TIN
TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
Điều tra Trump-Nga: Trump 'trông đợi' được thẩm vấn
Bản quyền hình ảnhREUTERSImage caption
Sau 13 năm giữ kín, một nhà báo mới đây đã quyết định công bố bức ảnh bị coi là có thể gây ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị của ông Barack Obama nếu để lọt ra sớm hơn nữa. Bức ảnh chụp ông Obama với một nhân vật chính trị gây tranh cãi tại Mỹ trước khi ông Obama trở thành ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ.
Tổng thống Hoa Kỳ nói ông "sẵn lòng" trả lời thẩm vấn của công tố viên đặc biệt Robert Mueller, trong hai, ba tuần tới, với sự chấp thuận từ luật sư của ông.
"Tôi rất muốn làm điều đó càng sớm càng tốt", ông Trump nói.
Trước đó, ông Trump nói 'không chắc' dự thẩm vấn.
Ông từng gọi cuộc điều tra về can thiệp của Nga là "săn phù thủy" và "trò lừa".
Phát biểu tại Nhà Trắng hôm thứ Tư 24/1, ông Trump nói đã sẵn sàng tuyên thệ nói thật trong cuộc thẩm vấn.
"Không có sự thông đồng mà cũng chẳng có cản trở gì cả," ông Trump nói.
Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ kết luận Moscow toan tính tác động đến cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ theo hướng có lợi cho ông Trump, dù Nga phủ nhận việc này.
Cuộc thẩm vấn sẽ diễn ra thế nào?
Bản quyền hình ảnhREUTERSImage caption
Các luật sư của tổng thống đã trao đổi với êkíp của ông Mueller về cuộc thẩm vấn.
Cuộc thẩm vấn có thể diễn ra mặt đối mặt, bằng văn bản, hoặc kết hợp cả hai cách.
Về thời điểm khả dĩ của cuộc thẩm vấn, ông Trump nói: "Hôm qua họ nói khoảng hai ,ba tuần nữa."
Khi được hỏi liệu ông có nghĩ ông Mueller công bằng hay không, vị tổng thống trả lời: "Chúng ta sẽ thấy ông ấy thế nào... Tôi hy vọng như vậy."
Ông Trump nói với phóng viên rằng cựu đối thủ Hillary Clinton từng không sẵn sàng cho cuộc thẩm vấn của FBI về việc sử dụng email cá nhân.
Ông Mueller được cho là đang điều tra liệu việc sa thải cựu giám đốc FBI James Comey có phải là một nỗ lực cản trở việc thực thi công lý hay không.
Diễn tiến gần đây của cuộc điều tra
Bản quyền hình ảnhEPAImage caption
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Jeff Sessions bị ông Mueller thấm vấn hàng giờ liền tuần trước.
Ông Sessions được cho là thành viên đầu tiên trong nội các bị thẩm vấn.
Đến nay đã có bốn người bị buộc tội hình sự trong cuộc điều tra của ông Mueller.
Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống, thừa nhận đã nói dối FBI về cuộc gặp với một đại sứ Nga.
Cựu trưởng ban tranh cử của ông Trump, Paul Manafort, bị bồi thẩm đoàn liên bang truy tố 12 tội danh, trong đó có tội âm mưu chống lại Hoa Kỳ và rửa tiền.
Đồng sự của ông Manafort, ông Rick Gates, cũng bị buộc tội âm mưu rửa tiền.
Một cố vấn nữa của chiến dịch - ông George Papadopoulos - cũng nhận tội nói dối FBI.
|
12 sự kiện chính trị nổi bật trong 1 năm nhậm chức của Tổng thống Trump
Ngày đăng : 09:00 - 20/01/2018
Hãng tin ABC News mới đây đã điểm lại 12 sự kiện nổi bật nhất diễn ra trong khoảng thời gian kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống vào ngày 20/1/2017.
1. Lệnh cấm nhập cảnh đối với một số nước được đưa ra
Đề xuất nhằm cấm công dân của một số nước được nhập cảnh vào Mỹ đã gặp phải nhiều rào cản và sửa đổi nhiều lần, tuy nhiên nó đã được công bố qua một mệnh lệnh hành pháp của Tổng thống Trump vào ngày 27/1.
Mệnh lệnh này có tên là “Bảo vệ Quốc gia khỏi Các phần tử Khủng bố Nước ngoài vào Hoa Kỳ”, và đã có hiệu lực ngay lập tức nhằm ngừng cấp visa đối với tất cả các công dân từ 7 nước gồm Iraq, Iran, Libya, Somalia, Sudan và Yemen trong vòng 90 ngày. Thêm vào đó, lệnh này còn cấm người tị nạn từ bất kỳ đầu trên thế giới trong 120 ngày và cấm người tị nạn Syria vô thời hạn.
Tuy nhiên các thẩm phán liên bang đã ngăn không cho lệnh này được thực thi. Một mệnh lệnh hành pháp thứ hai có nội dung tương tự cũng được ban hành, song lại bị chặn. Tòa án Tối cao Mỹ sau đó tuyên bố rằng họ sẽ cho phép một phần của lệnh được thực thi, trong đó bao gồm lệnh cấm người tị nạn vào Mỹ trong 120 ngày.
2. Bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án tối cao mới
Ông Neil Gorsuch (giữa) được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ. |
Một trong những thành công trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Donald Trump tính đến thời điểm hiện tại đó là việc bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Tối cao Neil Gorsuch, mặc dù động thái này làm dấy lên một số tranh cãi. Để ông Gorsuch được nhậm chức, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu để thay đổi quá trình bổ nhiệm đã có từ lâu, từ bỏ ngưỡng 60 lá phiếu ủng hộ và thay vào đó người được xem xét chỉ cần có số phiếu ủng hộ đa số (do đảng Cộng hòa không nắm đủ 60 ghế trong Thượng viện). Điều này có nghĩa là từ nay bất kỳ quyết định mới nào sẽ chỉ cần 51 phiếu thuận từ Thượng viện để được chấp nhận.
3. Rút lui khỏi thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris
Tổng thống Trump tuyên bố rằng Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris. “Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Hiệp định Paris về Khí hậu, tuy nhiên việc đàm phán để quay trở lại hiệp ước này hoặc tham gia một thỏa thuận mới có những điều kiện có lợi hơn cho Hoa Kỳ sẽ được thực hiện”, ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng.
Với quyết định này, ông Trump đã thực hiện được lời hứa của mình khi còn vận động tranh cử, đồng thời lật ngược lại chính sách của người tiền nhiệm Barack Obama.
4. Thay đổi nhân sự lớn trong nội bộ Nhà Trắng
Một loạt nhân viên và quan chức Nhà Trắng đã đồng loạt từ chức trong khoảng thời gian từ cuối tháng 7 và giữa tháng 8.
Người đầu tiên từ chức là phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer khi ông rời vị trí của mình vào ngày 21/7. Sau đó đúng một tuần, tham mưu trưởng Reince Priebus cũng từ chức. Giám đốc Truyền thông Nhà Trắng Anthony Scaramucci đã bị sa thải vào ngày 31/7 khi mới chỉ nhậm chức được 11 ngày, và ông Steve Bannon từ chức cố vấn cấp cao của Nhà Trắng vào ngày 18/8.
5. Chính sách y tế mới thay thế Obamacare thất bại
Thượng nghị sĩ John McCain (trái) sau khi bỏ phiếu về chính sách y tế mới. |
Những nỗ lực để thông qua một chính sách y tế mới khác với Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền, hay còn gọi là Obamacare, đã thất bại với số phiếu thuận - chống là 49 – 51 của Thượng viện Mỹ. Một tiếng sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, Tổng thống Trump viết trên trang Twitter của mình rằng: “3 nghị sĩ đảng Cộng hòa và 48 người đảng Dân chủ đã làm người dân Mỹ thất vọng. Như tôi đã từng nói, các anh hãy cứ để Obamacare sụp đổ rồi cứ tự mình lo liệu”.
Thượng nghị sĩ John McCain là một trong số 3 nghị sĩ đảng Cộng hòa bỏ phiếu chống. Đã có những tràng vỗ tay lớn trong Thượng viện sau khi ông McCain bỏ phiếu. Hai người còn lại là Thượng nghị sĩ Susan Collins và Lisa Murkowski.
6. Biểu tình ở Charlottesville, ông Trump nhận xét “hai phía đều có người tốt”
Tổng thống Mỹ đã bị chỉ trích trước động thái ngăn chặn các cuộc biểu tình bùng nổ tại Charlottesville, bang Virginia (Mỹ) nhằm phản đối loại bỏ bức tượng của một vị tướng thời Nội chiến Mỹ. Tuy nhiên câu trả lời mà ông đưa ra trước những chỉ trích trên khiến tình hình trở nên xấu đi.
Cụ thể, ông Trump đã chỉ trích “cả hai phía” của cuộc biểu tình và hai bên “đều có những người tốt”, mặc dù trong số này có những người ủng hộ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc da trắng thượng đẳng. “Tôi cho rằng cả hai bên đều có lỗi”, ông Trump nói.
Tổng thống Mỹ sau đó đã đưa ra tuyên bố lên án các nhóm da trắng thượng đẳng, song phát biểu trước đó của ông đã khiến hai đảng Cộng hòa và Dân chủ phản đối dữ dội.
7. Các mẫu tường ngăn cách biên giới phía Nam xuất hiện
Cục Hải quan và Bảo vệ Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) tuyên bố vào ngày 1/9 rằng đã có 4 công ty được chọn để thiết kế và xây dựng mẫu tường ngăn cách biên giới Mỹ - Mexico.
Mỗi công ty đều có nhiệm vụ xây dựng một mẫu tường bằng bê tông chịu lực ở khu vực biên giới giáp với thành phố San Diego (Mỹ). CBP sau đó sẽ quyết định thêm ít nhất 4 doanh nghiệp nữa để xây dựng một bức tường làm bằng các chất liệu khác. Ngay từ khi ông Trump vận động tranh cử, ông đã hứa xây dựng một bức tường lớn ngăn cách biên giới Mỹ và Mexico để ngăn người nhập cư trái phép xâm nhập vào Mỹ.
8. Tổng thống Mỹ đe dọa sẽ “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc
Tổng thống Trump phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. |
Trong bài phát biểu đầu tiên tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Trump đã chỉ trích lãnh đạo Kim Jong-un. Ban đầu ông không nêu đích danh lãnh đạo Triều Tiên, sau đó ông đặt biệt danh “Người Tên Lửa” để ám chỉ ông Kim.
“Hoa Kỳ luôn sở hữu sức mạnh và sự kiên nhẫn vĩ đại, nhưng nếu cần phải tự bảo vệ mình hoặc các nước đồng minh, chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên. Người Tên Lửa đang đưa mình vào thế tự sát cho bản thân và chính quyền của mình. Hoa Kỳ luôn sẵn sàng làm vậy và hi vọng rằng hành động này là không cần thiết”, ông Trump nói.
Phát biểu này được đưa ra sau khi Triều Tiên gia tăng căng thẳng trong khu vực bằng các cuộc thử nghiệm tên lửa và đầu đạn hạt nhân.
9. Nội bộ đảng Cộng hòa lục đục
Giữa Tổng thống Trump và thành viên đảng Cộng hòa đã xảy ra nhiều tranh cãi trong 1 năm qua, nhưng đến tháng 10 nó đã đạt đỉnh điểm khi ông Trump và thượng nghị sĩ Bob Corker đã chỉ trích nhau. Ông Corker, một chủ tịch của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ và là một đồng minh của ông Trump trong cuộc bầu cử, đã gọi Nhà Trắng dưới thời Trump là một “trung tâm nuôi dạy trẻ cho người lớn”.
Cùng lúc đó, nghị sĩ Jeff Flake tuyên bố rằng ông sẽ không tham gia tranh cử Thượng nghị sĩ lần nữa và đã có bài phát biểu chỉ trích chính quyền Trump trước Quốc hội.
“Tôi đứng đây để nói rằng, đủ rồi”, ông Flake nói. “Chúng ta phải nỗ lực để đảm bảo rằng những gì bất thường sẽ không trở thành chuyện thường. Tôi phải nói chúng ta không thể tiếp tục tự lừa dối bản thân rằng sự ổn định và tốt đẹp đang hiện hữu trước mắt”.
10. Cố vấn tranh cử của ông Trump bị bắt
Cựu cố vấn tranh cử của ông Trump là ông Paul Manafort. |
Cuộc điều tra các cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 đã được khởi động từ tháng 5/2017 dưới sự chỉ đạo của ông Robert Mueller, nhưng phải đến tháng 10 mới có những người đầu tiên bị khởi tố.
Một cựu cố vấn của ông Trump là ông George Papadopoulos đã bị tuyên án có tội khi đã khai man trước các đặc vụ FBI. Thêm vào đó, giám đốc chiến dịch vận động Paul Manafort và người đồng sự Rick Gates cũng bị cảnh sát bắt giữ với nhiều tội danh khác nhau, trong đó có âm mưu chống lại nước Mỹ, rửa tiền và làm gián điệp nước ngoài. Cả hai đều phủ nhận tội trạng của mình.
Vào tháng 12, cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn cũng đã bị tuyên có tội khi đã giấu diếm các lần gặp mặt của mình với đại sứ Nga Sergey Kislyak.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Trump cho biết giữa nhóm vận động của ông và Nga không có mối liên hệ nào, và ông tin ông Mueller sẽ hành xử công bằng. Ông Trump cũng nói rằng ông sẽ không sa thải ông Mueller mặc dù ông nghi ngờ sự trong sạch của các điều tra viên.
11. Tổng thống Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel
Ông Trump tuyên bố rằng Mỹ chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô Israel, đồng thời bắt đầu di dời đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về thành phố này. Động thái này đi ngược lại với chính sách đối ngoại của Mỹ tại vùng Trung Đông.
“Tuyên bố của tôi hôm nay đánh dấu sự khởi đầu cho các chính sách mới nhằm giải quyết xung đột giữa Israel và Palestine”, ông Trump phát biểu từ Nhà Trắng. Tổng thống Mỹ gọi đây là “bước đi đáng lẽ phải làm từ lâu để thúc đẩy tiến trình hòa bình”.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã phản đối quyết định này của ông Trump, khi trong cuộc bỏ phiếu lấy ý kiến có đến 128 nước thành viên ủng hộ nghị quyết phản đối tuyên bố Jerusalem của Liên Hợp Quốc.
12. Tổng thống Trump ký kết đạo luật thuế mới
Được coi là chiến thắng pháp lý lớn nhất của chính quyền Trump trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống, ông Trump đã ký quyết định giảm thuế sau khi nhận được sự đồng thuận của Thượng viện và Hạ viện Mỹ, qua đó cắt giảm 1,5 nghìn tỷ USD tổng số tiền thuế phải trả.
“Tất cả nội dung của quyết định này sẽ mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp, cho người dân, những người tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao động. Tôi coi đây là một đạo luật giúp thúc đẩy việc làm, các tập đoàn lớn đều rất hào hứng trước quyết định này”, ông Trump phát biểu tại phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng.
Theo một khảo sát được công bố 3 ngày trước khi ông Trump ký quyết định, có 55% số người Mỹ được hỏi bày tỏ sự không hài lòng trước đạo luật mới, trong khi số người ủng hộ đạt 33%.
Boeing không hạ giá, ông Trump sẽ hủy hợp đồng?
Ông Trump tỏ ra khó chịu khi phải chi gần 500 tỷ đồng chỉ để nâng cấp 2 dàn lạnh của chuyên cơ Không lực 1.
Các chuyên gia lý giải, “Không phải Boeing thổi giá mà giá đó do kết quả sửa đổi các trang bị theo yêu cầu của tổng thống mà Văn phòng Quân sự Nhà Trắng và Không quân đặt ra”.
Còn Richard Aboulafia, Phó chủ tịch phụ trách phân tích của Công ty tư vấn Teal cho biết thêm: “Vấn đề không phải là nhà thầu làm cho người giàu, mà đây là vấn đề cần thiết của chính phủ”.
Trong khi đó, yêu cầu với Không lực 1 (Air Force One) là phải có khả năng nuôi sống hành khách và phi hành đoàn trong nhiều tuần lễ mà không cần nạp thêm thực phẩm. Nghĩa là, chuyên cơ của Tổng thống Trump phải cất giữ khoảng 3.000 bữa ăn trong các tủ lạnh và tủ đá khổng lồ phía dưới cabin hành khách.
Chi phí để vận hành và bảo trì chuyên cơ của Tổng thống Mỹ là vô cùng lớn |
Theo Không quân, 5 dàn máy lạnh kiểm soát việc làm mát không khí của tổng cộng 26 khoang khác nhau.
Vào tháng 12, Không quân trao cho Boeing hợp đồng trị giá 23,7 triệu USD (gần 500 tỷ đồng) để thay thế hai máy làm lạnh, làm mát của 8 khoang. Khi được phóng viên hỏi, Boeing từ chối bình luận về thỏa thuận này, và nói sẽ đưa tất cả các câu hỏi liên quan cho phía Không quân.
Các tủ lạnh trên Không lực 1 được sản xuất từ những năm 1990, khi Không quân nhận được phiên bản 747 tùy chỉnh từ Boeing.
Phát ngôn viên của Không quân, Ann Stefanek cho biết: “Mặc dù được bảo dưỡng định kỳ, độ tin cậy các trang bị ngày càng giảm trong khi đó hỏng hóc ngày càng tăng, đặc biệt trong môi trường nóng ẩm. Các đơn vị không thể thực hiện lưu giữ thực phẩm theo yêu cầu nhiệm vụ”.
Aboulafia cho biết, tủ lạnh, và nhiều thứ khác trên Không lực 1 rất đắt vì chúng là những chiếc độc nhất của Không quân Mỹ và không được sử dụng cho máy bay thương mại.
Mặc dù, sẵn có công nghệ nhưng nhà thầu phải tùy chỉnh cho 70 kho trữ lạnh, Stefanek cho biết khi được hỏi tại sao các giàn lạnh lại đắt đến thế. “Các tiêu chuẩn kỹ thuật để thiết kế, sản xuất, kiểm tra trong môi trường vận hành và chứng nhận quản lý cũng được tính vào trong chi phí nâng cấp”.
Dự kiến, công việc nâng cấp sẽ kết thúc vào tháng 10 năm 2019.
Tổng thống Mỹ, Donald Trump tỏ ra vô cùng khó chịu về chi phí phải bỏ ra để nâng cấp giàn lạnh cho hai chiếc Không lực 1, và đe dọa sẽ hủy bỏ dự án này nếu nhà thầu không hạ giá thành.
- Như Ý
Bức ảnh chưa từng công bố về ông Obama gây xôn xao
Sau 13 năm giữ kín, một nhà báo mới đây đã quyết định công bố bức ảnh bị coi là có thể gây ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị của ông Barack Obama nếu để lọt ra sớm hơn nữa. Bức ảnh chụp ông Obama với một nhân vật chính trị gây tranh cãi tại Mỹ trước khi ông Obama trở thành ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ.
>> Ông Obama "tính kế" ủng hộ đảng Dân chủ trong bầu cử giữa kỳ?
>> Những món quà sang trọng ông Obama được tặng khi còn làm Tổng thống Mỹ
>> Tranh cãi công trình “để đời” của cựu Tổng thống Obama
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama chụp với nhân vật chính trị gây tranh cãi Louis Farrakhan (ngoài cùng bên phải). (Ảnh: Askia Muhammad)
Nhà báo Askia Muhammad vừa công bố bức ảnh từ năm 2005 chụp cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama với lãnh đạo tổ chức Quốc gia Hồi giáo Louis Farrakhan trong một cuộc họp của Hiệp hội các nghị sĩ da màu (CBC). Chia sẻ với trang tin Trice Edney, ông Muhammad cho biết ông đã giữ kín bức ảnh này 13 năm nay vì sợ nó có thể gây ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị của ông Obama, nhất là vào thời điểm nhạy cảm khi ông Obama bắt đầu cuộc chạy đua vào ghế tổng thống Mỹ.
Vào thời điểm chụp bức ảnh, ông Obama đang là Thượng nghị sĩ bang Illinois và trước khi các thuyết âm mưu nghi ngờ việc ông Obama không được sinh ra ở Mỹ và là người theo đạo Hồi.
Ông Farrakhan là một nhân vật chính trị gây tranh cãi tại nước Mỹ. Ông là nhà lãnh đạo tôn giáo, nhà hoạt động xã hội cho người Mỹ gốc Phi và nhà phân tích chính trị xã hội. Theo trang tin Breitbart, ông nổi tiếng với quan điểm “da màu thượng đẳng”, đi theo chủ nghĩa bài trừ Do Thái và chống người đồng tính.
Theo Dailymail, vào năm 2008, ông Obama đã từng bị cáo buộc có liên hệ với những người đi theo chủ nghĩa phân biệt sắc tộc, tôn giáo, cũng như những hoài nghi từ phía bảo thủ về xuất thân và tôn giáo của ông. Tuy nhiên, ông Obama đã phủ nhận những cáo buộc này vào thời điểm đó, đồng thời lên án một số phát ngôn kỳ thị tôn giáo của ông Farrakhan.
Ông Muhammad cho biết sau khi nhận ra ông chụp bức ảnh, một số bên liên quan đã liên hệ với ông, trong đó có nhân viên tổ chức CBC. Ông kể lại rằng, họ đã khá “hốt hoảng” sau khi phát hiện ra bức ảnh đã được ông chụp lại. Sau đó, ông Leonard Farrakhan, chánh văn phòng tổ chức Quốc gia Hồi giáo, đã liên hệ và yêu cầu ông Muhammad giữ kín. Khi đó, ông đã hiểu ra vấn đề và quyết định không tiết lộ bức ảnh ra bên ngoài trong vòng hơn 10 năm qua.
Đức Hoàng
Theo Dailymail
Điều gì khiến một loạt quốc gia trên thế giới đua nhau thử tên lửa đạn đạo?
Ngày đăng : 08:00 - 20/01/2018
Hãng tin CNN cho biết, trong vòng một năm qua, không chỉ có Triều Tiên mà rất nhiều quốc gia đã tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo, mới đây nhất là Ấn Độ.
Vào ngày 18/1, Ấn Độ tuyên bố họ đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mang tên Agni-V. Các chuyên gia cho biết tên lửa này đủ sức bắn tới Trung Quốc, một quốc gia mà Ấn Độ đang cạnh tranh về kinh tế và chính trị trong khu vực.
Tên lửa Agni-V của Ấn Độ trong một cuộc diễu binh. |
Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã gọi cuộc thử nghiệm tên lửa Agni-V là “một bước nhảy lớn” đối với sức mạnh quân sự của đất nước. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự đều nhận định rằng đây là một động thái thường thấy của Ấn Độ.
Tính đến thời điểm hiện tại, Triều Tiên là quốc gia duy nhất đẩy mạnh thử nghiệm tên lửa nhằm đạt được vị thế là cường quốc hạt nhân. Nước này đã phóng 23 quả tên lửa trong 16 cuộc thử nghiệm và khiến căng thẳng trong khu vực nóng lên.
Người dân Nhật Bản đã phải sống trong tình trạng cảnh giác cao độ trong phần lớn năm vừa qua khi hãng tin NHK đã cảnh báo trên điện thoại cho người dân rằng Bình Nhưỡng có thể đã phóng tên lửa về phía Nhật Bản. Đã rất nhiều lần tên lửa Triều Tiên đã bay qua lãnh thổ Nhật Bản và rơi xuống vùng biển quanh đất nước này. Cuối cùng, đây chỉ là một sự nhầm lẫn và hãng NHK đã phải công khai xin lỗi trên truyền hình vài phút sau khi cảnh báo được đưa ra.
Tại quần đảo Hawaii (Mỹ), người dân nơi này đã được một phen lo sợ khi điện thoại của họ cảnh báo tên lửa đạn đạo đang đến gần. Triều Tiên đã từng tuyên bố rằng tên lửa của họ có thể bắn tới lãnh thổ nước Mỹ, và cảnh báo này đã khiến người dân Hawaii phải xuống hầm trú ẩn trong 38 phút trước khi nhà chức trách tuyên bố đây là báo động giả. Nguyên nhân được cho là bởi một nhân viên của Cục Tình trạng Khẩn cấp Hawaii đã “bấm nhầm nút”.
Ông Steve Hildreth, một chuyên gia về an ninh của Mỹ cho biết: “Nếu báo động đó xuất hiện vào khoảng 1 năm trước, người ta sẽ nghĩ rằng ai đó đã bấm nhầm nút. Nhưng giờ đây, người dân thực sự tin rằng Triều Tiên có thể phóng tên lửa tới Hawaii, vì vậy ai cũng tin vào báo động giả đó”.
“Trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta đã quá quen với thực tế rằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có tầm bắn ngắn”. ông Hildreth nói thêm. “Giờ đây tên lửa Triều Tiên có thể bắn tới Mỹ, đây là một điều rất đáng lo ngại”.
Tuy vậy, Triều Tiên không phải là nước duy nhất thử tên lửa trong năm 2017. Mỹ, Nga và Trung Quốc đều đã thử tên lửa đạn đạo trong thời gian qua.
“Việc tiến hành nhiều cuộc thử tên lửa trong một năm là điều bình thường. Chúng tôi sẽ chọn một loại tên lửa đang có bất kỳ, lắp đầu đạn và đưa nó ra bãi thử nghiệm”, ông Paul Merzlak, một cựu chỉ huy lực lượng tên lửa Mỹ cho biết. “Anh phải đảm bảo rằng tên lửa vẫn hoạt động tốt, vì vậy chúng cần được phóng thử thường xuyên”.
Các căn cứ Mỹ thường thông báo công khai thử nghiệm tên lửa trước và sau khi được thực hiện. Căn cứ Không quân Vandenberg thường thử hệ thống phòng không và tên lửa đạn đạo tại một địa điểm ở Santa Barbara, phía bắc bang California (Mỹ).
Ông Hildreth cho biết rất nhiều cuộc thử nghiệm tên lửa đã diễn ra tại Santa Barbara mỗi năm. “Đây là điều thường thấy. Đây là thời điểm Mỹ và Nga tiếp tục nâng cấp và thử hoạt động của tên lửa”, ông nói.
Trong khi đó, Ấn Độ cũng thử nghiệm tên lửa của mình. Theo ông Vipiin Narang, một giáo sư khoa học tại trường đại học MIT của Mỹ, cuộc thử nghiệm mới nhất của họ không cho thấy bất kỳ khả năng mới nào mà “đơn giản là thử nghiệm tính năng trước khi đưa vào hoạt động”. Động thái này càng khiến quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc trở nên căng thẳng, khi hai nước đang tranh chấp vùng lãnh thổ ở vùng biên giới.
Tại Iran, cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo của nước này khiến Mỹ, Israel và nhiều nước khác lo ngại, cũng như yêu cầu sửa đổi nội dung thỏa thuận hạt nhân để ngăn các hoạt động này diễn ra.
Vào tháng 9/2017, Iran đã phóng thành công tên lửa đạn đạo mới, chỉ vài giờ sau khi trình làng loại tên lửa này trên đường phố thủ đô Tehran. Được đặt tên là tên lửa Khorramshahr, nó có tầm bắn vào khoảng 2.000 km và có thể mang nhiều đầu đạn cùng lúc. Nó được cho là có thể bắn tới lãnh thổ Ả Rập Xê út và Israel.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần lên án thỏa thuận hạt nhân Iran khi nó không ngăn nước này tiến hành chương trình tên lửa đạn đạo, song ông đã buộc phải hoãn áp đặt cấm vận kinh tế. Ông Trump đã nhiều lần khẳng định rằng Iran đã vi phạm điều khoản trong thỏa thuận và muốn áp đặt lệnh trừng phạt nếu Iran tiếp tục thử tên lửa đạn đạo.
Ông Hildreth cho biết, kể từ khi lãnh đạo Kim Jong-un lên năm quyền, Bình Nhưỡng đã “đẩy mạnh tốc độ” thử nghệm tên lửa. Điều này sẽ còn tiếp tục cho đến khi Triều Tiên thực sự có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Triều Tiên vẫn tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân của mình. |
“Điều đáng lo ngại ở đây là việc Triều Tiên dường như quyết tâm phát triển một loại vũ khí hạt nhân có thể tấn công Mỹ. Họ không chấp nhận đàm phán để ngừng hoạt động này, thậm chí còn quyết tâm đi trên con đường này”, ông nói.
Ông Hildreth tin rằng trong tương lai Bình Nhưỡng sẽ còn thử nghiệm tên lửa thêm nữa, cho dù họ đang tạm ngừng chương trình này vì Thế vận hội Mùa đông sắp diễn ra tại Hàn Quốc. “Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu Triều Tiên không tiếp tục thử nghiệm tên lửa vào cuối mùa xuân này”, ông nói.
Anh Tuấn (lược dịch)
Mỹ tránh Nga ở Diễn đàn kinh tế thế giới Davos
Khách đến dự WEF ở Davos - Ảnh: AP
Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich nói các quan chức Mỹ tránh tiếp xúc với đoàn Nga tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos, vào lúc quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng vì chuyện trừng phạt Nga.
Khi dự một hội thảo của WEF, ông Dvorkovich nói ông sẵn sàng tiếp xúc với đoàn Mỹ, nhưng “Người Mỹ tránh chúng tôi ở Davos. Đây chỉ là một ngôi làng nhỏ, nhưng họ không muốn nói chuyện. Nga không tránh đối thoại”.
Khi nói chuyện với kênh truyền hình nhà nước Nga NTV, ông Dvorkovich còn nói: "Bất kỳ cuộc đối thoại nào với các đồng nghiệp Mỹ đều vô nghĩa. Rõ ràng họ sợ đối thoại công khai. Tôi nghĩ họ không có điều gì đặc biệt để trao đổi”.
Theo báo Financial Times, một số doanh nhân và các nhân vật quyền thế Nga là những người đang sốt ruột chờ Bộ Tài chính Mỹ công bố “danh sách đen” gồm một danh sách các “đại gia” thân cận Tổng thống Nga Vladimir Putin, sẽ được Bộ này trình Quốc hội nước này vào ngày 29.1 tới.
“Danh sách đen” có thể làm nền tảng cho những biện pháp trừng phạt mới nhắm vào các công ty và cá nhân Nga (có thể áp dụng từ tháng 2 tới) với lý do Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.
Phó Thủ tướng Dvorkovich nói: “Tôi e rằng không còn các đại gia. Đó là khái niệm của những năm 1990. Ở Nga không còn các đại gia, họ đã được thay thế bằng những doanh nhân làm ăn chân chính, quan tâm tới quốc gia và kiếm tiền bằng những phương cách đầy trách nhiệm. Nước Nga tích cực lao động để đạt tới sự tăng trưởng kinh tế, bất chấp lệnh cấm vận”.
Ông cũng nói: “Các lệnh trừng phạt không là điều quan trọng nhất thế giới. Nó chỉ là chuyện nhỏ, chúng ta không nên tốn thời gian bàn luận. Chúng ta nên làm việc nhiều hơn, hiệu quả hơn”.
Bích Ngọc (theo Washington Times)
Trumpxem xét cấp quyền công dân cho hai triệu người
Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink hôm nay đã tham gia tình nguyện hiến máu nhằm ủng hộ cho Chương trình Hiến máu Quốc gia Việt Nam.
Một bác sĩ cấp cứu ở tây bắc Trung Quốc đã ngất xỉu và qua đời sau ca trực đêm kéo dài với 40 bệnh nhân điều trị liên tục.
|
VN đón Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Mỹ
|
Tân Đại sứ Mỹ hào hứng trong lần đầu hiến máu ở Việt Nam
Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink hôm nay đã tham gia tình nguyện hiến máu nhằm ủng hộ cho Chương trình Hiến máu Quốc gia Việt Nam.
>> Tân Đại sứ Mỹ chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
>> Tân Đại sứ Mỹ muốn làm quen với nhiều người bạn mới tại Việt Nam
Tân Đại sứ Mỹ hào hứng trong lần đầu hiến máu ở Việt Nam
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink chuẩn bị lấy máu. (Ảnh: Đức Hoàng)
Ngày 26/1, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã tổ chức hoạt động hiến máu thường niên lần thứ 7 nhân dịp Tết Nguyên Đán, nhằm ủng hộ cho Chương trình Hiến máu Quốc gia trong việc phát triển trữ lượng máu dự trữ của Việt Nam. Ngoài các nhân viên Đại sứ quán cùng thân nhân, học sinh sinh viên và những người đang làm việc và sinh sống ở Hà Nội, hoạt động còn có sự tham gia của tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink.
Đại sứ Kritenbrink chia sẻ thông qua hoạt động hiến máu đầy ý nghĩa, Mỹ muốn thể hiện tình hữu nghị, sự hợp tác và sẻ chia giữa nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam. Đặc biệt trong dịp nghỉ Tết cổ truyền, số người hiến máu và lượng máu hiến thường suy giảm nên Đại sứ quán Mỹ muốn đóng góp một phần nhỏ bé cho đất nước Việt Nam.
Ông Kritenbrink cho rằng sự kiện này rất đặc biệt với ông do đây là lần đầu tiên ông tham gia hiến máu tình nguyện ở Việt Nam kể từ khi nhậm chức từ tháng 11/2017. Tuy nhiên, đây cũng là lần thứ 7 Đại sứ quán Mỹ tổ chức sự kiện hiến máu và nhà ngoại giao Mỹ cảm thấy rất vui mừng vì số người hiến máu ngày càng gia tăng.
Ông Lê Lâm, Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết ông đánh giá cao ý nghĩa của sự kiện hiến máu tình nguyện tổ chức tại Đại sứ quán Mỹ. Ông cho rằng điều này thể hiện các cơ quan nước ngoài đóng tại địa bàn Việt Nam hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện và hướng tới mục tiêu bền vững hơn trong tương lai, cũng như góp phần tuyên truyền cho cộng đồng về tầm quan trọng của hoạt động này.
Ngoài ra, ông Lê Lâm còn nhận định Đại sứ quán Mỹ đã tổ chức hoạt động ý nghĩa này vào những thời kỳ mà Việt Nam đang rất cần lượng máu dự trữ như dịp Tết và dịp hè. Quan niệm truyền thống của người Việt Nam là “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, vì vậy ông rất trân trọng sự giúp đỡ từ phía cơ quan ngoại giao Mỹ cũng như các cơ quan nước ngoài khác đóng trên địa bàn Hà Nội.
Ông Kritenbrink cho biết ông rất lạc quan khi được hỏi về mối quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ. Ông mong muốn 2 quốc gia sẽ luôn gìn giữ bền chặt tình hữu nghị giữa 2 quốc gia, cũng như củng cố nâng cao mối quan hệ hợp tác song phương. Ông cũng nhắc lại chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối năm ngoái, khẳng định những thành tựu và triển vọng trong nhiều lĩnh vực 2 bên đã đạt được.
Ngoài ra, nhân sự kiện lịch sử U23 Việt Nam lọt vào vòng chung kết Giải U23 Châu Á, nhà ngoại giao Mỹ tiết lộ rằng mình cũng là người hâm mộ nhiệt thành với bóng đá Việt Nam. Ông còn chuẩn bị một tờ khẩu hiệu “Việt Nam chiến thắng” nhằm động viên tinh thần cho các cầu thủ Việt Nam và cho biết sẽ theo dõi và ủng hộ Việt Nam giành chức vô địch.
Ông Kritenbrink giơ biểu ngữ viết bằng chữ thư pháp, cổ vũ cho đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam. (Ảnh: Đức Hoàng)
Hàng trăm người đã đến ủng hộ sự kiện ý nghĩa của Đại sứ quán Mỹ. (Ảnh: Đức Hoàng)
Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink đang được lấy máu. (Ảnh: Đức Hoàng)
Chương trình Hiến máu Quốc gia bắt đầu triển khai từ năm 2001 đã giúp Việt Nam không ngừng phát triển trữ lượng máu dự trữ từ nguồn hiến máu tự nguyện. Tới năm 2016, 98% lượng máu thu được là từ các hoạt động hiến tặng. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tới năm 2018 Việt Nam cần 1,8 triệu đơn vị máu để đáp ứng nhu cầu, vì vậy Việt Nam cần rất nhiều sự đóng góp từ người dân.
Đức Hoàng
Các hãng đua nhau tặng tivi, đầu thu dự đoán tỷ số trận chung kết U23 châu Á
ictnews
Samsung, PanaTV, Vũ Hồng Minh đã sớm đưa ra các game tặng tivi màn hình lớn, đầu thu truyền hình cho khán giả tham gia game dự đoán tỷ số trận đấu, phút ghi bàn đầu tiên của trận chung kết giữa U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan.
Samsung công bố tặng tivi 55 inch cho khán giả dự đoán trúng tỷ số trận chung kết U23 châu Á.
|
Chỉ còn còn khoảng 24 giờ nữa là trận chung kết giữa đội tuyển U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan được khởi tranh, cho đến ngày hôm nay 26/1/2017, một số hãng điện tử đã bắt đầu tung quà tặng cho người hâm mộ trổ tài đoán tỷ số trận đấu chung kết trong mơ của đội tuyển U23 Việt Nam.
Cách đây ít giờ, Samsung công bố sẽ tặng tivi Samsung 4K UHD cho khán giả đoán trúng tỷ số trận chung kết, trong 90 phút của hai hiệp chính khán giả vào Fapage chính thức của Samsung Việt Nam dự đoán với 2 bước đơn giản và tham gia dự đoán tỷ số. Ban tổ chức sẽ chọn số may mắn ngẫu nhiên từ những người chơi thực hiện đầy đủ các bước trên và có câu trả lời chính xác để tìm ra chủ nhân của chiếc tivi 4K UHD 55 inch.
Hãng tivi Pana cũng trao tặng 5 tivi cho khán giả dự đoán đúng phút ghi bàn thắng đầu tiên của trận đấu.
|
Hãng tivi thương hiệu Việt PANA TV mới ra mắt thị trường cũng tung giải thưởng là 5 chiếc tivi Pana 32 inch ăn mừng đội tuyển cho 5 bạn may mắn dự đoán trúng phút ghi bàn thắng đầu tiên trong thời gian 120 phút của trận chung kết U23 châu Á 2018 giữa 2 đội U23 Việt Nam - U23 Uzbekistan.
Công ty Vũ Hồng Minh cũng tài trợ 5 đầu thu truyền hình (2 thiết bị Android TV Box - PROBOX GALAXY và 3 đầu thu DVB T2 - TOPT2) cho 5 độc giả của ICTnews dự đoán đúng tỷ số trận đấu nhanh nhất.
|
Cho đến thời điểm này tại Hà Nội và TP.HCM đang tất bật chuẩn bị lắp đặt mà hình lớn tại nhiều nơi để phục vụ người hâm mộ. Tại sân vận động Mỹ Đình sẽ có 4 màn hình lớn phục vụ người hâm mộ, mở cửa tự do từ lúc 13h. Tại sân vận động Hàng Đẫy cũng có 3 màn hình lớn phục vụ khán giả tập trung đến xem.
Tại sân 4A Nhà văn hóa thanh niên TP HCM sẽ có màn hình 500 inch phụ vụ khán giả, miễn phí vào cổng, mỗi khán giả được phát một lá cờ nhỏ bằng giấy cầm tay. Ngoài ra giới hâm mộ ở TP.HCM có thể đến Khu Kenton Node - Nam Sài Gòn từ 13h30-18h30 để cùng xem bóng đá cùng uống bia miễn phí với màn hình Led 100m2.
Tại đường Nguyễn Huệ sẽ có 10 màn hình led cỡ lớn với chiều cao 7m, dài 12,5m. TP.HCM còn mời bình luận viên đến để nhận định, trao đổi về trận đấu để phục vụ người hâm mộ.
Đài truyền hình Việt Nam sẽ tường thuật trận đấu lúc 14h50 ngày 27/1/2018. Chương trình bình luận trước trận đấu sẽ bắt đầu trước 2 tiếng đồng hồ, tức là bắt đầu lúc 13h trên cả hai kênh VTV2 và VTV6.
Đình Anh
Thất thế tại Afrin, người Kurd xin được 'núp bóng' chính phủ Syria chống quân Thổ Nhĩ Kỳ
Các binh sĩ quân đội Anh (Ảnh: CC BY 2.0/7th Army Training Command)
Tổng thống Vladimir Putin giám sát chuyến bay thử nghiệm của Tu-160. Ảnh: Sputnik
|
Chiến dịch tốc thắng bất thành, 16 lính Thổ Nhĩ Kỳ bị người Kurd bắt sống?
|
BTQP Anh cảnh báo cách Nga tung đòn hiểm tấn công Anh, giết hàng nghìn người
Hải Võ | 26/01/2018 19:35
Lời cảnh báo được Bộ trưởng quốc phòng Anh Gavin Williamson đưa ra hôm thứ Năm, 25/1 (giờ địa phương).
Ông Williamson khẳng định một cuộc tấn công của Nga nhằm vào các cơ sở hạ tầng trọng yếu của Anh sẽ giết chết hàng nghìn người.
Trả lời phỏng vấn tờ Telegraph, Bộ trưởng Williamson nói rằng Moskva từ lâu vẫn thăm dò, giám sát các tuyến liên kết giữa cơ sở hạ tầng của Vương quốc Anh với các nguồn cung năng lượng, nhằm tìm kiếm cơ hội "gây hỗn loạn".
"Đó là mối đe dọa thực sự mà đất nước đang đối diện ngay thời điểm này," ông nói.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Anh Nick Carter cảnh báo quân đội nước này đang gặp khó khăn trong nỗ lực bắt kịp khả năng của người Nga. Anh có 4 hệ thống ngầm dưới biển kết nối với nguồn điện từ lục địa châu Âu, cùng 4 hệ thống khác để vận chuyển khí đốt và năng lượng vào nước này.
Ông Carter lên tiếng hồi đầu tuần, nhận định Nga "có thể hành động thù địch sớm hơn chúng ta dự kiến".
Còn theo ông Williamson, Nga sẵn sàng có những hành động mà "bất kỳ nước nào cũng không thể chấp nhận nổi".
"Kế hoạch của Nga sẽ không phải là đưa tàu đổ bộ đến Vịnh Nam ở Scarborough, hay ngoài khơi Brighton," ông nói với tờ Telegraph. "Họ sẽ nghĩ 'làm thế nào để gây đau đớn cho người Anh?', đó là phá hoại kinh tế [Anh], xé nát cơ sở hạ tầng, gây ra cái chết cho hàng nghìn người, và thực sự có một nhân tố có thể gây bất ổn toàn diện trong nước."
Cũng trong tuần này, người đứng đầu Trung tâm an ninh mạng quốc gia (NCSC) Ciaran Martin nói rằng Nga đã leo thang các vụ tấn công nhằm vào truyền thông, cơ sở thông tin và năng lượng của Anh trong năm qua.
Hàng loạt cảnh báo về "mối đe dọa Nga" được đưa ra trong bối cảnh Bộ quốc phòng Anh đứng trước sức ép cắt giảm chi phí, và đang nỗ lực bảo đảm ngân sách chi cho các lực lượng vũ trang.
Tướng Nick Carter cho rằng các nước phương Tây cần xác định rõ điểm yếu của Nga và "hiểu rằng nước Nga tôn trọng sức mạnh và những người dám đứng lên đối mặt với họ".
Thượng nghị sĩ Viktor Bondarev, chủ tịch Ủy ban an ninh và quốc phòng ở Hội đồng liên bang (Thượng viện) Nga, gần đây cáo buộc các quan chức Anh luôn tìm cách làm mất uy tín của Nga.
Hạ nghị sĩ Sergei Zheleznyak, thành viên Ủy ban đối ngoại Duma quốc gia (Hạ viện) Nga, thì gọi các phát ngôn của tướng Carter là lời thách thức Moskva.
Ông Putin trực tiếp giám sát Tu-160 lớn nhất thế giới bay thử
Vân Anh | 26/01/2018 11:20
Phiên bản hiện đại hóa của máy bay ném bom chiến lược Tu-160 sẽ tăng cường bộ ba hạt nhân Nga - Tổng thống Vladimir Putin nhận định sau khi tận mắt chứng kiến chiếc máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới bay thử.
"Sự hồi sinh của Tupolev Tu-160 là một bước tiến quan trọng của sự phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao và việc tăng cường khả năng phòng thủ đất nước, bởi đây là một trong những nhân tố cấu thành bộ ba hạt nhân trên không của chúng ta" - RT dẫn lời ông Putin phát biểu sau chuyến bay thử của máy bay ném bom siêu âm có khả năng mang hạt nhân ở Kazan hôm 25.1.
Bộ ba hạt nhân của Nga thường bao gồm máy bay chiến lược, tên lửa đạn đạo liên lục địa và tàu ngầm hạt nhân.
Các nhân viên của nhà máy hàng không Kazan đã mời Tổng thống Putin lên máy bay ném bom Tu-160 sau khi nó đã được hiện đại hóa trong 1 năm rưỡi qua.
Ông Putin cho biết, "phiên bản mới này trông giống phiên bản Tu-160 I mà tôi đã bay năm 2005, nhưng nó là một loại máy hoàn toàn khác biệt và triển vọng phát triển là rất lớn".
Theo người đứng đầu nhà nước, một trong những triển vọng đó có thể là một chiếc máy bay siêu âm dân dụng dựa trên Tu-160. Bất chấp sự thất bại của phiên bản thương mại máy bay Nga Tu-144 và máy bay siêu âm chở khách Concorde của Anh-Pháp, ông Putin vẫn bày tỏ tin tưởng rằng các hãng hàng không lớn hiện nay sẽ có khả năng vận hành các máy bay siêu âm đắt tiền.
Tu-160 mà NATO gọi là "Blackjack" là máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới, với tải trọng cất cánh tối đa khoảng 275 tấn. Máy bay có thể hoạt động hơn 12.000km mà không cần tiếp liệu.
Phiên bản hiện đại của Tu-160 với động cơ mới và thiết bị kỹ thuật số được đưa ra vào tháng 11 năm ngoái. Các máy bay ném bom này dự kiến được sản xuất hàng loạt vào đầu những năm 2020. Bộ Quốc phòng Nga đã có kế hoạch mua ít nhất 50 chiếc từ nay đến năm 2027. Mỗi chiếc có giá 15 tỉ rúp (269 triệu USD).
Israel lộ tin tối mật: Iran thống lĩnh 82.000 quân ở Syria, sẽ tấn công bất cứ lúc nào
|
Nổ lực chỉnh giá dầu, Nga đạt đích GDP trước mưu Mỹ
(Tin tức 24h) - Điều chỉnh chính sách cân bằng giá dầu có thể mang lại thặng dư ngân sách cho Nga năm 2018.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksandr Novak cho biết, Nga và Ả-rập Xê-út cùng các nhà sản xuất dầu quan trọng khác đã cam kết tiếp tục duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng tới cuối năm 2018 và thỏa thuận này hiện đạt 107% so với mục tiêu.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksandr Novak |
Ông Novak cho biết, mức 107% mục tiêu là còn bởi một số quốc gia chưa thực hiện được đúng các yêu cầu đặt ra của Hiệp định.
Dù ca ngợi sự ăn ý trong phối hợp hành động giữa các nước sản xuất dầu, ông Novak cũng hạn chế nói về dự báo giá dầu vào cuối năm 2018. Ông cho rằng thỏa thuận tập trung nhiều hơn vào việc loại bỏ khả năng cung vượt ra khỏi thị trường, chứ không phải trên giá ngắn hạn.
"Giá cả phải dựa trên người sản xuất và người tiêu dùng để đảm bảo đầu tư thêm vào thị trường dầu mỏ và giữ nguồn cung an toàn và ổn định" - Bộ trưởng Novak nhấn mạnh.
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nhà xuất khẩu dầu mỏ đã cho phép giá dầu tăng lên mức 70 USD/thùng, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách của Nga.
Theo phân tích của người đứng đầu ngành tài chính Nga - Bộ trưởng Anton Siluanov, theo dự kiến thâm hụt ngân sách Nga năm 2018 ở mức tương đương 1,3% GDP, song nếu giá dầu thô tiếp tục diễn biến như hiện nay thì Nga sẽ đạt thặng dư ngân sách.
Còn mức giá tồi tệ nhất mà chính phủ Nga có thể chịu đựng là 40 USD/thùng.
Trong khi đó, khả năng giảm giá dầu đang bị chi phối mạnh mẽ bởi mức khai thác và tăng dự trữ từ Mỹ.
Khai thác dầu ở Mỹ đang khiến thị trường lúng túng. |
Sản lượng dầu thô Mỹ được dự báo có thể sớm đạt mức 10 triệu thùng/ngày bởi hôm thứ ba, Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng cho hay sản lượng của Mỹ đã tăng một cách đột ngột trong một tuần: từ 258.000 thùng/ngày lên 9,75 triệu thùng/ngày.
Nỗi lo về mức sản lượng của Mỹ tăng đột ngột đã khiến các nhà đầu tư lo lắng khiến giá dầu lao dốc hồi tuần trước.
Trước mắt, Nga và các nước OPEC chỉ còn biết tìm cách để thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm sản lượng theo các yêu cầu đã đề ra.
Thạch Tú
Thạch Tú
Mỹ quyết tạo thế chân vạc tại Syria, theo kịch bản Iraq
(Quan hệ quốc tế) - Dù không đóng vai trò chính trong ván cờ Syria thời chống IS, nhưng Mỹ không chịu tiếp tục làm cái bóng của Nga tại Syria thời hậu IS...
Nga tố Mỹ thực hiện chiến lược chia cắt Syria
Sputnik ngày 25/1 đưa tin, phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã tuyên bố chiến lược mới của Mỹ về Syria là nhằm chia nhỏ quốc gia Trung Đông này.
“Cùng với những nguồn tin quân sự Mỹ, tiếp sau bài phát biểu của Ngoại trưởng Rex Tillerson tại Đại học Stanford, Mỹ đã bảo trợ cho việc thành lập các đội bảo vệ biên giới tại miền bắc Syria, nơi có đa số người Kurd sinh sống.
Từ thực tế đó có thể nhận diện chiến lược mới của chính quyền Mỹ đối với tình hình tại Syria không là gì khác ngoài chính sách nhằm chia nhỏ quốc gia này", bà Maria Zakharova thể hiện quan điểm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova |
Xin nhắc lại là ngày 17/1, phát biểu tại Đại học Stanford, Ngoại trưởng Rex Tillerson đã đưa ra một số tuyên bố về Syria, trong đó nhấn mạnh Mỹ, EU và các đối tác sẽ không giúp khôi phục quyền kiểm soát của chính quyền Syria tại nhiều khu vực.
Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, Washington sẽ tập trung vào giữ ổn định và xây dựng giải pháp chính trị cho Syria với mục tiêu làm giảm ảnh hưởng của Iran. Ông Tillerson cũng kêu gọi các nước gây áp lực về kinh tế với chính quyền Assad.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova cho biết Moscow đã tìm hiểu rất kỹ bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ, mà theo nhận diện của Moscow, ở đó thể hiện tầm nhìn của Washington về thực tại và hướng giải quyết cuộc xung đột Syria.
Bà Zakharova lưu ý rằng, cũng giống như trước đây, người Mỹ vẫn tuyên bố loại bỏ quyền lực của vị Tổng thống Syria hợp pháp, hợp hiến và dự định hiện diện quân sự vô thời hạn tại Syria, điều này là khó có thể chấp nhận được.
"Mỹ vẫn tiếp tục tuyên bố bãi nhiệm tổng thống được dân bầu của Syria. Chúng tôi cho rằng cách tiếp cận như vậy là mâu thuẫn với luật pháp quốc tế, không góp phần giải quyết các vấn đề nội bộ của Syria trên cơ sở Nghị quyết 2254 của HĐBA".
Moscow cho rằng không thể biến Syria thành vũ đài đối đầu chính trị - quân sự của các thế lực bên ngoài, đang theo đuổi những lợi ích riêng của mình. Chỉ có người dân Syria mới quyết định được tương lai của đất nước mình.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nhận định rằng bất cứ hành động nào khiến cho việc tái lập sự thống nhất xã hội của Syria bị chậm trễ thì sẽ đẩy quốc gia Trung Đông này đối diện với nhiều thách thức nguy hiểm mới.
"Điều tồi tệ này đang xảy ra tại Afrin, nơi mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành chiến dịch quân sự, gây bất ổn cho an ninh của Syria tại khu vực mà chính phủ Syria chưa tái lập được quyền kiểm soát".
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson - người đã giới thiệu chiến lược của Mỹ chia cắt Syria |
Chính vì vậy mà Nga hy vọng Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria, diễn ra trong các ngày 29-30/1 tại Sochi, sẽ tạo ra bước tiến quan trọng cho tiến trình hoà giải và hoà hợp giữa các phe phái, tiến tới thống nhất Syria.
Mỹ đang quyết tạo ra thế chân vạc tại Syria, nhằm tái lập kịch bản tại Iraq
Hẳn dư luận còn nhớ, khi Toàn quyền Paul Bremer - người đứng đầu chính quyền chuyển tiếp tại Iraq thời hậu Saddam Hussein trong 13 tháng - thực hiện việc chuyển giao chủ quyền cho người Iraq vào ngày 28/6/2004, đã tự hào rằng:
“Nhìn lại, chúng ta thấy Mỹ đã làm được rất nhiều điều cho đất nước Iraq. Thực sự, chúng ta đang giúp cho Iraq trở thành một quốc gia dân chủ”. Nền tảng dân chủ mà người Mỹ xây dựng cho Iraq là xác lập một cơ cấu quyền lực theo thế chân vạc.
Thế chân vạc quyền lực tại Iraq thời hậu Saddam Hussein đã đảm bảo trong cả đời sống chính trị lẫn chính trường Iraq, sự hiện diện của đại diện cả ba sắc tộc chính là lực lượng Hồi giáo dòng Shi'ite, lực lượng Hồi giáo dòng Sunni và người Kurd.
Song điều đáng nói là dù diện người Kurd đã tham gia vào chính quyền trung ương, song cơ chế tự trị của người Kurd vẫn không thay đổi. Nghị viện và chính phủ Kurdistan vẫn tồn tại song song với Quốc hội và chính phủ trung ương tại Baghdad.
Có thể nhận diện, Washington đã chủ động tạo ra một cơ cấu quyền lực xung đột tại Iraq, trong đó tạo điều kiện cho người Kurd có được cơ chế quyền lực tốt nhất trên cả chính trường lẫn trong đời sống chính trị tại Iraq thời hậu Saddam.
Theo giới phân tích, qua những hành động vừa mập mờ, vừa rõ ràng tại Syria, cho thấy dường như người Mỹ đang quyết tâm tái lập kích bản của họ tại Iraq trên đất nước Syria và cũng xoay quanh quân cờ chiến lược người Kurd.
Mỹ ủng hộ việc người Kurd chủ động xây dựng cơ chế tự trị ở miền bắc Syria, với một hệ thống chính quyền được xác lập sau những chuyển động chính trị căn bản như sự ra đời một khế ước xã hội có giá trị như một bản Hiến pháp hay các cuộc bầu cử.
Mỹ đã tạo ra một cơ cấu quyền lực xung đột tại Iraq thời hậu Saddam qua việc tạo thế chân vạc quyền lực Shiite - Sunni - Kurd |
Vậy nhưng khi người Kurd thể hiện sự "sẵn sàng để thương lượng trong bất kỳ hội nghị khu vực hoặc quốc tế, qua đó đề xuất các kế hoạch và tầm nhìn của người Kurd cho một giải pháp ở Syria", thì Washington lại làm ngơ.
Người Kurd bị loại khỏi các cuộc đàm phán do LHQ bảo trợ, nhưng Mỹ im lặng. Thậm chí chính Nga phải đế xuất để đại diện người Kurd tham gia phái đoàn phe đối lập Syria, bởi “họ là công dân Syria, có vị thế chính trị, có tiềm lực quân sự”.
Người Mỹ tài trợ vũ khí cho người Kurd, nhưng lại thể hiện mập mờ trong việc giúp nâng cao vị thế cho lực lượng này trong bàn cờ chính trị Syria. Washington bị cho là còn tìm cách ngăn người Kurd xuất hiện trong Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria
Hiện nay tại Syria, trên cả chiến trường và chính trường, đó là sự đối đầu giữa hai phe: phe chính phủ Syria và phe đối lập - bao gồm các lực lượng nổi dậy chống chính quyền, trong đó có lực lượng người Kurd.
Tuy nhiên, trên thực tế, Mỹ đã tạo ra 3 thế lực : phe chính phủ Syria, phe đối lập Syria và lực lượng người Kurd ở bắc Syria. Bởi người Kurd trên danh nghĩa thuộc phe đối lập nhưng Mỹ đã tách lực lượng này gần như độc lập với các nhóm khác.
Theo giới phân tích, khi Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria kết thúc thì cũng là lúc thế chân vạc trong đời sống chính trị tại Syria sẽ thành hình và người Kurd - lực lượng vắng mặt tại Sochi - sẽ là một thực thể quan trọng trong thế chân vạc ấy.
Điều đó giúp Mỹ nắm được cả phe đối lập lẫn lực lượng người Kurd khi tham gia thương lượng và phân chia quyền lực với chính phủ Syria được Nga hậu thuẫn. Điều đó khiến Mỹ có thể qua mặt Nga trong việc sắp đặt bàn cờ chính trị Syria thời hậu IS.
Chia cắt xã hội Syria là một chiến lược nham hiểm và bất nhẫn |
Có thể thấy rằng, đây là lúc chính quyền Trump tiếp tục thực hiện chiến lược dùng người Kurd vẽ lại bàn cờ chính trị Trung Đông, được chính thức triển khai dưới thời chính quyền Bush (cha) qua việc tiến hành cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất.
Rào cản lớn nhất với chiến lược của Mỹ là việc Thổ Nhĩ Kỳ xem người Kurd ở Syria là đồng phạm với khủng bố PKK. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, hoặc rào cản đó sẽ được phá sau khi Tổng thống Erdogan rời quyền lực, hoặc Mỹ sẽ phá rào.
Có thể nhận diện việc Washington công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel là một lời cảnh báo nghiêm khắc với Ankara về việc Mỹ sẵn sàng cho quân cờ người Kurd di động trong thế cờ bất lợi với các đồng minh Trung Đông.
Viễn cảnh Mỹ "gạt" Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO hoàn toàn có thể xảy ra,, nếu Ankara không thay đổi lập trường với người Kurd và khi đó Erdogan hay "Erdogan đệ nhị" sẽ có thể phải trả giá trong quá trình Mỹ cho quân cờ người Kurd di động
Tóm lại, dù không đóng vai trò chính trong ván cờ Syria thời chống IS, nhưng Mỹ sẽ không chịu tiếp tục làm cái bóng của Nga tại Syria thời hậu IS. Vì Mỹ không sượng sùng với vị thế khách không mời nên họ sẵn sàng làm mọi điều để hiện thực hoá mưu đồ, chiến lược.
- Ngọc Việt
Nóng Syria: Mỹ cảnh báo Thổ, nhưng lại nhắm tới Nga
(Quan hệ quốc tế) - Chỉ còn 5 ngày là diễn ra Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria, Mỹ cảnh báo đụng độ với Thổ khiến sự kiện chính trị như mất hết ý nghĩa...
Theo Tuyên bố ngày 25/1 của Nhà Trắng, khi điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm 24/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh báo người đồng cấp cần tránh mọi biện pháp "có thể gây xung đột" giữa hai nước ở Syria.
Người đứng đầu Nhà Trắng kêu gọi Ankara "ngưng leo thang, hạn chế hoạt động quân sự, tránh thương vong, hạn chế số người sơ tán và người tị nạn, cần thận trọng để tránh nguy cơ gây xung đột giữa quân sự Mỹ -Thổ".
"Ông Trump bày tỏ quan ngại về những tuyên bố tiêu cực, sai sự thật của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như lo ngại về công dân Mỹ và những nhân viên địa phương bị giam giữ khi tình trạng khẩn cấp kéo dài ở Thổ Nhĩ Kỳ", thông tin từ Nhà Trắng cho biết thêm.
Chiến dịch Nhành Olive của Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Syria |
Về phần mình, Tổng thống Tayyip Erdogan khẳng định lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria đang tiến hành Chiến dịch "Nhành Olive" nhằm loại bỏ "các phần tử khủng bố" và bảo vệ an ninh quốc gia.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có các hoạt động trên không và trên mặt đất, tấn công vào khu vực Afrin nhằm loại bỏ các đơn vị Bảo vệ Nhân dân Kurd (YPG), bị Ankara coi như cánh tay nối dài của của Đảng Lao động người Kurd (PKK).
Hoạt động quân sự của Ankara đã mở ra một mặt trận mới trong cuộc xung đột ở Syria và với cảnh báo mới nhất của Washington thì nguy cơ đụng độ giữa hai quân đội Mỹ - Thổ trên chiến trường Syria dường như là khó tránh khỏi.
Như vậy, lần đâu tiên nguy cơ quân đội hai thành viên NATO đụng độ với nhau liên quan tới "quân cờ người Kurd" có thể xảy ra. Tuy nhiên, theo giới phân tích, dù cảnh báo Ankara nhưng thực ra Washington muốn gửi thông điệp cứng rắn tới Moscow.
Thứ nhất, quân đội Mỹ và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không thể đụng độ trực diện với nhau trên chiến trường Syria - dù Mỹ bảo trợ người Kurd, còn Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd - chừng nào hai quốc gia này vẫn còn nằm trong NATO.
Nhận định đó dựa trên nguyên tắc phòng vệ tập thể của NATO. Nói một cách đơn giản, tình thế phòng vệ tập thể có thể hiểu là một cuộc tấn công vào một trong 29 nước thành viên NATO chính là cuộc tấn công vào toàn bộ khối.
Nếu Mỹ tấn công Thổ Nhĩ Kỳ hay ngược lại đều vi phạm nguyên tắc phòng vệ tập thể của NATO. Do vậy, nếu nguy cơ xung đột Mỹ - Thổ xảy ra trên chiến trường Syria thì vấn đề sẽ được giải quyết theo cơ chế nội bộ của liên minh quân sự này.
Như vậy, bất luận thế nào thì sự dụng độ giữa hai vị khách không mời tại Syria sẽ không thể xảy ra, nên lời cảnh báo của Tổng thống Trump gửi tới người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ ở đầu dây bên kia gần như không có giá trị thực tế.
Nguyên tắc phòng vệ tập thể của NATO khiến cảnh báo của Mỹ với Thổ là nhằm tới Nga |
Khi một lời cảnh báo không mang giá trị thực tế được gửi tới đối thủ trực diện thì rõ ràng Washington nhắm tới đối thủ khác trên bàn cờ Syria và trong trường hợp này là Moscow - thực thể đạo diễn ván cờ Syria thời chống IS.
Người Kurd là quân cờ chiến lược của Mỹ, song lại là rào cản với tiến trình hoà hợp của Syria và có thể tước bỏ vai trò của Nga tại Syria thời hậu IS, nên buộc quân cờ người Kurd phải di động hoàn toàn nằm trong kế hoạch của liên minh Nga - Syria.
Do vậy, Mỹ cần cảnh báo trước để đối thủ không thể buộc quân cờ chiến lược phải di động theo những thế đã sắp đặt sẵn của đối phương, trong đó đề phòng cả thoả thuận chính trị hay tấn công quân sự.
Thứ hai, Mỹ quyết phá đến cùng Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria mà Nga đang ráo riết chuẩn bị và dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 29/1/2018, bởi nếu sự kiện chính trị đặc biệt này thành công thì Washington sẽ phải nhận thất bại kép trong ván cờ Syria.
Sau khi vòng đàm phán thứ 8 Hội nghị Geneva về Syria thất bại, khiến cho Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria trở thành nơi kỳ vọng nhất cho tiến trình hoà bình và chính trị cho Syria, thì Mỹ liên tục có những động thái nhằm phá hoại sự kiện chính trị này.
Đầu tiên là Mỹ không cho rút quân tại Syria, như Nga đã làm và theo Đại diện thường trực của Nga tại Văn phòng các tổ chức của LHQ ở Geneva, Alexei Borodavkin thì Mỹ có ý đồ cho quân đội hiện diện dài lâu ở Syria sau khi IS đại bại.
“Chúng tôi tin rằng sau khi chiến thắng IS, liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu không cần có mặt ở Syria. Họ không được mời để hiện diện tại đây. Mỹ hãy rút quân khỏi Syria, song dường như họ không có kế hoạch đó”, ông Borodavkin cho biết. .
Tiếp theo là Lầu Năm Góc cảnh báo hậu quả với chính quyền Tổng thống Bashar Al-Assad nếu tấn công lực lượng người Kurd, sau khi nhà lãnh đạo Syria lên án người Kurd là "kẻ phản bội".
Tổng thống Trump quyết không chịu lép về trước Tổng thống Putin trogn ván cờ Syria |
Theo trang thông tin điện tử lớn nhất của thế giới Ả-rập Alaraby, ngày 29/12/2017 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố "sẽ là một sai lầm" nếu chính quyền Syria vượt quá ranh giới mà người Mỹ đã tự mình xác lập tại quốc gia này.
Khi chỉ còn hơn 10 ngày là diễn ra Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria, Mỹ đã thông báo ý định tái cung cấp vũ khí cho người Kurd ở Syria, khiến Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị Nga không để đại diện người Kurd đến Sochi vào ngày 29/1/2018.
Và nay, khi chỉ còn 5 ngày nữa là diễn ra Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria, thì Mỹ cảnh báo Thổ về nguy cơ đụng độ quân sự, khiến sự kiện chính trị mà Nga được cho sẽ tận dụng để xác lập vị thế của mình tại Syria thời hậu IS, gần như mất hết ý nghĩa.
- Ngọc Việt
Hình ảnh nước tràn bờ sông Seine khiến Paris thất thủ
Hồng Anh | 26/01/2018 11:46
Nước sông Seine dâng cao mức kỷ lục, thậm chí tràn bờ khiến thành phố Paris (Pháp) chìm trong mênh mông biển nước.
Mực nước tại sông Seine dâng quá cao khiến hầu hết các tàu thuyền không thể đi qua gầm cầu. Ảnh: BBC.
Nhiều tuyến đường, ga tàu điện ngầm, các địa điểm tham quan du lịch bị đóng cửa, trong đó có nhà thờ Notre Dame và bảo tàng Orsay. Ảnh: BBC.
Tại khu vực Île de la Cité ở Paris cây cối và cột đèn cũng bị nhấn chìm trong nước lũ. Ảnh: BBC.
Dự báo mực nước sông có thể dâng cao 6,2m vào ngày 27/1, mức cao tương tự như trận lũ lụt năm 2016. Ảnh: BBC.
Nước ngập khiến lũ chuột đang ẩn nấp đâu đó giữa lòng Paris phải nháo nhào tìm chỗ trú ẩn. Ảnh: BBC.
Tuyến đường đi bộ dọc bờ sông Seine cũng bị chặn lại để không gây nguy hiểm cho người qua lại. Ảnh: Mashable.
Cứu 40 bệnh nhân một đêm, bác sĩ qua đời vì kiệt sức
Một bác sĩ cấp cứu ở tây bắc Trung Quốc đã ngất xỉu và qua đời sau ca trực đêm kéo dài với 40 bệnh nhân điều trị liên tục.
>> Lời khai gây sốc của cựu y tá tử thần
>> Nga rúng động vụ cựu cảnh sát "ma sói" thú nhận sát hại 59 người
Bác sĩ Guo Qingyuan (Ảnh: SCMP)
Theo Xining Evening News, sau khi kết thúc ca trực đêm vào buổi sáng ngày 24/1 tại bệnh viện Đại học Thanh Hải, bác sĩ Guo Qingyuan bắt đầu cảm thấy đau ngực, tim đập nhanh và khó thở. Sau đó, bác sĩ Guo lên cơn co giật và ngất xỉu.
Từ vị trí là một bác sĩ, Guo Qingyuan trở thành bệnh nhân và trải qua 4 giờ điều trị khẩn cấp. Tuy nhiên, bác sĩ 43 tuổi đã không qua khỏi. Theo Southern Metropolis News, bác sĩ Guo có một con trai hai tháng tuổi, một con gái 10 tuổi và vợ cũng là bác sĩ làm cùng bệnh viện.
Vào đêm trước khi qua đời, bác sĩ Guo đã điều trị cho 40 bệnh nhân và quyết định làm thêm 3 giờ để đảm bảo bàn giao công việc suôn sẻ cho các đồng nghiệp sau ca trực.
Cộng đồng mạng Trung Quốc đã bày tỏ sự thương cảm và gửi lời chia buồn đến gia đình bác sĩ Guo, đồng thời cảm thông với các bác sĩ phải làm việc trong suốt nhiều giờ.
“Nhiều người không hiểu công việc của các bác sĩ. Nhưng tôi biết họ thậm chí không đủ thời gian để ăn uống hoặc nghỉ ngơi vì họ không biết khi nào bệnh nhân tiếp theo sẽ xuất hiện”, một người dùng mạng xã hội chia sẻ.
Guo Qingyuan không phải là trường hợp bác sĩ đầu tiên qua đời khi đang làm việc tại Trung Quốc trong những năm gần đây. Vụ việc gần đây nhất xảy ra vào ngày 29/12 khi một nữ bác sĩ ở tỉnh Sơn Tây trút hơi thở cuối cùng sau ca làm việc kéo dài 18 giờ không nghỉ.
Thành Đạt
Theo SCMP
Hoa Kỳ bắt đầu trừng phạt kinh tế Tàu Cộng…
Hoa Kỳ bắt đầu trừng phạt kinh tế Tàu Cộng…
Tranh biếm họa: Con rồng tượng trưng cho Tàu, con Đại Bàng tượng trưng cho Mỹ.
Lethanhnhan@vietquoc.org: Các chính trị gia Hoa Kỳ biết rằng Tàu Cộng mạnh lên sẽ là mối nguy hại cho an ninh và vị thế siêu cường của Hoa Kỳ, từ các đời TT Trước của nước Mỹ đã dễ dãi để Trung Cộng càng ngày càng làm giàu, không quyết liệt đối phó trong việc Trung Cộng ăn cắp kỹ thuật tân tiến để có thể chế biến thành những loại vũ khí sát thương nguy hiểm…. Khi TC giàu, chúng có tiền xử dụng chiến thuật “phóng tiền tài thâu nhân tâm” khắp các quốc gia chậm tiến trên thế giới không một điều kiện ràng buộc nào. Nhưng vì chưa thấy được âm mưu thâm độc của Đại Hán nên hàng loạt các nước “nhẹ dạ cả tin” ở châu Phi, Nam Mỹ, và nay là Philippines, Cambodia… lần lượt rơi vào cạm bẫy xâm lược của Hán Tộc. Càng ngày Trung Cộng càng có dã tâm chiếm đoạt vị thế siêu cường của Mỹ. Đã đến lúc không chận đứng hiểm họa Đại Hán, thì tai họa khôn lường cho nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.
Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông đã là nạn nhân diệt chủng và bị Hán Hóa, Việt Nam là nạn nhân sắp tới trong mục tiêu Hán hóa mà Tàu Cộng đang ráo tiết thực hiện.
Hoa Kỳ thật sự bắt đầu vào cuộc chiến với Trung Cộng, mở đầu “chiến tranh thương mãi”… Nếu một thời gian cuộc chiến thương mãi không có kết quả thì chắc chắn chiến tranh quân sự sẽ xẩy ra.
Là một công dân của Việt Nam, nạn nhân của Hán hóa diệt chủng. Hoan nghênh hành động của chính phủ Hoa Kỳ.
Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông đã là nạn nhân diệt chủng và bị Hán Hóa, Việt Nam là nạn nhân sắp tới trong mục tiêu Hán hóa mà Tàu Cộng đang ráo tiết thực hiện.
Hoa Kỳ thật sự bắt đầu vào cuộc chiến với Trung Cộng, mở đầu “chiến tranh thương mãi”… Nếu một thời gian cuộc chiến thương mãi không có kết quả thì chắc chắn chiến tranh quân sự sẽ xẩy ra.
Là một công dân của Việt Nam, nạn nhân của Hán hóa diệt chủng. Hoan nghênh hành động của chính phủ Hoa Kỳ.
Xin chuyển ngữ một bản tin trên tờ The Diplomat:
nguồn: https://thediplomat. com/2018/01/will-alibaba-be- the-first-chinese-company- punished-by-trump/
Liệu công ty bán hàng Alibaba có phải là công ty đầu tiên bị trừng phạt bởi TT Trump hay không?
Theo cuộc phỏng vấn duy nhất của TT Trump dành cho hãng tin Reuters ngày 17 tháng 1, 2018. Tổng Thống Hoa Kỳ nói rõ ông ta sẽ có hành động trả đũa trong việc giao thương đối với Tàu cộng.
TT Trump tiết lộ rằng một khoản tiền phạt rất lớn sẽ sớm đưa ra trong việc Trung Cộng ăn cắp sản phẩm trí tuệ của các công ty Hoa Kỳ.
Trong cuộc phỏng vấn trên, ông Trump đã tuyên bố là sớm có những hành động trả đũa với Trung Cộng rằng “Chúng ta [Mỹ]có một tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, điều này sắp xảy ra sớm,” Chúng ta đang nói về những thiệt hại to lớn. Chúng ta đang nói về những con số mà bạn có thể không nghĩ tới”
Trong tháng 8/2017, Tờ Diplomat có đề cập đến việc Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ (USTR: U.S.. Trade Representative) ông Robert Lighthizer đã chính thức bắt đầu một cuộc điều tra về sở hữu trí tuệ của Trung Cộng theo Mục 301 của Đạo Luật Thương Mại Hoa Kỳ năm 1974. Cuộc điều tra đặc biệt chú ý tập trung vào các chính sách của Trung Cộng về chuyển giao kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, và sáng kiến; nếu USTR thấy các hành vi đó là không hợp lý, hoặc phân biệt đối xử và gánh nặng hoặc hạn chế nền thương mại Hoa Kỳ, thì chính phủ Hoa Kỳ có thẩm quyền thực hiện mọi hành động thích hợp và khả thi theo Mục 301.
Cần lưu ý rằng chỉ vài ngày trước cuộc phỏng vấn của Reuters với TT Trump, USTR đã đưa Taobao.com của tập đoàn Alibaba, một công ty bán hàng trên Internet của Tàu Cộng (như eBay, Amazone của Mỹ) và một số công ty khác vào danh sách Thị Trường Lừa Đảo (Notorious) của năm 2017, vì “tham gia và tạo điều kiện cho vi phạm bản quyền và giả mạo nhãn hiệu đáng kể.”
Ông Robert Lighthizer cho biết: “Các thị trường trên toàn thế giới góp phần vào thương mại bất hợp pháp gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Hoa Kỳ, sự đổi mới và công nhân. Chính quyền của Trump cam kết giữ cho những người vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có trách nhiệm và tăng cường nỗ lực để chống lại nạn sao chép lậu và vi phạm bản quyền.”
Cụ thể như công ty Taobao.com của tập đoàn Alibaba Tàu Cộng, báo cáo của USTR viết:
Một số lượng lớn sản phẩm vi phạm được báo cáo vẫn được tiếp tục rao bán và đã bán trên Taobao.com và các bên liên quan tiếp tục báo cáo các khó khăn và gánh nặng liên quan đến việc đi vào IP (Internet Protocal) của hệ thống điện toán. Đặc biệt, các SMEs (là những chuyên viên có khả năng) tiếp tục gặp trở ngại khi truy cập và sử dụng các thủ tục lấy mặt hàng xuống trên mạng Taobao.com.
Để đáp lại tố cáo của USTR, Chủ tịch công ty Alibaba, Michael Evans tuyên bố vào ngày 12/1/2018 rằng lời buộc tội được đưa ra của USTR dựa trên thành kiến chính trị. Evans nói:
“Thật rõ ràng dù chúng tôi đã có việc làm tiến bộ như thế nào đi nữa, USTR thực sự không quan tâm đến những kết quả có được. Do đó, việc chúng tôi đưa vào danh sách không phải là đại diện chính xác về kết quả của Alibaba trong việc bảo vệ thương hiệu và IP, và chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài phải kết luận rằng đây là một quá trình có khiếm khuyết sâu sắc, có xu hướng và chính trị hóa.”
Bất kể là chính xác hay không, báo cáo này sẽ thuận lợi hơn cho việc ông Trump hợp pháp hơn để trừng phạt các công ty Trung Cộng bằng “khoản tiền phạt rất lớn”. Công ty bán hàng trên mạng Taobao.com của tập đoàn Alibaba có thể là một sự khởi đầu tốt cho hình phạt nếu chính quyền Hoa Kỳ muốn trừng phạt một số cá nhân như một ví dụ cho người khác.
Như tờ Diplomat đã lưu ý trước đó, Jack Ma (Ma Yun), người sáng lập công ty Alibaba và là một trong những người giàu nhất nước Tàu hiện nay, được xem là lãnh đạo cộng đồng doanh thương Tàu Cộng.
Vào tháng 7 năm ngoái, Jack Ma, cùng với Stephen Schwarzman, Giám đốc công ty Blackstone, đồng chủ tọa Hội Nghị Thượng Đỉnh các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Hoa Kỳ tổ chức tại Washington, DC. Hai mươi ông trùm kinh doanh của Trung Cộng và Mỹ đã tham dự thảo luận bí mật trong một ngày với phòng hội đóng cửa. Trong đó có cả Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Wilbur Ross tham dự.
Nếu Trump bắt đầu chiến tranh thương mại trả đũa bằng cách đánh vào công ty Alibaba, ông chắc chắn sẽ đạt được một tác động tuyệt vời trong toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp Trung Cộng.
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Ông tướng này giàu thật!
CTV Danlambao - Báo lề đảng vừa trình làng cơ ngơi của trung tướng kiêm nhà văn công an Nguyễn Hữu Ước. Nhìn vào cái được gọi là "chốn lưu ẩn" này của ông Bí thư Đảng bộ Báo Công an nhân dân; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng Lực lượng, Bộ Công an; Tổng Biên tập kênh truyền hình Công an nhân dân người ta tự hỏi: Nguyễn Phú Trọng đâu, sao không cử đàn em điều tra xem tướng này là tướng cướp hay tướng... cộng sản loại gì mà giàu đến mức này!?
Trả lời: nó còn ok tức là nó thuộc phe đồng chí ta chứ không phải phe đồng chí địch.
Và đây là "chốn lưu ẩn" của đồng chí ta:
Ảnh: Phạm Hải. Nguồn: VietnamNet
Hữu Ước cũng là người từng bị Ls Trần Đình Triển tố cáo đã làm “phù phép” bán 2 mảnh đất rộng 28.000 m2 UBND TP Hà Nội cấp cho báo Công an nhân dân (CAND) để xây nhà ở cho cán bộ và bỏ túi 200 tỉ đồng. Sự việc đổ bể, ông trung tướng, cũng là nhà văn của đảng này làm văn bản xin trả lại cho thành phố.
Vì là thành phần chuột trong bình nên Hữu Ước được hạ cánh an toàn và thảnh thơi xây dựng chốn lưu ẩn khủng.
Thử hỏi một người đi bộ đội từ năm 1970, sau đó làm phóng viên cho công an, rồi lên làm tổng biên tập Báo An ninh Thế giới và Tạp chí Văn hóa - Văn nghệ Công an, leo lên chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng Lực lượng Công an Nhân dân và kiêm nhiệm chức vụ Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân, đồng thời là Ủy viên Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam... chừng đó chức vụ và cả đời không một ngày "lao động thối móng tay" thì tiền đâu ông trung tướng công an này có để xây một cơ ngơi "vĩ đại" như vậy?
Chỉ có một câu trả lời: vì nó là đảng viên cao cấp của cộng sản!!!
Khủng hoảng kinh tế tiếp theo "chọn" Trung Quốc?
Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tăng trưởng khi các ngân hàng không rót tiền cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Giáo sư Kenneth Rogof tại Đại học Harvard (từng là Trưởng cố vấn kinh tế cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF) cho rằng, đã 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, giờ đây khi nền kinh tế bắt đầu có sự tăng trưởng, thế giới có thể sẽ tiếp tục chứng kiến một cuộc khủng hoảng kinh tế nữa và lần này bắt đầu từ Trung Quốc.
Giáo sư Kinh tế Kenneth Rogof tại Đại học Harvard |
Theo vị chuyên gia, "cần khoảng 8 -10 năm" để hồi phục kinh tế sau khủng hoảng 2008, đến nay nền kinh tế thế giới đang trở lại bình thường và bước vào thời kỳ tăng trưởng, đầu tư đạt trên trung bình trong vài năm tới.
"Đầu tư trên toàn cầu đang gia tăng và đã đến lúc cân nhắc là liệu xu hướng tăng trưởng sẽ còn tiếp tục nữa hay không?" - ông Kenneth Rogof đặt câu hỏi.
Vị chuyên gia cho rằng, dù hệ thống ngân hàng trên thế giới nói chung hiện nay đã ít mong manh hơn so với năm 2008 bởi quốc gia duy nhất không phù hợp với chu kỳ kinh doanh là Trung Quốc.
"Trung Quốc là quốc gia ở top đầu nguy hiểm dễ trở thành trung tâm của cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo" - Giáo sư Rogof nói.
"Nền kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục có những bất ổn lớn vì nước này phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu và đầu tư, đặc biệt là phụ thuộc rất nhiều vào các khoản vay. Nếu có bất kỳ khó khăn về tài chính ở Trung Quốc thì đó là sự suy giảm tăng trưởng tín dụng, nguy cơ khủng hoảng sẽ cao.
Tâm điểm cuộc khủng hoảng sẽ không phải ở các nước phương Tây dù mức nợ vẫn còn rất cao bởi mức lãi suất hiện rất thấp và điều đó khiến khoản nợ còn có thể chấp nhận được và ít xảy ra khủng hoảng hơn" - ông Rogof nói thêm.
Ông Rogof giải thích, một hệ thống ngân hàng lành mạnh thì phải được phát triển theo nghĩa là nó không mỏng manh hơn so với năm 2007 nhưng hệ thống hiện nay lại tăng trưởng kém. Điều đó dễ dẫn tới một cuộc khủng hoảng tăng trưởng tín dụng ở Trung Quốc.
"Nếu Trung Quốc gặp khó khăn về tài chính hoặc chỉ trải qua một sự giảm tốc độ tăng của tín dụng có thể gây ra rất nhiều vấn đề. Và nếu Trung Quốc phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng tài chính riêng, nó có thể sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng tăng trưởng và từ đó dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn hơn" - Giáo sư Rogof nói.
Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế độc lập Andy Xie trả lời kênh truyền hình Mỹ CNBC cho rằng: “Chính phủ Trung Quốc đã có những thay đổi trong chiến lược phát triển kinh tế. Bởi nền kinh tế Trung Quốc vốn đã quen với việc thúc đẩy tăng trưởng đi kèm với nợ”.
Trước đó, các chuyên gia đã tỏ ra nghi ngờ khả năng giảm nợ công và giảm nguồn cung tiền ra thị trường của Trung Quốc. Vì nếu giảm những đòn bẩy kinh tế này, kinh tế Trung Quốc có thể đối mặt với tăng trưởng thấp và có nguy cơ phá vỡ toàn bộ nền kinh tế.
Theo nguồn tin của kênh CNBC, Trung Quốc sẽ không đặt nặng vấn đề tăng trưởng cao cho năm 2018 nhằm ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra, vì vậy Chính phủ Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ và cân nhắc tất cả các mục tiêu tăng trưởng.
Với những thông tin Chính quyền Trung Quốc sẽ không ưu tiên tăng trưởng cao trong năm 2018 cho thấy quyết tâm của những nhà lãnh đạo Trung Quốc trong việc lựa chọn một chiến lược phát triển kinh tế bền vững hơn, mặc dù điều này có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn phát triển kinh tế dài hạn.
Cùng với việc không đẩy mạnh tăng trưởng quá cao, các nhà chức trách Trung Quốc hiện đang kiểm soát chặt chẽ dòng vốn đầu tư ra nước ngoài.
Trung Quốc đang nỗ lực kiểm soát các "ngân hàng ngầm". |
Trung Quốc theo đó tiếp tục duy trì mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2018, không thay đổi so với mục tiêu tăng trưởng năm 2017.
Trong một nỗ lực kiểm soát ngành ngân hàng và tài chính, Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) hồi trung tuần tháng 1 đã đưa ra một tuyên bố rằng ưu tiên hiện tại của nước này bao gồm tăng cường giám sát hoạt động ngân hàng ngầm (shadow banking) và các hoạt động liên ngân hàng.
Giới chức Trung Quốc cho biết, những vi phạm về quản trị doanh nghiệp, cho vay bất động sản, và nợ xấu sẽ chịu các hình thức trừng phạt nặng hơn, và Trung Quốc sẽ tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động liên ngân hàng, sản phẩm tài chính và kinh doanh ngoại bảng.
"Quản lý cổ đông ngân hàng, quản trị doanh nghiệp và các cơ chế kiểm soát rủi ro vẫn còn tương đối yếu, và gốc rễ gây ra sự 'hỗn loạn' trên thị trường hiện nay về cơ bản vẫn chưa được khắc phục" - thông báo của CBRC cho biết đồng thời khẳng định việc đưa ngành ngân hàng vào tầm kiểm soát sẽ cần một nỗ lực dài hạn.
Đông Phong
Phân tích những biến động chính trị gần nhất tại Việt Nam
LS Đào Tăng Dực (Danlambao) - ...Một hiện tượng quan trọng nữa cuối năm 2017 là TBT Nguyễn Phú Trọng tham gia và chỉ đạo họp nội các chính phủ. Lý do là vì một TBT bảo thủ và chuyên ngành xây dựng đảng như ông Nguyễn Phú Trọng chưa bao giờ hài lòng với tình trạng phân chia quyền lực trong nội bộ hiện thời của đảng giữa các phe nhóm và định chế như: Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và TBT đảng. Ông muốn TBT đảng thâu gồm tất cả mọi quyền lực trong tay như thời Lê Nin, Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông và bây giờ là Tập Cận Bình vậy...
*
Tổng quát:
Giai đoạn cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 chứng kiến 3 hiện tượng quan trọng sau đây:
1. Cuộc cách mạng tin học bắt đầu từ thập niên 80, bùng nổ vào thập niên 90 và gia tốc không ngừng nghỉ.
2. Sự suy thoái bất khả vãn hồi của mọi hình thức độc tài, từ cá nhân trị đến quân phiệt, giáo phiệt, đảng phiệt và nhất là mô hình nhà nước Mác Lê.
3. Bước tiến cũng bất khả vãn hồi tương tự của quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên trên toàn thế giới.
Trong khi lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam vận chuyển không ngừng nghỉ thì đảng CSVN, năm 2011 bầu ông Nguyễn Phú Trọng vào chức vụ TBT của Ban Chấp Hành Trung Ương đảng.
TBT Nguyễn Phú Trọng là một nhân vật có khuynh hướng bảo thủ và đậu tiến sĩ chuyên ngành xây dựng đảng Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Với một bối cảnh cá nhân như thế, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi TBT Nguyễn Phú Trọng không chấp nhận sự vận hành khách quan của lịch sử và dùng mọi phương pháp hầu tái phục hồi bản chất của đảng CSVN như một lực lượng cách mạng chuyên chính vô sản Bolshevik nguyên thủy của thời đại Lê Nin và Stalin. Một mô hình nguyên thủy như thế hầu như đã bị diệt chủng. May ra chỉ có đảng Lao Động Bắc Triều Tiên là còn giữ một số đặc điểm của mô hình này.
Chúng ta có thể duyệt lại một số biến chuyển chính trị sau đây, hầu nhận diện tư duy sâu thẳm của người đứng đầu đảng CSVN và là nhân vật cầm vận mệnh của dân tộc Việt suốt 7 năm qua.
1. Chiến dịch bài trừ tham nhũng qua hành động bắt giữ và truy tố 2 cán bộ cao cấp đảng là Trịnh Xuân Thanh và Đinh La hăng.
Trong một nền dân chủ pháp trị chân chính như Hoa Kỳ, Âu Châu và Úc thì cảnh sát và công tố viện sẽ điều tra, các nghi phạm được thông báo và có quyền nhờ luật sư bảo vệ và cố vấn ngay từ đầu. Sau khi bị truy tố có quyền xin tại ngoại hầu chuẩn bị nghiêm túc để bảo vệ (defence) mình. Viện Kiểm Sát Nhân Dân (tức Công tố viện) cần phải tống đạt và thông báo mọi chứng cớ cho phe bị cáo. Kể cả những chứng cớ bất lợi cho công tố viện và yếu tố sập bẫy hoặc tạo bất ngờ cho phe bị cáo sẽ bị luật pháp chế tài gắt gao.
Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng, mọi nguyên tắc pháp trị đều vứt vào sọt rác. Ông Trọng chỉ cần biết Pháp chế xã hội chủ nghĩa, tức là đảng trị và đảng muốn làm gì cũng được, đứng trên luật pháp và hiến pháp CHXHCNVN, mà trong trường hợp Trịnh Xuân Thanh thì ông còn đứng trên luật pháp của Cộng Hòa Liên Bang Đức và công pháp quốc tế nữa.
Trong trường hợp 2 bị cáo này thì ông Trọng hành xử kỳ bí và mưu lược như đang cầm quân đánh trận thời Đông Châu Liệt Quốc hay Tam Quốc Chí vậy.
Đối với Trịnh Xuân Thanh đang lưu vong tại Đức, thì thay vì tuân thủ luật quốc tế và luật của Đức Quốc, trưng ra các bằng cớ tham nhũng của Thanh, xin tòa án của Đức cho dẫn độ về Việt Nam, thì ông tung ra chiến thuật táo bạo của Hàn Tín là “Minh tu Sạn Đạo, ám độ Trần Thương”. Dịch nôm na là bề mặt thì làm ra vẻ sửa đường sạn đạo, nhưng ngấm ngầm bí mật vượt lối Trần Thương. Ông còn thêu dệt thật kỳ bí bằng cách bề ngoài thì chỉ thị các viên chức cầm quyền Việt Nam tại Đức tập chú ráo riết vào vấn đề thương thuyết và vận động cho Quốc Hội Liên Bang Đức phê chuẩn Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam-EU, đồng thời ra vẻ danh chính ngôn thuận xin dẫn độ Trịnh Xuân Thanh, nhưng bên trong thì âm thầm bí mật tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Đối với Đinh La Thăng thì thay vì Viện Kiểm Sát tiến hành điều tra công khai, trong lúc ông Thăng có quyền có luật sư cố vấn và bảo vệ, sau khi có chứng cớ đầy đủ thì trước hết trình quốc hội đế quốc hội hủy bỏ tư cách đại biểu của ông. Dĩ nhiên ông Thăng phải có cơ hội phản bác những cáo buộc của công an điều tra trước quốc hội. Sau đó nếu quốc hội đồng ý hủy bỏ tư cách dân biểu của ông Thăng rồi mới chính thức truy tố ông. Sau khi bị truy tố ông vẫn có quyền xin tại ngoại để chuẩn bị sự bảo vệ (defence) của mình.
Tuy nhiên TBT Nguyễn Phú Trọng lại sử dụng một chiến thuật kỳ bí khác. Đó là noi gương chiến thuật của Tôn Tử là “Công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý”. Dịch nôm na là tấn công chỗ kẻ địch không phòng bị, tiến đánh khi kẻ địch không ngờ đến. Ông Trọng một mặt giả bị bệnh nặng phải đi Singapore chữa trị, ra lệnh Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội họp gấp và bí mật tước danh nghĩa dân biểu của Đinh La Thăng, rồi tiến hành bắt giam nhanh chóng trước khi đối thủ và phe nhóm kịp trở tay.
Kết quả là ngày 22/1/18 vừa qua, theo lệnh của ông Trọng, Tòa án kết án ông Đinh La Thăng 13 năm tù và cấm đảm nhiệm các trách nhiệm quản lý tài chánh 5 năm sau khi mãn án, bồi thường 30 tỷ.
Trịnh Xuân Thanh 14 năm tù tội cố ý làm sai và chung thân về tội tham ô. Đồng thời cũng phải bồi thường 30 tỷ.
Ngoài ra còn 20 bị cáo liên hệ lãnh các án khác nhau.
2. TBT Nguyễn Phú Trọng tham gia họp nội các
Một hiện tượng quan trọng nữa cuối năm 2017 là TBT Nguyễn Phú Trọng tham gia và chỉ đạo họp nội các chính phủ.
Lý do là vì một TBT bảo thủ và chuyên ngành xây dựng đảng như ông Nguyễn Phú Trọng chưa bao giờ hài lòng với tình trạng phân chia quyền lực trong nội bộ hiện thời của đảng giữa các phe nhóm và định chế như: Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và TBT đảng. Ông muốn TBT đảng thâu gồm tất cả mọi quyền lực trong tay như thời Lê Nin, Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông và bây giờ là Tập Cận Bình vậy.
Ông muốn tái tạo đảng CSVN để trở về tính nguyên thủy của nó.
Ngày 28 tháng 12 vừa qua, tờ Người Lao Động, một trong nhiều cơ quan ngôn luận của CSVN loan tin như sau:
“Sáng nay 28-12, Chính phủ khai mạc Hội nghị trực tuyến với các địa phương, tập trung vào thảo luận những giải pháp triển khai nhiệm vụ kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Đây cũng là lần đầu tiên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự và phát biểu chỉ đạo tại một phiên họp Chính phủ.”
Dĩ nhiên khi họp và chỉ đạo nội các chính phủ như thế, ông trắng trợn vi phạm các điều sau đây của hiến pháp 2013 cũng do chính ông soạn thảo:
Ông vi phạm điều 95 phần (1) và phần (2) về cấu trúc, trách nhiệm và hoạt động của chính phủ.
Ông không thể viện dẫn điều 4HP vì điều 4 chưa hề quy định TBT có quyền tham gia và điều hành trực tiếp nội các của chính phủ.
Tuy nhiên chính phủ và Viện Kiểm sát không làm gì được ông trên nguyên tắc vì khi đọc kỹ văn bản hiến pháp lạ lùng này, chúng ta nhận thấy tuy điều 119 phần (1) ghi rằng “Mọi hành vi vi phạm hiến pháp đều bị xử lý” và điều 119 phần (2) cũng ghi thêm “Cơ chế bảo vệ hiến pháp do luật định”, nhưng các dân biểu quốc hội của CSVN đều là những bù nhìn của đảng. Đến nay đã 4 năm từ ngày HP hình thành mà Quốc Hội vẫn chưa ra luật quy định cơ chế bảo vệ hiến pháp, thì lấy đâu ra những biện pháp xử lý các hành vi vi phạm hiến pháp?
3. Quy định mang số 105/QĐ/TW có tên là “Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.”
Hôm 19/12/2017, TBT của đảng Nguyễn Phú Trọng lại ký ban hành một bản quy định mang số 105/QĐ/TW có tên là “Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.”
Tuy đây là một quy định nội bộ của đảng CSVN, nhưng trong phần Phụ Lục 1 các chức danh do Bộ Chính Trị và do Ban Bí Thư của đảng CSVN quyết định từ quân hàm cấp tướng của quân đội và công an đến các chức vị cấp cao của chính phủ từ trung ương đến địa phương.
Dĩ nhiên Việt Nam là một chế độ độc đảng và đảng CSVN một cách gián tiếp, qua quốc hội bù nhìn, điều hành quốc gia.
Tuy nhiên trên nguyên tắc, chức vụ Chủ Tịch Nước là một định chế quan trọng và đáng tôn kính như nguyên thủ quốc gia. Điều 88(5) trân trọng ghi rõ, trách nhiệm của Chủ Tịch nước như sau:
“Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức chủ tịch hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân…”
Quy định này của Nguyễn Phú Trọng trực tiếp thách đố vị trí hiến định của CTN Trần Đại Quang.
4. Bộ Chính trị phân công ông GS TS Nguyễn Xuân Thắng phụ trách Hội đồng Lý luận Trung ương
Cũng trong thời gian vừa qua, báo chí CSVN loan tin về một định chế đặc thù và rất lỗi thời của CSVN là Hội đồng Lý luận Trung ương dưới quyền điều khiển của Ủy Viên Bộ Chính Trị Đinh Thế Huynh, hiện giờ đang chữa bệnh.
“Chiều 14/12, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công phụ trách Hội đồng Lý luận Trung ương cho ông Nguyễn Xuân Thắng, Bí Thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
Hội đồng Lý luận Trung ương là cơ quan tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phục vụ công tác lãnh đạo của Đảng; định hướng, hoạch định, phát triển đường lối, chính sách của Đảng, chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng toàn quốc.”
Khi nghiên cứu kỹ, chúng ta nhận ngay ra rằng, TBT Nguyễn Phú Trọng, trong thời đại thặng dư tin học và sự hiểu biết không biên giới của nhân loại, vẫn quan niệm rằng, toàn dân và toàn đảng vẫn chưa biết suy tư và lý luận. Phải nhờ sự chỉ đạo của Hội Đồng Lý Luận Trung Ương này để biết suy nghĩ và lý luận như thế nào để cho đúng và tránh cái sai.
Có lẽ, đối với ông TBT này, ngay cả những tiền nhân tôn kính của dân tộc như 18 đời Hùng Vương, Đức Hưng Đạo Dại Vương, Đức Quang Trung Hoàng Đế, nếu gặp phải ông thì cũng phải ghi danh học lý luận với Hội Đồng Lý Luận Trung Ương trước khi khai quốc, đập tan giặc Nguyên Mông và đánh đuổi Tôn Sĩ Nghị về Trung Quốc.
Được biết hội đồng này gồm gần 40 thành viên, người nào cũng hàm GS hoặc Phó Giáo Sư và có học vị tiến sĩ.
TBT Nguyễn Phú Trọng nguyên là chủ tịch hội đồng này.
5. Lực Lượng 47:
Theo báo chí lề đảng thì: “Lực lượng 47 là một lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam, thuộc Tổng cục Chính trị, chuyên trách nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục trên không gian mạng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch với Đảng Cộng sản Việt Nam, hay những đối tượng cơ hội chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam”
Lực lượng này gồm 10,000 người dưới quyền điều khiển của thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Thành lập từ năm 2016 nhưng công khai hóa ngày ngày 25 tháng 12 năm 2017.
Đó là trên lý thuyết. Trong thực tế thì hoàn toàn khác. Thay vì là những con người lý luận tư duy thì những ngôn từ các thành viên của LL47 này sử dụng trên mạng phần lớn, nếu không có tính cách lập đi lập lại những tuyên truyền rỗng tếch, thì cũng dùng những ngôn từ thô bỉ hạ cấp, hoàn toàn phản tuyên truyền cho chế độ.
Quyết định thành lập Lực Lượng 47 này rõ ràng vi phạm điều 25 của Hiến Pháp 2013. Điều 25 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do luật pháp quy định.”
6. Câu hỏi thay lời kết:
TBT Nguyễn Phú Trọng có thành công trong cố gắng đưa đảng CSVN trở về tình trạng chuyên chính và quyền uy tuyệt đối nguyên thủy hay không?
Câu trả lời là một chữ không to lớn.
Lý do đơn giản là vì những biến động chính trị luôn phát xuất từ sự vận hành của những trào lưu tư tưởng.
Chính vì thế bản chất của đấu tranh chính trị là đấu tranh tư tưởng.
Khi chúng ta duyệt xét lịch sử, chúng ta sẽ nhận ngay rằng, cuộc cách mạng Pháp 1789 lừng danh, mặc dầu rõ ràng đã thất bại và bị Napoleon Bonaparte thanh toán hầu thành lập đế chế (1804) sau đó.
Như thế tại sao cuộc cách mạng này vẫn lừng danh kim cổ với lý tưởng Tự Do, Tình huynh đệ và Công Bằng (Liberty, Brotherhood and Equality)?
Hầu như cuộc cách mạng này lừng danh không kém, nếu không nói là trội hơn cả cuộc cách mạng Hoa Kỳ (1775-1783) nữa.
Đó là vì tuy tại thượng tầng cơ sở, Napoleon thành lập đế chế, nhưng Ông vẫn là truyền nhân của những lý tưởng căn bản của cuộc cách mạng Pháp và ông cũng chủ trì Bộ Luật Civil Code còn gọi là Bộ Luật Napoleon, trong đó những lý tưởng của cuộc cách mạng 1789 được triển khai và áp dụng như: sự phân định giữa giáo quyền và thế quyền, sự tái cấu trúc các đơn vị hành chánh trong quốc gia hầu giảm thiểu quyền lực giai cấp quý tộc, sự bình đẳng trong thăng tiến xã hội, tôn vinh vai trò của giai cấp thợ thuyền và thương gia tại các thành thị etc…
Napoleon tay phải vung gươm chinh phục toàn thể lục địa Âu Châu, nhưng tay trái cầm Bộ Luật Napoleon và đoàn quân viễn chinh của ông đến đâu thì toàn bộ xã hội của quốc gia đó được cải tổ sâu rộng.
Chính vì thế, cuộc cách mạng Pháp 1789, qua những chiến công lừng danh của ông, đã thay đổi gốc rễ xã hội Âu Châu, dọn đường cho cuộc cách mạng kỹ nghệ bộc phát, biến Âu Châu, từ Pháp Quốc, Đức Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan etc… trở thành những cường quốc kỹ nghệ của tương lai.
Sự vận hành của những tư tưởng cao đẹp của cuộc cách mạng Pháp 1789 lừng danh lịch sử là như thế.
Đây cũng chính là lý do tại sao TBT Nguyễn Phú Trọng và những người CS bảo thủ khác thất bại.
Khi chúng ta nghiên cứu kỹ những bản giá trị cốt lõi của quan điểm dân chủ đương đại là quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên thì, tuy có nhiều điểm đặc thù của thế kỷ 21, nhưng vẫn lấy nguồn cảm hứng từ những tư tưởng gia đằng sau cả 2 cuộc cách mạng Hoa Kỳ và Pháp như Montesquieu (Tam Quyền Phân Lập), Jean Jacques Rousseau (Khế Ước Xã Hội), Voltaire (tự do tư tưởng), John Locke (quyền tự do cá thể).
Trong hoàn cảnh thiếu phương tiện truyền đạt tư tưởng thủa xưa, những tư tưởng cao đẹp này đưa đến 5 nền cộng hòa khác nhau tại Pháp từ Đệ Nhất Cộng Hòa 1792 đến Đệ Ngũ Cộng Hòa 1958 cho đến nay.
Tuy nhiên nhờ cuộc cách mạng tin học, quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên đã thấm nhuần mọi tầng lớp xã hội, trong và ngoài Việt Nam, làm động lực chuyển hóa trong đảng CSVN lẫn ngoài xã hội.
Các đảng viên CSVN ngày hôm nay không còn là những cán bộ sắt máu ngày xưa. Bây giờ cấp cao là những businessmen của thời đại. Cấp dưới thì chơi bời, rượu chè cờ bạc. Cả 2 giai cấp đều tham nhũng thối nát.
Tập thể đảng CSVN như một định chế tinh luyện đã không còn hiện hữu.
Tình trạng trên bảo dưới không nghe mà TBT Nguyễn Phú Trọng than thở là một căn bệnh trầm kha không thuốc chữa của CSVN.
Những chuyển động mang tích cách mạng xảy ra, thực sự ít khi đột xuất mà thông thường vì một tiến trình tiệm tiến thấm nhuần mọi giai tầng xã hội có bản chất chuyển hóa tư tưởng.
Cuộc cách mạng Pháp 1789, tuy thất bại, và lý tưởng cách mạng nằm trong Bộ Luật Napoleon trong quá khứ, chỉ di chuyển chậm chạp bằng đôi chân của những binh đoàn chinh chiến trên khắp Âu Châu. Nhưng các chế độ phong kiến và quân chủ lúc bấy giờ không gian manh và khát máu bằng các chế độ cộng sản.
Chính vì thế, tuy quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên của thế kỷ 21 có thể được chuyển tải bằng vận tốc ánh sáng, qua hệ thống internet toàn cầu, nhưng đối thủ của chúng ta lại là hậu duệ Phong Trào Cộng Sản Bolshevik và một trong những định chế cai trị có khả năng tàn ác vô giới hạn.
Chính vì thế, cuộc chiến đấu cho dân chủ và nhân quyền ngày hôm nay vô cùng khó khăn. Tuy nhiên trong bản chất đó vẫn là một cuộc đấu tranh tư tưởng.
Trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ngày hôm nay phải là:
Mỗi lời nói của chúng ta, mỗi email chúng ta gởi đi, mỗi video trên YouTube, mỗi chương trình phát thanh, mỗi chương trình truyền hình, mỗi website và blog, đều chuyển tải thông điệp dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên đến với người dân Việt.
Thông điệp dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên này soi sáng đến đâu thì bóng ma của độc tài sẽ tan biến đến đó.
Anh hùng thời “đồ đểu”
David Thiên Ngọc (Danlambao) - Nói về việc luận anh hùng thì từ ngàn xưa cho đến ngày nay, trong lịch sử loài người từ Đông sang Tây nơi nào cũng có. Mỗi nơi, mỗi Quốc Gia dân tộc… có một sắc thái gam màu và hình ảnh, con người đặc thù cùng những tư duy riêng biệt khác nhau nhằm để vinh danh những vị được tôn là “anh hùng dân tộc” nhưng trong đó luôn có một điểm chung tích cực, đồng thuận và những vị anh hùng ấy sống mãi với thời gian, bất tử với dân tộc nơi ấy dù cho “anh hùng tử-khí hùng bất tử.”. Bởi chưng trong suốt cuộc đời những vị ấy đã đem hết tài năng, sức lực, máu xương mạng sống của mình (đôi khi cả gia đình) mà cống hiến vì danh dự của Tổ Quốc, sự nghiệp của đất nước, của dân tộc một khi giang sơn nghiêng ngửa, xã hội tối tăm, dân tình ngụp lặn tử sinh, đau khổ lầm than…và nhiều cảnh ngộ khác nữa mà không nói lên thì ai ai cũng biết.
Trong mấy ngày qua xã hội VN nhất là giới trẻ vỡ òa niềm vui khi trái bóng tròn tung lưới đối phương từ những đôi chân của các cầu thủ của đội U 23 và đã đưa đội bóng bước vào trận chung kết và nền bóng đá VN bước lên một tầm cao mới trong khuôn khổ giải vô địch U 23 Châu Á 2018 và nền bóng đá châu lục, niềm vui ấy mọi người đều chia sẻ.
Không nghi ngờ gì! Đó là một niềm vui và vinh dự nhưng vinh dự chỉ trong bóng đá, trong thể thao, trong một “game” và trong một thời gian ngắn mà thôi, để rồi sau đó chúng ta trở lại nhịp sống bình thường với bao điều trước mắt…. đói no hạnh phúc của bản thân và gia đình, trong lĩnh vực xã hội thì cũng phải quan tâm đến sự tồn vong của đất nước, hưng suy của Quốc Gia dân tộc. Không ai phủ nhận sự nỗ lực và sự thành công của tập thể đội U 23 VN cùng ban huấn luyện. Không ai ngăn cản tất cả mọi người mà nhất là giới hâm mộ thể thao, yêu bóng đá ăn mừng, tung hê chiến thắng… cho dù bất cứ ở một giải nào. Truyền thông, tuyên giáo…của đảng và nhà nước csVN luôn ca tụng rằng nhân dân VN nhất là giới trẻ thanh thiếu niên luôn noi gương, học tập tư tưởng HCM và rằng “bác Hồ là DOANH nhân văn hóa thế giới”. Từ nông thôn lên đến thị thành nơi đâu cũng thấy từ đầu thôn ấp, đầu hẻm khu phố luôn có bảng “ấp văn hóa” và “khu phố văn hóa”. Đó là những lời từ loa đài, từ bảng hiệu… của đảng và nhà nước csVN chứ những nét văn hóa đúng nghĩa chưa thấy thực tiễn hiện hữu bất cứ nơi đâu từ rẻo làng đến trường học, cho đến đất thủ đô ngàn năm văn hiến!
Nay cái nét “văn hóa ưu việt” mang màu sắc đảng ấy đã lồ lộ ra đường phố khiến cho mọi người trong và ngoài nước cùng các du khách ngoại quốc Đông Tây chứng kiến tận mắt cái nét văn hóa thời đại HCM, một thời đại mà ông TBT đảng csVN Nguyễn phú Trọng đã ca ngợi rằng “thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử VN”. Đó là hình thức ăn mừng chiến thắng bằng cách cả nam lẫn nữ cổi truồng 100% vừa chạy vừa la hét vẫy cờ “phúc kiến” một cách “hồ hỡi” và tự hào về tính cách văn hóa rực rỡ của mình. Đúng là thời đại rực rỡ, vàng son nhất trong mọi thời đại lịch sử VN. Một nét ly kỳ là cậu thanh niên cổi truồng 100% một tay cầm lá cờ đỏ, một tay bụm “con tự do” trong tính cách so sánh “2 trong một” và tự hào về giá trị ngang bằng của nó. Cô gái thì quấn lá cờ máu nằm giữa “đôi gò bồng đảo và cái hang cắc cớ” của Xuân Hương nữ sĩ ngày xưa như thể lá cờ máu được bảo vệ bởi “2 sinh thực khí” ấy và rằng lá cờ đó lẫn tập đoàn “đỉnh cao trí tê” dưới bóng sống còn nhờ nó! Ôi một triết lý thật tuyệt vời… trở về với nền văn hóa “tín ngưỡng phồn thực”. Một bước tiến vĩ đại mà chưa có một chính thể nào thực hiện được.
Từ ngàn xưa đến nay thì loài người chỉ cởi bỏ xiêm y là ở nơi nào? và loài nào bình thản khi không một vật che thân trong lúc ở ngoài trời? điều này chắc đám trẻ trâu cũng biết!
Trở lại việc hai chữ anh hùng.
Một nhóm người hay một đôi ngũ nào đó mà đặt cả một châu lục dưới bàn chân thì rõ là anh hùng cái thế chưa từng có trong lịch sử nhân loại, từ thuở hồng hoang đến nay trên hành tinh này chưa hề thấy. Thế nhưng nơi xứ thiên đường xã nghĩa VN hiện đang có. Theo như báo Đời Sống&Pháp Luật ra ngày 20.1.2018 đã đăng bài với tiêu đề “U23 Việt Nam đặt cả châu Á dưới chân bằng chiến thắng để đời”(1)
Chưa hết-Báo VietNamNet ra ngày 23.1.2018 chạy tít với tiêu đề: “HLV Lê Thuỵ Hải: “Tập thể U23 Việt Nam là anh hùng của dân tộc”
- “Quang Hải trở thành người hùng, Tiến Dũng xuất thần và Văn Thanh cũng rất xuất sắc, nhưng chiến công này là của cả tập thể U23 Việt Nam. Các cầu thủ và HLV Park Hang Seo đều là anh hùng của dân tộc”, HLV Lê Thuỵ Hải chia sẻ đầy cảm xúc với VietNamNet sau trận thắng lịch sử của U23 Việt Nam trước U23 Qatar, giành vé vào chung kết.(2)
Đặc biệt trong số các anh hùng dân tộc đó có một vị là người Hàn Quốc-Park Hang Seo đã trở thành anh hùng của dân tộc VN??? Thật ly kỳ và hy hữu. Trong lịch sử thế giới tôi chỉ thấy một sự kiện có một không hai là trường hợp tướng Mc Arthur người Mỹ chỉ huy trưởng quân đội Mỹ tại mặt trân Thái Bình Dương trong thế chiến thứ 2 sau khi Nhật đầu hàng đồng minh và tướng McAthur được lệnh của TT Truman giao ở lại giúp nhân dân Nhật xây lại quê hương phục hồi đất nước sau chiến tranh với chương trình Marshall, bằng nhiều công lao của ông nhân dân Nhật, Nhật Hoàng và cả Hoàng Gia, chính phủ Nhật tôn vinh ông như là một anh hùng, một người khai quốc, thậm chí trong cuốn “12 người khai lập nước Nhật hiện đại” (tác giả: Sakaiya Taichi), tướng MacArtthur là người nước ngoài duy nhất, đứng thứ 10/12 với tựa “MacArthur: Thí nghiệm biến Nhật Bản thành một “nước Mỹ lý tưởng”, đáng chú ý là ngay cả Thiên Hoàng Minh Trị (người khởi xướng phong trào Duy Tân) cũng không có tên trong danh sách này. . MacArthur: Từ cựu thù thành Shogun Nhật (3) Shogun nghĩa là Sứ Quân, là người đứng đầu một lãnh địa, vào thời Nhật còn bị nạn sứ quân chia cắt. Một chức danh đối với người Nhật là đỉnh cao của sự trọng vọng, thán phục.
Nay một Park Hang Seo đã trở thành anh hùng dân tộc Việt Nam chỉ qua một trận bán kết của giải bóng đá U 23 châu Á 2018 mà ông dẫn dắt đội U 23 VN giành thắng lợi. Nếu đã là anh hùng dân tộc thì chí ít cũng phải có một hai tượng đài ngàn tỉ để đảng sản sinh thêm một vài Đinh la Thăng, Trịnh xuân Thanh… để xuân về nhân dân có dịp chiêm ngưỡng những màn diễn với trò “khóc mếu ca bài xuân này con không về…” trước công đường…
Qua chiến thắng của đội U 23 ta nhận ra một điều là “đảng ta” có biệt tài “đánh đồng sự kiện” và “đánh tráo khái niệm” như đã từng trong “yêu nước là yêu xhcn”, “chống đảng (cs) là chống tổ quốc và nhân dân”. Nay “đảng ta” lại huênh hoang qua chiến thắng bóng đá rằng đất nước đã tiến lên, tiến mạnh như ngọn triều dâng…
Ở đây có lẽ “đảng ta” đã đánh đồng anh hùng dân tộc là đội ngũ HLV và cầu thủ, giang sơn Tổ Quốc là sân cỏ, và nhân dân là lũ cuồng cởi truồng ngoài phố…để hướng người dân nhìn về thời tiền sử mà quên rằng ngoài kia biển đảo có còn đâu ! “…rừng đã hết và biển thì đang chết…”(TTL). Tương lai dân tộc VN theo trái bóng mà tiến lên. Dzô… dzô… dzô…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét