TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018



TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

Trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam: Muôn dặm thuyền bè, tinh kỳ phấp phới

Lê Tiên Long | 27/01/2018 01:30 PM
Trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam: Muôn dặm thuyền bè, tinh kỳ phấp phới
Ảnh minh họa

Trận Bạch Đằng diễn ra mùa xuân năm 1288 được coi là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, đã làm thất bại hoàn toàn âm mưu xâm lược Việt Nam lần thứ ba của nhà Nguyên.

Chiến thắng vẻ vang này của quân và dân Đại Việt do Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy đã khiến quân Nguyên bị thiệt hại hết sức nặng nề.
Chúng đã phải chuộc lấy hậu quả khủng khiếp với 4 vạn quân lính bị loại khỏi vòng chiến, 400 chiến thuyền bị mất, chỉ huy thủy quân Trương Ngọc tử trận, các viên dũng tướng như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích cũng bị bắt sống.
Bối cảnh
Cuối năm 1287, quân Nguyên tiến hành xâm lược Đại Việt lần thứ ba, do hoàng tử thứ 9 của vua Nguyên Hốt Tất Liệt là Trấn Nam vương Thoát Hoan chỉ huy, với số quân theo Nguyên sử là 92.000 và 500 chiến thuyền. Tuy nhiên sau các trận chạm trán trên đường tiến quân của quân giặc, vua quan nhà Trần đã rút lui khỏi Thăng Long, làm kế "vườn không nhà trống".
Trong khi đó, đoàn thuyền vận tải lương thực của quân Nguyên đã bị Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chỉ huy diệt gọn trong trận Vân Đồn. Theo Nguyên sử, quân địch mất 11 chiếc thuyền, lương mất hơn 14.300 thạch, nhưng theo sách An Nam chí lược thì Trương Văn Hổ chỉ chạy thoát trên một chiếc thuyền.
Chiến thắng Vân Đồn có một ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ cuộc kháng chiến lần thứ ba của quân dân ta. Từ đó, vấn đề lương thực trở lên vô cùng khó khăn đối với kẻ thù.
Trước tình hình bất lợi, quân Nguyên định tổ chức rút về Trung Quốc theo nhiều hướng khác nhau. Theo nghiên cứu của Giáo sư Hà Văn Tấn và nhà sử học Nguyễn Thị Tâm trong cuốn Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, trích từ sử nhà Nguyên cho thấy, các tướng Nguyên đều bàn với Thoát Hoan:
"Ở Giao Chỉ không có thành trì để giữ, không có lương thực để ăn mà thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ lại không đến. Vả lại, khí trời đã nóng nực, sợ lương hết, quân mệt, không lấy gì để chống giữ lâu được, làm hổ thẹn cho triều đình, nên toàn quân mà về thì hơn".
Viên thần nỗ tổng quản là Giả Nhược Ngu cũng nói: "Quân nên về, không nên giữ". Thoát Hoan cũng phải thừa nhận: "Ở đây nóng nực ẩm thấp, lương hết, quân mệt" và đồng ý rút quân về".
Để tính đường rút về, có tướng đã đề xuất với Thoát Hoan: "Thuyền lương hai lần vào đều bị hãm cả, chi bằng hủy thuyền đi đường bộ là thượng sách". Thoát Hoan đã định nghe theo. Nhưng sau khi bọn tướng tá khác can ngăn thì hắn vẫn chia ra quân thủy và quân bộ để rút về.
Tuy nhiên, quân xâm lược sắp sửa bước vào cái bẫy mà Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn cùng quân dân Đại Việt đã giương sẵn.
Trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam: Muôn dặm thuyền bè, tinh kỳ phấp phới - Ảnh 1.
Trận địa cọc trên sông Bạch Đằng. Ảnh: Báo Thanh Tra.
Đưa giặc vào tròng
Ngày 27 tháng 2 âm lịch, tức (30/3/1288), Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp đem thủy quân về trước. Sợ đoàn chiến thuyền của Ô Mã Nhi bị phục kích, Thoát Hoan sai Trình Bằng Phi và Ta-tru (Taču) đem kỵ binh đi hộ tống.
Nhưng cầu đường đã bị quân ta phá hủy nên đội kỵ binh của Trình Bằng Phi tiến rất khó khăn. Khi đến chợ Đông Triều, không sang sông được, bọn chúng đành quay trở lại.
Đoàn thuyền của Ô Mã Nhi đánh nhau liên tục mấy tháng vừa về Vạn Kiếp nay lại phải ra đi, đã bị đón đánh bằng nhiều trận tập kích đã xảy ra hết ngày này đến ngày khác. Vì không có quân hộ tống, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi tiến vô cùng chậm chạp. Ngày 8/4/1288 thuyền quân Nguyên mới tiến đến Trúc Động trên sông Giá và bị quân sĩ Đại Việt đánh chặn quyết liệt.
Toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi phải theo sông Đá Bạch để tiến xuống sông Bạch Đằng. Như vậy là Trúc Động đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chặn giặc, không cho chúng tiến vào sông Giá, vì sông Giá là nơi thủy quân ta mai phục, chờ tiến đánh vào sườn bên phải của binh thuyền địch trên trận địa Bạch Đằng.
Nếu thuyền giặc tiến xuống được đoạn cuối sông Giá thì chẳng những chỗ ẩn của thủy quân ta bị lộ mà những đội quân bộ của ta mai phục trong vùng núi đá Tràng Kênh phải phân tán chiến đấu cả hai mặt. Chiến thắng ở Trúc Động đã bảo vệ cho trận địa phục kích của quân ta ở Bạch Đằng. Chính Hưng Đạo vương chỉ huy trận đánh ở đây.
Trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam: Muôn dặm thuyền bè, tinh kỳ phấp phới - Ảnh 2.
Trận Bạch Đằng vang dội. Ảnh minh họa
Sự chuẩn bị của quân nhà Trần
Theo nghiên cứu của Hà Văn Tấn và Nguyễn Thị Tâm, bấy giờ, ở sông Bạch Đằng, Hưng Đạo vương Trấn Quốc Tuấn đã bố trí một trận địa phục kích lớn. Hưng Đạo vương đã cho đóng những cọc gỗ xuống lòng sông.
Bên trên bãi cọc phủ cỏ để ngụy trang. Việc đẵn gỗ làm cọc và đóng cọc trên sông đã được chuẩn bị từ trước, có lẽ vào lúc quân Trần quay về hoạt động ở vùng Trúc Động, An Bang trong tháng 2 âm lịch (4/3 – 1/4/1288). Nhân dân hai bên sông đã góp sức với quân sĩ trong việc chuẩn bị bãi cọc ở Bạch Đằng.
Cuốn Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII khẳng định, không có một thư tịch cũ nào nói các cọc gỗ ấy có bịt sắt. Khoảng năm 1953-1954, nhân dân đã phát hiện được các cọc gỗ trên cánh đồng nước xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.
Sau đó, các nhà bảo tàng và nhân dân đã lấy đi khoảng 500 chiếc cọc. Đa số cọc bằng gỗ lim, một ít là gỗ táu. Chiều dài còn lại của cọc từ 1,5m đến hơn 2,5m, đường kính khoảng 18cm đến 28cm.
Khi được tin binh thuyền của quân Nguyên rút lui, Hưng Đạo vương đã cho quân phục kích ở hai bên bờ sông Bạch Đằng chờ giặc đến.
Có lẽ Hưng Đạo vương đã cho bộ binh mai phục trong vùng núi đá vôi Tràng Kênh (Thủy Nguyên) và vùng rừng rậm rạp ở tả ngạn sông Bạch Đằng (Yên Hưng), còn thủy quân thì ẩn trong các con sông hai bên dòng Bạch Đằng như sông Giá, sông Thải, sông Điền Công….
Như vậy, sau trận Trúc Động, thủy quân nhà Nguyên đã phải quay lại để theo sông Đá Bạch xuống sông Bạch Đằng, để chuẩn bị rơi vào cái bẫy của quân Đại Việt.
Theo truyền thuyết ở vùng Phả Lễ (Thủy Nguyên, Hải Phòng) thì Hưng Đạo vương không đóng cọc ngang qua sông Bạch Đằng mà chỉ đóng cọc ở các sông phía Yên Hưng, còn ở hạ lưu Bạch Đằng thì dùng thủy quân án ngữ.
Diễn biến trận đánh
Sáng sớm ngày 8 tháng 3 (9/4/1288) đoàn thuyền của Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp tiến đến sông Bạch Đằng. Bấy giờ nước triều còn cao, che lấp những dãy cọc đóng trong sông. Quân Trần đem thuyền ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy. Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp dẫn binh thuyền đuổi theo.
Nước triều xuống thấp, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi xô phải cọc, dồn cả lại. Nhiều chiếc bị vỡ và bị đắm. Trong khi đó, phục binh của ta ở hai bên bờ đổ ra, đánh vào sườn và phía sau đoàn thuyền địch.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Nguyễn Khoái dẫn quân dũng nghĩa Thánh dực đánh nhau với giặc, bắt được bình chương Áo Lỗ Xích (A-gu-ruc-tri). Hai vua đem quân tiếp đến, tung quân đại chiến.
Quân Nguyên chết đuối nhiều không kể xiết. Nước sông vì thế đỏ cả. Quân ta bắt được hơn bốn trăm thuyền, Nội minh tự Đỗ Hành bắt được Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ dâng lên Thượng hoàng…".
Ta có thể tưởng tượng lại không khí trận đánh qua mô tả của Trương Hán Siêu, môn khách của Hưng Đạo vương, qua bài "Phú sông Bạch Đằng":
"Bấy giờ
Muôn dặm thuyền bè, tinh kỳ phấp phới
Sáu quân oai hùng, gươm đao sáng chói
Sông mái chưa phân, Bắc Nam lũy đối
Trời đất rung rinh chừ sắp tan
Nhật nguyệt u ám chừ mờ tối…"
Đoàn quân của Ô Mã Nhi đã không thể nào chống cự nổi trước sức tấn công mãnh liệt của quân ta. Tuy Phàn Tiếp đã cố gắng "chiếm lấy núi cao làm ứng", nhưng tình thế vẫn không thể xoay chuyển khác được.
Trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam: Muôn dặm thuyền bè, tinh kỳ phấp phới - Ảnh 3.
Bản đồ diễn biến trận đánh. Ảnh minh họa.
Sử nhà Nguyên đã mô tả: "Thuyền An Nam tập trung đông, tên bắn như mưa" khiến thủy binh giặc chết rất nhiều. Máu giặc đỏ ngầu cả khúc sông. Nước triều rút gấp, thuyền giặc vướng cọc bị phá hủy càng nhiều.
Theo Nguyên sử, trong Phàn Tiếp truyện thì hai bến "đánh nhau đến giờ Dậu", tức khoảng từ 5 giờ đến 7 giờ tối, thì toàn bộ đoàn thuyền của Ô Mã Nhi bị tiêu diệt.
Kết quả trận đánh, viên vạn hộ thủy quân Trương Ngọc tử trận. Phàn Tiếp bị thương, nhảy xuống sông, quân ta lấy câu liêm móc lên bắt sống. Tên tướng chỉ huy thủy quân giặc là Ô Mã Nhi cũng bị bắt.
Ngoài ra, rất nhiều tướng lĩnh khác bị bắt, trong số đó có viên đại quý tộc Mông Cổ Si-rê-ghi (Širägi, Tích Lệ Cơ) và viên quan giữ văn thư đi theo Ô Mã Nhi là Lý Thiên Hựu. Thủy quân giặc bị giết, chết đuối và bị bắt vô số. Hơn bốn trăm thuyền giặc lọt vào tay quân ta.
Còn cánh quân trên bộ, theo Thoát Hoan từ Vạn Kiếp nhằm hướng Lạng Sơn rút lui, đã bị quân ta tập kích một trận ở ải Nội Bàng cũng như khắp trên đường, nên bị thương vong rất nhiều, viên tướng A-ba-tri trúng tên độc chết. Quân Nguyên về đến Tư Minh ngày 19/4/1288.
Ngày 17 tháng 3 âm lịch (18/4/1288), Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông về phủ Long Hưng, đem bọn tù binh Ô Mã Nhi, Si-rê-ghi, Sầm Đoạn, nguyên soái Điền cùng nhiều tên vạn hộ, thiên hộ khác, làm lễ hiến tiệp ở lăng Thái Tông – vị vua đã lãnh đạo quân dân Đại Việt giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến quân Mông Cổ lần đầu năm 1258.
Trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam: Muôn dặm thuyền bè, tinh kỳ phấp phới - Ảnh 4.
Ba vị tiên liệt Tổ Trung ương của nước ta Ngô Vương Quyền, Đức vua Lê Đại Hành và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ảnh: Báo Thanh Tra.
Trước lăng mộ của vua Thái Tông, Trần Nhân Tông cảm xúc làm hai câu thơ:
"Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu".
(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,
Non sông nghìn thuở vững âu vàng).
Mười ngày sau, ngày 27 tháng 3 (28/4/1288) vua Trần và triều đình trở về kinh đô Thăng Long hoang tàn, ban lệnh đại xá thiên hạ, miễn tô dịch toàn phần cho những nơi bị giặc cướp phá.
Còn Thoát Hoan, khi về yết kiến vua Nguyên Hốt Tất Liệt, đã hứng chịu cơn tức giận của nhà vua, bị đuổi Dương Châu và hạ lệnh suốt đời không cho gặp mặt.

YouTube bị hack, người dùng xem video trên YouTube có nguy cơ bị lợi dụng đào bitcoin

ictnews
Theo thông tin, hacker đã quyết định lợi dụng mạng lưới quảng cáo trên YouTube. Những quảng cáo độc hại này bắt đầu rộ lên từ thứ Tư vừa qua, và sau đó lan rộng. Theo hãng bảo mật Trend Micro, rất nhiều nạn nhân ở Nhật Bản, Pháp, Italy và Tây Ban Nha đã dính bẫy, vô tình biến máy tính của họ thành cỗ máy đào bitcoin.


Theo PC Mag, phần mềm đào bitcoin đã thâm nhập vào nền tảng video phổ biến nhất thế giới YouTube và bí mật lợi dụng sức mạnh máy tính của người xem YouTube, những người đã click vào quảng cáo.
Theo thông tin, hacker đã quyết định lợi dụng mạng lưới quảng cáo của Google. Những quảng cáo độc hại này bắt đầu rộ lên từ thứ Tư vừa qua, và sau đó lan rộng. Theo hãng bảo mật Trend Micro, rất nhiều nạn nhân ở Nhật Bản, Pháp, Italy và Tây Ban Nha đã dính bẫy, vô tình biến máy tính của họ thành cỗ máy đào bitcoin.
Người dùng Twitter cũng đã thông báo về vế đề này. Họ đã chụp lại ảnh màn hình khi phần mềm diệt virus của họ dò tìm ra các phiên bản đào tiền ảo.
Theo phân tích, hacker đã nhắm đến YouTube vì nền tảng này quá phổ biến. Trend Micro cho biết càng nhiều trình duyệt mà phần mềm đào tiền ảo này tiếp cận, số tiền tệ số mà nó tạo ra càng nhiều.
Tuy nhiên, hành vi đào tiền sẽ khiến máy tính của nạn nhân bị lợi dụng nguồn lực, hoạt động chậm lại. Trong trường hợp này, Trend Micro cho biết những máy tính của các nạn nhân YouTube bị lợi dụng khoảng 80% sức mạnh vi xử lý.
Google, hãng sở hữu nền tảng video YouTube, đã có hành động. Hôm qua, thứ Sáu, Google tuyên bố các quảng cáo đã bị chặn lại trong chưa đến 2 giờ. Những phần mềm mà hacker cài vào đã bị gỡ khỏi các nền tảng của Google.
“Việc đào tiền ảo qua quảng cáo là một dạng thức lợi dụng sức mạnh máy tính khá mới, vi phạm các chính sách của chúng tôi”, một đại diện của Google nói.
Mạng lưới quảng cáo trên kênh video YouTube đã bị hacker cài phần mềm lợi dụng sức mạnh xử lý máy tính của nạn nhân để đào bitcoin
Không may, hành vi lợi dụng máy tính của người dùng để đào tiền ảo có thể vẫn còn đó. Trong mấy tháng gần đây, hacker đã tấn công các website, thậm chí các phần mềm mở rộng của trình duyệt Chrome, để cài vào đó các mã web có thể đào tiền tệ ảo Monero, loại tiền tệ hiện có giá trị 320 USD một coin.
Các hành vi lợi dụng kiểu này đã trở thành phổ biến: chúng dựa vào một dịch vụ gọi là Coinhive để đào tiền. Kể từ hồi tháng Chín, Coinhive đã cung cấp một dạng máy đào Javascript Monero mà bất cứ ai cũng có thể đăng ký sử dụng và nhúng vào website, đổi lại, Coinhive lấy 30% số tiền.
Vụ việc với YouTube cũng có kịch bản tương tự: nghĩa là một phiên bản Coinhive cũng được sử dụng trong khoảng 90% các quảng cáo. Các quảng cáo còn lại hoạt động trong một máy đào web riêng.
Gần đây, nhiều phần mềm diệt virus đã bắt đầu xếp hạng Coinhive là một trong những mối đe dọa mã độc nguy hiểm nhất trên web.
Bảo Bình (Theo PC Mag)

Con rắn trong Vườn Địa đàng tung tin giả đầu tiên?

Giáo hoàng Francis nhấn mạnh, con rắn đã tung tin giả đầu tiên - ngay trong bình minh của nhân loại sau khi lừa Eva ăn trái cấm.

Mới đây tờ New York Time đã trích dẫn lời phát biểu của Giáo hoàng Francis nhân Ngày Truyền thông thế giới 24/1.
Giáo hoàng Francis khẳng định, không có chuyện thông tin sai mà vô hại; tin vào những thông tin sai trái có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
Lan truyền thông tin giả mạo là hành vi tiếp tay cho một số mục đích xấu, mà trong đó kẻ chủ mưu mong muốn có thể ảnh hưởng tới những quyết định chính trị hay đạt được các lợi ích kinh tế.
Lấy một ví dụ sinh động là chuyện con rắn trong Vườn Địa đàng đã lừa Eva ăn trái cấm, Giáo hoàng Francis nhấn mạnh, con rắn đã tung tin giả đầu tiên - ngay trong bình minh của nhân loại.
Con ran trong Vuon Dia dang tung tin gia dau tien?
Giáo hoàng Francis
"Nó đã cám dỗ người phụ nữ bằng cách vờ là bạn của cô, chỉ quan tâm đến lợi ích của cô và bắt đầu nói những điều chỉ có một phần là đúng sự thật", Giáo hoàng nói.
Và mặc dù Adam và Eva không chết, song hành động ăn trái cấm đã khiến con người bị đuổi khỏi thiên đường mãi mãi.
"Nó cũng giống như bây giờ chúng ta rơi vào một cuộc tranh luận hay một trò đùa trên Facebook để rồi kết quả cuối cùng là những gì chúng ta nói trở nên vô nghĩa", Giáo hoàng Francis phân tích.
Và ông đã kêu gọi những người tìm hiểu tin tức hãy thoát ra khỏi những căn phòng chật hẹp bằng cách tìm kiếm những nguồn tin khác nhau, quan điểm khác nhau.
Những thông tin giả mạo có thể đạt được nhiều mục đích, sau khi thu hút sự chú ý của người dân bằng cách khai thác cảm xúc như lo lắng, khinh thị, tức giận và thất vọng.
"Những câu chuyện giả mạo có thể lan truyền nhanh một cách chóng mặt và thiệt hại mà nó gây ra khó có thể lường trước được'', Giáo hoàng nhấn mạnh.
Giáo hoàng Francis không dừng lại ở việc kể câu chuyện về Adam và Eva, ông còn đi xa hơn thế, chỉ cho giáo dân biết như thế nào là "giả" trong "tin giả" và làm thế nào để nhận biết chúng.
"Không ai trong chúng ta được phép cảm thấy có quyền miễn trừ trách nhiệm chống lại nạn tin giả. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, vì những thông tin sai lệch thường dựa trên những lời nói chủ ý gây hiểu nhầm, lẩn tránh và đôi khi đánh vào tâm lý một cách tinh vi", Giáo hoàng viết.
Để phân biệt tin thật và tin giả, Giáo hoàng Francis cho rằng mỗi người dân khi tiếp nhận một luồng thông tin cần có sự cân nhắc kỹ càng về những hệ lụy có thể xảy đến như liệu thông tin có gây chia rẽ, bất đồng hay ngược lại có tính chất xây dựng.
Bảo Ngọc

Bất chấp la ó, ông Trump khẳng định mình mạnh mẽ tại Davos

Ngày đăng : 10:15 - 27/01/2018
Theo hãng tin CNN, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa khẳng định quan điểm “Nước Mỹ trên hết”, trong bối cảnh rất nhiều tiếng la ó phát ra từ những người nghe trong Diễn đàn Kinh tế diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ).
Trong bài phát biểu của mình, ông Trump đặc biệt nhấn mạnh vào những điều kiện để bất cứ ai có thể kiếm tiền ở Mỹ. Tổng thống Mỹ tuyên bố rằng “chưa bao giờ có thời điểm nào mà người ta có thể làm ăn ở Hoa Kỳ thuận lợi đến vậy”, và rằng quan điểm “Nước Mỹ trên hết” sẽ không ngăn ông đàm phán ký kết thỏa thuận thương mại song phương, chừng nào nó có lợi cho Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Davos.
Sau đó, bài phát biểu của ông chuyển sang một đề tài khác, đó là chỉ trích truyền thông cũng như đảng Dân chủ. Khi nói rằng truyền thông ngày nay “xấu xa, tầm thường và giả tạo”, ông Trump đã nhận lấy những tiếng la ó từ các quan chức lắng nghe.
Trong phần lớn bài diễn văn của mình, giọng điệu của Tổng thống có phần bớt căng thẳng so với các lần phát biểu trước đây. Dù vậy ông đã dùng những ngôn từ lạc quan, rằng ông muốn các doanh nghiệp trên thế giới tăng cường đầu tư vào Mỹ hơn nữa.
“Hoa Kỳ đang nỗ lực trở lại và đây là thời điểm thích hợp để đầu tư vào tương lai của Hoa Kỳ”, ông Trump nói và cho biết chính phủ của ông đã cắt giảm thuế, cải tổ nhiều quy chế nhà nước để tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong lúc Tổng thống Trump có mặt tại Davos, tại Mỹ các thông tin cho biết ông Trump có ý định cách chức ủy viên đặc biệt Robert Mueller, người đứng đầu ban điều tra các cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Tổng thống. Nhiều người tham dự diễn đàn kinh tế, từ giám đốc điều hành doanh nghiệp lớn cho tới các nguyên thủ quốc gia đều lo ngại bài phát biểu của ông Trump sẽ mang những lời lẽ chỉ trích nặng nề như trong quá khứ.
Dù vậy, ông Trump cho biết ông không mang thái độ thù ghét đến đây, và ông bày tỏ quan điểm rằng chính sách quốc gia cần phải chú trọng vào việc nâng cao các điều kiện dành cho “những người bị lãng quên”.
“Một khi có nhiều người bị lãng quên, thế giới sẽ rạn nứt lớn”, ông nói. “Chỉ có lắng nghe và phản hồi những lời kêu gọi của những người bị bỏ rơi, chúng ta mới có thể xây dựng một tương lai tươi sáng mà tất cả mọi người thực sự có quyền được hưởng”.
Bài diễn văn này có nội dung tương tự thông điệp mà Tổng thống Trump đã đưa ra trong bữa tiệc tối giữa những đại biểu tham dự Diễn đàn Kinh tế vào ngày 25/1, khi đó ông nói ông muốn khuyến khích các nước đầu tư mạnh hơn nữa vào Mỹ.
Ông Trump và các cố vấn đã dự báo rằng ông sẽ được chào đón tại Davos trong sự nghi ngờ và quan ngại của nguyên thủ nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng ông được đón tiếp trong sự hân hoan từ nhiều phía khi sánh bước đến bục phát biểu để bắt đầu hội nghị vào ngày 25/1.
Trong một cuộc phỏng vấn với Klaus Schwab, người thành lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ông Trump cho biết kinh nghiệm mà ông thu thập được khi còn là doanh nhân đã giúp ông chuẩn bị cho vai trò Tổng thống Mỹ.
“Làm doanh nhân là một trải nghiệm quan trọng đối với tôi”, ông Trump nói, đồng thời khẳng định ông là doanh nhân đầu tiên không có kinh nghiệm chính trị được bầu làm Tổng thống. “Tôi là người luôn thành công trong việc kiếm tiền”.
Đây có lẽ là mối liên kết bền vững nhất giữa ông Trump và những người tham dự diễn đàn, trong đó có rất nhiều giám đốc điều hành từ Mỹ cũng như cả trên thế giới.
Anh Tuấn (lược dịch)
Bên trong máy bay “ngày tận thế” luôn theo sát chuyên cơ Tổng thống Mỹ

Mỹ-Triều Tiên căng thẳng, đồng hồ ngày tận thế sắp điểm

 Biến đổi khí hậu cùng với nguy cơ xung đột hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên khiến kim đồng hồ ngày tận thế chỉ còn 2 phút nữa sẽ điểm nửa đêm, các nhà khoa học cảnh báo.

Đồng hồ tận thế đang ở gần thời điểm nửa đêm nhất kể từ Chiến tranh lạnh. (Ảnh minh họa: Getty)
AFP cho biết, hôm qua 25/1, các nhà khoa học quản lý “Đồng hồ tận thế” đã điều chỉnh kim đồng hồ nhích thêm 30 giây để cảnh báo thế giới đang ngày càng tiến gần hơn tới ngày tận thế do những thảm họa do chính con người gây ra. Sau lần điều chỉnh này, đồng hồ tận thế chỉ còn 2 phút nữa sẽ điểm nửa đêm.
2 phút là khoảng cách gần nhất của đồng hồ tận thế kể từ năm 1953 khi Mỹ và Liên Xô tiến hành các vụ thử bom hạt nhân.
"Đồng hồ tận thế" là công cụ biểu tượng do Nhóm Nhà khoa học Hạt nhân Mỹ, bao gồm 15 chủ nhân giải Nobel, xây dựng nhằm cảnh báo thời điểm nhân loại gần chạm mốc hành tinh bị hủy diệt. Lần gần đây nhất họ điều chỉnh kim đồng hồ là vào năm ngoái, không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức.
Người đứng đầu nhóm nhà khoa học này, Rachel Bronson, cho biết năm nay vấn đề vũ khí hạt nhân và sự khó đoán định của các quốc gia sở hữu chúng là lý do khiến họ quyết định điều chỉnh đồng hồ tận thế.
Bà cho rằng, chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã có những bước tiến đáng kể trong năm nay. Hồi đầu năm nay, nhóm chuyên gia cảnh báo, Triều Tiên có thể đã sản xuất được nguyên liệu đủ để chế tạo 30-60 vũ khí hạt nhân và 10-20 đầu đạn.
Cùng với việc Bình Nhưỡng gia tăng các vụ thử tên lửa và hạt nhân trong năm qua, căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên có chiều hướng leo thang với những cảnh báo “hủy diệt” lẫn nhau.
“Tất cả các quốc gia sở hữu vũ khí lớn đang đầu tư vào kho vũ khí hạt nhân của họ. Kho vũ khí hạt nhân của họ đang được nâng cấp, cải tiến. Trong khi đó, chính sách mới về hạt nhân của chính quyền Trump dường như sẽ tăng cường chủng loại và vai trò của vũ khí hạt nhân trong các kế hoạch quốc phòng”, Robert Rosner, giáo sư tại Đại học Chicago nhận định.
Sharon Squassoni, chuyên gia đến từ Đại học George Washington, cho rằng lý do chính khiến các nhà khoa học điều chỉnh đồng hồ tận thế là mối quan hệ Nga-Mỹ.
Minh Phương
Theo RT, AFP

Mỹ tăng cường trừng phạt: Điều Nga biết trước

Mỹ đã mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine.

Mở rộng trừng phạt
Theo TASS, ngày 26/1, Mỹ đã mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine, cụ thể là việc chuyển các turbine khí Siemens tới Crimea.
Danh sách trừng phạt do Mỹ công bố bao gồm 21 cá nhân, tất cả đều mang quốc tịch Nga hoặc Ukraine, và 9 công ty, trong đó phần lớn hoạt động trong lĩnh vực điện hoặc năng lượng.
Theo danh sách được công bố trên trang web của Bộ Tài chính Mỹ, Thứ trưởng Năng lượng Nga Andrey Cherezov và công ty năng lượng Technopromexport là hai trong số cá nhân và doanh nghiệp bị trừng phạt lần này.
Technopromexport là công ty con thuộc tập đoàn nhà nước Rostec của Nga và tổng giám đốc của công ty này cũng nằm trong diện bị trừng phạt.
Ngoài ra, lệnh trừng phạt mới của Mỹ cũng nhắm mục tiêu tới các công ty năng lượng lớn như Gaz-Alyans và Kaliningradnefteprodukt cùng tập đoàn sản xuất thiết bị điện Power Machines.
Theo RIA, ông Vladimir Dzhabarov, phó chủ tịch Uỷ ban các vấn đề quốc tế của Thượng viện Nga cho rằng, đây là chính sách kiềm chế Nga, cáo buộc Mỹ "khiêu chiến" với Nga.
My tang cuong trung phat: Dieu Nga biet truoc
Mỹ đã mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine. Ảnh minh họa
Việc Nga sáp nhập Crimea là một trong những vấn đề gây căng thẳng quan hệ giữa nước này và Mỹ. Mỹ đã áp nhiều lệnh trừng phạt Nga về việc sáp nhập bán đảo Crimea và cáo buộc Moscow hỗ trợ các phiến quân miền đông Ukraine.
Hai bên còn bất đồng về cách thức chấm dứt nội chiến ở Syria và duy trì thoả thuận hạt nhân Iran đạt được năm 2015.
Mỹ dự kiến đưa ra các báo cáo vào ngày 29/1 về khả năng tăng cường lệnh trừng phạt Nga với cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ hồi 2016, điều Moscow luôn bác bỏ.
Các thành viên đảng Dân chủ ở quốc hội Mỹ đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ Trump, yêu cầu chính quyền dùng hạn chót vào 29/1 để đáp trả các cuộc tấn công mạng làm thay đổi kết quả bầu cử Mỹ.
Trừng phạt của Mỹ còn có thể tăng lên nếu dự luật do 2 thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng hòa) và Chris Van Hollen (Dân chủ) đệ trình hôm 16/1 được thông qua.
Nga biết trước
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo Kommersant sau khi trở về từ chuyến thăm Mỹ kéo dài 2 ngày, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng ''hội chứng sợ Nga'' đang trầm trọng hơn cả thời Chiến tranh Lạnh.
''Chứng sợ Nga này trước đây chưa từng có. Chúng tôi chưa từng thấy tình trạng này vào thời Chiến tranh lạnh'', ông Lavrov trả lời.
Ngoại trưởng Nga cho rằng, trong thời Chiến tranh Lạnh còn có những nguyên tắc và chừng mực nhất định.
"Giờ đây mọi chuẩn mực đã bị bỏ qua một bên", ông Lavrov nói đồng thời cảnh báo phương Tây nên tôn trọng những lằn ranh đỏ của Moscow như hồi Chiến tranh lạnh.
Theo vị Ngoại trưởng, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành những quyết định chống Nga là do họ chịu áp lực từ đảng chính trị đối lập.
Ngoại trưởng Nga đã nhấn mạnh tư tưởng thù ghét Nga là không thể chấp nhận được và lại đang gia tăng tại phương Tây.
Đặc biệt là nỗ lực trừng phạt Nga bằng mọi cách có thể thông qua các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Ông gọi những điều này là ''ngớ ngẩn và vô căn cứ''.
My tang cuong trung phat: Dieu Nga biet truoc
Ông Trump buộc phải ban hành những chính sách chống Nga?
Ngoại trưởng Lavrov tái khẳng định, các đảng phái chính trị ở Mỹ đã làm tình hình thêm xấu đi. Theo ông, Tổng thống Trump dường như muốn cải thiện quan hệ giữa Washington và Moscow từ thời kì ông đang tranh cử tổng thống.
''Khi Tổng thống Trump gặp tôi ở Nhà Trắng, khi ông ấy trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hamburg, Đức hay khi 2 nhà lãnh đạo điện đàm với nhau sau đó, tôi không thấy ông Trump có ý định ban hành những quyết định như vậy'', ông Lavrov chia sẻ.
Nhà ngoại giao Nga cho rằng quan điểm của Mỹ về Nga thời điểm hiện tại là kết quả của một số yếu tố, trong đó có sự thất bại của ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton, áp lực từ phe đối lập, tính cách của ông Trump và mối băn khoăn của Mỹ về sự thiếu suôn sẻ trong chiến lược của Washington trên trường quốc tế.
Ông Larov cho rằng, sự tổng hòa của những điều này đã khiến ông Trump buộc phải ban hành những chính sách chống Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi đầu tháng 1 cho biết, Moscow sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Washington, tuy nhiên ''bối cảnh chính trị nội bộ của Mỹ vẫn chưa hạ nhiệt''.
Trong khi đó, trả lời câu hỏi của phóng viên hãng thông tấn TASS tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ ngày 26/1 về việc liệu có thể tiến hành đối thoại với Nga hay không, Tổng thống Donald Trump cho biết: ''Chúng tôi hy vọng có thể''.
Huy Hùng

Một loạt quan chức, doanh nghiệp Nga lọt vào "tầm ngắm" của Mỹ

Ngày đăng : 10:14 - 27/01/2018
Hãng tin Reuters cho biết, một loạt quan chức chính phủ và công ty năng lượng của Nga đã lọt vào danh sách xem xét cấm vận của Mỹ, vài ngày trước khi các biện pháp trừng phạt đối với Nga sẽ được Mỹ áp dụng.
Nhiều khả năng Washington sẽ công bố các biện pháp nhằm mở rộng lệnh trừng phạt đối với Nga sớm nhất là vào ngày 29/1 tới do Nga bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016. Nga đã liên tục phủ nhận cáo buộc này.
Lệnh trừng phạt của Nga sẽ tiếp tục được mở rộng.
Nga hiện đang phải chịu lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt sau khi bán đảo Crimea tách khỏi Ukraine và hợp nhất với Nga vào năm 2014, cũng như việc Nga bị cáo buộc hỗ trợ của lực lượng nổi dậy phía đông Ukraine.
Bộ Ngân khố Mỹ cho biết đã có 21 người và 9 công ty đã được đưa vào danh sách cấm vận, một vài cá nhân và đoàn thể trong số này đã tham gia vào việc vận chuyển động cơ đốt trong tới bán đảo Crimea.
“Hành động ngày nay là một phần những nỗ lực của bộ ngân khố để gây sức ép cho Nga”, bộ này cho biết.”Hành động này cũng cho thấy sự phản đối của chính phủ Hoa Kỳ đối với việc Nga chiếm đóng Crimea và không công nhận hành động sáp nhập bán đảo này vào Nga”.
Một trong số các quan chức có tên trong danh sách gồm có Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga Andrey Cherezov, người cũng đã bị Liên minh Châu Âu (EU) áp dụng lệnh trừng phạt vào năm ngoái.
Bộ Ngân khố Mỹ nói thêm, giờ đây danh sách của Mỹ bao gồm Sergey Topor–Gilka, người đứng đầu công ty kỹ thuật Technopromexport, cùng với một loạt các công ty con thuộc công ty dầu mỏ Surgutneftegaz (Nga).
Một phát ngôn viên của tập đoàn Rostec, một trong những doanh nghiệp bị xem xét cấm vận, cho biết họ cảm thấy tiếc khi Mỹ chỉ biết gây sức ép và không muốn đối thoại với Nga.
Anh Tuấn (lược dịch)

Nguy cơ cuộc chiến ủy nhiệm Syria: Ai giành chiến thắng?

Cả Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Mỹ và Nga đều giữ trong tay những quân bài chiến lược, có khả năng chi phối toàn bộ cục diện Syria trong thời điểm hiện tại.

Vai trò của Iran
Tại phiên họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 26/1, đại diện thường trực Israel tại Liên Hiệp Quốc Danny Danon cho biết, Iran đang xây dựng các căn cứ quân sự và nhà máy sản xuất tên lửa ở Syria, cũng như cai quản tổng cộng 82.000 tay súng ở nước này.
"Tính đến ngày hôm nay, 82.000 chiến binh ở Syria thuộc quyền điều khiển của Iran. Cụ thể: 3.000 thành viên lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, 9.000 tay súng của phong trào Hezbollah, 10.000 thành viên lực lượng dân quân Shiite đã được tái cấu trúc khắp vùng Cận Đông. Thêm vào đó, Iran còn trực tiếp cai quản 60.000 phiến quân Syria địa phương", ông Danon xác nhận.
Ngoài ra, nhà ngoại giao Israel cáo buộc sự hiện diện của Iran ở Syria đang biến thường dân tại các khu vực lân cận thành những lá chắn sống. Hơn nữa, theo ông, Iran đang biến Syria thành căn cứ quân sự lớn nhất thế giới.
Như lời ông Danon khẳng định, chính quyền nhà nước Do Thái quyết định tiết lộ thông tin mật trên bởi vì "cả thế giới phải hiểu rằng nếu như nhắm mắt làm ngơ trước những sự việc đang diễn ra ở Syria, thì mối đe dọa Iran sẽ tiếp tục lớn lên".
Nguy co cuoc chien uy nhiem Syria: Ai gianh chien thang?
Đại diện thường trực Israel tại Liên Hiệp Quốc Danny Danon
Ông cũng bày tỏ sự lo ngại về những lợi ích kinh tế mà Iran đạt được từ thỏa thuận đóng băng chương trình hạt nhân của nước này để đổi lấy sự dỡ bỏ lệnh trừng phạt quốc tế.
Cụ thể, kể từ thời điểm ký thỏa thuận trên, Iran đã tăng gấp đôi kim ngạch thương mại với Liên minh châu Âu sau khi ký các hợp đồng trị giá nhiều tỉ USD trong lĩnh vực năng lượng và các lĩnh vực khác.
"Đó là một sai lầm. Anh có thể lợi dụng sự giảm nhẹ lệnh trừng phạt nhưng anh không thể bỏ qua chuyện những số tiền này được dùng làm gì", ông Danon lưu ý với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Đáp lại, phái đoàn Iran gọi sự xâm chiếm lãnh thổ Palestine của Israel là "nguyên do của mọi cuộc xung đột ở vùng Cận Đông".
Phó đại diện thường trực Iran tại Liên Hiệp Quốc Ishak al-Habib tuyên bố Israel đang hành xử một cách khiêu khích và thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc đối với người Palestine và khu vực trong khi Mỹ bao che cho Israel trên trường quốc tế.
Nguy cơ cuộc chiến tranh ủy nhiệm
Trong một diễn biến liên quan, mới đây Phó Tổng tham mưu của TFSA Haitham Afeisi cho biết, một lực lượng khoảng 10.000 chiến binh đã được chuẩn bị cho chiến dịch quân sự chống lại Lực lượng Dân chủ Syria ở thành phố Manbij, Syria.
"Chúng tôi không thiếu sót về vũ khí, đạn dược hay máy bay chiến đấu, và chúng tôi cũng sẵn sàng về mặt tinh thần. Một lực lượng 10.000 người đã sẵn sàng cho trận chiến tại Manbij", ông Afeisi tiết lộ.
Theo Afeisi, hoạt động tại Manbij sẽ được triển khai sau khi TFSA và Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc hoạt động của họ ở khu vực Afrin.
"Chiến dịch Euphrates Shield sẽ tiếp tục cho đến khi người Syria tìm thấy hòa bình. Các lực lượng sử dụng mọi phương tiện để ngăn chặn người Syria tham gia nắm quyền ở các vùng của họ sẽ phải đối mặt với quyết tâm của Thổ Nhĩ Kỳ và Quân đội Quốc gia Syria.
Chúng tôi đã có một thỏa thuận với Ankara về mọi vấn đề. Manbij không phải là điểm đến cuối cùng; chúng tôi sẽ không dừng lại cho đến khi Hasakah, Ayn Issa, Ayn al-Arab, Ras al-Ayn, Al-Malikiyah, và Tal Abyad được thanh lọc", Phó Tổng tham mưu của TFSA khẳng định thêm
Theo các báo cáo từ chiến trường, TFSA hiện nay kết hợp 30 nhóm chiến binh và có khoảng 22.000 chiến binh trong hàng ngũ.
Cùng với việc Mỹ biến lực lượng người Kurd thành lực lượng chiến đấu chính của mình tại Syria, có thể thấy, Syria đang diễn ra cuộc chiến tranh ủy nhiệm khổng lồ. Cả Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Mỹ và Nga đều giữ trong tay những quân bài chiến lược, có khả năng chi phối toàn bộ cục diện Syria trong thời điểm hiện tại.
Nguy co cuoc chien uy nhiem Syria: Ai gianh chien thang?
Tàu Nga được nhìn thấy chở một số lượng lớn thiết bị quân sự đến Syria
Trong suốt 2 năm qua, người Nga đã hỗ trợ lực lượng chính phủ giải phóng phần lớn lãnh thổ Syria khỏi IS và phiến quân. Tuy nhiên, không phải một sớm một chiều là có thể đem lại hòa bình toàn vẹn cho Syria.
Các chiến trường Đông Ghouta, bắc Hama, ngoại ô Aleppo hay Idlib đang trở thành tâm điểm của cuộc chiến. Giới quan sát cho rằng, đội quân nào giành chiến thắng trên những chiến trường này sẽ nắm giữ được Syria.
Nhận thức được tầm quan trọng của chiến dịch này, Nga đang dốc toàn lực hỗ trợ lực lượng Chính phủ. Al-Masdar News dẫn nguồn tin cho biết, các nhà giám sát từ eo biển Bosphorus tại Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ:
Nga đã vận chuyển số lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự mới tới cảng Tartus ở Syria bằng tàu vận tải biển Inzhener Trubin,và một tàu đổ bộ hải quân. Điểm đến của nó được xác định là thành phố cảng Tartus của Syria.
Những hình ảnh chụp được cho thấy, trên boong tàu có ít nhất 24 xe tải GAZ, ZiL, KamAZ và UAZ, còn những thiết bị quân sự gì được cất trong khoang hầm chứa hàng của tàu thì không xác định được, tuy nhiên, theo phỏng đoán thì rất có thể là những thiết bị quân sự quý giá hơn như xe tăng và pháo binh.
Tất cả những vũ khí và trang thiết bị quân sự mới này sẽ được cung cấp cho lực lượng vũ trang Syria.
Theo các báo cáo, đây là lô hàng vũ khí quân sự thứ ba được vận chuyển bằng đường biển để giao cho Syria kể từ đầu năm 2018.
Hôm 23/1, quân đội Nga cũng đã chuyển thêm 4 hệ thống phòng không tiên tiến S-400 tới Syria, nhằm tăng cường các khả năng phòng không chiến lược của Nga tại quốc gia Trung Đông này.
Động thái này của Nga diễn ra không lâu, sau khi Moscow thông qua kế hoạch xây dựng Khmeimim và Tartus thành những căn cứ thường trực lâu dài ở quốc gia Ả Rập Syria.
Trung Dũng

Nổ lớn ở thủ đô Kabul, ít nhất 63 người chết

Ít nhất 63 người thiệt mạng, 151 người bị thương trong một vụ nổ bom ở thủ đô Kabul của Afghanistan, gần một số đại sứ quán và tòa nhà chính phủ vào hôm nay 27/1, RT cho biết.

Vụ tấn công khiến ít nhất 63 người chết, 151 người bị thương. (Ảnh: Reuters)
RT dẫn nguồn tin ban đầu cho biết, vụ nổ xảy ra gần tòa nhà trước kia là trụ sở Bộ Nội vụ Afghanistan. Một nhân chứng cho biết, đây là một vụ đánh bom xe gần cổng trụ sở Bộ Nội vụ Afghanistan cũ.
Thiết bị nổ được giấu trong một chiếc xe cứu thương và kích nổ tại một trạm cảnh sát ở Kabul, Reuters dẫn lời giới chức địa phương cho biết.
Vụ tấn công khiến ít nhất 63 người thiệt mạng và 151 người bị thương.
Lực lượng Taliban đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Vụ tấn công xảy ra chỉ vài ngày sau vụ nổ súng, bắt giữ con tin tại khách sạn Intercontinental cũng ở Kabul.
Minh Phương

Mỹ bày trận "quần" Nga sa lầy trong cuộc chiến Syria

Đặng Phương Thảo | 27/01/2018 20:12
Mỹ bày trận "quần" Nga sa lầy trong cuộc chiến Syria
Lính đặc nhiệm Mỹ hiện diện trên chiến trường Syria

Quyết định của Mỹ về việc tạo ra “Lực lượng an ninh biên phòng Syria” mà không tham vấn Damacus là vi phạm trực tiếp Công ước Liên hợp quốc và vi phạm chủ quyền quốc gia của Syria, khiến cuộc khủng hoảng Syria càng trở nên trầm trọng hơn.

Trong khi không công nhận vai trò lớn lao của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran trong việc đối phó với các cuộc tấn công khủng bố ở Syria, Mỹ còn tiếp tục thực hiện những chính sách mang tính phá hoại đối với đất nước này.
Dường như có rất ít thông tin nói về mối quan hệ giữa Mỹ với nhóm khủng bố IS kể từ khi truyền thông bắt đầu vào cuộc. Tuy nhiên vai trò của lực lượng đặc nhiệm Mỹ trong việc huấn luyện, trang bị vũ khí và hậu thuẫn các chiến binh Hồi giáo cực đoan là không thể phủ nhận được.
Cũng giống như Al-Qaeda được CIA tạo ra trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc Chiến tranh lạnh, IS cũng do Washington gián tiếp tạo nên nhằm đạt được mục đích cuối cùng là đẩy toàn bộ Trung Đông rơi vào tình trạng hỗn loạn để Mỹ có thể dễ dàng áp đặt “nền dân chủ kiểu Mỹ” lên Syria, Libya và Iran bằng cách hạ bệ chính phủ các nước này.
Tuy nhiên những chiến thắng quân sự của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và quan đội Syria đã khiến IS bị tiêu diệt và kế hoạch của Mỹ cũng bị phá hoại. Điều này đã ngăn Mỹ không thể xâm lược Syria dưới danh nghĩa chống khủng bố quốc tế nếu không được chính phủ Syria cho phép hoặc không có nhiệm vụ quốc tế nào.
Trong bối cảnh này, người ta nhận thấy số phận của các nhóm khủng bố ở Syria cũng giống như tội phạm Đức quốc xã hồi cuối Thế chiến II, nhiều nguồn tin nói rằng chúng đều được Mỹ hậu thuẫn để trốn thoát. Điểm khác biệt duy nhất là phần lớn tội phạm phát xít đều tìm nơi ẩn náu ở các địa điểm khác nhau được lực lượng đặc nhiệm của Mỹ giám sát, ví dụ như Mỹ Latinh.
Phần lớn những chiến binh có kinh nghiệm chiến đấu nhất trong IS dường như đều biến mất nhanh chóng. Tuy nhiên, sau đó chúng có thể lại xuất hiện ở Libya, Ai Cập, Sudan, Afghanistan, Nga và Trung Quốc.
Vào những năm 1940, ý tưởng cung cấp cho tội phạm chiến tranh một nơi ẩn náu được các chủ tịch ủy ban đưa ra, đứng đầu là Omar Bradley, sau đó chuyển sang Chiến dịch Cái kẹp giấy với khoản viện trợ rất lớn từ các cơ quan tình báo Mỹ.
Báo cáo trên đã không bao giờ được công khai, nhưng đến năm 2010, nó đã rơi vào tay các nhà báo của tờ New York Times. Sau khi đọc báo cáo này tờ New York Times đã kết luận rằng sau Thế chiến II, các cơ quan tình báo Mỹ đã cung cấp chỗ ẩn náu cho rất nhiều tội phạm Đức Quốc xã.
Hiện nay, nhiều người cũng đang cảm thấy rằng Chiến dịch Cái kẹp giấy đang tái diễn, vì không ai có lời giải thích hợp lý cho việc những máy bay trực thăng của Mỹ đã sơ tán cả thảy 20 tướng lĩnh của IS cùng đội ngũ nhân viên đã bị lực lượng chính phủ Syria bắt giữ hồi tháng 8/2017.
Hai tháng trước, các trang tin truyền thông Syria cho rằng ở gần trại tị nạn Rubkan nằm ở dọc biên giới Jordan, các cố vấn người Mỹ đã bắt đầu đào tạo lực lượng đối lập ôn hòa được thành lập từ những chiến binh cực đoan đến từ miền đông Qalamoun, Umm El-Karjatein và các vùng hoang vu khác của Syria.
Mỹ bày trận quần Nga sa lầy trong cuộc chiến Syria - Ảnh 1.
Mỹ hỗ trợ nhiều nhóm phiến quân tại Syria nhằm lật đổ Assad
Lực lượng vũ trang mới này sẽ được gọi là Quân đội quốc gia Syria và rõ ràng là Washington đang có kế hoạch sử dụng lực lượng này để làm quân đội ủy thác chống lại chính phủ Assad.
Phát biểu gần đây của ông David Satterfield, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Nội vụ miền đông, về kế hoạch phản đối các cuộc đàm phán hòa giải của Mỹ ở Sochi cho thấy Mỹ vẫn cho rằng chưa phải lúc để kết thúc cuộc nội chiến ở Syria.
Satterfield thậm chí còn tuyên bố rằng Mỹ sẽ không cho phép hợp pháp hóa tiến trình hòa bình mà Nga đang triển khai ở Syria. Hiện nay, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đang bận rộn chuẩn bị cho cuộc Đối thoại quốc gia sẽ được tổ chức tại Sochi vào cuối tháng này nhằm thúc đẩy kết thúc hòa bình cuộc khủng hoảng Syria.
Trong những ngày sắp tới, chính quyền Mỹ sẽ phải sẵn sàng công khai ý định của mình về việc chia cắt lãnh thổ Syria mà nước này cố gắng thực hiện bấy lâu nay.
Theo nguồn tin của trang Asharq al-Awsat, Mỹ đang chuẩn bị chuyển giao 38.000 dặm vuông đất ở phía đông sông Euphrates sang tay các lực lượng mới được đổi tên mà nước này huấn luyện, dưới khẩu hiệu của Lực lượng dân chủ Syria.
Hoạt động chia rẽ lãnh thổ Syria này sẽ diễn ra dưới sự bảo trợ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, người từng tuyên bố Mỹ sẽ cử các nhà ngoại giao cùng các cố vấn quân sự đến các khu vực do SDF kiểm soát.
Sáng kiến của Mỹ nhằm thành lập “Lực lượng an ninh biên giới Syria” ở Syria sẽ diễn ra tương tự như vậy. Theo Lầu Năm Góc, những lực lượng này sẽ được triển khai trên những lãnh thổ mà Mỹ đang chiếm đóng ở Syria. Hiện tại, có khoảng 230 lính đã bắt đầu huấn luyện, nhưng Washington lại lên kế hoạch đưa thêm khoảng 30.000 lính nữa vào nhóm vũ trang này.
Viên chức phụ trách vấn đề công của Liên minh do Mỹ dẫn đầu, ông Thomas F. Veale đã nói với giới truyền thông rằng các lực lượng này sẽ được triển khai dọc theo thung lũng sông Euphrates, dọc theo biên giới phía tây của lãnh thổ bị SDF chiếm đóng, cũng như dọc biên giới Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.
Quyết định của Mỹ về việc tạo ra “Lực lượng an ninh biên phòng Syria” mà không tham vấn Damacus là vi pham trực tiếp Công ước Liên hợp quốc và vi phạm chủ quyền quốc gia của Syria, khiến cuộc khủng hoảng Syria càng trở nên trầm trọng hơn.
Đại diện của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, cùng các chuyên gia chính trị đã lên án hành động này của Mỹ. Đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ còn nói không với các kế hoạch của Mỹ và cho rằng Mỹ đang đùa với lửa vì Ankara đang chuẩn bị thực hiện chiến dịch quân sự quy mô lớn ở Syria, tấn công tổng cộng 149 địa điểm do người Kurd chiếm giữ.
Đó là lý do vì sao những hoạt động khiêu khích của Mỹ cần phải được ngăn chặn.

Mỹ tiếp tục siết chặt "vòng kim cô" với Triều Tiên

Ngày đăng : 08:33 - 26/01/2018
Mỹ tiếp tục áp đặt thêm lệnh trừng phạt với các tổ chức và cá nhân bị cáo buộc liên quan tới chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên.
Yonhap dẫn thông báo từ Bộ Tài chính Mỹ cho hay, lệnh trừng phạt mới nhắm tới 9 tổ chức bao gồm 2 công ty của Trung Quốc, 16 cá nhân Triều Tiên và 6 tàu Triều Tiên.
Mỹ tiếp tục ra lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên. 
“Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục nhắm tới các cá nhân và tổ chức tài trợ tài chính một cách hệ thống cho chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng như chương trình phát triển vũ khí của Bình Nhưỡng bao gồm các quan chức lách luật trừng phạt giúp Triều Tiên”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nhấn mạnh.
Cũng theo ông Mnuchin, Mỹ hiện còn nhắm tới các “nhân vật trái phép” tại Nga và Trung Quốc cũng như ở bất cứ nơi đâu có mối liên hệ với mạng lưới tài chính của Triều Tiên.
Trong thời gian qua, Washington đã thắt chặt lệnh cấm vận với Bình Nhưỡng nhằm buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân. Bởi đây được xem là mối đe dọa lớn đối với an ninh nước Mỹ. 
Theo lệnh trừng phạt được Bộ Tài chính Mỹ công bố hôm 24/1, những công ty bị liệt vào danh sách đen gồm công ty Thương mại Chengxing Bắc Kinh và công ty Thương mại Kim Hương Đan Đông. Đây là hai công ty Trung Quốc bị Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc xuất khẩu các mặt hàng với tổng trị giá hơn 68 triệu USD sang Triều Tiên. Hành động của hai công ty Trung Quốc đã vi phạm lệnh cấm của Mỹ và Liên Hợp Quốc áp đặt với Triều Tiên. Ngoài ra, hai công ty Trung Quốc cũng đã nhập số hàng trị giá 19 triệu USD từ Triều Tiên.
Những công ty Triều Tiên bị trừng phạt lần này có 5 công ty tàu biển, một công ty điện tử và Bộ Công nghiệp Dầu thô Triều Tiên.
Các cá nhân bị trừng phạt gồm 10 đại diện của Tập đoàn Ryonbong Triều Tiên. Theo Bộ Tài chính Mỹ, đơn vị này chuyên trách hoạt động mua sắm quốc phòng cũng như hỗ trợ việc mua bán quân sự của Triều Tiên. Ngoài ra, một cá nhân được xác định là quan chức trong đảng Lao động Triều Tiên và 5 người còn lại bị cáo buộc tham gia mạng lưới hỗ trợ tài chính cho chính quyền Bình Nhưỡng.
Bên cạnh đó, 6 tàu Triều Tiên bị đưa vào danh sách đen thuộc 5 công ty tàu biển của nước này. 
Lệnh cấm vận mới của Mỹ được công bố trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang có dấu hiệu lắng dịu khi Bình Nhưỡng đồng thuận cử đoàn vận động viên sang tham dự Thế vận hội mùa Đông PyeongChang diễn ra vào tháng Hai tới tại Hàn Quốc. 
Minh Thu (lược dịch)

“Mỹ có thể chiến đấu ngay đêm nay nếu Hàn Quốc bị tấn công”

 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis ngày 25/1 tuyên bố quân đội Mỹ có thể “chiến đấu ngay đêm nay” nếu đồng minh Hàn Quốc bị tấn công đồng thời đưa ra cảnh báo đối với Triều Tiên.
 >> Mỹ chuẩn bị tấn công phủ đầu căn cứ hạt nhân Triều Tiên?

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis (Ảnh: Reuters)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis (Ảnh: Reuters)
Phát biểu với các phóng viên trên đường trở về Hawaii sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho biết việc bảo vệ Hàn Quốc là một phần trong hiệp ước liên minh giữa hai nước. Theo ông chủ Lầu Năm Góc, cuộc chiến tranh liên Triều (1950-1953) chỉ kết thúc bằng thỏa thuận đình chiến, chứ không phải hiệp ước hòa bình, do vậy các phương án quân sự vẫn luôn được để ngỏ để đối phó với sự cứng rắn từ Triều Tiên.
“Đã nhiều lần, Triều Tiên vi phạm (thỏa thuận đình chiến) trong nhiều năm, cả ở trên biển và thậm chí nhằm vào các máy bay như máy bay dân sự. Chúng tôi có thể chiến đấu ngay đêm nay, kề vai sát cánh với Hàn Quốc, nếu họ bị tấn công”, Bộ trưởng Mattis nói.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết các phương án quân sự được đưa ra để hỗ trợ cho các nỗ lực ngoại giao nhằm đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
“Chúng (các phương án quân sự) tồn tại để các nhà ngoại giao có thể thương thuyết từ một vị trí quyền lực, để họ được lắng nghe, vì một cuộc tấn công nhằm vào Hàn Quốc sẽ bị đáp trả mạnh mẽ”, ông Mattis nói thêm.
Khi được hỏi liệu sự tồn tại của các phương án quân sự có thể ảnh hưởng tới tính toán của ông Kim Jong-un hay không, Bộ trưởng Mattis từ chối trả lời và đề nghị các phóng viên hỏi trực tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Bộ trưởng Mattis dự kiến sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Hàn Quốc Song Young-moo tại Hawaii hôm nay. Ông chủ Lầu Năm Góc ca ngợi mối quan hệ song phương với Hàn Quốc, cho biết hai bên đã có các kênh liên lạc rất minh bạch ở mọi cấp độ và trao đổi với nhau hàng ngày.
Thành Đạt
Theo Yonhap

Tướng lục quân Mỹ: Chiến tranh với Triều Tiên sẽ chỉ diễn ra 

dưới đất

Ngày đăng : 07:00 - 27/01/2018
Hãng tin CNN đưa tin, chỉ huy Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đã cảnh báo rằng một cuộc chiến tranh xảy ra trên bán đảo Triều Tiên sẽ đồng nghĩa với việc máu sẽ đổ trong các cuộc giao tranh dưới đất.
Tướng Robert Neller, người đứng đầu Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đã phát biểu thẳng thừng rằng: “Đó sẽ là một cuộc chiến căng thẳng, tàn bạo nhằm giành giật những vị trí chiến lược và tất cả sẽ phải chuẩn bị tinh thần hết mức có thể”.
Tướng Robert Neller, chỉ hủy Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Ông Neller không có bình luận nào về các phát ngôn mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về những “nút bấm” để phóng vũ khí hạt nhân. Thay vào đó, ông nhận định rằng chiến tranh chống Triều Tiên sẽ rất đặc thù và sẽ không chỉ có “những loại vũ khí bay cao trên trời” được sử dụng.
Ông Neller cũng nói rõ rằng ông không mong chiến tranh với Triều Tiên sẽ xảy ra: “Tôi không nói rằng nó sẽ xảy ra. Tôi mong nó không xảy ra, không muốn nó xảy ra chút nào”. Tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng các binh lính của Lực lượng Lính thủy Đánh bộ phải sẵn sàng chiến đấu.
“Khi huấn luyện, họ cần phải đề cao cảnh giác, họ phải sẵn sàng chiến đấu về thể chất cũng như tinh thần, họ phải cứng rắn và sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh sẽ mang lại những thử thách vượt xa tất cả những gì mà họ đã trải qua trong cuộc đời của mình. Tôi sẽ luôn nhấn mạnh điều này chừng nào còn giữ chức”, ông nói.
Ông Neller tin rằng Mỹ sẽ phải sẵn sàng cho bất kỳ tình huống ngoài dự kiến nào, bởi Triều Tiên sở hữu rất nhiều pháo hạng nặng. Ông cũng khẳng định tất cả các đơn vị quân đội Mỹ đều đã chuẩn bị cho các tình huống tác chiến khác nhau, trong đó bao gồm các bài tập làm quen với địa hình Triều Tiên.
Ông cũng nói thêm, binh lính Mỹ đang tập trung luyện tập các hoạt động quân sự về đêm và di chuyển mà không bị phát hiện, đồng thời bảo dưỡng hệ thống liên lạc của mình.
Anh Tuấn (lược dịch)

Ông Putin khen ông Kim Jong-un “khôn khéo, trưởng thành” trong đối đầu phương Tây

Sau hàng loạt diễn biến gần đây trên bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã “trưởng thành, khôn khéo” và chiến thắng trong cuộc đối đầu với phương Tây.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Getty)
“Tôi nghĩ rằng ông Kim Jong-un rõ ràng đã giành phần thắng trong cuộc chơi này. Ông ấy đã hoàn thành nhiệm vụ chiến lược của mình: Ông ấy có vũ khí hạt nhân, sở hữu tên lửa có tầm bắn lên tới 13.000km có thể bắn tới gần như bất cứ đâu trên thế giới”, Tổng thống Putin nói với các phóng viên trong một cuộc gặp mặt được truyền hình trực tiếp hôm qua 11/1.
Nhà lãnh đạo Nga cũng dành lời khen ngợi cho ông Kim Jong-un: “Có thể thấy ông ấy đã trở thành một chính trị gia khôn khéo và trưởng thành”.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trong năm 2017 có xu hướng leo thang sau hàng loạt vụ thử tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng kéo theo cuộc khẩu chiến gay gắt giữa Mỹ và Triều Tiên.
Nga đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm vào Triều Tiên, mặt khác cũng hối thúc phương Tây kiềm chế, kêu gọi đối thoại về chương trình hạt nhân Triều Tiên.
Tổng thống Putin cho rằng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un giờ đây muốn hạ nhiệt tình hình.
Trong một động thái khá bất ngờ, ông Kim Jong-un tuyên bố sẵn sàng đàm phán hòa bình với Hàn Quốc trong thông điệp năm mới hôm 1/1. Sau đề xuất này, Hàn Quốc và Triều Tiên đã có cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên vào hôm 9/1 sau hơn 2 năm. Hai bên đã nhất trí đàm phán quân sự để giảm căng thẳng, Triều Tiên cũng nhất trí cử đoàn tham dự Thế vận hội mùa đông ở Seoul. Đổi lại, Hàn Quốc cho biết cân nhắc tạm dỡ trừng phạt với Triều Tiên.
Minh Phương

Quân Thổ Nhĩ Kỳ nguy cơ sa lầy trước người Kurd Syria

An Công | 27/01/2018 22:32
Quân Thổ Nhĩ Kỳ nguy cơ sa lầy trước người Kurd Syria

Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị kém cỏi cho chiến dịch ở tây-bắc Syria chống lại lực lượng người Kurd và thực sự đang bị mắc kẹt ở đó, Phó Giám đốc Viện Các nước SNG, chuyên gia quân sự Vladimir Evseev nhận định.

Phát biểu tại hội nghị bàn tròn "Chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ ở Afrin: cuộc đấu giành ảnh hưởng khu vực", chuyên gia đã dẫn tổng quan kết quả hiện thời trong hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở phần bắc Syria sau một tuần lễ bắt đầu. Ông Evseev tuyên bố rằng chiến dịch này là "ví dụ tồi tệ nhất về hoạt động quân sự".
Chuyên gia lưu ý rằng phía Thổ Nhĩ Kỳ đã không chuẩn bị đủ nhóm binh sĩ để tấn công, còn lực lượng " Quân đội Syria Tự do " tỏ ra không có khả năng chiến đấu.
Ngoài ra, theo lời chuyên gia, trong điều kiện địa hình đồi núi của Afrin, người Thổ cũng không sử dụng được rộng rãi các loại hệ thống kỹ thuật rà phá bom mìn hay thiết bị dành cho xe chiến đấu.
Chuyên gia lưu ý đến thực tế hỗ trợ thất bại của không quân Thổ Nhĩ Kỳ: "Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hóa ra không được yểm trợ từ trên không, và đó là một trong những nguyên nhân khiến họ bị mắc kẹt ở đó".
"Đây hoặc là cái gì đó mô phỏng chiến dịch, hoặc là người Thổ Nhĩ Kỳ không đủ sức tiến hành hoạt động chiến sự. Trong điều kiện như vậy nếu không chiếm toàn bộ các khu vực thì thậm chí bao vây Afrin cũng là rất khó. Qua hoạt động quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bộc lộ rằng thực ra họ không thiện chiến", chuyên gia lưu ý.


Phút cuối cùng nghiệt ngã của thầy trò Park Hang-seo - Một Thế Giới












Tổng thống Hàn Quốc, đại sứ Mỹ đồng loạt viết Facebook 

khen ngợi U23 Việt Nam

Ngày đăng : 20:48 - 27/01/2018
Chỉ ít phút sau khi trận chung kết Giải Vô địch bóng đá U23 châu Á giữa Việt Nam và Uzbekistan kết thúc, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đăng trên trang Facebook một trạng thái khen ngợi Huấn luyện viên Park Hang-seo và các cầu thủ U23 Việt Nam.
Trên trang Facebook của mình, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã viết (tạm dịch):
"Đội tuyển bóng đá nam U23 của Việt Nam dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Park Hang-seo đã đoạt chức Á quân giải Vô địch U23 châu Á.
Từ trận bão tuyết cho đến những hiệp phụ, tôi đã thấy một tinh thần thể thao thực sự và những nỗ lực hết mức. Người dân Hàn Quốc rất phấn khích với sự nỗ lực của huấn luyện viên Park - người đã đưa bóng đá Việt Nam lên đỉnh cao chỉ sau 3 tháng cầm quân. Tôi rất vui vì thấy Hàn Quốc và Việt Nam đã trở thành những người bạn thân thiết.
Xin dành tràng vỗ tay cho huấn luyện viên Park Hang-seo và đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam".

Trong trận chung kết U23 châu Á 2018, các cầu thủ của cả hai đội U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan đã phải thi đấu dưới một điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt: Tuyết rơi dày, trắng xoá mặt sân. Trong hiệp 1 của trận đấu, trọng tài đã phải cho tạm dừng để Ban tổ chức dọn bớt tuyết. Giờ nghỉ giữa 2 hiệp đã kéo dài tới hơn 1h đồng hồ thay vì 15' như thường lệ để cào tuyết. 
Kết thúc 90' thi đấu chính thức, hai đội ra sân với tỷ số hoà 1-1 và bước vào 2 hiệp phụ. Phút thứ 119 của trận đấu, U23 Uzbekistan đã có bàn thắng thứ 2 và chính thức đăng quang ngôi vô địch. Các cầu thủ U23 Việt Nam đã phải dừng bước đầy tiếc nuối.

Sau trận đấu, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Daniel J. Kritenbrink cũng đã viết lên trang Facebook chính thức của mình dòng trạng thái: 
"Việt Nam vẫn thắng trong trái tim chúng tôi. Chúc mừng các bạn đã làm nên lịch sử!"


Trước đó, ông đại sứ cũng đã liên tục có những dòng trạng thái cổ vũ và khích lệ tinh thần đội tuyển U23 Việt Nam.

Lam Giang

Không có nhận xét nào: