between the CDRF and consulting firm Boston Consulting Group (BCG)—on the impact of AI on the financial services industry in China.
In that report BCG estimated that by 2027, 23 percent of all jobs in China’s financial sector will either be cut or transformed into a position requiring a different skillset. Insurance companies will be the hardest hit, with 25 percent of jobs affected, followed by banking (22 percent), and capital markets (16 percent). In total, that translates to around 2.3 million full-time financial jobs displaced, using 2017 sector employment levels.
Advancement in AI will impact jobs in almost every sector in every country, but China’s existing political framework and employment structure are especially vulnerable to the effects of automation.
(Source: BCG)A Black Box
First and foremost, the topic of unemployment itself is taboo and not well understood. Unlike the monthly figures released by the U.S. Labor Department—a key lagging indicator for the U.S. economy—Chinese unemployment figures have been mostly useless.
At a macro level China has historically underreported its unemployment rate. Politics is the main culprit; until the mid-1990s the CCP denied the very existence of unemployment, viewing it as a negative side effect of foreign capitalism.
But as the country’s economy liberalized and Deng Xiaoping reformed state enterprises in the 1990s, Beijing had to recognize unemployment and began offering limited benefits to displaced workers.
For decades, China’s unemployment rate hovered around 4 percent because the statistics counted only those urban workers who were able to file and be approved for unemployment benefits. But the figures were unreliable, because they didn’t count China’s approximately 300 million migrant worker population, and didn’t include those urban workers who were not approved for unemployment benefits.
This year, China began publishing a quarterly “Western style” Surveyed Unemployment Rate—still only limited to urban areas—in addition to the established Registered Unemployment Rate. In the second quarter of 2018, the surveyed rate was 4.8 percent while the registered rate was 3.8 percent.
On paper both of those rates were well below the target 5.5 percent and 4.5 percent, respectively, set forth by the National People’s Congress in March.
Then why did the Politburo recently announce “stabilization of the unemployment rate” as No. 1 of the top six targets in the second half of 2018?
Out of all the economic difficulties such as trade, currency, and non-performing loans, the Politburo curiously singled out employment. Reading between the lines, there must be underlying domestic complications beyond the officially printed unemployment rate.
A jobseeker looks at job postings at a recruitment fair in Qingdao, Shandong Province, in a file photo. (STR/AFP/Getty Images)
First and foremost, the topic of unemployment itself is taboo and not well understood. Unlike the monthly figures released by the U.S. Labor Department—a key lagging indicator for the U.S. economy—Chinese unemployment figures have been mostly useless.
At a macro level China has historically underreported its unemployment rate. Politics is the main culprit; until the mid-1990s the CCP denied the very existence of unemployment, viewing it as a negative side effect of foreign capitalism.
But as the country’s economy liberalized and Deng Xiaoping reformed state enterprises in the 1990s, Beijing had to recognize unemployment and began offering limited benefits to displaced workers.
For decades, China’s unemployment rate hovered around 4 percent because the statistics counted only those urban workers who were able to file and be approved for unemployment benefits. But the figures were unreliable, because they didn’t count China’s approximately 300 million migrant worker population, and didn’t include those urban workers who were not approved for unemployment benefits.
This year, China began publishing a quarterly “Western style” Surveyed Unemployment Rate—still only limited to urban areas—in addition to the established Registered Unemployment Rate. In the second quarter of 2018, the surveyed rate was 4.8 percent while the registered rate was 3.8 percent.
On paper both of those rates were well below the target 5.5 percent and 4.5 percent, respectively, set forth by the National People’s Congress in March.
Then why did the Politburo recently announce “stabilization of the unemployment rate” as No. 1 of the top six targets in the second half of 2018?
Out of all the economic difficulties such as trade, currency, and non-performing loans, the Politburo curiously singled out employment. Reading between the lines, there must be underlying domestic complications beyond the officially printed unemployment rate.
A jobseeker looks at job postings at a recruitment fair in Qingdao, Shandong Province, in a file photo. (STR/AFP/Getty Images)Migrant Suspect in German Stabbing Attack Was Due for Deportation in 2016
© AP Photo / Jens Meyer
The death of a German carpenter in a stabbing that involved migrants from Iraq and Syria, has spurred mass protests in Chemnitz against illegal immigration and Berlin's migration policy.
One of the migrants, suspected of stabbing a German citizen to death, should have been deported to Bulgaria back in 2016, according to a statement by the Chemnitz court made on August 31. The court said that Yousif Ibrahim Abdullah was due for deportation to the Balkan country, where he had first applied for asylum. However, this never happened, as German authorities missed the 6 month deadline for legal action.
The prime minister of the state of Saxony blasted German federal authorities for their failure to deport the Iraqi migrant, who had several previous convictions. He also promised to introduce a new initiative that will prevent "extremists" from "infiltrating society."
The death of Daniel H., a 35-year-old German carpenter, who was allegedly stabbed by migrants on August 26, triggered massive protests in the eastern German town that lasted for several days, with thousands of locals pouring onto the streets, leading to unrest and clashes with police. The protesters demanded that federal authorities tackle migrant-related violence in Germany.
The incident started with a verbal confrontation on the sidelines of a public festival on August 26. The victim was stabbed 25 times and died in hospital. Two other men were also stabbed in the incident. The Iraqi and the Syrian suspects were later arrested by Chemnitz police.
Police have still not clarified the cause of the violent dispute and initially didn't reveal the nationalities of the suspects. Later, an unknown person leaked a police warrant for one of the suspects to right-wing groups, which reportedly contained his name and address, as well as the names of witnesses and the court judge.
© AP Photo / Jens Meyer
The death of a German carpenter in a stabbing that involved migrants from Iraq and Syria, has spurred mass protests in Chemnitz against illegal immigration and Berlin's migration policy.
One of the migrants, suspected of stabbing a German citizen to death, should have been deported to Bulgaria back in 2016, according to a statement by the Chemnitz court made on August 31. The court said that Yousif Ibrahim Abdullah was due for deportation to the Balkan country, where he had first applied for asylum. However, this never happened, as German authorities missed the 6 month deadline for legal action.
The prime minister of the state of Saxony blasted German federal authorities for their failure to deport the Iraqi migrant, who had several previous convictions. He also promised to introduce a new initiative that will prevent "extremists" from "infiltrating society."
The death of Daniel H., a 35-year-old German carpenter, who was allegedly stabbed by migrants on August 26, triggered massive protests in the eastern German town that lasted for several days, with thousands of locals pouring onto the streets, leading to unrest and clashes with police. The protesters demanded that federal authorities tackle migrant-related violence in Germany.
The incident started with a verbal confrontation on the sidelines of a public festival on August 26. The victim was stabbed 25 times and died in hospital. Two other men were also stabbed in the incident. The Iraqi and the Syrian suspects were later arrested by Chemnitz police.
Police have still not clarified the cause of the violent dispute and initially didn't reveal the nationalities of the suspects. Later, an unknown person leaked a police warrant for one of the suspects to right-wing groups, which reportedly contained his name and address, as well as the names of witnesses and the court judge.
Senate delays Amazon hearing pending Postal Service review: report
BY JOHN BOWDEN - 09/01/18 11:03 AM EDT
© Getty
BY JOHN BOWDEN - 09/01/18 11:03 AM EDT
© Getty
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét