TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

    GENERAL WORLD NEWS

                                                                HỘI PHỤ NỮ QUỐC GIA VIỆT NAM
                                               The National Women Association of The Republic of Vietnam
                                                                  Dallas-Fort Worth và Vùng Phụ Cận
                                                                   
                                                                                      Thư Mời
Kính Gửi: - Quý Đồng Hương
 -Quý Tổ Chức Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia
- Quý Liên Hội Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa
- Heroes of South Vietnam Memorial Foundation
- Quý Hội Đoàn Cựu Quân Nhân
- Quý Ủy Ban Bảo Vệ Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa
- Quý Hội Đoàn Đồng Hương
– Đoàn Thể - Phong Trào
- Quý Cơ Quan Truyền Thông Truyền Thanh
- Quý Cơ Sở Thương Mại
        Kính Thưa Quý Vị, Hội Phụ Nữ Quốc Gia Việt Nam hằng năm tổ chức ngày truyền thống của hội vào mùa lễ Thanksgiving, ngày lễ Tạ Ơn của đất nước Hoa Kỳ. Năm nay cũng là năm cúa Hội kỷ niệm 31 năm thành lập. Trong 31 năm trong tình đồng hương tỵ nạn cộng sản, chúng tôi luôn gần gũi cùng đồng hương yểm trợ Cộng Đồng, liên kết các hội đoàn để mãi mãi đứng vững, gìn giữ tư thế tỵ nạn chính trị và trao nhau những nụ cười tự tin, nồng ấm trên đất người, và cũng để bảo tồn truyền thống Văn Hóa Việt Nam lấy chữ hiếu làm đầu. Đặc biệt năm nay có sự yểm trợ của Hội Cao Niên Arlington, Texas.
     Hội PNQGVN trân trọng kính mời Quý Vị cùng tới tham dự đêm văn nghệ, dạ tiệc dạ vũ chủ đề:
                               31 NĂM TÌNH ĐỒNG HƯƠNG VÀ LÒNG HIẾU ĐẠO
     Đồng thời có bữa cơm tối thân mật tặng quà đến các cụ cao niên. Rất mong quý đồng hương có thân phụ mẫu tuổi thọ từ 80 trở lên, liên lạc với hội để được gửi vé mời (Không lệ phí) trước ngày 1 tháng 11 năm 2018.Chương trình Được tổ chức vào lúc 6:00 PM ngày thứ Bẩy 10 tháng 11 năm 2018, tại nhà hàng:  
                                                     NEW YORK EVENT CENTER
                       2208 New York Ave., Arlington, TX 76010 (Bến Thành Plaza)
   S hiện diện của Quý Vị là niềm vinh dự và khích lệ cho Hội Phụ Nữ Quốc Gia chúng tôi.
                                 
                                                                                                  Trường ban Tổ Chức
                                                                                  Hội Phó Ngoại Vụ: NGUYỄN THỊ HIÊN
Xin Liên lạc:
HT Đoan Trang  469-438-9693
HPNV Nguyễn Thị Hiên 682-553-5239
Đại diện Artlington: Ái Liên 682-331-0182
Giá vé VIP $50 và giá ủng hộ $35
Mọi sự bảo trợ, quà tặng xin liên lạc: Đoan Trang 469-438-9693     



West Wing Reads Logo

President Trump to UN: “We Commit to Fighting the Drug Epidemic Together”

“President Donald Trump in his address at a high-level meeting on the ‘Global Call to Action on the World Drug Problem,’ said that the United States is committed to ‘fighting the drug epidemic together,’” CBS News reports this morning.
“The call is simple,” the President said. “Reduce drug demand, cut off the supply of illicit drugs, expand treatment and straighten international cooperation. If we take these steps together, we can save the lives of countless people in all corners of the world.”
In the New York Post, Jonathan Tobin writes that President Trump’s Iran sanctions are working—something the establishment critics once again got wrong. “The success of oil sanctions should not only encourage the United States to push Tehran harder. It’s also one more reason to ignore the so-called experts’ contempt for Trump’s unconventional but clearly spot-on approach to the region.”
“Secretary of State Mike Pompeo reaffirmed Friday that the Trump administration is committed to religious liberty, both at home and abroad,” Fred Lucas writes in The Daily Signal. “We are assuring human dignity by advancing one of our most cherished, indispensable liberties, enshrined in the First Amendment. It is our religious liberty,” Secretary Pompeo said. 
This weekend, President Trump and Vice President Mike Pence laid out the case for how their Administration has revived the American economy, Allison Elyse Gualtieri reports for the Washington Examiner. “This economy isn't booming because of President Obama's policies — it's booming because we've been rolling back the failed policies of his administration since day one," the Vice President tweeted.

Trump Addresses Drug Crisis While at UN

September 24, 2018 Updated: September 24, 2018   

Trump Addresses Drug Crisis While at UN


NEW YORK—At the United Nations on Sept. 24 President Donald Trump addressed member nations about the drug crisis facing the world.
“The scourge of drug addiction continues to take too many lives in the United States and around the world,” Trump said.
Roughly 450,000 people died as a result of drug use in 2015, according to WHO. In 2017 in the United States, more than 71,500 Americans died of a drug overdose, with at least 68 percent of those deaths attributed to opioids.
Trump said the United States is taking aggressive action against the drug crisis, and the goal for the global action is to reduce drug demand, increase treatment, and stop trafficking.
“If we take these steps together, we can save the lives of countless people in every corner of the world. And when I say countless I mean millions and millions of people,” he said.
“I’ve always said the United Nations has tremendous potential, and that potential is, slowly but surely, being met,” Trump said.
United States Ambassador to the United Nations Nikki Haley introduced Trump and welcomed member nations to the Global Call to Action on the World Drug Problem. She thanked member countries for signing a compact to combat drug trafficking.
Haley said 130 member states signed on to the compact that had 31 co-hosts—including Colombia, Afghanistan, and the U.K.
“Everyone knows someone who has suffered and died from abusing drugs,” she said.
President Donald Trump speaks with UN Secretary-General Antonio Guterres during a meeting on the global drug problem a day ahead of the official opening of the 73rd United Nations General Assembly in New York City on Sept. 24, 2018. (Spencer Platt/Getty Images)
Secretary-General of the United Nations António Guterres thanked Trump for calling attention to the drug issue, saying the focus has never been needed so much.
Guterres referred to the UN 2018 World Drug Report, which says the production of opium and manufacture of cocaine are at the highest levels ever recorded.
Total global opium production jumped by 65 percent from 2016 to 2017, to 10,500 tons, according to the report. More than 75 percent of the total area of poppy cultivation is in Afghanistan.
The report says global cocaine manufacture in 2016 reached its highest level ever and the markets for cocaine and methamphetamine are extending beyond their usual regions, while the darknet is facilitating an ever-growing proportion of drug trafficking.
The painkiller Tramadol is also causing an addiction crisis in parts of Africa and is expanding in Asia.
Guterres said 31 million people around the world required treatment because of drug use, but only one in six people receive treatment.
He said strong action against drug trafficking, as well as ensuring access to treatment are both needed.
“Together we will succeed and we will never give up,” he said.

Trump, Deputy Attorney General Rosenstein to meet on Thursday

By Karen Freifeld and Sarah N. Lynch
,
September 24, 2018

Deputy Attorney General Rosenstein heads to White House amid conflicting...


By Karen Freifeld and Sarah N. Lynch
(Reuters) - President Donald Trump and U.S. Deputy Attorney General Rod Rosenstein, who oversees the special counsel investigation into Russia's role in the 2016 presidential election, will meet on Thursday to discuss Rosenstein's future.
A source told Reuters that Rosenstein had spent the weekend contemplating whether he should resign after a New York Times report last week said he had suggested secretly recording Trump in 2017.
The White House announced the meeting on Monday after a flurry of conflicting reports about whether Rosenstein, a frequent target of Trump's anger, would be leaving the post.
"At the request of Deputy Attorney General Rod Rosenstein, he and President Trump had an extended conversation to discuss the recent news stories," White House spokeswoman Sarah Sanders said on Twitter.
She said the meeting will be on Thursday because Trump was at the U.N. General Assembly on Monday and has meetings with world leaders later in the week.
The Rosenstein furor, kicked off by unconfirmed reports that he had verbally resigned, underscored the mounting tension in the White House over the investigation by special counsel Robert Mueller into Russia's role in the 2016 presidential election.
There had been widespread speculation that Trump would fire Rosenstein since Friday when a New York Times report said that in 2017 Rosenstein had suggested secretly recording the president and recruiting Cabinet members to invoke a constitutional amendment to remove him from office.
The Times said none of those proposals came to fruition. Rosenstein denied the report as "inaccurate and factually incorrect."
JUSTICE DEPARTMENT RELATIONSHIP
Shortly after the Times story, Trump told supporters at a rally in Missouri that there is "a lingering stench" at the Justice Department and that "we’re going to get rid of that, too."
Rosenstein's departure would prompt questions about the future of Mueller's investigation and whether Trump, who has called the probe a "witch hunt," would seek to remove Mueller.
The furor comes just six weeks ahead of the Nov. 6 congressional elections, and Rosenstein's removal could become an explosive political issue as Trump's fellow Republicans try to keep control of Congress.
If Rosenstein resigns, Trump has more leeway on replacing him while firing him would make it harder for Trump to designate a successor.
Rosenstein's future ignited a series of conflicting reports on Monday, with the Axios news website cited an unidentified source with knowledge of the matter as saying he had verbally resigned to White House Chief of Staff John Kelly. Other reports said Rosenstein expected to be fired while NBC News reported Rosenstein said he would not resign and the White House would have to fire him.
U.S. Treasury yields fell as much as 2 basis points after the Axios report, signaling investor concern but later pared losses. The S&P 500 also ticked down briefly but recovered most of its losses.
Rosenstein has defended Mueller and been a target of Trump since he assumed supervision of the Russia investigation after his boss, Attorney General Jeff Sessions, recused himself because of his own contacts with Russia's ambassador to Washington while serving as a Trump campaign adviser became public.
Trump also has blasted Sessions frequently and said last week "I don't have an attorney general."
Former FBI Deputy Director Andrew McCabe said he was "deeply concerned" about the reports of Rosenstein stepping down, saying his departure would put the federal probe into Russian election activities at risk.
"There is nothing more important to the integrity of law enforcement and the rule of law than protecting the investigation of Special Counsel (Robert) Mueller," McCabe said in a statement.
McCabe was fired by Sessions in March after the Justice Department's internal watchdog accused him of misconduct. McCabe charged that he was targeted for being a witness into whether Trump tried to obstruct the probe into alleged Russian meddling in the 2016 presidential election.
(Reporting by Sarah Lynch, Doina Chiacu, Susan Heavey and Karen Freifeld; Writing by John Whitesides; Editing by Bill Rigby and Bill Trott)
Deputy U.S. Attorney General Rod Rosenstein pauses while announcing grand jury indictments of 12 Russian intelligence officers in special counsel Robert Mueller's Russia investigation, during a news conference at the Justice Department in Washington, U.S., July 13, 2018

Rosenstein Hasn't Resigned, Will Meet Trump on Thursday - Reports

© REUTERS / Leah Millis
US
17:44 24.09.2018(updated 20:09 24.09.2018)Get short URL
13405
WASHINGTON (Sputnik) - US President Donald Trump spoke with Deputy Attorney General Rod Rosenstein about recent news of his resignation or firing and the two will meet on Thursday when Trump returns from the United Nations General Assembly, the White House said in a statement.
At the same time, a source familiar with the issue told Reuters that Rosenstein hadn't resigned and was still serving as US deputy attorney general.
Earlier in the day, Axios.com reported that Rosenstein, who is overseeing Special Counsel Robert Mueller's investigation into Russia and the 2016 US election, had given his verbal notice of resignation to White House Chief of Staff John Kelly.
According to a source with direct knowledge, Rosenstein verbally resigned in anticipation of being fired by US President Donald Trump, the website reported.
Big breaking story emerging here in Washington. Rod Rosenstein - the man who oversees the Russia probe - has resigned, multiple US outlets reporting. That means someone new will be in charge of Mueller. Developing...
The resignation comes days after a report by The New York Times alleging that Rosenstein proposed to secretly record the president last year. Commenting on the report, Trump said that he had nothing to do with the case as Rosenstein was hired by US Attorney General Jeff Sessions.


Thứ trưởng Tư pháp Mỹ ‘từ chức’

FBI cảnh báo lừa đảo qua email để chiếm đoạt tiền lương

TH (Báo Cali Today)Photo Credit: AFP
Trong những năm gần đây. Những tên lưà đảo thường xuyên sử dùng các email, tin nhắn để chiếm đoạt tài khoản cá nhân của người dùng. Với hình thức lừa đảo tinh vi các nhóm tội phạm đã chiếm đoạt hàng triệu đô la để phục vụ cho nhu cầu bản thân của mình
Mới đây, FBI ra lời cảnh báo có một lưà đảo chuyên nghiệp nhắm vào các khoản tiền lương được trả vào tài khoản của các nhân viên.
Trong một số trường hợp, các viên chức nói rằng các công ty đã khám phá ra các vụ lừa đảo chỉ khi nhiều nhân viên phàn nàn rằng họ đã không nhận được tiền lương thông qua chuyển khoản.
Theo FBI cho biết, các nhóm lừa đảo đã dùng một email có nội dung lừa đảo, những nội dung này có vẽ rất thực tế, thường kèm theo đường link để yêu cầu bạn bấm vào đó. Khi bạn bấm vào link đó, thì toàn bộ những thông tin đăng nhập đã bị nhóm lưà đảo có quyền truy cập và thực hiện việc chuyển tiền sang một tài khoản thẻ trả trước.
Những kẻ lừa đảo sau đó sử dụng các thẻ trả trước đó để rút tiền mặt từ máy ATM hoặc có thể mua hàng tại các trạm xăng, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng thức ăn nhanh và các cửa hàng khác.
Photo Credit: AFP
Trong năm 2017, FBI và Trung tâm khiếu nại tội phạm báo cáo có khoảng 17 trường hợp đã lừa đảo. Tính đến tháng Bảy năm nay, đã có khoảng 47 trường hợp được báo cáo, thiệt hại báo  là $ 1 triệu.
FBI khuyến cáo mọi người không cung cấp thông tin xác thực đăng nhập của bạn để phản hồi cho bất kỳ email nào. Ngoài ra, không trả lời và không nhấp vào bất kỳ liên kết đáng ngờ nào.
















































































































































































JPMorgan Chase

JPMorgan Chase dự báo: "siêu khủng hoảng" sẽ nổ ra vào năm 2020

QUAN ĐIỂM-Ý KIẾN
22:11 24.09.2018URL rút ngắn
 0  0  0
Vào năm 2020, lần siêu khủng hoảng tiếp theo sẽ bao trùm toàn thế giới.
Vào năm 2020, thế giới sẽ phải đối mặt với những cú sốc kinh tế, mà các chuyên gia của nhà băng hàng đầu Mỹ JPMorganChase gọi là "siêu khủng hoảng". Theo dự báo của họ, thế giới sẽ phải đối mặt những vụ bạo loạn hàng loạt và tình trạng gián đoạn cung cấp lương thực. Họ dựa vào cơ sở nào để đưa ra một dự báo ảm đạm như thế? Xác suất dự báo thành hiện thực như thế nào? Sau đây là bài của Sputnik về nội dung này.
Tính toán đúng dịp "tròn 1 thập kỷ"
Dự báo trên được đưa ra vào đúng dịp tròn 1 thập kỷ ngân hàng đầu tư Lehman Brothers sụp đổ và châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến sự suy thoái dài hạn. Kể từ đó, các nhà tài chính thiết lập những mô hình khác nhau nhằm dự báo về thời điểm và mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo mà thế giới sẽ hứng chịu, xác định chu kỳ lặp lại trong nền kinh tế. Các chuyên gia của JPMorgan Chase dựa trên mô hình riêng rút ra kết luận rằng, sự sụp đổ sẽ diễn ra ​​vào đầu năm 2020. Mô hình của họ dựa trên các yếu tố gồm quãng thời gian tăng trưởng kinh tế, độ dài dự báo của cuộc suy thoái tiếp theo, mức độ vay nợ, định giá tài sản, và mức độ nới lỏng các quy chế giám sát và mức độ sáng tạo tài chính.
Các nhà phân tích của nhà băng nhắc nhở rằng, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ giảm 54% từ đỉnh. Như dự đoán, lần khủng hoảng tiếp theo có thể gây ít tác động tiêu cực hơn so với những lần khủng hoảng trước, bởi vì giá trị tài sản ở các nước đang phát triển hiện nay là thấp hơn nhiều so với năm 2008.
Các nhà đầu tư thụ động và khủng hoảng thanh khoản
Chiến lược gia Marko Kolanovic của JPMorgan Chase cho rằng, sự dịch chuyển mạnh mẽ khỏi hoạt động quản lý tài sản chủ động sang quản lý thụ động — thông qua sự nổi lên của các quỹ chỉ số (index fund), quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) và các chiến lược giao dịch dựa trên định lương — đã làm gia tăng mức độ nguy hiểm của sự gián đoạn thị trường.
JPMorgan chỉ ra rằng, sự suy giảm thanh khoản trên thị trường chứng khoán Mỹ vẫn khoảng 2/3 dưới mức trước khủng hoảng. Tính thanh khoản trên các thị trường thu nhập cố định đã xấu đi, bởi vì các ngân hàng đang đóng một vai trò nhỏ hơn như các nhà sản xuất thị trường.
"Các sự kiện thị trường sau cú sốc 2008 đã dẫn đến sự suy giảm thanh khoản trên thị trường tài chính toàn cầu, nhân tố này có thể trở thành một tính năng chính của cuộc khủng hoảng tiếp theo", — các nhà phân tích của ngân hàng cho biết.
Sự suy giảm thanh khoản cùng với sự tăng trưởng của đầu tư thụ động làm suy yếu khả năng của thị trường ngăn chặn sự sụt giảm lớn trong trường hợp biến động gia tăng, các chuyên gia tài chính giải thích thêm.
Các nhà phân tích cho rằng, việc thay đổi cấu trúc của thị trường cho vay thế chấp tại Mỹ tiềm tàng rủi ro lớn: tỷ lệ các khoản vay thế chấp phi ngân hàng tăng đến 80% (trước cuộc khủng hoảng chỉ chiếm ít hơn 20%). Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thường ít vốn hơn so với các ngân hàng, ngoài ra, không có cơ chế rõ ràng để xác định ai có thể đảm nhận vai trò nhà cung cấp dịch vụ phi ngân hàng nếu tổ chức tín dụng ra khỏi kinh doanh.
Tăng trưởng lãi suất và các cuộc chiến thương mại
Khi nào sẽ bắt đầu cuộc khủng hoảng tiếp theo? Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNBC của Mỹ, chiến lược gia Marko Kolanovic nói, xác suất của một cuộc khủng hoảng trong nửa cuối năm 2019 vẫn khá thấp. Mức độ nguy cơ tái diễn khủng hoảng có thể được xác định chủ yếu bằng việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất. Và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có thể kích động cũng như trì hoãn cuộc khủng hoảng, nhà phân tích nhận xét.
Trên thực tế, trước đây các chuyên gia của Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch cũng đã cảnh báo rằng, lãi suất tăng có thể châm ngòi cho một cuộc khủng nâng tài chính toàn cầu mới. Trong suốt năm 2018, các nhà đầu tư đang bán chứng khoán của các thị trường mới nổi. Lý do là FED tăng lãi suất để củng cố đồng đô la.
Theo các nhà phân tích của ngân hàng, tình hình hiện nay rất giống với những gì đã xảy ra hai thập kỷ trước, khi các nhà đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi các thị trường mới nổi.
Bank of America coi chính sách bảo hộ của Washington là mối đe dọa lớn đối với sự ổn định kinh tế thế giới. Các cuộc chiến thương mại gây ra những tổn thất lớn cho thương mại quốc tế, ảnh hưởng đến giá cả và khả năng tiếp cận các sản phẩm trong chuỗi cung ứng, điều này gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu.
Cuối cùng, chiến lược gia phân tích đầu tư nổi tiếng của Mỹ ông James Rickards cho rằng, sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Mỹ và châu Âu có thể dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, tương tự như những gì đã xảy ra trong năm 1929, và sau đó suy thoái kinh tế kéo dài trên thế giới là không thể tránh khỏi.
Biến đổi xã hội
Các chuyên gia của JPMorgan Chase cảnh báo rằng, khác với cuộc khủng hoảng 10 năm trước, cuộc khủng hoảng mới sẽ gây ra tình trạng bất ổn quy mô lớn, đặc biệt ở Mỹ. Tình trạng như vậy không được ghi nhận trong nửa thế kỷ qua, kể từ năm 1968. Theo chiến lược gia Kolanovic, góp phần vào điều đó là mạng Internet và các mạng xã hội, nơi những nhóm khác nhau được hình thành. Và các sự kiện chính trị, ví dụ như cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ và Brexit, chỉ đổ dầu vào lửa.
Các nhà phân tích nói rằng, nếu các ngân hàng trung ương tìm được giải pháp để ngăn chặn sự suy giảm mạnh giá trị tài sản, thì có lẽ, sẽ giảm bớt phần nào hậu quả nặng nề. Nếu không, thế giới sẽ phải đối mặt tình trạng bất ổn và "những thay đổi mang tính phá hoại".
chuối

“Chuối trắng” 18 triệu USD tặng các tù nhân Texas

© Sputnik / Sergey Subbotin
XÃ HỘI
23:49 24.09.2018(cập nhật 00:21 25.09.2018)URL rút ngắn
 0  0  0
Chính quyền bang Texas của Hoa Kỳ phát hiện thấy ở cảng eo biển Mexico một lô hàng chuối vô chủ. Có quyết định đem tặng số quả không ai nhận này cho các tù nhân ở nhà ngục Wayne Scott Unit.
Tuy nhiên, khi kiểm tra lô hàng thì nhà chức trách té ngửa, vì bên trong không chỉ có những trái chuối, — cảnh sát Texas kể trên trang Facebook.
"Đôi khi cuộc sống ném cho bạn những trái chanh chua lòm. Đôi khi là món quà  chuối ngọt. Nhưng hóa ra là cũng có khi bạn tìm thấy thứ không bao giờ ngờ đến", — viên sĩ quan cảnh sát viết.
Nhân viên nhà tù Texas, nơi lô hàng được giao tới, khi kiểm tra các thùng quả thì  thấy một thùng xếp đầy những bọc cocaine,  giấu gọn gàng bên dưới đám chuối.
Chẳng mấy chốc đã xác minh được rằng cocaine có mặt trong hầu hết các thùng chuối. Đại diện chính quyền đếm được 540 bọc chất cấm, trị giá khoảng 18 triệu USD.
Thời điểm này, nhà chức trách đang tìm kiếm người gửi lô hàng "chuối độc" kể trên.

Thống kê rúng động: Trong 263 ngày đầu năm 2018, nước Mỹ xảy ra 262 vụ xả súng hàng loạt

Linh Anh | 24/09/2018 10:29 PM
Thống kê rúng động: Trong 263 ngày đầu năm 2018, nước Mỹ xảy ra 262 vụ xả súng hàng loạt

Gần như mỗi ngày, ở Mỹ đều xảy ra một vụ xả súng hàng loạt.

Thống kê tình trạng bạo lực súng đạn ở Mỹ trong 263 ngày đầu năm 2018 đã cho thấy một con số đáng báo động với 262 vụ xả súng hàng loạt. Thuật ngữ xả súng hàng loạt cũng được quy định rõ khi có trên 4 người chết hoặc bị thương bởi một vụ xả súng mà không bao gồm kẻ tấn công. Số liệu cho thấy năm 2018 sẽ không thua kém những năm gần đây.
Tổng cộng, đã có hơn 1.800 vụ xả súng hàng loạt ở Mỹ kể từ năm 2013. Cụ thể, năm 2015 có 335 vụ nổ hàng loạt. Năm 2016, có 382 vụ và năm 2017 có 346 vụ. Như vậy, hầu như ngày nào ở Mỹ cũng có một vụ xả súng hàng loạt kể từ năm 2015 đến nay. Với mỗi vụ làm ít nhất 4 người bị thương hoặc tử vong, một số lượng khổng lồ người Mỹ thương vong các vụ xả súng ở Mỹ mỗi năm.
Ngoài các vụ nổ súng hàng loạt, Mỹ cũng thường xuyên xảy ra các vụ bạo lực súng đạn, bao gồm giết người, tự tử hoặc bắn nhầm. Một nghiên cứu chính thức cho thấy Mỹ đứng thứ 6 trên thế giới với số người thiệt mạng vì súng. Các nước đứng phía trên là Brazil, Mexico, Colombia, Venezuela và Guatemala.
Năm 2016, có 10,6 người chết vì súng trên 100.000 dân Mỹ. Tỷ lệ này ở Thụy Sĩ là 2,8, Canada là 2,1, Úc là 1, Đức là 0,9, Vương quốc Anh là 0,3 và Nhật Bản là 0,2. Tin tốt là tội phạm và giết người ở Mỹ có xu hướng giảm trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, tin xấu là số người Mỹ chết vì súng vẫn vượt xa các quốc gia phát triển khác.
Một lý do khiến tỷ lệ chết vì súng ở các nước khác ít hơn là vì họ có những quy định khắt khe với sở hữu súng đạn. Trong khi đó, Mỹ coi sở hữu súng là quyền của người dân. Ở Mỹ, có 120,5 khẩu súng/100 dân vào năm 2017, từ là súng nhiều hơn người. 
Trong khi đó, Canada có 34,7 khẩu súng trên 100 người, Đức có 19,6 súng trên 100 người và Australia có 14,5 súng/100 người.
Những vụ thảm sát liên quan tới súng là một trong những lý do khiến người Mỹ kêu gọi một cơ chế quản lý súng đạn chặt chẽ, trong đó có việc xác định nhân thân người mua. 
Tuy nhiên, điều này gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của Hiệp hội súng trường Mỹ, nơi tập hợp những ông lớn trong ngành công nghiệp súng đạn. Quản lý súng đồng nghĩa với việc sụt giảm doanh thu, điều mà ngành công nghiệp này hoàn toàn không mong muốn.
Trong khi đó, người Mỹ đang quen dần với những bi kịch, vốn xảy ra ngày một thường xuyên hơn. Những vụ xả súng thường xuyên được nhắc đến trên báo chí, truyền hình đã khiến người dân không còn quá bàng hoàng. 
Tuy nhiên, nỗi sợ vẫn là điều ám ảnh họ trước cái gọi là "điều bình thường mới" như lời cảnh sát trưởng Donny Youngblood thuộc hạt Kern, California đã nói trong một vụ xả súng hàng loạt ở Bakersfield, California hồi tuần trước.
Thống kê tình trạng bạo lực súng đạn ở Mỹ trong 263 ngày đầu năm 2018 đã cho thấy một con số đáng báo động với 262 vụ xả súng hàng loạt. Thuật ngữ xả súng hàng loạt cũng được quy định rõ khi có trên 4 người chết hoặc bị thương bởi một vụ xả súng mà không bao gồm kẻ tấn công. Số liệu cho thấy năm 2018 sẽ không thua kém những năm gần đây.
Tổng cộng, đã có hơn 1.800 vụ xả súng hàng loạt ở Mỹ kể từ năm 2013. Cụ thể, năm 2015 có 335 vụ nổ hàng loạt. Năm 2016, có 382 vụ và năm 2017 có 346 vụ. Như vậy, hầu như ngày nào ở Mỹ cũng có một vụ xả súng hàng loạt kể từ năm 2015 đến nay. Với mỗi vụ làm ít nhất 4 người bị thương hoặc tử vong, một số lượng khổng lồ người Mỹ thương vong các vụ xả súng ở Mỹ mỗi năm.
Ngoài các vụ nổ súng hàng loạt, Mỹ cũng thường xuyên xảy ra các vụ bạo lực súng đạn, bao gồm giết người, tự tử hoặc bắn nhầm. Một nghiên cứu chính thức cho thấy Mỹ đứng thứ 6 trên thế giới với số người thiệt mạng vì súng. Các nước đứng phía trên là Brazil, Mexico, Colombia, Venezuela và Guatemala.
Năm 2016, có 10,6 người chết vì súng trên 100.000 dân Mỹ. Tỷ lệ này ở Thụy Sĩ là 2,8, Canada là 2,1, Úc là 1, Đức là 0,9, Vương quốc Anh là 0,3 và Nhật Bản là 0,2. Tin tốt là tội phạm và giết người ở Mỹ có xu hướng giảm trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, tin xấu là số người Mỹ chết vì súng vẫn vượt xa các quốc gia phát triển khác.
Một lý do khiến tỷ lệ chết vì súng ở các nước khác ít hơn là vì họ có những quy định khắt khe với sở hữu súng đạn. Trong khi đó, Mỹ coi sở hữu súng là quyền của người dân. Ở Mỹ, có 120,5 khẩu súng/100 dân vào năm 2017, từ là súng nhiều hơn người. 
Trong khi đó, Canada có 34,7 khẩu súng trên 100 người, Đức có 19,6 súng trên 100 người và Australia có 14,5 súng/100 người.
Những vụ thảm sát liên quan tới súng là một trong những lý do khiến người Mỹ kêu gọi một cơ chế quản lý súng đạn chặt chẽ, trong đó có việc xác định nhân thân người mua. 
Tuy nhiên, điều này gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của Hiệp hội súng trường Mỹ, nơi tập hợp những ông lớn trong ngành công nghiệp súng đạn. Quản lý súng đồng nghĩa với việc sụt giảm doanh thu, điều mà ngành công nghiệp này hoàn toàn không mong muốn.
Trong khi đó, người Mỹ đang quen dần với những bi kịch, vốn xảy ra ngày một thường xuyên hơn. Những vụ xả súng thường xuyên được nhắc đến trên báo chí, truyền hình đã khiến người dân không còn quá bàng hoàng. 
Tuy nhiên, nỗi sợ vẫn là điều ám ảnh họ trước cái gọi là "điều bình thường mới" như lời cảnh sát trưởng Donny Youngblood thuộc hạt Kern, California đã nói trong một vụ xả súng hàng loạt ở Bakersfield, California hồi tuần trước.

Từ thế thượng phong, giờ Nga “lực bất tòng tâm” với hoà bình Syria

K.M | 23/09/2018 08:39 PM

Từ thế thượng phong, giờ Nga “lực bất tòng tâm” với hoà bình Syria
Tổng thống Vladimir Putin và Bashar al-Assad thăm căn cứ không quân Hmeimim ở Latakia tháng 12.2017. Ảnh: The Atlantic

Chiếm thượng phong từ quân sự đến thời cơ, nhưng giờ đây khi muốn lập lại hòa bình ở Syria, chiến lược can thiệp của Nga gặp nhiều cản lực.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giúp đồng minh Bashar al-Assad củng cố được chế độ, đè bẹp các lực lượng nổi dậy, tái chiếm 2/3 lãnh thổ và chuẩn bị đánh chiếm tỉnh Idlib cuối cùng.
Tuy nhiên, giờ đây khi muốn lập lại hòa bình tại Syria, thụ hưởng thành quả nỗ lực chiến tranh, chiến lược can thiệp của ông Putin gặp nhiều trở ngại.
Chốt thứ nhất: Idlib
Dưới sức ép của Thổ Nhĩ Kỳ, ý định của Nga, Iran và Syria tấn công dứt điểm Idlib , cứ địa cuối cùng của phe nổi dậy ở miền bắc Syria phải tạm gác qua một bên. Idlib chính là một trong bốn cản lực trên đường “bình định” Syria, theo kế hoạch của Điện Kremlin.
Theo phân tích của Anthony Samrani, Giáo sư chính trị đại học Lyon, Pháp trên tờ L’Orient Le Jour, sở dĩ Nga phải đình chỉ chiến dịch Idlib vào giờ chót vì sợ mất điểm tựa ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong nỗ lực ngăn cản phương Tây tham gia định đoạt số phận Syria, Tổng thống Putin tổ chức hội nghị Astana với ba nước trụ cột gồm một bên là Nga và Iran, ủng hộ Damascus còn bên kia là Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ cho phe nổi dậy. 
Ankara bằng mọi giá phải giữ Idlib vì đó là lá chủ bài trong canh bạc Syria và cũng để tránh bị làn sóng tị nạn tràn ngập nếu căn cứ địa cuối cùng của phe nổi dậy thất thủ.
Yếu tố Israel
Khó khăn thứ hai của Nga là làm sao quản lý được xung khắc giữa đồng minh Iran và đối tác Israel? Mátxcơva để yên cho không quân Israel oanh kích vị trí quân sự, tên lửa, kho đạn của lực lượng Iran và Hezbollah. Nhà nước Do Thái thẳng thắn xác định là sẽ không để cho Iran bám rễ tại nước láng giềng Syria.
Hôm 17.9, bốn chiếc F-16 của Israel tấn công thẳng vào vùng được xem là bản doanh của Nga tại Syria, tỉnh Latakia.
Điều trớ trêu, tên lửa phòng không S-200 do Nga cung cấp cho Syria thay vì phóng vào máy bay địch, đã bắn hạ máy bay trinh sát Nga hoạt động trong vùng, làm 15 quân nhân Nga thiệt mạng.
Vụ việc này cho thấy Nga vừa không đủ sức giới hạn các hoạt động của Israel tại Syria, vừa tỏ ra không có ý hoặc không đủ sức đẩy Iran ra khỏi Syria.
Cản lực Mỹ
Đó là trở ngại thứ ba đối với Nga. Trái với những lời đánh tiếng rút quân của Tổng thống Donald Trump, quân đội Mỹ tiếp tục hiện diện tại miền bắc và đông Syria. Trong khi đó vùng đất này lại rất cần thiết cho nhu cầu sống còn của chính quyền Damascus bởi đất đai phì nhiêu và có nhiều mỏ dầu.
Cũng như Ankara, chính quyền Washington không bỏ lá chủ bài quân sự để gây sức ép với Damascus và nhất là để ngăn chặn Tehran theo đuổi một chính sách mở rộng ảnh hưởng từ Iran cho đến Địa Trung Hải.
Với quyết tâm cản trở của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, hy vọng của Damascus tái chiếm các khu năng lượng và nông nghiệp trở thành xa vời. Người Kurdistan-Syria do Mỹ yểm trợ, đang kiểm soát đến 30% lãnh thổ Syria, khó có thể chấp nhận sống chung hòa bình với Damascus. Washington đã nói rõ “không có chuyện phục hồi chế độ Bashar al-Assad”.
Tổng thống Bashar al-Assad
Phục hồi chính quyền Damasucs chính là cản lực thứ tư trong kế hoạch hòa bình của chủ nhân điện Kremlin.
Các nước phương Tây và các vương quốc vùng Vịnh đặt nhiều điều kiện để tài trợ tái thiết Syria. Điều kiện của Saudi Arabia là Syria phải bỏ Iran.
Liên minh Châu Âu, cũng trong chiều hướng ngăn chặn ảnh hưởng Iran, đòi phải có bầu cử dân chủ và tự do thật sự. Trong khi đó, chế độ Damas từ chối nhìn nhận và đàm phán với đối lập mà họ gọi là khủng bố phải tiêu diệt.

Israeli Prime Minister Benjamin Netanyahu gestures as he delivers a speech during a ceremony commemorating the 75nd anniversary of the Vel d'Hiv roundup, Sunday, July 16, 2017 in Paris

Ông Netanyahu gọi điện nói gì với ông Putin sau quyết định cung cấp S-300 cho Syria?

© AP Photo / Kamil Zihnioglu, Pool
CHÍNH TRỊ
01:11 25.09.2018URL rút ngắn
 0  0  0
TEL-AVIV (Sputnik) - Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có cuộc nói chuyện điện thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ông tuyên bố rằng việc Nga sửa soạn chuyển giao những hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Syria sẽ đẩy tăng "rủi ro trong khu vực", — như tin đưa từ bộ phận báo chí của người đứng đầu Chính phủ Israel.
"Thủ tướng tuyên bố rằng việc giao những vũ khí tiên tiến vào tay đối tượng vô trách nhiệm sẽ đẩy tăng nguy cơ rủi ro trong khu vực", — thông cáo cho biết.
Ông Netanyahu cũng làm cho người ta hiểu rằng, Israel "sẽ tiếp tục bảo vệ an ninh và lợi ích của mình", hàm ý là tiếp nối chiến dịch quân sự trên lãnh thổ  Syria.

"Bóng ma" ớn lạnh về cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ 4

Vân Anh | 24/09/2018 02:28 PM
"Bóng ma" ớn lạnh về cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ 4
Vụ tấn công vào lễ duyệt binh làm ít nhất 29 người thiệt mạng và 70 người bị thương. Ảnh: EPA

Vụ tấn công đẫm máu vào buổi duyệt binh ở thành phố Ahvaz, Iran đặt ra câu hỏi, liệu có phải chiến tranh vùng Vịnh lần thứ 4 sắp bùng phát?

Những kẻ tấn công vào lễ duyệt binh hôm 22.9 ở thành phố Ahvaz, tỉnh tây nam Khuzestan, Iran được huấn luyện tốt: 4 tên đã giết chết ít nhất 29 người và làm bị thương 70 người trước khi chúng bị bắn hạ.
Câu hỏi đặt ra là liệu chúng được đào tạo bởi IS hay những người ủng hộ phong trào Kháng chiến Quốc gia Ahvaz - nhóm đối lập của người Iran sắc tộc Arab chống chính phủ.
Về nguyên tắc, IS là một phong trào Hồi giáo cực đoan dòng Sunni, có mục tiêu tiêu diệt người Hồi giáo dòng Shia (hầu hết người Iran theo đạo Hồi dòng Shia), do đó sẽ không có ý nghĩa chính trị lớn nếu IS dàn dựng vụ tấn công.
Nhưng nếu Phong trào Kháng chiến Quốc gia Ahvaz (ANR) là chủ mưu vụ tấn công, thì đây là những phát súng đầu tiên trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh kế tiếp, bởi ANR được Saudi Arabia và những đồng minh Arab nhỏ hơn như UAE và Bahrain hậu thuẫn.
Iran cho rằng chủ mưu là ANR. "Chúng tôi hoàn toàn rõ ràng ai đã thực hiện tội ác này, và chúng có liên hệ với ai" - Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói. "Những nước Arab nhỏ bù nhìn trong khu vực nhận được sự hậu thuẫn của Mỹ, Mỹ đang kích động họ và cho họ những khả năng cần thiết".
Tổng thống Donald Trump từng công khai nói về việc lật đổ chính quyền Iran. Luật sư riêng của ông Donald Trump, Rudolph Giuliani, hôm 22.9 cho biết, các biện pháp trừng phạt của Mỹ thực sự làm tổn hại Iran: "Tôi không biết khi nào chúng tôi sẽ lật đổ họ. Có thể trong vài ngày, vài tháng, hoặc vài năm. Nhưng nó sẽ xảy ra" - tờ Stuff dẫn lời ông Giuliani nói.
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman năm ngoái nói rằng: "Chúng tôi sẽ không chờ đợi cuộc chiến xảy ra ở Saudi Arabia. Thay vì thế, chúng tôi sẽ làm việc để cuộc chiến diễn ra ở Iran".
Sau vụ tấn công ngày 22.9, tiến sĩ Abdulkhaleq Abdulla, một học giả nổi tiếng của UAE dám nói những gì mà nhiều người không dám, đó là cuộc tấn công không hẳn là một vụ khủng bố. Ông chỉ ra rằng, "di chuyển trận chiến sang phía Iran là một lựa chọn được tuyên bố", và dự đoán số lượng những vụ tấn công như vậy "sẽ gia tăng trong giai đoạn tiếp theo".
"Nếu đó là chiến lược của Mỹ và Saudi Arabia, sớm hay muộn họ sẽ xoay xở để chính quyền Iran phạm một số tội ác, sau đó họ sẽ dùng đó là cái cớ để gây chiến" - ông Abdulla nói.
Nếu xảy ra, đó sẽ là cuộc chiến tranh vùng Vịnh thứ 4 trong chưa đầy 40 năm. Cuộc chiến tranh đầu tiên là chiến tranh Iran-Iraq năm 1980-88, trong đó Saddam Hussein tấn công chính quyền cách mạng mới ở Iran với sự hỗ trợ của Mỹ, làm gần 1 triệu người thiệt mạng, phần lớn là người Iran.
Cuộc chiến thứ hai là chiến tranh Iraq 1990-91 với phần lớn các nước láng giềng Arab, cộng với một lực lượng lớn của Mỹ và phương Tây, sau khi Saddam xâm lược Kuwait.
Cuộc chiến lần 3 diễn ra vào năm 2003 khi Tổng thống Mỹ George W Bush đưa quân sang xâm lược Iraq với cái cớ Saddam Hussein có liên hệ với những kẻ khủng bố al-Qaeda - chủ mưu vụ 11.9.
Và cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ 4, nếu xảy ra, sẽ là cuộc chiến của Mỹ và các nước Arab vùng Vịnh nhằm vào Iran.

Vụ tấn công đẫm máu trong lễ duyệt binh: Iran cáo buộc Mỹ-Israel, thề tung đòn "trả thù chết chóc"

Tất Đạt | 24/09/2018 01:29 PM

Vụ tấn công đẫm máu trong lễ duyệt binh: Iran cáo buộc Mỹ-Israel, thề tung đòn "trả thù chết chóc"
Ảnh: EPA

"Những kẻ lãnh đạo khủng bố sẽ phải đối diện với đòn trả đũa chết chóc và khó quên trong tương lai gần," đại diện của IRGC khẳng định.

Hôm 22/9, bốn tay súng đã nã đạn vào đoàn binh sĩ Iran đang diễu binh nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến tranh Iran - Iraq. Nhiều binh sĩ nằm rạp xuống đất khi nghe thấy tiếng súng trong khi phụ nữ và trẻ em nhanh chóng tìm đường rời khỏi khu vực.
Vụ tấn công là một trong những sự việc nghiêm trọng nhất nhằm vào quân đội Iran, phát đi cảnh báo nguy hiểm về hệ thống an ninh của Tehran giữa lúc Mỹ và các nước vùng Vịnh đang tìm cách cô lập đất nước này.
Mới đây, kênh truyền thông Amaq của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã đăng tải đoạn video cho thấy 3 người đàn ông ngồi trong một chiếc ô tô và tuyên bố đang trên đường thực hiện vụ tấn công nhằm vào đoàn diễu hành của quân đội Iran - làm ít nhất 25 người thiệt mạng và 60 người khác bị thương.
Người đàn ông đội mũ bóng chày nói: "Chúng tôi là người Hồi giáo, họ là những kafirs (những kẻ vô thần). Chúng tôi sẽ tấn công bằng một đòn đánh đột ngột và mạnh mẽ, inshallah (theo ý Thánh Ala)".
Vụ tấn công đẫm máu trong lễ duyệt binh: Iran cáo buộc Mỹ-Israel, thề tung đòn trả thù chết chóc - Ảnh 1.
Một trong ba tên IS tự nhận đang trên đường tấn công đoàn diễu binh Iran.
Lực lượng Đối lập Ahvaz - một nhóm nổi dậy gốc Ả Rập có mục tiêu thành lập quốc gia tự xưng tại tỉnh Khuzestan - cũng lên tiếng nhận trách nhiệm cho vụ việc.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của quân đội Iran lại khẳng định các tay súng được huấn luyện bởi hai quốc gia vùng Vịnh và có liên hệ với Israel và được Mỹ hậu thuẫn.
"Những kẻ đó không phải IS hay các nhóm phiến quân ở Iran... Chúng có liên hệ với Mỹ và Mossad (cơ quan tình báo của Israel)," Chuẩn Tướng Abolfazl Shekarchi nói với hãng tin IRNA.
Các quan chức cấp cao Iran - trong đó có tổng thống Hassan Rouhani - đã đưa ra nhiều bình luận thể hiện sự bất bình và tức giận, cáo buộc "các nước thù địch" với Tehran đang kích động đổ máu và đe dọa sẽ đáp trả cứng rắn.
Nikki Haley, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, phủ nhận cáo buộc của ông Rouhani. Trả lời CNN, bà nói: "Ông Rouhani đã khiến người Iran biểu tình, từng khoản ngân sách của Iran đều được chi tiêu cho quân sự. Ông Rouhani cần tự xem xét lại và tìm hiểu những kẻ tấn công ấy tới từ đâu".
Hôm qua (23/9), Lực lượng Vệ binh Cộng hòa Iran (IRGC) tuyên bố sẽ trả đũa vụ tấn công theo cách thức "chết chóc và khó quên".
"Những kẻ lãnh đạo khủng bố sẽ phải đối diện với đòn trả đũa chết chóc và khó quên trong tương lai gần," đại diện của IRGC khẳng định.
Tại New York, luật sư riêng của ông Trump Rudy Giuliani cho biết các cấm vận của Mỹ hiện đã khiến nền kinh tế của Iran suy kiệt. 
Tuy nhiên, chính quyền ông Trump khẳng định rằng thay đổi hệ thống chính trị của Iran không phải là chính sách của Mỹ.
Trả lời Fox News, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết ông Trump sẵn sàng gặp các quan chức cấp cao của Iran để đàm phán.
Khi được hỏi liệu ông Trump có sẵn sàng gặp Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei hay không, ông Pompeo đáp: "Tổng thống Trump sẽ gặp bất cứ ai nếu cuộc trò chuyện mang tính xây dựng và đem lại kết quả tốt đẹp".

Iran “bị bóp nghẹt” bởi loạt đòn phạt mạnh tay tứ phía

Hồng Nhung | 24/09/2018 12:21 PM
Iran “bị bóp nghẹt” bởi loạt đòn phạt mạnh tay tứ phía

Đại sứ Mỹ Nikki Haley cho rằng, kinh tế Iran đang đối mặt với thách thức bởi vòng vây trừng phạt.

"Kinh tế Iran đang chững lại kể từ sau khi Mỹ rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân vào đầu năm nay và châu Âu đang ý định sẽ không tiếp tục kinh doanh tại Tehran nữa", bà Nikki Haley, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc.
Iran “bị bóp nghẹt” bởi loạt đòn phạt mạnh tay tứ phía - Ảnh 1.
Kinh tế Iran chững lại từ vòng vây trừng phạt. Ảnh: Bloomberg.
“Mỹ vẫn giữ lập trường không giao dịch với bất kỳ quốc gia châu Âu nào có liên quan đến Iran. Nếu quan sát, kinh tế Iran đang bị cô lập hoàn toàn”, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc – bà Nikki Haley nói trong một cuộc phỏng vấn trên CBS trong chương trình “Face the Nation”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 25/9 và chủ trì cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào ngày 26/9.
Theo Bloomberg, Tổng thống Trump cho biết, chủ đề các cuộc họp sẽ về Iran.
“Tổng thống Trump cũng cho rằng, thỏa thuận hạt nhân Iran đã thất bại. Các công ty tại châu Âu đang chọn rời Iran nhằm duy trì mối quan hệ với Mỹ”, một quan chức chính quyền cấp cao trong điều kiện giấu tên cho biết.
Mỹ không hề có ý định thay đổi chính quyền Iran. Các lập luận của Tổng thống Hassan Rouhani chỉ ra rằng, chiến dịch gây sức ép của Mỹ vẫn phải tiếp tục”, bà Haley nói trong một cuộc phỏng vấn trên CNN của chương trình “State of the Union”.
“Mọi thứ cho thấy, Iran đang trở nên tuyệt vọng và tôi cho rằng chúng ta cần phải có những hành động đối phó”, đại sứ Haley nói thêm.
Tại Syria, bà Haley cho biết, Mỹ không bao giờ có ý định đưa Tổng thống Bashar al-Assad ra khỏi quyền lực. Tuy nhiên, điều đó rất khó để có thể duy trì vị trí lâu dài.
Tình trạng mất giá của đồng rial được dự báo sẽ trở nên trầm trọng hơn khi các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Iran liên tục duy trì. Mặc dù Iran cùng các nước châu Âu hiện đang tìm cách duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran, hy vọng giúp kiềm chế những tác động tiêu cực từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ, song mọi việc dường như không có kết quả như kỳ vọng của Tehran.

Ông Trump tuyên bố chuẩn bị gặp mặt nhà lãnh đạo Kim Jong Un lần thứ hai

Tất Đạt | 24/09/2018 22:51
Ông Trump tuyên bố chuẩn bị gặp mặt nhà lãnh đạo Kim Jong Un lần thứ hai
Ảnh: Business Standard

Ngày hôm nay (24/9), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ "sớm" có cuộc gặp lần thứ 2 với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

"Có vẻ như chúng tôi sẽ sớm có cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai. Như mọi người đã biết, ông Kim Jong Un đã viết một bức thư - một bức thư rất tuyệt vời - và hỏi tôi rằng liệu chúng tôi có thể gặp nhau lần nữa không. Tôi nghĩ là có. Ngoại trưởng Pompeo sẽ chuẩn bị để tiến hành cuộc gặp này trong tương lai gần," ông Trump nói.
Quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên đã liên tục gặp vấn đề từ sau khi ông Trump gặp ông Kim tại Singapore hồi tháng 6, và ông Trump gần đây đã hủy chuyến thăm đã được lên kế hoạch của ông Pompeo tới Bình Nhưỡng.
Nhưng xuyên suốt quá trình, ông Trump vẫn liên tục bày tỏ sự lạc quan với nỗ lực ngoại giao của Mỹ - Triều Tiên và thường xuyên khẳng định mối quan hệ vững bền với ông Kim Jong Un.

Mỹ sốt sắng chuyển đổi quan hệ với Triều Tiên ngay sau thượng đỉnh Hàn-Triều

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ lo ngại rằng tổ chức cuộc gặp lần thứ hai giữa ông Trump và ông Kim là "còn quá sớm" và sẽ trao cho Triều Tiên quá nhiều thuận lợi trong khi Bình Nhưỡng cho thấy quá ít tiến trình phi hạt nhân hóa rõ ràng và có thể kiểm chứng được.
Tại trụ sở của LHQ, ông Trump tuyên bố thế giới đã thay đổi rất nhiều từ sau khi ông Trump đưa ra lời đe dọa "hủy diệt hoàn toàn" Triều Tiên nếu quốc gia này đe dọa Mỹ và đồng minh.
"Thế giới ngày hôm đó là một thế giới khác. Đó là thời kì nguy hiểm. Một năm sau, mọi chuyện đã khác," ông Trump khẳng định.

Vì sao mang hoạt động sản xuất iPhone về Mỹ là một ý tưởng tồi?

Thu Hương | 24/09/2018 10:59 PM
Vì sao mang hoạt động sản xuất iPhone về Mỹ là một ý tưởng tồi?

Đã quá muộn để Mỹ mang toàn bộ chuỗi cung ứng trở về quê nhà. Đáng nhẽ Mỹ phải làm điều đó từ đầu những năm 1980.

Tổng thống Trump nói rằng có 1 cách rất dễ dàng để Apple tránh được thuế quan: hãy mang hoạt động sản xuất về Mỹ. Nếu Apple làm theo lời khuyên này, có thể coi ông Trump đã giành chiến thắng.
Nhưng đó sẽ là một chiến thắng rỗng tuếch, bởi nước Mỹ đã nắm lấy phần có giá trị thấp nhất trong chuỗi cung ứng, mang về rất ít lợi ích cho người Mỹ trong khi không hề hướng đến cuộc chạy đua thực sự đang diễn ra trong bức tranh thương mại toàn cầu.
Theo Wall Street Journal, đó chính là cuộc chạy đua nghiên cứu, thiết kế và sản xuất những linh kiện điện tử tinh vi hơn. Mỹ đang có lợi thế và vươn lên dẫn trước trong cuộc đua này, nhưng Trung Quốc đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách.
Ông Trump đã đúng khi chỉ ra những hành vi không công bằng của Trung Quốc – như buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ - đang đe dọa vị thế của Mỹ. Nhưng về lâu dài cách thức ông xử lý vấn đề sẽ gây ra thiệt hại nhiều hơn là mang về lợi ích.
Chiếc điện thoại iPhone của Apple là một trong những sản phẩm tiêu dùng thành công nhất và mang tính toàn cầu hóa cao nhất trong lịch sử.
Camera của iPhone 7 được sản xuất tại Nhật Bản, chip nhớ ở Hàn Quốc, một số bộ phận ở Anh, Hà Lan, Đài Loan và cả ở Mỹ. Những công nhân lắp ráp iPhone ở Trung Quốc chỉ đóng góp 1% giá trị của sản phẩm đã hoàn thành. Các cổ đông và nhân viên của Apple, phần lớn là người Mỹ, có 42%.
Giả sử Apple quyết định rằng tất cả điện thoại iPhone bán ở Mỹ đều sẽ được sản xuất tại Mỹ. Theo ước tính của hai giáo sư Jason Dedrick của ĐH Syracuse và Kenneth Kraemer của ĐH California, khi đó mỗi chiếc điện thoại sẽ cần đến 2 giờ để lắp ráp. 60 triệu chiếc cần 120 triệu giờ làm việc, tương đương khoảng 60.000 việc làm.
Thuê từng đó nhân công không phải là việc dễ dàng. Năm 2013, Motorola quyết định sản xuất điện thoại Moto X ở Mỹ nhưng đã không thể tìm đủ công nhân, theo Willy Shih, 1 chuyên gia về sản xuất chế tạo tại Harvard Business School cũng là giám đốc của Flex Inc., bên lắp ráp mà Motorola đã thuê.
Cuối cùng đến năm 2014 Motorola đã phải chuyển sang thuê ngoài. Bản thân Apple cũng từng đối mặt với vấn đề tương tự khi cố gắng lắp ráp máy tính Mac Pro ở bang Texas.
Kể cả khi Apple thuê được 60.000 công nhân, chắc hẳn số công nhân này sẽ chuyển từ các nhà máy khác sang trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ thấp như hiện nay. Họ chuyển việc vì nhận được mức lương cao hơn, đồng nghĩa lợi ích cho công nhân Mỹ sẽ bị triệt tiêu bởi mức giá iPhone cao hơn mà người tiêu dùng Mỹ phải trả.

Trung Quốc tự tin sẽ vượt qua được những "chướng ngại vật" do chiến tranh thương mại gây nên

Việc này sẽ khiến giá iPhone tăng lên bao nhiêu? Dedrick đưa ra con số 30 USD nhưng Shih nghĩ rằng con số sẽ lớn hơn vì phải tính đến chi phí vận chuyển linh kiện đến Mỹ.
Thêm vào đó, ở Mỹ khó có thể tuyển thêm hàng trăm nghìn công nhân để tăng sản lượng mỗi khi có mẫu iPhone mới ra đời. Đây là điều chỉ có thể thực hiện được ở châu Á, trong khi một phần nguyên nhân khiến Apple có thể đưa ra mức giá cao hơn là bởi hãng thường đi trước đối thủ.
Tương tự như iPhone, lắp ráp cũng chỉ chiếm 1% giá trị chiếc Galaxy S7 của Samsung, 4% giá trị chiếc P9 của Huawei. Đối với cả 3 chiếc điện thoại này, phần giá trị nhất của chuỗi cung ứng nằm ở nơi khác: trong công đoạn thiết kế và nghiên cứu được thực hiện tại công ty mẹ, công đoạn sản xuất các linh kiện quan trọng như bộ vi xử lý, các con chip và camera và quyền sở hữu trí tuệ đối với các bằng sáng chế.
Những công đoạn này không tạo ra nhiều việc làm nhưng đem đến nhiều lợi ích cho nền kinh tế về dài hạn, dưới dạng đổi mới sáng tạo và lợi nhuận còn được tái đầu tư vào các sản phẩm và thị trường mới.
Đây cũng chính là phần quan trọng của bức tranh thương mại toàn cầu hiện nay. Đã quá muộn để Mỹ mang toàn bộ chuỗi cung ứng trở về quê nhà. Đáng nhẽ Mỹ phải làm điều đó từ đầu những năm 1980, trước khi các nhà sản xuất châu Âu bắt đầu thuê ngoài các dây chuyền lắp ráp máy tính cá nhân và nhiều linh kiện điện tử tại các nền kinh tế Đông Á. Đài Loan và Hàn Quốc đã tận dụng làn sóng này để tiếp thu công nghệ và ngày càng sản xuất được những sản phẩm tinh vi hơn.
Đến những năm 2000, Trung Quốc áp dụng chiến thuật tương tự, bắt đầu với các dây chuyền lắp ráp đơn giản nhưng sau đó thu hút các nhà cung ứng bằng cách hứa hẹn sẽ dành cho họ nhiều ưu đãi trong tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Hiện Trung Quốc là nơi đặt nhà máy của 4 trong số 6 nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Huawei đã có thể mua nhiều linh kiện tinh vi như chip và bộ vi xử lý từ các nhà cung ứng nội địa.
Câu hỏi mà ông Trump nên giải quyết là Trung Quốc sẽ tiến xa đến đâu trên chuỗi giá trị. Ông đã buộc tội Trung Quốc sử dụng chính sách ép buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ, tài trợ quá nhiều cho các công ty Trung Quốc và dựng lên hàng rào phi thuế quan để giúp "gà nhà" đánh bại các đối thủ nước ngoài.
Mỹ đang có nhiều lợi thế trong cuộc chiến này, dựa vào việc Trung Quốc tiếp tục phải phụ thuộc vào công nghệ Mỹ và sự hiện diện của các công ty như Apple để tiến lên. Nhưng Mỹ cũng đối mặt với nhiều nguy cơ: buộc Apple phải gánh chi phí sẽ làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh của hãng, và Trung Quốc có rất nhiều cách để trừng phạt các công ty Mỹ.
Các doanh nghiệp Mỹ luôn ủng hộ các mục tiêu của Tổng thống Trump và sẽ sẵn sàng chấp nhận những nỗi đau trong ngắn hạn để đạt được mục tiêu, nhưng thành công không nên được đo đếm một cách đơn giản bằng số việc làm mới được tạo ra ngay trước mắt mà bằng chất lượng của những việc làm mà họ có thể tạo ra ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Pháp - Úc xem xét phối hợp trên biển Đông

Phạm Nghĩa | 24/09/2018 03:39 PM
Hãng tin AAP hôm 24-9 cho biết bà Florence nói rằng chính phủ Pháp sẽ thảo luận với Úc về cách thức phối hợp hoạt động tại biển Đông nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải ở khu vực này.
Phát biểu khi tham dự hội thảo chuyên ngành quốc phòng tại TP Adelaide – Úc, bà Florence tuyên bố Pháp "không đứng về phía nào" nhưng sẽ tiếp tục các hoạt động hàng hải qua biển Đông.
"Đây sẽ là một trong những chủ đề thảo luận về cách chúng ta có thể phối hợp tốt hơn những gì chúng ta đang làm ở biển Đông, bởi chúng tôi ý thức được rằng Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán hơn" - bà Florence nói với phóng viên.

Đánh hơi thấy "chân rết" của TQ ở Thái Bình Dương, Úc vội tìm cách mở căn cứ quân sự ở Papua New Guinea

Vị nữ bộ trưởng cho biết thêm quan điểm của Pháp rất rõ ràng: Bắc Kinh vướng mắc tới các quy tắc quốc tế nhưng Paris vẫn đối thoại rất cởi mở.
Ngoài Pháp, Anh gần đây cũng thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại biển Đông và khẳng định quyền tự do hàng hải trong khu vực.
Hồi đầu tháng 9, tàu đổ bộ HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh đã di chuyển qua quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép). Một nguồn tin cho biết Trung Quốc sau đó điều một tàu khu trục và hai trực thăng để thách thức hành động của tàu HMS Albion nhưng hai bên vẫn bình tĩnh trong cuộc chạm trán này.
Một phát ngôn viên của Hải quân Hoàng gia Anh cho biết: "HMS Albion thực hiện các quyền tự do hàng hải của mình theo khuôn khổ luật pháp và các quy định quốc tế".
Các nguồn tin ngoại giao cho hay HMS Albion trước đó đã di chuyển gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) nhưng không đi vào khu vực 12 hải lý.
Pháp - Úc xem xét phối hợp trên biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly (phải) tại TP Adelaide - Úc hôm 24-9. Ảnh: The Border Mail

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly để ngỏ khả năng thảo luận với Úc về các hoạt động điều phối tốt hơn ở biển Đông.

Ngoại trưởng Pompeo: Mỹ sẽ thắng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc

Phạm Nghĩa | 24/09/2018 09:50 AM

Ngoại trưởng Pompeo: Mỹ sẽ thắng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: AP

Hôm 23-9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump không có ý định thu hồi các chính sách thương mại đối với Trung Quốc.

Phát biểu trong cuộc phỏng vấn của đài Fox News hôm 23-9, ông Pompeo nói: "Cuộc chiến thương mại do Trung Quốc tiến hành để chống lại Mỹ đã diễn ra nhiều năm. Ở cấp độ một cuộc chiến thương mại, chúng tôi quyết tâm giành chiến thắng".
Vị ngoại trưởng Mỹ cho biết Tổng thống Donald Trump "sẵn sàng tăng cường áp lực lên Trung Quốc trong thời gian cần thiết để đảm bảo kết quả như mong đợi".
"Chúng tôi sẽ giành chiến thắng. Chúng tôi sẽ buộc Trung Quốc hành xử theo cách mà nếu muốn trở thành một cường quốc với quyền lực toàn cầu, bạn phải minh bạch, thượng tôn pháp luật và không ăn cắp tài sản trí tuệ. Đó là các nguyên tắc cơ bản của thương mại trên khắp thế giới. Đó là những thứ mà người dân Mỹ đang đòi hỏi và người lao động Mỹ xứng đáng được nhận" - ông Pompeo nhấn mạnh.

Trung Quốc hủy đàm phán thương mại với Mỹ

Hôm 22-9, các quan chức Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch đàm phán thương mại với Mỹ sau khi Washington tuyên bố áp thuế lên số hàng hóa trị giá 200 tỉ USD của Trung Quốc. Bắc Kinh lập tức đáp trả, áp thuế lên số hàng hóa nhập khẩu trị giá 60 tỉ USD của Washington.
Ngay cả trước khi Tổng thống Donald Trump đắc cử, Mỹ đã phàn nàn việc Trung Quốc không công bằng đối với các doanh nghiệp nước này cũng như đánh cắp công nghệ bằng cách buộc các công ty phải tiết lộ bí mật như một điều kiện để hoạt động ở Trung Quốc.
Washington cũng đã trừng phạt một đơn vị thuộc bộ quốc phòng Trung Quốc sau khi họ mua máy bay chiến đấu và tên lửa từ Nga.
Đã có những quan ngại rằng cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu.
Bất chấp cảnh báo từ Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, cho rằng thuế quan sẽ gây hại cho người tiêu dùng và người lao động Mỹ, Tổng thống Donald Trump vẫn cam kết duy trì các chính sách thương mại với Trung Quốc nhằm "đảm bảo cải thiện các giao dịch thương mại".

Ai là người đã dành nhiều năm chuẩn bị những cú đòn trời giáng của ông Trump vào kinh tế TQ?

Lan Hương | 23/09/2018 19:53
Ai là người đã dành nhiều năm chuẩn bị những cú đòn trời giáng của ông Trump vào kinh tế TQ?
Đại diện thương mại Mỹ Lighthizer. Ảnh: Bloomberg.

Ông là quan chức có trách nhiệm biến chủ nghĩa bảo hộ có phần mơ hồ và bốc đồng của tổng thống thành một kế hoạch chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

Dành nhiều năm để chuẩn bị cho cuộc chiến kinh tế với Bắc Kinh
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin là 2 quan chức thường xuất hiện thân thiện trong các cuộc đàm phán khi chiến tranh thương mại với Trung Quốc leo thang.
Nhưng Đại diện thương mại, Robert Lighthizer 70 tuổi, tên tuổi ít được biết đến bên ngoài phạm vi nhóm thương mại của Nhà Trắng mới chính là nhân vật có vai trò ngày càng quan trọng trong chính quyền Tổng thống Trump. 
Ông là một nhân vật có quan điểm "diều hâu" đối với Trung Quốc từ lâu, người đã dành nhiều năm để chuẩn bị cho một cuộc chiến kinh tế với Bắc Kinh.

Trung Quốc đã có thêm vũ khí lợi hại để đấu với Mỹ trong cuộc chiến thương mại?

Lighthizer chính là người đã đạt được một thỏa thuận thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sửa đổi với Mexico và đang tiến đến gần hơn một kết quả với Canada. Ông cũng là nhà đàm phán hàng đầu của Tổng thống Trump trong các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản.
Quan trọng nhất, ông là kiến ​​trúc sư của cuộc tấn công thuế quan của ông Trump đối với Trung Quốc. "Chúng ta rõ ràng có một vấn đề kéo dài chưa thể giải quyết với Trung Quốc", ông nói trong một buổi điều trần tại Thượng viện hồi tháng 7.
Vào ngày 17/9, Tổng thống Trump đã tuyên bố áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và sẽ tăng thuế suất lên 25% vào năm sau nếu Bắc Kinh từ chối đưa ra các nhượng bộ thương mại.
Lighthizer được xem là người đứng sau thúc đẩy chính sách thương mại cứng rắn với Trung Quốc, đó là bởi vì cả Ross và Mnuchin đều thất bại trong việc đem về một thỏa thuận từ Bắc Kinh và vì thế đã bị công khai khiển trách.
Vị thế của Lighthizer được xây dựng một phần dựa trên kinh nghiệm sâu rộng của ông với tư cách là một nhà thương thuyết cao cấp. Ông từng phục vụ trong chính quyền Tổng thống Reagan với tư cách là phó đại diện thương mại Mỹ và dẫn đầu các cuộc đàm phán với Tokyo nhằm giảm thâm hụt thương mại lớn với Nhật Bản.
Ai là người đã dành nhiều năm chuẩn bị những cú đòn trời giáng của ông Trump vào kinh tế TQ? - Ảnh 2.
Tổng thống Reagan (áo đen) bắt tay ông Lighthizer. Ảnh: Bloomberg.
Một trong những chìa khóa cho sự thành công của Robert Lighthizer trong chính quyền Tổng thống Trump chính là sự cẩn thận tránh khỏi mọi sự chú ý.
Nhà Trắng đang chứng kiến cuộc cãi vã gay gắt giữa những người bảo thủ như cố vấn thương mại Peter Navarro - nhà kinh tế học và tác giả của cuốn sách Death by China (Chết dưới tay Trung Quốc, tạm dịch) và những người có xu hướng ủng hộ doanh nghiệp mà kết quả là sự ra của nhiều thành viên như Gary Cohn, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế quốc gia đầu tiên.
Riêng Lighthizer nằm ngoài chiến trường lộn xộn đó. Ông chứng tỏ khả năng vượt qua sự phân chia đảng phái và nhận được những lời nhận xét tốt đẹp ngay cả từ những người chỉ trích. 
Bill Rock, đại diện thương mại Mỹ dưới thời Tổng thống Reagan và là một tiếng nói phản đối chính sách thương mại của Tổng thống Trump, đã ca ngợi Lighthizer là "vô cùng tài năng".
Triết lý kinh tế dẫn dắt chính quyền Trump
Quinn Slobodian, Giáo sư lịch sử tại trường Wellesley College, đã xác định học thuyết mới nổi "Lighthizerism"- chủ nghĩa Lighthizer, gọi đây là "triết lý kinh tế dẫn dắt chính quyền Tổng thống Trump" và dự đoán điều này sẽ còn kéo dài.
Cơ sở triết lý của Lighthizer là quan điểm cho rằng chính sách thương mại của Mỹ kể từ những năm 1980 là một loạt các sai lầm.

Donald Trump tới tấp ra đòn chiến tranh thương mại, kinh tế Trung Quốc hiện rất bi đát

Ông và những người thân cận cho rằng Washington đã đánh giá sai vòng đàm phán Uruguay dẫn đến việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 1994 và sự ra đời của một hệ thống giải quyết tranh chấp ràng buộc có thể vượt qua các động thái thương mại của Mỹ. 
Điều này đồng nghĩa với việc phủ nhận các chế định giải quyết tranh chấp đa phương và coi trọng chủ nghĩa song phương.
Lighthizer cũng cho rằng, thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng trưởng đều đặn kể từ năm 1975, là minh chứng cho việc mọi chuyện đã trở nên sai trái.
Quan trọng, Lighthizer đổ lỗi chủ yếu cho Trung Quốc. Thâm hụt thương mại của Mỹ với quốc gia tăng vọt, "và hàng triệu công việc của Mỹ đã mất." Hệ thống chính trị của Trung Quốc "về cơ bản mâu thuẫn với quan niệm của Mỹ về "luật pháp", ông viết. 
Hơn nữa, Trung Quốc là một cường quốc. "Trong phần lớn lịch sử, Trung Quốc có nền kinh tế lớn nhất thế giới - và nó hoàn toàn có khả năng lấy lại danh hiệu đó", ông cảnh báo.

Mỹ sắp phát động chiến dịch quy mô lớn chống lại Trung Quốc

Cẩm My | 24/09/2018 03:06 PM

Mỹ sắp phát động chiến dịch quy mô lớn chống lại Trung Quốc
Mỹ khởi động chiến dịch quy mô lớn chống lại Trung Quốc. (Ảnh: CNN)

Theo trang tin Axios, một chiến dịch chống lại Trung Quốc, bao gồm lên kế hoạch áp đặt lệnh trừng phạt sẽ được thực hiện bởi Nhà Trắng, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Bộ Quốc phòng Mỹ trong thời gian tới.

Trang tin Axios dẫn nguồn từ Chính phủ Mỹ cho biết, Washington đang lên kế hoạch khởi động một chiến dịch lớn “trong toàn bộ phạm vi chính quyền” nhằm vào Trung Quốc trong vài tuần tới.
Các nhà chức trách Mỹ sẽ cung cấp những bằng chứng mới nhất về “hành động thù địch của Trung Quốc” đối với các cơ quan chính phủ và tư nhân Mỹ, đồng thời thực hiện các biện pháp để ngăn chặn điều này.

Biện pháp trả đũa thuế quan Mỹ-Trung chính thức có hiệu lực

Theo ghi nhận của trang Axios, chính quyền Mỹ sẽ cáo buộc Bắc Kinh về những “hành động ác ý” trong chiến dịch an ninh mạng, sự can thiệp bất hợp pháp trong các cuộc bầu cử và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ.
TASS đưa tin, chính phủ Mỹ hiện có rất nhiều dữ liệu và bằng chứng để khẳng định những cáo buộc của mình. “Chúng tôi sẽ cho thế giới thấy Trung Quốc đã thâm nhập, can thiệp vào Mỹ như thế nào và những gì chúng tôi đang làm để chống lại những hành động đó. Tất cả xuất phát từ lý do an ninh quốc gia”, đại diện Nhà Trắng khẳng định.
Trang Axios nhấn mạnh, Washington không giải thích tại sao quyết định được đưa ra đúng vào thời điểm này. Cũng theo nguồn tin, kế hoạch này đã được phê duyệt bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump.

The Economic Times: Nợ công Trung Quốc tăng chóng mặt

Thiên Hà | 24/09/2018 11:47
The Economic Times: Nợ công Trung Quốc tăng chóng mặt
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn chính quyền địa phương giảm nợ công, nhưng khó thực hiện được - Ảnh: Internet

Theo truyền thông Trung Quốc ngày 23.9, nợ công của các chính quyền địa phương ở nước này đã tăng nhanh lên mức 2,58 nghìn tỉ USD.

Mức nợ công tăng cao của Trung Quốc là rất đáng quan ngại, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này đang giảm.
Theo Quốc hội Trung Quốc, dự kiến cuối năm nay mức nợ công của các địa phương ở nước này sẽ còn tăng cao hơn nữa lên 21 nghìn tỉ nhân dân tệ, từ mốc 17,66 nghìn tỉ nhân dân tệ (2,58 nghìn tỉ USD) hiện nay.
Theo Tân Hoa Xã, dù nợ công của chính quyền Trung Quốc đang tăng nhanh, nhưng nó vẫn nằm trong mức giới hạn trần nợ chính thức.

Hệ thống tàu cao tốc của Trung Quốc: Tốc độ càng cao nợ càng nhiều?

Mức nợ của các chính quyền địa phương là rất đáng lo ngại, bất chấp việc nợ của chính phủ Trung Quốc hiện chỉ ở mức 36,2% GDP, tức thấp hơn các nền kinh tế tiên tiến khác rất nhiều.
Nợ của chính quyền địa phương là một thỏa thuận đảm bảo không chính thức, nhằm tài trợ cho các dự án ở địa phương, theo South China Morning Post. Số nợ này tăng cao đồng nghĩa với việc tăng chi tiêu công ở các địa phương ở Trung Quốc.
Theo truyền thông Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gây sức ép cho các chính quyền địa phương cắt giảm mức nợ của họ để giảm rủi ro tài chính trong nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, với nhiều địa phương thì việc "nghiện" vay nợ khó có thể bỏ.
Vấn đề càng đáng lo ngại khi nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc độ tăng trưởng, năm ngoái tốc độ tăng GDP của nước này chỉ còn 6,9% và được dự báo sẽ thấp hơn nhiều trong năm nay.

Cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung bao giờ dừng lại?

Huy Hoàng | 24/09/2018 09:29 PM

Cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung bao giờ dừng lại?

Trung Quốc vẫn tỏ ra cứng rắn, trong khi Mỹ tự tin là sẽ giành thế thượng phong và chắc chắn sẽ thắng trong cuộc chiến thương mại này.

Ngày 24/9, cuộc đối đầu thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bước sang một nấc thang căng thẳng mới, khi mức thuế 10% Mỹ áp dụng đối với lượng hàng hóa nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc, cùng mức thuế 5% và 10% mà Trung Quốc áp dụng đối với 60 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ chính thức có hiệu lực.
Cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung bao giờ dừng lại? - Ảnh 1.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh minh họa: Getty Images)
Vòng áp thuế mới chính thức có hiệu lực từ 11 giờ trưa nay (giờ Hà Nội). Vấn đề dư luận quan tâm hiện nay là cuộc đối đầu thương mại căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới khi nào sẽ dừng lại?
Giới chức Mỹ đang tỏ ra tự tin là Washington sẽ giành thế thượng phong và chắc chắn sẽ thắng trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh.
“Chúng tôi hiểu rất rõ là cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã diễn ra trong nhiều năm. Tuy nhiên, điều khác biệt là Chính quyền Tổng thống Donald Trump quyết tâm giành chiến thắng trong cuộc chiến này.” - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng Fox News ngày 23/9.
Ông Mike Pompeo cũng cho rằng, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đang tiến gần tới kết quả là buộc Trung Quốc phải hành xử minh bạch, thượng tôn pháp luật và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.
Trong khi đó, phía Trung Quốc cũng đang cho thấy không chấp nhận nhượng bộ Mỹ về vấn đề này.

Ngoại trưởng Pompeo: Mỹ sẽ thắng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc

Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định vòng áp thuế mới, Trung Quốc cũng quyết định áp thuế đáp trả và hủy các cuộc đàm phán thương mại cấp cao với Mỹ, trong đó đáng chú ý là cuộc đàm phán giữa Phó Thủ tướng Lưu Hạc với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin dự kiến diễn ra trong tuần này tại Washington.
Giới chuyên gia cảnh báo, sự leo thang căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không chỉ gây ra hậu quả tiêu cực cho hai nước, mà còn tác động tiêu cực nền kinh tế thế giới.
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận định, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có nguy cơ sụt giảm trong bối cảnh mâu thuẫn thương mại gia tăng. OECD dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức 3,7% trong năm 2018 và 2019, giảm lần lượt 0,1 và 0,2% so với dự báo mà tổ chức này đưa ra tháng 5 vừa qua.
Ngoài ra, OECD cũng cảnh báo căng thẳng thương mại đang làm gia tăng bất ổn, đe dọa các nền kinh tế phát triển và mới nổi khi để lại những tác động tiêu cực tới đầu tư, việc làm và điều kiện sống trên toàn cầu.
Trong khi ông Eswar Prasad, chuyên gia phân tích kinh tế - thương mại cao cấp của Viện Brookings nhận định, những toan tính sai lầm và nguy hiểm của cả Mỹ và Trung Quốc đe dọa gây ra tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài.
“Dường như chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy hai bên chấp nhận lùi bước” – ông ông Eswar Prasad nhận định. “Cuộc đối đầu thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc có thể chỉ chấm dứt chừng nào một trong hai phía bắt đầu nhận ra rằng sự tổn thất như thế là đủ lớn cả về mặt kinh tế và chính trị”.
Về phần mình, ông Ethan Harris, đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế toàn cầu tại Ngân hàng Merrill Lynch của Mỹ nhận định, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ không kết thúc cho tới khi người tiêu dùng tại Mỹ cảm nhận tác động rõ rệt hoặc họ bắt đầu
 thấy lo ngại về một cuộc chiến lâu dài với căng thẳng ngày càng leo thang./.

Ba cách đơn giản để lấy lại tài khoản Facebook khi bị hacker tấn công

Hacker là mối nguy hại ở môi trường trực tuyến luôn hiện hữu xung quanh chúng ta, nhất là với những người dùng Facebook như hiện nay. Infonet xin giới thiệu 3 cách đơn giản để lấy lại tài khoản Facebook khi bị hacker tấn công.
Hacker khai thác những lỗ hổng bảo mật, đánh cắp mật khẩu rồi khai thác những lổ hổng trong ứng dụng tải về hoặc các phần mềm/ trang web độc hại để truy cập thông tin cá nhân của người dùng, hoặc khai thác khả năng xử lý của máy tính.
Như rất nhiều những ứng dụng khác, Facebook có thể là mục tiêu tấn công của hacker. Theo khuyến cáo của Facebook, nếu nghĩ mình đã bị tấn công, bạn có thể thực hiện những bước sau để phục hồi tài khoản và tiếp tục kết nối.
Khi đã lấy lại được tài khoản, hãy ngay lập tức kiểm tra cài đặt bảo mật để ngăn việc hacker có thể vượt qua những bức tường phòng thủ của bạn một lần nữa.
Dưới đây là 3 cách đơn giản nhất để lấy lại tài khoản Facebook khi bị hacker tấn công:
Hãy chủ động bảo vệ tài khoản facebook trước sự tấn công của hacker.
- Hãy báo cáo (report)!  

Nếu bạn không có quyền truy cập vào tài khoản của mình, có khả năng hacker đã xóa phiên đăng nhập hoặc thay đổi chi tiết đăng nhập của bạn. Nếu nghi ngờ điều này đã xảy ra, bạn có thể truy cập vào https://www. facebook .com/hacked và báo cáo tài khoản bị xâm phạm.

Sau đó, Facebook sẽ giúp bạn khôi phục tài khoản của mình, tìm kiếm tài khoản.
- Chọn bạn bè để liên hệ nếu bạn bị khóa tài khoản:
Nếu đã sử dụng tính năng Chọn bạn bè để liên hệ nếu bạn bị khóa tài khoản trong mục Cài đặt, bạn cũng có thể sử dụng nó để lấy lại quyền truy cập vào tài khoản của mình. Với chức năng bảo mật này, bạn có thể chọn từ 3-5 người đáng tin cậy, những người có thể cấp cho bạn quyền truy cập lại vào tài khoản của mình.
Để kích hoạt chức năng này, bạn chọn Quên tài khoản? trên trang đăng nhập và sau đó tìm kiếm tài khoản của bạn bằng cách nhập email hoặc số điện thoại. Khi đã định vị chính xác tài khoản của mình, bạn có thể nhập tên của một trong những địa chỉ liên hệ đáng tin cậy của bạn, những người sau đó sẽ nhận được cảnh báo và một liên kết chỉ họ mới có thể truy cập. Khi liên hệ của bạn mở liên kết đó, họ có thể cung cấp cho bạn mã khôi phục để truy cập lại.
Hãy báo cáo khi thấy tài khoản của mình có dấu hiệu bị xâm phạm

- Thay đổi mật khẩu:
Khi đã khôi phục tài khoản, bạn cần thắt chặt bảo mật tài khoản của mình bằng cách thay đổi mật khẩu hoặc bật Sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA) trong phần Bảo mật và Đăng nhập, mục Cài đặt. Facebook cũng khuyên bạn nên xóa mọi ứng dụng độc hại hoặc đáng ngờ có quyền truy cập vào dữ liệu trong tài khoản Facebook của bạn bằng cách vào Cài đặt, Ứng dụng và Trang web. Đặc biệt, bạn nên kiểm tra các ứng dụng mà bạn không còn sử dụng hoặc bạn không nhận ra và xóa chúng.
Bạn nên cảnh báo cho bạn bè rằng tài khoản của bạn đã bị tấn công và nhắc họ đừng nhấp vào bài đăng hoặc truy cập vào mọi liên kết đáng ngờ được gửi qua tài khoản của bạn trong giai đoạn này.
Bạn cũng có thể đăng ký Nhận thông báo về đăng nhập không nhận ra bằng cách vào Cài đặt, Bảo mật và Đăng nhập. Sau khi đăng ký, Facebook sẽ gửi cảnh báo nếu có ai đó đăng nhập từ một thiết bị hoặc trình duyệt bạn không thường sử dụng và sẽ hướng dẫn bạn các bước để bảo mật tài khoản của bạn.

Khi ai đó từ một địa chỉ IP khác cố tình đăng nhập bằng tên người dùng và mật khẩu chính xác cùng lúc với bạn, Facebook có thể kích hoạt chức năng Xác minh Xã hội. Hình ảnh của những người bạn thân sẽ xuất hiện và người đăng nhập sẽ phải nhận ra và nêu tên những người bạn được hiển thị trong ảnh.
Hacker ở khắp mọi nơi. Những lỗ hổng bảo mật mới cũng nhanh chóng xuất hiện cùng mỗi hoạt động trực tuyến mà chúng tôi phát triển trên Facebook và các ứng dụng, nền tảng mới. Hãy thận trọng và chủ động quản lý cài đặt bảo mật và tìm hiểu những điều bạn cần làm nếu bạn nghi ngờ mình bị hacker tấn công”, Facebook khuyến cáo người dùng.

Không có nhận xét nào: